Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 15 Quanh Năm 12/7/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:00 13/07/2020
Bài Ðọc I: Is 55, 10-11
"Chúng làm cho đất phì nhiêu".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa phán: "Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 64, 10abcd. 10e-11. 12-13. 14
Ðáp: Hạt giống rơi vào đất tốt, và sinh hoa kết quả
Xướng: Chúa đã viếng thăm ruộng đất và tưới giội: Ngài làm cho đất trở nên phong phú bội phần. Sông ngòi của Thiên Chúa tràn trề nước, Ngài đã chuẩn bị cho thiên hạ có lúa mì.
Xướng: Vì Ngài đã chuẩn bị như thế này cho ruộng đất: Ngài đã tưới giội nước vào những luống cày, và Ngài san bằng mô cao của ruộng đất. Ngài làm cho đất mềm bởi thấm nước mưa; Ngài chúc phúc cho mầm cây trong đất.
Xướng: Chúa đã ban cho một năm hồng ân, và lốt xe ngự giá của Ngài khơi nguồn phong phú. Ðống đất hoang vu có nước chảy đầm đìa, và các đồi núi vận xiêm-y hoan hỉ.
Xướng: Ðồng ruộng đông chật những đàn chiên dê, và các thung lũng được che lợp bằng ngũ cốc; muôn loài đều hát xướng và hoan ca.
Bài Ðọc II: Rm 8, 18-23
"Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt nó phải tùng phục với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa. Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta là những kẻ hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên siết trong khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử và ơn cứu độ thân xác chúng ta.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 17, 17b và a
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 13, 1-9 {hoặc 1-23}
"Kìa, có người gieo giống đi gieo lúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói:
"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi. Ai có tai thì hãy nghe".
[Các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ? " Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành". Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe.
"Vậy, các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó, đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết nghẹt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".]
Ðó là lời Chúa.
Lời tạ ơn ngân khánh linh mục
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:55 13/07/2020
Lời tạ ơn ngân khánh linh mục
13/7/2020
Anh chị em thân mến, cùng với lời cầu xin dâng lên Mẹ Maria vào dịp các ngày 13 mỗi tháng tại nhiều nơi và ngay tại đài này, thì luôn có đó những lời cảm tạ, tri ân. Tri ân Mẹ và cùng với Mẹ tạ ơn Thiên Chúa là tâm tình thật là chính đáng và phải đạo, đạo làm người, đạo làm con cái Thiên Chúa.
Lòng biết ơn là một trong những nhân đức nền tảng để sống xứng với phận con người. Những ai thiếu sót trong nhân đức nhân bản này thì không chỉ bị người đời khinh bỉ mà còn bị xem như là loài ăn cháo đái bát, thua cả một số loài vật.
Năm 2020 này hầu hết các anh em lớp Matthia chúng tôi mừng kỷ niệm ngân khánh linh mục, trong đó có cha quản xứ Giacôbê giáo xứ Thánh Linh của anh chị em. Có dịp tụ họp nhau bên đài Mẹ Maria, xin được cùng với Mẹ và nhờ Mẹ sống tâm tình cảm tạ về hồng ân thánh chức linh mục đã lãnh nhận 25 năm qua. Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, vì Người đã đoái thương đến phận hèn tớ nữ.
Qua tên thánh bổn mạng của lớp là Matthia, xin Mẹ dạy cho chúng tôi chớ bao giờ quên ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa đã khấng ban. Sách Công vụ Tông đồ tường thuật việc thánh Matthia được tuyển chọn vào hàng tông đồ như là một ân ban nhưng không, vì không thấy kể ra nhân đức nào của ngài (x.Cv 1, 15-26). Sự khiêm nhu là nền tảng của mọi lời tri ân cảm tạ. Thiên chức linh mục không phải là sản phẩm do bàn tay loài người làm nên. Từ nền tảng sự khiêm nhu nhìn nhận thiên chức linh mục là quà tặng của Thiên Chúa thì các tư tế thừa tác sẽ biết cách thế sử dụng ân ban đúng đẹp ý người trao tặng. Và đây chính là lời tri ân cảm tạ đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Lời tạ ơn đủ đầy ý nghĩa đó là sử dụng ân ban đúng và đẹp ý người thi ân. Chúa Kitô là mẫu gương cho tất cả chúng ta, cách riêng các linh mục trong việc sống lời tạ ơn. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết những lời sau: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10, 4-7). Chúa Kitô đã sống tình tạ ơn bằng việc sử dụng tấm thân xác Chúa Cha trao ban để Emmanụel, ở cùng nhân loại chúng ta trong sự chung thân, gánh phận tôi đòi của chúng ta và chia phần phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Thân xác của Chúa Kitô mãi là Hy tế Tạ Ơn trên các bàn thờ, hiện tại hóa hy tế thập giá năm xưa tuôn ban ơn cứu độ cho nhân trần.
Thánh chức linh mục hay chức tư tế thừa tác là một trong những phương thế để Thiên Chúa yêu thương con người và để con người hiệp thông với Thiên Chúa. Theo một kiểu nhìn truyền thống thì linh mục là máng thông ơn Thiên Chúa. Đã là máng chuyển thì phải gắn liền với hai đầu là trời và đất. Để sống tâm tình tạ ơn thì trước hết anh em linh mục chúng tôi thành tâm tạ tội với Thiên Chúa và thành thực xin lỗi anh chị em.
Đã và đang có đó tình trạng cái máng xa lìa nguồn trời cao khi đời sống thiêng liêng của chúng tôi khô cằn và sự cầu nguyện bị sa sút khiến cho ơn trời cách nào đó khó tuôn chảy đến nơi cần đổ đầy. Đã và cũng đang có đó tình trạng cái máng tách rời đất mẹ là đàn chiên của Thiên Chúa bằng lối hành xử quan liêu, giáo sĩ trị hay lối sống dửng dưng khiến cho cái máng thông ơn thành vô dụng. Bên cạnh đó sự việc cái máng bị biến chất hay biến dạng do bới các yếu tố khách quan hay chủ quan là điều phải nhìn nhận. Noi gương một linh mục cao niên trong giáo phận nhà ngày kỷ niệm 50 linh mục, anh em chúng tôi thành thực thú nhận rằng trong 25 năm đời linh mục, một vài năm làm phó xứ, hơn 20 năm làm quản xứ, công ít, tội nhiều, xin Chúa thứ tha, xin anh chị em bỏ quá và cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Linh mục không phải là chủ nhân mà chỉ là người chuyển trao, người quản lý các ân huệ của Thiên Chúa. Khi rao giảng thì linh mục là những người chuyển tải ý lời của Thiên Chúa chứ không phải là nói ý lời của mình. Trong phụng vụ bí tích thì các ngài là những người cử hành chứ không phải là ban phát. Sống và đảm nhận tròn vai vị là cái máng trung chuyển thì các linh mục mới thực sự sống tình tạ ơn đúng nghĩa. Với thời gian thì cái máng có thể bị rỉ sét hay cong vênh. Thiết nghĩ rằng anh chị em không chỉ là những người hưởng dùng mà còn có bổn phận gìn giữ và chỉnh sửa những “cái máng linh mục” cho đúng hợp với công năng “thông ơn Thiên Chúa”.
Một sự thật khiến chúng ta không thể không quan ngại đó là khi cái máng không còn hữu dụng cho người dùng vì không gắn liền với hai đầu cần tiếp nối hoặc giả bị cong vênh hay ách tắc hoặc giả bị rỉ sét với nhiều lỗ thủng thì số phận của nó chỉ là thứ phế liệu rất rẻ tiền.
Ngày các tiến chức lãnh nhận thiên chức linh mục thì có lẽ người mẹ ruột các ngài là một trong nhưng người vui và hạnh phúc nhất. Rồi ngay sau đó chính các bà cố là những người lo lắng nhất để rồi khi trước đây mỗi ngày lần một chuỗi thì sau khi con làm linh mục lại phải lần đến ba chuỗi để xin cho con được ơn bền đổ.
Trong đức tin thì chúng ta không thể quên một người mẹ cách đặc biệt của hàng linh mục chính là Đức Maria. Chắc chắn Đấng là Nữ Vương hàng linh mục luôn dõi theo chân các tư tế thừa tác như xưa Mẹ đã luôn nối gót Con Chí ái của Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Trong những lời kinh kính mừng xin anh chị em hãy nhớ đến các linh mục của Chúa và xin cho các ngài luôn sống thảo hiếu với Mẹ rất thánh. Có Mẹ, với Mẹ thì các ngài sẽ biết cách sống tình tri ân cảm tạ khi nỗ lực vuông tròn phận vị cái máng thông ơn Thiên Chúa cho nhân trần.
Mong sao có được ngày chúng tôi thân thưa với Chúa Kitô: “Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng, chúng con chỉ làm những việc phải làm” (Lc 17, 10). Và rồi lại được nghe Thầy Chí Thánh đáp: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín…, hãy vào hưởng hạnh sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25, 21).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
13/7/2020
Anh chị em thân mến, cùng với lời cầu xin dâng lên Mẹ Maria vào dịp các ngày 13 mỗi tháng tại nhiều nơi và ngay tại đài này, thì luôn có đó những lời cảm tạ, tri ân. Tri ân Mẹ và cùng với Mẹ tạ ơn Thiên Chúa là tâm tình thật là chính đáng và phải đạo, đạo làm người, đạo làm con cái Thiên Chúa.
Lòng biết ơn là một trong những nhân đức nền tảng để sống xứng với phận con người. Những ai thiếu sót trong nhân đức nhân bản này thì không chỉ bị người đời khinh bỉ mà còn bị xem như là loài ăn cháo đái bát, thua cả một số loài vật.
Năm 2020 này hầu hết các anh em lớp Matthia chúng tôi mừng kỷ niệm ngân khánh linh mục, trong đó có cha quản xứ Giacôbê giáo xứ Thánh Linh của anh chị em. Có dịp tụ họp nhau bên đài Mẹ Maria, xin được cùng với Mẹ và nhờ Mẹ sống tâm tình cảm tạ về hồng ân thánh chức linh mục đã lãnh nhận 25 năm qua. Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa, vì Người đã đoái thương đến phận hèn tớ nữ.
Qua tên thánh bổn mạng của lớp là Matthia, xin Mẹ dạy cho chúng tôi chớ bao giờ quên ân huệ nhưng không mà Thiên Chúa đã khấng ban. Sách Công vụ Tông đồ tường thuật việc thánh Matthia được tuyển chọn vào hàng tông đồ như là một ân ban nhưng không, vì không thấy kể ra nhân đức nào của ngài (x.Cv 1, 15-26). Sự khiêm nhu là nền tảng của mọi lời tri ân cảm tạ. Thiên chức linh mục không phải là sản phẩm do bàn tay loài người làm nên. Từ nền tảng sự khiêm nhu nhìn nhận thiên chức linh mục là quà tặng của Thiên Chúa thì các tư tế thừa tác sẽ biết cách thế sử dụng ân ban đúng đẹp ý người trao tặng. Và đây chính là lời tri ân cảm tạ đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Lời tạ ơn đủ đầy ý nghĩa đó là sử dụng ân ban đúng và đẹp ý người thi ân. Chúa Kitô là mẫu gương cho tất cả chúng ta, cách riêng các linh mục trong việc sống lời tạ ơn. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết những lời sau: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10, 4-7). Chúa Kitô đã sống tình tạ ơn bằng việc sử dụng tấm thân xác Chúa Cha trao ban để Emmanụel, ở cùng nhân loại chúng ta trong sự chung thân, gánh phận tôi đòi của chúng ta và chia phần phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Thân xác của Chúa Kitô mãi là Hy tế Tạ Ơn trên các bàn thờ, hiện tại hóa hy tế thập giá năm xưa tuôn ban ơn cứu độ cho nhân trần.
Thánh chức linh mục hay chức tư tế thừa tác là một trong những phương thế để Thiên Chúa yêu thương con người và để con người hiệp thông với Thiên Chúa. Theo một kiểu nhìn truyền thống thì linh mục là máng thông ơn Thiên Chúa. Đã là máng chuyển thì phải gắn liền với hai đầu là trời và đất. Để sống tâm tình tạ ơn thì trước hết anh em linh mục chúng tôi thành tâm tạ tội với Thiên Chúa và thành thực xin lỗi anh chị em.
Đã và đang có đó tình trạng cái máng xa lìa nguồn trời cao khi đời sống thiêng liêng của chúng tôi khô cằn và sự cầu nguyện bị sa sút khiến cho ơn trời cách nào đó khó tuôn chảy đến nơi cần đổ đầy. Đã và cũng đang có đó tình trạng cái máng tách rời đất mẹ là đàn chiên của Thiên Chúa bằng lối hành xử quan liêu, giáo sĩ trị hay lối sống dửng dưng khiến cho cái máng thông ơn thành vô dụng. Bên cạnh đó sự việc cái máng bị biến chất hay biến dạng do bới các yếu tố khách quan hay chủ quan là điều phải nhìn nhận. Noi gương một linh mục cao niên trong giáo phận nhà ngày kỷ niệm 50 linh mục, anh em chúng tôi thành thực thú nhận rằng trong 25 năm đời linh mục, một vài năm làm phó xứ, hơn 20 năm làm quản xứ, công ít, tội nhiều, xin Chúa thứ tha, xin anh chị em bỏ quá và cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Linh mục không phải là chủ nhân mà chỉ là người chuyển trao, người quản lý các ân huệ của Thiên Chúa. Khi rao giảng thì linh mục là những người chuyển tải ý lời của Thiên Chúa chứ không phải là nói ý lời của mình. Trong phụng vụ bí tích thì các ngài là những người cử hành chứ không phải là ban phát. Sống và đảm nhận tròn vai vị là cái máng trung chuyển thì các linh mục mới thực sự sống tình tạ ơn đúng nghĩa. Với thời gian thì cái máng có thể bị rỉ sét hay cong vênh. Thiết nghĩ rằng anh chị em không chỉ là những người hưởng dùng mà còn có bổn phận gìn giữ và chỉnh sửa những “cái máng linh mục” cho đúng hợp với công năng “thông ơn Thiên Chúa”.
Một sự thật khiến chúng ta không thể không quan ngại đó là khi cái máng không còn hữu dụng cho người dùng vì không gắn liền với hai đầu cần tiếp nối hoặc giả bị cong vênh hay ách tắc hoặc giả bị rỉ sét với nhiều lỗ thủng thì số phận của nó chỉ là thứ phế liệu rất rẻ tiền.
Ngày các tiến chức lãnh nhận thiên chức linh mục thì có lẽ người mẹ ruột các ngài là một trong nhưng người vui và hạnh phúc nhất. Rồi ngay sau đó chính các bà cố là những người lo lắng nhất để rồi khi trước đây mỗi ngày lần một chuỗi thì sau khi con làm linh mục lại phải lần đến ba chuỗi để xin cho con được ơn bền đổ.
Trong đức tin thì chúng ta không thể quên một người mẹ cách đặc biệt của hàng linh mục chính là Đức Maria. Chắc chắn Đấng là Nữ Vương hàng linh mục luôn dõi theo chân các tư tế thừa tác như xưa Mẹ đã luôn nối gót Con Chí ái của Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Trong những lời kinh kính mừng xin anh chị em hãy nhớ đến các linh mục của Chúa và xin cho các ngài luôn sống thảo hiếu với Mẹ rất thánh. Có Mẹ, với Mẹ thì các ngài sẽ biết cách sống tình tri ân cảm tạ khi nỗ lực vuông tròn phận vị cái máng thông ơn Thiên Chúa cho nhân trần.
Mong sao có được ngày chúng tôi thân thưa với Chúa Kitô: “Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng, chúng con chỉ làm những việc phải làm” (Lc 17, 10). Và rồi lại được nghe Thầy Chí Thánh đáp: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín…, hãy vào hưởng hạnh sự vui mừng của chủ ngươi” (Mt 25, 21).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:25 13/07/2020
27. Chúng ta cần phải chịu nhẫn nhục bất cứ đau khổ nào, bởi vì Thiên Chúa đã vì chúng ta mà chịu đau khổ trước.
(Thánh Hilarius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 13/07/2020
74. XUẤT BẤT NHẬN TIỀN
Có một người rất thích nghe những chuyện tin tức vỉa hè và tin rằng đó là thật.
Một hôm, Trương Bạch Thán cố ý nói đùa:
- “Gần đây tôi nghe nói ba ông lão nội các của triều đình tranh luận việc triều chính, đến nỗi phải xuất thủ đánh nhau, nên hoàng thượng ra lệnh cho các đại thần ở cửu khanh lục bộ thết tiệc để khuyên giải.”
Người nọ nghe nói xong liền vội vàng đi thăm Trầm Phụng Phong, và kể lại một hồi. Trầm Phụng Phong không tin nên sai người đi hỏi Trương Bạch Thán, họ Trương cười nói:
- “Lời của tôi đã ra cửa thì không nhận tiền ạ !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 74:
Tin vỉa hè hoặc tin hành lang thì gọi là tin vịt, mà tin vịt thì không đúng sự thật, tin vào tin vịt và cho đó là sự thật thì quả là người nhẹ dạ và bộp chộp.
Có những người rất dễ tin lời người khác nói, chỉ mới nghe nói không biết đúng sai ra sao bèn đi nói toang lên cho mọi người nghe làm họ hoang mang lo lắng; lại có những người Ki-tô hữu dễ tin đến độ chối bỏ Thiên Chúa là Đấng mà mình tôn thờ lâu nay khi nghe tin chỗ này có ông thầy bói hay như thần, chỗ kia có bà đồng bóng biết quá khứ vị lai.v.v...
Tin vỉa hè và tin vịt thì không có thật, mà có chăng nữa thì cũng chỉ có một phần trăm là đúng, còn lại chín mươi chín phần trăm là chuyện bịa cho nên không đáng tin, cho nên đừng nghe tin vịt tin vỉa hè mà hại đến tha nhân, cũng như làm hại đến danh dự của anh chị em...
Người đời thường tin vào tin vịt hoặc tin vỉa hè nên họ rất dễ làm thương tổn người khác; nhưng nếu một linh mục tin vào những tin tức vỉa hè để kết án người khác, hoặc thêm mắm thêm muối vào cho nó quan trọng, thì không những làm tổn thương tha nhân mà còn làm hại đến thánh chức và danh dự của mình nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Có một người rất thích nghe những chuyện tin tức vỉa hè và tin rằng đó là thật.
Một hôm, Trương Bạch Thán cố ý nói đùa:
- “Gần đây tôi nghe nói ba ông lão nội các của triều đình tranh luận việc triều chính, đến nỗi phải xuất thủ đánh nhau, nên hoàng thượng ra lệnh cho các đại thần ở cửu khanh lục bộ thết tiệc để khuyên giải.”
Người nọ nghe nói xong liền vội vàng đi thăm Trầm Phụng Phong, và kể lại một hồi. Trầm Phụng Phong không tin nên sai người đi hỏi Trương Bạch Thán, họ Trương cười nói:
- “Lời của tôi đã ra cửa thì không nhận tiền ạ !”
(Nhã Ngược)
Suy tư 74:
Tin vỉa hè hoặc tin hành lang thì gọi là tin vịt, mà tin vịt thì không đúng sự thật, tin vào tin vịt và cho đó là sự thật thì quả là người nhẹ dạ và bộp chộp.
Có những người rất dễ tin lời người khác nói, chỉ mới nghe nói không biết đúng sai ra sao bèn đi nói toang lên cho mọi người nghe làm họ hoang mang lo lắng; lại có những người Ki-tô hữu dễ tin đến độ chối bỏ Thiên Chúa là Đấng mà mình tôn thờ lâu nay khi nghe tin chỗ này có ông thầy bói hay như thần, chỗ kia có bà đồng bóng biết quá khứ vị lai.v.v...
Tin vỉa hè và tin vịt thì không có thật, mà có chăng nữa thì cũng chỉ có một phần trăm là đúng, còn lại chín mươi chín phần trăm là chuyện bịa cho nên không đáng tin, cho nên đừng nghe tin vịt tin vỉa hè mà hại đến tha nhân, cũng như làm hại đến danh dự của anh chị em...
Người đời thường tin vào tin vịt hoặc tin vỉa hè nên họ rất dễ làm thương tổn người khác; nhưng nếu một linh mục tin vào những tin tức vỉa hè để kết án người khác, hoặc thêm mắm thêm muối vào cho nó quan trọng, thì không những làm tổn thương tha nhân mà còn làm hại đến thánh chức và danh dự của mình nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/samac.tw
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung quốc bác bỏ việc mình gây áp lực để Đức Phanxicô bỏ đoạn nói về Hồng Kông trong diễn từ ngày 5 tháng 7
Vũ Văn An
17:21 13/07/2020
Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, trong cuộc họp báo ngày 9 tháng 7 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian bác bỏ nguồn tin cho rằng Trung Quốc gây áp lực khiến Đức Phanxicô loại bỏ một đoạn lớn nói tới tình hình Hồng Kông trong bài diễn từ lúc đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 5 tháng 7.
Phát ngôn viên trên nói “tôi không biết gì tới tình thế đó, nhưng chúng tôi hy vọng và tin rằng những người có viễn kiến, thực sự quan tâm tới Hồng Kông, hẳn sẽ quyết định hành động theo những cách có lợi cho việc phát triển Hồng Kông”. Ông ta nói thêm: “Trung Quốc sẽ tiếp tục dấn thân vào các cuộc đối thoại xây dựng với Vatican và làm việc để cải thiện các liên hệ song phương”.
Các nhận định của Ông Zhao đã được đưa ra trong cuộc họp báo nói trên, nhiều ngày sau các tường trình cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô bỏ một đoạn đáng kể nói về tình thế đang diễn ra tại Hồng Kông, trong đó, có lời kêu gọi tự do tôn giáo và nhân quyền, khỏi diễn từ lúc đọc kinh Truyền Tin của ngài.
Sau diễn từ đó, một số quan sát viên cho rằng Đức Giáo Hoàng tự chế phát biểu cảm nhận của ngài do lời yêu cầu của Bắc Kinh, trong khi nhiều quan sát viên khác lại cho rằng việc bỏ này thực ra là dấu chỉ kỹ năng ngoại giao tài tình của Đức Phanxicô.
Trung Quốc và Vatican hiện đang thương thảo để triển hạn thỏa thuận tạm kéo dài 2 năm về việc bổ nhiệm các Giám Mục ký năm 2018 do đó sắp hết hạn vào tháng Chín, một việc được nhiều người tin là nhân tố trong suy nghĩ và hành động của Đức Giáo Hoàng liên quan đến các biến động ở Hồng Kông.
Tình trạng bất ổn hiện thời liên quan đến luật an ninh quốc gia mới do chính quyền trung ương ở Bắc Kinh áp đặt bắt đầu có hiệu lực tại Hồng Kông vào ngày 30 tháng 6. Nó cấm phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ, can thiệp nước ngoài và khủng bố và cho phép chính quyền trung ương Trung Quốc thành lập các cơ quan giúp Hồng Kông thực hiện các nhu cầu an ninh của mình bất cứ khi nào chúng tỏ ra cần thiết.
Các nhà hoạt động dân chủ đã chỉ trích luật này như là việc bãi bỏ các quyền tự do mà thuộc địa cũ của Anh được hưởng kể từ khi nó được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Do kết quả của các cuộc đàm phán dẫn đến việc chuyển quyền, một số quyền dân chủ đã được đảm bảo trong ít nhất 50 năm theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống”.
Sau khi luật an ninh được áp đặt, một số nước châu Âu đã đe dọa sẽ có biện pháp phản ứng lại luật an ninh; Vương quốc Anh đã cung ứng con đường tiến đến quyền công dân cho một số người Hồng Kông muốn chạy trốn. Nước Úc cũng đã đưa ra cùng một sáng kiến sau đó.
Trong cuộc họp báo, Ông Zhao đã đề cập đến những mối đe dọa này, nhưng nhấn mạnh rằng “các vấn đề của Hồng Kông là các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, vốn không cho phép sự can thiệp của nước ngoài”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi hy vọng các quốc gia này sẽ nhìn luật này một cách công bằng và khách quan, thận trọng trong lời nói và hành động của họ, và làm những việc có lợi cho sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”.
Một mối quan tâm khác được chia sẻ bởi các nhà hoạt động và các giới chức Giáo hội là về mối quan hệ của Hồng Kông với Vatican, điều mà nhiều người lo sợ sẽ bị coi là việc can thiệp của nước ngoài, do đó dẫn đến việc chấm dứt tự do tôn giáo tại lãnh thổ này.
Những nỗi lo sợ ấy đã lên tới một cường độ mới sau khi có nhiều tường trình cho rằng Đức Giám Mục James Su Zhimin của Bảo Định, ở tỉnh Hồ Bắc, đã chết.
Sinh năm 1932, Đức Cha Su Zhimin đã bị bắt tám lần, bị giam giữ tại nhà và bị kết án khổ sai trong một trại lao động trong hơn 30 năm. Ngài được thụ phong năm 1981, và được bổ nhiệm làm giám mục Bảo Định năm 1992.
Trong những ngày gần đây, có nhiều tin đồn cho rằng Đức Cha Su Zhimin, người bị bắt năm 1997 vì từ chối gia nhập Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc (CCPA) do nhà nước điều khiển và không ai nhìn thấy ngài trong 17 năm, đã chết.
Theo ucanews.com, Đức Cha được nhìn thấy lần cuối tại một bệnh viện ở Bảo Định năm 2003, nhưng kể từ đó, ngài đã không được ai nhìn thấy.
Có tường trình cho rằng chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Vatican bổ nhiệm giám mục phó của Đức Cha Su Zhimin là Đức Cha Phanxicô An Shuxin làm tân giám mục, khiến các thành viên gia đình và các thành viên của cộng đồng giáo phận địa phương sợ Đức Cha Su Zhimin đã không còn trên cõi đời.
Đức Cha An Shuxin, 71 tuổi, trước đây là thành viên của Giáo hội hầm trú trung thành với Vatican và chống lại Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc; tuy nhiên, ngài bị bắt năm 1996 và sau 10 năm bị quản thúc tại gia, đã được thả ra và hiện làm việc công khai với Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc.
Theo ucanews.com, Đức Cha An Shuxin cho biết ngài đã hỏi về tung tích của Đức Cha Su Zhimin, khi ngài được thả tự do năm 2006, nhưng các giới chức Trung Quốc nói rằng họ không biết, tuy nhiên, họ bảo đó là vấn đề sẽ được chính quyền trung ương và Vatican giải quyết.
Su Tianyou, cháu trai Đức Cha Su Zhimin, nói với tờ báo rằng người ta cho hay: các giới chức Vatican và Trung Quốc sẽ gặp nhau trong tháng này để thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận năm 2018, và khi cuộc họp này diễn ra, ông hy vọng Vatican sẽ yêu cầu thả chú của mình.
Ông bảo “Vatican không thể quên các giám mục trong tù, nhưng Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc gây rắc rối cho các ngài”.
Tàu bệnh viện Giáo hoàng Phanxicô tham chiến với Covid-19
Thanh Quảng sdb
18:06 13/07/2020
Tàu bệnh viện "Giáo hoàng Phanxicô" tham chiến với Covid-19
Bệnh viện Giáo hoàng chuyển tải những thiết bị y tế và đồ trợ giúp cho các cộng đồng bị nhiễm coronavirus dọc theo con sông Amazon.
(Tin Vatican)
Thầy Joel Sousa, một thành viên của nhóm điều phối tàu cho biết: Con tàu này đã thể hiện các phép lạ, mang lại sự chữa lành và hy vọng cho dân cư sinh sống ven sông.
Con tàu bệnh viện Giáo hoàng đã di chuyển trên sông Amazon trong cả năm nay, nhằm cung cấp lương thực và trợ giúp y tế cho khoảng 700.000 cư dân ven sông - nhiều người trong số họ thuộc về các cộng đồng bản địa của Brazil, sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn tiếp diễn, thì cuộc sống của những người dân bản địa sẽ có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi ở Brazil, vì nguy cơ bị nhiễm coronavirus.
Tình hình của họ trở nên trầm trọng hơn vì không có các dịch vụ chăm sóc y tế đàng hoàng và các đơn vị chăm sóc đặc biệt thì quá hiếm hoi và xa xôi...
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), Thầy Sousa cho hay đội ngũ y tế và hậu cần trên tàu đã được tái cấu trúc, để đối phó với cơn đại dịch.
Thầy cho biết phái đoàn hiện được học hỏi nâng cao kiến thức để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ cho dân chúng bản địa và giúp điều trị cho những người có dấu hiệu bị nhiểm trong giai đoạn đầu ngay tại chỗ.
Thầy cho hay: "Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào các triệu chứng như cúm và các trường hợp chớm nhiễm Covid-19", "các bác sĩ khám cho các bệnh nhân và chúng tôi phân phát thuốc cho họ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô"
Trong số thủy thủ đoàn của chiếc thuyền dài 32 mét, có 23 chuyên gia y tế. Con tàu có các phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm và chẩn đoán, nhà thuốc và trung tâm để tiêm chủng. Con tầu cũng được trang bị máy chụp quang tuyến ngực, siêu âm tim, khám răng và các dịch vụ nhãn khoa và nha khoa.
Sáng kiến này được Đức cha Bernardo Bahlmann của Giáo phận Obidos thành lập, thuộc tiểu bang Pará, nằm về phía bắc nước Brazil, phối hợp cùng Tỉnh Dòng “Chúa Quan Phòng” của Dòng Phanxicô, điều hành một bệnh viện khác ở tỉnh Rio de Janeiro.
Con tầu “Giáo hoàng Phanxicô” đã hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhằm giúp đỡ và chăm sóc cho dân chúng trong nhiều thành phố và các cộng đồng sống dọc theo sông Amazon.
Việc hiến tặng một máy siêu âm, nói lên một bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ủng hộ của ĐTC đối với sáng kiến mà ngài đã đón nhận với niềm vui và tình hiệp thông, khích lệ khi con tầu bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của nó.
Trong một lá thư gửi cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở cho họ hay: Giáo hội được mời gọi "trở thành một "bệnh viện dã chiến", chào đón mọi người, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc ngôn ngữ…, và với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng là một bệnh viện trên sông nước biển khơi....
"Giống như Chúa Giêsu, người đã xuất hiện đi trên nước, làm cho sóng gió yên lặng và củng cố đức tin của các môn đệ, chiếc thuyền này sẽ mang lại sự thoải mái và thanh thản về tinh thần cho những âu lo của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi như Đức Giáo Hoàng đã viết.
Kinh phí cho việc đóng con tàu đã được Nhà nước tài trợ cùng với tiền được công ty Shell Chimica và và BASF S.A. bồi thường, sau một tai nạn khiến 60 người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại khác…
Bệnh viện Giáo hoàng chuyển tải những thiết bị y tế và đồ trợ giúp cho các cộng đồng bị nhiễm coronavirus dọc theo con sông Amazon.
(Tin Vatican)
Thầy Joel Sousa, một thành viên của nhóm điều phối tàu cho biết: Con tàu này đã thể hiện các phép lạ, mang lại sự chữa lành và hy vọng cho dân cư sinh sống ven sông.
Con tàu bệnh viện Giáo hoàng đã di chuyển trên sông Amazon trong cả năm nay, nhằm cung cấp lương thực và trợ giúp y tế cho khoảng 700.000 cư dân ven sông - nhiều người trong số họ thuộc về các cộng đồng bản địa của Brazil, sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nạn phá rừng ở các khu rừng nhiệt đới Amazon vẫn tiếp diễn, thì cuộc sống của những người dân bản địa sẽ có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi ở Brazil, vì nguy cơ bị nhiễm coronavirus.
Tình hình của họ trở nên trầm trọng hơn vì không có các dịch vụ chăm sóc y tế đàng hoàng và các đơn vị chăm sóc đặc biệt thì quá hiếm hoi và xa xôi...
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của Hội đồng Giám mục Mỹ Châu Latinh (CELAM), Thầy Sousa cho hay đội ngũ y tế và hậu cần trên tàu đã được tái cấu trúc, để đối phó với cơn đại dịch.
Thầy cho biết phái đoàn hiện được học hỏi nâng cao kiến thức để có thể cung cấp những thông tin đầy đủ cho dân chúng bản địa và giúp điều trị cho những người có dấu hiệu bị nhiểm trong giai đoạn đầu ngay tại chỗ.
Thầy cho hay: "Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào các triệu chứng như cúm và các trường hợp chớm nhiễm Covid-19", "các bác sĩ khám cho các bệnh nhân và chúng tôi phân phát thuốc cho họ.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô"
Trong số thủy thủ đoàn của chiếc thuyền dài 32 mét, có 23 chuyên gia y tế. Con tàu có các phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm và chẩn đoán, nhà thuốc và trung tâm để tiêm chủng. Con tầu cũng được trang bị máy chụp quang tuyến ngực, siêu âm tim, khám răng và các dịch vụ nhãn khoa và nha khoa.
Sáng kiến này được Đức cha Bernardo Bahlmann của Giáo phận Obidos thành lập, thuộc tiểu bang Pará, nằm về phía bắc nước Brazil, phối hợp cùng Tỉnh Dòng “Chúa Quan Phòng” của Dòng Phanxicô, điều hành một bệnh viện khác ở tỉnh Rio de Janeiro.
Con tầu “Giáo hoàng Phanxicô” đã hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhằm giúp đỡ và chăm sóc cho dân chúng trong nhiều thành phố và các cộng đồng sống dọc theo sông Amazon.
Việc hiến tặng một máy siêu âm, nói lên một bằng chứng hiển nhiên cho thấy sự ủng hộ của ĐTC đối với sáng kiến mà ngài đã đón nhận với niềm vui và tình hiệp thông, khích lệ khi con tầu bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên của nó.
Trong một lá thư gửi cho thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, Đức Giáo Hoàng nhắc nhở cho họ hay: Giáo hội được mời gọi "trở thành một "bệnh viện dã chiến", chào đón mọi người, không phân biệt giầu nghèo, chủng tộc ngôn ngữ…, và với sáng kiến này, Giáo hội giờ đây cũng là một bệnh viện trên sông nước biển khơi....
"Giống như Chúa Giêsu, người đã xuất hiện đi trên nước, làm cho sóng gió yên lặng và củng cố đức tin của các môn đệ, chiếc thuyền này sẽ mang lại sự thoải mái và thanh thản về tinh thần cho những âu lo của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi như Đức Giáo Hoàng đã viết.
Kinh phí cho việc đóng con tàu đã được Nhà nước tài trợ cùng với tiền được công ty Shell Chimica và và BASF S.A. bồi thường, sau một tai nạn khiến 60 người thiệt mạng và gây ra nhiều tổn hại khác…
Các Giám Mục Ba Lan hài lòng thấy tổng thống Andrzej Duda được tái đắc cử
Đặng Tự Do
18:25 13/07/2020
Cha Rytel-Andrianik, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các Giám Mục nước này hài lòng với kết quả của cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra tại Ba Lan. Tổng thống Andrzej Duda, một người Công Giáo thuần thành luôn ủng hộ lập trường của các Giám Mục Ba Lan trong các vấn đề liên quan đến phá thai, an tử, hôn nhân và gia đình đã chiến thắng với 68.2% số phiếu sau khi 99% số phiếu đã được kiểm.
Trong khi các Giám Mục Ba Lan bày tỏ niềm vui trước chiến thắng của tổng thống Andrzej Duda cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới, hầu hết các phương tiện truyền thông Tây phương đã mô tả rất tiêu cực kết quả này và coi đó như một thảm họa đối với trào lưu đồng tính tại Ba Lan.
Không giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh Âu châu, Ba Lan đã không hợp pháp hóa cái gọi là “hôn nhân đồng giới” và hiến pháp của nước này quy định cụ thể rằng hôn nhân là giữa một người nam và người một nữ. Các cuộc thăm dò dư luận ở nước này đã nhiều lần cho thấy người Ba Lan không tán thành các kết hiệp đồng giới, cũng như quyền của các cặp đồng giới được nhận con nuôi.
Trong suốt hàng mấy tháng trời, bắt đầu từ giữa tháng Sáu 2019, lần đầu tiên, sau khi cộng sản sụp đổ trên toàn cõi Âu châu, các tín hữu Ba Lan đã thấy niềm tin Kitô của mình bị công khai xúc phạm trên các đường phố. Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết ít nhất 2.6 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào Ba Lan để tham dự các cuộc diễn hành đồng tính nổ ra trên hầu hết các thành phố lớn của Ba Lan. Có nơi chỉ một vài trăm người, nhưng cũng không thiếu các trường hợp quy tụ được cả chục ngàn người, đặc biệt là người trẻ.
Các nhà hoạt động đồng tính diễn các vở kịch giễu cợt Phụng Vụ Công Giáo, công kích giáo lý Công Giáo, bỉ báng Đức Mẹ, nói những lời lộng ngôn, coi tôn giáo như một rào cản ngăn không cho con người được hưởng tự do.
Các cuộc biểu tình đồng tính chỉ ngưng lại vì đại dịch coronavirus kinh hoàng.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, tổng thống Andrzej Duda đã mạnh mẽ trào lưu đồng tính và cảnh cáo người Ba Lan rằng trào lưu này còn nguy hiểm hơn trào lưu cộng sản trong thế kỷ trước. Nhận định này của ông đã khiến các phương tiện truyền thông Tây phương phò đồng tính tấn công rất mạnh.
Tường thuật rất tiêu cực về chiến thắng của ông Andrzej Duda, thông tấn xã Reuters viết:
“Tổng thống bảo thủ sâu sắc của Ba Lan, Andrzej Duda, đã giành được thêm năm năm nắm quyền, và điều đó có nghĩa là nước này có khả năng thấy mình bị cô lập hơn nữa trong Liên minh châu Âu.” Từ ngữ “cô lập” ở đây chỉ có nghĩa là không hòa vào làn sóng đồng tính ở Tây phương. Nó không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị và quân sự.
Đối thủ của ông Andrzej Duda là thị trưởng thủ đô Warsaw, Rafal Trzaskowski.
Sáng thứ Hai 13 tháng 7, khi 90% số phiếu đã được đếm, và đã dẫn trước với tỷ số ít nhất là 52% số phiếu bầu, ông Andrzej Duda tuyên bố thắng cử. Các phương tiện truyền thông Tây phương cay cú với kết quả này đến mức hết còn biết làm toán vẫn còn cho đăng các tiêu đề “Too Close To Call”, chưa thể phân thắng bại.
Trong diễn từ chiến thắng, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, tổng thống Andrzej Duda nói
“Nếu bất cứ ai bị xúc phạm bởi bất cứ điều gì tôi đã làm hoặc đã nói trong năm năm qua, không chỉ trong chiến dịch tranh cử vừa rồi mà thôi, xin vui lòng chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng tôi tôn trọng các bạn, giống như tôi tôn trọng tất cả đồng bào của mình bất kể quan điểm của họ là gì. Giống như tôi đã nói trong chiến dịch, có và phải có một nơi dành cho tất cả mọi người dưới lá cờ trắng và đỏ, cờ chung của chúng ta và bài quốc ca.”
Trong diễn từ chấp nhận thua cuộc, Rafal Trzaskowski, nhận định đó là một thất bại sít sáo. Ông cam kết biến Ba Lan thành một quốc gia khoan dung hơn và tăng cường quyền của người đồng tính thông qua việc giáo dục đồng tính và ý thức hệ giới tính trong các trường học. “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thay đổi Ba Lan, ” ông nói với những người ủng hộ ông. “Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Source:ReutersDuda re-elected in Poland as new EU battles loom
Trong khi các Giám Mục Ba Lan bày tỏ niềm vui trước chiến thắng của tổng thống Andrzej Duda cho nhiệm kỳ 5 năm sắp tới, hầu hết các phương tiện truyền thông Tây phương đã mô tả rất tiêu cực kết quả này và coi đó như một thảm họa đối với trào lưu đồng tính tại Ba Lan.
Không giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh Âu châu, Ba Lan đã không hợp pháp hóa cái gọi là “hôn nhân đồng giới” và hiến pháp của nước này quy định cụ thể rằng hôn nhân là giữa một người nam và người một nữ. Các cuộc thăm dò dư luận ở nước này đã nhiều lần cho thấy người Ba Lan không tán thành các kết hiệp đồng giới, cũng như quyền của các cặp đồng giới được nhận con nuôi.
Trong suốt hàng mấy tháng trời, bắt đầu từ giữa tháng Sáu 2019, lần đầu tiên, sau khi cộng sản sụp đổ trên toàn cõi Âu châu, các tín hữu Ba Lan đã thấy niềm tin Kitô của mình bị công khai xúc phạm trên các đường phố. Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết ít nhất 2.6 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào Ba Lan để tham dự các cuộc diễn hành đồng tính nổ ra trên hầu hết các thành phố lớn của Ba Lan. Có nơi chỉ một vài trăm người, nhưng cũng không thiếu các trường hợp quy tụ được cả chục ngàn người, đặc biệt là người trẻ.
Các nhà hoạt động đồng tính diễn các vở kịch giễu cợt Phụng Vụ Công Giáo, công kích giáo lý Công Giáo, bỉ báng Đức Mẹ, nói những lời lộng ngôn, coi tôn giáo như một rào cản ngăn không cho con người được hưởng tự do.
Các cuộc biểu tình đồng tính chỉ ngưng lại vì đại dịch coronavirus kinh hoàng.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, tổng thống Andrzej Duda đã mạnh mẽ trào lưu đồng tính và cảnh cáo người Ba Lan rằng trào lưu này còn nguy hiểm hơn trào lưu cộng sản trong thế kỷ trước. Nhận định này của ông đã khiến các phương tiện truyền thông Tây phương phò đồng tính tấn công rất mạnh.
Tường thuật rất tiêu cực về chiến thắng của ông Andrzej Duda, thông tấn xã Reuters viết:
“Tổng thống bảo thủ sâu sắc của Ba Lan, Andrzej Duda, đã giành được thêm năm năm nắm quyền, và điều đó có nghĩa là nước này có khả năng thấy mình bị cô lập hơn nữa trong Liên minh châu Âu.” Từ ngữ “cô lập” ở đây chỉ có nghĩa là không hòa vào làn sóng đồng tính ở Tây phương. Nó không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị và quân sự.
Đối thủ của ông Andrzej Duda là thị trưởng thủ đô Warsaw, Rafal Trzaskowski.
Sáng thứ Hai 13 tháng 7, khi 90% số phiếu đã được đếm, và đã dẫn trước với tỷ số ít nhất là 52% số phiếu bầu, ông Andrzej Duda tuyên bố thắng cử. Các phương tiện truyền thông Tây phương cay cú với kết quả này đến mức hết còn biết làm toán vẫn còn cho đăng các tiêu đề “Too Close To Call”, chưa thể phân thắng bại.
Trong diễn từ chiến thắng, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc gia, tổng thống Andrzej Duda nói
“Nếu bất cứ ai bị xúc phạm bởi bất cứ điều gì tôi đã làm hoặc đã nói trong năm năm qua, không chỉ trong chiến dịch tranh cử vừa rồi mà thôi, xin vui lòng chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng tôi tôn trọng các bạn, giống như tôi tôn trọng tất cả đồng bào của mình bất kể quan điểm của họ là gì. Giống như tôi đã nói trong chiến dịch, có và phải có một nơi dành cho tất cả mọi người dưới lá cờ trắng và đỏ, cờ chung của chúng ta và bài quốc ca.”
Trong diễn từ chấp nhận thua cuộc, Rafal Trzaskowski, nhận định đó là một thất bại sít sáo. Ông cam kết biến Ba Lan thành một quốc gia khoan dung hơn và tăng cường quyền của người đồng tính thông qua việc giáo dục đồng tính và ý thức hệ giới tính trong các trường học. “Tôi tin rằng chúng ta sẽ thay đổi Ba Lan, ” ông nói với những người ủng hộ ông. “Chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Source:Reuters
Kẻ phá hoại đã nổi lửa đốt Tượng Đức Mẹ 75 tuổi tại một Giáo xứ ở Boston
Thanh Quảng sdb
19:18 13/07/2020
Kẻ phá hoại đã nổi lửa đốt Tượng Đức Mẹ 75 tuổi tại một Giáo xứ ở Boston
Kẻ phá hoại đã châm lửa đốt bức tượng Đức Mẹ bên ngoài nhà thờ thánh Phêrô ở Boston. Sở cảnh sát Boston đang điều tra vụ việc đốt phá này.
Sở cứu hỏa Boston cho hay một nghi phạm đã đốt những bông hoa nhựa, đặt trong tay bức tượng, khiến mặt và thân bức tượng bị cháy xám.
Giáo xứ đã dựng bức tượng này 75 năm trước đây, để chào đón những người lính trở về bình an sau Thế chiến II và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trong cuộc chiến.
Linh mục John Currie, chính xứ Giáo xứ thánh Phêrô nói với đài truyền hình WCVB số 5 của Boston rằng có quá nhiều bạo loạn... Chúng ta hy vọng ngay cả sự việc này, như là một lời mời gọi của Thiên Chúa nhắn gửi chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm sự hòa giải, hiệp nhất và an bình.
Cha John Currie đã có buổi cầu nguyện trước bức tượng, cha nói: người đốt phá bức tựng này chắc phải là một người không có bình an, vì nhìn vào bức tượng Đức Mẹ, như Mẹ đang từ trời nhìn xuống đoàn con và Mẹ nói: "Mẹ yêu thương chúng con."
Nếu bất cứ ai cần tới sự giúp đỡ, hãy đến cùng chúng tôi. Chúng tôi ở đây để nâng đỡ bạn."
Tổng giáo phận Boston cũng ban hành một tuyên bố.
Kẻ đã đốt tượng Mẹ, chắc hẳn là người không có tâm hồn bình an, đã xúc phạm tới thánh tượng của Mẹ... Mẹ Maria, một thụ tạo khiêm hạ, đại diện cho các thụ tạo, Mẹ là sự kết tụ những gì tốt đẹp và tinh khiết của trần thế chúng ta.
Chúng tôi tin tưởng vào cơ quan thực thi pháp luật địa phương, để điều tra vấn đề này. Chúng tôi cầu nguyện cho người đã làm điều này...
Sở cảnh sát địa phương cũng ra thông báo xin những ai biết về nguyên cớ hay tình nghi kẻ phá hoại này thì xin liên lạc với văn phòng cảnh sát…
Nguồn: https://churchpop.com/2020/07/13/vandals-set-fire-to-75-year-old-statue-of-our-lady-at-boston-parish/
Kẻ phá hoại đã châm lửa đốt bức tượng Đức Mẹ bên ngoài nhà thờ thánh Phêrô ở Boston. Sở cảnh sát Boston đang điều tra vụ việc đốt phá này.
Sở cứu hỏa Boston cho hay một nghi phạm đã đốt những bông hoa nhựa, đặt trong tay bức tượng, khiến mặt và thân bức tượng bị cháy xám.
Giáo xứ đã dựng bức tượng này 75 năm trước đây, để chào đón những người lính trở về bình an sau Thế chiến II và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trong cuộc chiến.
Linh mục John Currie, chính xứ Giáo xứ thánh Phêrô nói với đài truyền hình WCVB số 5 của Boston rằng có quá nhiều bạo loạn... Chúng ta hy vọng ngay cả sự việc này, như là một lời mời gọi của Thiên Chúa nhắn gửi chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm sự hòa giải, hiệp nhất và an bình.
Cha John Currie đã có buổi cầu nguyện trước bức tượng, cha nói: người đốt phá bức tựng này chắc phải là một người không có bình an, vì nhìn vào bức tượng Đức Mẹ, như Mẹ đang từ trời nhìn xuống đoàn con và Mẹ nói: "Mẹ yêu thương chúng con."
Nếu bất cứ ai cần tới sự giúp đỡ, hãy đến cùng chúng tôi. Chúng tôi ở đây để nâng đỡ bạn."
Tổng giáo phận Boston cũng ban hành một tuyên bố.
Kẻ đã đốt tượng Mẹ, chắc hẳn là người không có tâm hồn bình an, đã xúc phạm tới thánh tượng của Mẹ... Mẹ Maria, một thụ tạo khiêm hạ, đại diện cho các thụ tạo, Mẹ là sự kết tụ những gì tốt đẹp và tinh khiết của trần thế chúng ta.
Chúng tôi tin tưởng vào cơ quan thực thi pháp luật địa phương, để điều tra vấn đề này. Chúng tôi cầu nguyện cho người đã làm điều này...
Sở cảnh sát địa phương cũng ra thông báo xin những ai biết về nguyên cớ hay tình nghi kẻ phá hoại này thì xin liên lạc với văn phòng cảnh sát…
Nguồn: https://churchpop.com/2020/07/13/vandals-set-fire-to-75-year-old-statue-of-our-lady-at-boston-parish/
Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Ủy ban về Tư pháp và Phát triển Con người đưa ra tuyên bố về Chương trình Bảo vệ Tiền lương tại Hoa Kỳ
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
21:15 13/07/2020
“Giáo Hội Công Giáo là nhà cung cấp dịch vụ xã hội phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Mỗi năm, các giáo xứ, trường học và các dịch vụ của chúng tôi phục vụ hàng triệu người có nhu cầu, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Vấn đề coronavirus chỉ gia tăng nhu cầu của những người chúng tôi phục vụ và những đòi hỏi về dịch vụ của chúng tôi. Các khoản vay mà chúng tôi đã nộp đơn xin cho phép các dịch vụ thiết yếu của chúng tôi tiếp tục hoạt động trong thời gian khẩn cấp quốc gia.
Ngoài ra, các lệnh ngừng hoạt động và suy giảm kinh tế liên quan đến virus đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bao gồm hàng ngàn dịch vụ Công Giáo - nhà thờ, trường học, y tế và dịch vụ xã hội - sử dụng khoảng 1 triệu người ở Hoa Kỳ. Những khoản vay này là một con đường sống thiết yếu để giữ hàng trăm ngàn nhân viên trong biên chế, đảm bảo các gia đình duy trì bảo hiểm y tế và cho phép nhân viên giáo dân tiếp tục phục vụ anh chị em của họ trong cuộc khủng hoảng này.
Chương trình bảo vệ tiền lương được thiết kế để bảo vệ công việc của người Mỹ thuộc mọi tầng lớp, bất kể họ làm việc vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, dựa trên đức tin hay thế tục.
Bất chấp tất cả, hơn 100 trường Công Giáo đã tuyên bố rằng họ có kế hoạch đóng cửa, hàng trăm trường khác phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và nhà thờ trên cả nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề chính xác giống nhau.
Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho mọi người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch khủng khiếp này, cầu nguyện cho tất cả những người bệnh, cho tất cả những người đã chết và đang chịu tang, và đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương vào thời điểm cực kỳ cần thiết này.”
Trước đó, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ - USCCB đã vận động về cứu trợ Covid-19, bao gồm nhu cầu của tất cả người nghèo và dễ bị tổn thương. Ngày 12 tháng 3 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley đã khuyến khích các nhà lập pháp xem xét các biện pháp cứu trợ và viện trợ cho những người bị coronavirus, cũng như những người bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa nơi làm việc và các gián đoạn khác. Ngài cũng cầu nguyện cho những người bị nhiễm virus và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
“Chúng tôi rất biết ơn những nỗ lực của các nhà lập pháp trong thời gian khó khăn này và kêu gọi họ tiếp tục tìm ra con đường mang lại sự cứu trợ lớn hơn cho mọi người bị đau khổ vì coronavirus và ảnh hưởng của nó trên xã hội, đặc biệt là những người túng thiếu. Mong Y Sĩ Thần Thiêng ở cùng với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và nhanh chóng khôi phục chúng ta về sức khỏe và hòa bình.”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn usccb.org
Sự sút giảm đến với bí tích hòa giải làm tắc nghẽn các động mạch của Giáo Hội
Đặng Tự Do
22:24 13/07/2020
Với việc dỡ bỏ dần các hạn chế vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, các mục tử đang chờ đợi được chào đón trở lại các tín hữu. Các ngài nên suy nghĩ lại về lịch trình giải tội của mình - và bắt đầu nói nhiều hơn về bí tích này trên bục giảng. Tờ Catholic Philly đã đưa ra lập trường trên.
Meghan Cokeley, Giám đốc Ủy Ban Tân Phúc Âm Hóa của Tổng giáo phận Philadelphia, nhận định rằng việc thiếu thời gian thuận tiện cho bí tích hòa giải, cùng với sự hiểu biết kém cỏi về tầm quan trọng của bí tích này, đã dẫn đến sự suy giảm trong việc đón nhận bí tích hòa giải và cả việc tham dự thánh lễ nói chung.
“Tội lỗi là một thứ cholesterol thiêng liêng gây ra sự tắc nghẽn các động mạch của Giáo Hội. Đây là một thực tại thiêng liêng ít ai chú ý, nhưng nó thực sự giải thích lý do tại sao ngày càng có rất ít người tham dự vào cuộc sống của Giáo Hội.”
Bà Cokeley nói rằng nhiều tầng lớp tín hữu cho biết truyền thống xưng tội vào Chiều Thứ Bảy “là một khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là các gia đình trẻ.”
Những người trả lời một cuộc khảo sát của Cokeley cho rằng các buổi sáng Chúa Nhật và các ngày trong tuần thuận lợi hơn cho nhiều người muốn đón nhận bí tích.
Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Trong Các Hoạt Động Tông Đồ, gọi tắt là CARA, cho thấy vào năm 2005, 42% người Công Giáo trưởng thành nói rằng họ không bao giờ đi xưng tội, con số này đã tăng lên 45% trong cuộc thăm dò tiếp theo vào năm 2008 của CARA. Nghiên cứu vào năm 2008 cũng cho thấy 30% các tín hữu đã không giữ luật phải xưng tội ít nhất một lần trong một năm.
Kết quả từ một cuộc khảo sát của Pew Research vào năm 2015 cho thấy một tiến bộ đáng khích lệ, nhưng vẫn chỉ ra “sự lạnh nhạt đối với bí tích hòa giải.”
Nhưng dữ liệu thực sự gây choáng váng cho Cokeley đến từ một nghiên cứu kéo dài trong 5 năm của Catholic Leadership Institute có trụ sở tại Malvern. Nghiên cứu này được thực hiện trên 17, 000 người Công Giáo thực hành đạo từ các khu vực trong tổng giáo phận Philadelphia.
“75% trong số những người tham dự vào nghiên cứu này báo cáo rằng họ đi xưng tội một lần hoặc cùng lắm hai lần trong một năm. Gần 30% nói họ chưa bao giờ đi xưng tội. Và họ là ai: Thưa đây là những người thường xuyên dự lễ... là những nhà lãnh đạo các thừa tác vụ của chúng ta, là các thành viên Hội đồng giáo xứ, hay ủy ban tài chính giáo xứ.”
Theo Cokeley vấn nạn này tấn công đến cốt lõi của chính đức tin.
“Tin Mừng là lời mời gọi hoán cải, quay lưng lại với tội lỗi và trung tín với Tin Mừng. Như thế, chúng ta đang thực sự thiếu sót ngay tại trung tâm của đức tin Công Giáo”.
Một phần của vấn đề, cô nói, là do một “hình thái đạo Công Giáo rất thoải mái” đang chiếm ưu thế trong các giáo xứ và trong nền văn hóa nói chung.
“Chủ nghĩa cá nhân và sự tự khẳng định mình cũng là các nguyên nhân, và chúng có những hậu quả xã hội sâu sắc.”
“Nếu chúng ta không thường xuyên đương đầu với tội lỗi của chúng ta, chúng ta sẽ không có những phản ứng lành mạnh này đối với những sự ác mà chúng ta đang thấy xung quanh chúng ta.”
Source:Catholic PhillyDecline in confession ‘clogs church’s arteries, ’ evangelizer says
Meghan Cokeley, Giám đốc Ủy Ban Tân Phúc Âm Hóa của Tổng giáo phận Philadelphia, nhận định rằng việc thiếu thời gian thuận tiện cho bí tích hòa giải, cùng với sự hiểu biết kém cỏi về tầm quan trọng của bí tích này, đã dẫn đến sự suy giảm trong việc đón nhận bí tích hòa giải và cả việc tham dự thánh lễ nói chung.
“Tội lỗi là một thứ cholesterol thiêng liêng gây ra sự tắc nghẽn các động mạch của Giáo Hội. Đây là một thực tại thiêng liêng ít ai chú ý, nhưng nó thực sự giải thích lý do tại sao ngày càng có rất ít người tham dự vào cuộc sống của Giáo Hội.”
Bà Cokeley nói rằng nhiều tầng lớp tín hữu cho biết truyền thống xưng tội vào Chiều Thứ Bảy “là một khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là các gia đình trẻ.”
Những người trả lời một cuộc khảo sát của Cokeley cho rằng các buổi sáng Chúa Nhật và các ngày trong tuần thuận lợi hơn cho nhiều người muốn đón nhận bí tích.
Một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Trong Các Hoạt Động Tông Đồ, gọi tắt là CARA, cho thấy vào năm 2005, 42% người Công Giáo trưởng thành nói rằng họ không bao giờ đi xưng tội, con số này đã tăng lên 45% trong cuộc thăm dò tiếp theo vào năm 2008 của CARA. Nghiên cứu vào năm 2008 cũng cho thấy 30% các tín hữu đã không giữ luật phải xưng tội ít nhất một lần trong một năm.
Kết quả từ một cuộc khảo sát của Pew Research vào năm 2015 cho thấy một tiến bộ đáng khích lệ, nhưng vẫn chỉ ra “sự lạnh nhạt đối với bí tích hòa giải.”
Nhưng dữ liệu thực sự gây choáng váng cho Cokeley đến từ một nghiên cứu kéo dài trong 5 năm của Catholic Leadership Institute có trụ sở tại Malvern. Nghiên cứu này được thực hiện trên 17, 000 người Công Giáo thực hành đạo từ các khu vực trong tổng giáo phận Philadelphia.
“75% trong số những người tham dự vào nghiên cứu này báo cáo rằng họ đi xưng tội một lần hoặc cùng lắm hai lần trong một năm. Gần 30% nói họ chưa bao giờ đi xưng tội. Và họ là ai: Thưa đây là những người thường xuyên dự lễ... là những nhà lãnh đạo các thừa tác vụ của chúng ta, là các thành viên Hội đồng giáo xứ, hay ủy ban tài chính giáo xứ.”
Theo Cokeley vấn nạn này tấn công đến cốt lõi của chính đức tin.
“Tin Mừng là lời mời gọi hoán cải, quay lưng lại với tội lỗi và trung tín với Tin Mừng. Như thế, chúng ta đang thực sự thiếu sót ngay tại trung tâm của đức tin Công Giáo”.
Một phần của vấn đề, cô nói, là do một “hình thái đạo Công Giáo rất thoải mái” đang chiếm ưu thế trong các giáo xứ và trong nền văn hóa nói chung.
“Chủ nghĩa cá nhân và sự tự khẳng định mình cũng là các nguyên nhân, và chúng có những hậu quả xã hội sâu sắc.”
“Nếu chúng ta không thường xuyên đương đầu với tội lỗi của chúng ta, chúng ta sẽ không có những phản ứng lành mạnh này đối với những sự ác mà chúng ta đang thấy xung quanh chúng ta.”
Source:Catholic Philly
Nạn nhân Covid-19: Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69.
Thanh Quảng sdb
22:43 13/07/2020
Nạn nhân Covid-19: Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69.
(Tin Vatican)
Giáo Hội Công Giáo ở Bangladesh khóc thương Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69, sau vài tuần được phục hồi khỏi Covid-19. Đức Tổng Giám Mục Moses Costa qua đời hôm thứ Hai (13/7/2020) tại một bệnh viện ở thủ đô Dhaka, sau một loạt đột quỵ.
Ngài là một giáo sĩ cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Bangladesh qua đời vì đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục đã được hồi phục khỏi Covid-19 vào ngày 22 tháng 6 và Ngài tiếp tục ở lại bệnh viện để điều trị. Nhưng tình hình sức khỏe của ngài có vấn đề vào ngày 8 tháng 7… Ngài được đưa vào khu trợ thở ICU. Theo hội đồng y khoa thẩm định, thì ngài bị đột quỵ và bị xuất huyết não ngày 9 tháng 7, nên qua đời vào sáng thứ Hai 13/7/2020.
Cái chết của ngài là một mất mát lớn cho cộng đồng Kitô giáo ở Bangladesh. Ngài đã đóng góp những nỗ lực phi thường trong việc xây dựng một nền tảng kinh tế xã hội mạnh mẽ cho Giáo hội và cho đất nước.
Với một tâm hồn trẻ trung và nhiệt thành, ngài đã hướng dẫn Phong trào sinh viên Công Giáo Bangladesh, một nhóm thanh niên gắn bó với Giáo hội và nhận nơi ngài sự hướng dẫn, ánh sáng soi đường cho cuộc sống...
Ngày 20 tháng 7 năm 1996, Thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm ngài làm giám mục thứ 6 của Giáo phận Dinajpur, nơi ngài phục vụ cho đến năm 2011.
Đức cha Costa được bổ nhiệm làm giám mục thứ 5 của Giáo phận Chittagong vào năm 2011 và trở thành Tổng giám mục, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giáo phận Chittagong lên hàng Tổng giáo phận vào năm 2017.
(Tin Vatican)
Giáo Hội Công Giáo ở Bangladesh khóc thương Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của TGP Chittagong, Bangladesh qua đời ở tuổi 69, sau vài tuần được phục hồi khỏi Covid-19. Đức Tổng Giám Mục Moses Costa qua đời hôm thứ Hai (13/7/2020) tại một bệnh viện ở thủ đô Dhaka, sau một loạt đột quỵ.
Ngài là một giáo sĩ cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Bangladesh qua đời vì đại dịch coronavirus.
Đức Tổng Giám Mục đã được hồi phục khỏi Covid-19 vào ngày 22 tháng 6 và Ngài tiếp tục ở lại bệnh viện để điều trị. Nhưng tình hình sức khỏe của ngài có vấn đề vào ngày 8 tháng 7… Ngài được đưa vào khu trợ thở ICU. Theo hội đồng y khoa thẩm định, thì ngài bị đột quỵ và bị xuất huyết não ngày 9 tháng 7, nên qua đời vào sáng thứ Hai 13/7/2020.
Cái chết của ngài là một mất mát lớn cho cộng đồng Kitô giáo ở Bangladesh. Ngài đã đóng góp những nỗ lực phi thường trong việc xây dựng một nền tảng kinh tế xã hội mạnh mẽ cho Giáo hội và cho đất nước.
Với một tâm hồn trẻ trung và nhiệt thành, ngài đã hướng dẫn Phong trào sinh viên Công Giáo Bangladesh, một nhóm thanh niên gắn bó với Giáo hội và nhận nơi ngài sự hướng dẫn, ánh sáng soi đường cho cuộc sống...
Ngày 20 tháng 7 năm 1996, Thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm ngài làm giám mục thứ 6 của Giáo phận Dinajpur, nơi ngài phục vụ cho đến năm 2011.
Đức cha Costa được bổ nhiệm làm giám mục thứ 5 của Giáo phận Chittagong vào năm 2011 và trở thành Tổng giám mục, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giáo phận Chittagong lên hàng Tổng giáo phận vào năm 2017.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam-Nam Úc
Ban Thông Tin-CĐCGVNNU
02:47 13/07/2020
VietCatholic TV
Chính quyền Trump dám nói dám làm: Tịch biên tài sản cán bộ Trung Quốc trên đất Mỹ. Tầu Cộng sững sờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:33 13/07/2020
Các tổ chức nhân quyền và bênh vực tự do tôn giáo trên thế giới đã hết lời ca ngợi chính quyền Trump vì quyết định táo bạo tịch biên tài sản của các cán bộ Trung Quốc dính líu vào các hành vi chà đạp tự do tôn giáo, và vi phạm nhân quyền, đặc biệt đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi những bài tường thuật của Thụy Khanh và Thúy Nga.
1. Dám nói dám làm: chính quyền Trump chế tài cán bộ Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo
Chính quyền Trump công bố rằng họ bắt đầu thực thi các biện pháp tịch thu tài sản và ngăn chặn nhập cảnh đối với một số quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của chúng trong việc giam giữ hàng loạt của người Duy Ngô Nhĩ.
Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, là thành viên của một nhóm thiểu số Hồi giáo, đã bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Các báo cáo cho biết trong các trại này, họ bị cưỡng bức lao động, tra tấn và nhồi sọ chính trị. Bên ngoài các trại, người Duy Ngô Nhĩ bị một lực lượng cảnh sát đông đảo theo dõi bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
“Hoa Kỳ sẽ không đứng yên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Kazakhs, và các thành viên của các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương, bao gồm các hình thức lao động cưỡng bức, giam giữ tùy tiện với khối lượng lớn và thực hiện việc kiểm soát dân số cưỡng bức, trong nỗ lực xóa bỏ văn hóa và đức tin Hồi giáo của họ, ” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 09 tháng Bẩy.
“Ngày hôm nay, Hoa Kỳ đang đưa ra các hành động chống lại sự lạm dụng khủng khiếp và có hệ thống ở Tân Cương và kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới cùng chia sẻ mối quan tâm của chúng tôi trước các cuộc tấn công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, và mời gọi cùng chúng tôi lên án những hành vi này, ” ông nói thêm.
Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo - 陈全国), Bí thư Đảng Cộng sản Tân Cương, và hai quan chức cấp cao khác của đảng trong khu vực này là Chu Hải Luân (Zhu Hailun - 朱海伦) và Vương Minh Sơn (Wang Mingshan - 王明山), cũng như các thành viên gia đình trực tiếp của họ, sẽ không thể được cấp thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Các cán bộ khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc “bị cho là chịu trách nhiệm, hoặc đồng lõa trong việc giam giữ bất công hoặc lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Kazakhs, và các thành viên của các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương” cũng chịu chung những hạn chế về visa.
Tài sản của Trần Toàn Quốc, Chu Hải Luân, Vương Minh Sơn và Hoắc Lục Quân (Huo Liujun - 霍六军), một cựu quan chức công an ở Tân Cương, cũng như một số quan chức ngành công an Tân Cương đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ tịch thu.
Ngoài ra mọi công dân Hoa Kỳ đều bị cấm không được kinh doanh với chúng.
“Hoa Kỳ cam kết sử dụng rộng đầy đủ các quyền hạn tài chính của mình để trừng phạt những kẻ lạm dụng nhân quyền có trách nhiệm ở Tân Cương và trên khắp thế giới, ” Bộ trưởng Tài chính Steven T. Mnuchin nói.
Trần Toàn Quốc cũng là một thành viên của Bộ Chính trị, bao gồm 25 tên giám sát mọi hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hắn cũng từng là Bí thư Đảng Cộng sản Tây Tạng từ 2011 đến năm 2016. Đến nay, hắn là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị Mỹ tịch biên tài sản.
Hôm 17 tháng 6, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính và thị thực nhập cảnh đối với các cá nhân đồng lõa trong các vụ lạm dụng ở Tân Cương. Đạo luật chính sách nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ được Quốc Hội thông qua trước đó đã khích lệ tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu, là một trong một số các đạo luật cho phép tổng thống xử phạt những người vi phạm nhân quyền trên thế giới.
Các tuyên bố giải thích các lệnh trừng phạt mới từ cả Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính đều đề cập đến Đạo luật Magnitsky.
Biến cố này cho thấy chính quyền Trump dám nói, dám làm.
Source:Catholic News Agency
Trong cuộc họp báo sáng thứ Bẩy, 11 tháng 7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) cảnh cáo rằng Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh trước quyết định của chính quyền Trump tịch thu tài sản và ngăn chặn nhập cảnh đối với một số quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Kiên cho rằng chính quyền Mỹ đang cố gây ra căng thẳng đối với Bắc Kinh là nhằm che đậy cho việc đối phó sai lầm và quờ quạng đối với đại dịch coronavirus đang gây tử vong rất cao tại Hoa Kỳ.
Theo lời Kiên, Trung Quốc chính sách giam giữ hàng loạt và giáo dục cải tạo đối với người Duy Ngô Nhĩ là một biện pháp thích hợp chống khủng bố.
Trước đó, bọn cầm quyền Bắc Kinh đã có lúc phủ nhận sự tồn tại của các trại tập trung này, nhưng trước các bằng chứng không thể chối cãi đã chuyển sang bảo vệ hành động của mình như một phản ứng hợp lý trước mối đe dọa an ninh quốc gia.
Tháng 7 năm 2019, bọn cầm quyền Trung Quốc nói các trại cải tạo dành cho người Hồi giáo trong khu vực đã thành công, và hầu hết những người được giáo dục cải tạo đã tái hòa nhập vào xã hội Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2019 đã đưa thêm 28 tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen cấm họ mua sản phẩm từ các công ty Mỹ, và nói rằng họ hợp tác trong việc giam giữ và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Một tài liệu năm 2019 từ Tân Cương bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông phương Tây vào đầu năm nay cho thấy vi phạm chính sách kiểm soát sinh đẻ là lý do phổ biến nhất bị đưa đi cải tạo của người Duy Ngô Nhĩ.
Tuần trước, một cuộc điều tra của AP cho thấy một chiến dịch có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc về kiểm tra mang thai và buộc phải phá thai, triệt sản đang được áp dụng đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.
AP cho biết: sinh suất trong khu vực đã giảm 24% vào năm 2019, và tại một số khu vực của tỉnh sinh suất đã giảm hơn 60% từ năm 2015 đến 2018.
Kiên cho rằng chính quyền của tổng thống Trump theo đuổi một chính sách thù hận với Trung Quốc là điều Kiên cho rằng không có lợi cho người Mỹ và thúc giục người dân Mỹ nên dùng lá phiếu của mình để hạ bệ chính quyền Trump vào tháng Mười Một năm nay.
Kiên cũng nhân dịp này nhắc lại cái gọi là “sách trắng” của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, trong đó có 15 điều quan trọng như Trung Quốc cũng chỉ là nạn nhân của COVID-19 như các nước khác; quân đội Hoa Kỳ là thủ phạm gây ra đại dịch; Trung Quốc là quốc gia được Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, công nhận là hàng đầu thế giới trong việc chống đại dịch coronavirus kinh hoàng này; và thế giới phải biết ơn Trung Quốc.
3. WHO thiết lập cuộc điều tra về nguồn gốc coronavirus
Một nhóm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới đang trên đường đến Trung Quốc để thiết lập một cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus chủng mới. Virus này được cho là đã xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái sau khi lây lan từ động vật sang người.
Hai chuyên gia của WHO sẽ làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc để lên kế hoạch cho cuộc điều tra sắp tới. Phát ngôn viên của WHO Margaret Harris nói.
Bác sĩ Margaret Harris, một chuyên viên khét tiếng thân thiện và được lòng của Trung Quốc nói: Một trong những vấn đề lớn mà mọi người quan tâm - và, tất nhiên, đó là lý do tại sao chúng tôi đã gửi một chuyên gia về sức khỏe động vật sang Trung Quốc - là liệu virus này có lây lan từ một loài động vật sang người hay không và nếu có thì nó lây lan từ loài nào sang người. Chúng ta biết coronavirus chủng mới, rất giống với virus ở dơi, nhưng phải chăng nó đã đi qua một loài trung gian? Vì vậy, đây là một câu hỏi tất cả chúng ta cần trả lời.
Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố coronavirus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng chưa có các bằng chứng về điều này và Trung Quốc luôn quyết liệt phủ nhận. Một số nhà khoa học và các cơ quan tình báo lại cho rằng đây là một hiện tượng tự nhiên.
Source:Reuters
Đại đền thờ Kitô Giáo bị biến thành đền thờ Hồi Giáo – Nỗi buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 13/07/2020
1. Erdoğan lập tức biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo sau phán quyết của tòa án
Chỉ vài tiếng đồng hồ theo sau phán quyết của tòa án, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã ký sắc lệnh biến Hagia Sophia, nguyên là đại đền thờ Công Giáo Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, là đền thờ Công Giáo lớn nhất trong suốt 900 năm ở Istanbul, thành một đền thờ Hồi Giáo.
Cố nhiên việc biến ngôi đền thờ này thành một đền thờ Hồi Giáo gây ra những cảm xúc rất mạnh đối với các tín hữu Kitô trên toàn thế giới như Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp đã nhận định. “Ankara đang liều mình mở ra một vực thẳm cảm xúc khổng lồ đối với các Kitô hữu khi quyết định biến tòa nhà thành đền thờ Hồi giáo, ” Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Hy Lạp nói trong thông cáo báo chí hôm 2 tháng 7.
Bên cạnh đó còn có các quan ngại chính trị sâu xa. Thật thế, đền thờ này đã được hoàn thành vào năm 537, như là một đại đền thờ Công Giáo đầu tiên trên thế giới. Hagia Sofia đã duy trì tình trạng là đại đền thờ lớn nhất của thế giới Kitô trong suốt 900 năm trước khi quân Hồi Giáo chiếm được ngôi nhà thờ này và biến thành một trong những đền thờ Hồi giáo vĩ đại nhất của đạo Hồi sau cuộc chinh phạt Istanbul của Đế Quốc Ottoman năm 1453.
Trong thế giới chiến tranh lần thứ nhất Đế Quốc Ottoman, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, đã phạm vào tội ác diệt chủng chống lại dân tộc Armenia giết hại đến 1.5 triệu người. Thất trận trong thế chiến thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ lẽ ra đã bị chia cắt và trừng phạt, nhưng do những dàn xếp lắt léo để biến quốc gia này thành một vùng đệm cản trở đường tiến xuống Trung Đông của cộng sản Liên Sô, và cũng nhờ sự khôn ngoan của Kamal Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ tránh được họa diệt vong và Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời.
Cảm ơn này của Kamal Ataturk, người Thổ gọi ông là cha già dân tộc, và ít ai dám nói chạm đến ông bất kể sự kiện là ông đã đưa ra rất nhiều chính sách nhằm hạn chế quyền lực của Hồi Giáo.
Kamal Ataturk đã ráo riết tung ra các chính sách nhằm ngăn chặn sự quay trở lại của chủ thuyết nhà nước Hồi Giáo. Ông thành tâm tin rằng cần phải hạn chế quyết hành của các đạo trưởng Hồi Giáo là những người luôn hăm he muốn khôi phục Đế Quốc Ottoman với cuồng vọng thống trị thế giới.
Theo chiều hướng này, năm 1934, Kamal Ataturk, đã chuyển đổi Hagia Sofia từ một đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng viện.
Ngày 15 tháng Bẩy, 2016, một cuộc đảo chính chống lại Recep Tayyip Erdoğan đã nổ ra nhưng sớm bị đập tan. Người ta tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Recep Tayyip Erdoğan dàn dựng trong mưu toan thu tóm quyền hành.
Erdogan đã thách đố tính hợp pháp trong quyết định do Kamal Ataturk đưa ra vào năm 1934, và đề xuất biến bảo tàng viện này trở thành một đền thờ Hồi giáo, bất kể sự phản đối của các tín hữu Kitô và UNESCO, là tổ chức đã công nhận Hagia Sophia là một Di sản Thế giới.
Phản ứng trước phán quyết của tòa án, Fethullah Gülen, nhân vật đối lập hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, nói với tờ New York Times rằng ông âu lo rằng Recep Tayyip Erdoğan đã thu tóm được mọi thứ quyền hành trong nước, khi dám công khai chỉ trích vị cha già dân tộc, và đang đi theo vết xe đổ của tên trùm khủng bố ISIS, Abu Bakr al-Baghdadi. Ông chua chát nhận định rằng nếu người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn gọi Kamal Ataturk là “cha già dân tộc” thì Recep Tayyip Erdoğan đã trở thành “ông cố nội của dân tộc”.
Hagia Sophia là một trong những địa danh dễ nhận biết nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và là địa điểm được thăm viếng nhiều nhất, thu hút hơn 3.7 triệu du khách mỗi năm trước thời đại dịch coronavirus kinh hoàng.
Tiếc món tiền khổng lồ này, phát ngôn viên của Erdoğan, Ibrahim Kalin, nói rằng “Việc biến Hagia Sophia thành nơi thờ phượng không ngăn khách du lịch địa phương hoặc nước ngoài đền thăm ngôi đền thờ.”
Source:Catholic News Agency
2. Chính Thống Giáo sẽ tiếp tục đấu tranh buộc Thổ Nhĩ Kỳ trả lại học viện Halki.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Giáo chủ Chính thống Constantinople tuyên bố rằng: Chính Thống giáo sẽ tiếp tục đấu tranh, đòi nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho mở lại thần học viện tại đảo Halki, bị nhà nước đóng cửa từ 49 năm nay.
Ngài đưa ra tuyên bố như trên hôm Chúa Nhật 05 tháng 7, trong thánh lễ bổ nhiệm Ðức Cha Kassianos làm tân Viện phụ Ðan viện cổ kính Chúa Ba Ngôi, tọa lạc cùng một địa điểm với chủng viện Halki.
Thần học viện Halki bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hồi năm 1971, sau khi quốc hội Thổ thông qua một đạo luật cấm các trường cao đẳng tư, và mặc dù Tòa Thượng phụ liên tục vận động cũng như lời kêu gọi của nhiều nhân vật quốc tế trên thế giới, học viện này vẫn chưa được mở lại, khiến cho Chính Thống giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ không có nơi đào tạo các chức sắc của mình.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nói: “Chúng ta cầu xin Chúa toàn năng ban cho chúng ta được niềm vui mở lại thần học viện, được nghe tiếng chuông dịu dàng, mời gọi các sinh viên mới đến tham dự các lớp học của các giáo sư. Nhưng trên hết, trong một thế giới mà thần học phải đối thoại và Giáo hội phải nêu chứng tá tốt lành, thần học phải góp phần biến đổi thế giới”.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là Giáo chủ danh dự chung của Chính Thống giáo, và là thủ lãnh tinh thần của hàng triệu tín hữu Chính thống trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Úc châu, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ, số tín hữu trực tiếp thuộc quyền ngài chỉ có khoảng 4, 500 người.
Source:Greek City Times