Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa
Lm. Đan Vinh
01:02 03/08/2020
Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Dung
Đn 7, 9-10.13-14; 2 Pr 1, 16-19; Mt 17, 1-9
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 17, 1-9.
(1) Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. (2) Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. (3) Và kìa các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. (4) Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều. Ngài một cái, ông Mô-sê một cái, và ông Ê-li-a một cái”. (5) Ông còn đang nói, thì kìa có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và kìa có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”. (6) Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. (7) Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi dậy đi, đừng sợ!”. (8) Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi. Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”.
2. Ý CHÍNH: BIẾN ĐỔI CUỘC SỐNG NOI GƯƠNG CHÚA GIÊ-SU.
Bài Tin Mừng thuật lại việc Đức Giê-su biến hình trên một núi cao trước mặt ba môn đệ thân tín là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an. Mặt Người chiếu sáng như mặt trời. Áo người trở nên trắng như tuyết. Có hai nhân vật Cựu Ước là Mô-sê và Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người, có tiếng Chúa Cha giới thiệu Người là Con yêu dấu và đòi các môn đệ phải vâng nghe lời Người. Ba môn đệ từ vui mừng đến khiếp sợ khi đối diện với vinh quang Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: +Các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê: Đây là ba môn đệ thân tín nhất của Đức Giê-su. Các ông là những người nhiệt thành yêu mến Thầy, và được trao các nhiệm vụ then chốt, nên Đức Giê-su đã cho các ông thấy trước vinh quang của Người, để thêm lòng tin, hầu đủ sức vượt qua giờ phút đau thương trong cuộc khổ nạn của Người (x. Mt 26, 37). + Một ngọn núi cao: Theo truyền thống xa xưa, thì đó là ngọn Ta-bo. Tuy núi này chỉ cao 360 m so với Địa Trung Hải, nhưng nằm trên cánh đồng rộng lớn Ét-rê-lon, cũng gây cho người ta cảm tưởng một ngọn núi cao. Ngày nay nhiều người nghĩ tới ngọn Khéc-môn cao 2.795 m gần thành Xê-da-rê của Phi-líp-phê. Đi từ Xê-da-rê tới nơi mất khoảng 5 ngày đường như Tin Mừng đã viết. Tuy nhiên có lẽ khi viết câu này, Mát-thêu chỉ chú trọng đến ý nghĩa tượng trưng của Núi: Núi là nơi khởi đầu và kết thúc mặc khải của Thiên Chúa đối với Mô-sê thời Cựu Ước hay với Đức Giê-su thời Tân Ước (x. Mt 5, 1; 28, 16). Núi cũng là nơi quy tụ muôn người nên một trong Nước Trời trong thời cánh chung (x. Mt 15, 29; Is 2, 2-3). + Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông: Đức Giê-su tỏ bày Thiên tính vinh quang của Người cho các môn đệ thấy. Trong thời Xuất Hành, sau mỗi lần đàm đạo với Đức Chúa, mặt Mô-sê sáng chói, đến nỗi dân Ít-ra-en sợ không dám lại gần ông (x. Xh 34, 29-30). + Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng: “Chói lọi như mặt trời” là biểu hiện của sự thuộc về thiên quốc (x. Mt 28, 3; Cv 9, 3) và thời cánh chung (x. Kh 1, 14; 4, 4). Theo thể văn khải huyền thì y phục trắng tinh giống như ánh sáng là biểu hiện vinh quang thiên giới dành cho những người được Thiên Chúa tuyển chọn.
- C 3-4: + Ông Mô-sê và ông Ê-li-a: Hai ông này tượng trưng cho Luật Mô-sê và các ngôn sứ, nghĩa là cho toàn bộ Cựu Ước. Như thế tất cả Cựu Ước đều hiện diện để làm chứng và tôn vinh Đức Giê-su. Hai vị này đàm đạo với Đức Giê-su về cái chết của Người sắp được thực hiện tại Giê-ru-sa-lem như một cuộc Xuất Hành Mới (x. Lc 9, 31). Như vậy, toàn bộ khung cảnh biến hình này đều qui hướng về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Đức Giê-su. + Dựng ba cái lều: Theo truyền thống Do thái thì Thiên Đàng được gọi là “Lều vĩnh cửu” hay “Nhà tạm đời đời” (x. Lc 16, 9). Vào thời cuối cùng, Thiên Chúa sẽ ngự giữa dân Người trong lều vinh quang của Người, và dân chúng sẽ cắm lều quanh Đấng Cứu Thế (x. Ga 1, 14).
- C 5-6: + Đám mây sáng ngời bao phủ các ông: Trong Cựu Ước, khi tiếp xúc với dân Ít-ra-en, Đức Chúa thường xuất hiện trong đám mây (x. Xh 24, 15-16). Ở đây, Thiên Chúa dùng mây che phủ các ông, để nói lên sự can thiệp đặc biệt như Người đã từng cho mây rợp bóng trên dân Ít-ra-en xưa (x. Xh 13, 21; 14, 19-20), hay “rợp bóng” trên Đức Ma-ri-a vào ngày sứ thần truyền tin sau này (x. Lc 1, 35). + Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người: Lời này nhắc lại lời Chúa Cha phán khi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Mt 3, 17). Nhưng ở đây còn thêm mệnh lệnh cho các môn đệ: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Qua đó, cho thấy Đức Giê-su chính là vị Mô-sê Mới thời cánh chung sẽ xuất hiện thay thế cho Mô-sê cũ thời Xuất Hành (x. Đnl 18, 15). + Các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất: Thái độ và cử chỉ của các môn đệ là phản ứng người ta thường có khi tiếp xúc với Thiên Chúa (x. Xh 19, 21; Is 6, 5).
- C 7-9: + “Trỗi dậy đi, đừng sợ!”: Đức Giê-su đã ra lệnh các môn đệ giống như khi Người phục sinh đứa bé gái con viên thủ lãnh (x. Mt 9, 25). + Chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi: Khi tiếng nói vừa dứt, thì mọi sự cũng tan biến theo. Từ đây, chỉ còn một mình Đức Giê-su là Thầy dạy của Luật mới, Luật hoàn hảo và vĩnh viễn. + “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”: Lệnh truyền: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy” cho thấy một mầu nhiệm lớn lao vừa được mặc khải (x. Đn 12, 4.9). Có lẽ Đức Giê-su muốn tránh sự xáo trộn về chính trị, vì dân Do thái lúc bấy giờ đang trông chờ một Đấng Thiên Sai đến giải phóng họ khỏi ách thống trị của Rô-ma. Chỉ sau khi Chúa Giê-su sống lại thì vai trò của Người mới được hiểu cách đúng đắn theo thánh ý Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao ba ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lại được Đức Giê-su cho chứng kiến cảnh Người biến hình?
2) Núi cao nói đây là núi nào? Thực ra, Núi ở đây ám chỉ điều gì?
3) Thời Xuất Hành, nhân vật nào cũng được biến hình giống như Đức Giê-su?
4) Việc Đức Giê-su biến đổi dung nhan và áo mặc mang ý nghĩa gì?
5) Hai ông Mô-sê và Ê-li-a là đại diện điều gì? Nội dung hai ông đàm đạo với Đức Giê-su xoay quanh đề tài nào?
6) Lều là hình ảnh tượng trưng điều gì?
7) Đám mây bao phủ các môn đệ tượng trưng gì?
8) Lời Chúa từ đám mây khẳng định thế nào về Đức Giê-su?
9) Tại sao Đức Giê-su đòi ba môn đệ phải giữ kín điều họ mới được chứng kiến?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CẦN BIẾN ĐỔI BẮT ĐẦU TỪ BẢN THÂN:
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau: Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này".
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con." Và ông kết luận: “Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.”
(Anthony de Mello, Trích trong “The Song of the Bird”)
2) CÁI TÔI ÍCH KỶ TỰ MÃN LÀ KẺ THÙ LỚN NHẤT:
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Ngày xưa thỏ và sư tử sống gần nhau, nhưng sư tử rất kiêu ngạo, vẫn cho mình là to khoẻ nên xem thường loài thỏ. Sư tử thường mắng thỏ và doạ nạt thỏ suốt ngày. Thỏ tức mình không chịu nổi mới nghĩ ra cách báo thù.
Một lần kia nó nói với sư tử rằng: “Thưa ông anh, em vừa gặp một thằng to lớn và trông giống anh lắm. Nó bảo em rằng: "Trên đời này nó chưa sợ ai, và cũng chưa ai dám đối mặt với nó". Thằng cha này không coi ai ra gì cả!
Sư tử tức giận và bảo rằng: "Thế mày có nhắc đến tên tao không? "
Thỏ trả lời: “Sao lại không? Em vừa nhắc đến tên anh thì nó lồng lộng lên và bảo rằng anh chỉ đáng đàn em nó thôi”.
Sư tử càng tức điên người lên và hỏi: “Nó ở đâu? dẫn tao đến ngay”.
Thỏ liền dẫn sư tử ra phía sau núi, và chỉ một cái giếng sâu và bảo: “Đấy, nó ở trong đó đấy!”
Sư tử đi lại gần giếng vẻ mặt căm tức nhìn xuống đáy giếng. Quả thực, nó trông thấy một tên sư tử cặp mắt giận dữ đang trừng trừng nhìn nó. Sư tử liền rống lên một tiếng ra oai và tên kia cũng rống lên một tiếng giống như nó. Sư tử xù lông cổ lên và tên kia cũng xù lông cổ lên không sợ hãi. Sư tử nhe nanh múa vuốt đe doạ, tên kia cũng hăm dọa lại. Sư tử căm tức đến tột độ liền dồn hết sức nhảy phốc xuống giếng để cho thằng khốn nạn kia một bài học. Thế là, con sư tử ngạo mạn đã tự huỷ diệt đời mình dưới giếng sâu không sao trèo lên được nữa...
Trong các thói hư thì thói kiêu ngạo đứng hàng đầu, thể hiện qua thái độ luôn tự mãn về cái tôi ích kỷ của mình, thích được người khác khen ngợi xu nịnh hoặc hay tự đề cao mình lên và coi thường người khác, luôn lấn át những người thân cô thế cô hoặc những ai yếu thế hơn mình.
3) BIẾN TỪ THÁNH THIỆN NÊN XẤU XÍ CHỈ SAU HAI NĂM SỐNG PHÓNG ĐÃNG:
Nhiều người đã được trông thấy bức ảnh rất nổi tiếng của nhà danh hoạ LEONARD DE VINCI, trong đó có các hình ảnh của Chúa Giê-su với 12 tông đồ đang ăn Bữa Tiệc Ly. Sau đây là câu chuyện về sự hình thành của bức tranh này:
Sau khi sơ phác bức tranh, họa sĩ Leonard muốn tìm một khuôn mặt nhân hậu bao dung và đẹp đẽ, để làm mẫu vẽ khuôn mặt cực thánh của Chúa Giê-su, thì may mắn làm sao: một ngày nọ khi tham dự thánh lễ tại một nhà thờ nọ, ông nhìn thấy trong đám ca viên hát lễ, có một thanh niên tên Pietro Bandenelli, có nét mặt khôi ngô phi thường. Sau một hồi tiếp xúc, cậu ta đã bằng lòng theo họa sĩ về xưởng tranh để làm mẫu cho ông vẽ khuôn mặt của Chúa Giê-su.
Sau đó, họa sĩ tiếp tục dành nhiều thời gian để vẽ các khuôn mặt 12 tông đồ. Khi vẽ khuôn mặt của Giu-đa phản bội, ông tìm mãi mà không thể tìm ra một con người có nét mặt vừa gian ác vừa xấu xí để làm mẫu vẽ tông đồ này. Một hôm khi đi qua một khu chợ, tình cờ họa sĩ nhìn thấy một gã ăn mày bên lề đường có khuôn mặt rất gian ác xấu xa, quần áo nhếch nhác bẫn thỉu, đang giơ chiếc nón ra xin ông làm phúc bố thí. Họa sĩ thầm nghĩ: Có lẽ đây chính là kẻ mình muốn tìm. Dù có đi hết các phố chợ trong thành phố cũng chẳng thể tìm ra kẻ nào có khuôn mặt xấu xa gian ác hơn gã ăn mày này. Ông đề nghị anh ta làm người mẫu với một số tiền thù lao khá hậu hĩnh và anh ta đã vui vẻ theo ông về xưởng vẽ, giúp ông hoàn thành bức họa chỉ còn thiếu khuôn mặt của Giu-đa phản bội.
Sau khi đã ngồi làm người mẫu và nhận tiền thù lao, trước khi ra về, gã ăn mày yêu cầu và được họa sĩ cho xem bức tranh hoàn tất. Đột nhiên gã ta bật khóc, và khi được hỏi lý do thì gã đã tâm sự như sau: “Ông quên tôi rồi sao? Cách đây hai năm, tôi cũng được ông mời đến đây làm người mẫu giống như hôm nay. Lúc đó ông đã khen tôi có khuôn mặt đẹp như thiên thần và ông lấy tôi làm mẫu vẽ khuôn mặt của Chúa Giê-su... Nhưng sau đó, tôi đã lỡ dại nghe theo bạn bè, sa đà vào các thói hư như rượu chè, hút chích, chơi bời trác táng và nợ nần chồng chất. Tôi đã phải đi trộm cướp rồi bị cảnh sát bắt đi tù. Khi được thả, sức khỏe bị suy yếu và không nghề nghiệp, tôi rơi vào cảnh đói khát bần cùng, phải đi ăn xin như ông đã thấy”.
Phải. Đây chính là câu chuyện điển hình của một cuộc biến đổi hình dạng: từ một khuôn mặt tốt đẹp thánh thiện ban đầu trở thành xấu xa gian ác chỉ sau hai năm chơi bời trác táng!
4) ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG LÀ PHẢI BIẾN HÌNH NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU:
Cha John Diamond một nhà giảng thuyết nổi tiếng bên Mỹ có kể lại câu chuyện này: "Hôm đó có một linh hồn vì chán ngấy cuộc sống ở thế gian cho nên linh hồn đi lên trước cửa Thiên đàng. Tới nơi linh hồn gõ cửa. Ở trong có tiếng hỏi vọng ra: "Ai đó"
Linh hồn trả lời: "Con đây ạ".
Cửa vẫn đóng.
Sau đó linh hồn lại trở về với đời sống ở trần thế tìm thầy học đạo. Sau một thời gian thấy mình đã tiến bộ, linh hồn lại lên gõ cửa thiên đàng một lần nữa. Lại một tiếng hỏi từ bên trong như lần trước và linh hồn trả lời một cách quả quyết hơn:
- Dạ chính con đây.
Cửa vẫn đóng.
Linh hồn lại phải trở về trần thế...mở sách Tin Mừng để xem Chúa muốn gì. Quả thực khi mở Tin Mừng ra linh hồn mới thấy con đường của mình phải đi. Đó là con đường tự hủy. Chúa nói thật rõ về con đường đó. Đó là phải làm chết cái tôi ích kỷ, hay khoe khoang phô trương, hay tự mãn, hay ghen ghét của mình. Phải làm chết đi cái tôi đầy hận thù, nhiều kiêu ngạo và đầy dẫy những ham muốn bất chính để làm cho con người của mình dần dần được giống Thiên Chúa là Cha ở trên trời hơn.
Sau một thời gian thấy mình quả thực đã không còn là mình nữa thì linh hồn lại lên trời...lại gõ cửa...lại có tiếng từ bên trong hỏi vọng ra:
- Ai đó?
Vừa nghe xong câu hỏi linh hồn đáp lại ngay:
- Dạ thưa chính Chúa đấy ạ.
Vừa trả lời xong thì linh hồn thấy cửa Thiên đàng được mở ra và cả một đạo binh các thiên thần long trọng đón linh hồn vào thiên đàng.
5) LÒNG NHÂN ÁI CÓ GIÁ TRỊ HƠN SỰ KHỔ CHẾ :
Một vị ẩn sĩ nọ suy niệm và chay tịnh đến độ suốt ngày không động đến thức ăn, mọi người đều nhìn thấy một ngôi sao sáng xuất hiện ngay giữa ban ngày. Đó là dấu hiệu trời cao đã chấp nhận tinh thần khổ chế của vị ẩn sĩ.
Ngày nọ, vị ẩn sĩ quyết định sẽ leo lên đỉnh núi để gia tăng giá trị cho sự khổ chế. Vừa lúc ông đang leo núi, thì một bé gái trong làng chạy tới xin đi theo. Không thể từ chối được, vị ẩn sĩ đành để cho em bé cùng đi. Thầy trò bắt đầu leo núi khi mặt trời mọc. Nhưng chẳng mấy chốc, ánh nắng mỗi lúc một thêm chói chang, hai thầy trò đều cảm thấy khát nước. Vị ẩn sĩ vẫn cố gắng khắc phục cơn khát bằng sự nhịn uống của mình, nhưng khi thấy cô bé, ông giục cô uống nước cho đã khát. Nhưng cả hai đều không uống giọt nào: Vị ẩn sĩ không uống nước vì lời thề khổ chế của mình, còn bé gái lại không nỡ uống một mình. Rồi sau đó càng đi thì cơn khát lại càng dằn vặt. Đến lúc vị ẩn sĩ không nhẫn tâm thấy cô bé quằn quại trong cơn khát, nên ông đành lỗi lời thề, cầm lấy bình nước đưa lên miệng và cô bé liền bắt chước cùng uống nước với ông.
Sau khi uống nước, vị ẩn sĩ cảm thấy có lỗi và không dám nhìn lên trời cao, vì nghĩ ngôi sao luôn hiện ra chứng giám sự khổ chế của ông, có lẽ đã biến mất. Thế nhưng, khi ông ngước nhìn lên đỉnh núi phía trước, thì càng ngạc nhiên hơn khi có hai ngôi sao đang chiếu sáng thay vì một ngôi.
Thì ra việc uống nước để cô bé uống nước theo không mất khổ chế mà còn gia tăng giá trị sự khổ chế lên gấp đôi.
3. SUY NIỆM:
1) Câu chuyện biến hình trên núi của Đức Giê-su:
Tin Mừng thuật lại câu chuyện Đức Giê-su biến hình trước mặt ba môn đệ thân tín là các ông: Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an. Chính khi ở trên núi cao và đang khi Đức Giê-su cầu nguyện sốt sắng, mà khuôn mặt của Người biến đổi: Dung nhan Người trở nên sáng ngời như Mô-sê xưa kia, sau khi gặp gỡ Đức Chúa (x. Xh 34, 29-35); Y phục của Đức Giê-su trở thành trắng tinh như ánh sáng biểu hiện vinh quang thiên giới; Đồng thời hai nhân vật đại diện Lề Luật và ngôn sứ là ông Mô-sê và ông Ê-li-a đã hiện ra đàm đạo với Người. Như vậy tất cả Cựu Ước đều hiện diện để làm chứng và tôn vinh Đức Giê-su. Điều đáng lưu ý là hai vị này đã đàm đạo về cái chết của Đức Giê-su, như một cuộc Vượt Qua Mới mà Người sắp trải qua tại Giê-ru-sa-lem. Ngoài ra còn có đám mây tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, và tiếng phán của Chúa Cha từ đám mây xác nhận Đức Giê-su là con rất yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha.
2) Luôn làm theo ý Chúa Cha là “Qua đau khổ vào vinh quang”:
Đức Giê-su được biến hình sau khi đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ qua lời ông Phê-rô can ngăn (x. Mt 16, 22-23). Người cương quyết chọn “Qua đau khổ và trong vinh quang” theo ý Chúa Cha. Còn chúng ta hôm nay, để được thay hình đổi dạng nên tốt lành thánh thiện như Đức Giê-su, chúng ta cần chấp nhận đi theo con đường thập giá nhỏ hẹp leo dốc. Cần cầu xin ơn Thánh Thần trợ giúp, năng đọc và suy niêm Lời Chúa, sẵn sàng từ bỏ ý riêng, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng ta hy vọng sẽ được tham phần vào vinh quang phục sinh với Người.
3) Điều kiện để được biến đổi nên giống Chúa:
- Ngày nay, muốn được “biến hình” trở nên “con yêu dấu của Thiên Chúa”, chúng ta cần làm theo lời Chúa Cha phán trên núi là : “Hãy vâng nghe lời Người”.
- Không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt mà nhất là bằng trái tim: luôn suy nghĩ và hành động theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su trong khi dự lễ hằng ngày.
- Cũng cần nghe đọc Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình hằng ngày và năng tham dự buổi “học sống Lời Chúa” chung cộng đoàn hằng tuần tại nhà Sinh Hoạt Mục Vụ…
4) Thực hành Lời Chúa Cha : “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”:
Trong cuộc sống đời thường, hãy năng thưa với Chúa Giê-su như trẻ Sa-mu-en thưa với Đức Chúa trong Đền thờ : “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe'' (I Sm 3, 9), hoặc như ông Sau-lô thưa với Chúa Phục Sinh sau khi bị ngã ngựa tại cửa thành Đa-mát: “Lạy Chúa, con phải làm gì? ” (x. Cv 22, 10).
- Mỗi khi gặp hoàn cảnh mà ta không biết phải ứng xứ thế nào theo thánh ý Thiên Chúa, chúng ta hãy thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh của con bây giờ thì Chúa sẽ làm gì? ”. Rồi lắng nghe Lời Chúa phán trong tâm trí và quyết tâm thực hành theo lời Chúa dạy.
- Ngoài ra chúng ta còn cần làm các công tác bác ái xã hội và tông đồ truyền giáo được trao phó.
4. THẢO LUẬN:
1) Chúng ta cần biến đổi những gì trong việc sống đạo, để xứng đáng được Thiên Chúa công nhận là “Con rất yêu dấu” như Đức Giê-su?
2) Chúng ta cần làm gì để vâng nghe lời Đức Giê-su như Chúa Cha đã truyền cho các môn đệ hôm nay?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa muốn chúng con thực thi giới răn quan trọng nhất là sống tình yêu thương tha nhân. Tuy nhiên, nói thì dễ mà thực hành lại không dễ chút nào. Thực vậy: Làm sao chúng con có thể yêu thương được một người hàng xóm lắm điều xấu tính; Một ông chồng khó ưa hay bẳn gắt nạt nộ vợ con; Một người mua hàng tham lam gian dối; Một bà hàng xóm tò mò tọc mạch, hay nói thêm nói bớt để hạ uy tín của chúng con…? Xin giúp chúng con luôn nhẫn nhịn chịu đựng, biết cầu nguyện điều lành cho họ, làm điều tốt đáp lai điều xấu. Ước gì những lời nói của chúng con luôn là những lời an ủi động viên những người đang gặp đau khổ rủi ro. Ước gì chúng con biết quảng đại chia sẻ tiền bạc vật chất cho những bệnh nhân nghèo đói vì mắc chứng bệnh nan y. Ước gì chúng con biết mở rộng vòng tay thân ái đón nhận tha nhân và nhìn họ chính là anh chị em, là con cùng một Cha Chung trên trời là Thiên Chúa.
- Lạy Chúa Giê-su, xin biến đổi con.
Mỗi lần con ngắm nhìn Chúa, xin biến đổi con nên hiền lành và bao dung như Chúa.
Mỗi lần con rước lễ, xin biến đổi môi miệng con luôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
Mỗi lần con nghe lời Chúa, xin biến đổi tai con luôn mở ra để lắng nghe tha nhân.
Lạy Chúa. Xin làm cho khuôn mặt con nên ngời sáng giống như Mô-sê sau khi được gặp Chúa.
Ước chi mọi người nhìn thấy tình thương bao dung của Chúa trong nụ cười của con,
Ước chi mọi người nhìn thấy sự cảm thông của Chúa trong lời nói của con.
Xin cho con kiên trì đồng hành với Chúa trên mọi nẻo đường cuộc sống đời thường,
và sẵn sàng hợp tác với nhau để phục vụ những ai bị tật bệnh, đau khổ và bất hạnh.- Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:04 03/08/2020
47. Đối với tình yêu của Thiên Chúa thì chúng ta phải lấy sự cam tâm chịu đau khổ để đo lường.
(Thánh Philip Neri)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 03/08/2020
95. THẠCH SINH CHỌC THẦY
Thạch Sinh khi ở trên Thái Học thì rất giận thầy giáo vì sự ngược đãi của ông ta, cho nên ban đêm anh ta đến làm một “bãi” trên chỗ ngồi của thầy giáo, cài thêm cây trúc nhỏ, dán lên một tờ giấy và viết tên của mình.
Sáng sớm ngày thứ hai, thầy giáo ngồi lên ghế, cây trúc nhỏ gảy phát ra âm thanh, bèn cầm lấy đèn để quan sát, chỉ thấy một bãi nhơ bẩn, hôi thối nghẹt mũi, nhìn lên tờ giấy thấy tên của Thạch Sinh bèn kêu anh ta vào la mắng cho một trận.
Thạch Sinh khóc, than vãn nói:
- “Nhất định là có người cố ý làm hại tôi, nguyên nhân chính là vì thầy không thích tôi đó mà ! Lẽ nào người làm cái việc ác này lại viết tên mình để tìm lấy tội cho mình sao?
Thầy giáo nghĩ cũng đúng bèn không truy cứu anh ta nữa.
(Nhã Ngược)
Suy tư 95:
Đã làm thầy thì phải có từ tâm, dù là thầy tu hay thầy giáo, bởi vì làm thầy là dạy dỗ người khác nên người, cho nên tiên vàn phải có lòng yêu thương.
Làm thầy tu hay làm thầy giáo thì cũng đều do Thiên Chúa ban cho, đây là một sứ mạng cao quý mà không phải ai cũng có thể làm được, cũng không phải ai cũng tự ý cho mình có quyền làm thầy người khác.
Làm thầy tu thì làm thầy người khác trong cách ăn ở thánh thiện, mỗi lời nói là một ly nước lạnh làm mát lòng người nghe, mỗi việc làm đều khiến cho người khác thấy được niềm vui của Đức Chúa Giê-su phục sinh, tức là luôn đem lại sự vui tươi và yêu thương cho người khác; làm thầy giáo là làm thầy người khác về kiến thức mà mình đã được đào tạo, cho nên ngoài bổn phận đem kiến thức phổ thông khai trí học trò, thì người thầy giáo còn có bổn phận trở thành nhà mô phạm cho học trò và cho mọi người.
Chửi mắng học trò và thiên vị trong lúc dạy dỗ là đi ngược lại với trách nhiệm của một thầy tu và thầy giáo, bởi vì Thiên Chúa là Đấng không thiên vị và không giận dữ với bất cứ ai, nhất là với những người thành tâm thiện chí.
Không thể có học trò tốt nếu không có thầy cô giáo tốt lành.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Thạch Sinh khi ở trên Thái Học thì rất giận thầy giáo vì sự ngược đãi của ông ta, cho nên ban đêm anh ta đến làm một “bãi” trên chỗ ngồi của thầy giáo, cài thêm cây trúc nhỏ, dán lên một tờ giấy và viết tên của mình.
Sáng sớm ngày thứ hai, thầy giáo ngồi lên ghế, cây trúc nhỏ gảy phát ra âm thanh, bèn cầm lấy đèn để quan sát, chỉ thấy một bãi nhơ bẩn, hôi thối nghẹt mũi, nhìn lên tờ giấy thấy tên của Thạch Sinh bèn kêu anh ta vào la mắng cho một trận.
Thạch Sinh khóc, than vãn nói:
- “Nhất định là có người cố ý làm hại tôi, nguyên nhân chính là vì thầy không thích tôi đó mà ! Lẽ nào người làm cái việc ác này lại viết tên mình để tìm lấy tội cho mình sao?
Thầy giáo nghĩ cũng đúng bèn không truy cứu anh ta nữa.
(Nhã Ngược)
Suy tư 95:
Đã làm thầy thì phải có từ tâm, dù là thầy tu hay thầy giáo, bởi vì làm thầy là dạy dỗ người khác nên người, cho nên tiên vàn phải có lòng yêu thương.
Làm thầy tu hay làm thầy giáo thì cũng đều do Thiên Chúa ban cho, đây là một sứ mạng cao quý mà không phải ai cũng có thể làm được, cũng không phải ai cũng tự ý cho mình có quyền làm thầy người khác.
Làm thầy tu thì làm thầy người khác trong cách ăn ở thánh thiện, mỗi lời nói là một ly nước lạnh làm mát lòng người nghe, mỗi việc làm đều khiến cho người khác thấy được niềm vui của Đức Chúa Giê-su phục sinh, tức là luôn đem lại sự vui tươi và yêu thương cho người khác; làm thầy giáo là làm thầy người khác về kiến thức mà mình đã được đào tạo, cho nên ngoài bổn phận đem kiến thức phổ thông khai trí học trò, thì người thầy giáo còn có bổn phận trở thành nhà mô phạm cho học trò và cho mọi người.
Chửi mắng học trò và thiên vị trong lúc dạy dỗ là đi ngược lại với trách nhiệm của một thầy tu và thầy giáo, bởi vì Thiên Chúa là Đấng không thiên vị và không giận dữ với bất cứ ai, nhất là với những người thành tâm thiện chí.
Không thể có học trò tốt nếu không có thầy cô giáo tốt lành.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Như một dòng suối tràn bờ
Lm Minh Anh
22:51 03/08/2020
NHƯ MỘT DÒNG SUỐI TRÀN BỜ
“Ta đã đặt ngươi làm người canh gác nhà Israel”;
“Người nói với họ, “Lúa chín đầy đồng”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay mừng kính thánh Gioan Maria Vianney linh mục, bổn mạng các cha xứ trên toàn thế giới, Giáo Hội chochúng ta đọclại sứ vụ của Êzêkiel và sứ vụ của các môn đệ.Thiên Chúa nói với Êzêkiel, “Ta đã đặt ngươi làm người canh gác nhà Israel”; Chúa Giêsu nói với các môn đệ, “Lúa chín đầy đồng”, Ngài sai họ đi.
Trước tình cảnh nước mất nhà tan, nếu Giêrêmia có sứ mạng giúp cho số sót con cái Israel còn lại ở Palestine giữ đường lối Chúa thì tại đất lưu đày, Êzêkiel được gọi để hỗ trợ cho niềm tin Dân Chúa luôn kiên vững. Êzêkiel nói với dân, đừng ảo tưởng khi quan niệm Giêrusalem sẽ bảo đảm cho Israel tồn tại, ông mạnh mẽ tố cáo quan niệm ấu trĩ đó khi dân sống một nếp sống vô luân, chạy theo ngẫu tượng; Êzêkiel thúc giục dân quay về với Chúa. Đó là ơn gọi của Êzêkiel nhưChúa đã phán, “Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác nhà Israel”.
Tin Mừng hôm nay nói đến một điều tương tự khi Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng vơ vất như chiên không người chăn; Ngài động lòng thương xót họ và sai các môn đệ đi. Ngài căn dặn, trước hết, hãy cầu xin Chủ mùa sai thợ ra gặt lúa về vì lúa chín đầy đồng.
Cha Gioan Maria Vianney không chỉ là người canh gác có trách nhiệm nhưng ngài còn là một thợ gặt tuyệt vời đến bất ngờ cho Giáo Hội và Âu châu đầu thế kỷ 19. Sau thời làm chú long đong, làm thầy lận đận vì sức khoẻ và chậm trí, cuối cùng, Vianney cũng chịu chức và được sai về xứ Ars với vẻn vẹn 230 linh hồn vốn chỉ quen với sòng bài, quán rượu và nhà thổ hơn là nhà thờ. Ngày về xứ mới, cha tổng đại diện nói với Vianney, “Đây là một họ đạo nhỏ bé nghèo nàn, thiếu vắng tình yêu Chúa. Cha hãy mang tình yêu cho họ”.Vậy là Vianney đã dìm mình trong Chúa và cuộc đời còn lại của ngài có thể tóm tắt trong hai điều, “cầu nguyện và yêu mến”. Ngài yêu mến các linh hồn Chúa trao cách đặc biệt, và nhất là yêu thương các tội nhân.
Cha Vianney nói, “Các con thân mến, kho tàng của người Kitô hữu không ở dưới đất, nhưng ở trên trời. Thế thì lòng trí chúng ta phải hướng đến nơi có kho tàng của mình. Hạnh phúc của con ngườilà cầu nguyện và yêu mến”. Ngài chuyên chăm ngồi toà giải tội, mỗi ngày có khi đến 17 giờ đồng hồ. Có lần ngài tự thú, “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đó không”. Ở nhà ga Lyon, có loại vé tầu riêng, giá trị trong 8 ngàyđể đi Ars, vì để có thể xưng tội với ngài, việc phải chờ đợi vài ngày là chuyện bình thường. Ngài nói, “Lòng thương xót của Thiên Chúa như một dòng suối tràn bờ; nó kéo theo những tâm hồn trên dòng chảy nó đi qua”; “Không phải các tội nhân đến cùng Chúa để xin Ngài tha tội, nhưng chính Thiên Chúa chạy đến với tội nhân và làm cho họ đến với Ngài”; “Thành thử hãy cho Thiên Chúa niềm vui nầy và chúng ta sẽ hạnh phúc”. Có người nói, “Con đã làm quá nhiều điều xấu, Chúa tốt lành không thể tha thứ cho con”; ngài bảo, “Nói như thế là phạm thượng lắm, nói như thế là giới hạn lòng nhân từ của Thiên Chúa. Lòng nhân từ nầy không có điểm chấm, mà là vô tận. Lỗi lầm của chúng ta như hạt cát bên ngọn núi lớn lao của lòng nhân từ nơi Thiên Chúa”.
Cha Vianney yêu mến Thánh Lễ cách riêng, ngài nói, “Không có gì cao trọng hơn Thánh Lễ”; “Chính Chúa yêu chúng ta rất nhiều! Tại sao chúng ta không yêu mến Ngài? ”; “Hãy đến mà rước lễ. Hãy đến với Chúa Giêsu. Hãy đến sống với Ngài, để sống cho Ngài”.
Anh Chị em,
Theo cha thánh Vianney, một mục tử tốt là “Kho tàng lớn lao nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho một giáo xứ”, đồng thời là “Một trong những hồng ân cao quý nhất của lòng thương xót Chúa”; “Sau Thiên Chúa thì linh mục là tất cả hạnh phúc của người kitô hữu”, vì “Chức linh mục là tình yêu của trái tim Chúa Kitô”; “Hãy để một giáo xứ hai mươi năm không có linh mục; bấy giờ, người ta sẽ thờ thú vật”. Hôm nay, lễ thánh Vianney, Anh Chị em đừng quên cầu nguyện cho các cha xứ trên toàn thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dù con bất tướng vô tài, xin đừng để con vô tâm. Muốn được vậy, cho con thắm đẫm Chúa và tận tuỵ yêu thương những ai Chúa trao cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã rất yếu sau chuyến về thăm quê hương
Đặng Tự Do
06:35 03/08/2020
Theo một tờ báo Đức, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bị bệnh vì nhiễm vi khuẩn và đang rất yếu.
Trích dẫn người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô là nhà văn Peter Seewald, tờ báo Đức Passauer Neue Presse, gọi tắt là PNP, báo cáo hôm 3 tháng 8 rằng vị Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi đang bị viêm quầng (erysipelas) trên mặt. Đó là một bệnh nhiễm trùng da gây ra ban đỏ, và đau đớn.
Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến sốt, đau đầu và phù bạch huyết, và được điều trị bằng kháng sinh.
Seewald nói với PNP rằng Đức Bênêđíctô đã rất yếu đuối kể từ khi trở về Bavaria thăm bào huynh của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger, hồi tháng Sáu. Đức Ông Georg Ratzinger đã qua đời ngày 1 tháng Bảy.
Seewald đã đến thăm Đức Bênêđíctô XVI tại nhà ngài ở Vatican trong tu viện Mẹ Giáo Hội ngày 1 tháng 8 để tặng ngài một cuốn tiểu sử mới nhất do ông viết về Đức Bênêđíctô.
Nhà văn Seewald cho biết mặc dù bị bệnh, Đức Bênêđíctô vẫn lạc quan và tuyên bố ngài có thể sẽ tiếp tục viết trở lại nếu phục hồi được sức khoẻ. Seewald cũng cho biết giọng nói của Đức Bênêđíctô giờ đây hầu như không nghe thấy được.
Tờ PNP cũng đã tường trình hôm 3 tháng 8 rằng Đức Bênêđíctô đã chọn nơi chôn cất mình là ngôi mộ cũ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô. Thi hài vị Giáo Hoàng Ba Lan đã được chuyển đến phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô khi ngài được tuyên thánh vào năm 2014.
Cũng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI đã viết một bản di chúc thiêng liêng có thể được công bố sau khi ngài qua đời.
Đức Bênêđíctô XVI đã thoái vị vào năm 2013, với lý do tuổi cao và sức mạnh suy giảm khiến việc thực hiện sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh trở nên khó khăn. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị sau gần 600 năm.
Trong một bức thư được đăng trên một tờ báo Ý vào tháng Hai năm 2018, Đức Bênêđíctô cho biết “Tôi chỉ có thể nói rằng vào cuối sự suy giảm từ từ sức mạnh thể chất, trong thâm tâm tôi đang trên đường hành hương về nhà”.
Source:Catholic News AgencyBenedict XVI unwell since visit to Germany
Trích dẫn người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô là nhà văn Peter Seewald, tờ báo Đức Passauer Neue Presse, gọi tắt là PNP, báo cáo hôm 3 tháng 8 rằng vị Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi đang bị viêm quầng (erysipelas) trên mặt. Đó là một bệnh nhiễm trùng da gây ra ban đỏ, và đau đớn.
Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến sốt, đau đầu và phù bạch huyết, và được điều trị bằng kháng sinh.
Seewald nói với PNP rằng Đức Bênêđíctô đã rất yếu đuối kể từ khi trở về Bavaria thăm bào huynh của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger, hồi tháng Sáu. Đức Ông Georg Ratzinger đã qua đời ngày 1 tháng Bảy.
Seewald đã đến thăm Đức Bênêđíctô XVI tại nhà ngài ở Vatican trong tu viện Mẹ Giáo Hội ngày 1 tháng 8 để tặng ngài một cuốn tiểu sử mới nhất do ông viết về Đức Bênêđíctô.
Nhà văn Seewald cho biết mặc dù bị bệnh, Đức Bênêđíctô vẫn lạc quan và tuyên bố ngài có thể sẽ tiếp tục viết trở lại nếu phục hồi được sức khoẻ. Seewald cũng cho biết giọng nói của Đức Bênêđíctô giờ đây hầu như không nghe thấy được.
Tờ PNP cũng đã tường trình hôm 3 tháng 8 rằng Đức Bênêđíctô đã chọn nơi chôn cất mình là ngôi mộ cũ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô. Thi hài vị Giáo Hoàng Ba Lan đã được chuyển đến phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô khi ngài được tuyên thánh vào năm 2014.
Cũng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI đã viết một bản di chúc thiêng liêng có thể được công bố sau khi ngài qua đời.
Đức Bênêđíctô XVI đã thoái vị vào năm 2013, với lý do tuổi cao và sức mạnh suy giảm khiến việc thực hiện sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh trở nên khó khăn. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị sau gần 600 năm.
Trong một bức thư được đăng trên một tờ báo Ý vào tháng Hai năm 2018, Đức Bênêđíctô cho biết “Tôi chỉ có thể nói rằng vào cuối sự suy giảm từ từ sức mạnh thể chất, trong thâm tâm tôi đang trên đường hành hương về nhà”.
Source:Catholic News Agency
Cập nhật sức khoẻ cuả đức Bênêđíctô từ Vatican: không nghiêm trọng lắm.
Trần Mạnh Trác
11:42 03/08/2020
Tờ báo Đức Passauer Neue Presse (PNP) đã đưa tin trước đó, cũng ngày 3 tháng 8, rằng ĐGH Danh dự Benedict XVI đang bị viêm quầng (erysipelas) ở trên mặt, hoặc bị bệnh giời leo (shingles) ở mặt, là một thứ nhiễm trùng phát ra những mụn ban đỏ đau đớn.
Ông Peter Seewald, tác giả viết tiểu sử về ĐGH danh dự Benedict, nói với PNP rằng vị cựu giáo hoàng "rất yếu đuối" từ lúc trở về sau cuộc đi thăm anh trai của mình là Đức Ông Georg Ratzinger, ở Bavaria vào tháng Sáu. ĐÔ. Georg Ratzinger đã qua đời ngày 1 tháng Bảy.
Ông Seewald đã đi thăm đức Bênêđíctô tại tu viện Mater Ecèreia ở Vatican ngày 1 tháng 8 để tặng ngài một bản sao cuả cuốn tiểu sử mới nhất do ông viết về vị giáo hoàng đã nghỉ hưu.
Ông Seewald cho biết mặc dù bị bệnh, đức Bênêđíctô vẫn lạc quan và tuyên bố ngài có thể tiếp tục viết lại nếu sức khoẻ khả quan hơn. Ông Seewald cũng cho biết giọng nói của vị cựu giáo hoàng bây giờ thì rất khó nghe.
Tờ báo PNP cũng đã viết ngày 3 tháng 8 rằng đức Bênêđíctô đã chọn được chôn cất trong ngôi mộ cũ của Thánh John Paul II ở trong hầm mộ của đền Thánh Phêrô. Xác thánh của vị giáo hoàng Ba Lan đã được chuyển lên tầng trên vương cung thánh đường trong cuộc phong thánh năm 2014.
Giống như thánh John Paul II, đức Bênêđíctô cũng đã viết di chúc để được công bố sau khi ngài qua đời.
Nhắc lại sau chuyến đi bốn ngày tới Bavaria của vị cựu giáo hoàng vào tháng 6, Đức cha Rudolf Voderholzer của Regensburg cũng đã mô tả đức Bênêđíctô là một người "yếu, già và đang sống qua sự hữu hạn của mình."
"Ngài nói với một giọng nhỏ, gần như thì thầm, và rõ ràng ngài gặp khó khăn trong việc phát âm cho rõ tiếng. Nhưng suy nghĩ của ngài thì hoàn toàn rõ ràng, trí nhớ, khả năng suy luận thì phi thường. Thực tế mà nói thì tất cả các công việc trong cuộc sống hàng ngày, ngài phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Phải có rất nhiều can đảm và cũng rất nhiều khiêm tốn để đặt mình vào tay người khác và xuất hiện trước công chúng, " Đức Cha Voderholzer nói.
Đức Benedict XVI đã từ chức giáo hoàng vào năm 2013, với lý do tuổi cao và sức khoẻ suy giảm khiến việc thực hiện chức vụ của ngài trở nên khó khăn. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức sau gần 600 năm.
Trong một bức thư được đăng trên một tờ báo của Ý vào tháng 2 năm 2018, đức Bênêđíctô cho biết, “tôi chỉ có thể nói rằng vào chặng cuối cùng cuả một sự suy giảm chậm chạp về sức khoẻ thể chất, thì trong thâm tâm tôi, tôi nghĩ tôi đang đi hành hương trở về nhà.”
Fides: Linh mục Mễ Tây Cơ ở Michoacan bị đâm 15 nhát dao
Đặng Tự Do
16:36 03/08/2020
Trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Cha Agustin Patiño đã bị đâm đến 15 nhát ngay trong nhà xứ của ngài ở giáo xứ Del Refugio ở quận Briseñas, Michoacan. Ba 3 tên tội phạm đã xâm nhập với ý định trộm cắp và đã đâm ngài túi bụi khi bị phát hiện.
Theo báo cáo ban đầu của cảnh sát địa phương, những tên trộm đã vào giáo xứ Del Refugio vào chiều ngày 28 tháng 7. Vị linh mục hiện đang vật lộn giữa sự sống và cái chết trong bệnh viện ở Uruapan.
Trong thời gian gần đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López.
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.
Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Từ năm 2012 đến nay, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:FidesPriest in Michoacan seriously wounded
Theo báo cáo ban đầu của cảnh sát địa phương, những tên trộm đã vào giáo xứ Del Refugio vào chiều ngày 28 tháng 7. Vị linh mục hiện đang vật lộn giữa sự sống và cái chết trong bệnh viện ở Uruapan.
Trong thời gian gần đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López.
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.
Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Từ năm 2012 đến nay, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides
Hạ viện Hoa Kỳ đồng thanh lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Đặng Tự Do
16:37 03/08/2020
Dân biểu Dina Titus đã dẫn đầu một nỗ lực tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây căng thẳng tôn giáo trên toàn thế giới khi biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Hạ viện Mỹ đã đồng tấm nhất trí thông qua một tuyên bố do Dân biểu Dina Titus đơn vị Nevada đệ trình nhằm phản đối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố HR 7608 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức “tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây ra xúc khắc và chà đạp tình cảm tôn giáo khi thay đổi trạng thái của Hagia Sophia, một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, và là một di sản tinh thần đáng kể đối với người dân của nhiều tín ngưỡng.”
Khi Hạ viện Hoa Kỳ đang thực hiện cuộc thảo luận này, Tổng Giám mục Chính thống Hy Lạp tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Elpidophoros đã có mặt trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence để bày tỏ mối quan ngại của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp trong việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi đó, chính phủ Syria đang có kế hoạch xây dựng một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, với sự hỗ trợ từ Nga, như một sự phản đối quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ chính tòa Byzantine nổi tiếng trở lại thành một đền thờ Hồi giáo.
Theo các phương tiện truyền thông của Li Băng, Ðức Cha Nicola Baalbaki, Tổng giám mục Chính thống Hy Lạp của Hama, đã phê duyệt việc xây dựng một nhà thờ mới, được xây dựng như một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, tại thành phố Suqaylabiyah, nơi có đa số dân theo Chính thống Hy Lạp.
Thời báo Thành phố Hy Lạp cho biết ý tưởng cho nhà thờ mới bắt nguồn từ Nabeul Al-Abdullah, một nhà lãnh đạo của Lực lượng Quốc phòng, nhóm ủng hộ chính phủ Syria. Abdullah đã hiến mảnh đất, trên đó nhà thờ mới sẽ được xây dựng. Ông cũng đảm bảo chấp thuận dự án, cũng như sự hỗ trợ từ các quan chức Nga, hiện đang giúp lên kế hoạch xây dựng nhà thờ.
Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria chống lại phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở phía tây đất nước trong cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria.
Ðền thờ Hagia Sophia - Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa - được xây dựng vào năm 537 như nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Năm 1453, sau khi đế quốc Ottoman chiếm thành phố này, đền thờ bị biến thành đền thờ Hồi giáo. Năm 1934, đền thờ được chuyển thành bảo tàng viện. Ngày 10 tháng 07 năm 2020, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký sắc lệnh biến nó thành đền thờ Hồi giáo và ngày 24 tháng 07 năm 2020, buổi cầu nguyện đầu tiên của Hồi giáo đã diễn ra trong đền thờ.
Các vị lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có Ðức Thánh Cha Phanxicô, đã lên án việc thay đổi này. Ðức Thánh Cha nói rằng ngài rất đau lòng khi đền thờ Hagia Sophia bị biến thành đền thờ Hồi giáo
Source:US HouseUS House Passes Hagia Sophia Amendment
Hạ viện Mỹ đã đồng tấm nhất trí thông qua một tuyên bố do Dân biểu Dina Titus đơn vị Nevada đệ trình nhằm phản đối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố HR 7608 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức “tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây ra xúc khắc và chà đạp tình cảm tôn giáo khi thay đổi trạng thái của Hagia Sophia, một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, và là một di sản tinh thần đáng kể đối với người dân của nhiều tín ngưỡng.”
Khi Hạ viện Hoa Kỳ đang thực hiện cuộc thảo luận này, Tổng Giám mục Chính thống Hy Lạp tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Elpidophoros đã có mặt trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence để bày tỏ mối quan ngại của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp trong việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi đó, chính phủ Syria đang có kế hoạch xây dựng một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, với sự hỗ trợ từ Nga, như một sự phản đối quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ chính tòa Byzantine nổi tiếng trở lại thành một đền thờ Hồi giáo.
Theo các phương tiện truyền thông của Li Băng, Ðức Cha Nicola Baalbaki, Tổng giám mục Chính thống Hy Lạp của Hama, đã phê duyệt việc xây dựng một nhà thờ mới, được xây dựng như một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, tại thành phố Suqaylabiyah, nơi có đa số dân theo Chính thống Hy Lạp.
Thời báo Thành phố Hy Lạp cho biết ý tưởng cho nhà thờ mới bắt nguồn từ Nabeul Al-Abdullah, một nhà lãnh đạo của Lực lượng Quốc phòng, nhóm ủng hộ chính phủ Syria. Abdullah đã hiến mảnh đất, trên đó nhà thờ mới sẽ được xây dựng. Ông cũng đảm bảo chấp thuận dự án, cũng như sự hỗ trợ từ các quan chức Nga, hiện đang giúp lên kế hoạch xây dựng nhà thờ.
Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria chống lại phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở phía tây đất nước trong cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria.
Ðền thờ Hagia Sophia - Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa - được xây dựng vào năm 537 như nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Năm 1453, sau khi đế quốc Ottoman chiếm thành phố này, đền thờ bị biến thành đền thờ Hồi giáo. Năm 1934, đền thờ được chuyển thành bảo tàng viện. Ngày 10 tháng 07 năm 2020, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký sắc lệnh biến nó thành đền thờ Hồi giáo và ngày 24 tháng 07 năm 2020, buổi cầu nguyện đầu tiên của Hồi giáo đã diễn ra trong đền thờ.
Các vị lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có Ðức Thánh Cha Phanxicô, đã lên án việc thay đổi này. Ðức Thánh Cha nói rằng ngài rất đau lòng khi đền thờ Hagia Sophia bị biến thành đền thờ Hồi giáo
Source:US House
Đức Thánh Cha Phanxicô lại kiên nhẫn đối thoại với ký giả vô thần Eugenio Scalfari
Đặng Tự Do
16:54 03/08/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thảo luận về cuộc khủng hoảng sinh thái đang ở mức rất nghiêm trọng đối với nhân loại với nhà báo nổi tiếng người Ý, là ông Eugenio Scalfari, đồng sáng lập tờ nhật báo La Repubblica rất có ảnh hưởng tại Ý. Cuộc trò chuyện này đã kéo dài trong một giờ vào ngày 30 tháng 7, tại nhà trọ Santa Marta.
Ông Scalfari, 96 tuổi, một người vô thần, đã tung ra tin này trong một bài báo trên tờ La Repubblica, ngày 02 tháng 8, dưới dòng tít lớn: “Giáo hoàng Phanxicô và xã hội hiện đại.” Trong đó, ông nhắc mọi người nhớ rằng ông đã được gặp Đức Giáo Hoàng nhiều lần trong những năm qua kể từ khi ngài được bầu làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 và đã trao đổi thư từ qua nhiều năm kể từ đó. Scalfari nói: “Chúng tôi là những người bạn thực sự” và báo cáo tại cuộc gặp gỡ mới này “chúng tôi không thể ôm nhau về thể chất lẫn tinh thần”
Trong bài báo Scalfari dùng từ “abbracciare” nghĩa là “ôm nhau”, nhưng cũng có nghĩa là “đón nhận”. Nói cách khác, trong cuộc gặp gỡ này, vì coronavirus, ông ta không được ôm Đức Giáo Hoàng về thể chất, và không chấp nhận một vài ý tưởng nào đó của ngài.
Đi sâu vào nội dung cuộc thảo luận, Scalfari nói ông ta đã trao đổi với Đức Giáo Hoàng trước tiên về xã hội hiện đại, bắt đầu từ thời kỳ Khai sáng, và những vấn đề mà Giáo Hội phải đối mặt từ những thay đổi trong xã hội hiện đại, như đã được Công đồng Vatican II (1962-65) nêu ra. Ông nói rằng Đức Phanxicô nói với ông ta rằng Giáo Hội chưa thực hiện đầy đủ Công Đồng, và ngài thấy rằng nhiệm vụ của ngài là tiếp tục công việc đó.
Sau các cuộc thảo luận như thế này, Scalfari thường tung ra các tin rất giật gân. Chính vì thế, nhiều người rất ái ngại khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô kiên nhẫn đối thoại với ký giả vô thần này.
Hôm thứ Tư 9 tháng Mười, 2019, ông ta viết trên tờ La Repubblica rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên một ngày sau đó, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.
“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết, ” người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, năm ngoái 2019 và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”
Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”
Scalfari, là người nổi tiếng không ghi chép trong các cuộc phỏng vấn, đã tung ra nhiều tin giả về Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá khứ.
Năm 2018, ông tuyên bố Đức Giáo Hoàng đã phủ nhận sự tồn tại của hỏa ngục. Đáp lại, Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không hề cho ông ta phỏng vấn và nhà báo này đã trình bày không chính xác một cuộc trò chuyện giữa ông ta và Đức Thánh Cha trong một chuyến viếng thăm chúc mừng Phục sinh. Nguyên văn tuyên bố của Tòa Thánh hôm 30 tháng Ba, 2018 như sau:
“Đức Thánh Cha gần đây đã tiếp kiến người sáng lập ra nhật báo La Repubblica trong một cuộc tiếp kiến riêng vào dịp lễ Phục sinh, nhưng không có bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất cả mọi thứ được báo cáo bởi tác giả trong bài báo hôm Thứ Năm là kết quả của việc tái dựng lại của chính ông ta, trong đó, những lời lẽ nguyên văn do Đức Giáo Hoàng nói ra đã không được trích dẫn. Do đó, không có tường trình trực tiếp về phát biểu nào có thể được coi là bản văn trung thành các lời của Đức Thánh Cha.”
Lần đầu tiên Scalfari báo cáo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục là vào năm 2015. Vatican cũng bác bỏ báo cáo đó.
Tháng Mười Một năm 2013, sau cuộc tranh cãi dữ dội về những trích dẫn mà nhà báo này đã gán cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Scalfari thừa nhận rằng ít nhất một số từ ngữ ông ta đăng tải một tháng trước “không được chia sẻ bởi chính Đức Giáo Hoàng”.
Source:American MagazinePope Francis discusses climate crisis with well-known Italian journalist
Ông Scalfari, 96 tuổi, một người vô thần, đã tung ra tin này trong một bài báo trên tờ La Repubblica, ngày 02 tháng 8, dưới dòng tít lớn: “Giáo hoàng Phanxicô và xã hội hiện đại.” Trong đó, ông nhắc mọi người nhớ rằng ông đã được gặp Đức Giáo Hoàng nhiều lần trong những năm qua kể từ khi ngài được bầu làm giáo hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 và đã trao đổi thư từ qua nhiều năm kể từ đó. Scalfari nói: “Chúng tôi là những người bạn thực sự” và báo cáo tại cuộc gặp gỡ mới này “chúng tôi không thể ôm nhau về thể chất lẫn tinh thần”
Trong bài báo Scalfari dùng từ “abbracciare” nghĩa là “ôm nhau”, nhưng cũng có nghĩa là “đón nhận”. Nói cách khác, trong cuộc gặp gỡ này, vì coronavirus, ông ta không được ôm Đức Giáo Hoàng về thể chất, và không chấp nhận một vài ý tưởng nào đó của ngài.
Đi sâu vào nội dung cuộc thảo luận, Scalfari nói ông ta đã trao đổi với Đức Giáo Hoàng trước tiên về xã hội hiện đại, bắt đầu từ thời kỳ Khai sáng, và những vấn đề mà Giáo Hội phải đối mặt từ những thay đổi trong xã hội hiện đại, như đã được Công đồng Vatican II (1962-65) nêu ra. Ông nói rằng Đức Phanxicô nói với ông ta rằng Giáo Hội chưa thực hiện đầy đủ Công Đồng, và ngài thấy rằng nhiệm vụ của ngài là tiếp tục công việc đó.
Sau các cuộc thảo luận như thế này, Scalfari thường tung ra các tin rất giật gân. Chính vì thế, nhiều người rất ái ngại khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô kiên nhẫn đối thoại với ký giả vô thần này.
Hôm thứ Tư 9 tháng Mười, 2019, ông ta viết trên tờ La Repubblica rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng “Đức Giêsu thành Nagiarét, một khi trở thành phàm nhân, cho dù là một con người có các nhân đức ngoại thường đi chăng nữa, không phải là Thiên Chúa.”
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã nhanh chóng đưa ra một tuyên bố bác bỏ tin giả này. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Matteo Bruni bị chỉ trích là chưa đủ mạnh nên một ngày sau đó, đích thân tổng trưởng Bộ Truyền Thông Tòa Thánh đã có cuộc họp báo về vấn đề này.
“Đức Thánh Cha không bao giờ nói những gì Scalfari đã viết, ” người đứng đầu ngành truyền thông Tòa Thánh Paolo Ruffini nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 10 tháng 10, năm ngoái 2019 và thêm rằng “cả những nhận xét được trích dẫn và những tái dựng cũng như các giải thích theo ý riêng của tiến sĩ Scalfari về các cuộc đàm thoại, xảy ra hơn hai năm trước, không thể được coi là một tường thuật trung thực về những gì Đức Giáo Hoàng đã nói.”
Ông Ruffini nhấn mạnh rằng: “Trái lại, sự thật có thể được tìm thấy xuyên suốt trong huấn quyền Hội Thánh và của chính Đức Thánh Cha Phanxicô là thế này: Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.”
Scalfari, là người nổi tiếng không ghi chép trong các cuộc phỏng vấn, đã tung ra nhiều tin giả về Đức Thánh Cha Phanxicô trong quá khứ.
Năm 2018, ông tuyên bố Đức Giáo Hoàng đã phủ nhận sự tồn tại của hỏa ngục. Đáp lại, Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không hề cho ông ta phỏng vấn và nhà báo này đã trình bày không chính xác một cuộc trò chuyện giữa ông ta và Đức Thánh Cha trong một chuyến viếng thăm chúc mừng Phục sinh. Nguyên văn tuyên bố của Tòa Thánh hôm 30 tháng Ba, 2018 như sau:
“Đức Thánh Cha gần đây đã tiếp kiến người sáng lập ra nhật báo La Repubblica trong một cuộc tiếp kiến riêng vào dịp lễ Phục sinh, nhưng không có bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Tất cả mọi thứ được báo cáo bởi tác giả trong bài báo hôm Thứ Năm là kết quả của việc tái dựng lại của chính ông ta, trong đó, những lời lẽ nguyên văn do Đức Giáo Hoàng nói ra đã không được trích dẫn. Do đó, không có tường trình trực tiếp về phát biểu nào có thể được coi là bản văn trung thành các lời của Đức Thánh Cha.”
Lần đầu tiên Scalfari báo cáo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những bình luận phủ nhận sự tồn tại của địa ngục là vào năm 2015. Vatican cũng bác bỏ báo cáo đó.
Tháng Mười Một năm 2013, sau cuộc tranh cãi dữ dội về những trích dẫn mà nhà báo này đã gán cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Scalfari thừa nhận rằng ít nhất một số từ ngữ ông ta đăng tải một tháng trước “không được chia sẻ bởi chính Đức Giáo Hoàng”.
Source:American Magazine
BLM – Bọn Lưu Manh - đốt Kinh thánh trong cuộc biểu tình ở Portland
Đặng Tự Do
18:09 03/08/2020
Những người biểu tình trong phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM – đọc theo tiếng Việt là Bọn Lưu Manh cho dễ đọc và cho đúng thực chất - ở Portland, Oregon đã đốt sách Kinh thánh trên đường phố trong một cuộc biểu tình bên ngoài tòa án liên bang vào sáng sớm ngày 1 tháng 8. KOIN, cơ quan truyền thông địa phương liên kết với CBS Portland cho biết như trên.
KOIN tường thuật rằng khoảng 12:30 khuya 31 tháng 7, rạng sáng ngày 01 tháng 8, những người biểu tình đã nổi lửa trên đường phố ở phía trước tòa án liên bang và bắt đầu đốt một cuốn Kinh Thánh, sau đó là một lá cờ Mỹ, và sau đó “đốt nhiều hơn nữa để giữ ngọn lửa đừng tắt”.
Theo các báo cáo của KOIN, các thành viên mặc áo vàng của nhóm Moms United For Black Lives Matter đã dùng các chai nước dập tắt đám cháy và lấy sách Kinh Thánh ra vào khoảng 1 giờ sáng.
Người biểu tình sau đó đã nổi lửa đốt ở chỗ khác nhưng phóng viên của KOIN không nói rõ liệu người ta có đốt Kinh Thánh trong đám cháy thứ hai hay không.
Một đoạn video đăng lại trực tuyến vào ngày 01 tháng 8 của các nhà báo chuyên tường trình các cuộc biểu tình tại Portland liên tục trong suốt hơn 60 ngày qua cho thấy các nhóm người đeo mặt nạ đã đốt cờ Mỹ và một vài cuốn sách, trong đó dòng chữ “Bible”, nghĩa là “Kinh Thánh” có thể nhìn thấy trên trang bìa.
Video đó dường như có nguồn gốc từ cơ quan video Ruptly do Nga kiểm soát và chưa được xác minh. Nhưng phóng viên Daniel Peterson của Portland CBS cũng báo cáo rằng một cuốn Kinh thánh đã bị đốt cháy, và những bức ảnh tweet của anh dường như ghi lại một sự kiện như vậy.
Theo báo cáo chính thức của cảnh sát Portland, những người biểu tình bắt đầu đốt lửa ở giữa Southwest 3rd Avenue ở phía trước tòa án liên bang trong những giờ sáng sớm của ngày mùng Một tháng Tám. Cảnh sát cho biết nhiều người mang “ván ép và vật liệu dễ cháy khác để giữ cho ngọn lửa đừng tàn lụi”.
Portland đã trải qua hơn 60 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Trong một thông điệp video được công bố hôm 24 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của tổng giáo phận Portland, Oregon, cho biết, vào mỗi buổi sáng sau khi xem các tin tức, và nhìn thấy mỗi đêm đều có thêm những sự tàn phá mới, ngài cảm thấy “mất tinh thần” và “lúng túng”.
“Ngày nay có ai còn nhớ đến anh George Floyd nữa không? Hãy dừng lại và nghĩ về điều đó trong một giây, ” ngài nói.
“Chúng ta cần phải nói sự thật trong đức ái, và không ngần ngại lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đại đa số mọi người không chấp nhận những gì đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các hình thái bạo lực, phá hủy tài sản và cướp bóc.”
Người Công Giáo - và bất cứ ai quan tâm đến điều này - nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng người Công Giáo phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
Giáo hội dạy rằng mỗi người đều có một phẩm giá mà chúng ta, với tư cách là con người, không ban cho những người khác, nhưng phẩm giá ấy mà đến từ Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục Sample mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người hãy đọc thư 2018 có tựa đề “Hãy Mở Rộng Trái Tim Chúng Ta” của các Giám Mục Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc, và chỉ thị cho các giáo xứ tại Portland tổ chức các nhóm chuẩn bị, nghiên cứu và thảo luận về lá thư này.
Những người biểu tình ở Portland đã nhiều lần bắn các thứ pháo hoa hạng nặng vào tòa án liên bang, là trung tâm của các cuộc biểu tình bạo lực và đã ném đá, lon, chai nước và khoai tây vào các đặc vụ liên bang. Cảnh sát báo cáo rằng vào đêm 26 tháng 7, những người biểu tình đã mưu toan đốt cháy tòa án.
Đức Tổng Giám Mục chưa trả lời yêu cầu bình luận ngày 3 tháng 8 của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, liên quan đến vụ đốt Kinh thánh của BLM.
Source:Catholic News AgencyProtestors burn Bible during Portland protests
KOIN tường thuật rằng khoảng 12:30 khuya 31 tháng 7, rạng sáng ngày 01 tháng 8, những người biểu tình đã nổi lửa trên đường phố ở phía trước tòa án liên bang và bắt đầu đốt một cuốn Kinh Thánh, sau đó là một lá cờ Mỹ, và sau đó “đốt nhiều hơn nữa để giữ ngọn lửa đừng tắt”.
Theo các báo cáo của KOIN, các thành viên mặc áo vàng của nhóm Moms United For Black Lives Matter đã dùng các chai nước dập tắt đám cháy và lấy sách Kinh Thánh ra vào khoảng 1 giờ sáng.
Người biểu tình sau đó đã nổi lửa đốt ở chỗ khác nhưng phóng viên của KOIN không nói rõ liệu người ta có đốt Kinh Thánh trong đám cháy thứ hai hay không.
Một đoạn video đăng lại trực tuyến vào ngày 01 tháng 8 của các nhà báo chuyên tường trình các cuộc biểu tình tại Portland liên tục trong suốt hơn 60 ngày qua cho thấy các nhóm người đeo mặt nạ đã đốt cờ Mỹ và một vài cuốn sách, trong đó dòng chữ “Bible”, nghĩa là “Kinh Thánh” có thể nhìn thấy trên trang bìa.
Video đó dường như có nguồn gốc từ cơ quan video Ruptly do Nga kiểm soát và chưa được xác minh. Nhưng phóng viên Daniel Peterson của Portland CBS cũng báo cáo rằng một cuốn Kinh thánh đã bị đốt cháy, và những bức ảnh tweet của anh dường như ghi lại một sự kiện như vậy.
Theo báo cáo chính thức của cảnh sát Portland, những người biểu tình bắt đầu đốt lửa ở giữa Southwest 3rd Avenue ở phía trước tòa án liên bang trong những giờ sáng sớm của ngày mùng Một tháng Tám. Cảnh sát cho biết nhiều người mang “ván ép và vật liệu dễ cháy khác để giữ cho ngọn lửa đừng tàn lụi”.
Portland đã trải qua hơn 60 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Trong một thông điệp video được công bố hôm 24 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của tổng giáo phận Portland, Oregon, cho biết, vào mỗi buổi sáng sau khi xem các tin tức, và nhìn thấy mỗi đêm đều có thêm những sự tàn phá mới, ngài cảm thấy “mất tinh thần” và “lúng túng”.
“Ngày nay có ai còn nhớ đến anh George Floyd nữa không? Hãy dừng lại và nghĩ về điều đó trong một giây, ” ngài nói.
“Chúng ta cần phải nói sự thật trong đức ái, và không ngần ngại lên tiếng. Tôi nghĩ rằng đại đa số mọi người không chấp nhận những gì đang diễn ra hiện nay, đặc biệt là các hình thái bạo lực, phá hủy tài sản và cướp bóc.”
Người Công Giáo - và bất cứ ai quan tâm đến điều này - nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng người Công Giáo phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
Giáo hội dạy rằng mỗi người đều có một phẩm giá mà chúng ta, với tư cách là con người, không ban cho những người khác, nhưng phẩm giá ấy mà đến từ Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục Sample mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người hãy đọc thư 2018 có tựa đề “Hãy Mở Rộng Trái Tim Chúng Ta” của các Giám Mục Mỹ về nạn phân biệt chủng tộc, và chỉ thị cho các giáo xứ tại Portland tổ chức các nhóm chuẩn bị, nghiên cứu và thảo luận về lá thư này.
Những người biểu tình ở Portland đã nhiều lần bắn các thứ pháo hoa hạng nặng vào tòa án liên bang, là trung tâm của các cuộc biểu tình bạo lực và đã ném đá, lon, chai nước và khoai tây vào các đặc vụ liên bang. Cảnh sát báo cáo rằng vào đêm 26 tháng 7, những người biểu tình đã mưu toan đốt cháy tòa án.
Đức Tổng Giám Mục chưa trả lời yêu cầu bình luận ngày 3 tháng 8 của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, liên quan đến vụ đốt Kinh thánh của BLM.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bày tỏ tình hiệp thông với Đức Hồng Y Brenes trong vụ đốt phá Nhà thờ Chính tòa Managua
Thanh Quảng sdb
19:30 03/08/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bày tỏ tình hiệp thông với Đức Hồng Y Brenes trong vụ đốt phá Nhà thờ Chính tòa Managua
Thứ Sáu tuần qua (31/7/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, bày tỏ sự hiệp thông của ngài sau vụ đốt phá Nhà thờ Chính tòa Managua, xảy ra vào hôm thứ Sáu (30/7/2020).
(Tin Vatican)
Nhà thờ Chính tòa Managua đã bị tấn công bằng bom xăng vào đêm thứ Sáu. Trong bức thông điệp gửi ĐHY Brenes, ĐTC viết:
Hiền đệ thân mến, trong nỗi đau, trước hành động phá hoại này, Huynh gần gũi với hiền đệ. Huynh cầu nguyện cho tất cả con cái của đệ trong giáo phận.
Đức Hồng Y Brenes đã đọc thông điệp của Đức Thánh Cha qua một video trong Thánh lễ vào Chủ nhật được tổ chức như một Ngày thầm lặng và Cầu nguyện cho cuộc tấn công nhà thờ chính tòa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho Giáo hội tại Nicaragua trong buổi triều yết và đọc kinh “Truyền Tin” tại Quảng trường thánh Phêrô vào trưa Chủ nhật 2/8/2020.
Tấn công Nhà thờ Chính tòa Managua
Thứ Sáu ngày 30/7/2020, một kẻ vô danh đã tấn công đốt Nhà thờ Chính tòa Managua bằng những bom xăng, hủy phá nhà thờ chính tòa, trong đó có một cây thánh giá 400 năm tuổi.
Đức Hồng Y Brenes đã phản đối vụ việc và cho đây là một hành động khủng bố, trong một bài phát biểu đơn sơ trên YouTube từ Văn phòng TGM của Giáo phận.
ĐHY cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về bức thông điệp và tình đoàn kết mà Ngài đã bày tỏ trong giờ kinh “Truyền Tin” vào trưa Chủ nhật. Thật vô cùng cảm động khi cảm nhận được sự gần gũi hiệp thông của Đức Thánh Cha như một người cha và người anh em, Đức Hồng Y Brenes nói, sự gần gũi đó củng cố chúng ta trong đức tin và khích lệ chúng ta tiến tới.
Những phản ứng khác nhau trên khắp thế giới
Hội Đồng Giám mục Mexico cho cuộc tấn công này là một hành động tồi tệ, khêu lên những vết thương, và các ngài mời gọi một sự hòa giải hòa bình. Các Hội Đồng Giám mục khác, bao gồm cả các Hội đồng Giám mục của Ecuador, Panama, Costa Rica và Guatemala cũng nói lên cuộc tấn công này qua những tuyên cáo khác nhau.
Biểu hiện tình đoàn kết
Đức Hồng Y Brenes cho biết ngài đã nhận được nhiều nghĩa cử hiệp thông từ nhiều yếu nhân trên khắp thế giới, bao gồm cả Đức Khâm sứ ở Nicaragua, Đức Tổng Giám Mục Madrid và Hồng Y Carlos Osoro Sierra. Ngài cũng nhận được nhiều thông tư bày tỏ sự gần gũi từ nhiều Giáo hội, các cơ quan, trường sở và đại học Công Giáo khắp năm châu.
Nhiều giáo dân trên khắp nước Nicaragua đã lập bàn thờ nho nhỏ trong nhà để tham dự vào Ngày thầm lặng và cầu nguyện này...
Đức Hồng Y Brenes bày tỏ: Trong lúc này, Lời Chúa chính là nguồn trợ đỡ và ủi an. Ngày nay hơn bao giờ hết, Chúa chính là sức mạnh của chúng ta.
Đức Hồng Y Brenes kêu gọi sự tha thứ cho hung thủ, Ngài nói kẻ thù của Giáo hội có thể phá hủy những hình ảnh thánh thiêng, nhưng chúng ta bám vúi vào tình yêu thương của Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa của lòng thương xót và yêu thương.
Các cuộc tấn công trước đây vào các nhà thờ
Các cuộc tấn công khác nhắm vào Giáo hội Nicaragua:
- Vào ngày 29 tháng 7, một số người vô danh đã mạo phạm Nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại thành phố Nindirí.
- Trong khi đó, ngày 27 tháng 7, trong cùng một thành phố, nhà tạm của Nhà nguyện Đức Mẹ Carmel ở Giáo xứ Veracruz đã bị phá và đổ Mình thánh tung tóe xuống đất.
Thứ Sáu tuần qua (31/7/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, bày tỏ sự hiệp thông của ngài sau vụ đốt phá Nhà thờ Chính tòa Managua, xảy ra vào hôm thứ Sáu (30/7/2020).
(Tin Vatican)
Nhà thờ Chính tòa Managua đã bị tấn công bằng bom xăng vào đêm thứ Sáu. Trong bức thông điệp gửi ĐHY Brenes, ĐTC viết:
Hiền đệ thân mến, trong nỗi đau, trước hành động phá hoại này, Huynh gần gũi với hiền đệ. Huynh cầu nguyện cho tất cả con cái của đệ trong giáo phận.
Đức Hồng Y Brenes đã đọc thông điệp của Đức Thánh Cha qua một video trong Thánh lễ vào Chủ nhật được tổ chức như một Ngày thầm lặng và Cầu nguyện cho cuộc tấn công nhà thờ chính tòa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho Giáo hội tại Nicaragua trong buổi triều yết và đọc kinh “Truyền Tin” tại Quảng trường thánh Phêrô vào trưa Chủ nhật 2/8/2020.
Tấn công Nhà thờ Chính tòa Managua
Thứ Sáu ngày 30/7/2020, một kẻ vô danh đã tấn công đốt Nhà thờ Chính tòa Managua bằng những bom xăng, hủy phá nhà thờ chính tòa, trong đó có một cây thánh giá 400 năm tuổi.
Đức Hồng Y Brenes đã phản đối vụ việc và cho đây là một hành động khủng bố, trong một bài phát biểu đơn sơ trên YouTube từ Văn phòng TGM của Giáo phận.
ĐHY cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về bức thông điệp và tình đoàn kết mà Ngài đã bày tỏ trong giờ kinh “Truyền Tin” vào trưa Chủ nhật. Thật vô cùng cảm động khi cảm nhận được sự gần gũi hiệp thông của Đức Thánh Cha như một người cha và người anh em, Đức Hồng Y Brenes nói, sự gần gũi đó củng cố chúng ta trong đức tin và khích lệ chúng ta tiến tới.
Những phản ứng khác nhau trên khắp thế giới
Hội Đồng Giám mục Mexico cho cuộc tấn công này là một hành động tồi tệ, khêu lên những vết thương, và các ngài mời gọi một sự hòa giải hòa bình. Các Hội Đồng Giám mục khác, bao gồm cả các Hội đồng Giám mục của Ecuador, Panama, Costa Rica và Guatemala cũng nói lên cuộc tấn công này qua những tuyên cáo khác nhau.
Biểu hiện tình đoàn kết
Đức Hồng Y Brenes cho biết ngài đã nhận được nhiều nghĩa cử hiệp thông từ nhiều yếu nhân trên khắp thế giới, bao gồm cả Đức Khâm sứ ở Nicaragua, Đức Tổng Giám Mục Madrid và Hồng Y Carlos Osoro Sierra. Ngài cũng nhận được nhiều thông tư bày tỏ sự gần gũi từ nhiều Giáo hội, các cơ quan, trường sở và đại học Công Giáo khắp năm châu.
Nhiều giáo dân trên khắp nước Nicaragua đã lập bàn thờ nho nhỏ trong nhà để tham dự vào Ngày thầm lặng và cầu nguyện này...
Đức Hồng Y Brenes bày tỏ: Trong lúc này, Lời Chúa chính là nguồn trợ đỡ và ủi an. Ngày nay hơn bao giờ hết, Chúa chính là sức mạnh của chúng ta.
Đức Hồng Y Brenes kêu gọi sự tha thứ cho hung thủ, Ngài nói kẻ thù của Giáo hội có thể phá hủy những hình ảnh thánh thiêng, nhưng chúng ta bám vúi vào tình yêu thương của Thiên Chúa, một vì Thiên Chúa của lòng thương xót và yêu thương.
Các cuộc tấn công trước đây vào các nhà thờ
Các cuộc tấn công khác nhắm vào Giáo hội Nicaragua:
- Vào ngày 29 tháng 7, một số người vô danh đã mạo phạm Nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại thành phố Nindirí.
- Trong khi đó, ngày 27 tháng 7, trong cùng một thành phố, nhà tạm của Nhà nguyện Đức Mẹ Carmel ở Giáo xứ Veracruz đã bị phá và đổ Mình thánh tung tóe xuống đất.
Đức Cha Phụ Tá Los Angeles chỉ trích dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez là quá điên và quá quắt khi đòi xóa bỏ tượng Cha Thánh Đamien
Đặng Tự Do
19:38 03/08/2020
Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm thứ Năm 30 tháng 7, nữ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez của đảng Dân Chủ, đơn vị New York, cáo buộc rằng bức tượng một vị thánh Công Giáo tại điện Capitol thể hiện “chế độ gia trưởng” và một nền “văn hóa da trắng thượng đẳng”.
Bức tượng bị bà ta chỉ trích là bức tượng của Thánh Đamien, Tông đồ người cùi tại Molokai. Cha Đamien tên thật là Joseph de Veusterin, sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1840 tại Tremelo, bên Bỉ. Ngài nổi tiếng khắp thế giới vì đã dành cả cuộc đời cho những người cùi bị đầy ra đảo Kalaupapa chỉ dành cho những bệnh nhân bệnh phong trong vùng quần đảo Hawaii.
“Tôi buộc phải bỏ ra một vài phút trong ngày của mình ở đây bởi vì tôi cảm thấy cần phải đáp lại một điều tôi tình cờ đọc được và thấy rằng nó thật là quá quắt, ” Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles cho biết trong hai cái tweet để phản ứng lại Dân biểu Ocasio-Cortez.
Ngài nói: “Đó là một cái tweet, hoặc một Instagram hoặc một cái gì đó từ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, và bà ta đã phàn nàn về sự hiện diện của một bức tượng trong sảnh đường Statuary trong điện Capitol mà bà ấy nghĩ là một dấu chỉ của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.”
Đức Cha Barron nói tiếp “Bức tượng mà bà ấy chọn ra, trong tất cả những bức tượng có thể, là của Thánh Đamien ở Molokai. Và tôi nghĩ tuyên bố của bà ấy thật là điên rồ và quá quắt, và tôi tự hỏi, liệu bà ấy có biết Thánh Đamien của Molokai là ai không? ”
Đức Cha Barron cho biết Thánh Đamien của Molokai là một linh mục người Bỉ, tên khai sinh là Jozef De Veusterin, chào đời vào năm 1840, đã đạt được danh tiếng quốc tế vì công việc truyền giáo của mình cho một hòn đảo bị cô lập dành cho những người cùi ở Vương quốc Hawaii trong thế kỷ 19. Trong hơn một thập kỷ, ngài đã làm việc với những người bị ruồng bỏ cho đến khi cuối cùng ngài cũng mắc phải và đầu hàng trước căn bệnh này vào năm 1889 khi mới 49 tuổi. Ngài đã trở thành vị thánh bảo trợ của những người phong cùi và những người bị ruồng bỏ, và ngày thánh nhân qua đời, là ngày 15 tháng Tư, vẫn được tưởng niệm ở Hawaii. Giáo Hội Công Giáo dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tuyên thánh cho ngài vào năm 2009.
Đức Cha Barron nhấn mạnh rằng:
“Cha Thánh Đamien nhận thức rõ ràng là rất có thể ngài không bao giờ có cơ hội trở về quê hương vì sứ vụ này và, trên thực tế, ngài chưa lần nào quay lại Bỉ trước khi qua đời. Cha Thánh Đamien đến hòn đảo này và ngay lập tức đã tự hiến hoàn toàn cho người dân. Vâng cố nhiên là ngài cử hành Phụng Vụ và ban các phép bí tích cho họ, giảng dạy họ, nhưng đồng thời ngài cũng chăm sóc họ theo những cách trực tiếp nhất. Chạm vào họ vào thời điểm mà ngay cả những người ở đó đôi khi cũng không dám chạm vào những người đang mắc bệnh. Nhưng ngài đã dám làm như thế.”
“Cha Thánh Đamien ở Molokai được tôn kính bởi người dân Hawaii – là những người ngài đã chung sống với họ trong suốt cuộc đời mình, và sau đó sau khi ngài chết, họ đã tôn kính ngài như một vị thánh của người dân Hawaii. Quan điểm của tôi là, việc liên kết vị thánh này bằng bất kỳ cách nào với chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là chuyện cực kỳ vô lý và xúc phạm. Và nó cho thấy sự hời hợt và phẩm chất thấp kém của những cảm thức xã hội loại này.”
Đức Cha Barron kết luận bằng cách than thở về sự gia tăng các cuộc tấn công chống lại các vị thánh Công Giáo như Thánh Đamien và Thánh Junipero Serra, là một nhà truyền giáo ở thế kỷ 18 đã đến Mễ Tây Cơ và California. Bức tượng của thánh nhân đã bị những người biểu tình lật đổ vào tháng Sáu. Ngài đặt câu hỏi “Thực chất là gì với các cuộc tấn công vào các vị thánh Công Giáo? ”
Dân biểu Ocasio-Cortez đã bị đưa lên các hàng tít lớn trên khắp thế giới vì sự ngu dốt của mình khi đăng trên Instagram vào thứ Năm một bài trong đó bà ta phàn nàn về sự thiếu đa dạng trong các bức tượng ở Điện Capitol. Bà ta nêu trường hợp Thánh Đamien như một ví dụ về những gì bà ta cho là biểu tượng của “chế độ gia trưởng và nền văn hóa da trắng thượng đẳng.” Trước những chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới nữ dân biểu “chơi dại lấy tiếng ngu” này đã chối dài rằng video trên Instagram của bà ta đã bị trích dẫn sai ngữ cảnh.
Source:Daily Wire‘Crazy And Outrageous’: Catholic Bishop Rebukes AOC For Criticizing St. Damien Statue In Capitol
Bức tượng bị bà ta chỉ trích là bức tượng của Thánh Đamien, Tông đồ người cùi tại Molokai. Cha Đamien tên thật là Joseph de Veusterin, sinh ngày 3 tháng Giêng năm 1840 tại Tremelo, bên Bỉ. Ngài nổi tiếng khắp thế giới vì đã dành cả cuộc đời cho những người cùi bị đầy ra đảo Kalaupapa chỉ dành cho những bệnh nhân bệnh phong trong vùng quần đảo Hawaii.
“Tôi buộc phải bỏ ra một vài phút trong ngày của mình ở đây bởi vì tôi cảm thấy cần phải đáp lại một điều tôi tình cờ đọc được và thấy rằng nó thật là quá quắt, ” Đức Cha Robert Barron, Giám Mục Phụ Tá của Los Angeles cho biết trong hai cái tweet để phản ứng lại Dân biểu Ocasio-Cortez.
Ngài nói: “Đó là một cái tweet, hoặc một Instagram hoặc một cái gì đó từ Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, và bà ta đã phàn nàn về sự hiện diện của một bức tượng trong sảnh đường Statuary trong điện Capitol mà bà ấy nghĩ là một dấu chỉ của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.”
Đức Cha Barron nói tiếp “Bức tượng mà bà ấy chọn ra, trong tất cả những bức tượng có thể, là của Thánh Đamien ở Molokai. Và tôi nghĩ tuyên bố của bà ấy thật là điên rồ và quá quắt, và tôi tự hỏi, liệu bà ấy có biết Thánh Đamien của Molokai là ai không? ”
Đức Cha Barron cho biết Thánh Đamien của Molokai là một linh mục người Bỉ, tên khai sinh là Jozef De Veusterin, chào đời vào năm 1840, đã đạt được danh tiếng quốc tế vì công việc truyền giáo của mình cho một hòn đảo bị cô lập dành cho những người cùi ở Vương quốc Hawaii trong thế kỷ 19. Trong hơn một thập kỷ, ngài đã làm việc với những người bị ruồng bỏ cho đến khi cuối cùng ngài cũng mắc phải và đầu hàng trước căn bệnh này vào năm 1889 khi mới 49 tuổi. Ngài đã trở thành vị thánh bảo trợ của những người phong cùi và những người bị ruồng bỏ, và ngày thánh nhân qua đời, là ngày 15 tháng Tư, vẫn được tưởng niệm ở Hawaii. Giáo Hội Công Giáo dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tuyên thánh cho ngài vào năm 2009.
Đức Cha Barron nhấn mạnh rằng:
“Cha Thánh Đamien nhận thức rõ ràng là rất có thể ngài không bao giờ có cơ hội trở về quê hương vì sứ vụ này và, trên thực tế, ngài chưa lần nào quay lại Bỉ trước khi qua đời. Cha Thánh Đamien đến hòn đảo này và ngay lập tức đã tự hiến hoàn toàn cho người dân. Vâng cố nhiên là ngài cử hành Phụng Vụ và ban các phép bí tích cho họ, giảng dạy họ, nhưng đồng thời ngài cũng chăm sóc họ theo những cách trực tiếp nhất. Chạm vào họ vào thời điểm mà ngay cả những người ở đó đôi khi cũng không dám chạm vào những người đang mắc bệnh. Nhưng ngài đã dám làm như thế.”
“Cha Thánh Đamien ở Molokai được tôn kính bởi người dân Hawaii – là những người ngài đã chung sống với họ trong suốt cuộc đời mình, và sau đó sau khi ngài chết, họ đã tôn kính ngài như một vị thánh của người dân Hawaii. Quan điểm của tôi là, việc liên kết vị thánh này bằng bất kỳ cách nào với chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa da trắng thượng đẳng là chuyện cực kỳ vô lý và xúc phạm. Và nó cho thấy sự hời hợt và phẩm chất thấp kém của những cảm thức xã hội loại này.”
Đức Cha Barron kết luận bằng cách than thở về sự gia tăng các cuộc tấn công chống lại các vị thánh Công Giáo như Thánh Đamien và Thánh Junipero Serra, là một nhà truyền giáo ở thế kỷ 18 đã đến Mễ Tây Cơ và California. Bức tượng của thánh nhân đã bị những người biểu tình lật đổ vào tháng Sáu. Ngài đặt câu hỏi “Thực chất là gì với các cuộc tấn công vào các vị thánh Công Giáo? ”
Dân biểu Ocasio-Cortez đã bị đưa lên các hàng tít lớn trên khắp thế giới vì sự ngu dốt của mình khi đăng trên Instagram vào thứ Năm một bài trong đó bà ta phàn nàn về sự thiếu đa dạng trong các bức tượng ở Điện Capitol. Bà ta nêu trường hợp Thánh Đamien như một ví dụ về những gì bà ta cho là biểu tượng của “chế độ gia trưởng và nền văn hóa da trắng thượng đẳng.” Trước những chỉ trích từ khắp nơi trên thế giới nữ dân biểu “chơi dại lấy tiếng ngu” này đã chối dài rằng video trên Instagram của bà ta đã bị trích dẫn sai ngữ cảnh.
Source:Daily Wire
Cha Tổng Phục Vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn nhấn mạnh rằng Hoán cải thực sự cần cả hai chiều kích cá nhân và xã hội
Đặng Tự Do
21:44 03/08/2020
Hôm 01 Tháng 8, khi khai mạc lễ kỷ niệm hàng năm “Ơn Tha Thứ Assisi”, một ơn toàn xá có từ năm 1216, Cha Michael Anthony Perry, Tổng Phục Vụ Dòng Anh Em Hèn Mọn khẳng định hòa giải với Thiên Chúa có nghĩa là hòa giải với anh chị em ta và với tất cả các tạo vật.
Nhà lãnh đạo người Mỹ của dòng Phanxicô trên toàn thế giới đã sử dụng cái chết của anh George Floyd, một người đàn ông da đen đã chết dưới bàn tay của một nhân viên cảnh sát da trắng ở Minnesota, như một ví dụ về “tội lỗi của xã hội và thể chế” mà các tín hữu phải chống lại nếu họ thật sự nghiêm túc trong cố gắng hoán cải và hòa giải.
“Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta qua lễ kỷ niệm Ơn Tha Thứ Assisi trọng đại này là phải từ bỏ tất cả những gì dẫn đến cái chết, tất cả những gì cướp mất khỏi chúng ta lòng thương xót, tha thứ, hòa bình và niềm vui từ Thiên Chúa.” Cha Tổng Phục Vụ nói như trên trong Thánh Lễ tại đền thánh Đức Mẹ Nữ vương các Thánh Thiên Thần ở Assisi. “Chúng ta được mời gọi để sống như con cái yêu dấu của một Thiên Chúa yêu thương, như những người được tiền định cho tự do, cho tình yêu, và cho Thiên Chúa”
Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 2 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu lãnh nhận “Ơn tha thứ Assisi”. Đó là một ơn toàn xá có thể lãnh nhận từ chiều ngày 1 tháng 8 đến nửa đêm ngày 2 tháng 8.
Thánh Phanxicô đã nhận được ơn thiêng liêng này từ Thiên Chúa qua sự can thiệp của Ðức Trinh Nữ Maria.
Ðức Thánh Cha giải thích: “Ðó là ơn toàn xá chúng ta có thể nhận được bằng cách lãnh nhận các bí tích giải tội và Thánh Thể và viếng các nhà thờ giáo xứ hay nhà thờ của dòng Phanxicô, đọc kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và cầu nguyện cho Ðức Giáo hoàng và theo ý của ngài.”
Ngài nhắc rằng “ơn toàn xá có thể được dành cho người đã qua đời” và “điều quan trọng là đặt sự tha thứ của Thiên Chúa, điều “hình thành nên thiên đường” trong chúng ta và xung quanh chúng ta, ở vị trí trung tâm.
Trong bài giảng của ngài ở Assisi, Cha Perry lưu ý rằng lễ kỷ niệm năm 2020 diễn ra trong một bối cảnh rất khác so với các cử hành trước đây vì những hạn chế liên quan đến COVID-19 trong việc đi lại và trong việc tụ họp công cộng. Đó là chưa kể đến các tác động tinh thần và tâm linh của dịch bệnh này và tình trạng cô lập được đặt ra để kiềm chế nó.
Ngài nói:
“Chúng ta phải che mặt mình với các khẩu trang y tế; chúng ta phải giữ khoảng cách xã hội với nhau; chúng ta phải bước đi trong nỗi sợ hãi một kẻ thù vô hình; ít người hành hương có thể tụ tập trong không gian thánh thiêng này trong lễ kỷ niệm cuộc hành hương của chúng ta trong năm nay.”
Nhưng đồng thời, theo Cha Perry, đại dịch này “cũng đã mở mắt cho nhiều người - và tôi hy vọng nó cũng đã mở mắt cho nhiều người trong chúng ta đang có mặt ở đây trong lời cầu nguyện – cho vết thương sâu xa, lâu dài về xã hội và sinh thái âm ỉ ngay dưới bề mặt trong hầu hết nếu không muốn nói là trong tất cả các xã hội”
Những người mà chúng ta có thể gọi là “tầng lớp đặc quyền”, trước đây, có thể đã không nhận ra những kinh nghiệm phải chịu đựng của “những người được xem là tầng lớp thiểu số” trước sự mong manh xã hội và những thử thách trên cơ sở hàng ngày trong phần lớn cuộc đời của họ.
“Điều này đã được chứng minh rõ ràng nhất trong vụ giết hại dã man anh George Floyd, một người đàn ông vô tội người da đen ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ, là người đã bị cảnh sát ghì chặt xuống đến mức ngộp thở. Cha Perry giải thích cho cộng đoàn chủ yếu là người Ý.
Sự bất công như trong cái chết của anh George Floyd không phải là một tội lỗi giới hạn chỏ ở Hoa Kỳ. Những chuyện tương tự như thế cũng xảy ra ở Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil. Đó chỉ là một vài nơi trong đó nhiều người đã bị loại trừ một cách có hệ thống và bị dìm xuống một cuộc sống nghèo đói kinh niên. Hàng triệu người ‘không thể thở nổi’ vì màu da của họ, tầng lớp xã hội mà họ được chỉ định, hay niềm tin tôn giáo của họ.
Theo Cha Perry, bí tích hòa giải và truyền thống của các ân xá tập trung vào những tội lỗi cá nhân. Dù thế, Thánh Phanxicô Assisi biết một cách rõ ràng rằng đau khổ và các thử thách không chỉ giới hạn trên bình diện cá nhân.
“Nhận thức tinh thần của Thánh Phanxicô, lời kêu gào lòng thương xót, tha thứ và hòa giải của ngài cũng có một chiều kích xã hội, mà nếu được chấp nhận và theo đuổi, sẽ tạo ra trong mỗi người chúng ta một sự hoán cải sâu sắc. Sự hoán cải này sẽ tạo ra những thành quả của một cuộc sống chân thực, chính đáng, đầy lòng thương xót và tràn đầy niềm vui như các môn đệ và những người cùng truyền giáo với Chúa Kitô, cùng với Đức Maria và với Thánh Phanxicô”
Đại dịch cũng đang kêu gọi mọi người chú ý đến những bất công kinh tế và những hủy hoại môi trường, ngài nói.
“Những người kiểm soát các lực lượng sản xuất và phân phối kinh tế - các tập đoàn đa quốc gia - đang ngày càng giàu lên với tốc độ đáng báo động, ngay cả trong những thời điểm bấp bênh của đại dịch, trong khi những người nghèo, những người bị loại trừ, những người da màu đang trở nên nghèo hơn, bị thiệt thòi hơn, và bị đẩy đến bờ vực sinh tồn với một tốc độ đáng báo động”
Tham dự “Ơn Tha Thứ Assisi”, theo Cha Perry, phải là một dấu chỉ của sự tìm kiếm “đường lối hướng về Thiên Chúa, hướng về nhau, hướng về bản thân và hướng về tạo vật. Chúng ta đến như anh chị em với nhau, mang trong trái tim, tâm trí và cơ thể của chúng ta mọi sinh vật sống động, để tất cả có thể tham gia vào sức mạnh giải phóng từ tình yêu hòa giải của Thiên Chúa.”
“Ơn tha thứ Assisi” có từ năm 1216, khi Chúa Giêsu, Ðức Trinh Nữ Maria và các thiên thần hiện ra với thánh Phanxicô tại nhà nguyện Portiuncula nhỏ bé, là nhà nguyện mà thánh Phanxicô đã xây dựng ở thị trấn Assisi của Ý.
Khi Chúa Giêsu hỏi thánh Phanxicô ngài muốn điều gì để cứu rỗi các linh hồn, thánh nhân đã xin Chúa ban một ơn toàn xá cho tất cả những người vào nhà nguyện này.
Sau đó ơn toàn xá đã được mở rộng cho bất cứ ai viếng nhà thờ giáo xứ hoặc nhà thờ dòng Phanxicô vào ngày 1 hoặc 2 tháng 8.
Source:CruxConversion has personal, social dimensions, Franciscan leader says
Nhà lãnh đạo người Mỹ của dòng Phanxicô trên toàn thế giới đã sử dụng cái chết của anh George Floyd, một người đàn ông da đen đã chết dưới bàn tay của một nhân viên cảnh sát da trắng ở Minnesota, như một ví dụ về “tội lỗi của xã hội và thể chế” mà các tín hữu phải chống lại nếu họ thật sự nghiêm túc trong cố gắng hoán cải và hòa giải.
“Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta qua lễ kỷ niệm Ơn Tha Thứ Assisi trọng đại này là phải từ bỏ tất cả những gì dẫn đến cái chết, tất cả những gì cướp mất khỏi chúng ta lòng thương xót, tha thứ, hòa bình và niềm vui từ Thiên Chúa.” Cha Tổng Phục Vụ nói như trên trong Thánh Lễ tại đền thánh Đức Mẹ Nữ vương các Thánh Thiên Thần ở Assisi. “Chúng ta được mời gọi để sống như con cái yêu dấu của một Thiên Chúa yêu thương, như những người được tiền định cho tự do, cho tình yêu, và cho Thiên Chúa”
Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật 2 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu lãnh nhận “Ơn tha thứ Assisi”. Đó là một ơn toàn xá có thể lãnh nhận từ chiều ngày 1 tháng 8 đến nửa đêm ngày 2 tháng 8.
Thánh Phanxicô đã nhận được ơn thiêng liêng này từ Thiên Chúa qua sự can thiệp của Ðức Trinh Nữ Maria.
Ðức Thánh Cha giải thích: “Ðó là ơn toàn xá chúng ta có thể nhận được bằng cách lãnh nhận các bí tích giải tội và Thánh Thể và viếng các nhà thờ giáo xứ hay nhà thờ của dòng Phanxicô, đọc kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và cầu nguyện cho Ðức Giáo hoàng và theo ý của ngài.”
Ngài nhắc rằng “ơn toàn xá có thể được dành cho người đã qua đời” và “điều quan trọng là đặt sự tha thứ của Thiên Chúa, điều “hình thành nên thiên đường” trong chúng ta và xung quanh chúng ta, ở vị trí trung tâm.
Trong bài giảng của ngài ở Assisi, Cha Perry lưu ý rằng lễ kỷ niệm năm 2020 diễn ra trong một bối cảnh rất khác so với các cử hành trước đây vì những hạn chế liên quan đến COVID-19 trong việc đi lại và trong việc tụ họp công cộng. Đó là chưa kể đến các tác động tinh thần và tâm linh của dịch bệnh này và tình trạng cô lập được đặt ra để kiềm chế nó.
Ngài nói:
“Chúng ta phải che mặt mình với các khẩu trang y tế; chúng ta phải giữ khoảng cách xã hội với nhau; chúng ta phải bước đi trong nỗi sợ hãi một kẻ thù vô hình; ít người hành hương có thể tụ tập trong không gian thánh thiêng này trong lễ kỷ niệm cuộc hành hương của chúng ta trong năm nay.”
Nhưng đồng thời, theo Cha Perry, đại dịch này “cũng đã mở mắt cho nhiều người - và tôi hy vọng nó cũng đã mở mắt cho nhiều người trong chúng ta đang có mặt ở đây trong lời cầu nguyện – cho vết thương sâu xa, lâu dài về xã hội và sinh thái âm ỉ ngay dưới bề mặt trong hầu hết nếu không muốn nói là trong tất cả các xã hội”
Những người mà chúng ta có thể gọi là “tầng lớp đặc quyền”, trước đây, có thể đã không nhận ra những kinh nghiệm phải chịu đựng của “những người được xem là tầng lớp thiểu số” trước sự mong manh xã hội và những thử thách trên cơ sở hàng ngày trong phần lớn cuộc đời của họ.
“Điều này đã được chứng minh rõ ràng nhất trong vụ giết hại dã man anh George Floyd, một người đàn ông vô tội người da đen ở Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ, là người đã bị cảnh sát ghì chặt xuống đến mức ngộp thở. Cha Perry giải thích cho cộng đoàn chủ yếu là người Ý.
Sự bất công như trong cái chết của anh George Floyd không phải là một tội lỗi giới hạn chỏ ở Hoa Kỳ. Những chuyện tương tự như thế cũng xảy ra ở Anh, Pháp, Ý, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil. Đó chỉ là một vài nơi trong đó nhiều người đã bị loại trừ một cách có hệ thống và bị dìm xuống một cuộc sống nghèo đói kinh niên. Hàng triệu người ‘không thể thở nổi’ vì màu da của họ, tầng lớp xã hội mà họ được chỉ định, hay niềm tin tôn giáo của họ.
Theo Cha Perry, bí tích hòa giải và truyền thống của các ân xá tập trung vào những tội lỗi cá nhân. Dù thế, Thánh Phanxicô Assisi biết một cách rõ ràng rằng đau khổ và các thử thách không chỉ giới hạn trên bình diện cá nhân.
“Nhận thức tinh thần của Thánh Phanxicô, lời kêu gào lòng thương xót, tha thứ và hòa giải của ngài cũng có một chiều kích xã hội, mà nếu được chấp nhận và theo đuổi, sẽ tạo ra trong mỗi người chúng ta một sự hoán cải sâu sắc. Sự hoán cải này sẽ tạo ra những thành quả của một cuộc sống chân thực, chính đáng, đầy lòng thương xót và tràn đầy niềm vui như các môn đệ và những người cùng truyền giáo với Chúa Kitô, cùng với Đức Maria và với Thánh Phanxicô”
Đại dịch cũng đang kêu gọi mọi người chú ý đến những bất công kinh tế và những hủy hoại môi trường, ngài nói.
“Những người kiểm soát các lực lượng sản xuất và phân phối kinh tế - các tập đoàn đa quốc gia - đang ngày càng giàu lên với tốc độ đáng báo động, ngay cả trong những thời điểm bấp bênh của đại dịch, trong khi những người nghèo, những người bị loại trừ, những người da màu đang trở nên nghèo hơn, bị thiệt thòi hơn, và bị đẩy đến bờ vực sinh tồn với một tốc độ đáng báo động”
Tham dự “Ơn Tha Thứ Assisi”, theo Cha Perry, phải là một dấu chỉ của sự tìm kiếm “đường lối hướng về Thiên Chúa, hướng về nhau, hướng về bản thân và hướng về tạo vật. Chúng ta đến như anh chị em với nhau, mang trong trái tim, tâm trí và cơ thể của chúng ta mọi sinh vật sống động, để tất cả có thể tham gia vào sức mạnh giải phóng từ tình yêu hòa giải của Thiên Chúa.”
“Ơn tha thứ Assisi” có từ năm 1216, khi Chúa Giêsu, Ðức Trinh Nữ Maria và các thiên thần hiện ra với thánh Phanxicô tại nhà nguyện Portiuncula nhỏ bé, là nhà nguyện mà thánh Phanxicô đã xây dựng ở thị trấn Assisi của Ý.
Khi Chúa Giêsu hỏi thánh Phanxicô ngài muốn điều gì để cứu rỗi các linh hồn, thánh nhân đã xin Chúa ban một ơn toàn xá cho tất cả những người vào nhà nguyện này.
Sau đó ơn toàn xá đã được mở rộng cho bất cứ ai viếng nhà thờ giáo xứ hoặc nhà thờ dòng Phanxicô vào ngày 1 hoặc 2 tháng 8.
Source:Crux
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Lễ Sinh Giáo Xứ Tụy Hiền Tgp. Hà Nội Việt Nam
Joseph Hùng Lửa
08:30 03/08/2020
Ngày 02/8/2020 vào ngày Chúa Nhật XVIII Thường niên A, cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã dâng thánh lễ cầu cho giáo dân và ra mắt ban lễ sinh giáo xứ Tụy Hiền với thánh bổn mạng là Tarcisio. Tham dự Thánh lễ, có quý ông trong Ban Mục vụ Hội đồng Giáo xứ, các ông, bà trong ban mục vụ các giáo họ cùng 104 em lễ sinh đến từ giáo xứ Tụy Hiền và sáu giáo họ trực thuộc.
Xem hình
Trước Thánh lễ, thầy Gioan Phạm Văn Phúc đã giúp các em học hiểu về thánh quan thày của mình. Thánh Tarcisio sống trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ III. Người là một thiếu niên thường lui tới Hang Toại Đạo thánh Callisto ở Roma này và trung thành chu toàn các bổn phận kitô. Thánh nhân rất yêu mến Thánh Thể và dựa trên một số điểm chúng ta có thể kết luận rằng người đã là một người giúp lễ. Vào các năm đó hoàng đế Valeriano bắt bớ các kitô hữu rất dữ dội, nên các tín hữu kitô bị bó buộc phải lén lút họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ, đôi khi trong chính Hang Toại Đạo, tức các nghĩa trang kitô. Trong tình trạng ấy thói quen đem Mình Thánh
Chúa cho các tín hữu bị tù và người đau yếu ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Một ngày nọ sau khi cử hành Thánh Lễ, vị linh mục hỏi xem ai là người sẵn sàng đem Mình Thánh Chúa cho các anh chị em kitô khác đang chờ được rước Chúa, thì Tarcisio đứng lên nói: “Xin cha sai con đi”. Vị linh mục lưỡng lự vì xem ra Tarcisio qúa trẻ cho một nhiệm vụ quan trong như vậy. Nhưng Tarcisio nói: “Tuổi trẻ của con là sự che chở tốt nhất cho Mình Thánh Chúa”. Vị linh mục bị thuyết phục liền giao Bánh Thánh cực trọng cho Tarcisio và nói: “Tarcisio, con hãy nhớ rằng một kho tàng thiên quốc được giao cho sự che chở yếu đuối của con. Hãy tránh các con đường đông người và đừng quên rằng của thánh không đựơc ném cho chó cũng không được vứt ngọc trai cho heo. Con hãy giữ gìn các Mầu Nhiệm Thánh với lòng trung thành và sự chắc chắn”. Tarcisio trả lời: “Con thà chết còn hơn là nhường các Mầu Nhiệm Thánh ấy”.
Trên đường đi Tarcisio gặp vài người bạn ngoại giáo đang chơi giỡn. Họ mời chú bé cùng tham dự trò chơi với họ. Khi nghe Tarcisio khước từ, lũ bạn đâm nghi ngờ và nhận thấy tay Tarcisio giữ chặt cái gì trên ngực và xem ra muốn bảo vệ. Họ tìm cách giật nó khỏi tay Tarcisio, nhưng vô ích. Thế là cuộc tranh giành càng lúc càng hăng, nhất là khi lũ bạn biết Tarcisio là tín hữu kitô, họ đấm đá và lấy đá ném, nhưng Tarcisio vẫn không nhượng bộ. Tình cờ một sĩ quan tên là Quadrato, cũng đã trở thành kitô hữu một cách kín đáo, đi ngang qua can thiệp, và đem Tarcisio đang hấp hối tới cho vị linh mục. Nhưng khi tới nơi thì Tarcisio đã tắt thở, tay vẫn còn nắm chặt chiếc khăn gói Bánh Thánh trên ngực. Tarcisio đã được chôn cất ngay sau đó tại Hang Toại Đạo thánh Callisto. Đức Giáo Hoàng Damaso đã truyền để lại một bản khắc trên bia mộ của Tarcisio, theo đó chú bé qua đời năm 257. Tử dạo Thư Roma định ngày kính nhớ là 15 tháng 8, và cũng kể lại một truyền thuyết hay đẹp, theo đó người ta đã không tìm thấy Bánh Thánh trong tay hay trong áo của Tarcisio. Và người ta giải thích rằng Bánh Thánh được bênh vực bởi chính mạng sống của vị tử đạo trẻ tuổi, đã trở thành thịt của Tarcisio và biến thành một thân thể, một bánh tinh tuyền duy nhất dâng lên Thiên Chúa. Thánh Tarcisio trở thành vị thánh bổn mạng cho lễ sinh toàn thế giới.
Trong bài giảng, cha xứ Antôn đã mời gọi các bạn lễ sinh hãy học theo người đã dâng lên Chúa 5 cái bánh và 2 con cá để Chúa Giêsu thực hiện phép lạ hóa bánh ra nhiều cho 5 ngàn người ăn no nê. “Giúp lễ hãy dâng cho Chúa thời gian tuổi trẻ của các con để chính Ngài sẽ làm những điều các con không thể để tôn vinh danh Chúa. Các con hãy đọc đi đọc lại điều này như một nguyện tắt nhắc nhở các con hãy sống và noi gương thánh Tarsiciô quan thày: Lạy Chúa, tuổi trẻ của con, thời gian, ước mơ và những cố gắng của con con xin dâng lên Chúa như bánh và cá xin Ngài hãy dùng con như khí cụ nhỏ bé của Chúa và xin hãy thực hiện phép lạ nơi chúng con.” Các em tham dự Thánh lễ trong bầu khi thiêng liêng và sốt sáng, linh động và vui mừng. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha xứ đã động viên, khích lệ các em hãy luôn mang trong mình nhiệt huyết tông đồ, vì chỉ như thế lửa tình yêu Bí tích Thánh thể nơi các em mới luôn sáng và ấm. Ngài cũng không quên gửi lời cám ơn tới những ai đã cộng tác cách này cách khác để làm nên Thánh lễ quan thày và cuộc hạnh ngộ hôm nay. Sau Thánh lễ là tiệc mừng lễ thánh quan thày.
Bài viết và hình ảnh: Joseph Hùng Lửa
Xem hình
Trước Thánh lễ, thầy Gioan Phạm Văn Phúc đã giúp các em học hiểu về thánh quan thày của mình. Thánh Tarcisio sống trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ III. Người là một thiếu niên thường lui tới Hang Toại Đạo thánh Callisto ở Roma này và trung thành chu toàn các bổn phận kitô. Thánh nhân rất yêu mến Thánh Thể và dựa trên một số điểm chúng ta có thể kết luận rằng người đã là một người giúp lễ. Vào các năm đó hoàng đế Valeriano bắt bớ các kitô hữu rất dữ dội, nên các tín hữu kitô bị bó buộc phải lén lút họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và cử hành Thánh Lễ, đôi khi trong chính Hang Toại Đạo, tức các nghĩa trang kitô. Trong tình trạng ấy thói quen đem Mình Thánh
Trên đường đi Tarcisio gặp vài người bạn ngoại giáo đang chơi giỡn. Họ mời chú bé cùng tham dự trò chơi với họ. Khi nghe Tarcisio khước từ, lũ bạn đâm nghi ngờ và nhận thấy tay Tarcisio giữ chặt cái gì trên ngực và xem ra muốn bảo vệ. Họ tìm cách giật nó khỏi tay Tarcisio, nhưng vô ích. Thế là cuộc tranh giành càng lúc càng hăng, nhất là khi lũ bạn biết Tarcisio là tín hữu kitô, họ đấm đá và lấy đá ném, nhưng Tarcisio vẫn không nhượng bộ. Tình cờ một sĩ quan tên là Quadrato, cũng đã trở thành kitô hữu một cách kín đáo, đi ngang qua can thiệp, và đem Tarcisio đang hấp hối tới cho vị linh mục. Nhưng khi tới nơi thì Tarcisio đã tắt thở, tay vẫn còn nắm chặt chiếc khăn gói Bánh Thánh trên ngực. Tarcisio đã được chôn cất ngay sau đó tại Hang Toại Đạo thánh Callisto. Đức Giáo Hoàng Damaso đã truyền để lại một bản khắc trên bia mộ của Tarcisio, theo đó chú bé qua đời năm 257. Tử dạo Thư Roma định ngày kính nhớ là 15 tháng 8, và cũng kể lại một truyền thuyết hay đẹp, theo đó người ta đã không tìm thấy Bánh Thánh trong tay hay trong áo của Tarcisio. Và người ta giải thích rằng Bánh Thánh được bênh vực bởi chính mạng sống của vị tử đạo trẻ tuổi, đã trở thành thịt của Tarcisio và biến thành một thân thể, một bánh tinh tuyền duy nhất dâng lên Thiên Chúa. Thánh Tarcisio trở thành vị thánh bổn mạng cho lễ sinh toàn thế giới.
Trong bài giảng, cha xứ Antôn đã mời gọi các bạn lễ sinh hãy học theo người đã dâng lên Chúa 5 cái bánh và 2 con cá để Chúa Giêsu thực hiện phép lạ hóa bánh ra nhiều cho 5 ngàn người ăn no nê. “Giúp lễ hãy dâng cho Chúa thời gian tuổi trẻ của các con để chính Ngài sẽ làm những điều các con không thể để tôn vinh danh Chúa. Các con hãy đọc đi đọc lại điều này như một nguyện tắt nhắc nhở các con hãy sống và noi gương thánh Tarsiciô quan thày: Lạy Chúa, tuổi trẻ của con, thời gian, ước mơ và những cố gắng của con con xin dâng lên Chúa như bánh và cá xin Ngài hãy dùng con như khí cụ nhỏ bé của Chúa và xin hãy thực hiện phép lạ nơi chúng con.” Các em tham dự Thánh lễ trong bầu khi thiêng liêng và sốt sáng, linh động và vui mừng. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha xứ đã động viên, khích lệ các em hãy luôn mang trong mình nhiệt huyết tông đồ, vì chỉ như thế lửa tình yêu Bí tích Thánh thể nơi các em mới luôn sáng và ấm. Ngài cũng không quên gửi lời cám ơn tới những ai đã cộng tác cách này cách khác để làm nên Thánh lễ quan thày và cuộc hạnh ngộ hôm nay. Sau Thánh lễ là tiệc mừng lễ thánh quan thày.
Bài viết và hình ảnh: Joseph Hùng Lửa
Giáo xứ Bách Tính mừng kỉ niệm 385 năm nơi đây đón nhận Tin Mừng
Triết Giang
09:10 03/08/2020
GP BÙI CHU - sáng ngày 1-8-2020, Giáo xứ Bách Tính mừng kỉ niệm 385 năm nơi đây đón nhận Tin Mừng và 300 năm thành lập giáo xứ cũng là khai mạc Năm thánh của giáo xứ.
Vài dòng lịch sử
Theo sách Khâm sử Việt sử Thông giám cương mục có ghi từ năm 1533 đã có giáo sĩ tên là Inikhu đến giảng đạo ở Trà Lũ, Ninh Cường. Trà Lũ hay Ấp Lũ thuộc xã Giao An, Giao Thủy bây giờ, chỉ cách Bách Tính một con sông. Cho nên, sử sách ghi lại, năm 1635, các tu sĩ dòng Tên đã đến đây giảng đạo và nhiều người ở Bách Tính đã đón nhận Tin mừng. Đến năm 1660, bà con đã góp công, góp của làm được ngôi nhà thờ của giáo họ và nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thày. Bách Tính trở thành cơ sở truyền giáo, các linh mục từ đây tỏa đi các nơi để rao giảng Tin mừng. Năm 1916, Bách Tính gồm 16 giáo họ nằm trên địa bàn 16 xã thuộc huyện Nam Trực bây giờ với hơn 6.000 nhân danh. Do sự phát triển mạnh mẽ cả về số giáo hữu cũng như lòng đạo đức, Đức cha Gioan De Santa Cruz (Thập) đã nâng Bách Tính thành giáo xứ vào năm 1720. Từ đây, giáo xứ Bách Tính có một trang sử mới. Giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh nên tách ra một số giáo xứ mới như Tương Nam năm 1918 thời Đức cha Munagorri Trung. Năm 1920, giáo xứ Hưng Nhượng cũng được tách ra trên cơ sở hai họ Vĩnh Thượng và Vĩnh Hạ. Năm 1925 lại từ ba giáo họ Nam Hưng, Duyên Hưng và Thượng Trang, một giáo xứ mới là Nam Hưng đã ra đời. Bây giờ, sau những thăng trầm của lịch sử, Bách Tính chỉ còn 5 giáo họ với 800 nhân danh.
Bùi Chu là mảnh đất thấm máu đào các thánh Tử đạo thời cấm cách. Bách Tính cũng vậy. Giáo xứ đã ghi nhận có 80 vị hy sinh vì Đức tin và một số vị đã được tôn vinh trong sổ bộ các Thánh. Hiện nay, ở giáo họ nào cũng có đền thờ các vị Tử đạo trang trọng nhất là đền các thánh tử đạo ở cổng nhà thờ Bách Tính. Giai đoạn này, nhà thờ Bách Tính cũng như nhà giáo dân đều bị đốt phá. Tính ra từ năm 1660, Bách Tính đã 4 lần làm nhà thờ. Lần thứ tư dưới thời vua Tự Đức, năm 1859, nhà thờ bị đốt cháy.
Khi đất nước bình yên, bà con giáo dân Bách Tính đã quy tụ để xây dựng lên ngôi thánh đường to lớn vào năm 1930 và khánh thành vào năm 1936 dưới thời cha Đaminh Nguyễn Đức Trị (1929-1936). Nhà thờ dài 60m, rộng 15m. Phần ngang Thánh giá trên gian cung thánh dài 22m. Hai cây tháp vuông, có gọng vó ở trên đỉnh. Nhưng một trận bão lớn đã làm đổ phần chóp nên năm 2010, thời cha Giuse Nguyễn Văn Thiện quản xứ Bách Tính (2010-2015) đã cho làm tháp nhọn như hiện nay, cao 36m.
Bách Tính đã qua nhiều đời linh mục coi sóc. Mỗi vị có dấu ấn riêng cho giáo xứ. Nhưng cha xứ đương nhiệm hiện nay là Giuse Hoàng Văn Tuấn (coi sóc từ tháng 12-2015) đã có công xây dựng Trung tâm Mục vụ hai tầng khang trang, nhà ở cho các sơ Mến Thánh giá. Đặc biệt là củng cố các hội đoàn trong xứ như hội kèn nữ giáo họ Cát hay hội trống Hiền mẫu gòm 60 tay trống nữ.
Bách Tính cũng có nhiều ơn kêu gọi. Hiện giáo xứ đã có hơn 30 linh mục, nam nữ tu sĩ đang phục vụ khắp nơi trong đó có những người nổi tiếng như linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long- nguyên Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam.
Thánh lễ Khai mạc Năm thánh
8h45 sáng ngày 1-8-2020, xe của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục giáo phận Bùi Chu đã đi vào cổng nhà thờ Bách Tính giữa tiếng vỗ tay reo hò của giáo dân cùng tiếng trống, kèn vang dội. Đúng 9h, đoàn rước đưa đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Sau khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ và an tọa, linh mục Gioa Kim Nguyễn Văn Tường –hạt trưởng hạt Bao Đáp đã tuyên đọc Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao do Hồng Y Maurus Placenza- Chánh Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Theo nội dung Sắc lệnh thì đáp lại lời thỉnh cầu của cha xứ Bách Tính Giuse Hoàng Văn Tuấn, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục chính tòa Bùi Chu đã trình lên Đức Thánh Cha xin được mở Năm thánh nhân 300 năm thiết lập giáo xứ Bách Tính (1720-2020) và Đức Thánh Cha đã cho phép xứ Bách Tính được mở Năm thánh từ ngày 1-8 đến ngày 31-10-2020. Các tín hữu tham dự viếng nhà thờ với những điều kiện thông thường thì được ơn Toàn xá.
Mở đầu thánh lễ khai mạc Năm thánh cho xứ Bách Tính, Đức cha Tôma đã chúc mừng giáo xứ sau bao vất vả và cả máu xương để gìn giữ Đức tin giờ đã sinh hoa trái thành một cộng đoàn đông đúc, thành giáo xứ mẹ sinh ra nhiều con cháu. Những tín hữu Bách Tính hôm nay phải nhân ra những hạt giống Tin mừng để xứng đáng với cha ông, với tiền nhân kiên trung, dũng cảm.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha Tôma đã ban phép lành Tòa thánh với ơn Toàn xá cho mọi người tham dự. Thay mặt giáo xứ, vị đại diện đã cảm ơn Đức cha, quý cha và quý cộng đoàn đã đến tham dự thánh lễ khai mạc Năm Thánh của giáo xứ Bách Tính. Một lẵng hoa đã được giáo xứ dâng lên Đức cha giáo phận Bùi Chu. Các giáo xứ con của Bách Tính cũng có lẵng hoa chúc mừng cha xứ Giuse nhân sự kiện trọng đại này.
Vài dòng lịch sử
Theo sách Khâm sử Việt sử Thông giám cương mục có ghi từ năm 1533 đã có giáo sĩ tên là Inikhu đến giảng đạo ở Trà Lũ, Ninh Cường. Trà Lũ hay Ấp Lũ thuộc xã Giao An, Giao Thủy bây giờ, chỉ cách Bách Tính một con sông. Cho nên, sử sách ghi lại, năm 1635, các tu sĩ dòng Tên đã đến đây giảng đạo và nhiều người ở Bách Tính đã đón nhận Tin mừng. Đến năm 1660, bà con đã góp công, góp của làm được ngôi nhà thờ của giáo họ và nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thày. Bách Tính trở thành cơ sở truyền giáo, các linh mục từ đây tỏa đi các nơi để rao giảng Tin mừng. Năm 1916, Bách Tính gồm 16 giáo họ nằm trên địa bàn 16 xã thuộc huyện Nam Trực bây giờ với hơn 6.000 nhân danh. Do sự phát triển mạnh mẽ cả về số giáo hữu cũng như lòng đạo đức, Đức cha Gioan De Santa Cruz (Thập) đã nâng Bách Tính thành giáo xứ vào năm 1720. Từ đây, giáo xứ Bách Tính có một trang sử mới. Giáo xứ đã không ngừng lớn mạnh nên tách ra một số giáo xứ mới như Tương Nam năm 1918 thời Đức cha Munagorri Trung. Năm 1920, giáo xứ Hưng Nhượng cũng được tách ra trên cơ sở hai họ Vĩnh Thượng và Vĩnh Hạ. Năm 1925 lại từ ba giáo họ Nam Hưng, Duyên Hưng và Thượng Trang, một giáo xứ mới là Nam Hưng đã ra đời. Bây giờ, sau những thăng trầm của lịch sử, Bách Tính chỉ còn 5 giáo họ với 800 nhân danh.
Bùi Chu là mảnh đất thấm máu đào các thánh Tử đạo thời cấm cách. Bách Tính cũng vậy. Giáo xứ đã ghi nhận có 80 vị hy sinh vì Đức tin và một số vị đã được tôn vinh trong sổ bộ các Thánh. Hiện nay, ở giáo họ nào cũng có đền thờ các vị Tử đạo trang trọng nhất là đền các thánh tử đạo ở cổng nhà thờ Bách Tính. Giai đoạn này, nhà thờ Bách Tính cũng như nhà giáo dân đều bị đốt phá. Tính ra từ năm 1660, Bách Tính đã 4 lần làm nhà thờ. Lần thứ tư dưới thời vua Tự Đức, năm 1859, nhà thờ bị đốt cháy.
Khi đất nước bình yên, bà con giáo dân Bách Tính đã quy tụ để xây dựng lên ngôi thánh đường to lớn vào năm 1930 và khánh thành vào năm 1936 dưới thời cha Đaminh Nguyễn Đức Trị (1929-1936). Nhà thờ dài 60m, rộng 15m. Phần ngang Thánh giá trên gian cung thánh dài 22m. Hai cây tháp vuông, có gọng vó ở trên đỉnh. Nhưng một trận bão lớn đã làm đổ phần chóp nên năm 2010, thời cha Giuse Nguyễn Văn Thiện quản xứ Bách Tính (2010-2015) đã cho làm tháp nhọn như hiện nay, cao 36m.
Bách Tính đã qua nhiều đời linh mục coi sóc. Mỗi vị có dấu ấn riêng cho giáo xứ. Nhưng cha xứ đương nhiệm hiện nay là Giuse Hoàng Văn Tuấn (coi sóc từ tháng 12-2015) đã có công xây dựng Trung tâm Mục vụ hai tầng khang trang, nhà ở cho các sơ Mến Thánh giá. Đặc biệt là củng cố các hội đoàn trong xứ như hội kèn nữ giáo họ Cát hay hội trống Hiền mẫu gòm 60 tay trống nữ.
Bách Tính cũng có nhiều ơn kêu gọi. Hiện giáo xứ đã có hơn 30 linh mục, nam nữ tu sĩ đang phục vụ khắp nơi trong đó có những người nổi tiếng như linh mục nhạc sư Phêrô Kim Long- nguyên Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam.
Thánh lễ Khai mạc Năm thánh
8h45 sáng ngày 1-8-2020, xe của Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục giáo phận Bùi Chu đã đi vào cổng nhà thờ Bách Tính giữa tiếng vỗ tay reo hò của giáo dân cùng tiếng trống, kèn vang dội. Đúng 9h, đoàn rước đưa đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Sau khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ và an tọa, linh mục Gioa Kim Nguyễn Văn Tường –hạt trưởng hạt Bao Đáp đã tuyên đọc Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao do Hồng Y Maurus Placenza- Chánh Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Theo nội dung Sắc lệnh thì đáp lại lời thỉnh cầu của cha xứ Bách Tính Giuse Hoàng Văn Tuấn, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục chính tòa Bùi Chu đã trình lên Đức Thánh Cha xin được mở Năm thánh nhân 300 năm thiết lập giáo xứ Bách Tính (1720-2020) và Đức Thánh Cha đã cho phép xứ Bách Tính được mở Năm thánh từ ngày 1-8 đến ngày 31-10-2020. Các tín hữu tham dự viếng nhà thờ với những điều kiện thông thường thì được ơn Toàn xá.
Mở đầu thánh lễ khai mạc Năm thánh cho xứ Bách Tính, Đức cha Tôma đã chúc mừng giáo xứ sau bao vất vả và cả máu xương để gìn giữ Đức tin giờ đã sinh hoa trái thành một cộng đoàn đông đúc, thành giáo xứ mẹ sinh ra nhiều con cháu. Những tín hữu Bách Tính hôm nay phải nhân ra những hạt giống Tin mừng để xứng đáng với cha ông, với tiền nhân kiên trung, dũng cảm.
Kết thúc thánh lễ, Đức cha Tôma đã ban phép lành Tòa thánh với ơn Toàn xá cho mọi người tham dự. Thay mặt giáo xứ, vị đại diện đã cảm ơn Đức cha, quý cha và quý cộng đoàn đã đến tham dự thánh lễ khai mạc Năm Thánh của giáo xứ Bách Tính. Một lẵng hoa đã được giáo xứ dâng lên Đức cha giáo phận Bùi Chu. Các giáo xứ con của Bách Tính cũng có lẵng hoa chúc mừng cha xứ Giuse nhân sự kiện trọng đại này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tám Tháng Rồi, Người Sợ Người
Lm. Nguyễn Trung Tây
22:35 03/08/2020
từ những ngày cuối cùng tháng 12 năm ngoái!
Như một sát thủ máu lạnh,
SARS-CoV-2 xuất hiện tại phố Vũ Hán!
Đầu đội vương miện,
Coronavirus chủng mới hạ gục chủng người.
Trên tất cả, vi khuẩn SARS-CoV-2 đã đổi thay thế giới!
Năm 2019 và năm 2020, khác nhau, hoàn toàn khác!
Người và người năm 2020 sống ngược lại cách vẫn thường sống năm 2019 và những năm trước đó.
Từ ngày Covid-19 phát tác,
người sợ người, sợ nhau thật tình!
Tình yêu trai gái tưởng là khó khăn nào cũng sẽ vượt qua. Thật vậy!
Nhưng không – một chữ không thật tình to tướng – chỉ mới đây thôi,
ngay cả trong tình yêu, người vẫn sợ người!
Ai biết đâu hắn – thiếu gia – nhưng đã dính SARS-CoV-2!
Cho nên ho như người ho lao!
Thôi! Chào!
Ai biết đâu cô gái tuổi 18 xinh đẹp như siêu mẫu dáng cao cao!
Đôi môi đỏ tươi nhìn ngon như trái táo,
Nhưng thân nhiệt hai tuần rồi liên tục đo cao,
cũng bởi vi khuẩn SARS-CoV-2!
Bởi người sợ người,
người không (được phép) hoặc muốn đi ra ngoài,
người không (được phép) hoặc muốn đi học,
người không (được phép) hoặc muốn đi làm,
người không (được phép) hoặc muốn đi chợ,
người không (được phép) hoặc muốn đi ăn Phở uống càfe.
Cứ như người và người giờ này đang sống ở thế giới Black Hole,
một nơi hiện tượng vật lý (có lẽ) hoàn toàn ngược lại với đời sống vật lý ở Trái Đất.
Giờ này nếu (lỡ) gặp nhau ngoài phố,
Người khó nhận người, bởi ai cũng phải đeo khẩu trang mầu xanh xanh nước biển!
Cứ y như trái đất giờ này hóa ra phòng mổ!
Giờ này nếu (lỡ) nhận được quả bom tin: “Covid-19 đã ghé vào phố…, ”
những phố chung quanh gần xa, hoặc thủ đô, hoặc thành phố lớn,
tự dưng vắng tanh như làng quê họp chợ phiên vào lúc chạng vạng tối.
Người và người rút hết!
Thôi! Ở yên trong nhà cho chắc ăn!
Cũng bởi sợ!
Giờ này người và người chỉ muốn dọn dẹp, ôm hành lý, quay về lại năm 2019,
hoặc nhảy thẳng tới năm 2021.
Trước khi ngồi lên yên xe đạp, đạp quay về lại phố nhỏ, hoặc đạp thẳng tới tương lai
người và người giơ tay lên, bôi bôi, xóa xóa 4 con số 2, 0, 2, 0.
Hai con số 20 ơi, xin chào mi!
Nếu không có thuốc chủng ngừa,
(vaccine, một sự thật, khá phũ phàng!)
người và người sẽ tiếp tục trốn trong nhà bởi sợ.
Trốn trong nhà, bởi tự nguyện (giãn cách) hoặc bởi bị bắt buộc,
người và người lại có dịp nhớ người và yêu người nhiều hơn!
Cũng là một cảm nghiệm mặc dù một cảm nghiệm mỏi mệt!
Từ ngày SARS-CoV-2 ghé vào phá nát đời sống thường nhật,
người và người đêm đêm vẫn ngẩng mặt nhìn trời, và gọi.
Riêng người bắt nguồn từ phố nhỏ Nazareth sẽ gọi,
“Xin Chúa thương xót chúng con!”
Vùng đất bắt nguồn từ Phú Thọ thì khác, người ta gọi to,
“Bố ơi! Về cứu!”
Hy vọng một ngày thật gần,
khi đó thuốc chủng đã xuất hiện, bởi Trời cao nghiêng tai lắng nghe, và Bố đã quay về!
người và người rộn ràng bước ra đường,
gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng.
Khi đó, người người cùng hát vang lời ca,
"Bài bình ca người thôi, không còn sợ người!"
VietCatholic TV
Thành tích bất hảo của Trung Quốc gây khó khăn và làm mất uy tín những ai muốn đối thoại với chúng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:11 03/08/2020
Trong mấy năm qua, Trung Quốc đã công khai bách hại các tín hữu Công Giáo tại Hoa Lục, giam cầm hàng giáo sĩ, bắt các ngài gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước, triệt hạ thánh giá, san bằng các nhà thờ và cướp đoạt các cơ sở của Giáo Hội. Trẻ con không được đến nhà thờ, ảnh tượng Chúa và Đức Mẹ bị giật xuống thay bằng ảnh của Mao Chủ Tịch và Tập Đại Đế. Bọn cầm quyền Trung Quốc còn giam cầm hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung lao động, buộc phụ nữ Hồi Giáo triệt sản. Để bù đắp những sai lầm của chính sách dân số, nhiều phụ nữ ở các quốc gia láng giềng bị bọn buôn người đưa vào Trung Quốc. Gần đây nhất là tình trạng hạn chế tự do tại Hương Cảng. Những thành tích bất hảo này của Trung Quốc, theo Elise Ann Allen của tờ Crux, đang tạo ra các áp lực rất mạnh trên sự im lặng của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Pressure on Francis increases over human rights in China
Áp lực lên Đức Thánh Cha Phanxicô đang gia tăng trước tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc
Elise Ann Allen
Khi chính quyền trung ương Trung Quốc siết chặt quyền tự do ở Hương Cảng và khi thế giới tiếp tục nghe những tin tức về sự đàn áp người dân thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Hoa Lục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang là mục tiêu của các áp lực quốc tế ngày càng gia tăng trước sự do dự của ngài.
Sự im lặng này từ một trong những nhà vô địch chống áp bức mạnh nhất trên thế giới là chủ đề của một bài báo mới trên tạp chí Foreign Policy - Chính Sách Đối Ngoại - của Benedict Rogers - Trưởng nhóm Đông Á tại Christian Solidarity Worldwide và là người sáng lập Hong Kong Watch. Ông Rogers nói trong bài viết rằng ông là một người cải đạo sang Công Giáo và thông cảm với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng cho biết ông rất bối rối trước những “sai lầm tệ hại” trong việc đối phó với Trung Quốc của ngài.
Trong bài báo, Rogers trích dẫn các tuyên bố của các nhân vật công chúng như Marie van der Zyl, chủ tịch Hội đồng Đại biểu người Do Thái tại Anh, là người hồi đầu tháng này đã viết một lá thư cho Đại sứ Trung Quốc tại London so sánh tình hình của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc với tình cảnh người Do Thái trong vụ Diệt Chủng của Quốc Xã Đức.
Trong lá thư, Van der Zyl đã chỉ ra những gì cô cho là những điểm tương đồng giữa các báo cáo về những chuyện đã xảy ra với những người Duy Ngô Nhĩ và những gì đã xảy ra trong các trại tập trung của phát xít Đức: “Người ta bị tống lên tàu hỏa; râu của những giáo sĩ bị cạo; phụ nữ bị triệt sản; và những bóng ma nghiệt ngã trong các trại tập trung.
Maajid Nawaz, một nhà hoạt động chống chủ nghĩa Hồi giáo nổi tiếng của Anh, đã tuyệt thực và thúc đẩy một cuộc tranh luận tại quốc hội về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì chính sách của chúng đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Trong một tuyên bố đưa ra vào tuần trước, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện nói rằng, “Ở Trung Quốc, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt những điều có thể coi là những tội ác tập thể tồi tệ nhất trong thế giới đương đại và tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy điều tra.”
Trong bài viết của mình, Rogers ghi nhận rằng cho đến nay, không có chính quyền nào trong các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo dám ra mặt lên án tình hình của người Duy Ngô Nhĩ, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Canterbury, người đứng đầu Cộng đồng Anh giáo, cũng không dám làm phật lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, Rogers nói, trong tất cả những sự im lặng này, “sự im lặng Đức Thánh Cha Phanxicô là cú sốc lớn nhất”, vì ngài thường thẳng thắn lên tiếng thay mặt cho những người bị áp bức.
Trong quá khứ, Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi thay mặt cho những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện. Khi ngài đến thăm nước này vào tháng 12 năm 2017, ngài đã tế nhị tránh sử dụng thuật ngữ “Rohingya” để khỏi kích động người chủ nhà của mình. Tuy nhiên, ngay khi đến Bangladesh cho chặng tiếp theo của chuyến tông du, ngài đã sử dụng tên gọi này khi gặp một nhóm người tị nạn Rohingya.
Ngài cũng không né tránh việc chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ khi sử dụng từ “diệt chủng” trong một Thánh Lễ vào năm 2015 kỷ niệm 100 năm cuộc thảm sát hàng loạt người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Đó là một hành động đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại sứ về nước trong vài tháng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần ủng hộ việc chấm dứt xung đột ở Syria, Yemen, Ukraine và Nigeria, và gần đây cho biết ngài “đau buồn sâu sắc” trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia của Istanbul thành một đền thờ Hồi Giáo.
Tuy nhiên, trong tất cả các lời kêu gọi của ngài, người ta dễ thấy Trung Quốc đã vắng mặt, bất kể sự chú ý ngày càng gia tăng đối với người Duy Ngô Nhĩ, việc áp dụng luật an ninh mới ở Hương Cảng và sự quấy rối liên tục các giáo sĩ Công Giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã bị chỉ trích mạnh trong những tháng gần đây vì hồ sơ buôn người, đặc biệt là buôn bán cô dâu từ các nước láng giềng và thậm chí đến tận châu Phi.
Trong báo cáo về nạn Buôn Người năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đặt Trung Quốc lên Cấp 3, cùng với Nam Sudan, Bắc Triều Tiên, Syria, Afghanistan, Eritrea, Nicaragua, Venezuela và Nga, trong số những nước khác.
Theo một báo cáo gần đây từ Human Rights Watch có tựa đề, “Give Us a Baby and We’ll Let You Go: Trafficking of Kachin ‘Brides’ from Myanmar to China”, nghĩa là “Đẻ Cho Chúng Tôi Một Đứa Con Rồi Chúng Tôi Sẽ Trả Tự Do Cho Cô: Nạn Buôn Bán ‘Cô Dâu’ Từ Kachin, Miến Điện Sang Trung Quốc”, Hoa Kỳ cho biết ít nhất 226 phụ nữ đã bị buôn bán từ Miến Điện sang Trung Quốc vào năm 2017, và Bộ phúc lợi xã hội Miến Điện đã hỗ trợ cho khoảng từ 100 đến 200 phụ nữ bị buôn bán trở về từ Trung Quốc mỗi năm.
Đầu năm nay, Bộ Nội vụ Campuchia đã báo cáo rằng ít nhất 112 phụ nữ từ quốc gia này đã bị buôn bán làm cô dâu cho Trung Quốc vào năm 2019.
Nhà hoạt động cho quyền của phụ nữ Reggie Littlejohn, là người sáng lập Women’s Rights Without Frontiers, nghĩa là tổ chức Không Biên Giới Về Quyền Của Phụ Nữ gọi thống kê về tình trạng nô lệ tình dục ở Trung Quốc là “quá đau lòng”.
“Do sự kết hợp chết người giữa thành kiến ưa thích con trai và một giới hạn cưỡng chế về sinh đẻ rất thấp, các bé gái bị phá thai có chọn lọc, bị bỏ rơi, và thậm chí bị giết sau khi đã chào đời” bà nói thêm rằng: “Sự sụp đổ của chính sách kiểm soát dân số này dẫn đến việc hình thành thị trường hôn nhân tại Trung Quốc, trong đó bọn cầm quyền nhắm mắt làm ngơ cho việc buôn bán tình dục - và trong một số trường hợp, thậm chí còn tạo điều kiện cho nó xảy ra”.
Cô cũng lên án hành động của Trung Quốc chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc, và nói rằng tội ác chống lại họ bao gồm “lao động cưỡng bức, phá thai cưỡng bức và triệt sản ngoài ý muốn”.
Trong bài viết của mình, Rogers cho rằng sự im lặng của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Trung Quốc về tất cả các vấn đề này là kết quả của thỏa thuận năm 2018 giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục, mà việc gia hạn hiện đang được đàm phán.
Rogers lặp lại những lời chỉ trích của nhiều nhà phê bình Đức Thánh Cha Phanxicô, và nói rằng qua thỏa thuận này, Trung Quốc đã “mua đứt” sự im lặng của Đức Giáo Hoàng, vì ngài khó có thể thực hiện bất kỳ tuyên bố công khai lên án nào trong khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành.
Nhiều chuyên gia đã lập luận rằng rất ít thay đổi sẽ được thực hiện như là kết quả của thỏa thuận, chưa có giáo sĩ bị cầm tù nào đã được thả ra, và thậm chí trên thực tế, một số người đã bị giam giữ hoặc bị bắt trong hai năm qua.
Trong bài viết của mình, Rogers cho rằng bây giờ là thời gian để các nhà lãnh đạo Kitô giáo như Đức Tổng Giám Mục Welby và Đức Thánh Cha Phanxicô “tỉnh thức” và xem xét quan điểm của mình cho đến thời điểm hiện nay.
“Các ngài cần phải là những dấu chỉ rõ ràng cho thấy các ngài tin vào những lời dạy từ đức tin của mình – về nhân phẩm, tự do, và công lý – là những điều quan trọng hơn bất kỳ giao dịch mờ ám nào với một chế độ tàn bạo. Các ngài cần phải từ bỏ sự ngây thơ. Các ngài cần phải nói rằng các ngài sẽ không thỏa hiệp khi nói đến mạng sống và phẩm giá con người, ” ông nói.
Nhắc đến Dietrich Bonhoeffer, một mục sư Tin Lành, là người đã dám đứng lên chống lại Adolf Hitler, Rogers nhấn mạnh rằng Bonhoeffer đã làm đúng khi ông nói rằng “ Im lặng khi đối mặt với cái ác tự nó là một cái ác... không nói thực ra cũng là nói. Không hành động thực ra cũng là hành động.”
Source:CruxPressure on Francis increases over human rights in China
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Pressure on Francis increases over human rights in China
Áp lực lên Đức Thánh Cha Phanxicô đang gia tăng trước tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc
Elise Ann Allen
Khi chính quyền trung ương Trung Quốc siết chặt quyền tự do ở Hương Cảng và khi thế giới tiếp tục nghe những tin tức về sự đàn áp người dân thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Hoa Lục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang là mục tiêu của các áp lực quốc tế ngày càng gia tăng trước sự do dự của ngài.
Sự im lặng này từ một trong những nhà vô địch chống áp bức mạnh nhất trên thế giới là chủ đề của một bài báo mới trên tạp chí Foreign Policy - Chính Sách Đối Ngoại - của Benedict Rogers - Trưởng nhóm Đông Á tại Christian Solidarity Worldwide và là người sáng lập Hong Kong Watch. Ông Rogers nói trong bài viết rằng ông là một người cải đạo sang Công Giáo và thông cảm với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng cho biết ông rất bối rối trước những “sai lầm tệ hại” trong việc đối phó với Trung Quốc của ngài.
Trong bài báo, Rogers trích dẫn các tuyên bố của các nhân vật công chúng như Marie van der Zyl, chủ tịch Hội đồng Đại biểu người Do Thái tại Anh, là người hồi đầu tháng này đã viết một lá thư cho Đại sứ Trung Quốc tại London so sánh tình hình của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc với tình cảnh người Do Thái trong vụ Diệt Chủng của Quốc Xã Đức.
Trong lá thư, Van der Zyl đã chỉ ra những gì cô cho là những điểm tương đồng giữa các báo cáo về những chuyện đã xảy ra với những người Duy Ngô Nhĩ và những gì đã xảy ra trong các trại tập trung của phát xít Đức: “Người ta bị tống lên tàu hỏa; râu của những giáo sĩ bị cạo; phụ nữ bị triệt sản; và những bóng ma nghiệt ngã trong các trại tập trung.
Maajid Nawaz, một nhà hoạt động chống chủ nghĩa Hồi giáo nổi tiếng của Anh, đã tuyệt thực và thúc đẩy một cuộc tranh luận tại quốc hội về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì chính sách của chúng đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Trong một tuyên bố đưa ra vào tuần trước, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện nói rằng, “Ở Trung Quốc, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt những điều có thể coi là những tội ác tập thể tồi tệ nhất trong thế giới đương đại và tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy điều tra.”
Trong bài viết của mình, Rogers ghi nhận rằng cho đến nay, không có chính quyền nào trong các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo dám ra mặt lên án tình hình của người Duy Ngô Nhĩ, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Canterbury, người đứng đầu Cộng đồng Anh giáo, cũng không dám làm phật lòng Trung Quốc. Tuy nhiên, Rogers nói, trong tất cả những sự im lặng này, “sự im lặng Đức Thánh Cha Phanxicô là cú sốc lớn nhất”, vì ngài thường thẳng thắn lên tiếng thay mặt cho những người bị áp bức.
Trong quá khứ, Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi thay mặt cho những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện. Khi ngài đến thăm nước này vào tháng 12 năm 2017, ngài đã tế nhị tránh sử dụng thuật ngữ “Rohingya” để khỏi kích động người chủ nhà của mình. Tuy nhiên, ngay khi đến Bangladesh cho chặng tiếp theo của chuyến tông du, ngài đã sử dụng tên gọi này khi gặp một nhóm người tị nạn Rohingya.
Ngài cũng không né tránh việc chọc giận Thổ Nhĩ Kỳ khi sử dụng từ “diệt chủng” trong một Thánh Lễ vào năm 2015 kỷ niệm 100 năm cuộc thảm sát hàng loạt người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Đó là một hành động đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại sứ về nước trong vài tháng.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần ủng hộ việc chấm dứt xung đột ở Syria, Yemen, Ukraine và Nigeria, và gần đây cho biết ngài “đau buồn sâu sắc” trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia của Istanbul thành một đền thờ Hồi Giáo.
Tuy nhiên, trong tất cả các lời kêu gọi của ngài, người ta dễ thấy Trung Quốc đã vắng mặt, bất kể sự chú ý ngày càng gia tăng đối với người Duy Ngô Nhĩ, việc áp dụng luật an ninh mới ở Hương Cảng và sự quấy rối liên tục các giáo sĩ Công Giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã bị chỉ trích mạnh trong những tháng gần đây vì hồ sơ buôn người, đặc biệt là buôn bán cô dâu từ các nước láng giềng và thậm chí đến tận châu Phi.
Trong báo cáo về nạn Buôn Người năm 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đặt Trung Quốc lên Cấp 3, cùng với Nam Sudan, Bắc Triều Tiên, Syria, Afghanistan, Eritrea, Nicaragua, Venezuela và Nga, trong số những nước khác.
Theo một báo cáo gần đây từ Human Rights Watch có tựa đề, “Give Us a Baby and We’ll Let You Go: Trafficking of Kachin ‘Brides’ from Myanmar to China”, nghĩa là “Đẻ Cho Chúng Tôi Một Đứa Con Rồi Chúng Tôi Sẽ Trả Tự Do Cho Cô: Nạn Buôn Bán ‘Cô Dâu’ Từ Kachin, Miến Điện Sang Trung Quốc”, Hoa Kỳ cho biết ít nhất 226 phụ nữ đã bị buôn bán từ Miến Điện sang Trung Quốc vào năm 2017, và Bộ phúc lợi xã hội Miến Điện đã hỗ trợ cho khoảng từ 100 đến 200 phụ nữ bị buôn bán trở về từ Trung Quốc mỗi năm.
Đầu năm nay, Bộ Nội vụ Campuchia đã báo cáo rằng ít nhất 112 phụ nữ từ quốc gia này đã bị buôn bán làm cô dâu cho Trung Quốc vào năm 2019.
Nhà hoạt động cho quyền của phụ nữ Reggie Littlejohn, là người sáng lập Women’s Rights Without Frontiers, nghĩa là tổ chức Không Biên Giới Về Quyền Của Phụ Nữ gọi thống kê về tình trạng nô lệ tình dục ở Trung Quốc là “quá đau lòng”.
“Do sự kết hợp chết người giữa thành kiến ưa thích con trai và một giới hạn cưỡng chế về sinh đẻ rất thấp, các bé gái bị phá thai có chọn lọc, bị bỏ rơi, và thậm chí bị giết sau khi đã chào đời” bà nói thêm rằng: “Sự sụp đổ của chính sách kiểm soát dân số này dẫn đến việc hình thành thị trường hôn nhân tại Trung Quốc, trong đó bọn cầm quyền nhắm mắt làm ngơ cho việc buôn bán tình dục - và trong một số trường hợp, thậm chí còn tạo điều kiện cho nó xảy ra”.
Cô cũng lên án hành động của Trung Quốc chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc, và nói rằng tội ác chống lại họ bao gồm “lao động cưỡng bức, phá thai cưỡng bức và triệt sản ngoài ý muốn”.
Trong bài viết của mình, Rogers cho rằng sự im lặng của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Trung Quốc về tất cả các vấn đề này là kết quả của thỏa thuận năm 2018 giữa Vatican và Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục, mà việc gia hạn hiện đang được đàm phán.
Rogers lặp lại những lời chỉ trích của nhiều nhà phê bình Đức Thánh Cha Phanxicô, và nói rằng qua thỏa thuận này, Trung Quốc đã “mua đứt” sự im lặng của Đức Giáo Hoàng, vì ngài khó có thể thực hiện bất kỳ tuyên bố công khai lên án nào trong khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành.
Nhiều chuyên gia đã lập luận rằng rất ít thay đổi sẽ được thực hiện như là kết quả của thỏa thuận, chưa có giáo sĩ bị cầm tù nào đã được thả ra, và thậm chí trên thực tế, một số người đã bị giam giữ hoặc bị bắt trong hai năm qua.
Trong bài viết của mình, Rogers cho rằng bây giờ là thời gian để các nhà lãnh đạo Kitô giáo như Đức Tổng Giám Mục Welby và Đức Thánh Cha Phanxicô “tỉnh thức” và xem xét quan điểm của mình cho đến thời điểm hiện nay.
“Các ngài cần phải là những dấu chỉ rõ ràng cho thấy các ngài tin vào những lời dạy từ đức tin của mình – về nhân phẩm, tự do, và công lý – là những điều quan trọng hơn bất kỳ giao dịch mờ ám nào với một chế độ tàn bạo. Các ngài cần phải từ bỏ sự ngây thơ. Các ngài cần phải nói rằng các ngài sẽ không thỏa hiệp khi nói đến mạng sống và phẩm giá con người, ” ông nói.
Nhắc đến Dietrich Bonhoeffer, một mục sư Tin Lành, là người đã dám đứng lên chống lại Adolf Hitler, Rogers nhấn mạnh rằng Bonhoeffer đã làm đúng khi ông nói rằng “ Im lặng khi đối mặt với cái ác tự nó là một cái ác... không nói thực ra cũng là nói. Không hành động thực ra cũng là hành động.”
Source:Crux
Linh mục ở Michoacan, Mễ Tây Cơ bị đâm 15 nhát dao, đang nguy kịch. Xin cầu nguyện cho ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:31 03/08/2020
1. Linh mục ở Michoacan, Mễ Tây Cơ bị đâm 15 nhát dao
Trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Cha Agustin Patiño đã bị đâm đến 15 nhát ngay trong nhà xứ của ngài ở giáo xứ Del Refugio ở quận Briseñas, Michoacan. Ba 3 tên tội phạm đã xâm nhập với ý định trộm cắp và đã đâm ngài túi bụi khi bị phát hiện.
Theo báo cáo ban đầu của cảnh sát địa phương, những tên trộm đã vào giáo xứ Del Refugio vào chiều ngày 28 tháng 7. Vị linh mục hiện đang vật lộn giữa sự sống và cái chết trong bệnh viện ở Uruapan.
Trong thời gian gần đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López.
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.
Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Từ năm 2012 đến nay, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:FidesPriest in Michoacan seriously wounded
2. Lần thứ ba giáo phận Hương Cảng ngưng các Thánh lễ có giáo dân tham dự.
Giáo phận Hương Cảng đã đình chỉ vô hạn định tất cả Thánh lễ có giáo dân sau khi các trường hợp nhiễm Covid-19 gia tăng trong làn sóng lây nhiễm thứ ba tại đây.
Trong một thông cáo trước đây, Ðức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám quản Tông tòa của Hương Cảng, nói rằng các nhà thờ và nhà nguyện sẽ phải ngưng tất cả Thánh lễ có giáo dân từ ngày 15 đến 28 tháng 07 để giảm thiểu giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng bao nhiêu có thể.
Tuy nhiên, hết hạn trên, giáo phận đã phải đình chỉ vô hạn định tất cả các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Ðức Hồng Y đã yêu cầu các tín hữu tham dự Thánh lễ Chúa Nhật online trên trang web của giáo phận. Trang web này cũng truyền phát các Thánh lễ hàng ngày và các cử hành phụng vụ khác.
Ðức Hồng Y cho biết các giáo xứ vẫn mở cửa nhà thờ cho các cá nhân đến cầu nguyện. Người dân phải đeo khẩu trang, khử trùng tay, đo thân nhiệt và giữ luật khoảng cách xã hội. Ngài cũng yêu cầu ngưng cử hành các bí tích như rửa tội, rước lễ lần đầu và Thêm sức. Ðối với các đám cưới và đám tang, ngài hướng dẫn rằng không quá 20 người tham dự.
Ðây là lần thứ ba giáo phận Hương Cảng phải ngưng các Thánh lễ có giáo dân sau khi đại dịch bắt đầu lây lan. Lần thứ nhất, Thánh lễ bị đình chỉ từ ngày 14 tháng 02 và được cử hành lại từ ngày 01 tháng 06, sau hơn 3 tháng đình chỉ.
Chính quyền Ðặc khu hành chính Hương Cảng đã áp dụng một biện pháp giữ khoảng cách xã hội mới nghiêm ngặt từ nửa đêm ngày 14 tháng 07, nghiêm ngặt nhất tại trung tâm tài chính Á châu này kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng Giêng. Chính quyền đã giảm các cuộc tụ họp tập thể từ 50 người xuống còn 4 người - một biện pháp được áp dụng trong đợt lây nhiễm thứ hai vào tháng Ba. Các trường học phải đóng cửa từ ngày 10 tháng 07 và kỳ nghỉ hè diễn ra giữa bối cảnh lo ngại về một đợt lây nhiễm mới trong lãnh thổ này. Những người sử dụng phương tiện công cộng phải đeo khẩu trang. Người vi phạm có thể bị phạt 5, 000 đô la Hương Cảng, tương đương với 645 đô la Mỹ.
3. Hạ viện Hoa Kỳ đồng thanh lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Dân biểu Dina Titus đã dẫn đầu một nỗ lực tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây căng thẳng tôn giáo trên toàn thế giới khi biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Hạ viện Mỹ đã đồng tấm nhất trí thông qua một tuyên bố do Dân biểu Dina Titus đơn vị Nevada đệ trình nhằm phản đối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố HR 7608 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức “tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây ra xúc khắc và chà đạp tình cảm tôn giáo khi thay đổi trạng thái của Hagia Sophia, một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, và là một di sản tinh thần đáng kể đối với người dân của nhiều tín ngưỡng.”
Khi Hạ viện Hoa Kỳ đang thực hiện cuộc thảo luận này, Tổng Giám mục Chính thống Hy Lạp tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Elpidophoros đã có mặt trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence để bày tỏ mối quan ngại của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp trong việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi đó, chính phủ Syria đang có kế hoạch xây dựng một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, với sự hỗ trợ từ Nga, như một sự phản đối quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ chính tòa Byzantine nổi tiếng trở lại thành một đền thờ Hồi giáo.
Theo các phương tiện truyền thông của Li Băng, Ðức Cha Nicola Baalbaki, Tổng giám mục Chính thống Hy Lạp của Hama, đã phê duyệt việc xây dựng một nhà thờ mới, được xây dựng như một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, tại thành phố Suqaylabiyah, nơi có đa số dân theo Chính thống Hy Lạp.
Thời báo Thành phố Hy Lạp cho biết ý tưởng cho nhà thờ mới bắt nguồn từ Nabeul Al-Abdullah, một nhà lãnh đạo của Lực lượng Quốc phòng, nhóm ủng hộ chính phủ Syria. Abdullah đã hiến mảnh đất, trên đó nhà thờ mới sẽ được xây dựng. Ông cũng đảm bảo chấp thuận dự án, cũng như sự hỗ trợ từ các quan chức Nga, hiện đang giúp lên kế hoạch xây dựng nhà thờ.
Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria chống lại phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở phía tây đất nước trong cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria.
Ðền thờ Hagia Sophia - Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa - được xây dựng vào năm 537 như nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Năm 1453, sau khi đế quốc Ottoman chiếm thành phố này, đền thờ bị biến thành đền thờ Hồi giáo. Năm 1934, đền thờ được chuyển thành bảo tàng viện. Ngày 10 tháng 07 năm 2020, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký sắc lệnh biến nó thành đền thờ Hồi giáo và ngày 24 tháng 07 năm 2020, buổi cầu nguyện đầu tiên của Hồi giáo đã diễn ra trong đền thờ.
Các vị lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có Ðức Thánh Cha Phanxicô, đã lên án việc thay đổi này. Ðức Thánh Cha nói rằng ngài rất đau lòng khi đền thờ Hagia Sophia bị biến thành đền thờ Hồi giáo
Source:US HouseUS House Passes Hagia Sophia Amendment
Trong bản tin đánh đi hôm 30 tháng 7, Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Cha Agustin Patiño đã bị đâm đến 15 nhát ngay trong nhà xứ của ngài ở giáo xứ Del Refugio ở quận Briseñas, Michoacan. Ba 3 tên tội phạm đã xâm nhập với ý định trộm cắp và đã đâm ngài túi bụi khi bị phát hiện.
Theo báo cáo ban đầu của cảnh sát địa phương, những tên trộm đã vào giáo xứ Del Refugio vào chiều ngày 28 tháng 7. Vị linh mục hiện đang vật lộn giữa sự sống và cái chết trong bệnh viện ở Uruapan.
Trong thời gian gần đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López.
Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.
Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.
Từ năm 2012 đến nay, 27 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”
Source:Fides
2. Lần thứ ba giáo phận Hương Cảng ngưng các Thánh lễ có giáo dân tham dự.
Giáo phận Hương Cảng đã đình chỉ vô hạn định tất cả Thánh lễ có giáo dân sau khi các trường hợp nhiễm Covid-19 gia tăng trong làn sóng lây nhiễm thứ ba tại đây.
Trong một thông cáo trước đây, Ðức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám quản Tông tòa của Hương Cảng, nói rằng các nhà thờ và nhà nguyện sẽ phải ngưng tất cả Thánh lễ có giáo dân từ ngày 15 đến 28 tháng 07 để giảm thiểu giảm nguy cơ lây truyền trong cộng đồng bao nhiêu có thể.
Tuy nhiên, hết hạn trên, giáo phận đã phải đình chỉ vô hạn định tất cả các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.
Ðức Hồng Y đã yêu cầu các tín hữu tham dự Thánh lễ Chúa Nhật online trên trang web của giáo phận. Trang web này cũng truyền phát các Thánh lễ hàng ngày và các cử hành phụng vụ khác.
Ðức Hồng Y cho biết các giáo xứ vẫn mở cửa nhà thờ cho các cá nhân đến cầu nguyện. Người dân phải đeo khẩu trang, khử trùng tay, đo thân nhiệt và giữ luật khoảng cách xã hội. Ngài cũng yêu cầu ngưng cử hành các bí tích như rửa tội, rước lễ lần đầu và Thêm sức. Ðối với các đám cưới và đám tang, ngài hướng dẫn rằng không quá 20 người tham dự.
Ðây là lần thứ ba giáo phận Hương Cảng phải ngưng các Thánh lễ có giáo dân sau khi đại dịch bắt đầu lây lan. Lần thứ nhất, Thánh lễ bị đình chỉ từ ngày 14 tháng 02 và được cử hành lại từ ngày 01 tháng 06, sau hơn 3 tháng đình chỉ.
Chính quyền Ðặc khu hành chính Hương Cảng đã áp dụng một biện pháp giữ khoảng cách xã hội mới nghiêm ngặt từ nửa đêm ngày 14 tháng 07, nghiêm ngặt nhất tại trung tâm tài chính Á châu này kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng Giêng. Chính quyền đã giảm các cuộc tụ họp tập thể từ 50 người xuống còn 4 người - một biện pháp được áp dụng trong đợt lây nhiễm thứ hai vào tháng Ba. Các trường học phải đóng cửa từ ngày 10 tháng 07 và kỳ nghỉ hè diễn ra giữa bối cảnh lo ngại về một đợt lây nhiễm mới trong lãnh thổ này. Những người sử dụng phương tiện công cộng phải đeo khẩu trang. Người vi phạm có thể bị phạt 5, 000 đô la Hương Cảng, tương đương với 645 đô la Mỹ.
3. Hạ viện Hoa Kỳ đồng thanh lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Dân biểu Dina Titus đã dẫn đầu một nỗ lực tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây căng thẳng tôn giáo trên toàn thế giới khi biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Hạ viện Mỹ đã đồng tấm nhất trí thông qua một tuyên bố do Dân biểu Dina Titus đơn vị Nevada đệ trình nhằm phản đối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố HR 7608 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức “tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ gây ra xúc khắc và chà đạp tình cảm tôn giáo khi thay đổi trạng thái của Hagia Sophia, một Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận, và là một di sản tinh thần đáng kể đối với người dân của nhiều tín ngưỡng.”
Khi Hạ viện Hoa Kỳ đang thực hiện cuộc thảo luận này, Tổng Giám mục Chính thống Hy Lạp tại Hoa Kỳ là Đức Tổng Giám Mục Elpidophoros đã có mặt trong một cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence để bày tỏ mối quan ngại của Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp trong việc biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo.
Trong khi đó, chính phủ Syria đang có kế hoạch xây dựng một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, với sự hỗ trợ từ Nga, như một sự phản đối quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ chính tòa Byzantine nổi tiếng trở lại thành một đền thờ Hồi giáo.
Theo các phương tiện truyền thông của Li Băng, Ðức Cha Nicola Baalbaki, Tổng giám mục Chính thống Hy Lạp của Hama, đã phê duyệt việc xây dựng một nhà thờ mới, được xây dựng như một bản sao của đền thờ Hagia Sophia, tại thành phố Suqaylabiyah, nơi có đa số dân theo Chính thống Hy Lạp.
Thời báo Thành phố Hy Lạp cho biết ý tưởng cho nhà thờ mới bắt nguồn từ Nabeul Al-Abdullah, một nhà lãnh đạo của Lực lượng Quốc phòng, nhóm ủng hộ chính phủ Syria. Abdullah đã hiến mảnh đất, trên đó nhà thờ mới sẽ được xây dựng. Ông cũng đảm bảo chấp thuận dự án, cũng như sự hỗ trợ từ các quan chức Nga, hiện đang giúp lên kế hoạch xây dựng nhà thờ.
Nga đã hỗ trợ chính phủ Syria chống lại phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở phía tây đất nước trong cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria.
Ðền thờ Hagia Sophia - Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa - được xây dựng vào năm 537 như nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng phụ Constantinople. Năm 1453, sau khi đế quốc Ottoman chiếm thành phố này, đền thờ bị biến thành đền thờ Hồi giáo. Năm 1934, đền thờ được chuyển thành bảo tàng viện. Ngày 10 tháng 07 năm 2020, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký sắc lệnh biến nó thành đền thờ Hồi giáo và ngày 24 tháng 07 năm 2020, buổi cầu nguyện đầu tiên của Hồi giáo đã diễn ra trong đền thờ.
Các vị lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có Ðức Thánh Cha Phanxicô, đã lên án việc thay đổi này. Ðức Thánh Cha nói rằng ngài rất đau lòng khi đền thờ Hagia Sophia bị biến thành đền thờ Hồi giáo
Source:US House
Tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Giáo Hội Năm Châu
20:09 03/08/2020
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã yếu đi sau chuyến về thăm quê hương
2. Đệ nhất phu nhân nước Brazil bị nhiễm Covid-19
Đệ nhất phu nhân Brazil là Mchelle Bolsonaro đang được các chuyên viên y tế theo dõi chặt chẽ, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, dù cho đến nay, bà vẫn chưa có triệu chứng đầy đủ về căn bệnh quái ác này.
(Tin Vatican - James Blears)
Đệ nhất phu nhân Michelle Bolsonaro thử nghiệm Covid 19 và cho thấy phu nhân bị nhiễm vi khuẩn, sau khi bà phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Thủ đô, mặc dù bà có đeo khẩu trang bảo hộ!
Đệ nhất phu nhân Michelle 38 tuổi, được báo cáo có sức khỏe tốt và tuân thủ theo các lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Chồng bà là Tổng thống Jair Bolsonaro, 65 tuổi đã được phục hồi sau khi nhiễm Covid-19! Ông thử nghiệm và được cho hay bị dương tính vào ngày 6 tháng 7 và đã cách ly hơn hai tuần trong Dinh Tổng thống. Ông bị triệu chứng ho và sốt!...
Ông Marcos Pontes, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 57 tuổi, cũng bị dương tính, ông là thành viên thứ năm trong nội các chính phủ bị Covid-19 viếng thăm! Nước Brazil vừa mới mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế, sau nhiều tháng đóng các cửa khẩu kể từ tháng Ba năm nay. Tuy thế, quốc gia Brazil là nước có tỷ lệ lây nhiễm cao thứ hai trên thế giới, với 2, 5 triệu người mắc bệnh và hơn 90.000 trường hợp tử vong.
Mới gần đây, Tổng thống Bolsonaro đã tham dự lễ khánh thành thủy điện ở bang Bahia, lần đầu tiên ông không đeo khẩu trang và bắt tay với một số yếu nhân. Trước cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành cướp đi nhiều sinh mạng ở Brazil, Tổng thống cho hay ông có bị “cảm cúm một chút”
Theo một tờ báo Đức, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bị bệnh vì nhiễm vi khuẩn và đang rất yếu.
Trích dẫn người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô là nhà văn Peter Seewald, tờ báo Đức Passauer Neue Presse, gọi tắt là PNP, báo cáo hôm 3 tháng 8 rằng vị Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi đang bị viêm quầng (erysipelas) trên mặt. Đó là một bệnh nhiễm trùng da gây ra ban đỏ, và đau đớn.
Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến sốt, đau đầu và phù bạch huyết, và được điều trị bằng kháng sinh.
Seewald nói với PNP rằng Đức Bênêđíctô đã rất yếu đuối kể từ khi trở về Bavaria thăm bào huynh của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger, hồi tháng Sáu. Đức Ông Georg Ratzinger đã qua đời ngày 1 tháng Bảy.
Seewald đã đến thăm Đức Bênêđíctô XVI tại nhà ngài ở Vatican trong tu viện Mẹ Giáo Hội ngày 1 tháng 8 để tặng ngài một cuốn tiểu sử mới nhất do ông viết về Đức Bênêđíctô.
Nhà văn Seewald cho biết mặc dù bị bệnh, Đức Bênêđíctô vẫn lạc quan và tuyên bố ngài có thể sẽ tiếp tục viết trở lại nếu phục hồi được sức khoẻ. Seewald cũng cho biết giọng nói của Đức Bênêđíctô giờ đây hầu như không nghe thấy được.
Tờ PNP cũng đã tường trình hôm 3 tháng 8 rằng Đức Bênêđíctô đã chọn nơi chôn cất mình là ngôi mộ cũ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô. Thi hài vị Giáo Hoàng Ba Lan đã được chuyển đến phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô khi ngài được tuyên thánh vào năm 2014.
Cũng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI đã viết một bản di chúc thiêng liêng có thể được công bố sau khi ngài qua đời.
Đức Bênêđíctô XVI đã thoái vị vào năm 2013, với lý do tuổi cao và sức mạnh suy giảm khiến việc thực hiện sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh trở nên khó khăn. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị sau gần 600 năm.
Trong một bức thư được đăng trên một tờ báo Ý vào tháng Hai năm 2018, Đức Bênêđíctô cho biết “Tôi chỉ có thể nói rằng vào cuối sự suy giảm từ từ sức mạnh thể chất, trong thâm tâm tôi đang trên đường hành hương về nhà”.
Source:Catholic News AgencyBenedict XVI unwell since visit to Germany
Trích dẫn người viết tiểu sử Đức Bênêđíctô là nhà văn Peter Seewald, tờ báo Đức Passauer Neue Presse, gọi tắt là PNP, báo cáo hôm 3 tháng 8 rằng vị Giáo Hoàng danh dự 93 tuổi đang bị viêm quầng (erysipelas) trên mặt. Đó là một bệnh nhiễm trùng da gây ra ban đỏ, và đau đớn.
Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến sốt, đau đầu và phù bạch huyết, và được điều trị bằng kháng sinh.
Seewald nói với PNP rằng Đức Bênêđíctô đã rất yếu đuối kể từ khi trở về Bavaria thăm bào huynh của ngài, là Đức Ông Georg Ratzinger, hồi tháng Sáu. Đức Ông Georg Ratzinger đã qua đời ngày 1 tháng Bảy.
Seewald đã đến thăm Đức Bênêđíctô XVI tại nhà ngài ở Vatican trong tu viện Mẹ Giáo Hội ngày 1 tháng 8 để tặng ngài một cuốn tiểu sử mới nhất do ông viết về Đức Bênêđíctô.
Nhà văn Seewald cho biết mặc dù bị bệnh, Đức Bênêđíctô vẫn lạc quan và tuyên bố ngài có thể sẽ tiếp tục viết trở lại nếu phục hồi được sức khoẻ. Seewald cũng cho biết giọng nói của Đức Bênêđíctô giờ đây hầu như không nghe thấy được.
Tờ PNP cũng đã tường trình hôm 3 tháng 8 rằng Đức Bênêđíctô đã chọn nơi chôn cất mình là ngôi mộ cũ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong khu hầm mộ của Đền Thờ Thánh Phêrô. Thi hài vị Giáo Hoàng Ba Lan đã được chuyển đến phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô khi ngài được tuyên thánh vào năm 2014.
Cũng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI đã viết một bản di chúc thiêng liêng có thể được công bố sau khi ngài qua đời.
Đức Bênêđíctô XVI đã thoái vị vào năm 2013, với lý do tuổi cao và sức mạnh suy giảm khiến việc thực hiện sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh trở nên khó khăn. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị sau gần 600 năm.
Trong một bức thư được đăng trên một tờ báo Ý vào tháng Hai năm 2018, Đức Bênêđíctô cho biết “Tôi chỉ có thể nói rằng vào cuối sự suy giảm từ từ sức mạnh thể chất, trong thâm tâm tôi đang trên đường hành hương về nhà”.
Source:Catholic News Agency
2. Đệ nhất phu nhân nước Brazil bị nhiễm Covid-19
Đệ nhất phu nhân Brazil là Mchelle Bolsonaro đang được các chuyên viên y tế theo dõi chặt chẽ, sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, dù cho đến nay, bà vẫn chưa có triệu chứng đầy đủ về căn bệnh quái ác này.
(Tin Vatican - James Blears)
Đệ nhất phu nhân Michelle Bolsonaro thử nghiệm Covid 19 và cho thấy phu nhân bị nhiễm vi khuẩn, sau khi bà phát biểu trong một cuộc biểu tình ở Thủ đô, mặc dù bà có đeo khẩu trang bảo hộ!
Đệ nhất phu nhân Michelle 38 tuổi, được báo cáo có sức khỏe tốt và tuân thủ theo các lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Chồng bà là Tổng thống Jair Bolsonaro, 65 tuổi đã được phục hồi sau khi nhiễm Covid-19! Ông thử nghiệm và được cho hay bị dương tính vào ngày 6 tháng 7 và đã cách ly hơn hai tuần trong Dinh Tổng thống. Ông bị triệu chứng ho và sốt!...
Ông Marcos Pontes, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 57 tuổi, cũng bị dương tính, ông là thành viên thứ năm trong nội các chính phủ bị Covid-19 viếng thăm! Nước Brazil vừa mới mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế, sau nhiều tháng đóng các cửa khẩu kể từ tháng Ba năm nay. Tuy thế, quốc gia Brazil là nước có tỷ lệ lây nhiễm cao thứ hai trên thế giới, với 2, 5 triệu người mắc bệnh và hơn 90.000 trường hợp tử vong.
Mới gần đây, Tổng thống Bolsonaro đã tham dự lễ khánh thành thủy điện ở bang Bahia, lần đầu tiên ông không đeo khẩu trang và bắt tay với một số yếu nhân. Trước cơn đại dịch Covid-19 hoàng hành cướp đi nhiều sinh mạng ở Brazil, Tổng thống cho hay ông có bị “cảm cúm một chút”