Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Kitô, bánh hằng sống
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:11 29/07/2021
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN
Đức Kitô, bánh hằng sống
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1- Từ Manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ Manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thảo mãn cơn đói và cơn khát này.
2- Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, Manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Người là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3- Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta: “Anh em thân mến, tôi nói với anh em điều nầy và chứng thực trong Chúa là anh em chớ ăn ở như Dân Ngoại ăn ở, chiều theo sự giả trá của tâm tư mình,” nhưng “anh em hãy trừ khử lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ” và “hãy mặc lấy con người mới… trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,17.20-24).
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Bờm Hanz: “Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quảng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Như thế, bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đức Kitô, bánh hằng sống
Xh 16,2-4.12-15; Ep 4,17.20-24; Ga 6,24-35
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa đề cập đến phép lạ hóa bánh ra nhiều, do Chúa Giêsu thực hiện, như là hình bóng báo trước về bí tích Thánh Thể, thì Chúa Nhật này, Lời Chúa trực tiếp nói về bí tích Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời cho chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa chủ đề này xuyên qua các bài đọc được chọn trong thánh lễ này.
1- Từ Manna tới Thánh Thể
Trong bài đọc I, sách Xuất Hành kể lại biến cố Thiên Chúa giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về Đất Hứa. Trong hành trình 40 năm qua sa mạc, họ phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách, họ không có thức ăn và nước uống, cuộc sống bất ổn, thiếu thốn mọi đàng với một thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc. Bởi thế, họ kêu trách ông Môsê và ông Aaron rằng: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai Cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” Họ muốn bỏ cuộc và quay trở lại Ai Cập để được ăn uống no nê dù phải làm kiếp nô lệ. Nhưng khi nhìn thấy cảnh lầm than khốn khổ của dân Do Thái, Thiên Chúa đã can thiệt và ban cho họ Manna và chim cút như là bánh từ trời rơi xuống, để làm lương thực nuôi sống họ và giúp họ tiếp tục lên đường tiến về Đất Hứa (x. Xh 16,16-22).
Thật vậy, manna ở đây là dấu chứng về sự quan phòng và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với Dân Người. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đồng hành, gần gũi và chở che con cái loài người trong mọi nơi mọi lúc, đặc biệt trong những lúc gian nan túng quẫn nhất, Người vẫn ở bên mỗi người để chăm sóc và nâng đỡ chúng ta.
Đồng thời, Thiên Chúa mời gọi dân Do Thái xưa và cả chúng ta hôm nay cần phải có tầm nhìn xa hơn, phải biết theo đuổi và vươn tới những lý tưởng cao cả hơn mà Người mời gọi, dù phải đối diện với những khó khăn thử thách. Vì con người sống không chỉ lo tìm kiếm của cải vật chất, nhưng còn phải biết tìm kiếm những của cải tinh thần để sống đúng với nhân phẩm của mình. Con người không chỉ đói khát của cải vật chất, nhưng còn đói khát về sự thật, công lý, tư do, nhân quyền, tình yêu và hòa bình. Con người sống không chỉ vì cơm bánh, nhưng còn nhờ đến Lời Chúa và Thánh Thể. Chỉ nơi Chúa Kitô, con người được thảo mãn cơn đói và cơn khát này.
2- Đức Kitô, Manna mới
Dưới ánh sáng của Tân Ước, Manna là hình bóng tiên báo về Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm bánh trường sinh cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Thật vậy, Chúa Giêsu trở thành bánh đích thực từ trời xuống để nuôi dưỡng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống trần gian, Người đã chết và phục sinh để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người tiếp tục hiến mình cho chúng ta nơi bí tích Thánh Thể để trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Chúa Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, Người là “manna mới,” là của ăn nuôi sống dân Chúa trên hành trình dương thế tiến về nhà Cha trên trời. Bởi thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).
Trong lời này, theo nhà thần học nổi tiếng người Đức, Kark Rahner, chúng ta tìm thấy sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước: ở đây Thiên Chúa không phải ban cho chúng ta một cái gì, một ơn gì, nhưng là ban chính mình Người, qua Con Một Người. Chúa Giêsu vừa là quà tặng vừa là Người tặng quà. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu ban thịt và máu mình làm của ăn nuôi sống linh hồn loài người. Điều độc đáo và cao cả của Kitô giáo chúng ta khác với các tôn giáo khác, đó là không phải Thiên Chúa đòi buộc loài người phải nộp mạng mình để được Thiên Chúa cứu độ, nhưng chính Thiên Chúa hiến mình để cứu độ loài người.
3- Hiệu quả và thông điệp từ Thánh Thể
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta dự phần vào sự sống thần linh và kết hợp với Chúa Kitô Phục Sinh. Chúa Giêsu là bánh hằng sống, bánh tác động nơi chúng ta. Khi chúng ta ăn bánh thông thường, chúng ta tiêu hóa và đồng hóa bánh thành máu thịt của chúng ta, còn khi chúng ta ăn bánh là Mình Chúa Kitô, thì chính bánh này đồng hóa và biến đổi chúng ta nên giống Người. Chúa Kitô biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Người, cũng như kết hợp chúng ta nên một với sự sống Thiên Chúa như Chúa nói: “Kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống” (Ga 6,57).
Như thế, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng ta được gần gũi, gắn bó và trở nên một với Thiên Chúa và với nhau trong Đức Kitô. Thánh Thể ban cho chúng ta chính sự sống Thiên Chúa, sự tự do và phẩm giá làm con cái Thiên Chúa. Tất cả chúng ta được mời gọi yêu mến bí tích Thánh Thể và năng đến tham dự thánh lễ. Vì Thánh Thể là trung tâm điểm, là sức mạnh và nguồn mạch cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
Và để xứng đáng tham dự Thánh Thể, thánh Phaolô ở bài đọc II mời gọi chúng ta: “Anh em thân mến, tôi nói với anh em điều nầy và chứng thực trong Chúa là anh em chớ ăn ở như Dân Ngoại ăn ở, chiều theo sự giả trá của tâm tư mình,” nhưng “anh em hãy trừ khử lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ” và “hãy mặc lấy con người mới… trong sự công chính và thánh thiện xứng với sự thật” (Ep 4,17.20-24).
Để kết thúc bài suy niệm hôm nay, xin kể một câu chuyện cổ tích của người Đức về chàng Bờm Hanz: “Sau bao năm tháng làm việc mệt nhọc, chủ trả công cho Bờm một thỏi vàng nặng. Và Bờm khệ nệ vác vàng về nhà, trên một quảng đường thật dài. Thỏi vàng quá nặng, lại thêm trời nắng gắt. Khát. Mỏi. Mệt. Thế là vì nhu cầu trước mắt, để được thoải mái, Bờm đã tuần tự đổi vàng để lấy ngựa, bò, ngỗng và cuối cùng là một phiến đá mài. Phiến đá rốt cuộc cũng bị Bờm quẳng luôn xuống nước, để được – như Bờm lý luận – tự do khỏi bị thứ gì ràng buộc cả trên đường về. Cơn mơ của Bờm kéo dài bao lâu và hậu quả đen tối nào đã xảy ra khi Bờm hết mê, câu chuyện không kể tiếp, dành để cho trí tưởng tượng của người đọc.”
Như thế, bài học mà Lời Chúa hôm nay cũng như câu chuyện này muốn nhắn gửi là đừng vì “những lợi lộc thấp hèn trước mắt,” hay vì miếng cơm manh áo mà đánh mất lý tưởng cao đẹp và ý nghĩa cuộc sống, nhưng hãy luôn biết theo đuổi những giá trị cao đẹp và tìm kiếm những lương thực thiêng liêng là Lời Chúa và Thánh Thể để được sống và sống dồi dào như chính Chúa đã dạy chúng ta. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thứ Sáu 30/7: Nhìn thấy Chúa nơi anh chị em. Suy Niệm của Lm Giuse Vũ Ngọc Tuyển CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:27 29/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 13, 54-58
“Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc ư? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê quán Người, và giảng dạy người ta trong hội đường, khiến người ta ngạc nhiên và nói rằng: “Bởi đâu ông này được sự khôn ngoan và quyền làm phép lạ như vậy? Nào ông chẳng phải là con bác thợ mộc sao? Nào mẹ ông chẳng phải là bà Maria, và Giacôbê, Giuse, Simon, Giuđa chẳng phải là anh em ông sao? Và chị em ông, nào chẳng phải những người ở nơi chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông được những sự ấy?” Và họ vấp phạm đến Người. Nhưng Chúa Giêsu phán cùng họ rằng: “Không tiên tri nào mà không được vinh dự, trừ nơi quê quán và nhà mình”. Người không làm nhiều phép lạ ở đó, vì họ chẳng có lòng tin.
Ðó là lời Chúa.
Trở thành một phần
Lm. Minh Anh
04:36 29/07/2021
TRỞ THÀNH MỘT PHẦN
“Nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta!”.
Cyrus, người sáng lập đế chế Ba Tư, từng bắt một gia đình hoàng tử. Họ được giải về triều, vua hỏi người tù, “Nếu tôi thả ông, ông sẽ trả tôi cái gì?”, “Một nửa tài sản!”, hoàng tử đáp; “Nếu tôi trả tự do cho con ông?”, “Mọi thứ tôi có!”; “Và nếu tôi thả vợ ông?”, “Bệ hạ, thần sẽ hiến thân!”. Cảm động, Cyrus tha tất cả! Về nhà, hoàng tử nói với vợ, “Cyrus không đẹp trai!”. Với ánh mắt yêu thương, nàng nói, “Em không lưu ý, em chỉ để mắt đến anh, người hiến thân vì em và gia đình!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật đáng ngưỡng mộ tình yêu gia đình của vị hoàng tử! Chúa Giêsu cũng đặt nặng tình yêu của Ngài với các gia đình! Ngài bị ‘hút lấy’ bởi các gia đình; nói cách khác, Ngài hướng về các gia đình, mong ước ‘trở thành một phần’ của mọi gia đình. Ngài không giấu được điều này khi dành cho gia đình Matta, Maria và Lazarô, mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay, những tình cảm ‘rất người’ của Ngài.
Cuộc sống thường ngày của một gia đình vốn dĩ hấp dẫn! Chuyện trò quanh bàn ăn, tranh cãi xem ai quên cho mèo ăn, những cô gái ngắm nghía quá lâu trước gương, các cậu trai luôn xáo tung đồ đạc… Giằng co của cuộc sống gia đình có thể là một vở kịch thô, mộc, nhưng là một vở rất thật. Mọi người bị hút lấy bởi những gia đình lành mạnh; đặc biệt, những người đến từ các gia đình đổ vỡ. Cũng thế, Chúa Giêsu đến với các gia đình; Ngài đi tìm sự ấm áp ấu thời của mình và xem ra, cùng với các môn đệ, Ngài dành nhiều thời gian cho gia đình ba chị em Bêtania. Ngài thích được chuyện trò, lắng nghe, cười vui với họ. Ngài muốn ‘trở thành một phần’ của gia đình họ; và Ngài cũng nóng lòng ‘trở thành một phần’ của gia đình mỗi người chúng ta!
Thiết lập lễ nhớ ba chị em Matta cùng ngày, mở đầu Sắc chỉ, Bộ Phụng Tự viết, “Trong gia đình Bêtania, Chúa Giêsu đã trải nghiệm tình gia đình và tình bạn của Matta, Maria và Lazarô; vì lý do này, Phúc Âm Gioan nói, “Ngài yêu họ””. Bằng việc tôn vinh gia đình này, chúng ta được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gắn bó với gia đình mình; đồng thời, mời Chúa Giêsu vào gia đình mình, cộng đoàn mình. Việc Ngài lựa chọn làm bạn với gia đình này là dấu cho thấy Chúa Giêsu muốn hiệp nhất từng gia đình và kết bạn với từng thành viên trong mọi gia đình; từ đó, Ngài có thể trở nên nguồn mạch trung tâm của tình yêu và hiệp nhất chia sẻ giữa họ. Và dẫu không phải mọi gia đình đều hiệp nhất, yêu thương, nhưng Thiên Chúa vẫn muốn đi vào mọi gia đình; và xem ra, Ngài muốn đi vào các gia đình ‘rạn nứt’, ‘đổ vỡ’ hơn; và ngay cả ‘chết chóc’. Lazarô đã chết, nhưng có Ngài, anh sống! Cũng thế, có Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng sẽ ‘được lại’ sự sống!
Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, thánh Gioan nói, “Nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta!”. Rõ ràng, gia đình Bêtania đầy ắp tình yêu, họ đầy ắp Chúa; cũng thế, sống yêu thương, gia đình chúng ta sẽ đầy ắp Thiên Chúa. Chúa Giêsu đứng chực ngoài cửa, Ngài nôn nả đi vào để kết thân với từng người, để ‘trở thành một phần’ của gia đình chúng ta. Có Ngài, dẫu gia đình chúng ta không luôn luôn có tiếng cười, dẫu không thiếu vắng tiếng khóc, nhưng mỗi người vẫn có thể nói, “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa!” như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thổ lộ.
Anh Chị em,
Vì nhất định ‘trở thành một phần’ của gia đình chúng ta, nên Chúa Giêsu hằng mời gọi chúng ta mở cửa cho Ngài. Ngài dỗ dành chúng ta bằng ân sủng, tình yêu của Ngài qua các Bí tích, qua Lời Ngài. Cả khi gia đình chúng ta gặp khó khăn theo nhiều cách khác nhau, hãy biết rằng, Ngài hằng yêu thương gia đình chúng ta như cách Ngài đã yêu thương gia đình Matta, Maria và Lazarô. Cho dù gia đình chúng ta không hoàn hảo, nhưng dẫu sao, Ngài vẫn yêu thương, và có lẽ Ngài sẽ yêu thương hơn tất cả các gia đình êm ấm khác. Ngài ước mong làm điều tương tự và nhiều hơn nữa với gia đình chúng ta; nhất là làm cho mỗi người ‘sống’ như đã làm cho Lazarô sống.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, con mời Ngài đi vào cuộc đời con, xin hãy ‘trở thành một phần’ của gia đình con, cộng đoàn con. Xin băng bó mọi tổn thương, chia rẽ, và cho phép mọi gia đình sẻ chia đầy đủ hơn tình yêu và tình bạn thánh thiện của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta!”.
Cyrus, người sáng lập đế chế Ba Tư, từng bắt một gia đình hoàng tử. Họ được giải về triều, vua hỏi người tù, “Nếu tôi thả ông, ông sẽ trả tôi cái gì?”, “Một nửa tài sản!”, hoàng tử đáp; “Nếu tôi trả tự do cho con ông?”, “Mọi thứ tôi có!”; “Và nếu tôi thả vợ ông?”, “Bệ hạ, thần sẽ hiến thân!”. Cảm động, Cyrus tha tất cả! Về nhà, hoàng tử nói với vợ, “Cyrus không đẹp trai!”. Với ánh mắt yêu thương, nàng nói, “Em không lưu ý, em chỉ để mắt đến anh, người hiến thân vì em và gia đình!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật đáng ngưỡng mộ tình yêu gia đình của vị hoàng tử! Chúa Giêsu cũng đặt nặng tình yêu của Ngài với các gia đình! Ngài bị ‘hút lấy’ bởi các gia đình; nói cách khác, Ngài hướng về các gia đình, mong ước ‘trở thành một phần’ của mọi gia đình. Ngài không giấu được điều này khi dành cho gia đình Matta, Maria và Lazarô, mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay, những tình cảm ‘rất người’ của Ngài.
Thật kỳ lạ, từ xa xưa, cả Maria và Lazarô đều không được tôn là thánh như người chị của họ! Trong nhiều thế kỷ, phụng vụ dạy, Maria Mađalêna và Maria Bêtania là một. Điều thú vị là lễ nhớ hôm nay được cử hành sau lễ Maria Mađalêna đúng 8 ngày, một dấu tích cho thấy, trước đó, Giáo Hội ‘không chính thức’ cho rằng, Maria Mađalêna là Maria Bêtania, em của Matta. Đồng tình với điều đó, ngày 02/02/2021 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở rộng lễ này bao gồm cả ba chị em Matta, Maria và Lazarô; phải chăng, một trong những lý do Đức Thánh Cha thêm Maria và Lazarô vào ngày lễ hôm nay là để không nhầm lẫn Maria Bêtania với Maria Mađalêna.
Cuộc sống thường ngày của một gia đình vốn dĩ hấp dẫn! Chuyện trò quanh bàn ăn, tranh cãi xem ai quên cho mèo ăn, những cô gái ngắm nghía quá lâu trước gương, các cậu trai luôn xáo tung đồ đạc… Giằng co của cuộc sống gia đình có thể là một vở kịch thô, mộc, nhưng là một vở rất thật. Mọi người bị hút lấy bởi những gia đình lành mạnh; đặc biệt, những người đến từ các gia đình đổ vỡ. Cũng thế, Chúa Giêsu đến với các gia đình; Ngài đi tìm sự ấm áp ấu thời của mình và xem ra, cùng với các môn đệ, Ngài dành nhiều thời gian cho gia đình ba chị em Bêtania. Ngài thích được chuyện trò, lắng nghe, cười vui với họ. Ngài muốn ‘trở thành một phần’ của gia đình họ; và Ngài cũng nóng lòng ‘trở thành một phần’ của gia đình mỗi người chúng ta!
Thiết lập lễ nhớ ba chị em Matta cùng ngày, mở đầu Sắc chỉ, Bộ Phụng Tự viết, “Trong gia đình Bêtania, Chúa Giêsu đã trải nghiệm tình gia đình và tình bạn của Matta, Maria và Lazarô; vì lý do này, Phúc Âm Gioan nói, “Ngài yêu họ””. Bằng việc tôn vinh gia đình này, chúng ta được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc gắn bó với gia đình mình; đồng thời, mời Chúa Giêsu vào gia đình mình, cộng đoàn mình. Việc Ngài lựa chọn làm bạn với gia đình này là dấu cho thấy Chúa Giêsu muốn hiệp nhất từng gia đình và kết bạn với từng thành viên trong mọi gia đình; từ đó, Ngài có thể trở nên nguồn mạch trung tâm của tình yêu và hiệp nhất chia sẻ giữa họ. Và dẫu không phải mọi gia đình đều hiệp nhất, yêu thương, nhưng Thiên Chúa vẫn muốn đi vào mọi gia đình; và xem ra, Ngài muốn đi vào các gia đình ‘rạn nứt’, ‘đổ vỡ’ hơn; và ngay cả ‘chết chóc’. Lazarô đã chết, nhưng có Ngài, anh sống! Cũng thế, có Chúa Giêsu, mỗi người chúng ta cũng sẽ ‘được lại’ sự sống!
Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, thánh Gioan nói, “Nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta!”. Rõ ràng, gia đình Bêtania đầy ắp tình yêu, họ đầy ắp Chúa; cũng thế, sống yêu thương, gia đình chúng ta sẽ đầy ắp Thiên Chúa. Chúa Giêsu đứng chực ngoài cửa, Ngài nôn nả đi vào để kết thân với từng người, để ‘trở thành một phần’ của gia đình chúng ta. Có Ngài, dẫu gia đình chúng ta không luôn luôn có tiếng cười, dẫu không thiếu vắng tiếng khóc, nhưng mỗi người vẫn có thể nói, “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa!” như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thổ lộ.
Anh Chị em,
Vì nhất định ‘trở thành một phần’ của gia đình chúng ta, nên Chúa Giêsu hằng mời gọi chúng ta mở cửa cho Ngài. Ngài dỗ dành chúng ta bằng ân sủng, tình yêu của Ngài qua các Bí tích, qua Lời Ngài. Cả khi gia đình chúng ta gặp khó khăn theo nhiều cách khác nhau, hãy biết rằng, Ngài hằng yêu thương gia đình chúng ta như cách Ngài đã yêu thương gia đình Matta, Maria và Lazarô. Cho dù gia đình chúng ta không hoàn hảo, nhưng dẫu sao, Ngài vẫn yêu thương, và có lẽ Ngài sẽ yêu thương hơn tất cả các gia đình êm ấm khác. Ngài ước mong làm điều tương tự và nhiều hơn nữa với gia đình chúng ta; nhất là làm cho mỗi người ‘sống’ như đã làm cho Lazarô sống.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, con mời Ngài đi vào cuộc đời con, xin hãy ‘trở thành một phần’ của gia đình con, cộng đoàn con. Xin băng bó mọi tổn thương, chia rẽ, và cho phép mọi gia đình sẻ chia đầy đủ hơn tình yêu và tình bạn thánh thiện của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tôi Tìm Kiếm Cái Gì Vậy?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:20 29/07/2021
Tôi Tìm Kiếm Cái Gì Vậy?
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 18 TNB
Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một giai thoại rất đẹp về hoàng đế:
Sau nhiều năm tận tụy hy sinh phục vụ Hoàng đế, một vị trung thần của ông ngã bệnh và đang chiến đấu với tử thần. Để tỏ lòng biết ơn và cảm mến đối với con người đã suốt đời trung thành với mình, Hoàng đế Charles Quint đã đích thân đến ngay bên giường bệnh của ông. Cầm tay vị trung thần, Hoàng đế nói:
- Khanh đã hết phục vụ trẫm, nay trẫm xin được dịp đền đáp, khanh hãy cho trẫm biết khanh mong ước điều gì, trẫm sẽ thỏa mãn yêu cầu của khanh.
Trong hơi thở đứt đoạn, vị trung thần liền tâu:
- Thần ước ao nhận được từ tay bệ hạ một ân huệ.
Đôi mắt Hoàng đế như sáng lên, ông hỏi nhanh:
- Khanh cứ nói, ân huệ gì trẫm cũng ban cho khanh.
Kẻ hấp hối nói một cách chua xót:
- Xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một ngày sống nữa, chỉ một ngày thôi.
Nghe xong lời của vị trung thần, Hoàng đế Charles chỉ biết lắc đầu chán nản:
- Trẫm đã được xem là quân vương quyền thế nhất trên thế gian này, nhưng điều khanh xin hoàn toàn ở ngoài tầm tay của trẫm, chỉ Thiên Chúa mới có thể ban và bảo đảm hồng ân sự sống mà thôi.
Trong tiếng thở dài, vị trung thần mới thốt lên như một lời nhắn nhủ cho chính hoàng đế:
- Thật là vô ích cho tôi, vì tôi đã điên rồ đến độ không biết dành nhiều thời gian hơn để phục vụ Chúa, mà lại hoang phí thời giờ trong việc phục vụ các vua chúa trần gian”.
1. Phải chăng tôi đang mải mê tìm kiếm lương thực mau hư nát?
Câu chuyện trên như một lời khuyến cáo về lối sống chỉ biết tìm kiếm, phục vụ, chọn lựa những thứ mau qua mà quên mất tìm kiếm Thiên Chúa, là chủ của sự sống. Thật vậy, dường như ai sống trên đời cũng lâm vào cảnh đi tìm cái vật chất, cái của cải, cái lương thực để thoả mãn cho nhu cầu xác thịt. Họ tìm mọi cách để có của, để có tiền, để có cái ăn, cái mặc, cái nhu yếu phẩm để khoả lấp cho những khát vọng được coi là xứng hợp cho thân xác của mình. Họ đã không thể chấp nhận khi đối diện với cơn đói, cơn khát về thể lý. Họ vội vàng tìm kiếm hoặc than thân trách phận vì phải rơi vào tình cảnh hẩm hiu này. Không chỉ ngày nay, mà ngay cả hơn chúng ta cả mấy ngàn năm, dân Israen cũng đã than trách Chúa cũng như ông Mô-sê khi họ đối diện với cơn đói và cơn khát nơi sa mạc. Nơi bài đọc I cho chúng ta hiểu rõ về điều đó: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây.”(Xh 16,3). Nhiều người cho rằng con cái Israel có lý do để than phiền, vì nếu phải “chết đói” trong sa mạc thì ở lại Ai-cập để được “chết no” còn sướng hơn. Nhưng sự thực là con cái Israel đã không phải chết đói, vì nếu Thiên Chúa đã có kế hoạch đưa dân ra khỏi Ai-cập để vào Đất Hứa, làm sao Ngài có thể để dân chết đói dọc đường được. Nơi bài đọc Tin mừng, dân Do thái cũng đã mong mỏi để tìm kiếm Đức Giê-su vì nhờ Ngài mà họ được no nê. Họ tìm kiếm Đức Giê-su chỉ vì miếng ăn thực tại và họ còn mong muốn tôn phong Ngài lên làm người cai trị để họ được hưởng nhờ theo nghĩa vật chất. Đức Giê-su đã biết rõ mọi sự: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Về điều này, phải chăng như thánh Phaolô đã từng khiển trách không nhẹ nhàng chút nào trong thư gửi cộng đoàn Phi-lip-phê rằng “chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này.” (Pl3, 19). Vì thế, nơi bài đọc II, thánh nhân cũng đã căn dặn: “vậy đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.” (Ep 4, 17).
Như vậy, đọc lại lịch sử dân Israen và dân Do thái để đọc lại lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng đã từng sống theo lối sống xác thịt và tìm mọi cách để lấp đầy nhu cầu của nó bằng mọi giá, đôi khi không sợ tội, không ngại để giá trị của nhân phẩm bị chà đạp, lối sống văn hoá – tôn giáo nhường bước cho lối sống hưởng thụ và sự chết. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có lương thực. Vì thân xác muốn tồn tại thì phải có cái ăn để nuôi sống. Vì ‘không có thực làm sao vực được đạo’, một thân xác yếu ớt và đói khổ làm sao chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện? Vì thế, không thể mà không tìm kiếm, không lo cho thân xác của mình được. Vì như câu tục ngữ cũng nhắc nhở “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Phải ra công làm việc chứ! Tuy nhiên, con người không chỉ có phần xác, nhưng còn có phần linh hồn. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364). Do đó, chúng ta lo cho thân xác là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn hết và giá trị cao cả là phải lo cho phần linh hồn. Chính Đức Giê-su đã cho chúng ta biết rõ phải làm gì để lo cho phần linh hồn của chúng ta?
2. Tìm kiếm lương thực đời đời nơi Đức Giê-su.
Trước sự khao khát và mong mỏi đi tìm kiếm cái ăn của dân Do thái, Đức Giê-su đã dạy cho họ nói riêng và cho mỗi chúng ta nói chung cái chân lý này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6, 27) Như vậy, Đức Giê-su muốn nói rằng không phải lo tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm cái ăn mau hư nát, nhưng điều cốt yếu và ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lương thực thường tồn, là sự sống đời đời, là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng tìm ở đâu? Xin thưa là tìm ở chính nơi Đức Giê-su, nơi Ngôi Lời Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hữu hình ở cùng nhân loại. Nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, con người sẽ tìm được sự sống cho mình. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô sẽ ban Bánh Hằng Sống, là Mình và Máu của Ngài cho con người để có sống đời đời. Ngài đã tuyên bố điều này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35). Quả thật, thân xác cần thức ăn thế nào, thì linh hồn chúng ta lại càng cần đến Mình Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô như thế. Bí tích Thánh Thể là của nuôi linh hồn con người, là nguồn ân phúc dẫn đưa con người đạt được hạnh phúc Nước Trời. Như vậy, từ nay tất cả cơn đói: đói tình yêu, đói yêu thương, đói chân lý, đói hy vọng, đói lời động viên, đói những liên đới, đói niềm tin, đói sự sống đời đời, đói Thiên Chúa,... chỉ thật sự được khoả lấp khi con người biết chạy đến với Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây, con người sẽ có được lương thực trường tồn, là sự sống vĩnh cửu khi biết bám rễ sâu vào Đức Giê-su ngang qua việc đón nhận Mình Máu Ngài. Thật vậy, đúng như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4,4 ). Chính vì thế, của cải vật chất và thức ăn tự nhiên không thể là thứ đem lại sự sống cho con người, nhưng chính Mình Máu Đức Giê-su là nguồn sống đích thực nuôi dưỡng con người không chỉ nơi lữ hành trần gian mà là hành trang dẫn về Thiên đàng, nơi hưởng vui vẻ đời đời cùng Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh.
Do đó, mỗi chúng ta được mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Đây mới là điều quan trọng và thiết yếu cho sự sống linh hồn chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cả nhân loại đang phải đối diện với đại dịch Covid nguy hiểm này, hơn bao giờ hết, con người cần chạy đến với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và ngụp lặn trong tình yêu của Ngài để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài chúng ta được bình an và được giải thoát. Cũng trong bối cảnh này, mỗi người được mời gọi hãy đặt niềm tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, để đón nhận được ân sủng và niềm vui từ Chúa, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 3, 22-23).
Tóm lại, trong cuộc sống của con người, không chỉ có cơ thể mới biết đói, biết khát, nhưng nơi con tim, nơi đời sống tâm linh cũng đang rên xiết. Cơm bánh có thể làm thoả mãn cơn đói thể xác, nhưng không thể làm cho con tim, cho đời sống linh hồn được khoả lấp. Chỉ nơi Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, con tim, nhất là linh hồn con người mới được nghỉ ngơi yên hàn. Chỉ nơi Mình Máu Thánh của Đức Giê-su, con người mới thật sự chiếm trọn sự sống đời đời. Tuy nhiên, để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp, con người cần biết tìm kiếm liên lỉ và gặp gỡ luôn luôn Thiên Chúa, Đấng là Em-ma-nu-el, là Đấng ở cùng nhân loại. Vì theo Cha Mark link, S.J: “trái tim của chúng ta có một khoảng trống mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy”. Tuy vậy, nhưng hiện tại tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang thực sự thuộc về ai? Tiền của, vật chất tiện nghi, danh vọng, quyền lực, chức tước hay Thiên Chúa, sự sống đời đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 18 TNB
Câu chuyện người ta kể về Hoàng đế Charles Quint của Đế quốc Đức ngày xưa. Đây là một giai thoại rất đẹp về hoàng đế:
Sau nhiều năm tận tụy hy sinh phục vụ Hoàng đế, một vị trung thần của ông ngã bệnh và đang chiến đấu với tử thần. Để tỏ lòng biết ơn và cảm mến đối với con người đã suốt đời trung thành với mình, Hoàng đế Charles Quint đã đích thân đến ngay bên giường bệnh của ông. Cầm tay vị trung thần, Hoàng đế nói:
- Khanh đã hết phục vụ trẫm, nay trẫm xin được dịp đền đáp, khanh hãy cho trẫm biết khanh mong ước điều gì, trẫm sẽ thỏa mãn yêu cầu của khanh.
Trong hơi thở đứt đoạn, vị trung thần liền tâu:
- Thần ước ao nhận được từ tay bệ hạ một ân huệ.
Đôi mắt Hoàng đế như sáng lên, ông hỏi nhanh:
- Khanh cứ nói, ân huệ gì trẫm cũng ban cho khanh.
Kẻ hấp hối nói một cách chua xót:
- Xin bệ hạ hãy ban cho hạ thần một ngày sống nữa, chỉ một ngày thôi.
Nghe xong lời của vị trung thần, Hoàng đế Charles chỉ biết lắc đầu chán nản:
- Trẫm đã được xem là quân vương quyền thế nhất trên thế gian này, nhưng điều khanh xin hoàn toàn ở ngoài tầm tay của trẫm, chỉ Thiên Chúa mới có thể ban và bảo đảm hồng ân sự sống mà thôi.
Trong tiếng thở dài, vị trung thần mới thốt lên như một lời nhắn nhủ cho chính hoàng đế:
- Thật là vô ích cho tôi, vì tôi đã điên rồ đến độ không biết dành nhiều thời gian hơn để phục vụ Chúa, mà lại hoang phí thời giờ trong việc phục vụ các vua chúa trần gian”.
1. Phải chăng tôi đang mải mê tìm kiếm lương thực mau hư nát?
Câu chuyện trên như một lời khuyến cáo về lối sống chỉ biết tìm kiếm, phục vụ, chọn lựa những thứ mau qua mà quên mất tìm kiếm Thiên Chúa, là chủ của sự sống. Thật vậy, dường như ai sống trên đời cũng lâm vào cảnh đi tìm cái vật chất, cái của cải, cái lương thực để thoả mãn cho nhu cầu xác thịt. Họ tìm mọi cách để có của, để có tiền, để có cái ăn, cái mặc, cái nhu yếu phẩm để khoả lấp cho những khát vọng được coi là xứng hợp cho thân xác của mình. Họ đã không thể chấp nhận khi đối diện với cơn đói, cơn khát về thể lý. Họ vội vàng tìm kiếm hoặc than thân trách phận vì phải rơi vào tình cảnh hẩm hiu này. Không chỉ ngày nay, mà ngay cả hơn chúng ta cả mấy ngàn năm, dân Israen cũng đã than trách Chúa cũng như ông Mô-sê khi họ đối diện với cơn đói và cơn khát nơi sa mạc. Nơi bài đọc I cho chúng ta hiểu rõ về điều đó: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây.”(Xh 16,3). Nhiều người cho rằng con cái Israel có lý do để than phiền, vì nếu phải “chết đói” trong sa mạc thì ở lại Ai-cập để được “chết no” còn sướng hơn. Nhưng sự thực là con cái Israel đã không phải chết đói, vì nếu Thiên Chúa đã có kế hoạch đưa dân ra khỏi Ai-cập để vào Đất Hứa, làm sao Ngài có thể để dân chết đói dọc đường được. Nơi bài đọc Tin mừng, dân Do thái cũng đã mong mỏi để tìm kiếm Đức Giê-su vì nhờ Ngài mà họ được no nê. Họ tìm kiếm Đức Giê-su chỉ vì miếng ăn thực tại và họ còn mong muốn tôn phong Ngài lên làm người cai trị để họ được hưởng nhờ theo nghĩa vật chất. Đức Giê-su đã biết rõ mọi sự: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.” (Ga 6, 26). Về điều này, phải chăng như thánh Phaolô đã từng khiển trách không nhẹ nhàng chút nào trong thư gửi cộng đoàn Phi-lip-phê rằng “chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này.” (Pl3, 19). Vì thế, nơi bài đọc II, thánh nhân cũng đã căn dặn: “vậy đây là điều tôi nói với anh em, và có Chúa chứng giám, tôi khuyên anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ.” (Ep 4, 17).
Như vậy, đọc lại lịch sử dân Israen và dân Do thái để đọc lại lịch sử cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta cũng đã từng sống theo lối sống xác thịt và tìm mọi cách để lấp đầy nhu cầu của nó bằng mọi giá, đôi khi không sợ tội, không ngại để giá trị của nhân phẩm bị chà đạp, lối sống văn hoá – tôn giáo nhường bước cho lối sống hưởng thụ và sự chết. Tuy nhiên, chúng ta không thể sống mà không có lương thực. Vì thân xác muốn tồn tại thì phải có cái ăn để nuôi sống. Vì ‘không có thực làm sao vực được đạo’, một thân xác yếu ớt và đói khổ làm sao chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện? Vì thế, không thể mà không tìm kiếm, không lo cho thân xác của mình được. Vì như câu tục ngữ cũng nhắc nhở “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Phải ra công làm việc chứ! Tuy nhiên, con người không chỉ có phần xác, nhưng còn có phần linh hồn. Như Công đồng Vatican II trình bày: “Con người là một chủ vị duy nhất gồm có thể xác và linh hồn” (Gaudium et spes, số 14; GLHTCG số 364). Do đó, chúng ta lo cho thân xác là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn hết và giá trị cao cả là phải lo cho phần linh hồn. Chính Đức Giê-su đã cho chúng ta biết rõ phải làm gì để lo cho phần linh hồn của chúng ta?
2. Tìm kiếm lương thực đời đời nơi Đức Giê-su.
Trước sự khao khát và mong mỏi đi tìm kiếm cái ăn của dân Do thái, Đức Giê-su đã dạy cho họ nói riêng và cho mỗi chúng ta nói chung cái chân lý này: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận.” (Ga 6, 27) Như vậy, Đức Giê-su muốn nói rằng không phải lo tìm kiếm của cải vật chất, tìm kiếm cái ăn mau hư nát, nhưng điều cốt yếu và ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lương thực thường tồn, là sự sống đời đời, là Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nhưng tìm ở đâu? Xin thưa là tìm ở chính nơi Đức Giê-su, nơi Ngôi Lời Nhập Thể, nơi vị Thiên Chúa hữu hình ở cùng nhân loại. Nơi Đức Giê-su, Ngôi Lời Thiên Chúa, con người sẽ tìm được sự sống cho mình. Vì chính Đức Giê-su Ki-tô sẽ ban Bánh Hằng Sống, là Mình và Máu của Ngài cho con người để có sống đời đời. Ngài đã tuyên bố điều này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga 6,35). Quả thật, thân xác cần thức ăn thế nào, thì linh hồn chúng ta lại càng cần đến Mình Máu Thánh Đức Giê-su Ki-tô như thế. Bí tích Thánh Thể là của nuôi linh hồn con người, là nguồn ân phúc dẫn đưa con người đạt được hạnh phúc Nước Trời. Như vậy, từ nay tất cả cơn đói: đói tình yêu, đói yêu thương, đói chân lý, đói hy vọng, đói lời động viên, đói những liên đới, đói niềm tin, đói sự sống đời đời, đói Thiên Chúa,... chỉ thật sự được khoả lấp khi con người biết chạy đến với Đức Giê-su Ki-tô. Từ đây, con người sẽ có được lương thực trường tồn, là sự sống vĩnh cửu khi biết bám rễ sâu vào Đức Giê-su ngang qua việc đón nhận Mình Máu Ngài. Thật vậy, đúng như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4,4 ). Chính vì thế, của cải vật chất và thức ăn tự nhiên không thể là thứ đem lại sự sống cho con người, nhưng chính Mình Máu Đức Giê-su là nguồn sống đích thực nuôi dưỡng con người không chỉ nơi lữ hành trần gian mà là hành trang dẫn về Thiên đàng, nơi hưởng vui vẻ đời đời cùng Thiên Chúa Ba Ngôi và toàn thể các thánh.
Do đó, mỗi chúng ta được mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33). Đây mới là điều quan trọng và thiết yếu cho sự sống linh hồn chúng ta. Nhất là trong bối cảnh cả nhân loại đang phải đối diện với đại dịch Covid nguy hiểm này, hơn bao giờ hết, con người cần chạy đến với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và ngụp lặn trong tình yêu của Ngài để nhờ Ngài, qua Ngài và trong Ngài chúng ta được bình an và được giải thoát. Cũng trong bối cảnh này, mỗi người được mời gọi hãy đặt niềm tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Hơn nữa, để đón nhận được ân sủng và niềm vui từ Chúa, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.” (Ep 3, 22-23).
Tóm lại, trong cuộc sống của con người, không chỉ có cơ thể mới biết đói, biết khát, nhưng nơi con tim, nơi đời sống tâm linh cũng đang rên xiết. Cơm bánh có thể làm thoả mãn cơn đói thể xác, nhưng không thể làm cho con tim, cho đời sống linh hồn được khoả lấp. Chỉ nơi Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, con tim, nhất là linh hồn con người mới được nghỉ ngơi yên hàn. Chỉ nơi Mình Máu Thánh của Đức Giê-su, con người mới thật sự chiếm trọn sự sống đời đời. Tuy nhiên, để có được sự sống đời đời làm gia nghiệp, con người cần biết tìm kiếm liên lỉ và gặp gỡ luôn luôn Thiên Chúa, Đấng là Em-ma-nu-el, là Đấng ở cùng nhân loại. Vì theo Cha Mark link, S.J: “trái tim của chúng ta có một khoảng trống mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy”. Tuy vậy, nhưng hiện tại tôi đang tìm kiếm cái gì? Tôi đang thực sự thuộc về ai? Tiền của, vật chất tiện nghi, danh vọng, quyền lực, chức tước hay Thiên Chúa, sự sống đời đời?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 29/07/2021
6. Con người ta càng bạo dạn nương cậy vào Thiên Chúa thì càng được ân sủng lớn lao hơn.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:08 29/07/2021
13. TÊN MÓN ĂN LÀ BÀI THƠ
Có một người làm tiệc thết đãi bạn bè, đáng tiếc là trong túi của vợ chỉ có tám xu tiền nên rất hổ thẹn.
Lão bộc nói:
- “Dễ làm mà.”
Bèn lấy sáu xu tiền mua trứng gà, một xu tiền mua vài cọng rau hẹ, một xu tiền mua bã đậu phụ. Lão bộc bắt đầu làm món thứ nhất, bỏ rau hẹ phủ trên hai miếng lòng đỏ trứng gà, nói:
- “Món này gọi là: lượng cá hoàng li điểu thúy liễu.”
Lại làm ra món thứ hai, trên rau hẹ là một khoanh lòng trắng trứng gà, nói:
- “Đây là món: nhất hàng bạch lọc thượng thanh thiên.”
Món thứ ba là bả đậu phụ xào, tên gọi là “song hàm Tây Lân thiên thu tuyết”.
Món thứ tư là thả nổi trên nước canh màu xanh hai cái vỏ trứng, đặt tên: “Môn Bá Đông Ngô vạn lý thuyền”.
Lão bộc nói:
- “Tôi thích bài thơ này của Đỗ Phủ, cho nên khi làm thức ăn thì lấy bốn câu thơ này đặt tên, cho nó trở thành văn nhã, xin đừng cười”.
Chủ nhân rất phấn khởi, khách quan cũng tán thưởng ông ta hết lời.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 13:
Con người ta thường có khuynh hướng khinh chê những người làm thuê ở mướn, vì cho đó là những người ít học hoặc thất học mà không nhìn thấy họ cũng có một nhân cách, một khối óc như mình, có khi lại minh mẫn và sáng suốt hơn mình nữa.
Vì hoàn cảnh nên có người đi làm mướn để kiếm tiền học thêm, nhưng cái đầu của họ thật sáng suốt; vì nhà nghèo nên có người đi ở đợ để kiếm tiền cho con ăn học, nhưng quả tim của họ thật không nghèo, bởi vì làm thuê ở đợ là chuyện nhất thời, cho nên hãy đối xử với họ như là đối xử với chính bản thân mình, thì sẽ nhận ra được tấm lòng của họ quảng đại và yêu thương của họ dành cho mình.
Có những đầy tớ thông minh khôn ngoan thì cũng có những đầy tớ gian xảo, nhưng xét cho cùng, thông minh và gian xảo đều do cách đối xử của chủ nhân với họ mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người làm tiệc thết đãi bạn bè, đáng tiếc là trong túi của vợ chỉ có tám xu tiền nên rất hổ thẹn.
Lão bộc nói:
- “Dễ làm mà.”
Bèn lấy sáu xu tiền mua trứng gà, một xu tiền mua vài cọng rau hẹ, một xu tiền mua bã đậu phụ. Lão bộc bắt đầu làm món thứ nhất, bỏ rau hẹ phủ trên hai miếng lòng đỏ trứng gà, nói:
- “Món này gọi là: lượng cá hoàng li điểu thúy liễu.”
Lại làm ra món thứ hai, trên rau hẹ là một khoanh lòng trắng trứng gà, nói:
- “Đây là món: nhất hàng bạch lọc thượng thanh thiên.”
Món thứ ba là bả đậu phụ xào, tên gọi là “song hàm Tây Lân thiên thu tuyết”.
Món thứ tư là thả nổi trên nước canh màu xanh hai cái vỏ trứng, đặt tên: “Môn Bá Đông Ngô vạn lý thuyền”.
Lão bộc nói:
- “Tôi thích bài thơ này của Đỗ Phủ, cho nên khi làm thức ăn thì lấy bốn câu thơ này đặt tên, cho nó trở thành văn nhã, xin đừng cười”.
Chủ nhân rất phấn khởi, khách quan cũng tán thưởng ông ta hết lời.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 13:
Con người ta thường có khuynh hướng khinh chê những người làm thuê ở mướn, vì cho đó là những người ít học hoặc thất học mà không nhìn thấy họ cũng có một nhân cách, một khối óc như mình, có khi lại minh mẫn và sáng suốt hơn mình nữa.
Vì hoàn cảnh nên có người đi làm mướn để kiếm tiền học thêm, nhưng cái đầu của họ thật sáng suốt; vì nhà nghèo nên có người đi ở đợ để kiếm tiền cho con ăn học, nhưng quả tim của họ thật không nghèo, bởi vì làm thuê ở đợ là chuyện nhất thời, cho nên hãy đối xử với họ như là đối xử với chính bản thân mình, thì sẽ nhận ra được tấm lòng của họ quảng đại và yêu thương của họ dành cho mình.
Có những đầy tớ thông minh khôn ngoan thì cũng có những đầy tớ gian xảo, nhưng xét cho cùng, thông minh và gian xảo đều do cách đối xử của chủ nhân với họ mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngọn lửa nhấn chìm nhà thờ Công Giáo 163 năm tuổi ở Tô Cách Lan
Đặng Tự Do
19:08 29/07/2021
Hơn 30 nhân viên cứu hỏa đã giải quyết đám cháy kinh hoàng tại một nhà thờ Công Giáo ở Glasgow, Tô Cách Lan, vào những giờ đầu của ngày thứ Tư 28 tháng 7.
Một người đã được cứu sau khi các nhân viên cứu hỏa được gọi đến sau khi có báo cáo về một đám cháy tại nhà thờ Thánh Simons, ở Partick, vào rạng sáng ngày 28 tháng 7.
Các bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy ngọn lửa bùng phát từ cửa sổ nhà thờ và tràn ra đường.
Vụ việc xảy ra chỉ hai ngày sau khi một linh mục Công Giáo bị một người đàn ông cầm chai thủy tinh tấn công khi đang cầu nguyện tại nhà thờ chính tòa ở thủ đô Edinburgh, Tô Cách Lan.
Ông Humza Yousaf, Bộ trưởng Y tế Tô Cách Lan, đã đề cập đến vụ tấn công vị linh mục khi ông bày tỏ sự cảm thông đối với cộng đồng Công Giáo sau vụ hỏa hoạn.
“Thật là một vài ngày tàn khốc đối với những người Công Giáo ở Tô Cách Lan”, ông viết trên tài khoản Twitter của mình. “Đầu tiên là một cuộc tấn công hèn nhát vào một linh mục tại nơi thờ phượng của anh ta, tiếp theo là vụ cháy này. Tôi biết nhà thờ Thánh Simon có một vị trí đặc biệt trong lòng cộng đồng Ba Lan”.
“Tôi bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Công Giáo của chúng ta ở Tô Cách Lan”.
Theo trang web của giáo xứ, nhà thờ Thánh Simon là nhà thờ Công Giáo lâu đời thứ ba ở Glasgow sau Nhà thờ Thánh Andrew và Nhà thờ Đức Bà ở phía Đông của thành phố.
Ngôi thánh đường này khánh thánh vào năm 1858 bởi Cha Daniel Gallagher, một linh mục người Ái Nhĩ Lan, là người đã dạy tiếng Latinh cho nhà thám hiểm David Livingstone, để ông này được nhận vào trường y khoa.
Nhà thờ, ban đầu được gọi là nhà thờ Thánh Phêrô, và được sử dụng bởi những người lính Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai và vì thế được gọi là Nhà thờ Ba Lan. Các thánh lễ bằng tiếng Ba Lan vẫn tiếp tục được cử hành tại nhà thờ này.
Nhà thờ đã được trùng tu hoàn toàn từ năm 2005 đến năm 2008 để kỷ niệm 150 năm thành lập.
Người phát ngôn của Cơ quan Cứu hỏa và Cứu hộ Tô Cách Lan cho biết: “ Chúng tôi đã được cảnh báo vào lúc 2 giờ 40 sáng thứ Tư, ngày 28 tháng 7 khi có báo cáo về một vụ hỏa hoạn trong một nhà thờ trên phố Partick Bridge, trong quận Partick, Glasgow. “
“Đài chỉ huy đã huy động sáu xe cứu hỏa bao gồm hai xe có thang leo lên cao và hơn 30 lính cứu hỏa đang có mặt và làm việc để dập tắt đám cháy”.
“Một người đã được hỗ trợ ra khỏi nhà thờ và cấp cứu tại hiện trường. Cư dân trong các bất động sản sát bên nhà thờ đã được di tản như một biện pháp phòng ngừa và người dân gần đó được khuyến cáo đóng cửa sổ và cửa ra vào để tránh khói”.
Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.
Source:Catholic News Agency
Vận động viên cử tạ đoạt huy chương vàng Hidilyn Diaz truyền cảm hứng cho Phi Luật Tân bằng chiến thắng và lòng sùng đạo của cô
Đặng Tự Do
19:11 29/07/2021
Các giám mục Công Giáo Philippines đã chúc mừng vận động viên cử tạ Hidilyn Diaz, là người đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho quốc gia này, không chỉ vì chiến thắng của cô mà còn vì sự thể hiện đức tin và lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria.
Chiến thắng của Diaz xảy ra trong cuộc tranh tài cử tạ 55 kg dành cho phụ nữ vào ngày 26 tháng 7. Cô cũng lập kỷ lục Olympic sau khi nhấc bổng một trọng lượng lên đến 224 kg.
Sau khi hoàn thành lần nâng cuối cùng trong một cuộc thi rất cam go, Diaz đã bưng mặt khóc, và nắm chặt chiếc mề đay huyền nhiệm có hình Đức Trinh nữ Maria mà cô đang đeo trên cổ.
“Tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa,” cô kêu liên tục như thế sau khi thắng cuộc.
Sau đó, trên bục nhận huy chương, Diaz chỉ tay lên trời sau khi hát quốc ca Phi Luật Tân, sau đó cô làm Dấu Thánh giá trước khi bước xuống và hét lên “Mabuhay ang Pilipinas!” là tiếng Tagalog có nghĩa là “Phi Luật Tân muôn năm!”
Chiến thắng đầy cảm hứng và sự thể hiện đức tin Công Giáo của Diaz đã chạm đến trái tim của các nhà lãnh đạo Giáo Hội và người Công Giáo Phi Luật Tân đang theo dõi từ nhà và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
“Chúng tôi ngưỡng mộ lòng sùng kính Đức Mẹ của Diaz khi cô thể hiện trong chiến thắng của mình niềm tin lớn lao vào Thiên Chúa”, Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles, chủ tịch Hội đồng giám mục của Phi Luật Tân nói. “Hidilyn là một vận động viên cử tạ thực thụ, người lấy sức mạnh từ tình yêu đất nước và đức tin Công Giáo sâu sắc của cô ấy”.
Hồng Y Jose Advincula của Manila cho biết Diaz đã truyền cảm hứng cho tất cả người dân Phi Luật Tân.
“Cảm ơn Hidilyn về niềm vinh dự to lớn mà con đã ban tặng cho đất nước chúng ta”, ngài nói qua Đài phát thanh Veritas do Giáo Hội điều hành.
“Thành công của con mang lại ánh sáng, nguồn cảm hứng và hy vọng cho tất cả chúng ta, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn này. Cảm ơn con đã làm chứng cho niềm tin mãnh liệt của con vào Thiên Chúa và tình yêu sâu sắc đối với Đức Trinh Nữ Maria. Cảm ơn con đã nhắc nhở chúng tôi rằng không có thành công thực sự nếu nó không đến từ Chúa”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho các phương tiện truyền thông hôm ngày 27 tháng 7, Diaz cho biết chiếc mề đay huyền diệu của cô đã được bạn bè trao cho cô trước khi cô khởi hành đến Tokyo vào đầu tháng này.
“Họ đã cầu nguyện một tuần cửu nhật chín ngày trước cuộc thi của tôi”, cô nói với các phóng viên, nói thêm rằng cô của đã cầu nguyện một tuần cửu nhật và biết ơn tất cả sự hỗ trợ mà các “chiến binh cầu nguyện” đã dành cho cô.
Tuần cửu nhật là một hình thức sùng kính phổ biến của người Công Giáo bao gồm việc đọc lại một kinh nguyện đã định sẵn trong chín ngày liên tục, để cầu xin ơn thiêng liêng hoặc để chuẩn bị cho một lễ phụng vụ hoặc tham gia vào một sự kiện quan trọng như Năm Thánh.
Diaz cho biết chiếc mề đay huyền diệu là “một dấu chỉ cho những lời cầu nguyện và niềm tin của chúng tôi vào Mẹ Maria và Chúa Giêsu Kitô”, và nói thêm rằng niềm tin của cô vào Chúa là lý do chính giúp cô thành công.
Diaz là con thứ năm trong số sáu người con của một người lái xe ba gác nghèo ở một ngôi làng nhỏ ở thành phố Zamboanga, miền nam Phi Luật Tân.
Trong các cuộc phỏng vấn trước đây, vận động viên giành huy chương vàng Olympic tương lai cho biết khi còn nhỏ cô đã muốn trở thành một nhân viên ngân hàng để mẹ cô đỡ phàn nàn về việc thiếu tiền.
Tuy nhiên, một người anh họ đã giới thiệu cô gái khi đó 10 tuổi đến với môn cử tạ bằng cách tập cho cô bé những chiếc tạ làm từ ống nhựa với các quả tạ bê tông đúc ở hai đầu.
Đức Cha Ruperto Santos của Ủy ban Giám mục về Người di cư và Lưu động của Hội Đồng Giám Mục cho biết chiến thắng của Diaz cho thấy người Phi Luật Tân có thể vượt qua bất kỳ thử thách nào với sự giúp đỡ của Chúa.
“Diaz đã cho chúng ta thấy rằng người Phi Luật Tân có thể. Chúng ta có thể vươn lên từ mọi thử thách trong cuộc sống. Chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại”, vị giám mục nói.
Source:Catholic News Agency
Ít nhất 12 linh mục ở Mễ Tây Cơ đã chết vì COVID-19 trong hai tháng qua
Đặng Tự Do
19:11 29/07/2021
Báo cáo gần đây nhất của Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ, gọi tắt là CCM, cho biết ít nhất 12 linh mục và một nữ tu Mễ Tây Cơ đã chết vì đại dịch COVID-19 trong hai tháng qua.
Tổng cộng, năm giám mục, 232 linh mục, sáu nam tu sĩ, chín nữ tu sĩ và 12 phó tế đã chết vì thứ virus quái ác tại Mễ Tây Cơ.
Tổng giáo phận Guadalajara là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 25 linh mục đã qua đời vì căn bệnh này.
Theo phân tích của CCM, đến nay vẫn không có các “báo cáo chính thức về các giám mục đã được tiêm chủng” chống lại COVID-19 ở Mễ Tây Cơ.
Ngoài ra, CCM cũng chỉ ra rằng đến nay vẫn “không có các điều tra dân số của giáo phận và tổng giáo phận để có một cái nhìn khái quát về tỷ lệ các phó tế vĩnh viễn, các linh mục, các chức sắc địa phương và các Giám Mục Phụ Tá, cũng như các nữ tu đã được tiêm chủng”.
“Đây là một khoảng trống lớn cần phải được xác minh nhằm bảo đảm cho các nhà thờ và những người phụ trách cộng đồng trở lại tình trạng an toàn”.
Theo số liệu từ Chính phủ Mễ Tây Cơ, tính đến ngày 25 tháng 7, hơn 2.7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận tại nước này, với hơn 238,000 trường hợp tử vong. Hiện ước tính cả nước có hơn 109,000 ca dương tính đang được điều trị.
Chính phủ phân loại cường độ của đại dịch theo các tín hiệu giao thông màu đỏ, cam, vàng và xanh lá cây. Trong nửa đầu tháng 7, 19 trong số 32 tiểu bang được xếp vào loại màu xanh lá cây nghĩa là ít hạn chế hơn; bây giờ, chỉ có ba tiểu bang được phân loại như thế.
Hiện tại, bang Sinaloa trên bờ biển trung tâm Thái Bình Dương nằm trong vùng màu đỏ, trong khi 13 bang khác nằm trong vùng màu cam và 15 bang nằm trong vùng màu vàng.
Theo Bộ Y tế Mexico, tính đến ngày 24 tháng 7, hơn 23.9 triệu người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19. Mục tiêu của chính phủ là có hơn 107 triệu người được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 12, trên tổng dân số ước tính là 130.2 triệu người.
Source:Catholic News Agency
Trung Quốc: Giám mục phó cho Giáo phận Phinh Lăng mới được thánh hiến
Thanh Quảng sdb
04:54 29/07/2021
Trung Quốc: Giám mục phó cho Giáo phận Phinh Lăng mới được thánh hiến
Linh mục Antôn Lý Hữu được tấn phong làm Giám mục phó với quyền kế vị cho Giáo phận Phinh Lăng. Ngài là Giám mục thứ năm được bổ nhiệm kể từ khi Thỏa thuận về việc đề cử giám mục giữa Vatican và Trung Quốc có hiệu lực.
(Tin Vatican)
Thứ Tư ngày 28 tháng 7, tại Trung Quốc, Linh mục Antôn Lý Hữu đã được thụ phong Giám mục với tư cách là giám mục phó cho Giáo phận Phinh Lăng thuộc tỉnh Cam Túc.
Như tin đã đăng tải trên trang Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, lễ tấn phong do Giám mục Giuse Mã Xuân Linh, Giáo phận Côn Minh, tỉnh Vân Nam, chủ sự.
Tân giám mục Antôn Lý Hữu sinh năm 1972 tại huyện Mei, thuộc tỉnh Thiểm Tây, và nhập chủng viện giáo phận Phinh Lăng năm 1990. Ngài tốt nghiệp Đại chủng viện Công Giáo Quốc gia và thụ phong linh mục năm 1996.
Theo ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cử việc này với chính quyền Trung Quốc từ ngày 11 tháng 1 năm 2021 tới nay.
Linh mục Antôn Lý Hữu được tấn phong làm Giám mục phó với quyền kế vị cho Giáo phận Phinh Lăng. Ngài là Giám mục thứ năm được bổ nhiệm kể từ khi Thỏa thuận về việc đề cử giám mục giữa Vatican và Trung Quốc có hiệu lực.
(Tin Vatican)
Thứ Tư ngày 28 tháng 7, tại Trung Quốc, Linh mục Antôn Lý Hữu đã được thụ phong Giám mục với tư cách là giám mục phó cho Giáo phận Phinh Lăng thuộc tỉnh Cam Túc.
Như tin đã đăng tải trên trang Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, lễ tấn phong do Giám mục Giuse Mã Xuân Linh, Giáo phận Côn Minh, tỉnh Vân Nam, chủ sự.
Tân giám mục Antôn Lý Hữu sinh năm 1972 tại huyện Mei, thuộc tỉnh Thiểm Tây, và nhập chủng viện giáo phận Phinh Lăng năm 1990. Ngài tốt nghiệp Đại chủng viện Công Giáo Quốc gia và thụ phong linh mục năm 1996.
Theo ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cử việc này với chính quyền Trung Quốc từ ngày 11 tháng 1 năm 2021 tới nay.
Catholic Relief Service cảnh báo về đại dịch đói ảnh hưởng đến người già ở Cuba
Đặng Tự Do
06:13 29/07/2021
Ana Gloria Rivas-Vásquez, Giám đốc Đơn vị Phát triển Người Tây Ban Nha của Catholic Relief Service, nghĩa là Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS, đã kêu gọi những người Công Giáo trên khắp thế giới giúp đỡ Cuba, đặc biệt là những người cao tuổi, đang bị đau khổ bởi điều cô gọi là “đại dịch đói”.
“Ngoài đại dịch COVID-19, đã có một đại dịch đói ở Cuba. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi. Người dân Cuba đang già đi và khoảng 20% là người lớn tuổi”, Rivas-Vásquez nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA hôm 25 tháng 7, Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Tuổi đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Theo số liệu năm 2017 của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe, 20% dân số của các quốc gia Barbados, Cuba và Uruguay từ 60 tuổi trở lên, và 6 đến 7% dân số trên 75 tuổi.
Dữ liệu của ủy ban cũng chỉ ra rằng Cuba đã trở thành nền kinh tế già hóa đầu tiên trong khu vực kể từ năm 2010 do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự suy giảm liên tục về mức sinh và mức giảm ròng liên tục do di cư.
Chính phủ Cuba báo cáo rằng vào cuối năm 2020, 21.3% dân số của nước này trên 60 tuổi. Như thế trong tương lai gần, một phần ba cư dân Cuba sẽ là người cao niên.
Trong bối cảnh đó, CRS đã hợp tác chặt chẽ với Cáritas Cuba trong khoảng 30 năm để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi.
Source:Catholic News Agency
Vatican bị thâm hụt ngân sách đến 78 triệu đô la
Đặng Tự Do
06:14 29/07/2021
Vatican đã báo cáo mức thâm hụt 66.3 triệu euro, tức là 78.29 triệu Mỹ Kim trong năm 2020. Bảng cân đối kế toán được công bố vào thứ Bảy 24 tháng 7 cho biết như trên.
Đây cũng là lần đầu tiên Văn phòng Quản trị Tài sản Tông tòa, gọi tắt là APSA, công bố các khoản đầu tư. APSA chịu trách nhiệm về các hoạt động đầu tư và có chức năng như ngân khố của Tòa thánh.
Mức thâm hụt trong năm 2020 lớn hơn nhiều so với mức thiếu hụt 11 triệu euro trong năm 2019, nhưng vẫn khá hơn so với mức thâm hụt kỷ lục 75 triệu euro vào năm 2018.
Linh mục Juan Antonio Guerrero Alves, Tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh, kế nhiệm Đức Hồng Y George Pell chỉ ra rằng trước những bất ổn của một năm được đánh dấu bởi dịch bệnh Covid, Vatican đã chuẩn bị để có thể ứng phó nếu mức thâm hụt trong phạm vi từ 65 đến 146 triệu euro. Mức thiếu hụt 66.3 triệu euro gần với phạm vi lạc quan nhất trong những dự đoán nghiệt ngã đó. Cha Guerrero báo cáo rằng việc cắt giảm ngân sách đã giúp ngăn chặn những dự đoán bi quan hơn.
Tuy nhiên, các số liệu cũng cho thấy một số xu hướng tiêu cực vẫn tiếp tục, bao gồm giảm 18% số tiền thu được quỹ đồng tiền Thánh Phêrô, được quyên góp hàng năm nhằm duy trì các công việc của Đức Giáo Hoàng. Quỹ đồng tiền Thánh Phêrô đã giảm hơn 20% trong năm năm trước đó.
Doanh thu của Vatican cho năm 2020 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc khóa cửa Covid, điều này đã chặn dòng du khách đến Bảo tàng Vatican và các địa điểm khác thường tạo ra doanh thu đáng kể. Vatican ước tính rằng vụ đóng cửa đã tiêu tốn gần 18 triệu đô la thu nhập từ hoạt động du lịch.
Báo cáo từ APSA cho thấy lợi nhuận chưa đến 22 triệu euro trong các khoản đầu tư trong năm 2020, nghĩa là giảm đáng kể so với lợi nhuận 73.21 triệu euro của năm trước.
Source:Catholic Culture
Tâm thần hay quỷ nhập, một người xông lên bàn thờ phá tan tượng chịu nạn ngay sau thánh lễ
Đặng Tự Do
06:15 29/07/2021
Một người đàn ông 28 tuổi đã phá gãy một cây thánh giá lớn sau Thánh lễ ngày 18 tháng 7 tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Palmeira dos Índios, Alagoas bên Brazil.
Đoạn phim an ninh của nhà thờ cho thấy ngay sau khi thánh lễ vừa kết thúc, một người đàn ông chạy lên cung thánh và hung hăng xô đẩy cây thánh giá xuống đất. Các giáo dân sau đó cố gắng bắt anh ta khi anh ta chạy trốn khỏi hiện trường.
Cha xứ Fábio Freitas cho biết người đàn ông này có tiền sử bệnh tâm thần. Anh ta không có tiền sử hung hăng ở nhà thờ, nhưng gia đình anh ta xác nhận anh ta có hành vi bạo lực ở nhà.
Cha Freitas cho biết vụ việc “là một khoảnh khắc đau khổ và buồn bã” mà anh chị em giáo dân “không bao giờ tưởng tượng” từ một người đàn ông trẻ tuổi “đã bị các vấn đề về tâm thần từ khi còn nhỏ”.
“Ngay sau khi tôi ban phép lành cuối cùng, anh ta bước vào nhà thờ gây náo loạn, rất khác so với những lần trước và đã hung hăng ném một số đồ vật xuống đất, chẳng hạn như hộp đựng thuốc khử trùng,” Cha Freitas nói.
“Sau đó anh ta chạy lên tượng Chúa chịu nạn và xô bức tượng vào tường, vỡ thành nhiều mảnh”.
Cha Freitas nói thêm rằng có thể có vô số lý do giải thích cho sự bùng nổ bạo lực của con người.
“Có thể là anh ta quên uống thuốc kiểm soát, vì anh ta có vẻ rất kích động hoặc có điều gì đó đã xảy ra với anh ta, khiến anh ta thực hiện hành động xấu xa này”, vị linh mục nói. “Chúng tôi đã bắt đầu tìm giải pháp để giải quyết vấn đề này”.
Source:Church POP
Cha Jacques Hamel: Linh mục Công Giáo được vinh danh 5 năm sau khi ngài bị khủng bố giết trong Thánh lễ
Đặng Tự Do
06:15 29/07/2021
Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của Rouen đã cử hành một thánh lễ vào hôm thứ Hai 26 tháng 7, đánh dấu kỷ niệm năm năm ngày Cha Jacques Hamel bị sát hại trong một vụ tấn công khủng bố.
Thánh lễ diễn ra tại nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray, miền Bắc nước Pháp, nơi Cha Hamel bị những kẻ ủng hộ khủng bố Hồi Giáo IS giết hại trong Thánh lễ ngày 26/7/2016.
Trong bài giảng của mình, dựa trên bài đọc Tin Mừng trong ngày, Đức Tổng Giám Mục Lebrun nói: “Nước Chúa được xây dựng từ những hạt giống nhỏ nhất hoặc một chút men. Làm thế nào chúng ta có thể không nghĩ về Cha Jacques Hamel, một linh mục đơn sơ, làm việc trong một giáo xứ mà dường như ít được chú ý, là người đã gieo rắc Tin Mừng qua sự hiện diện của ngài, sự chào đón của ngài, và lời rao giảng của ngài?”
“Cần có thời gian, thời gian cho cây phát triển, thời gian cho men làm dậy bột lên. Thời gian là một đồng minh, tôi dám nói như vậy. Chúng ta chỉ mới kỷ niệm năm năm ngày tử đạo của ngài, và thời gian sẽ cho chúng ta thấy gương thánh thiện này đi xa đến đâu.”
Gérald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, đã tham dự cả Thánh lễ và lễ tưởng niệm dân sự tại thị trấn ở vùng Normandy.
“Việc sát hại một linh mục trong nhà thờ của ngài không phải là một cuộc tấn công sâu sắc vào linh hồn của nước Pháp sao?” Ông Bộ trưởng Nội vụ hỏi trong một video được đăng trên tài khoản Twitter của mình. “Và bằng cách tấn công Nhà thờ Công Giáo, Nhà thờ Pháp, những kẻ khủng bố không chỉ đơn giản tấn công những người tin vào Chúa, mà chúng đã tấn công tất cả người dân Pháp một cách quá rõ ràng.”
Tuần báo La Vie của Pháp đã công bố các tài liệu hồi đầu tháng cho thấy những kẻ tấn công bị cảnh sát bắn chết khi vừa ra khỏi nhà thờ, đã từng liên lạc trước với một đặc nhiệm cấp cao của IS có trụ sở tại Syria.
AFP ngày 26/7 đưa tin 4 người bị tình nghi liên quan đến vụ tấn công dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử tại Paris vào ngày 14/2/2022.
Tổng giáo phận Rouen đã bắt đầu điều tra sơ bộ về án phong thánh cho Cha Hamel vào năm 2016 sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận bỏ qua thời gian chờ đợi 5 năm truyền thống.
Đức Tổng Giám Mục Lebrun - là giám mục của Cha Hamel - đã tuyên bố chính thức khai mạc tiến trình điều tra ở cấp giáo phận vào ngày 13 tháng 4 năm 2017.
Kênh truyền hình Công Giáo Pháp KTO đưa tin trong giai đoạn điều tra ở cấp giáo phận, các nhà điều tra đã ghi thành văn bản 600 bài thuyết giảng xuất sắc của Cha Hamel.
Đức Cha Lebrun đã cung cấp cho phần tiếng Pháp của Vatican News bản cập nhật về án tuyên thánh cho Cha Hamel vào ngày 24 tháng 7.
Ngài nói: “Như các bạn đã biết, Đức Giáo Hoàng đã miễn trừ cho chúng tôi thời hạn chờ đợi 5 năm để mở án tuyên thánh, điều này giúp chúng tôi có thể thực hiện cuộc điều tra của giáo phận ngay lập tức”.
“Và tôi có thể nói rằng việc miễn trừ này rất quan trọng vì cách đây vài tuần, nhân chứng đầu tiên, Jeanine Coponet, đã qua đời, ngay trước thời hạn 5 năm”.
“Hai năm trước, chúng tôi đã đệ trình các hành vi được thực hiện trong cuộc điều tra của giáo phận. Một năm trước, chúng tôi đã nhận được sắc lệnh về hiệu lực của cuộc điều tra, nghĩa là cuộc điều tra của chúng tôi được tán thành”.
“Giờ đây, tất cả các lời khai đã được nộp tại Bộ Phong thánh và nó không còn thuộc về chúng tôi nữa”.
Source:Catholic News Agency
John Allen: Ngày thứ nhất của phiên tòa lớn nhất trong lịch sử Vatican cận đại đặt ra nhiều câu hỏi
J.B. Đặng Minh An dịch
16:39 29/07/2021
John Allen, nhà báo kỳ cựu về các vấn đề liên quan đến Vatican, vừa có bài nhận định đăng trên tờ Crux nhan đề “Day 1 of Vatican mega-trial begs question: Are prosecutors, judges out of their depth?”, nghĩa là “Ngày thứ nhất của phiên tòa rất lớn của Vatican đặt ra câu hỏi: Phải chăng các công tố viên, và các thẩm phán không đủ chuyên môn?”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm thứ Ba, 30 luật sư đã chen chúc nhau trong một phòng xử án tạm được đặt bên trong Viện bảo tàng Vatican, 27 người trong số họ là luật sư bào chữa, và không ai trong số họ được trả tiền để ngồi ung dung không làm gì cả. Họ sẽ đệ trình các kiến nghị, đưa ra các phản đối, thách thức các yêu cầu của các công tố viên v.v. và kết quả sẽ là một loạt các quyết định mà hội đồng ba vị thẩm phán sẽ phải đưa ra, tất cả đều sẽ mất thời gian.
Than ôi, đây không phải là “Luật Lệ và Trật tự” Vatican mong đợi. Sẽ không có thông báo nhanh chóng nào trong vòng một giờ - phiên tòa này, đã được hoãn lại cho đến ngày 5 tháng 10, có thể sẽ kéo dài trong phần lớn mùa thu và có thể xa hơn nữa.
Đây là một tiến trình lịch sử, không chỉ vì đây là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị truy tố và xét xử theo luật của Quốc gia Thành phố Vatican, mà còn vì đây là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị phán xét bởi các thẩm phán giáo dân chứ không phải bởi các Hồng Y trong Hồng Y Đoàn. Đó là kết quả của một cuộc cải cách do Đức Thánh Cha Phanxicô ra quyết định vào cuối tháng Tư, một cuộc cải cách mà hầu hết các nhà quan sát cảm thấy là nhằm tạo tiền đề cho việc truy tố Hồng Y Becciu.
Mặc dù bản cáo trạng dài 500 trang do Chưởng Lý, nghĩa là công tố viên của Vatican, viện dẫn nhiều tội danh, nhưng hầu hết tập trung vào một thương vụ bất động sản phức tạp trị giá 400 triệu đô la ở London của Phủ Quốc Vụ Khanh bắt đầu vào năm 2014. Theo các công tố viên, có sự mờ ám. Các nhà tài phiệt người Ý đã thông đồng với Hồng Y Becciu và những người khác trong hệ thống để bòn rút của Vatican những khoản phí cắt cổ, là một phần của những gì họ cho là “hệ thống săn mồi và sinh lợi thối nát” do Hồng Y Becciu điều hành với tư cách là cựu chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng.
Ngay cả vụ xử Vatileaks II đầy sóng gió vào năm 2016 cũng nhạt nhòa so với mức độ phức tạp của vụ này. Lúc đó, chỉ có 5 bị cáo, chứ không phải 13 người như lần này, và mặc dù một số người trong số họ giữ vị trí cao trong ngành báo chí (hai người thực sự là nhà báo), không ai có sức nặng như một vị Hồng Y đang tại vị, hoặc thậm chí như luật sư Thụy Sĩ René Brülhart, cựu lãnh đạo Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican và là một nhân vật nổi tiếng toàn cầu trong giới quản lý tài chính.
Một cái nhìn thoáng qua về những vấn đề đau đầu liên quan đến thủ tục - và, có lẽ, là những cố gắng rất lớn trong hệ thống Vatican có thể thấy được - từ một kiến nghị được đệ trình hôm thứ Ba bởi luật sư Luigi Panella, một luật sư hình sự nổi tiếng ở Rôma đại diện cho Enrico Crasso, một cựu quan chức tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh và là một trong các bị cáo trong vụ án. Đề nghị của Panella đã được các luật sư bào chữa khác ủng hộ.
Panella lập luận rằng các cáo trạng chống lại Crasso và những người khác nên được hủy bỏ vì những thất bại trong tiến trình trao đổi thông tin [từ luật học gọi là failures of discovery], có nghĩa là các công tố viên phải có nghĩa vụ pháp lý là giao tất cả các tài liệu liên quan và danh sách các nhân chứng cho luật sư bào chữa một cách kịp thời.
Panella cung cấp các thông tin tiêu biểu sau đây:
Ngày thứ Bảy 3 tháng 7: Các luật sư bào chữa được thông báo về các cáo trạng và rằng họ có thể xem xét tất cả các tài liệu và sao chép chúng tại văn phòng của tòa án Vatican. Hạn chót được đặt ra để xem tất cả các tài liệu mà họ muốn sử dụng trong vụ kiện là vào lúc 12:30 trưa ngày 23 tháng 7.
Ngày 5 tháng 7: Các luật sư bào chữa có mặt tại văn phòng tòa án vào thứ Hai tuần sau đó, chỉ để được thông báo rằng các tài liệu vẫn chưa sẵn sàng.
Ngày 7 tháng 7: Hai ngày sau, tất cả các luật sư bào chữa nộp đơn đề nghị có thêm thời gian để chuẩn bị tài liệu bào chữa vì thực tế là họ chưa được tiếp cận với các cáo trạng, đồng thời yêu cầu hoãn phiên điều trần hôm thứ Ba 27 tháng 7.
Ngày 9 tháng 7: Sáu ngày sau, các luật sư bào chữa nhận được các tài liệu hỗ trợ cho bản cáo trạng, khoảng 29,000 trang gồm các bản ghi nhớ, bản sao báo cáo của các ngân hàng, hồ sơ các cuộc phỏng vấn truy tố, v.v. Tuy nhiên, hóa ra là một số hồ sơ điện toán bị thiếu hoặc không thể mở được.
Ngày 14 tháng 7: Các luật sư bào chữa nhận được một bản sao mới của các tài liệu hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của đợt đầu tiên, nhưng một số hồ sơ điện toán bị thiếu vẫn còn thiếu. Panella đã trích dẫn tài liệu thu được từ chính phủ Thụy Sĩ như một phần của cuộc điều tra để cho thấy hồ sơ cho biết có chín ổ USB chứa đầy tài liệu như vậy, nhưng nó không có trong các tài liệu được đưa ra cho các luật sư bào chữa.
Ngày 15 tháng 7: Các luật sư bào chữa lại đệ trình một kiến nghị yêu cầu lùi thời hạn và phiên điều trần ngày 27 tháng 7.
Ngày 15 tháng 7: Tòa án thông báo với các luật sư rằng phiên điều trần ngày 27 tháng 7 sẽ diễn ra theo kế hoạch, để giải quyết các vấn đề thủ tục đã đưa ra.
Ngày 23 tháng 7: Panella nói trong bản tóm tắt rằng tính đến ngày hôm qua, nhiều tài liệu thu được trong quá trình điều tra vẫn chưa được cung cấp cho các luật sư bào chữa.
Về phương diện khả năng làm cho các chuyến tàu chạy đúng giờ, đây không phải là một khởi đầu tốt.
Sau phiên điều trần hôm thứ Ba, tòa án đã ra lệnh cho các công tố viên xuất trình tất cả các tài liệu còn thiếu trước ngày 10 tháng 8, bao gồm cả các tài liệu được trích dẫn bởi các luật sư bào chữa. Cũng trước ngày 10 tháng 8, các công tố viên phải nộp bản ghi âm nghe nhìn của tất cả các cuộc phỏng vấn được tiến hành như một phần của cuộc điều tra, bao gồm cả lời khai của Đức ông Alberto Perlasca, một cựu quan chức của Phủ Quốc Vụ Khanh, người từng là nghi phạm nhưng sau đó đã trở thành người cung cấp thông tin.
Tòa án cũng đã cho các luật sư bào chữa một hạn chót là ngày 10 tháng 8 để có thể yêu cầu bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác và cho biết các công tố viên sẽ phải đáp ứng các yêu cầu này hạn chót là ngày 21 tháng 9. Trong khi đó, các luật sư bào chữa có thể nộp các tài liệu riêng của họ cho tòa án chậm nhất là vào ngày 4 tháng 8.
Thời gian sẽ trả lời liệu một nhóm nhỏ các công tố viên và thẩm phán ở Vatican có thực sự đủ khả năng quản lý sự phức tạp của một phiên tòa ở quy mô này, với nhiều phần đang chao đảo hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hy vọng rằng họ đủ khả năng, bởi vì sự thật là giống như bản thân Hồng Y Becciu, ngài trông đợi vào kết quả phiên xử này. Hồng Y Becciu sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền nếu vị Hồng Y này bị kết tội, nhưng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, điều quan trọng là sự liêm chính trong cải cách tài chính của ngài.
Nếu quá trình này được coi là công bằng và minh bạch, và nếu nó kết thúc trong sự kết tội, thì khả năng cao là những cải cách của Đức Phanxicô có hiệu quả. Mặt khác, nếu toàn bộ sự việc này có vẻ là một trò hề - bởi vì Hồng Y Becciu và các bị cáo khác được chứng minh là vô tội, hoặc đơn giản là vì các công tố viên và thẩm phán không đủ khả năng chuyên môn - thì di sản của Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một nhà cải cách có thể gặp rủi ro.
Nếu không có gì khác, điều này có nghĩa là mặc dù thực tế phiên tòa đã bị hoãn lại cho đến tháng 10, nhưng khoảng thời gian từ bây giờ đến sau đó có thể có thể là yếu tố quyết định về phương diện tính hợp pháp được cảm nhận của phiên tòa. Hy vọng là nhóm các nhân viên nhỏ của văn phòng công tố và tòa án không có các kế hoạch quá cầu kỳ cho kỳ nghỉ ferragosto truyền thống vào giữa tháng 8, bởi vì người ta cảm thấy cần một số thời gian làm thêm trong tương lai của họ.
Source:Crux
Đất Thánh - Beit Sahour, một công cuộc được xây dựng trên Cánh đồng mục tử
Thanh Quảng sdb
17:33 29/07/2021
Đất Thánh - Beit Sahour, một công cuộc được xây dựng trên "Cánh đồng mục tử"
Beit Sahour (Theo TTX Agenzia Fides 28/7/2021) cho hay "Cánh đồng mục tử (chăn chiên)", nằm ở thị trấn Beit Sahour của Palestine, là một trong những địa điểm được nhiều tín hữu Chúa Kitô tôn trọng vì là nơi có liên đới với biến cố Chúa Giêsu sinh xuống thế làm người. Tại địa phương đó, theo truyền thống, những người chăn chiên thường lưu trú qua đêm, họ là những người đầu tiên nhận được tin vui từ các thiên thần loan tin Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem gần đó.
Nơi đó, do các cha Dòng Phanxicô quản lý đã xây một nhà nguyện nhỏ mang tên “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” "Gloria in excelsis Deo", với hình dạng như một chiếc lều của người Bedouin, được bao quanh bởi một công viên đang được các nhà khảo cổ khai quật, việc đặt viên đá xây dựng một Trung tâm Hành hương là một phước lành cho khách hành hương trong tương lai và cho các cộng đồng giáo hội địa phương – có phương tiện sống và trải nghiệm ở một nơi rất thân thương với những người Kitô giáo khắp năm châu.
Tin được các phương tiện truyền thông của Dòng Phanxicô trông coi Đất Thánh là Cha Dobromir Jasztal, Giám đốc “Cánh đồng Chăn Chiên”, và Cha Marcelo Cichinelli, Giám đốc nhà thờ Chúa Cứu Chuộc tại Jerusalem, cho hay qua một video do Trung tâm Truyền thông Giáo Hội Công Giáo phát hành, theo thông báo thì trung tâm được các ân nhân Hoa Kỳ tài trợ. Việc xây dựng này cũng nhằm tạo công ăn việc làm cho các gia đình dân cư trong thời gian đại dịch đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại, đặc biệt về mặt kinh tế do những người hành hương mang lại. (GV) (Agenzia Fides, 28/7/2021)
Beit Sahour (Theo TTX Agenzia Fides 28/7/2021) cho hay "Cánh đồng mục tử (chăn chiên)", nằm ở thị trấn Beit Sahour của Palestine, là một trong những địa điểm được nhiều tín hữu Chúa Kitô tôn trọng vì là nơi có liên đới với biến cố Chúa Giêsu sinh xuống thế làm người. Tại địa phương đó, theo truyền thống, những người chăn chiên thường lưu trú qua đêm, họ là những người đầu tiên nhận được tin vui từ các thiên thần loan tin Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem gần đó.
Nơi đó, do các cha Dòng Phanxicô quản lý đã xây một nhà nguyện nhỏ mang tên “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” "Gloria in excelsis Deo", với hình dạng như một chiếc lều của người Bedouin, được bao quanh bởi một công viên đang được các nhà khảo cổ khai quật, việc đặt viên đá xây dựng một Trung tâm Hành hương là một phước lành cho khách hành hương trong tương lai và cho các cộng đồng giáo hội địa phương – có phương tiện sống và trải nghiệm ở một nơi rất thân thương với những người Kitô giáo khắp năm châu.
Tin được các phương tiện truyền thông của Dòng Phanxicô trông coi Đất Thánh là Cha Dobromir Jasztal, Giám đốc “Cánh đồng Chăn Chiên”, và Cha Marcelo Cichinelli, Giám đốc nhà thờ Chúa Cứu Chuộc tại Jerusalem, cho hay qua một video do Trung tâm Truyền thông Giáo Hội Công Giáo phát hành, theo thông báo thì trung tâm được các ân nhân Hoa Kỳ tài trợ. Việc xây dựng này cũng nhằm tạo công ăn việc làm cho các gia đình dân cư trong thời gian đại dịch đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại, đặc biệt về mặt kinh tế do những người hành hương mang lại. (GV) (Agenzia Fides, 28/7/2021)
Tiến sĩ Weigel: Các Giám Mục, Phái Đônatô và Tổng thống Biden
Vũ Văn An
20:02 29/07/2021
Trên First Things tuần này, Tiến Sĩ George Weigel có bài nhận định về một số luận điệu bênh vực người bị đồng đạo coi không phải là Công Giáo nhưng vẫn tự cho mình là người Công Giáo ngoan đạo. Nguyên bản xin xem tại ttps://www.firstthings.com/web-exclusives/2021/07/the-bishops-donatism-and-president-biden:
Trong một bài báo được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Commonweal và được đăng lại vào ngày 7 tháng 7 tại La Croix International, Giáo sư John Thiel của Đại học Fairfield, trong khi chỉ trích quyết định của các giám mục Hoa Kỳ trong việc soạn thảo tài liệu giảng dạy về tính nhất quán và tính toàn vẹn của Thánh Thể trong Giáo Hội, đã thực hiện một điều đáng lưu ý ra đòn đến bốn lần (nhún nhẩy nhịp nhàng).
Đòn thứ nhất: "Theo phán đoán của các giám mục, tội lỗi của Biden dường như là, trong tư cách một chính trị gia Công Giáo, ông đã không có quan điểm chính trị công khai chống lại việc phá thai". Sai lầm. Điều mà các giám mục (và những người Công Giáo nghiêm túc đối với nhân quyền) phản đối là Chính phủ Biden đang dồn mọi nỗ lực vào việc gia tăng tỷ lệ phá thai trong và ngoài nước. Hơn nữa, chính phủ, bằng cách loại bỏ yêu cầu ngân sách gần đây đối với Tu chính án Hyde và việc nó cấm sử dụng tiền thuế cho “dịch vụ” phá thai, đang đe dọa sẽ lôi cuốn những người Mỹ phò sinh có lương tâm vào cuộc vì những chính sách sai lầm của họ. Sự phản bác ở đây không phải là đối với một tuyên bố bỏ sót— “Tổng thống không có lập trường công cộng đúng đắn” - mà là đối với các hành động cụ thể: Do Tổng thống Biden lãnh đạo, chính phủ đang cổ vũ và tạo điều kiện cho một tệ nạn đạo đức nghiêm trọng — giết người vô tội.
Đòn thứ hai: “Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng ông coi việc phá thai là một điều xấu xa về mặt đạo đức. Đây là niềm tin Công Giáo của ông. Nhưng... ông thấy niềm tin bản thân của ông mâu thuẫn với niềm tin của những công dân khác và với luật pháp trong một nền dân chủ... ”. Sai lầm. Việc Công Giáo bác bỏ phá thai không phải là một “niềm tin Công Giáo” riêng biệt và các giám mục chưa bao giờ gợi ý điều đó. Đúng hơn, các giám mục nhất quán lập luận rằng đó là vấn đề sinh học sơ đẳng (sản phẩm của việc thụ thai của con người là một con người và không là gì khác ngoài con người) và là nguyên tắc sơ đẳng của công lý (cuộc sống vô tội đáng được pháp luật bảo vệ trong một xã hội công bằng). Bạn không cần phải tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, Sự Nhập thể của Ngôi hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Sự Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Trinh nữ Maria, hoặc việc ngài được triệu về trời để hiểu tại sao việc cho phép phá thai là một điều xấu không bao giờ nên được luật pháp cho phép. Niềm tin của Công Giáo vào sức mạnh của ân sủng (chưa kể đến các phán xét riêng và phán xét cuối cùng) có thể mang lại cho các viên chức nhà nước sự can đảm để chống chọi với áp lực chính trị và ủng hộ một nền văn hóa sự sống nhằm cung cấp cho phụ nữ trong cơn khủng hoảng mang thai một điều gì đó tốt hơn việc phá thai. Nhưng không hề có nhãn ghi Công Giáo độc đáo cho chủ trương phò sinh, chủ trương này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học và hợp lý.
Đòn thứ ba: “Các giám mục dường như coi Giáo hội như những người thuộc phái Đônatô (Donatists) đã coi... [như] một Giáo hội có đặc điểm trong sạch đến không thể chịu đựng được tác phong chính trị gây ô nhiễm tội lỗi của Biden ". Sai lầm. Mặc dù đúng là phái Đônatô ở Bắc Phi giữa thiên niên kỷ thứ nhất tin vào một Giáo hội của những người trong sạch và quan điểm của họ đã bị các bậc thầy Công Giáo chính thống như Thánh Augustinô bác bỏ, nhưng vấn đề then chốt trong cuộc tranh cãi Đônatô là tính thành hiệu của các bí tích, không phải là sự trong sạch của Giáo hội. Phái Đônatô yêu cầu những người Công Giáo đã bỏ đạo bằng nhiều hành động thờ ngẫu thần khác nhau phải được rửa tội lại; Thánh Augustinô đã lập luận một cách chính xác rằng tội lỗi sau khi chịu phép rửa, dù nghiêm trọng ra sao, không làm thay đổi tính thành hiệu của phép rửa, vốn là vấn đề của ân sủng Thiên Chúa, chứ không phải hành động của con người. Không ai cho rằng Tổng thống Biden (hoặc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, hoặc Thượng nghị sĩ Dick Durbin, hoặc bất cứ con số nhà lập pháp nào ủng hộ "sự lựa chọn" của cả hai đảng) được rửa tội lại. Nhưng sự kiện khó chấp nhận là, bằng cách tích cực tạo điều kiện cho một tệ nạn luân lý nghiêm trọng, những người đàn ông và đàn bà này đã tự đặt mình vào tình trạng hiệp thông khiếm khuyết với Giáo hội, đến nỗi sự liêm chính của họ đòi hỏi họ không thể tự tiến lên để hiệp lễ — một hành động, trong số những hành động khác, hàm ý rằng họ đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội.
Đòn thứ tư: “Giáo hội không phải là nơi tụ họp của những người được cứu rỗi mà là nơi ẩn náu của những tội nhân.... Thánh Augustinô nhấn mạnh điều đó... các bí tích sở hữu một năng lực siêu nhiên đưa tội nhân đến sự cứu rỗi... ” Giáo hội thực sự là như vậy, và các bí tích thực sự có năng lực đó. Nhưng một suy nghĩ ngắn gọn về những lời chối chúa của Thánh Phêrô lúc Người chịu khổ nạn cho thấy, tội nhân được cứu rỗi khi họ thừa nhận tội lỗi của mình. Tất cả chúng ta đã hơn một lần nghe thấy tiếng gà gáy. Không ai thúc giục các viên chức công cộng Công Giáo nhìn nhận điều xấu mà họ có dự phần khi họ tạo điều kiện cho việc phá thai nhưng vẫn tưởng tượng mình không phạm tội. Các giám mục thì không, tôi thì không, và thật vô lý khi cho rằng có ai đó trong chúng ta có thúc giục.
Chúng tôi thực sự quan tâm đến phần phúc thiêng liêng của những người Công Giáo bị mắc vào kìm kẹp của Ông/Bà Phá thai Lớn, hoạt động tuyên truyền và những đóng góp cho chiến dịch của họ. Trong tư cách những người tội lỗi được ân sủng cảm hóa, chúng ta cầu nguyện cho họ được hoán cải sâu hơn theo sự thật. Và chúng ta hoan nghênh các giám mục, bằng mọi cách thích hợp, đã kêu gọi sự hoán cải đó.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm Nghiệm Chia Sẻ Của Một Trong Số Tu Sĩ Thiện Nguyện Phục Vụ Bệnh Nhân Covid-19 Tại Tgp Sàigòn
Tu sĩ Jos. Lương Tùng, C.Ss.R.
09:09 29/07/2021
“Chúa là đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương” (Tv 102,8-9). Lời thánh vịnh đáp ca của ngày hôm nay là một lời khích lệ mạnh mẽ cho các tín hữu Việt Nam đang oằn mình trong đại dịch Covid kinh hoàng và cách riêng là cho những anh chị em tu sĩ thiện nguyện chúng tôi đang phục vụ tại các bệnh viện dã chiến thuộc thành phố Thủ Đức.
Xem Hình
Thiên Chúa là Tình Yêu và vì thế, Người trở nên Nguồn Hy Vọng cho bất cứ ai đặt niềm tin tưởng, trông cậy nơi Người. Đó là kinh nghiệm của dân Israel trong cảnh lưu đày tại Babylon, khi mà Đền Thờ của họ đã bị phá hủy, quốc gia bị xóa sổ, cả dân tộc phải ly tán và trở thành nô lệ. Vâng, chính khi người ta không còn gì để bám víu và cậy dựa cách hữu hình thì đó lại là cơ hội giúp làm "lộ ra" một niềm hy vọng chắc chắn: chỉ có một mình Thiên Chúa là "Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương”, là chốn cậy dựa chắc chắn nhất của họ. Và lúc này đây, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng, chúng ta biết rằng, nếu không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Cho đến hôm nay (27/07/2021), các tu sĩ thiện nguyện chúng tôi đều đã được phân vào các khâu cụ thể, với các nhóm như: đón tiếp phân luồng bệnh nhân, nhóm chăm sóc, tư vấn tâm lý, nhóm hành chánh, nhóm hậu cần và kỹ thuật, nhóm cấp cứu sau cùng và chuyển xác. Các phận vụ khá rõ ràng và cho thấy, nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm của nhóm thiện nguyện là khá cao.
Tình hình dịch bệnh hiện tại rất căng thẳng vì hạ tầng cơ sở không đủ, nhân lực thì mỏng mà ca bệnh tăng quá nhanh, diễn biến bệnh rất bất ngờ, do đó mọi người phải làm việc hết sức khẩn trương để lo cho các bệnh nhân. Đến nay, riêng bệnh viện dã chiến số 12 tại Thủ Đức đã tiếp nhận trên dưới 1.000 ca nhiễm và vài ngày tới sẽ cao hơn nữa. Bệnh viện cũng đã tăng cường thêm các phòng bệnh mới. Theo chỉ thị của Sở Y Tế thành phố, các bệnh viện tuy mang tên dã chiến nhưng thật sự là một bệnh viện với đầy đủ các khâu: nhận bệnh, phân luồng bệnh nhân có nguy cơ cao với bệnh nhân nguy cơ thấp, bệnh nhân chuyển biến xấu, cấp cứu hồi sức...
Tinh thần của anh em tu sĩ đến lúc này khá tốt. Mọi người đều bình an, chuyên cần cầu nguyện và nhiệt tâm làm việc.
Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng ban bình an và dập tắt dịch bệnh để mọi người sớm được trở về với cuộc sống bình thường!
Bệnh viện dã chiến số 12, Tp. Thủ Đức, 27 tháng 7 năm 2021
Tu sĩ Jos. Lương Tùng, C.Ss.R.
Học viện thánh Anphongsô - Dòng Chúa Cứu Thế
Xem Hình
Thiên Chúa là Tình Yêu và vì thế, Người trở nên Nguồn Hy Vọng cho bất cứ ai đặt niềm tin tưởng, trông cậy nơi Người. Đó là kinh nghiệm của dân Israel trong cảnh lưu đày tại Babylon, khi mà Đền Thờ của họ đã bị phá hủy, quốc gia bị xóa sổ, cả dân tộc phải ly tán và trở thành nô lệ. Vâng, chính khi người ta không còn gì để bám víu và cậy dựa cách hữu hình thì đó lại là cơ hội giúp làm "lộ ra" một niềm hy vọng chắc chắn: chỉ có một mình Thiên Chúa là "Đấng từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương”, là chốn cậy dựa chắc chắn nhất của họ. Và lúc này đây, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng, chúng ta biết rằng, nếu không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Cho đến hôm nay (27/07/2021), các tu sĩ thiện nguyện chúng tôi đều đã được phân vào các khâu cụ thể, với các nhóm như: đón tiếp phân luồng bệnh nhân, nhóm chăm sóc, tư vấn tâm lý, nhóm hành chánh, nhóm hậu cần và kỹ thuật, nhóm cấp cứu sau cùng và chuyển xác. Các phận vụ khá rõ ràng và cho thấy, nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm của nhóm thiện nguyện là khá cao.
Tình hình dịch bệnh hiện tại rất căng thẳng vì hạ tầng cơ sở không đủ, nhân lực thì mỏng mà ca bệnh tăng quá nhanh, diễn biến bệnh rất bất ngờ, do đó mọi người phải làm việc hết sức khẩn trương để lo cho các bệnh nhân. Đến nay, riêng bệnh viện dã chiến số 12 tại Thủ Đức đã tiếp nhận trên dưới 1.000 ca nhiễm và vài ngày tới sẽ cao hơn nữa. Bệnh viện cũng đã tăng cường thêm các phòng bệnh mới. Theo chỉ thị của Sở Y Tế thành phố, các bệnh viện tuy mang tên dã chiến nhưng thật sự là một bệnh viện với đầy đủ các khâu: nhận bệnh, phân luồng bệnh nhân có nguy cơ cao với bệnh nhân nguy cơ thấp, bệnh nhân chuyển biến xấu, cấp cứu hồi sức...
Tinh thần của anh em tu sĩ đến lúc này khá tốt. Mọi người đều bình an, chuyên cần cầu nguyện và nhiệt tâm làm việc.
Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng ban bình an và dập tắt dịch bệnh để mọi người sớm được trở về với cuộc sống bình thường!
Bệnh viện dã chiến số 12, Tp. Thủ Đức, 27 tháng 7 năm 2021
Tu sĩ Jos. Lương Tùng, C.Ss.R.
Học viện thánh Anphongsô - Dòng Chúa Cứu Thế
VietCatholic TV
Tâm thần hay quỷ nhập: Thanh niên phá tan tượng chịu nạn trong thánh lễ Chúa Nhật. Thư Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:11 29/07/2021
1. Catholic Relief Service cảnh báo về 'đại dịch đói' ảnh hưởng đến người già ở Cuba
Ana Gloria Rivas-Vásquez, Giám đốc Đơn vị Phát triển Người Tây Ban Nha của Catholic Relief Service, nghĩa là Dịch vụ Cứu trợ Công Giáo, gọi tắt là CRS, đã kêu gọi những người Công Giáo trên khắp thế giới giúp đỡ Cuba, đặc biệt là những người cao tuổi, đang bị đau khổ bởi điều cô gọi là “đại dịch đói”.
“Ngoài đại dịch COVID-19, đã có một đại dịch đói ở Cuba. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi. Người dân Cuba đang già đi và khoảng 20% là người lớn tuổi”, Rivas-Vásquez nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA hôm 25 tháng 7, Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Tuổi đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.
Theo số liệu năm 2017 của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe, 20% dân số của các quốc gia Barbados, Cuba và Uruguay từ 60 tuổi trở lên, và 6 đến 7% dân số trên 75 tuổi.
Dữ liệu của ủy ban cũng chỉ ra rằng Cuba đã trở thành nền kinh tế già hóa đầu tiên trong khu vực kể từ năm 2010 do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự suy giảm liên tục về mức sinh và mức giảm ròng liên tục do di cư.
Chính phủ Cuba báo cáo rằng vào cuối năm 2020, 21.3% dân số của nước này trên 60 tuổi. Như thế trong tương lai gần, một phần ba cư dân Cuba sẽ là người cao niên.
Trong bối cảnh đó, CRS đã hợp tác chặt chẽ với Cáritas Cuba trong khoảng 30 năm để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi.
Source:Catholic News Agency
2. Vatican bị thâm hụt ngân sách đến 78 triệu đô la
Vatican đã báo cáo mức thâm hụt 66.3 triệu euro, tức là 78.29 triệu Mỹ Kim trong năm 2020. Bảng cân đối kế toán được công bố vào thứ Bảy 24 tháng 7 cho biết như trên.
Đây cũng là lần đầu tiên Văn phòng Quản trị Tài sản Tông tòa, gọi tắt là APSA, công bố các khoản đầu tư. APSA chịu trách nhiệm về các hoạt động đầu tư và có chức năng như ngân khố của Tòa thánh.
Mức thâm hụt trong năm 2020 lớn hơn nhiều so với mức thiếu hụt 11 triệu euro trong năm 2019, nhưng vẫn khá hơn so với mức thâm hụt kỷ lục 75 triệu euro vào năm 2018.
Linh mục Juan Antonio Guerrero Alves, Tổng trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh, kế nhiệm Đức Hồng Y George Pell chỉ ra rằng trước những bất ổn của một năm được đánh dấu bởi dịch bệnh Covid, Vatican đã chuẩn bị để có thể ứng phó nếu mức thâm hụt trong phạm vi từ 65 đến 146 triệu euro. Mức thiếu hụt 66.3 triệu euro gần với phạm vi lạc quan nhất trong những dự đoán nghiệt ngã đó. Cha Guerrero báo cáo rằng việc cắt giảm ngân sách đã giúp ngăn chặn những dự đoán bi quan hơn.
Tuy nhiên, các số liệu cũng cho thấy một số xu hướng tiêu cực vẫn tiếp tục, bao gồm giảm 18% số tiền thu được quỹ đồng tiền Thánh Phêrô, được quyên góp hàng năm nhằm duy trì các công việc của Đức Giáo Hoàng. Quỹ đồng tiền Thánh Phêrô đã giảm hơn 20% trong năm năm trước đó.
Doanh thu của Vatican cho năm 2020 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc khóa cửa Covid, điều này đã chặn dòng du khách đến Bảo tàng Vatican và các địa điểm khác thường tạo ra doanh thu đáng kể. Vatican ước tính rằng vụ đóng cửa đã tiêu tốn gần 18 triệu đô la thu nhập từ hoạt động du lịch.
Báo cáo từ APSA cho thấy lợi nhuận chưa đến 22 triệu euro trong các khoản đầu tư trong năm 2020, nghĩa là giảm đáng kể so với lợi nhuận 73.21 triệu euro của năm trước.
Source:Catholic Culture
3. Tâm thần hay quỷ nhập, một người xông lên bàn thờ phá tan tượng chịu nạn ngay sau thánh lễ
Một người đàn ông 28 tuổi đã phá gãy một cây thánh giá lớn sau Thánh lễ ngày 18 tháng 7 tại Nhà thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Palmeira dos Índios, Alagoas bên Brazil.
Đoạn phim an ninh của nhà thờ cho thấy ngay sau khi thánh lễ vừa kết thúc, một người đàn ông chạy lên cung thánh và hung hăng xô đẩy cây thánh giá xuống đất. Các giáo dân sau đó cố gắng bắt anh ta khi anh ta chạy trốn khỏi hiện trường.
Cha xứ Fábio Freitas cho biết người đàn ông này có tiền sử bệnh tâm thần. Anh ta không có tiền sử hung hăng ở nhà thờ, nhưng gia đình anh ta xác nhận anh ta có hành vi bạo lực ở nhà.
Cha Freitas cho biết vụ việc “là một khoảnh khắc đau khổ và buồn bã” mà anh chị em giáo dân “không bao giờ tưởng tượng” từ một người đàn ông trẻ tuổi “đã bị các vấn đề về tâm thần từ khi còn nhỏ”.
“Ngay sau khi tôi ban phép lành cuối cùng, anh ta bước vào nhà thờ gây náo loạn, rất khác so với những lần trước và đã hung hăng ném một số đồ vật xuống đất, chẳng hạn như hộp đựng thuốc khử trùng,” Cha Freitas nói.
“Sau đó anh ta chạy lên tượng Chúa chịu nạn và xô bức tượng vào tường, vỡ thành nhiều mảnh”.
Cha Freitas nói thêm rằng có thể có vô số lý do giải thích cho sự bùng nổ bạo lực của con người.
“Có thể là anh ta quên uống thuốc kiểm soát, vì anh ta có vẻ rất kích động hoặc có điều gì đó đã xảy ra với anh ta, khiến anh ta thực hiện hành động xấu xa này”, vị linh mục nói. “Chúng tôi đã bắt đầu tìm giải pháp để giải quyết vấn đề này”.
Source:Church POP
4. Cha Jacques Hamel: Linh mục Công Giáo được vinh danh 5 năm sau khi ngài bị khủng bố giết trong Thánh lễ
Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của Rouen đã cử hành một thánh lễ vào hôm thứ Hai 26 tháng 7, đánh dấu kỷ niệm năm năm ngày Cha Jacques Hamel bị sát hại trong một vụ tấn công khủng bố.
Thánh lễ diễn ra tại nhà thờ Saint-Étienne-du-Rouvray, miền Bắc nước Pháp, nơi Cha Hamel bị những kẻ ủng hộ khủng bố Hồi Giáo IS giết hại trong Thánh lễ ngày 26/7/2016.
Trong bài giảng của mình, dựa trên bài đọc Tin Mừng trong ngày, Đức Tổng Giám Mục Lebrun nói: “Nước Chúa được xây dựng từ những hạt giống nhỏ nhất hoặc một chút men. Làm thế nào chúng ta có thể không nghĩ về Cha Jacques Hamel, một linh mục đơn sơ, làm việc trong một giáo xứ mà dường như ít được chú ý, là người đã gieo rắc Tin Mừng qua sự hiện diện của ngài, sự chào đón của ngài, và lời rao giảng của ngài?”
“Cần có thời gian, thời gian cho cây phát triển, thời gian cho men làm dậy bột lên. Thời gian là một đồng minh, tôi dám nói như vậy. Chúng ta chỉ mới kỷ niệm năm năm ngày tử đạo của ngài, và thời gian sẽ cho chúng ta thấy gương thánh thiện này đi xa đến đâu.”
Gérald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, đã tham dự cả Thánh lễ và lễ tưởng niệm dân sự tại thị trấn ở vùng Normandy.
“Việc sát hại một linh mục trong nhà thờ của ngài không phải là một cuộc tấn công sâu sắc vào linh hồn của nước Pháp sao?” Ông Bộ trưởng Nội vụ hỏi trong một video được đăng trên tài khoản Twitter của mình. “Và bằng cách tấn công Nhà thờ Công Giáo, Nhà thờ Pháp, những kẻ khủng bố không chỉ đơn giản tấn công những người tin vào Chúa, mà chúng đã tấn công tất cả người dân Pháp một cách quá rõ ràng.”
Tuần báo La Vie của Pháp đã công bố các tài liệu hồi đầu tháng cho thấy những kẻ tấn công bị cảnh sát bắn chết khi vừa ra khỏi nhà thờ, đã từng liên lạc trước với một đặc nhiệm cấp cao của IS có trụ sở tại Syria.
AFP ngày 26/7 đưa tin 4 người bị tình nghi liên quan đến vụ tấn công dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử tại Paris vào ngày 14/2/2022.
Tổng giáo phận Rouen đã bắt đầu điều tra sơ bộ về án phong thánh cho Cha Hamel vào năm 2016 sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận bỏ qua thời gian chờ đợi 5 năm truyền thống.
Đức Tổng Giám Mục Lebrun - là giám mục của Cha Hamel - đã tuyên bố chính thức khai mạc tiến trình điều tra ở cấp giáo phận vào ngày 13 tháng 4 năm 2017.
Kênh truyền hình Công Giáo Pháp KTO đưa tin trong giai đoạn điều tra ở cấp giáo phận, các nhà điều tra đã ghi thành văn bản 600 bài thuyết giảng xuất sắc của Cha Hamel.
Đức Cha Lebrun đã cung cấp cho phần tiếng Pháp của Vatican News bản cập nhật về án tuyên thánh cho Cha Hamel vào ngày 24 tháng 7.
Ngài nói: “Như các bạn đã biết, Đức Giáo Hoàng đã miễn trừ cho chúng tôi thời hạn chờ đợi 5 năm để mở án tuyên thánh, điều này giúp chúng tôi có thể thực hiện cuộc điều tra của giáo phận ngay lập tức”.
“Và tôi có thể nói rằng việc miễn trừ này rất quan trọng vì cách đây vài tuần, nhân chứng đầu tiên, Jeanine Coponet, đã qua đời, ngay trước thời hạn 5 năm”.
“Hai năm trước, chúng tôi đã đệ trình các hành vi được thực hiện trong cuộc điều tra của giáo phận. Một năm trước, chúng tôi đã nhận được sắc lệnh về hiệu lực của cuộc điều tra, nghĩa là cuộc điều tra của chúng tôi được tán thành”.
“Giờ đây, tất cả các lời khai đã được nộp tại Bộ Phong thánh và nó không còn thuộc về chúng tôi nữa”.
Source:Catholic News Agency
Đức Bênêđíctô than thở tình trạng tại Đức. Lòng thương mến đàn chiên của một linh mục có vợ, ba con
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 29/07/2021
1. Đức Hồng Y Marx lại dọa từ chức Tổng giám mục Munich
Đức Hồng Y Marx lại tiếp tục dọa từ chức Tổng giám mục Munich bất kể các phân tích của nhiều người cho rằng những lý do ngài đưa ra để từ chức phương hại nghiêm trọng đến thanh danh của Giáo Hội và tối hậu là sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.
Đức Hồng Y Marx năm nay 68 tuổi, đã từng làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức trong 6 năm, từ 2014 đến 2020. Ngài hiện là thành viên Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Tòa Thánh.
Ngày 21 tháng 5 vừa qua, Đức Hồng Y đã đệ đơn lên Đức Thánh Cha xin từ chức Tổng giám mục Munich. Trong thư, ngài nhìn nhận “những thất bại về phương diện cá nhân” và những “sai lầm về hành chánh”, và cả sự thất bại của cơ chế và hệ thống liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục tại Đức. Hai tuần sau đó, Đức Thánh Cha đã cho phép Đức Hồng Y Marx công bố lá thư từ chức ấy. Nhưng ngày 10 tháng 6, Đức Thánh Cha gửi thư cho Đức Hồng Y và cho biết không chấp nhận đơn từ chức. Trong thư gửi Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Marx viết: “Trong tinh thần vâng phục, con chấp nhận quyết định của Đức Thánh Cha. Con không ngờ Đức Thánh Cha phản ứng mau lẹ như thế, và cũng không đợi quyết định của Đức Thánh Cha, theo đó con phải tiếp tục nhiệm vụ”.
Hôm 24 tháng 7, trên Web site của Tổng giáo phận Munich có đăng thư của Đức Hồng Y Marx gửi các tín hữu trong giáo phận, trong đó ngài viết: “Nếu xảy ra một tình thế mới hoặc những hoàn cảnh thay đổi, đặt lại vấn đề việc phục vụ của tôi, thì tôi sẽ cứu xét xem có phải lại nói chuyện với Đức Thánh Cha về việc phục vụ của tôi hay không. Tôi không coi việc phục vụ của tôi trong tư cách là giám mục như một chức vụ, thuộc về tôi và tôi phải bảo vệ, nhưng như một sứ mạng đối với người dân trong tổng giáo phận này và như một sự phục vụ sự hiệp nhất của Giáo hội. Nếu tôi không thể chu toàn việc phục vụ này, thì sẽ đến lúc, sau khi bàn hỏi với ban lãnh đạo giáo phận, cũng như với Ủy ban xử lý và cố vấn cho các nạn nhân bị thương tổn, thì tôi lại xin từ nhiệm vì lợi ích của Giáo hội”.
Source:Erzbistum Muenchen
2. Đức Hồng Y Herranz phản bác ý kiến của Đức Hồng Y Marx
Nhân tin Đức Hồng Y Marx tiếp tục dọa từ chức, Thảo Ly xin nhắc lại ý kiến của một vị Hồng Y.
Đức Hồng Y Julian Herranz, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo luật, bác bỏ lập luận của Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục giáo phận Munich, trong đơn từ chức đệ lên Đức Thánh Cha, cho rằng Giáo hội đang ở “ngõ kẹt, đang ở đường cùng” về nạn lạm dụng giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong thư, công bố hôm 5 tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Marx, 68 tuổi, nhìn nhận “những thất bại về phương diện cá nhân” và những “sai lầm về hành chánh”, và cả sự thất bại của cơ chế và hệ thống liên quan đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục tại Đức.
Phản bác lại lập trường trên đây, Đức Hồng Y Herranz, 91 tuổi, người Tây Ban Nha, thuộc Giám hạt tòng nhân Opus Dei, khẳng định rằng một giáo sĩ lạm dụng tính dục một trẻ em, và một giám mục hay một bề trên dòng che đậy những lạm dụng ấy, thì đích thân có lỗi về luân lý, nhưng Giáo Hội Công Giáo, như một định chế, không có lỗi về điều này. Những sai lầm, tội lỗi và đôi khi cả những tội ác của các phần tử Giáo hội, kể cả các thành phần thuộc hàng giáo phẩm, không thể cho phép nghi ngờ sự đáng tin cậy của Giáo hội và giá trị cứu độ cũng như giáo huấn của Hội thánh”.
Đức Hồng Y Herranz cũng viết rằng: “Vấn đề ở đây không phải là bảo vệ hình ảnh tự yêu quyền lực và uy tín trần tục của một Giáo hội tự bảo vệ mà quên lòng khiêm tốn, nhưng là tái khẳng định đặc tính thần linh của Giáo hội, sự thánh thiêng của các bí tích mà Giáo hội cống hiến nhưng như giá trị và uy tín ngàn đời của sứ điệp Kitô cứu độ. Vì thế, lẫn lộn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm cơ chế đối với những tội ác lạm dụng tính dục sẽ có nguy cơ làm thương tổn dư luận quần chúng, và có lẽ làm hại cả lương tâm của các tín hữu, cũng như uy tín của Hội thánh và sứ điệp Tin mừng”.
Đức Hồng Y Herranz khẳng định rằng khi một giám mục xử lý sai trái về những lời tố cáo lạm dụng hoặc lầm lỗi nào đó, thi gây xấu hổ cho tín hữu và đôi khi tạo nên những trách nhiệm kinh tế cho toàn thể như một thực tại Giáo hội, nhưng điều đó không thể đi tới chỗ phủ nhận hoặc nghi ngờ về sự hợp pháp và sự tốt lành luân lý của các mục tiêu cơ chế của giáo phận”.
Source:Crux
3. Tấm lòng thương mến đàn chiên của một linh mục có vợ và ba con tại Hungari
Chương trình News In Depth của đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN vừa giới thiệu một linh mục được đánh giá rất cao tại Hung Gia Lợi hay còn gọi là Hungari. Ngài có tài thuyết giảng bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình, và có biệt tài chăm nom cho cả đời sống vật chất của đàn chiên.
Khi Cha Árpád Kanyó lần đầu tiên đến giáo xứ hiện tại của mình, ở làng Hodász, ngài không biết ngôn ngữ hay văn hóa của người dân ở đó. Nhưng ngài nhanh chóng tìm hiểu - và làm hết khả năng cho cộng đồng mới mà ngài được bổ nhiệm.
80 năm trước, Cha Miklos Soja thành lập nhà thờ Công Giáo nghi lễ Đông phương đầu tiên ở Hung Gia Lợi dành cho người Romani, hay còn gọi là người Gypsy. Ngài muốn tạo ra một nơi mà người Romani có thể cầu nguyện trong phụng vụ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Hôm nay, Cha Kanyó là Cha sở của ngôi thánh đường ấy.
Cha Kanyó đến với ngôi thánh đường này vào năm 2014, cùng vợ và ba cô con gái nhỏ, vì trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, những người đàn ông đã kết hôn có thể được truyền chức linh mục.
Cha Kanyó, là người Hung Gia Lợi, cho biết “Khi tôi đến Hodász này, tôi phải cử hành phụng vụ bằng ngôn ngữ Roma. Trước khi làm lễ, tôi quay sang cộng đoàn và nói, ‘Tôi xin lỗi, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời tôi cử hành thánh lễ không phải bằng tiếng Hung Gia Lợi. Nếu tôi nói điều gì đó vô lý hoặc kỳ cục, xin hãy tha thứ cho tôi’.”
“Khi phụng vụ kết thúc, một trong những tín hữu đến gặp tôi và nói, 'Thưa Cha, trong số tất cả các linh mục, phụng vụ của cha là tốt nhất’”
Cha Kanyó hy vọng có thể cung cấp một ví dụ điển hình về cuộc sống của Kitô Hữu và gia đình. Nhưng Cha Kanyó và gia đình cũng đang học hỏi từ người Romani. Vợ của Cha Kanyó, bà Mária, cho biết bà yêu văn hóa và truyền thống của giáo dân.
“Khi tôi nhìn thấy họ nhảy lần đầu tiên, tôi đã bị cuốn hút. Và khi chúng tôi chuyển đến đây, tôi nghe họ hát trong thánh lễ bằng tiếng Roma, điều đó khiến tôi rơm rớm nước mắt.” Mária cũng ngưỡng mộ trang phục truyền thống của họ.
“Đối với tôi, khiêu vũ và những cuộc trò chuyện với họ rất quan trọng và tôi luôn thân thiện và sẵn sàng tiếp đón họ,” Mária nhấn mạnh.
Ngôi làng đang chịu nhiều tình cảnh bi đát. Họ thất nghiệp vì thiếu trình độ giáo dục đại học. Nhiều người buộc phải chuyển đi xa để có thể làm những công việc không có chuyên môn.
“Đó là lý do tại sao nhiệm vụ lớn lao của chúng tôi là giữ vững cộng đồng Gypsy.”
Ngài cố gắng theo bước chân của Cha Miklos Soja, không chỉ giúp anh chị em giáo dân về mặt tinh thần, ngài còn tổ chức các hợp tác xã giúp họ có thu nhập.
Source:Catholic News Agency
4. Đức Bênêđíctô XVI than thở về sự thiếu đức tin trong các định chế Giáo hội ở Đức
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu đức tin trong các định chế Giáo hội ở Đức.
Theo CNA Deutsch, vị giáo hoàng nghỉ hưu đã đưa ra những lời bình luận trên trong cuộc trò chuyện bằng văn bản trên tạp chí Herder Korrespondenz của Đức vào tháng 8, đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày ngài được thụ phong linh mục.
“Trong các định chế của Giáo Hội như bệnh viện, trường học, Caritas, nhiều người nắm giữ các vị trí quyết định lại không chia sẻ sứ mệnh nội tại của Giáo Hội và vì vậy trong nhiều trường hợp họ ngăn cản chứng tá của các định chế này”, ngài nói.
Đức Giáo Hoàng danh dự đã có một cuộc trao đổi với Tobias Winstel, 94 tuổi, về khái niệm “Amtskirche”, một thuật ngữ Đức có thể được dịch là “ thể chế Giáo Hội” và được sử dụng để đề cập đến số lượng lớn các định chế Giáo Hội được tài trợ từ tiền thuế dân và các tổ chức Giáo Hội khác ở Đức.
Ngài viết: “Thuật ngữ ‘Amtskirche’ được đặt ra để thể hiện sự tương phản giữa những gì được yêu cầu chính thức và những gì được tin tưởng cá nhân. Từ ‘Amtskirche’ ám chỉ sự mâu thuẫn nội tại giữa những gì đức tin thực sự đòi hỏi và biểu thị, và sự phi nhân hóa của nó”.
Ngài gợi ý rằng nhiều văn bản do Giáo hội Đức ban hành được tạo ra bởi những người mà đức tin chủ yếu chỉ là một vấn đề thể chế.
Ngài nhận xét chua chát rằng:
“Theo nghĩa này, tôi phải thừa nhận rằng đối với một phần lớn các văn bản của Giáo hội thể chế ở Đức, từ ‘Amtskirche’ thực sự được áp dụng.”
Ngài nói tiếp rằng: “ Chừng nào trong các văn bản thể chế của Giáo hội chỉ có chức vụ, chứ không nói đến trái tim và thánh linh, thì cuộc di cư khỏi thế giới đức tin sẽ còn tiếp tục”.
Đức Bênêđíctô, người từng là tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin Vatican trước khi được bầu làm giáo hoàng, nhấn mạnh rằng: “Đó là lý do tại sao đối với tôi lúc đó, cũng như bây giờ, điều quan trọng là đưa người đó ra khỏi vỏ bọc của chức vụ và mong đợi một chứng tá cá nhân về đức tin thực sự từ những phát ngôn viên của Giáo hội”.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Bênêđíctô cũng thảo luận về một vấn đề mà ngài đã nhấn mạnh vào năm 2011, trong chuyến đi cuối cùng của ngài đến Đức trước khi thoái vị vào năm 2013.
Trong một bài diễn văn ở Freiburg, một thị trấn đại học ở Tây Nam nước Đức, ngài đã ngầm chỉ trích các khía cạnh của Giáo hội Đức, đề cập đến xu hướng dành “sức nặng cho tổ chức và thể chế hóa” hơn là “ơn gọi cởi mở đối với Thiên Chúa” của Giáo hội.
Trong bài phát biểu, Đức Bênêđíctô đã kêu gọi một “Giáo hội tách rời khỏi thế gian” khi sử dụng cụm từ tiếng Đức “entweltlichte Kirche”.
Đức Giáo Hoàng danh dự nói với Herder Korrespondenz rằng giờ đây ngài cảm thấy rằng thuật ngữ này không phù hợp.
“Từ ‘Entweltlichung’, nghĩa là ‘tách khỏi thế gian’ chỉ đưa ra được phần tiêu cực của chuyển động mà tôi quan tâm. Sự tích cực không được thể hiện đầy đủ bởi thuật ngữ ấy.”
Ngài nói, đúng hơn là bước ra khỏi những ràng buộc của một thời điểm cụ thể “để đến với sự tự do của đức tin”.
Trong cuộc trao đổi bằng văn bản, Đức Bênêđíctô cũng cảnh báo người Công Giáo chống lại nguy cơ tìm kiếm một “sự rút lui vào giáo lý thuần túy”.
Đức Bênêđíctô, người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican từ năm 1982 đến 2005, nói rằng việc cố gắng thực hiện một sự rút lui như vậy là “hoàn toàn không thực tế”.
“Giáo thuyết nào tồn tại như một chất bảo quản nhằm tách biệt khỏi thế giới hàng ngày của đức tin và nhu cầu của đức tin sẽ dẫn đến chính sự từ bỏ đức tin”.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Bênêđíctô cũng được hỏi liệu ngài có phải là một mục tử tốt khi phục vụ tại nhà thờ Máu Châu Báu ở quận Bogenhausen của Munich sau khi được thụ phong vào ngày 29 tháng 6 năm 1951 hay không.
“Cho dù tôi có phải là một linh mục và cha sở tốt hay không, tôi không dám đánh giá,” ngài trả lời và nói thêm rằng ngài đã cố gắng “đáp ứng các yêu cầu của chức vụ và sứ vụ của mình”.
Source:Catholic News Agency
Chứng tá cảm động: Đoạt huy chương vàng, vận động viên Phi giơ cao mề đay Đức Mẹ cất lời tạ ơn Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:06 29/07/2021
1. Ngọn lửa nhấn chìm nhà thờ Công Giáo 163 năm tuổi ở Tô Cách Lan
Hơn 30 nhân viên cứu hỏa đã giải quyết đám cháy kinh hoàng tại một nhà thờ Công Giáo ở Glasgow, Tô Cách Lan, vào những giờ đầu của ngày thứ Tư 28 tháng 7.
Một người đã được cứu sau khi các nhân viên cứu hỏa được gọi đến sau khi có báo cáo về một đám cháy tại nhà thờ Thánh Simons, ở Partick, vào rạng sáng ngày 28 tháng 7.
Các bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy ngọn lửa bùng phát từ cửa sổ nhà thờ và tràn ra đường.
Vụ việc xảy ra chỉ hai ngày sau khi một linh mục Công Giáo bị một người đàn ông cầm chai thủy tinh tấn công khi đang cầu nguyện tại nhà thờ chính tòa ở thủ đô Edinburgh, Tô Cách Lan.
Ông Humza Yousaf, Bộ trưởng Y tế Tô Cách Lan, đã đề cập đến vụ tấn công vị linh mục khi ông bày tỏ sự cảm thông đối với cộng đồng Công Giáo sau vụ hỏa hoạn.
“Thật là một vài ngày tàn khốc đối với những người Công Giáo ở Tô Cách Lan”, ông viết trên tài khoản Twitter của mình. “Đầu tiên là một cuộc tấn công hèn nhát vào một linh mục tại nơi thờ phượng của anh ta, tiếp theo là vụ cháy này. Tôi biết nhà thờ Thánh Simon có một vị trí đặc biệt trong lòng cộng đồng Ba Lan”.
“Tôi bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng Công Giáo của chúng ta ở Tô Cách Lan”.
Theo trang web của giáo xứ, nhà thờ Thánh Simon là nhà thờ Công Giáo lâu đời thứ ba ở Glasgow sau Nhà thờ Thánh Andrew và Nhà thờ Đức Bà ở phía Đông của thành phố.
Ngôi thánh đường này khánh thánh vào năm 1858 bởi Cha Daniel Gallagher, một linh mục người Ái Nhĩ Lan, là người đã dạy tiếng Latinh cho nhà thám hiểm David Livingstone, để ông này được nhận vào trường y khoa.
Nhà thờ, ban đầu được gọi là nhà thờ Thánh Phêrô, và được sử dụng bởi những người lính Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai và vì thế được gọi là Nhà thờ Ba Lan. Các thánh lễ bằng tiếng Ba Lan vẫn tiếp tục được cử hành tại nhà thờ này.
Nhà thờ đã được trùng tu hoàn toàn từ năm 2005 đến năm 2008 để kỷ niệm 150 năm thành lập.
Người phát ngôn của Cơ quan Cứu hỏa và Cứu hộ Tô Cách Lan cho biết: “ Chúng tôi đã được cảnh báo vào lúc 2 giờ 40 sáng thứ Tư, ngày 28 tháng 7 khi có báo cáo về một vụ hỏa hoạn trong một nhà thờ trên phố Partick Bridge, trong quận Partick, Glasgow. “
“Đài chỉ huy đã huy động sáu xe cứu hỏa bao gồm hai xe có thang leo lên cao và hơn 30 lính cứu hỏa đang có mặt và làm việc để dập tắt đám cháy”.
“Một người đã được hỗ trợ ra khỏi nhà thờ và cấp cứu tại hiện trường. Cư dân trong các bất động sản sát bên nhà thờ đã được di tản như một biện pháp phòng ngừa và người dân gần đó được khuyến cáo đóng cửa sổ và cửa ra vào để tránh khói”.
Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.
Source:Catholic News Agency
2. Vận động viên cử tạ từng đoạt huy chương vàng Hidilyn Diaz truyền cảm hứng cho Phi Luật Tân bằng chiến thắng và lòng sùng đạo của cô
Các giám mục Công Giáo Philippines đã chúc mừng vận động viên cử tạ Hidilyn Diaz, là người đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho quốc gia này, không chỉ vì chiến thắng của cô mà còn vì sự thể hiện đức tin và lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria.
Chiến thắng của Diaz xảy ra trong cuộc tranh tài cử tạ 55 kg dành cho phụ nữ vào ngày 26 tháng 7. Cô cũng lập kỷ lục Olympic sau khi nhấc bổng một trọng lượng lên đến 224 kg.
Sau khi hoàn thành lần nâng cuối cùng trong một cuộc thi rất cam go, Diaz đã bưng mặt khóc, và nắm chặt chiếc mề đay huyền nhiệm có hình Đức Trinh nữ Maria mà cô đang đeo trên cổ.
“Tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa,” cô kêu liên tục như thế sau khi thắng cuộc.
Sau đó, trên bục nhận huy chương, Diaz chỉ tay lên trời sau khi hát quốc ca Phi Luật Tân, sau đó cô làm Dấu Thánh giá trước khi bước xuống và hét lên “Mabuhay ang Pilipinas!” là tiếng Tagalog có nghĩa là “Phi Luật Tân muôn năm!”
Chiến thắng đầy cảm hứng và sự thể hiện đức tin Công Giáo của Diaz đã chạm đến trái tim của các nhà lãnh đạo Giáo Hội và người Công Giáo Phi Luật Tân đang theo dõi từ nhà và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội.
“Chúng tôi ngưỡng mộ lòng sùng kính Đức Mẹ của Diaz khi cô thể hiện trong chiến thắng của mình niềm tin lớn lao vào Thiên Chúa”, Đức Tổng Giám Mục Romulo Valles, chủ tịch Hội đồng giám mục của Phi Luật Tân nói. “Hidilyn là một vận động viên cử tạ thực thụ, người lấy sức mạnh từ tình yêu đất nước và đức tin Công Giáo sâu sắc của cô ấy”.
Hồng Y Jose Advincula của Manila cho biết Diaz đã truyền cảm hứng cho tất cả người dân Phi Luật Tân.
“Cảm ơn Hidilyn về niềm vinh dự to lớn mà con đã ban tặng cho đất nước chúng ta”, ngài nói qua Đài phát thanh Veritas do Giáo Hội điều hành.
“Thành công của con mang lại ánh sáng, nguồn cảm hứng và hy vọng cho tất cả chúng ta, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn này. Cảm ơn con đã làm chứng cho niềm tin mãnh liệt của con vào Thiên Chúa và tình yêu sâu sắc đối với Đức Trinh Nữ Maria. Cảm ơn con đã nhắc nhở chúng tôi rằng không có thành công thực sự nếu nó không đến từ Chúa”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho các phương tiện truyền thông hôm ngày 27 tháng 7, Diaz cho biết chiếc mề đay huyền diệu của cô đã được bạn bè trao cho cô trước khi cô khởi hành đến Tokyo vào đầu tháng này.
“Họ đã cầu nguyện một tuần cửu nhật chín ngày trước cuộc thi của tôi”, cô nói với các phóng viên, nói thêm rằng cô của đã cầu nguyện một tuần cửu nhật và biết ơn tất cả sự hỗ trợ mà các “chiến binh cầu nguyện” đã dành cho cô.
Tuần cửu nhật là một hình thức sùng kính phổ biến của người Công Giáo bao gồm việc đọc lại một kinh nguyện đã định sẵn trong chín ngày liên tục, để cầu xin ơn thiêng liêng hoặc để chuẩn bị cho một lễ phụng vụ hoặc tham gia vào một sự kiện quan trọng như Năm Thánh.
Diaz cho biết chiếc mề đay huyền diệu là “một dấu chỉ cho những lời cầu nguyện và niềm tin của chúng tôi vào Mẹ Maria và Chúa Giêsu Kitô”, và nói thêm rằng niềm tin của cô vào Chúa là lý do chính giúp cô thành công.
Diaz là con thứ năm trong số sáu người con của một người lái xe ba gác nghèo ở một ngôi làng nhỏ ở thành phố Zamboanga, miền nam Phi Luật Tân.
Trong các cuộc phỏng vấn trước đây, vận động viên giành huy chương vàng Olympic tương lai cho biết khi còn nhỏ cô đã muốn trở thành một nhân viên ngân hàng để mẹ cô đỡ phàn nàn về việc thiếu tiền.
Tuy nhiên, một người anh họ đã giới thiệu cô gái khi đó 10 tuổi đến với môn cử tạ bằng cách tập cho cô bé những chiếc tạ làm từ ống nhựa với các quả tạ bê tông đúc ở hai đầu.
Đức Cha Ruperto Santos của Ủy ban Giám mục về Người di cư và Lưu động của Hội Đồng Giám Mục cho biết chiến thắng của Diaz cho thấy người Phi Luật Tân có thể vượt qua bất kỳ thử thách nào với sự giúp đỡ của Chúa.
“Diaz đã cho chúng ta thấy rằng người Phi Luật Tân có thể. Chúng ta có thể vươn lên từ mọi thử thách trong cuộc sống. Chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại”, vị giám mục nói.
Source:Catholic News Agency
3. Ít nhất 12 linh mục ở Mễ Tây Cơ đã chết vì COVID-19 trong hai tháng qua
Báo cáo gần đây nhất của Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ, gọi tắt là CCM, cho biết ít nhất 12 linh mục và một nữ tu Mễ Tây Cơ đã chết vì đại dịch COVID-19 trong hai tháng qua.
Tổng cộng, năm giám mục, 232 linh mục, sáu nam tu sĩ, chín nữ tu sĩ và 12 phó tế đã chết vì thứ virus quái ác tại Mễ Tây Cơ.
Tổng giáo phận Guadalajara là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 25 linh mục đã qua đời vì căn bệnh này.
Theo phân tích của CCM, đến nay vẫn không có các “báo cáo chính thức về các giám mục đã được tiêm chủng” chống lại COVID-19 ở Mễ Tây Cơ.
Ngoài ra, CCM cũng chỉ ra rằng đến nay vẫn “không có các điều tra dân số của giáo phận và tổng giáo phận để có một cái nhìn khái quát về tỷ lệ các phó tế vĩnh viễn, các linh mục, các chức sắc địa phương và các Giám Mục Phụ Tá, cũng như các nữ tu đã được tiêm chủng”.
“Đây là một khoảng trống lớn cần phải được xác minh nhằm bảo đảm cho các nhà thờ và những người phụ trách cộng đồng trở lại tình trạng an toàn”.
Theo số liệu từ Chính phủ Mễ Tây Cơ, tính đến ngày 25 tháng 7, hơn 2.7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được xác nhận tại nước này, với hơn 238,000 trường hợp tử vong. Hiện ước tính cả nước có hơn 109,000 ca dương tính đang được điều trị.
Chính phủ phân loại cường độ của đại dịch theo các tín hiệu giao thông màu đỏ, cam, vàng và xanh lá cây. Trong nửa đầu tháng 7, 19 trong số 32 tiểu bang được xếp vào loại màu xanh lá cây nghĩa là ít hạn chế hơn; bây giờ, chỉ có ba tiểu bang được phân loại như thế.
Hiện tại, bang Sinaloa trên bờ biển trung tâm Thái Bình Dương nằm trong vùng màu đỏ, trong khi 13 bang khác nằm trong vùng màu cam và 15 bang nằm trong vùng màu vàng.
Theo Bộ Y tế Mexico, tính đến ngày 24 tháng 7, hơn 23.9 triệu người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19. Mục tiêu của chính phủ là có hơn 107 triệu người được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 12, trên tổng dân số ước tính là 130.2 triệu người.
Source:Catholic News Agency