Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 17 Quanh Năm 29/7/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:42 28/07/2018
Bài Ðọc I: 2 V 4, 42-44
"Họ ăn xong mà hãy còn dư".
Trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có một người từ Baal-salisa mang đến dâng cho Êlisê, người của Thiên Chúa, bánh đầu mùa, hai mươi chiếc bánh mạch nha và lúa mì đầu mùa. Người của Thiên Chúa liền nói: "Xin dọn cho dân chúng ăn". Ðầy tớ của người trả lời: "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao?" Nhưng người ra lệnh: "Cứ dọn cho dân chúng ăn, vì Chúa phán như sau: 'Người ta ăn rồi mà sẽ còn dư'". Ðoạn người dọn cho họ ăn mà còn dư đúng như lời Chúa phán.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 10-11. 15-16. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (c. 16).
Xướng:
1) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa,
và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài.
Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa,
và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
2) Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa,
và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ.
Chúa mở rộng bàn tay ra,
và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối,
và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm.
Chúa gần gũi những kẻ kêu cầu Ngài,
mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm.
Bài Ðọc II: Ep 4, 1-6
"Chỉ có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một phép rửa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái; hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc.
Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 1-15
"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới.
Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút". Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn.
Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Ðấng tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Ðó là lời Chúa.
"Họ ăn xong mà hãy còn dư".
Trích sách Các Vua quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có một người từ Baal-salisa mang đến dâng cho Êlisê, người của Thiên Chúa, bánh đầu mùa, hai mươi chiếc bánh mạch nha và lúa mì đầu mùa. Người của Thiên Chúa liền nói: "Xin dọn cho dân chúng ăn". Ðầy tớ của người trả lời: "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao?" Nhưng người ra lệnh: "Cứ dọn cho dân chúng ăn, vì Chúa phán như sau: 'Người ta ăn rồi mà sẽ còn dư'". Ðoạn người dọn cho họ ăn mà còn dư đúng như lời Chúa phán.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 10-11. 15-16. 17-18
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (c. 16).
Xướng:
1) Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa,
và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài.
Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa,
và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
2) Muôn loài để mắt cậy trông vào Chúa,
và Ngài ban lương thực cho chúng đúng theo giờ.
Chúa mở rộng bàn tay ra,
và thi ân cho mọi sinh vật được no nê.
3) Chúa công minh trong mọi đường lối,
và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm.
Chúa gần gũi những kẻ kêu cầu Ngài,
mọi kẻ kêu cầu Ngài cách thành tâm.
Bài Ðọc II: Ep 4, 1-6
"Chỉ có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một phép rửa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái; hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc.
Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 1-15
"Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới.
Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: "Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút". Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: "Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người". Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống". Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn.
Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: "Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi". Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư.
Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: "Thật ông này là Ðấng tiên tri phải đến trong thế gian". Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:11 28/07/2018
91. CƯỠI GÀ MẶC CỦI
Có một thiếu niên thích nói ngược lại khiến ai cũng tức cười.
Một hôm, hắn ta cưỡi ngựa đi qua nhà phú ông người đồng hương xin cơm ăn, lão phú ông nói:
- “Ta có một đấu rượu nhưng rất tiếc là không có đồ nhắm”.
Thiếu niên nói:
- “Giết con ngựa của tôi làm đồ nhắm”.
Phú ông hỏi:
- “Mày lấy gì mà cưỡi ?”
Thiếu niên chỉ chỉ con gà đi trong sân nói:
- “Cưỡi nó vậy !”
Phú ông cừơi:
- “Có thể giết gà, nhưng không có gì để làm củi đốt”.
Thiếu niên nói:
- “Lấy cái áo của tôi làm củi để đốt cũng được vậy”.
Phú ông hỏi:
- “Mày lấy gì mà mặc ?”
Thiếu niên lấy tay chỉ chỉ cái hàng rào (tre) trước cổng nói:
- “Lấy nó để mặc vậy !”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 91:
Người ta thường nói vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn.
Nhưng cuộc sống xô bồ giành giựt của xã hội hôm nay, cũng có lúc đã làm cho mặt con người dày như vỏ quýt và tâm hồn nham hiểm mưu mô như móng tay nhọn, để rình mò và cấu xé người khác do lòng tham thúc đẩy...
Người Ki-tô hữu không làm cho mặt của mình dày như vỏ quýt, nhưng ngày càng bồi dưỡng cho tâm hồn được dày lên với các đức hạnh trổi vựơt của người con Chúa như khiêm tốn, yêu thương và phục vụ.
Móng tay nhọn của ma quỷ là kiêu căng, là ghét ghen và dối trá, nó chỉ xé nát được những người chỉ biết làm cho da mặt mình dày mà không có tâm hồn khiêm tốn và phục vụ, nó xé toang những người kiêu căng coi tha nhân như cỏ rác, nó xé toang những người ghét ghen luôn xoi mói xỉa xói người khác vì những công việc của họ làm có ích cho tha nhân...
Càng có chức trọng quyền cao thì càng phải có bề dày khiêm tốn và phục vụ, nếu không thì cũng sẽ bị móng tay nhọn kiêu căng hợm hỉnh của ma qủy xé nát, và như thế sẽ tồi tệ hơn nhiều...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một thiếu niên thích nói ngược lại khiến ai cũng tức cười.
Một hôm, hắn ta cưỡi ngựa đi qua nhà phú ông người đồng hương xin cơm ăn, lão phú ông nói:
- “Ta có một đấu rượu nhưng rất tiếc là không có đồ nhắm”.
Thiếu niên nói:
- “Giết con ngựa của tôi làm đồ nhắm”.
Phú ông hỏi:
- “Mày lấy gì mà cưỡi ?”
Thiếu niên chỉ chỉ con gà đi trong sân nói:
- “Cưỡi nó vậy !”
Phú ông cừơi:
- “Có thể giết gà, nhưng không có gì để làm củi đốt”.
Thiếu niên nói:
- “Lấy cái áo của tôi làm củi để đốt cũng được vậy”.
Phú ông hỏi:
- “Mày lấy gì mà mặc ?”
Thiếu niên lấy tay chỉ chỉ cái hàng rào (tre) trước cổng nói:
- “Lấy nó để mặc vậy !”
(Tiếu niệm lục)
Suy tư 91:
Người ta thường nói vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn.
Nhưng cuộc sống xô bồ giành giựt của xã hội hôm nay, cũng có lúc đã làm cho mặt con người dày như vỏ quýt và tâm hồn nham hiểm mưu mô như móng tay nhọn, để rình mò và cấu xé người khác do lòng tham thúc đẩy...
Người Ki-tô hữu không làm cho mặt của mình dày như vỏ quýt, nhưng ngày càng bồi dưỡng cho tâm hồn được dày lên với các đức hạnh trổi vựơt của người con Chúa như khiêm tốn, yêu thương và phục vụ.
Móng tay nhọn của ma quỷ là kiêu căng, là ghét ghen và dối trá, nó chỉ xé nát được những người chỉ biết làm cho da mặt mình dày mà không có tâm hồn khiêm tốn và phục vụ, nó xé toang những người kiêu căng coi tha nhân như cỏ rác, nó xé toang những người ghét ghen luôn xoi mói xỉa xói người khác vì những công việc của họ làm có ích cho tha nhân...
Càng có chức trọng quyền cao thì càng phải có bề dày khiêm tốn và phục vụ, nếu không thì cũng sẽ bị móng tay nhọn kiêu căng hợm hỉnh của ma qủy xé nát, và như thế sẽ tồi tệ hơn nhiều...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 17 QN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:12 28/07/2018
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Ga 6, 1-15.
“Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.”
Bạn thân mến,
Phép lạ bánh hóa nhiều của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, chắc chắn bạn và tôi đã nghe nhiều lần, và chính đoạn Tin Mừng này đã củng cố đức tin cho rất nhiều tín hữu tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, nhờ đó mà họ cảm thấy công lao khó nhọc của họ được đền đáp xứng đáng.
1. Năm cái bánh và hai con cá.
Hơn năm ngàn người ăn mà chỉ có năm cái bánh và hai con cá, thì mỗi người e rằng chỉ ngửi mùi thơm của bánh và cá mà thôi, thì cũng không đủ mùi thơm của cá và bánh để cho họ ngửi, vì người quá đông. Nhưng Đức Chúa Giê-su vẫn cứ đãi họ một bữa tiệc no nê và còn dư thừa đến mười hai thúng đầy, đó là sự lạ chưa từng thấy của người Do Thái.
Năm cái bánh và hai con cá là phần ăn của một em bé đem theo để ăn khi nghe Đức Chúa Giê-su giảng dạy, nhưng em đã quảng đại dâng tặng cho Ngài, mà không nghĩ là Ngài sẽ làm phép lạ nuôi năm ngàn người ăn, sự quảng đại này của em bé đã làm cho Đức Chúa Giê-su cảm động và thúc đẩy Ngài mau thực hiện phép lạ của lòng thương xót vì đám đông dân chúng đã đi theo nghe Ngài giảng dạy.
Sự quảng đại chân thành sẽ luôn được đáp đền cách xứng đáng không ngờ.
2. Hướng đến bí tích Thánh Thể.
Chỉ với năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người ăn, mà vẫn còn dư thừa mười hai thúng đầy. Với người Do Thái thời ấy thì đây là một kỳ công chưa từng có của Đức Chúa Giê-su đã làm cho họ, nhưng với người có đức tin như bạn và tôi ngày hôm nay, thì đó là sự thưởng công cho những ai ngày đêm khát vọng được nghe Lời Chúa, và đi xa hơn nữa, đó chính là hình bóng của phép lạ vĩ đại hơn mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện, đó chính là bí tích Thánh Thể mà Ngài lập ra, không phải chỉ nuôi ăn năm ngàn người mà thôi, nhưng là tất cả những ai tin vào Ngài trên kháp thế giới này.
Năm cái bánh và hai con cá là của một em bé dùng để nuôi hơn năm ngàn người ăn; bí tích Thánh Thể là chính thân mình của Đức Chúa Giê-su nuôi sống linh hồn của những kẻ tin, đây là bánh thiên thần, là bánh trường sinh, là lương thực tối cần thiết cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu, bởi vì nếu ai từ chối đón nhận thứ lương thực thần thiêng này, thì nơi họ không có sự sống đời đời, như thánh Gioan Bốt-cô đã nói: “Những thanh thiếu niên nào không muốn đi rước lễ, thì đó là dấu hiệu chúng nó sẽ mất linh hồn.”
Bạn thân mến,
Phép lạ bánh hóa nhiều mà bạn và tôi vừa được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, không những làm cho bạn và tôi suy nghĩ đến những lần đi rước lễ của mình: có lúc bạn và tôi mình mang tội trọng mà đi rước Chúa, có lúc bạn và tôi vẫn còn cay cú giận hờn người anh em chị em, mà vẫn cứ đi rước lễ khi chưa nói lời xin lỗi hoặc tha thứ cho nhau...
Phép lạ bánh hóa nhiều trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng đã làm cho bạn và tôi nghĩ đến những người giàu có và những nghèo khổ chung quanh mình, chúng ta nghĩ đến những người giàu ăn uống tiêu xài quá độ, ăn uống thừa mứa, hưởng thụ đến nổi quên mất tính đồng loại nơi mình; chúng ta cũng nghĩ đến những người nghèo khó đang lam lũ vất vả làm ăn mà không đủ, họ đang hy vọng cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn, do phép lạ bánh hóa nhiều của Đức Chúa Giê-su nơi những người anh em chị em đồng loại giàu có của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 6, 1-15.
“Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý.”
Bạn thân mến,
Phép lạ bánh hóa nhiều của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, chắc chắn bạn và tôi đã nghe nhiều lần, và chính đoạn Tin Mừng này đã củng cố đức tin cho rất nhiều tín hữu tin vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, nhờ đó mà họ cảm thấy công lao khó nhọc của họ được đền đáp xứng đáng.
1. Năm cái bánh và hai con cá.
Hơn năm ngàn người ăn mà chỉ có năm cái bánh và hai con cá, thì mỗi người e rằng chỉ ngửi mùi thơm của bánh và cá mà thôi, thì cũng không đủ mùi thơm của cá và bánh để cho họ ngửi, vì người quá đông. Nhưng Đức Chúa Giê-su vẫn cứ đãi họ một bữa tiệc no nê và còn dư thừa đến mười hai thúng đầy, đó là sự lạ chưa từng thấy của người Do Thái.
Năm cái bánh và hai con cá là phần ăn của một em bé đem theo để ăn khi nghe Đức Chúa Giê-su giảng dạy, nhưng em đã quảng đại dâng tặng cho Ngài, mà không nghĩ là Ngài sẽ làm phép lạ nuôi năm ngàn người ăn, sự quảng đại này của em bé đã làm cho Đức Chúa Giê-su cảm động và thúc đẩy Ngài mau thực hiện phép lạ của lòng thương xót vì đám đông dân chúng đã đi theo nghe Ngài giảng dạy.
Sự quảng đại chân thành sẽ luôn được đáp đền cách xứng đáng không ngờ.
2. Hướng đến bí tích Thánh Thể.
Chỉ với năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người ăn, mà vẫn còn dư thừa mười hai thúng đầy. Với người Do Thái thời ấy thì đây là một kỳ công chưa từng có của Đức Chúa Giê-su đã làm cho họ, nhưng với người có đức tin như bạn và tôi ngày hôm nay, thì đó là sự thưởng công cho những ai ngày đêm khát vọng được nghe Lời Chúa, và đi xa hơn nữa, đó chính là hình bóng của phép lạ vĩ đại hơn mà Đức Chúa Giê-su đã thực hiện, đó chính là bí tích Thánh Thể mà Ngài lập ra, không phải chỉ nuôi ăn năm ngàn người mà thôi, nhưng là tất cả những ai tin vào Ngài trên kháp thế giới này.
Năm cái bánh và hai con cá là của một em bé dùng để nuôi hơn năm ngàn người ăn; bí tích Thánh Thể là chính thân mình của Đức Chúa Giê-su nuôi sống linh hồn của những kẻ tin, đây là bánh thiên thần, là bánh trường sinh, là lương thực tối cần thiết cho bạn và tôi, và cho tất cả những người Ki-tô hữu, bởi vì nếu ai từ chối đón nhận thứ lương thực thần thiêng này, thì nơi họ không có sự sống đời đời, như thánh Gioan Bốt-cô đã nói: “Những thanh thiếu niên nào không muốn đi rước lễ, thì đó là dấu hiệu chúng nó sẽ mất linh hồn.”
Bạn thân mến,
Phép lạ bánh hóa nhiều mà bạn và tôi vừa được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, không những làm cho bạn và tôi suy nghĩ đến những lần đi rước lễ của mình: có lúc bạn và tôi mình mang tội trọng mà đi rước Chúa, có lúc bạn và tôi vẫn còn cay cú giận hờn người anh em chị em, mà vẫn cứ đi rước lễ khi chưa nói lời xin lỗi hoặc tha thứ cho nhau...
Phép lạ bánh hóa nhiều trong bài Tin Mừng hôm nay, cũng đã làm cho bạn và tôi nghĩ đến những người giàu có và những nghèo khổ chung quanh mình, chúng ta nghĩ đến những người giàu ăn uống tiêu xài quá độ, ăn uống thừa mứa, hưởng thụ đến nổi quên mất tính đồng loại nơi mình; chúng ta cũng nghĩ đến những người nghèo khó đang lam lũ vất vả làm ăn mà không đủ, họ đang hy vọng cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn, do phép lạ bánh hóa nhiều của Đức Chúa Giê-su nơi những người anh em chị em đồng loại giàu có của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:15 28/07/2018
39. Ba chữ của bí quyết tinh thần tu đức: “Toàn, Thật, Luôn”, chính là: Toàn hy sinh, Thật yêu người, Luôn vui vẻ.
(Cha Vincent Lebbe)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của Hồng Y Theodore McCarrick
Đặng Tự Do
09:30 28/07/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của Hồng Y Theodore McCarrick, là Tổng giám mục về hưu của Washington, và ra lệnh cho ông lui vào sống “một cuộc sống cầu nguyện và sám hối” cho đến khi một tòa án giáo luật xem xét các cáo buộc rằng ông đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Trong thông cáo được đưa ra sáng thứ Bẩy 28 tháng 7, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng tối hôm trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận được thư của Hồng Y McCarrick xin “từ chức khỏi tư cách thành viên của Hồng Y đoàn.” Thuật ngữ “từ chức khỏi Hồng Y đoàn” mang nặng tính kỹ thuật. Nói nôm na là từ nay trở đi Hồng Y McCarrick không còn là Hồng Y nữa.
Toàn văn tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh như sau:
“Tối hôm qua, Đức Thánh Cha đã nhận được lá thư trong đó Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục Hiệu tòa của Washington (Hoa Kỳ), đã từ chức thành viên của Hồng Y đoàn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của ông và đã ra lệnh đình chỉ việc thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào, cùng với nghĩa vụ phải ở lại trong một căn nhà sẽ được chỉ định cho đương sự, để sống một cuộc sống cầu nguyện và sám hối cho đến khi các cáo buộc chống lại đương sự được xét xử trong một phiên tòa giáo luật thông thường”.
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tính dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.
Đức Hồng Y McCarrick, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tính dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”
Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.
Đức Hồng Y đã nói ngài vô tội mặc dù các cuộc điều tra tại Tổng giáo phận New York đã tìm thấy lời buộc tội là đáng tin cậy và chứng minh được.
Trong những tuần sau đó, một người đàn ông khác đã tuyên bố rằng ông đã bị Hồng Y McCarrick lạm dụng ở tuổi thiếu niên và một số cựu chủng sinh đã nói về việc bị quấy rối tình dục bởi vị Hồng Y này tại một ngôi nhà trên bãi biển.
Mặc dù không bình thường, việc từ chức khỏi Hồng Y đoàn trong những hoàn cảnh như vậy không phải là chưa từng xảy ra. Chỉ 10 ngày trước khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chính thức nghỉ hưu vào năm 2013, Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan tuyên bố ông sẽ không tham gia vào mật nghị để bầu người kế nhiệm Đức Bênêđíctô thứ 16 vì ông không muốn các phương tiện truyền thông tập trung chú ý vào ông thay vì vào tiến trình bầu giáo hoàng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chấp nhận sự từ chức của Hồng Y Keith O'Brien, người từng làm tổng giám mục St Andrews và Edinburgh sau khi có các báo cáo theo đó ba linh mục và một cựu linh mục đã cáo buộc vị Hồng Y này có những “hành vi không phù hợp” với họ vào những năm 1980.
Một tuần sau mật nghị bầu Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican tuyên bố Đức Tân Giáo Hoàng đã chấp nhận quyết định của Đức Hồng Y O’Brien từ bỏ tất cả các “nhiệm vụ và đặc quyền” liên quan đến tư cách Hồng Y. Ông qua đời ngày 19 tháng 3 năm nay.
Source: Sala Stampa Della Santa Sede - Comunicato della Sala Stampa della Santa Sede, 28.07.2018
Trong thông cáo được đưa ra sáng thứ Bẩy 28 tháng 7, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng tối hôm trước Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận được thư của Hồng Y McCarrick xin “từ chức khỏi tư cách thành viên của Hồng Y đoàn.” Thuật ngữ “từ chức khỏi Hồng Y đoàn” mang nặng tính kỹ thuật. Nói nôm na là từ nay trở đi Hồng Y McCarrick không còn là Hồng Y nữa.
Toàn văn tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh như sau:
“Tối hôm qua, Đức Thánh Cha đã nhận được lá thư trong đó Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục Hiệu tòa của Washington (Hoa Kỳ), đã từ chức thành viên của Hồng Y đoàn.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của ông và đã ra lệnh đình chỉ việc thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào, cùng với nghĩa vụ phải ở lại trong một căn nhà sẽ được chỉ định cho đương sự, để sống một cuộc sống cầu nguyện và sám hối cho đến khi các cáo buộc chống lại đương sự được xét xử trong một phiên tòa giáo luật thông thường”.
Vào cuối tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tính dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.
Đức Hồng Y McCarrick, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tính dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”
Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.
Đức Hồng Y đã nói ngài vô tội mặc dù các cuộc điều tra tại Tổng giáo phận New York đã tìm thấy lời buộc tội là đáng tin cậy và chứng minh được.
Trong những tuần sau đó, một người đàn ông khác đã tuyên bố rằng ông đã bị Hồng Y McCarrick lạm dụng ở tuổi thiếu niên và một số cựu chủng sinh đã nói về việc bị quấy rối tình dục bởi vị Hồng Y này tại một ngôi nhà trên bãi biển.
Mặc dù không bình thường, việc từ chức khỏi Hồng Y đoàn trong những hoàn cảnh như vậy không phải là chưa từng xảy ra. Chỉ 10 ngày trước khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 chính thức nghỉ hưu vào năm 2013, Hồng Y Keith O'Brien người Tô Cách Lan tuyên bố ông sẽ không tham gia vào mật nghị để bầu người kế nhiệm Đức Bênêđíctô thứ 16 vì ông không muốn các phương tiện truyền thông tập trung chú ý vào ông thay vì vào tiến trình bầu giáo hoàng.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã chấp nhận sự từ chức của Hồng Y Keith O'Brien, người từng làm tổng giám mục St Andrews và Edinburgh sau khi có các báo cáo theo đó ba linh mục và một cựu linh mục đã cáo buộc vị Hồng Y này có những “hành vi không phù hợp” với họ vào những năm 1980.
Một tuần sau mật nghị bầu Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican tuyên bố Đức Tân Giáo Hoàng đã chấp nhận quyết định của Đức Hồng Y O’Brien từ bỏ tất cả các “nhiệm vụ và đặc quyền” liên quan đến tư cách Hồng Y. Ông qua đời ngày 19 tháng 3 năm nay.
Source: Sala Stampa Della Santa Sede - Comunicato della Sala Stampa della Santa Sede, 28.07.2018
Tuyên bố của HĐGM Hoa Kỳ về việc Đức Thánh Cha nhận đơn từ chức Hồng Y của Hồng Y McCarrick
Đặng Tự Do
10:20 28/07/2018
Sáng thứ Bẩy 28 tháng 7, 2018, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã ra một tuyên bố sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức khỏi Hồng Y đoàn của Hồng Y Theodore McCarrick và ra lệnh cho ông lui vào sống “một cuộc sống cầu nguyện và sám hối” cho đến khi một tòa án giáo luật xem xét các cáo buộc rằng ông đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo:
“Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự lãnh đạo của ngài trong việc thực hiện bước quan trọng này. Điều đó phản ảnh sự ưu tiên mà Đức Thánh Cha đặt nơi sự cần thiết phải bảo vệ và chăm sóc cho tất cả mọi người chúng ta, cũng như cho thấy những thất bại trong lãnh vực này ảnh hưởng đến cuộc sống của Giáo Hội tại Hoa Kỳ ra sao.”
Source: USCCB- President of U.S. Conference of Catholic Bishops Statement on Cardinal Theodore McCarrick Resignation from College of Cardinals
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo:
“Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự lãnh đạo của ngài trong việc thực hiện bước quan trọng này. Điều đó phản ảnh sự ưu tiên mà Đức Thánh Cha đặt nơi sự cần thiết phải bảo vệ và chăm sóc cho tất cả mọi người chúng ta, cũng như cho thấy những thất bại trong lãnh vực này ảnh hưởng đến cuộc sống của Giáo Hội tại Hoa Kỳ ra sao.”
Source: USCCB- President of U.S. Conference of Catholic Bishops Statement on Cardinal Theodore McCarrick Resignation from College of Cardinals
Nữ tu truyền giáo của Úc thắng lệnh trục xuất khác của Chính quyền Phi.
Thanh Quảng sdb
17:49 28/07/2018
Nữ tu truyền giáo của Úc thắng lệnh trục xuất khác của Chính quyền Phi.
Cơ quan di trú Phi đã ra lệnh ngày 19 tháng 7 rằng sơ Patricia Fox NDS, quốc tịch Úc bị buộc phải rời Phi Luật Tân trong vòng 30 ngày.
Sơ Patricia Fox, một nữ tu truyền giáo người Úc, đã bị chính quyền Phi ra lệnh trục xuất tuần trước, một lần nữa sau những tranh cãi của các luật sư ngày 22 tháng 7 xin được cứu xét lại...
Chờ đợi
Bộ trưởng Tư pháp là ông Menardo Guevarra cho hay "Lệnh trục xuất sẽ không có hiệu quả cho đến khi lệnh đó được quyết định chung cuộc...." vì "Với việc nộp đơn kháng cáo, việc trục xuất sẽ không được thực hiện".
Sơ Patricia Fox là một sơ thuộc Dòng Nữ tử Sion (NDS) đã có mặt và làm việc tại Phi 27 năm qua và Visa truyền giáo của sơ còn hiệu lực cho đến ngày 5 tháng Chín năm nay.
Vào ngày 19 tháng 7, Bộ Di Trú Phi (BI) đã ra lệnh trục xuất sơ Patricia Fox về Úc trong vòng 30 ngày, sau khi sơ bị coi là "người can dự vào chính sách của chính phủ Phi".
Vi phạm visa truyền giáo
Bộ di trú Phi (BI) cho hay sơ đã "vi phạm các giới hạn và điều kiện mà visa truyền giáo cho phép" đã công khai và tham gia vào các hoạt động như biểu tình phản đối, họp báo và công kích chính phủ. Tên của Sơ đã được đưa vào danh sách đen của bộ, có nghĩa là sơ không được vào Phi nữa...
Phát ngôn viên của Bộ Di trú (IB) ông Dana Krizia Sandoval, nói với thông tấn xã UCANEWS rằng Hội đồng Chính phủ đang xem xét lại trường hợp của sơ. "Chúng tôi tạm hoãn việc thực thi lệnh trục xuất sơ Patricia Fox, vì sơ đang kháng cáo lên tòa án tối cao. Sơ có thể ở lại trong khi chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án tối cao".
Sơ cũng có thể nộp đơn xin gia hạn visa truyền giáo của mình vì "lệnh đưa sơ vào danh sách đen cũng tạm được đình chỉ."
Luật sư của sơ Patricia Fox cho biết lệnh trục xuất được dựa trên "một tuyên bố sai và vô căn cứ" của Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã cáo buộc nữ tu 71 tuổi này là "lắm chuyện" chỉ trích chính phủ.
Lệnh trục xuất đầu tiên
Sơ Patricia Fox ban đầu bị bắt và bị giam qua đêm vào ngày 16 tháng 4 vì cáo buộc tham gia các hoạt động chính trị bất hợp pháp khi sơ tham gia một cuộc điều tra về cáo buộc của một phạm nhân ở đảo Mindanao.
Vào ngày 25 tháng 4, văn phòng di trú đã thu hồi visa truyền giáo của sơ. Sơ được lệnh bị trục xuất, nhưng sơ đã kháng cáo và đang được xem xét lại. (Nguồn: UCANEWS)
Cơ quan di trú Phi đã ra lệnh ngày 19 tháng 7 rằng sơ Patricia Fox NDS, quốc tịch Úc bị buộc phải rời Phi Luật Tân trong vòng 30 ngày.
Sơ Patricia Fox, một nữ tu truyền giáo người Úc, đã bị chính quyền Phi ra lệnh trục xuất tuần trước, một lần nữa sau những tranh cãi của các luật sư ngày 22 tháng 7 xin được cứu xét lại...
Chờ đợi
Bộ trưởng Tư pháp là ông Menardo Guevarra cho hay "Lệnh trục xuất sẽ không có hiệu quả cho đến khi lệnh đó được quyết định chung cuộc...." vì "Với việc nộp đơn kháng cáo, việc trục xuất sẽ không được thực hiện".
Sơ Patricia Fox là một sơ thuộc Dòng Nữ tử Sion (NDS) đã có mặt và làm việc tại Phi 27 năm qua và Visa truyền giáo của sơ còn hiệu lực cho đến ngày 5 tháng Chín năm nay.
Vào ngày 19 tháng 7, Bộ Di Trú Phi (BI) đã ra lệnh trục xuất sơ Patricia Fox về Úc trong vòng 30 ngày, sau khi sơ bị coi là "người can dự vào chính sách của chính phủ Phi".
Vi phạm visa truyền giáo
Bộ di trú Phi (BI) cho hay sơ đã "vi phạm các giới hạn và điều kiện mà visa truyền giáo cho phép" đã công khai và tham gia vào các hoạt động như biểu tình phản đối, họp báo và công kích chính phủ. Tên của Sơ đã được đưa vào danh sách đen của bộ, có nghĩa là sơ không được vào Phi nữa...
Phát ngôn viên của Bộ Di trú (IB) ông Dana Krizia Sandoval, nói với thông tấn xã UCANEWS rằng Hội đồng Chính phủ đang xem xét lại trường hợp của sơ. "Chúng tôi tạm hoãn việc thực thi lệnh trục xuất sơ Patricia Fox, vì sơ đang kháng cáo lên tòa án tối cao. Sơ có thể ở lại trong khi chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án tối cao".
Sơ cũng có thể nộp đơn xin gia hạn visa truyền giáo của mình vì "lệnh đưa sơ vào danh sách đen cũng tạm được đình chỉ."
Luật sư của sơ Patricia Fox cho biết lệnh trục xuất được dựa trên "một tuyên bố sai và vô căn cứ" của Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã cáo buộc nữ tu 71 tuổi này là "lắm chuyện" chỉ trích chính phủ.
Lệnh trục xuất đầu tiên
Sơ Patricia Fox ban đầu bị bắt và bị giam qua đêm vào ngày 16 tháng 4 vì cáo buộc tham gia các hoạt động chính trị bất hợp pháp khi sơ tham gia một cuộc điều tra về cáo buộc của một phạm nhân ở đảo Mindanao.
Vào ngày 25 tháng 4, văn phòng di trú đã thu hồi visa truyền giáo của sơ. Sơ được lệnh bị trục xuất, nhưng sơ đã kháng cáo và đang được xem xét lại. (Nguồn: UCANEWS)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài chi tiết về tượng Đức Mẹ La Vang sẽ được cung hiến tại Kyriat Yearim, Jerusalem, Do Thái
Lm Trần Công Nghị
13:55 28/07/2018
TIN VIETCATHOLIC - Chúng tôi vui mừng đưa tin tượng Đức Mẹ La Vang sẽ được cung hiến và đặt tại khung viên Nhà thờ Hòm Giao Ước bên Do Thái đã được hoàn thành và sẽ được gửi sang Do thái ngày 1 tháng 8 năm 2018. Tượng được tạc bằng loại đá cẩm thạch trắng tinh, loại quí hiếm, mịn, với độ cứng lâu bền và giá trị nhất ở Việt Nam. Để có được loại đá này chúng tôi đã phải mất mấy tháng trời nhờ các nhà chuyên môn đi truy lùng tại những xưởng sản xuất đá ở Việt Nam, từ Yên Bái, tới Thanh Hóa, qua Ngũ Hoành Sơn và sau cùng vào Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi tham khảo với nhiều nghệ sĩ và điêu khắc gia có các tác phẩm để so sánh, chúng tôi đã chọn một giáo sư dạy về điêu khắc ở Việt Nam để hoàn thành bức tượng cao 2 mét này.
Tượng này cũng là tượng đầu tiên được hoàn thành theo tiêu chuẩn của Ủy ban Nghệ thuật thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Vì không có mẫu nào làm tiêu chuẩn nên chúng tôi đã phải tham khảo nhiều mẫu khác khau và sau cùng chính chúng tôi đã kết hợp những yếu tố được cho là tiêu biểu mang tính cách nghệ thuật và sắc thái hồn nước và quê hương Việt Nam vẽ ra bản mẫu. Bản mẫu này đã được gửi về cho điêu khắc gia và hội ý với một số vị có thế giá về nghệ thuật cũng như về ý nghĩa lịch sử khi Đức Mẹ hiện ra tại La Vang mang tính cách đạo lý và thần học như thế nào. Trong thời gian thực hiện và điêu khắc bức tượng, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi những tiến trình cụ thể.
Để thực hiện được tác phẩm giá trị nêu trên, chúng tôi đã theo sát một số những tiêu chuẩn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra như sau:
1. 12 ngôi sao trên khăn đống của Đức Mẹ, sao chính giữa giống ngôi sao của mặt Trống Đông Sơn,
ngôi sao này là hình ảnh mặt trời, đạo trời soi rọi vào mọi sinh hoạt của người dân Việt.
Mẹ cũng là ngôi sao sáng của Thiên Chúa ở trần gian.
2. Gương mặt Mẹ có nét đẹp Việt Nam thuần túy. Mẹ cúi xuống nhìn đàn con đang chạy đến khẩn cầu.
Sự tích La Vang mang hình ảnh mẹ nhìn đến đàn con.
3. Cánh tay Mẹ bế Chúa trong thế vững chắc như biểu hiện sự nâng đỡ che chở.
4. Bàn tay Chúa nắm nhẹ vào bàn tay Mẹ như tìm sự bao bọc. Tay hai mẹ con gặp gỡ nói lên có sự giao tiếp mẹ con.
5. Một nút áo của Chúa tuột ra diễn tả thân phận con người (nhân tính) trong Chúa Giêsu.
6. Hai chân Chúa: chân dài chân ngắn nhắc đến chi tiết Chúa bị kéo dãn ra khi chịu đóng đinh.
7. Y phục của Mẹ là y phục hoàng tộc Việt Nam, kể cả hài.
8. Hoa văn hoàng tộc trên áo của Chúa xác định vương quyền.
Tượng Mẹ La Vang này sẽ được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam thánh hiến ngày 18-10-2018 tại Kyriat Yearim, Jreusalem, Do thái, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, chừng 40 linh mục Việt Nam, bao gồm cả gần 20 phái đoàn hành hương từ khắp nơi đến thánh địa Do thái trong dịp này. Như chúng tôi biết hiện nay đã có 1 phái đoàn linh mục Việt Nam, 3 phái đoàn giáo dân từ Hoa kỳ, 1 phái đoàn từ Úc châu, và 17 phái đoàn từ Việt Nam tham dự thánh lễ cung hiến trọng đại nêu trên.
Sau đây là một số những bức ảnh về tượng Mẹ La Vang Do Thái.
LM Gioan Trần Công Nghị
Để thực hiện được tác phẩm giá trị nêu trên, chúng tôi đã theo sát một số những tiêu chuẩn được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra như sau:
1. 12 ngôi sao trên khăn đống của Đức Mẹ, sao chính giữa giống ngôi sao của mặt Trống Đông Sơn,
ngôi sao này là hình ảnh mặt trời, đạo trời soi rọi vào mọi sinh hoạt của người dân Việt.
Mẹ cũng là ngôi sao sáng của Thiên Chúa ở trần gian.
2. Gương mặt Mẹ có nét đẹp Việt Nam thuần túy. Mẹ cúi xuống nhìn đàn con đang chạy đến khẩn cầu.
Sự tích La Vang mang hình ảnh mẹ nhìn đến đàn con.
3. Cánh tay Mẹ bế Chúa trong thế vững chắc như biểu hiện sự nâng đỡ che chở.
4. Bàn tay Chúa nắm nhẹ vào bàn tay Mẹ như tìm sự bao bọc. Tay hai mẹ con gặp gỡ nói lên có sự giao tiếp mẹ con.
5. Một nút áo của Chúa tuột ra diễn tả thân phận con người (nhân tính) trong Chúa Giêsu.
6. Hai chân Chúa: chân dài chân ngắn nhắc đến chi tiết Chúa bị kéo dãn ra khi chịu đóng đinh.
7. Y phục của Mẹ là y phục hoàng tộc Việt Nam, kể cả hài.
8. Hoa văn hoàng tộc trên áo của Chúa xác định vương quyền.
Tượng Mẹ La Vang này sẽ được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, TGM Huế và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam thánh hiến ngày 18-10-2018 tại Kyriat Yearim, Jreusalem, Do thái, cùng với sự hiện diện của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, chừng 40 linh mục Việt Nam, bao gồm cả gần 20 phái đoàn hành hương từ khắp nơi đến thánh địa Do thái trong dịp này. Như chúng tôi biết hiện nay đã có 1 phái đoàn linh mục Việt Nam, 3 phái đoàn giáo dân từ Hoa kỳ, 1 phái đoàn từ Úc châu, và 17 phái đoàn từ Việt Nam tham dự thánh lễ cung hiến trọng đại nêu trên.
Sau đây là một số những bức ảnh về tượng Mẹ La Vang Do Thái.
LM Gioan Trần Công Nghị
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Lẻ Bóng
Nguyễn Đức Cung
08:14 28/07/2018
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hai mình nhiều chuyện lôi thôi
Một mình tuy có đơn côi nhưng nhàn.
(nđc)