Ngày 27-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XVII Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
04:26 27/07/2018
2 Các Vua 4: 42-44; Psalm 144; Êphêsô 4: 1-6; Gioan 6: 1-15

Bạn có trông thấy bài đọc thứ nhất trích từ sách Các Vua 2 giống bài phúc âm hôm nay không?. Lý do các bài đọc đầu tiên thường được trích từ cựu ước là để nói lên sứ vụ của Chúa Giêsu là sự hoàng thành kế hoạch của Chúa Cha. Vì thế, hôm nay hai bài đọc đi song hành với nhau.

Ngôn sứ Elisha và Chúa Giêsu đều đáp ứng với sự đói khát của quần chúng, nên gọi người để phát lương thực cho họ. Cả hai đều gặp những tình huống giống nhau. Có quá nhiều người đói, nhưng lại có rất ít thức ăn. Trong hai câu chuyện, bạn có thấy đều nói về bánh mì từ lúa mạch không? Nó không phải là bánh sừng bò hay bánh mì dài, đó là thứ bánh chỉ dành cho người nghèo do chính họ mang theo. Lại có nhiều lương thực để thỏa mãn cơn đói của dân chúng và lại còn dư nhiều bánh. Trong phép lạ Chúa Giêsu làm có rất nhiều bánh dư thừa. Dân chúng sẽ đói trở lại và điều Chúa Giêsu ban là lương thực phủ phê cho bây giờ và sau này.

Câu chuyện ngôn sứ Elisha nhắc chúng ta là Chúa Giêsu cho bánh không phải là lần đầu tiên mà Thiên Chúa ban của ăn cho dân chúng đói ăn. Các bạn còn nhớ bánh manna và chim cút trong sa mạc cho dân Israel không? Nhưng Chúa Giêsu không chỉ cho ăn bánh đi đường, mặc dù Ngài đang làm như vậy. Ngài lại còn thu hút người đói đến với nhau, không chỉ để ăn no, mà còn dể cùng nhau chia sẽ bửa ăn.

Khi chúng ta dự bửa tiệc Thánh Thể hôm nay, không phải chỉ để cho chúng ta khỏi đói phần hồn. Bí Tích Thánh Thể là bửa ăn của cộng đoàn, và chúng ta nên nhớ là, qua thánh thể, ơn cứu độ không phải chi dành riêng cho mỗi cá nhân mà thôi. Mà chúng ta được nuôi dưởng với bửa ăn của chính cộng đoàn, và chúng ta được mời gọi nên cộng tác nuôi dưởng nhau. Elisha và Chúa Giêsu dùng bánh do người khác đem đến. Vì thế chúng ta hảy tự hỏi:Ai là người đói và tôi có bánh gì cho họ?

Nên để ý là Chúa Giêsu và các môn đệ không phải ném bánh ra cho dân chúng. Trái lại, có một nghi thức như sau: bánh của dân chúng được đưa đến cho Chúa Giêsu. Ngài nhận lấy, dâng lời tạ ơn, và chia bánh đó cho những người đói. Chúng ta nên biết rằng; chúng ta không chỉ cung cấp lương thực cho người đói phần xác. Chúng ta cũng còn phải dấn thân đem cho họ lương thực đầy bổ dưỡng và no nê cho nhiều người đang đói lương thực phần hồn trong xã hội này.

Tất cả những người được Chúa Giêsu và các môn đệ ban phát lương thực đã làm nên sự liên hệ mới giữa họ với nhau và với Chúa Giêsu. Chúng ta cảm thấy vì sao thánh Gioan và giáo hội tiên khởi giữ gìn câu chuyện. Trao lương thực cho dân chúng đang đói ăn có giá trị hơn là làm phép lạ bánh hóa nhiều. Đó là bài học cho chúng ta về phép Thánh Thể , về những người đang đói đến bàn thờ nhận lấy lương thực dưởng nuôi họ như người môn đệ mới sẽ ra đi và làm như vậy cho kẻ khác.

Thời buổi này, người ta có thể ăn vội vả để đi làm việc. Đây là hình thức ăn cho có để đi làm. Phụ huynh cảm thấy may mắn khi họ được dịp cùng ngồi bàn ăn với gia đình vài lần trong tuần. Hãy quên đi những bửa ăn ngày Chúa Nhật cùng với ông bà, cô bác, dì dượng và anh em họ hàng. Những ngày đó không còn nữa! Nhưng, ở thời Chúa Giêsu, bửa ăn không phải là dịp gặp nhau bình thường, nhưng mang ý nghĩa phải được tái diễn thường nhật.

Ngồi ăn cùng bàn với người khác tăng cường mối liên hệ gia đình hay bạn bè. Nếu là kẻ thù cũng nên ngồi vào bàn với nhau thi sẽ dễ có sự hòa hợp với nhau hơn.

Chúng ta cùng dùng bửa với nhau, những lỗi lầm sẽ dễ bỏ qua, sự chia rẻ sẽ hàn gắn. Chúng ta có thể là những người xa lạ với nhau, nhưng trong bửa ăn của cộng đoàn đang hội họp nơi đây; được nuôi dưởng bởi Chúa Giêsu; Ngài là bánh hằng sống của chúng ta. Hành động của chúng ta hôm nay là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu hằng tiếp liên tục bày tỏ sự quan tâm của Ngài cho toàn thế giới hay không? Chúa Giêsu sẽ lại hỏi chúng ta cùng một câu như các môn đệ "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?" Cũng như các môn đệ xưa chúng ta sẽ thấy nhu cầu của dân chúng và sự thiếu sót của chúng ta. Chúng ta cũng nhún vai đáp lại "chúng con không có đủ thức ăn cho họ!" Nhưng, Chúa Giêsu lấy vài của ăn mà chúng ta đang mang theo "vài bánh mạch đen" ban phép lành rồi bảo hãy phát cho dân chúng.

Đó không phải là bửa ăn cho cả ngàn người bên bờ biển hồ Tibêria phải không? Đó cũng la điều nhắc chúng ta là Chúa Giêsu sẽ hiến thân Ngài cho cho chúng ta, Ngài làm phép và hóa thân trên thập giá. Để làm lại giao ước của Thiên Chúa đã làm với những người đói khát lang thang trong sa mạc. Và với bửa ăn này Ngài cũng đổi mới giao ước với chúng ta nữa.

Tôi không nghĩ phép lạ bánh hóa ra nhiều làm người thời nay ngạc nhiên và thán phục. Họ nhìn vào những phép lạ Chúa Giêsu làm như là điều kì diệu của quá khú. Vậy muốn cố gắng thu hút người thời nay đến với đức tin qua nhũng phép lạ Chúa Giêsu đã làm thì không có tính thuyết phục cao. Đối với những người thời nay đó là những câu chuyện xa xưa kể với những người "bình dân". Sẽ thuyết phục hơn nếu dùng lời nói và việc làm của Chúa Giêsu hơn là các phép lạ của Ngài. Chúa Giêsu là "bánh hằng sống”, và có thể là nơi cậy nhờ của họ và của chúng ta trong cơn đói khát sẽ được hài lòng. Chúa Giêsu đi trên mặt nước, nhưng Ngài tiếp tục làm cho chúng ta khỏi lo sợ, và giúp chúng ta nhận thấy lòng thương xót của Ngài cho những người yếu đuối vi gánh nặng của tội lỗi, vi sụ thiếu hiểu biết, và lầm lẫn trong đức tin.

Hôm nay, có vài trường hợp, phép lạ xãy ra. Nhưng những câu chuyện thường xãy ra ít phô trương, như sự diệu kỳ về ơn lộc Thiên Chúa thấm nhuần trong đời sống chúng ta. Chúng ta có thể không làm chứng được về những phép lạ vừa xãy ra trong đời sống chúng ta. Nhưng, chúng ta có thể làm chứng Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta trong đời sống hằng ngày như bánh lúa mạch đen hóa nhiều để nuôi dưởng đám đông quần chúng.

Trong lúc có sự đấu tranh về nhân quyền ở Hoa Kỳ, dân chúng rất xôn xao về những người ngồi cùng bàn với họ. Họ không chịu ngồi chung bàn với những người khác chủng tộc. Như trong đám đông dân chúng bên bờ biển hồ Galilêa hôm đó, có thể có những người ô uế tội lỗi theo cách nghỉ của người Do thái. Có phụ nữ, người lành mạnh, người yếu đau, người dân Do thái và người xa lạ, nhiều chủng tộc khác nhau, người ung dung và người nghèo khó. Tuy nhiên, không có sự khác biệt, ai cũng có thể ăn hoặc không ăn đều được. Tất cả đều ăn và đều được chấp nhận vào bàn ăn với Chúa Giêsu. Không ai có nơi ăn riêng biệt. Ai cũng ăn lương thực như nhau. Chúa Giêsu ban sự sống của Ngài cho tất cả, chỉ cần bẻ bánh ra và chia cho tất cả, và vì thế đó là bửa ăn của chúng ta hôm nay.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


17th SUNDAY (B)
2 Kings 4: 42-44; Psalm 145; Ephesians 4: 1-6; John 6: 1-15

Did you notice the similarities between the first reading from 2 Kings and today’s gospel? One of the reasons the first readings are chosen is because they point to their fulfillment in Jesus. Today the two readings run in close parallel to one another.

Both Elisha, the prophet, and Jesus respond to the hunger of the people before them. They enlist the services of others to feed the people – both meet with similar bewilderment. There are too many hungry people and too little food to feed them. Did you notice the bread in both stories is barley loaves? It wasn’t croissants or bagels, just the simple bread of the poor, provided from the midst of the people themselves. There is more than enough food to satisfy the their hunger and there are leftovers. In Jesus’ miracle, a lot of leftovers! People’s hunger will return and what the Lord gives is both more than enough for now – and the future.

The Elisha account reminds us that Jesus’ providing bread was not the first time God fed hungry people. Remember also the manna, and quail in the desert for the Israelites? But Jesus isn’t only providing food for the road, though he is doing that. He is also drawing the hungry together, not just to fill their stomachs, but to share a meal with him and one another.

When we eat our Eucharistic meal today it won’t just be for our own spiritual hungers. Eucharist is a community meal and we are reminded it is not just about our personal salvation. We are saved and fed as a community, and as a community we are called to feed others. Elisha and Jesus use the bread provided by others and so we ask: Who are the hungry and what bread do I have for them?

Notice that Jesus and his disciples don’t just toss out bread to outstretched hands. Instead, there is an accompanying ritual: the peoples’ bread is given to Jesus, who receives it, gives thanks and shares the food with the hungry. We learn that we don’t just feed people’s physical hungers. We also offer them our presence and commitment – a very nourishing and satisfying food for the many hungers of modern people.

All those people Jesus and his disciples fed that day entered into a new relationship with one another and with him. We can see why John and the early church saved the story. The feeding of the crowds is more than a miracle story of multiplied bread. It is a lesson for us about Eucharist: about hungry people coming to the altar to fill their hungers and then, as refreshed disciples, going forth to do the same for others.

Meals these days can be rushed affairs: we grab "a bite" on the run. Parents consider themselves lucky if they can get all their family members around a table a few times a week. Forget about having a Sunday meal with grandparents, uncles, aunts and cousins. Those days are gone. But in Jesus’ day meals were not casual get-togethers; they were significant, though seeming-ordinary events.

Eating with others strengthened family bonds and ties with friends. If enemies sat and ate together, the meal reconciled them with one another.

Together we eat at the same table, where sins are forgiven, and separations bridged. We may be strangers to one another, but at this table we are a community formed and nourished by Jesus, our bread of life. Through our actions shall we be a sign to others of Jesus’ continued presence and concern for our world? He turns to us and asks the same question he asked his disciples: "Where can we buy enough food for them to eat?" Like them, we see the people’s needs and our own inadequacies as well. We also shrug our shoulders and say, "We just don’t have enough to feed them!" But he takes what few gifts we place at his disposal, our "barley loaves," blesses them and feeds the hungry with them.

It wasn’t just a meal for the thousands by the sea of Galilee, was it? It was also a reminder that Jesus would give us himself – blessed and broken– from the cross. He renewed the covenant God made with the hungry, wandering people in the desert and, with this meal, he renews the covenant with us as well.

I don’t think the miracle of the bread impresses, or convinces, modern people. They look at Jesus’ miracles, if they acknowledge them at all, as past wonders. So, trying to draw others to faith because of Jesus’ wonder-working, miraculous powers, doesn’t go very far. To modern ears it’s all part of a long-gone age and a tale about "simple people." Perhaps more convincing than the works Jesus performed, are his words and deeds. Jesus brought healing to people’s lives. He is the "bread of life" and could satisfy their, and our deepest hungers. He walked on the water once; but he continues to calm our fears and enable compassion in us for those still burdened by sin, ignorance and confusion.

In some cases today, miracles still occur. But what occurs more regularly and with less fanfare, is the wonder of God’s grace that permeates all of our living. We may not be able to testify to a recent "miracle" that has happened in our lives; but we can witness how often God works in the most ordinary ways. As ordinary as the barley loaves that fed the multitude.

During the civil rights struggle in our country, people were very agitated about their table companions. They refused to eat with people of other races. In the crowd by the sea of Galilee that day, there certainly were those considered sinners and ritually unclean by the devout. Women were there too; the healthy and the sick; citizens and foreigners; different races; the comfortable and the poor. Yet, there were no restrictions on who could, or couldn’t, eat the meal. All ate, or were welcome at Jesus’ table. None got an exclusive menu with choices. They ate the same food: Jesus was offering himself to everyone. Just as bread was broken and shared for all, so would he be – and is, at our table today.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục Chính Thống Giáo: “Thủ tướng vô thần” của Hy Lạp là căn nguyên của vụ cháy kinh hoàng và mọi thảm họa
Đặng Tự Do
00:15 27/07/2018
Đức Cha Amvrosios, Giám Mục giáo phận Kalavryta
Một giáo sĩ Chính Thống Giáo cao cấp Hy Lạp nói rằng “thủ tướng vô thần” của Hy Lạp là căn nguyên gây ra mọi thảm họa mà mới đây nhất là vụ cháy rừng kinh hoàng hôm thứ Hai 23 tháng 7 khiến ít nhất 74 người bị thiệt mạng.

Thủ tướng Alexis Tsipras đã bầu vào chức vụ này trong cuộc tuyển cử năm 2015. Ông đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình từ ngày 21 tháng 9 cùng năm. Ông là người đã đón Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài sang thăm những người tị nạn hôm 16 tháng Tư 2016.

Đức Cha Amvrosios, Giám Mục giáo phận Kalavryta, trong bán đảo Peloponnese viết trên blog của mình:

“Thủ tướng vô thần Alexis Tsipras đã gây ra cơn thịnh nộ của Thiên Chúa”

“Những kẻ vô thần trong Liên Minh Cánh Tả SYRIZA là nguyên nhân của mọi thảm họa! Lòng dạ vô thần của họ, gây ra cơn thịnh nộ của Chúa!” Ngài nói thêm.

Tính chất bất ngờ và kinh hoàng của trận hỏa hoạn đã khiến nhiều nhà bình luận liên hệ biến cố này với các thảm họa được mô tả trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, ý kiến của Đức Cha Amvrosios vẫn ngay lập tức bị nhiều phương tiện truyền thông xã hội lên án. Các giáo sĩ Chính thống khác cũng không đồng ý với ngài.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Athens nói rằng Đức Cha Amvrosios “chỉ bày tỏ ý kiến cá nhân của ngài” không đại diện cho suy nghĩ của người Chính Thống Hy Lạp.
Source: EkathimeriAtheist PM’ to blame for deadly fires, says Greek bishop
 
Nhận định của Tiến sĩ George Weigel về thông điệp Humanae Vitae nhân kỷ niệm 50 năm
Đặng Tự Do
01:37 27/07/2018
Ông George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.

Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau về thông điệp Humanae Vitae nhân kỷ niệm 50 năm công bố thông điệp này:


Ngày 25 tháng 7 năm nay là kỷ niệm lần thứ 50 thông điệp Humanae Vitae, thông điệp của Chân Phước Phaolô Đệ Lục về tính toàn vẹn của tình yêu và các phương thế kế hoạch hóa gia đình thích hợp. Được ban hành trong cuộc khủng hoảng văn hóa những năm 1960, và vào một năm khi não trạng bất cần luận lý đang rình rập toàn bộ thế giới phương Tây, Humanae Vitae ngay lập tức trở thành một hành động quyết liệt nhất của một vị giáo hoàng trong lịch sử. Và thật đáng xấu hổ vì toàn bộ Hội Đồng Giám Mục của nhiều quốc gia lúc đó đã lập tức bày tỏ thái độ bất tuân phục giáo huấn của Đức Phaolô Đệ Lục qua nhiều phương thế tinh ranh. Nhiều chiến lược trong số này pha lẫn ở mức độ nào đó những lẫn lộn về thần học, nhưng nhiều trò có thể nói thẳng thừng là hèn nhát.

Đức Phaolô Đệ Lục đã đưa ra các phán đoán trong Humanae Vitae vì hai lý do.

Thứ nhất, bởi vì ngài tin rằng việc sử dụng chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên để điều hòa sinh sản là phương pháp kế hoạch hóa gia đình nhân văn nhất, và là phương pháp xứng hợp nhất đối với phẩm giá con người - và đặc biệt là phẩm giá độc đáo của người phụ nữ.

Thứ hai, bởi vì ngài thấy trước con đường của những kẻ ủng hộ sự thay đổi trong giáo huấn Công Giáo liên quan đến các phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Khi ủng hộ sự thay đổi đó, họ đang thúc đẩy một sự thay đổi cơ bản trong cách phán đoán đạo đức của Giáo hội. Họ phủ nhận một số những hành vi tự nó là sai trái về bản chất, và họ lập luận rằng phán đoán đạo đức thực sự chỉ là một con tính về ý định, hành vi và hậu quả. Nếu mà cái “chủ nghĩa tương đối” ấy, như tên người ta vẫn gọi nó, là phương pháp chính thức của người Công Giáo khi cần đưa ra những phán đoán đạo đức, thì người Công Giáo sẽ sớm thấy mình trong tình trạng đáng buồn của các hệ phái Tin Lành cấp tiến, nghĩa là chúng ta chỉ là một cộng đồng Kitô hữu khác có ranh giới đạo đức hoàn toàn mềm dẻo.

Tình trạng bị bỏ rơi bởi quá nhiều Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đã làm thương tổn sâu xa Đức Phaolô Đệ Lục, một tâm hồn nhạy cảm đã ủng hộ khẳng định của Công đồng Vatican II rằng các giám mục là một điều gì đó vượt xa các nhà quản lý các chi nhánh địa phương của Giáo Hội Công Giáo, là những người có thể nghĩ rằng mình không cần phải trung thành cho lắm.

Vì thế, khi Giáo hội và thế giới đánh dấu kỷ niệm 50 năm Humanae Vitae, và khi người Công Giáo trên khắp thế giới chuẩn bị cho lễ tuyên thánh của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào tháng 10 này, có lẽ những giám mục ngày nay cần hiểu rõ sự vi phạm nghiêm trọng tính đồng đoàn đã diễn ra vào năm 1968, khi rất nhiều vị tiền nhiệm của các ngài đã thất bại trong việc bảo vệ Đức Giám Mục Roma chống lại những chỉ trích dữ dội nhắm vào ngài. Và sau khi hiểu rõ như thế, các ngài có thể cân nhắc để đưa ra những khẳng định về thông điệp này, dưới hình thức này hay hình thức khác, chẳng hạn như:

1. Tôi rất biết ơn Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vì chứng tá dũng cảm của ngài cho sự thật về tình yêu trong thông điệp Humanae Vitae. Cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, tôi tin rằng Đức Phaolô Đệ Lục “có can đảm chống lại đa số, để bảo vệ kỷ luật luân lý, 'đạp thắng' hãm lại sự xuống dốc của nền văn hóa, [và] để chống lại [cả hai] thứ tân chủ nghĩa Malthusian (chủ nghĩa hạn chế sinh sản) hiện tại và tương lai” khi coi ân sủng con cái như một thứ gánh nặng xã hội và kinh tế.

2. Tôi tin rằng những sự thật được giảng dạy bởi Humanae Vitae về phương pháp kế họach hóa gia đình thích hợp là rất quan trọng đối với hạnh phúc của con người ngày nay; việc sử dụng cố ý các phương pháp nhân tạo để điều chỉnh sinh suất sẽ bóp méo sự thật về tình yêu của con người được ghi khắc trong tự nhiên bởi Tạo Hóa; và rằng lương tâm phải tôn trọng những sự thật nội tại này trong kế hoạch hóa gia đình.

3. Tôi tin rằng những sự thật được giảng dạy bởi Humanae Vitae về việc kế hoạch hóa gia đình một cách tự nhiên đã được tự chứng minh trong những tình huống mục vụ trên khắp thế giới; rằng những sự thật đó đã có những đóng góp đáng kể cho mục vụ gia đình và việc chuẩn bị hôn nhân trong các nền văn hóa khác nhau; và rằng những kẻ phủ nhận khả năng của con người có thể hiểu và sống trong kỷ luật của phương pháp kế hoạch hóa gia đình tự nhiên là những kẻ thường tham gia vào các hình thức phân biệt chủng tộc, và các hình thức mới của chủ nghĩa thực dân, hoặc cả hai.

4. Tôi tin rằng “văn hóa tránh thai” mà Đức Phaolô Đệ Lục đã cảnh báo một cách tiên tri trong Humanae Vitae, và việc cho phép phá thai, là những yếu tố chính trong việc lạm dụng tình dục phụ nữ đã được công chúng chú ý đến nhờ phong trào #MeToo; và tôi mời gọi các nhà nữ quyền suy nghĩ lại về việc họ ăn mừng việc tránh thai nhân tạo và phá thai trong lễ kỷ niệm lần thứ 50 này.

5. Tôi tin rằng “Thần học Thân xác” của Thánh Gioan Phaolô II đã cho Giáo Hội Công Giáo một công cụ đầy thuyết phục để giải thích cả những chân lý được dạy bởi Humanae Vitae lẫn sự bất hạnh gây ra bởi cuộc cách mạng tình dục.

6. Tôi cam kết cử mừng năm kỷ niệm này như một dịp để tôn vinh món quà Humanae Vitae và sử dụng công việc mục vụ của tôi để làm sâu sắc thêm những hiểu biết về đạo đức tình dục Công Giáo như một cử hành tôn vinh nhân phẩm và món quà cuộc sống..
Source: First Thing Affirming and Celebrating Humanae Vitae
 
Sự cần thiết để xây dựng nhịp cầu thân hữu anh em.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:28 27/07/2018
ĐGH Phanxicô thăm Sarajevo, Bosnia và Herzegovina vào tháng Sáu, 2015


(Vatican News) ĐGH Phanxicô đã gởi một thông điệp cho các tham dự viên của một hội nghị từ 26-27 tháng Bẩy, được tổ chức tại Sarajevo với chủ đề, “Một thời điểm quan trọng để xây dựng nhịp cầu, Đạo Đức Thần Học Công Giáo Ngày Nay.”

ĐGH đã khuyến khích những anh chị em trong lãnh vực đạo đức thần học hãy có lòng hăng say về đối thoại và nối kết mạng để loại bỏ những bức tường ngăn cách và xây dựng nhịp cầu thân hữu anh em khắp nơi trên thế giới.

Được biết hội nghị quy tụ khoảng 500 những nhà thần học đạo đức Công Giáo từ 80 quốc gia được tổ chức bởi Đạo Đức Thần Học Công Giáo trong Hệ Thống Mạng Giáo Hội Thế Giới (CTEWC).

Đề cập đến hội nghị Sarajevo, ĐGH nói rằng trong môi trường căng thẳng và chia rẽ như hiện nay, được đánh dấu bằng sự sợ hãi và những hình thức thoái hóa, thì không gian của những nhịp cầu cần xây thêm những con đường mới tạo sự gần gũi giữa các dân tộc, nền văn hóa, tôn giáo, tầm nhìn về cuộc đời và những định hướng chính trị.

Khó khăn về sinh thái.

ĐGH nhận định rằng những khía cạnh nhất định về khó khăn sinh thái có thể tạo nên sự bất quân bình lớn không chỉ là sự liên hệ giữa con người với thiên nhiên, mà còn giữa các thế hệ và dân tộc. Về vấn đề này, ngài nói rằng vấn đề người di dân và tị nạn có thể tạo nên phản ánh về thần học và đạo đức, ngay cả trước khi truyền cảm hứng cho những thái độ mục vụ thích hợp và những chính sách về chính trị được hoạch định cẩn thận và có trách nhiệm.

Trong hoàn cảnh này, Đức Thánh Cha nói rằng các cá nhân và tổ chức cần đảm nhận một vai trò lãnh đạo được đổi mới để giúp tìm ra và thực hành một cách đơn giản hơn cho tất cả chúng ta được sống trong thế giới này như là những người cùng chia sẻ một số phận chung

Hệ thống mạng những con người.

ĐGH khen ngợi đề nghị của CTEWC trong việc tạo ra một hệ thống mạng giữa những người từ các lục địa khác nhau để cùng tham gia vào việc phản ánh đạo đức thần học nhằm giúp tìm ra những nguồn lực mới và hiệu quả để thúc đẩy hành động mang tính xót thương và quan tâm đến những hoàn cảnh bi thương của nhân loại, để đồng hành, chăm sóc, yêu mến họ. Nhưng để cho điều này xảy ra, ĐGH nói rằng, chính tự tất cả những nhà thần học đều phải thấy sự cần thiết để xây những nhịp cầu giữa họ với nhau, để chia sẻ tư tưởng and những chương trình, và để phát triển những hình thức gần gũi nhau.

.
Source: Vatican News Pope tells moral theologians of the need to build bridges of fraternity
 
Diễn từ mạnh mẽ và thẳng thắn về tự do tôn giáo của Phó tổng thống Mỹ trước 80 đại sứ các nước
Đặng Tự Do
19:30 27/07/2018
Lúc 10h sáng ngày 26 tháng 7, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã có cuộc gặp gỡ với các vị đại sứ đại diện cho 80 quốc gia và một số các nạn nhân bị bách hại vì tự do tôn giáo. Tham dự trong cuộc gặp gỡ này cũng có Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo.

Diễn từ rất dài của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã bày tỏ những quan ngại về tình hình tự do tôn giáo ngày càng tồi tệ trên thế giới.

Khẳng định quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo, phó tổng thống Mike nói:

“Quyền tin hay không tin là quyền cơ bản nhất của tự do. Khi tự do tôn giáo bị phủ nhận hoặc phá hủy, chúng ta biết rằng các quyền tự do khác - tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và thậm chí cả các thể chế dân chủ - đều bị xói mòn.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do tôn giáo ngày hôm qua, hôm nay, và luôn mãi. Chúng tôi làm điều này bởi vì đó là điều đúng. Nhưng chúng tôi cũng làm điều này vì tự do tôn giáo có lợi cho hòa bình và an ninh của thế giới.”

Phê phán bọn cầm quyền các chế độ độc tài trên thế giới bóp nghẹt tự do tôn giáo, phó tổng thống Mike nhận xét rằng:

“Những quốc gia từ chối tự do tôn giáo nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan và oán giận trong lòng các công dân của họ. Họ gieo những hạt giống bạo hành bên trong biên giới của mình - là thứ bạo lực thường xuyên lan sang các nước láng giềng và toàn thế giới.

Và như lịch sử đã cho thấy quá nhiều lần, những người từ chối tự do tôn giáo cho chính người dân của họ cũng không ngần ngại chà đạp quyền của những dân tộc khác, và phá hoại an ninh và hòa bình trên toàn thế giới.”

Đề cập đến các nạn nhân bị bách hại vì niềm tin tôn giáo, phó tổng thống quan sát rằng:

“Các nạn nhân của các cuộc bách hại tôn giáo phải đối mặt với sự trừng phạt kinh tế. Họ cũng thường bị bắt và bị cầm tù. Họ là mục tiêu của bạo lực và khủng bố do nhà nước xách động. Và quá thường là những người có niềm tin đi ngược lại với những kẻ cai trị họ không chỉ phải đối mặt với sự bách hại mà thôi đâu nhưng còn là cái chết nữa.”

Ông Mike phê phán thẳng thắn nhiều quốc gia vi phạm tự do tôn giáo nhưng đặc biệt dành nhiều đoạn dài để nói về Nicaragua và Trung Quốc. Ông nói:

“Danh sách các kẻ vi phạm tự do tôn giáo rất dài; tội ác và sự áp bức của chúng kéo dài trên toàn thế giới chúng ta. Ở đây, trong bán cầu này của chính chúng ta, ở Nicaragua, chính phủ Daniel Ortega hầu như đang tiến hành một cuộc chiến chống lại Giáo Hội Công Giáo. Trong nhiều tháng qua, các giám mục Nicaragua đã tìm cách làm trung gian cho một cuộc đối thoại quốc gia sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bùng lên xuyên suốt đất nước hồi đầu năm nay. Nhưng đám côn đồ do chính phủ hậu thuẫn được trang bị dao phay, và thậm chí cả vũ khí hạng nặng, đã tấn công các giáo xứ và các nhà thờ, và cả các giám mục và linh mục cũng đã bị cảnh sát tấn công.

Hôm nay, hiện diện với chúng ta ở đây có Cha Raul Zamora, chủ chăn tại nhà thờ Lòng Chúa Thương Xót và là một anh hùng của đức tin. Tuần trước, chính phủ Ortega đã bao vây nhà thờ của ngài sau khi hơn 200 sinh viên tìm đến trú ẩn ở đó, và 2 sinh viên đã mất mạng. Họ gia nhập vào số hơn 350 người Nicaragua dũng cảm đã chết vì chính nghĩa tự do trong năm nay.

Hãy để tôi nói với cha, thưa cha: Lời cầu nguyện của chúng tôi tháp tùng với cha, và người dân Mỹ chúng tôi đứng về phía cha vì tự do tôn giáo và tự do ở Nicaragua.”

Sau tràng pháo tay dài của cử tọa, phó tổng thống Mike quay sang phê phán bọn cầm quyền Trung Quốc như sau:

“Xa hơn nữa, nhưng gần gũi với trái tim của chúng ta, cuộc đàn áp tôn giáo đang gia tăng cả về phạm vi lẫn quy mô ở quốc gia đông dân nhất thế giới, là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế hàng năm của Bộ Ngoại giao đã đánh dấu Trung Quốc là một nước vi phạm tự do tôn giáo kinh niên kể từ năm 1999. Cùng với các nhóm thiểu số tôn giáo khác, các tín hữu Phật Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo thường xuyên bị tấn công.

Hiện diện với chúng ta hôm nay là nhà sư Kusho Golog Jigme, một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Trong gần 70 năm qua, người Tây Tạng đã bị chính phủ Trung Quốc đàn áp tàn bạo. Nhà sư Kusho bị bỏ tù và tra tấn sau khi ông lên tiếng chống lại sự cai trị của Trung Quốc ở quê hương mình. Trong khi ông trốn thoát khỏi Trung Quốc, cuộc chiến của người dân Tây Tạng để có thể thực hành niềm tin tôn giáo của họ và bảo vệ nền văn hóa vẫn tiếp diễn. Với sư Kusho tôi muốn nói rằng chúng tôi được vinh danh bởi sự hiện diện của ngài và chúng tôi ngưỡng mộ lòng can đảm của ngài và chính nghĩa tự do của ngài.

Đáng buồn thay, ngay khi chúng ta đang nói, Bắc Kinh đang giam giữ hàng trăm ngàn, và có thể hàng triệu người Hồi giáo Tân Cương trong cái gọi là “các trại cải tạo”, nơi họ bị buộc phải chịu đựng việc nhồi sọ chính trị suốt ngày đêm nhằm làm cho họ phải từ bỏ niềm tin tôn giáo và bản sắc văn hóa của mình.”

Với giọng điệu ít gay gắt hơn, ông Mike cũng đề cập đến tình trạng tự do tôn giáo tồi tệ ở các quốc gia khác, đặc biệt là tại Trung Đông.

Đây có lẽ là lần đầu tiên Hoa Kỳ triệu tập đông đảo các vị đại sứ để chỉ trích thẳng thắn như thế về tình trạng tự do tôn giáo.
Source: White House Remarks by Vice President Pence at Ministerial To Advance Religious Freedom
 
Các Giám Mục Nicaragua kêu gọi thế giới chú ý đến tình trạng vi phạm nhân quyền dã man tại quốc gia này
Đặng Tự Do
20:59 27/07/2018
Tại thánh lễ phạt tạ tại nhà thờ Thánh Giacôbê Tông Đồ ở Jintotepe nơi đã bị bọn côn đồ nhà nước tấn công, hôi của và phạm thánh, Đức Hồng Y Leopoldo Brenes kêu gọi những người Công Giáo Nicaragua đừng ‘răng đền răng, mắt đền mắt’ với sự đàn áp bạo lực của bọn cầm quyền Ortega.

Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng giám mục thủ đô Managua đã phát biểu như trên hôm 25 tháng 7, cũng đúng vào ngày lễ kính Thánh Giacôbê Tông Đồ bổn mạng của giáo xứ. Nhà thờ đã bị bọn côn đồ trang bị dao phay, tiểu liên và cả các vũ khí hạng nặng tấn công và cướp bóc hai tuần trước đó.

Đức Hồng Y nói rằng “chúng ta có thể vượt qua sự thù hận với tình yêu mà Chúa Kitô ban cho mỗi người chúng ta”. Bài giảng của ngài, được đăng trong một bài tường thuật trên Facebook của tổng giáo phận, đã mô tả Thánh Lễ diễn ra thật xúc động và đầy nước mắt trước cảnh tan hoang của nhà thờ.

Trước cuộc tổng biểu tình vào ngày thứ Bảy 28 tháng 7, các Giám mục đã gửi một bức thư trực tiếp cho Ortega hôm thứ Tư. Mặc dù nội dung chính xác chưa được biết, nguồn tin từ Giáo Hội địa phương cho biết các Giám mục đã thẳng thắn bày tỏ mong muốn của các ngài tiếp tục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Các Giám mục Nicaragua cũng nói rõ ràng rằng các ngài đứng về phía người dân và yêu cầu cộng đồng quốc tế chú ý đến những gì đang xảy ra tại Nicaragua.

Tại giáo xứ Jinotega nơi một nhà thờ bị tấn công và hôi của vào ngày 20 tháng Bảy, Đức Giám Mục Carlos Enrique Herrera khi an ủi các nạn nhân của bạo lực đã cho biết trong thư gởi cho Ortega, các giám mục của Nicaragua đã hỏi liệu hắn ta có thực sự muốn các giám mục tiếp tục làm trung gian hòa giải giữa chế độ Sandinista và phe đối lập hay không.

Hồi tháng Tư vừa qua, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.

Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.
Source: Catholic World News Nicaraguan prelates call for nonviolent response to Ortega regime’s persecution
 
Căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Ankara chung quanh việc giam giữ Mục sư Andrew Brunson
Đặng Tự Do
22:46 27/07/2018
Hôm thứ Năm 26 tháng 7, Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đã đe dọa áp đặt “những lệnh trừng phạt” nặng nề lên đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong khối NATO nếu nước này không trả tự do cho một mục sư người Mỹ hiện đang bị quản thúc tại gia.

Ông Trump nói “Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian dài vì họ giam giữ quá lâu Mục sư Andrew Brunson, một Kitô hữu vĩ đại, người cha gia đình và con người tuyệt vời”.

Tổng thống Hoa Kỳ nói thêm: “Ông ấy đang đau khổ rất nhiều. Nhân vật tôn giáo vô tội này phải được trả tự do ngay lập tức!”

Brunson, một mục sư Tin Lành Trưởng Lão quê ở North Carolina, đã bị bắt vào năm 2016 trong một cuộc đàn áp của chính phủ đối với các nhà báo, học giả và các nhóm dân tộc thiểu số theo sau một cuộc đảo chính bất thành.

Brunson được thả từ nhà tù vào hôm thứ Tư nhưng bị quản thúc tại gia và bị buộc phải đeo một thiết bị theo dõi điện tử.

Trong cuộc họp với 80 đại sứ các quốc gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 26 tháng 7, phó tổng thống Mike nói:

“Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không có hành động ngay lập tức để trả tự do cho người đàn ông này và gửi ông về nước Mỹ, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi nào Mục sư Andrew Brunson được tự do.”

“Và với Tổng thống Erdogan và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, tôi có một thông điệp thay mặt cho Tổng thống Hoa Kỳ, trả tự do ngay cho Mục sư Andrew Brunson hoặc chuẩn bị để đối diện với những hậu quả!”

Đáp lại các mối đe dọa từ Washington, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng đất nước ông sẽ “không bao giờ chịu khuất phục trước các mối đe dọa từ bất cứ ai”.

“Không ai có quyền ra lệnh cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước các mối đe dọa từ bất cứ ai. Luật pháp là dành cho tất cả mọi người; không có ngoại lệ.”
Source: CNN Trump threatens to sanction Turkey if they don't release US pastor
 
Trong các cuộc tiếp kiến ĐTC bạn có thể nghe bằng 5 ngôn ngữ...
Thanh Quảng sdb
23:20 27/07/2018
Trong các cuộc tiếp kiến ĐTC bạn có thể nghe bằng 5 ngôn ngữ...

Kỹ thuật phát sóng của “Chương trình Vatican Audio” giúp khách hành hương có thể nghe Đức Thánh Cha nói bằng 5 ngôn ngữ khác nhau: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha. Chương trình này được xử dụng điện thoại di động qua thảo chương App Store và Google Play.
Khách hành hương có thể quét mã QR ở trên máy để nối kết vào trang mạng để khởi động chương trình từ trang “Âm thanh Vatican”. Sau khi cài đặt thảo chương, bạn có thể chọn ngôn ngữ mà bạn muốn lắng nghe.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường nói bằng tiếng Ý, đôi khi Ngài cũng nói tiếng Tây Ban Nha… thì qua ứng dụng trên bạn có thể nghe trực tiếp bằng ngôn ngữ Ý hay 5 ngôn ngữ mình lựa chọn.
Các khác hành hương và du khách tụ về Quảng trường Thánh Phêrô tham dự các cuộc tiếp kiến hay bất cư nghi lễ nào của Đức Thánh Cha đều có thể xử dụng kỹ thật số này.
Các ứng dụng trên sẽ được bắt đầu xử dụng vào ngày 31/7 tới tại Vatican, khi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ hơn 60.000 thành viên của “Tổ chức Thừa Tác Quốc tế” tiếng Latin gọi là "Coetus Internationalis Ministrantium" viết tắt là (CIM).
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cựu Chủng Sinh Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột mừng 50 năm Hồng Ân Linh Mục – Cha giáo Giuse Bùi Trung Phong
Vũ Đình Bình
07:30 27/07/2018
Sáng ngày 26.7.2018, hơn 50 anh chị em nhà Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột đã hiện diện tại Nhà thờ Giáo xứ Bảo Thị, Giáo phận Xuân Lộc (Bảo Thị, Xuân Ðịnh, Xuân Lộc, Ðồng Nai), tham dự Thánh lễ Tạ ơn và chúc mừng 50 năm Hồng Ân Linh Mục – Cha giáo Giuse Bùi Trung Phong (1968-2018).

Xem Hình

Cha Giuse đã gắn bó mật thiết với Chủng viện Phaolô Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột trên cương vị Quản lý và Giáo sư từ năm 1970 đến năm 1973. Chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng ngài để lại cho các “chú tiểu” lúc bấy giờ biết bao ân tình sâu đậm, biết bao kỷ niệm thân thương, biết bao điều không thể phai mờ trong ký ức, biết bao điều không thể diễn đạt bằng lời. Dẫu qua bao năm xa cách mà hình ảnh “Hươu Nho Nhã” của Cha vẫn luôn hiện hữu sống động trong tim các học trò. Thật vui mừng, hôm nay, Thầy - Trò lại có dịp hội ngộ, cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa, chúc mừng hồng phúc 50 năm Linh mục của Cha.

Thánh lễ do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, chủ sự thật trang nghiêm, linh thánh. Đồng tế với ngài, có Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám mục Giáo phận Đà Lạt, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh – nguyên Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh – nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum, Đức Ông Vinh Sơn, Quý Cha Đại Chủng viện, Quý Cha giáo phận Xuân Lộc. Đặc biệt, có Cha Giuse Phạm Tấn Hùng và Cha Vinh Sơn Phạm Hữu Mạnh giáo phận Ban Mê Thuột.

“Lúc ấy, mặt trời vừa ló rạng” (Mc 16, 2). Cha giảng lễ diễn giải: Cha Giuse Bùi Trung Phong được chọn gọi tham gia sứ vụ thượng tế của Đức Giêsu Kitô vào ngày 21.12.1968, thật là hồng ân Chúa ban. Có chứng kiến buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần ấy, mới thấy được hồng ân tiếp nối hồng ân nơi cha Giuse Bùi Trung Phong. Chính Mặt Trời Chúa Giêsu Ló Rạng đã dẫn Cha vào chức thánh Linh mục. Chính Mặt Trời Chúa Giêsu Ló Rạng đã soi sáng, ban sức mạnh cho Cha sống những ngày mới của cuộc đời và sứ vụ linh mục trong niềm tin tưởng tuyệt đối vào Mặt Trời Chúa Giêsu Ló Rạng. (Mời nghe Bài giảng)

Cuối Thánh lễ, trong tâm tình kính phục, bằng tình yêu thương chung thủy của Chúa, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, trao gửi và chúc mừng Cha giáo Giuse Bùi Trung Phong món quà yêu thương trần trụi như chính Chúa Giêsu trần trụi trên Thánh giá. Ngài nói thêm: Cha giáo đã nghe và hiểu được Đấng đã kêu gọi và quyến rũ Cha qua cuộc đời phục vụ của Cha. Thay mặt cộng đoàn dân Chúa, Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc cảm ơn Cha giáo trong suốt thời gian phục vụ tại chủng viện cũng như tại giáo xứ.

Bà Maria Bùi Thị Lệ thay mặt linh tông - huyết tộc, cùng Cha giáo Giuse dâng hoa, dâng lời cảm tạ Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý cộng đoàn.

Riêng chúng con, những người con Lê Bảo Tịnh Ban Mê Thuột rất yêu kính, tự hào về Cha giáo Giuse Bùi Trung Phong của chúng con. Deo Gratias!!!
 
Hội Bác Ái Vinh Sơn Đức Quốc Kết Hợp Cùng Thân Hửu Tổ Chức Tuần Lễ Hành Hương Viếng Đức Mẹ Mễ Du
Trầm Hương Thơ
07:52 27/07/2018
Hành hương viếng Mẹ Mễ Du

Tình con mến Mẹ thì dù có xa

Tim yêu rộn rã nở hoa

Hương tâm ngào ngạt tỏa ra bốn mùa.

Rất nhiều người trong đoàn mang theo ước mơ từ lâu lắm rồi, đơn lẻ, được cùng gia đình hay phái đoàn hành hương về "Ốc đảo bình an" nơi mà Đức trinh nữ Maria đã và đang hiện ra để dạy dỗ và khuyên bảo loài người chúng ta với tình thương yêu đầy ấp ủ. Bởi tình Mẹ bao la vẫn luôn thương những đứa con dẫu có nhiều hư hỏng hay lỗi phạm của mình.

Xem Hình

Mới 2 giờ sáng tôi đã phải dậy và sửa soạn khăn gói lên đường, loay hoay, vội vã ra khỏi nhà lái xe vội vàng tới điểm hẹn Herne là gần 4h sáng, sớm được 10 phút vì 4h giờ xe bus khởi hành. Ghé đón 3 nơi nữa, Krefeld, Mönchengladbach và 9h xe tới Frankfurt là trạm cuối, tổng cộng 40 người trong đây có 4 tu sĩ:

- Lm. Antôn Nguyễn Bá Tòng đến từ Hoa kỳ

- Lm Đaminh Nguyễn hữu Lộc, dòng Thánh Tâm.

- Thầy Giuse Tran Minh Thành tu học ở Vương Quốc Bỉ

- Sr, Maria Trần thị Thanh Tâm.

Xe trực chỉ xuôi nam và xuyên qua nước Áo, Slowenien, Kroatien, và nghỉ đêm ở khách sạn Panorama 4* tại Zagreb là thủ đô của nước Kroatien.

Kroatien là gọi theo tiếng Đức (tiếng Anh Croatia) nằm trong nước Nam Tư cũ, vì thời trước ông tướng Titô cộng sản đã sát nhập 7 nước lại thành 1 nước Nam tư. Ông này nghe nói cũng cứng đầu lắm, nên hồi thập niên 70 bị khai trừ ra khỏi sự bảo trợ của liên bang Xô Viết, hi hi!!, nhưng nhờ vậy mà người dân nước này lại đỡ khổ hơn mấy nước láng giềng cộng sản xung quanh. Vì nước này khi bị cái gọi là khai trừ ra khỏi sự "bảo trợ" thì họ cho người dân được qua mấy nước mà chúng gọi là "Tư bản ác ôn giãy chết" để xin việc làm mướn. ngày nay việt cộng họ gọi là "xuất khẩu lao động".

Hồi năm 1980 tôi sang tỵ nạn ở Tây Đức, có quen biết một số người Nam Tư họ sang Tây Đức để làm những công việc mà lúc đó người dân bên Tây Đức chẳng ai thèm làm, nhưng đối với họ là công việc qúa tốt và lương cao hơn bên những nước "Thiên đường xã hội chủ nghĩa gấp cả 5 tới 6 lần. Sau khi khối cộng sản Đông âu đổ xuống vào năm 1989-90 mươi, thì từ từ mấy nước này tách ra khỏi khối Nam Tư và dành lại độc lập.

Nuớc Kroatien dành được độc lập năm 1991 rộng 87.700 cây số vuông trong đây gồm có 56.542 cây số vuông đất liền và 31.067 cây số vuông là biển với hàng ngàn hòn đảo. Họ chỉ có hơn 4 triệu dân số, nhưng đất nước đang phát triển vượt bậc. Những xa lộ và thành phố xây dựng lại đẹp đẽ, đặc biệt là những thành phố biển du lịch, vì nước Kroatien có nhiều bờ biển rất đẹp đã được ví như Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Nước này phát triển rất nhiều mặt như là những môn thể thao về Túc Cầu hay là Bóng rổ, Tenis v.v... ngày nay họ tiến rất mạnh xếp hạng cao của thế giới.

Mới đêm hôm qua Chúa Nhật 15.07.2018 chúng ta mới được xem họ đá chung kết giải World Cup 2018 với Pháp. Khán giả cổ vũ nghêng hẳn về phía Croatia nhưng họ đã thua 2-4 trong vinh quang, do bị tung lưới 2 trái đầu lãng nhách.

Nhưng thế giới đã nghêng về họ vì họ chơi rất đẹp và có bà tổng thống Kolinna rất xinh và dễ thương hòa đồng.

Nhìn nước họ lại tủi cho nước Việt Nam mình. Chẳng biết đến bao giờ Nước việt Nam mới theo đuôi họ nổi khi mà cái đảng chuyên mị dân của Việt Nam vỗ ngực tư xưng là "đỉnh cao trí tuệ" của loài khỉ cứ ù lỳ tham tiền cố vị.

Đệm đầu tiên chúng tôi ngụ ở khách sạn Panorama 4* ngay tại thủ đô Zageb khang trang. Sáng hôm sau 17.07.2018 sau khi ăn sáng xong lên xe và trực chỉ nước Bosnien-

Herzogovien. Là hai nước liên minh trước đây cũng nằm trong liên bang Nam Tư cũ, đa số là người theo đạo Hồi nhưng cũng có một phần là Công Giáo. Ngôi làng Mễ Du là toàn tòng đạo Công Giáo. Nên khi xe bus chở những đoàn HH. vào làng Mễ Du rất hay bị làm khó, vì những người làm việc trong chính phủ này đa số là người theo đạo hồi. Chúng tôi đến biên giới Bosnien lúc 15h chờ đợi chắn chê họ mới gọi tài xế vào trình giấy tờ sau đó gom hết giấy tờ Pass, thẻ căn cước vào trong đồn xem xét từng người một, có 3 người giấy tờ trục trặc nên họ bắt xe vòng đầu trở lại để giải quyết. Ba người phải ở lại làm cho cả phái đoàn buồn nhưng đành chịu. Chúng tôi phải liên lạc với hãng du lịch và nhờ họ thuê khách sạn chờ đợi hết khoảng gần 4 tiếng đồng hồ, may thay họ lo khách sạn và gọi xe tắc xi đưa 3 người về ở đó nghỉ ngơi chờ đợi đến ba hôm sau phái đoàn trở ra và đón 3 người theo xe về biển địa trung hải nghỉ hè. ( Nói vậy để những ai dự định đi hành hương Đức Mẹ Mễ Du hãy xem kỹ lưỡng giấy tờ của mình trước khi khởi hành nhé)

Đoàn chúng tôi đến Linh Địa Mễ Du lúc gần 20 giờ tối nên bị mất thánh lễ Quốc tế và giờ cầu nguyện chung cho thế giới. Nhận phòng cơm nước xong đoàn đi ra đền thánh chào Mẹ và được giới thiệu một số nơi để nhưng người đi lần đâu biết thoáng qua. Hôm nay ngày thứ ba nên trung tâm có buổi chầu thánh thể khuya vào lúc 22h30 thật tôn nghiêm và sốt sắng nhưng vì ngày hôm nay đi đường xa mệt nên chúng tôi tham dự một phần và về nghỉ đêm để sáng mai còn lên núi Podbrdo nơi Đức Mẹ hiện ra.

18.07.2018 ăn sáng xong đoàn bộ hành Lên Núi Podbrdo nơi Đức Mẹ hiện ra

Lịch sử: Ngày 24.06.1981 nơi đây đã có một biến cố rất quan trọng xảy ra biến đổi Mễ Du từ vô danh hầu như không mấy ai biết đến đã trở thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng trên thế giới, ngày nay người ta đã có thể so sánh với Lộ Đức hoặc Fatima.

Biến cố xảy ra hôm đó đúng vào ngày Lễ Thánh Gioan Tiền Hô, mấy em trong làng đi lấy củi đã nhìn thấy hình bóng sáng chói của một người Nữ bồng trên tay một Hài Nhi trên triền đồi Podbrdo khiến các em vô cùng bối rối và hãi sợ. Ngày hôm sau người Nữ lại hiện ra cho các em và xưng danh "Ta là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội". Tiếp theo sau đó Đức Mẹ hiện đến tổng cộng 7 lần.

Từ đó 6 em đã gặp vô số khó khăn áp lực từ nhà tà quyền cộng sản. Họ gây sức ép lên cả gia đình và giáo xứ, trường học, v.v... Họ bắt các em vào tù, thậm chí có em Jacov Colo mới 10 tuổi còn bị dí súng vào đầu hăm dọa nếu em không nói theo ý họ sẽ bắn, nhưng em vẫn không tỏ ra sợ hãi mà còn mỉm cười thách thức khiến họ phát điên mà không làm gì được. Đức Mẹ đã làm nhiều dấu lạ và rất nhiều người được ơn trở lại, đặc biết nhất là giới trẻ.

Sáu em thị nhân gồm:

1. Ivanka Ivankovic 16 tuổi

2. Mirjana Dragicevic 16 tuổi

3. Vicka Ivankovic 17 tuổi

4. Ivan Dragicevic 16 tuổi

5. Marija Pavlovic 16 tuổi

6. Jacov Colo 10 tuổi :

Tất cả các em đều đã được nhìn thấy Đức Mẹ rất nhiều lần.

Chúng tôi được Lm Antôn Nguyễn Bá Tòng hướng dẫn và suy niệm lại những mầu nhiệm của cuộc đời Đức Trinh Nữ Maria đã đồng công cứu chuộc nhân loại cùng Chúa Giêsu, qua những gợi ý chia sẽ của Lm. và tu sĩ trong đoàn gợi lại cho chúng tôi hiểu và học hỏi thêm về cuộc đời Đức Mẹ và tầm quan trọng của Đức Mẹ với nhân loại và giáo hội.

Núi Đức Mẹ hiện ra không qúa dài nhưng đá lởm chởm và nhiều chỗ ghập ghềnh, mọi người giúp nhau cùng bước. Các bạn trẻ dìu dắt các bác lớn tuổi, thân thương như trong một gia đình, cuối cùng cũng đến trạm chính là đài thánh tượng Đức Mẹ "Nữ Vương Hòa Bình" Đây là tước hiệu của Đức Mẹ Mễ Du như lời Đức Mẹ nói với 6 em nhỏ thị nhân lúc bấy giờ.

Đoàn dừng chân nơi đài thánh tượng Đức Mẹ đã hiện ra ngày 25.06.1981 với 6 em lúc bấy giờ tại nơi đây có hằng trăm người theo dõi.

Mọi người trong đoàn đứng, qùy chung quanh đài Thánh tượng Đức Mẹ để đọc kinh "Dâng Nước Việt Nam cho Trái Tim Đức Mẹ". Những lời nguyện xin tha thiết cho Quê hương Tổ Quốc, đồng bào còn bị gông cùm dước ách độc tài đảng trị. Xin Mẹ thương và đoái nhìn đến dân tộc chúng con đang quằn quại dưới trăm ngàn thứ chất độc hại từ ngoại xâm tàu cộng mà ban ơn giải thoát cho dân tộc chúng con.

Lạy ơn Đức Mẹ Mễ Du

Quê Hương con đó nhà tù khổ đau

Đoàn con nay đến nguyện cầu

Cho Quê Hương thoát kiếp sầu cùm gông.

Xin Đức Mẹ chở che cho đất nước và hướng dẫn những người lạc hướng biết quay về với dân tộc và quốc gia, cho ngày tự do dân chủ nhân quyền mau tới.

Cùng nhau chụp chung tấm hình và từ từ đi xuống núi. Lên núi đã khó mà xuống núi còn khó hơn. Thế mà có người bỏ giầy ra đi bằng chân không. Cuối cùng dìu dắt nhau cũng xuống dần dần được hết. (Chỉ có một con chiên lạc vì tách đoàn đi trước làm cho mọi người lo lắng nhưng cuối cùng sau mấy tiếng cũng về đến khách sạn)

CÔNG TRƯỜNG MỄ DU

Sau cơm trưa và nghỉ ngơi đôi chút chúng tôi ra viếng đền thánh Giacôbê và công trường của đền thánh Mễ Du. Viếng tượng Chúa Phục Sinh, hay còn gọi là Chúa Phục Sinh chảy dầu.

Tại sao lại gọi là tượng Chúa Phục Sinh Chảy Dầu?

Không ai biết, ban đầu là một tượng đồng bình thường như các tượng khác, bỗng một đêm nọ trong đền thánh qúy cha đang dâng thánh lễ thì có sự lạ xảy ra, tượng Chúa bên ngoài này bỗng dưng sáng rực lên, cha chủ tế và mọi người ngưng thánh lễ lại và qùy xuống cầu nguyện một lúc sau đó tiếp tục dâng lễ. Từ đó dân làng và khách hành hương năng đến đây cầu nguyện và rờ lên ống chân tượng "Chúa Chịu Khổ Nạn" này đến độ chân tượng luôn sáng bóng.

Bỗng nhiên một ngày nọ có người nhìn thấy chân tượng Chúa Giêsu chảy ra vài giọt dầu nhưng không thường xuyên, từ đó người ta mong thấm được những giọt dầu nơi chân Chúa này để mang về nhà nhưng không phải lần nào tới đây cũng có cái may mắn đó và họ gọi luôn là tược Chúa Giêsu chảy dầu. Một sự đặc biệt nữa là từ đó tới bây giờ nhiều người hay ngửi thấy một mùi hương thơm nồng gần giống như mùi hoa hồng rất dễ chịu. Nhưng điều lạ là không phải ai cũng ngửi thấy mùi hương này trong một đoàn vài chục người có khi chỉ vài ba người ngửi thấy. Chính kẻ viết bài này đã tới đây hành hương cả chục lần mà mới năm trước ngửi thấy được mùi thơm tho đó thôi, thơm nồng nhưng rất dễ chịu và nhiều lần liên tiếp nhưng năm nay thì không thấy gì cả.

18h tham dự giờ lần hạt quốc tế 2 chuỗi rồi thánh lễ đồng tế khoảng 70 Lm. thuộc rất nhiều quốc gia, có cả Lm Việt Nam. Tiếp theo là chuỗi hạt cầu cho hòa bình mà Đức Mẹ đã chỉ dạy cho các em thị nhân gồm 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính Mừng, và 7 kinh Sáng Danh và phép lành bệnh nhân, rồi sau cùng là thêm một chuỗi hạt 50 kinh nữa và chấm dứt lúc 21 giờ đêm.

Thứ Năm: Chúng tôi uống cà phê thật sớm lúc 5 giờ và mang theo đồ ăn sáng để cùng nhau lên núi Thánh Giá. Xe bus đưa chúng tôi vào đến chân núi lúc 6 giờ sáng. Sau khi người hướng dẫn trong phái đoàn giải thích sơ về cây Thánh Giá được giáo dân ở đây xây dựng năm 1933 trên đỉnh núi để kính nhớ cuộc khổ nạn Đức Kitô đúng 1900 cứu chuộc nhân loại.

Trong thời gian cộng sản cầm quyền nơi đây đã bao lần âm mưu muốn phá gỡ Thánh Giá xuống nhưng bất thành vì họ gặp phải rất nhiều điềm lạ cản trở cũng như sự đồng lòng hy sinh vì đạo Chúa của người dân nơi đây để bảo vệ v.v... nên đảng cộng sản Nam Tư không cách nào hạ được cây Thánh Giá này xuống cho đến ngày khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Đúng như lời Đức Mẹ Fatima hiện ra với 3 em nhỏ năm 1917 và hứa rằng: Nếu các con và thế giới giữ 3 Mệnh Lệnh "Ăn chay, đền tội và tôn sùng Mẫu Tâm" thì Mẹ sẽ cứu nước Nga hết nạn cộng sản vô thần và quay trở lại.

Biết rằng đường xá xa xôi,

Nhưng sao vẫn muốn lên đồi Can vê

Trong hồn đã nặng lời thề

Tình yêu vượt thắng sơn khê núi đồi

Đúng vậy! Từ chặng thứ nhất dưới chân núi Krizevac (Núi Thánh Giá), chúng tôi suy gẫm cùng đi đường Thánh Giá với Đức Mẹ Maria vô Nhiễm Nguyên Tội. Cùng nhau suy ngắm 15 chặng đường Thánh Giá thật ý nghĩa và đầy cảm động. Thổn thức qua những lời đọc thấm đẫm vào tim, tôi thấy có những giọt buồn thống hối ăn năn lăn xuống nơi miền đất thánh linh thiêng này của Mẹ và Mẹ đã nhắn nhủ chúng con:

Con ơi! nhớ hãy chuyên cần

Ăn chay hòa giải bản thân với đời

Trở về "Bí Tích" tuyệt vời

Nhận vào ơn thánh Chúa Trời thưởng ban

Mân Côi chuỗi ngọc hương ngàn

Đẹp trong ân sủng đầy tràn phúc ân

Lời khuyên Mẹ Chúa từ nhân

Sẽ không hư mất bản thân con người.

Vâng, chúng con hợp lòng cùng với Mẹ để gẫm suy lại 15 chặng đường Thánh Giá Chúa đã đi qua.

Tới chặng thứ 12 nơi Chúa Giêsu sinh thì là nơi mà Ngài đã hoàn tất cuộc đời để cứu chuộc nhân loại, Ngài đã mang theo tội của chúng ta chôn vào huyệt mộ cùng Ngài.

Chúng tôi cũng được gợi ý là hãy chôn tội của mình đi như lời Đức Mẹ hiện ra tại đây đã mong muốn" các con hay năng hòa giải để được cứu rỗi" tại nơi này mọi người đã lãnh nhận "Bí Tích Hòa Giải" để thấy hạnh phúc được đong đầy trọn vẹn của chuyến hành hương này. Nhiều giọt lệ ngà đã nhỏ xuống nơi miền đất thánh này. Tiếp tục suy gẫm và bước tiếp lên đồi Canvê, vì qua đồi thương khó sẽ đến đỉnh vinh quang .

Cuối cùng chúng tôi đã theo bước chân Ngài lên tới đỉnh vinh quang với lá cờ Đức Mẹ, cờ của Đức Kitô và lá Hoàng Kỳ của Tổ Quốc tung bay phất phới trên đỉnh núi Thánh Giá tại Mễ Du. Trên đỉnh núi Thánh này chúng tôi cũng luôn dâng những lời nguyện cầu cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu. Sau đó mọi người có giờ cầu nguyện riêng, chụp hình, giải lao, ăn sáng nghỉ ngơi sau đó là từ từ dìu nhau xuống núi. Xuống núi cũng không dễ hơn khi lên núi là bao, nhưng cuối cùng thì mọi người cũng dìu dắt nhau xuống tới dưới chân núi trước lúc 12h30 trưa.

Trên đường đi có nhiều khách hành hương cứ hỏi thăm tôi về lá cờ Hoàng Kỳ của Tổ Quốc và khen là rất đẹp. Tôi đã giải thích cho họ và nói rằng lá cờ này một ngày không xa sẽ bay phất phới trên quê hương Việt Nam yêu dấu trở lại như lá cờ tam tài của nước Nga khi không còn chế độ tà thuyết vô thần cộng sản, họ rất vui vẻ và tôi cũng xin họ cầu nguyện cho quê hương chúng ta.

Xuống đến chân núi Thánh Giá ngồi uống ly bia lạnh sao mà nó ngon thế, các cô các bà thì uống nước cam tươi giá cả bằng nhau 2 Euro một ly khá lớn. Nơi chân núi này ảnh tượng vừa đẹp vừa rẻ hơn trong trung tâm nên nhiều người tiếc hùi hụi vì đã chuộc nhiều tượng ảnh và tràng hạt ngoài trung tâm từ chiều hôm trước rồi. (Lần sau xin chớ vội nữa) 12h45 xe bus đón mọi người về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi. Ai chưa về kịp thì cứ lấy taxi ngay chân núi, cứ 5 Euro một chuyến cho 4 người họ chở đến khách sạn.

18 giờ phái đoàn cùng ra trung tâm đền thánh để tham dự chương trình chung.

Hai bên thánh đường là những tòa hoà giải luôn đông đảo những hối nhân xếp hàng tìm đến như lời nhắn nhủ trong những thông điệp của Đức Mẹ. Đặc biệt là các bạn trẻ hành hương đến đây đã trở lại rất nhiều do ơn Mẹ ban.

Sau thánh lễ chúng tôi cùng tham gia giờ chầu Thánh Thể thật tuyệt vời và vô cùng cảm động. Chương trình kéo dài 3 tiếng dồng hồ sao chúng tôi không thấy mệt mỏi, mà hầu như ai cũng đam mê trong lời cầu nguyện hòa vào trong tiếng nhạc ru hồn ta hướng lòng lên Chúa. Ôi! một giờ chầu Thánh Thể tuyệt vời nhất mà tôi xác quyết rằng không đâu trên thế giới này có được.

Có nhiều người tâm sự: Bao nhiêu năm được làm con Chúa sao hôm nay mới cảm nhận được một buổi chầu Thánh Thể mà nó ngọt ngào như thế, thật là hạnh phúc khi được làm con của Chúa. Tôi cũng thầm tạ ơn Chúa đã cho con cuộc sống thật hạnh phúc này.

Lung linh ánh nến nhiệm mầu

Thánh Thể huyền nhiệm cúi đầu kính tôn

Thần lương nuôi sống linh hồn

Tình Ngài nuôi dưỡng trường tồn ngàn sau.

Sáng thứ sáu 6h30 chúng tôi mượn được nhà nguyện để dâng thánh lễ nơi trung tâm đền thánh này chỉ cho có nửa giờ mà thôi.

Ý chỉ luôn là cầu nguyện cho Quê Hương và tổ quốc Việt Nam được thoát nạn cộng sản vô thần.

Cho Giáo Hội Việt Nam được thăng tiến, các mục tử dám can đảm làm chứng cho Đức Kitô mạnh dạn tiến bước theo Thầy Giêsu.

Trở về khách sạn uống cà phê và mang theo đồ ăn sáng trực chỉ hướng Croatia đi thăm khu Vườn Quốc Gia Nationalpark Plitvicer Seen rộng 296 cây số vuông được Unesco công nhận là di sản của thế giới. Với lượng khách tham quan hàng năm khoảng 1.400.000 lần. Khu vực này có tổng cộng 16 tầng với những hồ nước thiên nhiên đổ từ trên cao xuống tỏa ra thành hàng mấy trăm dòng thác. Những dòng thác cao tới 78m đổ quanh năm xuống dưới.

Có tới những nơi đây chúng ta mới cảm nhận được biết bao nhiêu kỳ công vĩ đại mà Thiên Chúa đã tạo dựng ra cho con người chúng ta trên trái đất này. Hãy biết bảo vệ nó để mà hưởng thụ được cái đẹp của Thượng Đế làm ra. Khốn cho những kẻ nào phá hoại nó, thiên nhiên sẽ quay lại và ập đổ thiên tai lên đâu ngươi. Chúng tôi chỉ có thể tham quan một số điểm chính và đi du thuyền đã hết 3 giờ đồng hồ rồi vì thời gian có hạn.

Cô hướng dẫn viên Mariana cho biết nếu chúng ta đi hết toàn khu vực này thì mất khoảng 3 ngày, nên mong một ngày nào đó sẽ được trở lại nơi đây thêm một lần nữa.

Tạ ơn Chúa ít nhất chúng tôi đã được đặt chân đến đây rồi và cũng cảm nhận được ít nhiều danh lam thắng cảnh nơi này nó đẹp ra sao. Làn nước trong xanh như màu ngọc bích, những đàn cá tung tăng lượn lờ nhởn nhơ không sợ ai bắt lên nướng trui cả. Có người bảo với tôi rằng: Cá này mà ở với việt cộng thì đến con lòng tong cũng chẳng còn nữa chứ nói chi những con to mấy kilô thế kia.

Xe bus đưa chúng tôi trực chỉ về miền Địa trung hải để nghỉ hè 3 đêm nơi khách sạn Mediteran 3* nằm sát ngay bên bời biển. Đây là cái vịnh nên biển thật hiền hòa và nước biển thì trong vắt. Đứng trên bờ có thể nhìn thấy dáy khoảng 2m sâu.

Ba ngày nới đây chúng tôi nghỉ ngơi, tắm biển và ăn hải sản thoải mái, Trong khách sạn thì ngày nào cũng có cá ngoài ra hàng quán nơi đây cũng tương đối rẻ mà tươi ngon.

Ngày Chúa Nhật chúng tôi thuê nguyên chiếc du thuyền đi sang đảo thăm nhà thờ cổ mang tên thánh Giacôbê khoảng 1.200 năm tuổi.

Linh mục Antôn Nguyễn Bá Tòng cũng chia sẻ với phái đoàn về cuộc đời của thánh Giacôbê Tông Đồ, để mọi người hiểu thêm về các tông đồ của Đức Kitô sau khi Ngài đã khải hoàn về Trời. Sứ vụ của các Tông Đồ lúc đó làm gì và ai đã đi tới đâu để truyền giáo v.v...

Tham quan thêm một ít trên đảo, đi xuyên qua con đường hẹp nhất thế giới có 34cm thôi, thử rượu vang và Likör. Chúng tôi trở ra xuống thuyền ăn trưa với món cá nướng và rượu vang.

Thuyền tiếp tục di chuyển đến 15 giờ chúng tôi nói tàu dừng lại cùng nhau đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và thế giới.

Dâng thánh lễ trên thuyền, đây là một thánh lễ chắc khá đặc biệt và hiếm trong đời Linh mục của hai cha Antôn Nguyễn Bá Tòng và Đaminh Nguyễn Hữu Lộc. Thánh lễ thật trang nghiêm và cảm động. cuối thánh lễ từng người còn được hai Lm. đặt tay chúc lành cách đặc biệt nữa. Đến khoảng 16giờ thuyền đưa chúng tôi trở về khách sạn. Mọi người lại tranh thủ ra tắm biển vui chơi cho thoải mái rồi lên ăn chiều.

Một sơ đang tu học tại Rôma ao ước được đi hành hương đến Đức Mẹ Mễ Du trước khi trở về nước đa chia sẻ: Hôm nay đã được toại nguyện hơn mong ước, không những được đi hành hương mà còn được tham quan nhiều kỳ công của Thiên Chúa thật tuyệt với qúa! Tạ ơn Chúa, ai cũng hài lòng với một chuyến đi thật tốt đẹp tuy có một vài trục trặc nhỏ.

Sáng hôm sau dậy sớm uống cà phê và xe di chuyển từ giã miền biển Địa Trung Hải đẹp hiền hòa sau 8 ngày hành hương và nghỉ hè cho cả tâm hồn lẫn thể xác.

Đây là chuyến hành hương do Hội Bác Ái Vinh Sơn khởi xướng nên không thể thiếu công việc bác ái do mọi người cùng đóng góp. Số tiền quyên góp trong đoàn được tổng cộng 1.700 Euro (Một ngàn bảy trăm Âu Kim) và số tiền này đã được trao cho sơ Maria Thanh Tâm dòng Nô Tỳ Chúa Giêsu để làm những công việc từ thiện giúp đỡ những bệnh nhi ung bướu nghèo tại Việt nam.

Hành hương viếng Mẹ Mễ Du

Tình con mến Mẹ thì dù có xa

Tim yêu rộn rã nở hoa

Hương tâm ngào ngạt tỏa ra rất thầm

Nhẹ tênh khi có thành tâm

Vượt qua mấy chốn giam cầm ngại chi

Đường xa có Mẹ lo gì

Hạt kinh nở thắm tình si ân tình

Con tìm về chốn tâm linh

Về nơi Ốc Đảo an bình Mẹ ban

Mẹ ơi! tình Mẹ chứa chan

Mẹ yêu tất cả thế gian con người.

Trầm Hương Thơ

25.07.2018



Click here to
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mùa nghỉ hè
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
07:18 27/07/2018
Nếp sống văn hóa mùa nghỉ hè càng ngày càng phổ thông trong đời sống xã hội hầu như khắp mọi, đầu tiên cho các học sinh trung tiểu học sau mỗi niên học kéo dài chín tháng .

Nhu cầu nghỉ hè dần lan rộng trong đời sống nhất là ở những đất nước làm việc sản xuất theo công nghiệp kỹ nghệ có đời sống phúc lợi kinh tế cao, có bảo đảm an ninh trật tự. Và theo dòng thời gian người ta càng nhận ra, người lao động làm việc chân tay cũng như tinh thần trí óc cũng cần có nhu cầu nghỉ hè.

Vào thời Trung cổ và thời Cận đại người ta phân biệt thành hai „feriae sacrae - ngày lễ nghỉ thánh thiêng và feriae profanae - ngày lễ nghỉ theo dân sự đời thường.“

Ngày xưa mùa nghỉ hè cũng mang ý nghĩa là mùa tự do, không làm việc lao động theo luật lệ bắt buộc. Ý nghĩa này bắt nguồn từ tiếng Latinh „vacans, vacare“. Trong tiếng Anh „Vacation“ ,và Pháp „vacance“ chỉ mùa nghỉ hè .

Từ năm 1749 kỳ nghỉ hè ở các trường học được chính thức công nhận là những ngày nghỉ không có lớp học giảng dạy, các học sinh được nghỉ học. Và từ thế kỷ 19. ngày nghỉ tạm ngưng làm việc áp dụng cho những người làm việc lao động.

Bây giờ theo niên lịch trong tuần là gọi ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư...nhưng trong phụng vụ thần học của Giáo hội gọi những ngày trong tuần là ngày lễ feria prima, feria secunda, feria tertia...Như thế mỗi ngày là ngày lễ mừng. Điều này thật là đặc biệt và có ý nghĩa gì ?

Theo ý nghĩa đạo đức thần học, sự cứu độ của Chúa đã thể hiện nơi trần gian cho nhân loại, có tự do được giải thoát cứu độ khỏi vòng tội lỗi. Vì thế, đó là lý do mỗi ngày là ngày lễ mừng lễ nghỉ. Và điều này biểu hiện cho thời gian và đời sống con người.

Trong đời sống chúng ta không chỉ nguyên được tạo dựng cho trường học, cho lao động làm việc, nhưng còn có điều gì ngoài hơn nữa. Vậy phải hiểu ý nghĩa mùa hè, nghỉ ngơi như thế nào?

Con người cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sức lực. Chúng ta cần kín múc thu thập sức lực mới. Có thế mới luôn trong trạng thái tỉnh táo khoẻ mạnh (fit) được, để có niềm vui trong đời sống và làm việc có hiệu qủa thành tích tốt.

Con người cần khoảng cách cho thư giãn, để có thể chịu đựng được những căng thẳng trong đời sống hằng ngày. Thư giãn cho tâm trí không bị qúa căng thẳng, giúp tinh thần cũng như gân cốt bắp thịt còn có thể gánh chịu đựng những căng thẳng khác tiếp nối.

Và nếu như vậy thì nghỉ hè có chức năng làm nhẹ bớt gánh nặng do làm việc sinh ra, tựa như vòng bánh xe quay trong khâu sản xuất nâng cao thành tích. Để mang lại thành tích hiệu qủa tốt, con người phải nghỉ ngơi dưỡng sức.

Con người chúng ta có thể làm được nhiều việc, nhiều sự. Nhưng tất cả mọi sự, mọi điều chúng ta không thể làm được. Ý nghĩa của đời sống chúng ta không thể tự mình vẽ tạo ra thúc ép bắt buộc được. Và chúng ta cũng không cần phải như thế. Vì đời sống con người chúng ta nhận được là món qùa tặng. Đời sống của chúng ta đã có bao gồm ý nghĩa trước khi chúng ta đã có thể mang tạo ra thành tích.

Thế giới vũ trụ và chính con người chúng ta được đón nhận trong vòng tay của Thiên Chúa. Đó chính là nền tảng ý nghĩa của đời sống. Trên khía cạnh đó, con người có thể hiểu mùa nghỉ hè hoàn toàn khác.

Mùa nghỉ hè, hay những ngày nghỉ không như là vòng chiếc xe quay trong sản xuất nâng cao thành tích. Mùa nghỉ hè, ngày nghỉ hướng chúng ta đến sự tự do giải thoát khỏi những ràng buộc, mà đích điểm là sự cứu chuộc.

Thời gian nghỉ hè là cơ hội thuận tiện suy nghĩ với tâm hồn thanh thản khi nhìn ngắm những diễn biến trong thiên nhiên. Đó là một cuốn sách chất chứa đầy ngạc nhiên thú vị. Khi tíếp cận với thiên nhiên con người tìm lại chiều kích đích thực của mình. Con người khám phá ra điều mới lạ , dù chỉ là một tạo vật nhỏ bé nhưng đồng thời lại là điều có một không hai. Và từ đó lần tìm nhận ra một Thiên Chúa toàn năng khôn tả. Vì với tâm trí con người đó là một chân trời rộng mở bao la.

Xin kính chúc mọi người mùa nghì hè nghỉ ngơi là thời gian được chúc lành, một nơi chốn dừng chân tốt lành, kín múc lấy sức khoẻ thể xác cùng tinh thần niềm vui cho đời sống hôm hôm nay và ngày mai.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tin Mừng Gia Đình, Về Vấn Đề Người Ly Dị Và Tái Hôn
Vũ Văn An
16:42 27/07/2018
5. Về vấn đề người ly dị và tái hôn

Khi ta suy nghĩ về ý nghĩa của các gia đình đối với tương lai Giáo Hội, thì con số gia tăng nhanh chóng các gia đình tan vỡ lại càng là một thảm trạng hơn nữa. Mọi người đều biết rằng: vấn đề người ly dị và tái hôn là một vấn đề phức tạp và gai góc. Nên không thể chỉ rút gọn nó vào việc cho những người này rước lễ mà thôi, vì nó đụng tới việc chăm sóc mục vụ đối với đời sống hôn nhân và gia đình trong tính toàn bộ của chúng. Việc chăm sóc này vốn bắt đầu với tuổi trẻ và việc chuẩn bị hôn nhân bằng một nền giáo lý thấu suốt về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Trách vụ này phải tiếp diễn bằng việc cùng đồng hành mục vụ với những người đã kết hôn và các gia đình. Việc chăm sóc này trở nên nhất thiết và tức khắc khi hôn nhân hay gia đình gặp khủng hoảng. Trong hoàn cảnh này, các thừa tác viên mục vụ phải làm những gì có thể để góp phần vào việc hàn gắn và hòa giải hôn nhân hay gia đình đang gặp khủng hoảng.

Nhưng mọi người đều biết rằng có những tình huống trong đó, mọi cố gắng hợp lý để cứu vãn hôn nhân đã tỏ ra vô hiệu. Người ta thán phục và hỗ trợ sự anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi, vẫn tiếp tục ở một mình và một mình tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, nhiều người phối ngẫu bị bỏ rơi khác, vì lợi ích của con cái, đã phải lệ thuộc một cuộc chung sống mới và một cuộc hôn nhân dân sự, một cuộc hôn nhân mà họ không thể từ bỏ một lần nữa mà không bị mặc cảm tội lỗi mới. Trong các mối liên kết mới này, họ thường cảm nhận được hạnh phúc nhân bản - gần như một hồng phúc từ trời – sau các cảm nhận đắng cay trước đó. Trong những tình huống như thế, Giáo Hội có thể làm gì? Giáo Hội không thể đề xuất một giải pháp bên ngoài hay ngược với lời dạy của Chúa Giêsu. Tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích và việc không thể kết ước một cuộc hôn nhân bí tích thứ hai lúc sinh thời của người phối ngẫu kia là thành phần bó buộc trong truyền thống đức tin của Giáo Hội, một truyền thống mà ta không thể bãi bỏ hay gia giảm được bằng cách nại tới một cảm thức nhân từ (mercy) theo nghĩa phiến diện và rẻ tiền. Lòng trung thành của Thiên Chúa, xét cho cùng, là lòng trung thành của Người với chính Người và với tình yêu của Người. Vì Thiên Chúa trung thành, nên Người cũng nhân từ, và trong lòng nhân từ của Người, Người trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung (2Tm 2:13). Nhân từ và trung thành luôn đi đôi với nhau. Cho nên, không thể có tình huống nào của con người mà lại tuyệt đối vô vọng và tuyệt vọng cả. Bất kể con người nhân bản xuống thấp đến đâu, họ cũng không xuống sâu đến nỗi lòng nhân từ của Thiên Chúa không với tới được.

Thành thử, câu hỏi là Giáo Hội, trong thực hành mục vụ của mình đối với người ly dị và tái hôn dân sự, có thể tuân thủ ra sao sự cố kết bất khả phân giữa lòng trung thành và lòng nhân từ này? Đây là một câu hỏi tương đối mới có đây, xuất hiện lần đầu kể từ ngày Napoléon đưa ra đạo luật hôn nhân dân sự năm 1804 và sau đó, được nhiều quốc gia khác mô phỏng. Đối với tình thế mới này, phản ứng của Giáo Hội đã có những tiến bộ quan trọng. Bộ Giáo Luật năm 1917, điều 2356, vẫn coi những người ly dị và tái hôn dân sự là song hôn, một việc tiền kết (ipso facto) bị coi là bất xứng và tùy theo mức độ, còn có thể bị tuyệt thông hay bị đặt dưới sự cấm chế bản thân (personal interdict). Nhưng Bộ Giáo Luật 1983, điều 1093, không còn những hình phạt như thế nữa, các giới hạn cũng đã được nới lỏng. Trong khi ấy, tông huấn Familiaris consortio (số 84) và tông huấn Sacramentum caritatis (số 29), nói tới các Kitô hữu này một cách gần như âu yếm, nhắc nhở họ rằng họ vẫn thuộc về Giáo Hội và được mời gọi tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội. Đây là một cung giọng mới.

Ta cũng có tình thế tương tự tại công đồng mới nhất, khi công đồng này bàn tới đại kết và tự do tôn giáo. Rồi còn có các thông điệp và quyết định của Văn Phòng Thánh xem ra nhằm hạn chế những nẻo đường quá rộng. Tuy nhiên, dù không vi phạm truyền thống tín điều vốn có tính bắt buộc, công đồng đã mở nhiều cánh cửa. Do đó, ta có thể hỏi: há không thể có việc khai triển thêm liên quan tới vấn đề của chúng ta hay sao, một khai triển tuy không xâm phạm tới truyền thống đức tin có tính bắt buộc, nhưng đẩy mạnh và thâm hậu hóa các truyền thống mới có đây?

Câu trả lời chỉ có thể có tính dè dặt (nuanced). Vì các tình huống ở đây rất khác nhau và cần được phân biệt cẩn thận (FC 84). Chính vì thế, không thể có một giải pháp chung cho mọi trường hợp. Chỉ xin giới hạn vào hai trường hợp mà giải pháp đã được nhắc tới trong các văn kiện chính thức. Trong diễn trình này, chỉ xin đặt câu hỏi và ấn định ra phương hướng cho các giải đáp có thể có mà thôi. Thượng Hội Đồng sẽ phải đưa ra giải đáp dứt khoát.

Trường hợp thứ nhất, Familiaris consortio cho hay: một số người ly dị và tái hôn xác tín một cách chủ quan trong lương tâm của họ rằng cuộc hôn nhân đổ vỡ vô phương cứu chữa trước của họ chưa bao giờ thành sự cả (FC 84). Trên thực tế, nhiều vị mục tử xác tín rằng nhiều cuộc hôn nhân tuy được kết ước theo hình thức của Giáo Hội, nhưng vẫn không được kết ước một cách thành sự. Vì, là một bí tích của đức tin, nên hôn nhân tiền giả định phải có đức tin và việc ưng thuận các đặc tính chủ yếu của nó, tức tính đơn hôn và tính bất khả tiêu. Nhưng, trong tình huống hiện nay, liệu ta có thể giả thiết một cách không vẽ vời rằng các cặp đính hôn có cùng một niềm tin vào mầu nhiệm được bí tích chỉ về và họ thực sự hiểu được và khẳng định được các điều kiện giáo luật để cuộc hôn nhân của họ thành sự hay không? Há sự suy đoán thành hiệu (praesumptio juris) mà từ đó giáo luật tiến hành thường không phải là một hư cấu luật pháp (fictio juris) đó ư?

Vì hôn nhân, trong tư cách một bí tích, vốn có đặc tính công cộng, nên việc quyết định về tính thành sự của một cuộc hôn nhân không thể nào để mặc cho phán đoán chủ quan của các bên liên hệ. Tuy nhiên, người ta có thể hỏi liệu con đường luật pháp, một con đường trên thực tế vốn không phải là thiên luật (jure divino), nhưng đã được phát triển trong dòng lịch sử, có phải là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề, hay liệu có thể quan niệm được các thủ tục khác, có tính mục vụ và thiêng liêng hơn hay không? Nói cách khác, ta có được phép tưởng tượng điều này: giám mục có thể ủy thác nhiệm vụ này cho một linh mục có nhiều kinh nghiệm về thiêng liêng và mục vụ làm đại diện xá giải hay đại diện giám mục không? Độc lập đối với việc trả lời câu hỏi này, ta nên nhắc lại bài diễn văn của Đức Phanxicô đọc trước Tòa Thượng Thẩm Rôma ngày 24 tháng Giêng, 2014 trong đó ngài nhấn mạnh rằng các chiều kích luật pháp và mục vụ không đối nghịch nhau. Trái lại, hệ thống giáo luật vốn lấy đặc điểm mục vụ làm chủ yếu. Do đó, ta có thể hỏi: mục vụ có nghĩa gì? Chắc chắn không đơn thuần là dung thứ (indulgence), vốn hiểu sai cả chăm sóc mục vụ lẫn lòng nhân từ. Nhân từ không loại bỏ công lý; nhân từ không phải là ơn thánh rẻ tiền hay một loại hàng bán tống bán táng (clearance sale). Chăm sóc mục vụ và nhân từ không mâu thuẫn với công lý, nhưng có thể nói, là sự công chính cao hơn vì phía sau mọi kháng án luật lệ cá thể, không những chỉ là một vụ án có thể xem sét bằng lăng kính luật lệ tổng quát, mà còn là một con người nhân bản, một con người không những chỉ là một vụ án mà đúng hơn là một hữu thể có một phẩm giá bản vị độc đáo. Điều này khiến ta cần tới một nền giải thích vừa có tính luật pháp vừa có tính mục vụ và là một nền giải thích áp dụng luật lệ tổng quát một cách thận trọng và khôn ngoan, theo đức công bằng và phải lẽ (fairness), vào một tình huống cụ thể, đôi khi phức tạp. Hay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói: một nền giải thích được linh hứng bởi tình yêu của Đấng Chăn Chiên Lành và là lối giải thích thấy phía sau mọi diễn trình là những con người đang chờ mong công lý. Do đó, liệu có nên có những quyết định về vui buồn hay thăng trầm của người ta tại phiên tòa thứ hai hay thứ ba chỉ dựa trên hồ sơ nghĩa là dựa trên giấy tờ, chứ không cần biết gì tới con người và tình huống của họ chăng?

Trường hợp thứ hai. Tìm giải pháp bằng cách nới rộng một cách rộng lượng diễn trình tuyên bố vô hiệu là điều lầm lẫn. Vì điều này sẽ gây ấn tượng tai hại là Giáo Hội đang hành xử một cách bất trung thực bằng cách chấp nhận ly dị trên thực tế. Ta cũng cần nghĩ tới các hoàn cảnh hôn nhân thành sự và hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa nhưng rồi cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ một cách vô phương cứu chữa và một người trong số họ kết ước cuộc hôn nhân thứ hai ở tòa đời.

Năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cung cấp một chỉ dẫn khi tuyên bố, và được Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2012 tại Milan, rằng người ly dị và tái hôn nhất định không thể rước lễ theo bí tích, nhưng có thể rước lễ thiêng liêng. Nhiều người phải biết ơn đối với tuyên bố này. Nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề. Vì người chịu lễ thiêng liêng là người được nên một với Chúa Kitô. Như thế, họ đâu có mâu thuẫn với giới luật của Chúa Kitô? Nhưng nếu thế, thì tại sao họ lại không thể rước lễ theo bí tích được? Nếu ta loại các Kitô hữu ly dị và tái hôn có ý hướng tốt ra khỏi các bí tích và bảo họ tìm đến phương cách cứu rỗi ngoài bí tích (extrasacramental), chẳng hóa ra ta nghi vấn cơ cấu bí tích nền tảng của Giáo Hội? Như thế thì tại sao lại có Giáo Hội? Như thế, há ta đã không trả một giá quá cao hay sao? Một số người lý luận rằng chính sự kiện không tham dự vào việc rước lễ đã chứng minh tính thánh thiêng của bí tích. Nhưng câu hỏi ngược lại là: há việc đó không phải là một bóc lột đối với con người nhân bản hay sao, nếu ta biến họ thành dấu chỉ cho những người khác khi họ kêu xin giúp đỡ? Có phải ta đang để cho họ chết đói về phương diện bí tích để người khác được sống không?”

Giáo Hội sơ khai cho ta một gợi ý có thể chỉ đường cho ta ra khỏi thế lưỡng nan, một gợi ý mà Giáo Sư Joseph Ratzinger đã nhắc đến năm 1972 (18). Từ rất sớm, Giáo Hội đã trải nghiệm điều này: ngay việc bỏ đạo cũng có thể xẩy ra nơi Kitô hữu. Thời bách hại, có những Kitô hữu trở nên yếu đuối và bác bỏ phép rửa của mình. Với những người bỏ đạo (lapsi) này, Giáo Hội khai triển tập tục thống hối có tính giáo luật, coi nó như phép rửa thứ hai, không bằng nước mà bằng nước mắt thống hối. Sau cơn đắm tầu vì tội lỗi, một thứ phao cấp cứu, chứ không phải con tầu khác, nên có sẵn cho người đang bị đắm (19).

Cũng tương tự như thế, ta có sự cứng lòng nơi các Kitô hữu (Mt 19:8) và trường hợp ngoại tình với mối gian díu thứ hai, gần như hôn nhân. Phản ứng của các giáo phụ không thống nhất. Nhưng ở một số Giáo Hội địa phương riêng rẽ, có luật phong tục (customary law) theo đó, các Kitô hữu đang sống trong mối liên hệ thứ hai lúc người phối ngẫu trước vẫn còn sống, sau một thời kỳ thống hối, được phép, nhất định không phải là con tầu thứ hai, không phải là kết hôn lần thứ hai, mà là phao cứu vớt qua việc được rước lễ. Origen vốn tường trình phong tục này và coi nó “không vô lý”. Thánh Basilêô Cả và Thánh Grêgôriô thành Nazianzus cũng đề cập tới thực hành này. Ngay Thánh Augustinô, người vốn ngặt nghèo về vấn đề này, xem ra, ít nữa trong một đoạn văn, đã không loại bỏ mọi giải pháp mục vụ. Vì quan tâm mục vụ, “để tránh điều tệ hại hơn”, các giáo phụ trên sẵn sàng dung thứ một điều tự nó không thể nào chấp nhận được. Do đó, về phương diện mục vụ, quả có việc thực hành dung thứ, nhân từ và kiên nhẫn và có đủ lý do vững chãi để cho rằng thực hành này đã được Công Đồng Nixêa (325) xác nhận, chống lại chủ nghĩa khắt khe của phái Nôvatiô (20).

Như thường lệ, các nhà chuyên môn còn đang tranh luận về các chi tiết có tính lịch sử trong các vấn đề trên, nên Giáo Hội chưa chấp nhận chủ trương nào. Nhưng, độc lập đối với các vấn đề đặc thù luôn được tranh cãi, điều rõ ràng trong căn bản là Giáo Hội luôn tìm cách vượt lên trên cả chủ nghĩa khắt khe lẫn chủ nghĩa lỏng lẻo và trong diễn trình này, nại tới tới thẩm quyền của mình để tha hoặc buộc, từng được chính Chúa ủy thác (Mt 16:19; 18:18; Ga 20:23). Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng: tôi tin phép tha tội. Nghĩa là với những ai thống hối, tha thứ là điều khả hữu. Nếu tha thứ là điều khả hữu đối với kẻ giết người, thì nó cũng khả hữu đối với kẻ ngoại tình. Thống hối và phép giải tội là cách nối kết cả hai khía cạnh lại với nhau: nghĩa vụ đối với lời Chúa và nghĩa vụ đối với lượng nhân từ vô tận của Người. Hiểu như thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ơn thánh rẻ tiền, được thông ban mà không cần hồi tâm. Đàng khác, các bí tích không phải là phần thưởng dành cho tác phong tốt hay cho một thành phần ưu tú mà loại bỏ những kẻ cần đến chúng hơn hết (EG 47).

Câu hỏi đang thách thức ta là: phải chăng con đường vượt trên chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, con đường hồi tâm vốn phát xuất từ bí tích thương xót này, tức bí tích giải tội, cũng là con đường ta có thể theo trong vấn đề này? Chắc chắn không phải trong mọi trường hợp. Nhưng nếu người ly dị và tái hôn thực sự thống hối vì đã sai phạm trong cuộc hôn nhân đầu; nếu các cam kết của cuộc hôn nhân đầu đã được thanh thỏa và việc trở lại cuộc hôn nhân ấy nhất quyết không được đặt ra; nếu một trong hai người không thể cởi bỏ các cam kết giả thiết phải có trong cuộc hôn nhân dân sự thứ hai mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi mới; nếu một trong hai người cố gắng hết khả năng mình trong việc sống cuộc hôn nhân dân sự thứ hai cho phù hợp với đức tin và dưỡng dục con cái trong đức tin; nếu một trong hai người mong được lãnh nhận các bí tích làm nguồn sức mạnh cho tình huống của mình, thì liệu ta có phải từ khước hay có thể từ khước, không cho họ lãnh nhận bí tích giải tội và rước lễ, sau một thời gian tái định hướng không?

Con đường đang bàn sẽ không phải là một giải pháp tổng quát. Nó không phải là con đường rộng dành cho quảng đại quần chúng, mà con đường hẹp chỉ dành cho một số người ly dị và tái hôn trung thực tha thiết muốn lãnh nhận các bí tích. Há không phải đây là điều cần thiết hay sao để tránh một điều tệ hại hơn có thể xẩy ra? Vì khi con cái người ly dị và tái hôn không thấy cha mẹ lãnh nhận các bí tích bao giờ, thì chúng cũng sẽ không xưng tội và rước lễ nữa. Như thế, ta có thể chấp nhận như hậu quả việc ta sẽ đánh mất thế hệ kế tiếp, và có lẽ cả thế hệ tiếp theo đó không? Phải chăng triết lý thực hành mà ta ra công duy trì xưa nay hóa ra lại phản hữu dụng đến thế hay sao?

Về phần Giáo Hội, con đường trên giả thiết phải có discretio, sự biện phân thiêng liêng, sự thận trọng mục vụ, và đức khôn ngoan. Đối với Thánh Bênêđíctô, thánh phụ của đời sống đơn tu, discretio hay biện phân là mẹ của mọi nhân đức và là nhân đức nền tảng của vị viện phụ (21). Nghĩa là cũng đúng cho cả vị giám mục nữa. Sự biện phân này không hề là một thoả hiệp rẻ tiền giữa những cực đoan của chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, mà đúng hơn, cũng giống như mọi nhân đức khác, là con đường trung dung đầy trách nhiệm và là biện pháp đúng đắn (22). Tôi hy vọng rằng trên con đường của loại discretio, loại biện phân này, trong suốt diễn trình thượng hội đồng, ta sẽ tìm được câu trả lời có thể làm chứng cho lời Chúa một cách khả tín trong các hoàn cảnh khó khăn của con người như một sứ điệp tín trung, nhưng cũng là sứ điệp thương xót, sứ điệp sự sống và hân hoan.

Kết luận

Nói như trên rồi, tôi xin trở lại với chủ đề “Tin Mừng Gia Đình”. Có lẽ ta không nên giới hạn cuộc thảo luận này vào tình huống của người ly dị và tái hôn hay nhiều hoàn cảnh mục vụ khó khăn khác chưa được nhắc tới trong ngữ cảnh này. Ta nên bắt đầu một cách tích cực, để một lần nữa khám phá và tuyên xưng tin mừng gia đình trong vẻ đẹp toàn diện của nó. Chân lý luôn thuyết phục nhờ vẻ đẹp của nó. Bằng lời nói và việc làm, ta phải giúp bảo đảm để người ta tìm được hạnh phúc đời họ trong gia đình và qua đó chứng tỏ cho các gia đình khác niềm hạnh phúc này. Một lần nữa, ta phải hiểu gia đình như giáo hội tiểu gia và biến nó thành con đường quan trọng hàng đầu cho việc tân phúc âm hóa cũng như con đường hàng đầu cho việc canh tân Giáo Hội, một giáo hội đang lên đường với dân của mình.

Con người nhân bản luôn cảm thấy thoải mái trong gia đình hay ít nhất họ tìm cách thoải mái trong một gia đình. Nơi các gia đình, Giáo Hội gặp gỡ thực tại sự sống. Do đó, các gia đình là trường hợp điển hình (test case) của việc chăm sóc mục vụ và là trường hợp điển hình nghiêm chỉnh nhất của việc tân phúc âm hóa. Gia đình là tương lai. Cả đối với Giáo Hội, nó cũng là đường dẫn vào tương lai.

Kỳ sau: Các Phụ Chương