Phụng Vụ - Mục Vụ
Tạ ơn và xót thương
Lm. Minh Anh
00:25 16/07/2021
TẠ ƠN VÀ XÓT THƯƠNG
“Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Vậy thì Chúa muốn gì nơi chúng ta trong những ngày dịch bệnh này? Một trong những câu hỏi mà tất cả chúng ta có thể thỉnh thoảng đặt ra cho mình là, “Thiên Chúa muốn gì?”. Vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được những gì Chúa muốn, nhưng chúng ta phải luôn tìm cách biết Chúa muốn gì. Và điều Chúa muốn là chúng ta luôn sống trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’. Đó cũng là những gì phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập.
Trước hết, Thánh Vịnh đáp ca mời gọi chúng ta luôn biết tri ân, “Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa!”. Ơn cứu độ ở đây được bài đọc Xuất Hành gợi lại, qua việc Thiên Chúa dẫn đưa dân Ngài thoát ách nô lệ Ai Cập; trình thuật Xuất Hành nhắc lại hình ảnh dân Chúa ăn thịt chiên đêm trước ngày vượt qua. Đó là lễ Vượt Qua đầu tiên, mà Thiên Chúa muốn dân Ngài phải mừng mỗi năm, “Các ngươi hãy ghi ngày đó làm ngày kỷ niệm, và cử hành ngày đó như ngày đại lễ của Chúa, qua các thế hệ cho đến muôn đời”. Cuộc Vượt Qua của Israel là hình ảnh báo trước cuộc vượt qua cứu độ của mỗi người bằng chính cuộc vượt qua chính sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Được cứu độ phải là xác tín đầu tiên để mỗi người chúng ta có thể sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa liên lỉ, không chỉ mỗi ngày nhưng suốt cả đời mình.
Tiếp đến, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đừng như các biệt phái, nhưng hãy biết xót thương như Thiên Chúa xót thương cả khi chúng ta sống lề luật Ngài cách triệt để nhất. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta giải thích luật pháp của Ngài qua con mắt của lòng thương xót. Bởi lẽ, lòng thương xót luôn làm chúng ta phấn khích, nâng chúng ta lên và lấp đầy chúng ta với những năng lượng mới; nó thúc đẩy chúng ta thờ phượng, khiến chúng ta tràn đầy hy vọng; đồng thời, không đặt ra một gánh nặng pháp lý nào cho bản thân và nhất là cho tha nhân. Đúng hơn, lòng thương xót và lề luật của Thiên Chúa cùng làm trẻ hoá đời sống chúng ta và làm cho chúng ta trở nên tươi mới.
Thiên Chúa coi trọng lòng thương xót của chúng ta đối với người khác hơn là các lễ dâng trong đền thờ, “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ”. Chúa Giêsu lấy lại lời ngôn sứ Hôsê để nói với những người biệt phái đang phê phán các môn đệ của Ngài, những người đưa tay hái những bông lúa mà ăn vì họ đang đói. Các biệt phái coi đây là một việc không được phép làm trong ngày Sabbat. Họ thiếu lòng thương xót đối với những con người vốn đang đói. Tất cả chúng ta đều có thể bị cám dỗ để đánh giá người khác một cách không công bằng và không cần thiết! Chúa Giêsu tiết lộ, Chúa là Thiên Chúa của lòng thương xót, đó là lý do tại sao Ngài đồng bàn với những người bị coi là tội nhân, những người đã phạm Luật theo nhiều cách khác nhau, kể cả luật ngày Sabbat. Nếu chúng ta đã nhận được tình yêu thương xót từ Thiên Chúa, được Thiên Chúa cứu độ, thì chúng ta là ai mà lại từ chối tình yêu đó đối với người khác!
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’ khi vượt qua ‘những đồng lúa’ trong đời mình; ở đó, như các môn đệ xưa, có những anh chị em đang đói, đói tinh thần, đói vật chất. Chúa Giêsu muốn chúng ta thấu cảm những khốn khó của những con người dễ bị tổn thương này. Vì lẽ, lịch sử cứu độ là lịch sử của các cuộc vượt qua. Hãy vượt qua cuộc sống lắm gian truân và thử thách này trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’. Chúa Giêsu đang nâng đỡ chúng ta; Thánh Thể Ngài và Lời Hằng Sống của Ngài đang trợ lực để ban cho chúng ta sức sống mới. Chúa Thánh Thần cũng đang biến đổi, miễn sao chúng ta biết ngoan nguỳ lắng nghe Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy mọi sự dưới ánh sáng ân sủng Chúa. Cho con luôn sống trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’ với Chúa và anh em con; vì lẽ, Chúa hằng xót thương con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa!”.
Trong những ngày hôm nay, khi Sài Gòn đang ‘thất thủ’ trước dịch bệnh, con số người nhiễm và tử vong gia tăng; hẳn lòng chúng ta đang quặn thắt! Ý nghĩa biết bao khi chúng ta chứng kiến những đoàn xe ‘chạy ngược’ trong đó là đóng góp của các gia đình và đôi khi, có cả phần nhỏ bé của chúng ta. Đó là những đoàn xe từ miền Trung chở tặng phẩm mà phần lớn là bầu bí, rau quả vào ‘cứu trợ Sài Gòn’. Nói ‘là ngược’, bởi lẽ, hàng chục năm nay, người ta chỉ thấy những đoàn xe ‘chạy xuôi’ cứu trợ miền Trung; thế nên, những đoàn xe ‘chạy ngược’ trong những ngày này đang nói lên một điều gì đó của một tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’ từ những anh chị em miền Trung đối với các ân nhân miền Nam vốn đã bao mùa giúp đỡ người dân Trung phần vượt khó.
Kính thưa Anh Chị em,
Vậy thì Chúa muốn gì nơi chúng ta trong những ngày dịch bệnh này? Một trong những câu hỏi mà tất cả chúng ta có thể thỉnh thoảng đặt ra cho mình là, “Thiên Chúa muốn gì?”. Vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được những gì Chúa muốn, nhưng chúng ta phải luôn tìm cách biết Chúa muốn gì. Và điều Chúa muốn là chúng ta luôn sống trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’. Đó cũng là những gì phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập.
Trước hết, Thánh Vịnh đáp ca mời gọi chúng ta luôn biết tri ân, “Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa!”. Ơn cứu độ ở đây được bài đọc Xuất Hành gợi lại, qua việc Thiên Chúa dẫn đưa dân Ngài thoát ách nô lệ Ai Cập; trình thuật Xuất Hành nhắc lại hình ảnh dân Chúa ăn thịt chiên đêm trước ngày vượt qua. Đó là lễ Vượt Qua đầu tiên, mà Thiên Chúa muốn dân Ngài phải mừng mỗi năm, “Các ngươi hãy ghi ngày đó làm ngày kỷ niệm, và cử hành ngày đó như ngày đại lễ của Chúa, qua các thế hệ cho đến muôn đời”. Cuộc Vượt Qua của Israel là hình ảnh báo trước cuộc vượt qua cứu độ của mỗi người bằng chính cuộc vượt qua chính sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Được cứu độ phải là xác tín đầu tiên để mỗi người chúng ta có thể sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa liên lỉ, không chỉ mỗi ngày nhưng suốt cả đời mình.
Tiếp đến, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đừng như các biệt phái, nhưng hãy biết xót thương như Thiên Chúa xót thương cả khi chúng ta sống lề luật Ngài cách triệt để nhất. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta giải thích luật pháp của Ngài qua con mắt của lòng thương xót. Bởi lẽ, lòng thương xót luôn làm chúng ta phấn khích, nâng chúng ta lên và lấp đầy chúng ta với những năng lượng mới; nó thúc đẩy chúng ta thờ phượng, khiến chúng ta tràn đầy hy vọng; đồng thời, không đặt ra một gánh nặng pháp lý nào cho bản thân và nhất là cho tha nhân. Đúng hơn, lòng thương xót và lề luật của Thiên Chúa cùng làm trẻ hoá đời sống chúng ta và làm cho chúng ta trở nên tươi mới.
Thiên Chúa coi trọng lòng thương xót của chúng ta đối với người khác hơn là các lễ dâng trong đền thờ, “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ”. Chúa Giêsu lấy lại lời ngôn sứ Hôsê để nói với những người biệt phái đang phê phán các môn đệ của Ngài, những người đưa tay hái những bông lúa mà ăn vì họ đang đói. Các biệt phái coi đây là một việc không được phép làm trong ngày Sabbat. Họ thiếu lòng thương xót đối với những con người vốn đang đói. Tất cả chúng ta đều có thể bị cám dỗ để đánh giá người khác một cách không công bằng và không cần thiết! Chúa Giêsu tiết lộ, Chúa là Thiên Chúa của lòng thương xót, đó là lý do tại sao Ngài đồng bàn với những người bị coi là tội nhân, những người đã phạm Luật theo nhiều cách khác nhau, kể cả luật ngày Sabbat. Nếu chúng ta đã nhận được tình yêu thương xót từ Thiên Chúa, được Thiên Chúa cứu độ, thì chúng ta là ai mà lại từ chối tình yêu đó đối với người khác!
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta mặc lấy tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’ khi vượt qua ‘những đồng lúa’ trong đời mình; ở đó, như các môn đệ xưa, có những anh chị em đang đói, đói tinh thần, đói vật chất. Chúa Giêsu muốn chúng ta thấu cảm những khốn khó của những con người dễ bị tổn thương này. Vì lẽ, lịch sử cứu độ là lịch sử của các cuộc vượt qua. Hãy vượt qua cuộc sống lắm gian truân và thử thách này trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’. Chúa Giêsu đang nâng đỡ chúng ta; Thánh Thể Ngài và Lời Hằng Sống của Ngài đang trợ lực để ban cho chúng ta sức sống mới. Chúa Thánh Thần cũng đang biến đổi, miễn sao chúng ta biết ngoan nguỳ lắng nghe Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con nhìn thấy mọi sự dưới ánh sáng ân sủng Chúa. Cho con luôn sống trong tâm tình ‘tạ ơn và xót thương’ với Chúa và anh em con; vì lẽ, Chúa hằng xót thương con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 17/7: Muôn dân đặt niềm hy vọng nơi Người. Suy niệm: Linh mục Augustinô Lê Quý Phi, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:50 16/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 12, 14-21
“Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng: “Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người”.
Đó là lời Chúa.
Chúa thương chiên quá chiên ơi
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:53 16/07/2021
Chúa thương chiên quá chiên ơi
Lời Chúa tuần này cho thấy Chúa là vị mục tử chạnh lòng thương đoàn chiên. Chúa thương đoàn chiên ra sao? Chúa thương bằng cách dạy dỗ họ thực hành lối sống vì người khác qua việc chăm lo cho nhau và lan tỏa yêu thương.
1. Chăm lo cho nhau. Bài Đọc 1 cho thấy Chúa lên án các mục tử chẳng quan tâm gì đến chiên, xua đuổi chiên, làm cho đoàn chiên tan tác. Những mục tử không chăm lo cho chiên mà chỉ chăm chú lo cho mình. Ngược lại, Chúa thì quy tụ đoàn chiên, chăm lo cho đoàn chiên chẳng thiếu thốn gì. Chúa lo cho chiên ăn khỏi đói, cho chiên uống khỏi khát, bảo vệ che chở chiên được vững dạ an tâm khỏi sợ nguy khốn, dẫn chiên đi trên đường ngay nẻo chính khỏi lầm lạc. Chúa chăm lo cho chiên cả vật chất lẫn tinh thần. Lúc này, trong cơn dịch bệnh Covid-19, đang rất cần những người có tấm lòng mục tử biết chăm lo cho nhau ăn uống khỏi đói khát, giúp đỡ nhau được vững dạ an lòng.
2. Lan tỏa yêu thương. Bài đọc 2 cho thấy Chúa đã lan tỏa yêu thương đến độ đổ máu hy sinh thân mình để nối kết những người ở xa trở thành anh em ở gần, để liên kết đôi bên dân Do-thái và dân ngoại thành một, để hòa giải loài người với Thiên Chúa. Trong lúc dịch bệnh gây nhiều khó khăn chết chóc này, mọi người được mời gọi lan tỏa yêu thương. Nếu sự thù ghét và Covid gây ngăn cách thì yêu thương đem nối kết mọi người, mọi quốc gia; nếu sự thù ghét và Covid gây sợ hãi bất an thì yêu thương đem niềm vui bình an. Covid gây lây lan bệnh tật chết chóc, còn Chúa lan tỏa yêu thương sự sống.
Lời Chúa tuần này cho thấy Chúa là vị mục tử chạnh lòng thương đoàn chiên. Chúa thương đoàn chiên ra sao? Chúa thương bằng cách dạy dỗ họ thực hành lối sống vì người khác qua việc chăm lo cho nhau và lan tỏa yêu thương.
1. Chăm lo cho nhau. Bài Đọc 1 cho thấy Chúa lên án các mục tử chẳng quan tâm gì đến chiên, xua đuổi chiên, làm cho đoàn chiên tan tác. Những mục tử không chăm lo cho chiên mà chỉ chăm chú lo cho mình. Ngược lại, Chúa thì quy tụ đoàn chiên, chăm lo cho đoàn chiên chẳng thiếu thốn gì. Chúa lo cho chiên ăn khỏi đói, cho chiên uống khỏi khát, bảo vệ che chở chiên được vững dạ an tâm khỏi sợ nguy khốn, dẫn chiên đi trên đường ngay nẻo chính khỏi lầm lạc. Chúa chăm lo cho chiên cả vật chất lẫn tinh thần. Lúc này, trong cơn dịch bệnh Covid-19, đang rất cần những người có tấm lòng mục tử biết chăm lo cho nhau ăn uống khỏi đói khát, giúp đỡ nhau được vững dạ an lòng.
2. Lan tỏa yêu thương. Bài đọc 2 cho thấy Chúa đã lan tỏa yêu thương đến độ đổ máu hy sinh thân mình để nối kết những người ở xa trở thành anh em ở gần, để liên kết đôi bên dân Do-thái và dân ngoại thành một, để hòa giải loài người với Thiên Chúa. Trong lúc dịch bệnh gây nhiều khó khăn chết chóc này, mọi người được mời gọi lan tỏa yêu thương. Nếu sự thù ghét và Covid gây ngăn cách thì yêu thương đem nối kết mọi người, mọi quốc gia; nếu sự thù ghét và Covid gây sợ hãi bất an thì yêu thương đem niềm vui bình an. Covid gây lây lan bệnh tật chết chóc, còn Chúa lan tỏa yêu thương sự sống.
Phúc Âm Chúa cũng bảo các môn đệ nghỉ ngơi đôi chút. Lúc này để phòng chống dịch bệnh, nhiều người cũng buộc phải nghỉ ngơi, ở yên trong nhà. Có lẽ thay vì kêu ca phàn nàn, mình nên thay đổi lối sống, trước đây dành hết thời giờ làm việc quay cuồng, thì lúc này, mình dành thời giờ cho người và cho Chúa. Xin Chúa thương xót chúng ta, và cho chúng ta biết bày tỏ lòng yêu thương nhau bằng những hành động hy sinh trợ giúp cụ thể. Amen.
Thiên Chúa cảm biết đau khổ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
15:04 16/07/2021
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B
THIÊN CHÚA CẢM BIẾT ĐAU KHỔ
Nhiều năm trước, người ta xuất bản một quyển sách gồm năm mươi lời cầu nguyện của nhiều người. Đó là quyển "Lời kinh đẹp nhất thiên niên kỷ".
Một trong năm mươi lời cầu nguyện gây nhiều chú ý trong tôi, là lời cầu nguyện của bà Veronica, một lời cầu nguyện bộc lộ lòng yêu mến Chúa hết sức lớn lao, cho thấy một tâm hồn đầy nghị lực và quả cảm.
Bà Veronica, một phụ nữ Pháp sống tại Cameroun. Thời thiếu nữ, bà từng là cô gái nổi tiếng về sắc đẹp. Tính đến năm 1979, bà được 58 tuổi, nhưng phải chung sống và làm bạn với bệnh cùi nhiều chục năm, trong đó có hai mươi năm bị đui mù. Căn bệnh cùi đã tàn phá gần như tất cả cơ thể bà.
Chúng ta cùng đọc lại lời cầu nguyện thống thiết mà bà dâng lên Chúa:
"Lạy Chúa, Chúa đến đòi con tất cả,
Và con đã tận hiến cho Chúa toàn thân.
Hôm xưa con mê đọc sách, nhưng giờ này con đã mù loà.
Con thích chạy nhảy trong khu rừng hoang vắng,
Nhưng hiện nay hai chân con đã thành bất toại!
Con thích đi hái những bông hoa dại dưới nắng trời xuân,
Nhưng ngày nay hai bàn tay ấy không còn nữa!
Là phụ nữ, con ưa nhìn mái tóc mây mượt mà óng ả,
Nhìn những ngón tay mềm mại xinh đẹp,
Nhìn tấm thân liễu đào kiều diễm.
Nhưng giờ này trên đầu con không còn một sợi tóc,
Những ngón tay mịn mà của tuổi giai nhân ngày xưa,
Hôm nay chỉ là những thanh gỗ nhỏ khô cứng!
Lạy Chúa, xin nhìn đến thân con hồi nào mỹ lệ,
Hôm nay đã tàn tệ, nhưng con không dám trách than:
Con tạ ơn Chúa, và ngàn đời con sẽ hát lời ca ngợi.
Và giả như con có chết đêm nay đi nữa,
Con tin chắc đời mình đã được sung mãn dồi dào.
Là vì sống bằng tình yêu, con được quá những gì lòng con ước nguyện.
Lạy Cha chí nhân,
Với đứa con Veronica, Cha đã quá nhân từ hiền hậu.
Quỳ hôm nay, con cầu cho những ai phong cùi trong thể xác,
Nhưng nhất là những ai "phong cùi" trong tâm linh nội diện:
Vì họ có thể đổ xô, gục ngã, tàn phế, tiêu tan:
Chính những lớp người này con càng thành tâm yêu mến,
Và trong âm thầm con nguyện hiến đời mình cho họ,
Bởi vì họ với con là anh chị em một nhà!
Lạy Chúa của lòng con yêu mến thiết tha,
Con dâng lên Chúa tấm thân phong cùi thể xác này,
Để cho họ không còn phải nếm phiền muộn, đắng cay,
Không còn phải lạnh lẽo và khổ đau chua xót,
Vì chứng phong cùi ghê gớm xâu xé tâm linh họ!
Lạy Cha chí nhân,
Con vẫn là đứa con gái bé bỏng thân tình,
Xin cầm tay dẫn con đi, như người mẹ dẫn đứa con thơ dại;
Xin xiết chặt con vào trái tim Cha đang rộng mở,
Như người Cha ấp ủ đứa con nhỏ bé hồi nào!
Xin cho con chìm sâu trong đáy huyệt lòng Cha,
Ở mãi trong đó với những người con yêu thương trìu mến,
Vì ở đó là hạnh phúc thiên đàng trường sinh vĩnh cửu!".
Một lời cầu nguyện đầy tin tưởng, đầy tình yêu, đầy lạc quan, mạnh đến nỗi không một bất hạnh nào có thể làm lung lay.
Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, điều khiến tôi quan tâm và suy nghĩ nhiều là thái độ Chúa Giêsu dành cho dân chúng: "Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều". Từ đó, tôi nhớ lại lời nguyện của Bà Veronica.
Thói thường, thấy ai tất tưởi, nghèo khổ, người ta nghĩ ngay đến việc cho tiền, cho ăn. Bản thân người được xem là nghèo cũng nghĩ như thế... Kẻ cho thì cho để lòng mình vơi bớt nỗi xót xa. Người nhận thì tự cho mình có quyền nhận... Tương quan người cho, kẻ nhận chỉ có bấy nhiêu.
Chúa Giêsu thì không, nhìn đám đông thiếu thốn nhiều thứ, Chúa gần gũi, yêu thương, sớt chia, cảm thấu. Để họ được ủi an, Chúa "dạy họ nhiều điều".
Chúa không bằng lòng trao một món hàng cho xong, rồi bỏ đi. Tình yêu của Chúa là san sớt, đỡ nâng, thấu hiểu. Chúa dạy nhiều điều để họ hiểu nhiều điều phía sau cái tất tưởi, khổ nghèo, bơ vơ của họ. Bởi người ta có thiếu thốn là thiếu thốn nhiều thứ, chứ đâu chỉ vài miếng cơm, miếng bánh.
Ta cần học thái độ và cách cư xử của Chúa để thấy cách tỏ tường hơn, xác quyết hơn, những thứ cần cho cuộc đời mỗi người đâu chỉ là tiền của, cơm bánh, nhưng còn là ý nghĩa được rút ra từ cuộc sống, từ tất cả những trải nghiệm sống.
Đại đa số người, trong cơn bỉ cực, sẽ quay quắt, dằn xé, khổ đau, than thở, thậm chí dứt bỏ đức tin, trách móc Thiên Chúa, giận dữ với Thiên Chúa, xem Chúa là Đấng vô tâm, thiếu lòng thương...
Mấy ai khi đối diện với tận cùng của khổ đau, tận cùng của những thách thức tưởng như nghiền nát bản thân, lại có thể nhận ra tình yêu của Chúa và dành cho Chúa một tình yêu đậm đặc như bà Veronica phong cùi!
Giữa đại dịch đầy đe dọa và khốn cùng của người Việt và của thế giới, nhiều người cũng nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa. Hoặc cho rằng, nếu có Chúa, phải chăng Chúa làm ngơ trước sự khốn cùng của con người?
Đành rằng đau khổ là một mầu nhiệm. Lịch sử nhân loại qua từng thời kỳ, không thiếu những khối óc nỗ lực tìm giải đáp cho mầu nhiệm lớn lao này. Và cũng chẳng có câu trả lời nào khả dĩ.
Chúng ta cũng chưa bao giờ chứng kiến Thiên Chúa dẹp bỏ đau khổ. Chúa Giêsu, khi thấy đám đông bơ vơ, cũng không tìm cách giúp họ thoát cảnh bơ vơ. Đàng khác, Chúa còn dạy: "Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an" (Mt 5,4). Hay: "Hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Thầy" (Mt 16, 24).
Dù không nỗ lực dẹp bỏ đau khổ, hơn cả lời dạy về đau khổ, Chúa Giêsu tự nguyện hiến mình bước vào cuộc đời này, chấp nhận sống phận người với đầy đủ những thử thách, nghèo túng, giới hạn của phận người.
Cuối hành trình sự sống trần thế, Chúa chấp nhận đỉnh cao của mọi đau khổ trong đời, đó là chết trong bi thương tột cùng để chia sẻ phận người, chia sẻ cả đến sự chết của mỗi một người trần thế.
Bởi vậy, trong khi không thể hiểu hết mọi mầu nhiệm đang diễn ra cho mình, cho thế giới, ta đừng vội trách Chúa, đừng viện lý do đau khổ mà sớm chối từ đức tin, nghi ngờ sự hiện diện của Chúa.
Dù sao đau khổ vẫn là bài học quý để ta trưởng thành về mọi phương diện, nhất là đời sống cầu nguyện, lòng tín thách cho Thiên Chúa đời mình, thế giới quanh mình. Đó cũng là cách ta kết hợp cùng thánh giá Chúa Kitô nhằm dâng hiến chính thập giá đời ta để đền tội bản thân và đền thay cho nhân loại.
Đừng mong xóa đau khổ, bởi đó là mong mỏi không hiện thực. Hãy bắt chước bà Veronica mà học cho biết yêu mến Chúa từ trong nỗi đau của phận người. Một khi đã yêu mến Chúa rồi, chắc chắn niềm vui, hạnh phúc sẽ thăng hoa từ chính nỗi khổ đau của đời ta.
Đàng khác, hãy nhìn lên Chúa Giêsu thánh giá mà thấm thía ý nghĩa, mục tiêu và bài học quý giá của đau khổ. Thánh giá là tất cả hạnh phúc của ta, những con người từng trải qua và lớn lên sau bao nhiêu chông chênh, bất hạnh. Bởi chúng ta có một Thiên Chúa không hề đứng ngoài, không hề vô tâm, nhưng cảm biết và cảm biết thấu đáo phận người bất tất của mỗi chúng ta.
Hãy xin Chúa Giêsu dạy nhiều điều như đã từng dạy đám đông xưa. Hãy xin Chúa dạy ta nhận ra ý nghĩa và bài học đức tin lớn lao, cần thiết để ta biết yêu mến và tận dụng từng hoàn cảnh xảy ra cho mình, cho thế giới quanh mình.
Giữa lúc nhân loại và cả dân Việt đang khổ sở vì nỗi lo cái chết, và nhiều mất mát khác do dịch tễ tấn công, mỗi Kitô hữu, thay vì than thở, sợ sệt, hãy nhanh chóng cầu nguyện, dâng hiến Chúa tất cả nỗi chông chênh và đau khổ. Xin Chúa soi sáng để ta nhận ra tình yêu thương của Chúa giữa sóng gió mịt mù.
Điều cần trong lúc này là chúng ta hãy đọc lại những trang Kinh Thánh, nhất là những trang Tin Mừng nói về sự đau khổ và ý nghĩa của đau khổ, để đủ sức mạnh vượt thắng mọi lo âu đang diễn ra.
Hãy cùng cầu nguyện với bà Veronica để như bà, tin và yêu mến Chúa.
THIÊN CHÚA CẢM BIẾT ĐAU KHỔ
Nhiều năm trước, người ta xuất bản một quyển sách gồm năm mươi lời cầu nguyện của nhiều người. Đó là quyển "Lời kinh đẹp nhất thiên niên kỷ".
Một trong năm mươi lời cầu nguyện gây nhiều chú ý trong tôi, là lời cầu nguyện của bà Veronica, một lời cầu nguyện bộc lộ lòng yêu mến Chúa hết sức lớn lao, cho thấy một tâm hồn đầy nghị lực và quả cảm.
Bà Veronica, một phụ nữ Pháp sống tại Cameroun. Thời thiếu nữ, bà từng là cô gái nổi tiếng về sắc đẹp. Tính đến năm 1979, bà được 58 tuổi, nhưng phải chung sống và làm bạn với bệnh cùi nhiều chục năm, trong đó có hai mươi năm bị đui mù. Căn bệnh cùi đã tàn phá gần như tất cả cơ thể bà.
Chúng ta cùng đọc lại lời cầu nguyện thống thiết mà bà dâng lên Chúa:
"Lạy Chúa, Chúa đến đòi con tất cả,
Và con đã tận hiến cho Chúa toàn thân.
Hôm xưa con mê đọc sách, nhưng giờ này con đã mù loà.
Con thích chạy nhảy trong khu rừng hoang vắng,
Nhưng hiện nay hai chân con đã thành bất toại!
Con thích đi hái những bông hoa dại dưới nắng trời xuân,
Nhưng ngày nay hai bàn tay ấy không còn nữa!
Là phụ nữ, con ưa nhìn mái tóc mây mượt mà óng ả,
Nhìn những ngón tay mềm mại xinh đẹp,
Nhìn tấm thân liễu đào kiều diễm.
Nhưng giờ này trên đầu con không còn một sợi tóc,
Những ngón tay mịn mà của tuổi giai nhân ngày xưa,
Hôm nay chỉ là những thanh gỗ nhỏ khô cứng!
Lạy Chúa, xin nhìn đến thân con hồi nào mỹ lệ,
Hôm nay đã tàn tệ, nhưng con không dám trách than:
Con tạ ơn Chúa, và ngàn đời con sẽ hát lời ca ngợi.
Và giả như con có chết đêm nay đi nữa,
Con tin chắc đời mình đã được sung mãn dồi dào.
Là vì sống bằng tình yêu, con được quá những gì lòng con ước nguyện.
Lạy Cha chí nhân,
Với đứa con Veronica, Cha đã quá nhân từ hiền hậu.
Quỳ hôm nay, con cầu cho những ai phong cùi trong thể xác,
Nhưng nhất là những ai "phong cùi" trong tâm linh nội diện:
Vì họ có thể đổ xô, gục ngã, tàn phế, tiêu tan:
Chính những lớp người này con càng thành tâm yêu mến,
Và trong âm thầm con nguyện hiến đời mình cho họ,
Bởi vì họ với con là anh chị em một nhà!
Lạy Chúa của lòng con yêu mến thiết tha,
Con dâng lên Chúa tấm thân phong cùi thể xác này,
Để cho họ không còn phải nếm phiền muộn, đắng cay,
Không còn phải lạnh lẽo và khổ đau chua xót,
Vì chứng phong cùi ghê gớm xâu xé tâm linh họ!
Lạy Cha chí nhân,
Con vẫn là đứa con gái bé bỏng thân tình,
Xin cầm tay dẫn con đi, như người mẹ dẫn đứa con thơ dại;
Xin xiết chặt con vào trái tim Cha đang rộng mở,
Như người Cha ấp ủ đứa con nhỏ bé hồi nào!
Xin cho con chìm sâu trong đáy huyệt lòng Cha,
Ở mãi trong đó với những người con yêu thương trìu mến,
Vì ở đó là hạnh phúc thiên đàng trường sinh vĩnh cửu!".
Một lời cầu nguyện đầy tin tưởng, đầy tình yêu, đầy lạc quan, mạnh đến nỗi không một bất hạnh nào có thể làm lung lay.
Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, điều khiến tôi quan tâm và suy nghĩ nhiều là thái độ Chúa Giêsu dành cho dân chúng: "Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều". Từ đó, tôi nhớ lại lời nguyện của Bà Veronica.
Thói thường, thấy ai tất tưởi, nghèo khổ, người ta nghĩ ngay đến việc cho tiền, cho ăn. Bản thân người được xem là nghèo cũng nghĩ như thế... Kẻ cho thì cho để lòng mình vơi bớt nỗi xót xa. Người nhận thì tự cho mình có quyền nhận... Tương quan người cho, kẻ nhận chỉ có bấy nhiêu.
Chúa Giêsu thì không, nhìn đám đông thiếu thốn nhiều thứ, Chúa gần gũi, yêu thương, sớt chia, cảm thấu. Để họ được ủi an, Chúa "dạy họ nhiều điều".
Chúa không bằng lòng trao một món hàng cho xong, rồi bỏ đi. Tình yêu của Chúa là san sớt, đỡ nâng, thấu hiểu. Chúa dạy nhiều điều để họ hiểu nhiều điều phía sau cái tất tưởi, khổ nghèo, bơ vơ của họ. Bởi người ta có thiếu thốn là thiếu thốn nhiều thứ, chứ đâu chỉ vài miếng cơm, miếng bánh.
Ta cần học thái độ và cách cư xử của Chúa để thấy cách tỏ tường hơn, xác quyết hơn, những thứ cần cho cuộc đời mỗi người đâu chỉ là tiền của, cơm bánh, nhưng còn là ý nghĩa được rút ra từ cuộc sống, từ tất cả những trải nghiệm sống.
Đại đa số người, trong cơn bỉ cực, sẽ quay quắt, dằn xé, khổ đau, than thở, thậm chí dứt bỏ đức tin, trách móc Thiên Chúa, giận dữ với Thiên Chúa, xem Chúa là Đấng vô tâm, thiếu lòng thương...
Mấy ai khi đối diện với tận cùng của khổ đau, tận cùng của những thách thức tưởng như nghiền nát bản thân, lại có thể nhận ra tình yêu của Chúa và dành cho Chúa một tình yêu đậm đặc như bà Veronica phong cùi!
Giữa đại dịch đầy đe dọa và khốn cùng của người Việt và của thế giới, nhiều người cũng nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa. Hoặc cho rằng, nếu có Chúa, phải chăng Chúa làm ngơ trước sự khốn cùng của con người?
Đành rằng đau khổ là một mầu nhiệm. Lịch sử nhân loại qua từng thời kỳ, không thiếu những khối óc nỗ lực tìm giải đáp cho mầu nhiệm lớn lao này. Và cũng chẳng có câu trả lời nào khả dĩ.
Chúng ta cũng chưa bao giờ chứng kiến Thiên Chúa dẹp bỏ đau khổ. Chúa Giêsu, khi thấy đám đông bơ vơ, cũng không tìm cách giúp họ thoát cảnh bơ vơ. Đàng khác, Chúa còn dạy: "Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an" (Mt 5,4). Hay: "Hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Thầy" (Mt 16, 24).
Dù không nỗ lực dẹp bỏ đau khổ, hơn cả lời dạy về đau khổ, Chúa Giêsu tự nguyện hiến mình bước vào cuộc đời này, chấp nhận sống phận người với đầy đủ những thử thách, nghèo túng, giới hạn của phận người.
Cuối hành trình sự sống trần thế, Chúa chấp nhận đỉnh cao của mọi đau khổ trong đời, đó là chết trong bi thương tột cùng để chia sẻ phận người, chia sẻ cả đến sự chết của mỗi một người trần thế.
Bởi vậy, trong khi không thể hiểu hết mọi mầu nhiệm đang diễn ra cho mình, cho thế giới, ta đừng vội trách Chúa, đừng viện lý do đau khổ mà sớm chối từ đức tin, nghi ngờ sự hiện diện của Chúa.
Dù sao đau khổ vẫn là bài học quý để ta trưởng thành về mọi phương diện, nhất là đời sống cầu nguyện, lòng tín thách cho Thiên Chúa đời mình, thế giới quanh mình. Đó cũng là cách ta kết hợp cùng thánh giá Chúa Kitô nhằm dâng hiến chính thập giá đời ta để đền tội bản thân và đền thay cho nhân loại.
Đừng mong xóa đau khổ, bởi đó là mong mỏi không hiện thực. Hãy bắt chước bà Veronica mà học cho biết yêu mến Chúa từ trong nỗi đau của phận người. Một khi đã yêu mến Chúa rồi, chắc chắn niềm vui, hạnh phúc sẽ thăng hoa từ chính nỗi khổ đau của đời ta.
Đàng khác, hãy nhìn lên Chúa Giêsu thánh giá mà thấm thía ý nghĩa, mục tiêu và bài học quý giá của đau khổ. Thánh giá là tất cả hạnh phúc của ta, những con người từng trải qua và lớn lên sau bao nhiêu chông chênh, bất hạnh. Bởi chúng ta có một Thiên Chúa không hề đứng ngoài, không hề vô tâm, nhưng cảm biết và cảm biết thấu đáo phận người bất tất của mỗi chúng ta.
Hãy xin Chúa Giêsu dạy nhiều điều như đã từng dạy đám đông xưa. Hãy xin Chúa dạy ta nhận ra ý nghĩa và bài học đức tin lớn lao, cần thiết để ta biết yêu mến và tận dụng từng hoàn cảnh xảy ra cho mình, cho thế giới quanh mình.
Giữa lúc nhân loại và cả dân Việt đang khổ sở vì nỗi lo cái chết, và nhiều mất mát khác do dịch tễ tấn công, mỗi Kitô hữu, thay vì than thở, sợ sệt, hãy nhanh chóng cầu nguyện, dâng hiến Chúa tất cả nỗi chông chênh và đau khổ. Xin Chúa soi sáng để ta nhận ra tình yêu thương của Chúa giữa sóng gió mịt mù.
Điều cần trong lúc này là chúng ta hãy đọc lại những trang Kinh Thánh, nhất là những trang Tin Mừng nói về sự đau khổ và ý nghĩa của đau khổ, để đủ sức mạnh vượt thắng mọi lo âu đang diễn ra.
Hãy cùng cầu nguyện với bà Veronica để như bà, tin và yêu mến Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:44 16/07/2021
34. Nếu như không có các loại cám dỗ thì cũng không có chiến thắng của chiến đấu, nếu như không có thắng lợi thì cũng không có triều thiên của chiến thắng.
(Thánh Ciprianus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 16/07/2021
1. LẦN SAU KHÔNG DÁM ĐẾN (Tập 15)
Có một tiến sĩ nhận sắc lệnh làm việc tại một bộ nọ ở trung ương, đi đến đất Sở, cùng với các thuộc hạ đi đến tiếp kiến quan huyện địa phương, nhưng không nói một lời nào cả.
Một lúc sau, thì cáo từ ra về.
Huyện quan đưa tiển anh ta đến thính đường, tất cả mọi người đều đi phía trước, nhưng anh ta thì lại thong dong đi sau một mình.
Huyện quan nghi ngờ anh ta là một tên tình báo của địch, bèn hỏi anh ta, nhưng anh ta lại không trả lời; nhường cho anh ta đi trước thì anh ta lại khiêm tốn nhường bước, huyện quan lại nhường cho anh ta đi trước lần nữa, nhưng anh ta lại cúi mình rất thấp nói:
- “Đại nhân nhường bước như thế rất có lễ phép, lần sau tôi không dám đến nữa.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 1:
Có những lúc lễ phép lịch sự quá, thì làm cho người nhận cái” lễ phép” ấy không vui, và có khi cảm thấy...sao sao ấy, nên mới gọi là khách sáo. Bởi vì cái gì thái quá thì thường làm cho người khác cảm thấy dị ứng, cứ hành xử lễ phép lịch sự cách tự nhiên thì ai cũng thích.
Lịch sự, lễ phép, nhúng nhường là những hành vi thái độ bày tỏ một con người có văn hóa và có giáo dục, nhưng lễ phép quá, lịch sự quá, nhúng nhường quá đến độ khách sáo thì lại bày tỏ một tâm hồn trống rỗng –đôi lúc- làm cho kẻ khác khó chịu, và họ sẽ không thích gặp những người như thế làn thứ hai...
Lịch sự nhưng không khách sáo, lễ phép nhưng không lòn cúi, nhúng nhường nhưng không yếu đuối, bác ái nhưng không giả tạo –có thể nói- đó là những đức tính đối nhân của người Ki-tô hữu trong thời hiện nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tiến sĩ nhận sắc lệnh làm việc tại một bộ nọ ở trung ương, đi đến đất Sở, cùng với các thuộc hạ đi đến tiếp kiến quan huyện địa phương, nhưng không nói một lời nào cả.
Một lúc sau, thì cáo từ ra về.
Huyện quan đưa tiển anh ta đến thính đường, tất cả mọi người đều đi phía trước, nhưng anh ta thì lại thong dong đi sau một mình.
Huyện quan nghi ngờ anh ta là một tên tình báo của địch, bèn hỏi anh ta, nhưng anh ta lại không trả lời; nhường cho anh ta đi trước thì anh ta lại khiêm tốn nhường bước, huyện quan lại nhường cho anh ta đi trước lần nữa, nhưng anh ta lại cúi mình rất thấp nói:
- “Đại nhân nhường bước như thế rất có lễ phép, lần sau tôi không dám đến nữa.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 1:
Có những lúc lễ phép lịch sự quá, thì làm cho người nhận cái” lễ phép” ấy không vui, và có khi cảm thấy...sao sao ấy, nên mới gọi là khách sáo. Bởi vì cái gì thái quá thì thường làm cho người khác cảm thấy dị ứng, cứ hành xử lễ phép lịch sự cách tự nhiên thì ai cũng thích.
Lịch sự, lễ phép, nhúng nhường là những hành vi thái độ bày tỏ một con người có văn hóa và có giáo dục, nhưng lễ phép quá, lịch sự quá, nhúng nhường quá đến độ khách sáo thì lại bày tỏ một tâm hồn trống rỗng –đôi lúc- làm cho kẻ khác khó chịu, và họ sẽ không thích gặp những người như thế làn thứ hai...
Lịch sự nhưng không khách sáo, lễ phép nhưng không lòn cúi, nhúng nhường nhưng không yếu đuối, bác ái nhưng không giả tạo –có thể nói- đó là những đức tính đối nhân của người Ki-tô hữu trong thời hiện nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 16/07/2021
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 6, 30-34.
“Họ như bầy chiên không người chăn dắt.”
Bạn thân mến,
Có nhiều lần vì muốn kiếm nhiều tiền hoặc kinh tế suy thoái, nên bạn phải làm ngày làm đêm không ngơi nghỉ, cho nên một lúc nào đó kiệt quệ thân xác, bệnh hoạn đến, thì chính bản thân bạn sẽ không làm được gì cả, tiền bạc dành dụm làm ngày làm đêm cũng không đội nón ra đi theo cơn bệnh của bạn mà thôi.
1. Nghỉ ngơi của thế gian.
Nghỉ ngơi của bạn và tôi hoặc của những người thế gian là đóng cửa đi du lịch, đi nước ngoài, đi nhậu nhẹt với bạn bè, và có khi đắm mình trong những chơi bời hưởng thụ làm cho thân xác tâm hồn càng mệt hơn, tóm lại nghỉ ngơi của người thế gian là không làm việc gì cả, chỉ để nghỉ ngơi ăn uống và vui chơi.
Sự nghỉ ngơi đó ngày càng được những đại gia có tiền, những người trung lưu đang coi như cái mốt của thời đại, họ nghỉ ngơi không phải để tinh thần và thể xác lại sức, nhưng là để hưởng thụ: hưởng thụ mọi thứ có thể, bởi vì họ quên mất mình là một con người có trí có óc, có tinh thần và thể xác. Lối hưởng thụ ấy làm cho họ ngày càng trở nên một kẻ nô lệ cho đồng tiền, bởi vì họ làm việc để có tiền và hưởng thụ, rồi sau đó lại nổ lực lao động mà không được nghỉ ngơi đúng nghĩa như Đức Chúa Giê-su đã dạy.
2. Nghỉ ngơi của các môn đệ Chúa.
Có cách nghỉ ngơi khác, mà người thế gian cho là ngược đời, đó là sự nghỉ ngơi của người môn đệ Đức Chúa Giê-su, nói chung là những người Ki-tô hữu, nói riêng là những người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục hoặc tu sĩ nam nữ.
Nghỉ ngơi của các môn đệ Chúa là để cho tâm hồn ở trạng thái lắng động, để tâm hồn yên tĩnh dễ dàng nghe suy tư, kiểm thảo và thấy mình hơn sau những tháng ngày mệt nhọc vì công việc làm ăn, việc tông đồ, việc mục vụ. Đức Chúa Giê-su không nhìn thấy dân chúng nhiệt tình theo mình mà “ham” để rồi quên cả chính bản thân mình, nhưng Ngài rất biết rằng muốn công việc lâu dài thì cần phải có thời gian ngơi nghỉ, và ngơi nghỉ trong Chúa là điều rất cần thiết cho người làm công tác tông đồ mục vụ.
Nghỉ ngơi của người môn đệ Chúa không như người thế gian, nhưng vượt qua tất cả những gì mà người thể gian đã làm khi nghỉ ngơi, đó là tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi, thanh vắng chứ không nơi phố xá đông người, nghỉ ngơi chứ không phải nhậu nhẹt đình đám, đó là một thực tế mà Đức Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ: anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
Bạn thân mến,
Nghỉ ngơi là điều phải có trong cuộc sống của con người, nhưng cách nghỉ ngơi của người môn đệ Chúa thì có khác với người thế gian.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là để kiểm thảo lại cuộc sống của mình- người thế gian nghỉ ngơi là tụm năm tụm ba để chỉ trích người khác.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là để cầu nguyện bồi bổ sức cho tâm hồn và thân xác – người thế gian nghỉ ngơi là để hưởng thụ ăn uống chơi bời, có hại cho thân xác và tâm hồn.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là tìm nơi thanh vắng để dễ dàng nhìn thấy chính bản thân mình – người thế gian nghỉ ngơi là tìm nơi ồn ào náo nhiệt, không phải để thấy mình, nhưng để kết giao bạn bè và cùng với họ ăn uống chén tạc chén thù.
Nghỉ ngơi là điều cẩn thiết, nhưng luôn nhớ rằng mình là môn đệ của Chúa Giê-su, tức là linh mục, tu sĩ nam nữ và là người Ki-tô hữu.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 6, 30-34.
“Họ như bầy chiên không người chăn dắt.”
Bạn thân mến,
Có nhiều lần vì muốn kiếm nhiều tiền hoặc kinh tế suy thoái, nên bạn phải làm ngày làm đêm không ngơi nghỉ, cho nên một lúc nào đó kiệt quệ thân xác, bệnh hoạn đến, thì chính bản thân bạn sẽ không làm được gì cả, tiền bạc dành dụm làm ngày làm đêm cũng không đội nón ra đi theo cơn bệnh của bạn mà thôi.
1. Nghỉ ngơi của thế gian.
Nghỉ ngơi của bạn và tôi hoặc của những người thế gian là đóng cửa đi du lịch, đi nước ngoài, đi nhậu nhẹt với bạn bè, và có khi đắm mình trong những chơi bời hưởng thụ làm cho thân xác tâm hồn càng mệt hơn, tóm lại nghỉ ngơi của người thế gian là không làm việc gì cả, chỉ để nghỉ ngơi ăn uống và vui chơi.
Sự nghỉ ngơi đó ngày càng được những đại gia có tiền, những người trung lưu đang coi như cái mốt của thời đại, họ nghỉ ngơi không phải để tinh thần và thể xác lại sức, nhưng là để hưởng thụ: hưởng thụ mọi thứ có thể, bởi vì họ quên mất mình là một con người có trí có óc, có tinh thần và thể xác. Lối hưởng thụ ấy làm cho họ ngày càng trở nên một kẻ nô lệ cho đồng tiền, bởi vì họ làm việc để có tiền và hưởng thụ, rồi sau đó lại nổ lực lao động mà không được nghỉ ngơi đúng nghĩa như Đức Chúa Giê-su đã dạy.
2. Nghỉ ngơi của các môn đệ Chúa.
Có cách nghỉ ngơi khác, mà người thế gian cho là ngược đời, đó là sự nghỉ ngơi của người môn đệ Đức Chúa Giê-su, nói chung là những người Ki-tô hữu, nói riêng là những người đã dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục hoặc tu sĩ nam nữ.
Nghỉ ngơi của các môn đệ Chúa là để cho tâm hồn ở trạng thái lắng động, để tâm hồn yên tĩnh dễ dàng nghe suy tư, kiểm thảo và thấy mình hơn sau những tháng ngày mệt nhọc vì công việc làm ăn, việc tông đồ, việc mục vụ. Đức Chúa Giê-su không nhìn thấy dân chúng nhiệt tình theo mình mà “ham” để rồi quên cả chính bản thân mình, nhưng Ngài rất biết rằng muốn công việc lâu dài thì cần phải có thời gian ngơi nghỉ, và ngơi nghỉ trong Chúa là điều rất cần thiết cho người làm công tác tông đồ mục vụ.
Nghỉ ngơi của người môn đệ Chúa không như người thế gian, nhưng vượt qua tất cả những gì mà người thể gian đã làm khi nghỉ ngơi, đó là tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi, thanh vắng chứ không nơi phố xá đông người, nghỉ ngơi chứ không phải nhậu nhẹt đình đám, đó là một thực tế mà Đức Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ: anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
Bạn thân mến,
Nghỉ ngơi là điều phải có trong cuộc sống của con người, nhưng cách nghỉ ngơi của người môn đệ Chúa thì có khác với người thế gian.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là để kiểm thảo lại cuộc sống của mình- người thế gian nghỉ ngơi là tụm năm tụm ba để chỉ trích người khác.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là để cầu nguyện bồi bổ sức cho tâm hồn và thân xác – người thế gian nghỉ ngơi là để hưởng thụ ăn uống chơi bời, có hại cho thân xác và tâm hồn.
- Người môn đệ Chúa nghỉ ngơi là tìm nơi thanh vắng để dễ dàng nhìn thấy chính bản thân mình – người thế gian nghỉ ngơi là tìm nơi ồn ào náo nhiệt, không phải để thấy mình, nhưng để kết giao bạn bè và cùng với họ ăn uống chén tạc chén thù.
Nghỉ ngơi là điều cẩn thiết, nhưng luôn nhớ rằng mình là môn đệ của Chúa Giê-su, tức là linh mục, tu sĩ nam nữ và là người Ki-tô hữu.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một Chủ Đề Luôn Có Tính Thời Sự : Mục Tử
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:24 16/07/2021
Một Chủ Đề Luôn Có Tính Thời Sự : Mục Tử
(Chúa nhật XVI TNB)
Khởi đầu phần Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVI TN B, Giáo hội cho chúng ta nghe những lời đanh thép thật đáng sợ: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” (Gr 23,1)… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”(c.3). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Và chuyện gì sẽ đến, rồi sẽ đến, đó là sự vinh thân phì da và sự sa đoạ cách này kiểu khác của những người mang danh là mục tử. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên do đó Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4).
Vị mục tử tốt lành “chính danh” đã xuất hiện. Có thể nói rằng một người duy nhất trong nhân loại đã tự giới thiệu: “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11), đó là Chúa Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một sự tự khẳng định không phải liều lĩnh hay khoa trương, nhưng rất có căn cứ. Chính con người và cuộc đời của Chúa Giêsu mà Tin Mừng tường thuật xác nhận cho ta căn cứ này. Tin mừng Thánh Gioan trình bày khá đầy đủ về hình ảnh vị mục tử nhân lành. Đó là người biết chiên, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên, là người luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát, để bảo vệ đàn chiên trước nanh vuốt của sói dữ và ác thù. Chúa Nhật XVI TN B, Mẹ Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta đoạn Tin Mừng thánh Maccô mô tả một vài nét về vị mục tử ấy, đó là người biết quan tâm đến đàn chiên cách cá thể và cụ thể, toàn diện và đến cùng.
1.Yêu thương cách cá thể và cụ thể: Giêsu không chỉ yêu thương đàn chiên cách tổng thể nhưng còn với tính cách cá thể từng chiên một. Người sẵn sàng bỏ 99 con chiên để tìm cho đựơc một con chiên lạc bầy. Đó là người phụ nữ bị bệnh băng huyết đã 12 năm. Đó là người bại tay trong một Hội Đường nhân ngày hưu lễ. Đó là hai người bị quỷ ám ở vùng Ghêrada, là em bé con ông Giairô, trưởng Hội đường đựơc chỗi dậy từ cõi chết. Và giờ đây, đó là nhóm Mười Hai tông đồ đang mệt nhoài vì chuyến đi truyền giáo vất vả.
Tình yêu của mục tử Giêsu không dừng lại ở tình cảm suông, nhưng luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực, thấy được, cảm đựợc và chứng nghiệm được. Không phải chúng ta cổ võ chủ nghĩa duy hiệu năng nhưng lắm khi việc xem thường các kết quả bên ngoài cũng là một trong những cách thế che đậy sự thiếu dấn thân tích cực hoặc biện minh cho một thứ tình cảm hời hợt trên môi miệng.
2.Yêu thương cách toàn diện: Vị mục tử Giêsu không phải yêu thương đàn chiên cách phiếm diện hoặc chỉ có linh hồn hay chỉ có thể xác. Người chăm sóc đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn. Không chỉ rao giảng tin mừng cho dân chúng, nhưng khi thấy họ đang cồn cào vì bụng đói thì Người đã cho họ no nê bằng bánh và cá. Người không chỉ chữa lành bệnh tật cho chiên mà còn xua trừ ma quỷ ra khỏi chiên. Người không chỉ nhắm đến chuyện tâm linh mà còn lo lắng cả phương diện thể lý của các môn đệ. “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Một lời chỉ dạy vừa thân tình vừa thiết thực. Giữa một thế giới đầy tiếng động, lắm tất bật do bởi công việc, nhiều căng thẳng vì các kế hoạch, chương trình chồng chất… thì một vài giây phút nghỉ ngơi, thư giãn quả là rất cần thiết cho thể lý và tâm hồn. Ai không biết nghỉ ngơi thì cũng khờ dại không kém gì người lười biếng không chịu làm việc. Một vị thầy vừa lo lắng cho các môn sinh về việc làm là sai đi truyền giáo sau khi đã ban cho họ quyền trên bệnh tật và ma quỷ, nay lại còn lo cho họ cả chuyện nghỉ ngơi, đích thật là vị mục tử tốt lành.
3.Yêu thương cho đến cùng: Nói đến tính đến cùng trong tình yêu của vị mục tử Giêsu, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên. Tuy nhiên bài Tin Mừng Chúa Nhật này lại cho ta thấy một nét trong tình yêu đến cùng của Người đó là sẵn sàng từ bỏ nhu cầu chính đáng của mình vì nhu cầu cấp thiết của đàn chiên. “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (c.34).
Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta không chỉ mong mà còn khao khát có được nhiều mục tử tốt lành. Chúng ta cầu nguyện. Quả không sai. Thế nhưng, chúng ta đừng quên Chúa muốn thánh ý của Người được thể hiện qua những con người, qua chúng ta. Hãy nỗ lực cộng tác với Chúa để loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử gian ác, những mục tử chỉ biết mưu cầu lợi ích bản thân, những mục tử làm đàn chiên tan tác, những mục tử không có tấm lòng với chiên, không lo lắng cho đàn chiên cách cá thể từng chiên một, cách cụ thể bằng hành động. Hãy loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử không biết yêu thương đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả chuyện tâm linh lẫn đời sống thể lý, kinh tế văn hoá… Và hãy loại đi cả những mục tử chỉ biết đặt nhu cầu của mình, cho dù là chính đáng, lên trên nhu cầu cấp thiết của đàn chiên.
Nghe hai từ loại bỏ thì có vẻ nhẫn tâm và bất hiếu hay vô đạo. Cách riêng với tâm lý Á Đông thì thường không nỡ “cạn tào ráo máng”. Hơn nữa, tín hữu Kitô chúng ta vốn sợ mang tai mang tiếng khi có chuyện đụng chạm đến các đấng bậc bề trên. Tín hữu giáo dân vốn rất sợ mang tiếng chống cha, chống cụ, và lại còn sợ Chúa phạt, khiến cả gia đình ngóc đầu lên không nỗi. Dĩ nhiên, nếu chúng ta loại bỏ các mục tử gian ác bằng các phương thế tiêu cực thì quả là đáng trách và không phải phép. Không ai là không thể đổi thay. Vậy cách thế tích cực hơn là hãy tìm cách xây dựng các chủ chăn vô tình, tắc trách, thành những mục tử nhân hậu, tốt lành theo khả năng và hoàn cảnh của chúng ta. Các phương thế xây dựng thì đủ kiểu, nhiều cách, miễn sao chúng được thực thi trong đức ái.
Chủ đề “mục tử” (trong Giáo Hội) và “người lãnh đạo” (ngoài xã hội) luôn có tính thời sự. Tất vì một lẽ thường tình: “mạnh ở tướng chứ mạnh gì ở quân”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa nhật XVI TNB)
Khởi đầu phần Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XVI TN B, Giáo hội cho chúng ta nghe những lời đanh thép thật đáng sợ: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa” (Gr 23,1)… “Này Ta để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi…”(c.3). Các hành vi gian ác của các mục tử đã rõ ràng với lời nguyền rủa của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia. Đó là những mục tử làm cho đàn chiên tan tác vì chẳng lưu tâm gì đến đàn chiên. Đó là những mục tử chỉ biết lo cho bản thân, mãi mê kiếm tìm quyền lực, thu tích của cải. Và chuyện gì sẽ đến, rồi sẽ đến, đó là sự vinh thân phì da và sự sa đoạ cách này kiểu khác của những người mang danh là mục tử. Các hậu quả mà chính vị mục tử gánh lấy có thể không xảy ra ở đời này nhưng chắc chắn không thể tránh được ở đời sau. Tuy nhiên, với chính đàn chiên thì hậu quả như nhãn tiền ở đời này. Đàn chiên tan tác, con thì gầy yếu, con thì bệnh tật, con thì bỏ mạng dưới móng vuốt của thú dữ rừng hoang… Chính vì lợi ích của đàn chiên do đó Thiên Chúa không thể không ra tay đúng lúc, đúng thời. Người sẽ loại bỏ các mục tử vô tâm và bất nhân ấy để rồi “sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành”(c.4).
Vị mục tử tốt lành “chính danh” đã xuất hiện. Có thể nói rằng một người duy nhất trong nhân loại đã tự giới thiệu: “Ta là mục tử tốt lành” (Ga 10,11), đó là Chúa Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một sự tự khẳng định không phải liều lĩnh hay khoa trương, nhưng rất có căn cứ. Chính con người và cuộc đời của Chúa Giêsu mà Tin Mừng tường thuật xác nhận cho ta căn cứ này. Tin mừng Thánh Gioan trình bày khá đầy đủ về hình ảnh vị mục tử nhân lành. Đó là người biết chiên, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên, là người luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và dòng suối mát, để bảo vệ đàn chiên trước nanh vuốt của sói dữ và ác thù. Chúa Nhật XVI TN B, Mẹ Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta đoạn Tin Mừng thánh Maccô mô tả một vài nét về vị mục tử ấy, đó là người biết quan tâm đến đàn chiên cách cá thể và cụ thể, toàn diện và đến cùng.
1.Yêu thương cách cá thể và cụ thể: Giêsu không chỉ yêu thương đàn chiên cách tổng thể nhưng còn với tính cách cá thể từng chiên một. Người sẵn sàng bỏ 99 con chiên để tìm cho đựơc một con chiên lạc bầy. Đó là người phụ nữ bị bệnh băng huyết đã 12 năm. Đó là người bại tay trong một Hội Đường nhân ngày hưu lễ. Đó là hai người bị quỷ ám ở vùng Ghêrada, là em bé con ông Giairô, trưởng Hội đường đựơc chỗi dậy từ cõi chết. Và giờ đây, đó là nhóm Mười Hai tông đồ đang mệt nhoài vì chuyến đi truyền giáo vất vả.
Tình yêu của mục tử Giêsu không dừng lại ở tình cảm suông, nhưng luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể, thiết thực, thấy được, cảm đựợc và chứng nghiệm được. Không phải chúng ta cổ võ chủ nghĩa duy hiệu năng nhưng lắm khi việc xem thường các kết quả bên ngoài cũng là một trong những cách thế che đậy sự thiếu dấn thân tích cực hoặc biện minh cho một thứ tình cảm hời hợt trên môi miệng.
2.Yêu thương cách toàn diện: Vị mục tử Giêsu không phải yêu thương đàn chiên cách phiếm diện hoặc chỉ có linh hồn hay chỉ có thể xác. Người chăm sóc đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn. Không chỉ rao giảng tin mừng cho dân chúng, nhưng khi thấy họ đang cồn cào vì bụng đói thì Người đã cho họ no nê bằng bánh và cá. Người không chỉ chữa lành bệnh tật cho chiên mà còn xua trừ ma quỷ ra khỏi chiên. Người không chỉ nhắm đến chuyện tâm linh mà còn lo lắng cả phương diện thể lý của các môn đệ. “Các con hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,31). Một lời chỉ dạy vừa thân tình vừa thiết thực. Giữa một thế giới đầy tiếng động, lắm tất bật do bởi công việc, nhiều căng thẳng vì các kế hoạch, chương trình chồng chất… thì một vài giây phút nghỉ ngơi, thư giãn quả là rất cần thiết cho thể lý và tâm hồn. Ai không biết nghỉ ngơi thì cũng khờ dại không kém gì người lười biếng không chịu làm việc. Một vị thầy vừa lo lắng cho các môn sinh về việc làm là sai đi truyền giáo sau khi đã ban cho họ quyền trên bệnh tật và ma quỷ, nay lại còn lo cho họ cả chuyện nghỉ ngơi, đích thật là vị mục tử tốt lành.
3.Yêu thương cho đến cùng: Nói đến tính đến cùng trong tình yêu của vị mục tử Giêsu, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Người hiến dâng mạng sống vì đàn chiên. Tuy nhiên bài Tin Mừng Chúa Nhật này lại cho ta thấy một nét trong tình yêu đến cùng của Người đó là sẵn sàng từ bỏ nhu cầu chính đáng của mình vì nhu cầu cấp thiết của đàn chiên. “Ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (c.34).
Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta không chỉ mong mà còn khao khát có được nhiều mục tử tốt lành. Chúng ta cầu nguyện. Quả không sai. Thế nhưng, chúng ta đừng quên Chúa muốn thánh ý của Người được thể hiện qua những con người, qua chúng ta. Hãy nỗ lực cộng tác với Chúa để loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử gian ác, những mục tử chỉ biết mưu cầu lợi ích bản thân, những mục tử làm đàn chiên tan tác, những mục tử không có tấm lòng với chiên, không lo lắng cho đàn chiên cách cá thể từng chiên một, cách cụ thể bằng hành động. Hãy loại ra khỏi cộng đoàn những mục tử không biết yêu thương đàn chiên cách toàn diện cả xác lẫn hồn, cả chuyện tâm linh lẫn đời sống thể lý, kinh tế văn hoá… Và hãy loại đi cả những mục tử chỉ biết đặt nhu cầu của mình, cho dù là chính đáng, lên trên nhu cầu cấp thiết của đàn chiên.
Nghe hai từ loại bỏ thì có vẻ nhẫn tâm và bất hiếu hay vô đạo. Cách riêng với tâm lý Á Đông thì thường không nỡ “cạn tào ráo máng”. Hơn nữa, tín hữu Kitô chúng ta vốn sợ mang tai mang tiếng khi có chuyện đụng chạm đến các đấng bậc bề trên. Tín hữu giáo dân vốn rất sợ mang tiếng chống cha, chống cụ, và lại còn sợ Chúa phạt, khiến cả gia đình ngóc đầu lên không nỗi. Dĩ nhiên, nếu chúng ta loại bỏ các mục tử gian ác bằng các phương thế tiêu cực thì quả là đáng trách và không phải phép. Không ai là không thể đổi thay. Vậy cách thế tích cực hơn là hãy tìm cách xây dựng các chủ chăn vô tình, tắc trách, thành những mục tử nhân hậu, tốt lành theo khả năng và hoàn cảnh của chúng ta. Các phương thế xây dựng thì đủ kiểu, nhiều cách, miễn sao chúng được thực thi trong đức ái.
Chủ đề “mục tử” (trong Giáo Hội) và “người lãnh đạo” (ngoài xã hội) luôn có tính thời sự. Tất vì một lẽ thường tình: “mạnh ở tướng chứ mạnh gì ở quân”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lương thực cho tâm hồn
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:57 16/07/2021
Chúng ta thử quan sát 2 nhóm người:
Nhóm thứ nhất gồm những người chỉ hấp thụ các loại thực phẩm vật chất như cơm bánh, rượu bia… mà không tiếp nhận lương thực tinh thần lành mạnh như sách báo tốt, những lời khuyên dạy khôn ngoan…
Nhóm thứ hai gồm những người thường xuyên hấp thụ lương thực tinh thần lành mạnh như là học hỏi điều hay điều tốt, trau dồi nhân đức và thực hành những giáo huấn của Chúa Giê-su và các bậc thánh hiền.
Kết quả là trong số những người thuộc nhóm người thứ nhất, vì chỉ hấp thụ lương thực vật chất mà không biết đến lương thực tinh thần lành mạnh, nên họ ứng xử như những người thiếu văn hóa, phẩm chất của họ xuống cấp, tư cách của họ sa sút… vì thế, họ thường bị người đời xem thường, khinh dể; còn nhóm thứ hai, nhờ hấp thụ lương thực tinh thần cao quý nên họ tạo cho mình tư cách đáng trọng, tác phong đáng nể và có nhiều phẩm chất cao đẹp được mọi người quý trọng và yêu thương.
Các loài thú chỉ cần thức ăn vật chất: trâu, bò, dê, cừu … chỉ cần ăn rơm, rạ, cỏ, lá; con heo cần cám; gà vịt chỉ cần bắp lúa là xong…
Trong khi đó, con người thì khác. Ngoài thực phẩm thông thường là cơm bánh, con người còn cần đến thức ăn thứ hai, rất cần thiết, rất quan trọng... Đó là những lời răn dạy khôn ngoan, những giáo huấn lành mạnh… có khả năng làm cho họ ngày càng văn minh, tiến bộ, tốt lành. Như thế, lương thực tinh thần lành mạnh là điều tối cần mà mỗi người phải tiếp nhận không thể bỏ qua.
Nếu con người chỉ dùng lương thực vật chất mà thôi thì con người không hơn gì thú vật và sẽ gây ra nhiều thảm họa cho thế giới.
Do đó, Chúa Giê-su dạy rằng: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh mà còn bằng Lời Chúa nữa. ”
Chính vì thế, khi “Chúa Giê-su thấy một đám người rất đông tuôn đến với Ngài, thì Ngài chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt” và Ngài tỏ lòng thương xót bằng cách “dạy dỗ họ nhiều điều. ”
Tiếc thay, nhiều người không màng đến lương thực tinh thần mà chỉ quan tâm đến lương thực vật chất. Nếu các nhà hảo tâm hoặc các tổ chức từ thiện phân phát cơm bánh, thực phẩm miễn phí mỗi ngày thì sẽ có rất đông người đến nhận, còn nếu chỉ trao tặng sách quý, báo chí lành mạnh, sách dạy làm người hay dạy sống đạo mà thôi… thì chỉ có ít người quan tâm.
Noi gương Chúa Giê-su, nếu chúng ta thực lòng yêu mến người khác, thì không chỉ giúp họ lương thực nuôi xác mà còn trao tặng cho họ lương thực nuôi hồn, đó là những lời khuyên dạy khôn ngoan, là những hướng dẫn đạo đức, là những gương lành việc tốt… vì đây là thứ làm cho họ trở nên những người có phẩm chất cao hơn, văn minh và tiến bộ hơn.
Cha mẹ thương con thì không chỉ lo cho con được no cơm, ấm áo… mà còn lo khuyên dạy con cái nên người trưởng thành, giúp cho con được học tập tốt và trau dồi nhân đức.
Bạn bè thương nhau thì không quên trao tặng cho nhau những lời khuyên mang lại lợi ích thiết thực, giúp nhau thăng tiến trên đường nhân đức.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin cho chúng con đừng mải mê kiếm tìm lương thực nuôi xác mà không dành thời giờ tìm kiếm lương thực nuôi hồn. Xin cho chúng con thường xuyên hấp thụ Lời Chúa là kho tàng lương thực tinh thần phong phú mang lại niềm vui, sự sống và hạnh phúc đời đời cho chúng con. Amen.
Hai điều chính yếu cho sứ vụ tông đồ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:17 16/07/2021
CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN
Hai điều chính yếu cho sứ vụ tông đồ
Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34
Với Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe thánh Máccô kể lại việc Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi truyền giáo. Với Chúa Nhật hôm nay, Lời Chúa tường thuật việc các Tông Đồ trở về kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành quả họ đã thực hiện theo sứ vụ đã được ủy thác. Tuy nhiên, để không chạy theo những thành quả bên ngoài mà lơ là đời sống nội tâm, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta nữa nuôi dưỡng hai điều cần thiết, đó là “cầu nguyện và có lòng thương xót” khi hoạt động tông đồ.
1- Trở về với đời sống cầu nguyện
Trước hết, chúng ta nói về vai trò của cầu nguyện. Quả thế, sau những ngày miệt mài truyền giáo, Chúa Giêsu thấy các ông cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nên Người bảo: “Anh em hãy lánh riêng ra đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,32).
“Lánh vào nơi thanh vắng” có nghĩa là tách mình khỏi sự ồn ào, khỏi sự huyên náo bên ngoài, để đi vào trong thinh lặng nội tâm, cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Ở đây Chúa Giêsu muốn các môn đệ và chúng ta ý thức rằng: cầu nguyện là việc làm cần thiết cho đời sống Kitô hữu và sứ vụ truyền giáo. Cầu nguyện là linh hồn của đời sống và hoạt động tông đồ: Không cầu nguyện, chúng ta dễ chạy theo hình thức bề ngoài mà thiếu ý nghĩa bên trong; không cầu nguyện, người môn đệ Chúa dễ bị biến chất và tha hóa; không cầu nguyện, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội thuần túy, chứ không phải là chứng nhân của Chúa. Vì thế, cầu nguyện là rất cần thiết.
Vậy thì phải cầu nguyện như thế nào? Chúng ta thường có thói quen cầu nguyện là lôi kéo Thiên Chúa xuống, theo những nhu cầu, ý muốn và toan tính của chúng ta. Cầu nguyện như thế chưa phải là cầu nguyện theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy. Theo đó, cầu nguyện là tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và để cho Người lối kéo chúng ta lên với thế giới của Người, để lắng nghe tiếng Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn Dầu là một dẫn chứng và khuôn mẫu cụ thể: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con” (Lc 21,42). Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 21,42). Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến” (Lc 11,2). Đó là ý hướng mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thực hành khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, Người còn là mẫu gương tuyệt hảo về cầu nguyện. Người cầu nguyện mỗi ngày: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Người cầu nguyện trước những biến cố quan trọng, như khi chọn các Tông Đồ: “Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12).
Như thế, đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện là tìm kiến thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải là muốn kéo Thiên Chúa theo ý riêng mình. Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mỗi ngày, biết nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng trong Chúa để kín múc sức mạnh từ chính Thiên Chúa cho đời sống và sứ vụ chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
2- Người chạnh lòng thương
Điều chính yếu thứ hai đó là lòng thương xót. Cũng Tin Mừng Máccô hôm nay kể lại một chi tiết rất ý nghĩa: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,32).
Ở đây, chúng ta có một chi tiết quan trọng diễn tả tấm lòng mục tử của Chúa Giêsu: Người “chạnh lòng thương;” Người có một trái tim nhạy bén, một trái tim biết rung cảm và thương xót trước những nỗi đau, khó khăn và cô đơn mà con người đang phải gánh chịu. Trái tim của Chúa Giêsu như trái tim của một người mẹ đau chính nỗi đau của người con. Nên suốt cuộc đời, Đức Giêsu xuất hiện như sứ giả lòng thương xót của Chúa Cha, Người đến xoa dịu nỗi đau và cứu vớt con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng bơ vơ, không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương xót họ cách sâu xa (x. Mt 9,36). Khi thấy những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Và lòng thương xót đó đạt tới tột đỉnh khi Người chấp nhận chết trên thập giá và phục sinh để mang lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được thánh Phaolô nói trong bài đọc II, nhờ cái chết của Người, Chúa Giêsu đã liên kết dân ngoại và dân Do thái; hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.
Ngoài ra, hình ảnh “một đám người rất đông, bơ vơ, không người chăn dắt” là hình ảnh nói về thế giới và con người hôm nay. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự vô cảm đang lan tràn khắp nơi. Có biết bao nhiêu người phải sống trong cảnh khốn khổ vì nghèo đói, bệnh tật, thất nghiệp và chiến tranh; có biết bao gia đình phải sống trong cảnh bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tương lai; có biết bao người trẻ là nạn nhân của bạo lực, oán thù, lừa lọc, gian dối, họ bị tước đi quyền được đến trường, được học hành; có biết bao người già, người bị bệnh tật, tù đày đang ở trong cảnh cô đơn, loại trừ và bỏ rơi v.v... Họ đang thiếu người giúp đỡ; họ đang cần được hướng dẫn và chăm sóc. Họ đang thiếu vắng lòng thương xót và cần đến lòng thương xót Chúa.
3- Biết chạnh lòng thương như Chúa
Nếu nói rằng trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là trở nên giống Người, là có những tâm tư tình cảm như Người, thì cũng có nghĩa là biết “chạnh lòng thương” như Chúa và trở nên những thừa tác viên của lòng thương xót Chúa cho anh chị em mình.
Bởi đó, khi khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là nghiêm khắc kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Giáo Hội phải thực sự là chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn toàn thể Giáo Hội, cách riêng các mục tử của Chúa tiếp tục áp dụng nguyên tắc “thương xót” như là “liều thuốc” để đưa con người thời nay về với Thiên Chúa.
Là môn đệ Chúa Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những người “biết chạnh lòng thương,” hay nói cách khác, trở thành những người có trái tim biết rung cảm của Chúa Giêsu, để có thể đồng cảm, đồng hành với anh chị em mình, nhất là với những người đau khổ. Vì chỉ có lòng thương xót Chúa mới thực sự là ngọn lửa thắp lên để sưởi ấm lòng người. Chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể quy tụ con người lại với nhau bên bếp lửa hồng đó. Và chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể vực con người đứng dậy, trở về với Thiên Chúa sau những vấp ngã, thất vọng, đổ vỡ trong cuộc đời này. Tắt một lời, cuối cùng chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi thế giới và con người.
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều: một đàng, chúng ta luôn biết trở về với đời sống nội tâm, tĩnh lặng, nghỉ ngơi để cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Chúa; đàng khác, đối diện thực trạng cuộc sống hôm nay, chúng ta đồng thời được mời gọi hãy biết chạnh lòng thương và trở thành người mang lòng thương xót Chúa cho những ai chúng ta gặp gỡ và phục vụ. Như thế, đời sống Kitô hữu và sứ vụ của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Nước Chúa và ơn cứu độ của anh chị em mình. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hai điều chính yếu cho sứ vụ tông đồ
Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34
Với Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe thánh Máccô kể lại việc Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi truyền giáo. Với Chúa Nhật hôm nay, Lời Chúa tường thuật việc các Tông Đồ trở về kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành quả họ đã thực hiện theo sứ vụ đã được ủy thác. Tuy nhiên, để không chạy theo những thành quả bên ngoài mà lơ là đời sống nội tâm, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta nữa nuôi dưỡng hai điều cần thiết, đó là “cầu nguyện và có lòng thương xót” khi hoạt động tông đồ.
1- Trở về với đời sống cầu nguyện
Trước hết, chúng ta nói về vai trò của cầu nguyện. Quả thế, sau những ngày miệt mài truyền giáo, Chúa Giêsu thấy các ông cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nên Người bảo: “Anh em hãy lánh riêng ra đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,32).
“Lánh vào nơi thanh vắng” có nghĩa là tách mình khỏi sự ồn ào, khỏi sự huyên náo bên ngoài, để đi vào trong thinh lặng nội tâm, cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Ở đây Chúa Giêsu muốn các môn đệ và chúng ta ý thức rằng: cầu nguyện là việc làm cần thiết cho đời sống Kitô hữu và sứ vụ truyền giáo. Cầu nguyện là linh hồn của đời sống và hoạt động tông đồ: Không cầu nguyện, chúng ta dễ chạy theo hình thức bề ngoài mà thiếu ý nghĩa bên trong; không cầu nguyện, người môn đệ Chúa dễ bị biến chất và tha hóa; không cầu nguyện, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội thuần túy, chứ không phải là chứng nhân của Chúa. Vì thế, cầu nguyện là rất cần thiết.
Vậy thì phải cầu nguyện như thế nào? Chúng ta thường có thói quen cầu nguyện là lôi kéo Thiên Chúa xuống, theo những nhu cầu, ý muốn và toan tính của chúng ta. Cầu nguyện như thế chưa phải là cầu nguyện theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy. Theo đó, cầu nguyện là tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và để cho Người lối kéo chúng ta lên với thế giới của Người, để lắng nghe tiếng Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong vườn Dầu là một dẫn chứng và khuôn mẫu cụ thể: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con” (Lc 21,42). Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 21,42). Trong kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến” (Lc 11,2). Đó là ý hướng mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thực hành khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, Người còn là mẫu gương tuyệt hảo về cầu nguyện. Người cầu nguyện mỗi ngày: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Người cầu nguyện trước những biến cố quan trọng, như khi chọn các Tông Đồ: “Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12).
Như thế, đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện là tìm kiến thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải là muốn kéo Thiên Chúa theo ý riêng mình. Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mỗi ngày, biết nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng trong Chúa để kín múc sức mạnh từ chính Thiên Chúa cho đời sống và sứ vụ chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
2- Người chạnh lòng thương
Điều chính yếu thứ hai đó là lòng thương xót. Cũng Tin Mừng Máccô hôm nay kể lại một chi tiết rất ý nghĩa: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,32).
Ở đây, chúng ta có một chi tiết quan trọng diễn tả tấm lòng mục tử của Chúa Giêsu: Người “chạnh lòng thương;” Người có một trái tim nhạy bén, một trái tim biết rung cảm và thương xót trước những nỗi đau, khó khăn và cô đơn mà con người đang phải gánh chịu. Trái tim của Chúa Giêsu như trái tim của một người mẹ đau chính nỗi đau của người con. Nên suốt cuộc đời, Đức Giêsu xuất hiện như sứ giả lòng thương xót của Chúa Cha, Người đến xoa dịu nỗi đau và cứu vớt con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng bơ vơ, không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương xót họ cách sâu xa (x. Mt 9,36). Khi thấy những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Và lòng thương xót đó đạt tới tột đỉnh khi Người chấp nhận chết trên thập giá và phục sinh để mang lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được thánh Phaolô nói trong bài đọc II, nhờ cái chết của Người, Chúa Giêsu đã liên kết dân ngoại và dân Do thái; hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.
Ngoài ra, hình ảnh “một đám người rất đông, bơ vơ, không người chăn dắt” là hình ảnh nói về thế giới và con người hôm nay. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự vô cảm đang lan tràn khắp nơi. Có biết bao nhiêu người phải sống trong cảnh khốn khổ vì nghèo đói, bệnh tật, thất nghiệp và chiến tranh; có biết bao gia đình phải sống trong cảnh bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tương lai; có biết bao người trẻ là nạn nhân của bạo lực, oán thù, lừa lọc, gian dối, họ bị tước đi quyền được đến trường, được học hành; có biết bao người già, người bị bệnh tật, tù đày đang ở trong cảnh cô đơn, loại trừ và bỏ rơi v.v... Họ đang thiếu người giúp đỡ; họ đang cần được hướng dẫn và chăm sóc. Họ đang thiếu vắng lòng thương xót và cần đến lòng thương xót Chúa.
3- Biết chạnh lòng thương như Chúa
Nếu nói rằng trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là trở nên giống Người, là có những tâm tư tình cảm như Người, thì cũng có nghĩa là biết “chạnh lòng thương” như Chúa và trở nên những thừa tác viên của lòng thương xót Chúa cho anh chị em mình.
Bởi đó, khi khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là nghiêm khắc kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Giáo Hội phải thực sự là chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn toàn thể Giáo Hội, cách riêng các mục tử của Chúa tiếp tục áp dụng nguyên tắc “thương xót” như là “liều thuốc” để đưa con người thời nay về với Thiên Chúa.
Là môn đệ Chúa Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những người “biết chạnh lòng thương,” hay nói cách khác, trở thành những người có trái tim biết rung cảm của Chúa Giêsu, để có thể đồng cảm, đồng hành với anh chị em mình, nhất là với những người đau khổ. Vì chỉ có lòng thương xót Chúa mới thực sự là ngọn lửa thắp lên để sưởi ấm lòng người. Chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể quy tụ con người lại với nhau bên bếp lửa hồng đó. Và chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể vực con người đứng dậy, trở về với Thiên Chúa sau những vấp ngã, thất vọng, đổ vỡ trong cuộc đời này. Tắt một lời, cuối cùng chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi thế giới và con người.
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều: một đàng, chúng ta luôn biết trở về với đời sống nội tâm, tĩnh lặng, nghỉ ngơi để cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Chúa; đàng khác, đối diện thực trạng cuộc sống hôm nay, chúng ta đồng thời được mời gọi hãy biết chạnh lòng thương và trở thành người mang lòng thương xót Chúa cho những ai chúng ta gặp gỡ và phục vụ. Như thế, đời sống Kitô hữu và sứ vụ của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Nước Chúa và ơn cứu độ của anh chị em mình. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Thánh Lễ Chúa Nhật 16 Mùa Quanh Năm 18/7/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
21:47 16/07/2021
BÀI ĐỌC I: Gr 23, 1-6
“Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta, và cho chúng có những chủ chăn”.
Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán: “Khốn cho các mục tử làm tản mát và xâu xé đoàn chiên Ta. Vì thế, Chúa là Thiên Chúa Israel phán cùng các mục tử chăn dắt dân Ta rằng: “Các ngươi đã phân tán xua đuổi và không trông nom đoàn chiên Ta”. Chúa lại phán: “Vậy Ta sẽ xét xử những hành động gian ác của các ngươi. Ta sẽ quy tụ phần còn lại của đoàn chiên Ta từ khắp các xứ mà Ta đã phân tán chúng, Ta sẽ lùa chúng về đồng cỏ, để chúng lớn lên và tăng số. Ta sẽ cho chúng có những chủ chăn để họ chăn dắt chúng. Chúng sẽ không còn sợ hãi và kinh hoàng, và chúng không còn thiếu thốn gì nữa”. Chúa còn phán rằng: “Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là “Chúa công bình của chúng ta”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Đáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. (2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con. (3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. (4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.
BÀI ĐỌC II: Ep 2, 13-18
“Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một”.
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, xưa kia anh em là những kẻ ở xa, thì nay trong Đức Giêsu Kitô, anh em đã nên gần nhờ bửu huyết của Người. Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người, tức là bãi bỏ lề luật cũ với những thể lệ để kiến tạo cả hai nên một người mới, đem lại bình an, dùng thập giá giải hoà hai dân tộc trong một thân thể với Thiên Chúa. Nơi Người, mối thù nghịch đã bị tiêu diệt, và Người đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 8, 12
All. All. – Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”. – All.
PHÚC ÂM: Mc 6, 30-34
“Họ như đàn chiên không người chăn”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Đó là lời Chúa.
Một cảm thức thánh
Lm. Minh Anh
23:50 16/07/2021
MỘT CẢM THỨC THÁNH
“Khi ấy, nhóm Pharisêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giêsu”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một âm mưu, không nhắm vào một vị vua, nhưng nhắm đến “Vua các vua”. Thật sốc, đáng buồn và thậm chí, tai tiếng với lời mở đầu của Tin Mừng hôm nay, “Những người Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giêsu”. Thế nhưng, phản ứng của Ngài là ‘một cảm thức thánh’ hiền hoà đến bất ngờ, “Biết vậy, Chúa Giêsu lánh khỏi nơi ấy!”. Và tuyệt vời hơn, với câu cuối cùng của trình thuật, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”.
Trước hết, nếu chúng ta thực sự ngồi và suy nghĩ về việc “giết Chúa”, thì đó là điều không thể chấp nhận! Ở đây, các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã chủ động, chủ tâm và chủ mưu giết Đấng Cứu Độ của thế giới. Đấng được biết là đang chuẩn bị cho họ, niềm hy vọng của họ, nay trở thành đối tượng của ác tâm, thù hận và giết chóc. Thật đáng tiếc! Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải rơi vào một cơn tức giận, tuyệt vọng hay nảy sinh một ý tưởng oán thù. Tốt hơn, trước những ác tâm đó, chúng ta phải có ‘một cảm thức thánh’ như Chúa Giêsu; nghĩa là, sẽ yêu thương họ hơn, biến nỗi buồn này thành một lời kêu gọi họ sám hối ăn năn.
Dĩ nhiên, tà tâm nơi các biệt phái là chuyện của quá khứ; tuy nhiên, ngay hôm nay, người ta vẫn tiếp tục bức hại Chúa Giêsu theo nhiều cách, và đôi khi, bức bách này vẫn được tìm thấy giữa các Kitô hữu và ngay cả nơi các lãnh đạo Giáo Hội và lãnh đạo thế giới. Thật nghiệt ngã! Khi cam kết dấn thân vì Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài, chúng ta vẫn có thể trở nên mục tiêu của ‘kẻ ác’; và rất thường xuyên, trải nghiệm những ‘mũi tên đau đớn’ từ phía những ai lẽ ra, phải là người ủng hộ chúng ta nhất. Vậy, nếu đây là trải nghiệm phải vượt qua, chúng ta hãy giữ mình, để không trở nên ‘một hiện tượng’ hoặc vì quá giao động mà mất đi cái gọi là ‘cảm thức về Giáo Hội’, tiếng Pháp gọi là “sens ecclésial”. Và cho dẫu đó là một sự thật, thì cũng không vì thế mà chúng ta hung hãn hay ngược lại, nhượng bộ sự phi lý; lẽ thường là nên im lặng, nhưng đến một lúc, sau khi cầu nguyện, phân định, chúng ta can đảm trình bày cho người có thẩm quyền. ‘Bức bách’ là một phần hậu quả của việc theo Chúa; vì thế, chớ ngạc nhiên, nếu không nói, cứ mong đợi điều sẽ xảy đến!
Tiếp đến, trước dã tâm của biệt phái, Chúa Giêsu đã ứng xử hiền hoà đến tuyệt vời, Ngài “lánh khỏi nơi ấy!”; ở chỗ khác, “Ngài bỏ họ mà qua bờ bên kia!”. Matthêu đã tinh ý dành trọn nửa bài Tin Mừng còn lại để nói đến ‘một cảm thức thánh’ nơi “Người Tôi Tớ” được ứng nghiệm trọn vẹn ở Chúa Giêsu, “Người không cãi cọ hay dức lác; không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói”. Ngạc nhiên hơn, trước những người đang tìm cách thủ tiêu mình, Chúa Giêsu đã ứng xử thật đẹp, thật cao thượng và hiếu hoà, “Ngài lánh khỏi họ”; để rồi đây, Ngài sẽ bước vào lòng những ai chờ đón Ngài, đúng như Isaia tiên đoán, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”.
Thú vị thay, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”. Một điều đã được tiên liệu từ thời Môisen mà sách Xuất Hành hôm nay đề cập, “Con cái Israel đi từ Ramessê tới Socoth, số đàn ông đi bộ, không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn. Cũng có vô số dân tứ chiếng cùng đi với họ”. “Dân tứ chiếng” thời Môisen là biểu tượng cho “Dân ngoại” thời Chúa Giêsu. Nếu Môisen đã điêu đứng với dân Cựu Ước làm sao; thì Chúa Giêsu cũng bị đối xử tương tự bởi dân Tân Ước và còn hơn thế. Vậy mà không một ai, không một biến cố nào có thể ngăn cản ý định cứu chuộc của Thiên Chúa, vì “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!” như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trải nghiệm ‘một cảm thức thánh’ như Môisen, như Chúa Giêsu. Đây là nỗi buồn thánh của Bát Phúc, một nỗi buồn cho phép chúng ta từ chối những lỗi lầm gặp phải nơi người anh em để lớn lên trong kiên định và nhẫn nhịn. Nơi Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đang bổ sức cho chúng ta; Thánh Thần Ngài đang gia tăng sức mạnh để chúng ta cũng có thể “Bỏ họ mà qua bờ bên kia” mỗi khi phải đương đầu với những ác ý. Đó còn là quyền năng của Chúa Phục Sinh, quyền năng của Thánh Thần; vì chính thái độ yêu thương và hiền lành của chúng ta lại trở thành những dòng suối thông chuyển sự sống của Thiên Chúa cho người khác.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, khi con bị chế giễu hoặc ‘bắt bớ’ cách này cách khác, xin giúp con có một ‘cảm thức về Giáo Hội’ mạnh mẽ với một đức tin và một lòng bác ái sâu sắc. Hãy để ‘một cảm thức thánh’ xâm nhập con, hầu con can đảm bước tới mỗi ngày trong sứ vụ, khi con vẫn là con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi ấy, nhóm Pharisêu ra khỏi hội đường, bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giêsu”.
Năm 1818, Tamatoe, vua đảo Huahine, trở lại đạo. Ngay sau đó, vua phát hiện một âm mưu lật đổ mình. Tamatoe lập tức truy lùng, bắt giam tất cả. Cho đến một ngày kia, ông bất ngờ khoan hồng và tổ chức khoản đãi họ một bữa tiệc linh đình. Lòng tốt của vua khiến kẻ thù ấn tượng đến nỗi, họ đã công khai đốt các bụt thần của mình và tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô của vua.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một âm mưu, không nhắm vào một vị vua, nhưng nhắm đến “Vua các vua”. Thật sốc, đáng buồn và thậm chí, tai tiếng với lời mở đầu của Tin Mừng hôm nay, “Những người Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Chúa Giêsu”. Thế nhưng, phản ứng của Ngài là ‘một cảm thức thánh’ hiền hoà đến bất ngờ, “Biết vậy, Chúa Giêsu lánh khỏi nơi ấy!”. Và tuyệt vời hơn, với câu cuối cùng của trình thuật, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”.
Trước hết, nếu chúng ta thực sự ngồi và suy nghĩ về việc “giết Chúa”, thì đó là điều không thể chấp nhận! Ở đây, các nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã chủ động, chủ tâm và chủ mưu giết Đấng Cứu Độ của thế giới. Đấng được biết là đang chuẩn bị cho họ, niềm hy vọng của họ, nay trở thành đối tượng của ác tâm, thù hận và giết chóc. Thật đáng tiếc! Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải rơi vào một cơn tức giận, tuyệt vọng hay nảy sinh một ý tưởng oán thù. Tốt hơn, trước những ác tâm đó, chúng ta phải có ‘một cảm thức thánh’ như Chúa Giêsu; nghĩa là, sẽ yêu thương họ hơn, biến nỗi buồn này thành một lời kêu gọi họ sám hối ăn năn.
Dĩ nhiên, tà tâm nơi các biệt phái là chuyện của quá khứ; tuy nhiên, ngay hôm nay, người ta vẫn tiếp tục bức hại Chúa Giêsu theo nhiều cách, và đôi khi, bức bách này vẫn được tìm thấy giữa các Kitô hữu và ngay cả nơi các lãnh đạo Giáo Hội và lãnh đạo thế giới. Thật nghiệt ngã! Khi cam kết dấn thân vì Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài, chúng ta vẫn có thể trở nên mục tiêu của ‘kẻ ác’; và rất thường xuyên, trải nghiệm những ‘mũi tên đau đớn’ từ phía những ai lẽ ra, phải là người ủng hộ chúng ta nhất. Vậy, nếu đây là trải nghiệm phải vượt qua, chúng ta hãy giữ mình, để không trở nên ‘một hiện tượng’ hoặc vì quá giao động mà mất đi cái gọi là ‘cảm thức về Giáo Hội’, tiếng Pháp gọi là “sens ecclésial”. Và cho dẫu đó là một sự thật, thì cũng không vì thế mà chúng ta hung hãn hay ngược lại, nhượng bộ sự phi lý; lẽ thường là nên im lặng, nhưng đến một lúc, sau khi cầu nguyện, phân định, chúng ta can đảm trình bày cho người có thẩm quyền. ‘Bức bách’ là một phần hậu quả của việc theo Chúa; vì thế, chớ ngạc nhiên, nếu không nói, cứ mong đợi điều sẽ xảy đến!
Tiếp đến, trước dã tâm của biệt phái, Chúa Giêsu đã ứng xử hiền hoà đến tuyệt vời, Ngài “lánh khỏi nơi ấy!”; ở chỗ khác, “Ngài bỏ họ mà qua bờ bên kia!”. Matthêu đã tinh ý dành trọn nửa bài Tin Mừng còn lại để nói đến ‘một cảm thức thánh’ nơi “Người Tôi Tớ” được ứng nghiệm trọn vẹn ở Chúa Giêsu, “Người không cãi cọ hay dức lác; không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói”. Ngạc nhiên hơn, trước những người đang tìm cách thủ tiêu mình, Chúa Giêsu đã ứng xử thật đẹp, thật cao thượng và hiếu hoà, “Ngài lánh khỏi họ”; để rồi đây, Ngài sẽ bước vào lòng những ai chờ đón Ngài, đúng như Isaia tiên đoán, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”.
Thú vị thay, “Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Ngài!”. Một điều đã được tiên liệu từ thời Môisen mà sách Xuất Hành hôm nay đề cập, “Con cái Israel đi từ Ramessê tới Socoth, số đàn ông đi bộ, không kể con nít, chừng sáu trăm ngàn. Cũng có vô số dân tứ chiếng cùng đi với họ”. “Dân tứ chiếng” thời Môisen là biểu tượng cho “Dân ngoại” thời Chúa Giêsu. Nếu Môisen đã điêu đứng với dân Cựu Ước làm sao; thì Chúa Giêsu cũng bị đối xử tương tự bởi dân Tân Ước và còn hơn thế. Vậy mà không một ai, không một biến cố nào có thể ngăn cản ý định cứu chuộc của Thiên Chúa, vì “Muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!” như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tuyên xưng.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trải nghiệm ‘một cảm thức thánh’ như Môisen, như Chúa Giêsu. Đây là nỗi buồn thánh của Bát Phúc, một nỗi buồn cho phép chúng ta từ chối những lỗi lầm gặp phải nơi người anh em để lớn lên trong kiên định và nhẫn nhịn. Nơi Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đang bổ sức cho chúng ta; Thánh Thần Ngài đang gia tăng sức mạnh để chúng ta cũng có thể “Bỏ họ mà qua bờ bên kia” mỗi khi phải đương đầu với những ác ý. Đó còn là quyền năng của Chúa Phục Sinh, quyền năng của Thánh Thần; vì chính thái độ yêu thương và hiền lành của chúng ta lại trở thành những dòng suối thông chuyển sự sống của Thiên Chúa cho người khác.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, khi con bị chế giễu hoặc ‘bắt bớ’ cách này cách khác, xin giúp con có một ‘cảm thức về Giáo Hội’ mạnh mẽ với một đức tin và một lòng bác ái sâu sắc. Hãy để ‘một cảm thức thánh’ xâm nhập con, hầu con can đảm bước tới mỗi ngày trong sứ vụ, khi con vẫn là con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Tokyo yêu cầu các vận động viên Olympic đừng đến thăm các nhà thờ Công Giáo trong thời gian diễn ra các trận đấu
Đặng Tự Do
04:51 16/07/2021
Đức Tổng Giám Mục Tokyo đã yêu cầu các vận động viên và huấn luyện viên Olympic đừng đến thăm các nhà thờ Công Giáo trong thời gian diễn ra các trận đấu địa phương để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Isao Kikuchi cho biết hôm 12 tháng 7 rằng tổng giáo phận Tokyo đã đưa ra “cam kết rằng chúng tôi không muốn bị lây nhiễm cũng như không muốn những người khác bị lây nhiễm”.
Là một phần của cam kết này, Đức Tổng Giám Mục đã yêu cầu tất cả những người đến khu vực thủ đô Tokyo trong Thế vận hội Olympic và Thế vận hội dành cho người khuyết tật, thường được gọi là Paralympic, trong mùa hè này “đừng đến thăm các nhà thờ”.
Đức Cha Kikuchi nói: “Tổng giáo phận Tokyo ban đầu đã xem xét việc chuẩn bị để mỗi giáo xứ có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhiều người sẽ đến Nhật Bản cho sự kiện quốc tế này”.
“Tuy nhiên, chúng tôi đã quyết định hủy bỏ tất cả các kế hoạch và do đó, sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện đặc biệt nào trong Thế vận hội và Paralympic”.
Thành phố Tokyo đã ban hành tình trạng khẩn cấp hai tuần trước Thế vận hội Olympic, dự kiến bắt đầu vào ngày 23 tháng 7.
Khán giả cũng đã bị cấm tham gia các sự kiện thể thao Olympic để hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư của thành phố kể từ khi đại dịch bùng phát, tổng giáo phận Tokyo đang hạn chế số lượng người có thể vào trong nhà thờ cùng một lúc trong khi vẫn giữ khoảng cách xã hội và yêu cầu người Công Giáo chỉ được đến các giáo xứ địa phương của họ.
Theo các biện pháp được đăng trên trang web của tổng giáo phận: “ Giáo xứ sẽ lưu hồ sơ về những người đã tham gia Thánh lễ để đáp ứng yêu cầu của bộ y tế công cộng trong trường hợp có ai đó dương tính với COVID-19 được xác nhận”.
Tổng giáo phận Tokyo, nơi phục vụ khoảng 100,000 người Công Giáo trên tổng số gần 20 triệu người, vẫn còn áp dụng biện pháp miễn trừ nghĩa vụ tham dự các Thánh lễ Chúa Nhật.
Tính đến ngày 13 tháng 7, chính quyền địa phương báo cáo rằng có 1,986 người nhập viện vì COVID-19 tại khu vực thủ đô Tokyo, nơi có dân số hơn 36 triệu người.
Theo chính quyền thủ đô Tokyo, trong số những người nhập viện, 58 người có các triệu chứng nghiêm trọng. Tổng cộng 2,258 người đã chết ở Tokyo vì COVID-19 kể từ đợt bùng phát đầu tiên của loại coronavirus mới ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 2019.
Ước tính có khoảng 28% dân số Nhật Bản đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19 tính đến ngày 13/7.
“ Tất cả chúng ta đều biết rằng chương trình tiêm chủng đang tiến triển”, Đức Cha Kikuchi nói.
“Bản thân tôi cũng như Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tiêm phòng. Nhưng về cơ bản chúng ta phải tự quyết định về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi không lấy điều đó làm tiêu chí, nghĩa là dù tiêm chủng hay không cũng đều có thể tham dự Thánh lễ”.
Hướng dẫn về các chuyến thăm nhà thờ cho du khách tham dự Thế vận hội Paralympic, dự kiến diễn ra tại khu vực thủ đô Tokyo từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, vẫn chưa có gì thay đổi.
“Chúng ta hãy ghi nhớ rằng nhiệm vụ quan trọng đối với chúng ta là bảo vệ không chỉ cuộc sống của chính mình mà còn bảo vệ tất cả những người đã nhận được món quà sự sống của Chúa”, Đức Tổng Giám Mục nói.
“Trên hết, khi chúng ta thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự lây nhiễm COVID-19, chúng ta hãy cố gắng hết sức đáp ứng những mối quan tâm của những người có nhu cầu. Trong hoàn cảnh khó khăn này, xin bàn tay nhân từ của Chúa chúng ta qua những bàn tay dang rộng của chúng ta có thể mở rộng ra cho nhiều người đang gặp khủng hoảng trong cuộc sống của họ”.
Source:Catholic News Agency
Bất kể hơn 220,000 ở Đức bỏ đạo trong năm 2020, Giám Mục Bätzing vẫn kiên trì tiếp tục Tiến Trình Công Nghị
Đặng Tự Do
04:52 16/07/2021
Theo số liệu chính thức được công bố hôm thứ Tư 14 tháng 7, hơn 220,000 người đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo ở Đức trong năm 2020.
Thống kê do Hội đồng Giám mục Đức công bố ngày 14 tháng 7 cho thấy có 221,390 người đã tuyên bố rời khỏi Giáo Hội Công Giáo trong năm ngoái.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 7, Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, nói rằng Giáo hội đã nỗ lực hết sức trong suốt đại dịch coronavirus cho nên kết quả này là “một cú sốc sâu sắc”.
Ngài nói: “Điều được phản ánh trong số liệu thống kê về những người rời bỏ Giáo Hội khiến tôi thấy đau đớn cho cộng đồng của chúng ta. Nhiều người đã mất niềm tin và muốn gửi tín hiệu bằng cách rời khỏi Giáo Hội”.
“Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và phải đối mặt với tình huống này một cách công khai, trung thực và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi”.
“Điều này bao gồm, trước hết và quan trọng nhất, kiểm tra kỹ lưỡng các trường hợp lạm dụng tình dục. Và điều này bao gồm câu hỏi về quyền lực và sự phân chia quyền lực trong Giáo hội. Tôi rất hy vọng rằng Phương thức Tiến Trình Công Nghị có thể đóng góp vào việc xây dựng niềm tin mới”.
Nhiều quan sát viên chỉ ra rằng Giám Mục Bätzing và các Giám Mục Đức khác cố bưng tai bịt mắt trước một thực tế đơn giản là tất cả những điều họ chủ trương như phong chức linh mục cho phụ nữ, chấp nhận cái gọi là hôn nhân đồng tính, bãi bỏ luật độc thân linh mục…Tất cả những điều này anh em Tin lành đã làm rồi không sót một điều nào. Tuy nhiên, số người Tin lành lũ lượt bỏ đạo là hơn 240,000 người dù dân số Tin lành ít hơn dân số Công Giáo.
Các vị Giám Mục ở Đức hô hào Tiến Trình Công Nghị thường viện dẫn tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm chiêu bài cho các cải cách cấp tiến của họ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Phương thức Tiến Trình Công Nghị là một quá trình kéo dài nhiều năm, tập hợp các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Các giám mục Đức ban đầu cho biết rằng quá trình này sẽ kết thúc với một loạt các “ràng buộc”. Điều này tạo ra mối quan tâm tại Vatican rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội.
Các giám mục và nhà thần học đã bày tỏ sự báo động về quá trình này, nhưng Bätzing và các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức khác đã mạnh mẽ bảo vệ nó.
Thống kê mới cho thấy có 104,610 người rửa tội vào năm 2020, so với 159,043 người vào năm 2019.
Có 139,752 trẻ em và người lớn Rước Lễ Lần, ít hơn đáng kể so với con số 166,481 của năm trước.
Đã có 75,387 người được chịu phép Thêm Sức, giảm đáng kể so với 123,253 vào năm 2019.
Chỉ có hơn 11,000 đám cưới Công Giáo diễn ra vào năm 2020, giảm đáng kể so với con số 38,537 được ghi nhận vào năm trước.
Nhưng số lễ an táng theo nghi thức Công Giáo đã tăng từ 233,937 vào năm 2019 lên 236,546 vào năm 2020.
Nếu một cá nhân ghi danh là người Công Giáo ở Đức, 8 đến 9% thuế thu nhập của họ sẽ được chuyển cho Giáo Hội. Cách duy nhất để họ có thể ngừng nộp thuế là tuyên bố chính thức từ bỏ Giáo Hội. Họ không còn được phép nhận các bí tích hoặc chôn cất theo nghi thức Công Giáo.
Chỉ 5.9% người Công Giáo Đức tham dự Thánh lễ vào năm ngoái, so với 9.1% vào năm 2019.
Số linh mục đã giảm mất 418 vị xuống còn 12,565 người. Năm 2019, có 12,983 linh mục làm mục vụ tại Đức.
Số giáo xứ cũng càng ngày càng giảm. Năm 2018, có 10,045 giáo xứ. Năm 2019, có 9,936. Vào năm 2020, con số này là 9.858, tức là ít hơn 78 giáo xứ so với năm trước đó.
Các số liệu cho thấy có 22,193,347 người Công Giáo ở Đức, chiếm 26.7% trong tổng số 83 triệu dân. Năm 2019, tỷ lệ này là 27.2%
Chỉ có 1,578 người chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào năm 2020, trong đó có 1,390 người trước đây theo đạo Tin lành. Số người gia nhập lại Giáo hội sau khi chính thức bỏ đạo là 4,358 người, ít hơn so với con số 5,339 người trong năm 2019.
Giám Mục Bätzing, người kế nhiệm Hồng Y Reinhard Marx làm chủ tịch hội đồng giám mục Đức vào tháng 3 năm 2020, cho biết: “ Bất chấp những con số đáng buồn trong số liệu thống kê này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người cam kết và sống đức tin của họ trong giáo hội và xã hội, đặc biệt là những người làm việc toàn thời gian trong việc chăm sóc mục vụ: Linh mục, phó tế, phụ tá mục vụ và giáo xứ”.
“Tôi cũng muốn nhấn mạnh điều này khi xem các số liệu thống kê: Tôi rất biết ơn những người đã đặt mình phục vụ Giáo hội trong những thời điểm hỗn loạn này. Ngay cả với số lượng nhỏ, các tân linh mục và những người làm công tác mục vụ sẽ cung cấp một sứ mệnh không thể thiếu trong một thế giới không ngừng thay đổi”.
Source:Catholic News Agency
Novak Djokovic, nhà vô địch Quần vợt giải Wimbledon cho hay: Trước khi là một vận động viên, tôi là một Kitô hữu Chính thống
Thanh Quảng sdb
05:23 16/07/2021
Novak Djokovic, nhà vô địch Quần vợt giải Wimbledon cho hay: "Trước khi là một vận động viên, tôi là một Kitô hữu Chính thống"
Nguồn: Aleteia - Louis du Bosnet - 21/07/11
Trong số những ngôi sao tên tuổi hàng đầu về Quần Vợt Thế Giới, thì Novak Djokovic là một tên tuổi hàng đầu.
Ở tuổi 34, ngôi sao quần vợt người Serbia, Novak Djokovic đã giành được sáu danh hiệu Wimbledon và 20 lần vô địch giải Grand Slam. Với chiến thắng tại Wimbledon năm 2021, đã đưa anh lên đài danh vọng tột cùng! Nhưng anh lại tuyên bố thẳng thắn rằng: "Trước khi là một vận động viên, tôi là một tín hữu Chính thống giáo."
NOVAK DJOKOVIC
Tay vợt số 1 thế giới là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống, và anh không ngần ngại tuyên xưng điều đó. Không có gì lạ khi thấy Novak Djokovic cầu xin Chúa trợ giúp trong các cuộc tranh tài hoặc đeo thánh giá nơi cổ để minh chứng đức tin của mình.
Trong suốt giải Pháp mở rộng năm 2021, người ta thấy Djokovic đeo một cây thánh giá bằng gỗ đơn giản, trên cổ của anh trong các trận đấu. Sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết Wimbledon đánh gục Matteo Berrettini vào Chủ nhật, ngày 11 tháng 7, Djokovic hướng về trời và dang rộng tay để tạ ơn Chúa. Đối với anh, niềm tin tôn giáo được đặt trên các danh hiệu mà anh đã đoạt được kể từ khi bước vào sự nghiệp quần vợt của mình.
“Đây là danh hiệu quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, bởi vì trước khi là một vận động viên thể thao, tôi là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống,” anh tuyên bố vào tháng 4 năm 2011, khi anh được nhận làm thành viên của Huynh đoàn Thánh Sava một Huynh đoàn được thánh Irenaeus, một Thượng phụ của Giáo hội Chính thống Serbia phê nhận. Thành viên của Huynh đoàn Thánh Sava là một danh hiệu cao quí nhất trong Giáo hội Chính thống Serbia, mà anh được trao tặng vì anh đã đóng góp tài chính rất nhiều vào việc tu sửa các cơ sở tôn giáo tại quê hương Serbia.
Là một triệu phú nhờ vào các giải chiến thắng trong các cuộc tranh tài và các hợp đồng quảng cáo, Novak Djokovic đã quảng đại cống hiến tài sản của mình để phục vụ những người kém may lành và giúp đỡ những hoạt động từ thiện. Tháng 12 năm ngoái, Quỹ Novak Djokovic, mà anh là một trong những nhà tài trợ chính, đã ủng hộ 94.000 Euro để tân trang một trường học ở Pozega (Serbia).
Vào tháng 10 năm 2017, anh đã mở một nhà hàng ở Serbia cung cấp đồ ăn miễn phí cho người vô gia cư và người nghèo. Anh cho hay “Tiền không phải là cùng đích tôi. Tôi có thể kiếm đủ tiền để nuôi cả dân chúng Serbia. Tôi nghĩ những người dân của đất nước tôi xứng đáng được hưởng điều đó vì họ đã hỗ trợ và cổ võ cho tôi”.
Số phận của những trẻ em ở đất này (nơi mức lương tối thiểu dưới 200 Euro mỗi tháng) đã thu hút sự chú ý các việc từ thiện của Novak Djokovic. Đó là lý do tại sao, vào năm 2015, quỹ của anh đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới để cung cấp cho những người Serb trẻ tuổi được đi học và nhận được sự giáo dục… Cảm phục trước tấm lòng hảo tâm của anh, UNICEF đã bổ nhiệm anh làm Đại sứ thiện chí tại Serbia vào tháng 8 năm 2015.
Ông Yoka Brandt, Phó giám đốc UNICEF cho hay: “Novak Djokovic là một nhà vô địch đã cống hiến tiền của anh kiếm được cho trẻ em trên toàn thế giới.”
Anh ta thật là một tấm gương cho giới trẻ em khắp nơi… và là tấm gương soi cho các gia đình, là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống sốt sắng trong một đất nước đầy rẫy xung đột bạo lực - cuộc chiến giữa Bosnia và Herzegovina kéo dài từ năm 1992 đến 1995 - nhưng Novak Djokovic chưa bao giờ làm mờ nhạt nguồn gốc của mình. Cùng với Jelena vợ của anh, người mà anh đã quen biết từ năm 2005, lúc cùng học tại trường trung học ở Belgrade.
Họ đã kết hôn trước bàn thờ Chúa vào tháng 7 năm 2014, và nay đã được hai người con, tên là Stefan và Tara. Gia đình của họ thật là một trường học tuyệt vời không chỉ học quần vợt mà còn học trở thành những con người quảng đại bác ái vị tha…
Nguồn: Aleteia - Louis du Bosnet - 21/07/11
Trong số những ngôi sao tên tuổi hàng đầu về Quần Vợt Thế Giới, thì Novak Djokovic là một tên tuổi hàng đầu.
Ở tuổi 34, ngôi sao quần vợt người Serbia, Novak Djokovic đã giành được sáu danh hiệu Wimbledon và 20 lần vô địch giải Grand Slam. Với chiến thắng tại Wimbledon năm 2021, đã đưa anh lên đài danh vọng tột cùng! Nhưng anh lại tuyên bố thẳng thắn rằng: "Trước khi là một vận động viên, tôi là một tín hữu Chính thống giáo."
NOVAK DJOKOVIC
Tay vợt số 1 thế giới là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống, và anh không ngần ngại tuyên xưng điều đó. Không có gì lạ khi thấy Novak Djokovic cầu xin Chúa trợ giúp trong các cuộc tranh tài hoặc đeo thánh giá nơi cổ để minh chứng đức tin của mình.
Trong suốt giải Pháp mở rộng năm 2021, người ta thấy Djokovic đeo một cây thánh giá bằng gỗ đơn giản, trên cổ của anh trong các trận đấu. Sau khi giành chiến thắng trong trận chung kết Wimbledon đánh gục Matteo Berrettini vào Chủ nhật, ngày 11 tháng 7, Djokovic hướng về trời và dang rộng tay để tạ ơn Chúa. Đối với anh, niềm tin tôn giáo được đặt trên các danh hiệu mà anh đã đoạt được kể từ khi bước vào sự nghiệp quần vợt của mình.
“Đây là danh hiệu quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, bởi vì trước khi là một vận động viên thể thao, tôi là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống,” anh tuyên bố vào tháng 4 năm 2011, khi anh được nhận làm thành viên của Huynh đoàn Thánh Sava một Huynh đoàn được thánh Irenaeus, một Thượng phụ của Giáo hội Chính thống Serbia phê nhận. Thành viên của Huynh đoàn Thánh Sava là một danh hiệu cao quí nhất trong Giáo hội Chính thống Serbia, mà anh được trao tặng vì anh đã đóng góp tài chính rất nhiều vào việc tu sửa các cơ sở tôn giáo tại quê hương Serbia.
Là một triệu phú nhờ vào các giải chiến thắng trong các cuộc tranh tài và các hợp đồng quảng cáo, Novak Djokovic đã quảng đại cống hiến tài sản của mình để phục vụ những người kém may lành và giúp đỡ những hoạt động từ thiện. Tháng 12 năm ngoái, Quỹ Novak Djokovic, mà anh là một trong những nhà tài trợ chính, đã ủng hộ 94.000 Euro để tân trang một trường học ở Pozega (Serbia).
Vào tháng 10 năm 2017, anh đã mở một nhà hàng ở Serbia cung cấp đồ ăn miễn phí cho người vô gia cư và người nghèo. Anh cho hay “Tiền không phải là cùng đích tôi. Tôi có thể kiếm đủ tiền để nuôi cả dân chúng Serbia. Tôi nghĩ những người dân của đất nước tôi xứng đáng được hưởng điều đó vì họ đã hỗ trợ và cổ võ cho tôi”.
Số phận của những trẻ em ở đất này (nơi mức lương tối thiểu dưới 200 Euro mỗi tháng) đã thu hút sự chú ý các việc từ thiện của Novak Djokovic. Đó là lý do tại sao, vào năm 2015, quỹ của anh đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới để cung cấp cho những người Serb trẻ tuổi được đi học và nhận được sự giáo dục… Cảm phục trước tấm lòng hảo tâm của anh, UNICEF đã bổ nhiệm anh làm Đại sứ thiện chí tại Serbia vào tháng 8 năm 2015.
Ông Yoka Brandt, Phó giám đốc UNICEF cho hay: “Novak Djokovic là một nhà vô địch đã cống hiến tiền của anh kiếm được cho trẻ em trên toàn thế giới.”
Anh ta thật là một tấm gương cho giới trẻ em khắp nơi… và là tấm gương soi cho các gia đình, là một Tín hữu Công Giáo Chính Thống sốt sắng trong một đất nước đầy rẫy xung đột bạo lực - cuộc chiến giữa Bosnia và Herzegovina kéo dài từ năm 1992 đến 1995 - nhưng Novak Djokovic chưa bao giờ làm mờ nhạt nguồn gốc của mình. Cùng với Jelena vợ của anh, người mà anh đã quen biết từ năm 2005, lúc cùng học tại trường trung học ở Belgrade.
Họ đã kết hôn trước bàn thờ Chúa vào tháng 7 năm 2014, và nay đã được hai người con, tên là Stefan và Tara. Gia đình của họ thật là một trường học tuyệt vời không chỉ học quần vợt mà còn học trở thành những con người quảng đại bác ái vị tha…
Hình ảnh Giáo Hội Công Giáo nước Đức 2020
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:06 16/07/2021
Hình ảnh Giáo Hội Công Giáo nước Đức 2020
Giáo Hội Công Giáo nước Đức là một trong những Giáo Hội Công Giáo bên Âu Châu có bề dầy lịch sử từ hơn 10 thế kỷ nay. Và được biết đến là một Giáo Hội có khoa nghiên cứu về thần học, về kinh thánh sâu sắc cùng tiến bộ phát triển mạnh, nhất là từ thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những hình ảnh tiêu cực. Hệ thống luật lệ pháp lý xã hội cho phép người tín hữu có quyền ra toà án nộp đơn chính thức xin từ bỏ ra khỏi Giáo hội. Chính vì thế số người xin ra khỏi sinh hoạt Giáo Hội hằng năm xưa nay luôn có ít hoặc nhiều, mà ngôn ngữ truyền thông cho họ là những người quay lưng lại với Giáo Hội.
Lý do xin ra khỏi Giáo hội có nhiều, như tiết kiệm không muốn đóng thuế nhà thờ theo như luật lệ xã hội qui định, xa lạ không muốn sinh hoạt chung trong cộng đồng Giáo Hội nữa, bất mãn với Giáo hội địa phương hay cả với giáo lý chung của Giáo hội…
Họ quay lưng ra khỏi Giáo hội trên mặt pháp lý giấy tờ và Giáo Hội tôn trọng quyền của họ. Hệ qủa là họ không còn được hưởng quyền lợi về các việc mục vụ của Giáo hội nữa, như lãnh nhận các Bí Tích. Dẫu vậy Giáo hội vẫn mở rộng vòng tay, mở cánh cửa đón nhận họ trở lại vào tiếp tục sinh hoạt nếp sống đức tin trong ngôi nhà chung của Giáo hội, khi họ muốn.
Không chỉ số người tín hữu ra khỏi Giáo hội làm hình ảnh Giáo hội lu mờ yếu kém ít đi, nhưng số người tín hữu thực hành tiếp nhận các Bí Tích cũng trên đà suy giảm cũng góp phần làm hình ảnh Giáo hội lu mờ yếu kém thêm.
Theo thống kê vừa được công bố ngày 14.07.2021, trong nước Đức có 22.193.347 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 26,7 % dân số toàn nước Đức.
Các Giáo phận ở đây đang dần dần đề ra con đường mục vụ mới thu gọn nhiều xứ liền sát lại với nhau thành một cụm liên giáo xứ cho việc mục vụ, bây giờ còn 9.858 Giáo xứ.
Số Linh mục tổng cộng có 12.565 vị - Năm 2019 có 12.983 vị. Năm 2020 có 56 tân linh mục gồm cả Linh mục triều và Dòng.
Ngoài ra còn có 3.245 Phó Tế vĩnh viễn cùng chung lo việc mục vụ ở các giáo xứ.
Giáo Hội Công Giáo nước Đức còn có hai cấp người giáo dân gồm cả phụ nữ và đàn ông cùng chung làm việc với Linh mục, với Phó tế nơi các Giáo xứ việc dậy giáo lý hay lo việc bác ái: Cấp 1. hiện có 3245 người, Cấp 2. hiện có 4.426 người. Họ là những người có trình độ học thần học, kinh thánh, giáo luật bậc đại học chuyên môn như các linh mục.
Họ không có chức thánh Phó tế hoặc chức Linh mục. Nhưng họ được Giáo hội tuyển chọn, ủy nhiệm sai đi làm công việc mục vụ nơi các Giáo xứ cùng chu cấp nhà ở và lương bổng hằng tháng, như những người làm ngành nghề chuyên môn.
Cũng theo thống kê năm 2020 vì đại dịch Corana lây lan truyền nhiễm làm ngưng trệ giới hạn cả nếp sống thực hành các nghi lễ nơi thánh đường, nên có sự suy giảm nhiều về:
- Số người tín hữu tham dự thánh lễ ở thánh đường chỉ còn 5,9 phần trăm - năm 2019 là 9,1 phần trăm.
- Số người chịu Bí Tích Hôn phối là 11.018 đôi- năm 2019 là 38.537 đôi.
- Số trẻ em nhận Bí tích Rửa tội 104.610. - năm 2019 có 159.043 em.
Số bạn trẻ Rước lễ lần đầu 139.752 em - Năm 2019 có 166.481 em.
- Số đám an táng người qua đời là 236.546 - năm 2019 có 233.937 đám an táng.
- Số người xin vào đạo Công Giáo 1.578 người - Năm 2019 có 2.330 người.
- Số người sau khi đã ra khỏi Giáo hội xin trở lại vào Giáo hội 4.358 người - Năm 2019 có 5.339 người.
Số người xin ra khỏi Giáo Hội Công Giáo 221.390 người - Năm 2019 có 272.771 người.
Theo thống kê Tổng giáo phận Koeln ( Cologne) là một Giáo phận lớn về số người Công Giáo bên nước Đức, năm 2020 có 1.868.567 người tín hữu Công Giáo. Như thế ít đi 37.335 người so với năm 2019.
Năm 2020 có 17.281 người tín hữu xin ra khỏi Giáo hội ở Tổng giáo phận Koeln - năm 2019 có 24.298 người.
Hình ảnh nếp sống truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo bên nước Đức suy yếu biến thể giảm dần, nhất là thời kỳ những tháng đại dịch bị hạn chế giới hạn, cùng những xì căng đan mang tiếng xấu trong Giáo hội, lại càng làm cho mức suy giảm yếu đi tăng thêm lên, nhất là nơi các người trẻ mất niềm tin nơi Giáo Hội.
Dẫu vậy, nước Đức nói chung, Giáo Hội Công Giáo nước Đức nói riêng xưa nay sống chú trọng đến lòng quảng đại nhân đạo bác ái giúp đỡ những người ở những nơi bị nghèo đói, bị thiên tai đe dọa, như lời Chúa nói trong dụ ngôn ngày phán xét chung: Mỗi khi các con làm việc bác ái nhân đạo giúp cho một kẻ hèn mọn bé nhỏ giữa cảnh khốn cùng giữa các con là các con làm cho chính Thầy.
Hình ảnh tiêu cực với những con số tăng giảm như trên thuật viết lại vẽ nên hình ảnh lu mờ gần như đen tối trong nếp sống đạo bên Giáo Hội Công Giáo nước Đức, khiến phải đăm chiêu tư lự đến hoài nghi lo âu…
Nhưng hình ảnh người dân nước Đức, người Công Giáo nước Đức sống chú trọng thực hành lòng nhân đạo bác ái quảng đại, như Tám mối Phúc Thật của Chúa đề ra, liên đới với người gặp cảnh đời sống khốn khó, là một hình ảnh tích cực rất đáng kính phục, cùng có giá trị cao đẹp trước mặt Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là khởi nguồn và cùng đích của đời sống con người.
Mùa Kiết Hạ 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Giáo Hội Công Giáo nước Đức là một trong những Giáo Hội Công Giáo bên Âu Châu có bề dầy lịch sử từ hơn 10 thế kỷ nay. Và được biết đến là một Giáo Hội có khoa nghiên cứu về thần học, về kinh thánh sâu sắc cùng tiến bộ phát triển mạnh, nhất là từ thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những hình ảnh tiêu cực. Hệ thống luật lệ pháp lý xã hội cho phép người tín hữu có quyền ra toà án nộp đơn chính thức xin từ bỏ ra khỏi Giáo hội. Chính vì thế số người xin ra khỏi sinh hoạt Giáo Hội hằng năm xưa nay luôn có ít hoặc nhiều, mà ngôn ngữ truyền thông cho họ là những người quay lưng lại với Giáo Hội.
Lý do xin ra khỏi Giáo hội có nhiều, như tiết kiệm không muốn đóng thuế nhà thờ theo như luật lệ xã hội qui định, xa lạ không muốn sinh hoạt chung trong cộng đồng Giáo Hội nữa, bất mãn với Giáo hội địa phương hay cả với giáo lý chung của Giáo hội…
Họ quay lưng ra khỏi Giáo hội trên mặt pháp lý giấy tờ và Giáo Hội tôn trọng quyền của họ. Hệ qủa là họ không còn được hưởng quyền lợi về các việc mục vụ của Giáo hội nữa, như lãnh nhận các Bí Tích. Dẫu vậy Giáo hội vẫn mở rộng vòng tay, mở cánh cửa đón nhận họ trở lại vào tiếp tục sinh hoạt nếp sống đức tin trong ngôi nhà chung của Giáo hội, khi họ muốn.
Không chỉ số người tín hữu ra khỏi Giáo hội làm hình ảnh Giáo hội lu mờ yếu kém ít đi, nhưng số người tín hữu thực hành tiếp nhận các Bí Tích cũng trên đà suy giảm cũng góp phần làm hình ảnh Giáo hội lu mờ yếu kém thêm.
Theo thống kê vừa được công bố ngày 14.07.2021, trong nước Đức có 22.193.347 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 26,7 % dân số toàn nước Đức.
Các Giáo phận ở đây đang dần dần đề ra con đường mục vụ mới thu gọn nhiều xứ liền sát lại với nhau thành một cụm liên giáo xứ cho việc mục vụ, bây giờ còn 9.858 Giáo xứ.
Số Linh mục tổng cộng có 12.565 vị - Năm 2019 có 12.983 vị. Năm 2020 có 56 tân linh mục gồm cả Linh mục triều và Dòng.
Ngoài ra còn có 3.245 Phó Tế vĩnh viễn cùng chung lo việc mục vụ ở các giáo xứ.
Giáo Hội Công Giáo nước Đức còn có hai cấp người giáo dân gồm cả phụ nữ và đàn ông cùng chung làm việc với Linh mục, với Phó tế nơi các Giáo xứ việc dậy giáo lý hay lo việc bác ái: Cấp 1. hiện có 3245 người, Cấp 2. hiện có 4.426 người. Họ là những người có trình độ học thần học, kinh thánh, giáo luật bậc đại học chuyên môn như các linh mục.
Họ không có chức thánh Phó tế hoặc chức Linh mục. Nhưng họ được Giáo hội tuyển chọn, ủy nhiệm sai đi làm công việc mục vụ nơi các Giáo xứ cùng chu cấp nhà ở và lương bổng hằng tháng, như những người làm ngành nghề chuyên môn.
Cũng theo thống kê năm 2020 vì đại dịch Corana lây lan truyền nhiễm làm ngưng trệ giới hạn cả nếp sống thực hành các nghi lễ nơi thánh đường, nên có sự suy giảm nhiều về:
- Số người tín hữu tham dự thánh lễ ở thánh đường chỉ còn 5,9 phần trăm - năm 2019 là 9,1 phần trăm.
- Số người chịu Bí Tích Hôn phối là 11.018 đôi- năm 2019 là 38.537 đôi.
- Số trẻ em nhận Bí tích Rửa tội 104.610. - năm 2019 có 159.043 em.
Số bạn trẻ Rước lễ lần đầu 139.752 em - Năm 2019 có 166.481 em.
- Số đám an táng người qua đời là 236.546 - năm 2019 có 233.937 đám an táng.
- Số người xin vào đạo Công Giáo 1.578 người - Năm 2019 có 2.330 người.
- Số người sau khi đã ra khỏi Giáo hội xin trở lại vào Giáo hội 4.358 người - Năm 2019 có 5.339 người.
Số người xin ra khỏi Giáo Hội Công Giáo 221.390 người - Năm 2019 có 272.771 người.
Theo thống kê Tổng giáo phận Koeln ( Cologne) là một Giáo phận lớn về số người Công Giáo bên nước Đức, năm 2020 có 1.868.567 người tín hữu Công Giáo. Như thế ít đi 37.335 người so với năm 2019.
Năm 2020 có 17.281 người tín hữu xin ra khỏi Giáo hội ở Tổng giáo phận Koeln - năm 2019 có 24.298 người.
Hình ảnh nếp sống truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo bên nước Đức suy yếu biến thể giảm dần, nhất là thời kỳ những tháng đại dịch bị hạn chế giới hạn, cùng những xì căng đan mang tiếng xấu trong Giáo hội, lại càng làm cho mức suy giảm yếu đi tăng thêm lên, nhất là nơi các người trẻ mất niềm tin nơi Giáo Hội.
Dẫu vậy, nước Đức nói chung, Giáo Hội Công Giáo nước Đức nói riêng xưa nay sống chú trọng đến lòng quảng đại nhân đạo bác ái giúp đỡ những người ở những nơi bị nghèo đói, bị thiên tai đe dọa, như lời Chúa nói trong dụ ngôn ngày phán xét chung: Mỗi khi các con làm việc bác ái nhân đạo giúp cho một kẻ hèn mọn bé nhỏ giữa cảnh khốn cùng giữa các con là các con làm cho chính Thầy.
Hình ảnh tiêu cực với những con số tăng giảm như trên thuật viết lại vẽ nên hình ảnh lu mờ gần như đen tối trong nếp sống đạo bên Giáo Hội Công Giáo nước Đức, khiến phải đăm chiêu tư lự đến hoài nghi lo âu…
Nhưng hình ảnh người dân nước Đức, người Công Giáo nước Đức sống chú trọng thực hành lòng nhân đạo bác ái quảng đại, như Tám mối Phúc Thật của Chúa đề ra, liên đới với người gặp cảnh đời sống khốn khó, là một hình ảnh tích cực rất đáng kính phục, cùng có giá trị cao đẹp trước mặt Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, là khởi nguồn và cùng đích của đời sống con người.
Mùa Kiết Hạ 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Traditionis Custodes - Những người bảo vệ truyền thống – của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
17:55 16/07/2021
Tông Thư
Ban Hành Dưới Dạng Tự Sắc
Của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Traditionis custodes”
Về Việc Sử Dụng Nghi Thức Thánh Lễ Rôma Trước Cuộc Cải Cách Năm 1970
Các Giám Mục hiệp thông với Giám Mục Rôma, trong tư cách là những người bảo vệ truyền thống, tạo thành nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất của các Giáo Hội địa phương chuyên biệt. [1] Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua việc loan báo Tin Mừng và cử hành Bí Tích Thánh Thể, các ngài cai quản các Giáo Hội địa phương được giao phó cho mình. [2]
Để thúc đẩy sự hòa hợp và hiệp nhất của Giáo Hội, và với sự quan tâm hiền phụ đối với những người ở mọi miền gắn bó với các hình thức phụng vụ có trước cuộc cải cách theo ý của Công đồng Vatican II, các Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã ban cấp và quy định năng quyền sử dụng Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn năm 1962. [3] Bằng cách này, các ngài có ý định “tạo điều kiện cho sự hiệp thông trong Giáo Hội của những người Công Giáo cảm thấy gắn bó với một số hình thức phụng vụ trước đó” chứ không phải với những hình thức phụng vụ khác. [4]
Theo sáng kiến của Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđíctô XVI, trong đó mời các Giám Mục đánh giá việc áp dụng Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Summorum Pontificum ba năm sau khi được công bố, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành tham vấn chi tiết với các Giám Mục vào năm 2020. Các kết quả đã được xem xét cẩn thận dưới ánh sáng của kinh nghiệm đã trưởng thành trong những năm này.
Vào thời điểm này, sau khi đã cân nhắc những ước muốn được các Giám Mục bày tỏ và đã lắng nghe ý kiến của Bộ Giáo lý Đức tin, với Tông thư này, giờ đây tôi ước ao đẩy mạnh hơn bao giờ mong muốn không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông trong Giáo Hội. Do đó, tôi đã cân nhắc và thấy phù hợp việc thiết định những điều sau đây:
Điều 1. Các sách phụng vụ do Thánh Phaolô Đệ Lục và Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành, phù hợp với các sắc lệnh của Công đồng Vatican II, là cách diễn đạt duy nhất luật cầu nguyện của Nghi thức Rôma.
Điều 2. Giám Mục giáo phận, trong tư cách là người điều hành, thăng tiến và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho ngài, [5] có thẩm quyền điều chỉnh các cử hành phụng vụ trong giáo phận của ngài. Do đó, ngài có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Điều 3. Giám Mục của giáo phận mà cho đến nay có một hoặc nhiều nhóm cử hành theo Sách lễ trước cuộc cải tổ năm 1970 phải:
§ 1. xác định rằng các nhóm này không phủ nhận tính hợp lệ và hợp pháp của cuộc cải cách phụng vụ, được xác lập bởi Công đồng Vatican II và Huấn quyền của các Giáo hoàng;
§ 2. chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với các nhóm này có thể tụ họp để cử hành thánh thể (tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới);
§ 3. thiết lập tại các địa điểm được chỉ định những ngày được phép cử hành thánh thể bằng Sách lễ Rôma do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962. [7] Trong các buổi cử hành này, các bài đọc phải được công bố bằng bản ngữ, sử dụng các bản dịch Sách Thánh đã được các Hội đồng Giám Mục tương ứng chuẩn y sử dụng trong phụng vụ;
§ 4. bổ nhiệm một linh mục, với tư cách là đại biểu của Giám Mục, trông coi những cử hành này và chăm sóc mục vụ cho những nhóm tín hữu này. Vị linh mục được nêu phải phù hợp với trách nhiệm này, có kỹ năng sử dụng Sách Lễ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970, có kiến thức về ngôn ngữ Latinh đủ để hiểu thấu đáo các thánh thư và các bản văn phụng vụ, và được linh hoạt bởi một lòng bác ái mục vụ sống động, và ý thức hiệp thông Giáo Hội. Vị linh mục này cần phải ghi nhớ trong lòng không chỉ việc cử hành đúng phụng vụ mà thôi, nhưng còn phải chăm sóc mục vụ và các nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu;
§ 5. tiến hành một cách thích hợp để xác minh rằng các giáo xứ được xây dựng theo giáo luật vì lợi ích của những tín hữu này có hiệu quả hay không cho sự phát triển tâm linh của họ, và xác định xem có nên giữ lại các giáo xứ như thế hay không;
§ 6. lưu tâm không cho phép thành lập các nhóm mới.
Điều 4. Các linh mục được thụ phong sau khi Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này được công bố, mà muốn cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962, phải gửi yêu cầu chính thức lên Giám Mục giáo phận, là người sẽ phải hỏi ý kiến Tòa thánh trước khi cấp phép này.
Điều 5. Các linh mục đã cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962 phải xin phép Giám Mục giáo phận để tiếp tục hưởng năng quyền này.
Điều 6. Các Tu hội đời sống thánh hiến và Hiệp hội đời sống tông đồ, do Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei dựng lên, thuộc thẩm quyền của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ.
Điều 7. Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng như Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền cụ thể của mình, thực thi thẩm quyền của Tòa thánh đối với việc tuân thủ các quy định này.
Điều 8. Các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục trước đây không phù hợp với các quy định trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này sẽ bị bãi bỏ.
Tất cả những gì tôi đã tuyên bố trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi muốn được tuân giữ trong tất cả mọi phần của nó, bất kể điều gì khác trái ngược, ngay cả khi đáng được đề cập cụ thể, và tôi xác nhận rằng Tự Sắc này được ban hành bằng cách xuất bản trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực ngay lập tức và sau đó, nó được công bố trong công báo chính thức của Tòa thánh, Acta Apostolicae Sedis.
Làm tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Rôma vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Lễ Kính Đức Mẹ Núi Carmêlô, vào năm thứ chín triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 23 AAS 57 (1965) 27.
[2] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 27: AAS 57 (1965) 32; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh liên quan đến năng quyền mục vụ của các Giám Mục trong Giáo hội “Christus Dominus”, ngày 28 tháng 10 năm 1965, n. 11: AAS 58 (1966) 677-678; Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, n. 833.
[3] x. Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988: AAS 80 (1988) 1495-1498; Đức Bênêđíctô XVI, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Summorum Pontificum”, ngày 7 tháng 7 năm 2007: AAS 99 (2007) 777-781; Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesiae unitatem”, ngày 2 tháng 7 năm 2009: AAS 101 (2009) 710-711.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988, n. 5: AAS 80 (1988) 1498.
[5] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế về phụng vụ thánh “Sacrosanctum Concilium”, ngày 4 tháng 12 năm 1963, n. 41: AAS 56 (1964) 111; Caeremoniale Episcoporum, n. Số 9; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Hướng dẫn về một số vấn đề cần tuân thủ hoặc cần tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể “Redemptionis Sacramentum”, ngày 25 tháng 3 năm 2004, nn. 19-25: AAS 96 (2004) 555-557.
[6] x. Bộ Giáo Luật Công Giáo, giáo luật. 375, § 1; giáo luật. 392.
[7] x. Bộ Giáo lý Đức tin, Sắc lệnh “Quo magis” phê chuẩn bảy Kinh Tiền Tụng cho ngoại lệ chính thức của Nghi lễ Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020, và Sắc lệnh “Cum sanctissima” về cử hành phụng vụ để tôn vinh các Thánh trong hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020: Tờ Quan Sát Viên Rôma, ngày 26 tháng 3 năm 2020, tr. 6.
Source:Holy See Press OfficeLETTERA APOSTOLICA IN FORMA DI MOTU «PROPRIO» DEL SOMMO PONTEFICE FRANCESCO «TRADITIONIS CUSTODES» SULL’USO DELLA LITURGIA ROMANA ANTERIORE ALLA RIFORMA DEL 1970
Ban Hành Dưới Dạng Tự Sắc
Của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Traditionis custodes”
Về Việc Sử Dụng Nghi Thức Thánh Lễ Rôma Trước Cuộc Cải Cách Năm 1970
Các Giám Mục hiệp thông với Giám Mục Rôma, trong tư cách là những người bảo vệ truyền thống, tạo thành nguyên tắc hữu hình và nền tảng của sự hiệp nhất của các Giáo Hội địa phương chuyên biệt. [1] Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, qua việc loan báo Tin Mừng và cử hành Bí Tích Thánh Thể, các ngài cai quản các Giáo Hội địa phương được giao phó cho mình. [2]
Để thúc đẩy sự hòa hợp và hiệp nhất của Giáo Hội, và với sự quan tâm hiền phụ đối với những người ở mọi miền gắn bó với các hình thức phụng vụ có trước cuộc cải cách theo ý của Công đồng Vatican II, các Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, đã ban cấp và quy định năng quyền sử dụng Sách Lễ Rôma do Đức Gioan XXIII biên soạn năm 1962. [3] Bằng cách này, các ngài có ý định “tạo điều kiện cho sự hiệp thông trong Giáo Hội của những người Công Giáo cảm thấy gắn bó với một số hình thức phụng vụ trước đó” chứ không phải với những hình thức phụng vụ khác. [4]
Theo sáng kiến của Vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Đức Bênêđíctô XVI, trong đó mời các Giám Mục đánh giá việc áp dụng Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Summorum Pontificum ba năm sau khi được công bố, Bộ Giáo lý Đức tin đã tiến hành tham vấn chi tiết với các Giám Mục vào năm 2020. Các kết quả đã được xem xét cẩn thận dưới ánh sáng của kinh nghiệm đã trưởng thành trong những năm này.
Vào thời điểm này, sau khi đã cân nhắc những ước muốn được các Giám Mục bày tỏ và đã lắng nghe ý kiến của Bộ Giáo lý Đức tin, với Tông thư này, giờ đây tôi ước ao đẩy mạnh hơn bao giờ mong muốn không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông trong Giáo Hội. Do đó, tôi đã cân nhắc và thấy phù hợp việc thiết định những điều sau đây:
Điều 1. Các sách phụng vụ do Thánh Phaolô Đệ Lục và Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành, phù hợp với các sắc lệnh của Công đồng Vatican II, là cách diễn đạt duy nhất luật cầu nguyện của Nghi thức Rôma.
Điều 2. Giám Mục giáo phận, trong tư cách là người điều hành, thăng tiến và bảo vệ toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho ngài, [5] có thẩm quyền điều chỉnh các cử hành phụng vụ trong giáo phận của ngài. Do đó, ngài có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Điều 3. Giám Mục của giáo phận mà cho đến nay có một hoặc nhiều nhóm cử hành theo Sách lễ trước cuộc cải tổ năm 1970 phải:
§ 1. xác định rằng các nhóm này không phủ nhận tính hợp lệ và hợp pháp của cuộc cải cách phụng vụ, được xác lập bởi Công đồng Vatican II và Huấn quyền của các Giáo hoàng;
§ 2. chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với các nhóm này có thể tụ họp để cử hành thánh thể (tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới);
§ 3. thiết lập tại các địa điểm được chỉ định những ngày được phép cử hành thánh thể bằng Sách lễ Rôma do Thánh Gioan XXIII ban hành năm 1962. [7] Trong các buổi cử hành này, các bài đọc phải được công bố bằng bản ngữ, sử dụng các bản dịch Sách Thánh đã được các Hội đồng Giám Mục tương ứng chuẩn y sử dụng trong phụng vụ;
§ 4. bổ nhiệm một linh mục, với tư cách là đại biểu của Giám Mục, trông coi những cử hành này và chăm sóc mục vụ cho những nhóm tín hữu này. Vị linh mục được nêu phải phù hợp với trách nhiệm này, có kỹ năng sử dụng Sách Lễ Rôma trước cuộc cải cách năm 1970, có kiến thức về ngôn ngữ Latinh đủ để hiểu thấu đáo các thánh thư và các bản văn phụng vụ, và được linh hoạt bởi một lòng bác ái mục vụ sống động, và ý thức hiệp thông Giáo Hội. Vị linh mục này cần phải ghi nhớ trong lòng không chỉ việc cử hành đúng phụng vụ mà thôi, nhưng còn phải chăm sóc mục vụ và các nhu cầu thiêng liêng của các tín hữu;
§ 5. tiến hành một cách thích hợp để xác minh rằng các giáo xứ được xây dựng theo giáo luật vì lợi ích của những tín hữu này có hiệu quả hay không cho sự phát triển tâm linh của họ, và xác định xem có nên giữ lại các giáo xứ như thế hay không;
§ 6. lưu tâm không cho phép thành lập các nhóm mới.
Điều 4. Các linh mục được thụ phong sau khi Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này được công bố, mà muốn cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962, phải gửi yêu cầu chính thức lên Giám Mục giáo phận, là người sẽ phải hỏi ý kiến Tòa thánh trước khi cấp phép này.
Điều 5. Các linh mục đã cử hành theo Sách Lễ Rôma năm 1962 phải xin phép Giám Mục giáo phận để tiếp tục hưởng năng quyền này.
Điều 6. Các Tu hội đời sống thánh hiến và Hiệp hội đời sống tông đồ, do Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei dựng lên, thuộc thẩm quyền của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ.
Điều 7. Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng như Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong các vấn đề thuộc thẩm quyền cụ thể của mình, thực thi thẩm quyền của Tòa thánh đối với việc tuân thủ các quy định này.
Điều 8. Các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục trước đây không phù hợp với các quy định trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này sẽ bị bãi bỏ.
Tất cả những gì tôi đã tuyên bố trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi muốn được tuân giữ trong tất cả mọi phần của nó, bất kể điều gì khác trái ngược, ngay cả khi đáng được đề cập cụ thể, và tôi xác nhận rằng Tự Sắc này được ban hành bằng cách xuất bản trên tờ Quan Sát Viên Rôma, có hiệu lực ngay lập tức và sau đó, nó được công bố trong công báo chính thức của Tòa thánh, Acta Apostolicae Sedis.
Làm tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Rôma vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Lễ Kính Đức Mẹ Núi Carmêlô, vào năm thứ chín triều Giáo hoàng của tôi.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
[1] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 23 AAS 57 (1965) 27.
[2] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo hội “Lumen Gentium”, ngày 21 tháng 11 năm 1964, n. 27: AAS 57 (1965) 32; Công đồng chung Vatican II, Sắc lệnh liên quan đến năng quyền mục vụ của các Giám Mục trong Giáo hội “Christus Dominus”, ngày 28 tháng 10 năm 1965, n. 11: AAS 58 (1966) 677-678; Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, n. 833.
[3] x. Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988: AAS 80 (1988) 1495-1498; Đức Bênêđíctô XVI, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Summorum Pontificum”, ngày 7 tháng 7 năm 2007: AAS 99 (2007) 777-781; Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesiae unitatem”, ngày 2 tháng 7 năm 2009: AAS 101 (2009) 710-711.
[4] Đức Gioan Phaolô II, Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Ecclesia Dei”, ngày 2 tháng 7 năm 1988, n. 5: AAS 80 (1988) 1498.
[5] x. Công đồng Chung Vatican II, Hiến chế về phụng vụ thánh “Sacrosanctum Concilium”, ngày 4 tháng 12 năm 1963, n. 41: AAS 56 (1964) 111; Caeremoniale Episcoporum, n. Số 9; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Hướng dẫn về một số vấn đề cần tuân thủ hoặc cần tránh liên quan đến Bí tích Thánh Thể “Redemptionis Sacramentum”, ngày 25 tháng 3 năm 2004, nn. 19-25: AAS 96 (2004) 555-557.
[6] x. Bộ Giáo Luật Công Giáo, giáo luật. 375, § 1; giáo luật. 392.
[7] x. Bộ Giáo lý Đức tin, Sắc lệnh “Quo magis” phê chuẩn bảy Kinh Tiền Tụng cho ngoại lệ chính thức của Nghi lễ Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020, và Sắc lệnh “Cum sanctissima” về cử hành phụng vụ để tôn vinh các Thánh trong hình thức ngoại thường của Nghi thức Rôma, ngày 22 tháng 2 năm 2020: Tờ Quan Sát Viên Rôma, ngày 26 tháng 3 năm 2020, tr. 6.
Source:Holy See Press Office
Phản ứng của các Giám Mục Mỹ đối với Tự Sắc Traditionis Custodes
Đặng Tự Do
21:41 16/07/2021
Khi các Giám Mục giáo phận xem xét cách thực hiện Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống, Đức Tổng Giám Mục San Franciso cho biết Thánh lễ Latinh Truyền thống sẽ được tiếp tục trong tổng giáo phận của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói với CNA ngày 16 tháng 7 rằng “ Thánh lễ là một phép lạ dưới mọi hình thức: Chúa Kitô đến với chúng ta bằng xương bằng thịt dưới hình dạng Bánh và Rượu. Sự hiệp nhất dưới quyền của Chúa Kitô là điều quan trọng. Do đó, Thánh lễ Latinh Truyền thống sẽ tiếp tục được cử hành tại đây trong Tổng Giáo phận San Francisco và được cung cấp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn chính đáng của các tín hữu”.
Có vẻ như các Thánh lễ Latinh Truyền thống ở các giáo phận trên khắp Hoa Kỳ phần lớn sẽ được tiếp tục theo lịch trình, trong khi các Giám Mục chuẩn bị các phản ứng đối với Traditionis Custodes.
Traditionis Custodes quy định rằng các Giám Mục bản quyền có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Tình cảm của Đức Tổng Giám Mục Cordileone phù hợp với tình cảm của các Giám Mục khác.
Đức Cha Edward Scharfenberger, Giám Mục giáo phận Albany đã viết rằng “Đối với việc cử hành Phụng vụ Rôma trước những cuộc cải cách năm 1970, tôi muốn nhắc lại những điều tốt đẹp về mục vụ và sự thánh thiêng đã được trải nghiệm bởi những người đã và đang tham gia vào hình thức này của Phụng vụ. Tôi cũng xin ghi nhận nhiều đóng góp quý báu cho đời sống của Giáo Hội qua những buổi cử hành này”.
Ngài nói thêm rằng ngài, cùng với các Giám Mục khác, đã được hỏi ý kiến vào năm ngoái về Thánh lễ Latinh Truyền thống: “Việc này đã được hoàn thành đúng hạn và gởi đi một cách hợp lệ, mặc dù, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, cho đến nay, không có bản tóm tắt nào về các câu trả lời khác nhau của các Giám Mục. Phần trả lời của tôi cho biết chi tiết về các điều khoản và kinh nghiệm hiện tại trong Giáo phận; cũng như các điểm khác, chẳng hạn như những điểm được đề cập trong đoạn trên”.
Giáo phận Arlington nói với CNA rằng tất cả các giáo xứ đã lên kế hoạch tổ chức Thánh lễ theo Hình thức Ngoại Thường sẽ được tiếp tục làm như vậy.
Billy Atwell, giám đốc truyền thông của Giáo phận Arlington cho biết “Đức Cha Burbidge đã đọc Tự Sắc về Sách lễ năm 1962”.
“Ngài sẽ xem xét văn bản chi tiết hơn và cung cấp hướng dẫn thêm cho các linh mục của chúng tôi trong tương lai gần. Các giáo xứ hiện đã lên kế hoạch dâng Thánh lễ theo Hình thức Ngoại Thường vào cuối tuần này vẫn được phép làm như vậy”.
Đức Giám Mục Thomas Tobin của Providece đã gọi Tự Sắc mới được ban hành “vừa là một thách đố vừa là một cơ hội”.
Ngài nói: “Trong Giáo Phận Providence, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu và thực hiện Tự Sắc này, một cách bình an và trong tinh thần cầu nguyện. Nhưng trên hết, chúng ta hãy khẳng định tình yêu của chúng ta đối với Thánh lễ, và sự hiệp nhất của chúng ta trong Chúa Kitô và Giáo Hội Thánh của Người.”
Gregory DiPippo của Phong trào Phụng vụ Mới, lưu ý rằng Tự Sắc được ban hành vào ngày lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, và rằng “khi các dòng tu khất sĩ như Dòng Cát Minh nổi lên vào thế kỷ 13, như một phần của phong trào cải cách đang diễn ra bên trong Giáo Hội, họ đã bị tấn công trên nhiều cơ sở khác nhau bởi những đại diện của các tổ chức Giáo Hội lâu đời hơn, những người không thích thấy sự sa sút và tự mãn của mình bị thách thức bởi sức sống phúc âm của phong trào mới. Semper idem – luôn luôn là như thế”.
“Nếu bạn yêu mến Giáo Hội và phụng vụ truyền thống, hãy tiếp nhận lòng sùng kính Đức Mẹ, nếu bạn chưa có, và hãy cầu xin Đức Trinh Nữ cầu bầu để tháo gỡ nút thắt của sự bất công nặng nề này. Tương tự như vậy, chúng ta hãy liên tục cầu xin sự chuyển cầu của Thánh Giuse, người mà chúng ta tôn vinh với tước hiệu Đấng Bảo trợ của Giáo Hội Hoàn vũ, vì Giáo Hội đang cần sự bảo vệ cấp thiết nhất của ngài, và của Thánh Piô Đệ Ngũ, mà Sách lễ của ngài vẫn là thể hiện chân thực nhất của luật cầu nguyện của Giáo Hội Rôma”.
Source:Catholic News AgencyArchbishop Cordileone: Traditional Latin Mass will continue in San Francisco
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói với CNA ngày 16 tháng 7 rằng “ Thánh lễ là một phép lạ dưới mọi hình thức: Chúa Kitô đến với chúng ta bằng xương bằng thịt dưới hình dạng Bánh và Rượu. Sự hiệp nhất dưới quyền của Chúa Kitô là điều quan trọng. Do đó, Thánh lễ Latinh Truyền thống sẽ tiếp tục được cử hành tại đây trong Tổng Giáo phận San Francisco và được cung cấp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn chính đáng của các tín hữu”.
Có vẻ như các Thánh lễ Latinh Truyền thống ở các giáo phận trên khắp Hoa Kỳ phần lớn sẽ được tiếp tục theo lịch trình, trong khi các Giám Mục chuẩn bị các phản ứng đối với Traditionis Custodes.
Traditionis Custodes quy định rằng các Giám Mục bản quyền có thẩm quyền hoàn toàn trong việc cho phép sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 trong giáo phận của ngài, theo các hướng dẫn của Tòa Thánh.
Tuy nhiên Tự Sắc cũng đặt ra trách nhiệm đối với các Giám Mục mà trong giáo phận của ngài đã có một hoặc nhiều nhóm dâng Thánh lễ dưới hình thức ngoại thường, buộc các Giám Mục phải bảo đảm rằng các nhóm này không phủ nhận hiệu lực của Công đồng Vatican II và Huấn quyền.
Các Giám Mục được hướng dẫn chỉ định một hoặc nhiều địa điểm nơi các tín hữu gắn bó với Thánh lễ Latinh Truyền thống có thể tụ họp để cử hành thánh thể. Tuy nhiên, không phải ở các nhà thờ giáo xứ và không được xây dựng thêm các giáo xứ tòng nhân mới.
Tình cảm của Đức Tổng Giám Mục Cordileone phù hợp với tình cảm của các Giám Mục khác.
Đức Cha Edward Scharfenberger, Giám Mục giáo phận Albany đã viết rằng “Đối với việc cử hành Phụng vụ Rôma trước những cuộc cải cách năm 1970, tôi muốn nhắc lại những điều tốt đẹp về mục vụ và sự thánh thiêng đã được trải nghiệm bởi những người đã và đang tham gia vào hình thức này của Phụng vụ. Tôi cũng xin ghi nhận nhiều đóng góp quý báu cho đời sống của Giáo Hội qua những buổi cử hành này”.
Ngài nói thêm rằng ngài, cùng với các Giám Mục khác, đã được hỏi ý kiến vào năm ngoái về Thánh lễ Latinh Truyền thống: “Việc này đã được hoàn thành đúng hạn và gởi đi một cách hợp lệ, mặc dù, theo hiểu biết tốt nhất của tôi, cho đến nay, không có bản tóm tắt nào về các câu trả lời khác nhau của các Giám Mục. Phần trả lời của tôi cho biết chi tiết về các điều khoản và kinh nghiệm hiện tại trong Giáo phận; cũng như các điểm khác, chẳng hạn như những điểm được đề cập trong đoạn trên”.
Giáo phận Arlington nói với CNA rằng tất cả các giáo xứ đã lên kế hoạch tổ chức Thánh lễ theo Hình thức Ngoại Thường sẽ được tiếp tục làm như vậy.
Billy Atwell, giám đốc truyền thông của Giáo phận Arlington cho biết “Đức Cha Burbidge đã đọc Tự Sắc về Sách lễ năm 1962”.
“Ngài sẽ xem xét văn bản chi tiết hơn và cung cấp hướng dẫn thêm cho các linh mục của chúng tôi trong tương lai gần. Các giáo xứ hiện đã lên kế hoạch dâng Thánh lễ theo Hình thức Ngoại Thường vào cuối tuần này vẫn được phép làm như vậy”.
Đức Giám Mục Thomas Tobin của Providece đã gọi Tự Sắc mới được ban hành “vừa là một thách đố vừa là một cơ hội”.
Ngài nói: “Trong Giáo Phận Providence, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu và thực hiện Tự Sắc này, một cách bình an và trong tinh thần cầu nguyện. Nhưng trên hết, chúng ta hãy khẳng định tình yêu của chúng ta đối với Thánh lễ, và sự hiệp nhất của chúng ta trong Chúa Kitô và Giáo Hội Thánh của Người.”
Gregory DiPippo của Phong trào Phụng vụ Mới, lưu ý rằng Tự Sắc được ban hành vào ngày lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, và rằng “khi các dòng tu khất sĩ như Dòng Cát Minh nổi lên vào thế kỷ 13, như một phần của phong trào cải cách đang diễn ra bên trong Giáo Hội, họ đã bị tấn công trên nhiều cơ sở khác nhau bởi những đại diện của các tổ chức Giáo Hội lâu đời hơn, những người không thích thấy sự sa sút và tự mãn của mình bị thách thức bởi sức sống phúc âm của phong trào mới. Semper idem – luôn luôn là như thế”.
“Nếu bạn yêu mến Giáo Hội và phụng vụ truyền thống, hãy tiếp nhận lòng sùng kính Đức Mẹ, nếu bạn chưa có, và hãy cầu xin Đức Trinh Nữ cầu bầu để tháo gỡ nút thắt của sự bất công nặng nề này. Tương tự như vậy, chúng ta hãy liên tục cầu xin sự chuyển cầu của Thánh Giuse, người mà chúng ta tôn vinh với tước hiệu Đấng Bảo trợ của Giáo Hội Hoàn vũ, vì Giáo Hội đang cần sự bảo vệ cấp thiết nhất của ngài, và của Thánh Piô Đệ Ngũ, mà Sách lễ của ngài vẫn là thể hiện chân thực nhất của luật cầu nguyện của Giáo Hội Rôma”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video: Thư kêu gọi của Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn Giám Mục Hà Tĩnh
Giáo Hội Năm Châu
03:44 16/07/2021
Video: Thư Kêu Gọi Cầu Nguyện Của Giáo Phận Bà Rịa
Giáo Hội Năm Châu
13:10 16/07/2021
VietCatholic TV
Éo le: TGM Tokyo xin các lực sĩ đừng đến nhà thờ Nhật. 220,000 người bỏ đạo, GM Batzing vẫn tỉnh bơ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:58 16/07/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Tokyo yêu cầu các vận động viên Olympic đừng đến thăm các nhà thờ Công Giáo trong thời gian diễn ra các trận đấu
Đức Tổng Giám Mục Tokyo đã yêu cầu các vận động viên và huấn luyện viên Olympic đừng đến thăm các nhà thờ Công Giáo trong thời gian diễn ra các trận đấu địa phương để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Isao Kikuchi cho biết hôm 12 tháng 7 rằng tổng giáo phận Tokyo đã đưa ra “cam kết rằng chúng tôi không muốn bị lây nhiễm cũng như không muốn những người khác bị lây nhiễm”.
Là một phần của cam kết này, Đức Tổng Giám Mục đã yêu cầu tất cả những người đến khu vực thủ đô Tokyo trong Thế vận hội Olympic và Thế vận hội dành cho người khuyết tật, thường được gọi là Paralympic, trong mùa hè này “đừng đến thăm các nhà thờ”.
Đức Cha Kikuchi nói: “Tổng giáo phận Tokyo ban đầu đã xem xét việc chuẩn bị để mỗi giáo xứ có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhiều người sẽ đến Nhật Bản cho sự kiện quốc tế này”.
“Tuy nhiên, chúng tôi đã quyết định hủy bỏ tất cả các kế hoạch và do đó, sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện đặc biệt nào trong Thế vận hội và Paralympic”.
Thành phố Tokyo đã ban hành tình trạng khẩn cấp hai tuần trước Thế vận hội Olympic, dự kiến bắt đầu vào ngày 23 tháng 7.
Khán giả cũng đã bị cấm tham gia các sự kiện thể thao Olympic để hạn chế sự lây lan của COVID-19.
Trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư của thành phố kể từ khi đại dịch bùng phát, tổng giáo phận Tokyo đang hạn chế số lượng người có thể vào trong nhà thờ cùng một lúc trong khi vẫn giữ khoảng cách xã hội và yêu cầu người Công Giáo chỉ được đến các giáo xứ địa phương của họ.
Theo các biện pháp được đăng trên trang web của tổng giáo phận: “ Giáo xứ sẽ lưu hồ sơ về những người đã tham gia Thánh lễ để đáp ứng yêu cầu của bộ y tế công cộng trong trường hợp có ai đó dương tính với COVID-19 được xác nhận”.
Tổng giáo phận Tokyo, nơi phục vụ khoảng 100,000 người Công Giáo trên tổng số gần 20 triệu người, vẫn còn áp dụng biện pháp miễn trừ nghĩa vụ tham dự các Thánh lễ Chúa Nhật.
Tính đến ngày 13 tháng 7, chính quyền địa phương báo cáo rằng có 1,986 người nhập viện vì COVID-19 tại khu vực thủ đô Tokyo, nơi có dân số hơn 36 triệu người.
Theo chính quyền thủ đô Tokyo, trong số những người nhập viện, 58 người có các triệu chứng nghiêm trọng. Tổng cộng 2,258 người đã chết ở Tokyo vì COVID-19 kể từ đợt bùng phát đầu tiên của loại coronavirus mới ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 2019.
Ước tính có khoảng 28% dân số Nhật Bản đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19 tính đến ngày 13/7.
“ Tất cả chúng ta đều biết rằng chương trình tiêm chủng đang tiến triển”, Đức Cha Kikuchi nói.
“Bản thân tôi cũng như Đức Thánh Cha Phanxicô đã được tiêm phòng. Nhưng về cơ bản chúng ta phải tự quyết định về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi không lấy điều đó làm tiêu chí, nghĩa là dù tiêm chủng hay không cũng đều có thể tham dự Thánh lễ”.
Hướng dẫn về các chuyến thăm nhà thờ cho du khách tham dự Thế vận hội Paralympic, dự kiến diễn ra tại khu vực thủ đô Tokyo từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, vẫn chưa có gì thay đổi.
“Chúng ta hãy ghi nhớ rằng nhiệm vụ quan trọng đối với chúng ta là bảo vệ không chỉ cuộc sống của chính mình mà còn bảo vệ tất cả những người đã nhận được món quà sự sống của Chúa”, Đức Tổng Giám Mục nói.
“Trên hết, khi chúng ta thực hiện các biện pháp thích hợp để chống lại sự lây nhiễm COVID-19, chúng ta hãy cố gắng hết sức đáp ứng những mối quan tâm của những người có nhu cầu. Trong hoàn cảnh khó khăn này, xin bàn tay nhân từ của Chúa chúng ta qua những bàn tay dang rộng của chúng ta có thể mở rộng ra cho nhiều người đang gặp khủng hoảng trong cuộc sống của họ”.
Source:Catholic News Agency
2. Bất kể hơn 220,000 ở Đức bỏ đạo trong năm 2020. Giám Mục Bätzing vẫn kiên trì tiếp tục Tiến Trình Công Nghị
Theo số liệu chính thức được công bố hôm thứ Tư 14 tháng 7, hơn 220,000 người đã rời bỏ Giáo Hội Công Giáo ở Đức trong năm 2020.
Thống kê do Hội đồng Giám mục Đức công bố ngày 14 tháng 7 cho thấy có 221,390 người đã tuyên bố rời khỏi Giáo Hội Công Giáo trong năm ngoái.
Trong một tuyên bố ngày 14 tháng 7, Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, nói rằng Giáo hội đã nỗ lực hết sức trong suốt đại dịch coronavirus cho nên kết quả này là “một cú sốc sâu sắc”.
Ngài nói: “Điều được phản ánh trong số liệu thống kê về những người rời bỏ Giáo Hội khiến tôi thấy đau đớn cho cộng đồng của chúng ta. Nhiều người đã mất niềm tin và muốn gửi tín hiệu bằng cách rời khỏi Giáo Hội”.
“Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và phải đối mặt với tình huống này một cách công khai, trung thực và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi”.
“Điều này bao gồm, trước hết và quan trọng nhất, kiểm tra kỹ lưỡng các trường hợp lạm dụng tình dục. Và điều này bao gồm câu hỏi về quyền lực và sự phân chia quyền lực trong Giáo hội. Tôi rất hy vọng rằng Phương thức Tiến Trình Công Nghị có thể đóng góp vào việc xây dựng niềm tin mới”.
Nhiều quan sát viên chỉ ra rằng Giám Mục Bätzing và các Giám Mục Đức khác cố bưng tai bịt mắt trước một thực tế đơn giản là tất cả những điều họ chủ trương như phong chức linh mục cho phụ nữ, chấp nhận cái gọi là hôn nhân đồng tính, bãi bỏ luật độc thân linh mục…Tất cả những điều này anh em Tin lành đã làm rồi không sót một điều nào. Tuy nhiên, số người Tin lành lũ lượt bỏ đạo là hơn 240,000 người dù dân số Tin lành ít hơn dân số Công Giáo.
Các vị Giám Mục ở Đức hô hào Tiến Trình Công Nghị thường viện dẫn tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm chiêu bài cho các cải cách cấp tiến của họ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Phương thức Tiến Trình Công Nghị là một quá trình kéo dài nhiều năm, tập hợp các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tình dục; chức tư tế; và vai trò của phụ nữ.
Các giám mục Đức ban đầu cho biết rằng quá trình này sẽ kết thúc với một loạt các “ràng buộc”. Điều này tạo ra mối quan tâm tại Vatican rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội.
Các giám mục và nhà thần học đã bày tỏ sự báo động về quá trình này, nhưng Bätzing và các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức khác đã mạnh mẽ bảo vệ nó.
Thống kê mới cho thấy có 104,610 người rửa tội vào năm 2020, so với 159,043 người vào năm 2019.
Có 139,752 trẻ em và người lớn Rước Lễ Lần, ít hơn đáng kể so với con số 166,481 của năm trước.
Đã có 75,387 người được chịu phép Thêm Sức, giảm đáng kể so với 123,253 vào năm 2019.
Chỉ có hơn 11,000 đám cưới Công Giáo diễn ra vào năm 2020, giảm đáng kể so với con số 38,537 được ghi nhận vào năm trước.
Nhưng số lễ an táng theo nghi thức Công Giáo đã tăng từ 233,937 vào năm 2019 lên 236,546 vào năm 2020.
Nếu một cá nhân ghi danh là người Công Giáo ở Đức, 8 đến 9% thuế thu nhập của họ sẽ được chuyển cho Giáo Hội. Cách duy nhất để họ có thể ngừng nộp thuế là tuyên bố chính thức từ bỏ Giáo Hội. Họ không còn được phép nhận các bí tích hoặc chôn cất theo nghi thức Công Giáo.
Chỉ 5.9% người Công Giáo Đức tham dự Thánh lễ vào năm ngoái, so với 9.1% vào năm 2019.
Số linh mục đã giảm mất 418 vị xuống còn 12,565 người. Năm 2019, có 12,983 linh mục làm mục vụ tại Đức.
Số giáo xứ cũng càng ngày càng giảm. Năm 2018, có 10,045 giáo xứ. Năm 2019, có 9,936. Vào năm 2020, con số này là 9.858, tức là ít hơn 78 giáo xứ so với năm trước đó.
Các số liệu cho thấy có 22,193,347 người Công Giáo ở Đức, chiếm 26.7% trong tổng số 83 triệu dân. Năm 2019, tỷ lệ này là 27.2%
Chỉ có 1,578 người chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào năm 2020, trong đó có 1,390 người trước đây theo đạo Tin lành. Số người gia nhập lại Giáo hội sau khi chính thức bỏ đạo là 4,358 người, ít hơn so với con số 5,339 người trong năm 2019.
Giám Mục Bätzing, người kế nhiệm Hồng Y Reinhard Marx làm chủ tịch hội đồng giám mục Đức vào tháng 3 năm 2020, cho biết: “ Bất chấp những con số đáng buồn trong số liệu thống kê này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người cam kết và sống đức tin của họ trong giáo hội và xã hội, đặc biệt là những người làm việc toàn thời gian trong việc chăm sóc mục vụ: Linh mục, phó tế, phụ tá mục vụ và giáo xứ”.
“Tôi cũng muốn nhấn mạnh điều này khi xem các số liệu thống kê: Tôi rất biết ơn những người đã đặt mình phục vụ Giáo hội trong những thời điểm hỗn loạn này. Ngay cả với số lượng nhỏ, các tân linh mục và những người làm công tác mục vụ sẽ cung cấp một sứ mệnh không thể thiếu trong một thế giới không ngừng thay đổi”.
Source:Catholic News Agency
Hiệp Thông lần chuỗi với đền thánh Đức Mẹ Loreto, xin Mẹ đoái thương xem nước Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:17 16/07/2021
Đền Thánh Loreto, cách Rôma 280 km về phía Đông Bắc là một trong các địa điểm hành hương lớn nhất tại Ý. Tại đây có nhà thánh Loreto, theo truyền thống chính là ngôi nhà ở Nagiarét, nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ngôi nhà ấy đã được các Thiên Thần di chuyển từ Palestine về địa điểm mới này.
Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là đại diện Đức Giáo Hoàng tại Đền Thánh Loreto sẽ chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi với sự tham dự của đông đảo anh chị em giáo dân và các kinh sĩ của Đền Thờ.
Nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ
Đền thánh Đức Mẹ Loreto là một trong các trung tâm Thánh Mẫu được tôn sùng và thu hút đông đảo các tín hữu nhất trên khắp thế giới. Và đúng như vậy, vì theo truyền thống, theo các chứng từ của các vị Giáo Hoàng và các Thánh, đây là nơi căn nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét khi xưa đã được các Thiên thần dời về đây.
Nhà Thánh nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ được coi là nơi “sáng tạo mới” - tức là ơn cứu chuộc của chúng ta – đã bắt đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đền thờ này để cầu nguyện và tìm kiếm sự cầu bầu của Đức Mẹ. Hàng ngàn phép lạ được ghi nhận là do Đức Mẹ ban ơn cho các tín hữu kính viếng đền thánh này.
Truyền thống tôn kính và lịch sử của Nhà Thánh, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, đã có từ thời các thánh Tông đồ. Từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, Nhà Thánh đã là nơi tấp nập các khách hành hương, và một hang đá được xây ngay bên cạnh Nhà Thánh. Năm 313, Đại đế Constantine đã xây một Vương cung thánh đường lớn bao trùm Nhà thánh Nagiarét và hang đá. Vào khoảng năm 1090, quân Hồi Giáo xâm chiếm Thánh địa, cướp bóc và phá hủy nhiều đền thờ linh thiêng đối với các Kitô hữu. Một trong số đó là Vương cung thánh đường ở Nagiarét, nhưng Nhà thánh và hang đá vẫn còn nguyên.
Khi thánh Phanxicô Assisi đến thăm Thánh Địa từ 1219 đến 1220, ngài từng cầu nguyện nhiều lần tại Nhà Thánh này. Thánh Louis thứ Chín, Vua nước Pháp, cũng đã đến thăm và rước lễ trong đền thờ này khi ngài lãnh đạo một cuộc thập tự chinh để giải phóng Thánh địa khỏi tay quân Hồi Giáo. Một nhà thờ khác được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ trong thế kỷ 12 để bảo vệ Nhà Thánh. Vương cung thánh đường thứ hai này cũng bị phá hủy sau đó khi quân Hồi Giáo đánh bại quân thập tự chinh vào năm 1263. Một lần nữa, Nhà Thánh thoát khỏi sự hủy diệt và vẫn còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát của Vương cung thánh đường. Cuối cùng, vào năm 1291, quân thập tự chinh đã bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Thánh địa và chính tại thời điểm này trong lịch sử, Nhà Thánh biến mất khỏi Palestine và xuất hiện ở một nơi ngày nay chúng ta gọi là Croatia, và một ngôi đền lớn nhất được xây dựng ở đó để bao bọc Nhà Thánh, gọi là đền Đức Mẹ Trsat, tiếng Ý gọi là Tersatto.
Nhà Thánh tại Tersatto
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Cha sở nhà thờ Thánh George, tại Tersatto, là cha Alexander Georgevich, đã rất kinh ngạc trước sự hiện diện bất ngờ của một nhà thờ nhỏ và cầu nguyện xin được soi sáng. Những lời cầu nguyện của ngài đã được trả lời khi Đức Trinh Nữ xuất hiện với ngài trong giấc ngủ và nói với ngài rằng đây thực sự là Nhà thánh Nagiarét, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và đã được đưa đến đây nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Để xác nhận những gì Mẹ nói với ngài, ngài tức khắc được phục hồi sức khỏe, khỏi hẳn những căn bệnh mà ngài đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Anh chị em giáo dân được khích lệ đến hành hương tại đây và nhiều người nhận được các ơn lạ.
Nhà Thánh tại Loreto
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Đứng trước những phép lạ tuôn đổ trên những người hành hương, giáo quyền và người dân muốn biết chắc chắn đây có phải là Nhà Thánh ở Nagiarét không. Vì thế họ đã gửi một phái đoàn gồm 16 người đàn ông đến Tersatto và sau đó đến Nagiarét để xác định chắc chắn nguồn gốc của Nhà Thánh. Mười sáu người đàn ông, tất cả đều là các công dân đáng tin cậy, đã mang theo các số đo và chi tiết đầy đủ của Nhà Thánh, và sau vài tháng trở lại với báo cáo rằng theo ý kiến của họ, Nhà Thánh này đã thực sự đến từ Nagiarét.
Phản ứng của các vị Giáo Hoàng
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vị Giáo Hoàng đã công nhận tính xác thực của Nhà Thánh và các phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ khi các tín hữu hành hương đến đây. Sự sùng kính của các vị Giáo Hội đối với Nhà Thánh được thể hiện qua vô số các ân xá được trao cho những người đến thăm Nhà Thánh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII là vị Giáo Hoàng đầu tiên ban các ân xá, sau đó đến Đức Giáo Hoàng Urbanô VI. Ngài đã ban ân xá cho các tín hữu hành hương đến đây vào ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Các Đức Giáo Hoàng Boniface IX và Martin V cũng ban nhiều ân xá. Một bảng liệt kê danh sách các vị Giáo Hoàng ban ân xá cho các tín hữu hành hương trong nhiều thế kỷ qua đã thể hiện xác tín của các ngài về tính xác thực của Nhà Thánh tại Đền Thờ Loreto.
Kinh cầu Đức Bà Loreto
Kinh cầu Đức Bà mà chúng ta thường đọc còn được gọi là Kinh cầu Đức Bà Loreto vì đây là nơi xuất phát kinh cầu này vào năm 1558, và sau đó được Đức Giáo Hoàng Xittô V phê duyệt và truyền công bố trong toàn thể Giáo Hội vào năm 1587. Đó là một trong 5 kinh cầu được chính thức phê duyệt dùng trong toàn thể Giáo Hội.
Các vị Thánh đã từng hành hương đền thờ Nhà thánh Loreto
Bất cứ nơi nào có đền thờ Đức Mẹ đích thực hiện ra, bạn có thể chắc chắn sẽ có nhiều phép lạ. Điều này đặc biệt đúng tại Nhà Thánh, nơi đã có rất nhiều người được chữa khỏi không thể giải thích được về mặt Y khoa. Trên thực tế, ít nhất ba vị Giáo Hoàng đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu tại đền thờ Nhà thánh Loreto.
Hơn hai ngàn người đã được Giáo hội phong thánh, phong chân phước hoặc tôn kính đã đến thăm Nhà Thánh. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Anphongsô Liguori, Thánh Frances Cabrini, Hồng Y Newman, Thánh John Neumann và Thánh Phanxicô đệ Salê đều đã viếng thăm Nhà Thánh.
Thánh Phanxicô Assisi vào những năm đầu của thế kỷ 13 đã thành lập một tu viện tại Sirolo, phía bắc Recanati. Trước sự hoang mang của một nhóm các tu sĩ, Thánh Phanxicô đã tiên báo trước rằng trước khi kết thúc thế kỷ đó, một thánh đường sẽ được xây dựng gần đó, nơi nổi tiếng hơn Rôma hoặc Giêrusalem và các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến hành hương Thánh địa này. Lời tiên tri này đã được chứng minh là đúng khi Nhà Thánh Loreto đến vào ngày 10 tháng 12 năm 1294.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến thăm Đền thờ nhân kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm Đức Gioan 23. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Bênêđíctô chính thức phó dâng Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và Năm Đức tin cho Đức Mẹ Loreto.
Li kì: Hồng Y dỏm lừa thiên hạ được 2 triệu Mỹ Kim, lừa cả linh mục thật, vừa bị linh mục giả bắt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 16/07/2021
Năm kẻ giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim, lừa được linh mục thật, vừa bị linh mục giả bắt
Tờ Crux số ra ngày thứ Năm 15 tháng 7, có bài tường trình từ Rôma nhan đề “Undercover as priests, Italian cops bust $2 million fake cardinals scam” nghĩa là “Cảnh sát Ý giả dạng linh mục phá được vụ án giả danh Hồng Y lừa đảo 2 triệu Mỹ Kim”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một nhóm những kẻ lừa đảo cải trang thành các Hồng Y đã lừa gạt các nạn nhân hàng triệu đô la. Chúng lừa được cả các linh mục thật. Tuy nhiên, chúng đã bị cảnh sát Ý cải trang thành các linh mục bắt quả tang.
Các thành viên của Carabinieri, cảnh sát quân sự Ý, có quyền lực rất rộng ở Ý, đã giăng một bẫy lớn tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Rôma sau khi nhận được đơn khiếu nại từ hai khách sạn đã bị lừa đảo. Một khách sạn bị lừa 20,000 euro, tức là 23,631 Mỹ Kim. Khách sạn thứ hai bị nặng hơn, lên đến 75,000 euro, tức là 88,616 Mỹ Kim.
Kể từ năm 1988, một nhóm 5 kẻ lừa đảo, trong độ tuổi từ 58-75, giả danh là linh mục, Giám Mục và thậm chí là Hồng Y, tự giới thiệu mình là “người trung gian của Vatican”, những người có thể cung cấp cho các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, chủ yếu ở miền bắc nước Ý, các khoản vay có lợi hoặc từ ngân hàng Vatican hoặc từ một công ty tài chính ma ở Luxembourg có tên là “Eurozone”, mà không yêu cầu bảo đảm tài chính cá nhân.
Không khó để những kẻ phá hoại kiếm được trang phục giả, vì Rôma có hàng chục cửa hàng bán trang phục dành cho hàng giáo sĩ, trong đó có một số cửa hàng chuyên về trang phục của các vị Hồng Y. Những người mua các trang phục này không bao giờ bị yêu cầu phải xuất trình giấy tờ đặc biệt hoặc giấy tờ tùy thân để mua quần áo, một phần vì thông thường bạn bè và gia đình của các vị Hồng Y sẽ mua những bộ quần áo cần thiết cho ngài.
Để gây ấn tượng rằng họ là linh mục, Giám Mục hoặc Hồng Y, họ tự gọi mình là “Don Luca” hoặc “Don Giuseppe”, và tổ chức nhiều cuộc họp diễn ra gần Vatican. Trong một trường hợp, chúng mướn một phòng họp bên trong Đại học Giáo hoàng Grêgoriô, được điều hành bởi các tu sĩ Dòng Tên, nơi tấp nập các linh mục, chủng sinh đang tu học ở Rôma.
Theo tờ Il Messagero của Ý, nhóm này cũng đã từng thiết lập một văn phòng công chứng giả tại một tòa nhà trên đường Corso Vittorio Emanuele, sử dụng một tấm bảng và một studio có vẻ như thật để thuyết phục nạn nhân rằng công việc của chúng là hợp pháp.
Tất cả những gì chúng yêu cầu là người vay tiền thanh toán phải bằng tiền mặt một số tiền gọi là “soldi in buona fede”, nghĩa là “tiền tin tưởng”, hay “tiền bảo chứng”, mà nhóm sẽ thu thập trước khi hô biến.
Sau khi liên hệ với các khách sạn bị lừa đảo, cảnh sát đã tiến hành cuộc điều tra kéo dài hai năm đối với nhóm này, phát hiện ra ít nhất 20 vụ lừa đảo khác nhau lên tới gần 1.7 triệu euro, tức là 2,009,751 Mỹ Kim. Trong số các nạn nhân của chúng, có cả các linh mục, và các giáo xứ muốn vay tiền trùng tu nhà thờ, hay cho các hợp tác xã với lãi suất thấp.
Cuối cùng, chúng đã bị bắt trong một cuộc trao đổi tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần Và Các Thánh Tử Đạo ở trung tâm Piazza Esedra, nơi băng nhóm đã hẹn thu 15,000 euro tức là 17,700 Mỹ Kim để bảo đảm cho khoản vay 500,000 euro.
Sau khi đã thu được tiền, bọn này cố gắng rời nhà thờ bằng lối ra phía sau thì bị một nhóm cảnh sát ăn mặc như các linh mục chặn lại. Theo Il Messagero, một trong những người đàn ông trong khi bị giam giữ còn cố gắng giả như mình là Hồng Y thứ thiệt, chọc quê cảnh sát: “Làm sao cảnh sát Ý lại có thể bắt tôi được, tôi là người extraterritoriale!”
Nhiều tài sản thuộc sở hữu của Vatican xung quanh Rôma được coi là “extraterritoriale”, nghĩa là “ngoài lãnh thổ”, hay thuộc phần mở rộng chủ quyền của Vatican.
Mặc dù trò lừa đảo cụ thể này có thể là cá biệt vì mức độ trơ trẽn của nó, nhưng nó chắc chắn không phải là duy nhất.
Ở quy mô nhỏ hơn, những gian lận như vậy rất phổ biến ở Ý, và rất nhiều vụ trong số đó ảnh hưởng nặng nề đến Giáo hội. Giáo phận Padua ở miền bắc nước Ý gần đây thậm chí đã phải triển khai một khóa đào tạo mới cho các giáo sĩ về cách nhận biết gian lận và học hỏi các phương pháp quản lý tài chính và kinh doanh tốt.
Đức Cha Claudio Cipolla của Padua đã công bố một khóa đào tạo mới của giáo phận sau khi một linh mục lớn tuổi điều hành một hiệp hội bác ái bị lừa hơn 450,000 đô la. Ngài nhấn mạnh rằng đây không phải là trường hợp duy nhất các linh mục bị lừa gạt tại Ý.
Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5, Đức Cha Cipolla cho biết vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi, ở độ tuổi 80, “chúng tôi rất đau đớn, và âu lo cho cả cá nhân ngài lẫn hiệp hội mà ngài điều hành. Chúng tôi đặc biệt biết ơn Cảnh sát Tài chính vì cuộc điều tra mà họ đã thực hiện.”
Hôm 18 tháng 5 Cảnh sát Tài chính Ý thông báo họ đã bắt giữ 11 người liên quan đến vụ lừa đảo, diễn ra trong khoảng thời gian hai năm khi vị linh mục lớn tuổi còn phụ trách tổ chức bác ái.
Theo Cảnh sát Tài chính, cuộc điều tra của họ cho thấy những kẻ lừa đảo “đã phát triển một kịch bản có cơ sở rõ ràng bao gồm những lời nói dối, chẳng hạn như những bất hạnh trong gia đình, tai nạn và những thay đổi bất thường trong lĩnh vực tư pháp nhằm mục đích khiến vị linh mục đem lòng trắc ẩn, và vì tình bác ái muốn giúp đỡ người khác, mà tin rằng giải pháp khả thi duy nhất là quyên góp một khoản tiền lớn cho họ”.
Các đoạn băng nghe lén của cảnh sát cho thấy bọn tội phạm đã gọi điện cho linh mục khoảng 14,000 lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020, phát minh ra một cách có hệ thống các nhu cầu “hoàn toàn không tồn tại” để từ đó có thể nhận được các khoản quyên góp bằng tiền mặt; hoặc được cho dùng thẻ tín dụng trả trước với hứa hẹn sẽ hoàn trả tiền.
Khi vị linh mục về hưu, không còn quyền truy cập vào tiền của hiệp hội, ngài đã bị chúng đe dọa và vì thế đã phải nhờ đến cảnh sát.
“Chúng tôi biết rằng lĩnh vực bác ái là mục tiêu thường bị nhắm đến của những kẻ gian”, Đức Cha Cipolla nói trong tuyên bố của ngài, đồng thời cho biết giáo phận của ngài trong nhiều năm đã “đặc biệt cảnh giác trước các tình huống lừa đảo khác nhau nhắm vào các linh mục”.
Để ngăn chặn những tình huống tương tự có thể lặp lại, ngài cho biết giáo phận hiện đang cộng tác với Cảnh sát Tài chính trong nỗ lực “ngăn chặn sự xuất hiện của những trường hợp như vậy càng nhiều càng tốt” thông qua các khóa đào tạo dành cho hàng giáo sĩ của giáo phận, với mục tiêu bảo đảm số tiền được định sẵn là dành cho việc từ thiện “cuối cùng không nằm trong tay những người làm bộ nghèo hoặc các băng nhóm có tổ chức”.
Vào ngày 14 tháng 4, Giáo phận Padua đã tổ chức một khóa học được phát trực tiếp với tiêu đề “Những chiêu lừa đảo dưới tháp chuông”, bao gồm một số chuyên gia, trong đó có cả cảnh sát tài chính, là những người đã nói về các dấu hiệu lừa đảo hoặc tống tiền và tầm quan trọng của việc cảnh giác. Các nguồn bổ sung đã được xuất bản trên tờ báo hàng tuần của giáo phận, La Difesa del Popolo.
Trong phát biểu của ngài trong khóa học được phát trực tiếp, Đức Cha Cipolla lưu ý rằng vụ việc liên quan đến vị linh mục lớn tuổi của hiệp hội bác ái không phải là một trường hợp cá biệt.
Source:Crux