Ngày 11-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 15 Mùa Quanh Năm B. 15.7.2018
Lm Francis Lý văn Ca
03:39 11/07/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay, chúng ta sẽ nghe về sứ vụ của các tiên tri thời Cựu Ước về việc tông đồ của các môn đệ Chúa Kitô thời Tân Ước. Các môn đệ được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng trong các làng mạc. Kết quả bi thảm là các ngài bị nhiều bạc đãi đắng cay. Thái độ đó cũng được tìm thấy nơi dân Dothái thời tiên tri Amos mà bài đọc chúng ta sắp nghe trong phần Lời Chúa sẽ trình bày.

Ước gì, mỗi người trong cộng đồng chúng ta nơi đây, luôn ý thức và thông cảm với những hy sinh của các linh mục và tu sĩ nam nữ trong hoàn cảnh của thế giới hôm nay. Qua chức vụ thánh được trao ban trong tay những con người tầm thường, yếu đuối như chúng ta. Chúng ta đón tiếp và nâng đỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ của Chúa trong tinh thần đức tin siêu nhiên. Với tinh thần nầy, các ngài sẽ cảm thấy được nâng đỡ, bù đắp lại trong tình người để các ngài tiếp tục phục vụ chúng ta trong đời sống hiến dâng.

Với những tư tuởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Tiên tri Amos được Chúa sai đi làm ngôn sứ trước một tương lai đầy lo sợ. Đồng thời ông cũng thấy mình bất xứng. Ông muốn đào thoát, nhưng Chúa bảo ông cứ lên đường. Ông vâng nghe lời Ngài.

TRƯỚC BÀI II:

Vấn đề tiền định thánh Phaolô viết đã gây nhiều hiểu lầm và đưa đến sự ly khai của một số bè phái. Đôi lúc trong cuộc sống, chỉ vì một danh từ, một kiểu nói đủ đưa chúng ta đến một ngõ bí là chia rẽ nhau.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

Chúa sai các tông đồ đi vào các làng mạc... Họ đã bị xua đuổi. Đã bao lần anh chị em đón tiếp những sứ giả của Chúa đến thăm gia đình anh chị em như các linh mục, tu sĩ nam nữ của Giáo Hội Chúa sai đến?

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,

Hiệp nhau đây chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời chúng dâng lên Ngài những lời cầu xin sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho những sứ giả Tin Mừng, tiếp nối công trình của 12 tông đồ: với ơn Chúa ban, các ngài luôn trung thành trong sứ vụ tông đồ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



2. Xin Chúa uốn lòng những người nguội lạnh trễ nải, chống báng Giáo Hội, vì những ý kiến riêng tư, bè phái. Xin cho họ biết nhìn đến những thiếu sót bất toàn của Giáo Hội với tâm hồn quảng đại và thông cảm. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



3. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình luôn nhìn đến tương lai của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, để chuẩn bị nhiều thợ gặt cho đồng lúa chín vàng Việt Nam. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa luôn gìn gĩư các linh mục, tu sĩ nam nữ của Chúa đã và đang phục vụ trong Giáo Hội. Với sự nâng đỡ đầy chân tình của những người con trung hiếu của Giáo Hội Mẹ Thánh, các ngài sẽ tìm được niềm vui để phục vụ trong cuộc đời hiến dâng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các Linh mục và Tu sĩ mà chúng ta được biết qua cuộc sống đã yên nghỉ, được hưởng kiến nhan thánh Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Lạy Chúa, cánh đồng lúa chín vàng đang chờ mùa gặt. Xin sai vào thửa ruộng nhiều thợ gặt nhiệt thành, để họ đem về cho Chúa nhiều kết quả thiêng liêng trong ngày mùa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen
 
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XV – B
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
08:03 11/07/2018
Đẹp thay sứ mạng Chúa sai đi

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B

(Mc 6, 7 - 13)

Tiên tri là người được Thiên Chúa soi sáng và sai đến nói cho người ta nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt các mệnh lệnh của Ngài, có thể là lời cảnh cáo hay lời hứa cho dân.

Không ít lần Thánh Kinh đã nhắc đến cảnh dân Do thái bị lưu đày, sầu khổ, và các ngôn sứ được phái tới để loan báo cho dân một niềm hy vọng hay niềm vui cứu thoát. Tiên tri Êgiêkien, Isaiah, Giêrêmia đã loan báo về lòng thương xót cảm thông của Thiên Chúa đối với nỗi khổ của dân, và Chúa ra tay cứu thoát.

Thế nhưng không ít lần các tiên tri cũng vạch trần nỗi thống khổ của dân là do họ đã bỏ Thiên Chúa. Các ngài can đảm lên tiếng phê phán, cảnh cáo lối sống sai lạc, và báo trước một hình phạt sẽ sảy đến hoặc sẽ kéo dài nếu người ta không đổi mới cuộc đời. Tiên tri Amos là một bằng chứng.

Ơn gọi của Amos

Tên Amos có nghĩa là “gánh nặng” hay “người gánh vác nặng nhọc”. Ông quê làng Tekoa, một xóm nhỏ phía Nam Giêrusalem, nay đã hoang phế và không còn lưu lại một dấu vết nào, làng này cách Bethlehem chừng vài dặm. Chính ông cho biết ông sống bằng nghề chăn súc vật, trồng cây sung. “Lời của Amos. Ông là một trong những người chăn cừu tại Tơcôa …” (Amos 1,1). Lời Amos trả lời ông Amátgia : “Tôi không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ. Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”(Amos 7,14). Mặc dù ông đang chăn cừu, nhưng Chúa đã túm lấy ông, Chúa lôi ông đi và bắt ông làm tiên tri, với sứ mệnh nặng nhọc đúng với tên của ông.

Ông đâu muốn làm ngôn sứ vì ông an phận với cương vị một nông dân. Ông bị bắt làm ngôn sứ : “Hãy đi tuyên sấm cho Israel dân Ta” (Am 7, 15). Amos thổ lộ biết : ông không muốn được người ta xưng tụng là ngôn sứ, mà chỉ là một nông dân thi hành những gì Thiên Chúa truyền dạy ông phải làm, là “đi tuyên sấm cho Israel dân Chúa”. Amos được Chúa chọn gọi làm ngôn sứ vào thời vua Uzziah coi sóc vuơng quốc Giuda ở miền Nam, tức vào khoảng năm 791 đến 740 trước TC. Lúc đó Giêrôbôam làm vua vương quốc Israel miền Bắc ( năm 793 đến năm 753 trước Chúa Giêsu giáng sinh. Thời điểm Amos lên tiếng nói : “Ông đã thấy thị kiến liên quan đến Ítraen, dưới thời Uzziah làm vua nước Giuđa, và Giêrôbôam con vua Giôsias làm vua nước Ítraen, hai năm trước trận động đất” ( Amos 1,1).

Chúng ta biết những ngôn sứ chân chính, ngôn sứ thật bao giờ cũng bị ghen ghét. Thời Amos, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng khó chịu và không muốn thấy Amos hiện diện tại miền đất của họ nữa. Đứng trước nền đạo đức xuống cấp và nền luân lý suy đồi, ngôn sứ Amos tố cáo mọi cấp bậc trong dân Chúa đồng thời cảnh báo họ sẽ bị phạt nếu không thay đổi đời sống. Amos đã làm tốt các công việc Chúa muốn: ông không tự mình nói gì và làm gì ngoài lệnh của Thiên Chúa.

Đẹp thay sứ mạng Tông Đồ

Tin Mừng Marcô thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu sai mười hai Tông Đồ cứ từng hai đến hai một đi loan báo Tin Mừng. Tin Mừng ấy là Thiên Chúa Cha đã yêu thương loài người bằng tình yêu vô hạn, Ngài ban tặng sự sống cho chúng ta để chúng ta sống và hạnh phúc luôn mãi. Tin Mừng này dành cho tất cả mọi người, không một ai ở ngoài lời mời gọi cứu chuộc của Thiên Chúa, và cũng không một ai bị loại trừ khỏi Tình yêu của Chúa. Tin Mừng này phải được loan đi đến tận cùng thế giới. Chúng ta phải công bố niềm vui và ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã tái tạo con người, đã chết và sống lại để cho con người được sống.

Những người được sai đi, Chúa trao cho “quyền trên các thân ô uế” (Mc 6, 7) và một hành trang “hầu như không có gì”. Người còn ra lệnh cho họ “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo” (Mc 6,8) để cho họ thấy rằng, hiệu quả của việc rao giảng Tin Mừng sẽ không đến từ sự ảnh hưởng của con người hay vật chất, mà là từ quyền năng của Thiên Chúa, như lời Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : " Thiên Chúa được truyền cảm hứng trong lòng người ta do ân sủng của Chúa Thánh Thần".

Niềm vui tông đồ

Vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, Tin Mừng còn chưa đến mọi nơi, rất cần đến lòng nhiệt thành truyền giáo.

Chúng ta đã nhận được Tin Mừng, chúng ta có biết giá trị thực sự của Tin Mừng không? Chúng ta có ý thức về điều đó không ? Chúng ta có biết ơn không? Chúng ta hãy xem xét chính mình, người đã lãnh nhận Phép rửa tội, chúng ta co loan báo Tin Mừng bằng gương mẫu của chúng ta chưa?

Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 27. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Mọi canh tân trong Hội Thánh phải có truyền giáo như mục đích, để không rơi vào nguy cơ của một Hội Thánh quy về mình. Quan trọng hơn, đây là dịp tốt nhất để khơi dậy ơn ban và huyền nhiệm ơn gọi Truyền giáo Ngôi Lời”.

Chúng ta hãy khám phá ra vẻ đẹp đích thực của sứ giả loan báo Tin Mừng qua những nét đặc trưng liên quan đến Nguồn gốc ơn gọi, nội dung rao giảng, mục đích hướng tới và cả Thách đố.

Không ai tự mình trở thành sứ giả Tin Mừng do địa vị, tài năng, công trạng… Chính là “do lòng thương xót và được tuyển chọn” (Thánh Bêđa Khả kính), được Chúa thương tha thứ và đưa vào sứ vụ của Người (Missio Dei).

Sứ giả loan báo Lời từ Thiên Chúa, Hồng ân và Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là một loại thông tin. Tin Mừng là một sứ điệp có bản chất hoàn toàn khác biệt. Tin Mừng chiếu tỏa vẻ đẹp vô tân của lòng thương xót Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng không phải là sản phẩm do con người suy tư hay làm ra (Gl 1,11). Tin Mừng đã được Đức Giêsu Kitô mạc khải, được tỏ bày do tình bằng hữu, nên chỉ có thể lãnh nhận và loan báo trung thành.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV – B

(Mc 6, 7 - 13)

"Hãy đi". Chúa phán cùng Amos : "Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta" (Am 7, 15) ; "Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi" (Mc 6, 7). Chúa gọi Amos, Chúa sai các tông đồ, Chúa cũng gọi mỗi người chúng ta. Hết thảy mọi tín hữu, ngoài ơn gọi làm con cái Chúa, còn có ơn gọi làm ngôn sứ, và rao giảng Tin Mừng nữa.

Chúa chọn Amos và sai đi

Amos là người được Thiên Chúa chọn gọi và sai đi, khi ông chăn bò, Chúa túm lấy ông, Chúa lôi ông đi. Dù không được đón tiếp, ông vẫn mạnh mẽ rao giảng chống lại sự bất công, nhất là tố cáo nhà vua và các kỳ mục đã xúc phạm đến Thiên Chúa khiến cho hành vi phụng tự của họ trở nên vô ích. Vì thế Amasia đuổi Amos khỏi vương quốc Israel : "Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc" (Am 7, 12-13). Nhưng Amos vẫn tiếp tục nhiệm vụ ngôn sứ của mình. Dẫu biết rằng, việc phụng sự Thiên Chúa nơi Đền thờ và trong cung thánh là việc dành riêng cho chi tộc Lêvi. Amos không chỉ trích điều Môisê thiết lập. Ông tự đặt mình vào vị trí chính xác : "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải con của tiên tri. Tôi là một người chăn bò và chuyên đi hái lá xung" (Am 7,14). Thiên Chúa đã chọn ông từ nơi khác đến và trao cho ông sứ mạng này. Ông đến rao giảng điều Thiên Chúa phán chứ không rao giảng những gì con người muốn nghe. Đây chính sứ mạng của Giáo hội, Giáo hội không rao giảng điều các kẻ quyền thế muốn nghe. Tiêu chuẩn của các tông đồ là sự thật và công lý, cả khi chống lại sự đồng tình của con người và quyền bính trần gian. Cộng đoàn Giáo hội sơ khai cũng gặp những khó khăn tương tự như sự xuất hiện của thánh Phaolô, "hoán cải trong giây lát".

Amasia yêu cầu Amos rời khỏi vương quốc thuộc chi tộc phía Bắc đi đến đất Giuđa, vì ông không muốn nghe, Amos trả lời : "Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta" (Am 7, 15). Sứ mạng của Amos là phổ quát, Chúa sai đi nói tiên tri cho cả 12 chi tộc chứ không riêng một chi tộc nào.

Chúa Giêsu sai các môn đệ

"Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con" (Ga 20, 21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo hội đi đến tận cùng trái đất. Ðây là sứ điệp phát xuất từ Thiên Chúa gửi đến hết mọi người, ngõ hầu con người được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.

Các tông đồ là những người bình thường được Chúa chọn, gọi và sai từng hai người đi, sau khi dạy các ông cầu nguyện, Người ban cho các ông quyền trên các thần ô uế là những thần có lần làm các ông bất lực ! Dù là ai đi chăng nữa, gặp sự gì vượt quá khả năng, cần có sự trợ giúp từ Trời Cao. Chúa Giêsu tin tưởng và dạy dỗ các ông để các ông mang Tin Mừng đến tận cùng thế giới.

Thế là sáng kiến của Chúa Giêsu được thể hiện, mười hai ông được sai đi. Tông Ðồ nghĩa là "được sai đi". Sự kiện Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác trực tiếp vào sứ mệnh của Người, thể hiện khía cạnh yêu thương của Chúa. Chúa không chê sự trợ giúp của con người vào công trình của Chúa. Người biết rõ giới hạn cũng như yếu đuối của họ nhưng không khinh rể họ, trái lại còn ban cho họ phẩm giá là những người được Chúa sai đi.

Chúa sai họ đi kèm theo các chỉ thị. Thứ nhất là tinh thần không dính bén tới tiền bạc và các tiện nghi vật chất. Ra đi với hai bàn tay trắng để họ chỉ còn cậy dựa vào chính Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới hoán cải được lòng người. Người cũng báo cho họ biết không phải nơi nào họ cũng được tiếp đón, đôi khi bị khước từ và cũng có thể bị bách hại. Nhưng họ phải luôn luôn nói nhân danh Chúa Giêsu và rao giảng Nước Thiên Chúa mà không lo chuyện thành công.

Cử chỉ rũ bụi chân diễn tả sự không dính bén luân lý và vật chất, như để nói rằng chúng tôi đã loan báo nhưng các bạn đã từ chối, và chúng tôi không muốn gì cho các bạn cả. Sau hết, cùng với việc rao giảng là chữa lành bệnh tật theo gương Chúa Giêsu để biểu lộ lòng lành của Người với các cử chỉ bác ái, phục vụ và sự tận hiến.

Chúa tiếp tục sai chúng ta

"Hãy đi !" Mệnh lệnh Chúa truyền cho Amos vẫn còn rất thời sự với chúng ta. Nếu như tiên tri Amos lúc ấy thoái thác, thì ngày hôm nay một tâm thức khá phổ biến cổ võ cho thái độ muốn rút lui trước những khó khăn vẫn tồn tại. Ðiều kiện đầu tiên để "ra đi" là vun trồng một tinh thần cầu nguyện sâu xa, được nuôi dưỡng hằng ngày bởi việc lắng nghe Lời Chúa.

Ở thời chúng ta, vẫn có những người nam nữ được Thiên Chúa chọn, túm lấy, khi họ đang đối mặt với những lo lắng hằng ngày. Họ đang ở trong giáo xứ, chủng viện, tu viện, hay trên cánh đồng truyền giáo. Khuôn mẫu của họ là Đức Kitô, Đấng đầu tiên chấp nhận con đường thánh ý Chúa Cha vạch ra và cam kết trung thành với sứ mạng cho đến chết và Phục sinh.

Chúng ta không dựa vào sức con người hay tìm kiếm thành công, mà phải dựa vào chính Thiên Chúa. Vì là tạo vật của Thiên Chúa, nhận lãnh mọi sự từ Thiên Chúa. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn. Chúng ta có nghĩa vụ phải làm những gì Thiên Chúa muốn. Vì tất cả là hồng ân mời gọi ta thưa : "Lạy Chúa, con đây". Đừng bao giờ phản đối hay từ chối lời mời gọi của Chúa, "Chính Chúa đã chọn tôi".

Thiên Chúa "đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài" (Ep 1, 4). Đây là kế hoạch tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ trợ giúp chúng con quảng đại đáp trả lại lời mời gọi của Chúa để loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa bằng lời nói và trước hết bằng cuộc sống hằng ngày của chúng con. Amen.



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:05 11/07/2018
86. VĂN HIẾN THẾ GIA
Có một cử nhân làm quan ở kinh thành, vì để khoe khoang mình nên ông ta viết một bức hoành với hàng chữ “văn hiến thế gia文獻世家” treo ở trước cửa. Ban đêm có người đem giấy dán kín hai chữ đầu và cuối nên bức hoành thành chữ “hiến thế.”
Ngày hôm sau, cử nhân nổi giận đùng đùng xé nát tờ giấy và sai người lên phố chửi trỏng người dán bít chữ.
Một đêm nọ, lại có người đem giấy dán bít một nét trên đầu chữ “văn (文)” và dán bít chữ “gia (家)”, nên bức hoành thành chữ “lại hiến thế又獻世”.
Ngày hôm sau cử nhân lại giận dữ xé giấy chửi người.
Tối lại, có người đem giấy dán bít chữ “văn文” và dấu chấm trên chữ “gia家”, cho nên bức hoành biến thành chữ “hiện thế trủng現世冢”, có nghĩa là “mộ kiếp này” !
(Phún phạn lục)

Suy tư 86:
Con người ta ai cũng không thích người khoe khoang, ngay chính người thích khoe mình cũng không thích người khác khoe khoang, như vậy, xét cho cùng thì khoe khoang chính là một hành vi không phù hợp với tinh thần Phúc Âm.
Người khoe chữ thì bị người hay chữ nhạo lại.
Người khoe của thì bị người giàu có hơn chơi lại.
Người hợm mình hơn người, thì có người chơi ngông hơn làm mất mặt mình...
Có một linh mục trẻ chịu chức “chui” nọ, giảng trong một thánh lễ dành cho trẻ em khoe khoang rằng: “Các con hãy học cha đây, tiếng Anh cha rất giỏi, tiếng Pháp cha cũng rành, tiếng La tinh và tiếng Hi Lạp cha cũng thông...” nhưng ai cũng biết vị linh mục này học chưa xong thần học, và chỉ tốt nghiệp trung học mà thôi...
Không ai chơi trội với người khiêm tốn, không ai giận dữ với người biết lỗi, và cũng không ai chê trách người hiền lành, bởi vì họ không biết khoe khoang hợm mình...
Người ta ai cũng “khiếp” người khoe khoang, mà Đức Chúa Giê-su thì càng “khiếp” họ hơn, bởi vì chính Ngài đã bị những người khoe khoang ghen ghét kiêu ngạo (các tư tế, bè phái pha-ri-siêu, những người thông luật, các kinh sư...) đóng đinh Ngài vào thập giá.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:06 11/07/2018

34. Con đường của thần thánh không thể cho rằng đó là con đường khó đi.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chứng Nhân Giá Trị Hơn Thầy Dạy
Lm. Đan Vinh
22:12 11/07/2018


Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN B

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Mc 6,7-13.

(7) Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ. (8) Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng ; (9) được đi dép, nhưng không được mặc hai áo. (10) Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. (11) Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. (12) Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (13) Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

2. Ý CHÍNH : Đức Giê-su sai 12 Tông đồ đi thực tập truyền giáo. Người chỉ thị cho các ông phải rao giảng Tin mừng bằng lời nói và gương sáng : Phải liên kết từng hai ngừơi thành một nhóm, sống siêu thoát khó nghèo và đầy lòng cậy trông phó thác. Các ông đã vâng lời ra đi thi hành sứ vụ rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa, xua trừ ma quỷ và xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

3. CHÚ THÍCH :

-C 7 : + Người gọi nhóm Mười Hai lại : Trước đây Đức Giê-su đã tuyển chọn Nhóm Mười Hai, để các ông “ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (x. Mc 3, 13-14). + Sai đi từng hai người một : Tông đồ (A-pos-to-lus) nghĩa là “người được sai đi”. Đức Giê-su sai Nhóm Mười Hai đi từng hai người để nâng đỡ nhau và biểu lộ sự hiệp nhất yêu thương là dấu hiệu môn đệ đích thực của Người (x. Ga 13,35).+ Ban cho các ông quyền trừ quỷ : Quỷ (di-a-bo-los - nghĩa là kẻ vu khống), hoặc Xa-tan (nghĩa là địch thủ), thường được dùng để chỉ về một nhân vật vô hình, chuyên nói dối và xúi giục loài người phạm tội chống lại Thiên Chúa. Sứ mệnh của Đức Giê-su là “tiêu diệt ma quỷ” (x. Dt 2,14), xua trừ chúng ra khỏi người bị nhập (x. Mc 5,8.13). Hôm nay Người cũng ban cho các môn đệ quyền trừ quỷ ( c 13) và sau khi trở về các ông đã báo cáo với Người như Tin mừng Lu-ca ghi lại như sau: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy thì cả ma quỷ cũng phải chịu khuất phục chúng con” (x. Lc 10,17).

-C 8-9 : + Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đuờng: Nghĩa là các ông phải có phong cách đơn giản khi đi truyền giáo. + Chỉ trừ cây gậy : Được mang gậy là biểu tượng quyền mục tử và là vật hộ thân khi đi đường. + Không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng: Không mang theo lương thực, bao bị, tiền bạc vật chất để biểu lộ lòng tín thác vào Chúa quan phòng sẽ lo mọi sự cho mình. + Được đi dép : Tin mừng Mác-cô cho đi dép (x Mc 6,9) đang khi Tin Mừng Mát-thêu lại cấm đi giày hay cầm gậy theo (x. Mt 10,10). Sở dĩ có sự khác nhau về một vài chi tiết phụ này là tùy theo tác giả đứng trên quan điểm văn hóa Hy Lạp hay Do Thái khi viết Tin Mừng. + Không được mặc hai áo: Người Do Thái khi đi đường thường mặc hai áo : Áo trong và áo choàng ngoài. Áo choàng là áo mặc ngoài để che nắng nóng ban ngày và làm mền đắp ấm ban đêm. Đức Giê-su không cho các Tông đồ mặc hai áo vì là cuộc hành trình truyền giáo ngắn hạn nên việc mang hai áo không thực sự cần thiết.

-C 10-11 : + Đã vào nhà nào thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi : Theo phong tục Đông Phương, dân chúng rất hiếu khách. Do đó khi các Tông đồ đã đến ở trọ nhà nào, thì phải ở đó cho đến lúc ra đi. Nếu tự ý đổi chỗ ở sẽ làm cho chủ nhà buồn lòng và các ông sẽ bị đánh giá là người “trọng phú khinh bần”. + Nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ : Giũ bụi chân là một cử chỉ người Do Thái thường làm khi đi từ miền đất của dân ngoại trở về miền đất của Do thái. Cử chỉ giũ bụi chân biểu lộ sự tuyệt giao vì dân Do Thái bị cấm tiếp xúc với dân ngoại. Ở đây giũ bụi chân làm bằng chứng họ đã từ chối Tin Mừng được loan báo.

-C 12-13 : + Đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối : Sám hối là việc phải làm trước tiên để dọn tâm hồn đón nhận ơn cứu độ. Khi đi thực tập truyền giáo, các Tông đồ mới chỉ được Đức Giê-su trao nhiệm vụ kêu gọi người ta ăn năn sám hối, giống như Gio-an Tẩy Giả đã làm (x Mt 3,2). + Các ông trừ được nhiều quỷ : Các Tông đồ đã trừ được nhiều quỷ nhân danh Đức Giê-su và nhờ quyền năng của Người. Tuy nhiên có lần các ông không trừ được quỷ vì các ông không mạnh bằng lòai quỷ dữ đó (x. Mc 9,17-18). Các ông chỉ trừ được chúng do quyền năng của Đức Giê-su ban cho nhờ cầu nguyện và ăn chay (x. Mt 17,21). + Xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh : Xức dầu là cách chữa bệnh phổ biến thời Đức Giê-su. Có những loại dầu trị bá chứng được dùng để chữa mọi thứ bệnh thông thường. Dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu cho thấy ông ta cũng dùng dầu và rượu để chữa vết thương cho người gặp nạn (x. Lc 10,34). Ở đây, việc xức dầu còn mang tính bí tích nữa như thư của thánh Gia-cô-bê dạy : “Ai trong anh em ốm yếu ư ? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến. Họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh. Người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu đã phạm tôi, thì sẽ được Chúa thứ tha” (x. Gc 5,14-15).

4. CÂU HỎI : 1) Đức Giê-su tuyển chọn Nhóm Mười Hai nhằm mục đích gì ? 2) Tại sao Đức Giê-su lại sai từng hai người đi truyền giáo ? 3) Quỷ hay Xa-tan ám chỉ ai ? Đức Giê-su có sứ vụ gì đối với ma quỷ ? 4) Đức Giê-su đã ra lệnh cho các Tông đồ phải làm gì và các ông đã thi hành thế nào ? 5) Đức Giê-su chỉ thị cho các Tông đồ được mang và không được mang theo những gì khi đi truyền giáo ? Tại sao ? 6) Lý do có sự khác biệt trong các chỉ thị của Đức Giê-su giữa Tin Mừng Mác-cô và Mát-thêu ? 7) Tại sao các ông chỉ nên ở trọ trong một nhà và không được dời từ nhà này sang nhà khác ? 8) Việc giũ bụi chân lại khi gặp thành không tiếp nhận lời các ông giảng dạy có ý nghĩa thế nào ? 9) Tại sao trước hết các ông phải kêu gọi ngừơi ta ăn năn sám hối ? 10) Do đâu mà các Tông đồ khử trừ được nhiều quỷ ? 11) Tại sao có lần các ông không trừ được một quỷ câm ? Theo Đức Giê-su thì muốn trừ được lọai quỷ này cần phải có điều kiện nào ? 12) Tại sao Đức Giê-su truyền cho các Tông đồ xức dầu để chữa bệnh ? Thánh Gia-cô-bê dạy gì về bí tích Xức Dầu bệnh nhân ?

II. SỐNG LỜI CHÚA :

1. LỜI CHÚA : Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh (Mc 6,13).

2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM :

1) TẠI SAO PHẢI SỐNG SIÊU THOÁT KHI ĐI TRUYỀN GIÁO?

Người ta kể rằng: có một thanh niên muốn từ bỏ mọi sự thế gian để sống cuộc đời tu trì. Anh quyết định vào trong một khu rừng vắng để sống ẩn tu trong một chiếc lều tạm. Hành trang duy nhất anh mang theo là chiếc áo vải thô để mặc khi đi khất thực hằng ngày như các tu sĩ thời đó.

Một ngày kia, anh rất buồn khi thấy chiếc áo thô anh phơi ở bờ sông đã bị lũ chuột đến cắn nát. Anh đành phải vào trong làng xin một chiếc áo thô khác. Nhưng rồi chiếc áo thứ hai này cũng cùng chung số phận do bị chuột cắn. Anh liền nghĩ ra cách phải nuôi mèo để bảo vệ chiếc áo. Nhưng rồi, khi có mèo mỗi ngày anh lại phải lo thêm phần ăn cho mèo để nó đuổi chuột.

Ngày ngày đeo bị đi khất thực, anh cảm thấy mình như một gánh nặng cho dân làng. Nghĩ thế, anh đã cố gắng tiết kiệm tối đa để dành tiền mua thêm một con bò để khỏi phải đi xin ăn. Nhưng khi có bò rồi thay vì đi khất thực hằng ngày anh lại phải đi kiếm cỏ cho bò ăn. Việc chăn nuôi bò ngày càng phát triển khiến anh không còn thời giờ để cầu nguyện tối sớm như trước. Rồi anh phải thuê thêm người đi cắt cỏ để nuôi đàn bò. Thời gian trôi qua, mảnh đất hoang sơ dần biến thành một trang trại rộng lớn. Do đàn bò ngày một sinh sôi nảy nở nên anh phải thuê thêm nhân công cho trang trại. Con người ban đầu muốn từ bỏ mọi sự để trở thành một tu sĩ, nay đã trở thành một ông chủ trang trại nuôi bò sữa lớn.

Có tiền của và tài sản to lớn, anh lại muốn có thêm người bạn đời để sớm hôm chia sẻ gánh nặng công việc. Anh đã lấy vợ sinh con và trở thành một người chồng, người cha trong một gia đình như bao người khác. Thế là anh đã đánh mất lý tưởng tu trì ban đầu chỉ vì muốn bảo vệ một chiếc áo vải thô.

** SUY NIỆM: Ba kẻ thù nguy hiểm của loài người.

Ma quỷ thường tỏ ra khôn ngoan khi cám dỗ loài người từng bước, giống như nó đã cám dỗ nguyên tổ A-đam E-và khi xưa. Cũng vậy, câu chuyện trên cho thấy một người ban đầu có thiện chí muốn đi theo lý tưởng tu trì cao đẹp, nhưng khi bắt đầu bận tâm lo làm ăn kinh tế, anh đã không hứng thú với việc cầu nguyện và suy niệm, là hai yếu tố giúp anh ta trung thành với lý tưởng tu trì. Rồi xác thịt có đặc điểm “được đằng chân, lân đằng đầu”: Một khi thân xác đã được hưởng thụ các tiện nghi vật chất thì sẽ ngày một gia tăng nhu cầu muốn được thỏa mãn thêm các tiện nghi khác. Như vậy lòng tham lam tiền bạc chính là nguyên nhân làm cho người ta ham hưởng thụ các tiện nghi và dần dần đánh mất đi lý tưởng cao đẹp. Vì thế Đức Giê-su đã chỉ thị cho các tông đồ phải sống siêu thoát để dễ dàng chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.

2) THIÊN CHÚA THƯỜNG HÀNH ĐỘNG QUA LOÀI NGƯỜI:

Vào một buổi sáng mùa đông, một người đàn ông đi ngang qua một ông lão ngồi ăn xin trên vỉa hè tuyết rơi lất phất. Ông lão run lên từng cơn vì trời lạnh và bụng đói. Nhìn thấy ông lão ăn xin, người đàn ông cảm thấy thương hại liền thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, tại sao Chúa lại không làm gì để giúp đỡ cho lão ăn mày đáng thương này?” Và ông đã nghe Thiên Chúa trả lời: “Ta đã làm rồi”.

Ông ta lại thưa với Chúa: “Phải chăng việc Chúa làm có vẻ như không làm ?”.

“Đúng thế”, Chúa đáp.

Ông ta lại hỏi: “Nhưng Chúa giúp lão ăn mày này bằng cách nào?”

Chúa đáp: “Ta đã tạo dựng nên con và Ta muốn con hãy thay Ta mà giúp đỡ cho người anh em nghèo khó này đó”.

** SUY NIỆM:

- Chúa Giê-su đã chọn lựa các môn đệ, huấn luyện họ trong một thời gian và sai họ đi thực tập việc truyền giáo noi gương Người.

- Người đòi các ông phải có nếp sống siêu thoát: “Không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy”. Gậy là biểu tượng vai trò mục tử và là vật hộ thân khi đi đường; “Không được mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng” để biểu lộ lòng tín thác vào Chúa quan phòng; “Được đi dép” là nhu cầu tối thiểu, “nhưng không được mặc hai áo” do không cần thiết, vì việc truyền giáo chỉ vài ba ngày.

- Người muốn các ông thể hiện dấu chỉ của người môn đệ đích thực là yêu thương hiệp nhất khi sai các ông đi từng nhóm hai người một (x. Mc 6,7) và đi đến với mọi người không phân biệt Do thái hay dân ngoại, nô lệ hay tự do, giàu có hay nghèo khó…

- Các ông đã đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối (x. Mc 6,12) và đã làm chứng cho Chúa bằng việc: xua trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa bệnh cho nhiều người đau ốm (x. Mc 6,13).

3) BẠN CHÍNH LÀ ĐÔI TAY CỦA CHÚA:

Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên trước đây là một cuộc chiến tàn khốc. Một ngôi làng nhỏ rơi vào dưới làn đạn của trọng pháo. Trong làng, có một ngôi nhà thờ Công Giáo. Bên ngoài nhà thờ có một bệ cao, bên trên có đặt một bức tượng Trái Tim Chúa Giê-su. Tuy nhiên, sau cuộc chiến thì bức tượng đã bị bom đạn phá phá hủy thành nhiều mảnh vung vãi trên mặt đất. Còn bàn tay bức tượng thì hoàn toàn đã bị biến mất.

Một nhóm lính Mỹ đã giúp vị linh mục thu thập những mảnh vụn của bức tượng và cẩn thận lắp ráp lại pho tượng như cũ. Riêng hai bàn tay bức tượng bị biến mất thì họ đề nghị nhờ thợ điêu khắc đến làm lại bàn tay khác. Nhưng vị linh mục lại từ chối và nói: “Chúng ta hãy cứ để pho tượng không có bàn tay, và dưới chân đế của bức tượng sẽ để hàng chữ như sau: Chính bạn là đôi tay của Chúa”.

** SUY NIỆM : Chính bạn là đôi tay của Chúa:

Quả thật, nhiều khách đến viếng thăm ngôi nhà thờ đổ và bức tượng không bàn tay đã hiểu được ý nghĩa của câu nói trên: Giờ đây tuy Đức Giê-su không có bàn tay nhưng Người muốn mỗi tín hữu chúng ta hãy cho Người mượn đôi bàn tay để nâng đỡ những anh em tội lỗi được đứng dậy, băng bó những vết thương đau, chia sẻ cơm áo vật chất cho người nghèo đói; Người muốn dùng bàn chân của chúng ta để đi tìm những con chiên lạc mang về đoàn chiên Hội Thánh; Người muốn chúng ta dùng đôi tai để lắng nghe và cảm thông với những người bất hạnh; Người muốn chúng ta dùng miệng lưỡi để động viên những kẻ khốn cùng, giúp họ luôn tín thác vào sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa.

4) LOAN BÁO TIN MỪNG BẰNG CUỘC SỐNG CHỨNG NHÂN:

Cô SO-PHI BÉC-ĐĂNG-CA (Sophie Berdanska) là một tín hữu Công Giáo vừa có tài giáo dục trẻ thơ lại vừa có đức tin mạnh mẽ. Một hôm cô được nhận vào làm gia sư trong gia đình Méc-tơn (Merston) giàu có nhưng lại theo Do thái giáo. Công việc chính của cô là dạy kèm cho năm đứa con mới bị mồ côi mẹ. Ngày đầu tiên, khi biết So-phie là người Công Giáo, ông Méc-tơn đã cấm cô giảng đạo cho mấy đứa con của ông và cô đành miễn cưỡng chấp nhận. Buổi tối hôm ấy, trong căn phòng riêng dưới tầng hầm, sau khi đọc kinh tối xong, So-phie đã viết lời cầu vào một mảnh giấy nhỏ, xếp gọn rồi nhét vào trong cái hộp nhỏ xíu gắn phía sau chiếc huy chương hình thánh giá. Đây là kỷ vật mà người cha thân yêu đã tặng cô trước khi ông chết, với lời trăn trối cô phải chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa mọi lúc mọi nơi. Từ ngày cha chết, So-phie luôn đeo chiếc huy chương để nhắc cô về sứ vụ truyền giáo phải thực hiện dù trong hòan cảnh không thuận lợi.

Từ ngày được cô giáo So-phie chăm sóc dạy dỗ, lũ trẻ nhà Méc-tơn ngày càng trở nên ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành khác hẳn lúc trước. Chúng quí mến và coi cô như bà mẹ thứ hai. Rồi một ngày kia, tai nạn lần lượt đổ xuống nhà Méc-tơn: Trước tiên là cô bé út Na-ta-cha bị sốt cao khiến ông Méc-tơn rất lo lắng. Ông vội mang con đến bệnh viện cấp cứu. Trong thời gian này, cô So-phie đã luôn túc trực bên giường bệnh để chăm sóc đứa bé. Rồi đến lượt hai đứa khác cũng bị lây bệnh và cũng được cô giáo tận tình chăm lo đến khi cả ba anh em hoàn toàn bình phục. Sau cùng chính cô So-phie lại ngã bệnh ! Đây là hậu quả của những ngày vất vả chăm sóc bệnh nhân. Sau hai tuần lễ liệt giường, các bác sĩ đành bó tay không thể chữa cô khỏi bệnh. So-phie đã từ giã cuộc đời trong sự tiếc thương vô hạn của cả gia đình Méc-tơn. Trước khi lìa đời, Sophie đã tặng chiếc huy chương hình thánh giá cho Na-ta-cha là cô học trò bé nhỏ của cô.

Thấm thoát đã đến ngày giỗ đầy năm của So-phie. Hôm ấy cả gia đình Méc-tơn dậy sớm và cùng đi nhà thờ dự lễ cầu nguyện cho cô. Tại sao có sự kiện lạ lùng này? Số là sau khi So-phie chết được một tuần, ông Méc-tơn đến thăm các con lúc đó vẫn đang ưu sầu thương nhớ cô gia sư mới chết. Tình cờ ông thấy chiếc huy chương trong tủ kính. Tò mò cầm lên xem, ông mở hộp nhỏ phía sau chiếc huy chương, lấy ra một mẩu giấy và đọc thấy hàng chữ như sau: “Lạy Chúa, trong nhà Méc-tơn này, con đã bị cấm nói về Chúa với lũ trẻ. Vậy xin Chúa giúp con nói với chúng bằng hành động khiêm nhường yêu thương và phục vụ. Con hy vọng gia đình này có ngày sẽ tin vào Chúa và cũng được hưởng ơn cứu độ giống như con”. Ông Méc-tơn rất xúc động khi đọc những hàng chữ này. Ông trao cho các con cùng đọc và chúng cũng xúc động như ông. Rồi cả gia đình Méc-tơn đã đến xin học giáo lý tại một nhà thờ Công Giáo gần nhà và đã được nhận phép Rửa Tội nhập đạo Công Giáo vào lễ Đêm Vọng Phục Sinh năm đó.

** SUY NIỆM: Chứng nhân có giá trị thuyết phục hơn thầy dạy:

Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã nhấn mạnh giá trị của đời sống chứng nhân trong việc loan báo Tin Mừng như sau: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy cũng là những chứng nhân”. Chỉ có các hành động yêu thương kèm theo lời giảng mới có sức thuyết phục con người thời nay tin theo Đức Giê-su.

Mỗi tín hữu hôm nay cần gắn bó với Chúa Giê-su như cành nho tháp nhập vào thân cây nho. Vì nếu không có ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ không thể chu tòan sứ vụ làm chứng cho Chúa được (x Ga 15,5). Cần tập nhẫn nhịn chịu đựng và biết quảng đại tha thứ các xúc phạm của tha nhân, luôn nghĩ đến người khác và phục vụ họ trong tinh thần khiêm tốn và yêu thương, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt để được mối lợi là đưa được nhiều người về làm con Chúa như thánh Phao-lô đã viết: “Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, họan nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10).

3. THẢO LUẬN : 1) Bạn có kinh nghiệm gì về việc truyền giáo bằng đời sống chứng nhân bác ái không ? 2) Trong những ngày này, mỗi người chúng ta sẽ giới thiệu Chúa cho bạn bè và người thân chưa biết Chúa thế nào ?

4. LỜI CẦU

LẠY CHÚA GIÊ-SU, Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa, cho chúng con luôn chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa bằng một lối sống quên mình vị tha, dấn thân hy sinh và khiêm nhường phục vụ tha nhân cách chân thành. Nhờ đó, người ngòai sẽ nhận biết tôn thờ và tin theo Chúa để được hưởng ơn cứu độ đời đời cùng với chúng con.- AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Chúa Nhật XV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
23:07 11/07/2018
Amốt 2: 2-5; Tvịnh 84: 9-14; Êphêsô 12: 7-10; Máccô 6: 7-13

Các ngôn sứ có thể gây rối nhiều. Tuần trước chúng ta nghe Thiên Chúa gởi ngôn sứ Êdêkien đến đân Israel cứng lòng cải lại Thiên Chúa. Hôm nay là ngôn sứ Amốt lại khuấy động nên hổn loạn. Ông Amốt là một ngôn sứ làm các giới chức cai trị và thầy cả Israel rối loạn. Hình như đó là nhiệm vụ của ngôn sứ: gây rối loạn trong sự bình an và giữa những người quyền thế.

Ông Amốt là một thường dân, ông ta làm nghề chăn chiên và du cư từ nơi này sang nơi khác. Thiên Chúa gọi ông bỏ nhà ở xứ Judea lên miền bắc là xứ Israel. Vua Israel thời đó là Jeroboam, quyền thế. Lúc đó Israel rất thịnh vượng. Những người giàu có và uy quyền sống sang trọng lộng lẫy (Am 3: 12,15). Nhưng họ không quan tâm đến người nghèo và ông A mốt cáo buộc họ và các thẫm phán áp bức, và tham lam tài sản của dân chúng. (Am 3: 10).

Thế nên ông Amátza, là thầy cả thượng thẩm, muốn loại bỏ ông Amốt, vì ông Amốt không phải là người thuộc nhóm ngôn sứ chuyên nghiệp, họ lãnh tiền để nói lời của Thiên Chúa. Trái lại ông Amốt sống đời sống đơn giản và khi Thiên Chúa gọi ông ta. ông đã rời bỏ cuộc sống bình thường để đáp ứng theo tiếng gọi của Thiên Chúa.

Ngày mai tôi sẽ đi giảng tĩnh tâm cho một giáo xứ ở rất xa đây. Xem nào: tôi đã soạn máy vi tính, điện thoại di động và cáp nối mạng cho cả hai chưa? Tôi đã đăng ký trực tuyến trên mạng về chuyến bay của tôi chưa? Có xe đưa tôi ra phi trường và sẽ đón tôi khi tôi trở về chưa? Bài phúc âm hôm nay làm tôi chột dạ, vi Chúa Giêsu sai 12 môn đệ Ngài ra đi rao giảng với chỉ thị "các ông không được mang gì đi đường... không mang theo lương thực, bao bị, không tiền lận lưng". Chúa Giêsu nói chỉ trừ những vật dụng cần thiết là cây gậy, đôi đi giép mà thôi. Trong suốt hành trình họ "không được mặc hai áo". Trong lúc tôi soạn vali, tôi hy vọng không nặng quá 25Kg để được phép đem lên máy bay. Tôi tự hỏi: “tôi có nên áp dụng theo đoạn phúc âm này vào trường hợp tôi không?" Thật ra tôi không phải là môn đệ của Chúa Giêsu trong thế kỷ thứ nhất. Tôi nghĩ thời đó mọi sự đơn giản hơn nhiều. Có nhiều người đọc phúc âm hôm nay cho là phúc âm không hợp với tình cảnh thời nay như "trường hợp của tôi".

Các môn đệ không mang gì nhiều vì họ ra đi với "quyền trên các thần ô uế". Họ có thể dựa vào Thiên Chúa để được can đảm và đạt được thành quả. Họ cũng tùy thược vào sự tiếp đón của nhũng người nghe họ và đón nhận họ. Là người rao giảng lời Chúa họ sẽ được trãi nghiệm khi gặp một cộng đoàn mới được hình thành bởi những người nghe lời Thiên Chúa và đón tiếp họ là những người mang lời Thiên Chúa đến cho họ.

Mỗi phúc âm kể lại một câu chuyện khác nhau về phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu. Thí dụ: trong tin mừng thánh Gioan, phép lạ đàu tiên là ở tiệc cưới ở Cana khi Chúa Giêsu làm phép lạ nước hóa ra rượu. Phép lạ đàu tiên của mỗi phúc âm sẽ tiết lộ việc mặc khải của Chúa Giêsu như thế nào. Phép lạ đầu tiên trong phúc âm thánh Máccô là khi Chúa Giêsu đuổi quỷ dử ra khỏi một người trong hội đường ở Caphanaum (Mc 1: 21-28). Chúa Giêsu trong thánh Máccô cho chúng ta thấy Ngài có uy quyền trên quỷ dử thường bức hại loài người. Thời đó người ta thường nghĩ những vấn đề nan giải về vật chất, tâm lý, và xã hội là là công việc của ma quỷ. Suốt phúc âm thánh Máccô Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ chữa lành, chứng tỏ uy quyền Ngài có trên các ma quỷ hay ám hại loài người. Chúa Giêsu không nói rõ sứ vụ của các môn đệ. Nhưng, trái lại Ngài ban cho họ quyền được trừ tà và ma quỷ, nghĩa là họ được chữa lành và tha thứ tội lỗi là những cách ám hại dân chúng của ma quỷ.

Các môn đệ cảm thấy e ngại và lo sợ sẽ gặp những quyền lực chống lại họ. Còn chúng ta, trong bất cứ nhiệm vụ của người môn đệ cũng có thể là việc quá sức chúng ta. Nhưng, Chúa Giêsu không nói với các môn đệ là họ phải làm ra sao và làm như thế nào. Họ chỉ cần theo mệnh lệnh Ngài. Phúc âm không phải là sách ra các chỉ thị cho các môn đệ, như sách hướng dẫn cách xử dụng vi tính. Trái lại, Chúa Giêsu gởi các môn đệ ra đi với quyền lực riêng của Ngài. Và quyền lực đó chính là Thần Khí của ThiênChúa các ông biết sẽ phải làm gì, khi nào thực hiện và cách thức làm sẽ như thế nào.

Bài đọc thứ nhất và bài phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy là chúng ta không bao giờ biết Thiên Chúa sẽ gọi ai và sẽ giao trách nhiệm nào cho họ. Ngôn sứ có khắp mọi nơi: trong giáo xứ, trong hội đồng thành phố, trong hội giúp người nghèo, trong việc chống đối sự bất công trong luật lao động, ở nơi chợ búa thâu gom chữ ký kiến nghị làm nhà cho những người có mức thu nhập thấp, hằng ngàn người xuống vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ phản đối việc giam cha mẹ những người di cư để tách họ ra khỏi con cái. Thiên Chúa không ngừng kêu gọi ngôn sứ như ông Amốt từ những thường dân. Có thể Thiên Chúa mời gọi chúng ta bỏ đời sống an toàn hiện tại, ra đi cảnh báo cho giới lãnh đạo và cầm quyền ý muốn của Thiên Chúa như ông Amốt về việc họ đang làm.

Vì sao Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi từng hai người một? Có phải để họ có bạn đi đường khi họ gặp phản kháng không? Khi một trong hai người ngã quỵ thì người kia có thể nâng đỡ họ. Chúa Giêsu chuẩn bị cho họ sẽ gặp đối kháng và mà chắc chắn họ sẽ gặp. Và khi điều đó xảy đến, Chúa Giêsu bảo họ hãy "giũ bụi chân" rồi tiếp tục ra đi. Có người bạn cùng đi là điều hay để giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, trong khi họ cố gắng sống và rao giảng theo phúc âm. Vì họ là hai người, họ có thể nêu gương lối sống cộng đoàn trong khi rao giảng. Họ không phải là người sống tách rời nhưng là thành phần của một cộng đoàn nhân chứng. Hai người là chứng nhân, của sự hy sinh cho nhau để làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta, là Kitô hữu không sống riêng biệt. Chúng ta là một cộng đoàn nâng đỡ nhau, giúp nhau trong việc làm nhân chứng cho Chúa Kitô phục sinh.

Chúa Giêsu nói với chúng ta các Kitô hữu thời nay được gọi như 12 môn đệ để ra đi rao giảng lời Chúa. Chúng ta ra đi với năng quyền của Ngài. Ngài ban cho chúng ta những gì chúng ta cần để rao giảng lời Ngài, với quyền lực Ngài ban qua Thần Khí của Ngài. Chúng ta không phải là một cộng đoàn phụ thuộc, cho dù chúng ta có những thiếu sót, chúng ta được gởi đi với những gì chúng ta có. Chúng ta cần chú trọng đến những yếu tố cần thiết, và cố gắng không bị vướng bận vào những hành trang không cần thiết của sự sợ sệt, lo lắng hay mặc cảm do không đủ khả năng trong sứ vụ của mình.

Không phải chỉ có hàng giáo phẩm mới có nhiệm vụ truyền giáo. Bởi bí tích rửa tội, đã làm cho tất cả chúng ta được gọi là ngôn sứ. Chúng ta đã được ban cho có quyền năng trên ma quỷ như: kỳ thị chủng tộc, sự nghèo khó, sự nghiện ngập, kỳ thị tôn giáo v.v... Chúng ta tin chắc là Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta đủ quyền năng để thắng sự dữ. Vậy chúng ta hãy ra đi và sử dụng quyền mà chúng ta đã có được từ Thiên Chúa phải vậy không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



15th SUNDAY (B)
Amos 7: 12-15; Psalm 85: 9-14; Ephesians 1: 3-14; Mark 6: 7-13

These prophets can be so disruptive! Last week we heard how God sent Ezekiel to the rebellious Israelites. Today it is Amos who is stirring things up. He is another prophet of God who has upset a ruler and the priests. It almost seems like that’s the job description of a prophet: a disturber of the comfortable and the powerful.

Amos was a lay prophet of very ordinary circumstances; he was a shepherd and a migrant worker. God called him to leave his home in Judah and travel north to Israel. Jeroboam was the ruler at a time when Israel was prosperous and powerful. The rich and influential lived in splendor and ate sumptuously (3:12, 15). But they were unconcerned about the poor and Amos accused them and their judges of corruption (3:10).

No wonder Amaziah, the high priest, wanted to get rid of him. Amos didn’t associate with one of the guilds of mercenary prophets, who claimed to speak for God and were paid. Rather, he led a very ordinary life and when God called him Amos left all to respond to his call.

I leave tomorrow to give a parish retreat across the country. Let’s see: have I got my laptop, cell phone and cables for both? Have I checked in online for my upcoming flight? Do I have a ride to the airport? Will I have a pickup when I return home? Today’s gospel pricks my conscience as Jesus sends the Twelve on mission and tells them not to provide for what they would usually need for a trip. "Nothing for the journey… no food, no sack, no money in their belts." He does suggest a walking stick and sandals which they will need, since they are on a road trip. He tells them, "not a second tunic" – as I pack my suitcase and hope it’s under the 50 pounds I’m allowed by the airline. Should I just skip over this passage as "not applicable to my situation?" After all I’m not a first century follower of Jesus. Things, I protest, were simpler back then. Many readers have a similar reaction and tend to label today’s gospel as "Not applicable to me."

The disciples would not carry much with them as they went out with "authority over unclean spirits." They would be dependent on God for their effectiveness, and courage. They would also be dependent on the hospitality of those who heard and received them. As preachers of the gospel they would experience a new community formed by those who heard the Word of God and welcomed the ones who brought it to them.

Each gospel narrates a different first miracle by Jesus. For example, in John’s Gospel is the miracle at Cana, when he changed water into wine. The first miracle in each gospel sets up how and what the gospel will reveal about Jesus. The first miracle in Mark’s is when Jesus drives out the devil in the Capernaum synagogue (1:21-28). Mark’s Jesus will show himself to be more powerful than the evils that confront him and oppress humans. At that time people associated physical, psychological, and social problems as the work of demons. Throughout Mark Jesus will perform healing after healing, showing he has power over all manner of evils that afflict humans. Jesus doesn’t spell out the Apostles’ ministry. Instead, he "gave them authority over unclean spirits." That is, power over all sicknesses and sin, the evil spirits that plagued the people.

The apostles might have felt intimidated and afraid to face the forces they knew would resist them. On our own, any task of discipleship might seem beyond our limited gifts, or capacity. But Jesus doesn’t tell the disciples what and how to do what he did. It’s not merely a matter of following orders. The Gospels aren’t just instruction books for the disciples, like an operator’s manual for a computer program. Instead, Jesus sends his apostles out with his very own authority. With that power, the gift of the Holy Spirit, they will know what to do and when and how to do it.

The first and the gospel readings show that you never know whom God will call and what mission he will give them. Prophets seem to pop up everywhere: at parish and city council meetings; rallies for the poor; protests against unfair labor practices; at supermarkets collecting signatures for low-income housing. Thousands have gone to our southern border to protest the treatment of refugees and their children. God has not stopped calling prophets, like Amos, from among ordinary people. Maybe God is calling us to let go of some part of our lives, to be free to proclaim a message, as Amos did, to the powerful and the comfortable.

Why did Jesus send them out in pairs? Was it so they would have a companion when they met resistance? When one was down, the other could encourage them on. Jesus prepares them for the rejection they will surely meet. So that they don’t give up when it happens, he tells them to "shake the dust" from their feet, not lose heart and move on. It’s good to have a companion to share and give support in difficult moments as you try to live and preach the gospel. Since they were in pairs, they would also preach by the example of their partnership. They were not detached agents, but part of a community of witnesses, two people devoted to and excited in their witness to the risen Christ. We Christians are not solitaries, we are a community of support, encouragement and companionship in our shared role of witnessing to the risen Christ.

Jesus speaks to us modern Christians, called as the Twelve were, to go out to preach the gospel. We travel with his authority. He provides us with all we need to proclaim his word; for the authority he gives is his very Spirit with us. We aren’t to be a self-enclosed community and, despite any sense of inadequacy, we are sent out with all that we need. We focus on the essentials and try not to be encumbered on our mission by the extra baggage of fear, or a sense of inadequacy.

It is not just the ordained who are given the missionary task of going forth to preach. By our baptism all of us are called to be prophets. We have been given the authority over evil spirits: racism, poverty, addiction, religious intolerance, etc. We can be assured that Jesus has given us sufficient authority to overcome these evils. Shall we go out and draw from that authority we have?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám mục New Mexico được bổ nhiệm làm giám mục phó của giáo phận San Jose.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:52 11/07/2018
(EWTN News/CNA) Tòa thánh vừa thông báo vào hôm thứ Tư, ĐGH Phanxicô đã bổ nhiệm Giám Mục Oscar Cantú của giáo phận Las Cruces, thuộc bang New Mexico làm giám mục phó của giáo phận San Jose, tiểu bang California.

Giám mục Cantú sẽ là Giám Mục phó của Giám mục Patrick J. McGrath, 73 tuổi, trong việc điều hành Giáo Phận San Jose và quyền kế vị khi giám mục McGrath về hưu hay qua đời.

Giám mục Cantú, 51 tuổi, đang là giám mục của giáo phận Las Cruces, bang New Mexico từ tháng Hai 2013. Ngài thông thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý và Pháp.

Vào năm 2016, ngài đã là một trong hai đại biểu được chọn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong thời gian ĐGH thăm Mexico. Sau cuộc thăm viếng của ĐGH, giám mục nói với hãng tin CNA là nó đã chứng tỏ cho nước Mexico rằng “Đức Thánh Cha quan tâm đến các bạn, và Thiên Chúa ở với các bạn ngay trong những giờ phút khó khăn và ngay trong những ngày đen tối của cuộc đời.”

Giám mục Cantú là chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và là một thành viên của tiểu ban về Giáo Hội ở Châu Mỹ Latin và Những Vấn Đề Tây Ban Nha.

Sinh ở Houston vào ngày 5 tháng Mười Hai, 1966, giám mục Cantú là thứ năm trong một gia đình có tám người con. Thân sinh của ngài là cụ ông Ramiro và cụ bà Maria de Jesus Cantú đến từ thị trấn nhỏ gần Monterey, Mexico.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin CNA vào tháng Hai, 2016, giám mục Cantú nói rằng “Không có sự phân cách nào là một người Mỹ gốc Mexico. Chúng tôi yêu cả hai nước bởi vì chúng tôi là thành phần của cả hai quốc gia.”

Các trường Công Giáo ở Houston có tầm quan trọng trong việc hình thành giám mục và sáu anh chị em của ngài. Dù rằng thân sinh của ngài chỉ học tới lớp sáu, ông đã dạy cho các con mình giá trị của việc giáo dục, để rồi bốn người tốt nghiệp đại học, ba người lấy bằng thạc sĩ.

Khi còn là một chủng sinh, Cantú làm việc trong một ủy ban với Giám Mục James Tamayo của giáo phận Laredo thời bấy giờ để thúc đẩy ơn gọi phục vụ Tây Ban Nha.

Được truyền chức linh mục vào ngày 21 tháng Năm 1994, cha Catus được tấn phong giám mục vào năm 2008 ở tuổi 41 khi Đức Giáo Hoàng Benedic XVII bổ nhiệm ngài là Giám Mục Phụ Tá của giáo phận San Antonio.

Trong thời gian 14 năm phục vụ là một linh mục tại giáo phận Galves-Houston, ngài đã tham gia phong trào Gia Đình Kitô hữu qua các buổi tĩnh tâm cho giới trẻ; Chương trình Dự Bị Hôn Nhân; và Metropolitan Organization (TMO) (tạm dịch là Tổ Chức Cư Dân Thành Thị) nhằm đưa ra những vấn đề xã hội trong cộng đồng.

Ngài lấy bằng Cử Nhân tại Đại Học Dallas, rồi bằng cao học thần học và bằng cao học nghiên cứu thần học tại Đại Học St. Thomas ở Houston. Ngài cũng có bằng tiến sĩ về thần học giáo lý của Đại Học Giáo Hoàng Gregorian ở Roma.

Trước khi được tấn phong giám mục, ngài là chính xứ của giáo xứ Holy Name, một giáo xứ thời thơ ấu của ngài ở Houston. Ngài cũng đã là cha phó của giáo xứ Thánh Christopher và dạy tại Đại Học Thánh Thomas và Chủng viện Thánh Mary.

Giáo phận San Jose được chính thức thành lập vào năm 1981 và thuộc tổng giáo phận San Francisco.


Source: EWTN NEWS New Nexico bishop made coadjutor of San Jose
 
Nicaragua rơi vào hỗn loạn: côn đồ cuả chính phủ tấn công các giám mục
Kateri Diễm Châu
15:11 11/07/2018
Managua, Nicaragua ( CNA / EWTN ngày 10 tháng 7 năm 2018 ). - Hôm thứ Hai, một số giám mục Nicaragua đi giải thoát cho một nhóm người biểu tình đang bị bao vây trong một vương cung thánh đường đã bị các côn đồ thuộc phe chính quyền hành hung tàn bạo.

Nhắc lại, kể từ ngày 18 tháng 4 năm nay, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống tổng thống Daniel Ortega và đã gây ra 300 người chết. Hội đồng giám mục Nicaragua đang làm trung gian để tìm kiếm hoà giải giữa chính phủ và các nhóm đối lập.

Ngày hôm qua, một phái đoàn giám mục gồm có Đức Hồng Y Leopoldo José Brenes Solorzano của Managua, 69 tuổi; phụ tá của ngài, Đức Giám Mục Silvio José Baez Ortega, 60 tuổi; và Đức Tổng Giám Mục Waldemar Sommertag, 50 tuổi, Khâm sứ Toà Thánh Nicaragua, đã đi đến nhà thờ San Sebastian ở Diriamba, cách Managua 25 dặm về phía nam, để giải thoát cho một số người đang bị phe chính quyền bao vây ở đây. Trong số những người bị mắc kẹt là nhiều nhân viên y tế tình nguyện.

Phái đoàn các giám mục đã bị chặn đường và các nhóm ủng hộ chính phủ đã lăng mạ họ là những kẻ giết người, sau đó là một cuộc hành hung.

Đức Giám Mục Baez đăng một tweet cho thấy ngài bị một vết cắt trên tay, ngài viết, "Bị vây hãm bởi một đám đông giận dữ muốn vào Thánh đường San Sebastian ở Diriamba, tôi đã bị thương, đấm vào bụng, bị giật mất huy hiệu giám mục và bị sỉ nhục. Tạ ơn Chuá, tôi vẫn khỏe. Nhà thờ được giải phóng, kể cả những người ở trong đó. ”

Tổng Giáo Phận Managua gọi cuộc tấn công trên là “của những cảm tình viên và đảng viên cuả chính phủ” và “đáng bị kết án và chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự việc này”.

Các giám mục đã phải đi đến Diriamba vì Trung tâm Nhân quyền Nicaragua báo cáo là ngày hôm trước (8/7/18) đã xảy ra một việc tàn sát kinh khủng nhất kể từ khi có những bất ổn cách đây hơn hai tháng.

Trung tâm Nhân quyền nói rằng đã có 38 người thiệt mạng trong ngày 8 tháng 7. Trong số này, 31 người chết thuộc phe chống đối, bốn người là cảnh sát, và ba người là thành viên của các nhóm ủng hộ chính phủ. Hầu hết những người thiệt mạng đều là cư dân cuả vùng Diriamba và Jinotepe.

Hội đồng giám mục Nicaragua cho biết phái đoàn đã "hoàn thành sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô, là ở bên cạnh những người đau khổ, đi thăm mục vụ đến các linh mục và tín hữu của Carazo, các nạn nhân của cảnh sát, quân đội và cuả các nhóm đang gieo rắc chết chóc và tang tóc. ”

Đức Hồng Y Brenes cho biết ngài đã "cảm thấy như chính mình bị bạo hành" bởi những lực lượng đang đàn áp các linh mục của mình. "Chúng tôi đã đi đến các giáo xứ để an ủi các linh mục của chúng tôi, để cùng đi với họ trong đau khổ, và chính chúng tôi đã cũng đã bị xâm phạm."

Hiện nay trên khắp đất nước Nicaragua người ta thấy chướng ngại vật và rào chắn được dựng lên khắp nơi, và các cuộc đụng độ thường xuyên trở thành đẫm máu chết người. Các giám mục và linh mục trên khắp Nicaragua đã làm việc để tách rời hai nhóm biểu tình và lực lượng an ninh, và thường đã bị đe dọa và bị bắn.

Bạo lực ở Diriamba và Jinotepe xẩy ra khi cảnh sát và quân đội cố gắng rỡ bỏ các rào chắn do người biểu tình dựng lên.

Giám mục Rolando José Alvarez Lagos của Matagalpa nói rằng nỗ lực rỡ bỏ rào chắn cuả chính phủ đã được thực hiện "với giá máu và sự chết", và chính phủ đang bị mù quáng bởi sự "tự phụ và kiêu ngạo".

Sau khi các giám mục bị tấn công ở Diriamba, phe chính phủ cũng đã đập phá nhà thờ các Thánh Tông Đồ tại Jinotepe.

Trang Facebook cuả Giáo xứ cho thấy “nhiều người, đi kèm với lực lượng cảnh sát” đã “phá hủy bàn thờ, ghế ngồi và thuốc men”.



Đó là số thuốc dùng để chăm sóc cho những người bị thương trong cuộc bạo loạn ngày 8 tháng 7 ở Diriamba.

Họ đã ném rác vào các linh mục, và đe dọa đốt nhà thờ.

Hội đồng giám mục Nicaragua đã tạm ngưng các nhóm làm việc hòa giải, và những người biểu tình đang lên kế hoạch tổng đình công vào ngày 12 tháng Bảy.

Cuộc khủng hoảng ở Nicaragua bắt đầu sau khi ông Ortega tuyên bố việc cải cách an sinh xã hội và lương hưu. Những thay đổi đó đã phải bị bỏ sau khi có những phản đối lan rộng, nhưng các cuộc biểu tình đã gia tăng sau khi có hơn 40 người bị lực lượng an ninh giết chết.

Chính phủ Nicaragua gợi ý rằng những người bị giết là do chính phe biểu tình đã giết người cuả họ để làm mất ổn định chính quyền của Ortega.
 
Huynh Đoàn Thánh Phêrô có Tân Bề Trên Tổng Quyền
Đặng Tự Do
18:05 11/07/2018
Huynh Đoàn Thánh Phêrô (FSSP) đã bầu linh mục Andrzej Komorowski, người Ba Lan, làm Tân Bề Trên Tổng Quyền.

Hội nghị khoáng đại của Huynh Đoàn Thánh Phêrô, hiện đang họp tại Chủng viện Quốc tế Đức Mẹ Guadalupe ở Denton, Nebraska, Hoa Kỳ, đã chọn cha Komorowski làm Bề Trên Tổng Quyền trong một nhiệm kỳ sáu năm. Ngài sẽ thay thế cha Tổng Quyền John Berg, người Mỹ, đã là Bề Trên Tổng Quyền trong 2 nhiệm kỳ vừa qua kể từ năm 2006.

Cha Komorowski sinh tại Ba Lan năm 1975 và được thụ phong vào năm 2006 sau khi theo học tại chủng viện của Huynh Đoàn ở Wigratzbad, Bavaria. Ngài đã từng là Trợ lý cho Bề Trên Tổng Quyền từ năm 2012, tại trụ sở chính của Huynh Đoàn ở Fribourg, Thụy Sĩ.

Huynh Đoàn Thánh Phêrô, xin phân biệt với Huynh Đoàn Thánh Piô X, là một cộng đoàn đời sống tông đồ dành cho các linh mục chỉ cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La tinh phiên bản trước Công Đồng Vatican II. Huynh Đoàn Thánh Phêrô có gần 300 linh mục trong 124 giáo phận trên khắp thế giới.
Source: Catholic Herald - FSSP elects Polish priest as Superior General
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Xuân Lộc: Khóa Đuốc Hồng 2018 – Huấn Luyện Giáo Lý Viên – Huynh Trưởng Cấp III
Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP
08:39 11/07/2018
“Giáo lý viên: Sứ Giả của Lòng Thương Xót” là chủ đề của Khóa Huấn Luyện Giáo Lý Viên- Huynh Trưởng cấp Giáo phận năm 2018 đang diễn ra tại Giáo xứ Thái Hòa, Giáo hạt Hòa Thanh, Xuân Lộc. Đây cũng là chủ đề được lựa chọn theo định hướng Mục vụ của Giáo Phận Xuân Lộc khi mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận thực thi lòng thương xót trong sứ vụ riêng và môi trường cụ thể của mỗi người. Và để định hướng Mục vụ này được cụ thể hóa nơi người giáo lý viên- huynh trưởng, cha Đặc trách Ban Huấn Giáo đã đưa ra chủ đề trên và đưa ra triển khai trong ba năm bắt đầu từ năm 2018.

Xem Hình

Từ chủ đề định hướng chung, mỗi ngày sẽ có một chủ đề riêng làm nền tảng học tập và sinh hoạt. Ngày thứ nhất có chủ đề “Giáo lý viên sống và làm bạn với Chúa Giêsu Thánh Thể”, ngày thứ hai “Giáo lý viên Đón nhận lòng Chúa xót thương”, và “Giáo lý viên Sứ giả lòng Thương xót Chúa cho các em” là chủ đề của ngày cuối cùng trong ba ngày huấn luyện.

Cũng vẫn như mọi năm, Khóa Đuốc Hồng[1] 2018 được tổ chức thành 4 đợt trong tháng 7/2018. Mỗi đợt học sẽ kéo dài ba ngày vào các ngày đầu tuần, với lịch sinh hoạt từ sáng đến tối. Khi tham dự khóa Đuốc Hồng, các Giáo lý viên- Huynh Trưởng sẽ đến và ở lại tại Giáo xứ Thái Hòa, cũng như được sắp xếp chỗ ngủ, cung cấp các bữa ăn chính, phụ và một số nhu cầu tối thiểu khác.

Với ba ngày bắt buộc này, các học viên sẽ cần tuân thủ những kỷ luật trong khi học tập, sinh hoạt, ngủ nghỉ, trực vệ sinh qua những hình thức thi đua, chấm điểm, làm căn cứ để xét duyện và cấp giấy chứng nhận cho các học viên là giáo lý viên.

Chỉ trong hai đợt tháng 7/2018 gồm đợt 1 (2-4/7) và 2 (9-11/7), đã có khoảng gần 500 học viên là các giáo lý viên- huynh trưởng, quý nữ tu đến từ 6 Giáo hạt: Gia Kiệm, Phước Lý, Hố Nai, Biên Hòa, Tân Mai, Hòa Thanh, và Xuân Lộc B. Trong hai đợt tới gồm đợt 3 (16-8/7) và đợt 4 (23-25/7), dự kiến sẽ có khoảng 600 giáo lý viên- huynh trưởng tham dự khóa học theo danh sách đã đăng ký. Các học viên này sẽ đến từ các Giáo Hạt còn lại của Giáo phận bao gồm An Bình, Phú Thịnh, Phương Lâm, Gia Kiệm, Túc Trưng và Xuân Lộc A.

Trong ba ngày học hỏi này, học viên sẽ được học hỏi trực tiếp cũng như thông qua hình thức trò chơi với các nội dung bài học để nâng cao trình độ phục vụ cho sứ mạng của người giáo lý viên- huynh trưởng. Các bài học bao gồm: Giáo lý viên -Huynh Trưởng Sống ngày Thánh Thể (Hướng dẫn: Lm Giuse Quốc Thuần); Giáo lý viên -Huynh Trưởng với Kỹ năng làm việc chung (Hướng dẫn: Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P); Đời sống nội tâm/Hồi tâm của Giáo lý viên -Huynh Trưởng (Hướng dẫn: Lm Toma Ngọc Tín, S.J); Sử dụng giáo án mới của Giáo lý Hồng Ân (Hướng dẫn: Nt Têrêsa Nguyễn Phượng, O.P và Nt. Maria Kim Hoa); Lửa nhiệt thành của Giáo lý viên( Hướng dẫn: Lm Gb Tiến Hướng), Tổ chức, huấn luyện giáo lý viên và thiếu nhi theo nội quy Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể do HĐ Giám Mục Việt Nam phê chuẩn ( Hướng dẫn: Lm Giuse Đức Trí); Kỹ năng quản lý lớp học, Nghệ thuật giáo dục thiếu niên (Hướng dẫn: Fr. Giuse Ngọc Quý, FSC). Bên cạnh đó, những nội dung như “Cách thức tổ chức chương trình văn nghệ, Cách thức tổ chức một đêm lửa trại, Các hình thức riêng tư bên Chúa” được quý Thầy Đại Chủng Viện Xuân Lộc hướng dẫn và đồng hành cùng với các học viên.

Riêng trong đợt 1, các học viên còn được tham dự chương trình Đêm chung kết Cuộc thi "Laudamus Dominum - Hãy Ca Ngợi Chúa" do Ban Huấn Giáo của Giáo phận tổ chức, đứng đầu là cha Giuse Đỗ Đức Trí cùng quý linh mục và giáo dân là nhạc sĩ là ban giám khảo. Chương trình đặc biệt này mở ra cho tất cả mọi giáo lý viên- huynh trưởng trong giáo phận có cơ hội để ca ngợi Thiên Chúa qua sân chơi rất bổ ích và ý nghĩa này.

Một điểm đặc biệt khác lạ so với các khóa Đuốc Hồng của những năm trước, khóa Đuốc Hồng 2018 năm nay đã đưa ra một chương trình chầu Thánh Thể liên tục trong mọi thời khắc của ba ngày học. Mọi học viên sẽ có cơ hội kết hợp với Chúa Giê su Thánh Thể cách đặc biệt dù đang tham dự các giờ học, chơi hay sinh hoạt. Đây quả là một hoạt động tâm linh rất có ý nghĩa mà Cha Đặc trách cùng ban tổ chức đã chọn lựa và hoạch định và thực hiện nhằm để người giáo lý viên- huynh trưởng ý thức được tầm quan trọng của một đời sống tâm linh với Chúa Giê su Thánh Thể. Vì thế, đang trong giờ học hay đang sinh hoạt trò chơi, bạn sẽ thấy một nhóm khoảng 5 bạn sẽ lặng lẽ rời khỏi hàng để đi về phía nhà Chầu, chầu thay thế mọi học viên khác…Và cứ thế, nhóm này vào gặp Chúa, nhóm kia lại chào Chúa đi ra… và dĩ nhiên, nhà Chầu nơi đặt Thánh Thể Chúa luôn có các học viên thay nhau túc trực chầu Thánh Thể Giêsu.

Chuyện hậu cần cho các đợt học của Khóa Đuốc Hồng của Giáo Phận Xuân Lộc, bao giờ cũng phải kể đến công rất lớn của hầu hết mọi người trong Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thái Hòa, cho đến cả các em thiếu nhi cũng đã tích cực đóng góp phần nhỏ nhoi của mình trong những khóa học này.

Sở dĩ những chương trình Khóa Huấn luyện Giáo lý viên- Huynh Trưởng của Xuân Lộc có thể diễn ra rất nhịp nhàng và đi theo tiến độ các cấp từ giáo xứ- giáo hạt và giáo phận là do có sự nhất thống tổ chức giữa giáo lý viên và huynh trưởng, dưới sự chỉ đạo chung của Ban Huấn Giáo- Giáo dục của Giáo phận, đứng đầu là Cha Giuse Đỗ Đức Trí cùng các cộng sự của ngài. Đây chính là sức mạnh cho những hoạt động mục vụ với hình ảnh của sự hiệp nhất, hiệp thông hợp hài hòa, bổ sung, hỗ trợ giữa Huấn Giáo và Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP

[1] “Đuốc Hồng” là tên gọi chung của các Khóa Huấn Luyện Giáo Lý Viên cấp Giáo phận dành cho những học viên đã qua huấn luyện cấp I (tại Giáo xứ), cấp II (cấp Giáo hạt).
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Rung Cây Dọa Khỉ-Tự Kỷ Ám Thị
Phạm Trần
21:57 11/07/2018
Mặt trận tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lầm vào mê hồn trận của Luật An ninh mạng khi Ban Tuyên giáo đảng chỉ biết rung cây dọa khỉ.

Trước hết hãy bàn về mối lo âu của Ban Tuyên giáo đảng khi Luật An ninh mạng (ANM) được chuẩn bị đi vào cuộc sống từ ngày 01/01/2019.

Trao đổi với cử tri Biên Hòa ngày 20/06/2018, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhìn nhận:” Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo ra môi trường ảo, tuy là ảo nhưng lại là thật. Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất quan trọng, việc ra đời luật An ninh mạng là để điều chỉnh các mối quan hệ trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.” (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV --Voice of Vietnam)

Nói thế vì ông Thưởng không thể nói khác trong khi ai cũng biết Luật ANM, được Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018 và đã được ban hành ngày 09/07/2018, chỉ nhằm khóa miệng dân, tiêu diệt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và vi phạm quyền được tiếp cận thông tin của người dân đã quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013 (Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…)

Những ngăn cấm trong Luật ANM và trừng phạt vi phạm theo Bộ Luật hình sự (LHS), sửa đổi ngày 20/06/ 2017 đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, là bằng chứng phơi bầy chủ trương dùng Luật do mình tự viết để giúp Đảng duy trì chế độ độc tài.

Nhưng người đứng đầu ngành tuyên truyền để bảo vệ đảng, Võ Văn Thưởng, vẫn chối biến Luật ANM không có cạm bẫy gì.

Ông ta nói:”Phải khẳng định rằng ra luật An ninh mạng hoàn toàn không có chuyện vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm, chính kiến của công dân. Mà ngược lại còn tạo điều kiện thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến nhưng chúng ta phải theo quy định của pháp luật, không phải chúng ta nói tự do rồi muốn làm gì thì làm. Mà có quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với xã hội, giữa công dân với Nhà nước”- (VOV,20/06/2018)

Nhưng “theo quy định của pháp luật” là luật nào ? Nếu đó là Luật ANM và LHS là ngụy biện Cộng sản. Trong bất kỳ quốc gia nào, không phải có tự do là được phép vi phạm pháp luật. Nhưng tự do ở các nước dân chủ là thứ tự do có thượng tôn luật pháp. Mọi người, từ dân tới lãnh đạo, đều bình đẳng như nhau và không ai được hưởng đặc quyền đặc lợi trước tòa án.

Ngược lại, ở các nước độc tài, nhất là độc tài Cộng sản như Việt Nam, luật pháp chỉ nằm trong tay kẻ cầm quyền và phe nhóm. Quan tòa ở Việt Nam, như đã chứng minh trong qúa khứ và hiện nay, là thành phần tham nhũng quyền lực và địa vị vì chỉ biết xử bị cáo chính trị theo lệnh nhà nước, nhất là đối với những người tranh đấu đòi dân chủ và tự do.

Con số trên 100 tù nhân lương tâm và chính trị đang bị giam cầm, đánh đập trong các nhà tù Cộng sản Việt Nam, trong đó có hai phụ nữ can trường Nguyễn Ngọc Như Qùynh (Mẹ Nấm) và Trần Thị Nga là một bằng chứng của những phiên tòa luật rừng của nhà nước CSVN.

BỐI RỐI-CHẠY QUANH

Vì vậy, khi bị các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo và các nước dân chủ lên tiếng chỉ trích, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ biết chối quanh nói rằng: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật.”

Nhưng lời nói quanh co ngày 05/04/2018 của Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, vẫn không thay đổi được bộ mặt vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam vì chẳng ai tin lời bà Hằng nói.

Vì vậy, khi đã bị “một sự bất tín, vạn sự bất tin” nên ngành Tuyên giáo của đảng cũng thất bại trên mặt trận tuyên truyền giả mạo.

Tình trạng bối rối này đã được nhìn nhận bởi ông Võ Văn Thưởng tại Hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo ngày 09/07/2018 tại Hà Nội.

Ông Thưởng nói:”Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng chính trị, dư luận xã hội có việc chưa kịp thời; sự phối hợp, hỗ trợ giữa các ban, bộ, ngành với Ban Tuyên giáo Trung ương trong cung cấp, định hướng thông tin và chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa còn có việc, có lúc chưa chặt chẽ, nên chưa làm tốt công tác tuyên truyền. Công tác nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là một số vấn đề phức tạp nảy sinh còn chậm, việc phản ánh, báo cáo và định hướng thông tin chưa kịp thời, công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa đáp ứng nhu cầu và trình độ ngày càng cao của nhân dân, phương pháp chưa thực sự phù hợp.” (Thông tấn xã Việt Nam,TTXVN, ngày 09/07/2018)

Song song với những tuyên bố của ông Thưởng là hàng loạt bài viết bênh vực và ca tụng Luật ANM xuất hiện trên các báo dòng chính như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và hai cơ quan VOV và TTXVN v.v…

Dưới cái tựa “Tỉnh táo, chủ động trước tin tức bịa đặt, sai sự thật”, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng viết hồ hởi rằng:” Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá về an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho biết: 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Ðây là số liệu thống kê cần được quan tâm, nhất là trong điều kiện các loại tin tức giả mạo do thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn thường xuyên gieo rắc trên internet (in-tơ-nét) nhằm đầu độc người nhẹ dạ, cả tin hoặc kích động những ai vì nhận thức cảm tính mà dễ bức xúc, tự đẩy mình tới hành vi vi phạm pháp luật...” (Nhân Dân, ngày 03/07/2018)

Nhưng BKAV là của ai và số liệu của BKAV có khả tín không ?

BKAV là tên viết tắt của Bach Khoa AntiVirus, và tên Bách Khoa được lấy từ Đại học kỹ thuật Bách khoa Hà Nội, do chuyên viên điện tử Nguyễn Tử Quảng, tốt nghiệp từ trường này thành lập.

Ông Nguyễn Tử Quảng cũng là người sáng lập ra Bach Khoa Internetwork Security center (BKIS), một công ty an ninh mạng hàng đầu của Việt Nam.

Vậy liệu Công ty BKIS và BKAV có là một bộ phận của nhà nước Việt Nam hay chỉ là công ty tư nhân hợp tác với chính quyền CSVN không phải là điều quan trọng. Chỉ biết rằng những số liệu của ông Quảng công bố và được báo Nhân Dân của đảng chốp lấy tuyên truyền cũng chẳng thuyết phục được ai.

Có chăng thì cũng chỉ là trò rung cây dọa khỉ của báo Nhân Dân để hù họa những người đang sử dụng Internet ở Việt Nam.

Để phụ họa với BKAV, Nhân Dân viết tiếp:” Cùng với việc tự sản xuất tin tức bịa đặt, sai sự thật, BBC, VOA, RFA và một số địa chỉ chống phá Việt Nam còn thường xuyên khai thác loại tin tức này từ internet, đặc biệt là mạng xã hội. Phải nói rằng càng gần đây, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã biến internet, cụ thể là mạng xã hội, thành nơi truyền tải tin tức giả mạo mục đích mà họ trông đợi là những thông tin này sẽ gây hoang mang, nghi ngờ, gieo mầm và hướng sự bức xúc vào vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, nhằm tác động và lũng đoạn niềm tin xã hội, đẩy tới hành vi chống đối.”

LO BỊ LẬT ĐỔ

Ngoài Nhân Dân cón có báo Quân đội Nhân dân (QĐND) cũng viết nhiều bài giải thích “ vì sao Việt Nam cần phải có Luật An ninh mạng?”

QĐND ngày 09/07/2018 viết:”Khác với các thời kỳ lịch sử trước, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ biên cương, bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển của đất nước, ngày nay, bảo vệ Tổ quốc còn phải bảo vệ không gian điện tử của Tổ quốc. Thực tế cho thấy từ khi internet, mạng xã hội ra đời đến nay đã từng diễn ra việc lợi dụng internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, kích động biểu tình, gây rối, kêu gọi lật đổ chính quyền. Ngày nay, các thế lực thù địch đã có thêm một phương thức mới để chống phá nhà nước, đó là sử dụng internet, mạng xã hội để tấn công cơ quan, tổ chức, thậm chí còn có thể gây bạo loạn, lật đổ chế độ xã hội….Vì vậy, Nhà nước Việt Nam cần có chế tài nghiêm minh đối với tội phạm mạng là điều hết sức cần thiết.”

Lời cáo buộc những cuộc biểu tình bất bạo động của hàng ngàn người dân khắp Việt Nam trong các ngày 10,11 và 17 tháng 06/2018 chống Luật ANM của QĐND cũng như dọa dẫm của Nhân Dân chỉ lấy được lòng tin của mọi công dân Việt Nam nếu họ chứng minh được rằng Luật này sẽ không đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng và tôn trọng quyền được thông tin như Hiến pháp 2013 đã minh thị. -/-

Phạm Trần

(07/018)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh: III. Một số soi sáng đối với bối cảnh hiện nay, tiếp theo
Vũ Văn An
19:44 11/07/2018
27. Điểm chính của năng động tính đang điều chỉnh các thị trường tài chánh là mức độ đánh thuế tiền lời liên quan đến các khoản vay liên ngân hàng (LIBOR), mà việc đo lường được dùng để hướng dẫn lãi suất trên thị trường tiền tệ, cũng như trong tỷ giá hối đoái chính thức của các loại tiền tệ khác nhau do các ngân hàng xử lý.

Đây là một số thông số quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ hệ thống kinh tế - tài chánh khi chúng ảnh hưởng hàng ngày đến việc chuyển tiền đáng kể giữa các bên phê duyệt hợp đồng thực sự dựa trên số đo của các tỷ giá này. Việc thao túng cách đo lường các tỷ giá này cấu thành một hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng với các hậu quả có tầm rộng rãi.

Sự kiện điều này có thể xảy ra mà không bị trừng phạt trong nhiều năm qua cho thấy hệ thống tài chánh khi không được kiểm soát đầy đủ theo quy định và thiếu các biện pháp trừng phạt tương xứng đối với các vi phạm mà các bên liên quan thường gặp phải thì mong manh và cận kề với gian lận xiết bao. Trong môi trường này, việc thành lập các “mạng lưới” thông đồng thực sự, giữa những người thay vì được sắp xếp cho việc ấn định chính xác những tỷ giá này, thì thực tế đã tạo ra, một cách trùng hợp ngẫu nhiên, một hiệp hội tội ác, đặc biệt có hại cho ích chung, gây ra một vết thương nguy hiểm cho sức khỏe của hệ thống kinh tế. Hiện tượng này phải bị trừng phạt bằng các hình phạt thỏa đáng và làm nản việc lặp đi lặp lại.

28. Ngày nay, các tác nhân chính hoạt động trong thế giới tài chánh, và đặc biệt các ngân hàng, phải được trang bị bằng các bộ phận nội bộ giúp bảo đảm chức năng tuân thủ, tự kiểm soát tính hợp pháp trong các bước chính của diễn trình ra quyết định và các sản phẩm chính do công ty cung cấp. Tuy nhiên, nên gi nhận rằng, ít nhất cho đến những năm rất gần đây, việc thực hành hệ thống kinh tế-tài chính đôi khi dựa vào một phán đoàn hoàn toàn “tiêu cực” về chức năng này, nghĩa là, trên một sự tôn trọng hoàn toàn có tính hình thức các giới hạn do pháp luật hiện hành ấn định. Thật không may, từ điều này thường xuyên phát sinh ra các tình huống trốn tránh trên thực tế các luật lệ kiểm soát, nghĩa là các hành động có xu hướng lẩn tránh các nguyên tắc hiện hành, nhưng vẫn lo sao để đừng trực diện đi ngược lại các qui định nói lên các nguyên tắc này, để khỏi chịu các chế tài sau đó.

Để tránh điều trên, điều cần là phán đoán tuân thủ phải khảo sát tận tường các nghiệp vụ khác nhau kể cả các nghiệp vụ “tích cực”, nhằm bảo đảm chúng tôn trọng một cách hữu hiệu các nguyên tắc hướng dẫn luật lệ hiện hành. Theo nhiều người, việc thực thi chức năng theo cách này sẽ được tạo điều kiện nếu nó giúp tổ chức các Ủy ban Đạo đức, hoạt động cùng với các Hội đồng Quản trị, có thể cấu thành một đối tác tự nhiên được tạo thành từ những người cần đảm bảo, trong hoạt động cụ thể của ngân hàng, sự phù hợp của hành vi đối với các chỉ tiêu hiện có.

Theo nghĩa trên, cần phải dự liệu một số hướng dẫn trong công ty giúp tạo thuận lợi cho một phán đoán tuân thủ, để người ta có thể biện phân được những nghiệp vụ nào, có thể đạt được về kỹ thuật, là hợp pháp một cách cụ thể và có thể thể hiện được về mặt luân lý (thí dụ, câu hỏi này có thể tự đặt ra một cách chủ yếu liên quan tới các thực hành trốn thuế). Do đó, người ta có thể chuyển từ một sự tuân thủ hình thức qua một sự tuân thủ có thực chất trong việc áp dụng các quy định.

Ngoài ra, điều đáng mong ước là trong hệ thống định chuẩn, vốn chi phối thế giới tài chánh, nên dự liệu một điều khoản tổng quát; điều khoản này sẽ tuyên bố là bất hợp pháp mọi hành động mà mục đích trổi vượt là trốn tránh các qui định hiện hành, với việc nhận chịu hậu quả tội lỗi bằng các di sản của tất cả những bên liên hệ.

29. Không còn có thể bỏ qua một số hiện tượng trên thế giới, như sự phổ biến các hệ thống ngân hàng thế chấp (hệ thống ngân hàng trong bóng tối). Những hệ thống này, mặc dù được hiểu rõ ngay bên trong bản thân chúng, và cũng là các loại trung gian mà việc vận hành xem ra không bị bác bỏ ngay lập tức, nhưng thực ra, đã dẫn đến việc mất quyền kiểm soát đối với hệ thống về phía các cơ quan khác nhau của chứng khoán quốc gia. Do đó, họ đã cố ý ủng hộ việc sử dụng điều gọi là cấp vốn sáng tạo trong đó mục đích chính của việc đầu tư các tài nguyên tài chánh là trước hết có đặc tính đầu cơ, nếu không là cướp bóc trấn lột, chứ không phải là một việc phục vụ nền kinh tế thực sự. Ví dụ, nhiều người đồng ý rằng sự hiện hữu của các hệ thống "bóng tối" này có thể là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển và truyền lan khắp hoàn cầu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gần đây, bắt đầu từ Hoa Kỳ với các khoản thế chấp dưới chuẩn vào mùa hè 2007.

30. Ý định đầu cơ này, trong đó thế giới tài chánh hải ngoại (offshore finance) phát triển mạnh, trong khi cũng cung cấp các dịch vụ hợp pháp khác, thông qua các kênh trốn thuế khắp thế giới, nếu không trực tiếp trốn thuế và tái chế biến tiền bạc phát sinh từ tội phạm, đã góp phần làm nghèo thêm hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ thông thường. Thật khó mà phân biệt được liệu nhiều tình huống như thế có nuôi sống các điển hình vô luân cận kề hay tức khắc không. Chắc chắn, cho đến nay, rõ ràng là khi bất chính lấy mất chất dinh dưỡng chủ yếu khỏi nền kinh tế thực chất, các thực tại như thế khó có thể được biện minh cả trên quan điểm đạo đức lẫn trên quan điểm hiệu năng hoàn cầu của chính hệ thống kinh tế.

Ngược lại, xem ra càng hiển nhiên hơn nữa là mức độ tương quan không đáng kể giữa các hành vi phi đạo đức của những người điều hành và các vụ phá sản hiện có của hệ thống trong sự phức tạp của nó. Bây giờ, không thể phủ nhận rằng sự hiếm hoi đạo đức càng làm trầm trọng thêm những khiếm khuyết của các cơ chế thị trường [46].

Trong hậu bán thế kỷ vừa qua, thị trường ngoài nước của đồng euro, không gian trao đổi tài chánh bên ngoài mọi khuôn khổ quy phạm chính thức, đã ra đời. Thị trường mở rộng từ một nước châu Âu quan trọng đến các nước khác trên thế giới, đang dọn đường cho một mạng lưới tài chính thay thế thực sự cho hệ thống tài chính chính thức và các khu vực pháp chế bảo vệ chúng.

Về phương diện này, cần nói rằng nếu lý do chính thức được đưa ra để hợp pháp hóa sự hiện diện của các địa điểm ở ngoài nước là cho phép các định chế đầu tư không phải chịu thuế kép, trước hết ở đất nước họ cư trú và thứ hai ở các quốc gia nơi đặt vốn của họ, thì trong thực tế, những nơi này, đến một mức độ đáng kể, đã trở thành cơ hội cho hoạt động tài chánh giáp ranh giới (border line), nếu không nói là vượt ranh giới, cả theo quan điểm về tính hợp pháp của chúng dưới góc độ qui định lẫn theo quan điểm đạo đức, nghĩa là một nền văn hóa kinh tế, lành mạnh và không có ý định trốn thuế.

Ngày nay, hơn một nửa thế giới thương mại được điều hợp bởi những con người đáng lưu ý từng cắt giảm gánh nặng thuế khóa của họ bằng cách di chuyển doanh thu từ địa điểm này sang địa điểm khác tùy theo sự thuận tiện của họ, chuyển doanh lợi qua những nước trốn thuế và các chi phí qua các nước đánh thuế cao hơn. Rõ ràng tất cả những người này đã chuyển nhiều tài nguyên có tính quyết định ra khỏi nền kinh tế thực sự và góp phần tạo ra các hệ thống kinh tế xây dựng trên bất bình đẳng. Hơn nữa, không thể bỏ qua sự kiện này là các địa điểm ngoài nước này, trong nhiều dịp hơn, đã trở thành những nơi thông thường để biến chế tiền bạc bẩn thỉu, vốn là hoa trái của thu nhập bất hợp pháp (trộm cắp, gian lận, tham nhũng, hiệp hội tội ác, mafia, chiến lợi phẩm vv.)

Do đó, qua việc che dấu sự kiện các hoạt động gọi là ngoài nước này diễn ra tại các địa điểm tài chánh chính thức của họ, một số quốc gia đã đồng ý nhận lợi nhuận từ cả tội phạm, nhưng lại nghĩ mình không có trách nhiệm nào vì tội ác đã không chính thức diễn ra dưới quyền tài phán của họ. Theo quan điểm đạo đức, điều này thể hiện một hình thức giả hình hiển nhiên.

Trong một thời gian ngắn, một thị trường như vậy đã trở thành nơi chuyển vốn lớn, vì cấu hình của nó tượng trưng cho phương pháp thực hiện các hình thức tránh thuế khác nhau và thiết yếu một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng việc nội bộ hóa tư cách hải ngoại của nhiều hiệp hội quan trọng can dự vào thị trường là điều rất được thèm muốn và thực hành.

31. Chắc chắn, hệ thống thuế của nhiều quốc gia khác nhau dường như không phải lúc nào cũng bình đẳng. Về phương diện này, điều có liên quan là nên ghi nhớ sự bất bình đẳng như vậy thường bất lợi cho những người yếu kém về kinh tế và ủng hộ những người được ưu đãi nhiều hơn, và có khả năng gây ảnh hưởng trên cả các hệ thống quy định vốn điều chỉnh cùng các loại thuế này. Thực thế, việc áp đặt các loại thuế, nếu bình đẳng, thực hiện được chức năng căn bản trong việc bình đẳng hóa và tái phân phối sự thịnh vượng không chỉ có lợi cho những người cần trợ cấp thích hợp, mà còn hỗ trợ các khoản đầu tư và sự tăng trưởng của nền kinh tế thực sự.

Việc trốn thuế ở phía những người có quyền lợi chính, tức các trung gian tài chánh lớn, những người thúc đẩy thị trường, cho thấy một sự di chuyển bất hợp pháp các tài nguyên ra khỏi nền kinh tế thực sự, và điều này gây thiệt hại cho xã hội dân sự như một toàn thể.

Do tính không minh bạch của các hệ thống đó, rất khó thiết lập chính xác số lượng tài sản được giao dịch trong chúng. Tuy nhiên, người ta tính ra rằng thuế tối thiểu đánh trên các giao dịch được thực hiện ngoài nước ấy đủ để giải quyết một phần lớn vấn đề đói kém trên thế giới: tại sao chúng ta không thể can đảm thực hiện phương cách của một sáng kiến tương tự?

Hơn nữa, người ta đã xác định rằng sự hiện hữu của các địa điểm ngoài nước cũng đã khuyến khích một lượng vốn khổng lồ chạy ra khỏi nhiều nước có thu nhập thấp, do đó tạo ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị, cản trở họ cuối cùng đảm nhiệm con đường tăng trưởng và phát triển lành mạnh.

Vì lý do này, điều đáng nhắc đến là các định chế quốc tế khác nhau, thường xuyên hơn, đã tố cáo các thực hành này và nhiều chính phủ đã rất đúng khi cố gắng hạn chế sự lưu chuyển của các cơ sở tài chánh ngoài nước. Nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện về phương diện này, đặc biệt trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, cho đến nay, họ vẫn không thành công áp đặt được các thỏa thuận và quy định đủ hữu hiệu. Ngược lại, các khuôn khổ qui định được ngay các tổ chức có thẩm quyền quốc tế đề xuất về phương diện này thường không được áp dụng, hoặc bị làm cho vô hiệu, vì ảnh hưởng đáng chú ý mà các căn cứ này có khả năng gây ra nơi nhiều quyền lực chính trị, nhờ vào số vốn lớn thuộc quyền sở hữu của họ.

Tất cả những điều trên, trong khi góp phần gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thực chất có thể vận hành tốt, cho thấy một cấu trúc, như nó được hình thành ngày nay, dường như hoàn toàn không thể chấp nhận được theo quan điểm đạo đức. Do đó, cần thiết và cấp bách phải chuẩn bị ở bình diện quốc tế các biện pháp thích hợp để chữa trị các hệ thống bất công này. Trên hết, thực hành sự minh bạch tài chánh ở mọi bình diện, (như phải báo cáo công khai các công ty đa quốc về các hoạt động liên hệ và các loại thuế trả ở mỗi quốc gia mà họ hoạt động thông qua các nhóm công ty con của họ) cùng với những chế tài nghiêm ngặt, áp đặt lên các quốc gia nào lặp đi lặp lại các thực hành bất lương (trốn thuế và tránh thuế, tái chế biến tiền bạc bẩn thỉu) đã đề cập ở trên.

32. Hệ thống hải ngoại kết cục cũng đã làm cho tình trạng nợ công của các nước có nền kinh tế kém phát triển xấu thêm. Thực thế, người ta quan sát thấy sự giầu có riêng do một số phần tử ưu tú tích lũy tại các sào huyệt (havens) trốn thuế gần bằng với nợ công của các quốc gia liên hệ. Điều này, trên thực tế, đã làm nổi bật sự kiện, ở nguồn gốc của khoản nợ đó, thường có những tổn thất kinh tế được các tư nhân tạo ra và được trút lên vai hệ thống công cộng. Hơn nữa, cần lưu ý rằng những người giữ vai trò kinh tế quan trọng có khuynh hướng theo đuổi, thường là với sự thông đồng của các chính trị gia, thói quen xã hội hóa các tổn thất.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh: nợ công thường hay bị tạo ra bởi một sự quản trị bất cẩn (incautious), nếu không muốn nói là gian lận, của hệ thống hành chính công. Những khoản nợ này, những tổn thất tài chánh này gây gánh nặng cho nhiều quốc gia khác nhau, ngày nay đặt ra một trong những trở ngại chính cho sự vận hành và tăng trưởng tốt của các nền kinh tế quốc gia khác nhau. Thực vậy, nhiều nền kinh tế quốc gia oằn lưng bởi việc phải đối phó với việc trả tiền lời, vốn phát sinh từ khoản nợ đó, và do đó phải thực hiện các điều chỉnh cơ cấu một cách ngoan ngoãn để đáp ứng nhu cầu này.

Đứng trước tất cả các điều trên, một mặt, các quốc gia riêng lẻ được kêu gọi tự bảo vệ mình bằng một chính sách quản trị thích đáng hệ thống công cộng qua việc cải cách cơ cấu một cách khôn ngoan, phân bổ các chi phí hợp lý và đầu tư thận trọng. Mặt khác, trên bình diện quốc tế, cần phải đặt mọi quốc gia đứng trước trách nhiệm không thể tránh được của nó là cho phép và ủng hộ các đường thoát hợp lý ra khỏi các khoản nợ cứ tăng lên hoài hoài, chứ không đặt nó trên vai các nhà nước, và do đó, lên vai các công dân của họ, nghĩa là lên vai hàng triệu gia đình mang những gánh nặng tài chính không ai chịu đựng được.

Vì vậy, nỗ lực cũng phải có về phía chính trị, bằng cách giảm nợ công một cách hợp lý và đồng tình, đặc biệt là các loại nợ của những thực thể có nền kinh tế vững chắc, có khả năng cung cấp nó [47]. Các giải pháp tương tự cũng được yêu cầu cho cả sức khỏe của hệ thống kinh tế quốc tế nhằm tránh sự lây lan của một cuộc khủng hoảng tiềm tàng có hệ thống, cũng như cho việc theo đuổi lợi ích chung của mọi người.

33. Tất cả những điều chúng ta đã nói đến từ trước đến nay không những chỉ là công việc của một thực thể hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, mà còn trong phạm vi trách nhiệm của chúng ta nữa. Điều này có nghĩa: chúng ta có trong tầm tay các công cụ quan trọng có khả năng góp phần hướng tới việc giải quyết nhiều vấn đề. Thí dụ, các thị trường sống nhờ việc cung và cầu hàng hóa. Về phương diện này, mọi người chúng ta có thể ảnh hưởng một cách quyết định bằng cách lên khung cho nhu cầu đó.

Do đó, điều trở nên hiển nhiên là thao tác tiêu thụ và tiết kiệm một cách có phê phán và có trách nhiệm là điều thực sự quan trọng và có trách nhiệm đến chừng nào. Mua sắm, chẳng hạn, một việc hàng ngày nhờ đó, chúng ta cung cấp các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, cũng là một hình thức chọn lựa mà chúng ta thực hiện giữa các sản phẩm khác nhau được thị trường cung cấp. Đó là một chọn lựa qua đó chúng ta thường lựa, một cách vô thức, các hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có thể diễn ra qua dây chuyền cung cấp, trong đó việc vi phạm các nhân quyền căn bản nhất được coi là chuyện bình thường hoặc nhờ công việc của các công ty mà nền đạo đức, trên thực tế, không biết bất cứ lợi ích nào khác ngoài lợi nhuận của các cổ đông với bất cứ giá nào.

Cần phải rèn luyện bản thân để thực hiện việc lựa chọn các hàng hóa mà trên vai chúng có cuộc hành trình xứng đáng theo quan điểm đạo đức, vì cũng nhờ cử chỉ này, bề ngoài có vẻ không quan trọng, nhưng thực ra, chúng ta đã biểu hiện một nền đạo đức và được kêu gọi có một lập trường trước điều tốt hay điều xấu đối với một con người có thực. Có người đã đưa ra đề nghị “bỏ phiếu bằng ví tiền của bạn”. Điều này có ý nói đến việc bỏ phiếu hàng ngày ở các thị trường có lợi cho bất cứ điều gì hỗ trợ phúc lợi cụ thể của mọi người chúng ta, và bác bỏ bất cứ điều gì làm hại họ [48].

Những cân nhắc trên cũng phải áp dụng tương tự vào việc quản lý tiền tiết kiệm, chẳng hạn như hướng chúng vào các doanh nghiệp nào chịu hoạt động với các tiêu chuẩn rõ ràng lấy cảm hứng từ đạo đức, biết tôn trọng toàn diện con người nhân bản, và mỗi con người đặc thù, trong chân trời trách nhiệm xã hội [49]. Hơn nữa, nói chung, mỗi người được kêu gọi trau dồi các thủ tục sản xuất của cải nhất quán với bản chất tương quan của chúng ta và có xu hướng ủng hộ sự phát triển con người toàn diện và không thể thiếu được.

Kỳ cuối: Kết luận và ghi chú
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên
Đặng Đức Cương
07:33 11/07/2018
THIÊN NHIÊN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Dù cho đất có khô cằn
Thiên nhiên mầu nhiệm hoa vàng phục sinh
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 12/07/2018: Giám Mục Anh kinh hoàng trước quy mô đầu độc người già
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:16 11/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran qua đời ở tuổi 75

Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm và là người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, đã qua đời ở tuổi 75 ở Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ, nơi ngài được điều trị y khoa. Ngài đã mắc bệnh Parkinson trong nhiều năm qua.

Mới tháng Tư vừa qua, vị Hồng Y, người Pháp đã thực hiện một sứ mạng quan trọng là dẫn đầu một phái đoàn Vatican đến Ả-rập Xê-út.

Bên cạnh đó, trong vai trò là Hồng Y “trưởng đẳng phó tế”, vào năm 2013, ngài đã xuất hiện tại ban công Đền Thờ Thánh Phêrô để thông báo với thế giới “Habemus papam” - “Chúng ta có Giáo Hoàng.”

Trong một bức điện gởi cho người em gái của Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn và ca ngợi “tinh thần phục vụ và tình yêu dành cho Giáo Hội” của Đức Hồng Y.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng Đức Hồng Y Tauran để lại những dấu ấn sâu sắc và lâu dài cho Giáo Hội, đồng thời nhìn nhận sự tin tưởng và kính trọng lớn lao mà nhiều người dành cho ngài, cách riêng là những người Hồi giáo.

Đức Thánh Cha viết tiếp:

“Tôi có những kỷ niệm tốt đẹp về con người với đức tin sâu sắc này, là người can đảm phục vụ Giáo Hội của Chúa Kitô đến cùng, bất kể gánh nặng của bệnh tật”.

Đức Hồng Y Tauran sinh ra ở Bordeaux, Pháp, ngày 5 tháng 4 năm 1943. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969 và gia nhập ngành ngoại giao của Vatican vào năm 1975. Ngài từng làm việc tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Cộng hòa Dominica và Liban từ 1975 đến 1983. Ngài là đại diện của Tòa Thánh tại hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu từ năm 1983 đến năm 1988. Trong thời gian phục vụ tại đây ngài làm nổi bật quan điểm của Vatican về nhân quyền vào thời điểm các chế độ trong khối Xô viết của Đông Âu đang suy yếu dần.

Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử vào Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lần đầu tiên với chức danh phụ tá ngoại trưởng Tòa Thánh vào năm 1988. Từ năm 1990, và trong 13 năm sau đó, ngài là ngoại trưởng Tòa Thánh.

Hầu hết công việc của Đức Hồng Y diễn ra trong hậu trường, liên quan đến các cuộc họp không được công bố hàng ngày với các nhà ngoại giao cạnh Tòa Thánh và với các nhà lãnh đạo trên thế giới. Nhưng đôi khi ngài cũng xuất hiện công khai để bày tỏ các quan điểm của Vatican - về các lãnh vực như chiến tranh và hòa bình, Thánh Địa Giêrusalem hoặc về quyền của cộng đồng Công Giáo thiểu số.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã tấn phong tổng giám mục cho ngài vào tháng Giêng năm 1991 và nâng ngài lên hàng Hồng Y vào năm 2003, ngay sau khi đưa ngài lên hàng lãnh đạo Thư viện và Văn khố Mật Vatican.

Năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cử ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, nhằm thúc đẩy các nỗ lực đối thoại với các đại diện của các tôn giáo khác, bao gồm cả Hồi giáo. Đức Bênêđíctô thứ 16 đã từng đặt Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn dưới quyền của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa vào năm 2006 nhưng, cùng với việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tauran vào chức vụ chủ tịch ủy ban này, ngài đã phục hồi Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn như một cơ chế độc lập và quan trọng trong giáo triều Rôma.

Phát biểu tại một hội nghị về đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo ở Qatar năm 2004, Đức Hồng Y Tauran nói với những tham dự viên rằng các nhà lãnh đạo chính trị không có gì phải lo sợ nơi các tín hữu của những tôn giáo đích thực.

“Khi các tín hữu được công nhận và tôn trọng, họ sẽ có khuynh hướng làm việc cùng nhau cho một xã hội mà họ có đầy đủ tư cách thành viên”.

Ngài đã từng nói với các nhà ngoại giao rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã đưa ra nhiều tuyên bố chống lại các cuộc xung đột và chiến tranh thế giới. Đó không phải là nỗ lực tham gia vào chính trị của ngài, nhưng là để cho những người nam nữ trên thế giới thấy được con đường chính xác, để họ thức tỉnh lương tâm, và để nêu bật các quyền lợi và những cam kết do họ đưa ra, cũng như lặp lại một cách mới mẻ những lời trong Tin Mừng: 'Phúc cho ai kiến tạo hòa bình.'“

Với cái chết của ngài Hồng Y đoàn còn 225 thành viên, trong đó 124 vị dưới 80 tuổi và do đó hội đủ điều kiện để bỏ phiếu trong một mật nghị bầu Giáo Hoàng.

2. Hội nghị về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông

Ngày 7 tháng 7, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Trung Đông đã có cuộc họp về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông tại thành phố Bari, Italia. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Hòa bình ở cùng anh chị em! Các Kitô hữu hiệp nhất vì Trung Đông”

Trước đó, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã diễn ra cuộc họp báo để giới thiệu cuộc họp quan trọng này. Các diễn giả là Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Các Giáo hội Đông phương; và Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô giáo.

Theo Đức Hồng Y Leonardo Sandri, ý tưởng về cuộc họp tại Bari đến từ Trung Đông và từ nhiều tiếng nói: các Giáo hội và Thượng Phụ đã nêu vấn đề trực tiếp với Đức Thánh Cha trong các chuyến viếng thăm Rôma của các ngài.

Sự kiện ngày 7 tháng 7 bao gồm hai khoảnh khắc chính: lời cầu nguyện trên bờ biển với các tín hữu muốn tham gia trực tiếp qua hệ thống truyền hình, và thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông. Các vị sẽ nêu lên quan điểm của mình, cùng với những quan sát và đề xuất.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri cho biết Bari được chọn là nơi diễn ra cuộc họp vì thành phố này là nơi có di tích Thánh Nicholas và là nơi Mẹ Thiên Chúa được tôn kính đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Thành phố này là sự hiện diện của phương Đông ở phương Tây, một nơi hành hương và một cửa ngõ cho hy vọng.

Đức Hồng Y Kurt Koch nhận xét rằng Trung Đông, vùng đất là nguồn gốc của Kitô Giáo, nhưng đáng buồn đó cũng là một trong những khu vực trên thế giới mà tình hình của các tín hữu Kitô là bấp bênh nhất. Bởi vì có quá nhiều các cuộc chiến tranh và khủng bố, nhiều gia đình phải từ bỏ quê hương lịch sử của họ để tìm kiếm an ninh và một tương lai tốt đẹp hơn. Tỷ lệ Kitô hữu ở Trung Đông đã giảm đáng kể trong suốt một thế kỷ qua. Trước Thế chiến thứ nhất các tín hữu Kitô chiếm 20% dân số Trung Đông, bây giờ chỉ còn 4%.

Là một khu vực tử đạo, Trung Đông cũng là một nơi mà các mối quan hệ đại kết mạnh mẽ hơn và hứa hẹn hơn, đặc biệt là giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.

3. Đức Hồng Y Malcolm Ranjith chỉ trích hệ thống giáo dục phi nhân bản của Sri Lanka

“Các nhà lãnh đạo của đất nước này nên hiểu rằng hệ thống giáo dục tại quốc gia này cần được thay đổi tận căn”: Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo, đã bày tỏ mối quan ngại của ngài đối với hệ thống giáo dục hiện tại của Sri Lanka. Ngài đặc biệt lên án tiến trình loại bỏ các chương trình “giáo dục tôn giáo”, mà các chính phủ kế tiếp nhau đã theo đuổi theo hướng thúc đẩy một hệ thống giáo dục phi tôn giáo.

Đức Hồng Y cho biết ngài đã có nhiều yêu cầu Chính phủ và đã viết một bức thư cho Tổng thống để nói lên những lo ngại về hệ thống giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ: đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka lên án một nghị định vừa được chính quyền phê chuẩn bắt buộc học sinh phải đi học ngày Chúa Nhật. Theo quyết định mới tất cả học sinh từ 6 đến 19 tuổi bất kể tôn giáo đều phải cắp sách đến trường 7 ngày trong một tuần. Cả các học sinh Kitô giáo cũng phải đi học như một điều kiện tiên quyết để vượt qua các kỳ thi.

Ngày Chúa Nhật đã trở nên một ngày vất vả cho học sinh. Bên cạnh các lớp chính thức, học sinh còn phải đi học thêm vào tối Chúa Nhật để đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Giải thích tâm tư của toàn thể Giáo hội ở Sri Lanka, Đức Hồng Y nói ngài đã yêu cầu chính phủ bỏ quy định bắt học sinh theo học ngày Chúa Nhật. Và ngài kết luận rằng: “Ở đất nước này hệ thống giáo dục của chúng ta đang bị phá hủy”.

Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka điều hành 1,155 trường Chúa Nhật để dạy giáo lý và các sinh hoạt thiếu nhi với hơn 13,000 giáo viên và gần 202,000 học sinh trong 12 giáo phận trên toàn quốc.

Việc dạy giáo lý cho học sinh vào ngày Chúa Nhật là mối quan tâm của Giáo Hội tại Sri Lanka. Nếu chính phủ kiên quyết bắt học sinh học 7 ngày trong tuần, Giáo Hội đề nghị một chương trình giáo lý cho các học sinh Công Giáo đang học tại các trường công lập.

Ủy ban Giám mục Sri Lanka về Giáo lý và Kinh thánh đã gửi một tài liệu cho Bộ Kitô Giáo Sự Vụ của Sri Lanka để yêu cầu xuất bản sách giáo khoa về giáo lý trong trường hợp chính phủ chấp nhận đề nghị trên.

4. Các sắc lệnh công nhận các nhân đức anh hùng của 4 vị giáo dân

Sáng ngày 5 tháng 7, 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn và truyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh liên quan đến việc nhìn nhận:

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Pietro Di Vitale, giáo dân; sinh ngày 14 tháng 12 năm 1916 tại Castronovo di Sicilia, Ý, và qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1977;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Giorgio La Pira, giáo dân; sinh ngày 9 tháng 1 năm 1904 tại Pozzallo, Ý, và qua đời tại Florence, Italy ngày 5 tháng 11 năm 1977;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Alexia González-Barros y González, giáo dân, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1971 tại Madrid, Tây Ban Nha, và qua đời tại Pamplona, Tây Ban Nha ngày 5 tháng 12 năm 1985;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Carlo Acutis, giáo dân sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991 tại London, Anh, và qua đời tại Monza, Ý vào ngày 12 tháng 10 năm 2006.

5. Đức Tổng Giám Mục Menghesteab mô tả triển vọng hòa bình giữa Eritrea và Ethiopia là một phép lạ

Eritrea là một quốc gia ở vùng Sừng Châu Phi, đặt thủ đô tại Asmara. Eritrea giáp với Sudan ở phía tây, Ethiopia ở phía nam, và Djibouti ở phía đông nam.

Từ năm 1998 đến nay quốc gia này ở trong tình trạng “không chiến tranh nhưng cũng chẳng có hòa bình” với nước láng giềng Ethiopia ở phía nam.

Trong mấy tháng qua những phát triển hòa bình đã được bắt đầu khi Abiy Ahmed trở thành Thủ tướng Ethiopia vào tháng Tư năm nay. Abiy, 42 tuổi, là nhà lãnh đạo quốc gia trẻ nhất của châu Phi. Ông đã đưa ra các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng và nhanh chóng. Một phần quan trọng của cải cách này là mong muốn của Abiy chấm dứt cuộc chiến quân sự giữa Ethiopia và Eritrea bằng cách trả lại cho Eritrea các lãnh thổ tranh chấp bao gồm thị trấn biên giới Badme. Nếu việc bàn giao này xảy ra, Ethiopia sẽ tuân theo các điều khoản của Hiệp định ngưng bắn Algiers vào năm 2000.

Hôm thứ Ba 3 tháng 7, một phái đoàn Eritrea đã đến Addis Ababa và được thủ tướng Abiy Ahmed chào đón nồng hậu. Đức Hồng Y Berhaneyesus Souraphiel, là Tổng giám mục của Addis Ababa, cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo Ethiopia khác đã ra sân bay Quốc tế Bole của Addis Ababa để cùng với Thủ tướng đón khách.

Reuters tường thuật rằng Thủ tướng Abiy đã thông báo với chính quyền Eritrea rằng Ethiopian Airlines sẽ khởi động lại các chuyến bay đến Eritrea lần đầu tiên kể từ năm 1998.

Phát biểu với Vatican News hôm thứ Tư 4 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Menghesteab Tesfamariam, cho biết có sự hưng phấn, một cảm giác tuyệt vời về hy vọng giữa người Eritrea và người Ethiopia trước những diễn tiến hòa bình quá nhanh như vậy.

Tổng giáo phận Asmara đã tổ chức một tuần cầu nguyện cho hòa bình. Tình hình tuy khả quan nhưng vẫn có những yếu tố đáng lo ngại. Những nhượng bộ của thủ tướng Abiy để mưu cầu hòa bình với Eritrea đã vấp phải những kháng cự mạnh mẽ tại Ethiopia. Trong một cuộc tuần hành có sự tham dự của thủ tướng vào hôm thứ Bẩy 30 tháng 6, một số thành phần chống đối đã ném lựu đạn vào đám đông.

6. Hầu hết các giáo phận tại Pháp không có tân linh mục được thụ phong trong năm nay

Pháp đang chứng kiến một sự sút giảm đáng kể các tân linh mục.

Theo những con số thống kê được tờ La Croix tổng hợp, 114 tân chức sẽ được thụ phong linh mục ở nước này trong năm 2018. Đây là một sự sút giảm đáng kể so với năm 2017 khi 133 vị được thụ phong linh mục.

Trong số 114 linh mục này, 82 vị là linh mục triều, trong số đó có hàng chục vị từ các cộng đồng hay các hiệp hội đời sống tông đồ. Sáu vị là thành viên của Cộng đồng Emmanuel, và bốn vị thuộc Con Đường Tân Dự Tòng.

Hình ảnh đặt tay và cầu nguyện cho bốn thầy phó tế và sáu linh mục tại Palais des Sports ở Gerland được kể là biến cố phong chức lớn nhất tại Pháp vừa diễn ra ở Tổng Giáo Phận Lyon.

7. Côn đồ thân chính phủ Nicaragua tấn công nhà thờ và bao vây các linh mục

Hôm thứ Hai, một liên minh quân sự gồm có cảnh sát, và bọn du đảng thân chính phủ Ortega của Nicaragua đã được lệnh triệt hạ các chướng ngại vật được người biểu tình dựng trên đường cao tốc dẫn đến thành phố La Trinidad, khoảng 60 dặm về phía bắc của thủ đô Managua.

Các phương tiện truyền thông nhà nước nói một người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ - mặc dù các nguồn tin độc lập nói có đến bốn người thiệt mạng. Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ Châu hiện đang tiến hành các cuộc điều tra tại Nicaragua nói đã có hơn 220 ca tử vong trong 75 ngày biểu tình vừa qua.

Rosario Murillo, Phó tổng thống Nicaragua, và là vợ của tên độc tài Ortega nói rằng các cuộc tấn công nhằm loại bỏ những phong tỏa trên đường cao tốc là một “công việc xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa.”

“Giao thông sáng nay đã phục hồi và an ninh trên đường cao tốc đã được bảo đảm cho phép xe cộ di chuyển tự do. Đó là một phép lạ, một công việc xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa.”

Mặc dù không nêu đích danh bà ta, Đức Giám Mục Silvio Jose Baez, phụ tá của tổng giáo phận Managua, trích dẫn Sách Xuất hành trên Twitter, nói rằng, “Ngươi không được kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.”

Vô cớ, ngài nói, có nghĩa là “không có một lý do chính đáng”, danh của Thiên Chúa không thể bị lạm dụng cho các lợi ích cá nhân và phe nhóm.

Trong khi giao tranh giữa hai bên xảy ra, một nhóm các linh mục từ các giáo xứ lân cận đã chạy ra trong cố gắng làm trung gian hòa giải giữa người biểu tình và lực lượng của Ortega. Tuy nhiên, các ngài bị một nhóm du đảng thân nhà nước bao vây. Linh mục Eugenio Rodríguez, một trong những linh mục này nói với AFP là các ngài bị chặn bởi “năm người đàn ông đội mũ trùm đầu”.

Buổi chiều, bọn du đảng chính phủ còn bao vây nhà thờ Công Giáo La Candelaria trong đó có một số linh mục và hàng chục tín hữu bên trong. Chúng chỉ rút lui sau khi nhà thờ đổ chuông liên hồi báo động.

Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua đã xác nhận điều này trên Twitter: “Tôi được thông báo rằng nhà thờ giáo xứ La Candelaria, tại thành phố La Trinida, thuộc tỉnh Esteli, bị bao vây bởi cảnh sát và các nhóm bán quân sự, gây ra hoảng loạn cho các linh mục và anh chị em tín hữu đang tụ tập bên trong.”

Đức Hồng Y, người đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô cuối tuần qua, đã kêu gọi chính phủ “chỉ đạo cho cảnh sát đình chỉ các hành động quấy rối này”

Các cuộc biểu tình chống lại Ortega và vợ ông Murillo bắt đầu sau một nỗ lực thất bại của bọn độc tài muốn cắt giảm an sinh xã hội. Các cuộc biểu tình rộng rãi kêu gọi bọn độc tài từ chức và tổ chức bầu cử lại. Ortega và vợ đã nắm quyền lực trong 11 năm qua.

Ortega đã từng là chủ tịch của Nicaragua trong những năm 1980 và nhiều nhà quan sát tin rằng bạo lực trong nước ngày nay còn tồi tệ hơn so với ba thập kỷ trước.

8. Đức Thánh Cha tiếp Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk

Mặc dù đang trong thời gian nghỉ hè, hôm thứ Ba 3 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine nhân biến cố 1030 năm vua Ukraine nhận được phép Rửa.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nhận xét rằng con đường của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine là một con đường tử đạo, khi cố gắng “mời gọi và làm chứng cho sự hiệp nhất mà Giáo Hội của Chúa Kitô được hưởng trong Thiên Niên Kỷ Đầu Tiên, khi thánh Volodymyr chịu Phép Rửa”

Bình luận về những gì đang diễn ra, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói với Đức Thánh Cha rằng một thực tế đau đớn đang diễn ra là các Giáo Hội Chính Thống ở Ukraine đang chia rẽ. Ngài tái khẳng định với Đức Thánh Cha về quan điển của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine về các cuộc thảo luận diễn ra giữa các Giáo hội Chính thống và Đức Thượng Phụ Đại kết, nhằm hàn gắn các chia rẽ và thống nhất Chính thống Ukraine.

Ngài nói: “Chúng con nhìn một cách tích cực vào những nỗ lực vượt qua các chia rẽ trong Giáo Hội Chính Thống Ukraine, từ quan điểm salus animarum lex suprema est (sự cứu rỗi các linh hồn là luật cao nhất). Đồng thời, chúng con coi những tiến trình này là những vấn đề nội bộ của Chính thống và sẽ không bao giờ can thiệp vào”.

Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô, cảm ơn Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine vì chứng tá tử đạo của Giáo Hội này “như một lời tuyên xưng Đức tin Kitô giáo và một chứng tá cho thấy Người kế vị Thánh Phêrô có nhiệm vụ đặc biệt phục vụ cho sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô.” Ngài cũng bày tỏ sự ủng hộ và lòng biết ơn vì sự phát triển năng động của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine cũng như thái độ cởi mở đại kết của Giáo Hội này.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của mình với quốc gia Ukraine, đang là nạn nhân của những tấn kích bất công, đang sống qua một thời kỳ đau khổ trong lịch sử của quốc gia này. Ngài bảo đảm với Đức Tổng Giám Mục rằng ngài liên tục nghĩ đến và cầu nguyện cho Ukraine.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn đồng ý với ý tưởng của Đức Tổng Giám Mục về việc tổ chức, vào năm tới tại Rôma, một cuộc họp của các giám mục Công Giáo Đông Âu. Ngài hứa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ này, trong đó chủ đề chính sẽ là “Sứ mệnh đại kết của các Giáo Hội Công Giáo Đông Âu ngày nay”.

9. Các Giám Mục Nigeria nói: “Thưa tổng thống, xin ngài vui lòng từ chức”

Trong một tuyên bố được công bố sau một loạt các vụ thảm sát, tiêu biểu là vụ các dân du mục Hồi giáo Fulani giết hại hơn 200 nông dân Kitô giáo vào ngày 23 tháng 6 ở một số làng ở bang Plateau, Hội Đồng Giám Mục đã tái kêu gọi tổng thống nước này nên từ chức.

Theo quan điểm của các Giám Mục Nigeria, ít nhất cũng phải nói rằng tổng thống Muhammadu Buhari không có khả năng bảo đảm an toàn cho mọi công dân.

“Thưa tổng thống, xin ngài vui lòng từ chức. Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu Tổng thống Muhammadu Buhari từ chức để cứu đất nước khỏi những đau thương và hỗn loạn, tránh được tình trạng vô chính phủ như hiện nay, và sự hủy diệt cả một quốc gia”.

Trong tuyên bố được gửi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc để giải thích lập trường của các ngài, các Giám Mục viết: “Chúng tôi lặp lại ở đây những gì chúng tôi đã nói trong tuyên bố cuối cùng của chúng tôi: Tổng thống không thể giữ an toàn cho đất nước, ông ấy đã tự động mất hết lòng tin của công dân. Ông ấy không nên tiếp tục ngự trị trên một đất nước đã trở thành các cánh đồng chết và các nghĩa trang mênh mông”.

Vào cuối tháng Tư, lúc các Giám Mục nước này đang ở Rôma trong chuyến viếng thăm ad limia, Hội Đồng Giám Mục Nigeria cũng đã công bố một tuyên ngôn mạnh mẽ yêu cầu Tổng thống Buhari từ chức sau vụ thảm sát ngày 24 tháng 4 tại làng Mbalom trong đó hai linh mục là Cha Joseph Gor và Cha Felix Tyolaha, đã bị giết, cùng với 15 giáo dân.

Các Giám mục cũng lặp lại rằng “không thể coi là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những kẻ phạm những tội ác ghê tởm này có cùng tôn giáo như tất cả những người kiểm soát bộ máy an ninh của nước ta, kể cả chính Tổng thống. Tổng thống và những người đứng đầu các cơ quan công quyền không thể thuyết phục phần còn lại của các công dân nước này rằng những vụ giết người này không phải là một phần trong một dự án thanh lọc tôn giáo tinh vi và rộng lớn.”

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 1,813 người đã thiệt mạng tại 17 trong số 36 tiểu bang của Nigeria kể từ đầu năm đến nay - gấp đôi so với 894 người chết trong toàn năm 2017.

10. Giám Mục Anh cảnh báo người già đi nhà thương coi chừng bị thuốc cho mau chết

Một giám mục người Anh cảnh báo người Công Giáo phải cảnh giác với những vụ giết người có chủ tâm đối với những bệnh nhân mắc phải các chứng nan y ở các bệnh viện do nhà nước tài trợ.

Đức Cha Philip Egan của Portsmouth đã ban hành một “thư mục vụ” cho các giáo sĩ và giáo dân sau khi một báo cáo được công bố liên quan đến những cái chết chóng vánh của 650 người già trong giáo phận của ngài. 650 người đã chết trong một bệnh viện công sau khi được cho dùng những liều thuốc giảm đau rất cao đến mức không thể biện minh được.

Đức Cha Egan cho biết ngài cảm thấy “choáng váng và đau buồn” trước báo cáo của Hội Đồng Y Khoa Độc Lập Gosport được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua. Ngài mô tả những cái chết tại Bệnh viện Gosport War Memorial từ năm 1989 đến năm 2000 là một “thảm kịch khủng khiếp”.

Hội Đồng Y Khoa Độc Lập Gosport bắt đầu các cuộc điều tra vào năm 1998 về việc chăm sóc y tế và mức độ tử vong của các bệnh nhân tại bệnh viện. 650 người được tin là đã bị chết oan trong khoảng thời gian từ 1989 đến năm 2000. Họ bị các bác sĩ và y tá cố ý đầu độc cho mau chết bằng cách cho uống những liều thuốc giảm đau cực mạnh.

Đức Cha Egan cảnh báo các tín hữu rằng bất kể sự chấn động của dư luận trước báo cáo này, những bệnh nhân nan y vẫn tiếp tục đối mặt với các mối đe dọa trong Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, gọi tắt là NHS.

Ngài nhận xét rằng tình trạng cho uống thuốc an thần liều cao và để bệnh nhân bị mất nước quá phổ biến đến mức chăm sóc tại nhà có lẽ an toàn hơn là đi nằm bệnh viện.

“NHS là một phước lành lớn, nhưng chúng ta phải cảnh giác với các chính sách, giá trị, ưu tiên và thủ tục đang hoạt động trong đó”, Đức Giám Mục Egan nói.

“Nếu anh chị em hoặc người thân bị bệnh nan y, hãy cân nhắc xem liệu có nên nằm nhà thương hay không”.

Cho đến nay, chưa một chuyên gia y tế nào bị truy tố về những cái chết của 650 bệnh nhân tại Gosport, mặc dù Jeremy Hunt, Bộ trưởng Bộ Y tế nói cảnh sát sẽ nghiên cứu các bằng chứng do ủy ban điều tra cung cấp.

Tuy nhiên, vụ tai tiếng này chỉ là vụ mới nhất sau một loạt các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về sự bỏ bê các bệnh nhân cao tuổi và những người mắc bệnh nan y.

11. Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous cấm một linh mục Dòng Tên không được diễn thuyết tại Hobart

Cha Frank Brennan, Dòng Tên, Giám đốc điều hành của Catholic Social Services Australia đã bị cấm phát biểu công khai tại Tổng Giáo Phận Hobart. Vị linh mục này là một luật sư về nhân quyền và là giáo sư Luật Khoa tại Đại Học Công Giáo Australia.

Trong cuộc trưng cầu ý kiến về hôn nhân đồng tính tại Úc diễn ra từ 12 tháng 9 đến 7 tháng 11, 2017, ngài công khai chống lại quan điểm truyền thống của Giáo Hội và ủng hộ việc hợp pháp hóa về mặt dân sự các kết hiệp đồng tính.

Cha Frank Brennan được tường thuật sẽ đến Hobart trong một loạt các buổi diễn thuyết nhằm bảo vệ “quyền” của người Công Giáo bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội về “hôn nhân đồng tính”.

Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám mục Hobart, trong một bức thư gửi Tỉnh Dòng Tên, đã cấm không cho cha Frank Brennan được diễn thuyết trên địa hạt của ngài. Các chương trình diễn thuyết được quảng cáo rầm rộ tại các giáo xứ đã bị hủy bỏ.

Cố nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cha Frank Brennan được tung hô như một “anh hùng” còn Đức Cha Julian Porteous thì lập tức trở thành đối tượng cho một chiến dịch phỉ báng của các phương tiện truyền thông cấp tiến và chống Công Giáo.

12. Chương trình tông du các quốc gia Lithuania, Latvia và Estonia của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong thông cáo đưa ra hôm 5 tháng 7, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình tông du các quốc gia Lithuania, Latvia và Estonia của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.

Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ

Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018

Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas

Buổi chiều, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do ở Vilnius

Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g20, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ.

Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Estonia.

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này.

Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

Lúc 8g30 sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran.

Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do.

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.

13. Giám Mục Đức cho tất cả người phối ngẫu Tin Lành được rước lễ trong các lễ mừng hôn phối

Đức Cha Franz Jung, Giám Mục giáo phận Würzburg đã cho phép tất cả những người Tin Lành kết hôn với người Công Giáo được Rước Mình Thánh Chúa trong các thánh lễ mừng hôn phối diễn ra tại nhà thờ chính tòa của ngài.

Đức Giám Mục Franz Jung, 52 tuổi, thần học gia, là người vừa mới được tấn phong giám mục vào tháng trước, đã nói với các cặp vợ chồng trong các cuộc hôn nhân “liên phái” rằng họ được hoan nghênh “tham dự bàn tiệc của Chúa” trong các thánh lễ mừng hôn phối diễn ra vào các ngày thứ Năm và thứ Sáu hàng tuần tại nhà thờ chính tòa của giáo phận.

Một bài trên trang web của giáo phận nói rằng Đức Cha thành tâm “mời gọi các cặp vợ chồng trong các hôn nhân liên phái cùng cử hành Thánh Thể”.

Ngài nói thêm rằng trong những tháng tới, các ủy ban giáo phận sẽ thảo luận về các khuyến nghị của Hội đồng Giám mục Đức liên quan đến việc Rước lễ của những người phối ngẫu Tin Lành. Tuy nhiên, “ngay hôm nay tôi gởi lời mời chân thành đến tất cả các cặp vợ chồng trong các hôn phối hỗn hợp cùng tham gia vào bàn tiệc của Chúa”.

Lời mời của vị tân Giám Mục vượt xa điều trước đó đã gây sóng gió khi Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn chấp thuận cho những người phối ngẫu Tin Lành “trong từng trường hợp một” được rước lễ sau một giai đoạn phân định. Đức Tổng Giám Mục nêu rõ rằng điều này không tạo ra một sự cho phép “đại trà”.
 
Video Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 12/7/2018: VietCatholic bị tường lửa ngăn chặn tại Việt Nam
VietCatholic Network
22:53 11/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Buổi Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha Thứ Tư hằng tuần.

2- Đức Thánh Cha và thủ lãnh các Giáo Hội Kitô giáo Đông Phương tham dự ngày cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông.

3- Đức Thánh Cha Phanxicô thăm nhà thờ chính tòa Bari và viếng ảnh Đức Mẹ Odegitria.

4- Đức Giáo Hoàng sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Panama, vào tháng Giêng năm 2019.

5- Tòa Thánh quan tâm đến số phận 1 triệu 200 ngàn người làm nghề biển.

6- Đức Giáo Hoàng bày tỏ tình liên đới, và đau buồn đối với các nạn nhân lũ lụt ở Nhật Bản.

7- Một số viên chức Giáo Hội tại Nicargua đã bị lực lượng võ trang thân chính phủ tấn công.

8- Tổng thống Donald Trump đề cử một người Công Giáo vào chức vụ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

9- VietCatholic bị tường lửa ngăn chặn tại Việt Nam.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Lời Kinh Hòa Bình.

https://www.youtube.com/watch?v=P1TJqLQ9qEA

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết