Ngày 27-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chính anh em hãy cho họ ăn
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:22 27/07/2011
Chúa nhật XVIII TN A

“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiển ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.

Tưởng rằng sáng kiến hữu lý của mình sẽ được chấp nhận, thế nhưng các tông đồ đã phải chưng hửng trước mệnh lệnh của Thầy chí thánh: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy liệu cho họ ăn.”(Mt 14,16). Lo liệu cho đám đông gần cả vạn người này ăn ư? Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá. Mười hai thanh niên trai tráng chúng con, cộng với Thầy thì chắc gì đủ lót dạ qua đêm. Vẫn biết Thầy thường dạy chúng con sống yêu thương. Nhưng nhiều lúc đành phải chấp nhận cảnh tình “lực bất tòng tâm”.

Lực bất tòng tâm. Một chiêu thức, đúng hơn, đó là một kiểu cách biện luận để thoái thác trách nhiệm sống yêu thương. Chúa ơi, lòng con cũng muốn sống quảng đại, nhưng điều kiện vật chất còn quá hạn chế. Chúng con rất muốn nhiệt thành dấn thân phục vụ, nhưng hoàn cảnh kinh tế lại đầy khó khăn. Xin Chúa thông cảm. Những luận điệu không khác gì các tông đồ xưa vẫn có đó giữa chúng ta đó là những luận điệu của những con tim cằn khô, không vắt được một giọt ân tình nhân ái, xót thương.

May mắn thay, dù cho đầy sự hẹp hòi và vị kỷ, thì lòng các môn đệ năm xưa vẫn còn chút nể vì, vâng phục Thầy chí thánh. Khi được lệnh mang bánh, cá đến, các ngài đã vâng lệnh. Hôm ấy các tông đồ hẳn bất ngờ trước một dấu lạ vĩ đại đã xảy ra. Với cử chỉ chiếu lệ, nể vì cho qua chuyện khi đem bánh, cá đến cho Thầy thì Thầy đã hết tình đón nhận, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân chúng. Quyền năng từ trái tim đầy tràn tình yêu đã tỏ hiện. Tình yêu quyền năng của Thiên Chúa đã biến đổi hành vi bình thường, nhỏ bé của con người nên điều diệu kỳ. Với Thiên Chúa, không có sự gì là không thể. Tất cả đều ăn no và còn dư những mười hai thúng đầy bánh vụn.

Thiên Chúa là thế. Người chẳng hề câu nệ chuyện lớn bé. Miễn có cơ hội là Người chộp lấy để rộng tay ban phát ân tình, một sự thi ân không hề tính toán. “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn sàng. Dù không có tiền bạc,cứ đến mà mua mà dùng, đến mua rượu và sữa, không phải trả đồng nào… Hãy chăm chú nghe Ta, rồi các ngươi sẽ được ăn ngon, được thưởng thức cao lương mỹ vị. Hãy lắng tai, và đến với Ta thì các ngươi sẽ được sống”(Is 55,1-3). Những lời Tiên tri Isaia nói thay Thiên Chúa thật đáng phấn khởi và tràn trề hy vọng cho chúng ta.

Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Người rộng tay ban phát ân huệ cho muôn người thỏa thuê. Một chân lý xem ra khá dễ tin nhận. Tuy nhiên, bên cạnh hồng ân luôn kèm theo sứ mệnh. “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Mệnh lệnh này ban ra cho hàng giáo sĩ hay cho hàng tín hữu giáo dân? Chắc hẳn là cho tất cả những ai đã đón nhận hồng ân. “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” (Mt 10,8). Vấn đề đặt ra là chúng ta cần cho tha nhân ăn những gì?

Có thể có người viện cớ là tôi chỉ lo mặt tinh thần nên chỉ có bổn phận lo cho người ta ăn Lời Chúa. Lại có người chủ trương là cần phải lo cho tha nhân đủ đầy lương thực đời này trước đã vì “có thực mới vực được đạo”. Đã có chút lương tri và niềm tin, hẳn không một ai cạn tình, vô tâm, hành xử kiểu “giải tán – khỏe”. Tuy nhiên vẫn có đó sự né tránh hoặc thoái thác trách nhiệm khi ta chưa chu toàn mệnh lệnh của Thầy năm xưa. “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” ( Mt 4,11 ). Và ta cũng có thể nói ngược lại rằng người ta sống không nguyên bởi các món ăn tinh thần mà còn cần đến cả cơm bánh.

Cần phải biết chuyên biệt hóa, cần có sự phân công, phân nhiệm. Kẻ lo tinh thần, người lo vật chất. Một kiểu lý luận rất khoa học, nhưng dường như vẫn thiếu tình người cách nào đó. Khi sai các tông đồ, các môn đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu thường truyền dạy các ngài thực hiện các công việc là rao giảng tin mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ (x.Mt 10,1; Mc 6,13; Lc 10,1-11).

Hết lý do bào chữa thì ta cũng có thể nại đến sự hạn chế của khả năng. Nếu lo cho người ta ăn cả lương thực tinh thần lẫn vật chất thì làm sao lo cho xuể. Và vấn đề lại trở về với tâm trạng các tông đồ năm xưa. Vấn đề ấy không hệ tại ở khả năng nhưng là ở tấm lòng của ta. Lòng ta có băn khoăn, có thao thức trước cảnh tình đói khổ, nghèo túng, bị áp bức, bị lầm lạc hay đang đói khát chân lý không? Con tim của ta có cùng nhịp đập với các Nghị Phụ Công đồng Vatican II chăng? Đó là: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV số 1). Hơn nữa, lòng chúng ta có được chút niềm tin nào vào quyền năng của Đấng đầy lòng thương xót?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế bất đồng với Văn Kiện của Liên Hiệp Quốc
Vũ Văn An
04:11 27/07/2011
Theo tin Zenit ngày 25 tháng 7, Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế của các tổ chức phò sự sống đã đưa ra một sứ điệp thay thế tại một hội nghị của Liên Hiệp Quốc ở New York bàn về tuổi trẻ. Sứ điệp thay thế này nhìn nhận quyền của cha mẹ và kêu gọi phải có những chính sách mang lại lợi ích cho tuổi trẻ.

Tyler Ament, điều hợp viên của Liên Minh, đang có mặt tại New York để tham dự hội nghị hai ngày dưới danh nghĩa Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Cấp Cao về Tuổi Trẻ, một sáng kiến nhân Năm Tuổi Trẻ Thế Giới. Hội nghị này đã kết thúc vào thứ ba, 26 tháng 7, bàn về chủ đề “Tuổi Trẻ: Đối Thoại và Hiểu Biết Lẫn Nhau”.

Lúc kết thúc hội nghị, các quốc gia thành viên đã đúc kết một văn kiện chung dựa vào đóng góp của 89 tổ chức tuổi trẻ khắp thế giới. Tuy nhiên, trong một thông cáo báo chí, Ament tuyên bố rằng Liên Minh bất đồng ý kiến “với phần lớn văn kiện do các chính phủ đưa ra tại Hội Nghị Cấp Cao về tuổi trẻ” và với “các sứ điệp do các cơ quan Liên Hiệp Quốc đề xướng như quyền tính dục của tuổi trẻ và nhiều ý tưởng đáng bác bỏ khác”.

Chính vì thế, Ament và các đồng nghiệp của anh đã trình bày Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ gửi Liên Hiệp Quốc và Thế Giới, được 120,000 người ký nhận, trong đó có 57,000 người dưới 30 tuổi. Anh cho hay: “Bản Tuyên Bố về Tuổi Trẻ nhìn nhận quyền của cha mẹ và kêu gọi các nhà làm chính sách trở về với những điều căn bản và từ bỏ những ý tưởng nguy hiểm có hại cho tuổi trẻ”.

Bản tuyên bố này đã được soạn thảo vào năm ngoái tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Leon, Mexico, nhấn mạnh tới 8 giá trị chủ yếu như gia đình, quyền sống, và tính dục dựa trên việc hiểu đúng đắn về con người. Liên Minh Tuổi Trẻ Quốc Tế là một nhóm người trẻ khắp thế giới với cương lĩnh cho rằng con người nhân bản được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, có tính tương quan bẩm sinh, và được mời gọi sống một đời sống có mục đích và ý nghĩa.

Liên Minh đã tổ chức nhiều biến cố trùng hợp với Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc, trong đó, có Ngày Đào Tạo Tuổi Trẻ kéo dài suốt Chúa Nhật vừa qua kết thúc với Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên HIệp Quốc, chủ tế, và một buổi canh thức tại Dag Hammarskoldj Plaza.

Ngày 25 tháng 7, Liên Minh tổ chức một biến cố bên lề biến cố của LHQ, do Sứ Bộ của Tòa Thánh tại LHQ bảo trợ, gọi là “Tuổi Trẻ Bảo Vệ và Cổ Vũ Nhân Phẩm”. Rồi ngày thứ Ba, một buổi hòa nhạc với ban nhạc rốc Scythian tại khu Manhattan đã kết thúc chương trình của Liên Minh cạnh Hội Nghị của LHQ.

Tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống

Sau khi khẳng định rằng vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người nhân bản có một phẩm giá nội tại, bản tuyên bố của Liên Minh tin rằng: tuổi trẻ là điêu khắc gia lên khuôn trọn cuộc sống. Họ là tương lai nhân loại và vì thế họ luôn vươn lên vì ích chung, một sự đổi mới tích cực cho xã hội, một sự triển nở lành mạnh cho cả gia đình nhân loại.

Các nguyên tắc sau đây luôn hướng dẫn họ trong ý hướng trên:

1. Tuổi trẻ là những hữu thể có tương quan, được đào tạo trong gia đình, có cha mẹ và các thành viên khác, chứ không phải những cá thể biệt lập. Liên Minh nhất trí với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi gia đình là đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo vệ.

2. Cha mẹ là những nhà giáo dục đệ nhất đẳng của người trẻ. Liên Minh đồng ý với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, coi cha mẹ có quyền trước nhất giáo dục con cái họ và trong tư cách ấy phải được trợ giúp để cung cấp cho người trẻ nền giáo dục luân lý, tôn giáo, tri thức, thực tiễn và thể lý.

3. Quyền của tuổi trẻ đặt căn bản trên khả năng phát triển của họ. Thời trẻ là thời chủ yếu để phát triển, trong đó, quyền đưa ra quyết định của tuổi trẻ phải tiến triển tùy theo mức chín chắn và theo Qui Ước Quyền Trẻ Em, phải được cân bằng với quyền của cha mẹ (xem Convention on the Rights of the Child, Article 5).

4. Quyền sống là quyền bất khả xâm phạm, từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên. Trong hai thế hệ vừa qua, nhiều người trẻ đã sinh ra trong các xã hội không tôn trọng quyền sống trước khi sinh ra. Chúng tôi coi mình là người sống sót chỉ vì đã được sinh ra. Chỉ có thể có công lý và hoà bình chân thực trong xã hội, nếu ta biết phục hồi việc bảo vệ sự sống cách thích đáng về luật pháp (Xem Convention on the Rights of the Child, Preamble and Article 6).

5. Tuổi trẻ góp phần vào phát triển và nhân dụng. Là chìa khóa cho tương lai, tuổi trẻ phải là tâm điểm của phát triển. Tuổi trẻ là tuổi để biện phân tài năng có thể sử dụng suốt đời về sau.

6. Phải tôn trọng lối hiểu thích đáng về tính dục và các liên hệ lành mạnh. Khi học hỏi và gặp gỡ tính dục tự nhiên của họ, tuổi trẻ phải được thấm nhuần một cảm thức trách nhiệm và tự trọng. Việc phát biểu tính dục trọn vẹn và thích đáng chỉ có thể thể hiện trong một cam kết suốt đời, không vị kỷ và toàn diện, một cam kết bắt nguồn từ định chế hôn nhân tự nhiên giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

7. Đàn ông và đàn bà có căn bản trong tự nhiên. Giống mọi thành viên khác trong gia đình nhân loại, người trẻ được dựng nên có nam có nữ. Dù đàn ông và đàn bà hoàn toàn bằng nhau, nhưng mỗi phái có những đặc điểm độc đáo và bổ túc cho nhau. Phái tính không phải là sản phẩm của xã hội, sinh ra đã là nam hay nữ rồi (Xem Rome Statute of the International Criminal Court, Article 7 ).

8. Phải bảo vệ tuổi trẻ chống lại các lợi dụng của tội ác. Mọi con người nhân bản, nhất là người trẻ, phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức lợi dụng. Cách riêng, họ phải được bảo vệ khỏi cảnh bị bóc lột và buôn bán để lao động khổ sai, buôn bán tình dục, nô lệ và làm lính đánh thuê.

Cổ vũ các giá trị, bênh vực sự sống tại Liên Hiệp Quốc

Nhân dịp này, Đức Tổng GM Francis Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh bên cạnh LHQ, đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn. Ngài cho rằng một trong những thách đố chính của Sứ Bộ Toà Thánh cạnh LHQ là cổ vũ các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo trong một môi trường luôn tìm cách hạ thấp các giá trị đó. Ngài tuyên bố như thế trong ngữ cảnh Hội Nghị Cấp Cao của LHQ về tuổi trẻ, họp tại New York mấy ngày qua.

Được hỏi Sứ Bộ của Toà Thánh đã chuẩn ra sao cho Hội Nghị Cấp Cao về Tuổi Trẻ tại LHQ, Đức TGM Chullikatt đã trả lời: Tuổi trẻ bao giờ cũng có tầm quan trọng lớn đối với Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo. Đức Gioan Phaolô II đã lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nay ta chỉ bước chân theo ngài. Sứ Bộ luôn nhấn mạnh tới việc phải đầu tư nhiều vào tuổi trẻ, vì họ là tương lai của Giáo Hội, của quốc gia, của xã hội và của cả gia đình nhân loại. Về hội nghị giới trẻ thế giới tại New York, Sứ Bộ đã có cuộc gặp gỡ chuẩn bị với Hội Truyền Giáo Identes. Có tất cả 500 người trẻ tới LHQ, tổ chức thành từng nhóm, như những gia đình, để chuẩn bị không những tham dự Hội Nghị của LHQ mà còn cho cả Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Madrid nữa.

Trong cuộc họp chuẩn bị này, các người chủ đạo là chính các người trẻ. Họ thuật lại chính kinh nghiệm sống đức tin Công Giáo và việc làm chứng đức tin cho thế hệ của họ, cho các bạn đồng trang đồng lứa với họ, và cho thế giới nói chung. Họ cũng giãi bày các hoài mong và hy vọng chất chứa trong tâm hồn họ. Cảnh tượng ấy hết sức tươi đẹp và xây dựng.

Về hoài mong đối với Hội Nghị cấp cao của LHQ về tuổi trẻ, Đức TGM Chullikatt cho biết: ai cũng muốn đứng về phía giới trẻ. Theo ngài, LHQ muốn nói với giới trẻ rằng họ là những người tích cực trong việc xây dựng một tương lai tươi đẹp hơn cho nhân loại. Bởi vậy, LHQ mời họ tới để xây dựng một cuộc đối thoại giữa các quốc gia, các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Sở dĩ người trẻ được coi là người chủ động của đối thoại vì họ không muốn thấy một thế hệ bị tách biệt khỏi thế giới ngày nay và tách biệt khỏi tương lai. Nhưng điều thiếu ở hội nghị của LHQ là họ không chú trọng nhiều tới các giá trị chân thực mà người trẻ cần phải có và cần được biết. Muốn cho họ xây dựng được một cuộc đối thoại hữu ích, cần phải cho họ biết trước các giá trị chân thực cho đời học bây giờ và mai sau. Không có việc chuẩn bị như thế, cuộc đối thoại sẽ không tiến xa bao nhiêu.

Bởi thế, Đức TGM Chullikatt tỏ ra dè dặt đối với chính cuộc hội nghị, vì nó không được tiến hành cách thích đáng. Đem người trẻ lại với nhau và giữ họ lại trong 2, 3 ngày, dĩ nhiên là điều tích cực, nhưng khó có hiệu quả lâu dài. Ngài muốn LHQ theo gương diễn trình chuẩn bị Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid. Giáo Hội Công Giáo tiến hành diễn trình này ở nhiều bình diện: bình diện gia đình, bình diện giáo xứ, bình diện giáo phận, bình diện quốc gia rồi mới tới bình diện quốc tế. Đó là loại đào tạo đang được Giáo Hội thực hiện cho giới trẻ. Rất tiếc, LHQ đã không theo diễn trình này. Cần phải nhấn mạnh điều này: nếu bạn giúp người trẻ xây dựng một cá tính mạnh dựa trên các giá trị và nguyên tắc nòng cốt, là bạn đã đặt họ vào con đường đúng đắn tiến về tương lai. Không làm việc ấy, là bạn chưa thực sự phục vụ giới trẻ. Ở LHQ, người ta thường chỉ thích những màn trình diễn lớn, ít khi chú ý tới thực chất.

Sứ Bộ đóng góp những gì cho giới trẻ tại LHQ? Đức TGM Chullikatt trả lời rằng: chúng tôi có các tổ chức giới trẻ Công Giáo phi chính phủ và Liên Minh Giới Trẻ Thế Giới; họ rất gần gũi với Sứ Bộ của Tòa Thánh, và chia sẻ các giá trị mà chúng tôi vẫn đại diện cho. Chúng tôi còn có nhiều tổ chức Công Giáo khác nhau ở cấp giáo xứ và giáo phận; chúng tôi nói với họ về hội nghị của LHQ, khuyến khích họ tham dự: dù không nhiều so với tuổi trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta vẫn nên hiện diện ở đấy. Sự hiện diện này ít nhất cũng cho mọi người thấy tận mắt Giáo Hội cũng muốn là thành phần của tuổi trẻ quốc tế, chứ không phải người bàng quan, và trong các điều tuổi trẻ thế giới dự định làm, cũng có những người trẻ Công Giáo đóng góp ý kiến.

Phái đoàn của Tòa Thánh sẽ lên tiếng cho giới trẻ Công Giáo sau khi tham khảo họ. Phái đoàn cũng muốn đem tiếng nói của giới trẻ Công Giáo tới LHQ và tới các quốc gia hội viên để họ thấy rằng không phải chỉ có các người trẻ do LHQ tham khảo mà còn có một thế giới tuổi trẻ của Công Giáo và các giáo hội Kitô Giáo khác muốn bày tỏ quan điểm nữa.

Đối với một số nghị trình đang bị áp lực đưa ra tại LHQ, Giáo Hội Công Giáo có quan điểm như thế nào? Đức TGM Chullikatt cho hay: đầu tiên và quan trọng hơn cả là vấn đề sự sống, quyền sống, quyền mà quan điểm của LHQ không đáng hoan nghênh bao nhiêu. Mới đây, đã có hội nghị cấp cao về HIV/AIDS. Trong tuyên bố chính trị, mặc dù Tòa Thánh có nhiều dè dặt, họ vẫn duy trì việc giáo dục sinh lý cho học sinh tiểu học; và việc các em được độc lập đối với cha mẹ. Các nước hội viên không muốn nhìn nhận quyền của cha mẹ và bất cứ hạn chế nào cho việc lui tới các cơ sở phá thai, cung cấp bao cao xu… Nếu đó là loại tuổi trẻ được LHQ cổ vũ xây dựng, thì bạn đủ thấy tương lai thế giới sẽ đi về đâu. Bất hạnh thay, các giá trị đạo đức, luân lý và tôn giáo, hết sức chủ yếu, đều không phải là quan tâm của LHQ. Đó chính là thách đố lớn cho Sứ Bộ của Tòa Thánh và cho cả Giáo Hội nói chung.

Sứ Bộ gặp nhiều trở ngại trong cố gắng thương thảo tại LHQ. Vì ở đó, bất chấp nền ngoại giao đa phương, ngay các vấn đề luân lý và đạo đức cũng bị chính trị hóa. Nên rất nhiều khi, chính trị mới là tiếng nói sau cùng. Dù thế, Sứ Bộ luôn cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của một số quốc gia. Malta, Ba Lan, San Marino giúp Sứ Bộ khá nhiều và hiện Sứ Bộ đang được sự ủng hộ của Hung Gia Lợi.

Một số quốc gia Hồi Giáo cũng giúp Sứ Bộ trong các vấn đề sự sống, gia đình, đào tạo giới trẻ và quyền của cha mẹ… Đây là một diễn trình chậm chạp nhưng ít nhất nó cũng đã bắt đầu khởi động, khiến Sứ Bộ đã thực hiện được nhiều bước chập chững, hy vọng sẽ đạt được một số kết cục thỏa đáng.

Về nội dung Hội Nghị của LHQ về giới trẻ, Đức TGM Chullikatt cho hay: các quốc gia hội viên gặp nhau để bàn về Qui Ước Quyền Trẻ Em. Tuy nhiên, phần lớn công việc được thực hiện tại Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva. Ngoài ra còn có vấn đề phá thai mà nhiều cơ quan LHQ và một số nước hội viên bóng bẩy gọi là “quyền tính dục và sinh sản”. Sứ Bộ muốn nói với giới trẻ rằng giết hại hài nhi sẽ không giải quyết được nạn đói trên thế giới, mà phải đầu tư vào trẻ em và người trẻ. Họ mới là tài nguyên chân thực và mỗi con người nhân bản đều có tiềm năng lớn lao. Cộng đồng quốc tế nên giúp họ phát triền tiềm năng ấy để mỗi con người nhân bản có thể đóng góp phần mình cho toàn thể nhân loại. Đầu tư vào giới trẻ, ta cũng sẽ cải tổ xã hội và xây dựng thịnh vượng cho xã hội, chứ không phải loại bỏ người trẻ.

Sứ Bộ cũng cố gắng thuyết phục người trẻ tranh đấu cho sự sống của những người trẻ khác sắp sửa thay thế họ sau này. Do đó, người trẻ cũng phải có tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề quyền sống nữa, như một nhắc nhở để họ nhớ rằng họ có mặt ở đây hôm nay là nhờ cha mẹ họ muốn họ được sinh ra chứ không bị giết trong bụng mẹ, và nếu họ có cơ may được sống, thì họ cũng phải tranh đấu cho người khác có cơ may được sống.

Rồi quyền giáo dục, phát triển và hòa bình, đều là những vấn đề quan trọng, cần được thảo luận với người trẻ để họ xây dựng tương lai họ trong sự tôn trọng quyền của cha mẹ, vì các ngài là người hướng dẫn đầy kinh nghiệm của họ. Hơn nữa, các ngài còn là những người quan tâm chăm sóc họ nữa.

Trong khi ấy, LHQ cho rằng đứa trẻ phải được hoàn toàn tự do tự quyết định lấy, không cần cha mẹ. Quả đáng lo ngại khi thấy những điều này xẩy ra tại LHQ. Nếu ta đứng ngoài diễn trình xây dựng một quốc gia, ta sẽ mất hẳn cả một thế hệ, ta không thể tự cho phép mình làm điều này. Mất một thế hệ là mất cả một phần tương lai mà đáng lẽ ra ta phải chăm sóc. Ta có trách nhiệm lớn trong việc này. Sứ Bộ chia sẻ trách nhiệm tại LHQ, mọi người phải lãnh trách nhiệm của mình tại gia đình, giáo xứ, giáo phận và xã hội. Nếu dưỡng dục con cái bằng các giá trị chân thực mà bạn vốn đại diện cho, bạn sẽ có một xã hội lành mạnh và thịnh vượng để tự hào.
 
Nepal: Các Kitô hữu được tính đến trong điều tra dân số
Phạm Kim An
08:59 27/07/2011
Nepal: Các Kitô hữu được tính đến trong điều tra dân số

ROMA - Lần đầu tiên, các Kitô hữu được tính đến thật sự trong cuộc điều tra dân số ở Nepal, theo Eglises d’Asie (Các giáo hội châu Á), cơ quan thông tin của Hội Truyền giáo Paris (MEP).

Ngày 17-7, Cục Thống kê Trung ương Nepal (CBS) đã thông báo rằng đã tiếp nhận, một tháng sau khi khởi động cuộc điều tra dân số, các dữ liệu đủ để nhằm công bố một báo cáo sơ bộ trong tháng 10-2011, và ước tính dân số Nepal là khoảng 28,5 triệu người.

Cuộc điều tra dân số lần thứ 10 của Nepal được sống như một bước ngoặt quyết định của đất nước, trong giai đoạn hoàn thành Hiến pháp. Ông Bhim Suwala, giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Dân số của Đại học Tribhuvan, nói: “Các chỉ số kinh tế xã hội, mà cuộc điều tra cung cấp, sẽ cho phép chỉ định các đơn vị mới của liên bang".

Hơn 35.000 nhân viên và 8.500 người giám sát đã được huy động để đi đến từng nhà các hộ của khu vực, huyện, và Ủy ban phát triển thôn làng (VDC), một đơn vị hành chính ở thành phố. Lần đầu tiên, họ sẽ thu thập các dữ liệu như giới tính, tuổi tác, sắc tộc, tiếng mẹ đẻ, khu vực hoạt động, nơi sinh, đẳng cấp, tôn giáo nào, nhưng cũng có thể ghi là “không tôn giáo”. (Zenit 26-7-2011)

Phạm Kim An
 
Phát ngôn viên của các Giám Mục Pháp: Chúng ta đều là người Na Uy
Nguyễn Trọng Đa
09:02 27/07/2011
Chúng ta đều là người Na Uy

Phát ngôn viên của các Giám mục Pháp nhớ đến nạn nhân cuộc tấn công ở Oslo

ROMA - Chúng tôi công bố dưới đây bài viết của phát ngôn viên Hội đồng Giám mục Pháp, Đức Giám mục Bernard Podvin. Ngài nhớ đến các nạn nhân của hai vụ khủng bố ở Oslo. Với tiêu đề "Chúng ta đều là người Na Uy," bài được đăng trên trang web của Giáo Hội Công Giáo tại Pháp (Eglise catholique en France).

Khi vụ thảm sát khủng khiếp ở Oslo tạo ra sự hiểu lầm và nước mắt, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi nhà thờ chính tòa nhất trí khóc thương con cái mình, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi bạo lực mù quáng không có tiếng nói cuối cùng, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi sự cuồng tín là không xứng đáng xưng mình thuộc một tôn giáo, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi ĐTC Biển Đức XVI cầu xin người ta mở cửa hòa bình, ở mọi nơi trên hành tinh, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi những người thiện tâm đứng lên trong thử thách, và đưa tay ra cho sự thật nhiều hơn, chúng ta đều là người Na Uy.

Khi một hành động, dù một mình hay không, tỏ lộ sự mong manh của cuộc đời chúng ta, chúng ta đều là người Na Uy.

Cùng với triết gia Paul Ricoeur, xin lặp lại: "Sự dữ, dù cực đoan đến mấy, sẽ không thể sâu đậm hơn sự thiện được”.

Đức Giám mục Bernard Podvin

Phát ngôn viên các Giám mục Pháp

Ngày 26-7-2011 (Zenit 26-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Sri Lanka: Giáo Hội có thể giúp đỡ việc hòa giải
Phạm Kim An
09:03 27/07/2011
Sri Lanka: Giáo Hội có thể giúp đỡ việc hòa giải

Người Công giáo có mặt ở cả hai nhóm cựu thù

ROMA - Mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong dân số Sri Lanka, Giáo Hội Công Giáo có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc tái thiết Sri Lanka, và giúp chữa lành vết thương của đất nước này, sau nhiều năm dài nội chiến làm hơn 100.000 người thiệt mạng, theo lời Đức Hồng y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Colombo, nói với Tổ chức quốc tế ‘Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn’ (AED).

Ngài nói, Người Công giáo có "một vị thế rất quan trọng" để giúp thúc đẩy hòa giải giữa hai nhóm sắc tộc trong cả nước.

Theo Đức Hồng y Ranjith, sau hơn 20 năm chiến tranh, Giáo hội có thể giúp khôi phục lòng tin giữa người Sinhalese và người Tamil, vì người Công giáo có mặt trong cả hai cộng đồng này.

Ngài nói, một người Sinhalese hay một người Tamil, là trước tiên một Kitô hữu, với một số nguyên tắc cần tôn trọng.

Ngài đoan chắc: ‘"Nếu chúng ta áp dụng các nguyên tắc này một cách công bằng, không thiên vị, chúng ta có thể xây dựng cầu nối giữa các chia rẽ".

Đối với Đức Tổng Giám Mục của Tổng giáo phận Colombo, các sáng kiến tôn giáo, chẳng hạn như cuộc hành hương tới đền thánh Đức Mẹ Madhu, được hai nhóm người thường xuyên đến hành hương,có thể giúp đoàn kết người dân trong cả nước. Các Kitô hữu có thể làm một "chất xúc tác", làm “gương” để cho thấy rằng trong tôn giáo của chúng ta, mọi người có thể sống nhau với nhau".

Ngài nhấn mạnh: “Thay vì nói nhiều, chúng ta phải thể hiện trong thực tế, cho thấy cách người ta sống chung hòa bình với nhau ra sao”.

Đức Hồng Y cảm ơn Tổ chức quốc tế ‘Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn’ (AED), trong và sau cuộc nội chiến, chẳng hạn hỗ trợ các chủng sinh, giáo lý, bằng cách giúp đỡ tài chính để mua sắm dụng cu học đường cho các Kitô hữu, giúp đỡ các linh mục và tham gia vào việc tái thiết các cơ sở tôn giáo bị hư hỏng vì chiến tranh.

Tổ chức quốc tế ‘Trợ giúp cho Giáo hội thiếu thốn’ (AED) cũng đã can thiệp vào việc trợ giúp những người di tản trong cuộc xung đột. Theo Đức Hồng y, 25.000 người vẫn còn sống trong trại tạm cư. (Zenit 26-7-2011)

Phạm Kim An
 
Phỏng vấn tác giả cuốn “Em tôi, Giáo hoàng”: Bí mật gia đình Ratzinger
Nguyễn Trọng Đa
09:08 27/07/2011
Bí mật gia đình Ratzinger

Phỏng vấn tác giả cuốn “Em tôi, Giáo hoàng”

ROMA – Còn nhiều điều cần học biết về tiểu sử và tâm hồn của Giuse Ratzinger (tức ĐTC Biển Đức XVI). Và người duy nhất có chìa khóa cho các bí mật này là bào huynh của ĐTC, Đức ông Georg.

Nhiều điều sẽ được tỏ lộ trong cuốn sách "Mein Bruder, der Papst" (Em tôi, Giáo Hoàng) sắp xuất bản, vốn là bản tóm tắt một cuộc phỏng vấn của sử gia kiêm nhà văn Michael Hesemann với Đức Ông Georg Ratzinger.

Bào huynh Ratzinger kể chuyện với nhà sử học tại Regensburg, Đức, và cuộc trò chuyện của họ làm đầy 256 trang. Sách sẽ được nhà xuất bản Herbig phát hành hoàn chỉnh, với nhiều bức ảnh gia đình, ở Munich trong tháng Chín tới, ngay trước chuyến thăm quê hương Đức của ĐTC.

Zenit đã nói chuyện với Hesemann về cuộc phỏng vấn này.

Zenit: Ông có nghĩ rằng cuốn sách này sẽ giúp hiểu rõ hơn về ơn gọi Giuse Ratzinger?

Hesemann: Thật sự đây là mục đích của cuốn sách, được viết nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền chức linh mục của Đương kim ĐTC và của bào huynh của Ngài là Đức Ông Georg Ratzinger. Cuốn sách này cho thấy "sự nghiệp" đáng kinh ngạc và hoàn toàn không chủ ý của Ngài theo một loại kế hoạch ẩn, mà bạn chỉ có thể gọi là việc Chúa Quan Phòng. Khi tôi đến thăm Trường Truyền giáo Emanuel tại Altoetting, đền thánh Đức Mẹ vốn là trung tâm điểm trong cuộc sống thời đầu của Giuse Ratzinger, tôi nghe khẩu hiệu của họ: "Hãy cho tất cả, để nhận nhiều hơn". Và đây chính là nguyên tắc mà Ngài tuân theo: Ngài luôn luôn cho đi tất cả mọi thứ, Ngài đã cố gắng phục vụ Chúa với tất cả khả năng của mình, và nhận được nhiều hơn so với điều Ngài tưởng tượng hoặc mong muốn.

Zenit: Có các tiết lộ mới về cuộc đời của Giuse Ratzinger không? Và cả Georg Ratzinger nữa?

Hesemann: Có, tất nhiên. Trong cuốn sách này, bạn sẽ biết được các chi tiết thân mật nhất về cuộc sống gia đình của các ngài. Và một lần nữa, chúng tôi có một khẩu hiệu mô tả rõ ràng: "Gia đình cùng cầu nguyện là gia đình đoàn tụ”. Gia đình Ratzinger đã trở thành một loại thành trì chống lại tất cả thủy triều của các thời điểm bão tố, kể cả sự tàn bạo của chế độ Đức quốc xã và sự kinh hoàng của chiến tranh, và nó trở nên mạnh mẽ vì lòng đạo đức mạnh mẽ và đời sống đạo mãnh liệt của các thành viên gia đình. Đặc biệt ngày nay, trong một thời kỳ khi rất nhiều gia đình bị xé thành từng mảnh, bởi các vấn đề gia đình và ly hôn, gia đình Ratzinger có thể được xem như là một hình mẫu cho một đời sống gia đình hạnh phúc. Bí quyết của các ngài là một gia đình sống theo Thiên Chúa, biến gia đình của mình thành một tế bào cơ bản của Giáo Hội. Nếu có nhiều gia đình giống như vậy, chúng ta sẽ không thiếu các ơn gọi!

Zenit: Đâu là các bất ngờ thấy được qua cuộc trò chuyện của ông với bào huynh của ĐTC?

Hesemann: Có nhiều bất ngờ, nhưng bất ngờ lớn nhất là con đường chính trực, nhưng đôi khi không lường trước, dẫn Biển Đức đến Ngai tòa Thánh Phêrô. Ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của Ngài chính là lễ truyền chức linh mục cho Ngài ngày 29-6-1951, khi Ngài cảm thấy mình có thể trao đi thật nhiều cho mọi người, trong khi Ngài cho phép Thánh Thần Chúa hoạt động qua Ngài. Ngài đã rất hạnh phúc khi Ngài chỉ là một giáo sĩ nhỏ tại một giáo xứ Munich! Nhưng sau đó, nhờ trí thông minh trỗi vượt của Ngài, Ngài đã được thúc đẩy trở thành một giáo sư thần học, và Ngài rất thích việc dạy học. Ngài không muốn trở thành một Giám mục, và nhiều người khác đã phải khuyến khích Ngài, sau khi ĐTC Phaolô VI phong Ngài làm Tổng giám mục mới của tổng giáo phận Munich. Khi ĐTC Gioan Phaolô II gọi Ngài về Roma, Ngài đã tìm thấy nhiều lý do đủ để ở lại Bavaria, và một lần nữa, một người khác là chính ĐTC Gioan Phaolô II đã phải lôi kéo Ngài: “Munich là quan trọng, nhưng Roma còn quan trọng hơn".

Cuối cùng, trong khi Ngài đang mơ ước nghỉ hưu, dành nhiều thời gian với bào huynh của mình và viết một số cuốn sách – thì Ngài được bầu làm ĐTC. Điều này thực sự nhắc nhở tôi về Thánh Phêrô và những lời này của Chúa chúng ta: ".. anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn" (Ga 21:18). Lẽ tất nhiên câu này là một sứ ngôn mô tả cuộc tử đạo của Hoàng tử các Tông Đồ. Nhưng nó cũng là rất tốt để mô tả những gì xảy ra với Giuse Ratzinger. Nhưng nếu bạn theo dõi cuộc đời của Ngài, bạn sẽ nhận ra là "ai đó" đã chuẩn bị Ngài cho Ngai tòa Phêrô ngay từ đầu. Tất cả là công việc của Chúa!

Tuy nhiên, một bất ngờ khác là cách thức gia đình Ratzinger phản đối Đức quốc xã một cách vô điều kiện ngay từ đầu. Thân phụ cậu bé, Joseph Ratzinger Sr, là độc giả thường xuyên, thậm chí đã đăng ký mua báo dài hạn, của tờ báo Công giáo cực đoan chống Đức Quốc xã, "Der gerade Weg" (Con đường chính trực), mà vị tổng biên tập Fritz Michael Gerlich là một trong các vị tử đạo Công giáo đầu tiên thời Đức Quốc xã. Thân phụ Ratzinger là một chỉ huy cảnh sát của thị trấn nhỏ Tittmoning, và ông đã gặp rắc rối nghiêm trọng ngay cả trước khi Đức Quốc xã nắm chính quyền, bởi vì ông đã chặn đứng các cuộc họp của thành viên Đức Quốc xã, và đối mặt với mật vụ Đức Quốc xã nhiều lần. Cuối cùng, ông đã buộc phải từ chức và tiếp tục việc phục vụ của mình trong ngôi làng nhỏ Aschau.

Việc Georg và Giuse nhập chủng viện, quyết định của hai người để trở thành linh mục Công Giáo, tại thời điểm đó, là một sự bác bỏ công khai Đức Quốc xã, vốn mạnh mẽ khủng bố Giáo Hội. Hai Ngài phải chịu đựng sự nhạo báng và phân biệt đối xử, vì quyết định này. Và các Ngài vẫn tuân theo lương tâm của mình. Thân phụ Ratzinger, chỉ có lương hưu ít ỏi tại thời điểm đó, từ chối tất cả các lợi lộc tài chính của một đảng viên đảng Quốc xã, và ngay cả thiếu niên Giuse Ratzinger cố gắng tránh tham gia Đoàn thanh niên Hitler, ngay cả khi pháp luật Đức buộc giới trẻ gia nhập tổ chức này. Ngài không tham gia, và khi Ngài bị buộc đi lính, Ngài có lần đào ngũ, và chỉ có phép lạ che chở Ngài khỏi bị bắt giữ khi các người đào ngũ bị truy lùng.

ZENIT: Âm nhạc có vai trò nào trong cuộc đời của Georg? Và trong cuộc đời của Giuse?

Hesemann: Âm nhạc luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của gia đình Ratzinger. Thân phụ đã không chỉ hát trong ca đoàn giáo xứ, mà còn chơi đàn tam thập lục (zither), một nhạc cụ phổ biến trong âm nhạc dân gian Bavarian. Thân mẫu đã từng là một quản gia của một nhạc trưởng, và cũng tiếp xúc với âm nhạc cổ điển ở độ tuổi khá trẻ. Vì vậy, khi Georg phát hiện ra tài năng âm nhạc lớn của mình, Ngài được cha mẹ khích lệ. Ngài bị thu hút bởi một người có chiếc đàn phong cầm, do đó thân phụ đã mua một cây đàn, và Ngài chơi đàn giỏi khi Ngài mới 10 tuổi, linh mục quản xứ của Ngài đề nghị Ngài chơi đàn trong Thánh Lễ dành cho học sinh vào các ngày trong tuần.

Giuse chia sẻ tình yêu này cho âm nhạc, và có giáo viên âm nhạc dạy Ngài chơi đàn phong cầm và dương cầm, khi Ngài còn trẻ tuổi, và đến nay, khi là ĐTC, Ngài vẫn chơi đàn dương cầm khi thời gian cho phép. Ngài thích nhạc cổ điển, đặc biệt là Mozart, sau khi hai anh em Ratzinger cố gắng tham dự lễ hội Salzburg một lần, và lắng nghe một số buổi hòa nhạc quan trọng. Mỗi khi có dịp Georg Ratzinger đến thăm bào đệ, ĐTC Biển Đức XVI thường yêu cầu anh trai chơi đàn piano cho mình nghe, và Ngài rất thích thú.

Zenit: Ông có thể mô tả phần nào tâm hồn Georg Ratzinger không?

Hesemann: Nói các trung thực, tôi rất thích mỗi lần gặp Ngài. Ngài có một trái tim vàng. Tôi hiếm khi gặp một người đàn ông rất khiêm tốn, rất thân thiện và nhiệt tình như Ngài. Đồng thời, tôi có ấn tượng về trí nhớ của Ngài, mà Ngài chia sẻ rõ ràng với bào đệ của Ngài. Ngài là một người vĩ đại và tuyệt vời, và chắc chắn không chỉ là "bào huynh của ĐTC", bởi vì Ngài có một sự nghiệp ấn tượng riêng, là giám đốc và là nhạc trưởng của "Regensburger Domspatzen” (Ca đoàn nhà thờ Regensburg) nổi tiếng thế giới, dàn đồng ca nam thiếu nhi của nhà thờ chính tòa, đã từng lưu diễn ở Nhật, Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Ngài cũng là một nhà soạn nhạc tài năng. Nhưng trước hết, Ngài là một con người tuyệt vời và một linh mục có tâm hồn lớn, một đức tin sâu xa vào Thiên Chúa, và một cảm thức tốt và lành mạnh của tính hài hước. (Zenit 26-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tòa Thánh và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao
Lã Thụ Nhân
17:30 27/07/2011
Tòa Thánh và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao

Vatican City (AsiaNews) - Tòa Thánh và Malaysia "mong muốn thăng tiến mối quan hệ hữu nghị lẫn nhau", hai bên đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao. Lời tuyên bố được Tòa Thánh đưa ra hôm 27/07 xác nhận những gì đã được thiết lập vào ngày 18 tháng Bảy trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Najib Razak Bin Abdul với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và tuyên bố rằng mối quan hệ sẽ được đặt ở mức cao nhất với một Sứ thần của Tòa Thánh và một Đại từ Malaysia.

Tuyên bố đưa ra trong dịp này cũng nói đến "cuộc hội đàm thân mật" với những phát triển tích cực trong quan hệ song phương đã được đề cập và đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Tòa Thánh. "Tình hình chính trị và xã hội trên thế giới và ở lục địa Á Châu đã được xem xét, đặc biệt nhắc đến tầm quan trọng của đối thoại văn hóa và liên tôn nhằm thúc đẩy hòa bình, công lý và sự hiểu biết hơn giữa các dân tộc".

Malaysia là quốc gia đa số Hồi giáo, Kitô hữu chỉ chiếm hơn 6% (với một nửa là Công giáo) của hơn 27 triệu dân.

Malaysia là nhà nước thứ 179 có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Tòa Thánh cũng có mối kết giao với PLO, Cộng đồng Âu Châu và Order of Malta.
 
Top Stories
Vietnamese Blogger ''Loses Arm'' In Prison
Amnesty International
17:11 27/07/2011
AMNESTY INTERNATIONAL URGENT ACTION
VIETNAMESE BLOGGER "LOSES ARM" IN PRISON

Imprisoned blogger Nguyen Hoang Hai, known as Dieu Cay, has “lost his arm,” according to a security official at the prison investigation office. No further information has been given and requests to meet with Hai continue to be denied. He has not been seen by his family or lawyer since October 2010.

Prisoner of conscience Nguyen Hoang Hai completed a two-and-a-half-year prison sentence on politically motivated charges of tax fraud in October 2010. Instead of releasing him, the authorities told his family that he was being held for investigation for “conducting propaganda” against the state. The authorities have rejected repeated requests from his family and lawyer to visit him and provide food and medicines.

On 5 July, his wife again went to the prison where he was last detained to try to see him, and to deliver food for him. She spoke with a security official, who told her that Nguyen Hoang Hai had “lost his arm,” but provided no further information, and gave no answer to her request to meet with her husband.

Nguyen Hoang Hai is the co-founder of the independent Free Vietnamese Journalists’ Club, formed in 2007; has written articles critical of China’s foreign policies with regard to Viet Nam; and taken part in peaceful protests. He had publicly criticized government policies before his arrest in April 2008 and spoke out for human rights in Viet Nam in his blogs. Amnesty International considers him a prisoner of conscience, detained for the peaceful exercise of his right to freedom of expression.

Prison conditions in Viet Nam are generally harsh. With poor food and limited health care, prisoners are reliant on additional supplies from their families. In 2009 Nguyen Hoang Hai was held incommunicado for several months after being transferred to a prison further from his home in Ho Chi Minh City, making it difficult for his family to visit him. Political prisoners held incommunicado are particularly vulnerable to torture and ill-treatment.

ADDITIONAL INFORMATION
Freedom of expression, association and assembly are severely restricted in Viet Nam. The authorities routinely harass and imprison peaceful activists who criticise government policies and advocate greater freedoms, in order to silence them. Dozens of prisoners of conscience, including bloggers, lawyers, writers, labour activists, business people, and supporters of opposition groups, are serving long prison terms under legislation which criminalizes peaceful dissent.

Please write immediately in English or your own language:
n Demanding that the authorities urgently provide information on the whereabouts and physical wellbeing of Nguyen Hoang Hai, especially details of how he "lost an arm," as an official told his wife on 5 July;
n Demanding that they release Nguyen Hoang Hai immediately and unconditionally;
n Urging them to give him access to his family, a lawyer of his choice and any medical attention he may require.

PLEASE SEND APPEALS BEFORE 7 SEPTEMBER 2011 TO:

Minister of Public Security
Le Hong Anh
Ministry of Public Security
44 Yet Kieu Street
Ha Noi, Viet Nam
Fax: +844 3942 0223
Salutation: Dear Minister


Minister of Foreign Affairs
Pham Gia Khiem
Minister of Foreign Affairs
1 Ton That Dam Street
Ba Dinh district, Ha Noi
Viet Nam
Fax: +844 3823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Salutation: Dear Minister



--
Working to protect human rights worldwide
DISCLAIMER
This email has been sent by Amnesty International Limited (a company registered in England and Wales limited by guarantee, number 01606776 with registered office at 1 Easton St, London WC1X 0DW). Internet communications are not secure and therefore Amnesty International does not accept legal responsibility for the contents of this message. If you are not the intended recipient you must not disclose or rely on the information in this e-mail. Any views or opinions presented are solely those of the author and do not necessarily represent those of Amnesty International unless specifically stated. Electronic communications including email might be monitored by Amnesty International for operational or business reasons.

This message has been scanned for viruses by Postini. www.postini.com
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Đức Lân GP. Vinh Kết Thúc Khóa Học Hè 2011
David Mạnh
08:56 27/07/2011
Giáo Xứ Đức Lân, GP. Vinh Kết Thúc Khóa Học Hè 2011

Vào lúc 09h00 ngày 27 tháng 7 năm 2011 tại hội trường giáo xứ Đức Lân, giáo phận Vinh đã diễn ra Lễ Bế Mạc khóa học hè với sự tham dự của Cha Quản Xứ, Các Thầy Chủng Sinh và các bạn học sinh sinh viên.

Xem hình bế mạc khoá học hè

Mở đầu là lời phát biểu của Cha quản xứ Gioan Nguyễn Văn Hoan gửi gắm tâm tình của Ngài với các bạn trẻ: “các con phải có tinh thần hăng hái học hành, chăm chỉ trau dồi kiến thức và đây là môi trường tốt để bù đắp những kiến thức còn hổng trong năm học vừa qua. Các Con phải biết quý cơ hội không chỉ ở năm nay mà còn những năm sau nữa vì có nhiều giáo xứ không có điều kiện tốt để học hành như chúng ta”.

“Giới trẻ hôm nay là tương lai của Giáo Hội và xã hội” nhận thức được tầm quan trọng của giới trẻ nên Ban Điều Hành hội Tu Sinh và Học Sinh Sinh Viên đã cố gắng tổ chức khóa học Hè giành cho các bạn học sinh. Về thời gian tuy ngắn nhưng đã mang lại nhiều kết quả thiết thực vô cùng to lớn:

Bạn Trần Thị Phượng lớp học môn Toán 12 đã nói: “sau khi kết thúc khóa học Hè em đã có thêm nhiều kiến thức và nhiều bài học bổ ích cho năm học mới. Đây là hành trang khởi đầu khích lệ thêm tinh thần học tập và chúng em mong năm sau các anh chị Sinh Viên tiếp tục về giúp đỡ các em”.

Bạn Cương sinh viên dạy môn Anh Văn nói: “Tuy là dạy các bạn học sinh nhưng qua đó mình ôn lại kiến thức đã quên và bổ sung lại làm hành trang vững chắc khi bước vào tương lai”

Trong những năm vừa qua, Cha quản xứ, hội đồng mục vụ và toàn thể các ban ngành, các ân nhân đã quan tâm, lo lắng tạo mọi điều kiện nhằm mục đích nâng cao trình độ về nhận thức và học thức cho các bạn trẻ. Năm học 2010 – 2011 cả giáo xứ có 362 em học sinh đạt Tiên Tiến và trong đó có 6 em được thành tích xuất sắc về trình độ phổ thông.

Giáo xứ Đức Lân luôn có tinh thần hiếu học, chịu khó rèn luyện để xây dựng tương lai Giáo Hội và xã hội. Là một giáo xứ có bề dày về lịch sử, với sự linh hướng của Cha Gioan Nguyễn Văn Hoan đã đưa các tín hữu ngày một đi lên về đạo đức và về nhận thức. Trong giáo xứ không chỉ riêng hội Tu Sinh – Học Sinh – Sinh Viên mà còn có hội Têrêxa, hội Phan Sinh Tại Thế, hội Phan Sinh giới trẻ, nhóm Ơn Gọi, gia đình Thánh Tâm...vv luôn góp sức vào xây dựng Giáo Hội và Xã Hội.

Khóa Học Hè đã khép lại nhưng còn đọng nhiều dư âm tới các bạn trẻ khi chuẩn bị bước vào năm học mới 2011 – 2012.
 
Thi Giáo Lý Kinh Thánh tại Giáo phận Lạng Sơn
Giuse Trần ngọc Huấn
10:08 27/07/2011
Vào hồi 10:00 sáng ngày hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng sơn – Cao bằng đã long trọng chủ sự Thánh lễ đồng tế trọng thể nhân ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh mùa Hè năm 2011 của toàn Giáo phận.

Xem hình ảnh

Tất cả các linh mục triều và dòng đang phục vụ tại Giáo phận, trừ cha Anton Nguyễn Anh Tuấn của Hà Giang vắng mặt, đã đồng tế trong Thánh lễ với Đức cha Giuse.

Trên 200 em thiếu nhi, cùng với quý nam nữ tu sỹ, quý thầy, quý chủng sinh và cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận đã tham dự Thánh lễ cách sốt sắng, làm nên một bầu khí Phụng vụ thật trang trọng, ấm cúng, diễn tả hình ảnh Giáo phận thật sinh động.

Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, tất cả các em thiếu nhi đã tham dự kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh của Giáo phận. Thánh lễ hôm nay, vừa mang tâm tình tạ ơn, vừa cầu nguyện đặc biệt cho công việc truyền giáo và tái rao giảng Tin Mừng của Giáo phận.

Đức cha Giuse đã nhấn mạnh ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay như sau: Thật vui mừng khi Cha và các con gặp nhau trong ngày hội thi Giáo lý hè 2011; với chủ đề “lên đỉnh Sion-Hát cùng Giêsu” theo tinh thần và truyền thống vượt thắng những khó khăn để lên đỉnh Sion với Chúa Giêsu qua Giáo hội. Từ ngày hôm qua, sự gặp gỡ, chia sẻ, sinh hoạt đã đem lại cho chúng ta những lắng đọng thật thân thương, và hơn nữa sự gặp gỡ còn giúp chúng ta khám phá những suy tư cuộc hành trình đức tin và cuộc đời với khả năng và nghị lực của người trẻ và thiếu nhi nơi Giáo phận truyền giáo Lạng sơn – Cao Bằng.

Ngày 26 tháng 7 hàng năm, với Giáo hội Công giáo Việt-nam – là ngày mừng lễ Chân Phước Anrê Phú Yên, thày giảng – vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Việt-nam. Là vị Chân phước tử đạo được đặt là Bổn mạng của Giáo lý viên; trong Thánh lễ của ngày thi Giáo lý Kinh Thánh hôm nay, chúng ta cùng nhau suy tư một chút về cuộc đời của vị Chân phước để học hỏi và nguyện cầu, và cũng là dịp để suy biết gương mẫu đời sống thánh thiện cũng như chứng tá Tin Mừng của ngài.

Kết thúc bài chia sẻ trong Thánh lễ, Đức cha Giuse mời gọi mọi người, cách riêng các em thiếu nhi: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng, và nơi môi trường sống của các con trong hành trình đức tin, đức ái và là nhân chứng của Tin Mừng.

Sau lời nguyện hiệp lễ là phần trao giải thưởng cho các đội và cá nhân đạt giải trong kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011. Đức cha Giuse, Cha Tổng đại diện và quý Cha trịnh trọng trao những phần thưởng, bằng khen cho đại diện 13 giáo xứ, giáo họ có đội tham dự ngày thi, và trao các giải cá nhân cho các thí sinh đạt kết quả cao nhất. Chung cuộc, giải nhất cá nhân thuộc về đại diện của Giáo xứ Mỹ Sơn, giải nhất đồng đội thuộc về Giáo xứ Cao Bình. Cuộc thi đã đánh dấu sự đổi mới về phương thức tổ chức, cách thức thi và các hoạt động phong phú, lôi cuốn hơn đã tạo cho các em thiếu nhi và mọi người tâm lý thoải mái, tự tin và háo hứng sôi nổi khi tham dự.

Một em thiếu nhi thuộc giáo xứ Chính Tòa, đại diện cho gần 200 em thiếu nhi từ khắp các giáo xứ trong Giáo phận về tham dự ngày thi Giáo lý – Kinh thánh năm nay đã nói lên tâm tình tri ân Đức cha Giuse, cảm ơn Cha Tổng đại diện, quý Cha, quý tu sỹ, quý thầy, quý phụ huynh, giáo lý viên và tất cả mọi người đã dành cho thiếu nhi của Giáo phận sự quan tâm, dạy dỗ, hướng dẫn đầy tâm huyết, tổ chức ngày thi với những điều kiện tốt nhất cho các em.

Trong huấn từ ngắn sau Thánh lễ, Đức cha Giuse bày tỏ sự vui mừng và hài lòng khi đông đảo thiếu nhi và mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận quy tụ về ngôi Nhà Chung của Giáo phận để tham dự một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa là ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng. Đây là hoạt động quan trọng trong đời sống của Giáo phận, nói lên tầm quan trọng của việc trau dồi, học hỏi và sống Giáo lý, Lời Chúa trong hành trình đức tin của người tín hữu Công giáo, nhất là trong bối cảnh giáo phận miền truyền giáo. Ngài cảm ơn cha Tổng đại diện, cũng là trưởng ban Giáo lý Giáo phận, quý Cha, quý tu sỹ, quý thầy và tất cả mọi người đã nhiệt tình cộng tác, đóng góp công sức và tâm huyết để làm nên những ngày thi, nhưng cũng là những ngày gặp gỡ, tụ hội và chia sẻ đầy ý nghĩa này.

Đức cha Giuse mời gọi mọi người hãy trở nên những ngọn đèn đức tin cháy sáng, soi sáng cho hành trình cuộc đời mình và làm lan tỏa Tin Mừng Tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng đời, ngay trong cuộc sống với những công việc thường nhật.

Thánh lễ kết thúc với nghi thức sai đi, được cử hành cách long trọng. 13 bạn thiếu nhi đại diện cho 13 xứ họ tham dự kỳ thi Giáo lý – Kinh Thánh tiến lên cung thánh để nhận ánh sáng Phục sinh và sách Tin Mừng từ tay Đức cha trao, để như lời mời gọi sai đi sống niềm tin và trở nên chứng nhân cho Tin Mừng Đức Kitô giữa lòng đời hôm nay.

Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, GM Lạng Sơn

Các bạn trẻ và các thiếu nhi rất thân mến,

Thật vui mừng khi Cha và các con gặp nhau trong ngày hội thi Giáo lý hè 2011; với chủ đề “lên đỉnh Sion-Hát cùng Giêsu” theo tinh thần và truyền thống vượt thắng những khó khăn để lên đỉnh Sion với Chúa Giêsu qua Giáo hội. Từ ngày hôm qua, sự gặp gỡ, chia sẻ, sinh hoạt đã đem lại cho chúng ta những lắng đọng thật thân thương, và hơn nữa sự gặp gỡ còn giúp chúng ta khám phá những suy tư cuộc hành trình đức tin và cuộc đời với khả năng và nghị lực của người trẻ và thiếu nhi nơi Giáo phận truyền giáo Lạng sơn – Cao Bằng.

Ngày 26 tháng 7 hàng năm, với Giáo hội Công giáo Việt-nam – là ngày mừng lễ Chân Phước Anrê Phú Yên, thày giảng – vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Việt-nam. Là vị Chân phước tử đạo được đặt là Bổn mạng của Giáo lý viên; trong ngày thi Giáo lý hôm nay, chúng ta cùng nhau suy tư một chút về cuộc đời của vị Chân phước để học hỏi và nguyện cầu, và là gương mẫu cho chúng ta nữa: Ngày 5 tháng 3 năm thánh 2000, Ðức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước một thanh niên Việt Nam, tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644, và được biết dưới tên thánh Anrê, và đồng thời cũng là thầy giảng. Ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Thầy anh dũng dâng hiến mạng sống vì trung thành với đức tin Kitô và những lời Thầy cam kết với Chúa Kitô trong tư cách là người truyền bá Tin Mừng và giáo lý Kitô, nhưng ký ức về Thầy vẫn không suy giảm; trái lại, tấm gương của Thầy Anrê vẫn là một nguồn mạch nâng đỡ và khích lệ đích thực cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giúp đỡ họ sống phù hợp và trung thành với đức tin, mặc dù đất nước phải trải qua nhiều thăng trầm phức tạp và khó khăn. Thầy Giảng Anrê, gốc tỉnh Phú Yên (giáo xứ Mằng lăng, Giáo phận Quy Nhơn), là con út của một phụ nữ tên thánh là Gioanna. Tuy góa bụa nhưng bà đã giáo dục con cái với tất cả lòng tận tụy và khôn ngoan. Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện. Do lời năn nỉ của bà mẹ, cha Ðắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn. Anrê được lãnh nhận bí tích Rửa Tội cùng với mẹ ba năm trước khi bà qua đời, tức là năm 1641, khi Anrê được 15 tuổi. Một năm sau khi chịu phép Rửa Tội, tức là năm 1642, Anrê được cha Ðắc Lộ nhận vào nhóm cộng sự viên thân tín của ngài, và sau một năm huấn luyện thêm về tôn giáo và văn hóa, Anrê được gia nhập Hội Thầy Giảng gọi là "Nhà Ðức Chúa Trời" mà cha Ðắc Lộ đã khôn ngoan thành lập: các thành viên Nhà Ðức Chúa Trời cam kết, bằng lời hứa chính thức và công khai, suốt đời phụng sự Giáo Hội trong việc giúp các linh mục và truyền bá Tin Mừng. Lòng hăng say của Thầy Anrê sống trọn điều quyết tâm khi chịu phép Rửa đã chuẩn bị cho Thầy can đảm đương đầu với cuộc tử đạo và ngoan ngoãn đón nhận ơn tử đạo Thiên Chúa rộng ban cho Thầy. Anrê chịu chết vì đạo thánh Chúa vào năm 1644, lúc đó Thày khoảng 19 tuổi.

Trong ngày gặp gỡ thi Giáo lý Kinh Thánh hôm nay, có lẽ cũng như Cha, các con thấy những tâm tình của niềm vui trong đức tin, niềm vui của sự gặp gỡ sẻ chia, và niềm vui được hát với Chúa Giêsu và niềm vui dấn thân làm nhân chứng cho Tin Mừng.

* Lên núi Sion để chọn lựa Đức Tin.

Nhìn vào tuổi trẻ của vị Chân phước là“Lời Chứng thứ Nhất”, chúng ta thật sự cảm phục và ngưỡng mộ đời sống đức tin, lòng yêu mến Chúa và Giáo hội, với nhiệt huyết của tuổi trẻ hăng hái nói về Chúa cho người khác dù hoàn cảnh lịch sử thật khắt khe để rao giảng về Chúa Giêsu. Chân phước Anrê Phú Yên đã chọn lựa và sống theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Kitô là một hành trình của những cố gắng phấn đấu liên lỉ, vì trong một xã hội lúc đó chưa hiểu và xem ra khó chấp nhận đạo Công giáo. Để chọn lựa đức tin trong những hoàn cảnh đầy thách đố là dám chọn một đời sống theo Chúa thật đặc biệt, chính Anrê Phú Yên đã trở nên dấu chỉ của đức tin trong tuổi trẻ của ngài với anh em đồng bạn. Chắc các con khi dấn thân theo Chúa Giêsu, các con cũng đã phấn đấu rất nhiều, phấn đấu để tin, phấn đấu để hiểu biết, phấn đấu để tìm ra con đường mà Chúa Giêsu đã mời gọi theo gương mẫu của thánh tử đạo Việt-nam để trở nên những dấu chỉ của đức tin trong môi trường gia đình, trường học và giáo xứ.

Chính những cố gắng để học hiểu của chúng con không phải để xếp cao thấp trong kỳ thi giáo lý này, mà là dịp giúp các con học, hiểu và cố gắng phấn đấu trở nên dấu chỉ của Đức tin như lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi về trời: Ngài đã mời gọi các tông đồ cũng như mỗi người chúng ta ra đi rao giảng Tin Mừng:…chính các con sẽ là chứng nhân về những điều đó”. Trong kỳ hè qua, các con cũng đã học hỏi về Chúa Giêsu, cùng vượt núi Sion để gặp được Chúa. Khi vượt núi, người ta thường phải bỏ lại những đồ kồng kềnh làm ảnh hưởng việc leo núi. Các con cũng vậy, để lên núi học cùng Chúa, theo Chúa và sống như Chúa Giêsu mời gọi, chúng ta cũng phải từ bỏ nhiều thứ làm cản trở sự dấn thân của các con: như thời giờ với những tính toán cá nhân, từ bỏ những thói quen làm chúng ta xa Chúa và xa anh chị em, bạn bè của mình để thể hiện sự chọn lựa trong đức tin qua lời mời gọi sống Tình yêu của Chúa Giêsu Kitô.

* Gặp gỡ Chúa và anh em trong Đức mến,

Cha đã khuyên các con trong tài liệu học tập chuẩn bị cho kỳ thi này: “ngày thi giáo lý không phải là sự ganh đua lấy thưởng, mà là thể hiện mình qua sự cố gắng học hiểu Lời Chúa để sống tốt hơn, gặp gỡ được chính Chúa, gặp gỡ các Đấng bậc trong Giáo phận, gặp gỡ các bạn trong tình thân và niềm vui”. Những giờ phút chúng ta gặp gỡ Chúa trong thánh lễ, trong giờ Chầu Mình Thánh, trong chính lúc học hỏi, làm việc chung với nhau trong tinh thần của đức ái thật thân thương. Chính Chân phước Anrê Phú Yên cũng đã cho chúng ta một bài học về đức Bác ái, tuy Anrê là một cậu bé mảnh khảnh, nhưng tư chất rất thông minh, có óc phán đoán tốt và tâm hồn hướng chiều về sự thiện…Cha Ðắc Lộ, vị Linh Mục thừa sai dòng Tên nổi tiếng, đã nhận cậu Anrê vào số các môn sinh của ngài. Anrê chăm chỉ học chữ Nho và chẳng bao lâu trổi vượt các bạn đồng môn. Là một môn sinh trổi vượt nhưng cậu luôn khiêm tốn, trông kiêu ngạo, không hợm hĩnh, luôn thể hiện sự hiệp nhất thân thương với đồng bạn để cùng đón nhận những nền tảng học vấn về Chúa Giêsu và giáo hội, và sẵn sàng giúp đỡ anh em đồng bạn trong tinh thần của đức ái Kitô. Những giờ phút chúng ta cùng học hỏi, tranh tài ở nơi đây không phải là hơn thua mà là cùng nhau cố gắng để tìm cho mình một sự gặp gỡ thân thiết trong tình mến với Chúa và anh em.

* Để Hát cùng Giêsu.

Cùng hát với Chúa Giêsu, chính lời mời gọi của chủ đề thi giáo lý năm nay, chắc các con thật vui khi cảm nhận điều này: mỗi tâm hồn bé thơ của mình chính là những bài Ca đẹp nhất để hát cùng Chúa Giêsu: đó chính là tâm tình mà các con cần thể hiện trong cuộc sống mỗi ngày: mỗi nốt nhạc là chính những cố gắng, mỗi phấn đấu, mỗi vui buồn, mỗi thành công kể cả thất bại, chán nản, hạnh phúc hay đau khổ; tất cả đều là những nét nhạc của cuộc đời mà chúng ta cùng hát lên như lời nguyện dâng Chúa. Tất cả chúng ta đều muốn cuộc đời là những nốt nhạc để cùng hát lên với Chúa Giêsu; để học cùng Chúa Giêsu; để cùng hát lên với Chúa bằng chính đức tin bé nhỏ, nhưng là tình mến đơn sơ của các con với Chúa, với Giáo hội và với mọi người; Chính Chúa Giêsu đã mời gọi các con: “Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con”. Mong sao đó chính là mời mời gọi để giúp các con phấn đấu trở nên dấu chỉ của tình yêu thương của Chúa nơi cuộc sống của mỗi các con nơi gia đình, học đường, nơi các con làm việc, và cuộc đời các con sẽ là bài ca của đức Tin, đức Mến và cùng vang lên bằng đời sống chứng nhân với ơn gọi Kitô hữu.

Chỉ còn ít giờ nữa là Cha và chúng con lại chia tay, để các con trở về với gia đình, xứ họ, với những công việc học tập và việc làm của mình. Thời gian thật nhanh khi chúng ta gặp nhau ở đây: để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau chia sẻ, diễn nguyện. Đó là những thời gian mà chúng ta dành cho nhau để góp phần xây dựng Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng bằng sự hiểu biết giáo lý, hiểu và học hỏi Lời Chúa để cố gắng phấn đấu sống Lời của Ngài: Hãy mang sứ điệp của Ơn thánh Chúa, của Cộng đoàn Giáo Hội và niềm vui nơi đây, với đức tin và khả năng riêng của mình các con hãy trở về để xây dựng cộng đoàn giáo xứ và đặc biệt nơi gia đình riêng, và nơi môi trường sống của các con trong hành trình đức tin, đức ái và là nhân chứng của Tin Mừng.

Xin Thiên Chúa của tình yêu thương luôn ban tràn đầy Phúc lành của Ngài trên cộng đoàn hiện diện và tất cả các con rất thân mến. Xin Hồng ân của Chúa Giêsu Kitô luôn là dấu chỉ Hạnh Phúc, Sức khỏe, Niềm vui và An Bình. Amen.
 
Thiếu nhi giáo xứ Tuy Hòa Quy Nhơn rước lễ lần đầu
Matta Trần Mộng Hằng
21:43 27/07/2011
Thiếu nhi giáo xứ Tuy Hòa Quy Nhơn rước lễ lần đầu

Lời của bài hát “ĐƯỢC RƯỚC CHÚA” thật hay, thật cảm động đã diễn tả được tâm tình của các em khi được rước Chúa vào lòng lần đầu tiên:

“Lần đầu tiên, Chúa đến viếng thăm hồn con. Ôi biết bao êm đềm được rước Chúa trong cuộc đời. Ôi phút giây huyền linh, tháng ngày con vẫn hằng xin tựa nai khát tìm đến suối hiền, tâm hồn con mong Chúa bao ngày đêm”.

Xem hình rước lễ lần đầu

Hôm nay, 60 em thiếu nhi của giáo xứ Tuy Hòa được lãnh nhận bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể lần đầu trong đời. Đây là kết quả của một năm học hỏi giáo lý và Lời Chúa mà giáo lý viên đã gieo trồng trong mảnh đất tâm hồn thiếu nhi cùng với sự chăm sóc vun xới của những bậc phụ huynh, rồi được múc lấy nguồn nước tưới dội chan hòa từ lời nguyện cầu của quí cha, quí sơ. Cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa.

Không phải chỉ có “Tâm tư con ước mơ bao ngày đêm, con được kết hiệp với Chúa, thì giờ đây Chúa viếng thăm rồi phút giây ân tình đẹp tươi” mà còn cả cha mẹ cũng ao ước cho con cái mình được lãnh nhận ơn thánh Chúa. Các em vui một nhưng cha mẹ vui mười.

Một hình ảnh bà đưa cháu đi học giáo lý đã để lại một ấn tượng đẹp cho khóa xưng tội rước lễ năm nay:

Ở cái tuổi trên 80 mà đều đặn tuần ba buổi cùng đứa cháu rảo bước từ nhà đến nhà thờ. Trong khi chờ em học giáo lý thì bà ngoại ngồi trước cung thánh để đọc kinh, lần chuỗi mân côi, dâng đứa cháu của mình cho Chúa, xin Người uốn nắn tâm hồn em được xứng đáng để lãnh nhận các bí tích. Sau giờ học hai bà cháu cùng tham dự thánh lễ rồi dắt nhau về. Cầm tay bà, vừa đi vừa trò chuyện. Có lẽ em khoe với ngoại về những gì em học được, về bạn bè, về lớp của mình…Mẹ em phải bươn chãi kiếm sống từ sáng đến tối. Ở cạnh bà em được giáo dục bởi lòng đạo đức và những giờ kinh nguyện sáng tối.

Để các em được lớn lên trong hồng ân thì phải rước Chúa mỗi ngày, nhờ đó Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đồng hành với ta trên bước đường đời cho dù lắm nguy khó, cho dù lắm chông gai. Ước mong rằng các em luôn được yêu Chúa trọn đời và sống mãi trong niềm vui.

Matta Trần Mộng Hằng
 
Văn Hóa
Buổi cầu kinh
Lm Vũđình Tường
16:19 27/07/2011
Mỗi ngày trong cuộc sống tôi đều có thêm những hình ảnh mới. Chúng là những món quà trong cuộc sống. Kiến thức tôi có chính là những món quà đó. Hình ảnh nguyên thủy trong tôi chính là hình ảnh Chúa vì Ngài tạo dựng nên tôi giống hình ảnh Ngài. Ngoài hình ảnh Chúa ra tôi còn mang những hình ảnh khác như:
  • Hình ảnh cha mẹ, anh chị em tôi.
  • Hình ảnh những người thân thuộc, thầy cô, bạn bè.
  • Hình ảnh làng mạc, xóm ngõ, quê hương.
Khi nhìn lại những hình ảnh đó, chúng để lại trong tôi những cảm giác. Nhìn lại hình cha tôi khiến tôi thấy thương và kính. Nhìn lại nét vẽ của em tôi khiến tôi sống lại những ngày thơ ấu. Nhận thơ của bạn khiến tôi hình dung ra một vài đặc tính của anh. Đọc thơ mẹ tôi viết, mỗi chữ trong thơ đều giúp tôi liên tưởng đến gia đình tôi nhiều hơn. Bao nhiêu kỷ niệm sống lại trong hồn, tình cảm trong tôi dâng lên như tôi thực sự đang sống trong cảnh đầm ấm của gia đình. Những chữ đó vẽ lại trong tôi những hình ảnh thật rõ ràng với đầy đủ chi tiết. Tôi liên kết chặt chẽ với gia đình tôi không phải qua lá thư, qua các chữ trong thư, mà chính là qua các hình ảnh tôi có được qua các chữ trong thư. Những hình ảnh này giúp tôi thực sự sống liên kết với gia đình tôi. Tôi đã thực sự sống với mối giây liên kết đó. Tôi dùng kinh nghiệm trên trong việc cầu nguyện. Một trong những lợi ích của cầu nguyện là cùng bước đi theo Chúa trên con đường Chúa đã đi. Nếu tôi cô đơn, cần bạn đồng hành, tôi sẽ mời Chúa cùng bước. Nếu tôi mỏi mệt, cần người ủi an, tôi mời Chúa đến sống chung. Làm sao để được đều đó? Xin thưa: Kinh Thánh giúp bạn và tôi làm được việc đó. KinhThánh là lời Chúa được ghi chép lại, và được truyền từ đời nọ sang đời kia. Mỗi chữ hay mỗi câu trong Thánh Kinh ghi lại cho ta một hình ảnh về cuộc đời của Chúa và những điều Chúa dạy. Hình ảnh đó có thể là:
  • Quang cảnh Chúa Giê-su đang giảng dạy cạnh sườn đồi.
  • Cũng có thể là cảnh người đang chen lấn nhau xem Chúa Giê-su chữa những người ốm đau bệnh tật.
  • Cũng có thể là cảnh Chúa Giê-su đang vác thập giá trên đường đi tử nạn.
Kinh Thánh ghi lại những hình ảnh này và tôi có được những hình ảnh đó là vì tôi đọc Kinh Thánh. Tôi muốn được chính mình là người sống trong hình ảnh ấy. Cảm nghiệm được hoàn cảnh sống mà Kinh Thánh mô tả. Làm sao để có được cảm nghiệm ấy? Đọc Kinh Thánh. Thật vậy, khi nhìn một chữ hay đọc một câu. Nó vẽ lên trong tôi một hình ảnh mà qua hình ảnh đó tôi có cảm giác. Nó có thể là nguồn cảm hứng vui, buồn, nóng giận. Chỉ một câu hay một chữ thôi cũng có thể để lại trong tôi những cảm xúc thật mãnh liệt. Có thể là cảm xúc tuyệt vời đưa tôi vào vùng trời xa lạ hay cảnh thiên thai nào đó. Có thể là cảm xúc của một người đang trong cơn giận muốn điên lên. Có thể là cảnh thê lương của một người buồn không thèm ngáp...

Qua kinh nghiệm tôi biết rằng không phải lúc nào tôi cũng tìm được những cảm xúc tuyệt vời. Nhiều khi tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc nhưng tôi thấy lòng mình khô như đá, tâm trí bị xé trăm mảnh không sao tập trung được. Tôi không tìm được nguồn cảm hứng nào, những chữ nhảy múa qua mắt tôi rồi biến mất không để lại một ảnh hưởng nào trong đó.

Tôi tin chắc rằng mỗi câu hay mỗi đoạn văn đều mang những hình ảnh nào đó. Những hình ảnh đó được tâm trí tôi làm sống lại và tôi thực sự sống trong cảnh đó. Có lẽ cầu nguyện cũng chính là muốn sống trong hoàn cảnh mà Thánh Kinh ghi lại. Tôi hoà mình vào cảnh sống đó và thấy mình chính là một người đang cùng những tín đồ khác theo nghe Chúa giảng dạy. Điều này khiến tôi thích có cảm giác trong lúc cầu nguyện hơn là xin. Tôi thích đọc một đoạn Kinh Thánh trong khi tâm hồn tôi thật yên tĩnh, trong một khung cảnh thanh bình, có thể là căn phòng ấm cúng với ghế ngồi thoải mái, thảnh thơi. Tôi thích để những giòng chữ trong đoạn Kinh Thánh vẽ lên trong tôi những hình ảnh. Tôi thích hoà mình vào trong những hình ảnh ấy và nếu có thể được tôi sẽ lần mò đi du ngoạn chung với những hình ảnh đó. Tôi thích được bước đi trong khu vườn mà đoạn Kinh Thánh vẽ lên trong tôi. Để hồn tôi lạc vào trong cõi mộng tưởng. Hồn tôi lần mò trên những con đường sỏi trắng trải dài uốn quanh dưới lùm cây. Toàn thân tôi chìm ngập vào không gian, hay bay bổng khỏi không gian, hay ít ra quên những vật quanh tôi. Tôi thích trông thấy tôi bước dạo trên con đường, thong thả đứng ngó môt vài con bướm đang tỏ tình với hoa, mắt ngắm bông hoa vừa chớm hé môi cười dưới làn gió nhẹ. Tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng, toàn châu thân thấy thật dễ chịu thoải mái. Tôi thích sống trong cảnh thần tiên đó.

Trước mắt tôi là một vườn hoa đầy màu sắc sặc sỡ, cạnh đó là những cây cổ thụ, tàn vươn dài trên mặt suối nước trong. Thân cổ thụ có những sợi dây leo cuốn quanh và nơi vỏ cây còn ghi đậm tên ai. Thấp thoáng xa xa có bóng ai nhẹ bước, tà áo trắng phất phới trong gió chiều. Vài con chim bay lượn rồi đậu trên cành mai vàng vui hót, giọng thanh thót tỏa khắp khung trời yên tĩnh, mấy chú chim trời sống trong cảnh thanh bình nên thân thiện với người thấy rõ. Cảnh thanh bình tràn ngập hồn tôi. Tiếng gió rì rào, tiếng chim ca, tiếng suối reo, tiếng nhạc của rừng xanh vang lại như tiếng sáo chiều đưa tôi vào cõi mộng. Tôi đang sống trong niềm vui, sống vui và thoải mái. Mắt tôi nhìn thấy sự vật, tai tôi nghe những tiếng hoà nhịp của âm thanh. Những giòng chữ không còn nhảy múa, chỉ có cảnh vật quanh tôi đang cùng nhau làm đẹp bầu trời nơi tôi đứng. Những bông hoa tươi xinh xắn dường bao, chúng mời gọi khách thập phương ghé mắt để thưởng thức sắc đẹp của thiên nhiên, sắc đẹp man dại của trời đất. Khóm lan đâu đó tỏa mùi thơm nhè nhẹ thật quyến rũ, nụ hồng tươi đang run rẩy trước làn gió như mời gọi chào đón khách. Mấy ngọn cỏ uốn mình ẻo lả trước làn gió nhẹ để phô trương cái mềm mại của loài thảo mộc. Vài con chuồn chuồn bay ngược gió như cố vượt thời gian. Làn gió nhẹ chợt đến làm tung bay làn tóc rối, tôi với tay vuốt tóc và nhướng mắt theo dõi dấu bay của lũ nhạn đen. Chúa ơi, thiên nhiên đẹp hơn con có thể tưởng tượng. Cảnh sắc thấm nhập hồn con và con bơi lội trong cảnh thần tiên ấy. Con thả hồn con theo cánh gió để nó du ngoạn đến tận chân mây góc bể. Toàn thân con thật nhẹ nhõm, bao mệt nhọc tan biến trong bầu khí trong lành, những phiền muộn lo âu thấm nhập vào trong hư vô. Ôi lời Chúa, lời Ngài có sức mạnh vô song. Lời của hằng sống, của sức mạnh vỗ về. Lời của ban sinh lực. Con tạm hiểu được câu “hỡi những ai gánh nặng Ta sẽ bổ sức cho”.

Ước chi mỗi lần đọc lời Ngài con được như thế, được no thoả trong suối nước trong lành, vùng vẫy bơi lội trong nước mát để toàn thân con thuộc về Ngài, để mắt con ngắm nhìn vũ trụ bao la mà tung hô kỳ công Chúa đã tạo dựng, để tai con được nghe tiếng nhạc huyền diệu mà Ngài là tác giả, để con được sống thoả thuê bầu không khí trong lành mang tràn đầy sinh lực, để tâm hồn con được quên đi những khó khăn vất vả sau những giờ làm việc, để miệng lưỡi con cao rao chúc tụng Danh Chúa đến muôn đời. Chúa ơi, Ngài chính là nguồn ban sinh lực...

Một tiếng động mạnh mang tôi về với căn phòng tôi đang ngồi cầu nguyện. Hồn tôi đang bay xa muôn dặm, thế mà chỉ một tiếng động đủ kéo tôi về với chính tôi. Cũng lời kinh ấy, cũng căn phòng ấy, cũng cách cầu nguyện ấy và cũng đoạn Kinh Thánh ấy nhưng bây giờ lời Ngài sao chán thế. Lời Ngài bao bọc tấm thân con. Chung quanh con là những rào kẽm gai vô hình. Hồn con bị chôn chặt trong căn phòng nhỏ hoang vắng, con cố vùng vẫy, con gắng thoát chạy. Nào có chạy được. Con muốn lẩn trốn nhưng không tìm được hỗ trú ẩn an toàn. Hồn con thật chơi vơi, tâm trí con thật bất an. Mọi ngả đều là ngõ tối. Giờ cầu kinh thấy lâu tệ, nó buồn tẻ, chán nản, lạnh nhạt, hoang vắng và thê lương. Con nghe tiếng đập của tim mình. Hai thái dương nghe bùng bùng như tiếng gió ai oán nơi nghĩa trang đìu hiu. Con đếm những tiếng thở dài não nuột. Tiếng đồng hồ buông nhẹ khiến con thấy sốt ruột đến bực mình. Thời gian sao trôi chậm chạp và lạnh nhạt thế, chừng nào mới hết được giờ kinh. Căn phòng sơn màu trắng, màu của tang thương, màu của tu viện đại diện cho vắng lạnh và âm thầm trôi theo năm tháng dài. Bầu khí trong phòng là bầu khí của tái lạnh và cô đơn, bầu khí của quạnh hiu, của tĩnh mịch, của chán nản đầu hàng. Châu thân con đang làm loạn. Con đau đớn vì hai chân mỏi rã rời. Sống lưng con quặn đau. Đâu đó cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Ánh nắng lọt qua khung cửa như thầm thúc con đứng dậy. Con nhớ đến tách cà phê nóng để thèm thuồng, nuớc miếng nuốt hoài không hết. Mấy lần nhỏm dậy định cắt ngang giờ nguyện gẫm, nhưng con cố nán lại, cố chống đối với ba thù đang vây quanh con, chúng không phải là những kẻ thù xa lạ chi. Chúng là những ý muốn nhỏ nhoi, những đòi hỏi hữu lý cần thiết cho sự sống. Đòi một tách cà phê, đòi một lò sưởi ấm hơn, đòi một cái duỗi chân, những thứ đó hiện đến trong giờ kinh nguyện. Hợp lý lắm phải không thưa Ngài. Nhưng không, con nhất định chống lại chúng, con sẽ không bỏ đi, con đang mong chờ một cơ hội, chờ để hồn con được bay bổng, để hồn con được hội nhập vào với thiên nhiên nơi đó thời gian không còn có ý nghĩa chi, không gian là nơi con thả hồn tung bay. Nhưng chờ mãi cũng chẳng thấy chi. Những tư tưởng nhỏ gặm nhấm hồn con khiến con bối rối. Con lật sách đọc vội lời Ngài để xua đuổi những ý nghĩ kia. Chúng đã không đi mà còn tấn công con mãnh liệt hơn nữa. Lời Ngài bây giờ sao chán quá, vừa khô vừa khó hiểu. Đọc đi, đọc lại cũng như không. Lời đi qua mà không ghi lại vết tích nào trong hồn con. Lời vừa xuất hiện đó rồi biến mất hút trong khôn cùng của tịch mịch, của hoang tàn khô héo, của chết ngột ngạt dưới ánh nắng gay gắt, hay khô cằn vì sỏi đá. Có phải lời Ngài quá cao khiến hồn con không tìm được lối vào hay tại con chưa chuẩn bị đủ để lời Ngài bắt rễ trong con.

Cám dỗ luôn luôn đến dễ dàng, chúng lúc nào cũng kề bên, không mời cũng đến, đuổi chẳng đi. Chúng mày chai mặt đá bám chặt tấm thân con. Chúng nài nỉ, van lơn, chúng hăm dọa, xô đẩy hồn con theo chúng. Còn lời Ngài sao không thấy. Ngồi trong căn phòng nhỏ, con nghe rõ từng tiếng động nhỏ từ ngoài vang lại. Những bước chân ai ngoài hành lang như thầm réo gọi. Tiếng thắng xe vội vã như thúc giục con đứng lên ra chào đón bạn bè. Thế giới bên ngoài thật náo động. Hồn con cũng thật xôn xao, bất ổn. Mầm mống nổi loạn có sẵn, chúng nhấp nhổm đứng lên biểu tình làm loạn trong giờ kinh. Thân xác con ngồi đây, nhưng hồn con đang rong chơi ngoài ngõ. Con réo gọi nhưng nó chẳng thèm trả lời, nó ngoảnh mặt làm ngơ, giả câm, giả điếc. Có lẽ vì thế mà con thấy cầu nguyện thật buồn tẻ. Càng đọc lời Ngài con càng thấy chán, chỉ một đoạn ngắn đọc cũng thấy lâu, lưỡi líu lại, đôi môi mấp máy một cách mỏi mệt. Con chán nản ngó quanh, cặp mắt con chạm nơi thập giá, tượng Chúa khô cằn trên cây thập tự cô đơn. Đôi mắt Ngài lơ đãng như nhìn về phía chân trời xa xăm sâu thẳm. Chúa ơi, sao Ngài bỏ con, sao mắt Ngài nhìn vào khoảng không thế mãi? Nửa giờ trước đây, mắt Ngài nhìn con trìu mến, đôi mắt thân thương như thầm nói chuyện với con mà bây giờ cũng đôi mắt ấy lại bỏ con. Đôi tay Ngài trước đây như ôm con vào lòng thế mà bây giờ đôi tay trông thật hờ hững, còn đâu là trìu mến, còn đâu là chở che, nâng đỡ. Vài ý nghĩ phê bình nghệ thuật hiện lên. Từ ý tưởng cầu nguyện dẫn đến chỗ phê bình nghệ thuật hồi nào con cũng không hay. Lúc nhận ra thì con đã sa cạm bẫy. Dẫu thế, con cũng chẳng thấy thú chi. Lòng con vẫn còn nhiều bối rối, lo lắng. Hồn con chẳng chút bình yên. Con như người say gật gù dưới ánh nến vàng bệnh hoạn. Con đang tỉnh hay đang ngủ mê. Hồn con không còn sinh lực để chống trả lại cơn cám dỗ.

Con thấy hồn mình như một tù nhân, ngồi xổm trong căn phòng nhỏ xíu. Cặp mắt ngó chăm chăm qua song sắt cửa sổ thèm khát tự do. Ôi Thiên Chúa, giờ cầu nguyện mà hồn con biến nó thành nhà tù. Trong tù đâu có tự do, đâu có vui thú, đâu có bình yên. Hồn con muốn từ bỏ lời Ngài. Khắp châu thân uể oải vì mệt nhọc, đầu óc con rỗng tuếch nhưng nặng nề. Các khớp xương mỏi rã rời. Đôi tay con hết vò đầu đến gãi tai. Con chờ mãi, chờ hoài để hồn con được lạc vào cảnh bồng lai tiên cảnh, nhưng con đâu tìm được cảnh sống thanh bình đó. Rồi thời gian lặng lẽ trôi, giờ cầu nguyện cũng hết. Con vui sướng đọc vội kinh Lạy Cha để đóng sách Phúc Âm.

Hồi tưởng lại giờ cầu nguyện, con không hài lòng lắm nhưng con cũng hãnh diện vì thắng được cơn cám dỗ, dù không vẻ vang nhưng ít ra con đã trung thành với Ngài, ít ra con đã kiên nhẫn để ngồi chờ, ngồi chờ để được gặp Ngài. Con cảm tạ Chúa đã ban cho con được ít phút hạnh phúc. Trong hạnh phúc của Ngài, con đã quên con, quên thời gian, quên cảnh vật chung quanh, quên cuộc sống, quên những khó khăn trong cuộc sống mà mỗi ngày con phải đối diện và thay vào đó là những giây phút thoải mái, thảnh thơi, thay vào đó cảnh sống thanh bình với cái hùng vĩ của tạo vật Ngài dựng nên, cái oai phong của loài thụ tạo mà Ngài chính là tác giả. Xin cảm tạ Ngài đã ban cho con phút giây thần tiên đó. Một ân sủng Ngài ban cho và con được lạc vào trong ân sủng đó. Con tin rằng con đã gặp Ngài, dù chỉ trong chốc lát; điều đó cũng đủ cho con hãnh diện; điều đó cũng đủ cho con nếm được tình thương Ngài ban cho. Trong giờ cầu nguyện, con ý thức được là con gặp Ngài, con không ngủ mê nhưng hoàn toàn tỉnh thức. Mắt con không thấy Ngài, tai con không nghe Ngài nhưng toàn thân con chìm đắm trong niềm vui, con say mê với niềm vui đó, niềm vui thanh bình đến kỳ diệu mà chỉ một mình Ngài có thể ban cho. Xin cảm tạ và cùng với tạo vật cảm tạ Ngài chung với con.

Lm Vũđình Tường

Lễ kính thánh Ignatius 31/7/1987

TiengChuong.org
 
Chuyện viết lách
Trầm Thiên Thu
05:18 27/07/2011
Lối vào

Ngay từ thời học sinh cấp I, không hiểu sao tôi đã thích để ý những chuyện hằng ngày xảy ra xung quanh mình, rồi mày mò tự viết lách, dù lúc đó chỉ “viết chơi” thôi. Tôi cũng thích đọc báo chí từ thuở nhỏ, hồi đó các chị tôi hay mua báo Thằng Bờm (kiểu như báo Áo Trắng ngày nay nhưng đa dạng hơn), khi rảnh thì tôi cứ đọc và giải các ô chữ trong báo.

Cứ thế. Thích thì làm. Làm riết rồi quen. Làm mãi hóa… mê. Cái đam mê “không giống ai”, cái “máu” lạc loài ấy không ai có trong dòng tộc – cả nội lẫn ngoại. Mới đầu tôi tự tìm sách vở học nhạc, rồi bắt đầu viết ca khúc khi tôi tròn 16 tuổi, nhưng lúc đó chỉ viết Thánh ca. Sau nhiều năm tôi mới viết nhạc đời. Ca khúc Bài Ca Cho Bé là ca khúc đầu tiên được Đài Tiếng Nói Việt Nam dàn dựng và phát sóng năm 1991. Còn bài thơ đầu tiên của tôi xuất hiện trên báo Tuổi Hồng năm 1991 là bài Tuổi Mười Lăm. Được đà làm tới, “hành trình viết lách” của tôi tính đến nay vừa tròn 20 năm. Nếu là tuổi đời thì còn “trẻ người non dạ”, nhưng nếu là “tuổi viết lách” thì cũng không còn trẻ.

Viết lách

Tôi không là người chuyên nghiệp trong nghề báo – vì tôi không được học hành chính quy về lĩnh vực này. Tôi chỉ là kẻ nghiệp dư trong việc viết báo, nhưng viết mãi cũng hóa ra không khác gì chuyên nghiệp vì “máu” càng ngày càng thấm sâu vào con người. Theo thời gian, ngòi bút có thể “sắc” hơn ở mức độ nhất định nào đó, nhưng lại khó “lách” hơn.

Tôi đến với việc viết báo vừa tình cờ, vừa bất đắc dĩ, và cũng có chút “máu mê”. Cái gì đam mê cũng khó bỏ, tất nhiên “chuyện viết lách” cũng vậy. Đối với tôi, cái đam mê viết của tôi có “khác người” hơn vì đó như điều “bắt buộc”. Tại sao? Vì ngòi bút như “cần câu cơm” của tôi, dù chỉ “câu” được những “con cá tép”. Biết sao được, vì không câu không được!

Cụ thi hào Nguyễn Du so sánh: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Còn cụ Đồ Chiểu xác định: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Điều đó cho thấy ai cũng phải có cái Tâm, đặc biệt đối với những người viết báo. Lời nói dễ qua tai (trừ trường hợp thu âm và thu hình), nhưng những gì viết ra thì có thể còn hoài, giấy mực rõ ràng từng dấm chấm, dấu phẩy, ai cũng có thể đọc được tư tưởng của người viết.

Việc gì cũng có nỗi khổ đặc trưng. Và “chuyện viết lách” cũng không ngoại trừ. VIẾT được một bài đã là khó, LÁCH được càng khó hơn!

Ca khúc, thơ, truyện hay bài viết đều có “số phận” hẩm hiu nhất định. Trong 20 năm viết lách, tôi thấy có những điều “kỳ lạ”. Có những ca khúc tôi gởi bình thường thì không được dùng (có thể hiểu là “bị chê”), nhưng khi tôi gởi dự thi thì lại đoạt giải. Các tòa soạn cũng khác nhau, tùy quan điểm của mỗi biên tập viên (BTV), có thể BTV trước có “cảm tình” với tác giả này, nhưng BTV sau lại “không ưa” tác giả đó. Nhiều báo tôi thấy có tình trạng này. Cái mà người ta gọi là “phe cánh”. Tất nhiên, là con người thì không thể tránh khỏi “thất tình”, nhưng phải làm sao đừng định kiến.

Còn có những trường hợp theo kiểu “gà tức nhau tiếng gáy”. Thấy người khác viết được nhiều hoặc làm được nhiều thể loại (văn, thơ, nhạc, họa) thì cũng có người ác cảm. Ngay cả những cuộc thi cũng xảy ra tình trạng thiên tư. Vậy làm sao có cái “công tâm” cần thiết cho nghề báo – báo nói hoặc báo viết? Không dám nói thẳng, nói thật hoặc không muốn phục thiện thì thật nguy hiểm, vì Dục Tử xác định: “Biết đúng mà không theo là dở, biết sai mà không sửa là mê”.

Chuyện thi cử cũng có những điều “rắc rối”. Có những cuộc vận động sáng tác ca khúc mà buộc người dự thi phải kèm CD. Giám khảo không thể “đọc nhạc” sao mà phải chấm giải bằng cách nghe? Vậy thì rất thiếu độ chính xác. Có những cuộc thi người ta nhìn tân tác giả mà “định đoạt”, đây là kiểu tệ nhất. Nhưng có những cuộc thi không cho ghi tên tác giả hoặc bất cứ thông tin nào về tác giả trên bản nhạc, tác giả tự chọn mã số riêng và ghi thông tin tác giả cho vào một phong bì dán kín. Khi nào chấm xong mới lấy các thông tin kia ra và mới biết ai là người đạt giải nào. Tôi thấy cách này hay, nhưng hiếm khi được áp dụng!

Thuận ngôn, nghịch nhĩ. Sự thật luôn phũ phàng. Người ta không thích các “thuận ngôn” vì chúng luôn gây “nghịch nhĩ”. Dám thay đổi là một dạng can đảm. Ngành nghề nào cũng cần có Đức. Ngành y gọi là y đức. Còn nghề báo gọi là gì? Lâu nay người ta phê phán nhiều về chuyện y đức, còn cái đức của nghề báo thì sao?

Tôi rất khâm phục những nhà báo dám sống thật với lòng mình, dám đấu tranh với cái xấu, dám xả thân vì công lý, không nhận tiền đút lót hoặc “nhờ vả” dù cuộc sống họ vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế. Tất nhiên, tôi “không ưa” gì những người xu nịnh, tâng bốc, vì “giá áo, túi cơm” mà sẵn sàng đánh mất lương tri chính trực.

Tạm kết

Có những báo rất lịch sự, quan tâm và nâng đỡ tác giả, thậm chí còn gọi điện hoặc gởi mail mời nhận nhuận bút. Nhưng có những báo lại “chảnh” và “tệ” thật, không hề tôn trọng tác giả, thậm chí còn “xù” nhuận bút của tác giả – người miền Bắc có cách nói là “ăn cắp cơm chim”.

Bất kỳ lĩnh vực nào – xã hội, tôn giáo, báo chí, thương mại, chính trị, nghệ thuật,… – cũng đều cần có cái Tâm, dù là “nghề” hay là “nghiệp”. Nói thì phải làm, không thể nói suông, không thể “đánh trống bỏ dùi” hoặc nói cho có “phong trào”.

Như đã nói, tôi không làm báo chuyên nghiệp. Tôi chỉ là người viết ca khúc, làm thơ, dịch thuật, viết truyện ngắn, và viết những gì tôi cảm nhận về cuộc sống, vì đó là cách “xả stress” của tôi, nhưng dù viết ở lĩnh vực nào, tôi vẫn phải chân thật và đưa cái Tâm vào đó. Tôi luôn tâm niệm: “Tôi viết những gì tôi sống, và tôi sống những gì tôi viết”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Quê
Dominic Đức Nguyễn
22:07 27/07/2011
BÉ QUÊ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Con cậu cho học chữ nho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền