Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:29 25/07/2017
84. SỞ VƯƠNG ĐI SĂN
Sở vương rất thích đi săn, nhưng rất ít khi săn được nhiều thú.
Ngày hôm ấy lại dẫn đám tuỳ tùng đi qua Lục Mông săn bắn, trước tiên ông ta để cho viên quan cai quản sơn trạch đuổi tất cả các loại phi điểu cầm thú chạy ra, khi phi cầm bay ra thì Sở vương kéo cong cung tên chuẩn bị bắn, thì đột nhiên thấy phía bên trái có mấy con hưu sao chạy ra, phía bên phải xuất hiện mấy con nai...
Ông ta bèn đổi chủ ý, kéo cung muốn bắn con nai.
Nhưng khi ông ta ngẫng đầu lên, thì thấy một con thiên nga trắng rất đẹp đang bay qua trên đầu giống như một đám mây trắng vậy.
Sở vương nhìn ngang nhìn ngửa hoa cả mắt, muốn trên trời, tham dưới đất, nhất thời tâm thần không ổn, rốt cuộc một con thú cũng không bắn được.
(Úc Ly tử)
Suy tư 84:
Có một vài giáo dân khi vào trong nhà thờ để gọi là viếng Chúa, họ đi quanh một vòng, nhìn nhìn trỏ trỏ từ bình đựng nước thánh cho đến các tượng thánh treo trên tường, rồi sau đó chấp tay vái vái hết tượng thánh cả Giu-se rồi đến tượng Đức Mẹ, rồi đi qua tượng thánh Mác-ti-nô và cười cười nói nói rồi...đi ra.
Họ đi vào trong nhà thờ chầu viếng Chúa Thánh Thể mà giống như đi...săn đồ cổ, họ hết vái thánh này thánh nọ theo thị hiếu và thói quen của mình, phê bình tượng này đẹp tượng kia xấu rồi ra về. Họ hoa cả mắt, cầu xin quá nhiều nơi mỗi tượng thánh và cuối cùng thì quên mất Đức Chúa Giê-su Thánh Thể đang ngự trong Nhà Chầu (nhà tạm) là Đấng mà họ phải bái lạy và cầu xin...
Không biết khi trở về nhà, họ có được ơn gì không, chỉ e rằng họ giống như Sở vương đi săn: “muốn trên trời, tham dưới đất”, rồi cuối cùng thì trở về tay không ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sở vương rất thích đi săn, nhưng rất ít khi săn được nhiều thú.
Ngày hôm ấy lại dẫn đám tuỳ tùng đi qua Lục Mông săn bắn, trước tiên ông ta để cho viên quan cai quản sơn trạch đuổi tất cả các loại phi điểu cầm thú chạy ra, khi phi cầm bay ra thì Sở vương kéo cong cung tên chuẩn bị bắn, thì đột nhiên thấy phía bên trái có mấy con hưu sao chạy ra, phía bên phải xuất hiện mấy con nai...
Ông ta bèn đổi chủ ý, kéo cung muốn bắn con nai.
Nhưng khi ông ta ngẫng đầu lên, thì thấy một con thiên nga trắng rất đẹp đang bay qua trên đầu giống như một đám mây trắng vậy.
Sở vương nhìn ngang nhìn ngửa hoa cả mắt, muốn trên trời, tham dưới đất, nhất thời tâm thần không ổn, rốt cuộc một con thú cũng không bắn được.
(Úc Ly tử)
Suy tư 84:
Có một vài giáo dân khi vào trong nhà thờ để gọi là viếng Chúa, họ đi quanh một vòng, nhìn nhìn trỏ trỏ từ bình đựng nước thánh cho đến các tượng thánh treo trên tường, rồi sau đó chấp tay vái vái hết tượng thánh cả Giu-se rồi đến tượng Đức Mẹ, rồi đi qua tượng thánh Mác-ti-nô và cười cười nói nói rồi...đi ra.
Họ đi vào trong nhà thờ chầu viếng Chúa Thánh Thể mà giống như đi...săn đồ cổ, họ hết vái thánh này thánh nọ theo thị hiếu và thói quen của mình, phê bình tượng này đẹp tượng kia xấu rồi ra về. Họ hoa cả mắt, cầu xin quá nhiều nơi mỗi tượng thánh và cuối cùng thì quên mất Đức Chúa Giê-su Thánh Thể đang ngự trong Nhà Chầu (nhà tạm) là Đấng mà họ phải bái lạy và cầu xin...
Không biết khi trở về nhà, họ có được ơn gì không, chỉ e rằng họ giống như Sở vương đi săn: “muốn trên trời, tham dưới đất”, rồi cuối cùng thì trở về tay không ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:30 25/07/2017
17. Thiên Chúa chỉ ban ơn cho những người cầu nguyện với Ngài, nếu không cầu nguyện thì Ngài sẽ không ban cho.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Suy Niệm Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
21:32 25/07/2017
Suy Niệm Chúa Nhật XVII Thường Niên – Năm A
Chủ đề chính của Lời Chúa hôm nay đề cập tới sự khôn ngoan: Khôn ngoan của vua Sa-lô-mon, khôn ngoan của người đi tìm kho báu và khôn ngoan của người đi tìm viên ngọc quí. Qua đó, Đức Giêsu muốn chúng ta dùng sự khôn ngoan Chúa ban để tìm kiếm Nước Thiên Chúa.
Bài đọc 1, kể lại câu chuyện của vua Sa-lô-môn. Ông được lên kế vị vua cha khi tuổi còn non trẻ. Ông đã cầu nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp. Ông không xin cho được sống lâu, giàu có của cải, mạng sống quân thù, nhưng ông đã xin Thiên Chúa ban cho ông sự khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và để phân biệt lành dữ. Thiên Chúa đã nhận lời và ban cho ông sự khôn ngoan như lời ông xin, đến nỗi trước ông không có ai giống ông, và sau ông không có ai bằng ông. Sách các vua khẳng định: “Sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn trổi vượt hơn sự khôn ngoan của tất cả mọi người Phương Đông và hơn tất cả sự khôn ngoan của Ai-cập”(x. 1V 5, 10).
Bằng chứng của sự khôn ngoan đó được thể hiện rõ qua câu chuyện xử kiện sau đây: Có hai người đàn bà tới tìm Sa-lô-môn nhờ giải quyết một chuyện khó xử. Một người trong họ giải thích: “Bà này với tôi sống chung một nhà. Tôi sinh được một con trai, và hai ngày sau bà này cũng sinh được một con trai. Rồi một đêm nọ con bà chết. Nhưng khi tôi đang ngủ bà bồng đứa con chết bỏ xuống bên cạnh tôi và bồng con tôi đi. Khi tôi thức dậy và nhìn đứa con chết thì thấy nó không phải là con tôi.”
Nghe tới đây người đàn bà kia nói: “Không phải vậy! Đứa con sống là con tôi, và đứa chết là con bà ấy!” Người đàn bà thứ nhất đáp: “Không phải vậy! Đứa con chết là con bà, đứa sống là con tôi!” Hai người đàn bà cứ cãi nhau như vậy. Sa-lô-môn sẽ làm gì đây?
Ông bảo đem lại một thanh gươm, và khi người ta đem gươm lại thì ông nói: “Hãy xẻ đứa bé sống này ra làm hai, và giao cho mỗi bà một nửa!”
Người mẹ thật la lên: “Khoan, khoan! Xin đừng giết đứa nhỏ. Hãy giao nó cho bà kia!” Nhưng người đàn bà kia nói: “Đừng giao nó cho bà này hay tôi gì cả; cứ việc xẻ nó ra làm hai đi.”
Cuối cùng Sa-lô-môn nói: “Chớ giết đứa bé! Hãy giao nó cho bà thứ nhất. Bà ấy mới là mẹ thật của nó.” Sa-lô-môn biết được điều này vì người mẹ thật yêu đứa bé đến nỗi sẵn sàng nhường nó lại cho người đàn bà kia miễn là nó được sống. Khi dân chúng nghe thấy cách Sa-lô-môn phân giải vụ khó xử này, họ rất vui mừng vì có được một vị vua khôn ngoan như thế. (x. 1V 3, 16-28).
Câu chuyện xử kiện trên đây cũng như cách xử sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn được đồn đi rất xa, nên từ mọi dân tộc, thiên hạ kéo tới học hỏi sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn (x. 1V 5,14), trong đó có nữ hoàng Sơ-va (x.1V10,1-13). Nhưng sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn cũng chỉ được một thời. Cuối đời, ông đã sống thiếu khôn ngoan. Ông theo các bà vợ ngoại giáo, ngã theo các thần dân ngoại, không còn chung thủy với Thiên Chúa như phụ vương Đa-vít nữa (x. 1V 11,1-8).
Bài Tin mừng hôm nay kể lại ba dụ ngôn: dụ ngôn chiếc lưới có nội dung tương tự như dụ ngôn cỏ lùng mà chúng ta đã tìm hiểu Chúa Nhật tuần trước.
Hai dụ ngôn kho báu và ngọc quý có nội dung tương tự như nhau: Khi tìm được, cả hai về bán tất cả những gì mình có để mua cho được kho báu hay viên ngọc quý đó. Đây là thái độ bình thường của người khôn ngoan theo lẽ tự nhiên. Vì xác định được rằng: có được kho báu hay viên ngọc quý sẽ có niềm vui và hạnh phúc, cho nên cả hai người đều quyết định bán hết tất cả những gì mình có để mua cho được kho báu hay viên ngọc quý đó.
Thế nhưng cho dù có chiếm được kho báu và viên ngọc quý thì chúng cũng chỉ là phương tiện để phục vụ con người, làm cho con người vui hưởng hạnh phúc trong một thời gian nào đó mà thôi. Vì thế, điều mà Đức Giêsu muốn chúng ta nhắm tới không phải là sự khôn ngoan tự nhiên, cũng không phải là ở nơi kho báu hay viên ngọc quý nhưng là một cái gì đó cao cả và bền vững hơn. Đó chính là Nước Trời. Bởi vì, chỉ có Nước Trời mới thỏa mãn mọi khát vọng của con người. Chỉ có Nước Trời mới đem lại cho chúng ta hạnh phúc trường cửu. Như vậy, Nước Trời chính là thứ quý giá nhất không có gì có thể đổi chác được. Cho dù chúng ta có tất cả mọi thứ trên đời này thì cũng không thể đổi được Nước Trời. Và nếu có được mọi sự ở đời này mà không có Nước Trời thì cũng bằng không. Đức Giêsu đã từng nói: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì”(Mt 16,26). Chính vì thế, khi biết được Đức Giêsu, biết được Nước Trời, Thánh Phaolô đã chấp nhận mất tất cả mọi thứ ở đời này để giữ lấy cho được Đức Giêsu, giữ lấy cho được Nước Trời. Trong thư Philiphê, Ngài nói: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (x. Pl 3,8-9).
Vì Nước Trời quan trọng như vậy, nên Đức Giêsu mời gọi chúng ta: “Trước tiên hãy lo tìm nước trời rồi mọi sự Ngài sẽ lo cho sau” (Mt 6,33). Cho nên, bổn phận trước tiên của mỗi người kitô hữu chúng ta là phải lo tìm kiếm Nước Trời, phải chiếm cho được Nước Trời. Nhưng làm thế nào để chiếm được Nước Trời? Chính Đức Giêsu đã nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). “Ý muốn của Cha Thầy” ở đây chính là “Lời của Ngài”. Lời của Chúa chứa đựng trong cuốn Kinh Thánh, nhất là những Giáo huấn của Đức Giêsu được thể hiện qua Tin mừng, qua Mười điều răn, qua giáo huấn của Hội Thánh. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thực hiện ý muốn của Chúa qua tiếng nói lương tâm.
Đức Giêsu còn nói: “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.”(x. Mt 11,12). Đó là sức mạnh của Tình yêu: Yêu Chúa – yêu người. Yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự. Yêu người như chính mình ta vậy. Đó là sức mạnh của sự từ bỏ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24): Từ bỏ tội lỗi và những đam mê xác thịt; Từ bỏ những khuynh hướng xấu; Từ bỏ những tham, sân, si; Có khi phải từ bỏ cả danh vọng, người thân và của cải mình có… nếu như Nước Trời đòi buộc. Đức Giêsu mời gọi chàng thanh niên đến xin Ngài “phải làm gì để được sự sống đời đời” rằng: “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19,21 ; Mc 10,21 ; Lc 18,22). Nhưng chàng thanh niên đã không chấp nhận lời mời gọi của Đức Giêsu, anh ta đã “buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mc 10,22). Như vậy, của cải đã cản lối chàng thanh niên đến với Đức Giêsu.
Thái độ của chúng ta thì sao? Chúng ta có “dùng sức mạnh” để chiếm cho được Nước Trời không? Chúng ta có từ bỏ mọi sự để mua lấy Nước Trời không? Hay chúng ta vẫn để cho chức quyền, danh vọng, của cải và những thứ ở đời này níu kéo, giam hãm và cản bước chúng ta đến với Chúa, đến với Nước Trời ?
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan: không phải là thứ khôn ngoan theo tính xác thịt, cũng không phải sự khôn ngoan theo tính tự nhiên, mà là sự khôn ngoan siêu nhiên, sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. Bởi vì, khi có sự khôn ngoan của Chúa, chúng con mới có thể chọn lựa những điều tốt, loại bỏ những những điều xấu, và khi có sự khôn ngoan của Chúa chúng con sẽ biết qui hướng tất cả mọi sự về cùng đích của cuộc đời là chính Chúa. Khi có sự khôn ngoan của Chúa, chúng con sẽ biết từ bỏ mọi sự để dành cho được Nước Trời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chủ đề chính của Lời Chúa hôm nay đề cập tới sự khôn ngoan: Khôn ngoan của vua Sa-lô-mon, khôn ngoan của người đi tìm kho báu và khôn ngoan của người đi tìm viên ngọc quí. Qua đó, Đức Giêsu muốn chúng ta dùng sự khôn ngoan Chúa ban để tìm kiếm Nước Thiên Chúa.
Bài đọc 1, kể lại câu chuyện của vua Sa-lô-môn. Ông được lên kế vị vua cha khi tuổi còn non trẻ. Ông đã cầu nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp. Ông không xin cho được sống lâu, giàu có của cải, mạng sống quân thù, nhưng ông đã xin Thiên Chúa ban cho ông sự khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và để phân biệt lành dữ. Thiên Chúa đã nhận lời và ban cho ông sự khôn ngoan như lời ông xin, đến nỗi trước ông không có ai giống ông, và sau ông không có ai bằng ông. Sách các vua khẳng định: “Sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn trổi vượt hơn sự khôn ngoan của tất cả mọi người Phương Đông và hơn tất cả sự khôn ngoan của Ai-cập”(x. 1V 5, 10).
Bằng chứng của sự khôn ngoan đó được thể hiện rõ qua câu chuyện xử kiện sau đây: Có hai người đàn bà tới tìm Sa-lô-môn nhờ giải quyết một chuyện khó xử. Một người trong họ giải thích: “Bà này với tôi sống chung một nhà. Tôi sinh được một con trai, và hai ngày sau bà này cũng sinh được một con trai. Rồi một đêm nọ con bà chết. Nhưng khi tôi đang ngủ bà bồng đứa con chết bỏ xuống bên cạnh tôi và bồng con tôi đi. Khi tôi thức dậy và nhìn đứa con chết thì thấy nó không phải là con tôi.”
Nghe tới đây người đàn bà kia nói: “Không phải vậy! Đứa con sống là con tôi, và đứa chết là con bà ấy!” Người đàn bà thứ nhất đáp: “Không phải vậy! Đứa con chết là con bà, đứa sống là con tôi!” Hai người đàn bà cứ cãi nhau như vậy. Sa-lô-môn sẽ làm gì đây?
Ông bảo đem lại một thanh gươm, và khi người ta đem gươm lại thì ông nói: “Hãy xẻ đứa bé sống này ra làm hai, và giao cho mỗi bà một nửa!”
Người mẹ thật la lên: “Khoan, khoan! Xin đừng giết đứa nhỏ. Hãy giao nó cho bà kia!” Nhưng người đàn bà kia nói: “Đừng giao nó cho bà này hay tôi gì cả; cứ việc xẻ nó ra làm hai đi.”
Cuối cùng Sa-lô-môn nói: “Chớ giết đứa bé! Hãy giao nó cho bà thứ nhất. Bà ấy mới là mẹ thật của nó.” Sa-lô-môn biết được điều này vì người mẹ thật yêu đứa bé đến nỗi sẵn sàng nhường nó lại cho người đàn bà kia miễn là nó được sống. Khi dân chúng nghe thấy cách Sa-lô-môn phân giải vụ khó xử này, họ rất vui mừng vì có được một vị vua khôn ngoan như thế. (x. 1V 3, 16-28).
Câu chuyện xử kiện trên đây cũng như cách xử sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn được đồn đi rất xa, nên từ mọi dân tộc, thiên hạ kéo tới học hỏi sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn (x. 1V 5,14), trong đó có nữ hoàng Sơ-va (x.1V10,1-13). Nhưng sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn cũng chỉ được một thời. Cuối đời, ông đã sống thiếu khôn ngoan. Ông theo các bà vợ ngoại giáo, ngã theo các thần dân ngoại, không còn chung thủy với Thiên Chúa như phụ vương Đa-vít nữa (x. 1V 11,1-8).
Bài Tin mừng hôm nay kể lại ba dụ ngôn: dụ ngôn chiếc lưới có nội dung tương tự như dụ ngôn cỏ lùng mà chúng ta đã tìm hiểu Chúa Nhật tuần trước.
Hai dụ ngôn kho báu và ngọc quý có nội dung tương tự như nhau: Khi tìm được, cả hai về bán tất cả những gì mình có để mua cho được kho báu hay viên ngọc quý đó. Đây là thái độ bình thường của người khôn ngoan theo lẽ tự nhiên. Vì xác định được rằng: có được kho báu hay viên ngọc quý sẽ có niềm vui và hạnh phúc, cho nên cả hai người đều quyết định bán hết tất cả những gì mình có để mua cho được kho báu hay viên ngọc quý đó.
Thế nhưng cho dù có chiếm được kho báu và viên ngọc quý thì chúng cũng chỉ là phương tiện để phục vụ con người, làm cho con người vui hưởng hạnh phúc trong một thời gian nào đó mà thôi. Vì thế, điều mà Đức Giêsu muốn chúng ta nhắm tới không phải là sự khôn ngoan tự nhiên, cũng không phải là ở nơi kho báu hay viên ngọc quý nhưng là một cái gì đó cao cả và bền vững hơn. Đó chính là Nước Trời. Bởi vì, chỉ có Nước Trời mới thỏa mãn mọi khát vọng của con người. Chỉ có Nước Trời mới đem lại cho chúng ta hạnh phúc trường cửu. Như vậy, Nước Trời chính là thứ quý giá nhất không có gì có thể đổi chác được. Cho dù chúng ta có tất cả mọi thứ trên đời này thì cũng không thể đổi được Nước Trời. Và nếu có được mọi sự ở đời này mà không có Nước Trời thì cũng bằng không. Đức Giêsu đã từng nói: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì”(Mt 16,26). Chính vì thế, khi biết được Đức Giêsu, biết được Nước Trời, Thánh Phaolô đã chấp nhận mất tất cả mọi thứ ở đời này để giữ lấy cho được Đức Giêsu, giữ lấy cho được Nước Trời. Trong thư Philiphê, Ngài nói: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Ngài” (x. Pl 3,8-9).
Vì Nước Trời quan trọng như vậy, nên Đức Giêsu mời gọi chúng ta: “Trước tiên hãy lo tìm nước trời rồi mọi sự Ngài sẽ lo cho sau” (Mt 6,33). Cho nên, bổn phận trước tiên của mỗi người kitô hữu chúng ta là phải lo tìm kiếm Nước Trời, phải chiếm cho được Nước Trời. Nhưng làm thế nào để chiếm được Nước Trời? Chính Đức Giêsu đã nói: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). “Ý muốn của Cha Thầy” ở đây chính là “Lời của Ngài”. Lời của Chúa chứa đựng trong cuốn Kinh Thánh, nhất là những Giáo huấn của Đức Giêsu được thể hiện qua Tin mừng, qua Mười điều răn, qua giáo huấn của Hội Thánh. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thực hiện ý muốn của Chúa qua tiếng nói lương tâm.
Đức Giêsu còn nói: “Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được.”(x. Mt 11,12). Đó là sức mạnh của Tình yêu: Yêu Chúa – yêu người. Yêu Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự. Yêu người như chính mình ta vậy. Đó là sức mạnh của sự từ bỏ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24): Từ bỏ tội lỗi và những đam mê xác thịt; Từ bỏ những khuynh hướng xấu; Từ bỏ những tham, sân, si; Có khi phải từ bỏ cả danh vọng, người thân và của cải mình có… nếu như Nước Trời đòi buộc. Đức Giêsu mời gọi chàng thanh niên đến xin Ngài “phải làm gì để được sự sống đời đời” rằng: “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19,21 ; Mc 10,21 ; Lc 18,22). Nhưng chàng thanh niên đã không chấp nhận lời mời gọi của Đức Giêsu, anh ta đã “buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mc 10,22). Như vậy, của cải đã cản lối chàng thanh niên đến với Đức Giêsu.
Thái độ của chúng ta thì sao? Chúng ta có “dùng sức mạnh” để chiếm cho được Nước Trời không? Chúng ta có từ bỏ mọi sự để mua lấy Nước Trời không? Hay chúng ta vẫn để cho chức quyền, danh vọng, của cải và những thứ ở đời này níu kéo, giam hãm và cản bước chúng ta đến với Chúa, đến với Nước Trời ?
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan: không phải là thứ khôn ngoan theo tính xác thịt, cũng không phải sự khôn ngoan theo tính tự nhiên, mà là sự khôn ngoan siêu nhiên, sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa. Bởi vì, khi có sự khôn ngoan của Chúa, chúng con mới có thể chọn lựa những điều tốt, loại bỏ những những điều xấu, và khi có sự khôn ngoan của Chúa chúng con sẽ biết qui hướng tất cả mọi sự về cùng đích của cuộc đời là chính Chúa. Khi có sự khôn ngoan của Chúa, chúng con sẽ biết từ bỏ mọi sự để dành cho được Nước Trời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Hãy Làm Mọi Sự Để Có Được Nước Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:34 25/07/2017
Hãy Làm Mọi Sự Để Có Được Nước Trời
Suy niệm Chúa Nhật XVII thường niên – năm A
(Mt 13, 44-52)
Đoạn Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta nhìn vào bên trong để khám phá ra cái được cất giấu là Nước Trời : "Nước trời giống như kho báu chôn giấu trong ruộng" (Mt 13,44). Nói đến kho báu là chúng ta nói đến một cái gì đó có giá trị đặc biệt. Kho báu mà Chúa Giêsu nói đây được chôn giấu kỹ lưỡng trong tâm hồn của chúng ta, nơi sâu thẳm của mỗi người. Kho báu đó chính là Nước Trời. Nước Trời thôi thúc chúng ta vui vẻ đi tìm kiếm Nguồn Nước Hằng Sống, Chân, Thiện, Mỹ, và khi đã tìm thấy thì người ta vứt bỏ tất cả những gì là không cần thiết để có bằng được kho báu.
Có một số người như thánh Phaolô, và thậm trí ngay cả amh Trộm Lành cũng tìm thấy Nước Trời ngay lập tức, không cần phải suy nghĩ khi đối diện với Nước Trời, vì đường lối của Chúa là vô cùng vô hạn, nhưng để có được kho báu bí mật này, người ta phải cất công đi tìm kiếm: "Nước trời giống như người buôn nọ đi đi ngọc quí" (Mt 13,45). Những người tìm thấy kho báu được chôn giấu ấy có thể là vì họ không bằng lòng với cái vắn vỏi ở đời này.
Theo dòng thời gian, chúng ta đang nói về những người lo lắng hay quá tham vọng ở đời, nhưng trong thế giới thiêng liêng họ là những người lành thánh. Bằng chứng là họ không ngần ngại bán tất cả những gì mình có để mua cho bằng được thửa ruộng, nói theo kiểu thánh Gioan Thánh Giá: "Để có được tất cả, bạn hãy coi những thứ mình có là chẳng có giá trị gì".
Nước Trời, là chủ đề hạnh phúc chúng ta tìm kiếm, đôi khi có thể được tìm thấy một cách tình cờ, như người kia tìm được kho tàng khi cày ruộng. Nó cũng có thể là kết quả của cuộc tìm kiếm lâu dài, như người buôn nọ đi tìm ngọc quý (Mt 13, 45). Và khi đã tìm được kho tàng, hay viên ngọc quý rồi, điều trước tiên như Chúa Giêsu nói là bán hết những gì đang có, để mua bằng được kho tàng và viên ngọc.
Kho tàng hay viên ngọc quí ấy là chính Đức Kitô, là tình yêu của Người. Tiên vàn hãy tìm kiếm Chúa Kitô trước đã. Điều ấy không phải là dễ, vì quanh chúng ta còn có quá nhiều ràng buộc, ngăn cản chúng ta gắn bó với Đức Kitô. Chúa Giêsu hỏi chúng ta dành cho Người tình yêu trên hết, chúng ta phải là kitô hữu 100%.
Chúa Giêsu tuyên bố: " Không ai có thể làm tôi hai chủ » (Mt 6,24). Chỉ có « kho tàng trên trời " chúng ta mới có thể lựa chọn để gửi gắm lòng mình : " Vì kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó " (Mt 6, 20s). Thánh Phaolô nói rõ : " Nước quê ta là trời cao " (Ph 3,20).
Để có Đức Kitô, hay để có được Nước Trời cần phải dứt bỏ tất cả như Chúa Giêsu gọi mời : " Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta " (Mt 16,24). Và chỗ khác Người nói : " Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó ", sau cùng Người thêm: " đoạn hãy đến theo " (Mt 19,21). Không những thế còn phải phấn đấu, " bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy ". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang có : vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác.
Qua dụ ngôn chiếc lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá, (Mt 13, 47) Chúa Giêsu cảnh báo. Đừng có lựa chọn và hành động nửa vời : cần phải hoán cải và tách mình ra khỏi tội lỗi là những thứ ngăn cản chúng ta đi tìm Thiên Chúa và Nước Trời.
Chúng ta hãy nài xin Chúa Giêsu, nhờ lời Đức Mẹ, ban cho mỗi người ơn can đảm vứt bỏ tội lỗi, ma quỉ, thế gian và xác thịt như chúng ta vẫn tuyên xưng vào Đêm Vọng Phục Sinh, và cam kết chọn Chúa Giêsu là lẽ sống của chúng ta, đồng thời cố gắng làm mọi sự có thể để có được Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XVII thường niên – năm A
(Mt 13, 44-52)
Đoạn Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta nhìn vào bên trong để khám phá ra cái được cất giấu là Nước Trời : "Nước trời giống như kho báu chôn giấu trong ruộng" (Mt 13,44). Nói đến kho báu là chúng ta nói đến một cái gì đó có giá trị đặc biệt. Kho báu mà Chúa Giêsu nói đây được chôn giấu kỹ lưỡng trong tâm hồn của chúng ta, nơi sâu thẳm của mỗi người. Kho báu đó chính là Nước Trời. Nước Trời thôi thúc chúng ta vui vẻ đi tìm kiếm Nguồn Nước Hằng Sống, Chân, Thiện, Mỹ, và khi đã tìm thấy thì người ta vứt bỏ tất cả những gì là không cần thiết để có bằng được kho báu.
Có một số người như thánh Phaolô, và thậm trí ngay cả amh Trộm Lành cũng tìm thấy Nước Trời ngay lập tức, không cần phải suy nghĩ khi đối diện với Nước Trời, vì đường lối của Chúa là vô cùng vô hạn, nhưng để có được kho báu bí mật này, người ta phải cất công đi tìm kiếm: "Nước trời giống như người buôn nọ đi đi ngọc quí" (Mt 13,45). Những người tìm thấy kho báu được chôn giấu ấy có thể là vì họ không bằng lòng với cái vắn vỏi ở đời này.
Theo dòng thời gian, chúng ta đang nói về những người lo lắng hay quá tham vọng ở đời, nhưng trong thế giới thiêng liêng họ là những người lành thánh. Bằng chứng là họ không ngần ngại bán tất cả những gì mình có để mua cho bằng được thửa ruộng, nói theo kiểu thánh Gioan Thánh Giá: "Để có được tất cả, bạn hãy coi những thứ mình có là chẳng có giá trị gì".
Nước Trời, là chủ đề hạnh phúc chúng ta tìm kiếm, đôi khi có thể được tìm thấy một cách tình cờ, như người kia tìm được kho tàng khi cày ruộng. Nó cũng có thể là kết quả của cuộc tìm kiếm lâu dài, như người buôn nọ đi tìm ngọc quý (Mt 13, 45). Và khi đã tìm được kho tàng, hay viên ngọc quý rồi, điều trước tiên như Chúa Giêsu nói là bán hết những gì đang có, để mua bằng được kho tàng và viên ngọc.
Kho tàng hay viên ngọc quí ấy là chính Đức Kitô, là tình yêu của Người. Tiên vàn hãy tìm kiếm Chúa Kitô trước đã. Điều ấy không phải là dễ, vì quanh chúng ta còn có quá nhiều ràng buộc, ngăn cản chúng ta gắn bó với Đức Kitô. Chúa Giêsu hỏi chúng ta dành cho Người tình yêu trên hết, chúng ta phải là kitô hữu 100%.
Chúa Giêsu tuyên bố: " Không ai có thể làm tôi hai chủ » (Mt 6,24). Chỉ có « kho tàng trên trời " chúng ta mới có thể lựa chọn để gửi gắm lòng mình : " Vì kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó " (Mt 6, 20s). Thánh Phaolô nói rõ : " Nước quê ta là trời cao " (Ph 3,20).
Để có Đức Kitô, hay để có được Nước Trời cần phải dứt bỏ tất cả như Chúa Giêsu gọi mời : " Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta " (Mt 16,24). Và chỗ khác Người nói : " Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó ", sau cùng Người thêm: " đoạn hãy đến theo " (Mt 19,21). Không những thế còn phải phấn đấu, " bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy ". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang có : vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác.
Qua dụ ngôn chiếc lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá, (Mt 13, 47) Chúa Giêsu cảnh báo. Đừng có lựa chọn và hành động nửa vời : cần phải hoán cải và tách mình ra khỏi tội lỗi là những thứ ngăn cản chúng ta đi tìm Thiên Chúa và Nước Trời.
Chúng ta hãy nài xin Chúa Giêsu, nhờ lời Đức Mẹ, ban cho mỗi người ơn can đảm vứt bỏ tội lỗi, ma quỉ, thế gian và xác thịt như chúng ta vẫn tuyên xưng vào Đêm Vọng Phục Sinh, và cam kết chọn Chúa Giêsu là lẽ sống của chúng ta, đồng thời cố gắng làm mọi sự có thể để có được Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đầy Tớ Chúa “Mẹ Margarita, Mẹ của Thánh Gioan Bosco” thường được gọi là 'Mama Bosco'
Thanh Quảng sdb
18:57 25/07/2017
Đầy Tớ Chúa “Mẹ Margarita, Mẹ của Thánh Gioan Bosco” thường được gọi là 'Mama Bosco'
Turin, Ý, 14/7/2017 (EWTN / CNA)
Thánh Gioan Bosco là một vị thánh được đông đảo người Công Giáo sùng kính và Ngài nổi tiếng là một nha giáo dục giới trẻ đã hiến cả đời mình cho thanh thiếu niên; nhưng nhiều người không biết đến mẹ của Ngài là bà Margarita Bosco, đã được Giáo Hội hoàn vũ công bố là Đầy tớ Chúa vào năm 2006 và đang trong tiến trình phong chân phước.
Mẹ tên là Margarita Occhiena được sinh ra tại một thị trấn nhỏ Bắc Ý vào năm 1788 trong một gia đình đông con và là những Kitô hữu nhiệt thành. Khi 24 tuổi cô Margarita kết hôn với một người đã một lần thành hôn, đó là ông Phanxicô Bosco, một người nông dân vợ chết sớm và đã có một con trai tên là Antôn.
Sau khi kết hôn ông bà đã sinh hạ được hai người con trai nữa trước khi ông Phanxicô qua đời vì chứng bệnh viêm phổi vào năm năm 1817. Chồng chết, cô Margarita đã dành trọn cuộc sống của mình cho con cái, giáo dục chúng hấp thụ giáo lý Công Giáo hầu chúng được lớn lên trong niềm tin yêu hy vọng vào Chúa và Giáo Hội. Ngoài việc chăm lo cho các con, cô còn chăm sóc cho mẹ già của chồng nữa.
Mặc dù cô Margarita không được may mắn đi học để biết đọc biết viết, nhưng cô được thấm nhập được sự khôn ngoan của đức tin Công Giáo và thấm nhuần đạo đức cùng kiến thức hầu truyền đạt niềm tin tôn giáo cho con cái mình. Khi người con trai thứ hai trong gia đình là Gioan Bosco nói với mẹ rằng bé muốn trở thành một linh mục và làm việc cho thanh niên, mẹ đã khuyến khích con ươm trồng ý định và giữ ước mơ lý tưởng này trong tâm lòng mình.
Dù vất vả muôn bề với bao trở ngại, nhưng cậu Gioan đã vượt thắng tất cả bước vào đời tu trì và được thụ phong linh mục ngày 5/6/1841. Cha đã được biết đến dưới tước hiện Don Bosco (Cha Bosco). Khi con của mình bắt đầu mở Khánh lễ viện cho giới trẻ, cha Bosco thiếu người phụ giúp, cha đã tìm đến mẹ Margarita. Mẹ đã sẵn lòng theo con về Tôrinô phụ giúp với con như một người nội trợ, đóng vai trò là mẹ của các thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi.
Ơn đoàn sủng của cha Bosco dành cho những người Salêdiêng là phục vụ giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi qua việc giáo dục mục vụ hầu giúp giới trẻ trở thành những người công dân lương thiện và người Kitô hữu tốt. Sau khi thành lập Tu hội, cha Bosco cùng với các Salêdiêng đã xây dựng được một nguyện xá tại Tôrinô, nơi qui tụ các nam thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi để dậy nghề và truyền đạt giáo dục cho các em.
Mẹ Margarita dành những tháng ngày còn lại của mẹ để chăm sóc cho giới trẻ mồ côi tại nguyện xá, và mẹ được giới trẻ gọi một biệt danh (nickname) là mẹ "Mama Bosco" hoặc "Mama Margarita".
Mẹ Margarita qua đời năm 1856 ở tuổi 68 vì bệnh viêm phổi, sau khi mẹ nhận các nghi thức cuối cùng của người Kitô hữu. Trước khi nhắm mắt lìa trần mẹ đã nguyện xin và xác tín với cha Bosco và giới trẻ rằng "Đức Maria sẽ luôn luôn săn sóc cho con cái Mẹ."
Hồ sơ phong thánh cho mẹ được xúc tiến và ngày 7/3/1995, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố mẹ là một "Đầy tớ Chúa." Vào ngày 23/10/2006, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công nhận các nhân đức anh hùng của mẹ.
Để được phong chân phước, Mẹ Margarita Bosco cần thể hiện một phép lạ và để phong thánh, mẹ cần thêm một phép lạ khác nữa. Chúng ta hãy chạy đến với mẹ để khẩn cầu mẹ giúp chúng ta biết chu toàn nghĩa vụ làm cha làm mẹ trong việc giáo dục con cái và giới trẻ. Đặc biệt xin mẹ hoán cải tâm hồn con cái chúng ta nếu chẳng may có những em đang đi hoang xa lìa niềm tin và mái ấm gia đình cộng đoàn.
Khi mẹ thể hiện phép lạ và được Giáo Hội nhìn nhận, thì Đức Thánh Cha sẽ long trọng tuyên dương mẹ lên bậc Chân phước và bậc thánh nhân…
Thanh Quảng sdb
Turin, Ý, 14/7/2017 (EWTN / CNA)
Mẹ Margarita, Mẹ cha Gioan Bosco |
Mẹ tên là Margarita Occhiena được sinh ra tại một thị trấn nhỏ Bắc Ý vào năm 1788 trong một gia đình đông con và là những Kitô hữu nhiệt thành. Khi 24 tuổi cô Margarita kết hôn với một người đã một lần thành hôn, đó là ông Phanxicô Bosco, một người nông dân vợ chết sớm và đã có một con trai tên là Antôn.
Sau khi kết hôn ông bà đã sinh hạ được hai người con trai nữa trước khi ông Phanxicô qua đời vì chứng bệnh viêm phổi vào năm năm 1817. Chồng chết, cô Margarita đã dành trọn cuộc sống của mình cho con cái, giáo dục chúng hấp thụ giáo lý Công Giáo hầu chúng được lớn lên trong niềm tin yêu hy vọng vào Chúa và Giáo Hội. Ngoài việc chăm lo cho các con, cô còn chăm sóc cho mẹ già của chồng nữa.
Mặc dù cô Margarita không được may mắn đi học để biết đọc biết viết, nhưng cô được thấm nhập được sự khôn ngoan của đức tin Công Giáo và thấm nhuần đạo đức cùng kiến thức hầu truyền đạt niềm tin tôn giáo cho con cái mình. Khi người con trai thứ hai trong gia đình là Gioan Bosco nói với mẹ rằng bé muốn trở thành một linh mục và làm việc cho thanh niên, mẹ đã khuyến khích con ươm trồng ý định và giữ ước mơ lý tưởng này trong tâm lòng mình.
Dù vất vả muôn bề với bao trở ngại, nhưng cậu Gioan đã vượt thắng tất cả bước vào đời tu trì và được thụ phong linh mục ngày 5/6/1841. Cha đã được biết đến dưới tước hiện Don Bosco (Cha Bosco). Khi con của mình bắt đầu mở Khánh lễ viện cho giới trẻ, cha Bosco thiếu người phụ giúp, cha đã tìm đến mẹ Margarita. Mẹ đã sẵn lòng theo con về Tôrinô phụ giúp với con như một người nội trợ, đóng vai trò là mẹ của các thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi.
Ơn đoàn sủng của cha Bosco dành cho những người Salêdiêng là phục vụ giới trẻ nghèo và bị bỏ rơi qua việc giáo dục mục vụ hầu giúp giới trẻ trở thành những người công dân lương thiện và người Kitô hữu tốt. Sau khi thành lập Tu hội, cha Bosco cùng với các Salêdiêng đã xây dựng được một nguyện xá tại Tôrinô, nơi qui tụ các nam thanh thiếu niên nghèo và bị bỏ rơi để dậy nghề và truyền đạt giáo dục cho các em.
Mẹ Margarita va cha Bosco |
Mẹ Margarita qua đời năm 1856 ở tuổi 68 vì bệnh viêm phổi, sau khi mẹ nhận các nghi thức cuối cùng của người Kitô hữu. Trước khi nhắm mắt lìa trần mẹ đã nguyện xin và xác tín với cha Bosco và giới trẻ rằng "Đức Maria sẽ luôn luôn săn sóc cho con cái Mẹ."
Hồ sơ phong thánh cho mẹ được xúc tiến và ngày 7/3/1995, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố mẹ là một "Đầy tớ Chúa." Vào ngày 23/10/2006, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công nhận các nhân đức anh hùng của mẹ.
Để được phong chân phước, Mẹ Margarita Bosco cần thể hiện một phép lạ và để phong thánh, mẹ cần thêm một phép lạ khác nữa. Chúng ta hãy chạy đến với mẹ để khẩn cầu mẹ giúp chúng ta biết chu toàn nghĩa vụ làm cha làm mẹ trong việc giáo dục con cái và giới trẻ. Đặc biệt xin mẹ hoán cải tâm hồn con cái chúng ta nếu chẳng may có những em đang đi hoang xa lìa niềm tin và mái ấm gia đình cộng đoàn.
Khi mẹ thể hiện phép lạ và được Giáo Hội nhìn nhận, thì Đức Thánh Cha sẽ long trọng tuyên dương mẹ lên bậc Chân phước và bậc thánh nhân…
Thanh Quảng sdb
Biến cố đau buồn: 160,000 người Đức bỏ đạo Công Giáo trong năm 2016
Đặng Tự Do
19:36 25/07/2017
Đức Hồng Y Gerhard Müller, người vừa bị bãi nhiệm khỏi chức vụ Tổng Trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin nhận xét rằng biến cố này thật là “bi thảm”. Là một người Đức, Đức Hồng Y Müller, bày tỏ âu lo của ngài về tình trạng Giáo Hội tại quê hương mình, và toàn bộ châu Âu.
“Sự tham gia tích cực vào các hoạt động của Giáo Hội bị giảm sút rất nhiều, việc truyền lại đức tin cho con cái không phải như là một lý thuyết nhưng là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô đã phai nhạt. Ơn gọi tu sĩ cũng xuống dốc.”
Bên cạnh sự bành trướng không kềm lại được của chủ nghĩa thế tục, Đức Hồng Y nhận định rằng có một xu hướng thậm chí còn nguy hiểm hơn. Châu Âu, đã và đang trải qua một tiến trình “de-Christianisation”, trong đó người ta cố gắng loại bỏ Kitô Giáo.
“Đây là việc loại bỏ Kitô Giáo trên toàn bộ nhân học, trong đó con người được định nghĩa như một hữu thể không cần Thiên Chúa và hoàn toàn không có tính siêu việt. Tôn giáo được người ta cảm nghiệm như một thứ tình cảm, chứ không phải là việc tôn thờ Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Thế.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Il Foglio Đức Hồng Y Gerhard Müller cũng lên tiếng kêu gọi một cuộc thảo luận “thanh thản” về 5 điểm hồ nghi liên quan đến Tông Huấn Amoris Laetitia do bốn vị Hồng Y đưa ra. Ngài than thở rằng đã phải nghe quá nhiều những lời lăng mạ đối với bốn vị Hồng Y đưa ra 5 điểm hồ nghi.
Đức Hồng Y nói:
“Tôi không hiểu tại sao một cuộc thảo luận bình tĩnh và thanh thản không được bắt đầu. Tôi không hiểu đâu là những trở ngại. Tại sao không thể tổ chức một cuộc họp để nói chuyện cởi mở về những chủ đề rất căn bản này?”
“Cho đến nay tôi chỉ nghe thấy những vu khống và lăng mạ chống lại các vị Hồng Y. Nhưng đây không phải là cách để chúng ta tiến về phía trước”.
Chúng ta có khả năng đối thoại với các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo, nhưng không thể đối thoại trong nội bộ với nhau thì thật là một điều chua chát.
Cha mẹ của bé Charlie Gard quyết định chấm dứt cuộc chiến pháp lý để cứu mạng con mình.
Đặng Tự Do
19:35 25/07/2017
Cuộc chiến nhằm cứu mạng cháu bé Charlie Gard đã kết thúc một cách bi thảm. Những giằng co pháp lý dai dẳng tại tòa án đã khiến cho cơ hội cứu mạng cháu bé trôi qua. Tiến sĩ Michio Hirano, một nhà thần kinh học của Mỹ, cho biết đã quá muộn để có thể điều trị cho em bé.
Luật sư Grant Armstrong, đại diện của cha mẹ cháu bé là hai anh chị Chris Gard và Connie Yates nói với quan tòa Francis rằng “thời gian đã hết” sau các báo cáo y tế mới nhất. Ông Armstrong nói rằng “cơn ác mộng của cha mẹ cháu bé đã được xác nhận” vì thế họ chấm dứt các tranh cãi pháp lý để cứu mạng con mình.
Chris Gard và Connie Yates ràn rụa nước mắt nói với các ủng hộ viên của họ là nếu ngay từ đầu con họ được đưa sang Mỹ điều trị cháu bé đã được cứu.
Tại Vatican, trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 25 tháng 7, Giám đốc bệnh viện Bambino Gesu là Mariella Enoc cũng chia sẻ quan điểm này. Bà nói:
“Tôi không chắc Charlie có thể được cứu hay không, nhưng chắc chắn rằng rất nhiều thời gian đã bị mất trong những cuộc tranh luận pháp lý vô bổ.”
Trong khi đó, tại London, Giám đốc bệnh viện Great Ormond Street là bà Mary MacLeod cũng tổ chức một cuộc họp báo than phiền rằng dân chúng tụ tập trước cửa bệnh viện la hét chửi bới, các bác sĩ và y tá của bệnh viện bị sỉ nhục trên đường phố và bệnh viện của bà nhận được hàng ngàn những tin nhắn đe dọa.
Luật sư Grant Armstrong, đại diện của cha mẹ cháu bé là hai anh chị Chris Gard và Connie Yates nói với quan tòa Francis rằng “thời gian đã hết” sau các báo cáo y tế mới nhất. Ông Armstrong nói rằng “cơn ác mộng của cha mẹ cháu bé đã được xác nhận” vì thế họ chấm dứt các tranh cãi pháp lý để cứu mạng con mình.
Chris Gard và Connie Yates ràn rụa nước mắt nói với các ủng hộ viên của họ là nếu ngay từ đầu con họ được đưa sang Mỹ điều trị cháu bé đã được cứu.
Tại Vatican, trong cuộc họp báo hôm thứ Ba 25 tháng 7, Giám đốc bệnh viện Bambino Gesu là Mariella Enoc cũng chia sẻ quan điểm này. Bà nói:
“Tôi không chắc Charlie có thể được cứu hay không, nhưng chắc chắn rằng rất nhiều thời gian đã bị mất trong những cuộc tranh luận pháp lý vô bổ.”
Trong khi đó, tại London, Giám đốc bệnh viện Great Ormond Street là bà Mary MacLeod cũng tổ chức một cuộc họp báo than phiền rằng dân chúng tụ tập trước cửa bệnh viện la hét chửi bới, các bác sĩ và y tá của bệnh viện bị sỉ nhục trên đường phố và bệnh viện của bà nhận được hàng ngàn những tin nhắn đe dọa.
Tuyên bố của Tòa Thánh về trường hợp cháu bé Charlie Gard
Đặng Tự Do
21:11 25/07/2017
Ông Greg Burke nói thêm:
“Đức Thánh Cha cũng xin chúng ta tham gia trong lời cầu nguyện để họ có thể tìm thấy ơn an ủi và tình yêu của Thiên Chúa”.
Charlie Gard đã là trung tâm của một cuộc tranh cãi trên thế giới với một bên là cha mẹ của cháu bé, và những người ủng hộ họ trong đó có Đức Giáo Hoàng, tổng thống Donald Trump, nhiều vị nguyên thủ quốc gia khác và nhiều người khác nữa; và bên kia là các bác sĩ ở bệnh viện Great Ormond Street và các quan toà ở London. Những điểm chính trong cuộc tranh cãi này là đạo đức y khoa, lời thề Hippocrates của các lương y, ai là người có quyền quyết định sự sống chết của một người khác, và xa hơn thế nào là ‘đáng sống’, thế nào là ‘gánh nặng của xã hội’.
Charlie Gard sinh ngày 04 tháng 8 năm 2016. Em chào đời “hoàn toàn khỏe mạnh”, đủ tháng với một “trọng lượng khỏe mạnh”.
Tuy nhiên, từ tháng Chín, cha mẹ em nhận thấy em khó ngẩng đầu lên như các em khác. Em được chuyển vào bệnh viện Great Ormond Street cho trẻ em tại London vào ngày 11 Tháng Mười. Các bác sĩ nói bé Charlie bị một dạng bệnh Mitochondrial rất hiếm dẫn đến sự suy giảm cơ bắp và tổn thương não.
Một số trường hợp tương tự đã được chữa khỏi tại Hoa Kỳ. Vì thế, cha mẹ em muốn đưa em sang Mỹ điều trị thử nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện Great Ormond Street quyết liệt cho rằng bệnh tình của em là vô phương cứu chữa và đòi rút các dây truyền sinh để em được “chết êm dịu”. Cha mẹ em xin được đưa con sang Mỹ điều trị nhưng các bác sĩ nói họ không có quyền “kéo dài sự đau đớn của con họ”.
Vì cha mẹ em cương quyết không chịu nên ngày 24 tháng 2 các bác sĩ kiện họ ra tòa nhằm xin án lệnh của tòa án chấm dứt các điều trị hỗ trợ sự sống.
Ngày 11 tháng 4, tòa án đồng ý cho các bác sĩ rút các dây truyền sinh. Cha mẹ cậu bé kiện tiếp lên tòa trên. Ngày 3 tháng 5, tòa trên lại chuẩn y phán quyết của tòa dưới. Hai anh chị hai anh chị Chris Gard và Connie Yates lại kiện lên Tòa Án Tối Cao. Ngày 08 tháng 6, Tòa án Tối cao cũng quyết liệt đòi chấm dứt các điều trị hỗ trợ sự sống cho bé Charlie.
Cha mẹ cậu bé kiện tiếp lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu vào ngày 20 tháng 6 nhưng cũng thất bại.
Câu chuyện đến tai các nhà lãnh đạo thế giới. Ngày 2 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô can thiệp và đề nghị cấp hộ chiếu Vatican cho cháu bé được đưa sang bệnh viện Bambino Gesu của Tòa Thánh để điều trị miễn phí. Chính phủ Anh bác bỏ đề nghị này.
Ngày 3 tháng 7 tổng thống Mỹ, Donald Trump, can thiệp kêu gọi chính phủ Anh cho phép đưa Charlie sang Hoa Kỳ điều trị miễn phí; cũng thất bại. Ngày 19 tháng 7, trong một hành động vô tiền khoáng hậu, Quốc Hội Mỹ thông qua quyết định ban cấp tư cách thường trú nhân vĩnh viễn cho bé Charlie và cha mẹ cậu nhằm gạt chính phủ Anh và Tòa án Nhân Quyền Châu Âu sang một bên, và đưa họ sang Mỹ.
Trước đó, ngày 14 tháng 7, một thẩm phán Tòa án Tối cao ở Anh đã phán quyết rằng một chuyên gia người Mỹ được phép khám cho bé Charlie, và đưa ra ý kiến xem liệu đứa trẻ có nên được đưa sang Mỹ điều trị hay không.
Hôm Chúa Nhật 16 tháng 7, tiến sĩ Michio Hirano của Trung tâm Y tế Đại học Columbia, Hoa Kỳ đã bay suốt đêm sang Luân Đôn để cùng với một bác sĩ Italia do Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ định kiểm tra Charlie Gard ngay tại Bệnh viện Greater Ormond Street vào sáng thứ Hai 17 tháng 7.
Tuy nhiên, đã quá trễ để cứu cháu bé.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales về trường hợp của cháu bé Charlie Gard
Đặng Tự Do
21:04 25/07/2017
Dân chúng tụ tập bắc loa chửi bới các bác sĩ và y tá |
Các ủng hộ viên ôn hòa hơn |
Các Giám Mục “bày tỏ sự thông cảm và lòng trắc ẩn sâu xa nhất” của các ngài đối với kết cục bi thảm này. Các ngài cho biết:
“Nhiều tuần nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã theo dõi với tình cảm và sự xúc động của ngài đối với trường hợp của cháu bé Charlie Gard và bày tỏ sự gần gũi của ngài với cha mẹ cháu. Ngài cầu nguyện cho họ, hy vọng rằng mong muốn của họ được tháp tùng và chăm sóc cho con mình cuối cùng không bị vùi dập”.
“Trên thực tế, chúng ta cũng cầu nguyện cho Charlie, cha mẹ và gia đình của bé, hy vọng rằng, như một gia đình, họ có thể nhận được sự ủng hộ và không gian để tìm lại sự bình an trong những ngày sắp tới. Sự chia tay của họ với cháu bé mà họ trân quý làm xúc động trái tim của tất cả những ai, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã theo dõi câu chuyện buồn và phức tạp này.”
Trường hợp của cháu bé Charlie Gard đã gây ra một làn sóng phản đối rất mạnh tại Luân Đôn. Họ tin rằng các bác sĩ tại bệnh viện Great Ormond Street vì muốn giữ thể diện nên đã quyết liệt không cho cháu bé được đưa sang Mỹ điều trị. Hàng ngày, dân chúng tụ tập tại cửa bệnh viện Great Ormond Street la ó chửi bới các bác sĩ và y tá; và email hăm dọa bệnh viện. Điều này có thể gây những ảnh hưởng bất lợi cho việc điều trị các trẻ em khác. Vì thế, các Giám Mục đã kết luận như sau:
“Chúng tôi tin rằng tất cả những ai tham gia vào các quyết định đau đớn này đã tìm cách hành động trong sự liêm chính vì lợi ích của Charlie. Tính chuyên nghiệp, tình yêu và sự chăm sóc cho trẻ em bị bệnh nặng liên tục được thể hiển ở bệnh viện Great Ormond Street trong những năm qua cũng đáng được công nhận và hoan nghênh.”
Tuyên bố của các Giám Mục Pháp nhân tưởng niệm một năm cha Jacques Hamel bị quân khủng bố Hồi Giáo giết chết
Đặng Tự Do
21:36 25/07/2017
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp đã ra một tuyên bố nhân dịp tưởng niệm một năm cha Jacques Hamel bị quân khủng bố Hồi Giáo giết chết.
Hai tên khủng bố Hồi Giáo IS đã cắt cổ vị linh mục 85 tuổi vào ngày 26 Tháng Bảy 2016, trong khi ngài đang cử hành Thánh Lễ tại Saint-Etienne-du-Rouvray. Tháng Tư vừa qua, Tổng Giáo Phận Rouen đã khởi sự án phong chân phước tử đạo cho ngài sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô miễn thủ tục chờ đợi năm năm theo quy định chung.
Nhắc lại những “sự kiện không thể tưởng tượng khiến người ta không nói nên lời,” Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier, Chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng Cha Hamel là “một biểu tượng cho một cuộc sống chung với nhau, và sống cho nhau; một cuộc sống trung thực hàng ngày bắt nguồn từ tình yêu của Chúa Kitô.”
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi cầu nguyện cho nước Pháp vào ngày 15 tháng 8 tới đây, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, xin Chúa “nâng đỡ những ai trong đời sống bình thường của mình biết dấn thân cho người khác và với người khác.”
Hai tên khủng bố Hồi Giáo IS đã cắt cổ vị linh mục 85 tuổi vào ngày 26 Tháng Bảy 2016, trong khi ngài đang cử hành Thánh Lễ tại Saint-Etienne-du-Rouvray. Tháng Tư vừa qua, Tổng Giáo Phận Rouen đã khởi sự án phong chân phước tử đạo cho ngài sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô miễn thủ tục chờ đợi năm năm theo quy định chung.
Nhắc lại những “sự kiện không thể tưởng tượng khiến người ta không nói nên lời,” Đức Tổng Giám Mục Georges Pontier, Chủ tịch hội đồng giám mục, nói rằng Cha Hamel là “một biểu tượng cho một cuộc sống chung với nhau, và sống cho nhau; một cuộc sống trung thực hàng ngày bắt nguồn từ tình yêu của Chúa Kitô.”
Đức Tổng Giám Mục cũng kêu gọi cầu nguyện cho nước Pháp vào ngày 15 tháng 8 tới đây, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, xin Chúa “nâng đỡ những ai trong đời sống bình thường của mình biết dấn thân cho người khác và với người khác.”
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ấn về tình trạng bạo lực tôn giáo trong xã hội
Đặng Tự Do
21:46 25/07/2017
“Bầu không khí chung trong xã hội chúng ta hiện nay là một sự sợ hãi bao trùm”. Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ đã nhận định như trên hôm thứ Hai sau một cuộc họp quy tụ 40 nhà lãnh đạo tôn giáo nhằm lên án một làn sóng đánh đập những người Hồi giáo công khai trên đường phố gây ra bởi các thành phần cực đoan Ấn Giáo.
Các Giám Mục cho biết những người tham dự hội nghị đồng ý rằng “tư tưởng thù hận là một thực tế và cần phải có các hành động cụ thể và có phối hợp của chính phủ, các đảng chính trị, các nhà hoạt động xã hội dân sự, hệ thống tư pháp hình sự và các cộng đồng tôn giáo”.
Thủ tướng Narendra Modi, là một lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan, đã được bầu làm thủ tướng từ tháng 5 năm 2014 đến nay. Giáo Hội tại quốc gia này đã và đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn dưới thời của Modi.
Các Giám Mục cho biết những người tham dự hội nghị đồng ý rằng “tư tưởng thù hận là một thực tế và cần phải có các hành động cụ thể và có phối hợp của chính phủ, các đảng chính trị, các nhà hoạt động xã hội dân sự, hệ thống tư pháp hình sự và các cộng đồng tôn giáo”.
Thủ tướng Narendra Modi, là một lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan, đã được bầu làm thủ tướng từ tháng 5 năm 2014 đến nay. Giáo Hội tại quốc gia này đã và đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn dưới thời của Modi.
Đức Thánh Cha viết thư trả lời cho từng linh mục ở giáo phận Ahiara đã viết thư cho ngài
Đặng Tự Do
22:12 25/07/2017
Sau khi yêu cầu các linh mục của giáo phận Ahiara, Nigeria, phải viết thư cho ngài bày tỏ sự tuân phục, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu viết thư cho từng linh mục đã tuân theo chỉ thị của Ngài.
Giáo phận Ahiara đã lâm vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 12 năm 2012, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Okpaleke làm Giám Mục giáo phận. Một số lớn các giáo sĩ và giáo dân đã phản đối việc bổ nhiệm này, khiến vị tân Giám Mục không thể thi hành sứ vụ của ngài. Tháng Bảy năm 2013, Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y John Onaiyekan Tổng Giám Mục của thủ đô Abuja, làm giám quản tông tòa.
Vào đầu tháng Sáu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các linh mục Ahiara phải viết thư cho ngài, từng người một, để bày tỏ sự tuân phục quyền bính Giáo Hoàng và chấp nhận thẩm quyền Giám Mục của Đức Cha Okpaleke.
Trang web do các linh mục ủng hộ Đức Cha Okpaleke điều hành, đặt trụ sở ngay tại Ahiara, có một danh sách gồm 201 linh mục của giáo phận. Trong 201 vị này, ít nhất đã có 157 vị tuân thủ chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha cũng vừa bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi làm tân sứ thần Tòa Thánh tại Nigeria. Ngài đến thủ đô Abuja cùng với một số thư của Đức Thánh Cha viết riêng cho từng linh mục đã viết thư cho ngài.
Những vị nào bất tuân không viết thư cho Đức Thánh Cha thì nhận được một lá thư của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có cả chữ ký của Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Lá thư cho biết họ đã bị treo chén.
Đến nay vẫn chưa có tin tức nào về phản ứng của Tòa Thánh đối với các vị viết vào một lá thư được soạn thảo sẵn theo lối “điền vào chỗ trống”. Nội dung lá thư này cũng thể hiện sự trung thành của họ đối với Đức Thánh Cha và Giáo Hội, xin lỗi vì từ chối việc bổ nhiệm giám mục, và hứa hẹn sẽ chấp nhận bất cứ ai mà Đức Giáo Hoàng quyết định là giám mục của Ahiara.
Tuy nhiên, lá thư làm sẵn này cũng gửi một lời cảnh báo cho Đức Thánh Cha Phanxicô: “Với lòng hiếu thảo và với một lương tâm ngay thẳng, con phải nói trước rằng có thể con không thể làm việc tốt với ngài [tức là Đức Cha Peter Ebere Okpaleke] như giám mục giáo phận của con. Dẫu sao, trong giáo phận này an toàn cá nhân của ngài có thể bị đe dọa.”
Giáo phận Ahiara đã lâm vào tình trạng hỗn loạn kể từ tháng 12 năm 2012, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Okpaleke làm Giám Mục giáo phận. Một số lớn các giáo sĩ và giáo dân đã phản đối việc bổ nhiệm này, khiến vị tân Giám Mục không thể thi hành sứ vụ của ngài. Tháng Bảy năm 2013, Đức Thánh Cha đã cử Đức Hồng Y John Onaiyekan Tổng Giám Mục của thủ đô Abuja, làm giám quản tông tòa.
Vào đầu tháng Sáu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu các linh mục Ahiara phải viết thư cho ngài, từng người một, để bày tỏ sự tuân phục quyền bính Giáo Hoàng và chấp nhận thẩm quyền Giám Mục của Đức Cha Okpaleke.
Trang web do các linh mục ủng hộ Đức Cha Okpaleke điều hành, đặt trụ sở ngay tại Ahiara, có một danh sách gồm 201 linh mục của giáo phận. Trong 201 vị này, ít nhất đã có 157 vị tuân thủ chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Thánh Cha cũng vừa bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Antonio Guido Filipazzi làm tân sứ thần Tòa Thánh tại Nigeria. Ngài đến thủ đô Abuja cùng với một số thư của Đức Thánh Cha viết riêng cho từng linh mục đã viết thư cho ngài.
Những vị nào bất tuân không viết thư cho Đức Thánh Cha thì nhận được một lá thư của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, có cả chữ ký của Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Lá thư cho biết họ đã bị treo chén.
Đến nay vẫn chưa có tin tức nào về phản ứng của Tòa Thánh đối với các vị viết vào một lá thư được soạn thảo sẵn theo lối “điền vào chỗ trống”. Nội dung lá thư này cũng thể hiện sự trung thành của họ đối với Đức Thánh Cha và Giáo Hội, xin lỗi vì từ chối việc bổ nhiệm giám mục, và hứa hẹn sẽ chấp nhận bất cứ ai mà Đức Giáo Hoàng quyết định là giám mục của Ahiara.
Tuy nhiên, lá thư làm sẵn này cũng gửi một lời cảnh báo cho Đức Thánh Cha Phanxicô: “Với lòng hiếu thảo và với một lương tâm ngay thẳng, con phải nói trước rằng có thể con không thể làm việc tốt với ngài [tức là Đức Cha Peter Ebere Okpaleke] như giám mục giáo phận của con. Dẫu sao, trong giáo phận này an toàn cá nhân của ngài có thể bị đe dọa.”
Top Stories
Viet Nam: ‘Outrageous’ jailing of land rights activist for nine years
amnesty international
09:47 25/07/2017
25 July 2017
Viet Nam: ‘Outrageous’ jailing of land rights activist for nine years
Responding to the conviction and sentencing of the labour and land rights activist Trần Thị Nga to nine years in prison for “conducting propaganda against the state” in Viet Nam today, Amnesty International’s Deputy Campaigns Director for Southeast Asia and the Pacific, Josef Benedict, said:
“Today’s conviction and imprisonment of Trần Thị Nga are outrageous and must be reversed immediately. She is a prisoner of conscience who has done nothing but peacefully defend human rights.
“This is the second conviction of a woman human rights defender in less than a month in Viet Nam, where authorities are stepping up efforts to put peaceful activists behind bars. The government is destroying the lives of brave individuals and their families simply to intimidate others from raising their voices.
“There are more than 90 prisoners of conscience in Viet Nam today, and the numbers are only growing. The harsh restrictions on rights defenders and activism must end immediately.”
For background, see
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Trại Truyền Thống Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Nhượng Nghĩa năm 2017
Tôma Trương Văn Ân
15:33 25/07/2017
Hội Trại Truyền Thống Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Nhượng Nghĩa năm 2017
Hằng năm, sau kết thúc năm học Giáo lý, các em Thiếu nhi Thánh Thể, xứ đoàn Thánh Linh Giáo xứ Nhượng Nghĩa hào hứng tham gia Hội trại truyền thống. Đây là dịp các em được vui chơi thỏa thích, được học tập rèn luyện tính kỷ luật, làm việc chung , làm việc nhóm , tinh thần đồng đội…. các em được bồi thêm những kiến thức về Giáo lý, kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và những nhân bản cần thiết của Con người.
Xem Hình
Hội trại năm nay được Cha Quản xứ và Ban Điều hành Xứ đoàn tổ chức vào ngày 22 & 23 / 7/ 2017, tại Khuôn viên của nhà thờ giáo xứ, với Chủ đề : Thiếu Nhi – Niềm Vui –Tình yêu- Gia Đình.
Có gần 200 em tham dự , được chia thành 6 Đội. Mỗi đội dựng lều trại riêng và cử Đại diện Đội tham gia các cuộc thi với những Đội khác.
Ngày 22/7/2017 :
Sau khi ổn định và Chào cờ lúc 13g00, Cha Quản xứ - Tuyên Úy Xứ Đoàn đã huấn giáo các Đoàn sinh ( Thiếu nhi) về tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết , tinh thần đồng đội , sự trung thực và bác ái… khi các em tham dự Hội trại . Tiếp đó , một Đại diện Ban điều hành tuyên bố khai mạc trại.
Các nghi thức khai mạc vừa xong, Ban thi đua , Ban Kỷ luật và Cha Quản xứ đã đến từng lều trại để lượng giá và chấm điểm các trại về hình thức , kỷ thuật, ý nghĩa trang trí bàn thờ và lều trại.
Suốt buổi chiều, các em vui chơi nhiều trò chơi đồng đội rất vui. Tối đến , các em có một chương trình văn nghệ lửa trại. 13 tiết mục với nhiều thể loại ( múa , đồng diễn , kịch , ca hoạt cảnh , ca nhạc kịch….) được các em tập luyện công phu và trình diễn khéo léo, đem niềm vui cho cả các phụ huynh và khán thính giả đến xem.
Hôm sau 23 / 7 / 2017 :
Buổi sáng các em thi Giáo lý với đề tài : Đường Lên Đỉnh Núi Sinai. Hình thức” Rung chuông vàng” . cuộc thi vừa kiểm tra kiến thức về Giáo lý , vừa bồi thêm kiến thức cho các em học hỏi cách dễ hiểu nhẹ nhàng. Các em ở độ tuổi nhỏ , được các Trưởng cho chơi các trò chơi nhỏ ( chuối đá lon bia , ăn dưa hấu ….)
Buổi chiều , các em chơi Trò Chơi Lớn , giải tìm mật thư, vượt chướng ngại vật…. những kiến thức dịch mật thư, kỷ năng trong sinh hoạt các em đã tích lũy trong nhiều năm , được các em đưa ra xử dụng cách linh hoạt.
Cuổi Thánh lễ kết thúc Hội trại, Cha Quản xứ và Ban Điều hành Xứ đoàn đã phát thưởng cho các em có kết quả khá giỏi trong năm học Giáo lý vừa qua ( 2016-2017) , có 24 em được nhận quà và Giấy khen , thật là niềm vui của các em , của gia đình , của Giáo xứ và Giáo Hội.
Trước lúc kết thúc Hội trại , các Đội và cá nhân đạt giải thưởng thi đua trong 2 ngày trại, được nhận quà từ Cha Quản xứ và Ban điều hành Xứ đoàn. Hội trại đem đến nhiều niềm vui và kỷ niệm trong cuộc đời các em , là dịp thật bổ ích bồi thêm kiến thức về Giáo lý và đời sống , tính kỷ luật , tinh thần đồng đội , hòa đồng và nhiều nhân tố nhân bản đi vào đời sống và đi suốt cuộc đời các em.
Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể - Thánh Linh – Giáo xứ Nhượng Nghĩa hiện nay có 30 Trưởng vừa là Giảng viên Giáo lý ( GLV) , dạy Giáo lý cho hơn 200 em , trong 9 lớp. Các em lớp Vườn Hồng nhỏ nhất chừng 5 đến 6 tuổi. Các em lớp Vào Đời lớn nhất khoảng 19 đến 20 tuổi.
Trong các ngày Chúa Nhật , các Anh Chị GLV đến thu gom ve chai và phế liệu tại các gia đình Giáo dân và Bà con Lương dân trong địa bàn Giáo xứ. Một vài Anh chị khác trông giữ xe cho Giáo dân tham dự Thánh lễ ( người gửi xe, tùy lòng bỏ tiền vào thùng để sẵn ở cửa ra vào). Khoản tiền thu được dùng vào việc mua sách vở học giáo lý cho tất cả các em, mua khăn quàng cho các em lớp Vườn Hồng, Phát phần thưởng cho các em có kết quả khá giỏi học Giáo lý và cả học tại trường phổ thông.
Tiền quỹ này còn phát quà Trung Thu , quà Noel cho các em Thiếu nhi không phân biệt Lương Giáo, trả chi phí cho các em đi Hành hương , đi giao lưu học hỏi… trong năm qua có 10 em lớp Vào Đời đi huấn luyện Sa Mạc tại Phú Thượng.
“ Chi nhiều khoản lắm , mà chỉ có được nguồn thu vậy thôi….thỉnh thoảng mới có Ân nhân giúp “ ( Trưởng Mađalêna Lý Thị Tiến chia sẻ ) .
Ước mong có nhiều tấm lòng yêu mến các em, vì tương lai của Giáo Hội và xã hội, chia sẻ với các em và Xứ Đoàn . Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho Xứ đoàn hướng dẫn những điều thiện hảo cho các em, và những việc làm và dự tính tốt đẹp cho con em trong tương lai.
Toma Trương Văn Ân
Hằng năm, sau kết thúc năm học Giáo lý, các em Thiếu nhi Thánh Thể, xứ đoàn Thánh Linh Giáo xứ Nhượng Nghĩa hào hứng tham gia Hội trại truyền thống. Đây là dịp các em được vui chơi thỏa thích, được học tập rèn luyện tính kỷ luật, làm việc chung , làm việc nhóm , tinh thần đồng đội…. các em được bồi thêm những kiến thức về Giáo lý, kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và những nhân bản cần thiết của Con người.
Xem Hình
Hội trại năm nay được Cha Quản xứ và Ban Điều hành Xứ đoàn tổ chức vào ngày 22 & 23 / 7/ 2017, tại Khuôn viên của nhà thờ giáo xứ, với Chủ đề : Thiếu Nhi – Niềm Vui –Tình yêu- Gia Đình.
Có gần 200 em tham dự , được chia thành 6 Đội. Mỗi đội dựng lều trại riêng và cử Đại diện Đội tham gia các cuộc thi với những Đội khác.
Ngày 22/7/2017 :
Sau khi ổn định và Chào cờ lúc 13g00, Cha Quản xứ - Tuyên Úy Xứ Đoàn đã huấn giáo các Đoàn sinh ( Thiếu nhi) về tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết , tinh thần đồng đội , sự trung thực và bác ái… khi các em tham dự Hội trại . Tiếp đó , một Đại diện Ban điều hành tuyên bố khai mạc trại.
Các nghi thức khai mạc vừa xong, Ban thi đua , Ban Kỷ luật và Cha Quản xứ đã đến từng lều trại để lượng giá và chấm điểm các trại về hình thức , kỷ thuật, ý nghĩa trang trí bàn thờ và lều trại.
Suốt buổi chiều, các em vui chơi nhiều trò chơi đồng đội rất vui. Tối đến , các em có một chương trình văn nghệ lửa trại. 13 tiết mục với nhiều thể loại ( múa , đồng diễn , kịch , ca hoạt cảnh , ca nhạc kịch….) được các em tập luyện công phu và trình diễn khéo léo, đem niềm vui cho cả các phụ huynh và khán thính giả đến xem.
Hôm sau 23 / 7 / 2017 :
Buổi sáng các em thi Giáo lý với đề tài : Đường Lên Đỉnh Núi Sinai. Hình thức” Rung chuông vàng” . cuộc thi vừa kiểm tra kiến thức về Giáo lý , vừa bồi thêm kiến thức cho các em học hỏi cách dễ hiểu nhẹ nhàng. Các em ở độ tuổi nhỏ , được các Trưởng cho chơi các trò chơi nhỏ ( chuối đá lon bia , ăn dưa hấu ….)
Buổi chiều , các em chơi Trò Chơi Lớn , giải tìm mật thư, vượt chướng ngại vật…. những kiến thức dịch mật thư, kỷ năng trong sinh hoạt các em đã tích lũy trong nhiều năm , được các em đưa ra xử dụng cách linh hoạt.
Cuổi Thánh lễ kết thúc Hội trại, Cha Quản xứ và Ban Điều hành Xứ đoàn đã phát thưởng cho các em có kết quả khá giỏi trong năm học Giáo lý vừa qua ( 2016-2017) , có 24 em được nhận quà và Giấy khen , thật là niềm vui của các em , của gia đình , của Giáo xứ và Giáo Hội.
Trước lúc kết thúc Hội trại , các Đội và cá nhân đạt giải thưởng thi đua trong 2 ngày trại, được nhận quà từ Cha Quản xứ và Ban điều hành Xứ đoàn. Hội trại đem đến nhiều niềm vui và kỷ niệm trong cuộc đời các em , là dịp thật bổ ích bồi thêm kiến thức về Giáo lý và đời sống , tính kỷ luật , tinh thần đồng đội , hòa đồng và nhiều nhân tố nhân bản đi vào đời sống và đi suốt cuộc đời các em.
Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể - Thánh Linh – Giáo xứ Nhượng Nghĩa hiện nay có 30 Trưởng vừa là Giảng viên Giáo lý ( GLV) , dạy Giáo lý cho hơn 200 em , trong 9 lớp. Các em lớp Vườn Hồng nhỏ nhất chừng 5 đến 6 tuổi. Các em lớp Vào Đời lớn nhất khoảng 19 đến 20 tuổi.
Trong các ngày Chúa Nhật , các Anh Chị GLV đến thu gom ve chai và phế liệu tại các gia đình Giáo dân và Bà con Lương dân trong địa bàn Giáo xứ. Một vài Anh chị khác trông giữ xe cho Giáo dân tham dự Thánh lễ ( người gửi xe, tùy lòng bỏ tiền vào thùng để sẵn ở cửa ra vào). Khoản tiền thu được dùng vào việc mua sách vở học giáo lý cho tất cả các em, mua khăn quàng cho các em lớp Vườn Hồng, Phát phần thưởng cho các em có kết quả khá giỏi học Giáo lý và cả học tại trường phổ thông.
Tiền quỹ này còn phát quà Trung Thu , quà Noel cho các em Thiếu nhi không phân biệt Lương Giáo, trả chi phí cho các em đi Hành hương , đi giao lưu học hỏi… trong năm qua có 10 em lớp Vào Đời đi huấn luyện Sa Mạc tại Phú Thượng.
“ Chi nhiều khoản lắm , mà chỉ có được nguồn thu vậy thôi….thỉnh thoảng mới có Ân nhân giúp “ ( Trưởng Mađalêna Lý Thị Tiến chia sẻ ) .
Ước mong có nhiều tấm lòng yêu mến các em, vì tương lai của Giáo Hội và xã hội, chia sẻ với các em và Xứ Đoàn . Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho Xứ đoàn hướng dẫn những điều thiện hảo cho các em, và những việc làm và dự tính tốt đẹp cho con em trong tương lai.
Toma Trương Văn Ân
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Video Phỏng vấn Đức Cha Nguyễn Thái Hợp về môi trường Formosa, Nhân Quyền, Luật Đất, Đức Giáo Hòang có thăm viếng Việt Nam 2018 hay không?
VietCatholic Network
08:37 25/07/2017
Sáng hôm 24/7/2017, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thị sát hệ thống xử lý nước thải của Formosa, và ông cho biết theo Bộ Tài nguyên, các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải... của Formosa đã đáp ứng quy chuẩn Việt Nam. Và theo VNExpress cho biết: "Lãnh đạo Chính phủ vào khu sản xuất, nghe FHS báo cáo quy trình vận hành xưởng lò cao..., và thị sát hệ thống xử lý nước thải cũng như hồ chỉ thị sinh học nuôi cá. Hồ này chứa nước thải qua xử lý, Formosa nuôi cá trong bể, nếu cá sống khỏe mới được phép xả nước thải ra môi trường. Theo đánh giá của nhà chức trách, hệ thống trên góp phần giúp các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hơn nguồn nước thải ra môi trường của Formosa".
Cũng trong ngày 24/7 này, Đức Cha Nguyễn thái Hợp, Giám mục GP Vinh đến thăm Trụ sở VietCatholic, nhân đó LM Giám đốc Trần Công Nghị đã có cuộc phỏng vấn Đức Giám Mục Chủ tịch Công Lý và Hòa Bình về hiện tình môi trường Formosa như thế nào, và những hậu quả ô nhiễm cùng những ảnh hưởng tai hại đến dân chúng ra sao, đồng thời cũng xin Ngài cho biết nhận định về: Nhân Quyền, Tự Do, Tôn giáo, việc bắt bớ người biểu tình, một số người tạm giam tại trụ sở Công an bị chết, và sau cùng việc phao tin Đức Giáo Hòang Phanxicô sẽ thăm viếng Việt Nam năm 2018 có đúng không?
Xin mời nghe Phần 1 của bài phỏng vấn do VietCatholic thực hiện.
Cũng trong ngày 24/7 này, Đức Cha Nguyễn thái Hợp, Giám mục GP Vinh đến thăm Trụ sở VietCatholic, nhân đó LM Giám đốc Trần Công Nghị đã có cuộc phỏng vấn Đức Giám Mục Chủ tịch Công Lý và Hòa Bình về hiện tình môi trường Formosa như thế nào, và những hậu quả ô nhiễm cùng những ảnh hưởng tai hại đến dân chúng ra sao, đồng thời cũng xin Ngài cho biết nhận định về: Nhân Quyền, Tự Do, Tôn giáo, việc bắt bớ người biểu tình, một số người tạm giam tại trụ sở Công an bị chết, và sau cùng việc phao tin Đức Giáo Hòang Phanxicô sẽ thăm viếng Việt Nam năm 2018 có đúng không?
Xin mời nghe Phần 1 của bài phỏng vấn do VietCatholic thực hiện.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Có thể dùng các lời nguyện trong Sách Nghi thức Rôma năm 1962 cho nghi thức Đính hôn không?
Nguyễn Trọng Đa
09:14 25/07/2017
Giải đáp phụng vụ: Có thể dùng các lời nguyện trong Sách Nghi thức Rôma năm 1962 cho nghi thức Đính hôn không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con sẽ đính hôn để kết hôn, và đã khám phá nghi thức đính hôn, do cha Philip Weller đưa vào trong bản dịch Anh ngữ của ngài cho cuốn Nghi thức Rôma (1962). Người bạn của con và con thích dùng nghi thức này, vốn chứa các lời guyện tuyệt vời, và có nghi thức làm phép nhẫn đính hôn cảm động nữa. Liệu một linh mục có được phép sử dụng nghi thức ấy không? Liệu nó đã bị xóa bỏ bởi “Nghi thức chúc phúc đôi đính hôn”, vốn được tìm thấy trong Sách các Phép gần đây không, thưa cha? - E. L., Allentown, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Đáp: Về khả năng sử dụng các công thức này, tôi nghĩ rằng một câu trả lời đầu tiên có thể được tìm thấy trong huấn thị Universae Ecclesiae (ngày 30-4-2011) của Ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa) "về việc áp dụng Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum (Các Vị Giáo hoàng) của ĐTC Biển Đức XVI". Huấn thị làm rõ các quy tắc về điểm này. Xin mời đọc:
"Kỷ luật phụng vụ và kỷ luật Giáo Hội
24. Các sách phụng vụ của hình thức ngoại thường (forma extraordinaria) sẽ được sử dụng là chúng viết sao thì làm vậy. Bất cứ linh mục nào muốn cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma phải biết các chữ đỏ ghi sẵn, và tuân theo chúng cách trung thành trong cả buổi lễ.
"35. Theo đoạn 28 của Huấn thị này và không ảnh hưởng đến những gì được quy định bởi đoạn 31, việc sử dụng Sách Nghi thức phong chức (Pontificale Romanum) và sách Nghi thức Rôma (Rituale Romanum), cũng như sách Nghi thức của Giám mục (Caeremoniale Episcoporum) có hiệu lực vào năm 1962, được cho phép".
Số 31 (“Chỉ có các Tu hội đời sống thánh hiến và các Tu đoàn đời sống tông đồ, vốn tùy thuộc vào Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, và các Tu đoàn mà trong đó vẫn duy trì việc sử dụng sách phụng vụ theo hình thức ngoại thường, mới có thể sử dụng sách Nghi thức phong chức Rôma có hiệu lực vào năm 1962, để ban các chức nhỏ và chức lớn”) đề cập đến các chức thánh, nên không liên quan đến cuộc thảo luận của chúng ta ở đây.
Vì vậy, như một nguyên tắc chung, chúng tôi có thể trả lời là có, nghĩa là các lời nguyện từ Sách Nghi thức Rôma năm 1962 có thể được sử dụng.
Tuy nhiên, có hai cảnh báo cần nói về các bản văn của Cha Weller. Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng nỗ lực của ngài là một bản dịch riêng, chứ không là một bản văn chính thức. Các bản văn chính thức của các nghi thức đã được dịch, đã là và vẫn là bằng tiếng Latinh, mặc dù cả ĐTC Piô XII và Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chấp nhận việc sử dụng hạn chế ngôn ngữ địa phương trong một số nghi thức. Cha Weller đã cung cấp bản dịch của ngài trước tiên để giúp dạy giáo lý cho tín hữu. Do đó, phần giới thiệu cuốn sách của ngài khẳng định:
"Một lời giới thiệu được đưa ra cho các phần khác nhau, và các bài bình luận ngắn trong các nghi thức thực tế, cả hai đều nhằm giúp cho các linh mục trong việc giải thích các nghi thức thánh, khi chúng được cử hành, cũng như tài liệu cho việc dạy giáo lý và soạn bài giảng".
Ngoài ra, trong ấn bản năm 1964 của cuốn sách này, ngay sau khi Công đồng chung Vatican II công bố Hiến chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium, cha đã viết trong phần giới thiệu:
"Bởi vì "Hiến chế về Phụng vụ Thánh” (35.3) chỉ đạo các linh mục ‘phải dùng mọi cách để dạy các bài giáo lý gắn liền với Phụng vụ hơn’, tôi đã cung cấp các giới thiệu cho các phần chính và một số bình luận trong các nghi thức. Đây chỉ thuần túy là các gợi ý, mà theo đó linh mục có thể dựa bất cứ bình luận nào cha cho là phù hợp. Sự cung cấp này cũng được thực hiện cho sự tham gia bằng việc đọc của cộng đoàn càng nhiều càng tốt, cho phù hợp với 'Hiến chế'".
Cũng cần phải nêu ra rằng, mặc dù Cha Weller đưa nghi thức Đính hôn vào bản dịch Anh ngữ cho cuốn Nghi thức Rôma, nhưng nó thực sự không là một phần của chính cuốn Nghi thức Rôma năm 1962, vốn không có nghi thức chính thức cho Đính hôn. Tuy nhiên, cha đã không sáng tạo ra nghi thức ấy, và nó đã được sử dụng ở một số nơi trong một thời gian nào đó. Do đó Bách khoa toàn thư Công Giáo năm 1906 (1906 Catholic Encyclopedia) giải thích:
"Đính hôn chính thức không phải là tập quán ở Hoa Kỳ hay ở các nước nói tiếng Anh nói chung, như nó là tập quán trong một số quốc gia, nơi đó nghi thức này đôi khi là long trọng (trước mặt các nhân chứng Giáo Hội) và đôi khi là riêng tư (được làm ở nhà, trước mặt gia đình hoặc bạn bè làm nhân chứng). Nơi các nước nói tiếng Anh, nghi thức đính hôn, nếu diễn ra, nói chung là không có sự có mặt của một bên thứ ba. Tại Tây Ban Nha (S.C.C., ngày 31-1-1880; ngày 11-4-1891) và tại Nam Mỹ (Acta et Decreta Conc. Pl. Amer Lat., trg. 259, trong ghi chú 1), một khế ước đính hôn được Giáo Hội xem là không hợp lệ, trừ khi các văn bản viết tay được chuyển giao giữa các bên ký kết hợp đồng. Sự thực hành này cũng có ở các nước khác, nhưng việc tuân thủ nó là không cần thiết để xác nhận hợp đồng”.
Theo Giáo luật có hiệu lực vào thời điểm đó, các cuộc đính hôn được xem như là các hợp đồng song phương hoặc đơn phương, tùy theo hợp đồng được cả hai bên đồng ý, hoặc được một bên soạn thảo và bên kia chấp nhận ( Bộ Giáo luật 1917, điều 1017, # 1). Đính hôn chính thức tạo ra một số trở ngại nhất định đối với hôn nhân, và ở một số quốc gia, chúng cũng có thể có các hiệu quả dân sự và gây ra các trường hợp "vi phạm lời hứa", nếu một sự đính hôn tan vỡ. Các luật như thế đã bị bãi bỏ ở hầu hết các quốc gia, mặc dù ở một số nơi, chúng chỉ bị xóa khỏi các sách quy chế vào khoảng năm 2010.
Giáo luật hiện hành (Điều 1062) không tạo sức mạnh như thế cho cuộc đính hôn, và cuộc đính hôn được xem như một lời hứa chính thức nhưng không thành luật. Quy định này được dành sự xem xét cho các Hội Đồng Giám Mục, vốn sau khi thấy rằng cuộc đính hôn đã mất mọi hiệu quả dân sự trong thực tế ở hấu hết các nước phương Tây, thường chọn là không qui định gì cho vấn đề này.
Các chuyên viên Giáo luật ở các nước nói tiếng Anh, viết vào thời điểm sách của cha Weller được xuất bản, đã khẳng định và thậm chí đề nghị sử dụng bản dịch của cha, chính xác bởi vì nó đụng đến một lĩnh vực, vốn không được bao gồm trong các nghi thức chính thức, và có thể là hữu ích để tạo ra sự ổn định cho một cuộc hôn nhân tương lai, trong một số hoàn cảnh nhất định.
Do đó, trong khi người ta xem xét các sự khác biệt Giáo luật này, và thấy rằng sách ấy, trong một nghĩa chính thức, là không phải một bản văn phụng vụ chính thức, nghi thức vẫn có thể được sử dụng như là cái gì đó hữu ích về mặt tinh thần cho một đôi lứa, khi họ dự định đi vào cuộc hôn nhân thánh, và muốn làm cho ý định của họ trở nên công khai trong một bối cảnh Giáo Hội.
Tuy nhiên, mục tiêu tâm linh này cũng có thể được hoàn tất bằng cách sử dụng “Nghi thức chúc phúc đôi đính hôn” trong Sách các Phép, vốn cũng là hài hòa hơn với nghi thức hôn nhân hiện tại, và với các hiệu quả giáo luật của việc đính hôn.
Tôi muốn nói rằng, do sự giống nhau của các nghi thức, việc sử dụng bản dịch của Cha Weller sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho các người dự định kết hôn, theo hình thức ngoại thường. (Zenit.org 25-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con sẽ đính hôn để kết hôn, và đã khám phá nghi thức đính hôn, do cha Philip Weller đưa vào trong bản dịch Anh ngữ của ngài cho cuốn Nghi thức Rôma (1962). Người bạn của con và con thích dùng nghi thức này, vốn chứa các lời guyện tuyệt vời, và có nghi thức làm phép nhẫn đính hôn cảm động nữa. Liệu một linh mục có được phép sử dụng nghi thức ấy không? Liệu nó đã bị xóa bỏ bởi “Nghi thức chúc phúc đôi đính hôn”, vốn được tìm thấy trong Sách các Phép gần đây không, thưa cha? - E. L., Allentown, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Đáp: Về khả năng sử dụng các công thức này, tôi nghĩ rằng một câu trả lời đầu tiên có thể được tìm thấy trong huấn thị Universae Ecclesiae (ngày 30-4-2011) của Ủy ban Tòa Thánh “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Thiên Chúa) "về việc áp dụng Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum (Các Vị Giáo hoàng) của ĐTC Biển Đức XVI". Huấn thị làm rõ các quy tắc về điểm này. Xin mời đọc:
"Kỷ luật phụng vụ và kỷ luật Giáo Hội
24. Các sách phụng vụ của hình thức ngoại thường (forma extraordinaria) sẽ được sử dụng là chúng viết sao thì làm vậy. Bất cứ linh mục nào muốn cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma phải biết các chữ đỏ ghi sẵn, và tuân theo chúng cách trung thành trong cả buổi lễ.
"35. Theo đoạn 28 của Huấn thị này và không ảnh hưởng đến những gì được quy định bởi đoạn 31, việc sử dụng Sách Nghi thức phong chức (Pontificale Romanum) và sách Nghi thức Rôma (Rituale Romanum), cũng như sách Nghi thức của Giám mục (Caeremoniale Episcoporum) có hiệu lực vào năm 1962, được cho phép".
Số 31 (“Chỉ có các Tu hội đời sống thánh hiến và các Tu đoàn đời sống tông đồ, vốn tùy thuộc vào Ủy ban Tòa thánh Ecclesia Dei, và các Tu đoàn mà trong đó vẫn duy trì việc sử dụng sách phụng vụ theo hình thức ngoại thường, mới có thể sử dụng sách Nghi thức phong chức Rôma có hiệu lực vào năm 1962, để ban các chức nhỏ và chức lớn”) đề cập đến các chức thánh, nên không liên quan đến cuộc thảo luận của chúng ta ở đây.
Vì vậy, như một nguyên tắc chung, chúng tôi có thể trả lời là có, nghĩa là các lời nguyện từ Sách Nghi thức Rôma năm 1962 có thể được sử dụng.
Tuy nhiên, có hai cảnh báo cần nói về các bản văn của Cha Weller. Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng nỗ lực của ngài là một bản dịch riêng, chứ không là một bản văn chính thức. Các bản văn chính thức của các nghi thức đã được dịch, đã là và vẫn là bằng tiếng Latinh, mặc dù cả ĐTC Piô XII và Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chấp nhận việc sử dụng hạn chế ngôn ngữ địa phương trong một số nghi thức. Cha Weller đã cung cấp bản dịch của ngài trước tiên để giúp dạy giáo lý cho tín hữu. Do đó, phần giới thiệu cuốn sách của ngài khẳng định:
"Một lời giới thiệu được đưa ra cho các phần khác nhau, và các bài bình luận ngắn trong các nghi thức thực tế, cả hai đều nhằm giúp cho các linh mục trong việc giải thích các nghi thức thánh, khi chúng được cử hành, cũng như tài liệu cho việc dạy giáo lý và soạn bài giảng".
Ngoài ra, trong ấn bản năm 1964 của cuốn sách này, ngay sau khi Công đồng chung Vatican II công bố Hiến chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum Concilium, cha đã viết trong phần giới thiệu:
"Bởi vì "Hiến chế về Phụng vụ Thánh” (35.3) chỉ đạo các linh mục ‘phải dùng mọi cách để dạy các bài giáo lý gắn liền với Phụng vụ hơn’, tôi đã cung cấp các giới thiệu cho các phần chính và một số bình luận trong các nghi thức. Đây chỉ thuần túy là các gợi ý, mà theo đó linh mục có thể dựa bất cứ bình luận nào cha cho là phù hợp. Sự cung cấp này cũng được thực hiện cho sự tham gia bằng việc đọc của cộng đoàn càng nhiều càng tốt, cho phù hợp với 'Hiến chế'".
Cũng cần phải nêu ra rằng, mặc dù Cha Weller đưa nghi thức Đính hôn vào bản dịch Anh ngữ cho cuốn Nghi thức Rôma, nhưng nó thực sự không là một phần của chính cuốn Nghi thức Rôma năm 1962, vốn không có nghi thức chính thức cho Đính hôn. Tuy nhiên, cha đã không sáng tạo ra nghi thức ấy, và nó đã được sử dụng ở một số nơi trong một thời gian nào đó. Do đó Bách khoa toàn thư Công Giáo năm 1906 (1906 Catholic Encyclopedia) giải thích:
"Đính hôn chính thức không phải là tập quán ở Hoa Kỳ hay ở các nước nói tiếng Anh nói chung, như nó là tập quán trong một số quốc gia, nơi đó nghi thức này đôi khi là long trọng (trước mặt các nhân chứng Giáo Hội) và đôi khi là riêng tư (được làm ở nhà, trước mặt gia đình hoặc bạn bè làm nhân chứng). Nơi các nước nói tiếng Anh, nghi thức đính hôn, nếu diễn ra, nói chung là không có sự có mặt của một bên thứ ba. Tại Tây Ban Nha (S.C.C., ngày 31-1-1880; ngày 11-4-1891) và tại Nam Mỹ (Acta et Decreta Conc. Pl. Amer Lat., trg. 259, trong ghi chú 1), một khế ước đính hôn được Giáo Hội xem là không hợp lệ, trừ khi các văn bản viết tay được chuyển giao giữa các bên ký kết hợp đồng. Sự thực hành này cũng có ở các nước khác, nhưng việc tuân thủ nó là không cần thiết để xác nhận hợp đồng”.
Theo Giáo luật có hiệu lực vào thời điểm đó, các cuộc đính hôn được xem như là các hợp đồng song phương hoặc đơn phương, tùy theo hợp đồng được cả hai bên đồng ý, hoặc được một bên soạn thảo và bên kia chấp nhận ( Bộ Giáo luật 1917, điều 1017, # 1). Đính hôn chính thức tạo ra một số trở ngại nhất định đối với hôn nhân, và ở một số quốc gia, chúng cũng có thể có các hiệu quả dân sự và gây ra các trường hợp "vi phạm lời hứa", nếu một sự đính hôn tan vỡ. Các luật như thế đã bị bãi bỏ ở hầu hết các quốc gia, mặc dù ở một số nơi, chúng chỉ bị xóa khỏi các sách quy chế vào khoảng năm 2010.
Giáo luật hiện hành (Điều 1062) không tạo sức mạnh như thế cho cuộc đính hôn, và cuộc đính hôn được xem như một lời hứa chính thức nhưng không thành luật. Quy định này được dành sự xem xét cho các Hội Đồng Giám Mục, vốn sau khi thấy rằng cuộc đính hôn đã mất mọi hiệu quả dân sự trong thực tế ở hấu hết các nước phương Tây, thường chọn là không qui định gì cho vấn đề này.
Các chuyên viên Giáo luật ở các nước nói tiếng Anh, viết vào thời điểm sách của cha Weller được xuất bản, đã khẳng định và thậm chí đề nghị sử dụng bản dịch của cha, chính xác bởi vì nó đụng đến một lĩnh vực, vốn không được bao gồm trong các nghi thức chính thức, và có thể là hữu ích để tạo ra sự ổn định cho một cuộc hôn nhân tương lai, trong một số hoàn cảnh nhất định.
Do đó, trong khi người ta xem xét các sự khác biệt Giáo luật này, và thấy rằng sách ấy, trong một nghĩa chính thức, là không phải một bản văn phụng vụ chính thức, nghi thức vẫn có thể được sử dụng như là cái gì đó hữu ích về mặt tinh thần cho một đôi lứa, khi họ dự định đi vào cuộc hôn nhân thánh, và muốn làm cho ý định của họ trở nên công khai trong một bối cảnh Giáo Hội.
Tuy nhiên, mục tiêu tâm linh này cũng có thể được hoàn tất bằng cách sử dụng “Nghi thức chúc phúc đôi đính hôn” trong Sách các Phép, vốn cũng là hài hòa hơn với nghi thức hôn nhân hiện tại, và với các hiệu quả giáo luật của việc đính hôn.
Tôi muốn nói rằng, do sự giống nhau của các nghi thức, việc sử dụng bản dịch của Cha Weller sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho các người dự định kết hôn, theo hình thức ngoại thường. (Zenit.org 25-7-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 24)
Vũ Văn An
22:13 25/07/2017
Các vị giáo hoàng đã sử dụng quyền lực chính trị ra sao?
Ngoài bộ máy ngoại giao chính thức của Tòa Thánh ra, ngôi vị giáo hoàng còn là bục giảng xuất sắc độc đáo, và tư thế cao của các vị giáo hoàng giúp các ngài tạo được nhiều “quyền lực mềm” trong nền chính trị hoàn cầu.
Cuối thập niên 1950, chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lo sợ việc phân cực thế giới thành các phe có vũ trang, nhất là trong thời đại nguyên tử, là điều nguy hiểm. Một cách cẩn trọng nhưng cương quyết, ngài đã tái điều hướng chính sách ngoại giao của Tòa Thánh, bằng cách gửi dấu hiệu cho các chính phủ Cộng Sản hay: ngài muốn cải thiện các mối liên hệ. Sự đổi chiều này được gọi là chính sách bình thường hóa (ostpolitik) của Vaticn hay “Chính Sách Đông Âu”.
Chính sách trên thành công trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba hồi tháng 10 năm 1962, lúc, trong một chương ít được biết đến của nền ngoại giao giáo hoàng, Đức Gioan đã giúp làm dịu căng thẳng giữa Kennedy và Krushchev. Đức Giáo Hoàng không trực tiếp can dự vào các trao đổi giữa các siêu cường, nhưng ngài gửi cho họ các thông điệp, vừa công khai vừa tư riêng, thúc giục một giải pháp và sẵn sàng hỗ trợ cả hai bên. Krushchev dùng các thông điệp của Đức Giáo Hoàng để thuyết phục Bộ Chính Trị đầy cứng rắn rằng không phải nhà lãnh đạo nào của Tây Phương cũng thù địch đối với quyền lợi Liên Bang Xô Viết. Krushchev nói: “Điều Đức Giáo Hoàng làm cho hòa bình sẽ đi vào lịch sử. Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là tia hy vọng độc nhất”. Kennedy đáp ứng với cùng một tâm tình, bằng cách trao tặng Đức Giáo Hoàng, sau khi ngài đã qua đời, Huy Chương Tự Do của Tổng Thống vì vai trò của ngài trong việc tháo ngòi cuộc tranh chấp.
Dĩ nhiên, các vị giáo hoàng không phải vạn năng, và các cố gắng chính trị của các ngài không luôn thành công. Giữa thập niên 1960, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, thậm chí còn đích thân gặp Tổng Thống Lyndon Johnson để trình bầy chính nghĩa của mình, nhưng không thành công. Suốt thập niên 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần kêu gọi các cường quốc Tây Phương chấm dứt việc cấm vận Iraq; ngài nhấn mạnh rằng điều đó chỉ gây thiệt hại cho thường dân vô tội hơn là chế độ của Saddam Hussein. Tuy nhiên, việc cấm vận vẫn tiếp tục có hiệu lực. Đức Gioan Phaolô cũng nhiều lần kêu gọi chính phủ Bush đừng xâm lăng Iraq năm 2003, thậm chí đã phái một đặc phái viên tới Bạch Ốc để kêu gọi tự chế, nhưng, một lần nữa, ngài cũng không thành công. (Tuy nhiên, một số phân tích gia cho rằng đức Gioan Phaolô thành công ở một nghĩa khác. Trước cuộc xâm lăng năm 2003, người ta sợ rằng nó sẽ châm ngòi một cuộc “chạm trán văn hóa” hoàn cầu có tính rộng rãi hơn giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Phần lớn, điều ấy đã không xẩy ra. Một số người cho rằng sự chống đối chiến tranh của Đức Gioan Phaolô hai đã giúp “người Hồi Giáo đường phố” phân biệt được sự khác nhau giữa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Kitô Giáo). Cũng thế, Đức Bênêdíctô XVI nhiều lần kêu gọi ngưng chiến giữa lúc có các bất ổn dân sự ở Syria năm 2011; ngài lên án việc sử dụng võ lực chống lại dân số dân sự, nhưng xem ra không ai lưu ý cả. Thế nhưng, dù thất bại, tinh thần đấu tranh của các vị giáo hoàng gần đây đã cho thấy rõ tính liên hệ về chính trị của Vatican và Giáo Hội Công Giáo.
Bất cứ ở đâu trên thế giới, một cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra, các nhà báo, các nhà ngoại giao, các nhà làm chính sách, và người thường dân cũng đều đặc biệt lưu ý tới chiều hướng Vatican sẽ xoay về đâu. Họa hiếm họ mới dành cùng một lưu ý như thế cho bất cứ lập trường nào khác của các định chế như Liên Minh Luthêrô Thế Giới, hay Cộng Đồng Quốc Tế Bahá’ί. Sở dĩ như thế là vì lịch sử nhiều lần cho thấy thắng, thua, hay huề, Vatican đều đóng một vai trò nào đó.
Các giám mục có những khí cụ chính trị nào?
Trên bình diện quốc gia, cả các giám mục cá thể lẫn các hội đồng giám mục quốc gia thường gây ảnh hưởng lớn lao về chính trị, nhất là tại các quốc gia, trong đó, Giáo Hội Công Giáo có số giáo dân đông đảo. Thập niên 1980, chẳng hạn, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ ban hành hai “thư mục vụ’ quan trọng; đây là các văn kiện trong đó, các vị giám mục bầy bỏ sự quan tâm của mình đối với một chủ đề nào đó trong tư cách mục tử. Các thư này bàn tới kinh tế, chiến tranh và hòa bình. Lúc đó, cả hai lá thư đều được coi là đi ngược phần nào với các chính sách của chính phủ Reagan, và cả hai lá thư cùng tạo ra một phản ứng sâu rộng trong các giới truyền thông và chính trị.
Một điển hình gần đây xuất phát từ Ý năm 2005 nơi các giám mục, do Đức Hồng Y Camillo Rui, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý lãnh đạo, đã cố gắng hết sức để đanh bại cuộc trưng cầu toàn quốc nhằm hủy bỏ luật lệ quốc gia về sinh sản nhân tạo. (Đạo Công Giáo chống đối việc thụ thai trong ống nghiệm [IVF] và các phương pháp sinh sản nhân tạo khác, một phần vì chúng liên hệ đến việc tạo ra “phôi thai thặng dư” để sau đó giết đi, vi phạm giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng sự sống bắt đầu lúc thụ thai). Trước đó, có lúc Ý nổi danh là “Miền Tây Hoang Dã” của phương pháp thụ thai trong ống nghiệm; năm 1994, Severino Antionori, một bác sĩ người Ý giúp một phụ nữ 62 tuổi, đã là bà nội, mang thai. Năm 2004, Ý quay theo hướng ngược lại, đã chấp nhận đạo luật ngăn ngừa các phương pháp này, được sự ủng hộ của Giáo Hội, đạo luật này chính là đạo luật mà cuộc trưng cầu năm 2005 tìm cách thu hồi.
Người ta dám nghĩ rằng câu kết luận hết sức chắc chắn hẳn là các vị giám mục sẽ thắng thế trong một nước Ý cực hữu Công Giáo, nhưng thực ra khó mà đúng như thế. Giáo Hội Công Giáo thua các cuộc trưng cầu năm 1974 gây nhiều tranh cãi về ly dị, và năm 1981 về phá thai, chứng tỏ nước Ý hiện đại khó còn là các Quốc Gia Giáo Hoàng như ngày xưa. Đức Hồng Y Ruini cương quyết không chịu thua lần này. Thay vì kêu gọi người Ý bỏ phiếu “không”, ngài đề nghị họ không bỏ phiếu, vì luật nước Ý đòi phải có ít nhất 50% cử tri có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu thì cuộc trưng cầu mới có giá trị. Cuối cùng, chỉ có 26% cử tri có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu mà thôi, nên cuộc trưng cầu đã không thành công. Đức Hồng Y Ruini gọi đây là một chiến thắng lớn lao, dù một số nhà bình luận cho rằng bốn cuộc trưng cầu toàn quốc trước đó, cũng đã không thành vì ít người đi bỏ phiếu; họ nói rằng việc tạo ra sự khác biệt này là do sự lãnh cảm của dân chúng chứ không phải do tài lãnh đạo của các giám mục.
Một điển hình ít người biết đến hơn phát xuất từ một nước nhỏ ở Châu Phi, đó là Malawi. Đầu thập niên 1990, Malawi vẫn còn dưới ách thống trị kỳ quặc của nhà độc tài mãn đời, một người hùng được giáo dực ở Mỹ tên Hastings Kamuzu Banda, từng cai trị xứ sở từ ngày nó giành được độc lập từ Vương Quốc Thống Nhất năm 1964. Dù hiện nay, ông ta bị quên lãng phần lớn, nhưng Banda là nhà độc tài Châu Phi hàng đầu thời ông ta. Ông ta khệnh khạng khắp nơi trong một bộ complê 3 mảnh sang trọng kiểu Anh, với những chiếc khăn tay phù hợp và chiếc mũ nỉ “homburg”, cùng với chiếc chổi đuổi ruồi (fly-whisk) tượng trưng cho thẩm quyền của ông ta đối với sự sống sự chết. Khẩu hiệu không chính thức của ông ta là “lời tôi là luật lệ”.
Tháng 3 năm 1992, 7 giám mục của Malawi, do Đức Tổng Giám Mục James Chiona của Blantyre lãnh đạo, đã ban hành một thư mục vụ rất cảm kích tựa là “Sống Đức Tin của Chúng Ta”; các ngài chỉ thị đọc nó tại 130 giáo xứ trong nước. Trong lá thư này, các giám mục tố cáo sự cách biệt lớn lao giữa người giầu và người nghèo, cũng như các lạm dụng nhân quyền của cả đảng chính trị của Banda, là chính đảng duy nhất được luật pháp quốc gia cho phép, lẫn chính phủ. Các ngài kêu gọi chấm dứt bất công, tham nhũng, và gia đình trị, và đòi nhìn nhận tự do phát biểu và đối lập chính trị. Các ngài cũng phê phán nền giáo dục và hệ thống y tế kém tiêu chuẩn. Dù không đòi hỏi nào trong số này mới mẻ, nhưng đây là lần đầu tiên, những người Malawi nổi danh đã lên tiếng và ký tên vào đó.
Lá thư bắt đầu “Mọi con người nhân bản, vì là con cái Thiên Chúa, phải được tự do và kính trọng. Chúng ta không thể quay mặt trước các trải nghiệm bất hợp tình hợp lý và bất công của người dân. Họ là anh chị em của chúng ta đang bị cầm tù mà không biết mình bị tố cáo vì tội gì, và khi nào vụ án của họ được xét xử”. Trong một thách thức trực tiếp đối với việc Banda cho rằng lời của ông ta là luật lệ, các giám mục viết rằng “Không một con người nào có thể cho mình có độc quyền đối với sự thật hay khôn ngoan”.
Các giám mục đã thành công trong việc cho in và phân phối 16,000 bản lá thư trên mà không bị các sở tình báo của Banda phát hiện và thu hồi. Hôm Chúa Nhật, lá thư trên được đọc lên, số người tham dự Thánh Lễ tăng vọt. Nhiều tường trình thuật lại: người dự lễ bật khóc, dâng lời cảm tạ và nhẩy múa ở khoảng giữa các hàng ghế. Được mạnh dạn hơn nhờ lá thư mục vụ, sự chống đối của quần chúng tìm được tiếng nói của mình. Ở Blantyre, thành phố lớn nhất trong nước, các người nghèo chiếm đất tại các khu ổ chuột bất hợp pháp, nơi dịch tả tràn lan, và chất thải tràn ra cả đường phố, đứng lên chống lại các lực lượng an ninh tới đuổi họ đi. Các cuộc biểu tình của sinh viên nổ bùng tại khuôn viên các đại học. Các nhân vật đối lập bắt đầu trở lại. Khi tin tức nổi dậy được loan truyền ra quốc tế, áp lực mỗi lúc mỗi gia tăng đòi các cường quốc Tây Phương tỏ lập trường. Năm 1994, các người quyên tặng đóng băng mọi khỏan viện trợ ngoại quốc cho Malawi, buộc Banda phỉ tổ chức bầu cử tự do. Hậu quả, chế độ của ông ta kết liễu.
Còn việc đấu tranh bên ngoài hàng giáo phẩm thì sao?
Song song với các cơ cấu chính thức của Giáo Hội, đôi khi phối hợp, đôi khi công khai đi ngược lại hàng giáo phẩm, là khá nhiều các tổ chức và phong trào Công Giáo; họ đóng những vai trò chính trị quan trọng ở cấp địa phương, quốc gia, và cả quốc tế nữa. Điều này áp dụng vào cả các nhóm Công Giáo lập ra để tranh đấu các vấn đề chính trị như các người Công Giáo Dân Chủ ở Hoa Kỳ, lẫn các nhóm không nhất thiết lấy chính trị làm thành phần chính thức cho cương lĩnh của mình. Thí dụ, Hội Hiệp Sĩ Columbus đóng một vai trò chính trị quan trọng, nhất là dưới thời Hiệp Sĩ Tối Cao hiện nay là Carl Anderson, một cựu viên chức trong chính phủ Reagan.
Các thời đại trước, người Công Giáo hiểu vai trò người giáo dân trong chính trị chủ yếu chỉ như việc thực hành các điều do hàng giáo phẩm yêu cầu. Tuy nhiên, Vatican II dạy rằng chính người giáo dân chứ không phải giáo sĩ là những người phải chuyển dịch các xác tín luân lý của Giáo Hội thành các thực hành chính trị cụ thể. Việc nhấn mạnh này đã bật khởi nhiều đợt năng lực mạnh mẽ suốt 50 năm qua, đem lại tiếng nói mới mẻ và mạnh mẽ cho các quan tâm Công Giáo, nhưng đôi khi cũng đem lại những sức mạnh khiến người ta đau lòng.
Về trường hợp các tổ chức Công Giáo đi ngược chiều với các giám mục, ta có Hiệp Hội Y Tế Công Giáo. Đây là cơ quan lãnh đạo hàng đầu của hơn 1,200 bệnh viện, hệ thống chăm sóc sức khỏe, các nhà bảo trợ (chủ yếu là các dòng tu) Công Giáo, và các nhóm liên hệ. Trong các năm qua, hiệp hội đóng vai trò hàng đầu trong việc nói lên lập trường Công Giáo về các vấn đề chăm sóc sức khỏe, và do đó, ở vị thế lý tưởng để tham gia các cố gắng của chính phủ Obama trong việc cải tổ toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, đúc kết trong Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Vừa Túi Tiền được Quốc Hội thông qua năm 2010.
Các giám mục Hoa Kỳ luôn luôn lên tiếng ủng hộ việc mở rộng bảo hiểm y tế, phản ảnh giáo huấn của Giáo Hội về công bằng xã hội. Ở buổi đầu cuộc tranh luận, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo và các giám mục, về căn bản, đi cùng một hướng, tức ủng hộ cuộc cải tổ, bao lâu các nguyên tắc luân lý cốt lõi không bị vi phạm. Nhưng khi diễn trình chính trị càng diễn biến thì các giám mục và hiệp hội càng tách rời nhau trong việc giải thích khác nhau về việc có phải kế hoạch của Obama kết cục sẽ mở rộng việc chính phủ liên bang tài trợ cho các vụ phá thai hay không. Các giám mục tin là có, một điều bị các ngài cho là vô luân theo hai nghĩa chủ yếu: thứ nhất, vì các ngài chống chính việc phá thai, coi nó như sát hại mạng sống vô tội, và thứ hai, các ngài coi nó như vi phạm quyền lương tâm, vì nó buộc người ta phải trả tiền cho một thủ tục bị họ coi là trái phép một cách nặng nề. Ở phía kia, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo kết luận rằng kế hoạch của Obama không thay đổi hiện trạng của việc chính phủ liên bang tài trợ việc phá thai, và đàng khác, nó đại biểu cho một bước quan trọng hướng tới việc hàng triệu người hiện không có bảo hiểm hay có bảo hiểm không đủ được chăm sóc y tế nhiều hơn.
Cuối cùng, hiệp hội ủng hộ đạo luật trong khi các giám mục chống lại. Gần tới ngày bỏ phiếu, một số người Công Giáo trong Quốc Hội trưng dẫn lập trường của Hiệp Hội để bào chữa việc họ ủng hộ dự luật bất chấp sự phản đối của các giám mục. Khỏi cần nói, cũng thấy các giám mục không hài lòng; các ngài kêu gọi đối thoại với Hiệp Hội về mối tương quan của họ với hàng giáo phẩm, một lời kêu gọi, chưa được giải quyết khi cuốn sách này được viết ra.
Ở Phi Luật Tân, phong trào đặc sủng El Shaddai có thế lực cho ta một thí dụ khác về việc đôi khi một nhóm giáo dân đi ngược chiều với hàng giáo phẩm. Nó được thành lập năm 1978 bởi một giáo dân Công Giáo, tên Mike Velarde, một nhà chuyên nghiệp về địa ốc. Ông này khởi sự bằng việc giảng đạo trên truyền thanh sau biến cố được ông coi là khỏi bệnh tim một cách lạ lùng. Ngày nay, phong trào này có số người theo ước chừng 8 triệu, dựa vào nhiều đặc điểm tiêu biểu của linh đạo Ngũ Tuần. Thí dụ, El Shaddai tuyên xưng một niềm tin sống động vào “tin mừng thịnh vượng”, tức tin rằng Thiên Chúa tưởng thưởng các môn đệ trung thành của Người bằng các thành công tài chánh và bản thân. Trong các buổi lễ ở các vận động trường, các tín hữu tham dự Thánh Lễ của El Shaddai giơ cao sổ thông hành của mình lên để được làm phép, tin rằng việc này sẽ giúp họ lấy được hộ chiếu cần thiết để đi làm ở ngoại quốc, và lật ngược chiếc dù để nhận lãnh các phúc lành vật chất mà họ tin Thiên Chúa sẽ trút xuống trên họ. Năm 2009, El Shaddai mở một nhà cầu nguyện khổng lồ tốn phí 21 triệu dollars, chưa kể khu đất xây nhà này, với chỗ ngồi đủ cho 16,000 người và chỗ đứng cho thêm 25,000 người khác.
Vì số lượng quần chúng đông đảo theo mình như thế, El Shaddai đã tạo được một ảnh hưởng chính trị lớn lao. Nhiều nhà phân tích tin rằng Fidel Ramos thắng cử tổng thống năm 1992 là nhờ các lá phiếu của El Shaddai, sau khi Velarde ủng hộ ông ta. Ramos là tổng thống đầu tiên và cho tới nay là tổng thống duy nhất không Công Giáo của Phi Luật Tân, nhưng Velarde chấp nhận các chủ trương về thị trường tự do của Ramos, trong đó có việc bãi bỏ quy định đối với các kỹ nghệ chính và tư hữu hóa nhiều tài sản vốn liếng của chính phủ. Năm 1998, cựu tài tử màn bạc Joseph Estrada được bầu thay thế Ramos, trong căn bản, cũng theo đuổi các chính sách kinh tế tương tự song song với điều ông ta gọi là “chiến tranh toàn diện” với các chiến binh Hồi Giáo đặt căn cứ ở miền Nam Phi Luật Tân. Tuy nhiên, Estrada cũng bị kẹt cứng bởi nhiều lời tố cáo tham nhũng, và bị các nhà phê bình coi như một tên độc tài. Các giám mục Công Giáo, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Jaime Sin nhiều uy thế, đã yểm trợ một phong trào đối kháng dưới danh hiệu Quyền Lực Nhân Dân II. Velarde nhất định không chịu ủng hộ việc nổi dậy chống Estrada, và việc anh ta ngầm ủng hộ có lẽ đã giúp Estrada đang bị vây khốn không những tiếp tục cầm quyền thêm một năm nữa, mà còn được tái cử năm 2010. Nhiều chuyên gia Phi Luật Tân cuối thập niên 1990 cho rằng Velarde nặng ký về chính trị hơn Đức Hồng Y Sin, người rõ ràng là nhà lãnh đạo của cộng đồng Công Giáo của xứ sở.
Còn tiếp
Ngoài bộ máy ngoại giao chính thức của Tòa Thánh ra, ngôi vị giáo hoàng còn là bục giảng xuất sắc độc đáo, và tư thế cao của các vị giáo hoàng giúp các ngài tạo được nhiều “quyền lực mềm” trong nền chính trị hoàn cầu.
Cuối thập niên 1950, chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lo sợ việc phân cực thế giới thành các phe có vũ trang, nhất là trong thời đại nguyên tử, là điều nguy hiểm. Một cách cẩn trọng nhưng cương quyết, ngài đã tái điều hướng chính sách ngoại giao của Tòa Thánh, bằng cách gửi dấu hiệu cho các chính phủ Cộng Sản hay: ngài muốn cải thiện các mối liên hệ. Sự đổi chiều này được gọi là chính sách bình thường hóa (ostpolitik) của Vaticn hay “Chính Sách Đông Âu”.
Chính sách trên thành công trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba hồi tháng 10 năm 1962, lúc, trong một chương ít được biết đến của nền ngoại giao giáo hoàng, Đức Gioan đã giúp làm dịu căng thẳng giữa Kennedy và Krushchev. Đức Giáo Hoàng không trực tiếp can dự vào các trao đổi giữa các siêu cường, nhưng ngài gửi cho họ các thông điệp, vừa công khai vừa tư riêng, thúc giục một giải pháp và sẵn sàng hỗ trợ cả hai bên. Krushchev dùng các thông điệp của Đức Giáo Hoàng để thuyết phục Bộ Chính Trị đầy cứng rắn rằng không phải nhà lãnh đạo nào của Tây Phương cũng thù địch đối với quyền lợi Liên Bang Xô Viết. Krushchev nói: “Điều Đức Giáo Hoàng làm cho hòa bình sẽ đi vào lịch sử. Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng là tia hy vọng độc nhất”. Kennedy đáp ứng với cùng một tâm tình, bằng cách trao tặng Đức Giáo Hoàng, sau khi ngài đã qua đời, Huy Chương Tự Do của Tổng Thống vì vai trò của ngài trong việc tháo ngòi cuộc tranh chấp.
Dĩ nhiên, các vị giáo hoàng không phải vạn năng, và các cố gắng chính trị của các ngài không luôn thành công. Giữa thập niên 1960, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cố gắng thuyết phục Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, thậm chí còn đích thân gặp Tổng Thống Lyndon Johnson để trình bầy chính nghĩa của mình, nhưng không thành công. Suốt thập niên 1990, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần kêu gọi các cường quốc Tây Phương chấm dứt việc cấm vận Iraq; ngài nhấn mạnh rằng điều đó chỉ gây thiệt hại cho thường dân vô tội hơn là chế độ của Saddam Hussein. Tuy nhiên, việc cấm vận vẫn tiếp tục có hiệu lực. Đức Gioan Phaolô cũng nhiều lần kêu gọi chính phủ Bush đừng xâm lăng Iraq năm 2003, thậm chí đã phái một đặc phái viên tới Bạch Ốc để kêu gọi tự chế, nhưng, một lần nữa, ngài cũng không thành công. (Tuy nhiên, một số phân tích gia cho rằng đức Gioan Phaolô thành công ở một nghĩa khác. Trước cuộc xâm lăng năm 2003, người ta sợ rằng nó sẽ châm ngòi một cuộc “chạm trán văn hóa” hoàn cầu có tính rộng rãi hơn giữa người Kitô hữu và người Hồi Giáo. Phần lớn, điều ấy đã không xẩy ra. Một số người cho rằng sự chống đối chiến tranh của Đức Gioan Phaolô hai đã giúp “người Hồi Giáo đường phố” phân biệt được sự khác nhau giữa chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và Kitô Giáo). Cũng thế, Đức Bênêdíctô XVI nhiều lần kêu gọi ngưng chiến giữa lúc có các bất ổn dân sự ở Syria năm 2011; ngài lên án việc sử dụng võ lực chống lại dân số dân sự, nhưng xem ra không ai lưu ý cả. Thế nhưng, dù thất bại, tinh thần đấu tranh của các vị giáo hoàng gần đây đã cho thấy rõ tính liên hệ về chính trị của Vatican và Giáo Hội Công Giáo.
Bất cứ ở đâu trên thế giới, một cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra, các nhà báo, các nhà ngoại giao, các nhà làm chính sách, và người thường dân cũng đều đặc biệt lưu ý tới chiều hướng Vatican sẽ xoay về đâu. Họa hiếm họ mới dành cùng một lưu ý như thế cho bất cứ lập trường nào khác của các định chế như Liên Minh Luthêrô Thế Giới, hay Cộng Đồng Quốc Tế Bahá’ί. Sở dĩ như thế là vì lịch sử nhiều lần cho thấy thắng, thua, hay huề, Vatican đều đóng một vai trò nào đó.
Các giám mục có những khí cụ chính trị nào?
Trên bình diện quốc gia, cả các giám mục cá thể lẫn các hội đồng giám mục quốc gia thường gây ảnh hưởng lớn lao về chính trị, nhất là tại các quốc gia, trong đó, Giáo Hội Công Giáo có số giáo dân đông đảo. Thập niên 1980, chẳng hạn, các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ ban hành hai “thư mục vụ’ quan trọng; đây là các văn kiện trong đó, các vị giám mục bầy bỏ sự quan tâm của mình đối với một chủ đề nào đó trong tư cách mục tử. Các thư này bàn tới kinh tế, chiến tranh và hòa bình. Lúc đó, cả hai lá thư đều được coi là đi ngược phần nào với các chính sách của chính phủ Reagan, và cả hai lá thư cùng tạo ra một phản ứng sâu rộng trong các giới truyền thông và chính trị.
Một điển hình gần đây xuất phát từ Ý năm 2005 nơi các giám mục, do Đức Hồng Y Camillo Rui, lúc ấy là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý lãnh đạo, đã cố gắng hết sức để đanh bại cuộc trưng cầu toàn quốc nhằm hủy bỏ luật lệ quốc gia về sinh sản nhân tạo. (Đạo Công Giáo chống đối việc thụ thai trong ống nghiệm [IVF] và các phương pháp sinh sản nhân tạo khác, một phần vì chúng liên hệ đến việc tạo ra “phôi thai thặng dư” để sau đó giết đi, vi phạm giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng sự sống bắt đầu lúc thụ thai). Trước đó, có lúc Ý nổi danh là “Miền Tây Hoang Dã” của phương pháp thụ thai trong ống nghiệm; năm 1994, Severino Antionori, một bác sĩ người Ý giúp một phụ nữ 62 tuổi, đã là bà nội, mang thai. Năm 2004, Ý quay theo hướng ngược lại, đã chấp nhận đạo luật ngăn ngừa các phương pháp này, được sự ủng hộ của Giáo Hội, đạo luật này chính là đạo luật mà cuộc trưng cầu năm 2005 tìm cách thu hồi.
Người ta dám nghĩ rằng câu kết luận hết sức chắc chắn hẳn là các vị giám mục sẽ thắng thế trong một nước Ý cực hữu Công Giáo, nhưng thực ra khó mà đúng như thế. Giáo Hội Công Giáo thua các cuộc trưng cầu năm 1974 gây nhiều tranh cãi về ly dị, và năm 1981 về phá thai, chứng tỏ nước Ý hiện đại khó còn là các Quốc Gia Giáo Hoàng như ngày xưa. Đức Hồng Y Ruini cương quyết không chịu thua lần này. Thay vì kêu gọi người Ý bỏ phiếu “không”, ngài đề nghị họ không bỏ phiếu, vì luật nước Ý đòi phải có ít nhất 50% cử tri có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu thì cuộc trưng cầu mới có giá trị. Cuối cùng, chỉ có 26% cử tri có quyền bỏ phiếu đi bỏ phiếu mà thôi, nên cuộc trưng cầu đã không thành công. Đức Hồng Y Ruini gọi đây là một chiến thắng lớn lao, dù một số nhà bình luận cho rằng bốn cuộc trưng cầu toàn quốc trước đó, cũng đã không thành vì ít người đi bỏ phiếu; họ nói rằng việc tạo ra sự khác biệt này là do sự lãnh cảm của dân chúng chứ không phải do tài lãnh đạo của các giám mục.
Một điển hình ít người biết đến hơn phát xuất từ một nước nhỏ ở Châu Phi, đó là Malawi. Đầu thập niên 1990, Malawi vẫn còn dưới ách thống trị kỳ quặc của nhà độc tài mãn đời, một người hùng được giáo dực ở Mỹ tên Hastings Kamuzu Banda, từng cai trị xứ sở từ ngày nó giành được độc lập từ Vương Quốc Thống Nhất năm 1964. Dù hiện nay, ông ta bị quên lãng phần lớn, nhưng Banda là nhà độc tài Châu Phi hàng đầu thời ông ta. Ông ta khệnh khạng khắp nơi trong một bộ complê 3 mảnh sang trọng kiểu Anh, với những chiếc khăn tay phù hợp và chiếc mũ nỉ “homburg”, cùng với chiếc chổi đuổi ruồi (fly-whisk) tượng trưng cho thẩm quyền của ông ta đối với sự sống sự chết. Khẩu hiệu không chính thức của ông ta là “lời tôi là luật lệ”.
Tháng 3 năm 1992, 7 giám mục của Malawi, do Đức Tổng Giám Mục James Chiona của Blantyre lãnh đạo, đã ban hành một thư mục vụ rất cảm kích tựa là “Sống Đức Tin của Chúng Ta”; các ngài chỉ thị đọc nó tại 130 giáo xứ trong nước. Trong lá thư này, các giám mục tố cáo sự cách biệt lớn lao giữa người giầu và người nghèo, cũng như các lạm dụng nhân quyền của cả đảng chính trị của Banda, là chính đảng duy nhất được luật pháp quốc gia cho phép, lẫn chính phủ. Các ngài kêu gọi chấm dứt bất công, tham nhũng, và gia đình trị, và đòi nhìn nhận tự do phát biểu và đối lập chính trị. Các ngài cũng phê phán nền giáo dục và hệ thống y tế kém tiêu chuẩn. Dù không đòi hỏi nào trong số này mới mẻ, nhưng đây là lần đầu tiên, những người Malawi nổi danh đã lên tiếng và ký tên vào đó.
Lá thư bắt đầu “Mọi con người nhân bản, vì là con cái Thiên Chúa, phải được tự do và kính trọng. Chúng ta không thể quay mặt trước các trải nghiệm bất hợp tình hợp lý và bất công của người dân. Họ là anh chị em của chúng ta đang bị cầm tù mà không biết mình bị tố cáo vì tội gì, và khi nào vụ án của họ được xét xử”. Trong một thách thức trực tiếp đối với việc Banda cho rằng lời của ông ta là luật lệ, các giám mục viết rằng “Không một con người nào có thể cho mình có độc quyền đối với sự thật hay khôn ngoan”.
Các giám mục đã thành công trong việc cho in và phân phối 16,000 bản lá thư trên mà không bị các sở tình báo của Banda phát hiện và thu hồi. Hôm Chúa Nhật, lá thư trên được đọc lên, số người tham dự Thánh Lễ tăng vọt. Nhiều tường trình thuật lại: người dự lễ bật khóc, dâng lời cảm tạ và nhẩy múa ở khoảng giữa các hàng ghế. Được mạnh dạn hơn nhờ lá thư mục vụ, sự chống đối của quần chúng tìm được tiếng nói của mình. Ở Blantyre, thành phố lớn nhất trong nước, các người nghèo chiếm đất tại các khu ổ chuột bất hợp pháp, nơi dịch tả tràn lan, và chất thải tràn ra cả đường phố, đứng lên chống lại các lực lượng an ninh tới đuổi họ đi. Các cuộc biểu tình của sinh viên nổ bùng tại khuôn viên các đại học. Các nhân vật đối lập bắt đầu trở lại. Khi tin tức nổi dậy được loan truyền ra quốc tế, áp lực mỗi lúc mỗi gia tăng đòi các cường quốc Tây Phương tỏ lập trường. Năm 1994, các người quyên tặng đóng băng mọi khỏan viện trợ ngoại quốc cho Malawi, buộc Banda phỉ tổ chức bầu cử tự do. Hậu quả, chế độ của ông ta kết liễu.
Còn việc đấu tranh bên ngoài hàng giáo phẩm thì sao?
Song song với các cơ cấu chính thức của Giáo Hội, đôi khi phối hợp, đôi khi công khai đi ngược lại hàng giáo phẩm, là khá nhiều các tổ chức và phong trào Công Giáo; họ đóng những vai trò chính trị quan trọng ở cấp địa phương, quốc gia, và cả quốc tế nữa. Điều này áp dụng vào cả các nhóm Công Giáo lập ra để tranh đấu các vấn đề chính trị như các người Công Giáo Dân Chủ ở Hoa Kỳ, lẫn các nhóm không nhất thiết lấy chính trị làm thành phần chính thức cho cương lĩnh của mình. Thí dụ, Hội Hiệp Sĩ Columbus đóng một vai trò chính trị quan trọng, nhất là dưới thời Hiệp Sĩ Tối Cao hiện nay là Carl Anderson, một cựu viên chức trong chính phủ Reagan.
Các thời đại trước, người Công Giáo hiểu vai trò người giáo dân trong chính trị chủ yếu chỉ như việc thực hành các điều do hàng giáo phẩm yêu cầu. Tuy nhiên, Vatican II dạy rằng chính người giáo dân chứ không phải giáo sĩ là những người phải chuyển dịch các xác tín luân lý của Giáo Hội thành các thực hành chính trị cụ thể. Việc nhấn mạnh này đã bật khởi nhiều đợt năng lực mạnh mẽ suốt 50 năm qua, đem lại tiếng nói mới mẻ và mạnh mẽ cho các quan tâm Công Giáo, nhưng đôi khi cũng đem lại những sức mạnh khiến người ta đau lòng.
Về trường hợp các tổ chức Công Giáo đi ngược chiều với các giám mục, ta có Hiệp Hội Y Tế Công Giáo. Đây là cơ quan lãnh đạo hàng đầu của hơn 1,200 bệnh viện, hệ thống chăm sóc sức khỏe, các nhà bảo trợ (chủ yếu là các dòng tu) Công Giáo, và các nhóm liên hệ. Trong các năm qua, hiệp hội đóng vai trò hàng đầu trong việc nói lên lập trường Công Giáo về các vấn đề chăm sóc sức khỏe, và do đó, ở vị thế lý tưởng để tham gia các cố gắng của chính phủ Obama trong việc cải tổ toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, đúc kết trong Đạo Luật Bảo Vệ Bệnh Nhân và Chăm Sóc Vừa Túi Tiền được Quốc Hội thông qua năm 2010.
Các giám mục Hoa Kỳ luôn luôn lên tiếng ủng hộ việc mở rộng bảo hiểm y tế, phản ảnh giáo huấn của Giáo Hội về công bằng xã hội. Ở buổi đầu cuộc tranh luận, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo và các giám mục, về căn bản, đi cùng một hướng, tức ủng hộ cuộc cải tổ, bao lâu các nguyên tắc luân lý cốt lõi không bị vi phạm. Nhưng khi diễn trình chính trị càng diễn biến thì các giám mục và hiệp hội càng tách rời nhau trong việc giải thích khác nhau về việc có phải kế hoạch của Obama kết cục sẽ mở rộng việc chính phủ liên bang tài trợ cho các vụ phá thai hay không. Các giám mục tin là có, một điều bị các ngài cho là vô luân theo hai nghĩa chủ yếu: thứ nhất, vì các ngài chống chính việc phá thai, coi nó như sát hại mạng sống vô tội, và thứ hai, các ngài coi nó như vi phạm quyền lương tâm, vì nó buộc người ta phải trả tiền cho một thủ tục bị họ coi là trái phép một cách nặng nề. Ở phía kia, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo kết luận rằng kế hoạch của Obama không thay đổi hiện trạng của việc chính phủ liên bang tài trợ việc phá thai, và đàng khác, nó đại biểu cho một bước quan trọng hướng tới việc hàng triệu người hiện không có bảo hiểm hay có bảo hiểm không đủ được chăm sóc y tế nhiều hơn.
Cuối cùng, hiệp hội ủng hộ đạo luật trong khi các giám mục chống lại. Gần tới ngày bỏ phiếu, một số người Công Giáo trong Quốc Hội trưng dẫn lập trường của Hiệp Hội để bào chữa việc họ ủng hộ dự luật bất chấp sự phản đối của các giám mục. Khỏi cần nói, cũng thấy các giám mục không hài lòng; các ngài kêu gọi đối thoại với Hiệp Hội về mối tương quan của họ với hàng giáo phẩm, một lời kêu gọi, chưa được giải quyết khi cuốn sách này được viết ra.
Ở Phi Luật Tân, phong trào đặc sủng El Shaddai có thế lực cho ta một thí dụ khác về việc đôi khi một nhóm giáo dân đi ngược chiều với hàng giáo phẩm. Nó được thành lập năm 1978 bởi một giáo dân Công Giáo, tên Mike Velarde, một nhà chuyên nghiệp về địa ốc. Ông này khởi sự bằng việc giảng đạo trên truyền thanh sau biến cố được ông coi là khỏi bệnh tim một cách lạ lùng. Ngày nay, phong trào này có số người theo ước chừng 8 triệu, dựa vào nhiều đặc điểm tiêu biểu của linh đạo Ngũ Tuần. Thí dụ, El Shaddai tuyên xưng một niềm tin sống động vào “tin mừng thịnh vượng”, tức tin rằng Thiên Chúa tưởng thưởng các môn đệ trung thành của Người bằng các thành công tài chánh và bản thân. Trong các buổi lễ ở các vận động trường, các tín hữu tham dự Thánh Lễ của El Shaddai giơ cao sổ thông hành của mình lên để được làm phép, tin rằng việc này sẽ giúp họ lấy được hộ chiếu cần thiết để đi làm ở ngoại quốc, và lật ngược chiếc dù để nhận lãnh các phúc lành vật chất mà họ tin Thiên Chúa sẽ trút xuống trên họ. Năm 2009, El Shaddai mở một nhà cầu nguyện khổng lồ tốn phí 21 triệu dollars, chưa kể khu đất xây nhà này, với chỗ ngồi đủ cho 16,000 người và chỗ đứng cho thêm 25,000 người khác.
Vì số lượng quần chúng đông đảo theo mình như thế, El Shaddai đã tạo được một ảnh hưởng chính trị lớn lao. Nhiều nhà phân tích tin rằng Fidel Ramos thắng cử tổng thống năm 1992 là nhờ các lá phiếu của El Shaddai, sau khi Velarde ủng hộ ông ta. Ramos là tổng thống đầu tiên và cho tới nay là tổng thống duy nhất không Công Giáo của Phi Luật Tân, nhưng Velarde chấp nhận các chủ trương về thị trường tự do của Ramos, trong đó có việc bãi bỏ quy định đối với các kỹ nghệ chính và tư hữu hóa nhiều tài sản vốn liếng của chính phủ. Năm 1998, cựu tài tử màn bạc Joseph Estrada được bầu thay thế Ramos, trong căn bản, cũng theo đuổi các chính sách kinh tế tương tự song song với điều ông ta gọi là “chiến tranh toàn diện” với các chiến binh Hồi Giáo đặt căn cứ ở miền Nam Phi Luật Tân. Tuy nhiên, Estrada cũng bị kẹt cứng bởi nhiều lời tố cáo tham nhũng, và bị các nhà phê bình coi như một tên độc tài. Các giám mục Công Giáo, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Jaime Sin nhiều uy thế, đã yểm trợ một phong trào đối kháng dưới danh hiệu Quyền Lực Nhân Dân II. Velarde nhất định không chịu ủng hộ việc nổi dậy chống Estrada, và việc anh ta ngầm ủng hộ có lẽ đã giúp Estrada đang bị vây khốn không những tiếp tục cầm quyền thêm một năm nữa, mà còn được tái cử năm 2010. Nhiều chuyên gia Phi Luật Tân cuối thập niên 1990 cho rằng Velarde nặng ký về chính trị hơn Đức Hồng Y Sin, người rõ ràng là nhà lãnh đạo của cộng đồng Công Giáo của xứ sở.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Cô Đơn
Đặng Đức Cương
21:07 25/07/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cánh hải âu cô đơn
trong trời chiều nhạt nắng
Biển bình yên nhưng
sóng vẫn dạt dào
Vì cuộc tình đã mất
Nên gió buồn xôn xao….
(Trích thơ của Trần Quang Thiệu)