Phụng Vụ - Mục Vụ
Biến hình
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:13 31/07/2017
Chúa Nhật XVIII Thường Niên, năm A
Chúa Hiển Dung
Mt 17, 1-9
Câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê luôn gây ấn tượng thật đẹp, thật ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Phêrô, Giacôbê và Gioan được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng của Chúa Giêsu trên núi khi xưa, cũng là vinh quang mà mỗi người chúng ta được tận hưởng, nếu chúng ta trung thành bước theo Chúa Giêsu, và chấp nhận lắng nghe thực hành Lời Chúa trong đời sống làm con Chúa trong cuộc hành trình đức tin.
Theo chân Đức Giêsu, các môn đệ đã được Chúa dạy nhiều điều,đã chứng kiến các phép lạ Ngài làm, đã được uốn nắn, chỉ bảo và được Chúa làm gương dẫn dắt các ngài trên cuộc hành trình đức tin và trong việc loan báo Tin Mừng cứu độ. Theo Chúa, các môn đệ vẫn chưa hiểu được mọi điều Chúa nói, mọi việc Chúa làm, đặc biệt, công trình cứu chuộc mà Ngài sắp thực hiểu thì các môn đệ vẫn mù tịt, lơ mơ, lờ mờ. Nên, hôm nay, vào một ngày đẹp trời, Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao. Rồi Người biến hình trước mặt các môn đệ.Tin Mừng thánh Matthêu viết :” Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người.
Chúa Giêsu đã hiển dung thực sự. Trước mặt các môn đệ, sự biến đổi kỳ diệu của Chúa Giêsu, đã làm có các môn đệ ngất ngây vì cảnh tượng huy hoàng, đẹp đẽ. Biến hình là thay đổi hoàn toàn như Tin Mừng diễn tả :mặt của Chúa sáng chói và áo của Chúa trắng tinh như tuyết. Thật kỳ lạ, thật lạ lùng. Các môn ngất ngây như say trước cảnh tượng tuyệt mỹ này, đến nỗi dù chưa hiểu gì, Phêrô đã thưa với Chúa Giêsu :” Chúng con ở đây thật là hay ! Nếu Thầy muốn con dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho Môsê và một cho Êlia “.Thực tế, Phêrô nói trong cơn mê, cơn say ngây ngất của cảnh tượng tuyệt mỹ. Phêrô nói nhưng Phêrô không hiểu ông nói gì ! Phêrô còn đang nói thì trên trời có tiếng xác nhận của Chúa Cha về Chúa Giêsu :” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người “. Đúng đây là một sự lạ lùng, Thiên Chúa Cha đã một lần nữa cho ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu hay :” Chúa Giêsu rất được lòng Chúa Cha “. Nghe tiếng phán từ trời, các môn đệ sợ hãi ngã sấp mặt xuống đất và rồi, Chúa Giêsu nhẹ nhàng đến gần, chạm đến các ông và nói :” Trỗi dậy đi, đừng sợ !“. Và rồi, các môn đệ chì còn nhìn thấy một mình Chúa Giêsu đang đứng trước mặt các môn đệ. Thật sung sướng nhưng cũng rất hãi hùng vì sự lạ trên núi các ông chứng kiến.
Đời sống của người Kitô hữu cũng phải được luôn biến đổi, luôn được thay da đổi thịt. Người Kitô hữu phải hy sinh, xả kỷ, thay đổi đời sống, chấp nhận gian khổ để vượt thắng, đẩy xa những tiêu cực, những yếu đuối, những tội lỗi ra khỏi con người của mình, chấp nhận biến đổi, cải hóa nội tâm để sống sống tốt hơn, đẹp hơn theo đường hướng của Tin Mừng. Vinh quang mà thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan được cảm nếm trên núi thánh Tabôrê xưa cũng là vinh quang của chúng ta sau này, nếu chúng ta luôn trung tín bước theo Đức Kitô và trung thành làm theo ý Chúa.
Tuy nhiên, vinh quang mà ba môn đệ đã chứng kiến năm xưa trên núi cao liệu có đủ sức hấp dẫn, cảm hóa mỗi người chúng ta hay không để chúng ta nhất loạt dám thưa như Mẹ Maria nói lời “ xin vâng “ làm theo ý Chúa hay chúng ta có dám thay đổi con người cũ, mặc lấy Đức Kitô để dấn thân phục vụ Chúa, Giáo Hội và tha nhân hay không ?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến hình trên núi cao cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngưỡng, xin cho mỗi người chúng con cũng biết thay đổi con người cũ để thay hình đổi dạng, mặc lấy Đức Kitô mà dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân tận tình. Amen.
Gợi ý để chia sẻ:
1.Chúa đã biến hình trước mặt các môn đệ nào ?
2.Cuộc biến hình trên núi Taborê, có những ai đã xuất hiện ?
3.Vinh quang mà thành Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngắm báo trước vinh quang của ai ?
4.Tại sao Phêrô lại hứng thú muốn làm ba cái lều trên núi cao ?
5.Muốn được chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giêsu, chúng ta phải làm gì?.
Chúa Hiển Dung
Mt 17, 1-9
Câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê luôn gây ấn tượng thật đẹp, thật ý nghĩa đối với mỗi người chúng ta. Phêrô, Giacôbê và Gioan được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng của Chúa Giêsu trên núi khi xưa, cũng là vinh quang mà mỗi người chúng ta được tận hưởng, nếu chúng ta trung thành bước theo Chúa Giêsu, và chấp nhận lắng nghe thực hành Lời Chúa trong đời sống làm con Chúa trong cuộc hành trình đức tin.
Theo chân Đức Giêsu, các môn đệ đã được Chúa dạy nhiều điều,đã chứng kiến các phép lạ Ngài làm, đã được uốn nắn, chỉ bảo và được Chúa làm gương dẫn dắt các ngài trên cuộc hành trình đức tin và trong việc loan báo Tin Mừng cứu độ. Theo Chúa, các môn đệ vẫn chưa hiểu được mọi điều Chúa nói, mọi việc Chúa làm, đặc biệt, công trình cứu chuộc mà Ngài sắp thực hiểu thì các môn đệ vẫn mù tịt, lơ mơ, lờ mờ. Nên, hôm nay, vào một ngày đẹp trời, Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao. Rồi Người biến hình trước mặt các môn đệ.Tin Mừng thánh Matthêu viết :” Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người.
Chúa Giêsu đã hiển dung thực sự. Trước mặt các môn đệ, sự biến đổi kỳ diệu của Chúa Giêsu, đã làm có các môn đệ ngất ngây vì cảnh tượng huy hoàng, đẹp đẽ. Biến hình là thay đổi hoàn toàn như Tin Mừng diễn tả :mặt của Chúa sáng chói và áo của Chúa trắng tinh như tuyết. Thật kỳ lạ, thật lạ lùng. Các môn ngất ngây như say trước cảnh tượng tuyệt mỹ này, đến nỗi dù chưa hiểu gì, Phêrô đã thưa với Chúa Giêsu :” Chúng con ở đây thật là hay ! Nếu Thầy muốn con dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho Môsê và một cho Êlia “.Thực tế, Phêrô nói trong cơn mê, cơn say ngây ngất của cảnh tượng tuyệt mỹ. Phêrô nói nhưng Phêrô không hiểu ông nói gì ! Phêrô còn đang nói thì trên trời có tiếng xác nhận của Chúa Cha về Chúa Giêsu :” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người “. Đúng đây là một sự lạ lùng, Thiên Chúa Cha đã một lần nữa cho ba môn đệ thân tín của Chúa Giêsu hay :” Chúa Giêsu rất được lòng Chúa Cha “. Nghe tiếng phán từ trời, các môn đệ sợ hãi ngã sấp mặt xuống đất và rồi, Chúa Giêsu nhẹ nhàng đến gần, chạm đến các ông và nói :” Trỗi dậy đi, đừng sợ !“. Và rồi, các môn đệ chì còn nhìn thấy một mình Chúa Giêsu đang đứng trước mặt các môn đệ. Thật sung sướng nhưng cũng rất hãi hùng vì sự lạ trên núi các ông chứng kiến.
Đời sống của người Kitô hữu cũng phải được luôn biến đổi, luôn được thay da đổi thịt. Người Kitô hữu phải hy sinh, xả kỷ, thay đổi đời sống, chấp nhận gian khổ để vượt thắng, đẩy xa những tiêu cực, những yếu đuối, những tội lỗi ra khỏi con người của mình, chấp nhận biến đổi, cải hóa nội tâm để sống sống tốt hơn, đẹp hơn theo đường hướng của Tin Mừng. Vinh quang mà thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan được cảm nếm trên núi thánh Tabôrê xưa cũng là vinh quang của chúng ta sau này, nếu chúng ta luôn trung tín bước theo Đức Kitô và trung thành làm theo ý Chúa.
Tuy nhiên, vinh quang mà ba môn đệ đã chứng kiến năm xưa trên núi cao liệu có đủ sức hấp dẫn, cảm hóa mỗi người chúng ta hay không để chúng ta nhất loạt dám thưa như Mẹ Maria nói lời “ xin vâng “ làm theo ý Chúa hay chúng ta có dám thay đổi con người cũ, mặc lấy Đức Kitô để dấn thân phục vụ Chúa, Giáo Hội và tha nhân hay không ?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến hình trên núi cao cho ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngưỡng, xin cho mỗi người chúng con cũng biết thay đổi con người cũ để thay hình đổi dạng, mặc lấy Đức Kitô mà dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân tận tình. Amen.
Gợi ý để chia sẻ:
1.Chúa đã biến hình trước mặt các môn đệ nào ?
2.Cuộc biến hình trên núi Taborê, có những ai đã xuất hiện ?
3.Vinh quang mà thành Phêrô, Giacôbê và Gioan được chiêm ngắm báo trước vinh quang của ai ?
4.Tại sao Phêrô lại hứng thú muốn làm ba cái lều trên núi cao ?
5.Muốn được chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giêsu, chúng ta phải làm gì?.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:34 31/07/2017
86. CON HỔ ĐUỔI CON NAI
Con hổ nhìn thấy một con nai, trong lòng nghĩ rằng có một bữa nhậu ngon nắm chắc trong tay rồi, thế là nhảy qua vồ mạnh, con nai nhìn thấy con hổ vồ tới và có lẽ vì số mệnh chưa tới nên nhảy hoảng lên trên vách đá, rồi cũng không kịp suy nghĩ liền động thân nhảy thêm một cái nữa, con hổ đuổi theo và cũng nhảy theo một cái, rốt cuộc cả hai đều bị rớt xuống mà chết.
(Úc Ly tử)
Suy tư 86:
Tiền tài, danh vọng, xác thịt là con mồi của tính tham lam nơi mỗi người, nó như “phù thủy” biến hóa làm mờ mắt lương tâm của con người ta, nó đưa con người lên cao và đột ngột thả con người xuống tận cùng của vực sâu.
Con nai là mồi ngon của con hổ.
Tiền tài, danh vọng và xác thịt là miếng mồi ngon của những người thích cuộc sống hưởng thụ, và chúng nó cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai tham lam của cải mê đắm xác thịt và danh vọng quyền thế mà được lên thiên đàng bao giờ, nếu họ không có một tâm hồn hối cải.
Người Ki-tô hữu là người khôn ngoan hiểu nhiều điều mà những người khác không hiểu không biết, họ biết chết không phải là chấm hết nhưng là bắt đầu cuộc sống mới; họ hiểu chính Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ và là Đấng nhân từ yêu thương mọi loài; họ biết chỉ có Đức Chúa Giê-su mới là Đấng cứu độ trần gian, ngoài Ngài ra thì không còn một sự cứu độ nào khác; họ biết có thiên đàng để thưởng người lành và có hỏa ngục để trừng phạt ma quỷ và kẻ dữ.v.v...
Nhưng biết và thực hành thì không giống nhau, biết mà không thực hành thì chẳng khác gì chạy xe tốc độ cao mà không có cái thắng (cái phanh) xe, sẽ bị đâm xuống vực sâu mà chết.
Con hổ vì tham mồi nên bị rơi xuống hố sâu mà chết vì nó chỉ biết con mồi mà không đoán trước có vực thẳm, cũng vậy, người Ki-tô hữu nếu tham lam mọi sự của thế gian này thì cũng sẽ có ngày đâm nhào xuống vực thẳm, vô phương cứu chữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Con hổ nhìn thấy một con nai, trong lòng nghĩ rằng có một bữa nhậu ngon nắm chắc trong tay rồi, thế là nhảy qua vồ mạnh, con nai nhìn thấy con hổ vồ tới và có lẽ vì số mệnh chưa tới nên nhảy hoảng lên trên vách đá, rồi cũng không kịp suy nghĩ liền động thân nhảy thêm một cái nữa, con hổ đuổi theo và cũng nhảy theo một cái, rốt cuộc cả hai đều bị rớt xuống mà chết.
(Úc Ly tử)
Suy tư 86:
Tiền tài, danh vọng, xác thịt là con mồi của tính tham lam nơi mỗi người, nó như “phù thủy” biến hóa làm mờ mắt lương tâm của con người ta, nó đưa con người lên cao và đột ngột thả con người xuống tận cùng của vực sâu.
Con nai là mồi ngon của con hổ.
Tiền tài, danh vọng và xác thịt là miếng mồi ngon của những người thích cuộc sống hưởng thụ, và chúng nó cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của người Ki-tô hữu, bởi vì không một ai tham lam của cải mê đắm xác thịt và danh vọng quyền thế mà được lên thiên đàng bao giờ, nếu họ không có một tâm hồn hối cải.
Người Ki-tô hữu là người khôn ngoan hiểu nhiều điều mà những người khác không hiểu không biết, họ biết chết không phải là chấm hết nhưng là bắt đầu cuộc sống mới; họ hiểu chính Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ và là Đấng nhân từ yêu thương mọi loài; họ biết chỉ có Đức Chúa Giê-su mới là Đấng cứu độ trần gian, ngoài Ngài ra thì không còn một sự cứu độ nào khác; họ biết có thiên đàng để thưởng người lành và có hỏa ngục để trừng phạt ma quỷ và kẻ dữ.v.v...
Nhưng biết và thực hành thì không giống nhau, biết mà không thực hành thì chẳng khác gì chạy xe tốc độ cao mà không có cái thắng (cái phanh) xe, sẽ bị đâm xuống vực sâu mà chết.
Con hổ vì tham mồi nên bị rơi xuống hố sâu mà chết vì nó chỉ biết con mồi mà không đoán trước có vực thẳm, cũng vậy, người Ki-tô hữu nếu tham lam mọi sự của thế gian này thì cũng sẽ có ngày đâm nhào xuống vực thẳm, vô phương cứu chữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:38 31/07/2017
19. Ta có thể đạt tới ân điển để bền chí suốt đời, đó chính là nhờ năng lực của cầu nguyện.
(Thánh Augustinus)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(Thánh Augustinus)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô: Đi tìm Chúa Kitô, chúng ta sẽ được nhiều hơn mất.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:51 31/07/2017
(EWTN News/CNA) Trong thánh lễ Chúa Nhật 30 tháng 7, ĐGH Phanxicô nói khi chúng ta đi tìm Chúa, hy sinh mọi thứ trên hành trình tìm Ngài thì chắc chắn cuối cùng chúng ta sẽ được hưởng trọn niềm vui cao quý hơn nhiều so với những gì chúng ta đã đành để mất.
“Người môn đệ của Chúa là người từ bỏ những gì cần phải từ bỏ để tìm những thứ có giá trị hơn. Người ấy sẽ tìm thấy niềm vui trọn vẹn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng.”
“Đó là niềm vui tin mừng của người được chữa lành, của tội nhân được ơn tha thứ, của người trộm lành được mở cửa cho vào thiên đàng.”
ĐGH nhấn mạnh đến thái độ tìm kiếm là điều kiện cần thiết để tìm thấy “Kho báu giấu trong ruộng “ và “ viên ngọc quý” trong dụ ngôn của đoạn Tin Mừng theo Thánh Mattheu.
Kho báu là Nước Thiên Chúa, được tìm kiếm qua con người là Chúa Giêsu Kitô. Để đạt được nước trời, trái tim của chúng ta phải cháy bỏng với ước muốn kiếm tìm để được gặp.
ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô trước khi đọc kinh Truyền tin rằng “Chính Chúa Giêsu là kho báu giấu kín, ngài là viên ngọc quý. Ngài là sự khám phá cơ bản để chúng ta có thể đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặc trong đời sống của chúng ta.”
Trong Tin Mừng của Thánh Mattheu, Chúa Giêsu dùng ba dụ ngôn khác nhau để nói về việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, nhưng ĐGH muốn “chú trọng” đến hai dụ ngôn đầu tiên, “nhấn mạnh đến quyết định của các nhân vật là bán tất cả mọi thứ để mua được những gì họ khám phá ra.”
Trường hợp đầu tiên là một nông dân đã vô tình gặp được kho báu giấu trong ruộng mà anh ta đang cầy cấy, vì không phải là chủ ruộng, nên việc trước tiên là người ấy phải mua cho được miếng ruộng để chiếm được kho báu. “Do đó người ấy quyết định đánh liều bán hết tất cả những gì mình có để không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở này.”
Trường hợp thứ hai là người đi buôn tìm được viên ngọc quý. Người ấy cũng quyết định bán tất cả mọi thứ để mua viên ngọc quý đó.
“Đây là những đặc tính nổi bật giống nhau của hai nhân vật mong chiếm được Nước Thiên Chúa. Tìm kiếm và hy sinh.”
Tìm kiếm là một hành động nổi bật chứ không phải là thụ động “Nước Thiên Chúa được dành cho mọi người như là một món quà, một ân huệ, một ân sủng, nhưng không dễ dàng như có sẵn trên đĩa bạc, mà đòi hỏi sự năng động: tìm kiếm, bước đi và làm việc.
ĐGH chỉ ra rằng khi họ tìm thấy kho báu và viên ngọc quý, cả nông dân và thương gia đều bán hết tất cả mọi thứ họ có. “Đánh giá được kho báu là vô giá dẫn tới một quyết định chấp nhận hy sinh, không còn đam mê và từ bỏ mọi thứ khác.”
Quyết định của các tông đồ hy sinh mọi thứ vì sự gắn bó với Chúa Kitô không phải là vấn đề “khinh chê” mọi thứ, nhưng là đặt lại trật tự ưu tiên, đặt Chúa Giêsu lên trên tất cả mọi thứ.
Làm được như thế thì Niềm Vui Tin Mừng sẽ tràn đầy tâm hồn và đời sống của những người tìm thấy Chúa Giêsu. “Chúa ban ơn cứu rỗi cho những ai tìm thấy Người và cứu họ thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô độc. Khi có Chúa Giêsu, là có niềm vui và niềm vui ấy luôn được tái sinh.”
Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta suy tưởng về niềm vui của người nông dân và thương gia trong dụ ngôn, một niềm vui mà mỗi người khám phá ra với sự hiện diện vỗ về của chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta.”
ĐGH kết luận, “Đây là lúc biến đổi lòng trí chúng ta, biết mở lòng trước những nhu cầu của nh chị em mình, đặc biệt là những người yếu kém hơn chúng ta.
“Chúng ta hãy cầu nguyện, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cho mỗi chúng ta trở thành chứng nhân bằng lời nói và thái độ mỗi ngày, bằng niềm vui tìm thấy kho báu Nước Thiên Chúa, đó là tình yêu Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu.”
Giuse Thẩm Nguyễn
“Người môn đệ của Chúa là người từ bỏ những gì cần phải từ bỏ để tìm những thứ có giá trị hơn. Người ấy sẽ tìm thấy niềm vui trọn vẹn mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban tặng.”
“Đó là niềm vui tin mừng của người được chữa lành, của tội nhân được ơn tha thứ, của người trộm lành được mở cửa cho vào thiên đàng.”
ĐGH nhấn mạnh đến thái độ tìm kiếm là điều kiện cần thiết để tìm thấy “Kho báu giấu trong ruộng “ và “ viên ngọc quý” trong dụ ngôn của đoạn Tin Mừng theo Thánh Mattheu.
Kho báu là Nước Thiên Chúa, được tìm kiếm qua con người là Chúa Giêsu Kitô. Để đạt được nước trời, trái tim của chúng ta phải cháy bỏng với ước muốn kiếm tìm để được gặp.
ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô trước khi đọc kinh Truyền tin rằng “Chính Chúa Giêsu là kho báu giấu kín, ngài là viên ngọc quý. Ngài là sự khám phá cơ bản để chúng ta có thể đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặc trong đời sống của chúng ta.”
Trong Tin Mừng của Thánh Mattheu, Chúa Giêsu dùng ba dụ ngôn khác nhau để nói về việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, nhưng ĐGH muốn “chú trọng” đến hai dụ ngôn đầu tiên, “nhấn mạnh đến quyết định của các nhân vật là bán tất cả mọi thứ để mua được những gì họ khám phá ra.”
Trường hợp đầu tiên là một nông dân đã vô tình gặp được kho báu giấu trong ruộng mà anh ta đang cầy cấy, vì không phải là chủ ruộng, nên việc trước tiên là người ấy phải mua cho được miếng ruộng để chiếm được kho báu. “Do đó người ấy quyết định đánh liều bán hết tất cả những gì mình có để không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở này.”
Trường hợp thứ hai là người đi buôn tìm được viên ngọc quý. Người ấy cũng quyết định bán tất cả mọi thứ để mua viên ngọc quý đó.
“Đây là những đặc tính nổi bật giống nhau của hai nhân vật mong chiếm được Nước Thiên Chúa. Tìm kiếm và hy sinh.”
Tìm kiếm là một hành động nổi bật chứ không phải là thụ động “Nước Thiên Chúa được dành cho mọi người như là một món quà, một ân huệ, một ân sủng, nhưng không dễ dàng như có sẵn trên đĩa bạc, mà đòi hỏi sự năng động: tìm kiếm, bước đi và làm việc.
ĐGH chỉ ra rằng khi họ tìm thấy kho báu và viên ngọc quý, cả nông dân và thương gia đều bán hết tất cả mọi thứ họ có. “Đánh giá được kho báu là vô giá dẫn tới một quyết định chấp nhận hy sinh, không còn đam mê và từ bỏ mọi thứ khác.”
Quyết định của các tông đồ hy sinh mọi thứ vì sự gắn bó với Chúa Kitô không phải là vấn đề “khinh chê” mọi thứ, nhưng là đặt lại trật tự ưu tiên, đặt Chúa Giêsu lên trên tất cả mọi thứ.
Làm được như thế thì Niềm Vui Tin Mừng sẽ tràn đầy tâm hồn và đời sống của những người tìm thấy Chúa Giêsu. “Chúa ban ơn cứu rỗi cho những ai tìm thấy Người và cứu họ thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô độc. Khi có Chúa Giêsu, là có niềm vui và niềm vui ấy luôn được tái sinh.”
Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta suy tưởng về niềm vui của người nông dân và thương gia trong dụ ngôn, một niềm vui mà mỗi người khám phá ra với sự hiện diện vỗ về của chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta.”
ĐGH kết luận, “Đây là lúc biến đổi lòng trí chúng ta, biết mở lòng trước những nhu cầu của nh chị em mình, đặc biệt là những người yếu kém hơn chúng ta.
“Chúng ta hãy cầu nguyện, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, cho mỗi chúng ta trở thành chứng nhân bằng lời nói và thái độ mỗi ngày, bằng niềm vui tìm thấy kho báu Nước Thiên Chúa, đó là tình yêu Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu.”
Giuse Thẩm Nguyễn
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Hôm Nay Chúa Nhật 30 7 2017
VietCatholic Network
11:13 31/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Kinh Truyền Tin với Đức Cha, Chúa Nhật 30 tháng Bảy.
2. Còn quá sớm để đánh giá chính quyền Donald Trump.
3. Toà Thánh kêu gọi tìm giải pháp cho vùng Trung Đông.
4. Đại học Al Azhar triệu tập một “Hội Nghị Quốc Tế “về Jerusalem.
5. Một nữ tu chủ trì lễ cưới tại một giáo phận ở Canada.
6. Nữ tu Assunta Nakade, một Phật tử trở thành nữ tu và phục vụ ở Ấn độ 40 năm.
7. Tuyên bố của các Giám Mục Pháp nhân tưởng niệm cha Jacques Hamel bị giết chết.
8. Linh mục bị giết tại Columbia “hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ”.
9. Đức Hồng Y Pell xuất hiện trước tại Tòa Án Melbourne.
10. Cảnh báo: Hàng tỷ tấn rác rưởi bằng nhựa plastic bị thải ra thiên nhiên.
11. Đại Nhạc Hội Hương Ca Học Trò 14 của Hội Sinh Viên Công Giáo.
12. Họp mặt Chuyên gia và Kỹ thuật Chương trình Truyền hình TV VietCatholic.
13. Giới thiệu Thánh ca: Cùng Mẹ Con Lên Đường.
Sau đây là phần tin chi tiết:
Toà Thánh và Giáo Hội luôn bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo
Linh Tiến Khải
09:45 31/07/2017
ROVERETO: Toà Thánh và Giáo Hội sẽ luôn luôn dấn thân bênh vực và thăng tiến các quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, sự thánh thiêng của sự sống và gia đình xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.
Đức Ông Paolo Rudelli, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh Hội Đồng Âu châu Strasbourg, đã khẳng định như trên trong bài tham luận về đề tài “Việc thăng tiến các quyền con người trong hoạt dộng quốc tế của Toà Thánh”, trong khuôn khổ các buổi diễn thuyết tại Rovereto, tỉnh Trento chiều 28 tháng 7 vừa qua. Buổi diễn thuyết do Hiệp hội “Campana dei Caduti Maria dolens “Chuông tử sĩ Đức Maria khổ đau”, tổ chức. Đây là hiệp hội cổ võ giáo dục các thế hệ trẻ yêu chuộng hoà bình và tôn trọng nhân quyền qua các hoạt động văn hoá và ngoại giao.
Quả chuông tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong Đệ Nhất Thế Chiến, cũng như mọi người đã chết vì bất cứ lý do gì. Quả chuông được đúc bằng đồng lấy từ các khẩu súng đại bác của 19 quốc gia tham dự đệ nhất thế chiến. Nó được đúc năm 1924 và đưa về đặt tại Rovereto năm 1925. Sau đó nó được đúc lại ba lần nữa: lần cuối cùng năm 1964 và đã được ĐGH Phaolo VI làm phép ngày 31 tháng 10 năm 1965 tại quảng trường thánh Phêrô rồi được đưa về đặt trên đồi Miravalle. Quả chuông nặng 22 tấn 639 ký cao 3 thuớc 36, đường kính 3 mét 21 và có nốt Si Bemol. Đây là quả chuông lớn hàng thứ tư trên thế giới sau quả chuông của công viên Gotemba bên Nhật Bản nặng 36 tấn, quả chuông Millenium Newport bên Hoa Kỳ nặng 33 tấn, và quả chuông Petersglocke của nhà thờ chính toà Koeln bên Đức nặng 24 tấn.
Trong bài thuyết trình Đức Ông Rudelli đã tóm tắt các hoạt động nổi bật của Toà Thánh và các Giáo Hoàng trong hai thế kỷ XIX-XX, đặc biệt các nỗ lực của các Giáo Hoàng trong việc bảo vệ các quyền con người đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Vị đại diện Toà Thánh đã nhấn mạnh phần đóng góp của các Giáo Hoàng từ Leo XIII đến Gioan XXIII và của Công Đồng Chung Vaticăng II. Cách riêng các đóng góp của Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Biển Đức XVI và Đức Phanxicô qua các giáo huấn, các thông điệp, sứ điệp và các diễn văn của các vị truớc các tổ chức quốc tế. Dữ kiện mạc khải con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa là điểm khởi hành và là nền tảng của phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm của con người, mà Toà Thánh và Giáo Hội luôn luôn mạnh mẽ giảng dậy, bảo vệ và bênh vực (REI 28-7-2017)
Đức Ông Paolo Rudelli, quan sát viên thường trực của Toà Thánh cạnh Hội Đồng Âu châu Strasbourg, đã khẳng định như trên trong bài tham luận về đề tài “Việc thăng tiến các quyền con người trong hoạt dộng quốc tế của Toà Thánh”, trong khuôn khổ các buổi diễn thuyết tại Rovereto, tỉnh Trento chiều 28 tháng 7 vừa qua. Buổi diễn thuyết do Hiệp hội “Campana dei Caduti Maria dolens “Chuông tử sĩ Đức Maria khổ đau”, tổ chức. Đây là hiệp hội cổ võ giáo dục các thế hệ trẻ yêu chuộng hoà bình và tôn trọng nhân quyền qua các hoạt động văn hoá và ngoại giao.
Quả chuông tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong Đệ Nhất Thế Chiến, cũng như mọi người đã chết vì bất cứ lý do gì. Quả chuông được đúc bằng đồng lấy từ các khẩu súng đại bác của 19 quốc gia tham dự đệ nhất thế chiến. Nó được đúc năm 1924 và đưa về đặt tại Rovereto năm 1925. Sau đó nó được đúc lại ba lần nữa: lần cuối cùng năm 1964 và đã được ĐGH Phaolo VI làm phép ngày 31 tháng 10 năm 1965 tại quảng trường thánh Phêrô rồi được đưa về đặt trên đồi Miravalle. Quả chuông nặng 22 tấn 639 ký cao 3 thuớc 36, đường kính 3 mét 21 và có nốt Si Bemol. Đây là quả chuông lớn hàng thứ tư trên thế giới sau quả chuông của công viên Gotemba bên Nhật Bản nặng 36 tấn, quả chuông Millenium Newport bên Hoa Kỳ nặng 33 tấn, và quả chuông Petersglocke của nhà thờ chính toà Koeln bên Đức nặng 24 tấn.
Trong bài thuyết trình Đức Ông Rudelli đã tóm tắt các hoạt động nổi bật của Toà Thánh và các Giáo Hoàng trong hai thế kỷ XIX-XX, đặc biệt các nỗ lực của các Giáo Hoàng trong việc bảo vệ các quyền con người đặc biệt là quyền tự do tôn giáo. Vị đại diện Toà Thánh đã nhấn mạnh phần đóng góp của các Giáo Hoàng từ Leo XIII đến Gioan XXIII và của Công Đồng Chung Vaticăng II. Cách riêng các đóng góp của Đức Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Biển Đức XVI và Đức Phanxicô qua các giáo huấn, các thông điệp, sứ điệp và các diễn văn của các vị truớc các tổ chức quốc tế. Dữ kiện mạc khải con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa là điểm khởi hành và là nền tảng của phẩm giá và các quyền bất khả xâm phạm của con người, mà Toà Thánh và Giáo Hội luôn luôn mạnh mẽ giảng dậy, bảo vệ và bênh vực (REI 28-7-2017)
ĐGH Phanxicô: Nạn buôn người là một bệnh dịch và là một hình thức nô lệ hiện đại.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:34 31/07/2017
(News.va). Tin từ Vatican. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại Ngày Quốc Tế Chống Nạn Buôn Người do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, ngày 30 tháng Bẩy hằng năm bằng những lời này trong giờ đọc kinh Truyền Tin “ Mỗi năm đã có hằng ngàn người, gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em trở thành nạn nhân vô tội của nạn buôn bán tình dục và nội tạng và dường như chúng ta có thói quen coi đó là một việc bình thường. Đây là điều xấu xa, là sự dã man và là tội ác. Tôi muốn lưu ý mọi người hãy làm mọi cách có thể để loại bỏ bệnh dịch này, một hình thức nô lệ hiện đại.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Đức Trinh Nữ Maria cứu giúp những nạn nhân của tệ buôn người và biến đổi lòng trí những kẻ buôn người. Chúng ta hãy cùng nguyện xin: Kính mừng Maria đầy ơn phúc...”
Hằng năm Giáo Hội tổ chức mừng lễ Thánh Joseph Bakhita vào ngày 8 tháng Hai và đặt ngày này là Ngày Cầu Nguyện và thông tin chống lại nạn buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Đức Trinh Nữ Maria cứu giúp những nạn nhân của tệ buôn người và biến đổi lòng trí những kẻ buôn người. Chúng ta hãy cùng nguyện xin: Kính mừng Maria đầy ơn phúc...”
Hằng năm Giáo Hội tổ chức mừng lễ Thánh Joseph Bakhita vào ngày 8 tháng Hai và đặt ngày này là Ngày Cầu Nguyện và thông tin chống lại nạn buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
Quá rảnh: Báo chí Trung Quốc cấm gọi ĐHY Trần Nhật Quân là “giám mục danh dự”
Chân Phương
21:36 31/07/2017
Tân Hoa Xã, một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc đã chỉ đạo các ký giả tại Hoa lục rằng khi nhắc đến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun) thì không được gọi là "giám mục danh dự" của Hồng Kông, mà phải gọi là "cựu giám mục".
Danh xưng mới liên quan đến Đức Hồng Y Trần nằm trong một danh sách mở rộng về các cụm từ và thuật ngữ "bị cấm hoặc phải sử dụng cẩn thận" mà Tân Hoa Xã đưa ra cho các nhân viên truyền thông ở Trung Quốc.
Phải dùng chữ "cựu giám mục" thay vì "giám mục danh dự" khi nhắc đến Trần Nhật Quân và các giám mục đã nghỉ hưu khác của Giáo phận Hồng Kông", điểm số 48 trong danh sách này viết.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã từ nhiệm khỏi chức giám mục Hồng Kông vào tháng 4 năm 2009, ngài đã luôn lên tiếng về tự do chính trị, nhân quyền và chính sách khủng bố tôn giáo của Trung Quốc, đặc biệt là trong nhiệm kỳ sáu năm làm giám mục Hồng Kông.
Vị Hồng Y này sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải trước thời cộng sản. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 vừa qua, ngài kể rằng: "Ở Thượng Hải, chúng tôi đã sống rất khắc khổ trong chiến tranh khi quân Nhật chiếm đóng, nhưng họ không can thiệp trực tiếp vào Giáo Hội”.
"Khi người cộng sản nắm quyền, tôi không thể trở lại Trung Quốc được nữa. Tôi vẫn có thể liên lạc với gia đình nhưng phải rất cẩn trọng".
Ngài cũng nêu lên những quan ngại về việc chính phủ đối xử với người Công Giáo: "Với lương tâm của mình, tôi phải lên tiếng nói về những gì tôi tin là nên làm”.
"Không có sự cải thiện nào cho đời sống người Công Giáo ở Trung Quốc. Chắc chắn nó đang thụt lùi, và tôi không muốn để điều đó xảy ra".
Một số blogger Công Giáo ở Hoa lục đã bị bắt giữ vì lệnh này, khi nó cấm sử dụng các trang mạng riêng tư - một công cụ mà giới blogger thường sử dụng để né tránh việc kiểm duyệt internet của cái gọi là “Phòng hỏa trường thành” (Great Firewall) ở Trung Quốc.
"Tôi cứ gọi là giám mục danh dự đấy. Đến mà bắt tôi đi?” Một blogger Công Giáo thách thức trên mạng xã hội. Còn một blogger khác thì nói: "Truyền thống của Giáo Hội thường gọi một vị giám mục nghỉ hưu là giám mục danh dự."
Trung Quốc đưa ra danh sách 45 điều cấm kị trong việc đưa tin tức, lần đầu tiên là vào tháng 11 năm 2015. Danh sách này lại được sửa đổi thêm 57 điều nữa và cập nhật vào tháng 7 năm 2016. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là nhân vật Công Giáo duy nhất có tên trong danh sách này. (Catholic Herald)
Chân Phương
Danh xưng mới liên quan đến Đức Hồng Y Trần nằm trong một danh sách mở rộng về các cụm từ và thuật ngữ "bị cấm hoặc phải sử dụng cẩn thận" mà Tân Hoa Xã đưa ra cho các nhân viên truyền thông ở Trung Quốc.
Phải dùng chữ "cựu giám mục" thay vì "giám mục danh dự" khi nhắc đến Trần Nhật Quân và các giám mục đã nghỉ hưu khác của Giáo phận Hồng Kông", điểm số 48 trong danh sách này viết.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã từ nhiệm khỏi chức giám mục Hồng Kông vào tháng 4 năm 2009, ngài đã luôn lên tiếng về tự do chính trị, nhân quyền và chính sách khủng bố tôn giáo của Trung Quốc, đặc biệt là trong nhiệm kỳ sáu năm làm giám mục Hồng Kông.
Vị Hồng Y này sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải trước thời cộng sản. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 vừa qua, ngài kể rằng: "Ở Thượng Hải, chúng tôi đã sống rất khắc khổ trong chiến tranh khi quân Nhật chiếm đóng, nhưng họ không can thiệp trực tiếp vào Giáo Hội”.
"Khi người cộng sản nắm quyền, tôi không thể trở lại Trung Quốc được nữa. Tôi vẫn có thể liên lạc với gia đình nhưng phải rất cẩn trọng".
Ngài cũng nêu lên những quan ngại về việc chính phủ đối xử với người Công Giáo: "Với lương tâm của mình, tôi phải lên tiếng nói về những gì tôi tin là nên làm”.
"Không có sự cải thiện nào cho đời sống người Công Giáo ở Trung Quốc. Chắc chắn nó đang thụt lùi, và tôi không muốn để điều đó xảy ra".
Một số blogger Công Giáo ở Hoa lục đã bị bắt giữ vì lệnh này, khi nó cấm sử dụng các trang mạng riêng tư - một công cụ mà giới blogger thường sử dụng để né tránh việc kiểm duyệt internet của cái gọi là “Phòng hỏa trường thành” (Great Firewall) ở Trung Quốc.
"Tôi cứ gọi là giám mục danh dự đấy. Đến mà bắt tôi đi?” Một blogger Công Giáo thách thức trên mạng xã hội. Còn một blogger khác thì nói: "Truyền thống của Giáo Hội thường gọi một vị giám mục nghỉ hưu là giám mục danh dự."
Trung Quốc đưa ra danh sách 45 điều cấm kị trong việc đưa tin tức, lần đầu tiên là vào tháng 11 năm 2015. Danh sách này lại được sửa đổi thêm 57 điều nữa và cập nhật vào tháng 7 năm 2016. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân là nhân vật Công Giáo duy nhất có tên trong danh sách này. (Catholic Herald)
Chân Phương
Venezuela: Các giám mục muốn giải thoát đất nước khỏi chủ nghĩa cộng sản vả chủ nghĩa xã hội
Chân Phương
21:38 31/07/2017
Tổng thống Nicolás Maduro – một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội đã mở cuộc bỏ phiếu vào hôm 30 tháng 7 để thông qua một hội đồng soạn thảo lại hiến pháp Venezuela.
Đảng đối lập hiện nắm giữ đa số ghế Quốc Hội đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu này, và các vị giám mục của Venezuela tố cáo nó vi hiến. Hoa Kỳ và Anh Quốc đã nhận định cuộc bỏ phiếu này là trá hình, còn Argentina, Colombia, Paraguay và Mexico cho biết họ sẽ không công nhận kết quả.
Đức Hồng Y Pietro Parolin - người từng giữ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trước khi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Vatican - đã nói trước cuộc bầu cử này rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã "rất cố gắng" để tìm ra một giải pháp "hòa bình và dân chủ" cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Hội đồng Giám mục Venezuela đã viết trên mạng Tweeter rằng: "Nguyện xin Đức Trinh Nữ Coromoto rất thánh, đấng quan thầy của Venezuela trên thiên quốc, giải thoát đất nước chúng con ra khỏi vòng vây của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội". (Catholic Culture)
Chân Phương
Đảng đối lập hiện nắm giữ đa số ghế Quốc Hội đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu này, và các vị giám mục của Venezuela tố cáo nó vi hiến. Hoa Kỳ và Anh Quốc đã nhận định cuộc bỏ phiếu này là trá hình, còn Argentina, Colombia, Paraguay và Mexico cho biết họ sẽ không công nhận kết quả.
Đức Hồng Y Pietro Parolin - người từng giữ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela trước khi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Vatican - đã nói trước cuộc bầu cử này rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã "rất cố gắng" để tìm ra một giải pháp "hòa bình và dân chủ" cho cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Hội đồng Giám mục Venezuela đã viết trên mạng Tweeter rằng: "Nguyện xin Đức Trinh Nữ Coromoto rất thánh, đấng quan thầy của Venezuela trên thiên quốc, giải thoát đất nước chúng con ra khỏi vòng vây của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội". (Catholic Culture)
Chân Phương
Top Stories
Urgent action: Labour and land rights activist Trần Thị Nga was sentenced to nine years’ imprisonment
amnesty international
11:07 31/07/2017
Labour and land rights activist Trần Thị Nga was sentenced to nine years’ imprisonment on 25 July 2017 for “conducting propaganda” against the state under Article 88 of the Penal Code. She is a prisoner of conscience and should be immediately and unconditionally released.
Trần Thị Nga had been held in pre-trial detention since her arrest on 21 January 2017. The conviction and sentence were delivered by the first instance People's Court of Hà Nam province after a one-day hearing. Vietnamese authorities reportedly prevented family members and supporters of Trần Thị Nga, as well as independent journalists and diplomats, from observing the proceedings inside the courtroom. Trần Thị Nga was sentenced to serve an additional five years under house arrest following her release from prison.
According to state-controlled media, Trần Thị Nga was accused of “posting video clips and documents containing anti-state propaganda on the internet”. At the trial, the court reportedly relied upon 13 videos - 11 posted on her Facebook accounts and two allegedly found on her computer - as evidence supporting the charge. The videos related to issues such as pollution of the environment and corruption. Article 88 of Viet Nam's 1999 Penal Code falls under Chapter XI of the Code, which sets out, in broad and ill-defined terms, offences that are purported to "infringe upon national security"; provisions from this chapter are frequently used to criminalize peaceful dissent in Viet Nam.
Trần Thị Nga had been subjected to physical violence, harassment and intimidation in response to her human rights work in the past. In May 2014, she was reportedly attacked on the street by five men in plain clothes, resulting in serious injuries. While held in pre-trial detention this year her health deteriorated as a result of a mucosal injury related to the 2014 attack. As of June 2017, she had been prevented by prison authorities from receiving medical treatment for the injury.
Please write immediately in Vietnamese, English, or your own language calling on authorities to:
- Immediately release Trần Thị Nga from prison and quash the conviction and sentence against her;
- Ensure that until she is released, she is treated in full accordance with the UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners (Nelson Mandela Rules), including promptly providing adequate medical care;
- Ensure an immediate end to arbitrary arrests, prosecutions, and harassment of human rights defenders and activists. Uphold and facilitate the rights to freedom of association, peaceful assembly and expression.
Janice Beanland
Campaigner for Cambodia, Laos, Viet Nam
Southeast Asia and Pacific Regional Office (SEAPRO)
Amnesty International, London
Tel: + 44 (0)20 7413 5660
Mobile: + 44 (0)7986 148967
Skype: janicebeanland
Twitter: @janbeanland
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài nét về Đại Nhạc Hội “Đom Đóm Mầu Nắng” do Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam tổ chức tại Saigòn Performing Arts
Sr. Minh Du
12:53 31/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hình ảnh
Sự xuất hiện của cha linh hướng Bill Cao và cha Tạ Anh Kiệt đã làm cho cả khán phòng bừng dậy những tiếng vỗ tay nồng nhiệt với sự đóng góp 10 năm và 19 năm gắn bó với Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam.
“Đom Đóm Màu Nắng” là chương trình Đại Nhạc Hội Hương Ca Học Trò 14 của Hội Sinh Viên Công Giáo. Đây là một chương trình Đại Nhạc Hội quy mô được tổ chức và trình diễn bởi tất cả các bạn sinh viên thuộc nhiều trường Đại Học khác nhau.
“Đom Đóm Màu Nắng” là một cơ hội đặc biệt dành cho tất cả các bạn sinh viên đang ngồi dưới mái trường được phát triển tài năng và những kỹ năng khác nhau trên sân khấu. Đồng thời “Đom Đóm Màu Nắng” cũng tạo điều kiện cho các bạn sinh viên truyền tải tình yêu thương và nhiệt huyết của mình vào các công tác từ thiện. Do đó, từng tiết mục trong chương trình Đại Nhạc Hội luôn mang những màu sắng đa dạng và đầy sáng tạo của một kiệt tác nghệ thuật. Hơn thế nữa, từng tiết mục trong chương trình Đại Nhạc Hội này cũng sẽ gởi đến tuổi trẻ Việt Nam những thông điệp đầy ý nghĩa về hy vọng và niềm tin của một người Công Giáo.
Được biết đại nhạc hội được tổ chức mỗi năm để lấy quỹ tặng học bổng cho những học sinh hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam. Ngoài ra những bạn trong Hội Sinh viên Công Giáo này còn làm các công tác xã hội như đi giúp đỡ những người khó khăn tại Hoa Kỳ; cho người vô gia cư thức ăn; đến thăm và phát quà tại các viện dưỡng lão. Ngoài ra, các bạn có những hoạt động khác như: tĩnh tâm hàng tháng, chơi thể thao, cùng giúp nhau học tập, chuyển trường hay tìm học bổng Cha Bill Cao cho biết.
Cha Tạ Anh Kiệt kể thêm để có chương trình văn nghệ "Đom Đóm Mầu Nắng" của tối hôm nay cha và các bạn sinh viên đã họp trước đó sáu tháng để chọn ngày, mướn sân khấu, đặt tên chương trình,chia công việc và lên chương trình. Trong vòng ba tháng liên tục các bạn sinh viên dành thời gian tập luyện mỗi tuần từ 6g tối đến 9g vào mỗi thứ bẩy tại Trung tâm Công Giáo.
Bốn MC trẻ trung với vốn tiếng Việt lưu loát không vấp váp một chút nào trong suốt ba tiếng đồng hồ của chương trình. Các bạn MC này đã đem lại cho tất cả khán giả những nỗi gửi nhớ dư âm quê nhà từng con suối, con sông, góc phố, những món thức ăn Việt Nam, những điệu hát câu hò… làm cho mọi người ngồi trong khán phòng trên đất Mỹ mà cứ ngỡ giữa lòng đất mẹ Việt Nam. Với tiếng nói Việt Nam thân thương đầm ấm, những gương mặt trẻ trung yêu đời quyện vào những ca khúc âm hưởng dân ca cùng với những điệu múa câu hò làm cho không khí tràn ngập tình tự Quê hương của những trái tim mang nặng niềm tin Thiên Chúa và Giáo Hội.
Những cô bé răng khểnh dễ thương, chứ không phải những bộ răng niềng mà thường thấy các bạn giới trẻ trên đất Mỹ - không những thế trong chương trình còn nghe được tiếng Huế, giọng Nam, giọng bắc - qua những gương mặt rất trẻ trung. Đêm đại nhạc hội các sinh viên không khác gì các diễn viên chuyên nghiệp.
Phông và những họa tiết, cảnh sắc trên sân khấu thay đổi liên tục làm cho mọi người cảnh giác đang xem một chương trình rất sinh động và bài bản.
Một bạn sinh viên cho biết tuy hát chưa hay, múa chưa đẹp, nhưng được khuyến khích lên sân khấu để làm chương trình gửi những quỹ học bổng này cho quê hương Việt Nam giúp những bạn gặp khó khăn nên bạn cố gắng hết sức mình.
Trong giờ giải lao tôi gặp gỡ một số cha mẹ các em sinh viên. Họ rất hài lòng khi con mình sinh hoạt trong Hội Sinh viên Công Giáo. Một bà mẹ cho biết con chị tham gia sinh họat học được Đức Dục, Trí Dục, Đức Tin, và Tình yêu, Gia đình và tham gia những công tác xã hội làm chị rất vui sướng. Chị an lòng khi cho con sinh hoạt trong những hội như thế đặc biệt với sự linh hướng của Cha Bill Cao và sự đồng hành của cha Tạ Anh Kiệt. Mắt chị sáng lên khi kể về tất cả những gì con mình lãnh nhận.
Cha Trần Công Nghị, Giám đốc VietCatholic, tham dự buổi văn nghệ và ngài cho biết rất ấn tượng về tài năng điêu luyện của các MC và các diễn viên diễn xuất rất chuẩn mực và chất lượng. Hơn nữa khi nhìn tòan diện, chương trình gửi tới khán giả một sứ diệp rất sâu sắc về đức tin, và lòng nhân ái... đặc biệt là vở kịch "đom đóm xứ người" làm chúng ta hiểu biết và thông cảm hơn với những thách đố mà anh chị em sinh viên du học phải gánh chịu -- biết rằng không phải hết mọi sinh viên du học đều là "con cái đại gia".
Cha Mai Khải Hòan cũng hết lời khen ngợi nhất là sự dấn thân hăng say của Cha Tạ Anh Kiệt đã dầy công sọan giả cho chương trình ý nghĩa hôm nay.
Về phía khán giả sau mỗi màn văn nghệ mọi người vỗ tay nồng nhiệt những tiếng huýt sáo từ khắp khán phòng tưởng thuởng cho những màn văn nghệ độc đáo của các bạn sinh viên.
Cảm ơn các bạn sinh viên đã hy sinh dùng thời gian của mình để cho chúng ta được thưởng thức những tiết mục đặc biệt mà đằng sau đó là những giọt mồ hôi, nước mắt và thời gian các bạn đã dành ra cho những bạn sinh viên tại Việt Nam nghèo có được những học bổng.
Hội Sinh Viên Công Giáo sẽ ra DVD chương trình Văn nghệ Đại nhạc hội hôm nay nhằm gây qũy cho sinh họat cung cấp học bổng cho sinh viên nghèo. Ai muốn có DVD này trong tương lai xin liên lạc: vcsa1998@gmail.com
Giáo Xứ VN Paris Hành Hương 100 Năm Thánh Mẫu Fatima
Phó tế Phạm Bá Nha
07:47 31/07/2017
Chuẩn bị, Cha Dũng, cả năm nay, trưởng đoàn đã sắp xếp, vé máy bay, ghi tên giờ lễ, túi xách, và tập hành hương, 286 trang và Hotel Santo Amaro, 5 phút xa Đền Thánh.
PHẦN CHÍNH và QUAN TR ỌNG LÀ LÃNH NHẬN ƠN THÁNH
chiếm 3/4 thời giờ, qua thực hiện nghi thức phụng vụ :
1. Thánh Lễ
-Tại Nhà Nguyện ĐM hiện ra, Capelina.
nơi đặt Thánh Tượng ĐM Fatima. Ngay sau nhà chầu, người ta đặt hoa, nến, bao thư ghi lời khấn. Cạnh trái nhà nguyện, có cây Xồi. Bên phải có khu đốt nến liên tục.
Ngày 25.7. Lễ ĐM Fatima. Cha Sinh, chủ lễ và suy niệm. Sứ điệp : Ăn năn đền tội.
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng (x. Lc 1, 39-55)
- Tại Vưong Cung Thánh Đường Mân Côi. Nơi có phần mộ Lucia, Jacinta, bên phải trước Cung Thánh, và Phancisco, bên trái.
Ngày 26.7. Lễ ĐM Mân Côi. Cha Nguyễn Ngọc Dũng chủ lễ. Thày Nha suy niệm
Sứ điệp : Lần hạt Mân Côi.
Muôn lạy Chúa, giờ đây .. .
Xin để tôi tớ an bình ra đi. (x. Lc 2,22-40)
- Tại Nhà Nguyện Hotel Santo Amaro
Ngày 27.7. Lễ ĐM La Vang. Cha Trần Anh Dũng chủ lễ và suy niệm
Sứ điệp : Tôn sùng Mẫu Tâm.
Khi Người được 12 tuổi
cả gia đình cùng lên đền. (x. Lc 2, 41-51)
- Tại Thánh Đường Thánh Thể Santarem. 6g45, 28.7, rời Hotel đến Santarem, xa Fatima hơn 60 cây số. Trước lễ, chiêm ngưỡng mặt nhật đựng di tích ‘‘Bánh Thánh chảy máu’’. Đặt
trên tòa cao bên trên bàn thờ . Sau lễ viếng căn nhà số 22, của vợ chồng chứng kiến phép lạ. Xem sự tích phép lạ, năm 1247, trong tập hành hương. ttr, 83-84.
Ngày 28.7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Cha Vũ Minh Sinh chủ lễ và suy niệm.
Đây Bánh Từ Trời xuống…
Ai ăn Bánh này sẽ sống muôn đời. (x. Ga 6,51-58)
Lãnh ơn toàn xá. Vào cuối lễ. Cha chủ lễ hướng dẫn đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, hát ‘Này con là Đà ‘’ cầu cho ĐGH. và lãnh phép lành.
Ân xá là tha những hình phạt do tội gây nên. Dù tội đã được tha.
Muốn được hưởng nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn Cứu Chuộc. HT dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Chúa Kitô và các Thánh. Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm mà gọi là tiểu hay đại xá.
(GL 992-993. GLCG số 1471 ; Tông huấn ‘‘Giáo lý về Lòng khoan dung’’. 1-3)
Năm thánh kỷ niệm 100 Đức Mẹ hiện ra ở Fatima (1917-2017) từ 26.11.2016 đến 26.11.2017
Điều kiện thông thường : Xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý ĐGH
Thực hiện 1 trong 3 hình thức sau, tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ
1) Đích thân đến đền Đức Mẹ ở Fatima, tham dự thánh lễ, hay 1 trong giờ cầu nguyện trọng thể và công khai tôn kính Đức Mẹ. Ngoài ra phải đọc kinh Lạy Cha, kính Tin Kính và lời nguyện cầu
Này con là đá’’cầu cho ĐGH
2) Kính viếng và tham dự thánh lễ, giờ chầu hoặc buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một thánh tượng ĐM hay Thánh tượng ĐM Fatima trong bất cứ nhà thờ hay nhà nguyện tôn kính ngày nào trong năm kỷ niệm. Tức 13 hàng tháng : 13,5…13.10. 2017.
3) Vì già yếu, bệnh tật, hay bất khả kháng không thể tham dự hai hình thức trên. Thì cũng có ‘‘thể cầu nguyện trước ảnh ĐM Fatima, hợp ý thiêng liêng với các tín hữu khác trong thánh lễ, giờ kinh trong các ngày Đức Mẹ hiện ra. (Tập Hành Hương. GXVN 2017. ttr 5-6)
2. Nguyện kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Hợp với toàn thể thế giới, cả đoàn dành 1 giờ, trong nhà nguyện Hotel, ngày 25. 7, lúc 15g
Lạy Cha hằng hữu,
Con xin dâng Cha Mình, Máu, Linh Hồn và thiên tính
của Con yêu dấu là Chúa Kitô, Chúa chúng con,
để đền vì tội lỗi chúng con và toàn thế giới
3. Suy gẫm Đường Thánh Giá, lúc 9g, ngày 26.7.
Trời nắng, đoàn sốt sắng suy gẫm 15 chặng đường. Ghi lại cuộc thương khó Chúa Kitô đã qua. Để cứu chuộc nhân loại.
Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua
Con đường nào Ngài ra pháp trường
Mão gai nào hằn sâu trên trán…
4. Kiệu Đèn vào tối, từ 21g 30. Đoàn hân hạnh do Chị Nguyễn thị Lệ Dung, thay mặt VN đọc 5 kinh của Chuỗi Mân Côi, trong Năm Sự Thương. Kiệu đêm, dài 2 tiếng đồng hồ. Đọc tại nhà nguyện 5 chục và đi kiệu trong công trường. Kết thúc bằng Phép lành và bài Salve Regina. Đoàn kiệu được chị Minh Thanh, trong đoàn, phác hoạ qua bài « Rước Kiệu’’
Trăng treo lơ lửng trên trời cao
Nhưng không sáng sao ánh nến
Của đoàn con đi đón Mẹ Hiền
Ngàn ánh hồng lung linh theo dòng chảy
Quanh co uốn khúc như dãy ngân hà
Mẹ thướt tha trên nền hoa trắng
Áo Mẹ tinh tuyền, đầu đội triều thiên
Mẹ dịu dàng mà uy nghiêm lạ
Đi giữa tiếng ca vang của muôn người
Đoàn chúng con đến từ khắop chốn
Ave Maria cùng cất chung lời (26. 7. 2017)
DU NGOẠN và SHOPPING
Mua sắm không gì ngoài ảnh tượng, chuỗi mang về cho gia đình, để cùng nhau lần chuỗi.
Thích thú nhất, trước khi ra phi trường trở về Paris, ngồi mát bên bãi biển, vấn vương, hạnh phúc, nhớ ơn, nghĩ lại cuộc ‘‘Viếng Mẹ Fatima’’, đã một lần trong đời, bao kỷ niệm dù là nhỏ.
Thuở còn thơ con nghe câu hát
‘‘Ở làng Fatima thật xa xôi
Vào năm nào ấy, trên cây xồi
Mẹ Chúa Trời đã hiện ra sáng chói’’
Con cứ ngại đường xa diệu vợi
Biết làm sao đến với Mẹ đây ?
Nên hôm nay hạnh phúc tràn đầy
Khi được đến chốn này viếng Mẹ
Con dâng Mẹ bài ca nghe thuở nhỏ
Kính Mừng Maria vinh phúc tỏa sáng ngời.
(Minh Thanh. 24.7.2017)
Bao lỗi lầm, xin thứ tha, làm đẹp lại từ nay. Viết lại trang sử đời mình. Xứng đáng là con Mẹ
Nếu cuộc đời con là cuốn sách
Con sẽ xin Mẹ giở lại từng trang
Viết thêm vào những trang còn dở dang
Tẩy sạch những trang đầy vết nhơ.
Con sẽ tìm những trang rơi lạc.
Kết thành cuốn sách tinh Khôi
Dâng lên Mẹ những trang giấy mới
Để mắt Mẹ thôi buồn, lệ thôi rơi..
(Cuốn sách đời. Minh Thanh. 27.7.2O17
Kết bài, 109 người như một trong đoàn hành hương, với quyết tâm chân thành ôm ấp từ lâu. Lấy ‘‘ Hoa tim dâng Mẹ’’. Dâng lên Mẹ cả tấm lòng, đời sống, tương lai và hy vọng.
Con không có hoa hồng dâng Mẹ
Hoa của con vô sắc, không hương nồng
Nhưng đây là những đóa hoa lòng
Là niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
Là đau thương, là hạnh phúc thế trần.
Con kết lại thành hoa tim dâng Mẹ
Xin hãy đoái thương con, Mẹ nhé
Ngoảnh lại nhìn một phút giây thôi
Để những đoá hoa lòng cằn cỗi
Thành hoa Mân Côi tươi thắm muôn đời.
(Minh Thanh 26.7. 2017). Y
Thánh lễ Khai mạc Kim Khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Giáo hạt Chính Tòa
Vũ Đình Bình
11:36 31/07/2017
Sáng nay, ngày 31.7.2017, tín hữu khắp nơi trong Giáo hạt Chính tòa, Giáo phận Ban Mê Thuột, tất cả đều hướng về Nhà thờ Chính tòa, nơi được chọn là điểm hành hương Năm Thánh của Giáo hạt Chính tòa. Nhà thờ Chính tòa với lối kiến trúc đơn giản, bình dị và thân thiện, không chỉ là điểm hành hương chính của Giáo phận mà còn là công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Ban Mê Thuột. Nhiều người lầm tưởng Giáo hạt Chính tòa chỉ có một vài Giáo xứ ở nội vi thành phố như Dũng Lạc, Phú Long, Tình Thương,…; thực tế địa bàn Giáo hạt Chính tòa được tính từ vùng Khánh Dương (huyện M’drăk) chạy dọc theo Quốc lộ 26, bao gồm giáo xứ Thuận Hiếu, Thuận Hòa, Thuận Tâm, Buôn Hằng và nhiều giáo họ, giáo điểm khác chưa có nhà thờ. Như vậy, Giáo hạt Chính tòa còn là một cánh đồng truyền giáo bao la, rộng lớn.
Xem Hình
Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017) đã chính thức khai mạc vào ngày 22.6.2017, tại Trung tâm Mục vụ (số 01 đường Trần Hưng Đạo, TP.BMT). Nhưng do địa bàn Giáo phận quá rộng, nên ngoài 3 Trung tâm Hành hương: Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long), Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn), Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài), còn có 8 Nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Chính tòa, được chọn cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh, hầu tất cả mọi tín hữu đều có thể hành hương để hưởng nhờ Ơn Toàn Xá.
Sau những ngày mưa, hôm nay khí hậu ở Banmêthuột khá mát mẻ. Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Chính tòa cử hành trong tiếng kèn rộn vang. Số tín hữu về tham dự Thánh lễ rất đông, vượt quá dự đoán của Ban tổ chức. Hàng ngàn người phải ngồi bên ngoài Nhà thờ, nhưng tất cả đều mang về Nhà thờ Chính tòa (Nhà Thờ Mẹ), một tâm tình sốt mến, trang nghiêm.
Nghi thức khai mạc do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận, chủ sự tại tiền sảnh Hội trường Giáo xứ Thánh Tâm. Cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Quản hạt Chính tòa, công bố Tin Mừng Năm Hồng ân: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 4, 14–21). Đức Giám Mục hôn kính Thánh giá và trao cho Cha Quản hạt dẫn đầu đoàn rước, tiến vào Nhà thờ.
Sau khi Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện và Quý Cha đồng tế hôn kính Bàn thờ, Cha Quản hạt công bố Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Tiếp đến, Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản hạt đại diện cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Các Bậc Tiền Nhân. Đồng tế trong Thánh lễ hôm nay, ngoài quý linh mục quản xứ, phó xứ còn có quý Cha Tòa Giám mục, quý Cha đang nghỉ dưỡng,…
Sau Tin Mừng (Mt 10, 17–22), Đức Cha Vinh Sơn mời gọi cộng đoàn nhìn lại hành trình đức tin qua 400 năm của Giáo Hội Việt Nam, có những lúc bình an, có những lúc bị bách hại, nhưng Đạo Chúa là đạo Yêu Thương, cha ông chúng ta đã noi gương Chúa Giêsu đáp trả những kẻ bách hại mình bằng tình thương và bằng sự khôn ngoan. Ngài dẫn chứng để cộng đoàn thấy rõ qua sự kiện Trà Kiệu, qua cuộc đời Đức Hồng Y Phanxicô Xaviô Nguyễn Văn Thuận. Giáo phận Ban Mê Thuột cũng gặp không ít thử thách, nhờ Ơn Chúa, nhờ Đức Tin, chúng ta đã vượt qua bằng sự đối thoại, bằng yêu thương, bằng chính cuộc sống chứng nhân Tin Mừng của chúng ta. (mời nghe BÀI GIẢNG)
Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, trong niềm hân hoan cử hành Năm Kim Khánh Giáo phận, chúng con chúc tụng Chúa đã ban ơn đức tin cho quê hương đất nước chúng con. Trải qua những thăng trầm lịch sử, Chúa đã không ngừng nâng đỡ và dẫn dắt chúng con, làm cho giáo phận ngày càng trở nên dấu chỉ sống động về một gia đình hiệp nhất yêu thương của Chúa giữa lòng xã hội… Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần soi sáng, thúc giục chúng con nỗ lực sống Lời Chúa và tham dự thánh lễ mỗi ngày, nhờ đó chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa, biết quên mình phục vụ tha nhân, để cuộc đời chúng con nên muối men và ánh sáng cho trần gian…
Cuối lễ, Đức Giám Mục ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn. Mọi người ra về trong Niềm Vui và Hồng Ân Năm Thánh.
Xem Hình
Năm Thánh mừng 50 năm thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột (22.6.1967 – 22.6.2017) đã chính thức khai mạc vào ngày 22.6.2017, tại Trung tâm Mục vụ (số 01 đường Trần Hưng Đạo, TP.BMT). Nhưng do địa bàn Giáo phận quá rộng, nên ngoài 3 Trung tâm Hành hương: Đức Mẹ Thác Mơ (Hạt Phước Long), Đức Mẹ Giang Sơn (Giáo xứ Giang Sơn), Đồi Thánh Tâm (Giáo xứ Xã Đoài), còn có 8 Nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Chính tòa, được chọn cử hành Thánh lễ khai mạc Năm Thánh, hầu tất cả mọi tín hữu đều có thể hành hương để hưởng nhờ Ơn Toàn Xá.
Sau những ngày mưa, hôm nay khí hậu ở Banmêthuột khá mát mẻ. Thánh lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Giáo phận Ban Mê Thuột tại Nhà thờ Chính tòa cử hành trong tiếng kèn rộn vang. Số tín hữu về tham dự Thánh lễ rất đông, vượt quá dự đoán của Ban tổ chức. Hàng ngàn người phải ngồi bên ngoài Nhà thờ, nhưng tất cả đều mang về Nhà thờ Chính tòa (Nhà Thờ Mẹ), một tâm tình sốt mến, trang nghiêm.
Nghi thức khai mạc do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục Giáo phận, chủ sự tại tiền sảnh Hội trường Giáo xứ Thánh Tâm. Cha Antôn Vũ Thanh Lịch, Quản hạt Chính tòa, công bố Tin Mừng Năm Hồng ân: Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 4, 14–21). Đức Giám Mục hôn kính Thánh giá và trao cho Cha Quản hạt dẫn đầu đoàn rước, tiến vào Nhà thờ.
Sau khi Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện và Quý Cha đồng tế hôn kính Bàn thờ, Cha Quản hạt công bố Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về việc Tòa Thánh chấp thuận cho Giáo phận cử hành Năm Thánh do Hồng Y Maurus Piacenza, Chánh án Tòa Ân giải Tối cao ấn ký. Tiếp đến, Đức Giám Mục, Cha Tổng Đại diện, Cha Quản hạt đại diện cộng đoàn dâng hương tưởng niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Các Bậc Tiền Nhân. Đồng tế trong Thánh lễ hôm nay, ngoài quý linh mục quản xứ, phó xứ còn có quý Cha Tòa Giám mục, quý Cha đang nghỉ dưỡng,…
Sau Tin Mừng (Mt 10, 17–22), Đức Cha Vinh Sơn mời gọi cộng đoàn nhìn lại hành trình đức tin qua 400 năm của Giáo Hội Việt Nam, có những lúc bình an, có những lúc bị bách hại, nhưng Đạo Chúa là đạo Yêu Thương, cha ông chúng ta đã noi gương Chúa Giêsu đáp trả những kẻ bách hại mình bằng tình thương và bằng sự khôn ngoan. Ngài dẫn chứng để cộng đoàn thấy rõ qua sự kiện Trà Kiệu, qua cuộc đời Đức Hồng Y Phanxicô Xaviô Nguyễn Văn Thuận. Giáo phận Ban Mê Thuột cũng gặp không ít thử thách, nhờ Ơn Chúa, nhờ Đức Tin, chúng ta đã vượt qua bằng sự đối thoại, bằng yêu thương, bằng chính cuộc sống chứng nhân Tin Mừng của chúng ta. (mời nghe BÀI GIẢNG)
Sau phần hiệp lễ, cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, trong niềm hân hoan cử hành Năm Kim Khánh Giáo phận, chúng con chúc tụng Chúa đã ban ơn đức tin cho quê hương đất nước chúng con. Trải qua những thăng trầm lịch sử, Chúa đã không ngừng nâng đỡ và dẫn dắt chúng con, làm cho giáo phận ngày càng trở nên dấu chỉ sống động về một gia đình hiệp nhất yêu thương của Chúa giữa lòng xã hội… Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần soi sáng, thúc giục chúng con nỗ lực sống Lời Chúa và tham dự thánh lễ mỗi ngày, nhờ đó chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa, biết quên mình phục vụ tha nhân, để cuộc đời chúng con nên muối men và ánh sáng cho trần gian…
Cuối lễ, Đức Giám Mục ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn. Mọi người ra về trong Niềm Vui và Hồng Ân Năm Thánh.
Đầy Tớ Chúa “Anrê Majcen”, Tổ phụ Gia đình Salêdiêng Việt Nam
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:51 31/07/2017
Đầy Tớ Chúa “Anrê Majcen”, Tổ phụ Gia đình Salêdiêng Việt Nam
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
(Tập sinh của Cha Majcen sdb)
Theo tin từ Tỉnh dòng Salêdiêng Việt Nam ngày 28/7/2017 thì sau cuộc viếng thăm xứ Mongolia, Cha bề trên Tổng quyền Tu Hội Salêdiêng chính thức mời gọi đại gia đình Salêdiêng Việt Nam hãy dành ngày 30 hàng tháng để “đào sâu tinh thần nhiệt thành và tâm hồn tông đồ hăng say dành cho giới trẻ nơi các hội viên Salêdiêng, gọi là ngày của “Anrê Majcen”, một Đầy tờ Chúa và một Don Bosco của Việt Nam.
Là một tập sinh của cha Anrê Majcen, cá nhân chúng tôi cùng nhiều hội viên Salêdiêng Việt Nam khác đã được cha như một người mẹ hiền cưu mang, uốn nắn, yêu thương trong suốt năm tập để trở nên một tu sĩ Salêdiêng. Hồi nhớ lại đồi Tập viện Don Bosco Trạm Hành, Đơn dương thuộc tỉnh Tuyên Đức cách thành phố Đàlạt mộng mơ khoảng 25 cây số cha Tập sư Majcen đã cần cù kiên nhẫn giáo huấn và đào tạo chúng tôi. Chúng tôi nhớ lớp tập sinh năm 1970 của chúng tôi rất đông, có tới 35 thầy tập sinh; ấy vậy mà hàng ngày ngoài giờ học Hiến luật của Tu hội và Tu đức trong ngày, mỗi chiều trước giờ kinh chiều và ăn tối là giờ Huấn đức của cha Tập sư… Tôi nhớ hầu như không ngày nào mà lại thiếu giờ huấn đức này dù là đại lễ như Tết hay Giáng sinh và Phục sinh… Ngoài các giờ huấn đức và tu đức, học hỏi cha còn dành giờ linh hứơng cho từng tập sinh hàng tuần!
Tình thương dịu hiền cha dành cho chúng tôi, sự thánh thiện hy sinh nêu gương nhân đức cho chúng tôi đã in đận trong tâm hồn chúng tôi và tinh thần Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco được cha truyền đạt, đặt để và gieo vào trái tim tâm hồn chúng tôi và các con cái cha đã và đang được tiếp nối không chỉ tại quê hương Việt Nam mà thôi mà đang được gieo trồng hay tái tạo lại sức sống tinh thần Salêdiêng tại các nước Âu Châu, Mỹ châu và Úc châu!
Xưa kia khi nghe cha nói “chúng con sẽ tung cánh đi truyền giáo tại các vùng đất mới và nhất là tại các nơi ngày xưa Don Bosco đã xây dựng… Không ai trong chúng tôi có thể mường tượng ra được, vì chính mình đang được nhưng người con của các quốc gia ấy ươm trồng huấn luyện… Nào ngờ đâu sau mấy chục năm sau, những người Salêdiêng Việt Nam ngày nay đang tái truyền giáo cho các vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu của các cánh đồng bát ngát chĩu vàng lúa hạt và trũi nặng hoa trái năm xưa…
Để tưởng nhớ tới người cha tập sư kính yêu này, chúng tôi xin lược tóm vài nét về thân thế về cha và chút kỷ niệm về người:
• Cha được sinh ra ở Maribor – Slovenia ngày 30/9/1904
• Được lãnh nhận Bí tích Thanh tảy vào 9/10/1904
• Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm lúc 19 tuổi chàng thư sinh vất vả, cố hết sức mà vẫn không kiếm được việc; cho đến khi chàng gặp lại được vị thày cũ đang giữ chức vụ Thanh tra học vụ, giới thiệu cho chàng dậy học cho một trường của các cha Salêdiêng tại Radna. Thế là cuộc đời của chàng được thay đổi từ đây… Khi tiếp xúc với sự dịu hiền, tình bạn thân thiết của các tu sĩ Salêdiêng, đặc biệt được đón tiếp và lắng nghe các tu sĩ Salêdiêng truyền giáo tại Nam mỹ như Đức Hồng Y Cagliero đến chia sẻ, đã dấy lên trong lòng chàng ơn gọi khát khao đi truyền giáo...
• Năm 1924 – 1925 thày được nhận vào Nhà tập và những gì thày hấp thụ từ cha giáo tập thì vào năm 1960 cha lại đóng vai trò giáo tập đầu tiên tại Việt Nam…
• Thầy được khấn dòng lần đầu vào ngày 4/10/1925 và khấn trọn vào 9/1/1932
• Thầy được Thụ phong Linh mục ngày 2/7/1933 và phục vụ tại quê nhà trong vai trò Giám học và giáo sư cho tới ngày 15/8/1935 cha mới được chấp thuận cho đi truyền giáo và được sai đi Trung Hoa, tới tỉnh Côn Minh vào năm 1935 và ở đó cho tới năm1951. Dù phải đối diện với đầy dẫy khó khăn, sự túng nghèo, chiến tranh và những khắt khe cấm cách của Cộng sản. Cha đã làm việc quá lao nhọc đến ngất xỉu và phải trải qua cuộc giải phẫu trầm kha nên cha phải về Macau tĩnh dưỡng trong những năm 1951 – 1952
• Vì những nguy hiểm của Trung Cộng nên bề trên tỉnh gửi cha qua Hà nội – Việt Nam năm 1952. Trước lời mời của cha Kim (Seitz), một linh mục của Hội Thừa sai Ba lê, khi Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Kontum, miền Trung. Bề trên đã bài sai Cha Minh (Giacomino) làm giám đốc và cha Majcen phụ tá ngài trông coi Cô nhi viện Kitô Vua Hà Nội cho đến năm 1954.
• Khi đất nước chia đôi Bắc Nam, Cộng sản và Dân chủ thì các cha và các em dìu nhau di cư vào Ban Mê Thuột và cuối cùng vào Sài gòn… Dù cha Minh được đặt làm giám đốc nhưng hầu hết công việc điều hành và xây dựng đều nằm trong tay cha Majcen vì cha Minh cần được đi học tiếng Việt. Cha Majcen trong thời gian ở Côn Minh, cũng đã qua lại Việt Nam nhiều lần, đã tiếp cận với người Việt nên biết chút chút tiếng Việt.
• Và rồi trước những khó khăn tại Việt Nam khi đất nước bị phân đôi: Cộng sản và Dân chủ… Tình trạng bấp bênh nên các bề trên ra lệnh rút hết Salêdiêng về lại Hồng Kông vào năm 1954. Cha Majcen đã vâng lời với một trái tim òa vỡ vì phải xa cách đoàn con Việt Nam. Trong thời gian những năm 1954 – 1956 cha về Hồng Kông nắm giữ chức vụ giám đốc trường Tang-kim-po, một ngôi trường lớn của dòng ở Hồng Kông. Ngôi trường đang phát triển, thì cha được bài sai đi Việt Nam vào năm 1956.
• Lần này cha được sai đi Saigon và cha ở lại đây tới năm 1976,của tỉnh dòng với tư cách là đại diện Giám tỉnh Hồng Kông tại Việt Nam. Đây cũng là một thời gian vàng son của Salêdiêng tại Việt Nam với trường Kỹ Thuật Don Bosco nổi tiếng tại Gò Vấp, trường Trung học Đệ tử Thủ Đức, mà một thời đã trở thành trường trung học cấp 2 liên dòng, một Tập viện và trường trung học cấp 1 to lớn tại Trạm hành và một học viện đồ sộ tại Đà lạt.
• Salêdiêng rất nổi tiếng thời đệ nhị Cộng hòa qua các sinh hoạt về âm nhạc với Đội kèn, dàn nhạc hòa tấu; nổi tiếng về thể thao với các bộ môn bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền; và đặc biệt ngôi trường kỹ thuật Gò vấp ngang ngửa với trường kỹ thuật Phú thọ của chính phủ… Nhưng vận nước thương đau năm 1975, Việt Cộng đánh chiếm miền nam, các trường sở bị tịch thu, các cha thày ngoại quốc bị trục xuất… Cha Anrê Majcen có quốc tịch Cộng sản Nam Tư, nên cha được ở lại Việt Nam thêm được 9 tháng và cha là người ngoại quốc cuối cùng bị trục xuất khọi Việt nam vào gần cuối năm 1976. Cha ra đi với hy vọng trở lại, nhưng ước mơ đó không bao giờ được hiện thực cho cha cũng như hầu hết các vị truyền giáo khác.
• Bị trục xuất khỏi Việt Nam, cha trở về sống tại Tainan – Taiwan từ 1976 cho tới 1979.
• Sau đó cha trở về quê hương Slovenia vào năm 1979. Khi thấy giấc mơ về lại với đoàn con Việt Nam yêu dấu không thể hiện thực được, cha đã dốc sức còn lại để tìm kiếm ân nhân tài chánh nâng đỡ các Salêdiêng tại Việt Nam và ghi lại những trang sử Salêdiêng tại Việt Nam cho đến ngày cha qua đời tại Ljubljana – Slovenia ngày 30/9/1999.
• Cá nhân chúng tôi còn nhớ, năm 1981 khi vược biên tới được trại tỵ nạn Galang, bắt được liên lạc với cha, thì cha ui mừng viết khích lệ kèm theo chút tiền hàng tháng… Không chỉ cho cá nhân chúng tôi là một hội viên Salêdiêng, mà còn cho tất cả các cựu học viên cũng như cựu tu sĩ Salêdiêng… Cha đều chia sẻ tình thương qua những thư từ nâng đỡ kèm theo những đồng đôla phụ giúp trong những lúng túng cực… Tấm lòng của cha thật bao la.
• Xin cảm tạ Chúa cho chúng con một tấm gương đạo đức thánh thiện, một người cha có trái tim bao la như biển khơi. Cầu mong một ngày Cha được cất nhắc lên bàn thánh, được Giáo Hội hoàn vũ tôn kính như một bậc thánh nhân.
• Sau đây là kinh Tạ ơn của “Đầy tớ Chúa Anrê Majcen SDB” bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của cá nhân chúng tôi.
Prayer of thanksgiving
(Andrej Majcen)
Thank you, God, for calling me
and giving me the courage to repond to your call…
Thank you, God, especially
for the paths I took
at home and in the missions…
I am happy
that I followed this road…
Thank you God, for calling me
to the Salesian Congregation
and for sending me to proclaim the Gospel in Far Eastern lands.
Mary, Help of Christians,
thank you for everything,
because I know that this is what I learned from St John Bosco,
that everything I have achieved is your work.
Without Mary I am nothing.
If I am not a saint I am nothing.
Lời Kinh Tạ Ơn (Linh mục Anrê Majcen)
Lạy Chúa, Con cảm tạ Chúa, đã gọi con và ban cho con can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi…
Con cảm tạ Chúa đã dẫn con trên những nẻo đường quê hương con và dẫn con vào cánh đồng truyền giáo…
Con thật hạnh phúc được tiến bước trên con đường này…
Con cảm tạ Chúa đã gọi con vào tu hội Salêdiêng
và gửi con đi loan truyền Tin mừng cho các vùng đất Viễn Đông
Lạy Mẹ Maria, Phù hộ các Giáo hữu,
con cám ơn Mẹ về mọi sự, vì con xác tín rằng điều con đã học hỏi được
nơi Cha thánh Gioan Bosco là bất kỳ điều gì con thực hiện được đều là việc của Mẹ.
Không có Mẹ, con chỉ là hư vô
Nếu con không nên thánh, con cũng là hư không.
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
(Tập sinh của Cha Majcen sdb)
Là một tập sinh của cha Anrê Majcen, cá nhân chúng tôi cùng nhiều hội viên Salêdiêng Việt Nam khác đã được cha như một người mẹ hiền cưu mang, uốn nắn, yêu thương trong suốt năm tập để trở nên một tu sĩ Salêdiêng. Hồi nhớ lại đồi Tập viện Don Bosco Trạm Hành, Đơn dương thuộc tỉnh Tuyên Đức cách thành phố Đàlạt mộng mơ khoảng 25 cây số cha Tập sư Majcen đã cần cù kiên nhẫn giáo huấn và đào tạo chúng tôi. Chúng tôi nhớ lớp tập sinh năm 1970 của chúng tôi rất đông, có tới 35 thầy tập sinh; ấy vậy mà hàng ngày ngoài giờ học Hiến luật của Tu hội và Tu đức trong ngày, mỗi chiều trước giờ kinh chiều và ăn tối là giờ Huấn đức của cha Tập sư… Tôi nhớ hầu như không ngày nào mà lại thiếu giờ huấn đức này dù là đại lễ như Tết hay Giáng sinh và Phục sinh… Ngoài các giờ huấn đức và tu đức, học hỏi cha còn dành giờ linh hứơng cho từng tập sinh hàng tuần!
Tình thương dịu hiền cha dành cho chúng tôi, sự thánh thiện hy sinh nêu gương nhân đức cho chúng tôi đã in đận trong tâm hồn chúng tôi và tinh thần Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco được cha truyền đạt, đặt để và gieo vào trái tim tâm hồn chúng tôi và các con cái cha đã và đang được tiếp nối không chỉ tại quê hương Việt Nam mà thôi mà đang được gieo trồng hay tái tạo lại sức sống tinh thần Salêdiêng tại các nước Âu Châu, Mỹ châu và Úc châu!
Xưa kia khi nghe cha nói “chúng con sẽ tung cánh đi truyền giáo tại các vùng đất mới và nhất là tại các nơi ngày xưa Don Bosco đã xây dựng… Không ai trong chúng tôi có thể mường tượng ra được, vì chính mình đang được nhưng người con của các quốc gia ấy ươm trồng huấn luyện… Nào ngờ đâu sau mấy chục năm sau, những người Salêdiêng Việt Nam ngày nay đang tái truyền giáo cho các vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu của các cánh đồng bát ngát chĩu vàng lúa hạt và trũi nặng hoa trái năm xưa…
Để tưởng nhớ tới người cha tập sư kính yêu này, chúng tôi xin lược tóm vài nét về thân thế về cha và chút kỷ niệm về người:
Cha Majcen giữa những người trẻ Việt nam |
• Cha được sinh ra ở Maribor – Slovenia ngày 30/9/1904
• Được lãnh nhận Bí tích Thanh tảy vào 9/10/1904
• Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm lúc 19 tuổi chàng thư sinh vất vả, cố hết sức mà vẫn không kiếm được việc; cho đến khi chàng gặp lại được vị thày cũ đang giữ chức vụ Thanh tra học vụ, giới thiệu cho chàng dậy học cho một trường của các cha Salêdiêng tại Radna. Thế là cuộc đời của chàng được thay đổi từ đây… Khi tiếp xúc với sự dịu hiền, tình bạn thân thiết của các tu sĩ Salêdiêng, đặc biệt được đón tiếp và lắng nghe các tu sĩ Salêdiêng truyền giáo tại Nam mỹ như Đức Hồng Y Cagliero đến chia sẻ, đã dấy lên trong lòng chàng ơn gọi khát khao đi truyền giáo...
• Năm 1924 – 1925 thày được nhận vào Nhà tập và những gì thày hấp thụ từ cha giáo tập thì vào năm 1960 cha lại đóng vai trò giáo tập đầu tiên tại Việt Nam…
• Thầy được khấn dòng lần đầu vào ngày 4/10/1925 và khấn trọn vào 9/1/1932
• Thầy được Thụ phong Linh mục ngày 2/7/1933 và phục vụ tại quê nhà trong vai trò Giám học và giáo sư cho tới ngày 15/8/1935 cha mới được chấp thuận cho đi truyền giáo và được sai đi Trung Hoa, tới tỉnh Côn Minh vào năm 1935 và ở đó cho tới năm1951. Dù phải đối diện với đầy dẫy khó khăn, sự túng nghèo, chiến tranh và những khắt khe cấm cách của Cộng sản. Cha đã làm việc quá lao nhọc đến ngất xỉu và phải trải qua cuộc giải phẫu trầm kha nên cha phải về Macau tĩnh dưỡng trong những năm 1951 – 1952
• Vì những nguy hiểm của Trung Cộng nên bề trên tỉnh gửi cha qua Hà nội – Việt Nam năm 1952. Trước lời mời của cha Kim (Seitz), một linh mục của Hội Thừa sai Ba lê, khi Tòa thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục Kontum, miền Trung. Bề trên đã bài sai Cha Minh (Giacomino) làm giám đốc và cha Majcen phụ tá ngài trông coi Cô nhi viện Kitô Vua Hà Nội cho đến năm 1954.
• Khi đất nước chia đôi Bắc Nam, Cộng sản và Dân chủ thì các cha và các em dìu nhau di cư vào Ban Mê Thuột và cuối cùng vào Sài gòn… Dù cha Minh được đặt làm giám đốc nhưng hầu hết công việc điều hành và xây dựng đều nằm trong tay cha Majcen vì cha Minh cần được đi học tiếng Việt. Cha Majcen trong thời gian ở Côn Minh, cũng đã qua lại Việt Nam nhiều lần, đã tiếp cận với người Việt nên biết chút chút tiếng Việt.
• Và rồi trước những khó khăn tại Việt Nam khi đất nước bị phân đôi: Cộng sản và Dân chủ… Tình trạng bấp bênh nên các bề trên ra lệnh rút hết Salêdiêng về lại Hồng Kông vào năm 1954. Cha Majcen đã vâng lời với một trái tim òa vỡ vì phải xa cách đoàn con Việt Nam. Trong thời gian những năm 1954 – 1956 cha về Hồng Kông nắm giữ chức vụ giám đốc trường Tang-kim-po, một ngôi trường lớn của dòng ở Hồng Kông. Ngôi trường đang phát triển, thì cha được bài sai đi Việt Nam vào năm 1956.
• Lần này cha được sai đi Saigon và cha ở lại đây tới năm 1976,của tỉnh dòng với tư cách là đại diện Giám tỉnh Hồng Kông tại Việt Nam. Đây cũng là một thời gian vàng son của Salêdiêng tại Việt Nam với trường Kỹ Thuật Don Bosco nổi tiếng tại Gò Vấp, trường Trung học Đệ tử Thủ Đức, mà một thời đã trở thành trường trung học cấp 2 liên dòng, một Tập viện và trường trung học cấp 1 to lớn tại Trạm hành và một học viện đồ sộ tại Đà lạt.
• Salêdiêng rất nổi tiếng thời đệ nhị Cộng hòa qua các sinh hoạt về âm nhạc với Đội kèn, dàn nhạc hòa tấu; nổi tiếng về thể thao với các bộ môn bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền; và đặc biệt ngôi trường kỹ thuật Gò vấp ngang ngửa với trường kỹ thuật Phú thọ của chính phủ… Nhưng vận nước thương đau năm 1975, Việt Cộng đánh chiếm miền nam, các trường sở bị tịch thu, các cha thày ngoại quốc bị trục xuất… Cha Anrê Majcen có quốc tịch Cộng sản Nam Tư, nên cha được ở lại Việt Nam thêm được 9 tháng và cha là người ngoại quốc cuối cùng bị trục xuất khọi Việt nam vào gần cuối năm 1976. Cha ra đi với hy vọng trở lại, nhưng ước mơ đó không bao giờ được hiện thực cho cha cũng như hầu hết các vị truyền giáo khác.
• Bị trục xuất khỏi Việt Nam, cha trở về sống tại Tainan – Taiwan từ 1976 cho tới 1979.
• Sau đó cha trở về quê hương Slovenia vào năm 1979. Khi thấy giấc mơ về lại với đoàn con Việt Nam yêu dấu không thể hiện thực được, cha đã dốc sức còn lại để tìm kiếm ân nhân tài chánh nâng đỡ các Salêdiêng tại Việt Nam và ghi lại những trang sử Salêdiêng tại Việt Nam cho đến ngày cha qua đời tại Ljubljana – Slovenia ngày 30/9/1999.
• Cá nhân chúng tôi còn nhớ, năm 1981 khi vược biên tới được trại tỵ nạn Galang, bắt được liên lạc với cha, thì cha ui mừng viết khích lệ kèm theo chút tiền hàng tháng… Không chỉ cho cá nhân chúng tôi là một hội viên Salêdiêng, mà còn cho tất cả các cựu học viên cũng như cựu tu sĩ Salêdiêng… Cha đều chia sẻ tình thương qua những thư từ nâng đỡ kèm theo những đồng đôla phụ giúp trong những lúng túng cực… Tấm lòng của cha thật bao la.
• Xin cảm tạ Chúa cho chúng con một tấm gương đạo đức thánh thiện, một người cha có trái tim bao la như biển khơi. Cầu mong một ngày Cha được cất nhắc lên bàn thánh, được Giáo Hội hoàn vũ tôn kính như một bậc thánh nhân.
• Sau đây là kinh Tạ ơn của “Đầy tớ Chúa Anrê Majcen SDB” bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của cá nhân chúng tôi.
Prayer of thanksgiving
(Andrej Majcen)
Thank you, God, for calling me
and giving me the courage to repond to your call…
Thank you, God, especially
for the paths I took
at home and in the missions…
I am happy
that I followed this road…
Thank you God, for calling me
to the Salesian Congregation
and for sending me to proclaim the Gospel in Far Eastern lands.
Mary, Help of Christians,
thank you for everything,
because I know that this is what I learned from St John Bosco,
that everything I have achieved is your work.
Without Mary I am nothing.
If I am not a saint I am nothing.
Lời Kinh Tạ Ơn (Linh mục Anrê Majcen)
Lạy Chúa, Con cảm tạ Chúa, đã gọi con và ban cho con can đảm đáp lại tiếng Chúa gọi…
Con cảm tạ Chúa đã dẫn con trên những nẻo đường quê hương con và dẫn con vào cánh đồng truyền giáo…
Con thật hạnh phúc được tiến bước trên con đường này…
Con cảm tạ Chúa đã gọi con vào tu hội Salêdiêng
và gửi con đi loan truyền Tin mừng cho các vùng đất Viễn Đông
Lạy Mẹ Maria, Phù hộ các Giáo hữu,
con cám ơn Mẹ về mọi sự, vì con xác tín rằng điều con đã học hỏi được
nơi Cha thánh Gioan Bosco là bất kỳ điều gì con thực hiện được đều là việc của Mẹ.
Không có Mẹ, con chỉ là hư vô
Nếu con không nên thánh, con cũng là hư không.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 26)
Vũ Văn An
05:12 31/07/2017
Chương tám: Đạo Công Giáo và tính dục
Ngay từ đầu, Đạo Công Giáo đã bị tố cáo là loan truyền một thứ thông điệp hỗn độn về tính dục. Một đàng, những vị anh hùng vĩ đại của đức tin đều là các vị đồng trinh phi tính dục một cách đặc trưng. Thánh Simong Cột, chẳng hạn, là một nhà tu khổ hạnh thế kỷ thứ 5 ở Syria, một người sống trên đỉnh một cây cột và nổi tiếng là không cho phép bất cứ người đàn bà nào tới gần nơi ngài ở. (Theo hạnh thánh của ngài, lệnh cấm này áp dụng cho cả mẹ ruột của ngài). Các nhà lãnh đạo chính thức của Giáo Hội Công Giáo tất cả đều là các người nam độc thân, và phần lớn các người đàn bà nổi tiếng nhất cũng đều là các nữ tu độc thân. Trong các thế kỷ qua, phần lớn người Công Giáo coi việc tiết dục là con đường cao thượng hơn về thiêng liêng, trong khi bậc sống vợ chồng của hầu hết giáo dân, kể cả sinh hoạt tính dục của họ, bị coi như một nhượng bộ đối với bản chất sa ngã của con người.
Thế nhưng, cùng một lúc, trong Đạo Công Giáo luôn có xu hướng mạnh mẽ cổ vũ các gia đình đông con. Hơn nữa, không thể chối cãi điều này: trong một số nền văn hóa Công Giáo, người ta thấy có nhiều nét gợi dục (carnal), ngược với chủ trương tiết dục (abstemiousness) rất đặc trưng của các xã hội Thệ Phản. Ở Âu Châu chẳng hạn, ta thấy có sự dị biệt giữa Phần Lan và Na Uy một bên và bên kia là Tây Ban Nha, Ý, và Bồ Đào Nha. Cũng không phải là chuyện tình cờ khi các xã hội Châu Mỹ La Tinh, những xã hội từng đem lại cho thế giới những điệu vũ gợi dục hơn hết, như tango và samba, lại là các xã hội đa phần áp đảo theo Công Giáo, tức Á Căn Đình và Ba Tây. Nếu bạn muốn được thấy một nền văn hóa Công Giáo đại chúng trong hành động, thì bãi biển để ngực trần ở Rio de Janeiro hẳn phải là một nơi cũng đáng chọn như nhà thờ chính tòa của nó. Ở Ý, các kênh truyền hình trong các giờ cao điểm, từ Telepace, một mạng lưới Công Giáo có khi phát tuyến trọn một giờ thánh, cho tới RAI, mạng lưới của nhà nước, rất thường trình chiếu hình những người đàn bà ăn mặc hở hang nhẩy nhót trên sân khấu, trong những điệu vũ nóng bỏng, tất cả đều nói lên, bằng những cách khác nhau, cùng một triết lý sống Công Giáo của đất nước.
Dĩ nhiên, biểu tượng sáng ngời cho cố gắng của Công Giáo nhằm đạt được cả hai yếu tố trên là Đức Nữ Trinh Matria. Theo truyền thống, ngài được chào kính vừa như một trinh nữ vừa như một người mẹ, và các nhà phê bình duy nữ thích chỉ trích cái tiêu chuẩn bị họ coi là bất khả này khi cột hai chuyện trái ngược nhau lại với nhau.
Về tri cảm công cộng, các sứ điệp pha trộn trên hết sức sinh động ở đầu thế kỷ 21. Trong nhiều giới, Đạo Công Giáo bị coi là “Bác Sĩ Không” của nền luân lý tính dục: không được thủ dâm, không được ngừa thai, không được phá thai, không được sinh sản nhân tạo, và không được kết hôn đồng tính. Một số nhà phê bình thấy các lập trường này đơn giản chỉ làm bực mình hay lỗi thời, trong khi nhiều người khác coi chúng như một thứ vi phạm có tính luân lý; họ tố cáo Đạo Công Giáo làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng HIV/AIDS khi chống đối bao cao su (condom). Những lời cáo buộc này là một nguồn gây thất vọng sâu xa nơi các nhà lãnh đạo Công Giáo; các ngài nhấn mạnh rằng phía sau mọi lời “không” đều có một lời “có” sâu sắc hơn và sứ điệp Công Giáo về dục tính con người tích cực từ căn bản. Dù các vị giáo hoàng rõ ràng đứng về phía hạn chế trong hầu hết các cuộc tranh luận về tính dục hiện thời, nhưng các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng thường xuyên công khai chỉ trích hướng đi dân số học của thế giới đã phát triển, nhất là Âu Châu, trong việc họ ủng hộ các gia đình ít con; các ngài cho rằng xu hướng này, rốt cuộc, sẽ khiến Tây Phương phạm tội “tự tử về dân số”. Đối với một số người, sứ điệp chính thức của Công Giáo dường như là “hãy hưởng tính dục, chắc chắn như thế, nhưng chỉ nên theo các hướng dẫn của chúng tôi mà thôi”.
Bất chấp quan điểm của người ta, hiểu được các thái độ của Công Giáo đối với tính dục và gia đình là một điều tiên quyết để nắm được vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay.
Điều gì làm nền tảng cho thái độ của người Công Giáo đối với tính dục?
Nhờ óc tưởng tượng bí tích của họ, người Công Giáo nhìn thấy dấu chỉ thần linh nơi các sự vật thể lý của thế giới này, kể cả thân xác con người, thay vì nhìn vật chất và xác thịt như những gì đồi bại từ trong nội tại. Người Công Giáo khiêu vũ, uống rượu, hút những điều xìgà ngon, và ăn những bữa ăn ngon, coi tất cả những thứ này như các ơn phúc trong tạo thế của Thiên Chúa, và nói chung, họ coi sắc đẹp thể lý và kích dục cũng như thế. Một ủng hộ lành mạnh đối với khoái cảm nhục tính (sensuality), không bác bỏ nó, luôn là bản năng của người Công Giáo bình thường. Những thúc đẩy loại này có nền tảng rõ rệt trong thần học Công Giáo. Thí dụ, trong thông điệp Caritas Deus Est năm 2005 của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cho rằng tình yêu gợi dục (erotic love) được cảm nghiệm giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân là một hình tượng, một hình ảnh, của tình yêu Thiên Chúa.
Một điểm chủ yếu cần phải nắm về nền luân lý tính dục Công Giáo là: các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhấn mạnh rằng giáo huấn của các ngài về các điểm này phát xuất từ luật tự nhiên, nghĩa là các nguyên tắc luân lý phát xuất từ giới tự nhiên. Theo nghĩa này, việc Giáo Hội chống đối phá thai không giống như qui luật của Giáo Hội về việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật; việc tham dự này vốn là một bổn phận có tính tuyên tín (confessional). Trái lại, Giáo Hội coi việc bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên như một vấn đề nhân quyền căn bản, chứ không phải là một lập trường chỉ có tính Công Giáo chuyên biệt mà thôi. Dưới mắt các ngài, đây không phải là việc đẩy nền luân lý Công Giáo xuống cổ họng nền văn hóa đa nguyên cho bằng bảo vệ các chân lý luân lý phổ quát mà mọi người có khả năng nhận biết. Như các ngài vốn nói, những điều này không đúng chỉ vì Giáo Hội nói thế; đúng hơn, Giáo Hội nói thế vì chúng đúng sự thật.
Giáo Hội dạy gì về việc kiểm soát sinh đẻ?
Nếu bạn tìm mục “kiểm soát sinh đẻ” hay “ngừa thai” trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, bản mục lục sẽ chỉ bạn tới phần nói về hôn nhân. Điều ấy được sắp xếp theo kế sách, vì Giáo Hội coi giáo huấn của mình về đạo đức tính dục như một phần của viễn kiến rộng lớn hơn về ý nghĩa và mục đích của hôn nhân và gia đình con người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong giáo huấn Công Giáo hiện nay về kiểm soát sinh đẻ là thông điệp nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1968 tựa là Humanae Vitae (Sự Sống Con Người). Dựa vào tinh thần canh tân của Công Đồng Vatican II, nhiều quan sát viên hy vọng rằng Đức Phaolô VI sẽ xem xét lại việc ngăn cấm của Giáo Hội, và đa số các thành viên của Ủy Ban đặc biệt do Đức Giáo Hoàng thiết lập để nghiên cứu vấn đề cũng đề nghị như thế. Thế nhưng, cuối cùng, Đức Phaolô VI đã duy trì giáo huấn truyền thống; ngài nhấn mạnh rằng việc sử dụng các phương tiện ngừa thai nhân tạo vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa đối với tính dục con người.
Nói một cách tóm tắt, giáo huấn Công Giáo như được trình bầy trong Humanae Vitae chủ trương rằng giao hợp tính dục chỉ hợp phép trong bối cảnh hôn nhân mà thôi, nơi nó được xác định phục vụ hai mục đích của hôn nhân, tức các chức năng “kết hợp” và “sinh sản”. Nghĩa là, hôn nhân nhằm để kết hợp cặp vợ chồng trong một tình yêu và một hiệp thông thiêng liêng luôn sâu sắc hơn, và mở cửa chào đón sự sống mới dưới hình thức con cái. Sự bất trung vi phạm chức năng kết hợp của hôn nhân thế nào, thì việc ngừa thai nhân tạo cũng được hiểu là vi phạm mục đích sinh sản như thế bằng cách tách rời việc giao hợp ra khỏi khả thể có con. Điểm mấu chốt ở đây là “mỗi một và mọi hành vi hôn nhân phải luôn mở cửa cho việc truyền sinh”.
Giáo huấn Công Giáo nhìn nhận rằng có thể có những “lý do chính đáng” khiến cặp vợ chồng được phép hạn chế số con họ đem vào đời, như thiếu khả năng kinh tế để duy trì một gia đình đông con, nguy cơ về sức khỏe cho người mẹ nếu sinh thêm hoặc các căng thẳng tâm lý và xúc cảm khi có thêm con. Bao lâu vợ chồng không hành động vì lòng “vị kỷ”, mà đúng hơn vì “lòng đại lượng thích hợp với việc làm cha mẹ có trách nhiệm”, Giáo Hội dạy rằng các cặp vợ chồng được phép tránh có thai, miễn là họ sử dụng các phương thế được phép về luân lý. Phương thế phổ thông nhất nơi những người Công Giáo coi trọng giáo huấn chính thức là “kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên”, đôi khi còn được gọi là “phương pháp tiết dục định kỳ” (Rhythm method) trong đó, cặp vợ chồng chỉ giao hợp tính dục vào những thời kỳ tự nhiên không thể thụ thai.
Về phương diện quốc gia và quốc tế, giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng các chính phủ được coi là hợp pháp khi quan tâm tới cỡ dân số và cố gắng ảnh hưởng tới hướng tiến dân số của nước mình. Tuy nhiên, các phương thế sử dụng không được mang tính cưỡng bức và phải nhất quán với luật luân lý; nghĩa là trên thực tế, Giáo Hội Công Giáo chống lại các cố gắng cổ vũ việc kiểm soát sinh đẻ nhân tạo như một vấn đề chính sách của chính phủ.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội nói gì về bao cao su và bệnh AIDS?
Giáo Hội Công Giáo bị chỉ trích đặc biệt về lập trường ngừa thai ở Châu Phi và một số nơi khác trên thế giới, nơi việc phân phối bao cao su thường là thành phần của chiến dịch chống AIDS. Để trả lời, các giới chức của Giáo Hội thường nêu ra 3 điểm sau:
• Giáo Hội Công Giáo bảo trợ lối đáp ứng nhân đạo nhất đối với đại dịch HIV/AIDS trên trái đất. Theo một ước lượng, 27 phần trăm tất cả các bệnh nhân AIDS được chăm sóc bởi các cơ sở Công Giáo. Dưới góc cạnh này, các vị cho rằng các lời cáo buộc Giáo Hội dửng dưng là hoàn toàn không hợp tình hợp lý.
• Một số nghiên cứu có tính thực nghiệm cho thấy các nước nhấn mạnh tới việc tiết dục (abstinence) và trung thành vợ chồng như là thành phần của chiến dịch chống AIDS toàn diện đã thành công trong việc làm giảm tỷ lệ lây lan hơn là các nước chủ yếu dựa vào bao cao su.
• Lòng trung thành trong hôn nhân và sự tiết dục ở bên ngoài hôn nhân là các phương thế hết sức rõ ràng, ai cũng hiểu cũng áp dụng được, để ngăn chặn sự truyền bệnh. Chỉ phân phối bao cao su mà không kèm theo việc đào tạo luân lý, trên thực tế, chỉ khuyến khích người ta dấn thân vào các tác phong nguy hiểm hơn nữa.
Trong cốt lõi, đường lối chính thức là: những người đau khổ vì bệnh HIV/AIDS đáng được Giáo Hội cảm thương và nâng đỡ. Nhưng theo các nhà lãnh đạo Giáo Hội, lòng cảm thương thực sự là giúp người ta thực hiện các lựa chọn có trách nhiệm về luân lý.
Há nhiều người Công Giáo không đồng ý với đường lối của Giáo Hội về kiểm soát sinh đẻ đó sao?
Đúng thế. Trong cả các tường thuật truyền thông lẫn các cuộc thảo luận công cộng, vấn đề kiểm soát sinh đẻ thường được coi như điển hình rõ ràng nhất cho thấy hàng giáo phẩm đã không nắm được đoàn chiên của mình. Các cuộc thăm dò ý kiến ở cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua đã liên tiếp cho thấy đại đa số người Công Giáo có vấn đề với việc ngừa thai và nhiều người sử dụng nó. Cuộc thăm dò hồi tháng Năm năm 2012 của Viện Gallup cho thấy 82 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ tin rằng kiểm soát sinh đẻ là điều có thể chấp nhận được về phương diện luân lý; kết quả này khá gần với 89 phần trăm dân số cả nước có cùng một quan điểm này. Chỉ có 15 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ cho rằng nó sai lầm về luân lý mà thôi. Một cuộc thăm dò hồi tháng Hai năm 2012 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng cho hay 58 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ thậm chí ủng hộ việc đòi các chủ nhân cung cấp kiểm soát sinh đẻ như một phần của kế hoạch bảo hiểm y tế, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ của các giám mục Hoa Kỳ. Việc ủng hộ của người Công Giáo còn cao hơn cả sự ủng hộ trung bình của cả nước là 55 phần trăm…
Trong nhiều thế kỷ, các nhà thần học vốn nói đến “việc tiếp thu” học lý như là thước đo thẩm quyền của nó, nghĩa là mức độ nó được tín hữu giáo dân chấp nhận, và nhiều nhà tư tưởng cấp tiến cho rằng ngừa thai là điển hình cổ điển về một học lý chưa được “tiếp thu”. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo không phải là một nền dân chủ, và các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhấn mạnh rằng sự thật và sự giả không do các cuộc thăm dò xác định. Vả lại, theo các ngài, sự kiện nhiều người Công Giáo thấy mình không có khả năng thực thi trọn vẹn luật lệ luân lý của Giáo Hội không phải là một điều mới lạ gì. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội luôn giảng dậy rằng nói dối, lường gạt, và ăn trộm là điều xấu, nhưng điều này không ngăn cản rất nhiều người Công Giáo vẫn cứ làm như thế. Các ngài cho rằng thách thức ở đây không phải là thay đổi luật lệ, mà là cố gắng hơn trên bình diện mục vụ để giúp người ta tiến gần lại việc thi hành chúng nhiều hơn.
Còn tiếp
Ngay từ đầu, Đạo Công Giáo đã bị tố cáo là loan truyền một thứ thông điệp hỗn độn về tính dục. Một đàng, những vị anh hùng vĩ đại của đức tin đều là các vị đồng trinh phi tính dục một cách đặc trưng. Thánh Simong Cột, chẳng hạn, là một nhà tu khổ hạnh thế kỷ thứ 5 ở Syria, một người sống trên đỉnh một cây cột và nổi tiếng là không cho phép bất cứ người đàn bà nào tới gần nơi ngài ở. (Theo hạnh thánh của ngài, lệnh cấm này áp dụng cho cả mẹ ruột của ngài). Các nhà lãnh đạo chính thức của Giáo Hội Công Giáo tất cả đều là các người nam độc thân, và phần lớn các người đàn bà nổi tiếng nhất cũng đều là các nữ tu độc thân. Trong các thế kỷ qua, phần lớn người Công Giáo coi việc tiết dục là con đường cao thượng hơn về thiêng liêng, trong khi bậc sống vợ chồng của hầu hết giáo dân, kể cả sinh hoạt tính dục của họ, bị coi như một nhượng bộ đối với bản chất sa ngã của con người.
Thế nhưng, cùng một lúc, trong Đạo Công Giáo luôn có xu hướng mạnh mẽ cổ vũ các gia đình đông con. Hơn nữa, không thể chối cãi điều này: trong một số nền văn hóa Công Giáo, người ta thấy có nhiều nét gợi dục (carnal), ngược với chủ trương tiết dục (abstemiousness) rất đặc trưng của các xã hội Thệ Phản. Ở Âu Châu chẳng hạn, ta thấy có sự dị biệt giữa Phần Lan và Na Uy một bên và bên kia là Tây Ban Nha, Ý, và Bồ Đào Nha. Cũng không phải là chuyện tình cờ khi các xã hội Châu Mỹ La Tinh, những xã hội từng đem lại cho thế giới những điệu vũ gợi dục hơn hết, như tango và samba, lại là các xã hội đa phần áp đảo theo Công Giáo, tức Á Căn Đình và Ba Tây. Nếu bạn muốn được thấy một nền văn hóa Công Giáo đại chúng trong hành động, thì bãi biển để ngực trần ở Rio de Janeiro hẳn phải là một nơi cũng đáng chọn như nhà thờ chính tòa của nó. Ở Ý, các kênh truyền hình trong các giờ cao điểm, từ Telepace, một mạng lưới Công Giáo có khi phát tuyến trọn một giờ thánh, cho tới RAI, mạng lưới của nhà nước, rất thường trình chiếu hình những người đàn bà ăn mặc hở hang nhẩy nhót trên sân khấu, trong những điệu vũ nóng bỏng, tất cả đều nói lên, bằng những cách khác nhau, cùng một triết lý sống Công Giáo của đất nước.
Dĩ nhiên, biểu tượng sáng ngời cho cố gắng của Công Giáo nhằm đạt được cả hai yếu tố trên là Đức Nữ Trinh Matria. Theo truyền thống, ngài được chào kính vừa như một trinh nữ vừa như một người mẹ, và các nhà phê bình duy nữ thích chỉ trích cái tiêu chuẩn bị họ coi là bất khả này khi cột hai chuyện trái ngược nhau lại với nhau.
Về tri cảm công cộng, các sứ điệp pha trộn trên hết sức sinh động ở đầu thế kỷ 21. Trong nhiều giới, Đạo Công Giáo bị coi là “Bác Sĩ Không” của nền luân lý tính dục: không được thủ dâm, không được ngừa thai, không được phá thai, không được sinh sản nhân tạo, và không được kết hôn đồng tính. Một số nhà phê bình thấy các lập trường này đơn giản chỉ làm bực mình hay lỗi thời, trong khi nhiều người khác coi chúng như một thứ vi phạm có tính luân lý; họ tố cáo Đạo Công Giáo làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng HIV/AIDS khi chống đối bao cao su (condom). Những lời cáo buộc này là một nguồn gây thất vọng sâu xa nơi các nhà lãnh đạo Công Giáo; các ngài nhấn mạnh rằng phía sau mọi lời “không” đều có một lời “có” sâu sắc hơn và sứ điệp Công Giáo về dục tính con người tích cực từ căn bản. Dù các vị giáo hoàng rõ ràng đứng về phía hạn chế trong hầu hết các cuộc tranh luận về tính dục hiện thời, nhưng các nhà lãnh đạo Công Giáo cũng thường xuyên công khai chỉ trích hướng đi dân số học của thế giới đã phát triển, nhất là Âu Châu, trong việc họ ủng hộ các gia đình ít con; các ngài cho rằng xu hướng này, rốt cuộc, sẽ khiến Tây Phương phạm tội “tự tử về dân số”. Đối với một số người, sứ điệp chính thức của Công Giáo dường như là “hãy hưởng tính dục, chắc chắn như thế, nhưng chỉ nên theo các hướng dẫn của chúng tôi mà thôi”.
Bất chấp quan điểm của người ta, hiểu được các thái độ của Công Giáo đối với tính dục và gia đình là một điều tiên quyết để nắm được vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay.
Điều gì làm nền tảng cho thái độ của người Công Giáo đối với tính dục?
Nhờ óc tưởng tượng bí tích của họ, người Công Giáo nhìn thấy dấu chỉ thần linh nơi các sự vật thể lý của thế giới này, kể cả thân xác con người, thay vì nhìn vật chất và xác thịt như những gì đồi bại từ trong nội tại. Người Công Giáo khiêu vũ, uống rượu, hút những điều xìgà ngon, và ăn những bữa ăn ngon, coi tất cả những thứ này như các ơn phúc trong tạo thế của Thiên Chúa, và nói chung, họ coi sắc đẹp thể lý và kích dục cũng như thế. Một ủng hộ lành mạnh đối với khoái cảm nhục tính (sensuality), không bác bỏ nó, luôn là bản năng của người Công Giáo bình thường. Những thúc đẩy loại này có nền tảng rõ rệt trong thần học Công Giáo. Thí dụ, trong thông điệp Caritas Deus Est năm 2005 của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cho rằng tình yêu gợi dục (erotic love) được cảm nghiệm giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân là một hình tượng, một hình ảnh, của tình yêu Thiên Chúa.
Một điểm chủ yếu cần phải nắm về nền luân lý tính dục Công Giáo là: các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhấn mạnh rằng giáo huấn của các ngài về các điểm này phát xuất từ luật tự nhiên, nghĩa là các nguyên tắc luân lý phát xuất từ giới tự nhiên. Theo nghĩa này, việc Giáo Hội chống đối phá thai không giống như qui luật của Giáo Hội về việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật; việc tham dự này vốn là một bổn phận có tính tuyên tín (confessional). Trái lại, Giáo Hội coi việc bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên như một vấn đề nhân quyền căn bản, chứ không phải là một lập trường chỉ có tính Công Giáo chuyên biệt mà thôi. Dưới mắt các ngài, đây không phải là việc đẩy nền luân lý Công Giáo xuống cổ họng nền văn hóa đa nguyên cho bằng bảo vệ các chân lý luân lý phổ quát mà mọi người có khả năng nhận biết. Như các ngài vốn nói, những điều này không đúng chỉ vì Giáo Hội nói thế; đúng hơn, Giáo Hội nói thế vì chúng đúng sự thật.
Giáo Hội dạy gì về việc kiểm soát sinh đẻ?
Nếu bạn tìm mục “kiểm soát sinh đẻ” hay “ngừa thai” trong Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, bản mục lục sẽ chỉ bạn tới phần nói về hôn nhân. Điều ấy được sắp xếp theo kế sách, vì Giáo Hội coi giáo huấn của mình về đạo đức tính dục như một phần của viễn kiến rộng lớn hơn về ý nghĩa và mục đích của hôn nhân và gia đình con người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất trong giáo huấn Công Giáo hiện nay về kiểm soát sinh đẻ là thông điệp nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1968 tựa là Humanae Vitae (Sự Sống Con Người). Dựa vào tinh thần canh tân của Công Đồng Vatican II, nhiều quan sát viên hy vọng rằng Đức Phaolô VI sẽ xem xét lại việc ngăn cấm của Giáo Hội, và đa số các thành viên của Ủy Ban đặc biệt do Đức Giáo Hoàng thiết lập để nghiên cứu vấn đề cũng đề nghị như thế. Thế nhưng, cuối cùng, Đức Phaolô VI đã duy trì giáo huấn truyền thống; ngài nhấn mạnh rằng việc sử dụng các phương tiện ngừa thai nhân tạo vi phạm kế hoạch của Thiên Chúa đối với tính dục con người.
Nói một cách tóm tắt, giáo huấn Công Giáo như được trình bầy trong Humanae Vitae chủ trương rằng giao hợp tính dục chỉ hợp phép trong bối cảnh hôn nhân mà thôi, nơi nó được xác định phục vụ hai mục đích của hôn nhân, tức các chức năng “kết hợp” và “sinh sản”. Nghĩa là, hôn nhân nhằm để kết hợp cặp vợ chồng trong một tình yêu và một hiệp thông thiêng liêng luôn sâu sắc hơn, và mở cửa chào đón sự sống mới dưới hình thức con cái. Sự bất trung vi phạm chức năng kết hợp của hôn nhân thế nào, thì việc ngừa thai nhân tạo cũng được hiểu là vi phạm mục đích sinh sản như thế bằng cách tách rời việc giao hợp ra khỏi khả thể có con. Điểm mấu chốt ở đây là “mỗi một và mọi hành vi hôn nhân phải luôn mở cửa cho việc truyền sinh”.
Giáo huấn Công Giáo nhìn nhận rằng có thể có những “lý do chính đáng” khiến cặp vợ chồng được phép hạn chế số con họ đem vào đời, như thiếu khả năng kinh tế để duy trì một gia đình đông con, nguy cơ về sức khỏe cho người mẹ nếu sinh thêm hoặc các căng thẳng tâm lý và xúc cảm khi có thêm con. Bao lâu vợ chồng không hành động vì lòng “vị kỷ”, mà đúng hơn vì “lòng đại lượng thích hợp với việc làm cha mẹ có trách nhiệm”, Giáo Hội dạy rằng các cặp vợ chồng được phép tránh có thai, miễn là họ sử dụng các phương thế được phép về luân lý. Phương thế phổ thông nhất nơi những người Công Giáo coi trọng giáo huấn chính thức là “kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên”, đôi khi còn được gọi là “phương pháp tiết dục định kỳ” (Rhythm method) trong đó, cặp vợ chồng chỉ giao hợp tính dục vào những thời kỳ tự nhiên không thể thụ thai.
Về phương diện quốc gia và quốc tế, giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng các chính phủ được coi là hợp pháp khi quan tâm tới cỡ dân số và cố gắng ảnh hưởng tới hướng tiến dân số của nước mình. Tuy nhiên, các phương thế sử dụng không được mang tính cưỡng bức và phải nhất quán với luật luân lý; nghĩa là trên thực tế, Giáo Hội Công Giáo chống lại các cố gắng cổ vũ việc kiểm soát sinh đẻ nhân tạo như một vấn đề chính sách của chính phủ.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội nói gì về bao cao su và bệnh AIDS?
Giáo Hội Công Giáo bị chỉ trích đặc biệt về lập trường ngừa thai ở Châu Phi và một số nơi khác trên thế giới, nơi việc phân phối bao cao su thường là thành phần của chiến dịch chống AIDS. Để trả lời, các giới chức của Giáo Hội thường nêu ra 3 điểm sau:
• Giáo Hội Công Giáo bảo trợ lối đáp ứng nhân đạo nhất đối với đại dịch HIV/AIDS trên trái đất. Theo một ước lượng, 27 phần trăm tất cả các bệnh nhân AIDS được chăm sóc bởi các cơ sở Công Giáo. Dưới góc cạnh này, các vị cho rằng các lời cáo buộc Giáo Hội dửng dưng là hoàn toàn không hợp tình hợp lý.
• Một số nghiên cứu có tính thực nghiệm cho thấy các nước nhấn mạnh tới việc tiết dục (abstinence) và trung thành vợ chồng như là thành phần của chiến dịch chống AIDS toàn diện đã thành công trong việc làm giảm tỷ lệ lây lan hơn là các nước chủ yếu dựa vào bao cao su.
• Lòng trung thành trong hôn nhân và sự tiết dục ở bên ngoài hôn nhân là các phương thế hết sức rõ ràng, ai cũng hiểu cũng áp dụng được, để ngăn chặn sự truyền bệnh. Chỉ phân phối bao cao su mà không kèm theo việc đào tạo luân lý, trên thực tế, chỉ khuyến khích người ta dấn thân vào các tác phong nguy hiểm hơn nữa.
Trong cốt lõi, đường lối chính thức là: những người đau khổ vì bệnh HIV/AIDS đáng được Giáo Hội cảm thương và nâng đỡ. Nhưng theo các nhà lãnh đạo Giáo Hội, lòng cảm thương thực sự là giúp người ta thực hiện các lựa chọn có trách nhiệm về luân lý.
Há nhiều người Công Giáo không đồng ý với đường lối của Giáo Hội về kiểm soát sinh đẻ đó sao?
Đúng thế. Trong cả các tường thuật truyền thông lẫn các cuộc thảo luận công cộng, vấn đề kiểm soát sinh đẻ thường được coi như điển hình rõ ràng nhất cho thấy hàng giáo phẩm đã không nắm được đoàn chiên của mình. Các cuộc thăm dò ý kiến ở cả Âu Châu lẫn Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua đã liên tiếp cho thấy đại đa số người Công Giáo có vấn đề với việc ngừa thai và nhiều người sử dụng nó. Cuộc thăm dò hồi tháng Năm năm 2012 của Viện Gallup cho thấy 82 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ tin rằng kiểm soát sinh đẻ là điều có thể chấp nhận được về phương diện luân lý; kết quả này khá gần với 89 phần trăm dân số cả nước có cùng một quan điểm này. Chỉ có 15 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ cho rằng nó sai lầm về luân lý mà thôi. Một cuộc thăm dò hồi tháng Hai năm 2012 của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng cho hay 58 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ thậm chí ủng hộ việc đòi các chủ nhân cung cấp kiểm soát sinh đẻ như một phần của kế hoạch bảo hiểm y tế, bất chấp sự chống đối mạnh mẽ của các giám mục Hoa Kỳ. Việc ủng hộ của người Công Giáo còn cao hơn cả sự ủng hộ trung bình của cả nước là 55 phần trăm…
Trong nhiều thế kỷ, các nhà thần học vốn nói đến “việc tiếp thu” học lý như là thước đo thẩm quyền của nó, nghĩa là mức độ nó được tín hữu giáo dân chấp nhận, và nhiều nhà tư tưởng cấp tiến cho rằng ngừa thai là điển hình cổ điển về một học lý chưa được “tiếp thu”. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo không phải là một nền dân chủ, và các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhấn mạnh rằng sự thật và sự giả không do các cuộc thăm dò xác định. Vả lại, theo các ngài, sự kiện nhiều người Công Giáo thấy mình không có khả năng thực thi trọn vẹn luật lệ luân lý của Giáo Hội không phải là một điều mới lạ gì. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội luôn giảng dậy rằng nói dối, lường gạt, và ăn trộm là điều xấu, nhưng điều này không ngăn cản rất nhiều người Công Giáo vẫn cứ làm như thế. Các ngài cho rằng thách thức ở đây không phải là thay đổi luật lệ, mà là cố gắng hơn trên bình diện mục vụ để giúp người ta tiến gần lại việc thi hành chúng nhiều hơn.
Còn tiếp
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo : Hà Lan : Ngôn Ngữ, Đất Nước Và Con Người
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
08:09 31/07/2017
Như chúng tôi đã chia sẻ trong hai bài trước, năm nay là năm mà chúng tôi trở thành một em học sinh mẫu giáo lớn vì chúng tôi phải bắt đầu học tiếng Hòa Lan cấp độ 0. Khác với các linh mục khi đi du học ở Ý, Đức, Bỉ, Mỹ… chỉ lo học ngôn ngữ vài ba tháng và sau đó lo học chuyên môn vì không phải tiếp xúc trực tiếp mà chỉ lo hiểu bài, trả bài và sau đó là làm luận văn để hoàn tất chương trình. Là nhà truyền giáo, không những chúng tôi phải học bài, làm bài tập về nhà, trả bài qua các kỳ thi cấp chứng chỉ về phía nhà nước, mà chúng tôi còn phải nói, phải trao đổi, họp hành, chia sẻ và giảng dạy bằng tiếng bản xứ với người dân ở đây vì đó là qui định mới của chính phủ dù chúng tôi đã biết tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để làm việc với những cộng đồng nước ngoài.
Phải thực sự nói rằng hai tháng qua là một cực hình với chúng tôi mỗi khi phải phát âm và nói tiếng Hòa Lan. Nếu người ta nói rằng “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, thì ở đây những người nước ngoài mà chúng tôi từng tiếp xúc, và ngay cả những giáo viên bản địa đang dạy chúng tôi cũng thừa nhận rằng tiếng Hòa Lan thật sự khó, nhất là trong cách phát âm bất qui tắc mà không chữ nào giống chữ nào. Khi phát âm thì chúng tôi đã cố gắng “chu miệng, há mồm, cong lưỡi, nhắm mắt, khạt đồm…” để bắt chước người ta nói cho giống vì nếu không thì chẳng ai hiểu mình đang nói gì. Hai tháng rồi mà phát âm vẫn chưa đúng chữ “Ui” củ hành, “Uit” (lối ra), “Uil” (con cú) hay “Huilt” (tiếng thét)… Còn những chữ nguyên âm hay nguyên âm đôi thì coi như bó tay rất khó phân biệt. Hơn 10 năm trước đây khi đến Paraguay thì chỉ trong vòng 3 tháng học tiếng Tây Ban Nha, chúng tôi có thể dâng lễ, soạn bài giảng và đọc trên giấy thì người ta vẫn
Nước Hòa Lan phải nói thật là đẹp dù không có nhiều tài nguyên thiên nhiên hay “rừng vàng, biển bạc” như nước Việt Nam mình. Xuất thân từ một anh hai lúa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau đó chúng tôi được sai đi làm việc truyền giáo ở Paraguay cũng chẳng hơn kém Việt Nam là bao nhiêu. Rồi bây giờ lại được đưa đến một đất nước thật văn minh, tân tiến khiến mình cũng choáng ngợp vì mọi thứ phải học lại từ đầu dù trước đây thỉnh thoảng cũng có đi đây đó trong những cuộc họp quốc tế hay những khóa học ngắn hạn. Có lẽ tuổi tác cũng không còn trẻ trung như xưa nữa nên việc hội nhập cũng tương đối chậm. Thân xác ở Hòa Lan nhưng hình như tâm hồn chúng tôi vẫn còn ở Paraguay dù không nói ra. Từ một người làm việc năng động và sắp xếp hết mọi sự khi còn ở xứ truyền giáo vùng Nam Mỹ, nhưng nay cái gì cũng phải hỏi han, chờ đợi! Có lẽ chúng tôi đang hoài niệm về những kỷ niệm đẹp dù te tua ở Paraguay vì nơi đó chúng tôi đã cống hiến thời gian đẹp nhất của đời người hơn một thập niên để rồi bây giờ mỗi khi nhìn lại có một chút luyến tiếc.
Nước Hòa Lan có những ngôi nhà thờ cổ kính rất đẹp có niên đại từ nhiều thế kỷ vì trước đây là một quốc gia Công Giáo. Tuy nhiên, thời Cải Cách Tin Lành thì bắt đầu có nhiều sự chia rẽ. Nhiều nhà thờ Công Giáo cổ kính xưa, nay đã bán lại cho các tôn giáo khác hay giao lại cho nhà nước để họ làm những nhà văn hóa hay các cơ quan hành chính vì không còn nhiều người đi lễ, không có tiền trả thuế và không còn kinh phí để bảo quản vì có một số đã xuống cấp theo thời gian, và mùa lạnh cần năng lượng nhiều để sưởi ấm trong nhà thờ nhưng lại không có nguồn nào chi trả cho những vấn đề này vì giáo dân không tham dự thánh lễ và không có tài trợ nào khác. Trong khi đó thì ở Việt Nam, giáo xứ nào cũng xây mới hay mở rộng thêm nhà thờ vì giáo dân Việt mình rất sùng đạo và lúc nào cũng chật nhà thờ vào những dịp lễ trọng, lễ khấn Dòng, lễ phong chức hay lễ tạ ơn.
Những ngày cuối tuần thi thoảng chúng tôi có đi thăm và dâng thánh lễ tiếng Việt với một vài cộng đồng nhỏ vì người Việt ở đây sống rải rác khắp nơi. Cha quản nhiệm đã ngoài 60 và vừa mới cử hành lễ ngân khánh linh mục nhưng sức khỏe của ngài hiện nay không được tốt lắm và phải trông coi 25 giáo khu nên khó bề chu toàn hết được. Có lẽ vì những năm đầu sống đời tỵ nạn, người Việt Nam chúng ta phải lo bươn chải mưu sinh nên ít lo đến việc đạo nghĩa và ngôn ngữ bản địa Hòa Lan, nhưng nay ai ai cũng bắt đầu có tuổi và đã có của ăn, của để nên người ta cần đến nhu cầu thiêng liêng và luôn muốn tham dự thánh lễ, xưng tội, tĩnh tâm, hành hương… bằng tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ cho thông suốt dù gia đình họ vẫn sống trong xứ đạo Hòa Lan. Họ đã có những đoàn thể Công Giáo tiến hành và cũng có một số linh mục người Việt cùng đồng hành với họ dù các cha đang làm việc ở các giáo xứ Hòa Lan. Tuy nhiên, hình như có điều gì đó hiểu lầm hay thiếu đối thoại đôi bên nên có những cơn sóng ngầm. Những xứ đạo toàn tòng, đồng hương, đồng khói như ở Việt Nam mà thi thoảng còn nghe thấy lục đục huống chi người dân ở đây đến từ nhiều nơi Bắc-Trung-Nam của Việt Nam thì làm sao có sự hòa điệu 100% được. Chúng tôi chỉ nghe và cầu nguyện vì không biết đứng về phía nào, và trong mọi dịp luôn cố gắng giữ một thế quân bình để có thể đem lại ích lợi cho đôi bên.
Những ngày Hè ở đây ai ai cũng có những chuyến du lịch hay hành hương, nhất là năm nay kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima nước Bồ Đào Nha. Chúng tôi cũng được nhiều nhóm mời đồng hành nhưng phải ở nhà vì bận việc học. Chúng tôi chỉ tranh thủ vài ngày cuối tuần đi hành hương với vài gia đình tại Linh Địa Đức Mẹ Banneux bên Bỉ quốc hay đi dâng lễ kỷ niệm ngân khánh hôn phối cho một người bạn bên Đức quốc để gặp những người đồng hương. Đất nước văn minh, con người cũng phải văn minh theo và chúng tôi phải học hỏi hàng ngày từ chuyện đi tàu điện, đi xe buýt, lái xe hơi, đậu xe ở bãi, xã rác, đi đứng nơi công cộng, xếp hàng… cho đúng để không bị phạt và bị xem là người đến từ rừng rú!
Tin mừng Chúa Nhật XVII thường niên A Chúa Giêsu muốn mỗi người chúng ta hãy xác định lại căn tính ơn gọi của mình, đó là chọn Ngài, là đi theo Ngài. Chọn Chúa, đi theo Chúa là đón nhận Ngài làm của riêng, xem lời Ngài dạy như là một cẩm nang để sống và sẵn sàng sống những lời dạy ấy trong cuộc đời dù gặp những khó khăn. Quyết tâm loại bỏ những điều sai trái với thánh ý Ngài. Làm được những điều đó tức là chúng ta đang chọn Chúa, đang sở hữu Ngài như nhà kinh doanh và anh thanh niên trong Tin Mừng đi tìm “kho báu” và “viên ngọc quý” hôm nay.
Ước chi mỗi người chúng ta nhận ra rằng Thiên Đàng là “kho báu” bền vững và Chúa Giêsu là “viên ngọc quý” đích thực. Đạt được “kho báu” là Thiên Đàng, chiếm hữu được “viên ngọc quý” là chính Chúa Giêsu thật là điều không dễ tý nào. Muốn đạt tới điều đó thì hàng ngày chúng ta phải đánh đổi bằng những hy sinh, những cố gắng, những kiếm tìm và tin tưởng tuyệt đối vào Ngài.
Hôm nay Giáo Hội mừng kính thánh Ignacio, sáng lập Dòng Tên. Ngài được đánh động sâu sắc bởi câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Lời lãi được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Lc 9:22). Từ một quân nhân cao ngạo ngài đã trở thành một “lính canh” của Chúa để “Ad majorem Dei gloriam” (Để Vinh Danh Thiên Chúa). Xin cho chúng con nhận ra được điều đó, để bất cứ làm việc gì chúng con đều làm vinh danh Thiên Chúa. Amen.
Hoà Lan, 31 tháng 07 năm 2017-Lễ Thánh Ignacio Loyola
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Bé Charlie Gard và vấn đề quyền cha mẹ
Vũ Văn An
23:15 31/07/2017
Bé Charlie Gard, em bé Anh Quốc làm xúc động cõi lòng mọi người trên thế giới, đã vĩnh viễn từ giã hồng trần để gặp gỡ Đấng tạo nên em ở nơi chan hòa ánh sáng và ấm áp rạng ngời, sau khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội.
Thứ Sáu vừa qua, cha mẹ em, Chris Gard và Connie Yates, đã ra một tuyên bố loan báo cái chết của em: “Đứa con trai bé bỏng đẹp đẽ của chúng tôi đã ra đi. Charlie ơi, ba má rất hãnh diện về con”.
Alison Smith-Squire, phát ngôn viên của gia đình, hôm Chúa Nhật, nói rằng em sẽ được an táng với các con khỉ đồ chơi của em, những con khi vẫn thường được chụp chung hình với em trong các bức hình truyền đi nhanh như vi khuẩn.
Theo tờ The Sun, mẹ em nói rằng “Chúng tôi đáng lý phải chuẩn bị mừng sinh nhật đầu tiên của Charlie, nhưng thay vào đó, đã phải chuẩn bị tang lễ cho cháu”.
Cũng theo tờ The Sun, cha mẹ em sống cuối tuần với gia đình và hôm thứ Hai, họ dự tính sẽ đi đăng ký cái chết của em. Họ vốn muốn giữ khoảng cách đối với các phương tiện truyền thông sau khi đứa con trai của họ qua đời.
Charlie từng là tâm điểm của một trận chiến pháp lý giữa cha mẹ em và Bệnh Viện Đường Đại Ormond ở London, một bệnh viện nhi khoa nổi tiếng quốc tế nơi em được điều trị.
Charlie sinh ngày 4 tháng Tám năm ngoái và qua tháng Chín, người ta khám phá em bị chứng bệnh di truyền hiếm hoi khiến các cơ bắp từ từ yếu đi.
Em được nhận vào Bệnh Viện Đường Đại Ormond hồi tháng Mười, và trong một loạt các vụ kiện cáo từ tháng Ba tới tháng Sáu, các vị chánh án liên tiếp phán quyết nghiêng về phía các bác sĩ, là những người muốn rút bỏ việc trợ sinh cho em; sau đó, tòa Nhân Quyền của Liên Hiệp Âu Châu từ chối không nhận xử vụ kiện. Không nản, Cha mẹ em hy vọng sẽ đem con qua Hoa Kỳ để được điều trị thử.
Đầu tháng Bẩy này, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Tổng Thống Trump đều ủng hộ gia đình và người ta đã thăm dò cả phương pháp điều trị thử của một bác sĩ Hoa Kỳ.
Thứ Hai tuần trước, Cha mẹ em nhận mình thất bại trong trận chiến pháp lý, sau khi các phúc trình y khoa cuối cùng cho thấy con trai họ vĩnh viễn nằm ngoài việc hồi phục. Họ đành đấu tranh để đem em về nhà săn sóc một tuần trước khi rút bỏ các phương tiện trợ sinh.
Hôm thứ Năm, mẹ em cho hay ý muốn thấy em được chết tại nhà đã bị bác bỏ. Cả ý muốn của họ được sống một tuần với em tại Viện Hấp Hối cũng bị bác bỏ, lấy lý do việc này có thể kéo dài sự đau đớn cho Charlie.
Cái chết của em được công bố hôm thứ Sáu qua một tuyên bố của gia đình.
Phản ứng của các yếu nhân
Một số yếu nhân, cả trong thế giới thế tục lẫn trong Giáo Hội Công Giáo, đã lên tiếng về sự ra đi của em mà sự an nguy đã gây nên cả một phong trào hỗ trợ quốc tế cũng như một cuộc tranh luận gay go về các quyền của y khoa, của hài nhi và của cha mẹ em.
Ngay khi nghe tin em qua đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng Twitter tỏ tình liên đới với cha mẹ em: “Tôi phó thác em bé Charlie cho Đức Chúa Cha và cầu nguyện cho cha mẹ em và mọi người yêu thương em”. Trước đó, ngài đưa ra hai tuyên bố để hỗ trợ và tỏ tình liên đới với em và cha mẹ em. Một trong các tuyên bố này khiến bệnh viện của Đức Giáo Hoàng, tức bệnh viện Ospedale Bambino Gesù, tỏ ý sẵn sàng chăm sóc Charlie.
Mấy ngày trước khi em qua đời, bệnh viện Bambino Gesù đưa ra lời tuyên bố cho rằng nay đã quá trễ để Charlie nhận được sự chăm sóc nhưng cũng ca ngợi sự kiện: “lần đầu tiên, cộng đồng khoa học quốc tế đã hội tụ quanh một bệnh nhân duy nhất để thận trọng lượng định mọi khả thể”. Họ gọi đây là “di sản thực sự của Charlie”.
Bệnh Viện Đường Đại Ormond, nơi Charlie sống phần lớn các ngày tháng sau cùng của đời em, đã gửi “lời chia buồn từ đáy lòng”. Cha mẹ Charlie vốn tố cáo bệnh viện này đã tạo ra nhiều “trở ngại”, không cho đứa con của họ được điều trị và được quyền chết tại nhà.
Theresa May, Thủ Tướng Anh, nói rằng “Tôi rất buồn trước cái chết của Charlie Gard. Trong thời khắc khó khăn này, tôi nghĩ tới và cầu nguyện cho cha mẹ Charlie, Chris và Connie”.
Phó Tổng Thống Mike Pence viết tweet cho hay: “Rất buồn khi nghe tin Charlie qua đời. Karen và tôi xin cầu nguyện và chia buồn củng cha mẹ đầy yêu thương của em trong thời khắc khó khăn này”.
Phong Trào Diễn Hành Phò Sự Sống ra tuyên bố chia buồn và cầu nguyện cho gia đình: “Dù sự sống trên mặt đất này bị cắt ngắn, tinh thần của Charlie sẽ tiếp tục gây hứng cho cuộc đấu tranh quốc tế để bảm đảm rằng tính thánh thiêng của mọi sự sống con người được kính trọng”.
Catherine Glenn Foster, Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc của Americans United for Life, ra tuyên bố nói rằng “Hôm nay, tâm hồn chúng tôi nặng chĩu khi nghe tin Charlie Gard qua đời. Chúng tôi biết ơn vì có em trong đời, một đời sống tuy quá vắn vỏi, nhưng đã gây một tác động lâu dài đối với thế giới và đã kết tụ người thuộc đủ lối sống và xác tín chính trị, kết hợp họ quanh phẩm vị và giá trị của mọi con người nhân bản”. Bà cũng chia buồn cùng cha mẹ em và bảo đảm với họ rằng “di sản của Charlie Gard” sẽ xây dựng nền văn hóa sự sống.
Hiệp Hội Công Giáo cũng gửi lời chia buồn và nhận định rằng cha mẹ Charlie phải chịu đựng cả cái chết của con trai họ lẫn cuộc đấu tranh pháp lý náo động của họ.
“Quyết định hết sức đau khổ này đáng lẽ phải thuộc quyền cha mẹ đầy yêu thương và tận tụy của em. Rõ ràng, không có biện minh nào mạnh mẽ đủ để các tòa án bỏ qua và thay thế sợi dây nối kết yêu thương và độc đáo của cha mẹ trong trường hợp này, một việc chỉ gia tăng thêm sự nát lòng của việc Charlie ra đi”.
Tuyên bố trên viết tiếp: “đáp ứng của quốc tế đối với số phận đứa trẻ sơ sinh này là một chứng thư đẹp đẽ cho thấy giá trị vô song của một mạng sống con người”.
Lập trường Công Giáo: quyền cha mẹ đối với đứa con vị thành niên phải được tôn trọng
Phần lớn báo chí Công Giáo nghiêng về phía phò sự sống và do đó về chính nghĩa của cha mẹ bé Charlie. Tờ National Catholic Register cho rằng thoạt đầu, các cơ quan truyền thông coi đây là một cuộc tranh đấu giữa việc cha mẹ Charlie nhất mực đòi cho bằng được các biện pháp tuyệt hảo cho con trai họ và việc các bác sĩ của em tin rằng chữa trị thêm là việc không những vô ích mà còn bất nhân nữa. Thế nhưng, sự lưỡng phân này không giải thích được tình huống khi cha mẹ em chấp nhận sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa Hoa Kỳ cho rằng con trai họ hết đường chữa trị.
Xét cho cùng, theo National Catholic Register, tâm điểm của vụ Charlie Gard không phải chỉ là cuộc tranh luận về các vấn đề cuối cùng của sự sống. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng bày tỏ sự hỗ trợ của ngài đối với gia đình Gard, ngài nhấn mạnh một điểm có tính nền tảng hơn về quyền của cha mẹ: ngài cầu mong “ý muốn được đồng hành và chăm sóc đứa con của họ (cha mẹ em) cho tới cùng sẽ được tôn trọng”.
Thực vậy, câu truyện xé lòng này nhắc công chúng nhớ rằng nguyên tắc đạo đức y khoa trước đây vốn được giả dụ nay đang bị đe dọa; nguyên tắc này dạy rằng cha mẹ được quyền quyết định điều gì có lợi nhất cho đứa con thơ dại của họ.
Như Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã nói rõ, “các quyết định như thế phải được đưa ra bởi chính bệnh nhân, nếu họ còn khả năng hay, nếu họ không còn khả năng, thì bởi những người được luật pháp ban quyền hành động thế cho bệnh nhân, những người mà ý chí hợp lý và các quyền lợi hợp pháp phải luôn được tôn trọng” (số 2278).
Các chánh án Anh và Âu Châu cho phép các bác sĩ của Bệnh Viện Đường Đại Ormond, chứ không phải cha mẹ bé Charlie, được quyền quyết định các điều kiện của cả những giờ phút sau cùng của em. Luận lý pháp lý của Bệnh Viện này nghe khá lạ lùng. Họ viết rằng “Một thế giới trong đó chỉ cha mẹ mới có quyền nói và quyết định cho con cái và trong đó, con cái không có bản sắc hay quyền lợi tách biệt và không tòa án nào được nghe và bảo vệ chúng là một thế giới quá xa với thế giới trong đó tiên thánh chữa trị các bệnh nhân con cái họ”.
Nhận định trên cho thấy người ta không tin tưởng cha mẹ em có thể đặt ích lợi tốt nhất của đứa con lên trên hết, và các tòa án phải tôn trọng thích đáng sự phán đoán của “các nhà chuyên môn”. Nhưng trong trường hợp cha mẹ bé Charlie, không bằng chứng nào đưa ra cho thấy ý muốn của họ có hại hay gây gánh nặng cho em cả. Thay vào đó, nghi vấn đã được nêu ra về tính thích đáng của luật sư do nhà nước chỉ định làm đại diện trước tòa “cho bản sắc và quyền lợi tách biệt” của Charlie.
Luật sư trên, tên Victoria Butler-Cole, là chủ tịch của tổ chức Compassion in Dying, một tổ chức chị em với Dignity in Dying (trước đây vốn có tên Voluntary Euthanasia Society), các tổ chức chuyên cổ vũ việc hợp pháp hóa trợ tử ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh). Theo nhật báo The Telegraph ở Anh, cả hai tổ chức này đều có chung ban lãnh đạo và quản trị.
Hơn nữa, vụ này còn báo động một khai triển nguy hiểm khác nữa. Như nhà đạo đức sinh học Wesley Smith đã viết trên tờ First Things, “Việc từ chối cho phép cha mẹ bé Charlie di chuyển đứa con trai sơ sinh của họ khỏi bệnh viện là một hành vi gây hấn về đạo đức sinh học; việc này sẽ mở rộng các cuộc tranh cãi chung quanh việc chăm sóc vô ích, tạo nên bổn phận phải chết ở thời điểm và nơi chốn do các bác sĩ chọn lựa. Và điều này nêu lên một nghi vấn hết sức chủ yếu về tự do: Charlie Gard là đứa con của ai? Của cha mẹ em? Hay các đứa con sơ sinh bệnh hoạn, và những đứa trẻ khác đang phải chịu các áp đặt ‘chăm sóc vô ích’, cuối cùng thuộc quyền sở hữu của bệnh viện và nhà nước?”
Khi an tử và tự tử có trợ giúp đang trên đường thắng thế ở Tây Phương, thì gia đình, từ lâu vốn là nơi bảo tồn sự sống, sẽ phải đương đầu với nhiều thách đố mới mẻ. Cũng như Đức Mẹ và Thánh Giuse có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, thế nào, thì các cha mẹ tầm thường cũng có trách nhiệm bảo vệ sự sống và phẩm giá mỗi hữu thể nhân bản được họ đem vào đời như thế.
Trong một số hoàn cảnh bi đát, trách nhiệm thánh thiêng trên bao gồm việc phải đưa ra các quyết định xé lòng về việc chăm sóc y khoa cuối đời cho đứa con thân yêu của mình.
Chris Gard và Connie Yates, người cha và người mẹ đã đem Charlie vào đời, rất đúng khi tranh đấu làm những người được quyền ôm đứa con của họ trong các giờ khắc sau cùng để đứa con này được chết một cách xứng đáng và đầy tình thương.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một bài diễn văn trước một hội nghị quốc tế về việc chăm sóc người hấp hối, từng nói rằng: “một người đang lơ lửng giữa sống và chết cần sự có mặt đầy yêu thương”.
Thứ Sáu vừa qua, cha mẹ em, Chris Gard và Connie Yates, đã ra một tuyên bố loan báo cái chết của em: “Đứa con trai bé bỏng đẹp đẽ của chúng tôi đã ra đi. Charlie ơi, ba má rất hãnh diện về con”.
Alison Smith-Squire, phát ngôn viên của gia đình, hôm Chúa Nhật, nói rằng em sẽ được an táng với các con khỉ đồ chơi của em, những con khi vẫn thường được chụp chung hình với em trong các bức hình truyền đi nhanh như vi khuẩn.
Theo tờ The Sun, mẹ em nói rằng “Chúng tôi đáng lý phải chuẩn bị mừng sinh nhật đầu tiên của Charlie, nhưng thay vào đó, đã phải chuẩn bị tang lễ cho cháu”.
Cũng theo tờ The Sun, cha mẹ em sống cuối tuần với gia đình và hôm thứ Hai, họ dự tính sẽ đi đăng ký cái chết của em. Họ vốn muốn giữ khoảng cách đối với các phương tiện truyền thông sau khi đứa con trai của họ qua đời.
Charlie từng là tâm điểm của một trận chiến pháp lý giữa cha mẹ em và Bệnh Viện Đường Đại Ormond ở London, một bệnh viện nhi khoa nổi tiếng quốc tế nơi em được điều trị.
Charlie sinh ngày 4 tháng Tám năm ngoái và qua tháng Chín, người ta khám phá em bị chứng bệnh di truyền hiếm hoi khiến các cơ bắp từ từ yếu đi.
Em được nhận vào Bệnh Viện Đường Đại Ormond hồi tháng Mười, và trong một loạt các vụ kiện cáo từ tháng Ba tới tháng Sáu, các vị chánh án liên tiếp phán quyết nghiêng về phía các bác sĩ, là những người muốn rút bỏ việc trợ sinh cho em; sau đó, tòa Nhân Quyền của Liên Hiệp Âu Châu từ chối không nhận xử vụ kiện. Không nản, Cha mẹ em hy vọng sẽ đem con qua Hoa Kỳ để được điều trị thử.
Đầu tháng Bẩy này, cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Tổng Thống Trump đều ủng hộ gia đình và người ta đã thăm dò cả phương pháp điều trị thử của một bác sĩ Hoa Kỳ.
Thứ Hai tuần trước, Cha mẹ em nhận mình thất bại trong trận chiến pháp lý, sau khi các phúc trình y khoa cuối cùng cho thấy con trai họ vĩnh viễn nằm ngoài việc hồi phục. Họ đành đấu tranh để đem em về nhà săn sóc một tuần trước khi rút bỏ các phương tiện trợ sinh.
Hôm thứ Năm, mẹ em cho hay ý muốn thấy em được chết tại nhà đã bị bác bỏ. Cả ý muốn của họ được sống một tuần với em tại Viện Hấp Hối cũng bị bác bỏ, lấy lý do việc này có thể kéo dài sự đau đớn cho Charlie.
Cái chết của em được công bố hôm thứ Sáu qua một tuyên bố của gia đình.
Phản ứng của các yếu nhân
Một số yếu nhân, cả trong thế giới thế tục lẫn trong Giáo Hội Công Giáo, đã lên tiếng về sự ra đi của em mà sự an nguy đã gây nên cả một phong trào hỗ trợ quốc tế cũng như một cuộc tranh luận gay go về các quyền của y khoa, của hài nhi và của cha mẹ em.
Ngay khi nghe tin em qua đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dùng Twitter tỏ tình liên đới với cha mẹ em: “Tôi phó thác em bé Charlie cho Đức Chúa Cha và cầu nguyện cho cha mẹ em và mọi người yêu thương em”. Trước đó, ngài đưa ra hai tuyên bố để hỗ trợ và tỏ tình liên đới với em và cha mẹ em. Một trong các tuyên bố này khiến bệnh viện của Đức Giáo Hoàng, tức bệnh viện Ospedale Bambino Gesù, tỏ ý sẵn sàng chăm sóc Charlie.
Mấy ngày trước khi em qua đời, bệnh viện Bambino Gesù đưa ra lời tuyên bố cho rằng nay đã quá trễ để Charlie nhận được sự chăm sóc nhưng cũng ca ngợi sự kiện: “lần đầu tiên, cộng đồng khoa học quốc tế đã hội tụ quanh một bệnh nhân duy nhất để thận trọng lượng định mọi khả thể”. Họ gọi đây là “di sản thực sự của Charlie”.
Bệnh Viện Đường Đại Ormond, nơi Charlie sống phần lớn các ngày tháng sau cùng của đời em, đã gửi “lời chia buồn từ đáy lòng”. Cha mẹ Charlie vốn tố cáo bệnh viện này đã tạo ra nhiều “trở ngại”, không cho đứa con của họ được điều trị và được quyền chết tại nhà.
Theresa May, Thủ Tướng Anh, nói rằng “Tôi rất buồn trước cái chết của Charlie Gard. Trong thời khắc khó khăn này, tôi nghĩ tới và cầu nguyện cho cha mẹ Charlie, Chris và Connie”.
Phó Tổng Thống Mike Pence viết tweet cho hay: “Rất buồn khi nghe tin Charlie qua đời. Karen và tôi xin cầu nguyện và chia buồn củng cha mẹ đầy yêu thương của em trong thời khắc khó khăn này”.
Phong Trào Diễn Hành Phò Sự Sống ra tuyên bố chia buồn và cầu nguyện cho gia đình: “Dù sự sống trên mặt đất này bị cắt ngắn, tinh thần của Charlie sẽ tiếp tục gây hứng cho cuộc đấu tranh quốc tế để bảm đảm rằng tính thánh thiêng của mọi sự sống con người được kính trọng”.
Catherine Glenn Foster, Chủ Tịch và Tổng Giám Đốc của Americans United for Life, ra tuyên bố nói rằng “Hôm nay, tâm hồn chúng tôi nặng chĩu khi nghe tin Charlie Gard qua đời. Chúng tôi biết ơn vì có em trong đời, một đời sống tuy quá vắn vỏi, nhưng đã gây một tác động lâu dài đối với thế giới và đã kết tụ người thuộc đủ lối sống và xác tín chính trị, kết hợp họ quanh phẩm vị và giá trị của mọi con người nhân bản”. Bà cũng chia buồn cùng cha mẹ em và bảo đảm với họ rằng “di sản của Charlie Gard” sẽ xây dựng nền văn hóa sự sống.
Hiệp Hội Công Giáo cũng gửi lời chia buồn và nhận định rằng cha mẹ Charlie phải chịu đựng cả cái chết của con trai họ lẫn cuộc đấu tranh pháp lý náo động của họ.
“Quyết định hết sức đau khổ này đáng lẽ phải thuộc quyền cha mẹ đầy yêu thương và tận tụy của em. Rõ ràng, không có biện minh nào mạnh mẽ đủ để các tòa án bỏ qua và thay thế sợi dây nối kết yêu thương và độc đáo của cha mẹ trong trường hợp này, một việc chỉ gia tăng thêm sự nát lòng của việc Charlie ra đi”.
Tuyên bố trên viết tiếp: “đáp ứng của quốc tế đối với số phận đứa trẻ sơ sinh này là một chứng thư đẹp đẽ cho thấy giá trị vô song của một mạng sống con người”.
Lập trường Công Giáo: quyền cha mẹ đối với đứa con vị thành niên phải được tôn trọng
Phần lớn báo chí Công Giáo nghiêng về phía phò sự sống và do đó về chính nghĩa của cha mẹ bé Charlie. Tờ National Catholic Register cho rằng thoạt đầu, các cơ quan truyền thông coi đây là một cuộc tranh đấu giữa việc cha mẹ Charlie nhất mực đòi cho bằng được các biện pháp tuyệt hảo cho con trai họ và việc các bác sĩ của em tin rằng chữa trị thêm là việc không những vô ích mà còn bất nhân nữa. Thế nhưng, sự lưỡng phân này không giải thích được tình huống khi cha mẹ em chấp nhận sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa Hoa Kỳ cho rằng con trai họ hết đường chữa trị.
Xét cho cùng, theo National Catholic Register, tâm điểm của vụ Charlie Gard không phải chỉ là cuộc tranh luận về các vấn đề cuối cùng của sự sống. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng bày tỏ sự hỗ trợ của ngài đối với gia đình Gard, ngài nhấn mạnh một điểm có tính nền tảng hơn về quyền của cha mẹ: ngài cầu mong “ý muốn được đồng hành và chăm sóc đứa con của họ (cha mẹ em) cho tới cùng sẽ được tôn trọng”.
Thực vậy, câu truyện xé lòng này nhắc công chúng nhớ rằng nguyên tắc đạo đức y khoa trước đây vốn được giả dụ nay đang bị đe dọa; nguyên tắc này dạy rằng cha mẹ được quyền quyết định điều gì có lợi nhất cho đứa con thơ dại của họ.
Như Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã nói rõ, “các quyết định như thế phải được đưa ra bởi chính bệnh nhân, nếu họ còn khả năng hay, nếu họ không còn khả năng, thì bởi những người được luật pháp ban quyền hành động thế cho bệnh nhân, những người mà ý chí hợp lý và các quyền lợi hợp pháp phải luôn được tôn trọng” (số 2278).
Các chánh án Anh và Âu Châu cho phép các bác sĩ của Bệnh Viện Đường Đại Ormond, chứ không phải cha mẹ bé Charlie, được quyền quyết định các điều kiện của cả những giờ phút sau cùng của em. Luận lý pháp lý của Bệnh Viện này nghe khá lạ lùng. Họ viết rằng “Một thế giới trong đó chỉ cha mẹ mới có quyền nói và quyết định cho con cái và trong đó, con cái không có bản sắc hay quyền lợi tách biệt và không tòa án nào được nghe và bảo vệ chúng là một thế giới quá xa với thế giới trong đó tiên thánh chữa trị các bệnh nhân con cái họ”.
Nhận định trên cho thấy người ta không tin tưởng cha mẹ em có thể đặt ích lợi tốt nhất của đứa con lên trên hết, và các tòa án phải tôn trọng thích đáng sự phán đoán của “các nhà chuyên môn”. Nhưng trong trường hợp cha mẹ bé Charlie, không bằng chứng nào đưa ra cho thấy ý muốn của họ có hại hay gây gánh nặng cho em cả. Thay vào đó, nghi vấn đã được nêu ra về tính thích đáng của luật sư do nhà nước chỉ định làm đại diện trước tòa “cho bản sắc và quyền lợi tách biệt” của Charlie.
Luật sư trên, tên Victoria Butler-Cole, là chủ tịch của tổ chức Compassion in Dying, một tổ chức chị em với Dignity in Dying (trước đây vốn có tên Voluntary Euthanasia Society), các tổ chức chuyên cổ vũ việc hợp pháp hóa trợ tử ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh). Theo nhật báo The Telegraph ở Anh, cả hai tổ chức này đều có chung ban lãnh đạo và quản trị.
Hơn nữa, vụ này còn báo động một khai triển nguy hiểm khác nữa. Như nhà đạo đức sinh học Wesley Smith đã viết trên tờ First Things, “Việc từ chối cho phép cha mẹ bé Charlie di chuyển đứa con trai sơ sinh của họ khỏi bệnh viện là một hành vi gây hấn về đạo đức sinh học; việc này sẽ mở rộng các cuộc tranh cãi chung quanh việc chăm sóc vô ích, tạo nên bổn phận phải chết ở thời điểm và nơi chốn do các bác sĩ chọn lựa. Và điều này nêu lên một nghi vấn hết sức chủ yếu về tự do: Charlie Gard là đứa con của ai? Của cha mẹ em? Hay các đứa con sơ sinh bệnh hoạn, và những đứa trẻ khác đang phải chịu các áp đặt ‘chăm sóc vô ích’, cuối cùng thuộc quyền sở hữu của bệnh viện và nhà nước?”
Khi an tử và tự tử có trợ giúp đang trên đường thắng thế ở Tây Phương, thì gia đình, từ lâu vốn là nơi bảo tồn sự sống, sẽ phải đương đầu với nhiều thách đố mới mẻ. Cũng như Đức Mẹ và Thánh Giuse có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, thế nào, thì các cha mẹ tầm thường cũng có trách nhiệm bảo vệ sự sống và phẩm giá mỗi hữu thể nhân bản được họ đem vào đời như thế.
Trong một số hoàn cảnh bi đát, trách nhiệm thánh thiêng trên bao gồm việc phải đưa ra các quyết định xé lòng về việc chăm sóc y khoa cuối đời cho đứa con thân yêu của mình.
Chris Gard và Connie Yates, người cha và người mẹ đã đem Charlie vào đời, rất đúng khi tranh đấu làm những người được quyền ôm đứa con của họ trong các giờ khắc sau cùng để đứa con này được chết một cách xứng đáng và đầy tình thương.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một bài diễn văn trước một hội nghị quốc tế về việc chăm sóc người hấp hối, từng nói rằng: “một người đang lơ lửng giữa sống và chết cần sự có mặt đầy yêu thương”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đàng Thánh Gía
Nguyễn Bá Khanh
19:15 31/07/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Vác theo tội lỗi của nhân sinh
Mệt mỏi không than cố sức mình
Thập giá kéo lê dù muốn ngã
Thân Người chao đảo chăng kêu xin
(KD)