Ngày 06-07-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/07: Đưa Đạo vào Đời – Lm. Phêrô Hoàng Kim Huy, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:43 06/07/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng : “Anh em hãy đi rao giảng : Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết trỗi dậy, cho người mắc bệnh phong được sạch, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy. Đừng kiếm vàng bạc hay tiền đồng để giắt lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.

“Khi anh em vào bất cứ thành nào hay làng nào, thì hãy dò hỏi xem ở đó ai là người xứng đáng, và hãy ở lại đó cho đến lúc ra đi. Vào nhà nào, anh em hãy chào chúc bình an cho nhà ấy. Nếu nhà ấy xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ đến với họ; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em. Nếu người ta không đón tiếp và không nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại. Thầy bảo thật anh em, trong Ngày phán xét, đất Xơ-đôm và Gô-mô-ra còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”

Đó là lời Chúa
 
Huyền nhiệm của ơn gọi
Lm. Minh Anh
03:10 06/07/2022

HUYỀN NHIỆM CỦA ƠN GỌI
“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ lại”; “Và Ngài đã sai mười hai vị này đi”.

“Tất cả những người khổng lồ của Chúa đều là những người yếu đuối!”. Hudson Taylor, nhà truyền giáo vĩ đại, trả lời như thế cho một người bạn khen ngợi ông. “Dường như Chúa đã tìm khắp thế giới để kiếm một người đủ yếu để làm công việc của Ngài; và khi tìm thấy tôi, Ngài nói, ‘Con đủ yếu, con sẽ làm được!’”. Đó là ‘huyền nhiệm của ơn gọi!’. Những người yếu đuối lại là những người khổng lồ đã làm những điều vĩ đại cho Chúa, vì họ tin vào sự hiện diện của Ngài.

Kính thưa Anh Chị em,

Ơn gọi của ‘người khổng lồ’ Hudson Taylor lại được gặp thấy trong Tin Mừng hôm nay qua những ‘nhân vật chính’ đầy yếu đuối mà với họ, Chúa Giêsu sẽ xây dựng Nước Trời; Nhóm Mười Hai! Chúa Giêsu từ chối “sô diễn một người!”. Họ là những người sẽ truyền bá đức tin bằng cuộc sống, lời nói, việc làm và cả cái chết. Không có sự đáp trả của những con người yếu đuối này, sẽ không có Nước Trời! Qua đó, chúng ta cảm nhận sự ‘huyền nhiệm của ơn gọi!’.

Nhiều người đã ở trên núi với Chúa Giêsu vào ngày hôm ấy, nhiều người bị thu hút bởi Ngài và khao khát được gần gũi Ngài, nhưng chỉ có mười hai người nhận được lời kêu gọi để trở thành tông đồ. Chúa thích ai, Ngài chọn người ấy! Không ai hiểu tại sao mình được chọn; muốn biết, cứ hỏi Ngài! Chúng ta được gọi bằng tên, có nghĩa là Chúa Giêsu biết rõ chúng ta khi Ngài gọi, bao gồm tất cả mọi khiếm khuyết và yếu đuối của mỗi người. Ngài không hỏi Nhóm Mười Hai về sở thích, bảng điểm khảo sát, hoặc lý lịch của họ. Sự lựa chọn của Chúa Giêsu thuộc quyền tối cao của Chúa Cha, thể hiện qua việc Ngài thức suốt đêm để cầu nguyện. Nhóm Mười Hai không thể nghĩ rằng, đã có một số sai lầm, hoặc một số tính toán sai lầm. Vì lẽ, chính tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng không lừa dối, cũng không thể bị lừa dối, đang nói!

Chúa Giêsu đã tự do kêu gọi; cũng trong tự do, Nhóm Mười Hai đã đáp lại! Ngài không đưa các thiên thần từ trời xuống để áp đảo họ hợp tác; Ngài chỉ cầu nguyện với Chủ Mùa. Ơn gọi làm tông đồ không phải là vấn đề ai đó muốn trở thành một tông đồ, cũng không phải là tài năng hay cảm xúc hấp dẫn của ai đó đối với điều này, điều kia; nhưng là sự nhận biết dựa trên đức tin về việc Chúa đang mời gọi và chúng ta đáp lại. Tại sao tôi đang ở vị trí ơn gọi hiện tại trong bậc gia đình hay đời dâng hiến này? Đó là ‘huyền nhiệm của ơn gọi’ mỗi người. Không bao giờ chúng ta có thể biết đầy đủ, vì chỉ Thiên Chúa mới biết chiều kích sâu thẳm sự khôn ngoan của Ngài. Đây là mầu nhiệm Nước Trời đầu tiên chạm đến cá nhân mỗi người chúng ta: Thiên Chúa gọi, Ngài muốn điều đó, và chúng ta thưa “Vâng!”. Và đây là câu trả lời duy nhất mà một môn đệ phải tìm kiếm; bất cứ điều gì khác sẽ chỉ làm chậm trễ sự cấp bách của sứ mệnh mà thôi!

Qua bài đọc thứ nhất hôm nay, ơn gọi lạ lùng của Hôsê cũng là một ‘huyền nhiệm của ơn gọi’. Hôsê đã đáp lại tiếng Chúa một cách nhanh nhạy khi ông được Ngài sai đến với dân, một dân chạy theo bụt thần. Hôsê lên tiếng kêu gọi họ trở về với Ngài, “Đây là lúc phải tìm kiếm Chúa”. Thánh Vịnh đáp ca cũng lặp đi lặp lại một sứ điệp, “Hãy không ngừng tìm kiếm Thánh Nhan!”.

Anh Chị em,

“Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ lại!”. ‘Huyền nhiệm của ơn gọi’ không chỉ được gặp thấy nơi Hudson Taylor, Nhóm Mười Hai, nhưng rõ nét nhất nơi Chúa Giêsu. Ngài là Thiên Chúa toàn năng, trời cao không chứa nổi, lại bỏ trời mà xuống trong hình hài một phàm nhân. Ngài đến thực thi ơn cứu độ trong kế hoạch vĩ đại của Chúa Cha; và Ngài đã chu toàn thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt vời, “Của ăn tôi là làm theo ý Đấng đã sai Tôi”; Ngài đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, mỗi người chúng ta cũng hãy sống làm sao như muốn nói với Chúa Giêsu rằng, tất cả công việc của chúng ta hôm nay sẽ là sự đáp lại tiếng Ngài đã gọi để mỗi người trở nên ánh sáng cho những người khác trên thế giới, dẫu chúng ta hèn yếu.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, dẫu con chưa là ‘người khổng lồ’ của Chúa, nhưng xin cứ chúc lành cho những công việc nhỏ bé của con; với Chúa, con tin rằng, chúng cũng có thể trở thành vĩ đại!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Yêu Bằng Việc Làm
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
03:14 06/07/2022

“Yêu Bằng Việc Làm”.
CN 15 C

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là câu chuyện đẹp về tình yêu thương. Người Samaritanô nhân hậu đã sống đức yêu thương cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”.

“Ai là anh em tôi?”. Khi đặt câu hỏi như thế, vị tiến sĩ luật hy vọng rằng, Vị Thầy sẽ đưa ra cho ông một phẩm trật giữa những người gần gũi phải giúp đỡ và những người xa lạ, không cần quan tâm, không cần để ý đến. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã quay ngược hoàn toàn câu hỏi. Người anh em, chính là người có lòng thương cảm, ra tay nâng đỡ, cứu giúp những ai đang gặp khó khăn, thử thách, đau khổ, thất vọng. Chúa nói với vị luật sĩ: “Ông hãy đi và làm như vậy”; Ông cứ quảng đại nhân hậu và chạnh thương với mọi người, ông sẽ trở thành người thân của mọi người và mọi người sẽ là người thân của ông.Tấm gương người Samaritanô nhân hậu đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.

1. Vô cảm và quan tâm

Chúa Giêsu kể dụ ngôn: một người ở Giêrusalem xuống Giêricô, giữa đường bị bọn cướp trấn lột, đánh cho nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Thầy Tư Tế đi qua, thấy vậy liền lãng tránh. Thầy Lêvi đi tới cũng chẳng ngó ngàng, bỏ mặc nạn nhân. Họ “tránh qua” một bên để đi, thật lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, họ vẫn tự cho mình là những người đạo đức, không dám sờ chạm đến người bị nạn vì sợ bị nhiễm uế.

Một người ngoại đạo Samari đi ngang, thấy người lâm nạn nên đã quan tâm, liền cúi xuống băng bó, đặt lên lưng lừa đưa về quán trọ, nhờ chủ quán săn sóc rồi trả hết mọi phí tổn. Người Samari “tới gần” nạn nhân nửa sống nửa chết. Ông “chạnh lòng thương” nên đã đi vào nếm cảm cảnh khốn cùng “bị tước đoạt, bị cướp bóc” như nạn nhân; chạnh lòng thương là cùng đớn đau nỗi khổ ải bất lực “nửa sống nửa chết” của người ấy. Đây chính là điều bất ngờ và làm thành ý nghĩa độc đáo của dụ ngôn. Người Samari đã sống luật yêu thương một cách trọn vẹn, không chỉ là lòng thương cảm mà “yêu bằng việc làm”, và làm với hết khả năng của mình.

Đạo của Chúa Giêsu là Đạo Thiên Chúa làm người, rất gần gũi với con người. Vì con người là con đường của Giáo hội (Thánh Gioan Phaolô II). Người Đông Phương lấy chữ nhân mà định nghĩa con người: nhân là người, nhân là nhân ái là lòng thương người.

2. Tình yêu và lề luật.

Qua dụ ngôn Chúa Giêsu kể, tôi thấy rằng, cái khác biệt sâu xa giữa Kitô giáo và Do thái giáo, đó là: một bên là đạo của tình yêu, một bên là đạo của lề luật. Tư Tế và Lêvi tượng trưng cho tinh thần vị luật của Cựu Ước. Người Samari tượng trưng cho những người sống tình yêu. Những người tốt thì sống theo sự đòi hỏi của lương tâm hơn là của lề luật thành văn. Thấy người bị nạn, người Samari tốt lành đã động lòng xót thương. Lương tâm và tình thương đồng loại thúc đẩy anh cứu giúp người bị nạn đến nơi đến chốn bất chấp nạn nhân là người Do Thái thuộc dòng tộc có hiềm khích với dòng tộc của anh. Cung cách hành xử đầy tình thương này mới làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Nhìn từ lăng kính luật pháp Do thái, hai ông Tư Tế và Lêvi đã không sai. Luật Cựu Ước dạy rằng, Tư Tế không được đụng vào thây người chết vì sợ bị ô uế. Nếu ô uế thì không được phục vụ trong đền thờ. Nạn nhân dở sống, dở chết, tức là có thể chết. Hai người Tư Tế và Lêvi không dám chạm đến người có thể chết. Họ lựa chọn lề luật. Sách luật (Lv 21) ghi rõ điều khoản luật này khi nhắc đến Tư Tế và người chết.

Người Samari lựa chọn bác ái. Ông không ngại chạm đến người dở sống dở chết này. Ông chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân như người thân và đã vượt quá giới hạn lề luật để sống theo bác ái. Khi phải lựa chọn giữa lề luật và bác ái, người nhân hậu lựa chọn bác ái dù biết các ràng buộc của lề luật. Người ấy không bỏ qua lề luật, không đả phá lề luật nhưng vượt trên lề luật nên đã làm trọn lề luật.

Chúa Giêsu hỏi người thông luật: “Ai là người thân cận của nạn nhân đã sa vào tay kẻ cướp?”. Người ấy đáp: “Người đã đem lòng từ bi thương nạn nhân”. Chúa Giêsu đã khéo léo lái vấn đề từ câu hỏi người thông luật: ai là người thân cận của tôi? sang gợi ý tuyệt vời của Ngài: tôi là người thân cận của ai? Trả lời câu hỏi này có lẽ phải đi từ cuộc sống cụ thể của mình. Khi tôi đến gần ai để phục vụ với tình yêu thì tôi trở thành người thân cận với kẻ ấy, và kẻ ấy thành người thân cận với tôi. Ai cũng có thể trở thành người thân cận của tôi nếu tôi yêu thương họ bằng tình yêu mà Chúa đã thương yêu tôi. Chúa Giêsu nói với người thông luật: “Ông hãy đi và hãy làm như vậy”. Ông cứ quảng đại nhân hậu và chạnh thương với mọi người, ông sẽ trở thành người thân của mọi người và mọi người sẽ là người thân của ông.

Luật bác ái vượt trên mọi lề luật khác.Mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo. Chúa Giêsu dạy rằng: “Ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy”. Đạo của Thầy Giêsu là Đạo Tình Yêu. Yêu Chúa, Yêu Người là hai mặt của một tình yêu duy nhất. Yêu Chúa đích thực thì phải yêu người. Thánh Gioan viết: “Ai nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối”. Đối với Thánh Phaolô: “Yêu thương là giữ trọn lề luật”. Lề luật không phải được lập nên cho người có tình yêu mà cho người không có tình yêu. Nếu không có tình yêu thì việc làm theo lề luật có tốt đến đâu cũng vô giá trị: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi”. Thánh Augustinô khuyên nhủ: cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm. Tình yêu sẽ cho biết ta phải làm gì.

3. Luật “Good Samaritan”

Theo tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (Úc) : “Dưới ảnh hưởng của Phúc Âm Luca, chữ “Samaritan” trở thành biểu tượng của sự từ ái nói chung. Và từ thế kỷ 17, nó nhập vào kho từ vựng tiếng Anh, với nghĩa là người có thiện tâm, biết đồng cảm với nỗi đau của người khác và không ngại cứu giúp người khác. Không phải chỉ giới hạn trong văn chương. Nó còn biến thành luật. Trong thuật ngữ luật pháp, có chữ luật “Good Samaritan” rất phổ biến, với ý nghĩa là “một người nào đó sẵn sàng cứu giúp một kẻ khác đang bị thương hoặc có nguy cơ bị thương chỉ vì thiện chí và không hề tính toán đến chuyện được đền đáp hay bất cứ một phần thưởng nào khác”.

Nội dung khái niệm luật “Good Samaritan” thay đổi theo từng nước. (Xem bài: “The Good Samaritan Law Across Europe” của The Dan Legal network trên https://www.daneurope.org). Ở một số nơi, luật ấy chỉ quy định miễn thuế trên số tiền người dân cống hiến cho các quỹ từ thiện cũng như miễn tội cho những thiệt hại hay những sai phạm có tính kỹ thuật mà những người muốn cứu giúp người khác có thể mắc phải trong lúc khẩn cấp. Ở một số nước, như Pháp hay Đức, luật “Good Samaritan” còn buộc tội bất cứ ai thấy người gặp nạn cần cứu giúp mà không cứu giúp, từ những người gây ra tai nạn (ví dụ tài xế), đến thân nhân nạn nhân (bố mẹ, anh em trước những nguy hiểm của người thân trong nhà) đến cả những người đi qua đường.

Tại Úc, luật “Good Samaritan” chỉ giới hạn trong việc miễn truy tố những thiệt hại do người có thiện chí cứu giúp người khác gây ra (nếu có) nhưng lại không kết tội những kẻ bàng quan vô cảm (trừ đối với những kẻ gây ra tai nạn). Gần đây, đối diện với hiện tượng dửng dưng trước những người gặp tai nạn cần được cứu giúp, nhiều người, đứng đầu là Giáo Hội Công Giáo tại Úc, đề nghị thêm vào luật “Good Samaritan” một điều khoản mới, về bổn phận giúp đỡ người khác (duty to aid). Nội dung của điều khoản này là: việc cứu giúp người bị nạn không phải chỉ là một vấn đề đạo đức mà còn là một vấn đề pháp lý; không phải chỉ là chuyện thuộc lương tâm mà còn là bổn phận của mọi công dân. Theo luật này, ai thấy người khác đang gặp nạn mà không ra tay cứu giúp có thể bị truy tố và phạt tội. Dĩ nhiên, cái gọi là “cứu giúp” ở đây còn tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của từng người. Nhưng ít nhất, có một điều tối thiểu mà ai cũng làm được: kêu cứu (gọi người chung quanh, báo cho cảnh sát hoặc sở cấp cứu). (x. https://en.wikipedia.org/wiki/Good_Samaritan_law).

Trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Hai tại nguyện đường Thánh Mácta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng về dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Đoạn kết, ngài nói: Một số nhà Thần Học cổ đại nói rằng, dụ ngôn người Samariatanô nhân hậu chứa đựng “toàn bộ Tin Mừng”. Mỗi người trong chúng ta đều là một người bị thương nằm ở đó và người Samariatanô chính là Chúa Giêsu. Ngài đến gần chúng ta. Ngài chăm lo cho chúng ta. Ngài thanh toán phí tổn cho chúng ta. Ngài chữa lành những vết thương của chúng ta. Và Ngài nói với Giáo hội của Ngài rằng: “Nếu cần nhiều hơn, thì xin bạn cứ ứng ra dùm, khi nào tôi trở lại thì tôi sẽ trả cho bạn. Anh chị em hãy suy nghĩ cho thật kỹ nhé: Toàn bộ Tin Mừng đều nằm trong đoạn này”. (Theo Vatican News – gs – 08.10.2018).

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con là những người Samaritanô của thời đại này, biết “yêu bằng việc làm” để chúng con trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa. Amen.



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:52 06/07/2022

22. Để cho chúng ta chỉ dựa vào Thiên Chúa thì ánh mắt và hy vọng đều phải tập trung ở nơi Ngài.

(Thánh Speratus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:53 06/07/2022
3. TIẾN SĨ MUA LỪA.

Có một người được gọi là học rộng, bác cổ thông kim, đi mua một con lừa nhỏ, khi viết giấy biên nhận thì viết dồi dào trôi chảy những ba trang giấy, nhưng không thấy chữ “con lừa” nào trong cả !

(Nhan thị gia huấn)

Suy tư 3:

Con người thời nay thích cái gì là ngắn gọn, nhanh nhẹn nhưng súc tích ý nghĩa, đạt chất lượng và dễ hiểu, bởi vì thời giờ đối với họ là vàng bạc.

Có người được mời để thuyết trình trong buổi họp của thanh thiếu niên, thì nói tràng giang đại hải, không đi vào nội dung, kết quả phòng họp biến thành phòng...ngủ gật tập thể !

Có những linh mục khi lên tòa giảng thì nói thao thao bất tuyệt, thỉnh thoảng pha trò để chọc cười giáo dân, nhưng giáo dân...đốt đuốc tìm cũng không thấy ý chính của bài giảng, bởi vì cha giảng lễ quá chú trọng đến các danh từ thần học, phạm trù triết học, phụng vụ và thỉnh thoảng chêm vào vài tiếng La Tinh hoặc tiếng Anh, để ra vẻ ta đây học nhiều, mà không chú trọng đến đối tượng của mình là ai: là giáo dân hay các thầy trong đại chủng viện?

Có người khi cầu nguyện thì hết xin cái này đến xin cái nọ, hết than thân rồi oán phận, mà không có một chút tâm tình chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa...

Học thần học và triết học là để hộ giáo, nhưng để chia sẻ Lời Chúa cho giáo dân nghe thì phải sống và cảm nghiệm những gì mình đã sống qua bài Phúc Âm hôm đó.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Để được sống đời đời
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:41 06/07/2022


Được sống đời đời là khát vọng sâu thẳm, mãnh liệt và tha thiết nhất của con người. Đã là người thì ai cũng khát khao được sống, không chỉ là sống lây lất trên cõi đời nầy, nhưng là được sống trong hạnh phúc mãi mãi đời sau. Nếu chiếm hữu được cả thế gian làm cơ nghiệp mà không được hưởng sự sống đời đời thì cũng chẳng đến đâu!

Do đó, từ thâm tâm mỗi người phát sinh một câu hỏi quan trọng: Tôi phải làm gì để được sống đời đời?

Câu hỏi nầy cũng đã được thầy thông luật đặt ra với Chúa Giê-su hôm xưa: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”

Chúa Giê-su không trả lời trực tiếp. Ngài gợi ý cho ông tự tìm kiếm câu trả lời. Ông đáp: Muốn được sống đời đời thì: “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi và hãy thương mến anh em như chính mình.”

Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống."

Qua đối thoại nầy, Chúa Giê-su trao cho chúng ta chìa khóa để vào thiên đàng, đó là kính mến Chúa hết lòng và yêu thương người khác như bản thân mình.

Điều đáng lưu ý là trong hai bổn phận nầy, việc nào trọng hơn?

Nhiều người cho rằng: Chúa là trên hết, là Đấng tạo dựng trời đất muôn vật muôn loài và sinh ra chúng ta… nên phải hết lòng kính mến thờ phượng Ngài; còn những người chung quanh chỉ là người phàm hèn mọn, nên không cần phải yêu thương phục vụ, miễn là đừng làm điều ác cho người khác là được rồi.

Vì thế, họ cho rằng chỉ cần giữ tròn luật mến Chúa, chủ yếu là siêng năng tham dự Thánh lễ, đọc kinh lần hạt… Còn việc yêu thương phục vụ người khác là thứ yếu, làm được thì tốt, không thực hành cũng chẳng sao. Thế là người ta lơ là, không quan tâm giúp đỡ những người bất hạnh chung quanh.

Sống đạo như thế là thiếu sót, không đúng với giáo huấn của Thiên Chúa và Hội thánh.

Không cứu giúp người bất hạnh là trọng tội

Thờ ơ, vô cảm, không ra tay cứu giúp người bất hạnh là trọng tội. Tại sao?

Bởi vì Hội thánh dạy rằng: “Chúa Giê-su đồng hóa mình với những người cùng quẫn, những người đói khát, những khách lạ, những kẻ trần truồng, đau yếu và những kẻ bị tù đày... ” Nói khác đi, Chúa là một với những người khốn khổ cũng như với mọi người chung quanh.

Và Chúa Giê-su cũng khẳng định rằng: "Mỗi lần các ngươi làm điều gì cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta" (Mt 25, 40).

Như vậy, hai điều răn mến Chúa và yêu người trở thành một. Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người, trở nên một với mỗi người… Do đó, phục vụ con người là phụng sự Thiên Chúa; lơ là, vô cảm với người bất hạnh là bỏ rơi chính Chúa.

Chúa Giê-su cũng nghiêm khắc cảnh báo rằng: Những ai lơ là, không quan tâm phục vụ người bất hạnh thì phải mang hậu quả tai hại về sau. Đến ngày phán xét, Ngài sẽ nói với những người đó rằng: “Hỡi quân bị nguyền rủa kia! Hãy đi khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời… vì xưa Ta đói, các ngươi chẳng cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; … Ta đau yếu, các ngươi chẳng viếng thăm” (Mt 25, 41).

Lạy Chúa Giê-su,

Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con quy luật mến Chúa yêu người như là chìa khóa mở cửa thiên đàng, giúp chúng con được sống đời đời với Chúa trên thiên quốc.

Xin giúp chúng con biết vận dụng chìa khóa nầy để tiến vào cõi phúc bằng cách tôn trọng, yêu mến và phục vụ Chúa đang hiện diện nơi những người chung quanh. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Ai là người thân cận
Lm. Thái Nguyên
22:04 06/07/2022



AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN
Chúa Nhật 15 Thường Niên năm C - Lc 10, 25-37

Suy niệm

Yêu mến Thiên Chúa hết tình và yêu người thân cận như chính mình là điều kiện để đạt tới sự sống đời đời. Nhưng câu hỏi được nêu lên: "Ai là người thân cận của tôi?". Người Do Thái vẫn hiểu đó là đồng bào, đồng đạo, thuộc dân Thiên Chúa. Phải chăng vị luật sĩ muốn tìm một câu định nghĩa toàn bích hơn về “người thân cận”? Nhưng đối với Đức Giêsu, định nghĩa về "người thân cận" không quan trọng bằng thực thi bác ái với người thân cận. Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ ra mình là người thân cận đối với những kẻ đang cần mình giúp đỡ. Với ý hướng đó mà Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn vừa cụ thể vừa sâu sắc, vừa éo le vừa lạ lùng.

Éo le là vì đứng trước tình cảnh một người đang bị trọng thương trên đường, mà thầy Tư tế và Lê vi lại làm ngơ như không thấy, và tránh qua bên kia đường mà đi. Lạ lùng là người Samari ngoại giáo vừa trông thấy nạn nhân, đã đến cứu giúp tận tình, mà có thể nạn nhân đó là người Do Thái, kẻ thù của dân tộc mình. Người Samari đã sống luật yêu thương một cách trọn vẹn, không chỉ là lòng thương cảm mà "yêu bằng việc làm", và làm với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: "Hãy đi và làm như vậy".

Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ. Sở dĩ thầy Tư tế và thầy Lê vi "tránh qua bên kia mà đi" là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà xảy ra cho mình. Những nỗi sợ xem ra rất khôn ngoan và hợp lý, chỉ có điều chẳng có chút tình yêu nào. Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công tốn sức, tốn thời giờ, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn hay tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Yên thân là bất động, là dòng sông sự sống bị tắt nghẽn, không còn được chuyển thông.

Đứng trước nạn nhân, có lẽ câu hỏi mà hai vị giáo sĩ đặt ra là:“Nếu tôi dừng lại giúp đỡ người này, chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi?”. Nhưng xem ra người Samari đảo ngược lại câu hỏi:“Nếu tôi không dừng lại giúp đỡ người này, chuyện gì sẽ xảy ra cho anh ta?”. Hai câu hỏi với hai hướng khác nhau, nên cách thái hành động cũng khác nhau. Một câu hỏi hướng về sự an toàn của bản thân, còn một câu hỏi hướng đến lợi ích của tha nhân. Cách đặt câu hỏi hay cách đặt vấn đề cũng là một cách xác định tâm hồn và tính cách của một con người.

Ở cuối dụ ngôn, Đức Giêsu cũng đảo chiều câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?” thành câu: “Ai là người thân cận của kẻ bị cướp?” Với lối đặt câu hỏi này, mọi hàng rào ngăn cách và quan niệm lâu đời của người Do Thái bị phá đổ. Tôi không chỉ phục vụ cho người thân cận của tôi, mà tôi trở thành người thân cận với người tôi phục vụ, và người ấy trở thành người thân cận của tôi. Như thế ai cũng có thể thành người thân cận của tôi, và tôi cũng có thể trở thành người thân cận của bất cứ ai, khi tôi dám yêu họ như chính mình.

Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Kahlil Gibran có một câu nói chí tình: "Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi". Mẹ Têrêsa Calcutta cũng xác định: "Kitô hữu là người trao ban chính bản thân". Đó là ý nghĩa thật nhiệm mầu trong Bí tích Thánh Thể. Tham dự thánh lễ chẳng có ý nghĩa gì khi tôi không sống lòng nhân ái. Càng đi tìm bản thân, tôi càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc của mình, tôi càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, tôi càng vong thân.

Nỗi khát khao hạnh phúc của tôi chỉ có thể được lấp đầy khi tôi biết coi trọng hạnh phúc của tha nhân. Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Muốn vậy, tôi hãy yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi tôi mới biết phải làm gì cho người anh em, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, tôi mới biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần tôi dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Đường về quê hương sự sống đời đời,
là đường Chúa đã gọi mời con đi,
nhưng đi với trái tim mới tới đích,
bằng không sẽ dang dở cuộc hành trình.
Thầy Tư tế và Lêvi rẽ sang hướng khác,
vì không mang theo mình một trái tim,
chỉ mang theo của lễ ở bên ngoài,
nhưng Chúa chỉ đoái hoài lòng nhân hậu.
Người Sa-ma-ri lên đường không của lễ,
nhưng anh có trái tim để hiến dâng,
với tấm lòng yêu thương người lân cận,
nên anh cảm thấu được nỗi khổ đau,
của những ai đang gặp phải cơ cầu,
và cúi xuống để tận tình hầu hạ.
Con đường đến quê hương sự sống mới,
không khó không dài như phải lên non,
nhưng đường dài khó nhất đối với con,
là đường từ trái tim đến bàn tay.
Xin Chúa đặt trái tim trên bàn tay,
để thu ngắn lại cho con đường dài,
nên con không sợ gì những trở ngại,
mọi cái sẽ dễ lại trước khó khăn.
Xin cho con lên đường với trái tim:
suy nghĩ và nhìn đời với trái tim,
lắng nghe và hành động với trái tim,
một trái tim được nung nấu mỗi ngày,
để tình yêu trong con luôn rực cháy
thành lửa thiêng niềm vui sống dâng đầy. Amen.

 
Không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí
Lm. Minh Anh
22:13 06/07/2022

KHÔNG CHỈ VÔ GIÁ, NHƯNG CÒN LÀ MIỄN PHÍ
“Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không!”.

Richard Baxter nói, “Bạn và tôi không trả gì cho tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha, không trả gì cho sự cứu chuộc của Chúa Con, không trả gì cho bảy nguồn ân huệ của Thánh Thần; và cũng không trả gì cho sự yên nghỉ đời đời của mình! Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ về sự khác biệt không thể đo lường giữa những gì chúng ta hưởng nhận và những gì chúng ta đáng chịu. Hãy gắn trên cửa địa ngục tấm bảng “Đáng Chịu”, và gắn trên cửa thiên đàng tấm bảng “Miễn Phí!”. Tình yêu này ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Tình yêu này ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’”. Cùng với tư tưởng của Richard Baxter, Lời Chúa hôm nay đặt ra câu hỏi, giá phải trả của Tin Mừng là bao nhiêu? Có thể đặt một mức giá đối với Tin Mừng? Thật thú vị, không chỉ một, mà là hai; một giá ‘mua’, một giá ‘bán!’. Phải ‘tốn’ bao nhiêu để ‘nhận được’ Tin Mừng? Và phải ‘tính’ bao nhiêu, để có thể ‘trao tặng’ nó? Kết quả là một câu trả lời kép, Tin Mừng ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!’.

Vậy để có Tin Mừng, chúng ta phải ‘tốn’ bao nhiêu? Câu trả lời là vô giá! Tin Mừng không bao giờ được thanh toán bằng tiền hoặc có thể sở hữu nó bằng một hiện vật. Nó vô giá! Chúa Giêsu nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không”, nghĩa là không phải trả bất cứ một điều gì để có nó. Thật thú vị, ‘Tin Mừng’ vô giá đó cũng được tặng không cho Israel dân Chúa. Bài đọc Hôsê hôm nay tiết lộ, Thiên Chúa nói với dân Ngài những lời không thể ngọt ngào hơn, “Lúc Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương nó; Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”; “Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta”; “Quả tim Ta thổn thức trong Ta, ruột gan Ta bồi hồi”. Israel không phải trả gì cả, tuyệt đối không, khi được chọn làm dân riêng của Ngài!

Thứ đến, phải ‘tính’ bao nhiêu để chúng ta có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Câu trả lời là “miễn phí!”. Chúng ta không có quyền tính phí hoặc mong đợi bất cứ điều gì để cho đi một cái gì đó mà chúng ta không sở hữu. Sứ điệp cứu rỗi của Phúc Âm thuộc về Chúa Kitô; Ngài đã đến thế gian, tự do trao tặng nó cho mọi người cách nhưng không! “Hãy cho nhưng không!”, chúng ta phải cung cấp miễn phí Tin Mừng cho người khác; hành động cung cấp này hàm chứa một đòi hỏi âm thầm, thúc giục chúng ta hiến dâng chính mình. Vậy đâu là lời biện minh cho việc tự do ‘cho đi’ này? Lời biện minh là, chúng ta đã nhận được mọi thứ “miễn phí!”.

Anh Chị em,

“Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không!”. Tại sao? Bởi lẽ, Tin Mừng không là gì khác mà là một con người, Chúa Giêsu. Ngài đến sống giữa chúng ta, sống trong chúng ta; thì đến lượt, chúng ta cũng phải trở thành một món quà miễn phí cho người khác! Mọi sự bạn và tôi có, ơn tự nhiên, ơn siêu nhiên; từ đôi môi biết nói, đôi tai biết nghe; từ hơi thở tự nhiên, hơi thở siêu nhiên; từ sự sống thể xác, sự sống tinh thần; từ những gì thấy được đến những gì vô hình… mọi sự đều miễn phí. Đó là “tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha, sự cứu chuộc của Chúa Con, bảy nguồn ân huệ của Thánh Thần”. Và cụ thể hơn, một cơn mưa giữa hạ, dịch bệnh bay xa… bên cạnh đó, Tin Mừng được ban, Máu Thịt Con Chúa được tặng, giáo huấn Hội Thánh được dạy… Rõ ràng, tất cả ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí!”. Nếu có đức tin, thấy như Thiên Chúa thấy, chúng ta đã thay đổi cách sống! Chớ gì chúng ta biết trao ban các giá trị Tin Mừng đó một cách nhưng không cho những ai đang cần đến; chỉ cần bắt đầu với một nụ cười, một sự hiện diện cảm thông, một ánh mắt nhân từ, một lời nói yêu thương!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin rộng mở trái tim con, hầu con có thể đón nhận chính Chúa như một Tin Mừng Sống, ‘không chỉ vô giá, nhưng còn là miễn phí’. Đến lượt con, con có thể ‘tặng không’ Tin Mừng “Giêsu” cho anh chị em con, qua chính cuộc sống con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fides: Các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ai Cập bày tỏ lòng sự hài lòng đối với Tổng thống al Sisi
Đặng Tự Do
17:11 06/07/2022


Nhân dịp kỷ niệm 9 năm cuộc “Cách mạng 30 tháng 6”, năm 2013 dẫn đến việc lật đổ chính phủ Ai Cập do Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo lãnh đạo, các đại diện chính của các Giáo hội Kitô có mặt tại Ai Cập đã phê chuẩn thông điệp công khai đưa ra các nhận định tích cực của riêng mình liên quan đến sự kiện gây tranh cãi đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi chính trị đau thương của đất nước Bắc Phi vĩ đại.

Tại cuộc họp truyền thống được tổ chức vào thứ Tư 29 tháng 6 tại Nhà thờ Chính thống giáo Coptic ở Alexandria, Thượng phụ Chính thống giáo Coptic-Tawadros II nói rằng cuộc Cách mạng ngày 30 tháng 6 đã cứu Ai Cập khỏi sự hỗn loạn và bóng tối đã nhấn chìm đất nước trong những năm trước đó.

Đức Thượng Phụ Tawadros, nhắc lại kỷ niệm 9 năm ngày “ Cách mạng”, đã chúc mừng Tổng thống Sisi, chính phủ, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Ai Cập và cảm ơn Chúa vì tất cả những phước lành mà Đấng toàn năng đã ban cho Ai Cập.

Đức Thượng Phụ nói thêm: “Chúng tôi biết rằng đất nước của chúng ta là một đất nước được may mắn vì đã được Chúa Giêsu viếng thăm và đã được chào đón Thánh Gia”. Ngài cũng cầu xin Thiên Chúa tiếp tục bảo vệ 105 triệu người Ai Cập trong hòa bình và thịnh vượng.

Về phần mình, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sidrak, cũng là Chủ tịch Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, đã gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi nhân dịp kỷ niệm 9 năm “Cách mạng” tháng Sáu.. “Thay mặt cho Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, và tất cả các tổ chức và cơ quan Công Giáo, cũng như thay mặt tôi, chúng tôi xin chúc mừng Ngài Tổng thống Cộng hòa Abdel Fattah al Sisi nhân dịp Kỷ niệm 9 năm cuộc Cách mạng ngày 30 tháng Sáu.

“Giáo Hội Công Giáo Ai Cập xác nhận mối quan hệ và sự ủng hộ của họ với các cơ quan nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Abdel Fattah al Sisi, và cầu nguyện rằng Chúa toàn năng có thể hướng dẫn họ theo đuổi lợi ích của những người thân yêu của chúng ta”.

Ngày 24 tháng 6 năm 2012, cuộc bầu cử dân chủ đã cho thấy Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiến thắng và do đó, lãnh đạo của tổ chức này là Mohamed Morsi trở thành Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền của ông này, tình hình đất nước đã trở nên tuyệt vọng vì Mohamed Morsi muốn biến Ai Cập thành một quốc gia Hồi Giáo dựa trên luật Sharia.

Ngày 30 tháng 6 năm 2013, 20 triệu người Ai Cập đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ và yêu cầu bầu cử sớm. Tại thời điểm này, Lực lượng Vũ trang, đứng đầu là Tướng Abdel Fattah al Sisi, người cũng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra một tối hậu thư 48 giờ yêu cầu khắc phục tình trạng bế tắc đã khiến đất nước tê liệt trong nhiều tuần. Vào ngày 3 tháng 7, quân đội đã lật đổ Tổng thống Morsi. Vào ngày 4 tháng 7, Thẩm phán Adli Mansur được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời. Abdel Fattah al Sisi sau khi thôi giữ chức vụ trong quân đội đã ứng cử tổng thống trong hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2014, và được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập với 96,91% số phiếu bầu.

Ngày 17 tháng 6, 2019 trong một phiên tòa xét xử Morsi tội gián điệp, ông ta bị đột quỵ và qua đời ngay sau đó.
Source:Fides
 
Trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã bị tấn công
Đặng Tự Do
17:13 06/07/2022


Hôm 30 tháng 6, các tin tặc chưa xác định được danh tính đã tấn công trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là DREE.

Sau quyết định của Thánh Công Đồng Chính thống Nga, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của tổng giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ năm 2009, đã bị Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga bãi nhiệm vì ngài bất đồng quan điểm với Thượng Phụ Kirill về cuộc xâm lược Ukraine do Putin khởi xướng và được Thượng Phụ Kirill nồng nhiệt ủng hộ.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã mất tất cả các chức vụ đang đảm nhận, chỉ còn giữ được chức vụ Giám Quản Tông Tòa tại Budapest nơi Chính Thống Giáo Nga chỉ có vài trăm tín hữu.

Từ ngày 7 tháng 6, Đức Cha Anthony Sevryuk được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Ngài đã thông báo rằng trang web mospat.ru, “đã bị tấn công. Chúng tôi đang làm việc để khôi phục chức năng của nó”.

Trong quá khứ, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa từng bị tấn công bởi các nhóm hacker.Tháng 4 năm ngoái, báo chí đưa tin về một vụ tấn công mạng nhằm vào Giáo Hội Chính thống Nga. Vào thời điểm đó, các tin tặc tuyên bố đã đánh cắp khoảng 57,5.000 email và gần 15 gigabyte dữ liệu.
Source:Sismografo
 
Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị chới với trong lễ trừ tà
Đặng Tự Do
17:14 06/07/2022


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #197: Priest ‘Slimed’ in Exorcism”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị ‘chới với’ trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Đó chắc chắn là một trường hợp khó khăn, nhưng nhiều tiến bộ đã được thực hiện. Một số thành viên trong nhóm gồm giáo dân và các linh mục đã có mặt trong các phiên trừ tà. Đối với phiên này, linh mục-linh hướng của người đau khổ cũng có mặt, là điều mà chúng tôi khuyến khích. Đó là lần đầu tiên ngài tham gia vào một lễ trừ tà long trọng dành cho một người bị quỷ ám.

Đặc biệt, đối với những lễ trừ tà long trọng, chúng tôi cẩn thận sàng lọc những ai đang ở trong phòng. Chúng tôi chỉ nhận những người Công Giáo trưởng thành, những người có đức tin mạnh mẽ với khả năng được công nhận cho sứ vụ này. Tuy nhiên, phiên đầu tiên có thể hơi áp đảo, đặc biệt là khi có sự biểu hiện mạnh mẽ của ma quỷ. Không có gì thực sự có thể chuẩn bị cho bạn để đối mặt hoàn toàn với Ác ma.

Khi phiên trừ tà kéo dài kết thúc, Nhà Trừ Tà, như mọi khi, cầu nguyện những lời cầu nguyện giải thoát và bảo vệ. Sau đó, cả đội tạm dừng sang phòng tiếp theo để họp và tóm tắt lại. Linh mục-linh hướng cũng có mặt. Đã có lúc, vị linh mục cố gắng nói nhưng cứ lắp bắp, nói năng lộn xộn. Ngài nói rằng ngài không thể suy nghĩ mạch lạc và gặp khó khăn khi nói chuyện cho trôi chảy. Ngài bối rối và nói thêm, “Tôi không thể hiểu tại sao bộ não của tôi không hoạt động.”

Nhà Trừ Tà hỏi ngài về các triệu chứng của một cách sâu sắc hơn. Cuối cùng, Nhà Trừ Tà kết luận, “Có vẻ như cha đã bị 'chới với'“ (mượn một cách diễn đạt trong cuốn phim nổi tiếng). Nhà Trừ Tà khiến vị linh mục nhớ đến một cảnh phim khi một sự hiện diện của ác quỷ đi qua một người để lại một lớp cặn nhầy nhụa khiến người ấy chới với, mất phương hướng về mặt tinh thần. “ Đúng vậy,” vị linh mục nói, “Cảm giác như vậy đấy. “

Vì vậy, Nhà Trừ Tà đã thực hiện một vòng cầu nguyện thanh tẩy khác cho vị linh mục và toàn đội. Những “lời cầu nguyện để được bảo vệ” và “lời cầu nguyện thanh tẩy” ở đầu và cuối buổi trừ tà là quan trọng và phần lớn có hiệu quả. *Trong những trường hợp khó khăn, một số hiệu ứng ma quỷ cần phải bị phá vỡ trong lời cầu nguyện lần thứ hai.

Là một đội trừ tà, chúng tôi cố gắng thực thi chức vụ của mình một cách chính trực. Chúng tôi vâng phục mọi giáo huấn Giáo hội và các bề trên trong Giáo hội của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải “ở dưới cái ô” bảo vệ của Giáo hội. Chúng tôi sẵn sàng làm như vậy. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khó khăn, chúng ta có thể bị “chới với” và có thể cảm nghiệm một số triệu chứng ma quỷ hạn chế.

Chúng tôi coi đó là một cái giá nhỏ khi tham gia vào chức vụ này. Và chúng tôi cầu nguyện rằng những hy sinh nhỏ bé của chúng tôi là một ân sủng bổ sung cho những người đau khổ đến với chúng tôi để được giúp đỡ. Trái tim của chúng tôi hướng về họ và chúng tôi cầu nguyện cho sự giải thoát nhanh chóng cho họ.
Source:Catholic Exorcism
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ngài sẽ bổ nhiệm phụ nữ vào Thánh bộ Giám mục
Thanh Quảng sdb
18:26 06/07/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay ngài sẽ bổ nhiệm phụ nữ vào Thánh bộ Giám mục

Trong phần thứ ba của cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ kế hoạch mở rộng vai trò của phụ nữ trong Giáo triều Rôma, đồng thời thông báo ý định bổ nhiệm hai phụ nữ vào Thánh Bộ Giáo hoàng trong việc lựa chọn các giám mục.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố việc bổ nhiệm hai phụ nữ vào Bộ Giám mục, những người sẽ tham gia vào quá trình lựa chọn các giám mục mới.

Đức Thánh Cha đã đưa ra những lý do trong cuộc phỏng vấn với Phóng viên Philip Pullella của hãng Reuters, trước những câu hỏi về sự hiện diện của nữ giới ở Vatican; Trong Tông huấn "Truyền Giảng Tin mừng" (Praedicate evangelium), trong đó đề cập đến việc cải tổ Giáo triều; và những Thánh bộ nào (của Vatican) có thể được giao cho người giáo dân trong tương lai.

"Tôi đã để ngỏ nếu có cơ hội... Hiện tại, Thánh bộ đã có Chủ tịch và phó Chủ tịch... Bây giờ, hai phụ nữ được bổ nhiệm vào Thánh bộ Giám mục, trong ủy ban bầu chọn các giám mục, và như vậy việc cải tổ đang dần dần được hình thành."

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng trong tương lai, ngài nhận thấy khả năng giáo dân sẽ được bổ nhiệm lãnh đạo một số bộ tại Vatican như Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, Bộ Văn hóa và Giáo dục, hay Thư viện Vatican.

Đức Thánh Cha nhắc lại năm ngoái ngài đã bổ nhiệm Nữ tu Raffaella Petrini, vào vị trí số hai điều hành Thành phố Vatican, khiến sơ trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ này.

Trước đó, vào tháng 1 năm 2020, Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm sơ Francesca di Giovanni, một phụ nữ đầu tiên làm Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đa phương trong Thánh bộ Quan hệ của Tòa thánh với các Quốc gia và các Tổ chức Quốc tế.

Các bổ nhiệm đáng chú ý khác của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm Nữ tu Nathalie Becquart, một thành viên người Pháp của Dòng Truyền giáo Thánh Xaviê, làm thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục; và Nữ tu Alessandra Smerilli, Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, là Thứ trưởng của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Toàn diện Con người.

Một số phụ nữ khác đã nắm giữ các vị trí cấp cao ở Vatican, bao gồm bà Barbara Jatta, nữ giám đốc đầu tiên của Viện bảo tàng Vatican; Nataša Govekar, Giám đốc Văn phòng Thần học-Mục vụ của Bộ Truyền giảng Tin mừng; và Cristiane Murray, phó giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, tất cả đều do Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm.

Tháng trước, Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống, đã nói đùa rằng, với việc ban hành Hiến pháp mới cho Giáo triều, ngài có thể là giáo sĩ cuối cùng lãnh đạo Bộ này...
 
Thông Báo
Phân ưu cùng xướng ngôn viên Túy Vân
J.B. Đặng Minh An
23:26 06/07/2022
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,

VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em

Ông Phêrô Phaolô Nguyễn Thanh Truyền

Sinh ngày 20/12/1930
tại làng Đông Am – Xã Vĩnh Hiền – Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên
là thân phụ của xướng ngôn viên Túy Vân
vừa được Chúa gọi về với Ngài lúc 8g05 sáng 6/7/2022 tại San Jose - California

Ban Giám Đốc VietCatholic thành kính phân ưu cùng Túy Vân
và xin Chúa đón nhận linh hồn Phêrô Phaolô vào hưởng ánh sáng ngàn thu;
xin Người lau khô những dòng lệ của tang quyến
Đặng Minh An
Phó Giám Đốc VietCatholic
 
VietCatholic TV
Ukraine bắn vào hàng loạt kho đạn, rung chuyển Kamaz. Kết quả khi lính Nga bắn vào bụng thử áo giáp
VietCatholic Media
02:52 06/07/2022


1. Ukraine bắn vào hàng loạt các kho đạn trong vùng Donetsk

Đại diện từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, gọi tắt là DPR, cho biết trong ngày thứ Ba 6 tháng 7, Ukraine đã bất ngờ tấn công cường tập vào thành phố Donetsk ở Donbas.

Người đại diện cho biết: “Mười quả đạn pháo cỡ 155 ly đã bắn vào thành phố của chúng tôi.”

Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, cáo buộc các lực lượng Ukraine đã nã pháo vào thường dân trong thành phố Donetsk. Tuy nhiên, theo CNN, các đoạn video do Nga đưa ra cho thấy các vụ nổ diễn ra liên tục, cho thấy đạn dược có thể đã được cất giữ trong những nơi bị trúng đạn pháo.

Pháo 155 ly được sử dụng bởi các nước NATO, bao gồm Mỹ. Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ khác, chẳng hạn như Ukraine, không dùng loại đạn này. Điều này cho thấy các đạn pháo được bắn ra từ thiết bị do phương Tây cung cấp.

Các quan chức Ukraine vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các cuộc tấn công bị cáo buộc nhưng các video đăng trên mạng xã hội và được CNN định vị địa lý cho thấy khói bốc lên từ trung tâm Kamaz, ở Donetsk, trong khu vực các cuộc tấn công đã được giới chức DPR báo cáo.

Trong vùng Donbas, Nga được tường trình có ưu thế hỏa lực gấp 10 lần quân Ukraine. Chính vì thế, theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, pháo binh Ukraine pháo kích có chọn lọc vào các kho đạn và các sở chỉ huy, không pháo kích bừa bãi.

2. Ukraine vẫn bám trụ tại các khu vực của Luhansk khi cuộc tấn công của Nga tiếp tục ở Donbas

Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga vào làng Bilohorivka, một trong số ít các khu vực bên trong khu vực Luhansk vẫn do Kyiv kiểm soát, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Luhansk cho biết hôm thứ Ba.

“Những nỗ lực chính của người Nga tập trung vào việc thiết lập quyền kiểm soát lãnh thổ vùng Luhansk trong biên giới hành chính của nó,” Serhiy Haidai nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo tạm dừng hoạt động đối với các lực lượng Nga đã tiếp quản phần lớn Luhansk, và ông đã chúc mừng họ vào hôm thứ Hai. Nhưng các báo cáo của Ukraine từ tiền tuyến cho thấy ngược lại. Theo thông tin cập nhật từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, các cuộc giao tranh trên biên giới hành chính của khu vực vẫn tiếp diễn.

Quân đội Ukraine cho biết, tại khu vực lân cận Donetsk, cũng ở Donbas, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục chiến đấu trong một số thành phố, như Avdiivka, Marinka và Bakhmut, nơi các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự bị hư hại.

Trong khi đó, tình hình ở khu vực Donetsk “vẫn còn khó khăn”, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Ba.

“Không có một thành phố an toàn nào trong vùng Donetsk. Không có nơi nào không bị pháo kích.”

Kyrylenko nói rằng “ở những thành phố tương đối xa chiến tuyến, hỏa tiễn hành trình được sử dụng” trong khi “tất cả các loại pháo, xe tăng, hỏa tiễn, bom trên không” đều nhắm vào tiền tuyến.

Tại các khu vực đã nằm trong sự kiểm soát của Nga, các quan chức Ukraine cho biết, trọng tâm của Mạc Tư Khoa là thiết lập một cơ cấu kiểm soát.

Quân đội Ukraine cho biết: “Tại Severodonetsk, một văn phòng chỉ huy đã được thành lập, theo kế hoạch của họ, sẽ thay thế chính quyền địa phương và họ đang tìm kiếm các chuyên gia về nhà ở và dịch vụ xã hội”.

3. Putin nói rằng các tướng lĩnh đã đề xuất “phát triển các hoạt động tấn công” và các lực lượng phải tiến hành theo kế hoạch

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã nhận được đề xuất từ các tướng lĩnh quân đội Nga về việc phát triển “các chiến dịch tấn công” ở Ukraine.

“Hôm nay, Đại tướng Alexander Pavlovich Lapin và Đại tướng Lục quân Sergey Vladimirovich Surovikin cũng đã báo cáo với tôi về tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao và các đề xuất của họ về việc phát triển các chiến dịch tấn công tiếp theo”, ông Putin nói với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tại cuộc họp ở Điện Cẩm Linh.

Bộ Quốc phòng phải ủng hộ “quan điểm” được đưa ra trong các đề xuất của các chỉ huy tại mặt trận, ông Putin nói thêm rằng trong khi các đơn vị quân đội tham gia hoạt động ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk nên nghỉ ngơi, các đội hình khác, bao gồm cả miền Đông và Nhóm phía Tây, phải tiến hành các nhiệm vụ theo kế hoạch.

Điều này diễn ra khi ông Putin chúc mừng quân đội Nga đã “đạt được chiến thắng” ở khu vực Luhansk của Ukraine.

4. Người lính Nga gục ngã sau khi tự bắn vào bụng mình trong trò đùa không thành công

Một người lính Nga đã gục xuống đất quằn quại trong đau đớn sau khi tự bắn vào bụng mình trong một trò đùa không thành công khi đang đóng quân ở vùng Donbas, Ukraine. Trong một khoảnh khắc nhẹ dạ cả tin, một người lính đã tự bắn súng vào mình khi đang mặc áo chống đạn.

Daily Star đưa tin: Rõ ràng nghĩ rằng sự bảo vệ sẽ che chắn cho mình, anh ta đã bắn súng vào bụng mình trong khi hét lên: “Hãy nhìn, đây là Donbas chó chết”.

Nhưng ngay khi bóp cò người lính gục xuống trên mặt đất. Anh ta dường như bị rất nặng, khó thở và nhìn đau đớn, trong khi các đồng nghiệp của anh ta lại phá ra cười.

Đồng đội của anh ấy, người đã ghi lại toàn bộ cảnh này máy quay, có thể nghe thấy đang cười và nói: “Có vẻ như nó bị thương.”

Nga đang tham gia vào một trận chiến khốc liệt với Ukraine ở phía đông đất nước và trong khi họ đang tiến được một cách chậm chạp, họ cũng đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề với ước tính khoảng 36.000 người chết kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.

Sau khi ban đầu tấn công Ukraine từ mọi hướng, dường như với niềm tin rằng họ sẽ nhanh chóng áp đảo nước láng giềng của mình, họ buộc phải thay đổi chiến thuật và chỉ tiếp tục tấn công từ phía đông.

Mạc Tư Khoa đã bắt các lính nghĩa vụ từ các vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát ở Ukraine, với các báo cáo cho thấy những người từ chối phục vụ sẽ bị đe dọa với án tử hình.

Bình luận về nỗ lực của Nga trong việc bắt lính ở vùng Luhansk, Cao ủy Nhân quyền Ukraine, Liudmyla Denisova, cho biết: “Quân xâm lược Nga đang tìm kiếm những người đàn ông trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Họ đột kích vào các gia đình và các khu vực ngoại ô. Những người lính nghĩa vụ bị bắt đi ngay trước mũi súng, và trong trường hợp có bất kỳ sự kháng cự nào, những người này sẽ bị đe dọa xử tử.”

Các quan chức Ukraine cho biết quân đội Nga hiện đang tham gia vào các cuộc giao tranh ác liệt được hỗ trợ bởi hỏa lực pháo binh khi họ tiến hành một cuộc tấn công lớn vào khu vực Donetsk của Ukraine, các quan chức Ukraine cho biết như trên, một ngày sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố chiến thắng ở tỉnh lân cận Luhansk.

5. Thủ tướng Vương quốc Anh đề nghị tìm “các tuyến đường thay thế” để chuyển ngũ cốc ra khỏi Ukraine

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết, cộng đồng quốc tế sẽ cần phải tìm “các tuyến đường thay thế” để vận chuyển nguồn cung cấp ngũ cốc ra khỏi Ukraine.

Phát biểu tại quốc hội sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo G7 tuần trước, Johnson đề nghị sử dụng các tuyến đường sắt hoặc sông Danube nếu không thể dựa vào eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Johnson nói: “Chúng tôi đang xem xét tất cả các phương án khả thi, bao gồm cả đường sắt” để cố gắng đưa ngũ cốc ra ngoài dù với số lượng ít hơn”.

Ukraine cáo buộc Nga phong tỏa các cảng của họ và cố gắng “đánh cắp” ngũ cốc của Ukraine. Liên Hiệp Quốc cho biết việc Nga phong tỏa các cảng của Ukraine đã làm tăng giá lương thực toàn cầu và có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.

Hôm thứ Hai, các quan chức Ukraine đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một con tàu mang cờ Nga chở ngũ cốc từ Ukraine.

“Sự hợp tác của người Thổ Nhĩ Kỳ là hoàn toàn không thể thiếu để giải quyết vấn đề này và họ đang làm hết sức mình,” Johnson nói. “Tôi cảm ơn Tổng thống Erdoğan vì những nỗ lực mà ông ấy đang thực hiện.”

Ông Johnson cho biết thêm, Vương quốc Anh đang cung cấp các cơ sở khử thủy lôi và bảo hiểm.

Thủ tướng Johnson nói: “Có những giải pháp thay thế không liên quan đến sự hiện diện của Anh hoặc các tàu chiến khác ở Hắc Hải. Chúng tôi sẽ ngày càng phải xem xét các phương tiện thay thế để chuyển ngũ cốc đó khỏi Ukraine nếu chúng tôi không thể sử dụng đường biển, nếu chúng tôi không thể sử dụng eo biển Bosphorus.”

Johnson nói: “Mặc dù chúng có thể liên quan đến một đường lối khó khăn hơn, những gì chúng tôi cũng đang xem xét là khả năng sử dụng các con sông, đặc biệt là sử dụng sông Danube.”

6. Thủ tướng Đức gọi lạm phát cao do sự xâm lược của Nga là một “thách thức lịch sử”

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết người dân ở Đức phải cùng nhau đương đầu với “thách thức lịch sử” về việc chi phí sinh hoạt tăng cao gây ra bởi sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết như trên sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động.

Scholz nói với các phóng viên: “Cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ không qua đi trong vài tháng tới. Chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống là không có thay đổi lạc quan trong tương lai gần.”

Ông nói thêm: “Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga đã thay đổi mọi thứ, đồng thời, chuỗi cung ứng vẫn đang bị gián đoạn vì đại dịch và sự không chắc chắn nói chung đang gia tăng. “Chúng ta sẽ vượt qua được khủng hoảng nếu chúng ta cùng đồng ý với nhau về các giải pháp”.

Scholz đã bắt đầu một loạt các cuộc họp vào thứ Hai để thúc đẩy “tinh thần đoàn kết” trong cái gọi là “hành động phối hợp” với các công đoàn, người sử dụng lao động, Ngân hàng Liên bang, các nhà khoa học và chính phủ để đối phó với những thách thức của lạm phát gây ra chi phí năng lượng tăng vọt.

Đức sẽ chi 30 tỷ euro để giúp các hộ gia đình giải quyết chi phí gia tăng, thủ tướng cho biết.

7. Vương quốc Anh công bố thêm các lệnh trừng phạt Belarus

Vương quốc Anh đã công bố một gói trừng phạt mới chống lại Belarus, trị giá khoảng 60 triệu bảng Anh hay 73 triệu USD, vì vai trò của nước này trong việc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine.

Theo Bộ Trưởng Ngoại Giao Liz Truss, các biện pháp trừng phạt kinh tế, thương mại và vận tải mới sẽ bao gồm cấm nhập khẩu sắt thép của Belarus, đồng thời cấm xuất khẩu hàng hóa lọc dầu, các thành phần công nghệ tiên tiến và các sản phẩm xa xỉ.

Các biện pháp trừng phạt, đã có hiệu lực từ hôm thứ Ba, cũng cấm các công ty Belarus phát hành trái phiếu và chứng khoán ở London.

“Chế độ Belarus đã tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lược của Putin, cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của mình để tấn công Ukraine – cho phép Nga phóng hỏa tiễn từ bên trong biên giới của họ và cho các máy bay phản lực của Nga bay qua không phận của họ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng công khai ủng hộ Điện Cẩm Linh, tuyên bố rằng Kyiv đang 'khiêu khích Nga' để biện minh cho cuộc xâm lược đẫm máu của Putin”

Vương quốc Anh trước đó đã áp dụng thuế quan đối với một loạt hàng hóa của Belarus và trừng phạt một số công dân và công ty Belarus.
 
Đức Thánh Cha nói với các tín hữu Nam Sudan qua video, tiếp phái đoàn Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople
VietCatholic Media
04:54 06/07/2022


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với Nam Sudan qua video vào ngày 2 tháng 7

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến người dân Nam Sudan vào hôm thứ Bảy, Đại Biện Lâm Thời Tòa của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Juba đã cho biết như trên.

Thông điệp này trùng với ngày Đức Thánh Cha công du CHDC Congo, và sau đó là Nam Sudan theo như dự trù nhưng sau đó đã bị hủy bỏ vì tình trạng sức khoẻ của ngài.

Đức ông Ionut Paul cho biết chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng vẫn chưa bị hủy bỏ và thông điệp video là để đưa ra sự bảo đảm rằng Giáo hoàng sẽ đến Nam Sudan trong một tương lai chưa thể xác định.

“Vì vậy, chúng tôi có tin tốt lành và chúng tôi rất vui được chia sẻ tin tức này với anh chị em, chúng ta hãy tiếp tục chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng như chúng tôi đã nói trước đó rằng chuyến thăm sẽ không bị hủy bỏ,” nhà ngoại giao nói thêm.

Theo dự trù ban đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Kinshasa của Cộng Hòa Congo vào cuối tuần qua, trước khi đến Juba. Nhưng vị Giáo Hoàng 85 tuổi người Á Căn Đình đã phải hoãn cả hai chuyến đi cách đây 2 tuần vì chấn thương đầu gối và chân.

Trong khi đó, tuần trước, Tòa Thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Canada, vào ngày 24 tháng Bảy.

Tổng giáo phận Công Giáo Juba nói với báo chí rằng Đức Hồng Y Pietro Parolin, qvk Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ thăm Nam Sudan trước chuyến thăm chưa được lên lịch của Giáo hoàng.

Tin tức này đã được đón nhận với những phản ứng trái chiều của công chúng.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Vatican tại nước này bảo đảm với công chúng rằng chuyến thăm không thể xảy ra của Đức Giáo Hoàng chỉ vì lý do sức khỏe.

“Chuyến thăm chỉ bị hoãn lại vì lý do sức khỏe và sự xuất hiện của Đức Hồng Y không thay thế chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng mà chỉ là một bước nữa để chuẩn bị cho sự sắp tới của ngài,” Đức ông Ionut Paul nói trước giới truyền thông ở Juba.

“Bây giờ chúng tôi có thông tin rằng chuyến thăm Canada đang diễn ra. Đó không phải là một thông điệp tiêu cực đối với các nước Phi Châu.”


Source:Eye Radio

2. Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople

Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao sự hòa giải giữa các tín hữu Kitô, như một đóng góp vào sự tái lập hòa bình giữa các dân tộc đang xung đột với nhau.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng hôm 30 tháng Sáu vừa qua, dành cho phái đoàn của Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ, do Đức Tổng Giám Mục Telmissos Job, đại diện Đức Thượng phụ Bartolomaios làm trưởng đoàn, về Roma tham dự lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, bổn mạng của Giáo hội Roma, ngày 29 tháng Sáu vừa qua.

Đức Tổng Giám Mục Job cũng là đồng chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và Chính thống. Cùng đi trong đoàn, có Đức Giám Mục Alicarnassos Adrianos và thầy phó tế tại Tòa Thượng phụ Barnagas Grigoriadis.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nồng nhiệt cám ơn phái đoàn và đặc biệt chào thăm Đức Thượng phụ Bartolomaios, Giáo chủ Chính thống Constantinople và cũng là Thượng phụ danh dự chung của Chính thống giáo. Ngài đặc biệt nhắc đến câu của Đức Cố Thượng phụ Athenagoras, mới kỷ niệm lễ giỗ 50 năm, nói về “các Giáo hội chị em, và các dân tộc anh em” và Đức Thánh Cha nhận định rằng: “Sự hòa giải giữa các Kitô hữu xa cách, như một đóng góp cho hòa bình giữa các dân tộc đang xung đột, ngày nay là điều thời sự hơn bao giờ hết, trong khi thế giới đang bị chao đảo vì một cuộc gây hấn chiến tranh tàn ác và điên rồ, trong đó bao nhiêu Kitô hữu đánh nhau. Nhưng đứng trước gương mù chiến tranh, trước tiên cần phải làm ba điều, đó là khóc thương, cứu giúp và hoán cải”: Khóc thương các nạn nhân vì quá nhiều máu đã đổ ra, cái chết của bao nhiêu người vô tội, những chấn thương của các gia đình, thành thị và toàn thể một dân tộc... Tiếp đến là cứu giúp: trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta cần thực thi bác ái đối với Chúa Giêsu di dân, nghèo khổ và bị thương. Và cũng cần hoán cải để hiểu rằng những chinh phục võ trang, bành trướng và chủ nghĩa đế quốc chẳng liên hệ gì với Nước mà Chúa Giêsu đã loan báo, không liên quan gì với Chúa Phục sinh, Đấng tại vườn Giệtsimani đã bảo các môn đệ từ bỏ bạo lực, xỏ gươm vào vỏ, vì “Tất cả những ai dùng gươm, thì sẽ chết vì gươm” (Mt 26, 52).

“Giáo hội chị em, dân tộc anh em”: Vì thế vấn đề tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, không phải chỉ là một vấn đề nội bộ các Giáo hội mà thôi, nhưng đó còn là một điều kiện không thể từ bỏ để thực hiện mộ tình huynh đệ chân chính, đại đồng, được biểu lộ trong công lý và tình liên đới đối với mọi người”.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha cũng nói đến một dấu chỉ hy vọng, trên con đường tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn giữa các tín hữu Kitô, đó là khóa họp mới đây của Tiểu ban Phối hợp của Ủy ban Hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, sau hai năm bị gián đoạn vì đại dịch, nay mới nhóm họp hồi tháng Năm vừa qua. Đức Thánh Cha cầu mong cho cuộc đối thoại thần học này được tiến triển, thăng tiến một tâm thức mới, ý thức về những lỗi lầm quá khứ, dẫn tới chỗ cùng nhau nhìn về hiện tại và tương lai, không để cho mình bị kẹt trong các thành kiến của các thời đại trước đây”.
 
Nga bị phục kích thiệt mất hàng trăm triệu USD. NATO: Phần Lan, Thụy Điển tiến thêm một bước lớn
VietCatholic Media
16:16 06/07/2022


1. Nga bị phục kích thiệt mất hàng trăm triệu USD

Trong bản báo cáo sáng 7 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày 5 tháng 7, ngày thứ 132 của cuộc chiến, Lữ đoàn cơ giới hóa số 28 đã phục kích một đoàn xe Nga, thổi bay hai bệ phóng hỏa tiễn BM-27 Uragans, và hai phương tiện vận chuyển hỏa tiễn chuyên dụng là TZM-Ts của Nga.

Video trên Telegram cho thấy xe tăng của Lữ đoàn 28 Ukraine đã thổi bay các phương tiện quân sự của Nga trong một trận chiến dữ dội, khiến một đám khói lớn bốc lên không trung, trong khi các phương tiện cháy ngùn ngụt trên mặt đất.

Trung tâm Truyền thông Chiến lược và An ninh Thông tin Ukraine nhận xét rằng: “Các Hiệp sĩ Ukraine đã biến thiết bị của quân xâm lược Nga thành phế liệu một cách khéo léo”.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cũng báo cáo rằng từ ngày 24 tháng 2 đến hết ngày 5 tháng 7, Nga đã mất khoảng 36.350 binh sĩ, 1.594 xe tăng, 3.772 phương tiện chiến đấu bọc thép, 806 đơn vị pháo binh, 247 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 105 hệ thống phòng không, 217 máy bay chiến đấu., 187 máy bay trực thăng, 660 máy bay không người lái, 144 hỏa tiễn hành trình, 15 tàu chiến, 2.634 phương tiện cơ giới và tàu chở nhiên liệu, cùng 65 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Các lực lượng Ukraine đã cho nổ tung một kho đạn của Nga gần Kharkiv

Trong bản báo cáo hôm thứ Tư 6 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết “Ở hướng Izyum, quân đội của chúng tôi đã cho nổ tung các kho chứa đạn pháo của Nga.”

Izium là một thành phố trên sông Donets ở vùng Kharkiv của miền đông Ukraine.

NewsWeek đã liên hệ với Lực lượng Bộ binh của Các lực lượng Vũ trang Ukraine để đưa ra bình luận thêm, cũng như Bộ Quốc phòng Nga, nhưng chưa nhận được phản hồi vào thời điểm viết bài.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 5 tháng 7, Nga đã mất khoảng 36.350 binh sĩ, 1.594 xe tăng, 3.772 phương tiện chiến đấu bọc thép, 806 đơn vị pháo binh, 247 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 105 hệ thống phòng không, 217 máy bay chiến đấu., 187 máy bay trực thăng, 660 máy bay không người lái, 144 hỏa tiễn hành trình, 15 tàu chiến, 2.634 phương tiện cơ giới và tàu chở nhiên liệu, cùng 65 đơn vị thiết bị đặc biệt.

3. Thống đốc vùng Donetsk miền đông Ukraine kêu gọi di tản toàn bộ 350.000 cư dân còn lại khi cuộc tấn công của Nga gia tăng.

Thống đốc Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết hôm thứ Ba rằng cuộc di tản hàng loạt sẽ giúp các lực lượng Ukraine xác định “vận mệnh” của đất nước và có khả năng cứu sống người dân Donetsk trong vùng biển lửa của Nga. Lời kêu gọi di tản được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố chiến thắng ở khu vực Luhansk bên cạnh và trong khi cuộc tấn công của Nga vào phần lớn lãnh thổ Ukraine tiếp tục leo thang.

“Vận mệnh của cả đất nước sẽ do khu vực Donetsk quyết định”, Kyrylenko cho biết trong khi phát biểu trước báo giới tại Kramatorsk, trung tâm hành chính của Donetsk. “Một khi có ít người hơn, chúng tôi sẽ có thể tập trung nhiều hơn vào quân Nga và thực hiện các nhiệm vụ chính của mình.”

Kyrylenko nói tiếp rằng các cuộc pháo kích gần đây của Nga diễn ra “rất hỗn loạn” và đã tấn công mạnh vào Kramatorsk và thành phố Sloviansk gần đó. Ông nói rằng các cuộc tấn công không có bất kỳ “mục tiêu cụ thể” nào và thay vào đó nhằm mục đích “chỉ để phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư” và gây hoang mang lo sợ.

Trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Ba, Kyrylenko nhắc lại lời kêu gọi dân thường di tản khỏi khu vực trong khi viết rằng một cuộc tấn công của Nga vào một khu chợ ở Sloviansk đã khiến ít nhất hai người chết và bảy người bị thương. Kyrylenko nói rằng Nga đã “có chủ đích đánh vào những nơi tập trung dân thường” và mô tả vụ tấn công là “khủng bố thuần túy”.

“Nhà nước khủng bố phải được đưa ra công lý!” ông viết. “Tôi kêu gọi mọi người: di tản! Bây giờ điều quan trọng nhất là giữ gìn sống! “

Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, hơn 7,1 triệu người đã phải di dời bên trong Ukraine trong khi 4,8 người tị nạn khác đã rời khỏi đất nước, theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn

4. Quốc hội Nga thông qua cuộc bỏ phiếu ban đầu về các biện pháp kinh tế nhằm hỗ trợ quân đội Nga

Một loạt các biện pháp kinh tế mới nhằm hỗ trợ quân đội Nga đã được thông qua trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên tại Duma Quốc gia, tức là hạ viện của Nga.

Vẫn còn một số vòng thủ tục tại quốc hội để tiến hành, nhưng nếu các biện pháp được thông qua, các pháp nhân ở Nga sẽ không thể từ chối các hợp đồng với Lực lượng vũ trang Nga.

Mặc dù các quan chức Nga tiếp tục gọi cuộc chiến ở Ukraine là “một hoạt động quân sự đặc biệt”, nhưng các biện pháp mới sẽ có nghĩa là nước này đang tái định hình ngành công nghiệp của mình để hỗ trợ cuộc xâm lược đang diễn ra, đặt đất nước vào nền kinh tế thời chiến.

Trong tuyên bố của mình, Phó Thủ tướng Yuri Borisov lưu ý “áp lực trừng phạt rất lớn” từ phương Tây.

“Các dự luật đưa ra nghĩa vụ của các tổ chức trong việc ký kết hợp đồng để bảo đảm chống khủng bố và các hoạt động khác bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga, đồng thời trao quyền cho các nhà thầu mua các sản phẩm cần thiết để thực hiện Đơn đặt hàng Quốc phòng từ một nhà cung cấp duy nhất.”, Borisov cho biết như trên theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti.

Các biện pháp kinh tế sẽ vẫn phải trải qua các cuộc thảo luận lần thứ hai và thứ ba tại Duma Quốc gia, được thượng viện xem xét và được Putin ký ban hành để trở thành luật.

Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Trong khi họ đã đạt được một số thành công nhất định ở lãnh thổ miền đông Ukraine, họ cũng đã phải chịu tổn thất nặng nề về quân đội và trang thiết bị của mình.

5. Thủ tướng Anh Johnson nói với Zelenskiy rằng ông ủng hộ Ukraine trong các cố gắng chiếm lại các lãnh thổ bị Nga chiếm giữ

Phát ngôn nhân của Phố Downing cho biết, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba rằng ông ủng hộ Ukraine trong nỗ lực chiếm lại các lãnh thổ bị Nga chiếm giữ gần đây.

“Thủ tướng nói rằng thế giới đang đứng sau Ukraine và ông ấy tin rằng quân đội của Tổng thống Zelenskiy có thể chiếm lại lãnh thổ mà lực lượng của Putin mới chiếm được”

Thủ tướng Johnson đã cập nhật cho Zelenskiy về các thiết bị quân sự mới nhất của Anh đang được gửi tới Ukraine, “bao gồm 10 hệ thống pháo tự hành và đạn dược, sẽ đến trong những ngày và tuần tới”

6. Phần Lan và Thụy Điển tiến gần hơn một bước tới việc gia nhập NATO

Phần Lan và Thụy Điển đã tiến gần hơn một bước tới việc gia nhập NATO hôm thứ Ba khi 30 thành viên của liên minh đã ký vào một nghị định thư gia nhập, gửi vấn đề đến từng quốc hội thành viên để phê chuẩn.

Việc ký kết giao thức tại trụ sở của NATO ở Brussels đã được thực hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối tại một hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào tuần trước.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói: “Đây thực sự là một thời khắc lịch sử đối với Phần Lan, Thụy Điển và NATO. Với 32 quốc gia xung quanh bàn, chúng tôi sẽ thậm chí còn mạnh hơn.”

Phần Lan, có chung đường biên giới dài 840 dặm với Nga và Thụy Điển, có đường biên giới trên biển với Nga, ngay lúc này sẽ không được bảo vệ ngay bằng Điều 5 - trong đó nói rằng một cuộc tấn công chống lại một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả - nhưng sẽ được cấp quyền truy cập thông tin tình báo.

Quá trình phê chuẩn có thể mất tới một năm và vẫn chưa chắc chắn - vì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo rằng chính phủ của ông vẫn có thể phủ quyết nếu yêu cầu của họ đối với Stockholm và Helsinki về việc dẫn độ các nghi phạm khủng bố không được đáp ứng.

Ankara khẳng định hai nước Bắc Âu đang chứa chấp những người có liên hệ với các nhóm người Kurd sống ngoài vòng pháp luật hoặc mạng lưới của giáo sĩ Fethullah Gullen có trụ sở tại Mỹ, người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là đứng sau cuộc đảo chính bất thành năm 2016.

Ngoại trưởng của Phần Lan và Thụy Điển đã phản đối rằng việc dẫn độ những người mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là nghi phạm khủng bố là một phần của thỏa thuận dự kiến đạt được vào tuần trước để Ankara từ bỏ phản đối của mình.

“Chúng tôi sẽ tôn trọng bản ghi nhớ một cách đầy đủ. Tất nhiên, không có danh sách hoặc bất cứ điều gì tương tự trong bản ghi nhớ, nhưng những gì chúng tôi sẽ làm là hợp tác tốt hơn khi đề cập đến những kẻ khủng bố”, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde nói.

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đồng tình và nói thêm: “Mọi thứ đã được thống nhất ở Madrid đều được nêu trong tài liệu. Không có tài liệu ẩn đằng sau điều đó hoặc bất kỳ thỏa thuận nào đằng sau đó”.

Ngay cả khi được hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, bất kỳ quốc gia nào trong số 29 quốc gia NATO khác vẫn có thể thực hiện quyền phủ quyết của họ và ngăn cản hai nước mới trở thành thành viên.

Tuy nhiên, khả năng Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh là rất cao. Điều đó thể hiện một thất bại ngoại giao đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã coi việc mở rộng NATO là một mối đe dọa an ninh.

Sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2, NATO đã tăng cường lực lượng lên đến hàng nghìn người ở Đông Âu để bảo vệ chống lại sự xâm lược quân sự của Putin.

Stoltenberg nói: “Chúng ta sẽ mạnh hơn nữa và người dân của chúng ta sẽ an toàn hơn khi chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

7. Hội nghị quốc tế thông qua các nguyên tắc phục hồi Ukraine lâu dài

Một hội nghị quốc tế ở Lugano, Thụy Sĩ đã thông qua một loạt các nguyên tắc sẽ hỗ trợ Ukraine lâu dài khi nước này cố gắng xây dựng lại và phục hồi sau cuộc chiến với Nga.

Diễn biến này xảy ra khi Hội nghị khôi phục Ukraine kéo dài hai ngày, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ hơn 40 quốc gia và tổ chức quốc tế, kết thúc.

Tuyên bố cam kết hỗ trợ kinh tế và công nghệ lâu dài “sẽ giúp Ukraine chuẩn bị cho thời gian sau chiến tranh trong khi chiến tranh vẫn đang hoành hành”, Ignazio Cassis, tổng thống Thụy Sĩ và người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang cho biết.

Cassis nói: “Tại Lugano, chúng tôi đã khởi động quá trình phục hồi Ukraine ở cấp quốc tế và đưa ra các nguyên tắc làm nền tảng cho sự phục hồi. Các nguyên tắc sẽ “liên kết phục hồi với cải cách” và tập trung vào tính minh bạch, quan hệ đối tác và bình đẳng.

Ông nói: “Điều này sẽ mang lại cho người dân Ukraine hy vọng và chắc chắn rằng họ không đơn độc, bởi vì sự phục hồi bền vững của Ukraine đòi hỏi sự hồi sinh, khả năng phục hồi và các thể chế được đổi mới phù hợp cho tương lai”.

Hôm thứ Hai, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết tại hội nghị rằng kế hoạch khôi phục Ukraine sẽ tiêu tốn khoảng 750 tỷ USD và tài sản Nga bị tịch thu phải là nguồn tài trợ chính.

8. Các nhà máy của Nga từ chối sửa chữa thiết bị hư hỏng trong chiến tranh

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết các nhà máy của Nga đang từ chối sửa chữa các thiết bị không còn hoạt động hoặc bị hư hại trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nước.

Hôm Chúa Nhật, 3 tháng 7, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, một bộ phận của Bộ Quốc phòng, đã đưa ra một thông cáo báo chí cho biết: “Xung đột giữa giới lãnh đạo quân đội Liên bang Nga và giám đốc các nhà máy quốc phòng ngày càng gia tăng khiến các xe thiết giáp mới không thể được đưa đến cho các lực lượng chiến đấu trong các khu vực tác chiến”.

Thông cáo cho biết thêm: “Đồng thời, giám đốc các công ty sửa chữa đã chỉ đạo nhân viên không nhận thiết bị sửa chữa. Họ phải làm như thế vì thiếu các thành phần và không nhận đủ số tiền từ quân đội cho các công việc đã hoàn thành.”

Theo thông cáo báo chí do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đưa ra, “lực lượng phòng thủ Ukraine đã vô hiệu hóa hơn 40% xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép của các đơn vị chiếm đóng chỉ riêng từ Quân khu phía Nam của Liên bang Nga.”

Thông cáo báo chí cũng tuyên bố rằng trong một số trường hợp, các thiết bị của Nga bị hư hỏng đã được tháo rời và các phụ tùng thay thế đã được “bán hoặc đổi lấy rượu”.

“Các cấp chỉ huy Nga đã cố gắng cứu vãn tình hình với sự trợ giúp của các đội sửa chữa được hình thành khẩn cấp, nhằm khôi phục các thiết bị gần những khu vực tác chiến. Tuy nhiên, tham nhũng và lòng tham lợi nhuận trong giới lãnh đạo quân sự Liên bang Nga đã khiến nỗ lực này không thành công”

Đầu tháng này, Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố trong một bài đăng trên Facebook rằng trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra, Nga đã mất ít nhất 1.589 xe tăng, hơn 3.500 xe bọc thép và hơn 35.000 nhân viên.

Vào tháng 3, Bộ Tổng tham mưu vũ trang Ukraine đã đưa ra một thông báo tương tự, nói rằng, “Các binh lính chiếm đóng hoạt động ở Ukraine đang rất cần sửa chữa và tái chế vũ khí và thiết bị quân sự bị hư hỏng.”

“Theo thông tin có được, do không thể nhập các phụ tùng do nước ngoài sản xuất nên công việc của các xí nghiệp thuộc Tổng công ty Uralzavod và Nhà máy máy kéo Chelyabinsk đã bị đình chỉ. Các công ty này chuyên sản xuất và sửa chữa xe tăng và các loại xe bọc thép khác cho các lực lượng vũ trang của liên bang Nga.”

Khi Mỹ và các quốc gia phương Tây khác tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Nga gần đây đã soạn thảo một dự luật tuyên bố rằng nước này đang phải đối mặt với “nhu cầu gia tăng trong ngắn hạn đối với việc sửa chữa vũ khí và thiết bị quân sự”.
 
Nhà trừ tà tiết lộ: Biểu hiện Sa tan thường khiến các linh mục nghẹn lời trong lần đầu dự lễ trừ tà
VietCatholic Media
17:10 06/07/2022


1. Những người đứng đầu các Giáo Hội tại Ai Cập bày tỏ lòng sự hài lòng đối với “Cách mạng ngày 30 tháng 6” đã đưa Tổng thống al Sisi lên nắm quyền

Nhân dịp kỷ niệm 9 năm cuộc “Cách mạng 30 tháng 6”, năm 2013 dẫn đến việc lật đổ chính phủ Ai Cập do Tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo lãnh đạo, các đại diện chính của các Giáo hội Kitô có mặt tại Ai Cập đã phê chuẩn thông điệp công khai đưa ra các nhận định tích cực của riêng mình liên quan đến sự kiện gây tranh cãi đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình chuyển đổi chính trị đau thương của đất nước Bắc Phi vĩ đại.

Tại cuộc họp truyền thống được tổ chức vào thứ Tư 29 tháng 6 tại Nhà thờ Chính thống giáo Coptic ở Alexandria, Thượng phụ Chính thống giáo Coptic-Tawadros II nói rằng cuộc Cách mạng ngày 30 tháng 6 đã cứu Ai Cập khỏi sự hỗn loạn và bóng tối đã nhấn chìm đất nước trong những năm trước đó.

Đức Thượng Phụ Tawadros, nhắc lại kỷ niệm 9 năm ngày “ Cách mạng”, đã chúc mừng Tổng thống Sisi, chính phủ, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Ai Cập và cảm ơn Chúa vì tất cả những phước lành mà Đấng toàn năng đã ban cho Ai Cập.

Đức Thượng Phụ nói thêm: “Chúng tôi biết rằng đất nước của chúng ta là một đất nước được may mắn vì đã được Chúa Giêsu viếng thăm và đã được chào đón Thánh Gia”. Ngài cũng cầu xin Thiên Chúa tiếp tục bảo vệ 105 triệu người Ai Cập trong hòa bình và thịnh vượng.

Về phần mình, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic Ibrahim Isaac Sidrak, cũng là Chủ tịch Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, đã gửi một bức điện chúc mừng tới Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi nhân dịp kỷ niệm 9 năm “Cách mạng” tháng Sáu.. “Thay mặt cho Hội đồng các Thượng phụ và các Giám mục Công Giáo ở Ai Cập, và tất cả các tổ chức và cơ quan Công Giáo, cũng như thay mặt tôi, chúng tôi xin chúc mừng Ngài Tổng thống Cộng hòa Abdel Fattah al Sisi nhân dịp Kỷ niệm 9 năm cuộc Cách mạng ngày 30 tháng Sáu.

“Giáo Hội Công Giáo Ai Cập xác nhận mối quan hệ và sự ủng hộ của họ với các cơ quan nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Abdel Fattah al Sisi, và cầu nguyện rằng Chúa toàn năng có thể hướng dẫn họ theo đuổi lợi ích của những người thân yêu của chúng ta”.

Ngày 24 tháng 6 năm 2012, cuộc bầu cử dân chủ đã cho thấy Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiến thắng và do đó, lãnh đạo của tổ chức này là Mohamed Morsi trở thành Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Ai Cập. Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền của ông này, tình hình đất nước đã trở nên tuyệt vọng vì Mohamed Morsi muốn biến Ai Cập thành một quốc gia Hồi Giáo dựa trên luật Sharia.

Ngày 30 tháng 6 năm 2013, 20 triệu người Ai Cập đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ và yêu cầu bầu cử sớm. Tại thời điểm này, Lực lượng Vũ trang, đứng đầu là Tướng Abdel Fattah al Sisi, người cũng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra một tối hậu thư 48 giờ yêu cầu khắc phục tình trạng bế tắc đã khiến đất nước tê liệt trong nhiều tuần. Vào ngày 3 tháng 7, quân đội đã lật đổ Tổng thống Morsi. Vào ngày 4 tháng 7, Thẩm phán Adli Mansur được bổ nhiệm làm Tổng thống lâm thời. Abdel Fattah al Sisi sau khi thôi giữ chức vụ trong quân đội đã ứng cử tổng thống trong hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2014, và được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập với 96,91% số phiếu bầu.

Ngày 17 tháng 6, 2019 trong một phiên tòa xét xử Morsi tội gián điệp, ông ta bị đột quỵ và qua đời ngay sau đó.
Source:Fides

2. Trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa đã bị tấn công

Hôm 30 tháng 6, các tin tặc chưa xác định được danh tính đã tấn công trang web của Ủy ban Đối Ngoại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là DREE.

Sau quyết định của Thánh Công Đồng Chính thống Nga, Đức Tổng Giám Mục Hilarion của tổng giáo phận Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ năm 2009, đã bị Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga bãi nhiệm vì ngài bất đồng quan điểm với Thượng Phụ Kirill về cuộc xâm lược Ukraine do Putin khởi xướng và được Thượng Phụ Kirill nồng nhiệt ủng hộ.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã mất tất cả các chức vụ đang đảm nhận, chỉ còn giữ được chức vụ Giám Quản Tông Tòa tại Budapest nơi Chính Thống Giáo Nga chỉ có vài trăm tín hữu.

Từ ngày 7 tháng 6, Đức Cha Anthony Sevryuk được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Volokolamsk, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Ngài đã thông báo rằng trang web mospat.ru, “đã bị tấn công. Chúng tôi đang làm việc để khôi phục chức năng của nó”.

Trong quá khứ, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa từng bị tấn công bởi các nhóm hacker.Tháng 4 năm ngoái, báo chí đưa tin về một vụ tấn công mạng nhằm vào Giáo Hội Chính thống Nga. Vào thời điểm đó, các tin tặc tuyên bố đã đánh cắp khoảng 57,5.000 email và gần 15 gigabyte dữ liệu.
Source:Sismografo

3. Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị “chới với” trong lễ trừ tà

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #197: Priest ‘Slimed’ in Exorcism”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 197: Linh mục cũng bị ‘chới với’ trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Đó chắc chắn là một trường hợp khó khăn, nhưng nhiều tiến bộ đã được thực hiện. Một số thành viên trong nhóm gồm giáo dân và các linh mục đã có mặt trong các phiên trừ tà. Đối với phiên này, linh mục-linh hướng của người đau khổ cũng có mặt, là điều mà chúng tôi khuyến khích. Đó là lần đầu tiên ngài tham gia vào một lễ trừ tà long trọng dành cho một người bị quỷ ám.

Đặc biệt, đối với những lễ trừ tà long trọng, chúng tôi cẩn thận sàng lọc những ai đang ở trong phòng. Chúng tôi chỉ nhận những người Công Giáo trưởng thành, những người có đức tin mạnh mẽ với khả năng được công nhận cho sứ vụ này. Tuy nhiên, phiên đầu tiên có thể hơi áp đảo, đặc biệt là khi có sự biểu hiện mạnh mẽ của ma quỷ. Không có gì thực sự có thể chuẩn bị cho bạn để đối mặt hoàn toàn với Ác ma.

Khi phiên trừ tà kéo dài kết thúc, Nhà Trừ Tà, như mọi khi, cầu nguyện những lời cầu nguyện giải thoát và bảo vệ. Sau đó, cả đội tạm dừng sang phòng tiếp theo để họp và tóm tắt lại. Linh mục-linh hướng cũng có mặt. Đã có lúc, vị linh mục cố gắng nói nhưng cứ lắp bắp, nói năng lộn xộn. Ngài nói rằng ngài không thể suy nghĩ mạch lạc và gặp khó khăn khi nói chuyện cho trôi chảy. Ngài bối rối và nói thêm, “Tôi không thể hiểu tại sao bộ não của tôi không hoạt động.”

Nhà Trừ Tà hỏi ngài về các triệu chứng của một cách sâu sắc hơn. Cuối cùng, Nhà Trừ Tà kết luận, “Có vẻ như cha đã bị 'chới với'“ (mượn một cách diễn đạt trong cuốn phim nổi tiếng). Nhà Trừ Tà khiến vị linh mục nhớ đến một cảnh phim khi một sự hiện diện của ác quỷ đi qua một người để lại một lớp cặn nhầy nhụa khiến người ấy chới với, mất phương hướng về mặt tinh thần. “ Đúng vậy,” vị linh mục nói, “Cảm giác như vậy đấy. “

Vì vậy, Nhà Trừ Tà đã thực hiện một vòng cầu nguyện thanh tẩy khác cho vị linh mục và toàn đội. Những “lời cầu nguyện để được bảo vệ” và “lời cầu nguyện thanh tẩy” ở đầu và cuối buổi trừ tà là quan trọng và phần lớn có hiệu quả. *Trong những trường hợp khó khăn, một số hiệu ứng ma quỷ cần phải bị phá vỡ trong lời cầu nguyện lần thứ hai.

Là một đội trừ tà, chúng tôi cố gắng thực thi chức vụ của mình một cách chính trực. Chúng tôi vâng phục mọi giáo huấn Giáo hội và các bề trên trong Giáo hội của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải “ở dưới cái ô” bảo vệ của Giáo hội. Chúng tôi sẵn sàng làm như vậy. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khó khăn, chúng ta có thể bị “chới với” và có thể cảm nghiệm một số triệu chứng ma quỷ hạn chế.

Chúng tôi coi đó là một cái giá nhỏ khi tham gia vào chức vụ này. Và chúng tôi cầu nguyện rằng những hy sinh nhỏ bé của chúng tôi là một ân sủng bổ sung cho những người đau khổ đến với chúng tôi để được giúp đỡ. Trái tim của chúng tôi hướng về họ và chúng tôi cầu nguyện cho sự giải thoát nhanh chóng cho họ.
Source:Catholic Exorcism