Phụng Vụ - Mục Vụ
Lội nước
Lm Vũđình Tường
06:22 03/08/2011
Chúa nhật 19 thường niên, năm A, ngày 7 tháng 8 năm 2011
Mat 14,22-33
Dân miền quê ai cũng có kinh nghiệm lội nước. Trong thời kì chiến tranh người ta dùng từ ‘xe lội nước’ để chỉ xe thiết giáp, đi trên khô cũng được mà lội nước cũng được. Tôi muốn nói về trường hợp người không bơi lội trong nước mà đi bằng hai chân hẳn hoi. Lội nước rất gần với đi mà không thấy đường bởi nước không sâu lắm nhưng nước đục che mất tầm nhìn. Ngay cả trường hợp nhìn thấy cũng không chính xác vì nước như lớp kiếng dầy, thay đổi nhãn quang. Đi trong nước là đi trong mò mẫm, dự đoán, phỏng chừng để bước tới. Nếu có hụt hẫng toàn thân chìm sâu vào nước lúc đó phải tận dụng đến bơi lội. Có khi bước vào chỗ trũng toàn thân xiêu nghiêng ngả như người say rượu. Lội nước luôn tiến tới mà không bao giờ đi giật lùi. Lội một mình cần cẩn trọng hơn vì khi gặp nguy không có ai cứu mà tự mình xoay xở thoát hiểm. Người lội nước thường phó mặc cho may rủi. Ai biết dưới sâu kia có miểng chai, cành gai, khúc cây, vỏ tôm, xương cá. Đạp trúng là máu hoà trong nước. Nhiều khi không biết, tối đến thấy đau mới biết bàn chân bị xẻ lúc nào.
Khi biết được người đi trên mặt biển ban đêm là Thầy. Thánh Phêrô mừng lắm, xin Thầy Kitô cho lội nước để đến với Thầy vì lòng mến, vì khát khao được là người trước hết đến với Thầy. Lời yêu cầu được chấp thuận Phêrô nhảy tòm xuống biển, thế mà người không chìm, ông bắt đầu bước đi, được bao xa không rõ, thấy cơn sóng lớn ập đến, Phêrô đâm hoảng, cơn sóng dường như lớn mạnh che phủ, lấn át che khuất tầm nhìn của Phêrô. Trong khoảng khắc ngăn cách ngắn ngủi không nhìn thấy Thầy. Phêrô hoảng sợ, bối rối hoảng hốt, la lớn,
Lậy Thầy, xin cứu con
Đức Kitô đã giơ tay cứu Phêrô. Ngài mắng yêu,
Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?
Hình ảnh Phêrô bước đi trên sóng nước cũng là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta bước đi trong sóng nước cuộc đời. Phêrô thực sự chìm sâu trong nước hay con sóng lớn bao bọc che phủ thân hình ông. Điều chắc chắn là Phêrô chưa sặc nước, ông còn đủ tỉnh táo bám víu lấy Thầy. Cuộc đời mỗi chúng ta cũng nhiều khi tưởng ngập chìm trong đau khổ nhưng thực ra đau khổ chỉ bao bọc thân ta, vây quanh như bức tường tù hãm khiến ta cảm thấy mình ngụp lặn trong khổ đau. Những lúc như thế hãy cố nhớ lại việc làm của Phêrô. Lậy Thầy, xin cứu con. Cũng hãy nhớ lại lời Chúa nói cùng Phêrô. Người hèn tin, sao mà nghi ngờ. Quả thế vì yếu tin, vì kém lòng mến cho nên nghi ngờ tình yêu Chúa là điều không thể tránh. Biến cố xảy đến trong đời cách nào đó giúp chúng ta nhận biết tình yêu ta dành cho Chúa mạnh yếu, nhiều ít. Biến cố là thước đo đức tin vào Chúa.
Qua màn đêm, Phêrô nhận ra hình bóng người lướt trên sóng nước. Ông không nhìn rõ đó là hình bóng nào. Mãi cho đến khi Đức Kitô lên tiếng ông mới nhận ra đó là Thầy. Bao lần trong đời chúng ta bỏ qua, làm lơ hình bóng chập chờn, mập mờ trong đầu, nhất là những hình bóng khuyên chúng ta làm việc lành, ngăn cản chúng ta làm sự dữ. Những hình bóng đó như giấc mộng, giấc chiêm bao, không rõ nét nhưng khá thật và khá mạnh bạo. Phải chăng đó cũng là hình ảnh Chúa lúc ẩn, lúc hiện trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Đi theo Chúa cũng phải mò mẫm, cũng dò dẫm từng bước để tiến tới. Điều may mắn nếu có vấp ngã Chúa không bắt lỗi nhưng sẵn sàng tha thứ và đến nắm tay trợ giúp.
Chúa đến một cách thanh thiên bạch nhật nhưng hình ảnh Ngài lại mờ ảo. Vì sao? Thưa sóng gió cuộc đời che lấp tầm nhìn. Thưa sóng nước cuộc đời bủa quanh khiến ta lo sợ trong cô đơn. Thưa vì ý định ta đã quyết, định trước cho nên ta từ chối tất cả các ý định khác. Tiếng lương tâm rõ ràng, quyết liệt nhưng không cuỡng bức. Vì sao? Vì Chúa ban cho ta tự do và tôn trọng quyền tự do cá nhân mỗi người. Ngài không định thay ta hay cưỡng ép ta theo ý Ngài. Ta hoàn toàn tự do quyết định và chịu trách nhiệm về hậu quả quyết định ta chọn.
Tiên tri Elia diễn tả sự hiện diện của Chúa trong đời bằng hình ảnh rất dễ thương. Thiên Chúa phán cùng ông hãy đứng trên đỉnh núi đón Chúa đi ngang. Cơn gió mạnh đi qua, cơn bão táp thổi đến, động đất tiếp theo, lửa cháy ào ào. Elia chờ đón mãi mới gặp Ngài trong cơn gió hiêu hiêu thổi. Chúa đến trong đời ta cũng nhẹ nhàng như thế. lời Ngài ban sự sống, đầy sinh động cũng đến nhẹ nhàng như gió thoảng. Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan biết nhận ra Chúa trong những hình ảnh, hoàn cảnh khác nhau trong đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mat 14,22-33
Dân miền quê ai cũng có kinh nghiệm lội nước. Trong thời kì chiến tranh người ta dùng từ ‘xe lội nước’ để chỉ xe thiết giáp, đi trên khô cũng được mà lội nước cũng được. Tôi muốn nói về trường hợp người không bơi lội trong nước mà đi bằng hai chân hẳn hoi. Lội nước rất gần với đi mà không thấy đường bởi nước không sâu lắm nhưng nước đục che mất tầm nhìn. Ngay cả trường hợp nhìn thấy cũng không chính xác vì nước như lớp kiếng dầy, thay đổi nhãn quang. Đi trong nước là đi trong mò mẫm, dự đoán, phỏng chừng để bước tới. Nếu có hụt hẫng toàn thân chìm sâu vào nước lúc đó phải tận dụng đến bơi lội. Có khi bước vào chỗ trũng toàn thân xiêu nghiêng ngả như người say rượu. Lội nước luôn tiến tới mà không bao giờ đi giật lùi. Lội một mình cần cẩn trọng hơn vì khi gặp nguy không có ai cứu mà tự mình xoay xở thoát hiểm. Người lội nước thường phó mặc cho may rủi. Ai biết dưới sâu kia có miểng chai, cành gai, khúc cây, vỏ tôm, xương cá. Đạp trúng là máu hoà trong nước. Nhiều khi không biết, tối đến thấy đau mới biết bàn chân bị xẻ lúc nào.
Khi biết được người đi trên mặt biển ban đêm là Thầy. Thánh Phêrô mừng lắm, xin Thầy Kitô cho lội nước để đến với Thầy vì lòng mến, vì khát khao được là người trước hết đến với Thầy. Lời yêu cầu được chấp thuận Phêrô nhảy tòm xuống biển, thế mà người không chìm, ông bắt đầu bước đi, được bao xa không rõ, thấy cơn sóng lớn ập đến, Phêrô đâm hoảng, cơn sóng dường như lớn mạnh che phủ, lấn át che khuất tầm nhìn của Phêrô. Trong khoảng khắc ngăn cách ngắn ngủi không nhìn thấy Thầy. Phêrô hoảng sợ, bối rối hoảng hốt, la lớn,
Lậy Thầy, xin cứu con
Đức Kitô đã giơ tay cứu Phêrô. Ngài mắng yêu,
Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?
Hình ảnh Phêrô bước đi trên sóng nước cũng là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta bước đi trong sóng nước cuộc đời. Phêrô thực sự chìm sâu trong nước hay con sóng lớn bao bọc che phủ thân hình ông. Điều chắc chắn là Phêrô chưa sặc nước, ông còn đủ tỉnh táo bám víu lấy Thầy. Cuộc đời mỗi chúng ta cũng nhiều khi tưởng ngập chìm trong đau khổ nhưng thực ra đau khổ chỉ bao bọc thân ta, vây quanh như bức tường tù hãm khiến ta cảm thấy mình ngụp lặn trong khổ đau. Những lúc như thế hãy cố nhớ lại việc làm của Phêrô. Lậy Thầy, xin cứu con. Cũng hãy nhớ lại lời Chúa nói cùng Phêrô. Người hèn tin, sao mà nghi ngờ. Quả thế vì yếu tin, vì kém lòng mến cho nên nghi ngờ tình yêu Chúa là điều không thể tránh. Biến cố xảy đến trong đời cách nào đó giúp chúng ta nhận biết tình yêu ta dành cho Chúa mạnh yếu, nhiều ít. Biến cố là thước đo đức tin vào Chúa.
Qua màn đêm, Phêrô nhận ra hình bóng người lướt trên sóng nước. Ông không nhìn rõ đó là hình bóng nào. Mãi cho đến khi Đức Kitô lên tiếng ông mới nhận ra đó là Thầy. Bao lần trong đời chúng ta bỏ qua, làm lơ hình bóng chập chờn, mập mờ trong đầu, nhất là những hình bóng khuyên chúng ta làm việc lành, ngăn cản chúng ta làm sự dữ. Những hình bóng đó như giấc mộng, giấc chiêm bao, không rõ nét nhưng khá thật và khá mạnh bạo. Phải chăng đó cũng là hình ảnh Chúa lúc ẩn, lúc hiện trong cuộc sống mỗi người chúng ta. Đi theo Chúa cũng phải mò mẫm, cũng dò dẫm từng bước để tiến tới. Điều may mắn nếu có vấp ngã Chúa không bắt lỗi nhưng sẵn sàng tha thứ và đến nắm tay trợ giúp.
Chúa đến một cách thanh thiên bạch nhật nhưng hình ảnh Ngài lại mờ ảo. Vì sao? Thưa sóng gió cuộc đời che lấp tầm nhìn. Thưa sóng nước cuộc đời bủa quanh khiến ta lo sợ trong cô đơn. Thưa vì ý định ta đã quyết, định trước cho nên ta từ chối tất cả các ý định khác. Tiếng lương tâm rõ ràng, quyết liệt nhưng không cuỡng bức. Vì sao? Vì Chúa ban cho ta tự do và tôn trọng quyền tự do cá nhân mỗi người. Ngài không định thay ta hay cưỡng ép ta theo ý Ngài. Ta hoàn toàn tự do quyết định và chịu trách nhiệm về hậu quả quyết định ta chọn.
Tiên tri Elia diễn tả sự hiện diện của Chúa trong đời bằng hình ảnh rất dễ thương. Thiên Chúa phán cùng ông hãy đứng trên đỉnh núi đón Chúa đi ngang. Cơn gió mạnh đi qua, cơn bão táp thổi đến, động đất tiếp theo, lửa cháy ào ào. Elia chờ đón mãi mới gặp Ngài trong cơn gió hiêu hiêu thổi. Chúa đến trong đời ta cũng nhẹ nhàng như thế. lời Ngài ban sự sống, đầy sinh động cũng đến nhẹ nhàng như gió thoảng. Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan biết nhận ra Chúa trong những hình ảnh, hoàn cảnh khác nhau trong đời.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Yêu Mến Và Tín Thác Vào Chúa Giêsu.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:42 03/08/2011
Yêu Mến Và Tín Thác Vào Chúa Giêsu.
CN 19 A
Trong cuộc xuất hành của dân Do thái từ Ai Cập về Đất Hứa, có một phép lạ lớn lao trên biển. Đó là phép lạ vượt qua Biển đỏ. Khi dân Do Thái rời bỏ Ai Cập đến Biển Đỏ thì quân Ai Cập đuổi theo sát phía sau lưng. Được lệnh Thiên Chúa, ông Môsê giơ tay trên biển làm cuồng phong nổi lên, nước biển liền rẽ ra làm hai để lộ đất khô ráo, dân Do thái đi vào lòng biển khô cạn, quân Ai cập đuổi theo. Đến sáng, khi người Do thái cuối cùng đi sang bờ bên kia. Thiên Chúa ra lệnh cho Môsê giơ tay trên biển, nước trở lại như cũ. Quân Ai Cập bị nhấn chìm trong biển, chết không còn một ai sống sót. Ngày đó, Thiên Chúa đã cứu dân Do thái thoát khỏi dân Ai Cập. Đó là một phép lạ lớn lao Thiên Chúa đã làm trên biển. Phúc Âm hôm nay kể một phép lạ Chúa Giêsu làm trên biển. Đó là biển hồ Galilê. Trong dịp hành hương Đất Thánh vào Mùa Chay năm 2008, tôi có đi thuyền ngắm trời mây sông nước trên Biển hồ Galilê.
Biển hồ Galilê có hình bầu dục dài 21km rộng 12km, còn được gọi là hồ “Giênêzarét” (Lc5,1). Thánh kinh cựu ước gọi là biển “Kinnerét” (Ds 34,11; Gs 12,13) hay còn gọi là “biển Tibêria” (Ga 6,1). Tibêria hiện nay là một thành phố sầm uất ở Galilê, nằm trên bờ tây nam biển hồ. Nằm về hướng bắc Giêrusalem 100Km, biển hồ Galilê là nơi mà dòng sông Jordan đổ vào trước khi chảy qua biển Chết. Thung lũng và sông Jordan mang một sắc thái địa lý rất đặc biệt, duy nhất trên thế giới vì thấp hơn mực nước biển:208 mét tại biển hồ Galilê và 300 mét tại biển Chết. Thực vật ở đây thuộc dạng nhiệt đới, chung quanh biển hồ núi non bao phủ, lẫn vào con sông Jordan, thời tiết bất thường ở miền đất từ miền nam đến biển Chết, đó là những yếu tố hình thành những vùng gió giật và giông bão xảy ra bất ngờ trên biển hồ (Mt 8,23-27; 14,22-23).
Đối với Tân ước, biển hồ Galilê được nói đến nhiều vì là một trong những trung tâm hoạt động của Chúa Giêsu. Rất nhiều biến cố đã xảy ra tại đây: Bão tố ngừng lại (Mt 8,24-26), Mẻ lưới kỳ diệu (Lc 5,4-14), Đức Giêsu rảo trên thuyền (Mc 4,1), đi trên biển (Ga 6,16-21). Những thành ven bờ hồ như Khôrazin, Bếtsaiba, Caphanaum, Magđala là những nơi Chúa Giêsu thường lui tới, qua nhiều thế kỷ, biển hồ Galilê được gọi dưới nhiều tên: Hồ Kinnêzét, hồ Giênêsarét, và biển hồ Tibêria.
Biển hồ và những vùng lân cận, có rất nhiều di tích liên hệ đến cuộc đời của Chúa và các môn đệ Ngài. Galilê là vùng có núi đồi khô cằn, nhưng các thung lũng phì nhiêu trải dài từ biển Địa trung Hải cho đến biển hồ Galilê. Chính trong các thung lũng này đã hình thành nhiều đồn điền trái cây nổi tiếng đem lại nguồn lợi xuất khẩu. Vào năm 1960, biển hồ là điểm xuất phát cho ngày quốc gia tưới tiêu, chính quyền Israel cho đào một con kênh lớn dẫn nước từ tận biển hồ đến sa mạc Negew. Công trình thuỷ lợi mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho một nước mà địa dư, khí hậu đa phần được xem là không mấy thuận lợi. Nhiều nước trên thế giới đã gởi người tới học tập.
Trở lại bài Phúc âm, Thánh Matthêu kể chuyện: trên Biển hồ Galilê, khi có trận cuồng phong từ thung lũng Baka thổi vào thì tất cả các ngư phủ vốn quá quen đi thuyền ngang dọc trên biển hồ cũng phải sợ hãi. Các ngài là những ngư phủ trên biển hồ Galilêa này, và có thể nói là đã quen thuộc với những cơn sóng to gió lớn. Vậy mà đêm hôm đó họ đã trải qua một phen hải hùng, sóng to nổi lên, gió lớn thổi ngược, phải chống chèo rất vất vả các ông mới giữ vững được con thuyền. Và rồi đã xảy ra một sự kiện bất ngờ. Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Vốn đã khiếp đảm vì biển động sóng gió, các môn đệ nay hoảng sợ la lên vì họ tưởng là gặp ma. Thế nhưng khi nghe tiếng nói quen thuộc trấn an : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ”, các ông mới nhận ra Chúa, lập tức Phêrô xin phép đi trên mặt nước đến gặp Chúa. Chúa bằng lòng. Phêrô bước ra khỏi thuyền đến với Chúa, nhưng đức tin của ông còn yếu kém, ông hồ nghi và lo sợ nên bị chìm dần xuống nên kêu xin Chúa cứu giúp. Chúa đưa tay cầm lấy tay ông và trách nhẹ : “Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi ?”. Khi Chúa và Phêrô đã lên thuyền, sóng gió liền yên lặng và mọi người tuyên xưng : “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa”.
Tuần vừa rồi, tôi đi thăm các gia đình giáo dân trong giáo xứ. Tôi đi với hai ông trong hội đồng mục vụ. Đến cổng một gia đình, có con chó to sủa lớn xông ra như muốn vồ lấy. Chúng tôi hoảng sợ đứng im. Bé Hoa 6 tuổi từ trong nhà chạy ra, bé nạt con chó: lu lu, đi vô mau. Con chó to hung dữ bỗng ve vẫy đuôi, trở lại hiền lành chạy vào nhà. Con chó to vậy mà nghe lời cô gái nhỏ vì bé Hoa là chủ của nó. Còn tôi và mấy ông tuy to con nhưng không phải chủ nó nên nó chẳng sợ mà còn định nhảy vào cắn. Hôm đó tôi miên man nghĩ về câu chuyện Phúc âm Chúa nhật này. Các môn đệ sợ hãi trước sóng to gió lớn bão tố sấm sét. Chúa Giêsu ra lệnh: hãy im đi, tức thì sóng yên biển lặng. Chúa Giêsu có quyền trên mọi sức mạnh thiên nhiên vì Người là Thiên Chúa sáng tạo, là chủ muôn loài.
Cả hai phép lạ: vượt qua Biển đỏ, Chúa Giêsu đi trên biển có một điểm giống nhau, đó là quyền năng Thiên Chúa trên mọi sức mạnh thiên nhiên. Tin vào Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo dựng vũ trụ và muôn loài là chúng ta sống bình an trước mọi giông bão cuộc đời.
Lời Chúa hôm nay nổi bật hai sứ điệp là yêu mến và tín thác nơi Chúa Giêsu.
1. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, nguồn bình an
Sau khi Chúa Giêsu lên thuyền, gió bỗng yên lặng. Sự hiện diện của Người đủ sức mang lại yên tĩnh và chế ngự phong ba bão táp. Biển theo nghĩa Kinh thánh tượng trưng cho quyền lực của sự ác. Đi trên biển chứng tỏ quyền năng và sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự dữ, nguồn gốc của bất an, chia rẽ, đau khổ.
Nhiều người Kitô hữu thờ phượng Thiên Chúa nhưng vẫn còn lo lắng, sợ hãi tà thần ma quỷ, nhiều khi còn mê tín dị đoan nữa. Hãy tin tưởng rằng: quyền lực của bóng tối không có gì đáng sợ khi Chúa đã hiện diện và hoạt động trong đời sống và công việc làm của chúng ta. Nếu biết lắng nghe, trong giông bão cuộc đời, chúng ta sẽ nhận ra tiếng Chúa “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ”. Nếu chúng ta tin tưởng vào lời Chúa hứa thì sự hiện diện của Chúa sẽ làm bão tố êm dịu và khủng hoảng được giải quyết (Pl 4,13).
Nơi đâu có Chúa Giêsu, ở đó có bình an. Cuộc đời người Kitô hữu không thể tránh khỏi những phong ba giông bão của cuộc sống. Cần phải đến với Chúa Giêsu. Nếu biết đặt Người ở trung tâm đời mình thì sẽ tìm kiếm được an bình nội tâm, cho dù có gặp biết bao gian truân thử thách. Chúa Giêsu hiện diện ngay trong cuộc sống của Kitô hữu nếu mọi người biết đến với Người qua việc nghe, thực thi lời Người, đón nhận Mình Máu Thánh Người và siêng năng cầu nguyện với Người.
2. Tín thác cuộc đời trong tay Chúa Giêsu
Các môn đệ vì sợ hãi sóng gió bủa vây nên không nhận ra Chúa Giêsu, ngộ nhận Người là ma. Chúa Giêsu trấn an họ: “Thầy đây, đừng sợ”. Hơn cả một lời trấn an, đây còn là một mạc khải : sự hiện diện của Chúa sẽ xua đi mọi nỗi sợ hãi; hãy tín thác cuộc đời trong tay Người. Khi Người xuất hiện thì gió yên biển lặng ; khi Người có mặt thì có sự bình an. Chính vì thế mà các môn đệ đã thờ lạy Người : Thầy quả thật là Con Thiên Chúa. Lời tuyên xưng này đồng thời cũng là lời biểu lộ một sự tín thác nơi Người. Tất cả mọi người trên thuyền cùng tuyên xưng một đức tin, cùng chung một lòng trông cậy. Một tỉ lệ thuận ngàn năm bất biến: tín thác vào Chúa, bình an tâm hồn.
Trong cuộc sống của mỗi người, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô cần được thanh luyện và minh chứng qua thử thách gian nan. Nếu biết yêu mến và tín thác vào Chúa, thì càng khó khăn vất vả, càng vươn lên mạnh mẽ trong đức tin, luôn có được bình an nội tâm. Mọi gian nan thử thách đều trở nên tốt đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
Con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô, nhưng nhiều khi con cảm thấy sống đức tin
giữa lòng cuộc đời chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con cũng kéo ghì con xuống.
Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
Xin cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con, để con trở nên nhẹ tênh mà bước những bước dài hướng
về Chúa. Amen. (Mana)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
CN 19 A
Trong cuộc xuất hành của dân Do thái từ Ai Cập về Đất Hứa, có một phép lạ lớn lao trên biển. Đó là phép lạ vượt qua Biển đỏ. Khi dân Do Thái rời bỏ Ai Cập đến Biển Đỏ thì quân Ai Cập đuổi theo sát phía sau lưng. Được lệnh Thiên Chúa, ông Môsê giơ tay trên biển làm cuồng phong nổi lên, nước biển liền rẽ ra làm hai để lộ đất khô ráo, dân Do thái đi vào lòng biển khô cạn, quân Ai cập đuổi theo. Đến sáng, khi người Do thái cuối cùng đi sang bờ bên kia. Thiên Chúa ra lệnh cho Môsê giơ tay trên biển, nước trở lại như cũ. Quân Ai Cập bị nhấn chìm trong biển, chết không còn một ai sống sót. Ngày đó, Thiên Chúa đã cứu dân Do thái thoát khỏi dân Ai Cập. Đó là một phép lạ lớn lao Thiên Chúa đã làm trên biển. Phúc Âm hôm nay kể một phép lạ Chúa Giêsu làm trên biển. Đó là biển hồ Galilê. Trong dịp hành hương Đất Thánh vào Mùa Chay năm 2008, tôi có đi thuyền ngắm trời mây sông nước trên Biển hồ Galilê.
Biển hồ Galilê có hình bầu dục dài 21km rộng 12km, còn được gọi là hồ “Giênêzarét” (Lc5,1). Thánh kinh cựu ước gọi là biển “Kinnerét” (Ds 34,11; Gs 12,13) hay còn gọi là “biển Tibêria” (Ga 6,1). Tibêria hiện nay là một thành phố sầm uất ở Galilê, nằm trên bờ tây nam biển hồ. Nằm về hướng bắc Giêrusalem 100Km, biển hồ Galilê là nơi mà dòng sông Jordan đổ vào trước khi chảy qua biển Chết. Thung lũng và sông Jordan mang một sắc thái địa lý rất đặc biệt, duy nhất trên thế giới vì thấp hơn mực nước biển:208 mét tại biển hồ Galilê và 300 mét tại biển Chết. Thực vật ở đây thuộc dạng nhiệt đới, chung quanh biển hồ núi non bao phủ, lẫn vào con sông Jordan, thời tiết bất thường ở miền đất từ miền nam đến biển Chết, đó là những yếu tố hình thành những vùng gió giật và giông bão xảy ra bất ngờ trên biển hồ (Mt 8,23-27; 14,22-23).
Đối với Tân ước, biển hồ Galilê được nói đến nhiều vì là một trong những trung tâm hoạt động của Chúa Giêsu. Rất nhiều biến cố đã xảy ra tại đây: Bão tố ngừng lại (Mt 8,24-26), Mẻ lưới kỳ diệu (Lc 5,4-14), Đức Giêsu rảo trên thuyền (Mc 4,1), đi trên biển (Ga 6,16-21). Những thành ven bờ hồ như Khôrazin, Bếtsaiba, Caphanaum, Magđala là những nơi Chúa Giêsu thường lui tới, qua nhiều thế kỷ, biển hồ Galilê được gọi dưới nhiều tên: Hồ Kinnêzét, hồ Giênêsarét, và biển hồ Tibêria.
Biển hồ và những vùng lân cận, có rất nhiều di tích liên hệ đến cuộc đời của Chúa và các môn đệ Ngài. Galilê là vùng có núi đồi khô cằn, nhưng các thung lũng phì nhiêu trải dài từ biển Địa trung Hải cho đến biển hồ Galilê. Chính trong các thung lũng này đã hình thành nhiều đồn điền trái cây nổi tiếng đem lại nguồn lợi xuất khẩu. Vào năm 1960, biển hồ là điểm xuất phát cho ngày quốc gia tưới tiêu, chính quyền Israel cho đào một con kênh lớn dẫn nước từ tận biển hồ đến sa mạc Negew. Công trình thuỷ lợi mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho một nước mà địa dư, khí hậu đa phần được xem là không mấy thuận lợi. Nhiều nước trên thế giới đã gởi người tới học tập.
Trở lại bài Phúc âm, Thánh Matthêu kể chuyện: trên Biển hồ Galilê, khi có trận cuồng phong từ thung lũng Baka thổi vào thì tất cả các ngư phủ vốn quá quen đi thuyền ngang dọc trên biển hồ cũng phải sợ hãi. Các ngài là những ngư phủ trên biển hồ Galilêa này, và có thể nói là đã quen thuộc với những cơn sóng to gió lớn. Vậy mà đêm hôm đó họ đã trải qua một phen hải hùng, sóng to nổi lên, gió lớn thổi ngược, phải chống chèo rất vất vả các ông mới giữ vững được con thuyền. Và rồi đã xảy ra một sự kiện bất ngờ. Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các môn đệ. Vốn đã khiếp đảm vì biển động sóng gió, các môn đệ nay hoảng sợ la lên vì họ tưởng là gặp ma. Thế nhưng khi nghe tiếng nói quen thuộc trấn an : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ”, các ông mới nhận ra Chúa, lập tức Phêrô xin phép đi trên mặt nước đến gặp Chúa. Chúa bằng lòng. Phêrô bước ra khỏi thuyền đến với Chúa, nhưng đức tin của ông còn yếu kém, ông hồ nghi và lo sợ nên bị chìm dần xuống nên kêu xin Chúa cứu giúp. Chúa đưa tay cầm lấy tay ông và trách nhẹ : “Người đâu mà kém tin vậy, sao lại hoài nghi ?”. Khi Chúa và Phêrô đã lên thuyền, sóng gió liền yên lặng và mọi người tuyên xưng : “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa”.
Tuần vừa rồi, tôi đi thăm các gia đình giáo dân trong giáo xứ. Tôi đi với hai ông trong hội đồng mục vụ. Đến cổng một gia đình, có con chó to sủa lớn xông ra như muốn vồ lấy. Chúng tôi hoảng sợ đứng im. Bé Hoa 6 tuổi từ trong nhà chạy ra, bé nạt con chó: lu lu, đi vô mau. Con chó to hung dữ bỗng ve vẫy đuôi, trở lại hiền lành chạy vào nhà. Con chó to vậy mà nghe lời cô gái nhỏ vì bé Hoa là chủ của nó. Còn tôi và mấy ông tuy to con nhưng không phải chủ nó nên nó chẳng sợ mà còn định nhảy vào cắn. Hôm đó tôi miên man nghĩ về câu chuyện Phúc âm Chúa nhật này. Các môn đệ sợ hãi trước sóng to gió lớn bão tố sấm sét. Chúa Giêsu ra lệnh: hãy im đi, tức thì sóng yên biển lặng. Chúa Giêsu có quyền trên mọi sức mạnh thiên nhiên vì Người là Thiên Chúa sáng tạo, là chủ muôn loài.
Cả hai phép lạ: vượt qua Biển đỏ, Chúa Giêsu đi trên biển có một điểm giống nhau, đó là quyền năng Thiên Chúa trên mọi sức mạnh thiên nhiên. Tin vào Thiên Chúa toàn năng, Đấng tạo dựng vũ trụ và muôn loài là chúng ta sống bình an trước mọi giông bão cuộc đời.
Lời Chúa hôm nay nổi bật hai sứ điệp là yêu mến và tín thác nơi Chúa Giêsu.
1. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, nguồn bình an
Sau khi Chúa Giêsu lên thuyền, gió bỗng yên lặng. Sự hiện diện của Người đủ sức mang lại yên tĩnh và chế ngự phong ba bão táp. Biển theo nghĩa Kinh thánh tượng trưng cho quyền lực của sự ác. Đi trên biển chứng tỏ quyền năng và sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự dữ, nguồn gốc của bất an, chia rẽ, đau khổ.
Nhiều người Kitô hữu thờ phượng Thiên Chúa nhưng vẫn còn lo lắng, sợ hãi tà thần ma quỷ, nhiều khi còn mê tín dị đoan nữa. Hãy tin tưởng rằng: quyền lực của bóng tối không có gì đáng sợ khi Chúa đã hiện diện và hoạt động trong đời sống và công việc làm của chúng ta. Nếu biết lắng nghe, trong giông bão cuộc đời, chúng ta sẽ nhận ra tiếng Chúa “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ”. Nếu chúng ta tin tưởng vào lời Chúa hứa thì sự hiện diện của Chúa sẽ làm bão tố êm dịu và khủng hoảng được giải quyết (Pl 4,13).
Nơi đâu có Chúa Giêsu, ở đó có bình an. Cuộc đời người Kitô hữu không thể tránh khỏi những phong ba giông bão của cuộc sống. Cần phải đến với Chúa Giêsu. Nếu biết đặt Người ở trung tâm đời mình thì sẽ tìm kiếm được an bình nội tâm, cho dù có gặp biết bao gian truân thử thách. Chúa Giêsu hiện diện ngay trong cuộc sống của Kitô hữu nếu mọi người biết đến với Người qua việc nghe, thực thi lời Người, đón nhận Mình Máu Thánh Người và siêng năng cầu nguyện với Người.
2. Tín thác cuộc đời trong tay Chúa Giêsu
Các môn đệ vì sợ hãi sóng gió bủa vây nên không nhận ra Chúa Giêsu, ngộ nhận Người là ma. Chúa Giêsu trấn an họ: “Thầy đây, đừng sợ”. Hơn cả một lời trấn an, đây còn là một mạc khải : sự hiện diện của Chúa sẽ xua đi mọi nỗi sợ hãi; hãy tín thác cuộc đời trong tay Người. Khi Người xuất hiện thì gió yên biển lặng ; khi Người có mặt thì có sự bình an. Chính vì thế mà các môn đệ đã thờ lạy Người : Thầy quả thật là Con Thiên Chúa. Lời tuyên xưng này đồng thời cũng là lời biểu lộ một sự tín thác nơi Người. Tất cả mọi người trên thuyền cùng tuyên xưng một đức tin, cùng chung một lòng trông cậy. Một tỉ lệ thuận ngàn năm bất biến: tín thác vào Chúa, bình an tâm hồn.
Trong cuộc sống của mỗi người, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô cần được thanh luyện và minh chứng qua thử thách gian nan. Nếu biết yêu mến và tín thác vào Chúa, thì càng khó khăn vất vả, càng vươn lên mạnh mẽ trong đức tin, luôn có được bình an nội tâm. Mọi gian nan thử thách đều trở nên tốt đẹp, hữu ích cho những ai yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu,
Con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô, nhưng nhiều khi con cảm thấy sống đức tin
giữa lòng cuộc đời chẳng khác nào đi trên mặt nước.
Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.
Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.
Cả sự nặng nề của thân xác con cũng kéo ghì con xuống.
Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.
Xin cứu con khi con hầu chìm.
Xin nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.
Xin nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con, để con trở nên nhẹ tênh mà bước những bước dài hướng
về Chúa. Amen. (Mana)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 03/08/2011
CHỮ NHẤT QUÁ LỚN
Có một học trò rất ngu, mỗi ngày thầy giáo chỉ có thể dạy cho nó một chữ “一nhất” mà thôi, vậy mà nó cũng khó mà nhớ được, cách mấy ngày sau thầy giáo chỉ chữ “一nhất” rất lớn trên bức hoành và hỏi học trò là chữ gì, nhưng học trò lại không đọc được.
Thầy giáo nói:
- “Đây là chữ mà mỗi ngày trò đọc đó, quên rồi sao ?”
Học trò trả lời:
- “Con không tin, cái chữ này không thể lớn nhanh như thế được !”
Suy tư:
Chữ “一nhất”, hay bất cứ chữ gì, thì dù có viết lớn hay viết nhỏ, viết trên bảng đen hay viết trên bức hoành lớn, hoặc viết trên giấy, thì nó vẫn cứ là chữ “一nhất” mà thôi, không thể là vì nó lớn hay nhỏ mà đọc khác đi.
Cũng vậy, người Ki-tô hữu đều phải biết:
- Thánh Thể (Bánh Thánh) dù lớn hay nhỏ, dù chỉ một nửa hay nguyên cả hoặc bẻ ra từng miếng nhỏ thì vẫn cứ là Thánh Thể, là Mình Thánh Chúa Giê-su mà mọi người phải tôn thờ kính lạy, chứ không thể nói đó không phải là Thánh Thể.
- Bí tích Hôn Phối, dù đôi vợ chồng đẹp trai hay đẹp gái, dù cô dâu xấu xí chàng rể đẹp trai, dù cả hai giàu có hay nghèo hèn, thì vẫn cứ là bí tích hôn phối, bất khả phân ly, chứ không thể nói đó chỉ là chuyện trình diễn, sau này không thích thì ly dị, bỏ nhau.
Giáo lý của Giáo Hội là những điều căn bản để củng cố thêm đức tin đức cậy và đức mến của chúng ta vào Thiên Chúa, thánh Hiê-rô-ni-mô nói: không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giê-su.
Cũng vậy, nếu chúng ta không biết giáo lý thì chúng ta cũng không thể biết làm thế nào để yêu mến và bảo vệ Hội Thánh.
Ai hiểu thì hiểu !
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một học trò rất ngu, mỗi ngày thầy giáo chỉ có thể dạy cho nó một chữ “一nhất” mà thôi, vậy mà nó cũng khó mà nhớ được, cách mấy ngày sau thầy giáo chỉ chữ “一nhất” rất lớn trên bức hoành và hỏi học trò là chữ gì, nhưng học trò lại không đọc được.
Thầy giáo nói:
- “Đây là chữ mà mỗi ngày trò đọc đó, quên rồi sao ?”
Học trò trả lời:
- “Con không tin, cái chữ này không thể lớn nhanh như thế được !”
Suy tư:
Chữ “一nhất”, hay bất cứ chữ gì, thì dù có viết lớn hay viết nhỏ, viết trên bảng đen hay viết trên bức hoành lớn, hoặc viết trên giấy, thì nó vẫn cứ là chữ “一nhất” mà thôi, không thể là vì nó lớn hay nhỏ mà đọc khác đi.
Cũng vậy, người Ki-tô hữu đều phải biết:
- Thánh Thể (Bánh Thánh) dù lớn hay nhỏ, dù chỉ một nửa hay nguyên cả hoặc bẻ ra từng miếng nhỏ thì vẫn cứ là Thánh Thể, là Mình Thánh Chúa Giê-su mà mọi người phải tôn thờ kính lạy, chứ không thể nói đó không phải là Thánh Thể.
- Bí tích Hôn Phối, dù đôi vợ chồng đẹp trai hay đẹp gái, dù cô dâu xấu xí chàng rể đẹp trai, dù cả hai giàu có hay nghèo hèn, thì vẫn cứ là bí tích hôn phối, bất khả phân ly, chứ không thể nói đó chỉ là chuyện trình diễn, sau này không thích thì ly dị, bỏ nhau.
Giáo lý của Giáo Hội là những điều căn bản để củng cố thêm đức tin đức cậy và đức mến của chúng ta vào Thiên Chúa, thánh Hiê-rô-ni-mô nói: không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giê-su.
Cũng vậy, nếu chúng ta không biết giáo lý thì chúng ta cũng không thể biết làm thế nào để yêu mến và bảo vệ Hội Thánh.
Ai hiểu thì hiểu !
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:35 03/08/2011
N2T |
6. Không có tinh thần nhiệt thành cứu người thì không yêu mến Thiên Chúa.
(Thánh Augustine)Có Dừng Chân Nhưng Không Đứng Lại
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:46 03/08/2011
Có Dừng Chân Nhưng Không Đứng Lại
(Chúa Nhật XIX TN A)
Là Kitô hữu, chúng ta thường nghe cụm từ “hành trình đức tin”. Tin là một quá trình bước đi không ngừng, tiến mãi về phía trước để gặp Đấng vô hình. Thỉnh thoảng có dừng chân nhưng không bao giờ đứng lại.
Sau khi hỉ hoan về phép lạ cả thể mà Thầy đã thực thi cho gần vạn người no nê, các tông đồ lại phải chưng hửng lần nữa vì lệnh của Thầy: Hãy lên đường! Hãy xuống thuyền mà qua bờ bên kia! Cám dỗ dừng chân đứng lại và nghỉ ngơi trên thành công, trên chiến thắng vẫn luôn có đó với phận người. Sau khi khánh thành một công trình hoành tráng, sau khi hoàn thành một cuộc lễ hay một cuộc tổ chức lớn bé, thì dừng chân, ngồi lại để lượng giá, kiểm thảo để rút kinh nghiệm là điều cần thiết, nhưng để đứng lại chiêm ngắm vinh quang là một cám dỗ triền miên và thật khó lường hậu quả. Ròng rã hơn mười mấy năm trong vai trò thầy giúp xứ cũng như hơn mười mấy năm đời linh mục, bản thân nghiệm thấy chính mình và các đấng khi xây dựng một công trình nào đó thì chuyện hay đi lui đi tới ngắm nghía công trình là chuyện như cơm bữa. Ai lại không thích ngắm nghía vinh quang của mình. Ai lại không thích nghe người ta trầm trồ về cái gọi là thành công của mình. Hễ có khách đến thăm thì phải tìm dịp giới thiệu cho được những gì mình đã “ra tay”.
Các tông đồ năm xưa chẳng hơn gì chúng ta hôm nay. Dù chỉ là những người giúp phân phát bánh – cá, nhưng các ngài làm như chính tay mình thực thi kỳ công “phép lạ hóa bánh”. Theo Tin mừng thánh Gioan thì việc người dân muốn tôn Chúa Giêsu làm vua có thể là do dân chúng tự phát nhưng rất có thể là do sự gợi ý có chủ đích của nhóm mười hai vị rất tham “ngồi bên hữu, bên tả Thầy trong vinh quang” (x.Mc 10,35-40). Đêm đã về. Dân chúng đã no nê. Chúng mình cũng đáng được hả hê nghe bao lời chúc tụng chứ. Chuyện bất ngờ đã đến, dù không ai thích thú chút nào. Thầy ra lệnh tất cả xuống thuyền ngay. Còn Người thì giải tán dân chúng và lên núi cầu nguyện một mình.
Bỏ vinh quang, bỏ thành công rực rỡ để ra đi là một điều không dễ chút nào. Cảnh đời phía trước mịt mùng khó tiên liệu và sóng gió ba đào là chuyện dường như khó tránh. Các tông đồ hôm ấy đã phải đương đầu với hiện thực ấy. Sóng thì to, gió thì lớn. Thuyền đang chơi vơi nghiêng ngã. Lòng các ngài cũng ngã nghiêng theo gờ cạnh con thuyền. Tâm trạng của tiên tri Êlia năm nào cũng không khác gì. Sau chiến tích oanh liệt hạ gục những 450 sư sãi thần Baal, Êlia đã phải trốn chạy khỏi sự truy đuổi, tìm diệt của hoàng hậu Giêdabel. Sau vinh quang thì tai họa liền kề.
“Ra đi là chết trong lòng một ít”. Chẳng có sự dứt bỏ nào mà chẳng có xót xa hay đau đớn, nhất là phải từ bỏ những thành công huy hoàng hay những hạnh phúc êm ả, cho dù chúng là hữu hạn của đời thường. Hạnh phúc đích thực vẫn ở phía trước. Đó là Thiên Chúa, Đấng không chỉ chờ đợi mà đang tiến tới để đón gặp chúng ta.
Tin là bước đi, là ra đi, tiến về phía trước, về nơi chưa hề biết như Abraham ngày nào. Bỏ quê hương, xứ sở, bỏ cả gia tộc thân yêu để lên đường. Xót dạ khi ra đi và bâng khuâng khi tiến về phía trước. Nào là sóng gió cuộc đời, nào là phong ba tình người, tất thảy như đang chờ đợi để dập vùi, đánh đắm con thuyền đời ta. Một Phaolô hết lòng hết dạ với người đồng hương Do Thái, ngài đã khẳng định: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và lìa xa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng” (Rm 9,3). Hiểu cho đúng thì Phaolô không quay lưng với tôn giáo tổ tiên mà tiến lên một tầm cao mới trong hành trình đức tin khi đã được diện kiến Đức Kitô phục sinh, Đấng Thiên Sai mà tổ tiên ông hằng mong đợi, thế mà ngài vẫn mãi bị người đồng hương xem là phản đạo, bội giáo, bỏ đạo để rồi luôn tìm cách bắt giết. Một khi đã ra đi, tiến về phía trước thì cái giá cần trả không chỉ là gian nguy, khốn khó mà cả sự lo âu, phiền muộn. Ngài thú nhận: “Thưa anh em, có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật. tôi không nói dối, và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất đổi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi” (Rm 9,1-2).
Với Êlia, với Phaolô hay với các tông đồ khi ở trên thuyền chòng chành giữa biển đầy sóng gió, Thiên Chúa không bao giờ để các ngài cô đơn một mình. Người hằng ở với họ. Người luôn đồng hành với họ. “Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27). “Ơn Ta đủ cho con” (2Cor 12,9). “Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Gio 14,18). Dù giữa biển khơi hay giữa đêm tối của cuộc đời, Đấng làm người mãi ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Chỉ một điều là hãy nhắm đích và tiến thẳng trong niềm tin.
Thỉnh thoảng cũng nên biết dừng chân để tự kiểm để định hướng hay chỉnh hướng, nhưng không được phép đứng lại. Đứng lại là một trong những thái độ tự hài lòng về thành công của chính mình. Từ chỗ hài lòng đến chỗ tự cao tự đại là một khoảng cách không mấy xa. Và hậu quả của sự tự kiêu, tự mãn như đã nhãn tiền. Chưa tính đến chuyện Chúa hạ kẻ tự kiêu và nâng cao người phận nhỏ (x.Lc 1,52), thì chính kẻ cao ngạo, họ đã tự đặt mình vào vị thế cheo leo và sẽ ngã chìm không biết lúc nào như Phêrô trong lần được Thầy ban cho cái ơn đi trên mặt biển (x.Mt 14,22-33).
Đứng lại cũng là một hành vi tỏ dấu sự nghi ngờ. Khi thiếu niềm tin hay khi lòng tin yếu kém thì ta rất dễ bị cám dỗ dừng lại, không can đảm tiến lên. Những cái sợ như sợ khó, ngại khổ, sợ thất bại…nhiều khi nhấn chìm chúng ta trong các trở ngại khách quan vốn dĩ không thể tránh của kiếp người.
Không ai là không một lần gặp chông gai, sóng gió. Không ai là không đã từng nhiều lần ngã quỵ vì gian truân, khốn khó. Chuyện ngã, chuyện té là chuyện bình thường của phận người. Điều quan trọng là biết chỗi dậy và tiến lên. Trong niềm tin vào tình yêu của Đấng đã tự nguyện làm bạn đời của ta là Đức Giêsu, ước gì chúng ta được như thánh tông đồ dân ngoại là “quên đi những gì phía sau để lao mình về phía trước” (Pl 3,13).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XIX TN A)
Là Kitô hữu, chúng ta thường nghe cụm từ “hành trình đức tin”. Tin là một quá trình bước đi không ngừng, tiến mãi về phía trước để gặp Đấng vô hình. Thỉnh thoảng có dừng chân nhưng không bao giờ đứng lại.
Sau khi hỉ hoan về phép lạ cả thể mà Thầy đã thực thi cho gần vạn người no nê, các tông đồ lại phải chưng hửng lần nữa vì lệnh của Thầy: Hãy lên đường! Hãy xuống thuyền mà qua bờ bên kia! Cám dỗ dừng chân đứng lại và nghỉ ngơi trên thành công, trên chiến thắng vẫn luôn có đó với phận người. Sau khi khánh thành một công trình hoành tráng, sau khi hoàn thành một cuộc lễ hay một cuộc tổ chức lớn bé, thì dừng chân, ngồi lại để lượng giá, kiểm thảo để rút kinh nghiệm là điều cần thiết, nhưng để đứng lại chiêm ngắm vinh quang là một cám dỗ triền miên và thật khó lường hậu quả. Ròng rã hơn mười mấy năm trong vai trò thầy giúp xứ cũng như hơn mười mấy năm đời linh mục, bản thân nghiệm thấy chính mình và các đấng khi xây dựng một công trình nào đó thì chuyện hay đi lui đi tới ngắm nghía công trình là chuyện như cơm bữa. Ai lại không thích ngắm nghía vinh quang của mình. Ai lại không thích nghe người ta trầm trồ về cái gọi là thành công của mình. Hễ có khách đến thăm thì phải tìm dịp giới thiệu cho được những gì mình đã “ra tay”.
Các tông đồ năm xưa chẳng hơn gì chúng ta hôm nay. Dù chỉ là những người giúp phân phát bánh – cá, nhưng các ngài làm như chính tay mình thực thi kỳ công “phép lạ hóa bánh”. Theo Tin mừng thánh Gioan thì việc người dân muốn tôn Chúa Giêsu làm vua có thể là do dân chúng tự phát nhưng rất có thể là do sự gợi ý có chủ đích của nhóm mười hai vị rất tham “ngồi bên hữu, bên tả Thầy trong vinh quang” (x.Mc 10,35-40). Đêm đã về. Dân chúng đã no nê. Chúng mình cũng đáng được hả hê nghe bao lời chúc tụng chứ. Chuyện bất ngờ đã đến, dù không ai thích thú chút nào. Thầy ra lệnh tất cả xuống thuyền ngay. Còn Người thì giải tán dân chúng và lên núi cầu nguyện một mình.
Bỏ vinh quang, bỏ thành công rực rỡ để ra đi là một điều không dễ chút nào. Cảnh đời phía trước mịt mùng khó tiên liệu và sóng gió ba đào là chuyện dường như khó tránh. Các tông đồ hôm ấy đã phải đương đầu với hiện thực ấy. Sóng thì to, gió thì lớn. Thuyền đang chơi vơi nghiêng ngã. Lòng các ngài cũng ngã nghiêng theo gờ cạnh con thuyền. Tâm trạng của tiên tri Êlia năm nào cũng không khác gì. Sau chiến tích oanh liệt hạ gục những 450 sư sãi thần Baal, Êlia đã phải trốn chạy khỏi sự truy đuổi, tìm diệt của hoàng hậu Giêdabel. Sau vinh quang thì tai họa liền kề.
“Ra đi là chết trong lòng một ít”. Chẳng có sự dứt bỏ nào mà chẳng có xót xa hay đau đớn, nhất là phải từ bỏ những thành công huy hoàng hay những hạnh phúc êm ả, cho dù chúng là hữu hạn của đời thường. Hạnh phúc đích thực vẫn ở phía trước. Đó là Thiên Chúa, Đấng không chỉ chờ đợi mà đang tiến tới để đón gặp chúng ta.
Tin là bước đi, là ra đi, tiến về phía trước, về nơi chưa hề biết như Abraham ngày nào. Bỏ quê hương, xứ sở, bỏ cả gia tộc thân yêu để lên đường. Xót dạ khi ra đi và bâng khuâng khi tiến về phía trước. Nào là sóng gió cuộc đời, nào là phong ba tình người, tất thảy như đang chờ đợi để dập vùi, đánh đắm con thuyền đời ta. Một Phaolô hết lòng hết dạ với người đồng hương Do Thái, ngài đã khẳng định: “Quả vậy, giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và lìa xa Đức Kitô, thì tôi cũng cam lòng” (Rm 9,3). Hiểu cho đúng thì Phaolô không quay lưng với tôn giáo tổ tiên mà tiến lên một tầm cao mới trong hành trình đức tin khi đã được diện kiến Đức Kitô phục sinh, Đấng Thiên Sai mà tổ tiên ông hằng mong đợi, thế mà ngài vẫn mãi bị người đồng hương xem là phản đạo, bội giáo, bỏ đạo để rồi luôn tìm cách bắt giết. Một khi đã ra đi, tiến về phía trước thì cái giá cần trả không chỉ là gian nguy, khốn khó mà cả sự lo âu, phiền muộn. Ngài thú nhận: “Thưa anh em, có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật. tôi không nói dối, và lương tâm tôi, được Thánh Thần hướng dẫn cũng làm chứng cho tôi rằng: lòng tôi rất đổi ưu phiền, và đau khổ mãi không ngơi” (Rm 9,1-2).
Với Êlia, với Phaolô hay với các tông đồ khi ở trên thuyền chòng chành giữa biển đầy sóng gió, Thiên Chúa không bao giờ để các ngài cô đơn một mình. Người hằng ở với họ. Người luôn đồng hành với họ. “Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14,27). “Ơn Ta đủ cho con” (2Cor 12,9). “Thầy sẽ không để các con mồ côi” (Gio 14,18). Dù giữa biển khơi hay giữa đêm tối của cuộc đời, Đấng làm người mãi ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt 28,20). Chỉ một điều là hãy nhắm đích và tiến thẳng trong niềm tin.
Thỉnh thoảng cũng nên biết dừng chân để tự kiểm để định hướng hay chỉnh hướng, nhưng không được phép đứng lại. Đứng lại là một trong những thái độ tự hài lòng về thành công của chính mình. Từ chỗ hài lòng đến chỗ tự cao tự đại là một khoảng cách không mấy xa. Và hậu quả của sự tự kiêu, tự mãn như đã nhãn tiền. Chưa tính đến chuyện Chúa hạ kẻ tự kiêu và nâng cao người phận nhỏ (x.Lc 1,52), thì chính kẻ cao ngạo, họ đã tự đặt mình vào vị thế cheo leo và sẽ ngã chìm không biết lúc nào như Phêrô trong lần được Thầy ban cho cái ơn đi trên mặt biển (x.Mt 14,22-33).
Đứng lại cũng là một hành vi tỏ dấu sự nghi ngờ. Khi thiếu niềm tin hay khi lòng tin yếu kém thì ta rất dễ bị cám dỗ dừng lại, không can đảm tiến lên. Những cái sợ như sợ khó, ngại khổ, sợ thất bại…nhiều khi nhấn chìm chúng ta trong các trở ngại khách quan vốn dĩ không thể tránh của kiếp người.
Không ai là không một lần gặp chông gai, sóng gió. Không ai là không đã từng nhiều lần ngã quỵ vì gian truân, khốn khó. Chuyện ngã, chuyện té là chuyện bình thường của phận người. Điều quan trọng là biết chỗi dậy và tiến lên. Trong niềm tin vào tình yêu của Đấng đã tự nguyện làm bạn đời của ta là Đức Giêsu, ước gì chúng ta được như thánh tông đồ dân ngoại là “quên đi những gì phía sau để lao mình về phía trước” (Pl 3,13).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong Thánh Lễ an táng, giới chức Vatican nói đức khâm sứ được dự trù nhận một nhiệm sở tại Tòa Thánh
Bùi Hữu Thư
03:57 03/08/2011
Đức Tổng Giám Mục Sambi |
Tổng Giám Mục Giovanni Becciu, đang nắm giữ vị thế thứ ba tại bộ ngoại giao Tòa Thánh, nói ngày 2 tháng 8: "Đức Thánh Cha muốn ghi nhận công trình quý báu Đức Tổng Giám Mục Sambi đã thực hiện, đặc biệt trong những năm vừa qua, bằng cách bổ nhiệm ngài vào một chức vụ quan trọng trong Giáo Triều Rôma. Những Thiên Chúa, trong kế hoạch mầu nhiệm của Người, lại muốn gọi người đầy tớ tốt lành và trung thành này về nhà Cha."
Vào đầu mùa Hè này, giới truyền thông Ý đã thông báo là Đức Thánh Cha Benedict sẽ phong cho tổng giám mục Sambi một chức vụ tại Vatican sẽ bảo đảm là ngài sẽ được tấn phong hồng y trong Mật Hội Hồng Y sắp tới.
Thánh Lễ an táng Tổng Giám Mục Sambi, 73 tuổi, qua đời ngày 27 tháng 7 tại Bệnh Viện Johns Hopkins ở Baltimore, được cử hành trong một công trường đầy nắng ấm tại thành phố Sogliano al Rubicone, quê hương của ngài.
Đức Giám Mục Francesco Lambiasi ở Rimini chủ tế Thánh Lễ và nghi thức an táng gần huyệt mộ của ông bà cố tại nghĩa trang quê hương của Đức Tổng Giám Mục Sambi.
Thánh Lễ an táng khởi đầu với việc đọc một điện tín phân ưu của Đức Thánh Cha Benedict XVI, trong đó ngài nói Đức Tổng Giám Mục đã "phục vụ hết sức quảng đại cho Tòa Thánh tại nhiều quốc gia" trong thời gian dài ngài là một nhà ngoại giao của Vatican.
Đức Thánh Cha ngợi khen Đức Tổng Giám Mục về "những hoạt động ngoại giao và mục vụ kiên trì," đặc biệt là ở "Đất Thánh, và gần đây, tại Hoa Kỳ nơi ngài đã hành xử khôn ngoan, bầy tỏ được tài trí và nhân đức của trái tim của ngài."
Trong bài giảng, Đức Giám Mục Lambiasi nói Đức Tổng Giám Mục Sambi là một người sống theo các giá trị của lòng thương xót, đức tin và sứ mệnh.
Đức Giám Mục đọc một chứng từ thiêng liêng của Đức Tổng Giám Mục Sambi viết vào tháng Năm và nói với những người khóc thương, "mã tự để vào được chứng từ thiêng liêng của ngài là chữ 'thương xót'," vì cuộc đời của Đức Tổng Giám Mục là "câu chuyện của lòng thương xót được tiếp nhận và cho đi."
Vào cuối Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục Becciu phân ưu cùng gia đình của Đức Tổng Giám Mục Sambi và cùng dân chúng thành phố Sogliano al Rubicone, "nơi ngài đã đi những bước đầu tiên trong hành trình làm người và làm Kitô hữu," và với giáo phận Rimini "nơi ngài được đào tạo về tu đức và văn hóa, và từ đó ngài đã ra đi đến nhiều quốc gia để làm đại sứ cho Đức Thánh Cha, và làm sứ giả cho công lý và hoà bình của Phúc Âm."
Ngài nói Đức Tổng Giám Mục Sambi đã tận hiến toàn thể cuộc đời để phụng sự Thiên Chúa và giáo hội, "làm việc tại nhiều địa điểm khó khăn để đem những ưu tư của giáo hội và chia xẻ những mầu nhiệm cứu rỗi với các dân nước khác nhau, và luôn luôn với một tinh thần của một linh mục chân chính và hằng luôn vui vẻ sẵn sàng."
Ngài tiếp: trong khi ngài làm việc tại Cameroon, Cuba, Algeria và Nicaragua, và tại các nới khác nữa, đức tổng nổi tiếng về "hoạt động tích cực và hữu hiệu như một khâm sứ tại Đất Thánh và tại Hoa Kỳ, trong những giai đoạn khó khăn và trong các thoàn cảnh xã hội và giáo hội phức tạp và tế nhị."
Đức Tổng Giám Mục Becciu nói: Dù cho thách đố có khó khăn đến đâu, Đức Tổng Giám Mục Sambi cũng "chứng tỏ là một người có đức tin vững mạnh, sâu xa, một chủ chiên nhiệt tình và sốt sắng."
Dự luật bắt buộc đăng ký kết hôn để bảo vệ phụ nữ ở New Delhi
Phạm Kim An
08:07 03/08/2011
Dự luật bắt buộc đăng ký kết hôn để bảo vệ phụ nữ ở New Delhi
New Delhi - Chính quyền thành phố Delhi, đứng đầu là nữ Thị trưởng Sheila Dikshit, đã đệ trình một dự luật, vốn bắt buộc các đôi tân hôn phải đăng ký kết hôn trong khu vực thủ đô của Ấn Độ.
Luật Đăng ký Hôn nhân của Delhi 2007 cũng sẽ áp dụng việc phạt tiền 1.000 rupee cho các cặp vợ chồng nào không đăng ký kết hôn trong vòng 60 ngày.
Động thái này xuất hiện như một bước tiếp theo muộn của phán quyết Tòa án Tối cao năm 2006, vốn cho thấy rằng nhiều người vợ bị bỏ rơi mà không được chồng của họ bảo vệ, và không thể xuất trình bất kỳ giấy tờ chính thức nào để chứng minh rằng họ đã kết hôn, và do đó được hưởng một số quyền lợi.
Hiện nay dự luật được chuyển đến Bộ Nội vụ thủ đô phê duyệt. Sau đó, nó sẽ được trình lên Hội đồng thủ đô Delhi phê duyệt. Một khi nó được thông qua, các người vợ sẽ có thể tìm kiếm tiền bồi thường và chăm nuôi con trong trường hợp ly thân.
Các bang khác của Ấn độ là Maharashtra, Gujarat, Karnataka và Himachal Pradesh đã thực hiện việc bắt buộc đăng ký kết hôn. (AsiaNews 3-8-2011)
Phạm Kim An
Luật Đăng ký Hôn nhân của Delhi 2007 cũng sẽ áp dụng việc phạt tiền 1.000 rupee cho các cặp vợ chồng nào không đăng ký kết hôn trong vòng 60 ngày.
Động thái này xuất hiện như một bước tiếp theo muộn của phán quyết Tòa án Tối cao năm 2006, vốn cho thấy rằng nhiều người vợ bị bỏ rơi mà không được chồng của họ bảo vệ, và không thể xuất trình bất kỳ giấy tờ chính thức nào để chứng minh rằng họ đã kết hôn, và do đó được hưởng một số quyền lợi.
Hiện nay dự luật được chuyển đến Bộ Nội vụ thủ đô phê duyệt. Sau đó, nó sẽ được trình lên Hội đồng thủ đô Delhi phê duyệt. Một khi nó được thông qua, các người vợ sẽ có thể tìm kiếm tiền bồi thường và chăm nuôi con trong trường hợp ly thân.
Các bang khác của Ấn độ là Maharashtra, Gujarat, Karnataka và Himachal Pradesh đã thực hiện việc bắt buộc đăng ký kết hôn. (AsiaNews 3-8-2011)
Phạm Kim An
Indonesia: Sứ thần Tòa thánh khai mạc Đại hội Linh mục
Phạm Kim An
08:10 03/08/2011
Indonesia: Sứ thần Tòa thánh khai mạc Đại hội Linh mục
Đức Tổng Giám Mục Filipazzi gọi Hiệp hội Unio Indonesia là một phước lành cho tất cả mọi người
Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi đánh chiêng khai mạc Đại hội
Sintang, Indonesia - Sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia, Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi, đã khai mạc Đại hội lần thứ 10 (cứ ba năm một lần) của các linh mục giáo phận thuộc Hiệp hội Unio Indonesia, được tổ chức tại Sintang, tỉnh Tây Kalimantan.
“Các linh mục là một phước lành cho tất cả mọi người, cả người Công giáo và người không Công giáo”, Đức Tổng Giám mục Filipazzi nói như thế với 110 linh mục triều, và khoảng 300 vị đại diện các giáo xứ, các nhân vật Công giáo và quan chức chính phủ tại lễ khai mạc ngày 1-8.
Ngài nói: "Tối nay, chúng ta được cung cấp một cơ hội để có một cái nhìn về cách thức các linh mục có thể là một phước lành cho tất cả mọi người, và làm thế nào chúng ta bày tỏ lời cảm ơn cho những gì các vị đang làm và đã làm. Nếu không có các vị, Giáo Hội sẽ không bao giờ tồn tại và mọi người sẽ đau khổ về phần hồn và phần xác”.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng thành phố Sintang nói riêng và tỉnh Kalimantan nói chung sẽ có nhiều linh mục truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, thông qua việc phục vụ của các vị.
Ngài phát biểu với đại hội rằng, là tôi tớ của Thiên Chúa, các linh mục sẽ có thể là cha mẹ, anh em và bạn bè của tất cả mọi người.
Ngài hy vọng đại hội sẽ khuyến khích tất cả các thành viên của Unio Indonesia đánh giá cao ơn gọi tu trì của các vị hơn, và phục vụ mọi người với sự cống hiến trọn vẹn, để các vị có thể trở thành phước lành của Thiên Chúa cho đất nước và thế giới.
Đại hội kéo dài sáu ngày, với chủ đề năm nay là “Tìm kiếm dung mạo của Chúa Giêsu trong vùng đất Kalimantan", sẽ kết thúc vào ngày 6-8. Đại hội bao gồm các phiên thảo luận với các chủ đề khác nhau, chẳng hạn sự tham gia của các linh mục trong đời sống xã hội của người dân; nâng cao nhận thức; thúc đẩy các nền văn hóa địa phương.
Unio Indonesia là một hiệp hội tư nhân của các giáo sĩ, với hơn 1.700 thành viên tại 37 giáo phận trong cả nước. (UCA News 3-8-2011)
Phạm Kim An
Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi đánh chiêng khai mạc Đại hội
Sintang, Indonesia - Sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia, Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi, đã khai mạc Đại hội lần thứ 10 (cứ ba năm một lần) của các linh mục giáo phận thuộc Hiệp hội Unio Indonesia, được tổ chức tại Sintang, tỉnh Tây Kalimantan.
“Các linh mục là một phước lành cho tất cả mọi người, cả người Công giáo và người không Công giáo”, Đức Tổng Giám mục Filipazzi nói như thế với 110 linh mục triều, và khoảng 300 vị đại diện các giáo xứ, các nhân vật Công giáo và quan chức chính phủ tại lễ khai mạc ngày 1-8.
Ngài nói: "Tối nay, chúng ta được cung cấp một cơ hội để có một cái nhìn về cách thức các linh mục có thể là một phước lành cho tất cả mọi người, và làm thế nào chúng ta bày tỏ lời cảm ơn cho những gì các vị đang làm và đã làm. Nếu không có các vị, Giáo Hội sẽ không bao giờ tồn tại và mọi người sẽ đau khổ về phần hồn và phần xác”.
Ngài bày tỏ hy vọng rằng thành phố Sintang nói riêng và tỉnh Kalimantan nói chung sẽ có nhiều linh mục truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, thông qua việc phục vụ của các vị.
Ngài phát biểu với đại hội rằng, là tôi tớ của Thiên Chúa, các linh mục sẽ có thể là cha mẹ, anh em và bạn bè của tất cả mọi người.
Ngài hy vọng đại hội sẽ khuyến khích tất cả các thành viên của Unio Indonesia đánh giá cao ơn gọi tu trì của các vị hơn, và phục vụ mọi người với sự cống hiến trọn vẹn, để các vị có thể trở thành phước lành của Thiên Chúa cho đất nước và thế giới.
Đại hội kéo dài sáu ngày, với chủ đề năm nay là “Tìm kiếm dung mạo của Chúa Giêsu trong vùng đất Kalimantan", sẽ kết thúc vào ngày 6-8. Đại hội bao gồm các phiên thảo luận với các chủ đề khác nhau, chẳng hạn sự tham gia của các linh mục trong đời sống xã hội của người dân; nâng cao nhận thức; thúc đẩy các nền văn hóa địa phương.
Unio Indonesia là một hiệp hội tư nhân của các giáo sĩ, với hơn 1.700 thành viên tại 37 giáo phận trong cả nước. (UCA News 3-8-2011)
Phạm Kim An
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Ban tổ chức trảlời các người chỉ trích
Nguyễn Trọng Đa
08:12 03/08/2011
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Ban tổ chức trả lời các người chỉ trích
Madrid, Tây Ban Nha - Giám đốc điều hành của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid 2011, Yago de la Cierva, gần đây tuyên bố rằng "không ai bị làm phiền cả" bởi một nhóm người trẻ tụ tập cho một lễ hội và trả tiền cho lễ hội từ tiền túi của mình.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Europa Press, ông De la Cierva cho biết rằng một số lời chỉ trích về Đại hội Giới trẻ Thế giới "đã dựa vào thông tin không đầy đủ hoặc thiên vị". Ông nói: “Đại hội không làm phiền ai cả, khi mà một nhóm thanh niên sử dụng tiền riêng của họ để tổ chức một lễ hội, trong đó họ sẽ không được làm mất lòng ai”.
Ôngnói: "Hoặc người ta thiếu thông tin hoặc có thành kiến xấu".
Ông De la Cierva nói rằng sự kiện này là một "lễ hội quốc tế lớn", có thể giúp “cải thiện tình hình giới trẻ”.Trong khi nhiều người nghĩ rằng tôn giáo là một "yếu tố tiêu cực", các người trẻ tuổi nhìn thấy tôn giáo như "một cái gì tích cực giúp họ trở nên tốt hơn”.
Về các cuộc biểu tình chống lại ĐTC Biển Đức XVI dự trù sẽ diễn ra một ngày trước khi Ngài đến Madrid, ông De la Cierva nói rằng Tây Ban Nha là "một đất nước tự do và dân chủ", nơi quyền tự do ngôn luận được cho phép trong phạm vi giới hạn của "trật tự công cộng và tôn trọng người khác".
Ông De la Cierva nói rằng chi phí cuối cùng của sự kiện chưa được xác định, nhưng có gần 5.000 người đăng ký mới mỗi ngày. Ông nói: “Điều này có nghĩa là cần nhiều màn hình truyền hình hơn, nhiều phòng tắm hơn và nhiều thức ăn hơn. Chúng tôi đang điều chỉnh chi phí theo số lượng người đăng ký tham dự".
Đăng ký kỷ lục
Ông De la Cierva nhận xét rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid đã phá vỡ mọi kỷ lục của cácĐại hội Giới trẻ Thế giới trướcvề số lượng người đăng ký, tính đến hai tuần trước khi sự kiện khởi đầu.
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, cho biết hơn 420.000 người trẻ tuổi đã đăng ký dự Đại hội Giới trẻ Thế giới lần này. (CNA / Europa Press 3-8-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Madrid, Tây Ban Nha - Giám đốc điều hành của Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid 2011, Yago de la Cierva, gần đây tuyên bố rằng "không ai bị làm phiền cả" bởi một nhóm người trẻ tụ tập cho một lễ hội và trả tiền cho lễ hội từ tiền túi của mình.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Europa Press, ông De la Cierva cho biết rằng một số lời chỉ trích về Đại hội Giới trẻ Thế giới "đã dựa vào thông tin không đầy đủ hoặc thiên vị". Ông nói: “Đại hội không làm phiền ai cả, khi mà một nhóm thanh niên sử dụng tiền riêng của họ để tổ chức một lễ hội, trong đó họ sẽ không được làm mất lòng ai”.
Ôngnói: "Hoặc người ta thiếu thông tin hoặc có thành kiến xấu".
Ông De la Cierva nói rằng sự kiện này là một "lễ hội quốc tế lớn", có thể giúp “cải thiện tình hình giới trẻ”.Trong khi nhiều người nghĩ rằng tôn giáo là một "yếu tố tiêu cực", các người trẻ tuổi nhìn thấy tôn giáo như "một cái gì tích cực giúp họ trở nên tốt hơn”.
Về các cuộc biểu tình chống lại ĐTC Biển Đức XVI dự trù sẽ diễn ra một ngày trước khi Ngài đến Madrid, ông De la Cierva nói rằng Tây Ban Nha là "một đất nước tự do và dân chủ", nơi quyền tự do ngôn luận được cho phép trong phạm vi giới hạn của "trật tự công cộng và tôn trọng người khác".
Ông De la Cierva nói rằng chi phí cuối cùng của sự kiện chưa được xác định, nhưng có gần 5.000 người đăng ký mới mỗi ngày. Ông nói: “Điều này có nghĩa là cần nhiều màn hình truyền hình hơn, nhiều phòng tắm hơn và nhiều thức ăn hơn. Chúng tôi đang điều chỉnh chi phí theo số lượng người đăng ký tham dự".
Đăng ký kỷ lục
Ông De la Cierva nhận xét rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid đã phá vỡ mọi kỷ lục của cácĐại hội Giới trẻ Thế giới trướcvề số lượng người đăng ký, tính đến hai tuần trước khi sự kiện khởi đầu.
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, cho biết hơn 420.000 người trẻ tuổi đã đăng ký dự Đại hội Giới trẻ Thế giới lần này. (CNA / Europa Press 3-8-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Đỉnh cao quyền lực tại Đức của nhà chính trị gốc Việt Nam: Phó thủ tướng Philipp Rösler điều hành nội các Đức
Hà Long
08:19 03/08/2011
Đỉnh cao quyền lực tại Đức của nhà chính trị gốc Việt Nam: Phó thủ tướng Philipp Rösler điều hành nội các Đức
Thủ đô Berlin – thứ tư, mồng 03/8/2011 Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ cầm cương nẩy mực điều khiển Nội Các của Cộng Hòa Liên Bang Đức trong thời gian Nữ Thủ tướng Angela Merkel đi nghỉ hè 2011.
Qua 6 năm cầm quyền, một nữ thủ tướng đã có những phó thủ tướng nam đảm nhiệm thay thế cầm quyền trong mùa hè, đó là ông Franz Muentefering, ông Frank-Walter Steinmeier của đảng Xã Hội (SPD) và tiếp theo ông Guido Westerwelle thuộc đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) vừa mới từ chức chủ tịch đảng FDP các đây hai tháng rưỡi.
Thứ tư hôm nay ông Philipp Rösler được ghi vào trang sử Đức và đứng ngang hàng với những nhà chính trị danh tiếng kể trên hiện nay. Điều vinh dự lớn lao hiếm có này đến với ông Philipp Rösler nhờ vào chức vụ chủ tịch đảng FDP vừa mới được bầu vào ngày 13/5/2011 tại Rostock với 95% số phiếu từ các đại biểu cử tri của đảng FPD.
Đầu tiên trong lịch sử Đức có một người Đức có nguồn gốc Á Châu lãnh đạo cầm quyền nước Đức. Đây là đỉnh cao quyền lực tại Đức cho một nhà chính trị.
Đặc biệt trong thời gian Hè 2011 Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ họp nội các ban hành 2 đạo luật của Đức. Nội các quyết định việc cho phép mở rộng các tuyến xe buýt đường dài trong nước Đức - như là một phương tiện giao thông rẻ hơn xe lửa đường dài. Thứ hai, trong chương trình nghị sự của nội các quyết định đạo luật chống lại tình trạng thiếu bác sĩ tại nông thôn. Các y sĩ về nông thôn sẽ được hưởng nhiều thuận lợi về thu nhập, ngay từ bắt đầu học y khoa sẽ có những hỗ trợ của nhà nước. Khi ông Philipp Rösler còn là bộ trưởng y tế đã đặt câu hỏi: Tại Cộng hòa Liên bang có rất nhiều bác sĩ thực hành hơn bao giờ hết, nhưng chỉ ở các thành phố. Đối với ông đây là một tình hình nghịch lý trong nước cần phải được giải quyết. Chiến lược của chủ tịch đảng Philipp Rösler: tạo động lực y tế cho nông thôn.
Ngoài ra, nội các Đức hôm nay muốn bàn thảo về kỹ nghệ xe hơi trong tương lai nhằm giảm nguồn khí độc thải ra, có thể các loại xe mới phải có nhãn hiệu cầu chứng rõ ràng về mục đích này.
Phó thủ tướng Philipp Rösler được ngồi vào chiếc ghế của nữ thủ tướng Angela Merkel để điều khiển nội các. Một giấc mơ hiếm có cho tất cả các nhà chính trị.
Theo cách đặt tên của báo chí hôm nay cho ông Philipp Rösler: Như một giấc mơ từ ngôi vị hoàng tử lên ngôi vua, đỉnh cao chính trị cho Philipp Rösler, từ người hầu bàn lên làm đầu bếp…
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
Sau cuộc họp nội các, trưa thứ tư, Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ bay sang Na Uy ba ngày. Ông là thành viên chính phủ Đức đầu tiên thăm Na Uy sau khi vụ tấn công ở Oslo và vụ thảm sát trên đảo Utøya. Tại Nhà thờ chính tòa Oslo Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ đặt vòng hoa tưởng niệm đến 77 nạn nhân tử vong. Trong cuộc viếng thăm Na Uy chính phủ hai bên tập trung vào các cuộc thảo luận về chính sách năng lượng và ông Rösler đến thăm vùng khoan khí gas nằm ở ngoài khơi Biển Bắc. Na Uy là một trong những nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho nước Đức.
Một ngôi sao chính trị hiếm có tại Đức, chỉ mới trải qua hơn hai tháng rưỡi lãnh đạo đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) với chức vụ chủ tịch đảng, ông Philipp Rösler đã thành công ngồi vào dinh thủ tướng lãnh đạo chính trị đối nội cũng như đối ngoại nước Đức trong mùa hè 2011.
Được hỏi về ngày ngồi vào chiếc ghế thủ tướng lãnh đạo nước Đức có giống như người tiền nhiệm Guido Westerwelle đã điều khiển nội các vào hè 2010 chỉ trong 20 phút nhưng lại mở cuộc họp báo rùm beng đến 78 phút để tự tôn vinh mình, thì Phó thủ tướng Philipp Rösler khiêm nhu trả lời rằng: Thay mặt nữ thủ tướng Merkel điều khiển nội các Đức chỉ đơn thuần là "công việc bình thường" của ông.
Cho dù cuộc họp nội các Đức trong mùa hè 2011 là một biểu tượng chính trị, nhưng thứ tư hôm nay một người Đức gốc Việt Nam được xem là nhà chính trị quyền lực nhất thế giới: Phó thủ tướng Philipp Rösler.
Hà Long
Qua 6 năm cầm quyền, một nữ thủ tướng đã có những phó thủ tướng nam đảm nhiệm thay thế cầm quyền trong mùa hè, đó là ông Franz Muentefering, ông Frank-Walter Steinmeier của đảng Xã Hội (SPD) và tiếp theo ông Guido Westerwelle thuộc đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) vừa mới từ chức chủ tịch đảng FDP các đây hai tháng rưỡi.
Thứ tư hôm nay ông Philipp Rösler được ghi vào trang sử Đức và đứng ngang hàng với những nhà chính trị danh tiếng kể trên hiện nay. Điều vinh dự lớn lao hiếm có này đến với ông Philipp Rösler nhờ vào chức vụ chủ tịch đảng FDP vừa mới được bầu vào ngày 13/5/2011 tại Rostock với 95% số phiếu từ các đại biểu cử tri của đảng FPD.
Đầu tiên trong lịch sử Đức có một người Đức có nguồn gốc Á Châu lãnh đạo cầm quyền nước Đức. Đây là đỉnh cao quyền lực tại Đức cho một nhà chính trị.
Đặc biệt trong thời gian Hè 2011 Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ họp nội các ban hành 2 đạo luật của Đức. Nội các quyết định việc cho phép mở rộng các tuyến xe buýt đường dài trong nước Đức - như là một phương tiện giao thông rẻ hơn xe lửa đường dài. Thứ hai, trong chương trình nghị sự của nội các quyết định đạo luật chống lại tình trạng thiếu bác sĩ tại nông thôn. Các y sĩ về nông thôn sẽ được hưởng nhiều thuận lợi về thu nhập, ngay từ bắt đầu học y khoa sẽ có những hỗ trợ của nhà nước. Khi ông Philipp Rösler còn là bộ trưởng y tế đã đặt câu hỏi: Tại Cộng hòa Liên bang có rất nhiều bác sĩ thực hành hơn bao giờ hết, nhưng chỉ ở các thành phố. Đối với ông đây là một tình hình nghịch lý trong nước cần phải được giải quyết. Chiến lược của chủ tịch đảng Philipp Rösler: tạo động lực y tế cho nông thôn.
Ngoài ra, nội các Đức hôm nay muốn bàn thảo về kỹ nghệ xe hơi trong tương lai nhằm giảm nguồn khí độc thải ra, có thể các loại xe mới phải có nhãn hiệu cầu chứng rõ ràng về mục đích này.
Theo cách đặt tên của báo chí hôm nay cho ông Philipp Rösler: Như một giấc mơ từ ngôi vị hoàng tử lên ngôi vua, đỉnh cao chính trị cho Philipp Rösler, từ người hầu bàn lên làm đầu bếp…
Ai ngồi vào ghế thủ tướng điều hành nội các Đức sẽ có một cảm giác hãnh diện để phục vụ tổ quốc và đất nước, điều ấy có thể nhân đôi cho một người ngoại quốc đầu tiên tại Đức và lại là gốc Việt.
Sau cuộc họp nội các, trưa thứ tư, Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ bay sang Na Uy ba ngày. Ông là thành viên chính phủ Đức đầu tiên thăm Na Uy sau khi vụ tấn công ở Oslo và vụ thảm sát trên đảo Utøya. Tại Nhà thờ chính tòa Oslo Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ đặt vòng hoa tưởng niệm đến 77 nạn nhân tử vong. Trong cuộc viếng thăm Na Uy chính phủ hai bên tập trung vào các cuộc thảo luận về chính sách năng lượng và ông Rösler đến thăm vùng khoan khí gas nằm ở ngoài khơi Biển Bắc. Na Uy là một trong những nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho nước Đức.
Được hỏi về ngày ngồi vào chiếc ghế thủ tướng lãnh đạo nước Đức có giống như người tiền nhiệm Guido Westerwelle đã điều khiển nội các vào hè 2010 chỉ trong 20 phút nhưng lại mở cuộc họp báo rùm beng đến 78 phút để tự tôn vinh mình, thì Phó thủ tướng Philipp Rösler khiêm nhu trả lời rằng: Thay mặt nữ thủ tướng Merkel điều khiển nội các Đức chỉ đơn thuần là "công việc bình thường" của ông.
Cho dù cuộc họp nội các Đức trong mùa hè 2011 là một biểu tượng chính trị, nhưng thứ tư hôm nay một người Đức gốc Việt Nam được xem là nhà chính trị quyền lực nhất thế giới: Phó thủ tướng Philipp Rösler.
Hà Long
Chút Tâm Tình Hành Hương Xứ Ars Nhân Ngày Lễ Kính Thánh Gioan Maria Vianney
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:47 03/08/2011
Chút Tâm Tình Hành Hương Xứ Ars Nhân Ngày Lễ Kính Thánh Gioan Maria Vianney
Trong chuyến hành hương Năm Linh Mục, chúng tôi đến Roma dự Đại lễ bế mạc Năm Linh Mục. Sau đó đến trung tâm hành hương Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày Chúa nhật 13.6.2010, chúng tôi đến xứ Ars, ở lại đây tĩnh tâm hai ngày một đêm, cầu nguyện và dâng lễ tại nhà thờ xứ Ars bên thi hài cha Thánh Vianney và trầm tư nơi căn nhà ngài từng sống 41 năm. Nhiều đoàn linh mục khắp thế giới đến đây dâng lễ và cầu nguyện. Thật ý nghĩa khi đến Ars để thinh lặng xét mình nơi nhà thờ và nhà xứ mà Cha Thánh đã từng sống.
Từ khách sạn bình dân, chúng tôi đi bộ gần cây số đến khu trung tâm hành hương. Không có cảnh xe cộ ồn ào, không có những quán ăn tấp nập và chẳng thấy những khách sạn đồ sộ, những phố xá sầm uất. Một thị trấn thật yên bình giữa cây xanh bao phủ.
Nhà thờ giáo xứ Ars nằm trên một quả đồi thấp, giữa một thị trấn nhỏ mà thơ mộng. Bước vào khuôn viên có phòng cầu nguyện đặt tượng thánh nhân, nến cháy liên lỉ. Sau khi quỳ gối cầu nguyện, chúng tôi viếng thăm nhà xứ. Tất cả các căn phòng vẫn còn giữ nguyên trạng như những ngày thánh nhân còn sống, quá đơn sơ và nghèo nàn… Nhà bếp lụp xụp, khói đen phủ kín tường gạch trét vôi, mấy cái nồi niêu soong chảo cũ kỷ treo trên tường. Cái nồi luộc khoai lang treo lơ lững, bên dưới có bóng điện nhỏ như ngọn lửa cháy, chiếu rõ màu đen bụi khói qua năm tháng. Khoai lang luộc là thức ăn hàng ngày của cha xứ. Cái bàn ăn bằng gỗ cùng với hai cái ghế gỗ nhỏ toát lên cuộc sống đạm bạc của chủ nhân. Cầu thang gỗ dẫn lên gác. Căn phòng nhỏ thấp, nơi thánh nhân sống hơn 30 năm, có chiếc giường bị cháy xém do ma quỷ đốt, một cây súng dài rất cổ treo trên tường, nghe kể là các vị Hội đồng giáo xứ trực nhà xứ đem vào để bảo vệ cha xứ, một cái đồng hồ như là sáng kiến đặc biệt của cha Vianey chia đều công việc 24 giờ trong ngày của ngài, trong phòng còn có quan tài bằng gỗ sồi, sau 40 năm chôn trong lòng đất, khi khai quật ngôi mộ, xác cha thánh vẫn còn tươi nguyên, một phép lạ Chúa ban. Bị ma quỹ quấy phá nhiều năm, cha thánh chuyển qua phòng khác là nơi dành cho Đức Giám Mục khi đến đây ban phép Thêm Sức. Căn phòng thứ hai này cũng rất nhỏ và thấp, các đồ dùng trong phòng rất giản dị, nghèo nàn. Cái bàn nhỏ bên trên còn để cuốn sách nguyện, từ đó nhìn lên có tượng thánh giá, có mấy tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria, cái giường ngũ nhỏ kê sát tường, nơi thánh nhân ngũ cho đến khi qua đời, đôi giày bạc màu thời gian với khổ chân người nông dân vẫn còn đó, bên cạnh có tủ sách khá nhiều cuốn sách dày, được biết ngài đã đọc và và đánh dấu nhiều trang sách. Thật quá đơn sơ khi nhìn ngắm các vật dụng. Căn phòng ọp ẹp này lại là nơi sinh sống của một con người vĩ đại trong sự giản dị thanh thoát. Nối giữa hai căn phòng ấy hiện nay là phòng trưng bày những đồ dùng hàng ngày như áo lễ, áo dòng, dù, sắc…tôi cảm động nhất khi nhìn và đọc lịch sử về cái áo lễ, mẹ của ngài đã dành nhiều thời gian để may cho con trai cái áo lễ vì nhà quá nghèo, ngày lễ mở tay, cha Gioan Maria Vianey đã mặc áo lễ do bàn tay mẹ làm nên vào năm 1810. Trên gác là kho lúa mì, cha xứ dùng để nuôi các em cô nhi. Chúa hay làm phép lạ cho kho lúa có đầy để nuôi trẻ mồ côi.
Chúng tôi đi thăm nhà thờ. Từ phía sau nhà thờ, nhìn bao quát, thấy những cánh đồng lúa mì trải dài ngút mắt. Một bảo tàng sáp ghi lại những sự kiện về cuộc đời vị thánh cũng rất khiêm tốn nằm thấp dưới chân đồi. Ngôi nhà nguyện dành cho những cuộc hành hương lớn, đặc biệt ngày 4 tháng 8 hằng năm, có thể đồng tế cho hàng ngàn linh mục, cũng được thiết kế âm xuống lòng đất, bên ngòai là sân cỏ rộng dành cho khách hành hương cắm trại. Có những quày hàng nhỏ bán đồ lưu niệm cho khách hành hương.
Chúng tôi đăng ký xin được dâng lễ. Người coi phòng thánh là người da đen tận tình giúp đỡ. Đoàn chúng tôi cử hành Thánh lễ tại chính bàn thờ mà ngày xưa Thánh nhân hằng ngày vẫn dâng lễ, đặt dưới tầng hầm. Thánh lễ hôm ấy sốt sắng lạ thường.
Giáo hội Pháp xây dựng nơi hành hương nổi tiếng này với dáng vẻ hiền lành, đơn giản, khiêm tốn, đúng với cuộc đời của vị thánh đã sống ẩn khuất suốt 41 năm trong âm thầm, lặng lẽ hy sinh vì đàn chiên. Ngay đến Vương cung Thánh đường bằng đá cẩm thạch được dân chúng đóng góp xây dựng sau khi ngài được tuyên Thánh, cũng được xây nối liền sau ngôi nhà thờ năm xưa với gác chuông cũ rêu phong, những khung cửa sổ bạc màu. Bước vào nhà thờ, tôi nhìn thấy tòa giải tội nơi Thánh Gioan Vianney đã từng ngồi miệt mài mỗi ngày hàng chục tiếng đồng hồ, bất kể mùa hè hay mùa đông. Tôi ngồi nơi tòa giải tội vài phút và thầm cầu nguyện với cha thánh. Bên phải Nhà thờ có bàn thờ dâng lễ, phía trên có thi hài cha thánh. Nhiều người đang quỳ gối cầu nguyện sốt mến. Thánh lễ được cử hành hầu như liên tục trong ngày. Hai ngày tĩnh tâm tại đây, tôi chứng kiến nhiều đoàn hành hương đến cầu nguyện và dâng lễ.
Bí quyết nên thánh của Cha Gioan Vianney là nguồn trợ lực vô biên từ Bí tích Thánh Thể, và con đường mục vụ khởi đầu bằng tòa giải tội. Ngài không thông hiểu tiếng La tinh, nhưng lại thấu hiểu được tâm hồn con người. Ngài có những lời khuyên đơn sơ, nhưng lại dễ lay động lòng người. Ngài khuyên hối nhân bằng lời yêu thương nhẹ nhàng đầy Thần Khí nhưng lại hiệu quả lớn lao cho người ta trút bao gánh nặng tội lỗi, đắng cay khổ đau. Ngài miệt mài nơi tòa giải tội để đánh thức niềm tin và đưa người ta trở về với Chúa. Biết bao con người đã tìm lại bình an và niềm vui từ tòa giải tội này. Biết bao tâm hồn đón nhận ơn Chúa từ bí tích hòa giải. Ngồi nơi tòa giải tội của cha Vianney mà tâm hồn lâng lâng niềm hạnh phúc trong sứ vụ linh mục. Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng : mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ toà giải tội bước ra. Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hoà với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Như thế Cha Vianney là người rất hạnh phúc. Chúa phán với tiên tri Edêkiel: " Edêkiel, Ta đã đặt ngươi làm kẻ canh thức Israel. Nếu ngươi không khuyến cáo các người ác bỏ đàng tội, thì nó sẽ phải chết. Nhưng Ta sẽ hỏi tội ngươi về máu nó đã đổ ra" (Ed 3,17-18). Món nợ của Linh mục đối với Chúa là phải làm hết sức mình để cứu đoàn chiên khỏi tội. Vinh quang của Linh mục là được chia sẻ vinh quang của Đức Mẹ và các thánh là những người đã cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu con người khỏi tội lỗi.
Cuộc hành hương đến xứ Ars cần phải tìm đến bức tượng nổi tiếng: Cha Gioan Maria Vianney đứng hỏi đường về xứ Ars với em bé chăn chiên. Tôi với Cha Bùi Hoàng (nay đã qua đời) đi tìm, hỏi han và đi hộ hơn 1 km leo lên đồi qua những đồi lúa mì chìn vàng những đồi bắp đang xanh màu lá. Tượng được xây trên một khu đất hẹp, sát bên con đường trải nhựa nhỏ lên dốc. Bức tượng ghi dấu một câu chuyện bất hủ. Ngày đến nhận xứ Ars, Cha Vianney đã hỏi em bé chăn chiên một câu như một lời tiên tri linh ứng sau này: “Con hãy chỉ cho cha đường về xứ Ars, cha sẽ chỉ cho con đường về Nước Trời”. Câu này được ghi đậm nét dưới chân bức tượng như một lời nguyện ước của mọi khách hành hương. Ngày xưa, ngài đã chỉ dẫn cho giáo dân xứ Ars đã mất đức tin, bê tha rượu chè, cờ bạc, đàng điếm… được trở về với Chúa, thì ngày nay cũng xin chỉ dẫn cho chúng con biết đường ngay nẻo chính để sau này được trở về Nhà Cha trên trời. Nhìn đôi bàn tay cha thánh, tôi nghĩ về đôi bàn tay linh mục là đôi bàn tay Thiên Chúa dùng chuyển mang chúc lành bình an từ trời cao đến cho tâm hồn con người. Đôi bàn tay cùng với tâm hồn của linh mục là nhân chứng cho lòng khoan dung của Thiên Chúa giữa con người. Đôi bàn tay và môi miệng của linh mục là phương tiện Thiên Chúa dùng cho việc rao giảng văn hóa phúc âm nước Trời giữa trần gian.
Có một giai thoại rất lý thú về bức tượng này. Nhà điêu khắc Louis Castex (1866-1954) đã chọn anh Gabriel Matagrin (18 tuổi) làm mẫu tạc tượng cha xứ Ars và chọn Antoine Givre (10 tuổi) là con của mình để tạc em bé chăn chiên. Bức tượng rất có thần, ai đến chiêm ngưỡng cũng cảm thấy Cha Thánh hiển hiện sống động, một tay đặt trên vai em bé và một tay chỉ hướng về trời. Có lẽ nhờ lời bầu cử của Thánh nhân mà người đóng vai Cha Thánh, sau này đã đi tu, trở thành giám mục giáo phận Grenoble, cách Lyon 80km: Đức cha Gabriel Matagrin. Còn em bé cũng được Chúa gọi trở thành linh mục chính xứ St. Martin l’Argentière, Cha Antoine Give.
Trên đường về lại nhà thờ, chúng tôi được giới thiệu một nơi đào tạo linh mục có tên là Foyer Sacerdotal Jean-Paul II. Đây là sáng kiến của Đức thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị khi ngài đến xứ Ars. Ngài đã kêu gọi xây dựng ở đây một nơi làm sống dậy tinh thần của Cha Thánh Gioan Maria Vianney. Có khoảng 200 đại chủng sinh thuộc nhiều quốc tịch, trong đó Việt nam có hơn mười người, thuộc các giáo phận miền Bắc, miền Trung, không có ai thuộc các giáo phận miền Nam. Chủng viện được xây dựng trên một quả đồi dốc thoai thoải, rất khang trang và hiện đại, cách xa giáo xứ chừng 1km.
Hôm nay ngày 4.8, Giáo hội mừng lễ kính Thánh Gioan Maria Vianney. Ngài đã sống một cuộc đời thánh thiện, toàn tâm toàn lực phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em. Ngài ăn uống kham khổ, sống đơn sơ nhiệm nhặt. Ngài hy sinh hãm mình hằng ngày để xin Chúa biến đổi lòng của từng anh chị em giáo dân, giúp họ biết sống thân tình với Chúa, biết thờ phượng Chúa trên hết mọi sự.
Để có được năng lực tốt nhất mà phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em của mình, thánh Gioan Maria Vianney hoàn toàn phó thác đời mình trong tay Chúa. Ngài chìm lắng suốt đời trong cầu nguyện. Cả một ngày sống của Gioan Maria Venney là một ngày sống để cầu nguyện. Thánh nhân bắt đầu ngày cầu nguyện của mình từ nửa đêm về sáng, khi mới một giờ đêm. Khi mọi người còn đang yên giấc, thánh nhân đã vào nhà thờ, quỳ trước nhà tạm, thầm thỉ với Chúa, chiêm ngắm Chúa.
Thánh Gioan Maria Vianney đã miệt mài ngồi tòa giải tội. Ngài hầu như đọc được tất cả những điều sâu kín trong lòng người, khiến người ta tìm lại được niềm tin, sự bình an của tâm hồn.
Linh đạo Linh mục chính là nên thánh trong công việc mục vụ hàng ngày. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã long trọng tuyên bố: “Tinh thần của Thánh Gioan Maria Vianney vẫn còn hợp thời, vẫn còn cần thiết cho các linh mục trong cơn khủng hoảng hiện nay”. Hàng chục ngàn linh mục hiện diện trong ngày bế mạc Năm Linh Mục tại quảng trường Thánh Phêrô, cũng như toàn thể linh mục trên thế giới đã được mời gọi: hãy để trái tim của mình đập cùng một nhịp với trái tim của Thánh Gioan Maria Vianney mục tử, trong một thế giới đầy biến động này.
Nguyện xin thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục, cầu bàu cùng Chúa cho anh em linh mục chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ khách sạn bình dân, chúng tôi đi bộ gần cây số đến khu trung tâm hành hương. Không có cảnh xe cộ ồn ào, không có những quán ăn tấp nập và chẳng thấy những khách sạn đồ sộ, những phố xá sầm uất. Một thị trấn thật yên bình giữa cây xanh bao phủ.
Nhà thờ giáo xứ Ars nằm trên một quả đồi thấp, giữa một thị trấn nhỏ mà thơ mộng. Bước vào khuôn viên có phòng cầu nguyện đặt tượng thánh nhân, nến cháy liên lỉ. Sau khi quỳ gối cầu nguyện, chúng tôi viếng thăm nhà xứ. Tất cả các căn phòng vẫn còn giữ nguyên trạng như những ngày thánh nhân còn sống, quá đơn sơ và nghèo nàn… Nhà bếp lụp xụp, khói đen phủ kín tường gạch trét vôi, mấy cái nồi niêu soong chảo cũ kỷ treo trên tường. Cái nồi luộc khoai lang treo lơ lững, bên dưới có bóng điện nhỏ như ngọn lửa cháy, chiếu rõ màu đen bụi khói qua năm tháng. Khoai lang luộc là thức ăn hàng ngày của cha xứ. Cái bàn ăn bằng gỗ cùng với hai cái ghế gỗ nhỏ toát lên cuộc sống đạm bạc của chủ nhân. Cầu thang gỗ dẫn lên gác. Căn phòng nhỏ thấp, nơi thánh nhân sống hơn 30 năm, có chiếc giường bị cháy xém do ma quỷ đốt, một cây súng dài rất cổ treo trên tường, nghe kể là các vị Hội đồng giáo xứ trực nhà xứ đem vào để bảo vệ cha xứ, một cái đồng hồ như là sáng kiến đặc biệt của cha Vianey chia đều công việc 24 giờ trong ngày của ngài, trong phòng còn có quan tài bằng gỗ sồi, sau 40 năm chôn trong lòng đất, khi khai quật ngôi mộ, xác cha thánh vẫn còn tươi nguyên, một phép lạ Chúa ban. Bị ma quỹ quấy phá nhiều năm, cha thánh chuyển qua phòng khác là nơi dành cho Đức Giám Mục khi đến đây ban phép Thêm Sức. Căn phòng thứ hai này cũng rất nhỏ và thấp, các đồ dùng trong phòng rất giản dị, nghèo nàn. Cái bàn nhỏ bên trên còn để cuốn sách nguyện, từ đó nhìn lên có tượng thánh giá, có mấy tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria, cái giường ngũ nhỏ kê sát tường, nơi thánh nhân ngũ cho đến khi qua đời, đôi giày bạc màu thời gian với khổ chân người nông dân vẫn còn đó, bên cạnh có tủ sách khá nhiều cuốn sách dày, được biết ngài đã đọc và và đánh dấu nhiều trang sách. Thật quá đơn sơ khi nhìn ngắm các vật dụng. Căn phòng ọp ẹp này lại là nơi sinh sống của một con người vĩ đại trong sự giản dị thanh thoát. Nối giữa hai căn phòng ấy hiện nay là phòng trưng bày những đồ dùng hàng ngày như áo lễ, áo dòng, dù, sắc…tôi cảm động nhất khi nhìn và đọc lịch sử về cái áo lễ, mẹ của ngài đã dành nhiều thời gian để may cho con trai cái áo lễ vì nhà quá nghèo, ngày lễ mở tay, cha Gioan Maria Vianey đã mặc áo lễ do bàn tay mẹ làm nên vào năm 1810. Trên gác là kho lúa mì, cha xứ dùng để nuôi các em cô nhi. Chúa hay làm phép lạ cho kho lúa có đầy để nuôi trẻ mồ côi.
Chúng tôi đi thăm nhà thờ. Từ phía sau nhà thờ, nhìn bao quát, thấy những cánh đồng lúa mì trải dài ngút mắt. Một bảo tàng sáp ghi lại những sự kiện về cuộc đời vị thánh cũng rất khiêm tốn nằm thấp dưới chân đồi. Ngôi nhà nguyện dành cho những cuộc hành hương lớn, đặc biệt ngày 4 tháng 8 hằng năm, có thể đồng tế cho hàng ngàn linh mục, cũng được thiết kế âm xuống lòng đất, bên ngòai là sân cỏ rộng dành cho khách hành hương cắm trại. Có những quày hàng nhỏ bán đồ lưu niệm cho khách hành hương.
Chúng tôi đăng ký xin được dâng lễ. Người coi phòng thánh là người da đen tận tình giúp đỡ. Đoàn chúng tôi cử hành Thánh lễ tại chính bàn thờ mà ngày xưa Thánh nhân hằng ngày vẫn dâng lễ, đặt dưới tầng hầm. Thánh lễ hôm ấy sốt sắng lạ thường.
Bí quyết nên thánh của Cha Gioan Vianney là nguồn trợ lực vô biên từ Bí tích Thánh Thể, và con đường mục vụ khởi đầu bằng tòa giải tội. Ngài không thông hiểu tiếng La tinh, nhưng lại thấu hiểu được tâm hồn con người. Ngài có những lời khuyên đơn sơ, nhưng lại dễ lay động lòng người. Ngài khuyên hối nhân bằng lời yêu thương nhẹ nhàng đầy Thần Khí nhưng lại hiệu quả lớn lao cho người ta trút bao gánh nặng tội lỗi, đắng cay khổ đau. Ngài miệt mài nơi tòa giải tội để đánh thức niềm tin và đưa người ta trở về với Chúa. Biết bao con người đã tìm lại bình an và niềm vui từ tòa giải tội này. Biết bao tâm hồn đón nhận ơn Chúa từ bí tích hòa giải. Ngồi nơi tòa giải tội của cha Vianney mà tâm hồn lâng lâng niềm hạnh phúc trong sứ vụ linh mục. Qua trung gian Linh mục, hối nhân gặp được trái tim đầy thương xót của Thiên Chúa. Và đó là hạnh phúc. Người ta bảo trên đời có ba bóng dáng hạnh phúc tinh ròng : mẹ đem con đi rửa tội về, người lành tạ thế và hối nhân từ toà giải tội bước ra. Nếu như hạnh phúc của người truyền giáo là có một người được rửa tội thì hạnh phúc của Linh mục giải tội là có một tội nhân được giao hoà với Chúa, được tìm lại ơn thứ tha và nguồn bình an niềm vui tâm hồn. Hối nhân càng nhiều tội lỗi, càng lâu năm xa cách nguội lạnh mà được ơn trở lại thì Linh mục càng dâng đầy hạnh phúc. Như thế Cha Vianney là người rất hạnh phúc. Chúa phán với tiên tri Edêkiel: " Edêkiel, Ta đã đặt ngươi làm kẻ canh thức Israel. Nếu ngươi không khuyến cáo các người ác bỏ đàng tội, thì nó sẽ phải chết. Nhưng Ta sẽ hỏi tội ngươi về máu nó đã đổ ra" (Ed 3,17-18). Món nợ của Linh mục đối với Chúa là phải làm hết sức mình để cứu đoàn chiên khỏi tội. Vinh quang của Linh mục là được chia sẻ vinh quang của Đức Mẹ và các thánh là những người đã cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu con người khỏi tội lỗi.
Cuộc hành hương đến xứ Ars cần phải tìm đến bức tượng nổi tiếng: Cha Gioan Maria Vianney đứng hỏi đường về xứ Ars với em bé chăn chiên. Tôi với Cha Bùi Hoàng (nay đã qua đời) đi tìm, hỏi han và đi hộ hơn 1 km leo lên đồi qua những đồi lúa mì chìn vàng những đồi bắp đang xanh màu lá. Tượng được xây trên một khu đất hẹp, sát bên con đường trải nhựa nhỏ lên dốc. Bức tượng ghi dấu một câu chuyện bất hủ. Ngày đến nhận xứ Ars, Cha Vianney đã hỏi em bé chăn chiên một câu như một lời tiên tri linh ứng sau này: “Con hãy chỉ cho cha đường về xứ Ars, cha sẽ chỉ cho con đường về Nước Trời”. Câu này được ghi đậm nét dưới chân bức tượng như một lời nguyện ước của mọi khách hành hương. Ngày xưa, ngài đã chỉ dẫn cho giáo dân xứ Ars đã mất đức tin, bê tha rượu chè, cờ bạc, đàng điếm… được trở về với Chúa, thì ngày nay cũng xin chỉ dẫn cho chúng con biết đường ngay nẻo chính để sau này được trở về Nhà Cha trên trời. Nhìn đôi bàn tay cha thánh, tôi nghĩ về đôi bàn tay linh mục là đôi bàn tay Thiên Chúa dùng chuyển mang chúc lành bình an từ trời cao đến cho tâm hồn con người. Đôi bàn tay cùng với tâm hồn của linh mục là nhân chứng cho lòng khoan dung của Thiên Chúa giữa con người. Đôi bàn tay và môi miệng của linh mục là phương tiện Thiên Chúa dùng cho việc rao giảng văn hóa phúc âm nước Trời giữa trần gian.
Có một giai thoại rất lý thú về bức tượng này. Nhà điêu khắc Louis Castex (1866-1954) đã chọn anh Gabriel Matagrin (18 tuổi) làm mẫu tạc tượng cha xứ Ars và chọn Antoine Givre (10 tuổi) là con của mình để tạc em bé chăn chiên. Bức tượng rất có thần, ai đến chiêm ngưỡng cũng cảm thấy Cha Thánh hiển hiện sống động, một tay đặt trên vai em bé và một tay chỉ hướng về trời. Có lẽ nhờ lời bầu cử của Thánh nhân mà người đóng vai Cha Thánh, sau này đã đi tu, trở thành giám mục giáo phận Grenoble, cách Lyon 80km: Đức cha Gabriel Matagrin. Còn em bé cũng được Chúa gọi trở thành linh mục chính xứ St. Martin l’Argentière, Cha Antoine Give.
Trên đường về lại nhà thờ, chúng tôi được giới thiệu một nơi đào tạo linh mục có tên là Foyer Sacerdotal Jean-Paul II. Đây là sáng kiến của Đức thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị khi ngài đến xứ Ars. Ngài đã kêu gọi xây dựng ở đây một nơi làm sống dậy tinh thần của Cha Thánh Gioan Maria Vianney. Có khoảng 200 đại chủng sinh thuộc nhiều quốc tịch, trong đó Việt nam có hơn mười người, thuộc các giáo phận miền Bắc, miền Trung, không có ai thuộc các giáo phận miền Nam. Chủng viện được xây dựng trên một quả đồi dốc thoai thoải, rất khang trang và hiện đại, cách xa giáo xứ chừng 1km.
Hôm nay ngày 4.8, Giáo hội mừng lễ kính Thánh Gioan Maria Vianney. Ngài đã sống một cuộc đời thánh thiện, toàn tâm toàn lực phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em. Ngài ăn uống kham khổ, sống đơn sơ nhiệm nhặt. Ngài hy sinh hãm mình hằng ngày để xin Chúa biến đổi lòng của từng anh chị em giáo dân, giúp họ biết sống thân tình với Chúa, biết thờ phượng Chúa trên hết mọi sự.
Để có được năng lực tốt nhất mà phụng sự Chúa, phục vụ anh chị em của mình, thánh Gioan Maria Vianney hoàn toàn phó thác đời mình trong tay Chúa. Ngài chìm lắng suốt đời trong cầu nguyện. Cả một ngày sống của Gioan Maria Venney là một ngày sống để cầu nguyện. Thánh nhân bắt đầu ngày cầu nguyện của mình từ nửa đêm về sáng, khi mới một giờ đêm. Khi mọi người còn đang yên giấc, thánh nhân đã vào nhà thờ, quỳ trước nhà tạm, thầm thỉ với Chúa, chiêm ngắm Chúa.
Thánh Gioan Maria Vianney đã miệt mài ngồi tòa giải tội. Ngài hầu như đọc được tất cả những điều sâu kín trong lòng người, khiến người ta tìm lại được niềm tin, sự bình an của tâm hồn.
Linh đạo Linh mục chính là nên thánh trong công việc mục vụ hàng ngày. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã long trọng tuyên bố: “Tinh thần của Thánh Gioan Maria Vianney vẫn còn hợp thời, vẫn còn cần thiết cho các linh mục trong cơn khủng hoảng hiện nay”. Hàng chục ngàn linh mục hiện diện trong ngày bế mạc Năm Linh Mục tại quảng trường Thánh Phêrô, cũng như toàn thể linh mục trên thế giới đã được mời gọi: hãy để trái tim của mình đập cùng một nhịp với trái tim của Thánh Gioan Maria Vianney mục tử, trong một thế giới đầy biến động này.
Nguyện xin thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng các linh mục, cầu bàu cùng Chúa cho anh em linh mục chúng con. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Đức Thánh Cha Cám Ơn Và Khích Lệ Các Hiệp Sĩ Colombo
G. Trần Đức Anh OP
09:31 03/08/2011
Đức Thánh Cha Cám Ơn Và Khích Lệ Các Hiệp Sĩ Colombo
DENVER. ĐTC Biển Đức 16 nhiệt liệt cám ơn và khích lệ các Hiệp sĩ Colombo dấn thân bênh vực luân lý và thực thi bác ái.
Lập trường của ngài được bày tỏ trong thư ĐHY Tarcisio Bertone Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC, gửi đến Đại hội thường niên tối cao lần thứ 129 của Hội Hiệp Sĩ Colombo tiến hành tại thành phố Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ, từ ngày 2 đến 4-8-2011, với sự tham dự của 2.500 đại biểu, trong đó có 85 HY và GM. Chủ đề đại hội năm nay là ”Để thế giới được biết niềm hy vọng mới”.
Hiệp Sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo lớn nhất do Cha Michael McGivney, Vị Tôi Tớ Chúa, sáng lập tại thành phố New Haven, bang Connecticut, hồi năm 1882, và hiện có 1 triệu 800 ngàn thành viên, phần lớn ở Bắc Mỹ và Phi luật tân. Riêng tại Denver, Hội này có 10 ngàn thành viên.
Trong sứ điệp, ĐHY Bertone cho biết ĐTC nhiệt liệt gửi lời chào mừng các tham dự viên và ngài nhận định rằng: ”Ngày nay, đứng trước những dấu hiệu ngày càng tỏ tường về sự quên lãng Thiên Chúa, về sự loại bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về luân lý, sự sụp đổ chính nền tảng của đời sống xã hội, không một môn đệ dấn thân nào của Chúa Kitô có thể không để ý đến lời kêu gọi cấp thiết hoạt động để tái tạo các cộng đoàn của chúng ta, phù hợp với những giá trị bền bỉ dựa trên luật luân lý tự nhiên, được Tin Mừng củng cố và được trình bày trong lập trường của Kitô giáo về ý nghĩa chân thực, vẻ đẹp và mục đích của cuộc sống. Vì thế, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các Hiệp Sĩ Colombo vì sự tiếp tục đóng góp cho cuộc thảo luận công cộng trong tinh thần trách nhiệm, liên quan tới những vấn đề lớn về luân lý đạo đức, ảnh hưởng trên tương lai các xã hội dân chủ của chúng ta”.
Theo ĐTC, chứng tá can đảm và rõ ràng về luân lý như thế là điều rất cần thiết đứng trước sự lan tràn các sáng kiến lập pháp không những làm thương tổn chính các định chế cơ bản của xã hội như hôn nhân và gia đình, nhưng còn đe dọa các quyền căn bản của con người, như quyền được phản kháng lương tâm và tự do tôn giáo. Để đương đầu với các thách đố đó, ĐTC ca ngợi và khích lệ Hội Hiệp Sĩ Colombo canh tân và củng cố các chương trình thường huấn về đức tin và các nguyên tắc của luân lý Kitô giáo, để các Hiệp sĩ thành viên có thể trình bày một cách hữu lý về những xác tín sâu xa nhất của mình.
ĐHY Bertone cho biết ĐTC cũng khích lệ các hoạt động bác ái của các Hiệp sĩ Colombo và bày tỏ biết ơn vì sự hỗ trợ kiên trì của Hội dành cho Người Kế Vị Thánh Phêrô trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ.
Trong năm 2010, Hội Hiệp Sĩ Colombo đã giúp hơn 154 triệu mỹ kim cho các hoạt động từ thiện bác ái và phục vụ thiện nguyện hơn 70 triệu giờ.
Trong buổi họp báo để giới thiệu Ban tổ chức Đại hội tại khách sạn Sheraton ở trung tâm thành phố Denver hôm 1-8-2001, Đức Cha Charles Chaput, TGM mãn nhiệm của giáo phận Denver nhận định rằng ”Các Hiệp Sĩ Colombo mang lại một năng lực ngoại thường cho công trình tái truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội Công Giáo”. (SD 3-8-2011)
G. Trần Đức Anh OP
DENVER. ĐTC Biển Đức 16 nhiệt liệt cám ơn và khích lệ các Hiệp sĩ Colombo dấn thân bênh vực luân lý và thực thi bác ái.
Lập trường của ngài được bày tỏ trong thư ĐHY Tarcisio Bertone Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐTC, gửi đến Đại hội thường niên tối cao lần thứ 129 của Hội Hiệp Sĩ Colombo tiến hành tại thành phố Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ, từ ngày 2 đến 4-8-2011, với sự tham dự của 2.500 đại biểu, trong đó có 85 HY và GM. Chủ đề đại hội năm nay là ”Để thế giới được biết niềm hy vọng mới”.
Hiệp Sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo lớn nhất do Cha Michael McGivney, Vị Tôi Tớ Chúa, sáng lập tại thành phố New Haven, bang Connecticut, hồi năm 1882, và hiện có 1 triệu 800 ngàn thành viên, phần lớn ở Bắc Mỹ và Phi luật tân. Riêng tại Denver, Hội này có 10 ngàn thành viên.
Trong sứ điệp, ĐHY Bertone cho biết ĐTC nhiệt liệt gửi lời chào mừng các tham dự viên và ngài nhận định rằng: ”Ngày nay, đứng trước những dấu hiệu ngày càng tỏ tường về sự quên lãng Thiên Chúa, về sự loại bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về luân lý, sự sụp đổ chính nền tảng của đời sống xã hội, không một môn đệ dấn thân nào của Chúa Kitô có thể không để ý đến lời kêu gọi cấp thiết hoạt động để tái tạo các cộng đoàn của chúng ta, phù hợp với những giá trị bền bỉ dựa trên luật luân lý tự nhiên, được Tin Mừng củng cố và được trình bày trong lập trường của Kitô giáo về ý nghĩa chân thực, vẻ đẹp và mục đích của cuộc sống. Vì thế, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các Hiệp Sĩ Colombo vì sự tiếp tục đóng góp cho cuộc thảo luận công cộng trong tinh thần trách nhiệm, liên quan tới những vấn đề lớn về luân lý đạo đức, ảnh hưởng trên tương lai các xã hội dân chủ của chúng ta”.
Theo ĐTC, chứng tá can đảm và rõ ràng về luân lý như thế là điều rất cần thiết đứng trước sự lan tràn các sáng kiến lập pháp không những làm thương tổn chính các định chế cơ bản của xã hội như hôn nhân và gia đình, nhưng còn đe dọa các quyền căn bản của con người, như quyền được phản kháng lương tâm và tự do tôn giáo. Để đương đầu với các thách đố đó, ĐTC ca ngợi và khích lệ Hội Hiệp Sĩ Colombo canh tân và củng cố các chương trình thường huấn về đức tin và các nguyên tắc của luân lý Kitô giáo, để các Hiệp sĩ thành viên có thể trình bày một cách hữu lý về những xác tín sâu xa nhất của mình.
ĐHY Bertone cho biết ĐTC cũng khích lệ các hoạt động bác ái của các Hiệp sĩ Colombo và bày tỏ biết ơn vì sự hỗ trợ kiên trì của Hội dành cho Người Kế Vị Thánh Phêrô trong việc phục vụ Giáo Hội hoàn vũ.
Trong năm 2010, Hội Hiệp Sĩ Colombo đã giúp hơn 154 triệu mỹ kim cho các hoạt động từ thiện bác ái và phục vụ thiện nguyện hơn 70 triệu giờ.
Trong buổi họp báo để giới thiệu Ban tổ chức Đại hội tại khách sạn Sheraton ở trung tâm thành phố Denver hôm 1-8-2001, Đức Cha Charles Chaput, TGM mãn nhiệm của giáo phận Denver nhận định rằng ”Các Hiệp Sĩ Colombo mang lại một năng lực ngoại thường cho công trình tái truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội Công Giáo”. (SD 3-8-2011)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu đọc Thánh Kinh
Linh Tiến Khải
09:47 03/08/2011
Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu đọc Thánh Kinh
Sau mấy tuần nghỉ hè, sáng thứ tư 3-8-2011 Đức Thánh Cha đã bắt đầu trở lại các buổi tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương. Buổi tiếp kiến đã diễn ra tại quảng trường trước dinh nghỉ mát Castel Gandolfo, vì trong sân nhà nghỉ mát chỉ chứa được 2.000 người, không đủ chỗ cho số tín hữu đông hơn.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã bầy tỏ niềm vui được gặp lại các tín hữu và tiếp tục loạt bài giáo lý về ”trường cầu nguyện”. Tuy có khác một chút trong khung cảnh của các tuần nghỉ hè, nhưng nó vẫn nằm trong đề tài ”tập cầu nguyện”. Lần này ngài muốn nhấn mạnh vài khía cạnh có tính cách tinh thần và cụ thể, có ích cho các người đang nghỉ hè cũng như cho các người dấn thân trong công việc thường ngày.
Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người lợi dụng những ngày nghỉ hè để đọc Thánh Kinh, hầu làm cho vốn liếng tinh thần và văn hóa của mình được phong phú hơn. Ngài nói: Khi chúng ta có một lúc nghỉ ngơi trong các sinh hoạt của mình, một cách đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, chúng ta thường cầm lấy trong tay một cuốn sách mình muốn đọc. Đây chính là điều đầu tiên mà hôm nay tôi muốn đề cập đến. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Mỗi người trong chúng ta đều cần có thời gian và không gian cầm trí, suy niệm, thinh lặng... Cám ơn Chúa là như thế! Thật vậy, đòi buộc này nói với chúng ta rằng chúng ta không được tạo dựng nên chỉ để làm việc, nhưng cũng để suy tư, nghĩ ngợi, hay một cách đơn sơ để theo đuổi với tâm trí một trình thuật, một câu chuyện mà chúng ta tự đồng hóa mình trong đó, trong một nghĩa nào đó ”mất hút đi trong đó” để rồi lại tìm thấy chính mình được phong phú hơn.
Dĩ nhiên, nhiều số trong các sách chúng ta đọc trong mùa hè là các loại sách giải trí, và đó là điều bình thường thôi. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là những người muốn có không gian nghỉ ngơi giãn xả và kéo dài hơn, thì đọc cái gì bắt dấn thân hơn. Tôi muốn đề nghị với anh chị em một điều: tại sao lại không khám phá ra vài cuốn sách của Thánh Kinh, thường không được biết đến? Hay có lẽ chúng ta đã nghe vài đoạn trong Phụng Vụ, nhưng chúng ta đã không đọc hết? Thật thế, nhiều kitô hữu không bao giờ đọc Thánh Kinh và họ có tầm hiểu biết Thánh Kinh hết sức hạn hẹp và hời hợt.
Thánh Kinh là một cuốn sách chứa đựng nhiều tác phẩm. Nó là một ”thư viện” nẩy sinh dọc đài hàng ngàn năm. Một vài tác phẩm làm thành nội dung của nó hầu như không được đa số tín hữu biết tới, kể cả các tín hữu kitô tốt. Một vài sách trong Thánh Kinh rất ngắn chẳng hạn sách Tobia, là một câu chuyện có ý nghĩa gia đình và hôn nhân sâu đậm; hay sách Ester, trong đó hoàng hậu người do thái, với đức tin và lời cầu nguyện, đã cứu thoát dân mình khỏi bị tru diệt; hoặc như sách bà Rút, là một người ngoại đạo nhận biết Thiên Chúa và sống kinh nghiệm sự quan phòng của Ngài. Đức Thánh Cha quảng điễn thêm về các cuốn sách nhỏ này như sau:
Các cuốn sách nhỏ này có thể đọc hết trong vòng một giờ. Có tính cách dấn thân hơn và là các tác phẩm tuyệt tác đích thật là sách ông Giốp, đương đầu với vấn đề khổ đau của người vô tội; sách Giảng Viên đánh động bởi tính cách tân thời của nó thảo luận về ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa của thế giới; rồi sách Diễm Ca là áng thơ biểu tượng của tình yêu nhân loại.
Như anh chị em thấy đó, tất cả các sách này đều là của Thánh Kinh Cựu Ước. Thế còn Tân Ước thì sao? Dĩ nhiên, Thánh Kinh Tân Ước được biết tới nhiều hơn và các văn thể cũng ít khác biệt hơn. Nhưng vẻ đẹp của việc đọc một Phúc Âm liên tục một mạch là điều cần khám phá ra, cũng như tôi khuyên anh chị em đọc liên tục sách Công Vụ các Tông Đồ, hay một trong các thư.
Kết luận, các bạn thân mến, hôm nay tôi muốn gợi ý là trong thời gian nghỉ hè hay trong những lúc nghỉ ngơi, chúng ta hãy cầm lấy trong tay sách Thánh Kinh, để hưởng nếm Thánh Kinh một cách mới mẻ, bằng cách đọc một mạch liên tục vài tác phẩm của nó, các sách ít được biết đến nhất và các sách nổi tiếng nhất, cũng như đọc các Phúc Âm. Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Khi làm như vậy, ngoài sự phong phú văn hóa, các giây phút giãn xả có thể trở thành của nuôi tinh thần, có khả năng dưỡng nuôi sự hiểu biết Thiên Chúa và cuộc đối thoại với Người, là lời cầu nguyện. Và xem ra đây là một bận rộn tốt đẹp trong kỳ hè: hãy đọc một sách của Thánh Kinh, như thế để có một chùt thư giãn, đồng thời bước vào trong không gian lớn lao của Lời Chúa và đào sâu sự tiếp xúc của chúng ta với Đấng Vĩnh Cửu, như mục đích của thời gian tự do mà Chúa ban tặng cho chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các tín hữu đến từ đảo La Réunion bên Phi châu. Bằng tiếng Anh ngài chào nhóm tín hữu đến từ quần đảo Caraibi và Mauritius. Nhất là các tín hữu đến từ Australia và một nhóm tín hữu đến từ Nagasaki Nhật Bản. Bằng tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha đặc biệt chào các tín hữu đến từ các nước Mehicô, Venezuela, Chile và Perù. Bằng tiếng Bồ Đào Nha ngài chào các tín hữu đếm từ tổng giáo phận Fortaleza bên Brasil. Với mỗi nhóm ngài đều khuyến khích đọc Thánh Kinh để hiểu biết Lời Chúa một cách sâu đậm hơn và làm giầu cho vốn liếng văn hóa của mình.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói nhiều người đang thưởng thức thời gian nghỉ hè quan trọng để kín múc sức khỏe mới. Nhưng để có thể nghỉ ngơi toàn diện, thì cũng cần đến suối nguồn sức mạnh nội tâm nữa, mà chúng ta có thể kín múc nơi lời cầu nguyện, qua việc thăm viếng một nhà thờ, đọc Thánh Kinh hay một cuốn sách về tôn giáo. Những khía cạnh ấy làm giầu cho kỳ nghỉ hè và trao ban nghỉ ngơi sâu xa cho chúng ta.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các nữ tu dòng thánh Elisabét đang tham dự một khóa canh tân tinh thần tại Roma. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới được ánh sáng Chúa Kitô luôn soi chiếu trên cuộc sống và khiến cho nó được phong phú.
Rồi ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Sau mấy tuần nghỉ hè, sáng thứ tư 3-8-2011 Đức Thánh Cha đã bắt đầu trở lại các buổi tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương. Buổi tiếp kiến đã diễn ra tại quảng trường trước dinh nghỉ mát Castel Gandolfo, vì trong sân nhà nghỉ mát chỉ chứa được 2.000 người, không đủ chỗ cho số tín hữu đông hơn.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã bầy tỏ niềm vui được gặp lại các tín hữu và tiếp tục loạt bài giáo lý về ”trường cầu nguyện”. Tuy có khác một chút trong khung cảnh của các tuần nghỉ hè, nhưng nó vẫn nằm trong đề tài ”tập cầu nguyện”. Lần này ngài muốn nhấn mạnh vài khía cạnh có tính cách tinh thần và cụ thể, có ích cho các người đang nghỉ hè cũng như cho các người dấn thân trong công việc thường ngày.
Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người lợi dụng những ngày nghỉ hè để đọc Thánh Kinh, hầu làm cho vốn liếng tinh thần và văn hóa của mình được phong phú hơn. Ngài nói: Khi chúng ta có một lúc nghỉ ngơi trong các sinh hoạt của mình, một cách đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, chúng ta thường cầm lấy trong tay một cuốn sách mình muốn đọc. Đây chính là điều đầu tiên mà hôm nay tôi muốn đề cập đến. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Mỗi người trong chúng ta đều cần có thời gian và không gian cầm trí, suy niệm, thinh lặng... Cám ơn Chúa là như thế! Thật vậy, đòi buộc này nói với chúng ta rằng chúng ta không được tạo dựng nên chỉ để làm việc, nhưng cũng để suy tư, nghĩ ngợi, hay một cách đơn sơ để theo đuổi với tâm trí một trình thuật, một câu chuyện mà chúng ta tự đồng hóa mình trong đó, trong một nghĩa nào đó ”mất hút đi trong đó” để rồi lại tìm thấy chính mình được phong phú hơn.
Dĩ nhiên, nhiều số trong các sách chúng ta đọc trong mùa hè là các loại sách giải trí, và đó là điều bình thường thôi. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là những người muốn có không gian nghỉ ngơi giãn xả và kéo dài hơn, thì đọc cái gì bắt dấn thân hơn. Tôi muốn đề nghị với anh chị em một điều: tại sao lại không khám phá ra vài cuốn sách của Thánh Kinh, thường không được biết đến? Hay có lẽ chúng ta đã nghe vài đoạn trong Phụng Vụ, nhưng chúng ta đã không đọc hết? Thật thế, nhiều kitô hữu không bao giờ đọc Thánh Kinh và họ có tầm hiểu biết Thánh Kinh hết sức hạn hẹp và hời hợt.
Thánh Kinh là một cuốn sách chứa đựng nhiều tác phẩm. Nó là một ”thư viện” nẩy sinh dọc đài hàng ngàn năm. Một vài tác phẩm làm thành nội dung của nó hầu như không được đa số tín hữu biết tới, kể cả các tín hữu kitô tốt. Một vài sách trong Thánh Kinh rất ngắn chẳng hạn sách Tobia, là một câu chuyện có ý nghĩa gia đình và hôn nhân sâu đậm; hay sách Ester, trong đó hoàng hậu người do thái, với đức tin và lời cầu nguyện, đã cứu thoát dân mình khỏi bị tru diệt; hoặc như sách bà Rút, là một người ngoại đạo nhận biết Thiên Chúa và sống kinh nghiệm sự quan phòng của Ngài. Đức Thánh Cha quảng điễn thêm về các cuốn sách nhỏ này như sau:
Các cuốn sách nhỏ này có thể đọc hết trong vòng một giờ. Có tính cách dấn thân hơn và là các tác phẩm tuyệt tác đích thật là sách ông Giốp, đương đầu với vấn đề khổ đau của người vô tội; sách Giảng Viên đánh động bởi tính cách tân thời của nó thảo luận về ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa của thế giới; rồi sách Diễm Ca là áng thơ biểu tượng của tình yêu nhân loại.
Như anh chị em thấy đó, tất cả các sách này đều là của Thánh Kinh Cựu Ước. Thế còn Tân Ước thì sao? Dĩ nhiên, Thánh Kinh Tân Ước được biết tới nhiều hơn và các văn thể cũng ít khác biệt hơn. Nhưng vẻ đẹp của việc đọc một Phúc Âm liên tục một mạch là điều cần khám phá ra, cũng như tôi khuyên anh chị em đọc liên tục sách Công Vụ các Tông Đồ, hay một trong các thư.
Kết luận, các bạn thân mến, hôm nay tôi muốn gợi ý là trong thời gian nghỉ hè hay trong những lúc nghỉ ngơi, chúng ta hãy cầm lấy trong tay sách Thánh Kinh, để hưởng nếm Thánh Kinh một cách mới mẻ, bằng cách đọc một mạch liên tục vài tác phẩm của nó, các sách ít được biết đến nhất và các sách nổi tiếng nhất, cũng như đọc các Phúc Âm. Và Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau:
Khi làm như vậy, ngoài sự phong phú văn hóa, các giây phút giãn xả có thể trở thành của nuôi tinh thần, có khả năng dưỡng nuôi sự hiểu biết Thiên Chúa và cuộc đối thoại với Người, là lời cầu nguyện. Và xem ra đây là một bận rộn tốt đẹp trong kỳ hè: hãy đọc một sách của Thánh Kinh, như thế để có một chùt thư giãn, đồng thời bước vào trong không gian lớn lao của Lời Chúa và đào sâu sự tiếp xúc của chúng ta với Đấng Vĩnh Cửu, như mục đích của thời gian tự do mà Chúa ban tặng cho chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các tín hữu đến từ đảo La Réunion bên Phi châu. Bằng tiếng Anh ngài chào nhóm tín hữu đến từ quần đảo Caraibi và Mauritius. Nhất là các tín hữu đến từ Australia và một nhóm tín hữu đến từ Nagasaki Nhật Bản. Bằng tiếng Tây Ban Nha Đức Thánh Cha đặc biệt chào các tín hữu đến từ các nước Mehicô, Venezuela, Chile và Perù. Bằng tiếng Bồ Đào Nha ngài chào các tín hữu đếm từ tổng giáo phận Fortaleza bên Brasil. Với mỗi nhóm ngài đều khuyến khích đọc Thánh Kinh để hiểu biết Lời Chúa một cách sâu đậm hơn và làm giầu cho vốn liếng văn hóa của mình.
Bằng tiếng Đức Đức Thánh Cha nói nhiều người đang thưởng thức thời gian nghỉ hè quan trọng để kín múc sức khỏe mới. Nhưng để có thể nghỉ ngơi toàn diện, thì cũng cần đến suối nguồn sức mạnh nội tâm nữa, mà chúng ta có thể kín múc nơi lời cầu nguyện, qua việc thăm viếng một nhà thờ, đọc Thánh Kinh hay một cuốn sách về tôn giáo. Những khía cạnh ấy làm giầu cho kỳ nghỉ hè và trao ban nghỉ ngơi sâu xa cho chúng ta.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các nữ tu dòng thánh Elisabét đang tham dự một khóa canh tân tinh thần tại Roma. Sau cùng Đức Thánh Cha cầu chúc các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới được ánh sáng Chúa Kitô luôn soi chiếu trên cuộc sống và khiến cho nó được phong phú.
Rồi ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Top Stories
Public frustrations soar in Vietnam
Kelly-Ann Nguyen
03:27 03/08/2011
Vietnam’s communist authorities have stirred up a storm of discontent by jailing again an ailing dissident priest and upholding the seven-year jail sentence against another prominent dissident.
Hundreds gathered in front of Vietnam's Supreme People's Court in Hanoi on Tuesday despite heavy rainstorm to show their support for one of the country's most prominent dissidents. Cu Huy Ha Vu, 53, has been in prison since November, charged with anti-state propaganda for posting critical articles on the Web and giving interviews “maligning party and state institutions and policies,” according to the government.
At 7:00 pm, after a gruelling appeal hearing which started from 8.30 a.m., Nguyen Son, the chairman of the all communist party member court, announced the decision to uphold the previous seven-year jail saying there was no basis on which to overturn the original verdict.
The case led to an "unprecedented outpouring of popular support" across diverse sectors of society, much of it online, US-based Human Rights Watch said in a report. Though he is not registered to practice law in Vietnam, the law firm Mr. Vu runs with his wife has taken on controversial issues. A year ago, although he is not Catholic himself, he took on a high-profile stance in defending of Roman Catholic parishioners who were arrested for taking part in a funeral at a cemetery located on land claimed by the government.
The case has set an enormous, unprecedented attention from the public. The uphold of Vu's sentence had frustrated many communist party members who are calling for an acquittal to save the government from being labelled as unconstitutional and undemocratic when arresting Vu without concrete evidence. The police responded to this negative reaction from the disgruntled public by arresting a dozen of supporters. Majority of them are from Thai Ha and Vinh Catholic congregations.
Just few days prior to this historic hearing, on Friday, July 25, police surrounded the Archbishopric of Hue to re-arrest Father Nguyen Van Ly. The ailing priest at the age of 64 was transported by an ambulance back to prison where he is to serve the rest of his sentence. Many believe he is not going to make it back to freedom alive, his fragile health and his vow to refuse treatment if provided by prison personnel
Since 1977, Father Ly has spent some 17 years in prison for calling on Vietnamese authorities to respect freedom of expression and other human rights. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine years from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity." On May 17, 2001, he was arrested at his parish at An Truyen. Later, he was temporarily released on February 2004 at the request of his family and parishioners citing medical necessity.
On February 19, 2007, security police raided the Archbishopric of Hue to ransack the office, confiscate computers and arrested him. A month later, the priest was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest
After most of the time living amid harsh conditions and often in solitary confinement, he suffered a stroke in November 2009. He did not receive a proper diagnosis or adequate medical treatment and was only transferred to a prison hospital in Ha Noi some two weeks later. Despite being partially paralysed, he was returned to his prison cell on 11 December 2009. He was only released temporarily on March 15 last year to seek medical treatment for a brain tumour.
Local Catholic source reported that the priest was still in very poor health. Authorities claim he was returned to prison for distributing anti-government leaflets during his parole.
The incident prompted a Candlelight vigil at Hanoi Redemptorist Monastery which drew more than 2500 Catholics and non-Catholics.
Facing the risk of an uprising following anti-Chinese and anti-government demonstrations that have been staged every Sunday across Vietnam for 8 straight weeks, the communist authorities seem to resort to more severe crackdowns against dissidents to silence rather than to listen to their opinion, party members or ordinary citizens alike.
My brother is innocent, the placard says |
Candlelight Vigil at Thai Ha parish |
At 7:00 pm, after a gruelling appeal hearing which started from 8.30 a.m., Nguyen Son, the chairman of the all communist party member court, announced the decision to uphold the previous seven-year jail saying there was no basis on which to overturn the original verdict.
The case led to an "unprecedented outpouring of popular support" across diverse sectors of society, much of it online, US-based Human Rights Watch said in a report. Though he is not registered to practice law in Vietnam, the law firm Mr. Vu runs with his wife has taken on controversial issues. A year ago, although he is not Catholic himself, he took on a high-profile stance in defending of Roman Catholic parishioners who were arrested for taking part in a funeral at a cemetery located on land claimed by the government.
The case has set an enormous, unprecedented attention from the public. The uphold of Vu's sentence had frustrated many communist party members who are calling for an acquittal to save the government from being labelled as unconstitutional and undemocratic when arresting Vu without concrete evidence. The police responded to this negative reaction from the disgruntled public by arresting a dozen of supporters. Majority of them are from Thai Ha and Vinh Catholic congregations.
Just few days prior to this historic hearing, on Friday, July 25, police surrounded the Archbishopric of Hue to re-arrest Father Nguyen Van Ly. The ailing priest at the age of 64 was transported by an ambulance back to prison where he is to serve the rest of his sentence. Many believe he is not going to make it back to freedom alive, his fragile health and his vow to refuse treatment if provided by prison personnel
Since 1977, Father Ly has spent some 17 years in prison for calling on Vietnamese authorities to respect freedom of expression and other human rights. He spent a year in prison from 1977 to 1978, and an additional nine years from May 1983 to July 1992 for "opposing the revolution and destroying the people's unity." On May 17, 2001, he was arrested at his parish at An Truyen. Later, he was temporarily released on February 2004 at the request of his family and parishioners citing medical necessity.
On February 19, 2007, security police raided the Archbishopric of Hue to ransack the office, confiscate computers and arrested him. A month later, the priest was sentenced to eight years in prison and five years of house arrest
After most of the time living amid harsh conditions and often in solitary confinement, he suffered a stroke in November 2009. He did not receive a proper diagnosis or adequate medical treatment and was only transferred to a prison hospital in Ha Noi some two weeks later. Despite being partially paralysed, he was returned to his prison cell on 11 December 2009. He was only released temporarily on March 15 last year to seek medical treatment for a brain tumour.
Local Catholic source reported that the priest was still in very poor health. Authorities claim he was returned to prison for distributing anti-government leaflets during his parole.
The incident prompted a Candlelight vigil at Hanoi Redemptorist Monastery which drew more than 2500 Catholics and non-Catholics.
Facing the risk of an uprising following anti-Chinese and anti-government demonstrations that have been staged every Sunday across Vietnam for 8 straight weeks, the communist authorities seem to resort to more severe crackdowns against dissidents to silence rather than to listen to their opinion, party members or ordinary citizens alike.
Cardinal Zen: the absurdity of an atheist government that wants to lead the Catholic Church
Card. Joseph Zen Zekiun, sdb
03:58 03/08/2011
The retired bishop of Hong Kong comments on the recent statement by the Office of Religious Affairs. Non-believing authorities want to lead evangelization and pastoral care. They want to create a schism, they need to find a Luther or Henry VIII. But the harsh winter will end.
Hong Kong (AsiaNews) - These last few days, Catholic faithful inside and outside China have noted with sadness and indignation words pronounced by Mr. Liu bainian, Rev. Guo Jinchai, Rev. Fan xxxx and Rev. Yang yu, which are hardly distinguishable from being schismatic. But today’s statement by the Religious Affairs Bureau has reached the extreme of absurdity.
We may understand if the government come out to defend their puppets by saying that they are politically correct, or to praise their courage in resisting foreign pressure; but now they come out to praise their “ardent catholic faith”, and to say that the ordinations without papal mandate are necessary for “the normal running of the Church and for the needs of pastoral and evangelizing activity”. This is absolutely preposterous and ridiculous! As recently some scholars have pointed out, the government now is “running” the Catholic Church.
Are they blind? Have they not had chance to see how the Catholic Church works in the rest of the world? Does the special situation of China force the government to run a Church which simply can no more be recognizable as catholic? They are making themselves the laughing stock of the world!
Can our leaders take out some time from their engagement in power struggle and give attention to this “tiny community” of catholics? Why our brother and sister should not be allowed to live peacefully their normal life of faith? Is it not that a right given them by the Constitution?
They call the excommunication by the Holy See in the fifties “cause” and the illegitimate ordination of bishops “effect”, they are shamelessly twisting the reality.
From the recent 3 illegitimate ordinations and the 8th Assembly, everybody could understand that the Religious Affairs Bureau and the Patriotic Association have decided to lead the open Church to go unrepentant their way of an independent church and to unilaterally elect and ordain their bishops. Then let them find someone with enough weight like Martin Luther and Henry VIII, to give a status to their new church, but they have no right to usurp the name of “Catholic Church”.
With violence they limited personnel freedoms, they even offended the dignity of conscience, they completely disreguarded the authority and the kindness of our Holy Father, and still they dare to say that they have sincere will of dialogue, that is the biggest lie in the world! Only the self interests and the cowardice of the nations prevent they from saying a fair word of disapproval.
The saying goes: “the eyes of the people are illumined”. In Leshan some people may admire the administrative efficiency of Rev. 雷 , but they must know that he is unfit to be a bishop; in Shantou there may be people supporting the ambitions of Fr. 黃; but the generality of the Catholic faithful in China will reject these “opportunists”, and will always be on the side of the Pope.
Nobody knows how long the severe winter will last, but our faithful are not afraid, or they will overcome their fear with faith and prayer, which will give them strength to imitate the canonized martyrs and innumerable living heroes of faith, to give courageous testimony to our Risen Saviour.
Dear faithful brother and sister, we salute you!
From an old brother who is almost ashamed of living in freedom.
Cardinal Zen
Hong Kong (AsiaNews) - These last few days, Catholic faithful inside and outside China have noted with sadness and indignation words pronounced by Mr. Liu bainian, Rev. Guo Jinchai, Rev. Fan xxxx and Rev. Yang yu, which are hardly distinguishable from being schismatic. But today’s statement by the Religious Affairs Bureau has reached the extreme of absurdity.
We may understand if the government come out to defend their puppets by saying that they are politically correct, or to praise their courage in resisting foreign pressure; but now they come out to praise their “ardent catholic faith”, and to say that the ordinations without papal mandate are necessary for “the normal running of the Church and for the needs of pastoral and evangelizing activity”. This is absolutely preposterous and ridiculous! As recently some scholars have pointed out, the government now is “running” the Catholic Church.
Are they blind? Have they not had chance to see how the Catholic Church works in the rest of the world? Does the special situation of China force the government to run a Church which simply can no more be recognizable as catholic? They are making themselves the laughing stock of the world!
Can our leaders take out some time from their engagement in power struggle and give attention to this “tiny community” of catholics? Why our brother and sister should not be allowed to live peacefully their normal life of faith? Is it not that a right given them by the Constitution?
They call the excommunication by the Holy See in the fifties “cause” and the illegitimate ordination of bishops “effect”, they are shamelessly twisting the reality.
From the recent 3 illegitimate ordinations and the 8th Assembly, everybody could understand that the Religious Affairs Bureau and the Patriotic Association have decided to lead the open Church to go unrepentant their way of an independent church and to unilaterally elect and ordain their bishops. Then let them find someone with enough weight like Martin Luther and Henry VIII, to give a status to their new church, but they have no right to usurp the name of “Catholic Church”.
With violence they limited personnel freedoms, they even offended the dignity of conscience, they completely disreguarded the authority and the kindness of our Holy Father, and still they dare to say that they have sincere will of dialogue, that is the biggest lie in the world! Only the self interests and the cowardice of the nations prevent they from saying a fair word of disapproval.
The saying goes: “the eyes of the people are illumined”. In Leshan some people may admire the administrative efficiency of Rev. 雷 , but they must know that he is unfit to be a bishop; in Shantou there may be people supporting the ambitions of Fr. 黃; but the generality of the Catholic faithful in China will reject these “opportunists”, and will always be on the side of the Pope.
Nobody knows how long the severe winter will last, but our faithful are not afraid, or they will overcome their fear with faith and prayer, which will give them strength to imitate the canonized martyrs and innumerable living heroes of faith, to give courageous testimony to our Risen Saviour.
Dear faithful brother and sister, we salute you!
From an old brother who is almost ashamed of living in freedom.
Cardinal Zen
Hanoi: confermata in appello la condanna al dissidente Cu Huy Ha Vu
Asia-News
05:42 03/08/2011
Centinaia di persone hanno manifestato per la liberazione dell’attivista. Per i giudici è colpevole di propaganda contro lo Stato e il partito: sette anni di galera e tre ai domiciliari. Giro di vite del regime comunista per frenare il dissenso interno. Cattolici preoccupati per le condizioni di p. Van Ly.
Hanoi (AsiaNews) – Il sostegno manifestato da centinaia di vietnamiti, riuniti davanti al Tribunale supremo del popolo ad Hanoi, non è bastato: i giudici hanno infatti confermato in appello la condanna a sette anni di prigione per Cu Huy Ha Vu, 53enne avvocato e figlio di uno dei leader della rivoluzione. La sentenza di primo grado risale all’aprile scorso e ha sollevato le proteste di vietnamiti e attivisti per i diritti umani in tutto il mondo. Per la corte egli avrebbe “denigrato il partito, le istituzioni statali e le sue politiche”. In passato Vu ha sostenuto la battaglia dei cattolici a difesa della libertà religiosa.
Ieri alle 8.30 del mattino ad Hanoi è iniziato il processo di appello, presieduto dal giudice della Corte suprema Nguyen Son. All’esterno centinaia di manifestanti (nella foto) hanno solidarizzato con l’attivista vietnamita, ma l’intervento della polizia ha disperso la folla. L’udienza si è protratta fino alle 7 di sera, quando il tribunale ha emesso il verdetto: confermata la condanna a sette anni di prigione, più altri tre agli arresti domiciliari.
La vicenda di Cu Huy Ha Vu – figlio del poeta e rivoluzionario Cu Huy Can, uomo di fiducia di Ho Chi Minh – ha sollevato “una ondata mai vista prima” di sostegno popolare. Un anno fa egli – sebbene non sia cristiano – ha difeso a spada tratta i fedeli arrestati per aver partecipato a un funerale, celebrato in un cimitero che sorge su un terreno conteso fra cattolici e governo (cfr. AsiaNews 07/05/2011 Arrestati 59 cattolici di Con Dau: accompagnavano un funerale). In tribunale, l’attivista si è difeso sostenendo di non essersi “mai opposto al Partito comunista”, ma di aver rivendicato l’importanza di un “sistema multipartitico”.
Da settimane le autorità vietnamite hanno impresso un giro di vite contro dissidenti e manifestanti. Nel mirino della polizia è finito anche p. Nguyen Van Ly, arrestato di nuovo mentre si trovava all’interno dell’arcidiocesi di Hue. Le forze dell’ordine hanno condotto in carcere il sacerdote e attivista a bordo di un’autoambulanza, per le precarie condizioni di salute in cui versa.
Fermato per la prima volta nel 1977, p. Ly ha trascorso 17 anni in prigione per la sua battaglia a favore dei diritti umani e della libertà religiosa in Vietnam. Egli è stato colpito da infarto nel 2009, ma le autorità non gli hanno concesso cure mediche adeguate. Sebbene parzialmente paralizzato per le conseguenze della malattia, al sacerdote non è stato risparmiato il carcere da dove è uscito nel marzo scorso perché affetto da tumore al cervello.
Fonti cattoliche riferiscono che le sue condizioni sono critiche. Tuttavia le autorità hanno ordinato l’ennesimo arresto, perché avrebbe distribuito “manifesti antigovernativi” durante il periodo di libertà.
Ieri alle 8.30 del mattino ad Hanoi è iniziato il processo di appello, presieduto dal giudice della Corte suprema Nguyen Son. All’esterno centinaia di manifestanti (nella foto) hanno solidarizzato con l’attivista vietnamita, ma l’intervento della polizia ha disperso la folla. L’udienza si è protratta fino alle 7 di sera, quando il tribunale ha emesso il verdetto: confermata la condanna a sette anni di prigione, più altri tre agli arresti domiciliari.
La vicenda di Cu Huy Ha Vu – figlio del poeta e rivoluzionario Cu Huy Can, uomo di fiducia di Ho Chi Minh – ha sollevato “una ondata mai vista prima” di sostegno popolare. Un anno fa egli – sebbene non sia cristiano – ha difeso a spada tratta i fedeli arrestati per aver partecipato a un funerale, celebrato in un cimitero che sorge su un terreno conteso fra cattolici e governo (cfr. AsiaNews 07/05/2011 Arrestati 59 cattolici di Con Dau: accompagnavano un funerale). In tribunale, l’attivista si è difeso sostenendo di non essersi “mai opposto al Partito comunista”, ma di aver rivendicato l’importanza di un “sistema multipartitico”.
Da settimane le autorità vietnamite hanno impresso un giro di vite contro dissidenti e manifestanti. Nel mirino della polizia è finito anche p. Nguyen Van Ly, arrestato di nuovo mentre si trovava all’interno dell’arcidiocesi di Hue. Le forze dell’ordine hanno condotto in carcere il sacerdote e attivista a bordo di un’autoambulanza, per le precarie condizioni di salute in cui versa.
Fermato per la prima volta nel 1977, p. Ly ha trascorso 17 anni in prigione per la sua battaglia a favore dei diritti umani e della libertà religiosa in Vietnam. Egli è stato colpito da infarto nel 2009, ma le autorità non gli hanno concesso cure mediche adeguate. Sebbene parzialmente paralizzato per le conseguenze della malattia, al sacerdote non è stato risparmiato il carcere da dove è uscito nel marzo scorso perché affetto da tumore al cervello.
Fonti cattoliche riferiscono che le sue condizioni sono critiche. Tuttavia le autorità hanno ordinato l’ennesimo arresto, perché avrebbe distribuito “manifesti antigovernativi” durante il periodo di libertà.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhân chuyến ghé Rotterdam: Giới thiệu vài nét về Công giáo Hà Lan
Lm Trần Công Nghị
09:11 03/08/2011
Hà Lan (trước đây thường gọi là Hòa Lan, phiên âm tiếng Holland). Nay tên chính thức là Netherlands (cùng đồng nghĩa là đất thấp). Gọi là Đất Thấp vì có tới 24% diện tích đất dưới mặt biển. Do đó hệ thống đê đập rất là kiên cố và quan trọng trong việc bảo vệ quốc gia.
Thủ đô là Amsterdam với dân số gần 800 ngàn người, nhưng trụ sở hành chính quốc gia đặt ở Hague. Nữ hoàng Queen Beatrix là người đứng đầu quốc gia. Các thành phố lớn khác gồm có Groningen, Haarlem, Maastricht, Rotterdam, và Utrecht.
Ngày nay Netherland là một quốc gia tân tiến kĩ nghệ và là nơi sản xuất đố ăn lớn nhất thế giới. Hòa làn là hội viên sang lập NATO và EU thị trường chung Âu châu, và tham gia vào việc đề xuất đồng Euro năm 1999.
Trong chuyến đi lần này trong 2 tuần lễ làm tuyên uý cho chiếc tầu du lịch Ms Rotterdam có chừng 1600 hành khác và 800 nhân viên phục vụ trên tầu, mà công việc chính là cử hành thánh lễ mỗi ngày cho người Công giáo, ban các phép bí tích khi cần thiết và nếu có ai có nhu cầu huấn đức thiêng liêng thì linh mục tuyên úy cũng có trách nhiệm, không những chỉ cho người Công giáo mà còn cho cả các người thuộc các thành phần Kitô giáo khác như Tin Lành và Chính thống giáo. Trường hợp không có vị tuyên uý Tin Lành thì ngày Chúa Nhật linh mục tuyên uý Công giáo cũng cử hành nghi lễ đọc Thánh Kinh và giảng lời Chúa cho các người Thiên Chúa giáo khác – nghi lễ Liên tôn “inter-denominal”.
Ngoài thời gian đi trên tầu du lịch (thường du hành vào ban đêm) còn ban ngày tầu thường cập bến tại các hải cảng quan trọng. Chúng tôi khởi hành từ thành phố Roterdam thuộc Hà Lan và trên lịch trình du lịch sẽ đậu lại tại các cảng quan trọng một hay 2 ngày. Chúng tôi sẽ thăm viếng thủ đô Copahagen (Đan Mạch); Warnemunde (Đức quốc) đề thăm Berlin; thăm Tallinn (Estonia mới tách ra khỏi Nga sô); St. Petersburg (Nga sô); Helsinski (Phần Lan); Stockholm (Thụy Điển); và cuối cùng về lại thành phố Rotterdam.
Trước khi lên tầu du lịch, chúng tôi có dịp thăm viếng Hà Lan mấy ngày và được đức ông Trần văn Hòa là cựu tuyên uý cho người Công giáo Việt nam tại Hà Lan dẫn đi thăm viếng một số nơi và thăm một số các gia đình Công giáo. Chúng tôi đã được tiếp đãi rất nồng hậu và có dịp tìm hiểu về sinh hoạt của Cộng đoàn và vác gia đình Công giáo Việt Nam qua quá trình định cư và lập nghiệp của họ ở đây. Được chia sẻ những thách đố và những thành công của họ, nhất là những thao thức làm thế nào duy trì truyền thống văn hóa và đức tin của mình… Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm qúy hóa từ nghiệm hội nhập mà chính phủ Hà Lan đã áp dụng cho người di cư và di dân.
Nhìn một cách tổng quát chính sách định cư của Hà Lan là xé mỏng phân tán người tị nạn ngay từ buổi đầu, nhưng lại có một chương trình định cư rất là chi tiết và có hoạch định rõ ràng. Ai tới đây cũng sẽ được thu xếp cho ở tại một nơi tập trung như ở khách sạn trong vòng ít nhất là 6 tháng để học tiếng Hà Lan, rồi sau đó tuỳ nhu cầu hoàn cảnh cho sẽ phân phối về mổi quận hạt để định cư. Các quận hạt sẽ bảo trợ và cung cấp nhà ở và các phương tiện cần thiết khác. Hướng dẫn nghề nghiệp và tìm việc cho các gia đình… Nếu như công ăn việc làm không tự tức được thì cho tới nay chính quyền địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ và mọi phương diện ngay cả y tế. Xét như vậy thì về phương diện an sinh xã hội người tị nạn được bảo đảm 100%, trong quận hạt mà đã được bảo trợ từ nguyên thủy, không có ai bị thiếu thốn cả; nhưng tự ý muốn di dời đi nơi khác thì sẽ mất những quyền lợi như vậy. Do đó chỉ có những gia đình làm ăn khá giả mới có thể di chuyển nơi ăn chốn ở của mình được.
Một trong những điều khám phá thích thú nhất là một số chừng 300 gia đình ở đây là rất thành công khi ra nghề tự do đi làm “xe bán chả giò” mà giờ đây đã trở thành món ăn quen thuộc của người bản xứ. Xe bán chả giò ở khắp nơi (sau này có them và món xào nấu khác, nhưng việc chính vẫn là chả giò. Bán 1 Euro một chả giò, thu tiến cắc, nhưng thu liên tục cũng chặt bị! Tôi cũng hân hạnh được gặp gia đình mà anh em nói đùa gọi là ông “Vua Chả Giò” anh chị Xung. Anh đã có sang kiến làm ra một máy làm chả giò tự động, mỗi ngày sản xuất ra được tới 25.000 chả giò và anh đề mối lại cho các anh chị em khác khỏi phải gói chả giò vất vả mỗi ngày.
Trước khi lên tầu du lịch tôi có đến thăm thành phố Rotterdam với dân số chừng 750 ngàn người, nằm phía tây Hà Lan tại cửa sông Nieuwe Maas ở North Sea. Đây là một trong những hải cảng lớn và tân tiến nhất thế giới. Còn thương mại thì là cảng quan trọng và lớn chỉ đứng sau New York. Vào thập niên 1960 xây thêm một cảng đối diện tân tiến gọi là Europoort, mục đích là chế và chứa dầu. Có nhiều cây cầu bắc nhịp giữa phía đông tây sông Maas và cây cầu Erasmus Bridge xây năm 1996 đưọc coi là đẹp và duyên dáng nhất.
Hiện tình Công giáo tại Hà Lan:
Hà Lan có 16 triệu dân với khoảng 1,8 triệu người di cư phân nửa là người Hồi giáo. Chỉ nội tại Amsterdam có tới 20 đền thờ hồi giáo. 41% tổng số dân tuyên bố mình không tin vào tôn giáo nào. Tín hữu công giáo chiếm 31% và tín hữu tin lành chiếm 20%. Theo truyền thống tín hữu tin lành sống tại miền bắc và tín hữu công giáo sống tại miền nam. Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%. Khoảng 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào.
Giáo hội Công giáo Hà Lan được coi là Giáo hội cấp tiến và tự do lỏng lẻo! Có lần Vatican đã phải cảnh cáo về trào lưu giáo lý mới tại đây và những sai lầm trong sách Giáo lý.
Tình trạng sống đạo giảm sút và sự kiện thiếu ơn gọi khiến cho Giáo Hội công giáo đã phải bán đi hàng trăm nhà thờ. Tín hữu không sống đạo nên cũng không đóng góp đủ để Giáo Hội có thể trang trải các chi phí cần thiết.
Các nhà thờ này thường được xây rất chắc chắn nên khi được bán đi người ta chỉ sửa sang lại bên trong và biến thành các chung cư, hay viện bảo tàng hoặc hàng quán. Điển hình như nhà thờ Neuwe Kerk tại Amsterdam, nơi xưa kia các vua Hà Lan được phong vương, nay là viện bảo tàng.
Tuy vậy Đức Cha Josef Punt, Giám Mục Haarlem Amsterdam không hẳn là quá bi quan. Mới đây trong một bài phỏng vấn, Ngài cho biết:
“Tình hình hiện nay cũng có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực, vì đại chủng viện có 45 chủng sinh theo học. Hiện nay trên toàn nước mỗi năm có 15 tân linh mục được thụ phong và mức độ này tương đối ổn định. Trong giáo phận này hàng năm cũng có mấy trăm người lớn xin nhập đạo và được rửa tội. Theo Đức Cha, đây cũng có thể là hiệu qủa sự trống rỗng tâm linh của người dân. Nhưng Giáo Hội ở trong tình trạng truyền giáo: phải bắt đầu lại từ đầu. Giáo phận cũng đang thành lập các trung tâm truyền giáo trong các tu viện nằm bên ngoài thành phố để đáp ứng nhu cầu của những người muốn tái khám phá ra đức tin Kitô”.
Đức Hồng Y Adrianus Simonis, nguyên Tổng Giám Mục Utrecht, năm nay 78 tuổi, là một cây cổ thụ của Giáo Hội công giáo Hà Lan và là người được tín hữu và dân chúng rất thương mến, mới đây trong bài phỏng vấn vào năm 2009, đã cho biết như sau:
“Con số lớn 58% trên tổng số 16 triệu dân Hà Lan không còn biết ý nghĩa chính xác của lễ Giáng Sinh là gì nữa vẫn còn đó. Và có người khi nhìn vào Hà Lan thì lo âu vì thấy có nhiều đền thờ hồi giáo. Tôi có thể hiểu được ưu tư của họ. Nhưng vấn đề đích thật trong đất nước này đã bắt đầu từ trước khi có phong trào di cư của các sắc dân khác vào Hà Lan: đó là chúng tôi đã đánh mất đi căn cước Kitô của mình. Nếu căn cước Kitô đã mạnh mẽ, chúng tôi sẽ không sợ hãi người hồi giáo. Vâng, tại Hà Lancó vấn đề của một khuynh hướng hồi giáo qúa khích, nhưng đa số các người di cư hồi không theo khuynh hướng qúa khích này.
Điều khiến cho tôi lo âu nơi các thế hệ trẻ không phải là phong trào qúa khích, mà là sự lan tràn của khuynh hướng tục hóa. Tôi sợ rằng các thế hệ trẻ sau cùng sẽ theo tôn giáo đang thực sự thống trị xã hội Tây Phương: đó là khuynh hướng duy tương đối”.
Đức hồng y nhận định thêm rằng: “Bây giờ Giáo Hội Hà Lan thực sự là Giáo Hội truyền giáo. Đã có hai thế hệ bị mất đi. Nghĩa là bây giờ phải bắt đầu lại từ đầu. Và bắt đầu trở lại từ đầu trong một nền văn hóa thờ ơ với Kitô giáo và giữa các phương tiện truyền thông xã hội không thân thiện với Kitô giáo… Nhưng hy vọng rằng lịch sử lại bắt đầu trở lại. Và để bắt đầu trở lại, thì chỉ cần gương mặt của một Kitô hữu dấn than”.
Giới thiệu vài nét chính về Hà Lan:
Quốc gia nhỏ bé này nằm ờ phía Tây Bắc Âu châu, bắc giáp Biển Bắc, giáp Bỉ và Đức quốc. Diện tích là 41 ngàn cây số vuông. Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ. Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới.
Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland. Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Ước tính có khoảng 80% người dân Hà Lan sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Người di dân đến từ khắp thế giới như người Marroc, người Thổ và người Surinam là những dân thuộc địa cũ của Hà Lan. nhưng cũng có số người khác từ Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Ba Lan, và mới đây người Việt Nam.
Về lịch sử:
Hà Lan thì trong quá khứ đã bao thế kỷ dưới quyền cai trị của người Roma, người Franks, Burgunds, Habsburgs và người Tây van nha. Mãi đến năm 1648 mới trở thành quốc gia độc lập. Rồi vào thế kỉ 17 Hà Lan bước vào “thời vàng son” của mình. Cộng hòa Hà Lan trở nên phồn thịnh và là một lực lượng thuộc địa khá mạnh lúc bấy giờ và phần lớn nhờ vào công ty Dutch East India Company (VOC).
Trong thời gian này nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin ); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.
Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến.
Trong Đệ nhị thế chiến, Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan. Vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 Đức bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom, và Đức quốc xã xâm lăng Hà Lan cho tới năm 1945.
Về chính trị
Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu là hoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau. Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo chí, mại dâm, sử dụng ma túy..) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền.
Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Hoàng hậu Beatrix. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.
Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiều người di dân vào Hà Lan, ngay cả những người theo đạo Hồi quá khích.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.
Chính sách xã hội của Hà Lan được coi là quá cấp tiến và tự do: Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất ngây nghiện "mềm", về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).
Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.
Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.
Về Kinh tế
Về chính sách kinh tế của Hà Lan được coi là có chất lượng tốt; Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Tài nguyên thiên nhiên gồm có: dầu khí, xăng, phân, đá, muối, cát. Sản xuất nông nghiệp gồm có lúa mì, khoai tây, đường, hoa quả, rau, các gia cầm chăn nuôi, nhất là bò và sữa. Kỹ nghệ công nghiệp là trồng trọt, đồ thép, sản phẩm chế biến, máy móc và sản phẩm điện, hóa chất, xăng dầu, xây cất, điện tử vi tính và sản phẩm cá.
Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.
Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế - thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.
Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc dùng để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá.
Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2 %/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8 % (cao thứ 6 thế giới)...
Nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới là người Hà Lan. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Hieronymus Bosch. Thời kỳ nở rộ của nền cộng hòa trong thế kỷ 17, cái được gọi là "Kỷ nguyên Vàng", đã mang lại nhiều nghệ sĩ lớn như wie Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Gerard Dou, Paulus Potter, Jacob Izaaksoon van Ruisdael hay Jan Steen. Họa sĩ nổi tiếng của những thời kỳ sau đó là Vincent van Gogh và Piet Mondriaan. M. C. Escher là một nhà nghệ sĩ tạo hình được nhiều người biết đến.
Trong Kỷ nguyên Vàng (De Gouden Eeuw) của Hà Lan, văn học cũng nở rộ bên cạnh hội họa mà trong số những người được biết đền nhiều nhất phải kể đến Joost van den Vondel và P. C. Hooft. Trong thời gian chiếm đóng của Đức (1940-1945) Anne Frank đã viết quyển nhật ký nổi tiếng trên thế giới của bà tại Amsterdam. Các tác giả quan trọng của thế kỷ 20 là Harry Mulisch, Jan Wolkers và Simon Vestdijk.
Các thắng cảnh của Hà Lan gồm có:
Triển lãm hoa và vườn hoa Floriade
Keukenhof
Vườn quốc gia De Hoge Veluwe và Veluwezoon tại Veluwe
Khu vực bảo vệ tự nhiên Texel
Reuwijkse Plassen tại Gouda
Schiermonnikoog
Ngày nay Netherland là một quốc gia tân tiến kĩ nghệ và là nơi sản xuất đố ăn lớn nhất thế giới. Hòa làn là hội viên sang lập NATO và EU thị trường chung Âu châu, và tham gia vào việc đề xuất đồng Euro năm 1999.
Trong chuyến đi lần này trong 2 tuần lễ làm tuyên uý cho chiếc tầu du lịch Ms Rotterdam có chừng 1600 hành khác và 800 nhân viên phục vụ trên tầu, mà công việc chính là cử hành thánh lễ mỗi ngày cho người Công giáo, ban các phép bí tích khi cần thiết và nếu có ai có nhu cầu huấn đức thiêng liêng thì linh mục tuyên úy cũng có trách nhiệm, không những chỉ cho người Công giáo mà còn cho cả các người thuộc các thành phần Kitô giáo khác như Tin Lành và Chính thống giáo. Trường hợp không có vị tuyên uý Tin Lành thì ngày Chúa Nhật linh mục tuyên uý Công giáo cũng cử hành nghi lễ đọc Thánh Kinh và giảng lời Chúa cho các người Thiên Chúa giáo khác – nghi lễ Liên tôn “inter-denominal”.
Ngoài thời gian đi trên tầu du lịch (thường du hành vào ban đêm) còn ban ngày tầu thường cập bến tại các hải cảng quan trọng. Chúng tôi khởi hành từ thành phố Roterdam thuộc Hà Lan và trên lịch trình du lịch sẽ đậu lại tại các cảng quan trọng một hay 2 ngày. Chúng tôi sẽ thăm viếng thủ đô Copahagen (Đan Mạch); Warnemunde (Đức quốc) đề thăm Berlin; thăm Tallinn (Estonia mới tách ra khỏi Nga sô); St. Petersburg (Nga sô); Helsinski (Phần Lan); Stockholm (Thụy Điển); và cuối cùng về lại thành phố Rotterdam.
Trước khi lên tầu du lịch, chúng tôi có dịp thăm viếng Hà Lan mấy ngày và được đức ông Trần văn Hòa là cựu tuyên uý cho người Công giáo Việt nam tại Hà Lan dẫn đi thăm viếng một số nơi và thăm một số các gia đình Công giáo. Chúng tôi đã được tiếp đãi rất nồng hậu và có dịp tìm hiểu về sinh hoạt của Cộng đoàn và vác gia đình Công giáo Việt Nam qua quá trình định cư và lập nghiệp của họ ở đây. Được chia sẻ những thách đố và những thành công của họ, nhất là những thao thức làm thế nào duy trì truyền thống văn hóa và đức tin của mình… Chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm qúy hóa từ nghiệm hội nhập mà chính phủ Hà Lan đã áp dụng cho người di cư và di dân.
Nhìn một cách tổng quát chính sách định cư của Hà Lan là xé mỏng phân tán người tị nạn ngay từ buổi đầu, nhưng lại có một chương trình định cư rất là chi tiết và có hoạch định rõ ràng. Ai tới đây cũng sẽ được thu xếp cho ở tại một nơi tập trung như ở khách sạn trong vòng ít nhất là 6 tháng để học tiếng Hà Lan, rồi sau đó tuỳ nhu cầu hoàn cảnh cho sẽ phân phối về mổi quận hạt để định cư. Các quận hạt sẽ bảo trợ và cung cấp nhà ở và các phương tiện cần thiết khác. Hướng dẫn nghề nghiệp và tìm việc cho các gia đình… Nếu như công ăn việc làm không tự tức được thì cho tới nay chính quyền địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ và mọi phương diện ngay cả y tế. Xét như vậy thì về phương diện an sinh xã hội người tị nạn được bảo đảm 100%, trong quận hạt mà đã được bảo trợ từ nguyên thủy, không có ai bị thiếu thốn cả; nhưng tự ý muốn di dời đi nơi khác thì sẽ mất những quyền lợi như vậy. Do đó chỉ có những gia đình làm ăn khá giả mới có thể di chuyển nơi ăn chốn ở của mình được.
Một trong những điều khám phá thích thú nhất là một số chừng 300 gia đình ở đây là rất thành công khi ra nghề tự do đi làm “xe bán chả giò” mà giờ đây đã trở thành món ăn quen thuộc của người bản xứ. Xe bán chả giò ở khắp nơi (sau này có them và món xào nấu khác, nhưng việc chính vẫn là chả giò. Bán 1 Euro một chả giò, thu tiến cắc, nhưng thu liên tục cũng chặt bị! Tôi cũng hân hạnh được gặp gia đình mà anh em nói đùa gọi là ông “Vua Chả Giò” anh chị Xung. Anh đã có sang kiến làm ra một máy làm chả giò tự động, mỗi ngày sản xuất ra được tới 25.000 chả giò và anh đề mối lại cho các anh chị em khác khỏi phải gói chả giò vất vả mỗi ngày.
Trước khi lên tầu du lịch tôi có đến thăm thành phố Rotterdam với dân số chừng 750 ngàn người, nằm phía tây Hà Lan tại cửa sông Nieuwe Maas ở North Sea. Đây là một trong những hải cảng lớn và tân tiến nhất thế giới. Còn thương mại thì là cảng quan trọng và lớn chỉ đứng sau New York. Vào thập niên 1960 xây thêm một cảng đối diện tân tiến gọi là Europoort, mục đích là chế và chứa dầu. Có nhiều cây cầu bắc nhịp giữa phía đông tây sông Maas và cây cầu Erasmus Bridge xây năm 1996 đưọc coi là đẹp và duyên dáng nhất.
Hiện tình Công giáo tại Hà Lan:
Hà Lan có 16 triệu dân với khoảng 1,8 triệu người di cư phân nửa là người Hồi giáo. Chỉ nội tại Amsterdam có tới 20 đền thờ hồi giáo. 41% tổng số dân tuyên bố mình không tin vào tôn giáo nào. Tín hữu công giáo chiếm 31% và tín hữu tin lành chiếm 20%. Theo truyền thống tín hữu tin lành sống tại miền bắc và tín hữu công giáo sống tại miền nam. Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%. Khoảng 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào.
Giáo hội Công giáo Hà Lan được coi là Giáo hội cấp tiến và tự do lỏng lẻo! Có lần Vatican đã phải cảnh cáo về trào lưu giáo lý mới tại đây và những sai lầm trong sách Giáo lý.
Tình trạng sống đạo giảm sút và sự kiện thiếu ơn gọi khiến cho Giáo Hội công giáo đã phải bán đi hàng trăm nhà thờ. Tín hữu không sống đạo nên cũng không đóng góp đủ để Giáo Hội có thể trang trải các chi phí cần thiết.
Các nhà thờ này thường được xây rất chắc chắn nên khi được bán đi người ta chỉ sửa sang lại bên trong và biến thành các chung cư, hay viện bảo tàng hoặc hàng quán. Điển hình như nhà thờ Neuwe Kerk tại Amsterdam, nơi xưa kia các vua Hà Lan được phong vương, nay là viện bảo tàng.
Tuy vậy Đức Cha Josef Punt, Giám Mục Haarlem Amsterdam không hẳn là quá bi quan. Mới đây trong một bài phỏng vấn, Ngài cho biết:
“Tình hình hiện nay cũng có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực, vì đại chủng viện có 45 chủng sinh theo học. Hiện nay trên toàn nước mỗi năm có 15 tân linh mục được thụ phong và mức độ này tương đối ổn định. Trong giáo phận này hàng năm cũng có mấy trăm người lớn xin nhập đạo và được rửa tội. Theo Đức Cha, đây cũng có thể là hiệu qủa sự trống rỗng tâm linh của người dân. Nhưng Giáo Hội ở trong tình trạng truyền giáo: phải bắt đầu lại từ đầu. Giáo phận cũng đang thành lập các trung tâm truyền giáo trong các tu viện nằm bên ngoài thành phố để đáp ứng nhu cầu của những người muốn tái khám phá ra đức tin Kitô”.
Đức Hồng Y Adrianus Simonis, nguyên Tổng Giám Mục Utrecht, năm nay 78 tuổi, là một cây cổ thụ của Giáo Hội công giáo Hà Lan và là người được tín hữu và dân chúng rất thương mến, mới đây trong bài phỏng vấn vào năm 2009, đã cho biết như sau:
“Con số lớn 58% trên tổng số 16 triệu dân Hà Lan không còn biết ý nghĩa chính xác của lễ Giáng Sinh là gì nữa vẫn còn đó. Và có người khi nhìn vào Hà Lan thì lo âu vì thấy có nhiều đền thờ hồi giáo. Tôi có thể hiểu được ưu tư của họ. Nhưng vấn đề đích thật trong đất nước này đã bắt đầu từ trước khi có phong trào di cư của các sắc dân khác vào Hà Lan: đó là chúng tôi đã đánh mất đi căn cước Kitô của mình. Nếu căn cước Kitô đã mạnh mẽ, chúng tôi sẽ không sợ hãi người hồi giáo. Vâng, tại Hà Lancó vấn đề của một khuynh hướng hồi giáo qúa khích, nhưng đa số các người di cư hồi không theo khuynh hướng qúa khích này.
Điều khiến cho tôi lo âu nơi các thế hệ trẻ không phải là phong trào qúa khích, mà là sự lan tràn của khuynh hướng tục hóa. Tôi sợ rằng các thế hệ trẻ sau cùng sẽ theo tôn giáo đang thực sự thống trị xã hội Tây Phương: đó là khuynh hướng duy tương đối”.
Đức hồng y nhận định thêm rằng: “Bây giờ Giáo Hội Hà Lan thực sự là Giáo Hội truyền giáo. Đã có hai thế hệ bị mất đi. Nghĩa là bây giờ phải bắt đầu lại từ đầu. Và bắt đầu trở lại từ đầu trong một nền văn hóa thờ ơ với Kitô giáo và giữa các phương tiện truyền thông xã hội không thân thiện với Kitô giáo… Nhưng hy vọng rằng lịch sử lại bắt đầu trở lại. Và để bắt đầu trở lại, thì chỉ cần gương mặt của một Kitô hữu dấn than”.
Giới thiệu vài nét chính về Hà Lan:
Quốc gia nhỏ bé này nằm ờ phía Tây Bắc Âu châu, bắc giáp Biển Bắc, giáp Bỉ và Đức quốc. Diện tích là 41 ngàn cây số vuông. Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ. Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới.
Người di dân đến từ khắp thế giới như người Marroc, người Thổ và người Surinam là những dân thuộc địa cũ của Hà Lan. nhưng cũng có số người khác từ Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Ba Lan, và mới đây người Việt Nam.
Về lịch sử:
Hà Lan thì trong quá khứ đã bao thế kỷ dưới quyền cai trị của người Roma, người Franks, Burgunds, Habsburgs và người Tây van nha. Mãi đến năm 1648 mới trở thành quốc gia độc lập. Rồi vào thế kỉ 17 Hà Lan bước vào “thời vàng son” của mình. Cộng hòa Hà Lan trở nên phồn thịnh và là một lực lượng thuộc địa khá mạnh lúc bấy giờ và phần lớn nhờ vào công ty Dutch East India Company (VOC).
Trong thời gian này nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin ); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.
Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến.
Trong Đệ nhị thế chiến, Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan. Vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 Đức bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom, và Đức quốc xã xâm lăng Hà Lan cho tới năm 1945.
Về chính trị
Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu là hoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau. Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo chí, mại dâm, sử dụng ma túy..) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền.
Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Hoàng hậu Beatrix. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.
Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiều người di dân vào Hà Lan, ngay cả những người theo đạo Hồi quá khích.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.
Chính sách xã hội của Hà Lan được coi là quá cấp tiến và tự do: Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất ngây nghiện "mềm", về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).
Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.
Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.
Về Kinh tế
Về chính sách kinh tế của Hà Lan được coi là có chất lượng tốt; Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Tài nguyên thiên nhiên gồm có: dầu khí, xăng, phân, đá, muối, cát. Sản xuất nông nghiệp gồm có lúa mì, khoai tây, đường, hoa quả, rau, các gia cầm chăn nuôi, nhất là bò và sữa. Kỹ nghệ công nghiệp là trồng trọt, đồ thép, sản phẩm chế biến, máy móc và sản phẩm điện, hóa chất, xăng dầu, xây cất, điện tử vi tính và sản phẩm cá.
Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.
Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế - thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là “thế kỷ Hà Lan”, sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.
Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc dùng để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá.
Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2 %/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8 % (cao thứ 6 thế giới)...
Nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới là người Hà Lan. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Hieronymus Bosch. Thời kỳ nở rộ của nền cộng hòa trong thế kỷ 17, cái được gọi là "Kỷ nguyên Vàng", đã mang lại nhiều nghệ sĩ lớn như wie Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Gerard Dou, Paulus Potter, Jacob Izaaksoon van Ruisdael hay Jan Steen. Họa sĩ nổi tiếng của những thời kỳ sau đó là Vincent van Gogh và Piet Mondriaan. M. C. Escher là một nhà nghệ sĩ tạo hình được nhiều người biết đến.
Trong Kỷ nguyên Vàng (De Gouden Eeuw) của Hà Lan, văn học cũng nở rộ bên cạnh hội họa mà trong số những người được biết đền nhiều nhất phải kể đến Joost van den Vondel và P. C. Hooft. Trong thời gian chiếm đóng của Đức (1940-1945) Anne Frank đã viết quyển nhật ký nổi tiếng trên thế giới của bà tại Amsterdam. Các tác giả quan trọng của thế kỷ 20 là Harry Mulisch, Jan Wolkers và Simon Vestdijk.
Các thắng cảnh của Hà Lan gồm có:
Triển lãm hoa và vườn hoa Floriade
Keukenhof
Vườn quốc gia De Hoge Veluwe và Veluwezoon tại Veluwe
Khu vực bảo vệ tự nhiên Texel
Reuwijkse Plassen tại Gouda
Schiermonnikoog
Nỗi đau bất ngờ
Phạm Thị Hòa
08:57 03/08/2011
NỖI ĐAU BẤT NGỜ
Chúng tôi đến xã Tân Dân huyện An Lão vào ngày thứ hai sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra. Vẫn khung cảnh yên bình với bờ ao, ruộng lúa nhưng người dân nơi đây chưa hết bàng hoàng bởi vụ cháy hai ngày trước đó. Nỗi đau hiện rõ trên nét mặt của người dân và lãnh đạo xã.
Có được thông tin từ các lãnh đạo xã, chúng tôi đến thăm viếng các gia đình nạn nhân và chứng kiến những hoàn cảnh thật thương tâm. Hầu hết những người bị nạn đều là người trẻ, hoàn cảnh khó khăn, đang nuôi con nhỏ. Có gia đình cả con dâu, con gái và cháu đều gặp nạn trong đó con gái bị chết để lại đứa cháu 11 tuổi vốn đã thiếu thốn tình thương của cha. Mẹ con cháu bế nhau về nhà ngoại ở khi không thể chịu đựng nổi những trận đánh đập, mắng chửi của bố cháu – một người rượu chè, cờ bạc. Cháu đã mong chờ sinh nhật mẹ sắp tới từ rất lâu vì lần đầu tiên cháu có thể mua một món quà nhỏ tặng mẹ bằng những đồng tiền lẻ dành dụm từ những lần nhịn ăn sáng. Nhưng giờ đây cháu chỉ có thể được gặp mẹ trong mơ.
Còn gì đau đớn hơn khi một lúc mất đi hai đứa con (một đang học đại học năm thứ 4, một vừa thi vào đại học). Người mẹ này gần như không còn chút sức lực nào nữa vì đã mấy ngày nay vật vã khóc hai đứa con mình.
Đau xót hơn khi chứng kiến cảnh nhà chị H. Chị một mình vất vả nuôi chồng, nuôi con. Chồng chị cũng không được khôn ngoan. Anh chị có hai đứa con trai nhưng một tai nạn giao thông đã cướp đi đứa con lớn để lại cho chị đứa con trai thứ hai bị bại não bẩm sinh 22 năm nay và người chồng không được nhanh nhẹn. Giờ đây chị bị đã bị thần lửa cướp đi sự sống, hai bố con trơ vơ, ngơ ngác biết sống thế nào?
Ngẹn ngào trong nước mắt, người bà nấc lên từng cơn vì đứa cháu của mình không còn nữa. Đau xót quá, đau xót đến tột cùng khi em là niềm tự hào của cả gia đình. Vừa thi đỗ đại học an ninh, trong khi chờ nhập trường, em đi làm thêm phụ giúp gia đình, nào ngờ…
Đây đó tiếng khóc đứa trẻ mới 7 tháng tuổi đang khát sữa mẹ. Em chưa đủ lớn để ghi nhớ khuôn mặt của mẹ. Đôi mắt to tròn ngơ ngác kiếm tìm bầu sữa mẹ.
Và còn bao em nhỏ nữa đang ngơ ngác khi hình dáng của mẹ không còn như ngày hôm qua, các em không được gặp mẹ vì mẹ đang điều trị mãi trên Hà Nội, chưa biết khi nào có thể trở về.
Hai em nhỏ này có cơ hội được gần mẹ không phải vì mẹ em bị phỏng nhẹ mà bởi vì nhà em không có điều kiện để chuyển mẹ các em lên tuyến trên , đành để lại và trông cậy vào sự tận tình của các bác sĩ nơi này. Hy vọng bình phục cũng thật mong manh.
Cảm thông và chia sẻ với các gia đình có người qua đời và bị thương trong vụ hỏa hoạn, các Linh mục tại Tòa Giám Mục Hải Phòng đã cầu nguyện và Cha giám đốc Caritas đã đích thân xuống tận các gia đình chia sẻ, hỗ trợ họ một phần chi phí điều trị, mai táng, động viên họ vượt qua mất mát đau thương, trực tiếp đến các bệnh viện thăm hỏi bệnh nhân, gặp gỡ bác sĩ để hỏi thăm tình hình các nạn nhân. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, vật chất lúc này với họ rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là sự chia sẻ về tinh thần, là cái tình giữa con người với con người không phân biệt tôn giáo.
Những gì hôm nay chúng ta nhìn thấy mới chỉ là những nét chấm phá của bức tranh vẽ vội nhưng cũng đủ để nhận thấy hậu quả lớn lao của vụ hỏa hoạn. Còn bao nhiêu em nhỏ rồi đây không biết sống ra sao, còn bao người chưa biết sẽ thế nào nếu may mắn được chữa trị trở về nhà. Liệu rằng với sức khỏe như vậy họ có thể tiếp tục làm việc?
Là người không Công giáo, tôi không biết cầu nguyện theo nghi thức Công giáo nhưng tôi cũng xin Chúa ban phước lành xuống những anh chị em không may mắn đó và xin Chúa ban hồng ân đến những người là chứng tá Chúa trên trần gian, những anh chị em đã yêu thương người khác bằng lòng bác ái của người Kitô hữu.
Phạm Thị Hòa
Có được thông tin từ các lãnh đạo xã, chúng tôi đến thăm viếng các gia đình nạn nhân và chứng kiến những hoàn cảnh thật thương tâm. Hầu hết những người bị nạn đều là người trẻ, hoàn cảnh khó khăn, đang nuôi con nhỏ. Có gia đình cả con dâu, con gái và cháu đều gặp nạn trong đó con gái bị chết để lại đứa cháu 11 tuổi vốn đã thiếu thốn tình thương của cha. Mẹ con cháu bế nhau về nhà ngoại ở khi không thể chịu đựng nổi những trận đánh đập, mắng chửi của bố cháu – một người rượu chè, cờ bạc. Cháu đã mong chờ sinh nhật mẹ sắp tới từ rất lâu vì lần đầu tiên cháu có thể mua một món quà nhỏ tặng mẹ bằng những đồng tiền lẻ dành dụm từ những lần nhịn ăn sáng. Nhưng giờ đây cháu chỉ có thể được gặp mẹ trong mơ.
Còn gì đau đớn hơn khi một lúc mất đi hai đứa con (một đang học đại học năm thứ 4, một vừa thi vào đại học). Người mẹ này gần như không còn chút sức lực nào nữa vì đã mấy ngày nay vật vã khóc hai đứa con mình.
Đau xót hơn khi chứng kiến cảnh nhà chị H. Chị một mình vất vả nuôi chồng, nuôi con. Chồng chị cũng không được khôn ngoan. Anh chị có hai đứa con trai nhưng một tai nạn giao thông đã cướp đi đứa con lớn để lại cho chị đứa con trai thứ hai bị bại não bẩm sinh 22 năm nay và người chồng không được nhanh nhẹn. Giờ đây chị bị đã bị thần lửa cướp đi sự sống, hai bố con trơ vơ, ngơ ngác biết sống thế nào?
Ngẹn ngào trong nước mắt, người bà nấc lên từng cơn vì đứa cháu của mình không còn nữa. Đau xót quá, đau xót đến tột cùng khi em là niềm tự hào của cả gia đình. Vừa thi đỗ đại học an ninh, trong khi chờ nhập trường, em đi làm thêm phụ giúp gia đình, nào ngờ…
Đây đó tiếng khóc đứa trẻ mới 7 tháng tuổi đang khát sữa mẹ. Em chưa đủ lớn để ghi nhớ khuôn mặt của mẹ. Đôi mắt to tròn ngơ ngác kiếm tìm bầu sữa mẹ.
Và còn bao em nhỏ nữa đang ngơ ngác khi hình dáng của mẹ không còn như ngày hôm qua, các em không được gặp mẹ vì mẹ đang điều trị mãi trên Hà Nội, chưa biết khi nào có thể trở về.
Hai em nhỏ này có cơ hội được gần mẹ không phải vì mẹ em bị phỏng nhẹ mà bởi vì nhà em không có điều kiện để chuyển mẹ các em lên tuyến trên , đành để lại và trông cậy vào sự tận tình của các bác sĩ nơi này. Hy vọng bình phục cũng thật mong manh.
Cảm thông và chia sẻ với các gia đình có người qua đời và bị thương trong vụ hỏa hoạn, các Linh mục tại Tòa Giám Mục Hải Phòng đã cầu nguyện và Cha giám đốc Caritas đã đích thân xuống tận các gia đình chia sẻ, hỗ trợ họ một phần chi phí điều trị, mai táng, động viên họ vượt qua mất mát đau thương, trực tiếp đến các bệnh viện thăm hỏi bệnh nhân, gặp gỡ bác sĩ để hỏi thăm tình hình các nạn nhân. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, vật chất lúc này với họ rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là sự chia sẻ về tinh thần, là cái tình giữa con người với con người không phân biệt tôn giáo.
Những gì hôm nay chúng ta nhìn thấy mới chỉ là những nét chấm phá của bức tranh vẽ vội nhưng cũng đủ để nhận thấy hậu quả lớn lao của vụ hỏa hoạn. Còn bao nhiêu em nhỏ rồi đây không biết sống ra sao, còn bao người chưa biết sẽ thế nào nếu may mắn được chữa trị trở về nhà. Liệu rằng với sức khỏe như vậy họ có thể tiếp tục làm việc?
Là người không Công giáo, tôi không biết cầu nguyện theo nghi thức Công giáo nhưng tôi cũng xin Chúa ban phước lành xuống những anh chị em không may mắn đó và xin Chúa ban hồng ân đến những người là chứng tá Chúa trên trần gian, những anh chị em đã yêu thương người khác bằng lòng bác ái của người Kitô hữu.
Phạm Thị Hòa
Trại Hè Tại Bổng Điền Hiên Ngang Trong Bão Tố!
Lm. Thanh Quang CSsR
15:19 03/08/2011
Trại Hè Tại Bổng Điền Hiên Ngang Trong Bão Tố!
Khi nói về bão tố, chắc hẳn người miền Bắc nào cũng kinh khiếp và hãi hùng! Bởi lẽ, bão tố ở miền Bắc có sức tàn phá đến khủng khiếp. Do đó khi nghe cơn bão số 3 sắp ập đến, mọi người cuống cuồng lo chống bão, lo chuẩn bị đối phó với bão. Còn ai hơi đâu nữa mà trại với hè! Tuy nhiên chương trình Trại hè Anphongsô III dự định vào ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2011 chúng tôi đã lên sẵn. Việc chuẩn bị đã chu đáo, biết làm sao được? Đành liều một phen trong tin tưởng và phó thác vậy!
Xem hình trại hè
Theo truyền thống tốt đẹp hai năm trước, chúng tôi đã tổ chức trại hè Anphongsô tại Bổng Điền – Thái Bình cho các thanh thiếu niên Công Giáo. Năm nay chúng tôi tổ chức quy mô, bài bản và mở rộng hơn nhiều, liên vùng, liên Hạt, liên Giáo Phận. Chúng tôi tổ chức hầu hết vào dịp lễ mừng kính thánh Anphongsô – Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Năm nay, chúng tôi cũng tổ chức vào dịp này, song có sớm hơn một chút, tức là vào ngày 30 và 31.7.2011. Tuy nhiên, thời điểm này rơi vào đúng thời gian diễn ra cơn bão số 3 đầy phức tạp và nguy hiểm. Tối hôm trước, tức 29.7.2011, có rất nhiều trại trưởng đã gọi điện đến hỏi chúng tôi có tiếp tục cuộc trại không hay hoãn? Chúng tôi chỉ còn biết cách trả lời: “Hãy cố gắng đợi đến 4 giờ sáng mai trước giờ xuất phát nhé. Lúc đó các bạn sẽ biết cuộc trại có bị hoãn hay vẫn tiếp tục. Nhưng cú chuẩn bị sẵn sàng nhé!”. Phải làm bằng cách nào bây giờ vì các bạn trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc trại rồi? Vẫn giữ đúng kế hoạch? Bỏ cuộc? Hoãn? Hay dời vào một thời điểm nào đó thích hợp? Chúng tôi đã đưa ra rất nhiều phương án để đối phó với tình hình. Cuối cùng chúng tôi đã chọn phương án 1, tức là vẫn giữ nguyên kế hoạch như đã dự định, song trong tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa quan phòng!
Sáng sớm 30, theo đúng kế hoạch, các trại viên của các Giáo Xứ từ bốn phương kéo về nườm nượp, bất chấp thời tiết khắc nghiệt mưa gió bão bùng! Các bạn từ Giáo Xứ Nam Lỗ thuộc Hạt Đông Hưng qua, các bạn từ Xứ Tường Loan thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đến, rồi từ Xứ Cát Đàm, Xứ Nguyệt Lãng, Xứ Gia Lạc, Xứ Bồng Tiên, Xứ Thuận Nghiệp, Xứ An Lạc, Họ Thượng Điền thuộc Xứ Nghĩa Chính, Họ Tăng Bổng, Họ Bổng Điền thuộc Xứ Thuận Nghiệp đổ về.
Tổng cộng có 12 trại, gồm 4 thành viên trong ban tổ chức (cha Quản Nhiệm, thầy Phêrô Phúc, thầy Giuse Thủy, thầy Giuse Chức, 480 trại viên, 20 tình nguyện viên, 11 anh em đội trật tự an ninh, 5 anh chị em trong đội ẩm thực. Tổng cộng toàn bộ khoảng 520 người. Một con số quá lớn so với một địa điểm chật hẹp như Bổng Điền.
Các sắc màu, cờ quạt, lều bạt tung bay phất phới theo chiều gió giật mạnh của từng đợt gió của cơn bão số 3. Bất chấp tất cả. Chúng tôi chỉ biết sống trong cầu xin và phó thác trong tin tưởng thôi, không còn cách nào khác.
Đúng theo chương trình, mọi sự đều diễn ra tốt đẹp mà không hề bị cơn bão cản trở, từ khi tập trung đến thánh lễ mừng lễ thánh Anphongsô, từ hiệu lệnh được phát ra để chơi trò chơi lớn đi 6 cây số quanh các làng mạc, vừa đi vừa nấu cơm thi đua đến bữa trưa đầy vui tươi hạnh phúc vui vẻ tuy hơi mệt một chút! Từ việc cắm trại đến lúc đốt lửa trại, rồi văn nghệ, hội chợ ẩm thực. Tất cả đã được diễn ra cách tốt đẹp như trong sự sắp đặt hết sức kỳ diệu của Thiên Chúa. Cơn bão dường như biến tan. Ấy vậy chứ ở bên ngoài khuôn viên trại, bà con lương dân đang nháo nhào chuẩn bị ứng phó với cơn bão, nào mua dầu nến, mì tôm , thực phẩm dự trữ,… Thậm chí có những anh em lương dân còn nói “Người có đạo họ chẳng lo gì nhỉ, bão đến nơi rồi mà họ vẫn bình chân như vại”! Sau này tôi nghe bà con giáo dân kể lại như vậy. Một vài cán bộ thì khuyên ông Trùm nên cho các bạn trẻ giải tán đi vì tình hình bão gió hết sức phức tạp!
Hôm sau cũng thế, từ thánh lễ đến các hoạt động vui chơi, huấn luyện khác, thậm chí đến giờ kết thúc cuộc trại cũng đều diễn ra tốt đẹp như có “Ai Đó” sắp xếp ổn thỏa vậy! Đến nỗi lương dân phải trầm trồ và thán phục, sự lạ đã xảy ra cho những người có đạo này!
Đúng là trại hè tại Bổng Điền Thái Bình đã hiên ngang trong bão tố nhờ ơn lớn từ Trời, từ Thiên Chúa.
Trại hè năm nay cũng hết sức đặc biệt vì có Đức Cha Giáo Phận Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB tham dự cách hào hứng vui tươi, phấn khởi. Ngài đã tham dự đốt lửa trại, xem và chấm thi các trại viên biểu diễn văn nghệ, rồi chấm điểm và thưởng thức các món ẩm thực của từng trại. Chính ngài đã tạo thêm niềm hứng khởi cho các trại viên. Ngoài ra còn có cha Đaminh Quát Xứ Nam Lỗ, cha Martino Gia Dòng Đồng Công, cha Giuse Thưởng và cha Giuse Hưng Dòng Đaminh, cha Gioan Yên văn phòng Tòa Giám Mục, 2 thầy Dòng Biển Đức Thủ Đức (Thầy Dương và thầy Thắng). Chính các ngài như thổi thêm vào cho các trại sinh một luồng khí mới, làm cho cuộc trại thêm vui tươi và thành công.
Trại hè năm nay, chúng tôi nhắm đến việc giáo dục các bạn trẻ về tinh thần chia sẻ, quan tâm đến người khác, biết phục vụ người khác trong tinh thần quảng đại và dấn thân, có tinh thần truyền giáo thực sự. Vì vậy, chúng tôi đã chọn chủ đề của cuộc trại là “Đến với mọi người”. Các trò chơi thi đua, các hình thức vận động, các loại hình văn nghệ,… đều xoay quanh chủ đề này. Chẳng hạn, sáng ngày thứ hai của cuộc trại, chúng tôi đã cho các bạn trẻ rút thăm chia đội. Các bạn không còn trong đội theo Giáo Xứ, Giáo Họ của mình nữa, mà hòa nhập, hội nhập làm thành đội mới có các thành viên của các trại khác, Giáo Xứ khác. Lúc đầu tuy khó khăn, đầy bỡ ngỡ, nhiều xa lạ nhưng trước lạ sau quen, các bạn đã mau chóng liên kết với nhau để cùng nhau thi đua nấu ăn với các đội trại tương tự. Kết quả đến bất ngờ! Các bạn đã biết phối hợp với nhau cách nhịp nhàng, bảo nhau, nghe nhau làm việc cần mẫn để may ra đội mình giật giải chăng, cuối cùng, “đội ghép” số 7 đã giành giải nhất về cuộc thi nấu ăn. Tôi nhận thấy niềm vui hạnh phúc của các trại viên đội này không thua kém gì niềm vui hạnh phúc của trại viên của đội Giáo Xứ mình được giải. Điều đó chứng tỏ các trại viên đã chan hòa với mọi trại viên khác, coi mọi người là anh em, coi các bạn mình là đồng đội của mình.
Vui nhưng không quên nhiệm vụ. Đừng tưởng cắm trại chỉ là vui chơi cho thỏa thích, múa nhảy quay cuồng, vui chơi bề ngoài nhé! Chúng tôi đã phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động tâm linh, thiêng liêng và hoạt động vui chơi huấn luyện. Tất cả nhắm đến giáo dục con người toàn diện. Hai ngày đều có thánh lễ, chính các bạn lo giúp lễ, hát lễ, đọc sách thánh, đọc lời nguyện,… Kết thúc cuộc trại có giờ Chầu Thánh Thể chung để tạ ơn Chúa và dâng cuộc đời các bạn trẻ cho Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trời mưa làm cho sân ướt nhẹp, chơi các trò chơi tương đối khó khăn, trơn trượt, chân lấm lem bùn đất, nhưng các bạn đã chơi hết mình với tinh thần của tuổi trẻ!
Đêm văn nghệ do các bạn tự biên tự diễn nhưng đã để lại trong lòng người xem sự nể phục. Mặc dù chỉ là nghệ sĩ không chuyên nhưng các bạn đã thể hiện tính nghệ thuật tương đối cao! Bởi lẽ các bạn đã có thời gian chuẩn bị trước cả tháng trời. Các tiết mục rất phong phú nên làm cho người xem hứng khởi và muốn xem mãi!
Đêm Hội chợ ẩm thực cũng rất ấn tượng. Chúng tôi đã cùng với Đức cha Giáo Phận đi khắp các gian hàng vừa thưởng thức các món ăn do chính tay các bạn chế biến, vừa chấm điểm thi đua cho các bạn. Vì có định hướng phải phục vụ vô vị lợi, “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, phong cách mời chào, phục vụ tử tế lịch sự, trang phục truyền thống,… Tất cả đã tạo nên đêm Hội Chợ ẩm thực mang đậm nét văn hóa dân tộc nhưng cũng đậm đà nét văn hóa Kitô giáo là phục vụ, chia sẻ,…
Trại Hè Anphongsô III tưởng như diễn ra trong đợt bão tố, song lại thành công trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ai cũng bảo đó là một phép mầu, một phép lạ! Mà đúng như thế thật! Cuộc trại này đã để lại trong tâm hồn các bạn trẻ dấu ấn khó mờ phai. Chắc hẳn các bạn trẻ đã tích lũy cho mình những hành trang cần thiết, những bài học về đoàn kết yêu thương, chia sẻ, hy sinh, phục vụ, cộng tác, hiệp nhất, gắn bó keo sơn, những bài học về kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, những bài học về đời sống đức tin trong cộng đoàn Kitô hữu, những bài học về bổn phận trách nhiệm, những bài học về đón nhận nhau, coi nhau như anh em một nhà, con cùng một Cha Trên Trời,… Chắc hẳn những bài học đó, những kinh nghiệm quý báu đó sẽ góp phần không nhỏ giúp kết dệt nên cuộc đời của các bạn trẻ, giúp chắp cánh cho các bạn bay cao và bay xa. Các bạn hãy cố gắng đem những gì quý báu mình học được ra thực hành trong cuộc sống hầu tiến xa tiến mạnh trong đời sống người Kitô hữu. Mến chúc các bạn trẻ - trại viên luôn có Chúa cùng đồng hành, luôn thành đạt trong cuộc sống, luôn tràn trề niềm vui, hạnh phúc.
Chúng tôi hy vọng năm tới sẽ được gặp lại các bạn trong kỳ Trại Hè lớn hơn, quy mô hơn, “chuyên nghiệp” hơn, chuyên môn hơn, nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích hơn nữa. Chúng ta hãy cố gắng xây đắp để biến ước mơ đẹp này thành hiện thực nhé!
Lm. Thanh Quang CSsR
Khi nói về bão tố, chắc hẳn người miền Bắc nào cũng kinh khiếp và hãi hùng! Bởi lẽ, bão tố ở miền Bắc có sức tàn phá đến khủng khiếp. Do đó khi nghe cơn bão số 3 sắp ập đến, mọi người cuống cuồng lo chống bão, lo chuẩn bị đối phó với bão. Còn ai hơi đâu nữa mà trại với hè! Tuy nhiên chương trình Trại hè Anphongsô III dự định vào ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2011 chúng tôi đã lên sẵn. Việc chuẩn bị đã chu đáo, biết làm sao được? Đành liều một phen trong tin tưởng và phó thác vậy!
Xem hình trại hè
Theo truyền thống tốt đẹp hai năm trước, chúng tôi đã tổ chức trại hè Anphongsô tại Bổng Điền – Thái Bình cho các thanh thiếu niên Công Giáo. Năm nay chúng tôi tổ chức quy mô, bài bản và mở rộng hơn nhiều, liên vùng, liên Hạt, liên Giáo Phận. Chúng tôi tổ chức hầu hết vào dịp lễ mừng kính thánh Anphongsô – Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Năm nay, chúng tôi cũng tổ chức vào dịp này, song có sớm hơn một chút, tức là vào ngày 30 và 31.7.2011. Tuy nhiên, thời điểm này rơi vào đúng thời gian diễn ra cơn bão số 3 đầy phức tạp và nguy hiểm. Tối hôm trước, tức 29.7.2011, có rất nhiều trại trưởng đã gọi điện đến hỏi chúng tôi có tiếp tục cuộc trại không hay hoãn? Chúng tôi chỉ còn biết cách trả lời: “Hãy cố gắng đợi đến 4 giờ sáng mai trước giờ xuất phát nhé. Lúc đó các bạn sẽ biết cuộc trại có bị hoãn hay vẫn tiếp tục. Nhưng cú chuẩn bị sẵn sàng nhé!”. Phải làm bằng cách nào bây giờ vì các bạn trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc trại rồi? Vẫn giữ đúng kế hoạch? Bỏ cuộc? Hoãn? Hay dời vào một thời điểm nào đó thích hợp? Chúng tôi đã đưa ra rất nhiều phương án để đối phó với tình hình. Cuối cùng chúng tôi đã chọn phương án 1, tức là vẫn giữ nguyên kế hoạch như đã dự định, song trong tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa quan phòng!
Sáng sớm 30, theo đúng kế hoạch, các trại viên của các Giáo Xứ từ bốn phương kéo về nườm nượp, bất chấp thời tiết khắc nghiệt mưa gió bão bùng! Các bạn từ Giáo Xứ Nam Lỗ thuộc Hạt Đông Hưng qua, các bạn từ Xứ Tường Loan thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đến, rồi từ Xứ Cát Đàm, Xứ Nguyệt Lãng, Xứ Gia Lạc, Xứ Bồng Tiên, Xứ Thuận Nghiệp, Xứ An Lạc, Họ Thượng Điền thuộc Xứ Nghĩa Chính, Họ Tăng Bổng, Họ Bổng Điền thuộc Xứ Thuận Nghiệp đổ về.
Tổng cộng có 12 trại, gồm 4 thành viên trong ban tổ chức (cha Quản Nhiệm, thầy Phêrô Phúc, thầy Giuse Thủy, thầy Giuse Chức, 480 trại viên, 20 tình nguyện viên, 11 anh em đội trật tự an ninh, 5 anh chị em trong đội ẩm thực. Tổng cộng toàn bộ khoảng 520 người. Một con số quá lớn so với một địa điểm chật hẹp như Bổng Điền.
Các sắc màu, cờ quạt, lều bạt tung bay phất phới theo chiều gió giật mạnh của từng đợt gió của cơn bão số 3. Bất chấp tất cả. Chúng tôi chỉ biết sống trong cầu xin và phó thác trong tin tưởng thôi, không còn cách nào khác.
Đúng theo chương trình, mọi sự đều diễn ra tốt đẹp mà không hề bị cơn bão cản trở, từ khi tập trung đến thánh lễ mừng lễ thánh Anphongsô, từ hiệu lệnh được phát ra để chơi trò chơi lớn đi 6 cây số quanh các làng mạc, vừa đi vừa nấu cơm thi đua đến bữa trưa đầy vui tươi hạnh phúc vui vẻ tuy hơi mệt một chút! Từ việc cắm trại đến lúc đốt lửa trại, rồi văn nghệ, hội chợ ẩm thực. Tất cả đã được diễn ra cách tốt đẹp như trong sự sắp đặt hết sức kỳ diệu của Thiên Chúa. Cơn bão dường như biến tan. Ấy vậy chứ ở bên ngoài khuôn viên trại, bà con lương dân đang nháo nhào chuẩn bị ứng phó với cơn bão, nào mua dầu nến, mì tôm , thực phẩm dự trữ,… Thậm chí có những anh em lương dân còn nói “Người có đạo họ chẳng lo gì nhỉ, bão đến nơi rồi mà họ vẫn bình chân như vại”! Sau này tôi nghe bà con giáo dân kể lại như vậy. Một vài cán bộ thì khuyên ông Trùm nên cho các bạn trẻ giải tán đi vì tình hình bão gió hết sức phức tạp!
Hôm sau cũng thế, từ thánh lễ đến các hoạt động vui chơi, huấn luyện khác, thậm chí đến giờ kết thúc cuộc trại cũng đều diễn ra tốt đẹp như có “Ai Đó” sắp xếp ổn thỏa vậy! Đến nỗi lương dân phải trầm trồ và thán phục, sự lạ đã xảy ra cho những người có đạo này!
Đúng là trại hè tại Bổng Điền Thái Bình đã hiên ngang trong bão tố nhờ ơn lớn từ Trời, từ Thiên Chúa.
Trại hè năm nay cũng hết sức đặc biệt vì có Đức Cha Giáo Phận Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB tham dự cách hào hứng vui tươi, phấn khởi. Ngài đã tham dự đốt lửa trại, xem và chấm thi các trại viên biểu diễn văn nghệ, rồi chấm điểm và thưởng thức các món ẩm thực của từng trại. Chính ngài đã tạo thêm niềm hứng khởi cho các trại viên. Ngoài ra còn có cha Đaminh Quát Xứ Nam Lỗ, cha Martino Gia Dòng Đồng Công, cha Giuse Thưởng và cha Giuse Hưng Dòng Đaminh, cha Gioan Yên văn phòng Tòa Giám Mục, 2 thầy Dòng Biển Đức Thủ Đức (Thầy Dương và thầy Thắng). Chính các ngài như thổi thêm vào cho các trại sinh một luồng khí mới, làm cho cuộc trại thêm vui tươi và thành công.
Trại hè năm nay, chúng tôi nhắm đến việc giáo dục các bạn trẻ về tinh thần chia sẻ, quan tâm đến người khác, biết phục vụ người khác trong tinh thần quảng đại và dấn thân, có tinh thần truyền giáo thực sự. Vì vậy, chúng tôi đã chọn chủ đề của cuộc trại là “Đến với mọi người”. Các trò chơi thi đua, các hình thức vận động, các loại hình văn nghệ,… đều xoay quanh chủ đề này. Chẳng hạn, sáng ngày thứ hai của cuộc trại, chúng tôi đã cho các bạn trẻ rút thăm chia đội. Các bạn không còn trong đội theo Giáo Xứ, Giáo Họ của mình nữa, mà hòa nhập, hội nhập làm thành đội mới có các thành viên của các trại khác, Giáo Xứ khác. Lúc đầu tuy khó khăn, đầy bỡ ngỡ, nhiều xa lạ nhưng trước lạ sau quen, các bạn đã mau chóng liên kết với nhau để cùng nhau thi đua nấu ăn với các đội trại tương tự. Kết quả đến bất ngờ! Các bạn đã biết phối hợp với nhau cách nhịp nhàng, bảo nhau, nghe nhau làm việc cần mẫn để may ra đội mình giật giải chăng, cuối cùng, “đội ghép” số 7 đã giành giải nhất về cuộc thi nấu ăn. Tôi nhận thấy niềm vui hạnh phúc của các trại viên đội này không thua kém gì niềm vui hạnh phúc của trại viên của đội Giáo Xứ mình được giải. Điều đó chứng tỏ các trại viên đã chan hòa với mọi trại viên khác, coi mọi người là anh em, coi các bạn mình là đồng đội của mình.
Vui nhưng không quên nhiệm vụ. Đừng tưởng cắm trại chỉ là vui chơi cho thỏa thích, múa nhảy quay cuồng, vui chơi bề ngoài nhé! Chúng tôi đã phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động tâm linh, thiêng liêng và hoạt động vui chơi huấn luyện. Tất cả nhắm đến giáo dục con người toàn diện. Hai ngày đều có thánh lễ, chính các bạn lo giúp lễ, hát lễ, đọc sách thánh, đọc lời nguyện,… Kết thúc cuộc trại có giờ Chầu Thánh Thể chung để tạ ơn Chúa và dâng cuộc đời các bạn trẻ cho Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trời mưa làm cho sân ướt nhẹp, chơi các trò chơi tương đối khó khăn, trơn trượt, chân lấm lem bùn đất, nhưng các bạn đã chơi hết mình với tinh thần của tuổi trẻ!
Đêm văn nghệ do các bạn tự biên tự diễn nhưng đã để lại trong lòng người xem sự nể phục. Mặc dù chỉ là nghệ sĩ không chuyên nhưng các bạn đã thể hiện tính nghệ thuật tương đối cao! Bởi lẽ các bạn đã có thời gian chuẩn bị trước cả tháng trời. Các tiết mục rất phong phú nên làm cho người xem hứng khởi và muốn xem mãi!
Đêm Hội chợ ẩm thực cũng rất ấn tượng. Chúng tôi đã cùng với Đức cha Giáo Phận đi khắp các gian hàng vừa thưởng thức các món ăn do chính tay các bạn chế biến, vừa chấm điểm thi đua cho các bạn. Vì có định hướng phải phục vụ vô vị lợi, “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, phong cách mời chào, phục vụ tử tế lịch sự, trang phục truyền thống,… Tất cả đã tạo nên đêm Hội Chợ ẩm thực mang đậm nét văn hóa dân tộc nhưng cũng đậm đà nét văn hóa Kitô giáo là phục vụ, chia sẻ,…
Trại Hè Anphongsô III tưởng như diễn ra trong đợt bão tố, song lại thành công trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ai cũng bảo đó là một phép mầu, một phép lạ! Mà đúng như thế thật! Cuộc trại này đã để lại trong tâm hồn các bạn trẻ dấu ấn khó mờ phai. Chắc hẳn các bạn trẻ đã tích lũy cho mình những hành trang cần thiết, những bài học về đoàn kết yêu thương, chia sẻ, hy sinh, phục vụ, cộng tác, hiệp nhất, gắn bó keo sơn, những bài học về kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, những bài học về đời sống đức tin trong cộng đoàn Kitô hữu, những bài học về bổn phận trách nhiệm, những bài học về đón nhận nhau, coi nhau như anh em một nhà, con cùng một Cha Trên Trời,… Chắc hẳn những bài học đó, những kinh nghiệm quý báu đó sẽ góp phần không nhỏ giúp kết dệt nên cuộc đời của các bạn trẻ, giúp chắp cánh cho các bạn bay cao và bay xa. Các bạn hãy cố gắng đem những gì quý báu mình học được ra thực hành trong cuộc sống hầu tiến xa tiến mạnh trong đời sống người Kitô hữu. Mến chúc các bạn trẻ - trại viên luôn có Chúa cùng đồng hành, luôn thành đạt trong cuộc sống, luôn tràn trề niềm vui, hạnh phúc.
Chúng tôi hy vọng năm tới sẽ được gặp lại các bạn trong kỳ Trại Hè lớn hơn, quy mô hơn, “chuyên nghiệp” hơn, chuyên môn hơn, nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích hơn nữa. Chúng ta hãy cố gắng xây đắp để biến ước mơ đẹp này thành hiện thực nhé!
Lm. Thanh Quang CSsR
Đại hội Đức Mẹ La Vang Seatle
Nguyễn-Phương-Lan
21:42 03/08/2011
Thành phố Si - Tồ nắng ấm chói chang
Hân hoan chào mừng Đại Hội La Vang
Đoàn con cái Mẹ bốn phương đổ về
Trọn tình phó thác … gia đình an khang
Lần đầu tiên Đại Hội Đức Mẹ La Vang được tổ chức tại giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức thuộc thành phố Seattle trong 2 ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2011. Được biết ông Philip Trần và Sr. Theresia Nguyễn thuộc văn Phòng Mục Vụ Việt-Nam
đã được phép của Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain đứng ra tổ chức.và Ngài mong muốn được duy trì hàng năm giống như ngày hành hương Núi Đức Mẹ Sầu Bi ở Portland, Oregon, vào đầu tháng 7 vào dịp mừng lễ độc lập Hoa Kỳ.
Xem hình đại hội
Từ mấy tháng trước đã thấy quảng bá rộng rãi trên trang Web của Việt Catholic cũng như trên trang Web và trên tờ Niềm Tin của giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt-Nam tại Seattle. Do đó rất nhiều giáo dân tại Seattle và vùng phụ cận đều tỏ ra háo hức trông chờ ngày trọng đại này. Riêng ban tổ chức và quý Sơ thuộc dòng mến Thánh Giá và các ban ngành đã làm việc thật vất vả ngày đêm để chuẩn bị thật chu đáo. Vì là lần đầu tiên nên dĩ nhiên đã có rất nhiều khó khăn nhất là về tài chánh. Còn về nhân sự thì Chúa thương dân Việt-Nam mình lúc nào cũng sẵn sàng tiếp tay để làm sáng danh Chúa và làm đẹp lòng Đức Mẹ. Câu nói “vạn sự khởi đầu nan” quả thật không sai ! Nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đấy và ngày thứ bảy 30 tháng 7 vừa qua Đại Hội Đức Mẹ La Vang đã chính thức được khai mạc thật long trọng lúc 9:30 sáng dưới ánh nắng chan hòa của một ngày tuyệt đẹp. Seattle mưa nhiều hơn nắng nên chắc chắn ban tổ chức đã phó thác trong tay Đức Mẹ để xin Mẹ ban cho thời tiết thuận lợi. Vừa bước vào đã thấy một lễ đài thiết kế thật công phu và đẹp mắt nhìn giống như mặt tiền của một ngôi thánh đường.
Trước lễ đài môt đội trống gồm 30 em trong bộ đồng phục mầu đỏ bên cái trống khá to dưới sự điều khiển rất chuyên nghiệp của một trưởng ban trong bộ đồ mấu sa tanh trắng đầu đội khăn trắng. Bà con ở Auburn ai cũng ngạc nhiên khi thấy cha tuyên úy của cộng đoàn mình hôm nay đang đóng vai trò MC cũng rất chuyên nghiệp mặc dù cha nói “cha chỉ là MC bất đắc dĩ”. Đã có khoảng 1000 giáo dân tham dự Thánh Lễ khai mạc do đức cha Tri-Bửu-Thiên, giám mục Cần Thơ, chủ tế và giàng thuyết. Sau Thánh Lễ bà con ở lại lễ đài để nghe cha Nguyễn-Bá-Thông thuyết trình về đề tài “bảo hiểm …sống”. Bằng một giọng nói linh hoạt pha chút khôi hài ngài đã thu hút được sự chú ý liên tục của mọi người. Sau giờ nghỉ để ăn trưa, đúng 1 giờ quý cha Trần-Minh-Quân, cha Nguyễn-Bá-Thông, cha Nguyễn-Ngọc-Thảo, cha Đào-Quang-Chính và cha Bryan Dolejsi cùng quý giảng viên Mỹ, Việt chia nhau phụ trách nhiều đề tài bằng tiếng Việt và tiếng Anh tại nhiều địa điểm cho mọi lứa tuổi. Ai cũng được hưởng những “Món ăn tinh thần” quý giá tùy theo sở thích của mình ! Chương trình kéo dài tới 5:30PM nghỉ dùng bữa tối trong 1 tiếng đồng hồ. Các quán ăn thật là tấp nập và huyên náo…chỉ thiếu tiếng rao hàng và mời chào oang oang các thực khách qua lại như tại các quán ăn và các quán bán băng nhạc v.v tại Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Có lẽ trong tương lai nên tăng cường thêm nhiều quán ăn cũng như món ăn quốc hồn quốc túy khác như món … phở, bún bò huế v.v. và v.v. để phục vụ bà con ?
Đúng 6:30, Thánh Lễ đại trào do đức nguyện Tổng Giám Mục Alex J. Burnett chủ tế và 6 linh mục đồng tế. Mặt trời chiếu nay sao mà chói chang thế thật là tội nghiệp cho quý đức cha và quý cha ! Cậu giúp lễ vội vàng che dù cho đức tổng sợ ngài bị say nắng ! Bà con ngồi dưới không thể nhìn thấy mặt ngài vì dù đã che mất nên chụp hình hoặc quay video thấy hơi kỳ, Bài giảng chiều nay của ngài thật hay ! Ngài giảng mà nghe như thể ngài đang “tâm tình” và cảm thấy ngài thật gần gũi với giáo dân Việt-Nam nói chung và sự tích Đức Mẹ hiện ra ở La Vang nói riêng vì cá nhân ngài cũng đã đích thân tới viếng thánh địa La Vang ở Quảng trị. Nghe ngài cố gắng cử hành Thánh Lễ bằng tiếng Việt-Nam, tuy vẫn còn sai nhưng có lẽ ai cũng cảm thấy mến ngài vì ngài luôn tìm dịp để gần gũi giáo dân Việt-Nam. Ngay đầu lễ, ca đoàn tổng hợp đã đồng ca bài “ Ca khúc về bên Mẹ” của Trọng Nhân rất hay và điêu luyện nhất là 2 giọng solo nghe thật thấm thía với lời ca đầy ý nghĩa : “Đại Hội La Vang chúng con ghi nhớ ơn Mẹ. Về trong tin yêu chúng con dâng Mẹ yêu dấu. Lời kinh Mân Côi phá tan u tối rừng sâu. Lời Mẹ năm xưa giúp chúng con kiên vững bên Mẹ”. Cuối lễ đại diện ban tổ chức lên cám ơn đức nguyên tổng giám mục và tặng ngài món quà lưu niệm là chiếc áo T Shirt có in huy hiệu của Đại Hội La Vang. Ngài tươi cười cám ơn.
Trước giờ diễn nguyện và văn nghệ, vùng đất trống trước lễ đài đã đầy kín khán giả đang ngồi chờ khai mạc. Giọng nói của LM MC rất duyên giáng và lôi cuốn đã làm cho không khí thêm vui tươi và thoải mái. Phải công nhận chương trình văn nghệ thật xuất sắc và hấp dẫn nhất là phần diễn nguyện qua vở kịch diễn tà lại sự tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang đã hơn 200 năm … làm cho nhiều người xúc độn. Các màn trình diễn, màn vũ và ca múa của các cộng đoàn, đoàn thể cũng rất hay và đẹp mắt đã được hưởng những tráng pháo tay nồng nhiệt của mọi người. Đức nguyện TGM Brunett đã ở lại tới phút chót và ngài còn lên sân khấu khen ngợi rồi ban phép lành bình an cho mọi người. Cha MC còn yêu cầu bà con nối tay nhau hát bài kinh hòa bình trước khi ra về.
Bước sang ngày chúa nhật, ngay từ sang sớm mây đã che phủ bầu trời và nhiều nơi đã có mưa lâm râm khiến mọi người lo âu ? Hôm nay bà con đa số đều mặc áo ấm ngồi nghe cha Đào-Quang-Chính thuyết giảng vời đề tài “Việc sống đạo của người công giáo Việt-Nam trong lòng giáo hội Hoa Kỳ”. Giáo dân tới mỗi lúc một đông và bầu trời cũng trờ nên quang đãng từ từ. đôi lúc còn hé lên chút ánh nắng nhè nhẹ. Đúng 11 giờ cuộc cung nghinh Đức Mẹ La Vang bắt đầu có sự hiện diện của đức nguyên TGM Brunett và đức tân TGM Sartain cùng với 6 LM và thầy phó tế. Có khoảng hơn 2000 giáo dân gồm rất nhiều đoàn thể công giáo tiến hành cũng như nhiều cộng đoàn từ xa về tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ một cách thật long trọng và sốt sắng. Khi đoàn kiệu trở lại lễ đài, mọi người đều hướng về vùng đất trước lễ đài để thường thức màn dâng hoa thật hoành tráng và đẹp mắt của 50 thành viên, trẻ có, già có trong những bộ đồng phục đủ mầu sắc tạo lên bức tranh khá linh động. Các bó hoa tươi được kết lại chung quang hang chữ “ Tạ ơn Đức mẹ La Vang”. Tiếp theo là thánh lễ đại trào do đức TGM Sartain chủ tế, đức nguyên TGM Brunett và 7 cha và thầy phó tế cùng đồng tế. Cuối lễ, đại diện ban tổ chức lên ngỏ lời cám ơn quý đức TGM và tặng quà lưu niệm cho đức TGM Sartain. Ngài được 2 món quà : chiếc áo T Shirt có in huy hiệu đại hội và pho tượng Đức Mẹ La Vang. Ngài tỏ ra rất vui và cảm động khi đưa cao pho tượng Đức Mẹ kèm theo những tiếng cám ơn chân tình. Ngài khen ngợi sự thành công của đại hội và mong ước năm nào cũng sẽ tổ chức đại hội La Vang để tôn vinh Mẹ. Moi người hiện diện đều tỏ ra hoan hỉ và dành cho ngài một ràng pháo tay thật dài.
Phép lành cuối lễ đã kết thúc đại hội La Vang trong khi ca đoàn cất cao tiếng hát : “Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la, xin dâng lời cảm mến hòa theo tiềng hát dâng lên …”. Mọi người ra về trong ánh ánh nắng chan hòa với một tâm hồn tràn đầy hồng ân của Chúa và của Mẹ La Vang.
Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức vẫn còn thiếu xót nhưng ai cũng phải công nhận Đại Hội La Vang đã rất thành công ngoài sự mong đợi của ban tổ chức. Xin hẹn nhau ngày này sang năm !
Nguyễn-Phương-Lan
Kỳ thi tuyển sinh vào Chủng Viện Thánh Nicôla – Phan Thiết Niên khóa 2011-2012
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:00 03/08/2011
Kỳ thi tuyển sinh vào Chủng Viện Thánh Nicôla – Phan Thiết Niên khóa 2011-2012
Theo chương trình đào tạo chủng sinh hàng năm, Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết tổ chức kỳ thi tuyển từ ngày 2-3 tháng 8 năm 2011. Năm nay có 87 em dự thi.
Xem hình thi tuyển sinh
Hạt Đức Tánh: (8 xứ) 22 em
Chính Tâm: 9
Gia An: 5
Mẹ Vô Nhiễm: 1
Nghị Đức: 1
Tánh Linh: 1
Tư Tề: 1
Võ Đắt: 3
Đa Kai: 1
Hạt Hàm Tân: (13 xứ) 24 em
Bình An: 1
Cù Mi: 4
Đông Hà: 1
Gio Linh: 3
Hiệp An: 2
Mân Côi: 1
Phước An: 4
Tân Châu: 1
Tân Lý: 1
Tin Mừng: 1
Vinh Thanh: 2
Tân Tạo: 2
Thanh Xuân: 1
Hạt Hàm Thuận Nam: (9 xứ) 28 em
Hiện Xuống: 1
Hiệp Đức: 2
Hiệp Nghĩa: 3
Hòa Vinh: 9
Phaolô: 3
Thọ Tràng: 1
Thuận Nghĩa: 2
Vinh An: 3
Vinh Lưu: 4
Hạt Phan Thiết: (3 xứ) 6 em
La Dày: 1
Đông Hải: 1
Tầm Hưng: 4
Hạt Bắc Tuy: (3 xứ) 7em
Lương Sơn: 5
Phan Rí Cửa: 1
Long Hương: 1
Đặc biệt, Giáo xứ Chính tâm có 9 thí sinh, Giáo xứ Hòa Vinh có 9 thí sinh và Giáo xứ Lương Sơn có 5 thí sinh.
Từ chiều ngày 1.8, các chàng trai trẻ từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận đã tề tựu. Cha Giám đốc Chủng viện và các Thầy ân cần tiếp đón, hướng dẫn. Những thanh niên có ước muốn sống đời Linh mục Giáo phận, thật trẻ trung, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân, đang rộn ràng và thú vị tham quan Chủng Viện.
Trong 2 ngày, các thí sinh lần lượt thi 5 môn:
- GIÁO LÝ(hệ số 2): Theo chương trình từ lớp Thăng Tiến trở xuống (chương trình của Giáo phận Phan Thiết). Thời gian làm bài: 02 giờ.
- KINH NGUYỆN (hệ số 2): Các kinh Ban sáng, Ban tối và Ngày Chúa Nhật. Thời gian làm bài: 01 giờ.
- ANH NGỮ (hệ số 1): Chương trình từ lớp 12 trở xuống. Thời gian làm bài: 01 giờ.
- NGHỊ LUẬN(hệ số 2): Kiểm tra khả năng suy luận, phán đoán và khuynh hướng tự nhiên của ứng sinh. Thời gian làm bài: 02 giờ.
- TOÁN (hệ số 1): Chương trình từ lớp 12 trở xuống.Thời gian làm bài: 01 giờ.
Thánh lễ khởi đầu ngày mới xin Chúa chúc lành cho các thí sinh.
Đúng 8g sáng, tất cả thí sinh tập trung ở hội trường, nhận phiếu báo danh và nghe phổ biến nội quy và chương trình kỳ tuyển sinh.
Đến 8g45, Cha Giám Đốc Chủng Viện, Phêrô Nguyễn Thiên Cung gặp gỡ huấn từ.
Chào mừng tất cả anh em chúng con, 87 anh em từ các xứ đạo trong giáo phận. Chúng con đã đáp lại lời mời gọi của Chúa qua Giáo hội, đáp ứng lời mời gọi của Giáo phận và của Chủng viện Thánh Nicôla. Chúng con về đây dự kỳ thi tuyển này với một mơ ước rất thánh thiện đó là trở thành những linh mục của Chúa, những người sẽ cộng tác với Chúa xây dựng công trình Nước Thiên Chúa ở giữa cuộc đời này, những con người làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu trong cuộc đời này. Vì thế, thay mặt ban Giám đốc Chủng viện, ban tổ chức, cha chào mừng anh em chúng con.
Và đồng thời chúng con cũng biết rằng số lượng dự thi năm nay kể như khá cao, mấy năm trước 65 em chọn 12 em. Năm nay chúng con dự thi 87. Lúc đầu cha cứ ngỡ năm nay đăng ký dự thi chỉ vào khoảng 50, nhưng cha cũng không ngờ năm nay lại đông đảo như vậy. Điều đó, cha vẫn thường mong đợi nơi các cha xứ. Cha cám ơn các cha xứ, các gia đình. Từ cha xứ, anh em chúng con nhìn vào và thấy đời sống dâng hiến là lý tưởng rất cao đẹp. Đây là nỗi thầm ước của các giáo hội châu Âu cũng như châu Mỹ. Cha Thi, học bên Verona (Italia), ngài có nói với cha rằng: có một cha ở Ý nói các cha ở Việt Nam điên; cha hỏi tại sao lại nói là giáo hội Việt Nam điên; họ nói rằng: trong khi bên châu Âu ít người đi tu, và có những người nào chọn lựa đời sống dâng hiến thì họ mừng lắm, mà bên Việt Nam của mình thì đi mà lại loại người ta, cho nên họ bảo giáo hội Việt Nam điên. Không phải là loại, mà là do hoàn cảnh. Thứ nhất: cơ sở vật chất, ở chủng viện Nicôla này chỉ chứa được tối đa là 45 chủng sinh thôi; thứ hai là nguồn tài chánh để nuôi chúng con ăn học rất hạn hẹp. Đồng thời trước đây các chủng viện Xuân Lộc, Sài Gòn họ chỉ nhận có 7, 8 Chủng sinh, thậm chí có năm chỉ 6, 7 người. Mấy năm gần đây họ nhận 12. Năm nay, cám ơn Chúa, ĐCV Xuân Lộc sẽ nhận 14 thầy Phan Thiết, và ĐCV Sài Gòn nhận 2 thầy Phan Thiết. Vì những nhu cầu đó, nên ban giám đốc quyết định sẽ tuyển vào 14 chủng sinh trong 87 anh em chúng con. Chúng con biết ngoài ĐCV Vinh Thanh, thi tuyển 400 em mà chỉ lấy 60 thôi. Vừa rồi cha dự hội nghị ban ban Giám đốc của các ĐCV toàn quốc, hỏi ra có lẽ chủng viện Nicôla là một trong những chủng viện ở Việt Nam thi khó hơn một chút, bởi vì các chủng viện khác thi chỉ 2 hoặc 3 môn, còn chủng viện thánh Nicôla thì 5 môn. Ở đây chúng ta không nhìn ở góc độ thế gian mà chúng ta nhìn từ góc độ đức tin. Chúng con đến đây đáp lời mời gọi ban đầu của Chúa, của giáo hội, và nếu Chúa gọi chúng con, Chúa chọn chúng con thì Chúa sẽ cho chúng con vượt qua kỳ thi này. Ở đây không phải vấn đề con người mà vấn đề của Chúa. Vì thế, chúng ta tổ chức kỳ thi này không như ngoài thế gian, nhưng chúng ta có cái nhìn đức tin, nếu Chúa chọn chúng con thì Chúa sẽ ban cho chúng con để vượt qua kỳ thi tuyển này. Nếu năm nay, có ai thi trượt và nếu còn nhỏ tuổi, chúng con sẽ thi năm tới. Trước đây có em thi 3 lần mà cũng không đậu, cuối cùng xin lần thứ tư, cha từ chối, cha bảo con thi 3 lần rồi, đây là lần thứ 4 chắc ý Chúa không chọn cho nên con đi đường khác, con thi 3 lần, tuổi cũng đã quá. Vì thế, chúng con cũng thông cảm cho giáo phận, thông cảm cho chủng viện, không phải giáo phận điên giống như ông cha ở bên Ý nói nhưng mà vì điều kiện chủng viện không thể đón nhận được, và nếu năm nay chúng con chưa được thì có thể năm tới, năm tới nữa, hoặc có thể anh em chúng con đi vào các dòng khác, dòng Tên, dòng Đa Minh, dòng Phanxicô…, các tu hội, hoặc còn nếu Chúa không gọi thì anh em chúng con ở nhà, phục vụ các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn. Và nếu anh em chúng con có khả năng, hãy thi vào các trường cao đẳng, đại học, chúng con sẽ truyền giáo trong những môi trường đó. Nếu chúng con yêu mến Chúa yêu mến giáo hội thì chúng con không thiếu điều kiện để phục vụ, chúng con cộng tác với Thiên Chúa, với giáo hội để xây dựng Nước Thiên Chúa ở trong cuộc đời này.
Hôm nay, cha cũng muốn gợi cho chúng con tầm nhìn rộng lớn như thế để chúng con bình tĩnh đi vào cuộc thi này. Cha cũng cầu chúc chúng con trải qua kỳ thi cách tốt đẹp. Được hay không được, không phải chỉ là vấn đề của chúng con mà còn là vấn đề của Chúa.
Một lần nữa, thay mặt ban giám đốc, thay mặt ban tổ chức chương trình thi tuyển chủng viện thánh Nicôla niên khóa 2011-2012, cha chào mừng tất cả chúng con và cầu chúc chúng con trong mấy ngày ngắn ngủi trong chủng viện, chúng con hít thở được bầu không khí linh thiêng, bầu không khí hiệp thông giữa anh em chúng con trong cùng một giáo hội, cùng một giáo phận.
CHƯƠNG TRÌNH
Ngày 2.8
- 9g00 - 11g00: Thi Giáo lý
- 11g15: Viếng Thánh Thể
- 11g30: Cơm trưa và nghỉ trưa
- 13g30: Thức dậy
- 14g00 - 15g00: Thi viết về các Kinh Nguyện
- 15g15 - 16g15: Thi môn Anh ngữ
- 6g15 - 17g30: Thể thao - Tắm giặt …
- 17g30 - 17g45: Đọc kinh
- 18g00: Cơm tối
- 19g15: Sinh hoạt
- 20g30: Đọc Kinh tối - Nghỉ đêm.
Ngày 3.8
- 4g30: Thức dậy
- 5g15: Đọc kinh - Thánh lễ
- 6g30: Điểm tâm
- 7g30 - 9g30: Thi môn Nghị luận
- 9g45 - 10g45: Thi môn Toán
- 11g15: Viếng Thánh Thể
- 11g30: Cơm trưa – Chia tay.
Các thí sinh được phân chia vào 3 phòng thi. Có 8 Đại Chủng Sinh coi thi. Nhìn chung, các thí sinh làm bài rất nghiêm túc.
Từ gia đình, giáo xứ và các thí sinh, từng ngày hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ được công bố vào đầu tháng 9.
Đào tạo linh mục bao gồm cả 3 thời kỳ:
– Tiền Chủng Viện: thời kỳ đào tạo tại Giáo phận
– Tại Đại Chủng Viện: thời kỳ đào tạo 5-7 năm.
– Sau Chủng Viện: thường huấn
GHVN qua các Giám Mục đã luôn ý thức “việc đào tạo linh mục” là vô cùng quan trọng. Theo hướng dẫn của CĐ Vatican II, việc đào tạo linh mục luôn đi đôi với việc tổ chức Chủng Viện (x. OT 1): cụ thể là cơ sở và sinh hoạt của Chủng Viện luôn được các Giám mục và cộng đoàn dân Chúa quan tâm một cách đặc biệt.
Mỗi giáo phận với sự quan tâm của Giám Mục, tùy theo hoàn cảnh địa phương, đã luôn có những sáng kiến rất linh động để chăm lo công việc đào tạo linh mục.
Các Chủng sinh hôm nay, noi gương Thánh Tử Đạo - Chủng Sinh Tôma Trần Văn Thiện, người học trò giương mẫu can trường đã cương quyết dấn thân cho đến cùng theo ơn gọi, không hề nao núng giữa những cản trở và thử thách đau thương.
Các bạn trẻ mạnh dạn và cương quyết tìm cho mình một lẽ sống đích thực và đúng đắn trong lý tưởng ơn gọi linh mục. Thật đáng quý, đáng trân trọng. Xin Chúa nâng đỡ các bạn trong hành trình theo Chúa mỗi ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Theo chương trình đào tạo chủng sinh hàng năm, Chủng Viện Thánh Nicôla Phan Thiết tổ chức kỳ thi tuyển từ ngày 2-3 tháng 8 năm 2011. Năm nay có 87 em dự thi.
Xem hình thi tuyển sinh
Hạt Đức Tánh: (8 xứ) 22 em
Chính Tâm: 9
Gia An: 5
Mẹ Vô Nhiễm: 1
Nghị Đức: 1
Tánh Linh: 1
Tư Tề: 1
Võ Đắt: 3
Đa Kai: 1
Hạt Hàm Tân: (13 xứ) 24 em
Bình An: 1
Cù Mi: 4
Đông Hà: 1
Gio Linh: 3
Hiệp An: 2
Mân Côi: 1
Phước An: 4
Tân Châu: 1
Tân Lý: 1
Tin Mừng: 1
Vinh Thanh: 2
Tân Tạo: 2
Thanh Xuân: 1
Hạt Hàm Thuận Nam: (9 xứ) 28 em
Hiện Xuống: 1
Hiệp Đức: 2
Hiệp Nghĩa: 3
Hòa Vinh: 9
Phaolô: 3
Thọ Tràng: 1
Thuận Nghĩa: 2
Vinh An: 3
Vinh Lưu: 4
Hạt Phan Thiết: (3 xứ) 6 em
La Dày: 1
Đông Hải: 1
Tầm Hưng: 4
Hạt Bắc Tuy: (3 xứ) 7em
Lương Sơn: 5
Phan Rí Cửa: 1
Long Hương: 1
Đặc biệt, Giáo xứ Chính tâm có 9 thí sinh, Giáo xứ Hòa Vinh có 9 thí sinh và Giáo xứ Lương Sơn có 5 thí sinh.
Từ chiều ngày 1.8, các chàng trai trẻ từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận đã tề tựu. Cha Giám đốc Chủng viện và các Thầy ân cần tiếp đón, hướng dẫn. Những thanh niên có ước muốn sống đời Linh mục Giáo phận, thật trẻ trung, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân, đang rộn ràng và thú vị tham quan Chủng Viện.
Trong 2 ngày, các thí sinh lần lượt thi 5 môn:
- GIÁO LÝ(hệ số 2): Theo chương trình từ lớp Thăng Tiến trở xuống (chương trình của Giáo phận Phan Thiết). Thời gian làm bài: 02 giờ.
- KINH NGUYỆN (hệ số 2): Các kinh Ban sáng, Ban tối và Ngày Chúa Nhật. Thời gian làm bài: 01 giờ.
- ANH NGỮ (hệ số 1): Chương trình từ lớp 12 trở xuống. Thời gian làm bài: 01 giờ.
- NGHỊ LUẬN(hệ số 2): Kiểm tra khả năng suy luận, phán đoán và khuynh hướng tự nhiên của ứng sinh. Thời gian làm bài: 02 giờ.
- TOÁN (hệ số 1): Chương trình từ lớp 12 trở xuống.Thời gian làm bài: 01 giờ.
Thánh lễ khởi đầu ngày mới xin Chúa chúc lành cho các thí sinh.
Đúng 8g sáng, tất cả thí sinh tập trung ở hội trường, nhận phiếu báo danh và nghe phổ biến nội quy và chương trình kỳ tuyển sinh.
Đến 8g45, Cha Giám Đốc Chủng Viện, Phêrô Nguyễn Thiên Cung gặp gỡ huấn từ.
Chào mừng tất cả anh em chúng con, 87 anh em từ các xứ đạo trong giáo phận. Chúng con đã đáp lại lời mời gọi của Chúa qua Giáo hội, đáp ứng lời mời gọi của Giáo phận và của Chủng viện Thánh Nicôla. Chúng con về đây dự kỳ thi tuyển này với một mơ ước rất thánh thiện đó là trở thành những linh mục của Chúa, những người sẽ cộng tác với Chúa xây dựng công trình Nước Thiên Chúa ở giữa cuộc đời này, những con người làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu trong cuộc đời này. Vì thế, thay mặt ban Giám đốc Chủng viện, ban tổ chức, cha chào mừng anh em chúng con.
Và đồng thời chúng con cũng biết rằng số lượng dự thi năm nay kể như khá cao, mấy năm trước 65 em chọn 12 em. Năm nay chúng con dự thi 87. Lúc đầu cha cứ ngỡ năm nay đăng ký dự thi chỉ vào khoảng 50, nhưng cha cũng không ngờ năm nay lại đông đảo như vậy. Điều đó, cha vẫn thường mong đợi nơi các cha xứ. Cha cám ơn các cha xứ, các gia đình. Từ cha xứ, anh em chúng con nhìn vào và thấy đời sống dâng hiến là lý tưởng rất cao đẹp. Đây là nỗi thầm ước của các giáo hội châu Âu cũng như châu Mỹ. Cha Thi, học bên Verona (Italia), ngài có nói với cha rằng: có một cha ở Ý nói các cha ở Việt Nam điên; cha hỏi tại sao lại nói là giáo hội Việt Nam điên; họ nói rằng: trong khi bên châu Âu ít người đi tu, và có những người nào chọn lựa đời sống dâng hiến thì họ mừng lắm, mà bên Việt Nam của mình thì đi mà lại loại người ta, cho nên họ bảo giáo hội Việt Nam điên. Không phải là loại, mà là do hoàn cảnh. Thứ nhất: cơ sở vật chất, ở chủng viện Nicôla này chỉ chứa được tối đa là 45 chủng sinh thôi; thứ hai là nguồn tài chánh để nuôi chúng con ăn học rất hạn hẹp. Đồng thời trước đây các chủng viện Xuân Lộc, Sài Gòn họ chỉ nhận có 7, 8 Chủng sinh, thậm chí có năm chỉ 6, 7 người. Mấy năm gần đây họ nhận 12. Năm nay, cám ơn Chúa, ĐCV Xuân Lộc sẽ nhận 14 thầy Phan Thiết, và ĐCV Sài Gòn nhận 2 thầy Phan Thiết. Vì những nhu cầu đó, nên ban giám đốc quyết định sẽ tuyển vào 14 chủng sinh trong 87 anh em chúng con. Chúng con biết ngoài ĐCV Vinh Thanh, thi tuyển 400 em mà chỉ lấy 60 thôi. Vừa rồi cha dự hội nghị ban ban Giám đốc của các ĐCV toàn quốc, hỏi ra có lẽ chủng viện Nicôla là một trong những chủng viện ở Việt Nam thi khó hơn một chút, bởi vì các chủng viện khác thi chỉ 2 hoặc 3 môn, còn chủng viện thánh Nicôla thì 5 môn. Ở đây chúng ta không nhìn ở góc độ thế gian mà chúng ta nhìn từ góc độ đức tin. Chúng con đến đây đáp lời mời gọi ban đầu của Chúa, của giáo hội, và nếu Chúa gọi chúng con, Chúa chọn chúng con thì Chúa sẽ cho chúng con vượt qua kỳ thi này. Ở đây không phải vấn đề con người mà vấn đề của Chúa. Vì thế, chúng ta tổ chức kỳ thi này không như ngoài thế gian, nhưng chúng ta có cái nhìn đức tin, nếu Chúa chọn chúng con thì Chúa sẽ ban cho chúng con để vượt qua kỳ thi tuyển này. Nếu năm nay, có ai thi trượt và nếu còn nhỏ tuổi, chúng con sẽ thi năm tới. Trước đây có em thi 3 lần mà cũng không đậu, cuối cùng xin lần thứ tư, cha từ chối, cha bảo con thi 3 lần rồi, đây là lần thứ 4 chắc ý Chúa không chọn cho nên con đi đường khác, con thi 3 lần, tuổi cũng đã quá. Vì thế, chúng con cũng thông cảm cho giáo phận, thông cảm cho chủng viện, không phải giáo phận điên giống như ông cha ở bên Ý nói nhưng mà vì điều kiện chủng viện không thể đón nhận được, và nếu năm nay chúng con chưa được thì có thể năm tới, năm tới nữa, hoặc có thể anh em chúng con đi vào các dòng khác, dòng Tên, dòng Đa Minh, dòng Phanxicô…, các tu hội, hoặc còn nếu Chúa không gọi thì anh em chúng con ở nhà, phục vụ các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn. Và nếu anh em chúng con có khả năng, hãy thi vào các trường cao đẳng, đại học, chúng con sẽ truyền giáo trong những môi trường đó. Nếu chúng con yêu mến Chúa yêu mến giáo hội thì chúng con không thiếu điều kiện để phục vụ, chúng con cộng tác với Thiên Chúa, với giáo hội để xây dựng Nước Thiên Chúa ở trong cuộc đời này.
Hôm nay, cha cũng muốn gợi cho chúng con tầm nhìn rộng lớn như thế để chúng con bình tĩnh đi vào cuộc thi này. Cha cũng cầu chúc chúng con trải qua kỳ thi cách tốt đẹp. Được hay không được, không phải chỉ là vấn đề của chúng con mà còn là vấn đề của Chúa.
Một lần nữa, thay mặt ban giám đốc, thay mặt ban tổ chức chương trình thi tuyển chủng viện thánh Nicôla niên khóa 2011-2012, cha chào mừng tất cả chúng con và cầu chúc chúng con trong mấy ngày ngắn ngủi trong chủng viện, chúng con hít thở được bầu không khí linh thiêng, bầu không khí hiệp thông giữa anh em chúng con trong cùng một giáo hội, cùng một giáo phận.
CHƯƠNG TRÌNH
Ngày 2.8
- 9g00 - 11g00: Thi Giáo lý
- 11g15: Viếng Thánh Thể
- 11g30: Cơm trưa và nghỉ trưa
- 13g30: Thức dậy
- 14g00 - 15g00: Thi viết về các Kinh Nguyện
- 15g15 - 16g15: Thi môn Anh ngữ
- 6g15 - 17g30: Thể thao - Tắm giặt …
- 17g30 - 17g45: Đọc kinh
- 18g00: Cơm tối
- 19g15: Sinh hoạt
- 20g30: Đọc Kinh tối - Nghỉ đêm.
Ngày 3.8
- 4g30: Thức dậy
- 5g15: Đọc kinh - Thánh lễ
- 6g30: Điểm tâm
- 7g30 - 9g30: Thi môn Nghị luận
- 9g45 - 10g45: Thi môn Toán
- 11g15: Viếng Thánh Thể
- 11g30: Cơm trưa – Chia tay.
Các thí sinh được phân chia vào 3 phòng thi. Có 8 Đại Chủng Sinh coi thi. Nhìn chung, các thí sinh làm bài rất nghiêm túc.
Từ gia đình, giáo xứ và các thí sinh, từng ngày hồi hộp chờ đợi kết quả sẽ được công bố vào đầu tháng 9.
Đào tạo linh mục bao gồm cả 3 thời kỳ:
– Tiền Chủng Viện: thời kỳ đào tạo tại Giáo phận
– Tại Đại Chủng Viện: thời kỳ đào tạo 5-7 năm.
– Sau Chủng Viện: thường huấn
GHVN qua các Giám Mục đã luôn ý thức “việc đào tạo linh mục” là vô cùng quan trọng. Theo hướng dẫn của CĐ Vatican II, việc đào tạo linh mục luôn đi đôi với việc tổ chức Chủng Viện (x. OT 1): cụ thể là cơ sở và sinh hoạt của Chủng Viện luôn được các Giám mục và cộng đoàn dân Chúa quan tâm một cách đặc biệt.
Mỗi giáo phận với sự quan tâm của Giám Mục, tùy theo hoàn cảnh địa phương, đã luôn có những sáng kiến rất linh động để chăm lo công việc đào tạo linh mục.
Các Chủng sinh hôm nay, noi gương Thánh Tử Đạo - Chủng Sinh Tôma Trần Văn Thiện, người học trò giương mẫu can trường đã cương quyết dấn thân cho đến cùng theo ơn gọi, không hề nao núng giữa những cản trở và thử thách đau thương.
Các bạn trẻ mạnh dạn và cương quyết tìm cho mình một lẽ sống đích thực và đúng đắn trong lý tưởng ơn gọi linh mục. Thật đáng quý, đáng trân trọng. Xin Chúa nâng đỡ các bạn trong hành trình theo Chúa mỗi ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bắt Cha Lý, giữ y án tù luật sư Cù Huy Hà Vũ làm gia tăng bất mãn tại Việt Nam
Kelly-Ann Nguyen
06:31 03/08/2011
Nhà nước cộng sản Việt Nam đã khơi nên một làn sóng bất mãn nữa sau khi bắt giam một linh mục bất đồng chính kiến đang đau yếu và giữ y án 7 năm tù đối với một nhân vật chống đối khác.
Hàng trăm người đã tụ tập trước Tòa Án Tối Cao tại Hà Nội hôm thứ Ba để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng trong nước. Bị can, ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi đã bị giam từ tháng 11 năm ngoái, bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước vì đã đưa lên mạng và trả lời phỏng vấn “xuyên tạc thể chế và chính sách của đảng và nhà nước”.
Lúc 7 giờ tối hôm qua, sau một phiên phúc thẩm bắt đầu từ 8:30 sáng, Nguyễn Sơn, chánh án đã quyết định y án cho rằng không có cơ sở để thay đổi để thay đổi bản án.
Vụ án này đã dẫn đến “một sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng chưa từng có” khắp mọi tầng lớp dân chúng, được thể hiện trên mạng. Human Rights Watch có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết như trên. Dù không đăng ký hành nghề luật tại Việt Nam, văn phòng luật sư của ông đứng chung với vợ đã đảm nhận nhiều vụ án với nhiều tranh cãi. Một năm trước đây, ông Vũ đã nổi bật khi dám đứng ra cãi cho các giáo dân Công Giáo, những người bị bắt vì tham dự trong một đám tang tại một nghĩa trang mà nhà nước chiếm đoạt của họ.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu, 25 tháng 7, công an đã đến Tòa Giám Mục Huế để bắt đi cha Nguyễn Văn Lý. Vị linh mục đau yếu ở tuổi 64 đã bị đưa trở vào nhà giam bằng xe cứu thương.
Từ năm 1977 đến nay, cha Lý đã phải ngồi tù 17 năm vì kêu gọi các nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận và các nhân quyền khác. Ngài đã ngồi tù một năm từ 1977 đến 1978, sau đó lại 9 năm nữa từ tháng 5/1983 đến tháng 7/1992 vì bị cáo buộc là “chống cách mạng và phá hoại khối đoàn kết toàn dân”. Ngày 17/5/2001, ngài lại bị bắt tại giáo xứ An Truyền. Sau đó, ngài được trả tự do vào tháng Hai năm 2004.
Ngày 19/2/2007, công an lại bố ráp Tòa Giám Mục Huế tịch thu máy vi tính và bắt giữ ngài. Một tháng sau ngài bị xử 8 năm tù và 5 năm quản chế.
Sau một thời gian dài sống trong những điều kiện khắc nghiệt và thường là trong các ngục kiên giam, ngài bị tai biến mạch máu não vào tháng 11 năm 2009. Ngài không được chẩn trị và điều trị thích đáng nhưng chỉ đơn giản là được chuyển từ trại giam vào một bệnh viện tù tại Hà Nội hai tuần sau đó. Dù bị liệt một phần, ngài bị buộc trở lại nhà tù hôm 11/12/2009. Ngài chỉ được trả tự do tạm hôm 15 tháng Ba năm ngoái để chạy chữa khối u não.
Các nguồn tin Công Giáo điạ phương cho biết ngài vẫn còn trong tìng trạng sức khoẻ rất tệ. Nhà nước nói là ngài bị bắt lại vì đã tán phát các tài liệu chống lại chế độ trong thời gian được ân xá.
Người Công Giáo đã thắp nến cầu nguyện cho cha Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ và đất nước trước hoạ ngoại xâm của Trung quốc tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội với hơn 2500 người Công Giáo và cả không Công Giáo tham dự.
Đứng trước nguy cơ dân chúng nổi dậy tiếp theo những cuộc biểu tình chống Trung quốc mỗi Chúa Nhật, xem ra nhà nước Việt Nam đang chọn giải pháp đàn áp để duy trì cái chế độ thối nát bằng mọi giá.
Lúc 7 giờ tối hôm qua, sau một phiên phúc thẩm bắt đầu từ 8:30 sáng, Nguyễn Sơn, chánh án đã quyết định y án cho rằng không có cơ sở để thay đổi để thay đổi bản án.
Vụ án này đã dẫn đến “một sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng chưa từng có” khắp mọi tầng lớp dân chúng, được thể hiện trên mạng. Human Rights Watch có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết như trên. Dù không đăng ký hành nghề luật tại Việt Nam, văn phòng luật sư của ông đứng chung với vợ đã đảm nhận nhiều vụ án với nhiều tranh cãi. Một năm trước đây, ông Vũ đã nổi bật khi dám đứng ra cãi cho các giáo dân Công Giáo, những người bị bắt vì tham dự trong một đám tang tại một nghĩa trang mà nhà nước chiếm đoạt của họ.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu, 25 tháng 7, công an đã đến Tòa Giám Mục Huế để bắt đi cha Nguyễn Văn Lý. Vị linh mục đau yếu ở tuổi 64 đã bị đưa trở vào nhà giam bằng xe cứu thương.
Từ năm 1977 đến nay, cha Lý đã phải ngồi tù 17 năm vì kêu gọi các nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận và các nhân quyền khác. Ngài đã ngồi tù một năm từ 1977 đến 1978, sau đó lại 9 năm nữa từ tháng 5/1983 đến tháng 7/1992 vì bị cáo buộc là “chống cách mạng và phá hoại khối đoàn kết toàn dân”. Ngày 17/5/2001, ngài lại bị bắt tại giáo xứ An Truyền. Sau đó, ngài được trả tự do vào tháng Hai năm 2004.
Ngày 19/2/2007, công an lại bố ráp Tòa Giám Mục Huế tịch thu máy vi tính và bắt giữ ngài. Một tháng sau ngài bị xử 8 năm tù và 5 năm quản chế.
Sau một thời gian dài sống trong những điều kiện khắc nghiệt và thường là trong các ngục kiên giam, ngài bị tai biến mạch máu não vào tháng 11 năm 2009. Ngài không được chẩn trị và điều trị thích đáng nhưng chỉ đơn giản là được chuyển từ trại giam vào một bệnh viện tù tại Hà Nội hai tuần sau đó. Dù bị liệt một phần, ngài bị buộc trở lại nhà tù hôm 11/12/2009. Ngài chỉ được trả tự do tạm hôm 15 tháng Ba năm ngoái để chạy chữa khối u não.
Các nguồn tin Công Giáo điạ phương cho biết ngài vẫn còn trong tìng trạng sức khoẻ rất tệ. Nhà nước nói là ngài bị bắt lại vì đã tán phát các tài liệu chống lại chế độ trong thời gian được ân xá.
Người Công Giáo đã thắp nến cầu nguyện cho cha Lý, luật sư Cù Huy Hà Vũ và đất nước trước hoạ ngoại xâm của Trung quốc tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội với hơn 2500 người Công Giáo và cả không Công Giáo tham dự.
Đứng trước nguy cơ dân chúng nổi dậy tiếp theo những cuộc biểu tình chống Trung quốc mỗi Chúa Nhật, xem ra nhà nước Việt Nam đang chọn giải pháp đàn áp để duy trì cái chế độ thối nát bằng mọi giá.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một linh đạo đời
Vũ Văn An
04:19 03/08/2011
Xét cho cùng, linh đạo nào cũng phát sinh trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, do hoàn cảnh và tình huống thời đại tạo ra. Ngay các soạn giả Tin Mừng cũng không viết ra các tác phẩm của mình từ những điều hoàn toàn lạ hoắc (de novo). Bởi vì Thiên Chúa hiện diện bên trong và cùng với những cộng đồng. Sự hiện diện này được các nhà văn, các diễn giả và cả các thính giả hay độc giả của họ mô tả, nói lên. Mỗi người trong số họ lên khuôn cho nền linh đạo ấy một cách khác nhau tùy theo góc nhìn của mình.
Nhờ thế, ta biết ta vốn thuộc một lịch sử lâu dài, ta có một gia tài kếch xù, cả một kho tàng các nền linh đạo thâm sâu ngay trong Giáo Hội Công Giáo, mà thông thường, người ta hay dùng tên các dòng tu để đặt tên cho: linh đạo Biển Đức, linh đạo Đa Minh, linh đạo Phan Sinh, linh đạo Cát Minh, linh đạo Xi Tô, linh đạo Dòng Tên, và nhiều linh đạo khác. Nhưng nếu xem sét cho kỹ, ta thấy mỗi nền linh đạo này đều là để đáp ứng một nhu cầu tức khắc nào đó của xã hội hay của Nhiệm Thể Chúa Kitô, đưa ra một lối giải thích nào đó về quá khứ với mục tiêu phục vụ tương lai.
Đối với người giáo dân của thế kỷ 21, hình như họ cảm thấy mình có trách nhiệm phải tự tìm lấy một nền linh đạo riêng, rộng đủ và sâu đủ cho chính cuộc sống họ và cho cả những công việc làm ăn mà hiện họ có nhiệm vụ phải lao đầu vào. Và để làm việc này, họ thấy họ phải thích ứng truyền thống lâu dài và phong phú, có khi phải tái sáng chế ra nó nữa, để nhìn ra điều Thiên Chúa muốn nói với ta ngay trong lúc này và vì tương lai mai hậu.
Nền linh đạo này chắc chắn phải mới mẻ vì ta được khuyến khích học biết Thiên Chúa giữa những hoàn cảnh thật khác. Hàng loạt các kỹ thuật tân tiến cách phân ta khỏi kinh nghiệm của tổ tiên và việc phân rẽ này trầm trọng đến nỗi ta khó có thể tưởng tượng được việc sống trong một thế giới trước khi có penicillin, trước khi có máy bay, trước khi có điện thoại, là như thế nào. Nhiều cơ cấu mới về xã hội cũng đang thay đổi lối sống linh đạo của ta.
Dù gì, ta cũng đã đang thực hành một nền linh đạo đời rồi. Điều tất cả chúng ta đang làm là giao hòa, có thể nói như vậy, Đấng Thiên Chúa của cảm nghiệm hàng ngày, Đấng Thiên Chúa mà bạn gặp mặt trong những cuộc chạm trán giữa các nhân cách, trong những dồn dập thúc bách khôn nguôi của thời biểu, hạn chót, và trong cái bản chất không thể nào tha thứ được của đồng hồ và lịch bản, với Đấng Thiên Chúa mà bản chất của Người đã được mạc khải cho bạn lần đầu lúc còn thơ, Đấng Thiên Chúa có lẽ bạn gặp trong rừng, hay ngoài bãi biển, hay trong ánh sáng chan hòa trên các cửa kính mầu, hay trong Thánh Thể, hay trong kinh mân côi, hay trong lời cầu nguyện của bà nội bà ngoại, của tình yêu cha mẹ.
Nói tóm lại, bạn đang dấn thân vào một diễn trình, nhiều người gọi là một cuộc hành trình, trong đó, bạn sẽ biết Thiên Chúa cách sâu sắc hơn, nhờ nhận biết rằng Người hành động trong chính các thực tại hàng ngày của bạn, nghĩa là giữa thế giới công việc, giữa những căng thẳng và niềm vui của liên hệ bản thân, giữa cuộc sống gia đình, giữa tình bè bạn, giữa những công việc hợp tác do gợi hứng bản thân hay tập thể tạo ra.
Phải làm gì để nhận ra Thần Trí Thiên Chúa đang hành động trong đời?
Những người làm việc trong các nhà cao tầng, nhất là tại những thành phố như New York, hẳn cũng đều có chung cảm tưởng này: từ đó nhìn xuống, các nhà thờ chính tòa của họ chỉ như những đồ chơi nhỏ bé, có thể dùng tay nâng lên và di chuyển đi bất cứ chỗ nào. Điều đó khiến họ đôi lúc bất an. Nhà thờ chính tòa phải là một điều gì đó để họ nhìn lên. Họ cảm thấy an tâm hơn khi viếng những thành phố như London, Roma hay Paris, nơi các nhà thờ chánh tòa vẫn còn sừng sững ở chân trời.
Tuy nhiên cũng có người bỗng nhận ra một thứ cân bằng quyền lực của cuộc sống thế kỷ 21. Bởi vì những tòa nhà ngất ngưởng như Lever House hay Seagram’s Building chính là những nhà thờ chính tòa mới; những Chrysler Building và Empire State chính là những bản công bố giá trị. Biến các nhà thờ trên đường Park và đường Wall thành nhỏ xíu, chúng đã tạo ra một thứ triết lý sống mới. Chúng chính là những bản tuyên xưng quyền lực.
Mà quyền lực, như ta đã thấy, bao giờ cũng làm con người ra sa đoạ. Ta không nên tôn vinh quyền lực vì quyền lực. Ấy thế nhưng, khó có thể không thú nhận rằng những tòa nhà khổng lồ ấy nói lên giấc mơ của ta. Cái vẻ đẹp ngây thơ của những tòa tháp mượt mà, cao vút ấy có đó để nâng cao tinh thần ta. Từ những đỉnh cao và vọng nhìn của chúng, ta có thể thấy những thung lũng và dòng sông trải dài tận phía xa, như những cơ may bất tận nằm dưới chân ta. Với những khung cảnh ấy, các thị thành của ta quả đã mang lại một cách nhìn sự việc. Chúng được năng lực của ta bơm nhiên liệu, trở thành những dấu chỉ để ta nhận ra quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa đang hành động trong ta.
Người Do Thái xưa nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong sinh hoạt thường nhật nhờ thần cư của Người (Shekinah), một hiện tượng bừng lửa thánh thiện chỉ con mắt nội tâm mới thấy, chứ mắt trần không thể thấy được. Gần ta hơn, các nhà tân huyền nhiệm, những con người của học thuật và cầu nguyện, cũng từng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong đời. Thi sĩ Gerard Manley Hopkins cho ta hay: trần gian tràn đầy sự cao cả của Thiên Chúa. “Nó vụt tóe ra như những tia sáng từ giấy trang kim rúng động”. Một nhà huyền nhiệm khác là triết gia kiêm khoa học gia Pierre Teilhard de Chardin, nói với ta về “vật chất thánh”. Nhờ những ngôn từ như thế ta được can đảm hơn.
Nhưng ta vẫn bị ám ảnh bởi não trạng lưỡng phân là não trạng cho rằng có những điều trong sạch có những điều dơ bẩn. Có những điều thuộc đức tin, có những điều thuộc trần thế. Ta bị dính cứng vào não trạng coi việc kinh doanh làm ăn là không thánh thiện. Khổ một điều sự không thánh thiện này xem ra lại là lời tiên tri thường thường trở thành đúng. Như thế, phải làm sao chữa lành được sự lưỡng phân này trong đời ta?
Có người cho rằng có lẽ vì ta không biết bao gồm Thiên Chúa, không phải do cố tình loại bỏ Người mà là vì sơ suất, quên lãng. Phải cần có điều gì, ta mới tin chắc rằng Thiên Chúa đã đang ở đây rồi? Rằng Người là Đấng đang bước vào thân phận con người của ta một cách không dè dặt? Dù giáo huấn Kitô Giáo luôn nhất quán dạy ta rằng Thiên Chúa ở với ta, ở gần ta, nhưng óc tưởng tượng hiện đại của ta luôn chạy trốn khỏi giáo huấn này.
Ta chưa quen với lối suy nghĩ ấy, chưa thể tưởng tượng được việc Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc chiến đấu hàng ngày của ta. Tuy nhiên, có điều còn quan trọng hơn thế nữa. Không những ta cần biết rằng Thiên Chúa đang chủ động, Người là Đấng đầy quyền năng, nhưng còn phải biết rằng Người cũng là Đấng đang dẫn khởi các biến đổi trên thế giới. Đó là công trình của ơn thánh, đó là công trình của quyền năng. Còn ta, ta hiện hữu ở trên đời không hẳn như người chủ động mà như dụng cụ tùy Thiên Chúa sử dụng, chỉ biết trao mọi tài năng và kỹ năng vào bàn tay đầy khả năng của Thiên Chúa.
Muốn biết Thiên Chúa giữa lòng sự việc, ta phải trở nên những nhà chiêm niệm
Trong cuốn Thân Phận Con Người (The Human Condition), Hannah Arendt nói với ta về sự thay đổi tập chú đáng kể xẩy ra trong xã hội ta từ 3 thế kỷ trước. Đó là việc đánh mất chiêm niệm. Đây là một thay đổi căn để trong tư duy Tây Phương, nó hoàn toàn lật ngược trật tự sự việc(1). Có lẽ đúng hơn, ta nên nói: lúc ấy, chiêm niệm chỉ bị cho ra bên lề. Nhưng nó vẫn sống sót. Nhờ các biến động của thập niên 1960, chiêm niệm, vẫn tươi mát phía sau các bức tường đan viện, đã tới với chúng ta ngày nay. Các nhà văn và nhà tư tưởng, trong đó có Thomas Merton, đã khuyến khích ta rằng trong tư cách tín hữu, ta có thể trở thành những nhà chiêm niệm. Merton dạy ta và William Shannon gợi ý để ta thấy rằng ơn gọi làm người giáo dân không hề thuộc đệ nhị đẳng. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi bước vào chiêm niệm.
Mặt khác, lời mời gọi bước vào chiêm niệm cũng là lời mời gọi bước vào hành động và chịu trách nhiệm trước các chọn lựa luân lý. Có nên gán cho Merton cái công đầu tạo ra nền linh đạo mới này không? Nhiều người cho rằng công đầu ấy là của Shannon. Nhà huyền nhiệm này cho rằng thì giờ yên tĩnh, cô liêu, tách biệt rất chủ yếu trong nền linh đạo này. Dù thế, linh đạo phải được thực hành giữa lòng sự việc. Shannon cũng cho hay một ý thức cao độ đang xuất hiện giúp ta nối kết với mọi người khác khắp mặt địa cầu. Thiên Chúa đang mời gọi ta bước vào lời chào Shalom (bình an) một cách mà các thế hệ trước chưa từng được thấy (2)
Bén rễ trong Thiên Chúa là chìa khóa cho sự hữu hiệu của ta
Ta hãy xem sét một số dấu chỉ thời đại. Trước nhất là “giá trị bằng tiền” của đức tin, một kiểu nói mượn của William James. Triết gia thực dụng người Mỹ này thích nói tới “giá trị bằng tiền” (cash value). Trong khảo luận “Pragmatism’s Conception of Truth” (Quan niệm chân lý của Chủ Nghĩa Thực Dụng), ông đặt ra vấn đề sau: “Cứ cho là một ý niệm hay một niềm tin nào đó đúng đi, nhưng thử hỏi điều nó đúng ấy có tạo ra được khác biệt gì trong cuộc sống thực tế của người ta không? Chân lý trở thành hiện thực như thế nào?... Tóm lại, giá trị bằng tiền của chân lý theo nghĩa chứng nghiệm là như thế nào?”. Theo chiều hướng này, các nhà hành chánh và các nhà kinh doanh thường đo lường chân lý bằng thành quả. Mà nói cho ngay, các Tin Mừng cũng đo lường chân lý kiểu này. Chỉ có điều các Tin Mừng bảo ta: ta lãnh được ơn cứu độ không nhờ các hoạt động của ta. Cố gắng kiếm chác ơn cứu độ chỉ là chuyện ảo tưởng. Thay vào đó, nhiệm vụ của ta là tiếp nhận sự trọn vẹn như một ơn phúc, đồng thời tiếp nhận thực tại sự vật: Thiên Chúa là Đấng thống trị toàn bộ công trình cố gắng của con người. Chân lý này, nếu nắm vững và thẩm thấu kỹ, sẽ biến đổi chúng ta. James cũng nói thêm rằng: “Chân lý xuất hiện trong một ý niệm. Nó trở thành đúng, nó được các biến cố làm cho đúng…” (3). Ta chỉ dám kết luận rằng nhờ sống lời Chúa, chân lý trở nên đúng đối với ta và với người khác. Nhờ diễn trình suy nghĩ và hành động, ta bắt đầu sống hòa hợp với chân lý.
Dấu chỉ thứ hai: Hiệu quả thực tiễn của chiêm niệm, một kiểu nói mượn của Gerald May. Chiêm niệm quan hệ ra sao với việc làm ăn buôn bán của cuộc sống thực tế hằng ngày? Theo tư tưởng gia này, nhà chiêm niệm già dặn có những đặc điểm sau:
* Gia tăng ý thức cả về độ sáng lẫn độ rộng. Thay vì hết chú trọng tới điều này lại chú trọng tới điều kia như chong chóng, người chiêm niệm già dặn là người luôn phát triển khả năng có được một ý thức toàn cảnh (panoramic), bao hàm.
* Phản ứng lại tình thế một cách trực tiếp và chính xác hơn. Nhờ biết nhận thức dựa vào từng giây phút nhiều hơn, người chiêm niệm có khuynh hướng tập trung vào hiện tại và do đó, có khả năng đáp ứng được điều bất ngờ nhiều hơn.
* Tự biết mình nhiều hơn. Khi biết mình nhiều hơn như thế, người chiêm niệm già dặn ít bị các lo lắng của cuộc hiện sinh tác động.
Các đặc điểm trên đem đến tự do và chín chắn nhiều hơn (4). Người ta còn có thể thêm đặc điểm thứ tư:
* khi trở thành người cầu nguyện, có thói quen chiêm niệm, ta cũng thấy mình nhiều lòng cảm thương hơn.
Lối sống vốn bén rễ trong Thiên Chúa nói trên đem lại cho chúng ta một hướng đi, một dấn thân cao hơn trong đời. Ta biết việc làm của ta không uổng công vì Thiên Chúa là người xây dựng “Trong Người, ta sống, di chuyển và hiện hữu” (Cv 17:28). “Nếu Gia Vê không xây nhà, người thợ nề chỉ uổng công” (Tv 127:1).
Dấu chỉ thứ ba: thử nghiệm chân lý, một ý niệm lấy của Gandhi. Trong khảo luận “Thử Nghiệm Chân Lý” để tưởng nhớ Gandhi, John Loudon viết rằng: “Xét tới cùng, tính chân thực duy nhất mà các ý niệm và biểu tượng tôn giáo có được là mức độ dị biệt chúng tạo được cho đời chúng ta. Liệu chúng còn có thực tại nào khác hơn thế không?... Sự thử nghiệm chính là ở trong cuộc sống” (5). Ý niệm của Gandhi là: “hãy thử đem ra sống như thể giáo huấn ấy đúng đi, và xem xem bạn trở nên loại người nào, xem xem đời sống bạn có được phẩm tính nào”. Tóm lại, các qui luật như Mười Giới Răn và Các Mối Phúc có mục đích hướng dẫn ta tiến tới tự do… bằng cách khám phá ra rằng những trọn hảo luân lý chỉ phát sinh từ việc ta thoát ra được các giam hãm của lòng vị kỷ.
Trên đây là một số dấu chỉ cho thấy ta có thể sống bằng chân lý, được lên khuôn bằng chân lý, được nhìn thấy hiệu quả của một đời gắn bó sâu xa hơn với Thiên Chúa.
Lề thói hàng ngày là lò luyện kim
Tuy nhiên, muốn hiểu sự hiện diện của Thần Trí Thiên Chúa trong thế giới việc làm, lời kinh của Karl Rahner quả không thể thiếu được. Lời kinh ấy có tựa đề như sau: “Thiên Chúa Trong Lề Thói Hàng Ngày Của Tôi”. Đúng vậy, ta vẫn có thói quen đi tìm một Thiên Chúa tận cõi xa, mãi tít trên cao mà quên khuấy việc đi tìm Người ngay trong lề thói hàng ngày (daily routine) của ta.
Lời cầu nguyện này là lời Rahner than phiền rằng đời ông bị chết ngộp bởi muôn nghìn bổn phận, vây bủa bởi muôn nghìn trách nhiệm. Ông cần Thiên Chúa nhưng ông rất buồn trước việc mình không có khả năng vươn lên Đấng Toàn Năng giữa muôn vàn những cuộc vật lộn hàng ngày. Bạn cần nhớ rằng Karl Rahner là người có thành tích cao, được kể là nhân vật chủ yếu trong nền tư tưởng Công Giáo hiện đại, tác giả của 14 cuốn khảo luận thần học, ấy thế mà khi cầu nguyện, ông đã thưa cùng Chúa: “Linh hồn con đã trở thành một nhà kho vĩ đại nơi ấy hết ngày này qua ngày nọ, từng đoàn vận tải tới chất đồ một cách vô kế hoạch, không phân biệt chi hết, mặc tình bừa phứa khắp ngóc ngách ngăn tầng, cho đến khi ngập lên đến đỉnh toàn một thứ cũ rích, tầm phào, vô nghĩa, lề thói hàng ngày”. Rahner thấy mình bị tràn ngập bởi “những lời nói trống rỗng, những sinh hoạt vô nghĩa, những tò mò ươn lười và những kênh kiệu quan trọng… cứ thế thay nhau ào tới như một dòng suối bất tận”.
Nhưng rồi ông bình tĩnh suy nghĩ. Nhớ đến quyền năng và mục tiêu của Thiên Chúa. Nhờ thế, ông bắt đầu sáng ra: “Nay con thấy rõ hơn rằng nếu sau cùng mà có con đường nào để tới được gần Chúa, thì con đường ấy hẳn phải băng qua giữa cuộc sống hàng ngày của con… Con phải học cách để có được một lúc cả mọi ngày của con lẫn Ngày Của Chúa. Khi hiến thân thực hiện những việc đời này, con phải học được cách hiến thân cho Chúa, chiếm hữu Chúa, điều cần thiết duy nhất, trong mọi sự… trong Chúa, tất cả những gì tản mạn đều được thống nhất trở lại; trong Tình Yêu của Ngài, mọi khuếch tán của công việc hàng ngày sẽ lại xum họp vào buổi chiều của tình hợp nhất nơi Ngài” (6).
Rahner dạy ta rằng chính giữa những bộn bề của cuộc sống, Thần Trí Thiên Chúa sẽ tới giải thoát và tăng cường ta. Cuộc sống hàng ngày, công việc hàng ngày là một bãi chiến trường, một lò luyện kim. Ở đây, thiết tưởng chỉ cần vắn tắt nêu ra một số lãnh vực ta cần đi tìm Chúa và khám phá ra quyền năng của Người: thì giờ, việc quyết định, việc đóng góp và biến đổi thế giới.
Thì giờ. Ta thường cảm thấy trở thành nạn nhân của thì giời: “Thì giờ không về phe với chúng tôi” hay “thì giờ chống lại chúng tôi”. Tuy nhiên, một linh đạo sâu sắc hơn về đời đòi ta phải biết đánh giá tính thánh thiêng của nó. Thiếu thì giờ là một trong những áp lực tệ hại nhất của cuộc sống ta, ta luôn tìm cách “quản trị” thì giờ. Nhưng khi linh đạo của ta lớn mạnh, ta sẽ nhận ra rằng thì giờ không phải là một vấn đề để giải quyết. Thay vào đó, ta sẽ biết trân qúy thì giờ. Ta sẽ bớt nghĩ tới việc sử dụng nó nhưng nghĩ nhiều hơn tới việc đánh giá nó, nhận chân giá trị của nó. Hay như Thánh Vịnh Gia từng cầu nguyện: “Xin dạy chúng con biết đếm ra chúng con chỉ còn ít ngày như thế nào, nhờ đó chúng con có được sự khôn ngoan trong tâm hồn” (Tv 90:12-13). Nhưng tự chúng ta, khó lòng làm được điều đó, chi bằng nhận Chúa là người duy trì thì giờ, nhờ thế ta sẽ có được một lối tin đơn giản hơn.
Trên trang nhất nhật báo New York Times, người ta thường đọc lời nhắc nhở các phụ nữ Do Thái ngoan đạo nhớ thắp nến Sabát 18 phút trước lúc mặt trời mọc. Giờ chính xác của lúc mặt trời mọc được in đính kèm cùng với số 800 để những ai sống ngoài thành phố có thể liên lạc. Việc loan báo này thường được thực hiện vào các ngày Thứ Sáu ở New York, giúp rất nhiều người Do Thái ngoan đạo ở khu đô thị này giữ ngày Sabát. Nhiều người, dù không theo Do Thái Giáo, cũng nhờ vậy, “ngộ” được một ý nghĩa phổ quát đó là mầu nhiệm của không gian và thời gian.
Người Kitô hữu cũng tôn kính thứ mầu nhiệm Sabát này, thứ thanh thản bình an này, dưới hình thức Ngày Của Chúa, ngày phục sinh, một bất ngờ chí thánh. Trong cả hai truyền thống Do Thái Giáo và Kitô Giáo, ý nghĩa Sabát đều có liên hệ với sáng tạo, với mối liên kết qua lại giữa làm việc và nghỉ ngơi. Một sự quân bình bỗng xuất hiện vào cảnh yên tĩnh của ngày thứ bẩy, bắt đầu từ buổi tối sau sáu ngày rong ruổi tất bật. Và rồi sự tối thượng của Thiên Chúa được tuyên xưng bằng hành động cũng như lời nói của ta.
Trong từng giây phút cụ thể của ngày Sabát, những lúc trẻ em đuổi nhau quanh trường kỷ, các bé thơ ồn ào đòi được chú ý, trong những thăm viếng, những tiếng cười, những tin tức trao đổi, những bữa ăn thân hữu, những qua lại tay bắt mặt mừng, nhất nhất, ta đều thấy Thiên Chúa. Sabát tự nó là một cuộc gặp gỡ nhiệm mầu. Nó dạy ta biết nói giờ.
Giữ một ngày yên tĩnh và nghỉ ngơi chính là ơn hòa bình của Thiên Chúa, một cử hành mừng hòa bình và thánh thiện giữa những ồn ào náo nhiệt và thử thách. Nhưng thế giới đang chiến tranh; bất công và bạo lực đang lan tràn khắp nơi. Làm sao ta có thể cử hành được hòa bình, khi hòa bình thật xa vời diệu vợi? Hòa bình ta cử hành đây đâu phải hòa bình thế gian có thể tặng ban. Chỉ có Thiên Chúa ban tặng được mà thôi, và ta biết đấy, khi ta dừng lại giây phút… thì trái đất lại cứ thế mà xoay. Giờ đây, không còn là Thứ Bẩy hay Chúa Nhật nữa, mà là Thứ Hai. Thứ Hai là ngày chẳng được ai ưa thích. C. S. Lewis có lần viết rằng “thập giá đến trước triều thiên, và ngày mai lại là sáng Thứ Hai”. Ấy thế nhưng, trong cái thứ tự của ngày thường này, vẫn có một loại phúc lành khác. Ta biết ngày nào cũng là một hồng ân khi ta phó thác các nhu cầu của ta cho sự làm chủ và kiểm soát của Người.
Trong một thời biểu làm việc đầy căng thẳng, ngày tháng thường trôi đi như một dòng nước vô tình. Tốt nhất là theo nó mà tiến. Tiếp xúc với vòng xoay của trái đất và ý thức nét độc đáo của từng ngày. Thức giấc trước hừng đông để thấy ánh sáng mỗi lúc một tăng hay cố tình nằm rán để ngắm cảnh tranh tối tranh sáng. Kinh sáng và kinh chiều quả là những thực hành tốt đẹp ở đây. Hãy theo gương Thomas More, nhân vật quan trọng dưới triều Henry VIII. Nên dành mỗi tuần một ngày hoàn toàn thong dong cho Thiên Chúa. Mọi sự sẽ trở nên suông sẻ khi lịch bản trở thành thân thiết và ta biết quí yêu thì giờ.
(còn 1 kỳ)
Nhờ thế, ta biết ta vốn thuộc một lịch sử lâu dài, ta có một gia tài kếch xù, cả một kho tàng các nền linh đạo thâm sâu ngay trong Giáo Hội Công Giáo, mà thông thường, người ta hay dùng tên các dòng tu để đặt tên cho: linh đạo Biển Đức, linh đạo Đa Minh, linh đạo Phan Sinh, linh đạo Cát Minh, linh đạo Xi Tô, linh đạo Dòng Tên, và nhiều linh đạo khác. Nhưng nếu xem sét cho kỹ, ta thấy mỗi nền linh đạo này đều là để đáp ứng một nhu cầu tức khắc nào đó của xã hội hay của Nhiệm Thể Chúa Kitô, đưa ra một lối giải thích nào đó về quá khứ với mục tiêu phục vụ tương lai.
Đối với người giáo dân của thế kỷ 21, hình như họ cảm thấy mình có trách nhiệm phải tự tìm lấy một nền linh đạo riêng, rộng đủ và sâu đủ cho chính cuộc sống họ và cho cả những công việc làm ăn mà hiện họ có nhiệm vụ phải lao đầu vào. Và để làm việc này, họ thấy họ phải thích ứng truyền thống lâu dài và phong phú, có khi phải tái sáng chế ra nó nữa, để nhìn ra điều Thiên Chúa muốn nói với ta ngay trong lúc này và vì tương lai mai hậu.
Nền linh đạo này chắc chắn phải mới mẻ vì ta được khuyến khích học biết Thiên Chúa giữa những hoàn cảnh thật khác. Hàng loạt các kỹ thuật tân tiến cách phân ta khỏi kinh nghiệm của tổ tiên và việc phân rẽ này trầm trọng đến nỗi ta khó có thể tưởng tượng được việc sống trong một thế giới trước khi có penicillin, trước khi có máy bay, trước khi có điện thoại, là như thế nào. Nhiều cơ cấu mới về xã hội cũng đang thay đổi lối sống linh đạo của ta.
Dù gì, ta cũng đã đang thực hành một nền linh đạo đời rồi. Điều tất cả chúng ta đang làm là giao hòa, có thể nói như vậy, Đấng Thiên Chúa của cảm nghiệm hàng ngày, Đấng Thiên Chúa mà bạn gặp mặt trong những cuộc chạm trán giữa các nhân cách, trong những dồn dập thúc bách khôn nguôi của thời biểu, hạn chót, và trong cái bản chất không thể nào tha thứ được của đồng hồ và lịch bản, với Đấng Thiên Chúa mà bản chất của Người đã được mạc khải cho bạn lần đầu lúc còn thơ, Đấng Thiên Chúa có lẽ bạn gặp trong rừng, hay ngoài bãi biển, hay trong ánh sáng chan hòa trên các cửa kính mầu, hay trong Thánh Thể, hay trong kinh mân côi, hay trong lời cầu nguyện của bà nội bà ngoại, của tình yêu cha mẹ.
Nói tóm lại, bạn đang dấn thân vào một diễn trình, nhiều người gọi là một cuộc hành trình, trong đó, bạn sẽ biết Thiên Chúa cách sâu sắc hơn, nhờ nhận biết rằng Người hành động trong chính các thực tại hàng ngày của bạn, nghĩa là giữa thế giới công việc, giữa những căng thẳng và niềm vui của liên hệ bản thân, giữa cuộc sống gia đình, giữa tình bè bạn, giữa những công việc hợp tác do gợi hứng bản thân hay tập thể tạo ra.
Phải làm gì để nhận ra Thần Trí Thiên Chúa đang hành động trong đời?
Những người làm việc trong các nhà cao tầng, nhất là tại những thành phố như New York, hẳn cũng đều có chung cảm tưởng này: từ đó nhìn xuống, các nhà thờ chính tòa của họ chỉ như những đồ chơi nhỏ bé, có thể dùng tay nâng lên và di chuyển đi bất cứ chỗ nào. Điều đó khiến họ đôi lúc bất an. Nhà thờ chính tòa phải là một điều gì đó để họ nhìn lên. Họ cảm thấy an tâm hơn khi viếng những thành phố như London, Roma hay Paris, nơi các nhà thờ chánh tòa vẫn còn sừng sững ở chân trời.
Tuy nhiên cũng có người bỗng nhận ra một thứ cân bằng quyền lực của cuộc sống thế kỷ 21. Bởi vì những tòa nhà ngất ngưởng như Lever House hay Seagram’s Building chính là những nhà thờ chính tòa mới; những Chrysler Building và Empire State chính là những bản công bố giá trị. Biến các nhà thờ trên đường Park và đường Wall thành nhỏ xíu, chúng đã tạo ra một thứ triết lý sống mới. Chúng chính là những bản tuyên xưng quyền lực.
Mà quyền lực, như ta đã thấy, bao giờ cũng làm con người ra sa đoạ. Ta không nên tôn vinh quyền lực vì quyền lực. Ấy thế nhưng, khó có thể không thú nhận rằng những tòa nhà khổng lồ ấy nói lên giấc mơ của ta. Cái vẻ đẹp ngây thơ của những tòa tháp mượt mà, cao vút ấy có đó để nâng cao tinh thần ta. Từ những đỉnh cao và vọng nhìn của chúng, ta có thể thấy những thung lũng và dòng sông trải dài tận phía xa, như những cơ may bất tận nằm dưới chân ta. Với những khung cảnh ấy, các thị thành của ta quả đã mang lại một cách nhìn sự việc. Chúng được năng lực của ta bơm nhiên liệu, trở thành những dấu chỉ để ta nhận ra quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa đang hành động trong ta.
Người Do Thái xưa nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong sinh hoạt thường nhật nhờ thần cư của Người (Shekinah), một hiện tượng bừng lửa thánh thiện chỉ con mắt nội tâm mới thấy, chứ mắt trần không thể thấy được. Gần ta hơn, các nhà tân huyền nhiệm, những con người của học thuật và cầu nguyện, cũng từng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong đời. Thi sĩ Gerard Manley Hopkins cho ta hay: trần gian tràn đầy sự cao cả của Thiên Chúa. “Nó vụt tóe ra như những tia sáng từ giấy trang kim rúng động”. Một nhà huyền nhiệm khác là triết gia kiêm khoa học gia Pierre Teilhard de Chardin, nói với ta về “vật chất thánh”. Nhờ những ngôn từ như thế ta được can đảm hơn.
Nhưng ta vẫn bị ám ảnh bởi não trạng lưỡng phân là não trạng cho rằng có những điều trong sạch có những điều dơ bẩn. Có những điều thuộc đức tin, có những điều thuộc trần thế. Ta bị dính cứng vào não trạng coi việc kinh doanh làm ăn là không thánh thiện. Khổ một điều sự không thánh thiện này xem ra lại là lời tiên tri thường thường trở thành đúng. Như thế, phải làm sao chữa lành được sự lưỡng phân này trong đời ta?
Có người cho rằng có lẽ vì ta không biết bao gồm Thiên Chúa, không phải do cố tình loại bỏ Người mà là vì sơ suất, quên lãng. Phải cần có điều gì, ta mới tin chắc rằng Thiên Chúa đã đang ở đây rồi? Rằng Người là Đấng đang bước vào thân phận con người của ta một cách không dè dặt? Dù giáo huấn Kitô Giáo luôn nhất quán dạy ta rằng Thiên Chúa ở với ta, ở gần ta, nhưng óc tưởng tượng hiện đại của ta luôn chạy trốn khỏi giáo huấn này.
Ta chưa quen với lối suy nghĩ ấy, chưa thể tưởng tượng được việc Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc chiến đấu hàng ngày của ta. Tuy nhiên, có điều còn quan trọng hơn thế nữa. Không những ta cần biết rằng Thiên Chúa đang chủ động, Người là Đấng đầy quyền năng, nhưng còn phải biết rằng Người cũng là Đấng đang dẫn khởi các biến đổi trên thế giới. Đó là công trình của ơn thánh, đó là công trình của quyền năng. Còn ta, ta hiện hữu ở trên đời không hẳn như người chủ động mà như dụng cụ tùy Thiên Chúa sử dụng, chỉ biết trao mọi tài năng và kỹ năng vào bàn tay đầy khả năng của Thiên Chúa.
Muốn biết Thiên Chúa giữa lòng sự việc, ta phải trở nên những nhà chiêm niệm
Trong cuốn Thân Phận Con Người (The Human Condition), Hannah Arendt nói với ta về sự thay đổi tập chú đáng kể xẩy ra trong xã hội ta từ 3 thế kỷ trước. Đó là việc đánh mất chiêm niệm. Đây là một thay đổi căn để trong tư duy Tây Phương, nó hoàn toàn lật ngược trật tự sự việc(1). Có lẽ đúng hơn, ta nên nói: lúc ấy, chiêm niệm chỉ bị cho ra bên lề. Nhưng nó vẫn sống sót. Nhờ các biến động của thập niên 1960, chiêm niệm, vẫn tươi mát phía sau các bức tường đan viện, đã tới với chúng ta ngày nay. Các nhà văn và nhà tư tưởng, trong đó có Thomas Merton, đã khuyến khích ta rằng trong tư cách tín hữu, ta có thể trở thành những nhà chiêm niệm. Merton dạy ta và William Shannon gợi ý để ta thấy rằng ơn gọi làm người giáo dân không hề thuộc đệ nhị đẳng. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi bước vào chiêm niệm.
Mặt khác, lời mời gọi bước vào chiêm niệm cũng là lời mời gọi bước vào hành động và chịu trách nhiệm trước các chọn lựa luân lý. Có nên gán cho Merton cái công đầu tạo ra nền linh đạo mới này không? Nhiều người cho rằng công đầu ấy là của Shannon. Nhà huyền nhiệm này cho rằng thì giờ yên tĩnh, cô liêu, tách biệt rất chủ yếu trong nền linh đạo này. Dù thế, linh đạo phải được thực hành giữa lòng sự việc. Shannon cũng cho hay một ý thức cao độ đang xuất hiện giúp ta nối kết với mọi người khác khắp mặt địa cầu. Thiên Chúa đang mời gọi ta bước vào lời chào Shalom (bình an) một cách mà các thế hệ trước chưa từng được thấy (2)
Bén rễ trong Thiên Chúa là chìa khóa cho sự hữu hiệu của ta
Ta hãy xem sét một số dấu chỉ thời đại. Trước nhất là “giá trị bằng tiền” của đức tin, một kiểu nói mượn của William James. Triết gia thực dụng người Mỹ này thích nói tới “giá trị bằng tiền” (cash value). Trong khảo luận “Pragmatism’s Conception of Truth” (Quan niệm chân lý của Chủ Nghĩa Thực Dụng), ông đặt ra vấn đề sau: “Cứ cho là một ý niệm hay một niềm tin nào đó đúng đi, nhưng thử hỏi điều nó đúng ấy có tạo ra được khác biệt gì trong cuộc sống thực tế của người ta không? Chân lý trở thành hiện thực như thế nào?... Tóm lại, giá trị bằng tiền của chân lý theo nghĩa chứng nghiệm là như thế nào?”. Theo chiều hướng này, các nhà hành chánh và các nhà kinh doanh thường đo lường chân lý bằng thành quả. Mà nói cho ngay, các Tin Mừng cũng đo lường chân lý kiểu này. Chỉ có điều các Tin Mừng bảo ta: ta lãnh được ơn cứu độ không nhờ các hoạt động của ta. Cố gắng kiếm chác ơn cứu độ chỉ là chuyện ảo tưởng. Thay vào đó, nhiệm vụ của ta là tiếp nhận sự trọn vẹn như một ơn phúc, đồng thời tiếp nhận thực tại sự vật: Thiên Chúa là Đấng thống trị toàn bộ công trình cố gắng của con người. Chân lý này, nếu nắm vững và thẩm thấu kỹ, sẽ biến đổi chúng ta. James cũng nói thêm rằng: “Chân lý xuất hiện trong một ý niệm. Nó trở thành đúng, nó được các biến cố làm cho đúng…” (3). Ta chỉ dám kết luận rằng nhờ sống lời Chúa, chân lý trở nên đúng đối với ta và với người khác. Nhờ diễn trình suy nghĩ và hành động, ta bắt đầu sống hòa hợp với chân lý.
Dấu chỉ thứ hai: Hiệu quả thực tiễn của chiêm niệm, một kiểu nói mượn của Gerald May. Chiêm niệm quan hệ ra sao với việc làm ăn buôn bán của cuộc sống thực tế hằng ngày? Theo tư tưởng gia này, nhà chiêm niệm già dặn có những đặc điểm sau:
* Gia tăng ý thức cả về độ sáng lẫn độ rộng. Thay vì hết chú trọng tới điều này lại chú trọng tới điều kia như chong chóng, người chiêm niệm già dặn là người luôn phát triển khả năng có được một ý thức toàn cảnh (panoramic), bao hàm.
* Phản ứng lại tình thế một cách trực tiếp và chính xác hơn. Nhờ biết nhận thức dựa vào từng giây phút nhiều hơn, người chiêm niệm có khuynh hướng tập trung vào hiện tại và do đó, có khả năng đáp ứng được điều bất ngờ nhiều hơn.
* Tự biết mình nhiều hơn. Khi biết mình nhiều hơn như thế, người chiêm niệm già dặn ít bị các lo lắng của cuộc hiện sinh tác động.
Các đặc điểm trên đem đến tự do và chín chắn nhiều hơn (4). Người ta còn có thể thêm đặc điểm thứ tư:
* khi trở thành người cầu nguyện, có thói quen chiêm niệm, ta cũng thấy mình nhiều lòng cảm thương hơn.
Lối sống vốn bén rễ trong Thiên Chúa nói trên đem lại cho chúng ta một hướng đi, một dấn thân cao hơn trong đời. Ta biết việc làm của ta không uổng công vì Thiên Chúa là người xây dựng “Trong Người, ta sống, di chuyển và hiện hữu” (Cv 17:28). “Nếu Gia Vê không xây nhà, người thợ nề chỉ uổng công” (Tv 127:1).
Dấu chỉ thứ ba: thử nghiệm chân lý, một ý niệm lấy của Gandhi. Trong khảo luận “Thử Nghiệm Chân Lý” để tưởng nhớ Gandhi, John Loudon viết rằng: “Xét tới cùng, tính chân thực duy nhất mà các ý niệm và biểu tượng tôn giáo có được là mức độ dị biệt chúng tạo được cho đời chúng ta. Liệu chúng còn có thực tại nào khác hơn thế không?... Sự thử nghiệm chính là ở trong cuộc sống” (5). Ý niệm của Gandhi là: “hãy thử đem ra sống như thể giáo huấn ấy đúng đi, và xem xem bạn trở nên loại người nào, xem xem đời sống bạn có được phẩm tính nào”. Tóm lại, các qui luật như Mười Giới Răn và Các Mối Phúc có mục đích hướng dẫn ta tiến tới tự do… bằng cách khám phá ra rằng những trọn hảo luân lý chỉ phát sinh từ việc ta thoát ra được các giam hãm của lòng vị kỷ.
Trên đây là một số dấu chỉ cho thấy ta có thể sống bằng chân lý, được lên khuôn bằng chân lý, được nhìn thấy hiệu quả của một đời gắn bó sâu xa hơn với Thiên Chúa.
Lề thói hàng ngày là lò luyện kim
Tuy nhiên, muốn hiểu sự hiện diện của Thần Trí Thiên Chúa trong thế giới việc làm, lời kinh của Karl Rahner quả không thể thiếu được. Lời kinh ấy có tựa đề như sau: “Thiên Chúa Trong Lề Thói Hàng Ngày Của Tôi”. Đúng vậy, ta vẫn có thói quen đi tìm một Thiên Chúa tận cõi xa, mãi tít trên cao mà quên khuấy việc đi tìm Người ngay trong lề thói hàng ngày (daily routine) của ta.
Lời cầu nguyện này là lời Rahner than phiền rằng đời ông bị chết ngộp bởi muôn nghìn bổn phận, vây bủa bởi muôn nghìn trách nhiệm. Ông cần Thiên Chúa nhưng ông rất buồn trước việc mình không có khả năng vươn lên Đấng Toàn Năng giữa muôn vàn những cuộc vật lộn hàng ngày. Bạn cần nhớ rằng Karl Rahner là người có thành tích cao, được kể là nhân vật chủ yếu trong nền tư tưởng Công Giáo hiện đại, tác giả của 14 cuốn khảo luận thần học, ấy thế mà khi cầu nguyện, ông đã thưa cùng Chúa: “Linh hồn con đã trở thành một nhà kho vĩ đại nơi ấy hết ngày này qua ngày nọ, từng đoàn vận tải tới chất đồ một cách vô kế hoạch, không phân biệt chi hết, mặc tình bừa phứa khắp ngóc ngách ngăn tầng, cho đến khi ngập lên đến đỉnh toàn một thứ cũ rích, tầm phào, vô nghĩa, lề thói hàng ngày”. Rahner thấy mình bị tràn ngập bởi “những lời nói trống rỗng, những sinh hoạt vô nghĩa, những tò mò ươn lười và những kênh kiệu quan trọng… cứ thế thay nhau ào tới như một dòng suối bất tận”.
Nhưng rồi ông bình tĩnh suy nghĩ. Nhớ đến quyền năng và mục tiêu của Thiên Chúa. Nhờ thế, ông bắt đầu sáng ra: “Nay con thấy rõ hơn rằng nếu sau cùng mà có con đường nào để tới được gần Chúa, thì con đường ấy hẳn phải băng qua giữa cuộc sống hàng ngày của con… Con phải học cách để có được một lúc cả mọi ngày của con lẫn Ngày Của Chúa. Khi hiến thân thực hiện những việc đời này, con phải học được cách hiến thân cho Chúa, chiếm hữu Chúa, điều cần thiết duy nhất, trong mọi sự… trong Chúa, tất cả những gì tản mạn đều được thống nhất trở lại; trong Tình Yêu của Ngài, mọi khuếch tán của công việc hàng ngày sẽ lại xum họp vào buổi chiều của tình hợp nhất nơi Ngài” (6).
Rahner dạy ta rằng chính giữa những bộn bề của cuộc sống, Thần Trí Thiên Chúa sẽ tới giải thoát và tăng cường ta. Cuộc sống hàng ngày, công việc hàng ngày là một bãi chiến trường, một lò luyện kim. Ở đây, thiết tưởng chỉ cần vắn tắt nêu ra một số lãnh vực ta cần đi tìm Chúa và khám phá ra quyền năng của Người: thì giờ, việc quyết định, việc đóng góp và biến đổi thế giới.
Thì giờ. Ta thường cảm thấy trở thành nạn nhân của thì giời: “Thì giờ không về phe với chúng tôi” hay “thì giờ chống lại chúng tôi”. Tuy nhiên, một linh đạo sâu sắc hơn về đời đòi ta phải biết đánh giá tính thánh thiêng của nó. Thiếu thì giờ là một trong những áp lực tệ hại nhất của cuộc sống ta, ta luôn tìm cách “quản trị” thì giờ. Nhưng khi linh đạo của ta lớn mạnh, ta sẽ nhận ra rằng thì giờ không phải là một vấn đề để giải quyết. Thay vào đó, ta sẽ biết trân qúy thì giờ. Ta sẽ bớt nghĩ tới việc sử dụng nó nhưng nghĩ nhiều hơn tới việc đánh giá nó, nhận chân giá trị của nó. Hay như Thánh Vịnh Gia từng cầu nguyện: “Xin dạy chúng con biết đếm ra chúng con chỉ còn ít ngày như thế nào, nhờ đó chúng con có được sự khôn ngoan trong tâm hồn” (Tv 90:12-13). Nhưng tự chúng ta, khó lòng làm được điều đó, chi bằng nhận Chúa là người duy trì thì giờ, nhờ thế ta sẽ có được một lối tin đơn giản hơn.
Trên trang nhất nhật báo New York Times, người ta thường đọc lời nhắc nhở các phụ nữ Do Thái ngoan đạo nhớ thắp nến Sabát 18 phút trước lúc mặt trời mọc. Giờ chính xác của lúc mặt trời mọc được in đính kèm cùng với số 800 để những ai sống ngoài thành phố có thể liên lạc. Việc loan báo này thường được thực hiện vào các ngày Thứ Sáu ở New York, giúp rất nhiều người Do Thái ngoan đạo ở khu đô thị này giữ ngày Sabát. Nhiều người, dù không theo Do Thái Giáo, cũng nhờ vậy, “ngộ” được một ý nghĩa phổ quát đó là mầu nhiệm của không gian và thời gian.
Người Kitô hữu cũng tôn kính thứ mầu nhiệm Sabát này, thứ thanh thản bình an này, dưới hình thức Ngày Của Chúa, ngày phục sinh, một bất ngờ chí thánh. Trong cả hai truyền thống Do Thái Giáo và Kitô Giáo, ý nghĩa Sabát đều có liên hệ với sáng tạo, với mối liên kết qua lại giữa làm việc và nghỉ ngơi. Một sự quân bình bỗng xuất hiện vào cảnh yên tĩnh của ngày thứ bẩy, bắt đầu từ buổi tối sau sáu ngày rong ruổi tất bật. Và rồi sự tối thượng của Thiên Chúa được tuyên xưng bằng hành động cũng như lời nói của ta.
Trong từng giây phút cụ thể của ngày Sabát, những lúc trẻ em đuổi nhau quanh trường kỷ, các bé thơ ồn ào đòi được chú ý, trong những thăm viếng, những tiếng cười, những tin tức trao đổi, những bữa ăn thân hữu, những qua lại tay bắt mặt mừng, nhất nhất, ta đều thấy Thiên Chúa. Sabát tự nó là một cuộc gặp gỡ nhiệm mầu. Nó dạy ta biết nói giờ.
Giữ một ngày yên tĩnh và nghỉ ngơi chính là ơn hòa bình của Thiên Chúa, một cử hành mừng hòa bình và thánh thiện giữa những ồn ào náo nhiệt và thử thách. Nhưng thế giới đang chiến tranh; bất công và bạo lực đang lan tràn khắp nơi. Làm sao ta có thể cử hành được hòa bình, khi hòa bình thật xa vời diệu vợi? Hòa bình ta cử hành đây đâu phải hòa bình thế gian có thể tặng ban. Chỉ có Thiên Chúa ban tặng được mà thôi, và ta biết đấy, khi ta dừng lại giây phút… thì trái đất lại cứ thế mà xoay. Giờ đây, không còn là Thứ Bẩy hay Chúa Nhật nữa, mà là Thứ Hai. Thứ Hai là ngày chẳng được ai ưa thích. C. S. Lewis có lần viết rằng “thập giá đến trước triều thiên, và ngày mai lại là sáng Thứ Hai”. Ấy thế nhưng, trong cái thứ tự của ngày thường này, vẫn có một loại phúc lành khác. Ta biết ngày nào cũng là một hồng ân khi ta phó thác các nhu cầu của ta cho sự làm chủ và kiểm soát của Người.
Trong một thời biểu làm việc đầy căng thẳng, ngày tháng thường trôi đi như một dòng nước vô tình. Tốt nhất là theo nó mà tiến. Tiếp xúc với vòng xoay của trái đất và ý thức nét độc đáo của từng ngày. Thức giấc trước hừng đông để thấy ánh sáng mỗi lúc một tăng hay cố tình nằm rán để ngắm cảnh tranh tối tranh sáng. Kinh sáng và kinh chiều quả là những thực hành tốt đẹp ở đây. Hãy theo gương Thomas More, nhân vật quan trọng dưới triều Henry VIII. Nên dành mỗi tuần một ngày hoàn toàn thong dong cho Thiên Chúa. Mọi sự sẽ trở nên suông sẻ khi lịch bản trở thành thân thiết và ta biết quí yêu thì giờ.
(còn 1 kỳ)
Văn Hóa
Trường Ca Thánh Nữ Maria Đồng Trinh đoạn 7, 8, 9, 10
Bùi Hữu Thư
13:17 03/08/2011
Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm Trường Ca Thánh Nữ Maria Đồng Trinh đoạn 7, 8, 9, 10 của NS Phạm Đức Huyến và Vũ Đình Ân.
Bí Tích Xức Dầu
Lm Vũđình Tường
18:07 03/08/2011
Bí tích xức dầu bệnh nhân dành cho người lớn, người cao niên và người lớn yếu liệt. Bí tích này không dành cho các em nhỏ, hoặc cho người mạnh khỏe. Thường thì mỗi tháng một lần xứ đạo có tổ chức xức dầu bệnh nhân. Gọi là xức dầu bệnh nhân vì bí tích này dành riêng cho những bệnh nhân trong giáo xứ, hoặc những người lớn tuổi bệnh tật cần xức dầu chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn Chúa và đồng thời liên kết những đau khổ phần xác với thập giá Chúa Kitô. Một vài xứ đạo có thói quen xức dầu cứ ba tháng một lần như thế một năm có bốn lần. Trong thời gian này nếu người đó có yếu liệt không kịp mời linh mục xức dầu trong cơn nguy tử cũng được an tâm vì đã được xức dầu trong thời gian vừa qua.
Hiểu như thế thì bí tích xức dầu có giá trị trong một thời gian nào đó sau khi nhận bí tích xức dầu.
Thư thánh Giacôbê 5,14-15 dậy:
Ai trong anh em phải yếu liệt, hãy mời các vị thay mặt Hội Thánh, họ hãy cầu nguyện trên người ấy, sau khi đã xức dầu nhân Danh Chúa. Và lời khẩn cầu do tự lòng tin sẽ cứu người yếu liệt và Chúa sẽ cho hồi phục, và nếu người ấy đã phạm tội, thì cũng sẽ được tha.
Chúng ta dành vài phút phân tích từng câu trong đọan thánh thư trên.
Ngày 7 tháng 8 năm 2005, Inala, Australia
TiengChuong.org
Hiểu như thế thì bí tích xức dầu có giá trị trong một thời gian nào đó sau khi nhận bí tích xức dầu.
Thư thánh Giacôbê 5,14-15 dậy:
Ai trong anh em phải yếu liệt, hãy mời các vị thay mặt Hội Thánh, họ hãy cầu nguyện trên người ấy, sau khi đã xức dầu nhân Danh Chúa. Và lời khẩn cầu do tự lòng tin sẽ cứu người yếu liệt và Chúa sẽ cho hồi phục, và nếu người ấy đã phạm tội, thì cũng sẽ được tha.
Chúng ta dành vài phút phân tích từng câu trong đọan thánh thư trên.
- Bí tích xức dầu dành riêng cho người tới tuổi khôn khi họ đau bệnh yếu liệt. Thánh nhân không nhắc đến chữ người lớn ở đây nhưng câu ‘nếu người ấy đã phạm tội’ cho biết người cần lãnh bí tích xức dầu có tuổi khôn, hay ít ra tuổi có thể phạm tội. Các em nhỏ không thể phạm tội vì chúng quá nhỏ để phân biệt đúng sai, phải trái, tội phúc. Như thế bí tích xức dầu dành riêng cho người lớn, không cho trẻ nhỏ.
- Điểm thứ hai trong đọan thánh thư nhắc đến là các vị thay mặt Hội Thánh. Thay mặt Hội thánh đây là những người Giáo Hội cho phép cử hành bí tích xức dầu, không riêng cho một linh mục nào. Cha xứ sở tại, linh mục tuyên úy bệnh viện đều được cử hành bí tích xức dầu khi nhu cầu đòi hỏi mà không cần phải đúng linh mục mình muốn.
- Điểm thứ ba là tâm tình cầu nguyện trên người bệnh nhân để xin ơn Chúa và chấp nhận ý Chúa trong trường hợp nguy tử. Cầu nguyện cho bệnh nhân là điều cần thiết, ai cũng có thể làm nhiệm vụ này được, cha mẹ, người thân, thân hữu, y tá. Tất cả đều được mời gọi cầu nguyện cho bệnh nhân.
- Điểm thứ bốn là lòng tin. Đây là điểm quan trọng nhất trong các bí tích của Thiên Chúa giáo. Đức tin con đã cứu con, hãy đi về bình an. Câu nói quen thuộc này chúng ta nghe Chúa nói với những người Chúa làm phép lạ chữa lành bệnh hoặc cứu sống họ. Chúa luôn nói: đức tin của con đã cứu con. Lòng tin sẽ cứu người yếu liệt và nếu đẹp lòng Chúa thì Chúa sẽ cho hồi phục. Đức tin là mấu chốt căn bản trong việc Chúa chữa lành bệnh nhân. Kinh thánh nhiều lần ghi lại đức tin của chính người bệnh hay đức tin của cha mẹ, thân nhân là căn bản trong việc Chúa chữa lành bệnh tật.
- Điểm thứ năm là nếu người ấy mắc tội thì sẽ được tha. Câu này cho biết bí tích xức dầu dành cho người đã đến tuổi trưởng thành vì các em nhỏ không thể mắc tội vì quá nhỏ. Chúng là thiên thần không vướng mắc tội chi, ngoài tội nguyên tổ. Như thế một em bé yếu liệt cần bí tích thanh tẩy, không cần bí tích xức dầu. Bí tích thanh tầy tha thứ các tội đã phạm và tội truyền lại cho con cháu qua tội nguyên tổ. Ngòai ra em bé đó không cần lãnh bí tích nào khác.
- Điểm thứ sáu bí tích xức dầu dành cho người còn sống không phải xức dầu cho người đã qua đời. Khi có người yếu liệt việc cầu nguyện cho người đó là quan trọng, thực thi đức tin là cần thiết giúp người đau yếu đó vững tâm tìn được bình an trong lúc nguy khốn.
Ngày 7 tháng 8 năm 2005, Inala, Australia
TiengChuong.org
Giá trị của sự mạo hiểm
Francis Nguyễn
21:51 03/08/2011
Giá trị của sự mạo hiểm
Hôm nay Giáo Hội hoàn vũ mừng kính trọng thể lễ thánh John Vianey ( Gio-an Vi-a-nây), ngài được nhận làm bổn mạng của tất cả các linh mục quản xứ, tôi nghĩ về hình ảnh người linh mục của Đức Kitô trong cuộc đời của vị linh mục thánh thiện và khả kính này. Từ hình ảnh đó bất giác tôi nhớ về con đường mà tôi đang đi, lý tưởng mà tôi đang theo đuổi, ký ức của một thời ùa về xâm chiếm lòng tôi…
Khi còn học phổ thông, ở độ tuổi “tin” tôi đã có ước muốn rằng Chúa sẽ gọi tôi đi làm linh mục cho dân của ngài. Ý tưởng đó luôn đốt nóng trong tôi, cách đặc biệt qua hình ảnh rất nhiều linh mục thánh thiện, đạo đức và tài năng. Nhưng khi trưởng thành hơn, thao thức đó bắt đầu có những cuộc cạnh tranh đầy sóng gió bởi rất nhiều những cơ hội thăng tiến và cả những cám dỗ rất điển hình trong cuộc đời của một người trẻ. Cha xứ của tôi đã khuyến khích động viên tôi khám phá xem những người khác nhìn thấy gì nơi tôi nếu tôi trở thành linh mục và tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ vị mục tử đầy thánh thiện này.
Tôi nhớ đã có lần ngài nói với tôi: “Con đường tốt nhất mà con có thể biết được ơn gọi của con đó là môi trường Chủng Viện. Hãy cho môi trường Chủng viện một cơ hội để con tự khám phá ơn gọi của mình” Và quả thực tôi đã không cảm thấy thất vọng khi được vào Chủng viện, dẫu biết rằng hơi muộn màng và sóng gió hơn so với nhiều anh em khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng môi trường Chủng Viện thật sự là hữu ích cho tôi để tôi nhận thức rõ hơn ơn gọi của mình. Chính những năm tháng sống trong môi trường Chủng viện tại Việt nam đã tạo cho tôi một nếp sống gần gũi và sâu sắc hơn với Chúa, và quan trọng nữa là giúp tôi khám phá ra ơn gọi của chính mình. Tôi ý thức được rằng tôi cần phải phó thác đời tôi cho sự quan phòng của Thiên Chúa và phục vụ dân người trong khả năng và sức khỏe Chúa ban cho tôi.
Tôi luôn cảm tạ Chúa vì tất cả những gì ngài đã ban cho tôi từ mái ấm Chủng Viện, và tôi luôn mong chờ sẽ có ngày được phục vụ dân Chúa trong thiên chức linh mục. Nếu như có một điều ước dành cho tôi, tự đáy lòng tôi sẽ ước mong rằng cuộc đời tôi mãi mãi sẽ là một “bài ca tạ ơn” dâng lên Thiên Chúa và cho tất cả những ai đã và đang xậy đắp ,vun trồng ơn gọi cho tôi. Tôi sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi dấn thân vào con đường xem ra đầy mạo hiểm và chẳng mấy ai đi này. Tôi vững tin để nói lên điều đó vì tôi đã cảm nghiệm thật sự rõ nét nơi cuộc sống Phương tây nơi đây với đầy đủ của cái, vật chất nhưng ơn gọi linh mục xem ra như “lá mùa thu” ! Tôi thật sự rất mừng và cảm tạ ơn Chúa vì thấy ơn gọi của Giáo Phận quê hương vẫn còn rất nhiều. Cánh đồng truyền giáo thật bao la mà ơn gọi thì đang dần khan hiếm cho Giáo hội. Giáo Hội đang rất cần những người trẻ dám dấn thân cho sứ vụ tông đồ. Tôi ước mong rằng bản thân tôi, các bạn của tôi, những người đã có ơn gọi cũng như những ai đang định có ý hướng thánh hiến đời mình cho Chúa, đừng ngại mạo hiểm và dấn thân đời mình cho thiên chức linh mục vì sự mạo hiểm luôn có giá trị xứng đáng của nó.
Chủng viện thánh Augustinô 4.8.2011 - Lễ Thánh John Vianney.
Francis Nguyen
Hôm nay Giáo Hội hoàn vũ mừng kính trọng thể lễ thánh John Vianey ( Gio-an Vi-a-nây), ngài được nhận làm bổn mạng của tất cả các linh mục quản xứ, tôi nghĩ về hình ảnh người linh mục của Đức Kitô trong cuộc đời của vị linh mục thánh thiện và khả kính này. Từ hình ảnh đó bất giác tôi nhớ về con đường mà tôi đang đi, lý tưởng mà tôi đang theo đuổi, ký ức của một thời ùa về xâm chiếm lòng tôi…
Khi còn học phổ thông, ở độ tuổi “tin” tôi đã có ước muốn rằng Chúa sẽ gọi tôi đi làm linh mục cho dân của ngài. Ý tưởng đó luôn đốt nóng trong tôi, cách đặc biệt qua hình ảnh rất nhiều linh mục thánh thiện, đạo đức và tài năng. Nhưng khi trưởng thành hơn, thao thức đó bắt đầu có những cuộc cạnh tranh đầy sóng gió bởi rất nhiều những cơ hội thăng tiến và cả những cám dỗ rất điển hình trong cuộc đời của một người trẻ. Cha xứ của tôi đã khuyến khích động viên tôi khám phá xem những người khác nhìn thấy gì nơi tôi nếu tôi trở thành linh mục và tôi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ vị mục tử đầy thánh thiện này.
Tôi nhớ đã có lần ngài nói với tôi: “Con đường tốt nhất mà con có thể biết được ơn gọi của con đó là môi trường Chủng Viện. Hãy cho môi trường Chủng viện một cơ hội để con tự khám phá ơn gọi của mình” Và quả thực tôi đã không cảm thấy thất vọng khi được vào Chủng viện, dẫu biết rằng hơi muộn màng và sóng gió hơn so với nhiều anh em khác. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng môi trường Chủng Viện thật sự là hữu ích cho tôi để tôi nhận thức rõ hơn ơn gọi của mình. Chính những năm tháng sống trong môi trường Chủng viện tại Việt nam đã tạo cho tôi một nếp sống gần gũi và sâu sắc hơn với Chúa, và quan trọng nữa là giúp tôi khám phá ra ơn gọi của chính mình. Tôi ý thức được rằng tôi cần phải phó thác đời tôi cho sự quan phòng của Thiên Chúa và phục vụ dân người trong khả năng và sức khỏe Chúa ban cho tôi.
Tôi luôn cảm tạ Chúa vì tất cả những gì ngài đã ban cho tôi từ mái ấm Chủng Viện, và tôi luôn mong chờ sẽ có ngày được phục vụ dân Chúa trong thiên chức linh mục. Nếu như có một điều ước dành cho tôi, tự đáy lòng tôi sẽ ước mong rằng cuộc đời tôi mãi mãi sẽ là một “bài ca tạ ơn” dâng lên Thiên Chúa và cho tất cả những ai đã và đang xậy đắp ,vun trồng ơn gọi cho tôi. Tôi sẽ không còn cảm thấy sợ hãi khi dấn thân vào con đường xem ra đầy mạo hiểm và chẳng mấy ai đi này. Tôi vững tin để nói lên điều đó vì tôi đã cảm nghiệm thật sự rõ nét nơi cuộc sống Phương tây nơi đây với đầy đủ của cái, vật chất nhưng ơn gọi linh mục xem ra như “lá mùa thu” ! Tôi thật sự rất mừng và cảm tạ ơn Chúa vì thấy ơn gọi của Giáo Phận quê hương vẫn còn rất nhiều. Cánh đồng truyền giáo thật bao la mà ơn gọi thì đang dần khan hiếm cho Giáo hội. Giáo Hội đang rất cần những người trẻ dám dấn thân cho sứ vụ tông đồ. Tôi ước mong rằng bản thân tôi, các bạn của tôi, những người đã có ơn gọi cũng như những ai đang định có ý hướng thánh hiến đời mình cho Chúa, đừng ngại mạo hiểm và dấn thân đời mình cho thiên chức linh mục vì sự mạo hiểm luôn có giá trị xứng đáng của nó.
Chủng viện thánh Augustinô 4.8.2011 - Lễ Thánh John Vianney.
Francis Nguyen
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cá Vàng Ao Hạ - A Fish In The Pond.
Nguyễn Đức Cung
08:41 03/08/2011
CÁ VÀNG AO HẠ - A Fish In The Pond.
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Em mang dù Nhật, hài Xiêm
Em về anh nhớ một con cá vàng….
Mùa sen em hẹn em qua
Anh ngồi trên cỏ đã phơ phất tình.
(Trích thơ của Nguyên Sa)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Em mang dù Nhật, hài Xiêm
Em về anh nhớ một con cá vàng….
Mùa sen em hẹn em qua
Anh ngồi trên cỏ đã phơ phất tình.
(Trích thơ của Nguyên Sa)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Bướm Trưa Hè
Thérésa Nguyễn
21:46 03/08/2011
CÁNH BƯỚM TRƯA HÈ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bướm bay trong nắng dương hồng
Tìm trong ánh mắt thấy lòng nhớ ai.
Buồn dâng thung lũng liêu trai ,
Một vài sợi nắng bay ngoài song thưa.
(Trích thơ của Nguyễn Đình Hoài Việt)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Bướm bay trong nắng dương hồng
Tìm trong ánh mắt thấy lòng nhớ ai.
Buồn dâng thung lũng liêu trai ,
Một vài sợi nắng bay ngoài song thưa.
(Trích thơ của Nguyễn Đình Hoài Việt)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Video Tầu Du Lịch thăm hải cảng Rotterdam phồn thịnh và làng truyền thống Hà Lan
VietCatholic Network
18:04 03/08/2011