Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 16 Mùa Quanh Năm 23/07/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:59 22/07/2017
Bài đọc 1: Kn 12,13.16-19
Người có tội được Chúa ban ơn sám hối.
Bài trích sách Khôn ngoan.
Lạy Thiên Chúa,
ngoài Ngài ra, chẳng còn thần nào khác
để Ngài phải chứng tỏ rằng
các phán quyết của Ngài không bất công.
Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh,
và vì Chúa làm bá chủ vạn vật,
nên Chúa nương tay với muôn loài.
Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng,
thì Ngài tỏ sức mạnh; còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.
Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con,
nhưng có thể sử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.
Làm như thế Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái.
Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề
là người có tội được Ngài ban ơn sám hối.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 85,5-6.9-10.15-16a
Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng.
Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin;
lạy Chúa, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm. Đ.
Lạy Chúa, muôn dân chính tay Ngài tạo dựng
sẽ về phủ phục trước Thánh Nhan, và tôn vinh danh Ngài.
Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng;
chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa. Đ.
Phần Ngài, muôn lạy Chúa,
Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi,
Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín.
Xin đoái nhìn và xót thương con. Đ.
Bài đọc 2: Rm 8,26-27
Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả.
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho các thánh theo đúng ý Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng x Mt 11,25
Allêluia. Allêluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Allêluia.
Tin Mừng: Mt 13,24-43
Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn sau đây: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy ông có muốn chúng tôi đi gom lại không?” Ông đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.”
Đức Giê-su còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác. Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ rau lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được.”
Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
Tất cả các điều ấy, Đức Giê-su dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn, hầu ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ: Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
Bấy giờ, Đức Giê-su bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”
Đó là lời Chúa.
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:23 22/07/2017
CN 16A QN : Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ
Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi
-Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt.
-Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được.
-Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả thúng bột cho mà xem.
Sự kiên nhẫn chờ đợi là mắt xích nối kết 3 dụ ngôn.
Nhưng hôm nay tôi lại xin chặt mắt xích ra, để chỉ nói về một dụ ngôn mà thôi. Đó là dụ ngôn đầu tiên, dụ ngôn “lúa và cỏ lùng,” dụ ngôn mà chính Chúa Giêsu phải giải thích sau đó. Tôi muốn dừng lại dụ ngôn này và lại chỉ cắt một khúc thôi để suy nghĩ về sự dữ, với câu hỏi “tại sao lại có sự dữ ?”
Ông chủ chỉ gieo lúa tốt nhưng khi gặt thì có cả cỏ lùng.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người trên trái đất : Chúa đã hài lòng và tuyên bố : Mọi sự tốt đẹp, đẹp quá sức. Ấy vậy mà ta thấy nhan nhản trên báo chí, trên tivi : lụt lội ở chỗ này, động đất ở chỗ kia, hạn hán chỗ nọ. Sự dữ loại này hình như do ông Trời. Ông Thiên. Còn sự dữ do ông Nhân (con người) thì cũng vô vàn : bắt cóc con tin, khủng bố bao trùm, ôm bom tự sát, tai nạn xe cộ, chiến tranh tương tàn, mới đây thôi là máy bay hãng Mã Lai rơi do tên lửa con người bắn, chết gần 300 người… Ấy là không kể chết đói, dịch bệnh mà có thể là sự dữ do cả ông Thiên lẫn bà Nhân gây ra. Vi rút HIV gây nên SIDA không chừa ai cả, nghèo cũng bị mà giàu cũng vương, Phi Châu cũng nhiều mà Tây Âu cũng lắm. Tại sao có sự dữ như vậy ?
Đâu là “những trả lời của nhân loại ?”
Và đâu là “trả lời của Chúa Giêsu qua dụ ngôn Lúa và cỏ lùng này ?”
1. Trả lời của nhân loại :
a)- Những người theo thuyết Nhị Nguyên chủ trương : Vũ trụ được điều khiển bởi 2 vị thần : Thần Thiện và Thần Ác. Thần Thiện gia ân giáng phúc cho con người, còn Thần Ác thì cứ mặc sức đổ xuống tai họa. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi phải chết. Hay trong Sơn Tinh – Thủy Tinh : 2 sức mạnh tranh chấp khiến nhân gian tư bề khốn khổ.
b)- Những người theo thuyết Nhất Nguyên lại chủ trương : chỉ có một Chúa Tể, là căn nguyên mọi sự. Sự tốt và sự xấu cũng đều do vị đó. Lỡ dựng nên rồi phải chấp nhận cả. Khi nhìn Hạnh phúc và Đau khổ, triết gia Platon đã chua xót nói: Hạnh phúc và Đau khổ là hai kẻ thù, Thần Linh không hoà giải nổi nên đã trói lại với nhau và bắt phải đánh bạn với nhau suốt đời.
Người bình dân thì thấy: Hoa hồng nào cũng có gai, ngọt bùi nào lại không vương cay đắng. Trong cuốn truyện “Người đàn bà mù,” tác giả đã ví “hạnh phúc ở đời thường do nhiều mảnh nhỏ ghép lại… Và lúc nào cũng thiếu mất một vài mảnh.”
Hạnh phúc và Đau khổ ! Thiện và Ác cứ gắn bó với nhau. Lúa tốt và cỏ lùng cùng nhau mọc lên trong cánh đồng trần gian của con người. (Sách Thánh cuối cùng của thời Cựu ước, sách Khôn Ngoan nói : Không phải Thiên Chúa tạo ra sự chết. Người không vui gì khi thấy chúng sinh mai một. Bởi vì người đã tạo dựng nên mọi sinh linh là để chúng tồn tại (x. Kn 1,13-14).
c)- Một số người – trong đó có chúng ta – Nhất Nguyên, tin chỉ có một Căn Nguyên, tức một Chúa độc nhất. Mà Chúa thì thánh thiện tốt lành. Vậy tại sao có sự dữ, ta sẽ trả lời đại loại như sau: sự dữ, tai hoạ là hình phạt Chúa gửi cho những người tội lỗi, hoặc tội của họ hoặc của cha ông họ. Nếu tội của họ : hình phạt nhãn tiền; nếu tội của cha ông: cha mẹ ăn mặn, con khát nước. Cha ăn nho chua, con ghê răng. Còn cha mẹ hiền lành thì để đức cho con. Có người đã ví Sida như ngọn roi của Chúa gửi xuống để trừng phạt sự sa đoạ của con người thời nay. Nói cách khác, sự dữ là hình phạt do Chúa – như Cựu ước : Sodoma và Gômôra bị lửa từ trời chứ không phải dưới đất bùng lên thiêu cháy.
Về điểm này ta phải nói ngay điều Chúa Giêsu đã trả lời một chỗ khác (Ga 9, 2-3). Khi các tông đồ hỏi về người mù từ lúc mới sinh: Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã mù ? Anh ta hay cha mẹ anh ta ? – “Không phải anh ta cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội, nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa nơi anh.” Chúa Giêsu đã trả lời lại như vậy.
Ta đã thử liệt kê 3 lời giải về sự dữ. Nhị Nguyên: 2 thần Thiện Ác đồng ngự trị. Nhất Nguyên theo kiểu Triết mà tiêu biểu là Platon: Lỡ dựng ra rồi, không làm gì được nữa. Ta chỉ thoát được khi thoát cái xác thể chất này. Và một loại Nhất Nguyên tôn giáo nào đó: xem sự dữ như là con roi của Chúa.
Tuy vậy còn lâu ta mới dám tự hào là đã giải quyết xong vấn đề sự dữ. Không nền triết học nào cũng như không một tôn giáo nào đã giải quyết cách vĩnh viễn cả. Nếu giải đáp được thì nó không phải là sự dữ nữa, nó là sự dữ vì nó vô phương giải quyết. Có một mầu nhiệm gọi là “Mầu nhiệm Sự Dữ.” Tức là sự dữ không phải là vấn đề nằm ngoài ta để ta giải quyết, như chữa một máy xe, sửa một cái ghế, mà chính ta, chủ thể, cũng trở thành vấn đề luôn. Gabriel Marcel đã định nghĩa “mầu nhiệm” là như vậy: “vấn đề nằm trong vấn đề.”
2. Trả lời của Chúa Giêsu.
Nhưng Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” cho ta một chút ánh sáng.
-Ánh sáng 1: Sự dữ không phải bởi Chúa. Kẻ gieo cỏ lùng chính là ma quỉ. Do đó Chúa không dựng nên sự dữ, Chúa không tạo ra đau khổ, dù là tạo ra để trừng phạt kẻ có tội. Tất cả đều do ma quỉ – tội lỗi.
-Ánh sáng 2: Sự dữ là sự vắng bóng Chúa. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù đến gieo cỏ lùng. Nơi nào vắng bóng Chúa, sự dữ lan tràn. Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu vắng bóng yêu thương (ĐCT) ở đấy hận thù chia rẽ ghét ghen.
-Ánh sáng 3: Sự dữ thanh luyện chúng ta. Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt. Nếu Chúa là chuyên viên canh nông, khuyên người làm ruộng như thế : hãy để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, chắc sẽ bị phản đối đuổi cổ ngay. Nhà nông thấy cỏ là lo nhổ liền. Nhưng đây Chúa nói dụ ngôn, nên phải hiểu nghĩa muốn chuyển tải: Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, là lúa phải đâm rễ sâu, phải chôn chân, phải phấn đấu mới có thể mọc tốt được. Lúa nào ỉ lại đất tốt, phân nước đầy đủ : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, mà không vươn lên sẽ bị cỏ lùng che lấp. Đó là điều ta thấy: “Đau khổ thử thách kẻ lòng ngay.” “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Trong cuốn Nhật Ký, Antoine de Vigny đã làm một bài thơ nói về một vị thần say mê một thiếu nữ. Nhưng thiếu nữ đã từ chối vì “không thể yêu một ‘người’ không biết gì về đau khổ chết chóc cả” (đã là thần, thì đâu có khổ đau chết chóc!) Đau khổ, sự dữ gắn bó với nhân loại như thế đó, như một thân phận (hiện hữu) của con người.
Sau nhiều năm phải sống trong trại tập trung, văn hào Nga Alexandre Solzhenitsyn đã nghiệm ra được những ý tưởng sau :
“Tôi đã học được một bài học lớn nhờ những năm bị giam trong tù.
“Tôi đã hiểu một người trở thành xấu như thế nào và một người trở nên tốt như thế nào.
“Tôi đã dần dần nhận ra rằng đường biên giới phân giai cấp hay các đảng phái chính trị không nằm đâu xa, mà nằm ngay trong lòng mỗi người.
“Ngay trong những trái tim ngập tràn sự ác vẫn còn sót lại một đầu cầu nhỏ nối với sự thiện. Và ngay trong trái tim tốt nhất của các trái tim vẫn còn tồn tại gốc rễ sự ác.”
Có lẽ ta hãy lấy lời khuyên của thánh Phaolô trong Rm 12,18-21 để kết luận:
“Hãy làm tất cả những gì anh có thể làm được để sống hoà thuận với hết mọi người. Kẻ thù ngươi đói, hãy cho họ ăn, có khát hãy cho họ uống. Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” Đừng để cỏ lùng lấn chân lúa tốt. Ước gì được như vậy Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi
-Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt.
-Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được.
-Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả thúng bột cho mà xem.
Sự kiên nhẫn chờ đợi là mắt xích nối kết 3 dụ ngôn.
Nhưng hôm nay tôi lại xin chặt mắt xích ra, để chỉ nói về một dụ ngôn mà thôi. Đó là dụ ngôn đầu tiên, dụ ngôn “lúa và cỏ lùng,” dụ ngôn mà chính Chúa Giêsu phải giải thích sau đó. Tôi muốn dừng lại dụ ngôn này và lại chỉ cắt một khúc thôi để suy nghĩ về sự dữ, với câu hỏi “tại sao lại có sự dữ ?”
Ông chủ chỉ gieo lúa tốt nhưng khi gặt thì có cả cỏ lùng.
Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người trên trái đất : Chúa đã hài lòng và tuyên bố : Mọi sự tốt đẹp, đẹp quá sức. Ấy vậy mà ta thấy nhan nhản trên báo chí, trên tivi : lụt lội ở chỗ này, động đất ở chỗ kia, hạn hán chỗ nọ. Sự dữ loại này hình như do ông Trời. Ông Thiên. Còn sự dữ do ông Nhân (con người) thì cũng vô vàn : bắt cóc con tin, khủng bố bao trùm, ôm bom tự sát, tai nạn xe cộ, chiến tranh tương tàn, mới đây thôi là máy bay hãng Mã Lai rơi do tên lửa con người bắn, chết gần 300 người… Ấy là không kể chết đói, dịch bệnh mà có thể là sự dữ do cả ông Thiên lẫn bà Nhân gây ra. Vi rút HIV gây nên SIDA không chừa ai cả, nghèo cũng bị mà giàu cũng vương, Phi Châu cũng nhiều mà Tây Âu cũng lắm. Tại sao có sự dữ như vậy ?
Đâu là “những trả lời của nhân loại ?”
Và đâu là “trả lời của Chúa Giêsu qua dụ ngôn Lúa và cỏ lùng này ?”
1. Trả lời của nhân loại :
a)- Những người theo thuyết Nhị Nguyên chủ trương : Vũ trụ được điều khiển bởi 2 vị thần : Thần Thiện và Thần Ác. Thần Thiện gia ân giáng phúc cho con người, còn Thần Ác thì cứ mặc sức đổ xuống tai họa. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi phải chết. Hay trong Sơn Tinh – Thủy Tinh : 2 sức mạnh tranh chấp khiến nhân gian tư bề khốn khổ.
b)- Những người theo thuyết Nhất Nguyên lại chủ trương : chỉ có một Chúa Tể, là căn nguyên mọi sự. Sự tốt và sự xấu cũng đều do vị đó. Lỡ dựng nên rồi phải chấp nhận cả. Khi nhìn Hạnh phúc và Đau khổ, triết gia Platon đã chua xót nói: Hạnh phúc và Đau khổ là hai kẻ thù, Thần Linh không hoà giải nổi nên đã trói lại với nhau và bắt phải đánh bạn với nhau suốt đời.
Người bình dân thì thấy: Hoa hồng nào cũng có gai, ngọt bùi nào lại không vương cay đắng. Trong cuốn truyện “Người đàn bà mù,” tác giả đã ví “hạnh phúc ở đời thường do nhiều mảnh nhỏ ghép lại… Và lúc nào cũng thiếu mất một vài mảnh.”
Hạnh phúc và Đau khổ ! Thiện và Ác cứ gắn bó với nhau. Lúa tốt và cỏ lùng cùng nhau mọc lên trong cánh đồng trần gian của con người. (Sách Thánh cuối cùng của thời Cựu ước, sách Khôn Ngoan nói : Không phải Thiên Chúa tạo ra sự chết. Người không vui gì khi thấy chúng sinh mai một. Bởi vì người đã tạo dựng nên mọi sinh linh là để chúng tồn tại (x. Kn 1,13-14).
c)- Một số người – trong đó có chúng ta – Nhất Nguyên, tin chỉ có một Căn Nguyên, tức một Chúa độc nhất. Mà Chúa thì thánh thiện tốt lành. Vậy tại sao có sự dữ, ta sẽ trả lời đại loại như sau: sự dữ, tai hoạ là hình phạt Chúa gửi cho những người tội lỗi, hoặc tội của họ hoặc của cha ông họ. Nếu tội của họ : hình phạt nhãn tiền; nếu tội của cha ông: cha mẹ ăn mặn, con khát nước. Cha ăn nho chua, con ghê răng. Còn cha mẹ hiền lành thì để đức cho con. Có người đã ví Sida như ngọn roi của Chúa gửi xuống để trừng phạt sự sa đoạ của con người thời nay. Nói cách khác, sự dữ là hình phạt do Chúa – như Cựu ước : Sodoma và Gômôra bị lửa từ trời chứ không phải dưới đất bùng lên thiêu cháy.
Về điểm này ta phải nói ngay điều Chúa Giêsu đã trả lời một chỗ khác (Ga 9, 2-3). Khi các tông đồ hỏi về người mù từ lúc mới sinh: Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã mù ? Anh ta hay cha mẹ anh ta ? – “Không phải anh ta cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội, nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa nơi anh.” Chúa Giêsu đã trả lời lại như vậy.
Ta đã thử liệt kê 3 lời giải về sự dữ. Nhị Nguyên: 2 thần Thiện Ác đồng ngự trị. Nhất Nguyên theo kiểu Triết mà tiêu biểu là Platon: Lỡ dựng ra rồi, không làm gì được nữa. Ta chỉ thoát được khi thoát cái xác thể chất này. Và một loại Nhất Nguyên tôn giáo nào đó: xem sự dữ như là con roi của Chúa.
Tuy vậy còn lâu ta mới dám tự hào là đã giải quyết xong vấn đề sự dữ. Không nền triết học nào cũng như không một tôn giáo nào đã giải quyết cách vĩnh viễn cả. Nếu giải đáp được thì nó không phải là sự dữ nữa, nó là sự dữ vì nó vô phương giải quyết. Có một mầu nhiệm gọi là “Mầu nhiệm Sự Dữ.” Tức là sự dữ không phải là vấn đề nằm ngoài ta để ta giải quyết, như chữa một máy xe, sửa một cái ghế, mà chính ta, chủ thể, cũng trở thành vấn đề luôn. Gabriel Marcel đã định nghĩa “mầu nhiệm” là như vậy: “vấn đề nằm trong vấn đề.”
2. Trả lời của Chúa Giêsu.
Nhưng Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” cho ta một chút ánh sáng.
-Ánh sáng 1: Sự dữ không phải bởi Chúa. Kẻ gieo cỏ lùng chính là ma quỉ. Do đó Chúa không dựng nên sự dữ, Chúa không tạo ra đau khổ, dù là tạo ra để trừng phạt kẻ có tội. Tất cả đều do ma quỉ – tội lỗi.
-Ánh sáng 2: Sự dữ là sự vắng bóng Chúa. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù đến gieo cỏ lùng. Nơi nào vắng bóng Chúa, sự dữ lan tràn. Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu vắng bóng yêu thương (ĐCT) ở đấy hận thù chia rẽ ghét ghen.
-Ánh sáng 3: Sự dữ thanh luyện chúng ta. Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt. Nếu Chúa là chuyên viên canh nông, khuyên người làm ruộng như thế : hãy để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, chắc sẽ bị phản đối đuổi cổ ngay. Nhà nông thấy cỏ là lo nhổ liền. Nhưng đây Chúa nói dụ ngôn, nên phải hiểu nghĩa muốn chuyển tải: Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, là lúa phải đâm rễ sâu, phải chôn chân, phải phấn đấu mới có thể mọc tốt được. Lúa nào ỉ lại đất tốt, phân nước đầy đủ : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, mà không vươn lên sẽ bị cỏ lùng che lấp. Đó là điều ta thấy: “Đau khổ thử thách kẻ lòng ngay.” “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Trong cuốn Nhật Ký, Antoine de Vigny đã làm một bài thơ nói về một vị thần say mê một thiếu nữ. Nhưng thiếu nữ đã từ chối vì “không thể yêu một ‘người’ không biết gì về đau khổ chết chóc cả” (đã là thần, thì đâu có khổ đau chết chóc!) Đau khổ, sự dữ gắn bó với nhân loại như thế đó, như một thân phận (hiện hữu) của con người.
Sau nhiều năm phải sống trong trại tập trung, văn hào Nga Alexandre Solzhenitsyn đã nghiệm ra được những ý tưởng sau :
“Tôi đã học được một bài học lớn nhờ những năm bị giam trong tù.
“Tôi đã hiểu một người trở thành xấu như thế nào và một người trở nên tốt như thế nào.
“Tôi đã dần dần nhận ra rằng đường biên giới phân giai cấp hay các đảng phái chính trị không nằm đâu xa, mà nằm ngay trong lòng mỗi người.
“Ngay trong những trái tim ngập tràn sự ác vẫn còn sót lại một đầu cầu nhỏ nối với sự thiện. Và ngay trong trái tim tốt nhất của các trái tim vẫn còn tồn tại gốc rễ sự ác.”
Có lẽ ta hãy lấy lời khuyên của thánh Phaolô trong Rm 12,18-21 để kết luận:
“Hãy làm tất cả những gì anh có thể làm được để sống hoà thuận với hết mọi người. Kẻ thù ngươi đói, hãy cho họ ăn, có khát hãy cho họ uống. Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” Đừng để cỏ lùng lấn chân lúa tốt. Ước gì được như vậy Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tân tổng trưởng Giáo Lý Đức Tin: nguyên tắc không phải “hoặc, hoặc” mà là “và, và”
Vũ Văn An
17:50 22/07/2017
Nhân lúc tham dự Hội Nghị Quốc Tế Chuyên Đề về Giáo Lý tại Buenos Aires, do Phân Khoa Thần Học của Đại Học Công Giáo Á Căn Đình tổ chức trong các ngày 11-14 tháng Bẩy này, Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria Ferrer, Tân Tổng Trưởng Giáo Lý Đức Tin đã dành cho tuần san Công Giáo Tây Ban Nha Vida Nueva một cuộc phỏng vấn.
Vida Nueva: Trong một bài nói chuyện của Đức Cha tại hội nghị chuyên đề này, Đức Cha có nói tới giá trị của hình ảnh…
Ladaria: Thời Trung Cổ, thời của các nhà thờ chính tòa vĩ đại, người ta không biết đọc, chỉ một ít giáo sĩ biết đọc mà thôi. Các sự thật của đức tin đến với người ta qua các hình ảnh. Trong các nhà thờ chính tòa, các kính mầu, các bức tranh, các bích họa. Đức Tin nhập vào người ta qua đôi mắt họ. Họ không biết đọc, nhưng họ biết Chúa Giêsu là đấng nào, Người là chiên Vượt Qua và là lễ hy sinh Isaác.
Chúng ta đang sống trong một xã hội biết đọc, nhưng lại đọc qua trung gian nặng nề của hình ảnh và thông tin. Đức Cha thấy thực tại này ra sao qua lăng kính thần học?
Qủa đó là một thực tại và không dễ gì nói về thực tại này. Chúng ta, trong đó có tôi, từng là các giáo sư thần học và vốn cặm cụi với sách vở. Tuy nhiên, quan tâm vế giáo lý này có đó và chúng ta hiện diện ở đây, ở hội nghị chuyên đề này, chính là để các chân lý của đức tin được thông truyền trong bối cảnh hiện nay. Việc này đòi tất cả chúng ta phải có óc sáng tạo, không phải chỉ là các thần học gia, mà cả các giáo lý viên, các mục tử của Giáo Hội. Luôn phải có óc sáng tạo để thông truyền việc công bố và phải hành động ngay giữa lòng thực tại.
Trên thế giới, có rất nhiều tình cảnh nghèo đói và bị loại trừ, nơi Giáo Hội bắt buộc phải giải quyết các vấn đề tức khắc, như đói kém, trước khi nói tới đức tin. Về vấn đề này, Đức Cha có hướng dẫn gì?
Chúng ta phải lưu ý tới mọi sự. Giáo Hội Công Giáo luôn có một nguyên tắc; nguyên tắc này không phải là “hoặc, hoặc” mà là “và, và”. Đây là điều Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Bạn phải có một viễn kiến tích hợp (integral) về con người. Nhân đức của Giáo Hội Công Giáo là đây: Không phải “yêu Thiên Chúa hoặc yêu người lân cận” mà là “yêu Chúa và yêu người lân cận”. “Và, và” mới là Công Giáo.
Đức Cha có bao giờ nghĩ một tu sĩ Dòng Tên lại làm giáo hoàng không?
Tôi không bao giờ nghĩ thế, mà tôi cũng không bao giờ tưởng tượng tôi sẽ ở vị trí hiện giờ của tôi trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đức Cha nghĩ gì về việc Đức Phanxicô rút tỉa các đặc sủng Dòng Tên và đem áp dụng vào triều giáo hoàng của ngài?
Có lẽ câu trả lời nên dành cho một ái đó nhìn nó từ bên ngoài. Tôi có thể nói thế này: tôi hoà hợp với Đức Giáo Hoàng một cách sâu xa và tự phát. Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi có các quan tâm như nhau. Thực vậy, khi Đức Giáo Hoàng đề nghị tôi giữ vị trí mà tôi hiện giữ, tôi thưa “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha đã nói thế, thì còn gì để nói nữa”.
Tôi tin rằng đây là một điều mà thánh Inhaxiô thành Loyola từng nội tâm hóa một cách tuyệt vời: điều Đức Giáo Hoàng nói là điều phải được thực hiện.
Khi Đức Giáo Hoàng cử nhiệm Đức Cha làm tổng trưởng, Đức Cha đã có nghị trình được sắp xếp…
Tôi đã dự kiến chuyến đi Á Căn Đình này từ lâu trước cuộc bổ nhiệm này. Rồi, khi được bổ nhiệm, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cách minh nhiên xem liệu tôi có phải hủy chuyến đi này hay không. Ngài bảo tôi phải đi, để chu toàn điều đã thỏa thuận.
Ai cũng biết người Á Căn Đình đang mong đợi đức Phanxicô (tới thăm) và nhiều người đang suy đoán về thời điểm chính trị ngài sẽ đến, Đức Giáo Hoàng có đưa ra bất cứ gợi ý nào với Đức Cha trước khi Đức Cha lên đường tới Á Căn Đình không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không cho tôi bất cứ dấu chỉ nào. Tôi cũng không có bất cứ hiểu biết đặc biệt nào về những gì đang diễn ra tại Á Căn Đình… Tôi hiểu biết tổng quát về các nước khác, nhưng riêng đối với Á Căn Đình, tôi không có một hiểu biết đặc biệt nào cả. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói với tôi: “Đức Cha phải đi”.
Vida Nueva: Trong một bài nói chuyện của Đức Cha tại hội nghị chuyên đề này, Đức Cha có nói tới giá trị của hình ảnh…
Ladaria: Thời Trung Cổ, thời của các nhà thờ chính tòa vĩ đại, người ta không biết đọc, chỉ một ít giáo sĩ biết đọc mà thôi. Các sự thật của đức tin đến với người ta qua các hình ảnh. Trong các nhà thờ chính tòa, các kính mầu, các bức tranh, các bích họa. Đức Tin nhập vào người ta qua đôi mắt họ. Họ không biết đọc, nhưng họ biết Chúa Giêsu là đấng nào, Người là chiên Vượt Qua và là lễ hy sinh Isaác.
Chúng ta đang sống trong một xã hội biết đọc, nhưng lại đọc qua trung gian nặng nề của hình ảnh và thông tin. Đức Cha thấy thực tại này ra sao qua lăng kính thần học?
Qủa đó là một thực tại và không dễ gì nói về thực tại này. Chúng ta, trong đó có tôi, từng là các giáo sư thần học và vốn cặm cụi với sách vở. Tuy nhiên, quan tâm vế giáo lý này có đó và chúng ta hiện diện ở đây, ở hội nghị chuyên đề này, chính là để các chân lý của đức tin được thông truyền trong bối cảnh hiện nay. Việc này đòi tất cả chúng ta phải có óc sáng tạo, không phải chỉ là các thần học gia, mà cả các giáo lý viên, các mục tử của Giáo Hội. Luôn phải có óc sáng tạo để thông truyền việc công bố và phải hành động ngay giữa lòng thực tại.
Trên thế giới, có rất nhiều tình cảnh nghèo đói và bị loại trừ, nơi Giáo Hội bắt buộc phải giải quyết các vấn đề tức khắc, như đói kém, trước khi nói tới đức tin. Về vấn đề này, Đức Cha có hướng dẫn gì?
Chúng ta phải lưu ý tới mọi sự. Giáo Hội Công Giáo luôn có một nguyên tắc; nguyên tắc này không phải là “hoặc, hoặc” mà là “và, và”. Đây là điều Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Bạn phải có một viễn kiến tích hợp (integral) về con người. Nhân đức của Giáo Hội Công Giáo là đây: Không phải “yêu Thiên Chúa hoặc yêu người lân cận” mà là “yêu Chúa và yêu người lân cận”. “Và, và” mới là Công Giáo.
Đức Cha có bao giờ nghĩ một tu sĩ Dòng Tên lại làm giáo hoàng không?
Tôi không bao giờ nghĩ thế, mà tôi cũng không bao giờ tưởng tượng tôi sẽ ở vị trí hiện giờ của tôi trong Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đức Cha nghĩ gì về việc Đức Phanxicô rút tỉa các đặc sủng Dòng Tên và đem áp dụng vào triều giáo hoàng của ngài?
Có lẽ câu trả lời nên dành cho một ái đó nhìn nó từ bên ngoài. Tôi có thể nói thế này: tôi hoà hợp với Đức Giáo Hoàng một cách sâu xa và tự phát. Khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chúng tôi có các quan tâm như nhau. Thực vậy, khi Đức Giáo Hoàng đề nghị tôi giữ vị trí mà tôi hiện giữ, tôi thưa “Thưa Đức Thánh Cha, nếu Đức Thánh Cha đã nói thế, thì còn gì để nói nữa”.
Tôi tin rằng đây là một điều mà thánh Inhaxiô thành Loyola từng nội tâm hóa một cách tuyệt vời: điều Đức Giáo Hoàng nói là điều phải được thực hiện.
Khi Đức Giáo Hoàng cử nhiệm Đức Cha làm tổng trưởng, Đức Cha đã có nghị trình được sắp xếp…
Tôi đã dự kiến chuyến đi Á Căn Đình này từ lâu trước cuộc bổ nhiệm này. Rồi, khi được bổ nhiệm, tôi hỏi Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cách minh nhiên xem liệu tôi có phải hủy chuyến đi này hay không. Ngài bảo tôi phải đi, để chu toàn điều đã thỏa thuận.
Ai cũng biết người Á Căn Đình đang mong đợi đức Phanxicô (tới thăm) và nhiều người đang suy đoán về thời điểm chính trị ngài sẽ đến, Đức Giáo Hoàng có đưa ra bất cứ gợi ý nào với Đức Cha trước khi Đức Cha lên đường tới Á Căn Đình không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô không cho tôi bất cứ dấu chỉ nào. Tôi cũng không có bất cứ hiểu biết đặc biệt nào về những gì đang diễn ra tại Á Căn Đình… Tôi hiểu biết tổng quát về các nước khác, nhưng riêng đối với Á Căn Đình, tôi không có một hiểu biết đặc biệt nào cả. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ nói với tôi: “Đức Cha phải đi”.
Tình hình tại Venezuela đang diễn biến nhanh chóng. Nicolás Maduro muốn xin lưu vong tại hải ngoại
Đặng Tự Do
20:19 22/07/2017
Hôm thứ Sáu 21 tháng 7, tại New York, một nhà ngoại giao cao cấp trong đoàn đại biểu Venezuela tại Liên Hiệp Quốc đã xin được đào tị. Ông Wilfredo Villegas nói với thông tấn xã AP rằng ông rời bỏ nhiệm vụ ngoại giao của mình tại Liên Hiệp Quốc để “phản đối những vi phạm nhân quyền tràn lan của Maduro.”
Ông nói thêm: “Maduro đã trình bày Quốc Hội Lập Hiến như con đường duy nhất để tiến tới ‘hòa bình’ và ‘thịnh vượng’. Tuy nhiên, người ta nhận ra đó chỉ là con đường dẫn đến một chế độ độc tài. Người dân không muốn một chính phủ như thế”.
Trong khi đó, hôm 21 tháng 7, cơ quan Stratfor của Hoa Kỳ có trụ sở tại Austin Texas, cho biết trước các áp lực ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế, tổng thống Nicolás Maduro đang tích cực tìm kiếm khả năng được lưu vong tại hải ngoại.
Stratfor cho biết: “Chính phủ Nga và Cuba sẵn sàng chấp nhận cho tổng thống Nicolás Maduro và vợ ông, Cilia Flores, được lưu vong tại các quốc gia này nhưng các nhân vật chính trị khác thì không.”
Trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức hôm Chúa Nhật 16 tháng 7, 98% những người đi bầu đã phản đối trò hề Quốc Hội Lập Hiến của Maduro. Tuy cuộc trưng cầu dân ý là không chính thức, nó cũng tạo ra một cơ sở cho cộng đồng quốc tế can thiệp vào nội tình Venezuela. Nếu Madoro tiến hành trò hề Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30 tháng 7 tới đây, Hoa Kỳ và nhiều nước khác sẽ thực hiện những chính sách cấm vận nhanh chóng và toàn diện lên Venezuela, như lời đe dọa của tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản của Venezuela sẽ sụp đổ. Madoro và bọn tướng tá tham gia vào các vụ đàn áp nhân dân giờ đây có rất ít lựa chọn. Chúng không thể tiếp tục hành xử bất chấp công luận quốc tế
Ông nói thêm: “Maduro đã trình bày Quốc Hội Lập Hiến như con đường duy nhất để tiến tới ‘hòa bình’ và ‘thịnh vượng’. Tuy nhiên, người ta nhận ra đó chỉ là con đường dẫn đến một chế độ độc tài. Người dân không muốn một chính phủ như thế”.
Trong khi đó, hôm 21 tháng 7, cơ quan Stratfor của Hoa Kỳ có trụ sở tại Austin Texas, cho biết trước các áp lực ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế, tổng thống Nicolás Maduro đang tích cực tìm kiếm khả năng được lưu vong tại hải ngoại.
Stratfor cho biết: “Chính phủ Nga và Cuba sẵn sàng chấp nhận cho tổng thống Nicolás Maduro và vợ ông, Cilia Flores, được lưu vong tại các quốc gia này nhưng các nhân vật chính trị khác thì không.”
Trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức hôm Chúa Nhật 16 tháng 7, 98% những người đi bầu đã phản đối trò hề Quốc Hội Lập Hiến của Maduro. Tuy cuộc trưng cầu dân ý là không chính thức, nó cũng tạo ra một cơ sở cho cộng đồng quốc tế can thiệp vào nội tình Venezuela. Nếu Madoro tiến hành trò hề Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30 tháng 7 tới đây, Hoa Kỳ và nhiều nước khác sẽ thực hiện những chính sách cấm vận nhanh chóng và toàn diện lên Venezuela, như lời đe dọa của tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản của Venezuela sẽ sụp đổ. Madoro và bọn tướng tá tham gia vào các vụ đàn áp nhân dân giờ đây có rất ít lựa chọn. Chúng không thể tiếp tục hành xử bất chấp công luận quốc tế
Quốc Hội Venezuela giải tán Tối Cao Pháp Viện bầu ra Tối Cao Pháp Viện mới
Đặng Tự Do
21:10 22/07/2017
Quốc Hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát đã bổ nhiệm 33 thẩm phán Tòa Án Tối Cao, thay thế hoàn toàn Tối Cao Pháp Viện hiện hành của Venezuela. Diễn biến này khiến Nicolás Maduro nổi giận cáo buộc Quốc Hội đang muốn tiếm quyền.
Tuy nhiên, Quốc Hội Venezuela cho biết theo hiến pháp họ có quyền bổ nhiệm và khai trừ các thẩm phán của nước này. 33 tân thẩm phán đã tuyên thệ nhậm chức tại trụ sở Quốc Hội vào hôm thứ Sáu 21 tháng 7. Tối Cao Pháp Viện với phần lớn các thẩm phán thuộc phe Maduro mô tả động thái này là bất hợp pháp và đã ra lệnh cho “chính quyền dân sự các cấp và quân đội” thực hiện các “hành động cưỡng chế” nhằm phản ứng lại các bổ nhiệm mới này, nhưng chẳng có gì xảy ra sau đó.
Trong khi đó, phe đối lập đã kêu gọi tuần hành phản đối vào hôm thứ Bảy tại bảy điểm ở thủ đô Caracas trước khi kéo đến trụ sở Tòa án Tối cao để giải tán Tối Cao Pháp Viện hiện hành.
Hôm thứ Năm hàng triệu người Venezuela đã tham dự cuộc tổng đình công do phe đối lập chủ xướng. Ít nhất ba người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình và hơn 300 người bị bắt giữ.
Những người biểu tình đã chặn các con đường tại thủ đô Caracas và các thành phố khác.
Colombia, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi Maduro hủy bỏ trò hề Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30 tháng Bảy nhưng ông này đã lên tiếng bác bỏ.
Tuy nhiên, Quốc Hội Venezuela cho biết theo hiến pháp họ có quyền bổ nhiệm và khai trừ các thẩm phán của nước này. 33 tân thẩm phán đã tuyên thệ nhậm chức tại trụ sở Quốc Hội vào hôm thứ Sáu 21 tháng 7. Tối Cao Pháp Viện với phần lớn các thẩm phán thuộc phe Maduro mô tả động thái này là bất hợp pháp và đã ra lệnh cho “chính quyền dân sự các cấp và quân đội” thực hiện các “hành động cưỡng chế” nhằm phản ứng lại các bổ nhiệm mới này, nhưng chẳng có gì xảy ra sau đó.
Trong khi đó, phe đối lập đã kêu gọi tuần hành phản đối vào hôm thứ Bảy tại bảy điểm ở thủ đô Caracas trước khi kéo đến trụ sở Tòa án Tối cao để giải tán Tối Cao Pháp Viện hiện hành.
Hôm thứ Năm hàng triệu người Venezuela đã tham dự cuộc tổng đình công do phe đối lập chủ xướng. Ít nhất ba người thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình và hơn 300 người bị bắt giữ.
Những người biểu tình đã chặn các con đường tại thủ đô Caracas và các thành phố khác.
Colombia, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi Maduro hủy bỏ trò hề Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30 tháng Bảy nhưng ông này đã lên tiếng bác bỏ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ an táng Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa tức thi sĩ Xuân Ly Băng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:32 22/07/2017
Thánh Lễ an táng Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa
Thánh lễ an táng Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa được cử hành cách long trọng vào lúc 8g30 ngày 22.07.2017, tại Nhà Thờ Vinh An.
Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ tế. Đoàn đồng tế có Đức Ông Tổng đại diện Giáo phận Nha trang, cha Tổng đại diện Giáo phận Phan thiết và khoảng 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng ngàn người từ các giáo xứ cùng hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Xem Hình
Khởi đầu thánh lễ, Cha Thư Ký Tòa Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết đọc tiểu sử Đức Ông Gioan Baotixita.
Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa - Bút hiệu Xuân Ly Băng
Sinh ngày: 23-4-1926, tại Giáo Họ Hiệu Lân, Giáo xứ Xuân Phong, Giáo Phận Vinh, Nghệ An, trong gia đình có 04 anh chị em.
Ông Cố là Phaolô Lê Nghi và Bà Cố là Anna Nguyên Thị Hướng.
- Năm 1938: Học tại Trường Tập - Xuân Phong, Diễn Châu, Nghệ An.
- Năm 1943: Học tại Chủng Viện Xã Đoài, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Năm 1949: Hiệu Trưởng Trường Sao Mai, Đông Tháp, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Năm 1953: Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
- Năm 1954: Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Vĩnh Long.
- Năm 1955: Học tại Đại Chủng Viện Vinh, Sài Gòn.
- Năm 1956: Học tại Đại Chủng Viện Bùi Chu, Gia Định.
- Năm 1957-1958: Chịu các chức nhỏ và Phụ Phó tế tại Sài Gòn.
- Năm 19-7-1959: Thụ phong linh mục tại Gia Định.
- Năm 1959-1961: Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Chân Phước Tự Thủ Đức, Gia Định.
- Năm 1961-1964: Quản xứ Vinh Hưng, PhanThiết.
- Năm 1964-1965: Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
- Năm 1965-1972: Quản xứ Vinh Thủy, Phan Thiết.
- Năm 1971-1975: Thành viên Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
- Từ ngày 02-7-1972 đến 07-2-2006: Chánh xứ Thanh Xuân, kiêm Quản hạt
Hàm Tân (1972-1999).
- Ngày 25-01-1998: được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong tặng Giám Chức Danh Dự.
- Ngày 07-02-2006: được thuyên chuyển về Tòa Giám Mục Phan Thiết và tiếp tục làm việc trong chức vị Tông Đại Diện Giáo phận Phan Thiết
- Từ 1986 - 2009: Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết.
- Năm 2009 - 2017: Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng các Linh mục Giáo phận Phan Thiết.
- Với bút hiệu Xuân Ly Băng, Ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm đạo - đời và được nhiều người ngưỡng mộ.
- Ngày 19-7-2017: về an nghỉ trong Chúa. Hưởng thọ 91 tuổi. 58 năm Linh mục.
Đức Cha Tôma khởi sự thánh lễ với lời ngỏ lời cùng cộng đoàn.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến!
Chúng ta được tập hợp quanh bàn tiệc Thánh Thể đây để cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ an táng cầu nguyện cho Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa. Với một cuộc hành trình Đức Tin trong suốt 91 năm làm người và làm con Chúa, Đức Ông đã thể hiện chức năng Kitô hữu của mình qua 58 năm làm linh mục. Trong 58 năm này, có 42 năm trong trách nhiệm mục tử tại các giáo xứ: Vinh Hưng, Vinh Thủy và Thanh Xuân, 23 năm trong trách nhiệm Tổng đại diện Giáo Phận Phan Thiết, 5 năm trong trách nhiệm đào tạo tại các tiểu Chủng viện Thánh Tự Thủ Đức và Sao Biển Nha Trang.
Đức Ông Gioan Baotixita là cây đại thụ, là cây cao bóng cả của Linh Mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết. Ngài là gương mẫu cho đời sống đạo đức, một thi sĩ sáng tác nhiều tác phẩm đạo đời nhằm giáo dục Đức Tin và cách ứng xử cho các Kitô hữu tại Giáo Xứ Thanh Xuân của người.
Cộng đoàn Linh mục, Tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu sáng nay dâng Thánh lễ này vừa là lời cầu nguyện và là lời tạ ơn của Giáo phận dành cho Đức Ông, người anh em Linh Mục của Giáo Phận vừa là lời chia buồn với các Linh Mục nghĩa tử cũng như linh tông huyết tộc của Đức Ông, vừa là lời cầu xin lòng thương xót và ơn tha thứ của Chúa ban cho người tôi tớ trung tín và khôn ngoan đã suốt đời tận tụy phục vụ cộng đoàn dân Chúa, nay được ơn tha thứ và được hưởng hạnh phúc ngàn thu bên Chúa.
Chính trong ý nguyện này mỗi người chúng ta hãy sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu giảng lễ. Ngài chia sẻ tư tưởng “Đức Ông GB Lê Xuân Hoa, người dạy giáo lý bằng dụ ngôn Phúc Âm”.
Đức Ông GB đã ra đi vào tuổi đại thọ 91, vào đúng ngày kỷ niệm 58 năm chịu chức Linh mục (19/7/1959). Ngài được nhiều người biết đến, vì ngài là thi sĩ, với bút hiệu Xuân Ly Băng và với sự kết hợp tuyệt diệu giữa thơ và kinh, ngài nổi tiếng là một linh mục chuyên cần cầu nguyện. Nhưng đối với chúng tôi là giáo dân, là học trò của ngài, Ngài còn là người Thầy nhiệt thành trong việc dạy giáo lý, nhất là dạy giáo lý bằng dụ ngôn Phúc Âm.
Hình ảnh Chúa Giêsu và những người bé mọn tội lỗi, gồng gánh nặng nề bao quanh mà Thánh Matthêu (11,25-30) vừa mới tường thuật làm chúng tôi nhớ đến Đức Ông đang dạy giáo lý. Bởi vậy trong bài chia sẻ này, chúng tôi chỉ dừng lại ở thao thức dạy giáo lý của ngài. Đặc biệt 34 năm quản xứ Thanh Xuân, một xứ đạo đa số gốc Giáo xứ Thanh Dạ giáo phận Vinh, ngài đã vận dụng kho tàng 44 dụ ngôn phúc âm với 32 dụ ngôn được phổ thơ để dạy giáo lý. Nỗ lực này là một trong những ghi nhận để Đức Thánh Cha ban cho ngài tước Đức Ông vào năm 1998. Chúng tôi cần có một đánh giá về cách dạy giáo lý này, sau khi đã xem xét cách dạy, sự hưởng ứng của giáo dân, để trân trọng công lao của ngài.
Sau chiến tranh, vào thập niên 80, hầu như mọi sinh hoạt tôn giáo đều chỉ có thể diễn ra trong nhà thờ, việc dạy giáo lý gặp nhiều khó khăn. Dạy giáo lý qua dụ ngôn diễn thơ đã được áp dụng. Cha xứ là Giáo lý viên cho cả cộng đoàn. Mọi người học thuộc lòng dụ ngôn, đọc đi đọc lại nhiều lần và cha xứ sẽ tùy nghi giải thích, trước lễ, sau lễ, trong giờ kinh… Mọi người từ già đến trẻ vui vẻ học giáo lý. Rồi khi việc Dạy giáo lý có nhiều phương pháp hơn, có nhiều điều kiện dễ dàng hơn, cách dạy ấy gặp nhiều phản ứng, như cách dạy không phù hợp hay diễn thơ thì làm cho dụ ngôn bị thay đổi.
-Phản ứng thứ nhất: diễn thơ làm Dụ ngôn bị biến dạng? Diễn thơ là cả một nghệ thuật sắp xếp vần điệu đúng luật. Vì vậy có thể nói khi diễn thơ thì không hẳn là dịch, nhưng đây là cách đọc Kinh Thánh. Một thi sĩ không phải là chuyên viên kinh thánh, họ đọc bản văn theo khả năng thi phú của mình. Đó là dụ ngôn diễn thơ. Lm Đông Anh, giáo sư Kinh Thánh, trong lời giới thiệu cho cuốn “Dụ Ngôn Phúc Âm diễn thơ” đã nói: “Phiên dịch và phổ biến những bài giảng thuyết hay những bài học bằng dụ ngôn, ngụ ngôn của Phúc Âm, đó là một hành động rất đáng khen ngợi. Nếu đem những bài học bằng dụ ngôn của Chúa, diễn giảng với một thể văn bình dân, với những vần thơ lục bát dễ đọc và dễ nhớ lâu, thì công việc đó càng đáng khen ngợi hơn nữa.” Với những đánh giá trên, chúng ta thử đọc một vài dụ ngôn làm ví dụ.
+Dụ ngôn “người gieo hạt giống” (Lc 8,5-15) bắt đầu như sau :“Người gieo hạt giống đi gieo
Áo xanh gợn ngọn gió chiều thướt tha …”
Câu “áo xanh gợn ngọn gió chiều thướt tha” không có trong bản văn, nhưng đó là hình ảnh của thơ diễn tả một nông gia vui tươi và hào phóng khi gieo giống bất kể đó là mảnh đất nào, vệ đường, đá sỏi, bụi gai hay đất màu. Miễn sao “Đâm bông nặng trĩu gió thâu gợn vàng” cho một mùa gặt bội thu.
+Dụ ngôn Men trong bột (Mt 13,33) kết thúc như sau: “Mỉm cười bà đứng bà xem,
Xem ba đấu bột dậy men hồi nào”
Câu này không có trong dụ ngôn, nhưng diễn thơ lột tả hiệu quả của sứ điệp Tin mừng nơi người phụ nữ đứng trân kinh ngạc trước sức mạnh âm thầm của nắm men Tin mừng.
Những hình ảnh vừa rồi trong các ví dụ vừa nêu trên là những cách đọc Kinh Thánh tuyệt vời của thi phú, phong phú về tưởng tượng và chiêm niệm. Kinh Thánh ngày nay là cuốn sách để đọc. Vì thế, người đọc đóng vai trò quan trọng để Lời Chúa sống được, nói được và loan báo được. Người đọc quan trọng vì, theo cách nói của triết gia Paul Ricoeur, bản văn là trẻ mồ côi cha, còn tác giả là con nuôi của những người đọc bản văn ấy. Như vậy, cần phải chú ý tới cách đọc bản văn và đón nhận bản văn. Đọc để hiểu, đọc như hơi thở của con người vậy. Hơn nữa, nếu Chúa Thánh Thần linh hứng cho các người viết Kinh Thánh, thì cũng chính Ngài đồng hành với người đọc Kinh Thánh, để Kinh Thánh thành lời sống động, chứ không phải là những chữ viết suông. Muốn như thế, Kinh Thánh phải được đọc và suy niệm lâu giờ.
Lời Chúa ngỏ lời cho mọi người, mọi văn hóa. Như vậy, bản văn Kinh thánh được diễn thơ là một cách đọc dụ ngôn Phúc Âm, nó thực sự phục vụ cho Lời Chúa. Nhưng cách đọc Lời Chúa qua thi ca hoặc kinh nguyện bình dân vẫn luôn là một thách đố về khía cạnh thần học, khi được chọn để dạy giáo lý.
-Phản ứng thứ hai: phương pháp từ chương đã lỗi thời. Phản ứng này nảy sinh do áp đặt một cách dạy cho mọi lứa tuổi. Lời Chúa là lương thực, phải được dọn cho mọi người, nhưng phải phù hợp cho mỗi lứa tuổi, em bé sơ sinh không thể ăn như người lớn! Vậy khi có các phương pháp khác, cách dạy giáo lý theo dụ ngôn diễn thơ còn phù hợp không? Nhớ lại cách Đức Ông dạy, dĩ nhiên là tại nhà thờ, khi chuẩn bị cử hành phụng vụ. Một bà tốt giọng bắt lên một dụ ngôn và mọi người đọc rôm rã, có thể lặp lại một vài lần. Rồi ngài gọi một vài người đọc thuộc lòng dụ ngôn đó, có thể là một thiếu nhi 8 tuổi, hoặc một cụ già 60 tuổi đều khoanh tay đọc như nhau. Và cả cộng đoàn vỗ tay tán thưởng. Nhưng khổ nổi là thường các em bé thì thuộc lòng hơn người lớn. Rồi sau đó là phần giải nghĩa dụ ngôn và bài học từ dụ ngôn. Phần này đặt ra nhiều khó khăn. Người ta dễ dàng nhận ra sự lạ lùng của ông nông dân hào phóng và mùa lúa bội thu của ông, hoặc người phụ nữ kinh ngạc trước sức mạnh của tí men với ba đấu bột. Nhưng cắt nghĩa về ý nghĩa của dụ ngôn gặp nhiều phức tạp, vì không thể cắt nghĩa cùng một cách cho mọi lứa tuổi được. Các hình ảnh trong dụ ngôn lúc này mới phát huy tác dụng. Dụ ngôn nói bằng hình ảnh cho mọi lứa tuổi. Chẳng hạn, chỉ có người lớn tuổi mới dễ nhận ra khía cạnh ân sủng nơi người đàn bà vui mừng trước ba đấu bột dậy men.
Vì vậy, sẽ không có vấn đề, nếu cách dạy theo dụ ngôn phúc âm diễn thơ được tiếp tục, song song với các phương pháp khác trong việc dạy giáo lý, mỗi giáo lý viên cần phát huy sáng kiến của mình. Giáo dân quan tâm hưởng ứng vì vai trò của thơ vè trong văn hóa Việt Nam và chuyện kể trong việc dạy giáo lý. Do đó, diễn thơ Phúc âm cũng là một nỗ lực hội nhập văn hóa. Hơn nữa, giáo dục Việt Nam có truyền thống truyền khẩu, chuyện kể đóng vai trò quan trọng. Nhưng cảm thức của giáo dân đòi hỏi một quan tâm đặc biệt, bởi lòng đạo đức bình dân tuy quan trọng, nhưng làm thế nào để đời sống đức tin được trưởng thành luôn là một thách đố cho việc dạy giáo lý.
Dạy giáo lý qua dụ ngôn diễn thơ là một nổ lực và khai phá của Đức Ông GB. Ước gì nó là gợi hứng cho một phương pháp dạy giáo lý mới. Chúa Giêsu đã không giảng dạy gì mà không dùng dụ ngôn. Những người đến với Ngài là những kẻ bé mọn, gồng gánh nặng nề, tội lỗi. Ước gì toàn thể nhân loại đến với Ngài, bởi cuối cùng chính Ngài là dụ ngôn của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa Giêsu Đấng giảng dạy bằng dụ ngôn đón nhận Đức Ông GB vào Nước Chúa.
Cuối thánh lễ, cha tổng đại diện Giuse hồ Sĩ Hữu, thay mặt linh mục đoàn ngỏ lời phân ưu.
Kính thưa quý Cha và anh chị em linh tông huyết tộc, tang quyến của Đức Ông GB.
Một cha trẻ gốc Thanh Xuân thế hệ 8x đến thăm Đức Ông.
Đức Ông bắt đọc một bài thơ.
Cha trẻ trả lời:
“Không có giờ làm thơ,
Chẳng có giờ vẫn vơ,
Chỉ có giờ cầu nguyện,
Cầu nguyện là ra thơ”.
Nghe xong, ngài rất đắc ý, vì vậy mà tết nào vị linh mục trẻ đó cũng có tiền lì xì.
Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đã đề cao mẫu mực của Đức Ông như là con người cầu nguyện và là chứng nhân lịch sử. Các thế hệ linh mục hướng về Ngài, một mẫu gương sống nội tâm sâu xa. Ngài cầu nguyện liên lỉ trước Thánh Thể. Cầu nguyện để làm thơ. Cầu nguyện nuôi dưỡng đời tâm linh của Ngài. Gặp ai, Đức Ông cũng xin cầu nguyện và nhắc nhớ hãy cầu nguyện. Cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi, Ngài yêu mến Đức Mẹ và năng lần hạt trong mỗi ngày sống.
Thay mặt cho linh mục đoàn Gp Phan Thiết, chúng con cám ơn Đức Ông vì Ngài là con người cầu nguyện làm gương sáng cho chúng con. Và cùng với Linh mục đoàn, xin chia sẻ tâm tình cầu nguyện cùng với tang quyến của Đức Ông GB.
Linh mục cháu của Đức Ông GB dâng lời cám ơn.
Cha FX Đinh Tiến Đường, nghĩa tử của Đức Ông chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Cộng đoàn phụng vụ tiễn đưa Linh cữu Đức Ông GB đến nghĩa trang các linh mục Phan thiết. Cha Phương cháu Đức Ông GB, chủ sự nghi thức trước phần mộ. Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý Giáo phận, đại diện ban tổ chức tang lễ đọc lời tri ân.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Ông GB nằm tiếp nối các phần mộ những linh mục đã an nghỉ. giữa vườn cây xanh xanh um tỏ bóng mát. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Trong bài thơ “Tôi nằm xuống”, Thi Sĩ Xuân Ly Băng viết:
Tôi nằm xuống có ai khóc thương tôi ?
Không khóc thì thiếu, khóc thừa thôi
Thương xót làm chi, lộ trình ấy
Mọi người sớm muộn phải qua rồi !
Tôi nằm xuống cuộc đời vẫn cứ đi
Tôi có hay không ? chẳng hệ gì
Cái có của tôi : là Đức Mến
Về cõi Vĩnh hằng dẫn tôi đi.
Đức Mến dẫn Đức Ông đi về cõi Vĩnh hằng. Một cuộc sống hiến dâng phục vụ đong đầy lòng mến Chúa yêu người, chan chứa tình thương của Đức Maria của Đức Ông được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên và tình thương yêu của mọi người. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Ông GB thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi
Thánh lễ an táng Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa được cử hành cách long trọng vào lúc 8g30 ngày 22.07.2017, tại Nhà Thờ Vinh An.
Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ tế. Đoàn đồng tế có Đức Ông Tổng đại diện Giáo phận Nha trang, cha Tổng đại diện Giáo phận Phan thiết và khoảng 200 Linh mục đến từ nhiều giáo phận và dòng tu. Đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, quý linh tông huyết tộc và hàng ngàn người từ các giáo xứ cùng hiệp thông cầu nguyện sốt sắng.
Xem Hình
Khởi đầu thánh lễ, Cha Thư Ký Tòa Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết đọc tiểu sử Đức Ông Gioan Baotixita.
Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa - Bút hiệu Xuân Ly Băng
Sinh ngày: 23-4-1926, tại Giáo Họ Hiệu Lân, Giáo xứ Xuân Phong, Giáo Phận Vinh, Nghệ An, trong gia đình có 04 anh chị em.
Ông Cố là Phaolô Lê Nghi và Bà Cố là Anna Nguyên Thị Hướng.
- Năm 1938: Học tại Trường Tập - Xuân Phong, Diễn Châu, Nghệ An.
- Năm 1943: Học tại Chủng Viện Xã Đoài, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Năm 1949: Hiệu Trưởng Trường Sao Mai, Đông Tháp, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Năm 1953: Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội.
- Năm 1954: Học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích, Vĩnh Long.
- Năm 1955: Học tại Đại Chủng Viện Vinh, Sài Gòn.
- Năm 1956: Học tại Đại Chủng Viện Bùi Chu, Gia Định.
- Năm 1957-1958: Chịu các chức nhỏ và Phụ Phó tế tại Sài Gòn.
- Năm 19-7-1959: Thụ phong linh mục tại Gia Định.
- Năm 1959-1961: Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Chân Phước Tự Thủ Đức, Gia Định.
- Năm 1961-1964: Quản xứ Vinh Hưng, PhanThiết.
- Năm 1964-1965: Giáo Sư Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.
- Năm 1965-1972: Quản xứ Vinh Thủy, Phan Thiết.
- Năm 1971-1975: Thành viên Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
- Từ ngày 02-7-1972 đến 07-2-2006: Chánh xứ Thanh Xuân, kiêm Quản hạt
Hàm Tân (1972-1999).
- Ngày 25-01-1998: được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong tặng Giám Chức Danh Dự.
- Ngày 07-02-2006: được thuyên chuyển về Tòa Giám Mục Phan Thiết và tiếp tục làm việc trong chức vị Tông Đại Diện Giáo phận Phan Thiết
- Từ 1986 - 2009: Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết.
- Năm 2009 - 2017: Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng các Linh mục Giáo phận Phan Thiết.
- Với bút hiệu Xuân Ly Băng, Ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm đạo - đời và được nhiều người ngưỡng mộ.
- Ngày 19-7-2017: về an nghỉ trong Chúa. Hưởng thọ 91 tuổi. 58 năm Linh mục.
Đức Cha Tôma khởi sự thánh lễ với lời ngỏ lời cùng cộng đoàn.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến!
Chúng ta được tập hợp quanh bàn tiệc Thánh Thể đây để cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ an táng cầu nguyện cho Đức Ông Gioan Baotixita Lê Xuân Hoa. Với một cuộc hành trình Đức Tin trong suốt 91 năm làm người và làm con Chúa, Đức Ông đã thể hiện chức năng Kitô hữu của mình qua 58 năm làm linh mục. Trong 58 năm này, có 42 năm trong trách nhiệm mục tử tại các giáo xứ: Vinh Hưng, Vinh Thủy và Thanh Xuân, 23 năm trong trách nhiệm Tổng đại diện Giáo Phận Phan Thiết, 5 năm trong trách nhiệm đào tạo tại các tiểu Chủng viện Thánh Tự Thủ Đức và Sao Biển Nha Trang.
Đức Ông Gioan Baotixita là cây đại thụ, là cây cao bóng cả của Linh Mục đoàn Giáo Phận Phan Thiết. Ngài là gương mẫu cho đời sống đạo đức, một thi sĩ sáng tác nhiều tác phẩm đạo đời nhằm giáo dục Đức Tin và cách ứng xử cho các Kitô hữu tại Giáo Xứ Thanh Xuân của người.
Cộng đoàn Linh mục, Tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu sáng nay dâng Thánh lễ này vừa là lời cầu nguyện và là lời tạ ơn của Giáo phận dành cho Đức Ông, người anh em Linh Mục của Giáo Phận vừa là lời chia buồn với các Linh Mục nghĩa tử cũng như linh tông huyết tộc của Đức Ông, vừa là lời cầu xin lòng thương xót và ơn tha thứ của Chúa ban cho người tôi tớ trung tín và khôn ngoan đã suốt đời tận tụy phục vụ cộng đoàn dân Chúa, nay được ơn tha thứ và được hưởng hạnh phúc ngàn thu bên Chúa.
Chính trong ý nguyện này mỗi người chúng ta hãy sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu giảng lễ. Ngài chia sẻ tư tưởng “Đức Ông GB Lê Xuân Hoa, người dạy giáo lý bằng dụ ngôn Phúc Âm”.
Đức Ông GB đã ra đi vào tuổi đại thọ 91, vào đúng ngày kỷ niệm 58 năm chịu chức Linh mục (19/7/1959). Ngài được nhiều người biết đến, vì ngài là thi sĩ, với bút hiệu Xuân Ly Băng và với sự kết hợp tuyệt diệu giữa thơ và kinh, ngài nổi tiếng là một linh mục chuyên cần cầu nguyện. Nhưng đối với chúng tôi là giáo dân, là học trò của ngài, Ngài còn là người Thầy nhiệt thành trong việc dạy giáo lý, nhất là dạy giáo lý bằng dụ ngôn Phúc Âm.
Hình ảnh Chúa Giêsu và những người bé mọn tội lỗi, gồng gánh nặng nề bao quanh mà Thánh Matthêu (11,25-30) vừa mới tường thuật làm chúng tôi nhớ đến Đức Ông đang dạy giáo lý. Bởi vậy trong bài chia sẻ này, chúng tôi chỉ dừng lại ở thao thức dạy giáo lý của ngài. Đặc biệt 34 năm quản xứ Thanh Xuân, một xứ đạo đa số gốc Giáo xứ Thanh Dạ giáo phận Vinh, ngài đã vận dụng kho tàng 44 dụ ngôn phúc âm với 32 dụ ngôn được phổ thơ để dạy giáo lý. Nỗ lực này là một trong những ghi nhận để Đức Thánh Cha ban cho ngài tước Đức Ông vào năm 1998. Chúng tôi cần có một đánh giá về cách dạy giáo lý này, sau khi đã xem xét cách dạy, sự hưởng ứng của giáo dân, để trân trọng công lao của ngài.
Sau chiến tranh, vào thập niên 80, hầu như mọi sinh hoạt tôn giáo đều chỉ có thể diễn ra trong nhà thờ, việc dạy giáo lý gặp nhiều khó khăn. Dạy giáo lý qua dụ ngôn diễn thơ đã được áp dụng. Cha xứ là Giáo lý viên cho cả cộng đoàn. Mọi người học thuộc lòng dụ ngôn, đọc đi đọc lại nhiều lần và cha xứ sẽ tùy nghi giải thích, trước lễ, sau lễ, trong giờ kinh… Mọi người từ già đến trẻ vui vẻ học giáo lý. Rồi khi việc Dạy giáo lý có nhiều phương pháp hơn, có nhiều điều kiện dễ dàng hơn, cách dạy ấy gặp nhiều phản ứng, như cách dạy không phù hợp hay diễn thơ thì làm cho dụ ngôn bị thay đổi.
-Phản ứng thứ nhất: diễn thơ làm Dụ ngôn bị biến dạng? Diễn thơ là cả một nghệ thuật sắp xếp vần điệu đúng luật. Vì vậy có thể nói khi diễn thơ thì không hẳn là dịch, nhưng đây là cách đọc Kinh Thánh. Một thi sĩ không phải là chuyên viên kinh thánh, họ đọc bản văn theo khả năng thi phú của mình. Đó là dụ ngôn diễn thơ. Lm Đông Anh, giáo sư Kinh Thánh, trong lời giới thiệu cho cuốn “Dụ Ngôn Phúc Âm diễn thơ” đã nói: “Phiên dịch và phổ biến những bài giảng thuyết hay những bài học bằng dụ ngôn, ngụ ngôn của Phúc Âm, đó là một hành động rất đáng khen ngợi. Nếu đem những bài học bằng dụ ngôn của Chúa, diễn giảng với một thể văn bình dân, với những vần thơ lục bát dễ đọc và dễ nhớ lâu, thì công việc đó càng đáng khen ngợi hơn nữa.” Với những đánh giá trên, chúng ta thử đọc một vài dụ ngôn làm ví dụ.
+Dụ ngôn “người gieo hạt giống” (Lc 8,5-15) bắt đầu như sau :“Người gieo hạt giống đi gieo
Áo xanh gợn ngọn gió chiều thướt tha …”
Câu “áo xanh gợn ngọn gió chiều thướt tha” không có trong bản văn, nhưng đó là hình ảnh của thơ diễn tả một nông gia vui tươi và hào phóng khi gieo giống bất kể đó là mảnh đất nào, vệ đường, đá sỏi, bụi gai hay đất màu. Miễn sao “Đâm bông nặng trĩu gió thâu gợn vàng” cho một mùa gặt bội thu.
+Dụ ngôn Men trong bột (Mt 13,33) kết thúc như sau: “Mỉm cười bà đứng bà xem,
Xem ba đấu bột dậy men hồi nào”
Câu này không có trong dụ ngôn, nhưng diễn thơ lột tả hiệu quả của sứ điệp Tin mừng nơi người phụ nữ đứng trân kinh ngạc trước sức mạnh âm thầm của nắm men Tin mừng.
Những hình ảnh vừa rồi trong các ví dụ vừa nêu trên là những cách đọc Kinh Thánh tuyệt vời của thi phú, phong phú về tưởng tượng và chiêm niệm. Kinh Thánh ngày nay là cuốn sách để đọc. Vì thế, người đọc đóng vai trò quan trọng để Lời Chúa sống được, nói được và loan báo được. Người đọc quan trọng vì, theo cách nói của triết gia Paul Ricoeur, bản văn là trẻ mồ côi cha, còn tác giả là con nuôi của những người đọc bản văn ấy. Như vậy, cần phải chú ý tới cách đọc bản văn và đón nhận bản văn. Đọc để hiểu, đọc như hơi thở của con người vậy. Hơn nữa, nếu Chúa Thánh Thần linh hứng cho các người viết Kinh Thánh, thì cũng chính Ngài đồng hành với người đọc Kinh Thánh, để Kinh Thánh thành lời sống động, chứ không phải là những chữ viết suông. Muốn như thế, Kinh Thánh phải được đọc và suy niệm lâu giờ.
Lời Chúa ngỏ lời cho mọi người, mọi văn hóa. Như vậy, bản văn Kinh thánh được diễn thơ là một cách đọc dụ ngôn Phúc Âm, nó thực sự phục vụ cho Lời Chúa. Nhưng cách đọc Lời Chúa qua thi ca hoặc kinh nguyện bình dân vẫn luôn là một thách đố về khía cạnh thần học, khi được chọn để dạy giáo lý.
-Phản ứng thứ hai: phương pháp từ chương đã lỗi thời. Phản ứng này nảy sinh do áp đặt một cách dạy cho mọi lứa tuổi. Lời Chúa là lương thực, phải được dọn cho mọi người, nhưng phải phù hợp cho mỗi lứa tuổi, em bé sơ sinh không thể ăn như người lớn! Vậy khi có các phương pháp khác, cách dạy giáo lý theo dụ ngôn diễn thơ còn phù hợp không? Nhớ lại cách Đức Ông dạy, dĩ nhiên là tại nhà thờ, khi chuẩn bị cử hành phụng vụ. Một bà tốt giọng bắt lên một dụ ngôn và mọi người đọc rôm rã, có thể lặp lại một vài lần. Rồi ngài gọi một vài người đọc thuộc lòng dụ ngôn đó, có thể là một thiếu nhi 8 tuổi, hoặc một cụ già 60 tuổi đều khoanh tay đọc như nhau. Và cả cộng đoàn vỗ tay tán thưởng. Nhưng khổ nổi là thường các em bé thì thuộc lòng hơn người lớn. Rồi sau đó là phần giải nghĩa dụ ngôn và bài học từ dụ ngôn. Phần này đặt ra nhiều khó khăn. Người ta dễ dàng nhận ra sự lạ lùng của ông nông dân hào phóng và mùa lúa bội thu của ông, hoặc người phụ nữ kinh ngạc trước sức mạnh của tí men với ba đấu bột. Nhưng cắt nghĩa về ý nghĩa của dụ ngôn gặp nhiều phức tạp, vì không thể cắt nghĩa cùng một cách cho mọi lứa tuổi được. Các hình ảnh trong dụ ngôn lúc này mới phát huy tác dụng. Dụ ngôn nói bằng hình ảnh cho mọi lứa tuổi. Chẳng hạn, chỉ có người lớn tuổi mới dễ nhận ra khía cạnh ân sủng nơi người đàn bà vui mừng trước ba đấu bột dậy men.
Vì vậy, sẽ không có vấn đề, nếu cách dạy theo dụ ngôn phúc âm diễn thơ được tiếp tục, song song với các phương pháp khác trong việc dạy giáo lý, mỗi giáo lý viên cần phát huy sáng kiến của mình. Giáo dân quan tâm hưởng ứng vì vai trò của thơ vè trong văn hóa Việt Nam và chuyện kể trong việc dạy giáo lý. Do đó, diễn thơ Phúc âm cũng là một nỗ lực hội nhập văn hóa. Hơn nữa, giáo dục Việt Nam có truyền thống truyền khẩu, chuyện kể đóng vai trò quan trọng. Nhưng cảm thức của giáo dân đòi hỏi một quan tâm đặc biệt, bởi lòng đạo đức bình dân tuy quan trọng, nhưng làm thế nào để đời sống đức tin được trưởng thành luôn là một thách đố cho việc dạy giáo lý.
Dạy giáo lý qua dụ ngôn diễn thơ là một nổ lực và khai phá của Đức Ông GB. Ước gì nó là gợi hứng cho một phương pháp dạy giáo lý mới. Chúa Giêsu đã không giảng dạy gì mà không dùng dụ ngôn. Những người đến với Ngài là những kẻ bé mọn, gồng gánh nặng nề, tội lỗi. Ước gì toàn thể nhân loại đến với Ngài, bởi cuối cùng chính Ngài là dụ ngôn của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa Giêsu Đấng giảng dạy bằng dụ ngôn đón nhận Đức Ông GB vào Nước Chúa.
Cuối thánh lễ, cha tổng đại diện Giuse hồ Sĩ Hữu, thay mặt linh mục đoàn ngỏ lời phân ưu.
Kính thưa quý Cha và anh chị em linh tông huyết tộc, tang quyến của Đức Ông GB.
Một cha trẻ gốc Thanh Xuân thế hệ 8x đến thăm Đức Ông.
Đức Ông bắt đọc một bài thơ.
Cha trẻ trả lời:
“Không có giờ làm thơ,
Chẳng có giờ vẫn vơ,
Chỉ có giờ cầu nguyện,
Cầu nguyện là ra thơ”.
Nghe xong, ngài rất đắc ý, vì vậy mà tết nào vị linh mục trẻ đó cũng có tiền lì xì.
Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đã đề cao mẫu mực của Đức Ông như là con người cầu nguyện và là chứng nhân lịch sử. Các thế hệ linh mục hướng về Ngài, một mẫu gương sống nội tâm sâu xa. Ngài cầu nguyện liên lỉ trước Thánh Thể. Cầu nguyện để làm thơ. Cầu nguyện nuôi dưỡng đời tâm linh của Ngài. Gặp ai, Đức Ông cũng xin cầu nguyện và nhắc nhớ hãy cầu nguyện. Cầu nguyện qua chuỗi Mân Côi, Ngài yêu mến Đức Mẹ và năng lần hạt trong mỗi ngày sống.
Thay mặt cho linh mục đoàn Gp Phan Thiết, chúng con cám ơn Đức Ông vì Ngài là con người cầu nguyện làm gương sáng cho chúng con. Và cùng với Linh mục đoàn, xin chia sẻ tâm tình cầu nguyện cùng với tang quyến của Đức Ông GB.
Linh mục cháu của Đức Ông GB dâng lời cám ơn.
Cha FX Đinh Tiến Đường, nghĩa tử của Đức Ông chủ sự nghi thức tiễn biệt.
Cộng đoàn phụng vụ tiễn đưa Linh cữu Đức Ông GB đến nghĩa trang các linh mục Phan thiết. Cha Phương cháu Đức Ông GB, chủ sự nghi thức trước phần mộ. Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý Giáo phận, đại diện ban tổ chức tang lễ đọc lời tri ân.
Cả cộng đoàn phụng vụ cùng trầm tư tĩnh lặng. Cảm giác khi đứng trước mộ phần giữa rừng cây xanh um như nối dài cuộc sống bình thường đến cõi thiêng liêng.
Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Trong mạch thời gian, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự sống thay đổi chứ không mất đi.
Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ngôi mộ Đức Ông GB nằm tiếp nối các phần mộ những linh mục đã an nghỉ. giữa vườn cây xanh xanh um tỏ bóng mát. Một vòng đời đi qua, giống như một đoạn đường từ nhà ra đồng ruộng, lên rừng, rồi lại về nhà... Con người sinh ra ở trần gian không phải để rồi vĩnh viễn cư ngụ tại đó, trái lại, đây chỉ là khởi đầu một cuộc hành trình về với Chúa.
Trong bài thơ “Tôi nằm xuống”, Thi Sĩ Xuân Ly Băng viết:
Tôi nằm xuống có ai khóc thương tôi ?
Không khóc thì thiếu, khóc thừa thôi
Thương xót làm chi, lộ trình ấy
Mọi người sớm muộn phải qua rồi !
Tôi nằm xuống cuộc đời vẫn cứ đi
Tôi có hay không ? chẳng hệ gì
Cái có của tôi : là Đức Mến
Về cõi Vĩnh hằng dẫn tôi đi.
Đức Mến dẫn Đức Ông đi về cõi Vĩnh hằng. Một cuộc sống hiến dâng phục vụ đong đầy lòng mến Chúa yêu người, chan chứa tình thương của Đức Maria của Đức Ông được tưởng thưởng bằng một cái chết bình yên và tình thương yêu của mọi người. Trong sự tiễn đưa nghĩa tình của mọi thành phần dân Chúa, trong sự đón nhận ấm áp của đất trời... Đức Ông GB thật sự vui mừng về với Thiên Chúa tình yêu.
Chính trong khát vọng về với Thiên Chúa, cội nguồn sự sống mà thi sĩ Tagore đã dâng lời kinh tha thiết:
Như đàn hạc hoài hương
Bay thẳng về tổ ấm
Trên đỉnh núi vút cao
Qua vùng trời thăm thẳm
Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali 103,4).
Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cầu thay nguyện giúp
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:53 22/07/2017
Cầu thay nguyện giúp
Trong đời sống đức tin, chúng ta cầu nguyện cùng Chúa với lòng tin tưởng sâu xa, lòng mến yêu nhiệt thành và lòng cậy trông thành khẩn.
Nhưng nhiều khi chúng ta vẫn còn cảm thấy áy náy. Vì không dám chắc mình đã sống xứng đáng đẹp lòng như Chúa mong muốn.
Vì thế, con người chứng ta thường hay chạy đến cậy nhờ các Thánh cầu thay nguyện giúp cho mình, nhất là trong những khi gặp hoàn cảnh khốn khó đau buồn. Vì tin tưởng, các Thánh là những vị có đời sống đức tin, đời sống đạo đức đẹp lòng Chúa. Các Vị đã trải qua đời sống được thanh luyện. Các Vị đã sống đứng vững trước những thử thách về lòng tin, lòng kính mến và lòng cậy trông vào Chúa. Các Vị là những người có đời sống gương mẫu anh hùng trước mặt Chúa và con người.
Các Vị vì thế bây giờ sống gần bên Chúa, lời phù hộ cầu thay nguyện giúp của các Vị dễ dàng được Chúa nhận lời hơn.
Và qua kinh nghiệm đời sống đã trải qua, các Thánh thấu hiểu thông cảm hoàn cảnh đời sống con người, nên cũng sẵn sàng ra tay cứu giúp phù hộ cầu thay nguyện giúp cho ta.
Xưa nay vẫn hằng luôn có những tâm hồn luôn bám chặt vào một hay hai Vị Thánh. Với họ, vị Thánh đó là người luôn sát bên cạnh đời sống.Vị Thánh đó là vị Thánh người yêu mến của họ. Có gì họ cũng tâm sự nói với vị Thánh đó, xinVị Thánh đó cầu bầu che chở cùng Chúa cho.
Đây là nếp sống đức tin tốt lành thánh đức, biểu hiện chiều sâu lòng thành kính cậy trông các Thánh phù giúp cho mình.
Nhưng còn có một lối sống đức tin sống sâu sa cùng sống động nữa, mà Thánh Phaolô đã có suy tư: „Thưa anh em, có Chúa Thánh Thần giúp đõ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thánh Thần Chúa cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thánh Thần Chúa muốn nói gì, vì Thánh Thần Chúa cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.“ ( Roma 8,26-27).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai?
Chúa Thánh Thần là một người trong ba ngôi Thiên Chúa: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Giêsu và Đức Chúa Thánh Thần.
Đức Chúa Thánh Thần không có hình hài là một con người như các Thánh. Nên để cho dễ nhận diện ra Chúa Thánh Thần, ta có thể thấy làn gió trong không gian, như hình ảnh biểu tượng nói về Ngài.
Vào ngày trời nóng nực mùa hè, khi có gió thổi đến, ta cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Làn không khí dịu mát làm cho tinh thần bỗng tươi tỉnh phấn khởi lên. Trái lại, khi trời nóng bức mà không có gió thổi đến, ta cảm thấy ngột ngạt khó chịu, khó thở nữa.
Không nhìn thấy Gió. Nhưng gió không phải là bóng ma quái gì. Trái lại gió là một thực tại trong thiên nhiên cần thiết cho đời sống con người.
Trong đời sống đức tin đạo giáo cũng cần làn gío thổi vào. Chúa Giesu đã nói cho biết ngọn gió đó là Đức Chúa Thánh Thần ( Ga 3,8).
Trong ngôn ngữ Hylạp Pneuma và tiếng Do Thái Ruach, chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là làn gió là hơi thở.
Mà đã là gió thì thể không nhìn thấy bằng mắt, nhưng cảm nhận ra qua những hiệu qủa của gió.
Trong kinh thánh nơi sách Sáng Thế Ký diễn tả Đức Chúa Thánh Thần như làn gió bay lượn trên mặt nước trong không gian (St 1,1)
Cũng trong Sáng Thế ký thuật lại khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa lấy bùn đất nặn nên hình tượng họ và thổi hơi vào mũi, con người liền có hơi thở sức sống. ( St 2,7).
Thần khí Thiên Chúa hay Đức Chúa Thánh Thần là làn gió, làn khí hơi thở thần thánh phát xuất từ Thiên Chúa.
Sách Tông đồ công vụ vẽ hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như làn gío thổi:
„Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.“ ( Cv 2,1)
Đức Chúa Thánh Thần như thế là năng lượng cùng là sức sống hơi thở cho đời sống.
Người ta cảm thấy có gío thổi đến, nhưng không bắt giữ gió lại được. Chúng ta chỉ có thể đặt mình trước gió hứng hiệu qủa làn gió thổi mang đến, như những cánh quạt được dựng trong không gian hứng gió thổi làm cho quay vận chuyển trong gió phát ra điện, hay như cánh buồm căng ra khi gió thổi đến làm tầu thuyền chạy di chuyển.
Vì thế, Chúa Giêsu khi nói chuyện với Ông Nicodemo về Chúa Thánh Thần đã tâm sự: „ Gió muốn thổi đâu thì thổi; Ông nghe tiếng gió thổi, nhưng không biết giótừ đâu tới và thổi đi đâu. Ai sinh bởi Thần khí (Chúa Thánh Thần) thì cũng như vậy.“ ( Ga 3, 8).
Người Công Giáo Việt Nam có tập tục nếp sống đạo rất có ý nghĩa về mặt tuyên xưng đức tin. Mỗi khi đọc kinh cầu nguyện chung cũng như riêng, trước hết đọc kinh xin Đức Chúa Thánh Thần xuống trong tâm hồn, xin Đức Chúa Thánh Thần cùng dạy hướng dẫn cho cầu nguyện, cùng cầu thay nguyện giúp cho.
Đây là một cung cách sống đức tin sống động cao đẹp cùng thể hiện lòng tin yêu cậy trông sâu thẳm vào Chúa.
Xin cám ơn các Vị Thừa Sai ngày xưa, khi sang truyền giáo bên quê hương Việt Nam, đã mang tinh thần cung cách sống đức tin bằng lời kinh nguyện Xin Đức Chúa Thánh Thần xuống mỗi khi đọc kinh cầu nguyện.
Cung cách nếp sống đức tin này không cho ngày hôm qua, nhưng luôn cần thiết cho ngày hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong đời sống đức tin, chúng ta cầu nguyện cùng Chúa với lòng tin tưởng sâu xa, lòng mến yêu nhiệt thành và lòng cậy trông thành khẩn.
Nhưng nhiều khi chúng ta vẫn còn cảm thấy áy náy. Vì không dám chắc mình đã sống xứng đáng đẹp lòng như Chúa mong muốn.
Vì thế, con người chứng ta thường hay chạy đến cậy nhờ các Thánh cầu thay nguyện giúp cho mình, nhất là trong những khi gặp hoàn cảnh khốn khó đau buồn. Vì tin tưởng, các Thánh là những vị có đời sống đức tin, đời sống đạo đức đẹp lòng Chúa. Các Vị đã trải qua đời sống được thanh luyện. Các Vị đã sống đứng vững trước những thử thách về lòng tin, lòng kính mến và lòng cậy trông vào Chúa. Các Vị là những người có đời sống gương mẫu anh hùng trước mặt Chúa và con người.
Các Vị vì thế bây giờ sống gần bên Chúa, lời phù hộ cầu thay nguyện giúp của các Vị dễ dàng được Chúa nhận lời hơn.
Và qua kinh nghiệm đời sống đã trải qua, các Thánh thấu hiểu thông cảm hoàn cảnh đời sống con người, nên cũng sẵn sàng ra tay cứu giúp phù hộ cầu thay nguyện giúp cho ta.
Xưa nay vẫn hằng luôn có những tâm hồn luôn bám chặt vào một hay hai Vị Thánh. Với họ, vị Thánh đó là người luôn sát bên cạnh đời sống.Vị Thánh đó là vị Thánh người yêu mến của họ. Có gì họ cũng tâm sự nói với vị Thánh đó, xinVị Thánh đó cầu bầu che chở cùng Chúa cho.
Đây là nếp sống đức tin tốt lành thánh đức, biểu hiện chiều sâu lòng thành kính cậy trông các Thánh phù giúp cho mình.
Nhưng còn có một lối sống đức tin sống sâu sa cùng sống động nữa, mà Thánh Phaolô đã có suy tư: „Thưa anh em, có Chúa Thánh Thần giúp đõ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thánh Thần Chúa cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thánh Thần Chúa muốn nói gì, vì Thánh Thần Chúa cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.“ ( Roma 8,26-27).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai?
Chúa Thánh Thần là một người trong ba ngôi Thiên Chúa: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Giêsu và Đức Chúa Thánh Thần.
Đức Chúa Thánh Thần không có hình hài là một con người như các Thánh. Nên để cho dễ nhận diện ra Chúa Thánh Thần, ta có thể thấy làn gió trong không gian, như hình ảnh biểu tượng nói về Ngài.
Vào ngày trời nóng nực mùa hè, khi có gió thổi đến, ta cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Làn không khí dịu mát làm cho tinh thần bỗng tươi tỉnh phấn khởi lên. Trái lại, khi trời nóng bức mà không có gió thổi đến, ta cảm thấy ngột ngạt khó chịu, khó thở nữa.
Không nhìn thấy Gió. Nhưng gió không phải là bóng ma quái gì. Trái lại gió là một thực tại trong thiên nhiên cần thiết cho đời sống con người.
Trong đời sống đức tin đạo giáo cũng cần làn gío thổi vào. Chúa Giesu đã nói cho biết ngọn gió đó là Đức Chúa Thánh Thần ( Ga 3,8).
Trong ngôn ngữ Hylạp Pneuma và tiếng Do Thái Ruach, chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là làn gió là hơi thở.
Mà đã là gió thì thể không nhìn thấy bằng mắt, nhưng cảm nhận ra qua những hiệu qủa của gió.
Trong kinh thánh nơi sách Sáng Thế Ký diễn tả Đức Chúa Thánh Thần như làn gió bay lượn trên mặt nước trong không gian (St 1,1)
Cũng trong Sáng Thế ký thuật lại khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa lấy bùn đất nặn nên hình tượng họ và thổi hơi vào mũi, con người liền có hơi thở sức sống. ( St 2,7).
Thần khí Thiên Chúa hay Đức Chúa Thánh Thần là làn gió, làn khí hơi thở thần thánh phát xuất từ Thiên Chúa.
Sách Tông đồ công vụ vẽ hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như làn gío thổi:
„Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.“ ( Cv 2,1)
Đức Chúa Thánh Thần như thế là năng lượng cùng là sức sống hơi thở cho đời sống.
Người ta cảm thấy có gío thổi đến, nhưng không bắt giữ gió lại được. Chúng ta chỉ có thể đặt mình trước gió hứng hiệu qủa làn gió thổi mang đến, như những cánh quạt được dựng trong không gian hứng gió thổi làm cho quay vận chuyển trong gió phát ra điện, hay như cánh buồm căng ra khi gió thổi đến làm tầu thuyền chạy di chuyển.
Vì thế, Chúa Giêsu khi nói chuyện với Ông Nicodemo về Chúa Thánh Thần đã tâm sự: „ Gió muốn thổi đâu thì thổi; Ông nghe tiếng gió thổi, nhưng không biết giótừ đâu tới và thổi đi đâu. Ai sinh bởi Thần khí (Chúa Thánh Thần) thì cũng như vậy.“ ( Ga 3, 8).
Người Công Giáo Việt Nam có tập tục nếp sống đạo rất có ý nghĩa về mặt tuyên xưng đức tin. Mỗi khi đọc kinh cầu nguyện chung cũng như riêng, trước hết đọc kinh xin Đức Chúa Thánh Thần xuống trong tâm hồn, xin Đức Chúa Thánh Thần cùng dạy hướng dẫn cho cầu nguyện, cùng cầu thay nguyện giúp cho.
Đây là một cung cách sống đức tin sống động cao đẹp cùng thể hiện lòng tin yêu cậy trông sâu thẳm vào Chúa.
Xin cám ơn các Vị Thừa Sai ngày xưa, khi sang truyền giáo bên quê hương Việt Nam, đã mang tinh thần cung cách sống đức tin bằng lời kinh nguyện Xin Đức Chúa Thánh Thần xuống mỗi khi đọc kinh cầu nguyện.
Cung cách nếp sống đức tin này không cho ngày hôm qua, nhưng luôn cần thiết cho ngày hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Có một loài hoa trên cao
Sơn Ca Linh
20:25 22/07/2017
(Nhớ những mùa hoa sao rơi rụng ở Làng Sông.
Mến tặng các chị Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu tình thương)
Ta đi về giữa tháng 5,
Gió nồm vội vã về thăm nương đồng.
Mang theo hơi lúa thơm nồng,
Phả hương lên ngọn sao hồng nắng trưa.
Hoa sao tỉnh giấc mơ xưa,
Rủ nhau múa lượn đong đưa lìa cành.
Hoa vàng ngập lối cỏ xanh,
Hoa leo cửa sổ hoa giành lối đi.
Hoa quên cả tuổi xuân thì,
Hoa rơi nhẹ hẫng hoa đi khắp miền.
Vườn đời nghe vọng cõi tiên,
Chắp tay hoa nguyện triền miên kinh trời.
Mùa hoa sao rụng sao rơi,
Kéo ta hướng mắt lên trời bao la.
Trên kia có một loài hoa,
Cuối mùa xuân, gió nồm đưa hoa về.
Hoa rơi như một câu thề,
Xa cành lìa cội trọn bề hư không !
Sơn ca Linh