Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:38 09/07/2014
XÂY MỘT BỨC TƯỢNG ĐIÊU KHẮC
Để nhớ thương ân đức của Đấng tạo hóa, mọi người quyết định xây một bức tượng của Ngài.
Phe loài chim kiến nghị xây trên dãy núi cao, chúng nó nói: “Như thế mới có thể hiện rõ sự cao cả và vĩ đại của Đấng tạo hóa”.
Phe loài thú lại có ý kiến giằng co ngược lại, chúng nó nói: “Nên xây ở bên bờ biển, mới có thể biểu hiện ra sự rộng lớn và từ ái của Đấng tạo hóa”.
Hai phe không bên nào nhượng bộ, cuối cùng, chúng nó quyết định hỏi chính Đấng tạo hóa, hy vọng Ngài nói nên đem tượng xây ở chỗ nào.
- “Thì xây ở trong lòng các ngươi”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Nếu trong lòng các ngươi thật có Ta, từng giờ từng phút ghi nhớ lời Ta, thông cảm bao dung cho nhau, yêu người khác như yêu chính mình, thì đó là cách tốt nhất để kỷ niệm và cám ơn Ta vậy”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Trong thành phố, các tượng đài liệt sĩ được dựng lên ở các nơi công cộng để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, đây là chuyện thường tình mà các dân tộc trên thế giới thường hay làm, nhưng trên thế giới lại có những hạng người thích bắt người khác ghi công của mình:
- Có những người có tiền của thì thích dâng cúng cho nhà thờ để làm công đức, nhưng chẳng bao giờ thấy họ đến nhà thờ tham dự thánh lễ.
- Có người nhiều tiền hơn, xây nhà dựng cửa cho người nghèo ở, gọi là thương yêu anh em đồng loại, nhưng đòi họ -những người nghèo- phải tuân theo những ý muốn của mình như là mafia vậy.
Phải nói là nhà thờ Công Giáo đa số cao to đẹp đẽ, hùng tráng và có tính nghệ thuật, cũng đúng thôi, vì là nơi thờ phượng Thiên Chúa cho nên phải làm cho xứng đáng, nhưng thử hỏi, có bao nhiêu tâm hồn tráng lệ để dâng hiến cho Thiên Chúa?
Có linh mục đi đến họ đạo nào là đập bỏ nhà thờ cũ (hay ít nữa là sửa lại) để xây lại theo ý của mình, rồi khánh thành rầm rộ, nơi cổng nhà thờ (hoặc nơi bậc cung thánh) khắc tấm bảng đồng thật nổi: “Nhà thờ đựơc khánh thành ngày… … do LM Giuse Thạch Văn W… khởi công xây dựng”, cũng oai danh lắm chứ. Nhưng trong họ đạo có bao nhiêu “con chiên” thiếu ăn, có bao nhiêu “bê” con thất học cần cha sở và họ đạo giúp đỡ một phần; có bao nhiêu cô gái bán thân nuôi mình và nuôi gia đình, họ đang cần sự an ủi hỏi thăm của cha sở và giáo xứ giúp họ làm nghề lương thiện; có bao nhiêu “nghé” con đang lang thang bụi đời, không đến nhà thờ học giáo lý.v.v… mà cha sở và họ đạo có lưu tâm chăng?
Đừng chú trọng đến việc xây nhà thờ bằng gỗ đá, nhưng nên tập trung xây nhà thờ trong tâm hồn các tín hữu. Nhà thờ thật cao to, tráng lệ, mà tâm hồn các tín hữu của mình thì cô đơn, xa Chúa xa Mẹ, sống xa hoa truỵ lạc, không yêu thương, không bác ái, thì nhà thờ cao to đẹp đẽ để làm chi ?
Thiên Chúa không thích như thế, Ngài thích các mục tử của Ngài chú trọng xây đắp bồi dưỡng các đền thờ sống động là các tín hữu; Ngài cũng muốn những người hảo tâm nên xây dựng đền thờ của Ngài ở trong tâm hồn của mình, nghĩa là thực hành lời Chúa, sống yêu thương đồng loại, siêng năng tham dự thánh lễ, các bí tích v.v…
Đó chính là xây “tượng Chúa” ở trong lòng mình vậy!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Để nhớ thương ân đức của Đấng tạo hóa, mọi người quyết định xây một bức tượng của Ngài.
Phe loài chim kiến nghị xây trên dãy núi cao, chúng nó nói: “Như thế mới có thể hiện rõ sự cao cả và vĩ đại của Đấng tạo hóa”.
Phe loài thú lại có ý kiến giằng co ngược lại, chúng nó nói: “Nên xây ở bên bờ biển, mới có thể biểu hiện ra sự rộng lớn và từ ái của Đấng tạo hóa”.
Hai phe không bên nào nhượng bộ, cuối cùng, chúng nó quyết định hỏi chính Đấng tạo hóa, hy vọng Ngài nói nên đem tượng xây ở chỗ nào.
- “Thì xây ở trong lòng các ngươi”- Đấng tạo hóa nói tiếp: “Nếu trong lòng các ngươi thật có Ta, từng giờ từng phút ghi nhớ lời Ta, thông cảm bao dung cho nhau, yêu người khác như yêu chính mình, thì đó là cách tốt nhất để kỷ niệm và cám ơn Ta vậy”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Trong thành phố, các tượng đài liệt sĩ được dựng lên ở các nơi công cộng để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, đây là chuyện thường tình mà các dân tộc trên thế giới thường hay làm, nhưng trên thế giới lại có những hạng người thích bắt người khác ghi công của mình:
- Có những người có tiền của thì thích dâng cúng cho nhà thờ để làm công đức, nhưng chẳng bao giờ thấy họ đến nhà thờ tham dự thánh lễ.
- Có người nhiều tiền hơn, xây nhà dựng cửa cho người nghèo ở, gọi là thương yêu anh em đồng loại, nhưng đòi họ -những người nghèo- phải tuân theo những ý muốn của mình như là mafia vậy.
Phải nói là nhà thờ Công Giáo đa số cao to đẹp đẽ, hùng tráng và có tính nghệ thuật, cũng đúng thôi, vì là nơi thờ phượng Thiên Chúa cho nên phải làm cho xứng đáng, nhưng thử hỏi, có bao nhiêu tâm hồn tráng lệ để dâng hiến cho Thiên Chúa?
Có linh mục đi đến họ đạo nào là đập bỏ nhà thờ cũ (hay ít nữa là sửa lại) để xây lại theo ý của mình, rồi khánh thành rầm rộ, nơi cổng nhà thờ (hoặc nơi bậc cung thánh) khắc tấm bảng đồng thật nổi: “Nhà thờ đựơc khánh thành ngày… … do LM Giuse Thạch Văn W… khởi công xây dựng”, cũng oai danh lắm chứ. Nhưng trong họ đạo có bao nhiêu “con chiên” thiếu ăn, có bao nhiêu “bê” con thất học cần cha sở và họ đạo giúp đỡ một phần; có bao nhiêu cô gái bán thân nuôi mình và nuôi gia đình, họ đang cần sự an ủi hỏi thăm của cha sở và giáo xứ giúp họ làm nghề lương thiện; có bao nhiêu “nghé” con đang lang thang bụi đời, không đến nhà thờ học giáo lý.v.v… mà cha sở và họ đạo có lưu tâm chăng?
Đừng chú trọng đến việc xây nhà thờ bằng gỗ đá, nhưng nên tập trung xây nhà thờ trong tâm hồn các tín hữu. Nhà thờ thật cao to, tráng lệ, mà tâm hồn các tín hữu của mình thì cô đơn, xa Chúa xa Mẹ, sống xa hoa truỵ lạc, không yêu thương, không bác ái, thì nhà thờ cao to đẹp đẽ để làm chi ?
Thiên Chúa không thích như thế, Ngài thích các mục tử của Ngài chú trọng xây đắp bồi dưỡng các đền thờ sống động là các tín hữu; Ngài cũng muốn những người hảo tâm nên xây dựng đền thờ của Ngài ở trong tâm hồn của mình, nghĩa là thực hành lời Chúa, sống yêu thương đồng loại, siêng năng tham dự thánh lễ, các bí tích v.v…
Đó chính là xây “tượng Chúa” ở trong lòng mình vậy!
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:41 09/07/2014
N2T |
19. Yêu là sự chiến thắng Thiên Chúa.
(Thánh Bernardus)----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh Cải Tổ Ngành Truyền Thông
Vũ Văn An
19:36 09/07/2014
Theo tin Catholic World News, tại cuộc họp báo ở Vatican ngày 9 vừa qua để công bố kế hoạch cải tổ việc quản trị tài chánh của Tòa Thánh, Đức Hồng Y George Pell, chủ tịch văn phòng kinh tế của Tòa Thánh, đã bất ngờ công bố việc cử nhiệm ông Christopher Patten, một chính trị gia bảo thủ của Anh, làm phối trí viên các hoạt động truyền thông của Vatican.
Xem thế, đủ biết quyền hạn của văn phòng kinh tế khá rộng rãi. Việc cải tổ ngành truyền thông lần này là để đơn giản hóa hệ thống truyền thông công cộng của Tòa Thánh, cải thiện việc phối trí giữa nhiều cơ quan truyền thông hiện nay và để khai thác các cơ hội của ngành truyền thông xã hội hiện đại.
Ông Christopher Patten sẽ đứng đầu một ủy ban chuyên môn để nghiên cứu các cố gắng truyền thông của Tòa Thánh. Ủy ban này được yêu cầu đệ trình một kế hoạch cải tổ ngành truyền thông công cộng của Vatican.
Ngành truyền thông công cộng của Tòa Thánh hiện nay được phân chia giữa nhiều cơ quan khác nhau: Văn phòng báo chí Vatican; nhật báo L’Osservatore Romano; đài phát thanh Vatican và trung tâm truyền hình Vatican; trang mạng Vatican; Sở Thông Tin Vatican; nhà xuất bản Vatican; và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ủy ban của Ông Patten có nhiệm vụ đưa ra một phương thức làm việc có phối hợp.
Tòa Thánh cũng hứa hẹn rằng dưới hệ thống mới, “các kênh kỹ thuật số sẽ được tăng cường để bảo đảm việc các sứ điệp của Đức Thánh Cha tới được các tín hữu khắp thế giới nhiều hơn, nhất là những người trẻ”.
Cùng với ông Patten, ủy ban sẽ còn có Gregory Erlandson, người Mỹ, nhà xuất bản của tờ Our Sunday Visitor; Daniela Frank, giám đốc Hội Đồng Truyền Thông Công Giáo Đức; Cha Eric Salobir, chuyên viên truyền thông Dòng Đaminh Pháp; Leticia Soberon, chủ mạng Mễ Tây Cơ; và George Yeo, nguyên bộ trưởng tài chánh Tân Gia Ba. Các nhân viên hành chánh của Ủy Ban sẽ do các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh cung cấp.
Cố vấn bên ngoài duy nhất của Tòa Thánh hiện nay về truyền thông là Greg Burke, một người Hoa Kỳ, được phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyển cách nay hai năm. Vốn là một cựu phóng viên của Fox News trước đây, Burke thuộc tổ chức bảo thủ Opus Dei. Còn Patten, 70 tuổi, một người Công Giáo từ thuở nhỏ, vốn theo học một trường công do các tu sĩ Biển Đức điều khiển, nhưng lại có quan điểm trái với Burke: rất cấp tiến.
Bốn năm trước đây, khi Đức Bênêđíctô XVI còn tại vị, Patten nói với một người phỏng vấn rằng “tôi không đồng ý với mọi điều Vatican tuyên bố” nhưng thêm ngay rằng ông thán phục vị giáo hoàng bảo thủ người Đức “về phương diện tri thức”.
Nhưng chính thời điểm ấy, chính phủ Anh đã cậy nhờ ông đứng ra phối hợp cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô, mà những chuẩn bị tới lúc đó đang gặp nhiều hỗn loạn. Kinh nghiệm Vatican này hiển nhiên chuẩn bị khá nhiều để ông đảm nhận nhiệm vụ mới với Tòa Thánh, nơi, chắc chắn ông sẽ “dẵm chân” lên nhiều người.
Đức Hồng Y Pell cho rằng Ủy Ban của Ông Patten sẽ giúp gia tăng số tín hữu sử dụng các phương tiện truyền thông của Vatican, hiện được ước lượng vào khoảng 10% dân số Công Giáo hoàn cầu. Ngài hy vọng Ủy Ban của Ông Patten “nhận thấy rằng thế giới truyền thông đã thay đổi một cách triệt để và còn đang thay đổi”.
Đức Hồng Y nhận định rằng Đài Phát Thanh Vatican đã phát tuyến từ năm 1931. Nhưng “tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người ta không còn thường xuyên nghe phát thanh nữa”. Nên nay, ta phải chú tâm tới sự hiện diện của ta trong thế giới kỹ thuật số. Ngài hy vọng Uỷ Ban của Ông Patten sẽ làm được việc này, nhất là trương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng @Pontifex, hiện có tới 4.2 triệu người theo.
Ông Patten dịp này tuyên bố rằng ông trông mong đảm nhiệm trách vụ “quan trọng và nhiều thách thức này” và ông sẽ khởi sự làm việc tại Ủy Ban vào tháng 9 tới. Ông Patten là lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Anh và trước đây ông là tổng toàn quyền Anh cuối cùng của Hồng Kông trước khi đảo này được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Gần đây hơn, ông là chủ tịch Đại Học Oxford và đứng đầu hội đồng quản trị BBC. Đầu năm nay, sau một cuộc giải phẫu tim, ông tuyên bố giảm thiểu lượng làm việc, nhưng cho biết nay đã bình phục và sẵn sàng đảm nhiệm những công việc bán thời gian, trên căn bản thiện nguyện.
Cũng nên biết, ông Patten là một người Công Giáo, từng phối trí cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI năm 2010 như trên đã nói. Tháng hai năm nay, ông là thành phần trong phái đoàn chính phủ Anh dự mật nghị trong đó Đức TGM Vincent Nichols của London được nâng lên hàng Hồng Y. Trước khi tham dự mật nghị, ông có nói truyện trên đài phát thanh Vatican về vai trò của cộng đồng Công Giáo tại Vương Quốc Thống Nhất, chỗ đứng của Anh trong Liên Hiệp Âu Châu và nhắc lại thành công rực rỡ chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđictô XVI.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên với Philippa Hitchen của Đài Phát Thanh Vatican, ông Patten cho rằng: “Các giám mục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các mục tử nên nói về những thành viên cùng quẫn nhất trong cộng đồng của mình, nếu các nhà lãnh đạo Giáo Hội không nói về người nghèo, về di dân, về những người bị đời hất hủi nhiều nhất, thì họ quả đã quên khuấy những bài học quan trọng nhất của Tân Ước, quyên khuấy một số những hậu quả quan trọng nhất của luật vàng từng xuyên suốt mọi tôn giáo… Tôi nghĩ rằng điều không những Đức Tổng Giám Mục mà cả vị đối tác của ngài trong Giáo Hội Anh Giáo, Justin Welby, và nhiều vị khác từng lên tiếng là môt lý luận mà chính phủ cần phải bàn thảo…
“Tại Âu Châu, chúng ta chiếm 7% dân số thế giới, khoảng 20-25% sản lượng thế giới, nhưng chiếm tới 50% các chi tiêu của thế giới về các chính sách xã hội; quả là khó mà giảng hòa được các con số ấy… Thứ hai, ta đang có những cuộc tranh cãi thực sự về các cộng đồng di dân khắp trong các quốc gia Âu Châu, thành thử nếu Giáo Hôi Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác cũng như các nhóm tín ngưỡng không có quan điểm gì về vấn đề này, thì họ quả không làm việc họ phải làm…”
Cung điệu trên cho thấy hình như ông “ăn ý” hơn với vị giáo hoàng hiện nay, vị giáo hoàng mà ông hân hạnh được góp ý về truyền thông.
Xem thế, đủ biết quyền hạn của văn phòng kinh tế khá rộng rãi. Việc cải tổ ngành truyền thông lần này là để đơn giản hóa hệ thống truyền thông công cộng của Tòa Thánh, cải thiện việc phối trí giữa nhiều cơ quan truyền thông hiện nay và để khai thác các cơ hội của ngành truyền thông xã hội hiện đại.
Ông Christopher Patten sẽ đứng đầu một ủy ban chuyên môn để nghiên cứu các cố gắng truyền thông của Tòa Thánh. Ủy ban này được yêu cầu đệ trình một kế hoạch cải tổ ngành truyền thông công cộng của Vatican.
Ngành truyền thông công cộng của Tòa Thánh hiện nay được phân chia giữa nhiều cơ quan khác nhau: Văn phòng báo chí Vatican; nhật báo L’Osservatore Romano; đài phát thanh Vatican và trung tâm truyền hình Vatican; trang mạng Vatican; Sở Thông Tin Vatican; nhà xuất bản Vatican; và Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội. Ủy ban của Ông Patten có nhiệm vụ đưa ra một phương thức làm việc có phối hợp.
Tòa Thánh cũng hứa hẹn rằng dưới hệ thống mới, “các kênh kỹ thuật số sẽ được tăng cường để bảo đảm việc các sứ điệp của Đức Thánh Cha tới được các tín hữu khắp thế giới nhiều hơn, nhất là những người trẻ”.
Cùng với ông Patten, ủy ban sẽ còn có Gregory Erlandson, người Mỹ, nhà xuất bản của tờ Our Sunday Visitor; Daniela Frank, giám đốc Hội Đồng Truyền Thông Công Giáo Đức; Cha Eric Salobir, chuyên viên truyền thông Dòng Đaminh Pháp; Leticia Soberon, chủ mạng Mễ Tây Cơ; và George Yeo, nguyên bộ trưởng tài chánh Tân Gia Ba. Các nhân viên hành chánh của Ủy Ban sẽ do các cơ quan truyền thông của Tòa Thánh cung cấp.
Cố vấn bên ngoài duy nhất của Tòa Thánh hiện nay về truyền thông là Greg Burke, một người Hoa Kỳ, được phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh tuyển cách nay hai năm. Vốn là một cựu phóng viên của Fox News trước đây, Burke thuộc tổ chức bảo thủ Opus Dei. Còn Patten, 70 tuổi, một người Công Giáo từ thuở nhỏ, vốn theo học một trường công do các tu sĩ Biển Đức điều khiển, nhưng lại có quan điểm trái với Burke: rất cấp tiến.
Bốn năm trước đây, khi Đức Bênêđíctô XVI còn tại vị, Patten nói với một người phỏng vấn rằng “tôi không đồng ý với mọi điều Vatican tuyên bố” nhưng thêm ngay rằng ông thán phục vị giáo hoàng bảo thủ người Đức “về phương diện tri thức”.
Nhưng chính thời điểm ấy, chính phủ Anh đã cậy nhờ ông đứng ra phối hợp cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô, mà những chuẩn bị tới lúc đó đang gặp nhiều hỗn loạn. Kinh nghiệm Vatican này hiển nhiên chuẩn bị khá nhiều để ông đảm nhận nhiệm vụ mới với Tòa Thánh, nơi, chắc chắn ông sẽ “dẵm chân” lên nhiều người.
Đức Hồng Y Pell cho rằng Ủy Ban của Ông Patten sẽ giúp gia tăng số tín hữu sử dụng các phương tiện truyền thông của Vatican, hiện được ước lượng vào khoảng 10% dân số Công Giáo hoàn cầu. Ngài hy vọng Ủy Ban của Ông Patten “nhận thấy rằng thế giới truyền thông đã thay đổi một cách triệt để và còn đang thay đổi”.
Đức Hồng Y nhận định rằng Đài Phát Thanh Vatican đã phát tuyến từ năm 1931. Nhưng “tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, người ta không còn thường xuyên nghe phát thanh nữa”. Nên nay, ta phải chú tâm tới sự hiện diện của ta trong thế giới kỹ thuật số. Ngài hy vọng Uỷ Ban của Ông Patten sẽ làm được việc này, nhất là trương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng @Pontifex, hiện có tới 4.2 triệu người theo.
Ông Patten dịp này tuyên bố rằng ông trông mong đảm nhiệm trách vụ “quan trọng và nhiều thách thức này” và ông sẽ khởi sự làm việc tại Ủy Ban vào tháng 9 tới. Ông Patten là lãnh tụ của Đảng Bảo Thủ Anh và trước đây ông là tổng toàn quyền Anh cuối cùng của Hồng Kông trước khi đảo này được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Gần đây hơn, ông là chủ tịch Đại Học Oxford và đứng đầu hội đồng quản trị BBC. Đầu năm nay, sau một cuộc giải phẫu tim, ông tuyên bố giảm thiểu lượng làm việc, nhưng cho biết nay đã bình phục và sẵn sàng đảm nhiệm những công việc bán thời gian, trên căn bản thiện nguyện.
Cũng nên biết, ông Patten là một người Công Giáo, từng phối trí cuộc viếng thăm Anh của Đức Bênêđíctô XVI năm 2010 như trên đã nói. Tháng hai năm nay, ông là thành phần trong phái đoàn chính phủ Anh dự mật nghị trong đó Đức TGM Vincent Nichols của London được nâng lên hàng Hồng Y. Trước khi tham dự mật nghị, ông có nói truyện trên đài phát thanh Vatican về vai trò của cộng đồng Công Giáo tại Vương Quốc Thống Nhất, chỗ đứng của Anh trong Liên Hiệp Âu Châu và nhắc lại thành công rực rỡ chuyến viếng thăm Anh của Đức Bênêđictô XVI.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên với Philippa Hitchen của Đài Phát Thanh Vatican, ông Patten cho rằng: “Các giám mục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội, các mục tử nên nói về những thành viên cùng quẫn nhất trong cộng đồng của mình, nếu các nhà lãnh đạo Giáo Hội không nói về người nghèo, về di dân, về những người bị đời hất hủi nhiều nhất, thì họ quả đã quên khuấy những bài học quan trọng nhất của Tân Ước, quyên khuấy một số những hậu quả quan trọng nhất của luật vàng từng xuyên suốt mọi tôn giáo… Tôi nghĩ rằng điều không những Đức Tổng Giám Mục mà cả vị đối tác của ngài trong Giáo Hội Anh Giáo, Justin Welby, và nhiều vị khác từng lên tiếng là môt lý luận mà chính phủ cần phải bàn thảo…
“Tại Âu Châu, chúng ta chiếm 7% dân số thế giới, khoảng 20-25% sản lượng thế giới, nhưng chiếm tới 50% các chi tiêu của thế giới về các chính sách xã hội; quả là khó mà giảng hòa được các con số ấy… Thứ hai, ta đang có những cuộc tranh cãi thực sự về các cộng đồng di dân khắp trong các quốc gia Âu Châu, thành thử nếu Giáo Hôi Công Giáo và các Giáo Hội Kitô Giáo khác cũng như các nhóm tín ngưỡng không có quan điểm gì về vấn đề này, thì họ quả không làm việc họ phải làm…”
Cung điệu trên cho thấy hình như ông “ăn ý” hơn với vị giáo hoàng hiện nay, vị giáo hoàng mà ông hân hạnh được góp ý về truyền thông.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Thừa Sai Bác Ái Thuận Nghĩa khánh thành trụ sở mới
Đan Phượng
10:47 09/07/2014
Sáng ngày 7 tháng 7 năm 2014, tại Giáo xứ Thuận Nghĩa, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã chủ sự thánh lễ tạ ơn vì hồng an vĩnh khấn của Chị Maria Nguyễn Thị Minh Khuê và làm phép trụ sở mới của Cộng Đoàn Chị Em Thừa Sai Bác Ái. Đồng tế trong thánh lễ còn có quý Cha trong và ngoài giáo hạt cùng đông đảo quý chủng sinh, tu sỹ nam nữ và bà con giáo dân.
Hình ảnh
Thánh lễ diễn ra một cách long trọng và sốt sắng tại Nguyện Đường giáo xứ Thuận Nghĩa. Sau Thánh lễ, Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn trở về trụ sở của hội dòng để làm phép nhà mới và tham dự giờ liên hoan thân mật.
ĐÔI NÉT VỀ CỘNG ĐOÀN THỪA SAI BÁC ÁI THUẬN NGHĨA
Ngày 10/10/2000 là mốc thời gian Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái Thuận Nghĩa khai sinh. Chị Chu Thị Phương từ Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài trở về quê hương Thuận Nghĩa, được giới thiệu và gia nhập vào Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái. Nhờ ơn Chúa, nhờ những ý tưởng đầy triển vọng của Cha sáng lập, nhờ tình thương của Cha Cố Phaolô Nguyễn Minh Trí và sự cộng tác giúp đỡ của ông bà cụ Lợi – Nga cùng với gia đình Ông Chu Khắc Thủy và một số bà con ân nhân khác, Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái Thuận Nghĩa đã được thành lập.
Thời bấy giờ, dù nền kinh tế xã hội đang phát triển, thế nhưng:
“Ai sống gần chúng con hồi đó
Mới thấu hiểu cảnh khó thưở khai sinh
Giữa thời hiện đại văn minh
Khắp nơi đây đó nhà Dinh nhà Lầu
Chúng con chẳng được thế đâu
Bốn gian ngói cũ nền nhà đất thô
Trời mưa ếch đỉa nhảy vô
Hết mưa gián muỗi xô bồ tấn công
Những ngày lũ lụt trời giông
Nước đâu chảy đến ngập dâng đầy nhà
Chúng con từ bỏ mẹ cha
Nhưng vui cảnh sống “Dưa, cà” chị em
Tình thương Chúa giúp tiến lên
Chung tay xây đắp dựng xây cộng đoàn.”
Vâng! Cộng đoàn khởi đầu chỉ chỉ là “không không” trước mặt thiên hạ. Nhân sự đầu tiên chỉ có ba chị em: Chị Chu Thị Phương cùng hai chị Anna Ngô Thị Hoan và Maria Nguyễn Thị Vinh. Lúc này, nơi sinh hoạt của cộng đoàn chỉ là một căn nhà cấp bốn cũ kỹ và ẩm thấp. Nói là căn nhà, nhưng thực sự chẳng khác gì mái tranh “chị Dậu”: ọp ẹp, vẹo xiêu. Từ mái tranh chị Dậu ấy, tưởng sẽ không bao giờ đổi khác được, thế nhưng:
Tình thương Thiên Chúa bao la
Luôn luôn ban sức tạo đà tiến lên
Cộng đoàn “Khởi sinh” bằng nghề làm ruộng, chăn nuôi, bán tạp hóa nhỏ. Từ hai con bò rồi thêm đàn lợn, từ mảnh vườn chỉ toàn rau muống, chị em mua thêm ruộng để làm. Bước đầu khó khăn thực sự cộng đoàn chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của Ban Hành Giáo và giáo dân Giáo Xứ, một phần vì điều kiện vật chất còn thiếu thốn, phần nữa là do thiếu kinh nghiệm trong đời sống cộng đoàn nên chưa đáp ứng được trong việc phục vụ. Thế nhưng, nhờ sự quan phòng của Chúa và sự cố gắng nỗ lực của mỗi chị em dần dần cộng đoàn đã có nhiều bước tiến lớn: Năm 2003 đã có thêm một số chị em xin gia nhập cộng đoàn. Có thêm thành viên, cộng đoàn như vững chắc hơn về mọi mặt. Từ sự mày mò học hỏi, cộng đoàn phát triển thêm nghề sản xuất hương trầm, làm thuốc đông y gia truyền, mở lớp dạy trẻ, tham gia dạy Giáo Lý giúp giáo xứ và đã tạo được niềm tin cho ban hành giáo và giáo xứ. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2003. Chị Têrêxa Chu Thị Phương được tuyên khấn lần đầu và đến 30/05/2004 thì có hai chị Têrêxa Chu Thị Nga và Anna Trương Thị Hương gia nhập Tiền Tập Viện cho đến ngày 31/05/2006 hai chị Hương Và Nga đã được tuyên khấn. Tiếp đến ngày 30/05/2006 Chị Maria Nguyễn Thị Minh Khuê và 30/05/2008 Chị Matta Nguyễn Thị Huyền gia nhập Tập Viện và các chị đã lần lượt được tuyên khấn.
Trong thời gian này cộng đoàn cảm nghiệm được tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa khi thấy sự đi lên cả tinh thần và vật chất. Đó là liên tục trong bảy năm cộng đoàn có thêm 4 chị vĩnh khấn, 4 chị tiên khấn, 4 chị tập viện và 1 chị tiền tập viện. Ngoài ra, nhân sự xin gia nhập cộng đoàn ngày thêm đông số hội tụ từ khắp mọi vùng miền.
Cộng đoàn đã đón nhận nhau và hòa mình sống chung với nhau theo tinh thần linh đạo của Hội Dòng. Con số nhân sự tăng lên, đòi hỏi cơ sở vật chất để phục vụ và chất lượng phục vụ cũng phải tốt hơn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội, của thời đại và nhất là để bảo đảm cho nhu cầu đời sống thiêng của chị em. Lúc này, cộng đoàn tuy đã có nhà, có nơi ăn chốn ở tương đối sạch sẽ, nhưng nhà nguyện mới chỉ là “Một gian gác nhỏ” thấp và chật hẹp, không đủ chỗ để đặt bàn thờ khi có cha tĩnh tâm dâng lễ. Phòng thuốc và phòng dạy trẻ của cộng đoàn còn đang mượn tạm của Giáo họ. Tới mùa học giáo lý chúng con phải di dịch bàn ghế và giường ngủ cuả trẻ (xếp dọn ra ban ngày và chiều tối lại thu dọn vào cho các em học sinh học giáo lý), bất tiện và phiền phức vô cùng.
Vậy nên, niềm thao thức của chị em vẫn chỉ là: Mong cho có một gian phòng nhà nguyện đàng hoàng tử tế một chút, để đặt Mình Thánh Chúa, và mong có vài ba phòng ốc để phục vụ nhu cầu dạy học và khám chữa bệnh cho bệnh nhân, cũng như cưu mang người già cả neo đơn … Với niềm thao thức đó, chị em chúng con đã cầu nguyện, đã bàn hỏi và đã đưa ra quyết định là quyết tâm xây cho được ngôi nhà mới rộng rãi hơn, sạch sẽ hơn. Từ đây chị em chúng con đã cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều trong công việc và rồi, niềm thao thức đã trở thành hiện thực khi viên gạch đầu tiên đã được xây lên. Mỗi viên gạch được gắn kết với hồ là dấu chứng cho sự đoàn kết dựng xây của chị em trong cộng đoàn. Mặc dầu gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, nhưng chị em không quên cầu nguyện xin ơn Chúa và xin Mẹ Maria thăm viếng nguyện giúp cầu thay. Sự thành tâm và những “giọt mồ hôi” nỗ lực cộng tác của chị em đã được Chúa thương chúc lành. Ngôi nhà mới là quầy lưu niệm hiện giờ và ngôi nhà đang khánh thành hôm nay đây, cứ từ từ theo thời gian được xây cao lên: Tầng 1 – tầng 2 – đến tầng 3 rồi hoàn thành. Sự lo lắng dựng xây cho kinh tế cộng đoàn, không vì thế mà làm chúng con bỏ bê công việc phục vụ giáo xứ. Trái lại, chị em vẫn chuyên tâm, chuyên chú trong sứ vụ hoạt động tông đồ. Chị em vẫn phục vụ Giáo xứ với các công việc: Đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, đánh đàn, tập hát, cắm hoa, phục vụ bánh lễ, dạy học và khám chữa bệnh cho bệnh nhân … Cho dẫu mệt nhưng ân tình Chúa luôn đồng hành, tiếp sức và tạo đà cho chị em tiến lên “ từng bước, từng bước trong tin yêu phó thác”. Chị em được Cha xứ và bà con giáo dân quan tâm, tin tưởng. Đó cũng là niềm vui và là nguồn động viên khích lệ rất lớn cho chị em trong công tác tông đồ.
Điểm lại những chặng đường khó khăn đã đi qua, đã vượt qua, chị em lại càng thấm thía hơn ân tình của Chúa và thấm đượm hơn Linh đạo của Hội Dòng là “ Tất là cho Thiên Chúa được tôn vinh và cho con người được hạnh phúc”. Chính bởi thế, phải luôn biết: “Hân hoan trong Chúa, vui tươi với hết mọi người trong mọi lúc và mọi nơi”.
Hoàn thành ngôi nhà mới này như một “Điểm son” đánh dấu một bước ngoặt lớn cho chị em. Chị em xin hết lòng cảm tạ Chúa và tri ân Cha Sáng Lập, Cha Cố Phaolô, Cha Quản xứ, Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý Cha ân thân nhân, quý Hội Dòng và hết tất cả những ai đã vì yêu thương chúng con mà cộng tác giúp đỡ.
Công ơn cao dày của Quý Cha và Quý vị, chị em chỉ biết dâng lên Chúa và xin Chúa trả công bội hậu. Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria thăm viếng luôn đồng hành và ban mọi ơn lành hồn xác trên Quý Cha và Quý vị, để tiếp tục nâng đỡ và song hành với chúng con. Chúng con xin tôn vinh Chúa và tri ân tất cả.
Hình ảnh
Thánh lễ diễn ra một cách long trọng và sốt sắng tại Nguyện Đường giáo xứ Thuận Nghĩa. Sau Thánh lễ, Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn trở về trụ sở của hội dòng để làm phép nhà mới và tham dự giờ liên hoan thân mật.
ĐÔI NÉT VỀ CỘNG ĐOÀN THỪA SAI BÁC ÁI THUẬN NGHĨA
Ngày 10/10/2000 là mốc thời gian Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái Thuận Nghĩa khai sinh. Chị Chu Thị Phương từ Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài trở về quê hương Thuận Nghĩa, được giới thiệu và gia nhập vào Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái. Nhờ ơn Chúa, nhờ những ý tưởng đầy triển vọng của Cha sáng lập, nhờ tình thương của Cha Cố Phaolô Nguyễn Minh Trí và sự cộng tác giúp đỡ của ông bà cụ Lợi – Nga cùng với gia đình Ông Chu Khắc Thủy và một số bà con ân nhân khác, Cộng Đoàn Thừa Sai Bác Ái Thuận Nghĩa đã được thành lập.
Thời bấy giờ, dù nền kinh tế xã hội đang phát triển, thế nhưng:
“Ai sống gần chúng con hồi đó
Mới thấu hiểu cảnh khó thưở khai sinh
Giữa thời hiện đại văn minh
Khắp nơi đây đó nhà Dinh nhà Lầu
Chúng con chẳng được thế đâu
Bốn gian ngói cũ nền nhà đất thô
Trời mưa ếch đỉa nhảy vô
Hết mưa gián muỗi xô bồ tấn công
Những ngày lũ lụt trời giông
Nước đâu chảy đến ngập dâng đầy nhà
Chúng con từ bỏ mẹ cha
Nhưng vui cảnh sống “Dưa, cà” chị em
Tình thương Chúa giúp tiến lên
Chung tay xây đắp dựng xây cộng đoàn.”
Vâng! Cộng đoàn khởi đầu chỉ chỉ là “không không” trước mặt thiên hạ. Nhân sự đầu tiên chỉ có ba chị em: Chị Chu Thị Phương cùng hai chị Anna Ngô Thị Hoan và Maria Nguyễn Thị Vinh. Lúc này, nơi sinh hoạt của cộng đoàn chỉ là một căn nhà cấp bốn cũ kỹ và ẩm thấp. Nói là căn nhà, nhưng thực sự chẳng khác gì mái tranh “chị Dậu”: ọp ẹp, vẹo xiêu. Từ mái tranh chị Dậu ấy, tưởng sẽ không bao giờ đổi khác được, thế nhưng:
Tình thương Thiên Chúa bao la
Luôn luôn ban sức tạo đà tiến lên
Cộng đoàn “Khởi sinh” bằng nghề làm ruộng, chăn nuôi, bán tạp hóa nhỏ. Từ hai con bò rồi thêm đàn lợn, từ mảnh vườn chỉ toàn rau muống, chị em mua thêm ruộng để làm. Bước đầu khó khăn thực sự cộng đoàn chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của Ban Hành Giáo và giáo dân Giáo Xứ, một phần vì điều kiện vật chất còn thiếu thốn, phần nữa là do thiếu kinh nghiệm trong đời sống cộng đoàn nên chưa đáp ứng được trong việc phục vụ. Thế nhưng, nhờ sự quan phòng của Chúa và sự cố gắng nỗ lực của mỗi chị em dần dần cộng đoàn đã có nhiều bước tiến lớn: Năm 2003 đã có thêm một số chị em xin gia nhập cộng đoàn. Có thêm thành viên, cộng đoàn như vững chắc hơn về mọi mặt. Từ sự mày mò học hỏi, cộng đoàn phát triển thêm nghề sản xuất hương trầm, làm thuốc đông y gia truyền, mở lớp dạy trẻ, tham gia dạy Giáo Lý giúp giáo xứ và đã tạo được niềm tin cho ban hành giáo và giáo xứ. Vào ngày 31 tháng 5 năm 2003. Chị Têrêxa Chu Thị Phương được tuyên khấn lần đầu và đến 30/05/2004 thì có hai chị Têrêxa Chu Thị Nga và Anna Trương Thị Hương gia nhập Tiền Tập Viện cho đến ngày 31/05/2006 hai chị Hương Và Nga đã được tuyên khấn. Tiếp đến ngày 30/05/2006 Chị Maria Nguyễn Thị Minh Khuê và 30/05/2008 Chị Matta Nguyễn Thị Huyền gia nhập Tập Viện và các chị đã lần lượt được tuyên khấn.
Trong thời gian này cộng đoàn cảm nghiệm được tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa khi thấy sự đi lên cả tinh thần và vật chất. Đó là liên tục trong bảy năm cộng đoàn có thêm 4 chị vĩnh khấn, 4 chị tiên khấn, 4 chị tập viện và 1 chị tiền tập viện. Ngoài ra, nhân sự xin gia nhập cộng đoàn ngày thêm đông số hội tụ từ khắp mọi vùng miền.
Cộng đoàn đã đón nhận nhau và hòa mình sống chung với nhau theo tinh thần linh đạo của Hội Dòng. Con số nhân sự tăng lên, đòi hỏi cơ sở vật chất để phục vụ và chất lượng phục vụ cũng phải tốt hơn để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội, của thời đại và nhất là để bảo đảm cho nhu cầu đời sống thiêng của chị em. Lúc này, cộng đoàn tuy đã có nhà, có nơi ăn chốn ở tương đối sạch sẽ, nhưng nhà nguyện mới chỉ là “Một gian gác nhỏ” thấp và chật hẹp, không đủ chỗ để đặt bàn thờ khi có cha tĩnh tâm dâng lễ. Phòng thuốc và phòng dạy trẻ của cộng đoàn còn đang mượn tạm của Giáo họ. Tới mùa học giáo lý chúng con phải di dịch bàn ghế và giường ngủ cuả trẻ (xếp dọn ra ban ngày và chiều tối lại thu dọn vào cho các em học sinh học giáo lý), bất tiện và phiền phức vô cùng.
Vậy nên, niềm thao thức của chị em vẫn chỉ là: Mong cho có một gian phòng nhà nguyện đàng hoàng tử tế một chút, để đặt Mình Thánh Chúa, và mong có vài ba phòng ốc để phục vụ nhu cầu dạy học và khám chữa bệnh cho bệnh nhân, cũng như cưu mang người già cả neo đơn … Với niềm thao thức đó, chị em chúng con đã cầu nguyện, đã bàn hỏi và đã đưa ra quyết định là quyết tâm xây cho được ngôi nhà mới rộng rãi hơn, sạch sẽ hơn. Từ đây chị em chúng con đã cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều trong công việc và rồi, niềm thao thức đã trở thành hiện thực khi viên gạch đầu tiên đã được xây lên. Mỗi viên gạch được gắn kết với hồ là dấu chứng cho sự đoàn kết dựng xây của chị em trong cộng đoàn. Mặc dầu gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, nhưng chị em không quên cầu nguyện xin ơn Chúa và xin Mẹ Maria thăm viếng nguyện giúp cầu thay. Sự thành tâm và những “giọt mồ hôi” nỗ lực cộng tác của chị em đã được Chúa thương chúc lành. Ngôi nhà mới là quầy lưu niệm hiện giờ và ngôi nhà đang khánh thành hôm nay đây, cứ từ từ theo thời gian được xây cao lên: Tầng 1 – tầng 2 – đến tầng 3 rồi hoàn thành. Sự lo lắng dựng xây cho kinh tế cộng đoàn, không vì thế mà làm chúng con bỏ bê công việc phục vụ giáo xứ. Trái lại, chị em vẫn chuyên tâm, chuyên chú trong sứ vụ hoạt động tông đồ. Chị em vẫn phục vụ Giáo xứ với các công việc: Đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, đánh đàn, tập hát, cắm hoa, phục vụ bánh lễ, dạy học và khám chữa bệnh cho bệnh nhân … Cho dẫu mệt nhưng ân tình Chúa luôn đồng hành, tiếp sức và tạo đà cho chị em tiến lên “ từng bước, từng bước trong tin yêu phó thác”. Chị em được Cha xứ và bà con giáo dân quan tâm, tin tưởng. Đó cũng là niềm vui và là nguồn động viên khích lệ rất lớn cho chị em trong công tác tông đồ.
Điểm lại những chặng đường khó khăn đã đi qua, đã vượt qua, chị em lại càng thấm thía hơn ân tình của Chúa và thấm đượm hơn Linh đạo của Hội Dòng là “ Tất là cho Thiên Chúa được tôn vinh và cho con người được hạnh phúc”. Chính bởi thế, phải luôn biết: “Hân hoan trong Chúa, vui tươi với hết mọi người trong mọi lúc và mọi nơi”.
Hoàn thành ngôi nhà mới này như một “Điểm son” đánh dấu một bước ngoặt lớn cho chị em. Chị em xin hết lòng cảm tạ Chúa và tri ân Cha Sáng Lập, Cha Cố Phaolô, Cha Quản xứ, Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý Cha ân thân nhân, quý Hội Dòng và hết tất cả những ai đã vì yêu thương chúng con mà cộng tác giúp đỡ.
Công ơn cao dày của Quý Cha và Quý vị, chị em chỉ biết dâng lên Chúa và xin Chúa trả công bội hậu. Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria thăm viếng luôn đồng hành và ban mọi ơn lành hồn xác trên Quý Cha và Quý vị, để tiếp tục nâng đỡ và song hành với chúng con. Chúng con xin tôn vinh Chúa và tri ân tất cả.
Thông Báo
Phân Ưu: Chị Catherine Andrée vợ anh Đỗ viết Lê qua đời tại Nam Cali
LM Trần Công Nghị
10:48 09/07/2014
"Ta là Đường, Sự Thật và Sự Sống"
Được tin buồn
Chị Catherine Andrée Đỗ
(người bạn đời của Anh Đỗ Viết Lê)
qua đời ngày 4-7-2014 tại Canoga Park, California.
Thăm Viếng và Cầu Nguyện: Chiều Thứ Sáu Ngày 11 tháng 7, 2014
Tại Gates, Kingsley& Gates Praiswater Mortuary
6909 Canoga Ave., Canoga Park, CA 9132 03
Thánh Lễ An Táng: 7:00 giờ sáng Thứ Bäy Ngày 12 tháng 7, 2014
Saint Joseph The Worker Catholic Church
19850 Cantlay Street, Canoga Park, California 91306
Nơi an nghỉ cuối cùng ở San Fernando Mission Cemetery
11160 Stranwood Ave., Mission Hills, California 91345.
Chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình anh Đỗ Viết Lê mất đi người thân yêu nhất.
Hai Anh Chị Lê là những người đã cộng tác đắc lực cho VietCatholic trong gia đoạn đầu.
Và từng sát cánh với Cha Giám đốc VietCatholic trong nhiều công tác mục vụ tại TGP Los Angeles.
Xin Chúa trả công bội hậu cho linh hồn Catherine và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ La Vang đón linh hồn chị về Thiên quốc.
Thành kính phân ưu
LM Trần Công Nghị và tòan Ban Giám đốc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đá Biển
Nguyễn Hùng
21:32 09/07/2014
Ảnh của Nguyễn Hùng
Đá ngàn năm lăn lóc
Biển ngàn đời ru êm
Có ai nghe đá khóc
khi triều xuống xa xa?
(Pleiksor nth)