Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống giả và sống thực
Hai Tôm Cần Giờ
15:02 19/07/2009
Mở mắt thức dậy, bước chân ra khỏi nhà là người ta phải đối diện với nhiều vấn đề, với nhiều khuôn mặt, với nhiều hoàn cảnh … Vấn đề, khuôn mặt, hòan cảnh xưa nay vốn phức tạp trong cái phức tạp của nó thì nay lại phức tạp hơn vì thực và giả cứ lẫn lộn. Đơn giản nhất, ta ra đường, ta cũng gặp người ăn xin nhưng bây giờ thì khó ai có thể xác định được đó là thật hay là giả vì đã xảy ra người ta đã lợi dụng lòng nhân hậu của người khác để sống trong hưởng thụ.
Đơn cử chỉ là chuyện của người ăn xin. Còn biết bao nhiêu vấn đề khác trong cuộc sống, thường gặp nhất đó chính là mất tiền thật để mua hàng giả. Thật và giả đang len lỏi trong cuộc sống để rồi nhiều người sống thật rất ghét sự giả dối vì sự giả dối đã mang lại không biết bao nhiêu phiền muộn trong cuộc sống.
Vài ngày nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều về hai câu hỏi dạng nghị luận xã hội của đề thi môn văn khối C và D (trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2009). Các nhà giáo cho rằng đề thi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một kỳ thi, nó còn có ý nghĩa giáo dục học sinh về sự tự tin và lòng trung thực.
Sống trung thực, trên báo Tuổi Trẻ, một bạn trẻ đã phát biểu rằng: "Theo em, phải trên 70% là sống trung thực sẽ bị thua thiệt". Tất nhiên đây sẽ là một chủ đề đáng để tranh luận; nhưng khẳng định ấy không khỏi khiến người ta giật mình: Phải chăng dối trá, lọc lừa, lướt qua mặt nhau đang tràn khắp nơi nơi?!
Đỡ bi quan hơn thì sẽ trăn trở một điều: Khi mình muốn vươn tới những điều chân thật, muốn sống trung thực và chất phác nhưng kết quả là sẽ bị lợi dụng, dễ bị "hở sườn" để người khác "tấn công" lấn lướt thì có nên giữ vững lập trường, rằng "em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên" hay không?
Vì phải đối diện với áp lực của cuộc sống như vậy nên đâm ra người ta dễ bị đưa đẩy đến cái chuyện sống không thật với nhau. Vấn đề sống thật và giả thì ai ai cũng biết đấy nhưng trách nhiệm lớn là ở đâu ? Có lẽ trách nhiệm chính vẫn là gia đình và nhà trường vì lẽ nhà trường và gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên để đứa trẻ hội nhập vào cuộc sống sau này.
Chẳng dám đổ trách nhiệm hoàn toàn cho nhà trường nhưng thật sự mà nói vấn đề giáo dục của nước ta nó làm sao ấy ? Giáo dục Việt Nam đánh giá học sinh dựa trên kết quả đạt được chứ không phải quá trình phấn đấu. Học sinh phải học và bằng mọi cách để có được kết quả cao. Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua được tổ chức nghiêm ngặt với hàng loạt quy định khắt khe như thế nhưng vẫn có hàng trăm thí sinh vi phạm. 12 năm đèn sách được đánh giá bằng một kỳ thi, họ phải “xoay xở” bằng mọi cách có thể...
Nên chăng cần phải có một cuộc “lột xác” về giáo dục để cho đất nước và con người phát triển hơn. Chương trình giảng dạy cần sâu sát hơn với thực tế và tâm lý học sinh. Phải chăng chương trình giáo dục của ta đang dừng lại ở mức độ học vẹt hơn là khả năng sáng tạo của mỗi người. Với những câu hỏi mở như câu hỏi dạng nghị luận xã hội của đề thi tuyển sinh văn vừa rồi, học sinh nào muốn quay cóp cũng không thể. Đồng thời sự trung thực tùy thuộc ý thức mỗi người.
Giáo dục cần đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện ý thức đó bằng cách nên đưa các bài giảng về lòng trung thực vào chương trình ngoại khóa và chính khóa. Bài giảng không phải là những lời dạy suông, sáo rỗng, khô khan mà nên đi kèm với các hoạt động thiết thực. Cần phải đưa những ví dụ thực tế đang xảy ra trong xã hội như là chuyện làm thuốc tây giả, thức ăn giả, sữa giả và cả … phân bón giả cho học sinh nhìn thấy. Phải cho học sinh thấy hậu quả kinh khủng của những sự giả tạo trong cuộc sống thường ngày. Làm sao để học sinh thấy được trung thực là phẩm chất cao quý của con người và cảm thấy tự hào khi mình trung thực trong thi cử, trong cuộc sống. Tức là nếu sống trung thực, chúng tôi sẽ được gì?
Điều nghịch lý của cuộc đời ở chỗ là nếu ta làm một cuộc thăm dò về sống thật và sống giả, bảo đảm tỷ lệ thích sống thật sẽ chiếm đa số vì ai ai cũng thích sự trung thực, sự chân thành hơn giả dối. Thế nhưng, khi đối diện với thực tại thì lại khác, người ta tìm đủ mọi cách có thể được để đạt được mục đích của mình nên họ đành phải sống giả.
Chẳng cần phải lên án ai, chẳng cần phải trách ai. Mỗi kitô hữu, bước đi theo Chúa Giêsu trong con đường lữ thứ trần gian này ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều thử thách trong việc sống giả và sống thật. Cần phải có một lương tâm trong sáng, cần phải có ơn Chúa thì kitô hữu mới dám sống thẳng, sống thật được.
Vậy thì mỗi một kitô hữu, mỗi một người nhận mình là con cái Chúa phải sống thật giữa cái thế gian đầy giả dối này. Mỗi kitô hữu phải cố gắng hết sức phận mình để tranh đấu cho sự gian tà lúc nào cũng đang tiềm ẩn trong con người của mình để sống thật. Sống thật chắc chắn sẽ bị thua thiệt, bị chà đạp nhưng nếu sống thật sẽ tìm thấy sự bình an thật trong tâm hồn, còn ngược lại …
Người sống thật ngày nay phải nói là gặp quá nhiều khó khăn và thử thách. Sống thật như người đang đi ngược giữa dòng nước cuốn của sự giả dối. Thế nhưng, là kitô hữu thật sẽ an tâm trước những khó khăn thử thách của cuộc đời vì như Chúa nói “ Sự Thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8, 32).
Chúa Giêsu, ngày xưa vì nói thật và sống thật và cuối cùng thế gian đã loại trừ Ngài. Những ai đang nói thật và sống thật cũng sẽ bị loại trừ như Thầy Chí Thánh vậy. Nhưng, ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu.
Đơn cử chỉ là chuyện của người ăn xin. Còn biết bao nhiêu vấn đề khác trong cuộc sống, thường gặp nhất đó chính là mất tiền thật để mua hàng giả. Thật và giả đang len lỏi trong cuộc sống để rồi nhiều người sống thật rất ghét sự giả dối vì sự giả dối đã mang lại không biết bao nhiêu phiền muộn trong cuộc sống.
Vài ngày nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều về hai câu hỏi dạng nghị luận xã hội của đề thi môn văn khối C và D (trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2009). Các nhà giáo cho rằng đề thi đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một kỳ thi, nó còn có ý nghĩa giáo dục học sinh về sự tự tin và lòng trung thực.
Sống trung thực, trên báo Tuổi Trẻ, một bạn trẻ đã phát biểu rằng: "Theo em, phải trên 70% là sống trung thực sẽ bị thua thiệt". Tất nhiên đây sẽ là một chủ đề đáng để tranh luận; nhưng khẳng định ấy không khỏi khiến người ta giật mình: Phải chăng dối trá, lọc lừa, lướt qua mặt nhau đang tràn khắp nơi nơi?!
Đỡ bi quan hơn thì sẽ trăn trở một điều: Khi mình muốn vươn tới những điều chân thật, muốn sống trung thực và chất phác nhưng kết quả là sẽ bị lợi dụng, dễ bị "hở sườn" để người khác "tấn công" lấn lướt thì có nên giữ vững lập trường, rằng "em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên" hay không?
Vì phải đối diện với áp lực của cuộc sống như vậy nên đâm ra người ta dễ bị đưa đẩy đến cái chuyện sống không thật với nhau. Vấn đề sống thật và giả thì ai ai cũng biết đấy nhưng trách nhiệm lớn là ở đâu ? Có lẽ trách nhiệm chính vẫn là gia đình và nhà trường vì lẽ nhà trường và gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên để đứa trẻ hội nhập vào cuộc sống sau này.
Chẳng dám đổ trách nhiệm hoàn toàn cho nhà trường nhưng thật sự mà nói vấn đề giáo dục của nước ta nó làm sao ấy ? Giáo dục Việt Nam đánh giá học sinh dựa trên kết quả đạt được chứ không phải quá trình phấn đấu. Học sinh phải học và bằng mọi cách để có được kết quả cao. Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua được tổ chức nghiêm ngặt với hàng loạt quy định khắt khe như thế nhưng vẫn có hàng trăm thí sinh vi phạm. 12 năm đèn sách được đánh giá bằng một kỳ thi, họ phải “xoay xở” bằng mọi cách có thể...
Nên chăng cần phải có một cuộc “lột xác” về giáo dục để cho đất nước và con người phát triển hơn. Chương trình giảng dạy cần sâu sát hơn với thực tế và tâm lý học sinh. Phải chăng chương trình giáo dục của ta đang dừng lại ở mức độ học vẹt hơn là khả năng sáng tạo của mỗi người. Với những câu hỏi mở như câu hỏi dạng nghị luận xã hội của đề thi tuyển sinh văn vừa rồi, học sinh nào muốn quay cóp cũng không thể. Đồng thời sự trung thực tùy thuộc ý thức mỗi người.
Giáo dục cần đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện ý thức đó bằng cách nên đưa các bài giảng về lòng trung thực vào chương trình ngoại khóa và chính khóa. Bài giảng không phải là những lời dạy suông, sáo rỗng, khô khan mà nên đi kèm với các hoạt động thiết thực. Cần phải đưa những ví dụ thực tế đang xảy ra trong xã hội như là chuyện làm thuốc tây giả, thức ăn giả, sữa giả và cả … phân bón giả cho học sinh nhìn thấy. Phải cho học sinh thấy hậu quả kinh khủng của những sự giả tạo trong cuộc sống thường ngày. Làm sao để học sinh thấy được trung thực là phẩm chất cao quý của con người và cảm thấy tự hào khi mình trung thực trong thi cử, trong cuộc sống. Tức là nếu sống trung thực, chúng tôi sẽ được gì?
Điều nghịch lý của cuộc đời ở chỗ là nếu ta làm một cuộc thăm dò về sống thật và sống giả, bảo đảm tỷ lệ thích sống thật sẽ chiếm đa số vì ai ai cũng thích sự trung thực, sự chân thành hơn giả dối. Thế nhưng, khi đối diện với thực tại thì lại khác, người ta tìm đủ mọi cách có thể được để đạt được mục đích của mình nên họ đành phải sống giả.
Chẳng cần phải lên án ai, chẳng cần phải trách ai. Mỗi kitô hữu, bước đi theo Chúa Giêsu trong con đường lữ thứ trần gian này ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều thử thách trong việc sống giả và sống thật. Cần phải có một lương tâm trong sáng, cần phải có ơn Chúa thì kitô hữu mới dám sống thẳng, sống thật được.
Vậy thì mỗi một kitô hữu, mỗi một người nhận mình là con cái Chúa phải sống thật giữa cái thế gian đầy giả dối này. Mỗi kitô hữu phải cố gắng hết sức phận mình để tranh đấu cho sự gian tà lúc nào cũng đang tiềm ẩn trong con người của mình để sống thật. Sống thật chắc chắn sẽ bị thua thiệt, bị chà đạp nhưng nếu sống thật sẽ tìm thấy sự bình an thật trong tâm hồn, còn ngược lại …
Người sống thật ngày nay phải nói là gặp quá nhiều khó khăn và thử thách. Sống thật như người đang đi ngược giữa dòng nước cuốn của sự giả dối. Thế nhưng, là kitô hữu thật sẽ an tâm trước những khó khăn thử thách của cuộc đời vì như Chúa nói “ Sự Thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8, 32).
Chúa Giêsu, ngày xưa vì nói thật và sống thật và cuối cùng thế gian đã loại trừ Ngài. Những ai đang nói thật và sống thật cũng sẽ bị loại trừ như Thầy Chí Thánh vậy. Nhưng, ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu.
Kinh cầu nguyện cho các Linh mục
Năm Linh Mục
19:04 19/07/2009
KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC
Lậy Chúa Giêsu là Linh mục đời đời./ Chúa đã dùng các Đức Giám Mục mà thông ban bảy ơn Thánh Thần để thánh hóa các Linh mục./ Chúa là mẫu gương độc nhất và sáng tỏ cho hàng Linh mục noi theo./
Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các Linh mục / để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa./
Xin cho các Linh mục biết sống theo ánh sáng Đức tin / luôn tin tưởng vào quyền năng vô biên của Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh nào./
Xin cho các Linh mục biết sống nội tâm,/ siêng năng cầu nguyện, lấy Mình Máu Thánh Chúa và Tin Mừng làm lương thực hằng ngày./
Xin cho các Linh mục biết thật lòng mến Chúa và yêu người,/ biết hy sinh cuộc đời vì tha nhân,/ luôn nêu gương khiêm nhường, khó nghèo,/ hiền hòa và trong sạch,/ để mọi người nhận ra Chúa Giêsu nơi các Linh mục./
Xin cho các Linh mục biết cảm mến và vâng phục Vị Cha chung Giáo hội là Đức Giáo Hoàng,/
Xin cho các Linh mục biết thành tâm vâng phục/ và cộng tác với giám mục là đấng kế vị các Thánh Tông Đồ,/
Xin cho các Linh mục biết đoàn kết với anh em Linh mục trong việc mở mang nước Chúa./
Xin cho các Linh mục trở thành những chủ chăn nhiệt thành săn sóc đoàn chiên / biết tìm kiếm những con chiên thất lạc / biết săn sóc những con chiên bệnh hoạn / biết chữa lành những con chiên đau yếu / biết nuôi dưỡng đàn chiên trong đồng cỏ xanh tươi của Chúa./
Xin cho các Linh mục trở nên người cha chung đáng mến của mọi gia đình trong Cộng đoàn / biết hướng dẫn giáo dân trong tình phụ tử / biết lấy Phụng vụ và Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng Cộng đoàn,/ để mọi người trong Cộng đoàn hăng say cộng tác xây dựng nước Chúa./
Lậy Mẹ Maria là Mẹ các Linh mục./ Xin cho các Linh mục hằng yêu mến Mẹ./ Xin Mẹ thương nâng đỡ các Linh mục đang yếu đuối. / Xin Mẹ yên ủi an các Linh mục đang sầu buồn./ Xin Mẹ khích lệ các Linh mục đang nản chí / để các ngài luôn hăng say chi toàn nghĩa vụ linh mục. Amen
Lậy Chúa Giêsu là Linh mục đời đời./ Chúa đã dùng các Đức Giám Mục mà thông ban bảy ơn Thánh Thần để thánh hóa các Linh mục./ Chúa là mẫu gương độc nhất và sáng tỏ cho hàng Linh mục noi theo./
Xin ghi khắc hình ảnh Chúa vào tâm hồn các Linh mục / để các ngài trở thành những Kitô-thứ-hai của Chúa./
Xin cho các Linh mục biết sống theo ánh sáng Đức tin / luôn tin tưởng vào quyền năng vô biên của Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh nào./
Xin cho các Linh mục biết sống nội tâm,/ siêng năng cầu nguyện, lấy Mình Máu Thánh Chúa và Tin Mừng làm lương thực hằng ngày./
Xin cho các Linh mục biết thật lòng mến Chúa và yêu người,/ biết hy sinh cuộc đời vì tha nhân,/ luôn nêu gương khiêm nhường, khó nghèo,/ hiền hòa và trong sạch,/ để mọi người nhận ra Chúa Giêsu nơi các Linh mục./
Xin cho các Linh mục biết cảm mến và vâng phục Vị Cha chung Giáo hội là Đức Giáo Hoàng,/
Xin cho các Linh mục biết thành tâm vâng phục/ và cộng tác với giám mục là đấng kế vị các Thánh Tông Đồ,/
Xin cho các Linh mục biết đoàn kết với anh em Linh mục trong việc mở mang nước Chúa./
Xin cho các Linh mục trở thành những chủ chăn nhiệt thành săn sóc đoàn chiên / biết tìm kiếm những con chiên thất lạc / biết săn sóc những con chiên bệnh hoạn / biết chữa lành những con chiên đau yếu / biết nuôi dưỡng đàn chiên trong đồng cỏ xanh tươi của Chúa./
Xin cho các Linh mục trở nên người cha chung đáng mến của mọi gia đình trong Cộng đoàn / biết hướng dẫn giáo dân trong tình phụ tử / biết lấy Phụng vụ và Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng Cộng đoàn,/ để mọi người trong Cộng đoàn hăng say cộng tác xây dựng nước Chúa./
Lậy Mẹ Maria là Mẹ các Linh mục./ Xin cho các Linh mục hằng yêu mến Mẹ./ Xin Mẹ thương nâng đỡ các Linh mục đang yếu đuối. / Xin Mẹ yên ủi an các Linh mục đang sầu buồn./ Xin Mẹ khích lệ các Linh mục đang nản chí / để các ngài luôn hăng say chi toàn nghĩa vụ linh mục. Amen
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:31 19/07/2009
CHIM CÚ KHÔNG GẶP VẬN MAY
Chim cú bay đến trên sân thượng của nhà người ta kêu “ố ồ”, làm cho con người vừa chửi, vừa lấy đá ném nó.
Chim cú mình đầy thương tích, buồn bã khóc tấm tức:
- “Chúa ạ, con thật là vật chẳng lành sao?”.
- “Đương nhiên là không phải, bé con.”- Đấng tạo hóa hiền hoà nói tiếp: “Nhưng nhân loại chỉ quen đem mình hạn chế trong quan niệm bất di bất dịch, đem yêu thích của mình để làm yêu thích, đem tiêu chuẩn của mình để làm tiêu chuẩn, ấn định cho thế giới nầy rất nhiều đẳng cấp…”
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Con cú mèo đối với con người có ích lắm chứ.
Nầy nhé, nó bắt mấy chú chuột phá hoại mùa màng.
Tôi còn suy ra thêm một đức tính của chim cú nữa, đó là hy sinh. Bạn đừng vội cười, ban ngày, khi bạn vui vẻ học hành, khi bạn đi làm việc kiếm tiền, khi bạn dung dăng dung dẻ dắt bồ đi phố xá coi xe coi cộ, mua sắm hàng hoá, thì con cú kiếm một hốc cây nào đó để nghỉ ngơi, chẳng màng đến chuyện phù vân của con người. Ban đêm, khi bạn đang ngon giấc với nhiều mộng đẹp, nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, thì chim cú lại đi làm công việc thanh trừng chuột là những kẻ phá hoại mùa màng của con người…
Ấy vậy mà con người lại ghét nó chứ, đúng là không công bằng, và con người quả có thành kiến rất đáng sợ.
Vì thành kiến với ai đó, cho nên thấy họ làm gì, hay dở chưa biết cứ chê đã, đôi lúc cái hay của họ rõ rõ ràng ràng như thế, mà vẫn cứ chê.
Thành kiến là căn bệnh bất trị của con người, chỉ có tinh thần bác ái của Đức Ki-tô mới xoá bỏ thành kiến trong chúng ta mà thôi.
N2T |
Chim cú bay đến trên sân thượng của nhà người ta kêu “ố ồ”, làm cho con người vừa chửi, vừa lấy đá ném nó.
Chim cú mình đầy thương tích, buồn bã khóc tấm tức:
- “Chúa ạ, con thật là vật chẳng lành sao?”.
- “Đương nhiên là không phải, bé con.”- Đấng tạo hóa hiền hoà nói tiếp: “Nhưng nhân loại chỉ quen đem mình hạn chế trong quan niệm bất di bất dịch, đem yêu thích của mình để làm yêu thích, đem tiêu chuẩn của mình để làm tiêu chuẩn, ấn định cho thế giới nầy rất nhiều đẳng cấp…”
(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)
Suy tư:
Con cú mèo đối với con người có ích lắm chứ.
Nầy nhé, nó bắt mấy chú chuột phá hoại mùa màng.
Tôi còn suy ra thêm một đức tính của chim cú nữa, đó là hy sinh. Bạn đừng vội cười, ban ngày, khi bạn vui vẻ học hành, khi bạn đi làm việc kiếm tiền, khi bạn dung dăng dung dẻ dắt bồ đi phố xá coi xe coi cộ, mua sắm hàng hoá, thì con cú kiếm một hốc cây nào đó để nghỉ ngơi, chẳng màng đến chuyện phù vân của con người. Ban đêm, khi bạn đang ngon giấc với nhiều mộng đẹp, nghỉ ngơi sau một ngày vất vả, thì chim cú lại đi làm công việc thanh trừng chuột là những kẻ phá hoại mùa màng của con người…
Ấy vậy mà con người lại ghét nó chứ, đúng là không công bằng, và con người quả có thành kiến rất đáng sợ.
Vì thành kiến với ai đó, cho nên thấy họ làm gì, hay dở chưa biết cứ chê đã, đôi lúc cái hay của họ rõ rõ ràng ràng như thế, mà vẫn cứ chê.
Thành kiến là căn bệnh bất trị của con người, chỉ có tinh thần bác ái của Đức Ki-tô mới xoá bỏ thành kiến trong chúng ta mà thôi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 19/07/2009
N2T |
5. Bình an là ở trong tay người lương thiện khiêm tốn.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:33 19/07/2009
N2T |
178. Hạnh phúc, nó tồn tại nơi người vui thích hưởng thụ lao động chân chính.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hãy tha thứ vì chúng không biết việc chúng làm...
Jos. Tú Nạc, NMS
14:59 19/07/2009
“Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
“Tôi có con trai duy nhất đã bị giết nhưng tôi đã tha thứ nên tôi sẽ thanh thản và tôi sẽ có sự bình an trên thiên đàng.”
Đây là những ngôn từ của hai người có quan hệ mật thiết với nhóm Umuvumu Tree Project ở Rwanda. Cả hai người dã có những thành viên gia đình bị giết trong lúc diệt chủng Rwanda. Bắt đầu vào tháng Tư năm 1994. Những phần tử quá khích thuộc sắc tộc Hutu đã ra sức giết tất cả những người Rwanda thuộc sắc tộc Tutsi. Sự giết chóc chỉ kéo dài một trăm ngày. Tuy vậy, thậm chí chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hơn tám trăm ngàn người đã bị giết.
Nhóm Umuvumu Tree Project và công việc của nó đã mang hòa bình giữa những tội phạm và nạn nhân của họ. Niềm mong mỏi của đề án này là điều mà mọi người ai nấy trên toàn cõi Rwanda sẽ nói lên những lời tha thứ, “Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu đối với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
Hầu như hai mươi phần trăm toàn dân số Rwanda bị giết trong trận diệt chủng. Mọi người Rwanda đã biết những người bị sát hại. Nhiều người đã mất cả gia đình và cộng đồng. Hận thù và bi thảm cùng cực đã trở nên một phần trong cuộc sống đời thường. Và khi bạo lực chấm dứt, đất nước vẫn còn những phân chia.
Sau nạn diệt chủng, những nhà tù đã đầy ắp những tội nhân. Nhà tù đã phải chứa gấp mười lần số người qui định. Những tòa án pháp luật cũng chất đầy những hồ sơ thưa kiện. Chính quyền đã phấn đấu để mang lại công bằng cho tất cả nạn nhân. Họ cũng phấn đấu bằng cách nào để cải tạo những tội phạm.
Cuối cùng chính phủ đã nhận ra rằng sẽ phải mất đến hàng trăm năm để nghe khiếu kiện tù nhân qua hệ thống tóa án thẩm quyền. Họ đã quyết định phóng thích hàng ngàn tù nhân bị cáo buộc với những tội danh nhẹ hơn. Nhưng những tù nhân này không được đi lại tự do. Thay vì, những trường hợp của họ được thông qua những tóa án dựa trên căn bản cộng đồng truyền thống. Trong những phiên tòa truyền thống này, những nhà lãnh đạo cộng đồng được ủy thác đã quyết định nếu một tù nhân bị vào tù, đã hoàn thành những nghĩa vụ cộng đồng hoặc sẽ được trả tự do. Qui trình mới này đã giúp sự gia tăng con số xét xử. Điều này thuận lợi. tuy nhiên, tiến trình này gia tăng đáng kể số tội phạm diệt chủng được phóng thích. Những tù nhân được phóng thích này đã phục dịch nhiều năm trong tù rồi. Bây giờ họ phải sống trong số những nạn nhân cuả họ.
Việc phóng thích những tù nhân này gặp khó đối với nhiều người Rwanda. Làm thế nào để những can phạm này và những nạn nhân của họ lại cùng chung sống với nhau? Đây là câu hỏi mà nhóm Umuvumu mong có câu trả lời.
Đức Giám Mục John Rucyahana là người lãnh đạo Hmuvumu Tree Project. Ngài đã giúp đỡ những phạm nhân diệt chủng và những nạn nhân gặp nhau. Ngài muốn họ cùng nhau tìm kiếm hòa bình. Tiến trình hòa bình này không chỉ là một ý tưởng mà ĐGM John phải giúp người khác. Nó cũng là một quá trình mà chính ngài cũng đã phải trải qua.
Khi nạn diệt chủng xảy ra ở Rwanda, ĐGM John đã phải rời khỏi quê hương. Khi ngài trở về, được biết cháu gái của ngài cũng đã bị thảm sát. Ngài cũng đã được biết những kẻ sát nhân đã làm những điều kinh tởm đối với cháu của ngài trước khi giết – thẻo da hai cánh tay và chúng dùng bạo lực hãm hiếp.
Những sự việc về cái chết của cháu ngài thật khũng khiếp. ĐGM John cảm thấy vô cùng căm phẫn những kẻ sát nhân. Thoạt tiên, ngài muốn chúng phải chịu khổ hình và xét xử. tuy nhiên, ngài nhận thấy rằng bởi ngài là một Linh mục Thiên Chúa giáo, ngài không thể đi đến việc giết họ. Ngài biết điều đó là không hợp lẽ.
Nên thay vào đó, ĐGM John đã nhìn về Kinh Thánh Ki-tô giáo cho những câu trả lời. Ngài đã tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện về cái chết của Chúa Giê-su. Kinh thánh nói rằng Chúa Giê-su đã bị treo trên thập giá gỗ để chịu chết. ĐGM John đã chia sẻ và hiệp thông những điều mà ngài đã suy gẫm từ câu chuyện này,
“Bạn biết đấy, Khi Chúa Giê-su Ki-tô đang bị treo trên thập giá, khi những chiếc dinh vẫn còn đang xuyên qua tay và chân Người, và Người không được mặc manh quần hay tấm áo ngoài chiếc khố, và Người đã lớn tiến nói thẳng trước những người lãnh đạo tôn giáo quá khích đang đứng dưới chân thập giá, Người không chờ đợi cơn đau đớn đi qua. Người đã thét to tới Đức Chúa Cha, ‘Tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.’ Sự kiện mà Chúa Giê-su cất tiếng gọi trong khi đau đớn là lời hướng dẫn và dạy bảo chúng ta hãy tha thứ.”
ĐGM John biết rằng ngài không thể đợi đến lúc sự đau đớn qua đi. Nên ngay cả trong nõi đau của ngài, ngài đã tha thứ cho những kẻ giết cháu ngài. Giờ đây, ĐGM John cổ vũ mọi người Rwanda hãy thực hiện y như thế.
Tiến trình này không phải là dễ. Nó phải kéo dài và gồm nhiều bước. Nhưng đây là mẫu mực của Umuvumu Tree Project. Đề án này đã đem lại cả hai phạm nhân và nạn nhân ngồi lại với nhau để luận bàn những điều mà Kinh Thánh Thiên Chúa giáo đã nói về sáu ý quan trọng.
Thứ nhất người ta phải chấp nhận rằng mọi người nam hoặc nữ phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Thứ hai là phải xưng tội. Người ta phải thú nhận mọi hành động sai trái. Thứ ba người ta phải ăn năn, hối cải. Đó là, người ta phải thực lo buồn, sự sám hối về bất cứ điều gì tội lỗi xấu xa mà người ta đã gây ra và phải ngưng hành động chúng.
Ý thứ tư là những nhóm bàn luận là những nạn nhân hãy tha thứ những người gieo nỗi đau đớn cho mình. Kế tiếp họ nói về việc đưa ra những cải thiện – cố gắng tìm ra những phương thức cho những can phạm trả nợ cho những nạn nhân của họ. Vấn đề cuối cùng họ thảo luận về sự hòa giải. Sự hòa giải là mục đích cuối cùng của nhóm Umuvumu Tree Project. Điều đó muốn nói rằng cả hai phạm nhân và nạn nhân sẽ hiểu biết để tìm cách thuận thảo với nhau.
Sự hòa giải yêu cầu một con người thay đổi tư duy và cảm xúc của mình. Một phụ nữ có tên là Jeannette đã mất bảy thành viên gia đình trong nạn diệt chủng. Mới đây, bà đã tham gia vào nhóm Umuvumu Tree Project. Một nhà văn của tạp chí Newsweek đã nói chuyện với bà trong một đề án Những Ngôi Làng Hòa Giải gần Kigali. Nhà văn này đã hỏi bà, “Bà có cảm nghĩ như thế nào khi bà đứng cạnh người hàng xóm của bà đẵ thừa nhận giết phụ nữ và trẻ em?” Jeannette nói,
“Lúc đầu, điều này rất khó, nhưng bây giờ tôi tha thứ cho người ta.”
Mười lăm năm sau tội diệt chủng Rwanda, nhân dân Rwanda vẫn hàn gắn những vết thương từ bạo lực. Và những nhóm tương tự nhóm Umuvumu Tree Project đang giúp đỡ những cá nhân và cộng đồng bỏ qua căm hờn của tội diệt chủng.
ĐGM John tin rằng sự hòa giải là hy vọng duy nhất cho tương lai Rwanda. Ngài đã nói với một nhóm được gọi là “Tôn Giáo và Đạo Đức” (Religion and Ethics) về tiến trình này,
“Các bạn cần mang cả hai đảng lại cùng nhau, cho họ thời gian, công bố với họ, cầu nguyện với họ, nói chuyện với họ trong lúc các bạn đem đến cho họ mức độ nhận thức rằng chúng ta sẽ … lại cùng nhau chung sống … Sự hòa giải không phải là công việc của một sớm, một chiều. Chúng ta phải cho nó thời gian … Chúng ta phải nắm giữ tiến trình này cho đến khi công việc được hoàn tất. Thậm chí chúng ta có thể chết trong lúc thực hiện. Nhưng chúng ta phải tiếp tục thực hiện nó bằng bất cứ cách nào.”
(Nguồn: “The Umuvumu Tree Project” – Mardegan, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
“Tôi có con trai duy nhất đã bị giết nhưng tôi đã tha thứ nên tôi sẽ thanh thản và tôi sẽ có sự bình an trên thiên đàng.”
Đây là những ngôn từ của hai người có quan hệ mật thiết với nhóm Umuvumu Tree Project ở Rwanda. Cả hai người dã có những thành viên gia đình bị giết trong lúc diệt chủng Rwanda. Bắt đầu vào tháng Tư năm 1994. Những phần tử quá khích thuộc sắc tộc Hutu đã ra sức giết tất cả những người Rwanda thuộc sắc tộc Tutsi. Sự giết chóc chỉ kéo dài một trăm ngày. Tuy vậy, thậm chí chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hơn tám trăm ngàn người đã bị giết.
Nhóm Umuvumu Tree Project và công việc của nó đã mang hòa bình giữa những tội phạm và nạn nhân của họ. Niềm mong mỏi của đề án này là điều mà mọi người ai nấy trên toàn cõi Rwanda sẽ nói lên những lời tha thứ, “Các người đã giết vợ tôi và con tôi. Nhưng tôi sẽ không đối xử xấu đối với các người. Tôi sẽ tha thứ các người.”
Hầu như hai mươi phần trăm toàn dân số Rwanda bị giết trong trận diệt chủng. Mọi người Rwanda đã biết những người bị sát hại. Nhiều người đã mất cả gia đình và cộng đồng. Hận thù và bi thảm cùng cực đã trở nên một phần trong cuộc sống đời thường. Và khi bạo lực chấm dứt, đất nước vẫn còn những phân chia.
Sau nạn diệt chủng, những nhà tù đã đầy ắp những tội nhân. Nhà tù đã phải chứa gấp mười lần số người qui định. Những tòa án pháp luật cũng chất đầy những hồ sơ thưa kiện. Chính quyền đã phấn đấu để mang lại công bằng cho tất cả nạn nhân. Họ cũng phấn đấu bằng cách nào để cải tạo những tội phạm.
Cuối cùng chính phủ đã nhận ra rằng sẽ phải mất đến hàng trăm năm để nghe khiếu kiện tù nhân qua hệ thống tóa án thẩm quyền. Họ đã quyết định phóng thích hàng ngàn tù nhân bị cáo buộc với những tội danh nhẹ hơn. Nhưng những tù nhân này không được đi lại tự do. Thay vì, những trường hợp của họ được thông qua những tóa án dựa trên căn bản cộng đồng truyền thống. Trong những phiên tòa truyền thống này, những nhà lãnh đạo cộng đồng được ủy thác đã quyết định nếu một tù nhân bị vào tù, đã hoàn thành những nghĩa vụ cộng đồng hoặc sẽ được trả tự do. Qui trình mới này đã giúp sự gia tăng con số xét xử. Điều này thuận lợi. tuy nhiên, tiến trình này gia tăng đáng kể số tội phạm diệt chủng được phóng thích. Những tù nhân được phóng thích này đã phục dịch nhiều năm trong tù rồi. Bây giờ họ phải sống trong số những nạn nhân cuả họ.
Việc phóng thích những tù nhân này gặp khó đối với nhiều người Rwanda. Làm thế nào để những can phạm này và những nạn nhân của họ lại cùng chung sống với nhau? Đây là câu hỏi mà nhóm Umuvumu mong có câu trả lời.
Đức Giám Mục John Rucyahana là người lãnh đạo Hmuvumu Tree Project. Ngài đã giúp đỡ những phạm nhân diệt chủng và những nạn nhân gặp nhau. Ngài muốn họ cùng nhau tìm kiếm hòa bình. Tiến trình hòa bình này không chỉ là một ý tưởng mà ĐGM John phải giúp người khác. Nó cũng là một quá trình mà chính ngài cũng đã phải trải qua.
Khi nạn diệt chủng xảy ra ở Rwanda, ĐGM John đã phải rời khỏi quê hương. Khi ngài trở về, được biết cháu gái của ngài cũng đã bị thảm sát. Ngài cũng đã được biết những kẻ sát nhân đã làm những điều kinh tởm đối với cháu của ngài trước khi giết – thẻo da hai cánh tay và chúng dùng bạo lực hãm hiếp.
Những sự việc về cái chết của cháu ngài thật khũng khiếp. ĐGM John cảm thấy vô cùng căm phẫn những kẻ sát nhân. Thoạt tiên, ngài muốn chúng phải chịu khổ hình và xét xử. tuy nhiên, ngài nhận thấy rằng bởi ngài là một Linh mục Thiên Chúa giáo, ngài không thể đi đến việc giết họ. Ngài biết điều đó là không hợp lẽ.
Nên thay vào đó, ĐGM John đã nhìn về Kinh Thánh Ki-tô giáo cho những câu trả lời. Ngài đã tìm thấy câu trả lời trong câu chuyện về cái chết của Chúa Giê-su. Kinh thánh nói rằng Chúa Giê-su đã bị treo trên thập giá gỗ để chịu chết. ĐGM John đã chia sẻ và hiệp thông những điều mà ngài đã suy gẫm từ câu chuyện này,
“Bạn biết đấy, Khi Chúa Giê-su Ki-tô đang bị treo trên thập giá, khi những chiếc dinh vẫn còn đang xuyên qua tay và chân Người, và Người không được mặc manh quần hay tấm áo ngoài chiếc khố, và Người đã lớn tiến nói thẳng trước những người lãnh đạo tôn giáo quá khích đang đứng dưới chân thập giá, Người không chờ đợi cơn đau đớn đi qua. Người đã thét to tới Đức Chúa Cha, ‘Tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.’ Sự kiện mà Chúa Giê-su cất tiếng gọi trong khi đau đớn là lời hướng dẫn và dạy bảo chúng ta hãy tha thứ.”
ĐGM John biết rằng ngài không thể đợi đến lúc sự đau đớn qua đi. Nên ngay cả trong nõi đau của ngài, ngài đã tha thứ cho những kẻ giết cháu ngài. Giờ đây, ĐGM John cổ vũ mọi người Rwanda hãy thực hiện y như thế.
Tiến trình này không phải là dễ. Nó phải kéo dài và gồm nhiều bước. Nhưng đây là mẫu mực của Umuvumu Tree Project. Đề án này đã đem lại cả hai phạm nhân và nạn nhân ngồi lại với nhau để luận bàn những điều mà Kinh Thánh Thiên Chúa giáo đã nói về sáu ý quan trọng.
Thứ nhất người ta phải chấp nhận rằng mọi người nam hoặc nữ phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình. Thứ hai là phải xưng tội. Người ta phải thú nhận mọi hành động sai trái. Thứ ba người ta phải ăn năn, hối cải. Đó là, người ta phải thực lo buồn, sự sám hối về bất cứ điều gì tội lỗi xấu xa mà người ta đã gây ra và phải ngưng hành động chúng.
Ý thứ tư là những nhóm bàn luận là những nạn nhân hãy tha thứ những người gieo nỗi đau đớn cho mình. Kế tiếp họ nói về việc đưa ra những cải thiện – cố gắng tìm ra những phương thức cho những can phạm trả nợ cho những nạn nhân của họ. Vấn đề cuối cùng họ thảo luận về sự hòa giải. Sự hòa giải là mục đích cuối cùng của nhóm Umuvumu Tree Project. Điều đó muốn nói rằng cả hai phạm nhân và nạn nhân sẽ hiểu biết để tìm cách thuận thảo với nhau.
Sự hòa giải yêu cầu một con người thay đổi tư duy và cảm xúc của mình. Một phụ nữ có tên là Jeannette đã mất bảy thành viên gia đình trong nạn diệt chủng. Mới đây, bà đã tham gia vào nhóm Umuvumu Tree Project. Một nhà văn của tạp chí Newsweek đã nói chuyện với bà trong một đề án Những Ngôi Làng Hòa Giải gần Kigali. Nhà văn này đã hỏi bà, “Bà có cảm nghĩ như thế nào khi bà đứng cạnh người hàng xóm của bà đẵ thừa nhận giết phụ nữ và trẻ em?” Jeannette nói,
“Lúc đầu, điều này rất khó, nhưng bây giờ tôi tha thứ cho người ta.”
Mười lăm năm sau tội diệt chủng Rwanda, nhân dân Rwanda vẫn hàn gắn những vết thương từ bạo lực. Và những nhóm tương tự nhóm Umuvumu Tree Project đang giúp đỡ những cá nhân và cộng đồng bỏ qua căm hờn của tội diệt chủng.
ĐGM John tin rằng sự hòa giải là hy vọng duy nhất cho tương lai Rwanda. Ngài đã nói với một nhóm được gọi là “Tôn Giáo và Đạo Đức” (Religion and Ethics) về tiến trình này,
“Các bạn cần mang cả hai đảng lại cùng nhau, cho họ thời gian, công bố với họ, cầu nguyện với họ, nói chuyện với họ trong lúc các bạn đem đến cho họ mức độ nhận thức rằng chúng ta sẽ … lại cùng nhau chung sống … Sự hòa giải không phải là công việc của một sớm, một chiều. Chúng ta phải cho nó thời gian … Chúng ta phải nắm giữ tiến trình này cho đến khi công việc được hoàn tất. Thậm chí chúng ta có thể chết trong lúc thực hiện. Nhưng chúng ta phải tiếp tục thực hiện nó bằng bất cứ cách nào.”
(Nguồn: “The Umuvumu Tree Project” – Mardegan, Dịch: Jos. Tú Nạc, NMS)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Giáo Hội Việt Nam thăm các giám mục Pháp
Vũ Bình
14:56 19/07/2009
WHĐ (1.07.2009) – Sau khi thực hiện chuyến viếng thăm ad limina từ ngày 21-06-2009 đến 03-07-2009, một phái đoàn của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đà Lạt, chủ tịch HĐGMVN dẫn đầu, đã đến thăm HĐGM Pháp hôm thứ Năm, 16-07 vừa qua.
Đón tiếp phái đoàn là cha Bernard Podvin, người phát ngôn của HĐGM Pháp; cha Gildas Kerhuel, tổng thư kí Vụ Truyền giáo và Bertrand Jegouzo, thường trực Vụ Truyền giáo.
Nhân dịp này, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN đã trả lời phỏng vấn của website HĐGM Pháp như sau:
Đức cha rút ra điều gì từ chuyến viếng thăm Roma?
Chuyến viếng thăm ad limina của chúng tôi là dịp để thảo luận và tường trình về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tòa thánh Vatican rất quan tâm đến hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội và của các Đại Chủng viện. Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận và 32 giám mục, trong số đó 29 vị đã đến Roma trong dịp này. Cộng đồng công giáo có 6,5 triệu tín hữu với 3.000 linh mục và 12.000 nữ tu trong tổng số dân 83 triệu.
Những khó khăn Giáo Hội của Đức cha phải đối mặt là gì?
Sau năm 1975, các tôn giáo đều bị mất đất đai và tài sản, cũng như các tổ chức điều hành các trường học, bệnh viện hay bệnh xá. Tất cả tài sản này đều bị Nhà nước – độc quyền về giáo dục và y tế – thu hồi. Tài sản bị tịch thu đã không được dùng vào công ích nhưng cho các cá nhân. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam đã nhận thức được điều này và có lẽ trong tương lai tình hình sẽ được cải thiện.
Tình hình các Đại chủng viện cũng thế. Trước 1975, các giáo phận đều có chủng viện riêng, nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1975. Đến năm 1987 mới được mở lại hai Đại Chủng viện: một ở Hà Nội cho các giáo phận miền Bắc và một ở Sài Gòn cho các giáo phận miền Nam. Chỉ tiêu cho mỗi giáo phận là từ 5 đến 7 chủng sinh cho một chu kỳ học 6 năm. Chỉ tiêu này do Nhà nước ấn định. Niên khóa 2009-2010 mỗi chủng viện được ấn định chỉ tiêu riêng của mình. Hiện nay chúng tôi có 7 chủng viện. Nhưng khó khăn vẫn còn đó, vì chính quyền cộng sản là vô thần, và chúng tôi không được tham gia vào lãnh vực truyền thông vốn do Nhà nước kiểm soát.
Hoạt động đối ngoại cũng có những khó khăn. Chúng tôi không được làm việc trong lãnh vực giáo dục và y tế. Caritas mới được Nhà nước công nhận hồi năm ngoái. Kể từ nay 13 giáo phận có một văn phòng Caritas. Từ năm 1975 các nữ tu có thể chăm sóc bệnh nhân ở miền Nam. Nhà do các nữ tu quản lý, nhưng họ không được điều hành. Họ có thể ở lại đó để dạy học. Có một cuốn phim về đề tài này do đạo diễn Trần Văn Thủy thực hiện, phim Chuyện tử tế.
Còn những cải thiện?
Chuyến viếng thăm của Hồng y Roger Etchegaray năm 1989 đã khơi mào một kỉ nguyên mới cho các liên hệ với chính quyền Việt Nam. Sau chuyến viếng thăm này, đã có 19 chuyến viếng thăm chính thức của Vatican, một dấu hiệu cởi mở, mặc dù rất chậm. Từ khi đổi mới năm 1993, Giáo Hội đã có thể gửi các linh mục đi học ở nước ngoài, nhất là ở Paris. Bảy người trong số đó đã là giám mục.
Mới đây chúng tôi cũng được quyền phong chức linh mục và bổ nhiệm giám mục. Trước đó bắt buộc phải xin phép chính quyền.
Nhiều chủng sinh đã đến học tại Pháp. Đức cha mong đợi gì ở họ?
Các chủng sinh ở Pháp về có tinh thần cởi mở và dấn thân hoàn toàn cho sứ vụ. Việc đào tạo các chủng sinh tại Pháp khó hơn tại các quốc gia khác. Vì thế chúng tôi phải chuẩn bị kĩ lưỡng các chủng sinh trước khi gửi họ sang Pháp. Tiếng Pháp cũng khó hơn tiếng Anh và chương trình giảng dạy cũng đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn.
Đâu là vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội Việt Nam?
Các giáo dân luôn có vị trí quan trọng trong Giáo Hội do sự kiện có ít linh mục vì bị bách hại. Tại miền Bắc, nhiều tín hữu, linh mục và giám mục đã di cư vào năm 1954. Các giáo dân đã giữ vai trò quan trọng làm cho Giáo Hội sống động. Chúng tôi có 53.000 giáo lý viên tình nguyện. Các ca đoàn cũng rất nhiều và rất sinh động. Đó là hai sức mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Quan hệ giữa Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp như thế nào?
Cuộc viếng thăm đầu tiên của các giám mục Pháp là của Đức cha Duval năm 1996, một cuộc viếng thăm rất cảm động. Lần viếng thăm sau cùng cách đây 2 năm với Đức Hồng y Ricard, Đức cha Aubertin và Đức Ông Lalanne.
Chúng tôi dự định mời các giám mục Pháp vào năm 2010, khi chúng tôi mừng 50 năm thành lập Hàng giáo phẩm Việt nam và 350 năm thiết lập giáo phận Tông tòa đầu tiên do Hội Thừa sai Paris phụ trách. Chúng tôi mong muốn mời Đức Hồng y Etchegaray vào dịp khai mạc các ngày lễ này, cũng như Đức Hồng y Vingt-Trois và cha Bề trên Hội Thừa sai Paris.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=566&CateID=63)
Đón tiếp phái đoàn là cha Bernard Podvin, người phát ngôn của HĐGM Pháp; cha Gildas Kerhuel, tổng thư kí Vụ Truyền giáo và Bertrand Jegouzo, thường trực Vụ Truyền giáo.
Nhân dịp này, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN đã trả lời phỏng vấn của website HĐGM Pháp như sau:
Đức cha rút ra điều gì từ chuyến viếng thăm Roma?
Chuyến viếng thăm ad limina của chúng tôi là dịp để thảo luận và tường trình về tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tòa thánh Vatican rất quan tâm đến hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng tôi đã đề cập đến vấn đề trả lại tài sản của Giáo Hội và của các Đại Chủng viện. Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận và 32 giám mục, trong số đó 29 vị đã đến Roma trong dịp này. Cộng đồng công giáo có 6,5 triệu tín hữu với 3.000 linh mục và 12.000 nữ tu trong tổng số dân 83 triệu.
Những khó khăn Giáo Hội của Đức cha phải đối mặt là gì?
Sau năm 1975, các tôn giáo đều bị mất đất đai và tài sản, cũng như các tổ chức điều hành các trường học, bệnh viện hay bệnh xá. Tất cả tài sản này đều bị Nhà nước – độc quyền về giáo dục và y tế – thu hồi. Tài sản bị tịch thu đã không được dùng vào công ích nhưng cho các cá nhân. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam đã nhận thức được điều này và có lẽ trong tương lai tình hình sẽ được cải thiện.
Tình hình các Đại chủng viện cũng thế. Trước 1975, các giáo phận đều có chủng viện riêng, nhưng đã bị đóng cửa vào năm 1975. Đến năm 1987 mới được mở lại hai Đại Chủng viện: một ở Hà Nội cho các giáo phận miền Bắc và một ở Sài Gòn cho các giáo phận miền Nam. Chỉ tiêu cho mỗi giáo phận là từ 5 đến 7 chủng sinh cho một chu kỳ học 6 năm. Chỉ tiêu này do Nhà nước ấn định. Niên khóa 2009-2010 mỗi chủng viện được ấn định chỉ tiêu riêng của mình. Hiện nay chúng tôi có 7 chủng viện. Nhưng khó khăn vẫn còn đó, vì chính quyền cộng sản là vô thần, và chúng tôi không được tham gia vào lãnh vực truyền thông vốn do Nhà nước kiểm soát.
Hoạt động đối ngoại cũng có những khó khăn. Chúng tôi không được làm việc trong lãnh vực giáo dục và y tế. Caritas mới được Nhà nước công nhận hồi năm ngoái. Kể từ nay 13 giáo phận có một văn phòng Caritas. Từ năm 1975 các nữ tu có thể chăm sóc bệnh nhân ở miền Nam. Nhà do các nữ tu quản lý, nhưng họ không được điều hành. Họ có thể ở lại đó để dạy học. Có một cuốn phim về đề tài này do đạo diễn Trần Văn Thủy thực hiện, phim Chuyện tử tế.
Còn những cải thiện?
Chuyến viếng thăm của Hồng y Roger Etchegaray năm 1989 đã khơi mào một kỉ nguyên mới cho các liên hệ với chính quyền Việt Nam. Sau chuyến viếng thăm này, đã có 19 chuyến viếng thăm chính thức của Vatican, một dấu hiệu cởi mở, mặc dù rất chậm. Từ khi đổi mới năm 1993, Giáo Hội đã có thể gửi các linh mục đi học ở nước ngoài, nhất là ở Paris. Bảy người trong số đó đã là giám mục.
Mới đây chúng tôi cũng được quyền phong chức linh mục và bổ nhiệm giám mục. Trước đó bắt buộc phải xin phép chính quyền.
Nhiều chủng sinh đã đến học tại Pháp. Đức cha mong đợi gì ở họ?
Các chủng sinh ở Pháp về có tinh thần cởi mở và dấn thân hoàn toàn cho sứ vụ. Việc đào tạo các chủng sinh tại Pháp khó hơn tại các quốc gia khác. Vì thế chúng tôi phải chuẩn bị kĩ lưỡng các chủng sinh trước khi gửi họ sang Pháp. Tiếng Pháp cũng khó hơn tiếng Anh và chương trình giảng dạy cũng đòi hỏi trình độ học vấn cao hơn.
Đâu là vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội Việt Nam?
Các giáo dân luôn có vị trí quan trọng trong Giáo Hội do sự kiện có ít linh mục vì bị bách hại. Tại miền Bắc, nhiều tín hữu, linh mục và giám mục đã di cư vào năm 1954. Các giáo dân đã giữ vai trò quan trọng làm cho Giáo Hội sống động. Chúng tôi có 53.000 giáo lý viên tình nguyện. Các ca đoàn cũng rất nhiều và rất sinh động. Đó là hai sức mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Quan hệ giữa Giáo Hội Việt Nam với Giáo Hội Pháp như thế nào?
Cuộc viếng thăm đầu tiên của các giám mục Pháp là của Đức cha Duval năm 1996, một cuộc viếng thăm rất cảm động. Lần viếng thăm sau cùng cách đây 2 năm với Đức Hồng y Ricard, Đức cha Aubertin và Đức Ông Lalanne.
Chúng tôi dự định mời các giám mục Pháp vào năm 2010, khi chúng tôi mừng 50 năm thành lập Hàng giáo phẩm Việt nam và 350 năm thiết lập giáo phận Tông tòa đầu tiên do Hội Thừa sai Paris phụ trách. Chúng tôi mong muốn mời Đức Hồng y Etchegaray vào dịp khai mạc các ngày lễ này, cũng như Đức Hồng y Vingt-Trois và cha Bề trên Hội Thừa sai Paris.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=566&CateID=63)
400 Giáo lý viên hạt Hố Nai sinh hoạt Trại chủ đề ''Dấn thân phục vụ''
Giuse Khổng Hữu Nguồn
15:36 19/07/2009
HỐ NAI - Đến hẹn lại lên, năm nay hơn 400 anh chị giáo lý viên của 14 xứ trong hạt Hố Nai tổ chức hai ngày trại, khai mạc từ trưa ngày thứ Bẩy 18.7 và kết thúc lúc 17 giờ Chúa nhật 19.7.2009, với chủ đề: “DẤN THÂN PHỤC VỤ NĂM 2009”. Đặc biệt năm nay sinh hoạt trại được tổ chức trong một khuôn viên rộng hai mẫu tây cây xanh bóng mát, cách nhà thờ xứ Lộc Lâm theo hướng Đông Nam vào khoảng chừng một cây số.
Xem hình ảnh Trại(Photo: Vicente Nguyễn Thành Công)
Đúng 14 giờ, các giáo lý viên đã tập hợp đông đủ đón chào cha Đaminh Trần Xuân Thảo – quản hạt Hố Nai, cha đặc trách Giáo Lý Viên Hạt Phanxico Nguyễn Xuân Huy, quý Cha, quý Ban Hành Giáo.
Sau nghi thức chào cờ đoàn, anh Toma Lưu Đức Thuần – Phó Ban Điều Hành Trại tuyên bố lý do: “Kính thưa Cha Quản Hạt, Kính thưa Cha Đặc Trách, Kính thưa quý Cha, quý Ban hành giáo, quý anh chị Trưởng cùng toàn thể giáo lý viên.
Ở đời ai cũng phải học, tuổi nào cũng học, ở đâu cũng phải học, ở đời phải học, trong đạo cũng học, giáo lý viên chúng ta còn phải luôn học mãi, học với Thầy Chí Thánh Giêsu “Học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng “, học để biết Thầy, học để yêu Thầy, học để sống với Thầy và học để hướng dẫn các em về với Thầy, Đó là lý do tại sao hôm nay đại diện cho giáo lý viên 14 xứ trong giáo hạt Hố Nai về đây họp mặt 410 trại sinh để cùng nhau học hỏi giao lưu, cùng nhau tìm hiểu về giáo lý trau dồi chuyên môn.
Đây là một dịp hiếm có với sự nỗ lực của Ban Điều Hành giáo lý viên Hạt, của Cha Quản Hạt, Cha Đặc Trách và của tất cả các Cha, Cha xứ, Cha phó trong giáo Hạt.
Chúng ta hãy tận dụng những ngày trại học tập quý giá này để đạt những bài bổ ích riêng cho mình cũng như cho việc giáo dục của chúng ta”.
Trong dịp này Cha quản Hạt rất vui và dành cho anh chị em giáo lý viên những lời huấn dụ: “Kính thưa Cha Đặc Trách, Ban Điều Hành của Trại và tất cả các em giáo lý viên thân mến.
Thay mặt cho tất cả các Cha có mặt ở đây cũng như không có mặt ở đây, lời đầu tiên Cha gởi đến các con lời chào thân thiết và lời chúc bình an trong Chúa Kitô ( các em vỗ tay vang dội ).
Các giáo lý viên thân mến ! tuổi trẻ là mối ưu tư của toàn thể giáo hội nói chung và cách riêng là đối với giáo hạt Hố Nai, giáo hạt Hố Nai nằm trong một vùng mà trong đó chúng ta thấy bị ảnh hưởng rất nhiều của những tệ nạn xã hội, một đàng khác khi chúng ta lại ở trong cái môi trường mà nửa quê nửa tỉnh, đó là những điều chúng ta có thể nhận được những mặt tiêu cực cũng như những mặt tích cực.
Điều này đòi hỏi những người có trách nhiệm phải quan tâm hơn nữa tới cuộc sống của người trẻ ở trong Hạt, các Cha đã dành rất nhiều công sức để cầu nguyện, để hướng dẫn, để giáo dục và nâng đỡ, hy vọng rằng những người trẻ của giáo hạt Hố Nai trong tương lai sẽ làm tốt hơn, và có đủ nghị lực để chống chọi với những phong ba bão táp của cuộc sống, vật chất hiện tại đang rình rập trở thành một áp lực rất to lớn cho những người trẻ.
Những người trẻ của Hố Nai đã nhận được những điều rất tích cực của xã hội, của cuộc sống như học hành, những điều kiện vật chất cũng như những điều khác; Nhưng đồng thời cũng sẽ đón nhận một sự thật đó là những mặt tiêu cực của cuộc sống vật chất sẽ tác động nơi đời sống đức tin cho tất cả chúng ta.
Như thế, là những mục tử, các Cha rất là lo lắng và quan tâm, mỗi xứ đạo đều dành những gì tốt nhất để có thể, thể hiện sự quan tâm này, như tất cả chúng con đã thấy, xứ nào cũng vậy, có những ngôi nhà giáo lý đồ sộ, có những môi trường để cho tuổi trẻ có thể phát huy được những khả năng của mình, từ những khuyến khích đó nên có được những tấm gương tốt lành, nhiều người trẻ đã đạt được nhiều điều tốt, có nhiều người trẻ đã thực sự thành đạt kể cả tinh thần lẫn vật chất.
Hôm nay các Cha thật là cảm động thấy các em tề tịu về đây đông đảo như thế này, để học hỏi giao lưu bổ khuyết cho nhau, giúp nhau cùng thăng tiến đời sống đức tin, nhân cách con người.
Thay mặt cho các Cha, Cha biếu dương sự hiện diện của các bạn trẻ, Cha cầu chúc cho hai ngày trại của chúng ta thành công mỹ mãn.
Cha quản Hạt vừa tuyên bố khai mạc trại xong, hơn bốn trăm trại sinh đồng thanh hát rất hay bài ca chủ đề và băng reo, anh chị em giáo lý viên hạt Hố Nai đã thực hiện tốt chương trình hai ngày trại.
Xem hình ảnh Trại(Photo: Vicente Nguyễn Thành Công)
Đúng 14 giờ, các giáo lý viên đã tập hợp đông đủ đón chào cha Đaminh Trần Xuân Thảo – quản hạt Hố Nai, cha đặc trách Giáo Lý Viên Hạt Phanxico Nguyễn Xuân Huy, quý Cha, quý Ban Hành Giáo.
Sau nghi thức chào cờ đoàn, anh Toma Lưu Đức Thuần – Phó Ban Điều Hành Trại tuyên bố lý do: “Kính thưa Cha Quản Hạt, Kính thưa Cha Đặc Trách, Kính thưa quý Cha, quý Ban hành giáo, quý anh chị Trưởng cùng toàn thể giáo lý viên.
Ở đời ai cũng phải học, tuổi nào cũng học, ở đâu cũng phải học, ở đời phải học, trong đạo cũng học, giáo lý viên chúng ta còn phải luôn học mãi, học với Thầy Chí Thánh Giêsu “Học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng “, học để biết Thầy, học để yêu Thầy, học để sống với Thầy và học để hướng dẫn các em về với Thầy, Đó là lý do tại sao hôm nay đại diện cho giáo lý viên 14 xứ trong giáo hạt Hố Nai về đây họp mặt 410 trại sinh để cùng nhau học hỏi giao lưu, cùng nhau tìm hiểu về giáo lý trau dồi chuyên môn.
Đây là một dịp hiếm có với sự nỗ lực của Ban Điều Hành giáo lý viên Hạt, của Cha Quản Hạt, Cha Đặc Trách và của tất cả các Cha, Cha xứ, Cha phó trong giáo Hạt.
Chúng ta hãy tận dụng những ngày trại học tập quý giá này để đạt những bài bổ ích riêng cho mình cũng như cho việc giáo dục của chúng ta”.
Trong dịp này Cha quản Hạt rất vui và dành cho anh chị em giáo lý viên những lời huấn dụ: “Kính thưa Cha Đặc Trách, Ban Điều Hành của Trại và tất cả các em giáo lý viên thân mến.
Thay mặt cho tất cả các Cha có mặt ở đây cũng như không có mặt ở đây, lời đầu tiên Cha gởi đến các con lời chào thân thiết và lời chúc bình an trong Chúa Kitô ( các em vỗ tay vang dội ).
Các giáo lý viên thân mến ! tuổi trẻ là mối ưu tư của toàn thể giáo hội nói chung và cách riêng là đối với giáo hạt Hố Nai, giáo hạt Hố Nai nằm trong một vùng mà trong đó chúng ta thấy bị ảnh hưởng rất nhiều của những tệ nạn xã hội, một đàng khác khi chúng ta lại ở trong cái môi trường mà nửa quê nửa tỉnh, đó là những điều chúng ta có thể nhận được những mặt tiêu cực cũng như những mặt tích cực.
Điều này đòi hỏi những người có trách nhiệm phải quan tâm hơn nữa tới cuộc sống của người trẻ ở trong Hạt, các Cha đã dành rất nhiều công sức để cầu nguyện, để hướng dẫn, để giáo dục và nâng đỡ, hy vọng rằng những người trẻ của giáo hạt Hố Nai trong tương lai sẽ làm tốt hơn, và có đủ nghị lực để chống chọi với những phong ba bão táp của cuộc sống, vật chất hiện tại đang rình rập trở thành một áp lực rất to lớn cho những người trẻ.
Những người trẻ của Hố Nai đã nhận được những điều rất tích cực của xã hội, của cuộc sống như học hành, những điều kiện vật chất cũng như những điều khác; Nhưng đồng thời cũng sẽ đón nhận một sự thật đó là những mặt tiêu cực của cuộc sống vật chất sẽ tác động nơi đời sống đức tin cho tất cả chúng ta.
Như thế, là những mục tử, các Cha rất là lo lắng và quan tâm, mỗi xứ đạo đều dành những gì tốt nhất để có thể, thể hiện sự quan tâm này, như tất cả chúng con đã thấy, xứ nào cũng vậy, có những ngôi nhà giáo lý đồ sộ, có những môi trường để cho tuổi trẻ có thể phát huy được những khả năng của mình, từ những khuyến khích đó nên có được những tấm gương tốt lành, nhiều người trẻ đã đạt được nhiều điều tốt, có nhiều người trẻ đã thực sự thành đạt kể cả tinh thần lẫn vật chất.
Hôm nay các Cha thật là cảm động thấy các em tề tịu về đây đông đảo như thế này, để học hỏi giao lưu bổ khuyết cho nhau, giúp nhau cùng thăng tiến đời sống đức tin, nhân cách con người.
Thay mặt cho các Cha, Cha biếu dương sự hiện diện của các bạn trẻ, Cha cầu chúc cho hai ngày trại của chúng ta thành công mỹ mãn.
Cha quản Hạt vừa tuyên bố khai mạc trại xong, hơn bốn trăm trại sinh đồng thanh hát rất hay bài ca chủ đề và băng reo, anh chị em giáo lý viên hạt Hố Nai đã thực hiện tốt chương trình hai ngày trại.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (24):Thực phẩm và luật về thực phẩm
Vũ Văn An
10:00 19/07/2009
Tư liệu Thánh Kinh (24): Thực phẩm và luật về thực phẩm
Đối với người bình thường, thực phẩm và áo quần bao giờ cũng là hai ưu tư chính. Chúa Giê-su từng phán: “Đừng lo lắng kiếm đâu ra thức ăn, thức uống, hay quần áo mặc”. Vì Người biết con người dễ lo lắng khi họ không đủ phương tiện để sống.
Thời Cựu Ước, phần lớn người Ít-ra-en sống nhờ hai nhu yếu phẩm trên. Chính vì thế, địch thù của họ luôn tấn công họ trong mùa gặt hái. Nếu mùa màng bị tàn phá, họ không thể sống còn được. Thời Ghít-ôn, ‘bất cứ lúc nào dân Ít-ra-en gieo được hạt lúa, người Ma-đi-an đều đến… tấn công họ… và tiêu hủy mùa màng của họ…’ (Tl 6:3-4). Mưa không thuận, hạn hán, và những loài gây hại như cào cào đều làm cho mùa màng không chắc chắn. Đói kém vì thế được coi như chuyện bình thường trong cuộc sống. Không lạ gì dân Ít-ra-en luôn trông mong một hoàng kim thời đại sẽ đến trong đó mọi người được sống dư thừa.
Có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm: chính yếu vẫn là lúa gạo, rau trái. Bánh mì là thức ăn căn bản của mọi người. Trong Kinh Lạy Cha, chữ ‘bánh’tượng trưng cho thực phẩm nói chung. Và Chúa Giê-su tự gọi mình là ‘Bánh sự sống’, có nghĩa là lương thực nuôi sống.
Bánh Ăn: Bánh lúa mạch, thứ bánh đứa bé trai trao cho Chúa Giê-su cùng với 5 con cá (Ga 6:9), có lẽ là thứ bánh thông dụng hơn cả. Lúa mì cho ta thứ bột tốt nhất, cũng khá thông dụng.
Hạt lúa trước nhất được sàng trong những chiếc thúng nông để loại các hạt lép và những hạt độc như hạt lồng vực từng mọc lẫn và trông rất giống với lúa. Rồi người ta mang hạt ra xay. Thuở sơ khai, người ta xay bằng cách chà giữa hai phiến đá, một lớn một nhỏ. Sau này, người ta xay bằng hai phiến đá cối xay. Phiến bên dưới cố định; phiến bên trên quay quanh trên phiến kia.Mỗi lần nướng, người ta trộn 40 lít bột (Mt 13:33) với nước (đôi khi với dầu olive) cho thành bột dẻo, rồi dùng một miếng bột đã lên men từ mẻ bánh trước nhào vào số bột mới rồi để đó cho phồng lên. Trước khi nướng, một phần bột được để dành làm men cho mẻ bánh sau. Bánh được nướng thành những chiếc bánh dẹp. Ăn thì ngon lúc nóng, nhưng mau khô cứng. Bắp nướng lửa là một thực phẩm phổ thông khác. Trong những dịp đặc biệt, họ nướng cả bánh ngọt nữa.
Rau Trái: Trái cây là loại thực phẩm khác. Nho không phải chỉ dùng để uống. Nhiều khi người ta ăn tươi lúc hái hay phơi khô để dành. Vả cũng được ăn tươi, phơi khô hay ép thành bánh. Khi A-vi-ga-gin cung cấp thực phẩm cho quân của Đa-vít, ta thấy có ‘một trăm bánh nho khô và hai trăm bánh vả khô’ (1S 25:18). Loại thực phẩm này rất hữu ích lúc đi đường xa. Tiên tri I-sai-a bảo phải dùng bột vả để chữa vết phỏng cho vua Khít-ki-gia (Is 38:21).
Chà là (dates) tuy không được kể đích danh trong Thánh Kinh, nhưng chắc chắn có được trồng. Vì đám đông đã dùng lá cây này đón chào Chúa Giê-su vào Giê-ru-sa-lem một tuần trước khi Người thụ nạn. Chà là cũng được dùng làm nước chấm bánh mì trong Lễ Vượt Qua. Thực ra, nước chấm này làm bằng chà là, vả, nho và dấm.
Trái ô-liu cũng ăn được, ăn tươi vào tháng 10, hay dầm trong muối. Nhưng sản phẩm quan trọng nhất do ô-liu là dầu dùng nấu ăn. Hạt lựu, hạnh đào và hồ trăn (pistachio) cũng sẵn. Đến thời Tân Ước, còn có thêm cam quít.
Rau tươi có mùa. Đậu (beans, lentils & peas) được phơi khô và trữ trong lọ. Hành và củ kiệu, dưa quả và dưa leo cũng sẵn. Rau dùng nấu xúp. Ê-xau đổi quyền trưởng nam lấy một chén xúp đậu đỏ (St 25:29-34). Các sản phẩm nông trại cũng có. Bơ không được dùng nhiều vì khó trữ trong khí hậu nóng. Nhưng phó-mát và gia-ua thì khá phổ biến. Sang thời Tân Ước, người ta còn nuôi gà mái và chần trứng trong dầu ô-liu.
Thịt Cá: Người ta ít ăn thịt. Thịt trừu và thịt dê phổ biến nhất. Người ta cũng bắt chim làm thịt. Nhưng nhà giầu thường ăn thịt chiên, bê và bò. Thịt thường được nấu. Thịt chiên được nướng trong Lễ Vượt Qua chỉ là ngoại lệ. Nhà thường dân chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt như tiệc mừng hay tiếp khách hoặc lễ đạo. Trong những dịp này, cả gia đình họp nhau lại ăn con vật đã dâng làm hy lễ như dấu chỉ sự làm hòa với Chúa. Chắc một điều cá là thực phẩm quan trọng thời Tân Ước. (Ít nhất 7 trong số 12 môn đệ Chúa Giê-su là ngư phủ). Cá nhỏ được phơi khô, ướp muối và ăn với bánh mì, như trong trình thuật cho 5 ngàn người ăn. Hay được nướng trên đống lửa ngoài trời và ăn tươi như trong bữa ăn sáng Chúa dọn cho các môn đệ của Người (Ga 21).
Đồ Ướp Ngọt và Gia Vị: Người Do Thái không có đường. Mật lấy từ ong rừng là đồ ướp ngọt chính (xem chuyện Giô-na-than trong 1S 14:25-27, và chuyện Sam-sôn trong Tl 14:8). Một loại ‘mật ong’ khác có thể chế ra bằng cách nấu chà là với đậu châu chấu thành một thứ xirô.
Đồ gia vị cũng quan trọng. Muối cục rất sẵn tại vùng tây nam Biển Chết. Cũng có thể chế muối bằng cách để bốc hơi. Lớp ngoài muối cục thường dơ và cứng. Lớp ấy không có vị gì và thường dùng để trải sân đền thờ trong mùa ướt để khỏi trơn.
Muối được dùng để làm gia vị cho thực phẩm, nhưng còn quan trọng hơn nữa trong việc bảo quản nó. Thời Tân Ước, kỹ nghệ chính tại vùng Mác-da-la, trên bờ Hồ Ga-li-lê, là kỹ nghệ ướp muối cá. Bạc hà, thìa là và loại thìa là Ai Cập (cummin) cũng được dùng đem lại cho thực phẩm một thứ hương vị nhiều người ưa thích. Xem thêm Meals.
Luật Về Thực Phẩm: Cựu Ước đưa ra những luật lệ nghiêm nhặt về thực phẩm: cái gì được ăn cái gì không được ăn. Luật chung là có thể ăn con vật nào nhai lại và có móng sẻ, ngoại trừ heo. Chỉ được ăn loại cá nào có vây và vẩy. Nhiều loại chim không được ăn đặc biệt là những loài ăn thịt rữa. Luật cũng buộc phải lấy hết máu khỏi con thịt trước khi nấu nướng, và không được nấu chung hay ăn chung những món làm bằng thịt và sữa.
Hai điều luật trên cho thấy người Do Thái không được ăn uống tại nhà những người không phải là Do Thái, nơi những hạn chế trên không được tuân giữ. Đến thời Tân Ước, chúng đem lại chia rẽ giữa các Ki-tô hữu gốc Do Thái và gốc dân ngoại. Thánh Phao-lô phải dạy các Ki-tô hữu tại Cô-rin-tô rằng họ được tự do về phương diện này. Cũng thời Tân Ước, một gia đình theo giáo huấn Biệt Phái không được mua hay ăn thực phẩm đã được giết tại các đền thờ ngoại giáo làm của lễ. Trong ba ngày trước ngày lễ, họ không được mua bất cứ thực phẩm nào từ một người không phải là Do Thái.
Lý do của những ngăn cấm trên chưa bao giờ được giải thích. Có thể đó là cách Thiên Chúa muốn bảo vệ sức khỏe của dân Người. Cũng có thể đó là cách tránh việc đối xử tàn tệ với thú vật: như luật ngăn cấm không được nấu thịt con vật con trong sữa con vật mẹ; và việc phải lấy hết máu khỏi con thịt trước khi nấu nướng là để ngăn cản thói quen cắt chân con vật sống để làm thịt. Hay cũng có thể đã được đưa ra vì những lý do hoàn toàn có tính ‘tôn giáo’. Chắc chắn đó là trường hợp cấm không được ăn các đồ đã cúng thần ngoại giáo. Ta không biết chắc lý do của từng trường hợp cụ thể. (Lv 11; 17:10-16).
Bữa ăn: Trong nhà người nghèo, các bữa ăn khá đơn giản. Không có bữa ăn sáng chính thức. Nếu có ăn gì chăng nữa, thì cũng chỉ là một hai món mang theo ăn trên đường đi làm. Bữa ăn giữa ngày thường gồm bánh mì và ô-liu, và có lẽ một ít trái cây. Bữa ăn tối thường có rau hầm, dùng bánh mì làm muỗng chấm vào một tô đựng chung. Cả gia đình cùng ăn bữa ăn này, và nếu có khách khứa đặc biệt, thì có thể có thịt thêm vào nồi. Gia đình ngồi xuống sàn dùng bữa.
Các gia đình khá giả thì có khác. Ở đấy, có nhiều món ăn cầu kỳ hơn với thật nhiều thịt. Thời Tân Ước, khách nằm trên ghế dài xếp quanh 3 phía chiếc bàn vuông. Không phải chỉ có một món mà là rất nhiều món được dọn lên.
Một bữa liên hoan của La Mã, hay theo lối La Mã, thường gồm những phần sau: trước nhất là các món ăn chơi, với rượu nho pha mật. Sau đó, là ba món ăn chính dọn trên khay. Khách ăn bằng ngón tay, dù họ có dùng muỗng để ăn những món như canh. Trong các bữa ăn của người La Mã, sau 3 món ăn chính này, thực phẩm được ném vào lửa làm biểu tượng cho ‘hy lễ’ hay một thứ ‘tạ ơn’ gì đó. Cuối cùng, bánh trái được dọn lên để tráng miệng. Sau tráng miệng, người ta còn uống rượu và dự tiêu khiển nữa. Yếu tố ‘tôn giáo’, tức việc dâng cúng các thần, là một trong những lý do khiến người Do Thái không bao giờ ngồi ăn với người ngoại giáo. Luật lệ nghiêm ngặt của Do Thái về ăn uống là lý do khác (xem dưới). Nhưng Thiên Chúa cho thánh Phê-rô thấy một thị kiến cho thấy các ranh giới cũ giữa Do Thái và không Do Thái cần được bẻ gẫy: Ki-tô hữu thuộc bất cứ quốc tịch nào cũng đều thuộc về một gia đình.
Trong các gia đình du mục hay ở lều, du khách luôn luôn được hoan nghênh lưu lại 3 ngày 4 tiếng! khoảng thời gian dài đủ để chủ nhà nghĩ là ông ta cạn lương thực. Những khoanh bánh mì dẹp, và sữa, thường là bữa ăn căn bản. Trong suốt thời gian lưu lại, du khách được coi là thành viên của gia đình. Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều dạy về tầm quan trọng của việc hiếu khách. Như tác giả thư Do Thái từng viết: ‘Hãy nhớ hoan nghênh khách lạ nơi nhà anh chị em’ (Dt 13:2).
Đối với người bình thường, thực phẩm và áo quần bao giờ cũng là hai ưu tư chính. Chúa Giê-su từng phán: “Đừng lo lắng kiếm đâu ra thức ăn, thức uống, hay quần áo mặc”. Vì Người biết con người dễ lo lắng khi họ không đủ phương tiện để sống.
Thời Cựu Ước, phần lớn người Ít-ra-en sống nhờ hai nhu yếu phẩm trên. Chính vì thế, địch thù của họ luôn tấn công họ trong mùa gặt hái. Nếu mùa màng bị tàn phá, họ không thể sống còn được. Thời Ghít-ôn, ‘bất cứ lúc nào dân Ít-ra-en gieo được hạt lúa, người Ma-đi-an đều đến… tấn công họ… và tiêu hủy mùa màng của họ…’ (Tl 6:3-4). Mưa không thuận, hạn hán, và những loài gây hại như cào cào đều làm cho mùa màng không chắc chắn. Đói kém vì thế được coi như chuyện bình thường trong cuộc sống. Không lạ gì dân Ít-ra-en luôn trông mong một hoàng kim thời đại sẽ đến trong đó mọi người được sống dư thừa.
Có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm: chính yếu vẫn là lúa gạo, rau trái. Bánh mì là thức ăn căn bản của mọi người. Trong Kinh Lạy Cha, chữ ‘bánh’tượng trưng cho thực phẩm nói chung. Và Chúa Giê-su tự gọi mình là ‘Bánh sự sống’, có nghĩa là lương thực nuôi sống.
Bánh Ăn: Bánh lúa mạch, thứ bánh đứa bé trai trao cho Chúa Giê-su cùng với 5 con cá (Ga 6:9), có lẽ là thứ bánh thông dụng hơn cả. Lúa mì cho ta thứ bột tốt nhất, cũng khá thông dụng.
Hạt lúa trước nhất được sàng trong những chiếc thúng nông để loại các hạt lép và những hạt độc như hạt lồng vực từng mọc lẫn và trông rất giống với lúa. Rồi người ta mang hạt ra xay. Thuở sơ khai, người ta xay bằng cách chà giữa hai phiến đá, một lớn một nhỏ. Sau này, người ta xay bằng hai phiến đá cối xay. Phiến bên dưới cố định; phiến bên trên quay quanh trên phiến kia.Mỗi lần nướng, người ta trộn 40 lít bột (Mt 13:33) với nước (đôi khi với dầu olive) cho thành bột dẻo, rồi dùng một miếng bột đã lên men từ mẻ bánh trước nhào vào số bột mới rồi để đó cho phồng lên. Trước khi nướng, một phần bột được để dành làm men cho mẻ bánh sau. Bánh được nướng thành những chiếc bánh dẹp. Ăn thì ngon lúc nóng, nhưng mau khô cứng. Bắp nướng lửa là một thực phẩm phổ thông khác. Trong những dịp đặc biệt, họ nướng cả bánh ngọt nữa.
Rau Trái: Trái cây là loại thực phẩm khác. Nho không phải chỉ dùng để uống. Nhiều khi người ta ăn tươi lúc hái hay phơi khô để dành. Vả cũng được ăn tươi, phơi khô hay ép thành bánh. Khi A-vi-ga-gin cung cấp thực phẩm cho quân của Đa-vít, ta thấy có ‘một trăm bánh nho khô và hai trăm bánh vả khô’ (1S 25:18). Loại thực phẩm này rất hữu ích lúc đi đường xa. Tiên tri I-sai-a bảo phải dùng bột vả để chữa vết phỏng cho vua Khít-ki-gia (Is 38:21).
Chà là (dates) tuy không được kể đích danh trong Thánh Kinh, nhưng chắc chắn có được trồng. Vì đám đông đã dùng lá cây này đón chào Chúa Giê-su vào Giê-ru-sa-lem một tuần trước khi Người thụ nạn. Chà là cũng được dùng làm nước chấm bánh mì trong Lễ Vượt Qua. Thực ra, nước chấm này làm bằng chà là, vả, nho và dấm.
Trái ô-liu cũng ăn được, ăn tươi vào tháng 10, hay dầm trong muối. Nhưng sản phẩm quan trọng nhất do ô-liu là dầu dùng nấu ăn. Hạt lựu, hạnh đào và hồ trăn (pistachio) cũng sẵn. Đến thời Tân Ước, còn có thêm cam quít.
Rau tươi có mùa. Đậu (beans, lentils & peas) được phơi khô và trữ trong lọ. Hành và củ kiệu, dưa quả và dưa leo cũng sẵn. Rau dùng nấu xúp. Ê-xau đổi quyền trưởng nam lấy một chén xúp đậu đỏ (St 25:29-34). Các sản phẩm nông trại cũng có. Bơ không được dùng nhiều vì khó trữ trong khí hậu nóng. Nhưng phó-mát và gia-ua thì khá phổ biến. Sang thời Tân Ước, người ta còn nuôi gà mái và chần trứng trong dầu ô-liu.
Thịt Cá: Người ta ít ăn thịt. Thịt trừu và thịt dê phổ biến nhất. Người ta cũng bắt chim làm thịt. Nhưng nhà giầu thường ăn thịt chiên, bê và bò. Thịt thường được nấu. Thịt chiên được nướng trong Lễ Vượt Qua chỉ là ngoại lệ. Nhà thường dân chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt như tiệc mừng hay tiếp khách hoặc lễ đạo. Trong những dịp này, cả gia đình họp nhau lại ăn con vật đã dâng làm hy lễ như dấu chỉ sự làm hòa với Chúa. Chắc một điều cá là thực phẩm quan trọng thời Tân Ước. (Ít nhất 7 trong số 12 môn đệ Chúa Giê-su là ngư phủ). Cá nhỏ được phơi khô, ướp muối và ăn với bánh mì, như trong trình thuật cho 5 ngàn người ăn. Hay được nướng trên đống lửa ngoài trời và ăn tươi như trong bữa ăn sáng Chúa dọn cho các môn đệ của Người (Ga 21).
Đồ Ướp Ngọt và Gia Vị: Người Do Thái không có đường. Mật lấy từ ong rừng là đồ ướp ngọt chính (xem chuyện Giô-na-than trong 1S 14:25-27, và chuyện Sam-sôn trong Tl 14:8). Một loại ‘mật ong’ khác có thể chế ra bằng cách nấu chà là với đậu châu chấu thành một thứ xirô.
Đồ gia vị cũng quan trọng. Muối cục rất sẵn tại vùng tây nam Biển Chết. Cũng có thể chế muối bằng cách để bốc hơi. Lớp ngoài muối cục thường dơ và cứng. Lớp ấy không có vị gì và thường dùng để trải sân đền thờ trong mùa ướt để khỏi trơn.
Muối được dùng để làm gia vị cho thực phẩm, nhưng còn quan trọng hơn nữa trong việc bảo quản nó. Thời Tân Ước, kỹ nghệ chính tại vùng Mác-da-la, trên bờ Hồ Ga-li-lê, là kỹ nghệ ướp muối cá. Bạc hà, thìa là và loại thìa là Ai Cập (cummin) cũng được dùng đem lại cho thực phẩm một thứ hương vị nhiều người ưa thích. Xem thêm Meals.
Luật Về Thực Phẩm: Cựu Ước đưa ra những luật lệ nghiêm nhặt về thực phẩm: cái gì được ăn cái gì không được ăn. Luật chung là có thể ăn con vật nào nhai lại và có móng sẻ, ngoại trừ heo. Chỉ được ăn loại cá nào có vây và vẩy. Nhiều loại chim không được ăn đặc biệt là những loài ăn thịt rữa. Luật cũng buộc phải lấy hết máu khỏi con thịt trước khi nấu nướng, và không được nấu chung hay ăn chung những món làm bằng thịt và sữa.
Hai điều luật trên cho thấy người Do Thái không được ăn uống tại nhà những người không phải là Do Thái, nơi những hạn chế trên không được tuân giữ. Đến thời Tân Ước, chúng đem lại chia rẽ giữa các Ki-tô hữu gốc Do Thái và gốc dân ngoại. Thánh Phao-lô phải dạy các Ki-tô hữu tại Cô-rin-tô rằng họ được tự do về phương diện này. Cũng thời Tân Ước, một gia đình theo giáo huấn Biệt Phái không được mua hay ăn thực phẩm đã được giết tại các đền thờ ngoại giáo làm của lễ. Trong ba ngày trước ngày lễ, họ không được mua bất cứ thực phẩm nào từ một người không phải là Do Thái.
Lý do của những ngăn cấm trên chưa bao giờ được giải thích. Có thể đó là cách Thiên Chúa muốn bảo vệ sức khỏe của dân Người. Cũng có thể đó là cách tránh việc đối xử tàn tệ với thú vật: như luật ngăn cấm không được nấu thịt con vật con trong sữa con vật mẹ; và việc phải lấy hết máu khỏi con thịt trước khi nấu nướng là để ngăn cản thói quen cắt chân con vật sống để làm thịt. Hay cũng có thể đã được đưa ra vì những lý do hoàn toàn có tính ‘tôn giáo’. Chắc chắn đó là trường hợp cấm không được ăn các đồ đã cúng thần ngoại giáo. Ta không biết chắc lý do của từng trường hợp cụ thể. (Lv 11; 17:10-16).
Bữa ăn: Trong nhà người nghèo, các bữa ăn khá đơn giản. Không có bữa ăn sáng chính thức. Nếu có ăn gì chăng nữa, thì cũng chỉ là một hai món mang theo ăn trên đường đi làm. Bữa ăn giữa ngày thường gồm bánh mì và ô-liu, và có lẽ một ít trái cây. Bữa ăn tối thường có rau hầm, dùng bánh mì làm muỗng chấm vào một tô đựng chung. Cả gia đình cùng ăn bữa ăn này, và nếu có khách khứa đặc biệt, thì có thể có thịt thêm vào nồi. Gia đình ngồi xuống sàn dùng bữa.
Các gia đình khá giả thì có khác. Ở đấy, có nhiều món ăn cầu kỳ hơn với thật nhiều thịt. Thời Tân Ước, khách nằm trên ghế dài xếp quanh 3 phía chiếc bàn vuông. Không phải chỉ có một món mà là rất nhiều món được dọn lên.
Một bữa liên hoan của La Mã, hay theo lối La Mã, thường gồm những phần sau: trước nhất là các món ăn chơi, với rượu nho pha mật. Sau đó, là ba món ăn chính dọn trên khay. Khách ăn bằng ngón tay, dù họ có dùng muỗng để ăn những món như canh. Trong các bữa ăn của người La Mã, sau 3 món ăn chính này, thực phẩm được ném vào lửa làm biểu tượng cho ‘hy lễ’ hay một thứ ‘tạ ơn’ gì đó. Cuối cùng, bánh trái được dọn lên để tráng miệng. Sau tráng miệng, người ta còn uống rượu và dự tiêu khiển nữa. Yếu tố ‘tôn giáo’, tức việc dâng cúng các thần, là một trong những lý do khiến người Do Thái không bao giờ ngồi ăn với người ngoại giáo. Luật lệ nghiêm ngặt của Do Thái về ăn uống là lý do khác (xem dưới). Nhưng Thiên Chúa cho thánh Phê-rô thấy một thị kiến cho thấy các ranh giới cũ giữa Do Thái và không Do Thái cần được bẻ gẫy: Ki-tô hữu thuộc bất cứ quốc tịch nào cũng đều thuộc về một gia đình.
Trong các gia đình du mục hay ở lều, du khách luôn luôn được hoan nghênh lưu lại 3 ngày 4 tiếng! khoảng thời gian dài đủ để chủ nhà nghĩ là ông ta cạn lương thực. Những khoanh bánh mì dẹp, và sữa, thường là bữa ăn căn bản. Trong suốt thời gian lưu lại, du khách được coi là thành viên của gia đình. Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều dạy về tầm quan trọng của việc hiếu khách. Như tác giả thư Do Thái từng viết: ‘Hãy nhớ hoan nghênh khách lạ nơi nhà anh chị em’ (Dt 13:2).
Văn Hóa
Phỏng vấn: Chân dung Nữ Tu Việt Nam
Phóng viên Dân Chúa Úc Châu
03:49 19/07/2009
Phỏng vấn:
Chân dung Nữ Tu Việt NamChân dung Nữ Tu Việt Nam, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Nói về Nữ Tu Việt Nam, chắc hẳn độc giả Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu cũng nhớ Nguyệt san đã từng đi một bài viết về Sơ Mary Mỹ Lệ (www.nguyentrungtay.com/somary.html) của giáo xứ Lộc Hưng bên Việt Nam trong số 157 của tháng 5 năm 2008. Trong bài viết đó, tác giả đã nhắc đến những công lao khổ cực và âm thầm của một đời tu sĩ gần năm mươi năm đêm ngày vất vả “cấy cày” trên nương đồng của cánh đồng truyền giáo Lộc Hưng. Hy sinh cho nước Chúa tới như thế đó, nhưng khi tới tuổi về hưu, Sơ Mary Mỹ Lệ yên lặng rút lui về nhà Dưỡng Lão tại Thủ Thiêm và sau cùng âm thầm nghỉ an trong Chúa vào ngày 28 tháng 2 năm 2008.
Sơ/Soeur trong tiếng Pháp, Sister trong tiếng Anh, cả hai đều có nghĩa là Chị. Trong tiếng Việt người ta gọi Nữ Tu, một người nữ sống đời tu hành. Nói tới Sơ, Phóng viên Dân Chúa Úc Châu (PvDCUC) tự nhiên nhớ tới Nguyễn Tất Nhiên với bài thơ Em Hiền Như Ma-Sơ,
…Em hiền như Ma-SơTrái tim ta bốn mùa…
Ngoài nét dịu hiền, Nữ Tu Việt Nam nói riêng còn mang trên khuôn mặt và ngay trong người những nét thánh thiện. Riêng bản thân của PvDCUC, đã bao nhiêu lần rồi, PvDCUC vẫn gặp gỡ rất nhiều người nữ tu thánh thiện, ngày đêm kinh sách, và âm thầm phục vụ nước Chúa trong những vai trò nhỏ bé, nhiều khi phải nói là vô danh ở những giáo xứ sầm uất bóng người. Cho nên, nếu phải dùng hình ảnh để so sánh, có lẽ không còn so sánh nào khá chính xác cho bằng công thức sau đây:
Nữ Tu (đồng nghĩa với) = Âm Thầm Hy Sinh + (cộng với/và) Lặng Lẽ Ra Đi
Thật vậy, rất nhiều nữ tu của Giáo Hội Công Giáo nói chung và Giáo Hội Việt Nam nói riêng từ bao lâu rồi, họ vẫn hằng ngày âm thầm hoạt động mục vụ cho nước Chúa hoặc trong dòng Kín hoặc tại các giáo xứ, hoặc tại những trung tâm mục vụ của trại phong, viện mồ côi.
Cho nên Nguyêt san Dân Chúa Úc Châu quyết định đi một số chủ đề về các Nữ Tu Việt Nam, nữ tu tại Úc (Sơ Thùy Linh), nữ tu Đài Loan (Sơ Bạch Yến), nữ tu tại Việt Nam (Sơ Chân Mỹ) để vinh danh các nữ tu Việt Nam. Xin được hân hạnh giới thiệu tới quý độc giả bài phỏng vấn đặc biệt sau đây: Chân Dung Nữ Tu Việt Nam.
PvDCUC: Kính chào các Nữ Tu Việt Nam, Sơ Chân Mỹ, Sơ Bạch Yến, và Sơ Thùy Linh. Xin các Sơ tự giới thiệu về nhà Dòng, về mình, nghề nghiệp, và những điều khác mà có thể Phóng viên Dân Chúa Úc Châu thấy các Sơ, tự nhiên (cười nho nhỏ) hơi run cho nên quên đi...
Nữ tu Maria Chân Mỹ |
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Kính chào độc giả Dân Chúa Úc Châu và PvDCUC, tôi là nữ tu Maria Chân Mỹ, Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt. Về nghề nghiệp của nữ tu thì rất “đa hệ”, tuỳ theo sự sắp xếp của Bề Trên và nhu cầu mục vụ của mỗi nơi mình được gởi tới. Hiện nay tôi đang ở Cộng Đoàn MTG Tân Việt Giáo Xứ Dầu tiếng, với công việc là giáo viên Mầm Non.
Nữ tu Bạch Yến |
Nữ tu Bạch Yến: Kính chào độc giả Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu. Tôi tên là Bạch Yến, thuộc Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Trực thuộc quyền Đức Cha giáo phận Đà Lạt. Công việc chính của Dòng là: Giáo dục các thiếu nữ và trẻ em, cộng tác với linh mục trong các công việc mục vụ của giáo xứ và giáo phận. Riêng tôi, dạy học và giúp xứ khoảng hai năm sau khi khấn tạm, Hội Dòng gửi tôi đi Đài Loan học và làm việc. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, vì nhu cầu của công việc trong văn phòng Tư vấn Tâm Lý và Tôn Giáo của trường Đại Học. Tôi được gửi sang Úc để học lên cao hơn và chuyên sâu thêm về Tư Vấn Tâm Lý. Vì vậy, công việc chính của tôi bây giờ là sách cặp tới trường để đi học (Cười nho nhỏ).
Nữ tu Thùy Linh |
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Xin cám ơn phóng viên DCUC và xin kính chào quý độc giả Dân Chúa. Sơ tên là Nguyễn Thùy Linh, thuộc dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (Daughters of Mary Help of Christians), thường được gọi là dòng Salêdiêng Nữ (Salesian Sisters). Nghề nghiệp là… nữ tu (cười mím chi), một nghề nhưng có ba “ngôi”: ngôi thứ nhất là cầu nguyện, ngôi thứ hai là “xoa đầu” trẻ (vì bên này mà “gõ đầu” thì chắc có rắc rối to!), và ngôi thứ ba là phục vụ cho nhà dòng và Dân Chúa Úc Châu… Dòng tu của Sơ cũng có ba đặc điểm đáng chú ý. Thứ nhất là dòng được mệnh danh là “đọc kinh ít mà chơi nhiều”. (Nếu có ai tò mò muốn biết rõ hơn về điểm này xin liên lạc với các nữ tu Salêdiêng…). Thứ hai là tuy rằng cũng chịu cảnh tre già mà măng chưa mọc như hầu hết các dòng khác, nhưng đếm đầu người dòng còn được xếp hạng thứ hai trên thế giới, nên rất đông và vui! Thứ ba là người anh em của chúng tôi là dòng Salêdiêng Nam, tên chính thức là dòng Salêdiêng Don Bosco, có một cái tên “cúng cơm” rất nổi tiếng và rất hấp dẫn... chắc PvDCUC đoán ra rồi phải không ạ?
PvDCUC: Vâng, thưa Sơ, có phải là dòng Đông Các Cô không ạ?
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Dạ đúng rồi. PvDCUC giỏi quá ta!
PvDCUC: (Cười vang vang) Giời ạ! Cám ơn rất nhiều cho lời khen tặng của Sơ Linh. Thưa các Sơ, như các Sơ cũng đã biết, số báo tháng này, Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu đi số chủ đề Nữ Tu Việt Nam, những người nữ tu thánh thiện đẹp như thiên thần và hiền hơn con gái. Vâng, xin các Sơ cho biết nguyên nhân nào đã khiến các Sơ quyết định không lập gia đình nhưng lại dấn thân làm việc cho Nước Chúa qua vai trò của một nữ tu nhỏ bé và hiền lành như thế?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: (Suy nghĩ) Nguyên nhân tôi chọn đời sống Dâng Hiến là vì lúc nhỏ tôi rất thích đọc hạnh các thánh, và tôi yêu mến nhất là Thánh Têrêsa, tôi cũng hâm mộ thánh Máctinô với truyện “Tấm Lòng Vàng” và muốn có một đời sống dành riêng cho Chúa trong đời cầu nguyện và dấn thân phục vụ anh chị em, phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật… theo gương các thánh. Năm 13 tuổi tôi xin Bố đi tu, nhưng Bố chưa đồng ý với lý do tôi chưa trưởng thành đủ để chọn lựa, quyết định. Đến năm 19 tuổi, tôi vẫn giữ lập trường này, dù có một vài người thanh niên trong Giáo xứ đến ngỏ lời cầu hôn, lúc đó Bố tôi mới cho phép đi theo cô họ (là nữ tu Hội Dòng MTG Tân Việt), và ơn gọi của tôi khởi đầu là vậy. Cũng hơi vất vả lao đao vào thuả ban đầu (Cười)
Nữ tu Bạch Yến: Nguyên nhân chính để tôi dấn thân qua vai trò của một nữ tu cũng là một ơn gọi đặc biệt Chúa đã ban cho tôi. Tôi đã bị đánh động bởi bài hát bắt đầu với câu “Khi con nghe tiếng kêu mời, gọi con đi gieo niềm tin mới…”. Với sứ mạng là đi đến với những người đau khổ, hoặc bị bỏ rơi trong xã hội...
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Xin chân thành cám ơn DCUC đã dành đặc ân này cho các nữ tu, và cám ơn PvDCUC đã quá khen!! Sơ thực sự không dám nhận lời khen đó! Hành trình ơn gọi thực sự là một ân sủng và một huyền nhiệm mà Sơ vẫn hằng suy niệm nhưng nghĩ rằng có lẽ cả đời cũng không hiểu thấu đáo được! Giải thích về ơn gọi của mình trong khuôn khổ bài phỏng vấn này thì thật khó mà có thể được! Có lẽ Sơ chỉ có thể nói tắt và nôm na rằng, Sơ đã chọn đi tu vì bị… quyến rũ, tương tự như… các nàng bị các chàng quyến rũ thôi… (cười nho nhỏ). Thực vậy, chưa nói đến bản chất là Thiên Chúa, Giêsu là một con người thật, đã từng sống và bước đi trên địa cầu này – một con người đã dám sống và dám chết cho niềm tin của mình. Chỉ như vậy thôi, một con người như thế cũng đã có sức thu hút rất mạnh mẽ rồi! Huống chi con người này lại chính là hiện thân của một vì Thiên Chúa - Thiên Chúa của Tình Yêu, đến để thực hiện một chương trình cứu độ tuyệt đối cao siêu, tuyệt đối nhiệm màu, vượt qua muôn thế hệ và bao trùm cả vũ hoàn! Thật khó mà cưỡng chống lại khi được mời gọi tham gia vào một chương trình vĩ đại như thế!
PvDCUC:Sống trong nhà dòng với lời khấn vâng lời, chắc hẳn không ít thì nhiều đã có những lần Sơ đã vâng lời Mẹ Bề Trên, tâm niệm rằng vâng lời Mẹ cũng là vâng theo thánh ý Chúa. Nhưng nếu cho chọn lựa, ước một cái là được ngay, Sơ thích phục vụ Thiên Chúa và tha nhân trong công tác mục vụ nào?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Như đã chia sẻ ở phần trên, tôi rất thích được dấn thân phục vụ những anh em khuyết tật, thiếu may mắn, những bệnh nhân HIV, những trại phong… Nhưng do sự sắp xếp của Bề trên, hiện nay tôi đang chăm sóc các bé Mầm Non hai tuổi, và tôi rất yêu thích công việc này, bởi tất cả mọi công việc Chúa trao cho tôi qua Hội Dòng, qua các Bề Trên đều dễ thương và tốt đẹp, vì đều giúp tôi thể hiện tình yêu của tôi đối với Chúa và tha nhân.
Nữ tu Bạch Yến: Đã lâu rồi tôi không còn để ý đến sự chọn lựu trong đời sống tận hiến. Vì vậy, giáo dục hay công tác mục vụ ở nhà xứ là công việc chính của Dòng đều rất thích hợp cho các nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Nếu được chọn, tôi sẽ chọn công việc giáo dục các thiếu nữ.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Ồ, đây là một câu hỏi thú vị nhưng cũng rất khó trả lời, vì Sơ…có nhiều mơ ước lắm, không biết chọn cái nào để tâm sự với quý độc giả!! Tuy nhiên Sơ yêu nghề dạy học, và dòng Salêdiêng chuyên về giáo dục, nên nói một cách tổng quát, những công tác mà Sơ được giao cũng thường là những công tác thích hợp với khả năng và nguyện vọng của Sơ. Tất nhiên cũng có khi vì một hoàn cảnh cụ thể nào đó của tỉnh dòng, mà Sơ có thể phải chọn lựa làm những điều mà Sơ không thật sự thích, hay phải từ bỏ hoặc tạm gác “không thời hạn” (mỉm cười) những ước mơ phục vụ của mình… Tuy vậy, sự vâng lời này luôn được thực hiện trong tinh thần đối thoại nên có sự cảm thông và hiểu biết giữa Bề Trên và các Hội Viên Dòng.
PvDCUC:Cũng vẫn nói về lời khấn vâng lời. Sơ Chân Mỹ đang làm việc ở bên Việt Nam thì chắc đỡ bị áp xuất nặng nề hơn, nhưng nói chung sống trong những xã hội mà tự do cá nhân được đề cao và tôn trọng, Sơ nghĩ sao về lời khấn vâng lời của một người nữ tu. Sơ có cảm thấy khó khăn (cười) hay là vất vả lao đao (cười be bé) với lời khấn vâng lời hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Câu hỏi được đặt ra rất hay, bởi khách quan mà nói, lời khấn vâng lời có làm hạn chế ý chí tự do và quyền tự quyết của người tu sĩ. Nhưng theo tôi, cá nhân không là cùng đích tối hậu của chính mình, bên trên họ, luôn tồn tại những giá trị cao cả, mà đôi lúc cá nhân phải hy sinh cả mạng sống để bảo vệ và thăng tiến, như hạnh phúc của gia đình và những người thân, nền độc lập dân tộc… Lý tưởng đời tu cũng là một trong những giá trị siêu vượt, đáng cho tu sĩ dâng hiến cả tự do cá nhân. Hơn thế, một ý chí tự do chỉ có giá trị khi nó hướng đến hạnh phúc cho tha nhân, khi nó phục vụ cho đức ái. Tôi không cảm thấy khó khăn hay vất vả lao đao với lời khấn vâng lời, có lẽ vì tôi hoàn toàn tự nguyện với tất cả tình yêu và ý thức dâng hiến.
Nữ tu Bạch Yến: Sống trong xã hội thời nay, vâng lời trong đối thoại cũng đang được tôn trọng trong các Hội Dòng. Vì vậy, khi đối thoại đã dược chấp nhận rồi thì giữ lời khấn vâng lời cũng không mấy khó khăn. Điều quan trọng hơn hết trong vâng lời là lòng yêu mến, yêu mến Chúa, Hội Dòng, chị em trong dòng và công việc thì “vâng lời” lại trở nên thật dễ dàng và nhẹ nhàng.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Đây là một câu hỏi rất hay! Xin cám ơn PvDCUC đã cho các nữ tu có cơ hội trả lời câu hỏi này. Sơ nghĩ cách dịch chữ “vâng lời” có thể gây ra một vài hiểu lầm, và có thể làm cho giới trẻ ngày nay cảm thấy “sợ” đi tu!! Nên Sơ xin mạn phép được cố gắng làm rõ nghĩa từ ngữ này một chút theo sự hiểu biết của Sơ… Vâng lời, tiếng Anh là obedience, bắt nguồn từ nguyên ngữ La-tinh là oboedire, có nghĩa là “lắng nghe”. Khi hiểu như vậy thì khấn vâng lời không có nghĩa là tùng phục bất cứ điều gì Bề Trên nói, nhưng là vâng nghe (lắng nghe và vâng theo điều ta lắng nghe được). Như Sơ có nói qua ở trên, sự vâng lời luôn được thực hiện trong tinh thần đối thoại, nghĩa là trước hết phải biết lắng nghe – lắng nghe Chúa Thánh Thần trong chính mỗi người chúng ta, và lắng nghe nhau – rồi mới cùng nhau quyết định và thi hành. Vì có sự lắng nghe nhau và đối thoại với nhau như vậy nên đức vâng lời không bao hàm sự thiếu tôn trọng cá nhân như nhiều người vẫn thường nghĩ. Ở đây, ngay cả nếu quyết định cuối cùng là do Bề Trên ban ra, thì quyết định đó cũng là kết quả của một quá trình mà trong đó sự vâng nghe được diễn ra theo một mô hình vòng tròn – vâng nghe nhau, chứ không phải là một mô hình kim tự tháp – chỉ có “bề dưới” vâng nghe Bề Trên mà thôi! Theo Sơ hiểu, một người tu sĩ trưởng thành trong đức vâng lời là một người tu sĩ biết lắng nghe Sự Thật từ trong sâu thẳm tâm linh mình, từ Bề Trên của mình, từ cả những người dưới mình và chung quanh mình, và can đảm vâng theo Sự Thật đó. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đức vâng lời là một nhân đức dễ thực hiện! Cái thử thách của đức vâng lời trước hết là sự biết lắng nghe, và sau đó là dám can đảm vâng theo sự lắng nghe đó, kể cả khi điều này đòi hỏi phải từ bỏ cái “tôi”, hay ý riêng của mình! Và chúng ta đều biết, việc từ bỏ cái “tôi” hay ý riêng mình là “kenosis” - tự hủy mình, và nhất định không phải là một điều dễ dàng chút nào!
Thách đố lớn lao như vậy chắc chắn là có lúc làm Sơ “vất vả lao đao” rồi! Thật vậy, trong thân phận con người, có những lúc Sơ thấy sao mà từ bỏ cái “tôi” hay ý riêng của mình, ngay cả trong những chuyện nhỏ nhặt “trong nhà ngoài phố”, sao mà khó đến thế!! Ôi, dường như Sơ chỉ có lắng nghe mà không có vâng theo! Những khi ấy, ngoài việc cầu xin và cậy trông vào ơn Thánh, Sơ cố gắng bám vào một, hai hoặc cả ba “lá bùa hộ mạng” mà Sơ tạm gọi là bộ óc, trái tim và tâm linh, để cố gắng vượt qua khó khăn. “Lá bùa bộ óc” giúp Sơ ý thức rằng Sơ không phải chỉ là một hữu thể (being), nhưng là một hữu-thể-trong-tương-quan (being-in-relationship), lệ thuộc lẫn nhau (inter-dependent) vào các hữu thể khác. Điều này nhắc nhở Sơ sự cần thiết phải “vâng nghe nhau”, biết nhìn nhận vấn đề từ góc cạnh của người khác nữa chứ không phải chỉ là của chính mình. “Lá bùa trái tim”, đi xa hơn một bước nữa, nhắc nhở Sơ rằng, không những Sơ tất yếu phải tồn tại trong quan hệ với mọi người và vạn vật chung quanh, mà đó còn là một quan hệ yêu thương. Tình yêu thương này giúp Sơ can đảm từ bỏ cái “tôi” hay ý riêng mình khi cần thiết để đến với đối tượng mà Sơ yêu. “Lá bùa tâm linh” là lá bùa lớn nhất và bao gồm cả hai lá bùa kia – đó là phải luôn giữ một đời sống cầu nguyện liên lỉ và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, Đấng chính là Sự Thật mà Sơ phải yêu mến và vâng nghe theo! Mà một trong những điều Sơ đã… lỡ chọn và vâng nghe theo là “đi tu” và “khấn vâng lời”, nên thôi thì… yêu nhau mấy núi cũng trèo… (cười)
PvDCUC:Cám ơn các Sơ cho những câu trả lời rất chân tình. À, PvDCUC nhớ trong một lần hội ngộ tại Melbourne, có một Sơ thắc mắc hỏi, “Là một nữ tu, không biết mình có nên ghi danh đi học thần học hay không?”. PvDCUC mang câu thắc mắc này đi hỏi cha Nguyễn Trung Tây, thì ông ấy gật đầu nói ngay, “Nên, mà cũng không phải là nên, mà đúng ra là phải học thần học để mà biết thêm về Chúa, bởi vô tri bất mộ, không biết thì không yêu, có học có biết nhiều về Chúa thì mình mới yêu Chúa nhiều hơn chứ.” Riêng Sơ, Sơ nghĩ sao về điều này? Nữ tu có nên học thêm và học nhiều về thần học hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Điều này tôi cũng nhất trí với cha Nguyễn Trung Tây. Và các Hội Dòng lúc này luôn tạo mọi điều kiện cho chị em được học thần học như là một điều căn bản và bắt buộc. Hội Dòng tôi, các em Học Viện mới khấn ra đều được đi học thần học ba năm. Nếu như xin được học bổng, Bề Trên sẽ tuỳ khả năng tiếp tục cho chị em đi học ở Phi, Ý, Pháp, Mỹ.
Riêng tôi, tôi thấy nữ tu rất nên học thêm và học nhiều về thần học để yêu Chúa nhiều hơn, bước theo Người sát hơn.
Nữ tu Bạch Yến: Tôi nghĩ rằng: Nữ tu rất nên học thần học, nhưng không có nghĩa là những nữ tu (tu sĩ sống ở nơi hẻo lánh) không có cơ hội và điều kiện đi học thần học sẽ yêu mến Chúa ít hơn. Nữ tu cũng có thể học hỏi để biết và yêu mến Chúa qua Bí Tích Thánh Thể. Ví dụ hình ảnh của cha thánh John Vianney, Ngài có tình thân hữu mật thiết với Chúa biết bao qua Bí Tích Thánh Thể. Nhờ đó, Cha đã có một lòng yêu mến Chúa và tha nhân hơn ai hết.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Dạ Sơ đồng ý với cha Trung Tây 101 phần trăm! (mỉm cười)
PvDCUC:Ngày hôm nay, phong trào nữ quyền, nhất là tại những quốc gia Tây phương, đang phát triển và bùng nổ rất cao. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton mới đây thôi cũng đã từng ra tranh cử một chín một mười với ứng cử viên Barack Obama của đảng Dân Chủ. Mẹ Teresa một nữ thánh của thiên niên kỷ thứ ba lẫy lừng hiển nhiên đã vượt qua mặt nhiều vị nam nhi cùng thời. Riêng Sơ, Sơ nghĩ sao về phong trào nữ quyền (woman right movements) trong thế giới ngày hôm nay? Sơ ủng hộ hay không ủng hộ?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Với phong trào nữ quyền, con người muốn tự uốn nắn mình theo ý của mình, được giải phóng khỏi tất cả những gì giới hạn nó. Nói cách khác, con người muốn mình phải là kẻ sáng tạo chính mình như Thiên Chúa. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton và Mẹ Têrêsa là hai phụ nữ hoàn toàn khác nhau về chính kiến cũng như quan điểm nên không thể đem ra so sánh. Mẹ Têrêsa chắc chắn không có tham vọng được lẫy lừng và vượt qua mặt nhiều vị nam nhi cùng thời, nhưng mọi công việc của Mẹ làm xuất phát từ tình yêu mãnh liệt dành cho Thiên Chúa và anh em. Riêng tôi, tôi ước mong những người phụ nữ sống đúng phẩm giá của người phụ nữ, và hạnh phúc, vui sướng với “Thiên chức Phụ nữ” của mình. Klapin phát biểu: “Không có mặt trời hoa hồng không nở, không có phụ nữ không có tình yêu. Không có tình yêu không có hạnh phúc. Không có người mẹ không có anh hùng”.
Nữ tu Bạch Yến: Nếu trong một thể chế hay một xã hội bình đẳng thì sẽ không có chuyện phân biệt giữa nam quyền và nữ quyền. Vì vậy, ủng hộ cho những người mà quyền lợi của họ bị xâm phạm là lẽ thường tình.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Vâng, tất nhiên là phụ nữ không có thua nam giới rồi! (cười nho nhỏ) Thú thật là Sơ chỉ nghe nói về phong trào này thôi chứ không biết nhiều về nó, nên không thể nói là ủng hộ hay không ủng hộ. Tuy nhiên sự thật là người phụ nữ vẫn còn bị đối xử bất công, bị đẩy ra bên lề xã hội (marginalised) trong nhiều lãnh vực, và ở nhiều nơi trên thế giới. Là môn đồ theo chân Chúa, Sơ nhất định là ủng hộ những người bị như vậy rồi! Còn nếu sống ngoài đời biết cống hiến tài năng như TNS Hillary Clinton, sống đời tu có can đảm hy sinh như Mẹ Teresa thì có lẽ là ước mơ của rất nhiều người phụ nữ…
PvDCUC:Như đã giới thiệu ở trên về Sơ Mary Mỹ Lệ, Sơ có nghĩ người nữ tu ngày hôm nay chỉ nên ở trong nhà xứ, lo dậy học Giáo lý và rồi sau đó lặng lẽ nghỉ an trong Chúa. Hay là nữ tu cũng nên dấn thân nhiều hơn nữa vào trong đời sống hằng ngày như Mẹ Teresa?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Vườn hoa Giáo Hội muôn màu muôn sắc. Nhìn lại lịch sử đời tu Kitô Giáo từ Thế Kỷ I đến nay qua nhiều giai đoạn: Đời sống khổ hạnh tại gia; Ẩn tu và Đan tu; các Dòng Khất thực (Đa Minh, Phanxicô); các Dòng Trợ thế (Dấn thân phục vụ trong các môi trường xã hội, y tế, từ thiện, giáo dục); các Dòng truyền giáo (Dòng Tên…); các Hội Dòng tại thế: làm men, muối giữa đời… Cho thấy mỗi dạng đời tu là một đặc sủng riêng mà Thánh Thần ban cho Giáo Hội trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhằm canh tân dân Chúa và giúp Giáo Hội thích nghi với những hoàn cảnh mới của Thế giới. Trong thực tế, mỗi Dòng tu ra đời nhằm đáp ứng cho một nhu cầu cụ thể của Giáo Hội trong một giai đoạn. Như vậy, người nữ tu nên tuỳ theo đặc sủng của Hội Dòng, cùng với sự canh tân và thích nghi để dấn thân và kéo dài sự phục vụ của mình bao lâu Chúa còn muốn.
Nữ tu Bạch Yến: Dạ thưa, tất cả các công việc trong nhà xứ hay ngoài xã hôi đều tốt đẹp và nên được khuyến khích. Mỗi Hội Dòng có sứ mạng và linh đạo riêng trong công tác phục vụ. Các nữ tu làm việc theo sứ mạng của Dòng mình, đó là trách nhiệm và bổn phận hằng ngày của họ. Mỗi Hội Dòng như là một bộ phận của một thân thể là Giáo Hội, nên đều rất quan trọng và cần thiết.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Sơ nghĩ rằng điều đó tùy thuộc vào khả năng, khuynh hướng (aptitude) và ơn gọi riêng biệt của mỗi người. Như hoa hồng rực rỡ, hoa cúc nhu mì, hoa lan thanh thoát, hoa cỏ đơn sơ, vườn hoa của Chúa có muôn màu muôn vẻ, và thiên nhiên có đẹp chính là nhờ sự muôn màu muôn vẻ ấy. Đời sống dấn thân của Mẹ Teresa tuyệt vời như hoa hồng rực rỡ, mà đời sống hy sinh âm thầm của Sơ Mỹ Lệ cũng tuyệt đẹp như hoa cúc hoa lan. Sơ nghĩ không nên và không thể gò bó tất cả các loài hoa vào một khuôn khổ chật hẹp mà làm mất đi vẻ đẹp của vườn hoa của Chúa!
PvDCUC:Nói một cách tổng quát, Sơ nghĩ nữ tu ngày hôm nay nên hay không nên mặc áo dòng khi đi ra ngoài nơi công cộng? Sơ có cảm thấy vướng víu hay bất tiện khi mặc áo nữ tu trong những lần giao tế ở bên ngoài bốn bức tường của tu viện hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Về vấn đề tu phục, tôi nghĩ nữ tu hôm nay vẫn nên mặc áo Dòng khi đi ra ngoài nơi công cộng. Ví dụ: Tham dự Thánh Lễ, dạy Giáo Lý, tập hát cho ca đoàn, Viếng Xác… Riêng Hội Dòng tôi, quy định tham dự Thánh Lễ sẽ mặc áo Dòng chính, còn các công việc mục vụ khác thì mặc áo Dòng ngắn (áo manteau), và tôi không cảm thấy có gì vướng víu hay bất tiện cả.
Nữ tu Bạch Yến: Mặc áo dòng đi ra ngoài nơi công cộng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội và công việc. Thứ nhất, công việc phục vụ của các nữ tu ngày nay cũng trở nên đa dạng. Vì thế, một số nữ tu có thể mặc những bộ trang phục giản di thay cho áo dòng trong khi làm công việc giáo dục hay văn phòng trong các học đường hay cơ quan của chính phủ, không mang tính cách tôn giáo. Thực sự, qua cách sống và giao tế, ăn mặc giản di, người khác cũng có thể nhận ra một cách dễ dàng đó là một nữ tu. Kế đó, nếu làm việc ở những xứ truyền giáo, mặc áo dòng khi đi ra ngoài nơi công cộng rất được khuyến khích, như sự giới thiệu về đạo Thiên Chúa, như dấu chỉ mời gọi và là chứng nhân Tin Mừng giữa lòng dân chúng. Vì vậy, vấn đề vướng víu hay bất tiện không phải là lý do để nữ tu sẽ mặc hay không mặc áo dòng đi ra ngoài nơi công cộng. Nhưng điểm chính yếu là do yêu cầu của công tác phục vụ nên có sự thay đổi uyển chuyển trong vấn đề mặc tu phục.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Khi Sơ vào dòng thì tỉnh dòng của Sơ đã không còn mặc áo dòng nữa, nên Sơ không có kinh nghiệm bản thân về việc này. Sơ suy nghĩ có lẽ việc mặc áo dòng hay không mặc áo dòng cũng đều có những điểm tích cực và tiêu cực của nó. Chiếc áo dòng thực sự là y phục bình dân của những người xưa sống vào thời gian các dòng tu mới được bắt đầu. Vì vậy nếu theo tinh thần đó thì người tu sĩ cũng nên hòa đồng và trang phục như những người bình dân đương thời hơn là ăn mặc cách biệt. Tuy nhiên điểm tích cực là chiếc áo dòng lại giúp mọi người ý thức về sự hiện diện của người tu sĩ và là một lời chứng rõ ràng về đời sống tận hiến. Về mặt thực tế, chiếc áo dòng giúp người tu sĩ không phải chọn lựa suy nghĩ về trang phục, nhưng lại có thể không thích hợp cho nhiều công tác phục vụ… Hiện giờ Sơ thấy có một số dòng tu, các Sơ mặc áo dòng trong các dịp lễ trang trọng như ngày Chủ nhật, nhưng mặc thường phục khi đi làm việc và phục vụ. Sơ nghĩ cũng có thể đây là một hướng hay và dung hoà được cả hai trường phái… Dù theo bất cứ trường phái nào, Sơ nghĩ điều quan trọng là chúng ta cũng phải nên nhớ rằng, “chiếc áo không làm nên thầy tu”. Như Chúa Giêsu đã nói, chúng ta phải thờ Chúa trong “Thần Khí và Sự Thật”, nên sự tu hành cũng phải như vậy, phải được thể hiện trong “Thần Khí và Sự Thật”.
PvDCUC:Có lẽ cũng do ảnh hưởng của phong trào nữ quyền, có một số nữ tu đã tự động phong chức Linh Mục cho nhau. Câu hỏi này thì hơi khó đấy, nhưng Sơ nghĩ người nữ tu cũng nên tranh đấu để mình được bước nên bàn thánh hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Mục đích ơn gọi của tôi là thuộc về Chúa cách trọn vẹn và mãi mãi. Và không có niềm vui, hạnh phúc nào khác cho tôi là được làm cho Chúa vui. Ước mong lớn nhất của tôi là làm đẹp lòng Chúa và thực thi ý Ngài. Và tôi nghĩ chẳng cần tôi phải bước lên bàn thánh thì Chúa mới vui…
Nữ tu Bạch Yến: Theo sự thường, con người ta chỉ tranh đấu khi bị áp bức. Sống trong thể chế và cơ cấu của Giáo Hội Mẹ, vui với điều luật và thông điệp của Giáo Hội thì không cần phải đấu tranh làm gì cả. Với vai trò là một nữ tu rồi thì không cần thiết phải có thêm một vai trò khác mà vai trò ấy Đức Thánh Cha và giáo Hội chưa phê chuẩn.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Sơ nghĩ câu hỏi này không thể được đặt ra một cách chung chung, vì việc tranh đấu hay không không phải là vấn đề, nhưng là việc cá nhân mỗi người phải có trách nhiệm, bổn phận và can đảm nói lên sự thật của mình. Nếu một cá nhân nào đó, sau khi cầu nguyện và lắng nghe Sự Thật trong sâu thẳm tâm linh mình mà cảm thấy người nữ tu cũng phải được phép theo đuổi ơn gọi linh mục, thì cá nhân ấy hãy nói lên Sự Thật này của mình. Việc trình bày Sự Thật này phải theo một tinh thần cởi mở, xây dựng, biết đối thoại và lắng nghe nhau, đầy đức tin và đức mến, và không đi ngược lại giáo quyền của giáo hội.
PvDCUC:Có người nói mấy nữ tu vào ngày khấn là đã bước lên xe hoa chọn Chúa Giêsu làm Đức Lang Quân. Hình ảnh so sánh này có đúng không, thưa Sơ?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Hình ảnh so sánh này cũng đúng, bởi người nữ tu tuyên khấn ba lời khuyên Phúc Âm để thuộc trọn về Chúa và chỉ phụng sự Người. Lời cam kết linh thánh ấy là một khế ước tình yêu giữa Thiên Chúa và người tu sĩ, nên gọi Đức Giêsu là Đức Lang Quân cũng không có gì sai.
Nữ tu Bạch Yến: Lời khấn Dòng của các nữ tu không chỉ mang màu sắc cá nhân người đó với Thiên Chúa mà thôi, nhưng mang một ý nghĩa và với tư cách như là một thành phần của Hội Thánh thề hứa với Chúa trước mặt toàn thể cộng đồng dân Chúa trong một Thánh Lễ. Mà theo Thánh Kinh “Hội Thánh là Hiền Thê của Đức KiTô”. Vì vậy, nên hiểu theo ý nghĩa này thì đúng hơn.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Sơ thấy cũng đúng lắm, nhưng Chúa Giêsu còn nhiều hơn là Đức Lang Quân nữa! Người có thể là Bạn, là Anh, là Thầy, là Cha… là Tất Cả!
PvDCUC:Cái này thì hơi tò mò một chút (vụ này sự thật là do cha Nguyễn Trung Tây vẽ đường cho hươu chạy để PvDCUC théc méc với các Sơ), Sơ ơi, có khi nào Sơ cảm thấy hụt một nhịp tim khi gặp phải hình ảnh một đấng nam nhi “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Cũng xin chia sẻ một cách chân tình rằng, cảm tạ Giêsu vì Ngài chẳng để tôi xa Ngài một giây. Và tôi xác tín rằng, người ta chỉ có thể hiểu được hạnh phúc khi người ta trung thành.
Nữ tu Bạch Yến: Vì đã dấn thân cho đời sống chứng nhân, nên tôi cũng chẳng mấy quan tâm hay để ý đến chuyện hình ảnh này nọ. Vả lại, nét đẹp của tâm hồn và nội tâm cũng rất đáng quý trọng.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: (cười) Dạ nhờ ơn Chúa, từ ngày “phải lòng” với Giêsu thì chưa ai đánh thắng (“compete”) lại Người được…
PvDCUC:Sơ nghĩ nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng các nhà thờ của các nước ảnh hưởng văn minh Tây Phương vắng bóng con chiên tham dự các chương trình mục vụ và thánh lễ cuối tuần? Sơ có đề nghị nào để giải quyết tình trạng giáo đường vắng bóng này hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là Chúa chưa là đối tượng lớn nhất, và các chương trình mục vụ, thánh lễ cuối tuần chưa khơi dậy, chưa đáp ứng được những khao khát tâm linh của họ. Chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn… Ở đây tôi muốn nói đến lực hút thiêng liêng, chứ không phải những hào nhoáng bên ngoài… Một đề nghị, là mỗi Kitô hữu, không riêng gì linh mục, tu sĩ, phải vào được trong trái tim của Thiên Chúa và bày tỏ tình yêu ấy trong cuộc sống thường ngày. Bởi những tâm hồn có lòng mến bừng cháy trong tim, thì làm cho lửa ấy bừng lên trong những ai tới gần họ.
Nữ tu Bạch Yến: Các con chiên cần sự thông cảm và quan tâm của các Chủ chiên. Giáo dân sẽ có hứng thú tham gia các chương trình mục vụ và thánh lễ cuối tuần, nếu các đấng chăn chiên nhân hiền chịu khó chăm sóc cho từng con chiên của mình bằng cách thăm viếng, ủi an, nâng đỡ… Mặt khác, ‘Tông đồ giáo dân’ cần được chú trọng hơn. Sự mời gọi giáo dân đóng góp vai trò, tiếng nói, công việc của nhà xứ sẽ làm tăng thêm lòng nhiệt thành và sự gần gũi, tình liên đới với các thành phần khác của giáo xứ, như vậy các sinh hoạt sẽ trở nên sống động hơn.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Đây là một vấn đề lớn mà một người tầm thường như Sơ không thể nhìn thấy hết các chiều cao, sâu, rộng của nó! Nhưng vì PvDC đã hỏi thì thôi dù suy nghĩ nông cạn Sơ cũng xin được chia xẻ để hầu độc giả báo Dân Chúa! Sơ nghĩ việc này do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là vì cuộc sống vật chất dư thừa ở các nước này làm con người tưởng rằng mình không còn cần đến Thiên Chúa nữa. Có lẽ nhiều người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên Trời, xin Cha cứ ở trên ấy làm công việc của Cha để chúng con ở dưới này làm công việc của chúng con…”! Bởi vì đây chỉ là một sự lầm tưởng, nên có lẽ nếu có thể làm cách nào giúp con người ý thức lại được sự lầm lẫn này của họ thì họ có thể trở về lại với Chúa.
PvDCUC:Mới tháng trước, Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu đi một chủ đề về Niềm tin Á Châu, trong đó, Nguyệt San đã trích lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức tới các Giám Mục Mã Lai, Singapore là “…nếu muốn cho đức tin được phát triển, nó cần phải đâm rễ sâu trên đất Á Châu, nếu không người ta sẽ coi nó như một thứ đồ nhập cảng từ ngoại quốc, xa lạ với văn hóa và truyền thống của dân tộc quý huynh…” (Phạm Xuân Khôi, Kitô Giáo và Sự hiểu biết về Linh đạo Á Đông, Vietcatholic.net, 6/6/2008). Sơ nghĩ sao về lời nhắn nhủ này của Đức Giáo Hoàng?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Theo tôi, lời nhắn nhủ của vị cha chung đến các Giám mục Á Châu muốn nhấn mạnh đến giọng điệu mới mẻ của truyền thống đức tin của từng dân tộc phải được gắn liền với lịch sử, với truyền thống và văn hoá của dân tộc đó. Như đức tin của dân tộc Việt Nam đã được thấm đẫm máu của 117 Vị anh hùng tử đạo Việt Nam, và còn biết bao vị tử đạo không chính thức được phong thánh… trong đó có cả các chị em Mến Thánh Giá.
Nhân dịp kỷ niệm Tam Bách chu niên Dòng MTG, tôi muốn nhắc lại lời ông Phạm Đình Khiêm đã phát biểu: “Một Giáo Hội và một dân tộc đã hiến dâng cho Thiên chúa những công nghiệp và tâm hồn như tâm hồn và công nghiệp của các nữ tu MTG trong ba thế kỷ (chưa nói đến các cộng đồng tương tự khác), Giáo Hội ấy quyết không phải là một Giáo Hội cằn cỗi, và dân tộc ấy quyết không phải là một dân tộc đoạ đầy, mà trái lại, là một Giáo Hội được chúc phúc, một dân tộc nhiều triển vọng”.
Nữ tu Bạch Yến: Hội nhập đức tin công giáo trên đất Á Châu là điều hiển nhiên và thiết yếu. Bên cạnh đó, sự gặp gỡ Đức KiTô, Đấng vượt trên mọi giới hạn của văn hóa và quốc gia chính là cội rễ gốc và quan trọng hơn hết và cần được đâm sâu vào lòng dân Chúa, ở mọi nơi trên cùng thế giới qua sự Hiệp Thông.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Đây là một lời nhắn nhủ rất thâm thúy và xác thực, là một tin mừng và cũng là một bổn phận và trách nhiệm cho Giáo hội Á Châu.
PvDCUC:Một ngày bình thường của Sơ ra sao? Một ngày cuối tuần, thứ Bẩy và Chúa Nhật của Sơ thì thế nào?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Ngày thường và Chúa Nhật tôi đều thức dậy 4 giờ sáng và 10 giờ tối thì nghỉ.
Ngày thường thức dậy 4 giờ, 4 giờ 30 đọc kinh Phụng Vụ sáng, Nguyện ngắm, Tham dự thánh Lễ. Sau Thánh Lễ điểm tâm sáng, và ra Nhà Trường đón trẻ từ 6 giờ 45 phút. Dạy học suốt cả ngày cho đến 5 giờ chiều trẻ mới về hết. 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút đọc kinh Phụng vụ chiều, sau kinh chiều ăn tối. Kinh tối lúc 7 giờ 30. Sau đó cầu nguyện riêng, đọc sách thiêng liêng, học hành…
Ngày thứ bảy không dạy trẻ, lo chưng bông Nhà Thờ, giặt đồ lễ… Dời giờ kinh chiều lên 3 giờ để tham dự thánh lễ lúc 4 giờ 30 chiều.
Chúa Nhật đi hai lễ sáng chiều và thừa tác trong Thánh Lễ. Dạy Giáo Lý cho các em thiếu nhi từ 2 giờ 30 đến 3 giờ 30, cùng tham dự Thánh Lễ với các em.
Chiều thứ hai, thứ ba trong tuần đi thăm những gia đình bà con giáo dân, đặc biệt những gia đình rối, những bà con nghèo, cách đó khoảng 9,10 cây số (Km).
Nữ tu Bạch Yến: Ngày bình thường cũng như cuối tuần, chu toàn bổn phận là một nữ tu trong việc thờ phượng và cầu nguyện, công việc quan trọng thứ hai được Hội Dòng giao phó là học tập. Ngoài ra còn có thể tham gia vài sinh hoạt của hội đoàn, các cộng đồng hay nhà xứ khi cần thiết.
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Trong tuần thì sau khi đọc kinh và chiêm niệm ban sáng, hầu hết Sơ đi dạy học ở trường Đại học Công Giáo Úc, và cũng đi lễ tại đây. Tối về đọc kinh và ăn cơm với cộng thể nếu kịp. Tùy học kỳ, mỗi tuần có một ngày hoặc đôi khi hai ngày Sơ làm việc ở nhà. Thời gian này là dành cho soạn bài, nghiên cứu, làm công tác trong nhà dòng, hoặc làm các việc chuẩn bị cần thiết cho sinh hoạt cuối tuần ở nhà thờ hay các việc thiện nguyện khác. Trong tuần cũng có một buổi tối Sơ dạy giáo lý cho các em nhỏ trong giáo xứ, một buổi họp cộng thể, và khi có thể, một buổi họp báo Dân Chúa. Thứ Bảy ngoài việc đọc kinh và đi lễ thì thường là ngày dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn nhà nguyện, giặt giũ, đi chợ, v.v… và tĩnh tâm mỗi tháng một lần. Chủ nhật thì Sơ sinh hoạt giới trẻ ở nhà thờ cha Chủ nhiệm tại Brunswick.
PvDCUC:Trước khi chấm dứt buổi phỏng vấn, xin hỏi các Sơ còn có tâm tình chi muốn gửi đến quý độc giả hay không?
Nữ tu Maria Chân Mỹ: Xin kính chúc mọi người luôn an vui, hạnh phúc trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Ước mong Chúa có thể tự do thực hiện hết chương trình của Người nơi quý vị. Xin gởi đến quý vị lời của văn hào và thi sĩ Ấn Độ, R. Tagore: “Khi tôi ngủ, tôi mơ rằng cuộc đời là niềm vui; lúc thức dậy, tôi thấy rằng cuộc đời là phục vụ; khi phục vụ, tôi mới thấy rằng phục vụ là niềm vui”.
Nữ tu Bạch Yến: Xin chân thành cám ơn sự kiên nhẫn của quý độc giả khi đọc những dòng chữ này. Xin kính chúc quý vị luôn an khang và tràn đầy ân sủng trong Tình Yêu bao la của Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn mãi!
Nữ tu Nguyễn Thùy Linh: Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn này, và ủng hộ báo DCUC. Xin quý độc giả tiếp tục ủng hộ tờ báo! Và xin cám ơn PvDC Úc Châu đã cho Sơ có được cơ hội tâm sự với quý độc giả, và đã có những câu hỏi rất hay!
PvDCUC:Đại diện Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu, xin được gửi lời cám ơn cho thì giờ quý báu của các Sơ. Xin kính chúc các Sơ tiếp tục nhận lãnh được ân sủng thiên đàng tuôn đổ trên đời tận hiến. Và nếu có dịp ghé vào Melbourne, Úc Châu, đặc biệt là Sơ Chân Mỹ hiện đang công tác mục vụ tại Việt Nam, mời các Sơ ghé vào tòa soạn Dân Chúa Úc Châu, PvDCUC hứa sẽ lấy tiền của cha Chủ Nhiệm dẫn các Sơ đi ăn thịt Kangaroo bẩy món.
www.nguyentrungtay.com