Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Gioan Maria Vianney và Tòa Giải Tội
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:02 03/08/2018
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 kêu gọi các linh mục hãy siêng năng ban bí tích hòa giải cho các tín hữu noi gương thánh Gioan Maria Vianney.Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 11-3-2010, dành cho các linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến Năm Linh Mục kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney và đặc biệt đề cao tấm gương của thánh nhân “đã thi hành sứ vụ hòa giải một cách anh hùng với nhiều thành quả”. Ngài nhận xét rằng để thi hành sứ vụ ấy, thánh Vianney đã kín múc sức mạnh từ chiều kích thống hối bản thân, ý thức giới hạn của mình và nhu cầu cần tìm đến Lòng Từ Bi của Chúa để xin ơn tha thứ, để hoán cải tâm hồn và được nâng đỡ trên con đường nên thánh” (SD 11-3-2010).
“Mỗi tòa giải tội là một nơi đặc biệt hồng phúc, từ nơi đó, các sự chia rẽ đã được xóa sạch, sinh ra một con người mới, không tì ố, một con người được giao hòa, một thế giới được giao hòa”. (Thánh Gioan Phaolô II, Reconciliatio et Paenitentia - Hòa giải và Sám hối, số 31).
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các cha giải tội, hãy gắn bó với Chúa Kitô qua kinh nguyện, biết phân định và ý thức rằng tòa giải tội chính là nơi loan báo Tin Mừng. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 17-3-2017 dành cho 700 người gồm các linh mục trẻ và chủng sinh sắp thụ phong linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Chánh Tòa và các chức sắc của Tòa Ân Giải tối cao những như các cha giải tội tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma.
Trong bài huấn dụ, ĐTC khai triển 3 điều kiện để trở thành cha “giải tội tốt”:
- Trước tiên phải là người bạn đích thực của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành. Điều này trước tiên có nghĩa là phải vun trồng đời sống cầu nguyện, luôn cầu xin Chúa ơn bác ái mục tử, ơn có khả năng hiểu những vết thương của người khác để chữa lành, ơn khiêm tốn, và luôn xin ơn Thánh Linh là Thánh Thần Phân Định và cảm thương.
- Tiếp đến, cha giải tội tốt là người của Thánh Linh, người biết phân định. Cha giải tội không dạy đạo lý riêng của mình, nhưng luôn luôn thực thi thánh ý Chúa, trong niềm hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Sự phân định là điều cần thiết vì người đến tòa giải tội có thể đến từ những hoàn cảnh rất khác nhau. Cũng có thể họ là người có những xáo trộn về tâm linh và bản chất của tình trạng này cần phải được phân định kỹ lưỡng, để ý tới tất cả những hoàn cảnh cuộc sống, hoàn cảnh Giáo Hội, tự nhiên và siêu nhiên.
- Sau cùng, ĐTC nói, cha giải tội tốt là người ý thức rằng tòa giải tội cũng là nơi thực sự để loan báo Tin Mừng. Thực vậy, không có sự loan báo Tin Mừng nào chân chính hơn là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa từ bi thương xót. (SD 17-3-2017).
***
Có thể nói rằng: phép lạ vĩ đại của cha Thánh Gioan Maria Vianney là tòa giải tội, nơi tội nhân được ơn hoán cải. Mỗi ngày, ngài ngồi giải tội từ 11 giờ đến 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 đến 18 giờ vào mùa Hè. Khi hành hương đến xứ Ars, trước tiên tôi tìm đến tòa giải tội nơi thánh nhân ngồi mấy mươi năm, quỳ gối cầu nguyện và xin ngài chúc lành cho sứ vụ hòa giải trong đời linh mục của mình.
Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.
Thời trẻ, Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân. Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.
1. Thời gian ở tòa giải tội.
Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.
Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.
Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.
Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận với người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình. (x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).
2. Ai đến với tòa giải tội?
Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy. Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.
Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.
Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám Mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tàn tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).
3. Cha Vianney khuyên bảo các hối nhân như thế nào?
Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.
Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.
Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: ‘đáng tiếc quá’. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).
4. Cha Vianney yêu thương tội nhân.
Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây.
a. Cầu nguyện cho tội nhân.
Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”.
b. Đền tội thay cho họ.
Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mong cho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực. Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.
c. Yêu thương tội nhân
Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế!
d. Luôn nhẫn nại
Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét : Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.
e. Hiền hòa, kính trọng hối nhân.
Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.
Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.
Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là : xin Đức cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức cha.
Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó. (x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).
5. Theo gương cha thánh, Linh mục cử hành Bí Tích Hòa Giải
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất, đòi hỏi nhất, nhưng đó là một tác vụ cao đẹp nhất, an ủi nhất của Linh mục trong đời mục vụ. (x.Chân dung Linh mục trang 39, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ, ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi.
Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ, trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; trong khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải; sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
Là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất bởi lẽ, qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục.
Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư Thứ Năm Tuần Thánh 2002, số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm. Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này. Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến Năm Linh Mục kỷ niệm 150 năm qua đời của thánh Gioan Maria Vianney và đặc biệt đề cao tấm gương của thánh nhân “đã thi hành sứ vụ hòa giải một cách anh hùng với nhiều thành quả”. Ngài nhận xét rằng để thi hành sứ vụ ấy, thánh Vianney đã kín múc sức mạnh từ chiều kích thống hối bản thân, ý thức giới hạn của mình và nhu cầu cần tìm đến Lòng Từ Bi của Chúa để xin ơn tha thứ, để hoán cải tâm hồn và được nâng đỡ trên con đường nên thánh” (SD 11-3-2010).
“Mỗi tòa giải tội là một nơi đặc biệt hồng phúc, từ nơi đó, các sự chia rẽ đã được xóa sạch, sinh ra một con người mới, không tì ố, một con người được giao hòa, một thế giới được giao hòa”. (Thánh Gioan Phaolô II, Reconciliatio et Paenitentia - Hòa giải và Sám hối, số 31).
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ các cha giải tội, hãy gắn bó với Chúa Kitô qua kinh nguyện, biết phân định và ý thức rằng tòa giải tội chính là nơi loan báo Tin Mừng. Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 17-3-2017 dành cho 700 người gồm các linh mục trẻ và chủng sinh sắp thụ phong linh mục tham dự khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải tối cao. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Chánh Tòa và các chức sắc của Tòa Ân Giải tối cao những như các cha giải tội tại 4 Đại vương cung thánh đường ở Roma.
Trong bài huấn dụ, ĐTC khai triển 3 điều kiện để trở thành cha “giải tội tốt”:
- Trước tiên phải là người bạn đích thực của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành. Điều này trước tiên có nghĩa là phải vun trồng đời sống cầu nguyện, luôn cầu xin Chúa ơn bác ái mục tử, ơn có khả năng hiểu những vết thương của người khác để chữa lành, ơn khiêm tốn, và luôn xin ơn Thánh Linh là Thánh Thần Phân Định và cảm thương.
- Tiếp đến, cha giải tội tốt là người của Thánh Linh, người biết phân định. Cha giải tội không dạy đạo lý riêng của mình, nhưng luôn luôn thực thi thánh ý Chúa, trong niềm hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội. Sự phân định là điều cần thiết vì người đến tòa giải tội có thể đến từ những hoàn cảnh rất khác nhau. Cũng có thể họ là người có những xáo trộn về tâm linh và bản chất của tình trạng này cần phải được phân định kỹ lưỡng, để ý tới tất cả những hoàn cảnh cuộc sống, hoàn cảnh Giáo Hội, tự nhiên và siêu nhiên.
- Sau cùng, ĐTC nói, cha giải tội tốt là người ý thức rằng tòa giải tội cũng là nơi thực sự để loan báo Tin Mừng. Thực vậy, không có sự loan báo Tin Mừng nào chân chính hơn là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa từ bi thương xót. (SD 17-3-2017).
***
Có thể nói rằng: phép lạ vĩ đại của cha Thánh Gioan Maria Vianney là tòa giải tội, nơi tội nhân được ơn hoán cải. Mỗi ngày, ngài ngồi giải tội từ 11 giờ đến 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 đến 18 giờ vào mùa Hè. Khi hành hương đến xứ Ars, trước tiên tôi tìm đến tòa giải tội nơi thánh nhân ngồi mấy mươi năm, quỳ gối cầu nguyện và xin ngài chúc lành cho sứ vụ hòa giải trong đời linh mục của mình.
Công việc mục vụ ngồi tòa, giải tội là sứ vụ đức ái mục tử đẹp nhất trong cuộc đời của cha thánh, là hoạt động sáng chói nhất trong nhiệm vụ của một mục tử.
Thời trẻ, Gioan có một tâm nguyện: “Nếu một ngày nào đó tôi được làm Linh mục, tôi sẽ đưa nhiều linh hồn về cho Chúa”. Khi làm Linh mục, ngài đã thực hiện tâm nguyện ấy. Tòa giải tội là nơi ngài đưa các linh hồn về cho Chúa nhiều nhất. Tòa giải tội đã thu hút biết bao hối nhân tìm đến với xứ Ars. Tòa giải tội là phép lạ lớn nhất trong cuộc đời của thánh nhân. Đức Giáo Hoàng Piô XII viết về cha thánh Gioan Maria Vianney một câu thật ngắn gọn: “Một chuyên viên thành thạo nhất về các tội nhân”.
1. Thời gian ở tòa giải tội.
Một phần lớn cuộc đời Linh mục của cha Vianney trôi qua trong tòa giải tội. Trong 30 năm dài, một làn sóng người hành hương không ngừng đổ về ngôi nhà thờ cũ kỷ của họ Ars. Mùa đông rét buốt, số người đến đây không ít hơn các mùa ấm áp.
Tứ tháng 11 đến tháng 3, cha sở phải ngồi tòa trung bình không dưới 12-13 giờ mỗi ngày. Người ta đứng thành hàng dài, từ trong nhà thờ ra bên ngoài, nối đuôi nhau không ngớt chờ đợi tới phiên mình.
Trong năm 1845, có ngày số người hành hương đến Ars lên tới ba hay bốn trăm. Tại nhà ga lớn nhất của Lyon, người ta mở một văn phòng hoạt động 24/24 để bán vé tàu cho khách đi Ars, vé có giá trị tám ngày, đó là thời gian trung bình người ta phải đợi cho đến phiên mình vào tòa xưng tội với vị Linh mục thánh thiện nổi tiếng.
Vào mười năm cuối đời, Thánh Vianney phải giải tội từ mười sáu đến mười tám tiếng một ngày! Còn khách hành hương nói chung phải đợi ba mươi, năm mươi, bảy mươi giờ trước khi được lãnh nhận bí tích hòa giải. Cũng có khi người ta mua lại chỗ đứng của người nghèo. Ai muốn đi ra ngoài phải thỏa thuận với người bên cạnh hoặc với người bảo vệ nhà thờ. Đêm thì sao? Khi cửa nhà thờ đóng lại, người ta đánh số chổ của mình. (x.Linh mục, người loan báo Tin Mừng, Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM).
2. Ai đến với tòa giải tội?
Họ gồm đủ mọi thành phần và lứa tuổi: có giáo dân, tu sĩ, linh mục và đôi khi cả giám mục nữa; họ là quý tộc và bình dân, kẻ vô chủ nghĩa và người học thức, người thành thị và người thôn quê,… Có khi nguyên một gia đình ngồi trên xe ngựa đến từ những tỉnh xa xôi. Từ những vùng lân cận, người ta tuôn về đây bằng đôi chân hay bằng xe, theo đường bộ hay đường thủy. Năm cuối cùng của cuộc đời cha Vianney (1858-1859), số khách hành hương lên tới tám mươi ngàn, chỉ tính riêng số người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng; còn tính chung có lẽ là khoảng một trăm ngàn đến một trăm hai mươi ngàn.
Đám đông này rất trật tự và nghiêm trang. Họ đến là để nhìn một vị thánh, để xưng tội, để cầu nguyện hay để hoàn thành một lời khấn với thánh nữ Philomêna. Có những người vào làng Ars như vào một đền thánh; vừa nhìn thấy tháp chuông nhà thờ, họ liền cất nón mũ xuống và làm dấu thánh giá. Một nhân chứng kể lại quang cảnh họ nhìn thấy vào tháng ba năm 1859: đông đảo những người ngoài họ Ars đứng trong nghĩa trang cũ và đến tận trong những con đường nhỏ kế cận chờ đến phiên vào tòa giải tội.
Buổi sáng vào khoảng chín giờ, Cha Vianney dành một số thời gian cho các tu sĩ và linh mục. Ngài giải tội cho họ ở một tòa đặt sau bàn thờ chính. Có lần Đức Giám Mục địa phận nhà cũng ngồi chờ phiên mình. Cha giải tội cũng dành một số ngoại lệ cho giáo dân con chiên cha, người bệnh, người tàn tật và những hối nhân không thể chờ đợi. Đối với trường hợp cuối cùng này, ngài thường dùng ơn “nhìn thấy trong tâm hồn” để nhận ra từ trong dòng người chờ đợi, rồi ưu tiên cho họ.(sđd, trang 62-63).
3. Cha Vianney khuyên bảo các hối nhân như thế nào?
Nói chung, ngài mạnh mẽ thẳng thắn, nhân từ nhưng không yếu đuối. Ngài biết cần phải “đánh” điểm nào cho trúng đích. Đọc một số lời khuyên còn ghi lại, tôi thấy ngài thường ngắn gọn, đầy tâm tình chứ không máy móc lạnh lùng.
Để lay tỉnh những “đại tội nhân”, khá nhiều khi ngài tung ra một câu đanh thép: “này con, con bị luận phạt đời đời”. Phát ra từ môi miệng một vị thánh mà người ta tin là ngài đọc được tương lai, câu đó giống như một lời phán quyết khủng khiếp. Nhưng thật ra ngài chỉ muốn nói: “nếu con không xa lánh dịp tội ấy, nếu con cứ duy trì cái thói quen tội lỗi ấy, nếu con không nghe theo lời khuyên dạy thì con sẽ bị luận phạt”.
Đối với những người đạo đức, ngài không cần nhiều lời. Nhưng ngay cả với trường hợp này, vẫn là những mũi tên nóng bỏng đâm thấu tận con tim: “xin Đức Cha yêu thương các Linh mục của ngài!”. Đó là lời duy nhất ngài nói với Đức cha De Langalerie, Giám mục địa phận Belly đang quỳ gối trước mặt ngài. Một cộng sự viên gần gũi của ngài xưng thú: “con đã lười biếng làm điều này nhưng tận đáy lòng, con vẫn thiện chí”, cha giải tội đáp lại duy nhất một câu “Ồ! thiện chí, thiện chí … hỏa ngục cũng lót toàn thiện chí”. Linh mục Monnin kể: “tôi đã xưng tội với ngài hai lần. Lần nào cũng thế, sau mỗi tội tôi xưng ra dù là tội nhẹ nhất, ngài đều nói: ‘đáng tiếc quá’. Từ một người khác, đó có thể là một cách nói thông thường, nhưng từ môi miệng của Cha Sở họ Ars, Linh mục Monnin coi như là tiếng kêu của lòng tin, lòng thương xót và sự ghê tởm đối với tội lỗi; ngài thêm: “Nhất là giọng nói đầy âu yếm đã đánh động tôi” (sđd, trang 64).
4. Cha Vianney yêu thương tội nhân.
Cha Vianney ghê tởm tội lỗi bao nhiêu thì yêu mến người tội lỗi bấy nhiêu. Ngài có một lòng cảm thương vô bờ đối với hối nhân. Tình yêu ấy được biểu lộ qua những nhân đức sau đây.
a. Cầu nguyện cho tội nhân.
Xen lẫn với kinh nguyện hằng ngày, ngài thường khóc lóc mà thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ có tội phải chết… Những người có tội thật đáng thương. Ước gì con có thể thú tội thay cho họ”. Một người thân tín nói với ngài: “Cha cầu nguyện cho họ ít đi một tí được không? Thấy cha vất vả đau khổ quá!. Ngài trả lời: “Biết sao được. Cha đã hứa cầu nguyện cho họ, cha không thể bỏ…”. Lần khác ngài tâm sự: “Tôi chỉ thực sự là tôi khi tôi cầu nguyện cho những người tội lỗi”.
b. Đền tội thay cho họ.
Ngài ăn chay hãm mình để đền bù tội lỗi và mong cho tội nhân hối cải.Trong những năm cuối đời, ngài thường ra việc đền tội nhẹ cho hối nhân. Ngài nói: “Tôi ra việc đền tội nhẹ cho họ, phần đền tội còn lại, tôi sẽ làm thay”. Và ngài làm thay bằng chính sự khổ chế của mình. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đối với những lỗi nặng mà cứ tái phạm mãi, ngài bắt hối nhân phải làm những việc đền tội nặng, để họ chứng tỏ sự chân thành và quyết tâm sửa đổi, hầu đem lại lợi ích cho chính họ. Cha Vianney nhiều khi còn khóc trong tòa giải tội nữa. Ngài khóc vì người ta xúc phạm tới Chúa, ngài cũng khóc vì thương các linh hồn… Chính sự thánh thiện của ngài mang lại cho lời khuyên răn và nước mắt của ngài có sức mạnh và hiệu lực. Có người hỏi: “sao cha khóc thế?” ngài đáp ngắn gọn: “tôi khóc vì các ông các bà không khóc cho đủ”.
c. Yêu thương tội nhân
Đối với những tội nhân cứng lòng, ngài tìm hết cách giúp họ thống hối như gặp gỡ, khuyên nhủ, khi nặng khi nhẹ, và ngay cả bằng nước mắt. Nước mắt và Thánh giá, nhờ ngài, có thể làm cho một trái tim chai đá trở thành trái tim thịt mềm. Có người lúc trước đã trả lời thẳng thừng: “Tôi không muốn xưng tội”, hoặc: “Tôi không đến đây để làm cái chuyện đạo đức của mấy bà”. Mặc kệ. Cuối cùng tất cả đều quỳ xuống dưới chân ngài và xưng thú. Chúa đã ban cho ngài một trực giác lạ lùng để nhận ra giữa đám đông hoặc giữa những người đi qua, ai là kẻ cần được đưa về với Chúa nhất để giúp họ, trước sự ngạc nhiên của chính họ. Do đó mà khi có người buột miệng hỏi: “Mỗi năm cha bắt được bao nhiêu cá lớn?”, ngài trả lời ngay, không lưỡng lự: “Hơn 700”. Không nhớ con số sao được đối với những con cá như thế!
d. Luôn nhẫn nại
Một dù vất vả ngồi tòa và có những chuyện dễ làm người ta bực mình, nhưng ngài thì không. Ngược lại, ngài tỏ ra đặc biệt nhẫn nại. Đây là một trong những đức tính nổi bật nhất nơi ngài. Một linh mục đã nhận xét : Tôi đã từng quan sát kỹ xem ngài có tỏ ra bất nhẫn bực tức lúc nào không, mà không thấy. Đem chuyện này hỏi ngài thì được ngài trả lời: “Phải nhẫn nại mới có thể cho cái người ta cần chứ ! Bất nhẫn thì được cái gì ?” Ngài cũng nói với một cha bạn: “Hãy học tập sự nhẫn nại của Chúa”.
e. Hiền hòa, kính trọng hối nhân.
Vào thời kỳ cao điểm, bình quân mỗi ngày có từ 300 đến 400 người xếp hàng xưng tội. Công việc vất vả và liên tục trong 30 năm này đã làm cho ngài kiệt lực, đến nỗi có lần ngài tự thú: “Khi tôi rời tòa giải tội, tôi phải lấy tay sờ vào đùi xem nó có còn ở đấy không. Đôi khi ra khỏi nhà thờ, tôi phải vịn vào tường mà đi cho khỏi ngã. Đầu tôi nặng trĩu. Thực sự tôi đã không biết mình chống lại như thế nào”.
Suốt ngày bị công việc mục vụ dồn ép như thế, ngồi nghe hối nhân hàng giờ như thế mà ngài vẫn không mất kiên nhẫn, không la lối nạt nộ ai bao giờ, thật là lạ lùng.
Ngài luôn hiền hòa, tế nhị, kính trọng đối với hối nhân, bất kể là ai. Có Linh mục sa ngã nặng đến xưng tội vẫn được ngài yêu mến, kính trọng. Lời khuyên dành cho Đức Giám Mục Giáo Phận đến xưng tội với ngài là : xin Đức cha hãy yêu thương các Linh mục của Đức cha.
Dù có đông người xếp hàng bên tòa giải tội, ngài vẫn dành cho mỗi người một thời gian cần thiết, bởi người nào cũng có vấn đề riêng của mình. Ngài không khuyên dài, nhiều khi chỉ một lời thôi, nhưng là lời làm cho hối nhân phải động tâm suy nghĩ, một lời tác động mạnh trên họ có khi cả đời. Chính sự thánh thiện và yêu thương đem lại sức mạnh và hiệu năng cho lời đó. (x. Thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các Linh mục, Lm Micae Trần Đình Quảng; simonhoadalat.com).
5. Theo gương cha thánh, Linh mục cử hành Bí Tích Hòa Giải
Giải tội là một tác vụ khó khăn nhất, đòi hỏi nhất, nhưng đó là một tác vụ cao đẹp nhất, an ủi nhất của Linh mục trong đời mục vụ. (x.Chân dung Linh mục trang 39, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Là tác vụ khó khăn nhất bởi lẽ, ngồi tòa giải tội giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Với một tư thế không đổi là lắng nghe, phân định, khuyên nhủ, ban phép giải tội. Nghe đi nghe lại đủ thứ tội luỵ trần gian. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã dùng hình ảnh “cái bô rác” để nói về lỗ tai các Linh mục, chứa đựng mọi rác rưới tội lỗi hồng trần, nhưng Linh mục không để mình bị lây nhiễm rác rưới.Trí óc luôn làm việc căng thẳng. Một tư thế ngồi, tay cầm tràng hạt, tay chống trán, đầu tựa vào tòa nghe chăm chú. Có khi cơ thể mệt mỏi ê ẩm mà không được nghĩ ngơi.
Là tác vụ đòi hỏi nhất bởi lẽ, trước khi ngồi tòa, Linh mục đã phải chuẩn bị bằng cách trang bị kiến thức tương hợp; trong khi giải tội, linh mục phải vận dụng khôn ngoan để phân định, cương nghị để khuyên can, nhân từ để xá giải; sau khi đã ra khỏi tòa hòa giải, Linh mục phải trung tín với ấn tòa giải tội. Nếu điều Linh mục phải nhớ trong ngày là sách nguyện, thì điều Linh mục phải quên chính là tội người ta xưng.
Là một tác vụ cao đẹp nhất và an ủi nhất bởi lẽ, qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng: mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ tòa giải tội bước ra.
Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hòa với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an, niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Có những hối nhân đã khóc nức nở khi sám hối về tội lỗi của mình và nhận ra lòng thương xót của Chúa. Họ quỳ đó, khóc chân thành với những dòng lệ ăn năn. Nước mắt hạnh phúc của người con trở về với Cha nhân từ. Những nổi đau thể xác, tâm hồn được bộc bạch. Có những người mẹ, người vợ thổ lộ tâm sự của gia đình, tâm tư không thể nói cùng ai chỉ trừ Cha giải tội. Thanh niên nam nữ với những thao thức tuổi trẻ xin linh hướng. Thiếu nhi đón nhận lời thăm hỏi khuyên bảo.
Có nhiều tâm hồn trong sáng, thánh thiện đến tòa giải tội đã làm gia tăng lòng đạo đức của linh mục.
Thi hành tác vụ cao đẹp ấy, Linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa (Thư Thứ Năm Tuần Thánh 2002, số 3).
Để có thể thi hành tác vụ của lòng thương một cách hữu hiệu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khuyên Linh mục phải sống khả tín và khả ái.
- Khả tín: “Thật vậy, dù ơn Chúa ban có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng thường tình Thiên Chúa muốn tỏ ra những việc lạ lùng của Ngài qua những vị sẵn sàng đi theo sự thúc giục và hướng dẫn của Thánh Thần hơn, bằng kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và bằng một đời sống thánh thiện” (PO, 12)
- Khả ái: “Người ta thường muốn được nhận biết và chăm sóc, vì chính trong tư thế gần gũi này mà họ có thể cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa một cách mạnh mẽ hơn” (Thư TNTT số 9). Linh mục phải làm hết cách để lòng thương xót của Thiên Chúa được sáng lên giữa những cử hành“Nghiêm nhặt quá làm cho dân chúng bị dằn vặt tháo lui. Dễ dãi qúa gây hiểu lầm và ngộ nhận. Đấng giải tội rập theo gương Chúa Chiên lành mà tha tội phải diễn đạt đúng mực thước lòng đã sẵn có và sự tha thứ hầu mang lại an bình và chữa lành” (Thư TNTT số 8).
Nhân ngày lễ kính thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4 tháng 8), đọc lại nét tiêu biểu cuộc đời thánh nhân nơi tòa giải tội. Như người ta đã nói: phép lạ lớn nhất của cha Vianney thánh thiện là tòa giải tội của ngài bị bao vây suốt ngày đêm. Cũng có thể nói cách khác: phép lạ tiêu biểu của ngài là sự hoán cải của những người tội lỗi. Các Linh mục noi gương cha thánh thực thi sứ vụ khó khăn và cao đẹp này. Mỗi lần ban ơn xá giải là Linh mục thấy mình được cộng hưởng trên đường nên thánh.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:10 03/08/2018
93. HẢO HÁN CHẠY TRỐN
Có một tên cường đạo nọ cướp của nhà người ta, người trong nhà khiếp sợ quá chừng, quỳ xuống đất miệng không ngừng kêu tên cướp là đại vương.
Tên cướp nói:
- “Không được phép gọi là đại vương, mà phải gọi ta là hảo hán !”
Đang nói nửa chừng thì nghe tiếng gà gáy, nhìn thấy trời sáng bèn cưỡi ngựa chạy mất, chủ nhà bị cướp la lên:
- “Hảo hán hảo hán, xin mời ăn sáng xong rồi từ từ hãy đi mà !”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 93:
Đã ăn cướp rồi mà còn bắt người ta kêu mình bằng hảo hán thì đúng là tên cướp có sĩ diện.
Cái tên hảo hán thì không thể cao quý và ngang hàng với tên gọi Ki-tô được, hảo háo có nghĩa là người đàn ông, thế thôi, nhưng Ki-tô hữu nghĩa là người có Chúa trong mình, là môn đệ của Đức Ki-tô, là anh em với Ngài, nó cao quý và rất “nặng ký” không những trước mặt Thiên Chúa mà ngay cả trước mặt bàn dân thiên hạ.
Tên gọi Ki-tô hữu rất cao quý, nhưng có một vài người Ki-tô hữu lợi dụng tên gọi này để đánh lừa người khác: họ tự xưng mình là giáo dân của họ đạo nọ, tín hữu của nhà thờ kia để lừa tiền lừa bạc của những người có lòng bác ái...
Tên cướp vẫn còn sĩ diện khi đi ăn cướp, nhưng những người ki-tô hữu đi đánh lừa người khác thì không những là ăn cướp mà một chút sĩ diện cũng không còn, bởi vì sĩ diện đối với họ chính là thỏa mãn lòng tham của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một tên cường đạo nọ cướp của nhà người ta, người trong nhà khiếp sợ quá chừng, quỳ xuống đất miệng không ngừng kêu tên cướp là đại vương.
Tên cướp nói:
- “Không được phép gọi là đại vương, mà phải gọi ta là hảo hán !”
Đang nói nửa chừng thì nghe tiếng gà gáy, nhìn thấy trời sáng bèn cưỡi ngựa chạy mất, chủ nhà bị cướp la lên:
- “Hảo hán hảo hán, xin mời ăn sáng xong rồi từ từ hãy đi mà !”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 93:
Đã ăn cướp rồi mà còn bắt người ta kêu mình bằng hảo hán thì đúng là tên cướp có sĩ diện.
Cái tên hảo hán thì không thể cao quý và ngang hàng với tên gọi Ki-tô được, hảo háo có nghĩa là người đàn ông, thế thôi, nhưng Ki-tô hữu nghĩa là người có Chúa trong mình, là môn đệ của Đức Ki-tô, là anh em với Ngài, nó cao quý và rất “nặng ký” không những trước mặt Thiên Chúa mà ngay cả trước mặt bàn dân thiên hạ.
Tên gọi Ki-tô hữu rất cao quý, nhưng có một vài người Ki-tô hữu lợi dụng tên gọi này để đánh lừa người khác: họ tự xưng mình là giáo dân của họ đạo nọ, tín hữu của nhà thờ kia để lừa tiền lừa bạc của những người có lòng bác ái...
Tên cướp vẫn còn sĩ diện khi đi ăn cướp, nhưng những người ki-tô hữu đi đánh lừa người khác thì không những là ăn cướp mà một chút sĩ diện cũng không còn, bởi vì sĩ diện đối với họ chính là thỏa mãn lòng tham của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 18 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:12 03/08/2018
Chúa Nhật 18 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Ga 6, 24-35.
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ.”
Bạn thân mến,
Trong lịch sử thế giới có những ông vua từng tuyên bố ai theo ông sẽ không chết đói và được giàu sang phú quý, nhưng làm vua được vài năm thì bị hạ bệ, và những kẻ theo ông ta cũng lây lất tù tội; thời nay cũng có những nhà tư bản tuyên bố ai theo họ thì sẽ không thiếu thứ gì, nhưng khi kinh tế toàn cầu suy sụp thì họ sa thải công nhân và nhân viên không nương tay, và những người theo họ thất nghiệp trong đau khổ; gần nhất là bên cạnh nhà bạn và nhà tôi, đều có những người nhà giàu tuyên bố của cải mình ăn ba đời cũng không hết, nhưng “đùng” một cái họ âm thầm bán nhà trốn đi vì vỡ nợ...
Đức Chúa Giê-su tuyên bố ai đến với Ngài thì sẽ không hề phải đói, và ai tin vào Ngài thì sẽ không phải khát bao giờ. Lời tuyên bố này luôn làm cho những kẻ tôn thờ vật chất, ham muốn cuộc sống hưởng thụ chống đối và nhạo cười, bởi vì không ai dại gì tin và đi theo một con người chết trần truồng trên thập giá. Nhưng đói và khát mà Đức Chúa Giê-su nói đây chính là đói chân lý và khát khao yêu thương, bởi vì chân lý và yêu thương là căn bản của hạnh phúc và niềm vui của con người.
1. Đói chân lý.
Ở đâu có quyền lực mà không có đạo đức, thì ở đó có bất công và đàn áp; ở đâu mà tiền bạc làm thẩm phán, thì ở đó có oan ức và chân lý bị dìm chết bởi kim tiền, do đó mà con người ta –qua mọi thời đại- rất đói chân lý và công bằng, bởi vì chỉ có chân lý mới đem lại hạnh phúc công bằng cho mọi người mà thôi.
Vì đói chân lý nên có nhiều nơi trên thế giới con người nổi loạn, và gây nhiều đau thương cho đồng bào dân tộc mình; vì đói chân lý nên con người ta -hể ai có lương tri- liền chạy đến với Thiên Chúa là Đấng Chân Thiện Mỹ Thánh để cầu xin cho chân lý mau ngự trị. Đức Chúa Giê-su là chân lý, Ngài đã đến và ngự trị trong tâm hồn những kẻ yêu thích điều ngay thẳng, Ngài đã và đang ở trong những kẻ đi tìm chân lý cách ôn hòa và nhẫn nại...
2. Khao khát yêu thương.
Thế giới đang sống trong những chủ nghĩa: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa hận thù, chủ nghĩa ích kỷ và chủ nghĩa hưởng thụ cá nhân.v.v... cho nên thế giới chưa từng có yêu thương và hòa bình, bởi vì con người ta ai cũng đặt ích lợi cá nhân trên yêu thương và tha thứ. Đức Chúa Giê-su đã đến, chính Ngài là tình yêu, là nhân tố của yêu thương khi Ngài tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh mình vào thập giá, và sự yêu thương tha thứ này đã trổ hoa tốt đẹp ngay trên đồi Golgotha: kẻ đâm vào cạnh sườn của Chúa Giê-su đã đấm ngực hối lỗi và nhìn nhận Ngài là Con Thiên Chúa.
Trong xã hội ngày nay con người ta đang khát, khát vật chất và tinh thần. Khát vật chất thì người ta còn có thể kham khổ chịu đựng, nhưng khi con người ta khát tinh thần là khát yêu thương, thì con người ta sẽ đối xử với anh chị em đồng loại như với thú dữ; khi con người ta không còn yêu thương thì hận thù sẽ trỗi dậy, và như thế thì con người ta chỉ biết chém giết nhau, hại nhau mà thôi.
Khao khát yêu thương là khao khát tình đồng loại, là khao khát tha thứ cho nhau và phục vụ nhau như Đức Chúa Giê-su đã làm và đã dạy chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng phải làm như thế.
Bạn thân mến,
Đã có nhiều lần bạn thất vọng vì tin vào lời hứa của ông chủ, của cấp trên, bởi vì họ hứa mà không thực hiện; cũng đã có nhiều lần bạn cảm thấy hụt hẩng khi đặt tin tưởng vào những người có quyền thế trong đạo cũng như ngoài đời.
Đến với Đức Chúa Giê-su thì bạn và tôi sẽ luôn an tâm và hạnh phúc vì Ngài là chân lý, là sự thật và là Đấng không hề lừa dối ai; tin vào Đức Chúa Giê-su thì bạn và tôi sẽ được no thỏa tình yêu thương, vì từng giây từng phút trong cuộc đời của chúng ta, Ngài luôn yêu thương quan tâm và hướng dẫn, để chúng ta luôn mãi là chứng nhân của Ngài ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 6, 24-35.
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ.”
Bạn thân mến,
Trong lịch sử thế giới có những ông vua từng tuyên bố ai theo ông sẽ không chết đói và được giàu sang phú quý, nhưng làm vua được vài năm thì bị hạ bệ, và những kẻ theo ông ta cũng lây lất tù tội; thời nay cũng có những nhà tư bản tuyên bố ai theo họ thì sẽ không thiếu thứ gì, nhưng khi kinh tế toàn cầu suy sụp thì họ sa thải công nhân và nhân viên không nương tay, và những người theo họ thất nghiệp trong đau khổ; gần nhất là bên cạnh nhà bạn và nhà tôi, đều có những người nhà giàu tuyên bố của cải mình ăn ba đời cũng không hết, nhưng “đùng” một cái họ âm thầm bán nhà trốn đi vì vỡ nợ...
Đức Chúa Giê-su tuyên bố ai đến với Ngài thì sẽ không hề phải đói, và ai tin vào Ngài thì sẽ không phải khát bao giờ. Lời tuyên bố này luôn làm cho những kẻ tôn thờ vật chất, ham muốn cuộc sống hưởng thụ chống đối và nhạo cười, bởi vì không ai dại gì tin và đi theo một con người chết trần truồng trên thập giá. Nhưng đói và khát mà Đức Chúa Giê-su nói đây chính là đói chân lý và khát khao yêu thương, bởi vì chân lý và yêu thương là căn bản của hạnh phúc và niềm vui của con người.
1. Đói chân lý.
Ở đâu có quyền lực mà không có đạo đức, thì ở đó có bất công và đàn áp; ở đâu mà tiền bạc làm thẩm phán, thì ở đó có oan ức và chân lý bị dìm chết bởi kim tiền, do đó mà con người ta –qua mọi thời đại- rất đói chân lý và công bằng, bởi vì chỉ có chân lý mới đem lại hạnh phúc công bằng cho mọi người mà thôi.
Vì đói chân lý nên có nhiều nơi trên thế giới con người nổi loạn, và gây nhiều đau thương cho đồng bào dân tộc mình; vì đói chân lý nên con người ta -hể ai có lương tri- liền chạy đến với Thiên Chúa là Đấng Chân Thiện Mỹ Thánh để cầu xin cho chân lý mau ngự trị. Đức Chúa Giê-su là chân lý, Ngài đã đến và ngự trị trong tâm hồn những kẻ yêu thích điều ngay thẳng, Ngài đã và đang ở trong những kẻ đi tìm chân lý cách ôn hòa và nhẫn nại...
2. Khao khát yêu thương.
Thế giới đang sống trong những chủ nghĩa: chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa hận thù, chủ nghĩa ích kỷ và chủ nghĩa hưởng thụ cá nhân.v.v... cho nên thế giới chưa từng có yêu thương và hòa bình, bởi vì con người ta ai cũng đặt ích lợi cá nhân trên yêu thương và tha thứ. Đức Chúa Giê-su đã đến, chính Ngài là tình yêu, là nhân tố của yêu thương khi Ngài tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh mình vào thập giá, và sự yêu thương tha thứ này đã trổ hoa tốt đẹp ngay trên đồi Golgotha: kẻ đâm vào cạnh sườn của Chúa Giê-su đã đấm ngực hối lỗi và nhìn nhận Ngài là Con Thiên Chúa.
Trong xã hội ngày nay con người ta đang khát, khát vật chất và tinh thần. Khát vật chất thì người ta còn có thể kham khổ chịu đựng, nhưng khi con người ta khát tinh thần là khát yêu thương, thì con người ta sẽ đối xử với anh chị em đồng loại như với thú dữ; khi con người ta không còn yêu thương thì hận thù sẽ trỗi dậy, và như thế thì con người ta chỉ biết chém giết nhau, hại nhau mà thôi.
Khao khát yêu thương là khao khát tình đồng loại, là khao khát tha thứ cho nhau và phục vụ nhau như Đức Chúa Giê-su đã làm và đã dạy chúng ta –những người Ki-tô hữu- cũng phải làm như thế.
Bạn thân mến,
Đã có nhiều lần bạn thất vọng vì tin vào lời hứa của ông chủ, của cấp trên, bởi vì họ hứa mà không thực hiện; cũng đã có nhiều lần bạn cảm thấy hụt hẩng khi đặt tin tưởng vào những người có quyền thế trong đạo cũng như ngoài đời.
Đến với Đức Chúa Giê-su thì bạn và tôi sẽ luôn an tâm và hạnh phúc vì Ngài là chân lý, là sự thật và là Đấng không hề lừa dối ai; tin vào Đức Chúa Giê-su thì bạn và tôi sẽ được no thỏa tình yêu thương, vì từng giây từng phút trong cuộc đời của chúng ta, Ngài luôn yêu thương quan tâm và hướng dẫn, để chúng ta luôn mãi là chứng nhân của Ngài ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:15 03/08/2018
41. Không nên cố đòi hỏi người làm khác cho mình nhiều hơn so với việc mình chuẩn bị dâng hiến cho Thiên Chúa.
(Thánh Francis Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
“…Lông chưa đen nhưng lòng không còn trắng"
LM. Minh Anh, GP Huế
15:51 03/08/2018
Ngôn sứ bị chống đối, chẳng có gì lạ; không bị chống đối, ấy mới đáng nghi.
Suốt hai tuần qua, chúng ta đã nghe những gì xảy đến cho Giêrêmia, vị ngôn sứ được sai đi nói lời của Chúa cho dân Người. Hôm nay, một lần nữa, chúng ta thấy cái nhiễu nhương mà Giêrêmia trải qua. Một đàng, lắm nhiêu khê khi ông vâng lời Thiên Chúa, “Hãy nói cho họ biết tất cả những gì Ta truyền cho ngươi… ngươi chớ bớt một lời”; và đàng khác, lắm trần thân khi ông khổ nhọc từ phía dân, “Ngươi phải chết, tại sao ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri?”.
Giêrêmia đau khổ, giằng co, Giêrêmia bị căm ghét… và dù rất miễn cưỡng với sứ vụ xem ra chẳng mấy hứng thú, Giêrêmia vẫn phải ra đi kêu gọi dân Chúa sám hối như là giải pháp duy nhất hầu có thể tránh cơn thịnh nộ của Người. Tình trạng căm ghét ngày càng dâng cao đến độ có lần dân đã công khai đánh đòn ông; lần khác họ cột ông vào bao; lần khác nữa, họ chôn sống ông dưới hầm.
Chúa Giêsu cũng đã trải nghiệm cái ê chề đó nơi những người đương thời, không những không hơn gì Giêrêmia, nhưng còn thê thảm hơn… với cái chết hãi hùng trên thập giá. Hôm nay, Tin Mừng hé mở cho thấy những gì đã xảy ra khi lần đầu tiên Ngài trở lại Nazareth quê nhà. Thoạt tiên, họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục… nhưng sau đó, xì xầm bàn tán, “Ông ấy không phải là con bác thợ sao?”. Tin Mừng Luca còn cho thấy điều kinh khủng hơn, “Họ đứng dậy lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực, nhưng Người băng qua giữa họ mà đi”.
Anh Chị em,
Vậy mà, nếu ngôn sứ bị chống đối, điều đó chẳng có gì lạ; không bị chống đối, ấy mới đáng nghi.
Qua mọi thời và cho đến hôm nay, đó vẫn là sự thật. Có nhiều ngôn sứ sẵn sàng thoả hiệp, đổi chác để được quyền lợi này, quyền lợi kia, nhất là để được an thân… Nhân danh đối thoại, nhân danh đồng hành… những chú chim câu đơn sơ chịu mất thời giờ để ‘quạ đen’ lân la tiếp cận, mà qua đó, chỉ để cho mình bị lợi dụng, bị khai thác từ điều này tới điều kia; họ đâu biết ngạn ngữ Nga có câu, “Bồ câu đi với quạ, lông chưa đen nhưng lòng không còn trắng”. Họ hãnh diện khi quen ông này biết bà kia, kể cả những người giàu có mệnh danh là đại gia; nhờm tởm hơn, họ lấy danh người này, chức người kia để hù doạ con chiên bổn đạo, những người lẽ ra họ phải bênh vực chở che vì đó là những người con Chúa trao. Nhiều ngôn sứ chỉ vì muốn an thân hoặc tiến thân… cho nên họ không nói cho dân Chúa biết tất cả những gì Chúa truyền; họ thêm bớt Lời Chúa, bóp méo giáo huấn của Hội Thánh… tên của họ là “quờ duờ”, còn được gọi là “quốc danh”.
Một vị Giám mục nổi tiếng hiền hoà, dễ mến. Khi được hỏi đâu là bí quyết của ngài, ngài đáp bí quyết của tôi là: “Thứ nhất, tôi nhìn lên trời để nhớ rằng đời tôi phải tới đó, nên tôi phải rao giảng điều tôi đã nhận lãnh; thứ hai, tôi nhìn xuống đất để thấy phần mộ tôi sau này thật nhỏ hẹp, không ai theo tôi xuống đó, nên tôi không thoả hiệp đổi chác với ai một điều gì; thứ ba, tôi nhìn chung quanh để thấy bao người nghèo khổ đáng kính trọng hơn tôi, nên tôi phải nói thay cho họ; thứ bốn, tôi học để biết hạnh phúc thật nằm ở đâu, mọi nỗ lực của tôi sẽ chấm dứt thế nào và những than thở của tôi thật vô cớ biết bao, nên tôi làm tất cả bổn phận Chúa trao trong yêu mến, những gì còn lại, tôi giao cho Người!”.
Chúng ta cầu nguyện cho nhau, cách riêng cho các mục tử… được đầy khôn ngoan với những ân huệ của Chúa Thánh Thần, biết rao giảng và sống điều đã lãnh nhận; biết chịu thiệt thòi, không thoả hiệp, cũng không đổi chác và biết làm tất cả bổn phận Chúa trao trong yêu mến; những gì còn lại, biết giao cho Người, Amen.
(Lm. Minh Anh, Gp. Huế,)
Suốt hai tuần qua, chúng ta đã nghe những gì xảy đến cho Giêrêmia, vị ngôn sứ được sai đi nói lời của Chúa cho dân Người. Hôm nay, một lần nữa, chúng ta thấy cái nhiễu nhương mà Giêrêmia trải qua. Một đàng, lắm nhiêu khê khi ông vâng lời Thiên Chúa, “Hãy nói cho họ biết tất cả những gì Ta truyền cho ngươi… ngươi chớ bớt một lời”; và đàng khác, lắm trần thân khi ông khổ nhọc từ phía dân, “Ngươi phải chết, tại sao ngươi nhân danh Thiên Chúa mà nói tiên tri?”.
Giêrêmia đau khổ, giằng co, Giêrêmia bị căm ghét… và dù rất miễn cưỡng với sứ vụ xem ra chẳng mấy hứng thú, Giêrêmia vẫn phải ra đi kêu gọi dân Chúa sám hối như là giải pháp duy nhất hầu có thể tránh cơn thịnh nộ của Người. Tình trạng căm ghét ngày càng dâng cao đến độ có lần dân đã công khai đánh đòn ông; lần khác họ cột ông vào bao; lần khác nữa, họ chôn sống ông dưới hầm.
Chúa Giêsu cũng đã trải nghiệm cái ê chề đó nơi những người đương thời, không những không hơn gì Giêrêmia, nhưng còn thê thảm hơn… với cái chết hãi hùng trên thập giá. Hôm nay, Tin Mừng hé mở cho thấy những gì đã xảy ra khi lần đầu tiên Ngài trở lại Nazareth quê nhà. Thoạt tiên, họ ngạc nhiên, sửng sốt, thán phục… nhưng sau đó, xì xầm bàn tán, “Ông ấy không phải là con bác thợ sao?”. Tin Mừng Luca còn cho thấy điều kinh khủng hơn, “Họ đứng dậy lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực, nhưng Người băng qua giữa họ mà đi”.
Anh Chị em,
Vậy mà, nếu ngôn sứ bị chống đối, điều đó chẳng có gì lạ; không bị chống đối, ấy mới đáng nghi.
Qua mọi thời và cho đến hôm nay, đó vẫn là sự thật. Có nhiều ngôn sứ sẵn sàng thoả hiệp, đổi chác để được quyền lợi này, quyền lợi kia, nhất là để được an thân… Nhân danh đối thoại, nhân danh đồng hành… những chú chim câu đơn sơ chịu mất thời giờ để ‘quạ đen’ lân la tiếp cận, mà qua đó, chỉ để cho mình bị lợi dụng, bị khai thác từ điều này tới điều kia; họ đâu biết ngạn ngữ Nga có câu, “Bồ câu đi với quạ, lông chưa đen nhưng lòng không còn trắng”. Họ hãnh diện khi quen ông này biết bà kia, kể cả những người giàu có mệnh danh là đại gia; nhờm tởm hơn, họ lấy danh người này, chức người kia để hù doạ con chiên bổn đạo, những người lẽ ra họ phải bênh vực chở che vì đó là những người con Chúa trao. Nhiều ngôn sứ chỉ vì muốn an thân hoặc tiến thân… cho nên họ không nói cho dân Chúa biết tất cả những gì Chúa truyền; họ thêm bớt Lời Chúa, bóp méo giáo huấn của Hội Thánh… tên của họ là “quờ duờ”, còn được gọi là “quốc danh”.
Một vị Giám mục nổi tiếng hiền hoà, dễ mến. Khi được hỏi đâu là bí quyết của ngài, ngài đáp bí quyết của tôi là: “Thứ nhất, tôi nhìn lên trời để nhớ rằng đời tôi phải tới đó, nên tôi phải rao giảng điều tôi đã nhận lãnh; thứ hai, tôi nhìn xuống đất để thấy phần mộ tôi sau này thật nhỏ hẹp, không ai theo tôi xuống đó, nên tôi không thoả hiệp đổi chác với ai một điều gì; thứ ba, tôi nhìn chung quanh để thấy bao người nghèo khổ đáng kính trọng hơn tôi, nên tôi phải nói thay cho họ; thứ bốn, tôi học để biết hạnh phúc thật nằm ở đâu, mọi nỗ lực của tôi sẽ chấm dứt thế nào và những than thở của tôi thật vô cớ biết bao, nên tôi làm tất cả bổn phận Chúa trao trong yêu mến, những gì còn lại, tôi giao cho Người!”.
Chúng ta cầu nguyện cho nhau, cách riêng cho các mục tử… được đầy khôn ngoan với những ân huệ của Chúa Thánh Thần, biết rao giảng và sống điều đã lãnh nhận; biết chịu thiệt thòi, không thoả hiệp, cũng không đổi chác và biết làm tất cả bổn phận Chúa trao trong yêu mến; những gì còn lại, biết giao cho Người, Amen.
(Lm. Minh Anh, Gp. Huế,)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên văn lá thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc sửa lại giáo lý án tử hình
Vũ Văn An
00:03 03/08/2018
Tháng Mười năm ngoái, nhân kỷ niệm 25 năm Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, trong một bài diễn văn, Đức Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi “một xử lý thỏa đáng và mạch lạc hơn” về án tử hình trong Sách này.
Ngài nói: “Vấn đề này không thể giản lược vào một bản tóm lược giáo huấn truyền thống mà không xét gì tới không những học lý đã được khai triển trong giáo huấn của các vị giáo hoàng gần đây, mà cả sự thay đổi trong ý thức người Kitô hữu, một ý thức vốn bác bỏ thái độ tự mãn trước một hình phạt xâm phạm nặng nề tới nhân phẩm. Cần phải tuyên bố rõ ràng rằng án tử hình là một biện pháp vô nhân đạo mà dù được thi hành cách nào vẫn hạ thấp nhân phẩm”.
Kết quả, trong buổi tiếp kiến ngày 11 tháng Năm năm nay với Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Phanxicô đã chấp thuận bản văn mới cho đoạn 2267 của Sách Giáo Lý bề án tử hình, dù việc tái duyệt này chỉ được công bố ngày 2 tháng Tám.
Cùng với việc công bố trên, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã gửi tới hàng giám mục thế giới bức thư sau đây:
THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Thư gửi các giám mục
liên quan tới việc mới duyệt lại đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo
1.Đức Thánh Cha Phanxicô, trong diễn văn nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày công bố Tông Hiến Fidei depositum, qua đó, Đức Gioan Phaolô II ban hành Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, đã yêu cầu viết lại giáo huấn về án tử hình để phản ảnh tốt hơn việc phát triển tín lý về điểm này từng diễn ra trong những năm gần đây (1). Việc phát triển này chủ yếu xoay quanh việc Giáo Hội ý thức rõ ràng hơn việc tôn trọng phải có đối với mọi sự sống con người. Trong đường hướng này, Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “ngay một người sát nhân cũng không đánh mất phẩm giá bản thân của họ, và chính Thiên Chúa đoan hứa sẽ bảo đảm phẩm giá này” (2).
2. Chính dưới cùng ánh sáng trên, người ta nên hiểu thái độ đối với án tử hình như đã được phát biểu một cách rộng rãi chưa từng có trong giáo huấn của các mục tử và trong mẫn cảm của dân Chúa. Thực vậy, nếu hoàn cảnh chính trị và xã hội của quá khứ làm cho án tử hình trở thành phương thế chấp nhận được đối với việc bảo vệ ích chung, thì ngày nay việc càng ngày người ta càng hiểu rằng phẩm giá một con người không mất đi cả sau khi đã phạm những tội ác nặng nề nhất, việc người ta hiểu một cách thâm hậu hơn ý nghĩa của các chế tài hình sự được nhà nước áp dụng, và việc phát triển các hệ thống giam giữ hữu hiệu hơn nhằm bảo đảm việc bảo vệ phải có đối với các công dân, đã làm nẩy sinh một ý thức mới; ý thức này nhìn nhận việc không thể nào chấp nhận được án tử hình và do đó, kêu gọi phải bãi bỏ nó.
3. Trong việc phát triển này, giáo huấn trong Thông Điệp Evangelium vitæ (Tin Mừng Sự Sống) của Đức Gioan Phaolô II có tầm quan trọng lớn lao. Trong các dấu hiệu hy vọng về một nền văn hóa mới của sự sống, Đức Thánh Cha liệt kê “việc công chúng càng ngày càng chống đối án tử hình, cho dù án này được coi như một thứ ‘bảo vệ hợp pháp’ về phía xã hội. Thực thế, xã hội hiện đại có các phương thế để dẹp bỏ tội ác cách hữu hiệu qua việc làm cho các phạm nhân trở thành vô hại mà không dứt khoát từ khước cơ may cải tạo của họ” (3). Giáo huấn của Evangelium vitæ sau đó đã được lồng vào editio typica (ấn bản gốc) của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Trong đó, án tử hình không được trình bầy như một hình phạt cân xứng đối với sự trầm trọng của tội ác, nhưng nó có thể được biện minh nếu là “cách thực tiễn duy nhất để bảo vệ mạng sống con người nhân bản một cách hữu hiệu chống lại người gây hấn”, cho dù, trên thực tế, “các trường hợp tuyệt đối cần thiết phải loại bỏ người vi phạm, ngày nay, rất hiếm, nếu không muốn nói là không hề có trên thực tế” (số 2267).
4. Đức Gioan Phaolô II cũng đã can thiệp trong nhiều dịp khác chống lại án tử hình, kêu gọi cả việc tôn trọng phẩm giá con người lẫn các phương thế mà xã hội ngày nay hiện có để tự bảo vệ chống lại các phạm nhân. Bởi thế, trong Thông Điệp Giáng Sinh năm 1998, ngài cầu chúc “thế giới có được sự đồng thuận liên quan đến việc cần có các biện pháp khẩn trương và thỏa đáng... để chấm dứt án tử hình” (4). Tháng sau đó tại Hoa Kỳ, ngài nhắc lại “Một dấu hy vọng là việc càng ngày người ta càng nhìn nhận rằng phẩm giá sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay trong trường hợp một ai đó phạm một tội lớn lao. Xã hội hiện đại có nhiều phương thế để tự bảo vệ mình, mà không dứt khoát từ khước cơ hội cải tạo của các phạm nhân. Tôi lặp lại lời kêu gọi tôi đã đưa ra gần đây nhất dịp Lễ Giáng Sinh phải có sự đồng thuận trong việc kết liễu án tử hình, một án vừa dã man vừa không cần thiết” (5).
5. Việc vận động dấn thân cho việc bãi bỏ án tử hình được các vị giáo hoàng sau đó tiếp tục. Đức Bênêđíctô XVI nhắc nhở “các nhà lãnh đạo xã hội lưu ý tới việc phải cố gắng hết sức để loại bỏ án tử hình” (6). Sau đó, ngài nói với một nhóm tín hữu rằng “việc anh chị em bàn luận sẽ khích lệ các sáng kiến chính trị và luật lệ đang được cổ vũ tại một số quốc gia ngày càng đông nhằm loại bỏ án tử hình và tiếp tục thực hiện sự tiến bộ có thực chất trong việc làm cho luật hình phù hợp với cả nhân phẩm tù nhân lẫn việc duy trì trật tự công cộng (7).
6. Cũng trong cùng viễn tượng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng tái quả quyết rằng “ngày nay án tử hình là điều không thể chấp nhận được, dù tội ác của người bị kết án có trầm trọng đến đâu” (8). Án tử hình, bất chấp các phương thế thi hành, “luôn bao hàm một đối xử tàn bạo, vô nhân, và hạ giá” (9). Hơn nữa, nó phải bị bác bỏ “do tính lựa lọc đầy thiếu sót của hệ thống công lý hình sự và trước khả thể lầm lẫn phán xử” (10). Chính dưới ánh sáng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu việc duyệt lại lối diễn tả của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo về án tử hình nhằm khẳng định rằng “bất kể tội ác đã phạm trầm trọng ra sao, án tử hình cũng không thể chấp nhận được vì nó tấn công tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” (11).
7. Việc duyệt lại mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, tự đặt mình trong tính liên tục với Huấn Quyền trước đây trong khi đem đến một khai triển tín lý Công Giáo gắn bó (12). Theo chân giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Evangelium vitæ, bản văn mới khẳng định rằng kết liễu sự sống của một phạm nhân như một hình phạt vì tội phạm là điều không thể chấp nhận được vì nó tấn công phẩm giá con người, một phẩm giá không mất đi cả sau khi đã phạm những tội phạm trầm trọng nhất. Kết luận này đạt được nhờ xét đến cái hiểu mới về các chế tài hình sự được nhà nước hiện đại áp dụng, là các chế tài cần được điều hướng trước hết tới việc phục hồi và tái hội nhập phạm nhân về phương diện xã hội. Cuối cùng, xét vì xã hội hiện đại có các hệ thống giam giữ hữu hiệu hơn, nên án tử hình đã trở nên không cần thiết trong vai trò bảo vệ đời sống người vô tội. Chắc chắn, các nhà cầm quyền công cộng vẫn có bổn phận phải bảo vệ đời sống các công dân, như đã được Huấn Quyền luôn giảng dậy và được xác nhận bởi Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trong các đoạn 2265 và 2266.
8. Tất cả các điều trên cho thấy lối phát biểu mới cho đoạn 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói lên một sự khai triển tín lý chân chính không mâu thuẫn với các giáo huấn trước đây của Huấn Quyền. Thực vậy, các giáo huấn này có thể được giải thích dưới góc độ trách nhiệm hàng đầu của công quyền là che chở ích chung trong một bối cảnh xã hội trong đó các chế tài hình sự đã được hiểu theo nghĩa khác, và được khai triển trong một môi trường trong đó việc bảo đảm việc phạm nhân không lặp lại tội phạm của họ là điều khó khăn hơn.
9. Việc duyệt lại lần này khẳng định rằng việc hiểu tính bất khả chấp nhận của án tử hình đã lớn dần “dưới ánh sáng Tin Mừng” (13). Thực thế, Tin Mừng giúp ta hiểu tốt hơn trật tự sáng thế mà Con Thiên Chúa từng mặc lấy, thanh tẩy và đem đến thành toàn. Nó cũng mời gọi ta bước vào lòng thương xót và nhẫn nại của Chúa, những điều vốn dành cho mỗi người đủ thì giờ để tự hồi tâm.
10. Việc diễn đạt mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo muốn tạo sinh lực cho một phong trào cương quyết dấn thân ủng hộ não trạng biết nhìn nhận phẩm giá của mọi sự sống nhân bản và, trong đối thoại tương kính với các nhà cầm quyền dân sự, cương quyết khuyến khích việc tạo ra các điều kiện làm dễ việc loại bỏ án tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực.
Đức Giáo Phanxicô, trong buổi yết kiến ban cho Tổng Thư Ký ký tên dưới đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 28 tháng Sáu năm 2018, đã chấp thuận lá thư này, được thông qua trong Phiên Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này ngày 13 tháng Sáu năm 2018, và truyền công bố nó.
Rôma, từ Văn Phòng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 1 tháng Tám năm 2018, Lễ Kính Thánh Anphonsô đệ Liguori
Hồng Y Luis F. Ladaria, S.I.
Bộ Trưởng
X. Giacomo Morandi
Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cerveteri
Tổng Thư Ký
________________________________________________________
[1] Xem Đức Phanxicô, Diễn Văn với Các Tham Dự Viên phiên họp được cổ vũ bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (11 October 2017): L’Osservatore Romano (13 tháng Mười 2017), 4.
[2] Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Evangelium vitæ (25 tháng Ba 1995), n. 9: AAS 87 (1995), 411.
[3] Đã dẫn, n. 27: AAS 87 (1995), 432.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Urbi et Orbi của Đức Gioan Phaolô II: Lễ Giáng Sinh 1998 (25 tháng Mười Hai 1998), n. 5: Insegnamenti XXI,2 (1998), 1348.
[5] Đã dẫn, Bài giảng tại Trans World Dome of St. Louis (27 tháng Giêng 1999): Insegnamenti XXII,1 (1999), 269; Xem Bài giảng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Nuestra Señora de Guadalupe ở Mexico City (23 tháng Giêng 1999): “Phải chấm dứt việc không cần phải sử dụng án tử hình”: Insegnamenti XXII,1 (1999), 123.
[6] Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Africæ munus (19 tháng Mười Một 2011), n. 83: AAS 104 (2012), 276.
[7] Đức Bênêđíctô XVI, Yết kiến chung (30 tháng Mười Một 2011): Insegnamenti VII,2 (2011), 813.
[8] Đức Phanxicô, Thư gửi Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Chống Án Tử Hình (20 tháng Ba 2015): L’Osservatore Romano (20-21 tháng Ba 2015), 7.
[9] Đã dẫn.
[10] Đã dẫn.
[11 Đức Phanxicô, Diễn Văn với Các Tham Dự Viên phiên họp được cổ vũ bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (11 October 2017): L’Osservatore Romano (13 tháng Mười 2017), 5.
[12] Xem Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, cap. 23: PL 50, 667-669. Về án tử hình, khi nói đến các qui định của các giới răn Thập Điều, Ủy Ban Kinh Thánh Quốc tế nói đến việc “trau chuốt” (refinement) các lập trường luân lý của Giáo Hội: “trong dòng lịch sử và phát triển văn minh, nhờ suy niệm Kinh Thánh, Giáo Hội cũng đã chau chuốt chủ trương luân lý của mình về án tử hình và chiến tranh, một chủ trương hiện mỗi ngày mỗi trở nên tuyệt đối hơn. Bên dưới chủ trương này, bề ngoài có vẻ triệt để, cũng vẫn có cùng một căn bản nhân học, đó là phẩm giá căn bản của nhân vị, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa” (Kinh Thánh và Luân Lý: Các Gốc Rễ Kinh Thánh của Tác Phong Kitô Hữu, 2008, số 98)
(13] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, n. 4.
Ngài nói: “Vấn đề này không thể giản lược vào một bản tóm lược giáo huấn truyền thống mà không xét gì tới không những học lý đã được khai triển trong giáo huấn của các vị giáo hoàng gần đây, mà cả sự thay đổi trong ý thức người Kitô hữu, một ý thức vốn bác bỏ thái độ tự mãn trước một hình phạt xâm phạm nặng nề tới nhân phẩm. Cần phải tuyên bố rõ ràng rằng án tử hình là một biện pháp vô nhân đạo mà dù được thi hành cách nào vẫn hạ thấp nhân phẩm”.
Kết quả, trong buổi tiếp kiến ngày 11 tháng Năm năm nay với Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Phanxicô đã chấp thuận bản văn mới cho đoạn 2267 của Sách Giáo Lý bề án tử hình, dù việc tái duyệt này chỉ được công bố ngày 2 tháng Tám.
Cùng với việc công bố trên, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã gửi tới hàng giám mục thế giới bức thư sau đây:
THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
Thư gửi các giám mục
liên quan tới việc mới duyệt lại đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo
1.Đức Thánh Cha Phanxicô, trong diễn văn nhân dịp kỷ niệm năm thứ 25 ngày công bố Tông Hiến Fidei depositum, qua đó, Đức Gioan Phaolô II ban hành Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, đã yêu cầu viết lại giáo huấn về án tử hình để phản ảnh tốt hơn việc phát triển tín lý về điểm này từng diễn ra trong những năm gần đây (1). Việc phát triển này chủ yếu xoay quanh việc Giáo Hội ý thức rõ ràng hơn việc tôn trọng phải có đối với mọi sự sống con người. Trong đường hướng này, Đức Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “ngay một người sát nhân cũng không đánh mất phẩm giá bản thân của họ, và chính Thiên Chúa đoan hứa sẽ bảo đảm phẩm giá này” (2).
2. Chính dưới cùng ánh sáng trên, người ta nên hiểu thái độ đối với án tử hình như đã được phát biểu một cách rộng rãi chưa từng có trong giáo huấn của các mục tử và trong mẫn cảm của dân Chúa. Thực vậy, nếu hoàn cảnh chính trị và xã hội của quá khứ làm cho án tử hình trở thành phương thế chấp nhận được đối với việc bảo vệ ích chung, thì ngày nay việc càng ngày người ta càng hiểu rằng phẩm giá một con người không mất đi cả sau khi đã phạm những tội ác nặng nề nhất, việc người ta hiểu một cách thâm hậu hơn ý nghĩa của các chế tài hình sự được nhà nước áp dụng, và việc phát triển các hệ thống giam giữ hữu hiệu hơn nhằm bảo đảm việc bảo vệ phải có đối với các công dân, đã làm nẩy sinh một ý thức mới; ý thức này nhìn nhận việc không thể nào chấp nhận được án tử hình và do đó, kêu gọi phải bãi bỏ nó.
3. Trong việc phát triển này, giáo huấn trong Thông Điệp Evangelium vitæ (Tin Mừng Sự Sống) của Đức Gioan Phaolô II có tầm quan trọng lớn lao. Trong các dấu hiệu hy vọng về một nền văn hóa mới của sự sống, Đức Thánh Cha liệt kê “việc công chúng càng ngày càng chống đối án tử hình, cho dù án này được coi như một thứ ‘bảo vệ hợp pháp’ về phía xã hội. Thực thế, xã hội hiện đại có các phương thế để dẹp bỏ tội ác cách hữu hiệu qua việc làm cho các phạm nhân trở thành vô hại mà không dứt khoát từ khước cơ may cải tạo của họ” (3). Giáo huấn của Evangelium vitæ sau đó đã được lồng vào editio typica (ấn bản gốc) của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Trong đó, án tử hình không được trình bầy như một hình phạt cân xứng đối với sự trầm trọng của tội ác, nhưng nó có thể được biện minh nếu là “cách thực tiễn duy nhất để bảo vệ mạng sống con người nhân bản một cách hữu hiệu chống lại người gây hấn”, cho dù, trên thực tế, “các trường hợp tuyệt đối cần thiết phải loại bỏ người vi phạm, ngày nay, rất hiếm, nếu không muốn nói là không hề có trên thực tế” (số 2267).
4. Đức Gioan Phaolô II cũng đã can thiệp trong nhiều dịp khác chống lại án tử hình, kêu gọi cả việc tôn trọng phẩm giá con người lẫn các phương thế mà xã hội ngày nay hiện có để tự bảo vệ chống lại các phạm nhân. Bởi thế, trong Thông Điệp Giáng Sinh năm 1998, ngài cầu chúc “thế giới có được sự đồng thuận liên quan đến việc cần có các biện pháp khẩn trương và thỏa đáng... để chấm dứt án tử hình” (4). Tháng sau đó tại Hoa Kỳ, ngài nhắc lại “Một dấu hy vọng là việc càng ngày người ta càng nhìn nhận rằng phẩm giá sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay trong trường hợp một ai đó phạm một tội lớn lao. Xã hội hiện đại có nhiều phương thế để tự bảo vệ mình, mà không dứt khoát từ khước cơ hội cải tạo của các phạm nhân. Tôi lặp lại lời kêu gọi tôi đã đưa ra gần đây nhất dịp Lễ Giáng Sinh phải có sự đồng thuận trong việc kết liễu án tử hình, một án vừa dã man vừa không cần thiết” (5).
5. Việc vận động dấn thân cho việc bãi bỏ án tử hình được các vị giáo hoàng sau đó tiếp tục. Đức Bênêđíctô XVI nhắc nhở “các nhà lãnh đạo xã hội lưu ý tới việc phải cố gắng hết sức để loại bỏ án tử hình” (6). Sau đó, ngài nói với một nhóm tín hữu rằng “việc anh chị em bàn luận sẽ khích lệ các sáng kiến chính trị và luật lệ đang được cổ vũ tại một số quốc gia ngày càng đông nhằm loại bỏ án tử hình và tiếp tục thực hiện sự tiến bộ có thực chất trong việc làm cho luật hình phù hợp với cả nhân phẩm tù nhân lẫn việc duy trì trật tự công cộng (7).
6. Cũng trong cùng viễn tượng trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng tái quả quyết rằng “ngày nay án tử hình là điều không thể chấp nhận được, dù tội ác của người bị kết án có trầm trọng đến đâu” (8). Án tử hình, bất chấp các phương thế thi hành, “luôn bao hàm một đối xử tàn bạo, vô nhân, và hạ giá” (9). Hơn nữa, nó phải bị bác bỏ “do tính lựa lọc đầy thiếu sót của hệ thống công lý hình sự và trước khả thể lầm lẫn phán xử” (10). Chính dưới ánh sáng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã yêu cầu việc duyệt lại lối diễn tả của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo về án tử hình nhằm khẳng định rằng “bất kể tội ác đã phạm trầm trọng ra sao, án tử hình cũng không thể chấp nhận được vì nó tấn công tính bất khả xâm phạm và phẩm giá con người” (11).
7. Việc duyệt lại mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận, tự đặt mình trong tính liên tục với Huấn Quyền trước đây trong khi đem đến một khai triển tín lý Công Giáo gắn bó (12). Theo chân giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Evangelium vitæ, bản văn mới khẳng định rằng kết liễu sự sống của một phạm nhân như một hình phạt vì tội phạm là điều không thể chấp nhận được vì nó tấn công phẩm giá con người, một phẩm giá không mất đi cả sau khi đã phạm những tội phạm trầm trọng nhất. Kết luận này đạt được nhờ xét đến cái hiểu mới về các chế tài hình sự được nhà nước hiện đại áp dụng, là các chế tài cần được điều hướng trước hết tới việc phục hồi và tái hội nhập phạm nhân về phương diện xã hội. Cuối cùng, xét vì xã hội hiện đại có các hệ thống giam giữ hữu hiệu hơn, nên án tử hình đã trở nên không cần thiết trong vai trò bảo vệ đời sống người vô tội. Chắc chắn, các nhà cầm quyền công cộng vẫn có bổn phận phải bảo vệ đời sống các công dân, như đã được Huấn Quyền luôn giảng dậy và được xác nhận bởi Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo trong các đoạn 2265 và 2266.
8. Tất cả các điều trên cho thấy lối phát biểu mới cho đoạn 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo nói lên một sự khai triển tín lý chân chính không mâu thuẫn với các giáo huấn trước đây của Huấn Quyền. Thực vậy, các giáo huấn này có thể được giải thích dưới góc độ trách nhiệm hàng đầu của công quyền là che chở ích chung trong một bối cảnh xã hội trong đó các chế tài hình sự đã được hiểu theo nghĩa khác, và được khai triển trong một môi trường trong đó việc bảo đảm việc phạm nhân không lặp lại tội phạm của họ là điều khó khăn hơn.
9. Việc duyệt lại lần này khẳng định rằng việc hiểu tính bất khả chấp nhận của án tử hình đã lớn dần “dưới ánh sáng Tin Mừng” (13). Thực thế, Tin Mừng giúp ta hiểu tốt hơn trật tự sáng thế mà Con Thiên Chúa từng mặc lấy, thanh tẩy và đem đến thành toàn. Nó cũng mời gọi ta bước vào lòng thương xót và nhẫn nại của Chúa, những điều vốn dành cho mỗi người đủ thì giờ để tự hồi tâm.
10. Việc diễn đạt mới đoạn số 2267 của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo muốn tạo sinh lực cho một phong trào cương quyết dấn thân ủng hộ não trạng biết nhìn nhận phẩm giá của mọi sự sống nhân bản và, trong đối thoại tương kính với các nhà cầm quyền dân sự, cương quyết khuyến khích việc tạo ra các điều kiện làm dễ việc loại bỏ án tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực.
Đức Giáo Phanxicô, trong buổi yết kiến ban cho Tổng Thư Ký ký tên dưới đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 28 tháng Sáu năm 2018, đã chấp thuận lá thư này, được thông qua trong Phiên Họp Thường Lệ của Thánh Bộ này ngày 13 tháng Sáu năm 2018, và truyền công bố nó.
Rôma, từ Văn Phòng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 1 tháng Tám năm 2018, Lễ Kính Thánh Anphonsô đệ Liguori
Hồng Y Luis F. Ladaria, S.I.
Bộ Trưởng
X. Giacomo Morandi
Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cerveteri
Tổng Thư Ký
________________________________________________________
[1] Xem Đức Phanxicô, Diễn Văn với Các Tham Dự Viên phiên họp được cổ vũ bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (11 October 2017): L’Osservatore Romano (13 tháng Mười 2017), 4.
[2] Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Evangelium vitæ (25 tháng Ba 1995), n. 9: AAS 87 (1995), 411.
[3] Đã dẫn, n. 27: AAS 87 (1995), 432.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Urbi et Orbi của Đức Gioan Phaolô II: Lễ Giáng Sinh 1998 (25 tháng Mười Hai 1998), n. 5: Insegnamenti XXI,2 (1998), 1348.
[5] Đã dẫn, Bài giảng tại Trans World Dome of St. Louis (27 tháng Giêng 1999): Insegnamenti XXII,1 (1999), 269; Xem Bài giảng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Nuestra Señora de Guadalupe ở Mexico City (23 tháng Giêng 1999): “Phải chấm dứt việc không cần phải sử dụng án tử hình”: Insegnamenti XXII,1 (1999), 123.
[6] Đức Bênêđíctô XVI, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Africæ munus (19 tháng Mười Một 2011), n. 83: AAS 104 (2012), 276.
[7] Đức Bênêđíctô XVI, Yết kiến chung (30 tháng Mười Một 2011): Insegnamenti VII,2 (2011), 813.
[8] Đức Phanxicô, Thư gửi Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Chống Án Tử Hình (20 tháng Ba 2015): L’Osservatore Romano (20-21 tháng Ba 2015), 7.
[9] Đã dẫn.
[10] Đã dẫn.
[11 Đức Phanxicô, Diễn Văn với Các Tham Dự Viên phiên họp được cổ vũ bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa (11 October 2017): L’Osservatore Romano (13 tháng Mười 2017), 5.
[12] Xem Thánh Vincent đệ Lérins, Commonitorium, cap. 23: PL 50, 667-669. Về án tử hình, khi nói đến các qui định của các giới răn Thập Điều, Ủy Ban Kinh Thánh Quốc tế nói đến việc “trau chuốt” (refinement) các lập trường luân lý của Giáo Hội: “trong dòng lịch sử và phát triển văn minh, nhờ suy niệm Kinh Thánh, Giáo Hội cũng đã chau chuốt chủ trương luân lý của mình về án tử hình và chiến tranh, một chủ trương hiện mỗi ngày mỗi trở nên tuyệt đối hơn. Bên dưới chủ trương này, bề ngoài có vẻ triệt để, cũng vẫn có cùng một căn bản nhân học, đó là phẩm giá căn bản của nhân vị, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa” (Kinh Thánh và Luân Lý: Các Gốc Rễ Kinh Thánh của Tác Phong Kitô Hữu, 2008, số 98)
(13] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, n. 4.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Kiên Long, giáo phận Phú Cường
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
07:39 03/08/2018
Vào lúc 9g00 ngày thứ năm 02/08/2018, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về thăm viếng mục vụ Giáo xứ Kiên Long và chủ sự Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 43 em thuộc Giáo xứ Kiên Long và 03 em Giáo xứ Tây Ninh; Ngay từ đầu cổng Giáo xứ trên tỉnh lộ từ Tp Tây Ninh đến Thị trấn Châu Thành kéo dài đến Cổng Nhà Thờ cờ hoa đủ sắc màu, trong sân nhà thờ Giáo xứ các em thiếu nhi cùng cộng đoàn giáo xứ đã đứng xếp hàng thành đội ngũ chỉnh tề, trang trọng chào đón Đức cha Giuse, vị cha chung của Giáo phận.
Xem Hình
Giáo xứ Kiên Long hôm nay đẹp hẳn lên, bầu không khí cũng thật hân hoan. Đúng 8g45, Đức cha đã đến nơi, mọi người vui mừng chào đón ngài với tràng pháo tay nồng nhiệt và tiếng kèn đồng chào mừng. Mọi người ai cũng rất vui mừng và hân hoan khi được Vị chủ chăn Giáo phận về ban phép thêm sức cho con em của Giáo xứ. Cùng đồng tế với Đức cha, có cha Quản hạt Tây Ninh Gioan Võ Hoàn Sinh; và Cha Chánh xứ Kiên Long Rahael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, cùng Các Cha trong Giáo hạt Tây Ninh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse chúc mừng tất cả các em được Thêm sức hôm nay. Đức cha cũng nói lên ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Thần xuống dồi dào trên các em, cũng như quý phụ huynh và những người đã hướng dẫn và dạy dỗ các em.
Trong phần giảng lễ, Đức cha chia sẽ với các em về mục đích và ý nghĩa của Nghi thức ban phép Thêm Sức, là ban ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới. Đức cha cũng chia sẽ với cộng đoàn về lời Chúa trong Bài Tin mừng, không phải vào lúc này thì Chúa Thánh thần mới xuất hiện đồng hành với con người, nhưng từ xa xưa Thiên Chúa đã ban Chúa Thánh thần đồng hành với chúng ta qua việc thổi hơi vào cục đất sét khi tạo dựng loài người. Và chính thần khí của Thiên Chúa Thánh thần đã thánh hoá cục đất sét thành con người.
Và dù rằng, con người chúng ta cũng đã nhiều lần đánh mất ơn ban của Chúa Thành thần, nhưng với tình yêu thương của Thiên Chúa giàu lòng thương xót lại một lần nữa đã Ban ơn Chúa Thánh thần qua việc chính Chúa Giêsu thổi hơi cho các Môn đệ sau khi Chúa sống lại từ cõi chết trước khi Chúa Giêsu về trời.
Qua đó, Ngài cũng mong muốn các em thêm sức hôm nay hảy mở rộng tâm hồn các em để đón nhận Chúa Thánh Thần qua việc tập sống yêu thương, thánh thiện và đạo đức. Hãy trở nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống gương mẫu trong gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và xã hội. Và Vị hủ chăn Giáo phận đã dùng hình ảnh Cây nến trong khi được rước từ Nhà xứ vào trong Ngôi Thánh đường, dù rằng đã phải nhiều lần bị tắt đi do các cơn gió thổi qua, thì nó cũng giống như trong cuộc đời của chúng ta đã phải gặp nhiều khó khăn và cám dỗ của Ma quỷ nhưng với Niềm tin vào Thiên Chúa, thì dù cho ngọn nến đã phải tắt đi nhưng cụng được thắp sáng trở lại trong Niềm tin phó thác vào Thiên Chúa, nhất là qua Ơn Chúa Thánh Thần. Và Ngài cũng mong mọi người hãy là chứng nhân của Tin Mừng: gieo rắc bình an và niềm vui cho mọi người.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 46 em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Vị đại diện Giáo xứ gửi đến Đức Cha; Quý Cha; Quý Dì. Một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Đức Cha; quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên. Em nói: “Ngày hôm nay, chúng con thật hạnh phúc và vô cùng cảm động khi được ơn Chúa Thành thần ngự trên con, và nhất là được trưởng thành trong niềm tin yêu của Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Niềm vui này sẽ kéo dài mãi trong suốt cuộc đời mỗi chúng con. Để có niềm vui trọng đại này, chúng con đã được quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên dìu dắt, dạy dỗ và hướng dẫn trong nhiều năm tháng qua. Chúng con xin chân thành cảm tạ.” Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức cha Giuse có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo phận. Các em lòng tràn ngập niềm vui vì đã được rước Chúa vào lòng và nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để từ nay, các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Xem Hình
Giáo xứ Kiên Long hôm nay đẹp hẳn lên, bầu không khí cũng thật hân hoan. Đúng 8g45, Đức cha đã đến nơi, mọi người vui mừng chào đón ngài với tràng pháo tay nồng nhiệt và tiếng kèn đồng chào mừng. Mọi người ai cũng rất vui mừng và hân hoan khi được Vị chủ chăn Giáo phận về ban phép thêm sức cho con em của Giáo xứ. Cùng đồng tế với Đức cha, có cha Quản hạt Tây Ninh Gioan Võ Hoàn Sinh; và Cha Chánh xứ Kiên Long Rahael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, cùng Các Cha trong Giáo hạt Tây Ninh.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse chúc mừng tất cả các em được Thêm sức hôm nay. Đức cha cũng nói lên ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để ơn Chúa Thánh Thần xuống dồi dào trên các em, cũng như quý phụ huynh và những người đã hướng dẫn và dạy dỗ các em.
Trong phần giảng lễ, Đức cha chia sẽ với các em về mục đích và ý nghĩa của Nghi thức ban phép Thêm Sức, là ban ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người cũ trở thành con người mới. Đức cha cũng chia sẽ với cộng đoàn về lời Chúa trong Bài Tin mừng, không phải vào lúc này thì Chúa Thánh thần mới xuất hiện đồng hành với con người, nhưng từ xa xưa Thiên Chúa đã ban Chúa Thánh thần đồng hành với chúng ta qua việc thổi hơi vào cục đất sét khi tạo dựng loài người. Và chính thần khí của Thiên Chúa Thánh thần đã thánh hoá cục đất sét thành con người.
Và dù rằng, con người chúng ta cũng đã nhiều lần đánh mất ơn ban của Chúa Thành thần, nhưng với tình yêu thương của Thiên Chúa giàu lòng thương xót lại một lần nữa đã Ban ơn Chúa Thánh thần qua việc chính Chúa Giêsu thổi hơi cho các Môn đệ sau khi Chúa sống lại từ cõi chết trước khi Chúa Giêsu về trời.
Qua đó, Ngài cũng mong muốn các em thêm sức hôm nay hảy mở rộng tâm hồn các em để đón nhận Chúa Thánh Thần qua việc tập sống yêu thương, thánh thiện và đạo đức. Hãy trở nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng đời sống gương mẫu trong gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và xã hội. Và Vị hủ chăn Giáo phận đã dùng hình ảnh Cây nến trong khi được rước từ Nhà xứ vào trong Ngôi Thánh đường, dù rằng đã phải nhiều lần bị tắt đi do các cơn gió thổi qua, thì nó cũng giống như trong cuộc đời của chúng ta đã phải gặp nhiều khó khăn và cám dỗ của Ma quỷ nhưng với Niềm tin vào Thiên Chúa, thì dù cho ngọn nến đã phải tắt đi nhưng cụng được thắp sáng trở lại trong Niềm tin phó thác vào Thiên Chúa, nhất là qua Ơn Chúa Thánh Thần. Và Ngài cũng mong mọi người hãy là chứng nhân của Tin Mừng: gieo rắc bình an và niềm vui cho mọi người.
Sau khi lập lại lời tuyên xưng đức tin, nghi thức ban bí tích Thêm Sức được cử hành thật trang nghiêm và sốt sắng. “Lạy Chúa Thánh Thần…”. Lời bài hát vang lên cũng chính là giây phút linh thiêng khi 46 em và cha mẹ đỡ đầu lần lượt tiến bước lên cung thánh để lãnh nhận Ấn Tín ơn Chúa Thánh Thần. Kể từ đây, các em được hiến thánh cho Thiên Chúa, được ban sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ra đi làm chứng và bảo vệ đức tin bằng lời nói cũng như hành động, trở thành chiến sĩ của Đức Kitô. Đây còn là kỷ niệm đẹp mà các em mãi ghi nhớ trong suốt cuộc đời.
Cuối thánh lễ, sau lời cám ơn của Vị đại diện Giáo xứ gửi đến Đức Cha; Quý Cha; Quý Dì. Một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Đức Cha; quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên. Em nói: “Ngày hôm nay, chúng con thật hạnh phúc và vô cùng cảm động khi được ơn Chúa Thành thần ngự trên con, và nhất là được trưởng thành trong niềm tin yêu của Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Niềm vui này sẽ kéo dài mãi trong suốt cuộc đời mỗi chúng con. Để có niềm vui trọng đại này, chúng con đã được quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên dìu dắt, dạy dỗ và hướng dẫn trong nhiều năm tháng qua. Chúng con xin chân thành cảm tạ.” Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức cha Giuse có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo phận. Các em lòng tràn ngập niềm vui vì đã được rước Chúa vào lòng và nhận được ơn Chúa Thánh Thần, để từ nay, các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Đại Hội Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp Cử Hành Đại Hội Kỷ Niệm 30 Tuyên Phong 117 Thánh Tử Đạo
Lê Đình Thông
17:02 03/08/2018
Mở đầu, linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, đại diện Tuyên úy đoàn đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chào mừng Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh đến từ Việt Nam, Đức Ông Mai Đức Vinh, quý cha tuyên úy, quý thầy phó tế và toàn thể các tín hữu. Ngài nói ‘‘Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2018). Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, chúng ta tựu về Lộ Đức để mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam dưới cái nhìn trìu mến đầy tình mẫu tử của Mẹ Maria. Ước gì những ngày hành hương nơi linh địa Lộ Đức này chỉ là khởi đầu cho những sinh hoạt của các cộng đoàn chúng ta trong thời gian sắp đến để cùng nhau học hỏi, tìm hiểu về đời sống các Thánh Tử Đạo Việt Nam’’.
Tiếp theo, Đức TGM Chủ tịch HĐGM Việt Nam vui mừng nhận thấy sau gần nửa thế kỷ xa cách quê hương, các tín hữu Việt Nam trên khắp nước Pháp luôn hiệp thông với Giáo Hội quê nhà, khiên vững trong đức tin. Ngài nhắc lại giáo huấn của thánh Phaolô : ‘‘Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, gươm giáo ?’ Đức TGM nhắc lại những cực hình mà các tiền nhân tử đạo phải gánh chịu. Trên nền cung thánh là ba bức bích họa Chúa Kitô chịu khổ nạn, máu đào trên thập giá hòa cùng máu đào các thánh tử đạo Việt Nam viết nên trang sử hào hùng của Giáo Hội nước nhà.
Tưởng cũng nên nhắc lại Tòa án Giải Tối Cao đã ban ban cho Đức Cha đáng kính Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, được quyền ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân tham dự các thánh lễ trong khuôn khổ Đại Hội.
Lộ Đức, ngày 03/08/2018
Lê Đình Thông
Hình ảnh: Linh Đan
Tĩnh tâm linh mục giáo hạt Lào Cai tháng 8 năm 2018
Lm. Nguyễn Văn Thành
21:51 03/08/2018
WGPHH – Ngày 02.8.2018, linh mục giáo hạt Lào Cai tĩnh tâm tháng tại nhà thờ Sapa. Tham dự tĩnh tâm ngoài 13 trên 17 linh mục trong giáo hạt Lào Cai còn có Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, giám mục giáo phận Hưng Hóa nhân dịp làm mục vụ tại vùng tây bắc. Ngài đến ban bí tích Thêm Sức trong giáo hạt và chia sẻ với tại đại hội giới trẻ giáo hạt Lào Cai nhưng vì thời tiết không thuận lợi, nhiều nơi bị lũ lụt nên ngài đã gợi ý hủy để hiệp thông, chia sẻ cho những nơi bị thiệt hại nặng nề.
Xem Hình
Các linh mục chia sẻ công việc mục vụ trong tháng và đưa ra những định hướng cho tháng tới. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai đã chia sẻ về việc bị bẫy chông tại giáo điểm truyền giáo Cao Sơn thuộc huyện Mường Khương khi thăm viếng mục vụ giáo dân vào thứ Bảy 28.7 vừa qua. Giáo điểm Cao Sơn được tập trung giáo dân tại hai xã Cao Sơn và La Pán Tẩn, cách nhà xứ Lào Cai hơn 80 cây số. Sau khi dùng cơm trưa tại nhà ông Tam giáo điểm Cao Sơn, linh mục quay trở về thì xe bị bẫy chông 3 lốp. Một xe khác cùng đoàn cũng bị dính chông cả 4 lốp. Đây là lần thứ hai các linh mục giáo xứ Lào Cai bị bẫy chông tại huyện Mường Khương. Về hình thức chông và cách thức tác chiến thì cả hai lần đều giống nhau. Điều đáng chú ý là loại chông này chỉ dùng trong chiến tranh với ngoại xâm, vì thế, người ta gọi chông này là chông công binh. Cha quản xứ Lào Cai cũng kêu mời quý cha hiệp thông và cầu nguyện cho các linh mục và giáo dân giáo xứ Lào Cai, cách riêng với các giáo điểm thuộc huyện Mường Khương.
Trong bài chia sẻ tĩnh tâm cho anh em linh mục, Đức cha Gioan đề cập đến 3 vấn đề chính. Thứ nhất là cần làm mục vụ chiều sâu. Ngày trước chúng ta, vì thời cuộc, không có nhiều linh mục nên một linh mục coi nhiều giáo xứ và phải chạy nhiều nơi. Vì thế, các linh mục chủ yếu là làm lễ và ban các bí tích. Ngày nay thì vẫn thiếu linh mục nhưng đỡ hơn nên các cha cần chịu khó dạy giáo lý, quan tâm tới các hội đoàn và các gia đình. Thứ hai là vấn đề cộng tác của giáo dân. Công đồng Vatican II đã dạy về vai trò của giáo dân trong Giáo hội. Công cuộc truyền giáo chỉ đem lại hiệu quả khi giáo dân tích cực tham gia và nhận thấy chỗ đứng của mình trong lòng Giáo hội. Thứ ba là vấn đề đào tạo giáo dân. Muốn giáo dân tham gia vào đời sống Giáo hội thì cần đào tạo họ có những kiến thức cơ bản về đức tin và truyền thống Giáo hội. Việc đào tạo tác viên Tin Mừng là rất phù hợp với hoàn cảnh ngày nay.
Buổi tĩnh tâm kết thúc với Thánh lễ đồng tế do đức cha chủ sự để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo trong giáo phận. Xin Chúa thương ban cho giáo phận có nhiều thợ gặt lành nghề và luôn sẵn sàng hy sinh cho đoàn chiên.
Xem Hình
Các linh mục chia sẻ công việc mục vụ trong tháng và đưa ra những định hướng cho tháng tới. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai đã chia sẻ về việc bị bẫy chông tại giáo điểm truyền giáo Cao Sơn thuộc huyện Mường Khương khi thăm viếng mục vụ giáo dân vào thứ Bảy 28.7 vừa qua. Giáo điểm Cao Sơn được tập trung giáo dân tại hai xã Cao Sơn và La Pán Tẩn, cách nhà xứ Lào Cai hơn 80 cây số. Sau khi dùng cơm trưa tại nhà ông Tam giáo điểm Cao Sơn, linh mục quay trở về thì xe bị bẫy chông 3 lốp. Một xe khác cùng đoàn cũng bị dính chông cả 4 lốp. Đây là lần thứ hai các linh mục giáo xứ Lào Cai bị bẫy chông tại huyện Mường Khương. Về hình thức chông và cách thức tác chiến thì cả hai lần đều giống nhau. Điều đáng chú ý là loại chông này chỉ dùng trong chiến tranh với ngoại xâm, vì thế, người ta gọi chông này là chông công binh. Cha quản xứ Lào Cai cũng kêu mời quý cha hiệp thông và cầu nguyện cho các linh mục và giáo dân giáo xứ Lào Cai, cách riêng với các giáo điểm thuộc huyện Mường Khương.
Trong bài chia sẻ tĩnh tâm cho anh em linh mục, Đức cha Gioan đề cập đến 3 vấn đề chính. Thứ nhất là cần làm mục vụ chiều sâu. Ngày trước chúng ta, vì thời cuộc, không có nhiều linh mục nên một linh mục coi nhiều giáo xứ và phải chạy nhiều nơi. Vì thế, các linh mục chủ yếu là làm lễ và ban các bí tích. Ngày nay thì vẫn thiếu linh mục nhưng đỡ hơn nên các cha cần chịu khó dạy giáo lý, quan tâm tới các hội đoàn và các gia đình. Thứ hai là vấn đề cộng tác của giáo dân. Công đồng Vatican II đã dạy về vai trò của giáo dân trong Giáo hội. Công cuộc truyền giáo chỉ đem lại hiệu quả khi giáo dân tích cực tham gia và nhận thấy chỗ đứng của mình trong lòng Giáo hội. Thứ ba là vấn đề đào tạo giáo dân. Muốn giáo dân tham gia vào đời sống Giáo hội thì cần đào tạo họ có những kiến thức cơ bản về đức tin và truyền thống Giáo hội. Việc đào tạo tác viên Tin Mừng là rất phù hợp với hoàn cảnh ngày nay.
Buổi tĩnh tâm kết thúc với Thánh lễ đồng tế do đức cha chủ sự để cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo trong giáo phận. Xin Chúa thương ban cho giáo phận có nhiều thợ gặt lành nghề và luôn sẵn sàng hy sinh cho đoàn chiên.
Văn Hóa
Chào mừng cách mạng kỹ thuật số
Vũ Văn An
17:19 03/08/2018
Tiên đóan tương lai là điều khó, thành thử ta nên khởi đầu bằng cách giải thích quá khứ. Lăng kính nào tốt nhất để lượng giá vòng cung lịch sử thế giới thế kỷ 19? Trước hết, đó là hừng đông của nền dân chủ tự do. Người Pháp vừa xử trảm nhà vua của họ, và một số người sùng mộ John Locke ở bên kia Đại Tây Dương đã thiết lập được một nền cộng hòa non trẻ. Tại Vương Quốc Thống Nhất, triết gia John Stuart Mill đã bênh vực hữu hiệu nền dân chủ tự do và nhân phẩm. Một khởi đầu dường như cho thấy nền quân chủ đã đến lúc cáo chung. Thế rồi, có cách mạng tư bản chủ nghĩa, ai muốn làm gì thì làm, nổi bật với các kinh tế gia như Thomas Malthus và David Ricardo. Karl Marx thì đang đem kinh tế học tới giai cấp vô sản.
Thế kỷ 19 cũng là cao điểm của đế quốc Tây Phương và chế độ thực dân. Nó là khởi điểm của thời đại chiến tranh toàn diện. Nó khởi dầu diễn trình xuống dốc của tôn giáo hiểu như một lực lượng chính trị và được thay thế bằng sự đi lên của chủ nghĩa duy quốc gia. Chịu khó nhìn kỹ một chút, nó cũng khởi đầu thời đại bình đẳng của con người. Phụ nữ đòi quyền bình đẳng ở Seneca Falls, New York, và Tân Tây Lan trở thành nước đầu tiên cho phép họ bỏ phiếu. Vương Quốc Thống Nhất đặt việc buôn bán nô lệ ra ngoài vòng pháp luật, Hiệp Chúng Quốc giải phóng các nô lệ của họ, Nga cũng trả tự do cho các nông nô.
Tóm lại: dân chủ, tư bản chủ nghĩa, thực dân hóa, chiến tranh hiện đại, chủ nghĩa duy quốc gia, và bình đẳng con người. Tất cả đều có những hệ quả mênh mông, và tất cả đều là chất xúc tác cho hàng ngàn cuốn sách.
Tuy nhiên, tất cả đều không quan trọng. Ngày nay, khi nhìn lại, nét quan trọng nhất về phương diện địa chính trị của thế kỷ 19 trở nên hiển nhiên: nó là thời của Cách Mạng Kỹ Nghệ. Không có cuộc cách mạng này, sẽ không có giai cấp trung lưu đi lên và không có áp lực thực chất nào tạo ra dân chủ. Sẽ không có cách mạng tư bản chủ nghĩa vì các quốc gia nông nghiệp không cần đến nó. Sẽ không có thực dân hóa qui mô vì nền kinh tế phi kỹ nghệ đâu thèm thuồng nguyên liệu thô. Cũng sẽ không có chiến tranh toàn diện nếu không có sắt thép rẻ tiền và kỹ nghệ chế tạo chính xác. Và với thế giới phần lớn vẫn dính cứng vào việc cấy trồng và một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp truyền thống chỉ nhằm đủ sống, có thể cũng chưa kết liễu được nạn nô lệ và khởi diễn được phong trào duy nữ.
Sức đẩy chủ chốt trong thời đại trên chính là máy hơi nước, lý thuyết vi sinh (germ), điện, và đường rầy xe lửa. Không có sự lớn mạnh mênh mông về kinh tế thực hiện trong thế kỷ 20, mọi điều khác có lẽ chỉ ở mức thời Trung Cổ. Không ai biết đến nó năm 1800, nhưng tương lai địa chính trị của thế kỷ 19 đã được khởi động cả 9 thập niên trước đó, khi Thomas Newcomen khám phá ra cỗ máy hơi nước khả dụng đầu tiên. Các sử gia và chuyên viên về chính sách ngoại giao có thể không thích nghe nhưng mọi điều họ giảng dậy và viết lách về địa chính trị của thế kỷ 19 đều chỉ là các phụ chú của Cách Mạng Kỹ Nghệ. Và một điều y hệt hình như cũng đúng khi chúng ta, hay các hậu duệ người máy của chúng ta, viết lịch sử về cuộc cách mạng kỹ thuật số của thế kỷ 21.
TRỞ NÊN THÔNG MINH
Không thể kể ra hết các đường hướng lớn của nền địa chính trị thế kỷ 21 một cách vững tâm như các đường hướng của thế kỷ 19, nhưng cũng có những đường hướng rõ rệt. Có việc đi lên của Trung Hoa. Có sự gia tăng của chủ nghĩa bộ lạc chính trị và một gẫy đổ khả hữu nào đó đang ló dạng đối với nền dân chủ tự do. Trong đoản kỳ, còn có chủ nghĩa khủng bố duy thánh chiến. Và trong thời Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, khó có thể không thắc mắc liệu thế giới có đang lao đầu vào một tương lai giảm thiểu hợp tác và quay về với thứ cạnh tranh trần truồng một mất một còn (zero-sum) giành quyền lực hay không. Nhưng với sự thận trọng thông thường luôn đi theo bất cứ tiên đoán nào về thế kỷ 21, nghĩa là tùy thuộc những con người nhân bản còn đang luẩn quẩn đâu đây, cũng không một lực lượng nào trong số vừa kể quan trọng cả. Ngay lúc này, thế giới đang ở trong buổi hừng đông của cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ hai, lần này, là cuộc cách mạng kỹ thuật số. Tác động của nó, nếu có, chắc chắn lớn lao hơn cả cuộc cách mạng thứ nhất.
Nói thì nói thế thôi, chứ cuộc cách mạng trên chưa diễn ra. Các sự kỳ diệu của kỹ thuật hiện đại hiện diện khắp nơi, nhưng cho tới nay, mọi điều khám phá ra mới chỉ là những đồ chơi tốt hơn mà thôi. Cuộc cách mạng kỹ thuật thực sự sẽ gia tăng tổng sản lượng của nền kinh tế hoàn cầu, y hệt như nó đã thực hiện trong Cách Mạng Kỹ Nghệ, lúc máy móc cho phép các công ty sản xuất nhiều hàng hóa gấp bội với cùng một số công nhân. Điều này hiện chưa diễn ra. Sau cuộc suy thoái lớn trong thập niên 1970, sự gia tăng sản lượng lao động đều đặn đi lên tới năm 2007, phần lớn nhờ phổ quát chấp nhận việc hậu cần vi tính hóa và những giây chuyền cung cấp hoàn cầu trong cộng đồng kinh doanh – và rồi đi xuống. Bất chấp các kỳ công kỹ thuật hiện nay, việc gia tăng sản lượng vẫn ương ngạnh trì trệ suốt thập niên qua, một điều gợi ý rằng thế hệ máy móc cuối cùng thực sự không thành đạt bao nhiêu.
Nhưng tất cả đang trên đường thay đổi. Trí khôn nhân tạo đã là một ám ảnh của các nhà kỹ thuật học gần như cùng một lúc với việc máy vi tính được sáng chế, nhưng chủ nghĩa lạc quan ngây thơ lúc đầu trong thập niên 1950 nhanh chóng nhường chỗ cho “mùa đông của trí khôn nhân tạo” trong thập niên 1970, khi người ta thấy rõ các máy vi tính thời đó thiếu năng lực chế biến thô cần có để cạnh tranh với não bộ con người. Nhưng như định luật Moore đã tiên đoán, năng lực của máy vi tính tiếp tục mỗi một hay hai năm đều tăng gấp đôi, và trí khôn nhân tạo cũng tăng như thế. Hệ thần kinh nhường chỗ cho hệ chuyên viên; hệ này, đến lượt nó, lại nhường chỗ cho khả năng học tập của máy móc. Điều này mang lại kết quả: các máy vi tính sẽ đọc được chữ nghĩa in ấn và thực hiện việc tìm tòi Internet tốt hơn nhiều, nhưng “huyền thọai tìm được chén thánh” (holy grail) là trí khôn nhân tạo, tức việc máy vi tính thay thế cho bộ óc con người, vẫn là chuyện xa vời (elusive).
Cả ngày nay nữa, trí khôn nhân tạo vẫn nằm ở giai đoạn tiền sinh (pre-natal) – trả lời các câu hỏi của Jeopardy!, thắng cờ tướng, tìm được tiệm cà phê gần nhất – nhưng chuyện thực chất không xa vời lắm. Để đến đó, điều cần là phần cứng mạnh như óc người và phần mềm có khả năng suy nghĩ.
Sau nhiều thập niên thất vọng, phía phần cứng đã gần như sẵn sàng: các máy vi tính mạnh nhất trên thế giới hiện đã mạnh như óc người. Năng lực vi tính thông thường được đo bằng phép toán dùng dấu phẩy di động từng giây (floating point operations per second, viết tắt là “flops”) và hiện nay ước tính hay nhất cho rằng óc người có năng lực vi tính hữu hiệu ở mức 10 tới 100 “petaflops” (ngàn triệu triệu flops 1 giây). Điều không may, là máy này cỡ một phòng khách, trị giá hơn 200 triệu dollars, và tốn phí tiền điện mỗi năm khoảng 5 triệu dollars.
Hiện nay, điều cần là làm cho máy siêu vi tính này nhỏ hơn và rẻ hơn nhiều nữa. Việc phối hợp các máy vi xử lý (microporcessors) nhanh hơn, các vi chíp khách hàng (custom microchips) cải tiến, khả năng lớn hơn trong việc tiến hành nhiều phép tính song song, và các thuật toán (algorithms) hữu hiệu hơn sẽ trám được khoảng cách trong vài thập niên tới. Phía phần mềm thì cố hữu vẫn còn mù mờ, nhưng tiến bộ trong 1 thập niên qua cũng rất đáng nể. Khó có thể đưa ra con số chắc chắn về sự tiến bộ của phần mềm này, nhưng những ai biết nhiều về trí khôn nhân tạo, các nhà nghiên cứu chẳng hạn, thì hết sức lạc quan. Trong một cuộc thăm dò các chuyên viên về trí khôn nhân tạo công bố năm 2017, hai phần ba người trả lời đồng ý đã có sự tiến bộ gia tốc trong hậu bán đời sống nghề nghiệp của họ. Và họ tiên đoán khoảng 50 phần trăm cơ may đến năm 2060, trí khôn nhân tạo sẽ có khả năng thực hiện mọi trách vụ của con người. Các vị trả lời người Châu Á còn dám cho rằng nó có thể làm việc đó vào năm 2045.
Các nhà nghiên cứu trên không nghĩ máy móc chỉ có khả năng thực hiện các việc thường ngày; chúng có thể làm được bất cứ việc gì như người ta từ việc ngào thịt tới viết tiểu thuyết, giải phẫu tim. Thêm vào đó, chúng sẽ nhanh hơn nhiều, không bao giờ biết mệt, truy cập tức khắc mọi kiến thức trên thế giới, và có năng lực phân tích cao hơn bất cứ con người nào. Với vận may, điều này, cuối cùng, sẽ tạo ra một không tưởng hoàn cầu, nhưng đến được đó vẫn còn là chữ “nhưng”. Bắt đầu trong vài thập niên tới, người máy sẽ khiến hàng triệu người ra thất nghiệp, ấy thế nhưng, các hệ thống kinh tế và chính trị trên thế giới vẫn còn dựa vào giả thuyết cho rằng lười biếng là lý do duy nhất cho việc không có việc làm.
CHÀO MỪNG CÁC ÔNG CHÚA NGƯỜI MÁY CỦA CHÚNG TA
Xin đừng lầm lẫn: cuộc cách mạng kỹ thuật số đang trở thành cuộc cách mạng địa chính trị lớn nhất trong lịch sử con người. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ đã thay đổi thế giới, và những điều nó làm chỉ là thay thế bắp thịt của con người. Các bộ óc của con người vẫn còn cần đến trong việc xây dựng, cho chạy, và bảo toàn máy móc, và sản xuất nhiều việc làm lương cao cho mọi người. Nhưng cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ thay thế bộ óc con người. Theo định nghĩa, bất cứ điều gì con người làm được, trí khôn nhân tạo ở trình độ con người cũng sẽ làm được, mà còn làm được tốt hơn. Những người máy thông minh sẽ có cả bắp thịt để làm việc lẫn năng lực trí óc để tự điều khiển chính mình. Để qua một bên các luận điểm triết lý hão huyền về việc liệu máy móc có thể suy nghĩ thực sự hay không, trong các mục đích thực tiễn, nó sẽ làm cho “homo sapiens” trở thành lỗi thời.
Mọi khuynh hướng địa chính trị khác của thế kỷ 21 sẽ trở thành không đáng kể so với nó. Việc đi lên của Trung Hoa chẳng hạn. Hàng triệu lời nói đã tuôn ra vì sự phát triển này, đủ điều nói về lịch sử, văn hóa, nhân khẩu học và chính trị Trung Hoa. Tất cả những điều này có quan trọng chăng chỉ là trong thế kỷ 20, sau thời gian này, chỉ có một điều đáng kể: liệu người Trung Hoa có những trí khôn nhân tạo nhất hạng trên thế giới hay không? Nếu có, họ sẽ thống trị thế giới nếu họ muốn. Nếu không, họ sẽ không làm được điều đó.
Chủ nghĩa thánh chiến ư? Cho dù nó sống thêm một thập niên hay hơn nữa, một điều hiện đáng nghi ngờ, vì thành công của nó từ sau 11 tháng 9 đã giảm đi, chẳng bao lâu nữa nó cũng sẽ trở thành nạn nhân của trí khôn nhân tạo. Những máy bay không người lái ngu đần, cộng với việc máy móc phân tích số lượng khổng lồ các dữ kiện tình báo, đã buộc các nhóm khủng bố phải dừng chân tại chỗ. Khi những máy bay không người lái trở nên có khả năng hơn và phần mềm hướng dẫn trở nên thông minh hơn, không một tổ chức kém kỹ thuật nào có cơ hội sống còn.
Nói tổng quát hơn, chính chiến tranh cũng hoàn toàn do máy móc điều khiển. Một cách nghịch lý, điều này sẽ làm chiến tranh trở thành lỗi thời. Đánh nhau làm chi khi không còn đòi hỏi chi tới dũng cảm hoặc kỹ năng nhân bản nữa? Vả lại, các quốc gia không có trí khôn nhân tạo sẽ biết rằng họ không thể thắng, trong khi những quốc gia có trí khôn nhân tạo đệ nhất hạng có những cách tốt hơn nhiều để có được những gì họ muốn. Các hàng không mẫu hạm và hỏa tiễn hạt nhân tầm thấp sẽ nhường chỗ cho các chiến dịch tuyên truyền tinh tế và các trận chiến mạng không tài nào khám phá được.
Rồi còn nền dân chủ tự do. Nó đã bị nhiều áp lực – ở bề mặt, do cảm quan chống di dân, và ở bình diện sâu hơn, do việc lo âu tổng quát về việc làm. Điều này một phần đã đẩy ông Trump vào chức tổng thống. Nhưng những gì diễn ra đến nay mới chỉ là những rung rinh nhẹ đi trước bất cứ cơn sóng thần sắp tới nào. Trong vòng một thập niên, chắc chắn sẽ có chuyện mấy ông tài xế xe vận tải dài thoòng sẽ mất việc do kỹ thuật không người lái. Tại Hoa Kỳ, điều đó ảnh hưởng tới 2 triệu con người, và một khi trí khôn nhân tạo đã đủ tốt để lái một xe vận tải, thì nó cũng dư sức làm được bất cứ việc làm nào khác mà các tài xề xe tải có thể chuyển qua.
Bao nhiêu việc sẽ bị mất, và mất nhanh như thế nào? Các nhà chuyên môn khác nhau đưa ra nhiều ước tính khác nhau trong lãnh vực này nhưng tất cả đều đồng ý con số sẽ lớn kinh khủng và khung thời gian cực kỳ ngắn ngủi. Một cuộc phân tích năm 2017 bởi công ty thanh lý PwC tiên đoán rằng 38 phần trăm mọi việc làm ở Hoa Kỳ “có nguy cơ cao bị tự động hóa chiếm mất đầu thập niên 2030”, mà phần lớn là các nghề làm việc thông thường, như tài xế xe nâng hàng, các công nhân lắp ráp dây chuyền, và thư ký tính tiền. Đến thập niên 2040, các nhà nghiên cứu trí khôn nhân tạo dự đoán, các máy tính sẽ có khả năng thực hiện các cuộc nghiên cứu toán học độc đáo, thực hiện các cuộc giải phẫu, viết các tiểu thuyết bán chạy nhất, và làm bất cứ việc làm nào khác với các đòi hỏi tương tự về nhận thức.
Trong một thế giới mà 10 phần trăm thất nghiệp được coi như một suy thoái lớn và 20 phần trăm thất nghiệp được coi như một tình tạng khẩn trương hoàn cầu, các người máy có thể thực hiện tốt một phần tư hoặc nhiều hơn mọi công việc. Đây là cái tệ của mọi cuộc cách mạng bạo lực. Và không giống như cuộc cách mạng kỹ nghệ, một cuộc cách mạng cần đến hơn 100 năm mới diễn tiến hết, các mất mát về việc làm trong cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ tăng tốc chỉ trong vài thập niên. Lần này, cuộc cách mạng sẽ diễn ra không phải trong một quốc gia của những người chủ quán hàng nhưng trong một thế giới của các tập đoàn đa quốc gia rất tinh vi đuổi theo lợi nhuận một cách không thương tiếc. Và trí khôn nhân tạo sẽ là kỹ thuật sinh lợi nhiều nhất mà thế giới từng thấy.
GIẬN DỮ CHỐNG LẠI MÁY MÓC
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chính trị? Trong thời đại thất nghiệp hàng loạt, người ta có thể lập luận rằng hình thức chính phủ sẽ là điều quan trọng nhất trên thế giới, vì chính phủ hiện đại chủ yếu lo quản lý và kiểm soát nền kinh tế để đạt lợi ích lớn hơn. Nhưng người ta có thể dễ dàng biện luận rằng nó sẽ không quan trọng chút nào: Nếu các người máy có thể sản xuất ra một nguồn cung cấp hàng hóa vật chất bất tận, thì đâu còn gì để quản lý và kiểm soát?
Chỉ còn một đoan chắc duy nhất là hình thức chính phủ tốt nhất phải là hình thức chứng tỏ có khả năng hơn cả trong việc sắp đặt sức mạnh của các trí khôn nhân tạo để phục vụ hầu hết mọi người. Những người Mác xít đã có nhiều ý tưởng về cách xử lý việc này — hãy để các người máy kiểm soát các phương tiện sản xuất và sau đó phân phối các thành quả cho mọi người theo nhu cầu của họ — nhưng họ không được độc quyền về các giải pháp. Nền dân chủ tự do vẫn có cơ hội, nhưng chỉ khi nào các nhà lãnh đạo của nó coi trọng cơn hồng thủy sắp giáng xuống trên họ và tìm ra cách thích ứng chủ nghĩa tư bản vào một thế giới trong đó việc sản xuất hàng hóa hoàn toàn bị tách biệt khỏi việc làm. Điều này có nghĩa: phải kìm hãm quyền lực của những người giàu có, xem xét lại toàn bộ khái niệm công ty là gì, và chấp nhận thực sự- chứ không lầu bầu - một mức độ bình đẳng nào đó trong việc phân bổ hàng hóa và dịch vụ.
Đây là một viễn kiến nghiêm túc. Nhưng ở đây, cũng có một số tin vui, ngay trong trung hạn. Hai phát triển quan trọng nhất của thế kỷ XXI sẽ là nạn thất nghiệp hàng loạt do trí khôn nhân tạo thúc đẩy và thay đổi khí hậu do nhiên liệu hóa thạch thúc đẩy - và trí khôn nhân tạo có thể giải quyết tốt vấn đề thay đổi khí hậu nếu việc biến hóa của nó diễn ra sớm sủa đủ. Dù sao, thế giới cũng đã có hầu hết các kỹ thuật cần thiết để sản xuất ra năng lượng sạch: đó là, gió và năng lượng mặt trời. Vấn đề là chúng cần được xây dựng trên một quy mô rất lớn với chi phí rất lớn. Đó là nơi những người máy thông minh rẻ tiền có thể xuất hiện, xây dựng một cơ sở hạ tầng khổng lồ mà hầu như không tốn phì gì. Và các bạn đừng cười, nhưng một khi trí khôn nhân tạo ở trình độ con người trở thành một thực tại, thì không có lý do gì để nghĩ rằng sự tiến bộ sẽ dừng lại. Chẳng bao lâu, trình độ trên con người của trí khôn nhân tạo có thể giúp các nhà khoa học cuối cùng phát triển được mơ ước huyền thoại về năng lượng sạch: tức phản ứng tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion).
Không có điều gì trong số này sẽ xảy ra nay mai. Kỹ thuật ngày nay đối với trí khôn nhân tạo cũng giống như Máy Bay của anh em nhà Wright đối với phi thuyền con thoi. Trong vài thập niên tới, các biến chuyển hoàn cầu quan trọng nhất thẩy đều là các nghi phạm thông thường. Nhưng sau đó, trí khôn nhân tạo sẽ bắt đầu làm cho chúng ra tầm thường. Việc cạnh tranh đại cường, trong căn bản, sẽ là cuộc cạnh tranh giữa kỹ thuật trí khôn nhân tạo của các quốc gia khác nhau. Chủ nghĩa bộ lạc sẽ không quan trọng nữa: Ai còn quan tâm đến căn tính nữa nếu mọi công việc đều được thực hiện bởi các người máy? Nền dân chủ tự do có thể vẫn còn quan hệ, nhưng chỉ khi nào nó tìm ra cách đối phó với nạn thất nghiệp hàng loạt tốt hơn so với các hệ thống chính phủ khác. Tôn giáo cũng sẽ gặp thời khó khăn, vì các tương tác của người ta với thế giới ngày càng được trung gian hơn nhờ các cấu trúc xem ra cũng có suy nghĩ và sáng tạo như con người nhưng rõ ràng không được xây dựng bởi Thiên Chúa và dường như không cần đến một sức mạnh cao hơn.
Đã qua lâu rồi cái thời bắt đầu coi trọng việc này. Cả những người không ưa kỹ thuật cũng có thể thấy gió đang thổi theo hướng nào - và về phương diện lịch sử, sự thiếu thốn kinh tế đại chúng đã tạo ra ít cải cách tiến bộ có suy tư hơn các cuộc cách mạng và chiến tranh bạo lực. Không cần phải nói, điều này không nhất thiết là trường hợp lần này. Rất có thể không ngăn chặn được kỹ thuật trong các đường đi của nó, nhưng có thể hiểu điều gì đang xẩy đến và chuẩn bị để có được một đáp ứng thông sáng.
Nguồn: Kevin Drum, "Welcome to the Digital Revolution", Foreign Affairs, July/August 2018 issue
Thế kỷ 19 cũng là cao điểm của đế quốc Tây Phương và chế độ thực dân. Nó là khởi điểm của thời đại chiến tranh toàn diện. Nó khởi dầu diễn trình xuống dốc của tôn giáo hiểu như một lực lượng chính trị và được thay thế bằng sự đi lên của chủ nghĩa duy quốc gia. Chịu khó nhìn kỹ một chút, nó cũng khởi đầu thời đại bình đẳng của con người. Phụ nữ đòi quyền bình đẳng ở Seneca Falls, New York, và Tân Tây Lan trở thành nước đầu tiên cho phép họ bỏ phiếu. Vương Quốc Thống Nhất đặt việc buôn bán nô lệ ra ngoài vòng pháp luật, Hiệp Chúng Quốc giải phóng các nô lệ của họ, Nga cũng trả tự do cho các nông nô.
Tóm lại: dân chủ, tư bản chủ nghĩa, thực dân hóa, chiến tranh hiện đại, chủ nghĩa duy quốc gia, và bình đẳng con người. Tất cả đều có những hệ quả mênh mông, và tất cả đều là chất xúc tác cho hàng ngàn cuốn sách.
Tuy nhiên, tất cả đều không quan trọng. Ngày nay, khi nhìn lại, nét quan trọng nhất về phương diện địa chính trị của thế kỷ 19 trở nên hiển nhiên: nó là thời của Cách Mạng Kỹ Nghệ. Không có cuộc cách mạng này, sẽ không có giai cấp trung lưu đi lên và không có áp lực thực chất nào tạo ra dân chủ. Sẽ không có cách mạng tư bản chủ nghĩa vì các quốc gia nông nghiệp không cần đến nó. Sẽ không có thực dân hóa qui mô vì nền kinh tế phi kỹ nghệ đâu thèm thuồng nguyên liệu thô. Cũng sẽ không có chiến tranh toàn diện nếu không có sắt thép rẻ tiền và kỹ nghệ chế tạo chính xác. Và với thế giới phần lớn vẫn dính cứng vào việc cấy trồng và một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp truyền thống chỉ nhằm đủ sống, có thể cũng chưa kết liễu được nạn nô lệ và khởi diễn được phong trào duy nữ.
Sức đẩy chủ chốt trong thời đại trên chính là máy hơi nước, lý thuyết vi sinh (germ), điện, và đường rầy xe lửa. Không có sự lớn mạnh mênh mông về kinh tế thực hiện trong thế kỷ 20, mọi điều khác có lẽ chỉ ở mức thời Trung Cổ. Không ai biết đến nó năm 1800, nhưng tương lai địa chính trị của thế kỷ 19 đã được khởi động cả 9 thập niên trước đó, khi Thomas Newcomen khám phá ra cỗ máy hơi nước khả dụng đầu tiên. Các sử gia và chuyên viên về chính sách ngoại giao có thể không thích nghe nhưng mọi điều họ giảng dậy và viết lách về địa chính trị của thế kỷ 19 đều chỉ là các phụ chú của Cách Mạng Kỹ Nghệ. Và một điều y hệt hình như cũng đúng khi chúng ta, hay các hậu duệ người máy của chúng ta, viết lịch sử về cuộc cách mạng kỹ thuật số của thế kỷ 21.
TRỞ NÊN THÔNG MINH
Không thể kể ra hết các đường hướng lớn của nền địa chính trị thế kỷ 21 một cách vững tâm như các đường hướng của thế kỷ 19, nhưng cũng có những đường hướng rõ rệt. Có việc đi lên của Trung Hoa. Có sự gia tăng của chủ nghĩa bộ lạc chính trị và một gẫy đổ khả hữu nào đó đang ló dạng đối với nền dân chủ tự do. Trong đoản kỳ, còn có chủ nghĩa khủng bố duy thánh chiến. Và trong thời Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, khó có thể không thắc mắc liệu thế giới có đang lao đầu vào một tương lai giảm thiểu hợp tác và quay về với thứ cạnh tranh trần truồng một mất một còn (zero-sum) giành quyền lực hay không. Nhưng với sự thận trọng thông thường luôn đi theo bất cứ tiên đoán nào về thế kỷ 21, nghĩa là tùy thuộc những con người nhân bản còn đang luẩn quẩn đâu đây, cũng không một lực lượng nào trong số vừa kể quan trọng cả. Ngay lúc này, thế giới đang ở trong buổi hừng đông của cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ hai, lần này, là cuộc cách mạng kỹ thuật số. Tác động của nó, nếu có, chắc chắn lớn lao hơn cả cuộc cách mạng thứ nhất.
Nói thì nói thế thôi, chứ cuộc cách mạng trên chưa diễn ra. Các sự kỳ diệu của kỹ thuật hiện đại hiện diện khắp nơi, nhưng cho tới nay, mọi điều khám phá ra mới chỉ là những đồ chơi tốt hơn mà thôi. Cuộc cách mạng kỹ thuật thực sự sẽ gia tăng tổng sản lượng của nền kinh tế hoàn cầu, y hệt như nó đã thực hiện trong Cách Mạng Kỹ Nghệ, lúc máy móc cho phép các công ty sản xuất nhiều hàng hóa gấp bội với cùng một số công nhân. Điều này hiện chưa diễn ra. Sau cuộc suy thoái lớn trong thập niên 1970, sự gia tăng sản lượng lao động đều đặn đi lên tới năm 2007, phần lớn nhờ phổ quát chấp nhận việc hậu cần vi tính hóa và những giây chuyền cung cấp hoàn cầu trong cộng đồng kinh doanh – và rồi đi xuống. Bất chấp các kỳ công kỹ thuật hiện nay, việc gia tăng sản lượng vẫn ương ngạnh trì trệ suốt thập niên qua, một điều gợi ý rằng thế hệ máy móc cuối cùng thực sự không thành đạt bao nhiêu.
Nhưng tất cả đang trên đường thay đổi. Trí khôn nhân tạo đã là một ám ảnh của các nhà kỹ thuật học gần như cùng một lúc với việc máy vi tính được sáng chế, nhưng chủ nghĩa lạc quan ngây thơ lúc đầu trong thập niên 1950 nhanh chóng nhường chỗ cho “mùa đông của trí khôn nhân tạo” trong thập niên 1970, khi người ta thấy rõ các máy vi tính thời đó thiếu năng lực chế biến thô cần có để cạnh tranh với não bộ con người. Nhưng như định luật Moore đã tiên đoán, năng lực của máy vi tính tiếp tục mỗi một hay hai năm đều tăng gấp đôi, và trí khôn nhân tạo cũng tăng như thế. Hệ thần kinh nhường chỗ cho hệ chuyên viên; hệ này, đến lượt nó, lại nhường chỗ cho khả năng học tập của máy móc. Điều này mang lại kết quả: các máy vi tính sẽ đọc được chữ nghĩa in ấn và thực hiện việc tìm tòi Internet tốt hơn nhiều, nhưng “huyền thọai tìm được chén thánh” (holy grail) là trí khôn nhân tạo, tức việc máy vi tính thay thế cho bộ óc con người, vẫn là chuyện xa vời (elusive).
Cả ngày nay nữa, trí khôn nhân tạo vẫn nằm ở giai đoạn tiền sinh (pre-natal) – trả lời các câu hỏi của Jeopardy!, thắng cờ tướng, tìm được tiệm cà phê gần nhất – nhưng chuyện thực chất không xa vời lắm. Để đến đó, điều cần là phần cứng mạnh như óc người và phần mềm có khả năng suy nghĩ.
Sau nhiều thập niên thất vọng, phía phần cứng đã gần như sẵn sàng: các máy vi tính mạnh nhất trên thế giới hiện đã mạnh như óc người. Năng lực vi tính thông thường được đo bằng phép toán dùng dấu phẩy di động từng giây (floating point operations per second, viết tắt là “flops”) và hiện nay ước tính hay nhất cho rằng óc người có năng lực vi tính hữu hiệu ở mức 10 tới 100 “petaflops” (ngàn triệu triệu flops 1 giây). Điều không may, là máy này cỡ một phòng khách, trị giá hơn 200 triệu dollars, và tốn phí tiền điện mỗi năm khoảng 5 triệu dollars.
Hiện nay, điều cần là làm cho máy siêu vi tính này nhỏ hơn và rẻ hơn nhiều nữa. Việc phối hợp các máy vi xử lý (microporcessors) nhanh hơn, các vi chíp khách hàng (custom microchips) cải tiến, khả năng lớn hơn trong việc tiến hành nhiều phép tính song song, và các thuật toán (algorithms) hữu hiệu hơn sẽ trám được khoảng cách trong vài thập niên tới. Phía phần mềm thì cố hữu vẫn còn mù mờ, nhưng tiến bộ trong 1 thập niên qua cũng rất đáng nể. Khó có thể đưa ra con số chắc chắn về sự tiến bộ của phần mềm này, nhưng những ai biết nhiều về trí khôn nhân tạo, các nhà nghiên cứu chẳng hạn, thì hết sức lạc quan. Trong một cuộc thăm dò các chuyên viên về trí khôn nhân tạo công bố năm 2017, hai phần ba người trả lời đồng ý đã có sự tiến bộ gia tốc trong hậu bán đời sống nghề nghiệp của họ. Và họ tiên đoán khoảng 50 phần trăm cơ may đến năm 2060, trí khôn nhân tạo sẽ có khả năng thực hiện mọi trách vụ của con người. Các vị trả lời người Châu Á còn dám cho rằng nó có thể làm việc đó vào năm 2045.
Các nhà nghiên cứu trên không nghĩ máy móc chỉ có khả năng thực hiện các việc thường ngày; chúng có thể làm được bất cứ việc gì như người ta từ việc ngào thịt tới viết tiểu thuyết, giải phẫu tim. Thêm vào đó, chúng sẽ nhanh hơn nhiều, không bao giờ biết mệt, truy cập tức khắc mọi kiến thức trên thế giới, và có năng lực phân tích cao hơn bất cứ con người nào. Với vận may, điều này, cuối cùng, sẽ tạo ra một không tưởng hoàn cầu, nhưng đến được đó vẫn còn là chữ “nhưng”. Bắt đầu trong vài thập niên tới, người máy sẽ khiến hàng triệu người ra thất nghiệp, ấy thế nhưng, các hệ thống kinh tế và chính trị trên thế giới vẫn còn dựa vào giả thuyết cho rằng lười biếng là lý do duy nhất cho việc không có việc làm.
CHÀO MỪNG CÁC ÔNG CHÚA NGƯỜI MÁY CỦA CHÚNG TA
Xin đừng lầm lẫn: cuộc cách mạng kỹ thuật số đang trở thành cuộc cách mạng địa chính trị lớn nhất trong lịch sử con người. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ đã thay đổi thế giới, và những điều nó làm chỉ là thay thế bắp thịt của con người. Các bộ óc của con người vẫn còn cần đến trong việc xây dựng, cho chạy, và bảo toàn máy móc, và sản xuất nhiều việc làm lương cao cho mọi người. Nhưng cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ thay thế bộ óc con người. Theo định nghĩa, bất cứ điều gì con người làm được, trí khôn nhân tạo ở trình độ con người cũng sẽ làm được, mà còn làm được tốt hơn. Những người máy thông minh sẽ có cả bắp thịt để làm việc lẫn năng lực trí óc để tự điều khiển chính mình. Để qua một bên các luận điểm triết lý hão huyền về việc liệu máy móc có thể suy nghĩ thực sự hay không, trong các mục đích thực tiễn, nó sẽ làm cho “homo sapiens” trở thành lỗi thời.
Mọi khuynh hướng địa chính trị khác của thế kỷ 21 sẽ trở thành không đáng kể so với nó. Việc đi lên của Trung Hoa chẳng hạn. Hàng triệu lời nói đã tuôn ra vì sự phát triển này, đủ điều nói về lịch sử, văn hóa, nhân khẩu học và chính trị Trung Hoa. Tất cả những điều này có quan trọng chăng chỉ là trong thế kỷ 20, sau thời gian này, chỉ có một điều đáng kể: liệu người Trung Hoa có những trí khôn nhân tạo nhất hạng trên thế giới hay không? Nếu có, họ sẽ thống trị thế giới nếu họ muốn. Nếu không, họ sẽ không làm được điều đó.
Chủ nghĩa thánh chiến ư? Cho dù nó sống thêm một thập niên hay hơn nữa, một điều hiện đáng nghi ngờ, vì thành công của nó từ sau 11 tháng 9 đã giảm đi, chẳng bao lâu nữa nó cũng sẽ trở thành nạn nhân của trí khôn nhân tạo. Những máy bay không người lái ngu đần, cộng với việc máy móc phân tích số lượng khổng lồ các dữ kiện tình báo, đã buộc các nhóm khủng bố phải dừng chân tại chỗ. Khi những máy bay không người lái trở nên có khả năng hơn và phần mềm hướng dẫn trở nên thông minh hơn, không một tổ chức kém kỹ thuật nào có cơ hội sống còn.
Nói tổng quát hơn, chính chiến tranh cũng hoàn toàn do máy móc điều khiển. Một cách nghịch lý, điều này sẽ làm chiến tranh trở thành lỗi thời. Đánh nhau làm chi khi không còn đòi hỏi chi tới dũng cảm hoặc kỹ năng nhân bản nữa? Vả lại, các quốc gia không có trí khôn nhân tạo sẽ biết rằng họ không thể thắng, trong khi những quốc gia có trí khôn nhân tạo đệ nhất hạng có những cách tốt hơn nhiều để có được những gì họ muốn. Các hàng không mẫu hạm và hỏa tiễn hạt nhân tầm thấp sẽ nhường chỗ cho các chiến dịch tuyên truyền tinh tế và các trận chiến mạng không tài nào khám phá được.
Rồi còn nền dân chủ tự do. Nó đã bị nhiều áp lực – ở bề mặt, do cảm quan chống di dân, và ở bình diện sâu hơn, do việc lo âu tổng quát về việc làm. Điều này một phần đã đẩy ông Trump vào chức tổng thống. Nhưng những gì diễn ra đến nay mới chỉ là những rung rinh nhẹ đi trước bất cứ cơn sóng thần sắp tới nào. Trong vòng một thập niên, chắc chắn sẽ có chuyện mấy ông tài xế xe vận tải dài thoòng sẽ mất việc do kỹ thuật không người lái. Tại Hoa Kỳ, điều đó ảnh hưởng tới 2 triệu con người, và một khi trí khôn nhân tạo đã đủ tốt để lái một xe vận tải, thì nó cũng dư sức làm được bất cứ việc làm nào khác mà các tài xề xe tải có thể chuyển qua.
Bao nhiêu việc sẽ bị mất, và mất nhanh như thế nào? Các nhà chuyên môn khác nhau đưa ra nhiều ước tính khác nhau trong lãnh vực này nhưng tất cả đều đồng ý con số sẽ lớn kinh khủng và khung thời gian cực kỳ ngắn ngủi. Một cuộc phân tích năm 2017 bởi công ty thanh lý PwC tiên đoán rằng 38 phần trăm mọi việc làm ở Hoa Kỳ “có nguy cơ cao bị tự động hóa chiếm mất đầu thập niên 2030”, mà phần lớn là các nghề làm việc thông thường, như tài xế xe nâng hàng, các công nhân lắp ráp dây chuyền, và thư ký tính tiền. Đến thập niên 2040, các nhà nghiên cứu trí khôn nhân tạo dự đoán, các máy tính sẽ có khả năng thực hiện các cuộc nghiên cứu toán học độc đáo, thực hiện các cuộc giải phẫu, viết các tiểu thuyết bán chạy nhất, và làm bất cứ việc làm nào khác với các đòi hỏi tương tự về nhận thức.
Trong một thế giới mà 10 phần trăm thất nghiệp được coi như một suy thoái lớn và 20 phần trăm thất nghiệp được coi như một tình tạng khẩn trương hoàn cầu, các người máy có thể thực hiện tốt một phần tư hoặc nhiều hơn mọi công việc. Đây là cái tệ của mọi cuộc cách mạng bạo lực. Và không giống như cuộc cách mạng kỹ nghệ, một cuộc cách mạng cần đến hơn 100 năm mới diễn tiến hết, các mất mát về việc làm trong cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ tăng tốc chỉ trong vài thập niên. Lần này, cuộc cách mạng sẽ diễn ra không phải trong một quốc gia của những người chủ quán hàng nhưng trong một thế giới của các tập đoàn đa quốc gia rất tinh vi đuổi theo lợi nhuận một cách không thương tiếc. Và trí khôn nhân tạo sẽ là kỹ thuật sinh lợi nhiều nhất mà thế giới từng thấy.
GIẬN DỮ CHỐNG LẠI MÁY MÓC
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với chính trị? Trong thời đại thất nghiệp hàng loạt, người ta có thể lập luận rằng hình thức chính phủ sẽ là điều quan trọng nhất trên thế giới, vì chính phủ hiện đại chủ yếu lo quản lý và kiểm soát nền kinh tế để đạt lợi ích lớn hơn. Nhưng người ta có thể dễ dàng biện luận rằng nó sẽ không quan trọng chút nào: Nếu các người máy có thể sản xuất ra một nguồn cung cấp hàng hóa vật chất bất tận, thì đâu còn gì để quản lý và kiểm soát?
Chỉ còn một đoan chắc duy nhất là hình thức chính phủ tốt nhất phải là hình thức chứng tỏ có khả năng hơn cả trong việc sắp đặt sức mạnh của các trí khôn nhân tạo để phục vụ hầu hết mọi người. Những người Mác xít đã có nhiều ý tưởng về cách xử lý việc này — hãy để các người máy kiểm soát các phương tiện sản xuất và sau đó phân phối các thành quả cho mọi người theo nhu cầu của họ — nhưng họ không được độc quyền về các giải pháp. Nền dân chủ tự do vẫn có cơ hội, nhưng chỉ khi nào các nhà lãnh đạo của nó coi trọng cơn hồng thủy sắp giáng xuống trên họ và tìm ra cách thích ứng chủ nghĩa tư bản vào một thế giới trong đó việc sản xuất hàng hóa hoàn toàn bị tách biệt khỏi việc làm. Điều này có nghĩa: phải kìm hãm quyền lực của những người giàu có, xem xét lại toàn bộ khái niệm công ty là gì, và chấp nhận thực sự- chứ không lầu bầu - một mức độ bình đẳng nào đó trong việc phân bổ hàng hóa và dịch vụ.
Đây là một viễn kiến nghiêm túc. Nhưng ở đây, cũng có một số tin vui, ngay trong trung hạn. Hai phát triển quan trọng nhất của thế kỷ XXI sẽ là nạn thất nghiệp hàng loạt do trí khôn nhân tạo thúc đẩy và thay đổi khí hậu do nhiên liệu hóa thạch thúc đẩy - và trí khôn nhân tạo có thể giải quyết tốt vấn đề thay đổi khí hậu nếu việc biến hóa của nó diễn ra sớm sủa đủ. Dù sao, thế giới cũng đã có hầu hết các kỹ thuật cần thiết để sản xuất ra năng lượng sạch: đó là, gió và năng lượng mặt trời. Vấn đề là chúng cần được xây dựng trên một quy mô rất lớn với chi phí rất lớn. Đó là nơi những người máy thông minh rẻ tiền có thể xuất hiện, xây dựng một cơ sở hạ tầng khổng lồ mà hầu như không tốn phì gì. Và các bạn đừng cười, nhưng một khi trí khôn nhân tạo ở trình độ con người trở thành một thực tại, thì không có lý do gì để nghĩ rằng sự tiến bộ sẽ dừng lại. Chẳng bao lâu, trình độ trên con người của trí khôn nhân tạo có thể giúp các nhà khoa học cuối cùng phát triển được mơ ước huyền thoại về năng lượng sạch: tức phản ứng tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion).
Không có điều gì trong số này sẽ xảy ra nay mai. Kỹ thuật ngày nay đối với trí khôn nhân tạo cũng giống như Máy Bay của anh em nhà Wright đối với phi thuyền con thoi. Trong vài thập niên tới, các biến chuyển hoàn cầu quan trọng nhất thẩy đều là các nghi phạm thông thường. Nhưng sau đó, trí khôn nhân tạo sẽ bắt đầu làm cho chúng ra tầm thường. Việc cạnh tranh đại cường, trong căn bản, sẽ là cuộc cạnh tranh giữa kỹ thuật trí khôn nhân tạo của các quốc gia khác nhau. Chủ nghĩa bộ lạc sẽ không quan trọng nữa: Ai còn quan tâm đến căn tính nữa nếu mọi công việc đều được thực hiện bởi các người máy? Nền dân chủ tự do có thể vẫn còn quan hệ, nhưng chỉ khi nào nó tìm ra cách đối phó với nạn thất nghiệp hàng loạt tốt hơn so với các hệ thống chính phủ khác. Tôn giáo cũng sẽ gặp thời khó khăn, vì các tương tác của người ta với thế giới ngày càng được trung gian hơn nhờ các cấu trúc xem ra cũng có suy nghĩ và sáng tạo như con người nhưng rõ ràng không được xây dựng bởi Thiên Chúa và dường như không cần đến một sức mạnh cao hơn.
Đã qua lâu rồi cái thời bắt đầu coi trọng việc này. Cả những người không ưa kỹ thuật cũng có thể thấy gió đang thổi theo hướng nào - và về phương diện lịch sử, sự thiếu thốn kinh tế đại chúng đã tạo ra ít cải cách tiến bộ có suy tư hơn các cuộc cách mạng và chiến tranh bạo lực. Không cần phải nói, điều này không nhất thiết là trường hợp lần này. Rất có thể không ngăn chặn được kỹ thuật trong các đường đi của nó, nhưng có thể hiểu điều gì đang xẩy đến và chuẩn bị để có được một đáp ứng thông sáng.
Nguồn: Kevin Drum, "Welcome to the Digital Revolution", Foreign Affairs, July/August 2018 issue
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sóng Biển Trưa Hè
Thérésa Nguyễn
07:33 03/08/2018
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Có một lần biển và sóng yêu nhau,
Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.
Sóng dữ dội vỡ bờ cát trưa nóng bỏng,
Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.
(Trích thơ củaTrần Ngọc Tuấn)
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: Zoom Transition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:33 03/08/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, xin mời các bạn theo dõi clip sau, xin chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 cảnh khác nhau được thực hiện bằng Zoom Transition.
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem mình có thấy được cái Effect Control Window hay không? Nếu không thấy, bạn chọn menu Window rồi tick vào Effect Control.
Bước thứ nhất là bạn dùng con mouse click vào cái clip thứ nhất để chọn cái clip này.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím END – END là kết thúc chứ không phải là N for November đâu.
Làm như thế, bạn kéo cái timeline marker xuống cuối cái clip thứ nhất.
Bây giờ vẫn giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Right Arrow 2 lần.
Mỗi lần bạn giữ phím Shift xuống và nhấn phím Right Arrow, bạn kéo cái timeline marker tới trước 5 frames. 2 lần như vậy là 10 frames.
Bây giờ bạn dùng Razor Tool, tức là tool có hình dao lam cắt ở chỗ timeline marker.
Giữ phím Shift xuống, bạn nhấn phím Left Arrow 4 lần rồi dùng Razor Tool cắt ở chỗ timeline marker.
Dùng con mouse, chọn cả 2 cái đoạn clip vừa cắt.
Right click và chọn menu Nest. Nhấn OK. Như thế bạn nối 2 cái đoạn vừa cắt thành 1 clip duy nhất. Cái clip này gọi là Transition clip.
Bước tiếp theo là bạn click vào cái panel Effects.
Chỗ Search box này, bạn đánh vào Transform để tìm cái Transform effect.
Trong section Distort của Folder Video Effects bạn sẽ thấy có cái Transform. Hãy drag nó vào cái Transition clip.
Bây giờ, click vào cái Transition clip, rồi nhấn Shift-Home để ra đầu clip.
Trong cái Effect Control Window, bạn tìm cái Transform và click vào cái timer của Scale để có thể tạo ra các Key Frames. Giá trị default của Scale hiện nay là 100. Hãy giữ nguyên như thế. Bạn sẽ thấy Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ nhất.
Bây giờ, giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím Right Arrow 2 lần để kéo timeline marker vào chính giữa cái Transition clip. Sửa Scale thành 300. Bạn sẽ thấy Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ hai.
Giữ phím Shift trên keyboard xuống trong khi nhấn phím End để kéo timeline marker vào cuối cái Transition clip. Bỏ phím Shift ra nhấn phím Left Arrow 1 lần. Sửa Scale thành 100. Adobe Premire tạo ra Key Frame thứ ba.
Right click trên cái Key Frame thứ ba, chọn menu Ease In.
Right click trên cái Key Frame thứ hai, chọn menu Auto Bezier.
Right click trên cái Key Frame thứ nhất, chọn menu Ease Out.
Gần xong rồi.
Trong cái Effect Control Window, xóa dấu tick ở chỗ Use Composition’s Shutter Angle.
Sửa cái Shutter Angle thành 360 độ.
Như vậy là xong.
Di chuyển cái timeline marker xung quanh cái đoạn transition, bạn sẽ thấy thành quả mình vừa tạo ra.
Nếu thấy hình ảnh giựt giựt thì bạn kéo cái timeline marker về phía trước cái đoạn transition 1 chút rồi nhấn vào phím I. Rồi bạn kéo cái timeline marker về phía sau cái đoạn transition 1 chút. Nhấn phím O. Rồi nhấn phím Enter. Adobe Premirer sẽ render và play cái khúc đó.
Chúc các bạn thành công nhé.