Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 16 Mùa Thường Niên 21/7/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
23:51 20/07/2019
Bài Ðọc I: St 18, 1-10a
"Ðối với Thiên Chúa có gì khó đâu. Ta trở lại thăm ông và Sara được một đứa con trai".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Chúa hiện ra cùng Abraham dưới chòm cây ở Mambrê, đang lúc ông ngồi ở cửa lều giữa trưa nóng bức. Ông ngước mắt lên thấy ba người nam xuất hiện, đứng gần ông: Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Ðấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Ðấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Ðấng đã ghé vào nhà con". Các Ðấng ấy nói: "Như ông đã ngỏ, xin cứ làm".
Abraham liền vào lều, và bảo Sara rằng: "Hãy mau mau trộn ba đấu bột làm bánh nướng". Còn ông, ông chạy đến đoàn bò bắt một con bê non hảo hạng, trao cho đầy tớ đem đi nấu. Ông lấy bơ sữa và thịt bê đã chín, dọn ra trước mặt các Ðấng. Chính ông đứng hầu các Ðấng dưới bóng cây.
Ăn xong, các Ðấng hỏi Abraham rằng: "Sara bạn ông đâu?" Ông trả lời: "Kìa, bạn con ở trong lều". Một Ðấng nói tiếp: "Ðộ này sang năm, khi Ta trở lại thăm ông, thì cả hai vẫn còn mạnh khoẻ, và Sara bạn ông sẽ được một con trai".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Ðáp: Lạy Chúa, ai được cư ngụ trên núi thánh của Chúa? (c. 1a)
Xướng: Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.
Xướng: Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.
Xướng: Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay.
Bài Ðọc II: Cl 1, 24-28
"Mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, hiện nay tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Ðức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ. Tôi đã được trở thành người phục vụ Hội thánh theo sự an bài của Thiên Chúa, Ðấng đã trao phó cho tôi rao giảng đầy đủ lời Chúa, đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở qua muôn thế hệ, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh của Người. Thiên Chúa muốn tỏ bày cho họ biết thế nào là sự phong phú vinh quang của mầu nhiệm nơi dân ngoại, tức là Ðức Kitô trong anh em, Người là niềm hy vọng vinh quang. Tôi loan báo Người, cảnh tỉnh mọi người, đem tất cả khôn ngoan mà dạy dỗ mọi người, để làm cho mọi người nên hoàn hảo trong Ðức Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 10, 38-42
"Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".
Ðó là lời Chúa.
"Ðối với Thiên Chúa có gì khó đâu. Ta trở lại thăm ông và Sara được một đứa con trai".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Chúa hiện ra cùng Abraham dưới chòm cây ở Mambrê, đang lúc ông ngồi ở cửa lều giữa trưa nóng bức. Ông ngước mắt lên thấy ba người nam xuất hiện, đứng gần ông: Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Ðấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Ðấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Ðấng đã ghé vào nhà con". Các Ðấng ấy nói: "Như ông đã ngỏ, xin cứ làm".
Abraham liền vào lều, và bảo Sara rằng: "Hãy mau mau trộn ba đấu bột làm bánh nướng". Còn ông, ông chạy đến đoàn bò bắt một con bê non hảo hạng, trao cho đầy tớ đem đi nấu. Ông lấy bơ sữa và thịt bê đã chín, dọn ra trước mặt các Ðấng. Chính ông đứng hầu các Ðấng dưới bóng cây.
Ăn xong, các Ðấng hỏi Abraham rằng: "Sara bạn ông đâu?" Ông trả lời: "Kìa, bạn con ở trong lều". Một Ðấng nói tiếp: "Ðộ này sang năm, khi Ta trở lại thăm ông, thì cả hai vẫn còn mạnh khoẻ, và Sara bạn ông sẽ được một con trai".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Ðáp: Lạy Chúa, ai được cư ngụ trên núi thánh của Chúa? (c. 1a)
Xướng: Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.
Xướng: Người không làm ác hại bạn đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa.
Xướng: Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay.
Bài Ðọc II: Cl 1, 24-28
"Mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, hiện nay tôi vui sướng trong những đau khổ tôi phải chịu vì anh em. Tôi bổ khuyết nơi thân xác tôi những gì còn thiếu sót trong cuộc thương khó của Ðức Kitô, để Hội thánh là thân xác của Người được nhờ. Tôi đã được trở thành người phục vụ Hội thánh theo sự an bài của Thiên Chúa, Ðấng đã trao phó cho tôi rao giảng đầy đủ lời Chúa, đó là mầu nhiệm ẩn giấu từ muôn thuở qua muôn thế hệ, nhưng nay đã được tỏ bày cho các thánh của Người. Thiên Chúa muốn tỏ bày cho họ biết thế nào là sự phong phú vinh quang của mầu nhiệm nơi dân ngoại, tức là Ðức Kitô trong anh em, Người là niềm hy vọng vinh quang. Tôi loan báo Người, cảnh tỉnh mọi người, đem tất cả khôn ngoan mà dạy dỗ mọi người, để làm cho mọi người nên hoàn hảo trong Ðức Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 10, 38-42
"Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào một làng kia và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".
Ðó là lời Chúa.
Mácta mau mắn - Maria mê mẩn
Lm Nguyễn Xuân Trường
00:46 20/07/2019
Phúc Âm kể chuyện hai chị em Mácta và Maria đón Chúa tới thăm. Mácta thì mau mắn đi ra đón Chúa vào nhà, mau mắn đi lên đi xuống nấu nướng đãi Chúa, chả biết có món bún riêu mắm tôm không; còn Maria thì mê mẩn lắng nghe Chúa. Maria cứ chết mê chết mệt Chúa Giêsu!
Hai chị em mỗi người mỗi việc thật hay: người lo cơm nước, người ngồi tiếp chuyện. Nếu cả hai cùng kéo nhau vào bếp nấu nướng thì Chúa sẽ ngồi chơ vơ một mình buồn thiu; nếu cả hai đều ngồi tiếp chuyện thì sẽ lấy gì mà ăn, cả chủ lẫn khách chắc sẽ bị đói meo.
Chuyện đang hay thì Chúa làm ngay một câu: “Mácta ơi, cô băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!” Chúa là khách mà sao lại trách chủ nhà như vậy? Thưa là vì Mácta mau mồm mau miệng đâm ra mau lỗi khi buông lời: “Thầy! Thầy không để ý là em con để một mình con lo phục vụ sao? Hãy bảo nó giúp con chứ!”
Lẽ ra Mácta nên tế nhị gọi Maria xuống bếp rồi nói nhỏ với em giúp chị. Nhưng khi vất vả mà chả được quan tâm, lại cộng thêm tính ghen tỵ trời phú cho phụ nữ, thì Mácta đã bực bội buông lời làm lộ ra 3 nhược điểm:
1. Kể công của mình: Thầy xem có mình con phục vụ Thầy nè. Nói thế có khác gì chủ phàn nàn với khách: Bác đến chơi nhà làm em phục vụ vất vả quá!
2. Ghen tức với em: Mình thì vất vả, còn nó là em mà sao lười thế, cứ ngồi ì ra đấy mà chuyện với trò, trông ngứa cả mắt!
3. Trách móc cả Chúa: Thầy vô tình quá, chả chịu để ý để tứ gì. Rồi cô sai khiến Chúa: “Thầy bảo nó giúp con đi chứ.”
Chúa là khách mà trách chủ nhà Mácta vì cô đã đảo lộn tùng phèo: Lẽ ra cô phải nghe theo ý Chúa, thì cô đã đảo ngược bắt Chúa làm theo ý mình!
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin cho chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa để làm theo ý Chúa, chứ không phải cứ nài nỉ Chúa làm theo ý riêng của mình. Phục vụ ai là làm điều họ cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích. Amen.
Xin mời coi 3 phút video chia sẻ Phúc Âm tuần này: https://www.youtube.com/watch?v=-JM-DxjVdrk&t=312s
Hai chị em mỗi người mỗi việc thật hay: người lo cơm nước, người ngồi tiếp chuyện. Nếu cả hai cùng kéo nhau vào bếp nấu nướng thì Chúa sẽ ngồi chơ vơ một mình buồn thiu; nếu cả hai đều ngồi tiếp chuyện thì sẽ lấy gì mà ăn, cả chủ lẫn khách chắc sẽ bị đói meo.
Chuyện đang hay thì Chúa làm ngay một câu: “Mácta ơi, cô băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!” Chúa là khách mà sao lại trách chủ nhà như vậy? Thưa là vì Mácta mau mồm mau miệng đâm ra mau lỗi khi buông lời: “Thầy! Thầy không để ý là em con để một mình con lo phục vụ sao? Hãy bảo nó giúp con chứ!”
Lẽ ra Mácta nên tế nhị gọi Maria xuống bếp rồi nói nhỏ với em giúp chị. Nhưng khi vất vả mà chả được quan tâm, lại cộng thêm tính ghen tỵ trời phú cho phụ nữ, thì Mácta đã bực bội buông lời làm lộ ra 3 nhược điểm:
1. Kể công của mình: Thầy xem có mình con phục vụ Thầy nè. Nói thế có khác gì chủ phàn nàn với khách: Bác đến chơi nhà làm em phục vụ vất vả quá!
2. Ghen tức với em: Mình thì vất vả, còn nó là em mà sao lười thế, cứ ngồi ì ra đấy mà chuyện với trò, trông ngứa cả mắt!
3. Trách móc cả Chúa: Thầy vô tình quá, chả chịu để ý để tứ gì. Rồi cô sai khiến Chúa: “Thầy bảo nó giúp con đi chứ.”
Chúa là khách mà trách chủ nhà Mácta vì cô đã đảo lộn tùng phèo: Lẽ ra cô phải nghe theo ý Chúa, thì cô đã đảo ngược bắt Chúa làm theo ý mình!
Chuyện Chúa vào nhà Mácta và Maria cũng là chuyện Chúa vào nhà, vào cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin cho chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa để làm theo ý Chúa, chứ không phải cứ nài nỉ Chúa làm theo ý riêng của mình. Phục vụ ai là làm điều họ cần, chứ không phải cứ làm điều mình thích. Amen.
Xin mời coi 3 phút video chia sẻ Phúc Âm tuần này: https://www.youtube.com/watch?v=-JM-DxjVdrk&t=312s
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:29 20/07/2019
34. Kiêu ngạo là ảo giác, là bịa đặt và là trộm cắp.
(Thánh John Eudes)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:33 20/07/2019
72. LỰA PHÁO
Có một người cận thị nhặt được một phong pháo, gom lại đem đến trước đèn dầu để phân biệt cho rõ, vì không cẩn thận nên lửa bắt vào pháo và nổ rền.
Lúc ấy có một người điếc đứng bên cạnh, nhìn thấy như thế thì nhích đến gần người cận thị hỏi:
- “Anh vừa mới nhặt được cái gì vậy, tại sao vừa mới cầm trong tay thì đã tan xác rồi ?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 72:
Pháo nổ thì phải tan xác, cho nên mới có câu “nổ tan xác pháo” để chỉ những người thích “nổ” cho có ấn tượng, lại có câu “điếc không sợ súng” để chỉ những người thấy sự nguy hiểm mà vẫn cứ xông tới.
Thấy nguy hiểm mà vẫn cứ xông tới thì có hai loại người: một là hạng người can đảm khôn ngoan, hai là hạng người ngu dốt và liều lĩnh không mưu kế.
Có những người Ki-tô hữu can đảm đi vào những nơi hang hùm của tội lỗi để khuyên bảo những người tội lỗi hối cải; có những người Ki-tô hữu không sợ lây bệnh truyền nhiễm đi vào những khu nhà ổ chuột để phục vụ người nghèo bệnh hoạn, họ là những người “điếc không sợ súng” vì họ luôn tin tưởng vào ơn Chúa giúp, và vì họ có một tâm hồn yêu thương tha nhân như chính mình...
Có những người liều lĩnh đi vào những nơi tội lỗi để “thử” cho biết thế nào là tội, nên họ đã bị tội lỗi lôi kéo đến chết cứng trong tội, họ kiêu ngạo đến ngu dốt vì tự cho mình có đủ tài cán để tránh tội...
Điếc thì khổ thật đấy, nhưng kiêu ngạo đến ngu dốt thì càng khổ hơn nhiều !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một người cận thị nhặt được một phong pháo, gom lại đem đến trước đèn dầu để phân biệt cho rõ, vì không cẩn thận nên lửa bắt vào pháo và nổ rền.
Lúc ấy có một người điếc đứng bên cạnh, nhìn thấy như thế thì nhích đến gần người cận thị hỏi:
- “Anh vừa mới nhặt được cái gì vậy, tại sao vừa mới cầm trong tay thì đã tan xác rồi ?”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 72:
Pháo nổ thì phải tan xác, cho nên mới có câu “nổ tan xác pháo” để chỉ những người thích “nổ” cho có ấn tượng, lại có câu “điếc không sợ súng” để chỉ những người thấy sự nguy hiểm mà vẫn cứ xông tới.
Thấy nguy hiểm mà vẫn cứ xông tới thì có hai loại người: một là hạng người can đảm khôn ngoan, hai là hạng người ngu dốt và liều lĩnh không mưu kế.
Có những người Ki-tô hữu can đảm đi vào những nơi hang hùm của tội lỗi để khuyên bảo những người tội lỗi hối cải; có những người Ki-tô hữu không sợ lây bệnh truyền nhiễm đi vào những khu nhà ổ chuột để phục vụ người nghèo bệnh hoạn, họ là những người “điếc không sợ súng” vì họ luôn tin tưởng vào ơn Chúa giúp, và vì họ có một tâm hồn yêu thương tha nhân như chính mình...
Có những người liều lĩnh đi vào những nơi tội lỗi để “thử” cho biết thế nào là tội, nên họ đã bị tội lỗi lôi kéo đến chết cứng trong tội, họ kiêu ngạo đến ngu dốt vì tự cho mình có đủ tài cán để tránh tội...
Điếc thì khổ thật đấy, nhưng kiêu ngạo đến ngu dốt thì càng khổ hơn nhiều !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:36 20/07/2019
Chúa Nhật 16 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Đức Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”.
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống hàng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất… đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo.
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào cõi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội:
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn làm Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn làm Thiên Chúa thì chúng ta cứ lên án anh chị em, cứ phê phán tha nhân, cứ thọc gậy bánh xe, cứ vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v… thì cứ làm.
Bạn thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Tin mừng : Lc 10, 38-42.
“Cô Mác-ta đón Đức Chúa Giê-su Ki-tô vào nhà. Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất”.
Bạn thân mến,
Trong cuộc sống hàng ngày, ai trong chúng ta cũng muốn chọn phần tốt nhất, hảo hạng nhất hơn người khác, bởi vì đó chính là bản chất thích hưởng thụ của con người. Khi ăn chúng ta chọn món ngon nhất, khi uống chúng ta chọn loại hảo hạng nhất, khi tìm việc chúng ta mong được chỗ làm tốt nhất, khi ngồi xe chúng ta muốn chọn chỗ tốt nhất… đó là những chọn lựa đẹp và tốt cho cuộc sống thường ngày…
Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy chọn cho mình phần tốt nhất như cô Ma-ri-a đã chọn.
1. Chọn phần tốt nhất là sống nghèo.
Sống nghèo là sống như Đức Chúa Giê-su: Ngài rất giàu có vì Ngài là Thiên Chúa và Ngài cũng rất nghèo khó vì Ngài là con người. Khi chọn đời sống nghèo nàn Đức Chúa Giê-su đã nêu lên một tấm gương sáng chói cho chúng ta trong việc thờ phượng và làm sáng danh Thiên Chúa, đó là khó nghèo để được tự do lo việc Thiên Chúa là rao giảng Tin Mừng của Nước Trời, và để làm tăng thêm giá trị đích thực của nhân phẩm con người: người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi Lời từ miệng Thiên Chúa phán ra.
Sống nghèo là một lựa chọn độc đáo của Đức Chúa Giê-su trong chương trình cứu chuộc nhân loại, là một phương pháp làm cho nhân loại đến gần với hạnh phúc đích thực hơn, đó là biết thông cảm và yêu thương người thân cận, chia sẻ những lo âu và cảm nghiệm được rằng, khi chọn sống nghèo là chúng ta chia sẻ rất sâu xa mật thiết với thân phận con người của Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ lúc nào.
Phần tốt nhất của thế gian chính là sự hưởng thụ cho thân xác thoải mái, phần tốt nhất của thế gian cũng chính là con đường rộng dẫn nhân loại đi vào cõi đau khổ đời đời.
Chọn sống nghèo là làm nổi bật danh tính người Ki-tô hữu giữa xã hội:
Sống nghèo để tập yêu thương.
Sống nghèo để tập cảm thông.
Sống nghèo để tập phục vụ.
Sống nghèo để tập tha thứ.
Sống nghèo để trở nên người của mọi người.
2. Chọn phần tốt nhất là Thiên Chúa
Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất vì cô đã chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp của mình, chọn Thiên Chúa tức là lắng nghe lời dạy của Ngài, cô Ma-ri-a đã ngồi dưới chân Đức Đức Chúa Giê-su để nghe Ngài nói.
Gia đình nghèo của chị em Mat-ta, Ma-ri-a và La-gia-rô là hình ảnh của một tu viện thu hẹp: hoạt động và cầu nguyện. Hoạt động thì có Mat-tha, cầu nguyện thì có Ma-ri-a, nhưng cái chính không phải là ở đó nhưng ở trong cung cách lựa chọn của mình: chọn Thiên Chúa hay chọn làm Thiên Chúa, bởi vì khi chúng ta chọn Thiên Chúa cho mình, thì dù hoạt động hay cầu nguyện, dù đi đông đi tây rao giảng Tin Mừng, hay ngồi trong bốn bức tường kín mít của dòng kín thì Thiên Chúa cũng là gia nghiệp của chúng ta, và việc chúng ta làm là làm sáng danh Thiên Chúa mà thôi. Còn nếu chúng ta muốn chọn làm Thiên Chúa thì chúng ta cứ lên án anh chị em, cứ phê phán tha nhân, cứ thọc gậy bánh xe, cứ vỗ ngực tuyên bố mình là người được Thiên Chúa chọn để chửi người này, để cải tổ Giáo Hội, để sửa dạy các linh mục trong Giáo Hội.v.v… thì cứ làm.
Bạn thân mến,
Chọn sống nghèo và chọn Thiên Chúa làm phần tốt nhất của mình trong một xã hội quá hưởng thụ, và đặt các giá trị vật chất trên tinh thần không phải là việc dễ dàng, bởi vì dù chúng ta là ai, là thân phận nào chăng nữa thì chúng ta cũng vẫn là con người có tham sân si, cho nên khi chọn sống nghèo thì đồng thời chúng ta cũng chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp tốt nhất của mình, nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng khước từ những vật chất không cần thiết cho sinh hoạt khi chúng ta quyết tâm sống nghèo, do đó chúng ta cần phải cầu xin ơn Thiên Chúa giúp, tập sống nghèo với người nghèo, sống nghèo giữa những người giàu.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Congo kêu gọi quốc tế hành động ngăn chặn Ebola.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:20 20/07/2019
Các vị đại diện Giáo Hội Công Giáo tại Congo đã kêu gọi quốc tế hành động để ngăn chặn Ebola, sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là tình trạng khẩn cấp ở các tỉnh phía đông của quốc gia này.
Đức ông Andre Massinganda, phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Congo tuyên bố trong cuộc họp ngày 17 tháng 7 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức tại Geneva: “Người dân Congo đã phải chịu đựng rất nhiều vấn đề trong những năm gần đây - Ebola chỉ là vấn đề mới nhất.” “Nhu cầu lớn nhất của chúng tôi bây giờ là những người có quyền lực xác định một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh và đến viện trợ, thông qua Liên Hợp Quốc, của chính phủ chúng tôi và người dân.” Vị linh mục nói dịch Ebola là “một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được quốc tế quan tâm”, sau những dấu hiệu nó có thể đã lan đến Goma, một thành phố có tới 2 triệu người dân giáp biên giới Rwanda.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service ngày 17 tháng 7, Đức ông Massinganda nói rằng các nhà lãnh đạo giáo hội hài lòng rằng chính quyền địa phương đang làm những gì họ có thể để để cô lập các nạn nhân tiềm năng và hài lòng vì “tình huống nghiêm trọng” đã được công nhận trên toàn thế giới. “Ở những nơi như Butembo, Beni và Goma, nơi có những nhà thờ lớn và các trung tâm công cộng, giờ đây có lo ngại lớn lao về sự lây lan khắp đất nước chúng tôi và ở nước ngoài - đó là một vấn đề cần được giải quyết nghiêm túc.” Tuy nhiên, một linh mục cao cấp khác cảnh báo sự can thiệp đang bị cản trở bởi sự bất an ở các tỉnh Ituri và Nord-Kivu của Congo và cho biết quân đội đã được triển khai để bảo vệ các trung tâm điều trị Ebola sau hàng chục vụ tấn công kể từ tháng giêng khiến 7 nhân viên y tế thiệt mạng và 60 người bị thương.
“Các cơ sở này rất cần thiết để đánh bại Ebola, và thật kinh khủng khi thấy các nhân viên của họ đã bị chống lại và tấn công bởi nhữg nhóm có vũ khí là những người không tin vào những nguy hiểm này”, linh mục Pierre Cibambo Ntakobajira, viên chức liên lạc giữa Caritas-Congo và Caritas Quốc Tế. “Vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc giúp giải quyết tình trạng phức tạp và bi thảm này cần được cộng đồng quốc tế công nhận đầy đủ, đặc biệt là khả năng tiếp cận các cộng đồng nơi các băng đảng vũ trang có mặt ở khắp mọi nơi.”
Ebola, một loại virus rất dễ lây lan và chủ yếu gây tử vong gây sốt xuất huyết, đã tàn phá nhiều vùng ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016, giết chết hơn 11.000 người. Gần 2.500 trường hợp đã được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất, lần thứ 10 tại Congo kể từ năm 1976. Bộ Y Tế đang cho thấy hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày và hơn 1.660 trường hợp tử vong vào ngày 17 tháng 7. Tin tức cho biết 160.000 người đã được tiêm phòng.
Cha Cibambo Ntakobajira cũng cho biết Caritas-Congo đang cung cấp thực phẩm và tư vấn ở các khu vực bị ảnh hưởng, nơi các nỗ lực chống lại căn bệnh này cũng bị cản trở do thiếu nguồn lực. Đức Giám Mục Melchisedech Sikuli Paluku của Butembo-Beni đã giúp huy động những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Cha nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Giáo Hội Công Giáo cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các giáo xứ địa phương.
Các nguồn tin của Giáo Hội cho biết các giám mục từ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mới nhất đã kêu gọi người Công Giáo và công chúng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhưng một số nhóm đáp ứng vẫn gặp phải “văn hóa từ chối” cũng như người dân thích các bác sĩ phù thủy điều trị. “Một số nhóm tôn giáo nhỏ hơn cũng đã loan truyền những nghi ngờ về thực tế của Ebola, do đó, điều quan trọng là bảo đảm thông điệp (giống nhau) hiện đang được lưu hành và cùng một cam kết của mọi người”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Catholic Philly
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service ngày 17 tháng 7, Đức ông Massinganda nói rằng các nhà lãnh đạo giáo hội hài lòng rằng chính quyền địa phương đang làm những gì họ có thể để để cô lập các nạn nhân tiềm năng và hài lòng vì “tình huống nghiêm trọng” đã được công nhận trên toàn thế giới. “Ở những nơi như Butembo, Beni và Goma, nơi có những nhà thờ lớn và các trung tâm công cộng, giờ đây có lo ngại lớn lao về sự lây lan khắp đất nước chúng tôi và ở nước ngoài - đó là một vấn đề cần được giải quyết nghiêm túc.” Tuy nhiên, một linh mục cao cấp khác cảnh báo sự can thiệp đang bị cản trở bởi sự bất an ở các tỉnh Ituri và Nord-Kivu của Congo và cho biết quân đội đã được triển khai để bảo vệ các trung tâm điều trị Ebola sau hàng chục vụ tấn công kể từ tháng giêng khiến 7 nhân viên y tế thiệt mạng và 60 người bị thương.
“Các cơ sở này rất cần thiết để đánh bại Ebola, và thật kinh khủng khi thấy các nhân viên của họ đã bị chống lại và tấn công bởi nhữg nhóm có vũ khí là những người không tin vào những nguy hiểm này”, linh mục Pierre Cibambo Ntakobajira, viên chức liên lạc giữa Caritas-Congo và Caritas Quốc Tế. “Vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc giúp giải quyết tình trạng phức tạp và bi thảm này cần được cộng đồng quốc tế công nhận đầy đủ, đặc biệt là khả năng tiếp cận các cộng đồng nơi các băng đảng vũ trang có mặt ở khắp mọi nơi.”
Ebola, một loại virus rất dễ lây lan và chủ yếu gây tử vong gây sốt xuất huyết, đã tàn phá nhiều vùng ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016, giết chết hơn 11.000 người. Gần 2.500 trường hợp đã được báo cáo trong đợt bùng phát mới nhất, lần thứ 10 tại Congo kể từ năm 1976. Bộ Y Tế đang cho thấy hàng chục ca nhiễm mới hàng ngày và hơn 1.660 trường hợp tử vong vào ngày 17 tháng 7. Tin tức cho biết 160.000 người đã được tiêm phòng.
Cha Cibambo Ntakobajira cũng cho biết Caritas-Congo đang cung cấp thực phẩm và tư vấn ở các khu vực bị ảnh hưởng, nơi các nỗ lực chống lại căn bệnh này cũng bị cản trở do thiếu nguồn lực. Đức Giám Mục Melchisedech Sikuli Paluku của Butembo-Beni đã giúp huy động những nỗ lực của các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Cha nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Giáo Hội Công Giáo cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các giáo xứ địa phương.
Các nguồn tin của Giáo Hội cho biết các giám mục từ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh mới nhất đã kêu gọi người Công Giáo và công chúng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhưng một số nhóm đáp ứng vẫn gặp phải “văn hóa từ chối” cũng như người dân thích các bác sĩ phù thủy điều trị. “Một số nhóm tôn giáo nhỏ hơn cũng đã loan truyền những nghi ngờ về thực tế của Ebola, do đó, điều quan trọng là bảo đảm thông điệp (giống nhau) hiện đang được lưu hành và cùng một cam kết của mọi người”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: Catholic Philly
Tuyên bố của Tòa Thánh về cuộc khai quật ngày 20 tháng Bẩy tại nghĩa trang Teutonic của Vatican
Đặng Tự Do
17:15 20/07/2019
Một cuộc điều tra mới đã được thực hiện vào sáng thứ Bảy 20 tháng Bẩy tại nghĩa trang Teutonic của Vatican trong hai hầm mộ được tìm thấy ở một khu vực liền kề với lăng mộ của hai công chúa Đức đã được chôn cất vào thế kỷ 19 tại nghĩa trang Teutonic của Vatican.
Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết:
“Lúc 9 giờ sáng nay, các hoạt động đã được bắt đầu một cách thường lệ tại Nghĩa trang Teutonic như là một phần của cuộc điều tra về trường hợp của Orlandi”
Emanuela Orlandi, cô con gái 15 tuổi của một nhân viên Vatican, đã biến mất một cách bí ẩn vào ngày 22 tháng 6 năm 1983, trên đường trở về Vatican từ một buổi học âm nhạc ở trung tâm thành phố Rôma. Nhiều suy đoán liên quan đến sự mất tích của cô và mối quan hệ giả định với Vatican đã được tung ra trong 36 năm qua.
Một thư nặc danh gởi cho gia đình Orlandi nói rằng cô đã được chôn cất tại nơi ngón tay của một bức tượng thiên thần chỉ xuống trong nghĩa trang Teutonic. Điều đó đã dẫn họ đến ngôi mộ của hai Công chúa người Đức.
Cuộc khai quật đầu tiên đã diễn ra vào ngày 11 tháng Bẩy vừa qua. Tại ngôi mộ của Công chúa Sophie thành Hohenlohe, qua đời năm 1836, người ta tìm thấy một hầm mộ rộng lớn dưới lòng đất rộng khoảng 4 mét chiều dài, 3.70 mét chiều rộng nhưng hoàn toàn trống rỗng. Sau đó, ngôi mộ thứ hai, của Công chúa Charlotte Federica thành Mecklemburg, qua đời năm 1840, cũng đã được khai quật. Như trong ngôi mộ thứ nhất, hoàn toàn không có thi hài nào được tìm thấy bên trong ngôi mộ thứ hai.
Ông Alessandro Gisotti giải thích rằng hài cốt của hai công chúa có thể đã được dời đi nơi khác trong nghĩa trang khi trường Teutonic liền kề được xây dựng vào những năm 1960 và 70 của thế kỷ trước.
Các cuộc kiểm tra sâu hơn đã dẫn đến việc phát hiện hai hầm mộ khác được tìm thấy bên dưới trường Teutonic.
Ông Alessandro Gisotti cho biết cuộc khai quật hai hầm mộ nêu trên đã được thực hiện theo lệnh của Giáo sư Gian Piero Milano, chưởng lý Tòa án Quốc gia thành Vatican.
Ông nói rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Trong số nhiều quan chức giám sát cuộc khai quật này có Giáo sư Milano và một chuyên gia được chỉ định bởi gia đình Orlandi.
Ông Gisotti lưu ý rằng hiện tại không thể dự đoán được sẽ mất bao lâu để hoàn thành việc “phân tích pháp y các hài cốt được tìm thấy trong các hầm mộ”.
Ông nói rằng cuộc khai quật mới này, cùng với cuộc khai quật ngày 11 tháng Bẩy, là một bằng chứng khác về sự cởi mở của Tòa Thánh đối với gia đình Orlandi. Ngay từ đầu, Tòa Thánh đã cho thấy sự cởi mở và thiện chí của mình trong việc chấp nhận yêu cầu khai quật tại Nghĩa trang Teutonic, dù chỉ trên cơ sở của một thư nặc danh.
Trong một tuyên bố sau đó vào ngày thứ Bảy, cũng là tuyên bố sau cùng của Ông Alessandro Gisotti, trong vai trò Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ông nói rằng cuộc khai quật sáng thứ Bẩy 20 tháng Bẩy, đã kết thúc và các hài cốt đã được đưa lên để khảo sát pháp y.
“Các nghiên cứu sâu hơn sẽ được thực hiện vào ngày 27 tháng Bẩy,” ông nói.
Source:Vatican NewsOrlandi case: New probe begins into ossuaries inside Vatican City
Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết:
“Lúc 9 giờ sáng nay, các hoạt động đã được bắt đầu một cách thường lệ tại Nghĩa trang Teutonic như là một phần của cuộc điều tra về trường hợp của Orlandi”
Emanuela Orlandi, cô con gái 15 tuổi của một nhân viên Vatican, đã biến mất một cách bí ẩn vào ngày 22 tháng 6 năm 1983, trên đường trở về Vatican từ một buổi học âm nhạc ở trung tâm thành phố Rôma. Nhiều suy đoán liên quan đến sự mất tích của cô và mối quan hệ giả định với Vatican đã được tung ra trong 36 năm qua.
Một thư nặc danh gởi cho gia đình Orlandi nói rằng cô đã được chôn cất tại nơi ngón tay của một bức tượng thiên thần chỉ xuống trong nghĩa trang Teutonic. Điều đó đã dẫn họ đến ngôi mộ của hai Công chúa người Đức.
Cuộc khai quật đầu tiên đã diễn ra vào ngày 11 tháng Bẩy vừa qua. Tại ngôi mộ của Công chúa Sophie thành Hohenlohe, qua đời năm 1836, người ta tìm thấy một hầm mộ rộng lớn dưới lòng đất rộng khoảng 4 mét chiều dài, 3.70 mét chiều rộng nhưng hoàn toàn trống rỗng. Sau đó, ngôi mộ thứ hai, của Công chúa Charlotte Federica thành Mecklemburg, qua đời năm 1840, cũng đã được khai quật. Như trong ngôi mộ thứ nhất, hoàn toàn không có thi hài nào được tìm thấy bên trong ngôi mộ thứ hai.
Ông Alessandro Gisotti giải thích rằng hài cốt của hai công chúa có thể đã được dời đi nơi khác trong nghĩa trang khi trường Teutonic liền kề được xây dựng vào những năm 1960 và 70 của thế kỷ trước.
Các cuộc kiểm tra sâu hơn đã dẫn đến việc phát hiện hai hầm mộ khác được tìm thấy bên dưới trường Teutonic.
Ông Alessandro Gisotti cho biết cuộc khai quật hai hầm mộ nêu trên đã được thực hiện theo lệnh của Giáo sư Gian Piero Milano, chưởng lý Tòa án Quốc gia thành Vatican.
Ông nói rằng cuộc điều tra đang được thực hiện theo các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Trong số nhiều quan chức giám sát cuộc khai quật này có Giáo sư Milano và một chuyên gia được chỉ định bởi gia đình Orlandi.
Ông Gisotti lưu ý rằng hiện tại không thể dự đoán được sẽ mất bao lâu để hoàn thành việc “phân tích pháp y các hài cốt được tìm thấy trong các hầm mộ”.
Ông nói rằng cuộc khai quật mới này, cùng với cuộc khai quật ngày 11 tháng Bẩy, là một bằng chứng khác về sự cởi mở của Tòa Thánh đối với gia đình Orlandi. Ngay từ đầu, Tòa Thánh đã cho thấy sự cởi mở và thiện chí của mình trong việc chấp nhận yêu cầu khai quật tại Nghĩa trang Teutonic, dù chỉ trên cơ sở của một thư nặc danh.
Trong một tuyên bố sau đó vào ngày thứ Bảy, cũng là tuyên bố sau cùng của Ông Alessandro Gisotti, trong vai trò Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ông nói rằng cuộc khai quật sáng thứ Bẩy 20 tháng Bẩy, đã kết thúc và các hài cốt đã được đưa lên để khảo sát pháp y.
“Các nghiên cứu sâu hơn sẽ được thực hiện vào ngày 27 tháng Bẩy,” ông nói.
Source:Vatican News
Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, Phần III, ch.1-2
Vũ Văn An
20:23 20/07/2019
PHẦN III: MỘT GIÁO HỘI TIÊN TRI TẠI AMAZON: CÁC THÁCH THỨC VÀ HY VỌNG
“Phải chi toàn dân của Chúa đều được làm tiên tri! Ước chi Chúa ban Thần khí của Người xuống trên họ” (Ds 11:29)
105. Việc tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô và việc được gặp gỡ sâu sắc với Người qua hoán cải và kinh nghiệm đức tin giả định một Giáo hội biết chào đón và có tinh thần truyền giáo được nhập thể vào các nền văn hóa. Giáo Hội này phải lưu ý các bước đã thực hiện để đáp ứng các chủ đề đầy thách thức về tính trung tâm của sứ điệp sơ truyền (kerygma) và của sứ mệnh trong khu vực Amazon. Mô hình này của hành động Giáo Hội truyền cảm hứng cho các thừa tác vụ, giáo lý, phụng vụ và thừa tác mục vụ xã hội ở cả nông thôn lẫn thành thị.
106. Những nẻo đường mới cho thừa tác mục vụ ở Amazon đòi hỏi “phải tái phát động ... một cách trung thành và táo bạo” sứ mệnh của Giáo Hội (DAp. 11) tại lãnh thổ và làm sâu sắc thêm “diễn trình hội nhập văn hóa” (EG 126) và tính liên văn hóa (x. LS 63, 143, 146). Điều này đòi hỏi những đề xuất “mạnh bạo” của Giáo hội tại Amazon; ngược lại, Giáo Hội này giả thiết phải có can đảm và đam mê, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu chúng ta. Truyền giảng Tin Mừng tại Amazon là một tập hợp các thử nghiệm cho Giáo hội và cho xã hội [46].
Chương I: Một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon và truyền giáo
“Hãy để khuôn mặt Ngài tỏa sáng trên tôi tớ Ngài” (Tv 31 [30]: 17)
Một khuôn mặt biểu cảm phong phú
107. Bộ mặt Amazon của Giáo hội được biểu lộ rõ qua sự đa dạng của các dân tộc, nền văn hóa và hệ sinh thái của nó. Sự đa dạng này đòi hỏi Giáo hội phải quyết định trở thành một Giáo hội đi ra ngoài và truyền giáo, được nhập thể vào mọi hoạt động, cách diễn đạt và ngôn ngữ của nó. Các Giám mục ở Santo Domingo đề nghị với chúng ta mục tiêu của một việc truyền giảng Tin Mừng hội nhập văn hóa “sẽ luôn là sự cứu rỗi và giải thoát toàn diện một dân tộc hoặc một nhóm người đặc thù; nó cũng sẽ củng cố bản sắc và niềm tin của họ vào tương lai chuyên biệt, chống lại quyền lực sự chết” (DSD, Kết luận 243). Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu rõ ràng nhu cầu phải có một Giáo hội hội nhập văn hóa và liên văn hóa này: “chúng ta cần các dân tộc bản địa lên khuôn nền văn hóa của các Giáo hội địa phương ở Amazon” (Fr.PM).
108. Sự hòa nhập và tính liên văn hóa không đối nghịch lẫn nhau; chúng bổ túc cho nhau. Như Chúa Giêsu nhập thể vào một nền văn hóa đặc thù (hội nhập văn hóa) thế nào, các môn đệ truyền giáo của Người cũng dấn bước theo chân Người như vậy. Vì lý do này, các Kitô hữu từ một nền văn hóa này đi ra ngoài để gặp gỡ những người từ các nền văn hóa khác (tính liên văn hóa). Điều này xảy ra từ buổi đầu của Giáo hội khi các Tông đồ người Do Thái mang Tin mừng đến các nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn như văn hóa Hy Lạp, phát hiện ở đó “nhiều hạt giống của Lời Chúa” [47]. Những nẻo đường mới của Chúa Thánh Thần xuất hiện từ cuộc gặp gỡ và đối thoại ấy giữa các nền văn hóa. Ngày nay, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các nền văn hóa Amazon, Giáo hội tiếp tục tìm kiếm những nẻo đường mới.
109. Theo Tài liệu Aparecida, việc ưu tiên chọn người nghèo là tiêu chuẩn giải thích để phân tích các đề nghị xây dựng xã hội (501, 537, 474, 475) và tiêu chuẩn để Giáo hội tự hiểu chính mình. Đây cũng là một trong những đặc điểm theo qui luật tự nhiên rất đặc trưng cho Giáo hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean (391, 524, 533) và mọi cơ cấu của nó, từ giáo xứ đến các trung tâm giáo dục và xã hội (176, 179, 199, 334 , 337, 338, 446, 550). Khuôn mặt Amazon là khuôn mặt của một Giáo hội với việc rõ ràng lựa chọn người nghèo (và với người nghèo) [48] và sự chăm sóc sáng thế. Từ người nghèo, và từ thái độ chăm sóc của cải Thiên CHúa ban, những nẻo đường mới được mở ra cho Giáo hội địa phương và từ đó hướng tới Giáo hội hoàn vũ.
Một khuôn mặt địa phương với chiều kích hoàn vũ
110. Một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon cố gắng trở thành một Giáo Hội “đi ra ngoài” (EG 20-23), bác bỏ truyền thống chỉ có một nền văn hóa, giáo sĩ trị và thực dân tự áp đặt lên chính mình, và biết cách biện phân và không sợ hãi ủng hộ các biểu thức văn hóa đa dạng của các dân tộc. Khuôn mặt này cảnh cáo rằng quả thật là nguy hiểm “khi chúng ta phải thốt ra một thông điệp thống nhất và đưa ra một giải pháp có giá trị phổ quát” (x. OA 4; EG 184). Chắc chắn thực tại xã hội văn hóa phức tạp, đa nguyên, mâu thuẫn và mờ đục ngăn cản việc áp dụng “một bộ học thuyết độc khối được bảo vệ bởi mọi người và không chừa chỗ nào cho các sắc thái” (EG 40). Do đó, tính phổ quát hay Công Giáo của Giáo hội được làm phong phú “bởi vẻ đẹp trên khuôn mặt đa dạng của Giáo hội” (NMI 40) trên đó các biểu hiện khác nhau của các giáo hội đặc thù và các nền văn hóa của họ tạo nên một Giáo hội đa diện (xem EG 236).
Một khuôn mặt thách thức đối đầu với các bất công
111. Lên khuôn một Giáo hội với khuôn mặt Amazon bao gồm một chiều kích giáo hội, xã hội, sinh thái và mục vụ, thường xung đột nhau. Thực thế, tổ chức chính trị và pháp lý không phải lúc nào cũng lưu ý đến bộ mặt văn hóa của nền công lý riêng của các dân tộc và định chế của họ. Giáo hội không xa lạ gì với sự căng thẳng này. Đôi khi nó có xu hướng áp đặt một nền văn hóa xa lạ đối với Amazon khiến chúng ta không thể hiểu được các dân tộc của nó và đánh giá được thế giới quan của họ.
112. Thực tại của các giáo hội địa phương đòi một Giáo hội biết tham gia tự làm cho mình hiện diện trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và sinh thái của cư dân; một Giáo hội biết chào đón hiếu khách đối với sự đa dạng văn hóa, xã hội và sinh thái để có thể phục vụ các cá nhân hoặc các nhóm mà không kỳ thị; một Giáo hội có óc sáng tạo biết đồng hành cùng người dân của mình trong việc đưa ra các đáp ứng cho những nhu cầu mới mẻ; và một Giáo hội hòa hợp biết phát huy các giá trị hòa bình, thương xót và hiệp thông.
Một khuôn mặt hội nhập văn hóa và truyền giáo
113. Sự đa dạng về văn hóa đòi hỏi một sự nhập thể mạnh mẽ hơn để đón nhận những cách sống và các nền văn hóa khác nhau. “Nguyên tắc nhập thể được Thánh Irênê phát biểu vẫn còn hiệu lực trong trật tự mục vụ: 'Điều gì không được tiếp nhận thì không được cứu chuộc'”[49]. Những thúc đẩy và cảm hứng quan trọng cho việc hội nhập văn hóa hằng mong muốn này được tìm thấy trong huấn quyền Giáo hội và trong tiến trình của các Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Châu Mỹ Latinh (Medellín, 1968, Puebla, 1979, Santo Domingo, 1992, Aparecida, 2007), của các cộng đồng, các vị thánh và các vị tử đạo của nó [50]. Một thực tại quan trọng của diễn trình này là sự xuất hiện của nền thần học Mỹ Latinh, nhất là nền thần học Thổ dân.
114. Xây dựng một Giáo hội truyền giáo với khuôn mặt địa phương có nghĩa là tiến bộ trong việc xây dựng một Giáo hội hội nhập văn hóa, biết cách làm việc và ăn khớp (như các dòng sông trong lưu vực sông Amazon) với những gì có sẵn về mặt văn hóa, trong mọi lĩnh vực nơi nó hiện diện và hoạt động. “Làm Giáo Hội có nghĩa làm dân Thiên Chúa” (EG 114), được nhập thể “vào các dân tộc trên trái đất” và vào nền văn hóa của họ (EG 115).
Chương II: Những thách thức của việc hội nhập văn hóa và tính liên văn hóa [51]
“Trong sự đa dạng của các dân tộc đang trải nghiệm ơn phúc của Thiên Chúa, mỗi dân tộc theo văn hóa riêng của mình, Giáo hội phát biểu tính Công Giáo chân chính của mình và cho thấy ‘vẻ đẹp khuôn mặt đa dạng của mình’” (EG 116).
Trên nẻo đường dẫn đến một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon và bản địa
115. Sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu thành Nadarét, Người Samaria nhân hậu (Lc 10: 25-36), Đấng có lòng cảm thương đối với nhân loại bị thương và bị bỏ rơi. Giáo hội công bố mầu nhiệm sự chết và sự phục sinh của Người cho mọi nền văn hóa và mọi dân tộc, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 28:19). Theo gương của Thánh Phaolô, người đã muốn trở thành người Hy Lạp với người Hy Lạp, cố gắng tự thích nghi: “để giành chiến thắng càng nhiều càng tốt ... Tôi đã trở thành mọi mọi thứ cho mọi người (xem 1 Cr 9: 19- 22), Giáo hội đã làm một cố gắng lớn để truyền giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc trong suốt lịch sử. Giáo Hội đã cố gắng thi hành mệnh lệnh truyền giáo này bằng cách nhập thân và phiên dịch sứ điệp Tin Mừng trong các nền văn hóa khác nhau, giữa những khó khăn đủ loại - chính trị, văn hóa, địa lý. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.
116. Giáo hội đã cố gắng trong nhiều thế kỷ để chia sẻ Tin Mừng với các dân tộc Amazon, nhiều dân tộc trong số này đã tham gia cộng đồng Giáo Hội. Các người đàn ông và đàn bà truyền giáo có một lịch sử liên hệ sâu xa với khu vực này. Họ đã để lại dấu vết sâu thẳm trong tâm hồn của người Công Giáo Amazon. Giáo hội đã đi một chặng đường dài, nhưng việc đào sâu và cập nhật vẫn cần thiết để trở thành một Giáo hội vớ khuôn mặt bản địa và Amazon.
117. Tuy nhiên, như đã được tiết lộ trong các cuộc tham khảo khu vực của chúng ta, vẫn còn một vết thương toang hóac do các lạm dụng trong quá khứ. Thực thế, vào năm 1912, Đức Giáo Hoàng Piô X đã nhìn nhận ra sự tàn ác mà người dân bản địa bị đối xử trong Thông điệp Lacrimabili Statu Indorum (tình thế đầy nước mắt của người thổ dân). Các giám mục Châu Mỹ Latinh ở Puebla đã chấp nhận sự hiện hữu của “một diễn trình thống trị khổng lồ”, đầy “các mâu thuẫn và nước mắt” (DP 6). Ở Aparecida, các giám mục kêu gọi “phi thực dân hóa các tâm trí” (DAp 96). Trong cuộc gặp gỡ với các dân tộc Amazon ở Puerto Maldonado, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại những lời của Thánh Toribio de Mogrovejo: “không những trong thời quá khứ, các sai lầm lớn và các hành động cưỡng chế đã được thực hiện đối với những người khốn khổ này, mà trong chính thời đại của chúng ta, nhiều người tìm cách làm điều y hệt” [52]. Xét vì não trạng thuộc địa và cha chú vẫn còn tồn tại, một diễn trình hoán cải và hòa giải sâu sắc hơn là điều cần thiết [53].
Các gợi ý
118. Các cộng đồng được hỏi ý kiến mong muốn Giáo hội cam kết chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và cư dân của nó, “[...] bảo vệ các lãnh thổ, giúp các dân tộc bản địa tố cáo những gì gây ra chết chóc và đe dọa các lãnh thổ” [54]. Một Giáo hội tiên tri không thể ngừng biện hộ cho những người bị vứt bỏ và cho những người đau khổ (xem Fr.PM).
119. Lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong tiếng khóc than của các dân tộc Amazon và trong huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đòi hỏi một diễn trình hóan cải mục vụ và truyền giáo (x. EG 25). Để đạt được mục đích này, có những gợi ý sau đây:
a) Tránh đồng nhất hóa văn hóa để nhìn nhận và phát huy giá trị của các nền văn hóa ở Amazon.
b) Bác bỏ liên minh với nền văn hóa thống trị và với quyền lực chính trị và kinh tế để cổ vũ các nền văn hóa và quyền lợi của người bản địa, của người nghèo và của lãnh thổ.
c) Vượt qua mọi hình thức giáo sĩ trị; sống tình huynh đệ và phục vụ như các giá trị Tin Mừng vốn làm sinh động mối liên hệ giữa thẩm quyền và các thành viên của cộng đồng.
d) Loại bỏ các chủ trương cứng ngắc không lưu ý đến cuộc sống cụ thể của con người và thực tại mục vụ, để thay vào đó thỏa mãn các nhu cầu thực sự của các dân tộc và văn hóa bản địa.
Truyền giảng Tin Mừng trong các nền văn hóa [55]
120. Thánh Thần Tạo Dựng, Đấng lấp đầy vũ trụ (Kn 7: 1), là Đấng đã nuôi dưỡng nền linh đạo của các dân tộc này trong nhiều thế kỷ, trước cả lúc công bố Tin Mừng, và đã thúc đẩy họ chấp nhận nó từ bên trong các nền văn hóa và truyền thống của họ. Việc công bố này phải lưu ý đến các “hạt giống Lời Chúa” [56] hiện diện trong chúng. Nó cũng nhìn nhận rằng hạt giống đã mọc lên và sinh hoa trái ở nhiều nền văn hóa và truyền thống này. Nó giả định việc lắng nghe đầy tôn trọng, không áp đặt các công thức đức tin đã được phát biểu với các tham chiếu (referents) văn hóa khác, những công thức không đáp ứng với thực tại sống của họ. Trái lại, hãy lắng nghe “tiếng Chúa Kitô nói qua toàn thể dân Chúa” (EC 5).
121. Điều cần thiết là phải nắm bắt những gì Thánh Thần của Chúa đã dạy cho các dân tộc này trong suốt nhiều thế kỷ: đức tin vào Thiên Chúa Cha-Mẹ Tạo Dựng; hiệp thông và hòa hợp với trái đất; liên đới với các bạn đồng hành của mình; phấn đấu để ‘sống tốt’; túi khôn của các nền văn minh đã tồn tại hàng ngàn năm mà người cao niên vốn sở hữu và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống chung, giáo dục, canh tác đất đai, mối liên hệ sống động với thiên nhiên và “Mẹ Đất”, các khả năng đề kháng và phục hồi nữ giới nói riêng, các nghi thức và biểu thức tôn giáo, các mối liên hệ với tổ tiên, thái độ chiêm niệm, cảm thức cho không, cử hành và lễ hội, và ý nghĩa thánh thiêng của lãnh thổ.
122. Việc hội nhập văn hóa của đức tin không phải là một diễn trình từ trên xuống dưới hay một áp đặt từ bên ngoài, mà là việc làm phong phú lẫn nhau của các nền văn hóa trong đối thoại (liên văn hóa) [57]. Các chủ thể tích cực của việc hội nhập văn hóa chính là các dân tộc bản địa. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định, “ơn thánh giả thiết văn hóa” (EG 115).
Các gợi ý
123. Điều thích đáng là:
a) Bắt đầu từ nền linh đạo được sống bởi những các dân tộc bản địa khi tiếp xúc với thiên nhiên và văn hóa của họ, để chúng được soi sáng bởi tính mới mẻ của Chúa Kitô đã chết và sống lại và đạt được sự nên trọn nơi Người.
b) Nhìn nhận nền linh đạo bản địa như nguồn phong phú cho kinh nghiệm Kitô giáo.
c) Xét vì tính tự sự là một đặc điểm của các dân tộc nguyên thủy và là các phương tiện để họ truyền đạt túi khôn lâu đời của họ, nên hãy thực hiện một thứ giáo lý mang ngôn ngữ và ý nghĩa của các câu chuyện trong các nền văn hóa bản địa và hậu duệ Châu Phi hòa hợp với các trình thuật Kinh Thánh.
d) Theo cùng một đường hướng trên, cách giảng các bài giảng phải đáp ứng các kinh nghiệm sống và với thực tại xã hội môi trường của người ta (EG 135-144) trong một văn phong kể chuyện thích hợp. Hy vọng rằng điều này sẽ khơi dậy sự quan tâm và tham gia của các tín hữu và ăn khớp với thế giới quan bản địa toàn diện, kích thích một sự hóan cải mục vụ ủng hộ hệ sinh thái toàn diện.
e) Trước sự xâm chiếm thực dân của các phương tiện truyền thông đại chúng, các cộng đồng đã kiên quyết yêu cầu các lối truyền thông thay thế, đặt cơ sở trên các ngôn ngữ và nền văn hóa của chính họ. Để đạt mục đích này, chính các chủ thể bản địa nên có mặt trên các phương tiện truyền thông đương thời [58].
f) Cũng sẽ thuận lợi khi tạo ra các đài phát thanh mới của Giáo hội nhằm cổ vũ Tin Mừng và các nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ nguyên thủy [59].
Kỳ tới: Phần III, các chương 3-4
“Phải chi toàn dân của Chúa đều được làm tiên tri! Ước chi Chúa ban Thần khí của Người xuống trên họ” (Ds 11:29)
105. Việc tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô và việc được gặp gỡ sâu sắc với Người qua hoán cải và kinh nghiệm đức tin giả định một Giáo hội biết chào đón và có tinh thần truyền giáo được nhập thể vào các nền văn hóa. Giáo Hội này phải lưu ý các bước đã thực hiện để đáp ứng các chủ đề đầy thách thức về tính trung tâm của sứ điệp sơ truyền (kerygma) và của sứ mệnh trong khu vực Amazon. Mô hình này của hành động Giáo Hội truyền cảm hứng cho các thừa tác vụ, giáo lý, phụng vụ và thừa tác mục vụ xã hội ở cả nông thôn lẫn thành thị.
106. Những nẻo đường mới cho thừa tác mục vụ ở Amazon đòi hỏi “phải tái phát động ... một cách trung thành và táo bạo” sứ mệnh của Giáo Hội (DAp. 11) tại lãnh thổ và làm sâu sắc thêm “diễn trình hội nhập văn hóa” (EG 126) và tính liên văn hóa (x. LS 63, 143, 146). Điều này đòi hỏi những đề xuất “mạnh bạo” của Giáo hội tại Amazon; ngược lại, Giáo Hội này giả thiết phải có can đảm và đam mê, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu chúng ta. Truyền giảng Tin Mừng tại Amazon là một tập hợp các thử nghiệm cho Giáo hội và cho xã hội [46].
Chương I: Một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon và truyền giáo
“Hãy để khuôn mặt Ngài tỏa sáng trên tôi tớ Ngài” (Tv 31 [30]: 17)
Một khuôn mặt biểu cảm phong phú
107. Bộ mặt Amazon của Giáo hội được biểu lộ rõ qua sự đa dạng của các dân tộc, nền văn hóa và hệ sinh thái của nó. Sự đa dạng này đòi hỏi Giáo hội phải quyết định trở thành một Giáo hội đi ra ngoài và truyền giáo, được nhập thể vào mọi hoạt động, cách diễn đạt và ngôn ngữ của nó. Các Giám mục ở Santo Domingo đề nghị với chúng ta mục tiêu của một việc truyền giảng Tin Mừng hội nhập văn hóa “sẽ luôn là sự cứu rỗi và giải thoát toàn diện một dân tộc hoặc một nhóm người đặc thù; nó cũng sẽ củng cố bản sắc và niềm tin của họ vào tương lai chuyên biệt, chống lại quyền lực sự chết” (DSD, Kết luận 243). Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu rõ ràng nhu cầu phải có một Giáo hội hội nhập văn hóa và liên văn hóa này: “chúng ta cần các dân tộc bản địa lên khuôn nền văn hóa của các Giáo hội địa phương ở Amazon” (Fr.PM).
108. Sự hòa nhập và tính liên văn hóa không đối nghịch lẫn nhau; chúng bổ túc cho nhau. Như Chúa Giêsu nhập thể vào một nền văn hóa đặc thù (hội nhập văn hóa) thế nào, các môn đệ truyền giáo của Người cũng dấn bước theo chân Người như vậy. Vì lý do này, các Kitô hữu từ một nền văn hóa này đi ra ngoài để gặp gỡ những người từ các nền văn hóa khác (tính liên văn hóa). Điều này xảy ra từ buổi đầu của Giáo hội khi các Tông đồ người Do Thái mang Tin mừng đến các nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn như văn hóa Hy Lạp, phát hiện ở đó “nhiều hạt giống của Lời Chúa” [47]. Những nẻo đường mới của Chúa Thánh Thần xuất hiện từ cuộc gặp gỡ và đối thoại ấy giữa các nền văn hóa. Ngày nay, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các nền văn hóa Amazon, Giáo hội tiếp tục tìm kiếm những nẻo đường mới.
109. Theo Tài liệu Aparecida, việc ưu tiên chọn người nghèo là tiêu chuẩn giải thích để phân tích các đề nghị xây dựng xã hội (501, 537, 474, 475) và tiêu chuẩn để Giáo hội tự hiểu chính mình. Đây cũng là một trong những đặc điểm theo qui luật tự nhiên rất đặc trưng cho Giáo hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean (391, 524, 533) và mọi cơ cấu của nó, từ giáo xứ đến các trung tâm giáo dục và xã hội (176, 179, 199, 334 , 337, 338, 446, 550). Khuôn mặt Amazon là khuôn mặt của một Giáo hội với việc rõ ràng lựa chọn người nghèo (và với người nghèo) [48] và sự chăm sóc sáng thế. Từ người nghèo, và từ thái độ chăm sóc của cải Thiên CHúa ban, những nẻo đường mới được mở ra cho Giáo hội địa phương và từ đó hướng tới Giáo hội hoàn vũ.
Một khuôn mặt địa phương với chiều kích hoàn vũ
110. Một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon cố gắng trở thành một Giáo Hội “đi ra ngoài” (EG 20-23), bác bỏ truyền thống chỉ có một nền văn hóa, giáo sĩ trị và thực dân tự áp đặt lên chính mình, và biết cách biện phân và không sợ hãi ủng hộ các biểu thức văn hóa đa dạng của các dân tộc. Khuôn mặt này cảnh cáo rằng quả thật là nguy hiểm “khi chúng ta phải thốt ra một thông điệp thống nhất và đưa ra một giải pháp có giá trị phổ quát” (x. OA 4; EG 184). Chắc chắn thực tại xã hội văn hóa phức tạp, đa nguyên, mâu thuẫn và mờ đục ngăn cản việc áp dụng “một bộ học thuyết độc khối được bảo vệ bởi mọi người và không chừa chỗ nào cho các sắc thái” (EG 40). Do đó, tính phổ quát hay Công Giáo của Giáo hội được làm phong phú “bởi vẻ đẹp trên khuôn mặt đa dạng của Giáo hội” (NMI 40) trên đó các biểu hiện khác nhau của các giáo hội đặc thù và các nền văn hóa của họ tạo nên một Giáo hội đa diện (xem EG 236).
Một khuôn mặt thách thức đối đầu với các bất công
111. Lên khuôn một Giáo hội với khuôn mặt Amazon bao gồm một chiều kích giáo hội, xã hội, sinh thái và mục vụ, thường xung đột nhau. Thực thế, tổ chức chính trị và pháp lý không phải lúc nào cũng lưu ý đến bộ mặt văn hóa của nền công lý riêng của các dân tộc và định chế của họ. Giáo hội không xa lạ gì với sự căng thẳng này. Đôi khi nó có xu hướng áp đặt một nền văn hóa xa lạ đối với Amazon khiến chúng ta không thể hiểu được các dân tộc của nó và đánh giá được thế giới quan của họ.
112. Thực tại của các giáo hội địa phương đòi một Giáo hội biết tham gia tự làm cho mình hiện diện trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và sinh thái của cư dân; một Giáo hội biết chào đón hiếu khách đối với sự đa dạng văn hóa, xã hội và sinh thái để có thể phục vụ các cá nhân hoặc các nhóm mà không kỳ thị; một Giáo hội có óc sáng tạo biết đồng hành cùng người dân của mình trong việc đưa ra các đáp ứng cho những nhu cầu mới mẻ; và một Giáo hội hòa hợp biết phát huy các giá trị hòa bình, thương xót và hiệp thông.
Một khuôn mặt hội nhập văn hóa và truyền giáo
113. Sự đa dạng về văn hóa đòi hỏi một sự nhập thể mạnh mẽ hơn để đón nhận những cách sống và các nền văn hóa khác nhau. “Nguyên tắc nhập thể được Thánh Irênê phát biểu vẫn còn hiệu lực trong trật tự mục vụ: 'Điều gì không được tiếp nhận thì không được cứu chuộc'”[49]. Những thúc đẩy và cảm hứng quan trọng cho việc hội nhập văn hóa hằng mong muốn này được tìm thấy trong huấn quyền Giáo hội và trong tiến trình của các Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Châu Mỹ Latinh (Medellín, 1968, Puebla, 1979, Santo Domingo, 1992, Aparecida, 2007), của các cộng đồng, các vị thánh và các vị tử đạo của nó [50]. Một thực tại quan trọng của diễn trình này là sự xuất hiện của nền thần học Mỹ Latinh, nhất là nền thần học Thổ dân.
114. Xây dựng một Giáo hội truyền giáo với khuôn mặt địa phương có nghĩa là tiến bộ trong việc xây dựng một Giáo hội hội nhập văn hóa, biết cách làm việc và ăn khớp (như các dòng sông trong lưu vực sông Amazon) với những gì có sẵn về mặt văn hóa, trong mọi lĩnh vực nơi nó hiện diện và hoạt động. “Làm Giáo Hội có nghĩa làm dân Thiên Chúa” (EG 114), được nhập thể “vào các dân tộc trên trái đất” và vào nền văn hóa của họ (EG 115).
Chương II: Những thách thức của việc hội nhập văn hóa và tính liên văn hóa [51]
“Trong sự đa dạng của các dân tộc đang trải nghiệm ơn phúc của Thiên Chúa, mỗi dân tộc theo văn hóa riêng của mình, Giáo hội phát biểu tính Công Giáo chân chính của mình và cho thấy ‘vẻ đẹp khuôn mặt đa dạng của mình’” (EG 116).
Trên nẻo đường dẫn đến một Giáo Hội với khuôn mặt Amazon và bản địa
115. Sứ mệnh của Giáo hội là loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu thành Nadarét, Người Samaria nhân hậu (Lc 10: 25-36), Đấng có lòng cảm thương đối với nhân loại bị thương và bị bỏ rơi. Giáo hội công bố mầu nhiệm sự chết và sự phục sinh của Người cho mọi nền văn hóa và mọi dân tộc, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 28:19). Theo gương của Thánh Phaolô, người đã muốn trở thành người Hy Lạp với người Hy Lạp, cố gắng tự thích nghi: “để giành chiến thắng càng nhiều càng tốt ... Tôi đã trở thành mọi mọi thứ cho mọi người (xem 1 Cr 9: 19- 22), Giáo hội đã làm một cố gắng lớn để truyền giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc trong suốt lịch sử. Giáo Hội đã cố gắng thi hành mệnh lệnh truyền giáo này bằng cách nhập thân và phiên dịch sứ điệp Tin Mừng trong các nền văn hóa khác nhau, giữa những khó khăn đủ loại - chính trị, văn hóa, địa lý. Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.
116. Giáo hội đã cố gắng trong nhiều thế kỷ để chia sẻ Tin Mừng với các dân tộc Amazon, nhiều dân tộc trong số này đã tham gia cộng đồng Giáo Hội. Các người đàn ông và đàn bà truyền giáo có một lịch sử liên hệ sâu xa với khu vực này. Họ đã để lại dấu vết sâu thẳm trong tâm hồn của người Công Giáo Amazon. Giáo hội đã đi một chặng đường dài, nhưng việc đào sâu và cập nhật vẫn cần thiết để trở thành một Giáo hội vớ khuôn mặt bản địa và Amazon.
117. Tuy nhiên, như đã được tiết lộ trong các cuộc tham khảo khu vực của chúng ta, vẫn còn một vết thương toang hóac do các lạm dụng trong quá khứ. Thực thế, vào năm 1912, Đức Giáo Hoàng Piô X đã nhìn nhận ra sự tàn ác mà người dân bản địa bị đối xử trong Thông điệp Lacrimabili Statu Indorum (tình thế đầy nước mắt của người thổ dân). Các giám mục Châu Mỹ Latinh ở Puebla đã chấp nhận sự hiện hữu của “một diễn trình thống trị khổng lồ”, đầy “các mâu thuẫn và nước mắt” (DP 6). Ở Aparecida, các giám mục kêu gọi “phi thực dân hóa các tâm trí” (DAp 96). Trong cuộc gặp gỡ với các dân tộc Amazon ở Puerto Maldonado, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại những lời của Thánh Toribio de Mogrovejo: “không những trong thời quá khứ, các sai lầm lớn và các hành động cưỡng chế đã được thực hiện đối với những người khốn khổ này, mà trong chính thời đại của chúng ta, nhiều người tìm cách làm điều y hệt” [52]. Xét vì não trạng thuộc địa và cha chú vẫn còn tồn tại, một diễn trình hoán cải và hòa giải sâu sắc hơn là điều cần thiết [53].
Các gợi ý
118. Các cộng đồng được hỏi ý kiến mong muốn Giáo hội cam kết chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và cư dân của nó, “[...] bảo vệ các lãnh thổ, giúp các dân tộc bản địa tố cáo những gì gây ra chết chóc và đe dọa các lãnh thổ” [54]. Một Giáo hội tiên tri không thể ngừng biện hộ cho những người bị vứt bỏ và cho những người đau khổ (xem Fr.PM).
119. Lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong tiếng khóc than của các dân tộc Amazon và trong huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đòi hỏi một diễn trình hóan cải mục vụ và truyền giáo (x. EG 25). Để đạt được mục đích này, có những gợi ý sau đây:
a) Tránh đồng nhất hóa văn hóa để nhìn nhận và phát huy giá trị của các nền văn hóa ở Amazon.
b) Bác bỏ liên minh với nền văn hóa thống trị và với quyền lực chính trị và kinh tế để cổ vũ các nền văn hóa và quyền lợi của người bản địa, của người nghèo và của lãnh thổ.
c) Vượt qua mọi hình thức giáo sĩ trị; sống tình huynh đệ và phục vụ như các giá trị Tin Mừng vốn làm sinh động mối liên hệ giữa thẩm quyền và các thành viên của cộng đồng.
d) Loại bỏ các chủ trương cứng ngắc không lưu ý đến cuộc sống cụ thể của con người và thực tại mục vụ, để thay vào đó thỏa mãn các nhu cầu thực sự của các dân tộc và văn hóa bản địa.
Truyền giảng Tin Mừng trong các nền văn hóa [55]
120. Thánh Thần Tạo Dựng, Đấng lấp đầy vũ trụ (Kn 7: 1), là Đấng đã nuôi dưỡng nền linh đạo của các dân tộc này trong nhiều thế kỷ, trước cả lúc công bố Tin Mừng, và đã thúc đẩy họ chấp nhận nó từ bên trong các nền văn hóa và truyền thống của họ. Việc công bố này phải lưu ý đến các “hạt giống Lời Chúa” [56] hiện diện trong chúng. Nó cũng nhìn nhận rằng hạt giống đã mọc lên và sinh hoa trái ở nhiều nền văn hóa và truyền thống này. Nó giả định việc lắng nghe đầy tôn trọng, không áp đặt các công thức đức tin đã được phát biểu với các tham chiếu (referents) văn hóa khác, những công thức không đáp ứng với thực tại sống của họ. Trái lại, hãy lắng nghe “tiếng Chúa Kitô nói qua toàn thể dân Chúa” (EC 5).
121. Điều cần thiết là phải nắm bắt những gì Thánh Thần của Chúa đã dạy cho các dân tộc này trong suốt nhiều thế kỷ: đức tin vào Thiên Chúa Cha-Mẹ Tạo Dựng; hiệp thông và hòa hợp với trái đất; liên đới với các bạn đồng hành của mình; phấn đấu để ‘sống tốt’; túi khôn của các nền văn minh đã tồn tại hàng ngàn năm mà người cao niên vốn sở hữu và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống chung, giáo dục, canh tác đất đai, mối liên hệ sống động với thiên nhiên và “Mẹ Đất”, các khả năng đề kháng và phục hồi nữ giới nói riêng, các nghi thức và biểu thức tôn giáo, các mối liên hệ với tổ tiên, thái độ chiêm niệm, cảm thức cho không, cử hành và lễ hội, và ý nghĩa thánh thiêng của lãnh thổ.
122. Việc hội nhập văn hóa của đức tin không phải là một diễn trình từ trên xuống dưới hay một áp đặt từ bên ngoài, mà là việc làm phong phú lẫn nhau của các nền văn hóa trong đối thoại (liên văn hóa) [57]. Các chủ thể tích cực của việc hội nhập văn hóa chính là các dân tộc bản địa. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định, “ơn thánh giả thiết văn hóa” (EG 115).
Các gợi ý
123. Điều thích đáng là:
a) Bắt đầu từ nền linh đạo được sống bởi những các dân tộc bản địa khi tiếp xúc với thiên nhiên và văn hóa của họ, để chúng được soi sáng bởi tính mới mẻ của Chúa Kitô đã chết và sống lại và đạt được sự nên trọn nơi Người.
b) Nhìn nhận nền linh đạo bản địa như nguồn phong phú cho kinh nghiệm Kitô giáo.
c) Xét vì tính tự sự là một đặc điểm của các dân tộc nguyên thủy và là các phương tiện để họ truyền đạt túi khôn lâu đời của họ, nên hãy thực hiện một thứ giáo lý mang ngôn ngữ và ý nghĩa của các câu chuyện trong các nền văn hóa bản địa và hậu duệ Châu Phi hòa hợp với các trình thuật Kinh Thánh.
d) Theo cùng một đường hướng trên, cách giảng các bài giảng phải đáp ứng các kinh nghiệm sống và với thực tại xã hội môi trường của người ta (EG 135-144) trong một văn phong kể chuyện thích hợp. Hy vọng rằng điều này sẽ khơi dậy sự quan tâm và tham gia của các tín hữu và ăn khớp với thế giới quan bản địa toàn diện, kích thích một sự hóan cải mục vụ ủng hộ hệ sinh thái toàn diện.
e) Trước sự xâm chiếm thực dân của các phương tiện truyền thông đại chúng, các cộng đồng đã kiên quyết yêu cầu các lối truyền thông thay thế, đặt cơ sở trên các ngôn ngữ và nền văn hóa của chính họ. Để đạt mục đích này, chính các chủ thể bản địa nên có mặt trên các phương tiện truyền thông đương thời [58].
f) Cũng sẽ thuận lợi khi tạo ra các đài phát thanh mới của Giáo hội nhằm cổ vũ Tin Mừng và các nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ nguyên thủy [59].
Kỳ tới: Phần III, các chương 3-4