Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/07: Anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến.
Giáo Hội Năm Châu
02:15 15/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối. Người nói :
“Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối từ lâu rồi. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:13 15/07/2024
21. Để đạt tới thành công thì chúng ta cần phải cầu nguyện, bởi vì nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đạt được những thứ mà chúng ta còn thiếu sót.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:21 15/07/2024
7. CÁCH VIẾT CHỮ TRỌC
Chùa Bao Sơn ở bên Thái Hồ Tô Châu, có một hòa thượng rất tinh thông chữ nghĩa.
Có một tú tài chế nhạo hỏi:
- “Chữ “trọc 禿” của con lừa trọc viết như thế nào?”
Hòa thượng liền nói:
- “Lấy chữ “tú 秀” của tú tài, cái đít thì làm cho cong cong và xoay lại chính là nó” (1) .
(Nhã Ngược)
Suy tư 7:
Tuổi trẻ mà có chút tài thì thường hay xấc láo coi trời bằng vung, trước mặt người lớn tuổi thì không chút vị nể vì cho rằng họ già cả rồi, hủ lậu rồi làm gì bằng mình được, thế là họ phách lối đem chữ tàu chữ tây ra hù dọa...
Anh tú tài xấc láo với vị hòa thượng tài giỏi thông kim bác cổ, nên anh ta bị một vố đau nhớ đời.
Có một vài người bạn trẻ thời nay có bệnh “hách” với người đáng tuổi cha ông mình, họ hách với ông cụ hàng xóm vì mình đang làm cán bộ nhà nước; họ hách với bà cụ bán nước sâm bên đường vì mình là công an đường phố, họ hách với bạn bè vì mình được đi học nước ngoài; họ hách với những người nghèo vì mình là con cái nhà giàu...
Cũng có một vài vị chức sắc trẻ hách dịch với các chức sắc già và cho họ là lẩm cẩm trong thời đại khoa học vi tính này, họ quên mất rằng khoa học và tri thức cũng đều nhường bước cho sự đạo hạnh.
Bệnh “hách” rất hay lây nhưng dễ chữa lành, nếu chúng ta –những người trẻ- biết dùng phương thuốc khiêm tốn và đạo hạnh của người Ki-tô hữu để chữa nó.
(1) Chữ ﹝禿﹞đọc là ”tu” nghĩa là trọc, hơi giống chữ “秀” đọc là “xiu” nghĩa là tú, lấy phần dưới chữ “tú” bẻ cong và uốn ngoặc lại thì thành chữ ﹝禿﹞“trọc”, hòa thượng chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chùa Bao Sơn ở bên Thái Hồ Tô Châu, có một hòa thượng rất tinh thông chữ nghĩa.
Có một tú tài chế nhạo hỏi:
- “Chữ “trọc 禿” của con lừa trọc viết như thế nào?”
Hòa thượng liền nói:
- “Lấy chữ “tú 秀” của tú tài, cái đít thì làm cho cong cong và xoay lại chính là nó” (1) .
(Nhã Ngược)
Suy tư 7:
Tuổi trẻ mà có chút tài thì thường hay xấc láo coi trời bằng vung, trước mặt người lớn tuổi thì không chút vị nể vì cho rằng họ già cả rồi, hủ lậu rồi làm gì bằng mình được, thế là họ phách lối đem chữ tàu chữ tây ra hù dọa...
Anh tú tài xấc láo với vị hòa thượng tài giỏi thông kim bác cổ, nên anh ta bị một vố đau nhớ đời.
Có một vài người bạn trẻ thời nay có bệnh “hách” với người đáng tuổi cha ông mình, họ hách với ông cụ hàng xóm vì mình đang làm cán bộ nhà nước; họ hách với bà cụ bán nước sâm bên đường vì mình là công an đường phố, họ hách với bạn bè vì mình được đi học nước ngoài; họ hách với những người nghèo vì mình là con cái nhà giàu...
Cũng có một vài vị chức sắc trẻ hách dịch với các chức sắc già và cho họ là lẩm cẩm trong thời đại khoa học vi tính này, họ quên mất rằng khoa học và tri thức cũng đều nhường bước cho sự đạo hạnh.
Bệnh “hách” rất hay lây nhưng dễ chữa lành, nếu chúng ta –những người trẻ- biết dùng phương thuốc khiêm tốn và đạo hạnh của người Ki-tô hữu để chữa nó.
(1) Chữ ﹝禿﹞đọc là ”tu” nghĩa là trọc, hơi giống chữ “秀” đọc là “xiu” nghĩa là tú, lấy phần dưới chữ “tú” bẻ cong và uốn ngoặc lại thì thành chữ ﹝禿﹞“trọc”, hòa thượng chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tình yêu cương nghị
Lm. Minh Anh
15:14 15/07/2024
TÌNH YÊU CƯƠNG NGHỊ
“Khốn cho ngươi, hỡi Corozain! Khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa!”.
“Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy!”. “Tình yêu làm cho sự vâng lời trở nên dễ dàng. Đó là niềm vui của tình yêu khi tôi làm điều người yêu tôi mong muốn. Phản ứng đúng đắn của Kitô hữu không phải là nghiến răng chịu đựng, mà là nhớ xem ‘Ai’ là người yêu cầu điều này - Chúa và lợi ích của Ngài - với một tình yêu cương nghị!” - Ray Stedman.
Kính thưa Anh Chị em,
“Khốn cho ngươi!”. Những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay thật gây sốc! Liệu Ngài mất kiểm soát khi bộc phát những lời cay nghiệt ấy? Vậy động cơ bên trong của những lời này là gì? Động cơ của nó vẫn là tình yêu, một ‘tình yêu cương nghị!’.
Chúa Giêsu quở trách dân các thành chỉ vì yêu thương và mong muốn họ thay đổi. Họ đã không ăn năn tội mình trước lời mời gọi của Ngài với những lời chứng mạnh mẽ hoặc các phép lạ Ngài làm. Vì thế, Ngài cần đưa mọi việc lên một tầm cao mới, một cấp độ mới; và cấp độ mới này là một lời quở trách thánh thiện, mạnh mẽ, rõ ràng. Hành động của Ngài thoạt đầu có thể được coi là một cảm xúc giận dữ. Nhưng đó là sự khác biệt quyết định! Chúa Giêsu không quở trách vì giận đến nỗi mất khôn; đúng hơn, Ngài quở trách vì họ cần quở trách để thay đổi một lối sống.
Sự thật tương tự cũng có thể được áp dụng vào cuộc sống chúng ta. Đôi khi chúng ta được biến đổi và chiến thắng một tội lỗi nhờ một lời mời gọi ân sủng nhẹ nhàng của Chúa. Tuy nhiên, vào những lúc khác, khi tội lỗi quá nghiêm trọng, chúng ta cần một lời ‘quở trách thánh’ quyết liệt hơn. Trong trường hợp này, chúng ta nên nghe những lời hôm nay của Chúa Giêsu như thể chúng hướng vào chúng ta, dành cho chúng ta. Vì lẽ, đây có thể là hành động thương xót cụ thể mà chúng ta cần trong cuộc sống.
Với những lời này, Đức Phanxicô mời bạn và tôi xét mình, “Khốn cho con, khốn cho con!” vì Ta đã ban cho con quá nhiều. Ta ban chính Ta cho con, Ta đã chọn con là Kitô hữu, nhưng các con lại thích một cuộc sống nửa vời, một cuộc sống hời hợt: một chút Kitô giáo với một chút nước thánh và không có gì hơn! Sống theo kiểu đạo đức giả Kitô giáo này, điều cuối cùng chúng ta làm, là loại Chúa Giêsu ra khỏi trái tim mình. Chúng ta giả vờ có Ngài, nhưng đã đuổi Ngài ra ngoài. “Là Kitô hữu, chúng tôi tự hào là Kitô hữu!”, nhưng chúng ta sống như những người ngoại đạo! Thái độ này giản lược Tin Mừng thành một sự kiện xã hội hoặc một tương giao xã hội hơn là mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu. Và Kitô giáo trở thành một thói quen xã hội, một bộ quần áo tôi mặc rồi vứt sang một bên. Chúa Giêsu khóc thương vì chúng ta sống theo Kitô giáo ‘một cách chính thức’ chứ ‘không đích thực!’”.
Anh Chị em,
“Khốn cho con, khốn cho con!”. Hôm nay, hãy suy gẫm xem bạn có cần Chúa Giêsu quở trách hay không. Nếu có, hãy để Tin Mừng ‘tình yêu cương nghị’ này thấm nhuần. Bạn và tôi cũng hãy suy gẫm về trách nhiệm của mình trong việc sửa chữa lỗi lầm của những người khác. Đừng ngại thực hiện một hành động yêu thương thiêng liêng dưới hình thức quở phạt rõ ràng, mạnh mẽ. Nó có thể là chìa khoá để giúp những người bạn yêu thương yêu Chúa nhiều hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con ăn năn tội mình hàng ngày. Và giúp con trở thành khí cụ sám hối của người khác!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn cho ngươi, hỡi Corozain! Khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa!”.
“Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy!”. “Tình yêu làm cho sự vâng lời trở nên dễ dàng. Đó là niềm vui của tình yêu khi tôi làm điều người yêu tôi mong muốn. Phản ứng đúng đắn của Kitô hữu không phải là nghiến răng chịu đựng, mà là nhớ xem ‘Ai’ là người yêu cầu điều này - Chúa và lợi ích của Ngài - với một tình yêu cương nghị!” - Ray Stedman.
Kính thưa Anh Chị em,
“Khốn cho ngươi!”. Những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay thật gây sốc! Liệu Ngài mất kiểm soát khi bộc phát những lời cay nghiệt ấy? Vậy động cơ bên trong của những lời này là gì? Động cơ của nó vẫn là tình yêu, một ‘tình yêu cương nghị!’.
Chúa Giêsu quở trách dân các thành chỉ vì yêu thương và mong muốn họ thay đổi. Họ đã không ăn năn tội mình trước lời mời gọi của Ngài với những lời chứng mạnh mẽ hoặc các phép lạ Ngài làm. Vì thế, Ngài cần đưa mọi việc lên một tầm cao mới, một cấp độ mới; và cấp độ mới này là một lời quở trách thánh thiện, mạnh mẽ, rõ ràng. Hành động của Ngài thoạt đầu có thể được coi là một cảm xúc giận dữ. Nhưng đó là sự khác biệt quyết định! Chúa Giêsu không quở trách vì giận đến nỗi mất khôn; đúng hơn, Ngài quở trách vì họ cần quở trách để thay đổi một lối sống.
Sự thật tương tự cũng có thể được áp dụng vào cuộc sống chúng ta. Đôi khi chúng ta được biến đổi và chiến thắng một tội lỗi nhờ một lời mời gọi ân sủng nhẹ nhàng của Chúa. Tuy nhiên, vào những lúc khác, khi tội lỗi quá nghiêm trọng, chúng ta cần một lời ‘quở trách thánh’ quyết liệt hơn. Trong trường hợp này, chúng ta nên nghe những lời hôm nay của Chúa Giêsu như thể chúng hướng vào chúng ta, dành cho chúng ta. Vì lẽ, đây có thể là hành động thương xót cụ thể mà chúng ta cần trong cuộc sống.
Với những lời này, Đức Phanxicô mời bạn và tôi xét mình, “Khốn cho con, khốn cho con!” vì Ta đã ban cho con quá nhiều. Ta ban chính Ta cho con, Ta đã chọn con là Kitô hữu, nhưng các con lại thích một cuộc sống nửa vời, một cuộc sống hời hợt: một chút Kitô giáo với một chút nước thánh và không có gì hơn! Sống theo kiểu đạo đức giả Kitô giáo này, điều cuối cùng chúng ta làm, là loại Chúa Giêsu ra khỏi trái tim mình. Chúng ta giả vờ có Ngài, nhưng đã đuổi Ngài ra ngoài. “Là Kitô hữu, chúng tôi tự hào là Kitô hữu!”, nhưng chúng ta sống như những người ngoại đạo! Thái độ này giản lược Tin Mừng thành một sự kiện xã hội hoặc một tương giao xã hội hơn là mối quan hệ cá nhân với Chúa Giêsu. Và Kitô giáo trở thành một thói quen xã hội, một bộ quần áo tôi mặc rồi vứt sang một bên. Chúa Giêsu khóc thương vì chúng ta sống theo Kitô giáo ‘một cách chính thức’ chứ ‘không đích thực!’”.
Anh Chị em,
“Khốn cho con, khốn cho con!”. Hôm nay, hãy suy gẫm xem bạn có cần Chúa Giêsu quở trách hay không. Nếu có, hãy để Tin Mừng ‘tình yêu cương nghị’ này thấm nhuần. Bạn và tôi cũng hãy suy gẫm về trách nhiệm của mình trong việc sửa chữa lỗi lầm của những người khác. Đừng ngại thực hiện một hành động yêu thương thiêng liêng dưới hình thức quở phạt rõ ràng, mạnh mẽ. Nó có thể là chìa khoá để giúp những người bạn yêu thương yêu Chúa nhiều hơn.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, giúp con ăn năn tội mình hàng ngày. Và giúp con trở thành khí cụ sám hối của người khác!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ
Thanh Quảng sdb
16:39 15/07/2024
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ
Trong một buổi tiếp kiến hiếm hoi vào tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ từ nhiều dòng tu hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ để phát huy đặc sủng của các dòng cho tương lai.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Sáng thứ Hai (15/7/2024), Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với các thành viên của sáu dòng tu – Minims, Clerics Regular Minor, Augustinian Sisters of Divine Love, Clerics of Saint Viator, Reparatrix Sisters of the Sacred Heart và Missionary Sisters of Saint Anthony Mary Claret – những người đang ở Rome để tham dự các Tông Tu nghị của dòng.
Ngay từ đầu buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã hỏi họ có bao nhiêu tập sinh – và cảnh báo họ rằng, nếu không có “các ứng sinh”, các dòng tu của họ sẽ chết. “Tôi hỏi điều này,” ngài nói, “vì nó là tương lai của các dòng tu của các bạn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh hai khía cạnh của đời sống tâm linh của đời thánh hiến: vẻ đẹp và sự giản dị.
Sự duyên dáng và vẻ đẹp khuôn mặt Chúa
Đức Thánh Cha nói rằng lịch sử của mỗi dòng tu “là những câu chuyện về vẻ đẹp, vì trong đó, sự duyên dáng và vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa tỏa sáng”.
Ngài mời gọi họ “tiếp tục làm chứng” cho các đấng sáng lập, những người “đã cảm nhận được vẻ đẹp này và truyền tải nó theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của thời đại”.
ĐTC nói rằng “Tùy thuộc vào bạn”, “người kế tục, hãy tìm kiếm và truyền bá vẻ đẹp của Chúa Kitô trong những hoàn cảnh cụ thể của thế giới ngày nay”.
Sự giản dị: lựa chọn những gì thiết yếu
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng những người sáng lập của các dòng tu khác nhau “đã lựa chọn những gì thiết yếu… và từ bỏ những gì thừa thãi”. Theo cách này, ngài nói, “họ để mình được định hình hàng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Chúa tỏa sáng trong Phúc âm”.
“Họ để mình được định hình hằng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Thiên Chúa tỏa sáng trong Phúc Âm”
ĐTC mời gọi các tu sĩ hãy cầu xin “món quà giản dị” khi họ chuẩn bị cho các Hội đồng của mình, kêu gọi họ “từ bỏ” bất cứ điều gì có thể trở thành rào cản đối với việc “lắng nghe chăm chú và duy trì sự hòa hợp” trong sự phân định của họ.
Bằng cách làm như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, họ sẽ có thể hiểu được nhu cầu của thời đại hiện tại và “đưa ra những quyết định tốt nhất cho tương lai”.
Một sứ mệnh lớn lao
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến những cam kết tôn giáo về sự nghèo khó và vâng phục, cho phép họ thực hiện “sứ mệnh lớn lao” mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho họ.
Và ngài nhắc nhở họ về sự cần thiết của việc cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện trước Chúa Kitô trong nhà tạm; lời cầu nguyện phải xuất phát “từ trái tim” và “thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước trên con đường của Chúa”.
Cầu nguyện cho ơn gọi
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng những lời biết ơn và động viên, trước khi kết thúc bằng lời khuyên hãy cầu nguyện cho ơn gọi. “Chúng con cần có những người kế tục để tiếp nối các đặc sủng của Dòng,” ngài nói, và nói thêm, “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, để có một sự đào luyện tốt.”
“Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, vì đó là sự đào tạo tốt”
Trong một buổi tiếp kiến hiếm hoi vào tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ từ nhiều dòng tu hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ để phát huy đặc sủng của các dòng cho tương lai.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Sáng thứ Hai (15/7/2024), Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với các thành viên của sáu dòng tu – Minims, Clerics Regular Minor, Augustinian Sisters of Divine Love, Clerics of Saint Viator, Reparatrix Sisters of the Sacred Heart và Missionary Sisters of Saint Anthony Mary Claret – những người đang ở Rome để tham dự các Tông Tu nghị của dòng.
Ngay từ đầu buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã hỏi họ có bao nhiêu tập sinh – và cảnh báo họ rằng, nếu không có “các ứng sinh”, các dòng tu của họ sẽ chết. “Tôi hỏi điều này,” ngài nói, “vì nó là tương lai của các dòng tu của các bạn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh hai khía cạnh của đời sống tâm linh của đời thánh hiến: vẻ đẹp và sự giản dị.
Sự duyên dáng và vẻ đẹp khuôn mặt Chúa
Đức Thánh Cha nói rằng lịch sử của mỗi dòng tu “là những câu chuyện về vẻ đẹp, vì trong đó, sự duyên dáng và vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa tỏa sáng”.
Ngài mời gọi họ “tiếp tục làm chứng” cho các đấng sáng lập, những người “đã cảm nhận được vẻ đẹp này và truyền tải nó theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của thời đại”.
ĐTC nói rằng “Tùy thuộc vào bạn”, “người kế tục, hãy tìm kiếm và truyền bá vẻ đẹp của Chúa Kitô trong những hoàn cảnh cụ thể của thế giới ngày nay”.
Sự giản dị: lựa chọn những gì thiết yếu
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng những người sáng lập của các dòng tu khác nhau “đã lựa chọn những gì thiết yếu… và từ bỏ những gì thừa thãi”. Theo cách này, ngài nói, “họ để mình được định hình hàng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Chúa tỏa sáng trong Phúc âm”.
“Họ để mình được định hình hằng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Thiên Chúa tỏa sáng trong Phúc Âm”
ĐTC mời gọi các tu sĩ hãy cầu xin “món quà giản dị” khi họ chuẩn bị cho các Hội đồng của mình, kêu gọi họ “từ bỏ” bất cứ điều gì có thể trở thành rào cản đối với việc “lắng nghe chăm chú và duy trì sự hòa hợp” trong sự phân định của họ.
Bằng cách làm như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, họ sẽ có thể hiểu được nhu cầu của thời đại hiện tại và “đưa ra những quyết định tốt nhất cho tương lai”.
Một sứ mệnh lớn lao
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến những cam kết tôn giáo về sự nghèo khó và vâng phục, cho phép họ thực hiện “sứ mệnh lớn lao” mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho họ.
Và ngài nhắc nhở họ về sự cần thiết của việc cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện trước Chúa Kitô trong nhà tạm; lời cầu nguyện phải xuất phát “từ trái tim” và “thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước trên con đường của Chúa”.
Cầu nguyện cho ơn gọi
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng những lời biết ơn và động viên, trước khi kết thúc bằng lời khuyên hãy cầu nguyện cho ơn gọi. “Chúng con cần có những người kế tục để tiếp nối các đặc sủng của Dòng,” ngài nói, và nói thêm, “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, để có một sự đào luyện tốt.”
“Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, vì đó là sự đào tạo tốt”
VietCatholic TV
Thảm bại, Nga bỏ mặc thương binh, chạy. Putin đội ơn tên mưu sát Trump. Báo cáo mới chấn động Hoa Kỳ
VietCatholic Media
02:54 15/07/2024
1. Telegraph đưa tin: Cạn kiệt nhân lực, Nga sử dụng binh sĩ bị thương, tù binh trong các cuộc tấn công biển người
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia uses injured soldiers, POWs in human wave attacks, Telegraph reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Do cạn kiệt nhân lực, lực lượng Nga đang đưa những binh sĩ bị thương trở lại mặt trận và sử dụng tù binh chiến tranh Ukraine làm lá chắn trong các cuộc tấn công “làn sóng người”, Telegraph đưa tin hôm 14 Tháng Bẩy, dẫn lời quân đội Ukraine ở tiền tuyến.
Các cuộc tấn công biển người là các cuộc tấn công trực diện được thực hiện bởi các đơn vị bộ binh không có xe thiết giáp hoặc các lá chắn phòng thủ khác. Nga đã triển khai các cuộc tấn công như vậy trong cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, đặc biệt là trong trận chiến chiếm Avdiivka ở tỉnh Donetsk.
Các binh sĩ Ukraine nói rằng Nga thường không di tản được binh lính bị thương và đôi khi đưa binh sĩ bị thương của mình trở lại chiến trường như một phần của đơn vị tác chiến.
Những binh sĩ Nga bị thương “đơn giản là bị bỏ mặc trong tư thế chờ chết”, một binh sĩ Ukraine được xác định bằng biệt danh “Thợ săn” nói với Telegraph.
“Đây là tình trạng phổ biến khi chúng tôi bắt giữ binh lính Nga, họ bị thương và nằm đó chờ chết”, Hunter nói.
“Theo các tù binh chiến tranh này, họ đã bị bỏ mặc cho số phận không có thức ăn và nước uống để chết bởi chính đồng đội của mình.”
Hunter và những người lính khác cũng cho biết đã chứng kiến tù binh Ukraine bị buộc phải đi bộ trước các đơn vị Nga.
“Tất nhiên, tôi đã nhìn thấy anh em binh sĩ Ukraine bị bắt làm tù binh chiến tranh, điều này thật quá đáng và khiến chúng tôi bị chia rẽ từ bên trong. Thái độ như vậy đối với tù nhân chiến tranh là không thể chấp nhận được và bị cấm theo quy ước”, Yurii, một xạ thủ súng máy, nói.
Theo các tài liệu bị rò rỉ từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, khoảng 462.000 đến 728.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Những tổn thất này vượt quá số lượng quân Nga đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Các ước tính cũng vượt qua con số thương vong tích lũy của Nga trong các cuộc xung đột quân sự kể từ Thế chiến thứ hai.
Nga tiếp tục tuyển 25.000 đến 30.000 binh sĩ mới mỗi tháng, tờ New York Times đưa tin cuối tháng 6.
Tờ New York Times cho biết điều này cho phép quân đội Nga bổ sung quân đội để tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công theo kiểu biển người. Tuy nhiên, các tân binh được huấn luyện quá sơ sài và chỉ đóng được vai trò làm bia đỡ đạn.
2. Chỉ huy lực lượng cấp cứu khẩn cấp nằm trong số hai người thiệt mạng ở Kharkiv
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Chief emergency worker among two killed in Kharkiv Oblast”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong chương trình truyền hình Buổi tối với Vladimir Solovyov, được phát trực tiếp hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Bẩy, một khách mời đã hỏi tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh, “Tại sao chúng ta không làm một cúp đúp ở Okhmatdyt”. Solovyov nạt ngang “Im đi”.
Cú đúp là cuộc tấn công lần thứ hai của Nga vào cùng một mục tiêu. Cuộc tấn công thứ hai được tính toán trễ hơn cuộc tấn công thứ nhất một thời gian để nhắm vào các nhân viên cấp cứu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ukraine, Ihor Klymenko, cho biết các cuộc tấn công của Nga vào làng Budy ở tỉnh Kharkiv đã làm 24 người bị thương và 2 người thiệt mạng, trong đó có nhân viên phụ trách ứng phó khẩn cấp của tỉnh.
Một hỏa tiễn đã bắn trúng thị trấn cách thành phố Kharkiv chưa đầy 15 km về phía Tây Nam vào buổi chiều Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy.
Nửa giờ sau khi nhân viên cấp cứu đến hiện trường, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công thứ hai vào cùng địa điểm, giết chết Artem Kostyria, nhà lãnh đạo chi nhánh Cơ quan Tình huống Khẩn cấp Nhà nước ở Kharkiv, và trung sĩ cảnh sát Oleksiy Koshchii.
Ông cho biết: “Những kẻ khủng bố đã tấn công một cách có mục đích và gian xảo khi tất cả các lực lượng đã đến hiện trường”.
Ba nhân viên cấp cứu, một sĩ quan cảnh sát và khoảng 20 thường dân, bao gồm cả trẻ em, bị thương. Theo công ty nhà nước Ukraine Railways, các cuộc tấn công cũng làm hư hại cơ sở hạ tầng hỏa xa, bao gồm cả các toa xe lửa và làm 5 công nhân hỏa xa bị thương.
Công ty lưu ý rằng Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng hỏa xa hàng ngày, đặc biệt là ở các tỉnh Kharkiv, Donetsk và Zaporizhzhia.
Thống Đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết các cuộc tấn công kép của Nga, khi mục tiêu bị tấn công hai lần, là chuyện phổ biến ở Kharkiv. Cuộc tấn công thứ hai nhằm vào các nhân viên cấp cứu.
Tỉnh Kharkiv đang bị tấn công liên tục, được tăng cường bởi cuộc tấn công mới của Nga trong khu vực bắt đầu vào ngày 10 tháng 5. Binh lính Ukraine đang ngăn cản bước tiến của Nga ở tỉnh Kharkiv, ngăn cản nỗ lực chiếm làng Borova vào ngày 11 tháng 7.
Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập, cho biết quân phiệt Nga có một lý thuyết gọi là “chiến tranh tổng lực” rất được Điện Cẩm Linh ưa chuộng.
Điểm khác biệt chính giữa chiến tranh tổng lực và chiến tranh cổ điển là, cùng với việc chiến đấu trên tiền tuyến và tấn công các mục tiêu quân sự thuần túy, cơ sở hạ tầng dân sự cũng bị tấn công trong những cách thế tàn bạo nhất để làm suy yếu ý chí phản kháng của người dân.
Họ tấn công thật tàn bạo nhằm gây sốc cho người dân đến mức người dân gây áp lực buộc chính phủ của họ phải đầu hàng.
Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
3. Thomas Matthew Crooks là ai: Chúng ta biết gì về nghi phạm mưu sát Trump
Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, đã xác định một người đàn ông 20 tuổi ở Pennsylvania là đối tượng liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy.
Trong cuộc họp báo sáng Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân FBI nói:
“FBI đã xác định Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, ở Bethel Park, Pennsylvania, là đối tượng liên quan đến vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump vào ngày 13 tháng 7, tại Butler, Pennsylvania,” một tuyên bố sáng Chúa Nhật cho biết. “Đây vẫn là một cuộc điều tra tích cực và đang diễn ra.”
Người ta biết rất ít về Crooks vào thời điểm này. Một báo cáo phương tiện truyền thông địa phương cho biết Crooks đã tốt nghiệp trường trung học Bethel Park vào năm 2022.
FBI là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra, làm việc cùng với Sở Mật vụ và cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Cựu Tổng thống và ứng cử viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa đang tham dự một cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, vào hôm thứ Bảy thì bị bắn vào tai phải vào khoảng 6:13 chiều giờ địa phương, hay 5:13 phút sáng Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, theo giờ Việt Nam.
“ Tôi bị bắn một viên đạn xuyên qua phần trên tai phải của tôi”, cựu Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố đăng trên Truth Social. “Tôi biết ngay có điều gì đó không ổn khi tôi nghe thấy tiếng rít, tiếng súng và ngay lập tức cảm thấy viên đạn xé toạc da.”
Ứng cử viên dẫn đầu của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 đã được đưa đến bệnh viện và từ đó được xuất viện về nhà riêng ở New Jersey.
Phát ngôn nhân của Sở Mật vụ, cơ quan đang tiến hành cuộc điều tra với FBI, cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã “thực hiện các biện pháp bảo vệ và cựu Tổng thống vẫn an toàn”. Cơ quan Mật vụ cho biết kẻ nổ súng đã bị cơ quan này tiêu diệt và chính quyền cho biết một người tham dự cuộc tụ họp đã thiệt mạng và hai người khác bị thương. Tất cả nạn nhân được mô tả là nam giới trưởng thành.
Cơ quan thực thi pháp luật cho biết động cơ của hung thủ vẫn chưa rõ ràng. Cảnh sát Pennsylvania cho biết “không có lý do gì để tin rằng có bất kỳ mối đe dọa nào khác đang tồn tại”.
CBS News đưa tin Crooks có một khẩu súng trường và đã bắn vào cựu Tổng thống từ một vị trí cách sân khấu Butler chưa đến 60m, trích dẫn các nguồn thực thi pháp luật ẩn danh. FBI cho biết kẻ nổ súng đã được xác định thông qua DNA của anh ta vì anh ta không mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào vào thời điểm đó.
“Bạn có thể nhìn thấy anh ta với một khẩu súng trường theo đúng nghĩa đen”, một nhân chứng tên Greg Smith nói với BBC. Anh ta nói rằng anh ta và những người khác tham dự cuộc tụ họp đã thông báo cho các nhân viên Mật vụ, và người đàn ông đó đã được định vị trên một mái nhà gần đó trong vài phút trước khi tiếng súng vang lên.
Tổng thống Joe Biden cho biết ông đã được thông báo tóm tắt về vụ nổ súng, đồng thời đưa ra một tuyên bố rằng ông “rất biết ơn khi biết rằng cựu Tổng thống Trump vẫn an toàn và sức khoẻ ổn định.”
“Không có chỗ cho loại bạo lực này ở Mỹ. Chúng ta phải đoàn kết như một quốc gia để lên án nó.”
Tuyên bố tương tự cũng được Phó Tổng thống Kamala Harris đưa ra.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết: “Tôi kinh hoàng trước những cảnh tượng gây sốc tại cuộc tụ họp vận động tranh cử của Tổng thống Trump và chúng tôi gửi đến ông ấy và gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất”. “Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức không có chỗ đứng trong xã hội ta và suy nghĩ của tôi hướng về tất cả các nạn nhân của cuộc tấn công này.
4. Báo cáo gây chấn động cho biết một viên chức cảnh sát đã tìm thấy kẻ bắn cựu Tổng thống Trump nằm trên mái nhà vài phút trước khi y nổ súng
Một báo cáo đang gây chia rẽ sâu sắc Hoa Kỳ sau khi 2 quan chức thực thi pháp luật khẳng định rằng trước khi tên sát thủ nổ súng, một viên chức cảnh sát đã phát hiện ra y. Viên chức cảnh sát này trèo lên mái nhà nói chuyện với y, bị y chĩa súng, và lặng lẽ rút lui.
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Police Officer Found Trump Shooter on Roof Minutes Before Shooting: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trước khi tiếng súng nổ ra tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy, một viên chức cảnh sát đã đối đầu với kẻ xả súng hiện đã được xác định danh tính, là Thomas Matthew Crooks, trên nóc một tòa nhà gần đó, theo hai quan chức thực thi pháp luật nói chuyện với hãng tin AP hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy.
Cựu Tổng thống Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đang phát biểu tại cuộc vận động tranh cử của ông ở Butler, Pennsylvania, vào tối thứ Bảy thì bị bắn trên sân khấu, với một viên đạn găm vào phần trên tai phải. Tay súng bị tình nghi, hiện được Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, xác định là Crooks, 20 tuổi ở Bethel Park, Pennsylvania, đã bị Sở Mật vụ bắn chết. Một người tham dự cuộc biểu tình, cựu lính cứu hỏa Corey Comperatore, 50 tuổi, cũng thiệt mạng trong vụ việc. Những người bị thương hiện được xác định là David Dutch, 57 tuổi ở New Kensington, Pennsylvania và James Copenhaver, 74 tuổi ở Moon Township, Pennsylvania, đang trong tình trạng ổn định.
Phát ngôn nhân của chiến dịch tranh cử của Trump hôm thứ Bảy cho biết cựu tổng thống “ổn thỏa” và đang “được kiểm tra tại một cơ sở y tế địa phương”. Ông Trump được xuất viện vào cuối đêm hôm đó.
FBI đã phân loại vụ nổ súng là một vụ ám sát và đang là cơ quan dẫn đầu cuộc điều tra cùng với Sở Mật vụ và cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Mặc dù hành động và động cơ dẫn đến vụ xả súng của Crooks vẫn đang được điều tra, nhưng người ta cho rằng anh ta đã cầm một khẩu súng trường ở trên nóc một tòa nhà gần cuộc vận động tranh cử khi bắt đầu nổ súng.
Theo AP, người đã nói chuyện với hai quan chức thực thi pháp luật với điều kiện giấu tên, những người tham gia biểu tình đã nhận thấy một người đàn ông đang trèo lên đỉnh nóc của tòa nhà gần đó và cảnh báo cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Đây là lúc một viên chức cảnh sát địa phương trèo lên mái nhà và đối mặt với Crooks, kẻ đã chĩa súng vào viên cảnh sát. AP đưa tin, viên cảnh sát rút lui xuống thang, và ngay lập tức Crooks nhanh chóng bắn về phía cựu Tổng thống Trump, người đang phát biểu trên sân khấu và đó là lúc các tay súng bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ bắn chết anh ta.
Newsweek đã liên hệ với Cảnh sát bang Pennsylvania, FBI, Sở Mật vụ và Sở Cảnh sát Butler qua email để yêu cầu bình luận.
Một người tham gia cuộc vận động bầu cử, tên là Greg Smith, nói với BBC rằng anh ta nhận thấy hung thủ bò như con gấu trên một tòa nhà cách chúng tôi “50 feet” hay 15 m. Người biểu tình cho biết anh ta đang cố gắng thu hút sự chú ý của cảnh sát và Cơ quan Mật vụ trước vụ nổ súng.
“Chúng tôi đang đứng đó. Chúng tôi đang chỉ vào anh chàng đang bò lên mái nhà…chúng tôi có thể thấy rõ anh ta với một khẩu súng trường,” anh nói.
Trả lời các câu hỏi an ninh được nêu ra, Trung tá George Bivens của Cảnh sát tiểu bang Pennsylvania cho biết tại một cuộc họp báo đêm khuya hôm thứ Bảy mà Sở Mật vụ không tham dự: “Thật khó để có một địa điểm mở cửa cho công chúng và để bảo đảm điều đó trước mọi mối đe dọa có thể xảy ra, chống lại kẻ tấn công rất kiên quyết.”
Trong khi cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, vụ nổ súng hôm thứ Bảy đã làm dấy lên cuộc tranh luận về tính hiệu quả của Sở Mật vụ và đặt ra câu hỏi về mức độ bảo vệ mà cựu Tổng thống Trump và các ứng cử viên tổng thống khác nhận được. Một số người đã kêu gọi Giám đốc Sở Mật vụ Kimberly Cheatle từ chức sau vụ việc khi Ủy ban Giám sát Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã mở cuộc điều tra về vụ nổ súng và yêu cầu Cheatle ra điều trần vào ngày 22 Tháng Bẩy.
Vụ nổ súng xảy ra vài ngày trước khi Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa khai mạc ở Milwaukee, nơi cựu Tổng thống Trump chuẩn bị công bố lựa chọn phó tổng thống rất được mong đợi của mình, tạo tiền đề cho cuộc tái đấu trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi khốc liệt năm 2020 với ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Tổng thống Joe Biden.
Hội nghị kéo dài 4 ngày ước tính có tới 50.000 đại biểu, chính trị gia và khách mời chính thức.
Trong hai bài đăng trên Truth Social vào hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, Ông Trump xác nhận rằng ông vẫn tham dự đại hội, viết rằng mặc dù ban đầu ông định trì hoãn việc đến nhưng ông đã quyết định “không thể cho phép” một sát thủ tiềm năng buộc ông phải thay đổi kế hoạch của mình. Ông nói thêm rằng ông sẽ đi Milwaukee vào chiều Chúa Nhật theo kế hoạch.
Trong khi đó, Tổng thống Biden tuyên bố ông đã chỉ đạo nhà lãnh đạo Cơ quan Mật vụ “xem xét mọi biện pháp an ninh, mọi biện pháp cần thiết, cho Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa”.
Tổng thống bày tỏ lòng biết ơn đối với các đặc vụ đã liều mạng để bảo vệ cựu Tổng thống Trump trong vụ xả súng hôm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, và bày tỏ lời chia buồn tới gia đình Comperatore. Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh rằng Ông Trump “đã nhận được mức độ an ninh cao hơn” vì ông là cựu tổng thống và được cho là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa.
Tổng thống Biden nói: “Tôi đã liên tục chỉ đạo Sở Mật vụ cung cấp cho ông ấy mọi nguồn lực, khả năng và biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm sự an toàn liên tục cho ông ấy”.
5. Phân tích gia nhận định rằng nỗ lực ám sát cựu Tổng thống Trump có thể đưa ông ấy đến 'Chiến thắng hoàn toàn'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Trump Assassination Attempt May Propel Him to 'Total Victory'—Analyst”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo chiến lược gia đảng Cộng hòa John Thomas, vụ ám sát thất bại có thể là một động cơ phản lực “đẩy” Ông Trump đến “chiến thắng hoàn toàn” trong cuộc bầu cử vào tháng 11, ông cho biết vụ ám sát này sẽ mang lại “khoảnh khắc đoàn kết”.
Cựu tổng thống Trump đứng dậy trong tình trạng đẫm máu sau khi bị bắn xuyên qua tai phải khi một tay súng mà FBI xác định là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, đã nổ súng trong một cuộc tụ họp vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania.
Ông Trump đứng dậy, được bao quanh bởi các vệ sĩ và giơ nắm đấm lên cao trong khi đám đông, những người ủng hộ ông đã reo hò rất lớn.
Chiến lược gia Thomas nói với Sky News rằng cả nước sẽ “đoàn kết ủng hộ Trump” và điều đó sẽ “đẩy ông ấy đến chiến thắng toàn diện” trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 trước đối thủ được của đảng Dân chủ, là Tổng thống Joe Biden.
“Chúng ta đang thấy trên khắp đất nước rằng mọi người, dù thích cựu Tổng thống Trump hay không, đang tập hợp lại phía sau ông ấy vào thời điểm này.
“Và tôi đoán trước… tôi nghĩ đây sẽ là khoảnh khắc của sự đoàn kết. Và tôi chắc chắn rằng nó sẽ thúc đẩy chiến dịch tranh cử của Donald Trump giành chiến thắng hoàn toàn vào tháng 11.”
“Nơi mà hầu hết những người khác có thể tìm cách ẩn náu và trốn tránh, Donald Trump đã đứng dậy ngay lập tức, giơ nắm đấm và thốt ra những từ 'chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu', bởi vì ông ấy hiểu tầm quan trọng của thời điểm này lớn hơn Donald Trump và ông ấy đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ vào thời điểm đó,” ông nói.
“Tôi nghĩ đây là thời điểm mà người Mỹ, rất nhiều người Mỹ, đang khao khát một cấp độ lãnh đạo như thế. Tôi nghĩ khoảnh khắc này sẽ trở nên lớn hơn nhiều chứ không chỉ là một vụ ám sát mà còn phản ánh sức mạnh và sự không chịu bỏ cuộc của Trump.”
6. Cơ hội thắng cử của Donald Trump tăng vọt sau vụ mưu sát
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Donald Trump's Chances of Winning Election Soar After Shooting”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một nhà cá cược hàng đầu, Donald Trump có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sau khi một nỗ lực rõ ràng nhằm ám sát ông vào thứ Bảy khiến ông bị thương.
Theo phát ngôn nhân của Sở Mật vụ, một tay súng đã nổ súng vào một cuộc biểu tình của cựu Tổng thống Trump gần Butler, ở Pennsylvania, hôm thứ Bảy, khiến một người tham dự thiệt mạng và khiến hai người khác bị thương nặng.
Đoạn phim phát sóng từ sự kiện này cho thấy cựu Tổng thống Trump đã bị tấn công vào tai phải, gây ra chảy máu, trước khi ông được các nhân viên Mật vụ bao vây và dẫn ra khỏi sân khấu sau khi giơ nắm đấm lên trời trong một cử chỉ thách thức. Kẻ tấn công bị nghi ngờ, người được FBI xác định là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, đã bị bắn chết.
Hôm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, trước vụ ám sát, tỷ lệ thắng cử tổng thống năm 2024 của cựu Tổng thống Trump là 65,2% theo William Hill, một công ty cá cược có trụ sở tại Anh. Tuy nhiên, sau vụ nổ súng, khả năng Ông Trump giành chiến thắng đã tăng vọt lên đến 73,3%.
Phản ứng về vụ nổ súng trên trang web Truth Social của mình, Trump gửi lời chia buồn tới gia đình người bị thiệt mạng, đồng thời nói thêm: “Thật không thể tin được rằng một hành động như vậy lại có thể diễn ra ở đất nước chúng ta. Hiện chưa có thông tin gì về kẻ nổ súng, hiện đã chết. Tôi bị một viên đạn bắn xuyên qua phần trên tai phải.
“Tôi biết ngay có điều gì đó không ổn khi tôi nghe thấy tiếng rít, tiếng súng và ngay lập tức cảm thấy viên đạn xé toạc da. Chảy máu nhiều nên lúc đó tôi nhận ra chuyện gì đang xảy ra. XIN CHÚA PHÙ HỘ NƯỚC MỸ!”
Tổng thống Biden đã lên án vụ tấn công và nói rằng: “Tôi đã được thông báo tóm tắt về vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử của Donald Trump ở Pennsylvania.
“Tôi rất biết ơn khi biết rằng ông ấy an toàn và ổn thỏa. Tôi đang cầu nguyện cho ông ấy và gia đình cũng như cho tất cả những người có mặt tại cuộc vận động tranh cử, trong khi chúng tôi đang chờ đợi thêm thông tin.
“Jill và tôi rất biết ơn Sở Mật vụ đã đưa ông ấy đến nơi an toàn. Không có chỗ cho loại bạo lực này ở Mỹ. Chúng ta phải đoàn kết như một quốc gia để lên án nó.”
Theo The Guardian, Crooks, người mà chính quyền đang coi là “đối tượng liên quan” đến vụ nổ súng, là một cử tri Đảng Cộng hòa đã ghi danh ở Pennsylvania, nhưng vào năm 2021 đã quyên góp 15 đô la cho một ủy ban hành động chính trị thiên tả.
Ngay sau vụ nổ súng hôm thứ Bảy, Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla và chủ sở hữu X, đã lên tiếng ủng hộ cựu Tổng thống Trump, sau đó nói thêm: “Lần trước nước Mỹ có một ứng cử viên khó tính như vậy là Theodore Roosevelt.”
Nói chuyện với BBC, Greg Smith, một người ủng hộ Trump có mặt bên ngoài cuộc biểu tình, cho biết ông nhìn thấy một người đàn ông mang súng trường bò dọc sân thượng trước vụ nổ súng và cố gắng báo cho chính quyền.
Anh ta nói: “Chúng tôi nhận thấy anh chàng gấu đang bò lên nóc tòa nhà bên cạnh chúng tôi, cách chúng tôi 50 feet hay 15 m. Anh ta có một khẩu súng trường; chúng tôi có thể thấy rõ một khẩu súng trường.
“Chúng tôi đang chỉ vào anh ta, cảnh sát ở dưới đó chạy vòng quanh trên mặt đất, chúng tôi nói, 'Này anh bạn, có một gã trên mái nhà với một khẩu súng trường'... và cảnh sát không biết chuyện gì đang xảy ra trên đó.”
7. Ukraine bác bỏ cáo buộc của Nga rằng Ukraine chuẩn bị phá sập 2 đập để đổ lỗi cho Nga
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 12 Tháng Bẩy tuyên bố Kyiv được cho là đang chuẩn bị phá hủy các đập của nhà máy thủy điện Kyiv và hồ chứa Kaniv.
Zakharova tuyên bố trong cuộc họp báo hàng tuần rằng Kyiv được cho là đang lên kế hoạch cho “một hành động khiêu khích khác chống lại Nga” với ý định đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa và yêu cầu hỗ trợ quân sự bổ sung từ phương Tây.
Bộ Ngoại giao Ukraine đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của Zakharova và gọi chúng là “vô lý”.
Tuyên bố của Bộ cho biết: “Không thể có mục đích hoặc động cơ thực tế nào để Ukraine phá hủy cơ sở hạ tầng của chính mình hoặc gây nguy hiểm cho người dân của mình”.
“Về việc ‘đổ lỗi cho Nga’, chế độ Nga đã tự mình gây ra vô số tội ác chiến tranh, không cần thiết phải đổ lỗi thêm.”
Tuyên bố của Zakharova được đưa ra hơn một năm kể từ khi lực lượng Nga cho nổ tung Nhà máy thủy điện Kakhovka và con đập liền kề ở Kherson, gây ra thảm họa nhân đạo và môi trường quy mô lớn trên khắp miền nam Ukraine.
Bộ Ngoại Giao Ukraine nhắc lại cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào Okhmatdyt, bệnh Bệnh viện Nhi đồng nhất Ukraine, vào ngày 8 tháng 7. Cuộc tấn công đã giết chết 3 người, phá hủy một tòa nhà và làm hư hại 4 tòa nhà khác trong khu phức hợp bệnh viện.
Bộ này cho biết: “Lý do duy nhất dẫn đến các mối đe dọa đối với dân thường và việc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine là do sự gây hấn của Nga”.
“Nếu Mạc Tư Khoa thực hiện bất kỳ ý định tội phạm nào đối với các con đập của nhà máy thủy điện Kyiv, hồ chứa Kaniv hoặc các cơ sở hạ tầng khác, nhà nước xâm lược Nga sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động đó.”
Theo Bộ Ngoại giao Ukraine, mục đích thực sự của những tuyên bố như vậy của Mạc Tư Khoa là nhằm đe dọa xã hội Ukraine và đánh lừa cộng đồng quốc tế cũng như giới truyền thông.
Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko, nhắc lại tuyên bố của Bộ Ngoại Giao, nói rằng Nga tiếp tục cố gắng “gây bất ổn tình hình ở Ukraine” như một phần của hoạt động thông tin sai lệch.
Ông cho biết, hoạt động này nhằm mục đích đe dọa người Ukraine trước mối đe dọa về các cuộc tấn công khủng bố mới và gây hoảng loạn.
“Đồng thời, những quan điểm này nhấn mạnh sự cần thiết của 'hòa bình bằng mọi giá' đang được đưa vào xã hội Ukraine, mà trên thực tế là đầu hàng”.
Theo SBU, các tuyên bố của Zakharova giống như một nỗ lực nhằm cung cấp cho Nga bằng chứng ngoại phạm trước cuộc tấn công, nhưng Mạc Tư Khoa không có phương tiện và khả năng để phá hủy các con đập.
Ông cho biết thêm: “Không thể phá hủy các cơ sở này bằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và khả năng phá hoại bị loại trừ vì các con đập đang được tăng cường bảo vệ”.
Quân đội Nga đã cho nổ nhà máy Kakhovka và con đập liền kề vào ngày 6 Tháng Sáu/2023.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, lũ lụt do vỡ đập đã giết chết ít nhất 32 người ở các vùng lãnh thổ do Ukraine nắm giữ.
Ngược lại, Nga tuyên bố rằng chỉ có 59 người đã chết trên lãnh thổ mà họ chiếm giữ, trong khi một cuộc điều tra của Associated Press phát hiện ra rằng chỉ riêng ở thị trấn Oleshky, con số ít nhất đã lên tới hàng trăm người.
8. NATO và Bắc Hàn lên án lẫn nhau về viện trợ của Bình Nhưỡng cho Điện Cẩm Linh
NATO không nghi ngờ gì về việc Bắc Hàn cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Nga để tiếp tục cuộc chiến xâm lược Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố điều này trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News.
Khi được hỏi về vai trò của Bình Nhưỡng trong cuộc chiến ở Ukraine, ông Stoltenberg nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa” Bắc Hàn đang cung cấp cho Nga “sự hỗ trợ quân sự đáng kể”.
Ông Stoltenberg cho biết Liên minh không thể loại trừ khả năng để đáp trả, Mạc Tư Khoa có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bình Nhưỡng trong các chương trình phát triển vũ khí, đặc biệt là hỏa tiễn tầm xa và đạn đạo, hoặc cung cấp một số loại vũ khí nhất định.
Trong khi từ chối tiết lộ thông tin tình báo nhạy cảm, ông nói rằng “hoàn toàn rõ ràng” rằng NATO “quan ngại sâu sắc” về khả năng Nga hỗ trợ các chương trình hỏa tiễn và hạt nhân của Bắc Hàn để đổi lấy đạn dược và các vũ khí khác từ Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo NATO cũng bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về sự hỗ trợ công nghiệp của Trung Quốc cho Nga, giúp bù đắp cho những tác động mà Mạc Tư Khoa phải gánh chịu từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi đó, hôm thứ Bảy, Bình Nhưỡng lên án tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh NATO lên án việc Bắc Hàn xuất khẩu vũ khí sang Nga, gọi tài liệu này là “bất hợp pháp”, theo báo Ukrainska Pravda.
Tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập tuần này, các nhà lãnh đạo NATO đã lên án Bắc Hàn vì “ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga” bằng cách “cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp” cho Mạc Tư Khoa.
Kyiv Post phỏng vấn Tiến sĩ Daniel Szeligowski, nhà lãnh đạo Chương trình Phương Đông tại Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan về các cuộc đàm phán năm 2022 tại Minsk và Istanbul.
Ông cho biết, “Bình Nhưỡng đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc rằng họ đang vận chuyển vũ khí tới Mạc Tư Khoa, nhưng vào tháng 6, nhà lãnh đạo Kim Chính Ân và Putin đã ký một thỏa thuận bao gồm cam kết viện trợ quân sự cho nhau nếu bị tấn công”.
Hôm thứ Bảy, Thông tấn xã Trung ương Bắc Hàn của Bình Nhưỡng cho biết Bộ Ngoại giao “lên án và bác bỏ mạnh mẽ nhất” tuyên bố của NATO. Bộ cũng cho biết tuyên bố của Liên minh “kích động Chiến tranh Lạnh mới và đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu” và đòi hỏi “một lực lượng và phương thức phản ứng mới”.
Báo cáo cho biết, Hán Thành và Washington trong các cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh NATO đã ký các thỏa thuận về hướng dẫn cho một hệ thống răn đe tích hợp cho Bán đảo Triều Tiên nhằm chống lại các mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Bắc Hàn.
Văn phòng Tổng thống Nam Hàn cho biết Hán Thành và Washington sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung nhằm giúp thực hiện các hướng dẫn mới được công bố, nhằm chính thức hóa việc triển khai các tài sản hạt nhân của Mỹ trên và xung quanh Bán đảo Triều Tiên nhằm ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công hạt nhân tiềm ẩn của Bình Nhưỡng.
Mối quan hệ giữa hai miền Bắc Hàn đang ở một trong những điểm tồi tệ nhất trong nhiều năm, với việc Bình Nhưỡng tăng cường thử nghiệm vũ khí khi tiến gần hơn đến Nga.
“Sau khi Bình Nhưỡng thả nhiều loạt bóng bay chở rác qua biên giới, Hán Thành vào tháng trước đã đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận quân sự nhằm giảm căng thẳng và nối lại các cuộc tập trận bắn đạn thật trên các đảo biên giới và gần khu phi quân sự phân chia Bán đảo Triều Tiên.”
9. Đồng minh của Putin cảnh báo NATO đánh giá thấp mối đe dọa hạt nhân của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Warns NATO Underestimates Russia's Nuclear Threats”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thứ trưởng Nga Sergei Ryabkov, đồng minh của Putin, mới đây cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đã đánh giá thấp mối đe dọa hạt nhân của Nga.
Trong bối cảnh Nga đang tiến hành xâm lược Ukraine, các quan chức nổi tiếng của Nga như Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và Valentina Matviyenko, thượng nghị sĩ từ St. Petersburg và chủ tịch Hội đồng Liên bang, đã đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Mạc Tư Khoa bị nước khác khiêu khích.
Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, nói với Channel One, một kênh truyền hình do nhà nước Nga kiểm soát, rằng cuộc chiến Nga-Ukraine đã cho thấy học thuyết hạt nhân của Mạc Tư Khoa là “không đủ”, đồng thời nói thêm rằng các quốc gia thành viên NATO “bỏ qua tiềm năng của chúng ta trong lĩnh vực này”. TASS, một hãng thông tấn nhà nước của Nga, đưa tin hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Bẩy.
Ryabkov nói: “Kinh nghiệm thu được trong chiến dịch quân sự đặc biệt cũng cho thấy cách diễn đạt quá chung chung được ghi trong các tài liệu hạt nhân mang tính học thuyết cốt lõi của chúng ta là không đủ”.
Ông nói tiếp: “Thực tế là phương Tây, và trước hết là các nước NATO, đã bỏ qua tiềm năng của chúng ta trong lĩnh vực này và nhóm này có cảm giác sâu sắc rằng mọi thứ sẽ không kết thúc trong trường hợp xấu nhất, bất kể họ chế nhạo chúng ta như thế nào.” Thành ra, điều hợp lý, là cần phải nói rõ ràng hơn, rõ ràng hơn và chính xác hơn những gì có thể xảy ra trong bối cảnh họ vẫn kiên trì làm như vậy.”
Trong khi đó, Putin cho biết trong cuộc gặp với các biên tập viên cao cấp của các hãng thông tấn quốc tế ở Saint Petersburg vào đầu tháng 6, “Vì lý do nào đó, phương Tây tin rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng học thuyết hạt nhân của Nga.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi có học thuyết hạt nhân, hãy xem nó nói gì. Nếu hành động của ai đó đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cho rằng chúng tôi có thể sử dụng mọi biện pháp theo ý mình. Không nên xem nhẹ điều này một cách hời hợt”
Nếu Putin tấn công một quốc gia NATO, Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp trực tiếp do Điều 5 của hiệp ước, trong đó nêu rõ nếu một quốc gia NATO bị tấn công, tất cả các quốc gia thành viên phải đến trợ giúp.
Tuy nhiên, tháng 12 năm ngoái, Putin nói trên truyền hình nhà nước Nga rằng ông không có kế hoạch tấn công các nước NATO. Putin nói: “Nga không có lý do, không có lợi ích – không có lợi ích địa chính trị, kinh tế, chính trị hay quân sự – để chiến đấu với các nước NATO”.
Tuy nhiên,, Nga đã tiến hành cuộc tập trận vũ khí hạt nhân vào cuối tháng 5. Bộ Quốc phòng Nga cho biết khi thông báo về cuộc tập trận hồi đầu tháng rằng các cuộc tập trận có liên quan đến “các tuyên bố khiêu khích và đe dọa của một số quan chức phương Tây chống lại Liên bang Nga”.
Oanh liệt: Ukraine đánh từ khuya đến sáng, kho radar Hạm Đội Hắc Hải nổ tan tành. Căng thẳng TQ-NATO
VietCatholic Media
16:41 15/07/2024
1. Báo cáo cho biết cơ sở radar của Hạm đội Hắc Hải của Nga bị hư hại trong cuộc tấn công của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet Radar Facility Damaged In Ukrainian Strike: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Sáng Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã ồ ạt tấn công một cơ sở quân sự của Nga ở phía nam Crimea nơi quân Nga tàng trữ các thiết bị trinh sát radar, theo báo cáo của các quan chức địa phương được Nga bổ nhiệm.
Mikhail Razvozhaev, Thống đốc Sevastopol do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết vào đầu ngày thứ Hai rằng lúc 4 giờ sáng thành phố cảng này đang hứng chịu một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, đồng thời nói thêm rằng quân đội Nga “đã bắn hạ được một máy bay điều khiển từ xa ở khu vực Mũi Fiolent”.
Kênh Telegram có trụ sở tại Crimea chuyên đưa tin về các cuộc tấn công trên bán đảo do Nga kiểm soát, hôm thứ Hai đưa tin rằng người dân địa phương đã nghe thấy những “tiếng nổ long trời” tại một cơ sở quân sự của Nga ở Cape Fiolent. Cơ sở này được cho là nơi chứa các thiết bị radar và vệ tinh.
Mũi Fiolent nằm ở phía nam Sevastopol, thành phố Crimea, nơi Nga đóng quân một phần cho hạm đội hải quân Hắc Hải kể từ khi Mạc Tư Khoa sáp nhập bán đảo này từ Ukraine hơn một thập niên trước. Kyiv đã thề sẽ lấy lại nó và thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn vào các cơ sở quân sự ở Crimea.
Razvozhaev cảnh báo người dân tránh xa “các mảnh vỡ rơi” xung quanh khu vực Mũi Fiolent, đồng thời cho biết vào khoảng 6h20 sáng giờ địa phương rằng cuộc tấn công đã “chấm dứt” và không có thương vong.
Chiều ngày Thứ Hai, 15 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hệ thống phòng không của Nga đã “ngăn cản” các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhằm vào các cơ sở không xác định của Nga ở một số khu vực của Nga và trên Crimea. Mạc Tư Khoa cho biết 6 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị “phá hủy” trên bầu trời Crimea trong cuộc tấn công.
2. Cách làm nổ tung xe tăng rùa của Nga: Đánh chúng liên tiếp bằng hai máy bay điều khiển từ xa
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “How To Blow Up Russia’s Turtle Tanks: Hit Them With Two Drones In A Row”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các cuộc tấn công liên tiếp của máy bay điều khiển từ xa có thể xuyên thủng lớp vỏ bọc thép của xe tăng rùa.
Mong muốn rà phá bom mìn ở vùng đất không có người giữa các vị trí của Nga và Ukraine - và cũng tuyệt vọng không kém trong việc bảo vệ những binh sĩ và phương tiện rà phá bom mìn khỏi máy bay điều khiển từ xa có góc nhìn thứ nhất gây nổ của Ukraine - quân đội Nga đã phát minh ra một loại phương tiện mới vào mùa xuân này.
Đó là một chiếc xe tăng được bọc thép với các cảng được gắn phía trước để làm nổ mìn và áo giáp ngẫu hứng để bảo vệ kíp lái và bất kỳ hành khách bộ binh nào khỏi máy bay điều khiển từ xa FPV. Quân đội Ukraine chế nhạo những chiếc xe tăng được bọc thép này là “xe tăng rùa” – và gọi những tấm kim loại và lưới tản nhiệt được áp dụng vội vàng là “áo giáp nướng thịt”.
Ngay khi những chiếc xe tăng rùa lần đầu tiên bắt đầu bò dọc theo chiến tuyến dài 1130 km trong cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine vào tháng 4, người Ukraine đã bắt đầu nghĩ ra cách tiêu diệt chúng.
Một cú đánh trực tiếp bằng đạn pháo, hỏa tiễn chống tăng hoặc mìn không chắc có thể phá hủy chiếc xe tăng này. Nhưng các cuộc tấn công liên tiếp của máy bay điều khiển từ xa FPV, mà xe tăng rùa được thiết kế để khắc chế, có thể làm được điều đó, như Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 108 của Ukraine đã chứng minh gần đây.
Hôm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, nhóm máy bay điều khiển từ xa SkyForce của lữ đoàn đã phát hiện một chiếc xe tăng rùa T-62 dọc chiến tuyến ở miền nam Ukraine — và nhắm ít nhất hai chiếc FPV cỡ một con chim bồ câu của họ vào đó.
Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 108 giải thích trên mạng xã hội: “Quân xâm lược Nga tin tưởng chắc chắn rằng nếu một cấu trúc bảo vệ kiểu thịt nướng được hàn trên đầu xe tăng, nó sẽ bảo đảm khả năng bảo vệ chống lại máy bay điều khiển từ xa”. “Nhưng các binh sĩ của nhóm SkyForce... chứng minh rằng điều này hoàn toàn không phải như vậy.”
Một máy bay điều khiển từ xa trinh sát quan sát từ trên cao đã ghi lại cảnh một chiếc FPV đã tấn công chiếc xe tăng vào khung kim loại của nó. Ngay sau đó, chiếc FPV thứ hai phóng mạnh vào cùng một chỗ. Cuộc tấn công kép đã gây ra ngọn lửa thiêu rụi chiếc xe tăng.
“Tấn công kép” là cách Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ 108 mô tả chiến thuật tấn công bằng 2 máy bay điều khiển từ xa của họ.
Phương pháp này có ý nghĩa. Nhiều hỏa tiễn chống tăng tốt nhất có đầu đạn “kép” với hai liều thuốc nổ. Lần tấn công đầu tiên làm thủng một lỗ trên áo giáp của xe tăng. Đầu đạn thứ hai phát nổ bên trong xe tăng để gây sát thương tối đa.
Phương pháp tấn công kép của nhóm SkyForce nhằm tấn công xe tăng rùa biến một cặp FPV thành một đầu đạn song song trên thực tế. Chiếc máy bay điều khiển từ xa thứ nhất tạo một lỗ trên lớp giáp ngoài cùng. Một chiếc máy bay điều khiển từ xa thứ hai sẽ tung đòn bên dưới lớp vỏ đã vỡ ra đó.
Liệu các lữ đoàn khác có thể phối hợp máy bay điều khiển từ xa của họ để tấn công kép hay không vẫn còn phải chờ xem. Cũng không rõ liệu tất cả các xe tăng rùa có dễ bị tổn thương như nhau trước các cuộc tấn công kép hay không.
Suy cho cùng, không phải tất cả các xe tăng bọc thép đều thô sơ như nhau. Một số mặc áo giáp thực sự ngẫu hứng làm từ bất kỳ kim loại phế liệu nào mà kíp lái có thể tìm thấy. Những chiếc khác có áo giáp bổ sung rõ ràng được thiết kế và lắp đặt cẩn thận — và có thể mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn nhiều.
3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine war latest: Ukraine has right to strike military targets within Russian territory, Stoltenberg says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine có quyền theo luật pháp quốc tế tấn công các mục tiêu quân sự nằm trên lãnh thổ Nga, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình United News hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy.
Chính sách của Mỹ cấm lực lượng Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã kêu gọi Washington dỡ bỏ các hạn chế, nói rằng khả năng sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ như ATACMS ở Nga và Crimea bị tạm chiếm sẽ tạo ra “kết quả tức thì”.
Trong cuộc phỏng vấn, Stoltenberg khẳng định quyền tự vệ của Ukraine.
Ông Stoltenberg nói: “Quan điểm của tôi là không còn nghi ngờ gì nữa rằng Ukraine có quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia xâm lược Nga”.
“Điều này được xác định rõ ràng bởi luật pháp quốc tế. Vì đây là cuộc chiến mà Nga phát động chống lại Ukraine nên Ukraine có quyền tự vệ, bao gồm cả việc tấn công vào lãnh thổ của kẻ xâm lược. Điều này hoàn toàn rõ ràng với tôi.”
Chính phủ Mỹ hồi tháng 6 đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga gần biên giới với Kharkiv sau cuộc tấn công mới của Mạc Tư Khoa trong khu vực. Stoltenberg cho biết đây là một bước đi đáng hoan nghênh.
Stoltenberg lưu ý rằng nhiều đồng minh đang “nới lỏng các hạn chế” trước các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của Nga.
Ông nói: “Tôi hoan nghênh quyết định của các đồng minh trong việc mở ra khả năng sử dụng nhiều vũ khí hơn để tấn công các mục tiêu này”.
Nhà lãnh đạo NATO đã đưa ra lập luận tương tự vào ngày 10 tháng 7 trong hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh tại Washington, DC
Mỹ chưa công bố bất kỳ thay đổi nào trong chính sách liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa vào Nga. Tổng thống Joe Biden né tránh câu hỏi này trong cuộc họp báo vào ngày 11 tháng 7, nói rằng các cuộc tấn công nhằm vào Mạc Tư Khoa sẽ “không có ý nghĩa gì”.
4. Tổng thống Tiệp thông báo sắp vận chuyển đạn pháo tới Ukraine
Hôm Thứ Bẩy, 13 Tháng Bẩy, Tổng thống Tiệp Petr Pavel thông báo Cộng hòa Tiệp sẽ gửi cho Ukraine 50.000 quả đạn pháo trong tháng 7 và tháng 8. Ông cho biết thêm, từ tháng 9 đến cuối năm, Ukraine sẽ nhận được 80.000 đến 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng.
Sáng kiến này là một phần trong kế hoạch của Cộng hòa Tiệp nhằm cung cấp nửa triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào năm 2024, theo Công ty Truyền hình Tiệp.
Sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, Pavel đến Houston vào ngày 12 tháng 7 để phát biểu tại một cuộc tranh luận chính trị và gặp gỡ các chính trị gia và doanh nhân địa phương.
Vào tháng 2, Pavel thông báo rằng Praha đã xác định được 500.000 quả đạn pháo 155 ly và 300.000 quả đạn pháo 122 ly bên ngoài Âu Châu có thể được mua và gửi đến Ukraine sau khi số tiền cần thiết được phân bổ.
Đến cuối tháng 3, Ngoại trưởng Tiệp Jan Lipavsky cho biết một số quốc gia đã đóng góp kinh phí cho sáng kiến của Tiệp, có khả năng dẫn đến việc chuyển 1,5 triệu quả đạn pháo cho Kyiv.
Cuối tháng 6, Thủ tướng Tiệp Petr Fiala thông báo lô đạn dược đầu tiên đã đến Ukraine.
5. Cập nhật của FBI về âm mưu ám sát Donald Trump
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “FBI Update on Donald Trump Assassination Attempt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cục Điều tra Liên bang, gọi tắt là FBI, đã công bố các chi tiết mới vào hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, trong cuộc họp báo về âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử của ông ở Butler, Pennsylvania.
Ông Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đang phát biểu tại cuộc vận động tranh cử của ông ở Butler vào tối thứ Bảy thì bị bắn trên sân khấu, với một viên đạn găm vào phần trên tai phải. Phát ngôn nhân của chiến dịch tranh cử của Trump hôm thứ Bảy cho biết cựu tổng thống “ổn thỏa” và đang “được kiểm tra tại một cơ sở y tế địa phương”. Ông Trump được xuất viện vào cuối đêm hôm đó.
Tay súng bị nghi ngờ, hiện được FBI xác định là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, đã bị Sở Mật vụ bắn chết. Một người tham dự cuộc biểu tình, cựu lính cứu hỏa Corey Comperatore, 50 tuổi, cũng thiệt mạng trong vụ việc. Những người bị thương, hiện được xác định là David Dutch, 57 tuổi ở New Kensington, Pennsylvania và James Copenhaver, 74 tuổi ở Moon Township, Pennsylvania, hiện đang trong tình trạng ổn định.
FBI đã phân loại vụ nổ súng là một vụ ám sát và đang là cơ quan chủ trì cuộc điều tra cùng với Sở Mật vụ và cơ quan thực thi pháp luật địa phương.
Theo FBI, Crooks đã nổ súng từ một vị trí trên cao bên ngoài địa điểm biểu tình. Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy một người đàn ông trèo lên nóc tòa nhà gần đó và báo cảnh sát địa phương trước khi vụ nổ súng xảy ra. Theo báo cáo từ Associated Press hôm Chúa Nhật, một viên chức cảnh sát địa phương đã chạm trán Crooks trên mái nhà, nhưng đã rút lui khi Crooks chĩa súng vào anh ta. Ngay sau đó, Crooks bắn về phía Trump, khiến các tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ bắn chết hung thủ. AP đã nói chuyện với hai quan chức thực thi pháp luật với điều kiện giấu tên.
Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ, gọi tắt là ATF, đã tiến hành truy tìm khẩn cấp khẩu súng thu được tại hiện trường. Các nguồn thực thi pháp luật cho biết khẩu súng này có thể đã được cha của Crooks mua ít nhất sáu tháng trước, mặc dù các nhà điều tra vẫn đang làm việc để xác định thời điểm và cách thức Crooks có được khẩu súng.
Trong khi đó, vật liệu chế tạo bom được phát hiện trong xe của Crooks và tại nhà của anh ta, các quan chức mô tả những thiết bị này là “thô sơ”. Sở Cảnh sát Bethel Park đã di tản các khu dân cư lân cận và đóng cửa khu vực xung quanh nhà Crooks như một biện pháp phòng ngừa trước đó vào hôm Chúa Nhật.
Trong cuộc họp báo với các phóng viên, vào hôm Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, FBI tuyên bố rằng họ vẫn chưa xác định được động cơ của vụ nổ súng. Họ tin rằng Crooks hành động một mình và trước đây không nằm trong tầm ngắm của FBI. Các nhà điều tra đang rà soát các nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội của anh ta, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bài viết đe dọa hoặc bài đăng nào trên mạng xã hội.
Bối cảnh của Crooks thể hiện một bức tranh phức tạp. Anh ta là cử tri Đảng Cộng hòa đã ghi danh ở Pennsylvania, nhưng các báo cáo tài chính chiến dịch liên bang cho thấy anh đã quyên góp một khoản nhỏ cho ủy ban hành động chính trị cánh tả, gọi tắt là PAC, vào Tháng Giêng năm 2021.
Gia đình của kẻ xả súng đang hợp tác với các nhà điều tra liên bang, điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu lý lịch, động cơ và các hoạt động gần đây của Crooks.
FBI coi đây là một vụ âm mưu ám sát cựu tổng thống và một hành động khủng bố trong nước. Họ đang điều tra mọi động cơ có thể xảy ra, bao gồm cả chủ nghĩa cực đoan chính trị, và điều tra xem liệu Crooks có bất kỳ mối liên hệ nào với các nhóm cực đoan hay không.
Khi cuộc điều tra tiếp tục, FBI đã hứa sẽ cập nhật thường xuyên cho công chúng và nhấn mạnh rằng mặc dù họ đang nỗ lực làm việc để khám phá tất cả các khía cạnh của vụ án, nhưng quá trình này có thể mất thời gian do sự phức tạp của bằng chứng và tính chất nổi bật của người bị ám sát.
Khi Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa bắt đầu vào thứ Hai, những lo ngại về an ninh đã trở thành tâm điểm. Ban lãnh đạo đảng Cộng hòa đã thông báo rằng các biện pháp an toàn bổ sung sẽ được thực hiện trong suốt thời gian diễn ra đại hội, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và địa phương.
Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh đánh giá độc lập các biện pháp an ninh tại cuộc vận động tranh cử, nêu bật sự cần thiết của người Mỹ phải đoàn kết chống lại bạo lực chính trị.
Vụ ám sát đã khơi lại các cuộc tranh luận về kiểm soát súng và giọng điệu các diễn ngôn chính trị ở Hoa Kỳ. Phó Giám đốc FBI Paul Abbate lưu ý rằng “những những luận điệu liên quan đến các mối đe dọa bạo lực đã gia tăng trên mạng” sau vụ nổ súng.
6. Thủ tướng Estonia từ chức để đảm nhận chức vụ ngoại giao hàng đầu Liên Hiệp Âu Châu
Đài truyền hình công cộng ERR đưa tin Kaja Kallas đã từ chức thủ tướng Estonia cùng với các thành viên chính phủ khác vào ngày 15 tháng 7.
Nữ Thủ tướng, nổi tiếng vì sự ủng hộ kiên quyết của bà đối với Ukraine trước sự xâm lược của Nga, sẽ từ chức để đảm nhận công việc nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu vào cuối năm nay.
ERR viết rằng Kallas về mặt kỹ thuật sẽ tiếp tục giữ chức thủ tướng cho đến khi chính phủ tiếp theo được thành lập, rất có thể sẽ diễn ra vào đầu tháng 8. Cô đã lãnh đạo Estonia từ năm 2021 trong ba chính phủ riêng biệt, gần đây nhất là sau khi tái đắc cử vào tháng 3 năm 2023.
Nhà lãnh đạo chính phủ Estonia được chọn làm nhà ngoại giao trưởng của Liên Hiệp Âu Châu sau cuộc bầu cử Âu Châu vào tháng 6. Kallas là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất ở Âu Châu cảnh báo chống lại chủ nghĩa bành trướng của Nga và kêu gọi một đường lối thống nhất và quyết đoán trong việc hỗ trợ Ukraine.
7. Trung Quốc đáp trả sự chỉ trích của NATO, gọi đó là 'Những cáo buộc vô căn cứ'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China Hits Back at NATO Finger-Pointing: 'Unfounded Accusations'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc đã chỉ trích “những cáo buộc vô căn cứ” của NATO trong tuần này sau khi các nhà lãnh đạo liên minh chỉ trích Bắc Kinh vì cáo buộc ủng hộ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Hòa Lan Caspar Veldkamp trong cuộc điện đàm hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Bẩy, rằng Trung Quốc “sẽ không bao giờ chấp nhận” các khẳng định của NATO.
Ông Vương, người đang giữ chức ngoại trưởng lần thứ hai, cho biết Trung Quốc có “thành tích tốt nhất trên thế giới” về các vấn đề hòa bình và an ninh. Ông nói, sự khác biệt về hệ thống chính trị và giá trị giữa Bắc Kinh và NATO không phải là lý do để liên minh này “kích động đối đầu”.
Ông Vương nói: “NATO nên biết vị trí của mình và kiềm chế can thiệp vào các vấn đề Á Châu-Thái Bình Dương cũng như công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời không thách thức các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc”.
Các nhà lãnh đạo NATO tập trung tại Washington trong tuần này cho biết Nga vẫn là “mối đe dọa trực tiếp và quan trọng nhất” đối với an ninh tập thể của họ. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với các tham vọng và chính sách cưỡng chế tiếp tục thách thức lợi ích, an ninh và giá trị của chúng ta.”
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trở thành nhân tố quyết định trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine thông qua cái gọi là quan hệ đối tác 'không giới hạn' và sự hỗ trợ quy mô lớn cho cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga. Điều này làm tăng mối đe dọa mà Nga đặt ra cho các nước láng giềng và an ninh Âu Châu-Đại Tây Dương”, tuyên bố cho biết bằng một số ngôn ngữ mạnh mẽ nhất của NATO.
Các nhà lãnh đạo kêu gọi Bắc Kinh “ngưng mọi hỗ trợ vật chất và chính trị cho nỗ lực chiến tranh của Nga”, bao gồm cả “việc chuyển giao các vật liệu có công dụng kép, chẳng hạn như các thành phần vũ khí, thiết bị và nguyên liệu thô làm đầu vào cho lĩnh vực quốc phòng của Nga”.
Liên minh cho biết: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thể kích hoạt cuộc chiến tranh lớn nhất ở Âu Châu trong lịch sử gần đây mà không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích và danh tiếng của nước này”.
Trước đó vào hôm thứ Năm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết NATO “không có bằng chứng hỗ trợ” cho tuyên bố của mình rằng Bắc Kinh đang hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa và chính phủ Trung Quốc không cung cấp vũ khí cho “bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột”.
“Ngay sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, Mỹ đã tuyên bố sai sự thật rằng Trung Quốc đang hỗ trợ quân sự cho Nga. Cho đến ngày nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng đáng kể nào”, cô ta nói.
“Số liệu thống kê thực tế cho thấy rằng hơn 60% phụ tùng quân sự nhập khẩu của Nga và các mặt hàng có công dụng kép đến từ Mỹ và các nước phương Tây khác, 95% phụ tùng chính của Nga bị Ukraine phá hủy đến từ phương Tây, và 72% các bộ phận phương Tây của Nga- chế tạo vũ khí đến từ các công ty Mỹ. Mỹ giải thích điều đó như thế nào?”
Cuộc gọi của Vương Nghị với Veldkamp diễn ra hai tuần sau khi NATO tuyên bố lựa chọn Mark Rutte, cựu thủ tướng Hòa Lan, làm tổng thư ký tiếp theo, với vai trò bắt đầu vào tháng 10.
Liên minh Âu Châu và Trung Quốc đang ở giữa một cuộc chiến thương mại đang diễn ra, với một bên áp đặt mức thuế cao và bên kia tiến hành các biện pháp chống bán phá giá.
Về quan hệ với Hòa Lan, ông Vương cho biết ông hy vọng người Hòa Lan sẽ “khuyến khích Âu Châu có cái nhìn khách quan và hợp lý về Trung Quốc”.
Veldkamp mô tả Trung Quốc là một “thế lực toàn cầu” và là đối tác thương mại chính của Hòa Lan ở Á Châu, theo thông tin của Bắc Kinh.
Quan chức Hòa Lan cho biết NATO “sẽ mãi mãi là một tổ chức phòng thủ”.
8. Phần Lan thông qua luật ngăn người di cư qua biên giới từ Nga
Hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Bẩy, Quốc hội Phần Lan đã thông qua luật trao cho lực lượng biên phòng quyền ngăn chặn những người xin tị nạn vượt biên từ Nga. Quyết định này diễn ra sau sự xuất hiện của hơn 1.300 người, khiến Helsinki phải đóng cửa biên giới.
Phần Lan đã cáo buộc nước láng giềng Nga vũ khí hóa việc di cư bằng cách khuyến khích người di cư từ các quốc gia như Syria và Somalia vượt biên, một khẳng định mà Điện Cẩm Linh phủ nhận.
Helsinki tin rằng Mạc Tư Khoa đang thúc đẩy việc vượt biên giới để trả đũa việc Phần Lan gia nhập NATO, và hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc chiến vô cớ của Nga. Chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Petteri Orpo nhấn mạnh tầm quan trọng của dự luật trong việc ngăn chặn những người đến trong tương lai, mặc dù nó mâu thuẫn với các cam kết nhân quyền quốc tế của Phần Lan.
“Đây là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Nga, một thông điệp mạnh mẽ tới các đồng minh của chúng tôi, rằng Phần Lan quan tâm đến an ninh của chính mình, chúng tôi quan tâm đến an ninh của biên giới Liên Hiệp Âu Châu”, Orpo nói trong cuộc họp báo sau cuộc bỏ phiếu
Kể từ mùa hè năm ngoái, hơn 1.300 người xin tị nạn đã vượt biên từ Nga, nhưng không có người mới nào đến kể từ tháng 3 cho đến ngày 11 tháng 7. Sau cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, Lực lượng Biên phòng Phần Lan đã đưa ra tuyên bố báo cáo rằng một người đã vượt biên trái phép vào năm ngoái, và xin tị nạn sau khi bị bộ đội biên phòng bắt.
Phần Lan đã đóng cửa biên giới đất liền với Nga vào cuối năm ngoái.
9. Báo cáo cho thấy máy bay Nga bị rơi có vấn đề về các bộ phận
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crashed Russian Plane Had a Parts Problem: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các lệnh trừng phạt đã cản trở việc bảo trì chiếc máy bay Nga bị rơi bên ngoài Mạc Tư Khoa hôm Thứ Sáu, 12 Tháng Bẩy, khiến cả ba người trên máy bay thiệt mạng.
Chiếc Sukhoi Superjet (SSJ 100) của Gazpromavia, hãng hàng không thuộc sở hữu của gã khổng lồ khí đốt Gazprom, đã bị rơi ở quận Kolomensky của khu vực Mạc Tư Khoa.
Truyền thông Nga đưa tin, nó đã biến mất khỏi radar vào khoảng 3 giờ chiều khi đang trên đường từ Nhà máy Hàng không Lukhovitsy đến Sân bay Vnukovo.
Sukhoi Superjet là máy bay chở khách đầu tiên của Nga được phát triển kể từ Chiến tranh Lạnh và có khoảng 150 chiếc đang hoạt động.
Tập đoàn máy bay United (UAC) thuộc sở hữu nhà nước cho biết chiếc máy bay không có hành khách đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm sau khi sửa chữa. Một nguồn tin của Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết nó phát nổ sau khi rơi xuống một khu rừng. Video trên mạng xã hội xuất hiện cho thấy hậu quả của vụ tai nạn với khói bốc lên không trung.
Tính đến thứ Bảy, vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào về vụ tai nạn, nhưng kênh Mash Telegram đưa tin rằng việc cung cấp phụ tùng thay thế cho máy bay đã ngừng vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Mạc Tư Khoa sau khi Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine..
Các hãng hàng không Nga sau đó đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nhập khẩu phụ tùng thay thế cho máy bay. UAC đang phát triển một phiên bản thay thế nhập khẩu của Sukhoi Superjet, nhưng việc sản xuất nó vẫn chưa bắt đầu.
Theo nhà cung cấp tình báo hàng không Thụy Sĩ ch-aviation, chiếc máy bay bị rơi hôm thứ Sáu được trang bị động cơ SaM146 của Pháp do một liên doanh Pháp-Nga sản xuất.
Nhưng Mash báo cáo rằng máy bay đang thử nghiệm động cơ PD-8 trong nước, được phát triển để thay thế động cơ của Pháp.
Theo Reuters, vụ tai nạn này là vụ tai nạn thứ ba của Sukhoi Superjet kể từ khi máy bay chở khách khu vực này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2008. Năm 2012, một trong những chiếc máy bay đã rơi trong chuyến bay trình diễn ở Indonesia, khiến 45 người thiệt mạng. Năm 2019, 41 người thiệt mạng khi một trong các máy bay rơi khi hạ cánh xuống phi trường Sheremetyevo ở Mạc Tư Khoa.
Các lệnh trừng phạt đã có tác động lớn đến ngành hàng không dân dụng Nga. Đầu tháng này, truyền thông Nga đưa tin hãng hàng không tư nhân lớn nhất nước S7 đã phải ngừng hoạt động đội máy bay Airbus A320 vì các lệnh trừng phạt khiến họ không thể sửa chữa và bảo trì động cơ Pratt & Whitney do Mỹ sản xuất.
Vào tháng 10 năm 2023, các vấn đề của S7 trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế cho động cơ và dịch vụ đã buộc hãng này phải cắt giảm đội bay Airbus đang hoạt động của mình xuống còn khoảng 13 chiếc, tức chỉ 1 Tháng Năm tổng số đội bay Airbus của mình.
10. Zelenskiy thăm Ireland một thời gian ngắn, Thủ tướng Ireland hứa sẽ tới Kyiv 'trong vài tuần tới'
Thủ tướng Ireland Simon Harris cho biết ông sẽ thăm Kyiv “trong những tuần tới” sau khi chào đón Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tới đất nước của ông trong cuộc gặp dừng chân ngắn ngày vào ngày 13 Tháng Bẩy.
Zelenskiy đang trở về Ukraine sau Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington và bay qua Sân bay Shannon nơi hai nhà lãnh đạo gặp nhau.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Harris cho biết họ đã có một “cuộc gặp rất tốt đẹp” và đã thảo luận về một thỏa thuận song phương tiềm năng về rà phá bom mìn, năng lượng, hỗ trợ nhân đạo và an ninh lương thực.
“Tôi cảm ơn Ireland vì đã ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ và Thủ tướng vì sự quan tâm và cam kết cá nhân mạnh mẽ của ông ấy đối với những nỗ lực đưa trẻ em về nhà”, ông Zelenskiy nói trong một bài đăng trên mạng xã hội sau cuộc họp.
Ireland có chính sách trung lập, không phải là thành viên NATO và có tỷ lệ chi tiêu quốc phòng thấp nhất trong Liên Hiệp Âu Châu, khoảng 0,2% GDP.
Chính phủ nước này vẫn cam kết không cung cấp viện trợ quân sự gây sát thương cho Ukraine.
Nhưng đất nước này đã tiếp nhận một số lượng đáng kể người tị nạn Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện, ước tính chỉ khoảng 100.000 người, khoảng 73.000 người trong số đó đang sống trong nhà ở do nhà nước cung cấp vào cuối năm 2023.
Chi phí của một chương trình như vậy được cho là khoảng 1,5 tỷ euro mỗi năm hay 1,6 tỷ Mỹ Kim.
Zelenskiy dự kiến sẽ đến thăm Vương quốc Anh vào ngày 18 Tháng Bẩy, tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Âu Châu lần thứ tư tại Cung điện Blenheim ở Woodstock.
11. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh đe dọa Âu Châu về quyết định triển khai hỏa tiễn của Mỹ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kremlin spokesman threatens Europe over decision to host US missiles”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 Tháng Bẩy rằng các thủ đô Âu Châu sẽ là “nạn nhân” nếu họ tiếp nhận hỏa tiễn tầm xa của Mỹ.
Peskov cho rằng Nga có thể ngăn chặn hỏa tiễn Mỹ sau thông báo Đức sẽ tiếp nhận hỏa tiễn tầm xa do Mỹ sản xuất vào năm 2026.
“Đất nước chúng ta đang nằm trong tầm ngắm của hỏa tiễn Mỹ đặt ở Âu Châu. Chúng ta đã trải qua tất cả những điều này trước đây,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với nhà tuyên truyền truyền hình Nga Vladimir Solovyov. “Chúng tôi có đủ tiềm năng để ngăn chặn những hỏa tiễn này. Nhưng thủ đô của các quốc gia này có thể là nạn nhân.”
Ông đề cập đến Chiến tranh Lạnh, khi hỏa tiễn của Mỹ ở Âu Châu nhắm vào Liên Xô, trong khi Mạc Tư Khoa nhắm hỏa tiễn vào Âu Châu.
Peskov cũng tuyên bố rằng Âu Châu đang “bùng nổ” và lịch sử sẽ lặp lại, trước nhận xét rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô.
Washington tuyên bố triển khai hỏa tiễn vào ngày 10 tháng 7. Đức sẽ trang bị hỏa tiễn SM-6 và Tomahawk, cũng như vũ khí siêu thanh có tầm bắn xa hơn bất kỳ loại vũ khí nào ở Âu Châu.
Một số hỏa tiễn có thể tiếp cận mục tiêu cách xa 2.500 km và chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Các nước Âu Châu gần đây hứa sẽ phát triển hỏa tiễn hành trình tầm xa và tăng cường sản xuất quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga và nhu cầu ngày càng tăng của Ukraine.
Hiện Đức là quốc gia duy nhất đồng ý tiếp nhận hỏa tiễn tầm xa của Mỹ. Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với các phóng viên ở Washington rằng thỏa thuận này sẽ đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ lãnh thổ của NATO và Đức, Reuters đưa tin hôm 11 Tháng Bẩy. Ông nhấn mạnh rằng: “ Quyết định này đã được đưa ra từ lâu và không thực sự gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai liên quan đến chính sách an ninh và hòa bình”.
Italia phát hiện âm mưu ám sát, ĐGH vẫn tiếp tục. LM ban phép lành cho ông Trump 5’ trước vụ ám sát
VietCatholic Media
17:26 15/07/2024
1. Khẩu súng được tìm thấy trong vali bị bỏ rơi trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Trieste, Ý
An ninh của Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải được tăng cường trong chuyến viếng thăm Trieste, Ý, vào ngày 7 tháng 7 do người ta phát hiện ra một khẩu súng lục bên trong một chiếc vali bị bỏ rơi tại nhà ga xe lửa của thành phố. Đức Thánh Cha đã đến và đi từ thành phố bằng trực thăng.
Theo báo chí Ý, chưa đầy 24 giờ trước khi Đức Thánh Cha đến, mọi chuông báo động đã vang lên sau khi cảnh sát phát hiện một khẩu súng lục bán tự động do Tiệp sản xuất bên trong vali.
Vũ khí được phát hiện là một khẩu súng ngắn 9 ly với băng đạn chứa 14 viên đạn, nằm trong vali cùng với hai đôi giày và quần áo xuất xứ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nguyên nhãn hiệu.
Carabinieri, là cơ quan an ninh của Ý, đã hành động ngay lập tức và thông báo cho các cơ quan phụ trách an ninh của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thời gian ngài tham gia Tuần lễ Xã hội lần thứ 50 của người Công Giáo để họ có thể tăng cường các biện pháp bảo vệ.
Đức Thánh Cha đã thực hiện chuyến đi này để tham gia sự kiện thường niên do Giáo Hội Công Giáo ở Ý tổ chức nhằm thúc đẩy học thuyết xã hội Công Giáo.
Trong một tuyên bố với Il Piccolo – là tờ báo chính của thành phố Trieste – Đức Cha Enrico Trevisi, Giám Mục giáo phận cho biết Đức Giáo Hoàng đã biết về những gì đã xảy ra và “luôn bình tĩnh”.
Trên thực tế, vị Giám Mục đã được chính Đức Thánh Cha thông báo về vụ tịch thu vũ khí này, Đức Thánh Cha biết trước khi ngài đáp máy bay trực thăng từ Vatican, và bảo vị Giám Mục rằng bất chấp tình hình, ngài vẫn quyết định tiếp tục chuyến đi.
Đức Cha Trevisi lưu ý rằng người dân Trieste “đã chào đón sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng với niềm vui lớn lao và chúng tôi không muốn niềm vui này bị xáo trộn bởi những suy nghĩ khác” và mời họ “hãy ghi khắc những lời nói của giáo hoàng”.
Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Trieste tiếp tục diễn ra bình thường và không có thêm sự việc nào, mặc dù đơn vị tình báo và chống khủng bố vẫn tiếp tục điều tra mối liên hệ có thể có giữa vũ khí và chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Dù vẫn chưa xác định được danh tính chủ nhân của chiếc vali nhưng camera của nhà ga xe lửa cho thấy một người đàn ông cao khoảng 1,9m, nước da ngăm đen, nhìn quanh trước khi bỏ vali và đi ra ngoài.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết đây là vấn đề khiến “chính quyền Ý lo ngại”.
2. Vatican lên án bạo lực sau cuộc tấn công vào cựu Tổng thống Trump
Tòa Thánh đã lên án các hành vi bạo lực sau vụ nổ súng khiến cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và những người khác bị thương và khiến một người thiệt mạng tại một cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania vào ngày 13 tháng 7.
Một tuyên bố ngắn gọn được phát ngôn nhân Vatican Matteo Bruni cung cấp cho CNA vào ngày 14 tháng 7 cho biết Tòa Thánh bày tỏ “quan ngại về tình tiết bạo lực đêm qua, gây tổn thương cho người dân và nền dân chủ, gây ra đau khổ và chết chóc”.
Bình luận cũng cho biết Tòa Thánh “hiệp kết với lời cầu nguyện của các giám mục Hoa Kỳ cho nước Mỹ, cho các nạn nhân và cho hòa bình trong nước, để động cơ bạo lực không bao giờ thắng thế”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không bình luận về vụ việc trong lần xuất hiện công khai hàng tuần của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.
Các nhà lãnh đạo chính trị trên toàn cầu đã lên tiếng phản đối bạo lực chính trị và ủng hộ nền dân chủ sau vụ ám sát ở Butler, Pennsylvania, tối thứ Bảy.
Trong tuyên bố đăng trên Truth Social ngày 13 Tháng Bẩy, cựu Tổng thống Trump cho biết một viên đạn đã xuyên qua phần trên tai phải của ông. Sau khi được điều trị tại một bệnh viện gần đó, cựu tổng thống đã bay tới New Jersey dưới sự bảo vệ của Cơ quan Mật vụ vào khuya thứ Bảy.
FBI đã xác định kẻ xả súng vào cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Bethel Park, Pennsylvania. Theo các quan chức, Crooks, người không mang theo giấy tờ tùy thân và được xác định qua phân tích DNA, đã bị một tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ tiêu diệt tại cuộc biểu tình.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục Công Giáo cầu nguyện cho sự an toàn của cựu Tổng thống Trump tại cuộc biểu tình ở Pennsylvania trước khi xảy ra vụ nổ súng
Một linh mục Công Giáo đã ban phép lành trong cuộc biểu tình của cựu tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy đã nói với mọi người rằng họ cần cầu nguyện cho cựu Tổng thống Trump ngay trước khi Trump bị bắn và bị thương.
Vị linh mục nói với CNA rằng chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump đã liên lạc với ngài vài ngày trước và yêu cầu ngài ban phép lành tại cuộc vận động tranh cử. Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên podcast “Pints with Aquinas” vào tối thứ Bảy, Cha Charron đã kể lại lời cầu nguyện mà ngài đã đưa ra tại sự kiện này.
“Lời cầu nguyện của tôi là lời cầu nguyện bảo vệ. Lời cầu nguyện của tôi là khôi phục các mối quan hệ đúng đắn trong xã hội của chúng ta - các mối quan hệ ở cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình, cấp độ xã hội, để đất nước chúng ta sẽ trở nên vĩ đại trở lại trước mắt Chúa. Và một khi đất nước của chúng ta sẽ trở nên vĩ đại trở lại, thế giới của chúng ta cũng sẽ trở nên vĩ đại trở lại, trước mắt Chúa,” Cha Charron nói.
“Tất cả những điều này giả định rằng mọi người, trước hết, bắt đầu sống cuộc sống hàng ngày của mình theo thánh ý Chúa”, vị linh mục nói thêm.
Cha Charron cho biết ngài đã gặp cựu Tổng thống Trump một thời gian ngắn trước khi cựu tổng thống ra ngoài phát biểu trước đám đông tại cuộc vận động tranh cử, diễn ra tại một địa điểm ngoài trời tại Butler Farm Show ở Quận Butler, Pennsylvania.
“Tôi đã nói chuyện với ông ấy về tình hình ở Ukraine và bắt tay ông ấy,” Cha Charron nói.
Khi Cha Jason Charron ra về để chuẩn bị cho thánh lễ Chúa Nhật, một nhóm khoảng 15 đến 20 người đã gọi ngài đến hàng rào chắn trong địa điểm tập hợp xin ngài chúc lành cho họ ngay trước khi cựu Tổng thống Trump bắt đầu phát biểu.
Cha Charron nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNA vào tối thứ Bảy: “Tôi nói với họ: Tôi đã cầu nguyện cho ông ấy và sự an toàn của ông ấy, nhưng họ cũng phải cầu nguyện vì có những người muốn giết ông ấy”. “Và tôi không nghĩ nhiều - theo đúng nghĩa đen là vài phút sau có loại âm thanh kinh hoàng này, và mọi người bắt đầu chạy tán loạn, và lúc đó tôi nghe người ta nói rằng đó là một tiếng súng.”
Nhà chức trách cho biết một tay súng đang cố gắng giết cựu Tổng thống Trump đã bắn nhiều phát vào cựu tổng thống, trúng vào tai phải của ông trong khi giết chết một khán giả và làm bị thương hai người khác.
Cha Charron cho biết ngài biết có những tuyên bố chính sách của cựu Tổng thống Trump mâu thuẫn với giáo huấn Công Giáo, bao gồm cả những tuyên bố gần đây của cựu Tổng thống Trump nói rằng ông ủng hộ việc cung cấp thuốc phá thai. Nhưng ngài ám chỉ đến các hành động ủng hộ sự sống của cựu Tổng thống Trump, bao gồm cả việc ông bổ nhiệm ba thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ khi ông còn là tổng thống, những người đã giúp hình thành đa số để lật ngược phán quyết Roe chống Wade vào tháng 6 năm 2022, cho phép các tiểu bang cấm phá thai.
Cha Charron nói với CNA: “Nếu mọi người thắc mắc tại sao tôi lại có mặt tại một cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump, thì đó không phải là để phong thánh cho ông ấy hay miễn trừ những khiếm khuyết của ông ấy”.
Cha nói: “Sự nhút nhát gần đây của ông ấy trong việc ủng hộ luật ủng hộ sự sống là điều không mong muốn, và tôi đến đó không phải vì lý do đó mà để khuyến khích ông ấy phát huy những chiến thắng ủng hộ sự sống trong chính quyền đầu tiên của mình”.
Cha Charron được thụ phong linh mục trong Nhà thờ Công Giáo Ukraine cho Giáo phận Thánh Josaphat vào năm 2008. Ngài đã phục vụ tại các giáo xứ ở Bắc Carolina, Tây Virginia và Pennsylvania và hiện là cha sở của Nhà thờ Công Giáo Holy Trinity Ukraine ở Carnegie, Pennsylvania, và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Wheeling, Tây Virginia.
Source:Catholic News Agency
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật, 14 Tháng Bẩy, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ 15 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay Tin Mừng kể cho chúng ta về Chúa Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo (x. Mc 6:7-13). Ngài sai họ đi “từng hai người một” và đề nghị một điều quan trọng: chỉ mang theo những gì cần thiết.
Chúng ta hãy dừng lại một chút ở hình ảnh này: các môn đệ được sai đi cùng nhau và chỉ nên mang theo những gì cần thiết.
Chúng ta không rao giảng Tin Mừng một mình, không: Tin Mừng được loan báo cùng nhau, như một cộng đồng, và để làm được điều này, điều quan trọng là phải biết cách giữ gìn sự điều độ: biết cách tỉnh táo trong việc sử dụng của cải, chia sẻ tài nguyên, năng lực và ân sủng, và hoạt động trong sự điều độ. Tại sao? Để được tự do, hãy nhớ điều này những thứ không cần thiết nô lệ hóa anh chị em, và cũng để được tự do, tất cả chúng ta đều cần có những gì cần thiết để sống một cách xứng đáng và tích cực đóng góp cho sứ mạng; rồi tỉnh táo trong suy nghĩ, tỉnh táo trong cảm xúc, từ bỏ những định kiến và từ bỏ tính cứng nhắc, giống như những hành lý vô nghĩa, đè nặng chúng ta và cản trở cuộc hành trình, thay vào đó khuyến khích thảo luận và lắng nghe, và nhờ đó làm chứng hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến những gì xảy ra trong gia đình và cộng đồng của chúng ta: khi chúng ta bằng lòng với những gì cần thiết, dù ít, với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta có thể tiến bước và hòa hợp, chia sẻ những gì có, mọi người đều từ bỏ điều gì đó và hỗ trợ lẫn nhau (xem Công vụ 4:32-35). Và đây đã là một lời loan báo truyền giáo, trước và thậm chí còn hơn cả lời nói, bởi vì nó thể hiện vẻ đẹp của sứ điệp Chúa Giêsu trong tính hữu hình của cuộc sống. Thật vậy, một gia đình hay một cộng đoàn sống theo cách này sẽ tạo ra xung quanh mình một môi trường giàu tình yêu thương, trong đó người ta dễ dàng cởi mở hơn với đức tin và sự mới mẻ của Tin Mừng, và từ đó người ta bắt đầu tốt hơn, người ta bắt đầu nhiều hơn và thanh thản hơn.
Mặt khác, nếu mọi người đi theo con đường của mình, nếu chỉ quan tâm đến vật chất – là điều không bao giờ là đủ – nếu người ta không lắng nghe, nếu chủ nghĩa cá nhân và lòng đố kỵ chiếm ưu thế – thì ghen tị là một thứ gì đó gây chết người, một chất độc! – chủ nghĩa cá nhân và sự đố kỵ ngự trị, bầu không khí trở nên nặng nề, cuộc sống trở nên khó khăn, và những cuộc gặp gỡ trở thành một dịp bồn chồn, buồn bã và chán nản, hơn là một dịp vui mừng (x. Mt. 19:22).
Anh chị em thân mến, sự hiệp thông và sự điều độ là những giá trị quan trọng đối với đời sống Kitô hữu của chúng ta: sự hiệp thông, hòa hợp giữa chúng ta và sự điều độ là những giá trị quan trọng, những giá trị không thể thiếu để một Giáo hội truyền giáo ở mọi cấp độ.
Vậy chúng ta có thể tự hỏi: tôi có nếm được niềm vui được loan báo Tin Mừng, mang đến nơi tôi sống niềm vui và ánh sáng đến từ cuộc gặp gỡ với Chúa không? Và để làm được điều này, tôi có cam kết đồng hành cùng người khác, chia sẻ ý tưởng và kỹ năng với họ, với tâm trí cởi mở và trái tim rộng lượng không? Và cuối cùng: tôi có biết nuôi dưỡng một lối sống điều độ, một lối sống quan tâm đến nhu cầu của anh chị em tôi không? Đó là những câu hỏi mà chúng ta nên tự hỏi mình.
Xin Mẹ Maria, Nữ vương các thánh Tông đồ, giúp chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo đích thực, trong sự hiệp thông và đời sống điều độ. Trong sự hiệp thông, trong sự hòa hợp giữa chúng ta và trong sự điều độ của cuộc sống.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Tôi chào anh chị em Rôma và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia. Đặc biệt, tôi chào những người tham dự Đại hội Quốc tế giáo dân của Dòng Thánh Augustinô; Tôi chào các Nữ tu Thánh Gia Nazareth đang cử hành Tổng Tu nghị; Tôi chào các bạn trẻ của giáo xứ Luson, Alto Adige, những người đã hành hương Via Francigena; Hội đồng Giới trẻ Địa Trung Hải, được truyền cảm hứng từ thông điệp của Đấng Đáng kính Giorgio La Pira; và những người trẻ tham gia Khóa học quốc tế dành cho những nhà đào tạo Regnum Christi.
Tôi gửi lời chào mừng đến các tín hữu Ba Lan đang tụ tập tại Đền thờ Đức Mẹ Đen ở Częstochowa, nhân dịp cuộc hành hương hàng năm của gia đình Radio Maria.
Trong Chúa Nhật Biển, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người làm việc trong lĩnh vực hàng hải và những người chăm sóc họ.
Xin Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tôn kính ngày mốt là Đức Mẹ Núi Carmel, an ủi và ban hòa bình cho tất cả những người dân bị áp bức bởi sự khủng khiếp của chiến tranh. Xin chúng ta đừng quên Ukraine, Palestine, Israel và Miến Điện đang bị dày vò.
Tôi chào các bạn trẻ của Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Thánh Ca
TV 22
Lm. Thái Nguyên
20:50 15/07/2024
Nghỉ ngơi bên Chúa
Lm. Thái Nguyên
20:51 15/07/2024
Mỗi ngày đời con
Lm. Thái Nguyên
20:51 15/07/2024