Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh trường sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:19 28/07/2009
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN B
Ga 6, 24-35
Con người muôn thời vẫn bó tay trước cái chết. Do đó, khoa học, y học, khoa dinh dưỡng luôn cố gắng tìm những hướng mới, những tiến bộ hơn nhằm giúp con người kéo dài thêm cuộc sống, nhưng con người càng tìm, càng kiếm những phương pháp, những kỹ thuật, nhưng dược liệu có sức cải lão hoàn đồng,con người vẫn cảm thấy thật bất lực trước cái chết. Sự chết luôn là nỗi bế tắc của con người.Tuy nhiên, điều quan trọng hơn thể xác nhiều là tâm linh, nhưng con người hầu như cũng dửng dưng với cả đời sống mai sau. Chúa Giêsu đã giải đáp vấn nạn muôn người của con người.Ngài tuyên bố: “ Tôi là bánh trường sinh, ai đến với Tôi, không hề phải đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ “ ( Ga 6,35 ).
DÂN CHÚNG TÌM CHÚA VÌ ĐƯỢC NGÀI CHO ĂN UỐNG NO NÊ: Sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi hơn 5.000 người ăn, dân chúng cảm thấy ấm bụng và tin tưởng vào một con người mà họ luôn ước vọng sẽ làm cho đời sống họ được thăng tiến, được ấm no hạnh phúc.Chúa Giêsu nhận ra nỗ lực tìm kiếm của họ. Bởi vì họ đã được no nê khi theo Chúa. Người nghèo ở miền Galilê luôn có nỗi lo canh cánh về cái đói hằng ngày.Và đây cũng là nỗi lo của vài tỷ người trên toàn thế giới này.Chúa Giêsu muốn hướng con người lên tầm cao mới, chiều sâu mới, bởi vì lương thực vật chất thật mau qua.Chúa muốn đưa họ lên cao hơn, lương thực trường tồn sẽ ban cho họ sự sống vĩnh cửu, sự sống muôn đời. Người Galilê chỉ dừng lại nơi cái bánh vật chất mau qua mà thôi. Họ ngừng lại nơi phép lạ và ngừng lại nơi những chiếc bánh mau qua. Họ không ước mơ gì hơn là có bánh ăn cho no, cho hết cơn đói, cơn khát. Thế giới hôm nay nhiều người cũng chỉ dừng lại nơi cơm bánh, nơi những của phù vân, mau qua. Người nghèo thì lam lũ vất vả và dừng lại nơi vật chất, nơi hũ gạo, cơm bánh. Người giầu thì mải mê tìm hưởng thụ, tiện nghi vv…Nên, người giầu và nghèo cũng rơi vào tình trạng chung là đánh mất đi cái đói khát tinh thần, bằng lòng với cơm gạo, với tiện nghi.Thực ra thì mọi người đều có những khát vọng chính đáng, người nghèo khao khát tình thương, người giầu cần lẽ sống. Chúa khơi dậy trong con người nỗi khao khát cao hơn, thứ khao khát không phải là manna mau qua, mau hết, nhưng là thứ bánh ban sự sống đời đời.
XIN CHO CHÚNG TÔI BÁNH TRƯỜNG SINH VÀ THỨ NƯỚC KHÔNG HỀ KHÁT: Chúa nói với đám đông dân chúng hãy đi tìm bánh trường sinh, hãy tìm thứ nước uống vào không hề khát.Dân chúng bỡ ngỡ, chưng hửng. Hôm nay có lẽ nhân loại nhiều người cũng chưng hửng, ngạc nhiên như dân Galilê xưa? Tuy nhiên, dân chúng vẫn khao khát và xin Chúa: ” Xin cho chúng tôi thứ bánh đó luôn.Xin ông cho tôi thứ nước ấy” (Ga 4, 15 ).Con người muôn thời vẫn đói vẫn khát về tâm linh, về tinh thần.Con người dù có đầy đủ tất cả về tiện nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp đầy tất cả nếu họ không tới với Đức Kitô. Chúa Giêsu chính là tấm bánh trường sinh để con người được no thỏa đời đời. Ngài là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi đây đi đó. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng. Bánh trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn cứu độ đời đời cho con người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Thực tế, cái nghịch lý muôn đời vẫn là muốn được là phải cho đi, phải chịu mất đi mới chiếm lại được nó.Chúng ta chỉ no nê khi chúng ta biết quan tâm đến những người nghèo, đến những người đói, người khát đang ở xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ có thể hết khát khi chúng ta biết an ủi những người neo đơn, tàn tật và đau xót biết chia sẻ với những đau khổ của anh chị em đồng loại. Chính Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta những điều nhạy cảm đó.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích nuôi sống cả tâm hồn và thể xác chúng con.Amen.
Ga 6, 24-35
Con người muôn thời vẫn bó tay trước cái chết. Do đó, khoa học, y học, khoa dinh dưỡng luôn cố gắng tìm những hướng mới, những tiến bộ hơn nhằm giúp con người kéo dài thêm cuộc sống, nhưng con người càng tìm, càng kiếm những phương pháp, những kỹ thuật, nhưng dược liệu có sức cải lão hoàn đồng,con người vẫn cảm thấy thật bất lực trước cái chết. Sự chết luôn là nỗi bế tắc của con người.Tuy nhiên, điều quan trọng hơn thể xác nhiều là tâm linh, nhưng con người hầu như cũng dửng dưng với cả đời sống mai sau. Chúa Giêsu đã giải đáp vấn nạn muôn người của con người.Ngài tuyên bố: “ Tôi là bánh trường sinh, ai đến với Tôi, không hề phải đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ “ ( Ga 6,35 ).
DÂN CHÚNG TÌM CHÚA VÌ ĐƯỢC NGÀI CHO ĂN UỐNG NO NÊ: Sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi hơn 5.000 người ăn, dân chúng cảm thấy ấm bụng và tin tưởng vào một con người mà họ luôn ước vọng sẽ làm cho đời sống họ được thăng tiến, được ấm no hạnh phúc.Chúa Giêsu nhận ra nỗ lực tìm kiếm của họ. Bởi vì họ đã được no nê khi theo Chúa. Người nghèo ở miền Galilê luôn có nỗi lo canh cánh về cái đói hằng ngày.Và đây cũng là nỗi lo của vài tỷ người trên toàn thế giới này.Chúa Giêsu muốn hướng con người lên tầm cao mới, chiều sâu mới, bởi vì lương thực vật chất thật mau qua.Chúa muốn đưa họ lên cao hơn, lương thực trường tồn sẽ ban cho họ sự sống vĩnh cửu, sự sống muôn đời. Người Galilê chỉ dừng lại nơi cái bánh vật chất mau qua mà thôi. Họ ngừng lại nơi phép lạ và ngừng lại nơi những chiếc bánh mau qua. Họ không ước mơ gì hơn là có bánh ăn cho no, cho hết cơn đói, cơn khát. Thế giới hôm nay nhiều người cũng chỉ dừng lại nơi cơm bánh, nơi những của phù vân, mau qua. Người nghèo thì lam lũ vất vả và dừng lại nơi vật chất, nơi hũ gạo, cơm bánh. Người giầu thì mải mê tìm hưởng thụ, tiện nghi vv…Nên, người giầu và nghèo cũng rơi vào tình trạng chung là đánh mất đi cái đói khát tinh thần, bằng lòng với cơm gạo, với tiện nghi.Thực ra thì mọi người đều có những khát vọng chính đáng, người nghèo khao khát tình thương, người giầu cần lẽ sống. Chúa khơi dậy trong con người nỗi khao khát cao hơn, thứ khao khát không phải là manna mau qua, mau hết, nhưng là thứ bánh ban sự sống đời đời.
XIN CHO CHÚNG TÔI BÁNH TRƯỜNG SINH VÀ THỨ NƯỚC KHÔNG HỀ KHÁT: Chúa nói với đám đông dân chúng hãy đi tìm bánh trường sinh, hãy tìm thứ nước uống vào không hề khát.Dân chúng bỡ ngỡ, chưng hửng. Hôm nay có lẽ nhân loại nhiều người cũng chưng hửng, ngạc nhiên như dân Galilê xưa? Tuy nhiên, dân chúng vẫn khao khát và xin Chúa: ” Xin cho chúng tôi thứ bánh đó luôn.Xin ông cho tôi thứ nước ấy” (Ga 4, 15 ).Con người muôn thời vẫn đói vẫn khát về tâm linh, về tinh thần.Con người dù có đầy đủ tất cả về tiện nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp đầy tất cả nếu họ không tới với Đức Kitô. Chúa Giêsu chính là tấm bánh trường sinh để con người được no thỏa đời đời. Ngài là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi đây đi đó. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng. Bánh trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn cứu độ đời đời cho con người.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ: Thực tế, cái nghịch lý muôn đời vẫn là muốn được là phải cho đi, phải chịu mất đi mới chiếm lại được nó.Chúng ta chỉ no nê khi chúng ta biết quan tâm đến những người nghèo, đến những người đói, người khát đang ở xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ có thể hết khát khi chúng ta biết an ủi những người neo đơn, tàn tật và đau xót biết chia sẻ với những đau khổ của anh chị em đồng loại. Chính Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta những điều nhạy cảm đó.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích nuôi sống cả tâm hồn và thể xác chúng con.Amen.
Thánh nữ Mátta
Lm Giacôbê Tạ Chúc
05:31 28/07/2009
Trong cuộc đời công khai giảng dạy, Chúa Giêsu được nhiều người thương mến và giúp đỡ. Trong số đó không thiếu những người phụ nữ đi theo Chúa, cách đặc biệt một gia đình mà Chúa thường đến thăm và quan tâm tận tình: gia đình của chị em bà MÁTTA, các Tin mừng ghi nhận ít là ba lần Chúa đến nhà chị em Mátta( Ga 11, 1-45; 12, 1-11; Lc 10, 38-42).
Làng Bêtania
Nói đến Matta, chúng ta không thể nào không nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của Thánh nữ. Cha Giuse Nguyễn Hữu An trong quyển sách:”Hành hương đất Thánh”, đã viết:” Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi Cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô,Mátta và Maria(Ga 11,1). Là nơi Chúa cho lazarô sống lại(Ga 11). Bêtania bây giờ là El-Azariyeh,”Nhà của Lazarô”.Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là”nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”.Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ.Dân số hiện nay khỏang 5000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khỏang một giờ đồng hồ”.
Mátta người phục vụ tận tình
Câu chuyện Chúa Giêsu vào nhà Mátta nghỉ ngơi, khi cùng với các môn đệ đang trên đường rao giảng Tin mừng, cho chúng ta một nét đẹp trong chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình. Trong khi cô em là Maria đang ngồi lắng nghe lời chúa, thì Mátta tất bật với công việc một người nội trợ thật tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ, thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, năng động như Mátta. Nếu làm một cuộc so sánh hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria là người thiên về đời sống nội tâm, còn Mátta thì hướng đến sự chia sẻ và trao ban.Cả hai đều là những cách thế thể hiện một tình yêu đón nhận từ Thiên Chúa và tặng ban cho con người.
Mátta người của niềm tin
Khi ra chào đón Chúa Giêsu vào thăm trong hòan cảnh người em mới qua đời, Mátta bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng:”Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết:bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”(Ga11, 21). Lazarô đã chết, thế` nhưng Mátta vẫn tin rằng Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói cách khác Mátta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng Messia mà thiên Chúa tặng ban cho nhân lọai.
Phụng vụ ngày lễ
Thánh lịch phụng vụ, lễ của Thánh Nữ được mừng tám ngày sau lễ Thánh Nữ Maria Madalêna. Lễ này đã được phổ biến từ thời Trung Cổ do cuốn truyền thuyết ở Pronvence. Trong quyển sách cuộc đời Thánh Mátta vào thế kỷ 12 có kể rằng ba chị em Mátta, Maria và lazarô đã bị người Do Thái tống xuống một chiếc thuyền nhỏ, nhưng đã lên bờ được ở Marseille và tại đây bà Mátta được người ta kính trọng.
Mừng Thánh Nữ Mátta, xin Ngài cầu cùng Chúa cho mọi người biết mến yêu và phụng sự chúa trong anh em đồng lọai của mình. Cách riêng cho những Nữ tu, những chị em nhận Thánh Nữ làm Quan Thầy của mình.
Làng Bêtania
Nói đến Matta, chúng ta không thể nào không nhắc đến một địa danh lịch sử, gắn liền với tên tuổi của Thánh nữ. Cha Giuse Nguyễn Hữu An trong quyển sách:”Hành hương đất Thánh”, đã viết:” Bêtania một làng nằm ở phía đông nam núi Cây dầu, thuộc vùng phụ cận Giêrusalem, trên đường nối liền với Giêricô. Nơi ở của Lazarô,Mátta và Maria(Ga 11,1). Là nơi Chúa cho lazarô sống lại(Ga 11). Bêtania bây giờ là El-Azariyeh,”Nhà của Lazarô”.Nhìn từ xa, làng Bêtania được mô tả như là”nơi tốt đẹp đáng ghi nhớ, nơi ẩn náu của sự bình yên, của nguồn yêu thương”.Bây giờ cũng chỉ là một làng nhỏ.Dân số hiện nay khỏang 5000 người. Bêtania ngày nay là vùng đất tự do, chẳng thuộc quản lý của Israel hay của Palestine. Từ Giêrusalem về Bêtania xe hơi chạy khỏang một giờ đồng hồ”.
Mátta người phục vụ tận tình
Câu chuyện Chúa Giêsu vào nhà Mátta nghỉ ngơi, khi cùng với các môn đệ đang trên đường rao giảng Tin mừng, cho chúng ta một nét đẹp trong chân dung của người Tông đồ phục vụ anh chị em mình. Trong khi cô em là Maria đang ngồi lắng nghe lời chúa, thì Mátta tất bật với công việc một người nội trợ thật tuyệt vời. Chúa Giêsu không có ý xem nhẹ, thái độ đón tiếp của bà. Bởi Chúa cũng cần lắm những cộng sự viên năng nổ, năng động như Mátta. Nếu làm một cuộc so sánh hai chị em thì chúng ta phải khẳng định rằng: Maria là người thiên về đời sống nội tâm, còn Mátta thì hướng đến sự chia sẻ và trao ban.Cả hai đều là những cách thế thể hiện một tình yêu đón nhận từ Thiên Chúa và tặng ban cho con người.
Mátta người của niềm tin
Khi ra chào đón Chúa Giêsu vào thăm trong hòan cảnh người em mới qua đời, Mátta bộc bạch cùng Chúa Giêsu rằng:”Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết:bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”(Ga11, 21). Lazarô đã chết, thế` nhưng Mátta vẫn tin rằng Chúa Giêsu là sự sống vĩnh cửu của con người. Nói cách khác Mátta tin nhận Thầy Giêsu là Đấng Thiên sai, Đấng Messia mà thiên Chúa tặng ban cho nhân lọai.
Phụng vụ ngày lễ
Thánh lịch phụng vụ, lễ của Thánh Nữ được mừng tám ngày sau lễ Thánh Nữ Maria Madalêna. Lễ này đã được phổ biến từ thời Trung Cổ do cuốn truyền thuyết ở Pronvence. Trong quyển sách cuộc đời Thánh Mátta vào thế kỷ 12 có kể rằng ba chị em Mátta, Maria và lazarô đã bị người Do Thái tống xuống một chiếc thuyền nhỏ, nhưng đã lên bờ được ở Marseille và tại đây bà Mátta được người ta kính trọng.
Mừng Thánh Nữ Mátta, xin Ngài cầu cùng Chúa cho mọi người biết mến yêu và phụng sự chúa trong anh em đồng lọai của mình. Cách riêng cho những Nữ tu, những chị em nhận Thánh Nữ làm Quan Thầy của mình.
Bệnh hoạn và Quyền lực xấc xược
Tú Nạc, NMS
14:12 28/07/2009
BỆNH HOẠN VÀ QUYỀN LỰC – XẤC XƯỢC
(Sickness and Power – Hubris-- Dịch: Jos, Tú Nạc, NMS)
Chúng ta nhìn vào sự kiêu căng, ngạo mạn của những nhà lãnh đạo. Sự kiêu căng tột bậc có thể là một hình thức của sự rối loạn tâm thần chăng? Trong Kinh Thánh có một câu chuyện kể về nhà lãnh đạo đầy quyền lực ở Judah cổ đại.
Uzziah cai trị vùng đất Judah – phần của Israel và West Bank thời nay. Ông lên làm vua khi còn trẻ tuổi. Ông đã dẫn dắt dân chúng năm mươi hai năm! Uzziah là vị vua với những thành công rực rỡ. Ông theo lề luật của Thiên Chúa và hết mình tôn vinh Thiên Chúa trong tất cả những điều ông thực hiện. Thiên Chúa đã ban ơn cho Uzziah! Ông sở hữu nhiều cừu và bò. Và còn là chủ những cánh đồng tuyệt vời với những vụ mùa bội thu. Uzziah đã trở nên đầy quyền uy. Ông đã đánh đuổi những kẻ thù tấn công vương quốc của mình. Ông xây dựng nhiều pháo đài phòng thủ kiên cố. Tất cả đã bảo vệ thành phố thủ đô Jerusalem. Uzziah ngày càng trở nên hùng mạnh. Chẳng bao lâu, ông đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Nhưng Uzziah đã trở nên quá kiêu căng về sức mạnh của mình. Ông đã quên rằng điều đó là do Thiên Chúa, người mà đã giúp đỡ ông để trở thành vị vua có ảnh hưởng. Uzziah tin rằng mình đã có quyền làm bất cứ điều gì – ông ta là vua! Một hôm, Uzziah đi đến đền thờ Thiên Chúa. Nơi mà có những thầy cả làm việc trong đền thờ. Vào thời bấy giờ, luật lệ của Thiên Chúa chỉ cho phép những thầy cả mới được phép thực hiện những hoạt động trong đền thờ. Một trong những hoạt động đó là đốt trầm hương – một chất có mùi thơm ngọt ngào. Khói vương tỏa trong không gian khi những thầy cả dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Vậy mà, Uzziah đã lấy hương và bắt đầu đốt. Vài thầy cả can đảm đã cố ngăn cản ông ta. Họ nói, “Ôi đức vua, việc này không phải phép! Ngài không được phép đốt hương trước Chúa Trời. Duy chỉ có những thầy cả mới được phép làm công việc này. Ngài đã không tuân phục Thiên Chúa!” Uzziah trở nên cô cùng cáu giận trước những lời lẽ này. Đội nhiên, một căn bệnh ngoài da khủng khiếp đã xuất hiện trên mặt Uzziah. Những thầy cả nhìn vua thật ghê sợ. Họ tin rằng căn bệnh này là do Thiên Chúa. Uzziah vô cùng khiếp sợ. Ông hiểu rằng ông đã phạm một tội tày đình. Sự kiêu căng, ngạo mạn của ông đã dẫn ông đến một hành động phá vỡ lề luật của Thiên Chúa. Ông vội vã bước ra khỏi đền thờ.
Uzziah đã chịu đau đớn với chứng bệnh ngoài da suốt cuộc đời ông. Ông không còn sống trong cung vua hoặc đi đến đền thờ. Con trai ông lên ngôi thay vị trí của ông. Sự kiêu căng đã đẩy ông lâm cảnh suy tàn.
Uzziah đã cho phép địa vị và quyền lực của mình ảnh hưởng đến hành động trong một cách thức vô từ tốn của ông. Một bác sỹ y khoa đã liên hệ hành động này trong thành phần lãnh đạo dẫn đến sự rối loạn tâm thần có thể, được gọi là xấc xược.
Bác sỹ David Owen đồng thời cũng là một thành viên trong chính phủ Anh Quốc. Ông đã viết một cuốn sách tựa đề “Trong Bệnh Hoạn và Trong Quyền Lực” (In Sickness and In Power.) Trong đó, ông đã khảo sát những hậu quả của sức khỏe tồi tệ đối với những người lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, ông cũng đã đề cập đến Hội chứng Xấc xược. Đây là trạng thái tâm thần mà có thể tác động đến những người lãnh đạo trong chính quyền. Một người lãnh đạo chỉ huy xấc xược là sự tự hào tột bậc về những thành tựu của mình. Ông ta tin rằng thành công của mình là kết quả từ năng lực tài ba bản thân. Và điều đó không thể lay chuyển sự tự tin của mình. Lối tự hào này có thể đưa ông ta đến một sai lầm tai hại một cách dễ dàng – y hệt Uzziah!
Những bác sỹ chưa cân nhắc Hội chứng Xấc xược có phải là sự rối loạn tâm thần thực sự. Tuy nhiên, kinh nghiệm cá nhân của bác sỹ Owen trong chính trường đã tạo cho ông tin rằng điều đó có thể. Ông đã làm việc với nhiều nhà lãnh đạo quốc tế. Ông đã theo dõi cách cư xử của họ tiềm ẩn. Và ông để ý quyền lực có thể thay đổi tính cách con người như thế nào làm cho họ thay đổi một cách kỳ cục. chẳng hạn từ chối lắng nghe những cố vấn – hoặc bắt đầu những cuộc chiến mà không thể giành thắng lợi. Bác sỹ Owen đã quan sát đủ chứng cứ xấc xược để cho ông tin rằng đó là sự rối loạn.
Bác sỹ Owen tin rằng có ba điều có thể đưa tầng lớp lãnh đạo tới sự trâng tráo, xấc xược. Trước tiên, là sự thành công to lớn trong việc giành và giữ quyền lực. Thứ hai, môi trường chính trị nơi mà người lãnh đạo này tự tung, tự tác đưa ra những quyết định. Và cuối cùng, thời gian nắm quyền lực quá lâu cho những người lãnh đạo.
Bác sỹ Owen đưa ra những điển hình của những người lãnh đạo ngạo ngược. Một trong số họ là Adolf Hitler. Hitler có thể là một trong những người lãnh đạo khét tiếng của một trăm năm qua. Hitler cai trị Đức Quốc trong thời thời gian Đệ Nhị Thế Chiến. Trên hết, ông muốn nước Đức trở thành bá chủ hoàn cầu. Để thực hiện điều này, ông đã xâm lược nhiều quốc gia Âu Châu. Ông đã phải chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng triệu người. Nhugn7 nhiều kẻ ủng hộ Hitler cùng những mục đích của ông ta. Ông như là chúa tể của chúng. Và Hitler đã tin tưởng mạnh mẽ vào mình. Ông đã tưởng mình có thề đánh gục bất cứ ai cản trở con đường của ông. Hẳn nhiên, lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng ông đã không đạt được mục đích của mình, Những lực lượng Liên Minh (Allied) đã tấn công quân đội của Hitler và đánh bại họ. Nước Đức đã thảm bại. Hitler đã mất tất cả. Và vì thế ông đã dùng súng để tự sát. Bác sỹ Owen tin rằng sự xấc xược, trâng tráo đã đem đến sự suy tàn của bản thân và điêu đứng cho đất nước mình.
Vậy, làm thế nào tầng lớp lãnh đạo có thể tạo sự chắc chắn để họ không trở thành nạn nhân của sự xấc xược, ngạo mạn? Bác sỹ Owen đề nghị vài ý:
“Đó là người lãnh đạo có thể tránh tối đa hội chứng ngang ngược. Những người mà thận trọng để tránh sự tự hào khi nắm giữ quyền lực. Họ cố gắng sống một cách bình thường trong cuộc sống đến chừng mực có thể. Họ biết lắng nghe những người gần gũi họ… Họ không lạm dụng thế lực của họ. Những người lãnh đạo ấy mong mỏi người khác góp ý, khuyên bảo – cho dù tiến trình đó có thể không thay đổi ý kiến của họ. Trên hết, vì một nền dân chủ, họ nên tôn trọng hệ thống chính quyền, và đừng mải mê thực hiện một đường lối đi ngược với lương tâm đạo đức thuộc tính người.”
(Sickness and Power – Hubris-- Dịch: Jos, Tú Nạc, NMS)
Chúng ta nhìn vào sự kiêu căng, ngạo mạn của những nhà lãnh đạo. Sự kiêu căng tột bậc có thể là một hình thức của sự rối loạn tâm thần chăng? Trong Kinh Thánh có một câu chuyện kể về nhà lãnh đạo đầy quyền lực ở Judah cổ đại.
Uzziah cai trị vùng đất Judah – phần của Israel và West Bank thời nay. Ông lên làm vua khi còn trẻ tuổi. Ông đã dẫn dắt dân chúng năm mươi hai năm! Uzziah là vị vua với những thành công rực rỡ. Ông theo lề luật của Thiên Chúa và hết mình tôn vinh Thiên Chúa trong tất cả những điều ông thực hiện. Thiên Chúa đã ban ơn cho Uzziah! Ông sở hữu nhiều cừu và bò. Và còn là chủ những cánh đồng tuyệt vời với những vụ mùa bội thu. Uzziah đã trở nên đầy quyền uy. Ông đã đánh đuổi những kẻ thù tấn công vương quốc của mình. Ông xây dựng nhiều pháo đài phòng thủ kiên cố. Tất cả đã bảo vệ thành phố thủ đô Jerusalem. Uzziah ngày càng trở nên hùng mạnh. Chẳng bao lâu, ông đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Nhưng Uzziah đã trở nên quá kiêu căng về sức mạnh của mình. Ông đã quên rằng điều đó là do Thiên Chúa, người mà đã giúp đỡ ông để trở thành vị vua có ảnh hưởng. Uzziah tin rằng mình đã có quyền làm bất cứ điều gì – ông ta là vua! Một hôm, Uzziah đi đến đền thờ Thiên Chúa. Nơi mà có những thầy cả làm việc trong đền thờ. Vào thời bấy giờ, luật lệ của Thiên Chúa chỉ cho phép những thầy cả mới được phép thực hiện những hoạt động trong đền thờ. Một trong những hoạt động đó là đốt trầm hương – một chất có mùi thơm ngọt ngào. Khói vương tỏa trong không gian khi những thầy cả dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa. Vậy mà, Uzziah đã lấy hương và bắt đầu đốt. Vài thầy cả can đảm đã cố ngăn cản ông ta. Họ nói, “Ôi đức vua, việc này không phải phép! Ngài không được phép đốt hương trước Chúa Trời. Duy chỉ có những thầy cả mới được phép làm công việc này. Ngài đã không tuân phục Thiên Chúa!” Uzziah trở nên cô cùng cáu giận trước những lời lẽ này. Đội nhiên, một căn bệnh ngoài da khủng khiếp đã xuất hiện trên mặt Uzziah. Những thầy cả nhìn vua thật ghê sợ. Họ tin rằng căn bệnh này là do Thiên Chúa. Uzziah vô cùng khiếp sợ. Ông hiểu rằng ông đã phạm một tội tày đình. Sự kiêu căng, ngạo mạn của ông đã dẫn ông đến một hành động phá vỡ lề luật của Thiên Chúa. Ông vội vã bước ra khỏi đền thờ.
Uzziah đã chịu đau đớn với chứng bệnh ngoài da suốt cuộc đời ông. Ông không còn sống trong cung vua hoặc đi đến đền thờ. Con trai ông lên ngôi thay vị trí của ông. Sự kiêu căng đã đẩy ông lâm cảnh suy tàn.
Uzziah đã cho phép địa vị và quyền lực của mình ảnh hưởng đến hành động trong một cách thức vô từ tốn của ông. Một bác sỹ y khoa đã liên hệ hành động này trong thành phần lãnh đạo dẫn đến sự rối loạn tâm thần có thể, được gọi là xấc xược.
Bác sỹ David Owen đồng thời cũng là một thành viên trong chính phủ Anh Quốc. Ông đã viết một cuốn sách tựa đề “Trong Bệnh Hoạn và Trong Quyền Lực” (In Sickness and In Power.) Trong đó, ông đã khảo sát những hậu quả của sức khỏe tồi tệ đối với những người lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, ông cũng đã đề cập đến Hội chứng Xấc xược. Đây là trạng thái tâm thần mà có thể tác động đến những người lãnh đạo trong chính quyền. Một người lãnh đạo chỉ huy xấc xược là sự tự hào tột bậc về những thành tựu của mình. Ông ta tin rằng thành công của mình là kết quả từ năng lực tài ba bản thân. Và điều đó không thể lay chuyển sự tự tin của mình. Lối tự hào này có thể đưa ông ta đến một sai lầm tai hại một cách dễ dàng – y hệt Uzziah!
Những bác sỹ chưa cân nhắc Hội chứng Xấc xược có phải là sự rối loạn tâm thần thực sự. Tuy nhiên, kinh nghiệm cá nhân của bác sỹ Owen trong chính trường đã tạo cho ông tin rằng điều đó có thể. Ông đã làm việc với nhiều nhà lãnh đạo quốc tế. Ông đã theo dõi cách cư xử của họ tiềm ẩn. Và ông để ý quyền lực có thể thay đổi tính cách con người như thế nào làm cho họ thay đổi một cách kỳ cục. chẳng hạn từ chối lắng nghe những cố vấn – hoặc bắt đầu những cuộc chiến mà không thể giành thắng lợi. Bác sỹ Owen đã quan sát đủ chứng cứ xấc xược để cho ông tin rằng đó là sự rối loạn.
Bác sỹ Owen tin rằng có ba điều có thể đưa tầng lớp lãnh đạo tới sự trâng tráo, xấc xược. Trước tiên, là sự thành công to lớn trong việc giành và giữ quyền lực. Thứ hai, môi trường chính trị nơi mà người lãnh đạo này tự tung, tự tác đưa ra những quyết định. Và cuối cùng, thời gian nắm quyền lực quá lâu cho những người lãnh đạo.
Bác sỹ Owen đưa ra những điển hình của những người lãnh đạo ngạo ngược. Một trong số họ là Adolf Hitler. Hitler có thể là một trong những người lãnh đạo khét tiếng của một trăm năm qua. Hitler cai trị Đức Quốc trong thời thời gian Đệ Nhị Thế Chiến. Trên hết, ông muốn nước Đức trở thành bá chủ hoàn cầu. Để thực hiện điều này, ông đã xâm lược nhiều quốc gia Âu Châu. Ông đã phải chịu trách nhiệm trước cái chết của hàng triệu người. Nhugn7 nhiều kẻ ủng hộ Hitler cùng những mục đích của ông ta. Ông như là chúa tể của chúng. Và Hitler đã tin tưởng mạnh mẽ vào mình. Ông đã tưởng mình có thề đánh gục bất cứ ai cản trở con đường của ông. Hẳn nhiên, lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng ông đã không đạt được mục đích của mình, Những lực lượng Liên Minh (Allied) đã tấn công quân đội của Hitler và đánh bại họ. Nước Đức đã thảm bại. Hitler đã mất tất cả. Và vì thế ông đã dùng súng để tự sát. Bác sỹ Owen tin rằng sự xấc xược, trâng tráo đã đem đến sự suy tàn của bản thân và điêu đứng cho đất nước mình.
Vậy, làm thế nào tầng lớp lãnh đạo có thể tạo sự chắc chắn để họ không trở thành nạn nhân của sự xấc xược, ngạo mạn? Bác sỹ Owen đề nghị vài ý:
“Đó là người lãnh đạo có thể tránh tối đa hội chứng ngang ngược. Những người mà thận trọng để tránh sự tự hào khi nắm giữ quyền lực. Họ cố gắng sống một cách bình thường trong cuộc sống đến chừng mực có thể. Họ biết lắng nghe những người gần gũi họ… Họ không lạm dụng thế lực của họ. Những người lãnh đạo ấy mong mỏi người khác góp ý, khuyên bảo – cho dù tiến trình đó có thể không thay đổi ý kiến của họ. Trên hết, vì một nền dân chủ, họ nên tôn trọng hệ thống chính quyền, và đừng mải mê thực hiện một đường lối đi ngược với lương tâm đạo đức thuộc tính người.”
Đối xử công bằng với linh hồn ta
LM Inhaxiô Trần Ngà
14:31 28/07/2009
Chúa Nhật 18 thường niên năm B (Ga 6, 24-35)
Sau khi được Chúa Giê-su ban cho một bữa ăn no nê thỏa thích qua phép lạ hóa bánh ra nhiều, đám đông người Do-thái đổ xô tìm đến với Chúa mong được Người cho ăn tiếp. Chúa Giê-su không bằng lòng với toan tính đó nên Người nói thẳng với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.”
Biết rõ bận tâm của đám đông là chỉ lo cho có lương thực nuôi xác, còn lương thực nuôi dưỡng tâm hồn và đời sống thiêng liêng thì chẳng màng tới, Chúa Giê-su răn bảo họ: “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh.” (Ga 6, 27)
Khi nói như thế, Chúa Giê-su kêu gọi mỗi người hãy cố công chăm lo cho linh hồn mình được phúc đời đời chứ đừng chỉ dồn tất cả công sức chăm lo cho thân xác mau hư nát nầy.
Một nhà kia có hai người con. Người con út được cha mẹ đem hết lòng yêu thương chăm sóc: cho ăn, cho mặc, cho học hành, cho thuốc men, cho tiêu xài thoải mái, cho tất cả những gì nó muốn và không từ chối nó bất cứ điều gì.
Trong khi đó, đứa con cả không được cha mẹ đoái hoài: không được nuôi ăn, chẳng được cấp dưỡng chút gì, bị cha mẹ bỏ mặc như thể nó không hề có mặt trên đời, mặc dù nó không làm điều gì sai trái.
Cha mẹ phân biệt đối xử như thế là quá bất công, đáng bị lên án. Nếu chúng ta ở vào địa vị người cha người mẹ trên đây, chắc chắn không bao giờ chúng ta đối xử bất công như thế.
Thế nhưng, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có “hai người con” trong đời mình, đó là linh hồn và thân xác. Thân xác nầy nay còn mai mất thì được nhiều người chăm sóc chiều chuộng tối đa, còn linh hồn trường sinh bất tử thì chẳng được đoái hoài.
Châm ngôn của một số đông là: Tất cả dành cho thân xác, tất cả cho cuộc sống đời nầy. Người ta không từ chối thân xác bất cứ điều gì. Dù thân xác có đòi hỏi những điều hèn hạ, vô luân, người ta cũng chiều theo nó.
24 giờ của mỗi ngày đều dành trọn cho thân xác. 168 giờ của mỗi tuần, 720 giờ của một tháng đều dành trọn để lo cho thân xác và cứ như thế hết tháng nầy qua tháng khác, hết năm nầy qua năm kia.
Trong khi linh hồn thì bị bỏ rơi, không được đoái hoài!
Đó là một bất công không thể chấp nhận được và mang lại hậu quả đau thương cho cuộc sống mai sau, vì không sớm thì muộn, cái chết cũng sẽ đến để cướp hết những gì người ta đang có và hủy hoại thân xác ra không. Cuối cùng thân xác con người chỉ là một nhúm bụi đất còn linh hồn thì phải trầm luân muôn đời muôn kiếp.
Thật là điên rồ khi người ta dành hết tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng, nghị lực của mình cho thân xác để rốt cuộc nó chỉ còn là bụi đất!
Qua sứ điệp Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy đối xử công bằng với linh hồn mình.
Thân xác nầy nay còn mai mất thì chỉ cần chăm lo vừa đủ, còn linh hồn sống đời đời vĩnh cửu thì phải được chăm lo nhiều lần hơn.
Khi nuôi xác bằng cơm bánh được thu hoạch từ lòng đất thì cũng phải nuôi hồn bằng “Bánh từ trời xuống.”
Chính Chúa Giê-su là Bánh bởi trời được Chúa Cha ban cho nhân loại để mang lại sự sống cho thế gian. (Ga 6, 32-35)
“Ăn” Chúa Giê-su (theo nội dung đoạn Tin Mừng hôm nay, Gioan 6, 24-35) không có nghĩa là nhai, là nuốt Chúa Giê-su nhưng là đến với Chúa Giê-su và tin vào Người: “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”
Nói khác đi, “ăn” Chúa Giê-su là đến với Chúa Giê-su, học với Chúa Giê-su, sống như Chúa Giê-su để đào tạo mình nên người có phẩm chất cao đẹp như Chúa, để rồi mỗi người chúng ta trở nên hình ảnh sống động của Chúa Giê-su và được chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người.
Sau khi được Chúa Giê-su ban cho một bữa ăn no nê thỏa thích qua phép lạ hóa bánh ra nhiều, đám đông người Do-thái đổ xô tìm đến với Chúa mong được Người cho ăn tiếp. Chúa Giê-su không bằng lòng với toan tính đó nên Người nói thẳng với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.”
Biết rõ bận tâm của đám đông là chỉ lo cho có lương thực nuôi xác, còn lương thực nuôi dưỡng tâm hồn và đời sống thiêng liêng thì chẳng màng tới, Chúa Giê-su răn bảo họ: “hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh.” (Ga 6, 27)
Khi nói như thế, Chúa Giê-su kêu gọi mỗi người hãy cố công chăm lo cho linh hồn mình được phúc đời đời chứ đừng chỉ dồn tất cả công sức chăm lo cho thân xác mau hư nát nầy.
Một nhà kia có hai người con. Người con út được cha mẹ đem hết lòng yêu thương chăm sóc: cho ăn, cho mặc, cho học hành, cho thuốc men, cho tiêu xài thoải mái, cho tất cả những gì nó muốn và không từ chối nó bất cứ điều gì.
Trong khi đó, đứa con cả không được cha mẹ đoái hoài: không được nuôi ăn, chẳng được cấp dưỡng chút gì, bị cha mẹ bỏ mặc như thể nó không hề có mặt trên đời, mặc dù nó không làm điều gì sai trái.
Cha mẹ phân biệt đối xử như thế là quá bất công, đáng bị lên án. Nếu chúng ta ở vào địa vị người cha người mẹ trên đây, chắc chắn không bao giờ chúng ta đối xử bất công như thế.
Thế nhưng, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có “hai người con” trong đời mình, đó là linh hồn và thân xác. Thân xác nầy nay còn mai mất thì được nhiều người chăm sóc chiều chuộng tối đa, còn linh hồn trường sinh bất tử thì chẳng được đoái hoài.
Châm ngôn của một số đông là: Tất cả dành cho thân xác, tất cả cho cuộc sống đời nầy. Người ta không từ chối thân xác bất cứ điều gì. Dù thân xác có đòi hỏi những điều hèn hạ, vô luân, người ta cũng chiều theo nó.
24 giờ của mỗi ngày đều dành trọn cho thân xác. 168 giờ của mỗi tuần, 720 giờ của một tháng đều dành trọn để lo cho thân xác và cứ như thế hết tháng nầy qua tháng khác, hết năm nầy qua năm kia.
Trong khi linh hồn thì bị bỏ rơi, không được đoái hoài!
Đó là một bất công không thể chấp nhận được và mang lại hậu quả đau thương cho cuộc sống mai sau, vì không sớm thì muộn, cái chết cũng sẽ đến để cướp hết những gì người ta đang có và hủy hoại thân xác ra không. Cuối cùng thân xác con người chỉ là một nhúm bụi đất còn linh hồn thì phải trầm luân muôn đời muôn kiếp.
Thật là điên rồ khi người ta dành hết tất cả thời gian, công sức, trí tuệ, tài năng, nghị lực của mình cho thân xác để rốt cuộc nó chỉ còn là bụi đất!
Qua sứ điệp Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su kêu gọi mọi người hãy đối xử công bằng với linh hồn mình.
Thân xác nầy nay còn mai mất thì chỉ cần chăm lo vừa đủ, còn linh hồn sống đời đời vĩnh cửu thì phải được chăm lo nhiều lần hơn.
Khi nuôi xác bằng cơm bánh được thu hoạch từ lòng đất thì cũng phải nuôi hồn bằng “Bánh từ trời xuống.”
Chính Chúa Giê-su là Bánh bởi trời được Chúa Cha ban cho nhân loại để mang lại sự sống cho thế gian. (Ga 6, 32-35)
“Ăn” Chúa Giê-su (theo nội dung đoạn Tin Mừng hôm nay, Gioan 6, 24-35) không có nghĩa là nhai, là nuốt Chúa Giê-su nhưng là đến với Chúa Giê-su và tin vào Người: “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”
Nói khác đi, “ăn” Chúa Giê-su là đến với Chúa Giê-su, học với Chúa Giê-su, sống như Chúa Giê-su để đào tạo mình nên người có phẩm chất cao đẹp như Chúa, để rồi mỗi người chúng ta trở nên hình ảnh sống động của Chúa Giê-su và được chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người.
Lương thực Chúa ban cho con người
Lm Giuse Đinh lập Liễm
17:00 28/07/2009
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN B
A. DẪN NHẬP
Thiên Chúa hằng quan tâm săn sóc con người. Phép lạ hoá bánh ra nhiều của tuần trước đã chứng minh điều đó. Còn hơn thế nữa, trong bài 1 hôm nay, sách Xuất hành còn nhắc lại việc Thiên Chúa ban manna từ trời rơi xuống nuôi dân Do thái suốt quãng đường đi về Đất hứa. Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cho dân Do thái biết manna mà Thiên Chúa ban cho cha ông họ trong sa mạc chưa phải là bánh thật mà chỉ là biểu tượng cho thứ bánh mà Thiên Chúa sẽ ban cho loài người. Bánh thật ấy là bánh hằng sống. Đức Giêsu đã khẳng định rằng bánh ấy chính là Ngài, khi Ngài nói với họ:”Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói. Ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”(Ga 6,35).
Con người có nhiều khát vọng cần được thỏa mãn, mà khát vọng đầu tiên là thỏa mãn cơn đói khát của thể xác. Ngoài ra, còn những khát vọng khác của tinh thần như nhu cầu được hiểu biết, được bảo vệ, được quan tâm, được thông cảm... Nhưng nhu cầu căn bản và sâu xa nhất là tình yêu. Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,16). Thiên Chúa là nguồn tình yêu, mọi tình yêu phải phát xuất từ Ngài, chỉ có Ngài mới thỏa mãn được nhu cầu ấy. Ai được yêu là được sống trong hạnh phúc, mà hạnh phúc thật và trường cửu chỉ có ở trong Thiên Chúa.
Ai muốn được trường sinh và hưởng hạnh phúc thật thì phải dùng lương thực trường sinh, mà lương thực trường sinh chính là Đức Giêsu như Ngài nói:”Ta là bánh ban sự sống”(Ga 6,35). Ta hãy tìm lương thực trương sinh ấy trong Lời Chúa và Thánh Thể. Đấy là lương thực thần linh nuôi sống con người trong cuộc hành trình đi về quê trời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
Bài đọc 1: Xh 16,2-4.12-15: Đây là trình thuật được viết sau cuộc lưu đầy nói lên những thử thách mà dân Chúa phải chịu đựng trong sa mạc. Dưới sự hướng dẫn của Maisen và Aaron, dân Do thái đã từ giã Ai cập về Đất hứa. Họ phải vượt qua sa mạc khô cằn của núi Sinai. Sa mạc cũng là nơi thử thách, mà một trong những thử thách lớn nhất đối với họ là đói, không có thức ăn.
Họ đã kêu trách ông Maisen vì đã đem họ vào sa mạc này để bị chết đói. Họ muốn trở lại Ai cập. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp, Ngài cho manna từ trời rơi xuống để làm bánh và cho chim cút sà xuống để làm thức ăn trong suốt 40 năm trời trong sa mạc. Khi dân được hưởng hoa mầu nơi Đất hứa thì manna chấm dứt.
Qua phép lạ manna này, người Do thái đã biết nhìn nhận trong những hiện tượng tự nhiên sự biểu lộ lòng ân cần săn sóc của Thiên Chúa đối với họ và lương thực họ dùng hằng ngày là do Chúa ban.
Bài đọc 2: Ep 4,17-24: Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Êphêsô hãy từ bỏ “con người cũ” mà mặc lấy “con người mới”. Giáo huấn của Ngài dựa trên phép Thánh Tẩy, vì khi chịu phép rửa tội là chúng ta đã chết cho tội lỗi, giết bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới theo tinh thần Đức Kitô.
Ngài khuyên các tín hữu một khi đã theo Đức Kitô thì phải từ bỏ nếp sống cũ và tinh thần cũ như hồi còn là dân ngoại. Thay vào đó, hãy mặc lấy con người mới theo tinh thần mới và cách sống như Đức Kitô: ”Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thực sự sống công chính và thánh thiện”(Ep 4,24).
Bài Tin mừng: Ga 6,24-33: Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng rất hồ hởi và hy vọng. Hôm sau, họ đến với Đức Giêsu rất đông, hy vọng kiếm được của ăn ít ra cũng dồi dào như manna, xưa đã nuôi sống cha ông họ trong sa mạc suốt thời gian đi về Đất hứa.
Nhưng Đức Giêsu muốn hướng họ lên cao hơn một bước, Ngài mời họ trước hết hãy tìm kiếm lương thực không hư nát, là thứ tồn tại cho đến cuộc sống vĩnh hằng: ”Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh”(Ga 6,26)
.
Họ tưởng lương thực mà Đức Giêsu nói đây là manna ngày xưa cha ông họ đã ăn trong sa mạc. Nhưng Đức Giêsu bác bỏ quan niệm của họ và nói rõ ràng hơn:”Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta không hề phải đói. Ai tin vào Ta chẳng khát bao giờ”(Ga 6,35).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy tìm lương thực trường sinh
I. ĐI TÌM LƯƠNG THỰC CHO CUỘC SỐNG.
1. Điều Đức Giêsu muốn dạy ta.
Sau phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giêsu và các Tông đồ bỏ đảo Zénézareth trở về Capharnaum, nhưng Đức Giêsu không đi cùng thuyền với các Tông đồ vì Ngài còn lên núi cầu nguyện một mình (Ga 6,15). Dân chúng thấy rõ Đức Giêsu không đi trên thuyền đó, nên họ đổ xô đi tìm Ngài. Khi về tới Capharnaum gặp Chúa, họ hết sức ngạc nhiên vì gặp Ngài ở đó rồi:”Lạy Thầy, Thầy đến đây bao giờ” ? Một câu hỏi đơn sơ, tỏ lòng tha thiết với Chúa và muốn biết Ngài đến đây bằng cách nào.
Đức Giêsu không trả lời câu hỏi ấy, mà nhân cơ hội này Ngài giảng cho họ một bài về Bánh hằng sống. Bài này cốt nâng cao tư tưởng thính giả lên bên trên những lo lắng vật chất. Đức Giêsu biết rõ, dân chúng chỉ đến với Ngài sau khi được ăn bánh no nê. Và phép lạ làm cho bánh hoá nhiều làm cho người ta nghĩ rằng: đã đến thời lập lại nước Israel, đời sống sẽ phú túc. Bài này có ý cải chính ý tưởng đó.
Điều Đức Giêsu muốn là đưa họ đi xa, đưa họ lên cao hơn những điều họ thấy trước mắt: Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Ngài sai đến, tức tin vào Ngài là Đấng vừa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn. Nhưng như thế vẫn chưa hết, vì Đức Giêsu còn muốn làm cho người Do thái nhận ra rằng Ngài không chỉ có thể làm cho bánh hoá nhiều để duy trì sự sống vật chất của con người, mà Ngài còn có thể ban chính sự sống cho con người, không chỉ là sự sống thể xác mà cơm bánh lương thực tạo nên, mà còn sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu mà chỉ một mình Thiên Chúa mới ban được cho con người: ”Chính Ta là Bánh trường sinh, ai đến với Ta, không hề phải đói. Ai tin vào Ta, chẳng hề khát bao giờ”(Ga 6,35).
Đức Giêsu là bánh trường sinh. Bánh trường sinh ban sự sống trường sinh. Những ai ăn bánh trường sinh thì không còn phải đói khát bao giờ nữa vì được no thỏa tâm hồn. Nhưng sự sống trường sinh là gỉ ? – Sự sống trường sinh là nhận biết Đức Giêsu là Đấng đến từ Thiên Chúa, là sự sống của Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống của Thiên Chúa cho những ai muốn đón nhận. Sự sống trường sinh là sự sống của” con người mới” tức con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được dạy dỗ theo tinh thần của Đức Kitô. Cụ thể đó là con người thực sự sống công chính và thánh thiện (bài đọc 2).
2. Sự đói khát triền miên của con người.
Đức Giêsu nói với họ:”Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”(Ga 6,26). Đức Giêsu nói chuyện với những người nông dân vùng Galilê đang vất vả để kiếm sống. Họ biết đói khổ là thế nào khi họ miệt mài làm việc để mùa thu hoạch có kết quả tốt. Đức Giêsu dựa vào một nhu cầu vật chất của thính giả làm khởi điểm, đó là những biểu tượng thông thường: đói, khát, bánh, nước...
Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: nếu một người giầu có đầy đủ: gia đình, nghề nghiệp, lợi tức, chức quyền, danh vọng... nhưng họ vẫn thấy còn thiếu cái gì nữa chăng ? Nếu chúng ta trả lời rằng “CÓ” thì các bài đọc Kinh thánh hôm nay là một sứ điệp quan trọng cho chúng ta. Chúng nhắc cho chúng ta một điều chúng ta thường hay bỏ quên, đó là: Trên thế giới này có hai loại đói: trước hết là đói khát thể lý mà chỉ đồ ăn thức uống mới có thể thỏa mãn được. Thứ đến là đói khát thiêng liêng mà không thực phẩm nào trên trần gian này có thể thỏa mãn được.Nói cách khác, dầu chúng ta có giầu có hoặc thành công đến đâu đi nữa, chúng ta vẫn cảm thấy nơi thâm sâu lòng mình một cơn đói khát khó có thể bầy tỏ được.
Đối với con người nếu chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể xác thì càng cảm thấy thiều thốn vì nhu cầu đẻ ra nhu cầu, nhu cầu này nối tiếp nhu cầu kia làm cho người ta luôn tìm kiếm mà không bao giờ được thỏa mãn.
Truyện: Hoàng đế Tần thủy Hoàng.
Tần thủy Hoàng của nước Tầu đã sống trước Chúa Giáng sinh 200 năm. Ông tự phong là “Nhất Thế”, nghĩa là vô địch nhất thế gian này, về đức độ hơn cả Tam Hoàng, có công hơn cả Ngũ Đế là những vị vua có công lập quốc, kiến quốc nhất của Trung hoa. Tần thủy Hoàng còn muốn trường sinh trẻ mãi, nên đi tìm đủ mọi danh y, pháp thuật, bói toán, chỉ dẫn cho uống thuốc, tập luyện và sai quần thần đi khắp nơi tìm thuốc trường sinh, với bất cứ giá nào, dù phải vượt biển Đông hão huyền cũng phải đi tìm, dù phải khổ luyện đến chết, vẫn nhắm mắt theo. Đồng thời, ông lại lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga, rộng lớn chín dặm vuông vức, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông Ngân hà, lấy vàng bạc xây tường và chôn sống hàng trăm cung nữ vây quanh nhà mồ của ông... Quả thực, Thủy Hoàng chỉ làm vua hơn chục năm và sống hơn năm mươi tuổi (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, nămB, tr 155).
3. Thỏa mãn sự đói khát của con người.
Dân chúng hỏi Đức Giêsu rằng:”Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa”. Đức Giêsu đáp lại:”Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Người sai đến” Ở đây bắt đầu một mặc khải lạ lùng. Lương thực cốt yếu mà con người đói khát, đó chính là Đức Giêsu ! Một quyết đáp có vẻ táo bạo và điên rồ, nhưng đã được kiểm chứng hàng triệu lần từ 2000 năm qua. “Anh em hãy tin”. Đó là công trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Tin, có đức tin, đó là làm việc với Thiên Chúa, là cộng tác với Thiên Chúa Đấng muốn ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu của Ngài.
Đức Giêsu vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng. Ngài bảo rằng công việc đích thực của Thiên Chúa là tin Ngài. Người Do thái nói: Hay lắm, quả thật đây là lời tuyên xưng mình là Đấng Messia, vậy ông hãy chứng minh đi...
Bấy giờ họ vẫn còn nghĩ đến việc Chúa hóa bánh cho đám đông ăn, nên điều không tránh được là họ liên tưởng ngay đến manna trong sa mạc. Họ kết hợp hai việc đó thật dễ dàng. Manna vẫn được xem như bánh của Thiên Chúa (Tv 77,24; Xh 16,15). Trong Do thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ rằng: khi Đấng Messia đến, Ngài sẽ lại ban manna. Việc ban manna được cho là việc tối quan trọng trong cuộc sống của Maisen, mà Đấng Messia thì còn phải hơn thế nữa. Vị cứu tinh đầu tiên thế nào thì vị cuối cùng cũng phải như thế. Vị cứu tinh đầu tiên đã khiến manna từ trời rơi xuống thế nào, thì vị cứu tinh thứ hai cũng phải khiến được manna từ trời rơi xuống thể ấy.
Như vậy, dân Do thái đang thách thức Đức Giêsu hãy khiến bánh từ trời xuống để hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài. Họ không chịu xem số bánh cho 5000 người vừa được ăn là bánh từ Thiên Chúa đến. Ban đầu nó vốn là bánh của trần gian. Theo họ, manna phải khác hẳn, và đó là trắc nghiệm cho Đức Giêsu.
Câu trả lời của Đức Giêsu gồm hai phương diện. Trước hết, Ngài nhắc họ rằng, không phải Maisen đã cho họ ăn manna, mà là Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài bảo họ: manna không phải là bánh thật của Thiên Chúa, mà chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên Chúa. Bánh của Thiên Chúa là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người không chỉ sự no đủ về phương diện thể xác nhưng là sự sống. Đức Giêsu tuyên bố rằng sự thỏa mãn duy nhất là ở trong Ngài.
II. ĐI TÌM LƯƠNG THỰC TRƯỜNG SINH.
1. Phải hướng tâm hồn lên.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng đưa ra một lời chê bai những người tìm đến với Ngài khi Ngài nói:”Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Đức Gêsu biết rõ tâm tư của họ, họ đến với Ngài chỉ vì muốn được ăn bánh no nê như đã được ăn hôm trước. Dĩ nhiên, việc ăn uống nuôi thể xác là một điều cần thiết, ai lại không phải ăn ? Nhưng Đức Giêsu muốn nói với họ là ngoài sự đói khát vật chất và thể lý còn có sự đói khát thuộc tinh thần và tâm linh nữa. Và Chúa đã đưa ra cho họ một lời khuyên:”Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.
Truyện: Napolén có đôi mắt sáng.
Một hôm, Napoléon, vị hoàng đế có một đôi mắt rất sáng, nói chuyện với một người bạn của ông, người này thì lại có một đôi mắt rất kém. Hai người nói chuyện với nhau về sự đời, bên cạnh một cửa sổ. Bất chợt, Napoléon chỉ tay lên trời, một bầu trời đầy sao, đang phát ra những ánh sáng lập lòe, và hỏi người bạn:
- Anh có thấy những ngôi sao ở trên trời kia không ?
Người bạn trả lời:
- Không, mắt tôi kém lắm rồi, tôi không thấy gì cả.
Napoléon nói:
- Đó là sự khác biệt giữa anh và tôi.
Rồi Napoléon nói tiếp:
- Những người nhìn mầu trời đen mà không thấy gì thì mới sống được nửa cuộc đời mà thôi. Muốn sống trọn cả cuộc đời, thì phải thấy được những ngôi sao giữa bầu trời đen.
Lời nhận xét trên đây của Napoléon là một lời gián tiếp chê bai người bạn của ông có đôi mắt kém (Phạm văn Phượng).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng gián tiếp chê bai những người đến với Ngài không phải vì đã chứng kiến các dấu lạ mà chỉ muốn được ăn no nê. Họ chỉ biết thỏa mãn những gì thuộc thể xác, còn những gì cao hơn họ không để ý tới. Như vậy, theo như Napoléon, họ mới sống được nửa cuộc đời mà thôi.
2. Những khát vọng của con người.
Con người sống trên trần gian này có rất nhiều khát vọng cần được thỏa mãn. Khát vọng đầu tiên là được thoả mãn cơn đói khát thể xác. Cái ăn cái uống là những nhu cầu vật chất khẩn thiết làm cho thể xác được bảo toàn và tăng trưởng. Người Tây phương có một câu ngạn ngữ nói về nhu cầu đó: ”Manducare priusquam philosophare”: ăn đã rồi muốn nói gì thì nói. Người Việt nam chúng ta cũng có tư tưởng ấy được gói ghém trong câu tục ngữ: ”Dĩ thực vi tiên”: cái ăn phải đứng đầu.
Ngoài những nhu cầu vật chất, người ta còn có những khát vọng tinh thần cần được thỏa mãn: nhu cầu hiểu biết, cần được tôn trọng, cần được quan tâm, cần được thông cảm.... Tuy nhiên, con người còn có một khát vọng căn bản và sâu xa nhất, đó là khát vọng tình yêu. Đó là khát vọng sống đời đời. Nói cách khác, đó là khát khao Thiên Chúa. Cảm nghiệm được khát khao này không phải là một bất hạnh mà là sự chúc lành. Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là tình yêu”. Chính Chúa là hạnh phúc, ai được yêu mến là sống trong hạnh phúc. Nhiều người muốn được hạnh phúc mà không biết cách tìm, họ tìm hạnh phúc ơ nơi tạo vật mà bỏ quên Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc, cho nên họ đã thất bại. Thay vì tiến tới hạnh phúc, họ chỉ đạt tới những bất hạnh vì họ đã đi trệch đường.
Truyện: Kinh nghiệm của một người.
Tại Pháp, có một thương gia rất giầu, phương châm sống của đời ông là làm tiền, ăn nhậu và chơi bời. Nhưng chẳng bao lâu ông bị bệnh trầm trọng: thần kinh chỉ huy thanh quản bị tê liệt, làm ông bị câm. Trên giường bệnh, ông luôn thở dài chán nản. Cuối cùng, trước khi chết, ông ghi một hàng chữ và truyền khắc nó trên bia mộ của ông:”Đây là người dại dột, đã sống mà không biết sống. Hỡi những người đang sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông”.
3. Khát vọng được lấp đầy.
Đức Giêsu nói: ”Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian”. Đức Giêsu khẳng định mình là bánh từ trời xuống để ban sự sống cho thế gian: ” Ta là bánh hằng sống”. Linh hồn chúng ta phải có của ăn mới sống được, mà của ăn ấy chính là Đức Kitô: ” Chính Ta là bánh ban sự sống ai đến với Ta sẽ không hề đói. Ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.
Chúng ta đã được tạo dựng cho Thiên Chúa. Dù muốn dù không, cơn đói của chúng ta chính là đói Thiên Chúa. Tiên tri Isaia đã nói:”Tại sao phí tiền vào những của không làm no bụng”. Thánh Augustinô đã thú nhận rằng:”Lạy Chúa, tâm hồn con không nghỉ yên khi nó chưa được an nghỉ trong Chúa”. Vâng, tâm hồn chúng ta rất rộng lớn đến nỗi không gì có thể lấp đầy được, ngoài một mình Thiên Chúa mà chúng ta được dựng nên vì Ngài.
Vậy sứ điệp trong các bài Kinh thánh hôm nay gửi đến cho chúng ta như sau: Tận thâm tâm mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một cơn đói khát sâu xa mà chỉ một mình Đức Giêsu mới có thể thoả mãn. Sứ điệp này đã mang lại ý nghĩa mới cho hàng triệu người và nó cũng mang lại cho cuộc sống chúng ta một ý nghĩa mới miễn là chúng ta chấp nhận nó.
4. Hãy sống bằng bánh trường sinh.
Khi người Do thái nói với Chúa:”Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”. Đức Giêsu bảo họ:”Chính Ta là Bánh trường sinh” Bánh trường sinh mà Đức Giêsu ban cho chúng ta, chính là Lời Chúa và Thánh Thể.
* Lời Chúa: Chúng ta thấy quan niệm cho rằng Lời Chúa, giới răn Chúa là thức ăn thiêng liêng bồi dưỡng cho con người, cao qúi hơn thức ăn thông thường đã có trong Cựu ước. Ví dụ tiên tri Amos đã nói:”Sắp tới những ngày, Ta sẽ cho nạn đói đến trong xứ, không phải đói bánh, không phải khát nước, mà là đói khát nghe Lời Chúa”(Am 8,11).
Tiên tri Giêrêmia cũng khát Lời Chúa: ”Khi nghe Lời của Ngài, tôi đã ăn ngấu nghiến. Lời Chúa là sự vui sướng hạnh phúc cho lòng tôi”(Gr 15,16).
* Thánh Thể: Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói rõ: ”Ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”. Chúa khêu gợi sự tò mò và chú ý của dân chúng để họ nghĩ đến một của ăn bí nhiệm mà Con Người sẽ ban cho họ... một thứ manna đích thực “từ trời xuống và ban sự sống cho thế gian”. Nhưng họ không hiểu hay không muốn hiểu. Ngài kết luận: ”Chính ta là bánh ban sự sống, ai đến với Ta sẽ không hề đói. ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”. Chúa đến để nuôi sống linh hồn chúng ta.
A. DẪN NHẬP
Thiên Chúa hằng quan tâm săn sóc con người. Phép lạ hoá bánh ra nhiều của tuần trước đã chứng minh điều đó. Còn hơn thế nữa, trong bài 1 hôm nay, sách Xuất hành còn nhắc lại việc Thiên Chúa ban manna từ trời rơi xuống nuôi dân Do thái suốt quãng đường đi về Đất hứa. Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cho dân Do thái biết manna mà Thiên Chúa ban cho cha ông họ trong sa mạc chưa phải là bánh thật mà chỉ là biểu tượng cho thứ bánh mà Thiên Chúa sẽ ban cho loài người. Bánh thật ấy là bánh hằng sống. Đức Giêsu đã khẳng định rằng bánh ấy chính là Ngài, khi Ngài nói với họ:”Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói. Ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”(Ga 6,35).
Con người có nhiều khát vọng cần được thỏa mãn, mà khát vọng đầu tiên là thỏa mãn cơn đói khát của thể xác. Ngoài ra, còn những khát vọng khác của tinh thần như nhu cầu được hiểu biết, được bảo vệ, được quan tâm, được thông cảm... Nhưng nhu cầu căn bản và sâu xa nhất là tình yêu. Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là Tình yêu”(1Ga 4,16). Thiên Chúa là nguồn tình yêu, mọi tình yêu phải phát xuất từ Ngài, chỉ có Ngài mới thỏa mãn được nhu cầu ấy. Ai được yêu là được sống trong hạnh phúc, mà hạnh phúc thật và trường cửu chỉ có ở trong Thiên Chúa.
Ai muốn được trường sinh và hưởng hạnh phúc thật thì phải dùng lương thực trường sinh, mà lương thực trường sinh chính là Đức Giêsu như Ngài nói:”Ta là bánh ban sự sống”(Ga 6,35). Ta hãy tìm lương thực trương sinh ấy trong Lời Chúa và Thánh Thể. Đấy là lương thực thần linh nuôi sống con người trong cuộc hành trình đi về quê trời.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
Bài đọc 1: Xh 16,2-4.12-15: Đây là trình thuật được viết sau cuộc lưu đầy nói lên những thử thách mà dân Chúa phải chịu đựng trong sa mạc. Dưới sự hướng dẫn của Maisen và Aaron, dân Do thái đã từ giã Ai cập về Đất hứa. Họ phải vượt qua sa mạc khô cằn của núi Sinai. Sa mạc cũng là nơi thử thách, mà một trong những thử thách lớn nhất đối với họ là đói, không có thức ăn.
Họ đã kêu trách ông Maisen vì đã đem họ vào sa mạc này để bị chết đói. Họ muốn trở lại Ai cập. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp, Ngài cho manna từ trời rơi xuống để làm bánh và cho chim cút sà xuống để làm thức ăn trong suốt 40 năm trời trong sa mạc. Khi dân được hưởng hoa mầu nơi Đất hứa thì manna chấm dứt.
Qua phép lạ manna này, người Do thái đã biết nhìn nhận trong những hiện tượng tự nhiên sự biểu lộ lòng ân cần săn sóc của Thiên Chúa đối với họ và lương thực họ dùng hằng ngày là do Chúa ban.
Bài đọc 2: Ep 4,17-24: Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Êphêsô hãy từ bỏ “con người cũ” mà mặc lấy “con người mới”. Giáo huấn của Ngài dựa trên phép Thánh Tẩy, vì khi chịu phép rửa tội là chúng ta đã chết cho tội lỗi, giết bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới theo tinh thần Đức Kitô.
Ngài khuyên các tín hữu một khi đã theo Đức Kitô thì phải từ bỏ nếp sống cũ và tinh thần cũ như hồi còn là dân ngoại. Thay vào đó, hãy mặc lấy con người mới theo tinh thần mới và cách sống như Đức Kitô: ”Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, để thực sự sống công chính và thánh thiện”(Ep 4,24).
Bài Tin mừng: Ga 6,24-33: Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng rất hồ hởi và hy vọng. Hôm sau, họ đến với Đức Giêsu rất đông, hy vọng kiếm được của ăn ít ra cũng dồi dào như manna, xưa đã nuôi sống cha ông họ trong sa mạc suốt thời gian đi về Đất hứa.
Nhưng Đức Giêsu muốn hướng họ lên cao hơn một bước, Ngài mời họ trước hết hãy tìm kiếm lương thực không hư nát, là thứ tồn tại cho đến cuộc sống vĩnh hằng: ”Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực đem lại phúc trường sinh”(Ga 6,26)
.
Họ tưởng lương thực mà Đức Giêsu nói đây là manna ngày xưa cha ông họ đã ăn trong sa mạc. Nhưng Đức Giêsu bác bỏ quan niệm của họ và nói rõ ràng hơn:”Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta không hề phải đói. Ai tin vào Ta chẳng khát bao giờ”(Ga 6,35).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Hãy tìm lương thực trường sinh
I. ĐI TÌM LƯƠNG THỰC CHO CUỘC SỐNG.
1. Điều Đức Giêsu muốn dạy ta.
Sau phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giêsu và các Tông đồ bỏ đảo Zénézareth trở về Capharnaum, nhưng Đức Giêsu không đi cùng thuyền với các Tông đồ vì Ngài còn lên núi cầu nguyện một mình (Ga 6,15). Dân chúng thấy rõ Đức Giêsu không đi trên thuyền đó, nên họ đổ xô đi tìm Ngài. Khi về tới Capharnaum gặp Chúa, họ hết sức ngạc nhiên vì gặp Ngài ở đó rồi:”Lạy Thầy, Thầy đến đây bao giờ” ? Một câu hỏi đơn sơ, tỏ lòng tha thiết với Chúa và muốn biết Ngài đến đây bằng cách nào.
Đức Giêsu không trả lời câu hỏi ấy, mà nhân cơ hội này Ngài giảng cho họ một bài về Bánh hằng sống. Bài này cốt nâng cao tư tưởng thính giả lên bên trên những lo lắng vật chất. Đức Giêsu biết rõ, dân chúng chỉ đến với Ngài sau khi được ăn bánh no nê. Và phép lạ làm cho bánh hoá nhiều làm cho người ta nghĩ rằng: đã đến thời lập lại nước Israel, đời sống sẽ phú túc. Bài này có ý cải chính ý tưởng đó.
Điều Đức Giêsu muốn là đưa họ đi xa, đưa họ lên cao hơn những điều họ thấy trước mắt: Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Ngài sai đến, tức tin vào Ngài là Đấng vừa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn. Nhưng như thế vẫn chưa hết, vì Đức Giêsu còn muốn làm cho người Do thái nhận ra rằng Ngài không chỉ có thể làm cho bánh hoá nhiều để duy trì sự sống vật chất của con người, mà Ngài còn có thể ban chính sự sống cho con người, không chỉ là sự sống thể xác mà cơm bánh lương thực tạo nên, mà còn sự sống thần linh, sự sống vĩnh cửu mà chỉ một mình Thiên Chúa mới ban được cho con người: ”Chính Ta là Bánh trường sinh, ai đến với Ta, không hề phải đói. Ai tin vào Ta, chẳng hề khát bao giờ”(Ga 6,35).
Đức Giêsu là bánh trường sinh. Bánh trường sinh ban sự sống trường sinh. Những ai ăn bánh trường sinh thì không còn phải đói khát bao giờ nữa vì được no thỏa tâm hồn. Nhưng sự sống trường sinh là gỉ ? – Sự sống trường sinh là nhận biết Đức Giêsu là Đấng đến từ Thiên Chúa, là sự sống của Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống của Thiên Chúa cho những ai muốn đón nhận. Sự sống trường sinh là sự sống của” con người mới” tức con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được dạy dỗ theo tinh thần của Đức Kitô. Cụ thể đó là con người thực sự sống công chính và thánh thiện (bài đọc 2).
2. Sự đói khát triền miên của con người.
Đức Giêsu nói với họ:”Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”(Ga 6,26). Đức Giêsu nói chuyện với những người nông dân vùng Galilê đang vất vả để kiếm sống. Họ biết đói khổ là thế nào khi họ miệt mài làm việc để mùa thu hoạch có kết quả tốt. Đức Giêsu dựa vào một nhu cầu vật chất của thính giả làm khởi điểm, đó là những biểu tượng thông thường: đói, khát, bánh, nước...
Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: nếu một người giầu có đầy đủ: gia đình, nghề nghiệp, lợi tức, chức quyền, danh vọng... nhưng họ vẫn thấy còn thiếu cái gì nữa chăng ? Nếu chúng ta trả lời rằng “CÓ” thì các bài đọc Kinh thánh hôm nay là một sứ điệp quan trọng cho chúng ta. Chúng nhắc cho chúng ta một điều chúng ta thường hay bỏ quên, đó là: Trên thế giới này có hai loại đói: trước hết là đói khát thể lý mà chỉ đồ ăn thức uống mới có thể thỏa mãn được. Thứ đến là đói khát thiêng liêng mà không thực phẩm nào trên trần gian này có thể thỏa mãn được.Nói cách khác, dầu chúng ta có giầu có hoặc thành công đến đâu đi nữa, chúng ta vẫn cảm thấy nơi thâm sâu lòng mình một cơn đói khát khó có thể bầy tỏ được.
Đối với con người nếu chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể xác thì càng cảm thấy thiều thốn vì nhu cầu đẻ ra nhu cầu, nhu cầu này nối tiếp nhu cầu kia làm cho người ta luôn tìm kiếm mà không bao giờ được thỏa mãn.
Truyện: Hoàng đế Tần thủy Hoàng.
Tần thủy Hoàng của nước Tầu đã sống trước Chúa Giáng sinh 200 năm. Ông tự phong là “Nhất Thế”, nghĩa là vô địch nhất thế gian này, về đức độ hơn cả Tam Hoàng, có công hơn cả Ngũ Đế là những vị vua có công lập quốc, kiến quốc nhất của Trung hoa. Tần thủy Hoàng còn muốn trường sinh trẻ mãi, nên đi tìm đủ mọi danh y, pháp thuật, bói toán, chỉ dẫn cho uống thuốc, tập luyện và sai quần thần đi khắp nơi tìm thuốc trường sinh, với bất cứ giá nào, dù phải vượt biển Đông hão huyền cũng phải đi tìm, dù phải khổ luyện đến chết, vẫn nhắm mắt theo. Đồng thời, ông lại lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga, rộng lớn chín dặm vuông vức, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông Ngân hà, lấy vàng bạc xây tường và chôn sống hàng trăm cung nữ vây quanh nhà mồ của ông... Quả thực, Thủy Hoàng chỉ làm vua hơn chục năm và sống hơn năm mươi tuổi (Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, nămB, tr 155).
3. Thỏa mãn sự đói khát của con người.
Dân chúng hỏi Đức Giêsu rằng:”Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa”. Đức Giêsu đáp lại:”Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Người sai đến” Ở đây bắt đầu một mặc khải lạ lùng. Lương thực cốt yếu mà con người đói khát, đó chính là Đức Giêsu ! Một quyết đáp có vẻ táo bạo và điên rồ, nhưng đã được kiểm chứng hàng triệu lần từ 2000 năm qua. “Anh em hãy tin”. Đó là công trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Tin, có đức tin, đó là làm việc với Thiên Chúa, là cộng tác với Thiên Chúa Đấng muốn ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu của Ngài.
Đức Giêsu vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng. Ngài bảo rằng công việc đích thực của Thiên Chúa là tin Ngài. Người Do thái nói: Hay lắm, quả thật đây là lời tuyên xưng mình là Đấng Messia, vậy ông hãy chứng minh đi...
Bấy giờ họ vẫn còn nghĩ đến việc Chúa hóa bánh cho đám đông ăn, nên điều không tránh được là họ liên tưởng ngay đến manna trong sa mạc. Họ kết hợp hai việc đó thật dễ dàng. Manna vẫn được xem như bánh của Thiên Chúa (Tv 77,24; Xh 16,15). Trong Do thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ rằng: khi Đấng Messia đến, Ngài sẽ lại ban manna. Việc ban manna được cho là việc tối quan trọng trong cuộc sống của Maisen, mà Đấng Messia thì còn phải hơn thế nữa. Vị cứu tinh đầu tiên thế nào thì vị cuối cùng cũng phải như thế. Vị cứu tinh đầu tiên đã khiến manna từ trời rơi xuống thế nào, thì vị cứu tinh thứ hai cũng phải khiến được manna từ trời rơi xuống thể ấy.
Như vậy, dân Do thái đang thách thức Đức Giêsu hãy khiến bánh từ trời xuống để hậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài. Họ không chịu xem số bánh cho 5000 người vừa được ăn là bánh từ Thiên Chúa đến. Ban đầu nó vốn là bánh của trần gian. Theo họ, manna phải khác hẳn, và đó là trắc nghiệm cho Đức Giêsu.
Câu trả lời của Đức Giêsu gồm hai phương diện. Trước hết, Ngài nhắc họ rằng, không phải Maisen đã cho họ ăn manna, mà là Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài bảo họ: manna không phải là bánh thật của Thiên Chúa, mà chỉ là biểu tượng cho bánh của Thiên Chúa. Bánh của Thiên Chúa là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người không chỉ sự no đủ về phương diện thể xác nhưng là sự sống. Đức Giêsu tuyên bố rằng sự thỏa mãn duy nhất là ở trong Ngài.
II. ĐI TÌM LƯƠNG THỰC TRƯỜNG SINH.
1. Phải hướng tâm hồn lên.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng đưa ra một lời chê bai những người tìm đến với Ngài khi Ngài nói:”Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Đức Gêsu biết rõ tâm tư của họ, họ đến với Ngài chỉ vì muốn được ăn bánh no nê như đã được ăn hôm trước. Dĩ nhiên, việc ăn uống nuôi thể xác là một điều cần thiết, ai lại không phải ăn ? Nhưng Đức Giêsu muốn nói với họ là ngoài sự đói khát vật chất và thể lý còn có sự đói khát thuộc tinh thần và tâm linh nữa. Và Chúa đã đưa ra cho họ một lời khuyên:”Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.
Truyện: Napolén có đôi mắt sáng.
Một hôm, Napoléon, vị hoàng đế có một đôi mắt rất sáng, nói chuyện với một người bạn của ông, người này thì lại có một đôi mắt rất kém. Hai người nói chuyện với nhau về sự đời, bên cạnh một cửa sổ. Bất chợt, Napoléon chỉ tay lên trời, một bầu trời đầy sao, đang phát ra những ánh sáng lập lòe, và hỏi người bạn:
- Anh có thấy những ngôi sao ở trên trời kia không ?
Người bạn trả lời:
- Không, mắt tôi kém lắm rồi, tôi không thấy gì cả.
Napoléon nói:
- Đó là sự khác biệt giữa anh và tôi.
Rồi Napoléon nói tiếp:
- Những người nhìn mầu trời đen mà không thấy gì thì mới sống được nửa cuộc đời mà thôi. Muốn sống trọn cả cuộc đời, thì phải thấy được những ngôi sao giữa bầu trời đen.
Lời nhận xét trên đây của Napoléon là một lời gián tiếp chê bai người bạn của ông có đôi mắt kém (Phạm văn Phượng).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng gián tiếp chê bai những người đến với Ngài không phải vì đã chứng kiến các dấu lạ mà chỉ muốn được ăn no nê. Họ chỉ biết thỏa mãn những gì thuộc thể xác, còn những gì cao hơn họ không để ý tới. Như vậy, theo như Napoléon, họ mới sống được nửa cuộc đời mà thôi.
2. Những khát vọng của con người.
Con người sống trên trần gian này có rất nhiều khát vọng cần được thỏa mãn. Khát vọng đầu tiên là được thoả mãn cơn đói khát thể xác. Cái ăn cái uống là những nhu cầu vật chất khẩn thiết làm cho thể xác được bảo toàn và tăng trưởng. Người Tây phương có một câu ngạn ngữ nói về nhu cầu đó: ”Manducare priusquam philosophare”: ăn đã rồi muốn nói gì thì nói. Người Việt nam chúng ta cũng có tư tưởng ấy được gói ghém trong câu tục ngữ: ”Dĩ thực vi tiên”: cái ăn phải đứng đầu.
Ngoài những nhu cầu vật chất, người ta còn có những khát vọng tinh thần cần được thỏa mãn: nhu cầu hiểu biết, cần được tôn trọng, cần được quan tâm, cần được thông cảm.... Tuy nhiên, con người còn có một khát vọng căn bản và sâu xa nhất, đó là khát vọng tình yêu. Đó là khát vọng sống đời đời. Nói cách khác, đó là khát khao Thiên Chúa. Cảm nghiệm được khát khao này không phải là một bất hạnh mà là sự chúc lành. Thánh Gioan nói:”Thiên Chúa là tình yêu”. Chính Chúa là hạnh phúc, ai được yêu mến là sống trong hạnh phúc. Nhiều người muốn được hạnh phúc mà không biết cách tìm, họ tìm hạnh phúc ơ nơi tạo vật mà bỏ quên Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc, cho nên họ đã thất bại. Thay vì tiến tới hạnh phúc, họ chỉ đạt tới những bất hạnh vì họ đã đi trệch đường.
Truyện: Kinh nghiệm của một người.
Tại Pháp, có một thương gia rất giầu, phương châm sống của đời ông là làm tiền, ăn nhậu và chơi bời. Nhưng chẳng bao lâu ông bị bệnh trầm trọng: thần kinh chỉ huy thanh quản bị tê liệt, làm ông bị câm. Trên giường bệnh, ông luôn thở dài chán nản. Cuối cùng, trước khi chết, ông ghi một hàng chữ và truyền khắc nó trên bia mộ của ông:”Đây là người dại dột, đã sống mà không biết sống. Hỡi những người đang sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông”.
3. Khát vọng được lấp đầy.
Đức Giêsu nói: ”Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian”. Đức Giêsu khẳng định mình là bánh từ trời xuống để ban sự sống cho thế gian: ” Ta là bánh hằng sống”. Linh hồn chúng ta phải có của ăn mới sống được, mà của ăn ấy chính là Đức Kitô: ” Chính Ta là bánh ban sự sống ai đến với Ta sẽ không hề đói. Ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.
Chúng ta đã được tạo dựng cho Thiên Chúa. Dù muốn dù không, cơn đói của chúng ta chính là đói Thiên Chúa. Tiên tri Isaia đã nói:”Tại sao phí tiền vào những của không làm no bụng”. Thánh Augustinô đã thú nhận rằng:”Lạy Chúa, tâm hồn con không nghỉ yên khi nó chưa được an nghỉ trong Chúa”. Vâng, tâm hồn chúng ta rất rộng lớn đến nỗi không gì có thể lấp đầy được, ngoài một mình Thiên Chúa mà chúng ta được dựng nên vì Ngài.
Vậy sứ điệp trong các bài Kinh thánh hôm nay gửi đến cho chúng ta như sau: Tận thâm tâm mỗi người chúng ta đều ẩn chứa một cơn đói khát sâu xa mà chỉ một mình Đức Giêsu mới có thể thoả mãn. Sứ điệp này đã mang lại ý nghĩa mới cho hàng triệu người và nó cũng mang lại cho cuộc sống chúng ta một ý nghĩa mới miễn là chúng ta chấp nhận nó.
4. Hãy sống bằng bánh trường sinh.
Khi người Do thái nói với Chúa:”Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”. Đức Giêsu bảo họ:”Chính Ta là Bánh trường sinh” Bánh trường sinh mà Đức Giêsu ban cho chúng ta, chính là Lời Chúa và Thánh Thể.
* Lời Chúa: Chúng ta thấy quan niệm cho rằng Lời Chúa, giới răn Chúa là thức ăn thiêng liêng bồi dưỡng cho con người, cao qúi hơn thức ăn thông thường đã có trong Cựu ước. Ví dụ tiên tri Amos đã nói:”Sắp tới những ngày, Ta sẽ cho nạn đói đến trong xứ, không phải đói bánh, không phải khát nước, mà là đói khát nghe Lời Chúa”(Am 8,11).
Tiên tri Giêrêmia cũng khát Lời Chúa: ”Khi nghe Lời của Ngài, tôi đã ăn ngấu nghiến. Lời Chúa là sự vui sướng hạnh phúc cho lòng tôi”(Gr 15,16).
* Thánh Thể: Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói rõ: ”Ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”. Chúa khêu gợi sự tò mò và chú ý của dân chúng để họ nghĩ đến một của ăn bí nhiệm mà Con Người sẽ ban cho họ... một thứ manna đích thực “từ trời xuống và ban sự sống cho thế gian”. Nhưng họ không hiểu hay không muốn hiểu. Ngài kết luận: ”Chính ta là bánh ban sự sống, ai đến với Ta sẽ không hề đói. ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”. Chúa đến để nuôi sống linh hồn chúng ta.
Bài diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống
Lm. Ignatiô Hồ Thông
18:06 28/07/2009
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN
Trong bốn Chúa Nhật tiếp theo sau, từ Chúa Nhật XVIII đến Chúa Nhật XXI, phụng vụ đề nghị cho chúng ta một trong những bản văn chính yếu của Tin Mừng Gioan: bài diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống.
Xh 16: 2-4, 12-15: Các bài đọc I đều được chọn theo viễn cảnh nầy. Như vậy, vào Chúa Nhật nầy, chúng ta đọc đoạn trích sách Xuất Hành tường thuật bánh man-na, “bánh bởi trời” nầy giứp dân Do thái sống còn trong hoang địa.
Ep 4: 17, 20-24: Trong đoạn trích thư nầy, thánh Phao-lô mời gọi người Ki tô hữu đổi đời tận căn để trở nên một con người mới, được tái tạo theo hình ảnh Thiên Chúa.
Ga 6: 24-35: Tin Mừng dâng hiến cho chúng ta phần đầu của bài diễn từ bánh ban sự sống, vào ngày hôm sau của phép lạ bánh hóa nhiều.
BÀI ĐỌC I (Xh 16: 2-4, 12-15)
Sách Xuất Hành không chỉ là chuyện tích về cuộc xuất hành khỏi đất Ai-cập và cuộc hành trình của dân Do thái trong hoang địa, nhưng cũng là bản phác thảo lộ trình tâm linh.
Hoang địa tự nó đã mặc khải chỗ ưu tiên cho phép dân khám phá kế hoạch của Thiên Chúa trên mình, nhưng cũng còn là nơi thử thách nữa.
1. Thử thách của hoang địa.
Để đạt đến Đất Hứa, ông Mô-sê đã có thể dẫn dân Do thái đi theo một lộ trình ngắn nhất, tức là con đường chạy dọc theo Địa Trung Hải (thật ra con đường nầy đã được quân đội Ai-cập xây dựng những đồn lủy để chận đứng mọi cuộc xâm nhập của ngoại bang). Ông luôn luôn chọn con đường băng qua hoang địa đầy gian khổ và khó khăn.
Một tháng đã trôi qua kể từ lúc ra khỏi đất Ai-cập: dân Do thái vừa mới đóng trại trong ốc đảo trù phú mà sách Dân Số nói có mười hai suối nước và bảy mươi cây chà là (Ds 33: 9); bây giờ họ đi sâu vào trong sa mạc Xin trên đường tiến về sa mạc Xi-nai, ở đây họ lâm vào cảnh đói và khát.
Đây là lần đầu tiên, nhưng không là lần cuối cùng trong suốt cuộc hành trình dài lâu nầy, toàn thể “cộng đồng” con cái Ít-ra-en kêu trách: khi còn ở Ai-cập, chúng tôi đâu có thiếu thịt và bánh (thuật ngữ “cộng đồng” ở đây chỉ cho thấy rằng dân Ít-ra-en chưa là một quốc gia, nhưng mang nét đặc trưng của cộng đồng tôn giáo).
Bất chấp những kêu ca của dân, Thiên Chúa đáp trả bằng cách bày tỏ lòng từ bi nhân hậu của Ngài, nhưng đáp lại Ngài đòi hỏi ở nơi họ một niềm tin chứ không sự nghi nan ngờ vực: “các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Chúa, Chúa các ngươi”.
2. Chim cút và bánh man-na.
Đoạn trích sách Xuất Hành nầy tập hợp hai biến cố để cho thấy tấm lòng ân cần chăm sóc của Thiên Chúa: chim cút bay đến rợp cả trại và bánh man-na mưa xuống trên mặt đất. Thật ra hai biến cố nầy đã không xảy ra cùng một ngày. Ít ra sách Dân Số trong cùng một câu chuyện cho thấy điều nầy (Ds 11 cho thấy hai truyền thống được trộn lẫn với nhau; trong hai truyền thống, truyền thống Gia-vít chỉ kể ra hiện tượng bánh man-na).
Biến cố chim cút bay đến rợp cả trại xem ra là đàn chim thiên di từ lục địa Phi-Châu vượt qua Địa trung Hải và khi đến hoang địa thì kiệt sức sà cánh xuống rất dể tóm bắt. Man-na có thể do từ nhựa cây liễu bách tiết ra khi bị những côn trùng châm vào; khi đêm xuống khí trời lạnh, nhựa đông cứng lại và rơi trên mặt đất thành những hạt nho nhỏ mịn màng có vị mật ngọt. Theo sách Dân Số, “man-na như hạt ngò và trông nó như nhựa hương. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ vào nối nấu bánh, và mùi vị của nó như mùi vị bánh chiên dầu. Đêm về sương rơi trên doanh trại, thì manna cũng rơi xuống” (Ds 11: 7-9).
Chúng ta không thể tin rằng trong hoang địa dân Do thái được nuôi dưỡng chỉ bằng bánh man-na; họ còn sống bằng những sản phẩm từ đàn vật của họ và từ những ốc đảo. Nhưng bánh man-na đã là lương thực phụ thêm trong suốt cuộc lữ hành nầy.
Với tư cách là thiên ân, bánh man-na cũng là dịp thử thách: “Ta muốn thử thách chúng xem chúng có tuân theo luật pháp của Ta hay không”.
Đức Chúa phối hợp thiên ân với sự thử thách qua lời căn dặn rõ ràng: “Dân sẽ ra mà lượm
lấy khẩu phần từng ngày một”, mỗi người tùy theo nhu cầu của mình. Không được tích trữ. Không được bận lòng đến ngày mai, nghĩa là hoàn toàn tin tưởng vào Lời của Chúa (từ đó một mối giây liên kết chặc chẽ hầu như cho đến mức đồng hóa, giữa bánh man-na và Lời Chúa).
Đó cũng là bài học Đức Giê-su ban cho các môn đệ Ngài khi dạy họ kinh “Lạy Cha”: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”.
2. Bánh bởi trời.
Cho đến lúc đó, đối với dân Do thái, đây là lương thực bất ngờ và lạ thường can dự vào thời điểm khó khăn, bánh man-na được truyền thống tôn giáo lý tưởng hóa và thần thiêng hóa.
Rồi, nhà biên soạn sách Xuất Hành nói rằng “Này, Ta sẽ làm cho bánh từ trời mưa xuống cho các ngươi ăn”. Theo sách Đệ Nhị Luật, Đức Chúa “đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông của anh em đã chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không phải chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời Đức Chúa phán ra” (8: 3). Thánh Vịnh 78: 25 gợi lên bánh man-na là “bánh của những kẻ mạnh” mà bản Bảy Mươi đã chuyển dịch “bánh thiên thần”. Sách Khôn Ngoan ca ngợi bánh man-na là lương thực bởi trời, “bánh có muôn hương vị, thỏa mãn mọi sở thích” (16: 20-29). Văn chương kinh sư loan báo rằng bánh man-na sẽ là lương thực của thời đại thiên sai, khúc dạo đầu cho bàn tiệc cánh chung. Đối với thánh Phao-lô, theo cùng giải thích của truyền thống Cựu Ước, bánh man-na là thức ăn linh thiêng (1Cr 10: 3).
Chính ở nơi truyền thống nầy mà Đức Giê-su tham chiếu, dù minh nhiên hay mặc nhiên, trong bài diễn từ của Ngài về bánh ban sự sống.
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 17, 20-24)
Tiếp theo sau phần đạo lý (ch. 1-3), mà chúng ta đã đọc nhiều trích đoạn, thánh Phao-lô gởi đến các tín hữu của ngài những lời khuyên luân lý: trước hết ngài kêu gọi hiệp nhất với nhau (chủ đề của bài đọc Chúa Nhật vừa qua) và sống một cuộc sống mới trong Đức Ki tô, đó là chủ đề của đoạn trích thư hôm nay.
Để trở thành một người Ki tô hữu đích thật, thánh Phao-lô đưa ra ba chỉ thị tổng quát:
- đừng ăn ở như dân ngoại;
- học biết Đức Giê-su để mà sống như Ngài đã sống;
- đổi đời tận căn và mặc lấy con người mới.
1. Đừng ăn ở như dân ngoại.
Thánh Phao-lô ngỏ lời với các tín hữu trong các cộng đoàn Tiểu Á, đa số họ xuất thân từ dân ngoại; nhưng lời khuyên dạy của thánh nhân cũng có giá trị đối với những tín hữu gốc Do thái giáo. Thư gởi cho tín hữu Rô-ma, như thư gởi cho các tín Cô-lô-sê, chứa đựng những cảnh giác tương tự.
Trước khi tiếp tục những khảo sát nầy, thánh nhân ngừng lại để nêu lên phẩm chất là người Ki tô hữu, đòi buộc phải thay đổi đời sống.
2. Học biết Đức Giê-su để mà sống như vậy.
Thánh nhân nhắc nhở cho các tín hữu giáo huấn mà họ đã lãnh nhận khi họ “học biết Đức Giê-su”, nghĩa là “thuộc về Đức Ki tô”. Cách dùng động từ “học biết” với túc từ chỉ người thì hiếm, nhưng ý nghĩa thật đặc biệt: là Ki tô hữu, chính là gắn bó không với đạo lý trừu tượng, nhưng với một con người, con người nầy chính là “sự thật hiện thân”.
3. Đổi đời tận căn và mặc lấy con người mới.
Thánh Phao-lô khai triển tư tưởng của mình bằng cách tập hợp những lời khuyên của mình dưới ba mệnh lệnh:
- Phải cỡi bỏ con người cũ với nếp sống xưa;
- Phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em;
- Phải mặc lấy con người mới.
Đây là chương trình giáo lý về Phép Rửa. Ý tưởng chủ đạo là đổi mới tận căn đời sống Ki tô hữu.
- Phải cỡi bỏ con người cũ, con người trước đây phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối.
- Cuộc sống của người Ki tô hữu, nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, cho phép đổi mới tâm trí, chủ đề mà thánh Phao-lô chủ ý lấy lại để minh chứng rằng Ki tô giáo mở ra phía sự khôn ngoan cao vời.
- Cuối cùng, người Ki tô hữu là một con người mới, mà Phép Rửa đã tái sinh, đã tái tạo, đã phục hồi trong tình trạng ban đầu “theo hình ảnh Thiên Chúa để sống theo sự công chính và thánh thiện đích thật”.
TIN MỪNG (Ga 6: 24-35):
Với đoạn trịch Tin Mừng nầy, chúng ta bắt đầu bài diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống mà thánh Gioan xác định vào ngày hôm sau phép lạ bánh hóa nhiều.
Việc định vị biến cố thật là quan trọng; phép lạ bánh hóa nhiều đánh dấu đỉnh cao thừa tác vụ Ga-li-lê của Đức Giê-su. Khởi đi từ lúc nầy, thế phải chọn lựa sắp được nêu lên càng lúc càng quyết liệt hơn: tin vào Đức Giê-su hay từ chối Ngài. Diễn từ về bánh ban sự sống là một trắc nghiệm có tính quyết định: nó mở ra giai đoạn hoặc quay lưng lại với Ngài mà ra đi hay khẳng định niềm tin của mình vào Ngài. Vì thế Đức Giê-su sắp nhấn mạnh, tiên vàn phải “tin” vào Ngài.
Bài diễn từ bắt đầu ở bên biển hồ Ghê-nê-sa-rét và chấm dứt ở trong hội đường Ca-phác-na-um.
1. Bối cảnh.
Vào buổi chiều phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giê-su đã buộc các môn đệ lên thuyền trở lại thành Ca-phác-na-um. Còn Ngài thì lánh mặt đám đông cuồng nhiệt nầy đi lên núi một mình, đoạn, giữa đêm Ngài đã đi trên Biển Hồ mà đến với các ông. Đám đông đã thấy các môn đệ ra đi một mình mà Đức Giê-su không cùng xuống thuyền đó cùng với họ (thánh Gioan xác định ở đó chỉ có một con thuyền [6: 22]). Sáng hôm sau, mọi người nhận thấy rằng Đức Giê-su không còn ở trên bờ Biển Hồ nữa; họ quyết định quá giang những thuyền đến từ Ti-bê-ri-a mà trở về Ca-phác-na-um để tìm Ngài (6: 23).
Khi đến Ca-phác-nu-um, họ ngạc nhiên gặp thấy Đức Giê-su ở đây: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy”. Câu hỏi mà họ nêu lên mang đến một lời chứng gián tiếp về việc Đức Giê-su đi trên mặt biển.
Đức Giê-su không trả lời câu hỏi; Ngài đề cập thẳng vấn đề căn bản: ý định nào hướng dẫn đám đông mong ước được gặp lại Ngài? “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Trong Tin Mừng Gioan, lời khẳng định gấp đôi nầy (“Thật, tôi bảo thật”) đem lại một cung giọng trang trọng cho những lời nói theo sau: Đức Giê-su quở trách tâm trí của những người Ga-li-lê nầy quá phàm trần: họ chỉ thấy ở nơi Ngài một người phép thuật thần thông đã cho họ ăn no nê. Lúc đó cuộc đối thoại sắp được thiết lập mà tuyến phát triển của nó, rõ ràng cùng một tuyến phát triển như cuộc đối thoại của Đức Giê-su với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri.
2. Cuộc đối thoại của Đức Giê-su với đám đông dân chúng.
Trước tiên Đức muốn họ biết rằng Ngài là một con người mầu nhiệm, Ngài có khả năng ban cho con người những thiện hảo còn hơn cả bánh vật chất nữa.
Với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã nói: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã hẳn ban cho chị nước hằng sống” (4: 10).
Với những người Ga-li-lê, Đức Giê-su nói: “Các ông hãy ra công làm việc không phải lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận”.
Trong nhiều trường hợp, lời hứa mầu nhiệm của Đấng chỉ tỏ mình ra một cách bí ẩn, nhưng ở đây – như luôn luôn trong Tin Mừng Gioan – gợi lên mối liên hệ của Ngài với Chúa Cha.
Những lời nầy gây ấn tượng trên họ, vì thế vài người đặt ra cho Đức Giê-su một câu hỏi, có thể với ý định ngay thẳng, nhưng cũng có thể với mục đích làm cho Ngài lúng túng: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”.
“Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. Đức Giê-su không muốn giản lược “những công việc” vào chỉ “đức tin”, nhưng những lời mà Ngài sắp công bố quá mạnh mẽ đến mức khó mà hiểu được, nếu trước hết những người đối thoại với Ngài không có niềm tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Đức tin phải là thái độ đầu tiên mà Ngài đòi hỏi ở nơi họ.
Nhưng ngay lập tức dân chúng tỏ thái độ nghi ngờ Ngài và bắt bẻ Ngài: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: ‘Người đã cho họ ăn bánh bởi trời”. Ở nơi lời bắt bẻ nầy, chúng ta gặp lại cũng một lời bắt bẻ của người phụ nữ xứ Sa-ma-ri trong cuộc đối thoại với Ngài: “Thưa ông, ông không có gàu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lại lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng nước nầy? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy” (4: 11).
Với từ “tổ tiên chúng tôi” trong lời bắt bẻ của những người Ga-li-lê nầy, Đức Giê-su đáp lại bởi “Cha tôi”, bằng cách đồng hóa “Cha tôi” với “Cha trên trời”, Đấng đã cho họ bánh bởi trời đích thật và bằng cách đồng hóa bản thân của Ngài với bánh ban sự sống nầy.
Chúng ta lưu ý rằng Đức Giê-su nói về “bánh bởi trời ban sự sống cho thế gian”, trong khi bánh man-na trong sa mạc “nuôi sống chỉ một mình dân Ít-ra-en”. Nói cách khác Ngài là Mô-sê mới nhưng cao vời vô tận trên ông Mô-sê.
Lúc đó, những người Ga-li-lê thốt lên: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh nầy”; cũng như người phụ nữ xứ Sa-ma-ri đã thưa: “Thưa ông, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước” (4: 15).
3. Mở lòng ra trước mầu nhiệm.
Lúc đó, Đức Giê-su vén thêm một chút bức màn mầu nhiệm của Ngài: “Chính tôi là bánh ban sự sống”.
Trong Tin Mừng Gioan đây là lần thứ ba xuất hiện công thức: “Chính tôi là” (lần thứ nhất, Đức Giê-su ngỏ lời với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri khi chị gợi lên việc Đấng Mê-si-a đến: “Đấng ấy chính là tôi” [theo sát nghĩa của từ: “Chính tôi là”: ego eimi] và lần thứ hai Đức Giê-su nói với các môn đệ kinh khiếp khi thấy một người đi trên mặt nước: “Thầy đây mà, đừng sợ” [theo nghĩa văn tự: “Chính tôi là”: ego eimi]).
Công thức: “Chính tôi là bánh ban sự sống” nầy khai mạc một loạt “tôi là” đi theo với thuộc ngữ: “tôi là đường, là sự thật và là sự sống”, “tôi là mục tử nhân lành”, vân vân (những lời khẳng định luôn luôn được liên kết với viễn cảnh của ơn cứu độ).
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”. Ở đây cốt là cái đói và cái khát thần thiêng. Cách nói nầy quy chiếu đến Kinh Thánh, chính xác là đến bản văn của sách Huấn Ca, nhưng trái với gợi ý của sách nầy. Lời mà Sách Huấn ca áp dụng cho Đức Khôn Ngoan theo hình thức khẳng định: “Hỡi những ai khao khát Ta, nào hãy đến…Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24: 19-21). Hiền nhân nầy muốn nói rằng ai nếm lương thực của sự khôn ngoan thì người ấy ước muốn mãi không thôi. Trái lại Đức Giê-su lập lại lời nầy và áp dụng vào chính mình theo hình thức phủ định, nghĩa là Ngài hứa những thiện hảo siêu nhiên làm mãn nguyện mọi cái đói và cái khát tâm linh.
Trong bốn Chúa Nhật tiếp theo sau, từ Chúa Nhật XVIII đến Chúa Nhật XXI, phụng vụ đề nghị cho chúng ta một trong những bản văn chính yếu của Tin Mừng Gioan: bài diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống.
Xh 16: 2-4, 12-15: Các bài đọc I đều được chọn theo viễn cảnh nầy. Như vậy, vào Chúa Nhật nầy, chúng ta đọc đoạn trích sách Xuất Hành tường thuật bánh man-na, “bánh bởi trời” nầy giứp dân Do thái sống còn trong hoang địa.
Ep 4: 17, 20-24: Trong đoạn trích thư nầy, thánh Phao-lô mời gọi người Ki tô hữu đổi đời tận căn để trở nên một con người mới, được tái tạo theo hình ảnh Thiên Chúa.
Ga 6: 24-35: Tin Mừng dâng hiến cho chúng ta phần đầu của bài diễn từ bánh ban sự sống, vào ngày hôm sau của phép lạ bánh hóa nhiều.
BÀI ĐỌC I (Xh 16: 2-4, 12-15)
Sách Xuất Hành không chỉ là chuyện tích về cuộc xuất hành khỏi đất Ai-cập và cuộc hành trình của dân Do thái trong hoang địa, nhưng cũng là bản phác thảo lộ trình tâm linh.
Hoang địa tự nó đã mặc khải chỗ ưu tiên cho phép dân khám phá kế hoạch của Thiên Chúa trên mình, nhưng cũng còn là nơi thử thách nữa.
1. Thử thách của hoang địa.
Để đạt đến Đất Hứa, ông Mô-sê đã có thể dẫn dân Do thái đi theo một lộ trình ngắn nhất, tức là con đường chạy dọc theo Địa Trung Hải (thật ra con đường nầy đã được quân đội Ai-cập xây dựng những đồn lủy để chận đứng mọi cuộc xâm nhập của ngoại bang). Ông luôn luôn chọn con đường băng qua hoang địa đầy gian khổ và khó khăn.
Một tháng đã trôi qua kể từ lúc ra khỏi đất Ai-cập: dân Do thái vừa mới đóng trại trong ốc đảo trù phú mà sách Dân Số nói có mười hai suối nước và bảy mươi cây chà là (Ds 33: 9); bây giờ họ đi sâu vào trong sa mạc Xin trên đường tiến về sa mạc Xi-nai, ở đây họ lâm vào cảnh đói và khát.
Đây là lần đầu tiên, nhưng không là lần cuối cùng trong suốt cuộc hành trình dài lâu nầy, toàn thể “cộng đồng” con cái Ít-ra-en kêu trách: khi còn ở Ai-cập, chúng tôi đâu có thiếu thịt và bánh (thuật ngữ “cộng đồng” ở đây chỉ cho thấy rằng dân Ít-ra-en chưa là một quốc gia, nhưng mang nét đặc trưng của cộng đồng tôn giáo).
Bất chấp những kêu ca của dân, Thiên Chúa đáp trả bằng cách bày tỏ lòng từ bi nhân hậu của Ngài, nhưng đáp lại Ngài đòi hỏi ở nơi họ một niềm tin chứ không sự nghi nan ngờ vực: “các ngươi sẽ biết rằng Ta là Đức Chúa, Chúa các ngươi”.
2. Chim cút và bánh man-na.
Đoạn trích sách Xuất Hành nầy tập hợp hai biến cố để cho thấy tấm lòng ân cần chăm sóc của Thiên Chúa: chim cút bay đến rợp cả trại và bánh man-na mưa xuống trên mặt đất. Thật ra hai biến cố nầy đã không xảy ra cùng một ngày. Ít ra sách Dân Số trong cùng một câu chuyện cho thấy điều nầy (Ds 11 cho thấy hai truyền thống được trộn lẫn với nhau; trong hai truyền thống, truyền thống Gia-vít chỉ kể ra hiện tượng bánh man-na).
Biến cố chim cút bay đến rợp cả trại xem ra là đàn chim thiên di từ lục địa Phi-Châu vượt qua Địa trung Hải và khi đến hoang địa thì kiệt sức sà cánh xuống rất dể tóm bắt. Man-na có thể do từ nhựa cây liễu bách tiết ra khi bị những côn trùng châm vào; khi đêm xuống khí trời lạnh, nhựa đông cứng lại và rơi trên mặt đất thành những hạt nho nhỏ mịn màng có vị mật ngọt. Theo sách Dân Số, “man-na như hạt ngò và trông nó như nhựa hương. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ vào nối nấu bánh, và mùi vị của nó như mùi vị bánh chiên dầu. Đêm về sương rơi trên doanh trại, thì manna cũng rơi xuống” (Ds 11: 7-9).
Chúng ta không thể tin rằng trong hoang địa dân Do thái được nuôi dưỡng chỉ bằng bánh man-na; họ còn sống bằng những sản phẩm từ đàn vật của họ và từ những ốc đảo. Nhưng bánh man-na đã là lương thực phụ thêm trong suốt cuộc lữ hành nầy.
Với tư cách là thiên ân, bánh man-na cũng là dịp thử thách: “Ta muốn thử thách chúng xem chúng có tuân theo luật pháp của Ta hay không”.
Đức Chúa phối hợp thiên ân với sự thử thách qua lời căn dặn rõ ràng: “Dân sẽ ra mà lượm
lấy khẩu phần từng ngày một”, mỗi người tùy theo nhu cầu của mình. Không được tích trữ. Không được bận lòng đến ngày mai, nghĩa là hoàn toàn tin tưởng vào Lời của Chúa (từ đó một mối giây liên kết chặc chẽ hầu như cho đến mức đồng hóa, giữa bánh man-na và Lời Chúa).
Đó cũng là bài học Đức Giê-su ban cho các môn đệ Ngài khi dạy họ kinh “Lạy Cha”: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”.
2. Bánh bởi trời.
Cho đến lúc đó, đối với dân Do thái, đây là lương thực bất ngờ và lạ thường can dự vào thời điểm khó khăn, bánh man-na được truyền thống tôn giáo lý tưởng hóa và thần thiêng hóa.
Rồi, nhà biên soạn sách Xuất Hành nói rằng “Này, Ta sẽ làm cho bánh từ trời mưa xuống cho các ngươi ăn”. Theo sách Đệ Nhị Luật, Đức Chúa “đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông của anh em đã chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không phải chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời Đức Chúa phán ra” (8: 3). Thánh Vịnh 78: 25 gợi lên bánh man-na là “bánh của những kẻ mạnh” mà bản Bảy Mươi đã chuyển dịch “bánh thiên thần”. Sách Khôn Ngoan ca ngợi bánh man-na là lương thực bởi trời, “bánh có muôn hương vị, thỏa mãn mọi sở thích” (16: 20-29). Văn chương kinh sư loan báo rằng bánh man-na sẽ là lương thực của thời đại thiên sai, khúc dạo đầu cho bàn tiệc cánh chung. Đối với thánh Phao-lô, theo cùng giải thích của truyền thống Cựu Ước, bánh man-na là thức ăn linh thiêng (1Cr 10: 3).
Chính ở nơi truyền thống nầy mà Đức Giê-su tham chiếu, dù minh nhiên hay mặc nhiên, trong bài diễn từ của Ngài về bánh ban sự sống.
BÀI ĐỌC II (Ep 4: 17, 20-24)
Tiếp theo sau phần đạo lý (ch. 1-3), mà chúng ta đã đọc nhiều trích đoạn, thánh Phao-lô gởi đến các tín hữu của ngài những lời khuyên luân lý: trước hết ngài kêu gọi hiệp nhất với nhau (chủ đề của bài đọc Chúa Nhật vừa qua) và sống một cuộc sống mới trong Đức Ki tô, đó là chủ đề của đoạn trích thư hôm nay.
Để trở thành một người Ki tô hữu đích thật, thánh Phao-lô đưa ra ba chỉ thị tổng quát:
- đừng ăn ở như dân ngoại;
- học biết Đức Giê-su để mà sống như Ngài đã sống;
- đổi đời tận căn và mặc lấy con người mới.
1. Đừng ăn ở như dân ngoại.
Thánh Phao-lô ngỏ lời với các tín hữu trong các cộng đoàn Tiểu Á, đa số họ xuất thân từ dân ngoại; nhưng lời khuyên dạy của thánh nhân cũng có giá trị đối với những tín hữu gốc Do thái giáo. Thư gởi cho tín hữu Rô-ma, như thư gởi cho các tín Cô-lô-sê, chứa đựng những cảnh giác tương tự.
Trước khi tiếp tục những khảo sát nầy, thánh nhân ngừng lại để nêu lên phẩm chất là người Ki tô hữu, đòi buộc phải thay đổi đời sống.
2. Học biết Đức Giê-su để mà sống như vậy.
Thánh nhân nhắc nhở cho các tín hữu giáo huấn mà họ đã lãnh nhận khi họ “học biết Đức Giê-su”, nghĩa là “thuộc về Đức Ki tô”. Cách dùng động từ “học biết” với túc từ chỉ người thì hiếm, nhưng ý nghĩa thật đặc biệt: là Ki tô hữu, chính là gắn bó không với đạo lý trừu tượng, nhưng với một con người, con người nầy chính là “sự thật hiện thân”.
3. Đổi đời tận căn và mặc lấy con người mới.
Thánh Phao-lô khai triển tư tưởng của mình bằng cách tập hợp những lời khuyên của mình dưới ba mệnh lệnh:
- Phải cỡi bỏ con người cũ với nếp sống xưa;
- Phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em;
- Phải mặc lấy con người mới.
Đây là chương trình giáo lý về Phép Rửa. Ý tưởng chủ đạo là đổi mới tận căn đời sống Ki tô hữu.
- Phải cỡi bỏ con người cũ, con người trước đây phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối.
- Cuộc sống của người Ki tô hữu, nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, cho phép đổi mới tâm trí, chủ đề mà thánh Phao-lô chủ ý lấy lại để minh chứng rằng Ki tô giáo mở ra phía sự khôn ngoan cao vời.
- Cuối cùng, người Ki tô hữu là một con người mới, mà Phép Rửa đã tái sinh, đã tái tạo, đã phục hồi trong tình trạng ban đầu “theo hình ảnh Thiên Chúa để sống theo sự công chính và thánh thiện đích thật”.
TIN MỪNG (Ga 6: 24-35):
Với đoạn trịch Tin Mừng nầy, chúng ta bắt đầu bài diễn từ của Đức Giê-su về bánh ban sự sống mà thánh Gioan xác định vào ngày hôm sau phép lạ bánh hóa nhiều.
Việc định vị biến cố thật là quan trọng; phép lạ bánh hóa nhiều đánh dấu đỉnh cao thừa tác vụ Ga-li-lê của Đức Giê-su. Khởi đi từ lúc nầy, thế phải chọn lựa sắp được nêu lên càng lúc càng quyết liệt hơn: tin vào Đức Giê-su hay từ chối Ngài. Diễn từ về bánh ban sự sống là một trắc nghiệm có tính quyết định: nó mở ra giai đoạn hoặc quay lưng lại với Ngài mà ra đi hay khẳng định niềm tin của mình vào Ngài. Vì thế Đức Giê-su sắp nhấn mạnh, tiên vàn phải “tin” vào Ngài.
Bài diễn từ bắt đầu ở bên biển hồ Ghê-nê-sa-rét và chấm dứt ở trong hội đường Ca-phác-na-um.
1. Bối cảnh.
Vào buổi chiều phép lạ bánh hóa nhiều, Đức Giê-su đã buộc các môn đệ lên thuyền trở lại thành Ca-phác-na-um. Còn Ngài thì lánh mặt đám đông cuồng nhiệt nầy đi lên núi một mình, đoạn, giữa đêm Ngài đã đi trên Biển Hồ mà đến với các ông. Đám đông đã thấy các môn đệ ra đi một mình mà Đức Giê-su không cùng xuống thuyền đó cùng với họ (thánh Gioan xác định ở đó chỉ có một con thuyền [6: 22]). Sáng hôm sau, mọi người nhận thấy rằng Đức Giê-su không còn ở trên bờ Biển Hồ nữa; họ quyết định quá giang những thuyền đến từ Ti-bê-ri-a mà trở về Ca-phác-na-um để tìm Ngài (6: 23).
Khi đến Ca-phác-nu-um, họ ngạc nhiên gặp thấy Đức Giê-su ở đây: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy”. Câu hỏi mà họ nêu lên mang đến một lời chứng gián tiếp về việc Đức Giê-su đi trên mặt biển.
Đức Giê-su không trả lời câu hỏi; Ngài đề cập thẳng vấn đề căn bản: ý định nào hướng dẫn đám đông mong ước được gặp lại Ngài? “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Trong Tin Mừng Gioan, lời khẳng định gấp đôi nầy (“Thật, tôi bảo thật”) đem lại một cung giọng trang trọng cho những lời nói theo sau: Đức Giê-su quở trách tâm trí của những người Ga-li-lê nầy quá phàm trần: họ chỉ thấy ở nơi Ngài một người phép thuật thần thông đã cho họ ăn no nê. Lúc đó cuộc đối thoại sắp được thiết lập mà tuyến phát triển của nó, rõ ràng cùng một tuyến phát triển như cuộc đối thoại của Đức Giê-su với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri.
2. Cuộc đối thoại của Đức Giê-su với đám đông dân chúng.
Trước tiên Đức muốn họ biết rằng Ngài là một con người mầu nhiệm, Ngài có khả năng ban cho con người những thiện hảo còn hơn cả bánh vật chất nữa.
Với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã nói: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: ‘Cho tôi chút nước uống’, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã hẳn ban cho chị nước hằng sống” (4: 10).
Với những người Ga-li-lê, Đức Giê-su nói: “Các ông hãy ra công làm việc không phải lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận”.
Trong nhiều trường hợp, lời hứa mầu nhiệm của Đấng chỉ tỏ mình ra một cách bí ẩn, nhưng ở đây – như luôn luôn trong Tin Mừng Gioan – gợi lên mối liên hệ của Ngài với Chúa Cha.
Những lời nầy gây ấn tượng trên họ, vì thế vài người đặt ra cho Đức Giê-su một câu hỏi, có thể với ý định ngay thẳng, nhưng cũng có thể với mục đích làm cho Ngài lúng túng: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”.
“Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến”. Đức Giê-su không muốn giản lược “những công việc” vào chỉ “đức tin”, nhưng những lời mà Ngài sắp công bố quá mạnh mẽ đến mức khó mà hiểu được, nếu trước hết những người đối thoại với Ngài không có niềm tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Đức tin phải là thái độ đầu tiên mà Ngài đòi hỏi ở nơi họ.
Nhưng ngay lập tức dân chúng tỏ thái độ nghi ngờ Ngài và bắt bẻ Ngài: “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép: ‘Người đã cho họ ăn bánh bởi trời”. Ở nơi lời bắt bẻ nầy, chúng ta gặp lại cũng một lời bắt bẻ của người phụ nữ xứ Sa-ma-ri trong cuộc đối thoại với Ngài: “Thưa ông, ông không có gàu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lại lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng nước nầy? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy” (4: 11).
Với từ “tổ tiên chúng tôi” trong lời bắt bẻ của những người Ga-li-lê nầy, Đức Giê-su đáp lại bởi “Cha tôi”, bằng cách đồng hóa “Cha tôi” với “Cha trên trời”, Đấng đã cho họ bánh bởi trời đích thật và bằng cách đồng hóa bản thân của Ngài với bánh ban sự sống nầy.
Chúng ta lưu ý rằng Đức Giê-su nói về “bánh bởi trời ban sự sống cho thế gian”, trong khi bánh man-na trong sa mạc “nuôi sống chỉ một mình dân Ít-ra-en”. Nói cách khác Ngài là Mô-sê mới nhưng cao vời vô tận trên ông Mô-sê.
Lúc đó, những người Ga-li-lê thốt lên: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh nầy”; cũng như người phụ nữ xứ Sa-ma-ri đã thưa: “Thưa ông, xin cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước” (4: 15).
3. Mở lòng ra trước mầu nhiệm.
Lúc đó, Đức Giê-su vén thêm một chút bức màn mầu nhiệm của Ngài: “Chính tôi là bánh ban sự sống”.
Trong Tin Mừng Gioan đây là lần thứ ba xuất hiện công thức: “Chính tôi là” (lần thứ nhất, Đức Giê-su ngỏ lời với người phụ nữ xứ Sa-ma-ri khi chị gợi lên việc Đấng Mê-si-a đến: “Đấng ấy chính là tôi” [theo sát nghĩa của từ: “Chính tôi là”: ego eimi] và lần thứ hai Đức Giê-su nói với các môn đệ kinh khiếp khi thấy một người đi trên mặt nước: “Thầy đây mà, đừng sợ” [theo nghĩa văn tự: “Chính tôi là”: ego eimi]).
Công thức: “Chính tôi là bánh ban sự sống” nầy khai mạc một loạt “tôi là” đi theo với thuộc ngữ: “tôi là đường, là sự thật và là sự sống”, “tôi là mục tử nhân lành”, vân vân (những lời khẳng định luôn luôn được liên kết với viễn cảnh của ơn cứu độ).
“Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”. Ở đây cốt là cái đói và cái khát thần thiêng. Cách nói nầy quy chiếu đến Kinh Thánh, chính xác là đến bản văn của sách Huấn Ca, nhưng trái với gợi ý của sách nầy. Lời mà Sách Huấn ca áp dụng cho Đức Khôn Ngoan theo hình thức khẳng định: “Hỡi những ai khao khát Ta, nào hãy đến…Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24: 19-21). Hiền nhân nầy muốn nói rằng ai nếm lương thực của sự khôn ngoan thì người ấy ước muốn mãi không thôi. Trái lại Đức Giê-su lập lại lời nầy và áp dụng vào chính mình theo hình thức phủ định, nghĩa là Ngài hứa những thiện hảo siêu nhiên làm mãn nguyện mọi cái đói và cái khát tâm linh.
Tôi là bánh sự sống
LM FX. Vũ Phan Long, OFM
18:40 28/07/2009
Chúa Nhật XVIII Thường niên B (Gioan 6,24-35 )
1.- Ngữ cảnh
“Sách các Dấu lạ” của Tin Mừng Gioan là từ ch. 2 đến ch. 12. Phân đoạn về “Bánh trường sinh” (6,1-71) là đề tài thứ ba của bảy đề tài thuộc “Sách” này. Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành bốn phần:
1) Vấn nạn thứ nhất: đi tìm bánh (cc. 24-27);
2) Vấn nạn thứ hai: làm việc Thiên Chúa muốn (cc. 28-29);
3) Vấn nạn thứ ba: hỏi về dấu lạ Đức Giêsu làm (cc. 30-33);
4) Vấn nạn thứ tư: xin bánh ban sự sống (cc. 34-35).
3.- Vài điểm chú giải
- Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận (27): Có những nhà chú giải nghĩ rằng câu này nhắc đến phép rửa của Đức Giêsu. Nhưng có lẽ nghĩa đơn giản và rõ ràng hơn là: Con Người từ trời đến và các dấu lạ Người làm là những hành vi qua đó Thiên Chúa đảm bảo cho tính xác thực của sứ mạng của Người (3,33) cũng như đảm bảo rằng loài người có thể nhờ Người mà đạt được sự sống đời đời.
- chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn (28): Người Do-thái nghĩ là họ có thể tự mình đạt được sự sống đời đời, với điều kiện là hoàn tất một số việc buộc. Số nhiều của “những việc Thiên Chúa muốn” có ý nhắm đến các điều khoản bó buộc trong nền luân lý của họ (Mt 19,16; 22,34-40).
- việc Thiên Chúa muốn … là tin vào Đấng Người đã sai đến (29): Đây là đòi hỏi đơn giản nhất nhưng cũng căn bản nhất gồm tóm mọi qui định của Lề Luật: tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến; trong các hành vi Đức Giêsu làm, nhìn thấy các công việc của Thiên Chúa thời cánh chung. Tác giả Gioan đã sửa lại một chút một công thức của ông Phaolô (Rm 3,28) và thống nhất tất cả lối sống Kitô hữu vào việc tin vào Đấng Thiên Chúa sai phái.
- tin (29.30): Các Tin Mừng Nhất Lãm và các Thư Phaolô thường dùng danh từ “đức tin (pistis)”, Tin Mừng Gioan lại thường xuyên dùng động từ “[hành vi] tin” (pisteuô): công thức “tin vào” (pisteuô eis) được dùng 36 lần trong TM IV, 3 lần trong các Thư Gioan, và chỉ 8 lần trong phần còn lại của Tân Ước.
- Người đã cho họ ăn bánh bởi trời (31): Man-na được ban hằng ngày trong sa mạc được nhiều kinh sư coi như là việc diệu kỳ lớn lao nhất của thời Xuất hành (Xh 16,15; Ds 11,7; 21,5; Đnl 8,3; Kn 16,20). Ở đây, Gioan trích Tv 78,24.
- bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống (33): Trong hy-ngữ, “bánh” (artos) ở nam tính, nên có thể dịch câu này hai cách: “bánh Thiên Chúa ban là sự gì (cái gì) từ trời xuống” (xem Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn); “bánh Thiên Chúa ban là Đấng từ trời xuống”. Cách dịch thứ nhất thì xuôi tai hơn, nhưng cách dịch thứ hai thì tốt hơn, bởi vì Đức Giêsu đang muốn đưa người ta chuyển đi từ man-na và bánh sang bản thân Người.
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Người là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Ngài cho dân Do-thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Người muốn nói rằng Người là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Người chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Vấn nạn thứ nhất: đi tìm bánh (24-27)
Dường như Đức Giêsu không trả lời đúng câu hỏi của người Do-thái. Trong thực tế, câu trả lời của Người nhắm đến thái độ mà câu hỏi của họ đã tố giác. Họ đã thấy dấu lạ nhiều lần (6,2; 2,23-25) nhưng họ đã không quan tâm và đã không hiểu các dấu lạ ấy. Họ chỉ hoàn toàn quan tâm đến bánh, đến việc ăn no về vật chất thôi (c. 12); phép lạ đã không cung cấp cho họ ánh sáng về bản thân Đức Giêsu (12,9). Bởi vì bánh (cũng như rượu ở Cana và nước trong cuộc đối thoại với người phụ nữ Samari) tự nó không có giá trị; nó chỉ là một phương tiện để vén mở cho thấy mầu nhiệm bản thân Người.
* Vấn nạn thứ hai: làm việc Thiên Chúa muốn (28-29)
Người Do-thái hiểu sai ý nghĩa của động từ “làm việc”. Họ lẫn lộn giữa các công việc của Thiên Chúa với các công việc họ làm nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Câu hỏi này cho thấy họ không hiểu gì cả. Họ nghĩ rằng họ có thể đạt được sự sống đời đời bằng sức lực riêng, miễn là họ chu toàn một số điều khoản Luật buộc. Tức khắc Đức Giêsu đưa các điều khoản ấy về đòi hỏi đơn giản nhất nhưng cũng triệt để nhất: tin vào Đấng Thiên Chúa sai phái và nhìn thấy các hành vi Đức Giêsu làm là những công trình Thiên Chúa thực hiện vào thời cánh chung. Công việc duy nhất họ phải làm cũng là công việc duy nhất Đức Giêsu vẫn làm: chu toàn công việc của Chúa Cha.
Bằng cách dùng thường xuyên động từ “[hành vi] tin” thay vì danh từ “đúc tin” (trừu tượng), tác giả TM Gioan cho thấy rằng, thay vì đề cập đến đức tin trừu tượng, ngài nghĩ đến việc dấn thân người Kitô hữu phải thực hiện để trở thành môn đệ Đức Giêsu. Đây là một quyết định mang tất cả niềm tin tưởng đạt nơi Đức Giêsu.
* Vấn nạn thứ ba: hỏi về dấu lạ Đức Giêsu làm (30-33)
Người Do-thái hiểu là Đức Giêsu đang tự đặt mình trước mặt họ như là vị Sứ giả của Thiên Chúa. Nhưng vì cứ ham các bằng cớ nắm bắt được, họ hỏi tiếp: “Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông?” (c. 30). Ở đây, thay vì nói đến hành tin tưởng bắt họ dấn thân trọn vẹn (pisteuô eis), họ lại đặt vấn đề về uy tín của Đức Giêsu (pisteuô + tặng cách). Ít ra Người phải cho thấy Người ngang bằng Môsê là người đã nuôi dưỡng dân Do-thái suốt 40 năm (Xh 16,35).
Yêu cầu này không có câu trả lời, vì không thể có câu trả lời nào cả cho thứ yêu cầu như thế. Không có một dấu lạ nào có thể chứng minh rằng Đức Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa. Các dấu lạ bên ngoài có thể dẫn đưa người ta đến tận ngưỡng cửa đức tin (Ga 15,24; x. 10,25; 12,37t), nhưng tự chúng không đủ. Trước tiên, bởi vì nếu bị liên kết với các lý do duy lý, đức tin sẽ không đi xa hơn lý trí; kế đó, bởi vì đức tin sẽ chịu ảnh hưởng các ấn tượng (x. 4,48). Tin Mừng Gioan, với truyện Tôma ở ch. 20, sẽ cho thấy rằng những dấu chỉ ấy không cần thiết cho hành vi tin (20,29).
Câu “Không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu” (c. 32) có thể là một phủ nhạn về Môsê (không phải là Môsê, mà là Thiên Chúa) hoặc về bánh bởi trời (thứ bánh bởi trời ấy không phải là man-na). Trong thực tế, câu này là một phủ nhận về bánh: những gì Môsê đã ban cho tổ tiên các ông thì đúng là từ trời rơi xuống, nhưng không phải là bánh đích thực bởi trời. Bánh đích thực, bánh hoàn hảo, bây giờ Chúa Cha đang ban tặng, còn man-na chỉ là một tiền vị của thứ bánh ấy thôi.
Đức Giêsu là bánh của Thiên Chúa, bởi vì Người không đến từ một trung gian nhân loại, nhưng đến trực tiếp từ Thiên Chúa. hình ảnh bị đẩy ra sau, nay tác giả nhấn mạnh trên các phẩm chất của bánh này của Thiên Chúa: từ trời xuống, ban sự sống vĩnh cửu.
* Vấn nạn thứ tư: xin bánh ban sự sống (34-35)
Như chúng ta vẫn thấy, người Do-thái lại hiểu lầm về ý nghĩa của những lời nói ấy của Đức Giêsu. Họ chẳng quan tâm gì đến bản thân Con Người. Họ cứ tiếp tục mơ một thứ bánh sẽ từ trời rơi xuống cho họ. Như bà Samari (4,15) và như họ đã làm trong những hoàn cảnh tương tự, họ xin Đức Giêsu cứ ban cho họ đều đặn và liên tục, thứ bánh không tốn tiền ấy. Nhưng điều mà Đức Giêsu ban, thì Người ban một lần cho mãi mãi. Nhất là Người không ban một điều gì, mà Người ban tặng chính mình. Người là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Người chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn, trong khi man-na không giải thoát người ta khỏi sự chết (6,49). Mọi người được mời gọi đến với Người, vì giống như sự Khôn Ngoan trong sách Cn và Hc, Người có thể thỏa mãn mọi khát vọng tôn giáo của họ.
+ Kết luận
Bữa ăn lạ lùng sẽ phải được giải thích như là một dấu chỉ. Đấy là một sự kiện thực hữu, Đức Giêsu đã thực sự cho một đám đông ăn no; nhưng biến cố này tự nó không có ý nghĩa. Đức Giêsu không muốn chứng minh rằng người ta có thể nhận được bánh từ nơi Người mà không cần phải mệt nhọc và được nhận ê hề, Ngài không muốn thay thế các ông thợ làm bánh mì để rồi các ông này phải thất nghiệp mà bị đói. Bữa ăn lạ lùng nhắm đến một thực tại khác. Sự kiện Đức Giêsu có thể ban bánh và cho ăn no nê theo nghĩa trần thế phải cho thấy rằng bản thân Người chính là bánh ban sự sống và có thể ban sự sống vĩnh cửu, không bao giờ tàn lụi. Ở bên Người, chúng ta không được tìm kiếm bánh trần thế; trái lại, chúng ta phải nhìn nhận rằng Người có thể và muốn ban cho chúng ta một thứ vô cùng lớn lao hơn. Chúng ta cần phải để ý đến điều này và đón nhận quà tặng của Người.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nếu không có bánh, chúng ta sẽ chết. Cơm bánh có khả năng duy trì sự sống cho chúng ta nhưng đó là một khả năng giới hạn. Khi nói “Tôi là bánh ban sự sống”, Đức Giêsu cho hiểu là tương quan giữa ản thân Người với loài người cùng một kiểu như tương quan giữa cơm bánh và chúng ta, nhưngsự sống Người ban là sự sống vĩnh cửu, chứ không chỉ là sự sống trần gian giới hạn. Người mạnh hơn cái chết, Người muốn đưa chúng ta đi sang bên kia cái chết. Nhưng chúng ta phải chạy đến với Người, phải tin vào Người.
2. Tôi tin vào Đức Giêsu khi tôi tự liên kết hoàn toàn với Người và để cho Người hoàn toàn quy định đời sống tôi. Đức tin có thể là như một dây liên kết mong manh và yếu kém; còn nếu một dây liên kết quan trọng, vững chắc và thiết yếu đối với cuộc sống, thì nó được diễn tả ra bằng một tình bạn chân thật hoặc một cuộc hôn nhân đích thực. Khi tin vào Đức Giêsu, dây liên kết ta có với Người sẽ có sức mạnh và có khả năng ban sự sống tối đa.
3. Chúng ta ngại để cho Thiên Chúa đi vào trong cuộc sống chúng ta và làm việc ở đó. Để biện minh cho việc chúng ta lùi lại trước đòi hỏi của Ngài, chúng ta vận dụng một chiến thuật khác để “câu giờ”, chúng ta đặt ra một điều kiện: “Ông đã làm dấu lạ nào… ? Ông đã làm gì?” (c. 30). Chúng ta đã thấy hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, nhưng chúng ta vẫn tìm cách từ chối tin vào Ngài. Thiên Chúa lại chỉ thích nói với con tim chúng ta bằng những dấu chỉ kín đáo hầu chúng ta vẫn còn tự do mà từ khước tiếng gọi của Ngài. Thiên Chúa muốn được yêu mến bởi những người con tự do, chứ không phải được tôn thờ bởi những tên nô lệ khiếp nhược.
1.- Ngữ cảnh
“Sách các Dấu lạ” của Tin Mừng Gioan là từ ch. 2 đến ch. 12. Phân đoạn về “Bánh trường sinh” (6,1-71) là đề tài thứ ba của bảy đề tài thuộc “Sách” này. Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành bốn phần:
1) Vấn nạn thứ nhất: đi tìm bánh (cc. 24-27);
2) Vấn nạn thứ hai: làm việc Thiên Chúa muốn (cc. 28-29);
3) Vấn nạn thứ ba: hỏi về dấu lạ Đức Giêsu làm (cc. 30-33);
4) Vấn nạn thứ tư: xin bánh ban sự sống (cc. 34-35).
3.- Vài điểm chú giải
- Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận (27): Có những nhà chú giải nghĩ rằng câu này nhắc đến phép rửa của Đức Giêsu. Nhưng có lẽ nghĩa đơn giản và rõ ràng hơn là: Con Người từ trời đến và các dấu lạ Người làm là những hành vi qua đó Thiên Chúa đảm bảo cho tính xác thực của sứ mạng của Người (3,33) cũng như đảm bảo rằng loài người có thể nhờ Người mà đạt được sự sống đời đời.
- chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn (28): Người Do-thái nghĩ là họ có thể tự mình đạt được sự sống đời đời, với điều kiện là hoàn tất một số việc buộc. Số nhiều của “những việc Thiên Chúa muốn” có ý nhắm đến các điều khoản bó buộc trong nền luân lý của họ (Mt 19,16; 22,34-40).
- việc Thiên Chúa muốn … là tin vào Đấng Người đã sai đến (29): Đây là đòi hỏi đơn giản nhất nhưng cũng căn bản nhất gồm tóm mọi qui định của Lề Luật: tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến; trong các hành vi Đức Giêsu làm, nhìn thấy các công việc của Thiên Chúa thời cánh chung. Tác giả Gioan đã sửa lại một chút một công thức của ông Phaolô (Rm 3,28) và thống nhất tất cả lối sống Kitô hữu vào việc tin vào Đấng Thiên Chúa sai phái.
- tin (29.30): Các Tin Mừng Nhất Lãm và các Thư Phaolô thường dùng danh từ “đức tin (pistis)”, Tin Mừng Gioan lại thường xuyên dùng động từ “[hành vi] tin” (pisteuô): công thức “tin vào” (pisteuô eis) được dùng 36 lần trong TM IV, 3 lần trong các Thư Gioan, và chỉ 8 lần trong phần còn lại của Tân Ước.
- Người đã cho họ ăn bánh bởi trời (31): Man-na được ban hằng ngày trong sa mạc được nhiều kinh sư coi như là việc diệu kỳ lớn lao nhất của thời Xuất hành (Xh 16,15; Ds 11,7; 21,5; Đnl 8,3; Kn 16,20). Ở đây, Gioan trích Tv 78,24.
- bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống (33): Trong hy-ngữ, “bánh” (artos) ở nam tính, nên có thể dịch câu này hai cách: “bánh Thiên Chúa ban là sự gì (cái gì) từ trời xuống” (xem Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn); “bánh Thiên Chúa ban là Đấng từ trời xuống”. Cách dịch thứ nhất thì xuôi tai hơn, nhưng cách dịch thứ hai thì tốt hơn, bởi vì Đức Giêsu đang muốn đưa người ta chuyển đi từ man-na và bánh sang bản thân Người.
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Người là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Ngài cho dân Do-thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Người muốn nói rằng Người là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Người chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Vấn nạn thứ nhất: đi tìm bánh (24-27)
Dường như Đức Giêsu không trả lời đúng câu hỏi của người Do-thái. Trong thực tế, câu trả lời của Người nhắm đến thái độ mà câu hỏi của họ đã tố giác. Họ đã thấy dấu lạ nhiều lần (6,2; 2,23-25) nhưng họ đã không quan tâm và đã không hiểu các dấu lạ ấy. Họ chỉ hoàn toàn quan tâm đến bánh, đến việc ăn no về vật chất thôi (c. 12); phép lạ đã không cung cấp cho họ ánh sáng về bản thân Đức Giêsu (12,9). Bởi vì bánh (cũng như rượu ở Cana và nước trong cuộc đối thoại với người phụ nữ Samari) tự nó không có giá trị; nó chỉ là một phương tiện để vén mở cho thấy mầu nhiệm bản thân Người.
* Vấn nạn thứ hai: làm việc Thiên Chúa muốn (28-29)
Người Do-thái hiểu sai ý nghĩa của động từ “làm việc”. Họ lẫn lộn giữa các công việc của Thiên Chúa với các công việc họ làm nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Câu hỏi này cho thấy họ không hiểu gì cả. Họ nghĩ rằng họ có thể đạt được sự sống đời đời bằng sức lực riêng, miễn là họ chu toàn một số điều khoản Luật buộc. Tức khắc Đức Giêsu đưa các điều khoản ấy về đòi hỏi đơn giản nhất nhưng cũng triệt để nhất: tin vào Đấng Thiên Chúa sai phái và nhìn thấy các hành vi Đức Giêsu làm là những công trình Thiên Chúa thực hiện vào thời cánh chung. Công việc duy nhất họ phải làm cũng là công việc duy nhất Đức Giêsu vẫn làm: chu toàn công việc của Chúa Cha.
Bằng cách dùng thường xuyên động từ “[hành vi] tin” thay vì danh từ “đúc tin” (trừu tượng), tác giả TM Gioan cho thấy rằng, thay vì đề cập đến đức tin trừu tượng, ngài nghĩ đến việc dấn thân người Kitô hữu phải thực hiện để trở thành môn đệ Đức Giêsu. Đây là một quyết định mang tất cả niềm tin tưởng đạt nơi Đức Giêsu.
* Vấn nạn thứ ba: hỏi về dấu lạ Đức Giêsu làm (30-33)
Người Do-thái hiểu là Đức Giêsu đang tự đặt mình trước mặt họ như là vị Sứ giả của Thiên Chúa. Nhưng vì cứ ham các bằng cớ nắm bắt được, họ hỏi tiếp: “Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông?” (c. 30). Ở đây, thay vì nói đến hành tin tưởng bắt họ dấn thân trọn vẹn (pisteuô eis), họ lại đặt vấn đề về uy tín của Đức Giêsu (pisteuô + tặng cách). Ít ra Người phải cho thấy Người ngang bằng Môsê là người đã nuôi dưỡng dân Do-thái suốt 40 năm (Xh 16,35).
Yêu cầu này không có câu trả lời, vì không thể có câu trả lời nào cả cho thứ yêu cầu như thế. Không có một dấu lạ nào có thể chứng minh rằng Đức Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa. Các dấu lạ bên ngoài có thể dẫn đưa người ta đến tận ngưỡng cửa đức tin (Ga 15,24; x. 10,25; 12,37t), nhưng tự chúng không đủ. Trước tiên, bởi vì nếu bị liên kết với các lý do duy lý, đức tin sẽ không đi xa hơn lý trí; kế đó, bởi vì đức tin sẽ chịu ảnh hưởng các ấn tượng (x. 4,48). Tin Mừng Gioan, với truyện Tôma ở ch. 20, sẽ cho thấy rằng những dấu chỉ ấy không cần thiết cho hành vi tin (20,29).
Câu “Không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu” (c. 32) có thể là một phủ nhạn về Môsê (không phải là Môsê, mà là Thiên Chúa) hoặc về bánh bởi trời (thứ bánh bởi trời ấy không phải là man-na). Trong thực tế, câu này là một phủ nhận về bánh: những gì Môsê đã ban cho tổ tiên các ông thì đúng là từ trời rơi xuống, nhưng không phải là bánh đích thực bởi trời. Bánh đích thực, bánh hoàn hảo, bây giờ Chúa Cha đang ban tặng, còn man-na chỉ là một tiền vị của thứ bánh ấy thôi.
Đức Giêsu là bánh của Thiên Chúa, bởi vì Người không đến từ một trung gian nhân loại, nhưng đến trực tiếp từ Thiên Chúa. hình ảnh bị đẩy ra sau, nay tác giả nhấn mạnh trên các phẩm chất của bánh này của Thiên Chúa: từ trời xuống, ban sự sống vĩnh cửu.
* Vấn nạn thứ tư: xin bánh ban sự sống (34-35)
Như chúng ta vẫn thấy, người Do-thái lại hiểu lầm về ý nghĩa của những lời nói ấy của Đức Giêsu. Họ chẳng quan tâm gì đến bản thân Con Người. Họ cứ tiếp tục mơ một thứ bánh sẽ từ trời rơi xuống cho họ. Như bà Samari (4,15) và như họ đã làm trong những hoàn cảnh tương tự, họ xin Đức Giêsu cứ ban cho họ đều đặn và liên tục, thứ bánh không tốn tiền ấy. Nhưng điều mà Đức Giêsu ban, thì Người ban một lần cho mãi mãi. Nhất là Người không ban một điều gì, mà Người ban tặng chính mình. Người là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Người chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn, trong khi man-na không giải thoát người ta khỏi sự chết (6,49). Mọi người được mời gọi đến với Người, vì giống như sự Khôn Ngoan trong sách Cn và Hc, Người có thể thỏa mãn mọi khát vọng tôn giáo của họ.
+ Kết luận
Bữa ăn lạ lùng sẽ phải được giải thích như là một dấu chỉ. Đấy là một sự kiện thực hữu, Đức Giêsu đã thực sự cho một đám đông ăn no; nhưng biến cố này tự nó không có ý nghĩa. Đức Giêsu không muốn chứng minh rằng người ta có thể nhận được bánh từ nơi Người mà không cần phải mệt nhọc và được nhận ê hề, Ngài không muốn thay thế các ông thợ làm bánh mì để rồi các ông này phải thất nghiệp mà bị đói. Bữa ăn lạ lùng nhắm đến một thực tại khác. Sự kiện Đức Giêsu có thể ban bánh và cho ăn no nê theo nghĩa trần thế phải cho thấy rằng bản thân Người chính là bánh ban sự sống và có thể ban sự sống vĩnh cửu, không bao giờ tàn lụi. Ở bên Người, chúng ta không được tìm kiếm bánh trần thế; trái lại, chúng ta phải nhìn nhận rằng Người có thể và muốn ban cho chúng ta một thứ vô cùng lớn lao hơn. Chúng ta cần phải để ý đến điều này và đón nhận quà tặng của Người.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nếu không có bánh, chúng ta sẽ chết. Cơm bánh có khả năng duy trì sự sống cho chúng ta nhưng đó là một khả năng giới hạn. Khi nói “Tôi là bánh ban sự sống”, Đức Giêsu cho hiểu là tương quan giữa ản thân Người với loài người cùng một kiểu như tương quan giữa cơm bánh và chúng ta, nhưngsự sống Người ban là sự sống vĩnh cửu, chứ không chỉ là sự sống trần gian giới hạn. Người mạnh hơn cái chết, Người muốn đưa chúng ta đi sang bên kia cái chết. Nhưng chúng ta phải chạy đến với Người, phải tin vào Người.
2. Tôi tin vào Đức Giêsu khi tôi tự liên kết hoàn toàn với Người và để cho Người hoàn toàn quy định đời sống tôi. Đức tin có thể là như một dây liên kết mong manh và yếu kém; còn nếu một dây liên kết quan trọng, vững chắc và thiết yếu đối với cuộc sống, thì nó được diễn tả ra bằng một tình bạn chân thật hoặc một cuộc hôn nhân đích thực. Khi tin vào Đức Giêsu, dây liên kết ta có với Người sẽ có sức mạnh và có khả năng ban sự sống tối đa.
3. Chúng ta ngại để cho Thiên Chúa đi vào trong cuộc sống chúng ta và làm việc ở đó. Để biện minh cho việc chúng ta lùi lại trước đòi hỏi của Ngài, chúng ta vận dụng một chiến thuật khác để “câu giờ”, chúng ta đặt ra một điều kiện: “Ông đã làm dấu lạ nào… ? Ông đã làm gì?” (c. 30). Chúng ta đã thấy hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, nhưng chúng ta vẫn tìm cách từ chối tin vào Ngài. Thiên Chúa lại chỉ thích nói với con tim chúng ta bằng những dấu chỉ kín đáo hầu chúng ta vẫn còn tự do mà từ khước tiếng gọi của Ngài. Thiên Chúa muốn được yêu mến bởi những người con tự do, chứ không phải được tôn thờ bởi những tên nô lệ khiếp nhược.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI muốn xem Khăn Liệm Thánh
Bùi Hữu Thư
04:24 28/07/2009
Ngài nói với Đức Hồng Y ở Turin ngài muốn đến thăm khi khăn được mang ra triển lãm lần tới
INTROD, Ý, JULY 27, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài dự trù đến thăm Turin để xem Khăm Thánh đã tẩm liệm Chúa Kitô trong mồ khi khăn được mang ra triển lãm vào mùa xuân năm tới.
Đức Thánh Cha nói về dự định của ngài với Tổng Giám Mục Turin là Hồng Y Severino Poletto, khi hai người ăn trưa với nhau tại nhà nghỉ hè ở miền Bắc nước Ý. Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican kể lại cuộc đàm thoại này trong thông cáo hôm nay.
Phát ngôn viên này nói, "Hồng Y Poletto trình bầy với Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị cho cuộc triển lãm Khăn Liệm Thánh vào mùa xuân năm tới, và Đức Thánh Cha đã khẳng định ý muốn của ngài là sẽ đến Turin nhân dịp này, vào một ngày chưa được ấn định.”
Lần cuối cùng Khăn Liện được đem ra triển lãm trước công chúng cách đây 10 năm. Lần tới được dự trù từ ngày 10 tháng Tư đến 23 tháng Năm, 2010. Khăn Liệm sẽ được triển lãm lần đầu tiên kể từ khi được tu sửa vào năm 2002, khi các mảnh vá được các sơ Dòng Clara Khó Nghèo khâu lên các chỗ bị cháy vào năm 1532 đã bị gỡ đi.
Bỏ các manh vá đi, các lỗ hổng vì bị cháy trên khăn liệm sẽ được thấy rõ. Tấm vải lót phiá dưới có tên là Tấm Vải Hòa Lan, cũng được bỏ đi và thay thế bằng một tấm vải mới có mầu nhạt hơn.
Cuộc triển lãm năm 2010 sẽ bao gồm một cuộc du khảo mới để trình bầy với khách viếng thăm về lịch sử và ý nghĩa của khăn liệm, và được bổ túc bằng nhiều bức ảnh thật rõ chưa từng được phổ biến.
Chuyến đi nghỉ hè sắp hết
Trong khi đó, cuộc nghỉ hè tại miền núi Alps nước Ý của Đức Thánh Cha Benedict XVI sắp chấm dứt. Ngày Chủ Nhật, sau khi cầu nguyện Kinh Truyền in buổi trưa, ngài đã đi tản bộ. Cha Lombardi nói là ngày hôm nay và ngày thứ ba, Đức Thánh Cha không có chương trinh gì nhất định. Theo phát ngôn viên, đây là hai ngày được dành cho việc “cầu nguyện, học hỏi và đọc sách.”
Sáng thứ tư Đức Thánh Cha sẽ từ giã Les Combes và những ai đã giúp cho ngài có một mùa hè nghỉ ngơi dưỡng sức, nhất là các lực lượng an ninh và chức quyền điạ phương.
Khoảng 5 giờ chiều, ngài sẽ dùng trực thăng để bay tới phi trường Turin, và từ đó đáp phi cơ đi Rôma. Sau khi tới Rôma, ngài sẽ đi xe hơi đến Castel Gandolfo, nơi ngài sẽ nghỉ ngơi tiếp trong phần còn lại của mùa hè.
INTROD, Ý, JULY 27, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngài dự trù đến thăm Turin để xem Khăm Thánh đã tẩm liệm Chúa Kitô trong mồ khi khăn được mang ra triển lãm vào mùa xuân năm tới.
Đức Thánh Cha nói về dự định của ngài với Tổng Giám Mục Turin là Hồng Y Severino Poletto, khi hai người ăn trưa với nhau tại nhà nghỉ hè ở miền Bắc nước Ý. Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican kể lại cuộc đàm thoại này trong thông cáo hôm nay.
Phát ngôn viên này nói, "Hồng Y Poletto trình bầy với Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị cho cuộc triển lãm Khăn Liệm Thánh vào mùa xuân năm tới, và Đức Thánh Cha đã khẳng định ý muốn của ngài là sẽ đến Turin nhân dịp này, vào một ngày chưa được ấn định.”
Lần cuối cùng Khăn Liện được đem ra triển lãm trước công chúng cách đây 10 năm. Lần tới được dự trù từ ngày 10 tháng Tư đến 23 tháng Năm, 2010. Khăn Liệm sẽ được triển lãm lần đầu tiên kể từ khi được tu sửa vào năm 2002, khi các mảnh vá được các sơ Dòng Clara Khó Nghèo khâu lên các chỗ bị cháy vào năm 1532 đã bị gỡ đi.
Bỏ các manh vá đi, các lỗ hổng vì bị cháy trên khăn liệm sẽ được thấy rõ. Tấm vải lót phiá dưới có tên là Tấm Vải Hòa Lan, cũng được bỏ đi và thay thế bằng một tấm vải mới có mầu nhạt hơn.
Cuộc triển lãm năm 2010 sẽ bao gồm một cuộc du khảo mới để trình bầy với khách viếng thăm về lịch sử và ý nghĩa của khăn liệm, và được bổ túc bằng nhiều bức ảnh thật rõ chưa từng được phổ biến.
Chuyến đi nghỉ hè sắp hết
Trong khi đó, cuộc nghỉ hè tại miền núi Alps nước Ý của Đức Thánh Cha Benedict XVI sắp chấm dứt. Ngày Chủ Nhật, sau khi cầu nguyện Kinh Truyền in buổi trưa, ngài đã đi tản bộ. Cha Lombardi nói là ngày hôm nay và ngày thứ ba, Đức Thánh Cha không có chương trinh gì nhất định. Theo phát ngôn viên, đây là hai ngày được dành cho việc “cầu nguyện, học hỏi và đọc sách.”
Sáng thứ tư Đức Thánh Cha sẽ từ giã Les Combes và những ai đã giúp cho ngài có một mùa hè nghỉ ngơi dưỡng sức, nhất là các lực lượng an ninh và chức quyền điạ phương.
Khoảng 5 giờ chiều, ngài sẽ dùng trực thăng để bay tới phi trường Turin, và từ đó đáp phi cơ đi Rôma. Sau khi tới Rôma, ngài sẽ đi xe hơi đến Castel Gandolfo, nơi ngài sẽ nghỉ ngơi tiếp trong phần còn lại của mùa hè.
Đức Thánh Cha phê chuẩn cho vị linh mục liên quan đến sự kiện Mễ Du được hồi tục
Nguyễn Hoàng Thương
15:46 28/07/2009
Vatican (CNA) – Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phê chuẩn chấp thuận cho việc xin hồi tục của cha Tomislav Vladic, vị linh mục đứng đầu các tuyên bố cho rằng Đức Nữ Trinh Maria đã hiện ra ở thị trấn Mễ Du (Medjugorje), Bosnia. Vị linh mục được cho hay đã quyết định rời bỏ chức linh mục và dòng tu của ngài.
Theo Mail Online, hành động này xảy ra theo sau một cuộc điều tra liên quan đến những khẳng định được cho là các cuộc hiện ra.
Khi các cuộc hiện ra được cho là bắt đầu từ năm 1981, cha Vlasic đã được Đức Giám Mục Pavao Zanic của Mostar-Duvno đặt cho cái tên là "người sáng tạo" các hiện tượng.
Trong một cuộc tranh luận với vị giám mục địa phương và Tòa Thánh Vatican, vị linh mục đã tiên báo rằng Đức Nữ Trinh Maria sẽ hiện ra ở Bosnia. Những tháng sau đó, sáu trẻ em địa phương nói rằng họ đã thấy Đức Nữ Trinh ở gần một sườn đồi. Cha Vlasic sớm công bố ngài trở thành "cố vấn tâm linh" đối với các trẻ được cho là thị nhân. Hiện các trẻ tuyên bố rằng Đức Nữ Trinh Maria đã thăm viếng họ 40.000 lần trong suốt 28 năm qua.
Năm ngoái, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tạm thời ngưng chức vị linh mục. Một cuộc điều tra về tư cách đạo đức của ngài đã được lập ra sau khi ba ủy ban không tìm thấy bằng chứng ủng hộ các tuyên bố của các thị nhân. Ngài cũng bị điều tra về hành vi tính dục trái đạo đức sau khi ngài bị tường trình đã làm cho một phụ nữ mang thai.
Ngay từ đầu, vị linh mục từ chối hợp tác điều tra. Ngài đã bị trục xuất đến một Đan Viện ở L'Aquila, Ý và đã bị cấm giao tiếp với bất cứ ai mà không có sự cho phép của bề trên.
Hôm Chúa Nhật có tin Cha Vlasic đã chọn cách rời khỏi chức linh mục và dòng tu của ngài.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phê chuẩn cách kín đáo việc xin hoàn tục vào tháng Ba, cởi bỏ tình trạng linh mục của ngài.
Theo Daily Mail, những người được cho là thị nhân Mễ Du hiện sống trong điều kiện giàu có và sở hữu những chiếc xe hơi đắt tiền. Một thị nhân, Ivan Dragicevic, đã lập gia đình với một cựu nữ hoàng sắc đẹp người Mỹ.
Đền thờ tại Mễ Du đã thu khoảng 30 triệu khách hành hương. Hàng triệu người Công Giáo đã hy vọng một ngày nào đó Tòa Thánh Vatican hợp pháp hóa sự việc được cho là các cuộc hiện ra.
Theo Mail Online, hành động này xảy ra theo sau một cuộc điều tra liên quan đến những khẳng định được cho là các cuộc hiện ra.
Khi các cuộc hiện ra được cho là bắt đầu từ năm 1981, cha Vlasic đã được Đức Giám Mục Pavao Zanic của Mostar-Duvno đặt cho cái tên là "người sáng tạo" các hiện tượng.
Trong một cuộc tranh luận với vị giám mục địa phương và Tòa Thánh Vatican, vị linh mục đã tiên báo rằng Đức Nữ Trinh Maria sẽ hiện ra ở Bosnia. Những tháng sau đó, sáu trẻ em địa phương nói rằng họ đã thấy Đức Nữ Trinh ở gần một sườn đồi. Cha Vlasic sớm công bố ngài trở thành "cố vấn tâm linh" đối với các trẻ được cho là thị nhân. Hiện các trẻ tuyên bố rằng Đức Nữ Trinh Maria đã thăm viếng họ 40.000 lần trong suốt 28 năm qua.
Năm ngoái, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tạm thời ngưng chức vị linh mục. Một cuộc điều tra về tư cách đạo đức của ngài đã được lập ra sau khi ba ủy ban không tìm thấy bằng chứng ủng hộ các tuyên bố của các thị nhân. Ngài cũng bị điều tra về hành vi tính dục trái đạo đức sau khi ngài bị tường trình đã làm cho một phụ nữ mang thai.
Ngay từ đầu, vị linh mục từ chối hợp tác điều tra. Ngài đã bị trục xuất đến một Đan Viện ở L'Aquila, Ý và đã bị cấm giao tiếp với bất cứ ai mà không có sự cho phép của bề trên.
Hôm Chúa Nhật có tin Cha Vlasic đã chọn cách rời khỏi chức linh mục và dòng tu của ngài.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã phê chuẩn cách kín đáo việc xin hoàn tục vào tháng Ba, cởi bỏ tình trạng linh mục của ngài.
Theo Daily Mail, những người được cho là thị nhân Mễ Du hiện sống trong điều kiện giàu có và sở hữu những chiếc xe hơi đắt tiền. Một thị nhân, Ivan Dragicevic, đã lập gia đình với một cựu nữ hoàng sắc đẹp người Mỹ.
Đền thờ tại Mễ Du đã thu khoảng 30 triệu khách hành hương. Hàng triệu người Công Giáo đã hy vọng một ngày nào đó Tòa Thánh Vatican hợp pháp hóa sự việc được cho là các cuộc hiện ra.
Đức Thánh Cha suy tư về hạn chế của linh mục và vai trò giáo dục của bậc ông bà
Nguyễn Hoàng Thương
15:47 28/07/2009
Vatican (VIS) - Sáng nay Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tập trung gần ngôi dinh thự nhỏ của ngài ở Les Combes, thuộc vùng Valle d'Aosta, Ý, nơi ngài đang nghỉ hè.
Trước khi đọc kinh cầu Đức Maria, Đức Thánh Cha đã tạ ơn Thiên Chúa vì "niềm vui trong những ngày này làm cho tôi thật sự có thể thư giãn, bất chấp tai nạn mà các con đã nhận thấy", ngài cũng đề cập thêm về việc té ngã làm gãy cổ tay phải của ngài.
Kế đến, Đức Giáo Hoàng nói về bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan thuật lạ phép hóa bánh và cá ra nhiều: "Cứ như là Bí Tích Thánh Thể đã được tiên báo trong dấu hiệu vĩ đại của bánh sự sống. Trong Năm Linh Mục này,. .., những thành viên hàng giáo sĩ chúng ta có thể thấy bản thân mình được phản ánh trong đoạn văn này của Thánh Gioan, đặt chính chúng ta vào hoàn cảnh các Tông Đồ khi họ nói: chúng ta đi đâu tìm bánh cho những người này ăn? Và khi chúng ta đọc thấy một cậu bé không danh tính có năm chiếc bánh và hai con cá, chúng ta cũng phải thốt lên: Nhưng phải làm gì đây khi ở giữa quá nhiều người? Nói cách khác, tôi là ai? Làm sao tôi có thể giúp Chúa Giêsu trong sứ mạng của Ngài với những nhược điểm thiếu sót của tôi? Và chính Chúa, Đấng mang lại câu trả lời: Bằng cách đặt trong đôi tay 'thánh thiện và đáng tôn kính' của ngài, các linh mục trở nên khí cụ của ơn cứu độ dành cho nhiều người, cho mọi người!"
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến hai Thánh Gioakim và Anna, song thân của Đức Nữ Trinh Maria, và vì thế là ông bà ngoại của Chúa Giêsu, được mừng kính vào ngày Chúa Nhật 26/7. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng sống còn của giáo dục trong việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi mọi người "cầu nguyện cho ông bà, trong gia đình là những những người được ký thác và luôn làm chứng về những giá trị cơ cơ bản của cuộc sống”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở thêm: "Vai trò giáo dục của ông bà lúc nào cũng quan trọng, và nó trở nên càng quan trọng hơn khi vì những lý do khác nhau, cha mẹ không thể đảm bảo sự hiện diện đầy đủ bên con cái lúc chúng đang tuổi lớn khôn". Đức Thánh Cha đã ký thác tất cả các ông bà trên toàn thế giới vào sự bảo vệ của hai Thánh Gioakim và Anna. Cuối cùng, sau khi đọc Kinh Truyền Tin, ngài cũng nhắc đến "tất cả những người già, nhất là những người đang cô đơn hoặc những người đang trải qua những thời khắc khó khăn".
Trước khi đọc kinh cầu Đức Maria, Đức Thánh Cha đã tạ ơn Thiên Chúa vì "niềm vui trong những ngày này làm cho tôi thật sự có thể thư giãn, bất chấp tai nạn mà các con đã nhận thấy", ngài cũng đề cập thêm về việc té ngã làm gãy cổ tay phải của ngài.
Kế đến, Đức Giáo Hoàng nói về bài Tin Mừng, trong đó Thánh Gioan thuật lạ phép hóa bánh và cá ra nhiều: "Cứ như là Bí Tích Thánh Thể đã được tiên báo trong dấu hiệu vĩ đại của bánh sự sống. Trong Năm Linh Mục này,. .., những thành viên hàng giáo sĩ chúng ta có thể thấy bản thân mình được phản ánh trong đoạn văn này của Thánh Gioan, đặt chính chúng ta vào hoàn cảnh các Tông Đồ khi họ nói: chúng ta đi đâu tìm bánh cho những người này ăn? Và khi chúng ta đọc thấy một cậu bé không danh tính có năm chiếc bánh và hai con cá, chúng ta cũng phải thốt lên: Nhưng phải làm gì đây khi ở giữa quá nhiều người? Nói cách khác, tôi là ai? Làm sao tôi có thể giúp Chúa Giêsu trong sứ mạng của Ngài với những nhược điểm thiếu sót của tôi? Và chính Chúa, Đấng mang lại câu trả lời: Bằng cách đặt trong đôi tay 'thánh thiện và đáng tôn kính' của ngài, các linh mục trở nên khí cụ của ơn cứu độ dành cho nhiều người, cho mọi người!"
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến hai Thánh Gioakim và Anna, song thân của Đức Nữ Trinh Maria, và vì thế là ông bà ngoại của Chúa Giêsu, được mừng kính vào ngày Chúa Nhật 26/7. Nhấn mạnh đến tầm quan trọng sống còn của giáo dục trong việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi mọi người "cầu nguyện cho ông bà, trong gia đình là những những người được ký thác và luôn làm chứng về những giá trị cơ cơ bản của cuộc sống”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở thêm: "Vai trò giáo dục của ông bà lúc nào cũng quan trọng, và nó trở nên càng quan trọng hơn khi vì những lý do khác nhau, cha mẹ không thể đảm bảo sự hiện diện đầy đủ bên con cái lúc chúng đang tuổi lớn khôn". Đức Thánh Cha đã ký thác tất cả các ông bà trên toàn thế giới vào sự bảo vệ của hai Thánh Gioakim và Anna. Cuối cùng, sau khi đọc Kinh Truyền Tin, ngài cũng nhắc đến "tất cả những người già, nhất là những người đang cô đơn hoặc những người đang trải qua những thời khắc khó khăn".
70 Tổ Chức Phò Sự Sống chống lại Chương Trình Cải Thiện Y Tế của Chính Quyền Obama
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:37 28/07/2009
Theo tin Zenit.org thì vào ngày ngày 27 tháng 7 năm 1009 vừa qua, có khoảng 70 cơ quan phò sự sống đã tổ chức một buổi truyền hình trực tuyến tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn để cổ động dân chúng Hoa Kỳ chống lại Dự Luật Cải Thiện Y Tế (Health Care Reform Bill) do Tổng Thống Barack Obama đề ra.
Chương trình truyền hình trực tuyến này chỉ được sửa soạn cấp tốc trong vài ngày và được truyền đi vào ngày thứ năm vừa qua, đã thu hút khoảng 36.000 khán giả. Có tất cả 19 nhà chuyên môn trình bày về những yếu điểm của dự luật này.
Tiến Sĩ E. Christian Brugger, thuộc Tổ Chức Văn Hóa Sự Sống, đã đưa ra 12 điểm tóm lược những điều chính của bài thuyết trình.
1. Dự luật này không đề cập đến vấn đề phá thai.
2. Dự luật này cũng không xác định là điều nào được trả và điều nào không được trả tiền.
3. Dự luật đưa ra rằng một Ủy Ban Cố Vấn về Y Tế sẽ có quyền quyết định “những quyền lợi căn bản được chính phủ trả tiền” (thí dụ, những gì được hay không được nằm chương trình cải thiện y tế).
4. Ủy Ban Cố Vấn về Y Tế sẽ là một nhóm người không do dân bầu ra mà được Chính Phủ Obama chỉ định, chắc là bởi bà Kathleen Sebelius, Tổng Trưởng Y Tế.
5. Tổng Thống Obama trong khi tranh cử đã tuyên bố thẳng thừng và chắc chắn rằng ông tin rằng “việc săn sóc sức khỏe về truyền sinh” (nói cách khác là “quyền phá thai”) là một hình thức “thiết yếu” và “căn bản” của việc săn sóc sức khỏe (y tế) và đã bảo đảm rằng nó sẽ nằm trong chương trình y tế của ông.
6. Khi còn là Thống Đốc tiểu bang Kansas, bà Kathleen Sebelius đã phủ quyết (vetoed) tất cả những dự luật phò sự sống nào được gửi đến tay bà. Bà là người bênh vực quyền phá thai cách “không nhân nhượng”.
7. Tổng Thống Obama và bà Sebelius CHẮC CHẮN sẽ chỉ định một Ủy Ban Cố Vấn phò phá thai trong chương trình Y Tế Phổ Quát. Cho nên,
8. VIỆC LIÊN BANG TÀI TRỢ CHO VIỆC PHÁ THAI CHẮC CHẮN SẼ TRỞ THÀNH MỘT HÌNH THỨC “Y TẾ THIẾT YẾU” BẮT BUỘC NẾU DỰ LUẬT NÀY ĐƯỢC THÔNG QUA DƯỚI HÌNH THỨC HIỆN NAY.
9. Mọi người sẽ bị bó buộc phải tài trợ cho phá thai qua việc đóng thuế của mình.
10. Tất cả mọi đạo luật của các tiểu bang trong việc giảm thiểu phá thai sẽ bị vô hiệu hóa bởi luật liên bang này.
11. Tất cả các bệnh viện và những cơ quan săn sóc sức khỏe sẽ bị cưỡng bách phải hợp tác vào việc phá thai.
12. Không cần phải thông qua dự luật FOCA (Freedom of Choice Acts - Tự Do Chọn Lựa) nữa, vì những điều chính yếu của nó đã được bao gồm trong hệ thống ý tế được quốc hữu hóa này.
Các cơ quan bảo vệ sự sống trong tổ chức đã hối thúc các thính giả hãy thực hiện chương trình “Hành Động Năm Bước” để chống lại dự luật này. Năm bước đó là:
1. Cầu nguyện
2. Gửi email hay viết thư cho các dân biểu và nghị sỹ của bạn
3. Gọi điện thoại đến văn phòng của các dân biểu và nghị sỹ của bạn
4. Phổ biến rộng rãi tin này
5. Viết thư cho Chủ Bút của các tờ báo địa phương để bày tỏ lập trường và ưu tư của mình.
Hy vọng qua thực thi năm bước nhỏ này và nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể chặn đứng đạo luật vô nhân bản này là biến quyền phá thai thanh quyền căn bản và bó buộc phải tài trợ cho việc phá thai.
Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang web: www.StopTheAbortionMandate.com.
Chương trình truyền hình trực tuyến này chỉ được sửa soạn cấp tốc trong vài ngày và được truyền đi vào ngày thứ năm vừa qua, đã thu hút khoảng 36.000 khán giả. Có tất cả 19 nhà chuyên môn trình bày về những yếu điểm của dự luật này.
Tiến Sĩ E. Christian Brugger, thuộc Tổ Chức Văn Hóa Sự Sống, đã đưa ra 12 điểm tóm lược những điều chính của bài thuyết trình.
1. Dự luật này không đề cập đến vấn đề phá thai.
2. Dự luật này cũng không xác định là điều nào được trả và điều nào không được trả tiền.
3. Dự luật đưa ra rằng một Ủy Ban Cố Vấn về Y Tế sẽ có quyền quyết định “những quyền lợi căn bản được chính phủ trả tiền” (thí dụ, những gì được hay không được nằm chương trình cải thiện y tế).
4. Ủy Ban Cố Vấn về Y Tế sẽ là một nhóm người không do dân bầu ra mà được Chính Phủ Obama chỉ định, chắc là bởi bà Kathleen Sebelius, Tổng Trưởng Y Tế.
5. Tổng Thống Obama trong khi tranh cử đã tuyên bố thẳng thừng và chắc chắn rằng ông tin rằng “việc săn sóc sức khỏe về truyền sinh” (nói cách khác là “quyền phá thai”) là một hình thức “thiết yếu” và “căn bản” của việc săn sóc sức khỏe (y tế) và đã bảo đảm rằng nó sẽ nằm trong chương trình y tế của ông.
6. Khi còn là Thống Đốc tiểu bang Kansas, bà Kathleen Sebelius đã phủ quyết (vetoed) tất cả những dự luật phò sự sống nào được gửi đến tay bà. Bà là người bênh vực quyền phá thai cách “không nhân nhượng”.
7. Tổng Thống Obama và bà Sebelius CHẮC CHẮN sẽ chỉ định một Ủy Ban Cố Vấn phò phá thai trong chương trình Y Tế Phổ Quát. Cho nên,
8. VIỆC LIÊN BANG TÀI TRỢ CHO VIỆC PHÁ THAI CHẮC CHẮN SẼ TRỞ THÀNH MỘT HÌNH THỨC “Y TẾ THIẾT YẾU” BẮT BUỘC NẾU DỰ LUẬT NÀY ĐƯỢC THÔNG QUA DƯỚI HÌNH THỨC HIỆN NAY.
9. Mọi người sẽ bị bó buộc phải tài trợ cho phá thai qua việc đóng thuế của mình.
10. Tất cả mọi đạo luật của các tiểu bang trong việc giảm thiểu phá thai sẽ bị vô hiệu hóa bởi luật liên bang này.
11. Tất cả các bệnh viện và những cơ quan săn sóc sức khỏe sẽ bị cưỡng bách phải hợp tác vào việc phá thai.
12. Không cần phải thông qua dự luật FOCA (Freedom of Choice Acts - Tự Do Chọn Lựa) nữa, vì những điều chính yếu của nó đã được bao gồm trong hệ thống ý tế được quốc hữu hóa này.
Các cơ quan bảo vệ sự sống trong tổ chức đã hối thúc các thính giả hãy thực hiện chương trình “Hành Động Năm Bước” để chống lại dự luật này. Năm bước đó là:
1. Cầu nguyện
2. Gửi email hay viết thư cho các dân biểu và nghị sỹ của bạn
3. Gọi điện thoại đến văn phòng của các dân biểu và nghị sỹ của bạn
4. Phổ biến rộng rãi tin này
5. Viết thư cho Chủ Bút của các tờ báo địa phương để bày tỏ lập trường và ưu tư của mình.
Hy vọng qua thực thi năm bước nhỏ này và nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể chặn đứng đạo luật vô nhân bản này là biến quyền phá thai thanh quyền căn bản và bó buộc phải tài trợ cho việc phá thai.
Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang web: www.StopTheAbortionMandate.com.
Giáo hội cần dùng những chiến lược truyền thông tốt đẹp hơn để chuyển tải sứ điệp hy vọng
Phụng Nghi
21:21 28/07/2009
ROME (Zenit.org).- Ngày nay, sự kiện giới truyền thông thiếu sót trong việc loan tin về đề tài tôn giáo là một vấn đề thường xảy ra, nhưng một chuyên gia về vấn đề này nhấn mạnh rằng các giáo hội cần phải thông truyền thông điệp của mình một cách tốt đẹp nhiều hơn nữa.
Phil Cooke là con của một vị mục sư giảng thuyết, đang điều hành một công ty chuyên về sản xuất và tư vấn trong ngành truyền thông, đó là Cooke Pictures. Trong hai cuốn sách xuất bản gần đây ông đã phân tích những sự đổi thay trong nền văn hóa đại chúng và cho biết cách thức thế hệ trẻ sử dụng truyền thông ra sao. Nếu các giáo hội muốn người ta lắng nghe mình, phải đáp ứng thích hợp với hoàn cảnh mới, nếu không sẽ chẳng ai nghe.
Tuy những cuốn sách của ông được viết trong bối cảnh các giáo hội Tin Lành tại Mỹ, nhưng nội dung chứa đựng những điểm xác đáng cho mọi người có liên quan đến tôn giáo và lãnh vực truyền thông.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2008 nhan đề "Branding Faith: Why Some Churches and Non-Profits Impact Culture and Others Don't" (Tạo thương hiệu cho Đức tin: Tại sao Một số Giáo hội và Tổ chức Bất vụ lợi ảnh hưởng đến Văn hóa, còn những nơi khác không làm được), ông thú nhận rằng cái ý tưởng dùng những từ như “Branding” (Tạo thương hiệu/tiếp thị) có vẻ không thích hợp trong bối cảnh giáo hội.
Tuy nhiên, chung cuộc, vấn đề đặt ra không chỉ là thực hiện một đường lối tiếp thị siêu nhiên, nhưng là phương cách làm thế nào để cho người ta nhận thức được tổ chức và thông điệp của tổ chức ấy. Do đó, đề nghị của ông không phải là một nỗ lực muốn “tái tạo thương hiệu (re-brand)” cho đức tin Kitô giáo, một ý tưởng ông cho là lố bịch, nhưng hoạt động cách nào để triển dương đức tin trong một nền văn hóa đang bị truyền thông thống trị.
Khi mô tả một số đổi thay trong nền văn hóa đương đại, Cooke nói rằng từ ngữ “mass media (truyền thông đại chúng)” không còn chính xác nữa. Ngày nay, truyền thông thiên về cá nhân hóa nhiều hơn. Con số những kênh truyền hình bùng nổ ra những năm gần đây, Internet mở ra những khả năng mới để thông truyền, khán giả chia nhau những đài truyền hình lớn, và báo chí đã giảm đi đáng kể.
Quan trọng hơn nữa, là thái độ của lớp khán giả độc giả đã rất khác biệt. Trong quá khứ các nhà lãnh đạo giáo hội và các đài truyền thanh truyền hình Kitô giáo vẫn nghĩ mình đáp ứng được những điều khán thính giả muốn, và thế là họ sẽ lắng nghe. Trái lại, ngày nay khán thính giả lại là những người nhập cuộc, và điều thử thách là phải làm sao cho họ lắng nghe và đáp ứng lại.
Nhận thức
Theo ông Cooke, chìa khóa cho việc tiếp thị có hiệu quả là về nhận thức. Điều này thấy thật hiển nhiên ở cách người ta mê mệt những kẻ nổi tiếng. Ngày nay, chỉ cần được đưa vào tin tức là người đó thành nổi danh, và tài nghệ thực sự không còn cần thiết nữa.
Trong ý hướng đó, quan sát xem kỹ nghệ quảng cáo đã chuyển đổi từ lối quảng cáo sự kiện sang lối quảng cáo xúc cảm như thế nào là điều thật hữu ích. Điều rất thường xảy ra ngày nay, khi ta xem một quảng cáo, là không phải để biết về sản phẩm, mà để thấy người ta nói cho ta hay những điều ta cảm xúc được khi dùng sản phẩm đó.
Tuy các giáo hội có thể coi vấn đề nhận thức này chỉ đơn thuần như một khí cụ có tính cách vận dụng, nhưng ông Cooke đề nghị ta nên xem xét khả năng tích cực của nó.
Một nhãn hiệu thành công khi thông truyền ra những ý tưởng, những giá trị và các tiêu chuẩn. Dĩ nhiên sự tạo ra thương hiệu cũng có mặt tiêu cực của nó. Việc mua và bán các sản phẩm, bằng mánh khóe và xuyên tạc, làm thay đồi các ưu tiên của chúng ta.
Mặt khác, Cooke biện luận rằng các giáo hội thường yếu kém trong việc thông truyền với các nền văn hóa. Ông giải thích là muốn đi vào một nền văn hóa hậu Kitô giáo chúng ta cần nói bằng một ngôn ngữ họ hiểu được. Điều này có nghĩa là tôn trọng các giá trị của họ - ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ - và hấp dẫn đủ để thuyết phục được sự chú ý quan tâm của họ.
Ông nói: “Nếu muốn thành công trong việc thông truyền một thông điệp hy vọng, chúng ta cần nhận thức rằng nền văn hóa đó có thể không suy nghĩ như cách chúng ta suy tưởng đâu.”
Thế giới kỹ thuật số (Digital world)
Trong cuốn sách mới xuất bản đầu năm nay, "The Last TV Evangelist: Why the Next Generation Couldn't Care Less About Religious Media and Why It Matters" (Nhà Giảng thuyết Tin lành Cuối cùng trên Truyền hình: Tại sao Thế hệ Kế tiếp không thể lơ là với Truyền thông Tôn giáo và Tại sao Điều đó Quan trọng), Cooke nhấn mạnh về điểm này: trong thời đại thông tin nhanh chóng hiện nay, nhận thức là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngày nay chúng ta bị tràn ngập trước những lựa chọn về truyền thông. Thêm vào đó, thế hệ trẻ không những chỉ cầu kỳ, kiểu cách trong truyền thông họ đã lựa chọn, mà họ còn muốn tương tác với truyền thông nữa.
Ông cảnh giác: “Thế hệ trước thích thú khi được nghe những bài giảng thuyết mới nhất, nhưng người của thiên niên kỷ này lại muốn tham gia vào cuộc đối thoại, họ cần phải phát biểu, nếu không họ sẽ chẳng quan tâm đến.”
Do đó, Cooke đề nghị ta nên bắt đầu dấn thân vào văn hóa bắng cách lắng nghe. Ông cũng cho biết rằng chỉ sử dụng một lối truyền thông đơn độc thôi sẽ không còn đủ để thu thập được sự chú ý hoàn toàn nơi người tiêu thụ
Khi có sẵn nhiều phương thức truyền thông, thay vì loại bỏ những phương thức đã lựa chọn trước, chỉ cần cộng thêm vào những chọn lựa mới để cho hòa hợp với nhau. Điều này có nghĩa là chỉ đưa ra đơn thuần một show trên đài truyền hình hay một chương trình trên đài phát thanh là chưa đủ.
Cooke cũng nhấn mạnh rằng các giáo hội cần phải cứu xét đến sự kiện là ngành truyền thông xã hội đang gia tăng. Ông cho biết ít có người dưới 30 tuổi nào mà lại không có trang cá nhân trên một mạng lưới xã hội.
Tiếp thị cho sự nghiệp là một nét đặc trưng khác trong thời gian gần đây. Các công ty đã khám phá thấy rằng việc ủng hộ các hoạt động từ thiện có thể làm cho kinh doanh của mình phát triển. Thế hệ trẻ bị lôi cuốn vào lối tiếp thị cho sự nghiệp, và thay vì chỉ đơn thuần ủng hộ tiền bạc, họ còn trở thành gắn bó chặt chẽ với một một sự nghiệp.
Những kỹ thuật di động (mobile) và nhật ký mạng (blogging) là những phát triển khác mà các giáo hội cũng cần phải chú ý tới.
Những đề xuất
Trong hai cuốn sách do ông viết, Cooke đã đưa ra một số đề nghị để các nhà lãnh đạo giáo hội thông truyền sứ điệp của mình sao cho tốt đẹp hơn.
Một trong những điểm chính là về sức mạnh của hình ảnh. Người trẻ ngày nay nói thứ ngôn ngữ hình họa hoặc họa ảnh (language of design). Do đó nếu các giáo hội muốn tạo ra được ảnh hưởng, họa ảnh là thứ ngôn ngữ chúng ta phải học hỏi. Nếu không có yếu tố thị giác, muốn vươn tới con người ngày nay sẽ là việc khó khăn hơn rất nhiều.
Cooke cũng cảnh giác về nguy cơ đuổi theo tính thích đáng. Ông nhận xét: “Hầu hết người ta làm việc rất chăm chỉ để trở thành thích đáng đến nỗi họ xoay lòng vòng, nhưng lại lao vô vọng vào chuyện không thích đáng. Lỗi lầm xảy ra là nhầm thích đáng với hợp thời. Thích đáng không phải là chạy theo trào lưu, mà là đứng vững trước thử thách của thời gian – những chân lý vĩnh cửu, viết bằng chữ “C” hoa.
Đặc biệt là trong cuốn sách thứ hai, Cooke phê phán khuynh hướng tập trung vào các thông điệp tiêu cực. Những chiến dịch tẩy chay và tiêu cực chẳng đưa đến kết quả.
Ông nói: “Ngày nay, người theo Kitô giáo được coi là những người cái gì cũng chống đối. Chúng ta nên để cho người ta biết tới như lớp người ủng hộ những điều gì đó, những điều tích cực có thể thay đổi cuộc đời và ảnh hưởng vào nền văn hóa.”
Ông nói thêm: Dĩ nhiên, gọi cái gì là xấu đúng theo tính cách của nó, là một điều hoàn toàn thích hợp, và động viên mọi người để sửa đổi tình huống đó. Tuy nhiên điều chúng ta nên tránh, là từ một vấn đề ta tạo thêm ra kẻ thù.
Cooke cũng nghĩ rằng trong tương lai chúng ta sẽ không nói về truyền thông có tính cách Kitô giáo, nhưng nói đến những người Kitô giáo tạo ra truyền thông. Không phải là tạo ra một nơi ẩn náu an toàn để được bảo vệ khỏi thế giới, mà hơn thế, đi vào một nền văn minh đương đại và thông truyền sứ điệp của Tin Mừng.
Tìm tòi ý nghĩa
Ông cũng lý luận rằng công việc tìm tòi ý nghĩa là sức mạnh mạnh mẽ nhất thế giới. Điều chúng ta cần làm là tỏ cho nền văn hóa biết rằng chúng ta không chống đối họ, chúng ta có một câu chuyện hấp dẫn, và câu chuyện đó có thể đổi thay hoàn cảnh của họ. Khi việc đó xảy ra, chắc họ sẽ nghe ta.
Cooke phê phán khuynh hướng của một số giáo hội Kitô giáo thường cung ứng những câu trả lời dễ dàng và quá giản dị cho lớp khán giả của mình. Ông lập luận: chúng ta cần chấp nhận rằng đưa ra những câu trả lời đúng thường là một việc khó làm. Với ý thức đó, nỗ lực truyền thông của các giáo hội sẽ là cố gắng đưa khán giả vào những vấn nạn và giúp họ tìm ra những câu giải đáp.
Cooke kết luận: Chúng ta cần đặt trọng tâm vào việc vươn tới thế giới bằng một thông điệp hy vọng.
Đó cũng là chủ đề chính yếu trong các ưu tiên mà Đức Giáo hoàng Benedict XVI đặt ra, đặc biệt trong bức tông thư của ngài dành riêng cho hy vọng.
Vậy thì trọng tâm của chúng ta, theo lời kết luận của Cooke, phải là vươn tới thế giới bằng một thông điệp hy vọng. Đó là một lời khuyên có ích lợi cho bất cứ giáo hội nào.
Phil Cooke là con của một vị mục sư giảng thuyết, đang điều hành một công ty chuyên về sản xuất và tư vấn trong ngành truyền thông, đó là Cooke Pictures. Trong hai cuốn sách xuất bản gần đây ông đã phân tích những sự đổi thay trong nền văn hóa đại chúng và cho biết cách thức thế hệ trẻ sử dụng truyền thông ra sao. Nếu các giáo hội muốn người ta lắng nghe mình, phải đáp ứng thích hợp với hoàn cảnh mới, nếu không sẽ chẳng ai nghe.
Tuy những cuốn sách của ông được viết trong bối cảnh các giáo hội Tin Lành tại Mỹ, nhưng nội dung chứa đựng những điểm xác đáng cho mọi người có liên quan đến tôn giáo và lãnh vực truyền thông.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2008 nhan đề "Branding Faith: Why Some Churches and Non-Profits Impact Culture and Others Don't" (Tạo thương hiệu cho Đức tin: Tại sao Một số Giáo hội và Tổ chức Bất vụ lợi ảnh hưởng đến Văn hóa, còn những nơi khác không làm được), ông thú nhận rằng cái ý tưởng dùng những từ như “Branding” (Tạo thương hiệu/tiếp thị) có vẻ không thích hợp trong bối cảnh giáo hội.
Tuy nhiên, chung cuộc, vấn đề đặt ra không chỉ là thực hiện một đường lối tiếp thị siêu nhiên, nhưng là phương cách làm thế nào để cho người ta nhận thức được tổ chức và thông điệp của tổ chức ấy. Do đó, đề nghị của ông không phải là một nỗ lực muốn “tái tạo thương hiệu (re-brand)” cho đức tin Kitô giáo, một ý tưởng ông cho là lố bịch, nhưng hoạt động cách nào để triển dương đức tin trong một nền văn hóa đang bị truyền thông thống trị.
Khi mô tả một số đổi thay trong nền văn hóa đương đại, Cooke nói rằng từ ngữ “mass media (truyền thông đại chúng)” không còn chính xác nữa. Ngày nay, truyền thông thiên về cá nhân hóa nhiều hơn. Con số những kênh truyền hình bùng nổ ra những năm gần đây, Internet mở ra những khả năng mới để thông truyền, khán giả chia nhau những đài truyền hình lớn, và báo chí đã giảm đi đáng kể.
Quan trọng hơn nữa, là thái độ của lớp khán giả độc giả đã rất khác biệt. Trong quá khứ các nhà lãnh đạo giáo hội và các đài truyền thanh truyền hình Kitô giáo vẫn nghĩ mình đáp ứng được những điều khán thính giả muốn, và thế là họ sẽ lắng nghe. Trái lại, ngày nay khán thính giả lại là những người nhập cuộc, và điều thử thách là phải làm sao cho họ lắng nghe và đáp ứng lại.
Nhận thức
Theo ông Cooke, chìa khóa cho việc tiếp thị có hiệu quả là về nhận thức. Điều này thấy thật hiển nhiên ở cách người ta mê mệt những kẻ nổi tiếng. Ngày nay, chỉ cần được đưa vào tin tức là người đó thành nổi danh, và tài nghệ thực sự không còn cần thiết nữa.
Trong ý hướng đó, quan sát xem kỹ nghệ quảng cáo đã chuyển đổi từ lối quảng cáo sự kiện sang lối quảng cáo xúc cảm như thế nào là điều thật hữu ích. Điều rất thường xảy ra ngày nay, khi ta xem một quảng cáo, là không phải để biết về sản phẩm, mà để thấy người ta nói cho ta hay những điều ta cảm xúc được khi dùng sản phẩm đó.
Tuy các giáo hội có thể coi vấn đề nhận thức này chỉ đơn thuần như một khí cụ có tính cách vận dụng, nhưng ông Cooke đề nghị ta nên xem xét khả năng tích cực của nó.
Một nhãn hiệu thành công khi thông truyền ra những ý tưởng, những giá trị và các tiêu chuẩn. Dĩ nhiên sự tạo ra thương hiệu cũng có mặt tiêu cực của nó. Việc mua và bán các sản phẩm, bằng mánh khóe và xuyên tạc, làm thay đồi các ưu tiên của chúng ta.
Mặt khác, Cooke biện luận rằng các giáo hội thường yếu kém trong việc thông truyền với các nền văn hóa. Ông giải thích là muốn đi vào một nền văn hóa hậu Kitô giáo chúng ta cần nói bằng một ngôn ngữ họ hiểu được. Điều này có nghĩa là tôn trọng các giá trị của họ - ngay cả khi chúng ta không đồng ý với họ - và hấp dẫn đủ để thuyết phục được sự chú ý quan tâm của họ.
Ông nói: “Nếu muốn thành công trong việc thông truyền một thông điệp hy vọng, chúng ta cần nhận thức rằng nền văn hóa đó có thể không suy nghĩ như cách chúng ta suy tưởng đâu.”
Thế giới kỹ thuật số (Digital world)
Trong cuốn sách mới xuất bản đầu năm nay, "The Last TV Evangelist: Why the Next Generation Couldn't Care Less About Religious Media and Why It Matters" (Nhà Giảng thuyết Tin lành Cuối cùng trên Truyền hình: Tại sao Thế hệ Kế tiếp không thể lơ là với Truyền thông Tôn giáo và Tại sao Điều đó Quan trọng), Cooke nhấn mạnh về điểm này: trong thời đại thông tin nhanh chóng hiện nay, nhận thức là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngày nay chúng ta bị tràn ngập trước những lựa chọn về truyền thông. Thêm vào đó, thế hệ trẻ không những chỉ cầu kỳ, kiểu cách trong truyền thông họ đã lựa chọn, mà họ còn muốn tương tác với truyền thông nữa.
Ông cảnh giác: “Thế hệ trước thích thú khi được nghe những bài giảng thuyết mới nhất, nhưng người của thiên niên kỷ này lại muốn tham gia vào cuộc đối thoại, họ cần phải phát biểu, nếu không họ sẽ chẳng quan tâm đến.”
Do đó, Cooke đề nghị ta nên bắt đầu dấn thân vào văn hóa bắng cách lắng nghe. Ông cũng cho biết rằng chỉ sử dụng một lối truyền thông đơn độc thôi sẽ không còn đủ để thu thập được sự chú ý hoàn toàn nơi người tiêu thụ
Khi có sẵn nhiều phương thức truyền thông, thay vì loại bỏ những phương thức đã lựa chọn trước, chỉ cần cộng thêm vào những chọn lựa mới để cho hòa hợp với nhau. Điều này có nghĩa là chỉ đưa ra đơn thuần một show trên đài truyền hình hay một chương trình trên đài phát thanh là chưa đủ.
Cooke cũng nhấn mạnh rằng các giáo hội cần phải cứu xét đến sự kiện là ngành truyền thông xã hội đang gia tăng. Ông cho biết ít có người dưới 30 tuổi nào mà lại không có trang cá nhân trên một mạng lưới xã hội.
Tiếp thị cho sự nghiệp là một nét đặc trưng khác trong thời gian gần đây. Các công ty đã khám phá thấy rằng việc ủng hộ các hoạt động từ thiện có thể làm cho kinh doanh của mình phát triển. Thế hệ trẻ bị lôi cuốn vào lối tiếp thị cho sự nghiệp, và thay vì chỉ đơn thuần ủng hộ tiền bạc, họ còn trở thành gắn bó chặt chẽ với một một sự nghiệp.
Những kỹ thuật di động (mobile) và nhật ký mạng (blogging) là những phát triển khác mà các giáo hội cũng cần phải chú ý tới.
Những đề xuất
Trong hai cuốn sách do ông viết, Cooke đã đưa ra một số đề nghị để các nhà lãnh đạo giáo hội thông truyền sứ điệp của mình sao cho tốt đẹp hơn.
Một trong những điểm chính là về sức mạnh của hình ảnh. Người trẻ ngày nay nói thứ ngôn ngữ hình họa hoặc họa ảnh (language of design). Do đó nếu các giáo hội muốn tạo ra được ảnh hưởng, họa ảnh là thứ ngôn ngữ chúng ta phải học hỏi. Nếu không có yếu tố thị giác, muốn vươn tới con người ngày nay sẽ là việc khó khăn hơn rất nhiều.
Cooke cũng cảnh giác về nguy cơ đuổi theo tính thích đáng. Ông nhận xét: “Hầu hết người ta làm việc rất chăm chỉ để trở thành thích đáng đến nỗi họ xoay lòng vòng, nhưng lại lao vô vọng vào chuyện không thích đáng. Lỗi lầm xảy ra là nhầm thích đáng với hợp thời. Thích đáng không phải là chạy theo trào lưu, mà là đứng vững trước thử thách của thời gian – những chân lý vĩnh cửu, viết bằng chữ “C” hoa.
Đặc biệt là trong cuốn sách thứ hai, Cooke phê phán khuynh hướng tập trung vào các thông điệp tiêu cực. Những chiến dịch tẩy chay và tiêu cực chẳng đưa đến kết quả.
Ông nói: “Ngày nay, người theo Kitô giáo được coi là những người cái gì cũng chống đối. Chúng ta nên để cho người ta biết tới như lớp người ủng hộ những điều gì đó, những điều tích cực có thể thay đổi cuộc đời và ảnh hưởng vào nền văn hóa.”
Ông nói thêm: Dĩ nhiên, gọi cái gì là xấu đúng theo tính cách của nó, là một điều hoàn toàn thích hợp, và động viên mọi người để sửa đổi tình huống đó. Tuy nhiên điều chúng ta nên tránh, là từ một vấn đề ta tạo thêm ra kẻ thù.
Cooke cũng nghĩ rằng trong tương lai chúng ta sẽ không nói về truyền thông có tính cách Kitô giáo, nhưng nói đến những người Kitô giáo tạo ra truyền thông. Không phải là tạo ra một nơi ẩn náu an toàn để được bảo vệ khỏi thế giới, mà hơn thế, đi vào một nền văn minh đương đại và thông truyền sứ điệp của Tin Mừng.
Tìm tòi ý nghĩa
Ông cũng lý luận rằng công việc tìm tòi ý nghĩa là sức mạnh mạnh mẽ nhất thế giới. Điều chúng ta cần làm là tỏ cho nền văn hóa biết rằng chúng ta không chống đối họ, chúng ta có một câu chuyện hấp dẫn, và câu chuyện đó có thể đổi thay hoàn cảnh của họ. Khi việc đó xảy ra, chắc họ sẽ nghe ta.
Cooke phê phán khuynh hướng của một số giáo hội Kitô giáo thường cung ứng những câu trả lời dễ dàng và quá giản dị cho lớp khán giả của mình. Ông lập luận: chúng ta cần chấp nhận rằng đưa ra những câu trả lời đúng thường là một việc khó làm. Với ý thức đó, nỗ lực truyền thông của các giáo hội sẽ là cố gắng đưa khán giả vào những vấn nạn và giúp họ tìm ra những câu giải đáp.
Cooke kết luận: Chúng ta cần đặt trọng tâm vào việc vươn tới thế giới bằng một thông điệp hy vọng.
Đó cũng là chủ đề chính yếu trong các ưu tiên mà Đức Giáo hoàng Benedict XVI đặt ra, đặc biệt trong bức tông thư của ngài dành riêng cho hy vọng.
Vậy thì trọng tâm của chúng ta, theo lời kết luận của Cooke, phải là vươn tới thế giới bằng một thông điệp hy vọng. Đó là một lời khuyên có ích lợi cho bất cứ giáo hội nào.
Phát Ngôn Viên Vatican giải thích tại sao Đức Thánh Cha té
Bùi Hữu Thư
22:48 28/07/2009
VATICAN CITY (CNS) – Theo Phát Ngôn Viên Toà Thánh, Đức Thánh Cha Benedict XVI gẫy cổ tay lúc té trong bóng tối khi tìm nút bật điện; ngài không trượt chân trong phòng tắm như đã được thông báo trước đây.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, đang ở Vatican ngày 17 tháng 7 khi Đức Thánh Cha té và phải giải phẫu để ghép lại xương cổ tay, sau đó cha Lombardi đã đến với Đức Thánh Cha và nhóm cận thần tại nhà nghỉ mát trên núi Alps Ý, do Dòng Salêdiêng cai quản ở Les Combes, nơi Đức Thánh Cha cư ngụ từ ngày 13 đến 29 tháng 7.
Cha Lombardi, lúc đầu cho hay Đức Thánh Cha trượt té trong phòng tắm, và đã có người yêu cầu giải thích rõ ràng tại sao ngài té.
Cha cho đài truyền hình Ý, kênh Sky TG24 hay: "Rất giản dị. Đức Thánh Cha thức giấc nửa đêm trong một phòng tối – một căn phòng khác với phòng ngủ của ngài tại Rôma -- ngài đang sờ soạng tìm nút bật đèn thì vấp phải chân giường, té và bị đau tay. Chỉ có thế thôi.”
Cha Lombardi tiếp: "Ngày hôm sau cổ tay xưng lên và vẫn còn đau. Tuy nhiên Đức Thánh Cha vẫn muốn dâng Thánh Lễ. Sau đó các bác sĩ được mời tới khám và nói tốt hơn là ngài nên vào bệnh viện.”
Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, hình chụp quang tuyến cho thấy chỗ gẫy đang lành khá nhanh. Đức Thánh Cha phải được bó bột cho tới tuần lễ sau ngày 15 tháng 8 là ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, đang ở Vatican ngày 17 tháng 7 khi Đức Thánh Cha té và phải giải phẫu để ghép lại xương cổ tay, sau đó cha Lombardi đã đến với Đức Thánh Cha và nhóm cận thần tại nhà nghỉ mát trên núi Alps Ý, do Dòng Salêdiêng cai quản ở Les Combes, nơi Đức Thánh Cha cư ngụ từ ngày 13 đến 29 tháng 7.
Cha Lombardi, lúc đầu cho hay Đức Thánh Cha trượt té trong phòng tắm, và đã có người yêu cầu giải thích rõ ràng tại sao ngài té.
Cha cho đài truyền hình Ý, kênh Sky TG24 hay: "Rất giản dị. Đức Thánh Cha thức giấc nửa đêm trong một phòng tối – một căn phòng khác với phòng ngủ của ngài tại Rôma -- ngài đang sờ soạng tìm nút bật đèn thì vấp phải chân giường, té và bị đau tay. Chỉ có thế thôi.”
Cha Lombardi tiếp: "Ngày hôm sau cổ tay xưng lên và vẫn còn đau. Tuy nhiên Đức Thánh Cha vẫn muốn dâng Thánh Lễ. Sau đó các bác sĩ được mời tới khám và nói tốt hơn là ngài nên vào bệnh viện.”
Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, hình chụp quang tuyến cho thấy chỗ gẫy đang lành khá nhanh. Đức Thánh Cha phải được bó bột cho tới tuần lễ sau ngày 15 tháng 8 là ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Top Stories
Dong Hoi: Hundreds of Vietnam Catholics march after arrests: priest
AFP
01:06 28/07/2009
HANOI — Hundreds of Vietnamese Catholics have marched in support of fellow believers arrested last week after a violent dispute at the site of a church bombed during the Vietnam War, a priest said Monday.
More than 500 Catholics took to the streets of central Dong Hoi city Sunday "to show support for those arrested" in the Tam Toa church dispute, the priest, Pham Dinh Phung, told AFP.
He said seven people remained in custody for investigation after the clash on July 20.
The priest alleged that police beat Catholics who intervened when officers tried to dismantle a temporary building for worship they had just built on the site of the church, which was bombed by US forces during the Vietnam War.
A local government official, Tran Cong Thuat, earlier told AFP the clash occurred between local residents and others who tried "illegally" to build a structure on the site, which is listed as a historic war relic.
Thuat, vice-chairman of the Quang Binh provincial People's Committee, could not be reached for comment Monday.
Phung said there was a brief scuffle Sunday between the Catholic demonstrators and a much larger group which included police and local residents.
Separately, more than 200,000 Catholics who gathered for Mass at 18 churches in the central region prayed Sunday for "victims" of the Tam Toa case, the priest said.
Catholics say the land belongs to them but the communist state says it is national property. The dispute is the latest in a long-running battle between the church and the government over property.
Vietnam has Southeast Asia's second-largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.
More than 500 Catholics took to the streets of central Dong Hoi city Sunday "to show support for those arrested" in the Tam Toa church dispute, the priest, Pham Dinh Phung, told AFP.
He said seven people remained in custody for investigation after the clash on July 20.
The priest alleged that police beat Catholics who intervened when officers tried to dismantle a temporary building for worship they had just built on the site of the church, which was bombed by US forces during the Vietnam War.
A local government official, Tran Cong Thuat, earlier told AFP the clash occurred between local residents and others who tried "illegally" to build a structure on the site, which is listed as a historic war relic.
Thuat, vice-chairman of the Quang Binh provincial People's Committee, could not be reached for comment Monday.
Phung said there was a brief scuffle Sunday between the Catholic demonstrators and a much larger group which included police and local residents.
Separately, more than 200,000 Catholics who gathered for Mass at 18 churches in the central region prayed Sunday for "victims" of the Tam Toa case, the priest said.
Catholics say the land belongs to them but the communist state says it is national property. The dispute is the latest in a long-running battle between the church and the government over property.
Vietnam has Southeast Asia's second-largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.
Vietnamese Catholics in large street protest against harrassment
Ekklesia UK
01:09 28/07/2009
Over 500,000 Catholics took to the streets in Vietnam on Sunday 26 July 2009, to protest over police attempts to stop a parish holding services in the grounds of a church bombed during the Vietnam war and recently confiscated by the government.
Police in Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh were put on high alert in response to the protests, writes Van Dang on the UK-based news site, Independent Catholic News (http://www.indcatholicnews.com/).
It is believed that the demonstration may be the largest religious protest in the communist state’s history.
The report says that at 7am yesterday, 170 priests and 420 women religious led half a million Catholics of Vinh Diocese and neighbouring dioceses in peaceful protests in 19 deaneries.
Banners protested against the government's continual harrassment of the Catholic Church. They demanded the immediate release of seven parishioners who were beaten and arrested in a violent police raid a week ago. Eleven more have been released.
The police have accused Catholic activists of “counter-revolutionary crimes, violating state policies on Americans’ War Crimes Memorial Sites, disturbing public order and attacking officials-on-duty,” state-run media said.
The authorities have called for the “severest punishments” for Catholics who attempt to reclaim confiscated Church properties.
Other churches in Vietnam have faced similar difficulties. The Mennonite church there, part of the Anabaptist movement, had faced closures, arrests and imprisonments, particularly of its leaders.
But a recent understanding with the government seems to have eased, if not ended, the tensions.
The Vietnamese government takes a generally negative view of religion and seeks to regulate it strictly.
There are parallels with the situation in China, although in the Chinese case, the authorities have accepted the religion is here to stay and are seeking to make use of it in consolidating social order.
Police in Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh were put on high alert in response to the protests, writes Van Dang on the UK-based news site, Independent Catholic News (http://www.indcatholicnews.com/).
It is believed that the demonstration may be the largest religious protest in the communist state’s history.
The report says that at 7am yesterday, 170 priests and 420 women religious led half a million Catholics of Vinh Diocese and neighbouring dioceses in peaceful protests in 19 deaneries.
Banners protested against the government's continual harrassment of the Catholic Church. They demanded the immediate release of seven parishioners who were beaten and arrested in a violent police raid a week ago. Eleven more have been released.
The police have accused Catholic activists of “counter-revolutionary crimes, violating state policies on Americans’ War Crimes Memorial Sites, disturbing public order and attacking officials-on-duty,” state-run media said.
The authorities have called for the “severest punishments” for Catholics who attempt to reclaim confiscated Church properties.
Other churches in Vietnam have faced similar difficulties. The Mennonite church there, part of the Anabaptist movement, had faced closures, arrests and imprisonments, particularly of its leaders.
But a recent understanding with the government seems to have eased, if not ended, the tensions.
The Vietnamese government takes a generally negative view of religion and seeks to regulate it strictly.
There are parallels with the situation in China, although in the Chinese case, the authorities have accepted the religion is here to stay and are seeking to make use of it in consolidating social order.
Protests erupt throughout the country
J.B. An Dang
06:34 28/07/2009
Protests have erupted throughout the country after two Catholics priests had been beaten half-dead. Plain-clothed police and pro-government thugs began to attack Catholics on the streets of Dong Hoi.
The Bishop's Office of the diocese of Vinh in a statement released on Monday night condemned the attacks by plain-clothed police and pro-government thugs on Fr. Paul Nguyen Dinh Phu and Fr. Peter Nguyen The Binh both of whom are still in critical condition.
The statement also reported that plain-clothed police and pro-government thugs in Dong Hoi city have attacked anyone on the street wearing Catholic symbols. In particular, Mrs. Nguyen Thi Yen and her 9 year old son were punched and kicked brutally by the same gang. Some Catholic families reportedly have to flee the city in search for safety.
News of the assaults on the said priests and other attacks on Catholics at Dong Hoi city has enraged Catholics throughout the country.
In Ho Chi Minh City, commonly known as Saigon, on Monday night, more than 2000 Catholics attended a Candlelight Vigil held at the Redemptorist Monastery of the city demanding Vietnam government to stop immediately the overt persecution against the Church and its innocent people.
Almost simultaneously with the Vigil in Saigon were special services at local churches and at Thai Ha Redemptorist Monastery in Hanoi drawing thousands of Catholics.
On Monday night, in Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh, thousands of Catholics marched on the streets praying Rosary. Peaceful protestors demanded the immediate release of 7 Catholics who have been detained since the violent police raid at Tam Toa a week ago.
Fr. Vo Thanh Tam, the secretary of the College of Priests of Vinh Diocese, while condemning the brutality of police in Quang Binh province, praised police in the Vinh city for their self-constraint and their help to make ways for thousands of Catholics marching peacefully on the streets on Monday.
The Bishop's Office of the diocese of Vinh in a statement released on Monday night condemned the attacks by plain-clothed police and pro-government thugs on Fr. Paul Nguyen Dinh Phu and Fr. Peter Nguyen The Binh both of whom are still in critical condition.
The statement also reported that plain-clothed police and pro-government thugs in Dong Hoi city have attacked anyone on the street wearing Catholic symbols. In particular, Mrs. Nguyen Thi Yen and her 9 year old son were punched and kicked brutally by the same gang. Some Catholic families reportedly have to flee the city in search for safety.
News of the assaults on the said priests and other attacks on Catholics at Dong Hoi city has enraged Catholics throughout the country.
In Ho Chi Minh City, commonly known as Saigon, on Monday night, more than 2000 Catholics attended a Candlelight Vigil held at the Redemptorist Monastery of the city demanding Vietnam government to stop immediately the overt persecution against the Church and its innocent people.
Almost simultaneously with the Vigil in Saigon were special services at local churches and at Thai Ha Redemptorist Monastery in Hanoi drawing thousands of Catholics.
On Monday night, in Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh, thousands of Catholics marched on the streets praying Rosary. Peaceful protestors demanded the immediate release of 7 Catholics who have been detained since the violent police raid at Tam Toa a week ago.
Fr. Vo Thanh Tam, the secretary of the College of Priests of Vinh Diocese, while condemning the brutality of police in Quang Binh province, praised police in the Vinh city for their self-constraint and their help to make ways for thousands of Catholics marching peacefully on the streets on Monday.
Breaking news: Hundreds of thousands Catholics to protest over brutal police beatings and arrests
The Wall Street Journal
09:11 28/07/2009
On July 26, 2009, in an unprecedented event in Vietnam, the diocese of Vinh organized peaceful parades to protest over brutal police beatings and arrests of parishioners in Tam Toa. The church of Tam Toa was bombed to crumbles during the Vietnam War. After the war, the Vietnamese government confiscated the church to leave it as an “Americans’ War Crimes Memorial Site.”
Recently, worshippers setup a temporary altar to conduct mass services. During a violent police raid, they have been beaten brutally with batons and stun guns. Many have been detained but seven are still behind bars waiting to be prosecuted with "counter-revolutionary" charges.
The number of protesters is believed to be hundreds of thousands, led by 170 priests and 420 religious. Clashes have been reported and two priests are in critical conditions after being beaten brutally by the police. Gatherings and vigils are coordinated in major cities all around the country to support the Tam Toa event.
Recently, worshippers setup a temporary altar to conduct mass services. During a violent police raid, they have been beaten brutally with batons and stun guns. Many have been detained but seven are still behind bars waiting to be prosecuted with "counter-revolutionary" charges.
The number of protesters is believed to be hundreds of thousands, led by 170 priests and 420 religious. Clashes have been reported and two priests are in critical conditions after being beaten brutally by the police. Gatherings and vigils are coordinated in major cities all around the country to support the Tam Toa event.
Priest beaten into a coma by police. Catholics Protest throughout Vietnam
Asia-News
14:29 28/07/2009
Thousands of the faithful take part in demonstrations and prayer vigils in Ho Chi Minh City and Hanoi. The priest in a coma was beaten and then hurled from the 2nd floor of a hospital. Another was savagely beaten while 30 policemen stood by watching. The Diocese of Vinh publicly denounces the episode.
Hanoi (AsiaNews)-Two priests are in serious condition after they were savagely beaten by Vietnamese police and thugs, who tried in vain to stop the demonstrations held last July 26 in Vinh (300 km south of Hanoi) to demand justice for the violence used against the Christian community of the parish of Tam Toa (see AsiaNews 21/07/09 - Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa). As news of the priests conditions spread, a series of new demonstrations have been launched in several cities of Vietnam.
The diocesan office in Vinh issued a statement last night in condemning the attacks by police and gangs of thugs acting on police orders, on the two priests, Fr Paul Nguyen Dinh Phu and Fr. Peter Nguyen The Binh, whose conditions are very critical. Both have been admitted to hospital in Dong Hoi, the first with broken ribs and head injuries, the second was beaten into a coma and then hurled from the 2nd floor of the building.
The diocesan statement also denounces that police and gangs of thugs have been attacking anyone who dares to wear a Catholic religious symbol. In a particular episode, the thugs savagely beat a woman, Nguyen Thi Yen and her child of 9 years.
On 26 July morning, Fr. Paul Dinh Phu Nguyen, pastor of Du Loc, was attacked by a group of plainclothes policemen as he was travelling to the parish of Tam Toa, for the celebration of mass together with five other priests of the deanery of Trooc. The mass was to have started a peaceful demonstration to protest against the beating suffered by many faithful of the parish of Tam Toa, who were repairing the ruined church. Seven faithful were arrested.
The event was attended by 170 priests, 420 religious and about 500 thousand Catholics from the diocese of Vinh and other neighbouring dioceses, distributed across 19 deaneries. While making their way to Tam Toa, three women of the village of Dong Yen were beaten by a group of men. Fr. Paul Nguyen tried to intervene to save the women, but "before I could say a word - he said - they have left the women aside and they turned on me, beating me with brutality, having recognized me as a priest. There were at least 30 uniformed policemen nearby and who simply looked on with indifference while I was subjected to the attack. "
The beating left him with some broken ribs and injuries to the face and head. He was saved by a group of believers who freed him and took him to hospital. Afterwards, the gang which had beat him, surrounded the hospital building armed with clubs and other instruments of violence.
The diocesan Office of Vinh immediately issued a public complaint to the People's Committee of Quang Binh and asked a Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of nearby Ha Loi parish, to visit Fr Paul Nguyen, accompanied by Vice Governor Tran Cong Thuat. On arriving at the hospital, Thuat fled. An armed gang surrounded the priest left on his own, savagely beating him into a coma and throwing him from the second floor of the hospital building.
The news of the attacks to the two priests and other faithful of Dong Hoi has sparked a fresh protest. In Ho Chi Minh City, yesterday evening, more than 2 thousand Catholics attended a prayer vigil at the Redemptorist monastery, asking the Vietnamese government to immediately stop the persecution of the Church.
Almost simultaneously with the vigil in Ho Chi Minh City, other gatherings were organized by the Thai Ha Redemptorists (Hanoi), gathering thousands of faithful. In the evening, in Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh thousands more Catholics came together marching through the streets, praying the rosary and asking for the release of the seven faithful arrested in Tam Toa a week before.
Fr Vo Thanh Tam, secretary of the college for priests of the diocese of Vinh, condemned police brutality in the province of Quang Binh, but praised the police in Vinh for allowing the peaceful march of the faithful last night.
Hanoi (AsiaNews)-Two priests are in serious condition after they were savagely beaten by Vietnamese police and thugs, who tried in vain to stop the demonstrations held last July 26 in Vinh (300 km south of Hanoi) to demand justice for the violence used against the Christian community of the parish of Tam Toa (see AsiaNews 21/07/09 - Beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa). As news of the priests conditions spread, a series of new demonstrations have been launched in several cities of Vietnam.
The diocesan office in Vinh issued a statement last night in condemning the attacks by police and gangs of thugs acting on police orders, on the two priests, Fr Paul Nguyen Dinh Phu and Fr. Peter Nguyen The Binh, whose conditions are very critical. Both have been admitted to hospital in Dong Hoi, the first with broken ribs and head injuries, the second was beaten into a coma and then hurled from the 2nd floor of the building.
The diocesan statement also denounces that police and gangs of thugs have been attacking anyone who dares to wear a Catholic religious symbol. In a particular episode, the thugs savagely beat a woman, Nguyen Thi Yen and her child of 9 years.
On 26 July morning, Fr. Paul Dinh Phu Nguyen, pastor of Du Loc, was attacked by a group of plainclothes policemen as he was travelling to the parish of Tam Toa, for the celebration of mass together with five other priests of the deanery of Trooc. The mass was to have started a peaceful demonstration to protest against the beating suffered by many faithful of the parish of Tam Toa, who were repairing the ruined church. Seven faithful were arrested.
The event was attended by 170 priests, 420 religious and about 500 thousand Catholics from the diocese of Vinh and other neighbouring dioceses, distributed across 19 deaneries. While making their way to Tam Toa, three women of the village of Dong Yen were beaten by a group of men. Fr. Paul Nguyen tried to intervene to save the women, but "before I could say a word - he said - they have left the women aside and they turned on me, beating me with brutality, having recognized me as a priest. There were at least 30 uniformed policemen nearby and who simply looked on with indifference while I was subjected to the attack. "
The beating left him with some broken ribs and injuries to the face and head. He was saved by a group of believers who freed him and took him to hospital. Afterwards, the gang which had beat him, surrounded the hospital building armed with clubs and other instruments of violence.
The diocesan Office of Vinh immediately issued a public complaint to the People's Committee of Quang Binh and asked a Fr. Peter Nguyen The Binh, pastor of nearby Ha Loi parish, to visit Fr Paul Nguyen, accompanied by Vice Governor Tran Cong Thuat. On arriving at the hospital, Thuat fled. An armed gang surrounded the priest left on his own, savagely beating him into a coma and throwing him from the second floor of the hospital building.
The news of the attacks to the two priests and other faithful of Dong Hoi has sparked a fresh protest. In Ho Chi Minh City, yesterday evening, more than 2 thousand Catholics attended a prayer vigil at the Redemptorist monastery, asking the Vietnamese government to immediately stop the persecution of the Church.
Almost simultaneously with the vigil in Ho Chi Minh City, other gatherings were organized by the Thai Ha Redemptorists (Hanoi), gathering thousands of faithful. In the evening, in Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh thousands more Catholics came together marching through the streets, praying the rosary and asking for the release of the seven faithful arrested in Tam Toa a week before.
Fr Vo Thanh Tam, secretary of the college for priests of the diocese of Vinh, condemned police brutality in the province of Quang Binh, but praised the police in Vinh for allowing the peaceful march of the faithful last night.
Prete in coma perché picchiato dalla polizia. Proteste dei cattolici in tutto il Vietnam
Asia-News
14:29 28/07/2009
Migliaia di fedeli partecipano a nuove manifestazioni e preghiere a Ho Chi Minh City e Hanoi. Il prete in coma è stato picchiato e poi scaraventato dal 2° piano di un ospedale. Un altro picchiato selvaggiamente mentre 30 poliziotti stavano a guardare. La denuncia della diocesi di Vinh
Hanoi (AsiaNews) –Due preti sono in condizioni gravissime per il pestaggio subito da polizia e teppisti vietnamiti, che tentavano invano di fermare le manifestazioni tenutesi il 26 luglio scorso a Vinh (300 km a sud di Hanoi) per chiedere giustizia delle violenze contro preti e fedeli della parrocchia di Tam Toa (v. AsiaNews 21/07/09 - Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa). Alla notizia della grave situazione dei sacerdoti, una serie di nuove proteste è stata lanciata in diverse città del Vietnam.
L’ufficio diocesano della diocesi di Vinh ha diffuso ieri sera una dichiarazione in cui condanna gli attacchi della polizia in borghese e dei teppisti ai loro ordini contro i due sacerdoti, P. Paul Nguyen Dinh Phu e p. Peter Nguyen The Binh, le cui condizioni sono molto critiche. Entrambi sono ricoverati all’ospedale di Dong Hoi; il primo con costole rotte e ferite alla testa; l’altro è in coma per essere stato picchiato e poi scaraventato dal 2° piano dell’edificio.
La dichiarazione denuncia pure che poliziotti in borghese e teppisti hanno attaccato qualunque persone avesse un segno religioso cattolico indosso. In particolare i teppisti hanno picchiato selvaggiamente una donna, Nguyen Thi Yen e il suo bambino di 9 anni.
Il 26 luglio mattina, P. Paul Nguyen Dinh Phu, parroco di Du Loc, è stato attaccato da un gruppo di poliziotti in borghese mentre si recava alla parrocchia di Tam Toa, per concelebrare alla messa insieme ad altri cinque sacerdoti del decanato di Trooc. La messa doveva dare inizio alla manifestazione di protesta in seguito al pestaggio subito da diversi fedeli della parrocchia di Tam Toa, che stavano riparando la chiesa in rovina. Sette fedeli sono stati arrestati.
Alla manifestazione hanno preso parte 170 preti, 420 religiose e circa 500 mila cattolici della diocesi di Vinh e delle altre diocesi vicine, distribuiti nel 19 decanati. Mentre si recavano al Tam Toa, tre donne del villaggio di Dong Yen sono state picchiate da un gruppo di uomini. P. Paul Nguyen ha cercato di intervenire per salvare le donne, ma “prima che potessi parlare – ha detto – essi hanno lasciato la presa delle donne e mi hanno picchiato con brutalità, avendomi riconosciuto come prete. C’erano almeno 30 poliziotti in uniforme lì vicino e sono rimasti a guardare con indifferenza mentre subivo l’attacco”.
I picchiatori gli hanno rotto alcune costole e ferito al viso e alla testa, finché un gruppo di fedeli non lo ha liberato e lo ha portato all’ospedale. In seguito il gruppo di picchiatori, con molti strumenti di offesa, è arrivato all’ospedale e ha circondato l’edificio.
L’ufficio diocesano di Vinh ha subito diffuso una denuncia al Comitato del popolo di Quang Binh e ha domandato a p. Peter Nguyen The Binh, parroco di Ha Loi, la parrocchia vicina, di visitare il p. Paul Nguyen, accompagnato dal vice governatore Tran Cong Thuat. Giunti all’ospedale, Thuat si è defilato. Un gruppo di picchiatori ha circondato il prete rimasto solo e lo ha battuto in modo crudele prima di gettarlo dal secondo piano dell’ospedale. Ora p. Peter Nguyen è ricoverato in coma e le sue condizioni sono molto critiche.
La notizia degli assalti ai due sacerdoti e agli altri fedeli di Dong Hoi ha innescato una nuova serie di proteste. A Ho Chi Minh City, ieri sera, più di 2 mila cattolici hanno partecipato a una veglia di preghiera al convento dei redentorista, chiedendo al governo vietnamita di fermare subito la persecuzione contro la Chiesa.
Quasi in contemporanea con la veglia a Ho Chi Minh City, altri raduni sono stati organizzati dai redentorista di Thai Ha (Hanoi), raccogliendo migliaia di fedeli. Nella serata, a Nghe An, Ha Tinh, e Quang Binh si sono radunati altre migliaia di cattolici che hanno marciato per le strade, pregando il rosario e domandando la liberazione dei sette fedeli arrestati a Tam Toa una settimana prima.
Il p. Vo Thanh Tam, segretario del collegio presbiterale della diocese di Vinh, ha condannato la brutalità della polizia nella provincia di Quang Binh, ma ha elogiato la polizia di Vinh per aver permesso lo svolgimento pacifico della marcia dei fedeli ieri sera.
Hanoi (AsiaNews) –Due preti sono in condizioni gravissime per il pestaggio subito da polizia e teppisti vietnamiti, che tentavano invano di fermare le manifestazioni tenutesi il 26 luglio scorso a Vinh (300 km a sud di Hanoi) per chiedere giustizia delle violenze contro preti e fedeli della parrocchia di Tam Toa (v. AsiaNews 21/07/09 - Percosse e arresti per sacerdoti e fedeli nella storica chiesa di Tam Toa). Alla notizia della grave situazione dei sacerdoti, una serie di nuove proteste è stata lanciata in diverse città del Vietnam.
L’ufficio diocesano della diocesi di Vinh ha diffuso ieri sera una dichiarazione in cui condanna gli attacchi della polizia in borghese e dei teppisti ai loro ordini contro i due sacerdoti, P. Paul Nguyen Dinh Phu e p. Peter Nguyen The Binh, le cui condizioni sono molto critiche. Entrambi sono ricoverati all’ospedale di Dong Hoi; il primo con costole rotte e ferite alla testa; l’altro è in coma per essere stato picchiato e poi scaraventato dal 2° piano dell’edificio.
La dichiarazione denuncia pure che poliziotti in borghese e teppisti hanno attaccato qualunque persone avesse un segno religioso cattolico indosso. In particolare i teppisti hanno picchiato selvaggiamente una donna, Nguyen Thi Yen e il suo bambino di 9 anni.
Il 26 luglio mattina, P. Paul Nguyen Dinh Phu, parroco di Du Loc, è stato attaccato da un gruppo di poliziotti in borghese mentre si recava alla parrocchia di Tam Toa, per concelebrare alla messa insieme ad altri cinque sacerdoti del decanato di Trooc. La messa doveva dare inizio alla manifestazione di protesta in seguito al pestaggio subito da diversi fedeli della parrocchia di Tam Toa, che stavano riparando la chiesa in rovina. Sette fedeli sono stati arrestati.
Alla manifestazione hanno preso parte 170 preti, 420 religiose e circa 500 mila cattolici della diocesi di Vinh e delle altre diocesi vicine, distribuiti nel 19 decanati. Mentre si recavano al Tam Toa, tre donne del villaggio di Dong Yen sono state picchiate da un gruppo di uomini. P. Paul Nguyen ha cercato di intervenire per salvare le donne, ma “prima che potessi parlare – ha detto – essi hanno lasciato la presa delle donne e mi hanno picchiato con brutalità, avendomi riconosciuto come prete. C’erano almeno 30 poliziotti in uniforme lì vicino e sono rimasti a guardare con indifferenza mentre subivo l’attacco”.
I picchiatori gli hanno rotto alcune costole e ferito al viso e alla testa, finché un gruppo di fedeli non lo ha liberato e lo ha portato all’ospedale. In seguito il gruppo di picchiatori, con molti strumenti di offesa, è arrivato all’ospedale e ha circondato l’edificio.
L’ufficio diocesano di Vinh ha subito diffuso una denuncia al Comitato del popolo di Quang Binh e ha domandato a p. Peter Nguyen The Binh, parroco di Ha Loi, la parrocchia vicina, di visitare il p. Paul Nguyen, accompagnato dal vice governatore Tran Cong Thuat. Giunti all’ospedale, Thuat si è defilato. Un gruppo di picchiatori ha circondato il prete rimasto solo e lo ha battuto in modo crudele prima di gettarlo dal secondo piano dell’ospedale. Ora p. Peter Nguyen è ricoverato in coma e le sue condizioni sono molto critiche.
La notizia degli assalti ai due sacerdoti e agli altri fedeli di Dong Hoi ha innescato una nuova serie di proteste. A Ho Chi Minh City, ieri sera, più di 2 mila cattolici hanno partecipato a una veglia di preghiera al convento dei redentorista, chiedendo al governo vietnamita di fermare subito la persecuzione contro la Chiesa.
Quasi in contemporanea con la veglia a Ho Chi Minh City, altri raduni sono stati organizzati dai redentorista di Thai Ha (Hanoi), raccogliendo migliaia di fedeli. Nella serata, a Nghe An, Ha Tinh, e Quang Binh si sono radunati altre migliaia di cattolici che hanno marciato per le strade, pregando il rosario e domandando la liberazione dei sette fedeli arrestati a Tam Toa una settimana prima.
Il p. Vo Thanh Tam, segretario del collegio presbiterale della diocese di Vinh, ha condannato la brutalità della polizia nella provincia di Quang Binh, ma ha elogiato la polizia di Vinh per aver permesso lo svolgimento pacifico della marcia dei fedeli ieri sera.
Coree du Nord: L’exécution d’une jeune chrétienne en Corée du Nord est dénoncée par une organisation militante sud-coréenne
Eglises d'Asie
16:29 28/07/2009
Agée de 33 ans, mère de trois enfants, Ri Hyon-ok a été exécutée publiquement le 16 juin dernier à Ryongchon, dans le nord-ouest de la Corée du Nord, près de la frontière chinoise. Elle était accusée d’avoir distribué des bibles et d’être un espion à la solde de la Corée du Sud et des Etats-Unis. Selon des sources protestantes, elle appartenait à une Eglise évangélique.
A l’appui de documents émanant du gouvernement nord-coréen, comme la photo de la carte d’identité de la jeune femme, considérée comme une preuve de son exécution, la Commission d’enquête sur les crimes contre l’humanité, une association sud-coréenne, a rendu publique cette information le 24 juillet dernier. Son rapport révèle également que le mari, les trois enfants et les parents de Ri Hyon-ok ont été envoyés, le lendemain de l’exécution, dans un camp de prisonniers politiques à Hoeryong, dans le nord-est du pays.
L’organisation sud-coréenne, qui rassemble une cinquantaine de groupes militants, a demandé que le dirigeant nord-coréen Kim Jong-Il, soit inculpé pour crimes contre l’humanité. Selon le rapport de la Commission, les communautés chrétiennes « souterraines » ne cessent de croître en Corée du Nord et le gouvernement mène contre elles une véritable « guerre de religion ». Il y est fait mention de nombreuses arrestations, mesures d’intimidations, tortures, emprisonnements et déportation en camps de rééducation, exécutions publiques, lesquelles se seraient multipliées récemment.
Ces persécutions contre les chrétiens semblent aller en s’accentuant, parallèlement au durcissement de la politique extérieure de la Corée du Nord et de son programme de remilitarisation (2), a expliqué à l’agence Ucanews, Stephen Do Hee-Youn, un membre catholique de la Commission (3).
Officiellement, la Corée du Nord autorise toutes les libertés individuelles, dont la liberté religieuse, et déclare la présence sur son territoire de différentes organisations bouddhistes, catholiques, protestantes et même d’adeptes du Chondo-gyo (4). Mais les quelques visiteurs qui ont pu pénétrer dans le pays, ainsi que les Nord-Coréens réfugiés en Corée du sud affirment que ces organisations sont fictives et que les quatre églises érigées à Pyongyang (catholique, protestantes, et tout récemment russe orthodoxe) sont totalement contrôlées par l’Etat, et n’ont ni clergé, ni paroissiens. Lors des rares célébrations autorisées pour les étrangers de passage, aucun contact avec la population n’est autorisé.
« L’Eglise du silence » de Corée du Nord représenterait, selon des sources ecclésiastiques, plusieurs milliers de personnes, qui se réuniraient, sans prêtres résidents ou religieux, dans des lieux privés. Depuis les années 1950, où l’Eglise de Corée du Nord a été totalement anéantie, les anciennes juridictions ecclésiastiques sont considérées comme vacantes par le Saint-Siège (5).
(1) Associated Press, 24 juillet 2009, AFP, 27 juillet 2009.
(2) Ucanews, 24 juillet 2009.
(3) Voir EDA 510
(4) Le Chondo-gyo est une religion syncrétique locale à tendance patriotique et nationaliste. Elle serait inspirée d’une révolte paysanne qui a éclaté à la fin du XIXe contre le régime féodal.
(5) Voir EDA 510
(Source: Eglises d'Asie, 28 juillet 2009)
A l’appui de documents émanant du gouvernement nord-coréen, comme la photo de la carte d’identité de la jeune femme, considérée comme une preuve de son exécution, la Commission d’enquête sur les crimes contre l’humanité, une association sud-coréenne, a rendu publique cette information le 24 juillet dernier. Son rapport révèle également que le mari, les trois enfants et les parents de Ri Hyon-ok ont été envoyés, le lendemain de l’exécution, dans un camp de prisonniers politiques à Hoeryong, dans le nord-est du pays.
L’organisation sud-coréenne, qui rassemble une cinquantaine de groupes militants, a demandé que le dirigeant nord-coréen Kim Jong-Il, soit inculpé pour crimes contre l’humanité. Selon le rapport de la Commission, les communautés chrétiennes « souterraines » ne cessent de croître en Corée du Nord et le gouvernement mène contre elles une véritable « guerre de religion ». Il y est fait mention de nombreuses arrestations, mesures d’intimidations, tortures, emprisonnements et déportation en camps de rééducation, exécutions publiques, lesquelles se seraient multipliées récemment.
Ces persécutions contre les chrétiens semblent aller en s’accentuant, parallèlement au durcissement de la politique extérieure de la Corée du Nord et de son programme de remilitarisation (2), a expliqué à l’agence Ucanews, Stephen Do Hee-Youn, un membre catholique de la Commission (3).
Officiellement, la Corée du Nord autorise toutes les libertés individuelles, dont la liberté religieuse, et déclare la présence sur son territoire de différentes organisations bouddhistes, catholiques, protestantes et même d’adeptes du Chondo-gyo (4). Mais les quelques visiteurs qui ont pu pénétrer dans le pays, ainsi que les Nord-Coréens réfugiés en Corée du sud affirment que ces organisations sont fictives et que les quatre églises érigées à Pyongyang (catholique, protestantes, et tout récemment russe orthodoxe) sont totalement contrôlées par l’Etat, et n’ont ni clergé, ni paroissiens. Lors des rares célébrations autorisées pour les étrangers de passage, aucun contact avec la population n’est autorisé.
« L’Eglise du silence » de Corée du Nord représenterait, selon des sources ecclésiastiques, plusieurs milliers de personnes, qui se réuniraient, sans prêtres résidents ou religieux, dans des lieux privés. Depuis les années 1950, où l’Eglise de Corée du Nord a été totalement anéantie, les anciennes juridictions ecclésiastiques sont considérées comme vacantes par le Saint-Siège (5).
(1) Associated Press, 24 juillet 2009, AFP, 27 juillet 2009.
(2) Ucanews, 24 juillet 2009.
(3) Voir EDA 510
(4) Le Chondo-gyo est une religion syncrétique locale à tendance patriotique et nationaliste. Elle serait inspirée d’une révolte paysanne qui a éclaté à la fin du XIXe contre le régime féodal.
(5) Voir EDA 510
(Source: Eglises d'Asie, 28 juillet 2009)
Vietnamese Chairman's visit to Vatican under Catholics' watchful eyes
Emily Nguyen
16:43 28/07/2009
Amid widespread rounds of persecutions being done ruthlessly on Catholics throughout Vietnam, came the News of the Vatican visit of the head of the country, Chairman Nguyen Minh Triet, in the upcoming month of November. The Vietnamese people in general and Catholics in particular have been receiving the News with mixed feeling of both hope and fear as the memory of the aftermath of the Vatican visit of the Prime Minister Nguyen Tan Dung is still fresh on their minds.
On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa - a struggling parish of the diocese of Vinh in Central Vietnam - when these Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for worshiping services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens were taken away in police vehicles and detained indefinitely.
But the government's rage did not end there. The peace loving, God fearing and law abiding people of Tam Toa in wildest dream would not imagine what was being in store for them by the government of Quang Binh.
On the following days, series of articles on almost every state media outlets filled with false accusations against the victims had flooded the newsstands, putting Tam Toa parish in spot light extremely unfavorable to them. This time the victims have been portrayed as stubborn, organized criminals who were out to disturb and destroy the national security and the integrity of the state. Their fate now is in limbo as no one knows their whereabouts and how badly they have suffered in the hands of the police. Respected, devoted priests were not excluded as two priests in the central coastal city of Dong Hoi were badly beaten and left in critical condition.
Almost simultaneously with the accusatory articles on the Tam Toa's priests and faithful, came the News of the Vatican visit of the head of the country in November. Anyone who has known well enough about this regime would understand that the publicity of such News and its timing would have been calculated carefully and would carry a hidden message as it had happened in the past.
Too often, the ordinary Vietnamese citizens throughout history of communism have to witness the staging of a picture: promises of a perfect record of human rights and religious freedom ultimately end up with bloody persecutions and abuse from left to right against the very people whose leaders have just returned from an official visit to the international forum or country where they have proudly reassured the foreigners on keeping such a spotless record on human and religious rights in Vietnam.
On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.
The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either. He had conveniently become victim of defamation on state media for months after the haste conversion of Hanoi nunciature into a public park.
Vietnam became the WTO's 150th member on Jan. 11, 2007 after struggles to mask the real picture of human and religious rights abuse in Vietnam. Among these efforts, Dung became the first Vietnamese communist leader to make an official visit to the Vatican.
The anticipated visit of Nguyen Minh Triet to the Holy See in November is no exception. It has been carefully designed to take place at the time when Vietnam needs more than ever to mask its notorious records of human and religious rights abuse. The visit has been a double standard tool to paint a picture of a government willing and ready to establish a diplomatic relationship with the Holy See, one of the most prestigiously religious institution in the world, and in the meantime to brag about its impeccable rights record which its victims rarely have a chance to make it known to the outside world without severe consequences.
Everyone in Vietnam has learned from the state media especially from the mouthpiece of the Politburo – the "Nhan Dan" Newspaper - that besides the much talked about presidential visit to the Holy See in November, there would be an official Papal visit to Vietnam at the invitation of Vietnam government.
This development seems encouraging and might be a sign of hope to those who do not have a clue on what have been happening behind the iron curtain in this communist country. For those who have first-hand experience with how this government usually stages its image for political gains on international forum would know that reality is a far cry from what the regime has been trying to present.
The Vietnamese communists undoubtedly will seize Triet’s Vatican visit as an opportunity to "present" to the world that Vietnam is no doubt a country with freedom and respect for human and religious rights.
With due respect to the Pope and the Holy See, to which they are always loyal faithfully even at the cost of grave suffering, Vietnamese Catholics do not want to see the most trusted universal Church become the latest casualty of Vietnam government’s deception by cheap tricks and false representation of the not so flattering record of abuse.
The fact is when diplomatic efforts between the Holy See and Vietnam government do not yield a realistic outcome; Catholics in the country would always end up being the victims of that failure. That is, when the government successfully charmed the world into believing that there is indeed religious freedom in Vietnam, they can escape the scrutiny of being watched closely by the international watch groups, and feel free to do what they wish to do to anybody, Catholics or else. More than ever, not only the Catholics but also people of other religions would risk being severely mistreated by their own government without a chance to expose this ugly truth to the world.
Maran Turner, the executive director of Freedom Now, observed that: “It has been argued by proponents of enhanced US-Vietnam ties that enhanced trade relations and economic progress would bring a commensurate improvement in human rights, civil liberties and religious freedoms. Two years since Vietnam joined the WTO and nearly three years after it ceased to be designated by the US as a CPC, that progress clearly has not been forthcoming. Rather, there is growing evidence that Vietnam is backsliding on its stated commitment to uphold and respect basic human rights.” (Vietnam failing rights standard - http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KG22Ae01.html)
The Holy See did, has done, and will do whatever it can to protect Catholics in the world. However, realistically speaking, the Vatican is neither an economy power nor a political one like the Americans and other rich Western countries. It has certain limitations on pressing Vietnam government to uphold and respect basic human rights and religious freedom. Any attempts to overestimate its capacity to intervene on behalf of the Vietnamese Catholics only end up with more disappointments and sometimes suffering.
On Jan. 30, 2008, Vatican Secretary of State Cardinal Tarcisio Cardinal Bertone wrote to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi: "I kindly request you to intervene, so that acts which could disrupt the public order be avoided, and that the situation comes back to normalcy." The cardinal then urged dialogues with Vietnam's authorities in a "more serene climate" and pledged that the Holy See "will not fail to explain to the government of your country the legitimate aspirations of Vietnamese Catholics."
Such legitimate aspirations of Vietnamese Catholics have so far still been trampled. Archbishop Joseph Ngo, himself, as well as numerous priests, religious and faithful have continually been insulted by the state media, physically beaten by police, tried and jailed unjustly. The whereabouts of many Catholics remain unknown. Whether they are dead or still alive- remain unknown as well.
The Church in Vietnam, in the jaws of history, has always been plagued with suspicion by communists. For years, under the communist reign, Vietnamese Catholics have been facing persecution, finding it difficult to get jobs or to enter colleges. Even the school children had become the casualty of such horrible, unfair policy. Long-term sufferings have led to a wide range of approaches in order to live in peace with communists.
In one extreme end of the spectrum, stand those who are willing to express their submission to the Party. They can be Catholics who join the Party making their oath to be loyal faithfully to Marxism – Leninism. They can also be priests in the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” who virtually cut off their communion with the Successor of Peter when they intentionally ignore the Prayer for the Pope in their Masses, or when they run “Catholic” magazines, which, despite their name, are controlled by the Communist party rather than the Church – to carry a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope in order to prove their loyalty to the Party.
The approach has been proven ill-fated. Those involved risk losing their Catholic identity in the wake of mounting demands of the Party, and being boycotted by the absolute majority of Catholics who are loyal to the Magisterium of the Catholic Church even at the grave cost of suffering.
A more popular approach involves the withdrawal of Catholics into the walls of their churches. They can be happy seeing churches packed with faithful. The communists are happy too. As long as the Catholic community remains silence in the wake of the pervasive corruption plague, the growing poverty of the population, the awful rate of abortion that is highest in the world, and other social crimes then it’s OK. Anyway, crowded churches can help to draw a good picture masking the real conditions of religious freedom in Vietnam.
The approach has seemed to work for quite a long time. However, the Church in Vietnam has faces other serious problems. Typically, for past decades, the growth of the Church in Vietnam has been persistently much smaller than the population growth. The “withdraw-into-shell mentality” has discouraged Missionary zeal while major means to relay the Christian message to the socio-cultural, religious, political and economic reality of Vietnam such as schools, hospitals have been seized and social services have been forbidden.
As the corruption plague becomes more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate personal gain. They have started looking at Church properties that have been seized for years as in the case of Thai Ha land, Hanoi nunciature, and monasteries in South Vietnam. Church properties that are still in the Church’s control can not escape their hungry eyes either.
These mounting harassments lead to a tendency among Catholics to hope that if Vietnam-Vatican relation improves then the new relation can help them get rid of their problems overnight. Hence comes the exaggeration of benefits from the process of re-establishing diplomatic ties between the two states.
But in a country where the plague of corruption and other social evils already got far out of control, it's virtually impractical if not naive to think that way.
Catholics in Vietnam, who have long been regarded and treated as second-class citizens on the socio-political ladder in the country, should not put their hope in a sudden change of their fate and “privileges” they could enjoy from Vatican visits of communist leaders. These “privileges” are un-real. They only cause envy from believers of other faith who have not their own international structure to support them.
To be true witnesses of Christ, Catholics in Vietnam should be ready to share the same fate with a long suffering population and ready to stand up to teach the regime to observe principles of democracy as Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet reiterated in such a powerful and eloquent message during the Hanoi nunciature episode, in front of the Hanoi People's Committee on August 20, 2008: "Religious freedom is not a privilege – No, it’s NOT- it's a basic human right that the state must respect."
On July 20, 2009 police in Quang Binh province launched a surprised attack on the unarmed parishioners of Tam Toa - a struggling parish of the diocese of Vinh in Central Vietnam - when these Catholics were erecting a makeshift tent as a temporary place for worshiping services. The assault resulted in hundreds being injured, and dozens were taken away in police vehicles and detained indefinitely.
But the government's rage did not end there. The peace loving, God fearing and law abiding people of Tam Toa in wildest dream would not imagine what was being in store for them by the government of Quang Binh.
On the following days, series of articles on almost every state media outlets filled with false accusations against the victims had flooded the newsstands, putting Tam Toa parish in spot light extremely unfavorable to them. This time the victims have been portrayed as stubborn, organized criminals who were out to disturb and destroy the national security and the integrity of the state. Their fate now is in limbo as no one knows their whereabouts and how badly they have suffered in the hands of the police. Respected, devoted priests were not excluded as two priests in the central coastal city of Dong Hoi were badly beaten and left in critical condition.
Almost simultaneously with the accusatory articles on the Tam Toa's priests and faithful, came the News of the Vatican visit of the head of the country in November. Anyone who has known well enough about this regime would understand that the publicity of such News and its timing would have been calculated carefully and would carry a hidden message as it had happened in the past.
Too often, the ordinary Vietnamese citizens throughout history of communism have to witness the staging of a picture: promises of a perfect record of human rights and religious freedom ultimately end up with bloody persecutions and abuse from left to right against the very people whose leaders have just returned from an official visit to the international forum or country where they have proudly reassured the foreigners on keeping such a spotless record on human and religious rights in Vietnam.
On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.
The rage did not end there. The Church in Vietnam has since then been suffering more than ever. Masses have been denied for Catholics of Son La, and of numerous towns in the Central Highlands, even celebrations on major holidays such as Christmas and Easter. Monasteries at Thien An - Hue, Vinh Long, Long Xuyen, and Nha Trang were in turn seized and bulldozed to build hotels and tourist resorts. Redemptorists in Thai Ha and their faithful have continually suffered from physical attacks. They were even tried in criminal court for holding peaceful protests which ended up with unjust verdicts. Even Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet was not immune to malicious attempt, either. He had conveniently become victim of defamation on state media for months after the haste conversion of Hanoi nunciature into a public park.
Vietnam became the WTO's 150th member on Jan. 11, 2007 after struggles to mask the real picture of human and religious rights abuse in Vietnam. Among these efforts, Dung became the first Vietnamese communist leader to make an official visit to the Vatican.
The anticipated visit of Nguyen Minh Triet to the Holy See in November is no exception. It has been carefully designed to take place at the time when Vietnam needs more than ever to mask its notorious records of human and religious rights abuse. The visit has been a double standard tool to paint a picture of a government willing and ready to establish a diplomatic relationship with the Holy See, one of the most prestigiously religious institution in the world, and in the meantime to brag about its impeccable rights record which its victims rarely have a chance to make it known to the outside world without severe consequences.
Everyone in Vietnam has learned from the state media especially from the mouthpiece of the Politburo – the "Nhan Dan" Newspaper - that besides the much talked about presidential visit to the Holy See in November, there would be an official Papal visit to Vietnam at the invitation of Vietnam government.
This development seems encouraging and might be a sign of hope to those who do not have a clue on what have been happening behind the iron curtain in this communist country. For those who have first-hand experience with how this government usually stages its image for political gains on international forum would know that reality is a far cry from what the regime has been trying to present.
The Vietnamese communists undoubtedly will seize Triet’s Vatican visit as an opportunity to "present" to the world that Vietnam is no doubt a country with freedom and respect for human and religious rights.
With due respect to the Pope and the Holy See, to which they are always loyal faithfully even at the cost of grave suffering, Vietnamese Catholics do not want to see the most trusted universal Church become the latest casualty of Vietnam government’s deception by cheap tricks and false representation of the not so flattering record of abuse.
The fact is when diplomatic efforts between the Holy See and Vietnam government do not yield a realistic outcome; Catholics in the country would always end up being the victims of that failure. That is, when the government successfully charmed the world into believing that there is indeed religious freedom in Vietnam, they can escape the scrutiny of being watched closely by the international watch groups, and feel free to do what they wish to do to anybody, Catholics or else. More than ever, not only the Catholics but also people of other religions would risk being severely mistreated by their own government without a chance to expose this ugly truth to the world.
Maran Turner, the executive director of Freedom Now, observed that: “It has been argued by proponents of enhanced US-Vietnam ties that enhanced trade relations and economic progress would bring a commensurate improvement in human rights, civil liberties and religious freedoms. Two years since Vietnam joined the WTO and nearly three years after it ceased to be designated by the US as a CPC, that progress clearly has not been forthcoming. Rather, there is growing evidence that Vietnam is backsliding on its stated commitment to uphold and respect basic human rights.” (Vietnam failing rights standard - http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KG22Ae01.html)
The Holy See did, has done, and will do whatever it can to protect Catholics in the world. However, realistically speaking, the Vatican is neither an economy power nor a political one like the Americans and other rich Western countries. It has certain limitations on pressing Vietnam government to uphold and respect basic human rights and religious freedom. Any attempts to overestimate its capacity to intervene on behalf of the Vietnamese Catholics only end up with more disappointments and sometimes suffering.
On Jan. 30, 2008, Vatican Secretary of State Cardinal Tarcisio Cardinal Bertone wrote to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi: "I kindly request you to intervene, so that acts which could disrupt the public order be avoided, and that the situation comes back to normalcy." The cardinal then urged dialogues with Vietnam's authorities in a "more serene climate" and pledged that the Holy See "will not fail to explain to the government of your country the legitimate aspirations of Vietnamese Catholics."
Such legitimate aspirations of Vietnamese Catholics have so far still been trampled. Archbishop Joseph Ngo, himself, as well as numerous priests, religious and faithful have continually been insulted by the state media, physically beaten by police, tried and jailed unjustly. The whereabouts of many Catholics remain unknown. Whether they are dead or still alive- remain unknown as well.
The Church in Vietnam, in the jaws of history, has always been plagued with suspicion by communists. For years, under the communist reign, Vietnamese Catholics have been facing persecution, finding it difficult to get jobs or to enter colleges. Even the school children had become the casualty of such horrible, unfair policy. Long-term sufferings have led to a wide range of approaches in order to live in peace with communists.
In one extreme end of the spectrum, stand those who are willing to express their submission to the Party. They can be Catholics who join the Party making their oath to be loyal faithfully to Marxism – Leninism. They can also be priests in the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” who virtually cut off their communion with the Successor of Peter when they intentionally ignore the Prayer for the Pope in their Masses, or when they run “Catholic” magazines, which, despite their name, are controlled by the Communist party rather than the Church – to carry a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and the Pope in order to prove their loyalty to the Party.
The approach has been proven ill-fated. Those involved risk losing their Catholic identity in the wake of mounting demands of the Party, and being boycotted by the absolute majority of Catholics who are loyal to the Magisterium of the Catholic Church even at the grave cost of suffering.
A more popular approach involves the withdrawal of Catholics into the walls of their churches. They can be happy seeing churches packed with faithful. The communists are happy too. As long as the Catholic community remains silence in the wake of the pervasive corruption plague, the growing poverty of the population, the awful rate of abortion that is highest in the world, and other social crimes then it’s OK. Anyway, crowded churches can help to draw a good picture masking the real conditions of religious freedom in Vietnam.
The approach has seemed to work for quite a long time. However, the Church in Vietnam has faces other serious problems. Typically, for past decades, the growth of the Church in Vietnam has been persistently much smaller than the population growth. The “withdraw-into-shell mentality” has discouraged Missionary zeal while major means to relay the Christian message to the socio-cultural, religious, political and economic reality of Vietnam such as schools, hospitals have been seized and social services have been forbidden.
As the corruption plague becomes more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate personal gain. They have started looking at Church properties that have been seized for years as in the case of Thai Ha land, Hanoi nunciature, and monasteries in South Vietnam. Church properties that are still in the Church’s control can not escape their hungry eyes either.
These mounting harassments lead to a tendency among Catholics to hope that if Vietnam-Vatican relation improves then the new relation can help them get rid of their problems overnight. Hence comes the exaggeration of benefits from the process of re-establishing diplomatic ties between the two states.
But in a country where the plague of corruption and other social evils already got far out of control, it's virtually impractical if not naive to think that way.
Catholics in Vietnam, who have long been regarded and treated as second-class citizens on the socio-political ladder in the country, should not put their hope in a sudden change of their fate and “privileges” they could enjoy from Vatican visits of communist leaders. These “privileges” are un-real. They only cause envy from believers of other faith who have not their own international structure to support them.
To be true witnesses of Christ, Catholics in Vietnam should be ready to share the same fate with a long suffering population and ready to stand up to teach the regime to observe principles of democracy as Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet reiterated in such a powerful and eloquent message during the Hanoi nunciature episode, in front of the Hanoi People's Committee on August 20, 2008: "Religious freedom is not a privilege – No, it’s NOT- it's a basic human right that the state must respect."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến bay đã cất cánh
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
16:28 28/07/2009
CHUYẾN BAY ĐÃ CẤT CÁNH
Sau hơn hai năm cầu nguyện trong thao thức và hy sinh, cuối cùng niềm vui đã đến. Ngày 26 / 07 / 2009 Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, giám quản Tông tòa giáo phận Phát Diệm đã gửi thư chung cho toàn giáo phận Phát Diệm thông báo tin vui:
“Anh chị em thân mến,
Ngày thứ bảy 25-07-2009 vừa qua, Tòa Thánh Vatican đã công bố Tông Sắc của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Năng, Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, làm Giám mục Giáo Phận Phát Diệm”.
Niềm vui biến thành hành động, Đức cha giám quản lập tức lên chương trình cụ thể:
“Mười giờ sáng ngày Chủ Nhật 26-07-2009, tất cả các nhà thờ của giáo phận Phát Diệm đã đổ chuông để biểu lộ niềm vui. Ngày 27-07-2009, tôi sẽ dẫn một phái đoàn đại diện giáo phận vào tận Xuân Lộc để bái kiến, chúc mừng và nhất là để bày tỏ tình con thảo cũng như lòng vâng phục của cộng đoàn dân Chúa Phát Diệm đối với vị chủ chăn mới”.
Thời gian mong đợi trở thành thời gian sâu lắng để đón nhận ơn thánh và tràn trào niềm tri ân hôm nay. Đức cha giám quản đã toát lên điều đó trong thư chung:
“Chúng ta đã cầu khẩn, mong đợi ngày này từ rất lâu và hồng phúc thay, Chúa đã nghe lời chúng ta. Vậy trước hết, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và hãy tri ân Đức Thánh Cha đã ưu ái an bài để đàn chiên giáo phận chúng ta lại có người coi sóc”.
Niềm vui cộng hưởng như tiếng vọng của hồi chuông vang lên từ Phát Diệm. Cha Giuse Phạm Bá Lãm, Đại diện các Linh mục - tu sĩ miền Nam, gốc Phát Diệm đã thông báo tin vui và lên kế hoạch cụ thể:
“Kính thưa Quý Linh Mục và Tu Sĩ gốc Phát Diệm (cũng xin phép được hiệp thông với Quý LM-TS Giáo Phận Mẹ),
Chiều thứ bảy 25/7/2009 Đài Vatican (trang web: vietvatican.net) đã loan báo: cha Giuse Nguyễn Năng (nguyên quán Phúc Nhạc), Giám Đốc ĐCV Xuân Lộc, được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà Gp. Phát Diệm.
Đây là niềm vui chung của mọi người. Chúng ta tạ ơn Chúa đã gửi đến một vị chủ chăn mới đức độ tài năng, cảm ơn Đức Giám Quản đã hết lòng chăm lo cho Gp.Phát Diệm về mọi mặt.
ĐC Linh cùng 10 LM Phát Diệm đáp máy bay chuyến 10g30 thứ hai 27/7, đến TP.HCM khoảng 12g30, ăn cơm trưa tại Trụ sở Thanh Hoá ở Vườn Xoài, 2g30 chiều đi xe lên ĐCV Xuân Lộc, để chào mừng Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Năng.
Phái đoàn của các LM-TS gốc Phát Diệm ở miền Nam cũng kết hợp tham gia chuyến đi chiều thứ hai 27/7. Có 3 đoàn:
I - Xuất phát từ Nt. Hoà Hưng lúc 2g00 qua Nhà Vãng Lai Phú Nhuận.
II - Xuất phát từ An Dưỡng Viện XómMới lúc 2g30.
III-Xuất phát từ Gia Kiệm (do cha Đinh Thực điều động).
Các đoàn nên đi tuyến đường qua Đông Hoà Dĩ An, rồi TP. Biên Hoà... (vì xa lộ kẹt xe ở Cát Lái và Tân Vạn) và hẹn gặp nhau tại ĐCV Xuân Lộc trước 5g00 chiều thứ hai 27/7.
Tất cả các đoàn chúc mừng Tân Giám Mục Phát Diệm và trao quà mừng của đoàn mình. Nên ghi số điện thoại 090.754.4740 của Cha Quản lý PhanTiến Sự, để tiện liên lạc.
Lễ tấn phong đã được ấn định: 8g30 thứ ba 8/9/2009 (Sinh Nhật Đức Mẹ): các cha gốc Phát Diệm đi về dự lễ sẽ được Ban Đại Diện hỗ trợ một nửa lộ phí, tức là biếu vé máy bay chuyến về. Vui lòng đăng ký nơi cha Đại Diện LM gốc PD.
Xin gửi kèm đây chân dung, tiểu sử của ĐC Nguyễn Năng và thư mục tử của ĐC Linh.
Joseph Phạm Bá Lãm: Nt. Hoà Hưng”
Thời khắc lịch sử thế là đã điểm !
Nhớ lại thời kỳ năm 1975, khi Đức cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, nguyên quán Thượng Kiệm, Phát Diệm được tấn phong, ngài trở thành giám mục phó giáo phận Xuân Lộc cho đến năm 1988 trở thành giám mục chính. Niềm vui lan tỏa từ giáo phận Phát Diệm tới giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận được thành lập từ năm 1965 nhưng việc sống Tin Mừng đã phát triển từ năm 1698, hơn 300 năm sống Tin Mừng được kết tinh và tiếp tục phát triển. Xuân Lộc như sức sống mùa ‘Xuân’ vươn lên, nay lại có ‘Lộc’ trở lại cho Phát Diệm !
Còn giáo phận Phát Diệm, thành lập từ năm 1901 với quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm nguy nga, hơn 100 năm vẫn “tỏa ra vẻ đẹp” cổ kính đón chào khách thập phương. Tuy nhiên ‘cổ’ thì ‘kính’ thật nhưng phải vận dụng nguyên lý “Trẻ trông cha, già trông con”. Phát Diệm đã có thời ‘tỏa’ đi bẩy giám mục tại các giáo phận: Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng (sau là Đức Hồng Y) Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Phêrô Phạm Tần, giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Phêrô M. Phạm Ngọc Chi, giáo phận Bùi Chu & giáo phận Đà Nẵng, Đức cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Gioan M. Phan Đình Phùng và Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo. Ngoài ra còn phải kể đến Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, thư ký riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Thời “cổ kính” ấy đã qua đi, từ hơn hai năm nay, Phát Diệm nhờ sự chăm sóc chu đáo của Đức cha giáo phận Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh trong cương vị giám quản Tông tòa giáo phận Phát Diệm. Giáo phận Thanh Hóa được chia tách từ Phát Diệm năm 1932, nay có hàng giáo sĩ có độ tuổi trung bình trẻ nhất Giáo hội Việt Nam, quả là giáo phận ‘con’ đã giúp giáo phận ‘mẹ’ trong những tháng ngày “già trông con” ! Nay lại đến lúc từ Xuân Lộc Đức cha Nguyễn Năng trở về giúp đỡ giáo phận mẹ cao niên. Đây chính là quà tặng cao quý mà thư chung Đức cha giám quản Phát Diệm đã ý thức: “Chúng ta cũng không quên ơn Quý Đức Cha và Giáo Phận Xuân Lộc cũng như các bậc sinh thành đã dày công cưu mang và tặng cho chúng ta một món quà vô cùng quý giá là Đức cha Giuse Nguyễn Năng”.
Phiên họp cuối cùng có tính quyết định của ban tổ chức lễ tấn phong Đức cha mới do Đức cha giám quản đích thân làm trưởng ban sẽ được nhóm họp vào ngày 31 / 07 / 2009, nhưng những ngày qua, bầu khí Phát Diệm đã sôi động, đây đó nổi lên những câu chuyện thật dễ thương:
* Tại nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, thánh lễ 9h30 sáng Chúa nhật hàng tuần dành cho các trẻ em. Chúa nhật ngày 26/07/2009 vừa qua, theo thư chung của Đức cha giám quản, chuông giáo phận đồng loạt vang lên vào hồi 10h, đúng vào giữa thánh lễ nhi đồng, tất cả các em cùng quay xuống cuối nhà thờ nhìn chăm chú. Cha chính xứ phải nhắc các em: Tiếng chuông báo tin Tông sắc Tòa thánh đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Năng làm Giám mục giáo phận Phát Diệm, nhưng Đức cha còn đang ở Xuân Lộc, đâu đã về đến Phát Diệm mà các em cứ nhìn xuống cuối nhà thờ như đang rước Đức cha lên vậy?
* Ngày 28/07/2009, thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Cách Tâm, giáo phận Phát Diệm do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng chủ sự thay cho Đức cha giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh đang có mặt tại Xuân Lộc để chào Đức cha mới của Phát Diệm. 30 Linh mục trong đoàn Đồng tế rước Đức cha Hải Phòng chủ tế tiến lên Bàn thờ. Trước khi cử hành Thánh lễ, Đức cha chủ tế kể lại: “Tôi đi đến cuối nhà thờ, nghe mấy bà hỏi nhau: Có phải Đức cha mới Phát Diệm đây không? Tôi trả lời: Đây là Đức cha cũ, không phải Đức cha mới đâu. Đức cha mới trẻ khỏe hơn, đẹp hơn và thánh thiện hơn. Dù sao câu hỏi trên cũng chứng tỏ tinh thần đón Đức cha mới của anh chị em là rất hồ hởi, phấn khởi và đang dâng cao”.
Vâng, đây quả là một khởi đầu tốt đẹp. Tất cả còn đang phía trước, mọi sự còn quá sớm để bình luận, nhưng dù sao chuyến bay cũng đã cất cánh !
Lm Phêrô Hồng Phúc
Sau hơn hai năm cầu nguyện trong thao thức và hy sinh, cuối cùng niềm vui đã đến. Ngày 26 / 07 / 2009 Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa, giám quản Tông tòa giáo phận Phát Diệm đã gửi thư chung cho toàn giáo phận Phát Diệm thông báo tin vui:
“Anh chị em thân mến,
Ngày thứ bảy 25-07-2009 vừa qua, Tòa Thánh Vatican đã công bố Tông Sắc của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Năng, Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, làm Giám mục Giáo Phận Phát Diệm”.
Niềm vui biến thành hành động, Đức cha giám quản lập tức lên chương trình cụ thể:
“Mười giờ sáng ngày Chủ Nhật 26-07-2009, tất cả các nhà thờ của giáo phận Phát Diệm đã đổ chuông để biểu lộ niềm vui. Ngày 27-07-2009, tôi sẽ dẫn một phái đoàn đại diện giáo phận vào tận Xuân Lộc để bái kiến, chúc mừng và nhất là để bày tỏ tình con thảo cũng như lòng vâng phục của cộng đoàn dân Chúa Phát Diệm đối với vị chủ chăn mới”.
Thời gian mong đợi trở thành thời gian sâu lắng để đón nhận ơn thánh và tràn trào niềm tri ân hôm nay. Đức cha giám quản đã toát lên điều đó trong thư chung:
“Chúng ta đã cầu khẩn, mong đợi ngày này từ rất lâu và hồng phúc thay, Chúa đã nghe lời chúng ta. Vậy trước hết, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và hãy tri ân Đức Thánh Cha đã ưu ái an bài để đàn chiên giáo phận chúng ta lại có người coi sóc”.
Niềm vui cộng hưởng như tiếng vọng của hồi chuông vang lên từ Phát Diệm. Cha Giuse Phạm Bá Lãm, Đại diện các Linh mục - tu sĩ miền Nam, gốc Phát Diệm đã thông báo tin vui và lên kế hoạch cụ thể:
“Kính thưa Quý Linh Mục và Tu Sĩ gốc Phát Diệm (cũng xin phép được hiệp thông với Quý LM-TS Giáo Phận Mẹ),
Chiều thứ bảy 25/7/2009 Đài Vatican (trang web: vietvatican.net) đã loan báo: cha Giuse Nguyễn Năng (nguyên quán Phúc Nhạc), Giám Đốc ĐCV Xuân Lộc, được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà Gp. Phát Diệm.
Đây là niềm vui chung của mọi người. Chúng ta tạ ơn Chúa đã gửi đến một vị chủ chăn mới đức độ tài năng, cảm ơn Đức Giám Quản đã hết lòng chăm lo cho Gp.Phát Diệm về mọi mặt.
ĐC Linh cùng 10 LM Phát Diệm đáp máy bay chuyến 10g30 thứ hai 27/7, đến TP.HCM khoảng 12g30, ăn cơm trưa tại Trụ sở Thanh Hoá ở Vườn Xoài, 2g30 chiều đi xe lên ĐCV Xuân Lộc, để chào mừng Giám Mục tân cử Giuse Nguyễn Năng.
Phái đoàn của các LM-TS gốc Phát Diệm ở miền Nam cũng kết hợp tham gia chuyến đi chiều thứ hai 27/7. Có 3 đoàn:
I - Xuất phát từ Nt. Hoà Hưng lúc 2g00 qua Nhà Vãng Lai Phú Nhuận.
II - Xuất phát từ An Dưỡng Viện XómMới lúc 2g30.
III-Xuất phát từ Gia Kiệm (do cha Đinh Thực điều động).
Các đoàn nên đi tuyến đường qua Đông Hoà Dĩ An, rồi TP. Biên Hoà... (vì xa lộ kẹt xe ở Cát Lái và Tân Vạn) và hẹn gặp nhau tại ĐCV Xuân Lộc trước 5g00 chiều thứ hai 27/7.
Tất cả các đoàn chúc mừng Tân Giám Mục Phát Diệm và trao quà mừng của đoàn mình. Nên ghi số điện thoại 090.754.4740 của Cha Quản lý PhanTiến Sự, để tiện liên lạc.
Lễ tấn phong đã được ấn định: 8g30 thứ ba 8/9/2009 (Sinh Nhật Đức Mẹ): các cha gốc Phát Diệm đi về dự lễ sẽ được Ban Đại Diện hỗ trợ một nửa lộ phí, tức là biếu vé máy bay chuyến về. Vui lòng đăng ký nơi cha Đại Diện LM gốc PD.
Xin gửi kèm đây chân dung, tiểu sử của ĐC Nguyễn Năng và thư mục tử của ĐC Linh.
Joseph Phạm Bá Lãm: Nt. Hoà Hưng”
Thời khắc lịch sử thế là đã điểm !
Nhớ lại thời kỳ năm 1975, khi Đức cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, nguyên quán Thượng Kiệm, Phát Diệm được tấn phong, ngài trở thành giám mục phó giáo phận Xuân Lộc cho đến năm 1988 trở thành giám mục chính. Niềm vui lan tỏa từ giáo phận Phát Diệm tới giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận được thành lập từ năm 1965 nhưng việc sống Tin Mừng đã phát triển từ năm 1698, hơn 300 năm sống Tin Mừng được kết tinh và tiếp tục phát triển. Xuân Lộc như sức sống mùa ‘Xuân’ vươn lên, nay lại có ‘Lộc’ trở lại cho Phát Diệm !
Còn giáo phận Phát Diệm, thành lập từ năm 1901 với quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm nguy nga, hơn 100 năm vẫn “tỏa ra vẻ đẹp” cổ kính đón chào khách thập phương. Tuy nhiên ‘cổ’ thì ‘kính’ thật nhưng phải vận dụng nguyên lý “Trẻ trông cha, già trông con”. Phát Diệm đã có thời ‘tỏa’ đi bẩy giám mục tại các giáo phận: Đức cha Phaolô Phạm Đình Tụng (sau là Đức Hồng Y) Giám mục Bắc Ninh, Đức cha Phêrô Phạm Tần, giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Phêrô M. Phạm Ngọc Chi, giáo phận Bùi Chu & giáo phận Đà Nẵng, Đức cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giáo phận Lạng Sơn, Đức Cha Gioan M. Phan Đình Phùng và Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo. Ngoài ra còn phải kể đến Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, thư ký riêng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Thời “cổ kính” ấy đã qua đi, từ hơn hai năm nay, Phát Diệm nhờ sự chăm sóc chu đáo của Đức cha giáo phận Thanh Hóa Giuse Nguyễn Chí Linh trong cương vị giám quản Tông tòa giáo phận Phát Diệm. Giáo phận Thanh Hóa được chia tách từ Phát Diệm năm 1932, nay có hàng giáo sĩ có độ tuổi trung bình trẻ nhất Giáo hội Việt Nam, quả là giáo phận ‘con’ đã giúp giáo phận ‘mẹ’ trong những tháng ngày “già trông con” ! Nay lại đến lúc từ Xuân Lộc Đức cha Nguyễn Năng trở về giúp đỡ giáo phận mẹ cao niên. Đây chính là quà tặng cao quý mà thư chung Đức cha giám quản Phát Diệm đã ý thức: “Chúng ta cũng không quên ơn Quý Đức Cha và Giáo Phận Xuân Lộc cũng như các bậc sinh thành đã dày công cưu mang và tặng cho chúng ta một món quà vô cùng quý giá là Đức cha Giuse Nguyễn Năng”.
Phiên họp cuối cùng có tính quyết định của ban tổ chức lễ tấn phong Đức cha mới do Đức cha giám quản đích thân làm trưởng ban sẽ được nhóm họp vào ngày 31 / 07 / 2009, nhưng những ngày qua, bầu khí Phát Diệm đã sôi động, đây đó nổi lên những câu chuyện thật dễ thương:
* Tại nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, thánh lễ 9h30 sáng Chúa nhật hàng tuần dành cho các trẻ em. Chúa nhật ngày 26/07/2009 vừa qua, theo thư chung của Đức cha giám quản, chuông giáo phận đồng loạt vang lên vào hồi 10h, đúng vào giữa thánh lễ nhi đồng, tất cả các em cùng quay xuống cuối nhà thờ nhìn chăm chú. Cha chính xứ phải nhắc các em: Tiếng chuông báo tin Tông sắc Tòa thánh đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Năng làm Giám mục giáo phận Phát Diệm, nhưng Đức cha còn đang ở Xuân Lộc, đâu đã về đến Phát Diệm mà các em cứ nhìn xuống cuối nhà thờ như đang rước Đức cha lên vậy?
* Ngày 28/07/2009, thánh lễ Cung hiến Nhà thờ giáo xứ Cách Tâm, giáo phận Phát Diệm do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng chủ sự thay cho Đức cha giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh đang có mặt tại Xuân Lộc để chào Đức cha mới của Phát Diệm. 30 Linh mục trong đoàn Đồng tế rước Đức cha Hải Phòng chủ tế tiến lên Bàn thờ. Trước khi cử hành Thánh lễ, Đức cha chủ tế kể lại: “Tôi đi đến cuối nhà thờ, nghe mấy bà hỏi nhau: Có phải Đức cha mới Phát Diệm đây không? Tôi trả lời: Đây là Đức cha cũ, không phải Đức cha mới đâu. Đức cha mới trẻ khỏe hơn, đẹp hơn và thánh thiện hơn. Dù sao câu hỏi trên cũng chứng tỏ tinh thần đón Đức cha mới của anh chị em là rất hồ hởi, phấn khởi và đang dâng cao”.
Vâng, đây quả là một khởi đầu tốt đẹp. Tất cả còn đang phía trước, mọi sự còn quá sớm để bình luận, nhưng dù sao chuyến bay cũng đã cất cánh !
Lm Phêrô Hồng Phúc
Giáo phận Đà Nẵng mừng lễ thánh Anrê Phú Yên và khánh thành 2 căn nhà Đồng Tâm
JB. Trần Ngọc
17:59 28/07/2009
LỄ GIỖ LẦN THỨ 365 Á THÁNH ANRE PHÚ YÊN TẠI PHƯỚC KIỀU
VÀ KHÁNH THÀNH HAI CĂN NHÀ ĐỒNG TÂM 499 VÀ 500.
ĐÀ NẴNG - Hôm 27.7.2009, Giáo phận Đà Nẵng long trọng mừng lễ giỗ lần thứ 365 (1634-2009), vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam, đánh dấu một chặng đường đón nhận đức tin của người dân Việt. Trong dịp này, Đức Giám mục Giáo phận đã cùng ban bác ái xã hội, tổ chức thăm viếng, khánh thành và làm phép ngôi nhà Đồng tâm thứ 499 và 500 kể từ ngày khởi sự của chương trình này cho đến nay.
Xem hình ảnh
1. Lễ Giỗ lần thứ 365 Á Thánh Anrê Phú Yên tại Phước Kiều, Hội An.
Đền Á thánh Anrê Phú Yên, vốn là họ đạo trầm lắng giữa một vùng quê nghèo Phước Kiều thuộc Giáo xứ Hội An, Quảng Nam, lại nhộn nhịp vui tươi bởi dòng người đỗ về hành hương và mừng Giỗ của Ngài. Giáo lý viên của Giáo phận chọn Á Thánh Anrê Phú Yên làm bổn mạng, chính vì thế, hôm nay hầu như các giáo lý viên trong Giáo phận đã qui tụ về đây, cùng mang tâm tình của người con thảo về với lòng đất mẹ, về chính vùng đất mà máu của Á Thánh đã đổ ra làm trổ sinh những hoa quả dồi dào trong đời sống của đức tin. Giáo lý viên về nơi đây để múc lấy những ân sủng từ Á thánh Quan Thầy làm nên sự hăng say nhiệt huyết trong vai trò giáo lý viên của mình.
Đúng 7g 15, khi mặt trời đã lên khỏi những lũy tre làng, ánh sáng ban mai chan hòa cùng với âm thanh của đội cồng chiêng Phước Kiều, đã đưa đòan rước gồm Đức Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Tổng Đại Diện, Cha quản nhiệm đền thánh, 40 cha đồng tế, đòan đồng phục áo thụng đại diện 43 giáo xứ từ lưu phương viên tiến về lễ đài. Cộng đòan dân Chúa đi vào thánh lễ sau bài ca nhập lễ “Người Tiên Phong” thật hùng tráng của ca đòan Phạm Ngọc Chi.
Khi đòan đồng tế an vị nơi lễ đài, đại diện đoàn con Giáo họ Phước Kiều trong trang phục áo dài khăn đóng, cung kính bái hương theo truyền thống dân tộc, với những lời văn tế xen lẫn tiếng chiêng trống, ca ngợi công đức của Á Thánh Anrê, cũng như cầu xin Ngài chuyển cầu lên Chúa ban cho cộng đòan những ơn lành.
Dứt lời văn tế, ĐGM Giáo phận đảo mắt nhìn cộng đòan dân Chúa đông đảo sau một chuyến đi dài Ad Limina và mời gọi cộng đòan bước vào thánh lễ bằng những lời hướng về vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam
Các bài đọc nói lên niềm tin nơi con người vào Chúa. Đặc biệt, Bài đọc 1, trích từ sách Macabê, nói lên lòng tin của người mẹ trước sự hy sinh của bảy người con. Đây có thể nói là những lời vàng ngọc thốt ra từ một niềm tin mãnh liệt, người mẹ đã khuyên các con: “Mẹ không hiểu các con đã hình thành trong dạ mẹ ra sao, vì không phải mẹ ban cho các con tinh thần, linh hồn và sự sống, cũng không phải mẹ xếp đặt các chi thể của mỗi con; nhưng là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, người đã dựng nên lòai người và sáng tạo mọi sự với lòng nhân hậu. Người sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống, vì giờ đây các con coi rẻ mạng sống các con để bảo vệ luật pháp của Người…. Hỡi con, hãy thương mẹ cưu mang con chín tháng trong dạ, đã cho con bú sữa trong ba năm, đã nuôi dưỡng và dẫn dắt cho con tới tuổi này. Con ơi, mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất, và tất cả những vật đó và lòai người từ hư vô, nên con đừng sợ tên lý hình này, một hãy nhận lãnh cái chết, để nhờ lòng lân tuất của Chúa, mẹ sẽ gặp lại con và cùng các anh con”.
Đáp ca được chọn trong thánh vịnh 125: “Ai ngặn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”, với giọng ca nam đến từ giáo xứ Tam Tòa đã đưa lòng người tham dự tiến sâu hơn vào ý nghĩa giá trị việc rao giảng Tin Mừng.
Trong bài chia sẻ, ĐGM sau chuyến đi Ad Limina trở về, ngài cho cộng đòan biết về cuộc gặp gỡ với Thánh Bộ Truyền giáo. Giáo hội Việt Nam được đánh giá rất cao về những thành quả trong việc đón nhận đức tin. Câu hỏi đặt ra: tại sao Giáo hội Việt Nam có được những thành quả ấy? Câu trả thật hợp lý: nhờ vào dòng máu các vị tử đạo và nhờ vào môi trường nơi mỗi gia đình công giáo Việt Nam. Như vậy, máu vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam, đổ ra ngay tại Giáo phận chúng ta, vì thế, mỗi người chúng ta sống xứng đáng với những gì ơn Chúa ban cho Giáo phận. Cũng như mỗi gia đình sống trọn vẹn ơn gọi mà Chúa đã đặt để.
Thánh lễ tiếp tục bằng việc dâng lễ vật. Với điệu nhạc truyền thống du dương, những vần thơ được ngâm vang trầm bỗng nhẹ nhàng từ một giọng nữ, làm cho lòng người như bay bỗng ngất ngây hiệp dâng cùng của lễ Đức Giêsu năm xưa được tái diễn trên bàn thờ giờ này.
Sau thánh lễ, mọi người ra về, cùng chia sẻ hộp bánh Castela. Thứ bánh mà Á Thánh Anrê đã ăn trước khi Ngài chịu chết. Sự ngọt ngào của tấm bánh như nói lên sự diệu vời của ơn Chúa đã và đang ban xuống cho lòng đất Phước Kiều, ban xuống cho Giáo phận Đà Nẵng thân yêu!
2. Khánh thành và làm phép hai ngôi nhà Đồng tâm 499 và 500.
Sau Thánh lễ, giữa cái nắng nóng chói chang của Miền trung, ĐGM, số linh mục, cùng số giáo dân, lên xe đi đến gia đình anh Giuse Nguyễn Nam Kha, cư ngụ tại Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, cách Phước Kiều chừng 9 km, để làm phép ngôi nhà Đồng tâm thứ 500.
Cùng có mặt trong ngày vui của gia đình anh Giuse Kha, có sự hiện diện của bà con lối xóm, các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Tất cả cho thấy sự “đồng tâm” trong nỗ lực giúp đỡ người nghèo. ĐGM, vui mừng chia sẻ với gia đình và cộng đoàn: “Ngôi nhà khởi đi từ việc xây dựng nền móng của chính gia đình và việc hòan tất lại cần chung tay không chỉ nơi Giáo quyền mà còn ở chính quyền cũng như mọi người trong gia tộc của người chủ ngôi nhà. Cảm ơn Chúa, Giáo phận có chương trình Đồng Tâm đầy ý nghĩa, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền trong chương trình bác ái chung của Giáo phận.
ĐGM Giáo phận chia vui với gia đình anh Giuse Kha bằng một món quà vật chất, kèm theo món quà tinh thần đặc biệt từ Roma, đó là phép lành Tòa Thánh sau chuyến Ad Limina của ngài mang về. Niềm vui rạng ngời rõ nét trên khuôn mặt sạm nắng gian khổ nơi anh Giuse Kha khi nhận phép lành từ tay ĐGM. Mọi người vỗ tay chúc mừng!
Sau khi chia tay với gia đình của ngôi nhà đồng tâm 500, ĐGM, các linh mục, cùng mọi người lại tiếp tục đến ngôi nhà 499 để cắt băng khánh thành ngôi nhà mới do chương trình Đồng Tâm cũng như chương trình hỗ trợ người nghèo của chính quyền địa phương thực hiện. Anh Nguyễn Tam Tô là chủ nhân của ngôi nhà, anh là người lương dân, bị bệnh tâm thần, có hòan cảnh thật khó khăn. ĐGM Giáo phận ngòai chương trình hỗ trợ căn nhà Đồng tâm, còn hổ trợ thêm một bộ cửa chính, như là món quà để anh hòan tất ngôi nhà khang trang, có thể yên tâm trú mưa trú nắng! Nghi thức cắt băng khánh thành ngôi nhà có sự hiện diện Giáo quyền, cũng như các cấp chính quyền, trong niềm vui vỡ òa của mọi người.
Cũng nên biết thêm rằng, Gò Nổi là một họ đạo có 36 gia đình Công giáo sống giữa những người lương dân. Đây cũng là dịp vị chủ chăn Giáo phận có cơ hội đến thăm, làm sống lại đức tin sau nhiều năm dài chưa viếng thăm. Họ đạo vẫn chưa có được ngôi nhà nguyện để sớm hôm kinh lễ. Một người đại diện của Giáo họ nói lên ước ao có ngôi nhà nguyện tại đây. Trong thời gian tới, hy vọng chính quyền địa phương tạo điều kiện để người giáo dân được tọa nguyện. Chương trình căn nhà Đồng Tâm của Giáo phận, đã làm được 9 ngôi nhà tại họ đạo này, trong đó có 4 ngôi nhà người công giáo và 5 ngôi nhà của người lương dân. Đây có thể coi là những bước đi thật gần để đồng hành với mọi người không kể lương giáo theo luật yêu thương của Chúa.
Sau buổi lễ mọi người cùng nhau tham dự một bữa tiệc đơn sơ để chung chia niềm vui cùng giáo họ Gò Nổi.
Mọi người ra về khi mặt trời đã ngã bóng, dù trời nắng nhưng lại có những cơn gió nhẹ từ dòng sông Thu Bồn thổi vào, như những ân huệ Thiên Chúa ban cho xuất phát từ máu vị tử đạo tiên khởi Anrê Phú Yên đã đổ ra trên mãnh đất này cách đây 365 năm!
VÀ KHÁNH THÀNH HAI CĂN NHÀ ĐỒNG TÂM 499 VÀ 500.
ĐÀ NẴNG - Hôm 27.7.2009, Giáo phận Đà Nẵng long trọng mừng lễ giỗ lần thứ 365 (1634-2009), vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam, đánh dấu một chặng đường đón nhận đức tin của người dân Việt. Trong dịp này, Đức Giám mục Giáo phận đã cùng ban bác ái xã hội, tổ chức thăm viếng, khánh thành và làm phép ngôi nhà Đồng tâm thứ 499 và 500 kể từ ngày khởi sự của chương trình này cho đến nay.
Xem hình ảnh
1. Lễ Giỗ lần thứ 365 Á Thánh Anrê Phú Yên tại Phước Kiều, Hội An.
Đền Á thánh Anrê Phú Yên, vốn là họ đạo trầm lắng giữa một vùng quê nghèo Phước Kiều thuộc Giáo xứ Hội An, Quảng Nam, lại nhộn nhịp vui tươi bởi dòng người đỗ về hành hương và mừng Giỗ của Ngài. Giáo lý viên của Giáo phận chọn Á Thánh Anrê Phú Yên làm bổn mạng, chính vì thế, hôm nay hầu như các giáo lý viên trong Giáo phận đã qui tụ về đây, cùng mang tâm tình của người con thảo về với lòng đất mẹ, về chính vùng đất mà máu của Á Thánh đã đổ ra làm trổ sinh những hoa quả dồi dào trong đời sống của đức tin. Giáo lý viên về nơi đây để múc lấy những ân sủng từ Á thánh Quan Thầy làm nên sự hăng say nhiệt huyết trong vai trò giáo lý viên của mình.
Đúng 7g 15, khi mặt trời đã lên khỏi những lũy tre làng, ánh sáng ban mai chan hòa cùng với âm thanh của đội cồng chiêng Phước Kiều, đã đưa đòan rước gồm Đức Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Tổng Đại Diện, Cha quản nhiệm đền thánh, 40 cha đồng tế, đòan đồng phục áo thụng đại diện 43 giáo xứ từ lưu phương viên tiến về lễ đài. Cộng đòan dân Chúa đi vào thánh lễ sau bài ca nhập lễ “Người Tiên Phong” thật hùng tráng của ca đòan Phạm Ngọc Chi.
Khi đòan đồng tế an vị nơi lễ đài, đại diện đoàn con Giáo họ Phước Kiều trong trang phục áo dài khăn đóng, cung kính bái hương theo truyền thống dân tộc, với những lời văn tế xen lẫn tiếng chiêng trống, ca ngợi công đức của Á Thánh Anrê, cũng như cầu xin Ngài chuyển cầu lên Chúa ban cho cộng đòan những ơn lành.
Dứt lời văn tế, ĐGM Giáo phận đảo mắt nhìn cộng đòan dân Chúa đông đảo sau một chuyến đi dài Ad Limina và mời gọi cộng đòan bước vào thánh lễ bằng những lời hướng về vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam
Các bài đọc nói lên niềm tin nơi con người vào Chúa. Đặc biệt, Bài đọc 1, trích từ sách Macabê, nói lên lòng tin của người mẹ trước sự hy sinh của bảy người con. Đây có thể nói là những lời vàng ngọc thốt ra từ một niềm tin mãnh liệt, người mẹ đã khuyên các con: “Mẹ không hiểu các con đã hình thành trong dạ mẹ ra sao, vì không phải mẹ ban cho các con tinh thần, linh hồn và sự sống, cũng không phải mẹ xếp đặt các chi thể của mỗi con; nhưng là Đấng Sáng Tạo vũ trụ, người đã dựng nên lòai người và sáng tạo mọi sự với lòng nhân hậu. Người sẽ trả lại cho các con tinh thần và sự sống, vì giờ đây các con coi rẻ mạng sống các con để bảo vệ luật pháp của Người…. Hỡi con, hãy thương mẹ cưu mang con chín tháng trong dạ, đã cho con bú sữa trong ba năm, đã nuôi dưỡng và dẫn dắt cho con tới tuổi này. Con ơi, mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất, và tất cả những vật đó và lòai người từ hư vô, nên con đừng sợ tên lý hình này, một hãy nhận lãnh cái chết, để nhờ lòng lân tuất của Chúa, mẹ sẽ gặp lại con và cùng các anh con”.
Đáp ca được chọn trong thánh vịnh 125: “Ai ngặn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”, với giọng ca nam đến từ giáo xứ Tam Tòa đã đưa lòng người tham dự tiến sâu hơn vào ý nghĩa giá trị việc rao giảng Tin Mừng.
Trong bài chia sẻ, ĐGM sau chuyến đi Ad Limina trở về, ngài cho cộng đòan biết về cuộc gặp gỡ với Thánh Bộ Truyền giáo. Giáo hội Việt Nam được đánh giá rất cao về những thành quả trong việc đón nhận đức tin. Câu hỏi đặt ra: tại sao Giáo hội Việt Nam có được những thành quả ấy? Câu trả thật hợp lý: nhờ vào dòng máu các vị tử đạo và nhờ vào môi trường nơi mỗi gia đình công giáo Việt Nam. Như vậy, máu vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội Việt Nam, đổ ra ngay tại Giáo phận chúng ta, vì thế, mỗi người chúng ta sống xứng đáng với những gì ơn Chúa ban cho Giáo phận. Cũng như mỗi gia đình sống trọn vẹn ơn gọi mà Chúa đã đặt để.
Thánh lễ tiếp tục bằng việc dâng lễ vật. Với điệu nhạc truyền thống du dương, những vần thơ được ngâm vang trầm bỗng nhẹ nhàng từ một giọng nữ, làm cho lòng người như bay bỗng ngất ngây hiệp dâng cùng của lễ Đức Giêsu năm xưa được tái diễn trên bàn thờ giờ này.
Sau thánh lễ, mọi người ra về, cùng chia sẻ hộp bánh Castela. Thứ bánh mà Á Thánh Anrê đã ăn trước khi Ngài chịu chết. Sự ngọt ngào của tấm bánh như nói lên sự diệu vời của ơn Chúa đã và đang ban xuống cho lòng đất Phước Kiều, ban xuống cho Giáo phận Đà Nẵng thân yêu!
2. Khánh thành và làm phép hai ngôi nhà Đồng tâm 499 và 500.
Sau Thánh lễ, giữa cái nắng nóng chói chang của Miền trung, ĐGM, số linh mục, cùng số giáo dân, lên xe đi đến gia đình anh Giuse Nguyễn Nam Kha, cư ngụ tại Gò Nổi, Điện Trung, Điện Bàn, cách Phước Kiều chừng 9 km, để làm phép ngôi nhà Đồng tâm thứ 500.
Cùng có mặt trong ngày vui của gia đình anh Giuse Kha, có sự hiện diện của bà con lối xóm, các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Tất cả cho thấy sự “đồng tâm” trong nỗ lực giúp đỡ người nghèo. ĐGM, vui mừng chia sẻ với gia đình và cộng đoàn: “Ngôi nhà khởi đi từ việc xây dựng nền móng của chính gia đình và việc hòan tất lại cần chung tay không chỉ nơi Giáo quyền mà còn ở chính quyền cũng như mọi người trong gia tộc của người chủ ngôi nhà. Cảm ơn Chúa, Giáo phận có chương trình Đồng Tâm đầy ý nghĩa, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền trong chương trình bác ái chung của Giáo phận.
ĐGM Giáo phận chia vui với gia đình anh Giuse Kha bằng một món quà vật chất, kèm theo món quà tinh thần đặc biệt từ Roma, đó là phép lành Tòa Thánh sau chuyến Ad Limina của ngài mang về. Niềm vui rạng ngời rõ nét trên khuôn mặt sạm nắng gian khổ nơi anh Giuse Kha khi nhận phép lành từ tay ĐGM. Mọi người vỗ tay chúc mừng!
Sau khi chia tay với gia đình của ngôi nhà đồng tâm 500, ĐGM, các linh mục, cùng mọi người lại tiếp tục đến ngôi nhà 499 để cắt băng khánh thành ngôi nhà mới do chương trình Đồng Tâm cũng như chương trình hỗ trợ người nghèo của chính quyền địa phương thực hiện. Anh Nguyễn Tam Tô là chủ nhân của ngôi nhà, anh là người lương dân, bị bệnh tâm thần, có hòan cảnh thật khó khăn. ĐGM Giáo phận ngòai chương trình hỗ trợ căn nhà Đồng tâm, còn hổ trợ thêm một bộ cửa chính, như là món quà để anh hòan tất ngôi nhà khang trang, có thể yên tâm trú mưa trú nắng! Nghi thức cắt băng khánh thành ngôi nhà có sự hiện diện Giáo quyền, cũng như các cấp chính quyền, trong niềm vui vỡ òa của mọi người.
Cũng nên biết thêm rằng, Gò Nổi là một họ đạo có 36 gia đình Công giáo sống giữa những người lương dân. Đây cũng là dịp vị chủ chăn Giáo phận có cơ hội đến thăm, làm sống lại đức tin sau nhiều năm dài chưa viếng thăm. Họ đạo vẫn chưa có được ngôi nhà nguyện để sớm hôm kinh lễ. Một người đại diện của Giáo họ nói lên ước ao có ngôi nhà nguyện tại đây. Trong thời gian tới, hy vọng chính quyền địa phương tạo điều kiện để người giáo dân được tọa nguyện. Chương trình căn nhà Đồng Tâm của Giáo phận, đã làm được 9 ngôi nhà tại họ đạo này, trong đó có 4 ngôi nhà người công giáo và 5 ngôi nhà của người lương dân. Đây có thể coi là những bước đi thật gần để đồng hành với mọi người không kể lương giáo theo luật yêu thương của Chúa.
Sau buổi lễ mọi người cùng nhau tham dự một bữa tiệc đơn sơ để chung chia niềm vui cùng giáo họ Gò Nổi.
Mọi người ra về khi mặt trời đã ngã bóng, dù trời nắng nhưng lại có những cơn gió nhẹ từ dòng sông Thu Bồn thổi vào, như những ân huệ Thiên Chúa ban cho xuất phát từ máu vị tử đạo tiên khởi Anrê Phú Yên đã đổ ra trên mãnh đất này cách đây 365 năm!
Linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh tĩnh tâm
Nguyễn Xuân Trường
18:01 28/07/2009
BẮC NINH - Ngày 28.7.2009, toàn thể các linh mục thuộc giáo phận Bắc Ninh đã hội tụ về tòa giám mục tĩnh tâm cùng với đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt. Đây là buổi tĩnh tâm chung đầu tiên sau chuyến đi xa kéo dài 72 ngày của đức cha.
Trong giờ gặp gỡ ban chiều, đức cha đã chia sẻ về chuyến đi Ad Limina và chuyến viếng thăm các cộng đoàn “Gia đình Bắc Ninh” tại Âu Mỹ. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của đức cha trong cương vị giám mục; một chuyến đi vòng quanh trái đất theo đúng nghĩa đen của từ ngữ. Đức cha nhấn mạnh đến ý hướng của Tòa Thánh muốn các linh mục sống thánh thiện và kỉ luật chặt chẽ hơn trong năm thánh linh mục.
Buổi tối vào lúc 19g45, đức cha cùng các linh mục đã dâng thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Có khá đông tín hữu thuộc giáo xứ nhà thờ chính tòa tham dự. Thánh lễ dâng để tạ ơn Chúa đã ban cho đức cha có một chuyến đi bằng an, khỏe mạnh, đồng thời cũng để cầu nguyện cho các linh mục gắng noi gương thánh Gioan Maria Vianney trong năm thánh linh mục. xin Chúa ban ơn cho các linh mục trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Nên biết rằng đây là thánh lễ đầu tiên đức cha cùng đồng tế với toàn thể linh mục đoàn giáo phận trong năm thánh linh mục này.
Trong bài giảng, đức cha kể chuyện về cha thánh Gioan Maria Vianney. Thánh nhân lớn lên trong thời Cách mạng Pháp có khá nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh tại Việt Nam như: đạo Chúa gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều bách hại. Gioan Maria Vianney không phải làm cha “chui”, nhưng cũng đã phải học giáo lý chui, xưng tội rước lễ lần đầu trong một thánh lễ chui. Nhưng cho dẫu phải chứng kiến cảnh các linh mục, tu sĩ bị bách hại, bị giết chết, thì Gioan Maria Vianney lại hứa với Chúa một lời thật siêu bạo “con sẽ làm linh mục”! Rồi con đường để làm cho lời hứa thành hiện hiện quả là không dễ dàng chút nào với ngài, vì khả năng học lực của ngài hạn chế, ngài học các môn đều dưới trung bình, trừ điểm hạnh kiểm thì lúc nào cũng rất cao. Cuối cùng thì Chúa cũng đã chọn ngài làm linh mục.
Với lòng nhiệt thành và yêu quý thiên chức linh mục, Gioan Maria Vianney đã trở thành mẫu gương cho các linh mục qua đời sống siêng năng cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và giao hòa đoàn chiên qua bí tích Hòa giải. Từ một họ đạo nhỏ bé khô khan, cha đã biến xứ Ars trở thành điểm hành hương của hàng trăm ngàn người mỗi năm kéo về để đón nhận ơn thánh. Cha thánh đã cho thấy sứ vụ chính yếu của linh mục là “chỉ đường cho người ta lên Trời”.
Qua chuyện Gioan Maria Vianney, đức cha rút ra bài học cho các linh mục giáo phận là đừng bao giờ thất vọng về bản thân mình. Với ơn Chúa và lòng mến tha thiết của mỗi linh mục, Chúa sẽ dùng các linh mục như những dụng cụ tuyệt vời để làm nên những điều kì diệu. Đức cha mong ước những linh mục của giáo phận cũng sẽ trở thành những vị thánh trong tương lai, trở thành những mẫu gương cho các linh mục khác. Muốn được vậy, thì các linh mục phải sống sao để người ta có thể thấy Thiên Chúa trong chính con người linh mục.
Cầu xin cho các linh mục luôn là những mục tử chăm sóc đoàn chiên chu đáo và dẫn dắt đoàn chiên bước đúng trên con đường dẫn tới Quê Trời.
Trong giờ gặp gỡ ban chiều, đức cha đã chia sẻ về chuyến đi Ad Limina và chuyến viếng thăm các cộng đoàn “Gia đình Bắc Ninh” tại Âu Mỹ. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của đức cha trong cương vị giám mục; một chuyến đi vòng quanh trái đất theo đúng nghĩa đen của từ ngữ. Đức cha nhấn mạnh đến ý hướng của Tòa Thánh muốn các linh mục sống thánh thiện và kỉ luật chặt chẽ hơn trong năm thánh linh mục.
Buổi tối vào lúc 19g45, đức cha cùng các linh mục đã dâng thánh lễ đồng tế tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh. Có khá đông tín hữu thuộc giáo xứ nhà thờ chính tòa tham dự. Thánh lễ dâng để tạ ơn Chúa đã ban cho đức cha có một chuyến đi bằng an, khỏe mạnh, đồng thời cũng để cầu nguyện cho các linh mục gắng noi gương thánh Gioan Maria Vianney trong năm thánh linh mục. xin Chúa ban ơn cho các linh mục trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Nên biết rằng đây là thánh lễ đầu tiên đức cha cùng đồng tế với toàn thể linh mục đoàn giáo phận trong năm thánh linh mục này.
Trong bài giảng, đức cha kể chuyện về cha thánh Gioan Maria Vianney. Thánh nhân lớn lên trong thời Cách mạng Pháp có khá nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh tại Việt Nam như: đạo Chúa gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều bách hại. Gioan Maria Vianney không phải làm cha “chui”, nhưng cũng đã phải học giáo lý chui, xưng tội rước lễ lần đầu trong một thánh lễ chui. Nhưng cho dẫu phải chứng kiến cảnh các linh mục, tu sĩ bị bách hại, bị giết chết, thì Gioan Maria Vianney lại hứa với Chúa một lời thật siêu bạo “con sẽ làm linh mục”! Rồi con đường để làm cho lời hứa thành hiện hiện quả là không dễ dàng chút nào với ngài, vì khả năng học lực của ngài hạn chế, ngài học các môn đều dưới trung bình, trừ điểm hạnh kiểm thì lúc nào cũng rất cao. Cuối cùng thì Chúa cũng đã chọn ngài làm linh mục.
Với lòng nhiệt thành và yêu quý thiên chức linh mục, Gioan Maria Vianney đã trở thành mẫu gương cho các linh mục qua đời sống siêng năng cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và giao hòa đoàn chiên qua bí tích Hòa giải. Từ một họ đạo nhỏ bé khô khan, cha đã biến xứ Ars trở thành điểm hành hương của hàng trăm ngàn người mỗi năm kéo về để đón nhận ơn thánh. Cha thánh đã cho thấy sứ vụ chính yếu của linh mục là “chỉ đường cho người ta lên Trời”.
Qua chuyện Gioan Maria Vianney, đức cha rút ra bài học cho các linh mục giáo phận là đừng bao giờ thất vọng về bản thân mình. Với ơn Chúa và lòng mến tha thiết của mỗi linh mục, Chúa sẽ dùng các linh mục như những dụng cụ tuyệt vời để làm nên những điều kì diệu. Đức cha mong ước những linh mục của giáo phận cũng sẽ trở thành những vị thánh trong tương lai, trở thành những mẫu gương cho các linh mục khác. Muốn được vậy, thì các linh mục phải sống sao để người ta có thể thấy Thiên Chúa trong chính con người linh mục.
Cầu xin cho các linh mục luôn là những mục tử chăm sóc đoàn chiên chu đáo và dẫn dắt đoàn chiên bước đúng trên con đường dẫn tới Quê Trời.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cộng đoàn Vinh Hà Nội hướng về quê mẹ Vinh
Trần Xã Đoài
19:58 28/07/2009
HÀ NỘI - Tối ngày 28/7/2009, tại Nguyện đường Giêrađô Thái Hà, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội đã cử hành Thánh lễ cầu nguyện hướng về quê mẹ, hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa trong cơn bách hại; cầu nguyện cho anh Trưởng Cộng đoàn Giuse Nguyễn Văn Thống được bình an.
Xem hình ảnh
Tham dự Thánh lễ có các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế: Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, Gioakim Nguyễn Chí Công và cha G.B Hồ Quang Lâm.
Trong Thánh lễ, mọi người đã hợp ý hướng lòng về quê Mẹ Giáo phận Vinh để suy tưởng về những biến cố đã xảy ra trong thời gian qua và nguyện xin Thiên Chúa dẫn bước cho quê Mẹ vượt qua những khó khăn, gian nan và thử thách. Cầu cho giáo dân Tam Tòa đang bị bách hại được giữ vững Đức tin và lòng trung kiên của mình.
Mọi người cũng dành thời gian cầu nguyện cho anh Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Cộng đoàn Vinh, một con người “yêu mến Giáo hội cuồng nhiệt; anh có một Đức Tin và lòng mến vững mạnh, lòng can đảm và khôn ngoan và đặc biệt rất nhiệt thành trong phụng sự Thiên Chúa cũng như phong trào của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội”. Quê hương của anh chính là giáo xứ Trang Nứa, hạt Xã Đoài, nơi từng diễn ra những trang sử oanh liệt giai đoạn thời Liên đoàn Công giáo Vinh (1952).
Sau Thánh lễ là nghi thức thắp nến cầu nguyện tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà.
Mặc dù hôm nay đang trong mùa nghỉ hè của sinh viên các trường Đại học nhưng lượng người tham dự khá đông đảo.
Cộng đoàn Vinh là một tập thể sống động qui tụ những người con Giáo phận Vinh đang học tập, sinh sống và làm việc tại Hà Nội (phần lớn là sinh viên và số sinh hoạt thường xuyên là 300- 400 thành viên). Đây là đội ngũ có trí thức, có hiểu biết, yêu quê hương, yêu Giáo hội và thường gắn bó với các hoạt động đấu tranh sôi nổi tại Thái Hà, Tòa Khâm Sứ.
Xem hình ảnh
Tham dự Thánh lễ có các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế: Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, Gioakim Nguyễn Chí Công và cha G.B Hồ Quang Lâm.
Trong Thánh lễ, mọi người đã hợp ý hướng lòng về quê Mẹ Giáo phận Vinh để suy tưởng về những biến cố đã xảy ra trong thời gian qua và nguyện xin Thiên Chúa dẫn bước cho quê Mẹ vượt qua những khó khăn, gian nan và thử thách. Cầu cho giáo dân Tam Tòa đang bị bách hại được giữ vững Đức tin và lòng trung kiên của mình.
Mọi người cũng dành thời gian cầu nguyện cho anh Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Cộng đoàn Vinh, một con người “yêu mến Giáo hội cuồng nhiệt; anh có một Đức Tin và lòng mến vững mạnh, lòng can đảm và khôn ngoan và đặc biệt rất nhiệt thành trong phụng sự Thiên Chúa cũng như phong trào của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội”. Quê hương của anh chính là giáo xứ Trang Nứa, hạt Xã Đoài, nơi từng diễn ra những trang sử oanh liệt giai đoạn thời Liên đoàn Công giáo Vinh (1952).
Sau Thánh lễ là nghi thức thắp nến cầu nguyện tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà.
Mặc dù hôm nay đang trong mùa nghỉ hè của sinh viên các trường Đại học nhưng lượng người tham dự khá đông đảo.
Cộng đoàn Vinh là một tập thể sống động qui tụ những người con Giáo phận Vinh đang học tập, sinh sống và làm việc tại Hà Nội (phần lớn là sinh viên và số sinh hoạt thường xuyên là 300- 400 thành viên). Đây là đội ngũ có trí thức, có hiểu biết, yêu quê hương, yêu Giáo hội và thường gắn bó với các hoạt động đấu tranh sôi nổi tại Thái Hà, Tòa Khâm Sứ.
Tổng hội sinh viên TGP Hà Nội dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa và Giáo phận Vinh
PV Thái Hà
20:06 28/07/2009
HÀ NỘI - Tối 28/7/2009, tại đền Thánh Giêrađô Giáo xứ Thái Hà, Tổng hội sinh viên TGP Hà Nội đã dâng Thánh lễ, hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Tam Tòa và Giáo phận Vinh đang bị cơn bách hại của nhà cầm quyền Quảng Bình.
Xem hình ảnh sinh viên Hà Nội càu nguyện cho Tam Tòa
Tham dự Thánh lễ Đồng tế gồm có 4 linh mục và anh chị em sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội do Tổng hội trưởng dẫn đầu. Trong Thánh lễ, linh mục J.B Hồ Quang Lâm đã chia sẻ với tất cả anh chị em sinh viên về những đau đớn, mất mát mà những người anh em Tam Tòa đã phải chịu đựng vì danh Chúa cả sáng.
Những thông tin nhận được về Tam Tòa dưới sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Quảng BÌnh đã làm tất cả anh chị em sinh viên TGP Hà Nội hết sức xúc động và đồng tâm bày tỏ tình hiệp thông mạnh mẽ. Nhất là những thông tin về hai chủ chăn của Giáo phận Vinh đã bị nhà cầm quyền Quảng Bình dùng bạo lực tấn công trọng thương. Tất cả đều căm phẫn trước những hành động đê hèn này.
Thánh lễ đã dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời cầu nguyện tha thiết cho giáo dân, linh mục, tu sĩ Giáo phận Vinh can đảm làm chứng cho Đức Kitô giữa bầy lang sói.
Lời cầu nguyện cũng đã được dâng lên cảm tạ Thiên Chúa đã quan phòng qua việc công an Quảng Bình bắt giữ trưởng đại diện sinh viên Giáo phận Vinh tại Hà Nội Giuse Nguyễn Văn Thống. Sau hơn một ngày giam giữ trái pháp luật, nhà cầm quyền Quảng Bình không thể khuất phục được anh đã hèn hạ thả anh ra giữa thành phố Đồng Hới đầy bạo lực giữa đêm để đe dọa anh, nhưng ơn Chúa quan phòng, anh đã bình yên.
Thánh lễ cũng đã dâng những lời cầu nguyện cùng Thiên Chúa vàMẹ Maria cho nhà cầm quyền Quảng Bình biết được con đường sáng, bỏ đi con đường tối tăm của bạo lực và sự hung hãn hiện nay để trở về đường ngay nẻo chính, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và có tình người.
Sau Thánh lễ, đoàn rước từ nhà nguyện Giêrađô ra tượng đài Đức Mẹ Công lý Thái Hà để thắp nến cầu nguyện.
Nhiều anh chị em đã hết sức cảm động khi nguyện cùng Thiên Chúa gìn giữ, ban thêm sức mạnh cho anh chị em ở vùng đất Tam Tòa miền Trung xa xôi.
Tất cả cùng nói lên lời hiệp thông mạnh mẽ với những tín hữu đang bị bách hại và chia sẻ những khổ đau của họ.
Hà Nội, 28/7/2009
Xem hình ảnh sinh viên Hà Nội càu nguyện cho Tam Tòa
Tham dự Thánh lễ Đồng tế gồm có 4 linh mục và anh chị em sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội do Tổng hội trưởng dẫn đầu. Trong Thánh lễ, linh mục J.B Hồ Quang Lâm đã chia sẻ với tất cả anh chị em sinh viên về những đau đớn, mất mát mà những người anh em Tam Tòa đã phải chịu đựng vì danh Chúa cả sáng.
Những thông tin nhận được về Tam Tòa dưới sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền Quảng BÌnh đã làm tất cả anh chị em sinh viên TGP Hà Nội hết sức xúc động và đồng tâm bày tỏ tình hiệp thông mạnh mẽ. Nhất là những thông tin về hai chủ chăn của Giáo phận Vinh đã bị nhà cầm quyền Quảng Bình dùng bạo lực tấn công trọng thương. Tất cả đều căm phẫn trước những hành động đê hèn này.
Thánh lễ đã dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời cầu nguyện tha thiết cho giáo dân, linh mục, tu sĩ Giáo phận Vinh can đảm làm chứng cho Đức Kitô giữa bầy lang sói.
Lời cầu nguyện cũng đã được dâng lên cảm tạ Thiên Chúa đã quan phòng qua việc công an Quảng Bình bắt giữ trưởng đại diện sinh viên Giáo phận Vinh tại Hà Nội Giuse Nguyễn Văn Thống. Sau hơn một ngày giam giữ trái pháp luật, nhà cầm quyền Quảng Bình không thể khuất phục được anh đã hèn hạ thả anh ra giữa thành phố Đồng Hới đầy bạo lực giữa đêm để đe dọa anh, nhưng ơn Chúa quan phòng, anh đã bình yên.
Thánh lễ cũng đã dâng những lời cầu nguyện cùng Thiên Chúa vàMẹ Maria cho nhà cầm quyền Quảng Bình biết được con đường sáng, bỏ đi con đường tối tăm của bạo lực và sự hung hãn hiện nay để trở về đường ngay nẻo chính, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và có tình người.
Sau Thánh lễ, đoàn rước từ nhà nguyện Giêrađô ra tượng đài Đức Mẹ Công lý Thái Hà để thắp nến cầu nguyện.
Nhiều anh chị em đã hết sức cảm động khi nguyện cùng Thiên Chúa gìn giữ, ban thêm sức mạnh cho anh chị em ở vùng đất Tam Tòa miền Trung xa xôi.
Tất cả cùng nói lên lời hiệp thông mạnh mẽ với những tín hữu đang bị bách hại và chia sẻ những khổ đau của họ.
Hà Nội, 28/7/2009
Nhiều Linh mục và giáo dân bị đánh đập, bị bắt giữ: Phỏng vấn LM Võ Thanh Tâm
Thanh Trúc, RFA
00:03 28/07/2009
Nhiều Linh mục và giáo dân bị đánh đập, bị bắt giữ: Phỏng vấn LM Võ Thanh Tâm
Sau khi một số giáo dân bị đánh đập và bị bắt giữ, sáng hôm nay bốn vị linh mục ở Kỳ Anh đã dẫn một đoàn giáo dân đến Tam Toà để cầu nguyện trên nền nhà thờ cũ thì đã bị nhiều ngừơi mặc thường phục dùng gậy đánh đuổi.
Đông đảng giáo dân tiếp tục tập trung cầu nguyện.
Trong số những người bị đánh có một Linh mục bị thương nặng, một Linh mục khác ở Quảng Bình sau đó cũng đánh đập. Thanh Trúc phỏng vấn Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh, về các diễn biến mới nhất.
Thanh Trúc: Xin Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết đầu đuôi câu chuyện là như thế nào. Đoàn đi vào trong Đồng Hới phát xuất từ đâu và đi như thế nào?
LM Võ Thanh Tâm: Phát xuất từ Kỳ Anh. Đoàn này là của hạt Kỳ Anh, là giáo hạt cuối của tỉnh Hà Tĩnh. Các cha trong hạt Kỳ Anh gồm có 4 cha đi là Phêrô Nguyễn Thái Tự là Quản Hạt, Phêrô Phạm Văn Đồng là Quản Xứ Ký Hoà, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú là Quản Xứ Dũ Lộc, cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn là Quản Xứ Đồng Nghiệp.
Các cha này dẫn hơn một trăm giáo dân, đại biểu cho 4 xứ, vào Tam Toà, cách hạt Kỳ Anh chừng một trăm cây số, vào Tam Toà để cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình. Đến Tam Toà, họ xin bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện (tức nền nhừ thờ Tam Toà cũ) thì họ bị gạt xuống, không cho.
Thanh Trúc: Dạ thưa, ai gạt xuống, không cho?
LM Võ Thanh Tâm: Công an với dân. Có một số mặc đồ công an với lại dân mặc áo thường.
Thanh Trúc: Gạt các Cha xuống, không cho bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện?
LM Võ Thanh Tâm: Gạt các Cha và giáo dân xuống khỏi nền, không cho cầu nguyện. Rồi họ tiếp tục dùng gậy bằng gỗ đánh. Tin mới về là cha Phú bị. Họ đánh cha Phú phải đi cấp cứu.
Họ mặc đồ thường và dùng gậy ba bốn cạnh để đánh như thể một bọn du côn. Công an tuyệt đối không cho ai tiếp xúc với LM Nguyễn Đình Phú cả. Không biết họ sẽ đưa cha đi đâu.
Thanh Trúc: Thế còn các Cha kia thì sao?
Hàng trăm người hướng về Giáo xứ Tam Tòa. Photo courtesy of Vietcatholic
LM Võ Thanh Tâm: Cha Đồng lúc đó đương còn lái xe. Cha Đồng có bị đánh nhưng không bị can chi. Họ đánh cha Phú mà cha Phú thì không mặc áo chùng thâm. Đã dặn rồi là đi vào trong phải giày đen, áo chùng đen, cổ côn. Các cha có vẻ khinh thường vì nghĩ rằng vào để cầu nguyện mà không cho thì thôi, thì về thôi.
Thanh Trúc: Linh Mục có nghĩ là vì các Cha không mặc áo chùng cho nên họ mới mạnh tay họ đánh như vậy?
LM Võ Thanh Tâm: Có thể như thế, nhưng anh cộng sản thì bất kể, nhiều khi nó tìm người mặc áo chùng thâm nó đánh trước cũng nên. Mất tình người rồi thì kể gì!
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Tham Tâm, giáo phận Vinh cũng như là quản xứ Sang Bàng và người dân ở Đồng Hới muốn xin lại cái nhà thờ đó để xây một nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, nhưng mà UBND ở đó bảo là không được và hứa cho một miếng đất tốt hơn?
LM Võ Thanh Tâm: Họ bảo để cái nhà thờ đó làm chứng tích "tội ác của đế quốc Mỹ" để sau này giáo dục cho con cái biết tội ác của đế quốc, nhưng mà chúng tôi đề nghị là làm bia hoặc làm cái nhà thu nhỏ lại bằng thạch cao rồi để trong tủ kính mà để lưu niệm, còn trên đó có thể cho chúng tôi xây lại cái nhà thờ, nhưng họ không cho.
Họ nói rằng trung ương phải tịch thu đất này, thì chúng tôi nói là cái đấy chúng tôi có quyền sở hữu vì từ trước đến nay đó là nhà thờ Tam Toà vẫn thuộc chủ quyền của giáo xứ Tam Toà, mà giáo xứ Tam Toà bây giờ thuộc địa phận Vinh, thuộc chủ quyền của chúng tôi, mà chúng tôi chưa bán, chưa nhượng, chưa đổi.
Chính quyền có hứa là cắt cho một miếng đất thì chúng tôi đề nghị một miếng đất khang trang, sạch sẻ, đủ rộng, xứng đáng để làm cái việc tôn giáo cho trang nghiêm, thì họ đã kiếm 4 miếng đất đưa ra đó chớ, họ vẻ sơ đồ rứa mà sau có cử một cha đi thực địa thì cha đó nói chẳng ra sao cả, không nhận được.
Trong khi túng thế như thế, phải làm một cái lán ở trên nền đất nhà thờ cũ và dựa vào tháp chuông. Cái lán đó dài 9 mét, rộng 6 mét, sau 3 mét rưỡi, thì chỉ bằng cái rạp đám cưới thôi, nhưng họ nói là xâm phạm đất của chính phủ. Mà đất của chính phủ thì đâu có hai tháp chuông đó!
Đất của giáo hội, đất của mình chớ. Rồi họ lại nói đức cha trên đổi rồi, mà trong văn bản thì như thế này "Bây giờ miếng đất Tam Toà không tranh luận nữa, cứ để đó, các vị lưu niệm thì cứ lưu niệm chứ không được phá đi mà xây nhà hay cơ quan cơ sở gì, mà xin các ông cắt cho chúng tôi miếng đất đủ làm một cái nhà thờ cho đẹp đẹp là được."
Cầu nguyện cho các giáo dân bị đánh đập, bắt giữ. Nhưng mà hai năm nay họ có làm đâu! Chủ nhật thì làm lễ tầng trên, thì truyền hình xuống tầng hai, truyền hình xuống tầng ba, mà cái anh này - cái nhà để ở mà phải dùng thay Tam Toà để mà có lễ, mà anh ta chiều hôm qua anh ta đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa, anh Nguyễn Công Lý này đã bị bắt rồi?
LM Võ Thanh Tâm: Nguyễn Công Lý đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Thanh Tâm, Linh Mục có nghĩ rằng vụ này - như Linh Mục nói là giáo dân người ta phẫn uất và người ta đã đi biểu tình nhiều và người ta lại còn muốn kéo vào trong Tam Toà nữa, thì liệu chuyện này sẽ ra sao?
LM Võ Thanh Tâm: Nếu nổ ra thì nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng hoà bình của mình. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sằn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định là không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.
Tôi nói với trung ương là thiệt cả đôi, bên nào chết nhiều bên nào chết ít, nhất định là đổ máu. Mà bây giờ tôi đứng đây tôi vẫn hô hào từng giây từng phút "Chúng con ơi, hiếu hoà. Chúng con ơi, làm như thế nào để thể hiện Tin Mừng của mình. Người ta đập đánh mình như thế, mình chịu đựng cái đã. Biểu tình một cách hoà bình." Thì hôm qua mấy cuộc diễu hành mấy cây số họ một tay cầm tràng hạt một tay cầm cờ và biểu ngữ "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ" khi đi qua thành phố Vinh, bao nhiêu công an bao nhiêu xe cảnh sát họ để cho đi, thì tôi thấy chính quyền tự chế được và chúng tôi cũng tự chế.
Thanh Trúc: Cho đến tối nay, cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, Linh Mục Tổng Giáo Phận Vinh - Võ Thanh Tâm cho biết là có thêm một vị linh mục khác nữa bị đánh.
LM Võ Thanh Tâm: Có một linh mục ở trong Quảng Bình nói với tỉnh là các ông cho người đánh linh mục Phú nằm sóng sượt ra đó thế thì bây giờ ông phải tới như thế nào. Thì ông phó chủ tịch đi với một cha, tên là cha Bính (cha Bính còn trẻ, người Quảng Bình) tới thăm cha Phú đó, gần bên nhà thờ Tam Toà đó, đương nằm đó đã, cấp cứu tại chỗ.
Trưa rồi thì ông phó chủ tịch tỉnh nói với cha Bính "Tôi sáng không ăn gì", thì cha Bính cũng đi với ông Thuật (phó chủ tịch tỉnh), thế rồi bọn xã hội đen biết đó là cha Bính. Khi ông Thuật về rồi, cha Bính đi mua sữa chi đó thì bọn nó hô lên " Đập chết thằng cha đạo đó bây."
Thế là bọn nó vây đập Cha Bính luôn. Cha Bính bị đau, hoảng phải chạy lên tầng hai, bị bọn nó quất một gậy lên đầu, nếu mà không tránh được cái đó là vỡ đầu rồi, thế là ngài nhảy từ tầng hai xuống tầng một - cũng thấp thôi mà ngài chống tay nên bị gãy xương tay và bọn nó đánh ngài gãy cả răng.
Cha Phú bây giờ thấy đau trên đầu, chóang váng, còn cha Bính thì bây giờ đang gãy tay, gãy mất một cái răng, mặt bị khâu 5 mũi. Cha Phú ban đầu định nằm đó, cứ nằm đó như lối nằm vạ, nhưng mà sau ông Thuật khuyên cụ về.
Còn cha Bính thì họ định đưa đi Bệnh Viện Thừa Thiên, mà sợ đi Bệnh Viện Thừa Thiên thì bị nó tiêm chết luôn nên bây giờ xin về Bệnh Viện Xã Đoài, đang trên đường đi chưa về đây. Hôm qua họ có đến ba nghìn người có gậy gộc, hôm nay thì ít hơn nhưng cũng có đến năm sáu trăm cây gậy, mà nó đánh và nó chữi, nó hô "đánh chết ba cái thằng cha đạo đi", "thấy thằng cha đạo nào là đánh trước".
Thanh Trúc: Trong đám đó có người nào mặc sắc phục công an không, hay toàn là những người mặc thường phục?
LM Võ Thanh Tâm: Có, có người mặc sắc phục công an nhưng mà ít, mà công an cũng không thể giữ được. Bây giờ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Pháp muốn đến phỏng vấn tôi đấy.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn Linh Mục đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức về Tam Toà.
Sau khi một số giáo dân bị đánh đập và bị bắt giữ, sáng hôm nay bốn vị linh mục ở Kỳ Anh đã dẫn một đoàn giáo dân đến Tam Toà để cầu nguyện trên nền nhà thờ cũ thì đã bị nhiều ngừơi mặc thường phục dùng gậy đánh đuổi.
Đông đảng giáo dân tiếp tục tập trung cầu nguyện.
Trong số những người bị đánh có một Linh mục bị thương nặng, một Linh mục khác ở Quảng Bình sau đó cũng đánh đập. Thanh Trúc phỏng vấn Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh, về các diễn biến mới nhất.
Thanh Trúc: Xin Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết đầu đuôi câu chuyện là như thế nào. Đoàn đi vào trong Đồng Hới phát xuất từ đâu và đi như thế nào?
LM Võ Thanh Tâm: Phát xuất từ Kỳ Anh. Đoàn này là của hạt Kỳ Anh, là giáo hạt cuối của tỉnh Hà Tĩnh. Các cha trong hạt Kỳ Anh gồm có 4 cha đi là Phêrô Nguyễn Thái Tự là Quản Hạt, Phêrô Phạm Văn Đồng là Quản Xứ Ký Hoà, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú là Quản Xứ Dũ Lộc, cha Antôn Nguyễn Quang Tuấn là Quản Xứ Đồng Nghiệp.
Các cha này dẫn hơn một trăm giáo dân, đại biểu cho 4 xứ, vào Tam Toà, cách hạt Kỳ Anh chừng một trăm cây số, vào Tam Toà để cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình. Đến Tam Toà, họ xin bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện (tức nền nhừ thờ Tam Toà cũ) thì họ bị gạt xuống, không cho.
Thanh Trúc: Dạ thưa, ai gạt xuống, không cho?
LM Võ Thanh Tâm: Công an với dân. Có một số mặc đồ công an với lại dân mặc áo thường.
Thanh Trúc: Gạt các Cha xuống, không cho bước lên nền nhà thờ để cầu nguyện?
LM Võ Thanh Tâm: Gạt các Cha và giáo dân xuống khỏi nền, không cho cầu nguyện. Rồi họ tiếp tục dùng gậy bằng gỗ đánh. Tin mới về là cha Phú bị. Họ đánh cha Phú phải đi cấp cứu.
Họ mặc đồ thường và dùng gậy ba bốn cạnh để đánh như thể một bọn du côn. Công an tuyệt đối không cho ai tiếp xúc với LM Nguyễn Đình Phú cả. Không biết họ sẽ đưa cha đi đâu.
Thanh Trúc: Thế còn các Cha kia thì sao?
Hàng trăm người hướng về Giáo xứ Tam Tòa. Photo courtesy of Vietcatholic
LM Võ Thanh Tâm: Cha Đồng lúc đó đương còn lái xe. Cha Đồng có bị đánh nhưng không bị can chi. Họ đánh cha Phú mà cha Phú thì không mặc áo chùng thâm. Đã dặn rồi là đi vào trong phải giày đen, áo chùng đen, cổ côn. Các cha có vẻ khinh thường vì nghĩ rằng vào để cầu nguyện mà không cho thì thôi, thì về thôi.
Thanh Trúc: Linh Mục có nghĩ là vì các Cha không mặc áo chùng cho nên họ mới mạnh tay họ đánh như vậy?
LM Võ Thanh Tâm: Có thể như thế, nhưng anh cộng sản thì bất kể, nhiều khi nó tìm người mặc áo chùng thâm nó đánh trước cũng nên. Mất tình người rồi thì kể gì!
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Tham Tâm, giáo phận Vinh cũng như là quản xứ Sang Bàng và người dân ở Đồng Hới muốn xin lại cái nhà thờ đó để xây một nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, nhưng mà UBND ở đó bảo là không được và hứa cho một miếng đất tốt hơn?
LM Võ Thanh Tâm: Họ bảo để cái nhà thờ đó làm chứng tích "tội ác của đế quốc Mỹ" để sau này giáo dục cho con cái biết tội ác của đế quốc, nhưng mà chúng tôi đề nghị là làm bia hoặc làm cái nhà thu nhỏ lại bằng thạch cao rồi để trong tủ kính mà để lưu niệm, còn trên đó có thể cho chúng tôi xây lại cái nhà thờ, nhưng họ không cho.
Họ nói rằng trung ương phải tịch thu đất này, thì chúng tôi nói là cái đấy chúng tôi có quyền sở hữu vì từ trước đến nay đó là nhà thờ Tam Toà vẫn thuộc chủ quyền của giáo xứ Tam Toà, mà giáo xứ Tam Toà bây giờ thuộc địa phận Vinh, thuộc chủ quyền của chúng tôi, mà chúng tôi chưa bán, chưa nhượng, chưa đổi.
Chính quyền có hứa là cắt cho một miếng đất thì chúng tôi đề nghị một miếng đất khang trang, sạch sẻ, đủ rộng, xứng đáng để làm cái việc tôn giáo cho trang nghiêm, thì họ đã kiếm 4 miếng đất đưa ra đó chớ, họ vẻ sơ đồ rứa mà sau có cử một cha đi thực địa thì cha đó nói chẳng ra sao cả, không nhận được.
Trong khi túng thế như thế, phải làm một cái lán ở trên nền đất nhà thờ cũ và dựa vào tháp chuông. Cái lán đó dài 9 mét, rộng 6 mét, sau 3 mét rưỡi, thì chỉ bằng cái rạp đám cưới thôi, nhưng họ nói là xâm phạm đất của chính phủ. Mà đất của chính phủ thì đâu có hai tháp chuông đó!
Đất của giáo hội, đất của mình chớ. Rồi họ lại nói đức cha trên đổi rồi, mà trong văn bản thì như thế này "Bây giờ miếng đất Tam Toà không tranh luận nữa, cứ để đó, các vị lưu niệm thì cứ lưu niệm chứ không được phá đi mà xây nhà hay cơ quan cơ sở gì, mà xin các ông cắt cho chúng tôi miếng đất đủ làm một cái nhà thờ cho đẹp đẹp là được."
Cầu nguyện cho các giáo dân bị đánh đập, bắt giữ. Nhưng mà hai năm nay họ có làm đâu! Chủ nhật thì làm lễ tầng trên, thì truyền hình xuống tầng hai, truyền hình xuống tầng ba, mà cái anh này - cái nhà để ở mà phải dùng thay Tam Toà để mà có lễ, mà anh ta chiều hôm qua anh ta đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa, anh Nguyễn Công Lý này đã bị bắt rồi?
LM Võ Thanh Tâm: Nguyễn Công Lý đã bị bắt rồi.
Thanh Trúc: Thưa LM Võ Thanh Tâm, Linh Mục có nghĩ rằng vụ này - như Linh Mục nói là giáo dân người ta phẫn uất và người ta đã đi biểu tình nhiều và người ta lại còn muốn kéo vào trong Tam Toà nữa, thì liệu chuyện này sẽ ra sao?
LM Võ Thanh Tâm: Nếu nổ ra thì nó trầm trọng lắm. Nó nổ ra chúng tôi không biết có kiềm chế được tiếng hoà bình của mình. Nó uất ức quá cho nên nó sẽ đánh nhau. Khi đã đánh nhau rồi thì bất chấp, sằn gì đánh nấy. Đánh thì nhất định tổn thương giáo dân, mà giáo dân khẳng định là không có đường nào lên Thiên Đàng nhanh cho bằng tử đạo. Nó khẳng định thế thì tôi thấy ghê lắm, tôi sợ lắm.
Tôi nói với trung ương là thiệt cả đôi, bên nào chết nhiều bên nào chết ít, nhất định là đổ máu. Mà bây giờ tôi đứng đây tôi vẫn hô hào từng giây từng phút "Chúng con ơi, hiếu hoà. Chúng con ơi, làm như thế nào để thể hiện Tin Mừng của mình. Người ta đập đánh mình như thế, mình chịu đựng cái đã. Biểu tình một cách hoà bình." Thì hôm qua mấy cuộc diễu hành mấy cây số họ một tay cầm tràng hạt một tay cầm cờ và biểu ngữ "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ" khi đi qua thành phố Vinh, bao nhiêu công an bao nhiêu xe cảnh sát họ để cho đi, thì tôi thấy chính quyền tự chế được và chúng tôi cũng tự chế.
Thanh Trúc: Cho đến tối nay, cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, Linh Mục Tổng Giáo Phận Vinh - Võ Thanh Tâm cho biết là có thêm một vị linh mục khác nữa bị đánh.
LM Võ Thanh Tâm: Có một linh mục ở trong Quảng Bình nói với tỉnh là các ông cho người đánh linh mục Phú nằm sóng sượt ra đó thế thì bây giờ ông phải tới như thế nào. Thì ông phó chủ tịch đi với một cha, tên là cha Bính (cha Bính còn trẻ, người Quảng Bình) tới thăm cha Phú đó, gần bên nhà thờ Tam Toà đó, đương nằm đó đã, cấp cứu tại chỗ.
Trưa rồi thì ông phó chủ tịch tỉnh nói với cha Bính "Tôi sáng không ăn gì", thì cha Bính cũng đi với ông Thuật (phó chủ tịch tỉnh), thế rồi bọn xã hội đen biết đó là cha Bính. Khi ông Thuật về rồi, cha Bính đi mua sữa chi đó thì bọn nó hô lên " Đập chết thằng cha đạo đó bây."
Thế là bọn nó vây đập Cha Bính luôn. Cha Bính bị đau, hoảng phải chạy lên tầng hai, bị bọn nó quất một gậy lên đầu, nếu mà không tránh được cái đó là vỡ đầu rồi, thế là ngài nhảy từ tầng hai xuống tầng một - cũng thấp thôi mà ngài chống tay nên bị gãy xương tay và bọn nó đánh ngài gãy cả răng.
Cha Phú bây giờ thấy đau trên đầu, chóang váng, còn cha Bính thì bây giờ đang gãy tay, gãy mất một cái răng, mặt bị khâu 5 mũi. Cha Phú ban đầu định nằm đó, cứ nằm đó như lối nằm vạ, nhưng mà sau ông Thuật khuyên cụ về.
Còn cha Bính thì họ định đưa đi Bệnh Viện Thừa Thiên, mà sợ đi Bệnh Viện Thừa Thiên thì bị nó tiêm chết luôn nên bây giờ xin về Bệnh Viện Xã Đoài, đang trên đường đi chưa về đây. Hôm qua họ có đến ba nghìn người có gậy gộc, hôm nay thì ít hơn nhưng cũng có đến năm sáu trăm cây gậy, mà nó đánh và nó chữi, nó hô "đánh chết ba cái thằng cha đạo đi", "thấy thằng cha đạo nào là đánh trước".
Thanh Trúc: Trong đám đó có người nào mặc sắc phục công an không, hay toàn là những người mặc thường phục?
LM Võ Thanh Tâm: Có, có người mặc sắc phục công an nhưng mà ít, mà công an cũng không thể giữ được. Bây giờ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ và Đại Sứ Quán Pháp muốn đến phỏng vấn tôi đấy.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn Linh Mục đã cung cấp cho chúng tôi những tin tức về Tam Toà.
Tranh luận vụ Công giáo Tam Tòa
BBC Vietnamese
00:29 28/07/2009
Những bất bình của Giáo hội Công giáo đối với chính quyền Việt Nam trong vụ Tam Tòa đang lên cao trong lúc có ý kiến của cán bộ nghiên cứu phía chính phủ nói có những người đang 'biến vấn đề dân sự thành tôn giáo'.
Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện giáo phận Sài Gòn lên tiếng cáo buộc các quan chức Quảng Bình ''cả vú lấp miệng em''.
Cha Minh nói như vậy với đài BBC sau ngày Chủ Nhật mà giáo phận Vinh gọi là ''ngày cầu nguyện lịch sử'' trong đó ít nhất hàng chục ngàn giáo dân đã tham gia cầu nguyện để ủng hộ những người bị công an ''đánh đập và bắt giữ.''
Nhưng một nhà nghiên cứu có tiếng cũng nói với BBC những người công giáo đã ''có bé xé ra to'' và nhiều giáo dân đã bị ''kích động'' để tham gia cầu nguyện.
Hiện một số giáo dân vẫn bị công an Quảng Bình giam giữ sau khi xảy ra va chạm trong lúc họ dựng nhà tạm trên nền của nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ từ thập niên 60 và chính quyền đã xếp nhà thờ vào các chứng tích tội ác chiến tranh.
Giáo hội Vinh nói nhà thờ vẫn thuộc sở hữu của giáo hội và việc dựng nhà tạm không vi phạm pháp luật.
Họ cũng cáo buộc công an địa phương có hành động ''vô nhân đạo'' và ''đánh đập tàn nhẫn'' giáo dân và rằng công an chưa thả một số người vì sợ truyền thông thấy các thương tích của họ.
'Lơ mơ dẹp liền'
Nói chuyện với đài BBC từ thành phố Hồ Chí Minh hôm 27/7/2009, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
''Nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục như vậy, không có nhận thấy chuyện làm quá sai, cứ tưởng là cả vú lấp miệng em được là không được,'
Ngoài ra, linh mục cho rằng trước chuyện giáo dân "đang bị đánh, bị đập" thì "đương nhiên giáo hội phải có tiếng nói".
Khi được hỏi tại sao trong hàng chục năm qua giáo hội không lên tiếng đòi quyền lợi xung quanh nhà thờ Tam Tòa mà đợi tới tận bây giờ, linh mục Tổng Đại diện Sài Gòn nói:
''Trước kia làm lơ mơ người ta đập dẹp liền, hổng nói năng gì được, rồi xung quanh chẳng ai biết gì. Nhưng bây giờ đâu được. Ví dụ cái tin vừa xảy ra cả thế giới biết thì ngày xưa đâu có vậy,"
''Tình hình mới là chỗ này: cái nguồn thông tin trước đây là hoàn toàn bị khống chế, những cái chuyện rõ ràng sai sự thật mà dùng cả hệ thống, rồi xem báo chí là cơ quan tuyên truyền của chính quyền thì làm sao được."
''Chính quyền có thể làm điều này điều kia không phù hợp thì người ta phải có ý kiến chứ, mà những ai có ý kiến khác thì quy là chống lại nhà nước, chống lại tổ quốc. Cái điều này hiện nay còn rất mơ hồ và người ta lợi dụng cái này để hăm dọa những người bất đồng ý kiến với chính phủ.''
'Hoàn toàn sai lệch'
Về phía chính quyền, tỉnh Quảng Bình và các thông tin trên truyền thông nhà nước đều nói rằng lỗi thuộc về các giáo dân và cả giáo hội.
Công văn của tỉnh Quảng Bình gửi Tòa Giám mục Địa phận Vinh nói ''các vi phạm của giáo dân... không thể các linh mục quản xứ không biết. Điều đó cho thấy đã có sự lợi dụng giáo dân để gây áp lực với chính quyền.''
Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà Nội thì cho BBC Việt ngữ hay:
''Đây là cách mà những người lợi dụng tôn giáo ở trong nước hay làm. Họ hay bé xé ra to. Rồi nhiều vấn đề dân sự, họ hay chuyển hóa thành vấn đề tôn giáo,"
''Còn về những người dân, chúng tôi biết có một số người họ đi theo các đoàn, họ gần như không có hiểu biết, không nắm được và nhiều thông tin của Giáo hội đưa là hoàn toàn sai lệch."
Theo ông Dương, có một cách tuyên truyền không đúng của một số nhân vật Công giáo. Từ kinh nghiệm riêng, ông cho hay:
''Như tôi nhận được một thư của một linh mục dấu tên nói là 'tàn sát nhân dân', rồi 'máu tử đạo đã đổ', rồi kích động giáo dân hãy tử đạo. Rồi nói là chính quyền đàn áp phụ nữ và trẻ em. Điều đó tôi có thể khẳng định là không có. Và Chính quyền Quảng Bình đã giải thích và vận động bà con trở về."
Tranh cãi quanh nhà thờ Tam Tòa có tính lịch sử nhưng chính quyền và Giáo hội công nhận các thời điểm khác nhau. Về việc này, Tiến sỹ Dương nêu quan điểm gần với của chính phủ:
''Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.''
Tiến sỹ Dương cũng nói chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị để có kế hoạch thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện với Vatican và nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nếu diễn ra có thể nằm trong lộ trình này.
''Tôi thấy rằng việc thiết lập quan hệ này rất cần thiết, trong một bài viết về của tôi, tôi cũng nói là việc này có ích lợi cho cả phía Nhà nước Việt Nam và Vatican vì Việt Nam hiện nay có trên sáu triệu tín đồ công giáo và VN là bạn với tất cả các nước, thì không có lý gì mà lại không thiết lập quan hệ với Vatican.''
Cơ chế 'xin - cho'
Về phía linh mục Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, trước câu hỏi liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có lo ngại trước số giao dân lên tới hàng triệu và có sự liên thông ở Việt Nam không, linh mục nói:
''Họ không phải sợ Công giáo mấy triệu (giáo dân) là vì sợ số lượng. Nhưng họ sợ bất cứ ai không nghe theo những điều họ nói. Điều gì đúng mình theo, điều gì không đúng mình không theo thì người ta sợ cái điều đó. Người ta sợ những người chống lại như vậy mà có sự nối kết với nhau,"
''Dầu muốn dầu không người Công giáo trên thế giới có tổ chức và cái điều này là điều mà đảng Cộng sản ở bất kỳ nơi nào cũng sợ."
Cũng đang có dấu hiệu Giáo hội muốn lên tiếng về các vấn đề mà chính một số trang web Công giáo gọi là xã hội dân sự. Từ góc độ này, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
''Nói tự do tín ngưỡng, nói tự do đi vô nhà thờ cầu nguyện thì chuyện đó hoàn đoàn đúng. Nhưng đâu phải tôi đi nhà thờ tôi chỉ cầu nguyện, tôi cũng có ý kiến của tôi chứ. Họ chỉ muốn anh tự do anh vào nhà thờ anh chỉ được cầu nguyện, không có được có ý kiến ngoài xã hội, chuyện này chuyện kia,"
Ông tin rằng ''Ngay trong nội bộ của Đảng, theo những người bạn mà tôi có, họ có được phát biểu lên một cách rõ ràng, công khai đâu. Nếu người ta phát biểu công khai thì chụp cho cái mũ là chống đảng, phản đảng."
''Sự thật là như vậy. Chính quyền miền Nam trước đây cũng vậy, nếu mình chống lại chính quyền thì hổng có yên thân.
Và điều ông phản đối là quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội theo kiểu "chế độ xin - cho."
''Mà xin - cho thì mình chỉ có việc xin, người ta vui thì người ta cho, người ta không vui thì không cho chứ không có tiêu chuẩn nào cả. Thì điều này Giáo hội không chấp nhận, không bao giờ hài lòng."
Ông cũng khẳng định vì tình hình đã thay đổi nên "không có dễ mà trở lui lại giai đoạn trước."
'Không lặp lại'
Linh mục Huỳnh Công Minh cũng nói:
''Theo tôi biết những người không cùng tín ngưỡng với tôi, thậm chí cả những người bạn của tôi ở trong Đảng người ta đều thấy điều đó. Cũng như ông Võ Văn Kiệt chắc chắn ông ấy có những suy nghĩ từ lâu nhưng không nói ra được, cuối đời mới nói ra được là đất nước này đâu phải chỉ của Đảng. Công lao gìn giữ đất nước, bảo vệ đất nước, công lao thống nhất đất nước đâu chỉ có riêng người Cộng sản.
''Thế nhưng người ta cứ đồng hóa chuyện Đảng là đại diện cho toàn dân, thể hiện ý chí của toàn dân, làm sao mà thể hiện được. Nếu mình thể hiện mà dân người ta phấn khởi thì điều đó là điều đáng mừng.
''Nhưng nó không phải vậy. Nhất là trong tình hình hiện nay tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội nó suy đồi không thể tưởng tượng được thì người lãnh đạo về mặt nhà nước, về mặt chính phủ phải chịu trách nhiệm,"
Trong các tài liệu Giáo hội công bố gần đây bắt đầu có tín hiệu người Công giáo Việt Nam coi các vấn đề của cả dân tộc là của chung, từ không gian công cộng cho đến cả chuyện biển đảo. Linh mục Minh giải thích:
''Tôi tin là thực sự ra để làm thay đổi tình hình trên diện rộng như là thay đổi của đất nước thì tám triệu người Công giáo đâu có làm gì được mà phải là toàn dân. Nếu người Công giáo có tham gia vào thì cũng trong tỷ lệ đó, cũng không nghĩ mình có thể đóng vai trò gì lớn lao."
''Nhưng tôi tin rằng đại đa số nguời dân hiện nay với truyền thống ngàn xưa của cha ông để lại thì người Việt Nam không thể chấp nhận sống trong tình trạng mà bị chèn bị ép, tiếng nói của mình, suy nghĩ của mình không được bộc lộ ra.''
Trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nhận định sẽ không có chuyện tôn giáo có thể góp phần dẫn tới sự thay đổi chế độ như ở Đông Âu.
''Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối đối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế,"
''Người giáo dân Việt Nam vẫn gắn bó với dân tộc. Họ có phương châm sống tốt đời đẹp đạo, sống Phúc âm trong lòng dân tộc, phụng sự đồng bào."
''Trong quốc hội đầu tiên của Việt Nam có linh mục Phạm Bá Trực là Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Ông Dương cũng nhắc lại quan điểm của đảng cầm quyền đặt mối quan hệ mà ông nói là 'không ngăn cách' giữa tư cách tín đồ và công dân, thậm chí đảng viên cộng sản.
''Nhiều linh mục, giáo dân tham gia quốc hội, hội đồng nhân dân. Giáo dân và các tín đồ tôn giáo nếu phấn đấu tốt, đều có thể đứng trong hàng ngũ của đảng, chúng tôi không thấy có ngăn cách nào với giáo dân, miễn là họ thực hiện đúng, vừa là tín đồ vừa là công dân.''
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml)
Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện giáo phận Sài Gòn lên tiếng cáo buộc các quan chức Quảng Bình ''cả vú lấp miệng em''.
Cha Minh nói như vậy với đài BBC sau ngày Chủ Nhật mà giáo phận Vinh gọi là ''ngày cầu nguyện lịch sử'' trong đó ít nhất hàng chục ngàn giáo dân đã tham gia cầu nguyện để ủng hộ những người bị công an ''đánh đập và bắt giữ.''
Nhưng một nhà nghiên cứu có tiếng cũng nói với BBC những người công giáo đã ''có bé xé ra to'' và nhiều giáo dân đã bị ''kích động'' để tham gia cầu nguyện.
Hiện một số giáo dân vẫn bị công an Quảng Bình giam giữ sau khi xảy ra va chạm trong lúc họ dựng nhà tạm trên nền của nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ từ thập niên 60 và chính quyền đã xếp nhà thờ vào các chứng tích tội ác chiến tranh.
Giáo hội Vinh nói nhà thờ vẫn thuộc sở hữu của giáo hội và việc dựng nhà tạm không vi phạm pháp luật.
Họ cũng cáo buộc công an địa phương có hành động ''vô nhân đạo'' và ''đánh đập tàn nhẫn'' giáo dân và rằng công an chưa thả một số người vì sợ truyền thông thấy các thương tích của họ.
'Lơ mơ dẹp liền'
Nói chuyện với đài BBC từ thành phố Hồ Chí Minh hôm 27/7/2009, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
''Nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục như vậy, không có nhận thấy chuyện làm quá sai, cứ tưởng là cả vú lấp miệng em được là không được,'
Ngoài ra, linh mục cho rằng trước chuyện giáo dân "đang bị đánh, bị đập" thì "đương nhiên giáo hội phải có tiếng nói".
Khi được hỏi tại sao trong hàng chục năm qua giáo hội không lên tiếng đòi quyền lợi xung quanh nhà thờ Tam Tòa mà đợi tới tận bây giờ, linh mục Tổng Đại diện Sài Gòn nói:
''Trước kia làm lơ mơ người ta đập dẹp liền, hổng nói năng gì được, rồi xung quanh chẳng ai biết gì. Nhưng bây giờ đâu được. Ví dụ cái tin vừa xảy ra cả thế giới biết thì ngày xưa đâu có vậy,"
''Tình hình mới là chỗ này: cái nguồn thông tin trước đây là hoàn toàn bị khống chế, những cái chuyện rõ ràng sai sự thật mà dùng cả hệ thống, rồi xem báo chí là cơ quan tuyên truyền của chính quyền thì làm sao được."
''Chính quyền có thể làm điều này điều kia không phù hợp thì người ta phải có ý kiến chứ, mà những ai có ý kiến khác thì quy là chống lại nhà nước, chống lại tổ quốc. Cái điều này hiện nay còn rất mơ hồ và người ta lợi dụng cái này để hăm dọa những người bất đồng ý kiến với chính phủ.''
'Hoàn toàn sai lệch'
Về phía chính quyền, tỉnh Quảng Bình và các thông tin trên truyền thông nhà nước đều nói rằng lỗi thuộc về các giáo dân và cả giáo hội.
Công văn của tỉnh Quảng Bình gửi Tòa Giám mục Địa phận Vinh nói ''các vi phạm của giáo dân... không thể các linh mục quản xứ không biết. Điều đó cho thấy đã có sự lợi dụng giáo dân để gây áp lực với chính quyền.''
Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà Nội thì cho BBC Việt ngữ hay:
''Đây là cách mà những người lợi dụng tôn giáo ở trong nước hay làm. Họ hay bé xé ra to. Rồi nhiều vấn đề dân sự, họ hay chuyển hóa thành vấn đề tôn giáo,"
''Còn về những người dân, chúng tôi biết có một số người họ đi theo các đoàn, họ gần như không có hiểu biết, không nắm được và nhiều thông tin của Giáo hội đưa là hoàn toàn sai lệch."
Theo ông Dương, có một cách tuyên truyền không đúng của một số nhân vật Công giáo. Từ kinh nghiệm riêng, ông cho hay:
''Như tôi nhận được một thư của một linh mục dấu tên nói là 'tàn sát nhân dân', rồi 'máu tử đạo đã đổ', rồi kích động giáo dân hãy tử đạo. Rồi nói là chính quyền đàn áp phụ nữ và trẻ em. Điều đó tôi có thể khẳng định là không có. Và Chính quyền Quảng Bình đã giải thích và vận động bà con trở về."
Tranh cãi quanh nhà thờ Tam Tòa có tính lịch sử nhưng chính quyền và Giáo hội công nhận các thời điểm khác nhau. Về việc này, Tiến sỹ Dương nêu quan điểm gần với của chính phủ:
''Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.''
Tiến sỹ Dương cũng nói chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị để có kế hoạch thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện với Vatican và nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nếu diễn ra có thể nằm trong lộ trình này.
''Tôi thấy rằng việc thiết lập quan hệ này rất cần thiết, trong một bài viết về của tôi, tôi cũng nói là việc này có ích lợi cho cả phía Nhà nước Việt Nam và Vatican vì Việt Nam hiện nay có trên sáu triệu tín đồ công giáo và VN là bạn với tất cả các nước, thì không có lý gì mà lại không thiết lập quan hệ với Vatican.''
Cơ chế 'xin - cho'
Về phía linh mục Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, trước câu hỏi liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có lo ngại trước số giao dân lên tới hàng triệu và có sự liên thông ở Việt Nam không, linh mục nói:
''Họ không phải sợ Công giáo mấy triệu (giáo dân) là vì sợ số lượng. Nhưng họ sợ bất cứ ai không nghe theo những điều họ nói. Điều gì đúng mình theo, điều gì không đúng mình không theo thì người ta sợ cái điều đó. Người ta sợ những người chống lại như vậy mà có sự nối kết với nhau,"
''Dầu muốn dầu không người Công giáo trên thế giới có tổ chức và cái điều này là điều mà đảng Cộng sản ở bất kỳ nơi nào cũng sợ."
Cũng đang có dấu hiệu Giáo hội muốn lên tiếng về các vấn đề mà chính một số trang web Công giáo gọi là xã hội dân sự. Từ góc độ này, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
''Nói tự do tín ngưỡng, nói tự do đi vô nhà thờ cầu nguyện thì chuyện đó hoàn đoàn đúng. Nhưng đâu phải tôi đi nhà thờ tôi chỉ cầu nguyện, tôi cũng có ý kiến của tôi chứ. Họ chỉ muốn anh tự do anh vào nhà thờ anh chỉ được cầu nguyện, không có được có ý kiến ngoài xã hội, chuyện này chuyện kia,"
Ông tin rằng ''Ngay trong nội bộ của Đảng, theo những người bạn mà tôi có, họ có được phát biểu lên một cách rõ ràng, công khai đâu. Nếu người ta phát biểu công khai thì chụp cho cái mũ là chống đảng, phản đảng."
''Sự thật là như vậy. Chính quyền miền Nam trước đây cũng vậy, nếu mình chống lại chính quyền thì hổng có yên thân.
Và điều ông phản đối là quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội theo kiểu "chế độ xin - cho."
''Mà xin - cho thì mình chỉ có việc xin, người ta vui thì người ta cho, người ta không vui thì không cho chứ không có tiêu chuẩn nào cả. Thì điều này Giáo hội không chấp nhận, không bao giờ hài lòng."
Ông cũng khẳng định vì tình hình đã thay đổi nên "không có dễ mà trở lui lại giai đoạn trước."
'Không lặp lại'
Linh mục Huỳnh Công Minh cũng nói:
''Theo tôi biết những người không cùng tín ngưỡng với tôi, thậm chí cả những người bạn của tôi ở trong Đảng người ta đều thấy điều đó. Cũng như ông Võ Văn Kiệt chắc chắn ông ấy có những suy nghĩ từ lâu nhưng không nói ra được, cuối đời mới nói ra được là đất nước này đâu phải chỉ của Đảng. Công lao gìn giữ đất nước, bảo vệ đất nước, công lao thống nhất đất nước đâu chỉ có riêng người Cộng sản.
''Thế nhưng người ta cứ đồng hóa chuyện Đảng là đại diện cho toàn dân, thể hiện ý chí của toàn dân, làm sao mà thể hiện được. Nếu mình thể hiện mà dân người ta phấn khởi thì điều đó là điều đáng mừng.
''Nhưng nó không phải vậy. Nhất là trong tình hình hiện nay tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội nó suy đồi không thể tưởng tượng được thì người lãnh đạo về mặt nhà nước, về mặt chính phủ phải chịu trách nhiệm,"
Trong các tài liệu Giáo hội công bố gần đây bắt đầu có tín hiệu người Công giáo Việt Nam coi các vấn đề của cả dân tộc là của chung, từ không gian công cộng cho đến cả chuyện biển đảo. Linh mục Minh giải thích:
''Tôi tin là thực sự ra để làm thay đổi tình hình trên diện rộng như là thay đổi của đất nước thì tám triệu người Công giáo đâu có làm gì được mà phải là toàn dân. Nếu người Công giáo có tham gia vào thì cũng trong tỷ lệ đó, cũng không nghĩ mình có thể đóng vai trò gì lớn lao."
''Nhưng tôi tin rằng đại đa số nguời dân hiện nay với truyền thống ngàn xưa của cha ông để lại thì người Việt Nam không thể chấp nhận sống trong tình trạng mà bị chèn bị ép, tiếng nói của mình, suy nghĩ của mình không được bộc lộ ra.''
Trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nhận định sẽ không có chuyện tôn giáo có thể góp phần dẫn tới sự thay đổi chế độ như ở Đông Âu.
''Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối đối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế,"
''Người giáo dân Việt Nam vẫn gắn bó với dân tộc. Họ có phương châm sống tốt đời đẹp đạo, sống Phúc âm trong lòng dân tộc, phụng sự đồng bào."
''Trong quốc hội đầu tiên của Việt Nam có linh mục Phạm Bá Trực là Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Ông Dương cũng nhắc lại quan điểm của đảng cầm quyền đặt mối quan hệ mà ông nói là 'không ngăn cách' giữa tư cách tín đồ và công dân, thậm chí đảng viên cộng sản.
''Nhiều linh mục, giáo dân tham gia quốc hội, hội đồng nhân dân. Giáo dân và các tín đồ tôn giáo nếu phấn đấu tốt, đều có thể đứng trong hàng ngũ của đảng, chúng tôi không thấy có ngăn cách nào với giáo dân, miễn là họ thực hiện đúng, vừa là tín đồ vừa là công dân.''
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml)
Biến cố Tam Tòa dưới ánh sáng Đức Tin
Trương Minh & Hoàng Phúc
01:00 28/07/2009
Chuyện kể rằng:
Ngày xưa, trong một chuyến hải hành, có một người đàn ông duy nhất may mắn sống sót sau khi con tàu bị đắm. Nhờ vớ được một tấm ván, ông trôi dạt vào một hoang đảo xa xăm và niềm hy vọng được trở về với gia đình trở nên mong manh, vì hoang đảo ấy hoàn toàn cô lập với thế giới.
Theo bản năng sinh tồn, người đàn ông ấy hàng ngày phải vào rừng kiếm lá và trái cây để sinh nhai. Dần dà, ông cũng dựng lên được một túp lều bằng lá cây rừng để che nắng mưa và tạo ra lửa để cải thiện thức ăn.
Một hôm, ông vào rừng kiếm thúc ăn như thường lệ. Khi trở ra, ông chứng kiến thêm một cảnh tượng thất vọng: Chiếc lều tránh nắng và trú mưa của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Rất thất vọng, ông than trách cùng Chúa: “Chúa ôi, sao ngài chẳng thương con. Con đã phải sống trên hoang đảo nầy, xa vợ con và thế giới loài người. Con chỉ còn có một túp lều trú thân, sao Ngài lại nỡ cho lửa thiêu rụi nó đi...”
Vài giờ sau đó, có một con tàu từ xa tiến vào hoang đảo, rước ông trở về với gia đình. Khi lên tàu, ông hỏi vị thuyền trưởng:
- Tại sao quý ông biết tôi hiện diện trên hoang đảo nầy mà vào cứu vớt?
Vị thuyền trưởng đáp:
- Nhờ thấy khói từ túp lều bị cháy, chúng tôi tin chắc rằng có người gặp nạn đang sống trên hoang đảo nầy, nên chúng tôi cho tàu vào đây.
Bấy giờ, người đàn ông mới hiểu rằng chính nhờ sự rủi ro là túp lều bị cháy mà ông đã được cứu.
Giáo dân Tam Tòa nói riêng, giáo dân Quảng Bình và toàn cả giáo phận Vinh nói chung, từ xưa đã phải gánh chịu rất nhiều nỗi oan khiên để giữ vững đức tin của mình.
Trên mảnh đất cát trắng Quảng Bình, ngoài những khắt khe của thời tiết, giáo dân Tam Tòa còn phải gánh chịu những đau thương để nuôi dưỡng và vun trồng đức tin của mình. Từ tên gọi sơ khai của giáo xứ Họ Lũy và Sáo Bùn, họ đã phải chịu bách hại khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu cấm đạo vào những năm cuối thế kỷ 17, nhưng tinh thần của họ vẫn kiên cường trung tín cùng Đạo Chúa.
Giáo dân Tam Tòa đã trung kiên làm chứng nhân cho đức tin và đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam những tấm gương tử đạo sáng ngời của tiền nhân như ông trùm hạt Quảng Bình là Matthêô Nguyễn Văn Phượng thuộc giáo xứ Sáo Bùn, đã bị bắt cùng linh mục Đoàn Trinh Hoan ngày 03-01-1861, khi ngài đến làm công tác mục vụ tại nơi đây, bị giam tại nhà lao Đồng Hới và bị buộc phải bỏ đạo, nhưng hai vị đã cương quyết chối từ. Ngày 26-05-1861, cụ Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan đã bị chém đầu nơi pháp trường ở ngoài thành Đồng Hới.
Đức tin của giáo dân Tam Tòa còn được bồi dưỡng, vun tưới bằng giòng máu tử đạo của các vị khác trong toàn vùng đất bên này và bên kia sông Gianh như chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (1820-1838), thuộc làng Trung Quán, giám mục Pierre Borie (cố Cao, 1808-1838), linh mục Vinxentê Nguyễn Thế Điểm (1765-1838), linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa (1790-1838), trùm hạt Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (1809-1840).
Như người đàn ông trong câu chuyện kể ở trên vẫn bình sinh sau biến cố chìm tàu, giáo dân Quảng Bình vẫn sống mạnh trong đức tin qua những cơn bách hại “Bình Tây Sát Tả” vào năm 1886. Các làng Công Giáo như Mỹ Hương, Đại Phong, Trung Quán, Xuân Hồi và nhất là xứ đạo Sáo Bùn bị tấn công, nhiều nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bất kể già trẻ lớn bé đều bị đánh đập hoặc đâm chết. Tại giáo xứ Sáo Bùn, 52 giáo dân bị giết và nhà thờ bị thiêu đốt. Số giáo dân còn lại cùng một số từ các xứ đạo Mỹ Hương, Mỹ Phước, Đại Phong chạy về tị nạn tại Đồng Hới, để sau đó hình thành giáo xứ Tam Tòa ngày nay.
Sau mỗi cơn biến động tang thương của lịch sử, dưới sự dìu dắt của các giáo sĩ, giáo dân Tam Tòa cần mẫn xây dựng lại cuộc sống ngày càng trở nên sung túc. Đồng thời, đức tin của giáo dân Tam Tòa cũng được tiếp tục phát triển dưới sự dìu dắt của các vị chủ chăn.
Năm 1935, khi linh mục René Morineau (cố Trung) làm cha sở Tam Tòa, với sự giúp sức của giáo dân trong giáo xứ, một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang đã được dựng lên vào năm 1940, bên dòng sông Nhật Lệ, với tháp chưông cao vút vang, sớm chiều lên những hồi chuông.
Giáo xứ Tam Tòa ngày càng phát triển, đã trở thành giáo hạt Tam Tòa, thuộc địa phận Huế, với trường Trung Học Chân Phước Phượng, Dòng Thánh Tâm Huế, tu viện Dòng Mến Thánh Giá, Viện Dục Anh, v.v...
Rồi khi Việt Minh cầm quyền, chính giáo xứ Tam Tòa là nơi náu thân của các linh mục, tu sĩ, và thanh niên Công Giáo, ở Hà Tĩnh và Nghệ An chạy trốn bạo lực Cộng Sản, nhất là vào năm 1947, khi Việt Minh mở chiến dịch khủng bố họ. Giáo xứ Tam Tòa là nơi tạm trú an toàn cho các anh chị em giáo hữu vùng Nghệ Tỉnh và Quảng Bình trong những năm hoạn nạn từ 1947 đến 1954. Tam Tòa đã là nơi dung thân cho những ai muốn tìm đường sống và trung kiên với đức tin Công Giáo.
Thế rồi, khi hiệp định Genève được ký ngày 20-07-1954, vì muốn sống trung kiên với đức tin, phần đông đã phải rời bỏ giáo xứ thân yêu để vào Nam. Họ đã thành lập một giáo xứ Tam Tòa tại Đà Nẵng. Một số khác sống rải rác ở Huế, Ninh Thuận, Bình Tuy... Sau biến cố 30-04-1975, một số giáo dân Tam Tòa đã theo đoàn người di tản rời quê hương và hiện đang định cư trên các quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, và Anh Quốc.
Một số còn lại, tuy rất ít, đã ở lại Tam Tòa, sống trung kiên với đức tin, mặc dù bom đạn chiến tranh, mặc dù bách hại. Ngôi nhà thờ năm xưa đã bị bom đạn tàn phá chỉ còn lại cảnh đổ nát, nhưng giáo dân Tam Tòa vẫn quây quần bên mảnh đất của tiền nhân để tiếp tục công việc thờ phượng Chúa.
Với âm mưu chiếm đoạt tài sản của Giáo Hội, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã viện cớ dùng nhà thờ Tam Tòa để làm cái gọi là “chứng tích tội ác chiến tranh của Đế Quốc Mỹ”.
Ngày 20-07-2009 vừa qua, họ đã dùng một lức lượng đông đảo công an để trấn áp, đánh đập và bắt bớ giáo dân Tam Tòa khi giáo dân đang ra sức xây dựng một ngôi nhà thờ tạm trên chính ngôi thánh đường của mình.
Trải qua biết bao thăng trầm, tưởng như đức tin của giáo dân Tam Tòa đã chết đi trong bách hại, đàn áp và bắt bớ. Nhưng lịch sử đã chứng minh đức tin của giáo dân Tam Tòa vẫn kiên cường trước bạo lực và bách hại.
Như túp lều của người đàn ông trong của câu chuyện kể trên bị lửa thiêu rụi, ngôi thánh đường trơ trụi, đổ nát của giáo dân Tam Tòa là tài sản duy nhất và là chứng tích của đức tin trung kiên cũng đang bị bạo quyền âm mưu chiếm đoạt. Với cái nhìn trần thế, có lẽ giáo dân Tam Tòa đã phải thất vọng như tâm trạng của người đàn ông kia, khi túp lều của ông bị thiêu rụi.
Nhưng không! Giáo dân Tam Tòa vẫn kiên trung, như cha ông họ từng đã kiên trung qua các cơn bách hại.
Dưới ánh sáng của đức tin Công Giáo, chúng ta hãy đón nhận sự kiện nầy như một hồng ân. Chúng ta mạnh mẽ tin rằng Thiên Chúa đã dùng sự kiện nầy để biến đổi mọi việc theo chương trình của Ngài.
Trước mắt, chúng ta đã thấy những hồng ân qua sự kiện nầy. Đó là:
- Chưa bao giờ có một sự hiệp thông sâu xa của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài nước đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa.
- Chưa bao giờ có một sự đồng lòng và quan tâm đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa từ Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh, đến toàn thể các linh mục và giáo dân trong giáo phận.
- Chưa bao giờ có những thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em bị bách hại được tổ chức đồng loạt, đông đảo và long trọng trên toàn giáo phận Vinh trong ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 vừa qua.
- Chưa bao giờ người Công Giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản can đảm và hiên ngang bảo vệ đức tin và tài sản của Giáo Hội bằng các văn thư, biểu ngữ và các cuộc tuần hành công khai như toàn thể 18 giáo hạt của Giáo Phận Vinh đã làm trong ngày 26-07-2009 vừa qua.
Chúng ta hy vọng rằng biến cố nầy sẽ đánh thức tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam, từ hàng giáo phẩm, đến các linh mục và tu sĩ, cũng như giáo dân trong việc bảo vệ đức tin Công Giáo, bảo vệ tài sản của Giáo Hội, chống lại bất công, áp bức và bảo vệ công lý và hoà bình, là sứ mạng của người Công Giáo.
Chúng ta cũng hy vọng rằng, qua biến cố nầy, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chấm dứt đàn áp và đối xử bất công đối với mọi tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả lại công lý cho mọi công dân và trả lại một nước Việt Nam thật sự độc lập, tự do, văn minh, dân chủ và giàu mạnh.
Như đám khói của túp lều cháy kể ở trên, chúng ta tin tưởng rằng biến cố Tam Tòa cũng là một hồng ân, một tín hiệu cần và đủ để làm xuất hiện một con tàu đến cứu vớt cho mọi tôn giáo và mọi người dân trên quê hương Việt Nam trong tình hình bị áp bức hôm nay.
Trên hết mọi sự, với đức tin Công Giáo, chúng ta mạnh mẽ tin tưởng rằng hạnh phúc Nước Trời sẽ thuộc về giáo dân Tam Tòa nói riêng và tất cả mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vinh, từ Đức Giám Mục, đến các linh mục, tu sĩ, và giáo dân, vì Thiên Chúa đã phán:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên Nước Trời thật lớn lao” (M. 5,9-12).
Xin hết lòng ngưỡng mộ các giáo dân Tam Tòa và hết thảy thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vinh.
Xin tiếp tục cầu nguyện, hiệp thông và hỗ trợ cho những ai đang dấn thân vì Nước Trời, vì hòa bình và công lý tại giáo xứ Tam Tòa và trên khắp quê hương Việt Nam.
Ngày xưa, trong một chuyến hải hành, có một người đàn ông duy nhất may mắn sống sót sau khi con tàu bị đắm. Nhờ vớ được một tấm ván, ông trôi dạt vào một hoang đảo xa xăm và niềm hy vọng được trở về với gia đình trở nên mong manh, vì hoang đảo ấy hoàn toàn cô lập với thế giới.
Theo bản năng sinh tồn, người đàn ông ấy hàng ngày phải vào rừng kiếm lá và trái cây để sinh nhai. Dần dà, ông cũng dựng lên được một túp lều bằng lá cây rừng để che nắng mưa và tạo ra lửa để cải thiện thức ăn.
Một hôm, ông vào rừng kiếm thúc ăn như thường lệ. Khi trở ra, ông chứng kiến thêm một cảnh tượng thất vọng: Chiếc lều tránh nắng và trú mưa của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Rất thất vọng, ông than trách cùng Chúa: “Chúa ôi, sao ngài chẳng thương con. Con đã phải sống trên hoang đảo nầy, xa vợ con và thế giới loài người. Con chỉ còn có một túp lều trú thân, sao Ngài lại nỡ cho lửa thiêu rụi nó đi...”
Vài giờ sau đó, có một con tàu từ xa tiến vào hoang đảo, rước ông trở về với gia đình. Khi lên tàu, ông hỏi vị thuyền trưởng:
- Tại sao quý ông biết tôi hiện diện trên hoang đảo nầy mà vào cứu vớt?
Vị thuyền trưởng đáp:
- Nhờ thấy khói từ túp lều bị cháy, chúng tôi tin chắc rằng có người gặp nạn đang sống trên hoang đảo nầy, nên chúng tôi cho tàu vào đây.
Bấy giờ, người đàn ông mới hiểu rằng chính nhờ sự rủi ro là túp lều bị cháy mà ông đã được cứu.
Giáo dân Tam Tòa nói riêng, giáo dân Quảng Bình và toàn cả giáo phận Vinh nói chung, từ xưa đã phải gánh chịu rất nhiều nỗi oan khiên để giữ vững đức tin của mình.
Trên mảnh đất cát trắng Quảng Bình, ngoài những khắt khe của thời tiết, giáo dân Tam Tòa còn phải gánh chịu những đau thương để nuôi dưỡng và vun trồng đức tin của mình. Từ tên gọi sơ khai của giáo xứ Họ Lũy và Sáo Bùn, họ đã phải chịu bách hại khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu cấm đạo vào những năm cuối thế kỷ 17, nhưng tinh thần của họ vẫn kiên cường trung tín cùng Đạo Chúa.
Giáo dân Tam Tòa đã trung kiên làm chứng nhân cho đức tin và đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam những tấm gương tử đạo sáng ngời của tiền nhân như ông trùm hạt Quảng Bình là Matthêô Nguyễn Văn Phượng thuộc giáo xứ Sáo Bùn, đã bị bắt cùng linh mục Đoàn Trinh Hoan ngày 03-01-1861, khi ngài đến làm công tác mục vụ tại nơi đây, bị giam tại nhà lao Đồng Hới và bị buộc phải bỏ đạo, nhưng hai vị đã cương quyết chối từ. Ngày 26-05-1861, cụ Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan đã bị chém đầu nơi pháp trường ở ngoài thành Đồng Hới.
Đức tin của giáo dân Tam Tòa còn được bồi dưỡng, vun tưới bằng giòng máu tử đạo của các vị khác trong toàn vùng đất bên này và bên kia sông Gianh như chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (1820-1838), thuộc làng Trung Quán, giám mục Pierre Borie (cố Cao, 1808-1838), linh mục Vinxentê Nguyễn Thế Điểm (1765-1838), linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa (1790-1838), trùm hạt Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (1809-1840).
Như người đàn ông trong câu chuyện kể ở trên vẫn bình sinh sau biến cố chìm tàu, giáo dân Quảng Bình vẫn sống mạnh trong đức tin qua những cơn bách hại “Bình Tây Sát Tả” vào năm 1886. Các làng Công Giáo như Mỹ Hương, Đại Phong, Trung Quán, Xuân Hồi và nhất là xứ đạo Sáo Bùn bị tấn công, nhiều nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bất kể già trẻ lớn bé đều bị đánh đập hoặc đâm chết. Tại giáo xứ Sáo Bùn, 52 giáo dân bị giết và nhà thờ bị thiêu đốt. Số giáo dân còn lại cùng một số từ các xứ đạo Mỹ Hương, Mỹ Phước, Đại Phong chạy về tị nạn tại Đồng Hới, để sau đó hình thành giáo xứ Tam Tòa ngày nay.
Sau mỗi cơn biến động tang thương của lịch sử, dưới sự dìu dắt của các giáo sĩ, giáo dân Tam Tòa cần mẫn xây dựng lại cuộc sống ngày càng trở nên sung túc. Đồng thời, đức tin của giáo dân Tam Tòa cũng được tiếp tục phát triển dưới sự dìu dắt của các vị chủ chăn.
Năm 1935, khi linh mục René Morineau (cố Trung) làm cha sở Tam Tòa, với sự giúp sức của giáo dân trong giáo xứ, một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang đã được dựng lên vào năm 1940, bên dòng sông Nhật Lệ, với tháp chưông cao vút vang, sớm chiều lên những hồi chuông.
Giáo xứ Tam Tòa ngày càng phát triển, đã trở thành giáo hạt Tam Tòa, thuộc địa phận Huế, với trường Trung Học Chân Phước Phượng, Dòng Thánh Tâm Huế, tu viện Dòng Mến Thánh Giá, Viện Dục Anh, v.v...
Rồi khi Việt Minh cầm quyền, chính giáo xứ Tam Tòa là nơi náu thân của các linh mục, tu sĩ, và thanh niên Công Giáo, ở Hà Tĩnh và Nghệ An chạy trốn bạo lực Cộng Sản, nhất là vào năm 1947, khi Việt Minh mở chiến dịch khủng bố họ. Giáo xứ Tam Tòa là nơi tạm trú an toàn cho các anh chị em giáo hữu vùng Nghệ Tỉnh và Quảng Bình trong những năm hoạn nạn từ 1947 đến 1954. Tam Tòa đã là nơi dung thân cho những ai muốn tìm đường sống và trung kiên với đức tin Công Giáo.
Thế rồi, khi hiệp định Genève được ký ngày 20-07-1954, vì muốn sống trung kiên với đức tin, phần đông đã phải rời bỏ giáo xứ thân yêu để vào Nam. Họ đã thành lập một giáo xứ Tam Tòa tại Đà Nẵng. Một số khác sống rải rác ở Huế, Ninh Thuận, Bình Tuy... Sau biến cố 30-04-1975, một số giáo dân Tam Tòa đã theo đoàn người di tản rời quê hương và hiện đang định cư trên các quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, và Anh Quốc.
Một số còn lại, tuy rất ít, đã ở lại Tam Tòa, sống trung kiên với đức tin, mặc dù bom đạn chiến tranh, mặc dù bách hại. Ngôi nhà thờ năm xưa đã bị bom đạn tàn phá chỉ còn lại cảnh đổ nát, nhưng giáo dân Tam Tòa vẫn quây quần bên mảnh đất của tiền nhân để tiếp tục công việc thờ phượng Chúa.
Với âm mưu chiếm đoạt tài sản của Giáo Hội, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã viện cớ dùng nhà thờ Tam Tòa để làm cái gọi là “chứng tích tội ác chiến tranh của Đế Quốc Mỹ”.
Ngày 20-07-2009 vừa qua, họ đã dùng một lức lượng đông đảo công an để trấn áp, đánh đập và bắt bớ giáo dân Tam Tòa khi giáo dân đang ra sức xây dựng một ngôi nhà thờ tạm trên chính ngôi thánh đường của mình.
Trải qua biết bao thăng trầm, tưởng như đức tin của giáo dân Tam Tòa đã chết đi trong bách hại, đàn áp và bắt bớ. Nhưng lịch sử đã chứng minh đức tin của giáo dân Tam Tòa vẫn kiên cường trước bạo lực và bách hại.
Như túp lều của người đàn ông trong của câu chuyện kể trên bị lửa thiêu rụi, ngôi thánh đường trơ trụi, đổ nát của giáo dân Tam Tòa là tài sản duy nhất và là chứng tích của đức tin trung kiên cũng đang bị bạo quyền âm mưu chiếm đoạt. Với cái nhìn trần thế, có lẽ giáo dân Tam Tòa đã phải thất vọng như tâm trạng của người đàn ông kia, khi túp lều của ông bị thiêu rụi.
Nhưng không! Giáo dân Tam Tòa vẫn kiên trung, như cha ông họ từng đã kiên trung qua các cơn bách hại.
Dưới ánh sáng của đức tin Công Giáo, chúng ta hãy đón nhận sự kiện nầy như một hồng ân. Chúng ta mạnh mẽ tin rằng Thiên Chúa đã dùng sự kiện nầy để biến đổi mọi việc theo chương trình của Ngài.
Trước mắt, chúng ta đã thấy những hồng ân qua sự kiện nầy. Đó là:
- Chưa bao giờ có một sự hiệp thông sâu xa của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài nước đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa.
- Chưa bao giờ có một sự đồng lòng và quan tâm đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa từ Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh, đến toàn thể các linh mục và giáo dân trong giáo phận.
- Chưa bao giờ có những thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em bị bách hại được tổ chức đồng loạt, đông đảo và long trọng trên toàn giáo phận Vinh trong ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 vừa qua.
- Chưa bao giờ người Công Giáo Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản can đảm và hiên ngang bảo vệ đức tin và tài sản của Giáo Hội bằng các văn thư, biểu ngữ và các cuộc tuần hành công khai như toàn thể 18 giáo hạt của Giáo Phận Vinh đã làm trong ngày 26-07-2009 vừa qua.
Chúng ta hy vọng rằng biến cố nầy sẽ đánh thức tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam, từ hàng giáo phẩm, đến các linh mục và tu sĩ, cũng như giáo dân trong việc bảo vệ đức tin Công Giáo, bảo vệ tài sản của Giáo Hội, chống lại bất công, áp bức và bảo vệ công lý và hoà bình, là sứ mạng của người Công Giáo.
Chúng ta cũng hy vọng rằng, qua biến cố nầy, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chấm dứt đàn áp và đối xử bất công đối với mọi tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả lại công lý cho mọi công dân và trả lại một nước Việt Nam thật sự độc lập, tự do, văn minh, dân chủ và giàu mạnh.
Như đám khói của túp lều cháy kể ở trên, chúng ta tin tưởng rằng biến cố Tam Tòa cũng là một hồng ân, một tín hiệu cần và đủ để làm xuất hiện một con tàu đến cứu vớt cho mọi tôn giáo và mọi người dân trên quê hương Việt Nam trong tình hình bị áp bức hôm nay.
Trên hết mọi sự, với đức tin Công Giáo, chúng ta mạnh mẽ tin tưởng rằng hạnh phúc Nước Trời sẽ thuộc về giáo dân Tam Tòa nói riêng và tất cả mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vinh, từ Đức Giám Mục, đến các linh mục, tu sĩ, và giáo dân, vì Thiên Chúa đã phán:
“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên Nước Trời thật lớn lao” (M. 5,9-12).
Xin hết lòng ngưỡng mộ các giáo dân Tam Tòa và hết thảy thành phần dân Chúa trong Giáo Phận Vinh.
Xin tiếp tục cầu nguyện, hiệp thông và hỗ trợ cho những ai đang dấn thân vì Nước Trời, vì hòa bình và công lý tại giáo xứ Tam Tòa và trên khắp quê hương Việt Nam.
Chúng là côn đồ!
Hoàng Quang
02:12 28/07/2009
Trong xã hội hiền lương,
Người với người tương thân tương ái !
Hoạn nạn sẻ chia, tấm lòng quảng đại,
Nghĩa yêu thương cỏ dại cũng trổ hoa !
Nay đứng trước Tam Tòa,
Núm ruột thương đau trải qua chinh chiến,
Hồn thu thảo cỏ hoang, tường loang máu triện,
Di tích bao năm Đồng Hới hiến thân mình ?!...
Dòng sông Nhật Lệ nguyên trinh,
Con đò ngang mệ điêu linh giữ nước !
Run run tay chèo đưa đoàn con tiến bước,
Chừ dộc lập rồi mi ngạo ngược mần răng ?!
Dân Quảng Bình ta yêu Tổ Quốc khăng khăng,
Mi cộng sản hứa san bằng tư bản ?!
Ta cô dộc mom sông vùng sơ tán,
Mi nhà cao cửa rộng chưa chán lòng tham ?!!
Nhân dân là chi, mi bá láp bá xàm !?!
Coi thường tệ, mi quá ham danh vọng !
Cắt nửa vầng trăng thuyền nhân dân lướt sóng,
Gió công bằng mát rượi cổng tự do !
Mi nuôi công an, mi mướn côn đồ,
Mi sặc sụa thông tin trò vu khống !
Mi tự xưng chính quyền lạy van trông ngóng,
Mi chỉ là đảng việt gian bán nước hại dân !
Đủ rồi đó, khi niềm tin bị cẩu vân,
Mùi xú uế thấu trời xanh, ai chịu nổi ?!!
Người Việt Nam lúc cúi đầu coi rất tội,
Nhưng ngẩng dầu dẹp trăm mối kinh kha !
Hôm nay trước Tam Tòa,
Kẻ bất lương đang mồm loa mép dải !
Bọn cướp-côn đồ, gào chứng tích man dại,
Chiến tranh nào hoang sơ điên dại giống nơi này ?!!
Mời bọn cầm dầu thảo khấu cứ ra tay,
Cứ dùi cui điện, lựu đạn cay, cứ cứ …
Máu lại loang thềm xưa nhưng không buồn tư lự,
Hỡi chính quyền côn dồ, cứ thử xem !!!!
(mưa sầu tháng bảy)
Người với người tương thân tương ái !
Hoạn nạn sẻ chia, tấm lòng quảng đại,
Nghĩa yêu thương cỏ dại cũng trổ hoa !
Nay đứng trước Tam Tòa,
Núm ruột thương đau trải qua chinh chiến,
Hồn thu thảo cỏ hoang, tường loang máu triện,
Di tích bao năm Đồng Hới hiến thân mình ?!...
Dòng sông Nhật Lệ nguyên trinh,
Con đò ngang mệ điêu linh giữ nước !
Run run tay chèo đưa đoàn con tiến bước,
Chừ dộc lập rồi mi ngạo ngược mần răng ?!
Dân Quảng Bình ta yêu Tổ Quốc khăng khăng,
Mi cộng sản hứa san bằng tư bản ?!
Ta cô dộc mom sông vùng sơ tán,
Mi nhà cao cửa rộng chưa chán lòng tham ?!!
Nhân dân là chi, mi bá láp bá xàm !?!
Coi thường tệ, mi quá ham danh vọng !
Cắt nửa vầng trăng thuyền nhân dân lướt sóng,
Gió công bằng mát rượi cổng tự do !
Mi nuôi công an, mi mướn côn đồ,
Mi sặc sụa thông tin trò vu khống !
Mi tự xưng chính quyền lạy van trông ngóng,
Mi chỉ là đảng việt gian bán nước hại dân !
Đủ rồi đó, khi niềm tin bị cẩu vân,
Mùi xú uế thấu trời xanh, ai chịu nổi ?!!
Người Việt Nam lúc cúi đầu coi rất tội,
Nhưng ngẩng dầu dẹp trăm mối kinh kha !
Hôm nay trước Tam Tòa,
Kẻ bất lương đang mồm loa mép dải !
Bọn cướp-côn đồ, gào chứng tích man dại,
Chiến tranh nào hoang sơ điên dại giống nơi này ?!!
Mời bọn cầm dầu thảo khấu cứ ra tay,
Cứ dùi cui điện, lựu đạn cay, cứ cứ …
Máu lại loang thềm xưa nhưng không buồn tư lự,
Hỡi chính quyền côn dồ, cứ thử xem !!!!
(mưa sầu tháng bảy)
Giáo xứ Tam Tòa, tinh thần Tử đạo của Tổ tiên như mời gọi
Nguyễn Đức Cung
04:18 28/07/2009
Trong tuần tam nhật tại Đại chủng viện Phú xuân, Huế năm 1900, cảm khái cao độ vì những hy sinh tuyệt vời của các thánh tử đạo Việt Nam, linh mục Gioan Baotixita Bùi Quang Lợi đã viết một đôi câu đối như sau:
Minh Mệnh ngự đề văn khổ khắc,
Lê-Ô châu điểm bút tiêu dao.
Có nghĩa là: Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo, gây đau khổ, chết chóc; Giáo Hoàng Lê-Ô phong các vị tử đạo lên hàng chân phước, hiển vinh.
Chúng tôi tạm dịch ra bằng thơ:
Minh Mạng chiếu truyền tin thảm khốc,
Lê-Ô bút chỉ áng tiêu dao..
Biến cố ngày 20-7-2009 đối với giáo xứ Tam Tòa khi hàng trăm công an của chế độ bạo tàn CS ào tới hành hung, đánh đập và bắt đi 20 giáo dân trong số những người tới nền nhà thờ đổ nát dựng lều để làm nơi phụng tự. Có những trẻ em, phụ nữ bị công an lôi sềnh sệch đi như lôi một con chó, tuột cả quần áo ngoài đường mà chúng không màng giữ gìn một chút nhân phẩm cho người dân trong một xã hội được bạo quyền rêu rao là “văn minh lịch sự”. Biến cố đó không chỉ là màn mở đầu của một tiến trình viết lên trang sử đức tin mới mà còn là một hồi chuông vang vọng khắp nơi thúc dục, kêu gọi người Công Giáo Việt Nam nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng dũng cảm noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam hiên ngang trong đức tin, dũng cảm trong hành động và bền đỗ trong nguyện cầu để minh chứng cho Sự thật và Công lý như tổ tiên chúng ta đã từng biểu lộ trong nhiều thế kỷ trước đây.
1.- Từ tấm gương trong sáng của một mục tử nhân lành…
Đối với giáo xứ Tam Tòa, các địa danh Kẻ Sen, Kẻ Bàng hay ngày nay gọi tắt là Sen Bàng là như anh em ruột thịt trong một gia đình. Ngày nay các địa danh đó gắn liền với một danh xưng, hơn nữa một thắng cảnh có tầm vóc quốc tế là Phong Nha do nhu cầu thưởng ngoạn và du lịch của người dân trong nước và thế giới, nhưng trước đây hàng thế kỷ nơi đây là căn cứ địa bảo vệ đức tin của người dân Công Giáo, có xứ đạo, có dòng nữ tu và tiểu chủng viện và vốn là chốn thâm sơn cùng cốc mà cũng là nhiệm sở đầu tiên của một linh mục, sau này được Giáo hội Rôma phong lên hàng hiển thánh vì phúc tử đạo của người, đó là linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan (1798-1861). Linh mục Đoạn Trinh Hoan là cha sở xứ đạo Sáo Bùn, tiền thân của giáo xứ Tam Tòa, và về sau bị bắt tại đây, đã trở thành một chứng nhân đức tin được giáo xứ Tam Tòa kính nhớ như là một bậc tổ tiên của giáo xứ.
Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan xuất thân trong một gia đình có nhiều người làm linh mục, bị đày đọa, bắt bớ, cầm tù, chết trong ngục hay chết vì đạo. Cha của ngài là Batôlômêô Đoạn Trinh Sương, mẹ là Isave Diệm sinh hai con là Đoạn Trinh Cung và Đoạn Trinh Hoan.
Ông Đoạn Trinh Cung chết rũ tù dưới thời bắt đạo của Tây Sơn. Các con của ônglà Đoạn Trinh Cách bị lưu đày, và một người con khác là linh mục Đoạn Trinh Khoan (1829-1885) bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày 8-9-1885.
Thuở ấu thời, Đoạn Trinh Hoan học La-tinh với cậu ruột là cha Kiết, sau được cha này bảo trợ vào học Tiểu chủng viện An Ninh năm 1802 (?). Niên đại này có lẽ không đúng lắm vì lúc đó Đoạn Trinh hoan mới có 4 tuổi. Khoảng năm 1816, Đoạn Trinh Hoan được Đức Cha Labartette gửi qua học chủng viện Pénang, rồi về nước năm 1824. Thầy Hoan giúp chủng viện An Ninh rồi khi thừa sai Jaccard (tên VN là Phan) đưa chủng viện vào Dương Sơn, thầy Hoan cũng theo vào và từ đó làm thư ký cho Đức Cha Taberd. Năm 1836, Đức Cha Stéphane Cuénot (tên VN là Thể) truyền chức linh mục cho thầy Hoan tại nhà thờ Gò Thị (Bình Định) và phái tân linh mục ra coi hai xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng từ năm 1836 đến 1838.
Từ năm 1838 đến 1842, ngài coi xứ Bái Trời thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, vào coi sóc một vài xứ đạo ở Huế rồi lại ra Sen Bàng lần thứ hai trong bốn năm.
Năm 1850, giáo phân Bắc Đàng Trong (tức giáo phận Huế ngày nay) được thành lập và Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) bổ nhiệm linh mục Đoạn Trinh Hoan làm cha sở họ Sáo Bùn (Tam Tòa, Đồng Hới) khoảng cuối năm 1851, đồng thời phụ trách hai tu viện Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Hương và Đòng Mến Thánh Giá Kẻ Bàng.
Tư liệu của giáo phận Huế cho biết linh mục Đoạn Trinh Hoan là người có công trong việc đào tạo nên một số linh mục trẻ tuổi, xuất sắc như linh mục Đoạn Trinh Khoan (con ông anh ngài), linh mục Trần Phi Long, linh mục Inhaxiô Lê Văn Huấn, thầy Sáu Cang v.v… Các Giám Mục Cuénot, Pellerin, Sohier rất tín nhiệm cha Hoan trong công tác giáo dục, mục vụ, đào tạo thế hệ linh mục trẻ và nhiệt liệt khen ngợi ngài.
Lúc bấy giờ, làn sóng khủng bố người Công Giáo dâng cao với chính sách “phân tháp” ác nghiệt đang bổ xuống đầu giáo dân. Theo chính sách này, các gia đình công giáo bị tách ra khỏi xứ đạo, buộc sống chung với các gia đình ngoại giáo, con cái không được ở chung với cha mẹ Công Giáo để không học đạo được. Ruộng đất, vườn tược, trâu bò, nông cu, của chìm nổi của người Công Giáo bị buộc giao cho bọn lý trưởng, chức dịch hay người ngoại giáo quản lý, thủ đắc. Các linh mục không có nhà thờ để làm lễ, giáo dân không có nơi phượng tự để đọc kinh, dự lễ và nguyện ngắm. Giáo dân bị gọi tên một cách khinh bỉ là “dữu dân” (dữu là tên một thứ cỏ dại). Cảnh tình khốn nạn đó không kêu thấu vào đâu được.
Vào đầu năm 1861, cha Hoan đến xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) cho giáo dân xưng tội để chuẩn bị mừng lễ Ba Vua (tức Lễ Hiển Linh). Nơi đây cha được ông Trùm xứ Matthêô Nguyễn Văn Phượng lo nơi trú ẩn chu đáo. Lúc bấy giờ có hai người ngoài Công Giáo thuộc hai làng Đức Phổ và Hữu Cai (còn gọi là Hồ Cai) rình rập theo dõi và đi tố giác với quan. Quan quân tại tỉnh lị đóng ở Đồng Hới chuẩn bị kéo đến Sáo Bùn. Có ba giáo dân Sáo Bùn thấy vậy bèn cấp báo vì biết có thể người ta chuẩn bị đến bắt cha Hoan trong khi đó các vị trong Ban chức việc bán tín bán nghi nên không chịu dẫn cha Hoan đi trốn ngay. Khi quan quân kéo đến Sáo Bùn, cha Hoan chạy ra bờ sông, xuống được một chiếc thuyền chèo ra xa. Không tìm thấy dấu tích vị linh mục, quan quân dập tắt hết đuốc đèn kéo ra bờ sông phục kích. Cha Hoan thấy bốn bề yên tĩnh bèn lên bờ tìm một bụi kín để núp nhưng bị lính phát hiện, báo động và ngài buộc phải lên tiếng xưng mình là đạo trưởng. Lính bắt ngài dẫn về Đồng Hới lúc đó đã quá nửa đêm ngày mồng 2 rạng mồng 3-1-1861.
Sáng ngày 3-1-1861, quan quân lùng bắt được ông Trùm Hạt Nguyễn Văn Phượng.
Nghe tin cha Hoan bị bắt, Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) lúc đó đang ẩn trốn ở Sen Bàng, xuất 15 nén bạc cộng thêm một số tiền của một vài giáo hữu giàu có ở đây đem vào Đồng Hới để tính chuộc cha Hoan ra nhưng các quan ở Đồng Hới không dám thả ngài vì chức vị ngài là đạo trưởng vốn là đối tượng chủ yếu trong các cuộc bách hại, ruồng bố của triều đình.
Trong tù, linh mục Đoạn Trinh Hoan bị tra tấn nhiều lần nhưng ngài không chịu xuất giáo, và vẫn hiên ngang làm công tác mục vụ như giải tội cho các tù nhân, ủi an khuyên bảo họ.
Ngày 25-5-1861, vua Tự Đức đã duyệt phê bản án và gửi ra Đồng Hới.
Ngày 26-5-1861, linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và Trùm Hạt Matthêô Nguyễn Văn Phượng bị chém tại pháp trường Đồng Hới sau khi xin quan cho khỏi trói vào cọc, và quỳ thẳng, vươn cổ cho lý hình chém.
Thi hài của hai vị tử đạo đã được giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) đưa về an táng tại giáo xứ Mỹ Hương, và sau khi vua Tự Đức tha đạo, hài cốt các ngài được cải táng và cung nghinh về Đại chủng viện Phú Xuân (Huế).
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn linh mục Đoạn Trinh Hoan lên hàng Chân phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh cha Hoan lên bậc Hiển thánh.
Rõ ràng thánh linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan đã để lại một tấm gương mục tử tận tụy trong công tác mục vụ đối với người giáo dân, trung thành với Giáo Hội trong cơn gian nguy thử thách, đổ hết máu đào để chứng minh lòng tận trung với Thiên Chúa, xứng đáng là đấng chăn chiên tốt lành mà tiền nhân của giáo xứ Tam Tòa được hưởng ơn đức của ngài, thật đúng như cha thánh Gioan-Maria Vianê đã nói: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức”. Giáo dân Tam Tòa đang hướng về ánh sáng trước mặt.
2.- Đến sự hiến thân vì lý tưởng của một vị Trùm Hạt tận tụy.
Một tấm gương sáng khác nổi bật giữa tập thể giáo dân Sáo Bùn trong hậu bán thế kỷ 19 là Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng (tức Đắc, 1801-1861).
Sáng sớm ngày 26-5-1861, tại một địa điểm không xa giáo xứ Sáo Bùn nay đã trở thành pháp trường, khi hai người con trai và chị Thủ, con gái ông chạy ra khóc tiễn biệt cha, Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng giữa hai hàng lính tráng gươm trần dẫn đi, đã ôn tồn và đầy yêu thương nói những lời trăn trối sau cùng với các con:
“Các con của cha, đừng khóc, đừng buồn làm chi. Cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống hòa thuận yêu thương đùm bọc nhau.”
Matthêô Nguyễn Văn Phượng sinh khoảng năm 1801, tại làng Kẻ Lái (Tên chữ là Lý Nhơn), tổng Hà Bạc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Đội trưởng Nguyễn Văn Bường trước kia đặt tên cho con là Đắc, tên trong sổ bộ là Kế. Người trong xứ gọi ông là Phượng tức là gọi theo tên con gái đầu lòng của ông.
Mồ côi cha mẹ từ thuở thiếu niên, cậu Nguyễn Văn Đắc ở giúp linh mục Vincentê Nguyễn Thế Điểm ở giáo xứ Đan-Sa thuộc bờ bắc sông Gianh được 7 năm. Lớn lên ông Đắc kết hôn với cô Anê Vôn, con gái ông Đội Nghiêm, giáo dân xứ Sáo Bùn (Tam Tòa) nên chuyển vào sống thường trú tại làng Sáo Bùn là quê vợ và hành nghề thầy thuốc rồi chuyển qua buôn bán, lâu dần thành khá giả. Ông Nguyễn Văn Đắc có 8 người con, cô đầu tên Phượng, chồng chết, về ở với ông bà Đắc, cô con gái thứ là Thủ đi tu Dòng Mến Thánh Giá ở Sáo Bùn. Vợ ông, bà Anê Vôn, từ trần lúc 50 tuổi. Con cháu, hậu duệ của ông Nguyễn Văn Phượng sau này sinh sản thật đông đúc và sống hầu hết tại làng Đồng Mỹ (giáo xứ Tam Tòa), làng Đồng Dương (giáo xứ Sáo Cát), thị xã Đồng Hới tại Quảng Bình. Một người cháu nội của ông Nguyễn Văn Phượng sau đi tu làm linh mục lấy tên Nguyễn Văn Phượng (1895-1988) mang cả họ tên này để kính nhớ đến tổ tiên mình.
Khi làm Giám Mục của giáo phận Bắc Đàng Trong, Đức Cha Pellerin đã chia giáo phận ra làm 3 giáo hạt: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Đức Cha đã đặt ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng làm Trùm hạt Quảng Bình. Để làm tôn vinh vai trò quan trọng của các vị Trùm hạt, trong dịp lễ tấn phong Giám mục phó Sohier tại nhà thờ Di Loan đêm 17-8-1851, Đức Cha đã cho mời các ông Trùm hạt Quảng Bình Nguyễn Văn Phượng dẫn đầu đoàn chức việc các họ đạo tỉnh Quảng Bình cùng với ông Trùm hạt Quảng Trị Lê Thiện Thìn và Trùm hạt Thừa Thiên Hồ Đình Hy cùng các phái đoàn về Di Loan tham dự đại lễ.
Ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng vốn người đạo đức, nhiệt thành trong các công tác mục vụ, làm Trùm hạt và kiêm luôn Thầy giảng trong cơ cấu “Thầy giảng bậc nhì” (thầy giảng lựa chọn trong các giáo dân có gia đình nhưng đạo đức, có trình độ trí thức, nhiệt thành trong công tác phúc âm) và Trùm họ Sáo Bùn. Ông lại là người tận tụy với công việc mặc dù hoàn cảnh cấm đạo thời Tự Đức thật là gắt gao, vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm lo cho giáo dân và giáo phận.
Để chuẩn bị mừng lễ Hiển Linh (lễ Ba Vua), ông Nguyễn Văn Phượng đã rước cha Đoạn Trinh Hoan về giáo xứ Sáo Bùn để thăm giáo dân, viếng kẻ liệt, giải tội và dâng thánh lễ… Cha Hoan ẩn trú trong nhà ông Phượng nhưng bị hai người không Công Giáo ở làng Đức Phổ (tổng Thuận Lý, phủ Quảng Ninh) và làng Hữu Cai (cũng gọi là Hồ Cai (tổng Thuận Lý) rình mò, phát hiện và đi báo cáo với quan. Quân lính phục kích bắt được cha Hoan ở bờ sông đêm mồng 2 rạng mồng 3-1-1861. Sáng ngày mồng 3, quân lính kéo tới vây nhà ông Phượng, lục soát và thu được áo lễ, sách lễ, với nhiều đồ đạo. Ông Phượng bị bắt cùng với 8 người giao dân Sáo Bùn, giải về nhà lao Đồng Hới. Theo tài liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc ở Huế, trong số 8 người bị bắt có 4 người bị án lưu đày ra miền Bắc đó là ông biên, ông Quế, thầy Huệ và bà Ban, còn 4 người kia đã vượt ngục bỏ trốn.
Trong nhà giam ông Phượng bị tra tấn nhiều lần để buộc xuất giáo nhưng ông khẳng khái từ chối. Nhờ con cái nut lout tiền bạc cho quân lính nên chúng đối xử với ông có phần tử tế hơn. Ông có đôi khi được liên lạc với các tù nhân Công Giáo trong nhà giam, được một linh mục cải trang đưa Mình Thánh Chúa vào cho ông chịu. Cũng nhờ tiền nut lout lính canh ngục, có lần ông được về thăm Sáo Bùn, an ủi con cái và giáo dân. Ông thường mang một bộ áo Đức Bà và trối khi ông chết nên liệm vào quan tài cho ông.
Sáng ngày 26-5-1861, pháp trường ở ngoại thành Đồng Hới một lần nữa thấm máu vị anh hùng tử đạo khi vị Trùm hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng, 60 tuổi, thấy lý hình định cột ông vào cọc tre, đã xin họ khỏi phải cột làm gì vì ông sẽ quỳ thẳng vươn cổ lên cho đao phủ chém.
Giáo dân và thân nhân đã đưa thi hài ông về chôn cất tại giáo xứ Mỹ Hương. Sau lệnh tha đạo được công bố, thi hài được cải táng và đặt hài cốt trong hòm nhỏ sơn son thếp vàng. Trước đây tu viện Dòng Kín Kim Long giữ hòm xương thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng, sau đưa qua nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Tây Lộc, Thành Nội Huế cho đến ngày nay.
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ông Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng lên hàng Chân Phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.
Nhìn lại cuộc sống của thánh nhân, thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng đã tỏ rõ là một tấm gương tông đồ giáo dân nhiệt thành vì đức tin, bền đỗ trong hy vọng và tận tụy vì yêu mến. Với ba nhân đức đối thần đó, giáo xứ Sáo Bùn ngày xưa và giáo xứ Tam Tòa hiện nay quyết sống xứng đáng là con cháu, hậu duệ của vị Trùm Hạt hiến dâng mạng sống mình để xây dựng Hội Thánh Chúa, coi thường mọi thử thách gian nguy đến từ những chính quyền bất xứng, lộng hành và tham ngược.
3.- Giáo xứ Tam Tòa, khởi đầu bài học đấu tranh vì Công lý và Sự thật.
Trong tác phẩm viết về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có tên Man of the Century, The life and times of Pope John Paul II, Jonathan Kwitny cho biết vì không đến dự buổi lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nên Tổng Thống Pháp Valéry Giscard D’Estaing đã cử một vị đại diện của ông là André Frossard, một nhà báo Pháp rất ngoan đạo mà ông rất quen biết đến tham dự đại lễ đó. Cũng như hầu hết mọi người trong đám đông, Frossard như bị điện giật khi nghe câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Đừng sợ” . Frossard cho rằng những lời nói đó không chỉ nói cho người dân sống dưới chế độ cộng sản mà còn nói cho những người sợ chế độ cộng sản trên khắp hoàn vũ, và nhất là cho người Tây phương sợ hãi chế độ cộng sản.” Frossard cho hay đó không phải là lời nói của vị tân giáo hoàng người Ba Lan mà là tiếng nói của một người xứ Galilê tức muốn ám chỉ Đức Kitô Giêsu. (Trang 309)
Trước đây hai mươi thế kỷ, Đức Kitô đã nhiều lần gửi thông điệp “Đừng sợ” cho các tông đồ khi Người báo tin cho họ sẽ có nhiều kẻ mạo danh Người với nhiều giặc giã và tin đồn giặc giã (Mát-thêu 24: 4-6) hoặc khi Người đi trên mặt biển đến với họ mà họ tưởng là ma (Mác-cô 6: 45-51) hay cụ thể rõ ràng hơn khi Đức Kitô nói: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy.” (Lu-ca 12: 4-5)
Tháng Sáu năm 1979, sau khi được tôn phong lên ngôi vị kế tục Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã về thăm quê hương của Ngài và truyền cho dân chúng Ba Lan sứ điệp quan trọng đó bao gồm nhiều ý nghĩa “Các con đừng sợ!” Tìm hiểu thâm sâu trong nội dung của câu nói, người dân Ba-Lan thấy rằng Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh lời dạy của Thánh Kinh: “Khởi điểm của sự khôn ngoan là kính sợ Thiên Chúa” (Initium sapientiae, timor Domini). Con người trước hết phải kính sợ Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng cầm nắm mọi quyền năng sống và chết chứ không phải chính quyền của nhà nước phong kiến hay bạo quyền Cộng Sản.
Trong lịch sử bách hại đạo Công Giáo ở Việt Nam, vua Minh Mạng được các sử gia Tây phương coi như là một “Néron Việt Nam”vì những chính sách tàn ác của ông áp dụng trong việc tiêu diệt người Công Giáo trong suốt 20 năm ông cai trị. Minh Mạng từng được một vị quan trong triều khuyên là nên áp dụng phương pháp của Nhật Bản trong việc tiêu diệt đạo Công Giáo nhưng ông kiêu căng trả lời rằng: “Không cần thiết. Trẫm có phương pháp riêng của trẫm còn hay hơn của người Nhật nhiều.” (Phan Phát Huồn, History of the Catholic Church in Vietnam, Cứu Thế Tùng Thư, 2000, trang 348). Phương pháp của ông ta là gì nếu không ngoài ba việc đó là thứ nhất cấm ngặt các tàu buôn phương Tây đến Đại Nam vì là những phương tiện di chuyển của các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền đạo tại nước ta, thứ hai là tập trung tất cả các giáo sĩ lại một nơi gọi là Cung quán (Palace hotel) cắt đặt người theo dõi từng li từng tí một, thứ ba là giết hại giáo dân. Minh Mạng cũng từng huênh hoang thề sẽ diệt tận gốc đạo Công Giáo nhưng thời gian không cho phép ông làm được những việc đó. Tuy vậy, các giáo sĩ vẫn tới được Đại Nam và chỉ có ba vị giáo sĩ là Giám Mục Lefèbvre (Phú Hoài Nhân) trong vai trò thông ngôn bậc nhất, linh mục Gagelin (cố Kính, Tây Hoài Hóa) và linh mục Odoric Ofm (Tây Hoài Anh) thông ngôn bậc bảy hiện diện tập trung tại một chỗ gọi là Cung quán để làm công tác thông ngôn cho triều đình mà thôi. Đại đa số giáo sĩ, thừa sai vẫn sống trong dân, được người dân bảo bọc, che chở để tiếp tục truyền bá một thứ đạo mà dưới con mắt của Minh Mạng là “đi ngược truyền thống luân lý Á đông, bại hoại nhân luân” (sic). Giáo dân Việt Nam không sợ chết, không xuất giáo dù phải chịu biết bao thảm cảnh, ngược đãi, bách hại. Minh Mạng té ngựa chết vào năm 1840 và đạo Công Giáo vẫn tiếp tục phát triển ở trên nước ta sau cái chết của Néron Việt Nam.
Chủ nghĩa cộng sản cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện đầu độc nhân dân” nhưng ngày nay ai cũng thấy rằng chính chủ nghĩa cộng sản mới là thuốc phiện đã đầu độc gần một phần tư nhân loại trong thế kỷ trước và bây giờ mọi người đều đã tỉnh ngộ và đang cố gắng diệt trừ tận gốc cái chủ nghĩa phi nhân từng giết hại 100 triệu người vô tội trên hành tinh này.
Sau đây xin đọc một đoạn văn trích từ bài Quan điểm và cuộc sống của Nguyễn Hộ, một lãnh tụ trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cuối đời phản đối lại chế độ CS, nói về ý thức hệ cộng sản dẫn đến các cuộc đàn áp tôn giáo: “Với ý thức hệ Mác-xít: duy vật chống duy tâm, vô thần chống hữu thần, Đảng cộng sản Việt Nam đã thi hành chánh sách khống chế, kềm kẹp thậm chí khủng bố đàn áp đẫm máu đối với các tôn giáo ở Việt Nam như: Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo… với lý do tôn giáo là”hữu thần chống vô thần, “chống cộng sản”, là những kẻ “phản động”, “làm tay sai cho đế quốc”. Bằng lực lượng võ trang nắm trong tay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành những cuộc tảo thanh Cao Đài, Hòa Hảo tức tấn công, giết hại hàng loạt tín đồ và hàng giáo phẩm của hai đạo này trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược (1945, 46, 47, 48, 49). Đối tượng tảo thanh lúc bấy giờ ở Miền Đông Nam bộ bao gồm các tỉnh: Tây Ninh, Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh), Thủ dầu một (Sông Bé), Biên Hòa (Đồng Nai), Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), Chợ Lớn (Long An) là đồng bào tín đồ Cao Đài. Còn đối tượng tảo thanh ở Miền tây Nam bộ bao gồm các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang), Bạc Liêu (Minh Hải), Cần Thơ,… là đồng bào tín đồ Hòa Hảo.
Mặt trận liên quân B – mặt trận tảo thanh Cao Đài – ở Miền Đông Nam bộ được thành lập (1946) với các lực lượng võ trang bao gồm các chi đội: 12, 13, 15, 22, 6, bộ đội Hoàng Thọ… lấy tòa thánh Tây Ninh – trung tâm đầu não của lực lượng Cao Đài – làm mục tiêu tấn công. Chiến trận diễn ra ác liệt năm này sang năm nọ giữa lực lượng võ trang nói trên của Đảng cộng sản Việt nam và lực lượng võ trang Cao Đài có sự yểm trợ của quân đội Pháp; đồng thời cũng diễn ra các cuộc “tảo thanh” tín đồ Cao Đài ở khắp các ấp, xã thuộc các tỉnh Miền Đông Nam Bộ như: Tây Ninh, Gia Định (TPHCM), Thủ Dâu Một (Sông Bé)…
Bằng cách tập hợp đồng bào đi phá hoại đường để bảo vệ vùng giải phóng thuộc Củ Chi – gọi là “khu 5” – Ban chỉ huy ra lịnh: ai có đạo đứng một bên, ai không có đạo đứng một bên; ai có đạo ở lại, ai không có đạo đi phá đường. Do vậy, hàng trăm người có đạo – toàn là tín đồ Cao Đài gồm nam, nữ, ông già, bà cả, thanh niên, trung niên – được điều động đến mé rừng rậm. Sau đó nhiều loạt súng liên thanh nổ liên tiếp với tiếng người kêu la gào thét kinh khủng. Thế là số phận bi thảm của đồng bào Cao Đài nói trên đã kết liễu. Thi hài của họ được vùi dập xuống các hầm đào sẵn ở rừng Làng và Sở cao su Me-sắc (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi). Vào năm 1950, người ta đã phát hiện ở rừng Bời Lời (Trảng Bàng – Tây Ninh) có 5-7 hầm toàn sọ người. Hay như ở xã Vĩnh Lộc (thuộc Gò Vấp, Gia Định cũ), về sau này, hàng năm đều có ngày giỗ thống nhứt – giỗ những đồng bào tín đồ Cao Đài trong xã, ấp bị giết hàng loạt cùng ngày bởi các cuộc tảo thanh tàn bạo nói trên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và 20 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1975) bao gồm cả thời kỳ đất nước chia cắt thành 2 miền: Nam, bắc (miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam thuộc địa của Mỹ), đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ở miền bắc xã hội chủ nghĩa là đối tượng đàn áp quyết liệt của chánh quyền cộng sản; đặc biệt lúc Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (tháng 07/1954) qui định chia cắt tạm thời đất nước thành hai miền, được ký kết thì lập tức có hai triệu đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ồ ạt di cư vào Nam sinh sống và để thoát khỏi “tai họa cộng sản”. Do đó, đối với số đồng bào và hàng giáo phẩm của các tôn giáo nói trên còn ở lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 20 năm (1955-1975) quả là rất nặng nề, không khác gì cuộc sống ở một trại giam lớn.
Phật giáo Việt Nam với truyền thống yêu nước là tôn giáo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống độc tài, tham nhũng, đòi dân chủ tự do và hòa bình (đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam) trong suốt thời kỳ Đế quốc Mỹ và tay sai thống trị. Nhưng sau khi Miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Phật Giáo lại trở thành đối tượng kềm kẹp, khống chế, trấn áp của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người thuộc hàng giáo phẩm và tín đồ Phật giáo bị qui chụp là “phản động”, “chống cách mạng” và bị bắt bớ, giam cầm, quản thúc chỉ vì họ muốn được tự do trong cuộc sống, tự do tín ngưỡng, hành đạo, tự do nói lên quan điểm tư tưởng riêng của mình.”
Độc ác, tàn bạo như Minh Mạng cũng chỉ ngồi trên ngai vàng được 20 năm. Cộng sản Việt Nam có giữ được quyền bính đời đời hay không?
Trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh lạnh trước đây, có thể nói không nơi nào mà hệ thống mật vụ được tổ chức đúng chuẩn mực và tinh vi như chế độ Stasi của Đông Đức. Ở đây cứ 50 người dân thì bị một tên mật vụ quản lý. Ngăn cách giữa thành phố Đông Bá Linh và Tây Bá Linh là một bức tường ô nhục xây cất từ ngày 13-8-1961 đến ngày bức tường bị phá đổ 09-11-1989 mà chỉ có vài chục người vượt qua được trong lúc có khoảng 190 người bị bắn chết khi toan vượt bức tường và khoảng 400 người bị bắn chết trong vòng đai biên giới. Có thể nói Đông Đức là một nhà tù khổng lồ. Erich Honecker, chủ tịch Đông Đức đã huênh hoang tuyên bố: “Cứ tình trạng như vầy thì tôi ngồi êm ru 50 năm hoặc cả trăm năm nữa.” Cuối cùng thì cũng không lâu sau đó vài tháng hắn phải cuốn gói trốn chui trốn nhủi trong một ngồi nhà tại Moscou, rồi sau đó lại tha phương cầu thực để rồi chết một cách nhục nhã ở Chilê ngày 29-5-1994.
Có thể rút ra một bài học khác về chế độ vương triều cộng sản ngắn ngủi của Rumania khi bạo chúa cộng sản Nicolae Ceausescu, con một nông dân, học hành chỉ đến hết bậc tiểu học nhưng lại có bằng cử nhân kinh tế để khoe mẽ với đời. Tổ chức mật vụ Securitate của Ceausescu rất độc ác với người dân trong nước. Hắn xây văn phòng làm việc cả 1000 phòng, riêng cho vợ hắn một tòa nhà trên dưới 50 phòng. Hắn đưa anh em dòng họ vào các chức vụ béo bở trong chính quyền, cướp đất đai mầu mỡ của dân chúng. Khi thế lực hắn bắt đầu xuống dốc, hắn cầu khẩn Gorbachew cứu nhưng ông này bảo hắn “Hãy từ chức và cút đi” . Hắn sử dụng lực lượng mật vụ để duy trì ngai vàng nhưng quân đội đã chống lại hắn. Ngày 25-12-1989, quân đội bắt được hai vợ chồng hắn và xử bắn chiều hôm đó. Cả hai Honecker và Ceausescu đều là chủ tịch đảng cộng sản. Số phận bi đát của lịch sử đâu có chừa ra cho hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản việt nam ! (Vietcatholic, Thứ Tư 23-01-2008).
Nhìn lại, người giáo dân Việt Nam nói chung và giáo dân Tam Tòa nói riêng đã có những trải nghiệm đau thương từ vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ đến các sự kiện liên quan tới giáo xứ Thái Hà để rút ra những nhận thức làm cẩm nang cho hành động của mình, bình tĩnh trước mọi động thái của bạo quyền.
Trước hết, đây không đơn thuần là những vụ đòi đất nhưng là tranh đấu cho công lý giữa bạo quyền và những tầng lớp bị áp bức. Cộng sản từng nói rằng ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Chính quyền Quảng Bình đã tự quyền sử dụng nhà thờ Tam Tòa làm chứng tích lưu niệm tội ác “đế quốc Mỹ” mà không có ý kiến của giáo phận Huế (nay là thuộc giáo phận Vinh) chính là đoạt quyền sở hữu chủ, là tạo nên bất công thì bổn phận người giáo dân là phải đấu tranh diệt trừ bất công đó, lấy lại quyền sở hữu của mình.
Đã qua rồi thời của cơ chế xin – cho áp dụng đối với tôn giáo, và như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã công khai nói trước mặt Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20-9-2008 rằng: “Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho” . Vì vậy giáo dân Tam Tòa với cương vị là một công dân phải tranh đấu để ánh sáng công lý soi chiếu trong đời sống xã hội, đẩy lùi bất công, áp bức đến từ bất cứ nơi nào nhất là từ phía bạo quyền.
Người Việt Nam có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Quan cộng sản, quan cách mạng cũng cần nhớ rằng các anh chỉ là nhất thời phất lên còn quần chúng, nhân dân mới là trường cửu, vạn đại. Hữu thế bất khả hưởng tận, bài học khôn ngoan ở trong cuộc đời là vậy nhưng thực tế cho thấy những điều trái cựa trong xã hội cộng sản được mô tả qua những lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải: “Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ nhất… Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hòa nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.”
Sự kiện người giáo dân Tam Tòa bị hành hung bằng bạo lực, bị đánh đập, các phụ nữ, trẻ em bị công an và đám “quần chúng tự phát” Quảng Bình lôi đi xềnh xệch như lôi một con chó, đến nỗi tuột cả áo quần và mới đây hai linh mục là cha Nguyễn Đình Phú, quản xứ Dũ Lộc và cha Bính bị bọn công an giả dạng du côn ở Quảng Bình đánh trọng thương (VietcatholicNews, ngày 28-7-2009) đúng như sự xác quyết của linh mục Vũ Khởi Phụng: “Xã hội hôm nay đã đánh mất tâm linh. Lại không còn công lý. Vì thế nhân phẩm con người không còn được tôn trọng, các quyền căn bản của con người không còn được duy trì và bảo đảm đúng nghĩa… Cầu nguyện cho xã hội chúng ta được đi vào thế giới của sự thật, thế giới của nhân phẩm. Hãy đặt niềm tin nơi Thiên Chúa để từ đấy thiết định niềm tin nơi con người… Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với tâm hồn nghèo khó, với tâm hồn hiền lành, với tâm hồn khát khao công bằng và chân lý. Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với trái tim biết thương xót những con người nghèo hèn, bé mọn, chưa bao giờ được sống đích thực với nhân phẩm của mình.”
Người giáo dân Tam Tòa thừa kế tinh thần tử đạo của các bậc tổ tiên, hãy dũng mãnh chuẩn bị bước vào thế trận đấu tranh mới. Cũng như Tự do và Dân chủ, Công lý và Sự thật không phải là thứ van xin mà được, nhưng phải đứng lên giành lấy từ tay loại bạo quyền bất xứng. Chắc chắn người dân giáo xứ Tam Tòa không còn cô đơn như tổ tiên họ trước đây nhưng toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ sẽ hướng về giáo xứ Tam Tòa để chờ đón một ngày mai xán lạn.
Xin nhớ lấy lời dạy trong thông điệp quý báu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Các con đừng sợ!”
New Jersey 27-7-2009
Minh Mệnh ngự đề văn khổ khắc,
Lê-Ô châu điểm bút tiêu dao.
Có nghĩa là: Vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo, gây đau khổ, chết chóc; Giáo Hoàng Lê-Ô phong các vị tử đạo lên hàng chân phước, hiển vinh.
Chúng tôi tạm dịch ra bằng thơ:
Minh Mạng chiếu truyền tin thảm khốc,
Lê-Ô bút chỉ áng tiêu dao..
Biến cố ngày 20-7-2009 đối với giáo xứ Tam Tòa khi hàng trăm công an của chế độ bạo tàn CS ào tới hành hung, đánh đập và bắt đi 20 giáo dân trong số những người tới nền nhà thờ đổ nát dựng lều để làm nơi phụng tự. Có những trẻ em, phụ nữ bị công an lôi sềnh sệch đi như lôi một con chó, tuột cả quần áo ngoài đường mà chúng không màng giữ gìn một chút nhân phẩm cho người dân trong một xã hội được bạo quyền rêu rao là “văn minh lịch sự”. Biến cố đó không chỉ là màn mở đầu của một tiến trình viết lên trang sử đức tin mới mà còn là một hồi chuông vang vọng khắp nơi thúc dục, kêu gọi người Công Giáo Việt Nam nói chung và giáo xứ Tam Tòa nói riêng dũng cảm noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam hiên ngang trong đức tin, dũng cảm trong hành động và bền đỗ trong nguyện cầu để minh chứng cho Sự thật và Công lý như tổ tiên chúng ta đã từng biểu lộ trong nhiều thế kỷ trước đây.
1.- Từ tấm gương trong sáng của một mục tử nhân lành…
Đối với giáo xứ Tam Tòa, các địa danh Kẻ Sen, Kẻ Bàng hay ngày nay gọi tắt là Sen Bàng là như anh em ruột thịt trong một gia đình. Ngày nay các địa danh đó gắn liền với một danh xưng, hơn nữa một thắng cảnh có tầm vóc quốc tế là Phong Nha do nhu cầu thưởng ngoạn và du lịch của người dân trong nước và thế giới, nhưng trước đây hàng thế kỷ nơi đây là căn cứ địa bảo vệ đức tin của người dân Công Giáo, có xứ đạo, có dòng nữ tu và tiểu chủng viện và vốn là chốn thâm sơn cùng cốc mà cũng là nhiệm sở đầu tiên của một linh mục, sau này được Giáo hội Rôma phong lên hàng hiển thánh vì phúc tử đạo của người, đó là linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan (1798-1861). Linh mục Đoạn Trinh Hoan là cha sở xứ đạo Sáo Bùn, tiền thân của giáo xứ Tam Tòa, và về sau bị bắt tại đây, đã trở thành một chứng nhân đức tin được giáo xứ Tam Tòa kính nhớ như là một bậc tổ tiên của giáo xứ.
Linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan xuất thân trong một gia đình có nhiều người làm linh mục, bị đày đọa, bắt bớ, cầm tù, chết trong ngục hay chết vì đạo. Cha của ngài là Batôlômêô Đoạn Trinh Sương, mẹ là Isave Diệm sinh hai con là Đoạn Trinh Cung và Đoạn Trinh Hoan.
Ông Đoạn Trinh Cung chết rũ tù dưới thời bắt đạo của Tây Sơn. Các con của ônglà Đoạn Trinh Cách bị lưu đày, và một người con khác là linh mục Đoạn Trinh Khoan (1829-1885) bị quân Văn Thân thiêu sát tại nhà thờ Dương Lộc, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị ngày 8-9-1885.
Thuở ấu thời, Đoạn Trinh Hoan học La-tinh với cậu ruột là cha Kiết, sau được cha này bảo trợ vào học Tiểu chủng viện An Ninh năm 1802 (?). Niên đại này có lẽ không đúng lắm vì lúc đó Đoạn Trinh hoan mới có 4 tuổi. Khoảng năm 1816, Đoạn Trinh Hoan được Đức Cha Labartette gửi qua học chủng viện Pénang, rồi về nước năm 1824. Thầy Hoan giúp chủng viện An Ninh rồi khi thừa sai Jaccard (tên VN là Phan) đưa chủng viện vào Dương Sơn, thầy Hoan cũng theo vào và từ đó làm thư ký cho Đức Cha Taberd. Năm 1836, Đức Cha Stéphane Cuénot (tên VN là Thể) truyền chức linh mục cho thầy Hoan tại nhà thờ Gò Thị (Bình Định) và phái tân linh mục ra coi hai xứ Kẻ Sen và Kẻ Bàng từ năm 1836 đến 1838.
Từ năm 1838 đến 1842, ngài coi xứ Bái Trời thuộc phủ Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, vào coi sóc một vài xứ đạo ở Huế rồi lại ra Sen Bàng lần thứ hai trong bốn năm.
Năm 1850, giáo phân Bắc Đàng Trong (tức giáo phận Huế ngày nay) được thành lập và Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) bổ nhiệm linh mục Đoạn Trinh Hoan làm cha sở họ Sáo Bùn (Tam Tòa, Đồng Hới) khoảng cuối năm 1851, đồng thời phụ trách hai tu viện Dòng Mến Thánh Giá Mỹ Hương và Đòng Mến Thánh Giá Kẻ Bàng.
Tư liệu của giáo phận Huế cho biết linh mục Đoạn Trinh Hoan là người có công trong việc đào tạo nên một số linh mục trẻ tuổi, xuất sắc như linh mục Đoạn Trinh Khoan (con ông anh ngài), linh mục Trần Phi Long, linh mục Inhaxiô Lê Văn Huấn, thầy Sáu Cang v.v… Các Giám Mục Cuénot, Pellerin, Sohier rất tín nhiệm cha Hoan trong công tác giáo dục, mục vụ, đào tạo thế hệ linh mục trẻ và nhiệt liệt khen ngợi ngài.
Lúc bấy giờ, làn sóng khủng bố người Công Giáo dâng cao với chính sách “phân tháp” ác nghiệt đang bổ xuống đầu giáo dân. Theo chính sách này, các gia đình công giáo bị tách ra khỏi xứ đạo, buộc sống chung với các gia đình ngoại giáo, con cái không được ở chung với cha mẹ Công Giáo để không học đạo được. Ruộng đất, vườn tược, trâu bò, nông cu, của chìm nổi của người Công Giáo bị buộc giao cho bọn lý trưởng, chức dịch hay người ngoại giáo quản lý, thủ đắc. Các linh mục không có nhà thờ để làm lễ, giáo dân không có nơi phượng tự để đọc kinh, dự lễ và nguyện ngắm. Giáo dân bị gọi tên một cách khinh bỉ là “dữu dân” (dữu là tên một thứ cỏ dại). Cảnh tình khốn nạn đó không kêu thấu vào đâu được.
Vào đầu năm 1861, cha Hoan đến xứ đạo Sáo Bùn (Tam Tòa) cho giáo dân xưng tội để chuẩn bị mừng lễ Ba Vua (tức Lễ Hiển Linh). Nơi đây cha được ông Trùm xứ Matthêô Nguyễn Văn Phượng lo nơi trú ẩn chu đáo. Lúc bấy giờ có hai người ngoài Công Giáo thuộc hai làng Đức Phổ và Hữu Cai (còn gọi là Hồ Cai) rình rập theo dõi và đi tố giác với quan. Quan quân tại tỉnh lị đóng ở Đồng Hới chuẩn bị kéo đến Sáo Bùn. Có ba giáo dân Sáo Bùn thấy vậy bèn cấp báo vì biết có thể người ta chuẩn bị đến bắt cha Hoan trong khi đó các vị trong Ban chức việc bán tín bán nghi nên không chịu dẫn cha Hoan đi trốn ngay. Khi quan quân kéo đến Sáo Bùn, cha Hoan chạy ra bờ sông, xuống được một chiếc thuyền chèo ra xa. Không tìm thấy dấu tích vị linh mục, quan quân dập tắt hết đuốc đèn kéo ra bờ sông phục kích. Cha Hoan thấy bốn bề yên tĩnh bèn lên bờ tìm một bụi kín để núp nhưng bị lính phát hiện, báo động và ngài buộc phải lên tiếng xưng mình là đạo trưởng. Lính bắt ngài dẫn về Đồng Hới lúc đó đã quá nửa đêm ngày mồng 2 rạng mồng 3-1-1861.
Sáng ngày 3-1-1861, quan quân lùng bắt được ông Trùm Hạt Nguyễn Văn Phượng.
Nghe tin cha Hoan bị bắt, Đức Cha Sohier (tên VN là Bình) lúc đó đang ẩn trốn ở Sen Bàng, xuất 15 nén bạc cộng thêm một số tiền của một vài giáo hữu giàu có ở đây đem vào Đồng Hới để tính chuộc cha Hoan ra nhưng các quan ở Đồng Hới không dám thả ngài vì chức vị ngài là đạo trưởng vốn là đối tượng chủ yếu trong các cuộc bách hại, ruồng bố của triều đình.
Trong tù, linh mục Đoạn Trinh Hoan bị tra tấn nhiều lần nhưng ngài không chịu xuất giáo, và vẫn hiên ngang làm công tác mục vụ như giải tội cho các tù nhân, ủi an khuyên bảo họ.
Ngày 25-5-1861, vua Tự Đức đã duyệt phê bản án và gửi ra Đồng Hới.
Ngày 26-5-1861, linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan và Trùm Hạt Matthêô Nguyễn Văn Phượng bị chém tại pháp trường Đồng Hới sau khi xin quan cho khỏi trói vào cọc, và quỳ thẳng, vươn cổ cho lý hình chém.
Thi hài của hai vị tử đạo đã được giáo dân Sáo Bùn (Tam Tòa) đưa về an táng tại giáo xứ Mỹ Hương, và sau khi vua Tự Đức tha đạo, hài cốt các ngài được cải táng và cung nghinh về Đại chủng viện Phú Xuân (Huế).
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã suy tôn linh mục Đoạn Trinh Hoan lên hàng Chân phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn vinh cha Hoan lên bậc Hiển thánh.
Rõ ràng thánh linh mục Gioan Đoạn Trinh Hoan đã để lại một tấm gương mục tử tận tụy trong công tác mục vụ đối với người giáo dân, trung thành với Giáo Hội trong cơn gian nguy thử thách, đổ hết máu đào để chứng minh lòng tận trung với Thiên Chúa, xứng đáng là đấng chăn chiên tốt lành mà tiền nhân của giáo xứ Tam Tòa được hưởng ơn đức của ngài, thật đúng như cha thánh Gioan-Maria Vianê đã nói: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức”. Giáo dân Tam Tòa đang hướng về ánh sáng trước mặt.
2.- Đến sự hiến thân vì lý tưởng của một vị Trùm Hạt tận tụy.
Một tấm gương sáng khác nổi bật giữa tập thể giáo dân Sáo Bùn trong hậu bán thế kỷ 19 là Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng (tức Đắc, 1801-1861).
Sáng sớm ngày 26-5-1861, tại một địa điểm không xa giáo xứ Sáo Bùn nay đã trở thành pháp trường, khi hai người con trai và chị Thủ, con gái ông chạy ra khóc tiễn biệt cha, Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng giữa hai hàng lính tráng gươm trần dẫn đi, đã ôn tồn và đầy yêu thương nói những lời trăn trối sau cùng với các con:
“Các con của cha, đừng khóc, đừng buồn làm chi. Cha đã gặp vận hội may mắn. Anh em chúng con hãy sống hòa thuận yêu thương đùm bọc nhau.”
Matthêô Nguyễn Văn Phượng sinh khoảng năm 1801, tại làng Kẻ Lái (Tên chữ là Lý Nhơn), tổng Hà Bạc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Đội trưởng Nguyễn Văn Bường trước kia đặt tên cho con là Đắc, tên trong sổ bộ là Kế. Người trong xứ gọi ông là Phượng tức là gọi theo tên con gái đầu lòng của ông.
Mồ côi cha mẹ từ thuở thiếu niên, cậu Nguyễn Văn Đắc ở giúp linh mục Vincentê Nguyễn Thế Điểm ở giáo xứ Đan-Sa thuộc bờ bắc sông Gianh được 7 năm. Lớn lên ông Đắc kết hôn với cô Anê Vôn, con gái ông Đội Nghiêm, giáo dân xứ Sáo Bùn (Tam Tòa) nên chuyển vào sống thường trú tại làng Sáo Bùn là quê vợ và hành nghề thầy thuốc rồi chuyển qua buôn bán, lâu dần thành khá giả. Ông Nguyễn Văn Đắc có 8 người con, cô đầu tên Phượng, chồng chết, về ở với ông bà Đắc, cô con gái thứ là Thủ đi tu Dòng Mến Thánh Giá ở Sáo Bùn. Vợ ông, bà Anê Vôn, từ trần lúc 50 tuổi. Con cháu, hậu duệ của ông Nguyễn Văn Phượng sau này sinh sản thật đông đúc và sống hầu hết tại làng Đồng Mỹ (giáo xứ Tam Tòa), làng Đồng Dương (giáo xứ Sáo Cát), thị xã Đồng Hới tại Quảng Bình. Một người cháu nội của ông Nguyễn Văn Phượng sau đi tu làm linh mục lấy tên Nguyễn Văn Phượng (1895-1988) mang cả họ tên này để kính nhớ đến tổ tiên mình.
Khi làm Giám Mục của giáo phận Bắc Đàng Trong, Đức Cha Pellerin đã chia giáo phận ra làm 3 giáo hạt: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Đức Cha đã đặt ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng làm Trùm hạt Quảng Bình. Để làm tôn vinh vai trò quan trọng của các vị Trùm hạt, trong dịp lễ tấn phong Giám mục phó Sohier tại nhà thờ Di Loan đêm 17-8-1851, Đức Cha đã cho mời các ông Trùm hạt Quảng Bình Nguyễn Văn Phượng dẫn đầu đoàn chức việc các họ đạo tỉnh Quảng Bình cùng với ông Trùm hạt Quảng Trị Lê Thiện Thìn và Trùm hạt Thừa Thiên Hồ Đình Hy cùng các phái đoàn về Di Loan tham dự đại lễ.
Ông Matthêô Nguyễn Văn Phượng vốn người đạo đức, nhiệt thành trong các công tác mục vụ, làm Trùm hạt và kiêm luôn Thầy giảng trong cơ cấu “Thầy giảng bậc nhì” (thầy giảng lựa chọn trong các giáo dân có gia đình nhưng đạo đức, có trình độ trí thức, nhiệt thành trong công tác phúc âm) và Trùm họ Sáo Bùn. Ông lại là người tận tụy với công việc mặc dù hoàn cảnh cấm đạo thời Tự Đức thật là gắt gao, vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm lo cho giáo dân và giáo phận.
Để chuẩn bị mừng lễ Hiển Linh (lễ Ba Vua), ông Nguyễn Văn Phượng đã rước cha Đoạn Trinh Hoan về giáo xứ Sáo Bùn để thăm giáo dân, viếng kẻ liệt, giải tội và dâng thánh lễ… Cha Hoan ẩn trú trong nhà ông Phượng nhưng bị hai người không Công Giáo ở làng Đức Phổ (tổng Thuận Lý, phủ Quảng Ninh) và làng Hữu Cai (cũng gọi là Hồ Cai (tổng Thuận Lý) rình mò, phát hiện và đi báo cáo với quan. Quân lính phục kích bắt được cha Hoan ở bờ sông đêm mồng 2 rạng mồng 3-1-1861. Sáng ngày mồng 3, quân lính kéo tới vây nhà ông Phượng, lục soát và thu được áo lễ, sách lễ, với nhiều đồ đạo. Ông Phượng bị bắt cùng với 8 người giao dân Sáo Bùn, giải về nhà lao Đồng Hới. Theo tài liệu của linh mục Nguyễn Văn Ngọc ở Huế, trong số 8 người bị bắt có 4 người bị án lưu đày ra miền Bắc đó là ông biên, ông Quế, thầy Huệ và bà Ban, còn 4 người kia đã vượt ngục bỏ trốn.
Trong nhà giam ông Phượng bị tra tấn nhiều lần để buộc xuất giáo nhưng ông khẳng khái từ chối. Nhờ con cái nut lout tiền bạc cho quân lính nên chúng đối xử với ông có phần tử tế hơn. Ông có đôi khi được liên lạc với các tù nhân Công Giáo trong nhà giam, được một linh mục cải trang đưa Mình Thánh Chúa vào cho ông chịu. Cũng nhờ tiền nut lout lính canh ngục, có lần ông được về thăm Sáo Bùn, an ủi con cái và giáo dân. Ông thường mang một bộ áo Đức Bà và trối khi ông chết nên liệm vào quan tài cho ông.
Sáng ngày 26-5-1861, pháp trường ở ngoại thành Đồng Hới một lần nữa thấm máu vị anh hùng tử đạo khi vị Trùm hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng, 60 tuổi, thấy lý hình định cột ông vào cọc tre, đã xin họ khỏi phải cột làm gì vì ông sẽ quỳ thẳng vươn cổ lên cho đao phủ chém.
Giáo dân và thân nhân đã đưa thi hài ông về chôn cất tại giáo xứ Mỹ Hương. Sau lệnh tha đạo được công bố, thi hài được cải táng và đặt hài cốt trong hòm nhỏ sơn son thếp vàng. Trước đây tu viện Dòng Kín Kim Long giữ hòm xương thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng, sau đưa qua nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Tây Lộc, Thành Nội Huế cho đến ngày nay.
Ngày 2-5-1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ông Trùm Hạt Quảng Bình Matthêô Nguyễn Văn Phượng lên hàng Chân Phúc.
Ngày 19-6-1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.
Nhìn lại cuộc sống của thánh nhân, thánh Matthêô Nguyễn Văn Phượng đã tỏ rõ là một tấm gương tông đồ giáo dân nhiệt thành vì đức tin, bền đỗ trong hy vọng và tận tụy vì yêu mến. Với ba nhân đức đối thần đó, giáo xứ Sáo Bùn ngày xưa và giáo xứ Tam Tòa hiện nay quyết sống xứng đáng là con cháu, hậu duệ của vị Trùm Hạt hiến dâng mạng sống mình để xây dựng Hội Thánh Chúa, coi thường mọi thử thách gian nguy đến từ những chính quyền bất xứng, lộng hành và tham ngược.
3.- Giáo xứ Tam Tòa, khởi đầu bài học đấu tranh vì Công lý và Sự thật.
Trong tác phẩm viết về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có tên Man of the Century, The life and times of Pope John Paul II, Jonathan Kwitny cho biết vì không đến dự buổi lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nên Tổng Thống Pháp Valéry Giscard D’Estaing đã cử một vị đại diện của ông là André Frossard, một nhà báo Pháp rất ngoan đạo mà ông rất quen biết đến tham dự đại lễ đó. Cũng như hầu hết mọi người trong đám đông, Frossard như bị điện giật khi nghe câu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Đừng sợ” . Frossard cho rằng những lời nói đó không chỉ nói cho người dân sống dưới chế độ cộng sản mà còn nói cho những người sợ chế độ cộng sản trên khắp hoàn vũ, và nhất là cho người Tây phương sợ hãi chế độ cộng sản.” Frossard cho hay đó không phải là lời nói của vị tân giáo hoàng người Ba Lan mà là tiếng nói của một người xứ Galilê tức muốn ám chỉ Đức Kitô Giêsu. (Trang 309)
Trước đây hai mươi thế kỷ, Đức Kitô đã nhiều lần gửi thông điệp “Đừng sợ” cho các tông đồ khi Người báo tin cho họ sẽ có nhiều kẻ mạo danh Người với nhiều giặc giã và tin đồn giặc giã (Mát-thêu 24: 4-6) hoặc khi Người đi trên mặt biển đến với họ mà họ tưởng là ma (Mác-cô 6: 45-51) hay cụ thể rõ ràng hơn khi Đức Kitô nói: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy.” (Lu-ca 12: 4-5)
Tháng Sáu năm 1979, sau khi được tôn phong lên ngôi vị kế tục Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã về thăm quê hương của Ngài và truyền cho dân chúng Ba Lan sứ điệp quan trọng đó bao gồm nhiều ý nghĩa “Các con đừng sợ!” Tìm hiểu thâm sâu trong nội dung của câu nói, người dân Ba-Lan thấy rằng Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh lời dạy của Thánh Kinh: “Khởi điểm của sự khôn ngoan là kính sợ Thiên Chúa” (Initium sapientiae, timor Domini). Con người trước hết phải kính sợ Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng cầm nắm mọi quyền năng sống và chết chứ không phải chính quyền của nhà nước phong kiến hay bạo quyền Cộng Sản.
Trong lịch sử bách hại đạo Công Giáo ở Việt Nam, vua Minh Mạng được các sử gia Tây phương coi như là một “Néron Việt Nam”vì những chính sách tàn ác của ông áp dụng trong việc tiêu diệt người Công Giáo trong suốt 20 năm ông cai trị. Minh Mạng từng được một vị quan trong triều khuyên là nên áp dụng phương pháp của Nhật Bản trong việc tiêu diệt đạo Công Giáo nhưng ông kiêu căng trả lời rằng: “Không cần thiết. Trẫm có phương pháp riêng của trẫm còn hay hơn của người Nhật nhiều.” (Phan Phát Huồn, History of the Catholic Church in Vietnam, Cứu Thế Tùng Thư, 2000, trang 348). Phương pháp của ông ta là gì nếu không ngoài ba việc đó là thứ nhất cấm ngặt các tàu buôn phương Tây đến Đại Nam vì là những phương tiện di chuyển của các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền đạo tại nước ta, thứ hai là tập trung tất cả các giáo sĩ lại một nơi gọi là Cung quán (Palace hotel) cắt đặt người theo dõi từng li từng tí một, thứ ba là giết hại giáo dân. Minh Mạng cũng từng huênh hoang thề sẽ diệt tận gốc đạo Công Giáo nhưng thời gian không cho phép ông làm được những việc đó. Tuy vậy, các giáo sĩ vẫn tới được Đại Nam và chỉ có ba vị giáo sĩ là Giám Mục Lefèbvre (Phú Hoài Nhân) trong vai trò thông ngôn bậc nhất, linh mục Gagelin (cố Kính, Tây Hoài Hóa) và linh mục Odoric Ofm (Tây Hoài Anh) thông ngôn bậc bảy hiện diện tập trung tại một chỗ gọi là Cung quán để làm công tác thông ngôn cho triều đình mà thôi. Đại đa số giáo sĩ, thừa sai vẫn sống trong dân, được người dân bảo bọc, che chở để tiếp tục truyền bá một thứ đạo mà dưới con mắt của Minh Mạng là “đi ngược truyền thống luân lý Á đông, bại hoại nhân luân” (sic). Giáo dân Việt Nam không sợ chết, không xuất giáo dù phải chịu biết bao thảm cảnh, ngược đãi, bách hại. Minh Mạng té ngựa chết vào năm 1840 và đạo Công Giáo vẫn tiếp tục phát triển ở trên nước ta sau cái chết của Néron Việt Nam.
Chủ nghĩa cộng sản cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện đầu độc nhân dân” nhưng ngày nay ai cũng thấy rằng chính chủ nghĩa cộng sản mới là thuốc phiện đã đầu độc gần một phần tư nhân loại trong thế kỷ trước và bây giờ mọi người đều đã tỉnh ngộ và đang cố gắng diệt trừ tận gốc cái chủ nghĩa phi nhân từng giết hại 100 triệu người vô tội trên hành tinh này.
Sau đây xin đọc một đoạn văn trích từ bài Quan điểm và cuộc sống của Nguyễn Hộ, một lãnh tụ trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, cuối đời phản đối lại chế độ CS, nói về ý thức hệ cộng sản dẫn đến các cuộc đàn áp tôn giáo: “Với ý thức hệ Mác-xít: duy vật chống duy tâm, vô thần chống hữu thần, Đảng cộng sản Việt Nam đã thi hành chánh sách khống chế, kềm kẹp thậm chí khủng bố đàn áp đẫm máu đối với các tôn giáo ở Việt Nam như: Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo… với lý do tôn giáo là”hữu thần chống vô thần, “chống cộng sản”, là những kẻ “phản động”, “làm tay sai cho đế quốc”. Bằng lực lượng võ trang nắm trong tay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành những cuộc tảo thanh Cao Đài, Hòa Hảo tức tấn công, giết hại hàng loạt tín đồ và hàng giáo phẩm của hai đạo này trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược (1945, 46, 47, 48, 49). Đối tượng tảo thanh lúc bấy giờ ở Miền Đông Nam bộ bao gồm các tỉnh: Tây Ninh, Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh), Thủ dầu một (Sông Bé), Biên Hòa (Đồng Nai), Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), Chợ Lớn (Long An) là đồng bào tín đồ Cao Đài. Còn đối tượng tảo thanh ở Miền tây Nam bộ bao gồm các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang), Bạc Liêu (Minh Hải), Cần Thơ,… là đồng bào tín đồ Hòa Hảo.
Mặt trận liên quân B – mặt trận tảo thanh Cao Đài – ở Miền Đông Nam bộ được thành lập (1946) với các lực lượng võ trang bao gồm các chi đội: 12, 13, 15, 22, 6, bộ đội Hoàng Thọ… lấy tòa thánh Tây Ninh – trung tâm đầu não của lực lượng Cao Đài – làm mục tiêu tấn công. Chiến trận diễn ra ác liệt năm này sang năm nọ giữa lực lượng võ trang nói trên của Đảng cộng sản Việt nam và lực lượng võ trang Cao Đài có sự yểm trợ của quân đội Pháp; đồng thời cũng diễn ra các cuộc “tảo thanh” tín đồ Cao Đài ở khắp các ấp, xã thuộc các tỉnh Miền Đông Nam Bộ như: Tây Ninh, Gia Định (TPHCM), Thủ Dâu Một (Sông Bé)…
Bằng cách tập hợp đồng bào đi phá hoại đường để bảo vệ vùng giải phóng thuộc Củ Chi – gọi là “khu 5” – Ban chỉ huy ra lịnh: ai có đạo đứng một bên, ai không có đạo đứng một bên; ai có đạo ở lại, ai không có đạo đi phá đường. Do vậy, hàng trăm người có đạo – toàn là tín đồ Cao Đài gồm nam, nữ, ông già, bà cả, thanh niên, trung niên – được điều động đến mé rừng rậm. Sau đó nhiều loạt súng liên thanh nổ liên tiếp với tiếng người kêu la gào thét kinh khủng. Thế là số phận bi thảm của đồng bào Cao Đài nói trên đã kết liễu. Thi hài của họ được vùi dập xuống các hầm đào sẵn ở rừng Làng và Sở cao su Me-sắc (thuộc xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi). Vào năm 1950, người ta đã phát hiện ở rừng Bời Lời (Trảng Bàng – Tây Ninh) có 5-7 hầm toàn sọ người. Hay như ở xã Vĩnh Lộc (thuộc Gò Vấp, Gia Định cũ), về sau này, hàng năm đều có ngày giỗ thống nhứt – giỗ những đồng bào tín đồ Cao Đài trong xã, ấp bị giết hàng loạt cùng ngày bởi các cuộc tảo thanh tàn bạo nói trên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và 20 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1955-1975) bao gồm cả thời kỳ đất nước chia cắt thành 2 miền: Nam, bắc (miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam thuộc địa của Mỹ), đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ở miền bắc xã hội chủ nghĩa là đối tượng đàn áp quyết liệt của chánh quyền cộng sản; đặc biệt lúc Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (tháng 07/1954) qui định chia cắt tạm thời đất nước thành hai miền, được ký kết thì lập tức có hai triệu đồng bào tín đồ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành ồ ạt di cư vào Nam sinh sống và để thoát khỏi “tai họa cộng sản”. Do đó, đối với số đồng bào và hàng giáo phẩm của các tôn giáo nói trên còn ở lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt 20 năm (1955-1975) quả là rất nặng nề, không khác gì cuộc sống ở một trại giam lớn.
Phật giáo Việt Nam với truyền thống yêu nước là tôn giáo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chống độc tài, tham nhũng, đòi dân chủ tự do và hòa bình (đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam) trong suốt thời kỳ Đế quốc Mỹ và tay sai thống trị. Nhưng sau khi Miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Phật Giáo lại trở thành đối tượng kềm kẹp, khống chế, trấn áp của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người thuộc hàng giáo phẩm và tín đồ Phật giáo bị qui chụp là “phản động”, “chống cách mạng” và bị bắt bớ, giam cầm, quản thúc chỉ vì họ muốn được tự do trong cuộc sống, tự do tín ngưỡng, hành đạo, tự do nói lên quan điểm tư tưởng riêng của mình.”
Độc ác, tàn bạo như Minh Mạng cũng chỉ ngồi trên ngai vàng được 20 năm. Cộng sản Việt Nam có giữ được quyền bính đời đời hay không?
Trong thời gian xảy ra cuộc chiến tranh lạnh trước đây, có thể nói không nơi nào mà hệ thống mật vụ được tổ chức đúng chuẩn mực và tinh vi như chế độ Stasi của Đông Đức. Ở đây cứ 50 người dân thì bị một tên mật vụ quản lý. Ngăn cách giữa thành phố Đông Bá Linh và Tây Bá Linh là một bức tường ô nhục xây cất từ ngày 13-8-1961 đến ngày bức tường bị phá đổ 09-11-1989 mà chỉ có vài chục người vượt qua được trong lúc có khoảng 190 người bị bắn chết khi toan vượt bức tường và khoảng 400 người bị bắn chết trong vòng đai biên giới. Có thể nói Đông Đức là một nhà tù khổng lồ. Erich Honecker, chủ tịch Đông Đức đã huênh hoang tuyên bố: “Cứ tình trạng như vầy thì tôi ngồi êm ru 50 năm hoặc cả trăm năm nữa.” Cuối cùng thì cũng không lâu sau đó vài tháng hắn phải cuốn gói trốn chui trốn nhủi trong một ngồi nhà tại Moscou, rồi sau đó lại tha phương cầu thực để rồi chết một cách nhục nhã ở Chilê ngày 29-5-1994.
Có thể rút ra một bài học khác về chế độ vương triều cộng sản ngắn ngủi của Rumania khi bạo chúa cộng sản Nicolae Ceausescu, con một nông dân, học hành chỉ đến hết bậc tiểu học nhưng lại có bằng cử nhân kinh tế để khoe mẽ với đời. Tổ chức mật vụ Securitate của Ceausescu rất độc ác với người dân trong nước. Hắn xây văn phòng làm việc cả 1000 phòng, riêng cho vợ hắn một tòa nhà trên dưới 50 phòng. Hắn đưa anh em dòng họ vào các chức vụ béo bở trong chính quyền, cướp đất đai mầu mỡ của dân chúng. Khi thế lực hắn bắt đầu xuống dốc, hắn cầu khẩn Gorbachew cứu nhưng ông này bảo hắn “Hãy từ chức và cút đi” . Hắn sử dụng lực lượng mật vụ để duy trì ngai vàng nhưng quân đội đã chống lại hắn. Ngày 25-12-1989, quân đội bắt được hai vợ chồng hắn và xử bắn chiều hôm đó. Cả hai Honecker và Ceausescu đều là chủ tịch đảng cộng sản. Số phận bi đát của lịch sử đâu có chừa ra cho hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản việt nam ! (Vietcatholic, Thứ Tư 23-01-2008).
Nhìn lại, người giáo dân Việt Nam nói chung và giáo dân Tam Tòa nói riêng đã có những trải nghiệm đau thương từ vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ đến các sự kiện liên quan tới giáo xứ Thái Hà để rút ra những nhận thức làm cẩm nang cho hành động của mình, bình tĩnh trước mọi động thái của bạo quyền.
Trước hết, đây không đơn thuần là những vụ đòi đất nhưng là tranh đấu cho công lý giữa bạo quyền và những tầng lớp bị áp bức. Cộng sản từng nói rằng ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh. Chính quyền Quảng Bình đã tự quyền sử dụng nhà thờ Tam Tòa làm chứng tích lưu niệm tội ác “đế quốc Mỹ” mà không có ý kiến của giáo phận Huế (nay là thuộc giáo phận Vinh) chính là đoạt quyền sở hữu chủ, là tạo nên bất công thì bổn phận người giáo dân là phải đấu tranh diệt trừ bất công đó, lấy lại quyền sở hữu của mình.
Đã qua rồi thời của cơ chế xin – cho áp dụng đối với tôn giáo, và như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã công khai nói trước mặt Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ngày 20-9-2008 rằng: “Tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho” . Vì vậy giáo dân Tam Tòa với cương vị là một công dân phải tranh đấu để ánh sáng công lý soi chiếu trong đời sống xã hội, đẩy lùi bất công, áp bức đến từ bất cứ nơi nào nhất là từ phía bạo quyền.
Người Việt Nam có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Quan cộng sản, quan cách mạng cũng cần nhớ rằng các anh chỉ là nhất thời phất lên còn quần chúng, nhân dân mới là trường cửu, vạn đại. Hữu thế bất khả hưởng tận, bài học khôn ngoan ở trong cuộc đời là vậy nhưng thực tế cho thấy những điều trái cựa trong xã hội cộng sản được mô tả qua những lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Khải: “Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ nhất… Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hòa nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa.”
Sự kiện người giáo dân Tam Tòa bị hành hung bằng bạo lực, bị đánh đập, các phụ nữ, trẻ em bị công an và đám “quần chúng tự phát” Quảng Bình lôi đi xềnh xệch như lôi một con chó, đến nỗi tuột cả áo quần và mới đây hai linh mục là cha Nguyễn Đình Phú, quản xứ Dũ Lộc và cha Bính bị bọn công an giả dạng du côn ở Quảng Bình đánh trọng thương (VietcatholicNews, ngày 28-7-2009) đúng như sự xác quyết của linh mục Vũ Khởi Phụng: “Xã hội hôm nay đã đánh mất tâm linh. Lại không còn công lý. Vì thế nhân phẩm con người không còn được tôn trọng, các quyền căn bản của con người không còn được duy trì và bảo đảm đúng nghĩa… Cầu nguyện cho xã hội chúng ta được đi vào thế giới của sự thật, thế giới của nhân phẩm. Hãy đặt niềm tin nơi Thiên Chúa để từ đấy thiết định niềm tin nơi con người… Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với tâm hồn nghèo khó, với tâm hồn hiền lành, với tâm hồn khát khao công bằng và chân lý. Chúng ta hãy cùng nhau lên đường với trái tim biết thương xót những con người nghèo hèn, bé mọn, chưa bao giờ được sống đích thực với nhân phẩm của mình.”
Người giáo dân Tam Tòa thừa kế tinh thần tử đạo của các bậc tổ tiên, hãy dũng mãnh chuẩn bị bước vào thế trận đấu tranh mới. Cũng như Tự do và Dân chủ, Công lý và Sự thật không phải là thứ van xin mà được, nhưng phải đứng lên giành lấy từ tay loại bạo quyền bất xứng. Chắc chắn người dân giáo xứ Tam Tòa không còn cô đơn như tổ tiên họ trước đây nhưng toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ sẽ hướng về giáo xứ Tam Tòa để chờ đón một ngày mai xán lạn.
Xin nhớ lấy lời dạy trong thông điệp quý báu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Các con đừng sợ!”
New Jersey 27-7-2009
Đang nẩy mầm ''những Linh mục Jerzy Popieluszko'' của Việt Nam tại Tam Tòa
Hồng Lĩnh
06:23 28/07/2009
Các sự kiện tại Việt Nam đã cho thấy mục tiêu của CSVN không nhắm tới không như chúng tuyên truyền là "xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và giải phóng cho nhân dân được tự do ấm no hạnh phúc". Nhưng nay bộ mặt thật của thành phần lãnh đạo CSVN hiện nguyên hình là những tay "tư bản đỏ" bóc lột dân chúng còn tệ hại hơn tự bản của thời Âu-Châu bắt đầu thới kỳ kỷ nghệ hóa. Do đó Thiên Chúa và Giáo Hội CGVN là một chướng ngại ngăn chận bước tiến của Cộng sản. Từ thời manh nha, người Cộng sản đã chủ trương là tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo.
Suốt một chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ dưới sự thống trị của CSVN đã có không biết bao nhiêu linh mục Việt Nam đã bị CSVN giết vì các ngài dám lên tiếng chống đối và đả phá những bất công và sự cai trị độc ác và tàn bạo của cộng sản. Các linh mục là nguồn trợ lực tinh thần và là sức mạnh cho giáo dân trong cơn nguy nan. Tại Ba Lan linh mục tuyên úy nghiệp đoàn Solidacnocz bị giết cũng vỉ lý do ấy. Theo bản báo cáo (positio) dày 1000 trang do linh mục Kaczmarek vừa soạn thảo xong, bản báo cáo này trình bày lý do tử đạo của linh mục Ba Lan J. Perpieluszko là vì ngài đã bênh đỡ giáo dân và lên tiếng chỉ trích Cộng sản.
Cộng Sản Ba Lan đã đàn áp và giết chết LM Popieluszko như thế nào?
Các linh mục giáo phận Vinh rồi sẽ có chung một số phận như thế không?
Linh mục tuyên úy Popieluszko của Nghiệp Đoàn Tự Do Solodarnosz qua đời vào tuổi 37. Vào lúc CS Ba Lan xem ra lếnh chếnh. Tướng Wojdiech Jaruzelski ra lệnh thiết quân luật. Hàng ngày linh mục tuyên úy thường làm lễ cầu nguyện cho quê hương tại thánh đường Thánh Stanislas của thành phố Kostka thuộc vùng Varsovie-Zoliborz. Đối vời thể chế, linh mục tuyên úy là một con nguời «cực đoan», mẫu người của chủ nghiã tôn thờ Giáo Hội. Tuy có thiết quân luật, nhưng con chiên càng ngày càng đông đảo tới xem lễ và xem linh mục như là một chủ chiên khôn ngoan và can đảm. Trong lúc Công Đoàn Độc Lập bị đàn áp dã man. Ngài là nguồn an ủi và khích lễ cũng như hy vọng cho bao người của Công Đoàn và dân tộc Ba Lan. Vì tự do cho quê hương mà Ngài chiến đấu.
Ngày 19/10/1984, ba công an chận xe bắt ngài và tài xế mang tên Waldemar Chrostowski. Ông nầy liều nhảy xuống xe trốn thoát và báo động. Còn linh mục tuyên úy bị ba tên ấy đấm đá một cách tàn nhẫn và giết ngài. Rồi liệng xác xuống sông Vistule đông giá.
Trong nhiều ngày số phận của ngài không một ai rõ ra sao. Rồi tới ngày 27/10/1984, đại úy công an Grzegorz Piotrowski tuyên b: «Chính tay tôi đã giết linh mục». Ngừơi ta tìm được xác ngài tại một hồ nhân tạo do cái đập Wloclawek tạo ra cách Bắc Varsovie 100 cấy số. Tuy thật khùng khiếp. Nhưng dân chúng vẫn bình tĩnh và không bạo động. Chỉ nhớ câu mà ngài hay nói: «Chúng ta phải lấy nhân nghiã thắng bạo tàn». Đám tang của Ngài có trên 500.000 người tiển đưa.
Ngày nay ngôi mộ của linh mục tuyên úy, nằm bên cạnh nhà thờ mà ngày xưa Ngài hay làm lễ nguyện cầu cho quê hương, trở thành nơi hành hương của hàng triệu người. Họ cung kính ngài như một nhân chứng của đề kháng tinh thần và tâm linh của dân tộc Ba Lan.
Các tên sát nhân bị sau nầy bị kết án. Nhưng các bản án sau đó được giảm xuống. Nay đã ra khỏi tù. Còn những tên ra lệnh, tuy các tên sát nhân đã kể rõ hết các chi tiết trong một phiên tòa ảm đạm, không bao giờ bị truy tố.
Một cuốn phim tựa đề «Tự do ở tại lòng ta» đã chiếu tại Varsovie để tưởng nhớ linh mục tuyên úy đã bị công an cộng sãn tàn sát.
Những sự kiện đàn áp như trên có thể đang bắt đầu được CSVN thực thi tại Tam Tòa
1.- Ngày 20/07/2009, Công an và bọn «gọi là xã hội đen» tấn cống vũ bạo và đánh đập tàn nhẫn giáo dân xây lán.
2.- Sáng Chủ nhật hôm nay ngày 26/7/2009 Công an Quảng Bình bảo kê cho nhiều người mặc quân phục ngặn chận, sách nhiễu và đánh đập giáo dân đi tham dự thánh lễ. Không khí khủng bố nguời Công giáo bao trùm thành phố Đồng Hới.
3.- Khoảng 15 giờ chiều 26/07/2009, một tốp CA đã ập vào nhà bắt chị Phó Ca Trưởng Ca doàn nhà thờ Tam Tòa là chị Nguyễn Thị Yên và giải đi.
4.- Hồi sáng trên đường đi lễ, chị Nguyễn Thị Yên bị CA chặn lại sách nhiễu, tấn công, đấm nhiều phát vào ngực móc ngược lên cằm
5.- Khoảng 18. 45 gờ chiều (25/07/2009) một tốp CA khác lại đột nhập vào nhà chị Thủy bắt một sinh viên tên Thống đang hiện diện tại nhà chị Nguyễn Thị Yên.
6.- Tối nay, lúc 20 giờ, CA hãy còn theo dõi và xách nhiễu nhiều gia đình giáo dân.
7.- Sáng Chúa Nhật 26/7, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú chánh xứ Dũ Lộc đã bị công an thường phục đánh trọng thương. Khi ngài vừa xuống xe thì ngài thấy một nhóm công an thường phục giả dạng bọn đầu gấu tấn công anh chị em giáo xứ Đông Yên. Khi ngài chạy đi cầu cứu thì bị chúng phát hiện là linh mục nên đuổi theo đánh ngài té xuống đường. Hơn 30 công an mặc sắc phục đã đứng thị thuyền cho đám công an thường phục đánh đấm ngài túi bụi.
8.- Chiều hôm nay, cha Phêrô Ngô Thế Bính, Chính xứ Hà Lời, giáo hạt Tróc, Quảng Bình, đại diện Toà Giám Mục Vinh vào gặp chính quyền Quảng Bình để giải quyết vụ cha Phú bị đánh trọng thương. Ông Trần Công Thuật, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình, hẹn gặp và làm việc với cha Bính tại bệnh xá. Khoảng 10 phút sau, ông Phó Chủ tịch ra về, bỏ mặc cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết cục cha Phêrô Ngô Thế Bính, bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng.
CSVN sẽ tiếp tục dùng du đãng khiêu khích làm nản lòng giáo dân Tàm Tòa
Tại TKS, Thái Hà và Tam Tòa, CSVN áp dụng cùng một bài bản. Nhưng về vị trí gần các đại diện ngoại giao, số giáo dân và khả năng đáp ứng cá nhân thì Tam Tòa không có các lợi điểm của TKS và Thái Hà. Từ đó, CSVN quyết nhấn nút ga tại Tam Tòa.
CSVN từ quan tới quân không đặt nặng vấn đề thế gía, nhân phẩm và lương tâm nên chỉ nhắm thành công giai đoạn. Thành công của chúng là quyền hành và quyền lợi kinh tế. Mục tiêu của chúng tại Tam Tòa là làm sao giáo dân sẽ bỏ đi chổ khác. Vì không chịu đựng nổi những áp lực và đầy đọa của nhóm vũ phu và du đãng.
CS chổ nào cũng giống nhau. Tại Ba Lan CS đã đối xử như thế đối với linh mục Popieluszko. Cho nên tại Tam Tòa sẽ có nhiều linh mục hay giáo dân sẽ phải hy sinh như gương của Popieluszko.
Đề làm nản lòng giáo dân và chủ chăn ít ỏi tại Tam Tòa. Rồi họ sẽ bỏ Tam Tòa ra đi. Chúng sẽ tạo ra tình trạng như vô chủ và thả đám công an ra cai trị. Chiến thuật có các đặc trưng sau đây:
1.- Công an trá hình du đảng hay lấy các tội phạm tới gây rồi hầu tạo phản ứng tự vệ từ giáo dân. Khi ấy chúng sẽ dùng hình sự và vũ lực đề đánh nát giáo dân. Một cái bẫy của chúng.
2.- Chúng cố dùng công an hay công an trá hình xã hội đen, và dùng vũ lực gây thương tích đối với các giáo dân hay thành phần giáo quyền. Chúng tạo ra một tình trạng xem như vô luật lệ. Nếu có ai phản đối. Chúng cũng phớt qua và tránh né để cho công an tự do dùng phương thức du đảng hay vũ lục công an.
3.- Chúng sẽ dùng chiến thuật trường kỳ nầy đối với giáo dân, làm cho nản lòng, giáo dân sẽ phải bỏ đi nơi khác để chúng tự do hành động tại Tam Tòa.
Suốt một chiều dài lịch sử hơn nữa thế kỷ dưới sự thống trị của CSVN đã có không biết bao nhiêu linh mục Việt Nam đã bị CSVN giết vì các ngài dám lên tiếng chống đối và đả phá những bất công và sự cai trị độc ác và tàn bạo của cộng sản. Các linh mục là nguồn trợ lực tinh thần và là sức mạnh cho giáo dân trong cơn nguy nan. Tại Ba Lan linh mục tuyên úy nghiệp đoàn Solidacnocz bị giết cũng vỉ lý do ấy. Theo bản báo cáo (positio) dày 1000 trang do linh mục Kaczmarek vừa soạn thảo xong, bản báo cáo này trình bày lý do tử đạo của linh mục Ba Lan J. Perpieluszko là vì ngài đã bênh đỡ giáo dân và lên tiếng chỉ trích Cộng sản.
Cộng Sản Ba Lan đã đàn áp và giết chết LM Popieluszko như thế nào?
Các linh mục giáo phận Vinh rồi sẽ có chung một số phận như thế không?
Linh mục tuyên úy Popieluszko của Nghiệp Đoàn Tự Do Solodarnosz qua đời vào tuổi 37. Vào lúc CS Ba Lan xem ra lếnh chếnh. Tướng Wojdiech Jaruzelski ra lệnh thiết quân luật. Hàng ngày linh mục tuyên úy thường làm lễ cầu nguyện cho quê hương tại thánh đường Thánh Stanislas của thành phố Kostka thuộc vùng Varsovie-Zoliborz. Đối vời thể chế, linh mục tuyên úy là một con nguời «cực đoan», mẫu người của chủ nghiã tôn thờ Giáo Hội. Tuy có thiết quân luật, nhưng con chiên càng ngày càng đông đảo tới xem lễ và xem linh mục như là một chủ chiên khôn ngoan và can đảm. Trong lúc Công Đoàn Độc Lập bị đàn áp dã man. Ngài là nguồn an ủi và khích lễ cũng như hy vọng cho bao người của Công Đoàn và dân tộc Ba Lan. Vì tự do cho quê hương mà Ngài chiến đấu.
Ngày 19/10/1984, ba công an chận xe bắt ngài và tài xế mang tên Waldemar Chrostowski. Ông nầy liều nhảy xuống xe trốn thoát và báo động. Còn linh mục tuyên úy bị ba tên ấy đấm đá một cách tàn nhẫn và giết ngài. Rồi liệng xác xuống sông Vistule đông giá.
Trong nhiều ngày số phận của ngài không một ai rõ ra sao. Rồi tới ngày 27/10/1984, đại úy công an Grzegorz Piotrowski tuyên b: «Chính tay tôi đã giết linh mục». Ngừơi ta tìm được xác ngài tại một hồ nhân tạo do cái đập Wloclawek tạo ra cách Bắc Varsovie 100 cấy số. Tuy thật khùng khiếp. Nhưng dân chúng vẫn bình tĩnh và không bạo động. Chỉ nhớ câu mà ngài hay nói: «Chúng ta phải lấy nhân nghiã thắng bạo tàn». Đám tang của Ngài có trên 500.000 người tiển đưa.
Ngày nay ngôi mộ của linh mục tuyên úy, nằm bên cạnh nhà thờ mà ngày xưa Ngài hay làm lễ nguyện cầu cho quê hương, trở thành nơi hành hương của hàng triệu người. Họ cung kính ngài như một nhân chứng của đề kháng tinh thần và tâm linh của dân tộc Ba Lan.
Các tên sát nhân bị sau nầy bị kết án. Nhưng các bản án sau đó được giảm xuống. Nay đã ra khỏi tù. Còn những tên ra lệnh, tuy các tên sát nhân đã kể rõ hết các chi tiết trong một phiên tòa ảm đạm, không bao giờ bị truy tố.
Một cuốn phim tựa đề «Tự do ở tại lòng ta» đã chiếu tại Varsovie để tưởng nhớ linh mục tuyên úy đã bị công an cộng sãn tàn sát.
Những sự kiện đàn áp như trên có thể đang bắt đầu được CSVN thực thi tại Tam Tòa
1.- Ngày 20/07/2009, Công an và bọn «gọi là xã hội đen» tấn cống vũ bạo và đánh đập tàn nhẫn giáo dân xây lán.
2.- Sáng Chủ nhật hôm nay ngày 26/7/2009 Công an Quảng Bình bảo kê cho nhiều người mặc quân phục ngặn chận, sách nhiễu và đánh đập giáo dân đi tham dự thánh lễ. Không khí khủng bố nguời Công giáo bao trùm thành phố Đồng Hới.
3.- Khoảng 15 giờ chiều 26/07/2009, một tốp CA đã ập vào nhà bắt chị Phó Ca Trưởng Ca doàn nhà thờ Tam Tòa là chị Nguyễn Thị Yên và giải đi.
4.- Hồi sáng trên đường đi lễ, chị Nguyễn Thị Yên bị CA chặn lại sách nhiễu, tấn công, đấm nhiều phát vào ngực móc ngược lên cằm
5.- Khoảng 18. 45 gờ chiều (25/07/2009) một tốp CA khác lại đột nhập vào nhà chị Thủy bắt một sinh viên tên Thống đang hiện diện tại nhà chị Nguyễn Thị Yên.
6.- Tối nay, lúc 20 giờ, CA hãy còn theo dõi và xách nhiễu nhiều gia đình giáo dân.
7.- Sáng Chúa Nhật 26/7, cha Phaolô Nguyễn Đình Phú chánh xứ Dũ Lộc đã bị công an thường phục đánh trọng thương. Khi ngài vừa xuống xe thì ngài thấy một nhóm công an thường phục giả dạng bọn đầu gấu tấn công anh chị em giáo xứ Đông Yên. Khi ngài chạy đi cầu cứu thì bị chúng phát hiện là linh mục nên đuổi theo đánh ngài té xuống đường. Hơn 30 công an mặc sắc phục đã đứng thị thuyền cho đám công an thường phục đánh đấm ngài túi bụi.
8.- Chiều hôm nay, cha Phêrô Ngô Thế Bính, Chính xứ Hà Lời, giáo hạt Tróc, Quảng Bình, đại diện Toà Giám Mục Vinh vào gặp chính quyền Quảng Bình để giải quyết vụ cha Phú bị đánh trọng thương. Ông Trần Công Thuật, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình, hẹn gặp và làm việc với cha Bính tại bệnh xá. Khoảng 10 phút sau, ông Phó Chủ tịch ra về, bỏ mặc cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết cục cha Phêrô Ngô Thế Bính, bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng.
CSVN sẽ tiếp tục dùng du đãng khiêu khích làm nản lòng giáo dân Tàm Tòa
Tại TKS, Thái Hà và Tam Tòa, CSVN áp dụng cùng một bài bản. Nhưng về vị trí gần các đại diện ngoại giao, số giáo dân và khả năng đáp ứng cá nhân thì Tam Tòa không có các lợi điểm của TKS và Thái Hà. Từ đó, CSVN quyết nhấn nút ga tại Tam Tòa.
CSVN từ quan tới quân không đặt nặng vấn đề thế gía, nhân phẩm và lương tâm nên chỉ nhắm thành công giai đoạn. Thành công của chúng là quyền hành và quyền lợi kinh tế. Mục tiêu của chúng tại Tam Tòa là làm sao giáo dân sẽ bỏ đi chổ khác. Vì không chịu đựng nổi những áp lực và đầy đọa của nhóm vũ phu và du đãng.
CS chổ nào cũng giống nhau. Tại Ba Lan CS đã đối xử như thế đối với linh mục Popieluszko. Cho nên tại Tam Tòa sẽ có nhiều linh mục hay giáo dân sẽ phải hy sinh như gương của Popieluszko.
Đề làm nản lòng giáo dân và chủ chăn ít ỏi tại Tam Tòa. Rồi họ sẽ bỏ Tam Tòa ra đi. Chúng sẽ tạo ra tình trạng như vô chủ và thả đám công an ra cai trị. Chiến thuật có các đặc trưng sau đây:
1.- Công an trá hình du đảng hay lấy các tội phạm tới gây rồi hầu tạo phản ứng tự vệ từ giáo dân. Khi ấy chúng sẽ dùng hình sự và vũ lực đề đánh nát giáo dân. Một cái bẫy của chúng.
2.- Chúng cố dùng công an hay công an trá hình xã hội đen, và dùng vũ lực gây thương tích đối với các giáo dân hay thành phần giáo quyền. Chúng tạo ra một tình trạng xem như vô luật lệ. Nếu có ai phản đối. Chúng cũng phớt qua và tránh né để cho công an tự do dùng phương thức du đảng hay vũ lục công an.
3.- Chúng sẽ dùng chiến thuật trường kỳ nầy đối với giáo dân, làm cho nản lòng, giáo dân sẽ phải bỏ đi nơi khác để chúng tự do hành động tại Tam Tòa.
Cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh gây tiếng vang rộng rãi trên thế giới
Thúy Dung
10:07 28/07/2009
Tin tức về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh đã nhanh chóng thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông trên toàn thế giới.
Tại Anh, Ekklesia trích đăng bản tin của Independent Catholic News với tựa thật lớn: "Half a million Catholics denounce the brutal regime of Communists in Vietnam" - Nửa triệu người Công Giáo tố cáo chế độ bạo tàn của cộng sản.
Tại Hoa Kỳ hệ thống truyền thông Catholic Network chạy hàng tít: "They Beat our Priests in Vietnam" - Họ Đánh các linh mục chúng ta tại Việt Nam. Chữ Beat (Đánh) được viết Hoa mô tả sự kinh ngạc và phẫn uất tột độ của người Công Giáo Hoa Kỳ.
Người Mỹ đặc biệt nhạy cảm với vụ giáo xứ Tam Tòa vì nhà thờ này bị trúng bom Mỹ. Các cơ quan Hoa Kỳ liên tục tiếp cận với các nguồn tin từ Việt Nam để xem có thể giúp đỡ gì không. Trong khi đó, Catholic Network bày tỏ sự phẫn nộ với việc một nhà thờ Công Giáo lại bị tịch thu để làm thành “đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ”
Trong khi đó, nhật báo tài chính hàng đầu của Mỹ là tờ The Wall Stret Journal chạy hàng tít lớn - Breaking news: Hundreds of thousands Catholics to protest over brutal police beatings and arrests - Hàng trăm ngàn người Công Giáo biểu tình chống lại sự đánh đập và những vụ bắt bớ tàn bạo của cảnh sát.
Nguyên văn bài báo trên tờ The Wall Stret Journal như sau:
Hôm 26/7/2009, trong một biến cố chưa từng có tại Việt Nam, giáo phận Vinh đã tổ chức những cuộc tuần hành chống lại việc công an Việt Nam đánh đập dã man và bắt đi các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Giáo xứ Tam Tòa đã bị bom làm sập trong chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, nhà cầm quyền lại tịch thu nhà thờ để làm đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ.
Gần đây, các tín hữu đã làm một bàn thờ tạm để cử hành thánh lễ. Trong cuộc tấn công bạo lực của công an, nhiều người đã bị đánh đập dã man bằng gậy gộc và roi điện. Nhiều người đã bị bắt đi trong đó có 7 người vẫn còn bị giam cầm và sắp sửa bị kết án về các tội danh "phản cách mạng".
Con số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm trọng.
Các cuộc biểu tình và cầu nguyện đang lan rộng tại Việt Nam nơi các thành phố lớn để ủng hộ cho giáo xứ Tam Tòa.
Tại Anh, Ekklesia trích đăng bản tin của Independent Catholic News với tựa thật lớn: "Half a million Catholics denounce the brutal regime of Communists in Vietnam" - Nửa triệu người Công Giáo tố cáo chế độ bạo tàn của cộng sản.
Tại Hoa Kỳ hệ thống truyền thông Catholic Network chạy hàng tít: "They Beat our Priests in Vietnam" - Họ Đánh các linh mục chúng ta tại Việt Nam. Chữ Beat (Đánh) được viết Hoa mô tả sự kinh ngạc và phẫn uất tột độ của người Công Giáo Hoa Kỳ.
Người Mỹ đặc biệt nhạy cảm với vụ giáo xứ Tam Tòa vì nhà thờ này bị trúng bom Mỹ. Các cơ quan Hoa Kỳ liên tục tiếp cận với các nguồn tin từ Việt Nam để xem có thể giúp đỡ gì không. Trong khi đó, Catholic Network bày tỏ sự phẫn nộ với việc một nhà thờ Công Giáo lại bị tịch thu để làm thành “đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ”
Trong khi đó, nhật báo tài chính hàng đầu của Mỹ là tờ The Wall Stret Journal chạy hàng tít lớn - Breaking news: Hundreds of thousands Catholics to protest over brutal police beatings and arrests - Hàng trăm ngàn người Công Giáo biểu tình chống lại sự đánh đập và những vụ bắt bớ tàn bạo của cảnh sát.
Nguyên văn bài báo trên tờ The Wall Stret Journal như sau:
Hôm 26/7/2009, trong một biến cố chưa từng có tại Việt Nam, giáo phận Vinh đã tổ chức những cuộc tuần hành chống lại việc công an Việt Nam đánh đập dã man và bắt đi các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Giáo xứ Tam Tòa đã bị bom làm sập trong chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, nhà cầm quyền lại tịch thu nhà thờ để làm đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ.
Gần đây, các tín hữu đã làm một bàn thờ tạm để cử hành thánh lễ. Trong cuộc tấn công bạo lực của công an, nhiều người đã bị đánh đập dã man bằng gậy gộc và roi điện. Nhiều người đã bị bắt đi trong đó có 7 người vẫn còn bị giam cầm và sắp sửa bị kết án về các tội danh "phản cách mạng".
Con số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm trọng.
Các cuộc biểu tình và cầu nguyện đang lan rộng tại Việt Nam nơi các thành phố lớn để ủng hộ cho giáo xứ Tam Tòa.
Chính quyền Quảng Bình phải chịu trách nhiệm về những tội ác với giáo dân
J.B Nguyễn Hữu Vinh
14:05 28/07/2009
Thông tin từ Tam Tòa, Quảng Bình những ngày qua gây nên một sự quan ngại lớn lao trong cộng đồng dân Việt. Những hành động vừa qua cho thấy dường như Quảng Bình đang muốn tiến hành một cuộc đàn áp trắng trợn với giáo dân Công giáo tại Quảng Bình nói chung, tại Tam Tòa nói riêng bất chấp sự phản đối và hậu quả của nó.
Muốn vi phạm luật pháp mà không có tội hãy làm “quần chúng tự phát”
Pháp luật quy định: Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Vậy nhưng thời gian gần đây, một số cơ quan chính quyền Việt Nam có thêm một định nghĩa mới để giải thích cho những đối tượng có hành vi vi phạm luật pháp mà không bị trừng trị: “quần chúng tự phát” .
Người ta thấy một cách làm gần đây khá phổ biến với một số chính quyền địa phương: Để đối phó với những người Công giáo đấu tranh cho quyền lợi của mình, thường người ta sử dụng nhiều loại “quần chúng tự phát, nhân dân bức xúc” để thẳng tay tự do hành động tội ác mà không sợ bị pháp luật trừng trị và cơ quan nhà nước có thể phủi tay vô tội. Phải chăng, đây là một phương án đấu tranh cách mạng mới là biên chế xã hội đen vào thành phần cơ quan nhà nước?
Khi những đám người không biết từ đâu được huy động đến phá đền Giêrađô của Giáo xứ Thái Hà đêm 21/9/2008, bị phản đối bởi nhiều nguồn thông tin, dư luận trong và ngoài nước, chiều 22/9/2008, UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp báo giải thích “đây chỉ là hành động tự phát của một số đông người dân” , cuộc họp này có mặt cả Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao và quan chức Hà Nội cũng như các bộ ngành khác của trung ương. Tất cả đều ngồi nghe và không hề ai có ý kiến về những hành vi đó là vi phạm pháp luật?
Ngay cả khi một số đối tượng côn đồ kéo đổ cửa Đền Thánh Giêrađô, làm huyên náo cả khu vực Thánh thất, bệnh viện và khu dân cư lúc đêm khuya hò hét đòi giết người… mà cũng không hề hấn gì. Sau đó, theo nhiều nguồn tin cho biết thì họ còn được phát tiền?
Cũng với con bài đó, những người bao vây Tòa TGM Hà Nội, đe dọa, hò hét khi chính quyền đưa tượng Đức Mẹ sầu bi đi khỏi Tòa Khâm sứ cũng được gọi là “quần chúng tự phát”. Những người dân “tự phát” đó là ai, câu hỏi này được trả lời sau đó: “Đó là những người dân tự phát… tiền” .
Và như thế, trong bộ luật Hình sự Việt Nam chắc phải ghi vào thêm một điều: “Những hành vi vi phạm pháp luật của những người dân tự phát thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là những người dân tự phát… tiền” (?)
Khi các giáo dân đến Tam Tòa dựng ngôi lán tạm đã được lực lượng chính quyền biết và quay phim chụp hình đầy đủ. Thậm chí họ còn chủ động đến từ đầu. Nhưng rồi việc đánh đập giáo dân, cướp đi những tài sản, Thánh Giá của họ vẫn diễn ra. Theo báo Nhân dân thì “người dân trên địa bàn hết sức bất bình phẫn nộ. Nhân dân phường Đồng Mỹ và các phường xã lân cận cùng đại diện chính quyền địa phương đã tháo dỡ căn nhà được xây dựng trái phép trong khu chứng tích” .
Đọc những dòng này, người có nhận xét tỉnh táo sẽ hỏi ngay: tại sao lực lượng công an và chính quyền đã “nắm bắt” được sự việc, nếu có sự vi phạm này, lại không làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật mà lại đánh đập giáo dân? Việc tháo dỡ do ai chủ trương, theo quyết định nào? Căn cứ vào đâu? Tháo dỡ để làm gì, đưa đi đâu? Nếu không có đủ những thủ tục cần thiết này theo quy định của pháp luật, thì đương nhiên đó là… CƯỚP.
Nếu có sự xung đột giữa giáo dân và những “người dân” trên địa bàn, lực lượng cảnh sát đứng đó để làm gì? Việc để xảy ra va chạm, xung đột là lỗi ở cảnh sát Quảng Bình không giữ được trật tự trị an cho nhân dân. Tại sao chỉ bắt mấy giáo dân và khởi tố họ trong khi bên đến cướp tài sản của giáo dân không bị xử lý?
Phải chăng chỉ vì họ là giáo dân nên mới bị bắt, còn những đối tượng kia không có tội vì là “nhân dân bức xúc”?
Những “người dân bức xúc” kia có chức năng tháo dỡ và cướp đi tài sản của giáo dân hay không? Họ được cơ quan chính quyền thuê hay thi hành nhiệm vụ? Nếu họ chỉ là dân thường, họ không thể có chức năng tháo dỡ và lấy đi những tài sản của giáo dân cho dù đó là sự vi phạm nếu có?
Nếu giáo dân có vi phạm đi nữa cũng không thể kéo đàn kéo lũ những người khác đến phá hoại kiểu xã hội đen, mà phải tuân theo các thủ tục quy định của pháp luật từ lập biên bản vi phạm đến cưỡng chế… của các cơ quan chức năng.
Rõ ràng, việc dẫn một đám người đến đàn áp giáo dân trong vụ việc này hoàn toàn sai trái với pháp luật hiện hành. Dù đó là người dân trong khu vực hay ngoài khu vực, dù dân thường hay quan chức, dù là xã hội đen hay xã hội đỏ.
Nhưng những sai trái đó đã không hề được nhắc đến, chỉ có giáo dân bị bắt, bị đánh đập, bị truy tố.
Tất cả đều là những câu hỏi mà các cơ quan chức năng Quảng Bình phải trả lời nếu họ còn công nhận có một nhà nước pháp quyền.
Người ta còn nhớ, ngay ở Tỉnh Quảng Bình nếu những vụ việc khác được chính quyền quan tâm giải quyết nhanh chóng như đàn áp giáo dân Tam Tòa, thì không có chuyện xà xẻo tiền tết của người nghèo. Nếu những “người dân bức xúc” được công nhận thì những cán bộ xà xẻo tiền tết của dân nghèo không có cơ sống sót.
Cũng nếu Quảng Bình làm việc khẩn trương, nhanh chóng như việc đàn áp giáo dân Tam Tòa, thì hẳn không có việc hàng loạt sai phạm nối tiếp sai phạm ở các dự án đầu tư như Công trình nước sạch hay dự án phòng chống sốt rét tại Quảng Bình ?
Nếu như những di tích bị xâm phạm thì chính quyền và “nhân dân bức xúc” có quyền tháo dỡ không cần bất cứ thủ tục nào, cướp về nhà dùng một cách nhanh chóng như với giáo dân Tam Tòa, thì chắc ông Bộ Trưởng Văn Hóa –TTTTDL không phải kêu trời trước diễn đàn Quốc Hội về việc xâm hại các di tích. Đến ôngVõ Nguyên Giáp, cũng phải kêu lên: “Tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội cử đoàn thanh tra gồm đại diện chính quyền, các cơ quan chức năng và một số chuyên gia về kiểm tra tại chỗ và đề xuất giải pháp cụ thể để chấm dứt ngay việc xâm hại di tích thành Cổ Loa, phá bỏ những kiến trúc xây dựng trái với Luật Di sản văn hoá, hủy bỏ việc cấp sổ đỏ - quyền sử dụng đất trái với Luật pháp trong khu vực bảo vệ di tích cấp quốc gia..." (Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Phải chăng, với cách làm việc tùy hứng, tùy cảm tình, bất chấp sự công bằng của pháp luật mà ở Quảng Bình đã xảy ra nhiều vụ án cười ra nước mắt đáng được đưa vào kỷ lục thế giới. Điển hình là vụ ”bị đi tù khi chưa thành án” , vụ “trò sai, bắt thầy đi tù” hay vụ tòa tuyên vô tội, Viện lại bắt giam” ?
Đó là hậu quả của một chính quyền làm việc bất chấp pháp luật và trước hết là bất chấp nhân tâm. Vụ đánh đập giáo dân Tam Tòa vừa qua, cũng là hệ quả tất yếu của cách làm việc đó của chính quyền Quảng Bình khi những giáo dân bị họ phân biệt đối xử thể hiện qua những việc làm vừa qua và hiện nay.
Những động thái gần đây: Khủng bố trắng?
Với chiêu bài “nhân dân bức xúc” ngày 27/7/2009, những hành động tại Quảng Bình với giáo dân, linh mục giáo phận Vinh không chỉ làm cho người ta lo ngại, mà còn là những hành động nói lên bản chất của việc đàn áp, khủng bố người công giáo tại đây.
Ngày 26/7/2009, ba người đã tiếp tục bị bắt, trong đó có hai người có trách vụ trong việc thờ phượng của giáo xứ Tam Tòa. Những giáo dân đến sinh hoạt tôn giáo bị chặn dọc đường đánh đập, một sinh viên đến thăm hỏi thân nhân cũng bị bắt. Ngày 27/7/2009, hai linh mục đến giải quyết vấn đề tại đây bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Bình, trong đó có một đại diện của Tòa GMGP Vinh sau khi gặp Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Việc một Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng đến làm việc với đại diện Tòa Giám mục GP Vinh sau đó bỏ về để mặc bọn người khác tấn công khách đến trọng thương ngay trên địa bàn mình quản lý dù đã được báo động, cầu cứu đã nói lên điều gì? Phải chăng việc này có ý đồ từ trước? Có phải văn hóa ứng xử của nhà lãnh đạo tỉnh này chỉ có đến thế? Trách nhiệm của ông ta ở đâu?
Những giáo dân đến gần khu vực Nhà thờ Tam Tòa bị tấn công trọng thương, ai ra lệnh? Những nhóm xã hội đen đón đánh giáo dân dọc đường đi lễ theo lệnh của ai? Ai đã dung túng những hành động trái pháp luật ngang nhiên diễn ra này? Phải chăng, đây là những “nhân dân tự phát” nên không có ai quản lý và nằm ngoài vòng pháp luật? Những giáo dân không có chỗ thờ tự khi bị chiếm đoạt nhà thờ vô cớ thì có được công nhận là nhân dân bức xúc không?
Điều đó nói lên tình trạng gì ở đây? Ai chịu trách nhiệm về những hành động đó?
Chính quyền Quảng Bình phải chịu trách nhiệm
Chính quyền được sinh ra để bảo vệ người dân, bảo đảm an ninh đời sống nhân dân và trật tự xã hội theo pháp luật quy định. Nhân dân góp tiền để nuôi bộ máy này.
Vậy khi những hành động trái pháp luật ngang nhiên diễn ra mà chính quyền không can thiệp để gây hậu quả lớn lao cho nhân dân, gây mất ổn định xã hội, thì chính quyền phải chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai khác. Dù lực lượng gây ra tội ác đó là ai, là đối tượng nào đi nữa, thì chính quyền cũng không được phép để họ ngang nhiên vi phạm pháp luật đánh đập, tàn sát người khác một cách cố ý. Đó hiển nhiên là trách nhiệm của chính quyền và bộ máy an ninh ở đây.
Việc vi phạm đến thân thể, danh dự công dân là vi phạm đến Luật Hình sự. Pháp luật bảo hộ quyền tự do thân thể, tự do đi lại của người dân. Việc đánh đập các giáo dân, thậm chí linh mục, tu sĩ, chức sắc của Giáo hội Công giáo là những hành động không thể chấp nhận được. Việc này xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của nhiều người, của lực lượng công an và chính quyền mà những kẻ gây ra tội ác không bị trừng trị thì đó chính là sự dung túng, phân biệt, kỳ thị tôn giáo không thể nói gì hơn.
Chính quyền Quảng Bình, những người đứng đầu cơ quan nhà nước địa phương này phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Đừng lập lờ đánh lận con đen
Trên các báo chí VN, người ta đưa ra những luận điệu lập lờ về “biên bản ghi nhớ” nào đó giữa TGM GP Vinh và tỉnh Quảng Bình về Nhà thờ Tam Tòa, những luận điệu này đã bị vạch trần. Khi chính quyền Quảng Bình ngang nhiên lấy Nhà thờ Tam Tòa của Giáo hội Công giáo mà không được sự đồng ý, thì đương nhiên là sai trái và quyết định đó không thể có hiệu lực.
Khi có sự thỏa thuận nào đó, mà sự thỏa thuận đó chưa được thực hiện xong, thì đương nhiên sự thỏa thuận chưa thành, không thể vì thế mà lấy nhà thờ của giáo dân, giáo hội cách ngang nhiên mà mình thì chỉ hứa, gây khó khăn cho đối tượng, đó là cách làm việc cửa quyền và hách dịch, coi thường nhân dân. Điều này không khác gì viêc vừa trao đổi vừa xin đểu.
Và vì thế, đất đai, nhà thờ vẫn thuộc chủ quyền của Giáo dân và Giáo hội công giáo.
Đã có nhiều cách lập luận biện hộ cho việc làm sai trái này của chính quyền Quảng Bình, nhưng tất cả đều không dựa trên luật pháp và biện hộ theo kiểu nói lấy được, “nói theo nghị quyết”, cả vú lấp miệng em, bất chấp sự thật. Những cách biện hộ đó dù công phu bao nhiêu, cũng chẳng lừa bịp được ai có đầu óc quan sát và nhận thức.
Thậm chí, trên báo Nhân dân còn nói rằng: “tuyệt đại bộ phận giáo dân Tam Toà đã bỏ quê hương vào Nam sinh sống” Vậy có nghĩa là Tam Tòa trở thành của vô chủ và ai muốn lấy thì lấy? Và vì thế chính quyền Quảng Bình lấy Nhà thờ của giáo dân Tam Tòa không cần ý kiến của ai?
Xin thưa, dù là tuyệt đại đa số, thì cũng không có nghĩa là tất cả. Giáo xứ Tam Tòa vẫn là Tam Tòa, Nhà thờ Tam Tòa vẫn là của Giáo hội Công giáo. Đây là sự lập luận phi lý đến buồn cười của báo chí VN. Giả sử các tác giả bài báo này có một ngôi nhà và tài sản, khi dịch cúm H1N1 đến nhà họ tuyệt đại đa số bị chết, chỉ còn một chú bé, thì tài sản đó thuộc về ông hàng xóm có được không? Tôi tin là tác giả bài báo này dù có chết rồi cũng đội mồ sống lại mà đi kiện đòi tài sản cho con cái hoặc họ hàng của anh ta.
Huống chi cũng chính tờ báo này công nhận: “Theo thống kê toàn thành phố chỉ có 99 hộ giáo dân với 261 nhân khẩu. Riêng địa bàn phường Đồng Mỹ chỉ có vài hộ giáo dân, nhưng từ nơi khác chuyển đến đến sinh sống” . Vậy với cách lý luận này, 99 hộ giáo dân kia bị tước quyền sinh hoạt tôn giáo từ bao giờ? Ai ra quyết định tước quyền tự do tín ngưỡng và tài sản tín ngưỡng, tôn giáo của họ? Chính trong công văn của UBND tỉnh Quảng Bình gửi Tòa GM GP Vinh đã nói rõ: “Đã cho phép giáo dân Thành phố Đồng Hới sinh hoạt giáo điểm tại nhà ông Trần Công Lý, 58 Nguyễn Du, TP Đồng Hới” . Nghĩa là ở Tam Tòa vẫn có giáo dân. Chưa cần nói đến khía cạnh buồn cười là giáo dân đã có nhà thờ nay lại được ơn mưa móc của chính quyền “cho phép sinh hoạt” ngay nhà dân?
Chắc tác giả và ban biên tập tờ báo này cố tình bỏ quên? Họ cố quên rằng dù là một người, thì quyền công dân của họ vẫn phải đảm bảo, luật pháp vẫn phải bảo vệ họ chứ không phải là hàng trăm con người mà vẫn không được tôn trọng.
Một luận điệu thường thấy trên các văn bản, báo chí dùng để biện hộ cho những việc làm trái khoáy của các cơ quan chính quyền rằng: “Đây là ý nguyện của nhân dân (!)”. Phải chăng, cách đổ lỗi cho nhân dân là thượng sách khi các cơ quan cụ thể không muốn chịu trách nhiệm?
Trên tờ Nhân dân, luận điệu này được lặp lại: “thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân Đồng Hới, ngày 26-2-1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định số 143/QĐ-UB, công nhận Di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh: Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa” .
Người ta không hiểu nguyện vọng của “đông đảo nhân dân” là nguyện vọng nào? được phản ánh bởi đâu? Bằng một cuộc trưng cầu dân ý hay bằng một quyết định độc quyền từ một cơ quan nào đó? Tại sao không trưng ra bằng chứng cái nguyện vọng của đông đảo nhân dân đó? Biết đâu đó lại là “giữ nguyên Thị xã Đồng Hới hoang tàn, bình địa để làm chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ cho cả thế giới biết” chứ không chỉ riêng Nhà thờ Tam Tòa? Rõ ràng là tờ báo này chỉ cố nói lấy được, bất chấp luật pháp và sự thật là Nhà thờ Tam Tòa vẫn là của giáo hội Công giáo, chưa hề cho, đổi, bán, tặng cho bất cứ một ai.
Và cái “đông đảo nhân dân Đồng Hới” này là những ai? Phải chăng là những khu nhà bên kia con đường sát tháp nhà thờ? Những giáo dân thuộc thành phần “không đông đảo” nhưng tài sản là của họ, thì được ý kiến gì không? Hay đây cũng là cách làm lấy thịt đè người về tôn giáo như cách ở Sơn La đã làm khi họp tổ dân phố để quyết định không cho vài gia đình giáo dân sinh hoạt tôn giáo?
Tất cả những câu hỏi trên đều là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhưng những câu hỏi đó hoàn toàn là những yêu cầu cần có về cách hành xử và thực hiện trong một nhà nước pháp quyền và một xã hội văn minh.
Thực ra, với bất cứ cách nói, cách làm nào không dựa trên sự thật, công lý, thì đều dẫn đến những mâu thuẫn nội tại và bộc lộ ra ngoài. Cha ông thường nói: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” là vậy.
Trước những biến cố đau thương đang diễn ra với giáo dân và Giáo hội Công giáo ở Quảng Bình, tất cả mọi người được báo động, sự vi phạm pháp luật, coi thường nhân dân, xâm phạm thân thể người khác, kỳ thị tôn giáo là đang diễn ra trắng trợn.
Không thể chấp nhận một xã hội, mội đời sống lấy bạo lực làm đầu, dù nó có là cốt lõi của lý thuyết nào đi nữa. Muốn xây dựng một đất nước thống nhất, đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp, một xã hội văn minh hòa nhập với cộng đồng thế giới, thì những hành động ngang ngược trên cần được lên án kịp thời, những sự vi phạm pháp luật nói trên cần loại bỏ ngay khỏi đời sống xã hội.
Hà Nội, Ngày 28/7/2009
Muốn vi phạm luật pháp mà không có tội hãy làm “quần chúng tự phát”
Pháp luật quy định: Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Vậy nhưng thời gian gần đây, một số cơ quan chính quyền Việt Nam có thêm một định nghĩa mới để giải thích cho những đối tượng có hành vi vi phạm luật pháp mà không bị trừng trị: “quần chúng tự phát” .
Người ta thấy một cách làm gần đây khá phổ biến với một số chính quyền địa phương: Để đối phó với những người Công giáo đấu tranh cho quyền lợi của mình, thường người ta sử dụng nhiều loại “quần chúng tự phát, nhân dân bức xúc” để thẳng tay tự do hành động tội ác mà không sợ bị pháp luật trừng trị và cơ quan nhà nước có thể phủi tay vô tội. Phải chăng, đây là một phương án đấu tranh cách mạng mới là biên chế xã hội đen vào thành phần cơ quan nhà nước?
Khi những đám người không biết từ đâu được huy động đến phá đền Giêrađô của Giáo xứ Thái Hà đêm 21/9/2008, bị phản đối bởi nhiều nguồn thông tin, dư luận trong và ngoài nước, chiều 22/9/2008, UBND TP Hà Nội đã có cuộc họp báo giải thích “đây chỉ là hành động tự phát của một số đông người dân” , cuộc họp này có mặt cả Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao và quan chức Hà Nội cũng như các bộ ngành khác của trung ương. Tất cả đều ngồi nghe và không hề ai có ý kiến về những hành vi đó là vi phạm pháp luật?
Ngay cả khi một số đối tượng côn đồ kéo đổ cửa Đền Thánh Giêrađô, làm huyên náo cả khu vực Thánh thất, bệnh viện và khu dân cư lúc đêm khuya hò hét đòi giết người… mà cũng không hề hấn gì. Sau đó, theo nhiều nguồn tin cho biết thì họ còn được phát tiền?
Cũng với con bài đó, những người bao vây Tòa TGM Hà Nội, đe dọa, hò hét khi chính quyền đưa tượng Đức Mẹ sầu bi đi khỏi Tòa Khâm sứ cũng được gọi là “quần chúng tự phát”. Những người dân “tự phát” đó là ai, câu hỏi này được trả lời sau đó: “Đó là những người dân tự phát… tiền” .
Và như thế, trong bộ luật Hình sự Việt Nam chắc phải ghi vào thêm một điều: “Những hành vi vi phạm pháp luật của những người dân tự phát thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là những người dân tự phát… tiền” (?)
Khi các giáo dân đến Tam Tòa dựng ngôi lán tạm đã được lực lượng chính quyền biết và quay phim chụp hình đầy đủ. Thậm chí họ còn chủ động đến từ đầu. Nhưng rồi việc đánh đập giáo dân, cướp đi những tài sản, Thánh Giá của họ vẫn diễn ra. Theo báo Nhân dân thì “người dân trên địa bàn hết sức bất bình phẫn nộ. Nhân dân phường Đồng Mỹ và các phường xã lân cận cùng đại diện chính quyền địa phương đã tháo dỡ căn nhà được xây dựng trái phép trong khu chứng tích” .
Đọc những dòng này, người có nhận xét tỉnh táo sẽ hỏi ngay: tại sao lực lượng công an và chính quyền đã “nắm bắt” được sự việc, nếu có sự vi phạm này, lại không làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật mà lại đánh đập giáo dân? Việc tháo dỡ do ai chủ trương, theo quyết định nào? Căn cứ vào đâu? Tháo dỡ để làm gì, đưa đi đâu? Nếu không có đủ những thủ tục cần thiết này theo quy định của pháp luật, thì đương nhiên đó là… CƯỚP.
Nếu có sự xung đột giữa giáo dân và những “người dân” trên địa bàn, lực lượng cảnh sát đứng đó để làm gì? Việc để xảy ra va chạm, xung đột là lỗi ở cảnh sát Quảng Bình không giữ được trật tự trị an cho nhân dân. Tại sao chỉ bắt mấy giáo dân và khởi tố họ trong khi bên đến cướp tài sản của giáo dân không bị xử lý?
Phải chăng chỉ vì họ là giáo dân nên mới bị bắt, còn những đối tượng kia không có tội vì là “nhân dân bức xúc”?
Những “người dân bức xúc” kia có chức năng tháo dỡ và cướp đi tài sản của giáo dân hay không? Họ được cơ quan chính quyền thuê hay thi hành nhiệm vụ? Nếu họ chỉ là dân thường, họ không thể có chức năng tháo dỡ và lấy đi những tài sản của giáo dân cho dù đó là sự vi phạm nếu có?
Nếu giáo dân có vi phạm đi nữa cũng không thể kéo đàn kéo lũ những người khác đến phá hoại kiểu xã hội đen, mà phải tuân theo các thủ tục quy định của pháp luật từ lập biên bản vi phạm đến cưỡng chế… của các cơ quan chức năng.
Rõ ràng, việc dẫn một đám người đến đàn áp giáo dân trong vụ việc này hoàn toàn sai trái với pháp luật hiện hành. Dù đó là người dân trong khu vực hay ngoài khu vực, dù dân thường hay quan chức, dù là xã hội đen hay xã hội đỏ.
Nhưng những sai trái đó đã không hề được nhắc đến, chỉ có giáo dân bị bắt, bị đánh đập, bị truy tố.
Tất cả đều là những câu hỏi mà các cơ quan chức năng Quảng Bình phải trả lời nếu họ còn công nhận có một nhà nước pháp quyền.
Người ta còn nhớ, ngay ở Tỉnh Quảng Bình nếu những vụ việc khác được chính quyền quan tâm giải quyết nhanh chóng như đàn áp giáo dân Tam Tòa, thì không có chuyện xà xẻo tiền tết của người nghèo. Nếu những “người dân bức xúc” được công nhận thì những cán bộ xà xẻo tiền tết của dân nghèo không có cơ sống sót.
Cũng nếu Quảng Bình làm việc khẩn trương, nhanh chóng như việc đàn áp giáo dân Tam Tòa, thì hẳn không có việc hàng loạt sai phạm nối tiếp sai phạm ở các dự án đầu tư như Công trình nước sạch hay dự án phòng chống sốt rét tại Quảng Bình ?
Nếu như những di tích bị xâm phạm thì chính quyền và “nhân dân bức xúc” có quyền tháo dỡ không cần bất cứ thủ tục nào, cướp về nhà dùng một cách nhanh chóng như với giáo dân Tam Tòa, thì chắc ông Bộ Trưởng Văn Hóa –TTTTDL không phải kêu trời trước diễn đàn Quốc Hội về việc xâm hại các di tích. Đến ôngVõ Nguyên Giáp, cũng phải kêu lên: “Tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội cử đoàn thanh tra gồm đại diện chính quyền, các cơ quan chức năng và một số chuyên gia về kiểm tra tại chỗ và đề xuất giải pháp cụ thể để chấm dứt ngay việc xâm hại di tích thành Cổ Loa, phá bỏ những kiến trúc xây dựng trái với Luật Di sản văn hoá, hủy bỏ việc cấp sổ đỏ - quyền sử dụng đất trái với Luật pháp trong khu vực bảo vệ di tích cấp quốc gia..." (Trích thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Phải chăng, với cách làm việc tùy hứng, tùy cảm tình, bất chấp sự công bằng của pháp luật mà ở Quảng Bình đã xảy ra nhiều vụ án cười ra nước mắt đáng được đưa vào kỷ lục thế giới. Điển hình là vụ ”bị đi tù khi chưa thành án” , vụ “trò sai, bắt thầy đi tù” hay vụ tòa tuyên vô tội, Viện lại bắt giam” ?
Đó là hậu quả của một chính quyền làm việc bất chấp pháp luật và trước hết là bất chấp nhân tâm. Vụ đánh đập giáo dân Tam Tòa vừa qua, cũng là hệ quả tất yếu của cách làm việc đó của chính quyền Quảng Bình khi những giáo dân bị họ phân biệt đối xử thể hiện qua những việc làm vừa qua và hiện nay.
Những động thái gần đây: Khủng bố trắng?
Với chiêu bài “nhân dân bức xúc” ngày 27/7/2009, những hành động tại Quảng Bình với giáo dân, linh mục giáo phận Vinh không chỉ làm cho người ta lo ngại, mà còn là những hành động nói lên bản chất của việc đàn áp, khủng bố người công giáo tại đây.
Ngày 26/7/2009, ba người đã tiếp tục bị bắt, trong đó có hai người có trách vụ trong việc thờ phượng của giáo xứ Tam Tòa. Những giáo dân đến sinh hoạt tôn giáo bị chặn dọc đường đánh đập, một sinh viên đến thăm hỏi thân nhân cũng bị bắt. Ngày 27/7/2009, hai linh mục đến giải quyết vấn đề tại đây bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Bình, trong đó có một đại diện của Tòa GMGP Vinh sau khi gặp Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Việc một Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng đến làm việc với đại diện Tòa Giám mục GP Vinh sau đó bỏ về để mặc bọn người khác tấn công khách đến trọng thương ngay trên địa bàn mình quản lý dù đã được báo động, cầu cứu đã nói lên điều gì? Phải chăng việc này có ý đồ từ trước? Có phải văn hóa ứng xử của nhà lãnh đạo tỉnh này chỉ có đến thế? Trách nhiệm của ông ta ở đâu?
Những giáo dân đến gần khu vực Nhà thờ Tam Tòa bị tấn công trọng thương, ai ra lệnh? Những nhóm xã hội đen đón đánh giáo dân dọc đường đi lễ theo lệnh của ai? Ai đã dung túng những hành động trái pháp luật ngang nhiên diễn ra này? Phải chăng, đây là những “nhân dân tự phát” nên không có ai quản lý và nằm ngoài vòng pháp luật? Những giáo dân không có chỗ thờ tự khi bị chiếm đoạt nhà thờ vô cớ thì có được công nhận là nhân dân bức xúc không?
Điều đó nói lên tình trạng gì ở đây? Ai chịu trách nhiệm về những hành động đó?
Chính quyền Quảng Bình phải chịu trách nhiệm
Chính quyền được sinh ra để bảo vệ người dân, bảo đảm an ninh đời sống nhân dân và trật tự xã hội theo pháp luật quy định. Nhân dân góp tiền để nuôi bộ máy này.
Vậy khi những hành động trái pháp luật ngang nhiên diễn ra mà chính quyền không can thiệp để gây hậu quả lớn lao cho nhân dân, gây mất ổn định xã hội, thì chính quyền phải chịu trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai khác. Dù lực lượng gây ra tội ác đó là ai, là đối tượng nào đi nữa, thì chính quyền cũng không được phép để họ ngang nhiên vi phạm pháp luật đánh đập, tàn sát người khác một cách cố ý. Đó hiển nhiên là trách nhiệm của chính quyền và bộ máy an ninh ở đây.
Việc vi phạm đến thân thể, danh dự công dân là vi phạm đến Luật Hình sự. Pháp luật bảo hộ quyền tự do thân thể, tự do đi lại của người dân. Việc đánh đập các giáo dân, thậm chí linh mục, tu sĩ, chức sắc của Giáo hội Công giáo là những hành động không thể chấp nhận được. Việc này xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của nhiều người, của lực lượng công an và chính quyền mà những kẻ gây ra tội ác không bị trừng trị thì đó chính là sự dung túng, phân biệt, kỳ thị tôn giáo không thể nói gì hơn.
Chính quyền Quảng Bình, những người đứng đầu cơ quan nhà nước địa phương này phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Đừng lập lờ đánh lận con đen
Trên các báo chí VN, người ta đưa ra những luận điệu lập lờ về “biên bản ghi nhớ” nào đó giữa TGM GP Vinh và tỉnh Quảng Bình về Nhà thờ Tam Tòa, những luận điệu này đã bị vạch trần. Khi chính quyền Quảng Bình ngang nhiên lấy Nhà thờ Tam Tòa của Giáo hội Công giáo mà không được sự đồng ý, thì đương nhiên là sai trái và quyết định đó không thể có hiệu lực.
Khi có sự thỏa thuận nào đó, mà sự thỏa thuận đó chưa được thực hiện xong, thì đương nhiên sự thỏa thuận chưa thành, không thể vì thế mà lấy nhà thờ của giáo dân, giáo hội cách ngang nhiên mà mình thì chỉ hứa, gây khó khăn cho đối tượng, đó là cách làm việc cửa quyền và hách dịch, coi thường nhân dân. Điều này không khác gì viêc vừa trao đổi vừa xin đểu.
Và vì thế, đất đai, nhà thờ vẫn thuộc chủ quyền của Giáo dân và Giáo hội công giáo.
Đã có nhiều cách lập luận biện hộ cho việc làm sai trái này của chính quyền Quảng Bình, nhưng tất cả đều không dựa trên luật pháp và biện hộ theo kiểu nói lấy được, “nói theo nghị quyết”, cả vú lấp miệng em, bất chấp sự thật. Những cách biện hộ đó dù công phu bao nhiêu, cũng chẳng lừa bịp được ai có đầu óc quan sát và nhận thức.
Thậm chí, trên báo Nhân dân còn nói rằng: “tuyệt đại bộ phận giáo dân Tam Toà đã bỏ quê hương vào Nam sinh sống” Vậy có nghĩa là Tam Tòa trở thành của vô chủ và ai muốn lấy thì lấy? Và vì thế chính quyền Quảng Bình lấy Nhà thờ của giáo dân Tam Tòa không cần ý kiến của ai?
Xin thưa, dù là tuyệt đại đa số, thì cũng không có nghĩa là tất cả. Giáo xứ Tam Tòa vẫn là Tam Tòa, Nhà thờ Tam Tòa vẫn là của Giáo hội Công giáo. Đây là sự lập luận phi lý đến buồn cười của báo chí VN. Giả sử các tác giả bài báo này có một ngôi nhà và tài sản, khi dịch cúm H1N1 đến nhà họ tuyệt đại đa số bị chết, chỉ còn một chú bé, thì tài sản đó thuộc về ông hàng xóm có được không? Tôi tin là tác giả bài báo này dù có chết rồi cũng đội mồ sống lại mà đi kiện đòi tài sản cho con cái hoặc họ hàng của anh ta.
Huống chi cũng chính tờ báo này công nhận: “Theo thống kê toàn thành phố chỉ có 99 hộ giáo dân với 261 nhân khẩu. Riêng địa bàn phường Đồng Mỹ chỉ có vài hộ giáo dân, nhưng từ nơi khác chuyển đến đến sinh sống” . Vậy với cách lý luận này, 99 hộ giáo dân kia bị tước quyền sinh hoạt tôn giáo từ bao giờ? Ai ra quyết định tước quyền tự do tín ngưỡng và tài sản tín ngưỡng, tôn giáo của họ? Chính trong công văn của UBND tỉnh Quảng Bình gửi Tòa GM GP Vinh đã nói rõ: “Đã cho phép giáo dân Thành phố Đồng Hới sinh hoạt giáo điểm tại nhà ông Trần Công Lý, 58 Nguyễn Du, TP Đồng Hới” . Nghĩa là ở Tam Tòa vẫn có giáo dân. Chưa cần nói đến khía cạnh buồn cười là giáo dân đã có nhà thờ nay lại được ơn mưa móc của chính quyền “cho phép sinh hoạt” ngay nhà dân?
Chắc tác giả và ban biên tập tờ báo này cố tình bỏ quên? Họ cố quên rằng dù là một người, thì quyền công dân của họ vẫn phải đảm bảo, luật pháp vẫn phải bảo vệ họ chứ không phải là hàng trăm con người mà vẫn không được tôn trọng.
Một luận điệu thường thấy trên các văn bản, báo chí dùng để biện hộ cho những việc làm trái khoáy của các cơ quan chính quyền rằng: “Đây là ý nguyện của nhân dân (!)”. Phải chăng, cách đổ lỗi cho nhân dân là thượng sách khi các cơ quan cụ thể không muốn chịu trách nhiệm?
Trên tờ Nhân dân, luận điệu này được lặp lại: “thể theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân Đồng Hới, ngày 26-2-1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định số 143/QĐ-UB, công nhận Di tích văn hoá lịch sử cấp tỉnh: Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa” .
Người ta không hiểu nguyện vọng của “đông đảo nhân dân” là nguyện vọng nào? được phản ánh bởi đâu? Bằng một cuộc trưng cầu dân ý hay bằng một quyết định độc quyền từ một cơ quan nào đó? Tại sao không trưng ra bằng chứng cái nguyện vọng của đông đảo nhân dân đó? Biết đâu đó lại là “giữ nguyên Thị xã Đồng Hới hoang tàn, bình địa để làm chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ cho cả thế giới biết” chứ không chỉ riêng Nhà thờ Tam Tòa? Rõ ràng là tờ báo này chỉ cố nói lấy được, bất chấp luật pháp và sự thật là Nhà thờ Tam Tòa vẫn là của giáo hội Công giáo, chưa hề cho, đổi, bán, tặng cho bất cứ một ai.
Và cái “đông đảo nhân dân Đồng Hới” này là những ai? Phải chăng là những khu nhà bên kia con đường sát tháp nhà thờ? Những giáo dân thuộc thành phần “không đông đảo” nhưng tài sản là của họ, thì được ý kiến gì không? Hay đây cũng là cách làm lấy thịt đè người về tôn giáo như cách ở Sơn La đã làm khi họp tổ dân phố để quyết định không cho vài gia đình giáo dân sinh hoạt tôn giáo?
Tất cả những câu hỏi trên đều là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Nhưng những câu hỏi đó hoàn toàn là những yêu cầu cần có về cách hành xử và thực hiện trong một nhà nước pháp quyền và một xã hội văn minh.
Thực ra, với bất cứ cách nói, cách làm nào không dựa trên sự thật, công lý, thì đều dẫn đến những mâu thuẫn nội tại và bộc lộ ra ngoài. Cha ông thường nói: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” là vậy.
Trước những biến cố đau thương đang diễn ra với giáo dân và Giáo hội Công giáo ở Quảng Bình, tất cả mọi người được báo động, sự vi phạm pháp luật, coi thường nhân dân, xâm phạm thân thể người khác, kỳ thị tôn giáo là đang diễn ra trắng trợn.
Không thể chấp nhận một xã hội, mội đời sống lấy bạo lực làm đầu, dù nó có là cốt lõi của lý thuyết nào đi nữa. Muốn xây dựng một đất nước thống nhất, đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp, một xã hội văn minh hòa nhập với cộng đồng thế giới, thì những hành động ngang ngược trên cần được lên án kịp thời, những sự vi phạm pháp luật nói trên cần loại bỏ ngay khỏi đời sống xã hội.
Hà Nội, Ngày 28/7/2009
Hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa
Lê Dân Việt
14:15 28/07/2009
Xứ Tam Tòa bỗng lao vào khốn khó
Khi chủ trương, đàn áp đã lan tràn
Triệt Công Giáo, cho tất cả gian nan
Bởi công an, du đảng…quá cuồng ngông
Đập nhà Chúa, còn lên mặt bắt bẻ
Cướp Thánh Gía, mặc giáo dân cản ngăn
Vì yêu Chúa, chiên đâu sợ khổ thân
Mặc côn đồ, đập đánh mình ra sao!
Vì danh Chúa, cam chịu trong đau khổ
Vì công lý, cứ mở miệng kêu oan
Sao quỉ vương, chúng bay quá ngang tàng
Đày đọa chiên, cho đến mọi người dân
Trấn lột dân, cho đến tàn cuộc sống
Bán biển, đất, cho đảng cộng thăng hoa
Thế cho nên, đất nước mất dần dà
Và vận nước, vì bay ra tơi bời
Cả Tây Nguyên, bay cam tâm bán nốt
Cho đảng Tàu với bay tự nhiên tươi
Nị với ngộ, cứ thế mà mỉm cười
Kệ dân tộc, tan nát theo quỉ ma
Triệu triệu chiên, hãy cầu nguyện thiết tha
Cho công lý, sẽ nở lộc đâm hoa.
Khi chủ trương, đàn áp đã lan tràn
Triệt Công Giáo, cho tất cả gian nan
Bởi công an, du đảng…quá cuồng ngông
Đập nhà Chúa, còn lên mặt bắt bẻ
Cướp Thánh Gía, mặc giáo dân cản ngăn
Vì yêu Chúa, chiên đâu sợ khổ thân
Mặc côn đồ, đập đánh mình ra sao!
Vì danh Chúa, cam chịu trong đau khổ
Vì công lý, cứ mở miệng kêu oan
Sao quỉ vương, chúng bay quá ngang tàng
Đày đọa chiên, cho đến mọi người dân
Trấn lột dân, cho đến tàn cuộc sống
Bán biển, đất, cho đảng cộng thăng hoa
Thế cho nên, đất nước mất dần dà
Và vận nước, vì bay ra tơi bời
Cả Tây Nguyên, bay cam tâm bán nốt
Cho đảng Tàu với bay tự nhiên tươi
Nị với ngộ, cứ thế mà mỉm cười
Kệ dân tộc, tan nát theo quỉ ma
Triệu triệu chiên, hãy cầu nguyện thiết tha
Cho công lý, sẽ nở lộc đâm hoa.
Từ sự kiện Tam Tòa
Trần Khuê
14:28 28/07/2009
Nhiều lần tôi vẫn tự nghĩ không biết những lời bàn về quyền con người có phải là những vấn đề vẫn còn xa lạ và thậm chí là “xa xỉ” đối với những người Việt Nam chúng ta? Không biết có bao nhiêu người, ngay cả những đảng viên trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam, hiểu giá trị câu Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ (1776) được Hồ Chủ Tịch lấy lại trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của mình năm 1945: «Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc» ?
Tôi đặt câu hỏi và tôi nghi ngờ về khả năng nhận thức và quyết tâm thăng tiến những chân giá trị này nơi nhiều con người trong xã hội chúng ta hôm nay. Đây không phải là một lời kết án mà là ghi nhận thực tế, một thực tế đáng buồn cho hết mọi con người có tâm huyết đối với đất nước và đối với những thế hệ tương lai. Có phải vì miếng cơm manh áo, vì những quyền lợi, vì những thói ăn theo hay vì không hiểu biết hay được “định hướng” theo những “chủ trương” mà nhiều người mất cảm thức những giá trị của đời sống con người, những giá trị không được đo lường bởi sự đố kỵ, hận thù nhưng “quyền được sống”, “quyền tự do”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”, đời sống tâm linh, lòng bao dung, tình người và những tính chất làm cho con người là người?
Ngày hôm nay, khi ở nhà hay khi ra đường chúng ta thường nghe những câu than vãn về sự sa sút đời sống đạo đức trong gia đình, trong trường học, trong đời sống xã hội: con cái tranh chấp tài sản gia đình với cha mẹ; người ta không còn biết cư xử một cách lịch thiệp với nhau bằng những lời xin lỗi, những lời cám ơn; chỉ vì một đôi vòng vàng hay một lời nói mà người ta có thể đâm chết đối phương…. Còn có vô vàn những điều ngược đời khác như kẻ gây tai nạn lại mắng chửi những nạn nhân của mình bằng những lời vô nhân. Nói một cách đại loại là: “vừa ăn cắp vừa hô trộm”. Người ta thay trắng đổi đen, biến không thành có, biến có thành không. Đây là những chuyện xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày làm chúng ta đau lòng.
Một vấn đề khác nữa trong lãnh vực đời sống chính trị: người ta thường “lấy ác báo ác”, xúi giục kẻ khác đánh nhau để mình nắm quyền chỉ huy và kiếm lợi nhuận (“quần chúng nhân dân tự phát” là một hiện tượng !). Đây không phải là kiểu mẫu cho đời sống chính trị đúng nghĩa. Chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội bền vững, ổn định và phát triển lâu dài dựa trên những sự kỳ thị, những sự phân biệt đối xử, những cách hành xử hoang dã đối với nhau.
Đời sống văn minh, sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào đời sống nội tâm, tâm linh của những con người khát vọng đi tìm những gì là chân thật, những gì là tốt, những gì đẹp đẽ. Không có một xã hội văn minh nếu không có những con người văn minh, không có một xã hội công bằng nếu không có những con người công bằng, không có một xã hội dân chủ nếu không có những con người dân chủ. Những con người độc đoán xây dựng những xã hội độc đoán, những con người độc ác xây dựng những xã hội độc ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong lịch sử nhân loại với những nhân vật lịch sử. Hít-le là một trong những gương mặt tiêu biểu nói lên mặt tiêu cực này.
Quả thực, nếu chúng ta cho rằng đất nước của chúng ta văn minh, nhân đạo, hiền hòa, hiếu khách (không ít những băng rôn, bảng hiệu hô hào cho những giá trị trên)….thì trước tiên chúng ta cần phải trở thành những con người văn minh, nhân đạo, hiền hòa và hiếu khách. Việc đàn áp, bắt bớ những người vô tội, đối xử với họ một cách man rợ như trong những trường hợp ở Thái Hà (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình)…. đi ngược lại ý chí trên. Tất cả mọi con người có chút lương tri đều có thể nhận ra điều đó. Không có bất cứ một cơ sở xây dựng pháp luật của một nhà nước chân chính nào dựa trên những sự khủng bố tinh thần và thể chất. Chỉ có những con người mù quáng, quá khích, bạo lực, hung hãn mới hành động một cách điên dại!
Tôi đặt câu hỏi và tôi nghi ngờ về khả năng nhận thức và quyết tâm thăng tiến những chân giá trị này nơi nhiều con người trong xã hội chúng ta hôm nay. Đây không phải là một lời kết án mà là ghi nhận thực tế, một thực tế đáng buồn cho hết mọi con người có tâm huyết đối với đất nước và đối với những thế hệ tương lai. Có phải vì miếng cơm manh áo, vì những quyền lợi, vì những thói ăn theo hay vì không hiểu biết hay được “định hướng” theo những “chủ trương” mà nhiều người mất cảm thức những giá trị của đời sống con người, những giá trị không được đo lường bởi sự đố kỵ, hận thù nhưng “quyền được sống”, “quyền tự do”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”, đời sống tâm linh, lòng bao dung, tình người và những tính chất làm cho con người là người?
Ngày hôm nay, khi ở nhà hay khi ra đường chúng ta thường nghe những câu than vãn về sự sa sút đời sống đạo đức trong gia đình, trong trường học, trong đời sống xã hội: con cái tranh chấp tài sản gia đình với cha mẹ; người ta không còn biết cư xử một cách lịch thiệp với nhau bằng những lời xin lỗi, những lời cám ơn; chỉ vì một đôi vòng vàng hay một lời nói mà người ta có thể đâm chết đối phương…. Còn có vô vàn những điều ngược đời khác như kẻ gây tai nạn lại mắng chửi những nạn nhân của mình bằng những lời vô nhân. Nói một cách đại loại là: “vừa ăn cắp vừa hô trộm”. Người ta thay trắng đổi đen, biến không thành có, biến có thành không. Đây là những chuyện xảy ra trong đời sống xã hội thường ngày làm chúng ta đau lòng.
Một vấn đề khác nữa trong lãnh vực đời sống chính trị: người ta thường “lấy ác báo ác”, xúi giục kẻ khác đánh nhau để mình nắm quyền chỉ huy và kiếm lợi nhuận (“quần chúng nhân dân tự phát” là một hiện tượng !). Đây không phải là kiểu mẫu cho đời sống chính trị đúng nghĩa. Chúng ta sẽ không thể xây dựng một xã hội bền vững, ổn định và phát triển lâu dài dựa trên những sự kỳ thị, những sự phân biệt đối xử, những cách hành xử hoang dã đối với nhau.
Đời sống văn minh, sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào đời sống nội tâm, tâm linh của những con người khát vọng đi tìm những gì là chân thật, những gì là tốt, những gì đẹp đẽ. Không có một xã hội văn minh nếu không có những con người văn minh, không có một xã hội công bằng nếu không có những con người công bằng, không có một xã hội dân chủ nếu không có những con người dân chủ. Những con người độc đoán xây dựng những xã hội độc đoán, những con người độc ác xây dựng những xã hội độc ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong lịch sử nhân loại với những nhân vật lịch sử. Hít-le là một trong những gương mặt tiêu biểu nói lên mặt tiêu cực này.
Quả thực, nếu chúng ta cho rằng đất nước của chúng ta văn minh, nhân đạo, hiền hòa, hiếu khách (không ít những băng rôn, bảng hiệu hô hào cho những giá trị trên)….thì trước tiên chúng ta cần phải trở thành những con người văn minh, nhân đạo, hiền hòa và hiếu khách. Việc đàn áp, bắt bớ những người vô tội, đối xử với họ một cách man rợ như trong những trường hợp ở Thái Hà (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình)…. đi ngược lại ý chí trên. Tất cả mọi con người có chút lương tri đều có thể nhận ra điều đó. Không có bất cứ một cơ sở xây dựng pháp luật của một nhà nước chân chính nào dựa trên những sự khủng bố tinh thần và thể chất. Chỉ có những con người mù quáng, quá khích, bạo lực, hung hãn mới hành động một cách điên dại!
Tam Tòa - nơi nhuốm máu nhiều người con quả cảm
Alfonso Hoàng Gia Bảo
14:41 28/07/2009
Trước hết xin được nói ngay rằng, tựa đề bài viết này không phải do chúng tôi đặt ra, mà là ‘quà tặng’ tờ Công an Nhân dân vì được chúng tôi trích ra từ bài viết “Không ai được phép đứng trên luật pháp” [1] nhằm xuyên tạc sự thật vụ Tam Tòa khi viết rằng “hàng trăm người dân Đồng Hới có cả giáo dân Đồng Hới đã cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ” nhưng thực tế lại là chuyện hàng chục giáo dân, những con người quả cảm của giáo phận Vinh, đã bị đổ máu bởi đòn roi của công an.
Đáng lo ngại!
Vụ Tam Tòa mới chỉ nổ ra có hơn một tuần lễ nhưng mức độ gia tăng bạo lực của nó với 10 giáo dân bị đánh và bắt, hàng chục giáo dân khác cũng bị bầm dập bởi dùi cui và mới hôm qua 27/7 lại thêm hai linh mục bị đánh trọng thương… những sự việc này cho thấy Tam Tòa đã bỏ xa vụ Thái Hà cả về qui mô lẫn tầm vóc, và vì thế khó ai có thể nói trước vụ này rồi sẽ trôi về đâu?
Điều đáng chú ý của vụ việc là mặc dù nó xảy ra trong bối cảnh đang có nhiều lời kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC từ Hạ viện Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang quan tâm theo dõi, thế nhưng nhà cầm quyền Csvn vẫn không hề ‘ngán ngại’ trong việc dùng công an và vũ lực đàn áp thẳng tay tu sĩ, giáo dân Quảng Bình.
Thái đô ấy, một mặt đã nói lên sự sợ hãi của nhà cầm quyền đã lên đến cực điểm trước làn sóng đòi hỏi công lý và sự thật của giới công giáo đang lan rộng ra nhiều nơi, đã khiến họ hành động một cách ‘điên cuồng’ bất chấp tất cả. Nhưng mặt khác, đây có thể là dấu chỉ cho thấy Csvn đã nhận được một sự đảm bảo nào đó từ các quan chức ngoại giao và quân sự bên hành pháp Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ để chuyện CPC xảy ra.
Những lời phát biểu bênh Csvn ra mặt của ông đại sứ Mỹ Michael Michalak thời gian gần đây là rất đáng ‘nghi ngại’ vì có vẻ như nó đang phát huy tác dụng như những lời động viên khuyến khích Csvn hành xử càng lúc càng thô bạo hơn. Một dấu hiệu ‘thân thiện’ khác nữa là mới trong tuần rồi quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã đạt đến một đỉnh cao mới về hợp tác không quân.
Tất cả đã làm cho cách hành xử (và cả nói năng) của Csvn bỗng thay đổi một cách ‘hứng khởi’ lạ thường.
Khi ra tay bắt bớ hàng loạt các gương mặt trí thức và nhà đấu tranh cho dân chủ qua các vụ Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… chẳng những Csvn không sợ bị Mỹ làm khó dễ, mà ông Lê Dũng người phát ngôn bộ ngoại giao Csvn còn như muốn ‘quát nạt’ lại họ khi tuyên bố “Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”. Những lời lẽ như thế, chỉ một vài năm trước khó ai nghĩ nó lại có thể xảy ra.
Rõ ràng mối đe dọa trực diện từ TQ nhắm vào quyền lực của Hoa Kỳ ngoài biển Đông thời gian gần đây đã buộc người Mỹ đang phải tìm cách lấy lòng Csvn bằng một chính sách, có thể sẽ rất giống với thời tổng thống R.Nixon những năm 70s: đó là ve vãn hòa dịu với TQ để cầm chân LX bành trước xuống phía nam để bỏ rơi Sàigòn. Nay là đến lượt chính phủ B.Obama đang ve vãn VN để cầm chân TQ.
Phải hơi dài dòng như thế để chúng ta thấy rằng, ‘gió có thổi theo chiều nào’ thì thái độ hung hãn của Csvn do ‘giãy chết’ hoặc do ‘hứng khởi’ cũng đều trở nên rất đáng lo ngại cho giáo phận Vinh.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể xác tín một điều là khác xa với cái kiếp ‘vắn số’ của chủ nghĩa cộng sản chỉ bằng cỡ một đời người vài chục năm mà sớm muộn gì Csvn cũng sẽ phải chung số phận, giáo hội công giáo VN đã hiện diện và tồn tại trên mảnh đất này tới những gần 500 năm, trải qua biết bao phen bị bách hại đạo đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … bằng đủ loại tử hình, cực hình, nhục hình từ chém đầu cho đến cho voi giày xéo, cho cọp dữ xé xác v.v… như thế cái ác vẫn không bị tiêu diệt đạo, ngược lại còn phát triển mạnh hơn.
Lẽ ra Csvn phải nhận ra cái điều mấu chốt hết sức căn bản và quan trọng này để chọn cho họ cách hành xử sao cho vừa phải. Đánh đập tu sĩ, giáo dân Quảng Bình như vừa qua chắc chắn sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp hơn ngoài thương tổn mối quan hệ đạo đời giữa nhà nước và giáo hội mà thôi.
“Chứng tích chiến tranh” Tam Tòa, đâu mới là sự thật?
Vấn đề cốt lõi của vụ Tam Tòa hiện nay như chúng ta đã biết là nằm ở việc tỉnh Quảng Bình ra quyết định trưng dụng đất nhà thờ Tam Tòa để làm ‘chứng tích chiến tranh và tội ác Mỹ’ mà không thèm hỏi han ‘khổ chủ’ giáo hội lấy một lời.
Chỉ mãi đến mãi sau này khi có cơ hội thuận tiện giáo hội lên tiếng đòi lại thì UBND tỉnh này mới mời Tòa Giám Mục Xã Đoài để “trao đổi và ý kiến của giáo phận Vinh”. Nhưng những gì mà báo Công An Nhân Dân trưng ra hôm 23/7 cho đến nay vẫn chỉ là “Bản Ghi Nhớ” ký kết giữa tỉnh này với Tòa TGM Xã Đoài hồi cuối năm 2008 vừa qua, khi họ thấy đã đến lúc ‘không nên có gì đó để làm bằng chứng đã có nói chuyện với giáo hội’ !!!
Nay trước tình thế căng thẳng hiện nay chính quyền tỉnh, chắc hẳn Quảng Bình sẽ phải xem xét lại quyết định này. Bởi vì nó đang đặt ra trước công luận một số câu hỏi:
1./ Một công trình hay vật thể để được trở thành “di tích lịch sử” bản thân nó phải hội đủ những điều kiện tự nhiên và thủ tục pháp lý ra sao?
2./ Thứ đến, nếu ‘chẳng may’ công trình, vật thể được chọn ấy như nhà thờ Tam Tòa được xây dựng từ năm 1887 bởi linh mục Clause Bonin, với bề dày thời gian xấp xỉ tuổi nhà thờ Đức Bà Sàigòn tự nó cũng đã đủ xứng đáng được xem là di tích lịch sử của giáo hội và cũng là của đất nước, vậy tại sao nhà nước không cho khôi phục mà lại đòi ‘xóa sổ’ nó để giữ lại chút xíu cái hoang tàn đổ nát ấy để làm di tích chiến tranh phục vục cho tuyên truyền chính trị? Làm như thế liệu có ‘o ép’ giáo hội quá đáng không?
Như chúng ta biết, theo dòng thời gian mọi thứ đang hiện diện trên cõi đời này vài chục năm, vài trăm năm nữa đều mặc nhiên trở thành những ‘chứng nhân’ và ‘chứng tích’ của lịch sử. Ai muốn cưỡng lại cái qui luật đào thải tư nhiên này cũng chẳng thể được. Thế nhưng, để có thể xứng đáng được tôn làm ‘di tích’ hay ‘di sản’ thì vật thể ấy phải có thêm những yếu tố mà những con người và sự vật cùng thời với nó không hội đủ.
Điều này cũng giống như trong số hàng ty tỷ con người, vât thể từng hiện diện trên mặt đất này vài ngàn năm qua, nhưng những gì chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần rất nhỏ nhoi là các danh nhân nhờ sự nổi bật của bản thân họ mà đã được đi vào lịch sử. Còn hầu hết đại đa số con người và sự vật còn lại đều là ‘vô danh’ khi trở về cùng cát bụi.
Sự sàng lọc rất khắc nghiệt của qui luật đào thải mặc dù chỉ là tự nhiên nhưng lại là một sự chọn lựa đầy ‘cân nhắc’ nhờ vậy mà nhiều tên tuổi dù rất cổ xưa, cỡ Platon, Descartes hay Archimed vẫn còn giá trị đến ngày nay. Muốn cho di tích có được giá trị giống như vậy rõ ràng không thể chọn lựa bằng ‘cảm tính’, đố kỵ, ‘ôm đồm’. Càng nhiều càng tốt hoặc ít quá thì đi ‘giật gấu vá vai’ cho ‘bằng chị bằng em’ rằng tỉnh ta cũng anh hùng một thời như thường thấy ở VN sau 1975.
Hơn nữa, nói đến ‘chứng tích tội ác’, chắc rằng cái ‘tội ác Mỹ’ mà Csvn đang lăm he đòi giữ cho bằng được lại tháp Tam Tòa đổ nát hiện nay, chắc chắn không thể nào so sánh về mức độ khủng khiếp của quân khủng bố trong vụ tấn công hai cái tháp đôi của thành phố New York hồi năm 2001. Thế nhưng tại sao nước Mỹ không muốn giữ lại cảnh hoang tàn đổ nát của nó để dạy cho trẻ em Mỹ sau này biết về tội ác của quân khủng bố Al-Queda, mà họ lại chỉ lập một đài tưởng niệm nhỏ trong khu vực này và nhanh chóng dọn dẹp để xây dựng cái mới?
Phải so sánh đến thế để chúng ta thấy rằng chuyện tỉnh Quảng Bình đòi lấy nguyên cả khu đất rộng lớn vài trăm mét vuông, mà hiện nay trên ấy chỉ còn trơ trọi có mỗi cái tháp để lấy làm “chứng tích chiến tranh” xem ra không còn hợp với thời cuộc lắm.
‘Đô Mỹ’ thích cầm nhưng ‘tội ác Mỹ’ chẳng chịu buông!
Giữ lại ‘chứng tích’ Tam Tòa với hơn 90% đã đổ nát trong lúc Csvn lại luôn rêu rao lời ông Hồ “xây dựng lại một nước VN đàng hoàng to đẹp hơn” rõ ràng họ đang là chuyện ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Vì vậy mà ngay cả bây giờ mặc dù đã sau hơn 10 năm Tam Tòa được mang danh ‘chứng tích chiến tranh’ nếu có du khách nước ngoài nào đến đây tham quan cái ‘chứng tích Tam Tòa’, chắc rằng họ không khỏi cảm thương bùi ngùi cho số phận trớ trêu của nó để rồi tự hỏi: thế thì cái gì là cái ‘có giá’ nhất ở cái khu di tích này? Là miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì “tội ác Mỹ” và vì các thế hệ mai sau?
Đã chẳng thấy chứng tích ‘tội ác Mỹ’ đâu lại còn nghe kể về máu của hàng chục giáo dân vừa mới phải đổ ra thêm năm 2009 này bởi sự đánh đập của công an? Vậy, phải chăng đây mới chính là ‘chứng tích tội ác’?
Nhân đây cũng xin lưu ý mọi người về một chi tiết quan trọng: chiến tranh chấm dứt từ 1975 nhưng mãi hơn 20 năm sau, vào ngày 26/3/1997 tỉnh Quảng Bình mới công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh. Chỉ riêng cái chuyện ra đời ‘muộn màng’ của di tích này vào thời điểm đất đai khắp các tỉnh thành VN bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi VN bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do “chứng tích tội ác Mỹ” nghe hoàn toàn chẳng ‘lọt tai’ chút nào.
Nếu giới lãnh đạo Quảng Bình thật sự quan tâm tới ‘tội ác Mỹ’ hẳn Tam Tòa đã bị trưng dụng ngay từ sau năm 1975 trong những năm tháng quan hệ Việt-Mỹ đang còn rất căng thẳng và Hà Nội còn rất ‘hung hăng’ chứ không thể là thời điểm 1997.
Nhưng ngay cả khi chúng ta tạm chấp nhận cái lý do ‘chứng tích chiến tranh’ muộn màng ấy là có thật đi, thử hỏi từ ngày tỉnh Quảng Bình ban bố ra quyết định công nhận Tam Tòa làm di tích, họ đã đầu tư được thêm những gì để làm tăng giá trị chứng minh ‘tội ác Mỹ’ cho nó, cũng như để bảo vệ cái tháp Tam tòa cho khỏi bị đổ?
Một khi đã được xem là di tích lịch sử thì tỉnh Quảng Bình phải tuân theo pháp lệnh về ‘bảo vệ di sản’ để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nó. Nhưng nay đã hơn chục năm trôi qua, chúng ta thấy nơi này ‘mèo vẫn hoàn mèo’, vẫn là cảnh hoang tàn đổ nát cỏ dại mọc khắp nơi như ngày nào không có gì thay đổi đáng kể!
Di sản chiến tranh gì mà tệ đến nỗi không có lấy nổi một văn phòng để trưng bày các hình ảnh sưu tầm trước và sau chiến tranh ra sao để giới thiệu cho du khách xem? Sao lại có thể ‘mất căn bản’ đến mức độ kỳ lạ như vậy?.
Có nhận ra những sự bất bình thường này chúng ta mới thấy thực chất việc trưng dụng ngôi nhà thờ đổ nát Tam tòa làm ‘chứng tích tội ác chiến tranh’ chỉ là cái cớ của tỉnh Quảng Bình, để: một là không cho đạo công giáo phục hồi tại đây và hai chắc là để… ‘chờ thời’ với chút hy vọng sau này đòi ngườì Mỹ chút tiền đô để gọi là ‘bồi thường chiến tranh’?
“Tội ác Mỹ ” hay sự ‘đểu cáng’ của CSVN?
Nói đến “chứng tích tội ác” trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chính các thể chế cộng sản Đông Âu, Nga, TQ, VN v.v… mới là phía đang bị nhiều quốc gia dựng nhiều tượng đài lên án tội ác của họ nhất chứ chẳng phải Tây Âu hay Mỹ.
Đối với Csvn cũng vậy. Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại từng là nạn nhân khốn khổ, sống dở chết dở của họ thời gian vừa qua cũng đã cung cấp cho thế giới nhiều bằng chứng tội ác do Csvn gây ra dân tộc VN. Bên cạnh các tượng đài được khắp Âu Mỹ, mới đây còn là bộ phim “Sự thật về HCM’ vừa được phát hành đang khiến Csvn rất lo lắng tìm mọi cách để ngăn chận sự xâm nhập vào VN. [2]
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên chuyện Hà Nội từng lo ‘sốt vó’ vì những bia tưởng niệm thuyền nhân VN phải bỏ mình trên biển tại đảo Galang, Indonesia mà họ đã gây áp lực ngoại giao để nước này đập bỏ vào tháng 6/2005. Chính cái tấm bia bị đập cho tan hoang (như hình đính kèm) mới là ‘chứng tích tội ác’ rõ ràng nhất của chế độ Csvn chứ chẳng phải Tam Tòa nào hết.
Muốn biết trong cuộc chiến VN giữa Mỹ và ‘Việt Cộng’ ai ác hơn ai, có lẽ không gì chính xác cho bằng nghe chính những lời của các quan chức cao cấp Csvn nói về ‘cựu thù’ của họ.
Đầu tiên, đó là phát biểu của ông cựu đại sứ đầu tiên của Vn tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng “ngày 3 tháng 2 năm 1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó rất bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề...” [3]
Bảo Mỹ là tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Rồi vào năm 1995, khi sang tham dự Kỳ họp của đại hội đồng LHQ, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, ông cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố một câu… ‘để đời’, rằng “một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại!” [4]
Ông chủ tịch biết nói những lời cao cả như vậy, tại sao khi trở về nước thấy tỉnh Quảng Bình nộp hồ sơ đòi lấy nhà thờ Tam Tòa làm ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ông lại chẳng can ngăn?
Tóm lại, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô toan tính hết sức nhỏ nhặt của nhà cầm quyền VN. Thậm chí không loại trừ khả năng đã từng có chiến dịch thu gom càng nhiều ‘con tin’ tài sản giáo hội càng tốt để dễ bề chiếm thế thượng phong trong khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Thực trạng xã hội VN ngày nay tưởng đã rõ mười mươi chẳng còn gì để bàn luận về những giáo điều mà Csvn đang rêu rao.
Nền kinh tế đang vận hành ngày càng bám chặt vào quĩ đạo tư bản chủ nghĩa, con cái cán bộ Csvn đủ mọi cấp đang đua nhau sang Mỹ học đòi, thì thử hỏi còn ai trên đất nước này muốn để mắt tới những ‘chứng tích tội ác Mỹ’?
Nhưng bất hạnh cho giáo xứ Tam Tòa và cho cả dân tộc VN là ở chỗ, để thể kéo dài sự thống trị cơ hội vơ vét làm giàu, Csvn mặc dù tay luôn nắm chặt lấy những tờ tiền đô nhưng ngoài miệng thì cứ phải làm bộ chửi Mỹ ra rả, vẫn tuyên bố phải duy trì cái ‘chứng tích Tam Tòa’ v.v… bởi gắn liền với những ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ấy là chuyện ngộ nhận của hàng triệu triệu người VN về ‘sự nghiệp giải phóng đất nước’ mà ngay từ bé đã bị nhồi sọ, khi lớn lên lại bị bưng bít thông tin, vì vậy mà bao người vẫn lầm tưởng đảng này đã có ‘công trạng’ rất lớn với dân tộc.
Vì lầm tưởng mình đang là người chịu “ơn mưa móc” của đảng Csvn mà trong xã hội vẫn còn kẻ tham gia vào đám “quần chúng tự phát” tiếp tay cho Csvn gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Chính cái lũ ‘vô học’ này mới là sự thử thách và ‘đáng sợ’ còn hơn cả công an. Bởi “nhân bất học bất tri lý”, kẻ bị nhồi sọ thì còn biết đâu là lẽ phải nên chúng dám làm bất cứ mọi điều tệ hại nhất theo lệnh của những kẻ ‘lãnh đạo’ mà chút lương tâm cạn kiệt còn lại nơi họ cũng không cho phép họ làm hoặc vì sợ hậu quả sau này nên tìm cách né tránh, đành phải muợn tay lũ côn đồ “quần chúng tự phát” làm thay.
Trong cơn nguy khốn hiện nay của giáo phận Vinh, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” lẽ nào các đấng giáo quyền và cộng đoàn các giáo phận trên cả nước lại có thể ‘ngoảnh mặt làm ngơ’ trong im lặng khi không dám nhắc tên hai chữ cấm kỵ “Tam Tòa” hiện nay để cùng nhau chia sẻ bớt sự nguy khốn cho những người anh em đồng đạo của mình?
Các ghi chú:
(1) Không ai được phép đứng trên luật pháp (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2009/7/149139.cand)
(2) Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223
(4) Quan hệ Việt Mỹ sơ khởi: "Tình trong như đã..." (http://tintuc.xalo.vn/03-952188502/quan_he_viet_my_so_khoi_tinh_trong_nhu_da.html)
Sàigòn, 28/7/2009
Đáng lo ngại!
Vụ Tam Tòa mới chỉ nổ ra có hơn một tuần lễ nhưng mức độ gia tăng bạo lực của nó với 10 giáo dân bị đánh và bắt, hàng chục giáo dân khác cũng bị bầm dập bởi dùi cui và mới hôm qua 27/7 lại thêm hai linh mục bị đánh trọng thương… những sự việc này cho thấy Tam Tòa đã bỏ xa vụ Thái Hà cả về qui mô lẫn tầm vóc, và vì thế khó ai có thể nói trước vụ này rồi sẽ trôi về đâu?
Điều đáng chú ý của vụ việc là mặc dù nó xảy ra trong bối cảnh đang có nhiều lời kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC từ Hạ viện Mỹ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đang quan tâm theo dõi, thế nhưng nhà cầm quyền Csvn vẫn không hề ‘ngán ngại’ trong việc dùng công an và vũ lực đàn áp thẳng tay tu sĩ, giáo dân Quảng Bình.
Thái đô ấy, một mặt đã nói lên sự sợ hãi của nhà cầm quyền đã lên đến cực điểm trước làn sóng đòi hỏi công lý và sự thật của giới công giáo đang lan rộng ra nhiều nơi, đã khiến họ hành động một cách ‘điên cuồng’ bất chấp tất cả. Nhưng mặt khác, đây có thể là dấu chỉ cho thấy Csvn đã nhận được một sự đảm bảo nào đó từ các quan chức ngoại giao và quân sự bên hành pháp Mỹ rằng họ sẽ không bao giờ để chuyện CPC xảy ra.
Những lời phát biểu bênh Csvn ra mặt của ông đại sứ Mỹ Michael Michalak thời gian gần đây là rất đáng ‘nghi ngại’ vì có vẻ như nó đang phát huy tác dụng như những lời động viên khuyến khích Csvn hành xử càng lúc càng thô bạo hơn. Một dấu hiệu ‘thân thiện’ khác nữa là mới trong tuần rồi quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã đạt đến một đỉnh cao mới về hợp tác không quân.
Tất cả đã làm cho cách hành xử (và cả nói năng) của Csvn bỗng thay đổi một cách ‘hứng khởi’ lạ thường.
Khi ra tay bắt bớ hàng loạt các gương mặt trí thức và nhà đấu tranh cho dân chủ qua các vụ Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… chẳng những Csvn không sợ bị Mỹ làm khó dễ, mà ông Lê Dũng người phát ngôn bộ ngoại giao Csvn còn như muốn ‘quát nạt’ lại họ khi tuyên bố “Mỹ không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”. Những lời lẽ như thế, chỉ một vài năm trước khó ai nghĩ nó lại có thể xảy ra.
Rõ ràng mối đe dọa trực diện từ TQ nhắm vào quyền lực của Hoa Kỳ ngoài biển Đông thời gian gần đây đã buộc người Mỹ đang phải tìm cách lấy lòng Csvn bằng một chính sách, có thể sẽ rất giống với thời tổng thống R.Nixon những năm 70s: đó là ve vãn hòa dịu với TQ để cầm chân LX bành trước xuống phía nam để bỏ rơi Sàigòn. Nay là đến lượt chính phủ B.Obama đang ve vãn VN để cầm chân TQ.
Phải hơi dài dòng như thế để chúng ta thấy rằng, ‘gió có thổi theo chiều nào’ thì thái độ hung hãn của Csvn do ‘giãy chết’ hoặc do ‘hứng khởi’ cũng đều trở nên rất đáng lo ngại cho giáo phận Vinh.
Mặc dù vậy, chúng ta có thể xác tín một điều là khác xa với cái kiếp ‘vắn số’ của chủ nghĩa cộng sản chỉ bằng cỡ một đời người vài chục năm mà sớm muộn gì Csvn cũng sẽ phải chung số phận, giáo hội công giáo VN đã hiện diện và tồn tại trên mảnh đất này tới những gần 500 năm, trải qua biết bao phen bị bách hại đạo đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức … bằng đủ loại tử hình, cực hình, nhục hình từ chém đầu cho đến cho voi giày xéo, cho cọp dữ xé xác v.v… như thế cái ác vẫn không bị tiêu diệt đạo, ngược lại còn phát triển mạnh hơn.
Lẽ ra Csvn phải nhận ra cái điều mấu chốt hết sức căn bản và quan trọng này để chọn cho họ cách hành xử sao cho vừa phải. Đánh đập tu sĩ, giáo dân Quảng Bình như vừa qua chắc chắn sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp hơn ngoài thương tổn mối quan hệ đạo đời giữa nhà nước và giáo hội mà thôi.
“Chứng tích chiến tranh” Tam Tòa, đâu mới là sự thật?
Vấn đề cốt lõi của vụ Tam Tòa hiện nay như chúng ta đã biết là nằm ở việc tỉnh Quảng Bình ra quyết định trưng dụng đất nhà thờ Tam Tòa để làm ‘chứng tích chiến tranh và tội ác Mỹ’ mà không thèm hỏi han ‘khổ chủ’ giáo hội lấy một lời.
Chỉ mãi đến mãi sau này khi có cơ hội thuận tiện giáo hội lên tiếng đòi lại thì UBND tỉnh này mới mời Tòa Giám Mục Xã Đoài để “trao đổi và ý kiến của giáo phận Vinh”. Nhưng những gì mà báo Công An Nhân Dân trưng ra hôm 23/7 cho đến nay vẫn chỉ là “Bản Ghi Nhớ” ký kết giữa tỉnh này với Tòa TGM Xã Đoài hồi cuối năm 2008 vừa qua, khi họ thấy đã đến lúc ‘không nên có gì đó để làm bằng chứng đã có nói chuyện với giáo hội’ !!!
Nay trước tình thế căng thẳng hiện nay chính quyền tỉnh, chắc hẳn Quảng Bình sẽ phải xem xét lại quyết định này. Bởi vì nó đang đặt ra trước công luận một số câu hỏi:
1./ Một công trình hay vật thể để được trở thành “di tích lịch sử” bản thân nó phải hội đủ những điều kiện tự nhiên và thủ tục pháp lý ra sao?
2./ Thứ đến, nếu ‘chẳng may’ công trình, vật thể được chọn ấy như nhà thờ Tam Tòa được xây dựng từ năm 1887 bởi linh mục Clause Bonin, với bề dày thời gian xấp xỉ tuổi nhà thờ Đức Bà Sàigòn tự nó cũng đã đủ xứng đáng được xem là di tích lịch sử của giáo hội và cũng là của đất nước, vậy tại sao nhà nước không cho khôi phục mà lại đòi ‘xóa sổ’ nó để giữ lại chút xíu cái hoang tàn đổ nát ấy để làm di tích chiến tranh phục vục cho tuyên truyền chính trị? Làm như thế liệu có ‘o ép’ giáo hội quá đáng không?
Như chúng ta biết, theo dòng thời gian mọi thứ đang hiện diện trên cõi đời này vài chục năm, vài trăm năm nữa đều mặc nhiên trở thành những ‘chứng nhân’ và ‘chứng tích’ của lịch sử. Ai muốn cưỡng lại cái qui luật đào thải tư nhiên này cũng chẳng thể được. Thế nhưng, để có thể xứng đáng được tôn làm ‘di tích’ hay ‘di sản’ thì vật thể ấy phải có thêm những yếu tố mà những con người và sự vật cùng thời với nó không hội đủ.
Điều này cũng giống như trong số hàng ty tỷ con người, vât thể từng hiện diện trên mặt đất này vài ngàn năm qua, nhưng những gì chúng ta biết về quá khứ chỉ là một phần rất nhỏ nhoi là các danh nhân nhờ sự nổi bật của bản thân họ mà đã được đi vào lịch sử. Còn hầu hết đại đa số con người và sự vật còn lại đều là ‘vô danh’ khi trở về cùng cát bụi.
Sự sàng lọc rất khắc nghiệt của qui luật đào thải mặc dù chỉ là tự nhiên nhưng lại là một sự chọn lựa đầy ‘cân nhắc’ nhờ vậy mà nhiều tên tuổi dù rất cổ xưa, cỡ Platon, Descartes hay Archimed vẫn còn giá trị đến ngày nay. Muốn cho di tích có được giá trị giống như vậy rõ ràng không thể chọn lựa bằng ‘cảm tính’, đố kỵ, ‘ôm đồm’. Càng nhiều càng tốt hoặc ít quá thì đi ‘giật gấu vá vai’ cho ‘bằng chị bằng em’ rằng tỉnh ta cũng anh hùng một thời như thường thấy ở VN sau 1975.
Hơn nữa, nói đến ‘chứng tích tội ác’, chắc rằng cái ‘tội ác Mỹ’ mà Csvn đang lăm he đòi giữ cho bằng được lại tháp Tam Tòa đổ nát hiện nay, chắc chắn không thể nào so sánh về mức độ khủng khiếp của quân khủng bố trong vụ tấn công hai cái tháp đôi của thành phố New York hồi năm 2001. Thế nhưng tại sao nước Mỹ không muốn giữ lại cảnh hoang tàn đổ nát của nó để dạy cho trẻ em Mỹ sau này biết về tội ác của quân khủng bố Al-Queda, mà họ lại chỉ lập một đài tưởng niệm nhỏ trong khu vực này và nhanh chóng dọn dẹp để xây dựng cái mới?
Phải so sánh đến thế để chúng ta thấy rằng chuyện tỉnh Quảng Bình đòi lấy nguyên cả khu đất rộng lớn vài trăm mét vuông, mà hiện nay trên ấy chỉ còn trơ trọi có mỗi cái tháp để lấy làm “chứng tích chiến tranh” xem ra không còn hợp với thời cuộc lắm.
‘Đô Mỹ’ thích cầm nhưng ‘tội ác Mỹ’ chẳng chịu buông!
Giữ lại ‘chứng tích’ Tam Tòa với hơn 90% đã đổ nát trong lúc Csvn lại luôn rêu rao lời ông Hồ “xây dựng lại một nước VN đàng hoàng to đẹp hơn” rõ ràng họ đang là chuyện ‘trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Vì vậy mà ngay cả bây giờ mặc dù đã sau hơn 10 năm Tam Tòa được mang danh ‘chứng tích chiến tranh’ nếu có du khách nước ngoài nào đến đây tham quan cái ‘chứng tích Tam Tòa’, chắc rằng họ không khỏi cảm thương bùi ngùi cho số phận trớ trêu của nó để rồi tự hỏi: thế thì cái gì là cái ‘có giá’ nhất ở cái khu di tích này? Là miếng đất rộng trị giá có thể là nhiều tỷ đồng với những cơ hội ngầm ‘phát tài, phát lộc’ cho các quan hay vì “tội ác Mỹ” và vì các thế hệ mai sau?
Đã chẳng thấy chứng tích ‘tội ác Mỹ’ đâu lại còn nghe kể về máu của hàng chục giáo dân vừa mới phải đổ ra thêm năm 2009 này bởi sự đánh đập của công an? Vậy, phải chăng đây mới chính là ‘chứng tích tội ác’?
Nhân đây cũng xin lưu ý mọi người về một chi tiết quan trọng: chiến tranh chấm dứt từ 1975 nhưng mãi hơn 20 năm sau, vào ngày 26/3/1997 tỉnh Quảng Bình mới công bố lấy nhà thờ Tam Tòa làm di tích chiến tranh. Chỉ riêng cái chuyện ra đời ‘muộn màng’ của di tích này vào thời điểm đất đai khắp các tỉnh thành VN bắt đầu rục rịch tăng giá sau khi VN bang giao trở lại với Mỹ vào năm 1995, tự nó đã phản bác lại cái lý do “chứng tích tội ác Mỹ” nghe hoàn toàn chẳng ‘lọt tai’ chút nào.
Nếu giới lãnh đạo Quảng Bình thật sự quan tâm tới ‘tội ác Mỹ’ hẳn Tam Tòa đã bị trưng dụng ngay từ sau năm 1975 trong những năm tháng quan hệ Việt-Mỹ đang còn rất căng thẳng và Hà Nội còn rất ‘hung hăng’ chứ không thể là thời điểm 1997.
Nhưng ngay cả khi chúng ta tạm chấp nhận cái lý do ‘chứng tích chiến tranh’ muộn màng ấy là có thật đi, thử hỏi từ ngày tỉnh Quảng Bình ban bố ra quyết định công nhận Tam Tòa làm di tích, họ đã đầu tư được thêm những gì để làm tăng giá trị chứng minh ‘tội ác Mỹ’ cho nó, cũng như để bảo vệ cái tháp Tam tòa cho khỏi bị đổ?
Một khi đã được xem là di tích lịch sử thì tỉnh Quảng Bình phải tuân theo pháp lệnh về ‘bảo vệ di sản’ để quan tâm, chăm sóc và bảo vệ nó. Nhưng nay đã hơn chục năm trôi qua, chúng ta thấy nơi này ‘mèo vẫn hoàn mèo’, vẫn là cảnh hoang tàn đổ nát cỏ dại mọc khắp nơi như ngày nào không có gì thay đổi đáng kể!
Di sản chiến tranh gì mà tệ đến nỗi không có lấy nổi một văn phòng để trưng bày các hình ảnh sưu tầm trước và sau chiến tranh ra sao để giới thiệu cho du khách xem? Sao lại có thể ‘mất căn bản’ đến mức độ kỳ lạ như vậy?.
Có nhận ra những sự bất bình thường này chúng ta mới thấy thực chất việc trưng dụng ngôi nhà thờ đổ nát Tam tòa làm ‘chứng tích tội ác chiến tranh’ chỉ là cái cớ của tỉnh Quảng Bình, để: một là không cho đạo công giáo phục hồi tại đây và hai chắc là để… ‘chờ thời’ với chút hy vọng sau này đòi ngườì Mỹ chút tiền đô để gọi là ‘bồi thường chiến tranh’?
“Tội ác Mỹ ” hay sự ‘đểu cáng’ của CSVN?
Nói đến “chứng tích tội ác” trên thế giới sau thời kỳ chiến tranh lạnh, chính các thể chế cộng sản Đông Âu, Nga, TQ, VN v.v… mới là phía đang bị nhiều quốc gia dựng nhiều tượng đài lên án tội ác của họ nhất chứ chẳng phải Tây Âu hay Mỹ.
Đối với Csvn cũng vậy. Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại từng là nạn nhân khốn khổ, sống dở chết dở của họ thời gian vừa qua cũng đã cung cấp cho thế giới nhiều bằng chứng tội ác do Csvn gây ra dân tộc VN. Bên cạnh các tượng đài được khắp Âu Mỹ, mới đây còn là bộ phim “Sự thật về HCM’ vừa được phát hành đang khiến Csvn rất lo lắng tìm mọi cách để ngăn chận sự xâm nhập vào VN. [2]
Hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên chuyện Hà Nội từng lo ‘sốt vó’ vì những bia tưởng niệm thuyền nhân VN phải bỏ mình trên biển tại đảo Galang, Indonesia mà họ đã gây áp lực ngoại giao để nước này đập bỏ vào tháng 6/2005. Chính cái tấm bia bị đập cho tan hoang (như hình đính kèm) mới là ‘chứng tích tội ác’ rõ ràng nhất của chế độ Csvn chứ chẳng phải Tam Tòa nào hết.
Muốn biết trong cuộc chiến VN giữa Mỹ và ‘Việt Cộng’ ai ác hơn ai, có lẽ không gì chính xác cho bằng nghe chính những lời của các quan chức cao cấp Csvn nói về ‘cựu thù’ của họ.
Đầu tiên, đó là phát biểu của ông cựu đại sứ đầu tiên của Vn tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng “ngày 3 tháng 2 năm 1994 là ngày mà tôi nhớ mãi. Hôm đó rất bất ngờ tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề...” [3]
Bảo Mỹ là tàn ác vậy mà sao khi nhận được thông báo cho phép chơi lại với họ lại mừng đến muốn khóc như vậy ư?
Rồi vào năm 1995, khi sang tham dự Kỳ họp của đại hội đồng LHQ, khi đề cập đến triển vọng quan hệ Việt Mỹ, ông cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố một câu… ‘để đời’, rằng “một nước mà không gác lại được quá khứ thì cũng chưa phải là nước vĩ đại!” [4]
Ông chủ tịch biết nói những lời cao cả như vậy, tại sao khi trở về nước thấy tỉnh Quảng Bình nộp hồ sơ đòi lấy nhà thờ Tam Tòa làm ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ông lại chẳng can ngăn?
Tóm lại, thực chất của cái cớ ‘chứng tích chiến tranh’ mà tỉnh Quảng Bình đưa ra đã gây nên ra sự căng thẳng cho Tam Tòa chỉ là những mưu mô toan tính hết sức nhỏ nhặt của nhà cầm quyền VN. Thậm chí không loại trừ khả năng đã từng có chiến dịch thu gom càng nhiều ‘con tin’ tài sản giáo hội càng tốt để dễ bề chiếm thế thượng phong trong khi đàm phán bình thường quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican sau này.
Thực trạng xã hội VN ngày nay tưởng đã rõ mười mươi chẳng còn gì để bàn luận về những giáo điều mà Csvn đang rêu rao.
Nền kinh tế đang vận hành ngày càng bám chặt vào quĩ đạo tư bản chủ nghĩa, con cái cán bộ Csvn đủ mọi cấp đang đua nhau sang Mỹ học đòi, thì thử hỏi còn ai trên đất nước này muốn để mắt tới những ‘chứng tích tội ác Mỹ’?
Nhưng bất hạnh cho giáo xứ Tam Tòa và cho cả dân tộc VN là ở chỗ, để thể kéo dài sự thống trị cơ hội vơ vét làm giàu, Csvn mặc dù tay luôn nắm chặt lấy những tờ tiền đô nhưng ngoài miệng thì cứ phải làm bộ chửi Mỹ ra rả, vẫn tuyên bố phải duy trì cái ‘chứng tích Tam Tòa’ v.v… bởi gắn liền với những ‘chứng tích tội ác Mỹ’ ấy là chuyện ngộ nhận của hàng triệu triệu người VN về ‘sự nghiệp giải phóng đất nước’ mà ngay từ bé đã bị nhồi sọ, khi lớn lên lại bị bưng bít thông tin, vì vậy mà bao người vẫn lầm tưởng đảng này đã có ‘công trạng’ rất lớn với dân tộc.
Vì lầm tưởng mình đang là người chịu “ơn mưa móc” của đảng Csvn mà trong xã hội vẫn còn kẻ tham gia vào đám “quần chúng tự phát” tiếp tay cho Csvn gây ra bao đau khổ cho dân chúng. Chính cái lũ ‘vô học’ này mới là sự thử thách và ‘đáng sợ’ còn hơn cả công an. Bởi “nhân bất học bất tri lý”, kẻ bị nhồi sọ thì còn biết đâu là lẽ phải nên chúng dám làm bất cứ mọi điều tệ hại nhất theo lệnh của những kẻ ‘lãnh đạo’ mà chút lương tâm cạn kiệt còn lại nơi họ cũng không cho phép họ làm hoặc vì sợ hậu quả sau này nên tìm cách né tránh, đành phải muợn tay lũ côn đồ “quần chúng tự phát” làm thay.
Trong cơn nguy khốn hiện nay của giáo phận Vinh, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” lẽ nào các đấng giáo quyền và cộng đoàn các giáo phận trên cả nước lại có thể ‘ngoảnh mặt làm ngơ’ trong im lặng khi không dám nhắc tên hai chữ cấm kỵ “Tam Tòa” hiện nay để cùng nhau chia sẻ bớt sự nguy khốn cho những người anh em đồng đạo của mình?
Các ghi chú:
(1) Không ai được phép đứng trên luật pháp (http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/thoiluan/2009/7/149139.cand)
(2) Phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh” (http://freevietnews.com/video/viewvideo.php?id=223
(4) Quan hệ Việt Mỹ sơ khởi: "Tình trong như đã..." (http://tintuc.xalo.vn/03-952188502/quan_he_viet_my_so_khoi_tinh_trong_nhu_da.html)
Sàigòn, 28/7/2009
Vụ Tam Toà: Sự hiệp thông, tình liên đới là vũ khí để tự vệ
Trần Hiếu
16:37 28/07/2009
Vụ Tam Toà: Sự hiệp thông, tình liên đới là vũ khí để tự vệ
“Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn lũy” (2 Côrintô 10:4).
Ngay khi cuộc đàn áp tôn giáo có đổ máu tại giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình vừa xảy ra hôm 20/7, giới lãnh đạo Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh đã khẩn thiết phổ biến lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình liên đới. Họ tin rằng, đối mặt với bạo quyền bất chấp đạo lý, chỉ có sự hiệp thông và tình liên đới là vũ khí chiến lược để tự vệ.
Là con người đức tin, các tín hữu xác tín rằng, lời cầu nguyện có sức đánh bật các đồn lũy. Mẹ Têrêxa thành Calculta cũng đã nói điều tương tự, “Khi tôi băng qua biên giới để tiến vào giải Gaza, tại trạm canh người ta hỏi tôi có mang vũ khí gì không, tôi nói: ‘Có, đó là các cuốn sách cầu nguyện’”.
Đây cũng là chiến lược mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng trong cuộc chiến đánh đổ chế độ Cọng Sản tại Đông Âu vào thập niên 1980. Vũ khí của ngài là Lời Chúa, sự thật, và phong trào quần chúng bất bạo động. Với niềm tin vững vàng, ngài đã trấn an mọi người, “Đừng sợ!”
Thể hiện tinh thần hiệp thông, lúc đó thế giới tự do không những đã hỗ trợ tinh thần mà còn yểm trợ một cách rất cụ thể bằng vật chất nữa. Phong trào công nhân Đoàn Kết Ba Lan đã được sự giúp đỡ tận tình với các thiết bị thông tin, tình báo, và tài chánh một cách mạnh mẽ, nhất là từ các bạn hữu tại Hoa Kỳ.
Cuộc đấu tranh của Thái Hà và Toà Khâm Sứ được đứng vững cho đến nay cũng là nhờ sự hiệp thông. Chính vì tin tức cập nhật quảng bá rộng rãi và sự thật được phô bày, cuộc đấu tranh tại các nơi nầy đã gây được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều người thiện chí trong và ngoài nước. Vì vậy, chế độ quen thói độc tài đã bị chùn tay.
Trong vụ Thái Hà, vị giám mục 82 tuổi của Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, khi tham dự buổi cầu nguyện hiệp thông tại hiện trường Thái Hà bị trấn áp, đã lên tiếng, “Việc của Thái Hà là việc của Vinh, và việc của Vinh là việc của Thái Hà”. Lời phát biểu nầy đã phản ánh ý thức sức mạnh hiệp thông của những dân oan, là những người có lẽ phải nhưng không một tấc sắt trong tay.
Giờ đây, việc của Vinh đã nổ ra và một trong những nơi đã nhanh chóng gửi thông điệp hiệp thông là Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế. Hội Ái Hữu Địa Phận Vinh Bắc Cali cũng mau mắn phổ biến Thư Hiệp Thông đến với Tam Toà sau khi biến động bùng nổ.
Hưởng ứng lời kêu gọi, các nơi khác cũng đã khởi sự chiến dịch hiệp thông. Tại nhiều nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đã có các cuộc lễ đốt nến cầu nguyện cho các nạn nhân và bày tỏ tình liên đới với giáo xứ Tam Toà, Giáo Phận Vinh.
Vào chủ nhật 26/7, trên 200 ngàn trong tổng số gần nửa triệu giáo dân Nghệ Tĩnh Bình, dưới sự lãnh đạo của các linh mục, đã đồng loạt tập họp tại các thánh đường trong giáo phận để bày tỏ tình hiệp thông với các nạn nhân tại Tam Toà. Có những nơi tập trung đến 30, 40 ngàn người. Họ nêu cao khẩu hiệu, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”.
Mặt khác, tuy không ảo tưởng trước thiện chí của những kẻ bất chấp đạo lý, Toà Giám Mục Xã Đoài vẫn phản kháng bạo quyền bằng các phương thức hành chánh và luật pháp. Các văn bản được liên tục gửi đến nhà cầm quyền để phản đối, đồng thời, thông tin đó còn được phổ biến rộng rãi trên mạng nhằm giúp công luận nắm bắt được tình hình cập nhật.
Đó là điều không may cho chế độ độc tài đảng trị vì các phương tiện truyền thông quảng bá hiện đại đã đánh đổ khả năng bưng bít của họ. Hơn nữa, vì được sự hậu thuẫn của những người thiện chí và trước sự bức bách dồn tới chân tường, người dân trong nước bây giờ không còn sợ hãi khúm núm trước họng súng của nhà cầm quyền, nhưng sẵn sàng bảo vệ lẽ phải và hy sinh cho công lý và hoà bình.
Cuộc đàn áp tại Tam Toà xảy ra đúng vào ngày Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến Mỹ, sau khi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, và yết kiến Đức Giáo Hoàng tại La Mã. Đây là sự trùng hợp thần kỳ, vì nhờ sự đích thân hiện diện của ngài, dư luận càng chú ý hơn sự kiện Tam Toà.
Là giám mục hiệp thông Toà Thánh La Mã, ngài có cương vị để liên hệ với các giám mục Mỹ địa phương nhằm phổ biến thông tin và kêu cứu sự bênh vực và đồng tình ủng hộ. Tại các cộng đồng Công Giáo Việt đông đảo trên đất Mỹ, ngài cũng có cơ hội gióng lên tiếng nói cho mọi người được rõ, giáo phận của ngài đang bị bách hại dã man bởi chế độ hiện hành, nhằm kiếm tìm sự hỗ trợ.
Khi thông điệp kêu cứu của vị mục tử mang trọng trách với nửa triệu giáo dân được loan truyền, việc của Tam Toà sẽ trở thành việc của mọi người thiện chí, trong cũng như ngoài nước. Vai trò của người Việt hải ngoại, lương cũng như giáo, vì thế, khi liên kết hiệp thông, sẽ góp phần quyết định đáng kể cho công cuộc đấu tranh đòi công bình và lẽ phải không những chỉ cho Tam Toà mà còn cho các nơi tương tự nơi quê nhà Việt Nam.
“Khí giới chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là thứ khí giới thuộc xác thịt, nhưng là những khí giới, nhờ Thiên Chúa, có sức đánh đổ các đồn lũy” (2 Côrintô 10:4).
Ngay khi cuộc đàn áp tôn giáo có đổ máu tại giáo xứ Tam Toà, Quảng Bình vừa xảy ra hôm 20/7, giới lãnh đạo Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh đã khẩn thiết phổ biến lời kêu gọi mọi người thiện chí hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình liên đới. Họ tin rằng, đối mặt với bạo quyền bất chấp đạo lý, chỉ có sự hiệp thông và tình liên đới là vũ khí chiến lược để tự vệ.
Là con người đức tin, các tín hữu xác tín rằng, lời cầu nguyện có sức đánh bật các đồn lũy. Mẹ Têrêxa thành Calculta cũng đã nói điều tương tự, “Khi tôi băng qua biên giới để tiến vào giải Gaza, tại trạm canh người ta hỏi tôi có mang vũ khí gì không, tôi nói: ‘Có, đó là các cuốn sách cầu nguyện’”.
Đây cũng là chiến lược mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã áp dụng trong cuộc chiến đánh đổ chế độ Cọng Sản tại Đông Âu vào thập niên 1980. Vũ khí của ngài là Lời Chúa, sự thật, và phong trào quần chúng bất bạo động. Với niềm tin vững vàng, ngài đã trấn an mọi người, “Đừng sợ!”
Thể hiện tinh thần hiệp thông, lúc đó thế giới tự do không những đã hỗ trợ tinh thần mà còn yểm trợ một cách rất cụ thể bằng vật chất nữa. Phong trào công nhân Đoàn Kết Ba Lan đã được sự giúp đỡ tận tình với các thiết bị thông tin, tình báo, và tài chánh một cách mạnh mẽ, nhất là từ các bạn hữu tại Hoa Kỳ.
Cuộc đấu tranh của Thái Hà và Toà Khâm Sứ được đứng vững cho đến nay cũng là nhờ sự hiệp thông. Chính vì tin tức cập nhật quảng bá rộng rãi và sự thật được phô bày, cuộc đấu tranh tại các nơi nầy đã gây được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều người thiện chí trong và ngoài nước. Vì vậy, chế độ quen thói độc tài đã bị chùn tay.
Trong vụ Thái Hà, vị giám mục 82 tuổi của Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, khi tham dự buổi cầu nguyện hiệp thông tại hiện trường Thái Hà bị trấn áp, đã lên tiếng, “Việc của Thái Hà là việc của Vinh, và việc của Vinh là việc của Thái Hà”. Lời phát biểu nầy đã phản ánh ý thức sức mạnh hiệp thông của những dân oan, là những người có lẽ phải nhưng không một tấc sắt trong tay.
Giờ đây, việc của Vinh đã nổ ra và một trong những nơi đã nhanh chóng gửi thông điệp hiệp thông là Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế. Hội Ái Hữu Địa Phận Vinh Bắc Cali cũng mau mắn phổ biến Thư Hiệp Thông đến với Tam Toà sau khi biến động bùng nổ.
Hưởng ứng lời kêu gọi, các nơi khác cũng đã khởi sự chiến dịch hiệp thông. Tại nhiều nơi, trong nước cũng như hải ngoại, đã có các cuộc lễ đốt nến cầu nguyện cho các nạn nhân và bày tỏ tình liên đới với giáo xứ Tam Toà, Giáo Phận Vinh.
Vào chủ nhật 26/7, trên 200 ngàn trong tổng số gần nửa triệu giáo dân Nghệ Tĩnh Bình, dưới sự lãnh đạo của các linh mục, đã đồng loạt tập họp tại các thánh đường trong giáo phận để bày tỏ tình hiệp thông với các nạn nhân tại Tam Toà. Có những nơi tập trung đến 30, 40 ngàn người. Họ nêu cao khẩu hiệu, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”.
Mặt khác, tuy không ảo tưởng trước thiện chí của những kẻ bất chấp đạo lý, Toà Giám Mục Xã Đoài vẫn phản kháng bạo quyền bằng các phương thức hành chánh và luật pháp. Các văn bản được liên tục gửi đến nhà cầm quyền để phản đối, đồng thời, thông tin đó còn được phổ biến rộng rãi trên mạng nhằm giúp công luận nắm bắt được tình hình cập nhật.
Đó là điều không may cho chế độ độc tài đảng trị vì các phương tiện truyền thông quảng bá hiện đại đã đánh đổ khả năng bưng bít của họ. Hơn nữa, vì được sự hậu thuẫn của những người thiện chí và trước sự bức bách dồn tới chân tường, người dân trong nước bây giờ không còn sợ hãi khúm núm trước họng súng của nhà cầm quyền, nhưng sẵn sàng bảo vệ lẽ phải và hy sinh cho công lý và hoà bình.
Cuộc đàn áp tại Tam Toà xảy ra đúng vào ngày Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đến Mỹ, sau khi ngài vừa kết thúc chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô, và yết kiến Đức Giáo Hoàng tại La Mã. Đây là sự trùng hợp thần kỳ, vì nhờ sự đích thân hiện diện của ngài, dư luận càng chú ý hơn sự kiện Tam Toà.
Là giám mục hiệp thông Toà Thánh La Mã, ngài có cương vị để liên hệ với các giám mục Mỹ địa phương nhằm phổ biến thông tin và kêu cứu sự bênh vực và đồng tình ủng hộ. Tại các cộng đồng Công Giáo Việt đông đảo trên đất Mỹ, ngài cũng có cơ hội gióng lên tiếng nói cho mọi người được rõ, giáo phận của ngài đang bị bách hại dã man bởi chế độ hiện hành, nhằm kiếm tìm sự hỗ trợ.
Khi thông điệp kêu cứu của vị mục tử mang trọng trách với nửa triệu giáo dân được loan truyền, việc của Tam Toà sẽ trở thành việc của mọi người thiện chí, trong cũng như ngoài nước. Vai trò của người Việt hải ngoại, lương cũng như giáo, vì thế, khi liên kết hiệp thông, sẽ góp phần quyết định đáng kể cho công cuộc đấu tranh đòi công bình và lẽ phải không những chỉ cho Tam Toà mà còn cho các nơi tương tự nơi quê nhà Việt Nam.
Tam Tòa - Đất đã trổ bông
Nắng Saigon
16:55 28/07/2009
TAM TÒA – ĐẤT ĐÃ TRỔ BÔNG
(Xin hiệp thông niềm đau khổ nạn cùng với
Lm Phaolô Nguyễn Đình Phú, Lm Phêrô Ngô Thế Bính
và tập thể giáo dân Tam Tòa, Giáo phận Vinh)
Quảng Bình quê tôi!
Bao năm sống trong điêu tàn,
Tiền nhân khổ đau ngút ngàn,
Trung thành niềm tin kiên vững,
Máu hồng minh chứng vinh quang.
Quảng Bình yêu thương!
Cha ông trái tim can trường,
Trung trinh đức tin kiên cường,
Vững lòng tôn vinh Danh Chúa,
Muôn đời hậu thế noi gương.
Máu hồng của tiền nhân,
Thơm nồng đất tình yêu,
Máu hồng của tiền nhân,
Gieo mầm đất trổ bông.
Tam Tòa luôn kiên vững,
Trung thành làm nhân chứng,
Ngục tù không nao núng,
Lấy máu hồng tưới đất trổ bông.
Tam Tòa hôm nay!
Đau thương bất công bạo tàn,
Câu kinh nước mắt tuôn tràn,
Ngậm ngùi dân oan điêu đứng,
Vững một lòng dũng khí hiên ngang.
Tam Tòa trung kiên!
Noi gương tổ tiên anh hùng,
Giữa bao giông tố bão bùng,
Vững tay chèo ra khơi lướt sóng,
Trái tim hồng hát khúc thủy chung.
Sài Gòn 28/7/2009
(Xin hiệp thông niềm đau khổ nạn cùng với
Lm Phaolô Nguyễn Đình Phú, Lm Phêrô Ngô Thế Bính
và tập thể giáo dân Tam Tòa, Giáo phận Vinh)
Quảng Bình quê tôi!
Bao năm sống trong điêu tàn,
Tiền nhân khổ đau ngút ngàn,
Trung thành niềm tin kiên vững,
Máu hồng minh chứng vinh quang.
Quảng Bình yêu thương!
Cha ông trái tim can trường,
Trung trinh đức tin kiên cường,
Vững lòng tôn vinh Danh Chúa,
Muôn đời hậu thế noi gương.
Máu hồng của tiền nhân,
Thơm nồng đất tình yêu,
Máu hồng của tiền nhân,
Gieo mầm đất trổ bông.
Tam Tòa luôn kiên vững,
Trung thành làm nhân chứng,
Ngục tù không nao núng,
Lấy máu hồng tưới đất trổ bông.
Tam Tòa hôm nay!
Đau thương bất công bạo tàn,
Câu kinh nước mắt tuôn tràn,
Ngậm ngùi dân oan điêu đứng,
Vững một lòng dũng khí hiên ngang.
Tam Tòa trung kiên!
Noi gương tổ tiên anh hùng,
Giữa bao giông tố bão bùng,
Vững tay chèo ra khơi lướt sóng,
Trái tim hồng hát khúc thủy chung.
Sài Gòn 28/7/2009
Giáo xứ Văn Thành, giáo hạt Vạn Lộc, thuộc giáo phận Vinh ngày đêm hướng về Tam Toà
JB. Nguyễn Ngọc Hùng
17:11 28/07/2009
VINH - Hàng ngàn người biết tin bạo lực lại leo thang khi công an Quảng Bình tấn công trọng thương 2 linh mục: Phaolô Nguyễn Đình Phú và Phêrô Nguyễn Thế Bính cùng hàng chục giáo dân giáo hạt Kỳ Anh tới cầu nguyện hiệp thông.
Xem hình ảnh
Bao giờ cho đến bao giờ nữa thì lũ khốn nạn lang sói kia mới chịu buông đoàn chiên nhỏ Tam Toà?
Thánh lễ sáng tối kể từ khi xảy ra sự cố ở nền cũ nhà thờ Tam Toà cho đến nay do Cha Giuse Trần Đức Ngợi chủ tế, với sự tham dự của trên 1.200 giáo dân đến từ các giáo họ: Điền Sơn, Ao Điền, Cồn Vãng thuộc giáo xứ Văn Thành. (trong đó có giáo họ Điền Sơn cách xứ Văn Thành đi bộ hơn 15 cây số) về đây cùng chung nỗi buồn đau với những anh chị em Tam Toà và đáng thương hơn là đáng trách cho Công an Quảng Bình sẽ có ngày Chúa giáng hoạ.
Họ cầm trên tay những biểu ngữ: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”;
“Hãy trả tự do cho giáo dân Tam Toà”;
“Một xã hội không có Thiên Chúa không biết sẽ đi về đâu?”....
Trong những lần chia sẽ về đau khổ nói chung, cách riêng những khốn nạn xảy đến với anh chị em Tam Toà, ngài trấn an các tín hữu bằng lời trong bức thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mới đây, câu hỏi của Stalin-tên đầu sỏ Đức Quốc Xã khi hỏi người lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo: "Giáo Hoàng? Ông có được bao nhiêu sư đoàn?", Stalin thấy quyền năng trong sức mạnh quân đội; "tuy nhiên, Sách Khải Huyền bảo chúng ta rằng đó không phải là quyền năng. Quyền năng đích thực chính là quyền năng của ân huệ và khoan dung, và Thiên Chúa tỏ lộ quyền năng thực sự", vì Thiên Chúa "đã đau khổ"; "qua Người Con chịu đau khổ với chúng ta". Quyền năng của Thiên Chúa thì bền vững, vì "Ngài có thể đau khổ với chúng ta". Để làm điều đó, Ngài "tỏ cho chúng ta quyền năng thực sự của Ngài để trong đau khổ, chúng ta không bao giờ cô đơn".
"Vẫn còn một câu hỏi khó: Tại sao cần phải đau khổ để giữ gìn thế gian?" Câu trả lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho rằng "một đại dương tội lỗi tồn tại trên thế gian, một đại dương của bất công, thù hận, [và] bạo lực. Nhiều nạn nhân của nó có quyền công bằng và Thiên Chúa không thể bỏ qua tiếng khóc của những người đau khổ hay bị áp bức". Vì "tha thứ không có nghĩa là bỏ qua nhưng là biến đổi, Thiên Chúa phải đến để chống lại đại dương tội lỗi này với quyền năng hùng mạnh hơn”. Ngài phải đến như một "dòng sông bất tận" mang theo điều thiện, là điều "lớn lao hơn tất cả các bất công trên trần gian này hợp lại; một dòng sông của lòng nhân hậu, chân lý và tình yêu". "Bằng cách này, Thiên Chúa có thể biến đổi thế giới của chúng ta", làm cho "dòng sông nhân hậu chảy siết hơn tất cả các tội lỗi được tìm thấy ở trong đó," với một lời mời gọi "để tất cả chúng ta trôi qua khỏi đại dương tội lỗi và đi vào dòng sông của tình yêu Thiên Chúa".
Kết thúc Thánh lễ vẫn là lời huấn từ của Vị Cha Chung: “Một xã hội không có Thiên Chúa không biết sẽ đi về đâu?”
Hết thảy mọi thành phần dân Chúa trước lúc ra về dành nhiều phút cầu nguyện đặc biệt. Những lời cầu nguyện hợp ý Thiên Chúa nhất vẫn là: “chúng con không dám xin Chúa giải thoát họ cách nhãn tiền. Chúng con chỉ mong Chúa ở với họ trong đống lửa khi họ chịu thiêu đốt để cùng Chúa họ có sự bình an mà chịu khổ đau"
Xem hình ảnh
Bao giờ cho đến bao giờ nữa thì lũ khốn nạn lang sói kia mới chịu buông đoàn chiên nhỏ Tam Toà?
Thánh lễ sáng tối kể từ khi xảy ra sự cố ở nền cũ nhà thờ Tam Toà cho đến nay do Cha Giuse Trần Đức Ngợi chủ tế, với sự tham dự của trên 1.200 giáo dân đến từ các giáo họ: Điền Sơn, Ao Điền, Cồn Vãng thuộc giáo xứ Văn Thành. (trong đó có giáo họ Điền Sơn cách xứ Văn Thành đi bộ hơn 15 cây số) về đây cùng chung nỗi buồn đau với những anh chị em Tam Toà và đáng thương hơn là đáng trách cho Công an Quảng Bình sẽ có ngày Chúa giáng hoạ.
Họ cầm trên tay những biểu ngữ: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”;
“Hãy trả tự do cho giáo dân Tam Toà”;
“Một xã hội không có Thiên Chúa không biết sẽ đi về đâu?”....
Trong những lần chia sẽ về đau khổ nói chung, cách riêng những khốn nạn xảy đến với anh chị em Tam Toà, ngài trấn an các tín hữu bằng lời trong bức thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mới đây, câu hỏi của Stalin-tên đầu sỏ Đức Quốc Xã khi hỏi người lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo: "Giáo Hoàng? Ông có được bao nhiêu sư đoàn?", Stalin thấy quyền năng trong sức mạnh quân đội; "tuy nhiên, Sách Khải Huyền bảo chúng ta rằng đó không phải là quyền năng. Quyền năng đích thực chính là quyền năng của ân huệ và khoan dung, và Thiên Chúa tỏ lộ quyền năng thực sự", vì Thiên Chúa "đã đau khổ"; "qua Người Con chịu đau khổ với chúng ta". Quyền năng của Thiên Chúa thì bền vững, vì "Ngài có thể đau khổ với chúng ta". Để làm điều đó, Ngài "tỏ cho chúng ta quyền năng thực sự của Ngài để trong đau khổ, chúng ta không bao giờ cô đơn".
"Vẫn còn một câu hỏi khó: Tại sao cần phải đau khổ để giữ gìn thế gian?" Câu trả lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho rằng "một đại dương tội lỗi tồn tại trên thế gian, một đại dương của bất công, thù hận, [và] bạo lực. Nhiều nạn nhân của nó có quyền công bằng và Thiên Chúa không thể bỏ qua tiếng khóc của những người đau khổ hay bị áp bức". Vì "tha thứ không có nghĩa là bỏ qua nhưng là biến đổi, Thiên Chúa phải đến để chống lại đại dương tội lỗi này với quyền năng hùng mạnh hơn”. Ngài phải đến như một "dòng sông bất tận" mang theo điều thiện, là điều "lớn lao hơn tất cả các bất công trên trần gian này hợp lại; một dòng sông của lòng nhân hậu, chân lý và tình yêu". "Bằng cách này, Thiên Chúa có thể biến đổi thế giới của chúng ta", làm cho "dòng sông nhân hậu chảy siết hơn tất cả các tội lỗi được tìm thấy ở trong đó," với một lời mời gọi "để tất cả chúng ta trôi qua khỏi đại dương tội lỗi và đi vào dòng sông của tình yêu Thiên Chúa".
Kết thúc Thánh lễ vẫn là lời huấn từ của Vị Cha Chung: “Một xã hội không có Thiên Chúa không biết sẽ đi về đâu?”
Hết thảy mọi thành phần dân Chúa trước lúc ra về dành nhiều phút cầu nguyện đặc biệt. Những lời cầu nguyện hợp ý Thiên Chúa nhất vẫn là: “chúng con không dám xin Chúa giải thoát họ cách nhãn tiền. Chúng con chỉ mong Chúa ở với họ trong đống lửa khi họ chịu thiêu đốt để cùng Chúa họ có sự bình an mà chịu khổ đau"
Chính nghĩa sáng ngời?
Phan Thanh Tuệ
17:43 28/07/2009
“Chúng ta có chính nghĩa sáng ngời” [1]. Câu nói này vừa nghe quen quen nhưng cũng vừa nghe có vẻ là lạ. Quen, vì ở thế kỷ XX lúc tranh sáng tranh tối của thời cuộc, những kẻ thời cơ đã gieo vào lòng dân tộc Việt Nam những câu nói đại loại như câu nói trên. Lạ, vì nhân loại đã bước vào ngàn năm thứ 3 rồi mà vẫn có những kẻ “hùng hồn” nói ráo hoảnh những cụm từ trên mà không hề có một chút ngượng miệng.
Đối với những ai đã từng trải qua, từng sống ở những nước XHCN nói chung, ở Việt Nam nói riêng, thì họ đã nghe quá quen hai từ “chính nghĩa” này. “Chính nghĩa” này người đầu tiên ở Việt Nam “hô hoán” lên không phải là ai khác mà chính là “tổ phụ/giáo chủ” của ĐCSVN, Nguyễn Sinh Cung và sau nhiều lần thay tên đổi họ cuối cùng có cái tên là Hồ Chí Minh như thường được gọi hiện nay.
Vào tháng 07 năm 1920, Hồ Chí Minh đã bắt gặp và đọc được bản viết của Lê-nin có tựa đề: “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 10. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.127), và kêu lên rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 2. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.268).
Từ sự ngộ nhận về chủ nghĩa “chân chính nhất” này, Hồ Chí Minh đã ra sức truyền bá chủ nghĩa này vào Việt Nam. Trong bối cảnh mà ở Việt Nam lúc đó có hàng loạt các phong trào yêu nước đang hoạt động mạnh mẽ, Hồ Chí Minh đã khôn khéo, ma mãnh “ký sinh” chủ nghĩa này một cách tinh vi vào các phong trào yêu nước, vào lòng tự tôn dân độc của người dân Việt Nam, đồng thời thủ tiêu hoặc chỉ điểm những người không cùng “tuyến” hoặc là “rào cản” cho sự truyền bá chủ nghĩa này (xem Sự thật về Hồ Chí Minh http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3766&Itemid=503). Thậm chí, nếu cần Hồ Chí Minh còn sẵn sàng “đốt cháy cả dãy trường sơn” để đạt được mục tiêu và mưu đồ bá quyền của mình.
Theo chân “thầy chí thánh” của mình, các tín đồ của chủ nghĩa “chân chính nhất” này đã vồ vập và cuồng tín đi theo và truyền bá nó. Hãy nghe Tố Hữu, một trong những tín đồ cuồng tín nhất, nói khi ông gặp được chủ nghĩa này:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim…”
Cũng chính “từ ấy” “mặt trời chân lý” này thay vì “chói” mà “trói” Tố Hữu và biến ông thành kẻ bồi bút, bán miệng nuôi trôn giống như bao tín đồ khác của CNCS.
Nhờ biết khôn khéo ký sinh vào lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam và cùng với đội ngũ tín đồ cuồng tín và cực đoan, Hồ Chí Minh đã dần đưa thứ “chủ nghĩa chân chính nhất” này vào lòng dân tộc Việt Nam và gây không biết bao nhiêu tai ương cho dân tộc này. Nhiều người dân Việt Nam ngây thơ đã bị đầu độc nên đã chạy theo chủ nghĩa này lúc nào mà không hay biết. Họ đã vô tình trở thành lực lượng cướp quyền lực cho Hồ Chí Minh và trở thành bia đỡ đạn sống cho Hồ Chí Minh cũng như cho các “môn đồ” hay đồng đảng của Hồ Chí Minh trong suốt 80 năm qua với 4 cuộc chiến tranh tương tàn và ngày nay do bị “đầu độc” quá nặng, nên nhiều người vẫn chưa tỉnh ngộ vẫn còn đang là “thành trì” bảo vệ quyền lực cho cộng sản ở Việt Nam mà không hề hay biết.
Từ khi cái chủ nghĩa được gọi là “chân chính nhất” mà Hồ Chí Minh rước về và áp đặt ở Việt Nam, thực tiễn lịch sử cho thấy không thấy tính chân chính của nó ở chỗ nào mà chỉ thấy tội ác và tai hại mà thôi. Những tai ương mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng trong suốt 80 năm qua là không thể kể xiết. Bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu tội ác “trúc lam sơn” không thể ghi hết. Nhân loại đã phải rùng mình khi nghĩ về chủ thuyết cộng sản và hậu quả của nó trong thế kỷ qua. Các riêng, những ai đã phải sống ở Việt Nam trong thế kỷ XX không khỏi rùng rợn “nổi gai ốc” khi nhắc đến từng dấu chấm thời gian, từng năm tháng trong thế kỷ này, đặc khi khi “chủ nghĩa chân chính nhất” này ở thời điểm “hoàng kim” của nó, như thời đấu tố địa chủ/trí thức, thảm sát Mậu thân, Mùa xuân 1975, thời đánh tư sản, chạy trốn cộng sản (thuyền nhân) và thời kỳ bao cấp/tem phiếu/tập thể hóa v.v.
Mừng thay, cái “chủ nghĩa chân chính nhất” này đã bị nhân loại vứt vào sọt rác lịch sử; cái nôi, cái thành trì của nó đã bị sụp đổ hoàn toàn không một tiếng súng, không kèn không trống, cách đây hai thập niên rồi. Thêm vào nữa, hy vọng nhờ ánh sáng văn minh của nhân loại ở thế kỷ XXI, những người còn đang mê muội, mù quáng tôn thờ “chủ nghĩa chân chính nhất” này còn rơi rớt ở một số dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, sẽ dần sáng mắt ra mà từ bỏ cái chủ nghĩa chết người này, sẽ thôi không làm “kim chỉ nam” nữa, sẽ không đòi “vạn tuế, vạn vạn tuế” (ĐCSVN quang vinh muôn năm) nữa mà trả lại cho người dân những quyền làm người, trả lại đất nước cho người dân.
Ngoài ra, kẻ nào mù đi nữa cũng nhận thấy rằng cái chủ nghĩa chết người này đã và đang làm cho dân tộc Việt Nam trở lên nghèo đói, lạc hậu vào bậc nhất thế giới, các nước xung quanh có cùng xuất phát điểm như dân tộc Việt Nam nay đã tiến xa hàng thế kỷ so với Việt Nam, tham nhũng, tệ nan, thiếu tự do, mất dân chủ cũng vào bậc nhất thế giới (xem http://www.x-cafevn.org/node/309), nhân dân đi làm nô lệ và bị đày đọa ở xứ người khắp nơi trên thế giới ( xem http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Lao-dong-Viet-Nam-keu-cuu-tai-Malaysia-Mang-con-bo-giua-cho-nguoi/45205302/111/ ), phụ nữ, trẻ em xếp hàng bán mình, làm nô lệ tình dục cho ngoại quốc như những món hàng, như những con vật đem đi bán ngoài chợ ( xem http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3833&Itemid =311 và ( http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Tham-canh-co-dau-Viet-tren-dat-Han-Bai-1-Com-nguoi-kho-lam-me-oi/45250817/111/> ), người dân bị bóc lột, đánh đập trên chính quê hương của mình bởi các ông chủ ngoại quốc (xem http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/ và (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Giam-doc-Han-Quoc-danh-trong-thuong-nhan-vien-nguoi-Viet/10720163/157/ )..., thì những kẻ tự cho mình là “sáng”, là “đỉnh cao trí tuệ của loài người” thì ắt hẳn sẽ dễ dàng nhận ra điều đó.
Hơn nữa, trong thời hội nhập, những người đứng đầu “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đã được đi đến nhiều nước văn minh, nhìn thấy tận mắt những người dân của họ được sống trong cảnh thịnh vượng, sung túc, bình an, được hưởng trọn vẹn quyền làm người, quyền dân chủ, được đi cả “lề phải” lẫn “lề trái”…, thì chắc chắn những “đỉnh cao trí tuệ loài người” này sẽ biết xấu hổ khi chìa tay bắt tay với các nhà lãnh đạo của các dân tộc văn minh; biết nhìn nhận lại “chủ nghĩa chân chính nhất” đang áp đặt, đè nặng lên dân tộc mình; biết nhục nhã khi mở miệng, xòe tay cúc cung van lạy xin bố thí từ các dân tộc khác trên thế giới. Thêm vào nữa, các vị “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đi đến đâu đều hứa hẹn, cam kết, thề thốt với thế giới văn minh là khi về nhà sẽ “thay đổi” để phù hợp với chuẩn mực văn minh của nhân loại.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam có nhiều du học sinh đang theo học ở nước ngoài, mà toàn học ở các nước đại tư bản, hiếm hoặc hầu như không có du học sinh nào học tập ở các nước XHCN “anh em” như “chí phèo” thời đại mới – Bắc Hàn hay Cuba v.v. Dẫu rằng những du học sinh này đều là “con ông cháu cha” (nhân dân thường gọi là con ông bà “tư bản đỏ”), sau khi học tập ở các nước tư bản về, những vị con ông cháu cha này sẽ “kế vị” các chức vụ của cha mẹ mình, nhưng nhờ được hấp thụ nền văn minh, dân chủ và tư do của các nước tư bản, các nước văn minh qua quá trình sống và học tập trong môi trường này, thì có thể lạc quan nghĩ rằng những du học sinh này sẽ dần thay hoặc từ bỏ “chủ nghĩa chân chính nhất” mà cha mẹ họ đang tôn thờ.
Từ những lý do trên, tất cả những ai có tinh thần lạc quan đều có thể hy vọng vào sụ tự thay đổi từ bên trong những người đang theo đuổi cái “chủ nghĩa” chết người nói trên, nhờ đó sẽ có một Việt Nam dần dễ thở hơn và dân tộc Việt Nam sẽ dần hồi sinh.
Đáng tiếc, do cố chấp, mù quáng, cùng với ma lực của quyền lực sẵn có trong tay và đặc lợi, đặc quyền kinh tế, và nhu nhược không dám đối diện với sự thật, CSVN đã quyết bám lấy “chủ nghĩa” chết người này bằng mọi thủ đoạn. Những kẻ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đã đeo mặt nạ và găng tay để che đi sự nhem nhuốc, ác độc, máu me của mình khi bắt tay với các dân tộc văn minh trên thế giới, về nhà chúng tháo mặt nạ và găng tay ra, trở lại với bản chất thực của chúng. Chúng qùy mọp xin bố thí từ các quốc gia khác mà không hề biết nhục nhằn là gì. Những đứa con của chúng đi du học, nhưng thực ra thay vì học hoặc học cái tốt đẹp, thì những đứa trẻ này chỉ biết ăn chơi trác táng và phung phí tiền bạc của cha mẹ chúng nhờ đục khoét, vơ vét, cướp bóc từ người dân và từ tài nguyên của đất nước…mà có, và học cái cặn bã của nước ngoài, về nhà “mèo vẫn hoàn mèo”, rồi tiếp quản cái ghế của cha mẹ chúng đã được dọn sẵn cho chúng. Để rồi từ cái “chủ nghĩa chân chính nhất” như giáo chủ của CSVN đã gào lên và gieo rắc vào Việt Nam, thì nay môn đồ và hậu duệ “phát triển” thành “chính nghĩa sáng ngời”.
Để bảo vệ “chính nghĩa sáng ngời” này, CSVN đã cho xây dựng những thành quách kiên cố. Thành quách này gồm hai lớp: Điều 4, Hiến pháp nhà nước XHCN (xem Hiến pháp nước CHXNCNVN năm 1992. Nxb Chính trị quốc gia-2005-Bản sửa đổi) và Điều 88 Bộ luật hình sự (xem Bộ luật hình sự của nước CHXNCNVN số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999). (Chỉ cần bỏ đi một lớp thành quách nói trên, CSVN đã nhìn thấy ngày tận số của “chính nghĩa sáng ngời” rồi, đúng như lời nói nổi tiếng của Nguyễn Minh Triết: “Bỏ Điều 4 Hiến pháp đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát” [2]). Bên cạnh đó, còn có cả một đội ngũ “bảo kê” hùng hậu: công an và quân đội được trang bị vũ khí tận răng, khi cần còn huy động cả “quần chúng nhân dân tự phát…tiền” (xã hội đen)[3] để bảo vệ thành trì này. Ngoài ra, CSVN còn không ngừng xây dựng một hệ thống giáo dục và tuyên truyền nhồi sọ một chiều với đội ngũ bồi bút bán miệng nuôi trôn hùng hậu ngày đêm suy tôn và đánh bóng “chính nghĩa sáng ngời” càng thêm “sáng ngời” hơn nữa!
Người dân Việt Nam rất hiền lành và vị tha. Dù tội ác của CSVN đã gây ra trong quá khứ như thế nào đi nữa, nếu CSVN biết quay đầu về với dân tộc, từ bỏ con đường tà ác xưa nay, chắc chắn người dân Việt Nam sẽ tha thứ cho. Nhưng nếu còn quyết bám víu vào cái ngụy “chính nghĩa” này mà gây thêm tội ác thì CSVN sẽ không còn đất dung thân. Đáng tiếc, CSVN không những không từ bỏ ngụy “chính nghĩa” này mà còn mạnh mẽ hô to: “Chúng ta có chính nghĩa sáng ngời” một cách công khai, vô liêm sỉ.
Khốn thay cho CSVN, đã có biết bao nhiêu cơ hội, bao điều kiện để chúng từ bỏ đường tà mà trở về với chính nghĩa thực, về với dân tộc; nhân dân đã cho chúng quá nhiều thời gian để cải tà, nhưng chúng không những đã khước từ mà còn cố chấp và làm cho con đường tà ngụy của chúng thêm tệ hơn. Tòa án công lý của nhân dân đang được dựng lên khắp nơi. CSVN phải trả lời trước người dân về những tội ác chúng đã gây ra, đã làm với đất nước, với dân tộc này; và phải chịu bản án thích đáng trước tòa án công lý!
Ghi chú
[1] Ngày 17/06/2009, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN, tại buổi lễ kỷ niêm 50 năm ngày thành lập trường Học viện Ngoại giao đã có một bài diễn văn hùng hồn trước đám đông cử tọa, bao gồm một số cán bộ cao cấp của ĐCSVN, đại diện ngoại giao và các sinh viên của Học viện này. Sau đó, một số đoạn của bài phát biểu này đã được các báo đài “lề phải” loan tải, công bố rộng rãi.
Trong bài diễn văn có đoạn: “Cái sức mạnh của Việt Nam á, nước ta là một nước yếu,... Trên lĩnh vực này chúng ta không có bị động đâu, chúng ta phải luôn luôn chủ động. Chúng ta là có chính nghĩa sáng ngời, chúng ta từng là nước bị thực dân, đế quốc đô hộ, chúng ta đấu tranh để giải phóng dân tộc để dành lại quyền con người. Còn các thế lực thù địch chà đạp lên quyền con người, không những là trước đây mà hiện nay nữa họ còn đem bom đạn, đem quân đội, gieo rắc đau thương tang tóc hết nơi này đến nơi khác. Nhưng mà dì (vì) họ có tiền, họ mạnh hơn cho nên họ lớn tiếng nói họ nhân quyền chứ thực ra là họ vi phạm nhân quyền nhất thế giới”. (Xem thêm http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=print&sid=7701).
[2] Ngày 27/08/2007, Chủ tịch nước CHXNCNVN Nguyễn Minh Triết đã đến làm việc và nói chuyện để “lên dây cót tinh thần” cho các sỹ quan thuộc Tổng cục chiến tranh chính trị của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong bài nói chuyện của mình, Nguyễn Minh Triết nói rằng quân đội được thành lập là “để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và trong đó ông nhấn mạnh “bỏ điều 4 Hiến pháp đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát”.
[3] Thời gian vừa qua CSVN liên tục có các hành vi cướp bóc trắng trợn cả ngày lẫn đêm các cơ sở tôn giáo. Trong đó phải kể đến 3 vụ điển hình gần đây nhất là vụ Thái Hà, vụ Tòa Khâm Sứ và Tam Tòa-Vinh. Bên cạnh lực lượng cảnh sát và chó nghiệp vụ, CSVN còn huy động một loạt các kẻ côn đồ, du côn du đãng, nghiện hút đến tấn công các giáo dân khi họ cầu nguyện để đòi sự thật, đòi công lý và đòi quyền làm người.
Đối với những ai đã từng trải qua, từng sống ở những nước XHCN nói chung, ở Việt Nam nói riêng, thì họ đã nghe quá quen hai từ “chính nghĩa” này. “Chính nghĩa” này người đầu tiên ở Việt Nam “hô hoán” lên không phải là ai khác mà chính là “tổ phụ/giáo chủ” của ĐCSVN, Nguyễn Sinh Cung và sau nhiều lần thay tên đổi họ cuối cùng có cái tên là Hồ Chí Minh như thường được gọi hiện nay.
Vào tháng 07 năm 1920, Hồ Chí Minh đã bắt gặp và đọc được bản viết của Lê-nin có tựa đề: “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 10. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.127), và kêu lên rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập 2. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.268).
Từ sự ngộ nhận về chủ nghĩa “chân chính nhất” này, Hồ Chí Minh đã ra sức truyền bá chủ nghĩa này vào Việt Nam. Trong bối cảnh mà ở Việt Nam lúc đó có hàng loạt các phong trào yêu nước đang hoạt động mạnh mẽ, Hồ Chí Minh đã khôn khéo, ma mãnh “ký sinh” chủ nghĩa này một cách tinh vi vào các phong trào yêu nước, vào lòng tự tôn dân độc của người dân Việt Nam, đồng thời thủ tiêu hoặc chỉ điểm những người không cùng “tuyến” hoặc là “rào cản” cho sự truyền bá chủ nghĩa này (xem Sự thật về Hồ Chí Minh http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3766&Itemid=503). Thậm chí, nếu cần Hồ Chí Minh còn sẵn sàng “đốt cháy cả dãy trường sơn” để đạt được mục tiêu và mưu đồ bá quyền của mình.
Theo chân “thầy chí thánh” của mình, các tín đồ của chủ nghĩa “chân chính nhất” này đã vồ vập và cuồng tín đi theo và truyền bá nó. Hãy nghe Tố Hữu, một trong những tín đồ cuồng tín nhất, nói khi ông gặp được chủ nghĩa này:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim…”
Cũng chính “từ ấy” “mặt trời chân lý” này thay vì “chói” mà “trói” Tố Hữu và biến ông thành kẻ bồi bút, bán miệng nuôi trôn giống như bao tín đồ khác của CNCS.
Nhờ biết khôn khéo ký sinh vào lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam và cùng với đội ngũ tín đồ cuồng tín và cực đoan, Hồ Chí Minh đã dần đưa thứ “chủ nghĩa chân chính nhất” này vào lòng dân tộc Việt Nam và gây không biết bao nhiêu tai ương cho dân tộc này. Nhiều người dân Việt Nam ngây thơ đã bị đầu độc nên đã chạy theo chủ nghĩa này lúc nào mà không hay biết. Họ đã vô tình trở thành lực lượng cướp quyền lực cho Hồ Chí Minh và trở thành bia đỡ đạn sống cho Hồ Chí Minh cũng như cho các “môn đồ” hay đồng đảng của Hồ Chí Minh trong suốt 80 năm qua với 4 cuộc chiến tranh tương tàn và ngày nay do bị “đầu độc” quá nặng, nên nhiều người vẫn chưa tỉnh ngộ vẫn còn đang là “thành trì” bảo vệ quyền lực cho cộng sản ở Việt Nam mà không hề hay biết.
Từ khi cái chủ nghĩa được gọi là “chân chính nhất” mà Hồ Chí Minh rước về và áp đặt ở Việt Nam, thực tiễn lịch sử cho thấy không thấy tính chân chính của nó ở chỗ nào mà chỉ thấy tội ác và tai hại mà thôi. Những tai ương mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng trong suốt 80 năm qua là không thể kể xiết. Bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu tội ác “trúc lam sơn” không thể ghi hết. Nhân loại đã phải rùng mình khi nghĩ về chủ thuyết cộng sản và hậu quả của nó trong thế kỷ qua. Các riêng, những ai đã phải sống ở Việt Nam trong thế kỷ XX không khỏi rùng rợn “nổi gai ốc” khi nhắc đến từng dấu chấm thời gian, từng năm tháng trong thế kỷ này, đặc khi khi “chủ nghĩa chân chính nhất” này ở thời điểm “hoàng kim” của nó, như thời đấu tố địa chủ/trí thức, thảm sát Mậu thân, Mùa xuân 1975, thời đánh tư sản, chạy trốn cộng sản (thuyền nhân) và thời kỳ bao cấp/tem phiếu/tập thể hóa v.v.
Mừng thay, cái “chủ nghĩa chân chính nhất” này đã bị nhân loại vứt vào sọt rác lịch sử; cái nôi, cái thành trì của nó đã bị sụp đổ hoàn toàn không một tiếng súng, không kèn không trống, cách đây hai thập niên rồi. Thêm vào nữa, hy vọng nhờ ánh sáng văn minh của nhân loại ở thế kỷ XXI, những người còn đang mê muội, mù quáng tôn thờ “chủ nghĩa chân chính nhất” này còn rơi rớt ở một số dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, sẽ dần sáng mắt ra mà từ bỏ cái chủ nghĩa chết người này, sẽ thôi không làm “kim chỉ nam” nữa, sẽ không đòi “vạn tuế, vạn vạn tuế” (ĐCSVN quang vinh muôn năm) nữa mà trả lại cho người dân những quyền làm người, trả lại đất nước cho người dân.
Ngoài ra, kẻ nào mù đi nữa cũng nhận thấy rằng cái chủ nghĩa chết người này đã và đang làm cho dân tộc Việt Nam trở lên nghèo đói, lạc hậu vào bậc nhất thế giới, các nước xung quanh có cùng xuất phát điểm như dân tộc Việt Nam nay đã tiến xa hàng thế kỷ so với Việt Nam, tham nhũng, tệ nan, thiếu tự do, mất dân chủ cũng vào bậc nhất thế giới (xem http://www.x-cafevn.org/node/309), nhân dân đi làm nô lệ và bị đày đọa ở xứ người khắp nơi trên thế giới ( xem http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Lao-dong-Viet-Nam-keu-cuu-tai-Malaysia-Mang-con-bo-giua-cho-nguoi/45205302/111/ ), phụ nữ, trẻ em xếp hàng bán mình, làm nô lệ tình dục cho ngoại quốc như những món hàng, như những con vật đem đi bán ngoài chợ ( xem http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=3833&Itemid =311 và ( http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Tham-canh-co-dau-Viet-tren-dat-Han-Bai-1-Com-nguoi-kho-lam-me-oi/45250817/111/> ), người dân bị bóc lột, đánh đập trên chính quê hương của mình bởi các ông chủ ngoại quốc (xem http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/ và (http://vietbao.vn/Xa-hoi/Giam-doc-Han-Quoc-danh-trong-thuong-nhan-vien-nguoi-Viet/10720163/157/ )..., thì những kẻ tự cho mình là “sáng”, là “đỉnh cao trí tuệ của loài người” thì ắt hẳn sẽ dễ dàng nhận ra điều đó.
Hơn nữa, trong thời hội nhập, những người đứng đầu “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đã được đi đến nhiều nước văn minh, nhìn thấy tận mắt những người dân của họ được sống trong cảnh thịnh vượng, sung túc, bình an, được hưởng trọn vẹn quyền làm người, quyền dân chủ, được đi cả “lề phải” lẫn “lề trái”…, thì chắc chắn những “đỉnh cao trí tuệ loài người” này sẽ biết xấu hổ khi chìa tay bắt tay với các nhà lãnh đạo của các dân tộc văn minh; biết nhìn nhận lại “chủ nghĩa chân chính nhất” đang áp đặt, đè nặng lên dân tộc mình; biết nhục nhã khi mở miệng, xòe tay cúc cung van lạy xin bố thí từ các dân tộc khác trên thế giới. Thêm vào nữa, các vị “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đi đến đâu đều hứa hẹn, cam kết, thề thốt với thế giới văn minh là khi về nhà sẽ “thay đổi” để phù hợp với chuẩn mực văn minh của nhân loại.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam có nhiều du học sinh đang theo học ở nước ngoài, mà toàn học ở các nước đại tư bản, hiếm hoặc hầu như không có du học sinh nào học tập ở các nước XHCN “anh em” như “chí phèo” thời đại mới – Bắc Hàn hay Cuba v.v. Dẫu rằng những du học sinh này đều là “con ông cháu cha” (nhân dân thường gọi là con ông bà “tư bản đỏ”), sau khi học tập ở các nước tư bản về, những vị con ông cháu cha này sẽ “kế vị” các chức vụ của cha mẹ mình, nhưng nhờ được hấp thụ nền văn minh, dân chủ và tư do của các nước tư bản, các nước văn minh qua quá trình sống và học tập trong môi trường này, thì có thể lạc quan nghĩ rằng những du học sinh này sẽ dần thay hoặc từ bỏ “chủ nghĩa chân chính nhất” mà cha mẹ họ đang tôn thờ.
Từ những lý do trên, tất cả những ai có tinh thần lạc quan đều có thể hy vọng vào sụ tự thay đổi từ bên trong những người đang theo đuổi cái “chủ nghĩa” chết người nói trên, nhờ đó sẽ có một Việt Nam dần dễ thở hơn và dân tộc Việt Nam sẽ dần hồi sinh.
Đáng tiếc, do cố chấp, mù quáng, cùng với ma lực của quyền lực sẵn có trong tay và đặc lợi, đặc quyền kinh tế, và nhu nhược không dám đối diện với sự thật, CSVN đã quyết bám lấy “chủ nghĩa” chết người này bằng mọi thủ đoạn. Những kẻ tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ loài người” này đã đeo mặt nạ và găng tay để che đi sự nhem nhuốc, ác độc, máu me của mình khi bắt tay với các dân tộc văn minh trên thế giới, về nhà chúng tháo mặt nạ và găng tay ra, trở lại với bản chất thực của chúng. Chúng qùy mọp xin bố thí từ các quốc gia khác mà không hề biết nhục nhằn là gì. Những đứa con của chúng đi du học, nhưng thực ra thay vì học hoặc học cái tốt đẹp, thì những đứa trẻ này chỉ biết ăn chơi trác táng và phung phí tiền bạc của cha mẹ chúng nhờ đục khoét, vơ vét, cướp bóc từ người dân và từ tài nguyên của đất nước…mà có, và học cái cặn bã của nước ngoài, về nhà “mèo vẫn hoàn mèo”, rồi tiếp quản cái ghế của cha mẹ chúng đã được dọn sẵn cho chúng. Để rồi từ cái “chủ nghĩa chân chính nhất” như giáo chủ của CSVN đã gào lên và gieo rắc vào Việt Nam, thì nay môn đồ và hậu duệ “phát triển” thành “chính nghĩa sáng ngời”.
Để bảo vệ “chính nghĩa sáng ngời” này, CSVN đã cho xây dựng những thành quách kiên cố. Thành quách này gồm hai lớp: Điều 4, Hiến pháp nhà nước XHCN (xem Hiến pháp nước CHXNCNVN năm 1992. Nxb Chính trị quốc gia-2005-Bản sửa đổi) và Điều 88 Bộ luật hình sự (xem Bộ luật hình sự của nước CHXNCNVN số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999). (Chỉ cần bỏ đi một lớp thành quách nói trên, CSVN đã nhìn thấy ngày tận số của “chính nghĩa sáng ngời” rồi, đúng như lời nói nổi tiếng của Nguyễn Minh Triết: “Bỏ Điều 4 Hiến pháp đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát” [2]). Bên cạnh đó, còn có cả một đội ngũ “bảo kê” hùng hậu: công an và quân đội được trang bị vũ khí tận răng, khi cần còn huy động cả “quần chúng nhân dân tự phát…tiền” (xã hội đen)[3] để bảo vệ thành trì này. Ngoài ra, CSVN còn không ngừng xây dựng một hệ thống giáo dục và tuyên truyền nhồi sọ một chiều với đội ngũ bồi bút bán miệng nuôi trôn hùng hậu ngày đêm suy tôn và đánh bóng “chính nghĩa sáng ngời” càng thêm “sáng ngời” hơn nữa!
Người dân Việt Nam rất hiền lành và vị tha. Dù tội ác của CSVN đã gây ra trong quá khứ như thế nào đi nữa, nếu CSVN biết quay đầu về với dân tộc, từ bỏ con đường tà ác xưa nay, chắc chắn người dân Việt Nam sẽ tha thứ cho. Nhưng nếu còn quyết bám víu vào cái ngụy “chính nghĩa” này mà gây thêm tội ác thì CSVN sẽ không còn đất dung thân. Đáng tiếc, CSVN không những không từ bỏ ngụy “chính nghĩa” này mà còn mạnh mẽ hô to: “Chúng ta có chính nghĩa sáng ngời” một cách công khai, vô liêm sỉ.
Khốn thay cho CSVN, đã có biết bao nhiêu cơ hội, bao điều kiện để chúng từ bỏ đường tà mà trở về với chính nghĩa thực, về với dân tộc; nhân dân đã cho chúng quá nhiều thời gian để cải tà, nhưng chúng không những đã khước từ mà còn cố chấp và làm cho con đường tà ngụy của chúng thêm tệ hơn. Tòa án công lý của nhân dân đang được dựng lên khắp nơi. CSVN phải trả lời trước người dân về những tội ác chúng đã gây ra, đã làm với đất nước, với dân tộc này; và phải chịu bản án thích đáng trước tòa án công lý!
Ghi chú
[1] Ngày 17/06/2009, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN, tại buổi lễ kỷ niêm 50 năm ngày thành lập trường Học viện Ngoại giao đã có một bài diễn văn hùng hồn trước đám đông cử tọa, bao gồm một số cán bộ cao cấp của ĐCSVN, đại diện ngoại giao và các sinh viên của Học viện này. Sau đó, một số đoạn của bài phát biểu này đã được các báo đài “lề phải” loan tải, công bố rộng rãi.
Trong bài diễn văn có đoạn: “Cái sức mạnh của Việt Nam á, nước ta là một nước yếu,... Trên lĩnh vực này chúng ta không có bị động đâu, chúng ta phải luôn luôn chủ động. Chúng ta là có chính nghĩa sáng ngời, chúng ta từng là nước bị thực dân, đế quốc đô hộ, chúng ta đấu tranh để giải phóng dân tộc để dành lại quyền con người. Còn các thế lực thù địch chà đạp lên quyền con người, không những là trước đây mà hiện nay nữa họ còn đem bom đạn, đem quân đội, gieo rắc đau thương tang tóc hết nơi này đến nơi khác. Nhưng mà dì (vì) họ có tiền, họ mạnh hơn cho nên họ lớn tiếng nói họ nhân quyền chứ thực ra là họ vi phạm nhân quyền nhất thế giới”. (Xem thêm http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=print&sid=7701).
[2] Ngày 27/08/2007, Chủ tịch nước CHXNCNVN Nguyễn Minh Triết đã đến làm việc và nói chuyện để “lên dây cót tinh thần” cho các sỹ quan thuộc Tổng cục chiến tranh chính trị của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong bài nói chuyện của mình, Nguyễn Minh Triết nói rằng quân đội được thành lập là “để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và trong đó ông nhấn mạnh “bỏ điều 4 Hiến pháp đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát”.
[3] Thời gian vừa qua CSVN liên tục có các hành vi cướp bóc trắng trợn cả ngày lẫn đêm các cơ sở tôn giáo. Trong đó phải kể đến 3 vụ điển hình gần đây nhất là vụ Thái Hà, vụ Tòa Khâm Sứ và Tam Tòa-Vinh. Bên cạnh lực lượng cảnh sát và chó nghiệp vụ, CSVN còn huy động một loạt các kẻ côn đồ, du côn du đãng, nghiện hút đến tấn công các giáo dân khi họ cầu nguyện để đòi sự thật, đòi công lý và đòi quyền làm người.
Giáo hạt Ngàn Sâu, Gp Vinh, hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa
Ngàn Sâu
18:34 28/07/2009
VINH - Sáng Chúa Nhật 26.07.09, tại Giáo Xứ Tri Bản – Hạt Ngàn Sâu đã tổ chức chương trình: vì công lý và hoà bình trên đất nước Việt Nam, đặc biệt ở Tam Tòa-Quảng Bình.
Xem hình ảnh
Cha Quản Hạt kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hạt hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Giáo Xứ Tam Toà, Gp Vinh đang bị bắt bớ và đánh đập. Đông đảo giáo dân từ khắp các Giáo Xứ trong và ngoài Giáo hạt đã hiệp thông với Linh Mục Đoàn trong Giáo Hạt hướng về Tam Toà để cầu nguyện trong ngày chầu lượt. Sự hiệp thông này nói lên tinh thần đấu tranh cho Công Lý, Sự Thật, chống lại bất công và gian ác của các nhà lãnh đạo Tỉnh Quảng Bình...
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đức Mẹ La Vang thương che chở con cái đang đau khổ trong cảnh áp bức và sớm ban hoà bình trên quê hương đất nước Việt Nam, đặc biệt nơi Giáo Xứ Tam Toà.
Xem hình ảnh
Cha Quản Hạt kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hạt hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Giáo Xứ Tam Toà, Gp Vinh đang bị bắt bớ và đánh đập. Đông đảo giáo dân từ khắp các Giáo Xứ trong và ngoài Giáo hạt đã hiệp thông với Linh Mục Đoàn trong Giáo Hạt hướng về Tam Toà để cầu nguyện trong ngày chầu lượt. Sự hiệp thông này nói lên tinh thần đấu tranh cho Công Lý, Sự Thật, chống lại bất công và gian ác của các nhà lãnh đạo Tỉnh Quảng Bình...
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đức Mẹ La Vang thương che chở con cái đang đau khổ trong cảnh áp bức và sớm ban hoà bình trên quê hương đất nước Việt Nam, đặc biệt nơi Giáo Xứ Tam Toà.
Thư Hiệp thông với GP Vinh và Giáo dân Tam Tòa của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
Jos. Lưu Ngọc Quỳnh
19:34 28/07/2009
Trọng kính:
- Đức Cha Paul Maria Cao Đình Thuyên – Giám mục Tòa Giám mục Giáo phận Vinh
- Cha Tổng Đại diện Giáo phận Vinh F.x Võ Thanh Tâm
- Linh mục đoàn Giáo phận Vinh
- Giáo dân xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh
- Các nam nữ tu sĩ, giáo dân, mọi thành phần dân Chúa và tất cả con cái Giáo phận Vinh trên mọi miền đất nước và toàn thế giới.
Chúng con, toàn thể anh chị em thuộc Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội nhận được những tin tức thương đau từ Giáo phận Mẹ trong cơn bách hại điên khùng của Nhà cầm quyền Cộng sản Quảng Bình đối với anh chị em Tam Tòa và Giáo phận Vinh nói chung.
Tất cả cộng đồng chúng con bày tỏ nỗi căm phẫn trước những hành động man rợ, mất tính người của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa và những người có liên hệ trong cơn bách hại tôn giáo trắng trợn tại đây.
Việc nhà cầm quyền Quảng Bình là đã ngang nhiên đánh đập Giáo dân Tam Tòa, cướp đoạt tài sản của Giáo hội và giáo dân, đặc biệt đã nhục mạ và cướp đi Thánh Giá, đánh đập trọng thương các chủ chăn là điều không một người có lương tri nào có thể bình tĩnh mà không căm hận.
Đây là một bằng chứng không thể chối cãi của nhà cầm quyền Quảng Bình trong việc đàn áp tôn giáo.
Chúng con, cộng đồng Vinh tại Hà Nội xin hiệp thông mạnh mẽ với Giáo phận Mẹ thân yêu của chúng con, xin tỏ tình liên đới và hết sức cảm thông với những đau khổ mà đoàn chiên Chúa thuộc Giáo phận Vinh nói chung, tại Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình nói riêng đang phải chịu đựng.
Chúng con đồng tâm yêu cầu nhà cầm quyền Quảng Bình phải:
1- Thả ngay, thả hết cả giáo dân đang bị cầm tù.
2- Chữa lành vết thương phần xác và những tổn thất tâm hồn cho các giáo dân, linh mục bị đánh đập và bức hại.
3- Trả ngay những tài sản mà họ đã chiếm đoạt của Giáo hội và của Giáo dân, đặc biệt nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu trách nhiệm trước việc cướp đi và nhục mạ Thánh Giá, biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất của Giáo hội Công giáo.
4- Đảm bảo quyền tự do thân thể, tự do tôn giáo, tự do đi lại cho tất cả mọi thành phần dân chúng, trong đó có các giáo dân. Chấm dứt việc phân biệt đối xử, làm khó dễ trong cuộc sống đối với những người có tín ngưỡng, đặc biệt là giáo dân Công giáo.
5- Truy tố ngay những kẻ đã chủ trương và những người đã thực hiện việc đàn áp tôn giáo trắng trợn giữa thời đại văn minh hiện nay.
6- Dừng ngay và truy cứu trách nhiệm với những cơ quan thông tấn, báo chí đã đưa tin vu cáo, bôi nhọ, xuyên tạc sự thật, che giấu tội ác man rợ của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa và Giáo phận Vinh.
Chúng con ngày đêm dõi theo từng diễn biến, bước đi và những biến động từ Giáo phận Mẹ. Chúng con xin sẽ làm hết sức mình, kể cả mọi hi sinh về của cải, vật chất và tính mạng nếu cần vì Giáo phận Mẹ thân yêu.
Xin quý Đức Cha, các linh mục, giáo sĩ, giáo dân và mọi thành phần dân Chúa nhận lấy từ chúng con những quyết tâm và tâm huyết của cộng đoàn chúng con ở đây.
Hà Nội, Ngày 28/7/2009
Đại diện Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
- Đức Cha Paul Maria Cao Đình Thuyên – Giám mục Tòa Giám mục Giáo phận Vinh
- Cha Tổng Đại diện Giáo phận Vinh F.x Võ Thanh Tâm
- Linh mục đoàn Giáo phận Vinh
- Giáo dân xứ Tam Tòa, Giáo phận Vinh
- Các nam nữ tu sĩ, giáo dân, mọi thành phần dân Chúa và tất cả con cái Giáo phận Vinh trên mọi miền đất nước và toàn thế giới.
Chúng con, toàn thể anh chị em thuộc Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội nhận được những tin tức thương đau từ Giáo phận Mẹ trong cơn bách hại điên khùng của Nhà cầm quyền Cộng sản Quảng Bình đối với anh chị em Tam Tòa và Giáo phận Vinh nói chung.
Tất cả cộng đồng chúng con bày tỏ nỗi căm phẫn trước những hành động man rợ, mất tính người của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa và những người có liên hệ trong cơn bách hại tôn giáo trắng trợn tại đây.
Việc nhà cầm quyền Quảng Bình là đã ngang nhiên đánh đập Giáo dân Tam Tòa, cướp đoạt tài sản của Giáo hội và giáo dân, đặc biệt đã nhục mạ và cướp đi Thánh Giá, đánh đập trọng thương các chủ chăn là điều không một người có lương tri nào có thể bình tĩnh mà không căm hận.
Đây là một bằng chứng không thể chối cãi của nhà cầm quyền Quảng Bình trong việc đàn áp tôn giáo.
Chúng con, cộng đồng Vinh tại Hà Nội xin hiệp thông mạnh mẽ với Giáo phận Mẹ thân yêu của chúng con, xin tỏ tình liên đới và hết sức cảm thông với những đau khổ mà đoàn chiên Chúa thuộc Giáo phận Vinh nói chung, tại Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình nói riêng đang phải chịu đựng.
Chúng con đồng tâm yêu cầu nhà cầm quyền Quảng Bình phải:
1- Thả ngay, thả hết cả giáo dân đang bị cầm tù.
2- Chữa lành vết thương phần xác và những tổn thất tâm hồn cho các giáo dân, linh mục bị đánh đập và bức hại.
3- Trả ngay những tài sản mà họ đã chiếm đoạt của Giáo hội và của Giáo dân, đặc biệt nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu trách nhiệm trước việc cướp đi và nhục mạ Thánh Giá, biểu tượng cao quý nhất, thiêng liêng nhất của Giáo hội Công giáo.
4- Đảm bảo quyền tự do thân thể, tự do tôn giáo, tự do đi lại cho tất cả mọi thành phần dân chúng, trong đó có các giáo dân. Chấm dứt việc phân biệt đối xử, làm khó dễ trong cuộc sống đối với những người có tín ngưỡng, đặc biệt là giáo dân Công giáo.
5- Truy tố ngay những kẻ đã chủ trương và những người đã thực hiện việc đàn áp tôn giáo trắng trợn giữa thời đại văn minh hiện nay.
6- Dừng ngay và truy cứu trách nhiệm với những cơ quan thông tấn, báo chí đã đưa tin vu cáo, bôi nhọ, xuyên tạc sự thật, che giấu tội ác man rợ của nhà cầm quyền Quảng Bình với giáo dân Tam Tòa và Giáo phận Vinh.
Chúng con ngày đêm dõi theo từng diễn biến, bước đi và những biến động từ Giáo phận Mẹ. Chúng con xin sẽ làm hết sức mình, kể cả mọi hi sinh về của cải, vật chất và tính mạng nếu cần vì Giáo phận Mẹ thân yêu.
Xin quý Đức Cha, các linh mục, giáo sĩ, giáo dân và mọi thành phần dân Chúa nhận lấy từ chúng con những quyết tâm và tâm huyết của cộng đoàn chúng con ở đây.
Hà Nội, Ngày 28/7/2009
Đại diện Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An, 1956
Cẩm Ninh
20:43 28/07/2009
Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là 1 cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân.
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết.á 1 số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài ngườị
1. Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất:
Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của _chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng... Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, _bình sản lượng, _bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch _chống phản động, _đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954. Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất. Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự _càn đi, quét lại và kích tỷ lệ.Ở 1 số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng bằng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất 1 lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm _nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông. Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, 1 địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là _địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước. Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ độị Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10,000 ngườị
Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là _cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏị Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên _không trung kiên bị chết _một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả.á Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức _phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau:
.. .Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị.. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ 1 cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi Ông trả lời cô con gái là: Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu _Ðả đảo tên Ðô ngoan cố để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.
Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao: 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị _kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ _cường hào ác bá: 3-5 sào, _có tội với nhân dân; _địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...).
Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 ngườị Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách _kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề rạ Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơị Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợị Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc _xét lạị Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.
Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc 1 bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách _quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoaị Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn....
Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân _Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).
2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu:
Sau cái gọi là Nghị quyết _sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã _tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơị Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để _thảo luận với nhaụ Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình _tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng _tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệ Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị.
Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi:
- Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley),
-Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến,
-Hồ Chí Minh và gởi đến
-chính quyền quốc gia miền Nam.
Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách _sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneve
Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợị Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lạị 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân.
Bạo động đã xảy rạ Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ
Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường.
Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ độị
Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứụ
Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự
Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghệ An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành.
Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ độị Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát _Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta.
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu:
- Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân,
- Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu,
- Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt...
Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này.
Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính nàỵ
Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụ Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6.
Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụ
Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.
Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đị Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng nàỵ Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc.
Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa _phản động nàỵ Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
***
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bă`ng, quyền căn bản của con người không thể xem là 1 cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho 1 tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả 1 dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo:
- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.
(Nguồn:, Blog de ttps)
Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó; trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết.á 1 số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN. Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài ngườị
1. Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất:
Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. HCM đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của _chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng... Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, _bình sản lượng, _bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch _chống phản động, _đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954. Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất. Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự _càn đi, quét lại và kích tỷ lệ.Ở 1 số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng bằng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất 1 lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm _nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông. Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, 1 địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là _địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước. Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong bộ độị Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10,000 ngườị
Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là _cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏị Nghe 1 đoạn thơ tuyên truyền của Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng. Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23,000 đảng viên trung kiên bị chết oan; còn hàng ngàn đảng viên _không trung kiên bị chết _một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả.á Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức _phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết 1 cuộc đấu tố chụp mũ như sau:
.. .Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị.. Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là 1 nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðộ 1 cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi Ông trả lời cô con gái là: Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa. Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu _Ðả đảo tên Ðô ngoan cố để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.
Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất; trung nông cấp cao: 1-3 sào và 1 con trâu), tiểu thương cũng bị _kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ _cường hào ác bá: 3-5 sào, _có tội với nhân dân; _địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v...).
Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 ngườị Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách _kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề rạ Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơị Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợị Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc _xét lạị Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.
Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc 1 bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách _quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12,000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoaị Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn....
Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân _Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).
2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu:
Sau cái gọi là Nghị quyết _sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã _tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơị Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang man, lo sợ tột độ.
Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để _thảo luận với nhaụ Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình _tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng _tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệ Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.
Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị.
Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi:
- Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley),
-Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến,
-Hồ Chí Minh và gởi đến
-chính quyền quốc gia miền Nam.
Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.
Dân chúng đã dùng ngay chính sách _sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneve
Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợị Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lạị 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.
Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân.
Bạo động đã xảy rạ Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ
Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10,000 nông dân tại xã Cẩm Trường.
Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10,000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ độị
Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứụ
Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30,000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tự
Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghệ An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là 1 nhà tu hành.
Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có 1 số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ độị Chưa bao giờ 1 cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.
Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, 1 số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, 1 Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, 1 cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100,000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát _Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta.
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu:
- Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân,
- Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu,
- Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt...
Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế này.
Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.
Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lịnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính nàỵ
Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC.
Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụ Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6.
Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụ
Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có 1 không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc.
Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đị Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng nàỵ Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc.
Dù 2 vị này đã nói, Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa _phản động nàỵ Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
***
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ðòi cho bằng được tự do, công bă`ng, quyền căn bản của con người không thể xem là 1 cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho 1 tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả 1 dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do - dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo:
- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của 1 Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.
(Nguồn:, Blog de ttps)
Dáng đứng Tam Tòa
Tâm Giao
23:43 28/07/2009
Tam Tòa ơi!
Người là ai
bốn thế kỷ trên vai
đường chịu nạn miệt mài theo vận nước
đường Người đi có triệu khúc ruột đau
cả nhân loại dâng Người rừng khăn lau Thiên Tuế
giặc hành hạ
giặc bêu riếu
Người hôn đất bao lần
và lần này nghe rất gần Núi Sọ
và lần này đã cuối mùa Thương Khó
đây giòng máu không bao giờ quá khóa
Tháp Chuông không đổ, Thánh Giá vẫn trơ gan
Người treo lên!
Đồng Hới gọi toàn dân
trên đầu Người, bện vành gai biên Bắc
và cạnh sườn, ngọn Bô Xít hung tàn
Mẹ ôm Người, máu còn tươi bên Tháp Chuông cổ kính
giòng Nhật Lệ nghẹn ngào, Biển Đông bầm tím
Người là ai
là ân sủng Đấng hai ngàn năm trước
là tự hào từ thủơ xưa mở Nước
là cờ lệnh Tổ Quốc phất lên đường
vẫn Tam Tòa dù đơn độc Tháp Chuông
đây dáng đứng một Quê Hương Bất Khuất!
là Sự Thật
là Tất Thắng.
Người là ai
bốn thế kỷ trên vai
đường chịu nạn miệt mài theo vận nước
đường Người đi có triệu khúc ruột đau
cả nhân loại dâng Người rừng khăn lau Thiên Tuế
giặc hành hạ
giặc bêu riếu
Người hôn đất bao lần
và lần này nghe rất gần Núi Sọ
và lần này đã cuối mùa Thương Khó
đây giòng máu không bao giờ quá khóa
Tháp Chuông không đổ, Thánh Giá vẫn trơ gan
Người treo lên!
Đồng Hới gọi toàn dân
trên đầu Người, bện vành gai biên Bắc
và cạnh sườn, ngọn Bô Xít hung tàn
Mẹ ôm Người, máu còn tươi bên Tháp Chuông cổ kính
giòng Nhật Lệ nghẹn ngào, Biển Đông bầm tím
Người là ai
là ân sủng Đấng hai ngàn năm trước
là tự hào từ thủơ xưa mở Nước
là cờ lệnh Tổ Quốc phất lên đường
vẫn Tam Tòa dù đơn độc Tháp Chuông
đây dáng đứng một Quê Hương Bất Khuất!
là Sự Thật
là Tất Thắng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (28): Tôn giáo của Ít-ra-en:
Vũ Văn An
11:06 28/07/2009
Tư liệu Thánh Kinh (28): Tôn giáo của Ít-ra-en:
Áp-ra-ham: Khởi điểm tôn giáo của Ít-ra-en là ngày Thiên Chúa nói với Áp-ra-ham, truyền cho ông rời đất đai và căn nhà gia đình để tới một xứ sở mới. Ngày ấy, Thiên Chúa hứa sẽ làm Áp-ra-ham thành cha đẻ của một dân tộc lớn. Áp-ra-ham hoàn toàn tin vào lời Thiên Chúa. ‘Ông đặt hết niềm tin tưởng của ông vào Thiên Chúa, và do đó, Thiên Chúa rất hài lòng về ông và chấp nhận ông’.Bởi thế, niềm tin đầu hết và căn bản nhất của Do Thái giáo và Ki-tô giáo là nắm chắc rằng Thiên Chúa là một ngôi vị có thực, và con người nhân bản, từng cá nhân hay từng nhóm, có thể biết được Người. Ta được kể lại rằng: Áp-ra-ham đã làm điều Chúa truyền. Ông di chuyển tới Ca-na-an, và bất cứ nơi nào dựng trại, ông đều lập một bàn thờ và thờ phượng Thiên Chúa ở đấy. Đức tin của Áp-ra-ham vào Thiên Chúa có lúc cũng lung lay lắm. Nhưng ông biết rõ Thiên Chúa đã cam kết với ông và với gia đình ông, biến họ lớn mạnh thành dân tộc Ít-ra-en. (St 15:6). Gia-cóp: Lịch sử Ít-ra-en như một dân tộc bắt đầu với người cháu của Áp-ra-ham là Gia-cóp (sau đổi tên thành Ít-ra-en) và 12 người con trai của ông, từ đó mà có 12 chi tộc. Thiên Chúa phán với Gia-cóp: ‘Ta là Chúa, Thiên Chúa của Áp-ra-ham và I-xa-ác. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi mảnh đất này… Ta sẽ ở với ngươi và che chở ngươi bất cứ ngươi đi đâu, và ta sẽ đem ngươi trở lại mảnh đất này. Ta sẽ không bao giờ rời xa ngươi cho đến khi Ta thực hiện xong mọi điều Ta đã hứa với ngươi’. Nạn đói tới, Gia-cóp cùng các con theo Giu-se vào Ai Cập. Dòng dõi họ ở lại đó nhiều thế kỷ. Nhưng lời Chúa hứa vẫn còn đó. Gia đình và quốc gia này đã là dân riêng của Người. Khi Ai Cập bắt họ làm nô lệ và họ lên tiếng kêu cứu, Thiên Chúa đã nghe lời họ.
Mô-sê: Trong sa mạc, một ngày kia, Thiên Chúa nói với Mô-sê, Người phán: ‘Ta sai ngươi tới gặp vua Ai Cập để ngươi dẫn dân Ta ra khỏi xứ ấy’. Mô-sê cần biết phải diễn tả Thiên Chúa như thế nào cho dân hiểu, và do đó, Thiên Chúa đã giải thích thêm cho ông biết Người là đấng Thiên Chúa nào. Người mạc khải chính danh xưng bản vị của Người là Gia-vê (‘Chúa’), và tên mầu nhiệm là ‘Đấng Hằng Hữu’ của mình. Tên ấy cho thấy hai điều. Thiên Chúa không thay đổi: Người hoàn toàn đáng tin cậy. Nhưng Người cũng luôn luôn sống động, tác động và sáng tạo. Chính cái nhận thức về Thiên Chúa ấy đã được Mô-sê mang đến cho dân mình.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ cung cấp tín liệu về mình. Người dùng công việc để chứng minh rằng Người là Đấng Thiên Chúa nhuư thế.
Khi Người cứu dân Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập để giữ đúng lời hứa Người dã làm với tổ tiên họ, Người đã minh chứng sự đáng tin cậy của Người. Mà ngay cả lúc Người dẫn họ qua sa mạc xa lạ, Người cũng đã thỏa mãn các nhu cầu ăn uống của họ và chăm sóc họ bất kể các nổi loạn của họ. Đó chính là Thiên Chúa hằng sống đang hành động.
Xuất Hành và Núi Xi-nai: Thời Mô-sê, Thiên Chúa mạc khải cho biết Người là Thiên Chúa chịu hành động và biết lên tiếng. Lúc xuất hành khỏi Ai Cập, Người chứng minh rằng Người là Đấng bênh vực kẻ bị ức hiếp và là thù địch của kẻ bất công. Điều đó tự nó đã là một mạc khải về cá tính của Người. Tại Núi Xi-nai, Người còn tự mạc khải nhiều hơn nữa. Người nói với Mô-sê rằng Người là Đấng ‘Thiên Chúa đầy lòng cảm thông và thương xót, không dễ giận dữ nhưng tỏ bầy tình thương và tín trung lớn lao’. Người cũng mạc khải ý muốn của Người cho dân qua các giới răn. Căn cứ vào các giới răn này, dân Do Thái có thế thấy ra điều Người muốn họ làm và tính tình của Người ra sao. Lề luật ấy phải trở thành mẫu mực cho cuộc sống của họ, cả phương diện luân lý, xã hội lẫn tôn giáo. Các ngày lễ và các ngày hội cũng như các hy lễ phải trở thành những dịp không ngừng nhắc họ nhớ tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Thời Đa-vít và Sa-lô-môn: Thời này, Ít-ra-en đã trở thành một quốc gia độc lập lần đầu tiên. Dân Do Thái có ấn tượng mạnh về vẻ tráng lệ và hào quang của ngôi vua, nhưng họ cũng nhận ra rằng phẩm vị vua chúa thế gian chỉ là bóng mờ vẻ cao cả của Thiên Chúa, Vua trên hết các vua. Cảm thức mới về sự cao cả của Thiên Chúa có thể nhìn thấy nơi đền thờ và việc thờ phượng tại đó hay trong các thánh vịnh hát trong đền thờ ấy, chào kính Thiên Chúa là ‘Thiên Chúa quyền năng, vua quyền năng trên hết mọi thần minh’. Song song với vẻ long trọng của việc thờ phượng trong đền thờ, người ta thấy cả một cảm thức hân hoan vô tận: ‘Chúa là vua! Hỡi trái đất, hãy mừng vui! Hỡi trùng khơi biển cả, hãy hân hoan!’. Mừng vui và tôn kính luôn luôn đi với nhau, như nhiều thánh vịnh đã chứng tỏ. Thời Đa-vít và Sa-lô-môn, Thiên Chúa cũng đưa ra một lời hứa mới: Người sẽ làm cho vương quốc Đa-vít tồn tại mãi; triều đại ông sẽ không bao giờ cùng. Điều ấy làm Ít-ra-en luôn trung thành với nhà Đa-vít dù họ chẳng xứng đáng chút nào. Và lời hứa ấy cuối cùng đã phát triển thành niềm hy vọng Thiên Chúa sẽ sai một Tân Đa-vít, một người con của Đa-vít sẽ cai trị trong công lý. Như thế, trong lời hứa với Đa-vít này, ta thấy có mầm mống cho lòng mong chờ một Đấng Được Xức Dầu. (Tv 95:3; 97:1; 2Sm 7).
Các Tiên Tri: Đóng góp lớn nhất các tiên tri mang lại cho đức tin của Ít-ra-en không phải là một mạc khải mới từ Thiên Chúa, nhưng là một thách đố mới phải trung thành với điều Người đã tỏ bầy về chính Người, và quay về với Chúa trong ăn năn thống hối. Các tiên tri không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh sự kiện này là tôn giáo đích thực không phải chỉ là vấn đề nghi lễ hay ngay cả tín ngưỡng, nhưng còn là vấn đề tác phong nữa. Họ không kiêng nể tấn công tôn giáo thời họ, không phải vì tôn giáo ấy tuân theo các mẫu mực được viết ra trong các sách luật như Lê-vi, nhưng vì nó đã không đi song song với một tác phong đứng đắn. Các tiên tri nói với lương tâm Ít-ra-en. Họ cảnh giới về tai ương lưu đày sắp sửa xẩy ra. Và khi phán xét của Thiên Chúa đã giáng xuống Ít-ra-en, họ đem lại niềm hy vọng và lời hứa của Thiên Chúa về một tương lai mới. A-mốt 5:21-24. Lưu đày: Lưu đày không phải là khoảng trống trong lịch sử Ít-ra-en, coi như một kinh nghiệm bất hạnh tốt hơn càng quên đi nhanh càng hay. Dù là một thời khốn khổ cho hàng ngàn vạn người Do Thái, lưu đày vẫn là một trong các giai đoạn nhiều sáng tạo nhất trong lịch sử Ít-ra-en. Bởi trong nó, dân Ít-ra-en khám phá lại chính bản thân họ lẫn Thiên Chúa. Trong lưu đày, họ hiểu được một cách như chưa bao giờ hiểu được đến thế, hai chuyện kia được liên kết ra sao. Ít-ra-en không có lý do gì để tồn tại ngoài kho châu báu họ sở hữu được bằng cách nhận biết Thiên Chúa. Nếu họ không biết nhận ra mình là dân Thiên Chúa, họ sẽ chẳng khác gì các dân tộc khác trên mặt đất. Nó có thể bị quét đi cách dễ dàng như bao dân tộc khác trong giòng lịch sử. Nhiều người Do Thái chỉ nhìn lưu đày như một thảm họa. Nhưng những ai biết nhận ra trong nó việc Thiên Chúa áp dụng kỷ luật với dân Người, sẽ cũng thấy ra lưu đày quả là thời gian thanh tẩy.
Có những người Do Thái hồi hương từ lưu đày thấy ‘tâm hồn mình được Thiên Chúa đánh động, sẵn sàng bước lên và tái thiết đền thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem’. Họ hiểu ra rằng họ chỉ sống còn nhờ biết phân biệt mình khỏi các dân tộc khác và cương quyết vâng theo các lời dạy của Lề Luật Thiên Chúa. Đó là thái độ thực tiễn duy nhất; và dù sau cùng thái độ ấy có dẫn một số người tới chủ nghĩa duy luật lệ, nó vẫn đem lại lòng đạo hạnh rất đáng khen. (Er 1:5).
Sau Lưu đày: Người Do Thái trở về Ít-ra-en không có vua, nhưng thầy cả thượng phẩm đã trở thành lãnh tụ tự nhiên của họ, được trợ giúp bởi một giai cấp ‘ký lục’ mới có khả năng giải thích lề luật của Thánh Kinh. Bài học đã được học kỹ càng đến độ sau lưu đày, các tiên tri không bao giờ phải trách móc họ thờ thần xa lạ nữa, mặc dù các ngài có trách cứ sự lười biếng của họ trong việc tái thiết đền thờ và sự thiếu hăng hái trong việc đóng thuế một phần mười.
Cộng đoan Do Thái hồi hương không lớn lắm, chỉ khoảng 75,000 người. Họ ý thức rất rõ sự khác biệt của họ với các nước lân bang. Ba điều làm nổi bật sự khác biệt ấy đã được nhấn mạnh vào thời này: giữ ngày Sa-bát cách nghiêm nhặt, nghi lễ cắt bì và luật lệ Do Thái về thực phẩm.
Chú tâm sinh hoạt tôn giáo không hẳn ở đền thờ nhưng ở các hội đường, là địa điểm hội họp và giảng dạy tại địa phương, vốn đã được khai triển thời lưu đày. (Kg 1; Mk 3:7-11; Nkm 13:15-27; Is 56:6-7; St 17; Lv 11). Xem thêm Đn 1.
Giữa hai Giao Ước: Các hy vọng vào tương lai khá sinh động vào thời Chúa Ki-tô. Mấy thế kỷ trước đó, các tiên tri đã tiên đoán ngày tận cùng của Ít-ra-en trong tư cách quốc gia, và các lời tiên tri này đã được ứng nghiệm với cuộc lưu đày. Dù vậy, một số lời tiên tri xem ra còn vượt trên tương lai gần để nhìn tới một tương lai xa xôi hơn thế lúc, như Khác-gai đã nói, Thiên Chúa sẽ ‘lay động trời và đất’ và một thời đại hoàn toàn mới sẽ xuất hiện.
Từ thế kỷ thứ hai trước CN, một loại trước tác khác gọi là khải huyền (nghĩa là mạc khải) được dẫn nhập. Các soạn giả lối văn khải huyền này chắc chắn rằng ngày tận cùng của thế giới đã gần kề. Thiên Chúa sắp sửa ra tay tiêu diệt các nhà cầm quyền ngoại lai, bất kể là Hy Lạp hay La Mã, và khởi đầu một thời đại mới cho lịch sử. Một nhóm văn chương khải huyền này chính là các sách Cuộn Biển Chết (Xin xem Essenes).
Đấng Được Xức Dầu: Nhiều niềm hy vọng vào thời đại mới đặt trọng tâm vào Đấng Messiah. Trong Cựu Ước, Messiah chỉ có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu và thường dùng chỉ các vua, linh mục hay tiên tri. Một số tiên tri, như I-sai-a, nói đến một vị vua tương lai xuất thân từ Đa-vít, đấng sẽ ‘cai trị trong công bình chính trực’ và trên Người Thánh Thần Thiên Chúa sẽ ngự trị.
Một thế kỷ rưỡi trước khi Chúa Ki-tô xuất hiện, nhiều người càng bắt đầu mong chờ đấng cai trị ấy nhiều hơn. Những người thuộc giáo phái ở Biển Chết mong chờ tới hai Đấng Được Xức Dầu: một đấng làm linh muc, một đấng làm vua. Bộ sưu tập các thánh vịnh trong thế kỷ thứ nhất trước CN, được gọi tên là Các Thánh Vịnh Sa-lô-môn, là một trong các trước tác đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘Chúa Được Xức Dầu’ hay ‘Đấng Được Xức Dầu của Chúa’ để chỉ đấng cai trị đang đến đó (Hãy so sánh với Lu-ca 2:11). Phần lớn người ta mong chờ Đấng Được Xức Dầu ấy phải là một dũng tướng sẽ giải phóng dân Do Thái khỏi những kẻ cai trị ngoại xâm đáng ghét. Không lạ gì Chúa Giê-su, Đấng có nước ‘không thuộc thế gian này’, đã hết sức ngần ngại không muốn để mình được gọi là ‘Đấng Được Xức Dầu’. Vì tước hiệu ấy có thể gây ấn tượng lầm lạc. Nhưng các môn đệ, những người cuối cùng đã hiểu ra Người là loại vua nào, thường dùng tước hiệu ‘Giê-su Ki-tô’ (Đấng Được Xức Dầu dưới hình thức Hy Lạp) để chỉ về Người. (Is 9:1-7; 11:1-9; Ga 18:36; Mc 8:29-30; Lc 22:67).
Sống Lại: Niềm hy vọng khác cũng đã được khai triển: đó là niềm hy vọng sống lại. Thời Cựu Ước, dân Do Thái thường tin rằng sau khi chết, người tốt cũng như người xấu đều xuống Sheol cả. Đây là một loại hiện hữu ở hạ giới chỉ được coi như cái bóng của sự sống thực, và từ đó, không ai được trở lui cả. Các tiên tri đôi khi nói đến sự phục sinh của dân tộc, như trong thị kiến của Ê-dê-ki-en về đống xương khô sống lại thành người. Nhưng đoạn Cựu Ước tiến gần nhất đến ý niệm phục sinh các cá nhân là Đa-ni-en 12:2 ‘nhiều người đã chết sẽ sống lại’.
Đến thời Chúa Giê-su, phần đông người Do Thái (trừ nhóm Sa-đốc) có lẽ đã tin mọi người sẽ sống lại. Kẻ công chính sẽ ‘chỗi dậy để sống đời đời’ (Thánh Vịnh Sa-lô-môn 3:16), sống ‘trong vườn sự sống’ (1 Enoch 61:12) hay trong ‘lòng Áp-ra-ham’. Kẻ xấu xa sẽ bị ném vào Ghê-hen-na, nơi hạ giới tương đương như Thung Lũng Hin-nôm, hay đống rác Giê-ru-sa-lem, nơi lửa luôn luôn thiêu đốt. (G 7:9-10; Ed 37; Đn 12:2; Lc 16:22).
Tin có thiên thần và ma qủy: Dân Ít-ra-en luôn nghĩ tưởng Thiên Chúa như vị vua được bao quanh bởi nhiều triều thần, tức các thiên thần. Các quyết định của Thiên Chúa được đưa ra trong phòng hội họp, và các tiên tri coi mình như được lắng nghe các quyết định ấy. Người ta ít chú ý đến các thiên thần ‘xấu’. Nhưng khi được nhắc đến, chúng luôn luôn dưới quyền kiểm soát của Thiên Chúa.
Buổi giao thời giữa hai giao ước, người ta tranh luận sôi nổi về tên gọi cũng như nhiệm vụ của các thiên thần và ma qủy.
Các thiên thần xấu đôi khi được gọi là ‘con trai Thiên Chúa’ hay ‘hữu thể siêu phàm’ như trong Sáng Thế 6:1-4 (Bản của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh dịch là những người khổng lồ). Chúng và các phụ tá của chúng, tức ma qủy hay thần dơ bẩn, là những kẻ gây ra đủ thứ tội ác trên thế gian. Trong Cựu Ước, Xa-tan là ‘kẻ thử thách’ luôn tìm cớ để tố giác con người với Thiên Chúa. Nhưng nay hắn được coi là thủ lãnh ma qủy chống lại chính Thiên Chúa. Nó cũng có tên là Bê-lian và Bê-en-dê-bun. (G 1-2; Gr 23:18, 21-22; 1Sm 16:14; Đn 10:13; 8:16; Mt 12:24; 1Pr 5:8).
Các khai triển khác: Song song với các thay đổi như trên về niềm tin, ta còn thấy nhiều khai triển khác trong các thế kỷ sau cùng trước khi Chúa Ki-tô xuất hiện. Đó là thời Lề Luật được nghiên cứu và mở rộng như chưa từng có (xem Pharisees). Và trong thời này, nhiều nhóm tôn giáo và chính trị mọc lên. Trong Tân Ước, ta thấy một số như Biệt phái, Sa-đốc, Ký lục. Nhưng cả các nhóm không được nhắc tới cũng gây hiệu quả trên ‘bầu khí’ tôn giáo thời Tân Ước. Xem thêm Feasts and Festivals, Law, Priests and Levites, Sacrifices, Synagogue, Tabernacle, Temple, Worship..
Áp-ra-ham: Khởi điểm tôn giáo của Ít-ra-en là ngày Thiên Chúa nói với Áp-ra-ham, truyền cho ông rời đất đai và căn nhà gia đình để tới một xứ sở mới. Ngày ấy, Thiên Chúa hứa sẽ làm Áp-ra-ham thành cha đẻ của một dân tộc lớn. Áp-ra-ham hoàn toàn tin vào lời Thiên Chúa. ‘Ông đặt hết niềm tin tưởng của ông vào Thiên Chúa, và do đó, Thiên Chúa rất hài lòng về ông và chấp nhận ông’.Bởi thế, niềm tin đầu hết và căn bản nhất của Do Thái giáo và Ki-tô giáo là nắm chắc rằng Thiên Chúa là một ngôi vị có thực, và con người nhân bản, từng cá nhân hay từng nhóm, có thể biết được Người. Ta được kể lại rằng: Áp-ra-ham đã làm điều Chúa truyền. Ông di chuyển tới Ca-na-an, và bất cứ nơi nào dựng trại, ông đều lập một bàn thờ và thờ phượng Thiên Chúa ở đấy. Đức tin của Áp-ra-ham vào Thiên Chúa có lúc cũng lung lay lắm. Nhưng ông biết rõ Thiên Chúa đã cam kết với ông và với gia đình ông, biến họ lớn mạnh thành dân tộc Ít-ra-en. (St 15:6). Gia-cóp: Lịch sử Ít-ra-en như một dân tộc bắt đầu với người cháu của Áp-ra-ham là Gia-cóp (sau đổi tên thành Ít-ra-en) và 12 người con trai của ông, từ đó mà có 12 chi tộc. Thiên Chúa phán với Gia-cóp: ‘Ta là Chúa, Thiên Chúa của Áp-ra-ham và I-xa-ác. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi mảnh đất này… Ta sẽ ở với ngươi và che chở ngươi bất cứ ngươi đi đâu, và ta sẽ đem ngươi trở lại mảnh đất này. Ta sẽ không bao giờ rời xa ngươi cho đến khi Ta thực hiện xong mọi điều Ta đã hứa với ngươi’. Nạn đói tới, Gia-cóp cùng các con theo Giu-se vào Ai Cập. Dòng dõi họ ở lại đó nhiều thế kỷ. Nhưng lời Chúa hứa vẫn còn đó. Gia đình và quốc gia này đã là dân riêng của Người. Khi Ai Cập bắt họ làm nô lệ và họ lên tiếng kêu cứu, Thiên Chúa đã nghe lời họ.
Mô-sê: Trong sa mạc, một ngày kia, Thiên Chúa nói với Mô-sê, Người phán: ‘Ta sai ngươi tới gặp vua Ai Cập để ngươi dẫn dân Ta ra khỏi xứ ấy’. Mô-sê cần biết phải diễn tả Thiên Chúa như thế nào cho dân hiểu, và do đó, Thiên Chúa đã giải thích thêm cho ông biết Người là đấng Thiên Chúa nào. Người mạc khải chính danh xưng bản vị của Người là Gia-vê (‘Chúa’), và tên mầu nhiệm là ‘Đấng Hằng Hữu’ của mình. Tên ấy cho thấy hai điều. Thiên Chúa không thay đổi: Người hoàn toàn đáng tin cậy. Nhưng Người cũng luôn luôn sống động, tác động và sáng tạo. Chính cái nhận thức về Thiên Chúa ấy đã được Mô-sê mang đến cho dân mình.
Nhưng Thiên Chúa không chỉ cung cấp tín liệu về mình. Người dùng công việc để chứng minh rằng Người là Đấng Thiên Chúa nhuư thế.
Khi Người cứu dân Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập để giữ đúng lời hứa Người dã làm với tổ tiên họ, Người đã minh chứng sự đáng tin cậy của Người. Mà ngay cả lúc Người dẫn họ qua sa mạc xa lạ, Người cũng đã thỏa mãn các nhu cầu ăn uống của họ và chăm sóc họ bất kể các nổi loạn của họ. Đó chính là Thiên Chúa hằng sống đang hành động.
Xuất Hành và Núi Xi-nai: Thời Mô-sê, Thiên Chúa mạc khải cho biết Người là Thiên Chúa chịu hành động và biết lên tiếng. Lúc xuất hành khỏi Ai Cập, Người chứng minh rằng Người là Đấng bênh vực kẻ bị ức hiếp và là thù địch của kẻ bất công. Điều đó tự nó đã là một mạc khải về cá tính của Người. Tại Núi Xi-nai, Người còn tự mạc khải nhiều hơn nữa. Người nói với Mô-sê rằng Người là Đấng ‘Thiên Chúa đầy lòng cảm thông và thương xót, không dễ giận dữ nhưng tỏ bầy tình thương và tín trung lớn lao’. Người cũng mạc khải ý muốn của Người cho dân qua các giới răn. Căn cứ vào các giới răn này, dân Do Thái có thế thấy ra điều Người muốn họ làm và tính tình của Người ra sao. Lề luật ấy phải trở thành mẫu mực cho cuộc sống của họ, cả phương diện luân lý, xã hội lẫn tôn giáo. Các ngày lễ và các ngày hội cũng như các hy lễ phải trở thành những dịp không ngừng nhắc họ nhớ tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Thời Đa-vít và Sa-lô-môn: Thời này, Ít-ra-en đã trở thành một quốc gia độc lập lần đầu tiên. Dân Do Thái có ấn tượng mạnh về vẻ tráng lệ và hào quang của ngôi vua, nhưng họ cũng nhận ra rằng phẩm vị vua chúa thế gian chỉ là bóng mờ vẻ cao cả của Thiên Chúa, Vua trên hết các vua. Cảm thức mới về sự cao cả của Thiên Chúa có thể nhìn thấy nơi đền thờ và việc thờ phượng tại đó hay trong các thánh vịnh hát trong đền thờ ấy, chào kính Thiên Chúa là ‘Thiên Chúa quyền năng, vua quyền năng trên hết mọi thần minh’. Song song với vẻ long trọng của việc thờ phượng trong đền thờ, người ta thấy cả một cảm thức hân hoan vô tận: ‘Chúa là vua! Hỡi trái đất, hãy mừng vui! Hỡi trùng khơi biển cả, hãy hân hoan!’. Mừng vui và tôn kính luôn luôn đi với nhau, như nhiều thánh vịnh đã chứng tỏ. Thời Đa-vít và Sa-lô-môn, Thiên Chúa cũng đưa ra một lời hứa mới: Người sẽ làm cho vương quốc Đa-vít tồn tại mãi; triều đại ông sẽ không bao giờ cùng. Điều ấy làm Ít-ra-en luôn trung thành với nhà Đa-vít dù họ chẳng xứng đáng chút nào. Và lời hứa ấy cuối cùng đã phát triển thành niềm hy vọng Thiên Chúa sẽ sai một Tân Đa-vít, một người con của Đa-vít sẽ cai trị trong công lý. Như thế, trong lời hứa với Đa-vít này, ta thấy có mầm mống cho lòng mong chờ một Đấng Được Xức Dầu. (Tv 95:3; 97:1; 2Sm 7).
Các Tiên Tri: Đóng góp lớn nhất các tiên tri mang lại cho đức tin của Ít-ra-en không phải là một mạc khải mới từ Thiên Chúa, nhưng là một thách đố mới phải trung thành với điều Người đã tỏ bầy về chính Người, và quay về với Chúa trong ăn năn thống hối. Các tiên tri không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh sự kiện này là tôn giáo đích thực không phải chỉ là vấn đề nghi lễ hay ngay cả tín ngưỡng, nhưng còn là vấn đề tác phong nữa. Họ không kiêng nể tấn công tôn giáo thời họ, không phải vì tôn giáo ấy tuân theo các mẫu mực được viết ra trong các sách luật như Lê-vi, nhưng vì nó đã không đi song song với một tác phong đứng đắn. Các tiên tri nói với lương tâm Ít-ra-en. Họ cảnh giới về tai ương lưu đày sắp sửa xẩy ra. Và khi phán xét của Thiên Chúa đã giáng xuống Ít-ra-en, họ đem lại niềm hy vọng và lời hứa của Thiên Chúa về một tương lai mới. A-mốt 5:21-24. Lưu đày: Lưu đày không phải là khoảng trống trong lịch sử Ít-ra-en, coi như một kinh nghiệm bất hạnh tốt hơn càng quên đi nhanh càng hay. Dù là một thời khốn khổ cho hàng ngàn vạn người Do Thái, lưu đày vẫn là một trong các giai đoạn nhiều sáng tạo nhất trong lịch sử Ít-ra-en. Bởi trong nó, dân Ít-ra-en khám phá lại chính bản thân họ lẫn Thiên Chúa. Trong lưu đày, họ hiểu được một cách như chưa bao giờ hiểu được đến thế, hai chuyện kia được liên kết ra sao. Ít-ra-en không có lý do gì để tồn tại ngoài kho châu báu họ sở hữu được bằng cách nhận biết Thiên Chúa. Nếu họ không biết nhận ra mình là dân Thiên Chúa, họ sẽ chẳng khác gì các dân tộc khác trên mặt đất. Nó có thể bị quét đi cách dễ dàng như bao dân tộc khác trong giòng lịch sử. Nhiều người Do Thái chỉ nhìn lưu đày như một thảm họa. Nhưng những ai biết nhận ra trong nó việc Thiên Chúa áp dụng kỷ luật với dân Người, sẽ cũng thấy ra lưu đày quả là thời gian thanh tẩy.
Có những người Do Thái hồi hương từ lưu đày thấy ‘tâm hồn mình được Thiên Chúa đánh động, sẵn sàng bước lên và tái thiết đền thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem’. Họ hiểu ra rằng họ chỉ sống còn nhờ biết phân biệt mình khỏi các dân tộc khác và cương quyết vâng theo các lời dạy của Lề Luật Thiên Chúa. Đó là thái độ thực tiễn duy nhất; và dù sau cùng thái độ ấy có dẫn một số người tới chủ nghĩa duy luật lệ, nó vẫn đem lại lòng đạo hạnh rất đáng khen. (Er 1:5).
Sau Lưu đày: Người Do Thái trở về Ít-ra-en không có vua, nhưng thầy cả thượng phẩm đã trở thành lãnh tụ tự nhiên của họ, được trợ giúp bởi một giai cấp ‘ký lục’ mới có khả năng giải thích lề luật của Thánh Kinh. Bài học đã được học kỹ càng đến độ sau lưu đày, các tiên tri không bao giờ phải trách móc họ thờ thần xa lạ nữa, mặc dù các ngài có trách cứ sự lười biếng của họ trong việc tái thiết đền thờ và sự thiếu hăng hái trong việc đóng thuế một phần mười.
Cộng đoan Do Thái hồi hương không lớn lắm, chỉ khoảng 75,000 người. Họ ý thức rất rõ sự khác biệt của họ với các nước lân bang. Ba điều làm nổi bật sự khác biệt ấy đã được nhấn mạnh vào thời này: giữ ngày Sa-bát cách nghiêm nhặt, nghi lễ cắt bì và luật lệ Do Thái về thực phẩm.
Chú tâm sinh hoạt tôn giáo không hẳn ở đền thờ nhưng ở các hội đường, là địa điểm hội họp và giảng dạy tại địa phương, vốn đã được khai triển thời lưu đày. (Kg 1; Mk 3:7-11; Nkm 13:15-27; Is 56:6-7; St 17; Lv 11). Xem thêm Đn 1.
Giữa hai Giao Ước: Các hy vọng vào tương lai khá sinh động vào thời Chúa Ki-tô. Mấy thế kỷ trước đó, các tiên tri đã tiên đoán ngày tận cùng của Ít-ra-en trong tư cách quốc gia, và các lời tiên tri này đã được ứng nghiệm với cuộc lưu đày. Dù vậy, một số lời tiên tri xem ra còn vượt trên tương lai gần để nhìn tới một tương lai xa xôi hơn thế lúc, như Khác-gai đã nói, Thiên Chúa sẽ ‘lay động trời và đất’ và một thời đại hoàn toàn mới sẽ xuất hiện.
Từ thế kỷ thứ hai trước CN, một loại trước tác khác gọi là khải huyền (nghĩa là mạc khải) được dẫn nhập. Các soạn giả lối văn khải huyền này chắc chắn rằng ngày tận cùng của thế giới đã gần kề. Thiên Chúa sắp sửa ra tay tiêu diệt các nhà cầm quyền ngoại lai, bất kể là Hy Lạp hay La Mã, và khởi đầu một thời đại mới cho lịch sử. Một nhóm văn chương khải huyền này chính là các sách Cuộn Biển Chết (Xin xem Essenes).
Đấng Được Xức Dầu: Nhiều niềm hy vọng vào thời đại mới đặt trọng tâm vào Đấng Messiah. Trong Cựu Ước, Messiah chỉ có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu và thường dùng chỉ các vua, linh mục hay tiên tri. Một số tiên tri, như I-sai-a, nói đến một vị vua tương lai xuất thân từ Đa-vít, đấng sẽ ‘cai trị trong công bình chính trực’ và trên Người Thánh Thần Thiên Chúa sẽ ngự trị.
Một thế kỷ rưỡi trước khi Chúa Ki-tô xuất hiện, nhiều người càng bắt đầu mong chờ đấng cai trị ấy nhiều hơn. Những người thuộc giáo phái ở Biển Chết mong chờ tới hai Đấng Được Xức Dầu: một đấng làm linh muc, một đấng làm vua. Bộ sưu tập các thánh vịnh trong thế kỷ thứ nhất trước CN, được gọi tên là Các Thánh Vịnh Sa-lô-môn, là một trong các trước tác đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘Chúa Được Xức Dầu’ hay ‘Đấng Được Xức Dầu của Chúa’ để chỉ đấng cai trị đang đến đó (Hãy so sánh với Lu-ca 2:11). Phần lớn người ta mong chờ Đấng Được Xức Dầu ấy phải là một dũng tướng sẽ giải phóng dân Do Thái khỏi những kẻ cai trị ngoại xâm đáng ghét. Không lạ gì Chúa Giê-su, Đấng có nước ‘không thuộc thế gian này’, đã hết sức ngần ngại không muốn để mình được gọi là ‘Đấng Được Xức Dầu’. Vì tước hiệu ấy có thể gây ấn tượng lầm lạc. Nhưng các môn đệ, những người cuối cùng đã hiểu ra Người là loại vua nào, thường dùng tước hiệu ‘Giê-su Ki-tô’ (Đấng Được Xức Dầu dưới hình thức Hy Lạp) để chỉ về Người. (Is 9:1-7; 11:1-9; Ga 18:36; Mc 8:29-30; Lc 22:67).
Sống Lại: Niềm hy vọng khác cũng đã được khai triển: đó là niềm hy vọng sống lại. Thời Cựu Ước, dân Do Thái thường tin rằng sau khi chết, người tốt cũng như người xấu đều xuống Sheol cả. Đây là một loại hiện hữu ở hạ giới chỉ được coi như cái bóng của sự sống thực, và từ đó, không ai được trở lui cả. Các tiên tri đôi khi nói đến sự phục sinh của dân tộc, như trong thị kiến của Ê-dê-ki-en về đống xương khô sống lại thành người. Nhưng đoạn Cựu Ước tiến gần nhất đến ý niệm phục sinh các cá nhân là Đa-ni-en 12:2 ‘nhiều người đã chết sẽ sống lại’.
Đến thời Chúa Giê-su, phần đông người Do Thái (trừ nhóm Sa-đốc) có lẽ đã tin mọi người sẽ sống lại. Kẻ công chính sẽ ‘chỗi dậy để sống đời đời’ (Thánh Vịnh Sa-lô-môn 3:16), sống ‘trong vườn sự sống’ (1 Enoch 61:12) hay trong ‘lòng Áp-ra-ham’. Kẻ xấu xa sẽ bị ném vào Ghê-hen-na, nơi hạ giới tương đương như Thung Lũng Hin-nôm, hay đống rác Giê-ru-sa-lem, nơi lửa luôn luôn thiêu đốt. (G 7:9-10; Ed 37; Đn 12:2; Lc 16:22).
Tin có thiên thần và ma qủy: Dân Ít-ra-en luôn nghĩ tưởng Thiên Chúa như vị vua được bao quanh bởi nhiều triều thần, tức các thiên thần. Các quyết định của Thiên Chúa được đưa ra trong phòng hội họp, và các tiên tri coi mình như được lắng nghe các quyết định ấy. Người ta ít chú ý đến các thiên thần ‘xấu’. Nhưng khi được nhắc đến, chúng luôn luôn dưới quyền kiểm soát của Thiên Chúa.
Buổi giao thời giữa hai giao ước, người ta tranh luận sôi nổi về tên gọi cũng như nhiệm vụ của các thiên thần và ma qủy.
Các thiên thần xấu đôi khi được gọi là ‘con trai Thiên Chúa’ hay ‘hữu thể siêu phàm’ như trong Sáng Thế 6:1-4 (Bản của Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh dịch là những người khổng lồ). Chúng và các phụ tá của chúng, tức ma qủy hay thần dơ bẩn, là những kẻ gây ra đủ thứ tội ác trên thế gian. Trong Cựu Ước, Xa-tan là ‘kẻ thử thách’ luôn tìm cớ để tố giác con người với Thiên Chúa. Nhưng nay hắn được coi là thủ lãnh ma qủy chống lại chính Thiên Chúa. Nó cũng có tên là Bê-lian và Bê-en-dê-bun. (G 1-2; Gr 23:18, 21-22; 1Sm 16:14; Đn 10:13; 8:16; Mt 12:24; 1Pr 5:8).
Các khai triển khác: Song song với các thay đổi như trên về niềm tin, ta còn thấy nhiều khai triển khác trong các thế kỷ sau cùng trước khi Chúa Ki-tô xuất hiện. Đó là thời Lề Luật được nghiên cứu và mở rộng như chưa từng có (xem Pharisees). Và trong thời này, nhiều nhóm tôn giáo và chính trị mọc lên. Trong Tân Ước, ta thấy một số như Biệt phái, Sa-đốc, Ký lục. Nhưng cả các nhóm không được nhắc tới cũng gây hiệu quả trên ‘bầu khí’ tôn giáo thời Tân Ước. Xem thêm Feasts and Festivals, Law, Priests and Levites, Sacrifices, Synagogue, Tabernacle, Temple, Worship..
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Soi Bóng Trưa Hạ
Thérésa Nguyễn
14:05 28/07/2009
SOI BÓNG TRƯA HẠ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hồn xưa dậy chim cành động nắng
Lá reo trên hồ lặng lờ trong
Trưa im im đến não nùng
Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang..
(Trích thơ của Hồ Dzếnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền