Ngày 10-07-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gánh Chúa trao có nặng quá không?
Gioan Lê Quang Vinh
09:29 10/07/2010
Thỉnh thoảng có người Công giáo quen biết tìm tôi và hỏi thủ tục… ly hôn, vì họ biết tôi có cộng tác với văn phòng luật và cũng biết đôi chút về giáo luật. Tôi đã tự nhủ là sẽ không giúp ai ly hôn bao giờ vì điều ấy trái luật Chúa. Điều họ hỏi thì mình phải trả lời, nhưng luôn cố thuyết phục họ đừng ly hôn. Thậm chí có người cũng hiểu biết, còn hỏi: “Trường hợp chúng tôi có được hưởng đặc ân thánh Phaolô không?”. Nghe mà đau lòng. Người ta dùng đặc ân của Hội Thánh để chối từ lề luật Chúa và Hội Thánh.

Mới đây có một cô sinh viên cũ của tôi gọi điện thoại vừa khóc vừa bảo rằng hãy giúp cô ly hôn ngay đi. Thật đáng buồn vì chỉ mới cách đây hơn nửa năm, chính cô đã báo tin cho tôi là cô vừa có thai và xin tôi đỡ đầu cho cháu bé chuẩn bị chào đời, không cần biết cháu là con trai hay con gái.

Tôi khuyên cô bỏ ý định ly hôn nhưng không được, cô chỉ một mực nói: “Em phải ly hôn, không có cách gì khác nữa đâu”, dù rằng cô sắp sinh em bé. Cô là người lương, theo đạo, lấy chồng và hai vợ chồng sống với gia đình cha mẹ ruột của cô. Nhưng cách sống của người chồng đạo dòng ấy thế nào mà đã làm cho cô đòi ly hôn ngay khi sắp sinh con đầu lòng. Đau buồn thật. Nhưng liệu giải pháp ly dị có thể làm cho cô khá hơn về mặt nào không? Và cháu bé sẽ ra sao?

Sáng nay cô nhắn tin cho tôi: “Em nộp đơn ly hôn rồi. Nhưng em có cần trình cho cha xứ không? Bạn em đứa nói có đứa nói không.” Tôi buồn buồn nghĩ rằng chẳng lẽ bây giờ lại đến cha xin ban phép ly dị? Lời thề bên bàn thờ Chúa và trước cộng đoàn mới một hai năm trước chẳng lẽ em chẳng còn nhớ chút nào sao?

Nhiều người trách Hội Thánh sao vẫn cứ khăng khăng với luật cấm ly dị, mặc dù thời đại đã thay đổi, con người tự do hơn và người phụ nữ đã được “giải phóng”. Tôi vốn không hiểu nổi từ “giải phóng phụ nữ”, bởi vì từ ngày có phong trào này, dường như xã hội lộn xộn hơn, ly hôn nhiều hơn, phá thai tàn bạo hơn v.v… Hoá ra phong trào này cũng chỉ đụng chạm đến cái tuỳ phụ mà phải hy sinh những điều lớn lao và căn bản khác.

Không người Công giáo nào không nhớ đến Lời Chúa Giêsu: “Điều gì Thiên Chúa đã liên kết thì con người không được phân ly” (Mc. 10,9). Mới nghe tưởng Lời Chúa là sự ràng buộc nặng nề, hoá ra đây mới chính là lời giải phóng phụ nữ một cách toàn diện nhất. Chúa Giêsu đã bảo “Ách Ta thì êm ái, gánh Ta thì nhẹ nhàng”.

Gánh của hôn nhân khi được Thiên Chúa trao với tình yêu và khi con người đón nhận vì tình yêu thì cuộc đời bỗng đẹp và đáng yêu biết bao! Vậy người phụ nữ được giải phóng thật là khi họ được luật Chúa bảo vệ, được yêu thương chăm sóc, chứ không phải khi họ “được” đem đơn đến toà xin ly hôn trong nước mắt!

Cách đây ít lâu một tạp chí ở Sàigòn đăng truyện ngắn thật cảm động “Hạnh Phúc Ở Đâu?” của Tiểu Nhật. Chuyện kể về ba cô nữ sinh trung học trốn học ra ngồi tâm sự ngoài công viên. Một cô nói: “Ôi, sáng nào mẹ mình cũng bắt uống ly sữa đầy, ngán quá. Ước chi mình được tự do!”. Cô thứ hai than: “Trời có lạnh đâu mà mẹ bắt mặc thêm áo gió bên ngoài thế này, chẳng đẹp gì cả. Phải chi mình sống một mình cho khoẻ”. Cô thứ ba bảo: “Còn mình thì chán cái lớp học quá, giờ này lang thang ngoài phố phải khoẻ hơn không?”. Lúc đó, một con bé rách rưới nép mình ngoài hàng rào nghe được, nó vừa bước đi vừa lẩm bẩm: “Vậy là mình hạnh phúc vì mình không có ai ép uống sữa, không có ai ép mặc áo gió, mình mặc áo rách cũng được, và mình có thể lang thang mà không ai ép đến lớp”. Nghĩ thế, con bé thấy mình khóc tự lúc nào!

Hạnh phúc là ở đâu? Có phải ở chỗ được lang thang vô định, không ai quan tâm đến, hay hạnh phúc lại nằm ở nơi khác, ấy là được chăm sóc bảo bọc và được tuân giữ những lề luật được đặt ra bởi lòng nhân hậu yêu thương. Thánh Vịnh diễn tả hạnh phúc của con người là vâng giữ lề luật cách vẹn toàn. Tự mình tách ra khỏi thánh luật cũng đồng nghĩa với tách mình ra khỏi hạnh phúc.

Lề luật Thiên Chúa cấm con người ly hôn là bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, và mọi tình yêu chân chính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Khi tình yêu con người được Thiên Chúa tác thành, thì họ trở nên một, không những nên một cho nhau mà còn cùng kết hợp thân tình với chính Thiên Chúa. Tách rời tình yêu mà Chúa đã kết hợp nghĩa là phản bội lại chính Đấng Yêu Thương.

Những điều tra xã hội học trong nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân ly hôn thì rất nhiều, từ chuyện cá tính xung khắc, chuyện riêng tư, các mối quan hệ gia đình cho đến chuyện ngoại tình, phản bội v.v… Nhưng tựu trung, chúng ta có thể đưa ra một nguyên nhân chung, ấy là con người chưa coi trọng tình yêu và do đó cũng coi thường hôn nhân. Và lý do sâu xa đằng sau đó chính là vì con người chối từ sự can thiệp đầy yêu thương và lề luật nhân hậu của Thiên Chúa là Đấng tác thành mọi sự.

Tháng Sáu, tháng Thánh Tâm vừa qua đi, nhưng hôm nay tôi nhìn lên lịch: ngày thứ Sáu, ngày kính Thánh Tâm yêu thương.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin đốt lên trong con lửa yêu mến Thánh Tâm Chúa, để con nhận thấy ách Chúa trao là êm ái và gánh Chúa gửi thì nhẹ nhàng, như Lời Chúa đã nói với chúng con. Và con cũng sẽ hiểu rõ hơn câu châm ngôn Latin “Qui regulae vivit, Deo vivit”, ai sống theo lề luật là sống cho Chúa.
 
Hãy đi và làm như vậy
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:37 10/07/2010
Chúa Nhật 15 Thường niên C (Lc 10, 37)

Câu chuyện Dụ ngôn trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho biết cả ba người: người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ “từ ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương); mà còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể.

Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn) và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương, rồi đặt nạn nhân lên lưng lừa và đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn: “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán: “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tất cả, nhất là cho đi chính mình.

Chính cung cách cư xử của người Samaria này đã làm nỗi bật lên đức ái hoàn hảo của Tin Mừng. Dụ ngôn cũng muốn ám chỉ cho ta thấy Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với nhân loại chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Ngài đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom và chăm sóc hộ Ngài.

Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp gỡ: chân tình giúp đỡ và băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như vậy” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.

Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống: nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.

Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).

Xin cho điều Chúa dạy, “hãy đi và làm như vậy” được mỗi người chúng ta ghi tâm khắc cốt và nỗ lực đem ra thực hành, để ta “được sự sống đời đời”. Amen.
 
Cúp Vàng
Lm Giuse Trần Việt Hùng
09:45 10/07/2010
Anh em chẳng biết sao: trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng (1Cor. 9:24).

Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2010 có 203 quốc gia tham dự tranh vòng loại từ tháng 08 năm 2007 đến tháng 11 năm 2009. Còn lại 31 đội tuyển quốc gia đã thắng vòng loại, cùng đội tuyển chủ nhà vào vòng chung kết được tổ chức tại Nam Phi từ ngày 11 tháng 06 đến 11 tháng 07 năm 2010. Đây là lần đầu, vòng chung kết túc cầu thế giới được tổ chức trên lãnh thổ Phi châu.

Tất cả ba mươi hai đội đã phải trải qua thời gian tập luyện gắt gao và thi đấu căng thẳng để được vào tham dự vòng chung kết Giải Túc Cầu Thế Giới. Ba mươi hai đội banh chuyên nghiệp, chia thành 8 nhóm theo vần A, B, C, D, E, F, G, H. Mỗi nhóm có 4 đội thi đấu với nhau. Mỗi lần thua, một đội bị loại. Đội thắng tiếp tục thi đấu, lại một đội nữa bị lọai ra về. Cứ thế hết trận này đến trận kia, khi vào sơ kết còn 8 đội. Lúc vào bán kết còn 4 đội. Vào chung kết chỉ còn lại có 2 đội và duy nhất có một đội sẽ đoạt giải vô địch.

Qua cuộc đấu vòng loại rất phấn khởi, các đội cứ thắng rồi thua, thua rồi thắng. Vui rồi buồn, buồn rồi lại vui. Thất bại rồi lại thành công, thành công đó nhưng nay lại thất bại rồi. Con số các Đội Banh rút lại dần mỗi ngày. Sau cùng chỉ có một đội được lãnh Cúp Vàng. Gọi là Đội đạt giải Vô Địch. Vô Địch trong Giải túc Cầu Thế Giới 2010. Từ ngày thành lập Hội Túc cầu Thế Giới tới nay, chưa có đội nào giữ chức vô địch được bốn lần liền. Như vậy đại đa số những người ngưỡng mộ bóng đá trên toàn thế giới, đều đã có kinh nghiệm và được nếm mùi thất bại qua đội banh tuyển của nước mình.

Theo dõi những cuộc thi đấu của các cầu thủ hay quan sát những khán giả và ủng hộ viên, chúng ta cảm thấy thật vui. Chúng ta nghiệm ra rằng trong mọi cuộc đấu tranh tài, luôn luôn có thắng và có thua. Thắng thì mọi sự đều tốt đẹp. Thua thì đổ lỗi hết cho người này hay người kia. Mấy ai chịu nhận lỗi và trách nhiệm về mình khi bị thất bại đâu. Đã vào cuộc thi đấu thì ai cũng muốn thắng. Nhưng rồi cũng phải chấp nhận cái thua chứ. Có khi lùi một bước mà tiến ba bước. Mọi cuộc thất bại đều hữu ích giúp chúng ta học hỏi thêm kinh nghiệm và cố vươn lên. Chúng ta cũng có thể khuyến khích nhau rằng có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ. Năm nay đội của chúng ta được vào sơ kết hay bán kết cũng là may mắn lắm rồi. Thái độ chập nhận là tốt nhất.

Bước vào sân chơi cuộc đời là chúng ta bước vào sự tranh đấu sống còn và thắng thua. Khi ra so tài với thiên hạ, chúng ta mới biết chúng ta còn non kém về nhiều mặt. Qua các trận đấu bóng đá năm nay, chúng ta học được bài học khiêm nhượng thật sự. Có nghĩa là chẳng có đội nào ưu tuyển mà cứ thắng mãi. Có thể hôm nay chúng ta thắng, nhưng ngày mai có thể bị thất bại. Thành bại là chuyện thường tình của cuộc đời. Có biết chấp nhận thất bại hay không mới là vấn đề quan trọng. Thua hay thất bại sẽ giúp chúng ta bước xuống và càng dám bước xuống chúng ta càng bước vững. Đời là một cuộc chơi. Chúng ta thua keo này sẽ bày keo khác vậy. Đời cũng là một cuộc chiến đấu không ngừng. Không phải vì thua mà chúng ta được quyền chán nản. Thất bại chính là mẹ của thành công mà.

Cuộc đấu trên màn ảnh truyền hình nhưng lại có nhiều người còn ăn theo và chơi cá độ ăn thua. Hầu hết những tay cá độ sẽ bị thua lỗ. Có rất nhiều người đã tan gia, bại sản vì cá độ. Khi chúng ta nhập vào cuộc đen đỏ để dành thắng lợi cho bản thân, chính là lúc chúng ta đang thua. Dù chúng ta có tài đoán giỏi đến đâu đi nữa, thì luôn có người khác giỏi hơn và may mắn hơn. Các cầu thủ khi vào cuộc đua cũng đã phải chiến đấu hết mình cho dù chỉ là phần thưởng chóng hư nát. Nhưng có những cuộc đua với những phần thưởng cao quý và vững bền hơn mà thánh Phaolô giới thiệu cho chúng ta: Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát (1 Cor 9:25).

Cuộc chiến đấu nội tâm để nên trọn lành còn quan trọng hơn nhiều. Chúng ta phải chiến đấu với các cơn cám dỗ, chiến đấu với các dịp tội, chiến đấu với bản năng và chiến đấu với chính mình. Người ta nói: Thắng mình khó hơn thắng vạn quân. Muốn chiến thắng, chúng ta phải phấn đấu không ngừng. Phấn đấu như các cầu thủ trong trận, phải chơi với hết sức mình. Chơi trong sự hợp tác và liên đới ràng buộc với nhau. Cúp vàng dành cho cả đội, chứ không dành cho một cá nhân nào.

Trong hành trình sống đạo cũng thế. Thánh Phaolô nhắc nhở: Đừng tưởng mình đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã (1Cor 10:21 ). Các thần tượng ở đời có uy tín đến đâu đi nữa, rồi cũng có lúc sụp đổ. Quan nhất thời, dân vạn đại mà. Không ai có thể nắm quyền mãi, họ sẽ có ngày cũng phải bước xuống. Kinh nghiệm của biết bao nhiêu nhà lãnh đạo độc tài cũng như của biết bao các thần tượng ngoài đời, họ đã đi lên tới tuyệt đỉnh của danh vọng, nhưng rồi cũng lại rơi xuống tận đáy.

Con đường nên thánh luôn là con đường đi lên. Đòi hỏi một sự phấn đấu không ngừng. giống như người đang chèo thuyền ngược dòng về tới đích. Nếu chúng ta buông mái chèo, thuyền sẽ trôi xuôi dòng. Chính Chúa Giêsu đã vác thánh giá lên Núi Sọ. Chúa ngã, rồi Chúa lại gượng đứng dậy và vác tiếp cho tới Núi sọ để chịu đóng đinh. Chúng ta vác thánh giá theo bước chân Chúa mỗi ngày.Có nhiều lúc chúng ta cũng bị ngã qụy, mệt mỏi và chán nản nhưng chúng ta không có quyền bỏ cuộc. Hãy đứng dậy, triều thiên vinh quang đang chờ đợi chúng ta ở cuối đường.

Trong Giáo Hội, chúng ta có những thần tượng đáng kính. Đó là những vị đã chiến đấu bằng chính trái tim của mình. Những vị như Chân Phước Têrêxa thành Calcutta, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, các Ngài cũng đã đi vào cuộc đua và đã đi đến cùng đường. Con đường tranh đấu của các ngài, không phải tranh đấu để loại trừ nhưng là tranh đấu để liên kết và xây dựng. Các ngài muốn mọi người cùng lãnh cúp vàng.

Không ai nên thánh một mình. Chúng ta phải dắt nhau bước trên con đường trọn lành. Thi đua nhau sống tốt, sống thánh và sống hợp tác. Trong cuộc đua, chúng ta không loại trừ nhau xem ai thua ai thắng. Nếu chúng ta đặt mục tiêu ở thua hay thắng, đó là lúc chúng ta đã thua rồi. Bước theo Chúa Kitô, chúng ta cũng sẽ bước vào cuộc đua và phải chạy cho tới cùng đường như thánh Phaolô: Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin (2 Tm 4:7).

Lạy Chúa, hôm nay cuộc tranh giải Túc Cầu Thế Giới đã chấm dứt. Sẽ có một Đội Tuyển hân hoan đón nhận Cúp Vàng Vô Địch. Cuộc chiến đấu của chúng con còn dài và còn nhiều khó khăn, xin cho chúng con biết thao luyện kỹ càng và kiên trì phấn đấu cho tới cùng. Phần thưởng của chúng con không phải là cúp vàng hay danh hiệu vô địch mà là tên của chúng con được ghi vào sổ hằng sống. Chúa Giêsu hứa: “Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Lc 10:20).
 
Nói cho trẻ em biết về sự chết
Jos. Tú Nạc, NMS
11:28 10/07/2010
Trẻ em biết về sự chết. Thậm chí chúng còn biết nhiều hơn mà các bậc phụ huynh tưởng. Ngay khi còn non nớt trẻ em đã chứng kiến những tình cảnh của sự chết. Một chú chó yêu thích bị giết. Một đám tang đi qua nhà chúng. Cha, mẹ chết vì bệnh AIDS. Một người anh bị giết trong chiến tranh. Đôi khi cái chết ở xa, đôi khi ở gần. Nhưng cái chết tất cả đều ở xung quanh chúng ta.

Chúng ta hãy nói cho trẻ em biết về sự chết. Đây là một điều dễ thực hiện. Nhưng trẻ em cần người lớn giúp đỡ chúng hiểu về sự chết. Chúng cần người lớn lắng nghe chúng. Và chúng cần người ta kể cho chúng những gì mà chúng cảm thấy bình thường.

Nói cho trẻ em biết về sự chết quả không dễ. Khi một người nào đó qua đời. Người lớn thường rất đau buồn. Họ có thể buồn đến nỗi không nói được bất cứ điều gì với con cái họ. Có thể họ nghĩ rằng con cái họ sẽ chẳng hiểu gì về sự chết. Hoặc có thể họ cố bảo vệ con cái họ tránh khỏi cảm giác đau buồn. Nhưng mọi đứa trẻ đều có quyền kể cả những biến cố hoặc những sự kiện gia đình quan trọng. Điều này là thực tế cho dù những biến cố hoặc sự kiện gay go, phức tạp.

Nỗ lực bảo vệ con cái là lẽ tự nhiên. Từ lâu cái chết là một điều bí ẩn. người lớn có thể không biết cách để giãi bày. Họ biết họ không có tất cả những câu trả lời. Họ cũng không biết làm cách nào để trả lời những câu hỏi của con cái. Nhưng người lớn vẫn có trách nhiệm dạy dỗ con cái.

Khi nói cho con em về sự chết, là một sự khéo léo đối với người lớn khi nói, “Tôi không biết.” Tiến sỹ Earl Grollman đã nghiên cứu và viết về việc nói với trẻ em về sự chết. Ông nói:

“Phụ huynh phải im lặng và biết lắng nghe con cái của mình. Họ phải ngồi xuống và theo dõi chúng làm việc và nô đùa. Họ phải theo dõi cách chúng hoạt động. Họ phải nghe cách thức giọng nói của con cái mình phát ra. Trẻ em nên được khuyến khích để nói cho người lớn biết cảm xúc của chúng như thế nào về sự chết, chúng nghĩ gì, và chúng biết gì. Phụ huynh nên để con em biết rằng mình hiểu những gì mà con em mình đã cố gắng thổ lộ. người lớn nên cố gắng trả lời những câu hỏi phù hợp với mức độ chúng yểu cầu.”

Trẻ em không thích giống người lớn. Trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau có thể hiểu những sự việc khác nhau. Một cậu bé năm tuổi hiểu về sự chết như tính nhất thời. Chẳng hạn, chúng có thể thấy một nhân vật khôi hài trên truyền hình bị thương, nhưng rồi chúng đứng dậy và bỏ đi. Cậu bé ấy có thể không hiểu rằng khi một người nào đó chết đi sẽ không còn nhìn hay nói chuyện được nữa.

Ở khoảng từ năm đến chin tuổi, những đứa hiểu hơn đôi chút về sự chết. Chúng có thể hiểu rằng chết là tận cùng. Chúng biết rằng tất cả mọi sự sống đều phải chết. Nhưng chúng vẫn không hiểu rằng một ngày nào đó chung cũng sẽ chết. Đó là điều chỉ khi trên mười tuổi hầu như chúng mới hiểu về sự chết một cách đầy đủ. Vào thời điểm này, chúng biết rằng chết là hết, không thể thay đổi được, và rồi một ngày nào đó chúng cũng sẽ chết.

Hospice là một tổ chức quốc tế động viên những người khi họ gần gũi cái chết. Trên website của tổ chức này, nói rằng:

“Điều mà phụ huynh nói với con cái của mình về sự chết còn tùy thuộc và tuổi tác và trải nghiệm của chúng. Điều đó cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm, niềm tin, cảm xúc của cha, mẹ. Mỗi hoàn cảnh có khác nhau. Đôi khi phụ huynh sẽ nói đến sự chết với con cái mình vì một bản tin hay một chương trình truyền hình. Những sự việc này ít tập trung vào cảm xúc hơn. Những cuộc nói chuyện khác có thể là hậu quả của một gia đình bị khủng hoảng và chất chồng những cảm xúc.”

Có nhiều điều để người ta nói với con cái về sự chết. Một số những sự việc dẫn đến sự khó hiểu đối với con cái. Tránh những kiểu giải thích này là một điều quan trọng. Chẳng hạn:

“Mẹ con có một chuyến đi dài.”

Kiều bày tỏ này có thể làm cho đứa trẻ tin một ngày nào đó mẹ nó sẽ trở về. Trẻ thơ không hiểu được thời gian như người lớn. Chúng có thể hiểu chuyến đi lâu có thể chỉ là một hoặc hai ngày.

“Chúa đã dẫn bố con đi bởi Người thương bố rất nhiều.”

Lời giải thích này có thể làm cho đứa bé giận dữ Thiên Chúa. Có thể nó cũng tự hỏi, “Chúa yêu mình. Có thể sắp đến Chúa sẽ đến dẫn mình đi.”

“Sự chết như giấc ngủ mãi mãi.”

Kiểu này có thể làm cho đứa bé sợ không dám ngủ. Chúng sợ chúng sẽ không thức giấc.

“Một ngày nào đó con sẽ gặp bố trên thiên đàng.”

Đối với người lớn tin vào thiên đàng, điều này mang đến nhiều an ủi an bình. Nhưng đối với trẻ ý tưởng thiên đàng thì thật là khó hiểu. Trẻ em sẽ nghĩ chúng có thể thăm người ấy trên thiên đàng. Đối với cha mẹ Ki-tô giáo tin vào thiên đàng. Đó có thể là điều tốt nhất để nói rằng có nhiều điều mà người ta không biết về sự chết, nhưng có một điều quan trọng mà người ta phải biết. Những Ki-tô hữu tin rằng, giống như Chúa Giê-su, sẽ một ngày sống lại. Chết không phải là kết thúc!

Cách tốt nhất để nói với trẻ em về sự chết là gì? Trước hết, người lớn có thể khuyến khích trẻ em đừng giam giữ nó trong cảm xúc của mình. Đôi khi chúng có thể biểu lộ những cảm xúc hạnh phúc. Đôi khi chúng biểu lộ những cảm xúc giận dữ hoặc buồn rầu.

Nếu chúng muốn, trẻ em nên được phép dự những đám tang. Nhưng trước khi đi, phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ. Họ nên kể cho trẻ nó sẽ như thế nào. Và sau khi đám tang, phụ huynh cũng nên nói cho trẻ về những trải nghiệm của mình. Và sau đó, sau một thời gian đã qua, phụ huynh tiếp tục hỏi trẻ về suy nghĩ và cảm xúc của chúng.. Nhưng hãy nhớ rằng điều quan trong nhất mà phụ huynh phải làm là lắng nghe con cái của mình.

Vì phụ huynh không biết cách mở đầu để nói với con cái mình, Tiến sỹ Grollmam đã đề nghị:

“Bạn có thể bắt đầu nói về những loài hoa. Chúng lớn lên vào mùa xuân và mùa hạ. Rồi chúng úa tàn vào mùa mùa thu và mùa đông. Đây là tiến trình của sự sống. Tất cả những sinh vật đều có một thời để lớn lên, để sống, và rồi sẽ chết.”
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:47 10/07/2010
QUAN THOẠI

N2T


Cái gọi là quan thoại chính là “ngôn ngữ thông dụng dùng nơi công cộng”, cũng chính là “quốc ngữ”.

Ung Chính hoàng đế triều Thanh khi triệu kiến các quan thuộc tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, thì phát hiện khẩu âm (giọng nói) của họ rất nặng. Cứ theo quy định mới của triều đình thì người địa phương không thể làm quan ở địa phương của mình, cứ như thế cho đến nay, khi có một vài quan viên làm quan bên ngoài địa phương thì rất khó mà giao tiếp chuyện trò với bá tánh, cho nên cần phải nhờ thuộc hạ thông dịch truyền đạt lại do đó mà rất dễ bị ngộ nhận và dối trá. Cho nên, hoàng đế Ung Chính bèn ban ra một đạo lệnh, quy định người không biết nói tiếng quan thoại thì không thể đi thi, và mở lớp phụ đạo tiếng quan thoại ở tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, gọi là “viện sửa phát âm”.

Thật đáng tiếc, quan lại càng ngày càng bê bết, càng không có trách nhiệm, học nói tiếng quan thoại thì càng ngày càng lộn xộn không rõ ràng.

(Quan trường hiện hình ký)

Suy tư:

Ngôn ngữ là tiếng nói để làm cho con người hiểu biết những ý định của nhau, hiểu biết những gì mình muốn và không muốn, là để bày tỏ cảm xúc hiểu biết và truyền đạt tư tưởng của mình.

Học tiếng nước ngoài có nhiều mục đích: có người học để đi làm việc trong các công ty của người ngoại quốc; có người học để đi du học nước ngoài; có người học để mở mang kiến thức, và có người học để đi truyền giáo, tức là đi rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su cho người khác.

Ngôn ngữ đối với những người đi truyền giáo thì lại càng quan trọng hơn, bởi vì người câm không thể truyền đạt tư tưởng của mình cách trọn vẹn cho người khác. Có những người đi truyền giáo cho người bản xứ, nhưng lại không muốn học ngôn ngữ của họ, thế là họ thất bại trong việc truyền bá Tin Mừng; có một vài linh mục có bằng cấp học vị nhưng không đem những kiến thức mà mình học được vào việc truyền giáo, bởi vì các ngài không muốn học ngôn ngữ của dân bản xứ, thế là họ phải cuốn gói về nước, vì không có tâm hồn truyền giáo.

Ngôn ngữ là chìa khóa mở cửa tâm hồn người khác, để đem Tin Mừng của Chúa cho họ, nhưng nếu đi truyền giáo mà không muốn học tiếng nói của người địa phương, tức là không muốn chia sẻ với họ những cảm xúc, những kiến thức, những thao thức của mình, thì không thể truyền giáo được.

Thiên Chúa sẽ không làm phép lạ khi chúng ta đi truyền giáo mà không muốn học ngôn ngữ của người bản xứ, nhưng Ngài sẽ làm phép lạ ngay lập tức khi chúng ta cố gắng quyết tâm học ngôn ngữ của người bản xứ, phép lạ đó chính là: Ngài soi sáng cho tâm hồn người bản xứ vui vẻ yêu thích và hiểu được những gì mà chúng ta muốn nói với họ, dù ngôn ngữ của họ chúng ta học chưa đến đâu, vẫn còn hạn chế...

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:49 10/07/2010
N2T


46. Người yêu nhiều, thì Thiên Chúa gởi đau khổ cho họ cũng nhiều hơn; người yêu ít, thì Thiên Chúa ban cho họ đau khổ cũng ít hơn.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 10/07/2010
N2T


482. Đối với bản thân mình, khi khắc chế một điểm nho nhỏ thì sẽ làm cho người ta biến thành kiên cường và có sức mạnh.

 
Tâm sự với Chúa
Trầm Thiên Thu
21:07 10/07/2010
TÂM SỰ VỚI CHÚA
(Lc 11, 1-13)

Con muốn ôm choàng thế giới
Nhưng đôi tay quá nhỏ nhoi
Tim con lại chỉ có một
Làm sao đủ yêu mọi người?

Con là tội-nhân-chân-thật
Muốn nhiều mà thúc thủ thôi
Con không biện hộ chi hết
Trắng tay ai dám tin lời?

Xin cá ai lại cho rắn
Xin trứng, bò cạp đưa sao?
Đời còn tình sâu nghĩa nặng
Chúa nào nỡ làm ngơ đâu!

Giàu, nghèo – Chúa không phân biệt
Nhưng đời phân cách sang, hèn
Giáo hội cũng chưa đủ sạch
Vẫn có những người bất toàn!

Ảnh hưởng ít nhiều “cái ghế”
Địa vị, chức tước, bạc tiền
Xử sự với nhau cũng... “lạ”
Khoảng cách bề dưới, bề trên
Xin cho chúng con hiệp nhất
Yêu thương bình đẳng mọi người
Xin ban Thánh Thần Chân Lý
Canh tân, thánh hóa, sáng soi.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
HĐGM Nam Phi cảnh giác về nạn bạo hành sau Giải Bóng đá Thế giới
Phụng Nghi
07:12 10/07/2010
JOHANNESBURG, Nam Phi (Zenit.org).- Mấy ngày trước trận đấu chung kết Giải Bóng đá Thế giới 2010 (FIFA World Cup), Hội đồng các Giám mục Nam Phi đã cố gắng đáp ứng lại các mối đe dọa cho rằng những cuộc bạo hành bài ngoại sẽ diễn ra tiếp theo sau đó.

Chủ tịch HĐGM, Tổng giám mục Buti Tlhagale, trong bản tuyên bố ra ngày thứ Năm vừa qua, cho biết: “Đã có tin đồn ở nhiều nơi trong cộng đồng chúng ta về khả năng có thể diễn ra những vụ tấn công bài ngoại một khi Giải Bóng đá Thế giới kết thúc.”

Cuộc tranh giải vô địch bóng đá quốc tế đã khai diễn ngày 11 tháng 6 vừa qua, và trận đấu chung kết sẽ được tổ chức ngày Chủ nhật 11 tháng 7.

Vị chủ tịch HĐGM nói tiếp: “Liền ngay sau cuộc tổ chức thành công Giải Bóng đá Thế giới, trong đó người dân Nam Phi chứng tỏ cho nhau và cho thế giới biết được những gì có thể thành tựu được khi tất cả mọi người cùng chung sức làm việc với nhau, chúng tôi xin kêu gọi chính quyền, các công nhân và các công dân hãy lắng nghe, bằng sức mạnh mới được canh tân, những tiếng nói bày tỏ mối bất bình hợp pháp và hãy hành động cho công ích của chúng ta.”

Tuyên bố thay mặt cho toàn thể HĐGM, ngài nói: “Chúng tôi, các Giám mục Công giáo Nam Phi, cùng chung tiếng nói với người dân Nam Phi ở khắp nơi, yêu cầu những người âm mưu bạo động vì bất cứ ly do gì, hãy tìm ra những phương tiện khác để phát biểu những mối bất bình của mình.”

“Chúng tôi kêu gọi chính quyền và các cộng đồng mọi cấp hãy đương đầu với vấn đề bạo hành bằng những phương cách ưu tiên và xây dựng, để tạo được an hòa và lòng bao dung.

“Chúng ta hãy dùng thiện chí đã chứng tỏ trong Giải bóng đá Thế giới để xây dựng một xứ sở tốt đẹp hơn.

“Toàn bộ Nam Phi cần tìm ra những phương thức tích cực và xây dựng để nêu lên và tranh biện các vấn đề, như một cộng đồng chung.”

Trách nhiệm

Tổng giám mục Tlhagale nói rõ rằng “giảng huấn Công giáo về xã hội khuyến khích quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành phần trong một cộng đồng, kể cả những người nghèo khổ nhất, hãy tìm ra một tiếng nói trong lãnh vực công cộng, hầu bày tỏ được những nhu cầu và những mối bất bình chính đáng của mình.”

Ngài đặc biệt nêu lên mối quan ngại rằng những “vụ tấn công kỳ thị” sẽ đặt mục tiêu vào “người nước ngoài” hoặc là những người từ các quốc gia khác tới nay đang sinh sống hợp pháp tại Nam Phi.

Ngài nhắc nhở dân chúng rằng “bằng chứng hiện thời cho thấy những người sinh đẻ ở nước ngoài đó chẳng tham gia vào các tội ác hơn bất cứ thành phần nào khác trong dân chúng, và thường họ có khả năng tạo ra công ăn việc làm hơn là cướp đi việc làm của người bản xứ.”

Ngài thúc giục chính quyền hãy “điều hành lưu lượng hợp pháp những người nhập cư và xuất cư ra khỏi nước” để “đảm bảo rằng những di dân hợp pháp được cung cấp giấy tờ hợp lệ và khả năng định cư an toàn vào trong cộng đồng Nam Phi sau khi đơn xin hợp lệ đã được giải quyết.”

“Cũng là điều đúng đắn khi chính quyền của chúng ta, vì đây là một phần trong trách nhiệm quốc tế của mình, mở các cứa biên giới cho những người trốn tránh những cuộc bách hại và suy sụp kinh tế nơi quốc gia của họ mà không phải do lỗi họ gây ra.”

“Lịch sử mới đây của Nam Phi chứng tỏ rõ rệt rằng những chuyển động như thế có thể tạo ra phúc lợi lâu dài cho mọi quốc gia và dân chúng liên hệ.”

Ngài khen ngợi các nỗ lực của nhà chức trách trong việc giữ gìn an ninh cho Giải bóng đá Thế giới bằng “tính cách chuyên môn và tận tụy”, nhưng thêm một lời yêu cầu là sự tận tình như thế sẽ được duy trì để ngăn ngừa những tội ác liên hệ đến bạo lực bài ngoại.”

Tổng giám mục Tlhagale khẳng định: “Bạo hành chống ngoại kiều và thương vụ của họ chẳng nên được coi là dụng cụ để tạo ra ưu thế chính trị và kinh tế của địa phương.”

“Liên kết lòng bao dung từ các cộng đồng chúng ta với hành động kiên quyết về phía chính quyền, có thể giúp bảo đảm rằng những cảm nghiệm tốt đẹp của biết bao nhiêu người đến thăm viếng Nam Phi trong những tháng vừa qua có thể tiếp tục được tái diễn trong các cộng đồng địa phương ở đây.”

Có thể đọc toàn bài phát biểu tại: http://www.sacbc.org.za/
 
Tòa Thánh Vatican làm rõ giáo luật về những nỗ lực phong chức cho phụ nữ
Nguyễn Hoàng Thương
08:12 10/07/2010
Tòa Thánh Vatican làm rõ giáo luật về những nỗ lực phong chức cho phụ nữ

Vatican City (CNA/EWTN News) – Những thông tin thêm về những sửa đổi sớm sẽ được công bố trong các chỉ dẫn giáo luật của Tòa Thánh Vatican liên quan đến các linh mục lạm dụng tính dục và các tội khác đã nổi lên hôm thứ Năm. Ngoài các nội dung đã bị rò rỉ trước đây, các tội như cố phong chức cho phụ nữ và "các tội ác chống lại đức tin" cũng sẽ được đề cập đến trong bản văn đang được chờ đợi của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Thông tin chi tiết của các sửa đổi có thể xảy ra đã được tiết lộ bởi nguồn tin Vatican không rõ tên trong suốt tuần qua, liên quan đến nội dung của một tài liệu mới trong đó cập nhật các thủ tục pháp lý của Giáo Hội để nhận ra và trừng phạt những tội nghiêm trọng nhất.

Các bài báo đồng loạt đưa tin rằng sẽ có những thay đổi trong quá trình xét xử các linh mục lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và sẽ có một gia tăng thời hiệu những trường hợp này từ 10 năm hiện nay lên 20 năm sau khi nạn nhân đủ 18 tuổi.

Theo hãng thông tấn Notimex của Mexico, trích nguồn tin giấu tên từ Vatican, cho hay phạm vi của tự sắc năm 2001 cũng sẽ được mở rộng để không chỉ bao gồm các "delicta graviora", tội nghiêm trọng nhất, mà còn gồm một số tội khác, thường được thẩm tra bởi Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dù những tội này không được đề cập trong Tự Sắc năm 2001.

Điều này có nghĩa rằng các tội được xem là "ít nghiêm trọng" sẽ được chính thức áp dụng thủ tục tư pháp tương tự, vốn trước đây Giáo Luật chỉ dành cho các tội chống lại Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải và lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Những tội như cố phong chức cho phụ nữ vào hàng tư tế và các tội "chống lại đức tin" của dị giáo, ly giáo và bội giáo cho đến nay vẫn còn đang nghiên cứu trên cơ sở khác thường, sẽ thuộc thẩm quyền chính thức của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhằm làm rõ bất kỳ sự mơ hồ nào đối với các trường hợp phải được báo cáo. Nói cách khác, nó chính thức hóa các thủ tục phải thực hiện trong thực tế, nhưng chưa bao giờ được công bố chính thức.

Theo bài báo của Notimex hôm 8 tháng Bảy, sở hữu và phân phối các hình thức khiêu dâm trẻ em cũng sẽ được tuyên bố là "tội trọng", và trong trường hợp mà họ bị tuyên có tội tại tòa án dân sự, các thủ phạm có thể bị kết án mà không cần xét xử theo Giáo Luật.

Việc sửa đổi sẽ được ban hành trong những ngày tới, với chữ ký của Đức Hồng Y William Levada, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và kèm theo là các ghi chú giải thích những thay đổi và lịch sử của việc ban hành luật.
 
Caritas giúp tái thiết lại Giáo Hội Chilê sau trận động đất
Paul Minh Nhật
09:04 10/07/2010
Santiago, Chilê. 9 tháng 7, 2010/10:30 pm (CNA). - Khoảng 30 người làm công tác mục vụ từ các giáo phận đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất năm 2010 tại Chilê và những người làm công tác cứu trợ từ tổ chức bác ái Caritas Công Giáo đã nhóm họp tại Santiago trong tuần này để thảo luận về những nỗ lực tiếp theo nhằm tái thiết lại đất nước.

Trong suốt hai ngày hội nghị tại Santiago, các nhóm khác nhau của các giáo phận đã và đang phản ứng lại với thảm kịch xảy ra vào tháng hai trước đã gặp gỡ với các nhân viên từ Caritas

Lorenzo Figueroa, giám đốc của Bộ Xã Hội Caritas nói "Trong nền văn hóa của chúng tôi, sự đánh giá có một ý nghĩa tiêu cực. Nhưng chúng tôi nên nhìn lại nó như là một cơ hội để học hỏi và thái độ của chúng ta nên là một điều đóng góp cho sự phát triển,"

Trong suốt ngày đầu tiên, các nhóm đã gặp gỡ Pablo Allard của Bộ Phát Triển Nhà Ở Và Đô Thị, người đang chịu trách nhiệm công việc tái thiết, và đã thảo luận làm thế nào để phân phát tiền trợ cấp cho những ai không có chứng minh về nhà ở và tài sản của họ.

Hector Hanashiro thuộc Caritas Peru, người đã và đang giúp đõ các nhóm tại Chilê, cũng đã bình luận về cảnh ngộ khốn khổ của người nghèo, nói "Các thảm họa tự nhiên đóng góp một vòng tròn khắc nghiệt của sự đói nghèo, bởi vì người nghèo thì dễ bị tổn thương trước các rủi ro và không có phương tiện để ngăn chặn chúng. Nhà của họ một cách chung chung được xây dựng trong các khu vực kém an toàn nhất"
 
Cuộc gặp gỡ đối thoại giữa Giáo Hội và chính phủ Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:14 10/07/2010
HĐGM Pháp (Cef.fr) - Thủ tướng Cộng Hòa Pháp François Fillon đã chủ trì buổi gặp gỡ đối thoại lần thứ tám hôm thứ Năm 08/07/10 vừa qua giữa Chính Phủ và Giáo Hội Pháp.

Về phía Chính Phủ có sự hiện diện của ông Bernard Couchner, Bộ Trưởng Ngoại Giao; ông Brice Hortefeux, Bộ Trưởng Nội Vụ; bà Valérie Pécresse, Bộ Trưởng Bậc Đại Học và Nghiên Cứu; ông Eric Besson, Bộ Trưởng Nhập Cư và ngài Stanislas Lefebvre de Laboulaye, Đại Sứ Quán Cộng Hòa Pháp gần Tòa Thánh.

Về phái đoàn của Giáo Hội gồm có Đức Cha Luigi Ventura, Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp, Trưởng Đoàn; Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp; Đức Cha Hippolyte Simon, Giám Mục giáo phận Clermont, Phó Chủ Tịch; Đức Cha Laurent Ulrich, Tổng Giám Mục giáo phận Lille, Phó Chủ Tịch; Đức Ông Bertrand de la Soujeole, Thư Ký Đoàn Đối Thoại; và Đức Ông Antoine Herouard, Tổng Thư Ký HĐGM Pháp.

Được thiếp lập từ năm 2002, và nhóm họp mỗi năm một lần, Cấp Đối thoại này mở ra cơ hội để giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế và hành chính cũng như các lợi ích chung và để trao đổi những chủ đề mang tính thời sự.

Chương trình nghị sự trong buổi gặp gỡ lần này đề cập đến bốn điểm chính: khung pháp lý đối với các giáo dân thi hành sứ mạng trong Giáo Hội; ban tuyên úy bệnh viện; thỏa thuận về sự nhận biết được ký kết giữa Pháp và Toà Thánh đối với các văn bằng; theo hợp đồng hỗ trợ đối với hệ thống giảng dạy bậc đại học Công Giáo.

Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi với nhau về những thích ứng nhịp độ học đường; rà soát lại luật sinh học; chính sách nhập cư và trú ngụ; bảo vệ nhân quyền và tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các Kitô hữu Đông Phương.
 
Các bạn trẻ vùng Amazon - Brazil - Nam Mỹ dấn thân truyền giáo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:29 10/07/2010
ROMA (Zenit.org) - Tại vùng Amazon, có các thừa sai trẻ tuổi dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng, hãng tin Toàn Thánh Vatican Fides cho hay.

Vào các ngày 2, 3 và 4 tháng Bảy của cuối tuần qua, đã diễn ra một cuộc gặp gỡ do các nhà phụ trách Điều Phối Truyền Giáo tuổi thanh thiếu niên của Bang Pará, thuộc vùng Amazon, tổ chức để nêu lý do và làm phấn khởi giới trẻ thừa sai đặt dưới sự điều hành của Công Cuộc Truyền Bá Đức Tin. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra tại thành phố Castanhal-PA, với mục đích cho ra đời nhóm thừa sai trẻ thông qua việc học hỏi và hiểu biết Công Cuộc của Tòa Thánh về Truyền Bá Đức Tin, nghĩa là cộng tác với sứ mệnh truyền giáo hoàn vũ.

Tham gia vào sự kiện này còn có sự hiện diện của các giáo phận Belém, Conceição de Araguaia, cũng như hai giáo quận Cametá và Xingu thuộc địa hạt Bang Pará, cùng với giáo phận Pinheiro, thuộc bang Maranhao. Gần 130 bạn trẻ tham dự. Được biết, cha André Luiz, Tổng Thư Ký Quốc Gia của Công Cuộc Tòa Thánh về Truyền Bá Đức Tin đã chủ trì cuộc họp này.

Theo điều mà Cha Andrea Gamba, hội truyền giáo Xaviê, Điều Phối Viên của Bang Pará về Thừa Sai Thanh Thiếu Niên, khẳng định và đã gửi cho Hãng Thông Tấn Fides những tin tức về sự kiện này, thì cuộc gặp gỡ lần này với các nhà truyền giáo trẻ là « hoa trái đầu tiên phát xuất từ kết của của Công Cuộc Tòa Thánh về Thanh Thiếu Niên Truyền Giáo sau một quá trình dài. Amazon không những là nơi cung cấp cho thế giới nhiều nguyên liệu thô và nguồn nước suối tự nhiên, mà còn có thể đóng góp nhiều bạn trẻ cho việc Phúc Âm hóa trong thế giới ngoài Kitô giáo, thậm chí vượt ra khỏi lục địa Châu Mỹ La Tinh.

Về phía các bạn trẻ, họ được giới thiệu về tầm quan trọng của việc dấn thân của tình liên đới trong công cuộc truyền giáo vượt ra khỏi biên giới, cũng như được đánh động trong họ khát vọng trở thành thừa sai tại các nước hiện chưa có mặt các nhà truyền giáo Công Giáo.
 
Tương lai Hội Truyền Giáo Don Bosco
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:36 10/07/2010
ROMA, (Zenit.org) - Tổng công hội lần thứ nhất của « Hội Truyền Giáo Don Bosco », thuộc nhóm thứ 28 của gia đình Salêdiêng, diễn ra từ ngày 26 tháng Sáu đến ngày 4 tháng Bảy năm 2010, tại Bologne, Italia, và đã kết thúc trong bầu khí hiểu nhau giữa các nhóm tham dự. Hội nghị cũng đã đạt được sự nhất trí đối với những đề xuất thực tiễn cho tương lai và hành động giáo dục của hội.

Cuộc gặp gỡ này còn quy tụ cả những vị đại diện khác của dòng Salêdiêng thuộc các cộng đoàn tại Madagasca, Burundi, Argentina, Chilê và Haiti.

Theo biên bản của tám ngày thảo luận và trao đổi, những mục đích chính được đề ra « phân tích những năm vừa qua và phác thảo cho sáu năm tới trong ba lĩnh vực chính yếu của hội: đào tạo và linh đạo, đời sống cộng đoàn, truyền giáo ».

Chủ đề của đại hội « Từ Emmaus đến Giêrusalem với một bản sắc nguyên thủy. Sự khám phá ra một hồng ân không thể bị bóp nghẹt » đã cho phép đọc lại lịch sử đời sống của hội « với những con mắt đức tin, về con đường mục vụ và cộng đoàn ».

Những việc làm, « thấm nhuần niềm xác tín rằng Đức Giêsu, Người Thầy thực sự đồng hành với chúng ta », các tu sĩ nhấn mạnh sau khóa họp, cũng đã đả động đến những lĩnh vực « bề mặt, cơ cấu cộng đoàn và truyền thông ».

Một chú ý đặc biệt đã được đề xuất trong hoạt động mục vụ là nhấn mạnh đến « Công cuộc Truyền Giáo ». Đây cũng là một trong những nét chính yếu của bản sắc dòng Salêdiêng và là sự tiêu biểu của Hội Truyền Giáo Don Bosco.

Thứ Ba ngày 29 tháng Sáu, Lễ trọng kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, các tham dự viên đã cử hành nghi thức dấn thân (nghi thức đầu tiên của ba nghi thức cộng đoàn áp dụng theo Quy Luật sống của Hội Truyền Giáo Don Bosco) cho 9 thành viên của Hội.

Buổi bế mạc đại hội, ngày 4 tháng Bảy, được cống hiến cho công việc linh hoạt truyền giáo, cho Hội Truyền Giáo Don Bosco, và ngoài ra còn cho việc dấn thân trên tuyến đường đầu tiên đến ranh giới Haiti. Đồng thời, chương trình sẵn sàng dấn thân tiếp theo tại Châu Phi trong thông báo hành trình đến Ghana cũng đã được trao cho vị Cố Vấn về truyền giáo.
 
ĐTC chỉ định Đức Tổng Giám Mục Celasio De Paolis làm Đặc sứ giải quyết vấn đề dòng Đạo Binh Chúa Kitô
Linh Tiến Khải
13:38 10/07/2010
VATICĂN: Ngày mùng 9 tháng 7 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ định Đức Tổng Giám Mục Velasio De Paolis, dòng Scalabrini, Chủ tịch sở tài chính Tòa Thánh, làm đặc sứ của ngài để giải quyết các vấn đề của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

Trong một thông cáo công bố cùng ngày Linh Mục Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Cha De Paolis sẽ gặp các bề trên dòng Đạo Binh Chúa Kitô sớm chừng nào có thể. Trong cương vị là Đặc sứ của Đức Thánh Cha ngài sẽ thông báo cho dòng biết và thiết định ngày giờ và cách thức liên quan tới các khía cạnh chính nhiệm vụ Đức Thánh Cha đã giao phó, cũng như việc thành lập Ủy ban nghiên cứu Hiến pháp của Dòng.

Tinh thần của việc chỉ định này, như đã được Đức Thánh Cha đề cập đến trong thông cáo ngày mùng 1 tháng 5 năm nay, là để Giáo Hội đồng hành và trợ giúp dòng Đạo Binh Chúa Kitô trên con đường dấn thân thanh tẩy và canh tân như dòng chờ mong.

Mặt khác dòng Đạo Binh Chúa Kitô cũng ra thông cáo bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Đức Thánh Cha về sự lo lắng hiền phụ của ngài, và cho biết hoàn toàn sẵn sàng với việc sắp đặt của Đức Cha De Paolis, vì Đức Cha là người có nhiều hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm trong dòng của Đức Cha cũng như trong việc giảng dậy tại đại học và phục vụ Tòa Thánh.

Ngoài chức Chủ tịch Sở tài chính Tòa Thánh Đức Cha De Paolis cũng là thành viên Tòa Thượng Thẩm của Tòa Thánh, cố vấn của 3 cơ quan trung ương. Đức Cha cũng là chuyên viên giáo luật, đặc biệt trong lãnh vực đời tu (SD CNA 9-7-2010),
 
Kỳ nghỉ của Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:49 10/07/2010
ROMA (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến dinh thự Castel Gandolfo, cách Roma 30 km hôm thứ tư 07/07/10 và vừa trải qua ngày thứ nhất trong kỳ nghỉ hè năm nay.

Khi mới tới nơi vào buổi tối, ngài đã ngỏ lời với các tín hữu có mặt ngay tại chỗ: « Anh chị em thân mến, tối nay những ngày nghỉ của tôi bắt đầu và tôi hạnh phúc được ở bên anh chị em, được bao quanh bởi cảnh đẹp của sáng tạo và lịch sử cũng như bởi sự thân thiện và tình hữu nghị của anh chị em ».

Đức Thánh Cha sẽ ở lại đây đến tận cuối tháng Chín. Tuy nhiên trong thời gian này ngài vẫn thực hiện hai chuyến tông du đến Carpineto Romano vào ngày 5 tháng Chín và đến Vương Quốc Anh từ 16 đến 19 tháng Chín.

Người anh trai của Đức Thánh Cha, cha Georg Ratzinger cũng đến từ Bavière để thăm ngài. Đức Giáo Hoàng sẽ tận dụng hai tuần lễ đầu để đi dạo trong các khu vườn, đọc kinh Mân Côi với các thư kí của mình là Đức Ông Georg Gaenswein, người Đức và Đức Ông Alfred Xuereb, thuộc xứ đảo Malta.

Thời gian nghỉ, Đức Thánh Cha tập trung nhiều thời gian vào đọc sách và bắt tay vào công việc viết lách mới. Chuyến tông du Chúa Nhật tuần trước đến Sulmona, trong bữa ăn trưa với các giám mục vùng Abruzzes, Đức Thánh Cha đã cho biết trước ý định của mình muốn viết cuốn sách mới về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Trong khi chờ đợi, ngài đã hoàn thành tập hai về « Đức Giêsu thành Nazareth ».

Giới ký giả đi theo Đức Thánh Cha đã bình luận trong những ngày này rất có thể ngài bắt tay vào thông điệp thứ tư về Đức Tin, sau hai thông điệp khác gắn với các nhân đức đối thần: Tình yêu « Deus caritas est » (Thiên Chúa là Tình Yêu), Đức Cậy « Spe salvi » (Được cứu rỗi nhờ hy vọng), và Đức Mến « Caritas in veritate » (Bác Ái trong chân lý).

Một chiếc đàn piano đã được đặt trong dinh thự để Đức Thánh Cha có thể chơi những bản dàn bè nhạc cổ điển mà ngài cùng với người anh trai yêu thích cách đặc biệt, bắt đầu từ nhạc Mozart.

Dự kiến, Đức Thánh Cha cũng dành thời gian để tiếp các bạn hữu của mình, trong đó có Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để được nghe về những vấn nạn quan trọng liên quan đến đời sống Giáo Hội.

Cuộc hẹn gặp với công chúng của Đức Thánh Cha diễn ra vào trưa mai, Chúa Nhật 11/07, khi mà các tín hữu và khách hành hương trên thế giới sẽ tụ họp trong khu vực dinh thự để tham dự buổi xướng kinh Truyền Tin. Sau đó, phần còn lại thì bị hủy bỏ. Buổi tiếp kiến chung lần tới đây sẽ rơi vào thứ Tư ngày 4 tháng Tám.
 
Trò chơi video 3D mô tả những nét nổi bật về thánh Phaolô được phát hành tại Phi luật tân
Paul Minh Nhật
21:08 10/07/2010
Manila, Philippines, 09/07/2010(EWTN). - Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Philippines(CBCP) đã công bố phát hành một trò chơi video mới vào hôm thứ sáu(09.07.2010) trò chơi có một "giá trị huấn giáo" cho các em nhỏ. Thánh Phaolô là vai chính trong trò chơi ba chiều (three-dimensional game) được xúc tiến bởi các giám mục.

Phần giới thiệu của trò chơi video thì rất mới lạ mà thậm chí đã được tạp chí L'Osservatore Romano Vatican đăng lên bản tin của CBCP bản công bố sáng kiến, trò chơi đã được Ủy Ban thuộc Hội Đồng Giám Mục về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo Philippines tạo ra.

"Hành Trình của Phaolô"(Paolo's Journey) là tựa đề của trò chơi mới mà được tạo ra bởi hãng Phim Giáo Dục New York - đào tạo linh mục cha Maximo Villanueva, Jr. của giáo phận Balanga trong việc kết hợp với Studio of Secret6, Inc.

Cốt truyện của trò chơi vi tính, tương thích cả với các máy tính cá nhân và Macs, đã được phát triển sử dụng Bản Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo của ĐTC Benedict XVI, do đó dẫn đến CBCP gọi nó là "trò chơi video đầu tiên chưa từng có với 'giá trị huấn giáo' "

(Source: http://www.ewtnnews.com/new.php?id=1140)
 
Top Stories
Cuba Church announces release of 12 more prisoners
Paul Haven/AP
17:36 10/07/2010
HAVANA – Cuban church officials on Saturday released the names of 12 more political prisoners who will be freed and sent into exile in the coming days under a landmark agreement with President Raul Castro's government, bringing to 17 the total number of jailed dissidents who have accepted asylum in Spain.

While there has been no word on when exactly the men will be freed, there are growing signs that a release could be imminent, with the wife of one prisoner saying Cuban officials told her to prepare to leave the country.

"They (Cuban officials) called me to tell me to get ready to leave, because they would be around to get us," Barbara Rojo, the wife of prisoner Omar Ruiz, told The Associated Press.

Another prisoner, Jose Luis Garcia, was being moved from a jail in Las Tunas to Havana, said his mother, Moralinda Paneque.

The 17 are among a group of 52 opposition leaders, journalists and activists who remain in jail following a broad crackdown on dissent in 2003 that resulted in lengthy prison terms on treason and other charges.

The government agreed to release them after a meeting Wednesday between Castro and Roman Catholic Cardinal Jaime Ortega. The Church has taken an increasingly public role in relations between the government and the opposition since the death of a jailed dissident hunger striker in February. The meeting was brokered by visiting Spanish Foreign Minister Miguel Angel Moratinos.

The Church announced the names of the first five prisoners to be released on Thursday, and said all had accepted asylum in Spain, as did those on the list announced Saturday. Neither the Church nor the Cuban government has said whether agreeing to exile is a requirement of release. Ortega has described exile as an "option."

A Church official who was not authorized to be quoted by name told the AP on Saturday that it was not clear exactly when any of the men will actually leave jail. The archbishop's statement said only that the releases would take place "soon."

Also Saturday, a Vatican spokesman hailed the announced releases as a sign of real progress on the island.

"The world looks with hope at the events that are coming out of Cuba," Federico Lombardi told Vatican Radio. "We all hope that this path continues."

While the government's promise to release prisoners has raised hopes on the island, praise from outside had been grudging — particularly from human rights groups and Washington.

U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton applauded the development on Thursday, but described the releases as "overdue."

Amnesty International largely skipped the warm words in a response issued the same day, and insisted that all of the island's prisoners of conscience be sent home immediately.

"We welcome the commitment to release these prisoners but there is no reason why all. .. prisoners of conscience held in Cuba should not be released immediately," Susan Lee, Amnesty's Americas Program director, said in a statement. She also criticized any agreement that forces the former prisoners into exile.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100710/ap_on_re_la_am_ca/cb_cuba_political_prisoners)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Dũng Vi thuộc giáo xứ Cẩm Giang đón tiếp Đức Giám Mục Bắc Ninh
Dũng Vi
09:44 10/07/2010
BẮC NINH: Tối ngày 09/07/2010 Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt đến thăm và dâng thánh lễ tạ ơn Năm Thánh tại giáo họ Dũng Vi - giáo xứ Cẩm Giang.

Hình ảnh đón tiếp Đức Cha

Dũng Vi là họ lẻ thuộc giáo xứ Cẩm Giang, nằm ở tả ngạn Sông Đuống, cách tòa giám mục Bắc Ninh 18 Km về hướng Tây Nam. Đây là một giáo họ có truyền thống đức tin lâu đời. Ngày nay, Dũng Vi có khoảng hơn sáu trăm nhân danh, sống chủ yếu bằng nghề nông và một vài ngành nghề khác như chăn nuôi, thợ xây, thợ mộc….

Đức cha đã đến giáo họ Dũng Vi lúc 19g00, như thương lệ, ngài viếng Mình Thánh Chúa, và thăm hỏi ban hành giáo để hiểu biết hơn về tình hình sinh hoạt đạo và đời sống người Kitô hữu ở đây.

Đây là lần thứ hai đức cha đến thăm Dũng Vi và là lần đầu tiên ngài viếng thăm giáo họ trong cương vị giám mục. Cùng đến hiệp dâng thánh lễ với đức cha, có cha xứ Giuse Trần Bá Hạnh cùng một số cha khách trong và ngoài giáo phận Bắc Ninh.

Ngỏ lời với cộng đoàn dân Chúa trong bài giảng, đức cha đã nêu lên những lý do để cộng đoàn cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa: Thứ nhất là tất cả mọi người đều là người nhà của nhau, người nhà của gia đình Thiên Chúa. Thứ hai là đời sống kinh tế của giáo họ ngày nay khấm khá hơn những năm trước đây, nhà cửa khang trang hơn, đường xá đẹp hơn và nhiều con em được đến trường hơn. Thứ ba, Dũng Vi là họ đạo nề nếp, có ngôi thánh đường khang trang đẹp đẽ. Thứ tư, giáo họ có truyền thống đức tin lâu đời và có một số hội đoàn nòng cốt như: Dòng Ba Đa Minh, Hội Mân Côi, Hội Gia Trưởng, Ban Kèn, Thiếu Nhi Thánh Thể, Dâng Hoa, có nhiều em Lễ Sinh. Cuối cùng, trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách, nhưng cộng đoàn Dân Chúa ở đây vẫn duy trì đời sống đức tin mạnh mẽ, đọc kinh và cầu nguyện sớm tối, đặc biệt ngày nay đã có thánh lễ hàng tuần để nuôi dưỡng và thăng tiến đời sống đức tin.

Tiếp theo trong bài giảng, đức cha dùng hình ảnh đội bóng đá để so sánh với đội bóng của gia đình Giáo hội. Vì các cầu thủ bóng đá là những người tài năng, họ rất có tinh thần đồng đội, các cầu thủ rất lịch sự tử tế, chấp hành luật lệ, tuyệt đối vâng phục trong tài, nếu không sẽ bị phạt thẻ hay treo giò, và các trận đấu thì đầy tính bất ngờ… Còn những người Kitô hữu ở họ Dũng Vi này, Chúa không cho làm cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nhưng Chúa cho làm con cái Chúa và được làm thành viên của gia đình Hội Thánh. Trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách trong hai mươi thế kỉ qua, Giáo hội vẫn luôn chiến thắng và Đức Giêsu là ngôi sao sáng chói mang ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Đức cha cũng nhắc đến chủ đề của Năm Thánh Giáo hội Việt nam là “Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ”, để mời gọi mọi người Kitô hữu sống tinh thần đồng đội trong gia đình Hội Thánh, và không những chỉ sống và chiến đấu vì bản thân mà còn phài vì mầu cờ sắc áo của toàn thể nhân loại.

Cuối cùng, một vị ban hành giáo đại diện cho toàn thể dân họ cám ơn đức cha, quý cha và nói lên ước mong giáo họ Dũng Vi được trở thành điểm sáng của giáo phận. Ước mong của ban hành giáo và giáo họ cũng là mong muốn của đức cha, cha xứ và quý cha khách. Nguyện xin Chúa, qua lời cầu bầu của Đức Maria và các thánh tử đạo Bắc ninh làm cho giáo họ Dũng Vi trở thành ngôi sao sáng trong giáo phận Bắc ninh và Giáo hội Việt nam.
 
Thánh lễ ban phép Thêm Sức tại giáo xứ Tân Hòa Saigòn
Taân Hòa
11:06 10/07/2010
Sài Gòn, chiều ngày thứ sáu vào lúc 18h00 ngày 09 tháng 07 năm 2010, tại Giáo xứ Tân Hòa Hạt Phú Nhuận (Số 525/92 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Quận Phú Nhuận) Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn, đã cử hành Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức cho 48 em Thiếu nhi trong xứ. Cùng đồng tế có sự hiện diện Cha Chánh xứ Đaminh Bùi Minh Sơn, Cha Phụ tá Giuse Hoàng Kim Toan, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và đông đảo Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Tân Hòa.

Mời xem Hình ảnh

Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức diễn ra trong bầu khí thật long trọng và sốt sắng. Với lời mở đầu của Đức Cha Phêrô, kính thưa ông bà, anh chị em, hôm nay Chúa ban cho Giáo xứ chúng ta niềm vui khi có các em, các cháu lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, và chúng ta dâng Thánh Lễ này, cầu xin cho các em, các cháu mở tâm hồn mình ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, và đồng thời xin Chúa giúp anh chị em và tôi khơi dậy ân huệ Thánh Thần mà chính chúng ta đã lãnh nhận, những cách nào đó có thể bị lãng quên. Để cùng nhau dâng Thánh Lễ một cách xứng đáng, trước mặt Chúa chúng ta khiêm tốn, nhìn nhận những tội lỗi của mình.

Trong bài giảng, Đức Cha đã nhấn mạnh hôm nay các con lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, Chúa Thần Thần đóng dấu ấn tín vào tâm hồn con, và dấu đó không bao giờ mất, không bao giờ phai nhòa, dấu ấn đó chính là con thuộc về Chúa mãi mãi.

Kế tiếp, là nghi thức Thêm Sức gồm có 4 phần:

Tuyên xưng đức tin.
Nghi thức đặt tay.
Nghi thức xức dầu Thánh.
Chúc bình an.

Sau lời nguyện Hiệp Lễ, một phụ huynh và em Thiếu nhi đại diện dâng lời cám ơn lên Đức Cha, Quý Cha, cùng Quý phụ huynh. Và các em Thêm Sức dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm, cùng với vũ khúc “ Gần cha bên cha” gói trọn tâm tình hiếu thảo, kính yêu của Giáo xứ Tân Hòa.

Cuối Thánh Lễ, các em Thêm Sức lên Cung Thánh chụp hình lưu niệm vớ Đức Cha, Quý Cha trong ngày vui trọng đại thiêng liêng của mình.

SAU ĐÂY ĐÔI NÉT VỀ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ VÀ THÁNH MẪU ĐIỆN:

1. Ngày đầu thành lập

Năm 1958, sau khi mừng lễ bổn mạng đầu tiên của cha Giuse Đỗ Trọng Kim tại họ Kiến Thiết (Lúc đó Kiến Thiết là một họ lẻ của GX Bùi Phát), bà con xin cha cho mở Tuần Thánh bằng cách dựng “lêu “ cho Chúa về ngự trên phân đất mà họ đang khai phá (Vị trí đặt “lều” là sân bóng).

Ba căn nhà lá mái tranh vách đất đựoc dựng lên vội vàng với cây Thánh giá tren nóc. Thế là “Nhà thờ Kiến thiết” hình thành trong sự vui mừng cuả mọi người. Và cũng từ lúc đó trở đi “Ngôi nhà thờ” đã trở thành địa chỉ thiêng thánh, “một cõi đi về” ấm áp, thân thương. Cứ đều đặn mỗi Chúa nhật, cha Giuse lại từ Bùi Phát, được các “ông biện” hộ tống, băng qua đường rầy xe lửa về dâng lễ cho bà con.

Xem ra “dân di cư” càng ngày càng “bén mùi” nơi vùng đất sình lầy và đầy cỏ dại này (Lúc đó chưa có rau muống), nên kéo về lập nghiệp ngày càng đông, trong đó có nhiều người công giáo được bà con họ hàng “mách nước. Năm 1959, hai trong số ba gian nha thờ được cải tạo xây dựng bằng gạch cho thêm phần “khang trang”, đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo xứ…

Nhận thấy giáo dân tăng lên về số lượng cũng như lòng sốt mến, nhất là lòng ao ước có mot vị chù chăn, Đúc cha Simon Hòa Hiền đã “ca-đô” cho giáo họ một món quà đặc biệt trước khi được bài sai đi nhận nhiệm sở mới ở Đà Lạt: Ngày 22/8/1960 ngài đã ưu ái ban sắc lệnh nâng giáo họ Kiến Thiết từ họ đạo lẻ lên hàng Gíao xứ, đồng thời đặt tên cho xứ là “Giáo xứ Tân Hòa” trực thuộc hạt Chí Hòa, chọn “Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria” làm Bổng mạng giáo xứ, chính thức đặt cha Giuse Đỗ Trọng Kim làm linh mục chính xứ tiên khởi.

Cha Giuse coi xứ cho đến năm 1973 thì qua đời. Có thể nói cuộc đời linh mục của ngài đã được “đăt cược” vào tay Đức Mẹ, hầu như trên tay ngài lúc nào cũng có cỗ tràng hạt. Ngài đã cống hiến trọn vẹn cho giáo xứ từ ngày về Tân Hòa. Ngài đã để lại cho giáo xứ một gia tài đồ sộ bao gồm hai khu đất thánh là giáo xứ và nghĩa trang Lazarô Bình Hưng Hòa. Nhưng có thễ nói ngài đã hiến tặng cho giáo xứ một gia tài quý hơn mọi thứ gia tài trên trần gian này đó là sự tín thác vào Đức Maria. Qua đó Ngài đã vượt qua được biết bao nhiêu sóng gió, vững tay chèo con thuyền No-e đến bến bờ an bình, hạnh phúc: Tân Hòa hiền hòa, đòan kết yêu thương dưới ánh mắt âu yếm của Mẹ Hiền. Để rồi từ nền tảng vững chắc mà ngài đã dày công xây đắp, người con yêu quý của ngài là LM Đa Minh Bùi Minh Sơn lại tiếp tục sứ mạng “Tân Hòa là Của Mẹ”.

(Đám tang ngài “lớn chưa từng thấy”: có xe Tứ mã, có 40 xe hơi dàn hàng cùng với giáo dân thành một hàng dài rồng rắn cả cây số. Giáo dân yếu quý ngài quá đỗi).

Thời gian cha Giuse còn tại vị, ngài được tăng cường thêm một cha phó là cha Đa Minh Bùi Minh Sơn từ Bùi Phát qua. Đây là một món quà đặc biệt nữa mà Chúa ban tặng cho Tân Hòa: Mot linh mục trẻ, một hiện tượng “Gioan Kim Khẩu”. Vâng có người đã ví cha Đa Minh là “thợ giảng” vì sự “lợi khẩu” của cha. Giáo xứ có thêm cha phó như buồm căng gió, phăng phăng lướt tới. Hai cha con quyết định xây lại nhà thơ. Và, như chúng ta biết, ngày 3/12/1966 ngôi nhà thờ đã được xây dựng kiên cố, cưu mang biết bao nhiêu “tâm tình” của những người con Tân Hòa.

Thời điểm này giáo xứ đã được tổ chức bài bản, có Hội Dòng Ba, Kinh mân Côi, Legiô, Giúp Lễ, Phạt Tạ, Nghĩa Binh Thánh Thể, Dâng Hoa, Ca Đoàn, Giúp Lễ.

Đang lúc cha xứ đang hăng say với công việc phát triển xứ Đạo thì thình lình vào năm 1973 khoảng trung tuần tháng 9 dương lịch ngài đã bị một cơn đau khủng khiếp ở vùng bụng, cha Phó Bùi minh Sơn đã tức tốc cho mời bác sĩ về chăm sóc ngài, nhưng cuối cùng cơn đau cũng không thuyên giảm, cha phó phải cấp tốc chuyển ngài đi bệnh viện Grall, có Thày Đỗ ngọc Thụ đi theo để săn sóc ngài. Ngài đã tắt thở vào lúc 14 giờ ngày 3 tháng 11 năm 1973 đúng vào ngày kính Thánh Martin de Porrès.

Cha Phó Đaminh Bùi minh Sơn là nghĩa tử của ngài nên cha đã dùng hết khả năng của mình để tổ chức đám tang cho “Cha Bố”. Khi vừa đem xác ngài về đến nhà xứ thì các phóng viên của Đài truyền hình Sàigòn đã có mặt và ghi ngay những hình ảnh về ngài. Sau đó ngài đã lên kế hoặch tổ chức tang lễ cho người được thật long trọng. Lễ an táng do Đức cha Nguyễn văn Bình chủ tế với nhiều linh mục đồng tế, rất nhiều tu sĩ giáo dân của nhiều giáo xứ bạn trở về Tân Hòa để dự lễ cầu nguyện và tiễn đưa ngài đến nghĩa địa Linh mục Chí Hòa lần cuối cùng. Quan tài của ngài được chuyển bằng xe “tứ mã”, những người tiễn đưa được nhiều loại xe tháp tùng và có cả một đoàn “convoi” GMC theo sau kéo dài tới cả mấy cây số.

Để nhớ ơn công lao của ngài đã kiến tạo giáo xứ Tân Hòa từ thuở ban đầu, tất cả đều là từ không mà có, từ tinh thần đạo đức hy sinh, thánh thiện gương mẫu, chịu đựng. . . mà ngài đã chôn sâu vào từng tâm hồn mỗi người mỗi gia đình, từ những tâm hồn khô khan cứng cỏi đã được đổi mới, các gia đình trong giáo xứ thi nhau đọc kinh tối trong gia đình, tinh thần đoàn kết giữa giáo dân, giáo họ đều được mọi người hoan nghênh, Những người không cùng tôn giáo cũng rất kính trọng ngài nhất là những gia đình nghèo khó. Gương sáng của ngài để lại được ví như Cha xứ Curé d’Ars ! Cho đến giờ phút này nếu nhắc lại đến Cha già Cố Giuse Đỗ trọng Kim thì những ai đã sống trong cùng thời gian mà ngài coi sóc xứ đạo Tân Hòa này thì mới nói lên được những gương sáng của ngài để lại là “Tràng hạt Mân Côi”.

Ngày tháng qua đi, cha phó Đaminh Bùi minh Sơn thay ngài coi sóc giáo xứ.

2. Hình thành Đồi Đức Mẹ:

Trong thời kỳ đó mọi người phải đón những khó khăn của đất nước, cảnh nhà xứ cũng tiêu điều, hụt hững. . . những cây dừa cũng buồn theo cảnh vật và lòng người, cây nào cũng dáng vẻ tiêu điều ủ rũ như thiếu nước! Căn nhà của Cha Già cửa kín then cài, mầu mái đỏ Nam Bộ cũng đang xuống mầu theo thời gian vì mảnh đất Tân Hòa nằm ngay vào chỗ trũng, gặp nước thủy triều dâng là lênh láng, nhà Cha Già cũng đã nhiều lần bị chạy nước nhất là thời gian sau này vì khu vực này dân số tăng từng ngày, cống rãnh không có, Kênh Đen mỗi ngày mỗi nâng cao, cha xứ đã mỗi ngày mỗi tìm cách đối phó với con nước, căn nhà của Cha Già bị lún sâu làm mồi cho con nước thủy triều, mối mọt lũng loạn, nhưng ngài vẫn cố duy trì kỷ niệm ấy của “Cha Bố”.

Sau một thời gian dài sau này mỗi ngày một xe xà bần, vài xe rồi nhiều xe. . . từ từ trước nhà Cha Già đã cao hẳn lên, rồi cao lên, cao lên dần.. . cao cho đến lúc bà con phải giựt mình vì căn nhà của Cha Già đã bị che khuất lúc nào chẳng ai để ý. Mảnh đất trước nhà Cha Già đã cao hẳn lên, cỏ đã phủ mầu xanh, chen vào một ít cây cảnh, cuối cùng thì đồi cao ấy đã vượt hẳn tầm mắt lưng chừng căn nhà của Cha Già và cuối cùng mọi người cũng nhận ra ngay là ngọn đồi sẽ dành cho Đức Mẹ tiếp nối ước mong của “Cha Bố”. Cho đến khi ngọn đồi đã cao đến độ vừa ý, cha xứ đã cho cải táng ngôi mộ của Cha Già Giuse Đỗ trọng Kim từ đất thánh Linh Mục Chí Hòa và đem về đặt dưới chân đồi, bên trên là căn nhà thu nhỏ của vị linh mục hướng về cung thánh Tân Hòa, gần đó một cây dừa đã vươn cao, gầy guộc khẳng khiu rủ những tàu lá bạc mầu xuống căn nhà thu nhỏ của vị linh mục Già khả ái như muốn nhớ về những kỷ niệm từ thuở ban đầu, lúc mà ngài đã thổi luồng tư tưởng của ngài vào những cây dừa vô hồn để khiến chúng thành những người lính, những cột mốc gìn giữ bờ cõi Tân Hoà để Tân Hoà có được một mảnh đất tuyệt đẹp như ngày hơm nay.

“Thánh Tượng Nữ Vương Hòa Bình” đã được Đạo Binh Xanh quốc tế rước tới Việt Nam ngày 31.01.1974 để cầu xin cho Việt Nam được mau hoà bình. Thánh tượng bằng đá cẩm thạch được chở bằng xe tải từ Ninh Bình về giáo xứ Tân Hòa bằng đường bộ dài cả ngàn cây số để rồi sẽ được đặt lên ngọn núi nhân tạo thay thế tượng cũ. Công trình đưa tượng Đức Mẹ lên đúng vị trí đã định là vô cùng khó khăn, vì chiều cao và sức nặng ! nên Cha xứ đã phải dùng đến “xe cần cẩu” mà xe cần cẩu di chuyển vào tới sân nhà thờ cũng gặp muôn vàn khó khăn cản trở vì con đường nhỏ và dây điện chằng chịt ! Nhưng cuối cùng thì mọi điều cũng đã được hoàn thành tốt đẹp như ý cha xứ.

Cho đến lần giỗ thứ 20 (1973 – 1993) của cha Gìa Giuse Đỗ trọng Kim ngọn đồi Đức Mẹ Tân Hòa đã xanh tươi, cây cối um tùm, hoa chen lá, lá chen hoa, sắc mầu tươi thắm phơi mình trên thảm cỏ xanh, tượng Đức Mẹ đã được đặt trên nơi cao nhất. . . phía sau tượng Mẹ là một cây phượng vĩ đã vươn cao và trổ hoa đỏ chói những lúc hè về, càng làm tăng vẻ đẹp cho tượng Mẹ. Ngoài ra quanh đồi còn có dương, có liễu, có đại. . . thi nhau vươn mình trong ánh nắng ban mai.

Đã nhiều năm qua rồi, liễu đả nhủ, dương đã biết reo mỗi khi có làn gió thổi tới. . văng vẳng đâu đây vẫn là tiếng hát của con cái Tân Hòa: Tân Hòa là của Mẹ đó. . . Tân Hòa tình Mẹ thiết tha. . . Tân Hòa đẹp lắm Mẹ ơi. . .

Đã nhiều năm rồi biết bao tâm hồn đã từng đến nơi này, đứng dưới chân đồi và nhìn lên tượng Mẹ để cầu khẩn, để van nài, để thỏ thẻ. . . để ăn năn, để xin lỗi, để thề hứa. . . cho đến khi nào đôi mắt nhòa lệ, trong lòng thấy lâng lâng nhẹ nhõm mới chịu chia tay Mẹ ra về, mang nặng chĩu trong lòng một niềm tin và hy vọng nơi Mẹ mà chỉ có Mẹ mới thấu hiểu được lòng con cái mình !

Đã nhiều năm rồi có biết bao nhiêu đôi tân hôn từng đứng dưới chân đồi Mẹ để chụp ảnh làm kỷ niệm và xin dâng lên Mẹ cả cuộc đời mới, xin Mẹ đi cùng trong suốt cuộc đời vợ chồng, vì họ tin chắc có Mẹ ở bên cạnh thì cuộc đời mới của họ sẽ được bình an hạnh phúc và rồi sự chung thuỷ sẽ thật vững chắc và đeo đuổi họ suốt đời.

3. Giai thoại về miền Đất:

Có một giai thọai về sự ra đời khu đất xây dựng nhà thờ lúc đó như sau: Một lương dân lượm được môt bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp không biết từ đâu bay tới khu đất, họ biết bức ảnh người có đạo “thờ” nên đã trao lại cho bà con giáo dân. Ai nấy đều nghĩ đây là dấu hiệu Chúa Mẹ muốn giáo xứ sẽ dựng ngôi nhà thờ tại đây.

(Nhiều nguời xác nhận các nhà thờ xây dựng lên sau này đều tọa lạc tại khu đất này.)

Thời gian đầu cuộc sống di cư khó khăn, khu đất còn hoang sơ, cư dân thưa thớt, đa số “chủ sở hữu” các lô đất thuộc về giáo dân Bùi Phát. Sau này, lúc Tân Hòa đã ổn định, bà con xứ Bùi Phát vẫn hay nói đùa một cách thân thương rằng Bùi Phát là anh Tân Hòa cũng không sai!

Cũng trong thời gian này xảy ra biến cố cháy nhà ở khu vực chợ Năng-Xy. Chính quyền lúc đó đã quyết định chuyển những gia đình bị hỏa họan về đây với chương trình khá quy mô đó là biến “khu đất rau muống” này thành những dãy nhà theo quy họach dân cư bài bản, khu đất được quản lý khá chặt chẽ. Nhưng sau khi Tổng Thống Diệm bi lật đổ, tình hình chiếm đất “hỗn quân hỗn quan” trở nên “không thể kiểm sóat”

Riêng xứ đạo cũng xoay chuyển theo thời thế. Từ những cư dân thưa thớt, lẻ loi, phải thường xuyên lâm vào cảnh “không chủ chiên”, hằng tuần phải sang Tân Sa Châu hay Bùi Phát đón cha về làm lễ, dần dần họ cũng đã “phấn đấu” có nhà nguyện, nhà xứ và cuối cùng cha già cố Giuse Đỗ Trọng Kim đã được “bài sai” chính thức coi xứ Tân Hòa.

Điện Thánh Mẫu, mô hình nhà cao cửa rộng.

Điện Thánh mẫu được xây dựng (mô hình 1995) trong một quan điểm của văn hoá Việt, đó là quan điểm:

Nhà cao cửa rộng: Theo nhận xét của những nhà nghiên cứu từ phương Tây đến Việt Nam, thấy rằng có: “Nhiều nhà cao cẳng, sàn nhà bằng ván”

“Nhà sàn chính là kiểu nhà phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn, nó thích hợp cho miền sông nước lẫn miền núi. Nó không chỉ có tác dụng đối phó với môi trường sông núi ngập lụt quanh năm, mà còn tác dụng đối phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kỳ ở miền thấp, khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao, hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ (ruồi muỗi, sâu bọ, rắn rết, cá sấu, hổ báo,…). Vào thế kỷ XVII nhiều ngôi Đình như đình Đình Bảng (Hà bắc), Đình Chu Quyến (Hà Tây)… vẫn làm theo lối nhà sàn.”

Nhà cao của Việt Nam gồm hai yêu cầu: sàn và nền cao hơn mặt đất, mái cao so với sàn nền. Sàn nền cao để chống ngập lụt ẩm ướt, côn trùng và còn một đặc điểm nữa là quen với phong thái kiểu nhà Việt Nam trong cách suy nghĩ. Nhà cao nhưng không cao hẳn nhằm tôn vẻ đẹp của ngôi nhà giữa thiên nhiên bởi vì khác với Tây Phương là thường có những ngôi nhà cao tầng, nhà của Việt Nam thường thích hợp là lối nhà trệt. Nhà Trệt tuy thấp nhưng đủ cao rộng để có không gian mở ra với thiên nhiên, bốn bề thoáng đãng và hoà với cây xanh để cảm thấy rằng không bị tù túng trong bốn bức tường. Thói quen này thường ăn sâu trong tâm thức người Việt, mặc dù đất chật người đông, người ta vẫn cố gắng mở ra nhiều cửa sổ nếu có thể để sẵn sàng hoà mình vào với thiên nhiên.

Từ triết lý sống đến tâm lý ở, chúng ta cũng có thể đi chiều hướng ngược lại từ tâm lý ở đến triết lý sống là ưa thích sự hài hoà. Từ đó, Luật Phong Thuỷ của Trung Hoa có ảnh hưởng đến tâm lý ở của người Việt Nam. Luật phong Thuỷ được phát biểu là tìm sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, hay nói cách khác tìm quy luật thiên nhiên để hài hoà cho cuộc sống con người.

Mái cao so với nền có tác dụng đón gió tránh nắng nóng và chiều cao của mái nhằm bảo đảm thoát nước nhanh khi mùa mưa đến. Ngoài ra theo tiêu chuẩn của người Việt nữa là nhà cao cừa rộng. Cửa không yêu cầu cao, nhưng đòi yêu cầu rộng.

Cửa rộng có công dụng với thiên nhiên là đón gió tránh mùa nóng, thấp cửa để tránh bão và tránh mưa. Cửa rộng biểu lộ tinh thần hiếu khách của người Việt. Tinh thần này ảnh hưởng nhiều trong ngôn ngữ, cách xưng hô Ông, bà, chú bác, anh, chị, em.., mọi người đều có mối liên hệ ruột thịt, huyết thống. Ảnh hưởng tinh thần hiếu khách cũng thấy ở trong cách sống: “Bán láng giềng xa, mua láng giềng gần”, “gà cùng một mẹ”, “Nhịn miệng đãi khách”.

Nhà cao cửa rộng là cách diễn tả của tâm hồn Việt, trọng tinh thần cao thượng, biểu lộ tinh thần hiếu khách. Từ cách sống đến diễn tả trong cách ở là một chiều dài của thời gian được lưu truyền bởi những người đi trước và nối tiếp làm cho cuộc sống thêm phong phú. Như vậy, tính cách của ngôi nhà hiện đại thích ứng với môi trường mới nhưng vẫn có nét của thời gian xưa mang những đặc thù và tinh tuý.

Mô hình Thánh Mẫu Điện theo kiến trúc Đình.

Thánh Mẫu Điện lấy kích thước của Ngôi Đình Việt Nam làm tiêu chuẩn. Theo kích thước Ngôi Đình Việt Nam là hình vuông, biểu tượng Đất mang đặc tính Âm. Chiều dài của mỗi cạnh xây dựng là 37 m, quay mặt theo hướng Đông Nam, đủ ấm áp trong mọi mùa, nhận ánh sáng không đối diện nhưng đầy ánh sáng tránh ẩm thấp, tránh nắng nóng mùa hè, núp gió mùa Đông. Chếch sang hướng Nam núi Đức Mẹ Ngự Bình. Phía Tây để tránh nắng chiều có ao Đức Bà làm trong mát khí chiều.

Riêng cấu trúc Thánh Điện, thay vì nhà cao cẳng được xây dựng thành tầng hầm để xe hơn 1000 m2, chiều cao tầng hầm 2m 6, tránh ẩm thấp và sử dụng được mặt bằng để xe trong tầng hầm.

Cấu trúc cửa vào Thánh Điện theo lối tam toà, cửa giữa và hai bên mái vòm cung theo cung vòm Roma, nửa vòng tròn. Mái vòm cửa tam toà kiến trúc theo mái cong, đầu góc mỗi mái mang hình bồ câu, tượng trưng hướng về tương lai với lòng khát mong hoà bình.

Theo kiến trúc Việt, ngôi Đình Việt Nam, theo tư duy ước lệ, biểu lộ tư duy số lẻ, vào trong sân đình là cổng tam quan, từ sân đình bước lên Đình là bậc tam cấp, vào trong Đình bước qua cửa tam toà. Theo ước lệ ấy Điện Thánh Mẫu được xây dựng, bước vào trong sân Điện là cổng tam quan, bước vào trong Thánh Điện, bước lên tam cấp gồm 15 bậc theo hệ số 3 x 5, qua cửa tam quan vào trong chính Điện. Cửa chính vào trong Thánh Mẫu Điện dành riêng cho những người khoẻ mạnh, còn có hai lối vào trong Thánh Điện tiện ích cho người đau bệnh có thể đi lên bằng xe lăn, hoặc theo độ dốc dài, có thể bước lên bớt mệt nhọc. Hai lối đi biểu lộ tinh thần bác ái của tinh thần Kitô giáo, lòng bác ái đó mở ra với mọi người và cũng biểu lộ tinh thần quảng đại của người Việt, trân trọng các cụ cao tuổi (Kính lão đắc thọ) cũng như những người đau bệnh (thương người như thể thương thân), mọi người đều có chỗ của minh trong ngôi Đình, cũng như trong Thánh Điện.

Mái của những ngôi Đình lớn hoặc theo cung đình Huế, như Điện Thái Hoà, mái được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái “chồng diêm” hoặc là “trùng thiềm”. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh ba mặt của Ngôi Điện. Dải cổ diêm được phân thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ. Tại Thánh mẫu Điện, nơi đây đặt 14 chặng đàng Thánh Giá, không theo lối vòng như những Nhà Thờ khác thường đặt nhưng theo lối đặt chia theo hai cánh, thứ tự các chặng từ gian cung thánh xuống và xếp đặt từ chặng 1 đến 7 và từ 8 đến 14.

Bộ mái được phân chia ba tầng mái, theo cách cấu trúc cổ, như thế để tránh nhìn thấy sự nặng nề của bộ mái mà còn tạo ra cảm giác thanh thoát, càng lên cao càng đổ rỗng để hoà vào với cõi trời mênh mông. Mái được đổ bêtông cốt sắt nhưng phủ lợp phía trên bằng ngói, các lớp ngói làm bộ mái vừa nhẹ nhàng vừa biểu lộ lòng cung kính của đất thấp đối với trời cao.

Nội thất của Điện Thánh Mẫu rộng thênh thang, 34 m mỗi chiều, mái cao tạo sự thanh thoát, chiều ngang rộng biểu lộ lòng vô biên mở ra với tạo vật và với con người.

Chính Điện, gian cung thánh, bước lên tam cấp gồm 5 bậc, diện tích 15m x 6m. Bàn Thờ bằng đá đặt giữa chính Điện. Nếu cung điện của vua là chiếc ngai, thì trong Thánh Mẫu Điện, trọng tâm là Bàn Thờ, biểu lộ Đức Giêsu Kitô hiện diện, chính Ngài là Tư Tế, là Của Lễ: “Con tự hiến thánh con, để họ cũng được hiến thánh”. Nếu trong Điện Thái Hoà, phía trên ngai là treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí hình chín con rồng, chung quanh còn rủ các riềm bằng gỗ chạm trổ cửu long sơn son thếp vàng, thì trong ngôi Thánh Mẫu Điện, là đặt Thánh Giá có treo Đức Giêsu chịu đóng đinh giữa tâm điểm của mặt Trống Đồng làm bằng đá, biểu hiện Đức Kitô là trọng tâm của Đức Tin Kitô giáo cũng là trọng tâm của nền văn hoá Việt. Cả hai chiều kích văn hoá biểu đạt đức tin và đức tin biểu lộ trong văn hoá đều có trọng tâm là Đức Kitô Giêsu chịu đóng đinh. Đây là lối diễn tả đặc trưng của ngôi Điện Thánh Mẫu, và cũng là nội dung sống đức tin giữa lòng dân tộc mà Cha Chánh Xứ Dom. Bùi Minh Sơn muốn biểu lộ và thiết tha sống.

Vật liệu trang trí: Đá và gỗ lim.

Công trình đá có từ rất lâu đời trong các nền văn minh cổ, thời đại đồ đồng, các kiến trúc đầu tiên đã ra đời để dâng kính thần linh. Các kiến trúc này được xây dựng bằng đá (thường bằng những thanh đá hoặc những tảng đá lớn) gồm các loại hình: cột đá, phòng đá, lan can đá.

Cột đá được dựng lên dùng để kỷ niệm những người đã khuất có tên gọi là Menhia, tin vào sự sống trường tồn mà tuổi của đá làm biểu hiện.

Phòng đá, ban đầu thường nhỏ, chiều ngang không quá 2m, chiều cao không quá 1, 5 m, thường được dựng lên trên mộ cổ, cũng đi từ ý niệm linh hồn bất tử để tưởng nhớ người quá vãng. Từ thưở xa xưa, con người đã dùng đá để biểu lộ sự bất tử, và có rất nhiều di tích còn lại cho ngày hôm nay. Có thể thấy trong kiến trúc cổ những công trình đá vĩ đại như các kim tự tháp tại Ai Cập đánh dấu nền văn minh sông Nil và lưỡng hà địa.

Về mỹ thuật trên đá đã có từ xa xưa khoảng 40.000 năm TCN đã có những tác phẫm hội hoạ, điêu khắc, chạm trổ trên đá. Các tác phẩm trên đá có rất nhiều sứ điệp của người xưa mà ngày nay vẫn còn chưa khám phá ra hết ý nghĩa của nó.

Trong văn hoá Việt người ta nhận thấy, công trình đá có mặt rất xa xưa trong các nhà mồ và rất nhiều nơi, như nhà mồ Tây nguyên, lăng tẩm, các vật dụng nhỏ như đồ dùng sinh hoạt.

Đưa mỹ thuật đá ứng dụng trong nội thất Điện Thánh Mẫu dùng đá làm nền, dùng đá làm những tấm bình phong điều hoà gió, chắn mưa, dùng đá chạm trổ như trống đồng, bàn thờ, bục giảng, chân bệ hoa nến, các hoa văn chân cột, dùng đá điêu khắc, chạm trổ tượng thờ như tượng Đức Mẹ chạm trổ từ phôi đá 5m chiều dài 2m chiều ngang.

Các công trình tác phẩm nghệ thuật đá do anh Hoàn, người gốc quê Ninh Bình, là thành viên của Hội Điêu khắc Việt Nam, thực hiện. Công trình đá gồm có nhiều khoản mục, thực hiện trong một thời gian dài gần 10 năm, sẽ trình bày trong mục khác từng chi tiết.

Công trình gỗ do anh Vũ Văn Tạ, anh Vũ văn Vạn, thuộc Họ Trị Sở, Giáo xứ Hoà Lạc, Giáo phận Phát Diệm thực hiện. Do tính chất nghề mộc, chạm trổ trên gỗ gia truyền, cụ Phó Muôn là người đã tham gia vào công trình Nhà Thờ gỗ Phát Diêm, lưu truyền sang đời con cháu là cụ Vũ Văn Cần tham gia vào bảo trì công trình gỗ nhà Thờ Phát Diệm, đến đời anh Tạ và anh Vạn thì trùng tu Nhà thờ Phát Diệm từ năm 1999 đến 2001, mọi hoa văn trang trí trên cột và trên hoạ tiết cửa đều đã nằm sẵn trong trí nhớ và đem vào thực hiện trên gỗ. Những hoạ tiết hoa văn đi theo lối truyền thống gồm ngũ quả: Nho, miến, Phật thủ, Hồng, Cúc. Bộ tứ quý hoặc tứ đại cảnh: bao gồm Xuân, Hạ, Thu, Đông, ứng với Mai, Trúc, Cúc, Thông.

Những nét chạm trổ trên cột và trên cửa đều rất công phu và tỷ mỷ được thực hiện trên gỗ Lim, là loại gỗ rất quý.

Bộ ghế tràng kỷ do anh Bình cũng quê gốc Ninh Bình thực hiện, những chiếc ghế được chạm trổ theo tứ đại cảnh trong 4 ô khung trên mặt tựa của ghế. Đây cũng là một công trình lớn và công phu, chuyển từ Ninh Bình vào bằng xe tải.

Nhìn chung trong các công trình đá và gỗ đều thực hiện cách công phu và tỷ mỉ, có sức bền với thời gian.

Bốn nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật hình khối.

Nghệ thuật hình khối bao gồm hội hoạ và điêu khắc. Nghệ thuật điêu khắc chạm trổ mang tính biểu tượng ước lệ, nhằm đạt nội dung hơn hình thức, điều cốt yếu chứ không nét phụ trợ, khác với lối tả thực của phương Tây. Nghệ thuật hình khối có 4 nguyên tắc chính:

Thượng hạ tương phù:
Hình thức biểu lộ có trên có dưới, có tiến có lùi, có tầng thấp và cao, có gốc có ngọn, diễn tả có đầu có đuôi. Theo cách này, các nét chạm trổ trên cột trong nội thất Thánh Mẫu Điện, được thực hiện dưới chân cột chạm hình núi, từ đất núi mọc lên các loài cây, hoa lá, trái theo chiều dọc theo kích thước cột.

Tả hữu tương ứng:
Trái phải đều có tương ứng với nhau, tránh nhất bên trọng nhất bên khinh, có chiều qua và lại, có tương giao, có thân hữu, có nối kết, tất cả những nét đó biểu lộ tính hài hoà. Trên cửa chính hai cánh vào Thánh Mẫu Điện, người thợ chạm khắc, cánh trái và cánh phải như nhau.

Phì sâu tương chế:
Là nguyên tắc dầy mỏng đi với nhau, rộng và hẹp tương xứng, sâu nông hài hoà. Cho nên có thể thấy trên điều khắc giữa bề nổi và bề chìm thường đan xen với nhau trên những hoạ tiết, chiều rộng và hẹp của hoạ tiết hài hoà. Trong dân gian người ta thường nói: “ở rộng người cười, ở hẹp người chê”, một vừa hai phải, đó là châm ngôn của người biết chừng mực.

Nội ngoại tương quan:
Hình thức và nội dung đi với nhau, nội tâm và hoạt động diễn tả hài hoà, cảnh vật hoà hợp, thiên nhiên bốn mùa nối tiếp. Ví dụ trên hoạ tiết của bức Phượng Hổ tao ngộ diễn tả nội dung dân gian:

Con Phượng Hoàng bay trên cao nói với Hổ:
Giang sơn thảo mộc nhà ta cả”.

Con Hổ dưới đất nói với con Phượng Hoàng trên cao:
Trời cho ướt cánh khôn bay có ngày

Về ý diễn tả của bức điêu khắc là sống cần có nhau, đừng vội bay cao mà tự tôn khinh khi những kẻ còn dưới thấp, dù có cao nhưng cũng chẳng qua khỏi mắt Trời. Kẻ ở thấp cũng đừng mặc cảm, dẫu sao vẫn có Trời soi xét. Hài hoà mà sống đó mới là triết lý sống của người khôn ngoan.

Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối:
Phép “Hai góc nhìn”:

Nhìn từ trên xuống và nhìn ngang qua, lối diễn tả đặc trưng nhằm đặc tả nhấn mạnh, để làm nổi bật trọng tâm của đề tài với sự đầy đủ và trọn vẹn của nó, không kể đến tính hợp lý.

Ví dụ, Chim Việt trên trống đồng Đông Sơn, bay trên cao vừa thấy cả thân toàn vẹn từ đầu đến chân theo chiều ngang, vừa thấy hai cánh thăng bằng như từ trên nhìn xuống.

Hoặc như bức chạm gỗ đánh cờ ở Đình Ngọc Canh: Thấy theo chiều ngang hai người chơi cờ và người xem không khuất một ai, nhìn từ trên xuống thấy rõ tư thế ngồi của từng người. Theo nguyên tắc này thợ chạm trổ đã thực hiện trên những hoạ tiết điêu khắc của tác phẩm Phượng Hoàng và Hổ tao ngộ:

Nhìn kỹ hoạ tiết sẽ thấy đôi cánh của con Phượng Hoàng, cũng như con Hổ phía dưới theo góc nhìn ngang, hướng nhìn từ trên xuống, theo góc nhìn của Phượng Hoàng, thấy rõ cả hai tai, bốn chân của con Hổ. Lối tả này bộc lộ rõ quan điểm của lối điêu khắc truyền thống, khi hỏi tại sao làm như thế, những người thợ chỉ biết trả lời, cha ông họ vẫn làm như vậy mà họ là những người tiếp nhận từ truyền thống ấy. Không phải là vấn đề làm theo truyền thống từ lý thuyết nhưng họ khởi đi từ thực hành theo lối truyền thống và khi đem lý thuyết vào và thấy trúng như cách họ được hấp thụ từ nền văn hoá. Có nhiều điều ngạc nhiên nữa khi thấy những người thợ điêu khắc gia truyền thực hiện những gì họ đang làm.

Lối nhìn xuyên vật thể: Trên trống Đồng Đông Sơn, hình nhà bên ngoài lại tả rõ những người trong nhà, người giã gạo, người thì vui chơi. Đúng ra theo cách nhìn bình thường làm sao có thể nhìn thấy người trong nhà đang làm gì vì nhà nào chẳng có vách ngăn không cho thấy người bên trong. Lối tả này không nhắm tả thực nhưng nhằm làm cho ngôi nhà thêm sinh động bởi có con người trong đó đang sinh hoạt.

Lối nhìn phóng to thu nhỏ: nhằm đặc tả những phần quan trọng của tác phẩm, trong bức tranh “đám cưới chuột”, tác giả muốn miêu tả quyền hành của con mèo, nên phóng đại con mèo lên nhiều lần, trong khi đó nếu so sánh với con ngựa chú chuột đang cưỡi, con mèo lớn hơn con ngựa gấp nhiều lần. Phần phóng to cho biết vị trí và trọng tâm của tác phẩm đó.

Trên vòm cửa chính, tác phẩm điêu khắc cho thấy cây Huệ được phóng to nhiều lần mọc ngay chính giữa, núi được thu nhỏ, cây huệ lớn hơn núi nhìn sơ qua sẽ không biết là bông gì, nhìn rõ hơn là bông huệ hoá. Muốn đặc tả điều gì qua lối diễn tả đó, chắc ai cũng đóan được phần nào, Hoa Huệ gắn liền với những đức tính của Thánh Giuse và phẩm hạnh của Đức Mẹ. Là cửa ngõ vào thiên đàng cho những người đi đàng nhân đức.

Phép mô hình hoá:

Thường diễn tả theo bộ Tứ linh, ngũ hành, bát vật…Những cách diễn tả này đi liền với quan niệm chữ phúc và đức, lành và dữ, thiện và ác…

Phép liên tưởng: Mỗi con vật trong tứ linh biểu lộ một ước muốn của con người, qua hình ảnh của một sự vật làm liên tưởng đến ước mơ khác. Con dơi gần với chữ phúc, người ta mượn hình ảnh của con dơi để diễn tả chữ phúc. Trên mâm ngũ quả người ta dùng năm thứ quả đồng âm mà khác nghĩa như: Cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Phép liên tưởng dùng rất nhiều trong các dấu chỉ và bất cứ ai cũng dùng tới để thay lời mình nói.

Hoa Văn Trống Đồng.

Trống Đồng là báu vật của tâm hồn Việt được đưa lên ngay chính giữa Thánh Mẫu Điện, chạm khắc trên mặt đá đường kính 10 m.

Trên mặt Trống Đồng đặc biệt nhất là các nét hoa văn vừa dùng để trang trí vừa là biểu lộ một nền văn hoá truyền thống. Trống Đồng làm nên không để đánh nhưng là biểu tượng lễ thiêng cầu mùa của nền văn hoá lúa nước. Môtip trang trí Trống Đồng gồm có: Hoạ tiết hình học, hình tượng và tượng.

Hoạ tiết Hình Học là những đường tròn, đường thẳng, đường dích dắc, đường xiên, chấm, đường lượn sóng. những hoạ tiết hình học là những nét trang trí thấy nhiều trong các nền văn hoá, tuỳ theo sự lựa chọn của mỗi dân tộc thích dùng như thế nào.

Trên mặt Trống Đồng truyền thống, người ta thấy phổ biến nhất là hoạ tiết đường tròn nối tiếp nhau từng cặp bằng đường tiếp tuyến chéo. Hai vòng tròn nối tiếp nhau theo cách đó giống hình chữ S, nằm ngang hoặc nằm ngửa. các cặp chữ S nằm sấp ngửa, nối tiếp giáp vòng tròn. Các hoạ tiết hình học này thấy trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ, Trống Hoàng hạ.

Những vòng tròn cổ xưa ghi lại từ những quan sát trong thiên nhiên: một trái cây rơi hay một chiếc lá rơi giữa mặt hồ tạo thành sóng vòng tròn đồng tâm, một xoáy tròn của thân gỗ cắt ngang, một mặt trời hằng ngày chiếu sáng…Nghệ nhân là những người đưa những hình ảnh ấy vào hoạ tiết để diễn tả một cảm xúc, một hình tượng văn hoá.

Hình Tam giác: Được nối tiếp nhau trên mặt Trống tạo thành dải băng răng cưa. Hình tam giác một nổi một chìm đảo ngược đan kẽ nối tiếp nhau giáp vòng tròn. Tính nổi chìm biểu hiện đặc tính Âm – Dương, kết hợp hài hoà. Có người cho rằng hình tam giác biểu hiện cho hình núi, tính cách hướng thượng của tầm vóc con người.

Băng rẻ quạt chủ yếu là nằm trong khoảng trống giữa hai cánh sao ở trung tâm mặt Trống. Băng rẻ quạt hình thành từ chữ V, có khi thấy một hình chấm hay quả tim ở góc nhọn chữ V, và vì thế người ta cũng liên tưởng đến hình ảnh của bộ lông con Công đang xoè ra rực rỡ. Những trái tim được phóng lớn trên mặt Trống Tân Hoà được biểu trưng cho muôn tấm lòng hướng về Đức Kitô, là trung tâm của mọi nền văn hoá và là Trung tâm của lịch sử cứu độ.

Đoạn thẳng song song: Hoạ tiết hình học bằng những đoạn thẳng song song tạo nên một ấn tượng nhẹ nhàng thanh thoát nằm ngay đường viền của mặt Trống. Những đoạn thẳng song song nói lên nhiều ý nghĩa của đời sống cộng đồng, cùng hướng về, cùng đồng hành, cùng được quy tụ bởi một trọng tâm…

Gié lúa, gân lá: là một sự kết hợp bởi một đoạn thẳng và hai hàng vạch ngắn song song, chạy xiên thì tạo thành gân lá, thay những vạch đó bằng những hạt bầu dục thì ra gié lúa. Gân lá và gié lúa đan xen nhau biểu hiện một mùa màng bội thu, diễn tả hạnh phúc của đời sống khi được đầy phúc lộc của Trời. Đó cũng là biểu hiện ngày lễ hội tạ ơn Trời sau mùa gặt hái. Trên hoa văn trang trí của mặt Trống Tân Hoà thì biểu hiện hiến lễ tạ ơn Thiên Chúa.

Các Hình Tượng:

Ngôi sao: Giới khoa học gọi là mặt trời nhằm lý giải về tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Hình tượng ngôi sao nằm ở trung tâm mặt trống, gồm ba phần, tâm, tia, và khoảng cách giữa các tia. Tâm trống hình tròn, từ tâm trống toả ra các tia, theo các loại trống I, III, IV Héger thì chủ yếu là 12 cánh.

Tuỳ theo cách gọi ngôi sao hay mặt trời mà người ta giải mã các hình tượng trên mặt Trống Đồng. Có rất nhiều bộ giải mã Trống Đồng khác nhau nhưng có điểm chung là liên quan đến tín ngưỡng. Có nhiều mẫu mặt trống, Ngôi sao đúc chìm như mẫu trống Làng vạc I, II và trống Việt Khê. Ngôi sao là một mô týp âm và chính những chữ V đúc nổi tạo nên dáng ngôi sao, người ta lý giải Trống đúc không phải để đánh mà là một biểu trưng.

Cũng theo cách tương tự, không phải mọi Trống làm nên để đánh mà là một biểu trưng, mặt Trống Đồng tạc bằng đá tại Thánh Mẫu Điện làm để biểu trưng một niềm tin trong nền văn hoá dân tộc.

Đặt chữ JHS vào trung tâm của mặt Trống Đồng, nhằm lý giải không chỉ mặt trống nhưng còn là toàn thể công trình kiến trúc. Phía trước bề nổi của Trống Đồng là Thập Giá Tử Nạn của Chúa Giêsu. Là câu trả lời và cùng đích chung cuộc cho mọi nền văn hoá. Như trên đã giới thiệu một nền văn hoá ra khỏi mồ bắt nguồn từ cuộc Tử Nạn và Sống Lại của Chúa Giêsu.

Những cánh sao bao gồm 12 cánh, con số 12 này chỉ nhiều điều: Số chi tộc dân Do Thái được tuyền chọn, Số các Tông Đồ… Là một dân tế tự được mời gọi hiến thánh cho Thiên Chúa, bắt nguồn từ con số 12 để làm cho cả hoàn vũ này trở thành dân Tư Tế, dân được thánh hiến cho Thiên Chúa. Là tiếp nối sứ vụ của các Thánh Tông Đồ làm chứng và rao truyền việc Chúa chịu chết và sống lại cho tới khi Chúa lại đến trong mọi nền văn hoá, đặc biệt trong nền văn hoá Đất Việt nơi cộng đoàn Giáo xứ Tân Hoà được mời gọi làm chứng.

Hoa Bốn Cánh: là hình tượng người ta gọi là hoa Chanh, hoa Thị. Trên thực tế không dễ dàng phân biệt được như thế. Bởi vì, bốn cánh tròn gọi là hoa Chanh, bốn cánh bầu thì gọi là hoa Thị. Có khi liên kết lại thì thành hình tượng đồng tiền, liên hoàn cắt nhau thành hình thấu kính. Loại hoa văn đồng tiền như thế đã phát hiện nhiều vào thời Nhà Trần. Các hoa văn này muốn nói lên sức sống dồi dào của đất cưu mang.

Hoa sen: Hoa sen là hình hoa có gương sen, có khi được biểu lộ rõ nét bằng các chấm trong vòng tròn như hình gương có hạt sen chung quanh có có cánh hoa hoặc hình cung tròn như dạng cánh hoa thông thường. có khi chỉ có hình gương sen, giữa là hình tròn nhỏ chung quanh có hình cánh sen hay cũng có thể hiểu là hình các hạt sen biến dạng. Hình tượng chung tương đối giống những đầu ngói ống sen gặp trong các kiến trúc thời Lý. Trong triều Lý Phật Giáo gần như là quốc giáo, Vì theo cách hiểu “Đạo của vua là Đạo của dân”, Phật Giáo phát triển mạnh, hình tượng hoa sen cũng xuất hiện nhiều trên các nét hoa văn trang trí.

Trống Đồng tại Thánh Mẫu Điện, thay cánh hoa sen bằng những cành bông Huệ, cũng cùng một ý nghĩa nhưng quen thuộc với người Công Giáo, biểu hiện đặc tính trong sạch như cánh hoa sen, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Hình Đồng Tiền: đó là hình tròn ở giữa có lỗ vuông, thường trang trí riêng rẽ. Hình đồng tiền dính vào mỏ chim bay trên trống Thôn Mống (loại I Héger). Gần với hoa Chanh, liên hoàn, loại hoa văn này thấy nhiều trên trống đồng II Héger, như đã thấy tâm không là hình vuông thì không phải là hoa văn đồng tiền.

Hình chim Việt: hai dạng đang bay và đậu.

Hình chim đang bay có khác nhau về mỏ và cánh. loại mỏ quắm và ngắn như mỏ ẹet (Trống Đồng Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ) hoặc mỏ nhọn như mỏ Bồ Câu hay Gà (Trống Châu Nga loại II Héger). Hình cánh chim có 3 dạng cơ bản:

Xoè cánh ngang thành đường thẳng, vát váo thành hai đường xiên, kéo dài gặp nhau thì thành hình tam giác (Đông Sơn loại I, và Hoàng Hạ).

Dạng cánh chim gồm hai phần rõ ràng xoè ngang và xụp xiên xuống như cánh chim thật. Dạng này phổ biến và là dạng chim mỏ dài cánh hai đoạn, đuôi dài, chân dài mà người ta nhận dạng này xác đáng là dạng cò bay.

Dạng thứ ba hoàn toàn nhìn chim bay theo chiều nghiêng. Đó là chim mỏ ngắn trên trống loại II và IV Héger.

Hình chim đứng: Khác nhau ở tư thế và mỏ. Có hai loại cổ dài và cổ ngắn. Theo chiều nhìn nghiêng, cánh xếp vào thân nên không thể hiện thành nét, thân hình quả trứng, chân chỉ là hai đoạn thẳng sơ sài không vẽ bàn chân.các con chim mỏ nhọn thường cúi xuống dưới đất.

Nho và lúa miến tượng trưng cho Hy lễ của nhân loại dâng lên Thiên Chúa, Nho Miến là thành quả của công lao con người dưới thế, với nỗ lực vun trồng làm cho trần thế này tràn ngập ân cứu độ của Thiên Chúa. Đây là những hoa văn trang trí thêm vào để diễn tả niềm cảm mến tri ân.

Tượng: Trên các trống Đồng người ta thấy tượng không nhiều lắm, thường thấy nhất là tượng cóc, có lẽ là ảnh hưởng Phật Giáo, và dân gian gọi con cóc là: “Cậu ông Trời”. Tượng cóc, có loại 1 con hoặc hai con cõng nhau, thường thì có 4 con, hoạ hiếm cũng có khi thấy 3 con. Ngoài tượng cóc còn thấy tượng voi, xuất hiện trong văn hoá Đông Sơn trên chuôi dao găm Làng Vạc, trên Trống Đồng Đông Sơn thì không có, chỉ đến trống loại II Héger thì mới thấy.

Thay thế tượng trên Trống Đồng bằng tượng chịu nạn của Chúa Giêsu treo từ bên ngoài trước tâm Trống là một nét mới giới thiệu Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ Duy Nhất cho mọi nền văn hoá.

Giải mã bố cục mặt trống người ta thấy: Ba miền khác nhau; Vùng bầu trời ở chính giữa, vùng đất con người sinh sống và vùng đất thiên nhiên bao quanh con người.

Đặt Mặt Trời vào tâm Trống là điểm quy tụ và sinh nguyên mọi loài. Chung quanh của mặt trời những vòng tròn đồng tâm, diễn tả lễ hội của thiên nhiên ưu đãi, con người hạnh phúc, ngoài cùng đàn chim Việt đang bay hoặc đang đứng, nói đến một thời gian của đường dài lữ hành. Người Việt tin rằng chết không phải là hết nhưng là nối một linh thiêng khác vào đời.

Đặt Đức Kitô vào tâm vòng tròn là mở lối cho lịch sử của nhân loại một hướng đi rõ rệt. Như đã thấy, từ nơi Người tạo nên những sóng vòng tròn đồng quy, và cũng từ những vòng tròn đồng quy hướng về Người, như khởi điểm và là đích điểm của lịch sử thời gian và siêu thời gian.

Chú giải Câu Đối và Hoành Phi.

Trước khi bước vào Thánh Mẫu Điện, trên hai hàng cột ta có thể thấy hai hàng chữ:

Tiến đường tế vọng từ thân tượng.
Phủ thủ kiền tư thánh tâm nhân
.”
Dịch nghĩa:
Vào Thánh Đường chiêm ngưỡng Mẹ nhân từ.
Cúi đầu lặng suy trái tim Mẹ từ bi
”.

Thánh Đường đặc biệt dâng kính Mẹ Maria, nên dùng những lời tốt đẹp nhất để diễn tả lòng của những người con tri ân tình Mẹ thương bao la. Bởi đó, bên tượng Mẹ Maria, có thêm hàng chữ:

“Đức như nhật nguyệt chiếu hoàn vũ.
Ân tự sơn hà nhuận thế nhân
”.
Dịch nghĩa:
Đức độ sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng chiếu toả khắp cùng thế giới. Ân tình cao sâu tựa núi sông thắm đượm lòng thế nhân.

Trong văn hoá Đạo Mẫu người ta luôn quan niệm: “Mẫu hiền di đức”. Chính người Mẹ làm nên những đức hạnh trao di sản cho con cháu. Mẹ Maria là người Mẹ tuyệt diệu của thế nhân, đã để lại cho đoàn con ân và đức của Mẹ làm di sản quý giá tô thắm trần gian. Phải chăng Hàn Mặc Tử đã không diễn tả hết chiều sâu này khi dùng bút xuất thần ca ngợi Mẹ chí Thánh, ngay cả trong những lúc đau thương của cuộc sống: vẫn là “chưa bưa, chưa đã, chưa nguôi được chí trăng sao”, “Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng”. Văn hoá gia đình là do những người cha và người mẹ tạo nên và vun đắp. Với người phụ nữ, Đức Maria là mẫu gương của đời sống âm thầm phục vụ và cầu nguyện. Người phụ nữ Việt Nam, xưa kia và nay cũng thế, làm điều gì cũng nhằm để phúc cho con cháu. Điều này dường như là tự nhiên bởi vì nó đã ăn sâu vào trong tâm hồn Việt đến nỗi khi nói đến nghệ thuật làm mẹ là người ta nói đến việc tích đức ấy cho con cháu.

Một bên là mẹ, một bên là cha, đại diện cho các bà Mẹ là Đức Maria, đại diện cho những người cha là Thánh Giuse. Thường người ta nói vai trò của người cha trong gia đình nhạt nhoà hơn người mẹ. Thật ra không phải thế, khi khảo cứu tính cách của trẻ em được định hình ngừơi ta nhận thấy, một tình huống xảy ra, tuỳ theo có mẹ hay cha ở bên cạnh, đứa trẻ sẽ tuỳ theo mà phản ứng. Nếu mẹ đứng ở đó trẻ sẽ khóc, nhưng nếu có cha ở đó đứa trẻ lại tỏ ra can đảm không thèm khóc. Cũng vậy, cách giáo dục con trẻ của người cha thì khác với mẹ, khi con trẻ tập đi thì mẹ dẫn từngbước, người cha thì vừa giữ vừa buông, khi con trẻ loay hoay chưa biết chơi, người mẹ chỉ tận tình, người cha nhìn xem con trẻ làm thế nào đã rồi hướng dẫn từ xa…Nói chung thiếu người cha cương nghị trong gia đình, con trẻ lớn lên, ít tự tin, ít dám đương đầu với khó khăn, trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Những nghiên cứu ấy cho thấy rằng vai trò giáo dục của người cha trong gia đình rất quan trọng. Người cha nhiều gương xấu sẽ rất nguy hiểm cho con trẻ, chúng nhận được nơi người cha tính cọc cằn, sự thô lỗ, tính rượu chè… Cần có một mẫu gương để nhắc nhở vai trò người cha, mẫu gương ấy không ai khác chính là Thánh Giuse.

Hai hàng cột phía trong ca ngợi công trình yêu thương của Thiên Chúa, trích trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan: “Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời!”

Hai câu đối: “Toàn năng trí dũng tôn uy qui ngã chủ, thiên thu bất hư. Tán tụng quang vinh xưng tạ ư Thiên phụ, vạn cổ thường tân”.
Dịch nghĩa: Lạy Chúa của con, Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Dũng, Cao cả, Uy Nghi, ngàn năm bất diệt. Con ngợi khen, nguyện Danh Cha cả sang, tuyên xưng, cảm tạ Chúa Cha trên trời, muôn đời mãi mãi như (mới) hôm nay.

Biến cuộc sống thành lời Tạ Ơn Thiên Chúa là hành vi cao nhất của việc Tế Tự, và cũng là hành vi làm sáng Danh Cha hơn tất cả trong hành trình dưới thế.

Câu Hoành Phi:
Triệu Tạo càn Khôn”.
Dịch nghĩa: Thiên Chúa Là Tình Yêu sáng tạo nên mọi loài.

Theo vị trí sắp đặt, chúng ta thấy diễn tiến từ sáng tạo đến cứu độ, theo chiều từ trên xuống, đó là lịch sử theo thời gian; còn đối với người xem, nhìn theo chiều hướng cảm nghiệm đến nhận thức, từ cứu độ đến sáng tạo. Cảm nhận gần, trực diện, đi từ nhận thức Thiên Chúa Là Đấng Cứu Độ, để đi đến một nhận thức xa hơn, Thiên Chúa Cứu Độ cũng là Thiên Chúa Tình yêu sáng tạo. Như vậy, cũng gợi ý lên con đường tu đức của Đông Phương trong sách Trung Dung, Tử Tư viết:

Quân tử chi đạo, thí như hành viễn,
tất tự nhĩ, thí như đăng cao, tất tự ty

(Tử Tư, Trung Dung)

Đời sống nội tâm của con người,
giống như đi xa, phải từ chỗ gần,
giống như lên cao, đi từ chỗ thấp.


Có thể nói, đó là bản tóm kết bố cục của Ngôi Thánh Mẫu Điện. Đi từ nội dung trình bày Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như Gia đình, đến việc thực hành làm cho Giáo Xứ là một cộng đồng gia đình được tham dự vào Gia Đình Thiên Chúa.
 
Lễ cầu nguyện và lạc quyên cuả Uỷ ban giúp Người Thượng Cùi tại Melbourne
FX. Trần Văn Minh
11:18 10/07/2010
Melbourne - Vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy 10 Tháng 7 Năm 2010 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp ở Maidstone, một thánh lễ cầu nguyện và lạc quyên để giúp đỡ những người Thượng bị bệnh phong cùi và các em cô nhi tại Việt Nam, do Uỷ ban trợ giúp Người Thượng Cùi và Cô Nhi Việt Nam gọi tắt là CHILOV tổ chức.

Mời xem hình ảnh

Tuy thời tiết được dự báo là xấu và cảnh báo có gió mạnh, nhưng thánh lễ đã được cử hành trang trọng. “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chuá Trời…” Ca đoàn Cecilia với các ca viên trẻ đã mở đầu bài ca hiệp lễ thật sống động, lời ca thật nồng ấm yêu thương, thật gần gũi với ý nghiã cuả buổi lễ.

Buổi lễ do Linh mục tuyên uý cuả hội là Cha Philip Lê Văn Sơn chủ tế với các Linh Mục Giuse Đinh Thanh Bình SDB, và Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Toàn đồng tế. Ca đoàn Cecilia phụ trách phần thánh ca.

Mở đầu Thánh lễ, cha Philip Sơn Tuyên uý cuả hội đã cám ơn quý cha, quý giáo dân đã không ngại thời tiết gió rét đến cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chuá, cùng nhau trải lòng để cùng giúp đỡ những đồng bào kém may mắn hơn đang sống tại quê nhà.

Tin mừng do Linh mục Nguyễn Thanh Toàn nói về người đàn bà với niềm tin là chỉ xin đụng vào gấu áo Chuá cũng đã được chưã lành. Lại được Linh mục Giuse Đinh Thanh Bình với tài giảng thuyết, ngài đã đưa ra những câu chuyện mà mở đầu là về những người tỵ nạn Việt Nam cuả 30 năm trước đã được giúp đỡ như thế nào, để so sánh và kêu gọi lòng từ tâm cuả mỗi chúng ta hôm nay đối với anh em thiếu may mắn nơi quê nhà. Hãy sẵn lòng giúp đỡ như chính mình thể hiện tình yêu thương cuả Thiên Chuá đối với nhân loại, để sẵn sàng thưa cùng Chuá rằng: Lạy Chuá con đây, xin ngài hãy sai con đi.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ban tổ chức đã trình chiếu một số hình ảnh cuả những người phong cùi nơi quê nhà và các em cô nhi đang sống trong khó khăn cần sự giúp đỡ và những hoạt động cuả CHILOV đã làm trong năm qua.

Sau lễ, mọi người được mời sang bên hội trường nhà xứ để cùng tham dự bưã ăn trưa nhẹ, xem văn nghệ thật đặc sắc do Ca đoàn Cecilia phụ trách, cùng những sinh hoạt gây quỹ giúp hội có tiền để giúp đỡ những người bạn kém may mắn ở quê nhà. Với bưã ăn văn nghệ và nhất là điệu muá cuả một cháu bé thật tuyệt vời. Trời muà Đông Melbourne như ấm lại, khi mọi người con Chuá bên nhau cùng hướng về một mục đích, giúp người.

Được biết, đây cũng là những thông lệ cuả ủy ban từ 10 năm qua, mỗi khi vào trung tuần Tháng 7, khi muà Đông giá ở Melbourne, cũng là lúc mà uỷ ban tổ chức thánh lễ tạ ơn, cầu nguyện và lạc quyên giúp đỡ những đồng bào kém may mắn, hiện đang sống ở quê nhà, nơi rừng sâu với những căn bệnh hiểm nghèo, và những em nhỏ bơ vơ không nơi nương tưạ, uỷ ban đứng ra kêu gọi lòng từ tâm cuả mọi người bớt chút ít đồng quà, tấm bánh để gửi về giúp đỡ những đồng bào kém may mắn cuả mình.
 
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thễ giáo xứ bố Sơn - giáo phận Vinh
Phạm Thu
11:27 10/07/2010
VINH - Vào ngày 09/07/2010, tại giáo xứ Bố Sơn đã long trọng diễn ra Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT). Đúng 5h30 thánh lễ bắt đầu với sự chủ tế của Đức Tân Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, cùng đồng tế với Ngài có tân linh mục Antôn Võ Thành Công, linh mục Phê rô Ngô Đức Viết, và cha quản xứ Giuse Nguyễn Viết Nam, tham dự thánh lễ còn có các đại chủng sinh, các tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân trong giáo xứ.

Mời xem hình ảnh

Gia đình TNTT giáo xứ Bố Sơn mới tròn một tuổi, nhưng đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ về con số (gần 500 em) và thăng tiến rõ rệt về đạo đức và học tập. Năm nay, được sự quan tâm đặc biệt của cha quản xứ, các em đã có một mùa hè sôi nổi và bổ ích qua sự dẫn dắt của các tu sinh dòng Chúa Cứu Thế, dòng Don Bosco, dòng Passionist. Các em đã được các thầy giúp ôn tập các môn văn hóa và ngoại ngữ, tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu tạo cho các em có một sân chơi hấp dẫn trong những ngày hè oi bức này.

Trong thánh lễ sáng nay, Đức Tân Giám Mục đã tận tay trao khăn cho một số em được gia nhập đoàn huynh trưởng và chúc lành cho đoàn huynh trưởng.

Chia sẻ trong thánh lễ Ngài căn dặn các em: nhiệm vụ của TNTT là yêu mến Thánh Thể, sống Thánh Thể, chầu Thánh Thể và đặc biệt thực hiện tâm tình của Chúa Giê Su Thánh Thể đối với nhân loại và đối với mọi người (...) đi theo con đường yêu thương, con đường nghĩ đến người khác, hiến thân cho người khác để tạo một xã hội yêu thương hơn.

Vinh dự được Đức Tân Giám Mục về dâng thánh lễ, các em đã tỏ niềm phấn khởi và thể hiện tâm tình biết ơn sâu sắc.

Sau thánh lễ cha quản xứ đã giúp các em tĩnh tâm và sau đó là chương trình game show đố vui giáo

lý. Game show đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các em.

Các em đã có một bữa trưa thân tình với nhau, với số lượng các em rất đông cha xứ đã phải đích thân chỉ đạo và tận dụng hết mọi nơi có thể để đảm bảo cho các em có được bữa trưa ngon miệng.

Sau giờ nghỉ trưa các em cùng nhau xem phim mang tính giáo dục cao, chương trình đại hội kết thúc bằng giờ chầu Thánh Thể trang nghiêm và sốt sắng.

Trước đó vào tối 08/07/2010, diễn ra đêm diễn nguyện với chủ đề “Vui Cùng Giê Su”. Các tiết mục do các em TNTT biểu diễn và sự tham gia của các hội đoàn khác trong giáo xứ.
 
Giới thiệu Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc với công tác ''Tiếp Sức Mùa Thi 2010”
Hoàng Dương
11:42 10/07/2010
HÀ NỘI - Vào trưa ngày 10/07/2010 tại Hà Nội, Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng Liên Đoàn Sinh Viên Công giáo Miền Bắc đã dành thời gian nói chuyện với chúng tôi về chương trình Tiếp Sức Mùa Thi 2010.

Hình ảnh sinh hoạt sinh viên

Với ước mong tạo tình liên đới và nới rộng vòng tay yêu thương, vào ngày 04 tháng 04 năm 2010 tại Ba Làng - Gp Thanh Hóa, nơi Cha Alexandre de Rhodes đặt dấu chân truyền giáo đầu tiên trên đất Việt, Ban điều hành các nhóm sinh viên Công giáo Miền Bắc đã có cuộc gặp gỡ, thảo luận, và thống nhất thành lập Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Miền Bắc, với mục đích nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin của các bạn sinh viên Công giáo từ khắp các vùng quê lên thành phố học tập nơi các trường Đại học, Cao Đẳng,….

Mặc dù mới thành lập nhưng cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và các Cộng đoàn làm việc, sinh hoạt có qui mô, với số lượng các thành viên của Liên Đoàn lên tới hơn 10.000 Sinh viên. Vào ngày 30/04 và 01/05/2010 vừa qua, Liên Đoàn đã tổ chức hành hương Năm Thánh tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà, các bạn đã tham gia với tinh thần “Hiệp Thông” của năm thánh trong sự gắn kết rất mạnh mẽ, qua những giờ chia sẻ nhóm về học tập, đời sống đức tin nơi học đường và trong xóm trọ…..Chủ tế Thánh lễ khai mạc do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch Ủy Ban Giới trẻ HĐGM Việt Nam. Trong bài chia sẻ với chủ đề “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6a), Đức Cha đã ngỏ lời với các bạn sinh viên:

“Các bạn sinh viên thân mến, các bạn đang sống trong môi trường trí thức, các bạn đang kiếm tìm chân lý. Và đối với các bạn là sinh viên công giáo, Chân lý tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Các bạn được Giáo Hội, nhất là Đức Thánh Cha - vị Cha chung của Giáo Hội yêu mến, quan tâm và cầu nguyện một cách đặc biệt.

Chúng ta nhớ trong huấn từ của Đức Thánh Cha đối với các Giám mục Việt Nam. Đức Thánh Cha đã nhắc tới các bạn là sinh viên, là những bạn trẻ di dân từ nhiều miền đất khác nhau trở về các đô thị lớn để làm việc và học hành. Đức Thánh Cha đã gửi gắm cho các Giám mục Việt Nam có trách nhiệm chăm lo cho các bạn trẻ, cho các bạn sinh viên. Ngài mời gọi các Giám mục ở những nơi các bạn đi cũng như nơi các bạn đến, tức là nơi có nguồn gốc của các bạn trẻ cũng như nơi các bạn đến để làm việc.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha cũng cho biết thêm:“Hành trình Đức tin của chúng ta cũng là hành trình đi kiếm tìm Chân lý, đi kiếm tìm Sự thật. Và trong hành trình này chúng ta luôn luôn phải đối diện với nhiều thử thách cam go.

Chúng ta sống trong cuộc đời là một cuộc kiếm tìm, đích điểm kiếm tìm của chúng ta đó là kiếm tìm chân lý và sự thật.”

Ngay sau những ngày thành lập, Liên Đoàn đã tổ chức các kỳ họp đưa ra nhiều phương hướng hoạt động đầy ý nghĩa qua các buổi sinh hoạt, Thánh lễ hàng tháng, qua các việc làm từ thiện bác ái…và nhất là chương trình “Tiếp Sức Mùa Thi” vào tháng 07 hằng năm.

Vào ngày 26/06/2010, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó chủ tịch Ủy Ban Bác Ái HĐGM Việt Nam, Trưởng ban Bác Ái Giáo Tỉnh Hà Nội đã chủ tế Thánh lễ “Ra Quân Tiếp Sức Mùa Thi 2010” tại nhà thờ Thái Hà - Hà Nội. Rước đoàn đồng tế với sự tham dự rất đông các tình nguyện viên trong trang phục áo xanh mang logo và dòng chữ “Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Miền Bắc - Tình Nguyện Viên” các bạn đến từ khắp các Cộng đoàn sinh viên của Miền Bắc.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã ngỏ lời với các bạn: “Hôm nay chúng ta tham dự thánh lễ khai mạc chương trình tiếp sức mùa thi của Liên Đoàn Sinh Viên Công giáo thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đây là một việc làm rất tốt đẹp, một việc làm thể hiện tình bác ái yêu thương, thể hiện tình liên đới của chúng ta với những người khác, và việc làm này của chúng ta được khởi đi từ Đức Kitô, từ hình ảnh của Đức Kitô trẻ trung đã hòa vào cuộc sống của thời đại để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. Các bạn sinh viên hôm nay cũng thế, chúng ta không phải là những người đứng bên lề của xã hội, thế nhưng chúng ta nhìn nhận xã hội mà chúng ta đang sống chính là nơi mà Chúa mời gọi chúng ta đến, đến để thực hiện ơn gọi làm người, và cũng đến để thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa nữa….”

Trong cuộc nói chuyện của Hoàng Dương với anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt, trưởng Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Miền Bắc, chúng tôi có cuộc phỏng vấn và ghi lại như sau:

Hoàng Dương: Thưa anh Đạt, như lời nhận xét của Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến “Đây là một việc làm rất tốt đẹp, một việc làm thể hiện tình bác ái yêu thương, thể hiện tình liên đới của chúng ta với những người khác”. Xin anh cho biết về công tác chuẩn bị cho chương trình này thế nào?

Giuse Nguyễn Tiến Đạt: Công tác chuẩn bị cho chương trình Tiếp sức mùa thi thì cách đây khoảng hơn 2 tháng, chúng tôi đã có những buổi họp Ban điều hành các Cộng đoàn sinh viên và triển khai công việc này. Các cộng đoàn đã lên chương trình và gửi về các giáo xứ thuộc giáo phận của mình, để qua các Cha xứ thông báo và ghi danh sách các thí sinh cần sự giúp đỡ. Khi đã có được danh sách và địa điểm thi của các em thì việc làm cần thiết là phân khu vực và cân đối số thí sinh với tình nguyện viên để phục vụ sao cho hiệu quả.

Mỗi dịp hè, các bạn sinh viên thường về quê hoặc có chương trình riêng, hoặc đi du lịch một nơi nào đó…. Nhưng các bạn sinh viên ở lại rất đông để thực hiện chương trình Tiếp sức mùa thi, theo tôi được biết thì có tới cả ngàn bạn sinh viên tình nguyện tham gia. Xin anh có thể cho biết động lực nào khiến các anh thực hiện chương trình này?

- Động lực cho chúng tôi có thể làm được công việc này là xuất phát từ Đức Kitô. Vì từ lòng mến nơi Đức Kitô, và lòng yêu mến Giáo Hội mà các bạn sinh viên tình nguyện sẵn sàng đón nhận tất cả những khó khăn, để phục vụ một cách vô vị lợi. Nhất là dịp vừa qua các bạn đã không quản ngại phục vụ dưới cái nắng khắc nghiệt của mùa hè, mà như Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết cái nắng kỷ lục trên 40 độ C chưa từng có trong vòng nửa thế kỷ qua. Một động lực nữa mà mỗi tình nguyện viên chúng tôi luôn ý thức và nhắc nhở cho nhau rằng: “do hoàn cảnh xã hội trong quá khứ mà Giáo Hội Miền Bắc đã chịu quá nhiều thiệt thòi”. Vì thế, đây là cơ hội cho thế hệ trẻ Công giáo cùng giúp nhau phấn đấu để bù đắp cho những thiệt thòi mà thế hệ cha anh đi trước đã không có được.

Xin anh có thể cho biết mục đích của sinh viên Công giáo trong chương trình này?

Giuse Nguyễn Tiến Đạt: Mục đích thứ nhất là tạo tâm lý thoải mái cho các em thí sinh, vì trước áp lực của kỳ thi đại học đã làm cho nhiều em tỏ ra rất căng thẳng và lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em. Mục đích thứ hai là tạo tình liên đới anh em với nhau để qua đó khi các em thi đỗ vào các trường đại học thì gia nhập vào các nhóm sinh viên Công giáo để cùng nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và học tập. Mục đích thứ ba là giảm bớt kinh tế cho các gia đình và xã hội, vì nếu một em thí sinh mà chúng tôi giúp đỡ và bố mẹ không phải đưa đi thi thì sẽ giảm bớt được ít là từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng.

Đối tượng phục vụ của Liên đoàn Sinh viên là ai? Có đối tượng nào khác hay chỉ dành riêng cho thí sinh Công giáo?

- Đối tượng mà chúng tôi giúp đỡ chủ yếu là các em thí sinh Công giáo trong 10 giáo phận Miền Bắc, nhưng chúng tôi cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ các em thí sinh ngoài Công giáo có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, đã có khá nhiều em thí sinh ngoài Công giáo đăng ký để được giúp đỡ. Ước lượng con số thí sinh ngoài Công giáo chiếm gần 15%. Con số thí sinh ngoài Công giáo mỗi năm một tăng và chúng tôi rất vui khi được phục vụ các em. Vì có thể nói, đây là dịp để thế hệ trí thức trẻ hiểu nhau hơn, xóa bỏ đi những thành kiến, những phân biệt không đáng có mà xã hội đã tạo ra để cùng nhau hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Được biết là số thí sinh năm nay khá đông, và cũng có một số nhóm sinh viên của các trường Đại học khác cũng tham gia hoạt động tiếp sức mùa thi. Vậy phương thức phục vụ của Liên Đoàn có phương thức gì khác để có thể phục vụ các thí sinh trong những ngày thi?

- Phương thức phục vụ của chúng tôi nó có sự khác biệt so với các nhóm sinh viên tình nguyện khác. Đó là: từ việc lên chương trình và gửi về các giáo xứ, chuẩn bị về nơi ăn chốn nghỉ cho các em. Đến gần ngày làm thủ tục dự thi, các Cộng đoàn tổ chức thuê xe đón các em từ các giáo phận của mình, hoặc có Cộng đoàn thì đón các em từ các bến xe trong nội thành Hà Nội. Sau đó cho các em về những nơi ở trọ gần địa điểm thi. Tổ chức đưa đón bằng các loại phương tiện có thể đồng thời nấu cơm cho các em để đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian các em dự thi. Và với sự tin tưởng của các bậc phụ huynh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các Cộng đoàn và sự mở rộng của Liên đoàn thì năm nay chúng tôi đã tiếp đón được tổng số cả 2 đợt là: 4.367 thí sinh. Đây là một con số đáng khích lệ cho chương trình tiếp sức màu thi năm 2010.

Cách thức tổ chức qui mô và phục vụ như thế, Liên đoàn đã gặp những thuận lợi và khó khăn nào?

- Khi làm công việc tiếp sức mùa thi thì chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự nâng đỡ về tình thần cũng như vật chất từ quý Đức Cha, quý Cha, quý vị Ân nhân, những nhà hảo tâm, các anh chị cựu sinh viên ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Tuy nhiên, vì số lượng thí sinh của năm nay khá đông và vượt quá con số dự trù nên chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là gặp khó khăn về phương tiện vật chất. Tổng số chi phí chung của Liên Đoàn cho 2 đợt Tiếp sức mùa thi lên đến gần 100 triệu đồng nhưng chúng tôi cũng rất may mắn có được sự góp sức của rất nhiều người, và số tiền ủng hộ được gần 70 triệu đồng. Như vậy là chúng tôi còn thâm hụt gần 30 triệu đồng nữa. Mặc dù có thâm hụt nhưng nếu tính về tiền bạc thì qua 2 đợt tiếp sức mùa thi này, chúng tôi đã góp thêm phần tiết kiệm cho các gia đình và xã hội ít nhất cũng hơn 3 tỷ đồng.

Qua tinh thần phục vụ của các tình nguyện viên, anh có cảm nhận gì về họ?

Giuse Nguyễn Tiến Đạt: Nếu được nói lên sự cảm nhận về các bạn sinh viên tình nguyện thì tôi chỉ có thể nói là tôi rất cảm phục và hãnh diện về các bạn ấy. Tôi đã làm trưởng sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội hơn 4 năm và nay là trưởng Liên Đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, nên tôi rất hiểu tâm tư hoàn cảnh của các bạn sinh viên Công giáo. Đa số họ là những sinh viên xuất thân từ những gia đình nghèo về vật chất nhưng lại rất phong phú về tâm linh. Họ luôn mong muốn được giới thiệu Chúa cho mọi người và luôn khát vọng xây dựng một xã hội công bình và bác ái. Họ đã trở thành những chứng nhân như lời một Cha khi đi thăm thí sinh và tình nguyện viên ở các khu vực đã rất xúc động khi nói lên cảm xúc của mình: “Các con làm thế này bằng Cha giảng cả đời!”.

Vâng, xin chân thành cảm ơn anh đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúc anh và Liên Đoàn sinh viên Công giáo Miền Bắc luôn trở thành những chứng nhân trong môi trường sống của mình để Tình Yêu của Đức Kitô luôn được trải rộng tới tất cả mọi người!

- Vâng, thay mặt cho Liên Đoàn, chúng tôi xin cảm ơn anh! Nhân đây, Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc cũng muốn được nói lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã âm thầm hoặc cách này cách khác đã đóng góp bằng bằng vật chất, và nhất là qua lời cầu nguyện để chương trình được thành công tốt đẹp. Nguyện xin Chúa trả công bội hậu và ban muôn ơn lành xuống cho quý vị và gia đình. Và sau cùng, chúng tôi cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để cho chương trình “Tiếp Sức Mùa Thi” ngày càng hoàn thiện hơn!

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Email: svcgmbvietnam@gmail.com
 
Giới thiệu đền Tam Thánh Quần Cống
Người con Quần Cống
12:00 10/07/2010
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày Tam Thánh Quê Hương được phúc tử vì đạo (1859 – 2009) Giáo xứ Quần Cống đã xin phép Tòa Thánh mở Năm Toàn Xá từ ngày 13-01-2009 đến ngày 13-01-2010. Trong Năm Thánh ngoài những cử hành đạo đức, những thực hành truyền giáo và bác ái, giáo xứ còn hoàn thành ngôi đền kính Tam Thánh Quê Hương. Đây là một công trình kiến trúc khá thành công, tương đối có giá trị nghệ thuật tôn giáo. Để mọi người nhất là những người con của quê hương Nhất Gia Tam Thánh thêm hiểu biết, thêm lòng yêu mến các vị thánh quê hương, thiết tưởng nên có đôi lời giới thiệu ngôi đền.

Hình ảnh nghệ thuật Đền Tam Thánh Quần Cống

Xin gói gọn vào 4 điểm: lịch sử hình thành; tiến trình xây dựng; giá trị nghệ thuật kiến trúc; và cảm nghĩ của những người góp phần xây dựng ngôi đền.

I. LỊCH SỬ NGÔI ĐỀN

Quần Cống là một xứ đạo lâu đời, đã được đón nhận Tin mừng từ rất sớm, vì Quần Cống thuộc tổng Trà Lũ là nơi, theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, giáo sĩ I nê khu đã vào truyền giáo từ năm 1533.

Quần Cống là một một mảnh đất mầu mỡ, nên tại đây, hạt giống Tin mừng đã nẩy nở đơm bông kết trái đem đến một mùa gặt phong phú. Giáo xứ Quần Cống phát triển nhanh chóng trở thành một giáo xứ lớn. Từ giáo xứ mẹ Quần Cống đã sinh ra nhiều giáo xứ con như Lạc Thành, Cát Phú, Thánh Mẫu, Thánh Thể...

Không chỉ lớn về mặt dân số, giáo xứ còn lớn về mặt xã hội. Có nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Chính vì thế mà nhà vua đã ban tặng danh hiệu Quần Cống. Tuy nhiên những thành đạt về khoa cử không làm xao nhãng đức tin. Gặp thời bắt bớ các vị quan lại sẵn sàng từ bỏ áo mão để nhận triều thiên tử đạo.

Chính vì thế giáo xứ càng trở nên lớn lao về đức tin và lòng sùng mộ. Có lẽ đó là lý do các vị bề trên đã chọn Quần Cống làm nơi ẩn nấp trong thời kỳ khó khăn nhất. Tại Nam định có các vị quan hung hăng bắt đạo như Nguyễn đình Tân, Trịnh quang Khanh. Nhưng giáo dân Quần Cống, đặc biệt các vị quan lại không ngần ngại tuyên xưng đức tin và vì thế sẵn sàng che giấu đồ thờ phượng và các Đức cha, các cha trong nhà mình. Đức cha Sampedre Xuyên đã ẩn nấp trong nhà thánh Án Khảm và khi quan quân vào nhà bà Nhiêu Côn, con gái thánh Án Khảm đã giấu ngài trong một cái chum lớn đặt cạnh bờ ao.

Và khi nhiều người trong làng được phúc tử vì đạo, dân làng càng thêm đức tin, thêm lòng sùng kính các vị tử đạo bản hương.

Ngay từ xưa dân làng đã có lòng sùng kính các vị tử đạo. Từ khi các ngài chưa được tôn phong lên hàng Chân Phúc, dân làng đã bốc mộ và đặt xương các ngài vào nơi trang trọng để tôn kính. Sau khi các ngài được nâng lên hàng Chân Phúc, phong trào tôn kính càng phát triển mạnh mẽ.

Tại giáo xứ quê hương, Tam Thánh Quần Cống đã được vẽ hình, tạc tượng đặt trong nhà thờ cho giáo dân kính viếng, cầu nguyện. Trong nhà thờ có tòa tôn kính Ba Đấng. Ngoài sân nhà thờ có đài thánh Án Khảm. Tại nhà tổ đã có các tòa tôn vinh Ba Đấng. Ngoài ra dân làng còn lo liệu quản lý đình làng là nơi các Đấng đã xưng đạo trước mặt quan quân.

Nhưng ngôi Đền Tam Thánh đầu tiên được xây dựng ở trong miền Nam. Dân làng Quần Cống di cư mang theo cả lòng yêu mến quê hương và lòng tôn sùng các vị Tử đạo Quê hương. Rất nhiều người Quần Cống định cư tại xứ Bùi Phát và xứ Tân Hòa là hai xứ di cư tọa lạc hai bên đường xe lửa ngăn cách bởi cổng số 6. Vì có điều kiện bày tỏ lòng tôn kính Tam Thánh Quê Hương nên hội Đồng Hương Quần Cống Miền Nam đã mua một căn nhà tại xứ Bùi Phát vừa dùng làm nhà tổ làng Quần Cống vừa làm Đền Tam Thánh. Tại đây các linh mục tu sĩ quê hương khi có dịp lui tới có chỗ nghỉ ngơi. Đây cũng là trụ sở qui tụ bà con đồng hương. Và nhất là đây là nơi bày tỏ và cổ võ lòng sùng kính Tam Thánh Quê Hương. Hăng năm bà con đồng hương Quần Cống vẫn tổ chức mừng lễ Tam Thánh Quê Hương, tổ chức rước kiệu Tam Thánh tại các xứ Bùi Phát, Vườn Xoài…

Ngôi Đền Tam Thánh thứ hai, lạ thay, lại xuất hiện tại San Diego, Hoa Kỳ. Cụ Phạm quang Khai, một nhân sĩ quê hương có lòng yêu quê hương tha thiết và có lòng sùng kính các vị Tử Đạo Quê Hương mãnh liệt đã đem lòng sùng kính này phổ biến trên nước Hoa Kỳ. Không những cụ đã thuyết phục được Đức Ông Roger Lechner cho đặt tượng Tam Thánh trong nhà thờ do ngài làm cha xứ, cụ còn biến garage tại nhà riêng thành ngôi Đền Tam Thánh. Nơi đây cụ tổ chức đọc kinh cầu nguyện, Có nhiều linh mục đã đến dâng lễ tại ngôi đền đơn sơ nơi xứ Hoa Kỳ xa xôi này.

Ngôi Đền Tam Thánh thứ ba được xây dựng tại quê hương Quần Cống. Ngôi đền này cũng do cụ Phạm quang Khai chủ xướng. Nhưng vì xây dựng vào thời điểm khó khăn, nên sau đó đã bị Nhà Nước tháo dỡ. Các Thánh Quê Hương cho biết quê nhà còn gặp nhiều khó khăn thử thách.

Ngoài những ngôi đền, tượng Tam Thánh Quê Hương còn được giáo dân đồng hương mang đi khắp nơi như tại nhà thờ Lam Sơn, Vũng Tầu, tại hội Đồng Hương Quần Cống Hải Ngoại, trụ sở đặt tại Santa Ana, Hoa Kỳ…

Ngôi Đền Tam Thánh hiện nay tại Quần Cống là ngôi đền thứ tư dâng kính Tam Thánh Quê Hương. Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tam Thánh Quê Hương được phúc tử vì đạo mọi người vốn đã canh cánh bên lòng việc xây dựng Đền Tam Thánh, thấy các nơi đã có đền, còn chính quê hương lại không có, hay là đã có nhưng bị tháo dỡ, lòng không khỏi áy náy buồn phiền, đã quyết tâm cùng nhau xây dựng ngôi đền. Vì xây sau, lại là năm kỷ niệm quan trọng, nên mọi người đều mong muốn xây dựng một ngôi đền xứng đáng cho các vị thánh quê hương.

II. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG

Ý tưởng xây dựng Đền Tam Thánh đưa ra được tất cả mọi người tán thành. Nhưng có nhiều ý kiến trái ngược về địa điểm xây dựng, về mẫu mã kiến trúc và về phương án tiến hành.

Trước sự tham gia ý kiến rất phong phú này mọi người nhận thấy cần phải có nhiều cuộc họp với nhiều thành phần để đúc kết và tuyển chọn phương án tối ưu. Có các cuộc họp chính thức do cha chính xứ tổ chức với sự tham dự của quý cha đồng hương và ban trùm trưởng giáo xứ. Có các cuộc họp có tính cách gia đình như gia tộc Tam Thánh. Cả ban đại diện làng Quần Cống cũng tham gia ý kiến. Có các cuộc thảo luận bên lề, trong các khu xóm và trong nhóm bạn hữu.

Về địa điểm xây dựng

Gia tộc Tam Thánh muốn xây dựng đền ngay trên đất tổ. Trong khi ban đại diện làng lại muốn xây dựng ngay trên đất đình làng xưa. Mỗi bên đều có lý do chính đáng. Nhưng những lý lẽ chưa đủ sức thuyết phục.

Xây trên đất của gia tộc Tam Thánh có những thuận lợi vì đã có đất sẵn sàng, vì đó là nơi các thánh đã từng sinh sống, vì có con cháu giúp việc bảo trì. Nhưng về đất tổ cũng đã thiếu sự nhất trí. Hiện nay đã có hai nơi xây hai cơ sở khác nhau rồi. Nếu phải chọn một sẽ có mâu thuẫn tranh cãi. Và nếu xây trên đất tổ thì ai sẽ đứng chủ quyền. Đền là của chung nếu chỉ thuộc về một gia đình là không hợp lý.

Xây dựng tại thửa đất của đình làng xưa có những ưu điểm. Vì đó là một di tích đáng quí. Vì đó là nơi chung. Nhưng không phải không có những trở ngại. Vì là đất chung nên còn phải tổ chức những buổi hội làng. Sẽ mất đi tính cách tôn nghiêm cần thiết của một ngôi đền. Vì là đất của chung nên sau này có thể gặp trở ngại khi chính quyền không thuận thảo với xứ đạo.

Sau cùng mọi người đều thống nhất ý kiến xây dựng Đền Tam Thánh ngay trong khuôn viên nhà thờ xứ là hợp lý và thuận lợi nhất. Vì nhà thờ là nơi tôn nghiêm rất thuận lợi cho bầu khí cầu nguyện. Vì nhà thờ là nơi chung sẽ biến đền thành chính thức của cả giáo xứ sẽ ổn định lâu dài. Đền Thánh nằm trong khuôn viên nhà thờ sẽ tiện lợi cho khách hành hương đến kính viếng.

Thoạt tiên mọi người nghĩ đến khu đất ở đầu nhà thờ, đối diện với nhà xứ mới xây. Đây là một khu đất rộng, hoàn toàn thuộc chủ quyền của nhà xứ. Tuy nhiên địa thế thất lợi vì ở quá sâu bên trong, không thuận lợi cho khách hành hương lui tới. Ngoài ra đền phải xây dựng đàng sau công trình phụ của một số hộ sẽ mất vẻ tôn nghiêm. Có thể mở ra phía đường nhỏ của xóm nhưng vì là đường nhỏ nên giao thông không thuận lợi.

Thấy những bất lợi của khu đất đầu nhà thờ, mọi người nghĩ đến khu đất tọa lạc bên cạnh trái nhà thờ, ở ngay lối vào. Nhưng phần lớn khu đất này thuộc về tư nhân. Vì thế cần thương lượng và cần thêm kinh phí mua đất. Tuy tốn kém hơn nhưng đây là một địa điểm đẹp vì ở ngay lối vào nhà thờ, rất thuận lợi cho khách hành hương lui tới đồng thời tạo thêm cảnh quan cho tổng thể khu vực nhà thờ xứ. Việc thương lượng tiến hành dễ dàng vì mọi người đều tha thiết với ngôi đền tôn kính Tam Thánh Quê Hương. Giá cả đều có tính cách tượng trưng. Riêng ông trùm Căn đã đi tiên phong dâng hiến phần ao thuộc quyền sở hữu của gia đình ông để góp phần xây dựng đền.

Về ý tưởng kiến trúc

Từ khi dự định xây dựng Đền Tam Thánh manh nha, ý tưởng kiến trúc đã được thảo luận nhiều.

Vào thời điểm đó, nhiều ngôi nhà cổ thôn quê được các đại gia mua đem ra thành phố rất được tán thưởng. Vì thế có ý kiến nên mua một ngôi nhà cổ có giá trị dùng làm đền. Tuy nhiên ý kiến này mau chóng bị bác bỏ. Vì ngôi nhà cổ sẽ khó bảo trì. Với thời gian, gỗ không còn tốt. Bảo trì và nhất là tôn tạo những hoa văn cổ xưa là việc làm phức tạp đòi hỏi tài năng, công sức và kinh phí. Hơn nữa khó tìm một ngôi nhà cổ phù hợp với mục đích tôn giáo, kiến trúc hài hòa với nhà thờ, hình dáng không quá to lớn lấn át ngôi nhà thờ.

Có ý kiến xây dựng một ngôi đền với những tháp cao, lộng lẫy hoành tráng. Ý kiến khác muốn xây dựng một ngôi đền rộng lớn có thể đón tiếp hàng ngàn người đến cầu nguyện và tham dự thánh lễ.

Sau nhiều cuộc thảo luận, tham khảo ý kiến những người chuyên môn, các nghệ sĩ, mọi người đều đồng ý những điểm sau đây:

Kiến trúc ngôi đền phải mang tính chất dân tộc vì ngôi nhà thờ Quần Cống đã có lối kiến trúc dân tộc với 3 ngọn tháp ở mặt tiền nhà thờ có những tầng mái cong.

Tuy mang dáng dấp dân tộc, nhưng kiến trúc ngôi đền không được sao chép những ngôi đền cổ, mà phải hiện đại với những sáng tạo độc đáo.

Để có hòa hợp tổng thể, kích thước ngôi đền không được quá lớn, không được lấn át nhà thờ trái lại phải làm nổi bật nhà thờ tạo nên một tổng thể hài hòa và xinh đẹp. Vì nhà thờ, nơi thờ phượng Chúa vẫn là điểm chính. Đền Tam Thánh tôn kính các Đấng Tử Đạo chỉ là điểm phụ.

Đền Tam Thánh bên ngoài phải thể hiện được phong cách dân tộc theo triết lý Á Đông, nhưng bên trong phải nói lên ý nghĩa thần học và tôn giáo, đặc biệt về đức tin kiên cường của các Đấng Tử Đạo.

Về thực hiện xây dựng

Sau khi đã thống nhất ý tưởng chủ đạo, cần phải có người thực hiện. Có hai chuyên viên được lưu tâm. Kiến trúc sư Anre Dũng Lạc Trần trung Kiên và họa sĩ Giuse Trần thanh Bình. Trước hết hai chuyên viên này là người công giáo, am hiểu kiến trúc Á Đông, hiểu biết Kinh Thánh và Thần học và rất có tâm huyết với nghệ thuật kiến trúc tôn giáo. Kế đến hai chuyên viên này đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng và trang trí các công trình tôn giáo. Kiến trúc sư Trần trung Kiên đã thiết kế nhiều nhà thờ như nhà thờ Trung Trí thuộc giáo xứ Hàm long, đền thánh Nguyễn Đích ở Chi long, hiện đang tham gia cuộc thi thiết kế Trung tâm Thánh Mẫu Lavang. Họa sĩ Trần thanh Bình đã từng trang trí nhà thờ chính tòa Lạng sơn, nhà thờ Mai khôi Sài gòn, đền kính cha Trương bửu Diệp ở Tắc sậy, nhà thờ Thánh Tâm ở Đà lạt, nhà thờ Thánh linh ở Long xuyên, nhà thờ Ngọc thạch ở Cần thơ…

Hai chuyên viên đã tích cực cộng tác với nhau và làm việc hăng say, nên đã đưa ra nhiều mẫu mã. Lúc đầu là ngôi đền hình tròn có hai mái rất mềm mại. Sau đó là hình ngôi nhà ba mái với kiến trúc hình chiếc nón lá rất Việt nam. Các ý tưởng về trang trí bằng đá, bằng gỗ cũng như qui hoạch cảnh quan tổng thể đều được thảo luận tỉ mỉ với nhiều ý tưởng phong phú.

Một ban xây dựng đã được thành lập gồm có

Điều hành: Cha Xứ Gioakim Nguyễn hữu Văn

Trưởng ban: Ông Trùm Căn

Phó ban: Ông Trùm Luận

Cố vấn: Quý cha quê hương Quần Cống, đặc biệt là

Đức TGM Giuse Ngô quang Kiệt

Cha Giuse Phạm ngọc Oanh

Cha Vinxente Nguyễn tốt Nghiệp

Cha Đaminh Ngô văn Viễn

Cha Giuse Phạm thành Lâm

Cung cấp gỗ: Anh Trần công Đoàn

Anh Trần viết Đảng

Toàn thể giáo dân trong giáo xứ Quần Cống sẽ tham gia các công tác chung như chuẩn bị mặt bằng, di chuyển vật liệu, giúp đổ bê tông, vệ sinh khu vực…

Trong bầu khí nô nức, mọi người hăng hái bắt tay vào việc. Hi vọng ngày khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 150 năm tử đạo của Tam Thánh Quê Hương (13-01-2009) ngôi đền sẽ hoàn thành để khách hành hương tứ phương đến kính viếng.

III. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

Tuy xây dựng ở một xứ đạo xa xôi và tầm vóc chỉ trong phạm vi một giáo xứ miền quê, nhưng những người chủ trương xây dựng mong muốn, qua công trình bé nhỏ này, góp phần vào nền nghệ thuật thánh tại quê nhà và bầy tỏ lòng tôn kính xứng đáng đối với các vị thánh quê hương, nên đã hết sức đầu tư trí tuệ, công sức và tiền bạc để ngôi đền có đôi chút giá trị nghệ thuật. Có thể nói ý nguyện này phần nào đạt được vì nói chung ngôi đền có một kiến trúc tổng thể vừa hài hòa đồng thời diễn tả được nét đẹp dân tộc lẫn tôn giáo với những họa tiết trang trí tinh xảo chuyên chở được phần nào ý nghĩa triết lý, lịch sử và thần học.

Tổng thể hài hòa

Nhìn vào kiến trúc ngôi đền, ta nhận thấy ngay một vẻ hài hòa trong tổng thể.

Hài hòa với toàn thể khu vực khuôn viên nhà thờ. Tuy ngôi đền được xây dựng khá công phu trên một diện tích gần 2.000m2 nhưng từ ngoài nhìn vào công trình xây dựng không ảnh hưởng xấu đến tổng thể vì không chiếm mất diện tích của khuôn viên nhà thờ, không làm cản trở tầm nhìn vào mặt tiền nhà thờ, trái lại còn làm tăng vẻ đẹp cho khuôn viên với mảng cây xanh, với đồi núi, hồ nước, thảm cỏ và làm tăng vẻ tôn nghiêm cho nhà thờ với bầu khí ấm cúng có đôi chút u tịch, thanh nhã và tràn đầy tinh thần cầu nguyện của ngôi đền.

Vẻ hài hòa được đặc biệt thấy được trong kiến trúc. Phần mặt tiền nhà thờ Quần Cống vốn đã mang vẻ đẹp dân tộc với ba ngọn tháp mái cong dịu dàng, với hai tòa kính thánh Giuse và thánh Án Khảm hình bát giác đông phương, với hồ nước trong xanh vừa mời gọi con người thanh tẩy tâm hồn cho thanh khiết khi bước vào tiền đường Nhà Chúa, vừa mời gọi con người đến gặp gỡ Thiên Chúa vốn gần gũi như thiên nhiên, như đất và nước. Trong tổng thể đó, kiến trúc ngôi đền đã được thực hiện một cách khéo léo và khiêm nhường để vẫn giữ được nét độc đáo trong vẻ đẹp riêng, không những không làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà thờ, trái lại còn làm tăng thêm nét kiều diễm của cả khuôn viên thánh thiêng. Sự khéo léo tính toán càng thấy rõ trong sắp xếp vị trí. Phần đất dành cho ngôi đền có chiều dài đầy đủ, nhưng chiều ngang hạn hẹp. Để khỏi ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nhà thờ lẫn vẻ đẹp của ngôi đền, kiến trúc sư đã khéo léo, một đàng đẩy lùi vị trí ngôi đền ra xa tối đa khỏi khuôn viên nhà thờ, đàng khác dùng tảng đá, bình phong che khuất tầm nhìn trực diện và lối đi lên hai bên để tăng thêm vẻ xa cách và thâm nghiêm của ngôi đền.

Ngoài vẻ hài hòa với khuôn viên nhà thờ, toàn thể kiến trúc ngôi đền tự nó có vẻ hài hòa riêng.

Hài hòa với thiên nhiên. Mảnh thiên nhiên của ngôi đền tuy bé nhỏ, nhưng hài hòa khôn tả. Có núi cao. Có hồ rộng. Có suối róc rách. Có cây cổ thụ. Có đường đi quanh co. Có thảm cỏ xanh rì. Có sân xi măng bằng phẳng nằm giữa vùng núi đồi trùng điệp. Có vùng cây xanh bao quanh ba tầng mái ngói đỏ.

Tổng thể kiến trúc ngôi đền hài hòa lạ lùng trong những tương phản. Núi cao uy nghiêm khô khan hòa lẫn với hồ nước trong mát dịu dàng. Đường lên chính điện thẳng tắp thênh thang nằm giữa những lối mòn quanh co phủ đầy cỏ dại. Những cây cổ thụ da dẻ xù xì tỏa bóng xanh mát bên những khóm hoa ẻo lả dạt dào hương sắc. Cỏ cây mượt mà chen lẫn với những tảng đá thô nhám cứng cỏi. Một vùng lá xanh ôm ấp mái ngói đỏ au như đài hoa nâng niu đóa hồng lộng lẫy. Nền ngôi đền vuông sắc cạnh nâng đỡ ba tầng mái tròn mềm mại. Những tảng đá rắn chắc dưới nền móng làm điểm tựa vững chãi cho lớp kiến trúc bằng gỗ tinh xảo bên trên. Tất cả tưởng như trái ngược tương phản, nhưng thực ra hài hòa làm thành một khối thống nhất không thể tách rời. Những khác biệt trở thành tự nhiên, không tàn phá nhưng làm phong phú cho nhau, tạo nên một kiến trúc xinh đẹp đến nao lòng.

Ý nghĩa phong phú

Kiến trúc hài hòa và tinh tế của ngôi đền càng trở nên gần gũi, nhẹ nhàng đi vào lòng người khi cảm hứng tôn giáo được trình bày bằng những hình tượng dân gian đậm đà mầu sắc dân tộc. Có thể kể ra vài hình tượng tiêu biểu:

Hình tượng vuông tròn. Theo quan niệm dân gian thì trời hình tròn và đất hình vuông. Quan niệm này được trình bày trong câu truyện hoàng tử Lang Liêu được thần tiên mách bảo đã làm ra bánh dầy và bánh chưng. Bánh dầy hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Nhờ ý tưởng này Lang Liêu được chọn nối nghiệp vua cha. Từ đó bánh dầy bánh chưng trở thành món ăn truyền thống dân tộc không thể thiếu trong các dịp lễ lạc đặc biệt là ngày Tết. Ngôi đền hình tròn được xây trên nền đá hình vuông, về kiến trúc toát lên vẻ hài hòa cân đối, nhưng bên trong nói lên ý nghĩa trời đất giao hòa. Nơi đây trời đất gặp nhau. Nơi đây Thiên Chúa đến với con người. Tuy ngôi đền dành để tôn kính ba vị Thánh Quê Hương nhưng chính là để tôn vinh Thiên Chúa. Vì các thánh là những người con trung tín làm chứng cho Chúa bằng mạng sống của mình. Các thánh là bằng chứng hùng hồn về Thiên Chúa, về Nước Trời. Cha thánh Gioan Maria Vianê nói: nơi nào có dấu chân các vị thánh, nơi ấy có bóng dáng của Thiên Chúa.

Hình tượng vuông tròn còn nói lên sự chung thủy, sự hoàn hảo. Cuộc đời các thánh là một cuộc đời chung thủy với đức tin, với ơn nghĩa của Chúa. Các ngài giữ trọn vẹn bổn phận đối với Chúa, bổn phận đối với đất nước và bổn phận đối với gia đình một cách hoàn hảo, “vuông tròn” không ai chê trách được. Đối với bản thân cả ba vị thánh đã tự rèn luyện để đạt tới đỉnh cao thánh thiện. Đối với xã hội các ngài đã đóng góp công sức phục vụ đất nước. Đối với gia đình các ngài đã nêu gương làm cha, làm chồng và tạo lập được những gia đình nề nếp, giáo dục con cháu nên người tốt đẹp. Trên hết đối với Thiên Chúa, các ngài đã dâng hiến chính mạng sống để làm chứng cho Chúa. Đó thật là các vị thánh đã “vuông tròn” moi bổn phận trong cuộc sống cả đạo lẫn đời, cả cá nhân lẫn xã hội trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Hình tượng mái nhà. Ai vào đền Nhất Gia Tam Thánh cũng phải chú ý đến ngôi nhà với ba tầng mái. Đối với người Việt nam, mái nhà rất quan trọng. Ở một xứ sở nắng lắm mưa nhiều, mái nhà là thành phần quan trọng nhất trong ngôi nhà. Mái nhà có chắc chắn tốt đẹp người trong nhà mới tránh khỏi nắng mưa, cuộc sống mới yên ổn. Người cha trong gia đình thường được ví như mái nhà che nắng che mưa cho cả gia đình. Vì thế tục ngữ có câu “con không cha như nhà không nóc”. Nói về một gia đình tan vỡ do người huynh trưởng thiếu trách nhiệm có câu “nhà dột từ nóc”. Mái nhà quan trọng nên đã thoát khỏi ý niệm hoàn toàn kiến trúc vật chất để trở nên một ý niệm thân thương về gia đình hạnh phúc. Vì thế gia đình được hình tượng trong “mái nhà”. Xa gia đình lâu ngày ai cũng mong được trở về “mái nhà xưa” vì đó thực là một “mái ấm”.

Một nhà có ba tầng mái tượng trưng cho Nhất Gia Tam Thánh. Một gia đình được che chở bởi ba vị thánh càng thêm an toàn, vững chắc. Con cháu trong một ngôi nhà như thế vừa hãnh diện vì các bậc cha ông thánh đức vừa an tâm hưởng thụ công phúc do cha ông để lại.

Ý tưởng về mái nhà che chở sắc nét hơn nhờ kết cấu hình nón lá của mái đền. Kiến trúc sư đã khéo léo thiết kế cho vòm trần bằng gỗ y hệt chiếc nón lá Việt nam. Chiếc nón lá càng làm cho kiến trúc đi vào lòng dân tộc vì chiếc nón lá vốn là người bạn thân thương và độc đáo của người dân Việt, đặc biệt những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm dãi dầm mưa nắng. Chiếc nón lá nhẹ nhàng, rẻ tiền mà rất tiện dụng che chở cho người lao động khỏi nắng mưa, khi nóng nực có thể dùng làm quạt, khi e thẹn có thể giúp che giấu khuôn mặt ửng hồng. Hình tượng nón lá ở trên mái nhà càng nói lên ý nghĩa che chở. Công đức của cha ông, nhất là của những vị thánh thiện chính là chiếc nón che chắn cho cuộc đời con cháu tránh khỏi những cơn mưa gió đau thương của cuộc đời, được an vui trong căn nhà ấm áp tiện nghi, nhất là ấm áp hạnh phúc và trên hết ấm áp trong “phúc ấm” cha ông để lại.

Hình tượng núi sông. Núi non, suối nước trong nghệ thuật non bộ là những cảnh quan quen thuộc người Việt nam dùng trang trí cho khuôn viên nhà ở. Đối với người Việt nam, núi sông không chỉ là hình thể vật chất nhưng đã được dùng để chỉ mảnh đất thân yêu của quê hương, của đất nước, của quốc gia dân tộc: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” (Lý thường Kiệt) hay “hồn thiêng sông núi”. Còn hơn thế nữa núi sông thường được dùng làm biểu tượng của những gì linh thiêng cao quí. Ví dụ như chỉ sự bền vững chung thủy của tình yêu. “Nước non nặng một lời thề. Nước đi đi mãi không về cùng non. Nhớ lời hẹn nước thề non” (Tản Đà). “Nhớ lời thệ hải minh sơn”. Trên hết núi sông được dùng để so sánh với công ơn trời biển của cha mẹ: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Tại Đền Tam Thánh ngoài hình tượng thông thường của các hòn non bộ, núi sông còn có ý nghĩa thần học. Núi ở đây là Núi Sọ với thánh giá diễn tả cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Nếu công ơn của người cha được sánh ví với núi Thái sơn thì công ơn của Chúa vượt cao hơn tất cả các ngọn núi. Một vị tinh thông Hán học trong giáo xứ đã đặt tên cho Núi Sọ cạnh Đền Tam Thánh là Công Sơn, nói lên ơn cứu độ của Chúa ban cho nhân loại cao vượt hơn mọi ngọn núi cao. Dòng thác nước từ Núi Sọ Công Sơn đổ xuống chính là dòng nước từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu trên thánh giá tuôn đổ hồng phúc cho nhân loại. Dòng nước ơn thánh róc rách qua ngọn suối chảy qua hậu tẩm, đổ xuống hồ nước ở phía bên phải Đền Tam Thánh tượng trưng cho dòng nước ơn phúc từ bên phải Đền Thờ chảy ra. Nước từ Đền Thờ đem lại ơn thanh tẩy, ơn tha thứ và sự sống. Nước chảy đến đâu cây cỏ xanh tốt, muông thú sinh sôi nẩy nở đến đấy (x. Ed 47, 1-12). Nếu tấm lòng từ mẫu được sánh ví “bao la như biển Thái bình”(Y Vân, Lòng Mẹ) và trường cửu như “nước trong nguồn chảy ra” (Ca dao), tình yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại còn mênh mông hơn biển cả vì Người đã hi sinh chịu chết để đem hạnh phúc cho chúng ta. Đó là tình yêu lớn lao nhất như chính Người đã nói: “Khoâng coù tình thöông naøo cao caû hôn tình thöông cuûa ngöôøi ñaõ hy sinh tính maïng vì baïn höõu cuûa mình” (Ga 15, 13). Vì thế, hồ nước phía bên phải Đền Tam Thánh được đặt tên là hồ Đức Hải cho thấy phúc đức từ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu mênh mông như biển cả đổ xuống tràn lan cho nhân loại.

Từ 8 bức phù điêu sơ lược tích truyện Tam Thánh phát sinh ba dòng suối nhỏ hòa vào dòng suối lớn để cùng đổ vào hồ Đức Hải. Ngụ ý diễn tả cuộc tử đạo của Tam Thánh Quê Hương được phúc chung phần với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Và vì thế cũng trở thành một nguồn ân phúc đổ xuống cho nhân loại, cho dân tộc và đặc biệt cho giáo xứ quê hương.

Thẩm mỹ tinh tế

Những hình tượng đậm nét dân tộc diễn tả tài tình ý nghĩa thâm sâu đạo giáo càng khiến lòng người rung cảm khi tất cả được thể hiện bằng những đường nét thẩm mỹ tinh tế.

Tinh tế trong sắp xếp phối cảnh. Ba ngọn tháp vuông vức uy nghi của nhà thờ xứ được bao quanh bởi hai mái tòa hình bát giác và ngôi đền mái tròn mềm mại. Ngôi đền xây trên một rẻo đất cao ráo tựa như trên một ngọn đồi, cao vừa đủ để làm tăng vẻ thanh thoát của ngôi đền giữa một vùng đồng bằng đơn điệu, không quá cao để không lấn át vẻ tôn nghiêm của ngôi nhà thờ chính xứ. Nhà thờ xứ và đền Tam Thánh vừa liền lạc thành một tổng thể thống nhất vừa nhẹ nhàng cách biệt bằng một hàng dậu cây xanh đẹp mắt. Ngôi đền vừa gần gũi lại vừa thâm nghiêm với phiến đá đặt ngay ở lối chính dẫn vào đền và bức bình phong chắn lối để khách hành hương phải đi lên bằng lối phụ hai bên. Tổng thể khuôn viên không rộng lớn nhưng chứa đựng cả nhà thờ, tòa các thánh và ngôi đền, lại có đầy đủ núi đồi, sông suối, có đường đi lối lại, có cây xanh, có thảm cỏ, có đá, có hoa, không làm cho khuôn viên thành chật chội, trái lại tạo nên một quần thể vừa hợp nhất vừa xinh đẹp cho thấy óc thẩm mỹ tinh tế trong sắp xếp phối cảnh.

Tinh tế trong đường nét điêu khắc. Quan sát từng đường nét điêu khắc, ta càng khâm phục những bàn tay nghệ nhân tài ba. Hai chất liệu được dùng nhiều trong công trình là gỗ và đá.

Nhìn từ bên ngoài những công trình bằng đá tạo cho ngôi đền một dáng vẻ vững chãi khỏe mạnh. Từ nền móng cho đến lan can trong hành lang là một lớp đá quí cứng cáp được chạm trổ tinh vi. Dưới mỗi bệ kê chân cột hình lá vạn tuế phô diễn những nét khắc mềm mại khiến cành lá trở nên linh động trên nền đá mịn màng thanh nhã. Lan can hành lang bằng đá trắng nâng đỡ những thân cột tròn bằng đá đỏ tạo nên một tổng hợp mầu sắc vừa quí phái vừa thanh tao. Phía sau đền, những bức phù điêu bằng đá trắng nổi bật trên nền xám của bức tường tạo làm nổi bật dáng vẻ vừa uy nghiêm vừa thanh thoát của ngôi đền.

Công trình bằng gỗ cũng đẹp đẽ không thua kém. Những cánh cửa vốn đã được đẽo gọt tròn trịa cho phù hợp với hình dáng của ngôi đền càng tăng vẻ cao quí với những phù điêu khéo léo tạc cảnh gieo hạt và gặt lúa. Khuôn cửa sổ được bảo vệ bằng những vòng gỗ xếp đặt khéo léo thành những hình thánh giá coi rất lạ mắt. Tại vị trí trung tâm tòa Tam Thánh uy nghi với bức rèm chạm thông phong tinh xảo sơn son thiếp vàng lộng lẫy làm nổi bật tượng ba vị thánh với nét điêu khắc sắc sảo lạ thường. Toàn thể nội thất ngôi đền được ghép gỗ tạo nên một bầu khí ấm cúng và thâm trầm giúp người cầu nguyện dễ lắng đọng tâm hồn.

Tinh tế trong nội dung ý nghĩa. Khách hành hương càng thấm thía khi khám phá ra những ý nghĩa giấu ẩn trong các công trình điêu khắc. Không có gì dư thừa. Tất cả đều được chắt lọc. Tất cả đều có chủ đích chuyên chở những ý nghĩa phát nguồn từ Kinh Thánh, truyền thống hoặc lịch sử.

Những chiếc chum tưởng như những vật trang trí ngẫu nhiên thực ra gợi nhớ đến tích truyện bà Nhiêu Côn giấu Đức cha Sampedro Xuyên khi ngài bị quân lính lùng bắt. Hình sợi dây thừng được khéo léo khắc trên đầu cột ám chỉ dụng cụ hành hình ba vị thánh.

Ai bước đi trên nền đá vững chãi của ngôi đền đều liên tưởng đến Lời Chúa dạy: “Ai nghe nhöõng lôøi Thaày daïy maø ñem ra thöïc haønh, thì Thaày seõ chæ cho anh em bieát ngöôøi aáy ví ñöôïc nhö ai. Ngöôøi aáy ví ñöôïc nhö moät ngöôøi khi xaây nhaø, ñaõ cuoác, ñaõ ñaøo saâu vaø ñaët neàn moùng treân ñaù. Nöôùc luït daâng leân, doøng soâng coù uøa vaøo nhaø, thì cuõng khoâng lay chuyeån noåi, vì nhaø ñaõ xaây vöõng chaéc” (Lc 6, 47-48). Cuộc đời ba vị thánh đã vững chắc vì sống theo Lời Chúa cho đến tận cùng.

Chiêm ngắm hai cánh cửa khắc cảnh gieo hạt và gặt lúa, tự nhiên lòng trí ta hướng về những câu Thánh vịnh:

"Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống,

mùa gặt mai sau khấp khởi mừng.

Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo;

lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng".
(Tv 126, 5-6)

Cuộc đời các vị thánh đã gieo trong gian nan vất vả, trong cả máu và nước mắt nay đang hưởng mùa gặt hạnh phúc hân hoan trong Nước Trời…

Cảnh thiên nhiên xinh tươi. Bầu không khí trong lành. Kiến trúc đi vào lòng người. Gương tiết liệt kiên trung của các vị thánh trong cùng một gia đình. Và nhất là bầu khí cầu nguyện nâng tâm hồn người lên tới Thiên Chúa. Tất cả tạo cho Đền Tam Thánh một vẻ cuốn hút khiến khách hành hương tuôn đến không quản ngại đường xa. Đến nơi mọi người có thể tham dự những giờ chầu Thánh Thể do các gia đình trong giáo xứ phụ trách. Có thể chiêm ngắm ngôi đền trong tổng thể. Có thể phân tích từng đường nét điêu khắc trên cửa, trên tường. Và có thể đơn sơ ngồi bên hồ nước thưởng thức làn gió mát như được lọc qua rặng cây xanh và dòng nước trong lành.

Còn tiếp…
 
Văn Hóa
Trong như hạt mưa rơi
Trầm Thiên Thu
09:54 10/07/2010
Những đám mây đen trên bầu trời đang nhanh chóng đan nhau dày đặc. Tiết trời oi bức chưa kịp dịu xuống, những hạt mưa lớn đã rơi lộp độp trên mặt đường. Tôi tìm một mái hiên vắng để trú mưa. Vừa ghé xe vào, một cô gái cũng ghé vào chỗ tôi trú mưa. Ai cũng loay hoay vuốt những hạt nước dính trên mặt, trên quần áo. Những hạt mưa nhỏ dần và dày hơn tung bụi nước trắng xóa. Hơi nóng ngai ngái xông vào mũi gây cảm giác khó chịu. Chợt hai người nhìn nhau. Cô gái tỏ vẻ hơi ngạc nhiên:

- Anh…

Tôi cũng vừa kịp lấp đầy câu nói của cô gái mà không khỏi ngạc nhiên:
- Kim!

Kim hơi lúng túng:
- Anh… đi đâu…?

Kim vẫn “yếu vía” như thế mỗi khi gặp chuyện gì bất ngờ.

Mười năm rồi. Kim khác một chút, nhưng nét riêng của Kim vẫn không giấu được: Đơn sơ, dịu dàng, chân thật, dễ thương và một chút e thẹn, nhõng nhẽo. Mười năm chưa phải là khoảng thời gian đủ xóa nhòa kỷ niệm.

Hồi đó tôi là ca trưởng ca đoàn xứ. Kim là ca viên với chất giọng tự nhiên khá hay. Kim thường solo. Kim và tôi đều hăng say công việc nhà thờ. Những dịp đại lễ, tuy có mệt nhưng không thiếu niềm vui. Tình cảm giữa tôi và Kim thật trong sáng, tự nhiên. Kim học chung và thân với em gái tôi, vì thế Kim vẫn coi tôi như một người anh. Hai cô bé vẫn thường “cầu viện” tôi khi làm bích báo ở trường. Thời gian cứ trôi… Bao mơ ước không thành, tôi phải đi làm cho một công ty tư nhân trên thành phố.

- Em hỏi, sao anh không nói?

- À, anh không nghe. Em hỏi gì vậy? – Tôi vội tự biện hộ.

Kim cười nụ:
- Em hỏi anh đi đâu?
- À, anh đi làm về.
- Sớm vậy?
- Hôm nay thứ Bảy, được nghỉ sớm. Lúc này em làm gì?

Xoay xoay chiếc mũ bảo hiểm trong tay, Kim ngập ngừng:
- Em… em vào dòng… ba năm rồi.
- Vậy à? Mà dòng nào?
- Dạ, dòng Chim!
Tôi nhíu mày, lẩm bẩm:
- Dòng Chim, dòng Chim… À, Oiseau phải không?
Kim khẽ gật đầu.

Mưa bóng mây mau tạnh. Đường lại đầy người. Kim và tôi cũng từ giã nhau.

Về đến nhà, cơn mưa lại ùa xuống. Tôi ngồi vào bàn nhìn ra cửa sổ. Nhìn mưa là thú vui của tôi từ xưa. Ngoài giờ làm ở công ty thì tôi làm thơ, viết nhạc hay dịch bài đăng báo để khuây khỏa.

Căn gác trọ chỉ còn chút ánh sáng đủ để nhìn những hạt mưa đan nhau bên ngoài cửa sổ. Ngày xưa, giờ này tôi đang chuẩn bị đi tập hát cho ca đoàn. Cuộc sống lúc này không cho phép tôi làm những công việc thánh thiện như thế nữa. Ký ức như cuốn phim quay lại những ngày giúp lễ, đọc sách thánh, đệm đàn bằng chiếc phong cầm mộc mạc… Tôi chỉ còn viết thánh ca để trải tâm tình vào đó, và người khác sẽ làm thay tôi công việc hát ca tụng Thiên Chúa. Hoàn cảnh thay đổi tất cả dù không ai muốn…

Có lẽ Kim giờ này đang thánh thiện trong từng lời kinh phụng vụ ban chiều. Tôi rải vài giọt đàn tí tách như tiếng mưa. Tôi khe khẽ hát: Khi tình yêu con còn thơ, tương lai con dệt mơ, thì tình Chúa hững hờ. Chúa vẫn dang tay đợi chờ… Tôi chợt ngưng hát rồi viết:

Nếu yêu là tội, lạy Chúa tôi!
Có lẽ là tôi phạm tội rồi
Một thoáng yêu thương thành kỷ niệm
Nguyện trong như những hạt mưa rơi…


Thời gian thấm thoát, mới đây mà đã hơn hai mươi năm. Như một giấc ngủ. Như một thoáng mơ. Tôi nhận được thiệp mời dự lễ ngân khánh khấn dòng của Kim. Chẳng có gì hơn là tập Thánh ca để mừng cho cô bạn ngày xưa.

Mưa lại chợt gieo xuống, những hạt trong veo, trong như pha lê. Tôi lặng lẽ ngồi vào đàn, những phím dương cầm trầm bổng giai điệu: Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền Hồng Ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho tôi…

Chúc mừng Kim thánh thiện và sống trọn vẹn đời tận hiến, Kim nhé!