Ngày 28-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khám phá Nước Trời vô giá
Lm. Nguyễn Xuân Trường
01:18 28/07/2023

KHÁM PHÁ NƯỚC TRỜI VÔ GIÁ

Chúa Giêsu sánh ví Nước Trời như kho báu, như ngọc quý. Nước Trời quý giá vậy mà sao nhiều người vẫn không đón nhận? Phải chăng người ta chưa nhận ra giá trị? Nước Trời vô giá nhưng cần phải khám phá.

1. Nước Trời vô giá. Nước Trời như kho báu ngọc quý giá trị đến nỗi người ta hân hoan bán hết tất cả những gì mình có mà mua. Như thế, Nước Trời quý giá hơn mọi thứ khác. Nói cho đúng thì ngọc quý còn có thể mua bán, chứ Nước Trời thì không mua bán được, vì Nước Trời vô giá. Nước Trời là nước của Thiên Chúa chứ không phải của con người. Nước Trời là nơi chan chứa yêu thương thỏa mãn khát vọng hạnh phúc sâu thẳm của con người là yêu và được yêu. Nước Trời thỏa mãn khát vọng vươn cao vô biên của con người là vươn tới thế giới thần linh cao cả.

2. Khám phá Nước Trời. Nước Trời quý giá mà sao thực tế nhiều người vẫn quý mến nước trần hơn Nước Trời? Bởi vì người ta chưa nhận ra giá trị Nước Trời. Trong đời người ta dành ưu tiên chọn lựa, quý mến thứ gì là tùy thuộc vào bậc thang giá trị của mỗi người. Bậc thang giá trị được hình thành nhờ kiến thức, tình cảm và nhu cầu. Nên người sắp chết đói thì sẽ quý miếng ăn hơn cục vàng, trẻ em sẽ quý đồ chơi hơn cái đồng hồ tiền tỷ. Giá trị Nước Trời như kho báu chôn giấu nên cần phải bỏ công sức tìm kiếm, khám phá, khai quật.

Khi người ta nhận ra giá trị quý báu của thứ gì thì sẽ yêu quý thứ đó. Thế nên, xin Chúa cho ta nhận ra những giá trị, những kho báu nơi những người ngay trong gia đình mình và nơi những người xung quanh. Để rồi chúng ta đem lòng quý mến, quý trọng nhau, vui sống với nhau và vì nhau. Hơn thế nữa, xin Chúa cho ta nhận ra giá trị quý báu của Lời Chúa, của tình thương Chúa, của ơn Chúa cứu độ. Nhờ đó, chúng ta vui tươi sống Đạo và kính mến Chúa trên hết mọi sự. Amen.
 
29/07: Bốn Điều cần phải làm – Lễ Nhớ thánh Mátta, Maria & Ladarô – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
03:22 28/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe dụ ngôn sau đây: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: ‘Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?’ Ông đáp: ‘Kẻ thù đã làm đó!’ Đầy tớ nói: ‘Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?’ Ông đáp: ‘Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi’.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:18 28/07/2023

3. Đừng hối hận khi con đã khấn, nhưng con phải vui vẻ, bởi vì từ nay về sau con không thể tùy ý làm việc gì có hại cho con.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:24 28/07/2023
15. SÓT MẤT BỐN CHẤM

Lúc Trình Đàm làm quan ở kinh thành thì có rất nhiều tiếng tốt, chỉ có điều là biết chữ quá ít.

Một lần nọ, bá tánh đi kiện, mời ông ta ngồi kiệu đến, Trịnh Đàm rất thông cảm với bá tánh, lập tức viết trên tờ cáo trạng hai chữ “chấp chiêu”, trong đám dân chúng có những người biết chữ suy đoán chữ này nhất định là chữ “chiêu” thiếu bốn chấm (1) phía dưới, bèn nói với Trình Đàm:

- “Sót mất bốn chấm”.

Trình Đàm cầm lấy coi, cầm viết cạo cạo dưới chữ “chấp” và thêm bốn chấm (2) , cho nên chữ “chấp chiêu” biến thành chữ “nhiệt chiêu”. Chuyện này đồn ra ai nghe được cũng cười.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 15:

Thời nay có một vài người giàu có thích chơi nổi để ra vẻ ta đây là người điệu nghệ, họ vung tiền ra mua những bức họa thời xưa để gọi là sưu tầm tranh cổ, họ bỏ tiền ra mua một vài thứ mà ở nhà quê có đầy đem về treo trang trọng trong nhà gọi là đồ quý hiếm, họ không tiếc tiền để mua vài cái bình sành đã cũ và hí hửng khoe với bà con hàng xóm là đồ quý hiếm, nhưng đem về nhà thì vứt lăn lóc trong xó…

Có người không biết tí gì về văn học nhưng cũng mua rất nhiều loại sách nghiên cứu chất đầy trên kệ sách để khoe mình là người tài hoa văn học, nhưng một chữ trong sách thì không để mắt đến…

Cũng có một vài người Ki-tô hữu mua về những quyển sách đạo đức chất đầy tủ sách, nhưng sách gối đầu giường của họ là những quyển tiểu thuyết ba xu nhảm nhí, những chuyện tình cảm đồi trụy lố lăng…

Đừng khoe mình biết nhiều tác phẩm văn chương tuyệt bút hoặc thuộc lòng những bài thơ hay, nhưng hãy khoe mình sống như lời Đức Chúa Giê-su dạy trong Phúc Âm, đó là người dễ thương nhất vậy !

(1) Chữ 照 là chữ “chiếu”, viết thiếu bốn chấm bên dưới thành chữ 昭 “chiêu”. “Chấp chiếu” chứ không phải là “chấp chiêu”.

(2) Chữ 執 “chấp” thêm bốn chấm bên dưới là chữ “nhiệt” 熱, nên đọc thành là chữ “nhiệt chiêu”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Không ngại nói Có
Lm. Minh Anh
15:22 28/07/2023

KHÔNG NGẠI NÓI “CÓ!”
“Con có tin điều đó không?”; “Thưa Thầy, vâng, con tin!”.

Một nhà tu đức nói, “Niềm tin, về nhiều mặt, giống như chiếc xe cút kít. Cách đơn sơ, bạn phải thực sự thúc đẩy nó để nó có thể hoạt động. Nếu không sống nó; bạn không tin nó!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Nếu không sống nó; bạn không tin nó!”. Lời Chúa lễ các thánh Matta, Maria và Lazarô đặt ra một câu hỏi căn bản: “Con có tin điều đó không?”, Chúa Giêsu hỏi và Matta nhanh nhẩu đáp, “Vâng, con tin!”. Hôm nay, Ngài hỏi bạn và tôi, “Con có tin tất cả những điều đó không?”; và thách thức của chúng ta trong thời hậu hiện đại này, là ‘không ngại nói “Có!”’ với Ngài!

Nhưng tất cả những điều đó là điều gì? Trước hết, bạn có tin loài người đã phải gánh chịu hậu quả thảm khốc cách bí ẩn khi nguyên tổ mình bất tuân lệnh Chúa? Bạn có thực sự tin các tín điều trong Kinh Tin Kính? Và quan trọng nhất, bạn có tin Đức Kitô, Con Thiên Chúa, đã chết và sống lại, thắng tội lỗi, sự chết và đang sống để lôi kéo mọi người về với Ngài như Đấng Cứu Độ? Phải, thách thức lớn nhất của Kitô hữu là thưa lên, “Vâng, con tin!”.

Một trong những thách đố lớn của chúng ta là giữ cho đức tin mình thật đơn sơ như tuyên xưng rất mực chơn chất của Matta! Khuynh hướng của chúng ta là hướng tới sự tinh vi và phức tạp. Và dẫu suy nghĩ và lập luận tốt là một quà tặng, nhưng cần ý thức rằng, khuynh hướng chủ nghĩa duy lý bẩm sinh có thể không phải là khởi đầu tốt cho một đức tin chân chính. Một đức tin đơn sơ rất đẹp lòng Chúa, bởi Ngài có nhiều thời giờ hơn để làm một điều gì đó ‘trong và qua’ chúng ta. Nghĩa là Ngài không cần mất thời giờ để thuyết phục chúng ta tin như đã không mất thời giờ với Matta, người đã ‘không ngại nói “Có!” với Ngài.

Đức tin đơn sơ này được gặp lại trong thư thánh Gioan hôm nay, “Hễ ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa”. Thế thôi! Đó là những ai ‘không ngại nói “Có!”’ với Thiên Chúa và đơn sơ sống giới răn yêu thương của Ngài! “Chúng ta tin vào tình yêu Ngài, vì Thiên Chúa là tình yêu”. Thánh Vịnh đáp ca cũng phảng phất nét giản dị đó, “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy!”.

Anh Chị em,

“Thưa Thầy, vâng, con tin!”. Đức tin đơn sơ của Matta có thể thúc bách chúng ta hướng về phía trước và hướng ra các chân trời; đồng thời, khơi dậy và biến chúng ta thành những chứng tá của Vương Quốc trước nhu cầu cấp bách cứu các linh hồn. “Niềm tin đó như chiếc xe cút kít, và bạn phải thực sự thúc đẩy nó để nó có thể hoạt động!”. Như vậy, đức tin của những ai ‘không ngại nói “Có!”’ và quyền năng của Thiên Chúa đã tìm kiếm nhau; và cuối cùng, gặp nhau! Chính đức tin đơn sơ của Matta đã đưa Lazarô ra khỏi mồ khi Con Thiên Chúa trao lại cho em cô sự sống. Qua sự kiện kỳ vĩ này, hẳn Matta đã lôi kéo không ít người tin vào Chúa Giêsu, Đấng sẽ ban cho họ không chỉ sự sống ngắn hạn như đã ban cho Lazarô, nhưng còn ban cho họ sự sống dài hạn, đời đời, sự sống miên viễn thiên đàng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, loại khỏi con bao phức tạp, cho đức tin con thật đơn sơ hầu nôn nả đem Giêsu đến cho người khác, nhất là cho những ai đang cố nán lại trong ‘nấm mồ’ riêng của họ!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Nước Trời giá bao nhiêu
Lm. Nguyễn Xuân Trường
18:05 28/07/2023
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chung nhịp đập với Giáo Hội Hoàn Vũ - Phóng Sự Đặc Biệt WYD Lisbon: Tường trình ngày 28/7/2023
Túy Vân – Thông tín viên tại Trung Tâm Báo Chí WYD Lisbon
00:29 28/07/2023
 
Những ngỡ ngàng của những phái đoàn hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới được hội kiến riêng với Đức Thánh Cha
Thanh Quảng sdb
00:38 28/07/2023
Những ngỡ ngàng của những phái đoàn hành hương Ngày Giới Trẻ Thế Giới được hội kiến riêng với Đức Thánh Cha

Phái đoàn hành hương của Tổng Giáo phận Melbourne


Phái đoàn đã gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Rôma vào Thứ Tư, ngày 26 tháng 7, trong một buổi tiếp kiến riêng đặc biệt. Trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích những người hành hương trong hành trình đức tin của họ và vui vẻ trả lời các câu hỏi về các chủ đề từ giáo dục đến truyền giáo, môi trường và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi rất vui mừng được chào đón các bạn ở đây và được chứng kiến lòng can cường của các bạn.

Khi được hỏi ngài muốn truyền đạt thông điệp gì cho giới trẻ, Đức Thánh Cha chỉ nói đơn giản: ‘Thông điệp chính mà cha muốn truyền đạt là Chúa luôn ở bên các con. Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, Chúa luôn ở bên chúng ta. Chúa không bao giờ mệt mỏi để đồng hành với chúng ta!

Đức Tổng Giám Mục Peter A Comensoli bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Thánh Cha đã dành thời gian gặp gỡ với các bạn trẻ Australia.

ĐTGM chia sẻ: “Được Đức Thánh Cha nói chuyện với nhóm trẻ hôm nay, lắng nghe kinh nghiệm của họ và khuyến khích họ trong hành trình đức tin như là một món quà thực sự”.

Phái đoàn hành hương Melbourne đã vui sướng đến rơi lệ khi được nghe những lời khôn ngoan từ Đức Thánh Cha và những lời khuyên về tự do, đồng hành, niềm vui và sự khích lệ từ một Thiên Chúa tốt lành.'

Đức Thánh Cha gặp gỡ nhóm Hành hương Mexicô

Cha Ignacio Bello kính mời Đức Thánh Cha Phanxicô cùng dâng thánh lễ với nhóm của ngài cử hành Thánh lễ sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ngài thậm chí không mong được hồi âm, chứ đừng nói đến một lá thư với lời đề nghị ngược lại.

Cha Bello, một thành viên của tu hội Nghĩa sĩ Chúa Kitô (Legioaries of Christ), rất ngạc nhiên khi nhận được một lá thư viết tay từ chính Đức Thánh Cha mời ngài và nhóm của ngài đến Nhà trọ của Đức Thánh Cha ở Vatican vào sáng ngày 25 tháng Bảy.

Cha Bello nói với CNA: “Tôi rất xúc động vì tôi chưa bao giờ mong đợi điều đó. Tôi gửi một thư chung chung vậy như để ĐTC biết chúng tôi đang tiến về Đại hội Giới trẻ. Nhưng khi gửi thư đi rồi, tôi cầu xin với Đức Mẹ xin Mẹ chuyển bức thư đó đến tay ĐTC.”

Nhóm hành hương của cha đi từ Guadalajara, Mexico, đến Rôma như phần đầu tiên của chuyến hành hương mà đỉnh cao là đại hội Giới trẻ Thế giới, sẽ diễn ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha, vào đầu tháng Tám.

Cha Bello cho biết cha quyết định gửi thư cho ĐTC vì nhớ lời của ĐTC “Hãy ước muốn trong lòng… Tôi nghĩ, tại sao không? Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo chúng tôi hãy theo đuổi ước mơ của mình.”

“Khi tôi nhận được thư trả lời, tôi quá đỗi vui mừng,” Cha nói cha phải đọc bức thư nhiều lần trước khi xác tín vào thực tại.

Nhóm Thanh niên từ Mexico, từ 18–35 tuổi, có liên đới tới Tu đoàn Chúa Kitô Chiến thắng (Regnum Christi). Nhóm gồm 50 thành viên do cha Bello và thầy Adrián Olvera hướng dẫn với ba sơ trong cùng Tu đoàn Regnum Christi là các sơ: Cecilia Canovas, Andrea Infantozzi và Trisha McClellan hướng dẫn.

Sơ McClellan nói với CNA rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là “một bất ngờ lớn,” đặc biệt là vì cha Bello đã giữ kín chỉ nói cho nhóm biết sau Thánh lễ mà thôi.

Sơ McClellan, gốc ở Akron, Ohio, chỉ nghĩ rằng chắc chỉ là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi vẫy tay chào và bắt tay mà thôi! Ai ngờ Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành khoảng 25 phút trò chuyện với các bạn trẻ, phần lớn là nhóm Mexico, trong phòng tiếp tân của nhà khách Vatican nơi ngài cư ngụ.

Sơ McClellan cho hay: “Những người trẻ ngồi xuống thảm, thành một vòng tròn, và trò chuyện cùng ĐTC một cách rất chân tình.”
 
Xứ sở khốn nạn: Hàng ngàn người Ấn Giáo hãm hiếp 3 phụ nữ Công Giáo, và bắt diễn hành khỏa thân
Đặng Tự Do
05:23 28/07/2023


Giữa điều mà một nhà lãnh đạo Công Giáo đã mô tả là một chiến dịch “thanh trừng sắc tộc” nhắm vào các Kitô hữu ở bang Manipur, phía đông bắc Ấn Độ, một đoạn video cho thấy hai phụ nữ Kitô giáo thuộc nhóm dân tộc Kuki bị diễn hành khỏa thân trên đường phố công cộng và bị một đám đông quấy rối tình dục đã gây ra sự phẫn nộ mới.

Vụ việc xảy ra vào ngày 4 tháng 5, một ngày sau khi các cuộc bạo loạn chết người nổ ra giữa các bộ lạc Meitei chủ yếu theo Ấn Giáo và các bộ lạc Kuki-Zo chủ yếu Kitô Giáo ở bang hẻo lánh, do đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cai trị.

Đoạn video dài 26 giây cho thấy một nhóm đàn ông, một số có vẻ là thanh thiếu niên, sờ soạng và tấn công tình dục những người phụ nữ rồi dẫn họ đến một cánh đồng trống. Nó nổi lên chỉ hai tháng sau do lệnh cấm internet ở Manipur kể từ ngày 3 tháng 5, một động thái đã bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà hoạt động nhân quyền ở Ấn Độ.

Ít nhất một trong số những phụ nữ, 21 tuổi, đã bị hãm hiếp tập thể, theo báo cáo của những nạn nhân. Khiếu nại của cảnh sát nói rằng người phụ nữ kia 42 tuổi và đám đông lên tới 1.000 người đàn ông, một số người mang theo vũ khí, đã cướp tổng cộng ba phụ nữ.

Nạn nhân 21 tuổi, chưa được công khai danh tính, được các phương tiện truyền thông dẫn lời cho rằng cảnh sát địa phương đồng lõa trong vụ tấn công.

“Cảnh sát đã ở đó cùng với đám đông đang tấn công ngôi làng của chúng tôi,” cô nói. “Công an đón chúng tôi từ gần nhà và đưa chúng tôi ra xa làng một chút rồi bỏ chúng tôi trên đường cùng với đám đông. Chúng tôi đã được cảnh sát giao cho họ.”

Tòa án tối cao Ấn Độ đã phản ứng vào ngày 20 tháng 7 sau khi đoạn video lan truyền trên mạng xã hội.

Chánh án DY Chandrachud cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo lắng trước những video xuất hiện ngày hôm qua.

“Việc sử dụng phụ nữ làm công cụ trong một lĩnh vực xung đột cộng đồng để gây ra bạo lực tình dục là điều vô cùng đáng lo ngại. Đây là hành vi chà đạp nhân quyền nghiêm trọng nhất,” ông nói. “Đã đến lúc chính phủ thực sự can thiệp và hành động. Điều này đơn giản là không thể chấp nhận được.”

Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia lên án.

Nữ tu Maria Nirmalini, Chủ tịch Hội đồng Tu sĩ ở Ấn Độ, một tổ chức quốc gia gồm các bề trên tôn giáo, cho biết: “Chúng tôi bị sốc trước sự trắng trợn của những thủ phạm.”

Cô nói: “Thật đáng lo ngại khi chứng kiến nhân phẩm của phụ nữ bị xâm phạm. “Đó là điều hoàn toàn đáng lên án và thủ phạm cũng như cảnh sát đứng xem phải bị trừng phạt.”

Nirmalini yêu cầu lãnh đạo bang Manipur cũng như Modi hành động, lưu ý rằng một trong những sáng kiến đặc trưng của Modi là chiến dịch được gọi là Beti Bachao, đại khái là “cứu trẻ em gái”.

“Đây có phải là cách họ bảo vệ công dân, đặc biệt là phụ nữ trong nước không?” sơ ấy hỏi.

Đức Tổng Giám Mục Dominic Lumon của Imphal nói với Crux rằng ngài “kinh hoàng và đau buồn” trước vụ việc.

Ngài nói: “Bạo lực tàn bạo này, cùng với những vi phạm khác xảy ra đối với phụ nữ của chúng tôi trong gần ba tháng qua, khiến tôi đau lòng. “Thật là bi thảm khi xã hội đang bị chia rẽ theo các cộng đồng giáo phái.”

“Làm thế nào để bạo lực đối với phụ nữ của cộng đồng này không ảnh hưởng, hoặc gây phẫn nộ đến phụ nữ của cộng đồng kia? Chúng ta nên tôn trọng phụ nữ, không loại bỏ và giết chết họ.”

“Trong các trại cứu trợ cũng vậy, sự đau khổ của phụ nữ, trẻ em gái của chúng tôi là không thể tránh khỏi. Họ đã bị nhổ khỏi nhà, bị bỏ rơi, khiến cộng đồng của họ chạy trốn để kiếm sống, điều này bản thân nó đã là một chấn thương. Ở một số nơi vật tư cứu trợ, thuốc men đang thiếu hụt.”

Đức Hồng Y Oswald Gracias, cố vấn chính và là đồng minh của Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết ngài “cúi đầu xấu hổ” trước những hình ảnh.

Ngài nói: “Đây là một vết nhơ đối với đất nước chúng ta, một sự ô nhục đối với Ấn Độ.

“Hành vi đồi bại, bạo dâm này phải bị lên án mạnh mẽ. Đó là một tội ác ghê tởm đối với phụ nữ của chúng ta, và cần phải có hành động nghiêm khắc để ngăn chặn. Đây là một sơ suất của chính phủ và cảnh sát, những người không thể bảo vệ những người phụ nữ này.”

Gracias lưu ý rằng Ấn Độ sẽ kỷ niệm 77 năm ngày độc lập vào ngày 15 tháng 8 và cho biết nước này cần “phản ánh nghiêm túc” về sự an toàn của phụ nữ và các cô gái trẻ.

“Tôi có thể trả lời gì khi những người hỏi tôi khi tôi đi du lịch nước ngoài, 'Điều gì đang xảy ra ở đất nước của bạn?'“ ngài nói.

“Chúng tôi dâng hiến đất nước cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria vào Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trùng với Ngày Độc lập của Ấn Độ,” Gracias nói. “Những lời cầu nguyện thánh hiến được đọc sau mỗi Thánh lễ, và năm nay chúng ta sẽ cầu xin sự bảo vệ từ mẫu của Đức Mẹ cho các bé gái và phụ nữ của chúng ta, vì sự an toàn và hạnh phúc của họ.”

Cho đến nay, hơn 100 người, phần lớn là Kitô hữu, đã bị giết ở Manipur, với cuộc tàn sát diễn ra ngay trước lễ kỷ niệm tháng 8 của một cuộc tàn sát chống Kitô giáo vào năm 2008 ở bang Orissa.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Pamplany của Tellicherry, một phần của Giáo hội Syro-Malabar của Ấn Độ hiệp thông với Rôma, đã cáo buộc rằng bạo lực ở Manipur là hành vi “thanh trừng sắc tộc đối với các Kitô hữu” và thách thức Modi bảo vệ tuyên bố của mình trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rằng không có sự phân biệt tôn giáo ở Ấn Độ.


Source:Crux
 
Niềm tin vào Chúa, thiên đường, địa ngục của người Mỹ tiếp tục suy giảm
Đặng Tự Do
05:27 28/07/2023


Người Mỹ ngày càng bác bỏ ý tưởng về Chúa cùng với các khái niệm tôn giáo và tâm linh khác, tiếp tục xu hướng kéo dài hàng thập kỷ cho thấy niềm tin vào các nguyên lý tôn giáo chính đang ngày càng suy giảm.

Một cuộc thăm dò hồi tháng 7 của Gallup cho thấy niềm tin vào “Chúa, thiên thần, thiên đường, địa ngục và ác quỷ” ở những người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã giảm rõ rệt kể từ lần cuối cùng câu hỏi khảo sát được đặt ra vào năm 2016.

Bảy năm trước, 79% số người được hỏi cho biết họ tin vào Chúa; chỉ 74% nói điều tương tự trong cuộc khảo sát tháng này, giảm 5 điểm phần trăm.

Niềm tin tổng thể vào Chúa đã giảm 16 điểm phần trăm kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành, với 90% số người được hỏi khẳng định niềm tin đó vào năm 2001.

Sự suy giảm niềm tin tương tự đã được ghi nhận liên quan đến ma quỷ, thiên đường, địa ngục và thiên thần, với mỗi nơi đều chứng kiến sự sụt giảm hai con số ở những người tự xưng là tín hữu trong suốt 22 năm được đề cập.

Không có gì đáng ngạc nhiên, những người tuyên bố tham dự các buổi lễ tôn giáo thường xuyên hơn đã báo cáo niềm tin cao hơn nhiều vào mỗi thực thể hoặc khái niệm tôn giáo. Trong số những người đến nhà thờ hàng tuần, 98% cho biết họ tin vào Chúa, trong khi 92% cho biết họ tin vào thiên đường.

Đảng viên Đảng Cộng hòa có nhiều khả năng nói rằng họ tin vào cả năm hạng mục hơn nhiều so với Đảng viên Đảng Dân chủ hoặc Đảng viên Độc lập. Tổng cộng, “khoảng một nửa người Mỹ, 51%, tin vào cả năm thực thể tâm linh.”

Gallup “đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số người đi nhà thờ, niềm tin vào tôn giáo có tổ chức và sự đồng nhất tôn giáo trong những năm gần đây,” dịch vụ thăm dò ý kiến cho biết.”

Nghiên cứu Pew từ năm 2019 cho thấy chỉ một phần ba người Công giáo tin rằng Mình và Máu Chúa Kitô thực sự hiện diện trong bánh và rượu trong Thánh lễ.

Trong khi đó, gần một nửa số người Công giáo được hỏi trong một cuộc thăm dò của EWTN năm ngoái không đồng ý với quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về việc hủy bỏ tiền lệ phá thai theo yêu cầu trên toàn quốc của Roe v. Wade, mặc dù một số lượng gần như tương tự đã ủng hộ điều đó. Trong khi đó, một cuộc thăm dò khác của Pew từ năm ngoái cho thấy hơn một nửa số người Công giáo Hoa Kỳ tin rằng việc phá thai nên được hợp pháp “trong tất cả hay hầu hết các trường hợp”, mặc dù con số đó đã giảm xuống 30% trong số những người Công giáo tham dự Thánh lễ hàng tuần.


Source:Catholic News Agency
 
Chế độ độc tài ở Nicaragua đóng băng quỹ dành cho các linh mục về hưu
Đặng Tự Do
05:29 28/07/2023


Trong một cuộc tấn công mới chống lại Giáo hội Công giáo ở Nicaragua, chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã đóng băng quỹ hưu trí của Giáo hội dành cho các linh mục, theo luật sư và nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina.

Luật sư là tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại?”, liệt kê hơn 500 cuộc tấn công chống lại Giáo hội ở nước này kể từ năm 2018.

“Các linh mục lớn tuổi không nhận được lương hưu từ quỹ bảo hiểm quốc gia dành cho các linh mục, kết quả của nhiều năm đóng góp, do tài khoản ngân hàng của Giáo hội Công giáo bị phong tỏa,” Molina viết trên Twitter.

“Quỹ bảo hiểm quốc gia dành cho các linh mục là một tổ chức được thành lập hơn 20 năm trước bởi Hội đồng Giám mục Nicaragua nhằm mục đích quỹ hưu trí cho các linh mục. Nó không hẳn là bảo hiểm, bởi vì nó không chi trả cho các vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề An sinh xã hội khác. Nó được dùng như một quỹ hưu trí,” Molina giải thích với tờ Confidencial Digital của Nicaragua.

Quỹ nhận được $150 một năm từ các linh mục, giáo xứ và các tổ chức Giáo hội đang hoạt động ngoài những gì được thu thập vào Thứ Tư Lễ Tro.

Molina giải thích rằng một số linh mục đã nghỉ hưu báo cáo rằng họ đã được thông báo rằng việc chuyển tiền đã bị chặn. Hội Đồng Giám Mục Nicaragua chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về cuộc tấn công mới này của chế độ độc tài Ortega.

Từ quỹ này, một khoản trợ cấp hàng tháng là $300 được phân bổ cho các linh mục từ 75 tuổi trở lên và $150 một tháng cho các linh mục từ 65 đến 74 tuổi.

“Quỹ này đã hoạt động hơn 20 năm mà không có bất kỳ phức tạp nào. Trong số các biện pháp tai hại mới nhất của chế độ độc tài đối với tài khoản của Giáo hội Công giáo, họ đã vô hiệu hóa quỹ này, khiến các linh mục cao tuổi không thể nhận lương hưu. Đây là một trong những tình trạng kịch tính nhất của tình hình hiện tại”.

Vào tháng 5, chế độ đã ra lệnh đóng băng tài khoản ngân hàng của các giáo xứ và giáo phận ở Nicaragua và sau đó ra lệnh tương tự vào tháng 6 ảnh hưởng đến các linh mục.

Trong một động thái khác, chế độ độc tài gần đây đã ra lệnh tịch thu tài sản của 222 cựu tù nhân chính trị bị trục xuất sang Hoa Kỳ vốn đã bị tước quyền công dân Nicaragua.


Source:Catholic News Agency
 
Tòa Thánh chính thức có đại diện thường trực tại Việt Nam
Vũ Văn An
17:20 28/07/2023

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican vào ngày 27 tháng 7 năm 2023


Theo Kevin J. Jones của CNA, Tòa thánh và chính phủ Việt Nam đã công bố một thỏa thuận cho phép Vatican có một đại diện giáo hoàng thường trú tại quốc gia cộng sản này.

Thông báo được đưa ra hôm thứ Năm trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tới Vatican. Ông đã hội đàm với cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Quốc vụ khanh Tòa thánh, Hồng Y Pietro Parolin.

Theo bản tin ngày 27 tháng 7 của Văn phòng Báo chí Tòa thánh, “hai bên bày tỏ sự đánh giá cao về những tiến triển đáng chú ý trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, cũng như những đóng góp tích cực của cộng đồng Công Giáo Việt Nam cho đến nay.”

Một đại diện giáo hoàng thường trú được coi là một bước trung gian trong quan hệ ngoại giao, bên dưới một sứ thần tòa thánh.

Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Kể từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một đại diện giáo hoàng không thường trú tại Việt Nam. Tại một cuộc họp năm 2018 tại Hà Nội, Vatican và các phái đoàn Việt Nam đã đồng ý nâng cấp đại diện này lên thành thường trú nhân. Như CNA đã đưa tin trước đây, các cuộc thảo luận tiếp theo đã được tổ chức tại Vatican vào tháng 8 năm 2019.

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin tại Vatican vào ngày 27 tháng 7 năm 2023. Ảnh: Vatican Media


Hai bên bày tỏ sự tin tưởng rằng vị đại diện của Giáo hoàng sẽ hỗ trợ những nỗ lực của cộng đồng Công Giáo Việt Nam “theo tinh thần thượng tôn pháp luật” để đồng hành cùng dân tộc, để trở thành “người Công Giáo tốt và công dân tốt” và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Họ nhất trí đại diện của Giáo hoàng thường trú sẽ là “cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh.”

Người Công Giáo chiếm khoảng 7,5% trong tổng số 97 triệu dân của Việt Nam, theo ước tính vào tháng 7 năm 2018 của chính phủ Hoa Kỳ. Hầu hết người Việt Nam thực hành các tôn giáo dân gian, tiếp theo là Phật giáo.

Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của cá nhân. Tuy nhiên, luật cũng cho phép chính phủ kiểm soát đáng kể hoạt động tôn giáo và tự do tôn giáo có thể bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội, theo Báo cáo năm 2022 về Tự do Tôn giáo Quốc tế từ Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam đã trải qua một số hạn chế dưới chế độ cộng sản lên nắm quyền vào năm 1976.

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), cơ quan cố vấn cho các chi nhánh của chính phủ Hoa Kỳ, trong báo cáo năm 2023 của mình khuyến nghị rằng Việt Nam nên được chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” do các điều kiện tự do tôn giáo ngày càng tồi tệ.

Báo cáo trích dẫn cuộc đàn áp của chính phủ đối với các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các cộng đồng độc lập chưa đăng ký, bao gồm các cộng đồng Thệ phản và Phật giáo. Chính quyền địa phương cũng đã gây áp lực buộc một số người tham dự các nhà thờ Tin lành do nhà nước kiểm soát phải từ bỏ đức tin của họ.

Theo báo cáo của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tình trạng quấy rối các cộng đồng Công Giáo gia tăng vào năm 2022. Tại tỉnh Hòa Bình, các quan chức địa phương đã phá rối Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên của Hà Nội cử hành. Ngoài ra còn có những tranh chấp đất đai tiếp diễn giữa người Công Giáo và chính quyền địa phương
 
Vatican Vinh Danh Đức Hồng Y Văn Thuận Với Nền Tảng Mới
Đặng Tự Do
17:23 28/07/2023

Vatican đã hợp nhất hai cơ sở thành một cơ sở mới duy nhất mang tên Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận, một Hồng Y người Việt Nam nổi tiếng với những suy tư thiêng liêng về hy vọng, được viết trong và sau 13 năm bị giam cầm trong nhà tù cộng sản.

Tổ chức Văn Thuận thay thế Tổ chức Người Samari nhân hậu và Tổ chức Công lý và Hòa bình, theo một bản kiến nghị ngày 25 tháng 7 do Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Thánh Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện, với sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1928 tại Việt Nam. Năm 1967, ngài trở thành Giám mục Nha Trang. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, chỉ sáu ngày trước khi thành phố rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Ngài bị bắt và bị giam 13 năm trong trại cải tạo của cộng sản Việt Nam. Trong thời gian bị giam cầm, bao gồm 9 năm biệt giam, ngài đã đưa ra các thông điệp viết tay để lan truyền trong cộng đồng Công Giáo.

Những thông điệp từ nhà tù của Đức Hồng Y Văn Thuận đã được in thành cuốn sách Con đường Hy vọng: Tin Mừng từ Nhà tù vào năm 2013. Những lời cầu nguyện mà ngài viết trong thời gian đó sau đó cũng được xuất bản với tên gọi Lời cầu nguyện Hy vọng.

Đức Hồng Y Văn Thuận không được phép có bất kỳ vật dụng tôn giáo nào trong tù, nhưng ngài đã có thể làm một cây thánh giá nhỏ sau khi lính canh đưa cho ngài một khúc gỗ và một ít dây.

Sau khi được trả tự do vào năm 1988, vị giám mục này đã bị quản thúc tại gia ba năm trước khi được phép đến thăm Rôma vào năm 1991. Tuy nhiên, ngài không được phép trở lại Việt Nam và bị lưu đày đến hết đời.

Ngài từ chức Tổng giám mục phó Sài Gòn năm 1994 khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ông trở thành chủ tịch của hội đồng vào năm 1998.

Năm 2000, Đức Hồng Y Văn Thuận được mời giảng tĩnh tâm cho Đức Gioan Phaolô II và Giáo Triều Rôma. Ông qua đời vì bệnh ung thư ở Rôma vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, hưởng thọ 74 tuổi.

Án phong Chân phước cho Hồng Y Văn Thuận được mở vào năm 2007 và ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô phong bậc đáng kính vào năm 2017.


Source:National Catholic Register
 
Đức Cha Strickland đề cập đến chuyến thanh tra tông tòa gần đây
Đặng Tự Do
17:25 28/07/2023


Trong một podcast gần đây, Đức Cha Joseph Strickland của Tyler, Texas, đã phủ nhận mọi hành vi sai trái liên quan đến cuộc điều tra của Vatican về hành vi của ngài và giáo phận của ngài, đồng thời cho biết chuyến tông du gần đây “không vui chút nào”.

Các đại biểu của Vatican đã “xem xét mọi thứ,” Đức Cha Strickland nói với một chương trình đã được ghi hình trước về Giờ Giám mục Strickland, dự kiến sẽ được phát sóng bởi Virgin Most Powerful Internet Radio vào ngày 25 tháng 7.

“Đã có một số vấn đề hành chính, và tôi chắc rằng mọi người đang lo lắng,” vị giám mục nói. “Tôi chắc rằng có những người nói rằng phải có điều gì đó thực sự tồi tệ, và đã có điều gì đó thực sự không ổn đến nỗi phải có một chuyến thanh tra tông tòa.”

“Tôi không có gì để che giấu,” ngài nói.

Đức Cha Strickland cho biết chuyến thanh tra tông tòa “không vui chút nào” và so sánh nó với việc “được gọi đến văn phòng hiệu trưởng.”

Một cuộc thanh tra tông tòa là một hình thức viếng thăm cụ thể theo giáo luật, trong đó các bề trên của giáo hội đến thăm hoặc gửi một đại biểu đến những người hoặc tổ chức dưới quyền của họ để duy trì giáo lý và luân lý lành mạnh hoặc sửa chữa những lạm dụng.

Chuyến thanh tra tông tòa Đức Cha Strickland và giáo phận của ngài được giám sát bởi Bộ Giám mục của Vatican. Hình thức can thiệp hiếm hoi này chỉ ra các hành động kỷ luật có thể sẽ xảy ra đối với Giám mục Strickland.

Như CNA đã đưa tin vào ngày 25 tháng 6, một nguồn tin trong giáo phận nói với EWTN News rằng chuyến tông du bao gồm các cuộc phỏng vấn với các giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận trong suốt tuần trước đó trước khi kết thúc bằng cuộc gặp với Đức Cha Strickland. Giám mục nghỉ hưu Gerald Kicanas của Tucson và Giám mục Dennis Sullivan của Camden, New Jersey, dẫn đầu cuộc điều tra.

Theo nguồn tin, quá trình này giải quyết việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của Đức Cha Strickland, cũng như các câu hỏi liên quan đến quản lý giáo phận.

Đức Cha Strickland, 64 tuổi, là một nhân vật nổi tiếng. Nhiều người bảo thủ Hoa Kỳ đánh giá cao sự thẳng thắn và kiên quyết bảo vệ của ngài đối với thai nhi, hôn nhân, nghi lễ Latinh truyền thống và đạo lý chính thống Công Giáo.Ngài chia sẻ quan điểm và bình luận của mình với 136.000 người theo dõi trên trang mạng xã hội Twitter.

Đức Cha Strickland đã đứng đầu Giáo phận Tyler từ năm 2012. Ngài đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì những gì một số người coi là quá đáng không phù hợp với một vị Giám Mục nổi tiếng của Hoa Kỳ, bao gồm một dòng tweet ngày 12 tháng 5 cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang “phá hoại kho tàng đức tin”.

Thảo luận về cuộc điều tra của Vatican trên chương trình phát thanh của mình, Đức Cha Strickland nhắc lại rằng quá trình này rất khó khăn.

Ngài nói: “Đó không phải là điều mà tôi tình nguyện tham gia, để trải qua chuyến thanh tra tông tòa. “Nó như phủ một bóng đen lên giáo phận.”

Vị giám mục nói rằng ngài nghĩ rằng mình là đối tượng của cuộc viếng thăm “bởi vì tôi đã đủ can đảm và đủ yêu mến Chúa và Giáo hội của Người, chỉ đơn giản là rao giảng sự thật.”

Ngài nói: “Điều đáng buồn là có quá nhiều người đang mang đến một thông điệp sai lầm có hại cho thế giới và thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo hội”.

“Nhưng thông điệp sai lệch sẽ không bao giờ thắng thế,” ngài tiếp tục. “Nó sẽ không bao giờ phá hủy đức tin của những người biết đức tin của họ và có đức tin mạnh mẽ. Đáng buồn thay, có quá nhiều người không được học giáo lý kỹ lưỡng, và họ dễ dàng bị lừa dối bởi những tin lành giả.”

Nhận xét về những người nói rằng “Giám mục Strickland đang trên đường ra đi,” vị Giám Mục nói: “Có lẽ họ đúng.”

“Nhưng thực tế là tôi rất vui khi được phục vụ với tư cách là mục tử của Giáo phận Tyler. Tôi coi đó là một vinh dự mà tôi không xứng đáng. Có rất nhiều việc. Có rất nhiều thách thức. Tôi đã phạm sai lầm, nhưng lòng tốt của mọi người và ân sủng của Chúa đã cho phép chúng tôi làm được một số điều thực sự tốt đẹp.”

Nhiệm kỳ của Giám mục Strickland cũng trùng hợp với những dấu hiệu tích cực về sức khỏe tinh thần và hành chính ở giáo phận Tyler.

Hiện tại, 21 nam giới đang được đào tạo linh mục cho lãnh thổ chỉ có 55.000 người Công Giáo, một tỷ lệ chủng sinh trên mỗi người Công Giáo cao hơn đáng kể so với hầu hết các giáo phận khác của Hoa Kỳ. Giáo phận cũng được báo cáo là có tình hình tài chính tốt, một phần được thể hiện qua khả năng quyên góp được 99% trong mục tiêu 2,3 triệu đô la cho thỉnh cầu của giám mục năm 2021 trước sáu tháng so với kế hoạch.

Đức Cha Strickland nói với chương trình phát thanh của mình: “Tình hình tài chính ổn định, chúng tôi có một đội ngũ tài chính tuyệt vời, sự phát triển mạnh mẽ, chúng tôi có một số lượng lớn các chủng sinh. Và tôi đến các giáo xứ khác nhau, cử hành lễ Thêm Sức, người ta rất hoan nghênh. Họ nói rằng họ đang cầu nguyện cho tôi.”

“Thật khiêm nhường khi thấy được sự quan tâm của người dân, niềm tin của người dân… Thật khiêm nhường nhưng cũng rất phấn khởi khi thấy được lòng tốt của người dân,” ngài nói.


Source:National Catholic Register
 
Tôi cảm thấy mình đã về đến nhà: Cựu giám mục Anh giáo thảo luận về hành trình đến với Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
17:26 28/07/2023


Đức Giám Mục Richard Pain, người, vào ngày 2 tháng 7, đã trở thành cựu giám mục Anh giáo thứ 11 — và là giám mục Anh giáo đầu tiên của xứ Wales — được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo thông qua Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, cho biết: “Tôi thực sự cảm thấy mình đã về đến nhà.” Giáo hạt Walsingham được thành lập vào năm 2011.

Trong bình luận ngày 18 tháng 7 cho tờ Register, cựu Giám mục của Monmouth ở xứ Wales đã thảo luận về hành trình của mình đến với Giáo Hội Công Giáo và giải thích làm thế nào, mặc dù ngài đã tìm thấy “một ngôi nhà thú vị” trong Giáo hạt riêng của Đức Mẹ Walsingham, nhưng ngài không thấy trở thành một người Công Giáo như “liều thuốc chữa bách bệnh cho những người vỡ mộng trước chủ nghĩa Anh giáo” nhưng lại là “một bước đi đúng hướng đối với cá nhân tôi.”

Sinh ra ở Luân Đôn vào năm 1956, Pain được thụ phong linh mục Anh giáo trong Giáo Hội Wales tại Nhà thờ Newport vào năm 1986. Ngài đã phục vụ tất cả các chức vụ của mình trong giáo phận Monmouth, phần lớn là trong việc đào tạo giáo sĩ, và được bầu làm giám mục của Monmouth vào năm 2013. Đã kết hôn và có hai con trai, ngài đã nghỉ hưu với tư cách là giám mục của Monmouth vào năm 2019.

Trong số 11 cựu giám mục Anh giáo đã được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo kể từ năm 2011, tám người đã gia nhập Giáo phận Bản quyền Đức Mẹ Walsingham và ba người đã gia nhập một giáo phận. Cho đến nay, chín người đã được truyền chức linh mục.


Source:National Catholic Register
 
ĐHY Parolin: Thỏa thuận Tòa Thánh - Việt Nam là một khởi đầu mới
Thanh Quảng sdb
19:36 28/07/2023
ĐHY Parolin: Thỏa thuận Tòa Thánh - Việt Nam là một khởi đầu mới

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin bình luận việc thiết lập Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Việt Nam, khẳng định ý định của cả hai bên tiếp tục hợp tác “trong sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau”.

(Tin Vatican - Edoardo Giribaldi)

Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về quy chế Đại diện Giáo hoàng thường trú tại quốc gia châu Á này.

Phát biểu với Truyền thông Vatican, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã nhìn lại nhiều giai đoạn dẫn đưa đến thỏa thuận, một quá trình: “như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII: ‘biết nhau để quý trọng lẫn nhau’ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: 'để bắt đầu các quá trình trong thời gian.'"

Con đường đối thoại

Đức Hồng Y Parolin nhắc lại “việc mở rộng quan hệ với các nhà chức trách Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Đức Hồng Y Roger Etchegaray, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã có thể thực hiện chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.”

“Mong muốn của Đức Gioan Phaolô II là mở ra những con đường đối thoại thông qua các chủ đề công lý và hòa bình, đặc trưng của giáo huấn và chứng tá hàng ngày của Giáo hội.”

Sau đó, Tòa thánh sẽ bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm hàng năm "để tiếp xúc với chính phủ và gặp gỡ với các giáo phận."

Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã hội kiến Giáo hoàng Bênêđictô XVI.

"Sự tôn trọng lẫn nhau"

Cuộc gặp gỡ đã dẫn đến việc thành lập Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Tòa thánh, "mở đường cho việc bổ nhiệm một Đại diện Giáo hoàng không thường trú có trụ sở tại Singapore là Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli vào ngày 13 tháng 1 năm 2011."

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh “sự tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng tiến tới” là những giá trị thiết yếu để củng cố mối quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cho hay: “Hội đồng Giám mục Việt Nam luôn luôn được tham dự vào quá trình này và đưa ra những suy tư và góp ý.”

“Sau đó, tiến trình từng bước một, không tìm kiếm kết quả cuối cùng ngay lập tức mà tôn trọng sự hài hòa theo nguyên tắc tự do tôn giáo với luật pháp và phong tục địa phương.”

Công dân của trời và công dân trần thế

Sự hòa giải tiệm tiến này cuối cùng đã dẫn đến một “sự hội tụ” trong thỏa thuận cuối cùng, nhằm bảo đảm “Đại diện Giáo hoàng Thường trú có điều kiện để thi hành thừa tác vụ của mình với Giáo hội địa phương và Chính quyền Việt Nam, cũng như duy trì quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Việt Nam.”

Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh nguyên tắc sống Tin Mừng, một giá trị “ngay từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đã nêu ra cách các Kitô hữu, trong cách sống của họ, thể hiện họ là công dân nước trời và công dân của vũ hoàn”.

Cuộc đối thoại giữa phái đoàn đôi bên cũng bàn tới “đời sống của Giáo hội địa phương,” tôn trọng “quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo”.

Cải thiện quan hệ

Cụ thể, Đức Hồng Y Parolin mô tả hình ảnh vị Đại diện Giáo hoàng Thường trú như một “chiếc cầu nối” với nhiệm vụ “cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh”.

Các mối quan hệ sẽ được củng cố thông qua việc tham gia vào các lễ kỷ niệm và sáng kiến của Giáo hội địa phương và "các khía cạnh mà chúng ta có thể gọi là dân sự."

Trên thực tế, “Đại diện Giáo hoàng thường trú, cũng như trường hợp của Sứ thần, có nhiệm vụ củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh và Chính phủ Việt Nam và tham gia các cuộc họp thường kỳ của các Ngoại giao đoàn và các cuộc tiếp kiến, chung cũng riêng với các Nhà ngoại giao."

Tất cả những điều này được diễn ra “theo luật pháp của đất nước và trên tinh thần tin tưởng lẫn nhau cũng như mối quan hệ song phương tốt đẹp đã diễn ra cho đến nay.” Đức Hồng Y Parolin lưu ý: Một sự khởi đầu mới Liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Việt Nam và Tòa thánh, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nêu bật một phẩm chất “khiến tôi rất ấn tượng về người Việt Nam, có lẽ đó là điều mà tôi đã cảm nghiệm khi còn là một người trẻ, sống ở quê hương tôi đó là sự cần cù khiêm tốn”.

Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh kinh nghiệm của ngài về “một năng khiếu sâu sắc đối với công việc, không chỉ là lao động chân tay, mà được hiểu là một cam kết đối với mọi việc người ta làm,” song song với “thái độ khiêm tốn và tôn trọng, mặc dù tự hào, có thể thích ứng với mọi tình huống, cũng như cây trúc mong manh mà không bị vùi gãy.”
 
Church Documents
Cẩm Hạnh – News 29 July 2023
VietCatholic Media
19:41 28/07/2023
1. Kim Chính Ân trang trí tường bằng những bức chân dung khổng lồ của Putin

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kim Jong Un Decorates Walls With Huge Portraits of Putin”, nghĩa là “Kim Chính Ân trang trí tường bằng những bức chân dung khổng lồ của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

Những hình ảnh được truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải hôm thứ Sáu cho thấy nhà lãnh đạo nước này, Kim Chính Ân, đã treo những bức chân dung lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin khắp một tòa nhà chính phủ.

Có thể thấy những bức chân dung này trong các bức ảnh chụp ông Kim với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đang thăm Bình Nhưỡng vào tuần này để kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, được gọi là “Ngày Chiến thắng” ở Triều Tiên.

Max Seddon, trưởng văn phòng tại Mạc Tư Khoa của Financial Times, ghi nhận sự hiện diện của các bức chân dung—có thể nhìn thấy trong nhiều phòng của tòa nhà.

Mặc dù Putin không tháp tùng Shoigu tới Bình Nhưỡng, nhưng ông đã gửi một lá thư cho Kim được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên, gọi tắt là KCNA, công bố hôm thứ Sáu.

Trong thư, Putin ca ngợi sự ủng hộ vững chắc của chính phủ Triều Tiên dành cho Nga trong cuộc chiến mà ông phát động chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ông cũng cho biết “sự đoàn kết của quốc gia này với Nga trong các vấn đề quốc tế quan trọng nêu bật lợi ích chung của chúng ta…”

Mặc dù thông điệp của Putin không đưa ra chi tiết cụ thể về ý nghĩa của ông liên quan đến việc Kim ủng hộ cuộc chiến, Hoa Kỳ năm ngoái đã cáo buộc Triều Tiên bán đạn pháo và hỏa tiễn cho Nga. Trong một tuyên bố gửi KCNA, Bộ Ngoại giao Triều Tiên gọi những tuyên bố rằng họ cung cấp vũ khí cho Nga là vô căn cứ.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Triều Tiên qua email để xin bình luận.

Trước khi Shoigu đến Bình Nhưỡng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố rằng chuyến đi của ông sẽ giúp tăng cường quan hệ quân sự Nga-Triều Tiên. Chuyến thăm đã thu hút sự chú ý của quốc tế, bao gồm cả việc Kim cho ông xem một cuộc triển lãm quốc phòng được cho là bao gồm các hỏa tiễn đạn đạo bị cấm.

Reuters hôm thứ Năm đưa tin rằng Shoigu đã nhìn thấy các hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như thứ dường như là một máy bay không người lái mới. Newsweek đã không thể xác minh độc lập báo cáo.

NK News, một hãng tin độc lập bằng tiếng Anh đưa tin về Triều Tiên, đưa tin rằng triển lãm quốc phòng trưng bày các hỏa tiễn hạt nhân lớn nhất của Triều Tiên như hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, gọi tắt là ICBM, Hwasong-17 và ICBM nhiên liệu rắn Hwasong-18.

Ankit Panda, một thành viên cao cấp trong Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie có trụ sở tại Hoa Kỳ, trước đây đã nói với Newsweek rằng vào một thời điểm khác, Nga đã ủng hộ việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

“Điều đó dường như đã nhường chỗ cho việc lôi kéo Bình Nhưỡng trở thành một đối tác chiến lược,” ông nói. “Sự ủng hộ của Kim Chính Ân đối với Nga trong cuộc chiến bất hợp pháp với Ukraine dường như đã được đền đáp.”

2. Ukraine nói Nga đe dọa tàu dân sự ở Hắc Hải

Ký giả Claudia CHIAPPA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia threatening civilian vessels in the Black Sea, Ukraine says”, nghĩa là “Ukraine nói Nga đe dọa tàu dân sự ở Hắc Hải”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

Mạc Tư Khoa đã cảnh báo rằng tất cả các tàu đi qua Hắc Hải đến các cảng của Ukraine sẽ được coi là 'tiềm năng vận chuyển hàng hóa quân sự'.

Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine cho biết Nga đang đe dọa các tàu dân sự ở Hắc Hải, hơn một tuần sau khi Điện Cẩm Linh từ bỏ thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn cho phép Kyiv xuất khẩu ngũ cốc qua Hắc Hải.

Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy, cho biết trên Telegram hôm thứ Sáu: “Các tàu chiến Nga đang đe dọa dân thường ở vùng biển Hắc Hải, vi phạm tất cả các quy tắc của luật hàng hải quốc tế.

Yermak nói thêm rằng đây là “phương pháp của những kẻ khủng bố” và yêu cầu cộng đồng quốc tế lên án hành động của người Nga.

Trước đó, lực lượng bảo vệ biên giới nhà nước của Ukraine cho biết họ đã chặn được cảnh báo từ một tàu chiến Nga tới một tàu dân sự đi qua gần một cảng của Ukraine.

Lực lượng biên phòng cho biết: “Các tàu chiến Nga tiếp tục hành động hung hăng và thách thức ở vùng biển Hắc Hải, vi phạm tất cả các quy tắc của luật hàng hải quốc tế.

Sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc và bắt đầu một loạt cuộc không kích vào các cảng của Ukraine, Nga cảnh báo rằng “tất cả các tàu đi qua Hắc Hải đến các cảng của Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng tiềm năng cho mục đích quân sự” - nghĩa là chúng có thể bị trừng phạt bằng các cuộc tấn công.

Để đối phó với mối đe dọa, Ukraine đã cảnh báo rằng tất cả các tàu đi đến các cảng Hắc Hải do Nga kiểm soát đều có thể trở thành mục tiêu tấn công.
 
Bích Ngọc – News 29 July 2023
VietCatholic Media
19:49 28/07/2023
1. Thông điệp Phi Châu gửi cho Putin: Hãy chấm dứt chiến tranh!

Ký giả Laura Hülsemann của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Africa to Putin: End the war!”, nghĩa là “Thông điệp Phi Châu gửi cho Putin: Hãy chấm dứt chiến tranh!”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Bích Ngọc.

Các nhà lãnh đạo Phi Châu hôm thứ Sáu đã trực tiếp kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine.

“Cuộc chiến này phải kết thúc. Và nó chỉ có thể kết thúc trên cơ sở công lý và lý trí,” Moussa Faki Mahamat – ngoại trưởng Chad và hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Phi Châu – nói với Putin vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu ở St. Petersburg.

Tổng thống Congo Denis Sassou Nguesso cho biết kế hoạch hòa bình Phi Châu “đáng được chú ý, không thể bị đánh giá thấp Một lần nữa chúng tôi khẩn thiết kêu gọi khôi phục hòa bình ở Âu Châu.” Tổng thống Senegal Macky Sall cũng kêu gọi “giảm leo thang để giúp tạo ra sự bình tĩnh,” trong khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết ông hy vọng rằng “sự tham gia và đàm phán mang tính xây dựng” có thể chấm dứt xung đột.

Đáp lại những yêu cầu mạnh mẽ của người Phi Châu, ông Putin nói: “Chúng tôi tôn trọng các sáng kiến của các bạn và chúng tôi đang xem xét chúng một cách cẩn thận”.

Vào giữa tháng 6, Ramaphosa đã trình bày với Putin sáng kiến hòa bình Phi Châu, trong đó có kế hoạch 10 điểm để chấm dứt chiến tranh. Putin cho đến nay tỏ ra ít quan tâm đến bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn sự xâm lược của ông ta ở Ukraine.

Faki Mahamat cũng yêu cầu Putin gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải - mà ông đã hủy bỏ vào giữa tháng 7 - khi các nhà lãnh đạo Phi Châu lo lắng về giá lương thực tăng cao. “Việc gián đoạn cung cấp năng lượng và ngũ cốc phải chấm dứt ngay lập tức. Ông nói: “Thỏa thuận ngũ cốc phải được mở rộng vì lợi ích của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là người Phi Châu.

Hôm thứ Năm, Putin đã bác bỏ khả năng gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, nhưng vẫn hứa sẽ vận chuyển một lượng nhỏ ngũ cốc miễn phí tới sáu quốc gia Phi Châu - Burkina Faso, Zimbabwe, Mali, Somalia, Cộng hòa Trung Phi và Eritrea - khi ông cố gắng lấy lòng Nam bán cầu sau khi bị cô lập bởi hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây.

2. Putin cảm ơn Triều Tiên vì đã hỗ trợ Ukraine

“Sự ủng hộ vững chắc” của Triều Tiên đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine càng củng cố quyết tâm của hai nước trong việc đối phó với các nhóm phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong một bài phát biểu trước các quan chức Triều Tiên hôm thứ Năm, theo một báo cáo trên cơ quan truyền thông nhà nước Triều Tiên, KCNA.

Putin không đi vào chi tiết bản chất của sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng trong cái mà ông gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga, nhưng các quan chức Mỹ năm ngoái cho biết Triều Tiên đã bán hàng triệu hỏa tiễn và đạn pháo cho Nga để sử dụng trên chiến trường ở Ukraine.

“ Sự đoàn kết với Nga trong các vấn đề quốc tế quan trọng làm nổi bật lợi ích chung của chúng ta,” Putin nói trong bài phát biểu, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên.

Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nga là để gửi lời chúc mừng tới Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên, được gọi là Ngày Chiến thắng ở miền Bắc.

Ông Putin đặc biệt trích dẫn các phi công Liên Xô, những người mà ông tuyên bố “đã thực hiện hàng chục nghìn chuyến bay chiến đấu” vì đã góp phần “tiêu diệt đối phương”, KCNA cho biết.

“Trải nghiệm lịch sử về tình hữu nghị chiến đấu có những giá trị cao quý, và đang là nền tảng đáng tin cậy để phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và an toàn,” ông Putin nói. Người ta không biết bài phát biểu của Putin được gửi qua băng ghi hình hay bằng văn bản gửi cho các quan chức Triều Tiên.

Theo KCNA, ông Putin cũng chúc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân sức khỏe và đạt nhiều thành tựu trong công việc vì sự thịnh vượng của người dân.
 
VietCatholic TV
Zelenskiy hoan hô Staromaiorske giải phóng. Hàng trăm xe Nga nổ tung. Trung tâm hậu cần Nga ra tro
VietCatholic Media
03:27 28/07/2023


1. Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga bị thủy quân lục chiến Ukraine bắn rơi

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Ka-52 Attack Helicopter Shot Down by Ukrainian Marines: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga bị thủy quân lục chiến Ukraine bắn rơi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Lực lượng Ukraine đã bắn hạ một máy bay trực thăng tấn công Ka-52 “Alligator” của Nga vào sáng thứ Tư, theo quân đội Ukraine.

Lữ đoàn 38 thủy quân lục chiến biệt lập của Ukraine đã hạ gục chiếc Ka-52 vào lúc 7h43 sáng giờ địa phương, lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine cho biết hôm thứ Tư. Tin tức này cũng được Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo.

Vẫn chưa xác nhận liệu có bất kỳ nhân viên Nga nào thiệt mạng hay không và Mạc Tư Khoa chưa bình luận về báo cáo. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 26 Tháng Bẩy, Nga đã mất khoảng 243.680 quân ở Ukraine. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.177 xe tăng, 8.136 xe chiến đấu bọc thép, 4.727 hệ thống pháo, 698 hỏa tiễn phóng hàng loạt hệ thống, 457 hệ thống tác chiến phòng không, 315 máy bay, 311 trực thăng, 3.993 máy bay không người lái, 1.307 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.211 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 708 đơn vị thiết bị đặc biệt

Theo cơ quan tình báo nguồn mở Oryx của Hà Lan, Nga đã mất 38 trực thăng tấn công Ka-52 được đánh giá cao kể từ khi nổ ra cuộc chiến toàn diện vào năm ngoái. Tuy nhiên, con số này có thể thấp hơn con số thực, vì nó chỉ bao gồm những tổn thất được xác minh bằng mắt thường.

Karolina Hird, một nhà phân tích về Nga của Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington, DC, trước đây đã nói với Newsweek rằng Ka-52 “Alligator” là một máy bay trực thăng tấn công hiệu quả, thường được so sánh với Apache của quân đội Mỹ.

Theo quân đội Mỹ, đây là máy bay hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm, là mẫu cải tiến nhiều sau này của Ka-50. Nó có thể bắn hỏa tiễn chống tăng, hỏa tiễn dẫn đường không đối không và được trang bị vũ khí 30 ly.

Ka-52 có tốc độ tối đa khoảng 300 km/h, theo nhà xuất khẩu quân sự nhà nước Nga, Rosoboronexport. Ka-52 được thiết kế để tấn công vào xe tăng, các loại phương tiện quân sự khác nhau và nhân lực của đối phương, cũng như máy bay trực thăng.

Nga có 90 máy bay trực thăng tấn công Ka-52 đang hoạt động và đã mất ít nhất 23 chiếc trong phi đội này trong 9 tháng đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào ngày 25 tháng 10 năm 2022. Điều này có nghĩa là Nga đã mất hơn một phần tư của đội tàu đang hoạt động của mình. Bộ Quốc phòng Anh cho biết thêm vào thời điểm đó, các máy bay trực thăng tấn công của Nga đặc biệt dễ bị tổn thương ở Ukraine trước các hệ thống phòng không di động của Ukraine.

Ukraine thường xuyên công khai các báo cáo về việc Ka-52 “Alligators” bị chiến binh của Kyiv bắn hạ. Lực lượng không quân Ukraine cho biết vào Tháng Giêng rằng lực lượng của họ đã bắn hạ 3 trực thăng Ka-52 chỉ trong 30 phút trên khu vực tranh chấp Donetsk, ở miền đông Ukraine.

2. Quan chức Mỹ cho biết Ukraine triển khai thêm lực lượng để phản công sau gần 2 tháng tiến triển chậm chạp

Theo hai quan chức Mỹ, Ukraine đã triển khai thêm lực lượng để phản công ở phía đông nam sau gần hai tháng tiến độ chậm chạp, theo hai quan chức Mỹ - đó là một dấu hiệu cho thấy người Ukraine đã xác định được những điểm yếu tiềm ẩn trong các tuyến phòng thủ của Nga để khai thác.

Các đơn vị mới vừa được tung ra đã được giữ trong lực lượng dự bị cho đến nay khi các lực lượng khác của Ukraine tiến bộ chậm chạp, khó khăn trước các tuyến phòng thủ và bãi mìn rộng khắp của Nga trong khi bị đe dọa bởi các cuộc tấn công từ trên không và hỏa lực pháo binh.

Vị quan chức này cho biết ở phía đông nam, cuộc phản công của Ukraine đã chọc thủng một số yếu tố tuyến phòng thủ của Nga và các đơn vị dự bị đã tiến vào để tận dụng cơ hội.

The New York Times là tờ báo đầu tiên đưa tin về cam kết của các lực lượng Ukraine bổ sung trong cuộc phản công.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cuối tuần qua thừa nhận rằng cuộc phản công rất được mong đợi đã bị chậm so với kế hoạch, nhưng ông nhấn mạnh rằng ông “không lo lắng vì nó sẽ được lên kế hoạch”.

Reznikov nói rằng Ukraine cần sử dụng “binh lính, đặc công và thợ rà phá bom mìn” để vượt qua các bãi mìn của Nga, nhưng họ đang chuẩn bị chiến trường cho “phong trào tấn công thực sự”.

Ngay cả khi cam kết bổ sung lực lượng cho cuộc phản công, tiến bộ của Ukraine có thể không xảy ra ngay lập tức, vì Nga có nhiều lớp tuyến phòng thủ mà họ đã xây dựng và củng cố trong nhiều tháng.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, tuần trước cho biết Nga có “hệ thống phòng thủ rất phức tạp về chiều sâu” trên khắp chiến tuyến ở Ukraine, so sánh nó với các chiến hào trong Thế chiến thứ nhất.

Milley nói trong một cuộc họp ngắn sau cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine: “Họ có một khu vực an ninh rất rộng và sâu,” và sau đó họ có ít nhất hai, thậm chí có thể là ba vành đai phòng thủ chính”.

“Tuy nhiên, những gì người Ukraine có là một lượng đáng kể sức mạnh chiến đấu chưa được cam kết,” Milley nói vào thời điểm đó.

Hôm thứ Tư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nói rằng các hoạt động tấn công dọc theo mặt trận phía nam đang “tiến lên dần dần”, với tiến trình tương tự, dần dần cũng diễn ra xa hơn về phía đông trong khu vực Staromaiorsk.

Gần làng Robotyne, Lữ đoàn 47 của Ukraine đang cố gắng vượt qua các tuyến phòng thủ được rải mìn dày đặc của Nga, tận dụng các phương tiện bọc thép của Mỹ để tấn công các vị trí của đối phương.

Một thành viên của chính quyền quân sự-dân sự Zaporizhzhia do Nga cài đặt, Vladimir Rogov, đã cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng Ukraine, được hỗ trợ bởi xe bọc thép và xe tăng, đã tìm cách “lấn vào ba phần của tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng tôi” gần Robotyne.

Rogov cho biết các lực lượng Nga đang sử dụng toàn bộ kho vũ khí của họ, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay, để đẩy lùi các đơn vị Ukraine thực hiện cuộc tấn công, mà ông cho rằng được phương Tây trang bị và huấn luyện.

Ông cho biết: “Các chiến binh của các lữ đoàn này đã được huấn luyện ở nước ngoài và bản thân các lữ đoàn cũng được trang bị các thiết bị quân sự của phương Tây, bao gồm cả xe tăng Leopard và xe BMP Bradley”.

Thống đốc vùng Zaporizhzhia do Nga bổ nhiệm, Yevgeny Balitsky, cũng cho biết một cuộc tấn công của Ukraine đang được tiến hành.

3. Tổng thống Zelenskiy hoan hô Staromaiorske hoàn toàn giải phóng

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Năm 27 tháng 7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chúc mừng các binh sĩ Ukraine vừa tái chiếm lại ngôi làng Staromaiorske.

Lữ đoàn 35 và Tiểu đoàn tình nguyện “Arei” đã giải phóng làng Staromaiorske. Niềm tự hào cho Ukraine! Vinh quang cho các anh hùng!

Ngôi làng nằm gần tiền tuyến phản công của Ukraine gần biên giới vùng Donetsk và Zaporizhzhia. Thông tin quân đội Ukraine đã tái chiếm làng Staromaiorske được đưa ra một ngày sau khi phát ngôn nhân lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội của họ đã chiếm được khu vực lân cận ngôi làng.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cũng cho biết trong một cuộc họp ngắn hôm nay rằng quân đội Ukraine đã giành được thành công nhất định chung quanh Staromaiorske ở mặt trận phía nam, củng cố các vị trí mà họ đã chiếm được trước đó.

Cô nói thêm rằng giao tranh ác liệt đang diễn ra và các lực lượng Nga đang chịu tổn thất và phải huy động lực lượng dự bị.

Một video từ Staromaiorske, được CNN định vị, cho thấy Lữ Đoàn Dù 147 của Nga đã tháo chạy khỏi các làng lân cận Staromaiorske.

4. Hàng trăm phương tiện của Nga trong một kho sửa chữa ở Crimea bị trúng hỏa tiễn hành trình.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Russians Packed Hundreds Of Vehicles Into A Crimean Repair Depot. The Ukrainians Just Hit It With A Cruise Missile.”, nghĩa là “Người Nga đưa hàng trăm phương tiện vào một kho sửa chữa ở Crimea. Người Ukraine vừa đánh nó bằng một hỏa tiễn hành trình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Có một bãi đậu xe, ở Novostepne cách Dzhankoi một dặm về phía nam ở phía bắc Crimea bị Nga tạm chiếm, nơi các lực lượng Nga đang chiến đấu ở miền nam Ukraine gửi các phương tiện bị hư hỏng của họ để sửa chữa.

Nó vừa bùng nổ. Theo các nguồn tin của Nga, hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất, được bắn bởi máy bay ném bom Sukhoi Su-24 của Không quân Ukraine, là nguyên nhân gây ra vụ nổ.

Không rõ có bao nhiêu phương tiện đã có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công của Ukraine. Có bao nhiêu phương tiện bị phá hủy cũng không rõ ràng.

Trong trường hợp tốt nhất đối với Ukraine, một hỏa tiễn hành trình đơn lẻ có thể đã phá hủy hàng trăm phương tiện trở lên, gây ra thiệt hại cho lực lượng Nga gần như bằng toàn bộ những gì bộ chỉ huy miền nam Ukraine đã gây ra trong 7 tuần kể từ khi nước này phát động cuộc phản công được mong đợi từ lâu ở các khu vực Zaporizhzhia và Donetsk.

Ngay cả trong trường hợp xấu nhất đối với Ukraine - tổn thất phương tiện tối thiểu ở Novostepne - vẫn là một tin tốt. Cuộc tấn công ít nhất sẽ buộc người Nga phải giải tán cơ sở hạ tầng hậu cần của họ ở miền nam Ukraine, điều này sẽ làm gián đoạn và làm chậm quá trình sửa chữa phương tiện.

Đối với người dân Crimea, một đám mây khói và bụi cuồn cuộn là bằng chứng đầu tiên của cuộc tấn công. Các nguồn tin Nga đã sớm xác nhận cuộc tấn công của Ukraine.

“Máy bay Su-24 của lực lượng không quân Ukraine đã bắn bốn hỏa tiễn hành trình Storm Shadow,” Mikhail Sergeevich Zvinchuk, một tác giả người Nga có bút danh “Rybar,” giải thích trên kênh Telegram nổi tiếng của mình.

Ba trong số các hỏa tiễn nhắm vào một kho đạn gần Vil'ne, 10 dặm về phía nam của Dzhankoi. Hỏa tiễn còn lại tập trung vào Novostepne. “Cả bốn quả đều bắn trúng mục tiêu,” Zvinchuk viết.

Số lượng phương tiện ở Novostepne đã thay đổi trong 17 tháng của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga ở Ukraine, nhưng một năm trước, có hàng trăm chiếc tại cơ sở sửa chữa. Hình ảnh vệ tinh từ tháng 8 năm 2022 cho thấy xe tăng, xe chiến đấu và xe tải đỗ nối đuôi nhau, bánh này sang bánh kia.

Một cú tấn công trực tiếp vào xe tăng hoặc phương tiện chiến đấu của Storm Shadow nặng 1,5 tấn sẽ phá hủy hoặc làm hư hỏng nặng phương tiện đó và bất kỳ phương tiện nào khác trong hàng trăm mét theo mọi hướng.

Nếu một số phương tiện có đạn thật trên tàu, một phản ứng dây chuyền có thể xảy ra. Để hiểu mức độ tàn phá của điều đó, hãy xem xét vụ hỏa hoạn tình cờ gây ra hàng loạt vụ nổ kho đạn tại một bãi đỗ xe của Quân đội Hoa Kỳ ở Doha, Kuwait vào tháng 7 năm 1991. Vụ hỏa hoạn đã phá hủy hàng trăm phương tiện, trong đó có 4 xe tăng M-1.

Các nhà phân tích tại Nhóm tình báo xung đột độc lập lưu ý rằng không có vụ nổ thứ cấp ở Novostepne - một dấu hiệu có thể không có phản ứng dây chuyền.

Trong mọi trường hợp, cuộc tấn công là một dấu hiệu đáng ngại đối với người Nga. Lực lượng không quân Ukraine có khả năng vẫn còn hàng chục chiếc Su-24 và đủ Storm Shadow cũng như các hỏa tiễn hành trình SCALP tương tự do Pháp sản xuất để tiếp tục tấn công vô thời hạn vào các kho vũ khí của Nga ở Crimea và trên toàn lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm.

Không có bãi đỗ xe nào là an toàn, thậm chí không có bãi nào dưới sự bảo vệ của các đơn vị phòng không. Các hỏa tiễn hành trình tàng hình, có tầm bắn xa tới 155 dặm, tỏ ra cực kỳ khó đánh chặn.

Lo sợ về khả năng tấn công sâu đang được cải thiện nhanh chóng của quân đội Ukraine – hỏa tiễn, máy bay không người lái và bây giờ là hỏa tiễn hành trình – Điện Cẩm Linh năm ngoái đã bắt đầu chuyển các kho vũ khí ra xa tiền tuyến.

Điều đó có tác dụng “buộc các lực lượng vũ trang của Ukraine bắt đầu tấn công vào các kho đã biết nằm ở phía sau xa hơn,” CIT lưu ý. Novostepne cách tiền tuyến 90 dặm. Gần như không đủ xa để bảo vệ nó khỏi Storm Shadow được phóng bởi một chiếc Su-24 đang bay ở một khoảng cách an toàn bên trong phòng tuyến của Ukraine.

Các đội quân dã chiến của Nga ở miền nam Ukraine có thể rút các kho lớn của họ xa hơn nữa - có lẽ là tập trung chúng ở miền nam Crimea. Điều đó có thể làm giảm mối đe dọa của Storm Shadow, nhưng không thể loại bỏ nó.

Lực lượng không quân Ukraine đã chứng minh rằng họ có thể hoạt động ở phía tây Hắc Hải khi vào năm ngoái, họ đã tiến hành một chiến dịch ném bom liên tục nhắm vào quân đội Nga trên đảo Snake, cách cảng tự do Odesa 80 dặm về phía nam. Người Nga đã di tản quân đồn trú trên đảo của họ vào mùa hè năm ngoái.

Đảo Rắn là ít hơn một trăm dặm từ Crimea. Một chiếc Su-24 được trang bị hỏa tiễn hành trình bay qua phía tây Hắc Hải có thể tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu tại Crimea.

Điện Cẩm Linh có thể phân tán các căn cứ sửa chữa của mình thay vì chỉ di chuyển chúng—giảm thiểu rủi ro tổng thể bằng cách đưa cho người Ukraine nhiều mục tiêu hơn và nhỏ hơn. Nhưng vì hậu cần được hưởng lợi từ quy mô, nên sự phân tán này sẽ phải trả giá bằng hiệu quả. Ít xe được sửa chữa, và việc sửa chữa sẽ chậm hơn.

Dù bằng cách nào, người Ukraine cũng sẽ thắng và người Nga thua. Các hỏa tiễn hành trình của Ukraine đang khiến Nga gặp khó khăn hơn trong việc duy trì trang bị đầy đủ cho các lữ đoàn của mình ở miền nam Ukraine.

5. Bộ trưởng Belarus cho biết sự hiện diện của Wagner mang đến “cơ hội độc đáo” cho lực lượng an ninh

Thứ trưởng Nội vụ Belarus Nikolay Karpenkov cho biết các chiến binh Wagner mới đến mang đến cho lực lượng vũ trang Belarus “cơ hội độc đáo” để sẵn sàng chiến đấu.

Karpenkov nói với hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti rằng Wagner là “loại quân đội hiện đại đã đến đây với chúng tôi”.

Ông cho biết Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nói với cơ quan thực thi pháp luật rằng quân đội nước này, vốn đã không tham chiến trong 40 năm, chưa sẵn sàng chiến đấu.

“Lukashenko nói, 'Hãy coi đây là một cơ hội duy nhất. Gặp gỡ họ, làm quen với họ, cùng nhau lập đội hình chiến đấu',” Karpenkov nói.

Karpenkov nói, chỉ huy của tất cả các đơn vị đặc biệt của Bộ Nội vụ đã được giao nhiệm vụ tương tác với Wagner, để “chúng ta có thể kề vai sát cánh chiến đấu vào ngày mai, ngay cả ở đây.”

“ Vì vậy, ở đây chúng ta sẽ được trải nghiệm độc đáo mà Wagner PMC có, những chiến binh đó, những anh hùng đó. Không có cách nào khác để diễn đạt nó,” ông nói với cơ quan STB của nhà nước Belarus, theo báo cáo của RIA Novosti. “Việc sử dụng pháo binh. Và chúng tôi sẽ đào tạo các chuyên gia của riêng mình. Và các nhóm của chúng tôi sẽ chung tay trong tình huống này. Họ có pháo binh, họ có mọi thứ, để sử dụng nó. Và ở đây họ sẽ giúp chúng ta.”

Không rõ chiến binh Wagner được phép mang vũ khí hạng nặng gì, nếu có, vào Belarus. Trước đây có thông tin cho rằng họ phải chuyển những vũ khí như vậy cho các đơn vị chính quy của Nga trước khi rời đi bằng các đoàn xe hơi và xe tải tới Belarus.

Một người đàn ông được xác định là chỉ huy của Wagner ở Belarus nói với cơ quan này: “Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm, tất nhiên, chúng tôi sẽ cho mọi người thấy những gì chúng tôi có thể làm từ phía mình. Nhưng nói chung, tôi nghĩ rằng công việc sẽ rất thú vị, rất hiệu quả.”

“Ở đây, những người trong quân đội là những người có kỷ luật. Chúng tôi đều hiểu những gì đang bị đe dọa và sẵn sàng bắt tay vào việc,” chỉ huy này nói.

Số lượng nhân viên Wagner hiện đang ở Belarus không rõ ràng. Cuối tuần qua, Andrii Demchenko, phát ngôn nhân của Lực lượng Biên phòng Nhà nước Ukraine, cho biết số lượng chiến binh Wagner ở Belarus “có thể lên tới khoảng 5.000”. Anh ta nói ban đầu có hàng trăm người, nhưng những người lính đánh thuê vẫn tiếp tục đến.

6. Lãnh đạo được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn nói: Hỏa tiễn tấn công trung tâm hậu cần của Nga ở miền nam Ukraine

Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hạng nặng đã đánh sập trung tâm hậu cần quan trọng của Tokmak ở miền nam Ukraine bị Nga tạm chiếm hôm thứ Năm, theo một nhà lãnh đạo khu vực do Mạc Tư Khoa cài đặt.

Theo Vladimir Rogov, một quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm ở khu vực Zaporizhzhia, quân đội Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công “quy mô lớn” bằng cách sử dụng nhiều bệ phóng hỏa tiễn.

Rogov cho biết trên Telegram: 3 quả hỏa tiễn đã phát nổ và quả thứ 4 rơi xuống gần một nhà ga nhưng không phát nổ. Một người bị thương, ông nói thêm.

Chuyện gì đang xảy ra trong khu vực: Tokmak là một trụ sở hậu cần của Nga nằm ở phía nam thành phố Zaporizhzhia, có tuyến đường sắt đến bán đảo Crimea đã bị sáp nhập vào Nga. Nó cách các vị trí tiền tuyến của Ukraine khoảng 20 đến 25 km.

Tokmak thường xuyên phải hứng chịu hỏa lực từ các hệ thống hỏa tiễn và hỏa tiễn của Ukraine, bao gồm nhiều bệ phóng hỏa tiễn, nhưng hiện nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống pháo binh.

Theo các quan chức Nga và Mỹ, Ukraine đang tăng cường phản công trong khu vực, triển khai thêm quân tới mặt trận phía nam. Tuần này, ông Rogov thừa nhận rằng lực lượng của Kyiv đã có thể “chen vào” ba phần của tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga ở khu vực Zaporizhzhia.

7. Hội đồng NATO-Ukraine thảo luận về “tình hình an ninh nghiêm trọng” ở Hắc Hải trong cuộc họp

Theo trang web của NATO, Hội đồng NATO-Ukraine đã thảo luận về cái gọi là “tình hình an ninh nghiêm trọng” ở Hắc Hải trong cuộc họp hôm thứ Tư.

Hội đồng lên án mạnh mẽ quyết định của Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải và “những nỗ lực có chủ ý của nước này nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu nông sản của Ukraine mà hàng trăm triệu người trên toàn thế giới phụ thuộc vào”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc Nga “vũ khí hóa nạn đói và đe dọa những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới bằng tình trạng mất ổn định lương thực”.

“Hành động của Nga cũng đặt ra những rủi ro đáng kể đối với sự ổn định của khu vực Hắc Hải, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với NATO,” ông Stoltenberg nói, đồng thời cho biết thêm rằng “các đồng minh đang tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và tăng cường cảnh giác”.

Các đồng minh NATO hoan nghênh những nỗ lực của Liên minh Âu Châu và Liên Hiệp Quốc “để cho phép tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bằng đường bộ và đường biển.”

Hội đồng cũng lên án các cuộc tấn công hỏa tiễn gần đây của Nga vào các thành phố cảng của Ukraine, lưu ý rằng Nga đã tạo ra “những rủi ro mới cho tính toán sai lầm và leo thang, cũng như những trở ngại nghiêm trọng đối với tự do hàng hải”.

Stoltenberg đã triệu tập cuộc họp sau yêu cầu tham vấn về khủng hoảng từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

8. Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã bắt một thủy thủ bị cáo buộc âm mưu làm nổ tung chiến hạm

Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã ngăn chặn một “cuộc tấn công khủng bố” được lên kế hoạch nhằm vào một trong những tàu chiến thuộc Hạm đội Hắc Hải của nước này và bắt giữ một thủy thủ Nga, Reuters đưa tin, trích dẫn các hãng thông tấn Nga.

Cơ quan truyền thông RIA thuộc sở hữu nhà nước dẫn lời FSB cho biết thủy thủ đã bị giam giữ vì sở hữu hai quả bom tự chế. Cơ quan truyền thông này nói rằng anh ta cũng bị nghi ngờ chuyển bí mật nhà nước cho Ukraine.

9. Ba Lan, Lithuania và Latvia có thể đồng loạt đóng cửa biên giới với Belarus

Reuters báo cáo rằng Ba Lan, Lithuania và Latvia có thể cùng quyết định đóng cửa biên giới với đồng minh thân cận của Nga là Belarus nếu có những sự việc nghiêm trọng liên quan đến nhóm Wagner dọc biên giới của họ với nước này, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan cho biết hôm thứ Năm.

Bộ trưởng Mariusz Kaminski cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu có những sự việc nghiêm trọng liên quan đến nhóm Wagner ở biên giới của các nước NATO và Liên Hiệp Âu Châu, Ba Lan, Lithuania hoặc Latvia, chúng tôi chắc chắn sẽ cùng nhau hành động”.

“Tôi không loại trừ rằng nếu chúng tôi quyết định rằng đây là câu trả lời đúng vào lúc này, thì chúng tôi sẽ cô lập Belarus hoàn toàn.”

10. Trung Quốc giúp Nga tránh lệnh trừng phạt của phương Tây và có khả năng cung cấp công nghệ quân sự, tình báo Mỹ cho biết

Reuters báo cáo rằng Trung Quốc đang giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây và có khả năng cung cấp cho Mạc Tư Khoa công nghệ quân sự và lưỡng dụng để sử dụng ở Ukraine, theo một báo cáo tình báo chưa được phân loại của Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm. Các thiết bị lưỡng dụng là những thứ có thể sử dụng cả trong quân sự lẫn dân sự.

Đánh giá của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, gọi tắt là ODNI, đã được Ủy ban Thường trực về Tình báo của Hạ viện công bố hôm thứ Năm.

Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc gửi thiết bị quân sự cho Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Báo cáo của ODNI cho biết: “Trung Quốc đang cung cấp một số công nghệ lưỡng dụng mà quân đội Mạc Tư Khoa sử dụng để tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu quốc tế”.

Báo cáo cho biết: “Hồ sơ hải quan cho thấy các công ty quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc vận chuyển thiết bị định vị, công nghệ gây nhiễu và các bộ phận chiến đấu cơ cho các công ty quốc phòng thuộc sở hữu của Chính phủ Nga”.

Nó cũng cho biết Trung Quốc đã trở thành “một đối tác thậm chí còn quan trọng hơn” của Nga sau khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine vào năm ngoái.

ODNI cho biết Trung Quốc và Nga đã tăng tỷ trọng thương mại song phương được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và các tổ chức tài chính của cả hai nước đang mở rộng việc sử dụng các hệ thống thanh toán trong nước.

Báo cáo cho biết Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu năng lượng xuất khẩu của Nga, bao gồm cả dầu và khí đốt được định tuyến lại từ Âu Châu.

ODNI đã trích dẫn nhiều thông tin cho các báo cáo phương tiện truyền thông. Nó nói thêm: “Cộng đồng tình báo thiếu báo cáo đầy đủ để đánh giá liệu Bắc Kinh có đang cố tình ngăn cản các cuộc kiểm tra xuất khẩu của Chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm các cuộc phỏng vấn và điều tra, tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay không.”

Đầu tháng này, cố vấn ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Emmanuel Bonne, cho biết Trung Quốc đang cung cấp các mặt hàng có thể được sử dụng làm thiết bị quân sự cho Nga, mặc dù không ở quy mô lớn.

Các quan chức Mỹ trước đây đã bày tỏ lo ngại về việc chuyển giao “thiết bị lưỡng dụng” từ Trung Quốc sang Nga. Tuy nhiên, họ đã nhiều lần nói rằng họ vẫn chưa thấy bằng chứng về việc chuyển giao vũ khí sát thương hỗ trợ cho Nga sử dụng trên chiến trường.

11. Nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc nói: “Một số khoản quyên góp bằng nắm tay” sẽ không bù đắp nổi tác động của việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã cảnh báo rằng “một số khoản quyên góp bằng nắm tay” sẽ không thấm vào đâu so với tác động “đáng kể” của động thái rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải của Nga.

Phát biểu với báo giới tại New York hôm thứ Năm, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Nga và các nước liên quan khác để “tái thiết lập sáng kiến Hắc Hải” giúp xuất khẩu gần 33 triệu tấn ngũ cốc từ các cảng Ukraine.

“Rõ ràng là khi loại bỏ hàng triệu triệu tấn ngũ cốc ra khỏi thị trường, thì rõ ràng là dựa trên các quy luật kinh tế, điều này sẽ dẫn đến giá cao hơn so với giá khi ngũ cốc Ukraine được tiếp cận bình thường với thị trường quốc tế,” Guterres nói.

Ông nói thêm rằng những đợt tăng giá này sẽ buộc “mọi người ở khắp mọi nơi chi trả” và sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước đang phát triển.

Guterres nói thêm: “Vì vậy, không phải bằng một số khoản quyên góp cho một số quốc gia mà chúng ta có thể khắc phục tác động nghiêm trọng này đang ảnh hưởng đến mọi người ở khắp mọi nơi.”

Bình luận của nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trước đó vào hôm thứ Năm rằng Nga đã gửi gần 10 triệu tấn ngũ cốc đến Phi Châu, và cáo buộc các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến Nga khó gửi ngũ cốc đến lục địa này.

Putin nhắc lại rằng Nga vẫn là nhà cung cấp thực phẩm “đáng tin cậy” cho Phi Châu, mặc dù đã rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc quan trọng với Ukraine và tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng cảng ở thành phố Odesa.

Hôm thứ Hai, giá lúa mì tăng mạnh sau vụ máy bay không người lái của Nga tấn công một cảng của Ukraine trên sông Danube.

12. Nga đã đưa quan chức thứ ba tại tòa án hình sự quốc tế, gọi tắt là ICC, vào danh sách truy nã sau khi vị này cáo buộc Putin phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine

Thẩm phán Tomoko Akane được liệt kê là “bị truy nã theo một điều khoản của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga” trong cơ sở dữ liệu trực tuyến của Bộ Nội vụ Nga, nhưng không đề cập đến tội danh bị cáo buộc của bà.

ICC đã ban hành lệnh bắt giữ vào tháng 3 đối với Putin và ủy viên phụ trách trẻ em của ông, là Maria Lvova-Belova, cáo buộc họ trục xuất trái phép hàng trăm trẻ em khỏi Ukraine, đây là một tội ác chiến tranh.

Nga thừa nhận đã chuyển hàng ngàn trẻ em ra khỏi Ukraine, nhưng nói rằng điều này được thực hiện để bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi trong vùng chiến sự.

Ba ngày sau, Nga đáp lại lệnh của ICC bằng cách mở các vụ án hình sự chống lại Công tố viên ICC Karim Khan và các thẩm phán đã ra lệnh bắt giữ Putin, bao gồm cả Akane và Rosario Salvatore Aitala người Ý.

Khan và Aitala lần lượt bị đưa vào danh sách truy nã của Nga vào tháng 5 và tháng 6.
 
Đau đớn: Hàng ngàn người Ấn bắt 3 phụ nữ Công Giáo, xâm phạm tiết hạnh, và buộc thoát y diễn hành.
VietCatholic Media
05:22 28/07/2023


1. Xứ sở khốn nạn: Hàng ngàn người Ấn Giáo hãm hiếp 3 phụ nữ Công Giáo, và bắt diễn hành khỏa thân

Giữa điều mà một nhà lãnh đạo Công Giáo đã mô tả là một chiến dịch “thanh trừng sắc tộc” nhắm vào các Kitô hữu ở bang Manipur, phía đông bắc Ấn Độ, một đoạn video cho thấy hai phụ nữ Kitô giáo thuộc nhóm dân tộc Kuki bị diễn hành khỏa thân trên đường phố công cộng và bị một đám đông quấy rối tình dục đã gây ra sự phẫn nộ mới.

Vụ việc xảy ra vào ngày 4 tháng 5, một ngày sau khi các cuộc bạo loạn chết người nổ ra giữa các bộ lạc Meitei chủ yếu theo Ấn Giáo và các bộ lạc Kuki-Zo chủ yếu Kitô Giáo ở bang hẻo lánh, do đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi cai trị.

Đoạn video dài 26 giây cho thấy một nhóm đàn ông, một số có vẻ là thanh thiếu niên, sờ soạng và tấn công tình dục những người phụ nữ rồi dẫn họ đến một cánh đồng trống. Nó nổi lên chỉ hai tháng sau do lệnh cấm internet ở Manipur kể từ ngày 3 tháng 5, một động thái đã bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà hoạt động nhân quyền ở Ấn Độ.

Ít nhất một trong số những phụ nữ, 21 tuổi, đã bị hãm hiếp tập thể, theo báo cáo của những nạn nhân. Khiếu nại của cảnh sát nói rằng người phụ nữ kia 42 tuổi và đám đông lên tới 1.000 người đàn ông, một số người mang theo vũ khí, đã cướp tổng cộng ba phụ nữ.

Nạn nhân 21 tuổi, chưa được công khai danh tính, được các phương tiện truyền thông dẫn lời cho rằng cảnh sát địa phương đồng lõa trong vụ tấn công.

“Cảnh sát đã ở đó cùng với đám đông đang tấn công ngôi làng của chúng tôi,” cô nói. “Công an đón chúng tôi từ gần nhà và đưa chúng tôi ra xa làng một chút rồi bỏ chúng tôi trên đường cùng với đám đông. Chúng tôi đã được cảnh sát giao cho họ.”

Tòa án tối cao Ấn Độ đã phản ứng vào ngày 20 tháng 7 sau khi đoạn video lan truyền trên mạng xã hội.

Chánh án DY Chandrachud cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo lắng trước những video xuất hiện ngày hôm qua.

“Việc sử dụng phụ nữ làm công cụ trong một lĩnh vực xung đột cộng đồng để gây ra bạo lực tình dục là điều vô cùng đáng lo ngại. Đây là hành vi chà đạp nhân quyền nghiêm trọng nhất,” ông nói. “Đã đến lúc chính phủ thực sự can thiệp và hành động. Điều này đơn giản là không thể chấp nhận được.”

Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã tham gia lên án.

Nữ tu Maria Nirmalini, Chủ tịch Hội đồng Tu sĩ ở Ấn Độ, một tổ chức quốc gia gồm các bề trên tôn giáo, cho biết: “Chúng tôi bị sốc trước sự trắng trợn của những thủ phạm.”

Cô nói: “Thật đáng lo ngại khi chứng kiến nhân phẩm của phụ nữ bị xâm phạm. “Đó là điều hoàn toàn đáng lên án và thủ phạm cũng như cảnh sát đứng xem phải bị trừng phạt.”

Nirmalini yêu cầu lãnh đạo bang Manipur cũng như Modi hành động, lưu ý rằng một trong những sáng kiến đặc trưng của Modi là chiến dịch được gọi là Beti Bachao, đại khái là “cứu trẻ em gái”.

“Đây có phải là cách họ bảo vệ công dân, đặc biệt là phụ nữ trong nước không?” sơ ấy hỏi.

Đức Tổng Giám Mục Dominic Lumon của Imphal nói với Crux rằng ngài “kinh hoàng và đau buồn” trước vụ việc.

Ngài nói: “Bạo lực tàn bạo này, cùng với những vi phạm khác xảy ra đối với phụ nữ của chúng tôi trong gần ba tháng qua, khiến tôi đau lòng. “Thật là bi thảm khi xã hội đang bị chia rẽ theo các cộng đồng giáo phái.”

“Làm thế nào để bạo lực đối với phụ nữ của cộng đồng này không ảnh hưởng, hoặc gây phẫn nộ đến phụ nữ của cộng đồng kia? Chúng ta nên tôn trọng phụ nữ, không loại bỏ và giết chết họ.”

“Trong các trại cứu trợ cũng vậy, sự đau khổ của phụ nữ, trẻ em gái của chúng tôi là không thể tránh khỏi. Họ đã bị nhổ khỏi nhà, bị bỏ rơi, khiến cộng đồng của họ chạy trốn để kiếm sống, điều này bản thân nó đã là một chấn thương. Ở một số nơi vật tư cứu trợ, thuốc men đang thiếu hụt.”

Đức Hồng Y Oswald Gracias, cố vấn chính và là đồng minh của Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết ngài “cúi đầu xấu hổ” trước những hình ảnh.

Ngài nói: “Đây là một vết nhơ đối với đất nước chúng ta, một sự ô nhục đối với Ấn Độ.

“Hành vi đồi bại, bạo dâm này phải bị lên án mạnh mẽ. Đó là một tội ác ghê tởm đối với phụ nữ của chúng ta, và cần phải có hành động nghiêm khắc để ngăn chặn. Đây là một sơ suất của chính phủ và cảnh sát, những người không thể bảo vệ những người phụ nữ này.”

Gracias lưu ý rằng Ấn Độ sẽ kỷ niệm 77 năm ngày độc lập vào ngày 15 tháng 8 và cho biết nước này cần “phản ánh nghiêm túc” về sự an toàn của phụ nữ và các cô gái trẻ.

“Tôi có thể trả lời gì khi những người hỏi tôi khi tôi đi du lịch nước ngoài, 'Điều gì đang xảy ra ở đất nước của bạn?'“ ngài nói.

“Chúng tôi dâng hiến đất nước cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Đức Maria vào Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trùng với Ngày Độc lập của Ấn Độ,” Gracias nói. “Những lời cầu nguyện thánh hiến được đọc sau mỗi Thánh lễ, và năm nay chúng ta sẽ cầu xin sự bảo vệ từ mẫu của Đức Mẹ cho các bé gái và phụ nữ của chúng ta, vì sự an toàn và hạnh phúc của họ.”

Cho đến nay, hơn 100 người, phần lớn là Kitô hữu, đã bị giết ở Manipur, với cuộc tàn sát diễn ra ngay trước lễ kỷ niệm tháng 8 của một cuộc tàn sát chống Kitô giáo vào năm 2008 ở bang Orissa.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Pamplany của Tellicherry, một phần của Giáo hội Syro-Malabar của Ấn Độ hiệp thông với Rôma, đã cáo buộc rằng bạo lực ở Manipur là hành vi “thanh trừng sắc tộc đối với các Kitô hữu” và thách thức Modi bảo vệ tuyên bố của mình trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rằng không có sự phân biệt tôn giáo ở Ấn Độ.


Source:Crux

2. Niềm tin vào Chúa, thiên đường, địa ngục của người Mỹ tiếp tục suy giảm

Người Mỹ ngày càng bác bỏ ý tưởng về Chúa cùng với các khái niệm tôn giáo và tâm linh khác, tiếp tục xu hướng kéo dài hàng thập kỷ cho thấy niềm tin vào các nguyên lý tôn giáo chính đang ngày càng suy giảm.

Một cuộc thăm dò hồi tháng 7 của Gallup cho thấy niềm tin vào “Chúa, thiên thần, thiên đường, địa ngục và ác quỷ” ở những người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã giảm rõ rệt kể từ lần cuối cùng câu hỏi khảo sát được đặt ra vào năm 2016.

Bảy năm trước, 79% số người được hỏi cho biết họ tin vào Chúa; chỉ 74% nói điều tương tự trong cuộc khảo sát tháng này, giảm 5 điểm phần trăm.

Niềm tin tổng thể vào Chúa đã giảm 16 điểm phần trăm kể từ khi cuộc khảo sát được tiến hành, với 90% số người được hỏi khẳng định niềm tin đó vào năm 2001.

Sự suy giảm niềm tin tương tự đã được ghi nhận liên quan đến ma quỷ, thiên đường, địa ngục và thiên thần, với mỗi nơi đều chứng kiến sự sụt giảm hai con số ở những người tự xưng là tín hữu trong suốt 22 năm được đề cập.

Không có gì đáng ngạc nhiên, những người tuyên bố tham dự các buổi lễ tôn giáo thường xuyên hơn đã báo cáo niềm tin cao hơn nhiều vào mỗi thực thể hoặc khái niệm tôn giáo. Trong số những người đến nhà thờ hàng tuần, 98% cho biết họ tin vào Chúa, trong khi 92% cho biết họ tin vào thiên đường.

Đảng viên Đảng Cộng hòa có nhiều khả năng nói rằng họ tin vào cả năm hạng mục hơn nhiều so với Đảng viên Đảng Dân chủ hoặc Đảng viên Độc lập. Tổng cộng, “khoảng một nửa người Mỹ, 51%, tin vào cả năm thực thể tâm linh.”

Gallup “đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số người đi nhà thờ, niềm tin vào tôn giáo có tổ chức và sự đồng nhất tôn giáo trong những năm gần đây,” dịch vụ thăm dò ý kiến cho biết.”

Nghiên cứu Pew từ năm 2019 cho thấy chỉ một phần ba người Công Giáo tin rằng Mình và Máu Chúa Kitô thực sự hiện diện trong bánh và rượu trong Thánh lễ.

Trong khi đó, gần một nửa số người Công Giáo được hỏi trong một cuộc thăm dò của EWTN năm ngoái không đồng ý với quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về việc hủy bỏ tiền lệ phá thai theo yêu cầu trên toàn quốc của Roe v. Wade, mặc dù một số lượng gần như tương tự đã ủng hộ điều đó. Trong khi đó, một cuộc thăm dò khác của Pew từ năm ngoái cho thấy hơn một nửa số người Công Giáo Hoa Kỳ tin rằng việc phá thai nên được hợp pháp “trong tất cả hay hầu hết các trường hợp”, mặc dù con số đó đã giảm xuống 30% trong số những người Công Giáo tham dự Thánh lễ hàng tuần.


Source:Catholic News Agency

3. Chế độ độc tài ở Nicaragua đóng băng quỹ dành cho các linh mục về hưu

Trong một cuộc tấn công mới chống lại Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua, chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã đóng băng quỹ hưu trí của Giáo hội dành cho các linh mục, theo luật sư và nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina.

Luật sư là tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị bức hại?”, liệt kê hơn 500 cuộc tấn công chống lại Giáo hội ở nước này kể từ năm 2018.

“Các linh mục lớn tuổi không nhận được lương hưu từ quỹ bảo hiểm quốc gia dành cho các linh mục, kết quả của nhiều năm đóng góp, do tài khoản ngân hàng của Giáo Hội Công Giáo bị phong tỏa,” Molina viết trên Twitter.

“Quỹ bảo hiểm quốc gia dành cho các linh mục là một tổ chức được thành lập hơn 20 năm trước bởi Hội đồng Giám mục Nicaragua nhằm mục đích quỹ hưu trí cho các linh mục. Nó không hẳn là bảo hiểm, bởi vì nó không chi trả cho các vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề An sinh xã hội khác. Nó được dùng như một quỹ hưu trí,” Molina giải thích với tờ Confidencial Digital của Nicaragua.

Quỹ nhận được $150 một năm từ các linh mục, giáo xứ và các tổ chức Giáo hội đang hoạt động ngoài những gì được thu thập vào Thứ Tư Lễ Tro.

Molina giải thích rằng một số linh mục đã nghỉ hưu báo cáo rằng họ đã được thông báo rằng việc chuyển tiền đã bị chặn. Hội Đồng Giám Mục Nicaragua chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về cuộc tấn công mới này của chế độ độc tài Ortega.

Từ quỹ này, một khoản trợ cấp hàng tháng là $300 được phân bổ cho các linh mục từ 75 tuổi trở lên và $150 một tháng cho các linh mục từ 65 đến 74 tuổi.

“Quỹ này đã hoạt động hơn 20 năm mà không có bất kỳ phức tạp nào. Trong số các biện pháp tai hại mới nhất của chế độ độc tài đối với tài khoản của Giáo Hội Công Giáo, họ đã vô hiệu hóa quỹ này, khiến các linh mục cao tuổi không thể nhận lương hưu. Đây là một trong những tình trạng kịch tính nhất của tình hình hiện tại”.

Vào tháng 5, chế độ đã ra lệnh đóng băng tài khoản ngân hàng của các giáo xứ và giáo phận ở Nicaragua và sau đó ra lệnh tương tự vào tháng 6 ảnh hưởng đến các linh mục.

Trong một động thái khác, chế độ độc tài gần đây đã ra lệnh tịch thu tài sản của 222 cựu tù nhân chính trị bị trục xuất sang Hoa Kỳ vốn đã bị tước quyền công dân Nicaragua.


Source:Catholic News Agency
 
Lữ Đoàn 147 Dù của Nga cắm đầu bỏ chạy. Prigozhin lù lù xuất hiện. Hết đạn, Shoigu nịnh bợ Bắc Hàn
VietCatholic Media
15:02 28/07/2023


1. Trùm Wagner Prigozhin được phát hiện tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu

Hai ký giả Laura Hülsemann Và Douglas Busvine của tờ Politico có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Wagner boss Prigozhin spotted at Russia-Africa summit”, nghĩa là “Trùm Wagner Prigozhin được phát hiện tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã xuất hiện bên lề hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì chưa đầy một tháng sau khi lãnh đạo một cuộc binh biến thất bại chống lại Bộ Quốc Phòng Nga.

Trong hai bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội hôm thứ Năm, Prigozhin mặc quần jean bình thường và áo sơ mi trắng, mỉm cười khi đứng sát các quan chức đến thăm.

Trong bức ảnh đầu tiên, được đăng lên Facebook bởi một phụ tá ở Phi Châu, Prigozhin bắt tay với một đại biểu Phi Châu ăn vận chỉnh tề. Theo cơ quan giám sát All Eyes on Wagner, quan chức Phi Châu này là trưởng ban lễ tân của Faustin Touadera, tổng thống Cộng hòa Trung Phi.

Theo báo cáo địa phương, hàng trăm lính đánh thuê Wagner đã đến Cộng hòa Trung Phi vào tuần trước. Quốc gia này đang tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vào Chúa Nhật có thể bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, do đó cho phép Touadera tái tranh cử.

Trong bức ảnh thứ hai, Prigozhin đang mặc trang phục tương tự và bắt tay với “giám đốc truyền thông Phi Châu”, theo một kênh Telegram mang thương hiệu Wagner.

Trong một bài đăng tiếp theo, kênh Telegram của Dàn nhạc Wagner cũng tuyên bố có công cho một cuộc đảo chính ở Niger diễn ra vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh St. Petersburg, mặc dù tuyên bố này không thể được xác minh độc lập.

Cuộc đảo chính quân sự đang diễn ra ở Niger đang đe dọa gây bất ổn cho một trong những đồng minh phương Tây cuối cùng ở khu vực Sahel của Phi Châu.

“Yevgeny Prigozhin tiếp tục củng cố vị thế và ảnh hưởng của Nga và Wagner ở Phi Châu. Cuộc đảo chính ở Niger là bằng chứng cho điều đó,” kênh Orchestra Wagner cho biết. Tuy nhiên, các kênh chính thường được sử dụng bởi Prigozhin vẫn im lặng.

Các bài đăng dường như nhằm mục đích thể hiện sức mạnh của Prigozhin trong hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì. Lãnh chúa đã lãnh đạo một cuộc binh biến vào tháng trước, trong đó quân đội của ông hành quân đến cách Mạc Tư Khoa trong vòng 200 km trước khi rút lui.

Kể từ đó, Putin đã chấm dứt một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho phép Ukraine - quốc gia bị Nga xâm chiếm 17 tháng trước - xuất khẩu ngũ cốc qua Hắc Hải. Chỉ có 17 nhà lãnh đạo Phi Châu tham dự hội nghị thượng đỉnh, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang nguội lạnh với lục địa vốn có quan hệ thân thiết trong lịch sử với Mạc Tư Khoa. Nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh trước đó đã rút khỏi việc tham dự hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia mới nổi ở Nam Phi, vì ông có nguy cơ bị bắt giữ theo cáo trạng tội ác chiến tranh quốc tế.

Nơi ở của Prigozhin thường không rõ ràng kể từ cuộc binh biến bất thành vào tháng trước. Anh ta được cho là đã gặp Putin ở Mạc Tư Khoa ngay sau cuộc nổi dậy và gần đây đã được phát hiện ở Belarus, nơi anh ta chào đón một số người trong quân đội của mình.

2. Mỹ có kế hoạch bắt đầu giao xe tăng Abrams cho Ukraine vào tháng 9

Xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất nhiều khả năng sẽ đến chiến trường Ukraine vào tháng 9 tới.

Kế hoạch là gửi một số xe tăng Abrams tới Đức vào tháng 8, nơi chúng sẽ được tân trang lại lần cuối. Khi quá trình đó hoàn tất, lô Abrams đầu tiên sẽ được chuyển đến Ukraine vào tháng sau.

Hoa Kỳ đang gửi các mẫu M1A1 cũ hơn thay vì phiên bản A2 hiện đại hơn, vốn phải mất một năm để đến Ukraine.

Một quan chức Bộ Quốc phòng và một người khác quen thuộc với vấn đề của Kyiv cho biết xe tăng thậm chí có thể đến Ukraine sớm nhất là vào tháng 8, nhưng mốc thời gian đó có thể quá lạc quan. Các xe tăng không phải là mới; thay vào đó, các phương tiện cũ hơn đang bị loại bỏ công nghệ nhạy cảm nhất của chúng, bao gồm cả trong một số trường hợp là lớp giáp uranium nghèo bí mật, trước khi chúng có thể được gửi đến Ukraine.

Lô đầu tiên sẽ bao gồm sáu đến tám xe tăng. Tổng cộng Hoa Kỳ đang có kế hoạch gửi 31 xe tăng, tương đương một tiểu đoàn xe tăng Ukraine.

Trước khi các lực lượng Ukraine có thể bắt đầu vận hành xe tăng, họ phải kết thúc khóa học kéo dài khoảng 10 tuần trên 31 xe tăng huấn luyện tại căn cứ Quân đội Grafenwoehr ở Đức.

Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh Âu Châu của mình để thành lập các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng hạng nặng, đặc biệt là đối với những thiệt hại trong chiến đấu đối với xe tăng Abrams và các loại thiết giáp hạng nặng khác được viện trợ cho Ukraine.

3. Putin đang tiết lộ lý do tại sao Prigozhin dễ dàng thoát hiểm sau cuộc binh biến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Is Revealing Why Prigozhin Got Off Easy After Mutiny”, nghĩa là “Putin đang tiết lộ lý do tại sao Prigozhin dễ dàng thoát hiểm sau cuộc binh biến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin đã được chụp ảnh tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu đang diễn ra ở thành phố St. Petersburg của Nga, vài tuần sau khi ông được cho là phải sống lưu vong vì cuộc binh biến thất bại chống lại Mạc Tư Khoa.

Hình ảnh của ông trùm lính đánh thuê với các quan chức Phi Châu đã nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội Nga vào hôm thứ Năm, và một số blogger quân sự bày tỏ sự ngạc nhiên rằng Prigozhin lại có thể có mặt tại một diễn đàn do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì.

Vào ngày 23 tháng 6, Prigozhin ra lệnh cho người của mình hành quân đến Mạc Tư Khoa. Cuộc nổi dậy kết thúc vào ngày hôm sau theo thỏa thuận rằng Prigozhin và bất kỳ đội quân Wagner nào còn lại trong khu vực sẽ phải khởi hành đến Belarus.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng sự trở lại của Prigozhin có thể đã được Putin chấp thuận, nếu không phải là ra lệnh, vì các hoạt động rộng rãi của Tập đoàn Wagner ở Phi Châu, bao gồm cả việc cung cấp sự bảo vệ cho các quan chức chính phủ ở Cộng hòa Trung Phi và Mali. Dòng suy nghĩ này cũng có thể giải thích tại sao Prigozhin không phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng hơn cho cuộc nổi loạn chết yểu của mình.

Giáo sư khoa học chính trị William Reno của Đại học Tây Bắc nói với Newsweek: “Putin cần Prigozhin vào lúc này để theo đuổi lợi ích của nhà nước Nga ở Phi Châu. Những lợi ích này bao gồm sự cạnh tranh với phương Tây trong hợp tác an ninh, khai thác khoáng sản và năng lượng.

“Nhóm của Prigozhin cũng tham gia vào dự án thu hút các nhóm và trí thức Phi Châu tham gia vào một dự án chống phương Tây, chống thực dân—sự phản ánh chương trình nghị sự hướng tới phương Tây về quan hệ đối tác và hỗ trợ cho các nhóm cực hữu. Bất chấp những bất tiện của một cuộc binh biến vũ trang vào tháng trước, Prigozhin vẫn không thể thiếu đối với những yếu tố này vì lợi ích của nhà nước Nga.”

Trong khi đó, Putin đã trở thành chủ đề bị chế giễu và chỉ trích vì số lượng ít các nhà lãnh đạo Phi Châu đến tham dự hội nghị thượng đỉnh, chính thức bắt đầu vào hôm thứ Năm. Chỉ có 17 nguyên thủ quốc gia Phi Châu tới Nga tham dự diễn đàn, so với 43 nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu vào năm 2019. Để chữa thẹn, Nga lưu ý rằng các quốc gia Phi Châu khác đã cử quan chức chính phủ hoặc đại sứ đến.

Các nhà phê bình cho rằng số lượng người tham dự ít là một ví dụ về sự cô lập của Nga vì cuộc chiến đang diễn ra của Putin với Ukraine. Những người khác nói rằng một số nhà lãnh đạo có thể đã quyết định bỏ qua hội nghị thượng đỉnh vì quyết định của Putin trong tháng này về việc chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.

Việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển trong cuộc chiến với Nga, đã làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực toàn cầu. Putin đã cố gắng trấn an các đồng minh Phi Châu của mình bằng cách cung cấp ngũ cốc miễn phí cho họ.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

Putin đã tăng cường nỗ lực trong những năm gần đây nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia Phi Châu và việc nhìn thấy Prigozhin tại hội nghị thượng đỉnh có thể phản ánh mục tiêu đó.

“Tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Prigozhin tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu trước hết là để 'trấn an' các chính phủ Phi Châu nơi có sự hiện diện của Wagner, rằng Wagner sẽ ở lại các quốc gia đó với tư cách là lực lượng bảo kê chính hỗ trợ của chính phủ Nga đối với họ,” Mark N. Katz, giáo sư tại Trường Chính sách và Chính phủ Schar của Đại học George Mason, nói với Newsweek.

Đối với phản ứng trực tuyến đối với các bức ảnh của ông chủ Wagner tại hội nghị thượng đỉnh, Katz cho biết “thông điệp, nếu có, hướng tới công chúng Nga dường như là Prigozhin vẫn đang làm việc thay mặt cho Nga - và với sự ủng hộ của Putin - ở Phi Châu.

“Đây cũng có thể là một phần của chủ đề lớn hơn mà tôi tin rằng Mạc Tư Khoa đang cố gắng phát triển: 'Cuộc nổi loạn của Wagner' không phải là một âm mưu đảo chính chống lại Putin, rằng bất cứ điều gì xảy ra đều đã bị phương Tây phóng đại, rằng Putin và Prigozhin đang hợp tác với nhau ít nhất là cho đến nay.”

David Silbey - phó giáo sư lịch sử tại Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington - nói với Newsweek rằng ông nghĩ điều quan trọng là phải xem xét đối tượng dự kiến của những bức ảnh được công bố là ai.

“Ai là khán giả? Người Nga trung bình không theo dõi Twitter. Khán giả là những người vốn đã có nhiều mối quan hệ hơn và là một phần của giới cầm quyền, và có dấu hiệu cho thấy Prigozhin đã trở lại với tư cách là người con được sủng ái,” Silbey nói.

“Hãy nhớ rằng ông ấy luôn là một trong những đòn bẩy mà Putin sử dụng để chống lại quân đội Nga - thủ lĩnh của một lực lượng bán quân sự bên ngoài không nằm dưới sự kiểm soát của họ. Việc đưa ông ấy trở lại vị trí đó sẽ mang lại cho Putin loại đòn bẩy như trước đây”.

Tuy nhiên, Silbey thừa nhận rằng sự trở lại của Prigozhin là “dấu hiệu của sự yếu đuối, khi một người có thể nổi loạn và được phục hồi nhanh chóng như vậy.”

Reno cũng nhấn mạnh điểm đó, nói rằng “thật khó để giải thích việc Putin sẵn sàng mời Prigozhin uống trà hay bất cứ thứ gì như một dấu hiệu của sức mạnh.”

Ông nói: “Mặc dù nền chính trị Nga có những đặc thù riêng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, việc dung thứ cho người lãnh đạo một cuộc binh biến với tư cách là thành viên của triều đình là điều bất thường.

4. Tình hình chiến sự trong 24 giờ qua.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu 28 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở 4 khu vực Kupyansk, Lyman, Avdiivka và phía nam Zaporizhzhia.

Theo các blogger quân sự Nga, quân Ukraine có ưu thế hơn quân Nga vì họ có khả năng luân chuyển quân, trong khi lính Nga chủ yếu ở đâu thì ở yên một chỗ, khả năng chuyển quân không thể xảy ra ở hầu hết các mặt trận, đặc biệt là mặt trận nam Zaporizhzhia, nơi quân Nga phải chui rúc trong các chiến hào lầy lội.

Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 47 của Ukraine, tham gia vào cuộc tấn công, cho biết xung quanh làng Robotyne, nơi các lực lượng Ukraine đã chọc thủng được các tuyến phòng thủ được gài mìn dày đặc của Nga, tình hình của quân Nga là cực kỳ bi đát. Mưa như trút nước khi họ rét run trong các chiến hào. Đó là chưa kể chiến thuật hiện nay của quân Ukraine là tấn công bằng bom chùm. Trong bối cảnh đó, ngay cả các lực lượng tinh nhuệ của Nga như Lữ Đoàn Dù 147 được trao danh hiệu Cận Vệ cũng phải bỏ chạy, để lại rất nhiều hệ thống pháo.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine cũng đang tiến theo hướng Melitopol và Berdiansk.

Nga đã cố gắng tấn công các lực lượng Ukraine theo hướng Kupyansk và Lyman để làm giảm áp lực ở chiến trường phía Nam, nhưng Ukraine đã “ổn định tình hình”, Maliar nói thêm, đồng thời cho biết đây cũng là nỗ lực của Nga nhằm cứu nguy cho khu vực Bakhmut. Cô cho biết Nga cũng đã cố gắng tấn công theo hướng Lyman, nhưng đã bị thất bại.

Ở khu vực Donetsk phía đông, người Nga đã phải chịu “tổn thất lớn về thiết bị và nhân sự” trong nỗ lực đi vòng qua thị trấn Avdiivka.

Trong 24 giờ qua, 560 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 14 xe thiết giáp, 30 hệ thống pháo, và một hệ thống phòng không. 11 xe chuyển quân và nhiên liệu của quân Nga cũng bị phá hủy.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 28 Tháng Bẩy, khoảng 244.830 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.190 xe tăng, 8.161 xe thiết giáp, 4.775 hệ thống pháo, 698 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 458 hệ thống phòng không, 315 chiến binh, 311 máy bay trực thăng, 4.007 máy bay không người lái chiến thuật, 1.347 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.240 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 709 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định về hội nghị Nga Phi Châu được tổ chức tại Saint Petersburg, là thành phố lớn thứ hai của Nga.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Hội nghị Nga-Phi Châu được triệu tập tại St Petersburg vào ngày 27 tháng 7 năm 2023, với 17 nguyên thủ quốc gia Phi Châu tham dự, giảm so với 43 người ở lần tổ chức trước. Sự kiện này diễn ra mười ngày sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải.

Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải đã cho phép xuất khẩu 30 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine sang Phi Châu, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho các quốc gia bao gồm Ethiopia, Kenya, Somalia và Sudan.

Cùng với việc nguồn cung bị gián đoạn trực tiếp, việc Nga phong tỏa Ukraine cũng đang khiến giá ngũ cốc tăng cao.

Tác động của cuộc chiến ở Ukraine gần như chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực trên khắp Phi Châu trong ít nhất hai năm tới.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói Quân đội Triều Tiên 'mạnh nhất thế giới'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Defense Chief Says North Korean Army 'Strongest in the World'—Report”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói Quân đội Triều Tiên 'mạnh nhất thế giới'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Trong chuyến thăm lịch sử tới Bình Nhưỡng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã mô tả quân đội Triều Tiên là “mạnh nhất thế giới”, truyền thông quốc doanh của nước này đưa tin.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin rằng ông Shoigu đã đưa ra những bình luận này trong buổi chiêu đãi hôm thứ Tư dành cho phái đoàn Nga đến thăm nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, được gọi là Ngày Chiến thắng ở phía bắc bán đảo.

Một chuyên gia nói với Newsweek rằng chuyến thăm báo hiệu một “sự liên kết rõ ràng hơn giữa hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Nga.”

Với khoảng 1,2 triệu binh sĩ, lực lượng quân sự của Triều Tiên, được gọi là Quân đội Nhân dân Triều Tiên là quân đội lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2022, theo Statista. Nga đứng ở vị trí thứ năm, với khoảng 830.000 người, trong khi quân đội hai triệu người của Trung Quốc là lớn nhất thế giới.

Nhưng KCNA đưa tin về những bình luận của Shoigu, vốn thúc đẩy hoạt động tuyên truyền của Bình Nhưỡng, gợi ý rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga đánh giá cao quân đội của Triều Tiên, nếu không muốn nói là tốt hơn quân đội của ông ta.

Bài báo của KCNA viết bằng tiếng Nga nói rằng Shoigu đã cảm ơn quân đội và nhân dân đất nước vì “sự chào đón nồng nhiệt”. Không sử dụng trích dẫn trực tiếp và trích dẫn Shoigu ở ngôi thứ ba, KCNA cho biết ông đã nhấn mạnh rằng quân đội Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim đã “củng cố sức mạnh của mình một cách không mệt mỏi”.

Cơ quan này cũng dẫn lời Shoigu nói rằng sau “những hành động anh hùng” của cuộc chiến kết thúc vào năm 1953, quân đội Bắc Hàn đã trở thành quân đội mạnh nhất thế giới.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận về những nhận xét được báo cáo của Shoigu.

Chuyến thăm của Shoigu là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng từ Mạc Tư Khoa kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Cùng với nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Chính Ân, Shoigu đã được giới thiệu các máy bay không người lái và hỏa tiễn đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng vốn bị cấm theo lệnh trừng phạt quốc tế. Một quan chức Mỹ cho biết vào tháng 10 năm ngoái rằng Triều Tiên đang cung cấp cho Nga các thiết bị quân sự như hỏa tiễn và đạn pháo.

Anthony Rinna, biên tập viên cấp cao của nhóm nghiên cứu Sino-NK, đồng thời là chuyên gia về quan hệ Triều Tiên-Nga, nói với Newsweek rằng sự hiện diện của Shoigu ở Bình Nhưỡng không có gì ngạc nhiên khi xét đến những xu hướng gần đây trong quan hệ giữa Triều Tiên và Nga.

Rinna cho biết, trước khi Nga xâm lược Ukraine, Mạc Tư Khoa đã khẳng định rằng họ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên. Ông tin rằng Điều đáng chú ý là Tập đoàn Wagner, chứ không phải lực lượng vũ trang chính quy của Nga, đã nhận được vũ khí được cho là chuyển giao từ Bình Nhưỡng, điều này đã khiến Mạc Tư Khoa có thể phủ nhận một số điều hợp lý.

Nhưng với việc Kim “thể hiện sự ủng hộ không nao núng đối với Putin sau cuộc nổi dậy của Wagner – thì cơ chế phủ nhận hợp lý đó đã bị loại bỏ,” ông nói. “Vì vậy, chúng ta có thể thấy sự liên kết rõ ràng hơn giữa hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Nga”

“Mặc dù không biết liệu Shoigu có xuất hiện tại một cuộc triển lãm như vậy hay không nếu cuộc nổi dậy Wagner không xảy ra, nhưng điều đáng chú ý là sự hợp tác quân sự hơn nữa giữa Triều Tiên và Nga sẽ diễn ra ở cấp độ rõ ràng giữa hai quốc gia này,” ông nói.

“Hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Nga trước đây bị hạn chế nghiêm ngặt, nhưng sự xuất hiện của Shoigu đã đưa mọi thứ lên một tầm cao mới,” Rinna nói thêm.

7. Video cho thấy các bệ phóng hỏa tiễn của Nga bị một cú tấn công HIMARS phá hủy

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Rocket Launchers Destroyed by HIMARS Strike”, nghĩa là “Video cho thấy các bệ phóng hỏa tiễn của Nga bị một cú tấn công HIMARS phá hủy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một đoạn clip mới đã xuất hiện trên mạng cho thấy các bệ phóng hỏa tiễn của Nga bị HIMARS của Ukraine do Mỹ cung cấp hạ gục.

Một đơn vị trinh sát trên không của Ukraine, có tên là “Kraken,” đã phát hiện ra các hệ thống phóng hỏa tiễn đa nòng và vô hiệu hóa hai trong số các hệ thống tự hành bằng hỏa lực HIMARS, đơn vị này cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Tư.

Đơn vị này cho biết thêm, các lực lượng Nga đã “tổn thất nhân sự”, mặc dù không nêu rõ có bao nhiêu binh sĩ thiệt mạng trong cuộc không kích.

Có vẻ như Kyiv đã tăng cường nỗ lực chiếm lại lãnh thổ ở miền nam Ukraine sau khi cuộc phản công được chờ đợi từ lâu khởi đầu chậm chạp. Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tiến hành các hoạt động tấn công “quy mô lớn” và một “cuộc tấn công quy mô” ở phía tây Zaporizhzhia.

Chính phủ Nga cho biết các lực lượng Ukraine đã triển khai ba tiểu đoàn xe tăng. Ukraine không đề cập cụ thể đến một cuộc tấn công phối hợp ở phía tây Zaporizhzhia trong bản cập nhật hoạt động vào sáng thứ Năm, nhưng báo cáo giao tranh ác liệt trên tiền tuyến hướng tới các thành phố trong khu vực, bao gồm Melitopol và Berdiansk.

Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga trong đoạn phim này dường như là BM-21 Grads, hệ thống 122ly gắn trên xe tải đã được sử dụng từ những năm 1960. Nó được đưa vào phục vụ trong quân đội Liên Xô vào năm 1963, theo trang web quân sựArmyRecognition.com. Nhà xuất khẩu quân sự nhà nước Nga, Rosoboronexport, cho biết BM-21 được vận hành bởi kíp lái 3 người và có tầm bắn tối đa 40 km.

Tính đến thứ Năm, các lực lượng Nga ở Ukraine đã mất 158 bệ phóng hỏa tiễn Grad, theo một thống kê được công bố bởi cơ quan tình báo nguồn mở Hà Lan, Oryx. Con số thực có khả năng cao hơn nhiều, vì báo cáo của Oryx chỉ bao gồm các tổn thất được xác minh bằng mắt thường.

Kyiv trước đây đã chia sẻ đoạn phim ấn tượng về các cuộc tấn công của họ vào các mục tiêu của Nga, bao gồm cả việc sử dụng HIMARS để nhắm vào các bệ phóng hỏa tiễn và pháo của Mạc Tư Khoa.

Ukraine đã sử dụng HIMARS, hay Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, kể từ tháng 6 năm 2022. Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine 38 HIMARS và đạn dược cho đến nay, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Kyiv tiếp tục đẩy mạnh cuộc phản công ở miền nam và miền đông Ukraine, vốn đang nhanh chóng tiến gần đến mốc hai tháng. Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết bên ngoài Zaporizhzhia, các chiến binh của Kyiv đang tiến hành các hoạt động tấn công xung quanh thành phố Bakhmut phía đông Donetsk đang có tranh chấp ác liệt. Bộ Tổng tham mưu cho biết tổng cộng đã có 28 cuộc đụng độ trong 24 giờ trước đó.

Các lực lượng Nga đã tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn trong đêm, lực lượng không quân Ukraine cho biết trong một tuyên bố vào sáng thứ Năm. Quân đội cho biết tám máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất đã tấn công vào các khu vực trên khắp Ukraine, và hỏa tiễn hành trình Kalibr có cánh phóng từ biển đã được phóng vào thành phố cảng Odesa phía nam.

Hôm thứ Tư, các lực lượng của Kyiv đã phát động một chiến dịch phản công “đáng kể”, bao gồm triển khai xe tăng, gần thành phố Orikhiv, nằm ở phía đông nam thành phố Zaporizhzhia, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Các lực lượng Ukraine có thể đã chọc thủng một số tuyến phòng thủ của Nga ở phía nam Orikhiv, ISW cho biết trong bản cập nhật mới nhất. ISW cho biết quân Ukraine đã “luân chuyển các lực lượng mới” vào khu vực, nhưng quân đội Nga “vẫn bám chặt vào phòng tuyến mà không có sự luân phiên, giải vây hay tăng cường đáng kể nào trong khu vực này”.

8. Giải thích về cuộc phản công tiến về phía nam của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Counteroffensive Push South Explained”, nghĩa là “Giải thích về cuộc phản công tiến về phía nam của Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Các lực lượng Ukraine được cho là đã phát động đợt phản công tiếp theo ở phía đông nam đất nước, trong bối cảnh có báo cáo về một cuộc tấn công cơ giới lớn ở khu vực Zaporizhzhia xung quanh các thị trấn Orikhiv và Robotyne. Diễn biến này xảy ra sau khi NATO cung cấp đạn dược và thiết bị cho Ukraine, cũng như huấn luyện quân đội, trước một cuộc tấn công.

Nhóm chuyên gia cố vấn của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, ghi nhận “một chiến dịch phản công cơ giới hóa đáng kể” trên mặt trận Zaporizhzhia dường như “đã chọc thủng một số vị trí phòng thủ được chuẩn bị trước của Nga ở phía nam Orikhiv,” phía bắc Robotyne.

Mặt trận phía Nam là một trong hai khu vực chính của các hoạt động phản công của Ukraine đã diễn ra từ đầu tháng Sáu. Cái còn lại xung quanh Bakhmut ở phía đông của đất nước. Các nhà quan sát và quan chức nước ngoài cho rằng các hành động này có thể là hoạt động thăm dò được thiết kế để kéo giãn lực lượng phòng thủ của Nga và xác định các điểm yếu.

ISW cho biết: “Các quan chức phương Tây và Ukraine cho rằng các cuộc tấn công nhằm vào Robotyne đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực phản công của Ukraine. Sự biến dạng trong bối cảnh này đề cập đến một điểm thay đổi tiềm ẩn về hình dạng, quy mô, cường độ của hoạt động đang diễn ra.

Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Tư trên Telegram rằng ông đã gặp chỉ huy lực lượng vũ trang, Tướng Valery Zaluzhny để thảo luận về cuộc tấn công. Ông nói: “Chúng tôi tin tưởng vào các chàng trai của mình. “Chúng tôi tiếp tục làm việc.”

Mặt trận phía nam từ lâu đã được quảng cáo là một địa điểm có khả năng xảy ra cuộc phản công của Ukraine, có thể gây nguy hiểm cho “hành lang trên bộ” xuyên qua lãnh thổ Ukraine bị Điện Cẩm Linh xâm lược trải dài từ phía bắc Crimea đến biên giới phía tây của Nga. Giành được vùng đất đó là một trong những thành công đáng chú ý nhất của Mạc Tư Khoa trong suốt 17 tháng chiến đấu cam go.

Hành lang cũng là xương sống của dự án “Novorossiya”, nghĩa là Nước Nga mới; một tham vọng lịch sử của Nga về việc chinh phục một vùng phía nam Ukraine.

Tuy nhiên, hành lang trên đất liền có chiều rộng ít hơn 100 dặm tại hầu hết các điểm. Thành công của Ukraine trên mặt trận Zaporizhzhia có thể mở ra cơ hội giải phóng Melitopol, một trong những thành phố lớn nhất của Ukraine vẫn do lực lượng của Mạc Tư Khoa nắm giữ và là trung tâm chỉ huy và hậu cần quan trọng trong khu vực.

Ivan Fedorov, thị trưởng lưu vong Melitopol, đã nói rằng các lực lượng Nga đã chuẩn bị thành phố cho một cuộc bao vây trong vài tháng, trong khi cố gắng — nhưng thất bại — trong việc trấn áp các hoạt động tình báo của quân du kích địa phương và quân chính quy Ukraine.

Một cuộc tiến sâu vào hành lang đất liền cũng có thể gây nguy hiểm cho Crimea, viên ngọc quý trên vương miện tân sa hoàng của Putin. Tiếp cận bờ biển Azov sẽ cho phép các lực lượng của Kyiv cắt nguồn cung cấp trên bộ và bắn phá các địa điểm quân sự quan trọng trên bán đảo, cũng như cản trở hoạt động vận chuyển của Nga trong vùng nước rộng lớn.

Tuy nhiên, lá cờ Ukraine khó có thể sớm được tung bay trở lại trên Melitopol, Berdyansk hoặc Mariupol. Các lực lượng của Kyiv vẫn cần khai thác những thành quả phản công ban đầu được báo cáo của họ và chọc thủng nhiều lớp phòng thủ của Nga, phức tạp bởi các bãi mìn rộng lớn và các cứ điểm phòng thủ ghê gớm.

Các báo cáo từ chính quyền xâm lược địa phương của Nga và các blogger quân sự cho thấy cuộc tấn công mới của Ukraine gây ra mối đe dọa lớn hơn các hoạt động trước đó. Vladimir Rogov, một thành viên của chính phủ hợp tác với Nga ở Zaporizhzhia, cho biết trên Telegram rằng quân phòng thủ Nga đang phải đối mặt với hơn 100 phương tiện bọc thép, bao gồm xe tăng Leopard do Đức sản xuất và xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất.

Bộ Quốc phòng Nga gọi hoạt động này là một “cuộc tấn công lớn”. ISW đưa tin: “Một blogger nổi tiếng của Nga tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng hơn 80 xe bọc thép, và các blogger quân sự khác tuyên bố thận trọng hơn rằng con số này vào khoảng từ 30 đến 40”.

Các hình ảnh chiến trường được định vị địa lý của ISW cho thấy các lực lượng Ukraine đã thâm nhập khoảng 1,5 dặm qua các phòng tuyến của Nga. “Điểm định vị địa lý này nằm ngoài các công sự phòng thủ được chuẩn bị trước của Nga ở khu vực này, cho thấy lực lượng Ukraine đã xâm nhập và vượt qua các vị trí phòng thủ đầy thách thức về mặt chiến thuật,” bài báo viết.

Bản tin của ISW viết: “Loại trận chiến thâm nhập này sẽ là một trong những điều khó khăn nhất đối với các lực lượng Ukraine để đạt được mục tiêu thâm nhập sâu hơn”.

Viện này cũng gợi ý rằng Ukraine đang gửi những binh sĩ mới hơn và có kinh nghiệm hơn vào cuộc chiến. “Ukraine dường như đã luân chuyển các lực lượng mới vào khu vực này để thực hiện chiến dịch, trong khi các lực lượng Nga vẫn bị giữ chặt trong phòng tuyến, dường như không có sự luân chuyển, hỗ trợ hay tăng cường đáng kể nào trong khu vực này,” bài báo viết.

“Việc đưa lực lượng dự bị mới của Ukraine vào nỗ lực, cùng với hình học của các tuyến phòng thủ của Nga và tình trạng tổng thể có khả năng xuống cấp của các lực lượng Nga trong khu vực này, có thể cho phép Ukraine bắt đầu theo đuổi những bước tiến thành công hơn về phía nam Orikhiv trong những tuần tới”.

Newsweek đã liên lạc với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine qua email để yêu cầu bình luận vào thứ Năm.
 
Vẻ vang dân Việt: Cử chỉ của Vatican vinh danh ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Đức Cha Strickland xác minh
VietCatholic Media
17:21 28/07/2023

1. Vatican Vinh Danh Đức Hồng Y Văn Thuận Với Nền Tảng Mới

Vatican đã hợp nhất hai cơ sở thành một cơ sở mới duy nhất mang tên Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận, một Hồng Y người Việt Nam nổi tiếng với những suy tư thiêng liêng về hy vọng, được viết trong và sau 13 năm bị giam cầm trong nhà tù cộng sản.

Tổ chức Văn Thuận thay thế Tổ chức Người Samari nhân hậu và Tổ chức Công lý và Hòa bình, theo một bản kiến nghị ngày 25 tháng 7 do Đức Hồng Y Michael Czerny, Tổng trưởng Thánh Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện, với sự cho phép của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1928 tại Việt Nam. Năm 1967, ngài trở thành Giám mục Nha Trang. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, chỉ sáu ngày trước khi thành phố rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Ngài bị bắt và bị giam 13 năm trong trại cải tạo của cộng sản Việt Nam. Trong thời gian bị giam cầm, bao gồm 9 năm biệt giam, ngài đã đưa ra các thông điệp viết tay để lan truyền trong cộng đồng Công Giáo.

Những thông điệp từ nhà tù của Đức Hồng Y Văn Thuận đã được in thành cuốn sách Con đường Hy vọng: Tin Mừng từ Nhà tù vào năm 2013. Những lời cầu nguyện mà ngài viết trong thời gian đó sau đó cũng được xuất bản với tên gọi Lời cầu nguyện Hy vọng.

Đức Hồng Y Văn Thuận không được phép có bất kỳ vật dụng tôn giáo nào trong tù, nhưng ngài đã có thể làm một cây thánh giá nhỏ sau khi lính canh đưa cho ngài một khúc gỗ và một ít dây.

Sau khi được trả tự do vào năm 1988, vị giám mục này đã bị quản thúc tại gia ba năm trước khi được phép đến thăm Rôma vào năm 1991. Tuy nhiên, ngài không được phép trở lại Việt Nam và bị lưu đày đến hết đời.

Ngài từ chức Tổng giám mục phó Sài Gòn năm 1994 khi được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Ông trở thành chủ tịch của hội đồng vào năm 1998.

Năm 2000, Đức Hồng Y Văn Thuận được mời giảng tĩnh tâm cho Đức Gioan Phaolô II và Giáo Triều Rôma. Ông qua đời vì bệnh ung thư ở Rôma vào ngày 16 tháng 9 năm 2002, hưởng thọ 74 tuổi.

Án phong Chân phước cho Hồng Y Văn Thuận được mở vào năm 2007 và ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô phong bậc đáng kính vào năm 2017.


Source:National Catholic Register

2. Đức Cha Strickland đề cập đến chuyến thanh tra tông tòa gần đây

Trong một podcast gần đây, Đức Cha Joseph Strickland của Tyler, Texas, đã phủ nhận mọi hành vi sai trái liên quan đến cuộc điều tra của Vatican về hành vi của ngài và giáo phận của ngài, đồng thời cho biết chuyến tông du gần đây “không vui chút nào”.

Các đại biểu của Vatican đã “xem xét mọi thứ,” Đức Cha Strickland nói với một chương trình đã được ghi hình trước về Giờ Giám mục Strickland, dự kiến sẽ được phát sóng bởi Virgin Most Powerful Internet Radio vào ngày 25 tháng 7.

“Đã có một số vấn đề hành chính, và tôi chắc rằng mọi người đang lo lắng,” vị giám mục nói. “Tôi chắc rằng có những người nói rằng phải có điều gì đó thực sự tồi tệ, và đã có điều gì đó thực sự không ổn đến nỗi phải có một chuyến thanh tra tông tòa.”

“Tôi không có gì để che giấu,” ngài nói.

Đức Cha Strickland cho biết chuyến thanh tra tông tòa “không vui chút nào” và so sánh nó với việc “được gọi đến văn phòng hiệu trưởng.”

Một cuộc thanh tra tông tòa là một hình thức viếng thăm cụ thể theo giáo luật, trong đó các bề trên của giáo hội đến thăm hoặc gửi một đại biểu đến những người hoặc tổ chức dưới quyền của họ để duy trì giáo lý và luân lý lành mạnh hoặc sửa chữa những lạm dụng.

Chuyến thanh tra tông tòa Đức Cha Strickland và giáo phận của ngài được giám sát bởi Bộ Giám mục của Vatican. Hình thức can thiệp hiếm hoi này chỉ ra các hành động kỷ luật có thể sẽ xảy ra đối với Giám mục Strickland.

Như CNA đã đưa tin vào ngày 25 tháng 6, một nguồn tin trong giáo phận nói với EWTN News rằng chuyến tông du bao gồm các cuộc phỏng vấn với các giáo sĩ và giáo dân trong giáo phận trong suốt tuần trước đó trước khi kết thúc bằng cuộc gặp với Đức Cha Strickland. Giám mục nghỉ hưu Gerald Kicanas của Tucson và Giám mục Dennis Sullivan của Camden, New Jersey, dẫn đầu cuộc điều tra.

Theo nguồn tin, quá trình này giải quyết việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của Đức Cha Strickland, cũng như các câu hỏi liên quan đến quản lý giáo phận.

Đức Cha Strickland, 64 tuổi, là một nhân vật nổi tiếng. Nhiều người bảo thủ Hoa Kỳ đánh giá cao sự thẳng thắn và kiên quyết bảo vệ của ngài đối với thai nhi, hôn nhân, nghi lễ Latinh truyền thống và đạo lý chính thống Công Giáo.Ngài chia sẻ quan điểm và bình luận của mình với 136.000 người theo dõi trên trang mạng xã hội Twitter.

Đức Cha Strickland đã đứng đầu Giáo phận Tyler từ năm 2012. Ngài đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì những gì một số người coi là quá đáng không phù hợp với một vị Giám Mục nổi tiếng của Hoa Kỳ, bao gồm một dòng tweet ngày 12 tháng 5 cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đang “phá hoại kho tàng đức tin”.

Thảo luận về cuộc điều tra của Vatican trên chương trình phát thanh của mình, Đức Cha Strickland nhắc lại rằng quá trình này rất khó khăn.

Ngài nói: “Đó không phải là điều mà tôi tình nguyện tham gia, để trải qua chuyến thanh tra tông tòa. “Nó như phủ một bóng đen lên giáo phận.”

Vị giám mục nói rằng ngài nghĩ rằng mình là đối tượng của cuộc viếng thăm “bởi vì tôi đã đủ can đảm và đủ yêu mến Chúa và Giáo hội của Người, chỉ đơn giản là rao giảng sự thật.”

Ngài nói: “Điều đáng buồn là có quá nhiều người đang mang đến một thông điệp sai lầm có hại cho thế giới và thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là Giáo hội”.

“Nhưng thông điệp sai lệch sẽ không bao giờ thắng thế,” ngài tiếp tục. “Nó sẽ không bao giờ phá hủy đức tin của những người biết đức tin của họ và có đức tin mạnh mẽ. Đáng buồn thay, có quá nhiều người không được học giáo lý kỹ lưỡng, và họ dễ dàng bị lừa dối bởi những tin lành giả.”

Nhận xét về những người nói rằng “Giám mục Strickland đang trên đường ra đi,” vị Giám Mục nói: “Có lẽ họ đúng.”

“Nhưng thực tế là tôi rất vui khi được phục vụ với tư cách là mục tử của Giáo phận Tyler. Tôi coi đó là một vinh dự mà tôi không xứng đáng. Có rất nhiều việc. Có rất nhiều thách thức. Tôi đã phạm sai lầm, nhưng lòng tốt của mọi người và ân sủng của Chúa đã cho phép chúng tôi làm được một số điều thực sự tốt đẹp.”

Nhiệm kỳ của Giám mục Strickland cũng trùng hợp với những dấu hiệu tích cực về sức khỏe tinh thần và hành chính ở giáo phận Tyler.

Hiện tại, 21 nam giới đang được đào tạo linh mục cho lãnh thổ chỉ có 55.000 người Công Giáo, một tỷ lệ chủng sinh trên mỗi người Công Giáo cao hơn đáng kể so với hầu hết các giáo phận khác của Hoa Kỳ. Giáo phận cũng được báo cáo là có tình hình tài chính tốt, một phần được thể hiện qua khả năng quyên góp được 99% trong mục tiêu 2,3 triệu đô la cho thỉnh cầu của giám mục năm 2021 trước sáu tháng so với kế hoạch.

Đức Cha Strickland nói với chương trình phát thanh của mình: “Tình hình tài chính ổn định, chúng tôi có một đội ngũ tài chính tuyệt vời, sự phát triển mạnh mẽ, chúng tôi có một số lượng lớn các chủng sinh. Và tôi đến các giáo xứ khác nhau, cử hành lễ Thêm Sức, người ta rất hoan nghênh. Họ nói rằng họ đang cầu nguyện cho tôi.”

“Thật khiêm nhường khi thấy được sự quan tâm của người dân, niềm tin của người dân… Thật khiêm nhường nhưng cũng rất phấn khởi khi thấy được lòng tốt của người dân,” ngài nói.


Source:National Catholic Register

3. 'Tôi cảm thấy mình đã về đến nhà': Cựu giám mục Anh giáo thảo luận về hành trình đến với Giáo Hội Công Giáo

Đức Giám Mục Richard Pain, người, vào ngày 2 tháng 7, đã trở thành cựu giám mục Anh giáo thứ 11 — và là giám mục Anh giáo đầu tiên của xứ Wales — được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo thông qua Giáo hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, cho biết: “Tôi thực sự cảm thấy mình đã về đến nhà.” Giáo hạt Walsingham được thành lập vào năm 2011.

Trong bình luận ngày 18 tháng 7 cho tờ Register, cựu Giám mục của Monmouth ở xứ Wales đã thảo luận về hành trình của mình đến với Giáo Hội Công Giáo và giải thích làm thế nào, mặc dù ngài đã tìm thấy “một ngôi nhà thú vị” trong Giáo hạt riêng của Đức Mẹ Walsingham, nhưng ngài không thấy trở thành một người Công Giáo như “liều thuốc chữa bách bệnh cho những người vỡ mộng trước chủ nghĩa Anh giáo” nhưng lại là “một bước đi đúng hướng đối với cá nhân tôi.”

Sinh ra ở Luân Đôn vào năm 1956, Pain được thụ phong linh mục Anh giáo trong Giáo Hội Wales tại Nhà thờ Newport vào năm 1986. Ngài đã phục vụ tất cả các chức vụ của mình trong giáo phận Monmouth, phần lớn là trong việc đào tạo giáo sĩ, và được bầu làm giám mục của Monmouth vào năm 2013. Đã kết hôn và có hai con trai, ngài đã nghỉ hưu với tư cách là giám mục của Monmouth vào năm 2019.

Trong số 11 cựu giám mục Anh giáo đã được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo kể từ năm 2011, tám người đã gia nhập Giáo phận Bản quyền Đức Mẹ Walsingham và ba người đã gia nhập một giáo phận. Cho đến nay, chín người đã được truyền chức linh mục.


Source:National Catholic Register