Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 18 Mùa Quanh Năm 5. 9.2018
Lm Francis Lý văn Ca
03:16 02/08/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Tư tưởng chính của các bài đọc hôm nay đó là lột bỏ cái cũ, sai lầm mà mặc lấy cái mới, đứng đắn. Đó là lời thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ 2 hôm nay.
Đời sống người Kitô hữu là một cuộc biến đổi, điều chỉnh triền miên, như lời Chúa Giêsu phán: “Các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi ở trên trời”. Điều chỉnh là con đường đưa tới sự trọn lành. Tuy nhiên, để được điều đó, chúng ta phải là người phục thiện, chấp nhận sự điều chỉnh, hay nói một cách khác, là chịu để cho người ta sửa sai.
Với những tư tưởng dẫn nhập vào thánh lễ, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái oán trách Môisen vì ông đã dẫn họ ra khỏi đất Aicập và giờ đây đang thiếu thốn thực phẩm. Môisen đã van nài Chúa. Chúa đã ban Manna và chim cút để nuôi sống họ trên đường về đất hứa.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Bí Tích rửa tội, chúng ta đã trở nên người mới trong sự sống mới. Chính tư tưởng đổi mới và canh tân mà Chúa Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta sống xứng đáng ơn gọi làm nghĩa tử.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn nối tiếp câu chuyện Chúa Giêsu làm phép lạ cho 5 chiếc bánh và 2 con cá trở nên của nuôi hơn 5.000 người trong sa mạc. Nhưng trước phép lạ nầy dân chúng vẫn cứng lòng tin. Kể cả câu chuyện Manna trong Cựu Ước.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Giờ đây chúng ta cùng hiệp ý trong những lời nguyện chung sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho hàng giáo phẩm Việt Nam, luôn hiệp nhất trong việc cử hành Lời Chúa và Thánh Thể. Xin cho sự thông hiệp nầy luôn liên kết Anh Chị Em Kitô hữu luôn sống hiệp nhất với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu khắp nơi trên thế giới, luôn biết khao khát lãnh nhận Lời Thánh và Bánh Trường Sinh mỗi khi có dịp dâng thánh lễ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo. Xin Chúa chúc lành cho đời sống hôn nhân tương lai của họ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang bị bách hại về đức tin, xin cho họ được kiên cường làm chứng tá cho Phúc Âm của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Thế Giới chúng ta đang sống còn biết bao người chưa tin vào Mầu Nhiệm Thánh Thể. Xin cho cuộc sống của chúng ta hằng ngày sẽ là những chứng nhân của sức sống nhiệm mầu, nơi Tiệc Thánh Thể chúng ta lãnh nhận. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con xin hiệp với của lễ tiến dâng trên bàn thánh là những lời cầu nguyện dâng lên trước tôn nhan. Xin Chúa ban cho cộng đoàn chúng con những ơn cần thiết như lòng mong ước. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Tư tưởng chính của các bài đọc hôm nay đó là lột bỏ cái cũ, sai lầm mà mặc lấy cái mới, đứng đắn. Đó là lời thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ 2 hôm nay.
Đời sống người Kitô hữu là một cuộc biến đổi, điều chỉnh triền miên, như lời Chúa Giêsu phán: “Các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi ở trên trời”. Điều chỉnh là con đường đưa tới sự trọn lành. Tuy nhiên, để được điều đó, chúng ta phải là người phục thiện, chấp nhận sự điều chỉnh, hay nói một cách khác, là chịu để cho người ta sửa sai.
Với những tư tưởng dẫn nhập vào thánh lễ, giờ đây chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái oán trách Môisen vì ông đã dẫn họ ra khỏi đất Aicập và giờ đây đang thiếu thốn thực phẩm. Môisen đã van nài Chúa. Chúa đã ban Manna và chim cút để nuôi sống họ trên đường về đất hứa.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Bí Tích rửa tội, chúng ta đã trở nên người mới trong sự sống mới. Chính tư tưởng đổi mới và canh tân mà Chúa Thánh Linh sẽ làm cho chúng ta sống xứng đáng ơn gọi làm nghĩa tử.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn nối tiếp câu chuyện Chúa Giêsu làm phép lạ cho 5 chiếc bánh và 2 con cá trở nên của nuôi hơn 5.000 người trong sa mạc. Nhưng trước phép lạ nầy dân chúng vẫn cứng lòng tin. Kể cả câu chuyện Manna trong Cựu Ước.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Giờ đây chúng ta cùng hiệp ý trong những lời nguyện chung sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho hàng giáo phẩm Việt Nam, luôn hiệp nhất trong việc cử hành Lời Chúa và Thánh Thể. Xin cho sự thông hiệp nầy luôn liên kết Anh Chị Em Kitô hữu luôn sống hiệp nhất với nhau. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho cộng đoàn tín hữu khắp nơi trên thế giới, luôn biết khao khát lãnh nhận Lời Thánh và Bánh Trường Sinh mỗi khi có dịp dâng thánh lễ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo. Xin Chúa chúc lành cho đời sống hôn nhân tương lai của họ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Chúng ta cầu nguyện cho những ai đang bị bách hại về đức tin, xin cho họ được kiên cường làm chứng tá cho Phúc Âm của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Thế Giới chúng ta đang sống còn biết bao người chưa tin vào Mầu Nhiệm Thánh Thể. Xin cho cuộc sống của chúng ta hằng ngày sẽ là những chứng nhân của sức sống nhiệm mầu, nơi Tiệc Thánh Thể chúng ta lãnh nhận. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con xin hiệp với của lễ tiến dâng trên bàn thánh là những lời cầu nguyện dâng lên trước tôn nhan. Xin Chúa ban cho cộng đoàn chúng con những ơn cần thiết như lòng mong ước. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúa Nhật XVIII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
03:56 02/08/2018
X.Hành16: 2-4,12-15; Tvịnh 77; Êphêsô 4:17.20-24; Gioan 6: 24-35
Nếu bạn muốn chú trọng việc rao giảng theo Kinh Thánh Do Thái thì hôm nay là dịp để thực hiện. Đoạn sách Xuất Hành hôm nay là phần của cuộc hành trình xuyên qua sa mạc hoang địa. Ý nghĩa chuyện đó rất phong phú: nói về một cộng đoàn đức tin đi qua sa mạc khô cằn khắc nghiệt trong nhiều năm trời. Nghe có vẻ như chuyện thời nay. Trong bàn văn của sách Xuất Hành, mô tả Thiên Chúa dẫn dắt dân Israel rời khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ đang đi qua sa mạc; họ đã được tự do; nhưng cuộc lữ hành vẫn chưa kết thúc. Họ còn phải gặp và nhận thấy nhiều điều về họ và về Thiên Chúa trên đường họ đi về miền đất Chúa hứa. Câu chuyện rất hùng hồn và có vẻ như nó đang song hành với kinh nghiệm sống đức tin của chúng ta.
Tuy vậy, hãy để ý về "tất cả cộng đoàn Israel" trong bài sách này. Hãy để ý chuyện kể về những hành xử của họ trong việc hình thành nên một cộng đoàn đang di chuyển trong sa mạc. Ngay từ đầu khi Thiên Chúa dẫn họ ra khỏi Ai Cập, tất cả cộng đoàn cùng đi với nhau và cả cộng đoàn được lương thực, bị đau khổ, sự hướng dẫn bị thử thách và cùng nhau than vản. Trong lúc đọc đoạn sách, tôi đề nghị quý vị thuyết giảng nên nghĩ đến những tình huốn chiến đấu của bản thân chúng ta khi gặp khó khăn trong cuộc lữ hành đức tin của chúng ta, và hãy nhớ đây là câu chuyện của toàn thể cộng đoàn đức tin đang gặp phải. Chúng ta nên nhớ đến những thử thách và đau khổ luôn đe dọa đến đời sống cộng đoàn đức tin của chúng ta khi đang cùng đồng hành với nhau.
Bây giờ chúng ta thử bắt đầu xem xét kinh nghiệm sa mạc theo quan điểm về ngữ pháp. Tôi biết đây là một chuyện hơi lạ, nhưng xin hãy kiên nhẫn với tôi. Trong một câu văn có một chủ từ, động từ, và túc từ. Chủ từ là chủ hành động. Động từ nói về hành động, và túc từ nhận lãnh hành động. Suốt cuộc hành trình trong sách Xuất Hành hôm nay, có một điều rất rõ ràng: Thiên Chúa là chủ từ. Thiên Chúa hành động. Thiên Chúa là Đấng độc nhất trông thấy những khó khăn của dân chúng trong lúc lưu đày, và Ngài quyết định cứu họ ra khỏi kiếp lưu đày. Thiên Chúa nhận thấy, cứu dân, dẫn dắt dân, cho họ của ăn và nói với họ v.v... Thiên Chúa cũng nghe những lời than vản của dân ( đó chính là lời cầu nguyện hay lời than oán của cộng đòn dân Chúa. Ngài không bao giờ xa cách họ và luôn luôn lắng nghe lời họ than vản kêu xin). Rồi bây giờ trở về vấn đề ngữ pháp: dân là "túc từ của câu văn". Họ “cần được giúp đở, vì tự họ, họ không thể làm gì được cho bản thân. Họ là những người lãnh nhận việc làm ân nghĩa của Thiên Chúa.
Sách Xuất Hành cho chúng ta nhận thấy Thiên Chúa là ai đối với dân Israel, và với chúng ta. Những người đau khổ trong sa mạc cũng cho chúng ta biết chúng ta là ai: thường chúng ta yếu đuối, do dự, than vản và cần một Thiên Chúa trung thành tự quyết định hành động cho chúng ta. Và hơn nữa, chúng ta cần một Thiên Chúa nhận thấy chúng ta đang ở trong tù đày, ngay cả khi chúng ta đã quen thuộc với hoàn cảnh của chúng ta, và không muốn cố gắng tìm tự do. Thiên Chúa đã bắt đầu hành động , và dân chúng đã được dẫn dắt ra khỏi tù đày. Nhưng, đó mới chỉ là bước đầu đi tìm tự do. Họ còn phải đi chặng đường dài khó khăn. Trong cuộc hành trình , Thiên Chúa sẽ dạy bảo họ biết Ngài là ai đối với họ. Ngài sẽ giúp họ sông thành cộng đoàn của dân Chúa.
Họ đang bị thử thách trong sa mạc. Thử thách này quá nặng nề hơn những cám dỗ hằng ngày. Thử thách đe dọa sự sống còn của chúng ta, và bản thân chúng ta là dân Chúa. Thử thách làm chúng ta muốn buông thả, quay lại và trở về với cảnh nô lệ như trước kia. Trong khi họ đang đi đến bờ cỏi tự do, bản thân chúng ta gặp sự kháng cự mãnh liệt: hằng ngày với biết bao trở lực của trần thế có thể kềm chế chúng ta, như nhũng thói quen, sự nghiện ngập. những lối sống nhu nhược yếu hèn là những điều gây khó khăn trong cuộc lữ hành, và luôn có sự cám dỗ lôi kéo chúng ta trở lại đời sống trước kia. Giáo Hội chúng ta cũng trãi qua một thời kỳ thay đổi với Cộng Đồng Vatican II. Tuy có nhiều điều mang chiều hướng sai lạc, và đôi khi thay đổi quá mau chóng những thói quen cũ, chúng ta đã thấy một cuộc hành trình chông gai và đầy xung đột. Vẫn còn có những người muốn bỏ việc của Cộng Đòan và trở lại một giáo hội mà mọi quyết định là do chính chúng ta và chúng ta trở nên một cộng đoàn xa cách đơn lẻ trong thế giới.
Tôi sẽ cố gắng không mô tả Thiên Chúa là Đấng hay gởi thử thách đến cho chúng ta trên chặng đường đức tin mà chúng ta đi. Hãy nhớ là dân Israel đã bị lưu đày. Thiên Chúa đã đưa họ đến nơi tự do. Nếu họ gặp khó khăn trong việc ra đi tìm tự do, là phải bỏ lối sống cũ lại. Sa mạc sẽ là một thử thách khó khăn cho họ: đời sống chúng ta gặp thử thách dưới nhiều hình thức. Trong những lúc khó khăn đó, chúng ta suy niệm để nhận thấy tâm tình và tình yêu của chúng ta ở đâu: thử thách sẽ đến với chúng ta trong khi chúng ta muốn bỏ lại những gì là giả dối tạm bợ để chúng ta dấn thân đem đến sức sống vào những nơi khao khát. Trên chặng đường đi nhiếu thói quen đã chết đi và nhiều người mới đã được hồi sinh.
Cũng như dân Israel, Giáo Hội gặp thử thách từ sự đối kháng bên ngoài và cả bên trong. Cách đây vài năm tôi có thấy danh sách hơn 20 quốc gia có Ki tô Hữu bị bách hại. Tôi chắc rằng bây giờ cũng còn có nhiều quốc gia như thế, hay có thể còn nhiều hơn. Nhưng, có những chống đối từ bên trong ngay từ trong nội bộ của cộng đoàn. Giáo hội cố gắng sống đời sống nhân chứng của Chúa Ki tô trong thế giới, trong nổ lực du nhập vào giáo hội các giá trị văn hóa của các quốc gia. Khởi đầu từ việc Ki tô giáo chấp nhận thói quen chính trị và kinh tế của đất nước chúng ta. Chúng ta nghĩ muốn là một công dân tốt là phải ủng hộ những lợi ích của quốc gia để trở nên một Ki tô hữu tốt. Thêm vào đó những thử thách giáo hội phải chịu trong những năm vừa qua vì những việc lợi dụng tình dục xấu xa trong hàng giáo phẩm đã gây nên công kích bên trong cộng đoàn giáo hữu hành hương. Một hậu quả của sự việc xấu xa đó là chúng ta bị xao lãng không lo những nhu cầu bức xúc quan trọng trên thế giới mà lại phải đem hết sức lực, tài chánh và những chương trình để giải quyết. Các gương xấu đã gây nên "sự than oán" ở khắp nơi. Nào những lời than thở, giận dử, đổ tội, bán bổ v.v... Trong kinh nghiệm gian khổ ở sa mạc mới, một lần nữa là chúng ta cần lương thực của Thiên Chúa cho chúng ta "bánh hằng ngày" trong sa mạc để chữa lành, nâng đỡ và đổi mới. Chúng ta đang đi trên cuộc hành trình dài đằng đẵng. Thử thách sẽ đên dưới biết bao nhiêu hình thức, với tư cách là người lữ hành đức tin, hãy cẩn thận trong khi đối kháng với chước cám dỗ có thể làm chúng ta lạc hướng.
Chúng ta hãy để ý thấy, và cảm thấy hy vọng vì được Thiên Chúa nhận thấy sự đói khát của cộng đoàn, và Ngài gởi lương thực cho họ. Nhưng đó không phải là những lương thực quen thuộc thường dùng, và cũng khồng phải là lương thực mà họ có thể tự chọn cho họ. Họ hỏi: "Đó là gì?" Bài trích sách Xuất Hành khuyền khích chúng ta nên tin tưởng vào lương thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong cuộc hành trình khó khăn này, nhưng không phải là thứ lương thực chúng ta nghĩ chúng ta sẽ nhận lãnh. Thật ra chúng ta có thể không nhận biết lương thực đó. Trong những lúc khó khăn chúng ta sẽ có đủ năng lực để sống từng ngày với những người chúng ta giúp đỡ và hướng dẫn họ trong những quyết định quan trọng. Sự giúp đỡ này có thể đến trong những gói quà tầm thường mà chúng ta không cảm nhận được có bàn tay Thiên Chúa trong đó. Bởi thế trong cộng đoàn lương thực có thể đến với tiếng nói của ngôn sứ nghe có thể chướng tai, kêu gọi chúng ta trở về với giáo hội – đón nhận bí tich của Chúa Ki tô trong thế giới.
Sách Xuất Hành nhắc chúng ta là hảy có đủ lương thực "hằng ngày". Mọi người cần suy tính đủ để ăn "trong ngày đó" (trừ khi ngày tiếp theo là ngày Sa bát), nếu không thì lương thực sẽ hư nát. Mỗi ngày Thiên Chúa sẽ hiện hữu giúp chúng ta. Trong sa mạc chúng ta được dạy bảo phải tin vào sự nuôi dưởng hằng ngày. Chúng ta đã được biết và tuyên xưng điều chúng ta cần là sức sống đức tin của một người nên như là thành viên của cộng đoàn dân Chúa. Chỉ có Thiên Chúa ban cho chúng ta của ăn là "bánh hằng ngày" ẩn trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Thật thế, ngay cả khi chúng ta xin lương thực hằng ngày cho cộng đoàn tín hữu chúng ta, chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã nghe lời chúng ta. "Bánh hằng ngày" mà chúng ta cần để có đủ năng lực gây dựng nên một cộng đoàn chứng nhân là gì? Điều gì sẽ giúp chúng ta biết là Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta và gìn giữ chúng ta sống với nhau như một cộng đoàn chứng nhân có sự hiện hữu của Thiên Chúa trong thế giơi? Chúng ta sẽ xin cho được bánh sự sống đầy đủ và các bạn sẽ không ngạc nhiên khi "manna" chúng ta lãnh nhận sẽ đến trong những gói quà rất lạ lùng.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
18th SUNDAY (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35
If you have ever wanted to try focusing your preaching on the Hebrew Scriptures, here is your chance. The episode today from Exodus is part of the desert/wilderness journey. It's symbolism is rich preaching fare – a faith community's arduous journey over a long period of time through harsh terrain. Sounds very modern to me! In the Exodus reading, God has led the Israelites out of Egyptian slavery and now we find them in the midst of their trek through the desert. They have gotten free, but the journey isn't over yet. They have much to face and learn about themselves and God on the way to their promised land. The narrative is powerful and parallels our own faith experience.
However, notice the references to "the whole Israelite community" is this reading. Such references to the people as a community are found throughout the entire desert narrative, from the very beginning moments when God first leads the people out of Egypt. The whole community leaves together and the whole community is fed, afflicted, led, tested, and grumbles. So, while the reading my suggest to the preacher the personal struggles we go through on our individual faith journeys, remember this is a community faith story, the whole community is being addressed. We are encouraged to reflect on the trials and sufferings that threaten the very life and identity of our own faith community as we travel together.
Let's begin by looking at the desert experience from a grammatical point of view, and I know this is strange, but bear with me. In a simple declarative sentence we have a subject, verb and object. The subject does the action, the verb identifies the action and the object of the sentence receives the action. Throughout this Exodus experience one thing is very clear – God is the subject of the sentence. God does the significant actions in the story. God is the one who sees the affliction of the people in slavery and God decides to come to their rescue. God notices, rescues, leads, protects, feeds, speaks, etc. God even hears "the grumbling of the Israelites" and decides to respond on their behalf. (In a way, their grumbling is like a prayer, or maybe, a lament. God is never far from the people and so hears their constant complaints.) Back to our grammar lesson: the people, on the other hand, are the "objects of the sentence." They are in need, can do nothing for themselves. They are the recipients of God's gracious acts.
Exodus reveals who God is to these people and to us. The struggles of the wilderness also reveal who we are; we are often weak, wavering, grumbling and in need of a faithful God who takes the initiative towards us. And more – we need a God who notices that we are in slavery, even when we are so used to our condition and do not even have the desire to make the effort to get free. God has begun the process; the people have been led out. But that is only their first step towards freedom; they have a long and arduous journey ahead of them. During the journey God will teach them who God is for them and will form them into a community of God’s people.
They are undergoing trials in the desert. Trials are more profound than daily temptations. Trials threaten our very existence and our identity as a people of God. Trials make us want to give up, turn around and go back to the old slavery. As they travel to freedom, the people are meeting resistance – daily, strong forces that would overpower them. Breaking habits, addictions and debilitating ways of living is very difficult and in the midst of the process, there is a temptation to go back. Our church underwent a profound change after Vatican II. Granted there were many false starts and sometimes rapid change from accustomed ways. It has been a painful and often a journey filled with conflict. There are people who still want to undo the work of the Council and return us to a church where decisions were made for us and we were an isolated and barricaded island community in the world.
I would be careful not to paint God as the One who sends the trials, or the tests on our journey. Remember, the Israelites had been slaves: what God is doing is leading them to freedom. If they face hardships it is in the process of getting free and leaving the old ways behind. The desert will be arduous for them: life tests us in many ways. During difficult times we learn where our heart and affections lie; the testing happens as we struggle to leave behind what is false and commit ourselves to what will bring growth. We die in many ways along the way, as a new people are brought to birth.
Like the Israelites, the church faces trials from hostile forces both outside and within. I saw a list a few years ago of all the countries where Christians are persecuted, the list was large – over 20 countries. I am sure there are at least as many countries on that list today, probably more. But there are internal struggles as well in the community. The church, in its attempts to live as a witness to Christ in the world, finds itself adopting the values of the countries in which it is located. We begin to identify Christianity with the political and economic way of life of our nation. We are tempted to think being a good citizen and always supporting our national interests are the same as being a good Christian. In addition, the trials our church has faced these past few years, because of the clergy sex scandals, have also weakened our pilgrim community from within. One result of the scandals is to distract us from the pressing needs in our world that we should be addressing with our energies, finances and programs. The scandals have stirred up "grumblings" from all sides; words of pain, anger, accusations, rejection, etc. In this new, most arduous desert experience, we once again need the food that only God can provide God's people in the desert – the "daily bread" of healing, renewal and recommittment. We are on a long journey, the trials come in various forms and as a people, we easily lose our way.
We notice and feel hope because God sees the hungers of the Exodus community and sends them food. But it is not the food to which they have been accustomed, nor the kind of food they might have chosen for themselves. They ask, "What is this?" The reading encourages us to believe that God is feeding us during this present difficult journey, but it is not the way we expected to be fed. Indeed, we might not even recognize the food we are being given. In difficult times, we find strength to get through each day in the form of people who are there to support us and give us guidance for important decisions. This kind of help comes in such ordinary packages that we fail to see the hand of God in it. So, in the community, food may come in the form of prophetic voices who, though irritating at times, call us back to be the church – the sacrament of Christ in the world.
Exodus reminds us that there is enough bread for "each day." The people must gather a "daily portion." If they try to gather more than that (except when they are preparing for the next day’s Sabbath) the food will rot. Each day God will be there to get us though. We are being taught in the desert to trust that daily nurturing. We have learned and confess that what we really need, that which will mean our survival as a person of faith and as a community of God’s people, can only be supplied by God. We celebrate the gift of "daily bread" in this Eucharist. Of course, even as we ask for daily bread for our community of believers, we believe that God has already heard us. What is the "daily bread" we need to continue to be a strong witnessing community? What will enable us to know that God is caring for us and will hold us together as a people witnessing to God’s presence in the world? We will ask for that bread; but don’t be surprised if the "manna" we get comes in surprising packaging.
Nếu bạn muốn chú trọng việc rao giảng theo Kinh Thánh Do Thái thì hôm nay là dịp để thực hiện. Đoạn sách Xuất Hành hôm nay là phần của cuộc hành trình xuyên qua sa mạc hoang địa. Ý nghĩa chuyện đó rất phong phú: nói về một cộng đoàn đức tin đi qua sa mạc khô cằn khắc nghiệt trong nhiều năm trời. Nghe có vẻ như chuyện thời nay. Trong bàn văn của sách Xuất Hành, mô tả Thiên Chúa dẫn dắt dân Israel rời khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ đang đi qua sa mạc; họ đã được tự do; nhưng cuộc lữ hành vẫn chưa kết thúc. Họ còn phải gặp và nhận thấy nhiều điều về họ và về Thiên Chúa trên đường họ đi về miền đất Chúa hứa. Câu chuyện rất hùng hồn và có vẻ như nó đang song hành với kinh nghiệm sống đức tin của chúng ta.
Tuy vậy, hãy để ý về "tất cả cộng đoàn Israel" trong bài sách này. Hãy để ý chuyện kể về những hành xử của họ trong việc hình thành nên một cộng đoàn đang di chuyển trong sa mạc. Ngay từ đầu khi Thiên Chúa dẫn họ ra khỏi Ai Cập, tất cả cộng đoàn cùng đi với nhau và cả cộng đoàn được lương thực, bị đau khổ, sự hướng dẫn bị thử thách và cùng nhau than vản. Trong lúc đọc đoạn sách, tôi đề nghị quý vị thuyết giảng nên nghĩ đến những tình huốn chiến đấu của bản thân chúng ta khi gặp khó khăn trong cuộc lữ hành đức tin của chúng ta, và hãy nhớ đây là câu chuyện của toàn thể cộng đoàn đức tin đang gặp phải. Chúng ta nên nhớ đến những thử thách và đau khổ luôn đe dọa đến đời sống cộng đoàn đức tin của chúng ta khi đang cùng đồng hành với nhau.
Bây giờ chúng ta thử bắt đầu xem xét kinh nghiệm sa mạc theo quan điểm về ngữ pháp. Tôi biết đây là một chuyện hơi lạ, nhưng xin hãy kiên nhẫn với tôi. Trong một câu văn có một chủ từ, động từ, và túc từ. Chủ từ là chủ hành động. Động từ nói về hành động, và túc từ nhận lãnh hành động. Suốt cuộc hành trình trong sách Xuất Hành hôm nay, có một điều rất rõ ràng: Thiên Chúa là chủ từ. Thiên Chúa hành động. Thiên Chúa là Đấng độc nhất trông thấy những khó khăn của dân chúng trong lúc lưu đày, và Ngài quyết định cứu họ ra khỏi kiếp lưu đày. Thiên Chúa nhận thấy, cứu dân, dẫn dắt dân, cho họ của ăn và nói với họ v.v... Thiên Chúa cũng nghe những lời than vản của dân ( đó chính là lời cầu nguyện hay lời than oán của cộng đòn dân Chúa. Ngài không bao giờ xa cách họ và luôn luôn lắng nghe lời họ than vản kêu xin). Rồi bây giờ trở về vấn đề ngữ pháp: dân là "túc từ của câu văn". Họ “cần được giúp đở, vì tự họ, họ không thể làm gì được cho bản thân. Họ là những người lãnh nhận việc làm ân nghĩa của Thiên Chúa.
Sách Xuất Hành cho chúng ta nhận thấy Thiên Chúa là ai đối với dân Israel, và với chúng ta. Những người đau khổ trong sa mạc cũng cho chúng ta biết chúng ta là ai: thường chúng ta yếu đuối, do dự, than vản và cần một Thiên Chúa trung thành tự quyết định hành động cho chúng ta. Và hơn nữa, chúng ta cần một Thiên Chúa nhận thấy chúng ta đang ở trong tù đày, ngay cả khi chúng ta đã quen thuộc với hoàn cảnh của chúng ta, và không muốn cố gắng tìm tự do. Thiên Chúa đã bắt đầu hành động , và dân chúng đã được dẫn dắt ra khỏi tù đày. Nhưng, đó mới chỉ là bước đầu đi tìm tự do. Họ còn phải đi chặng đường dài khó khăn. Trong cuộc hành trình , Thiên Chúa sẽ dạy bảo họ biết Ngài là ai đối với họ. Ngài sẽ giúp họ sông thành cộng đoàn của dân Chúa.
Họ đang bị thử thách trong sa mạc. Thử thách này quá nặng nề hơn những cám dỗ hằng ngày. Thử thách đe dọa sự sống còn của chúng ta, và bản thân chúng ta là dân Chúa. Thử thách làm chúng ta muốn buông thả, quay lại và trở về với cảnh nô lệ như trước kia. Trong khi họ đang đi đến bờ cỏi tự do, bản thân chúng ta gặp sự kháng cự mãnh liệt: hằng ngày với biết bao trở lực của trần thế có thể kềm chế chúng ta, như nhũng thói quen, sự nghiện ngập. những lối sống nhu nhược yếu hèn là những điều gây khó khăn trong cuộc lữ hành, và luôn có sự cám dỗ lôi kéo chúng ta trở lại đời sống trước kia. Giáo Hội chúng ta cũng trãi qua một thời kỳ thay đổi với Cộng Đồng Vatican II. Tuy có nhiều điều mang chiều hướng sai lạc, và đôi khi thay đổi quá mau chóng những thói quen cũ, chúng ta đã thấy một cuộc hành trình chông gai và đầy xung đột. Vẫn còn có những người muốn bỏ việc của Cộng Đòan và trở lại một giáo hội mà mọi quyết định là do chính chúng ta và chúng ta trở nên một cộng đoàn xa cách đơn lẻ trong thế giới.
Tôi sẽ cố gắng không mô tả Thiên Chúa là Đấng hay gởi thử thách đến cho chúng ta trên chặng đường đức tin mà chúng ta đi. Hãy nhớ là dân Israel đã bị lưu đày. Thiên Chúa đã đưa họ đến nơi tự do. Nếu họ gặp khó khăn trong việc ra đi tìm tự do, là phải bỏ lối sống cũ lại. Sa mạc sẽ là một thử thách khó khăn cho họ: đời sống chúng ta gặp thử thách dưới nhiều hình thức. Trong những lúc khó khăn đó, chúng ta suy niệm để nhận thấy tâm tình và tình yêu của chúng ta ở đâu: thử thách sẽ đến với chúng ta trong khi chúng ta muốn bỏ lại những gì là giả dối tạm bợ để chúng ta dấn thân đem đến sức sống vào những nơi khao khát. Trên chặng đường đi nhiếu thói quen đã chết đi và nhiều người mới đã được hồi sinh.
Cũng như dân Israel, Giáo Hội gặp thử thách từ sự đối kháng bên ngoài và cả bên trong. Cách đây vài năm tôi có thấy danh sách hơn 20 quốc gia có Ki tô Hữu bị bách hại. Tôi chắc rằng bây giờ cũng còn có nhiều quốc gia như thế, hay có thể còn nhiều hơn. Nhưng, có những chống đối từ bên trong ngay từ trong nội bộ của cộng đoàn. Giáo hội cố gắng sống đời sống nhân chứng của Chúa Ki tô trong thế giới, trong nổ lực du nhập vào giáo hội các giá trị văn hóa của các quốc gia. Khởi đầu từ việc Ki tô giáo chấp nhận thói quen chính trị và kinh tế của đất nước chúng ta. Chúng ta nghĩ muốn là một công dân tốt là phải ủng hộ những lợi ích của quốc gia để trở nên một Ki tô hữu tốt. Thêm vào đó những thử thách giáo hội phải chịu trong những năm vừa qua vì những việc lợi dụng tình dục xấu xa trong hàng giáo phẩm đã gây nên công kích bên trong cộng đoàn giáo hữu hành hương. Một hậu quả của sự việc xấu xa đó là chúng ta bị xao lãng không lo những nhu cầu bức xúc quan trọng trên thế giới mà lại phải đem hết sức lực, tài chánh và những chương trình để giải quyết. Các gương xấu đã gây nên "sự than oán" ở khắp nơi. Nào những lời than thở, giận dử, đổ tội, bán bổ v.v... Trong kinh nghiệm gian khổ ở sa mạc mới, một lần nữa là chúng ta cần lương thực của Thiên Chúa cho chúng ta "bánh hằng ngày" trong sa mạc để chữa lành, nâng đỡ và đổi mới. Chúng ta đang đi trên cuộc hành trình dài đằng đẵng. Thử thách sẽ đên dưới biết bao nhiêu hình thức, với tư cách là người lữ hành đức tin, hãy cẩn thận trong khi đối kháng với chước cám dỗ có thể làm chúng ta lạc hướng.
Chúng ta hãy để ý thấy, và cảm thấy hy vọng vì được Thiên Chúa nhận thấy sự đói khát của cộng đoàn, và Ngài gởi lương thực cho họ. Nhưng đó không phải là những lương thực quen thuộc thường dùng, và cũng khồng phải là lương thực mà họ có thể tự chọn cho họ. Họ hỏi: "Đó là gì?" Bài trích sách Xuất Hành khuyền khích chúng ta nên tin tưởng vào lương thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong cuộc hành trình khó khăn này, nhưng không phải là thứ lương thực chúng ta nghĩ chúng ta sẽ nhận lãnh. Thật ra chúng ta có thể không nhận biết lương thực đó. Trong những lúc khó khăn chúng ta sẽ có đủ năng lực để sống từng ngày với những người chúng ta giúp đỡ và hướng dẫn họ trong những quyết định quan trọng. Sự giúp đỡ này có thể đến trong những gói quà tầm thường mà chúng ta không cảm nhận được có bàn tay Thiên Chúa trong đó. Bởi thế trong cộng đoàn lương thực có thể đến với tiếng nói của ngôn sứ nghe có thể chướng tai, kêu gọi chúng ta trở về với giáo hội – đón nhận bí tich của Chúa Ki tô trong thế giới.
Sách Xuất Hành nhắc chúng ta là hảy có đủ lương thực "hằng ngày". Mọi người cần suy tính đủ để ăn "trong ngày đó" (trừ khi ngày tiếp theo là ngày Sa bát), nếu không thì lương thực sẽ hư nát. Mỗi ngày Thiên Chúa sẽ hiện hữu giúp chúng ta. Trong sa mạc chúng ta được dạy bảo phải tin vào sự nuôi dưởng hằng ngày. Chúng ta đã được biết và tuyên xưng điều chúng ta cần là sức sống đức tin của một người nên như là thành viên của cộng đoàn dân Chúa. Chỉ có Thiên Chúa ban cho chúng ta của ăn là "bánh hằng ngày" ẩn trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Thật thế, ngay cả khi chúng ta xin lương thực hằng ngày cho cộng đoàn tín hữu chúng ta, chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã nghe lời chúng ta. "Bánh hằng ngày" mà chúng ta cần để có đủ năng lực gây dựng nên một cộng đoàn chứng nhân là gì? Điều gì sẽ giúp chúng ta biết là Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta và gìn giữ chúng ta sống với nhau như một cộng đoàn chứng nhân có sự hiện hữu của Thiên Chúa trong thế giơi? Chúng ta sẽ xin cho được bánh sự sống đầy đủ và các bạn sẽ không ngạc nhiên khi "manna" chúng ta lãnh nhận sẽ đến trong những gói quà rất lạ lùng.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
18th SUNDAY (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35
If you have ever wanted to try focusing your preaching on the Hebrew Scriptures, here is your chance. The episode today from Exodus is part of the desert/wilderness journey. It's symbolism is rich preaching fare – a faith community's arduous journey over a long period of time through harsh terrain. Sounds very modern to me! In the Exodus reading, God has led the Israelites out of Egyptian slavery and now we find them in the midst of their trek through the desert. They have gotten free, but the journey isn't over yet. They have much to face and learn about themselves and God on the way to their promised land. The narrative is powerful and parallels our own faith experience.
However, notice the references to "the whole Israelite community" is this reading. Such references to the people as a community are found throughout the entire desert narrative, from the very beginning moments when God first leads the people out of Egypt. The whole community leaves together and the whole community is fed, afflicted, led, tested, and grumbles. So, while the reading my suggest to the preacher the personal struggles we go through on our individual faith journeys, remember this is a community faith story, the whole community is being addressed. We are encouraged to reflect on the trials and sufferings that threaten the very life and identity of our own faith community as we travel together.
Let's begin by looking at the desert experience from a grammatical point of view, and I know this is strange, but bear with me. In a simple declarative sentence we have a subject, verb and object. The subject does the action, the verb identifies the action and the object of the sentence receives the action. Throughout this Exodus experience one thing is very clear – God is the subject of the sentence. God does the significant actions in the story. God is the one who sees the affliction of the people in slavery and God decides to come to their rescue. God notices, rescues, leads, protects, feeds, speaks, etc. God even hears "the grumbling of the Israelites" and decides to respond on their behalf. (In a way, their grumbling is like a prayer, or maybe, a lament. God is never far from the people and so hears their constant complaints.) Back to our grammar lesson: the people, on the other hand, are the "objects of the sentence." They are in need, can do nothing for themselves. They are the recipients of God's gracious acts.
Exodus reveals who God is to these people and to us. The struggles of the wilderness also reveal who we are; we are often weak, wavering, grumbling and in need of a faithful God who takes the initiative towards us. And more – we need a God who notices that we are in slavery, even when we are so used to our condition and do not even have the desire to make the effort to get free. God has begun the process; the people have been led out. But that is only their first step towards freedom; they have a long and arduous journey ahead of them. During the journey God will teach them who God is for them and will form them into a community of God’s people.
They are undergoing trials in the desert. Trials are more profound than daily temptations. Trials threaten our very existence and our identity as a people of God. Trials make us want to give up, turn around and go back to the old slavery. As they travel to freedom, the people are meeting resistance – daily, strong forces that would overpower them. Breaking habits, addictions and debilitating ways of living is very difficult and in the midst of the process, there is a temptation to go back. Our church underwent a profound change after Vatican II. Granted there were many false starts and sometimes rapid change from accustomed ways. It has been a painful and often a journey filled with conflict. There are people who still want to undo the work of the Council and return us to a church where decisions were made for us and we were an isolated and barricaded island community in the world.
I would be careful not to paint God as the One who sends the trials, or the tests on our journey. Remember, the Israelites had been slaves: what God is doing is leading them to freedom. If they face hardships it is in the process of getting free and leaving the old ways behind. The desert will be arduous for them: life tests us in many ways. During difficult times we learn where our heart and affections lie; the testing happens as we struggle to leave behind what is false and commit ourselves to what will bring growth. We die in many ways along the way, as a new people are brought to birth.
Like the Israelites, the church faces trials from hostile forces both outside and within. I saw a list a few years ago of all the countries where Christians are persecuted, the list was large – over 20 countries. I am sure there are at least as many countries on that list today, probably more. But there are internal struggles as well in the community. The church, in its attempts to live as a witness to Christ in the world, finds itself adopting the values of the countries in which it is located. We begin to identify Christianity with the political and economic way of life of our nation. We are tempted to think being a good citizen and always supporting our national interests are the same as being a good Christian. In addition, the trials our church has faced these past few years, because of the clergy sex scandals, have also weakened our pilgrim community from within. One result of the scandals is to distract us from the pressing needs in our world that we should be addressing with our energies, finances and programs. The scandals have stirred up "grumblings" from all sides; words of pain, anger, accusations, rejection, etc. In this new, most arduous desert experience, we once again need the food that only God can provide God's people in the desert – the "daily bread" of healing, renewal and recommittment. We are on a long journey, the trials come in various forms and as a people, we easily lose our way.
We notice and feel hope because God sees the hungers of the Exodus community and sends them food. But it is not the food to which they have been accustomed, nor the kind of food they might have chosen for themselves. They ask, "What is this?" The reading encourages us to believe that God is feeding us during this present difficult journey, but it is not the way we expected to be fed. Indeed, we might not even recognize the food we are being given. In difficult times, we find strength to get through each day in the form of people who are there to support us and give us guidance for important decisions. This kind of help comes in such ordinary packages that we fail to see the hand of God in it. So, in the community, food may come in the form of prophetic voices who, though irritating at times, call us back to be the church – the sacrament of Christ in the world.
Exodus reminds us that there is enough bread for "each day." The people must gather a "daily portion." If they try to gather more than that (except when they are preparing for the next day’s Sabbath) the food will rot. Each day God will be there to get us though. We are being taught in the desert to trust that daily nurturing. We have learned and confess that what we really need, that which will mean our survival as a person of faith and as a community of God’s people, can only be supplied by God. We celebrate the gift of "daily bread" in this Eucharist. Of course, even as we ask for daily bread for our community of believers, we believe that God has already heard us. What is the "daily bread" we need to continue to be a strong witnessing community? What will enable us to know that God is caring for us and will hold us together as a people witnessing to God’s presence in the world? We will ask for that bread; but don’t be surprised if the "manna" we get comes in surprising packaging.
Bánh ban sự sống đời đời là Chúa Giêsu
Lm Đan Vinh
04:03 02/08/2018
Chúa Nhật 18 Thường niên B
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 6,24-35
(24) Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm kiếm Người. (25) Khi đã gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy? (26) Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. (27) Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (28) Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (29) Đức Giê-su trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (30) Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? (31) Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi Trời” (32) Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: Không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực. (33) Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian” (34) Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy. (35) Đức Giê-su bảo họ: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói. Ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”
2. Ý CHÍNH : TÔI LÀ BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI MÀ ĐẾN :
Đức Giê-su cảnh cáo dân chúng đi tìm Người vì muốn được ăn thứ bánh vật chất mau hư nát. Ngay cả Man-na thời Xuất Hành cũng không phải là bánh bởi trời thực sự và không cứu được cho người ta khỏi chết. Họ cần phải đi tìm Bánh bởi trời đích thực là Đức Giê-su, Đấng từ trời mà đến và ban sự sống đời đời cho trần gian. Bánh Hằng Sống đó chính là Mình Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể mà Người sẽ thiết lập.
3. CHÚ THÍCH :
- C 24-25 : + Ca-phác-na-um : Là một thành phố thuộc xứ Galilê, nằm trên bờ biển hồ Tibêria. Đức Giê-su lấy thành Ca-phác-na-um làm trung tâm hoạt động suốt thời gian đi giảng đạo công khai. Tại đây, Người đã nhiều lần rao giảng trong các hội đường (x. Mc 1,21), làm nhiều phép lạ như : Xua trừ ma quỷ (x. Mc 1,23-28), chữa bệnh cảm sốt cho nhạc mẫu Phêrô và nhiều bệnh nhân khác (x. Mc 1,29-31.32-34), chữa lành một phụ nữ bệnh loạn huyết 12 năm và làm cho con gái ông Gia-ia mới chết được sống lại (x. Mc 5,21-43), giảng về Bánh Hằng Sống (x. Ga 6,24-66)… Về sau thành này cũng là một trong các thành của dân Do Thái bị Đức Giê-su quở trách, vì họ đã được chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà vẫn tỏ thái độ cứng lòng không tin vào Người (x. Mt 11,23-24). + Khi đã gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ : Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều trong hoang địa, vì biết dân chúng muốn tôn mình làm vua, nên Đức Giê-su đã lánh lên núi một mình (x. Ga 6,15). Sau đó Người đi trên mặt nước đến với thuyền của các môn đệ và sang bờ bên kia Biển Hồ là thành Ca-phác-na-um.
- C 26-27) : + Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê : Đức Giê-su cảnh báo dân chúng về động lực đi tìm Người là do vụ lợi : để được ăn bánh no nê mà không phải vất vả làm việc. + Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh : Đức Giê-su chấp nhận nhu cầu về lương thực là bánh ăn vật chất nuôi sống thân xác, nên Người đã làm phép lạ cho họ được ăn no. Nhưng Người còn muốn dạy rằng : Trên thể xác còn có linh hồn tồn tại mãi mãi. Chính Người sẽ ban cho họ thứ lương thực nuôi sống linh hồn là Bí Tích Thánh Thể mà Người sắp thiết lập. + Con Người : Là một nhân vật thần thiêng mà Ngôn sứ Đa-ni-en trong một thị kiến đã xem thấy đang đứng bên Thiên Chúa (x. Đn 7,13-14). Khi tự xưng mình là Con Người từ trời mà đến, Đức Giê-su muốn cho người ta thấy Người là Sứ giả đích thực của Chúa Cha, được Thánh Thần thánh hiến trở thành Đấng Thiên Sai và Thánh Thần sẽ giúp Đức Giê-su chu toàn sứ vụ ấy (x. Lc 4,18 ; Is 61,1-2). + Là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận : Dấu ấn là một vật dùng để xác định nguồn gốc thay cho chữ ký. Ngoài việc dấu ấn được in trên giấy tờ, bao bì hay các vật khác để làm bằng chứng bảo đảm sự chân thực, người ta còn dùng dấu ấn để niêm phong mồ mả (x. Mt 27,66). Ngoài ra, dấu ấn hay ấn tín cũng được dùng theo nghĩa bóng như lời Thánh Phao-lô : “Chính Người cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cr 1,22). Câu này cho thấy Chúa Cha đã đóng dấu ấn trên Đức Giê-su như một dấu chứng để xác nhận Người thực là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
- C 28-29 : + Chúng tôi phải làm gì ? : Đây là câu hỏi bày tỏ thiện chí muốn đáp ứng đòi hỏi của Thiên Chúa sau khi nghe giảng Tin Mừng, như đám đông đã hỏi ông Gio-an Tẩy Giả tại sông Gio-đan (x. Lc 3,10.12.14), hay dân chúng hỏi ông Phê-rô sau khi nghe ông giảng vào lễ Ngũ Tuần tại Giê-ru-sa-lem (x.Cv 2,37). + Tin vào Đấng Người đã sai đến : Đấng Thiên Chúa sai đến ở đây là Đức Giê-su.
- C 30-31 : + Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? : Dù mới chứng kiến phép lạ nhân bánh ra nhiều vào chiều hôm trước, nhưng dân chúng vẫn chưa thỏa mãn. Họ đòi một phép lạ đặc biệt phát xuất từ trời để minh chứng sứ mạng Thiên Sai của Người, giống như Mô-sê xưa đã làm phép lạ cho man-na từ trời mưa xuống để nuôi dân Ít-ra-en suốt 40 năm trong sa mạc, nên man-na được gọi là bánh bởi trời. + Man-na : Phát xuất do từ “Mannu ?”, nghĩa là “Cái gì vậy ?”, vì dân Ít-ra-en không biết đó là cái gì (x. Xh 16,15). Mô-sê bảo dân rằng: “Đó là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn !”. Như vậy, Man-na chính là lương thực lạ lùng mà Đức Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en, khi họ đi qua sa mạc về Miền Đất Hứa (x. Xh 16,11-18). Man-na có hình dạng giống như hạt ngò, màu trắng và mùi vị tựa bánh tráng tẩm mật ong (x. Xh 16,31). Trông nó như nhựa hương. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ vào nồi nấu bánh (x. Ds 11,7-8). Man-na là hình bóng của Lời Chúa, là của ăn được Đức Chúa ban để dân Ít-ra-en biết rằng : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn sống nhờ mọi Lời do miệng Đức Chúa phán ra” (x. Đnl 8,3 ; Mt 4,4). Khi dân Ít-ra-en vào tới Đất hứa là xứ Ca-na-an và bắt đầu trồng và thu hoạch được các loại thổ sản tại đó, thì Man-na không còn rơi xuống nữa (x. Gs 5,12). Cũng vậy, trong thời gian lưu lạc trần gian, các tín hữu cũng được ăn lương thực thiêng liêng là Mình Thánh Chúa để đủ sức về tới Đất Hứa Thiên Đàng, được tham dự Bữa Tiệc Cánh Chung trong Nước Trời với Đức Giê-su (x. Lc 22,30), và ngồi đồng bàn với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp của dân Do Thái (x. Mt 8,11).
- C 32-33 : + Không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi : Đức Giê-su đã giúp dân chúng hiểu rõ : Man-na được ban thời kỳ Xuất Hành không phải do Mô-sê, nhưng do Đức Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en. Ngoài ra man-na cũng không thực sự là Bánh của Thiên Chúa, mà chỉ là thứ luơng thực vật chất mau hư nát và chỉ có khả năng nuôi sống thể xác mà thôi (x. Xh 16,19-21), vì dù đã ăn man-na, thế mà dân Do thái cũng vẫn phải chết (x. Xh 32,33-35). + Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian : Để được gọi là Bánh của Thiên Chúa thì cần hai đặc tính là xuất phát từ trời, và ban sự sống muôn đời. Bánh ấy chính là Đức Giê-su. Người vừa là Ngôi Lời vốn ở trên trời, được Chúa Cha sai xuống làm Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,14), và Người sắp ban Mình Máu Người làm lương thực đem lại sự sống muôn đời cho người lãnh nhận (x. Ga 6,51).
- C 34-35: + Chính tôi là Bánh Trường Sinh: Kiểu nói “Tôi là” thường được Đức Giê-su dùng và Tin Mừng Gio-an đã ghi lại một số Lời Chúa có hai tiếng “Tôi là” như sau: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh” (Ga 6,34); “Tôi là Ánh Sáng Thế Gian” (x. Ga 8,12; 9,5); “Tôi là Cửa cho chiên ra vào” (x. Ga 10,7); “Tôi là Mục Tử nhân lành” (x. Ga 10,11) ; “Tôi là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (x. Ga 11,25); “Tôi là Con Đường, là Sự Thật và Là Sự Sống” (x. Ga 14,6); “Tôi là Cây Nho thật” (x. Ga 15,1). Trong câu nói trên, khi khẳng định: “Chính Tôi là Bánh Trường Sinh”, Đức Giê-su muốn nói về bí tích Thánh Thể mà Người sắp lập. Qua bí tích đó Người sẽ hóa nên bánh thiêng nuôi dưỡng người dương thế và đem lại hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. + Ai đến với tôi, không hề phải đói ; Ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ: Người hứa sẽ ban cho những ai lãnh nhận bí tích Thánh Thể được no thỏa; Cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Người thỏa mãn khát vọng được sống vĩnh cửu.
4. CÂU HỎI :
1) Bạn biết gì về thành Ca-phác-na-um?
2) Khi nói lên động cơ đi tìm Chúa của dân chúng là tìm bánh ăn vật chất, Đức Giê-su muốn họ phải tìm kiếm điều gì khi đến với Người?
3) Tại sao Đức Giê-su tự xưng là Con Người?
4) Đức Giê-su trả lời cho dân chúng biết họ cần phải làm gì sau khi nghe Người giảng Tin Mừng?
5) Dân Do Thái đòi Đức Giê-su làm gì để chứng minh sứ mạng Thiên Sai của Người?
6) Thời Mô-sê danh từ Man-na ám chỉ điều gì? Man-na được ban cho ai ăn và nhằm mục đích gì? Trong Tân Ước Man-na ám chỉ điều gì?
7) Bánh bởi Trời thực sự phải có những đặc tính nào?
7) Khi tự xưng “Tôi Là Bánh Trường Sinh”, Đức Giê-su muốn nói gì về Người?
8) Người hứa ban cho những ai chịu phép Thánh Thể được ơn gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Chính Tôi là bánh trường sinh. ai đến với Tôi, không hề phải đói. ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ !”
2. CÂU CHUYỆN :
1) ĐÓN NHẬN ĐỨC TIN NHỜ TIN VÀO BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
HÉC-MAN KON (Hermann Cohn) là người Do Thái và là một tài năng xuất chúng về đàn dương cầm (Pianô). Anh là học trò xuất sắc của Phăng Lít (Franz Liszt), một nhạc sĩ nổi tiếng tài hoa vào lúc đó. Kon cùng với mấy người bạn thân thành lập một ban nhạc trẻ và đi đó đây biểu diễn âm nhạc để kiếm sống. Sau khi đã có nhiều tiền và bị bạn bè cám dỗ, Kon đã tìm đến những nơi hàng quán để ăn chơi trụy lạc. Rồi một ngày kia, một người bạn thân của Kon là ca trưởng một ca đoàn nhà thờ, do thiếu người đánh đàn, đã mời Kon đến đánh đàn giúp ca đoàn hát thánh ca trong một buổi dâng hoa kính Đức Mẹ tại nhà thờ.
Buổi dâng hoa hôm ấy kết thúc bằng giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mặc dù không phải là người Công Giáo, nhưng khi vị chủ sự ban phép lành Mình Thánh Chúa, thì tự nhiên Kon cảm thấy như có một sức mạnh vô hình bắt anh phải quì gối cúi đầu thờ lạy Chúa. Kon không lý giải được tại sao lại có hiện tượng trên. Sau đó, Kon tiếp tục đến nhà thờ và cảm thấy có một Đấng nào đó hiện diện ở trong anh, và thôi thúc anh đi tìm gặp Chúa Giê-su. Sau đó anh xin học đạo nơi một linh mục trẻ và được người bạn ca trưởng tặng cho cuốn sách tựa đề là: “Các kinh nguyện trong Thánh lễ”. Kon đã say sưa đọc đi đọc lại nhiều lần phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Về sau anh đã chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa Giê-su như sau: “Trong thời thơ ấu, tôi thường hay khóc mỗi lần bị cha mẹ sửa phạt vì làm sai một điều gì đó. Nhưng chưa khi nào nước mắt tôi lại chảy ra nhiều như lúc bấy giờ. Đột nhiên tôi nhận ra các tội lỗi mình đã phạm bấy lâu nay, tôi thấy rõ những sự xấu xa hèn hạ của tôi và tôi nghĩ mình đáng bị phạt trong hỏa ngục. Nhưng sau khi khóc hết nước mắt, tôi cảm thấy tâm hồn bình an. Tôi xác tín rằng : Chúa nhân lành đã thấu hiểu lòng tôi, đã tha thứ lỗi lầm cho tôi để tôi xứng đáng nên con cái Người”.
Sau đó, Kon được học giáo lý và được chịu phép rửa tội gia nhập đạo Công Giáo, rồi ông xin nhập vào dòng Các-me-lô. Trong nhà dòng, Thầy Kon đã được học các môn về triết lý và thần học, thực tập các nhân đức, và bảy năm sau thày đã được thụ phong linh mục. Tân linh mục Kon đã được nhiều người công nhận là một linh mục đạo đức. Cha nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và thường chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa cho những người chưa biết Chúa. Nhiều người nhờ tiếp xúc với cha cũng gặp được Chúa. Chính nhờ sự hướng dẫn của cha mà cả thầy dậy đàn là nhạc sĩ Phăng Lít và 10 bạn thân thời thơ ấu cũng đã tin Chúa và xin gia nhập đạo.
2) TIN CHÚA GIÊ-SU LÀ BÁNH TRƯỜNG SINH THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG MUÔN ĐỜI:
MÉ-ZE-RAY (1610-1689) là một sử gia danh tiếng của nước Pháp. Cả đời ông không tin có thần thánh. Hơn nữa ông còn coi đạo Công Giáo là mê tín dị đoan. Năm 1683 lúc ốm nặng nằm trên giường bệnh, biết mình sắp chết, ông đã nhờ người nhà mời linh mục đến dạy đạo và rửa tội cho ông. Nghe tin này, bạn bè thân thiết rủ nhau đến thăm và cùng nhau ngăn cản ông theo đạo. Nhưng Mé-ze-ray đã nói với họ rằng:
- Này các bạn, như các bạn đã biết: Cả đời tôi không tin tưởng vào thần thánh. Nhưng thời gian nằm trên giường bệnh chờ thần chết đến, tự nhiên tôi thấy nảy ra trong đầu óc tôi thắc mắc này: Tại sao tôi lại phải chết giữa lúc còn đang ham sống? Ai bắt tôi phải chết giữa lúc tôi còn chưa muốn chết? Các bác sĩ thời danh nhất cũng không thể chữa cho tôi khỏi chết được? Chính các bác sĩ tuy có thể chữa cho nhiều người khỏi bệnh, nhưng rồi cuối cùng chính các ông cũng phải chết! Thắc mắc này, khoa học không thể giải đáp cho tôi thỏa mãn được, nên tôi đã đến với đức tin Công Giáo và đã tin vào Thiên Chúa. Vậy các bạn hãy tin tôi: Mé-ze-ray lúc sắp chết đáng tin hơn Mé-ze-ray khi còn khỏe mạnh”.
3) CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG LÀ CÁCH GIỚI THIỆU CHÚA TỐT NHẤT:
Một hôm một lão hành khất trên đường phố đã gặp Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta và chìa tay ra xin bố thí. Bà lục lọi hết các túi áo mà không tìm thấy một đồng tiền nào. Bà đành vỗ vai ông lão, vừa cười vừa nói lời xin lỗi vì không có gì để tặng cho ông. Bấy giờ lão hành khất liền nói: “Hôm nay bà đã cho tôi một món quà quí giá nhất mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nhận được. Món quà đó chính là nụ cười cảm thông và một sự an ủi đầy tình người của bà. Tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc, vì tôi đã được bà tôn trọng và đối xử bình đẳng !”.
Như vậy điều quan trọng phải làm là hãy chia sẻ niềm vui cho những người bất hạnh, để qua chúng ta họ gặp được Chúa và tin yêu Chúa, để được chia sẻ sự sống đời đời với chúng ta.
4) SỐNG ĐƯỢC CHỈ NHỜ BÁNH THÁNH THỂ:
Năm 1868, một cô gái người Bỉ yếu ớt được in năm dấu thánh tên là LOUIS LATEAU. Từ ngày đó, cô không còn ăn uống gì nữa. Trong bảy năm trời, cô sống được là nhờ rước Mình Thánh Chúa mỗi ngày.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với chị TÊRÊSA NEWMAN và cô MATTA ROBIN, người đã sáng lập Tu hội Bác Ái. Những điều kỳ diệu đó phần nào chứng minh cho lời Chúa phán: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…” (Mt 4,4).- “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (Ga 6, 27). Thế, lương thực Chúa nói ở đây là gì?
Chúa Giê-su đã khẳng định: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh” (Ga 6,35). Để có tấm bánh, trước hết cần có hạt giống. Hạt giống được gieo trong ruộng, rồi được tưới bón, làm cỏ… Cây lúa cần ánh nắng mặt trời để lớn lên và đến mùa trổ bông kết hạt. Rồi phải được gặt hái, xay nhuyễn thành bột mì. Bột được nhào nặn thành bánh và được nướng chín trong lò.
Đức Giê-su, tấm bánh được Thiên Chúa ban cũng đã trải qua những công đoạn tương tự. Người đã được Chúa Cha gieo vào ruộng trần gian, nơi cung lòng Trinh Nữ Maria. Người được lớn lên dưới ánh mặt trời làng Na-gia-rét. Năm ba mươi tuổi Người chịu phép rửa của Gio-an Tẩy Giả tại sông Gióc-đan và được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Thiên Sai. Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời và ban ơn lành hồn xác cho đám đông dân chúng theo Người. Sau cùng, Người đã bị nghiền nát và được nướng chín trong cuộc tử nạn và phục sinh, để trở nên Bánh Thánh Thể ban sự sống đời đời cho chúng ta.
3. THẢO LUẬN :
Trong những ngày này, tôi sẽ làm gì cụ thể để chia sẻ tình thương và niềm tin cho những người chưa nhận biết Chúa bên cạnh và chịu nhiều bất hạnh?
4. SUY NIỆM :
1) Phép lạ nhân bánh ra nhiều của Đức Giê-su:
Hơn ai hết, Đức Giê-su thấu hiểu cơm bánh vật chất là một nhu cầu không thể thiếu để con người được sống, nên Người đã làm phép lạ nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng được ăn một bữa no nê. Người cũng dạy môn đệ cầu Chúa Cha ban bánh ăn hằng ngày như lời kinh Lạy Cha : “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Tuy nhiên, Người muốn mọi người hiểu rằng: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh”, nhưng họ còn có những khát vọng mà chỉ mình Đức Giê-su mới có thể thỏa mãn là tin vào Người là “Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Nhờ Người mà chúng ta sẽ được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần và đạt được hạnh phúc trọn vẹn.
2) Cần đi tìm Chúa để đón nhận hồng ân cứu độ:
Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều, đám đông dân chúng đã đi tìm Đức Giê-su để được Người ban cho của ăn mà không cần phải vất vả làm việc. Đức Giê-su không chấp nhận điều đó, nên Người nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê". Đức Giê-su mời gọi dân chúng hãy lo tìm của ăn thiêng liêng mang lại sự sống đời đời chứ đừng chỉ đi tìm lương thực vật chất hư nát: "Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh" (Ga 6, 27).
3) Lời Chúa và Thánh Thể là lương thực ban ơn cứu độ:
Ông Phê-rô đã hiểu được giá trị của lương thực thiêng liêng chính là Lời Chúa và Bánh Thánh Thể nên đã thưa với Đức Giê-su: “Chỉ có Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Chính Đức Giê-su cũng dạy về hiệu quả của Bánh Thánh Thể như sau: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời… Đây là Bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn và họ đã chết. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54.58). Mỗi ngày các tín hữu chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ để đón nhận hai của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa. Nhờ đón nhận được hai của ăn đó chúng ta mới được sống đời đời.
4) Chia sẻ tình thương và niềm vui ơn cứu độ cho tha nhân:
- Ngoài cơn đói cơm bánh vật chất, người ta còn có nhiều cơn đói khác cần được thỏa mãn như: Cơn đói muốn được tôn trọng; Đói muốn được giao tiếp với người khác. Nhất là cơn đói tình thương ơn cứu độ. Đức Giêsu đã không làm phép lạ cho Manna từ trời rơi xuống cho dân chúng ăn như dân Do thái thời kỳ xuất hành, nhưng Người đã nhân bánh ra nhiều là hình ảnh của bí tích Thánh Thể Người sẽ thiết lập như Người đã phán: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh, Ai đến với tôi không hề phải đói. Ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ” (Ga.6,35).
- Trong những ngày này, sau khi dự lễ và đã được thỏa mãn cơn đói Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần mang bánh Thánh Thể là tình thương ơn cứu độ đến cho bạn bè chưa biết Chúa, các bệnh nhân liệt giường, các người già neo đơn nghèo khó, các đôi vợ chồng bất hạnh có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc… để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho họ, noi gương Mẹ Ma-ri-a mang Chúa đi thăm và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho gia đình Gia-ca-ri-a.
- Trong những ngày này, chúng ta sẽ làm gì để trở thành những Ki-tô khác? : Trở nên tấm bánh chia sẻ cho những người nghèo khó; nên cánh tay phục vụ những kẻ yếu đuối; nên bạn đồng hành với những kẻ cô đơn; nên ánh lửa hy vọng sưởi ấm con tim của tất cả mọi người.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cơm ăn áo mặc tiền bạc của cải là những nhu cầu không thể thiếu cho cuộc sống thể xác. Ma quỷ luôn cám dỗ chúng con đi tìm kiếm chúng, thay vì lẽ ra trước hết chúng con phải lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn những thứ kia như cơm ăn áo mặc, của cải vật chất và các nhu cầu thể xác khác thì Chúa sẽ ban cho chúng con sau.
Lạy Chúa, chúng con rất sợ bị lâm vào cảnh nghèo đói bần cùng, nên thường mải mê tìm kiếm những của cải chóng qua mà chẳng thiết tha gì với của cải thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa. Xin Chúa tha thứ và giúp chúng con luôn biết tìm kiếm Chúa là hạnh phúc và là lẽ sống của cuộc đời chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 6,24-35
(24) Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm kiếm Người. (25) Khi đã gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy? (26) Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. (27) Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (28) Họ liền hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (29) Đức Giê-su trả lời: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến” (30) Họ lại hỏi: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? (31) Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi Trời” (32) Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật các ông: Không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực. (33) Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian” (34) Họ liền nói: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy. (35) Đức Giê-su bảo họ: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói. Ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”
2. Ý CHÍNH : TÔI LÀ BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI MÀ ĐẾN :
Đức Giê-su cảnh cáo dân chúng đi tìm Người vì muốn được ăn thứ bánh vật chất mau hư nát. Ngay cả Man-na thời Xuất Hành cũng không phải là bánh bởi trời thực sự và không cứu được cho người ta khỏi chết. Họ cần phải đi tìm Bánh bởi trời đích thực là Đức Giê-su, Đấng từ trời mà đến và ban sự sống đời đời cho trần gian. Bánh Hằng Sống đó chính là Mình Máu Đức Giê-su trong bí tích Thánh Thể mà Người sẽ thiết lập.
3. CHÚ THÍCH :
- C 24-25 : + Ca-phác-na-um : Là một thành phố thuộc xứ Galilê, nằm trên bờ biển hồ Tibêria. Đức Giê-su lấy thành Ca-phác-na-um làm trung tâm hoạt động suốt thời gian đi giảng đạo công khai. Tại đây, Người đã nhiều lần rao giảng trong các hội đường (x. Mc 1,21), làm nhiều phép lạ như : Xua trừ ma quỷ (x. Mc 1,23-28), chữa bệnh cảm sốt cho nhạc mẫu Phêrô và nhiều bệnh nhân khác (x. Mc 1,29-31.32-34), chữa lành một phụ nữ bệnh loạn huyết 12 năm và làm cho con gái ông Gia-ia mới chết được sống lại (x. Mc 5,21-43), giảng về Bánh Hằng Sống (x. Ga 6,24-66)… Về sau thành này cũng là một trong các thành của dân Do Thái bị Đức Giê-su quở trách, vì họ đã được chứng kiến nhiều phép lạ Người làm mà vẫn tỏ thái độ cứng lòng không tin vào Người (x. Mt 11,23-24). + Khi đã gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ : Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều trong hoang địa, vì biết dân chúng muốn tôn mình làm vua, nên Đức Giê-su đã lánh lên núi một mình (x. Ga 6,15). Sau đó Người đi trên mặt nước đến với thuyền của các môn đệ và sang bờ bên kia Biển Hồ là thành Ca-phác-na-um.
- C 26-27) : + Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê : Đức Giê-su cảnh báo dân chúng về động lực đi tìm Người là do vụ lợi : để được ăn bánh no nê mà không phải vất vả làm việc. + Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh : Đức Giê-su chấp nhận nhu cầu về lương thực là bánh ăn vật chất nuôi sống thân xác, nên Người đã làm phép lạ cho họ được ăn no. Nhưng Người còn muốn dạy rằng : Trên thể xác còn có linh hồn tồn tại mãi mãi. Chính Người sẽ ban cho họ thứ lương thực nuôi sống linh hồn là Bí Tích Thánh Thể mà Người sắp thiết lập. + Con Người : Là một nhân vật thần thiêng mà Ngôn sứ Đa-ni-en trong một thị kiến đã xem thấy đang đứng bên Thiên Chúa (x. Đn 7,13-14). Khi tự xưng mình là Con Người từ trời mà đến, Đức Giê-su muốn cho người ta thấy Người là Sứ giả đích thực của Chúa Cha, được Thánh Thần thánh hiến trở thành Đấng Thiên Sai và Thánh Thần sẽ giúp Đức Giê-su chu toàn sứ vụ ấy (x. Lc 4,18 ; Is 61,1-2). + Là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận : Dấu ấn là một vật dùng để xác định nguồn gốc thay cho chữ ký. Ngoài việc dấu ấn được in trên giấy tờ, bao bì hay các vật khác để làm bằng chứng bảo đảm sự chân thực, người ta còn dùng dấu ấn để niêm phong mồ mả (x. Mt 27,66). Ngoài ra, dấu ấn hay ấn tín cũng được dùng theo nghĩa bóng như lời Thánh Phao-lô : “Chính Người cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cr 1,22). Câu này cho thấy Chúa Cha đã đóng dấu ấn trên Đức Giê-su như một dấu chứng để xác nhận Người thực là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
- C 28-29 : + Chúng tôi phải làm gì ? : Đây là câu hỏi bày tỏ thiện chí muốn đáp ứng đòi hỏi của Thiên Chúa sau khi nghe giảng Tin Mừng, như đám đông đã hỏi ông Gio-an Tẩy Giả tại sông Gio-đan (x. Lc 3,10.12.14), hay dân chúng hỏi ông Phê-rô sau khi nghe ông giảng vào lễ Ngũ Tuần tại Giê-ru-sa-lem (x.Cv 2,37). + Tin vào Đấng Người đã sai đến : Đấng Thiên Chúa sai đến ở đây là Đức Giê-su.
- C 30-31 : + Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ? : Dù mới chứng kiến phép lạ nhân bánh ra nhiều vào chiều hôm trước, nhưng dân chúng vẫn chưa thỏa mãn. Họ đòi một phép lạ đặc biệt phát xuất từ trời để minh chứng sứ mạng Thiên Sai của Người, giống như Mô-sê xưa đã làm phép lạ cho man-na từ trời mưa xuống để nuôi dân Ít-ra-en suốt 40 năm trong sa mạc, nên man-na được gọi là bánh bởi trời. + Man-na : Phát xuất do từ “Mannu ?”, nghĩa là “Cái gì vậy ?”, vì dân Ít-ra-en không biết đó là cái gì (x. Xh 16,15). Mô-sê bảo dân rằng: “Đó là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn !”. Như vậy, Man-na chính là lương thực lạ lùng mà Đức Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en, khi họ đi qua sa mạc về Miền Đất Hứa (x. Xh 16,11-18). Man-na có hình dạng giống như hạt ngò, màu trắng và mùi vị tựa bánh tráng tẩm mật ong (x. Xh 16,31). Trông nó như nhựa hương. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ vào nồi nấu bánh (x. Ds 11,7-8). Man-na là hình bóng của Lời Chúa, là của ăn được Đức Chúa ban để dân Ít-ra-en biết rằng : “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, mà còn sống nhờ mọi Lời do miệng Đức Chúa phán ra” (x. Đnl 8,3 ; Mt 4,4). Khi dân Ít-ra-en vào tới Đất hứa là xứ Ca-na-an và bắt đầu trồng và thu hoạch được các loại thổ sản tại đó, thì Man-na không còn rơi xuống nữa (x. Gs 5,12). Cũng vậy, trong thời gian lưu lạc trần gian, các tín hữu cũng được ăn lương thực thiêng liêng là Mình Thánh Chúa để đủ sức về tới Đất Hứa Thiên Đàng, được tham dự Bữa Tiệc Cánh Chung trong Nước Trời với Đức Giê-su (x. Lc 22,30), và ngồi đồng bàn với các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp của dân Do Thái (x. Mt 8,11).
- C 32-33 : + Không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi : Đức Giê-su đã giúp dân chúng hiểu rõ : Man-na được ban thời kỳ Xuất Hành không phải do Mô-sê, nhưng do Đức Chúa đã ban cho dân Ít-ra-en. Ngoài ra man-na cũng không thực sự là Bánh của Thiên Chúa, mà chỉ là thứ luơng thực vật chất mau hư nát và chỉ có khả năng nuôi sống thể xác mà thôi (x. Xh 16,19-21), vì dù đã ăn man-na, thế mà dân Do thái cũng vẫn phải chết (x. Xh 32,33-35). + Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian : Để được gọi là Bánh của Thiên Chúa thì cần hai đặc tính là xuất phát từ trời, và ban sự sống muôn đời. Bánh ấy chính là Đức Giê-su. Người vừa là Ngôi Lời vốn ở trên trời, được Chúa Cha sai xuống làm Đấng Thiên Sai (x. Ga 1,14), và Người sắp ban Mình Máu Người làm lương thực đem lại sự sống muôn đời cho người lãnh nhận (x. Ga 6,51).
- C 34-35: + Chính tôi là Bánh Trường Sinh: Kiểu nói “Tôi là” thường được Đức Giê-su dùng và Tin Mừng Gio-an đã ghi lại một số Lời Chúa có hai tiếng “Tôi là” như sau: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh” (Ga 6,34); “Tôi là Ánh Sáng Thế Gian” (x. Ga 8,12; 9,5); “Tôi là Cửa cho chiên ra vào” (x. Ga 10,7); “Tôi là Mục Tử nhân lành” (x. Ga 10,11) ; “Tôi là Sự Sống Lại và là Sự Sống” (x. Ga 11,25); “Tôi là Con Đường, là Sự Thật và Là Sự Sống” (x. Ga 14,6); “Tôi là Cây Nho thật” (x. Ga 15,1). Trong câu nói trên, khi khẳng định: “Chính Tôi là Bánh Trường Sinh”, Đức Giê-su muốn nói về bí tích Thánh Thể mà Người sắp lập. Qua bí tích đó Người sẽ hóa nên bánh thiêng nuôi dưỡng người dương thế và đem lại hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. + Ai đến với tôi, không hề phải đói ; Ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ: Người hứa sẽ ban cho những ai lãnh nhận bí tích Thánh Thể được no thỏa; Cho những ai đặt trọn niềm tin nơi Người thỏa mãn khát vọng được sống vĩnh cửu.
4. CÂU HỎI :
1) Bạn biết gì về thành Ca-phác-na-um?
2) Khi nói lên động cơ đi tìm Chúa của dân chúng là tìm bánh ăn vật chất, Đức Giê-su muốn họ phải tìm kiếm điều gì khi đến với Người?
3) Tại sao Đức Giê-su tự xưng là Con Người?
4) Đức Giê-su trả lời cho dân chúng biết họ cần phải làm gì sau khi nghe Người giảng Tin Mừng?
5) Dân Do Thái đòi Đức Giê-su làm gì để chứng minh sứ mạng Thiên Sai của Người?
6) Thời Mô-sê danh từ Man-na ám chỉ điều gì? Man-na được ban cho ai ăn và nhằm mục đích gì? Trong Tân Ước Man-na ám chỉ điều gì?
7) Bánh bởi Trời thực sự phải có những đặc tính nào?
7) Khi tự xưng “Tôi Là Bánh Trường Sinh”, Đức Giê-su muốn nói gì về Người?
8) Người hứa ban cho những ai chịu phép Thánh Thể được ơn gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Chính Tôi là bánh trường sinh. ai đến với Tôi, không hề phải đói. ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ !”
2. CÂU CHUYỆN :
1) ĐÓN NHẬN ĐỨC TIN NHỜ TIN VÀO BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
HÉC-MAN KON (Hermann Cohn) là người Do Thái và là một tài năng xuất chúng về đàn dương cầm (Pianô). Anh là học trò xuất sắc của Phăng Lít (Franz Liszt), một nhạc sĩ nổi tiếng tài hoa vào lúc đó. Kon cùng với mấy người bạn thân thành lập một ban nhạc trẻ và đi đó đây biểu diễn âm nhạc để kiếm sống. Sau khi đã có nhiều tiền và bị bạn bè cám dỗ, Kon đã tìm đến những nơi hàng quán để ăn chơi trụy lạc. Rồi một ngày kia, một người bạn thân của Kon là ca trưởng một ca đoàn nhà thờ, do thiếu người đánh đàn, đã mời Kon đến đánh đàn giúp ca đoàn hát thánh ca trong một buổi dâng hoa kính Đức Mẹ tại nhà thờ.
Buổi dâng hoa hôm ấy kết thúc bằng giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mặc dù không phải là người Công Giáo, nhưng khi vị chủ sự ban phép lành Mình Thánh Chúa, thì tự nhiên Kon cảm thấy như có một sức mạnh vô hình bắt anh phải quì gối cúi đầu thờ lạy Chúa. Kon không lý giải được tại sao lại có hiện tượng trên. Sau đó, Kon tiếp tục đến nhà thờ và cảm thấy có một Đấng nào đó hiện diện ở trong anh, và thôi thúc anh đi tìm gặp Chúa Giê-su. Sau đó anh xin học đạo nơi một linh mục trẻ và được người bạn ca trưởng tặng cho cuốn sách tựa đề là: “Các kinh nguyện trong Thánh lễ”. Kon đã say sưa đọc đi đọc lại nhiều lần phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Về sau anh đã chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa Giê-su như sau: “Trong thời thơ ấu, tôi thường hay khóc mỗi lần bị cha mẹ sửa phạt vì làm sai một điều gì đó. Nhưng chưa khi nào nước mắt tôi lại chảy ra nhiều như lúc bấy giờ. Đột nhiên tôi nhận ra các tội lỗi mình đã phạm bấy lâu nay, tôi thấy rõ những sự xấu xa hèn hạ của tôi và tôi nghĩ mình đáng bị phạt trong hỏa ngục. Nhưng sau khi khóc hết nước mắt, tôi cảm thấy tâm hồn bình an. Tôi xác tín rằng : Chúa nhân lành đã thấu hiểu lòng tôi, đã tha thứ lỗi lầm cho tôi để tôi xứng đáng nên con cái Người”.
Sau đó, Kon được học giáo lý và được chịu phép rửa tội gia nhập đạo Công Giáo, rồi ông xin nhập vào dòng Các-me-lô. Trong nhà dòng, Thầy Kon đã được học các môn về triết lý và thần học, thực tập các nhân đức, và bảy năm sau thày đã được thụ phong linh mục. Tân linh mục Kon đã được nhiều người công nhận là một linh mục đạo đức. Cha nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và thường chia sẻ kinh nghiệm gặp Chúa cho những người chưa biết Chúa. Nhiều người nhờ tiếp xúc với cha cũng gặp được Chúa. Chính nhờ sự hướng dẫn của cha mà cả thầy dậy đàn là nhạc sĩ Phăng Lít và 10 bạn thân thời thơ ấu cũng đã tin Chúa và xin gia nhập đạo.
2) TIN CHÚA GIÊ-SU LÀ BÁNH TRƯỜNG SINH THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG MUÔN ĐỜI:
MÉ-ZE-RAY (1610-1689) là một sử gia danh tiếng của nước Pháp. Cả đời ông không tin có thần thánh. Hơn nữa ông còn coi đạo Công Giáo là mê tín dị đoan. Năm 1683 lúc ốm nặng nằm trên giường bệnh, biết mình sắp chết, ông đã nhờ người nhà mời linh mục đến dạy đạo và rửa tội cho ông. Nghe tin này, bạn bè thân thiết rủ nhau đến thăm và cùng nhau ngăn cản ông theo đạo. Nhưng Mé-ze-ray đã nói với họ rằng:
- Này các bạn, như các bạn đã biết: Cả đời tôi không tin tưởng vào thần thánh. Nhưng thời gian nằm trên giường bệnh chờ thần chết đến, tự nhiên tôi thấy nảy ra trong đầu óc tôi thắc mắc này: Tại sao tôi lại phải chết giữa lúc còn đang ham sống? Ai bắt tôi phải chết giữa lúc tôi còn chưa muốn chết? Các bác sĩ thời danh nhất cũng không thể chữa cho tôi khỏi chết được? Chính các bác sĩ tuy có thể chữa cho nhiều người khỏi bệnh, nhưng rồi cuối cùng chính các ông cũng phải chết! Thắc mắc này, khoa học không thể giải đáp cho tôi thỏa mãn được, nên tôi đã đến với đức tin Công Giáo và đã tin vào Thiên Chúa. Vậy các bạn hãy tin tôi: Mé-ze-ray lúc sắp chết đáng tin hơn Mé-ze-ray khi còn khỏe mạnh”.
3) CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG LÀ CÁCH GIỚI THIỆU CHÚA TỐT NHẤT:
Một hôm một lão hành khất trên đường phố đã gặp Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta và chìa tay ra xin bố thí. Bà lục lọi hết các túi áo mà không tìm thấy một đồng tiền nào. Bà đành vỗ vai ông lão, vừa cười vừa nói lời xin lỗi vì không có gì để tặng cho ông. Bấy giờ lão hành khất liền nói: “Hôm nay bà đã cho tôi một món quà quí giá nhất mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nhận được. Món quà đó chính là nụ cười cảm thông và một sự an ủi đầy tình người của bà. Tôi cảm thấy vui mừng và hạnh phúc, vì tôi đã được bà tôn trọng và đối xử bình đẳng !”.
Như vậy điều quan trọng phải làm là hãy chia sẻ niềm vui cho những người bất hạnh, để qua chúng ta họ gặp được Chúa và tin yêu Chúa, để được chia sẻ sự sống đời đời với chúng ta.
4) SỐNG ĐƯỢC CHỈ NHỜ BÁNH THÁNH THỂ:
Năm 1868, một cô gái người Bỉ yếu ớt được in năm dấu thánh tên là LOUIS LATEAU. Từ ngày đó, cô không còn ăn uống gì nữa. Trong bảy năm trời, cô sống được là nhờ rước Mình Thánh Chúa mỗi ngày.
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với chị TÊRÊSA NEWMAN và cô MATTA ROBIN, người đã sáng lập Tu hội Bác Ái. Những điều kỳ diệu đó phần nào chứng minh cho lời Chúa phán: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…” (Mt 4,4).- “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (Ga 6, 27). Thế, lương thực Chúa nói ở đây là gì?
Chúa Giê-su đã khẳng định: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh” (Ga 6,35). Để có tấm bánh, trước hết cần có hạt giống. Hạt giống được gieo trong ruộng, rồi được tưới bón, làm cỏ… Cây lúa cần ánh nắng mặt trời để lớn lên và đến mùa trổ bông kết hạt. Rồi phải được gặt hái, xay nhuyễn thành bột mì. Bột được nhào nặn thành bánh và được nướng chín trong lò.
Đức Giê-su, tấm bánh được Thiên Chúa ban cũng đã trải qua những công đoạn tương tự. Người đã được Chúa Cha gieo vào ruộng trần gian, nơi cung lòng Trinh Nữ Maria. Người được lớn lên dưới ánh mặt trời làng Na-gia-rét. Năm ba mươi tuổi Người chịu phép rửa của Gio-an Tẩy Giả tại sông Gióc-đan và được Chúa Cha tấn phong làm Đấng Thiên Sai. Người đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời và ban ơn lành hồn xác cho đám đông dân chúng theo Người. Sau cùng, Người đã bị nghiền nát và được nướng chín trong cuộc tử nạn và phục sinh, để trở nên Bánh Thánh Thể ban sự sống đời đời cho chúng ta.
3. THẢO LUẬN :
Trong những ngày này, tôi sẽ làm gì cụ thể để chia sẻ tình thương và niềm tin cho những người chưa nhận biết Chúa bên cạnh và chịu nhiều bất hạnh?
4. SUY NIỆM :
1) Phép lạ nhân bánh ra nhiều của Đức Giê-su:
Hơn ai hết, Đức Giê-su thấu hiểu cơm bánh vật chất là một nhu cầu không thể thiếu để con người được sống, nên Người đã làm phép lạ nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng được ăn một bữa no nê. Người cũng dạy môn đệ cầu Chúa Cha ban bánh ăn hằng ngày như lời kinh Lạy Cha : “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Tuy nhiên, Người muốn mọi người hiểu rằng: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh”, nhưng họ còn có những khát vọng mà chỉ mình Đức Giê-su mới có thể thỏa mãn là tin vào Người là “Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Nhờ Người mà chúng ta sẽ được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần và đạt được hạnh phúc trọn vẹn.
2) Cần đi tìm Chúa để đón nhận hồng ân cứu độ:
Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều, đám đông dân chúng đã đi tìm Đức Giê-su để được Người ban cho của ăn mà không cần phải vất vả làm việc. Đức Giê-su không chấp nhận điều đó, nên Người nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi, không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê". Đức Giê-su mời gọi dân chúng hãy lo tìm của ăn thiêng liêng mang lại sự sống đời đời chứ đừng chỉ đi tìm lương thực vật chất hư nát: "Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh" (Ga 6, 27).
3) Lời Chúa và Thánh Thể là lương thực ban ơn cứu độ:
Ông Phê-rô đã hiểu được giá trị của lương thực thiêng liêng chính là Lời Chúa và Bánh Thánh Thể nên đã thưa với Đức Giê-su: “Chỉ có Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Chính Đức Giê-su cũng dạy về hiệu quả của Bánh Thánh Thể như sau: “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời… Đây là Bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn và họ đã chết. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54.58). Mỗi ngày các tín hữu chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ để đón nhận hai của ăn thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa. Nhờ đón nhận được hai của ăn đó chúng ta mới được sống đời đời.
4) Chia sẻ tình thương và niềm vui ơn cứu độ cho tha nhân:
- Ngoài cơn đói cơm bánh vật chất, người ta còn có nhiều cơn đói khác cần được thỏa mãn như: Cơn đói muốn được tôn trọng; Đói muốn được giao tiếp với người khác. Nhất là cơn đói tình thương ơn cứu độ. Đức Giêsu đã không làm phép lạ cho Manna từ trời rơi xuống cho dân chúng ăn như dân Do thái thời kỳ xuất hành, nhưng Người đã nhân bánh ra nhiều là hình ảnh của bí tích Thánh Thể Người sẽ thiết lập như Người đã phán: “Chính tôi là Bánh Trường Sinh, Ai đến với tôi không hề phải đói. Ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ” (Ga.6,35).
- Trong những ngày này, sau khi dự lễ và đã được thỏa mãn cơn đói Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần mang bánh Thánh Thể là tình thương ơn cứu độ đến cho bạn bè chưa biết Chúa, các bệnh nhân liệt giường, các người già neo đơn nghèo khó, các đôi vợ chồng bất hạnh có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc… để chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho họ, noi gương Mẹ Ma-ri-a mang Chúa đi thăm và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho gia đình Gia-ca-ri-a.
- Trong những ngày này, chúng ta sẽ làm gì để trở thành những Ki-tô khác? : Trở nên tấm bánh chia sẻ cho những người nghèo khó; nên cánh tay phục vụ những kẻ yếu đuối; nên bạn đồng hành với những kẻ cô đơn; nên ánh lửa hy vọng sưởi ấm con tim của tất cả mọi người.
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cơm ăn áo mặc tiền bạc của cải là những nhu cầu không thể thiếu cho cuộc sống thể xác. Ma quỷ luôn cám dỗ chúng con đi tìm kiếm chúng, thay vì lẽ ra trước hết chúng con phải lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn những thứ kia như cơm ăn áo mặc, của cải vật chất và các nhu cầu thể xác khác thì Chúa sẽ ban cho chúng con sau.
Lạy Chúa, chúng con rất sợ bị lâm vào cảnh nghèo đói bần cùng, nên thường mải mê tìm kiếm những của cải chóng qua mà chẳng thiết tha gì với của cải thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể Chúa. Xin Chúa tha thứ và giúp chúng con luôn biết tìm kiếm Chúa là hạnh phúc và là lẽ sống của cuộc đời chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Chúa Kitô, Manna Mới
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:11 02/08/2018
Chúa Kitô, Manna Mới (Chúa Nhật 18 Thường Niên B - Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35)
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện để nuôi dân chúng, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1- Từ manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thảo mãn cơn đói và cơn khát này.
2- Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3- Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta: “Anh em thân mến, tôi nói với anh em điều nầy và chứng thực trong Chúa là anh em chớ ăn ở như Dân Ngoại ăn ở, chiều theo sự giả trá của tâm tư mình”, nhưng “anh em hãy trừ khử lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ” và “hãy mặc lấy con người mới… trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,17.20-24).
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Hanz: “Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quảng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen.
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện để nuôi dân chúng, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1- Từ manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thảo mãn cơn đói và cơn khát này.
2- Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3- Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta: “Anh em thân mến, tôi nói với anh em điều nầy và chứng thực trong Chúa là anh em chớ ăn ở như Dân Ngoại ăn ở, chiều theo sự giả trá của tâm tư mình”, nhưng “anh em hãy trừ khử lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ” và “hãy mặc lấy con người mới… trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,17.20-24).
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Hanz: “Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quảng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen.
Vì Của Ăn Tồn Tại Đến Muôn Đời
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:31 02/08/2018
Chúa Nhật XVIII TN B
Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn nhỏ nhân các bài đọc của Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời.
Cũng như các loài có sự sống, loài người không thể thoát được một nhu cầu căn bản là sinh tồn. Để phục vụ nhu cầu này, tự bên trong các loài có sự sống sẵn có một năng lực mạnh mẽ được gọi là bản năng sinh tồn. Nhu cầu ăn uống là một biểu lộ của bản năng này. “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. “Có thực mới vực được đạo…”. Để làm bất cứ việc gì thì tiên vàn người ta phải sống. Nhu cầu ăn uống vì thế trở thành một nhu cầu chính đáng và cấp thiết. Người Việt Nam dùng hạn từ ăn ở đầu các từ ghép để mô tả nhiều động thái rất khác nhau như ăn bớt, ăn bám, ăn chận, ăn cắp, ăn mặc, ăn ở, ăn hại, ăn học, ăn hiếp, ăn chận, ăn vạ…nếu đếm thì không dưới cả trăm từ… Cần thú nhận rằng hình như “cái ăn” nó liên hệ đến mọi lãnh vực của kiếp người. Con người dù là hữu thể này nọ nhưng vẫn là một sinh vật, nghĩa là luôn cần cái để sống.
Không hiểu sao mà hơn hai phần ba những từ ghép bắt đầu bằng từ ăn thì thường mang ý nghĩa tiêu cực. Không nguyên chỉ vì “miếng ăn là miếng tồi tàn”, nhưng ngay trong lòng con người vẫn bàng bạc nhận thức rằng dù cho nhu cầu ăn uống thật là chính đáng nhưng đã là người thì phải vượt lên trên nhu cầu tồn sinh của loài vật. Trong khi các loài động vật thường thỏa mãn mỗi khi nhu cầu ăn uống được đủ đầy, thì trái lại, dù cho đã đầy đủ lương thực ăn uống, con người vẫn khao khát một sự sống cao hơn mà chúng ta gọi là sự sống bất diệt hay sự sống trường sinh. Tuy nhiên cái sự sống trường sinh mà con người khao khát ở đây, thường chỉ là sự kéo dài của sự sống đời này.
Cựu Ước đã hé mở cho thấy con đường để được sống đời đời đó là tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa. Khi thử thách dân phải lâm cơn đói khát trong sa mạc, và rồi ban Manna từ trời, Thiên Chúa muốn dân xác tín rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Người phán ra” (x.Dnl 8,3). Sau khi thi thố quyền năng cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê bánh cá, Chúa Giêsu đã mời gọi họ “hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để có được lương thực này Chúa Giêsu đã minh nhiên tự khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35).
Chúa Kitô là Bánh trường sinh. Kitô hữu chúng ta thảy đều khẳng định chân lý này. Thế nhưng để cho lời khẳng định này đi vào cuộc sống thì còn đó khoảng cách không dễ vượt qua. Đến với Chúa Kitô vì “cái bụng” của mình như người Do Thái xưa vốn là điều dễ thấy đó đây. Qua thông tin đại chúng thì sau sự cố tòa tháp đôi ở New York thì dân chúng nước Mỷ xem ra đạo đức hẳn lên, đến với Chúa rất nhiều. Tại quê nhà Việt Nam, đã một thời, sau khi các Ngân hàng thắt chặt tín dụng, nhiều đại gia xính vính, vỡ nợ, phá sản, thì hình như có nhiều khuôn mặt lạ chuyên chăm xuất hiện tại nhà thờ hay ở các đền đài. Chẹt chân thì há miệng. Hữu sự thì vái tứ phương. Gặp cơn quẩn bách thì chạy đến cầu Chúa giúp, nhưng tựu trung đều chỉ là những sự thuộc đời này. Xùm xụp khấn vái thần thánh trên trời, và rồi khi đã được ngân hàng cho vay tiền thì con đây lại thôi nhà thờ! Phải chăng chỉ những khi cầu nguyện cho các linh hồn thì mới là lo cho chuyện đời đời? Chắc hẳn không phải thế. Làm thế nào để giúp ta vượt qua được những sự hữu hình đời này khi chúng ta vẫn còn ở trong thế gian? (x.Ga 17,11). Chúng ta có được câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu, khi người Do Thái hỏi Ngài là làm thế nào để được gọi là làm công việc của Thiên Chúa, tức là tìm kiếm lương thực đem lại sự sống đời đời, đó là “Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến” (Ga 6,29).
Tin vào Chúa Giêsu là một tiến trình đón nhận và dấn thân theo Người, sống lời Người chỉ dạy. Cũng vẫn tìm kiếm những chuyện ở đời này nhưng chúng ta sẽ làm cho chúng thành vĩnh cửu khi chúng ta tìm kiếm chúng theo ý và cách thức Chúa hướng dẫn. Lời Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt trong bốn Tin mừng trình bày cho chúng ta cách thế tuyệt vời đó là hãy tìm kiếm những thiện hảo đời này trong sự công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến.
Một học sinh, sinh viên ra công học hành để tích lũy kiến thức, công nghệ, tài năng…nhưng trong sự công bình, nghĩa là trong sự trung thực, hợp pháp, không quanh co, dối trá, lọc lừa… thì bạn ấy đang làm việc vì lương thực đời đời. Cũng là học hành để thăng tiến bản thân nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn học khác theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nghĩa là biết sống tình liên đới thì ta đang làm việc cho sự sống đời đời. Chọn một ngành nghề để vừa thăng tiến danh vị, vừa bảo đảm nhu cầu cá nhân lẫn gia đình, lại vừa có điều kiện để phục vụ đồng loại, để phát triển xã hội, giáo hội thì đích thực ta đang ra công làm việc vì của ăn cho sự sống đời đời.
“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Số người cho rằng cuộc đời con người thực sự chấm dứt với cái chết thể lý vốn không mấy nhiều. Kitô hữu chúng ta thì minh nhiên tuyên xưng có sự sống đời đời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, thì sự sống đời đời của chúng ta lại bắt nguồn từ những thực tại đời này, những thực tại mà Ngôi Lời đã tự nguyện nhận lấy vào Ngôi vị của Người khi vào đời. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những chuyện đời này trong công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến là chúng ta đã làm cho những sự đời này đi vào vĩnh cửu cùng với Chúa Kitô, trong Người và nhờ Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Theo từng góc nhìn và theo từng đặc điểm muốn nhấn mạnh, các triết gia xưa nay đã từng cho chúng ta các khái niệm về con người để phân biệt với các loài vật. Con người là hữu thể biết suy tư, phản tỉnh, con người là con vật biết lao động, con người là sinh vật có lý trí, ý chí tự do, con người là sinh vật có tính xã hội, con người là sinh vật có tôn giáo…Xin được góp thêm một cái nhìn nhỏ nhân các bài đọc của Chúa Nhật XVIII TN B: con người là hữu thể của muôn đời.
Cũng như các loài có sự sống, loài người không thể thoát được một nhu cầu căn bản là sinh tồn. Để phục vụ nhu cầu này, tự bên trong các loài có sự sống sẵn có một năng lực mạnh mẽ được gọi là bản năng sinh tồn. Nhu cầu ăn uống là một biểu lộ của bản năng này. “Khi đói thì đầu gối cũng phải bò”. “Có thực mới vực được đạo…”. Để làm bất cứ việc gì thì tiên vàn người ta phải sống. Nhu cầu ăn uống vì thế trở thành một nhu cầu chính đáng và cấp thiết. Người Việt Nam dùng hạn từ ăn ở đầu các từ ghép để mô tả nhiều động thái rất khác nhau như ăn bớt, ăn bám, ăn chận, ăn cắp, ăn mặc, ăn ở, ăn hại, ăn học, ăn hiếp, ăn chận, ăn vạ…nếu đếm thì không dưới cả trăm từ… Cần thú nhận rằng hình như “cái ăn” nó liên hệ đến mọi lãnh vực của kiếp người. Con người dù là hữu thể này nọ nhưng vẫn là một sinh vật, nghĩa là luôn cần cái để sống.
Không hiểu sao mà hơn hai phần ba những từ ghép bắt đầu bằng từ ăn thì thường mang ý nghĩa tiêu cực. Không nguyên chỉ vì “miếng ăn là miếng tồi tàn”, nhưng ngay trong lòng con người vẫn bàng bạc nhận thức rằng dù cho nhu cầu ăn uống thật là chính đáng nhưng đã là người thì phải vượt lên trên nhu cầu tồn sinh của loài vật. Trong khi các loài động vật thường thỏa mãn mỗi khi nhu cầu ăn uống được đủ đầy, thì trái lại, dù cho đã đầy đủ lương thực ăn uống, con người vẫn khao khát một sự sống cao hơn mà chúng ta gọi là sự sống bất diệt hay sự sống trường sinh. Tuy nhiên cái sự sống trường sinh mà con người khao khát ở đây, thường chỉ là sự kéo dài của sự sống đời này.
Cựu Ước đã hé mở cho thấy con đường để được sống đời đời đó là tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa. Khi thử thách dân phải lâm cơn đói khát trong sa mạc, và rồi ban Manna từ trời, Thiên Chúa muốn dân xác tín rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Người phán ra” (x.Dnl 8,3). Sau khi thi thố quyền năng cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê bánh cá, Chúa Giêsu đã mời gọi họ “hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6,27). Để có được lương thực này Chúa Giêsu đã minh nhiên tự khẳng định: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35).
Chúa Kitô là Bánh trường sinh. Kitô hữu chúng ta thảy đều khẳng định chân lý này. Thế nhưng để cho lời khẳng định này đi vào cuộc sống thì còn đó khoảng cách không dễ vượt qua. Đến với Chúa Kitô vì “cái bụng” của mình như người Do Thái xưa vốn là điều dễ thấy đó đây. Qua thông tin đại chúng thì sau sự cố tòa tháp đôi ở New York thì dân chúng nước Mỷ xem ra đạo đức hẳn lên, đến với Chúa rất nhiều. Tại quê nhà Việt Nam, đã một thời, sau khi các Ngân hàng thắt chặt tín dụng, nhiều đại gia xính vính, vỡ nợ, phá sản, thì hình như có nhiều khuôn mặt lạ chuyên chăm xuất hiện tại nhà thờ hay ở các đền đài. Chẹt chân thì há miệng. Hữu sự thì vái tứ phương. Gặp cơn quẩn bách thì chạy đến cầu Chúa giúp, nhưng tựu trung đều chỉ là những sự thuộc đời này. Xùm xụp khấn vái thần thánh trên trời, và rồi khi đã được ngân hàng cho vay tiền thì con đây lại thôi nhà thờ! Phải chăng chỉ những khi cầu nguyện cho các linh hồn thì mới là lo cho chuyện đời đời? Chắc hẳn không phải thế. Làm thế nào để giúp ta vượt qua được những sự hữu hình đời này khi chúng ta vẫn còn ở trong thế gian? (x.Ga 17,11). Chúng ta có được câu trả lời từ miệng Chúa Giêsu, khi người Do Thái hỏi Ngài là làm thế nào để được gọi là làm công việc của Thiên Chúa, tức là tìm kiếm lương thực đem lại sự sống đời đời, đó là “Hãy tin vào Đấng mà Thiên Chúa sai đến” (Ga 6,29).
Tin vào Chúa Giêsu là một tiến trình đón nhận và dấn thân theo Người, sống lời Người chỉ dạy. Cũng vẫn tìm kiếm những chuyện ở đời này nhưng chúng ta sẽ làm cho chúng thành vĩnh cửu khi chúng ta tìm kiếm chúng theo ý và cách thức Chúa hướng dẫn. Lời Chúa trong Thánh Kinh, đặc biệt trong bốn Tin mừng trình bày cho chúng ta cách thế tuyệt vời đó là hãy tìm kiếm những thiện hảo đời này trong sự công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến.
Một học sinh, sinh viên ra công học hành để tích lũy kiến thức, công nghệ, tài năng…nhưng trong sự công bình, nghĩa là trong sự trung thực, hợp pháp, không quanh co, dối trá, lọc lừa… thì bạn ấy đang làm việc vì lương thực đời đời. Cũng là học hành để thăng tiến bản thân nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn học khác theo khả năng và hoàn cảnh của mình, nghĩa là biết sống tình liên đới thì ta đang làm việc cho sự sống đời đời. Chọn một ngành nghề để vừa thăng tiến danh vị, vừa bảo đảm nhu cầu cá nhân lẫn gia đình, lại vừa có điều kiện để phục vụ đồng loại, để phát triển xã hội, giáo hội thì đích thực ta đang ra công làm việc vì của ăn cho sự sống đời đời.
“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Số người cho rằng cuộc đời con người thực sự chấm dứt với cái chết thể lý vốn không mấy nhiều. Kitô hữu chúng ta thì minh nhiên tuyên xưng có sự sống đời đời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, thì sự sống đời đời của chúng ta lại bắt nguồn từ những thực tại đời này, những thực tại mà Ngôi Lời đã tự nguyện nhận lấy vào Ngôi vị của Người khi vào đời. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những chuyện đời này trong công bình, trong tình liên đới và chí cống hiến là chúng ta đã làm cho những sự đời này đi vào vĩnh cửu cùng với Chúa Kitô, trong Người và nhờ Người.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thiên Nhiên quyết định
Lm Vũdình Tường
20:52 02/08/2018
Nông dân biết rõ cố gắng của con người đóng góp rất nhiều vào việc làm tăng năng xuất sản xuất, nhưng nông dân không phải là yếu tố tối hậu quyết định của thành công hay thất bại mà chính là thiên nhiên. Mưa thuận gió hoà là yếu tố chính. Bởi chỉ cần một cơn mưa trái mùa hay một luồng gió chướng đủ làm tan nát công trình khó nhọc của cả mùa. Nhìn vào cảnh vật quanh ta để thấy, cùng loại cây giống, cùng loại cỏ dại nhưng chúng mọc cao thấp khác nhau, xanh tươi hay khô héo khác nhau đủ biết thời tiết đóng vai trò tối hậu trong đời sống mọi loài, từ con người đến cây cối, sinh vật. Từ ngàn xưa con người đã biết điều đó. Kinh nghiệm ròng rã bốn mươi năm lưu đầy trong xa mạc dân Chúa chọn có kinh nghiệm đó hàng ngày. Họ sống những ngày nắng hạn, khô cằn, bòn từng giọt nước nơi tảng đá, nhặt từng chút thực phẩm buổi sáng tinh sương. Ngày chịu nóng cháy da mặt của những cơn gió cát. Đêm đến cái lạnh khô làm nứt da chân. Đói, khát, mệt mỏi, bệnh tật dẫn đến cãi vã, nghi kị, tranh giành sức sống là kinh nghiệm của con người. Đức Kitô đến với họ Ngài chỉ cho họ biết con đường sống. Sống một cách vui vẻ, thảnh thơi, không còn tranh giành để sống. Con đường Ngài chỉ dẫn ban cho sự sống trường sinh. Đức Kitô nói về bánh trường sinh nuôi sống tâm linh, trong khi đám đông lại cho là Đức Kitô nói về bánh Ngài dùng phép lạ nuôi sống họ. Đây là hiểu lầm căn bản dẫn đến việc Đức Kitô giải thích thêm khi Ngài nói:
Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ. Gn 6,35
Đức Kitô ban bánh trường sinh và chính Ngài là bánh trường sinh. Người ta nhận được bánh này với điều kiện đến với Ngài. Đến với Ngài chưa đủ mà phải đến với niềm tin. Như thế đến để tin là điều cần thiết. Đến để xin ăn chưa đủ mà phải đến với lòng tin.
Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. v.26
Bánh trường sinh Đức Kitô ban mang ba í nghĩa quan trọng và xảy ra trong hiện tại và tương lai. Thứ nhất, bánh thường rượu thường, khi linh mục đọc kinh truyền phép, qua tác động của Thánh Thần bánh rượu thường biến thành bánh trường sinh. Thứ hai, ai ăn bánh đó với tâm tình yêu mến và hết mực kính trọng bánh đó trở nên nguồn sinh lực và sự sống cho người đó. Thứ ba, ngoài sức mạnh nội tâm và tâm linh trong cuộc lữ hành trần thế bánh đó còn ban sức mạnh tâm linh trên đường dẫn về trời, tiến vào nước Chúa vì thế tiếng bình dân diễn tả là của ăn thiêng liêng trên đường về trời hay nói tắt 'là của ăn đường'.
Đức Kitô dùng danh xưng 'con người' để chỉ Ngài là con Đức Trinh Nữ Maria, là người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài cũng có kinh nghiệm đói, khát, mệt mỏi vì thế Ngài thông cảm với nỗi thống khổ của con người. Một nghĩa khác Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng có thể làm những điều lạ mà người thường không thể thực hiện được. Đám đông không nhận ra điều này, họ chỉ coi Ngài như một tiên tri. Không tiên tri nào đủ khả năng ban bánh trường sinh, ngoại trừ Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Quan trọng nhất vẫn là không phải chỉ ban bánh trường sinh mà chính 'Ngài là Bánh Trường Sinh'
TiengChuong.org
Nature dictates
Farmers know very well that human efforts can make tremendous difference about the outcome of a harvest but nothing can bypass nature. It is not the seed or human effort but nature that dictates the final result of a harvest. Look at the natural landscapes we see different pictures. Trees and grass are higher and greener at one field and the same kind of trees that are dwarf and weeds are brown at other places because of different weather patterns. Ancient people had experienced the forces of nature that it could relieve them from drought or it could drown them. Years of wandering in the deserts where for years of dependent on nature for food, water and shelter. They had endured the extreme heat and horrible cold and the enjoyable breeze. Foods that are affected by nature follow the rule of nature, including Manna in the desert. Food that Jesus talked about would not be affected by nature and the rule of nature had no power over the food. The product of the earth and labour of human hands, and the words of consecration, through the power of the Spirit, will transform the food to be the Body and Blood of Jesus who is the Lord of nature. The foods that Jesus talked about were not made by human hands but by the Spirit whom nature obeys. Jesus used the image of his own Body and Blood to talk about the divine love that God would feed his people with. Food was given by Jesus, the divine food for our soul. It has a threefold meaning and all will happen in the future. First, it means every time at the consecration ordinary bread and wine become the divine sustenance for our soul. Second, it strengthens spiritual life and energy for those who receive it with love and utmost reverend. Third, it gives eternal life when the time comes.
I am the bread of life. He who comes to me will never be hungry; he who believes in me will never thirst Jn 6,35
Jesus prophesised what he was going to do for those who loved him. Only through Jesus who had the power to provide food that satisfies and drink that quenches the crowd's thirst forever. It was something the crowd had ever heard of. Today we understand Jesus died for us to cleanse our sin, to reconcile us to God the Father, to save us from damnation but people of the time of Jesus they couldn't understand what Jesus meant. Jesus fed the crowd in the hope that they would see the signs correctly but they failed to interpret the signs that Jesus is both 'the son of man and the Son of God'.
You are not looking for me because you have seen the signs but because you had all the bread you wanted to eat. v.26
As 'the son of man' Jesus is the son of Mary and would be like them in all things except sin. He felt hungry and thirsty and tired and other feelings as each one of them. As the Son of God Jesus had the power to do extraordinary things that no ordinary person could do such thing. The crowd saw Jesus as the prophet but could not see him as the Son of God who came to offer food and drink for eternal life.
Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ. Gn 6,35
Đức Kitô ban bánh trường sinh và chính Ngài là bánh trường sinh. Người ta nhận được bánh này với điều kiện đến với Ngài. Đến với Ngài chưa đủ mà phải đến với niềm tin. Như thế đến để tin là điều cần thiết. Đến để xin ăn chưa đủ mà phải đến với lòng tin.
Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. v.26
Bánh trường sinh Đức Kitô ban mang ba í nghĩa quan trọng và xảy ra trong hiện tại và tương lai. Thứ nhất, bánh thường rượu thường, khi linh mục đọc kinh truyền phép, qua tác động của Thánh Thần bánh rượu thường biến thành bánh trường sinh. Thứ hai, ai ăn bánh đó với tâm tình yêu mến và hết mực kính trọng bánh đó trở nên nguồn sinh lực và sự sống cho người đó. Thứ ba, ngoài sức mạnh nội tâm và tâm linh trong cuộc lữ hành trần thế bánh đó còn ban sức mạnh tâm linh trên đường dẫn về trời, tiến vào nước Chúa vì thế tiếng bình dân diễn tả là của ăn thiêng liêng trên đường về trời hay nói tắt 'là của ăn đường'.
Đức Kitô dùng danh xưng 'con người' để chỉ Ngài là con Đức Trinh Nữ Maria, là người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Ngài cũng có kinh nghiệm đói, khát, mệt mỏi vì thế Ngài thông cảm với nỗi thống khổ của con người. Một nghĩa khác Ngài là Con Thiên Chúa, Đấng có thể làm những điều lạ mà người thường không thể thực hiện được. Đám đông không nhận ra điều này, họ chỉ coi Ngài như một tiên tri. Không tiên tri nào đủ khả năng ban bánh trường sinh, ngoại trừ Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Quan trọng nhất vẫn là không phải chỉ ban bánh trường sinh mà chính 'Ngài là Bánh Trường Sinh'
TiengChuong.org
Nature dictates
Farmers know very well that human efforts can make tremendous difference about the outcome of a harvest but nothing can bypass nature. It is not the seed or human effort but nature that dictates the final result of a harvest. Look at the natural landscapes we see different pictures. Trees and grass are higher and greener at one field and the same kind of trees that are dwarf and weeds are brown at other places because of different weather patterns. Ancient people had experienced the forces of nature that it could relieve them from drought or it could drown them. Years of wandering in the deserts where for years of dependent on nature for food, water and shelter. They had endured the extreme heat and horrible cold and the enjoyable breeze. Foods that are affected by nature follow the rule of nature, including Manna in the desert. Food that Jesus talked about would not be affected by nature and the rule of nature had no power over the food. The product of the earth and labour of human hands, and the words of consecration, through the power of the Spirit, will transform the food to be the Body and Blood of Jesus who is the Lord of nature. The foods that Jesus talked about were not made by human hands but by the Spirit whom nature obeys. Jesus used the image of his own Body and Blood to talk about the divine love that God would feed his people with. Food was given by Jesus, the divine food for our soul. It has a threefold meaning and all will happen in the future. First, it means every time at the consecration ordinary bread and wine become the divine sustenance for our soul. Second, it strengthens spiritual life and energy for those who receive it with love and utmost reverend. Third, it gives eternal life when the time comes.
I am the bread of life. He who comes to me will never be hungry; he who believes in me will never thirst Jn 6,35
Jesus prophesised what he was going to do for those who loved him. Only through Jesus who had the power to provide food that satisfies and drink that quenches the crowd's thirst forever. It was something the crowd had ever heard of. Today we understand Jesus died for us to cleanse our sin, to reconcile us to God the Father, to save us from damnation but people of the time of Jesus they couldn't understand what Jesus meant. Jesus fed the crowd in the hope that they would see the signs correctly but they failed to interpret the signs that Jesus is both 'the son of man and the Son of God'.
You are not looking for me because you have seen the signs but because you had all the bread you wanted to eat. v.26
As 'the son of man' Jesus is the son of Mary and would be like them in all things except sin. He felt hungry and thirsty and tired and other feelings as each one of them. As the Son of God Jesus had the power to do extraordinary things that no ordinary person could do such thing. The crowd saw Jesus as the prophet but could not see him as the Son of God who came to offer food and drink for eternal life.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô thay đổi giáo huấn của giáo hội về án tử hình
Nguyễn Long Thao
12:22 02/08/2018
VATICAN CITY. Trong ngày 1 tháng 8 năm 2018, hầu như tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí thế giới đều loan tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về án tử hình.
Trước đây, giáo lý Công Giáo nói Giáo Hội không loại trừ khả năng trông nhờ vào án tử hình nếu đây là cách duy nhất có thể bảo vệ sự sống con người có hiệu quả, chống lại kẻ xâm phạm bất công. Nói khác đi, Tòa Thánh chấp nhận án tử hình trong một số trường hợp đặc biệt.
Nhưng nay, giới báo chí cho biết ĐGH đã chấp thuận việc thay đổi giáo lý Công Giáo về án tử hình. Chính sách mới của Tòa Thánh công bố hôm thứ Năm nói án tử hình không thể chấp nhận được, dù bất cứ trong trường hợp nào vì nó xâm phạm vào phẩm giá vốn có của con người.
Tưởng cũng nên nói thêm án tử hình đã được bãi bỏ phần lớn ở các nước Châu Âu và Nam Mỹ, những vẫn còn được duy trì ở Hoa Kỳ, châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Tổ chức Ân xá Quốc tế từ lâu vận động cho lệnh cấm án tử hình trên toàn thế giới đã hoan nghênh quyết định mới của Tòa Thánh.
Nguyễn Long Thao
Trước đây, giáo lý Công Giáo nói Giáo Hội không loại trừ khả năng trông nhờ vào án tử hình nếu đây là cách duy nhất có thể bảo vệ sự sống con người có hiệu quả, chống lại kẻ xâm phạm bất công. Nói khác đi, Tòa Thánh chấp nhận án tử hình trong một số trường hợp đặc biệt.
Nhưng nay, giới báo chí cho biết ĐGH đã chấp thuận việc thay đổi giáo lý Công Giáo về án tử hình. Chính sách mới của Tòa Thánh công bố hôm thứ Năm nói án tử hình không thể chấp nhận được, dù bất cứ trong trường hợp nào vì nó xâm phạm vào phẩm giá vốn có của con người.
Tưởng cũng nên nói thêm án tử hình đã được bãi bỏ phần lớn ở các nước Châu Âu và Nam Mỹ, những vẫn còn được duy trì ở Hoa Kỳ, châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Tổ chức Ân xá Quốc tế từ lâu vận động cho lệnh cấm án tử hình trên toàn thế giới đã hoan nghênh quyết định mới của Tòa Thánh.
Nguyễn Long Thao
Tòa Thánh sửa đổi giáo huấn về án tử hình, gọi đó là “không thể chấp nhận được.”
Giuse Thẩm Nguyễn
12:30 02/08/2018
Hôm nay thứ Năm 2 tháng Tám năm 2018, Tòa Thánh đã sửa đổi giáo huấn về sự cho phép án tử hình, mà Giáo Hội đã dạy là hợp pháp trong những trường hợp nghiêm trọng, xác định nó là “không thể chấp nhận được”, và sẽ tìm cách loại bỏ nó.
Một bản dự thảo mới về điều 2267 của Giáo Lý Công Giáo đã được đưa ra bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin vào ngày 2 tháng Tám, sau khi ĐGH Phanxicô đã chấp thuận vào tháng Năm.
Trích dẫn lời của ĐGH trong một bài nói chuyện vào ngày 11 tháng Mười năm 2017, một phần của điều mới này xác định rằng “Giáo hôi dạy, dưới ánh sáng của Tin Mừng, rằng ‘án tử hình là không thể chấp nhận bởi vì nó là một cuộc tấn công vào sự bất khả xâm phạm và nhân phẩm của con người’ và giáo hội quyết tâm xóa bỏ nó trên toàn thế giới.”
Lý do thay đổi giáo huấn, gồm: sự tăng cường hiệu quả của các hệ thống giam giữ người, sự hiểu biết lớn mạnh về nhân phẩm không thay đổi của con người và mở ra cơ hội để hoán cải.
Cho đến hiện nay, Giáo Hội vẫn dạy rằng chính quyền có quyền dùng án tử, trong những trường hợp “tối cần thiết,” mặc dù là như thế, nhưng Giáo Hội đã coi những trường hợp như vậy là vô cùng hiếm.
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo xác định rằng “Giả sử tội phạm đã được nhận diện và mọi trách nhiệm đã được xác minh đầy đủ, giáo huấn truyền thống của Giáo Hội không loại trừ việc thi hành án tử, nếu đây là giải pháp duy nhất để bảo vệ đời sống con người có hiệu quả chống lại những kẻ gây hấn bất công.”
Thông báo ngày 2 tháng Tám của Vatican nói rằng giáo huấn mới sẽ được đưa vào tất cả những ấn bản sách Giáo Lý từ nay.
Bản thảo mới của điều 2267 sẽ như sau:
“Thi hành án tử hình là một phần của thẩm quyền hợp pháp, sau khi đã có một phiên tòa công bằng và từ lâu đã được coi là một phản ứng thích hợp đối những tội rất nặng của một số tội phạm hình sự và là phương tiện bảo vệ ích lợi chung, dù rằng quá đáng, được chấp nhận.”
“Ngày nay, có một nhận thức ngày càng tăng rằng phẩm giá của con người không thể mất đi ngay cả khi đã phạm một tội hình rất nghiêm trọng. Hơn nữa, có một sự hiếu biết mới đã nảy sinh về tầm quan trọng của những hình phạt áp đặt bởi chính quyền. Cuối cùng, nhưng hệ thống giam giữ người càng trở nên có hiệu quả hơn, đã được phát triển, nhằm bảo đảm việc bảo vệ các công dân, nhưng, đồng thời, không hoàn toàn cướp đi cơ hội để người có tội phục hồi.’
“Vì thế, Giáo Hôi dạy, dưới ánh sáng của Tin Mừng, rằng ‘án tử hình là không thể chấp nhận bởi vì nó là một cuộc tấn công vào sự bất khả xâm phạm và nhân phẩm của con người’ và giáo hội quyết tâm xóa bỏ nó trên toàn thế giới.”
Đặc biệt theo lời dạy của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong Thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Về Sự Sống) đã được bổ xung vào Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, trình bày án tử không được coi là hình phạt thích hợp đối với những tội rất nặng của một số tội phạm hình sự, dù rằng chính đáng, nếu “cách thực hành duy nhất này để bảo vệ đời sống con người một cách có hiệu quả…”
ĐHY Ladaria viết rằng “Bản sửa đổi mới.. là môt sự tiếp tục với những Giáo Lý đi trước trong khi mang lại sự phát triển liền lạc của Tín Lý Công Giáo.”
“Sự đổi mới điều 2267 của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo có ý tăng sức cho một phong trào hướng tới một tâm lý kiên định nhằm giúp nhận ra nhân phẩm của đời sống con người.”
“Và trong cuộc đối thoại tôn trọng với các nhà cầm quyền dân sự, để khuyến khích tạo ra những điều kiện cho phép loại bỏ án tử hình tại những nơi mà nó vẫn còn có hiệu lực.”
Bài này được cập nhật lúc 6:43 sáng bao gồm Thư gởi các giám mục của ĐHY Ladaria.
.
Source: EWTN News Vatican changes Catechism teaching on death penalty, calls it ‘inadmissible’
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi cộng đoàn dân Chúa về trường hợp Tổng Giám Mục McCarrick
Đặng Tự Do
18:08 02/08/2018
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố sau đây đề ngày 1 tháng Tám, 2018 gởi cộng đoàn dân Chúa khẳng định quyết tâm của các Giám Mục Mỹ tìm ra sự thật trong những cáo buộc liên quan đến Tổng Giám Mục McCarrick, và trình bày các bước mà Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sẽ chọn để giải quyết những thất bại của Giáo Hội trong việc bảo vệ dân Chúa.
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo như sau:
Các cáo buộc chống lại Tổng Giám mục Theodore McCarrick cho thấy một sự thất bại đạo đức nghiêm trọng trong Giáo hội. Những cáo buộc này làm cho các giám mục tức giận, buồn bã và xấu hổ, tôi cũng nhận thấy như thế trong tôi. Những lời tố cáo ấy buộc các giám mục phải hỏi, như chính tôi cũng tự hỏi chính mình, đâu là những gì lẽ ra chúng ta đã có thể làm để bảo vệ dân Chúa, và ngăn cản những kẻ lạm dụng. Sự kiện là những tội lỗi này đã không bị tiết lộ trong nhiều thập niên, đã gây ra tổn hại lớn cho cuộc sống của người dân và tiêu biểu cho những thất bại đạo đức nghiêm trọng trong phán đoán của các nhà lãnh đạo Giáo hội.
Những thất bại này đặt ra những vấn đề nghiêm trọng. Tại sao những cáo buộc liên quan đến tội lỗi về đức khiết tịnh và phẩm giá con người không được tiết lộ ngay khi những tố cáo ấy được đưa ra với các viên chức Giáo hội ngay từ đầu? Tại sao những tình huống nghiêm trọng này không được giải quyết sớm hơn hàng thập kỷ trước và với công lý? Các chủng viện của chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền tự do phân định ơn gọi linh mục mà không trở thành đối tượng bị lạm dụng quyền lực?
Tổng Giám Mục McCarrick sẽ phải đối diện thích đáng với sự phán xét trong một tiến trình xét xử về mặt giáo luật tại Tòa Thánh về những cáo buộc chống lại ngài, nhưng cũng có những bước chúng ta nên làm trong tư cách Giáo Hội ở đây, tại Hoa Kỳ này. Sau khi cầu nguyện về điều này, tôi đã triệu tập Ủy ban thường vụ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Cuộc họp này là cuộc họp đầu tiên trong số nhiều cuộc họp của các giám mục và sẽ được mở rộng trong cuộc họp Ủy ban quản trị của chúng tôi vào tháng Chín và trong phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười Một. Tất cả các cuộc thảo luận này được hoạch định theo hướng phân định ra những hành động thích hợp cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Công việc này sẽ mất một thời gian nhưng cho phép tôi nhấn mạnh bốn điểm này ngay bây giờ.
Đầu tiên, tôi khuyến khích các giám mục anh em của mình đang coi sóc các giáo phận địa phương của chúng ta hãy đáp lại với lòng từ bi và công lý cho bất kỳ ai bị lạm dụng tính dục hoặc bị quấy rối bởi bất cứ ai trong Giáo Hội. Chúng ta nên làm bất cứ điều gì chúng ta có thể để tháp tùng với họ.
Thứ hai, tôi khích lệ bất cứ ai đã từng bị tấn công tình dục hoặc bị quấy rối bởi bất cứ ai trong Giáo Hội hãy bước ra. Trong những trường hợp mà vụ việc có thể lên đến mức tội phạm hình sự, xin vui lòng liên hệ với cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Thứ ba, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ sẽ theo đuổi đến cùng nhiều vấn nạn được đặt ra xung quanh hành vi của Tổng Giám mục McCarrick với toàn bộ quyền hạn của mình; và khi đã đến tận cùng giới hạn thẩm quyền của mình, Hội Đồng Giám Mục sẽ đạo đạt lên những vị có thẩm quyền cao hơn. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi quyết tâm tìm ra sự thật trong vấn đề này.
Cuối cùng, các giám mục nhận ra rằng một sự hoán cải về tâm linh là cần thiết khi chúng ta tìm cách khôi phục mối quan hệ đúng đắn giữa chúng ta với nhau và với Chúa. Giáo hội của chúng ta đang chìm trong một cuộc khủng hoảng về đạo đức tính dục. Con đường tiến lên phía trước đòi buộc phải học hỏi từ những tội lỗi trong quá khứ.
Chúng ta hãy cầu nguyện xin ơn khôn ngoan và sức mạnh từ Thiên Chúa để đổi mới khi chúng ta tuân theo lời khuyên này của Thánh Phaolô: ‘Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tinh thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.’ (Rôma 12: 2).
+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Source: USCCB - President of U.S. Bishops Conference Issues Statement on Course of Action Responding to Moral Failures on Part of Church Leaders
Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo như sau:
Các cáo buộc chống lại Tổng Giám mục Theodore McCarrick cho thấy một sự thất bại đạo đức nghiêm trọng trong Giáo hội. Những cáo buộc này làm cho các giám mục tức giận, buồn bã và xấu hổ, tôi cũng nhận thấy như thế trong tôi. Những lời tố cáo ấy buộc các giám mục phải hỏi, như chính tôi cũng tự hỏi chính mình, đâu là những gì lẽ ra chúng ta đã có thể làm để bảo vệ dân Chúa, và ngăn cản những kẻ lạm dụng. Sự kiện là những tội lỗi này đã không bị tiết lộ trong nhiều thập niên, đã gây ra tổn hại lớn cho cuộc sống của người dân và tiêu biểu cho những thất bại đạo đức nghiêm trọng trong phán đoán của các nhà lãnh đạo Giáo hội.
Những thất bại này đặt ra những vấn đề nghiêm trọng. Tại sao những cáo buộc liên quan đến tội lỗi về đức khiết tịnh và phẩm giá con người không được tiết lộ ngay khi những tố cáo ấy được đưa ra với các viên chức Giáo hội ngay từ đầu? Tại sao những tình huống nghiêm trọng này không được giải quyết sớm hơn hàng thập kỷ trước và với công lý? Các chủng viện của chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền tự do phân định ơn gọi linh mục mà không trở thành đối tượng bị lạm dụng quyền lực?
Tổng Giám Mục McCarrick sẽ phải đối diện thích đáng với sự phán xét trong một tiến trình xét xử về mặt giáo luật tại Tòa Thánh về những cáo buộc chống lại ngài, nhưng cũng có những bước chúng ta nên làm trong tư cách Giáo Hội ở đây, tại Hoa Kỳ này. Sau khi cầu nguyện về điều này, tôi đã triệu tập Ủy ban thường vụ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Cuộc họp này là cuộc họp đầu tiên trong số nhiều cuộc họp của các giám mục và sẽ được mở rộng trong cuộc họp Ủy ban quản trị của chúng tôi vào tháng Chín và trong phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục vào tháng Mười Một. Tất cả các cuộc thảo luận này được hoạch định theo hướng phân định ra những hành động thích hợp cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Công việc này sẽ mất một thời gian nhưng cho phép tôi nhấn mạnh bốn điểm này ngay bây giờ.
Đầu tiên, tôi khuyến khích các giám mục anh em của mình đang coi sóc các giáo phận địa phương của chúng ta hãy đáp lại với lòng từ bi và công lý cho bất kỳ ai bị lạm dụng tính dục hoặc bị quấy rối bởi bất cứ ai trong Giáo Hội. Chúng ta nên làm bất cứ điều gì chúng ta có thể để tháp tùng với họ.
Thứ hai, tôi khích lệ bất cứ ai đã từng bị tấn công tình dục hoặc bị quấy rối bởi bất cứ ai trong Giáo Hội hãy bước ra. Trong những trường hợp mà vụ việc có thể lên đến mức tội phạm hình sự, xin vui lòng liên hệ với cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Thứ ba, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ sẽ theo đuổi đến cùng nhiều vấn nạn được đặt ra xung quanh hành vi của Tổng Giám mục McCarrick với toàn bộ quyền hạn của mình; và khi đã đến tận cùng giới hạn thẩm quyền của mình, Hội Đồng Giám Mục sẽ đạo đạt lên những vị có thẩm quyền cao hơn. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi quyết tâm tìm ra sự thật trong vấn đề này.
Cuối cùng, các giám mục nhận ra rằng một sự hoán cải về tâm linh là cần thiết khi chúng ta tìm cách khôi phục mối quan hệ đúng đắn giữa chúng ta với nhau và với Chúa. Giáo hội của chúng ta đang chìm trong một cuộc khủng hoảng về đạo đức tính dục. Con đường tiến lên phía trước đòi buộc phải học hỏi từ những tội lỗi trong quá khứ.
Chúng ta hãy cầu nguyện xin ơn khôn ngoan và sức mạnh từ Thiên Chúa để đổi mới khi chúng ta tuân theo lời khuyên này của Thánh Phaolô: ‘Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tinh thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.’ (Rôma 12: 2).
+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Source: USCCB - President of U.S. Bishops Conference Issues Statement on Course of Action Responding to Moral Failures on Part of Church Leaders
Ý cầu nguyện tháng Tám của Đức Thánh Cha: “Cầu nguyện cho các giá trị gia đình”.
Thanh Quảng sdb
18:40 02/08/2018
Ý cầu nguyện tháng Tám của Đức Thánh Cha: “Cầu nguyện cho các giá trị gia đình”.
Hôm thứ Năm 2/8/2018, ĐTC qua video đã công bố ý cầu nguyện trong tháng Tám này là cầu nguyện "cho các giá trị gia đình".
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi: "Chúng ta hãy cùng nhau nguyện xin Chúa Giêsu cho bất luận những quyết định gì do các chuyên viên kinh tế cũng chính trị gia đều nhằm vào việc bảo vệ gia đình như là một kho báu và nền tảng của nhân loại."
Đây là một thói quen Đức Thánh Cha Phanxicô thường phát đi một thông điệp video nói lên chi tiết ý định cầu nguyện của mình cho mỗi tháng.
ĐTC giảng giải: Khi nói về gia đình, hình ảnh về một kho tàng thường đến với tâm trí của cha.
Ngày nay hòa trong nhịp sống với nhiều căng thẳng, áp lực trong công ăn việc làm và trước thực tại của nhiều tiểu tổ có thể khiến các gia đình gặp nhiều hiểm họa!
Chúng ta không thể nói đủ về tầm quan trọng của gia đình, vì chúng ta cần đến các phương tiện cụ thể và phát triển vai trò của gia đình trong xã hội với một chính sách đúng đắn phổ quát rộng rãi về gia đình.
Cùng nhau, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu rằng bất kỳ quyết định sâu rộng nào của các nhà kinh tế và chính trị gia đều nhắm vào việc bảo vệ gia đình như là một trong những kho báu của nhân loại.
Ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha được phát táng đi bằng Video nhằm cổ súy và phổ biến được rộng rãi bao có thể.
Hôm thứ Năm 2/8/2018, ĐTC qua video đã công bố ý cầu nguyện trong tháng Tám này là cầu nguyện "cho các giá trị gia đình".
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi: "Chúng ta hãy cùng nhau nguyện xin Chúa Giêsu cho bất luận những quyết định gì do các chuyên viên kinh tế cũng chính trị gia đều nhằm vào việc bảo vệ gia đình như là một kho báu và nền tảng của nhân loại."
Đây là một thói quen Đức Thánh Cha Phanxicô thường phát đi một thông điệp video nói lên chi tiết ý định cầu nguyện của mình cho mỗi tháng.
ĐTC giảng giải: Khi nói về gia đình, hình ảnh về một kho tàng thường đến với tâm trí của cha.
Ngày nay hòa trong nhịp sống với nhiều căng thẳng, áp lực trong công ăn việc làm và trước thực tại của nhiều tiểu tổ có thể khiến các gia đình gặp nhiều hiểm họa!
Chúng ta không thể nói đủ về tầm quan trọng của gia đình, vì chúng ta cần đến các phương tiện cụ thể và phát triển vai trò của gia đình trong xã hội với một chính sách đúng đắn phổ quát rộng rãi về gia đình.
Cùng nhau, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu rằng bất kỳ quyết định sâu rộng nào của các nhà kinh tế và chính trị gia đều nhắm vào việc bảo vệ gia đình như là một trong những kho báu của nhân loại.
Ý cầu nguyện hàng tháng của Đức Thánh Cha được phát táng đi bằng Video nhằm cổ súy và phổ biến được rộng rãi bao có thể.
Kitô hữu Pakistan buồn vui lẫn lộn sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử của Imran Khan
Đặng Tự Do
19:21 02/08/2018
Pakistan đã tổ chức các cuộc tổng tuyển cử vào ngày 25 tháng 7, trong đó đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf, gọi tắt là PTI, của Imran Khan đã giành được chiến thắng trong một cuộc bầu cử có nhiều cáo buộc gian lận và bất quy tắc. Hiện tại, PTI đang đàm phán với các đối tác để thành lập chính phủ.
Chiến thắng của PTI đã bị lu mờ bởi những cáo buộc về việc gian lận phiếu bầu, các hành vi bất quy tắc, kể cả các hình thái bạo lực, bao gồm một vụ tấn công khủng bố bằng bom tự sát vào ngày bầu cử 25 tháng 7 tại Quetta, giết chết ít nhất 31 người.
Đảng PTI, được cho là có sự ủng hộ của giới quân đội đầy thế lực của đất nước, đã chiến thắng với 116 trong số 269 ghế tại Quốc hội, vượt xa đối thủ gần nhất, là Liên Minh Hồi Giáo của ông Shahbaz Sharif tới 64 ghế.
Khan hiện đang đàm phán với các đồng minh và độc lập để thành lập chính phủ liên minh.
Cha James Channan, dòng Đa Minh là người đứng đầu Trung tâm Công Lý và Hòa bình của tổng giáo phận Lahore nói với Vatican News rằng trước cuộc bầu cử, các Kitô hữu đã nhắn tin cho nhau trên các phương tiện truyền thông xã hội đừng bỏ phiếu cho Imran Khan. Nhận ra điều này, Imran Khan bảo đảm rằng các dân tộc và các nhóm tôn giáo thiểu số không nên sợ ông ta và chính phủ ông sẽ thành lập nếu được thắng cử, và ông ta muốn thấy một Pakistan như được hình dung bởi người sáng lập quốc gia, là Mohammad Ali Jinnah.
Theo Imran Khan, tất cả công dân, kể cả Kitô hữu, sẽ được đối xử bình đẳng ở Pakistan, nhưng cha Channan nói rất khó để nói vào lúc này là liệu điều đó có xảy ra hay không. Tuy nhiên, vị linh mục đang hoạt động trong các cuộc đối thoại giữa các tôn giáo vì sự hài hòa xã hội vẫn cảm thấy lạc quan và hy vọng rằng Khan sẽ thực hiện những lời hứa mà ông đã đưa ra.
Cha Nasir William, giám đốc Ủy ban truyền thông xã hội của giáo phận Islamabad-Rawalpindi, nói với AsiaNews rằng các chính phủ trước đây của Pakistan đã thất bại trong việc đem lại sự bình đẳng cho các dân tộc và các tôn giáo thiểu số. Trong bài phát biểu chiến thắng của mình, Khan bảo đảm với những người thiểu số rằng các đặc quyền cơ bản được ghi trong hiến pháp sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, cha Willian cho biết ngài muốn giữ sự im lặng vì các nhà lãnh đạo của đảng PTI tiếp tục gọi các Kitô hữu là kaafir, nghĩa là kẻ vô đạo, và churhas, nghĩa là dân hạ đẳng.
Cha Willian lưu ý rằng một nhiệm kỳ 5 năm không đủ để chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo đã được dầy công xây dựng và phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ qua.
Hyacinth Peter, thư ký điều hành của Ủy ban Công Lý và Hòa bình của Hội Nghị Các Nhà Lãnh Đạo Các Tôn Giáo Lớn cho biết Khan đã “không quan tâm” tới các dân tộc thiểu số vì ông ta đã thề sẽ bảo vệ luật phạm thượng là luật gây nhiều tranh cãi của Pakistan. Chính phủ của ông ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa đã xóa tất cả nội dung thế tục khỏi giáo trình của các trường học.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Pakistan cũng chỉ trích chính quyền tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, do PTI nắm giữ, vì không đền bù cho gia đình của những người đã chết trong vụ nổ tại nhà thờ Peshawar vào năm 2013.
Tuy nhiên Cha Qaiser Feroz, thư ký điều hành của ủy ban truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Pakistan tỏ ra lạc quan hơn với Imran Khan, người mà ngài tin là có một tầm nhìn thế tục của Jinnah, vị cha già dân tộc đã khai sinh ra Pakistan.
Source: Vatican News Mixed feelings among Pakistan's Christians after Imran Khan’s election victory
Chiến thắng của PTI đã bị lu mờ bởi những cáo buộc về việc gian lận phiếu bầu, các hành vi bất quy tắc, kể cả các hình thái bạo lực, bao gồm một vụ tấn công khủng bố bằng bom tự sát vào ngày bầu cử 25 tháng 7 tại Quetta, giết chết ít nhất 31 người.
Đảng PTI, được cho là có sự ủng hộ của giới quân đội đầy thế lực của đất nước, đã chiến thắng với 116 trong số 269 ghế tại Quốc hội, vượt xa đối thủ gần nhất, là Liên Minh Hồi Giáo của ông Shahbaz Sharif tới 64 ghế.
Khan hiện đang đàm phán với các đồng minh và độc lập để thành lập chính phủ liên minh.
Cha James Channan, dòng Đa Minh là người đứng đầu Trung tâm Công Lý và Hòa bình của tổng giáo phận Lahore nói với Vatican News rằng trước cuộc bầu cử, các Kitô hữu đã nhắn tin cho nhau trên các phương tiện truyền thông xã hội đừng bỏ phiếu cho Imran Khan. Nhận ra điều này, Imran Khan bảo đảm rằng các dân tộc và các nhóm tôn giáo thiểu số không nên sợ ông ta và chính phủ ông sẽ thành lập nếu được thắng cử, và ông ta muốn thấy một Pakistan như được hình dung bởi người sáng lập quốc gia, là Mohammad Ali Jinnah.
Theo Imran Khan, tất cả công dân, kể cả Kitô hữu, sẽ được đối xử bình đẳng ở Pakistan, nhưng cha Channan nói rất khó để nói vào lúc này là liệu điều đó có xảy ra hay không. Tuy nhiên, vị linh mục đang hoạt động trong các cuộc đối thoại giữa các tôn giáo vì sự hài hòa xã hội vẫn cảm thấy lạc quan và hy vọng rằng Khan sẽ thực hiện những lời hứa mà ông đã đưa ra.
Cha Nasir William, giám đốc Ủy ban truyền thông xã hội của giáo phận Islamabad-Rawalpindi, nói với AsiaNews rằng các chính phủ trước đây của Pakistan đã thất bại trong việc đem lại sự bình đẳng cho các dân tộc và các tôn giáo thiểu số. Trong bài phát biểu chiến thắng của mình, Khan bảo đảm với những người thiểu số rằng các đặc quyền cơ bản được ghi trong hiến pháp sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, cha Willian cho biết ngài muốn giữ sự im lặng vì các nhà lãnh đạo của đảng PTI tiếp tục gọi các Kitô hữu là kaafir, nghĩa là kẻ vô đạo, và churhas, nghĩa là dân hạ đẳng.
Cha Willian lưu ý rằng một nhiệm kỳ 5 năm không đủ để chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo đã được dầy công xây dựng và phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ qua.
Hyacinth Peter, thư ký điều hành của Ủy ban Công Lý và Hòa bình của Hội Nghị Các Nhà Lãnh Đạo Các Tôn Giáo Lớn cho biết Khan đã “không quan tâm” tới các dân tộc thiểu số vì ông ta đã thề sẽ bảo vệ luật phạm thượng là luật gây nhiều tranh cãi của Pakistan. Chính phủ của ông ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa đã xóa tất cả nội dung thế tục khỏi giáo trình của các trường học.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Pakistan cũng chỉ trích chính quyền tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, do PTI nắm giữ, vì không đền bù cho gia đình của những người đã chết trong vụ nổ tại nhà thờ Peshawar vào năm 2013.
Tuy nhiên Cha Qaiser Feroz, thư ký điều hành của ủy ban truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Pakistan tỏ ra lạc quan hơn với Imran Khan, người mà ngài tin là có một tầm nhìn thế tục của Jinnah, vị cha già dân tộc đã khai sinh ra Pakistan.
Source: Vatican News Mixed feelings among Pakistan's Christians after Imran Khan’s election victory
Giáo phận Harrisburg đục bỏ danh tính các giáo sĩ có liên quan đến lạm dụng tính dục khỏi các nhà thờ và các cơ sở của giáo phận
Đặng Tự Do
19:53 02/08/2018
Trong một động thái chưa từng thấy và đáng kinh ngạc, Đức Cha Ronald Gainer, Giám Mục giáo phận Harrisburg, Hoa Kỳ đã công bố danh tính của 71 giáo sĩ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các trường hợp lạm dụng tính dục và truyền đục bỏ tên tuổi các vị này khỏi các nhà thờ và các tài sản khác của giáo phận. Tên của một vài giám mục giáo phận cũng bị đục bỏ vì, theo Đức Cha Ronald Gainer, các ngài thất bại trong việc chặn đứng tội lỗi này. Video đính kèm là buổi họp báo của Đức Cha Gainer hôm thứ Tư 1 tháng Tám, 2018.
Đức Cha Gainer nói “bất cứ ai bị buộc tội có liên quan đến các hành vi tình dục sai trái sẽ bị xóa tên khỏi bất kỳ nơi tôn vinh nào” trong toàn giáo phận.
“Quyết định loại bỏ tên của các giám mục và giáo sĩ có thể gây tranh cãi, nhưng là giám mục, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhà lãnh đạo của giáo phận phải cố đạt đến các tiêu chuẩn cao hơn và phải là những biểu tượng danh dự để giúp vào việc chữa lành.”
Đức Cha Gainer cũng công bố tên của 71 vị đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em trong thời gian từ năm 1947 đến nay. Trong số 71 vị, 37 là linh mục của giáo phận Harrisburg, 3 vị là phó tế của giáo phận, 6 người là chủng sinh, 9 vị là linh mục từ các giáo phận khác, và 16 vị thuộc các dòng tu.
Không có vị nào trong danh sách này hiện đang giữ các chức vụ hay đang phục vụ trong giáo phận..
Source: Pennsylvia Real-Times News 71 names of clergy accused of child sex abuse in Harrisburg diocese released
Đức Cha Gainer nói “bất cứ ai bị buộc tội có liên quan đến các hành vi tình dục sai trái sẽ bị xóa tên khỏi bất kỳ nơi tôn vinh nào” trong toàn giáo phận.
“Quyết định loại bỏ tên của các giám mục và giáo sĩ có thể gây tranh cãi, nhưng là giám mục, tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhà lãnh đạo của giáo phận phải cố đạt đến các tiêu chuẩn cao hơn và phải là những biểu tượng danh dự để giúp vào việc chữa lành.”
Đức Cha Gainer cũng công bố tên của 71 vị đã bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em trong thời gian từ năm 1947 đến nay. Trong số 71 vị, 37 là linh mục của giáo phận Harrisburg, 3 vị là phó tế của giáo phận, 6 người là chủng sinh, 9 vị là linh mục từ các giáo phận khác, và 16 vị thuộc các dòng tu.
Không có vị nào trong danh sách này hiện đang giữ các chức vụ hay đang phục vụ trong giáo phận..
Source: Pennsylvia Real-Times News 71 names of clergy accused of child sex abuse in Harrisburg diocese released
Dù được dân chúng ủng hộ và năn nỉ, Đức Hồng Y Monsengwo tuyên bố không ra tranh cử tổng thống
Đặng Tự Do
20:12 02/08/2018
Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya đã tuyên bố ngài sẽ không ra tranh cử tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo, vì ngài “còn có nhiều việc khác phải làm.”
Cộng hòa Dân chủ Congo đang trong tiến trình chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 23 tháng 12, và một nhóm mới được thành lập với danh xưng là “Kitô hữu Năng động vì Đoàn kết và Dân chủ” đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư kêu gọi Đức Hồng Y Monsengwo ra tranh cử với Tổng thống Joseph Kabila. Đức Hồng Y là Tổng Giám mục Kinshasa và là một trong 9 thành viên của Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tổ chức này tập hợp nhiều nhóm Kitô hữu giáo dân của cả Công Giáo và Tin Lành cho rằng Đức Hồng Y là người duy nhất có uy tín trong cuộc tranh cử với tổng thống đương nhiệm.
Một cuộc thăm dò ý kiến công chúng gần đây cho biết Đức Hồng Y Monsengwo là người được tôn trọng nhất trong cả nước, và là một trong những người được hầu hết mọi người mong muốn lãnh đạo đất nước để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Kabila, là người đã làm tổng thống quá lâu, từ ngày 26 tháng Giêng 2001 đến nay.
Serge Gontcho, người phát ngôn của tổ chức nói, Đức Hồng Y Monsengwo là “một sự thay thế chắc chắn và đáng tin cậy trong tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo”..
Source: Crux Congo cardinal says he will not run for president, after parties back him to lead country
Cộng hòa Dân chủ Congo đang trong tiến trình chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 23 tháng 12, và một nhóm mới được thành lập với danh xưng là “Kitô hữu Năng động vì Đoàn kết và Dân chủ” đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư kêu gọi Đức Hồng Y Monsengwo ra tranh cử với Tổng thống Joseph Kabila. Đức Hồng Y là Tổng Giám mục Kinshasa và là một trong 9 thành viên của Hội đồng Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tổ chức này tập hợp nhiều nhóm Kitô hữu giáo dân của cả Công Giáo và Tin Lành cho rằng Đức Hồng Y là người duy nhất có uy tín trong cuộc tranh cử với tổng thống đương nhiệm.
Một cuộc thăm dò ý kiến công chúng gần đây cho biết Đức Hồng Y Monsengwo là người được tôn trọng nhất trong cả nước, và là một trong những người được hầu hết mọi người mong muốn lãnh đạo đất nước để thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của Kabila, là người đã làm tổng thống quá lâu, từ ngày 26 tháng Giêng 2001 đến nay.
Serge Gontcho, người phát ngôn của tổ chức nói, Đức Hồng Y Monsengwo là “một sự thay thế chắc chắn và đáng tin cậy trong tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo”..
Source: Crux Congo cardinal says he will not run for president, after parties back him to lead country
Kỷ niệm 1030 năm đón nhận đức tin Kitô tại Nga, Ukraine và Belorussia
Đặng Tự Do
20:54 02/08/2018
Kiev Rus là một liên minh lỏng lẻo, tồn tại từ cuối thế kỷ thứ 9 đến giữa thế kỷ thứ 13, của các bộ lạc nói tiếng Slav ở vùng Đông Âu. Người Nga, Ukraine và Belorussia đều nhận mình là hậu duệ của đất nước Kiev Rus.
Cách đây 1030 năm, dân tộc Kiev Rus đã đón nhận đức tin Kitô. Các lễ kỷ niệm trang trọng tại Nga, Ukraine và Belorussia đã diễn ra vào ngày 28 tháng 7.
Đỉnh cao của các lễ kỷ niệm là thánh lễ được cử hành tại quảng trường nhà thờ chánh tòa Mạc Tư Khoa gần điện Cẩm Linh do Đức Thượng Phụ Kirill cử hành với sự tham dự của tổng thống Putin. Đức Thượng Phụ Kirill được tin là có quan hệ huyết thống trực hệ với hoàng thái tử Vladimir, là người đã quyết định chịu phép rửa tội 1030 năm trước và đưa cả nước gia nhập Kitô Giáo.
Đức Thượng Phụ Kirill đã bày tỏ nỗi buồn vì không thể ăn mừng lễ kỷ niệm tại Lavra trong vùng các hang động Kiev, nơi ngài đã cử hành biến cố này hàng năm kể từ khi được bầu vào chức vụ này năm 2009 cho đến năm 2014, khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra và sau đó tổng thống Poroshenko cấm không cho người Nga sang thủ đô xa xưa của KievRus.
Tại Kiev, các nghi lễ với sự tham dự của hơn 250,000 người được Đức Tổng Giám Mục Onufrij Berezovsky, người đứng đầu Giáo hội Chính thống liên kết với Mạc Tư Khoa cử hành.
Đức Tổng Giám Mục Onufrij Berezovsky sẽ sớm là Thượng Phụ của một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tách khỏi Mạc Tư Khoa.
Trong một nghi lễ riêng biệt khác, Đức Thượng Phụ Chính thống Filaret đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu thuộc Giáo Hội Chính Thống Ukraine độc lập. Một thánh lễ khác được Đức Tổng Giám Mục Svjatoslav Shevchuk cử hành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương..
Source: Asia News Moscow and Kiev celebrate the Baptism of Rus', but separately
Cách đây 1030 năm, dân tộc Kiev Rus đã đón nhận đức tin Kitô. Các lễ kỷ niệm trang trọng tại Nga, Ukraine và Belorussia đã diễn ra vào ngày 28 tháng 7.
Đỉnh cao của các lễ kỷ niệm là thánh lễ được cử hành tại quảng trường nhà thờ chánh tòa Mạc Tư Khoa gần điện Cẩm Linh do Đức Thượng Phụ Kirill cử hành với sự tham dự của tổng thống Putin. Đức Thượng Phụ Kirill được tin là có quan hệ huyết thống trực hệ với hoàng thái tử Vladimir, là người đã quyết định chịu phép rửa tội 1030 năm trước và đưa cả nước gia nhập Kitô Giáo.
Đức Thượng Phụ Kirill đã bày tỏ nỗi buồn vì không thể ăn mừng lễ kỷ niệm tại Lavra trong vùng các hang động Kiev, nơi ngài đã cử hành biến cố này hàng năm kể từ khi được bầu vào chức vụ này năm 2009 cho đến năm 2014, khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra và sau đó tổng thống Poroshenko cấm không cho người Nga sang thủ đô xa xưa của KievRus.
Tại Kiev, các nghi lễ với sự tham dự của hơn 250,000 người được Đức Tổng Giám Mục Onufrij Berezovsky, người đứng đầu Giáo hội Chính thống liên kết với Mạc Tư Khoa cử hành.
Đức Tổng Giám Mục Onufrij Berezovsky sẽ sớm là Thượng Phụ của một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tách khỏi Mạc Tư Khoa.
Trong một nghi lễ riêng biệt khác, Đức Thượng Phụ Chính thống Filaret đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu thuộc Giáo Hội Chính Thống Ukraine độc lập. Một thánh lễ khác được Đức Tổng Giám Mục Svjatoslav Shevchuk cử hành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương..
Source: Asia News Moscow and Kiev celebrate the Baptism of Rus', but separately
Các Giám Mục Ấn Độ của tiểu bang Jharkhand phản ứng khi các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo bị quấy rầy.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:01 02/08/2018
Các Giám Mục ở miền đông thuộc tiểu bang Jharkhand của Ấn Độ đã gởi ra một bản ghi nhớ cho thống đốc bang này than phiền rằng tất cả các tổ chức phi chính phủ (NGO) Kitô giáo đang bị quấy nhiễu và bách hại theo sau vụ bê bối bán một em bé ở một trung tâm Kitô giáo.
Hội Đồng Giám Mục Miền Jharkhand (JRBC) đã công bố bản ghi nhớ vào ngày 29 tháng Bẩy tại một cuộc họp báo.
Các giám mục đã phản ứng lại việc quấy nhiễu và giám sát chặt chẽ mà các tổ chức và các hoạt động Kitô giáo đang phải đối diện dưới tay của nhà cầm quyền tiểu bang sau vụ bê bối bán một trẻ em vừa mới được biết đến tại một nhà chăm sóc các bà mẹ không chồng được điều hành bởi các nữ tử Dòng Thừa Sai Bác Ái ở Ranchi.
Trước đó vào ngày 27 tháng Bẩy, một phái đoàn các giám mục, dẫu đầu bởi Đức Hồng Y Telesphore Toppo, tổng giám mục về hưu của Ranchi, đã trao bản ghi nhớ cho Thống Đốc của bang Jharkhand là Draupadi Murmu. Các ngài than phiền rằng tất cả các hiệp hội Kitô giáo đều đang bị điều tra, rằng họ đã trở thành mục tiêu của sự phân biệt đối xử “chỉ vì họ là người Kitô giáo”.
Các giám mục chỉ ra rằng tất cả các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo đều phải ghi danh theo Luật Quy Định Trợ Giúp Nước Ngoài (FCRA) và phải nộp bản kiểm toán cho Bộ An Ninh Nội Chính Liên Bang và phải khai thuế lợi tức thường kỳ để được xác minh bởi chính quyền liên bang với sự cho phép hoạt động, những chi tiết có thể tìm thấy trên trang mạng của chính phủ.
Tuy nhiên, Phòng Điều Tra Tội Phạm (CID) đang nhắm vào các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo để tấn công bạo lực và thực hiện những vụ tố cáo bịa đặt.
Các giám mục tuyên bố rằng một cuộc điều tra toàn diện tất cả các tổ chức phi chính phủ Kitô giáo, chỉ vì họ là Kitô hữu, là bất công, không công bằng, phi pháp và ngược lại công lý tự nhiên.
Khẳng định rằng các Kitô hữu là một cộng đồng yêu chuộng hòa bình trong việc phục vụ con người, đất nước và những người nghèo, các giám mục ở Jharkhand kêu gọi vị thống đốc hãy giúp người Kitô thực hiện công việc của họ mà không bị quấy rầy.
Sau đó tại cuộc họp báo, Giám Mục Tổng Thư Ký Theodore Mascarenhas của Hội Đồng Giám Mục Miền Jharkhand đã vạch ra rằng bằng cách kéo vào Đội Chống Khủng Bố (ATS), chính quyền liên bang có lẽ đang cố gắng cho thấy rằng các viên chức của các tổ chức Kitô giáo là những kẻ khủng bố.
Ngài đặt câu hỏi rằng “Các tổ chức Kitô giáo không phải là cơ quan duy nhất nhận viện trợ theo luật FCRA. Thế thì tại sao những tổ chức phi chính phủ khác lại được để yên?
Từ khi thành lập tiểu bang Jharkhand vào năm 2000, Đảng của những người Hindu theo chủ nghĩa dân tộc Bharatiya Janata đã nắm quyền 4 lần, trong đó có chính quyền hiện tại của thủ tướng Raghabar Das.
.
Source: Vatican News Indian bishops of Jharkhand react to harassment of Christian NGOs
Thượng Phụ Ai Cập ủng hộ lập trường của Mạc Tư Khoa về Chính Thống Giáo Ukraine
Đặng Tự Do
21:17 02/08/2018
Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo thành Alexandria và toàn châu Phi, đã đến Mạc Tư Khoa nhân lễ kỷ niệm 1030 năm phép rửa tội của dân tộc Kiev Rus.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin RIA Novosti, ngài bày tỏ sự vui mừng trước sự trở lại của nước Nga và sự phát triển huy hoàng của Giáo hội Chính thống địa phương, một Giáo Hội lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới.
Ngài cũng nhân dịp này gióng lên tiếng kêu cứu của các tín hữu Kitô bị đàn áp tại châu Phi và vấn đề của những người tị nạn.
Khi được hỏi về quan điểm của ngài đối với vấn đề thời sự là việc Chính Thống Giáo Ukraine sẽ sớm tách ra khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, ngài tỏ ra đồng tình với quan điểm của Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Tổng Giám Mục Hilarion theo đó Ukraine nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Quan điểm này đối kháng với ý kiến của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Tòa Constantinople, là Ukraine “không thuộc quyền tài phán” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa hiện có 12,000 giáo xứ, trên 200 tu viện, và hàng triệu tín đồ ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Ukraine.
Tháng Tư vừa qua, tổng thống Poroshenko của Ukraine đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô để yêu cầu ngài ủng hộ một Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine độc lập, tách khỏi qũy đạo Mạc Tư Khoa. .
Source: The Russian Orthodox ChurchPatriarch Theodoros II of Alexandria and All Africa: One must not yield to pressure on the Church in Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin RIA Novosti, ngài bày tỏ sự vui mừng trước sự trở lại của nước Nga và sự phát triển huy hoàng của Giáo hội Chính thống địa phương, một Giáo Hội lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới.
Ngài cũng nhân dịp này gióng lên tiếng kêu cứu của các tín hữu Kitô bị đàn áp tại châu Phi và vấn đề của những người tị nạn.
Khi được hỏi về quan điểm của ngài đối với vấn đề thời sự là việc Chính Thống Giáo Ukraine sẽ sớm tách ra khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, ngài tỏ ra đồng tình với quan điểm của Đức Thượng Phụ Kirill và Đức Tổng Giám Mục Hilarion theo đó Ukraine nằm trong “lãnh thổ giáo luật” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Quan điểm này đối kháng với ý kiến của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Tòa Constantinople, là Ukraine “không thuộc quyền tài phán” của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa hiện có 12,000 giáo xứ, trên 200 tu viện, và hàng triệu tín đồ ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Ukraine.
Tháng Tư vừa qua, tổng thống Poroshenko của Ukraine đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô để yêu cầu ngài ủng hộ một Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine độc lập, tách khỏi qũy đạo Mạc Tư Khoa. .
Source: The Russian Orthodox ChurchPatriarch Theodoros II of Alexandria and All Africa: One must not yield to pressure on the Church in Ukraine
Bộ Giáo Lý Đức Tin giải thích về việc thay đổi đoạn 2267 sách giáo lý Công Giáo liên quan đến án tử hình
Đặng Tự Do
22:53 02/08/2018
Sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến vào đầu năm nay, và sau khi được phê chuẩn, Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết Bộ đã thay đổi đoạn 2267 về án tử hình theo đó hình phạt này là không thể chấp nhận được.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn một sửa đổi mới về đoạn 2267 của Sách Giáo Lý Công Giáo, theo đó “đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt” theo đó “án tử hình là không thể chấp nhận được”.
Quyết định này được công bố bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin trong “Thư gửi các Giám mục” đề ngày 1 tháng 8 với chữ ký của Đức Hồng Y Tổng trưởng, Luis Francisco Ladaria.
Văn bản mới
Hình phạt tử hình
2267. Việc dùng đến hình phạt tử hình như một phần của thẩm quyền hợp pháp, sau một phiên tòa công bằng, từ lâu đã được coi là một phản ứng thích đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội phạm và được coi là một phương tiện chấp nhận được, cho dù là quá đáng, để bảo vệ thiện ích.
Tuy nhiên, ngày nay, có một nhận thức ngày càng tăng rằng nhân phẩm của người đó không bị mất ngay cả sau khi đương sự đã phạm các tội rất nghiêm trọng. Ngoài ra, đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, bảo đảm sự bảo vệ thích đáng các công dân nhưng, đồng thời, không cần phải dứt khoát tước mất khả năng chuộc lỗi của can phạm.
Do đó, Giáo Hội dạy, trong ánh sáng của Tin Mừng, rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó là một cuộc tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của người đó”, [1] và Giáo Hội quyết tâm nỗ lực hoạt động để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.
[1] Đức Thánh Cha, Diễn từ dành cho những tham dự viên trong cuộc họp được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm Hóa, ngày 11 tháng 10 năm 2017: Quan Sát Viên Rôma, ngày 13 tháng 10 năm 2017.
Văn bản trước đó:
Theo văn bản trước của đoạn 2267 trong sách Giáo Lý Công Giáo, Giáo Hội đã không loại trừ việc dùng đến án tử hình trong những trường hợp “rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa”:
2267. Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công. Tuy nhiên, nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ và che chở sự an toàn của các nhân vị khỏi kẻ xâm phạm, thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị. Thật ra, trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần đến là rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa.
Sửa đổi này là liên tục với các Huấn Quyền trước
Trong thư gửi cho các Đức Giám Mục, Đức Hồng Y Ladaria giải thích rằng bản sửa đổi của khoản 2267 trong Sách Giáo Lý Công Giáo “thể hiện sự phát triển đích thực của giáo lý không mâu thuẫn với các giáo huấn trước đây của Huấn Quyền Hội Thánh” và nói “những giáo huấn này, trên thực tế, có thể được giải thích dưới ánh sáng trách nhiệm chính của cơ quan công quyền trong việc bảo vệ thiện ích chung trong bối cảnh xã hội mà các hình phạt tử hình được hiểu rất khác nhau”.
Đức Hồng Y Ladaria nhấn mạnh rằng:
“Án tử hình đã được phát triển trong một môi trường xã hội trước đây khi có rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm rằng các can phạm không thể lặp lại tội ác của mình”.
Thỉnh cầu bãi bỏ án tử hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đức Hồng Y Ladaria nhắc nhớ rằng Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu là giáo huấn của Giáo Hội về án tử hình phải được cải cách để phản ánh tốt hơn sự phát triển của giáo lý đặt trọng tâm nơi nhận thức rõ ràng hơn của Giáo Hội đối với sự kính trọng dành cho mọi phẩm giá con người trong đó khẳng định rằng, “Ngay cả kẻ sát nhân cũng không mất đi nhân phẩm của mình, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm điều này.”
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng trong nhiều dịp, Đức Gioan Phaolô II đã can thiệp vào việc hủy bỏ án tử hình và ngài mô tả hình phạt này là “tàn nhẫn và không cần thiết.”
Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Trong bức thư gửi cho các Giám Mục trên thế giới, Đức Hồng Y cũng nhắc nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi “sự chú ý của các nhà lãnh đạo xã hội đối với sự cần thiết phải cố gắng hết sức nhằm loại bỏ án tử hình” và khuyến khích “các sáng kiến chính trị và luật pháp đang được phát triển ngày càng nhiều ở một số nước để loại bỏ hình phạt tử hình và những tiến bộ đáng kể tiếp tục được thực hiện trong việc uốn nắn các luật hình sự theo chiều hướng vừa tôn trọng nhân phẩm của tù nhân vừa duy trì hiệu quả trật tự công cộng.”
Trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ cuộc sống của công dân
Đức Hồng Y Ladaria cho biết bản văn vừa được sửa đổi của đoạn 2267 Sách Giáo Lý Công Giáo, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, được đặt trong sự liên tục với Huấn Quyền trước đó trong khi đưa ra một sự phát triển mạch lạc của giáo lý Công Giáo “có tính đến sự hiểu biết mới về hình phạt tử hình được áp dụng bởi Nhà nước hiện đại”.
Bản sửa đổi mới “mong muốn cung cấp năng lượng cho một phong trào hướng tới một cam kết có tính chất quyết định trong việc ủng hộ một não trạng nhìn nhận phẩm giá của mỗi mạng sống con người, trong một cuộc đối thoại tôn trọng với các cơ quan dân sự, để khuyến khích tạo điều kiện cho phép loại bỏ hình phạt tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực”.
Source: Vatican News - Pope Francis: ‘death penalty inadmissable’
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn một sửa đổi mới về đoạn 2267 của Sách Giáo Lý Công Giáo, theo đó “đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt” theo đó “án tử hình là không thể chấp nhận được”.
Quyết định này được công bố bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin trong “Thư gửi các Giám mục” đề ngày 1 tháng 8 với chữ ký của Đức Hồng Y Tổng trưởng, Luis Francisco Ladaria.
Văn bản mới
Hình phạt tử hình
2267. Việc dùng đến hình phạt tử hình như một phần của thẩm quyền hợp pháp, sau một phiên tòa công bằng, từ lâu đã được coi là một phản ứng thích đáng đối với tính chất nghiêm trọng của một số tội phạm và được coi là một phương tiện chấp nhận được, cho dù là quá đáng, để bảo vệ thiện ích.
Tuy nhiên, ngày nay, có một nhận thức ngày càng tăng rằng nhân phẩm của người đó không bị mất ngay cả sau khi đương sự đã phạm các tội rất nghiêm trọng. Ngoài ra, đã xuất hiện một sự hiểu biết mới về ý nghĩa của hình phạt tử hình do nhà nước áp đặt. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, bảo đảm sự bảo vệ thích đáng các công dân nhưng, đồng thời, không cần phải dứt khoát tước mất khả năng chuộc lỗi của can phạm.
Do đó, Giáo Hội dạy, trong ánh sáng của Tin Mừng, rằng “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó là một cuộc tấn công vào tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của người đó”, [1] và Giáo Hội quyết tâm nỗ lực hoạt động để hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới”.
[1] Đức Thánh Cha, Diễn từ dành cho những tham dự viên trong cuộc họp được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm Hóa, ngày 11 tháng 10 năm 2017: Quan Sát Viên Rôma, ngày 13 tháng 10 năm 2017.
Văn bản trước đó:
Theo văn bản trước của đoạn 2267 trong sách Giáo Lý Công Giáo, Giáo Hội đã không loại trừ việc dùng đến án tử hình trong những trường hợp “rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa”:
2267. Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công. Tuy nhiên, nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ và che chở sự an toàn của các nhân vị khỏi kẻ xâm phạm, thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị. Thật ra, trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần đến là rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa.
Sửa đổi này là liên tục với các Huấn Quyền trước
Trong thư gửi cho các Đức Giám Mục, Đức Hồng Y Ladaria giải thích rằng bản sửa đổi của khoản 2267 trong Sách Giáo Lý Công Giáo “thể hiện sự phát triển đích thực của giáo lý không mâu thuẫn với các giáo huấn trước đây của Huấn Quyền Hội Thánh” và nói “những giáo huấn này, trên thực tế, có thể được giải thích dưới ánh sáng trách nhiệm chính của cơ quan công quyền trong việc bảo vệ thiện ích chung trong bối cảnh xã hội mà các hình phạt tử hình được hiểu rất khác nhau”.
Đức Hồng Y Ladaria nhấn mạnh rằng:
“Án tử hình đã được phát triển trong một môi trường xã hội trước đây khi có rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm rằng các can phạm không thể lặp lại tội ác của mình”.
Thỉnh cầu bãi bỏ án tử hình của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đức Hồng Y Ladaria nhắc nhớ rằng Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu là giáo huấn của Giáo Hội về án tử hình phải được cải cách để phản ánh tốt hơn sự phát triển của giáo lý đặt trọng tâm nơi nhận thức rõ ràng hơn của Giáo Hội đối với sự kính trọng dành cho mọi phẩm giá con người trong đó khẳng định rằng, “Ngay cả kẻ sát nhân cũng không mất đi nhân phẩm của mình, và chính Thiên Chúa cam kết bảo đảm điều này.”
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng trong nhiều dịp, Đức Gioan Phaolô II đã can thiệp vào việc hủy bỏ án tử hình và ngài mô tả hình phạt này là “tàn nhẫn và không cần thiết.”
Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Trong bức thư gửi cho các Giám Mục trên thế giới, Đức Hồng Y cũng nhắc nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi “sự chú ý của các nhà lãnh đạo xã hội đối với sự cần thiết phải cố gắng hết sức nhằm loại bỏ án tử hình” và khuyến khích “các sáng kiến chính trị và luật pháp đang được phát triển ngày càng nhiều ở một số nước để loại bỏ hình phạt tử hình và những tiến bộ đáng kể tiếp tục được thực hiện trong việc uốn nắn các luật hình sự theo chiều hướng vừa tôn trọng nhân phẩm của tù nhân vừa duy trì hiệu quả trật tự công cộng.”
Trách nhiệm của chính quyền trong việc bảo vệ cuộc sống của công dân
Đức Hồng Y Ladaria cho biết bản văn vừa được sửa đổi của đoạn 2267 Sách Giáo Lý Công Giáo, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, được đặt trong sự liên tục với Huấn Quyền trước đó trong khi đưa ra một sự phát triển mạch lạc của giáo lý Công Giáo “có tính đến sự hiểu biết mới về hình phạt tử hình được áp dụng bởi Nhà nước hiện đại”.
Bản sửa đổi mới “mong muốn cung cấp năng lượng cho một phong trào hướng tới một cam kết có tính chất quyết định trong việc ủng hộ một não trạng nhìn nhận phẩm giá của mỗi mạng sống con người, trong một cuộc đối thoại tôn trọng với các cơ quan dân sự, để khuyến khích tạo điều kiện cho phép loại bỏ hình phạt tử hình ở những nơi nó vẫn còn hiệu lực”.
Source: Vatican News - Pope Francis: ‘death penalty inadmissable’
Hãy nói không với án tử hình
Thúy Dung
23:04 02/08/2018
Kể từ khi ra mắt Sách Giáo Lý Công Giáo, không có vấn đề nào gây nhiều cảm xúc cho bằng vấn đề án tử hình. Điều răn thứ năm lại chẳng cấm giết người đó sao? Thế còn chuyện tự vệ thì sao? “Ai bảo vệ mạng sống mình thì không mắc tội giết người, kể cả khi bó buộc phải giáng một ngọn đòn chí tử vào kẻ tấn công” (số 2264). Theo thánh Tôma Aquinô, “Nếu ai bảo vệ mạng sống mình mà sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, thì hành vi này là bất hợp pháp. Còn nếu người đó đẩy lui bạo lực cách chừng mực, thì đó là tự vệ hợp pháp”.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương kẻ thù – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương kẻ thù như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
Sự bảo vệ hợp pháp như thế, trong trường hợp liên quan đến gia đình mình hoặc công ích của quốc gia, thì “không những là một quyền, mà còn là bổn phận quan trọng của người có trách nhiệm về sự sống của những người khác” (số 2265). Điều này có thể dẫn đến cả việc “bảo vệ hợp pháp bằng sức mạnh quân sự” (số 2309).
Vậy, việc bảo vệ công ích có thể đi xa đến mức thiết lập án tử hình không? Đó là điều mà Sách Giáo Lý nói tới: “Giáo huấn truyền thống của Hội Thánh, sau khi đã xác minh đầy đủ căn tính và trách nhiệm của phạm nhân, không loại trừ việc kết án tử hình, nếu đây là con đường khả thi duy nhất để bảo vệ hữu hiệu mạng sống con người khỏi bị xâm phạm cách bất công” (số 2267). Tuy nhiên, đừng quên rằng ngay sau khẳng định này, Sách Giáo Lý viết: “Nếu các phương tiện không đổ máu đã đủ để bảo vệ… thì nhà cầm quyền chỉ nên dùng những phương tiện này nếu chúng đáp ứng tốt hơn cho những hoàn cảnh cụ thể của công ích và phù hợp hơn với phẩm giá của nhân vị” (số 2267).
Trong thông điệp Tin Mừng sự sống, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn đi xa hơn, và Sách Giáo Lý cũng lấy lại lập trường của ngài: “Trong thời đại chúng ta, vì Nhà Nước có nhiều khả năng để chế ngự tội ác cách hữu hiệu, làm cho kẻ đã phạm tội không còn khả năng tác hại, mà không tước đoạt cách vĩnh viễn khả năng chuộc tội của họ, nên những trường hợp tuyệt đối cần thiết phải khử trừ phạm nhân, từ nay sẽ rất hiếm, nếu không muốn nói là trong thực tế không còn nữa” (số 2267). Thánh Gioan Phaolô II còn viết thêm: “Về vấn đề này, cả trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội dân sự, ngày càng gia tăng khuynh hướng yêu cầu giới hạn án tử hình, kể cả bãi bỏ hoàn toàn” (Tin Mừng sự sống, số 56).
Phải chăng đó là tiếng nói phủ nhận dứt khoát án tử hình? Trong ấn bản La Tinh của Sách Giáo Lý, xuất bản vào ngày 8 tháng 9 năm 1997, những ghi nhận của Thánh Gioan Phaolô II đã được thêm vào. Trong thực tế, nhiều lần Thánh Gioan Phaolô II công khai chống lại việc áp dụng án tử hình, và xin tha cho những người bị kết án tử. Hội Thánh biết rằng tội ác sẽ còn xảy ra bao lâu người ta lấy bạo lực đáp lại bạo lực và bao lâu tình yêu tha nhân – nhất là yêu thương kẻ thù – chưa được thực hiện. Trong ánh sáng của Tin Mừng, Hội Thánh sẽ tiếp tục loan báo tình yêu thương kẻ thù như Chúa Giêsu đã dạy, và nói “Không” với án tử hình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tổng kết lớp hè tại giáo xứ Bình Khánh, Long Khánh.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:24 02/08/2018
Đó là lời bài hát “Bình Lộc thương” tiết mục mở màn cho buổi Tổng kết lớp Học hè tại giáo xứ Bình Khánh, Bình Lộc, Long Khánh vào sáng ngày 29/7/2018.
Bài hát vang lên rộn rã dưới niềm phấn khởi và hạnh phúc của Cha xứ Phêrô, quý Thầy Chủng sinh, các Thầy tu sinh, quý phụ huynh, cùng các em học sinh.
Lời bài hát nói lên nét đẹp của xã Bình Lộc với những khu vườn trái cây đặc sắc và đặc biệt hơn nữa trong khu vườn đó có những em nhỏ đang lớn dần với thời gian, lớn dần trong kiến thức.
Thấu hiểu được sự cần thiết của các em học sinh trong khu vực xã Bình Lộc, trong 5 năm vừa qua, Cha xứ Phêrô Bình Khánh đã mở lớp học hè nhằm chuẩn bị hành trang kiến thức cho các em trước năm học mới.
Năm nay, lớp học bắt đầu vào ngày 24/6/2018 với chủ đề: “Vui đón Hè sang - mở mang kiến thức” với sự hy sinh, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô trong khu vực, các anh chị sinh viên và đặc biệt là Quý Thầy tu sinh là sinh viên của trường Đại học sư phạm và các trường Đại học khác có kinh nghiệm trong việc giảng dạy và với khoảng hơn 200 em học sinh tham gia lớp học hè.
Tại buổi lễ Tổng kết, tôi hân hạnh được trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thanh Phương nhà ở xã Xuân Thiện, chị là người lương giáo và là phụ huynh của em Hồ Quỳnh Hương, em đã tham gia lớp học được 5 năm. Chị cho biết: “Lớp học đã giúp cháu bổ sung kiến thức, qúy Thầy cô nhiệt tình, cha mẹ yên tâm khi gửi con, tháng 7 hàng năm tôi đón đọc bảng thông báo trước Giáo xứ để sắp xếp thời gian cho cháu tham gia lớp khai giảng học hè.”
Hòa nhịp cùng buổi Tổng kết, với gương mặt rạng rỡ, em Tường Nguyễn Nhật Vỹ nhà ở xã Bình Khánh (lớp 11) em đã tham gia lớp học hè được 4 năm, em cho biết: “Cơ sở vật chất đã thay đổi nhiều so với ban đầu, nhà giáo lý đã được xây dựng khang trang, Cha xứ đã trang bị rất đầy đủ, đặc biệt khoảng một năm nay các phòng giáo lý đã có Tivi, giúp em có thể hiểu bài dễ dàng hơn, thực tế hơn, em rất thương Cha, Ngài là vị Cha nhân từ, quan tâm đặc biệt đến các trẻ em, đến giáo dục.”
Khung cảnh buổi lễ Tổng kết thật ấm ấp và nghĩa tình. Thời tiết thật dễ chịu, mát mẻ, ánh nắng ban mai nhẹ dịu khẽ chiếu qua những hàng chôm chôm trĩu nặng trái hai bên sân khấu như tô đậm sắc thái cho khung cảnh của buổi lễ.
Các em xếp hàng ngay ngắn và chăm chú đón xem các tiết mục sinh hoạt, bốc thăm trúng thưởng, trao thưởng cho các em có thành tích tốt trong học tập. Các em thích thú và cảm thấy hạnh phúc với những món quà được đón nhận từ các vị ân nhân qua Cha chánh xứ Phêrô. Đặc biệt, Cha cũng có một phần thưởng cho một em có nhiều nỗ lực và thành tích cao trong học tập với mong muốn như lời Cha chia sẻ: “ Cha muốn giúp cho em có phương tiện thuận lợi đi lại khi ra trường học ở Thị xã Long Khánh xa xôi, mong ước cho các em hoàn tất chương trình phổ thông và thi đậu vào các Trường Đại học Công lập”.
Về phía em Lê Thị Minh Trâm nhà ở xã Bàu Cối, người được Cha trao tặng phần thưởng đặc biệt, em đã có cảm nhận và chia sẻ rằng: “Cha xứ, Ngài rất thương các em nhỏ, Cha vui tính, thường xuyên tổ chức sinh hoạt cho các em, mặc dù em không phải là người Công Giáo; nhưng Cha vẫn luôn hỏi thăm và xem em như con cái, như các bạn thuộc Giáo xứ Bình Khánh”.
Trong dịp này, tôi cũng được trò chuyện với vài thầy chủng sinh phụ trách dạy hè, các thầy tâm sự: Những hình ảnh của các em thiếu nhi học hè nơi đây đã gợi lên ấn tượng sâu sắc nơi chúng em, với những trải nghiệm “đầu tiên” trong cuộc đời, em có được cảm nhận riêng về một Cha xứ (Cha sở Con-tai-ner) mà em đã có dịp đọc qua trên trang mạng Công Giáo, Ngài thật giản dị, luôn luôn vui cười mà lần đầu tiên em được gặp Ngài trên mảnh đất này.
“Lớp học Bình Khánh thân yêu, Mảnh đất bình yên mãi nhiều kỉ niệm, Lòng thương xót đổ tràn đầy, Gửi lòng quý mến Cô Thầy dễ thương, Giây phút luôn mãi khắc ghi, Thao thức Tông Đồ luôn vì tình yêu”.
Buổi lễ Tổng kết kết thúc bằng lời cám ơn thân thương của Cha xứ Phêrô Bình Khánh gửi đến quý Thầy Cô đã đồng hành với khóa học hè 2018, cùng quý vị ân nhân gần xa, trong ngoài nước.
Cha xứ Phêrô Bình Khánh ước mong rằng, khóa học hè năm sau sẽ có thêm nhiều các bạn học sinh và quý Thầy Cô sẽ luôn đồng hành để chắp cánh cho các em trong xã Bình Lộc bay cao hơn, xa hơn trong bầu trời tương lai.
Nắng đã lên cao và Bình Lộc sẽ sáng tươi như niềm mơ ước của Cha, cũng như của mọi người dân Bình Lộc.
“Mùa hè hết giờ chia tay Quí Thầy Cô và các em nhỏ bao kỷ niệm lòng bâng khuâng…” (phiên khúc 3 trong bài hát Bình lộc thương).
Giuse khổng Hữu Nguồn
Giáo họ Sùng Đô, giáo phận Hưng Hóa sau cơn sạt lở kinh hoàng
Gioan Lê Quang Vinh
08:35 02/08/2018
Thời gian qua, người ta đọc được nhiều thông tin trên Internet về những cơn mưa rừng xối xả, những trận bão lũ tàn phá nặng nề và những đợt núi sạt lở gây nhiều thương đau cho người dân ở các tỉnh Tây Bắc. Nhưng chỉ khi đến tận nơi, chúng ta mới thấy được hậu quả của những cơn thiên tai, và cả nhân tai ấy, khủng khiếp như thế nào.
Xem Hình
Trong giáo phận Hưng Hóa, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là giáo họ Sùng Đô, thuộc giáo xứ Vĩnh Quang, giáo hạt Nghĩa Lộ. Giáo họ Sùng Đô là giáo họ người H’Mông được thành lập từ năm 1999, ở trên sườn núi cao. Cha Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng là quản hạt Nghĩa Lộ, chánh xứ Nghĩa Lộ kiêm chánh xứ Vĩnh Quang, quản nhiệm giáo họ Sùng Đô. Cộng tác với ngài có cha Antôn Nguyễn Tân Hợi, phó xứ.
Cha quản nhiệm Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng cho biết hiện nay giáo họ gồm có 91 hộ gia đình với 601 giáo dân. Đời sống giáo dân còn rất nhiều khó khăn vất vả, việc đi lại đầy trắc trở. Ở Sùng đô, nhiều em thiếu nhi không có điều kiện để đi học văn hóa, tiếng phổ thông không biết đọc, biết viết. Tuy vậy, đời sống đức tin của giáo họ vẫn được duy trì, các em thiếu nhi vẫn được học giáo lý bằng tiếng dân tộc của mình.
Đường đi từ chân núi lên đến giáo họ khoảng 25 km, khúc khuỷu, gồ ghề và nhỏ hẹp, một bên là vách núi và một bên là vực sâu. Trong mùa sạt lở này, đất bùn từ trên núi cứ tuôn xuống làm ngăn trở lối đi.
Ngày 27/7/2018 vừa qua, theo chương trình thì có Đại Hội Giới Trẻ giáo hạt Nghĩa Lộ. Nhưng trước những thiên tai dồn dập gây đau khổ cho giáo dân và dân trong vùng nói chung, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hóa và Cha Quản hạt cùng quý Cha đã quyết định hoãn ngày đại hội.
Trong ngày hôm ấy, Đức Cha Anphong đã lên thăm mục vụ giáo họ Sùng Đô. Cùng đi với ngài có các Cha, các dì Mến Thánh Giá và một số giáo dân. Cả đoàn phải mất hơn hai tiếng đồng hồ đi bằng xe gắn máy trên con đường đầy trắc trờ và nguy hiểm ấy.
Cảnh tượng Sùng Đô thật đau lòng. Ngôi nhà nguyện nhỏ của giáo họ khánh thành chưa được bao lâu đã sụp đổ không thể dựng lại được. Giáo dân hiện không có nơi thờ phượng xứng hợp, mà hoàn cảnh giáo dân ở đó thì sức xây dựng lại chỉ là con số không.
Cha quản nhiệm Giuse cũng thông tin chi tiết: có khoảng 20 hộ mất nhà, mất ruộng rẫy. Đặc biệt có một hộ (ông Cứ A Chu) gồm 13 người con, mất hết nhà cửa ruộng vườn. Người dân trong cơn bão lũ phải ăn cơm cầm chừng, chan nước suối mà ăn.
Thiên tai xảy ra nhiều nơi (bão, lũ, sạt lở). Nhân tai ở VN cũng quá nhiều (phá rừng gây lũ và sạt lở, xả nước hồ thủy điện. Tai nạn cũng xảy ra hàng ngày. Nhưng có lẽ chưa ở đâu mà mức độ thiệt hại cho một bản làng khiến người ta rưng rưng, đau xót như ở Sùng Đô.
Thánh Lễ tạ ơn do Đức Cha và các Cha cử hành tại Sùng Đô trưa hôm ấy ở một tư gia, quả là sốt sắng và cảm động. Sau Lễ, Cha con cùng đến cầu nguyện ở sân nhà thờ bị sập. Tiếng cầu kinh bằng tiếng H’Mong cứ vang vang nghe rất mủi lòng mà cũng đầy mến yêu.
Bài viết ngắn này không mong diễn tả hết những gì xảy ra cho giáo họ trên núi cao ấy, nhưng xin được mọi người đồng cảm và cầu nguyện cho các vị mục tử và anh chị em mình.
Gioan Lê Quang Vinh
Ảnh: Lm. Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng
Xem Hình
Trong giáo phận Hưng Hóa, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là giáo họ Sùng Đô, thuộc giáo xứ Vĩnh Quang, giáo hạt Nghĩa Lộ. Giáo họ Sùng Đô là giáo họ người H’Mông được thành lập từ năm 1999, ở trên sườn núi cao. Cha Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng là quản hạt Nghĩa Lộ, chánh xứ Nghĩa Lộ kiêm chánh xứ Vĩnh Quang, quản nhiệm giáo họ Sùng Đô. Cộng tác với ngài có cha Antôn Nguyễn Tân Hợi, phó xứ.
Đường đi từ chân núi lên đến giáo họ khoảng 25 km, khúc khuỷu, gồ ghề và nhỏ hẹp, một bên là vách núi và một bên là vực sâu. Trong mùa sạt lở này, đất bùn từ trên núi cứ tuôn xuống làm ngăn trở lối đi.
Ngày 27/7/2018 vừa qua, theo chương trình thì có Đại Hội Giới Trẻ giáo hạt Nghĩa Lộ. Nhưng trước những thiên tai dồn dập gây đau khổ cho giáo dân và dân trong vùng nói chung, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Hưng Hóa và Cha Quản hạt cùng quý Cha đã quyết định hoãn ngày đại hội.
Trong ngày hôm ấy, Đức Cha Anphong đã lên thăm mục vụ giáo họ Sùng Đô. Cùng đi với ngài có các Cha, các dì Mến Thánh Giá và một số giáo dân. Cả đoàn phải mất hơn hai tiếng đồng hồ đi bằng xe gắn máy trên con đường đầy trắc trờ và nguy hiểm ấy.
Cảnh tượng Sùng Đô thật đau lòng. Ngôi nhà nguyện nhỏ của giáo họ khánh thành chưa được bao lâu đã sụp đổ không thể dựng lại được. Giáo dân hiện không có nơi thờ phượng xứng hợp, mà hoàn cảnh giáo dân ở đó thì sức xây dựng lại chỉ là con số không.
Cha quản nhiệm Giuse cũng thông tin chi tiết: có khoảng 20 hộ mất nhà, mất ruộng rẫy. Đặc biệt có một hộ (ông Cứ A Chu) gồm 13 người con, mất hết nhà cửa ruộng vườn. Người dân trong cơn bão lũ phải ăn cơm cầm chừng, chan nước suối mà ăn.
Thiên tai xảy ra nhiều nơi (bão, lũ, sạt lở). Nhân tai ở VN cũng quá nhiều (phá rừng gây lũ và sạt lở, xả nước hồ thủy điện. Tai nạn cũng xảy ra hàng ngày. Nhưng có lẽ chưa ở đâu mà mức độ thiệt hại cho một bản làng khiến người ta rưng rưng, đau xót như ở Sùng Đô.
Thánh Lễ tạ ơn do Đức Cha và các Cha cử hành tại Sùng Đô trưa hôm ấy ở một tư gia, quả là sốt sắng và cảm động. Sau Lễ, Cha con cùng đến cầu nguyện ở sân nhà thờ bị sập. Tiếng cầu kinh bằng tiếng H’Mong cứ vang vang nghe rất mủi lòng mà cũng đầy mến yêu.
Bài viết ngắn này không mong diễn tả hết những gì xảy ra cho giáo họ trên núi cao ấy, nhưng xin được mọi người đồng cảm và cầu nguyện cho các vị mục tử và anh chị em mình.
Gioan Lê Quang Vinh
Ảnh: Lm. Giuse Nguyễn Trọng Dưỡng
Đài Truyền hình VBS phỏng vấn LM Trần Công Nghị về Tượng Mẹ La Vang và Bia Tám Mối Phúc bên Do Thái
VBS / Mai Tuấn
14:48 02/08/2018
Cuộc phỏng vấn gồm 3 videos liên tiếp nhau dưới đây: Phần I, Phần II và Phần III:
Phần I
Phần II
Phần III