Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Inhaxiô được Ơn Hoán Cải.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:53 29/07/2015
Năm 1521, Inhaxiô được ơn hoán cải. Đây cũng là năm Luther đoạn tuyệt với Giáo Hội. Luther một linh mục dòng Augustinô muốn cải tổ Giáo Hội nên yêu cầu Giáo Hội sửa đổi một số điểm mà ông cho là không đúng giáo lý của Chúa. Nhưng vì lúc đó tinh thần đối thoại chưa có, và nhất là quyền lợi của các ông hoàng ở Đức, nên cuối cùng sự chia ly không ai muốn đã xảy ra nơi những người tin Chúa. Còn Inhaxiô muốn cải tổ Giáo Hội, nhưng
ngài muốn ở lại trong lòng Mẹ Giáo Hội để cải tổ. Ngài vẫn tin rằng, các Đức Giáo Hoàng là đại diện Chúa Kitô nơi trần gian. Chính vì thế ngài và các bạn đã muốn vâng phục Đức Giáo Hoàng cách đặc biệt, để được sai đi bất cứ nơi nào có nhu cầu trên thế giới.
Tôi có đi hành hương Đền Thánh Loyola tại Burgos -Tây Ban Nha, viếng thăm những nơi liên hệ đến cuộc hoán cải của Thánh Inhaxiô. Hướng dẫn chương trình tham quan đã được thu âm bằng nhiều ngôn ngữ. Chọn phần tiếng Việt, chúng tôi lắng nghe về hành trình hoán cải và nên thánh của Inhaxiô, đi đến những căn phòng giới thiệu về cuộc đời của thánh nhân và đến Nhà nguyện “hoán cải” dâng thánh lễ.
1. Thánh Inhaxiô được ơn hoán cải
Thánh Inhaxiô sinh tại Loyola vào năm 1491, trong một gia đình quí tộc xứ Basque của Tây Ban Nha. Inhaxiô là người em út trong số 13 người con. Thời niên thiếu, Ignatiô được nhà vua chọn làm người hầu cận, tiếp đến là chiến sĩ trong quân đội hoàng gia.
Năm 1509, Inhatiô tòng quân Antonio Manrique de Lara, Duke thành Najera và Viceroy thành Navarre với mục đích là được thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của Duke, Inhaxiô đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.
Ý Chúa thật nhiệm mầu. Sức mạnh lại bày tỏ qua sự yếu đuối như lời thánh Phaolô:“…vì quyền năng của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối ” (2 Cr 12,9). Ngày 20 tháng 5 năm 1521, cột mốc ghi dấu đặc biệt. Quân Pháp đánh chiếm thành Pamplona. Inhaxiô bị một viên đạn đại bác bắn gảy chân và bị thương nặng. Bức tượng bằng đồng phía ngoài hành lang kể lại sự kiện này.Trở về sống dưỡng bệnh trong lâu đài của gia đình, Inhaxiô giết thời giờ bằng cách đọc những sách kể lại những hành động phi thường và lãng mạng của các hiệp sĩ. Các Nữ tu đã đem đến cho ngài cuốn “Cuộc đời Chúa Kitô” và cuốn “Hạnh các thánh”. Dần dần, những quyển sách này đã thu hút ngài. Khi đọc về cuộc đời của thánh Phanxicô Assisi, Thánh Đaminh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Inhaxio quyết tâm noi gương các bậc thánh nhân hiến mình để đi chinh phục Đất Thánh cho Giáo Hội. Sau khi phục hồi, Inhaxio đến thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển Đức. Tại đây, ngài treo bộ quân phục của mình trước một bức hình Đức Mẹ Maria. Sau đó, ngài đến thị trấn Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe. Tại Manresa, Inhaxio bắt đầu thay đổi lối sống và cảm nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và nỗi khổ đau.Lương tâm bị đánh động, từ đó ngài khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô. Có một lời cầu nguyện cho các hối nhân mà Inhaxiô rất tâm đắc: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa".
Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria, thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.
Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này, Linh Thao là con đường thiêng liêng đặc biệt và ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, đó là cuốn “Những Thao Luyện Tâm Linh”.
Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Roma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài, các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng, kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Paris.
Sau khi đi hành hương ở Đất Thánh về, Inhaxiô quyết định trở thành một linh mục. Việc này đòi hỏi ngài phải bắt đầu lại việc học hành. Inhaxiô đã cố gắng học tiếng La tinh và ghi tên vào học ở Đại học Paris.Trong lúc theo học ở Paris, ngài đã thu phục được một nhóm nhỏ sinh viên thành lập một hội đoàn trong đó có Phanxicô Xaviê và Pierre Fabre.
2. Sáng lập Dòng Tên
Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8-1534, bảy sinh viên Đại Học Paris cùng nhau đến nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre (Crypte du Martyrium de Montmartre) để tuyên khấn. Chân phước Phêrô Favre, linh mục duy nhất của nhóm, dâng lễ, một lễ dành riêng cho họ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người lần lượt đọc lời khấn đã viết sẵn. Trong tinh thần này, bảy anh em đã ý thức được một tâm tình: Tất cả là những người Bạn của Chúa Kitô. Trong số bảy người đó, ngoài Thánh Inhaxiô ra còn có Thánh Phanxicô Xaviê. Khi viếng thăm nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre, chúng tôi đọc được một bảng bằng đồng viết bằng tiếng La tinh: “Societas Jesu Quae Sanctum Ignatium Loyolam Patrem agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est. – Dòng Tên sinh tại nơi đây. Cha: Thánh Inhaxiô, Mẹ: Paris”.
Sau thời gian sống ở Paris, Inhaxiô và nhóm bạn bảy người đã nuôi mộng sẽ đi Giêrusalem và dấn thân ở đó. Tuy nhiên, họ cũng có một ý tưởng thứ hai, là nếu điều kiện không cho phép họ đi Giêrusalem, thì tất cả sẽ xin tự nguyện tùng phục Đức Thánh Cha, và sẽ đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì để phục vụ Giáo Hội.
Khi từng người lần lượt đã đến Roma, họ nhận được sự chúc lành của Đức Thánh Cha, Ngài cũng cho phép họ đi Đất Thánh và Ngài còn cho phép tất cả được chịu chức Linh Mục.
Trong năm đó, năm 1537, vì điều kiện không cho phép, nên việc đi Giêrusalem phải hoãn lại, và với thời gian, Chúa đã muốn hướng đi khác cho những người trẻ này. Đặc biệt trong thời gian này Inhaxiô đã có được một thị kiến tại La Storta: “Một hôm khi còn cách xa Roma mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, Inhaxiô nhận thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng Chúa Cha đặt ông cùng Chúa Kitô, con của Ngài. Inhaxiô không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đặt mình cùng Chúa Con” (Hồi ký I-nhã số 96). Đó chính là một trong những kinh nghiệm giúp Inhaxiô và các anh em nhận ra được ơn gọi để trở nên những người kết thân với Chúa Kitô, trở nên những môn đệ của Ngài và cùng Ngài lên đường phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.
Trong thời gian này, các anh em tiếp tục sống tinh thần tông đồ, giúp các các linh hồn, và đưa mọi người về với Đức Kitô đúng theo tinh thần của Linh Thao. Đây cũng là một trong những trọng tâm sống của họ. Các anh em đều tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình trên đặc sủng Linh Thao. Họ cũng nhận định và suy nghĩ về tương lai của mình. Một trong những điều họ suy nghĩ là: “Nên đặt tên cho nhóm bạn mình là gì đây?”. Với tâm tình “là những người bạn trong Chúa Kitô”, tất cả đều đồng tâm chọn chính tên của Đấng đã làm cho mọi người yêu mến và ao ước phục vụ. Vì thế, họ đã chọn tên cho nhóm là: “Societatis Jesus – Cộng đoàn Giêsu hữu”.
Sau đó, vào Mùa Chay năm 1539 tại Roma, Inhaxiô và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn Dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Cộng đoàn Giêsu hữu”. Thánh Inhaxiô được bầu làm bề trên đầu tiên. Ở đây xin mở ngoặc để phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam lại kêu Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên?“ Vì khi Dòng Chúa Giêsu vào Việt Nam, thì trong bối cảnh xã hội thời đó, ai kêu tên của Ông Bà Cha Mẹ, đặc biệt tên của Chúa, thì rất phạm thượng, nên “Dòng Chúa Giêsu” đã được kêu là “Dòng Tên”, để không phạm húy, để mọi người dễ chấp nhận, và cũng dễ dàng cho anh em Giêsu Hữu thời đó trong việc truyền giáo.
Khi Dòng Tên được phê chuẩn và hình thành, Inhaxiô và các anh em đã quyết định một vài điều liên quan đến đời sống thiêng liêng và phục vụ. Cộng đoàn Dòng Tên sẽ không có giờ kinh phụng vụ chung, tu sĩ dòng không có áo dòng như các tu viện và dòng Tu thời đó, và Dòng Tên cũng không là một tu viện với một “chỗ gối đầu” êm ấm, được bao quanh bởi bốn bức tường kiên cố. Nhưng tại sao lại có những quyết định như thế? Đơn giản là các tu sĩ Dòng Tên cần phải sống ơn gọi tông đồ mà Thiên Chúa đã mời gọi. Vì thế, họ đã chọn lựa một số cách thức giúp họ dễ dàng thi hành sứ mạng tông đồ hơn. Vì thế, tu viện của Dòng Tên sẽ là phố phường và thế giới, nơi các tu sĩ Dòng Tên đặt chân tới để giúp các linh hồn và phục vụ anh chị em. Đó chính là tinh thần sống của Inhaxiô, một người lữ hành, và của những anh em Dòng Tên từ xưa cũng như hôm nay.
Từ đó trở đi, theo gương của Chúa Giêsu, các tu sĩ Dòng Tên đã đi đến từng phố phường, làng mạc…, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi, cùng chia sẻ và giúp đỡ từng tâm hồn nhận ra được tình yêu của Chúa, tin vào Tin Mừng của Ngài, và tập sống theo mẫu gương của Đức Kitô. Đặc biệt, ở đâu cần giúp đỡ hơn, ở đâu khó khăn hơn, ở đâu Tin Mừng Chúa cần “nở hoa” hơn thì các anh em Dòng Tên quyết tâm lên đường dấn thân nơi đó. Vì vậy mà Phanxicô Xaviê đã phải xa lánh nhóm bạn, đáp tàu đến một vùng đất xa xôi và lạ lẫm ở Ấn Độ và Nhật Bản, Mattheo Ricci và Adam Schall ở Trung Quốc, Alexandre de Rhode (cha Đắc Lộ) ở Việt Nam, và còn bao tu sĩ Dòng Tên khác đã đặt chân lên Nam Mỹ, Châu Phi.
Ngoài ra, môi trường phục vụ của dòng Tên ngày xưa, cũng như hiện nay với trên 20 ngàn tu sĩ tại 127 quốc gia, không giới hạn ở một chân trời nào cả. Không chỉ có chân trong triều đình nhà Vua thời xưa, mà còn ở những góc phố dơ bẩn tại Manila thời nay. Không chỉ ở tại những đại học danh tiếng như Georgetown University – Hoa Kỳ, mà còn tại những vùng hoang vu đất đỏ ở Việt Nam. Thực vậy, nơi nào Vinh Danh Thiên Chúa hơn, thì các tu sĩ Dòng Tên có mặt ở đó. (Lm Nguyễn Ngọc Thế, SJ).
3. Inhaxiô một vị thánh lớn của Giáo Hội
Trong khi các bạn đồng hành được Đức Giáo Hoàng sai đi truyền giáo thì Inhaxiô vẫn ở Roma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.
Trong thị kiến ở La Storta, Inhaxiô xin và đã được “Chúa Cha xin Đức Giêsu vác thập giá nhận Inhaxiô làm người phục vụ”, và Đức Giêsu vác thập giá đã nói với Inhaxiô: “Ta muốn con phục vụ chúng ta”.
Thánh Inhaxiô qua đời ngày 31-7-1556, hưởng thọ 90 tuổi. Đức Giáo Hoàng Phaolô V phong chân phước cho ngài vào ngày 27-7-1609. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XV phong thánh ngày 13-3-1622. Lễ kính Thánh Inhaxiô vào ngày 31-7 hằng năm.
Thánh Inhaxiô đích thực là một nhà thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo như Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên “ad majorem Dei gloriam” nghĩa là "để Thiên Chúa được vinh danh hơn". Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện. Vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.
Các linh mục Dòng Tên gồm những nhà bác học, thần học, giáo dục, khoa học cho đến những nhà truyền giáo danh tiếng và nhiều đấng tử đạo. Những thần học gia vĩ đại, con cái của Thánh Inhaxiô như: Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) và Henri de Lubac (1896-1991) của Pháp, Karl Rahner (1904-84) của Đức, Bernard Lonergan (1904-84) của Canađa và John Courtney Murray (1904-67) của Hoa Kỳ, Hans Urs von Balthasar (1905-88), người Thụy Sĩ…Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là Tu sĩ Dòng Tên.
Đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng số tu sĩ Dòng Tên là 17.637 tu sĩ, trong đó có 12.526 linh mục, 1.470 tu huynh, 2.896 học viên và 745 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 84 tỉnh dòng, 5 miền độc lập và 10 miền phụ thuộc. Các tu sĩ của Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xã hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xã hội, tâm lý gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…(x.dongten.net).
Khi dâng lễ ở Nhà nguyện “hoán cải”, tôi suy gẫm về ơn trở lại của thánh nhân. Nhờ đọc sách thiêng liêng mà Inhaxiô được biến đổi.Thiên Chúa đã dùng sách thiêng liêng như một khí cụ để hoán cải Inhaxiô. Việc đọc sách thiêng liêng đã tạo nên nhiều vị thánh. Nhờ việc đọc sách thiêng liêng, con người trau dồi tri thức về giáo lý Kitô Giáo, đồng thời tìm được những kiến thức cho cuộc thưa chuyện mỗi ngày với Thiên Chúa. Một cuốn sách thiêng liêng hay có thể được coi như một người bạn tốt.
Thời đại kỹ thuật số hôm nay, các phương tiện truyền thông hằng ngày luôn tấn công con người bằng những âm thanh và hình ảnh thế tục, nó muốn tách lìa từng người ra khỏi Thiên Chúa. Một quyển sách tốt có thể trở thành một người bạn tuyệt vời, một nhà tư vấn khôn ngoan. Một quyển sách tốt là một kho tàng tâm linh. Một vài phút suy niệm về một bài đọc thiêng liêng sẽ giúp chúng ta gần Chúa hơn.
Inhaxiô là một vị đại thánh cho Giáo Hội và một nhân cách lớn cho xã hội. Ngài là một thiên tài trong lịch sử loài người. Nơi ngài, ân sủng và tự nhiên hòa hợp cách mỹ mãn để biến đổi một hiệp sĩ đầy tham vọng thế tục thành một vị thánh lớn để bước theo Chúa Kitô xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa và phục vụ mọi người.Thật khó mà mô tả đầy đủ những đức tính phong phú và có phần đối nghịch của Inhaxiô: hăng hái nhưng biết kềm chế; dũng cảm, quyết tâm, nhưng đơn sơ, cẩn trọng; mạnh mẽ, cương nghị nhưng dịu dàng, yêu thương. Một con người của những khát vọng lớn lao. Cả những tham vọng, đam mê thế tục. Trước khi hoán cải, phục vụ vua chúa trần gian, tìm kiếm danh vọng cho bản thân. Sau khi hoán cải, cũng với khát vọng và hoài bão lớn lao cố hữu, nhưng được thanh luyện, để không còn tìm kiếm chính mình mà tìm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tôi có đi hành hương Đền Thánh Loyola tại Burgos -Tây Ban Nha, viếng thăm những nơi liên hệ đến cuộc hoán cải của Thánh Inhaxiô. Hướng dẫn chương trình tham quan đã được thu âm bằng nhiều ngôn ngữ. Chọn phần tiếng Việt, chúng tôi lắng nghe về hành trình hoán cải và nên thánh của Inhaxiô, đi đến những căn phòng giới thiệu về cuộc đời của thánh nhân và đến Nhà nguyện “hoán cải” dâng thánh lễ.
1. Thánh Inhaxiô được ơn hoán cải
Thánh Inhaxiô sinh tại Loyola vào năm 1491, trong một gia đình quí tộc xứ Basque của Tây Ban Nha. Inhaxiô là người em út trong số 13 người con. Thời niên thiếu, Ignatiô được nhà vua chọn làm người hầu cận, tiếp đến là chiến sĩ trong quân đội hoàng gia.
Năm 1509, Inhatiô tòng quân Antonio Manrique de Lara, Duke thành Najera và Viceroy thành Navarre với mục đích là được thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của Duke, Inhaxiô đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.
Ý Chúa thật nhiệm mầu. Sức mạnh lại bày tỏ qua sự yếu đuối như lời thánh Phaolô:“…vì quyền năng của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối ” (2 Cr 12,9). Ngày 20 tháng 5 năm 1521, cột mốc ghi dấu đặc biệt. Quân Pháp đánh chiếm thành Pamplona. Inhaxiô bị một viên đạn đại bác bắn gảy chân và bị thương nặng. Bức tượng bằng đồng phía ngoài hành lang kể lại sự kiện này.Trở về sống dưỡng bệnh trong lâu đài của gia đình, Inhaxiô giết thời giờ bằng cách đọc những sách kể lại những hành động phi thường và lãng mạng của các hiệp sĩ. Các Nữ tu đã đem đến cho ngài cuốn “Cuộc đời Chúa Kitô” và cuốn “Hạnh các thánh”. Dần dần, những quyển sách này đã thu hút ngài. Khi đọc về cuộc đời của thánh Phanxicô Assisi, Thánh Đaminh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Inhaxio quyết tâm noi gương các bậc thánh nhân hiến mình để đi chinh phục Đất Thánh cho Giáo Hội. Sau khi phục hồi, Inhaxio đến thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển Đức. Tại đây, ngài treo bộ quân phục của mình trước một bức hình Đức Mẹ Maria. Sau đó, ngài đến thị trấn Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe. Tại Manresa, Inhaxio bắt đầu thay đổi lối sống và cảm nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và nỗi khổ đau.Lương tâm bị đánh động, từ đó ngài khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô. Có một lời cầu nguyện cho các hối nhân mà Inhaxiô rất tâm đắc: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa".
Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria, thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.
Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này, Linh Thao là con đường thiêng liêng đặc biệt và ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, đó là cuốn “Những Thao Luyện Tâm Linh”.
Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Roma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài, các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng, kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Paris.
Sau khi đi hành hương ở Đất Thánh về, Inhaxiô quyết định trở thành một linh mục. Việc này đòi hỏi ngài phải bắt đầu lại việc học hành. Inhaxiô đã cố gắng học tiếng La tinh và ghi tên vào học ở Đại học Paris.Trong lúc theo học ở Paris, ngài đã thu phục được một nhóm nhỏ sinh viên thành lập một hội đoàn trong đó có Phanxicô Xaviê và Pierre Fabre.
2. Sáng lập Dòng Tên
Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8-1534, bảy sinh viên Đại Học Paris cùng nhau đến nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre (Crypte du Martyrium de Montmartre) để tuyên khấn. Chân phước Phêrô Favre, linh mục duy nhất của nhóm, dâng lễ, một lễ dành riêng cho họ. Trước khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người lần lượt đọc lời khấn đã viết sẵn. Trong tinh thần này, bảy anh em đã ý thức được một tâm tình: Tất cả là những người Bạn của Chúa Kitô. Trong số bảy người đó, ngoài Thánh Inhaxiô ra còn có Thánh Phanxicô Xaviê. Khi viếng thăm nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre, chúng tôi đọc được một bảng bằng đồng viết bằng tiếng La tinh: “Societas Jesu Quae Sanctum Ignatium Loyolam Patrem agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est. – Dòng Tên sinh tại nơi đây. Cha: Thánh Inhaxiô, Mẹ: Paris”.
Sau thời gian sống ở Paris, Inhaxiô và nhóm bạn bảy người đã nuôi mộng sẽ đi Giêrusalem và dấn thân ở đó. Tuy nhiên, họ cũng có một ý tưởng thứ hai, là nếu điều kiện không cho phép họ đi Giêrusalem, thì tất cả sẽ xin tự nguyện tùng phục Đức Thánh Cha, và sẽ đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì để phục vụ Giáo Hội.
Khi từng người lần lượt đã đến Roma, họ nhận được sự chúc lành của Đức Thánh Cha, Ngài cũng cho phép họ đi Đất Thánh và Ngài còn cho phép tất cả được chịu chức Linh Mục.
Trong năm đó, năm 1537, vì điều kiện không cho phép, nên việc đi Giêrusalem phải hoãn lại, và với thời gian, Chúa đã muốn hướng đi khác cho những người trẻ này. Đặc biệt trong thời gian này Inhaxiô đã có được một thị kiến tại La Storta: “Một hôm khi còn cách xa Roma mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, Inhaxiô nhận thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng Chúa Cha đặt ông cùng Chúa Kitô, con của Ngài. Inhaxiô không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đặt mình cùng Chúa Con” (Hồi ký I-nhã số 96). Đó chính là một trong những kinh nghiệm giúp Inhaxiô và các anh em nhận ra được ơn gọi để trở nên những người kết thân với Chúa Kitô, trở nên những môn đệ của Ngài và cùng Ngài lên đường phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.
Trong thời gian này, các anh em tiếp tục sống tinh thần tông đồ, giúp các các linh hồn, và đưa mọi người về với Đức Kitô đúng theo tinh thần của Linh Thao. Đây cũng là một trong những trọng tâm sống của họ. Các anh em đều tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình trên đặc sủng Linh Thao. Họ cũng nhận định và suy nghĩ về tương lai của mình. Một trong những điều họ suy nghĩ là: “Nên đặt tên cho nhóm bạn mình là gì đây?”. Với tâm tình “là những người bạn trong Chúa Kitô”, tất cả đều đồng tâm chọn chính tên của Đấng đã làm cho mọi người yêu mến và ao ước phục vụ. Vì thế, họ đã chọn tên cho nhóm là: “Societatis Jesus – Cộng đoàn Giêsu hữu”.
Sau đó, vào Mùa Chay năm 1539 tại Roma, Inhaxiô và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới. Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn Dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Cộng đoàn Giêsu hữu”. Thánh Inhaxiô được bầu làm bề trên đầu tiên. Ở đây xin mở ngoặc để phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam lại kêu Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên?“ Vì khi Dòng Chúa Giêsu vào Việt Nam, thì trong bối cảnh xã hội thời đó, ai kêu tên của Ông Bà Cha Mẹ, đặc biệt tên của Chúa, thì rất phạm thượng, nên “Dòng Chúa Giêsu” đã được kêu là “Dòng Tên”, để không phạm húy, để mọi người dễ chấp nhận, và cũng dễ dàng cho anh em Giêsu Hữu thời đó trong việc truyền giáo.
Khi Dòng Tên được phê chuẩn và hình thành, Inhaxiô và các anh em đã quyết định một vài điều liên quan đến đời sống thiêng liêng và phục vụ. Cộng đoàn Dòng Tên sẽ không có giờ kinh phụng vụ chung, tu sĩ dòng không có áo dòng như các tu viện và dòng Tu thời đó, và Dòng Tên cũng không là một tu viện với một “chỗ gối đầu” êm ấm, được bao quanh bởi bốn bức tường kiên cố. Nhưng tại sao lại có những quyết định như thế? Đơn giản là các tu sĩ Dòng Tên cần phải sống ơn gọi tông đồ mà Thiên Chúa đã mời gọi. Vì thế, họ đã chọn lựa một số cách thức giúp họ dễ dàng thi hành sứ mạng tông đồ hơn. Vì thế, tu viện của Dòng Tên sẽ là phố phường và thế giới, nơi các tu sĩ Dòng Tên đặt chân tới để giúp các linh hồn và phục vụ anh chị em. Đó chính là tinh thần sống của Inhaxiô, một người lữ hành, và của những anh em Dòng Tên từ xưa cũng như hôm nay.
Từ đó trở đi, theo gương của Chúa Giêsu, các tu sĩ Dòng Tên đã đi đến từng phố phường, làng mạc…, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi, cùng chia sẻ và giúp đỡ từng tâm hồn nhận ra được tình yêu của Chúa, tin vào Tin Mừng của Ngài, và tập sống theo mẫu gương của Đức Kitô. Đặc biệt, ở đâu cần giúp đỡ hơn, ở đâu khó khăn hơn, ở đâu Tin Mừng Chúa cần “nở hoa” hơn thì các anh em Dòng Tên quyết tâm lên đường dấn thân nơi đó. Vì vậy mà Phanxicô Xaviê đã phải xa lánh nhóm bạn, đáp tàu đến một vùng đất xa xôi và lạ lẫm ở Ấn Độ và Nhật Bản, Mattheo Ricci và Adam Schall ở Trung Quốc, Alexandre de Rhode (cha Đắc Lộ) ở Việt Nam, và còn bao tu sĩ Dòng Tên khác đã đặt chân lên Nam Mỹ, Châu Phi.
Ngoài ra, môi trường phục vụ của dòng Tên ngày xưa, cũng như hiện nay với trên 20 ngàn tu sĩ tại 127 quốc gia, không giới hạn ở một chân trời nào cả. Không chỉ có chân trong triều đình nhà Vua thời xưa, mà còn ở những góc phố dơ bẩn tại Manila thời nay. Không chỉ ở tại những đại học danh tiếng như Georgetown University – Hoa Kỳ, mà còn tại những vùng hoang vu đất đỏ ở Việt Nam. Thực vậy, nơi nào Vinh Danh Thiên Chúa hơn, thì các tu sĩ Dòng Tên có mặt ở đó. (Lm Nguyễn Ngọc Thế, SJ).
3. Inhaxiô một vị thánh lớn của Giáo Hội
Trong khi các bạn đồng hành được Đức Giáo Hoàng sai đi truyền giáo thì Inhaxiô vẫn ở Roma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.
Trong thị kiến ở La Storta, Inhaxiô xin và đã được “Chúa Cha xin Đức Giêsu vác thập giá nhận Inhaxiô làm người phục vụ”, và Đức Giêsu vác thập giá đã nói với Inhaxiô: “Ta muốn con phục vụ chúng ta”.
Thánh Inhaxiô qua đời ngày 31-7-1556, hưởng thọ 90 tuổi. Đức Giáo Hoàng Phaolô V phong chân phước cho ngài vào ngày 27-7-1609. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XV phong thánh ngày 13-3-1622. Lễ kính Thánh Inhaxiô vào ngày 31-7 hằng năm.
Thánh Inhaxiô đích thực là một nhà thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo như Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên “ad majorem Dei gloriam” nghĩa là "để Thiên Chúa được vinh danh hơn". Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện. Vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.
Các linh mục Dòng Tên gồm những nhà bác học, thần học, giáo dục, khoa học cho đến những nhà truyền giáo danh tiếng và nhiều đấng tử đạo. Những thần học gia vĩ đại, con cái của Thánh Inhaxiô như: Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) và Henri de Lubac (1896-1991) của Pháp, Karl Rahner (1904-84) của Đức, Bernard Lonergan (1904-84) của Canađa và John Courtney Murray (1904-67) của Hoa Kỳ, Hans Urs von Balthasar (1905-88), người Thụy Sĩ…Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là Tu sĩ Dòng Tên.
Đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng số tu sĩ Dòng Tên là 17.637 tu sĩ, trong đó có 12.526 linh mục, 1.470 tu huynh, 2.896 học viên và 745 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 84 tỉnh dòng, 5 miền độc lập và 10 miền phụ thuộc. Các tu sĩ của Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xã hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người. Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xã hội, tâm lý gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…(x.dongten.net).
Khi dâng lễ ở Nhà nguyện “hoán cải”, tôi suy gẫm về ơn trở lại của thánh nhân. Nhờ đọc sách thiêng liêng mà Inhaxiô được biến đổi.Thiên Chúa đã dùng sách thiêng liêng như một khí cụ để hoán cải Inhaxiô. Việc đọc sách thiêng liêng đã tạo nên nhiều vị thánh. Nhờ việc đọc sách thiêng liêng, con người trau dồi tri thức về giáo lý Kitô Giáo, đồng thời tìm được những kiến thức cho cuộc thưa chuyện mỗi ngày với Thiên Chúa. Một cuốn sách thiêng liêng hay có thể được coi như một người bạn tốt.
Thời đại kỹ thuật số hôm nay, các phương tiện truyền thông hằng ngày luôn tấn công con người bằng những âm thanh và hình ảnh thế tục, nó muốn tách lìa từng người ra khỏi Thiên Chúa. Một quyển sách tốt có thể trở thành một người bạn tuyệt vời, một nhà tư vấn khôn ngoan. Một quyển sách tốt là một kho tàng tâm linh. Một vài phút suy niệm về một bài đọc thiêng liêng sẽ giúp chúng ta gần Chúa hơn.
Inhaxiô là một vị đại thánh cho Giáo Hội và một nhân cách lớn cho xã hội. Ngài là một thiên tài trong lịch sử loài người. Nơi ngài, ân sủng và tự nhiên hòa hợp cách mỹ mãn để biến đổi một hiệp sĩ đầy tham vọng thế tục thành một vị thánh lớn để bước theo Chúa Kitô xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa và phục vụ mọi người.Thật khó mà mô tả đầy đủ những đức tính phong phú và có phần đối nghịch của Inhaxiô: hăng hái nhưng biết kềm chế; dũng cảm, quyết tâm, nhưng đơn sơ, cẩn trọng; mạnh mẽ, cương nghị nhưng dịu dàng, yêu thương. Một con người của những khát vọng lớn lao. Cả những tham vọng, đam mê thế tục. Trước khi hoán cải, phục vụ vua chúa trần gian, tìm kiếm danh vọng cho bản thân. Sau khi hoán cải, cũng với khát vọng và hoài bão lớn lao cố hữu, nhưng được thanh luyện, để không còn tìm kiếm chính mình mà tìm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chân dung Thánh Gioan Maria Vianney
Trầm Thiên Thu
07:51 29/07/2015
Hồi thiếu niên, tôi được biết Thánh LM Gioan Maria Vianney qua các tập truyện Hạnh Các Thánh, và tôi đã rất “ấn tượng” với vị thánh “không giống ai” này. Việc Chúa làm quá kỳ lạ! Quả thật, “điều gì là không thể với loài người thì vẫn có thể đối với Thiên Chúa” (x. Mt 19:26). Ngài bị rủa là “con lừa”, nhưng “con lừa” Vianney đã làm nên trò trống đáng kể!
Có lẽ không người Công Giáo nào lại không nghe danh của Thánh Linh mục Gioan Baotixita Maria Vianney (Jean Baptiste Marie Vianney, John Baptist Mary Vianney – lễ nhớ vào ngày 4-8 hằng năm), gọi tắt là Gioan Vianney, và thường gọi là Curé d’Ars (cha sở xứ Ars). Tại sao? Vì ngài quá nổi tiếng, nổi tiếng cả về sự học dốt, cả về nhân đức khiêm nhường và lòng đạo đức thánh thiện.
Cha mẹ ngài là ông Matthêu Vianney và bà Maria Beluze, cả hai là người Pháp. Gia đình có 6 anh chị em, Thánh Gioan Vianney là con thứ tư. Gia đình Vianney nhân hậu, hay giúp người nghèo, và đã từng đón tiếp Thánh Bênêđictô Giuse Labre (bổn mạng những người đi bộ) khi thánh nhân đi qua xứ Dardilly trên đường tới Rôma.
Mẹ của Thánh Gioan Vianney là một phụ nữ rất sùng đạo, bà cho con trai biết đạo rất sớm. Thánh Gioan Vianney nói: “Tôi mắc nợ mẹ tôi, các nhân đức của mẹ tôi dễ dàng đi vào lòng con cái, và con cái sẵn sàng làm những gì được nhìn thấy”. Ngài có bản chất tốt, với đôi mắt xanh và tóc nâu. Về sau, ngài nói: “Khi tôi còn nhỏ, tôi không biết điều xấu. Tôi quen như thế nơi tòa cáo giải, từ miệng của các hối nhân”.
Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn xuyên suốt mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể có. Ngài khao khát làm linh mục nhưng lại không đủ điều kiện vào chủng viện, vì sức học quá yếu kém nên ngài đã phải cố gắng hết sức để có thể vượt qua chính mình.
Thời đó, La ngữ là ngôn ngữ chính của Giáo Hội, vì thế mà chủng viện được gọi là Trường La-tinh. Nhưng ngài không học nổi La ngữ nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài vẫn cháy bỏng khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục. Thánh Ý Chúa thật kỳ diệu!
Ngài muốn dâng hiến vì vinh danh Thiên Chúa và cứu các linh hồn. Ngài quyết tâm phải thánh thiện từ nhỏ, và điều đó đã hoàn tất nơi ngài. Mọi lời ngài nói ra đều được nói bằng tâm tình sùng kính và yêu mến Chúa. Thành công của ngài khó ai có thể bắt chước. Ảnh hưởng của ngài không thể bỏ qua, và kết quả không thể tranh luận.
Lúc 20 tuổi, ngài rất khó khăn để học làm linh mục. Sau nhiều gian truân lắm, thầy Gioan Vianney mới được chấp nhận trở thành linh mục. Thầy Mathias Loras, có thể là người thông minh nhất của ngài trong chủng viện, được phân công giúp ngài học, và cũng rất nóng tính. Một hôm, hết chịu nổi khả năng của Gioan Vianney, Mathias Loras (12 tuổi) đã bạt tai Gioan Vianney trước mặt các chủng sinh khác. Mathias Loras thấy nóng mặt, nhưng cậu vẫn quỳ xuống trước mặt Gioan Vianney để xin lỗi. Mathias Loras có một trái tim vàng. Gioan Vianney cảm thấy buồn và bật khóc, rồi ôm lấy Mathias Loras đang quỳ dưới chân mình. Việc này bắt đầu một tình bạn khăng khít. Mathias Loras về sau làm nhà truyền giáo tại Hoa Kỳ, rồi làm giám mục giáo phận Dubuque, nhưng không bao giờ quên kỷ niệm xưa.
Một ngày kia, một giáo sư thần học thừa lệnh giám mục đến khảo sát Gioan Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục hay không. Tuy đã cố hết sức học hành, nhưng thầy Gioan Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy. Bực mình và nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Gioan Vianney, anh dốt đặc như con lừa! Với một con lừa như anh, Giáo Hội hy vọng làm nên trò trống gì chứ?”. Nếu ở Việt Nam, chắc hẳn Gioan Vianney bị rủa là “dốt đặc cán mai” hoặc “đầu bã đậu”.
Tuy nhiên, Gioan Vianney vẫn khiêm tốn và bình tĩnh trả lời: “Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3.000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?”. Quá tuyệt vời! Tuy học lực kém cỏi, chẳng bằng ai, nhưng ngài lại có cách trả lời rất thông minh. Đúng là Chúa Thánh Thần tác động nơi ngài!
Và rồi “con lừa” Gioan Vianney đã làm nên trò trống là làm rạng danh Thiên Chúa và mưu ích cho Giáo Hội rất nhiều. Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài đã lập Nhà La Providence (Chúa Quan Phòng), một nhà dành cho các cô gái “sa cơ, lỡ vận”. Ngài tin rằng Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi Nhà Chúa Quan Phòng là nhà của mình.
Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. Tài mọn, trí hèn, học kém, nhưng ngài vẫn được “đặc cách” thụ phong linh mục vào năm 1815, lúc ngài 29 tuổi. Sau 3 năm ở xứ Ecully, ngài được bổ nhiệm về xứ Ars – một giáo xứ nhỏ và “hoang vu” tại Pháp quốc. Khi vừa đặt chân đến xứ Ars, ngài đã quỳ xuống hôn mảnh đất này. Hành động đặc biệt này đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II noi gương mỗi khi ngài đến nơi nào đó.
Trong thời gian quản nhiệm xứ Ars, một xứ nhỏ nhưng “rắc rối” đủ chuyện, ngài gặp nhiều giáo dân sống lạnh nhạt và sống khá “thoải mái”. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít vào ban đêm, vì có một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.
Lm Gioan Vianney cố gắng đạt được điều mà nhiều linh mục ước muốn, nhưng đó là điều khó. Không thể làm trong một sớm một chiều, mà phải kiên nhẫn thay đổi từng chút. Ngài nhận định: “Nếu một linh mục không muốn mất linh hồn, thì ngay khi giáo xứ gặp rắc rối, linh mục đó phải vượt qua mọi toan tính của con người, không sợ bị khinh thường và bị thù ghét. Linh mục đó không cần phải biện hộ, dù bị sát hại. Mục tử muốn làm sứ vụ thì luôn phải cầm gươm trong tay. Chính Thánh Phaolô đã nói với giáo đoàn Corintô: Phần tôi, tôi rất vui lòng tiêu phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì linh hồn anh em. Phải chăng vì yêu mến anh em nhiều hơn mà tôi được yêu mến ít hơn?”. (*)
Trong các bài giảng đầu tiên, Thánh Gioan Vianney đã phản đối các thói hư tật xấu của dân xứ Ars: Báng bổ, nguyền rủa, không coi trọng ngày Chúa Nhật, chỉ ưa tụ tập ăn nhậu và múa hát ở các quán xá, hát những bài ca trơ trẽn và ăn nói tục tĩu. Ngài nói: “Quán xá là cửa hàng của ma quỷ, là trường học của hỏa ngục, là thị trường buôn bán các linh hồn, là nơi làm tan vỡ các gia đình, là nơi làm cho sức khỏe bị hao mòn, là nơi xảy ra các cuộc cãi vã và giết người”.
Thánh Gioan Vianney không bao giờ nghĩ xứ Ars sẽ thay đổi cho đến khi có 200 người sống theo Mười Điều Răn của Chúa, Sáu Điều Răn của Giáo Hội và hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc sống. Điều này có đòi hỏi quá nhiều để đổi lấy Nước Trời? Chúa Giêsu nói: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16:26; Mc 8:34; Lc 9:22). Nếu chúng ta hỏi họ làm gì trong ngày Chúa Nhật, có thể họ sẽ trả lời: “Tôi bán linh hồn cho ma quỷ và đóng đinh Chúa Giêsu... Tôi đã được tiền định xuống hỏa ngục...”. Đó có thể là lời được nói ra hoặc chỉ được nói thầm trong lòng!
Thánh Gioan Vianney phải mất 10 năm mới có thể thay đổi dân xứ Ars. Không còn làm việc ngày Chúa Nhật, nhà thờ càng ngày càng đông người, không còn say xỉn. Cuối cùng, các quán rượu đóng cửa vì không có khách, và các cuộc cãi vã trong gia đình cũng hết. Lòng chân thật trở nên tính cách chung. Thánh Gioan Vianney viết: “Xứ Ars không còn là xứ Ars xưa nữa”, vì cả xứ đã thay đổi tận gốc rễ. Cả xứ Ars trở nên một cộng đoàn đạo hạnh. Ngài vui mừng dạy giáo lý cho trẻ em và dạy chúng làm bổn phận.
Thánh Gioan Vianney thánh hóa mình trong công việc và luôn sống trong thế giới siêu nhiên, nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của một con người và một linh mục. Ngài nói: “Thật tốt đẹp biết bao khi làm mọi việc đều kết hiệp với Thiên Chúa nhân lành! Hồn tôi ơi, hãy can đảm! Nếu ngươi làm việc với Thiên Chúa, ngươi sẽ thực sự làm việc, và Ngài sẽ chúc lành cho công việc. Ngươi sẽ bước đi và Ngài sẽ chúc lành cho những bước chân. Mọi thứ đều được ghi công. Hãy dâng mọi đau khổ nhỏ lên cho Chúa. Tốt đẹp biết bao nếu biết dâng mình, dâng ngày, dâng mọi sự cho Chúa!”.
Trong thư an ủi người anh em họ là Lm Chalovet, Thánh Gioan Vianney viết: “Tôi vội viết những dòng này để nói anh đừng bỏ đi, dù có những thử thách mà Chúa muốn anh chịu đựng. Hãy can đảm! Nước Trời đủ để làm phần thưởng cho anh. Hãy nhớ rằng ma quỷ trong thế giới này muốn giành lấy các Kitô hữu tốt lành. Anh đang trong hành trình tử đạo. Nhưng phúc thay nếu anh là người tử đạo vì bác ái! Đừng để mất triều thiên vinh hiển đó. Chính Chúa Giêsu đã nói: ‘Phúc cho ai chịu bách hại vì Ta’. Xin chào tạm biệt. Hãy kiên trì và chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Nước Trời... Hãy can đảm lên, hỡi người anh em! Chúng ta sẽ sớm thấy Thiên đàng vinh quang. Sẽ không còn thập giá cho chúng ta! Thật là thiên phúc! Chúa Giêsu đã yêu chúng ta quá nhiều và Ngài sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc!”.
Từ nhỏ, Thánh Gioan Vianney đã yêu mến Đức Mẹ. Khi là linh mục, ngài luôn cố gắng truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ. Các gia đình trong xứ Ars đều có tượng Đức Mẹ trước nhà, và trong nhà nào cũng có ảnh Đức Mẹ với chữ ký “M. le Curé” (Cha sở Maria, tức là Lm Gioan Maria Vianney). Năm 1814, ngài cho dựng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm tại nhà thờ xứ. Tám năm trước đó, ngày 1-5-1836, ngài đã dâng xứ Ars cho Đức Mẹ Vô Nhiễm. Những ngày lễ Đức Mẹ, giáo dân rước lễ rất đông, và nhà thờ không bao giờ vắng người. Chiều các ngày lễ Đức Mẹ, không ai muốn bỏ lỡ các bài giảng của ngài về Đức Mẹ. Người nghe rất phấn khởi khi nghe ngài nói về sự thánh thiện, sức mạnh và tình yêu của Đức Mẹ.
Giáo dân xứ Ars nói với nhau: “Cha xứ của chúng tôi luôn làm những điều ngài nói và thực hiện những điều ngài giảng. Không bao giờ thấy ngài nghỉ ngơi thoải mái”. Ngài ăn chay nghiêm ngặt, đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ngài ngủ ít, mà chỉ nằm trên chiếc chiếu giản dị, và việc ăn uống của ngài cũng rất sơ sài, có khi chỉ là mấy củ khoai. Thánh Gioan Vianney đọc sách nhiều, và thường đọc hạnh các thánh. Ngài ấn tượng với cách sống thánh thiện của các thánh, ngài muốn chính ngài và người khác cũng noi theo những tấm gương đạo đức đó. Cách sống của ngài khiến chúng ta phải thẳng thắn tự xét mình rất nhiều! Đúng là “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.
Ngài nói: “Nếu chúng ta không là thánh bây giờ, thật bất hạnh cho chúng ta, vì thế mà chúng ta phải nên thánh ngay bây giờ. Trong lòng chúng ta không có tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm thánh”.
Từ năm 1827, bắt đầu có nhiều người đổ về xứ Ars. Khách hành hương đến từ Pháp, Bỉ, Anh và từ Mỹ châu. Động lực chính của khách hành hương là muốn xưng tội với vị thánh sống và nghe lời khuyên của cha sở thánh thiện của xứ Ars. Tất cả là hồng ân Chúa, việc Chúa làm, chứ ngài không bao giờ xía vào chuyện riêng của người khác. Ngài hoàn toàn không tò mò, thọc mạch, hoặc chỉ trích giáo dân. Cũng như Thánh Giám mục Phanxicô Salê, ngài có biệt tài “thấy những cái mà người khác không thấy”. Khi giải tội, ngài thực sự thương yêu các hối nhân, đến nỗi ngài thường khóc ngay tòa giải tội. Người ta hỏi sao ngài khóc thì ngài trả lời: “Tôi khóc vì bạn không khóc”.
Người ta nói rằng “phép lạ vĩ đại của cha sở xứ Ars là tòa cáo giải”, vì ngài giải tội suốt ngày suốt đêm. Cũng có người nói rằng “phép lạ vĩ đại nhất của cha sở xứ Ars là hoán cải tội nhân”. Một hôm, có người tới xưng tội, người này chỉ đến nhà thờ vào ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh. Thánh Gioan Vianney hỏi: “Ông xưng tội bao lâu rồi?”. Người này trả lời: “Bốn mươi năm rồi”. Ngài ngạc nhiên: “Bốn mươi năm thật sao?”. Người này nói: “Dạ, đúng là bốn mươi năm”. Và rồi người đàn ông này đã trở lại và chết tốt lành.
Ngày nay, mỗi năm có hơn 500.000 lượt người đến thăm giáo xứ nhỏ bé Ars để kính viếng thi-hài-không-hư-nát của một Đại thánh nhân của Giáo Hội Công Giáo. Cuộc đời Thánh Gioan Vianney là câu chuyện dài về sự thánh thiện và đức khiêm nhường, ngài có trí thông minh kém cỏi nhưng rất thông minh về Thiên Chúa. Ngài chỉ thành công khi trở thành linh mục, ngài đã hoán cải cuộc đời rất nhiều tội nhân và ảnh hưởng mọi lớp người.
Suốt đời linh mục, ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn mọi tội nhân được giải hòa với Thiên Chúa. Từ năm 1827, Lm Gioan Vianney trở nên nổi như cồn khắp thế giới, người từ khắp nơi bắt đầu tuôn đến xứ Ars để được gặp “thánh sống” và xin ngài linh hướng. Năm 1855, số khách hành hương lên tới 20.000 lượt người mỗi năm. Do đó, có những ngày ngài giải tội 11 giờ hoặc 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có rất ít thời gian để ngủ vì ngài thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.
Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”. Ăn ít và ngủ ít, khuôn mặt ngài rất khắc khổ, má hóp, da nhăn, tóc hóa “bạch kim” vì hết mình làm công việc mục vụ đến nỗi quên cả chăm sóc bản thân và hành xác theo quan niệm ngày xưa. Ngài rất sùng kính Đức Mẹ và Thánh Philomena – Trinh nữ Tử đạo, vì chính ngài đã cầu xin Thánh nữ chữa khỏi bệnh cho ngài.
Thánh Gioan Vianney sinh sinh ngày 8-5-1786 tại TP Dardilly (Pháp quốc). Ngày 4-8-1859, Lm Gioan Vianney trút hơi thở cuối cùng để về với Chúa tại xứ Ars (Pháp quốc), làm cha sở xứ Ars được 41 năm. Ngài được ĐGH Piô X tôn phong chân phước, và được ĐGH Piô XI tôn phong hiển thánh năm 1925. Ngài còn được tôn phong là bổn mạng các linh mục, thế nhưng có những linh mục vẫn chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ hiệu quả của Thiên Chúa!
Cuộc đời Thánh Gioan Maria Vianney là mục tử đích thực, vì ngài đã thực sự hoàn tất theo Thánh Ý Chúa, đúng như lời Thầy Chí Thánh Giêsu đã xác định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).
Trong phòng áo lễ của tu viện, Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta treo tấm bảng ghi: “Xin linh mục của Chúa dâng lễ này như Thánh lễ mở tay, như Thánh lễ sau cùng, như Thánh lễ chỉ dâng duy nhất một lần trong đời mà thôi”. Một nữ tu mà có ý tưởng sâu sắc, đầy chất thần học, và ý hướng thánh thiện quá, vì cử hành thánh lễ là cử hành bí tích, nhiệm vụ rất quan trọng!
Có quy-trình-trao-đổi thế này: Nếu linh mục là vị Thánh, giáo dân sẽ thánh thiện; nếu linh mục thánh thiện, giáo dân sẽ tốt lành; nếu linh mục tốt lành, giáo dân sẽ tử tế; nếu linh mục tử tế, giáo dân sẽ vô tín ngưỡng. Thánh Gioan Vianney đã và đang nhắc nhở chúng ta nhiều điều lắm! Hãy tự đấm ngực chứ đừng vỗ ngực, tự nhận lỗi mình chứ đừng biện hộ bằng những cái NẾU, VÌ, BỞI, TẠI, GIÁ MÀ,...
Lúc sinh thời, Thánh Giáo hoàng Piô X (1835-1914) đã xác định: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, tôi sẽ chết nghèo hèn”. Ngài đã tỏ ra lúng túng vì một số nghi thức long trọng dành cho ngài trong lễ đăng quang giáo hoàng. Ngài nói trong nước mắt: “Nhìn kìa! Người ta cho tôi mặc đẹp biết bao!”. Rồi ngài nói thêm: “Phải chấp nhận như thế là việc đền tội. Họ dẫn tôi đi với lính tráng vây quanh như Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt trong vườn Gếtsimani vậy”. Hay quá! Tuyệt quá! Nhân đức quá!
Hình ảnh vị Giáo hoàng Phanxicô đang cho chúng ta thấy rõ nét chân dung Đức Kitô: Nghèo khó, khiêm nhường, giản dị, hòa nhã, tươi cười,… nhưng vẫn cương trực, thẳng thắn và dứt khoát.
Ngày 9-7-2013, trong khu vườn Vương Cung Thánh Đường Buenos Aires, nơi trước đây ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã cai quản trước khi trở thành vị Giáo hoàng của Mỹ Châu Latin đầu tiên trên thế giới, bỗng dưng xuất hiện bức tượng chân dung ĐGH Phanxicô. Bức tượng chân dung này do nghệ sĩ Fernando Pugliese thiết kế, và họ cũng chỉ muốn tỏ lòng quý mến ngài thôi. Nhưng khi hay tin như vậy, ngài đã gọi điện thoại cho những người hữu trách phải gỡ bỏ ngay lập tức bức tượng tạc ngài ra khỏi khu vườn đó. Độc đáo lắm!
Và rồi ngày 22-7-2013, khi đáp trực thăng tới Rio de Janeiro để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, ĐGH Phanxicô đã đích thân xách cặp chứ không để cho ai xách dùm. Ngài muốn đến gần các bạn trẻ nhưng không ai cho ngài tới vì lý do an ninh, ngài bảo: “Tôi như bị nhốt trong lồng vậy”. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều mà chấn chỉnh cách sống và lề thói làm việc. Vì chúng ta còn rất quan liêu, mỗi cấp mỗi “định dạng” và “mặc định” khác nhau. Hãy “sờ gáy” mình trước, đừng vội trách ai!
Lạy Thánh Gioan Vianney, xin cho chúng con biết noi gương thánh thiện của ngài, và xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con để chúng con có thể mau mắn hoán cải và sống theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).
Cha mẹ ngài là ông Matthêu Vianney và bà Maria Beluze, cả hai là người Pháp. Gia đình có 6 anh chị em, Thánh Gioan Vianney là con thứ tư. Gia đình Vianney nhân hậu, hay giúp người nghèo, và đã từng đón tiếp Thánh Bênêđictô Giuse Labre (bổn mạng những người đi bộ) khi thánh nhân đi qua xứ Dardilly trên đường tới Rôma.
Mẹ của Thánh Gioan Vianney là một phụ nữ rất sùng đạo, bà cho con trai biết đạo rất sớm. Thánh Gioan Vianney nói: “Tôi mắc nợ mẹ tôi, các nhân đức của mẹ tôi dễ dàng đi vào lòng con cái, và con cái sẵn sàng làm những gì được nhìn thấy”. Ngài có bản chất tốt, với đôi mắt xanh và tóc nâu. Về sau, ngài nói: “Khi tôi còn nhỏ, tôi không biết điều xấu. Tôi quen như thế nơi tòa cáo giải, từ miệng của các hối nhân”.
Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn xuyên suốt mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể có. Ngài khao khát làm linh mục nhưng lại không đủ điều kiện vào chủng viện, vì sức học quá yếu kém nên ngài đã phải cố gắng hết sức để có thể vượt qua chính mình.
Thời đó, La ngữ là ngôn ngữ chính của Giáo Hội, vì thế mà chủng viện được gọi là Trường La-tinh. Nhưng ngài không học nổi La ngữ nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài vẫn cháy bỏng khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục. Thánh Ý Chúa thật kỳ diệu!
Ngài muốn dâng hiến vì vinh danh Thiên Chúa và cứu các linh hồn. Ngài quyết tâm phải thánh thiện từ nhỏ, và điều đó đã hoàn tất nơi ngài. Mọi lời ngài nói ra đều được nói bằng tâm tình sùng kính và yêu mến Chúa. Thành công của ngài khó ai có thể bắt chước. Ảnh hưởng của ngài không thể bỏ qua, và kết quả không thể tranh luận.
Lúc 20 tuổi, ngài rất khó khăn để học làm linh mục. Sau nhiều gian truân lắm, thầy Gioan Vianney mới được chấp nhận trở thành linh mục. Thầy Mathias Loras, có thể là người thông minh nhất của ngài trong chủng viện, được phân công giúp ngài học, và cũng rất nóng tính. Một hôm, hết chịu nổi khả năng của Gioan Vianney, Mathias Loras (12 tuổi) đã bạt tai Gioan Vianney trước mặt các chủng sinh khác. Mathias Loras thấy nóng mặt, nhưng cậu vẫn quỳ xuống trước mặt Gioan Vianney để xin lỗi. Mathias Loras có một trái tim vàng. Gioan Vianney cảm thấy buồn và bật khóc, rồi ôm lấy Mathias Loras đang quỳ dưới chân mình. Việc này bắt đầu một tình bạn khăng khít. Mathias Loras về sau làm nhà truyền giáo tại Hoa Kỳ, rồi làm giám mục giáo phận Dubuque, nhưng không bao giờ quên kỷ niệm xưa.
Một ngày kia, một giáo sư thần học thừa lệnh giám mục đến khảo sát Gioan Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục hay không. Tuy đã cố hết sức học hành, nhưng thầy Gioan Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy. Bực mình và nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Gioan Vianney, anh dốt đặc như con lừa! Với một con lừa như anh, Giáo Hội hy vọng làm nên trò trống gì chứ?”. Nếu ở Việt Nam, chắc hẳn Gioan Vianney bị rủa là “dốt đặc cán mai” hoặc “đầu bã đậu”.
Tuy nhiên, Gioan Vianney vẫn khiêm tốn và bình tĩnh trả lời: “Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3.000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?”. Quá tuyệt vời! Tuy học lực kém cỏi, chẳng bằng ai, nhưng ngài lại có cách trả lời rất thông minh. Đúng là Chúa Thánh Thần tác động nơi ngài!
Và rồi “con lừa” Gioan Vianney đã làm nên trò trống là làm rạng danh Thiên Chúa và mưu ích cho Giáo Hội rất nhiều. Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài đã lập Nhà La Providence (Chúa Quan Phòng), một nhà dành cho các cô gái “sa cơ, lỡ vận”. Ngài tin rằng Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi Nhà Chúa Quan Phòng là nhà của mình.
Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. Tài mọn, trí hèn, học kém, nhưng ngài vẫn được “đặc cách” thụ phong linh mục vào năm 1815, lúc ngài 29 tuổi. Sau 3 năm ở xứ Ecully, ngài được bổ nhiệm về xứ Ars – một giáo xứ nhỏ và “hoang vu” tại Pháp quốc. Khi vừa đặt chân đến xứ Ars, ngài đã quỳ xuống hôn mảnh đất này. Hành động đặc biệt này đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II noi gương mỗi khi ngài đến nơi nào đó.
Trong thời gian quản nhiệm xứ Ars, một xứ nhỏ nhưng “rắc rối” đủ chuyện, ngài gặp nhiều giáo dân sống lạnh nhạt và sống khá “thoải mái”. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít vào ban đêm, vì có một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.
Lm Gioan Vianney cố gắng đạt được điều mà nhiều linh mục ước muốn, nhưng đó là điều khó. Không thể làm trong một sớm một chiều, mà phải kiên nhẫn thay đổi từng chút. Ngài nhận định: “Nếu một linh mục không muốn mất linh hồn, thì ngay khi giáo xứ gặp rắc rối, linh mục đó phải vượt qua mọi toan tính của con người, không sợ bị khinh thường và bị thù ghét. Linh mục đó không cần phải biện hộ, dù bị sát hại. Mục tử muốn làm sứ vụ thì luôn phải cầm gươm trong tay. Chính Thánh Phaolô đã nói với giáo đoàn Corintô: Phần tôi, tôi rất vui lòng tiêu phí tiền của, và tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì linh hồn anh em. Phải chăng vì yêu mến anh em nhiều hơn mà tôi được yêu mến ít hơn?”. (*)
Trong các bài giảng đầu tiên, Thánh Gioan Vianney đã phản đối các thói hư tật xấu của dân xứ Ars: Báng bổ, nguyền rủa, không coi trọng ngày Chúa Nhật, chỉ ưa tụ tập ăn nhậu và múa hát ở các quán xá, hát những bài ca trơ trẽn và ăn nói tục tĩu. Ngài nói: “Quán xá là cửa hàng của ma quỷ, là trường học của hỏa ngục, là thị trường buôn bán các linh hồn, là nơi làm tan vỡ các gia đình, là nơi làm cho sức khỏe bị hao mòn, là nơi xảy ra các cuộc cãi vã và giết người”.
Thánh Gioan Vianney không bao giờ nghĩ xứ Ars sẽ thay đổi cho đến khi có 200 người sống theo Mười Điều Răn của Chúa, Sáu Điều Răn của Giáo Hội và hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc sống. Điều này có đòi hỏi quá nhiều để đổi lấy Nước Trời? Chúa Giêsu nói: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16:26; Mc 8:34; Lc 9:22). Nếu chúng ta hỏi họ làm gì trong ngày Chúa Nhật, có thể họ sẽ trả lời: “Tôi bán linh hồn cho ma quỷ và đóng đinh Chúa Giêsu... Tôi đã được tiền định xuống hỏa ngục...”. Đó có thể là lời được nói ra hoặc chỉ được nói thầm trong lòng!
Thánh Gioan Vianney phải mất 10 năm mới có thể thay đổi dân xứ Ars. Không còn làm việc ngày Chúa Nhật, nhà thờ càng ngày càng đông người, không còn say xỉn. Cuối cùng, các quán rượu đóng cửa vì không có khách, và các cuộc cãi vã trong gia đình cũng hết. Lòng chân thật trở nên tính cách chung. Thánh Gioan Vianney viết: “Xứ Ars không còn là xứ Ars xưa nữa”, vì cả xứ đã thay đổi tận gốc rễ. Cả xứ Ars trở nên một cộng đoàn đạo hạnh. Ngài vui mừng dạy giáo lý cho trẻ em và dạy chúng làm bổn phận.
Thánh Gioan Vianney thánh hóa mình trong công việc và luôn sống trong thế giới siêu nhiên, nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ của một con người và một linh mục. Ngài nói: “Thật tốt đẹp biết bao khi làm mọi việc đều kết hiệp với Thiên Chúa nhân lành! Hồn tôi ơi, hãy can đảm! Nếu ngươi làm việc với Thiên Chúa, ngươi sẽ thực sự làm việc, và Ngài sẽ chúc lành cho công việc. Ngươi sẽ bước đi và Ngài sẽ chúc lành cho những bước chân. Mọi thứ đều được ghi công. Hãy dâng mọi đau khổ nhỏ lên cho Chúa. Tốt đẹp biết bao nếu biết dâng mình, dâng ngày, dâng mọi sự cho Chúa!”.
Trong thư an ủi người anh em họ là Lm Chalovet, Thánh Gioan Vianney viết: “Tôi vội viết những dòng này để nói anh đừng bỏ đi, dù có những thử thách mà Chúa muốn anh chịu đựng. Hãy can đảm! Nước Trời đủ để làm phần thưởng cho anh. Hãy nhớ rằng ma quỷ trong thế giới này muốn giành lấy các Kitô hữu tốt lành. Anh đang trong hành trình tử đạo. Nhưng phúc thay nếu anh là người tử đạo vì bác ái! Đừng để mất triều thiên vinh hiển đó. Chính Chúa Giêsu đã nói: ‘Phúc cho ai chịu bách hại vì Ta’. Xin chào tạm biệt. Hãy kiên trì và chúng ta sẽ gặp lại nhau trên Nước Trời... Hãy can đảm lên, hỡi người anh em! Chúng ta sẽ sớm thấy Thiên đàng vinh quang. Sẽ không còn thập giá cho chúng ta! Thật là thiên phúc! Chúa Giêsu đã yêu chúng ta quá nhiều và Ngài sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc!”.
Từ nhỏ, Thánh Gioan Vianney đã yêu mến Đức Mẹ. Khi là linh mục, ngài luôn cố gắng truyền bá lòng sùng kính Đức Mẹ. Các gia đình trong xứ Ars đều có tượng Đức Mẹ trước nhà, và trong nhà nào cũng có ảnh Đức Mẹ với chữ ký “M. le Curé” (Cha sở Maria, tức là Lm Gioan Maria Vianney). Năm 1814, ngài cho dựng tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm tại nhà thờ xứ. Tám năm trước đó, ngày 1-5-1836, ngài đã dâng xứ Ars cho Đức Mẹ Vô Nhiễm. Những ngày lễ Đức Mẹ, giáo dân rước lễ rất đông, và nhà thờ không bao giờ vắng người. Chiều các ngày lễ Đức Mẹ, không ai muốn bỏ lỡ các bài giảng của ngài về Đức Mẹ. Người nghe rất phấn khởi khi nghe ngài nói về sự thánh thiện, sức mạnh và tình yêu của Đức Mẹ.
Giáo dân xứ Ars nói với nhau: “Cha xứ của chúng tôi luôn làm những điều ngài nói và thực hiện những điều ngài giảng. Không bao giờ thấy ngài nghỉ ngơi thoải mái”. Ngài ăn chay nghiêm ngặt, đến nỗi chỉ còn da bọc xương. Ngài ngủ ít, mà chỉ nằm trên chiếc chiếu giản dị, và việc ăn uống của ngài cũng rất sơ sài, có khi chỉ là mấy củ khoai. Thánh Gioan Vianney đọc sách nhiều, và thường đọc hạnh các thánh. Ngài ấn tượng với cách sống thánh thiện của các thánh, ngài muốn chính ngài và người khác cũng noi theo những tấm gương đạo đức đó. Cách sống của ngài khiến chúng ta phải thẳng thắn tự xét mình rất nhiều! Đúng là “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”.
Ngài nói: “Nếu chúng ta không là thánh bây giờ, thật bất hạnh cho chúng ta, vì thế mà chúng ta phải nên thánh ngay bây giờ. Trong lòng chúng ta không có tình yêu thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm thánh”.
Từ năm 1827, bắt đầu có nhiều người đổ về xứ Ars. Khách hành hương đến từ Pháp, Bỉ, Anh và từ Mỹ châu. Động lực chính của khách hành hương là muốn xưng tội với vị thánh sống và nghe lời khuyên của cha sở thánh thiện của xứ Ars. Tất cả là hồng ân Chúa, việc Chúa làm, chứ ngài không bao giờ xía vào chuyện riêng của người khác. Ngài hoàn toàn không tò mò, thọc mạch, hoặc chỉ trích giáo dân. Cũng như Thánh Giám mục Phanxicô Salê, ngài có biệt tài “thấy những cái mà người khác không thấy”. Khi giải tội, ngài thực sự thương yêu các hối nhân, đến nỗi ngài thường khóc ngay tòa giải tội. Người ta hỏi sao ngài khóc thì ngài trả lời: “Tôi khóc vì bạn không khóc”.
Người ta nói rằng “phép lạ vĩ đại của cha sở xứ Ars là tòa cáo giải”, vì ngài giải tội suốt ngày suốt đêm. Cũng có người nói rằng “phép lạ vĩ đại nhất của cha sở xứ Ars là hoán cải tội nhân”. Một hôm, có người tới xưng tội, người này chỉ đến nhà thờ vào ngày lễ Giáng sinh và Phục sinh. Thánh Gioan Vianney hỏi: “Ông xưng tội bao lâu rồi?”. Người này trả lời: “Bốn mươi năm rồi”. Ngài ngạc nhiên: “Bốn mươi năm thật sao?”. Người này nói: “Dạ, đúng là bốn mươi năm”. Và rồi người đàn ông này đã trở lại và chết tốt lành.
Ngày nay, mỗi năm có hơn 500.000 lượt người đến thăm giáo xứ nhỏ bé Ars để kính viếng thi-hài-không-hư-nát của một Đại thánh nhân của Giáo Hội Công Giáo. Cuộc đời Thánh Gioan Vianney là câu chuyện dài về sự thánh thiện và đức khiêm nhường, ngài có trí thông minh kém cỏi nhưng rất thông minh về Thiên Chúa. Ngài chỉ thành công khi trở thành linh mục, ngài đã hoán cải cuộc đời rất nhiều tội nhân và ảnh hưởng mọi lớp người.
Suốt đời linh mục, ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn mọi tội nhân được giải hòa với Thiên Chúa. Từ năm 1827, Lm Gioan Vianney trở nên nổi như cồn khắp thế giới, người từ khắp nơi bắt đầu tuôn đến xứ Ars để được gặp “thánh sống” và xin ngài linh hướng. Năm 1855, số khách hành hương lên tới 20.000 lượt người mỗi năm. Do đó, có những ngày ngài giải tội 11 giờ hoặc 12 giờ vào mùa Đông, và thậm chí là 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có rất ít thời gian để ngủ vì ngài thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.
Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”. Ăn ít và ngủ ít, khuôn mặt ngài rất khắc khổ, má hóp, da nhăn, tóc hóa “bạch kim” vì hết mình làm công việc mục vụ đến nỗi quên cả chăm sóc bản thân và hành xác theo quan niệm ngày xưa. Ngài rất sùng kính Đức Mẹ và Thánh Philomena – Trinh nữ Tử đạo, vì chính ngài đã cầu xin Thánh nữ chữa khỏi bệnh cho ngài.
Thánh Gioan Vianney sinh sinh ngày 8-5-1786 tại TP Dardilly (Pháp quốc). Ngày 4-8-1859, Lm Gioan Vianney trút hơi thở cuối cùng để về với Chúa tại xứ Ars (Pháp quốc), làm cha sở xứ Ars được 41 năm. Ngài được ĐGH Piô X tôn phong chân phước, và được ĐGH Piô XI tôn phong hiển thánh năm 1925. Ngài còn được tôn phong là bổn mạng các linh mục, thế nhưng có những linh mục vẫn chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ hiệu quả của Thiên Chúa!
Cuộc đời Thánh Gioan Maria Vianney là mục tử đích thực, vì ngài đã thực sự hoàn tất theo Thánh Ý Chúa, đúng như lời Thầy Chí Thánh Giêsu đã xác định: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).
Trong phòng áo lễ của tu viện, Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta treo tấm bảng ghi: “Xin linh mục của Chúa dâng lễ này như Thánh lễ mở tay, như Thánh lễ sau cùng, như Thánh lễ chỉ dâng duy nhất một lần trong đời mà thôi”. Một nữ tu mà có ý tưởng sâu sắc, đầy chất thần học, và ý hướng thánh thiện quá, vì cử hành thánh lễ là cử hành bí tích, nhiệm vụ rất quan trọng!
Có quy-trình-trao-đổi thế này: Nếu linh mục là vị Thánh, giáo dân sẽ thánh thiện; nếu linh mục thánh thiện, giáo dân sẽ tốt lành; nếu linh mục tốt lành, giáo dân sẽ tử tế; nếu linh mục tử tế, giáo dân sẽ vô tín ngưỡng. Thánh Gioan Vianney đã và đang nhắc nhở chúng ta nhiều điều lắm! Hãy tự đấm ngực chứ đừng vỗ ngực, tự nhận lỗi mình chứ đừng biện hộ bằng những cái NẾU, VÌ, BỞI, TẠI, GIÁ MÀ,...
Lúc sinh thời, Thánh Giáo hoàng Piô X (1835-1914) đã xác định: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, tôi sẽ chết nghèo hèn”. Ngài đã tỏ ra lúng túng vì một số nghi thức long trọng dành cho ngài trong lễ đăng quang giáo hoàng. Ngài nói trong nước mắt: “Nhìn kìa! Người ta cho tôi mặc đẹp biết bao!”. Rồi ngài nói thêm: “Phải chấp nhận như thế là việc đền tội. Họ dẫn tôi đi với lính tráng vây quanh như Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt trong vườn Gếtsimani vậy”. Hay quá! Tuyệt quá! Nhân đức quá!
Hình ảnh vị Giáo hoàng Phanxicô đang cho chúng ta thấy rõ nét chân dung Đức Kitô: Nghèo khó, khiêm nhường, giản dị, hòa nhã, tươi cười,… nhưng vẫn cương trực, thẳng thắn và dứt khoát.
Ngày 9-7-2013, trong khu vườn Vương Cung Thánh Đường Buenos Aires, nơi trước đây ĐHY Jorge Mario Bergoglio đã cai quản trước khi trở thành vị Giáo hoàng của Mỹ Châu Latin đầu tiên trên thế giới, bỗng dưng xuất hiện bức tượng chân dung ĐGH Phanxicô. Bức tượng chân dung này do nghệ sĩ Fernando Pugliese thiết kế, và họ cũng chỉ muốn tỏ lòng quý mến ngài thôi. Nhưng khi hay tin như vậy, ngài đã gọi điện thoại cho những người hữu trách phải gỡ bỏ ngay lập tức bức tượng tạc ngài ra khỏi khu vườn đó. Độc đáo lắm!
Và rồi ngày 22-7-2013, khi đáp trực thăng tới Rio de Janeiro để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, ĐGH Phanxicô đã đích thân xách cặp chứ không để cho ai xách dùm. Ngài muốn đến gần các bạn trẻ nhưng không ai cho ngài tới vì lý do an ninh, ngài bảo: “Tôi như bị nhốt trong lồng vậy”. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều mà chấn chỉnh cách sống và lề thói làm việc. Vì chúng ta còn rất quan liêu, mỗi cấp mỗi “định dạng” và “mặc định” khác nhau. Hãy “sờ gáy” mình trước, đừng vội trách ai!
Lạy Thánh Gioan Vianney, xin cho chúng con biết noi gương thánh thiện của ngài, và xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con để chúng con có thể mau mắn hoán cải và sống theo lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC khích lệ giới trẻ đừng sợ hãi lập gia đình
Linh Tiến Khải
09:42 29/07/2015
VATICAN: ĐTC Phanxicô khích lệ người trẻ toàn thế giới đừng sợ hãi lập gia đình, vì vớí ơn thánh Chúa ban họ sẽ kết hiệp với Chúa và với nhau.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trên địa chỉ Twitter của ngài hôm 28-7 vừa qua. ĐTGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, cho biết có 22 triệu người trên toàn thế giới theo dõi Twitter của ĐTC mỗi ngày. Rất tiếc là ngày nay người trẻ sợ hãi lập gia đình, không phải vì họ xấu hơn người trẻ trước kia, nhưng có một nền văn hóa đẩy đưa họ tới sự sợ hãi, nhất là đối với các lựa chọn vĩnh viễn trong cuộc đời. Trong Thánh Kinh người ta tìm thấy lời khuyên “Đừng sợ hãi” 365 lần. Nó phải là điệp khúc cần được vang lên trong tâm trí ngưòi trẻ mỗi ngày, bởi vì nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, thì hôn nhân, thì sự kết hiệp luôn mãi sẽ có được sự ổn định, mà xã hội qúa lỏng lẻo ngày nay ngăn cản.
ĐTGM Paglia ca ngợi ĐTC Phanxicô đã ra khỏi các lược đồ trang trọng, lựa chọn các phương tiện truyền thông của người trẻ để thông truyền tư tưởng và các lời khích lệ có thể đánh động con tim người trẻ. Giáo Hội có một kho tàng tinh thần nhân bản vô cùng phong phú cần được chia sẻ, thông truyền bằng mọi cách. Trong bầu khí xã hội hiện nay cần tái đề nghị hôn nhân và gia đình, không phải chỉ như là lựa chọn cho riêng mình, nhưng như kiểu giúp thay đổi thế giới. Hôn nhân không phải là một lựa chọn khép kín trong vòng tròn yêu thương của riêng mình, nhưng là một lựa chọn cho xã hội, cho thế giới (SD 28-7-2015)
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trên địa chỉ Twitter của ngài hôm 28-7 vừa qua. ĐTGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, cho biết có 22 triệu người trên toàn thế giới theo dõi Twitter của ĐTC mỗi ngày. Rất tiếc là ngày nay người trẻ sợ hãi lập gia đình, không phải vì họ xấu hơn người trẻ trước kia, nhưng có một nền văn hóa đẩy đưa họ tới sự sợ hãi, nhất là đối với các lựa chọn vĩnh viễn trong cuộc đời. Trong Thánh Kinh người ta tìm thấy lời khuyên “Đừng sợ hãi” 365 lần. Nó phải là điệp khúc cần được vang lên trong tâm trí ngưòi trẻ mỗi ngày, bởi vì nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, thì hôn nhân, thì sự kết hiệp luôn mãi sẽ có được sự ổn định, mà xã hội qúa lỏng lẻo ngày nay ngăn cản.
ĐTGM Paglia ca ngợi ĐTC Phanxicô đã ra khỏi các lược đồ trang trọng, lựa chọn các phương tiện truyền thông của người trẻ để thông truyền tư tưởng và các lời khích lệ có thể đánh động con tim người trẻ. Giáo Hội có một kho tàng tinh thần nhân bản vô cùng phong phú cần được chia sẻ, thông truyền bằng mọi cách. Trong bầu khí xã hội hiện nay cần tái đề nghị hôn nhân và gia đình, không phải chỉ như là lựa chọn cho riêng mình, nhưng như kiểu giúp thay đổi thế giới. Hôn nhân không phải là một lựa chọn khép kín trong vòng tròn yêu thương của riêng mình, nhưng là một lựa chọn cho xã hội, cho thế giới (SD 28-7-2015)
Mọi người đếu có bổn phận nuôi kẻ đói ăn
Linh Tiến Khải
18:30 29/07/2015
THÀNH PHỐ MÊHICÔ: Tất cả mọi người đều có bổn phận cho kẻ đói ăn, và có thể góp phần làm giảm bớt nạn nghèo đói trong môi trường sống của mình.
ĐHY Norberto Rivera Carrera, TGM thành phố Mêhicô, đã khẳng định như trên trong thánh lễ kỷ niệm 20 năm cai quản giáo phận ngày 28 tháng 7 vừa qua. Giảng trong thánh lễ tạ ơn ĐHY đã duyệt qua một vài vấn đề dựa trên bản phân tích tình hình đất nưóc, trong đó có nạn nghèo túng gia tăng và nạn phung phí thực phẩm. ĐHY nói: thật đáng buồn, khi thấy số người nghèo gia tăng trong nước. nhưng thật là điều gây gương mù gương xấu, vì trong thủ đô của chúng ta có hàng ngàn tấn thực phẩm bị phung phí, trong khi đó có biết bao nhiêu người tiếp tục phải đói trên đường phố, và không có ai phân phát cho họ sự phong phú mà Thiên Chúa dành để cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một ít người mà thôi.
Theo ước tính của tổ chức Coneval tại Mêhicô gần 80% các trẻ em và người trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi sống thiếu thốn, trong khi có khoảng 50% tức 20 triệu phải sống trong nghèo túng. Điều kiện vệ sinh cũng rất là tồi tệ. Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng ta với nhiều nguồn nước dư dật, nhưng chúng ta phung phí nó với các hệ thống dẫn nước cũ rích, không có chương trình ngăn ngừa, che chở các nguồn nước, lại còn khiến cho nó bị ô nhiễm và phung phí nước.
Để cải tiến tình trạng sống, không ai được phép cảm thấy mình được miễn bổn phận nuôi kẻ đói ăn, cả khi chỉ có một người đang chết đói, chúng ta không có quyền quay lưng như thể chuyện đó không liên hệ gì tới mình. Tất cả mọi người đều có thể góp phần sửa chữa lại tình trạng này. Chúng ta không được rơi vào cám dỗ cho rằng việc phân chia tài nguyên và các nhu yếu phẩm chỉ là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, của các chính quyền và các cơ quan. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm, cả thường dân nữa, cũng có bổn phận góp phần trợ giúp nuôi người đói khát trên thế giới. Và không phải chi nuôi với cơm bánh, mà cả với nền giáo dục, việc săn sóc sức khỏe, tôn trọng tất cả mọi quyền lợi và các nhu cầu nền tảng của con người nữa.
ĐHY không quên cám ơn sự cộng tác của mọi thành phần giáo phận đã trợ giúp ngài cai quản tổng giáo phận trong 20 năm qua. Ngài cũng xin lỗi tất cả những ai đã bị xúc phạm hay thất vọng vì sự bất lực hay thiếu chú ý của ngài đối với họ (SD 28-7-2015)
ĐHY Norberto Rivera Carrera, TGM thành phố Mêhicô, đã khẳng định như trên trong thánh lễ kỷ niệm 20 năm cai quản giáo phận ngày 28 tháng 7 vừa qua. Giảng trong thánh lễ tạ ơn ĐHY đã duyệt qua một vài vấn đề dựa trên bản phân tích tình hình đất nưóc, trong đó có nạn nghèo túng gia tăng và nạn phung phí thực phẩm. ĐHY nói: thật đáng buồn, khi thấy số người nghèo gia tăng trong nước. nhưng thật là điều gây gương mù gương xấu, vì trong thủ đô của chúng ta có hàng ngàn tấn thực phẩm bị phung phí, trong khi đó có biết bao nhiêu người tiếp tục phải đói trên đường phố, và không có ai phân phát cho họ sự phong phú mà Thiên Chúa dành để cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một ít người mà thôi.
Theo ước tính của tổ chức Coneval tại Mêhicô gần 80% các trẻ em và người trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi sống thiếu thốn, trong khi có khoảng 50% tức 20 triệu phải sống trong nghèo túng. Điều kiện vệ sinh cũng rất là tồi tệ. Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng ta với nhiều nguồn nước dư dật, nhưng chúng ta phung phí nó với các hệ thống dẫn nước cũ rích, không có chương trình ngăn ngừa, che chở các nguồn nước, lại còn khiến cho nó bị ô nhiễm và phung phí nước.
Để cải tiến tình trạng sống, không ai được phép cảm thấy mình được miễn bổn phận nuôi kẻ đói ăn, cả khi chỉ có một người đang chết đói, chúng ta không có quyền quay lưng như thể chuyện đó không liên hệ gì tới mình. Tất cả mọi người đều có thể góp phần sửa chữa lại tình trạng này. Chúng ta không được rơi vào cám dỗ cho rằng việc phân chia tài nguyên và các nhu yếu phẩm chỉ là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, của các chính quyền và các cơ quan. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm, cả thường dân nữa, cũng có bổn phận góp phần trợ giúp nuôi người đói khát trên thế giới. Và không phải chi nuôi với cơm bánh, mà cả với nền giáo dục, việc săn sóc sức khỏe, tôn trọng tất cả mọi quyền lợi và các nhu cầu nền tảng của con người nữa.
ĐHY không quên cám ơn sự cộng tác của mọi thành phần giáo phận đã trợ giúp ngài cai quản tổng giáo phận trong 20 năm qua. Ngài cũng xin lỗi tất cả những ai đã bị xúc phạm hay thất vọng vì sự bất lực hay thiếu chú ý của ngài đối với họ (SD 28-7-2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Thuận Nghĩa thi giáo lý kết thúc mùa học 2014-2015
Đức Tình
15:52 29/07/2015
Giáo hạt Thuận Nghĩa thi giáo lý kết thúc mùa học 2014-2015
243 thí sinh xuất sắc đại diện cho gần 8000 học sinh trong toàn giáo hạt Thuận Nghĩa đã tề tựu về trường Phanxicô (giáo xứ Thuận Nghĩa) để tham dự kỳ thi giáo lý cấp giáo hạt ngày 29/7/2015.
Xem Hình
Thuận Nghĩa là một trong những giáo hạt giàu truyền thống dạy và học giáo lý, với hơn 500 thầy cô giáo lý viên và gần 8000 học sinh (số liệu năm 2015 – Ban GLH). Công tác giáo lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Cha quản hạt, Cha đặc trách giáo lý, quý cha, Ban giáo lý và mọi thành phần dân Chúa. Tổ chức các kỳ thi là công cụ hữu hiệu để đánh giá chất lượng dạy và học giáo lý, cũng là phương thế để đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào này trong toàn giáo hạt. Qua các kỳ thi, quý cha, quý thầy cô giáo lý viên và các em học sinh có thể thấy mình đã làm được gì trước lời mời gọi của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Catechesi Tradendae: “Các Kitô hữu ngày nay phải được đào luyện để sống trong một thế giới mà phần lớn người ta không đếm xỉa gì đến Thiên Chúa […] để họ có thể làm nhân chứng cho Ngài trong một nền văn minh vật chất đang chối từ Ngài” (số 57).
Chính vì thế, ngày 22/7/2015, kỳ thi giáo xứ 3 chung (Chung ngày, chung giờ và chung đề thi) đã diễn ra tại tất cả 14 giáo xứ trong toàn giáo hạt. Là lần thứ 2 được thực hiện, hình thức này đã cho thấy tính chuyên nghiệp và hướng đúng theo tinh thần Tin Mừng.
Sau một tuần, kỳ thi cấp giáo hạt tiếp tục là cuộc so tài của những đại diện ưu tú nhất đến từ 14 giáo xứ. Được lựa chọn từ 3% số lượng học sinh ở các giáo xứ, 243 thí sinh đến với kỳ thi này với tinh thần thoải mái, sự hăng say của tuổi trẻ và ham học hỏi trong đức tin. Đây cũng chính là ước mong của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đối với các bạn trong bài phát biểu khai mạc: “Các con là những người tiêu biểu về kiến thức giáo lý nhưng đồng thời cũng phải tiêu biểu về đời sống đạo”.
Kỳ thi bắt đầu lúc 7h30 bằng cơn mưa nặng hạt, thế nhưng, không một thí sinh nào vắng mặt hay chậm giờ. Các thí sinh đến từ 3 khối Căn Bản, Kinh Thánh và Vào đời được chia thành 17 phòng, làm bài thi trắc nghiệm 60 câu (gồm phần Giáo lý và phần Kinh) trong một tiếng. Trong suốt thời gian làm bài, tinh thần của các em luôn hăng say, bởi bên ngoài là sự đồng hành của đầy đủ 14 cha quản xứ, của ban giáo lý, các thầy cô và rất nhiều phụ huynh đã đội mưa đến để cổ vũ các em.
Đúng 9h, kỳ thi kết thúc. Không có bất kỳ một vấn đề gì xảy ra suốt kỳ thi, dù là nhỏ nhất. Tất cả đều nghiêm túc và thuận lợi. Thật hiếm thấy một khuôn mặt buồn bã nào nơi các em học sinh, bởi các em đã làm hết khả năng với ơn Chúa ban cho,và bởi không quá coi trọng sự cạnh tranh cao thấp. Trên hết và trước hết, với các em, đây là cơ hội quý giá để các em được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn với nhau; là một vinh dự lớn lao không chỉ dành cho các em mà còn cho gia đình, giáo xứ; là cách riêng để các em thể hiện sự yêu mến giáo lý và Giáo Hội, tinh thần ham học hỏi và đào sâu đức tin. Đây chính là nét đẹp đặc trưng và nổi bật của những kỳ thi giáo lý, là tinh hoa cần được lưu giữ và phát huy, để những kỳ thi này mãi là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh trong hành trình nuôi dưỡng và sống niềm tin của mình.
Công tác chấm thi đã được thực hiệm nghiêm túc, công bằng và khẩn trương ngay sau giờ thi kết thúc. Điểm trung bình chung các bài thi đạt 53.95/60, trong đó có 17 em đạt điểm tuyệt đối. Điểm tập thể cao nhất, nhì, ba lần lượt thuộc về các giáo xứ Phú Yên, Cẩm Trường, Yên Hòa.
Kết thúc kỳ thi giáo lý hạt cũng đồng nghĩa với việc khép lại mùa học giáo lý 2014-2015. Một mùa học ghi nhận nhiều cố gắng, phấn đấu và hy sinh của quý cha, quý thầy cô giáo lý viên và các em học sinh. Một mùa học còn mang tên nhiều khó khăn và thách thức trong điều kiện dạy và học. Nhưng trên tất cả, tinh thần“học mà hành” như lời chia sẻ của Cha quản hạt phải được thực thi, để những kiến thức giáo lý là bệ phóng cho các em bước vào đời, làm chứng cho Chúa và xây dựng Giáo Hội.
Đức Tình
243 thí sinh xuất sắc đại diện cho gần 8000 học sinh trong toàn giáo hạt Thuận Nghĩa đã tề tựu về trường Phanxicô (giáo xứ Thuận Nghĩa) để tham dự kỳ thi giáo lý cấp giáo hạt ngày 29/7/2015.
Xem Hình
Thuận Nghĩa là một trong những giáo hạt giàu truyền thống dạy và học giáo lý, với hơn 500 thầy cô giáo lý viên và gần 8000 học sinh (số liệu năm 2015 – Ban GLH). Công tác giáo lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Cha quản hạt, Cha đặc trách giáo lý, quý cha, Ban giáo lý và mọi thành phần dân Chúa. Tổ chức các kỳ thi là công cụ hữu hiệu để đánh giá chất lượng dạy và học giáo lý, cũng là phương thế để đẩy mạnh và thúc đẩy phong trào này trong toàn giáo hạt. Qua các kỳ thi, quý cha, quý thầy cô giáo lý viên và các em học sinh có thể thấy mình đã làm được gì trước lời mời gọi của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Catechesi Tradendae: “Các Kitô hữu ngày nay phải được đào luyện để sống trong một thế giới mà phần lớn người ta không đếm xỉa gì đến Thiên Chúa […] để họ có thể làm nhân chứng cho Ngài trong một nền văn minh vật chất đang chối từ Ngài” (số 57).
Chính vì thế, ngày 22/7/2015, kỳ thi giáo xứ 3 chung (Chung ngày, chung giờ và chung đề thi) đã diễn ra tại tất cả 14 giáo xứ trong toàn giáo hạt. Là lần thứ 2 được thực hiện, hình thức này đã cho thấy tính chuyên nghiệp và hướng đúng theo tinh thần Tin Mừng.
Sau một tuần, kỳ thi cấp giáo hạt tiếp tục là cuộc so tài của những đại diện ưu tú nhất đến từ 14 giáo xứ. Được lựa chọn từ 3% số lượng học sinh ở các giáo xứ, 243 thí sinh đến với kỳ thi này với tinh thần thoải mái, sự hăng say của tuổi trẻ và ham học hỏi trong đức tin. Đây cũng chính là ước mong của Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính đối với các bạn trong bài phát biểu khai mạc: “Các con là những người tiêu biểu về kiến thức giáo lý nhưng đồng thời cũng phải tiêu biểu về đời sống đạo”.
Kỳ thi bắt đầu lúc 7h30 bằng cơn mưa nặng hạt, thế nhưng, không một thí sinh nào vắng mặt hay chậm giờ. Các thí sinh đến từ 3 khối Căn Bản, Kinh Thánh và Vào đời được chia thành 17 phòng, làm bài thi trắc nghiệm 60 câu (gồm phần Giáo lý và phần Kinh) trong một tiếng. Trong suốt thời gian làm bài, tinh thần của các em luôn hăng say, bởi bên ngoài là sự đồng hành của đầy đủ 14 cha quản xứ, của ban giáo lý, các thầy cô và rất nhiều phụ huynh đã đội mưa đến để cổ vũ các em.
Đúng 9h, kỳ thi kết thúc. Không có bất kỳ một vấn đề gì xảy ra suốt kỳ thi, dù là nhỏ nhất. Tất cả đều nghiêm túc và thuận lợi. Thật hiếm thấy một khuôn mặt buồn bã nào nơi các em học sinh, bởi các em đã làm hết khả năng với ơn Chúa ban cho,và bởi không quá coi trọng sự cạnh tranh cao thấp. Trên hết và trước hết, với các em, đây là cơ hội quý giá để các em được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn với nhau; là một vinh dự lớn lao không chỉ dành cho các em mà còn cho gia đình, giáo xứ; là cách riêng để các em thể hiện sự yêu mến giáo lý và Giáo Hội, tinh thần ham học hỏi và đào sâu đức tin. Đây chính là nét đẹp đặc trưng và nổi bật của những kỳ thi giáo lý, là tinh hoa cần được lưu giữ và phát huy, để những kỳ thi này mãi là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh trong hành trình nuôi dưỡng và sống niềm tin của mình.
Công tác chấm thi đã được thực hiệm nghiêm túc, công bằng và khẩn trương ngay sau giờ thi kết thúc. Điểm trung bình chung các bài thi đạt 53.95/60, trong đó có 17 em đạt điểm tuyệt đối. Điểm tập thể cao nhất, nhì, ba lần lượt thuộc về các giáo xứ Phú Yên, Cẩm Trường, Yên Hòa.
Kết thúc kỳ thi giáo lý hạt cũng đồng nghĩa với việc khép lại mùa học giáo lý 2014-2015. Một mùa học ghi nhận nhiều cố gắng, phấn đấu và hy sinh của quý cha, quý thầy cô giáo lý viên và các em học sinh. Một mùa học còn mang tên nhiều khó khăn và thách thức trong điều kiện dạy và học. Nhưng trên tất cả, tinh thần“học mà hành” như lời chia sẻ của Cha quản hạt phải được thực thi, để những kiến thức giáo lý là bệ phóng cho các em bước vào đời, làm chứng cho Chúa và xây dựng Giáo Hội.
Đức Tình
Chương trình mới cho sinh hoạt mục vụ văn hóa tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
15:57 29/07/2015
CHƯƠNG TRÌNH MỚI CHO SINH HOẠT MỤC VỤ VĂN HÓA TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
Ngày 31.05.2015, Ban Báo Chí và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ đã họp mặt để phác thảo đường hướng sinh hoạt mới. Ngày 21.06.2015, Ban Tu Thư cũng đã làm một công việc tương tự. Trước khi giới thiệu đường hướng sinh hoạt mới vừa được quyết định trong hai buổi họp này, xin vắn tắt phác lại “Đôi hàng lịch sử” và “Đường hướng sinh hoạt buổi đầu và kết quả đã đạt” của ba ban văn hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, là Ban Báo Chí, Ban Mạng Lưới và Ban Tu thư.
1. ĐÔI HÀNG LỊCH SỬ
Dưới khía cạnh hình thức, bảy sinh hoạt văn hóa đã được thực hiện tại Giáo Xứ Việt Nam Paris : 1- Báo chí, 2- thuyết trình, 3- Văn nghệ, 4- Thư liệu, 5- Văn khố, 6- Mạng lưới, 7- và Tu thư. Trong hai ngày cuối xuân, đầu hè năm nay, hai cuộc họp của 3 ban đã được thực hiện, để cập nhật và cải tiến sinh hoạt của mình : Ban in ấn phát hành phổ biến và tu thư, Ban Báo Giáo Xứ và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ.
11.Ban in ấn, phát hành, phổ biến và tu thư, gọi tắt là Ban Tu Thư, là ban mục vụ văn hóa có sinh hoạt kỳ cựu nhất. Ban đã được khai sinh từ năm 1978, với việc sưu tầm, in ấn và cung cấp cho các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, tại Pháp và Âu châu, những sách đạo căn bản và cần thiết. Những người trách nhiệm đầu tiên là cha Mai Đức Vinh, Sơ Thân thị Kim Liên, bà Mai Hương, bà Nguyễn Thị Hy. Việc tu thư đã được thực hiện trong giai đoạn này là cuốn Lịch Công Giáo hằng năm. Từ năm 1991, việc tu thư đã hướng về việc tiếp tay với Tuyên Úy Đoàn dịch bộ sách đồ sộ “Tân Lịch Sử Giáo Hội“. Năm 1997, cuốn sách đầu tiên “Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997” đã được biên soạn và phát hành. Hôm nay, 48 đầu sách dịch thuật hay biên soạn đã được phát hành. Nổi tiếng nhất là bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và được các đại chủng viện và nhiều linh mục xử dụng. Thứ đến là những đầu sách về văn hóa Việt Nam, những đầu sách về gia đình, và những đầu sách về tu đức, những đầu sách về lịch sử Giáo xứ Việt Nam tại Pháp,.
12.Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được thành lập trong phiên họp ngày 12.11.1983 với 6 người hiện diện là Cha Vinh, Cha Sách, Gs Cảnh, Gs Minh Khánh, Bà Thái và Ông Đạt. Số báo đầu tiên ra mắt đã được phát hành ngày 01.02.1984. Sau hơn 30 năm sinh hoạt, Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã không ngừng cải tiến và phát triển. Ngày nay, với sự điều hành của cha Chủ Nhiệm Mai Đức Vinh và thầy Chủ Bút Phạm Bá Nha, Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được sự cộng tác của 47 cây viết kỳ cựu. Nhiều cây viết mới, già có, trẻ có, đã và đang góp sức nối tiếp công việc văn hóa này.
13.Ban Mạng lưới Giáo Xứ Việt Nam đã được Nhóm Chuyên Gia Liên Đới Nghề Nghiệp thành lập trong phiên họp ngày 12.01.2002. Trách nhiệm tổng quát : Cha Mai Đức Vinh và Thầy Ptvv Tạ Đình Chung. Trách nhiệm biên tập : Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Gs Trần Văn Cảnh, và thầy Ptvv Phạm Bá Nha. Trách nhiệm kỹ thuật : anh Lương Công Bình, anh Vũ Hữu Lộc, chị Diệu Huyền. Trách nhiệm pháp luật : Ls Lê Đình Thông. Trách nhiệm tài chánh: chị Nguyễn Thị Kim Thoa. Mạng đã được khai trương ngày 01.05.2002, ngày Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ ba.
2. ĐƯỜNG HƯỚNG SINH HOẠT BUỔI ĐẦU VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT
21. Cả ba ban đều có cùng một đường hướng sinh hoạt chung là Văn hóa và Đức Tin. 1- Đem đức tin Kitô hội nhập vào văn hóa Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam vào đức tin Kitô. 2- Tìm ra những nét rung cảm của văn hóa Việt Nam dẫn lối vào đức tin Công Giáo. 3- Nghiên cứu, phổ biến và và làm nổi những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào việc giữ gìn và thăng hoa văn hóa Việt Nam.
22. Trong thực tế, theo nhận xét của một ký giả, thì Ban Báo Chí và Ban Mạng Lưới đã đi được những bước cụ thể như sau : « Trong tổng thể, tờ báo Giáo Xứ của ta bày tỏ một tình huynh đệ Việt Nam rõ rệt. Nó chuyên chở cái văn minh Âu Lạc và Bách Việt. Nó hay dùng cái khung văn hóa Tam giáo để trình bày nhửng vấn đề xã hội. Nó xây dựng cuộc sống hàng ngày trên nền tảng PHÚC ÂM công bình và bác ái Công Giáo. Phong cách người độc gỉa báo Giáo Xứ rõ rệt phản ánh cái văn hoá mà báo Giáo Xứ chuyên chở. Độc giả lý tưởng của báo Giáo Xứ là người vững Đức tin Công Giáo và nặng Văn hoá Việt Nam’.
Cho đến ngày 01 tháng 07 năm 2015 vừa qua, 315 số báo đã được ấn hành. Không kể các mục thường xuyên, như tin tức, sinh hoạt,.. 315 chủ đề đã được trình bày. Các chủ đề này rất phong phú, nhưng xoay quanh một chu kỳ tương đối đều đặn. Chu kỳ ấy là 10 số báo cho một năm. Đại cương trong một năm có khoảng từ 5 đến 7 số dành cho các đề tài liên hệ đến đức tin Công Giáo, xoay quanh : Phụng vụ về giáng sinh, phục sinh, tháng mân côi, tháng các đẳng,.. ; Mục vụ liên hệ đến các thánh tử đạo VN, xây dựng cộng đoàn, truyền giáo ; Bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối, nhất là ơn gọi linh mục tu sĩ ; Giáo lý về Thánh linh, đức tin, lạc giáo. Và từ 3 đến 5 số dành cho các đề tài liên hệ đến văn hoá Việt Nam, xoay quanh : Các lễ hội xuân, tết,.. ; Các tập tục về hôn nhân, cưới hỏi,… ; Các vấn đề văn chương, văn học liên hệ đến tiếng việt, văn sĩ, thi sĩ, tác giả ; Các mối tình quê hương, nhớ nhà, thương nước,…
Được nuôi dưỡng bằng hai loạt bài Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam như vậy, độc giả báo Giáo xứ Việt Nam càng ngày càng sống mạnh, sống vững Văn Hoá Việt Nam với những tác phong tiêu biểu như : Huynh đệ, kính nhường, thông minh, hiếu hoà ; Tự lực tự cường, dùng việt ngữ, xử dụng việt lý ; Siêu thoát, xả kỷ, từ bi ; an nhiên điềm tĩnh ; có cương thường, luân lý ; Có lý có tình, ưa học hiểu, chuyên cần, có tổ chức, pháp trị ; Có đức tin, ngoan đạo, năng học hiểu giáo lý, chịu các bí tich và có tinh thần tông đồ truyền giáo.
Từ ngày thành lập, nhiều lần Ban Biên Tập báo Giáo Xứ Việt Nam đã cùng nhau tự hỏi : ‘Phải viết theo tinh thần nào ? Phải dáp ứng nhu cầu nào của độc giả Công Giáo việt nam ?’ Câu trả lời luôn luôn đã được xác định là : Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam. Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam cũng là hai nét đậm vẽ rõ chân dung độc giả lý tưởng của báo GIÁO XỨ VIỆT NAM vậy ».
23. Còn như Ban Tu Thư, thì 48 tập sách đã được dịch thuật và sáng tác, qua đó, bốn chủ đề chính sau đây đã dược thực hiện :
A. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo thế giới :
1. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
2. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
3. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
4. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
5. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
6. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V : Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
7. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
8. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
9. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
10. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
11. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
12. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
B. Lịch sử và sinh hoạt mục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris
13. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 1998; 110 trang
14. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
15. Báo Giáo xứ Việt Nam, Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Số đặc biệt 200
16. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
19. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
20. Kỷ niệm thành lập 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 2008 ; 96 tr.
21. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
22. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần I : 60 năm xây nền mục vụ ; 2011 ; 344 tr. ,
23. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần II : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; 2011 ; 330 tr. ,
24. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần III : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ; 2011 ; 184 tr,
25. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; 363 tr.
26. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014; 410 tr.
27. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015 ; 2015 ; 302 trang.
C. Văn hóa Gia đình Việt Nam
28. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000 ; 336 tr.
29. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
30. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
31. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
32. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống, 2001 ; 456 tr.
33. Thơ Vân Uyên, 2011
34. Kính trọng tuổi già ; tập 1 : Giáo Hội quan tâm đến tuổi già ; 2014 ; 80 tr.
35. Kính trọng tuổi già ; tập 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên ; 2014 ; 134 tr.
36. Kính trọng tuổi già ; tập 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi ; 2014 ; 36 tr.
37. Kính trọng tuổi già ; tập 4 : Những bài viết về tuổi thọ ; 2014 ; 172 tr.
38. Kính trọng tuổi già ; tập 5 : Tuyển thơ bô lão ; 2014 ; 82 tr.
39. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014 ; 140 tr.
40. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
D. Giáo lý, tu đức, linh đạo
41. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
42. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
43. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
44. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
45. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
46. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
47. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
48. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
3. CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT MỚI
Hai buổi họp ngày 31.05.2015 và 21.06.2015 đã gợi ra một chương trình sinh hoạt cập nhật và cải tiến mới cho ba ban văn hóa : báo chí, mạng lưới và tu thư, xoay quanh ba chiều về những người cộng tác, về nội dung biên tập, và về hình thức trình bày.
21. Về những người cộng tác. Vào năm 2004, trong số đặc biệt, số 200, phát hành ngày 01-02-2004, để kỷ niệm 20 năm tái bản báo « Giáo Xứ Việt Nam », 1984-2004, bà Tạ Thanh Minh Khánh và Thi Chương đã ghi nhận được một sổ tương đối phong phú với 47 cây viết, đã cộng tác với báo Giáo Xứ Việt Nam, Ban Mạng lưới và Ban Tu thư và đã giới thiệu một cách rất đầy đủ những cây viết này : 1- Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2- Phó tế Phạm Bá Nha, 3- Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 4- Giáo Sư Trần Văn Cảnh, 5- Bà Tuyết Hằng, 6- Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, 7- Ông Phan Hữu Lộc, 8- Linh Mục Lê Xuân Mầng, 9- Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, 10- Ông Nguyễn Văn Tài, 11- Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 12- Tiến Sĩ Lê Đình Thông, 13- Linh Mục Trần Ðức Anh, 14- Bà Nennie Adele Ross, 15- Lm Nguyễn Văn Cẩn, 16- Nữ sĩ Minh Châu, 17- Phó tế Tạ Ðình Chung, 18- Chị Anne Ngọc Cương, 19- Ông Paul Diệp, 20- Lm Trần Anh Dũng, 21- Bs Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 22- Lm Trần Ðịnh, 23- Bs Nguyễn Bá Hậu, 24- Ông Nguyễn Văn Hộ, 25- Bình Huyên, 26- Ông Bùi Trọng Khang, 27- Giáo Sư Hương Giang Thái Văn Kiểm, 28- Lm Nguyễn Tiến Lãng, 29- Nhà Văn Trà Lũ, 30- Bs Tạ Thanh Minh, 31- Ông Vũ Văn Nghi, 32- Lm Bùi Duy Nghiệp, 33- Chị Tuyết Nhung, 34- Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước, 35- Ông Phan Quang, 36- Anh Hà Minh Thảo, 37- Lm Bùi Châu Thi, 38- Lm Huỳnh Ngọc Tiên, 39- Huy Thanh, 40- Bà Valette Huyền Trang, 41- Gs Nguyễn Khắc Xuyên, 42- Ðức Ông Trần Ngọc Thụ, 43- Linh Mục Hoàng Quang Lượng, 44- Ông Nguyễn Tấn Hớn, 45- Sư Huynh Trần Văn Nghiêm, 46- Nữ tu Huỳnh Thị Na, 47- Nữ sỹ Công Toàn Mộng Liên.
Hôm nay, ghi ơn những bậc tiền nhân đã khai sinh ra giáo xứ và đã dấn thân cộng tác trong lãnh vực văn hóa, điểm lại những người đang cộng tác, và có thể sẽ cộng tác, những vị tham dự hai buổi họp đã đề nghị làm tươi trẻ hơn Ban Biên Tập. Một số vị đã được nêu danh, trong đó có nhiều bạn trẻ. Những người trách nhiệm sẽ tích cực lưu tâm để liên lạc và xin những vị này cộng tác và viết cho Báo Giáo xứ, Mạng lưới Giáo xứ và các sách mới của Giáo Xứ.
22. Về nội dung biên tập. Đường hướng tổng quát về nội dung biên tập vẫn xoay quanh chủ đề « Văn hóa và Đức tin ». Nhưng đặc biệt cho năm tới, niên khóa 2015-2016, « THÁNH KINH THĂNG HOA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM » sẽ là đề tài biên khảo ưu tiên cho cả ba ban báo chí, mạng lưới và tu thư.
Riêng ban tu thư, trong phiên họp ngày Chúa Nhật 21. 06. 2015, Đức Ông Mai Đức Vinh đã gợi ra hai điều : Về ‘những việc đã làm thì bỏ qua những ‘thiếu sót bất tòng tâm’, chúng ta phải cám tạ Chúa và cám ơn nhau, Chúa đã thương nâng đỡ và hướng dẫn những việc làm chung của chúng ta… Về công việc mới chúng ta sẽ chung sức thực hiện. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã đề nghị lưu ý đến những điểm sau đây :
A. Đề tài : Về việc sẽ thực hiện, mọi người đồng ý về đề tài ‘THÁNH KINH VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (Thánh Kinh thăng hoa văn hóa gia đình Việt Nam ?). Hôm đó đã có nhiều ý kiến được nêu lên và cũng có một số vị đã đảm nhận đề tài. Mấy hôm sau, Đức Ông Giuse về suy nghĩ và đề nghị thêm các đề tài như sau :
1. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa (Th. Phạm Bá Nha)
2. Thơ Sinh và Thiếu Nhi (1-15) (Thể dục, Trí dục, Đức dục) (C. Đoàn Thị ?).
3. Trao truyền Đức tin (1-14) ( ?)
4. Tuổi trẻ (15-25) (Cha Vinh)
5. Tuổi trưởng thành (25-35) (AC Long Hằng ?)
6. Giáo dục con cái (nói chung) (Ô. Trần Văn Cảnh)
7. Tình nghĩa vợ chồng (A. Phạm Hòa Hiệp)
8. Vai trò của người cha (A. Giang Minh Đức)
9. Vai trò của người mẹ (Bà Tạ Thanh Minh ?)
10. Ông Bà Nội Ngoại (Người cao niên trong gia đình) (C. Kim Chi)
11. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và giáo luật (O. Lê Đình Thông ?)
12. Gia Súc (A. Đoàn Quốc Khánh).
13. Sống đạo trong gia đình (?)
14. Những ngày lễ của gia đình (rửa tội, sinh nhật, cưới hỏi, kỷ niệm hôn phối, an táng…)(?)
15. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình : Tài chánh, việc làm, bệnh tật, nghiện ngập .. (?)
……………….
Những vị có tên chữ đậm là đã chính thức nhận. Những vị có tên mà chấm hỏi là đề nghị nhưng chưa chính thức nhận. Những đề tài chỉ chấm hỏi là chưa có ai nhận. Xin những vị ‘được đề nghị’ vui lòng nhận đề tài. Nếu không, xin vui lòng cho Đức Ông biết ý kiến. Xin mỗi vị vui lòng giới thiệu người nào nhận cho các đề tài còn chấm hỏi.
B. Thể thức thực hiện:
Mỗi người viết đề tài đã nhận bằng dạng chữ Unicode, dài thành cuốn sách từ 100-120 trang 20x14, tức từ 50-60 trang A4 đánh máy bình thường.
C. Những tài liệu chính phải nghiên cứu:
1. Thánh Kinh
2. Văn kiện Công Đồng và các văn thư của các Đức Giáo Hoàng, của HĐGM Việt Nam….
3. Sách vở Việt Nam… càng đọc được nhiều càng tốt : Ca dao tục ngữ, cổ tích, sách truyện, sử, cổ học tình hoa ….….
4. Chúng ta cố viết súc tích vắn gọn và có sự tra cứu tài liệu Thánh Kinh và văn hóa. Vừa cho thấy ‘Việt Nam có một nền văn hóa gia đình sâu sắc và phong phú’, vừa nêu bật ‘Thánh Kinh và giáo thuyết của Giáo Hội song hành, củng cố, thanh lọc và thăng hoa nền văn hóa gia đình Việt Nam’.
5. Xin cho các chú giải về cuối mỗi chương.
D. Phương pháp làm việc : liên đới tập thể
1. Cần để một thời gian tìm đọc Thánh Kinh và tài liệu văn hóa liên quan đến đề tài hầu được gợi ý làm dàn bài trước khi viết…
2. Trao đổi, mách bảo cho nhau về tài liệu …
3. Góp ý giúp nhau làm dàn bài …
4. Đọc bài viết góp ý lẫn nhau…
5. Nếu được chúng ta sẽ gặp nhau một lần vào tháng 12.2015.
E. Thời hạn:
1. Nếu được xin cho bài trước Phục Sinh 2016.
2. Muộn nhất là cuối tháng 6.2016.
Xin Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho thiện chí và công việc làm của chúng ta. Tất cả vì Danh Chúa, vì yêu mến Gia Đình và Văn Hóa Việt Nam.
23. Về hình thức trình bày. Một số cải tiến về trình bày đã được thực hiện từ vài ba năm nay.
Cho tờ báo « Giáo Xứ Việt Nam », độc giả đứng tuổi 40-50 tuổi đã là độc giả ưu tiên thủa ban đầu, vào những năm 80. Ngày nay nhiều người trong số độc giả này đã được Chúa gọi về. Số còn lại, càng ngày càng ít. 200 độc giả đã ghi tên mua báo vào số đầu tiên, tháng 02 năm 1984. Năm tháng sau, vào tháng 07.1984, đã có 400 người mua báo ; rồi tăng lên tới 800 vào tháng 02.1985 ; sau đó tới 1000 vào tháng 09.1998 ; Và tới 1350 vào tháng giêng năm 2004. Từ những năm 2010, số độc giả bắt đầu giảm. Thầy sáu Nha cho biết từ tháng 09.2015, một chiến dịch cổ động độc giả mới sẽ được thực hiện. Báo « Giáo Xứ Việt Nam » sẽ được gửi miễn phí cho những người trẻ chưa mua.
Theo chiều hướng này, ban biên tập sẽ mở rộng ra với những cây viết trẻ. Các bài viết sẽ cố gắng vắn gọn và dễ đọc hơn. Sự trình bày sẽ trẻ trung, sáng sủa và tươi mát hơn. một vài đề nghị đã được nêu ra : 1- có thể thêm mục thơ, văn, truyện,… trên tờ báo. 2- phổ biến báo cũ trên mạng lưới.
Cho mạng lưới « Giáo Xứ Việt Nam », nhắm vào giới trẻ, ngoài những bài viết, từ một năm nay, khai sinh một loạt những phóng sự hình, và phim hình, phim nhạc. Từ sáng kiến này, thầy phó tế Phạm Bá Nha đề nghị soạn một số DVD nói, hình, nhạc về giáo xứ.
Về việc trình bày, từ tháng 05.2015 vừa qua, Thầy Tạ Đình Chung và các chuyên viên kỹ thuật số Lương Công Bình, Nguyễn Ngọc Cẩn đã canh tân và rõ rệt làm tươi mát mạng lưới hơn. Bốn tiêu chuẩn trình bày và tìm bài đã được thiết kế. Hàng trên cùng gồm 5 mục, từ trái qua phải : Trang chủ, Giáo xứ, Tin tức, Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh hoạt Văn Hóa. Cột trái từ trên xuống dưới gồm 5 khu chính : Lời Chúa, Văn hóa & Gia đình, Sách báo giáo xứ, Hình ảnh sinh hoạt, và Vidéo. Cột phải gồm những bài mới, xếp theo tiêu chuẩn mới, từ trên xuống dưới. Ngay bên cột những bài mới, là hàng « Tìm kiếm bài mới (theo tên tác giả) ». Thầy Tạ Đình Chung cũng cho biết dự tính sẽ dần dà mang các sách giáo xứ đã xuất bản lên mạng.
LỜI KẾT
Ba ban văn hóa báo chí, tu thư và mạng lưới, cùng với bốn ban văn hóa khác là thuyết trình, văn nghệ, thư liệu, và văn khố đã góp phần rất nhiều vào công việc mục vụ của giáo xứ. Chính nhờ những suy tư, thiết kế và phổ biến của các ban văn hóa này, mà các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã càng ngày càng lan rộng và phát triển. Từ ba sinh hoạt chính là thiêng liêng, văn hóa và xã hội, hôm nay Giáo xứ Công Giáo Việt nam Paris đã có một sổ 16 sinh hoạt mục vụ rất đa chiều : 1- Thiêng liêng giáo huấn ; 2- Thiêng liêng thánh hoá qua bí tích ; 3- Thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác ; 4- Thiêng liêng phúc âm hóa môi trường ; 5- Thiêng liêng hiệp thông chia sẻ với các cộng đoàn khác ; 6- Những sinh hoạt văn hoá tổng quát ; 7- Văn hóa giáo dục khởi đầu tổng quát ; 8- Văn hóa giáo dục khởi đầu chuyên biệt ; 9- Văn hóa giáo dục liên tục ; 10- Văn hóa quản trị ; 11- Xã hội tổng quát và vật chất ; 12- Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo ; 13- Xã hội Gia Đình ; 14-Xã hội quản trị cơ sở vật chất ; 15- Xã hội quản trị tài chính ; 16- Mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris.
Đức Hồng Y Lustiger đã thấy vai trò quan trọng của mục vụ văn hóa tại GXVN Paris. Khi đến Giáo Xứ ngày 15.11.1998 để trao cơ sở mới và trao quyết định của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh, Ngài đã nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 (ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ), trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên ». Và để ghi nhớ ngày quan trọng này, Đức Hồng Y ghi sổ vàng lưu niệm rằng «Xin Chúa ban cho anh em Bình An và Vui Mừng» [1].
Paris, ngày 29 tháng 07 năm 2015
Trần Văn Cảnh
Phụ chú :
(1). Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên GXVN Paris, 1787-2013, Paris ; 2014 ; tr. 175-176
Ngày 31.05.2015, Ban Báo Chí và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ đã họp mặt để phác thảo đường hướng sinh hoạt mới. Ngày 21.06.2015, Ban Tu Thư cũng đã làm một công việc tương tự. Trước khi giới thiệu đường hướng sinh hoạt mới vừa được quyết định trong hai buổi họp này, xin vắn tắt phác lại “Đôi hàng lịch sử” và “Đường hướng sinh hoạt buổi đầu và kết quả đã đạt” của ba ban văn hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, là Ban Báo Chí, Ban Mạng Lưới và Ban Tu thư.
1. ĐÔI HÀNG LỊCH SỬ
Dưới khía cạnh hình thức, bảy sinh hoạt văn hóa đã được thực hiện tại Giáo Xứ Việt Nam Paris : 1- Báo chí, 2- thuyết trình, 3- Văn nghệ, 4- Thư liệu, 5- Văn khố, 6- Mạng lưới, 7- và Tu thư. Trong hai ngày cuối xuân, đầu hè năm nay, hai cuộc họp của 3 ban đã được thực hiện, để cập nhật và cải tiến sinh hoạt của mình : Ban in ấn phát hành phổ biến và tu thư, Ban Báo Giáo Xứ và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ.
11.Ban in ấn, phát hành, phổ biến và tu thư, gọi tắt là Ban Tu Thư, là ban mục vụ văn hóa có sinh hoạt kỳ cựu nhất. Ban đã được khai sinh từ năm 1978, với việc sưu tầm, in ấn và cung cấp cho các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, tại Pháp và Âu châu, những sách đạo căn bản và cần thiết. Những người trách nhiệm đầu tiên là cha Mai Đức Vinh, Sơ Thân thị Kim Liên, bà Mai Hương, bà Nguyễn Thị Hy. Việc tu thư đã được thực hiện trong giai đoạn này là cuốn Lịch Công Giáo hằng năm. Từ năm 1991, việc tu thư đã hướng về việc tiếp tay với Tuyên Úy Đoàn dịch bộ sách đồ sộ “Tân Lịch Sử Giáo Hội“. Năm 1997, cuốn sách đầu tiên “Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997” đã được biên soạn và phát hành. Hôm nay, 48 đầu sách dịch thuật hay biên soạn đã được phát hành. Nổi tiếng nhất là bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và được các đại chủng viện và nhiều linh mục xử dụng. Thứ đến là những đầu sách về văn hóa Việt Nam, những đầu sách về gia đình, và những đầu sách về tu đức, những đầu sách về lịch sử Giáo xứ Việt Nam tại Pháp,.
12.Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được thành lập trong phiên họp ngày 12.11.1983 với 6 người hiện diện là Cha Vinh, Cha Sách, Gs Cảnh, Gs Minh Khánh, Bà Thái và Ông Đạt. Số báo đầu tiên ra mắt đã được phát hành ngày 01.02.1984. Sau hơn 30 năm sinh hoạt, Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã không ngừng cải tiến và phát triển. Ngày nay, với sự điều hành của cha Chủ Nhiệm Mai Đức Vinh và thầy Chủ Bút Phạm Bá Nha, Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được sự cộng tác của 47 cây viết kỳ cựu. Nhiều cây viết mới, già có, trẻ có, đã và đang góp sức nối tiếp công việc văn hóa này.
13.Ban Mạng lưới Giáo Xứ Việt Nam đã được Nhóm Chuyên Gia Liên Đới Nghề Nghiệp thành lập trong phiên họp ngày 12.01.2002. Trách nhiệm tổng quát : Cha Mai Đức Vinh và Thầy Ptvv Tạ Đình Chung. Trách nhiệm biên tập : Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Gs Trần Văn Cảnh, và thầy Ptvv Phạm Bá Nha. Trách nhiệm kỹ thuật : anh Lương Công Bình, anh Vũ Hữu Lộc, chị Diệu Huyền. Trách nhiệm pháp luật : Ls Lê Đình Thông. Trách nhiệm tài chánh: chị Nguyễn Thị Kim Thoa. Mạng đã được khai trương ngày 01.05.2002, ngày Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ ba.
2. ĐƯỜNG HƯỚNG SINH HOẠT BUỔI ĐẦU VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT
21. Cả ba ban đều có cùng một đường hướng sinh hoạt chung là Văn hóa và Đức Tin. 1- Đem đức tin Kitô hội nhập vào văn hóa Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam vào đức tin Kitô. 2- Tìm ra những nét rung cảm của văn hóa Việt Nam dẫn lối vào đức tin Công Giáo. 3- Nghiên cứu, phổ biến và và làm nổi những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào việc giữ gìn và thăng hoa văn hóa Việt Nam.
22. Trong thực tế, theo nhận xét của một ký giả, thì Ban Báo Chí và Ban Mạng Lưới đã đi được những bước cụ thể như sau : « Trong tổng thể, tờ báo Giáo Xứ của ta bày tỏ một tình huynh đệ Việt Nam rõ rệt. Nó chuyên chở cái văn minh Âu Lạc và Bách Việt. Nó hay dùng cái khung văn hóa Tam giáo để trình bày nhửng vấn đề xã hội. Nó xây dựng cuộc sống hàng ngày trên nền tảng PHÚC ÂM công bình và bác ái Công Giáo. Phong cách người độc gỉa báo Giáo Xứ rõ rệt phản ánh cái văn hoá mà báo Giáo Xứ chuyên chở. Độc giả lý tưởng của báo Giáo Xứ là người vững Đức tin Công Giáo và nặng Văn hoá Việt Nam’.
Cho đến ngày 01 tháng 07 năm 2015 vừa qua, 315 số báo đã được ấn hành. Không kể các mục thường xuyên, như tin tức, sinh hoạt,.. 315 chủ đề đã được trình bày. Các chủ đề này rất phong phú, nhưng xoay quanh một chu kỳ tương đối đều đặn. Chu kỳ ấy là 10 số báo cho một năm. Đại cương trong một năm có khoảng từ 5 đến 7 số dành cho các đề tài liên hệ đến đức tin Công Giáo, xoay quanh : Phụng vụ về giáng sinh, phục sinh, tháng mân côi, tháng các đẳng,.. ; Mục vụ liên hệ đến các thánh tử đạo VN, xây dựng cộng đoàn, truyền giáo ; Bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối, nhất là ơn gọi linh mục tu sĩ ; Giáo lý về Thánh linh, đức tin, lạc giáo. Và từ 3 đến 5 số dành cho các đề tài liên hệ đến văn hoá Việt Nam, xoay quanh : Các lễ hội xuân, tết,.. ; Các tập tục về hôn nhân, cưới hỏi,… ; Các vấn đề văn chương, văn học liên hệ đến tiếng việt, văn sĩ, thi sĩ, tác giả ; Các mối tình quê hương, nhớ nhà, thương nước,…
Được nuôi dưỡng bằng hai loạt bài Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam như vậy, độc giả báo Giáo xứ Việt Nam càng ngày càng sống mạnh, sống vững Văn Hoá Việt Nam với những tác phong tiêu biểu như : Huynh đệ, kính nhường, thông minh, hiếu hoà ; Tự lực tự cường, dùng việt ngữ, xử dụng việt lý ; Siêu thoát, xả kỷ, từ bi ; an nhiên điềm tĩnh ; có cương thường, luân lý ; Có lý có tình, ưa học hiểu, chuyên cần, có tổ chức, pháp trị ; Có đức tin, ngoan đạo, năng học hiểu giáo lý, chịu các bí tich và có tinh thần tông đồ truyền giáo.
Từ ngày thành lập, nhiều lần Ban Biên Tập báo Giáo Xứ Việt Nam đã cùng nhau tự hỏi : ‘Phải viết theo tinh thần nào ? Phải dáp ứng nhu cầu nào của độc giả Công Giáo việt nam ?’ Câu trả lời luôn luôn đã được xác định là : Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam. Đức tin Công Giáo và Văn hoá Việt Nam cũng là hai nét đậm vẽ rõ chân dung độc giả lý tưởng của báo GIÁO XỨ VIỆT NAM vậy ».
23. Còn như Ban Tu Thư, thì 48 tập sách đã được dịch thuật và sáng tác, qua đó, bốn chủ đề chính sau đây đã dược thực hiện :
A. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo thế giới :
1. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
2. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
3. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
4. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
5. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
6. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V : Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
7. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
8. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
9. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
10. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
11. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
12. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
B. Lịch sử và sinh hoạt mục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris
13. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 1998; 110 trang
14. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
15. Báo Giáo xứ Việt Nam, Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Số đặc biệt 200
16. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Đức Hồng Y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
19. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
20. Kỷ niệm thành lập 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 2008 ; 96 tr.
21. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
22. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần I : 60 năm xây nền mục vụ ; 2011 ; 344 tr. ,
23. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần II : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; 2011 ; 330 tr. ,
24. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần III : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ; 2011 ; 184 tr,
25. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; 363 tr.
26. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014; 410 tr.
27. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015 ; 2015 ; 302 trang.
C. Văn hóa Gia đình Việt Nam
28. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình Công Giáo), 2000 ; 336 tr.
29. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
30. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
31. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
32. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống, 2001 ; 456 tr.
33. Thơ Vân Uyên, 2011
34. Kính trọng tuổi già ; tập 1 : Giáo Hội quan tâm đến tuổi già ; 2014 ; 80 tr.
35. Kính trọng tuổi già ; tập 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên ; 2014 ; 134 tr.
36. Kính trọng tuổi già ; tập 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi ; 2014 ; 36 tr.
37. Kính trọng tuổi già ; tập 4 : Những bài viết về tuổi thọ ; 2014 ; 172 tr.
38. Kính trọng tuổi già ; tập 5 : Tuyển thơ bô lão ; 2014 ; 82 tr.
39. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014 ; 140 tr.
40. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
D. Giáo lý, tu đức, linh đạo
41. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
42. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
43. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
44. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
45. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
46. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
47. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
48. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
3. CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT MỚI
Hai buổi họp ngày 31.05.2015 và 21.06.2015 đã gợi ra một chương trình sinh hoạt cập nhật và cải tiến mới cho ba ban văn hóa : báo chí, mạng lưới và tu thư, xoay quanh ba chiều về những người cộng tác, về nội dung biên tập, và về hình thức trình bày.
21. Về những người cộng tác. Vào năm 2004, trong số đặc biệt, số 200, phát hành ngày 01-02-2004, để kỷ niệm 20 năm tái bản báo « Giáo Xứ Việt Nam », 1984-2004, bà Tạ Thanh Minh Khánh và Thi Chương đã ghi nhận được một sổ tương đối phong phú với 47 cây viết, đã cộng tác với báo Giáo Xứ Việt Nam, Ban Mạng lưới và Ban Tu thư và đã giới thiệu một cách rất đầy đủ những cây viết này : 1- Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2- Phó tế Phạm Bá Nha, 3- Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 4- Giáo Sư Trần Văn Cảnh, 5- Bà Tuyết Hằng, 6- Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, 7- Ông Phan Hữu Lộc, 8- Linh Mục Lê Xuân Mầng, 9- Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, 10- Ông Nguyễn Văn Tài, 11- Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 12- Tiến Sĩ Lê Đình Thông, 13- Linh Mục Trần Ðức Anh, 14- Bà Nennie Adele Ross, 15- Lm Nguyễn Văn Cẩn, 16- Nữ sĩ Minh Châu, 17- Phó tế Tạ Ðình Chung, 18- Chị Anne Ngọc Cương, 19- Ông Paul Diệp, 20- Lm Trần Anh Dũng, 21- Bs Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 22- Lm Trần Ðịnh, 23- Bs Nguyễn Bá Hậu, 24- Ông Nguyễn Văn Hộ, 25- Bình Huyên, 26- Ông Bùi Trọng Khang, 27- Giáo Sư Hương Giang Thái Văn Kiểm, 28- Lm Nguyễn Tiến Lãng, 29- Nhà Văn Trà Lũ, 30- Bs Tạ Thanh Minh, 31- Ông Vũ Văn Nghi, 32- Lm Bùi Duy Nghiệp, 33- Chị Tuyết Nhung, 34- Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước, 35- Ông Phan Quang, 36- Anh Hà Minh Thảo, 37- Lm Bùi Châu Thi, 38- Lm Huỳnh Ngọc Tiên, 39- Huy Thanh, 40- Bà Valette Huyền Trang, 41- Gs Nguyễn Khắc Xuyên, 42- Ðức Ông Trần Ngọc Thụ, 43- Linh Mục Hoàng Quang Lượng, 44- Ông Nguyễn Tấn Hớn, 45- Sư Huynh Trần Văn Nghiêm, 46- Nữ tu Huỳnh Thị Na, 47- Nữ sỹ Công Toàn Mộng Liên.
Hôm nay, ghi ơn những bậc tiền nhân đã khai sinh ra giáo xứ và đã dấn thân cộng tác trong lãnh vực văn hóa, điểm lại những người đang cộng tác, và có thể sẽ cộng tác, những vị tham dự hai buổi họp đã đề nghị làm tươi trẻ hơn Ban Biên Tập. Một số vị đã được nêu danh, trong đó có nhiều bạn trẻ. Những người trách nhiệm sẽ tích cực lưu tâm để liên lạc và xin những vị này cộng tác và viết cho Báo Giáo xứ, Mạng lưới Giáo xứ và các sách mới của Giáo Xứ.
22. Về nội dung biên tập. Đường hướng tổng quát về nội dung biên tập vẫn xoay quanh chủ đề « Văn hóa và Đức tin ». Nhưng đặc biệt cho năm tới, niên khóa 2015-2016, « THÁNH KINH THĂNG HOA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM » sẽ là đề tài biên khảo ưu tiên cho cả ba ban báo chí, mạng lưới và tu thư.
Riêng ban tu thư, trong phiên họp ngày Chúa Nhật 21. 06. 2015, Đức Ông Mai Đức Vinh đã gợi ra hai điều : Về ‘những việc đã làm thì bỏ qua những ‘thiếu sót bất tòng tâm’, chúng ta phải cám tạ Chúa và cám ơn nhau, Chúa đã thương nâng đỡ và hướng dẫn những việc làm chung của chúng ta… Về công việc mới chúng ta sẽ chung sức thực hiện. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã đề nghị lưu ý đến những điểm sau đây :
A. Đề tài : Về việc sẽ thực hiện, mọi người đồng ý về đề tài ‘THÁNH KINH VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (Thánh Kinh thăng hoa văn hóa gia đình Việt Nam ?). Hôm đó đã có nhiều ý kiến được nêu lên và cũng có một số vị đã đảm nhận đề tài. Mấy hôm sau, Đức Ông Giuse về suy nghĩ và đề nghị thêm các đề tài như sau :
1. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa (Th. Phạm Bá Nha)
2. Thơ Sinh và Thiếu Nhi (1-15) (Thể dục, Trí dục, Đức dục) (C. Đoàn Thị ?).
3. Trao truyền Đức tin (1-14) ( ?)
4. Tuổi trẻ (15-25) (Cha Vinh)
5. Tuổi trưởng thành (25-35) (AC Long Hằng ?)
6. Giáo dục con cái (nói chung) (Ô. Trần Văn Cảnh)
7. Tình nghĩa vợ chồng (A. Phạm Hòa Hiệp)
8. Vai trò của người cha (A. Giang Minh Đức)
9. Vai trò của người mẹ (Bà Tạ Thanh Minh ?)
10. Ông Bà Nội Ngoại (Người cao niên trong gia đình) (C. Kim Chi)
11. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và giáo luật (O. Lê Đình Thông ?)
12. Gia Súc (A. Đoàn Quốc Khánh).
13. Sống đạo trong gia đình (?)
14. Những ngày lễ của gia đình (rửa tội, sinh nhật, cưới hỏi, kỷ niệm hôn phối, an táng…)(?)
15. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình : Tài chánh, việc làm, bệnh tật, nghiện ngập .. (?)
……………….
Những vị có tên chữ đậm là đã chính thức nhận. Những vị có tên mà chấm hỏi là đề nghị nhưng chưa chính thức nhận. Những đề tài chỉ chấm hỏi là chưa có ai nhận. Xin những vị ‘được đề nghị’ vui lòng nhận đề tài. Nếu không, xin vui lòng cho Đức Ông biết ý kiến. Xin mỗi vị vui lòng giới thiệu người nào nhận cho các đề tài còn chấm hỏi.
B. Thể thức thực hiện:
Mỗi người viết đề tài đã nhận bằng dạng chữ Unicode, dài thành cuốn sách từ 100-120 trang 20x14, tức từ 50-60 trang A4 đánh máy bình thường.
C. Những tài liệu chính phải nghiên cứu:
1. Thánh Kinh
2. Văn kiện Công Đồng và các văn thư của các Đức Giáo Hoàng, của HĐGM Việt Nam….
3. Sách vở Việt Nam… càng đọc được nhiều càng tốt : Ca dao tục ngữ, cổ tích, sách truyện, sử, cổ học tình hoa ….….
4. Chúng ta cố viết súc tích vắn gọn và có sự tra cứu tài liệu Thánh Kinh và văn hóa. Vừa cho thấy ‘Việt Nam có một nền văn hóa gia đình sâu sắc và phong phú’, vừa nêu bật ‘Thánh Kinh và giáo thuyết của Giáo Hội song hành, củng cố, thanh lọc và thăng hoa nền văn hóa gia đình Việt Nam’.
5. Xin cho các chú giải về cuối mỗi chương.
D. Phương pháp làm việc : liên đới tập thể
1. Cần để một thời gian tìm đọc Thánh Kinh và tài liệu văn hóa liên quan đến đề tài hầu được gợi ý làm dàn bài trước khi viết…
2. Trao đổi, mách bảo cho nhau về tài liệu …
3. Góp ý giúp nhau làm dàn bài …
4. Đọc bài viết góp ý lẫn nhau…
5. Nếu được chúng ta sẽ gặp nhau một lần vào tháng 12.2015.
E. Thời hạn:
1. Nếu được xin cho bài trước Phục Sinh 2016.
2. Muộn nhất là cuối tháng 6.2016.
Xin Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho thiện chí và công việc làm của chúng ta. Tất cả vì Danh Chúa, vì yêu mến Gia Đình và Văn Hóa Việt Nam.
23. Về hình thức trình bày. Một số cải tiến về trình bày đã được thực hiện từ vài ba năm nay.
Cho tờ báo « Giáo Xứ Việt Nam », độc giả đứng tuổi 40-50 tuổi đã là độc giả ưu tiên thủa ban đầu, vào những năm 80. Ngày nay nhiều người trong số độc giả này đã được Chúa gọi về. Số còn lại, càng ngày càng ít. 200 độc giả đã ghi tên mua báo vào số đầu tiên, tháng 02 năm 1984. Năm tháng sau, vào tháng 07.1984, đã có 400 người mua báo ; rồi tăng lên tới 800 vào tháng 02.1985 ; sau đó tới 1000 vào tháng 09.1998 ; Và tới 1350 vào tháng giêng năm 2004. Từ những năm 2010, số độc giả bắt đầu giảm. Thầy sáu Nha cho biết từ tháng 09.2015, một chiến dịch cổ động độc giả mới sẽ được thực hiện. Báo « Giáo Xứ Việt Nam » sẽ được gửi miễn phí cho những người trẻ chưa mua.
Theo chiều hướng này, ban biên tập sẽ mở rộng ra với những cây viết trẻ. Các bài viết sẽ cố gắng vắn gọn và dễ đọc hơn. Sự trình bày sẽ trẻ trung, sáng sủa và tươi mát hơn. một vài đề nghị đã được nêu ra : 1- có thể thêm mục thơ, văn, truyện,… trên tờ báo. 2- phổ biến báo cũ trên mạng lưới.
Cho mạng lưới « Giáo Xứ Việt Nam », nhắm vào giới trẻ, ngoài những bài viết, từ một năm nay, khai sinh một loạt những phóng sự hình, và phim hình, phim nhạc. Từ sáng kiến này, thầy phó tế Phạm Bá Nha đề nghị soạn một số DVD nói, hình, nhạc về giáo xứ.
Về việc trình bày, từ tháng 05.2015 vừa qua, Thầy Tạ Đình Chung và các chuyên viên kỹ thuật số Lương Công Bình, Nguyễn Ngọc Cẩn đã canh tân và rõ rệt làm tươi mát mạng lưới hơn. Bốn tiêu chuẩn trình bày và tìm bài đã được thiết kế. Hàng trên cùng gồm 5 mục, từ trái qua phải : Trang chủ, Giáo xứ, Tin tức, Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh hoạt Văn Hóa. Cột trái từ trên xuống dưới gồm 5 khu chính : Lời Chúa, Văn hóa & Gia đình, Sách báo giáo xứ, Hình ảnh sinh hoạt, và Vidéo. Cột phải gồm những bài mới, xếp theo tiêu chuẩn mới, từ trên xuống dưới. Ngay bên cột những bài mới, là hàng « Tìm kiếm bài mới (theo tên tác giả) ». Thầy Tạ Đình Chung cũng cho biết dự tính sẽ dần dà mang các sách giáo xứ đã xuất bản lên mạng.
LỜI KẾT
Ba ban văn hóa báo chí, tu thư và mạng lưới, cùng với bốn ban văn hóa khác là thuyết trình, văn nghệ, thư liệu, và văn khố đã góp phần rất nhiều vào công việc mục vụ của giáo xứ. Chính nhờ những suy tư, thiết kế và phổ biến của các ban văn hóa này, mà các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã càng ngày càng lan rộng và phát triển. Từ ba sinh hoạt chính là thiêng liêng, văn hóa và xã hội, hôm nay Giáo xứ Công Giáo Việt nam Paris đã có một sổ 16 sinh hoạt mục vụ rất đa chiều : 1- Thiêng liêng giáo huấn ; 2- Thiêng liêng thánh hoá qua bí tích ; 3- Thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác ; 4- Thiêng liêng phúc âm hóa môi trường ; 5- Thiêng liêng hiệp thông chia sẻ với các cộng đoàn khác ; 6- Những sinh hoạt văn hoá tổng quát ; 7- Văn hóa giáo dục khởi đầu tổng quát ; 8- Văn hóa giáo dục khởi đầu chuyên biệt ; 9- Văn hóa giáo dục liên tục ; 10- Văn hóa quản trị ; 11- Xã hội tổng quát và vật chất ; 12- Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo ; 13- Xã hội Gia Đình ; 14-Xã hội quản trị cơ sở vật chất ; 15- Xã hội quản trị tài chính ; 16- Mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris.
Đức Hồng Y Lustiger đã thấy vai trò quan trọng của mục vụ văn hóa tại GXVN Paris. Khi đến Giáo Xứ ngày 15.11.1998 để trao cơ sở mới và trao quyết định của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh, Ngài đã nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 (ngày mà Đức Cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ), trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên ». Và để ghi nhớ ngày quan trọng này, Đức Hồng Y ghi sổ vàng lưu niệm rằng «Xin Chúa ban cho anh em Bình An và Vui Mừng» [1].
Paris, ngày 29 tháng 07 năm 2015
Trần Văn Cảnh
Phụ chú :
(1). Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên GXVN Paris, 1787-2013, Paris ; 2014 ; tr. 175-176
Những lời chia sẻ của Đức Giám Mục Giáo phận Kontum tại Chicago ngày 28 và 29/07/2015
Đoàn Nhân Ái
22:35 29/07/2015
Những lời chia sẻ của Đức Giám Mục Giáo phận Kontum tại Chicago ngày 28 và 29/07/2015
Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đã đến thăm giáo dân Chicago ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2015. Trong thời gian ở Chicago, Đức Cha đã dâng Thánh lễ và chia sẻ lời Chúa tại Nguyện đường Saint Henry Chicago ngày 28/07/2015. ĐGM cũng dâng thánh lễ và chúc lành cho các gia đình giáo dân tại Cộng đoàn Công Giáo Mân Côi ngày 29/07/2015. Hội diện với một số giáo dân và trí thức Công Giáo, Đức Cha đã chia sẻ một vài suy tư của Ngài về giáo dân, giáo sĩ và Giáo Hội như sau:
1. Giáo dục phải là ưu tiên hàng đầu trong các gia đình Công Giáo
• Giáo dục khai sáng cá nhân, giải phóng con người khỏi bóng tối và dẫn đưa chúng ta đến ánh sáng của Thiên Chúa.
• Giáo dục giúp cho mọi thành viên trong gia đình có kiến thức, kỹ năng, sáng tạo và nhờ đó, giáo dục sẽ nâng cấp các gia đình Công Giáo.
2. Gia đình là đơn vị căn bản của giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội
• Gia đình tốt, giáo xứ tốt.
• Gia đình tốt, giáo phận và Giáo Hội tốt.
3. Giáo dân cần sự hiện diện của linh mục và tu sĩ trong đời sống hàng ngày
• Linh mục và tu sĩ phải là chứng tá của tình yêu Thiên Chúa với nhân loại.
• Linh mục và tu sĩ phải nêu gương trong đời sống khó nghèo và khiêm hạ, yêu thương và phục vụ con người.
Theo Bách khoa Từ điển mở Wikipedia thì ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh sinh ngày 23 tháng 10 năm 1938 tại Hà Tây (nay là Hà Nội). Ngài theo học Chủng Viện Pio XII tại Hà Nội từ năm 1952 đến 1954. Sau Hiệp định Genève 1954, Đức Cha di cư vào miền Nam và tiếp tục theo học tại Chủng Viện Pio XII tại Chợ Lớn (Sài Gòn) từ năm 1954 đến 1960. Mãn tiểu chủng viện, vì là một chủng sinh ưu tú và xuất sắc nên ngài được tuyển chọn để theo học triết học và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X ở Đà Lạt từ năm 1960 đến 1969, tốt nghiệp với văn bằng Cử nhân Thần học.
Ngày 22 tháng 12 năm 1968, ngài được thụ phong linh mục và gia nhập vào Giáo phận Kontum. Trong quá trình làm linh mục tại giáo phận này, ngài còn được bổ nhiệm làm Linh mục Chánh xứ, Giám đốc Trường học, Giáo sư Tiểu Chủng Viện. Từ năm 1996, ngài được tuyển chọn làm Tổng Đại Diện của Giáo phận Kontum. Ngày 16 tháng 7 năm 2003, ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Linh mục Micae Hoàng Đức Oanh làm Giám Mục Chính Tòa Giáo phận Kontum. Nghi lễ tấn phong Giám Mục được cử hành ngày 28 tháng 8 năm 2003 tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.
Được biết, Miền Truyền giáo Kontum được thành lập cách nay 167 năm (1848-2015), Hội Giáo Phụ Kontum đã hoạt động cách nay 107 năm (1908-2015) và Giáo phận Kontum được Giáo Hội chính thức thiết lập từ năm 1932. Hiện nay, Giáo phận Kontum có trên 85 ngàn giáo dân người Kinh và trên 170 ngàn giáo dân người Thượng dưới sự hướng dẫn tinh thần của 120 linh mục (Dòng và Triều) và gần 700 tu sĩ nam nữ, cùng với sự lãnh đạo thánh thiện và khiêm nhu của ĐGM Giáo phận Micae.
Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đã đến thăm giáo dân Chicago ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2015. Trong thời gian ở Chicago, Đức Cha đã dâng Thánh lễ và chia sẻ lời Chúa tại Nguyện đường Saint Henry Chicago ngày 28/07/2015. ĐGM cũng dâng thánh lễ và chúc lành cho các gia đình giáo dân tại Cộng đoàn Công Giáo Mân Côi ngày 29/07/2015. Hội diện với một số giáo dân và trí thức Công Giáo, Đức Cha đã chia sẻ một vài suy tư của Ngài về giáo dân, giáo sĩ và Giáo Hội như sau:
1. Giáo dục phải là ưu tiên hàng đầu trong các gia đình Công Giáo
• Giáo dục khai sáng cá nhân, giải phóng con người khỏi bóng tối và dẫn đưa chúng ta đến ánh sáng của Thiên Chúa.
• Giáo dục giúp cho mọi thành viên trong gia đình có kiến thức, kỹ năng, sáng tạo và nhờ đó, giáo dục sẽ nâng cấp các gia đình Công Giáo.
2. Gia đình là đơn vị căn bản của giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội
• Gia đình tốt, giáo xứ tốt.
• Gia đình tốt, giáo phận và Giáo Hội tốt.
3. Giáo dân cần sự hiện diện của linh mục và tu sĩ trong đời sống hàng ngày
• Linh mục và tu sĩ phải là chứng tá của tình yêu Thiên Chúa với nhân loại.
• Linh mục và tu sĩ phải nêu gương trong đời sống khó nghèo và khiêm hạ, yêu thương và phục vụ con người.
Ngày 22 tháng 12 năm 1968, ngài được thụ phong linh mục và gia nhập vào Giáo phận Kontum. Trong quá trình làm linh mục tại giáo phận này, ngài còn được bổ nhiệm làm Linh mục Chánh xứ, Giám đốc Trường học, Giáo sư Tiểu Chủng Viện. Từ năm 1996, ngài được tuyển chọn làm Tổng Đại Diện của Giáo phận Kontum. Ngày 16 tháng 7 năm 2003, ĐGH Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Linh mục Micae Hoàng Đức Oanh làm Giám Mục Chính Tòa Giáo phận Kontum. Nghi lễ tấn phong Giám Mục được cử hành ngày 28 tháng 8 năm 2003 tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.
Được biết, Miền Truyền giáo Kontum được thành lập cách nay 167 năm (1848-2015), Hội Giáo Phụ Kontum đã hoạt động cách nay 107 năm (1908-2015) và Giáo phận Kontum được Giáo Hội chính thức thiết lập từ năm 1932. Hiện nay, Giáo phận Kontum có trên 85 ngàn giáo dân người Kinh và trên 170 ngàn giáo dân người Thượng dưới sự hướng dẫn tinh thần của 120 linh mục (Dòng và Triều) và gần 700 tu sĩ nam nữ, cùng với sự lãnh đạo thánh thiện và khiêm nhu của ĐGM Giáo phận Micae.
Thông Báo
Phân ưu Ông Cố Giuse Đồng Đức Vọt qua đời tại Perth – Australia
Ban Giám Đốc VietCatholic
04:23 29/07/2015
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Ban Giám Đốc VietCatholic xin chân thành phân ưu cùng
Cha Đồng Văn Vinh và anh Đồng Văn Vượng là cộng tác viên VietCatholic
Trưóc sự qua đi của
Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1924
tại Đồng Xá, Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 4.20am,
sáng ngày 28 tháng 7 năm 2015
Hưởng thọ 91 tuổi.
Thánh lễ phát tang:
Trung Tâm Công Giáo Việt Nam
3 Victoria Rd, Westminster WA
Lúc 7.00pm Thứ Hai 03.08.2015
Thánh lễ an táng:
Nhà thờ Thánh Mary MacKillop
16 Pelican Parade, Ballajura WA
Lúc 2.30pm Thứ Ba 04.08.2015
Sau đó an táng tại nghĩa trang Giáo Xứ Thánh Mary MacKillop
Xin Chúa thương đón nhận ông cố vào hưởng ánh sáng ngàn thu
Và xin Ngài lau khô nước mắt của thân quyến
Ban Giám Đốc VietCatholic xin chân thành phân ưu cùng
Cha Đồng Văn Vinh và anh Đồng Văn Vượng là cộng tác viên VietCatholic
Trưóc sự qua đi của
Ông Cố Giuse Đồng Đức Vọt
Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1924
tại Đồng Xá, Kiến An, Hải Phòng, Việt Nam
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 4.20am,
sáng ngày 28 tháng 7 năm 2015
Hưởng thọ 91 tuổi.
Thánh lễ phát tang:
Trung Tâm Công Giáo Việt Nam
3 Victoria Rd, Westminster WA
Lúc 7.00pm Thứ Hai 03.08.2015
Thánh lễ an táng:
Nhà thờ Thánh Mary MacKillop
16 Pelican Parade, Ballajura WA
Lúc 2.30pm Thứ Ba 04.08.2015
Sau đó an táng tại nghĩa trang Giáo Xứ Thánh Mary MacKillop
Xin Chúa thương đón nhận ông cố vào hưởng ánh sáng ngàn thu
Và xin Ngài lau khô nước mắt của thân quyến
Văn Hóa
Lời tôi nguyện cầu
Trà Lũ Trần Trung Lương
08:05 29/07/2015
LỜI TÔI NGUYỆN CẦU
Mấy năm trước, tình cờ đọc được bài Cha Nguyễn Văn Đông gốc Kontum giảng tại Nhà Thờ Chính Tòa Saigon, tôi thấy hay qúa bèn viết lên báo Văn Nghệ Tiến Phong xuất bản ở Hoa Kỳ. Mấy bà làm việc công quả trong một ngôi chùa ở Toronto đọc bài tôi viết, cũng xúc động như tôi. Các bà Phật tử ngưỡng mộ lòng bác ái của Cha Đông và thương mấy người cùi, đã góp tiền trong chùa rồi nhờ tôi chuyển về cho Cha Đông. Việc này làm tôi cảm động và suy nghĩ mãi.
Bài tôi viết về người cùi dài dòng, bắt đầu từ chuyện Đức Cha Cassaigne rồi mới dẫn tới chuyện Cha Đông, như sau:
... Đức Cha Jean Cassaigne là người con một, sinh ra trong một gia đình quý phái giàu có bên Pháp, nhưng ngài đã từ bỏ mọi sự sang trọng thế gian mà đi tu Dòng Thừa Sai Paris. Lãnh chức linh mục xong, ngài xin sang Việt nam truyền giáo. Ngài chọn Việt Nam vì sau khi đọc các bài Cha Đắc Lộ Alexandre de Rhodes viết trên báo Journal des Voyages về cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam, Ngài đã bị Việt Nam thu hút.
Cha Cassaigne tới VN ngày 5.5.1926 và học tiếng Việt ở Cái Mơn. Ngài chọn tên VN là Gioan Sanh. Sau đó ngài được bề trên sai đi làm cha sơ một họ đạo ở Di Linh, miền Cao nguyên. Nơi đây ngài gặp những người Thượng bị phong cùi lang thang trong rừng. Đây là những người bị cùi vào giai đoạn tuyệt vọng. Gia đình đem bỏ họ vào rừng, để họ ở đó một mình, sống chết ra sao mặc họ. Gia đình và dân làng coi như đã xong bổn phận. Những người phong cùi này sống trong đói khổ và chết dần mòn. Cha Cassaigne đã đưa họ về và lập thành một làng riêng cho họ. Cha vừa coi họ đạo, vừa coi luôn làng cùi. Làng có tên là Kala. Ngài kiêm nhiệm vai y tá băng bó vết thương, kiêm nhiệm chức hỏa đầu quân nấu ăn cho họ, đồng thời kiêm luôn chức ngoại giao đi cầu viện khắp nơi.
Chẳng bao lâu sau, Ngài nhiễm bệnh sốt rét và lao phổi. Ngài viết thư gửi bạn bè bên Pháp: ‘Một năm 12 tháng, tôi bị sốt rét 10 tháng, nhưng tôi không thể nằm nghỉ vì không có ai thay thế tôi để lo cho bệnh nhân người cùi’. Ngài rất giỏi tiếng Việt và tiếng Thượng Kobo. Người Thượng nhất là những người cùi đã coi Ngài như cha ruột của mình. Vì ngài đạo đức thánh thiện nổi tiếng như vậy nên năm 1941 Toà Thánh đã đặt Ngài làm giám mục Saigon. Năm 1943, Ngài phát hiện mình bị mắc bịnh cùi, nhưng Ngài vẫn cố gắng tiếp tục coi sóc giáo phận Saigon cho tới năm 1955. Sau đó ngài trao quyền lại cho Đức Cha Nguyễn Văn Hiền. Đức Cha Cassaigne luôn sống trong khó nghèo. Ngài là vị giám mục duy nhất đi xe đạp và vespa khi còn tại chức ở Saigon.
Rời Saigon, ngài trở về làng cùi Di Linh và tiếp tục phục vụ những người xấu số. Ngài phát triển làng, mở trường học và bệnh xá. Tới năm 1972 thì ngài kiệt sức, liệt giường. Ngài mắc nhiều thứ bệnh: sốt rét rừng từ năm 1942, bệnh cùi năm 1943, lao xương năm 1957, lao phổi năm 1964. Nằm trên giường bệnh, ngài luôn nói: ‘ Tôi là người Việt Nam’
Ngài qua đời ngày 31.10.1973 tại Di Linh. Cả làng cùi Kala đã khóc một tuần lễ. Lễ an táng có đông đủ các chức sắc cao cấp đạo đời. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tặng Ngài Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ngài được an táng ở chân tháp làng Kala, trên bia mộ có ghi hàng chữ: “Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor”. Caritas et Amor là chữ Latin, khẩu hiệu giám mục của ngài, nghĩa là ‘Bác Ái và Yêu Thương’.
Mấy chục năm sau, có một vị đã theo chân Đức Cha Cassaigne, đó là Cha Nguyễn Văn Đông. Cha Đông coi sóc họ đạo Sa Thầy ở Kontum. Cha Đông là người sống mộc mạc, đơn sơ và nghèo khó. Ngài được mời về Nhà Thờ Chính Tòa Saigon, nơi có ngai tòa của Đức Cha Cassaigne, để giảng mở đầu cho mùa Chay năm 2001. Bài giảng đơn sơ như thế này:
... Kính thưa ông bà anh chị em,
Thật là xúc động khi tôi được mời giảng bài Tin Mừng đầu mùa Chay tại nhà thờ chính tòa. Tôi thú thực với anh chị em là đứng trước cảnh tráng lệ đẹp đẽ và sang trọng trong nhà thờ này, lòng tôi bị giao động qúa. Tôi so sánh cảnh này với cảnh nghèo nàn trong xứ Sa Thầy ở cao nguyên nơi tôi phụ trách, tôi thấy đây cách biệt một trời một vực. Tôi thấy bị lúng túng.
Quý anh chị em chắc có biết, nói về tỉnh Kontum, tôi xin tự hào khoe rằng, xứ tôi phụ trách cái gì cũng nhất, lớn nhất, có người dân tộc đông nhất, đồng bào khắp nước đổ về đây nhiều nhất, có nhiều rừng núi nhất, và...nghèo nhất.
Tôi làm linh mục đã hơn ba chục năm. Năm nay tôi vừa tròn 61 tuổi. Tôi trẻ nhất so với mấy linh mục ở chung. Dù có tuổi nhưng được cái tôi chưa phải vào nhà thương hay uống thuốc nên còn có thể gồng mình cáng đáng nhiều việc. Xứ Sa Thầy nơi tôi phụ trách có 4 cha, cha chính xứ đã 77 tuổi, bịnh tiểu đường đã yếu lắm, còn 2 cha kia thì một ông nằm liệt giường vì bệnh cột sống, một ông ung thư giai đoạn cuối, nên chỉ còn mình tôi chạy ra chạy vô. Công việc nhiều lắm, ờ nhiều mà vui.
Tỉnh Kontum, từ thị xã quét một vòng bán kính xung quanh ra toàn tỉnh là 70 cây số, do vậy xứ tôi rộng tha hồ mà đi, đi mệt thôi. Đi mà rất vui, vui vì giúp đỡ được nhiều người. Anh chị em cũng biết là tỉnh Kontum có số lượng người phong cùi nhiều nhất nước. Tại nhà xứ, tôi là người trẻ nhất, có sức khoẻ nhất nên tôi được giao việc phụ trách người cùi, vì vậy mà tôi hay đi thăm họ lắm.
Tôi xin kể anh chị em nghe. Kontum có đến 70% là người dân tộc, sống rải rắc khắp nơi. Nguyên đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác đã thấy mệt rồi, huống chi bây giờ đi thăm người bịnh, toàn tỉnh chỉ có tôi. Đồng bào Thượng sống ở đây nghèo lắm, có thể nói họ nghèo nhất nước. Họ gọi tôi là Bab. Tôi nhớ có lần vào thăm một buôn làng, già làng nói: Ơ Bab ơi, Bab nói Bab nghèo ha, Bab mới thấy nghèo thôi, chứ chúng tôi nghèo qúa rồi, nghèo riết rồi nên không thấy mình nghèo nữa, khổ quen rồi cho khổ luôn...
Có lần tôi đi bộ 12 cây số vào thăm một buôn người dân tộc. Ở đây họ có phong tục là hễ ai mắc bệnh phong cùi thì làng sẽ cất riêng một mái nhà trong rừng cho người đó ở, người bệnh này không được ở chung trong làng. Mà vì họ nghèo qúa, ngay cái nhà họ ở cũng không ra cái nhà thì mái nhà họ cất trong rừng cho người cùi ở đâu có thể gọi là nhà, phải gọi là cái lều hay cái ổ mới đúng, chỉ một mùa mưa là nát.
Lần kia tôi tới thăm những mái lều này, tôi phải cúi rạp người xuống mới vào nhà họ được. Thấy tôi đến thăm, họ mừng qúa anh em à. Họ cứ nhìn tôi rồi họ cười. Họ nói Bab đến thăm thì họ sung sướng lắm, qúy lắm. Họ cười mà tôi khóc, anh chị em ơi. Họ đã nghèo lại cùi. Tôi biếu họ món gì thì họ ôm vào ngực như sợ bỏ ra là mất.
Lần khác tôi vừa vào lều thì có ông già nói: Bab ơi, Bab có nylon không, nếu Bab có thì Bab cho con một miếng đi, một miếng thôi, để con che cái chỗ con nằm. Bab ơi, đêm qua mưa lớn qúa, cả nhà con chỗ nào cũng ướt, cũng lạnh, con không ngủ được, Bab ơi.
Anh chị em đã thấy người Thượng cùi khổ đến mức nào chưa ?. Họ vừa nghèo, vừa bệnh, lại không được học hành gì cả. Họ chỉ biế người Thượng cùi khổ đến mức nào chưa ?. Họ vừa nghèo, vừa bệnh, lại không được học hành gì cả. Họ chỉ biết đếm đến số 100 là hết. Các anh chị em có thể tưởng tượng nổi không, họ cầm tờ giấy 20 ngàn, mua chai nước mắm 7 ngàn, họ không biết nhận lại là bao nhiêu, người bán hàng đưa lại bao nhiêu họ cầm bấy nhiêu, vậy đó. Đã nghèo lại không được học, sống chỉ bám vào đất mà sống, nên giàu sao được. Cứ mỗi lần từ thị xã lên thăm họ, tôi cố tìm chỗ nào có thức ăn rẻ nhất mà mua cho họ. Ví dụ ở đây một kí ruốc là 20 ngàn, nhưng ở Phan Thiết chỉ bảy ngàn thôi. Tôi là người Bình Định, dân miền Trung cũng nghèo đói qúa mà tha phương đến tận Kontum, nên tôi rành lắm. Ở Kontum đồmg bào mình nghèo qúa, khắp bốn phương về sinh sống, Bắc có, Trung có, Nam có. Họ đều nghèo như nhau, nhưng lại tốt bụng, nên tôi xin họ giúp gì, dù nghèo họ cũng giúp tôi ngay. Tôi cứ lang thang khắp tỉnh, có cá vụn, cơm khô, muối hạt, tôi cứ xin. Chỗ nào người ta bán rẻ nhất là tôi tìm đến, vừa mua vừa xin cho họ. Có lần một số bạn bè cho tôi một ít tiền và nói với tôi: “ Nhờ Cha mua ít đồ tặng cho họ đi cha”. Tôi liền đi mua nhiều thứ rẻ, gói thành từng gói nhỏ. Như cá khô thì tôi gói theo kí. Tôi đem cho họ, họ mừng lắm. Lần đó đến một xã, khi tôi đã phát hết qùa, còn lại trong giỏ mấy kí cá khô, lại gói trong giấy bóng màu vui mắt, trẻ con cứ theo tôi mà nhìn, ánh mắt của chúng tỏ ra thèm lắm, nhưng chúng không dám nói. Tôi hỏi: các con có thích không ? Chúng gật đầu. Tôi xuống xe ngay và phát hết mấy kí cá khô còn lại, đây con một kí, con một kí. Chúng nhìn tôi chăm chăm, hai tay ôm gói cá khô miệng cứ hỏi tôi hoài: Bab ơi Bab cho con thiệt hả Bab ? Tôi nói: Ừ, Bab cho con thiệt mà. Chúng lại hỏi: Bab cho con thiệt hả Bab, Bab cho con thiệt hả Bab ?
Thưa anh chị em, có đến những vùng này mới thấy hết cái khổ cùng cực của người dân ở đây. Tôi cứ tự hỏi là nếu tôi đem mấy kí cá khô này tặng bà con ở Saigon, chắc các anh chị sẽ nói ông cha này khùng. Thế đấy thưa anh chị em.Tôi muốn nói rằng, chúng ta nhớ giúp người nghèo người bịnh, trong khả năng của chúng ta, không cần nhiều, mỗi người một ít thôi.
Thưa anh chị em, một ít thôi, một tấm nylon nhỏ, một kí cá khô, giúp cho họ bớt khổ, họ mừng lắm, thưa anh chị em. Tôi mong rằng tất cả qúy ông bà và anh chị em sẽ sống đẹp hơn lên trong Mùa Chay này, để xứng đáng với đức hy sinh quên mình của Chúa Giêsu. Amen.
Đọc xong bài giảng, tôi có cảm nghĩ này: Ngôn từ bài giảng rất bình dân và đơn sơ. Nó toát ra sự thành thực và thánh thiện, nó toát ra sự vui vẻ tự nhiên. So sánh với nếp sống đầy đủ tiện nghi vật chất của chúng ta hiện nay, tôi thấy người cùi như đang ở trong thời đại hoang sơ ngàn năm trước. Cha Đông đi làm viẹc bác ái mà khổ cực quá: đi vào làng thượng, chui vào các mái lều lụp xụp và dơ bẩn, tiếp xúc với những người nghèo khổ bệnh tật và dốt nát. Thế nhưng lời nói của Cha toát ra sự vui vẻ. Ngài không hề than khổ than cực, không hề nói ra lời nào như đang làm một việc miễn cưỡng. Ngài nói về ngươi Thượng một giọng thân thương, coi những người Thượng này là bà con anh em của mình. Đó là điều làm tôi xúc động.
Việc này làm tôi nhớ tới Mẹ Teresa Calcutta. Mẹ đã từ bỏ nếp sống một giáo sư, một hiệu trưởng, nhà cao cửa rộng, dạy những học sinh con nhà giàu thuộc giai cấp sang trọng ở Ấn Độ, để hạ mình xuống sống với lớp người cùng đinh xã hội. Tôi được may mắn là đã sang sống ở Ấn Độ 2 tháng, cách đây 8 năm. Tôi đã nhìn thấy tận mắt lớp người cùng đinh ở trong giai cấp hèn mạt. Họ không có nhà. Họ sống ở vỉa đường, lấy đất làm giường lấy trời làm màn. Họ che mưa nắng bằng giấy báo. Gia đình nào may mắn lắm mới có một tấm bạt làm mái che. Ở Ấn Độ, con bò được kính trọng. Chúng đi lang thang đầy đường. Người ta hốt phân bò, phơi khô để đun bếp và để sưởi vào những buổi sáng trời lạnh. Họ nghèo mạt rệp mà lại đẻ nhiều. Đẻ con nhưng không có sức nuôi con. Hoặc họ phá thai hoặc họ để đứa bé chết dần mòn. Mẹ Teresa đã nhìn thấy cảnh nghèo khổ cùng cực này trong suốt 10 năm dạy học. Mẹ không thể rửng rưng được nữa. Mẹ đã xin từ bỏ mọi sự sang trọng, mẹ đã ẵm các hài nhi hữu sinh vô dưỡng này, đã ôm những người bệnh tật đang hấp hối này về chăm sóc. Mẹ làm hết lòng vì Mẹ tin rằng đây chính là con Chúa, là anh chị em của mình. Mẹ đã làm việc này ròng rã 40 năm. Chúng ta có thể làm một vài việc bác ái trong một ngày, hai ngày, một tuần, là đã hết sức rồi. Còn Mẹ Teresa đã làm trong 40 năm.
Mẹ Teresa mất ngày 13.91997. Lễ an táng đã được trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới. Tại Canada, Linh mục Philippe Thibodieu đã ngồi trên đài TV ở Toronto để dẫn giải buổi lễ. Chính trong lễ này, ngài đã kể chuyện chính ngài tunggặp mẹ Teresa ở Calcutta trước đó mấy năm. Cha Philippe đã xin mẹ mấy lời để đem về Canada nói cho bạn bè nghe. Mẹ đã cầm tay cha và nói: cả cuốn Thánh Kinh tóm tắt trong 5 tiếng này “ You did it to me”. Mẹ nói từng tiếng và chỉ vào 5 ngón tay của cha. 5 tiếng này lấy từ lời Chúa: Bất cứ việc gì các ngươi làm cho người thấp hèn nhất là đã làm việc đó cho chính Ta ( Matthêu 25: 40 ). Mẹ Teresa ôm người hấp hối, ẵm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên lề đường, vì Mẹ đã nhìn thấy Chúa nơi những người nghèo khổ cùng cực này.
Cha Đông vui vẻ đi thăm người Thượng bị phong cùi và nghèo khổ cùng cực vì đã nhìn thấy Chúa nơi những người anh em đáng thương này. Đức Cha Gioan Sang Cassaigne mấy chục năm phục vụ người cùi đã nhìn thấy rõ Chúa nơi những anh em xấu số này.
Rồi tôi nghĩ đến tôi. Nhiều lúc tôi sống mà như không nhìn thấy Chúa trong mình, chứ đừng nói tới việc nhìn ra Chúa nơi tha nhân. Nhiều lúc tôi giống như anh Peter trong truyện đăng trên đặc san Le Monde des Religions tháng Bảy năm ngoái.Tôi xin tóm lược chuyện này như sau:
Peter là người nước Anh gốc Do Thái. Anh theo đạo Công Giáo.Vợ anh chết đột ngột, anh đau khổ vô cùng. Không gì có thể làm anh quên được niềm đau to lớn này. Anh không tìm thấy nguồn an ủi trong đạo Công Giáo. Anh nghĩ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ có thể chữa bệnh đau khổ cho anh. Anh sang Ấn Độ và xin gặp Đức Đạt Lai lạt Ma. Người ta chỉ cho phép anh được gặp ngài 5 phút. Vừa gặp ngài, anh òa lên khóc. Anh kể cho Ngài nghe về việc mất vợ. Đức Lạt Ma ôm lấy anh và ngài cũng khóc. Anh kể tiếp cho Ngài là anh theo đạo Công Giáo, rồi lại oà lên khóc. Ngài liền nói mấy lời bằng tiếng Tây Tạng với viên thư ký. Vị này lấy ra ngay một tấm ảnh Chúa Giêsu vào trao cho ngài. Với một sự cung kính đặc biệt, Đức Lạt Ma trao tấmn ảnh cho anh Peter rồi nói: Đức Phật là con đường của tôi, còn Chúa Giêsu là con đường của anh, anh hãy tiếp tục sống đạo Chúa. Rồi Ngài lại ôm lấy anh và cùng khóc với anh. Cuộc gặp gỡ này kéo dài trong 2 giờ thay vì 5 phút. Anh Peter chia tay trong nước mắt. Anh tâm sự: Ngài đã chữa lành vết thương của tôi. Ngài không bảo tôi theo đạo của Ngài mà bảo tôi tiếp tục tin vào Chúa.
Đọc xong chuyện này, tôi nghĩ rằng ban đầu anh Peter hình như muốn bỏ đạo Chúa và sẵn sàng theo đạo Phật với Đức Lạt Ma. Sở dĩ anh có ý định như vậy là anh đã không nhìn thấy Chúa. Tôi nghĩ Đức Lạt Ma đã nhìn thấy Chúa và nghĩ mình là một ngôn sứ đặc biệt của Á Châu đang đi rao giảng lòng yêu thương cho mọi người theo một cung cách đặc biệt nên mới bảo anh thế.
Tôi không biết sau cuộc gặp Đức Lạt Ma anh Peter có nhìn thấy Chúa chưa. Phần tôi, tôi vẫn cầu xin Chúa cho tôi nhìn thấy Chúa hiện diện thực sự trong tôi mọi lúc, và xin cho tôi nhìn thấy Chúa trong mọi người. Xin được một chút xíu của Đức Cha Cassaigne, của Mẹ Teresa Calcutta, của Cha Nguyễn Văn Đông. Tôi còn ghét người này, còn nói xấu người kia thì rõ ràng tôi chưa nhìn thấy Chúa trong tôi và nơi tha nhân. Tôi mới giữ đạo bằng môi bằng miệng, theo thói quen, cho xong.
Toronto, Mùa Hè
Trà Lũ Trần Trung Lương
Mấy năm trước, tình cờ đọc được bài Cha Nguyễn Văn Đông gốc Kontum giảng tại Nhà Thờ Chính Tòa Saigon, tôi thấy hay qúa bèn viết lên báo Văn Nghệ Tiến Phong xuất bản ở Hoa Kỳ. Mấy bà làm việc công quả trong một ngôi chùa ở Toronto đọc bài tôi viết, cũng xúc động như tôi. Các bà Phật tử ngưỡng mộ lòng bác ái của Cha Đông và thương mấy người cùi, đã góp tiền trong chùa rồi nhờ tôi chuyển về cho Cha Đông. Việc này làm tôi cảm động và suy nghĩ mãi.
Bài tôi viết về người cùi dài dòng, bắt đầu từ chuyện Đức Cha Cassaigne rồi mới dẫn tới chuyện Cha Đông, như sau:
Cha Cassaigne tới VN ngày 5.5.1926 và học tiếng Việt ở Cái Mơn. Ngài chọn tên VN là Gioan Sanh. Sau đó ngài được bề trên sai đi làm cha sơ một họ đạo ở Di Linh, miền Cao nguyên. Nơi đây ngài gặp những người Thượng bị phong cùi lang thang trong rừng. Đây là những người bị cùi vào giai đoạn tuyệt vọng. Gia đình đem bỏ họ vào rừng, để họ ở đó một mình, sống chết ra sao mặc họ. Gia đình và dân làng coi như đã xong bổn phận. Những người phong cùi này sống trong đói khổ và chết dần mòn. Cha Cassaigne đã đưa họ về và lập thành một làng riêng cho họ. Cha vừa coi họ đạo, vừa coi luôn làng cùi. Làng có tên là Kala. Ngài kiêm nhiệm vai y tá băng bó vết thương, kiêm nhiệm chức hỏa đầu quân nấu ăn cho họ, đồng thời kiêm luôn chức ngoại giao đi cầu viện khắp nơi.
Chẳng bao lâu sau, Ngài nhiễm bệnh sốt rét và lao phổi. Ngài viết thư gửi bạn bè bên Pháp: ‘Một năm 12 tháng, tôi bị sốt rét 10 tháng, nhưng tôi không thể nằm nghỉ vì không có ai thay thế tôi để lo cho bệnh nhân người cùi’. Ngài rất giỏi tiếng Việt và tiếng Thượng Kobo. Người Thượng nhất là những người cùi đã coi Ngài như cha ruột của mình. Vì ngài đạo đức thánh thiện nổi tiếng như vậy nên năm 1941 Toà Thánh đã đặt Ngài làm giám mục Saigon. Năm 1943, Ngài phát hiện mình bị mắc bịnh cùi, nhưng Ngài vẫn cố gắng tiếp tục coi sóc giáo phận Saigon cho tới năm 1955. Sau đó ngài trao quyền lại cho Đức Cha Nguyễn Văn Hiền. Đức Cha Cassaigne luôn sống trong khó nghèo. Ngài là vị giám mục duy nhất đi xe đạp và vespa khi còn tại chức ở Saigon.
Rời Saigon, ngài trở về làng cùi Di Linh và tiếp tục phục vụ những người xấu số. Ngài phát triển làng, mở trường học và bệnh xá. Tới năm 1972 thì ngài kiệt sức, liệt giường. Ngài mắc nhiều thứ bệnh: sốt rét rừng từ năm 1942, bệnh cùi năm 1943, lao xương năm 1957, lao phổi năm 1964. Nằm trên giường bệnh, ngài luôn nói: ‘ Tôi là người Việt Nam’
Ngài qua đời ngày 31.10.1973 tại Di Linh. Cả làng cùi Kala đã khóc một tuần lễ. Lễ an táng có đông đủ các chức sắc cao cấp đạo đời. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tặng Ngài Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ngài được an táng ở chân tháp làng Kala, trên bia mộ có ghi hàng chữ: “Jean Cassaigne, 1895-1973, Caritas et Amor”. Caritas et Amor là chữ Latin, khẩu hiệu giám mục của ngài, nghĩa là ‘Bác Ái và Yêu Thương’.
Mấy chục năm sau, có một vị đã theo chân Đức Cha Cassaigne, đó là Cha Nguyễn Văn Đông. Cha Đông coi sóc họ đạo Sa Thầy ở Kontum. Cha Đông là người sống mộc mạc, đơn sơ và nghèo khó. Ngài được mời về Nhà Thờ Chính Tòa Saigon, nơi có ngai tòa của Đức Cha Cassaigne, để giảng mở đầu cho mùa Chay năm 2001. Bài giảng đơn sơ như thế này:
... Kính thưa ông bà anh chị em,
Thật là xúc động khi tôi được mời giảng bài Tin Mừng đầu mùa Chay tại nhà thờ chính tòa. Tôi thú thực với anh chị em là đứng trước cảnh tráng lệ đẹp đẽ và sang trọng trong nhà thờ này, lòng tôi bị giao động qúa. Tôi so sánh cảnh này với cảnh nghèo nàn trong xứ Sa Thầy ở cao nguyên nơi tôi phụ trách, tôi thấy đây cách biệt một trời một vực. Tôi thấy bị lúng túng.
Tôi làm linh mục đã hơn ba chục năm. Năm nay tôi vừa tròn 61 tuổi. Tôi trẻ nhất so với mấy linh mục ở chung. Dù có tuổi nhưng được cái tôi chưa phải vào nhà thương hay uống thuốc nên còn có thể gồng mình cáng đáng nhiều việc. Xứ Sa Thầy nơi tôi phụ trách có 4 cha, cha chính xứ đã 77 tuổi, bịnh tiểu đường đã yếu lắm, còn 2 cha kia thì một ông nằm liệt giường vì bệnh cột sống, một ông ung thư giai đoạn cuối, nên chỉ còn mình tôi chạy ra chạy vô. Công việc nhiều lắm, ờ nhiều mà vui.
Tỉnh Kontum, từ thị xã quét một vòng bán kính xung quanh ra toàn tỉnh là 70 cây số, do vậy xứ tôi rộng tha hồ mà đi, đi mệt thôi. Đi mà rất vui, vui vì giúp đỡ được nhiều người. Anh chị em cũng biết là tỉnh Kontum có số lượng người phong cùi nhiều nhất nước. Tại nhà xứ, tôi là người trẻ nhất, có sức khoẻ nhất nên tôi được giao việc phụ trách người cùi, vì vậy mà tôi hay đi thăm họ lắm.
Tôi xin kể anh chị em nghe. Kontum có đến 70% là người dân tộc, sống rải rắc khắp nơi. Nguyên đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác đã thấy mệt rồi, huống chi bây giờ đi thăm người bịnh, toàn tỉnh chỉ có tôi. Đồng bào Thượng sống ở đây nghèo lắm, có thể nói họ nghèo nhất nước. Họ gọi tôi là Bab. Tôi nhớ có lần vào thăm một buôn làng, già làng nói: Ơ Bab ơi, Bab nói Bab nghèo ha, Bab mới thấy nghèo thôi, chứ chúng tôi nghèo qúa rồi, nghèo riết rồi nên không thấy mình nghèo nữa, khổ quen rồi cho khổ luôn...
Có lần tôi đi bộ 12 cây số vào thăm một buôn người dân tộc. Ở đây họ có phong tục là hễ ai mắc bệnh phong cùi thì làng sẽ cất riêng một mái nhà trong rừng cho người đó ở, người bệnh này không được ở chung trong làng. Mà vì họ nghèo qúa, ngay cái nhà họ ở cũng không ra cái nhà thì mái nhà họ cất trong rừng cho người cùi ở đâu có thể gọi là nhà, phải gọi là cái lều hay cái ổ mới đúng, chỉ một mùa mưa là nát.
Lần kia tôi tới thăm những mái lều này, tôi phải cúi rạp người xuống mới vào nhà họ được. Thấy tôi đến thăm, họ mừng qúa anh em à. Họ cứ nhìn tôi rồi họ cười. Họ nói Bab đến thăm thì họ sung sướng lắm, qúy lắm. Họ cười mà tôi khóc, anh chị em ơi. Họ đã nghèo lại cùi. Tôi biếu họ món gì thì họ ôm vào ngực như sợ bỏ ra là mất.
Lần khác tôi vừa vào lều thì có ông già nói: Bab ơi, Bab có nylon không, nếu Bab có thì Bab cho con một miếng đi, một miếng thôi, để con che cái chỗ con nằm. Bab ơi, đêm qua mưa lớn qúa, cả nhà con chỗ nào cũng ướt, cũng lạnh, con không ngủ được, Bab ơi.
Thưa anh chị em, có đến những vùng này mới thấy hết cái khổ cùng cực của người dân ở đây. Tôi cứ tự hỏi là nếu tôi đem mấy kí cá khô này tặng bà con ở Saigon, chắc các anh chị sẽ nói ông cha này khùng. Thế đấy thưa anh chị em.Tôi muốn nói rằng, chúng ta nhớ giúp người nghèo người bịnh, trong khả năng của chúng ta, không cần nhiều, mỗi người một ít thôi.
Thưa anh chị em, một ít thôi, một tấm nylon nhỏ, một kí cá khô, giúp cho họ bớt khổ, họ mừng lắm, thưa anh chị em. Tôi mong rằng tất cả qúy ông bà và anh chị em sẽ sống đẹp hơn lên trong Mùa Chay này, để xứng đáng với đức hy sinh quên mình của Chúa Giêsu. Amen.
Đọc xong bài giảng, tôi có cảm nghĩ này: Ngôn từ bài giảng rất bình dân và đơn sơ. Nó toát ra sự thành thực và thánh thiện, nó toát ra sự vui vẻ tự nhiên. So sánh với nếp sống đầy đủ tiện nghi vật chất của chúng ta hiện nay, tôi thấy người cùi như đang ở trong thời đại hoang sơ ngàn năm trước. Cha Đông đi làm viẹc bác ái mà khổ cực quá: đi vào làng thượng, chui vào các mái lều lụp xụp và dơ bẩn, tiếp xúc với những người nghèo khổ bệnh tật và dốt nát. Thế nhưng lời nói của Cha toát ra sự vui vẻ. Ngài không hề than khổ than cực, không hề nói ra lời nào như đang làm một việc miễn cưỡng. Ngài nói về ngươi Thượng một giọng thân thương, coi những người Thượng này là bà con anh em của mình. Đó là điều làm tôi xúc động.
Mẹ Teresa mất ngày 13.91997. Lễ an táng đã được trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới. Tại Canada, Linh mục Philippe Thibodieu đã ngồi trên đài TV ở Toronto để dẫn giải buổi lễ. Chính trong lễ này, ngài đã kể chuyện chính ngài tunggặp mẹ Teresa ở Calcutta trước đó mấy năm. Cha Philippe đã xin mẹ mấy lời để đem về Canada nói cho bạn bè nghe. Mẹ đã cầm tay cha và nói: cả cuốn Thánh Kinh tóm tắt trong 5 tiếng này “ You did it to me”. Mẹ nói từng tiếng và chỉ vào 5 ngón tay của cha. 5 tiếng này lấy từ lời Chúa: Bất cứ việc gì các ngươi làm cho người thấp hèn nhất là đã làm việc đó cho chính Ta ( Matthêu 25: 40 ). Mẹ Teresa ôm người hấp hối, ẵm trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên lề đường, vì Mẹ đã nhìn thấy Chúa nơi những người nghèo khổ cùng cực này.
Cha Đông vui vẻ đi thăm người Thượng bị phong cùi và nghèo khổ cùng cực vì đã nhìn thấy Chúa nơi những người anh em đáng thương này. Đức Cha Gioan Sang Cassaigne mấy chục năm phục vụ người cùi đã nhìn thấy rõ Chúa nơi những anh em xấu số này.
Rồi tôi nghĩ đến tôi. Nhiều lúc tôi sống mà như không nhìn thấy Chúa trong mình, chứ đừng nói tới việc nhìn ra Chúa nơi tha nhân. Nhiều lúc tôi giống như anh Peter trong truyện đăng trên đặc san Le Monde des Religions tháng Bảy năm ngoái.Tôi xin tóm lược chuyện này như sau:
Peter là người nước Anh gốc Do Thái. Anh theo đạo Công Giáo.Vợ anh chết đột ngột, anh đau khổ vô cùng. Không gì có thể làm anh quên được niềm đau to lớn này. Anh không tìm thấy nguồn an ủi trong đạo Công Giáo. Anh nghĩ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ có thể chữa bệnh đau khổ cho anh. Anh sang Ấn Độ và xin gặp Đức Đạt Lai lạt Ma. Người ta chỉ cho phép anh được gặp ngài 5 phút. Vừa gặp ngài, anh òa lên khóc. Anh kể cho Ngài nghe về việc mất vợ. Đức Lạt Ma ôm lấy anh và ngài cũng khóc. Anh kể tiếp cho Ngài là anh theo đạo Công Giáo, rồi lại oà lên khóc. Ngài liền nói mấy lời bằng tiếng Tây Tạng với viên thư ký. Vị này lấy ra ngay một tấm ảnh Chúa Giêsu vào trao cho ngài. Với một sự cung kính đặc biệt, Đức Lạt Ma trao tấmn ảnh cho anh Peter rồi nói: Đức Phật là con đường của tôi, còn Chúa Giêsu là con đường của anh, anh hãy tiếp tục sống đạo Chúa. Rồi Ngài lại ôm lấy anh và cùng khóc với anh. Cuộc gặp gỡ này kéo dài trong 2 giờ thay vì 5 phút. Anh Peter chia tay trong nước mắt. Anh tâm sự: Ngài đã chữa lành vết thương của tôi. Ngài không bảo tôi theo đạo của Ngài mà bảo tôi tiếp tục tin vào Chúa.
Đọc xong chuyện này, tôi nghĩ rằng ban đầu anh Peter hình như muốn bỏ đạo Chúa và sẵn sàng theo đạo Phật với Đức Lạt Ma. Sở dĩ anh có ý định như vậy là anh đã không nhìn thấy Chúa. Tôi nghĩ Đức Lạt Ma đã nhìn thấy Chúa và nghĩ mình là một ngôn sứ đặc biệt của Á Châu đang đi rao giảng lòng yêu thương cho mọi người theo một cung cách đặc biệt nên mới bảo anh thế.
Tôi không biết sau cuộc gặp Đức Lạt Ma anh Peter có nhìn thấy Chúa chưa. Phần tôi, tôi vẫn cầu xin Chúa cho tôi nhìn thấy Chúa hiện diện thực sự trong tôi mọi lúc, và xin cho tôi nhìn thấy Chúa trong mọi người. Xin được một chút xíu của Đức Cha Cassaigne, của Mẹ Teresa Calcutta, của Cha Nguyễn Văn Đông. Tôi còn ghét người này, còn nói xấu người kia thì rõ ràng tôi chưa nhìn thấy Chúa trong tôi và nơi tha nhân. Tôi mới giữ đạo bằng môi bằng miệng, theo thói quen, cho xong.
Toronto, Mùa Hè
Trà Lũ Trần Trung Lương
Cảm xúc hành hương miền Đất Thánh : Biển hồ Galilê – Cana - Dọc dài nước Israel- Cây sung Giakêu -Vùng hoang địa- Núi Tabor
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
08:48 29/07/2015
Cảm xúc hành hương miền Đất Thánh (2): Biển hồ Galilê – Cana - Dọc dài nước Israel- Cây sung Giakêu -Vùng hoang địa- Núi Tabor
Gọi là biển hồ vì hồ được tạo nên giữa trùng điệp núi đồi bao quanh. Thung lũng xinh đẹp này sâu dưới mặt biển 210m, trải dài 21km, mở rộng 12km, nơi rộng tối đa là 13m, hồ có chiều sâu tối đa là 43m, mặt hồ thấp hơn mực nước biển là 209m tạo thành hồ cực lớn và xứng đáng với tên gọi là biển hồ. Đây là hồ nước ngọt thấp nhất trên trái đất và là hồ thấp thứ hai trên trái đất sau biển Chết. Trước khi con thuyền du lịch đưa đoàn đi vòng một góc biển hồ, cha trưởng đoàn đọc đoạn Tin Mừng Mc 1, 16 - 18 tả lại việc Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên trên biển hồ này. Đoàn thinh lặng lắng nghe suy niệm những đoạn Thánh Kinh liên quan tới Chúa Giêsu đã hiện diện trên biển hồ này. Những sự kiện quan trọng: Chúa đi trên mặt biển đến với các tông đồ giữa canh tư đêm tối, Chúa cho Phêrô và các tông đồ mẻ lưới lạ đầy hai thuyền cá, Chúa Giêsu đứng trên bờ biển nướng sẵn cá và bánh chờ các tông đồ... Tất cả hiện lên không chỉ là tưởng nhớ mà sống động như Chúa Giêsu đang ở ngay chỗ này hay chỗ kia. Càng đi mới càng thấy biển hồ rộng lớn nhưng nhất là thấy dấu ấn của Chúa thấm đẫm trên vùng đất thánh.
Chung quanh biển hồ cũng gắn liền những địa danh thánh. Chúng tôi đã cùng nhau lên đồi Bát Phúc để cầu nguyện. Quả đồi thoai thoải tuyệt đẹp, có các soeur dòng Carmel phục vụ trong ngôi đền thờ hình bát giác tượng trưng tám mối phúc thật. Không gian thoáng đãng, khí hậu ôn đới khô hanh dễ chịu, những hàng cây xanh phân bố đều trên các thảm cỏ xanh. Thảm cỏ này cùng với những khóm hoa luôn được các soeur cắt tỉa và chăm sóc đẹp rực rỡ. Khung cảnh "thành phố" này cùng với các công trình kiến trúc đã làm mất đi tính hoang sơ của núi đồi tự nhiên, nhưng độ cao thoai thoải lý tưởng thì vẫn còn được bảo tồn. Quả là một lựa chọn xứng đáng để nhắc nhớ ngọn núi Chúa đã chọn để công bố Hiến chương Nước Trời.
Trên đường trở về, đoàn ghé thăm thành của Chúa là Caphanaum, một ngôi làng đánh cá vào thời Chúa Giêsu, nằm trên bờ biển phía bắc của biển hồ Galilê. Khi khai quật, khoa khảo cổ học đã phát hiện hai Hội đường Do Thái cổ đại, hiện một Hội đường vẫn còn giữ được toàn bộ nền móng, các cột và tường nhà Hội đường. Cũng tại ngôi làng này còn có nhà thánh Phêrô, và một Đền bát giác được xây dựng hiện đại bao trùm lên vị trí nền đá cổ xưa được coi là nhà của thánh Phêrô.
TIỆC CƯỚI CANA
Buổi chiều xe chúng tôi đi thẳng tới nhà thờ Cana, nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên hoá bánh ra nhiều. Dĩ nhiên ngày xưa nơi đây là một ngôi nhà tư, còn bây giờ chúng tôi có thể dâng lễ, và đây là cơ hội để các anh chị trong đoàn sống lại bí tích hôn phối của mình. Đặc biệt là gia đình ông bà Gioan B. Cao Xuân Khiêm và Têresa Lê Thị Dung kỷ niệm 38 năm thành hôn, anh chị Phaolo Cao Hoài Bảo và Mảia Phạm Thị Ngọc kỷ niệm 15 năm thành hôn, gia đình này đi với cả 3 cháu theo đúng nghĩa cả gia đình hành hương. Đây là hai đôi tân hôn diễm phúc đại diện cho tám gia đình trong đoàn là những gia đình chỉ đi có một người. Hai gia đình này sẽ lặp lại lời hôn ước trong thánh lễ tại chính nơi Chúa đã dự đám cưới và làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon, thật là ý nghĩa và ơn phúc biết bao! Xin cho đoàn chúng con và các gia đình trên thế giới luôn được Chúa Giêsu và Đức Mẹ hiện diện trong gia đình và thánh hoá đời sống vật chất tẻ nhạt như nước lã trong gia đình thành men nồng rượu mới đậm đà hương vị say ngất của Nước Trời.
DỌC DÀI ĐẤT NƯỚC ISRAEL
Chưong trình kế tiếp bằng con đường trực chỉ Tabor, để nhớ lại năm xưa, trước khi lên Giêrusalem chịu khổ hình, Chúa Giêsu đã tỏ dung nhan của Chúa cho ba tông đồ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Đoạn đường từ Bắc xuống Nam trải dài theo độ dốc. Từ điểm cực bắc cao nhất là Hermon cao 2.248m tới điểm phía nam thấp nhất là Biển Chết thấp dưới mặt biển 420m. Suốt dọc đường là đồi đá trùng điệp gọi là hoang địa hay sa mạc đều đúng. Điều đặc biệt đáng nói là trí thông minh của người Do Thái. Từ núi đồi sỏi đá khô cằn như vậy, người Do Thái nghiên cứu chăm bón cây trồng tạo nên những cánh đồng tươi tốt phì nhiêu. Từ cây oliu, đặc thù của Israel, trải dài khắp đất nước, đến cây ăn trái sai hoa trĩu quả ngọt ngào. Biến Do thái trở thành một nước nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Nhiều nước về đây học hỏi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp. Một trong những người Việt Nam học hỏi và trở về thành đạt là ông bầu Đoàn Nguyên Đức. Ông đã thành công tại Hoàng Anh Gia Lai, tại Lào về nông nghiệp. Ngoài ra gần đây, qua học viện Hoàng Anh gia Lai - Arsenal JMC, ông cũng đang góp phần phát triển tiềm năng cho nền bóng đá trẻ Việt Nam tại đấu trường khu vực.
Sở dĩ người Do Thái thành công như vậy là vì họ chủ động điều tiết thiên nhiên. Từ biển hồ Galile, nhà nước lấy nước lên và quản lý nguồn nước cung cấp cho các hồ nước nhân tạo tại các sườn đồi. Từ đó tỏa đến từng gốc cây trồng. Người ta tính kỹ đến mức mỗi ngày bơm nước mấy lần, mỗi lần bao nhiêu giọt, và mỗi giọt được hòa tan với bao nhiêu khoáng chất cho mỗi loại cây. Những điền chủ Do Thái quản lý những bình nguyên rộng lớn, tạo khung lưới che nắng che sương cho các loại cây ăn quả xanh tươi màu mỡ còn hơn các thửa ruộng đồng bằng ở Việt Nam. Bằng chứng là Israel trồng ngô với sản lượng 18 tấn/ha, trong khi Việt Nam chỉ đạt 7tấn/ha.
Đi dọc đất nước Israel, chúng tôi có cảm giác đất nước này hội tụ được những yếu tố đặc thù của một số nước trên thế giới: Đường nhựa đẹp bóng, thảm cỏ khắp nơi được cắt ngắn, phẳng đều, sạch sẽ như ở Mỹ. Đất nước Israel không có cầu vượt và giữ được mặt phẳng không gian như ở Pháp, chỉ ngoại trừ một vài cầu nối hai ngọn đồi hoặc tạo đường ngầm phía dưới. Những nông trại xanh tươi giống như những cánh đồng trù mật vùng ngoại ô nước Ý. Và thật thú vị, hoa trên đất nước Israel đẹp như hoa Đà Lạt – Việt Nam.
CÂY SUNG GIAKÊU
Khi xe đi qua thành cổ Giêricô để tiến lên giêrusalem thuộc miền Giudea. Hình ảnh dụ ngôn người Samaritano nhân hậu hiện lên trước mắt chúng tôi. Thật dễ hiểu tình cảnh bị đánh dở sống dở chết của nạn nhân trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, vì con đường đồi núi hiểm trở kéo dài suốt lộ trình này. Đoàn chúng tôi dừng bước trước cây sung được mang tên là cây sung Giakêu. Chính cây mà Giakêu trèo lên để được nhìn Chúa Giêsu rõ hơn thì cây đó đã chết. Người ta trồng cây khác trên chính vị trí cây đó, và tuổi cây hậu duệ này cũng đã được 500 tuổi. Thân cây lớn có toang hốc và cành lá sum xuê. Khách hành hương dừng dưới gốc cây không phải để ngắm nhìn cành hoa lá quả, mà để suy ngẫm nhiều bài học khi Chúa gọi Giakêu. Bài học của yêu thương không kỳ thị. Bài học của đức công bằng vì Giakeu hứa đền trả gấp bốn những gì ông làm thiệt hại người khác. Bài học về đức bác ái đích thực vì Giakêu hứa bố thí nửa phần gia tài cho người nghèo khó. Và nhất là bài học được nghe vẳng lại Lời Chúa Giêsu tuyên bố với Giakêu: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham”( Lc 19,9).
VÙNG HOANG ĐỊA
Hoang địa, nơi Chúa Giêsu nhịn chay 40 đêm ngày trải dài suốt lộ trình, không ai có thể khẳng định Chúa vào vùng nào, nhưng núi cao mà quỷ đem Chúa lên để cám dỗthì đã đến đây rồi. Ngang sườn đồi, ở độ cao vừa phải. Chúng tôi ngước nhìn núi cám dỗ, Ngày nay khách hành hương phải lên bằng cáp treo. Đoàn chia thành hai ý kiến: một vài ý muốn lên núi Chúa chịu cám dỗ qua đường cáp treo, đa số còn lại muốn mua đồ lưu niệm tại cửa hàng chân núi cám dỗ. Cuối cùng ai cũng bị cám dỗ sà vào cửa hàng mua đồ lưu niệm. Thật đúng là núi cám dỗ! Và cũng tại nơi đây, tôi học thêm được câu ví von của các hướng dẫn viên du lịch: “Không ăn cắp, không phải người Mễ. Không đi trễ, không phải Việt Nam”!
Vùng Qumran nơi có di tích khảo cổ động Qumran là một vùng trải rộng suốt dọc đường chúng tôi đi. Người ta đã có cả một bảo tàng hiện đại để trân trọng giữ gìn những bản Kinh Thánh Cựu Ước viết trên các tấm da thuộc được tìm thấy tại vùng Qumran. Có vào thăm mới biết công sức lớn lao của các nhà bác học cũng như các nhà khảo cổ học, và càng vững tin hơn vào công trình giữ gìn nguyên bản và dịch thuật Kinh Thánh của Giáo Hội suốt dòng thời gian lịch sử.
NÚI TABOR
Đỉnh Tabor đã hiện ra trước mắt chúng tôi, con đường lên núi đã được nhiều tài liệu đề cập tới, nếu không nhờ tay lái chuyên gia thì tai nạn xảy ra chỉ trong nửa nháy mắt. Tại Việt Nam, du khách đi thăm Sapa, dù Sapa là vùng cao nguyên cao hơn mặt biển 1500m nhưng do địa hình trải dài nên du khách đi xe vẫn thoải mái ngồi yên, còn ở Tabor bất cứ ai cũng phải đeo dây bảo hiểm. Đường khuỷ áo liên tục và dốc đứng. Lên tới đỉnh núi là một khoảng không gian bằng phẳng. Một hàng cây oliu chưa vượt quá tuổi thế kỷ được cắt xén gọn gàng thành một hành lang cây xanh duy nhất che nắng cho khách hành hương. Mỗi khi đọc Tin Mừng về núi Tabor, chúng tôi chỉ ngước nhìn trong suy niệm. Giờ đây, không chỉ ngước nhìn mà chúng tôi còn được bước đi trên núi Tabor, được dâng lễ tại nhà thờ đỉnh núi Tabor, ai cũng cảm nghiệm sự hạnh phúc và niềm vui ngây ngất đồng thời cũng hiểu ra tại sao Phêrô lại ngây ngất trên núi như vậy.
Đoạn đường xuống núi không chỉ nhẹ nhàng vì xuống dốc, nhưng là lòng thanh thoát nhẹ nhàng và nhất là Chúa thêm sức mạnh để lên Giêrusalem cảm nghiệm sự đau khổ, sự chết của Chúa cách mạnh dạn và trải nghiệm thành chứng nhân trong chính cuộc đời mình.
Chung quanh biển hồ cũng gắn liền những địa danh thánh. Chúng tôi đã cùng nhau lên đồi Bát Phúc để cầu nguyện. Quả đồi thoai thoải tuyệt đẹp, có các soeur dòng Carmel phục vụ trong ngôi đền thờ hình bát giác tượng trưng tám mối phúc thật. Không gian thoáng đãng, khí hậu ôn đới khô hanh dễ chịu, những hàng cây xanh phân bố đều trên các thảm cỏ xanh. Thảm cỏ này cùng với những khóm hoa luôn được các soeur cắt tỉa và chăm sóc đẹp rực rỡ. Khung cảnh "thành phố" này cùng với các công trình kiến trúc đã làm mất đi tính hoang sơ của núi đồi tự nhiên, nhưng độ cao thoai thoải lý tưởng thì vẫn còn được bảo tồn. Quả là một lựa chọn xứng đáng để nhắc nhớ ngọn núi Chúa đã chọn để công bố Hiến chương Nước Trời.
Trên đường trở về, đoàn ghé thăm thành của Chúa là Caphanaum, một ngôi làng đánh cá vào thời Chúa Giêsu, nằm trên bờ biển phía bắc của biển hồ Galilê. Khi khai quật, khoa khảo cổ học đã phát hiện hai Hội đường Do Thái cổ đại, hiện một Hội đường vẫn còn giữ được toàn bộ nền móng, các cột và tường nhà Hội đường. Cũng tại ngôi làng này còn có nhà thánh Phêrô, và một Đền bát giác được xây dựng hiện đại bao trùm lên vị trí nền đá cổ xưa được coi là nhà của thánh Phêrô.
TIỆC CƯỚI CANA
DỌC DÀI ĐẤT NƯỚC ISRAEL
Sở dĩ người Do Thái thành công như vậy là vì họ chủ động điều tiết thiên nhiên. Từ biển hồ Galile, nhà nước lấy nước lên và quản lý nguồn nước cung cấp cho các hồ nước nhân tạo tại các sườn đồi. Từ đó tỏa đến từng gốc cây trồng. Người ta tính kỹ đến mức mỗi ngày bơm nước mấy lần, mỗi lần bao nhiêu giọt, và mỗi giọt được hòa tan với bao nhiêu khoáng chất cho mỗi loại cây. Những điền chủ Do Thái quản lý những bình nguyên rộng lớn, tạo khung lưới che nắng che sương cho các loại cây ăn quả xanh tươi màu mỡ còn hơn các thửa ruộng đồng bằng ở Việt Nam. Bằng chứng là Israel trồng ngô với sản lượng 18 tấn/ha, trong khi Việt Nam chỉ đạt 7tấn/ha.
Đi dọc đất nước Israel, chúng tôi có cảm giác đất nước này hội tụ được những yếu tố đặc thù của một số nước trên thế giới: Đường nhựa đẹp bóng, thảm cỏ khắp nơi được cắt ngắn, phẳng đều, sạch sẽ như ở Mỹ. Đất nước Israel không có cầu vượt và giữ được mặt phẳng không gian như ở Pháp, chỉ ngoại trừ một vài cầu nối hai ngọn đồi hoặc tạo đường ngầm phía dưới. Những nông trại xanh tươi giống như những cánh đồng trù mật vùng ngoại ô nước Ý. Và thật thú vị, hoa trên đất nước Israel đẹp như hoa Đà Lạt – Việt Nam.
CÂY SUNG GIAKÊU
VÙNG HOANG ĐỊA
Hoang địa, nơi Chúa Giêsu nhịn chay 40 đêm ngày trải dài suốt lộ trình, không ai có thể khẳng định Chúa vào vùng nào, nhưng núi cao mà quỷ đem Chúa lên để cám dỗthì đã đến đây rồi. Ngang sườn đồi, ở độ cao vừa phải. Chúng tôi ngước nhìn núi cám dỗ, Ngày nay khách hành hương phải lên bằng cáp treo. Đoàn chia thành hai ý kiến: một vài ý muốn lên núi Chúa chịu cám dỗ qua đường cáp treo, đa số còn lại muốn mua đồ lưu niệm tại cửa hàng chân núi cám dỗ. Cuối cùng ai cũng bị cám dỗ sà vào cửa hàng mua đồ lưu niệm. Thật đúng là núi cám dỗ! Và cũng tại nơi đây, tôi học thêm được câu ví von của các hướng dẫn viên du lịch: “Không ăn cắp, không phải người Mễ. Không đi trễ, không phải Việt Nam”!
Vùng Qumran nơi có di tích khảo cổ động Qumran là một vùng trải rộng suốt dọc đường chúng tôi đi. Người ta đã có cả một bảo tàng hiện đại để trân trọng giữ gìn những bản Kinh Thánh Cựu Ước viết trên các tấm da thuộc được tìm thấy tại vùng Qumran. Có vào thăm mới biết công sức lớn lao của các nhà bác học cũng như các nhà khảo cổ học, và càng vững tin hơn vào công trình giữ gìn nguyên bản và dịch thuật Kinh Thánh của Giáo Hội suốt dòng thời gian lịch sử.
NÚI TABOR
Đoạn đường xuống núi không chỉ nhẹ nhàng vì xuống dốc, nhưng là lòng thanh thoát nhẹ nhàng và nhất là Chúa thêm sức mạnh để lên Giêrusalem cảm nghiệm sự đau khổ, sự chết của Chúa cách mạnh dạn và trải nghiệm thành chứng nhân trong chính cuộc đời mình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Maria Mẹ Hiền
Vũ Đình Huyến, Lm
21:46 29/07/2015
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Qua Mẹ Maria,
chúng ta đến với Chúa dễ dàng hơn.
Through Mary we come to her Son more easily.
(Pope John Paul II)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23 – 29/07/2015: Hướng về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow 2016
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:46 29/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26 tháng 7, Đức Thánh Cha đã thực hiện một cử chỉ tượng trưng là bấm vào một máy Ipad, để là người đầu tiên đăng ký tham dự Đại hội giới trẻ thế giới tại Krakow.
Theo tin từ Ủy Ban Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow của Ba Lan, trong vòng 24 giờ đầu tiên sau đó, 48,000 bạn trẻ thuộc 250 nhóm và 300 thiện nguyện viên đã ghi danh tham dự thể hiện nhiệt tình rất lớn của các bạn trẻ với Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, đã gửi một thông điệp khích lệ các bạn trẻ trên thế giới ghi danh tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới sẽ diễn ra tại Krakow từ 26 đến 31 Tháng 7 năm 2016.
Trong thư gởi các bạn trẻ, vị Hồng Y người Ba Lan đưa ra nhận xét rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 diễn ra trong bối cảnh của Năm Thánh Lòng Thương Xót bắt đầu vào ngày 08 tháng 12 năm nay. Theo Đức Hồng Y, sự kiện Krakow với chủ đề Lòng Thương Xót là sự kế tục hợp lý của ngày Giới Trẻ Thế Giới cuối cùng tại Rio de Janeiro nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ những người trẻ hãy đọc các Mối Phúc Thật. Đức Hồng Y Rylko nhận xét rằng Đức Giáo Hoàng đã đưa chủ đề lòng thương xót thành một ưu tiên trong triều đại giáo hoàng của Ngài và cuộc gặp gỡ tại Krakow sẽ đánh dấu một ngày hội quốc tế của các bạn trẻ dành riêng cho chủ đề này.
Sau 25 năm cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới, đây là lần thứ hai Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Ba Lan, quê hương của vị Giáo Hoàng đã thiết định việc cử hành ngày này trong Giáo Hội. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đầu tiên tại Ba Lan đã diễn ra vào năm 1991 tại đền thánh Đức Mẹ Czestochowa với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Stanislaw Rylko nói rằng vị giáo hoàng người Ba Lan sẽ có mặt trong tinh thần tại WYD 2016 khi những người trẻ viếng mộ thánh Faustina Kowalska tại Đền Thánh Lòng Thương Xót đã được khánh thành bởi chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong chuyến thăm cuối cùng của ngài về quê hương mình vào năm 2002.
Ngoài các chương trình bình thường của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới như học giáo lý, đàng thánh giá, đêm canh thức, lễ bế mạc, tại Krakow cũng sẽ có một chương trình suy niệm và lần hạt Mân Côi kính Lòng Thương Xót Chúa.
Nhiều Toà Giải Tội sẽ được thiết lập và Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ ban bí tích hòa giải cho một số bạn trẻ. Một biểu tượng Cửa Thánh Lòng Thương Xót sẽ được xây dựng tại đền thờ, nơi Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi chầu Thánh Thể vào thứ Bảy 30 tháng 7. Sau Thánh lễ Bế Mạc, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao những ngọn đèn thắp sáng cho năm cặp vợ chồng trẻ từ khắp năm châu để tượng trưng việc sai đi tất cả những người tham gia WYD như những nhà truyền giáo của lòng thương xót Chúa trên khắp thế giới.
2. Ðức Hồng Y Jao Bras De Avis khích lệ các tu sĩ Á Châu dấn thân.
Ðức Hồng Y Jão Bras de Avis, Tổng trưởng Bộ các dòng tu và hiệp hội tông đồ, khích lệ các tu sĩ Á châu duyệt xét ơn gọi và sứ mệnh của mình trong thế giới ngày nay.
Ðức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong đại hội do Liên Hội Ðồng Giám Mục Á châu tổ chức tại trung tâm dòng Chúa Cứu Thế ở Pattaya bên Thái Lan trong các ngày từ 20 đến 24 tháng 7 năm 2015. Ðại hội có đề tài là “Ðời sống thánh hiến phục vụ việc tái truyền giảng Tin Mừng” đã kết thúc ngày 24 tháng 7 năm 2015.
Tham dự dại hội đã có 90 người gồm các Giám Mục, linh mục và tu sĩ nam nữ đến từ các nước Á châu. Mục đích của đại hội là tiếp nhận các hoa trái của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Ðời thánh hiến hồi tháng 10 năm 2012 và Năm đời thánh hiến đang cử hành. Trong các ngày hội họp các tham dự viên đã thảo luận về các thách đố của việc tái rao giảng Tin Mừng tại Á châu: từ hiện tượng toàn cầu hóa cho tới nạn nghèo đói, từ vấn đề môi sinh, tự do tôn giáo, cho tới các chiến thuật đánh giá vai trò ngôn sứ của Giáo Hội trong tương quan với các nhà nước, xã hội và các Giáo Hội khác của đại lục.
Phát biểu khai mạc đại hội, Ðức Hồng Y Tổng trưởng khích lệ các tu sĩ Á châu đặt Chúa Kitô vào trung tâm việc phục vụ dân Ngài tại những vùng ngoại biên. Làm như thế là các tu sĩ phục vụ sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Ðức Hồng Y nói: chúng ta không thể rao giảng Tin Mừng, bằng cách dùng vũ khí hay chính trị, nhưng phải yêu thương những người chúng ta phục vụ, với sự đam mê đến từ Chúa Kitô chứ không phải từ tiền bạc và quyền bính. Ðức Hồng Y cảnh báo các tu sĩ như sau: “Chúng ta không tốt lành hơn những người khác trong Giáo Hội và tính cách triệt để của Tin Mừng không phải chỉ là của riêng chúng ta, nhưng thuộc tất cả mọi người, bời vì không có các kitô hữu hạng nhất hay hạng nhì. Ðiều này cũng liên quan tới các tương quan giữa các tu sĩ với nhau. Họ phải sống như anh chị em, chứ không phải như bề trên và bề dưới.” Ðức Hồng Y cũng khích lệ việc tôn trọng giữa các nam tu sĩ và nữ tu sĩ. Ngài nói: “Nam giới không thôi không diễn tả toàn nhân loại và điều này cũng có giá trị đối với nữ giới. Cần phải có cả hai, bởi vì chúng ta tất cả đều đã được tạo đựng nên giống hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa. Và cũng như Ðức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y cầu mong nữ giới hiện diện nhiều hơn giữa lòng Giáo Hội.
3. Tòa Thánh kêu gọi Cộng đồng quốc tế góp phần giải quyết các vấn đề vùng Trung Đông
Toà Thánh yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giải quyết tình hình khủng hoảng tại vùng Trung Đông, nhất là đem lại hòa bình cho Syria và Thánh Địa.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về tình hình Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Tòa Thánh luôn theo dõi tình hình vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đã quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. Tình hình tại Syria đặc biệt nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. Tình hình thê thảm này của Syria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đòi hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ý tới lọi ích của dân nước Syria.
Bên Iraq tình hình cũng trầm trọng vì các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đòi hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, vì đã hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.
Đức Tổng Giám Mục Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đã đóng góp vào việc xây dựng các xã hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà bình, hòa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Tòa Thánh và chính quyền Palestin đã ký kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Tòa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đã dài từ bao thập niên qua giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đã đến lúc mọi người phải tìm ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà bình dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận.
4. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đề cập đến Thượng Hội Đồng về Gia Đình: Tại sao một số Giám Mục cứ cố đề nghị những điều không thể?
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã đặt câu hỏi tại sao một số Giám Mục - đặc biệt là các Giám Mục Đức, đồng hương với ngài - cứ kiên trì đề xuất việc cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ trong khi đó là điều không thể.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, người đã làm việc chặt chẽ với cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng nói về sự tương đồng giữa hai vị trong một cuộc phỏng vấn với One Plus, một tạp chí của Đại học Quốc tế Catalonia.
Trưóc hết, Đức Tổng Giám mục Gänswein nói rằng những giả thuyết cho rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã thoái vị vì một số áp lực hoặc động cơ nào đó khác với tuyên bố ngắn gọn của ngài hôm 11 tháng Hai năm 2013, là “hoàn toàn vô căn cứ.”
Mặc dù có sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa hai vị giáo hoàng, “Tôi tin rằng Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cùng một suy nghĩ như người tiền nhiệm của ngài về tình trạng của Giáo Hội và thế giới”, Đức Tổng giám mục Gänswein nói. “Không phải là Đức Thánh Cha Phanxicô không quan tâm đến cuộc chiến chống lại chủ nghĩa tương đối, nhưng ngài thấy rõ ràng là, trong triều đại giáo hoàng của mình, Thiên Chúa yêu cầu ngài tập trung vào các điểm khác, vào những thách đố khác.”
Khi được hỏi về cuộc đàn áp các Kitô hữu đang diễn ra hiện nay, Đức Tổng Giám mục Gänswein nói rằng “Đức Giáo Hoàng rất rõ ràng về điểm này và, thật không may, các định chế lớn đều giữ im lặng hoặc, thiếu nhất quán trong lời nói và việc làm. Và điều này là rất nghiêm trọng. Đó là hành vi không thể chấp nhận . Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng là tiếng nói có sức thuyết phục và can đảm về thực chất của vấn đề. “
Quay trở về Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về gia đình, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Rõ ràng Giáo Hội không nhắm mắt trước những khó khăn trong cuộc sống của các tín hữu đang trong các tình huống khó khăn. Tuy nhiên, Giáo Hội phải đưa ra những câu trả lời chân thành có định hướng, không a dua theo thời đại, nhưng nhất quán với Tin Mừng, với Lời của Chúa Giêsu Kitô và với truyền thống Công Giáo ...
Chắc chắn là những Kitô hữu đang ở trong một tình trạng hôn nhân mà thần học gọi là ‘bất thường’ phải đương đầu với nhiều thách đố. Chúng ta phải giúp đỡ họ, chắc chắn rồi, nhưng không phải theo cách giản lược vấn đề. Điều quan trọng là gần gũi với họ, để tạo liên lạc và duy trì sự liên lạc. Bởi vì họ là thành viên của Giáo Hội như mọi người khác, họ không bị trục xuất hay bị rút phép thông công.
Họ cần được nâng đỡ, nhưng có những vấn đề liên quan đến đời sống bí tích. Giáo Hội phải rất chân thành với các tín hữu sống trong tình huống này. Không phải chỉ là thông điệp: ‘Họ có thể, hay họ không thể.’ Và theo ý kiến của tôi, nó phải được giải quyết một cách tích cực. Các vấn đề tiếp cận với đời sống bí tích phải được giải quyết chân thành trên cơ sở của giáo huấn Công Giáo ...
Đúng là không phải tất cả các sai lầm đều đến từ Đức, nhưng trong chuyện này chắc chắn sai lầm xuất phát từ đó: 20 năm trước, sau một cuộc đàm phán lâu dài và mất thời gian, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không chấp nhận cho Kitô hữu tái hôn lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Bây giờ, chúng ta cũng không thể bỏ qua giao huấn của ngài và thay đổi mọi thứ.
Tại sao một số mục tử cứ muốn đề xuất một điều không thể như thế? Tôi không biết. Có lẽ họ chiều theo thời đại; có lẽ họ cho phép bản thân họ được hướng dẫn bởi những tràng pháo tay của con người gây ra bởi các phương tiện truyền thông ... Giữ một thái độ phê phán đối với các phương tiện truyền thông chắc chắn là điều ít ai muốn làm, nhưng một mục tử không thể đưa ra các quyết định trên cơ sở những tiếng vỗ tay ít nhiều của các phương tiện truyền thông. Cơ sở của các quyết định phải là Tin Mừng, đức tin, giáo lý lành mạnh, và Truyền thống.”
5. Công Giáo Úc sẽ mở Đại Học tại Iraq
Theo tin tờ Quan Sát Viên Rôma ngày 23 tháng 7, người Công Giáo tại Iraq đang ‘thách thức’ Nhà Nước Hồi Giáo không phải bằng vũ khí mà bằng giáo dục và giảng dạy, nhờ sự đóng góp và hỗ trợ của Đại Học Công Giáo Úc. Tháng Mười tới này, các khóa giảng sẽ được bắt đầu tại Đại Học Công Giáo Erbil, một đại học được Giáo Hội Canđê ở Iraq coi như phương cách cụ thể giúp giới trẻ Kitô Giáo Trung Đông.
Trong những ngày gần đây, Đức TGM Bashar Matti Warda của Erbil (Giáo Hội Canđê) đã gặp gỡ các đại diện của Đại Học Công Giáo Úc (ACU), Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc và Đức TGM Denis James Hart của Melbourne để phối hợp tốt đẹp hơn các trợ giúp cần thiết nhằm hoàn tất việc xây cất đại học, tọa lạc tại Erbil, một thành phố phần đông là Kitô Giáo. Giáo Hội Canđê cung cấp 30,000 mét vuông đất làm cơ sở cho đại học này.
Mục đích ngay từ đầu là tạo nên một đại học tư, mở cửa đón chào mọi người, nhằm thoả mãn nhu cầu của dân chúng. Đại học cũng sẽ phục vụ như một trung tâm nghiên cứu. Gần ba năm sau các biến cố bi thảm diễn ra tại các vùng phía bắc Iraq, khiến hàng ngàn Kitô hữu phải bỏ của chạy lấy người khỏi bàn tay độc ác của Nhà Nước Hồi Giáo để tới Erbil, Đại Học này sẽ là dấu chỉ hỗ trợ cụ thể đối với người trẻ Kitô hữu Iraq, đang bị cám dỗ lìa bỏ quê hương, để lại sau lưng các kinh hoàng của chiến tranh và các bất trắc và đe dọa khác do nó gây ra.
Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khắp Iraq, nhưng vẫn chưa tới gần được Erbil vì sức kháng cự rất có hiệu quả của các lực lượng Peshmerga của người Kurd. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ash Carter, đã tới Erbil hôm thứ Sáu vừa rồi để nói chuyện với Tổng Thống Kurd, Masoud Barzani, về các cuộc hành quân đang tiếp diễn chống lại ISIS.
Cùng với nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác, các Kitô hữu chịu nhiều tan tác bởi sự xuất hiện của ISIS khắp Iraq và Syria. Tại các thị trấn bị ISIS chiếm đóng, các Kitô hữu bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình và trở lại Hồi Giáo nếu không sẽ bị xử tử. ISIS đã cho phát hành nhiều cuốn video tuyên truyền, cho thấy họ hành quyết nhiều Kitô hữu, trong đó, có cuốn video nổi tiếng nói về vụ 30 Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở một bờ biển Lybia.
Khi tới thăm Anh hồi tháng Hai, Đức TGM Warda xin chính phủ Anh hỗ trợ hành động quân sự ở Iraq; trong bài diễn văn trước quốc hội Anh, ngài nói rằng các cuộc không kích mà thôi không đủ để đánh bại ISIS. Vatican cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc tổ chức một lực lượng quốc tế để chặn đứng nạn diệt chủng Kitô hữu tại Iraq và Syria. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng cho rằng việc sử dụng lực lượng quân sự chống lại ISIS là điều hợp pháp.
John Pontifex, viên chức phụ trách báo chí và thông tin của tổ chức bác ái Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, nói rằng việc xây dựng đại học Công Giáo nói trên là một dấu chỉ cho thấy cộng đồng Kitô hữu địa phương có một tương lai lâu dài tại Iraq. Theo ông “ý niệm là: nếu họ có thể tạo ra một trung tâm giáo dục, thì họ cũng có thể giúp các Kitô hữu có khả năng đóng góp phần đầy đủ của họ cho xã hội, hơn là cảm thấy rằng đây chỉ là điểm dừng chân trước khi di chuyển tới những đồng có mới ở bên ngoài xứ sở”.
Tuy nhiên, ông nói thêm: tình thế các Kitô hữu ở Iraq nguy kịch đến độ Erbil tượng trưng cho nơi trú ẩn cuối cùng của cộng đồng này. “Điều rõ ràng là sau khi đã di chuyển mọi sự từ Mosul và Ninivê tới Erbil… đây là chỗ đứng cuối cùng của họ, chỗ đứng cuối cùng của các Kitô hữu Iraq. Hy vọng là nơi đây sẽ là nơi yên ổn và nhờ thế, các Kitô hữu có thể xây dựng một tương lai”.
6. Cai ngục thời cộng sản Rumani bị kết án 20 năm tù, bồi thường 330,000 Mỹ kim cho thân nhân các nạn nhân
Radio Vatican cho biết một cai tù Rumani thời cộng sản đã bị kết án 20 năm tù giam về các tội danh chống lại nhân loại. Alexandru Vişinescu bị cáo buộc đã gây ra cái chết của 12 tù nhân.
Đây là phiên tòa công khai đầu tiên xử các cán bộ cộng sản phạm tội chống nhân loại. Cai ngục Vişinescu, 89 tuổi, đã bị buộc sống hai thập kỷ sau song sắt và thanh toán một số tiền lên đến 330,000 Mỹ Kim cho người thân của các nạn nhân.
Từ 1956-1963 Vişinescuran Râmnicu Sarat, đã là một nhà tù khét tiếng ở miền đông Rumani, nơi trí thức và quan chức chính trị và quân sự đã bị tra tấn và đôi khi bị giết. Alexandru Vişinescu là chỉ huy ở nhà tù này.
Anca Cernea, người mà cả cha và ông nội đều là những tù chính trị, gọi phiên tòa này là “một thắng lợi luân lý”. Quan điểm này được chia sẻ bởi Radu Preda, chủ tịch của Viện điều tra các tội phạm của cộng sản . “Rõ ràng là giờ đây chúng ta có thể nói về công lý cho các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản,” ông nói. “Chúng ta đừng hối tiếc rằng con người này đã quá già và bản án này thực sự chẳng có nghĩa gì nhiều với ông ta ... Hãy xem câu chuyện này là khởi đầu của công lý cho các trường hợp khác.”
Preda, là người khởi xướng việc truy tố Vişinescu vào năm 2013, đã gọi phán quyết của tòa án là “các quyết định quan trọng nhất từng được thực hiện bởi hệ thống tư pháp của Rumani về trách nhiệm của các viên chức thời cộng sản. “
Khoảng 500,000 người Rumani đã là các tù nhân chính trị trong thập niên 1950 và đầu thập niên 60. Nhưng kể từ khi nhà độc tài Rumani Nicolae Ceausescu bị lật đổ trong cuộc cách mạng năm 1989 đến nay nhiều quan chức cộng sản trước đây vẫn chưa bị truy tố. Visinescu là quan chức cộng sản đầu tiên bị ra hầu tòa.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô là người đầu tiên ghi danh tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan
Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em,
Sau kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26 tháng 7, Đức Thánh Cha đã thực hiện một cử chỉ tượng trưng là bấm vào một máy Ipad, để là người đầu tiên đăng ký tham dự Đại hội giới trẻ thế giới tại Krakow hay còn gọi là Crác-cô-vi-a. Ngài cũng mời gọi các bạn trẻ tham dự vào Đại hội này sẽ diễn ra tại quê hương của Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị từ ngày 26-31 Tháng Bảy năm 2016.
Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow là Lòng Chúa Thương Xót với khẩu hiệu được chọn từ Phúc Âm Mátthêu: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được thương xót." (Mt 5,7). Đây là một chủ đề rất thích hợp về nhiều phương diện.
Trước hết, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow sẽ diễn ra trong bối cảnh Giáo Hội cử hành Năm Thánh về Lòng Thương Xót bắt đầu từ ngày 8-12 năm nay và kết thúc vào ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kitô Vua.
Hơn thế nữa, Tổng Giáo phận Krakow cũng từng là tòa giám mục của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nơi đây hiện có đền thánh kính Lòng Chúa Thương Xót Chúa và sinh thời, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã có lòng sùng kính cách riêng Lòng Chúa Thương Xót. Chính ngài đã thiết lập Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa vào dịp Đại Năm Thánh 2000.
Đây là lần thứ hai Ba Lan được tổ chức Đại Hội Giới trẻ Thế Giới. Lần đầu là vào năm 1991, khi ấy thành phố được chọn là Częstochowa, một thành phố nằm ở phía nam Ba Lan, bên sông Warta.
8. Đức Thánh Cha khích lệ bênh vực sự sống trong mọi giai đoạn
Mức tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn và bênh vực sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, và đặc biệt trong những giai đọan giòn mỏng nhất.
Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi “Ngày sự sống” bên Anh quốc được cử hành vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 này về đề tài: “Vun trồng sự sống, chấp nhận cái chết”. Ngày này nằm trong chiến dịch do Hội Đồng Giám Mục Anh quốc và vùng Galles phát động nhân dịp Quốc Hội Anh thảo luận về dự luật cho phép trợ tử vào ngày 11 tháng 9 tới đây. Dự luật này cho phép những người trưởng thành bị bệnh vào thời kỳ cuối lựa chọn kết thúc sự sống bằng việc trợ tử.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề “làm cho chết êm dịu lén lút” của biết bao nhiêu người già và người yếu đuối. Ngài khẳng định rằng “Mỗi một người già, cả khi tàn tật hay ở trong những ngày cuối đời, đều mang nơi mình gương mặt của Chúa Kitô. Sư sống luôn luôn bất khả xâm phạm. Không có một cuộc sống có phẩm giá ý nghĩa hơn một cuộc sống khác. Không có các sự sống cần gạt bỏ. Tư tưởng thống trị đôi khi đề nghị một sự “cảm thưởng giả dối” cho rằng trợ tử là một cử chỉ bảo vệ phẩm giá con người. Trái lại, cần phải săn sóc con người, nhất là khi nó khổ đau, giòn mỏng và không được bệnh đỡ.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn lựa chọn bênh đỡ những người rốt hết, những người mà xã hội gạt bỏ và vứt đi. Trong số đó có cả các thai nhi, là những người không được bảo vệ và vô tội nhất, mà ngày nay người ta muốn khưóc từ phẩm giá là người để có thể sử dụng như người ta muốn, bằng cách lấy mất đi sự sống của chúng và thăng tiến các luật lệ để không ai có thể ngăn cản việc giết người ấy. Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định rằng: yêu sách giải quyết các vấn đề bằng cách loại bỏ một sự sống con người không phải là tiến bộ. Đó là thái độ của các tay “tội phạm mafia”: “Có một vấn đề, chúng ta hãy loại bỏ tên này…” Và nó cũng không phải là một chinh phục khoa học “sản xuất” một đứa con được coi như một quyền, thay vì tiếp đón nó như mọt món quà; hay sử dụng các mạng sống như vật thí nghiệm để cứu sống những người khác. Lòng trung thành với Tin Mừng sự sống đôi khi đòi hỏi các lựa chọn can đảm đi ngược dòng, mà trong các tình huống đặc biệt, có thể dẫn tới chỗ phản kháng vì lý do lương tâm. Đây không phải là một vấn đề tôn giáo như vài người tưỏng nghĩ, nó là một vấn đề khoa học, bởi vì ở trong đó có sự sống con người. Nó cũng không phải là một vấn đề của sự tân tiến, bởi vì trong tư tưởng cũ hay trong tư tưởng tân tiến từ “giết người” vẫn mang cùng một ý nghĩa.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mức độ tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn sự sống, nhất là trong các giai đoạn giòn mỏng nhất, và chiến đấu chống lại các mưu sát sự sống trong tất cả mọi khiá cạnh của nó. Nạn phá thai là mưu sát sự sống. Để cho các anh chị em của chúng ta chết trên các con thuyền trong kênh Sicilia là mưu sát sự sống. Chết trong khi làm việc vì không có sự tôn trọng các điều kiện an ninh tối thiểu là mưu sát sự sống. Chết vì thiếu dinh dưỡng là mưu sát sự sống. Khủng bố phá hoại, chiến tranh, bạo lực là mưu sát sự sống, nhưng làm cho chết êm dịu cũng là mưu sát sự sống. Yêu sự sống là luôn luôn săn sóc tha nhân, muốn cho họ được hạnh phúc, vun trồng và tôn trọng phẩm giá siêu việt của họ
9. Các giới chức chính quyền phải biết thương dân như cha mẹ
Chúng tôi chờ mong các giới chức chính quyền biết yêu thương dân như cha mẹ yêu thưong con cái. Theo truyền thống và nền văn hóa của chúng ta các người cai trị có quyền và có bổn phận thăng tiến hạnh phúc của toàn dân.
Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục thủ đô Yangon của Myanmar, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong các ngày vừa qua. Sứ điệp Đức Hồng Y gửi hàng lãnh đạo chính trị dân sự Myanmar được công bố nhân Ngày Phụ Mẫu trong nước. Sứ điệp của Đức Hồng Y có đoạn viết: “Trong vòng 50 năm, trong những ngày đen tối của chế độ độc tài, nhân dân đã không có gia đình. Khi nền dân chủ đến, chúng tôi đã hy vọng nó đem lại tinh thần gia đình cho mọi người. Nhiều ngưỡng vọng lớn lao đã được đặt nơi hàng lãnh đạo: toàn nước hướng nhìn họ dể làm cho đất nước này trở thành một gia đình đích thật. Nhưng đã xảy ra quá nhiều khó khăn cản ngăn thực tại đó. Hệ thống kinh tế của chúng ta đang đập nát gia đình. Hàng triệu người trẻ bị tách rời khỏi cha mẹ. Các khó khăn đã khiến cho chúng ta nghèo đi và sự toàn vẹn của gia đình bị soi mòn bởi nạn nghèo túng của quốc gia. Tinh thần gia đình yếu ớt. Đa số con cái Myanmar là người nghèo. Cuộc kiểm kê dân số mới đây cho thấy thảm cảnh này. 40% tổng số dân sống dưới mức nghèo túng, và trong các vùng đất của người Chin và người Rakine dân nghèo chiếm 70%. Nạn nghèo túng làm nảy sinh ra hiện tượng di cư, khiến cho trong nhiều làng chỉ còn có người già và trẻ em nhỏ tuổi. Gia đình lại còn bị tàn phá thêm vì nạn buôn người trong các thành phố gần biên giới. Các gia đình tan nát vì thiếu giáo dục, bị đe doạ bởi nạn xì ke ma túy, hay các xung đột vũ trang.
Theo Đức Hồng Y các vị lãnh đạo không ở mức cao các chờ mong của người dân. Họ đã trở thành những người che chở một chế độ tư bản khách hàng, và coi lợi nhuận như động lực duy nhất của nền kinh tế, như Đức Thánh Cha đã tố cáo trong chuyến công du ba nước Mỹ Latinh hồi thượng tuần tháng 7 vừa qua.
Tiếp tục sứ điệp Đức Hồng Y Bo đưa ra câu hỏi: Giới lãnh đạo là thủ lãnh cho tất cả mọi người hay chỉ cho một ít người? Trong bao thế kỷ chúng ta đã sống như anh chị em với nhau, tuy khác niềm tin, nhưng chúng ta sống trong hòa hợp. Trong 5 thập niên Myanmar đã là mô thức của một xã hội cảm thương, cả khi nhân dân có bị đàn áp bởi những kẻ hung dữ. Nhưng từ năm 2010 đến nay hàng lãnh đạo là cha mẹ dân đã tỏ ra bất lực không kiểm soát được các biểu lộ thù hận do các tầng lớp tôn giáo quá khích phổ biến. Chiến tranh tiếp diễn tại nhiều nơi trong nước. Các anh chị em thuộc mọi tôn giáo và chủng tộc của chúng ta bị tấn công bởi sự thù ghét đó. Trong nước có 200.000 người phải di tản vì bạo lực. Liệu giới lãnh đạo của chúng ta có biết tránh mọi kỳ thị chủng tộc hay tôn giáo không? Có biết chấp nhận bình đẳng và xây dựng một quốc gia hiệp nhất như môt gia đình duy nhất không. Ngoài ý chí của họ, họ cần lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hàng lãnh đạo cha mẹ của chúng ta
10. Tòa thánh cho phép bệnh viện nhi khoa địa phương sử dụng sân bay trực thăng riêng của mình.
Bệnh viện Bambino Gesu vừa được phép sử dụng sân bay trực thăng riêng của tòa thánh Vatican, theo các điều khoản của một thỏa thuận được công bố ngày 17 tháng 7.
Bambino Gesu nằm trong khu vực khụ cận Vatican, là bệnh viện nhi đồng lớn nhất ở Roma, là một trung tâm y tế quan trọng chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về sức khỏe của trẻ em. Thỏa thuận này sẽ giúp bệnh viện này trong công việc vận chuyển bệnh nhân và dụng cụ y tế cấp cứu.
Bà Marriella Enoc, giám đốc bệnh viện, đã đưa ra lời cảm ơn Tòa Thánh và thống đốc thành Vatican cho sự sắp xếp mới mà theo bà sẽ "rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, góp phần cứu sống nhiều mạng trẻ em."
Bà Enoc cũng gời lời cảm ơn đặc biệt tới ông Domenico Giani, chỉ huy đội hiến binh Vatican, về vai trò quan trọng của ông trong việc thúc đẩy thỏa thuận được mau chóng tiến hành.
11. Các giám mục Ukraine lo ngại một cuộc 'xâm lược toàn diện' của người Nga
Một giám mục người Ukraine hiện đang làm mục vụ gần biên giới Nga cho biết trong một bài giảng của ngài gần đây rằng "Việc Nga không thực hiện một cuộc xâm lăng toàn phần sẽ là một phép lạ"
Theo tường thuật của tờ The Tablet, Đức Cha Jan Sobilo, phụ tá giám mục địa phận Kharkiv-Zaporizhia, khu vực vẫn còn cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin nói rằng: "Nếu Nga tấn công Ukraine, cuộc chiến đó sẽ lan rộng khắp Âu Châu, nếu không muốn nói là trên toàn thế giới. Sẽ có hàng triệu người tị nạn mà họ không còn hy vọng gì khác hơn là đào thoát sang các nước Tây phương"
12. Ðức Thánh Cha phê chuẩn (lần thứ tư) danh sách giám mục tham dự Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 năm 2015.
Ngày 24 tháng 07 năm 2015, Toà Thánh đã công bố thêm một danh sách các giám mục tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khoá thường lệ thứ 14 vừa được Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn.
Danh sách này gồm 12 nghị phụ chính thức và 8 nghị phụ dự khuyết. Cộng chung với danh sách Ðức Thánh Cha đã phê chuẩn ba lần trước (ngày 31-01-2015, ngày 17-03-2015 và ngày 22-05-2015), có 180 nghị phụ chính thức và 133 nghị phụ dự khuyết.
Thượng Hội đồng Giám mục khoá 14 do Ðức Thánh Cha Phanxicô triệu tập, sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 04 đến ngày 25 tháng Mười năm 2015 với chủ đề “Ơn gọi và sứ vụ của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”. Khoá họp này của Thượng Hội đồng Giám mục tiếp nối Khoá ngoại thường hồi tháng Mười năm 2014 với chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Về phía Giáo Hội Việt Nam, hai nghị phụ chính thức - đã được Ðức Thánh Cha phê chuẩn trong lần đầu tiên - là Ðức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng giám mục Tổng giáo phận Sàigòn, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục và Ðức giám mục Giuse Ðinh Ðức Ðạo, giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Nghị phụ dự khuyết là Ðức giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục giáo phận Mỹ Tho.
13. Tuyên ngôn của các thị trưởng thành phố lớn dấn thân bảo vệ môi sinh
Chiều 21 tháng 7 vùa qua hàng trăm thị trưởng các thành phố lớn toàn thế giới đã cùng Đức Thánh Cha ký vào tuyên ngôn chung, cam kết dấn thân bảo vệ môi sinh, loại trừ các lạm dụng, khai thác, buôn bán người và mọi hình thức nô lệ mới.
Đức Thánh Cha viết trong bản tuyên ngôn tiếng Tây Ban Nha: “Tôi đánh giá cao tuyên ngôn này. Tôi ước mong nó đem lại nhiều tốt đẹp”.
Các thị trưởng và giới chức dân sự thuộc nhiều nền văn hóa và điều kiện xã hội khác nhau đã tham dự đại hội do Hàn lâm viện các khoa học và Khoa học xã hội của Tòa Thánh tổ chức để thảo luận về hai đề tài cấp thiết: đó là các thay đổi khí hậu do con người gây ra, và việc bị gạt bỏ bên lề xã hội qua nạn nghèo đói cùng cực, nô lệ mới và buôn người. Tuyên ngôn khẳng định rằng các thay đổi khí hậu do con người gây ra là một thực tại khoa học, và việc giới hạn chúng là một bổn phận luân lý đối với nhân loại. Các nền văn hóa đều khẳng định phẩm giá nội tại của mỗi bản vị con nguời gắn liền với công ích của toàn thể nhân loại. Chúng nêu bật vẻ đẹp, sự kỳ diệu và bản chất tốt lành nội tại của thế giới, là món quà quý báu được giao phó cho loài người săn sóc. Tôn trọng chứ không tàn phá nó là bổn phận luân lý của con người.
Các người nghèo, tuy không gây ra nạn khí hậu thay đổi, nhưng lại là những thành phần chịu các đe dọa kinh khủng nhất của tệ nạn này do con người gây ra như: hạn hán ngày càng thường xuyên hơn, các trận bão ngày càng tàn phá hơn, các đợt nóng và mực nước biển dâng cao. Ngày nay nhân loại có các hiểu biết kỹ thuật và phương tiện tài chánh để xoay chiều các thay đổi khí hậu đó, đồng thời chấm dứt nạn nghèo túng cùng cực, qua các giải pháp phát triển có thể chịu đựng được, trong đó có các hệ thống năng lượng ít thải thán khí vào không trung hơn, và sư yểm trợ kỹ thuật của việc thông tin và truyền thông. Các tiến bộ kỹ thuật có thể giúp sản xuất các nguồn năng lượng có thể canh tân, thải ít thán khí hơn. Việc liên lỉ kiếm tìm hoà bình cho phép sử dụng các ngân khoản quân sự cho các đầu tư cấp thiết cho việc phát triển. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào cuối năm nay có thể là dịp may cuối cùng cho các thỏa hiệp ấn định việc sức nóng gia tăng dưới 2 độ C. Nếu không thì lộ trình đi theo cho tới nay có thể khiến cho sức nóng trên thế giới lên tới quá 4 độ C với các hậu quả tàn phá nghiêm trọng.
Các vị lãnh đạo chính trị và mọi nước thành viên Liên Hiệp Quốc dặc biệt có trách nhiệm đối với thoả hiệp này về khí hậu, để bảo đảm mức an ninh cho toàn nhân loại và che chở các dân tộc nghèo và dễ bị tổn thương nhất trước nạn thay đổi khí hậu. Các quốc gia giầu phải tài trợ cho các nước nghèo như đã hứa để giảm bớt các hậu qủa tai hại này. Các thay đổi cần thiết phải được thực thi trong bối cảnh các mục đích phát triển có thể chịu đựng được và đi song song với việc chống lại nạn nghèo túng cùng cực, thăng tiến việc săn sóc y tế cho mọi người, gia tăng phẩm chất giáo dục, cung cấp nước trong lành và năng lượng có thể chịu đựng được, cũng như chấm dứt nạn buôn người và mọi hình thức nô lệ mới.
Với tư cách là các thị trưởng, chúng tôi dấn thân trong các thành phố của mình, để giải thoát dân nghèo và những người có điều kiện sống dễ bị tổn thương, giảm thiểu các nguy cơ phát xuất từ các tồi tệ môi sinh, kinh tế hay xã hội tạo ra vùng đất mầu mỡ cho nạn buôn người và cưỡng bách di cư. Đồng thời chúng tôi cũng dấn thân chấm dứt các lạm dụng, khai thác, buôn người, và mọi hình thức nô lệ mới. Các tội phạm chống lại nhân loại này bao gồm cả việc cưỡng bách lao động, mại dâm, buôn cơ phận người, và làm việc như nô lệ trong các gia đình. Chúng tôi cũng dấn thân phát triển các chương trình tái hội nhập và hội nhập xã hội trên bình diện quốc gia để tránh việc cưỡng bách hồi hương các nạn nhân của việc buôn người
14. Đức Thánh Cha cảnh báo các hệ lụy tiêu cực của nạn tàn phá môi sinh
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các giới chức lãnh đạo dân sự toàn thế giới ý thức săn sóc môi sinh và đừng tàn phá thụ tạo, vì các hệ lụy tiêu cực đảo lộn cuộc sống con người.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm thị trưởng và giới chức lãnh đạo dân sự các thành phố lớn toàn thế giới, tham dự hai hội nghị về các đề tài “Nô lệ mới và các thay đổi khí hậu: dấn thân của các thành phố”, “Sự phong phú, các dân tộc và hành tinh”, do Hàn lâm việc các Khoa học và Khoa học xã hội Tòa Thánh tổ chức.
Phát biểu trong buổi gặp gỡ mọi người tại phòng Thượng Hội Đồng Giám Mục trong nội thành Vatican chiều ngày 21 tháng 7 vùa qua Đức Thánh Cha khẳng định rằng săn sóc môi sinh có nghĩa là có một thái độ của môi sinh nhân bản. Không thể tách rời con người khỏi môi sinh, vì môi sinh bao giờ cũng toàn vẹn và liên quan tới con người. Sự quân bình trong tương giao hai chiều ấy vô cùng quan trọng, vì khi thiên nhiên bị khai thác tàn bạo không thương tiếc và bị đối xử tàn tệ, thì nó sẽ nổi loạn chống lại con người. Đó là điều tôi đã đề cập đến trong Thông điệp “Laudato si’”. Nó không phải là một thông điệp “xanh” như có người nói, mà là một thông điệp xã hội. Khi môi sinh không được săn sóc và các thành phố lớn lên qúa khổ, thì sẽ tao ra các khu xóm nghèo ổ chuột ven biên, nơi dân chúng không có cơ may tại đồng quê tìm về sinh sống.
Nạn tôn thờ chế độ kỹ thuật ăn cướp công ăn việc làm và tạo ra cảnh thất nghiệp là tệ nạn ngày càng phổ biến hiện nay. Có những nơi có tới 40%, 47%, 50% người trẻ 25 tuổi trở lên thất nghiệp. Tương lai của họ là một bóng ma sinh ra biết bao nhiêu tệ nạn khác: buồn nản, nghiện ngập, tuyệt vọng vì cuộc sống vô nghĩa, tự tử, trở thành du kích quân hay chạy theo một lý tưỏng tiêu cực nào khác.
Chế độ kỹ thuật trị, việc sử dụng các hóa chất trong các lãnh vực kỹ nghệ nông nghiệp khiến cho không khí và các nguồn nước bị nhiễm độc gây ra mọi thứ tật bệnh cho con người.
Việc tàn phá hai vùng Amazzonia và Congo, là hai lá phổi lớn của thế giới, gây ra hiện tượng phá rừng và nạn di cư. Nạn di cư làm nảy sinh ra tệ nạn làm việc lậu, buôn bán người và nô lệ trong việc khai thác các quặng mỏ, dùng các khoáng chất tẩy lọc gây bệnh giết dân chúng. Bên cạnh đó là nạn khai thác tình dục trẻ em tại các nước có chiến tranh. Và chiến tranh cũng lã yếu tố gây ô nhiễm và tan phá môi sinh vv…
Thiên Chúa truyền cho con người phải săn sóc thiên nhiên. Khi con người không săn sóc thiên nhiên, nhưng chiếm đoạt nó, thì việc không vun trồng nó sẽ hủy diệt con người. Đức Thánh Cha xin Chúa cho mọi người ý thức đuợc vấn đề tàn phá mà chính con người đang làm, khi không biết săn sóc môi sinh nhân bản và không có ý thức về môi sinh như món quà Thiên Chúa ban cho, để biến cái không vun trồng ban đầu trở thành việc vun trồng, và dừng lại, để không biến việc vun trồng trở thành không vun trồng
15. Tòa Thánh ủng hộ các nỗ lực thăng tiến phát triển để nhổ tận gốc rễ nạn nghèo đói trên thế giới
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu trước phiên họp thương thảo giữa các chính quyền về việc phát triển sau năm 2015, tại New York hôm 20 tháng 7 vùa qua.
Vị đại diện Tòa Thánh bầy tỏ sự hài lòng trước lời tuyên bố ghi trong tài liệu nói rằng một trong những biện pháp thành công sẽ là không có ai bị bỏ lại đàng sau, và chương trình nghị sự sẽ không thành toàn, nếu nó không nhấn mạnh các nhu cầu của mọi quốc gia và dân nước, đặc biệt là các nhu cầu của người nghèo dễ bị tổn thưong nhất. Tuy nhiên, Tòa Thánh đề nghị tài liệu diễn tả một cách trực tiếp hơn tầm quan trọng và sự không thể tách biệt giữa ba chiều kích của việc phát triển có thể chịu đựng được: đó là các chiều kích kinh tế, xã hội và môi sinh. Cả ba cột trụ ấy đi với nhau, vì không thể ưu tiên cho việc che chở môi sinh hay phát triển kinh tế, mà không chú ý trước nhất đến phẩm giá con người và công ích của toàn xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định trong Thông điệp “Laudato si’”
Phái đoàn Toà Thánh cũng khích lệ việc huy động các nguồn tài chánh và không tài chánh cho chương trình phát triển diệt nạn nghèo đói, qua mọi ngõ có thể, bao gồm cả khả năng xây dựng và khoa học, kỹ thuật và việc trợ giúp canh tân, đặc biệt cho các nước ít phát triển nhất, các nước đang trên đường phát triển, và phát triển các đảo quốc nhỏ, cũng như các quốc gia đang có xung đột hay đang ở trong tình trạng hậu chiến tranh, và các nước có các tình trạng đặc biệt cần được yểm trợ
16. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26 tháng 7
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 26 tháng 7 trước sự hiện diện của khoảng vài chục ngàn khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ mọi người hãy sống luận lý trao ban và chia sẻ cho người khác giống như Thiên Chúa.
Ngài nói:
“Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Ga 6, 1-15) đề cập đến dấu chỉ vĩ đại của việc hóa bánh ra nhiều, theo trình thuật của tác giả Gioan. Đức Giêsu đang ở biển hồ Galilê và một đám rất đông người đang bao quanh Ngài “vì đã chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm” (c.2). Nơi Ngài năng lực thương xót của Thiên Chúa được tỏ lộ để chữa lành mọi bệnh tật phần xác cũng như phần hồn. Nhưng Đức Giêsu không chỉ đơn thuần là Đấng chữa lành, nhưng còn là một bậc thầy. Từ điểm này, Đức Giêsu biết rõ Ngài cần làm gì để thử thách các môn đệ. Cần phải làm gì để làm no thỏa tất cả bằng ấy người? Phi-líp-phê, một người trong Nhóm Mười Hai, đã làm tính rất nhanh: làm một cuộc lạc quyên thì có thể thu được tối đa là 200 bạc để mua bánh, tuy nhiên từng ấy là không đủ để làm cho năm ngàn người ăn no.”
Nhắc đến khác biệt trong cái nhìn của các môn đệ và Đức Giêsu khi đối diện với đám đông đang đói, Đức Thánh Cha nói:
“Các môn đệ lập luận theo ngôn ngữ của “thị trường”, nhưng Đức Giêsu đã thay thế luận lý của mua sắm bằng một luận lý khác, luận lý của trao ban. Và vì thế, An-rê, một người khác trong nhóm Mười Hai, anh em của Si-môn Phê rô, đã giới thiệu một em bé vốn đóng góp tất cả những gì mình có: năm chiếc bánh và hai con cá; nhưng chắc chắn là - như An-rê nói - chẳng thấm vào đâu so với ngần ấy người (c.9). Nhưng Đức Giêsu chỉ chờ có thế. Truyền lệnh cho các môn đệ bảo dân chúng ngồi xuống, và Ngài cầm lấy bánh và cá, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Cha và rồi phân phát cho những người ngồi đó (c.11). Những cử chỉ này tiên báo trước về những cử chỉ trong Bữa Tiệc Ly, vốn sẽ mang lại ý nghĩa đích thực nhất cho tấm bánh của Đức Giêsu. Tấm bánh của Thiên Chúa chính là thân mình Đức Giêsu. Hiệp lễ với Đức Giêsu, chúng ta lãnh nhận sự sống của Ngài vào trong ta và trở nên con cái của Cha trên trời và làm anh em với nhau. Lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta gặp gỡ nhau trong Đức Ki tô đích thực đã sống lại và hằng sống. Tham dự Thánh Lễ có nghĩa là bước vào trong luận lý của Đức Giêsu, luận lý của sự cho không, của sự chia sẻ. Và mặc cho chúng ta có nghèo đi nữa, tất cả chúng ta vẫn có thể cho đi một điều gì đấy. Hiệp lễ cũng có nghĩa là kín múc từ Đức Kitô ân sủng khiến chúng ta có thể chia sẻ với người khác điều mà chúng ta là và điều mà chúng ta có.
Đám đông bị đánh động bởi sự tuyệt vời của việc hóa bánh ra nhiều; nhưng món quà mà Đức Giêsu trao ban cho họ lại là sự sống sung mãn cho những ai đói ăn. Đức Giêsu không chỉ làm no thỏa cơn đói vật chất, nhưng còn thỏa mãn sự đói khát về chiều sâu, sự đói khát về ý nghĩa của cuộc sống, đói khát chính Thiên Chúa. Đối diện với các nỗi đau khổ, với sự cô đơn, với sự nghèo khó và ngay cả những khó khăn của biết bao người, chúng ta có thể làm gì đây? Than phiền không giải quyết được gì, nhưng chúng ta có thể dâng hiến những điều ít ỏi mà chúng ta có được, như em bé trong bài Tin Mừng. Ắt hẳn chúng ta có một vài tiếng đồng hồ, một chút tài năng, một vài năng lực nào đấy...Ai trong chúng ta mà lại chẳng có “năm chiếc bánh và hai con cá” của mình? Tất cả chúng ta đều có!”
Nhắc đến bổn phận của chúng ta đối với những ai thiếu thốn, Đức Thánh Cha nói:
“Nếu chúng ta sẵn sàng trao những gì mình có vào tay của Thiên Chúa thì như thế đã là đủ bởi vì trong thế giới sẽ có thêm một chút tình thương, an bình, công lý, và trên hết là niềm vui. Điều cần thiết là niềm vui trong thế giới! Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên những cử chỉ bé nhỏ của sự liên đới của chúng ta, và việc chúng ta dấn thân tham dự vào quà tặng của Ngài.”
Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Lời cầu nguyện của chúng ta sẽ phù trợ bổn phận chung này bởi vì chẳng ai phải bao giờ thiếu thốn Bánh bởi trời vốn ban sự sống vĩnh cữu và tính thiết yếu của một cuộc sống có phẩm giá. Cũng nhờ Bánh Bởi trời, người ta sẽ góp phần phổ biến luận lý của sự chia sẻ và của tình yêu. Đức Trinh Nữ Maria đồng hành cùng chúng ta nhờ sự chuyển cầu từ mẫu.”
17. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong Tháng Tám
- Ý chung: Cầu cho những người đang hoạt động trong lãnh vực thiện nguyện biết luôn quảng đại phục vụ người nghèo.
- Ý truyền giáo: Cầu cho chúng ta biết ra khỏi chính mình để quan tâm đến tha nhân với biết bao người bị gạt ra bên lề cuộc sống và xã hội.
18. Ðức Hồng Y William Wakefield Baum qua đời.
Ðức Hồng Y William Wakefield Baum, nguyên Tổng Giám Mục Washington, qua đời ngày 23 tháng 7 năm 2015 thọ 89 tuổi.
Ðức Hồng Y William Baum sinh năm 1926 tại Dallas, thụ phong Linh Mục năm 1951, du học Roma trong các năm 1956-1958, được Ðức Phaolo VI chỉ định làm Giám Mục Springfield-Cape Girarrdeau năm 1970. Năm 1973 ngài được chỉ định làm Tổng Giám Mục Washington, kiêm chủ tịch Ủy ban đại kết của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ và giữ chức vụ này cho tới năm 1980.
Ðức Gioan Phaolô II đã triệu ngài về Roma làm Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo từ năm 1980 cho tới năm 1990, khi được chỉ định làm Chánh án tòa Ân giải tối cao của Toà Thánh, rồi về hưu năm 2001.
Với sự qua đi của Ðức Hồng Y William Baum, Hồng Y đoàn còn lại 220 vị, trong đó có 120 vị có quyền bầu Giáo Hoàng.
19. Tín hữu nhiều giáo phận Italia hành hương Thánh Ðịa.
Trong các ngày qua nhiều Giám Mục Italia đã ra thông cáo mời gọi tín hữu tham gia các cuộc hành hương Thánh Ðịa mùa hè 2015, để liên đới với các kitô hữu và trợ giúp kinh tế cho các anh chị em này.
Các Giám Mục viết trong thông cáo: “Chúng ta không nên sợ hãi tham dự các cuộc hành hương, vì có nhiều lý do để đi hành hương Thánh Ðịa. Trước hết các chuyến hành hương Thánh Ðịa quan trọng, vì khi tham dự có nhiều người trở lại với cuộc sống đức tin. Và thứ hai đây là phương thế cụ thể để trợ giúp các kitô hữu Thánh Ðịa.”
Năm 2015, chiến tranh xảy ra tại Syria và các cuộc tấn công của các lực lượng hồi giáo cuồng tín đã tạo ra nỗi sợ hãi, khiến cho số tín hữu hành hương Thánh Ðịa giảm sút thê thảm, các khách sạn trống rỗng, người palestin không có việc làm và không bán được các đồ kỷ niệm là sản phẩm tiểu công nghệ của họ. Thực tại khó khăn này cũng là lý do khiến cho nhiều kitô hữu di cư ra nước ngoài. Thật ra tình hình Thánh Ðịa vẫn hoàn toàn thanh bình, không có gì đáng lo ngại.
Trong các đoàn hành hương Thánh Ðịa mùa hè 2015 có đoàn 50 tín hữu, do Ðức Cha Rodolfo Cetoloni, Giám Mục Grosseto, hưóng dẫn trong các ngày 20 đến 27 tháng 8 năm 2015. Ðức Cha Enrico Solmi, Giám Mục Parma, hướng dẫn đoàn hành hương 80 người trong các ngày từ 10 đến 18 tháng 8 năm 2015, đa số là người trẻ tuổi từ 18 đến 30. Linh Mục Paolo Salvadori, đặc trách mục vụ giới trẻ giáo phận, cho biết đây là chặng kết thúc của lộ trình tinh thần của giới trẻ giáo phận kéo dài 3 năm. Các bạn là thành viên phong trào Công Giáo Tiến Hành và Hướng Ðạo Sinh.
Ðức Cha Nazzareno Marconi, Giám Mục giáo phận Macerata-Tolentino-Recanati-Cingoli-Treia, đã hướng dẫn đoàn hành hương trong các ngày từ mùng 2 tới mùng 9 tháng 7 năm 2015 cho biết đây là dịp rất tốt giúp tín hữu đào sâu đức tin và gặp gỡ tín hữu địa phương. Riêng đối với Giám Mục thì nó là cơ may tiếp xúc và chung sống với tín hữu như là mục tử giữa đoàn chiên của mình