Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô Chấp Thuận Tiến Hành Án Phong Chân Phước Cho Triết Gia Blaise Pascal
Lê Đình Thông
09:46 09/07/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô Chấp Thuận Tiến Hành Án Phong Chân Phước Cho Triết Gia Blaise Pascal
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận tiến hành án phong chân phước cho triết gia Blaise Pascal. Trong buổi tiếp nhà báo Luigi Scalfari, sáng lập viên nhật báo La Republica, Ngài tuyên bố ‘‘Blaise Pascal, triết gia đồng thời là nhà toán học nổi tiếng của thế kỷ XVII, xứng đáng được tôn phong chân phước vì có các xác tín tích cực’’. Thánh bộ Phong thánh sẽ mở một hồ sơ, lấy tên là ‘‘Pascal’’.
Nhà báo Scalfari đã trình lên Đức Thánh Cha việc triết gia muốn chút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện dành cho các bệnh nhân nghèo. Sinh thời, triết gia tự nguyện sống khổ hạnh (jansénisme). Nhiều vị giáo hoàng tôn kính đời sống thiêng liêng và trí thức của Pascal. Nhiều thông điệp của các vị giáo hoàng, từ Phaolô VI đến Bênêdictô XVI, ghi lại nhiều quan điểm của nhà triết học này.
Blaise Pascal sinh ngày 19/06/1623 tại Clairmont (nay là Clermont-Ferrand), mồ côi mẹ năm lên ba tuổi. Thân phụ là một nhà toán học nổi tiếng, cố vấn triều đình. Ông đích thân dạy dỗ các con : Pascal, Gilberte và Jacqueline.
Năm 1631, gia đình Pascal về Paris lúc Blaise mới 8 tuổi. Nhờ thân phụ dạy dỗ, Blaise giỏi toán. Năm 11 tuổi, Blaise soạn cuốn Traité des sons. Blaise học cổ ngữ latin và hy lạp. Năm 12 tuổi, Blaise nghiên cứu hình học. Năm 16 tuổi, ông soạn Essai sur les coniques, trong đó ông đưa ra định lý Pascal (théorème de Pascal). Năm 18 tuổi, Blaise sáng chế máy tính, đặt tên là Pascaline và nhiều phát minh khác.
Lúc Pascal trở lại Paris, ông chứng kiến phép lạ của cháu gái Marguerite Périer, 10 tuổi, bị bệnh chảy nước mắt (fiscule lacrymale) từ năm lên 3. Các danh y đều cho biết không thể chữa được. Khi chạm vào mạo gai Chúa tại Port-Royal-des-Champs, Marguerite liền được chữa lành. Sau sự việc này, Pascal biên soạn tác phẩm Pensées, nói lên đức tin của mình : Scio cui credidi (Tôi xác tín niềm tin vào Đấng Cứu thế). Khởi thủy, Pensées mang tựa đề là Apologie de la religion chrétienne (Minh giáo về Thiên Chúa giáo). Ngoài ý nghĩa thần học, tác phẩm cuối đời này của Pascal được coi là một trong những kiệt tác của văn học Pháp.
Năm 18 tuổi, không ngày nào mà Blaise không bị đau đầu. Năm 1647, ông bị liệt, phải chống gậy. Năm 1662, bệnh tình của Pascal trở nên trầm trọng. Ông muốn được điều trị trong một bệnh viện dành cho các bệnh nan y. Ngày 17/08/1662, ông nhận được phép xức dầu. Ông mất lúc 1 giờ sáng ngày 19/08/1662, sau khi phó mình trong tay Chúa : ‘Con xin Chúa đừng bao giờ bỏ con’’. Ngài được an táng tại thánh đường Saint-Étienne-du-Mont, nơi Tòa Tổng Giám mục Paris có lần muốn giao cho Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Paris, ngày 09/07/1017
Lê Đình Thông
Nhà báo Scalfari đã trình lên Đức Thánh Cha việc triết gia muốn chút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện dành cho các bệnh nhân nghèo. Sinh thời, triết gia tự nguyện sống khổ hạnh (jansénisme). Nhiều vị giáo hoàng tôn kính đời sống thiêng liêng và trí thức của Pascal. Nhiều thông điệp của các vị giáo hoàng, từ Phaolô VI đến Bênêdictô XVI, ghi lại nhiều quan điểm của nhà triết học này.
Blaise Pascal sinh ngày 19/06/1623 tại Clairmont (nay là Clermont-Ferrand), mồ côi mẹ năm lên ba tuổi. Thân phụ là một nhà toán học nổi tiếng, cố vấn triều đình. Ông đích thân dạy dỗ các con : Pascal, Gilberte và Jacqueline.
Năm 1631, gia đình Pascal về Paris lúc Blaise mới 8 tuổi. Nhờ thân phụ dạy dỗ, Blaise giỏi toán. Năm 11 tuổi, Blaise soạn cuốn Traité des sons. Blaise học cổ ngữ latin và hy lạp. Năm 12 tuổi, Blaise nghiên cứu hình học. Năm 16 tuổi, ông soạn Essai sur les coniques, trong đó ông đưa ra định lý Pascal (théorème de Pascal). Năm 18 tuổi, Blaise sáng chế máy tính, đặt tên là Pascaline và nhiều phát minh khác.
Lúc Pascal trở lại Paris, ông chứng kiến phép lạ của cháu gái Marguerite Périer, 10 tuổi, bị bệnh chảy nước mắt (fiscule lacrymale) từ năm lên 3. Các danh y đều cho biết không thể chữa được. Khi chạm vào mạo gai Chúa tại Port-Royal-des-Champs, Marguerite liền được chữa lành. Sau sự việc này, Pascal biên soạn tác phẩm Pensées, nói lên đức tin của mình : Scio cui credidi (Tôi xác tín niềm tin vào Đấng Cứu thế). Khởi thủy, Pensées mang tựa đề là Apologie de la religion chrétienne (Minh giáo về Thiên Chúa giáo). Ngoài ý nghĩa thần học, tác phẩm cuối đời này của Pascal được coi là một trong những kiệt tác của văn học Pháp.
Năm 18 tuổi, không ngày nào mà Blaise không bị đau đầu. Năm 1647, ông bị liệt, phải chống gậy. Năm 1662, bệnh tình của Pascal trở nên trầm trọng. Ông muốn được điều trị trong một bệnh viện dành cho các bệnh nan y. Ngày 17/08/1662, ông nhận được phép xức dầu. Ông mất lúc 1 giờ sáng ngày 19/08/1662, sau khi phó mình trong tay Chúa : ‘Con xin Chúa đừng bao giờ bỏ con’’. Ngài được an táng tại thánh đường Saint-Étienne-du-Mont, nơi Tòa Tổng Giám mục Paris có lần muốn giao cho Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Paris, ngày 09/07/1017
Lê Đình Thông
Tất Cả Mọi Người Phải Trở Thành Môn Đệ Truyền Giáo
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:00 09/07/2017
Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Môn Đệ Truyền Giáo”, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài “No one is exempt from call to be missionary disciple” của Đức Cha Michael Mulvey, Giám Mục Giáo Phận Corpus Christ, Texas. Trong bài này Đức Cha nói: “Hội Thánh ngày nay cần các môn đệ có một sự hiểu biết và lòng nhiệt thành để trở thành các nhà truyền giáo”. Tất cả “chúng ta được mời gọi làm chứng và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho những người khác..., để giúp mở cánh cửa ân sủng cho những người đã xa lìa Hội Thánh và Thiên Chúa vì bất cứ lý do nào”. Nhưng chúng ta phải “trước hết sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng và chia sẻ sứ điệp ấy không chỉ bằng cách lặp lại các lời của Tin Mừng, mà bằng hoa quả của việc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong những lời ấy và ảnh hưởng của Người trong cuộc sống của mình”. Ngài mời gọi mọi người hãy “xét lại bằng một cách mới mẻ tất cả những gì chúng ta nói và làm trong việc làm chứng và công bố Đức Kitô”. Ngài kết luận rằng “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm mang Đức Kitô đến cho người khác. Không ai được miễn chước lời mời gọi này”. Bài này được đăng trên South Texas Catholic ngày 1 tháng 5 năm 2014: https://southtexascatholic.com/news/no-one-is-exempt-from-call-to-be-missionary-disciple.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxiô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không chỉ là các môn đệ của Đức Chúa Giêsu Kitô mà còn là "các môn đệ truyền giáo".
Việc biết và đơn thuần nhận mình là môn đệ có thể bị hiểu lầm là cuộc hành trình đức tin của chúng ta chỉ liên hệ đến một vài nguyên tắc tâm linh, chẳng hạn như tham dự các lớp đào luyện ở các giáo xứ, v.v .... Trong tất cả những điều ấy chúng ta có thể có cảm giác rằng mình là những môn đệ tốt lành và trung tín, nhưng đó có phải là điều chúng ta cần ngày nay không?
Hội Thánh ngày nay cần các môn đệ có một sự hiểu biết và lòng nhiệt thành để trở thành các nhà truyền giáo. Khi còn trẻ, nhiều người trong chúng ta có thể đã có ý nghĩ muốn trở thành một nhà truyền giáo. Nhiệt tình trẻ trung và mong ước tự hiến hoàn toàn của mình có thể đưa chúng ta đến kết luận ấy. Ngày nay, theo tinh thần Tân Phúc Âm hóa, chúng ta được mời gọi làm chứng và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho những người khác (Mt 4:18). Chúng ta được mời gọi để giúp mở cánh cửa ân sủng cho những người đã xa lìa Hội Thánh và Thiên Chúa vì bất cứ lý do nào.
Đức Thánh Cha, và thực sự là toàn thể Hội Thánh, đang mời gọi tất cả chúng ta khơi dậy lòng nhiệt thành truyền giáo trong Hội Thánh để kêu gọi tha nhân và chính mình đến một đức tin mới trong Tin Mừng.
Hội Thánh đã tham gia vào công cuộc Phúc Âm hóa trong suốt thiên niên kỷ. Vậy có gì là mới mẻ trong việc Phúc Âm hóa ngày nay? Sự mới mẻ là lời mời gọi chúng ta trước hết sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng và chia sẻ sứ điệp ấy không chỉ bằng cách lặp lại các lời của Tin Mừng, mà bằng hoa quả của việc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong những lời ấy và ảnh hưởng của Người trong cuộc sống của mình. Nhiều người ngày nay đang bị các tà thần thế tục nắm bắt và do đó tự mình xa lìa Thiên Chúa và Hội Thánh của Ngài.
Việc Tân Phúc Âm hóa là nỗ lực của chúng ta để loan báo Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng từ Người mà mọi sự được phát sinh, bằng một cách thế mới mẻ với lòng nhiệt thành vui tươi. Chúa Giêsu là Đấng đã được sai đến để mang lại cho chúng ta ơn cứu rỗi bằng cách hòa giải chúng ta với Chúa Cha. Cuộc đời, cái chết và việc Phục Sinh của Người đã tỏ bày Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta, kể cả những người sống ở ngoại biên của Hội Thánh, là những kẻ không biết Người.
Là các môn đệ truyền giáo, sứ điệp cao cả nhất mà chúng ta phải chia sẻ và tặng cho những người khác là "Thiên Chúa yêu thương bạn". Thiên Chúa yêu bạn vô cùng. Thiên Chúa thương xót những yếu đuối của chúng ta và có thể tha thứ cho tội lỗi cho chúng ta. Nhiều người không biết Lòng Thương Xót nghĩa là gì; có lẽ bởi vì họ đã không cảm nghiệm được nó từ những người khác, hoặc không biết làm thế nào để cầu xin Lòng Thương Xót ấy. Đó là công việc Phúc Âm hóa; đó là sứ điệp dành cho cho mỗi môn đệ truyền giáo để chia sẻ với tha nhân.
Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ chúng ta hãy chia sẻ thực tại về tình yêu và Lòng Thương Xót này với nhiệt tình và niềm vui, bắt đầu từ nhà của mình, giữa các phần tử trong gia đình của mình, trong lối xóm của mình, trong các thành phố và thị trấn của mình, trong khắp giáo phận và ở mọi nơi. Hãy tưởng tượng xem giáo phận của chúng ta sẽ đẹp thế nào, Hội Thánh nói chung sẽ đẹp đẽ ra sao nếu nhiệt tình và niềm vui này bùng nổ.
Tôi không đề cập đến một nhiệt tình thiếu thực tế hay niềm vui đạo đức, nhưng một nhiệt tình và niềm vui dẫn chúng ta đến sứ mệnh, trở thành những nhà truyền giáo.
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng, qua những cuộc gặp gỡ truyền giáo với tha nhân, chúng ta sẽ trở nên lành mạnh hơn. Khi vượt qua chính mình (từ bỏ mình), chúng ta bỏ lại phía sau một cuộc sống cô lập, là sự thiệt hại chính cho sức khoẻ và hạnh phúc. Là các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô, chúng ta khám phá ra ý nghĩa của sức khỏe, nhiệt tình và vui mừng, bởi vì chúng ta mang trong mình Lời của Thiên Chúa như Đức Maria, Mẹ của Ngôi Lời.
Hôm nay chúng ta cần phải xem xét lại bằng một cách mới mẻ tất cả những gì chúng ta nói và làm trong việc làm chứng và công bố Đức Kitô. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp đi lặp lại trong suốt năm đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng của ngài rằng tất cả chúng ta đều phải tham gia vào sứ mệnh Phúc Âm hóa. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm mang Đức Kitô đến cho người khác.
Không ai được miễn chước lời mời gọi này.
+ Giám Mục Michael Mulvey
Giáo Phận Corpus Christi, TX
ĐGH nói với các nhân viên bảo trì: Tất cả chúng ta là những người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu chữa lành chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:05 09/07/2017
ĐGH nói với các nhân viên bảo trì: Tất cả chúng ta là những người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu chữa lành chúng ta.
(EWTN News/CNA) Vào hôm Thứ Sáu ĐGH Phanxicô đã nói rằng giống như những nhân viên thu thuế trong phúc âm, dù chúng ta tội lỗi, nhưng Chúa tìm đến chúng ta để gần cận và chữa lành cho chúng ta miễn là chúng ta có sự khiêm nhường đủ để nhận ra chúng ta cần ngài.
ĐGH nói “Trước tiên tất cả chúng ta đều phải nhận biết rằng: không một ai trong chúng ta, không một ai hiện diện ở đây có thể nói, ‘Tôi không phải là tội nhân.’ Chỉ có những kẻ giả hình, những Pharisiêu mới dám nói thế. Và Chúa Giêsu đã lên án họ.”
“Những kẻ giả hình này tự hào, ảo tưởng và cho rằng mình hơn những người khác. Thật ra chúng ta là những kẻ có tội. Đó là thân phận chúng ta và vì thế Chúa Giêsu muốn đến với chúng ta. Chúa đến với chúng ta, đến với anh, với chị, đến với tôi, vì tôi là kẻ có tội.”
ĐGH đã nói như vậy vào thánh lễ sáng Thứ Sáu dành cho nhân viên bảo trì của thành phố Vatican. Trong bài chia sẻ về đoạn Phúc Âm hôm ấy của Thánh Matthew kể lại việc Chúa Giêsu đã gọi thánh Matthew theo ngài, Chúa lại còn dùng bữa với Matthew, cùng những người thu thuế và những người tội lỗi.
Hình ảnh của đoạn Tin Mừng cũng được mô tả trong một bức họa nổi tiếng của họa sĩ Caravaggio có tên là “Tiếng gọi Thánh Matthew” mà ĐGH đã có dịp chiêm ngắm tại nhà thờ San Luigi De Francesi khi ngài thăm Roma trước khi ngài làm Giáo Hoàng.
ĐGH nói rằng “Điều này an ủi tôi rất nhiều vì tôi nghĩ Chúa đến vì yêu tôi. Bởi vì tất cả chúng ta, tất cả đều là tội nhân. Đây là sự an ủi và là niềm tin của chúng ta. Chúa Giêsu luôn tha thứ cho chúng ta, chữa lành tâm hồn chúng ta. Ngay cả khi vì yếu đuối chúng ta lại lần nữa phạm tội, Chúa Giêsu sẽ đỡ chúng ta dậy ,“ Chúa luôn chữa lành chúng ta.”
“Chúa Giêsu đến với người tội lỗi, chứ không phải đến với người công chính không cần ngài. Chúa phán rằng “Người khỏe mạnh không cần thày thuốc, nhưng người đau yếu mới cần, hãy đi học cho biết ý nghĩa của lời này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần tế lễ. Ta đến không phải đểu kêu gọi người công chính, nhưng là những người tội lỗi.”
ĐGH nói tiếp “Khi đọc những lời này tôi cảm nhận được tiếng gọi của Chúa Giêsu, và tất cả chúng ta cũng có thể cùng thưa với Chúa “ Chúa Giêsu hãy đến với con.”
“Ngay cả khi chúng ta gặp khó khăn, khi chúng ta sa ngã hay cảm thấy bị đè nặng bởi những điều sai phạm lỡ lầm. Chúa Giêsu vẫn yêu chúng ta bất kể như thế nào. “Xin đừng sợ hãi.”
ĐGH giải thích là gương sống thánh thiện của Thánh Jerome làm ngài suy tư. Thánh nhân luôn cầu nguyện và làm việc cho Thiên Chúa, nhưng vẫn có điều gì đó còn thiếu xót. Thì ra Thiên Chúa muốn thánh nhân dâng tỗi lỗi của mình cho Chúa.”
ĐGH kết luận, “Hôm nay, cũng là ngày Thứ Sáu đầu tháng, chúng ta hãy cầu xin cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu ban cho chúng ta hiểu được điều tốt đẹp này. Bằng một trái tim đầy lòng thương xót, Chúa nói với chúng ta rằng: Hãy dâng cho Cha những yếu đuối của con, những tội lỗi của con. Cha sẽ tha thứ tất cả cho con. Chúa Giêsu tha thứ mọi sự, tha thứ luôn luôn. Xin cho chúng con niềm vui vì được thứ tha.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Vào hôm Thứ Sáu ĐGH Phanxicô đã nói rằng giống như những nhân viên thu thuế trong phúc âm, dù chúng ta tội lỗi, nhưng Chúa tìm đến chúng ta để gần cận và chữa lành cho chúng ta miễn là chúng ta có sự khiêm nhường đủ để nhận ra chúng ta cần ngài.
“Những kẻ giả hình này tự hào, ảo tưởng và cho rằng mình hơn những người khác. Thật ra chúng ta là những kẻ có tội. Đó là thân phận chúng ta và vì thế Chúa Giêsu muốn đến với chúng ta. Chúa đến với chúng ta, đến với anh, với chị, đến với tôi, vì tôi là kẻ có tội.”
ĐGH đã nói như vậy vào thánh lễ sáng Thứ Sáu dành cho nhân viên bảo trì của thành phố Vatican. Trong bài chia sẻ về đoạn Phúc Âm hôm ấy của Thánh Matthew kể lại việc Chúa Giêsu đã gọi thánh Matthew theo ngài, Chúa lại còn dùng bữa với Matthew, cùng những người thu thuế và những người tội lỗi.
Hình ảnh của đoạn Tin Mừng cũng được mô tả trong một bức họa nổi tiếng của họa sĩ Caravaggio có tên là “Tiếng gọi Thánh Matthew” mà ĐGH đã có dịp chiêm ngắm tại nhà thờ San Luigi De Francesi khi ngài thăm Roma trước khi ngài làm Giáo Hoàng.
ĐGH nói rằng “Điều này an ủi tôi rất nhiều vì tôi nghĩ Chúa đến vì yêu tôi. Bởi vì tất cả chúng ta, tất cả đều là tội nhân. Đây là sự an ủi và là niềm tin của chúng ta. Chúa Giêsu luôn tha thứ cho chúng ta, chữa lành tâm hồn chúng ta. Ngay cả khi vì yếu đuối chúng ta lại lần nữa phạm tội, Chúa Giêsu sẽ đỡ chúng ta dậy ,“ Chúa luôn chữa lành chúng ta.”
“Chúa Giêsu đến với người tội lỗi, chứ không phải đến với người công chính không cần ngài. Chúa phán rằng “Người khỏe mạnh không cần thày thuốc, nhưng người đau yếu mới cần, hãy đi học cho biết ý nghĩa của lời này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần tế lễ. Ta đến không phải đểu kêu gọi người công chính, nhưng là những người tội lỗi.”
ĐGH nói tiếp “Khi đọc những lời này tôi cảm nhận được tiếng gọi của Chúa Giêsu, và tất cả chúng ta cũng có thể cùng thưa với Chúa “ Chúa Giêsu hãy đến với con.”
“Ngay cả khi chúng ta gặp khó khăn, khi chúng ta sa ngã hay cảm thấy bị đè nặng bởi những điều sai phạm lỡ lầm. Chúa Giêsu vẫn yêu chúng ta bất kể như thế nào. “Xin đừng sợ hãi.”
ĐGH giải thích là gương sống thánh thiện của Thánh Jerome làm ngài suy tư. Thánh nhân luôn cầu nguyện và làm việc cho Thiên Chúa, nhưng vẫn có điều gì đó còn thiếu xót. Thì ra Thiên Chúa muốn thánh nhân dâng tỗi lỗi của mình cho Chúa.”
ĐGH kết luận, “Hôm nay, cũng là ngày Thứ Sáu đầu tháng, chúng ta hãy cầu xin cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu ban cho chúng ta hiểu được điều tốt đẹp này. Bằng một trái tim đầy lòng thương xót, Chúa nói với chúng ta rằng: Hãy dâng cho Cha những yếu đuối của con, những tội lỗi của con. Cha sẽ tha thứ tất cả cho con. Chúa Giêsu tha thứ mọi sự, tha thứ luôn luôn. Xin cho chúng con niềm vui vì được thứ tha.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Nghị Sơ Kết Công Tác Mục Vụ Bán Niên Giáo Phận Hưng Hóa Năm 2017
Lm Nguyễn Văn Thành
12:16 09/07/2017
Hội Nghị Sơ Kết Công Tác Mục Vụ Bán Niên Giáo Phận Hưng Hóa Năm 2017
WGPHH – Theo thường lệ, mỗi năm giáo phận Hưng Hóa có hai lần gặp mặt đại diện mọi phần dân Chúa trong giáo phận để nhìn lại công tác mục vụ trong năm. Hội nghị sơ kết công tác mục vụ bán niên năm 2017 của giáo phận Hưng Hóa đã được tổ chức từ ngày 05-06/07/2017 tại Trung Tâm Mục Vụ Hà Thạch. Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của hai Đức Giám Mục giáo phận, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và giáo dân là Đại biểu của các Ủy ban mục vụ trong toàn giáo phận. Tổng số đại biểu là 205, trong đó có mặt là 165; vắng mặt là 40.
Xem Hình
Sau lời giới thiệu thành phần tham dự của cha Antôn Vũ Thái San, vào lúc 09h15’ ngày 05/07/2017, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận đã tuyên bố khai mạc Hội nghị sơ kết công tác mục vụ bán niên năm 2017.
Tiếp đến, Đức Cha nhắc tới tầm quan trọng của Hội nghị mục vụ để nhìn lại công tác mục vụ giáo phận trong 6 tháng qua. Đồng thời, Đức Cha cho các đại biểu thấy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Giáo Hội qua việc xây dựng giáo xứ và giáo phận.
Mặt khác, Đức Cha nói tới tầm quan trọng của Hội nghị sơ kết bán niên là dịp để chúng ta xem xét lại phương hướng đã đề ra đầu năm mục vụ đã thực hiện được đến đâu? Cần chỉnh sửa điều gì cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Lần lượt 17 Ủy Ban báo cáo công tác mục vụ của Ủy ban mình trong 6 tháng đầu năm. Nhiều ban đã xuất sắc nhiệm vụ nhưng cũng nhiều ban vì hoàn cảnh nên chưa thực hiện được phương hướng đề ra từ Hội nghị cuối năm trước. Đức Cha Gioan cũng nhấn mạnh: “Giáo phận chúng ta là một giáo phận nghèo nhưng không thiếu tiền để lo công tác mục vụ của các ban. Vì thế, các Ủy ban cần năng động và có sáng kiến làm sao để công tác mục của Ủy ban mình đạt được kết qua cao nhất”.
Trong hai ngày làm việc khẩn trương, các Ủy ban báo cáo và những đóng góp của các đại biểu, nhất là của hai Đức Cha nên hiệu quả rất tích cực. Ngài nhận xét cách cẩn thận từng Ủy ban và nêu lên điểm tích cực hay tồn tại của Ủy ban đó. Ngoài ra, Đức Cha Gioan cũng thông báo một số cha sẽ thuyên chuyển trong dịp tới và chuẩn bị nhân sự cho các Ủy ban trong dịp tổng kết hội nghị cuối năm.
Hội nghị kết thúc sau cơm trưa thứ Năm ngày 6 tháng 7 trong sự vui mừng của các đại biểu tham dự. Các ủy ban cố gắng chu toàn bổn phận trong 6 tháng cuối năm. Các đại biểu chia tay nhau trong tình yêu thương của con cái giáo phận.
WGPHH – Theo thường lệ, mỗi năm giáo phận Hưng Hóa có hai lần gặp mặt đại diện mọi phần dân Chúa trong giáo phận để nhìn lại công tác mục vụ trong năm. Hội nghị sơ kết công tác mục vụ bán niên năm 2017 của giáo phận Hưng Hóa đã được tổ chức từ ngày 05-06/07/2017 tại Trung Tâm Mục Vụ Hà Thạch. Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của hai Đức Giám Mục giáo phận, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và giáo dân là Đại biểu của các Ủy ban mục vụ trong toàn giáo phận. Tổng số đại biểu là 205, trong đó có mặt là 165; vắng mặt là 40.
Xem Hình
Sau lời giới thiệu thành phần tham dự của cha Antôn Vũ Thái San, vào lúc 09h15’ ngày 05/07/2017, Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục giáo phận đã tuyên bố khai mạc Hội nghị sơ kết công tác mục vụ bán niên năm 2017.
Tiếp đến, Đức Cha nhắc tới tầm quan trọng của Hội nghị mục vụ để nhìn lại công tác mục vụ giáo phận trong 6 tháng qua. Đồng thời, Đức Cha cho các đại biểu thấy trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Giáo Hội qua việc xây dựng giáo xứ và giáo phận.
Mặt khác, Đức Cha nói tới tầm quan trọng của Hội nghị sơ kết bán niên là dịp để chúng ta xem xét lại phương hướng đã đề ra đầu năm mục vụ đã thực hiện được đến đâu? Cần chỉnh sửa điều gì cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Lần lượt 17 Ủy Ban báo cáo công tác mục vụ của Ủy ban mình trong 6 tháng đầu năm. Nhiều ban đã xuất sắc nhiệm vụ nhưng cũng nhiều ban vì hoàn cảnh nên chưa thực hiện được phương hướng đề ra từ Hội nghị cuối năm trước. Đức Cha Gioan cũng nhấn mạnh: “Giáo phận chúng ta là một giáo phận nghèo nhưng không thiếu tiền để lo công tác mục vụ của các ban. Vì thế, các Ủy ban cần năng động và có sáng kiến làm sao để công tác mục của Ủy ban mình đạt được kết qua cao nhất”.
Trong hai ngày làm việc khẩn trương, các Ủy ban báo cáo và những đóng góp của các đại biểu, nhất là của hai Đức Cha nên hiệu quả rất tích cực. Ngài nhận xét cách cẩn thận từng Ủy ban và nêu lên điểm tích cực hay tồn tại của Ủy ban đó. Ngoài ra, Đức Cha Gioan cũng thông báo một số cha sẽ thuyên chuyển trong dịp tới và chuẩn bị nhân sự cho các Ủy ban trong dịp tổng kết hội nghị cuối năm.
Hội nghị kết thúc sau cơm trưa thứ Năm ngày 6 tháng 7 trong sự vui mừng của các đại biểu tham dự. Các ủy ban cố gắng chu toàn bổn phận trong 6 tháng cuối năm. Các đại biểu chia tay nhau trong tình yêu thương của con cái giáo phận.
Lá Ủ - Rừng Thần, Tiếng Gọi Truyền Giáo
Lm. Matthew Nguyễn Đại Tài
20:09 09/07/2017
Lá Ủ - Rừng Thần, Tiếng Gọi Truyền Giáo
Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ là một bộ phận nhỏ của Giáo Hạt Phương Lâm, Giáo Phận Xuân Lộc.
Đức tin không đơn giản là những lời nói trên môi, mà nhiều khi phải liều mạng sống để minh chứng: Tháng 4/1986, thấy một số bà con dân tộc Kơho đi chợ Phương Lâm, ông Đạm (sau này là Trưởng ban Truyền giáo) mời lại hỏi thăm ở đâu! Họ trả lời ở ngoài kia kìa (vừa nói họ vừa chỉ ra cánh đồng 5 Sao Phương Lâm). Ông cùng một số anh em đi theo con đường mòn vào từng nhà hỏi thăm.
Cuộc sống của họ rất đơn sơ: ngày ngày họ đi vào rừng đào củ mài, bắt ốc, bắt cua, chặt củi ra chợ đổi lấy gạo. Khi ngỏ lời được giúp đỡ, lúc đầu nhiều nhà không dám tiếp vì sợ. Nhưng các ông không nản chí mà cầu nguyện với Đức Mẹ, xin ơn Chúa Thánh Thần và tiếp tục làm quen để hòa đồng với họ.
Già làng lúc này là ông K’Phèn và vợ là bà K’Pút. Đôi vợ chồng này không có con. Già Làng bị bệnh lao, nên ông Đạm đề nghị đưa ông K’Phèn ra Phương Lâm để chăm sóc. Già Làng đồng ý. Ban Truyền giáo được hình thành. Anh em làm một cái chòi tranh ở cạnh nhà ông K’Đạm và nhờ các Sơ Dòng Đức Bà Truyền Giáo thuốc thang. Ban Truyền giáo thăm viếng và dạy Giáo lý. Nhờ ơn Chúa, ngày 22/12/1987 Cha G.B. Nguyễn Văn Quế rửa tội cho ông Giuse K’Phèn và vợ là Maria K’Pút. Đến ngày 16/1/1988 thì ông qua đời.
Cứ như thế, Ban Truyền Giáo tiếp tục vào rừng rẫy thăm hỏi từng nhà. Từ đó mới biết được phong tục tập quán của họ. Người K’Ho thờ đa thần: thần sông, thần núi, thần gốc cây. Họ có phong tục chia của cho người chết. Có gia đình có 6 Đồng la (chiêng), họ chia cho người chết 3 cái, kèm theo gùi, xà-gạc, soong nồi. Họ bó người chết trong tấm đan bằng tre rồi đem chôn. Ít lâu sau kẻ trộm đào lấy Đồng la, để chó tha xương và đầu lâu. Ban Truyền giáo giải thích cho họ tác hại của việc chia của cho người chết. Từ đó họ bỏ không theo tập tục cũ.
Nhờ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ngày 1/1/1992, Cha Đaminh Nguyễn Đính rửa tội cho 7 hộ với 28 người. Ngày 6/5/1993, Cha Đaminh rửa tội thêm cho 14 hộ với 58 người. Lúc này, Cộng đồng Kitô hữu Lá Ủ thuộc xứ Bình Lâm. Đến ngày 7/12/1993, Cha Antôn Nguyễn Tuế rửa tội cho 19 hộ với 76 người. Từ đây, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật giao cho Cha Tuế Quản Nhiệm Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ. Thời gian này, bà con về làng ngày càng đông. Ban Truyền giáo mua đất làm thổ cư chia cho bà con. Từ đó thành danh Sóc Lá Ủ (nghĩa là Rừng Thần).
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Việc tuyển mộ hội viên truyền giáo ở đây rất khó, vì đòi hỏi phải có tinh thần hi sinh, bác ái, hòa đồng và không kì thị. Ngày 30/12/1998, Ban Truyền Giáo mời thêm được 2 chị: Têrêsa Sen và Maria Trưởng đặc trách thăm hỏi và phát quà. Ban Truyền Giáo tiệp nhận thêm 3 thành viên là anh Phanxicô Đường, Giuse Tạm và Marcô Đệ. Trong thời gian này, Lá Ủ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ban Truyền Giáo cùng chung sức lo cho đồng bào. Họ góp tiền mua đất làm nghĩa trang, mua xe cũ trang bị thành xe tang. Ngoài ra còn xin hòm bác ái, mua trống, chiêng, quần áo, đồ tang, vừa lo vật chất vừa dạy giáo lý cho các gia đình muốn theo Đạo.
Năm 2001, theo nghị định 26 của Chính phủ, Ban Truyền giáo không dạy giáo lý trong Sóc nữa. Ban lo giúp đỡ để bà con làm ăn ổn định cuộc sống. Hiện nay, việc truyền giáo và dạy giáo lý lại tiếp tục trong Sóc Lá Ủ. Bà con đã có Nhà Nguyện chung. Nhiều ngôi nhà khang trang được dựng lên. Đường xá được bê tông hóa.
Năm 2009, Sóc Lá Ủ có 131 hộ với 547 khẩu. Trong đó 97 hộ với 365 người Công Giáo; 26 hộ với 147 người Tin Lành; 8 hộ với 35 người Đạo Ông Bà. Năm 2017, Sóc có 140 hộ Công Giáo với 701 người.
Về đời sống vật chất, ai cũng có nhà để ở, không ai phải lang thang ngoài rẫy nữa. Về đời sống tinh thần, ai theo Đạo nào thì tôn chỉ theo đạo đó. Quà cáp chia sẻ chung với nhau không phân biệt lương giáo. Tập quán ma chay cưới hỏi, họ đã làm theo người Việt.
Lm. Matthew Nguyễn Đại Tài
Đức tin không đơn giản là những lời nói trên môi, mà nhiều khi phải liều mạng sống để minh chứng: Tháng 4/1986, thấy một số bà con dân tộc Kơho đi chợ Phương Lâm, ông Đạm (sau này là Trưởng ban Truyền giáo) mời lại hỏi thăm ở đâu! Họ trả lời ở ngoài kia kìa (vừa nói họ vừa chỉ ra cánh đồng 5 Sao Phương Lâm). Ông cùng một số anh em đi theo con đường mòn vào từng nhà hỏi thăm.
Cuộc sống của họ rất đơn sơ: ngày ngày họ đi vào rừng đào củ mài, bắt ốc, bắt cua, chặt củi ra chợ đổi lấy gạo. Khi ngỏ lời được giúp đỡ, lúc đầu nhiều nhà không dám tiếp vì sợ. Nhưng các ông không nản chí mà cầu nguyện với Đức Mẹ, xin ơn Chúa Thánh Thần và tiếp tục làm quen để hòa đồng với họ.
Già làng lúc này là ông K’Phèn và vợ là bà K’Pút. Đôi vợ chồng này không có con. Già Làng bị bệnh lao, nên ông Đạm đề nghị đưa ông K’Phèn ra Phương Lâm để chăm sóc. Già Làng đồng ý. Ban Truyền giáo được hình thành. Anh em làm một cái chòi tranh ở cạnh nhà ông K’Đạm và nhờ các Sơ Dòng Đức Bà Truyền Giáo thuốc thang. Ban Truyền giáo thăm viếng và dạy Giáo lý. Nhờ ơn Chúa, ngày 22/12/1987 Cha G.B. Nguyễn Văn Quế rửa tội cho ông Giuse K’Phèn và vợ là Maria K’Pút. Đến ngày 16/1/1988 thì ông qua đời.
Nhờ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ngày 1/1/1992, Cha Đaminh Nguyễn Đính rửa tội cho 7 hộ với 28 người. Ngày 6/5/1993, Cha Đaminh rửa tội thêm cho 14 hộ với 58 người. Lúc này, Cộng đồng Kitô hữu Lá Ủ thuộc xứ Bình Lâm. Đến ngày 7/12/1993, Cha Antôn Nguyễn Tuế rửa tội cho 19 hộ với 76 người. Từ đây, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật giao cho Cha Tuế Quản Nhiệm Cộng đoàn Kitô hữu Sóc Lá Ủ. Thời gian này, bà con về làng ngày càng đông. Ban Truyền giáo mua đất làm thổ cư chia cho bà con. Từ đó thành danh Sóc Lá Ủ (nghĩa là Rừng Thần).
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Việc tuyển mộ hội viên truyền giáo ở đây rất khó, vì đòi hỏi phải có tinh thần hi sinh, bác ái, hòa đồng và không kì thị. Ngày 30/12/1998, Ban Truyền Giáo mời thêm được 2 chị: Têrêsa Sen và Maria Trưởng đặc trách thăm hỏi và phát quà. Ban Truyền Giáo tiệp nhận thêm 3 thành viên là anh Phanxicô Đường, Giuse Tạm và Marcô Đệ. Trong thời gian này, Lá Ủ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Ban Truyền Giáo cùng chung sức lo cho đồng bào. Họ góp tiền mua đất làm nghĩa trang, mua xe cũ trang bị thành xe tang. Ngoài ra còn xin hòm bác ái, mua trống, chiêng, quần áo, đồ tang, vừa lo vật chất vừa dạy giáo lý cho các gia đình muốn theo Đạo.
Năm 2009, Sóc Lá Ủ có 131 hộ với 547 khẩu. Trong đó 97 hộ với 365 người Công Giáo; 26 hộ với 147 người Tin Lành; 8 hộ với 35 người Đạo Ông Bà. Năm 2017, Sóc có 140 hộ Công Giáo với 701 người.
Về đời sống vật chất, ai cũng có nhà để ở, không ai phải lang thang ngoài rẫy nữa. Về đời sống tinh thần, ai theo Đạo nào thì tôn chỉ theo đạo đó. Quà cáp chia sẻ chung với nhau không phân biệt lương giáo. Tập quán ma chay cưới hỏi, họ đã làm theo người Việt.
Lm. Matthew Nguyễn Đại Tài
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hà Nội Giao Thông
Tấn Đạt
19:00 09/07/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Giao thông chẳng luật chẳng lề
Suy ra đất nước biết bề nào đi.?
(nđc)