Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 19/7: Thấy Chúa trong mọi sự. Suy niệm: Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
00:38 18/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 12, 38-42
“Nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy lên án thế hệ này”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, có mấy luật sĩ và biệt phái thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ”. Người trả lời: “Thế hệ hung ác gian dâm đòi một dấu lạ! Nhưng sẽ không cho dấu lạ nào, trừ dấu lạ tiên tri Giona. Cũng như xưa tiên tri Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba đêm ngày như vậy. Tới ngày phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó, vì họ đã nghe lời tiên tri Giona mà sám hối tội lỗi, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Giona. Đến ngày phán xét, nữ hoàng phương nam sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và lên án nó: vì bà từ biên thuỳ trái đất đã đến nghe lời khôn ngoan của vua Salomon, nhưng đây có Đấng cao trọng hơn Salomon”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 18/07/2021
35. Ma quỷ sợ nhất là khi chúng ta chân thành kính mến đối với Đức Chúa Giê-su.
(Thánh Antony)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:06 18/07/2021
2. ĐỔ KHANG PHU NHÂN
Các tửu khách thương nghị với nhau làm một cái miếu Đỗ Khang, để kỷ niệm ông tổ làm rượu là Đỗ Khang.
Khi khai công phá đất thì đột nhiên đào dưới hầm được một tấm bảng bằng đá, khi ấy mọi người đều đã ăn no say, thì hoảng hốt khi thấy trên bảng đá có khắc chữ “chị cả Đồng”, thì kiến nghị làm thêm một gian nhà phía sau để “Đổ phu nhân” an nghỉ.
Sau khi khánh thành cái miếu, mời quan huyện dâng hương niệm bái, quan huyện lui gian nhà phía sau thì thấy tấm bảng đá thì rất kinh ngạc nói:
- “Đây là bảng đá của Châu thái tổ.”
Bèn vội vàng kêu người khiêng nó ra ngoài miếu.
Ban đêm quan huyện nằm mộng thấy một người đầu đội mão lớn đến cám ơn, nói:
- “Ta là Châu thái tổ triều đại trước, bị gả lầm cho Đỗ Khang làm vợ chồng, nếu không có quan huyện đích thân đến, thì tôi đã bị gả cho tên quỷ nát rượu ấy và khổ cả đời rồi còn gì!”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 2:
Ông tổ làm ra rượu là Đỗ Khang chắc chắn không ngờ là hôm nay có nhiều người mắc bệnh vì rượu, chết vì rượu, tan nát gia đình vì rượu, thân tàn mà dại cũng vì rượu, và ngay cả người đã chết cả mấy chục đời rồi mà vẫn còn sợ người uống rượu, không muốn đặt bài vị mình ở trong miếu của người chế ra rượu, huống gì là những người còn đang sống, nhất là vợ con của người nát rượu, lại càng sợ người uống rượu hơn...
Có nhiều người Ki-tô hữu nói rằng Đức Chúa Giê-su cũng uống rựơu như mọi người –dù là nói giỡn- nên họ càng uống mạnh bạo hơn đến say xỉn không biết trời đất gì cả, họ quên mất Đức Chúa Giê-su không uống rượu đến say xỉn, Ngài cũng không chén anh chén chú, chén tạc chén thù, nhưng Ngài uống để chia vui với niềm vui của cô dâu chú rể tại tiệc cưới Ca-na mà thôi.
Ai cũng sợ người uống rượu, và người say rượu thì càng làm cho người khác sợ hơn, vì họ như người mất trí...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Các tửu khách thương nghị với nhau làm một cái miếu Đỗ Khang, để kỷ niệm ông tổ làm rượu là Đỗ Khang.
Khi khai công phá đất thì đột nhiên đào dưới hầm được một tấm bảng bằng đá, khi ấy mọi người đều đã ăn no say, thì hoảng hốt khi thấy trên bảng đá có khắc chữ “chị cả Đồng”, thì kiến nghị làm thêm một gian nhà phía sau để “Đổ phu nhân” an nghỉ.
Sau khi khánh thành cái miếu, mời quan huyện dâng hương niệm bái, quan huyện lui gian nhà phía sau thì thấy tấm bảng đá thì rất kinh ngạc nói:
- “Đây là bảng đá của Châu thái tổ.”
Bèn vội vàng kêu người khiêng nó ra ngoài miếu.
Ban đêm quan huyện nằm mộng thấy một người đầu đội mão lớn đến cám ơn, nói:
- “Ta là Châu thái tổ triều đại trước, bị gả lầm cho Đỗ Khang làm vợ chồng, nếu không có quan huyện đích thân đến, thì tôi đã bị gả cho tên quỷ nát rượu ấy và khổ cả đời rồi còn gì!”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 2:
Ông tổ làm ra rượu là Đỗ Khang chắc chắn không ngờ là hôm nay có nhiều người mắc bệnh vì rượu, chết vì rượu, tan nát gia đình vì rượu, thân tàn mà dại cũng vì rượu, và ngay cả người đã chết cả mấy chục đời rồi mà vẫn còn sợ người uống rượu, không muốn đặt bài vị mình ở trong miếu của người chế ra rượu, huống gì là những người còn đang sống, nhất là vợ con của người nát rượu, lại càng sợ người uống rượu hơn...
Có nhiều người Ki-tô hữu nói rằng Đức Chúa Giê-su cũng uống rựơu như mọi người –dù là nói giỡn- nên họ càng uống mạnh bạo hơn đến say xỉn không biết trời đất gì cả, họ quên mất Đức Chúa Giê-su không uống rượu đến say xỉn, Ngài cũng không chén anh chén chú, chén tạc chén thù, nhưng Ngài uống để chia vui với niềm vui của cô dâu chú rể tại tiệc cưới Ca-na mà thôi.
Ai cũng sợ người uống rượu, và người say rượu thì càng làm cho người khác sợ hơn, vì họ như người mất trí...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Cha Octavio Cisneros lo sợ tình hình ở Cuba có thể đạt đến một điểm nguy hiểm
Đặng Tự Do
04:25 18/07/2021
Có những cuộc biểu tình chưa từng có đang diễn ra ở Cuba. Đức Cha Octavio Cisneros, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Brooklyn, cho biết. Ngài bày tỏ mong muốn chế độ độc tài tàn bạo đã đeo bám quê hương ngài trong hơn 60 năm sớm đến ngày diệt vong.
Tuy nhiên, theo Đức Cha Octavio tình hình ở Cuba có thể đạt đến một điểm nguy hiểm khi bọn cầm quyền ra tay đàn áp để tiếp tục nắm quyền.
Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Phong trào Giải phóng Kitô Giáo, gọi tắt là MCL, đã kêu gọi người dân Cuba tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Cuba mở tổng tuyển cử sau khi hàng nghìn người xuống đường tại các thành phố lớn của Cuba để phản đối tình trạng khan hiếm chưa từng có về nhu yếu phẩm và tỷ lệ tử vong bởi COVID-19.
Sau nhiều tháng thiếu lương thực, thuốc men và các bệnh viện sụp đổ do đại dịch, hàng nghìn người dân Cuba đã xuống đường hô hào “Đả đảo chế độ độc tài!”, “Quê hương và cuộc sống!”, “Chúng tôi muốn có vắc xin!”, và “chúng tôi không sợ!”, trong các cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có trong hơn 60 năm cai trị của Cộng sản.
Những người biểu tình ở một số khu vực đã tuần hành với hình ảnh Đức Mẹ Bác ái, là quan thầy của Cuba.
Nhiều linh mục đã bị bắt. Trường hợp Cha Castor Álvarez được kể là nghiêm trọng nhất. Ngài bị công an và mật vụ cộng sản đánh tới tấp. Sau đó, Cha Castor Álvarez đã bị giam giữ tại đồn cảnh sát Montecarlo ở Camagüey, với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
Hôm 12 tháng 7, bọn cầm quyền Cuba đã muốn xử vị linh mục trong vòng 96 giờ với nhiều tội danh khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Wilfredo Pino Estevez của Camagüey đã cố gắng gặp ngài sáng 12 tháng 7 nhưng không thành công. Nhiều thanh niên Công Giáo cũng bị bắt tại Camagüey và Florida, cách Camagüey 30 dặm về phiá Tây Bắc.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã biểu tình ôn hòa từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 7 trước đồn cảnh sát để đòi tự do cho Cha Álvarez.
Source:NetNy
Đức Thánh Cha chia buồn trước trận lụt tai hại tại Đức
Đặng Tự Do
04:25 18/07/2021
Hôm thứ Năm 15 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã gửi một bức điện chia buồn tới Tổng thống Đức, sau trận lũ lụt ở miền tây của nước này khiến ít nhất 70 người thiệt mạng.
Các con sông đã tràn bờ ở Đức, Bỉ và Hà Lan sau trận mưa lớn.
Có 11 người ở Bỉ đã chết. Tuy nhiên, theo tin của BBC thiệt hại nặng nhất là ở Đức với ít nhất là 70 người,
Bức điện ngày 15 tháng 7, do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô, gửi cho tổng thống Frank-Walter Steinmeier, có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha đã biết được tin tức về cơn bão và lũ lụt nghiêm trọng ở North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate và xúc động sâu sắc trước diễn biến này”
“Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng và bày tỏ sự gần gũi sâu sắc của Ngài với gia đình của họ.”
Bức điện nói thêm Đức Phanxicô đang cầu nguyện “đặc biệt cho những người vẫn mất tích, cho những người bị thương, và cho những người có tài sản bị thiệt hại hoặc bị mất do sự tàn phá của thiên tai.”
Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ lời cầu nguyện của mình cho những người làm việc trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Giám mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, bày tỏ sự thất vọng về “mức độ của cơn bão nghiêm trọng ngày hôm qua”.
“Suy nghĩ của tôi luôn hướng về những người đã khuất, gia đình của họ, tất cả những người bị thương và nạn nhân của trận lũ lụt. Nhiều người vẫn đang mất tích - Tôi thực sự hy vọng rằng họ được tìm thấy bình an vô sự, và tất cả những người đang gặp khó khăn, những người bị mất của cải hoặc một mái nhà trên đầu họ, sẽ tìm thấy niềm an ủi, hy vọng và sự giúp đỡ”.
Đức Cha Batzing nói thêm: “Lời cảm ơn chân thành và tất cả sự kính trọng của tôi dành cho tất cả những người đã giúp đỡ không mệt mỏi và quên mình kể từ ngày hôm qua và thường phải liều mạng: các nhân viên cứu cấp, cứu hỏa, cảnh sát, và tất cả những người đã giúp đỡ và sát cánh bên nhau”.
Source:Catholic News Agency
Huấn dụ của Đức Thánh Cha buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 18/7/2021
J.B. Đặng Minh An dịch
06:01 18/07/2021
Chúa Nhật 18 tháng Bẩy Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 16 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta câu chuyện các Tông đồ trở về sau khi ra đi rao giảng Tin Mừng.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, từ cửa sổ phòng làm việc của ngài nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Thái độ của Chúa Giêsu mà chúng ta quan sát thấy trong Tin Mừng của phụng vụ ngày hôm nay (Mc 6: 30-34) giúp chúng ta nắm bắt được hai khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Đầu tiên là nghỉ ngơi. Khi gặp lại các Tông đồ trở về sau gian lao của sứ mệnh, những người bắt đầu nhiệt tình kể lại mọi việc họ đã làm, Chúa Giêsu dịu dàng hướng lời mời gọi này đến các Tông đồ: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút” (c. 31). Đó là một lời mời gọi hãy nghỉ ngơi.
Khi làm như vậy, Chúa Giêsu cho chúng ta một lời dạy có giá trị. Mặc dù vui mừng khi thấy các môn đệ hạnh phúc trước những sự kỳ diệu trong việc rao giảng của họ, nhưng Ngài không dành thời gian khen ngợi hay đặt câu hỏi. Đúng hơn, Ngài quan tâm đến sự mệt mỏi về thể chất và nội tâm của họ. Và tại sao Ngài làm điều này? Thưa: Bởi vì Ngài muốn làm cho họ nhận thức được một mối nguy hiểm luôn rình rập chúng ta: đó là nguy cơ bị cuốn vào sự điên cuồng của việc làm, rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa hoạt động, nơi mà điều quan trọng nhất là kết quả chúng ta thu được, và cảm giác trở thành nhân vật chính một cách tuyệt đối. Đã bao nhiêu lần điều này xảy ra trong Giáo hội: chúng ta bận rộn, chúng ta chạy loanh quanh, chúng ta nghĩ rằng mọi việc tùy thuộc vào chúng ta và cuối cùng, chúng ta có nguy cơ bỏ bê Chúa Giêsu và chúng ta luôn lấy mình làm trung tâm. Đây là lý do tại sao Ngài mời các môn đệ của Ngài nghỉ ngơi một chút với Ngài. Nó không chỉ là nghỉ ngơi thể chất, mà còn là nghỉ ngơi cho trái tim. “Rút bản thân chúng ta ra khỏi ổ cắm điện” mà thôi thì chưa đủ, chúng ta cần thực sự nghỉ ngơi. Và chúng ta làm điều này như thế nào? Thưa: Để nghỉ ngơi thực sự, chúng ta phải quay trở lại tâm điểm của mọi việc: đó là dừng lại, im lặng, cầu nguyện để không đi từ sự điên cuồng của công việc sang sự điên cuồng của thời gian thư thái. Chúa Giêsu không bỏ qua nhu cầu của đám đông, nhưng mỗi ngày, trước bất cứ mọi sự, Ngài rút lui trong cầu nguyện, trong thinh lặng, trong tình thân mật với Chúa Cha. Lời mời dịu dàng của Ngài - hãy nghỉ ngơi một lúc - nên đồng hành cùng chúng ta. Anh chị em, chúng ta hãy cẩn thận đối với tính hiệu quả, chúng ta hãy dừng lại việc chạy theo một cách điên cuồng các chương trình nghị sự của chúng ta. Chúng ta hãy học cách nghỉ ngơi, tắt điện thoại di động, chiêm ngưỡng thiên nhiên, tái tạo bản thân trong cuộc đối thoại với Chúa.
Tuy nhiên, Phúc Âm cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu và các môn đệ không thể nghỉ ngơi như họ mong muốn. Mọi người tìm thấy Chúa Giêsu và các Tông đồ, đổ xô đến từ mọi phía. Tại thời điểm đó, Chúa Giêsu động lòng trắc ẩn. Đây là khía cạnh thứ hai: lòng trắc ẩn, đó là phong cách của Thiên Chúa. Phong cách của Thiên Chúa là đến gần, từ bi và dịu dàng. Đã bao nhiêu lần chúng ta tìm thấy cụm từ này trong Phúc âm, trong Kinh thánh: “Ngài động lòng thương”. Chúa Giêsu hiến mình cho dân chúng và bắt đầu giảng dạy họ (xem câu 33-34). Điều này tưởng chừng là mâu thuẫn nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trên thực tế, chỉ có một trái tim không cho phép mình bị chiếm đoạt bởi sự vội vàng mới có khả năng được lay động; nghĩa là không cho phép bản thân bị cuốn vào bản thân và những việc phải làm, nhưng nhận thức được những người khác, vết thương của họ, nhu cầu của họ. Lòng thương cảm được sinh ra từ sự chiêm niệm. Nếu chúng ta học được cách thực sự nghỉ ngơi, chúng ta trở nên có khả năng cảm thương thực sự; nếu chúng ta trau dồi một cái nhìn chiêm niệm, chúng ta sẽ thực hiện các hoạt động của mình mà không có thái độ thô bạo của những kẻ muốn chiếm hữu và tiêu thụ mọi thứ; nếu chúng ta giữ liên lạc với Chúa và không gây mê phần sâu nhất của bản thân, thì những việc cần làm sẽ không có sức mạnh khiến chúng ta bị cuốn theo hoặc nuốt chửng chúng ta. Hãy lắng nghe điều này: chúng ta cần một “hệ sinh thái của trái tim”, được tạo thành từ sự nghỉ ngơi, chiêm niệm và lòng trắc ẩn. Chúng ta hãy tận dụng thời gian mùa hè cho việc này! Nó sẽ giúp chúng ta khá nhiều.
Và bây giờ, chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng đã nuôi dưỡng sự im lặng, cầu nguyện và chiêm niệm và là Đấng luôn rung động với lòng trắc ẩn dịu dàng đối với chúng ta, các con cái của Mẹ.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi bày tỏ lòng gần gũi với những người dân Đức, Bỉ và Hà Lan, là những người đã bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt thảm khốc. Xin Chúa chào đón những người đã khuất và an ủi những người thân yêu của họ, xin Ngài nâng đỡ những nỗ lực của mọi người đang giúp đỡ những người bị thiệt hại nặng nề.
Thật không may, tuần trước, tin tức về các đợt bạo lực đã làm trầm trọng thêm tình hình của rất nhiều anh chị em của chúng ta ở Nam Phi, vốn đã bị ảnh hưởng bởi những khó khăn về kinh tế và sức khỏe do đại dịch. Hiệp nhất với các Giám mục Nam Phi, tôi gửi lời kêu gọi chân thành đến tất cả các nhà lãnh đạo liên quan và cầu mong họ có thể nỗ lực xây dựng hòa bình và cộng tác với các nhà chức trách để hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ. Sự tái sinh của sự hòa hợp giữa tất cả những con dân Nam Phi là ước vọng đã hướng dẫn người dân Nam Phi. Cầu mong ước vọng ấy không bị lãng quên.
Tôi cũng gần gũi với những người dân Cuba thân yêu trong những thời khắc khó khăn này, đặc biệt là những gia đình đang chịu nhiều đau khổ nhất. Tôi cầu nguyện xin Chúa phù hộ quốc gia này xây dựng một xã hội ngày càng công bằng và huynh đệ hơn thông qua hòa bình, đối thoại và đoàn kết. Tôi kêu gọi tất cả người dân Cuba hãy giao phó bản thân mình cho sự bảo vệ từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria Bác Ái Mỏ Đồng. Mẹ sẽ đồng hành cùng họ trong cuộc hành trình này.
Tôi chào đón đông đảo các bạn trẻ hiện diện, đặc biệt là các nhóm thánh ca Antôn ở Nova Siri, giáo xứ Đức Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh ở Parma, Giáo xứ Thánh Tâm ở Brescia và giáo xứ Don Bosco từ San Severe. Các bạn trẻ thân mến, cầu chúc các bạn có một hành trình đầy may mắn trên con đường Tin Mừng!
Tôi chào các tập sinh của Dòng Nữ Tử Đức Maria Phù hộ các tín hữu, các tín hữu của hai giáo xứ Camisano và Campodoro thuộc Giáo phận Vicenza.
Tôi muốn thân ái chào các chàng trai và cô gái ở Puglia, những người đã kết nối với chúng ta qua truyền hình.
Tôi hy vọng tất cả các bạn tận hưởng ngày Chúa Nhật. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi! Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
Từ lính nhi đồng trở thành linh mục Công Giáo: Cha Mbikoyo sống để mang lại hy vọng cho những người vô vọng
Đặng Tự Do
16:38 18/07/2021
Một linh mục Công Giáo đang quay trở lại vùng đất nơi ngài từng bị bắt cóc để “mang lại hy vọng cho những người đã mất hy vọng”.
Trong bảy năm qua Cha Charles Mbikoyo đã học triết học tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma. Câu chuyện của ngài bắt đầu ở khu vực ngày nay là Nam Sudan, nơi ngài vào chủng viện năm 12 tuổi, vào năm 1988.
Việc học của ngài ở đó đã bị gián đoạn một năm sau đó, khi những kẻ nổi loạn đến đập cửa vào nửa đêm.
Cha Mbikoyo kể lại rằng “Có một tiếng quát tháo” ra lệnh cho các chủng sinh “phải ra ngoài”.
Nhận thức được mối đe dọa từ các nhóm nổi dậy gần đó, các chủng sinh do dự không mở cửa. Nhưng những người đàn ông bên ngoài cảnh báo rằng “nếu không mở cửa, họ sẽ thiêu sống chúng tôi cùng với tòa nhà”.
Các chủng sinh miễn cưỡng đi ra ngoài nơi những người nổi dậy ra lệnh cho họ thu thập đồ đạc của họ và đi với họ “để cải tạo”. Cha Mbikoyo, cùng với 40 cậu bé khác và Cha Giám đốc của chủng viện, đã bị bắt.
Cha Mbikoyo cho biết “Điều đầu tiên họ nói, là bất kỳ ai trốn thoát sẽ bị bắn chết”.
Trong ba tháng tiếp theo, các cậu bé phải trải qua khóa huấn luyện quân sự nghiêm ngặt.
“Chúng tôi phải nhảy như những con ếch. Chúng tôi phải học cách né đạn. Cách bắn”.
“Học thuyết của họ là: ‘Khẩu súng là cha tôi’. Nói cách khác, ‘Muốn lấy gì thì lấy, chỉ cần có khẩu súng này’”.
Theo Cha Mbikoyo, trong tình cảnh nghiệt ngã như thế, ngài và các chủng sinh “đành buông xuôi”.
“Chúng tôi mất hy vọng trở về nhà. Chúng tôi mất hy vọng đi học trở lại. Chúng tôi mất hy vọng trở thành linh mục, là ý định ban đầu của chúng tôi”.
Khi được thả tự do, Cha Giám đốc của chủng viện từ chối, và nhất quyết ở lại với các cậu bé.
“Những lời của Cha Giám đốc đã mang đến cho tôi hy vọng. Sự can đảm của ngài khiến tôi hiểu rằng, vâng, có một Thiên Chúa toàn năng có thể bảo vệ chúng ta”.
Sau nhiều tháng bị giam cầm, ngài đã tìm ra cách trốn thoát cùng 4 cậu bé khác. Họ sống sót sau một cuộc hành trình đầy nguy hiểm bao gồm băng qua hai con sông nơi hàng đàn cá sấu nhởn nhơ bơi lội.
“Khi chúng tôi trốn thoát được, chúng tôi đến thị trấn tên là Yei”. Ngài tiếp tục theo học tại chủng viện ở đó cho đến khi quân nổi dậy đe dọa ngài một lần nữa.
“Chúng tôi học tiếp tục chỉ mới được một tháng thì bắt đầu nghe tin phiến quân sắp tấn công Yei. Chúng tôi nói ‘không, không thể ở đây’. Nếu họ tìm thấy chúng tôi một lần nữa. Họ sẽ giết chúng tôi hoặc họ đưa chúng tôi trở lại tiền tuyến để chiến đấu”.
Ngài quyết định di tản. Hội Chữ thập đỏ “đã đón chúng tôi trở về nhà”, và chủng viện chuyển từ Rimenze đến Nzara để tránh quân nổi dậy. Nhưng họ vẫn tìm đến và tấn công chỗ ở mới này của chúng tôi.
Thế là Cha Mbikoyo bỏ nước ra đi và chuyển đến Cộng hòa Trung Phi. Sau khi sống ở đó ba năm, ngài đến Uganda để tiếp tục con đường học vấn của mình.
“Rất nhiều năm, tôi đã không gặp bố mẹ - khoảng tám hoặc chín năm. Bởi vì tôi phải sống lưu vong. Chúng tôi sợ rằng khi chúng tôi trở về nhà, họ có thể bắt chúng tôi”.
Cuối cùng, ngài được phong chức vào năm 2007, sau khi nội chiến Sudan lần thứ hai kết thúc.
“Khi tôi trở thành một linh mục, tôi đã nói, ‘Đây là một ơn gọi thực sự’. Bởi vì, với tất cả những đau khổ này, có lẽ tôi đã bỏ cuộc vì nghĩ rằng đây không phải là ơn gọi của tôi. Tại sao tôi phải chịu tất cả những đau khổ như thế trong cuộc sống của tôi?”
“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng không, ơn gọi linh mục chính là thiên chức của tôi”
Source:Catholic News Agency
Thanh niên qua đời ở tuổi 21 làm nhiều phép lạ. Giáo Hội nghiên cứu án tuyên thánh
Đặng Tự Do
16:38 18/07/2021
Các quan chức Giáo hội đang nghiên cứu một trong các phép lạ được báo cáo là do lời cầu bầu của một thanh niên Công Giáo người Ý qua đời ở tuổi 21.
Cha Walter Vinci, Tổng Cáo Thỉnh Viên của Dòng Thánh Camilliô, lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận các nhân đức anh hùng của Nicola d'Onofrio vào ngày 5 tháng 7 năm 2013.
Nhân đức anh hùng là một trong những yêu cầu để được phong chân phước trong Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, để được tuyên Chân Phước, cần có một phép lạ được xác minh là do ứng viên cầu bầu.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của anh Nicola d'Onofrio. Do đó, chúng tôi có thể nói rằng quá trình phong chân phước và phong thánh đang diễn ra một cách khả quan”, Cha Vinci nói với ACI Stampa.
Vào năm 2008, một phụ nữ Chí Lợi nói rằng cô ấy đã khỏi bệnh bại não nhờ sự cầu bầu của d'Onofrio.
Cha Vinci giải thích rằng danh tiếng về sự thánh thiện của d'Onofrio là nhờ lòng can đảm khi anh chấp nhận đau khổ.
Ứng cử viên được phong chân phước, được bạn bè biết đến với cái tên Nicolino /ni-cô-lí-nồ/, sinh năm 1943 tại Villamagna, vùng Abruzzo, đông nam nước Ý, không xa nơi sinh của Thánh Camillus de Lellis, người sáng lập dòng Camilliô vào thế kỷ 16.
Với mong muốn gia nhập dòng tu có các thành viên mặc áo choàng đen với cây thánh giá lớn màu đỏ, d'Onofrio chuyển đến học tại trường dòng Camilliô ở Rôma năm 1955. Anh đi tu vào năm 1961. Bên cạnh ba các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, anh còn chấp nhận lời khấn thứ tư là chăm sóc người bệnh, ngay cả khi phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là lời khấn chuyên biệt của nhà dòng.
Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 1963. Những người xung quanh bị ấn tượng bởi phong thái ôn hòa và nụ cười sẵn sàng của anh khi phải trải qua một quá trình điều trị gian khổ.
Vào tháng 5 năm 1964, bề trên của d'Onofrio yêu cầu anh hành hương đến Lộ Đức với hy vọng được chữa lành một cách kỳ diệu.
Khi anh ra đi, một thành viên trong dòng nói rằng cộng đồng sẽ cầu nguyện cho anh.
“Vâng, cầu nguyện, hãy cầu nguyện không phải để chữa bệnh cho tôi, nhưng để tôi có thể làm theo ý muốn của Thiên Chúa”, d'Onofrio trả lời.
Khi ở Pháp, d'Onofrio cũng đã đến thăm Lisieux, quê hương của Thánh Têrêsa, nơi anh đã viết một bức thư cho cha mẹ mình.
“Con rất hạnh phúc khi có thể chịu đựng một chút bây giờ khi con còn trẻ vì đây là những năm tốt nhất để dâng lên Chúa một điều gì đó”, anh viết.
“Cha mẹ yêu dấu, xin hãy cầu nguyện với Chúa rằng Ngài có thể phục hồi sức khỏe cho con để con có thể trở thành một linh mục và làm việc nhiều hơn cho các linh hồn”.
“Tuy nhiên, nếu Chúa nhân lành muốn điều gì đó khác với mong muốn của chúng ta, hãy tạ ơn Chúa: Ngài biết điều Ngài đang làm và điều gì là tốt nhất cho chúng ta! Chúng ta không thể biết những điều này - chỉ có Chúa mới biết chúng. “
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã chuẩn chước cho d'Onofrio để anh có thể khấn trọn trước thời hạn vào ngày 28 tháng 5 năm 1964. Anh qua đời tại Rôma vào ngày 12 tháng 6, 1964.
Cha Vinci nhận xét rằng: “Nụ cười trong cuộc sống hàng ngày là điều Nicolino mong muốn để lại cho những người trẻ hôm nay và mai sau.”
Source:Catholic News Agency
Tổng hội y khoa Tây Ban Nha phản kháng những đe dọa của Bộ Trưởng Y Tế
Đặng Tự Do
16:40 18/07/2021
Hôm thứ Hai 12 tháng 7, Tổng hội y khoa Tây Ban Nha đã nhận xét rằng lời đe dọa của bộ trưởng y tế chính phủ đối với sự phản đối lương tâm liên quan đến phá thai là “không thể chấp nhận được, bất hợp pháp và bất công”.
Tổng hội y khoa Tây Ban Nha, gọi tắt là CGCOM, đã phản ứng với những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước do Bộ trưởng Irene Montero của Tây Ban Nha công bố.
Montero tuyên bố vào ngày 8 tháng 7 rằng “quyền phản đối vì lý do lương tâm của các bác sĩ không thể nằm trên quyền quyết định của phụ nữ.”
CGCOM, cơ quan đại diện cho 52 trường Đại Học y khoa, đã bảo vệ quyền phản đối vì lý do lương tâm trong một tuyên bố ngày 12 tháng 7.
“Bó buộc lương tâm của các thầy thuốc nhằm mở rộng số lượng các bác sĩ sẵn sàng tham gia vào phẫu thuật phá thai ngoài việc vi hiến, còn là một giải pháp tồi tệ, mà từ góc độ của ngành y tế sẽ bị coi là không thể chấp nhận được, bất hợp pháp và bất công.”
Thông báo của Montero được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Nghị viện Âu Châu thông qua một báo cáo tìm cách xác định lại quyền phản đối vì lý do lương tâm là “từ chối chăm sóc y tế”.
CGCOM cho biết: “Gây khó khăn cho việc thực hiện quyền phản đối vì lý do lương tâm bằng các quy tắc hoặc nghị định là không phù hợp, nhưng nó cũng đặc biệt không công bằng”.
“Nó khiến các bác sĩ trở thành mục tiêu của sự không hài lòng của bệnh nhân và của các thành phần trong xã hội khi họ không đáng bị trách móc, và khi cơ hội để giải quyết vấn đề nằm ở chỗ khác”.
Tòa án Hiến pháp của Tây Ban Nha công nhận rằng các bác sĩ có quyền cơ bản là quyền phản đối vì lý do lương tâm “khi điều đó xuất phát từ mệnh lệnh đạo đức liên quan đến cuộc sống, chẳng hạn như phá thai và hành vi chết người”.
Tây Ban Nha hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1985. Luật, được sửa đổi lần cuối vào năm 2015, cho phép phá thai theo yêu cầu đối với thai đến 14 tuần và đến 22 tuần đối với những bất thường của thai nhi và khi có nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.
Bộ Y tế Tây Ban Nha báo cáo rằng 99,149 ca phá thai đã được thực hiện trong năm 2019, nhiều hơn 3,232 ca so với năm 2018.
Source:Catholic News Agency
Cuba bắt giữ nhiều nhà hoạt động và đổ lỗi cho Mỹ gây ra các cuộc biểu tình
Đặng Tự Do
16:40 18/07/2021
Hôm thứ Năm 15 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cuba sau khi Cuba đổ lỗi cho Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tuần qua. Nhà cầm quyền Cuba cho rằng các cuộc biểu tình là do Mỹ “ bóp nghẹt kinh tế” và các cơ quan tình báo Mỹ xúi giục dân chúng nổi loạn.
Ông Ned Price cho biết chính quyền Mỹ ủng hộ quyền biểu tình của người dân Cuba và phản đối Cuba bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng.
Các đường phố ở Havana vắng lặng vào hôm thứ Hai, mặc dù có sự hiện diện của cảnh sát dày đặc và tòa nhà Quốc Hội, nơi hơn một nghìn người đã tụ tập một ngày trước đó, đã bị phong tỏa. Tình trạng mất mạng internet di động - là cách duy nhất mà nhiều người Cuba truy cập vào Internet - diễn ra thường xuyên.
Hàng nghìn người Cuba đã tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố từ Havana đến Santiago vào Chúa Nhật trong cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trên hòn đảo do Cộng sản kiểm soát trong nhiều thập kỷ. Họ phản đối cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của đất nước và cách thức xử lý đại dịch, nhưng nhiều người còn đi xa hơn, kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cộng sản và hô hào tự do.
Theo nhóm Cuba lưu vong có tên là Cubalex, ít nhất 100 người biểu tình, các nhà hoạt động và nhà báo độc lập đã bị giam giữ trên toàn quốc kể từ hôm Chúa Nhật. Tuy nhiên, nhóm này nhận xét rằng “người dân Cuba đang càng ngày càng tỏ ra bớt sợ.”
Source:Reuters
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video thánh lễ cung hiến tượng đài Đức Mẹ La Vang tại Orange, California
Người Việt
08:06 18/07/2021
VietCatholic TV
Lạ lùng: Chiếc mề đay huyền nhiệm rớt xuống biển hai lần đều tìm được. E ngại đàn áp bạo lực ở Cuba
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:23 18/07/2021
1. Chiếc mề đay kỳ diệu đã rơi xuống biển vẫn tìm lại được
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày thứ Năm 15 tháng 7, có bài viết nhan đề “Man finds his Miraculous Medal in the ocean after losing it on vacation” nghĩa là “Người đàn ông tìm thấy chiếc Mề Đay Huyền Nhiệm của mình trong đại dương sau khi đánh mất nó trong kỳ nghỉ hè”.
Gerard Marino đã đeo một Mề Đay Huyền Nhiệm quanh cổ kể từ khi anh có trí khôn. Đó là món quà của mẹ anh, người đã tặng cho tất cả các con của bà những chiếc Mề Đay Huyền Nhiệm khi họ còn rất nhỏ. Cha mẹ của anh đã dâng hiến mối tình của họ cho Mề Đay Huyền Nhiệm của Đức Mẹ khi họ còn hẹn hò, và sau đó đã hiến dâng toàn bộ gia đình. Gerard, được đặt tên là Gerard Majella theo tên Thánh Gerard, là con thứ 15 trong số 17 người con của gia đình.
10 năm trước khi Gerard đang bơi trên biển, anh đã đánh mất mề đay quý giá của mình, nhưng một trong những người con gái của anh đã tìm thấy nó bị chôn vùi dưới cát khi cô nhìn thấy thứ gì đó lấp lánh dưới nước qua kính lặn nước của mình. Tìm lại được chếc mề đay này có khác gì là mò kim đáy bể - nhưng Gerard, hiện 46 tuổi, chưa bao giờ tưởng tượng rằng anh lại đánh mất chiếc mề đay này lần thứ hai, và lại tìm được chiếc mề đay kỳ diệu đó một lần nữa.
Trong 5 năm qua, Gerard, vợ Katie và 5 cô con gái của họ đã đi nghỉ ở Naples, Florida, và trong chuyến đi gần đây của họ, Gerard đã ở bãi biển với các cô gái. Mặt nước tĩnh lặng và những đứa trẻ đang lặn với ống thở. Anh đang đứng ở vùng nước sâu đến thắt lưng thì tất cả họ phát hiện ra một con cá heo. Khi anh đi lấy điện thoại để chụp ảnh, sợi dây chuyền dài bị đứt và chiếc mề đay biến mất dưới nước. Gerard đã tìm khắp nơi nhưng không tìm thấy. Sự mất mát khiến anh đặc biệt đau lòng, vì mẹ anh vừa qua đời cách đây vài năm.
Không ai trong gia đình từ bỏ hy vọng, Gerard bắt đầu tìm kiếm trực tuyến các dịch vụ cho thuê máy dò kim loại và tìm thấy một dịch vụ giới thiệu một người đàn ông tên là Tony. Đó là ngày 4 tháng 7, ngày nghỉ cuối tuần và là ngày Chúa Nhật - nhưng trong vòng 30 phút, Tony đã ở bên ngoài căn hộ của Marino để sẵn sàng hành động. Chỉ điều đó thôi đã giống như một phép màu.
Trong khi Tony tìm kiếm trong đại dương, gia đình nhà Gerard đã cầu nguyện. Sau đó, Tony đưa cho Gerard máy dò kim loại thứ hai của mình để anh ấy có thể giúp đỡ. Trong khi đó, Katie và các cô gái đi dự Thánh lễ, nơi họ cầu nguyện để tìm thấy chiếc mề đay. Katie nói: “Con út của tôi đặc biệt cầu nguyện rất nhiệt thành với Đức Mẹ”.
Gerard đánh mất mề đay vào khoảng 7 giờ 30 sáng. Lúc 11 giờ sáng, anh đã tìm thấy nó.
Katie nói: “Tôi thấy anh ấy dừng lại, quỳ xuống và kéo nó lên khỏi mặt nước. Không chỉ là một món quà đã được tìm thấy, mà là một món quà chính anh ấy đã tìm thấy nó. Anh ấy đã rất xúc động.”
Sau khi ôm chồng, Katie chạy về phía Tony xa hơn trên bãi biển và kêu lên: “Anh ấy đã tìm thấy nó! Anh ấy đã tìm thấy nó!” Mọi người xung quanh bắt đầu vỗ tay, vì nhiều người đã biết về câu chuyện.
Sau khi tập hợp trở lại bờ biển cùng nhau, Tony hỏi liệu tất cả họ có thể nói lời cầu nguyện tạ ơn không. Anh ấy vòng tay qua Gerard và Katie và hướng dẫn họ cầu nguyện, cầu xin Chúa bảo vệ gia đình trong những ngày còn lại của kỳ nghỉ của họ. Anh ấy nói với họ rằng anh ấy không muốn lấy bất kỳ khoản thanh toán nào. Gerard khăng khăng phải trả tiền, và trả cho anh ta nhiều hơn những gì đã thỏa thuận. Hai người bắt đầu tình bạn và Katie nghĩ rằng họ sẽ giữ liên lạc với nhau.
Katie nói rằng việc nhìn thấy những gì đã diễn ra thật xúc động. “Thật là ý nghĩa đối với các con tôi khi chứng kiến sức mạnh của lời cầu nguyện và sự hiện diện của Thiên Chúa và Đức Mẹ của chúng ta, trong những chi tiết nhỏ của cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”
Đối với Gerard, đó là một lời nhắc nhở hãy tin tưởng vào Chúa và không bao giờ bỏ cuộc - cũng như một lời nhắc nhở rằng Đức Mẹ sẵn sàng giúp đỡ anh.
Source:Aleteia
2. Đức Cha Octavio Cisneros lo sợ tình hình ở Cuba có thể đạt đến một điểm nguy hiểm
Có những cuộc biểu tình chưa từng có đang diễn ra ở Cuba. Đức Cha Octavio Cisneros, Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Brooklyn, cho biết. Ngài bày tỏ mong muốn chế độ độc tài tàn bạo đã đeo bám quê hương ngài trong hơn 60 năm sớm đến ngày diệt vong.
Tuy nhiên, theo Đức Cha Octavio tình hình ở Cuba có thể đạt đến một điểm nguy hiểm khi bọn cầm quyền ra tay đàn áp để tiếp tục nắm quyền.
Hôm Chúa Nhật 11 tháng 7, Phong trào Giải phóng Kitô Giáo, gọi tắt là MCL, đã kêu gọi người dân Cuba tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền cộng sản Cuba mở tổng tuyển cử sau khi hàng nghìn người xuống đường tại các thành phố lớn của Cuba để phản đối tình trạng khan hiếm chưa từng có về nhu yếu phẩm và tỷ lệ tử vong bởi COVID-19.
Sau nhiều tháng thiếu lương thực, thuốc men và các bệnh viện sụp đổ do đại dịch, hàng nghìn người dân Cuba đã xuống đường hô hào “Đả đảo chế độ độc tài!”, “Quê hương và cuộc sống!”, “Chúng tôi muốn có vắc xin!”, và “chúng tôi không sợ!”, trong các cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng có trong hơn 60 năm cai trị của Cộng sản.
Những người biểu tình ở một số khu vực đã tuần hành với hình ảnh Đức Mẹ Bác ái, là quan thầy của Cuba.
Nhiều linh mục đã bị bắt. Trường hợp Cha Castor Álvarez được kể là nghiêm trọng nhất. Ngài bị công an và mật vụ cộng sản đánh tới tấp. Sau đó, Cha Castor Álvarez đã bị giam giữ tại đồn cảnh sát Montecarlo ở Camagüey, với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.
Hôm 12 tháng 7, bọn cầm quyền Cuba đã muốn xử vị linh mục trong vòng 96 giờ với nhiều tội danh khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Wilfredo Pino Estevez của Camagüey đã cố gắng gặp ngài sáng 12 tháng 7 nhưng không thành công. Nhiều thanh niên Công Giáo cũng bị bắt tại Camagüey và Florida, cách Camagüey 30 dặm về phiá Tây Bắc.
Các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã biểu tình ôn hòa từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 7 trước đồn cảnh sát để đòi tự do cho Cha Álvarez.
Source:NetNy
3. Đức Thánh Cha chia buồn trước trận lụt tai hại tại Đức
Hôm thứ Năm 15 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã gửi một bức điện chia buồn tới Tổng thống Đức, sau trận lũ lụt ở miền tây của nước này khiến ít nhất 70 người thiệt mạng.
Các con sông đã tràn bờ ở Đức, Bỉ và Hà Lan sau trận mưa lớn.
Có 11 người ở Bỉ đã chết. Tuy nhiên, theo tin của BBC thiệt hại nặng nhất là ở Đức với ít nhất là 70 người,
Bức điện ngày 15 tháng 7, do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô, gửi cho tổng thống Frank-Walter Steinmeier, có đoạn viết:
“Đức Thánh Cha đã biết được tin tức về cơn bão và lũ lụt nghiêm trọng ở North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate và xúc động sâu sắc trước diễn biến này”
“Trong lời cầu nguyện của ngài, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng và bày tỏ sự gần gũi sâu sắc của Ngài với gia đình của họ.”
Bức điện nói thêm Đức Phanxicô đang cầu nguyện “đặc biệt cho những người vẫn mất tích, cho những người bị thương, và cho những người có tài sản bị thiệt hại hoặc bị mất do sự tàn phá của thiên tai.”
Đức Giáo Hoàng cũng bày tỏ lời cầu nguyện của mình cho những người làm việc trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Giám mục Georg Bätzing của Limburg, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, bày tỏ sự thất vọng về “mức độ của cơn bão nghiêm trọng ngày hôm qua”.
“Suy nghĩ của tôi luôn hướng về những người đã khuất, gia đình của họ, tất cả những người bị thương và nạn nhân của trận lũ lụt. Nhiều người vẫn đang mất tích - Tôi thực sự hy vọng rằng họ được tìm thấy bình an vô sự, và tất cả những người đang gặp khó khăn, những người bị mất của cải hoặc một mái nhà trên đầu họ, sẽ tìm thấy niềm an ủi, hy vọng và sự giúp đỡ”.
Đức Cha Batzing nói thêm: “Lời cảm ơn chân thành và tất cả sự kính trọng của tôi dành cho tất cả những người đã giúp đỡ không mệt mỏi và quên mình kể từ ngày hôm qua và thường phải liều mạng: các nhân viên cứu cấp, cứu hỏa, cảnh sát, và tất cả những người đã giúp đỡ và sát cánh bên nhau”.
Source:Catholic News Agency
Sóng gió: Tự Sắc mới của ĐGH bãi bỏ Tự Sắc Thánh Lễ Latin của hai vị tiền nhiệm. Ta hãy cầu cho ngài
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:10 18/07/2021
1. Tóm lược những lý do của Tự Sắc Traditionis Custodes
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành những hạn chế sâu rộng đối với việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống, đảo ngược các sắc lệnh trước đây của các vị tiền nhiệm liên quan đến các hình thức Thánh lễ được cử hành trước khi có những cải cách phụng vụ của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào năm 1970, và thúc giục việc quay “trở lại ngay” với hình thức Phụng Vụ được thành lập sau Công đồng Vatican II.
Những người ủng hộ Thánh lễ Latinh đã bày tỏ những lo lắng trước Tự Sắc mới của Đức Giáo Hoàng, nói rằng tài liệu này sẽ nhanh chóng kềm hãm một cách khắc nghiệt và vô cớ đối với việc cử hành phụng vụ thánh.
Trong một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc có tựa đề Traditionis Custodes, nghĩa là Những người bảo vệ truyền thống, được ký vào ngày 16 tháng 7, ngày lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra “quyết định quyết liệt” ngay lập tức bác bỏ Tự Sắc Summorum Pontificum năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI và Tự Sắc Ecclesia Dei của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1988. Những Tự Sắc này được các vị tiền nhiệm của ngài đưa ra nhằm cho phép hình thức Thánh lễ được cử hành trước năm 1970.
Một trong những yếu tố quan trọng trong Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Bênêđíctô, là khẳng định rằng Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII ban hành năm 1962 “không bao giờ bị bãi bỏ như một hình thức ngoại thường của Phụng vụ Giáo hội.” Hệ quả là Tự Sắc của Đức Bênêđíctô cho phép bất kỳ nhóm giáo dân ổn định nào có thể yêu cầu một linh mục cử hành hình thức Thánh lễ này, còn được gọi là Hình thức Ngoại thường của Nghi thức Rôma, mà “không cần sự cho phép của Tòa Thánh hoặc từ Đấng Bản Quyền địa phương”.
Nhưng theo Tự Sắc mới của Đức Phanxicô, Giám mục giáo phận có “thẩm quyền hoàn toàn” trong việc “cho phép sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo hướng dẫn của Tòa thánh.” Giám mục cũng sẽ được trao những quyền hạn sâu rộng khác bao gồm việc cấp phép cho các linh mục mới chịu chức muốn cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống, và cả những linh mục đã từng cử hành hình thức thánh lễ này, đồng thời ngài cũng chấm dứt quyền của các nhóm giáo dân yêu cầu hình thức thánh lễ này trong các nhà thờ giáo xứ.
Đức Phanxicô cho biết ngài thực hiện những thay đổi này sau khi đã “xem xét cẩn thận” kết quả của một cuộc khảo sát chín điểm do Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi cho các giám mục vào năm ngoái để đánh giá việc thực hiện Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Bênêđíctô “dưới ánh sáng của kinh nghiệm đã trưởng thành trong những nhiều năm”.
“Các câu trả lời tiết lộ một tình huống khiến tôi bận tâm và buồn phiền, đồng thời thuyết phục tôi về sự cần thiết phải can thiệp,” Đức Thánh Cha viết trong một lá thư kèm theo gởi cho các giám mục được công bố hôm thứ Sáu.
“Thật đáng tiếc, mục tiêu mục vụ của những người tiền nhiệm của tôi, những người đã có ý định ‘làm mọi thứ có thể để bảo đảm rằng tất cả những người thực sự có ước muốn hiệp nhất sẽ thấy có thể duy trì sự hiệp nhất này hoặc tái khám phá nó’, lại thường xuyên bị coi thường”.
Ngài nói thêm rằng những nỗ lực của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô 16 để “khôi phục sự hợp nhất” sau khi Huynh Đoàn Thánh Piô X ly khai khỏi Rôma năm 1988 vì những cải cách về giáo lý và phụng vụ theo sau Công đồng Vatican II đã được “khai thác để mở rộng những lỗ hổng, củng cố sự khác biệt, và khuyến khích những bất đồng gây tổn hại cho Giáo hội, cản trở con đường của Giáo hội và khiến Giáo hội gặp nguy cơ chia rẽ”
Source:National Catholic Register
2. Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Traditionis Custodes - Những người bảo vệ truyền thống – của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tông Thư
Ban Hành Dưới Dạng Tự Sắc
Của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Traditionis custodes”
Về Việc Sử Dụng Nghi Thức Thánh Lễ Rôma Trước Cuộc Cải Cách Năm 1970
Các Giám Mục hiệp thông với Giám Mục Rôma, trong tư cách là những người bảo vệ truyền thống, tạo thành nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất của các Giáo Hội địa phương chuyên biệt. [1] Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua việc loan báo Tin Mừng và cử hành Bí Tích Thánh Thể, các ngài cai quản các Giáo Hội địa phương được giao phó cho mình. [2]
Để thúc đẩy sự hòa hợp và hiệp nhất của Giáo Hội, và với sự quan tâm hiền phụ đối với những người ở mọi miền gắn bó với các hình thức phụng vụ có trước cuộc cải cách theo ý của Công đồng Vatican II, các Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã ban cấp và quy định năng quyền sử dụng Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn năm 1962. [3] Bằng cách này, các ngài có ý định “tạo điều kiện cho sự hiệp thông trong Giáo Hội của những người Công Giáo cảm thấy gắn bó với một số hình thức phụng vụ trước đó” chứ không phải với những hình thức phụng vụ khác. [4]
Theo sáng kiến của Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđíctô XVI, trong đó mời các Giám Mục đánh giá việc áp dụng Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Summorum Pontificum ba năm sau khi được công bố, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành tham vấn chi tiết với các Giám Mục vào năm 2020. Các kết quả đã được xem xét cẩn thận dưới ánh sáng của kinh nghiệm đã trưởng thành trong những năm này.
Vào thời điểm này, sau khi đã cân nhắc những ước muốn được các Giám Mục bày tỏ và đã lắng nghe ý kiến của Bộ Giáo lý Đức tin, với Tông thư này, giờ đây tôi ước ao đẩy mạnh hơn bao giờ mong muốn không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông trong Giáo Hội. Do đó, tôi đã cân nhắc và thấy phù hợp việc thiết định những điều sau đây:
Điều 1. Các sách phụng vụ do Thánh Phaolô Đệ Lục và Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành, phù hợp với các sắc lệnh của Công đồng Vatican II, là cách diễn đạt duy nhất luật cầu nguyện của Nghi thức Rôma.
Điều 2. Giám Mục giáo phận, trong tư cách là người điều hành, thăng tiến và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho ngài, [5] có thẩm quyền điều chỉnh các cử hành phụng vụ trong giáo phận của ngài. Do đó, ngài có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Điều 3. Giám Mục của giáo phận mà cho đến nay có một hoặc nhiều nhóm cử hành theo Sách lễ trước cuộc cải tổ năm 1970 phải:
§ 1. xác định rằng các nhóm này không phủ nhận tính hợp lệ và hợp pháp của cuộc cải cách phụng vụ, được xác lập bởi Công đồng Vatican II và Huấn quyền của các Giáo hoàng;
§ 2. chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với các nhóm này có thể tụ họp để cử hành thánh thể (tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới);
§ 3. thiết lập tại các địa điểm được chỉ định những ngày được phép cử hành thánh thể bằng Sách lễ Rôma do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962. [7] Trong các buổi cử hành này, các bài đọc phải được công bố bằng bản ngữ, sử dụng các bản dịch Sách Thánh đã được các Hội đồng Giám Mục tương ứng chuẩn y sử dụng trong phụng vụ;
§ 4. bổ nhiệm một linh mục, với tư cách là đại biểu của Giám Mục, trông coi những cử hành này và chăm sóc mục vụ cho những nhóm tín hữu này. Vị linh mục được nêu phải phù hợp với trách nhiệm này, có kỹ năng sử dụng Sách Lễ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970, có kiến thức về ngôn ngữ Latinh đủ để hiểu thấu đáo các thánh thư và các bản văn phụng vụ, và được linh hoạt bởi một lòng bác ái mục vụ sống động, và ý thức hiệp thông Giáo Hội. Vị linh mục này cần phải ghi nhớ trong lòng không chỉ việc cử hành đúng phụng vụ mà thôi, nhưng còn phải chăm sóc mục vụ và các nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu;
§ 5. tiến hành một cách thích hợp để xác minh rằng các giáo xứ được xây dựng theo giáo luật vì lợi ích của những tín hữu này có hiệu quả hay không cho sự phát triển tâm linh của họ, và xác định xem có nên giữ lại các giáo xứ như thế hay không;
§ 6. lưu tâm không cho phép thành lập các nhóm mới.
Điều 4. Các linh mục được thụ phong sau khi Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này được công bố, mà muốn cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962, phải gửi yêu cầu chính thức lên Giám Mục giáo phận, là người sẽ phải hỏi ý kiến Tòa thánh trước khi cấp phép này.
Điều 5. Các linh mục đã cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962 phải xin phép Giám Mục giáo phận để tiếp tục hưởng năng quyền này.
Điều 6. Các Tu hội đời sống thánh hiến và Hiệp hội đời sống tông đồ, do Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei dựng lên, thuộc thẩm quyền của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ.
Điều 7. Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng như Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền cụ thể của mình, thực thi thẩm quyền của Tòa thánh đối với việc tuân thủ các quy định này.
Điều 8. Các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục trước đây không phù hợp với các quy định trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này sẽ bị bãi bỏ.
Tất cả những gì tôi đã tuyên bố trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi muốn được tuân giữ trong tất cả mọi phần của nó, bất kể điều gì khác trái ngược, ngay cả khi đáng được đề cập cụ thể, và tôi xác nhận rằng Tự Sắc này được ban hành bằng cách xuất bản trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực ngay lập tức và sau đó, nó được công bố trong công báo chính thức của Tòa thánh, Acta Apostolicae Sedis.
Làm tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Rôma vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Lễ Kính Đức Mẹ Núi Carmêlô, vào năm thứ chín triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 23 AAS 57 (1965) 27.
[2] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 27: AAS 57 (1965) 32; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh liên quan đến năng quyền mục vụ của các Giám Mục trong Giáo hội “Christus Dominus”, ngày 28 tháng 10 năm 1965, n. 11: AAS 58 (1966) 677-678; Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, n. 833.
[3] x. Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988: AAS 80 (1988) 1495-1498; Đức Bênêđíctô XVI, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Summorum Pontificum”, ngày 7 tháng 7 năm 2007: AAS 99 (2007) 777-781; Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesiae unitatem”, ngày 2 tháng 7 năm 2009: AAS 101 (2009) 710-711.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988, n. 5: AAS 80 (1988) 1498.
[5] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế về phụng vụ thánh “Sacrosanctum Concilium”, ngày 4 tháng 12 năm 1963, n. 41: AAS 56 (1964) 111; Caeremoniale Episcoporum, n. Số 9; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Hướng dẫn về một số vấn đề cần tuân thủ hoặc cần tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể “Redemptionis Sacramentum”, ngày 25 tháng 3 năm 2004, nn. 19-25: AAS 96 (2004) 555-557.
[6] x. Bộ Giáo Luật Công Giáo, giáo luật. 375, § 1; giáo luật. 392.
[7] x. Bộ Giáo lý Đức tin, Sắc lệnh “Quo magis” phê chuẩn bảy Kinh Tiền Tụng cho ngoại lệ chính thức của Nghi lễ Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020, và Sắc lệnh “Cum sanctissima” về cử hành phụng vụ để tôn vinh các Thánh trong hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020: Tờ Quan Sát Viên Rôma, ngày 26 tháng 3 năm 2020, tr. 6.
Source:Holy See Press OfficeLETTERA APOSTOLICA IN FORMA DI MOTU «PROPRIO» DEL SOMMO PONTEFICE FRANCESCO «TRADITIONIS CUSTODES» SULL’USO DELLA LITURGIA ROMANA ANTERIORE ALLA RIFORMA DEL 1970
Ban Hành Dưới Dạng Tự Sắc
Của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Traditionis custodes”
Về Việc Sử Dụng Nghi Thức Thánh Lễ Rôma Trước Cuộc Cải Cách Năm 1970
Các Giám Mục hiệp thông với Giám Mục Rôma, trong tư cách là những người bảo vệ truyền thống, tạo thành nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất của các Giáo Hội địa phương chuyên biệt. [1] Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua việc loan báo Tin Mừng và cử hành Bí Tích Thánh Thể, các ngài cai quản các Giáo Hội địa phương được giao phó cho mình. [2]
Để thúc đẩy sự hòa hợp và hiệp nhất của Giáo Hội, và với sự quan tâm hiền phụ đối với những người ở mọi miền gắn bó với các hình thức phụng vụ có trước cuộc cải cách theo ý của Công đồng Vatican II, các Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã ban cấp và quy định năng quyền sử dụng Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn năm 1962. [3] Bằng cách này, các ngài có ý định “tạo điều kiện cho sự hiệp thông trong Giáo Hội của những người Công Giáo cảm thấy gắn bó với một số hình thức phụng vụ trước đó” chứ không phải với những hình thức phụng vụ khác. [4]
Theo sáng kiến của Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđíctô XVI, trong đó mời các Giám Mục đánh giá việc áp dụng Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Summorum Pontificum ba năm sau khi được công bố, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành tham vấn chi tiết với các Giám Mục vào năm 2020. Các kết quả đã được xem xét cẩn thận dưới ánh sáng của kinh nghiệm đã trưởng thành trong những năm này.
Vào thời điểm này, sau khi đã cân nhắc những ước muốn được các Giám Mục bày tỏ và đã lắng nghe ý kiến của Bộ Giáo lý Đức tin, với Tông thư này, giờ đây tôi ước ao đẩy mạnh hơn bao giờ mong muốn không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông trong Giáo Hội. Do đó, tôi đã cân nhắc và thấy phù hợp việc thiết định những điều sau đây:
Điều 1. Các sách phụng vụ do Thánh Phaolô Đệ Lục và Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành, phù hợp với các sắc lệnh của Công đồng Vatican II, là cách diễn đạt duy nhất luật cầu nguyện của Nghi thức Rôma.
Điều 2. Giám Mục giáo phận, trong tư cách là người điều hành, thăng tiến và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho ngài, [5] có thẩm quyền điều chỉnh các cử hành phụng vụ trong giáo phận của ngài. Do đó, ngài có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Điều 3. Giám Mục của giáo phận mà cho đến nay có một hoặc nhiều nhóm cử hành theo Sách lễ trước cuộc cải tổ năm 1970 phải:
§ 1. xác định rằng các nhóm này không phủ nhận tính hợp lệ và hợp pháp của cuộc cải cách phụng vụ, được xác lập bởi Công đồng Vatican II và Huấn quyền của các Giáo hoàng;
§ 2. chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với các nhóm này có thể tụ họp để cử hành thánh thể (tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới);
§ 3. thiết lập tại các địa điểm được chỉ định những ngày được phép cử hành thánh thể bằng Sách lễ Rôma do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962. [7] Trong các buổi cử hành này, các bài đọc phải được công bố bằng bản ngữ, sử dụng các bản dịch Sách Thánh đã được các Hội đồng Giám Mục tương ứng chuẩn y sử dụng trong phụng vụ;
§ 4. bổ nhiệm một linh mục, với tư cách là đại biểu của Giám Mục, trông coi những cử hành này và chăm sóc mục vụ cho những nhóm tín hữu này. Vị linh mục được nêu phải phù hợp với trách nhiệm này, có kỹ năng sử dụng Sách Lễ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970, có kiến thức về ngôn ngữ Latinh đủ để hiểu thấu đáo các thánh thư và các bản văn phụng vụ, và được linh hoạt bởi một lòng bác ái mục vụ sống động, và ý thức hiệp thông Giáo Hội. Vị linh mục này cần phải ghi nhớ trong lòng không chỉ việc cử hành đúng phụng vụ mà thôi, nhưng còn phải chăm sóc mục vụ và các nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu;
§ 5. tiến hành một cách thích hợp để xác minh rằng các giáo xứ được xây dựng theo giáo luật vì lợi ích của những tín hữu này có hiệu quả hay không cho sự phát triển tâm linh của họ, và xác định xem có nên giữ lại các giáo xứ như thế hay không;
§ 6. lưu tâm không cho phép thành lập các nhóm mới.
Điều 4. Các linh mục được thụ phong sau khi Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này được công bố, mà muốn cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962, phải gửi yêu cầu chính thức lên Giám Mục giáo phận, là người sẽ phải hỏi ý kiến Tòa thánh trước khi cấp phép này.
Điều 5. Các linh mục đã cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962 phải xin phép Giám Mục giáo phận để tiếp tục hưởng năng quyền này.
Điều 6. Các Tu hội đời sống thánh hiến và Hiệp hội đời sống tông đồ, do Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei dựng lên, thuộc thẩm quyền của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ.
Điều 7. Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng như Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền cụ thể của mình, thực thi thẩm quyền của Tòa thánh đối với việc tuân thủ các quy định này.
Điều 8. Các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục trước đây không phù hợp với các quy định trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này sẽ bị bãi bỏ.
Tất cả những gì tôi đã tuyên bố trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi muốn được tuân giữ trong tất cả mọi phần của nó, bất kể điều gì khác trái ngược, ngay cả khi đáng được đề cập cụ thể, và tôi xác nhận rằng Tự Sắc này được ban hành bằng cách xuất bản trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực ngay lập tức và sau đó, nó được công bố trong công báo chính thức của Tòa thánh, Acta Apostolicae Sedis.
Làm tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Rôma vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Lễ Kính Đức Mẹ Núi Carmêlô, vào năm thứ chín triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 23 AAS 57 (1965) 27.
[2] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 27: AAS 57 (1965) 32; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh liên quan đến năng quyền mục vụ của các Giám Mục trong Giáo hội “Christus Dominus”, ngày 28 tháng 10 năm 1965, n. 11: AAS 58 (1966) 677-678; Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, n. 833.
[3] x. Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988: AAS 80 (1988) 1495-1498; Đức Bênêđíctô XVI, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Summorum Pontificum”, ngày 7 tháng 7 năm 2007: AAS 99 (2007) 777-781; Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesiae unitatem”, ngày 2 tháng 7 năm 2009: AAS 101 (2009) 710-711.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988, n. 5: AAS 80 (1988) 1498.
[5] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế về phụng vụ thánh “Sacrosanctum Concilium”, ngày 4 tháng 12 năm 1963, n. 41: AAS 56 (1964) 111; Caeremoniale Episcoporum, n. Số 9; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Hướng dẫn về một số vấn đề cần tuân thủ hoặc cần tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể “Redemptionis Sacramentum”, ngày 25 tháng 3 năm 2004, nn. 19-25: AAS 96 (2004) 555-557.
[6] x. Bộ Giáo Luật Công Giáo, giáo luật. 375, § 1; giáo luật. 392.
[7] x. Bộ Giáo lý Đức tin, Sắc lệnh “Quo magis” phê chuẩn bảy Kinh Tiền Tụng cho ngoại lệ chính thức của Nghi lễ Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020, và Sắc lệnh “Cum sanctissima” về cử hành phụng vụ để tôn vinh các Thánh trong hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020: Tờ Quan Sát Viên Rôma, ngày 26 tháng 3 năm 2020, tr. 6.
Source:Holy See Press Office
Tin Vui: Thanh niên có nụ cười hiền hòa qua đời ở tuổi 21 làm nhiều phép lạ ngoạn mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:36 18/07/2021
1. Từ lính nhi đồng trở thành linh mục Công Giáo: Cha Mbikoyo sống để mang lại hy vọng cho những người vô vọng
Một linh mục Công Giáo đang quay trở lại vùng đất nơi ngài từng bị bắt cóc để “mang lại hy vọng cho những người đã mất hy vọng”.
Trong bảy năm qua Cha Charles Mbikoyo đã học triết học tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma. Câu chuyện của ngài bắt đầu ở khu vực ngày nay là Nam Sudan, nơi ngài vào chủng viện năm 12 tuổi, vào năm 1988.
Việc học của ngài ở đó đã bị gián đoạn một năm sau đó, khi những kẻ nổi loạn đến đập cửa vào nửa đêm.
Cha Mbikoyo kể lại rằng “Có một tiếng quát tháo” ra lệnh cho các chủng sinh “phải ra ngoài”.
Nhận thức được mối đe dọa từ các nhóm nổi dậy gần đó, các chủng sinh do dự không mở cửa. Nhưng những người đàn ông bên ngoài cảnh báo rằng “nếu không mở cửa, họ sẽ thiêu sống chúng tôi cùng với tòa nhà”.
Các chủng sinh miễn cưỡng đi ra ngoài nơi những người nổi dậy ra lệnh cho họ thu thập đồ đạc của họ và đi với họ “để cải tạo”. Cha Mbikoyo, cùng với 40 cậu bé khác và Cha Giám đốc của chủng viện, đã bị bắt.
Cha Mbikoyo cho biết “Điều đầu tiên họ nói, là bất kỳ ai trốn thoát sẽ bị bắn chết”.
Trong ba tháng tiếp theo, các cậu bé phải trải qua khóa huấn luyện quân sự nghiêm ngặt.
“Chúng tôi phải nhảy như những con ếch. Chúng tôi phải học cách né đạn. Cách bắn”.
“Học thuyết của họ là: ‘Khẩu súng là cha tôi’. Nói cách khác, ‘Muốn lấy gì thì lấy, chỉ cần có khẩu súng này’”.
Theo Cha Mbikoyo, trong tình cảnh nghiệt ngã như thế, ngài và các chủng sinh “đành buông xuôi”.
“Chúng tôi mất hy vọng trở về nhà. Chúng tôi mất hy vọng đi học trở lại. Chúng tôi mất hy vọng trở thành linh mục, là ý định ban đầu của chúng tôi”.
Khi được thả tự do, Cha Giám đốc của chủng viện từ chối, và nhất quyết ở lại với các cậu bé.
“Những lời của Cha Giám đốc đã mang đến cho tôi hy vọng. Sự can đảm của ngài khiến tôi hiểu rằng, vâng, có một Thiên Chúa toàn năng có thể bảo vệ chúng ta”.
Sau nhiều tháng bị giam cầm, ngài đã tìm ra cách trốn thoát cùng 4 cậu bé khác. Họ sống sót sau một cuộc hành trình đầy nguy hiểm bao gồm băng qua hai con sông nơi hàng đàn cá sấu nhởn nhơ bơi lội.
“Khi chúng tôi trốn thoát được, chúng tôi đến thị trấn tên là Yei”. Ngài tiếp tục theo học tại chủng viện ở đó cho đến khi quân nổi dậy đe dọa ngài một lần nữa.
“Chúng tôi học tiếp tục chỉ mới được một tháng thì bắt đầu nghe tin phiến quân sắp tấn công Yei. Chúng tôi nói ‘không, không thể ở đây’. Nếu họ tìm thấy chúng tôi một lần nữa. Họ sẽ giết chúng tôi hoặc họ đưa chúng tôi trở lại tiền tuyến để chiến đấu”.
Ngài quyết định di tản. Hội Chữ thập đỏ “đã đón chúng tôi trở về nhà”, và chủng viện chuyển từ Rimenze đến Nzara để tránh quân nổi dậy. Nhưng họ vẫn tìm đến và tấn công chỗ ở mới này của chúng tôi.
Thế là Cha Mbikoyo bỏ nước ra đi và chuyển đến Cộng hòa Trung Phi. Sau khi sống ở đó ba năm, ngài đến Uganda để tiếp tục con đường học vấn của mình.
“Rất nhiều năm, tôi đã không gặp bố mẹ - khoảng tám hoặc chín năm. Bởi vì tôi phải sống lưu vong. Chúng tôi sợ rằng khi chúng tôi trở về nhà, họ có thể bắt chúng tôi”.
Cuối cùng, ngài được phong chức vào năm 2007, sau khi nội chiến Sudan lần thứ hai kết thúc.
“Khi tôi trở thành một linh mục, tôi đã nói, ‘Đây là một ơn gọi thực sự’. Bởi vì, với tất cả những đau khổ này, có lẽ tôi đã bỏ cuộc vì nghĩ rằng đây không phải là ơn gọi của tôi. Tại sao tôi phải chịu tất cả những đau khổ như thế trong cuộc sống của tôi?”
“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng không, ơn gọi linh mục chính là thiên chức của tôi”
Source:Catholic News Agency
2. Thanh niên qua đời ở tuổi 21 làm nhiều phép lạ. Giáo Hội nghiên cứu án tuyên thánh
Các quan chức Giáo hội đang nghiên cứu một trong các phép lạ được báo cáo là do lời cầu bầu của một thanh niên Công Giáo người Ý qua đời ở tuổi 21.
Cha Walter Vinci, Tổng Cáo Thỉnh Viên của Dòng Thánh Camilliô, lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận các nhân đức anh hùng của Nicola d'Onofrio vào ngày 5 tháng 7 năm 2013.
Nhân đức anh hùng là một trong những yêu cầu để được phong chân phước trong Giáo Hội Công Giáo. Sau đó, để được tuyên Chân Phước, cần có một phép lạ được xác minh là do ứng viên cầu bầu.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu một phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của anh Nicola d'Onofrio. Do đó, chúng tôi có thể nói rằng quá trình phong chân phước và phong thánh đang diễn ra một cách khả quan”, Cha Vinci nói với ACI Stampa.
Vào năm 2008, một phụ nữ Chí Lợi nói rằng cô ấy đã khỏi bệnh bại não nhờ sự cầu bầu của d'Onofrio.
Cha Vinci giải thích rằng danh tiếng về sự thánh thiện của d'Onofrio là nhờ lòng can đảm khi anh chấp nhận đau khổ.
Ứng cử viên được phong chân phước, được bạn bè biết đến với cái tên Nicolino /ni-cô-lí-nồ/, sinh năm 1943 tại Villamagna, vùng Abruzzo, đông nam nước Ý, không xa nơi sinh của Thánh Camillus de Lellis, người sáng lập dòng Camilliô vào thế kỷ 16.
Với mong muốn gia nhập dòng tu có các thành viên mặc áo choàng đen với cây thánh giá lớn màu đỏ, d'Onofrio chuyển đến học tại trường dòng Camilliô ở Rôma năm 1955. Anh đi tu vào năm 1961. Bên cạnh ba các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời, anh còn chấp nhận lời khấn thứ tư là chăm sóc người bệnh, ngay cả khi phải trả giá bằng mạng sống của mình. Đó là lời khấn chuyên biệt của nhà dòng.
Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 1963. Những người xung quanh bị ấn tượng bởi phong thái ôn hòa và nụ cười sẵn sàng của anh khi phải trải qua một quá trình điều trị gian khổ.
Vào tháng 5 năm 1964, bề trên của d'Onofrio yêu cầu anh hành hương đến Lộ Đức với hy vọng được chữa lành một cách kỳ diệu.
Khi anh ra đi, một thành viên trong dòng nói rằng cộng đồng sẽ cầu nguyện cho anh.
“Vâng, cầu nguyện, hãy cầu nguyện không phải để chữa bệnh cho tôi, nhưng để tôi có thể làm theo ý muốn của Thiên Chúa”, d'Onofrio trả lời.
Khi ở Pháp, d'Onofrio cũng đã đến thăm Lisieux, quê hương của Thánh Têrêsa, nơi anh đã viết một bức thư cho cha mẹ mình.
“Con rất hạnh phúc khi có thể chịu đựng một chút bây giờ khi con còn trẻ vì đây là những năm tốt nhất để dâng lên Chúa một điều gì đó”, anh viết.
“Cha mẹ yêu dấu, xin hãy cầu nguyện với Chúa rằng Ngài có thể phục hồi sức khỏe cho con để con có thể trở thành một linh mục và làm việc nhiều hơn cho các linh hồn”.
“Tuy nhiên, nếu Chúa nhân lành muốn điều gì đó khác với mong muốn của chúng ta, hãy tạ ơn Chúa: Ngài biết điều Ngài đang làm và điều gì là tốt nhất cho chúng ta! Chúng ta không thể biết những điều này - chỉ có Chúa mới biết chúng. “
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã chuẩn chước cho d'Onofrio để anh có thể khấn trọn trước thời hạn vào ngày 28 tháng 5 năm 1964. Anh qua đời tại Rôma vào ngày 12 tháng 6, 1964.
Cha Vinci nhận xét rằng: “Nụ cười trong cuộc sống hàng ngày là điều Nicolino mong muốn để lại cho những người trẻ hôm nay và mai sau.”
Source:Catholic News Agency
3. Tổng hội y khoa Tây Ban Nha phản kháng những đe dọa của Bộ Trưởng Y Tế Tây Ban Nha
Hôm thứ Hai 12 tháng 7, Tổng hội y khoa Tây Ban Nha đã nhận xét rằng lời đe dọa của bộ trưởng y tế chính phủ đối với sự phản đối lương tâm liên quan đến phá thai là “không thể chấp nhận được, bất hợp pháp và bất công”.
Tổng hội y khoa Tây Ban Nha, gọi tắt là CGCOM, đã phản ứng với những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước do Bộ trưởng Irene Montero của Tây Ban Nha công bố.
Montero tuyên bố vào ngày 8 tháng 7 rằng “quyền phản đối vì lý do lương tâm của các bác sĩ không thể nằm trên quyền quyết định của phụ nữ.”
CGCOM, cơ quan đại diện cho 52 trường Đại Học y khoa, đã bảo vệ quyền phản đối vì lý do lương tâm trong một tuyên bố ngày 12 tháng 7.
“Bó buộc lương tâm của các thầy thuốc nhằm mở rộng số lượng các bác sĩ sẵn sàng tham gia vào phẫu thuật phá thai ngoài việc vi hiến, còn là một giải pháp tồi tệ, mà từ góc độ của ngành y tế sẽ bị coi là không thể chấp nhận được, bất hợp pháp và bất công.”
Thông báo của Montero được đưa ra chỉ hai tuần sau khi Nghị viện Âu Châu thông qua một báo cáo tìm cách xác định lại quyền phản đối vì lý do lương tâm là “từ chối chăm sóc y tế”.
CGCOM cho biết: “Gây khó khăn cho việc thực hiện quyền phản đối vì lý do lương tâm bằng các quy tắc hoặc nghị định là không phù hợp, nhưng nó cũng đặc biệt không công bằng”.
“Nó khiến các bác sĩ trở thành mục tiêu của sự không hài lòng của bệnh nhân và của các thành phần trong xã hội khi họ không đáng bị trách móc, và khi cơ hội để giải quyết vấn đề nằm ở chỗ khác”.
Tòa án Hiến pháp của Tây Ban Nha công nhận rằng các bác sĩ có quyền cơ bản là quyền phản đối vì lý do lương tâm “khi điều đó xuất phát từ mệnh lệnh đạo đức liên quan đến cuộc sống, chẳng hạn như phá thai và hành vi chết người”.
Tây Ban Nha hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1985. Luật, được sửa đổi lần cuối vào năm 2015, cho phép phá thai theo yêu cầu đối với thai đến 14 tuần và đến 22 tuần đối với những bất thường của thai nhi và khi có nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.
Bộ Y tế Tây Ban Nha báo cáo rằng 99,149 ca phá thai đã được thực hiện trong năm 2019, nhiều hơn 3,232 ca so với năm 2018.
Source:Catholic News Agency
4. Cuba bắt giữ nhiều nhà hoạt động và đổ lỗi cho Mỹ gây ra các cuộc biểu tình
Hôm thứ Năm 15 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cuba sau khi Cuba đổ lỗi cho Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tuần qua. Nhà cầm quyền Cuba cho rằng các cuộc biểu tình là do Mỹ “ bóp nghẹt kinh tế” và các cơ quan tình báo Mỹ xúi giục dân chúng nổi loạn.
Ông Ned Price cho biết chính quyền Mỹ ủng hộ quyền biểu tình của người dân Cuba và phản đối Cuba bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng.
Các đường phố ở Havana vắng lặng vào hôm thứ Hai, mặc dù có sự hiện diện của cảnh sát dày đặc và tòa nhà Quốc Hội, nơi hơn một nghìn người đã tụ tập một ngày trước đó, đã bị phong tỏa. Tình trạng mất mạng internet di động - là cách duy nhất mà nhiều người Cuba truy cập vào Internet - diễn ra thường xuyên.
Hàng nghìn người Cuba đã tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố từ Havana đến Santiago vào Chúa Nhật trong cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trên hòn đảo do Cộng sản kiểm soát trong nhiều thập kỷ. Họ phản đối cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của đất nước và cách thức xử lý đại dịch, nhưng nhiều người còn đi xa hơn, kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cộng sản và hô hào tự do.
Theo nhóm Cuba lưu vong có tên là Cubalex, ít nhất 100 người biểu tình, các nhà hoạt động và nhà báo độc lập đã bị giam giữ trên toàn quốc kể từ hôm Chúa Nhật. Tuy nhiên, nhóm này nhận xét rằng “người dân Cuba đang càng ngày càng tỏ ra bớt sợ.”
Source:Reuters