Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:34 08/07/2015
TÊN KỲ LẠ CỦA HAI CON TRAI
Có một ông già ở thôn quê, đặt tên cho đứa con trai lớn là Đạo[盜] (nghĩa là ăn trộm), đặt tên cho đứa nhỏ là đánh người Ẩu [歐] (nghĩa là đánh người). Một hôm, đứa con trai lớn đi ra ngoài, ông già có việc gấp, bèn chạy phía sau vừa chạy vừa kêu con “ăn trộm, ăn trộm”. Quan tuần đi qua đường nghe được thì cho rằng ông già đuổi theo tên ăn trộm bèn bắt thằng con trai lớn.
Ông già muốn thằng con trai nhỏ đi theo giải thích cho quan tuần biết, vì trong lòng hồi hộp, nên liên tục kêu tên đưá con thứ “đánh người, đánh người”. Quan sai cho rằng ông già muốn trừng phạt tên ăn trộm bèn đánh thằng con trai lớn một trận bán sống bán chết.
(Doãn văn tử)
Suy tư:
Các bậc cha mẹ trẻ thời nay thường đặt tên cho con (nhất là con gái) giống nhau, chẳng hạn như đứa chị đặt tên là Ái Linh, đứa nhỏ thì đặt tên là Mỹ Linh, thì cũng là Linh mà thôi, cho nên mỗi lần gọi tên Linh mà thôi, thì cả hai đưá đều nghe mà không chạy đến mới khổ chứ!
Cái tên cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến tâm lý của con cái sau này, và thường thì cha mẹ thích đặt tên cho con mình những cái tên rất hay, rất kêu. Trong Kinh Thánh, tên của các nhân vật trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa rất có ý nghĩa: chẳng hạn như A-bra-ham có nghĩa là cha của vô số người; I-sa-ác có nghĩa là ước chi Thiên Chúa cười; Mô-sê nghĩa là vớt lên; Ki-tô, Mê-si-a nghĩa là được xức dầu; Tô-bi-a nghiã là Thiên Chúa là đấng tốt lành; Gioan nghĩa là Thiên Chúa đoái thương, thánh Phao-lô trong thư gửỉ giáo đoàn Phi-lip-phê đã nói về danh thánh Đức Chúa Ki-tô như sau:
“ Chính vì thế, đã suy tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
Cả trên trời dước đất
Và trong nơi âm phủ muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha.
Mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là chúa” ( Pl 2, 9-11).
Tên Đức Chúa Giê-su cao trọng như thế, vậy mà có những lúc tôi đem tên Ngài ra đùa giỡn thề gian và làm chứng dối.
Người ta nói “văn là người”, mà cái tên càng là người hơn nữa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một ông già ở thôn quê, đặt tên cho đứa con trai lớn là Đạo[盜] (nghĩa là ăn trộm), đặt tên cho đứa nhỏ là đánh người Ẩu [歐] (nghĩa là đánh người). Một hôm, đứa con trai lớn đi ra ngoài, ông già có việc gấp, bèn chạy phía sau vừa chạy vừa kêu con “ăn trộm, ăn trộm”. Quan tuần đi qua đường nghe được thì cho rằng ông già đuổi theo tên ăn trộm bèn bắt thằng con trai lớn.
Ông già muốn thằng con trai nhỏ đi theo giải thích cho quan tuần biết, vì trong lòng hồi hộp, nên liên tục kêu tên đưá con thứ “đánh người, đánh người”. Quan sai cho rằng ông già muốn trừng phạt tên ăn trộm bèn đánh thằng con trai lớn một trận bán sống bán chết.
(Doãn văn tử)
Suy tư:
Các bậc cha mẹ trẻ thời nay thường đặt tên cho con (nhất là con gái) giống nhau, chẳng hạn như đứa chị đặt tên là Ái Linh, đứa nhỏ thì đặt tên là Mỹ Linh, thì cũng là Linh mà thôi, cho nên mỗi lần gọi tên Linh mà thôi, thì cả hai đưá đều nghe mà không chạy đến mới khổ chứ!
Cái tên cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến tâm lý của con cái sau này, và thường thì cha mẹ thích đặt tên cho con mình những cái tên rất hay, rất kêu. Trong Kinh Thánh, tên của các nhân vật trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa rất có ý nghĩa: chẳng hạn như A-bra-ham có nghĩa là cha của vô số người; I-sa-ác có nghĩa là ước chi Thiên Chúa cười; Mô-sê nghĩa là vớt lên; Ki-tô, Mê-si-a nghĩa là được xức dầu; Tô-bi-a nghiã là Thiên Chúa là đấng tốt lành; Gioan nghĩa là Thiên Chúa đoái thương, thánh Phao-lô trong thư gửỉ giáo đoàn Phi-lip-phê đã nói về danh thánh Đức Chúa Ki-tô như sau:
“ Chính vì thế, đã suy tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu
Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
Cả trên trời dước đất
Và trong nơi âm phủ muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha.
Mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng “ Đức Chúa Giê-su Ki-tô là chúa” ( Pl 2, 9-11).
Tên Đức Chúa Giê-su cao trọng như thế, vậy mà có những lúc tôi đem tên Ngài ra đùa giỡn thề gian và làm chứng dối.
Người ta nói “văn là người”, mà cái tên càng là người hơn nữa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:36 08/07/2015
N2T |
26. Đức Mẹ Ma-ri-a là nơi ẩn náu của kẻ mồ côi. (Thánh Elfleda)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tường trình nhanh ngày tông du thứ ba của Đức Phanxicô tại Mỹ Châu La Tinh
Vũ Van An
00:32 08/07/2015
Theo tin ghi nhanh của A.P., lúc 8:27 giờ sáng, hôm nay, 7 tháng 7, Đức GH Phanxicô đã bắt đầu ngày thứ ba cuộc viếng thăm Mỹ Châu La Tinh của ngài bằng cách gặp gỡ các giam mục nước này tại Thủ Đô Quito trước khi cử hành Thánh Lễ tại Bicentennial Park, trước đây vốn là phi trường cũ của Thành Phố.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ thăm viếng với tư cách riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
9:35 giờ sáng: Đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng 1 triệu người đang chờ đợi Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã điều trị cho hơn 20 người bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
10:40 giờ sáng : Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hữu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
11:05 giờ sáng: Đức GH Phanxicô thúc giục mọi người Mỹ Châu La Tinh hãy dồn cùng một sự thôi thúc từng đem lại độc lập cho họ từ Tây Ban Nha cách nay 2 thế kỷ để truyền bá đức tin và cùng nhau đem các lý tưởng của mình đến cho một thế giới bị nát tan vì chiến tranh và chủ nghĩa duy cá nhân.
Đức Phanxicô chọn cử hành Thánh Lễ cuối cùng của ngài ở Ecuador tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Quito, một địa điểm rất thích đáng vì Ecuador là nơi những tiếng gào đầu tiên giành độc lập khỏi chế độ đô hộ của Tây Ban Nha đã được gióng lên tại Mỹ Châu La Tinh năm 1809.
Đức Phanxicô nói với đám đông ước lượng 1 triệu người rằng trong một thế giới bị chia rẽ bởi chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa duy cá nhân, người Công Giáo phải là “những người xây dựng sự hợp nhất”, cùng nhau đem lại hy vọng và lý tưởng cho nhân dân của họ.
Ngài nói: "Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do gióng lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên”.
Thánh Lễ có đặc điểm là các bài đọc được đọc bằng tiếng Quichua, tiếng thổ dân được nhiều người nói hơn cả, và các lễ phục của Đức Phanxicô đều là các lễ phục Ecuador.
1.00 giờ trưa: Đức GH Phanxicô nói với các tín hữu tại Ecuador rằng làm người Công Giáo khuôn mẫu là hình thức tốt đẹp nhất của phúc âm hóa.
Trong bài giảng lễ của ngài tại Công Viên ở Quito, Đức GH Phanxicô nói rằng “Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội”.
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được nói ra giữa lúc cảnh vực tôn giáo đang thay đổi khắp Mỹ Châu La Tinh, trong đó, có Ecuador và Bolivia, hai trong ba nước ngài đang viếng thăm.
Tại Ecuador, theo cuộc thăm dò của Pew, năm 2014, 79 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo so với 95 phần trăm năm 1970. Tại Bolivia, năm 2014, 77 phần trăm là người Công Giáo so với 85 phần trăm năm 1970. Ở cả hai nước này, nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để nhập các niềm tin của Tin Lành như Phái Ngũ Tuần chẳng hạn.
1:30 giờ chiều: Vị đứng đầu các giám mục Ecuador nói rằng dân của đất nước ngài hết sức chăm chú lắng nghe lời lẽ của Đức GH Phanxicô.
Sau khi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Đức Cha Fausto Travez cho hay sự hiện diện của ngài gây một tác động rất lớn lên các tín hữu.
Đức Cha nói rằng Đức Giáo Hoàng “sản sinh ra rất nhiều thích thú, hy vọng và vui tươi vì trong lời lẽ của ngài, chúng tôi nghe thấy cùng một lời lẽ của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Giáo dân chúng tôi khao khát Thiên Chúa”.
Đức Cha Travez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador, cũng so sánh cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô với cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1985. Ngài nói: “Cuộc viếng thăm đó thúc đẩy chúng tôi đổi mới cam kết phúc âm hóa của chúng tôi”.
3.00 giờ chiều: Hiệp hội dân bản địa lớn nhất đang than phiền rằng họ bị lãng quên trong nghị trình thăm viếng của Đức GH Phanxicô tại quốc gia này. Nhóm này vốn không thuận hảo với Tổng Thống Rafael Correa.
Chủ tịch Liên Đoàn Các Sắc Dân Bản Địa, Jorge Herrera, nói rằng các giới chức của Giáo Hội Công Giáo không bao giờ trả lời rõ ràng lời yêu cầu của nhóm được trực tiếp gặp mặt Đức Phanxicô trong chuyến ngài thăm đất nước họ trong ba ngày.
Ông cho hay: “Xem ra chúng tôi không được phép có tiếng nói trực tiếp”.
Đức Phanxicô vốn coi việc bắt tay với người bản địa như là một chủ đề liên tục của ngài trong chuyến viếng thăm ba nước Mỹ Châu La Tinh. Ngài từng nói rằng các sắc dân bản địa là những người quản lý quan yếu nhất của môi sinh và là nhóm bị thương tổn hơn cả bởi các tàn phá của nạn phá rừng và ô nhiễm do các kỹ nghệ dầu hỏa và khai mỏ gây ra.
Tuy nhiên, tại Ecuador, ngài không có một biến cố nào đặc biệt dành cho người bản địa, dù một người đọc Sách Thánh tại Thánh Lễ đại trào ở Quito đã đọc bài đọc bằng tiếng Quichua, là tiếng thổ địa được nhiều người nói nhất tại đây.
4:20 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đang ôm chặt một số trẻ em lọt qua được hàng rào quanh trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh nơi ngài lưu trú.
Các đức ông, các cận vệ Tòa Thánh và cảnh sát Ecuador đang nâng trẻ em lên để Đức Phanxicô có thể hôn và chúc lành cho chúng. Đám đông hân hoan náo động cả lên.
Sau đây, Đức Giáo Hoàng sẽ tiến về giáo hoàng xa, tới Đại Học Công Giáo của Ecuador để đọc diễn văn, trong buổi lễ chính thứ hai của ngày hôm nay.
4:45 giờ chiều: Hàng ngàn người hoan hô Đức Giáo Hoàng khi ngài được lái qua thủ đô Ecuador để đọc diễn văn về giáo dục tại Đại Học Công Giáo.
Vừa vào tới sân vận động của trường, ngài đã chào hỏi từng người trong nhóm trẻ em, nhóm thanh thiếu niên, người cao niên và người khuyết tật.
Khoảng 5,000 thầy giáo Công Giáo và nhiều người khác tụ tập tại sân vận động để nghe Đức Giáo Hoàng.
5:10 giờ chiều: Đức GH Phanxicô thách thức tuổi trẻ Mỹ Châu La Tinh nhận lãnh nhiệm vụ bảo vệ môi sinh; ngài nói rằng bảo vệ tạo thế của Thiên Chúa không phải chỉ là một lời khuyên mà là một đòi hỏi.
Lời kêu gọi của Đức Phanxicô đặc biệt liên hệ tới Ecuador, một quốc gia Thái Bình Dương vốn là “tổ ấm” của một trong những hệ sinh thái gồm nhiều chủng loại đa dạng nhất thế giới và cũng là một quốc gia trong khối OPEC, hết sức tùy thuộc dầu hỏa.
Đức Giáo Hoàng nói với các sinh viên và giáo sư rằng Thiên Chúa ban Trái Đất cho nhân loại không phải chỉ để cày cấy, mà còn chăm sóc nó nữa; sứ điệp này vốn được ngài gói ghém vào thông điệp chính của ngài về môi trường.
Đức Phanxicô cũng thách thức đại học dám bảo đảm rằng: việc giáo dục sinh viên không chỉ nhằm các nghề nghiệp để kiếm lợi nhuận mà còn để giúp người nghèo và môi sinh nữa.
6:15 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã tới Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador, để gặp gỡ các đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô.
Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
6:50 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang tha thiết trình bầy lời kêu gọi của ngài cho một trật tự thế giới mới về kinh tế và môi sinh; ngài nói rằng của cải của trái đất có ý dành cho mọi người chứ không phải để bị một thiểu số giầu có khai thác cho lợi nhuận ngắn hạn mà thiệt hại tới người nghèo.
Lời kêu gọi trên được Đức Phanxicô đưa ra vào ngày áp chót cuộc viếng thăm Ecuador của ngài, một đất nước vốn có một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, nhưng lại lệ thuộc dầu hỏa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên khi gặp các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhóm bản địa. Các nhóm bản địa đang bênh vực lời tố cáo của ngài trong một thông điệp gần đây lên án điều ngài gọi là não trạng kiếm lời bằng bất cứ giá nào của những nước giầu có, chuyên bóc lột người nghèo và phá hủy trái đất.
7:55 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã kết thúc cuộc kính viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên ở Quito và đã trở về trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh để nghỉ đêm cuối cùng ở Ecuador.
Nhà thờ Dòng Tên là viên ngọc kiểu Baroque Tây Ban Nha và là nhà thờ cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất ở Ecuador. Nó chứa bức tranh Nữ Trinh Maria được cho là chẩy nước mắt năm1906.
Đám đông hoan hô ngài khi ngài được lái về nơi lưu trú bằng giáo hoàng xa.
Thứ Ba hôm nay là ngày đầy đủ cuối cùng của ngài tại Ecuador. Ngài sẽ bay đi Bolivia vào trưa mai, thứ Tư.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ thăm viếng với tư cách riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
9:35 giờ sáng: Đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng 1 triệu người đang chờ đợi Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã điều trị cho hơn 20 người bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
10:40 giờ sáng : Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hữu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
11:05 giờ sáng: Đức GH Phanxicô thúc giục mọi người Mỹ Châu La Tinh hãy dồn cùng một sự thôi thúc từng đem lại độc lập cho họ từ Tây Ban Nha cách nay 2 thế kỷ để truyền bá đức tin và cùng nhau đem các lý tưởng của mình đến cho một thế giới bị nát tan vì chiến tranh và chủ nghĩa duy cá nhân.
Đức Phanxicô chọn cử hành Thánh Lễ cuối cùng của ngài ở Ecuador tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Quito, một địa điểm rất thích đáng vì Ecuador là nơi những tiếng gào đầu tiên giành độc lập khỏi chế độ đô hộ của Tây Ban Nha đã được gióng lên tại Mỹ Châu La Tinh năm 1809.
Đức Phanxicô nói với đám đông ước lượng 1 triệu người rằng trong một thế giới bị chia rẽ bởi chiến tranh, bạo lực và chủ nghĩa duy cá nhân, người Công Giáo phải là “những người xây dựng sự hợp nhất”, cùng nhau đem lại hy vọng và lý tưởng cho nhân dân của họ.
Ngài nói: "Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do gióng lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên”.
Thánh Lễ có đặc điểm là các bài đọc được đọc bằng tiếng Quichua, tiếng thổ dân được nhiều người nói hơn cả, và các lễ phục của Đức Phanxicô đều là các lễ phục Ecuador.
1.00 giờ trưa: Đức GH Phanxicô nói với các tín hữu tại Ecuador rằng làm người Công Giáo khuôn mẫu là hình thức tốt đẹp nhất của phúc âm hóa.
Trong bài giảng lễ của ngài tại Công Viên ở Quito, Đức GH Phanxicô nói rằng “Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội”.
Lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được nói ra giữa lúc cảnh vực tôn giáo đang thay đổi khắp Mỹ Châu La Tinh, trong đó, có Ecuador và Bolivia, hai trong ba nước ngài đang viếng thăm.
Tại Ecuador, theo cuộc thăm dò của Pew, năm 2014, 79 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo so với 95 phần trăm năm 1970. Tại Bolivia, năm 2014, 77 phần trăm là người Công Giáo so với 85 phần trăm năm 1970. Ở cả hai nước này, nhiều người Công Giáo rời bỏ Giáo Hội để nhập các niềm tin của Tin Lành như Phái Ngũ Tuần chẳng hạn.
1:30 giờ chiều: Vị đứng đầu các giám mục Ecuador nói rằng dân của đất nước ngài hết sức chăm chú lắng nghe lời lẽ của Đức GH Phanxicô.
Sau khi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ ngoài trời tại Công Viên Đệ Nhị Bách Chu Niên, Đức Cha Fausto Travez cho hay sự hiện diện của ngài gây một tác động rất lớn lên các tín hữu.
Đức Cha nói rằng Đức Giáo Hoàng “sản sinh ra rất nhiều thích thú, hy vọng và vui tươi vì trong lời lẽ của ngài, chúng tôi nghe thấy cùng một lời lẽ của Thiên Chúa và của Giáo Hội. Giáo dân chúng tôi khao khát Thiên Chúa”.
Đức Cha Travez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ecuador, cũng so sánh cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô với cuộc viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II năm 1985. Ngài nói: “Cuộc viếng thăm đó thúc đẩy chúng tôi đổi mới cam kết phúc âm hóa của chúng tôi”.
3.00 giờ chiều: Hiệp hội dân bản địa lớn nhất đang than phiền rằng họ bị lãng quên trong nghị trình thăm viếng của Đức GH Phanxicô tại quốc gia này. Nhóm này vốn không thuận hảo với Tổng Thống Rafael Correa.
Chủ tịch Liên Đoàn Các Sắc Dân Bản Địa, Jorge Herrera, nói rằng các giới chức của Giáo Hội Công Giáo không bao giờ trả lời rõ ràng lời yêu cầu của nhóm được trực tiếp gặp mặt Đức Phanxicô trong chuyến ngài thăm đất nước họ trong ba ngày.
Ông cho hay: “Xem ra chúng tôi không được phép có tiếng nói trực tiếp”.
Đức Phanxicô vốn coi việc bắt tay với người bản địa như là một chủ đề liên tục của ngài trong chuyến viếng thăm ba nước Mỹ Châu La Tinh. Ngài từng nói rằng các sắc dân bản địa là những người quản lý quan yếu nhất của môi sinh và là nhóm bị thương tổn hơn cả bởi các tàn phá của nạn phá rừng và ô nhiễm do các kỹ nghệ dầu hỏa và khai mỏ gây ra.
Tuy nhiên, tại Ecuador, ngài không có một biến cố nào đặc biệt dành cho người bản địa, dù một người đọc Sách Thánh tại Thánh Lễ đại trào ở Quito đã đọc bài đọc bằng tiếng Quichua, là tiếng thổ địa được nhiều người nói nhất tại đây.
4:20 giờ chiều: Đức GH Phanxicô đang ôm chặt một số trẻ em lọt qua được hàng rào quanh trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh nơi ngài lưu trú.
Các đức ông, các cận vệ Tòa Thánh và cảnh sát Ecuador đang nâng trẻ em lên để Đức Phanxicô có thể hôn và chúc lành cho chúng. Đám đông hân hoan náo động cả lên.
Sau đây, Đức Giáo Hoàng sẽ tiến về giáo hoàng xa, tới Đại Học Công Giáo của Ecuador để đọc diễn văn, trong buổi lễ chính thứ hai của ngày hôm nay.
4:45 giờ chiều: Hàng ngàn người hoan hô Đức Giáo Hoàng khi ngài được lái qua thủ đô Ecuador để đọc diễn văn về giáo dục tại Đại Học Công Giáo.
Vừa vào tới sân vận động của trường, ngài đã chào hỏi từng người trong nhóm trẻ em, nhóm thanh thiếu niên, người cao niên và người khuyết tật.
Khoảng 5,000 thầy giáo Công Giáo và nhiều người khác tụ tập tại sân vận động để nghe Đức Giáo Hoàng.
5:10 giờ chiều: Đức GH Phanxicô thách thức tuổi trẻ Mỹ Châu La Tinh nhận lãnh nhiệm vụ bảo vệ môi sinh; ngài nói rằng bảo vệ tạo thế của Thiên Chúa không phải chỉ là một lời khuyên mà là một đòi hỏi.
Lời kêu gọi của Đức Phanxicô đặc biệt liên hệ tới Ecuador, một quốc gia Thái Bình Dương vốn là “tổ ấm” của một trong những hệ sinh thái gồm nhiều chủng loại đa dạng nhất thế giới và cũng là một quốc gia trong khối OPEC, hết sức tùy thuộc dầu hỏa.
Đức Giáo Hoàng nói với các sinh viên và giáo sư rằng Thiên Chúa ban Trái Đất cho nhân loại không phải chỉ để cày cấy, mà còn chăm sóc nó nữa; sứ điệp này vốn được ngài gói ghém vào thông điệp chính của ngài về môi trường.
Đức Phanxicô cũng thách thức đại học dám bảo đảm rằng: việc giáo dục sinh viên không chỉ nhằm các nghề nghiệp để kiếm lợi nhuận mà còn để giúp người nghèo và môi sinh nữa.
6:15 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã tới Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador, để gặp gỡ các đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô.
Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
6:50 giờ tối: Đức GH Phanxicô đang tha thiết trình bầy lời kêu gọi của ngài cho một trật tự thế giới mới về kinh tế và môi sinh; ngài nói rằng của cải của trái đất có ý dành cho mọi người chứ không phải để bị một thiểu số giầu có khai thác cho lợi nhuận ngắn hạn mà thiệt hại tới người nghèo.
Lời kêu gọi trên được Đức Phanxicô đưa ra vào ngày áp chót cuộc viếng thăm Ecuador của ngài, một đất nước vốn có một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, nhưng lại lệ thuộc dầu hỏa.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên khi gặp các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhóm bản địa. Các nhóm bản địa đang bênh vực lời tố cáo của ngài trong một thông điệp gần đây lên án điều ngài gọi là não trạng kiếm lời bằng bất cứ giá nào của những nước giầu có, chuyên bóc lột người nghèo và phá hủy trái đất.
7:55 giờ tối: Đức GH Phanxicô đã kết thúc cuộc kính viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên ở Quito và đã trở về trú sở của vị khâm sứ Tòa Thánh để nghỉ đêm cuối cùng ở Ecuador.
Nhà thờ Dòng Tên là viên ngọc kiểu Baroque Tây Ban Nha và là nhà thờ cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất ở Ecuador. Nó chứa bức tranh Nữ Trinh Maria được cho là chẩy nước mắt năm1906.
Đám đông hoan hô ngài khi ngài được lái về nơi lưu trú bằng giáo hoàng xa.
Thứ Ba hôm nay là ngày đầy đủ cuối cùng của ngài tại Ecuador. Ngài sẽ bay đi Bolivia vào trưa mai, thứ Tư.
Hơn 1 triệu người dự Thánh Lễ với Đức Thánh Cha tại Guayaquil
Lm. Trần Đức Anh OP
10:22 08/07/2015
GUAYAQUIL. Sáng ngày 6-7-2015, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Guyaquil, Ecuador, trước sự tham dự của hơn 1 triệu tín hữu.
Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Nam Mỹ, ĐTC đã rời thủ đô Quito đáp máy bay từ cao độ 2850 mét xuống Guayaquil cách đó 265 cây số và chỉ cao hơn mặt biển 4 mét. Đây thành phố lớn nhất của Ecuador với hơn 3 triệu 600 ngàn dân cư. Đây cũng là trung tâm thương mại lớn nhất của nước này với hải cảng bên bờ Thái bình dương.
Đến nơi vào lúc gần 10 giờ sáng, ĐTC đi tới Đền thánh quốc gia kính Lòng Thương Xót Chúa, là nơi thờ phượng đứng thứ hai của tổng giáo Guayaquil mới hoàn thành cách đây 2 năm, với thánh đường cao 29 mét, chứa được 2.300 người.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa và ảnh Lòng Thương Xót Chúa, ĐTC đã cùng mọi người hiện diện đọc kinh Kính Mừng trước khi ban phép lành cho họ, rồi tới tới công viên Los Samanes rộng 379 hécta, cách đó 25 cây số để cử hành thánh lễ cho hơn một triệu tín hữu tụ tập tại đây, dù trời nóng nực.
Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình. Đồng tế với ĐTC có 40 GM Ecuador cùng với hàng chục GM khách và hàng trăm linh mục. Đặc biệt trong buổi lễ, ĐTC đã dùng chiếc gậy mục tử đơn sơ bằng gỗ Oliu do các tù nhân ở San Remo, bắc Italia, làm tặng cho ngài và ngài đã sử dụng trong lễ lá năm nay ở Roma. Đầu gậy có thánh giá và huy hiệu Giáo Hoàng của ngài.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại tiệc cưới Cana với sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong số các khách mời, và ngài rút ra những bài học từ thái độ của Mẹ Maria. Ngài nói:
”Tiệc cưới Cana được tái diễn trong mọi thế hệ, trong mỗi gia đình, trong mỗi người chúng ta và trong những cố gắng để tâm hồn chúng ta tìm được sự ổn định trong tình yêu lâu bền, phong phú và vui tươi. Chúng ta hãy dành chỗ cho Đức Maria, là Mẹ, như thánh sử Phúc Âm quả quyết. Cùng với Mẹ, chúng ta hãy thực hiện hành trình Cana.
- Trước tiên, Mẹ Maria quan tâm để ý: trong tiệc cưới đã bắt đầu, Mẹ chú ý tới những nhu cầu của đôi tân hôn. Mẹ không tự cô lập vào mình, không tập trung vào thế giới riêng, trái lại, tình thương làm cho Mẹ để ý tới người khác. Và vì thế Mẹ thấy họ thiếu rượu. Rượu là dấu chỉ vui mừng, yêu thương, dồi dào. Bao nhiêu thiếu niên và người trẻ nhận thấy rằng trong gia đình họ từ lâu không còn thứ rượu ấy nữa! Bao nhiêu phụ nữ lẻ loi và buồn sầu tự hỏi khi nào tình yêu đã vuột mất khỏi đời sống của họ! Bao nhiêu người già cảm thấy bị bỏ ra ngoài các buổi lễ trong gia đình họ, bỏ vào một xó và từ nay chẳng còn lương thực yêu thương hằng ngày nữa! Sự thiếu rượu cũng có thể là hậu quả của tình trạng thiếu công ăn việc làm, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn mà các gia đình chúng ta đang trải qua. Mẹ Maria không phải là một bà mẹ ”yêu sách”, không phải là bà mẹ chồng canh chừng để thích thú vì những thiếu kinh nghiệm của chúng ta, những lầm lẫn hoặc vô ý. Mẹ Maria là mẹ! Mẹ hiện diện, quan tâm và ân cần.
- Thứ hai: Mẹ Maria tín thác ngỏ lời với Chúa Giêsu, Mẹ cầu nguyện. Mẹ không đi gặp người chủ tiệc, nhưng trực tiếp trình bày khó khăn của đôi tân hôn với Con của Mẹ. Câu trả lời mà Mẹ nhận được có vẻ làm nản chí: “Thưa bà, có hệ gì đến con đâu? Giờ của con chưa tới” (v.). Nhưng trong khi đó Mẹ đã đặt vấn đề ở trong tay Chúa. Sự ân cần của Mẹ đối với những nhu cầu của người khác làm cho giờ của Chúa đến sớm hơn. Mẹ Maria là thành phần của giờ ấy, từ hang đá máng cỏ cho đến thập giá. Mẹ đã biết ”biến một hang bò lừa thành nhà của Chúa Giêsu, với một vài chiếc tã nghèo nàn, nhưng với một núi dịu dàng” (Tông Huấn Ev. gaudium, 286) và Mẹ đón nhận chúng ta như con cái khi một lưỡi gươm đâm thâu qua tim Mẹ, Mẹ dạy chúng ta đặt gia đình ở trong thay Thiên Chúa; cầu nguyện, nuôi dưỡng niềm hy vọng chỉ cho chúng ta thấy rằng những lo âu của chúng ta cũng là những lo âu của Thiên Chúa”.
Cầu nguyện luôn làm cho chúng ta ra khỏi vòng đai những lo âu của chúng ta, làm cho chúng ta đi xa hơn những gì làm cho chúng ta đau khổ, giao động hoặc thiếu thốn, và đặt chúng ta ở trong hoàn cảnh của người khác. Gia đình là trường học trong đó cầu nguyện cũng nhắc nhở chúng ta rằng có ”chúng ta”, có một tha nhân ở gần chúng ta: họ đang sống dưới cùng một mái nha, chia sẻ cuộc sống với chúng ta và có những điều cần thiết.
- Mẹ Maria hành động. Câu nói của Mẹ: ”Các ông hãy làm điều mà Người bảo” (v.5), được gởi tới những người giúp việc, và cũng là một lời mời gọi được gửi đến chúng ta, hãy đặt mình để tùy Chúa Giêsu sử dụng, Ngài đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là tiêu chuẩn tình thương chân thực. Và điều này được đặc biệt học ở trong gia đình, nơi chúng ta trở nên người phục vụ vì yêu thương nhau.
ĐTC nói: ”Giữa lòng gia đình, không ai bị loại trừ; tại đó ”ta học cách khiêm tốn xin phép, nói cám ơn như biểu lộ sự quí chuộng vì những gì chúng ta nhận lãnh, làm chủ tính hung hăng hoặc ham hố của mình, và xin lỗi khi chúng ta làm điều gì sai trái. Những cử chỉ lịch sự chân thành bé nhỏ ấy giúp xây dựng một nền văn hóa đời sống chia sẻ và tôn trọng những gì chung quanh chúng ta” (Laudato sì, 213). Gia đình là nhà thương gần nhất, là trường học đầu tiên của các trẻ em, là điểm tham chiếu không thể thiếu được đối với người trẻ, là nhà dưỡng lão tốt nhất cho người già. Gia đình là một sự phong phú lớn cho xã hội mà các tổ chức khác không thể thay thế được, và phải được trợ giúp và tăng cường, để không bao giờ bị mất ý nghĩa đích thực của các dịch vụ mà xã hội cống hiến cho các công dân. Thực vậy, các dịch vụ ấy không phải là một hình thức bố thí, nhưng là một món nợ xã hội thực sự đối với định chế gia đình giúp ích rất nhiều cho công ích.
ĐTC quả quyết rằng:
“Gia đình cũng họp thành một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội tại gia, ngoài sự sống, gia đình cũng thông truyền sự dịu hiền và lòng thương xót của Chúa. Trong gia đình đức tin được trộn lẫn với sữa me: khi cảm nghiệm tình thương của cha mẹ, người ta cảm thấy gần gũi tìnhthương của Thiên Chúa.
”Trong gia đình, các phép lạ được thực hiện với điều có được, với những gì chúng ta có, nhiều khi không phải là lý tưởng, không phải là điều chúng ta mơ ước và cũng chẳng phải là điều lẽ ra phải như vậy. Rượu mới của các tiệc cưới Cana nảy sinh từ vò thanh tẩy, có nghĩa là từ nơi mà tất cả đã từ bỏ tội lỗi của họ: ”Nơi nào nhiều tội thì ơn thánh càng dồi dào hơn” (Rm a5,20). Trong mỗi gia đình chúng ta và trong đình chung mà tất cả chúng ta họp thành, không có gì bị gạt bỏ, không gì là vô ích. Ít lâu trước khi bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót, Giáo Hội sẽ cử hành Thượng HĐGM khóa thường lệ về gia đình, để chín mùi phân định đích thực tinh thần và tìm ra những giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và nhữgn thách đố quan trọng mà gia đình phải đương đầu ngày nay. Tôi mời gọi anh chị em gia tăng cầu nguyện cho ý hướng đó để thậm chí cả những gì chúng ta thấy có vẻ là không tinh tuyền, làm cho chúng ta thấy là gương mù hoặc khiến cho chúng ta kinh hãi, Thiên Chúa, có thể biến nó thành phép lạ, khi đưa nó đi qua giờ của Ngài.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tất cả bắt đầu vì họ không còn rượu nữa, và tất cả đã có thể được thực hiện vì một phụ nữ - là Đức Trinh Nữ - quan tâm ân cần, biết đặt trong bàn tay Chúa những lo lắng của Mẹ, và đã hành động khôn ngoan và can đảm. Nhưng một điều không kém phần đáng để ý đó là sự kiện chung kết: họ đã nếm rượu ngon hơn. Đó là Tin Vui: rượu ngon là điều sắp được uống, thực tại đáng yêu mến hơn, sâu xa hơn và đẹp hơn cho gia đình phải tới nữa. Sẽ đến thời chúng ta nếm hưởng tình yêu hằng ngày, trong đó con cái chúng ta tái khám phá không gian mà chúng ta chia sẻ và những người già hiện diện trong niềm vui hằng ngày. Rượu ngon sắp đến cho mỗi người có can đảm yêu thương.
Sau thánh lễ ĐTC đã dùng bữa trưa với cộng đoàn dòng Tên gồm 20 linh mục và đoàn tùy tùng. Ngài có liên hệ đặc biệt với 1 LM trong cộng đoàn này là cha Paquito Cortés 91 tuổi và khi còn làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina, ngài thường gửi một số tu sĩ trẻ đến học kinh nghiệm tại Học viện Javier của dòng Tên tại Guyaquil này.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ĐTC đã lưu lại cộng đoàn dòng Tên này 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Cuộc gặp gỡ rất vui vẻ và thoải mái. Rồi ĐTC ra phi trường đáp máy bay trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ.
Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Nam Mỹ, ĐTC đã rời thủ đô Quito đáp máy bay từ cao độ 2850 mét xuống Guayaquil cách đó 265 cây số và chỉ cao hơn mặt biển 4 mét. Đây thành phố lớn nhất của Ecuador với hơn 3 triệu 600 ngàn dân cư. Đây cũng là trung tâm thương mại lớn nhất của nước này với hải cảng bên bờ Thái bình dương.
Đến nơi vào lúc gần 10 giờ sáng, ĐTC đi tới Đền thánh quốc gia kính Lòng Thương Xót Chúa, là nơi thờ phượng đứng thứ hai của tổng giáo Guayaquil mới hoàn thành cách đây 2 năm, với thánh đường cao 29 mét, chứa được 2.300 người.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa và ảnh Lòng Thương Xót Chúa, ĐTC đã cùng mọi người hiện diện đọc kinh Kính Mừng trước khi ban phép lành cho họ, rồi tới tới công viên Los Samanes rộng 379 hécta, cách đó 25 cây số để cử hành thánh lễ cho hơn một triệu tín hữu tụ tập tại đây, dù trời nóng nực.
Thánh lễ cầu nguyện cho các gia đình. Đồng tế với ĐTC có 40 GM Ecuador cùng với hàng chục GM khách và hàng trăm linh mục. Đặc biệt trong buổi lễ, ĐTC đã dùng chiếc gậy mục tử đơn sơ bằng gỗ Oliu do các tù nhân ở San Remo, bắc Italia, làm tặng cho ngài và ngài đã sử dụng trong lễ lá năm nay ở Roma. Đầu gậy có thánh giá và huy hiệu Giáo Hoàng của ngài.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại tiệc cưới Cana với sự hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong số các khách mời, và ngài rút ra những bài học từ thái độ của Mẹ Maria. Ngài nói:
”Tiệc cưới Cana được tái diễn trong mọi thế hệ, trong mỗi gia đình, trong mỗi người chúng ta và trong những cố gắng để tâm hồn chúng ta tìm được sự ổn định trong tình yêu lâu bền, phong phú và vui tươi. Chúng ta hãy dành chỗ cho Đức Maria, là Mẹ, như thánh sử Phúc Âm quả quyết. Cùng với Mẹ, chúng ta hãy thực hiện hành trình Cana.
- Trước tiên, Mẹ Maria quan tâm để ý: trong tiệc cưới đã bắt đầu, Mẹ chú ý tới những nhu cầu của đôi tân hôn. Mẹ không tự cô lập vào mình, không tập trung vào thế giới riêng, trái lại, tình thương làm cho Mẹ để ý tới người khác. Và vì thế Mẹ thấy họ thiếu rượu. Rượu là dấu chỉ vui mừng, yêu thương, dồi dào. Bao nhiêu thiếu niên và người trẻ nhận thấy rằng trong gia đình họ từ lâu không còn thứ rượu ấy nữa! Bao nhiêu phụ nữ lẻ loi và buồn sầu tự hỏi khi nào tình yêu đã vuột mất khỏi đời sống của họ! Bao nhiêu người già cảm thấy bị bỏ ra ngoài các buổi lễ trong gia đình họ, bỏ vào một xó và từ nay chẳng còn lương thực yêu thương hằng ngày nữa! Sự thiếu rượu cũng có thể là hậu quả của tình trạng thiếu công ăn việc làm, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn mà các gia đình chúng ta đang trải qua. Mẹ Maria không phải là một bà mẹ ”yêu sách”, không phải là bà mẹ chồng canh chừng để thích thú vì những thiếu kinh nghiệm của chúng ta, những lầm lẫn hoặc vô ý. Mẹ Maria là mẹ! Mẹ hiện diện, quan tâm và ân cần.
- Thứ hai: Mẹ Maria tín thác ngỏ lời với Chúa Giêsu, Mẹ cầu nguyện. Mẹ không đi gặp người chủ tiệc, nhưng trực tiếp trình bày khó khăn của đôi tân hôn với Con của Mẹ. Câu trả lời mà Mẹ nhận được có vẻ làm nản chí: “Thưa bà, có hệ gì đến con đâu? Giờ của con chưa tới” (v.). Nhưng trong khi đó Mẹ đã đặt vấn đề ở trong tay Chúa. Sự ân cần của Mẹ đối với những nhu cầu của người khác làm cho giờ của Chúa đến sớm hơn. Mẹ Maria là thành phần của giờ ấy, từ hang đá máng cỏ cho đến thập giá. Mẹ đã biết ”biến một hang bò lừa thành nhà của Chúa Giêsu, với một vài chiếc tã nghèo nàn, nhưng với một núi dịu dàng” (Tông Huấn Ev. gaudium, 286) và Mẹ đón nhận chúng ta như con cái khi một lưỡi gươm đâm thâu qua tim Mẹ, Mẹ dạy chúng ta đặt gia đình ở trong thay Thiên Chúa; cầu nguyện, nuôi dưỡng niềm hy vọng chỉ cho chúng ta thấy rằng những lo âu của chúng ta cũng là những lo âu của Thiên Chúa”.
Cầu nguyện luôn làm cho chúng ta ra khỏi vòng đai những lo âu của chúng ta, làm cho chúng ta đi xa hơn những gì làm cho chúng ta đau khổ, giao động hoặc thiếu thốn, và đặt chúng ta ở trong hoàn cảnh của người khác. Gia đình là trường học trong đó cầu nguyện cũng nhắc nhở chúng ta rằng có ”chúng ta”, có một tha nhân ở gần chúng ta: họ đang sống dưới cùng một mái nha, chia sẻ cuộc sống với chúng ta và có những điều cần thiết.
- Mẹ Maria hành động. Câu nói của Mẹ: ”Các ông hãy làm điều mà Người bảo” (v.5), được gởi tới những người giúp việc, và cũng là một lời mời gọi được gửi đến chúng ta, hãy đặt mình để tùy Chúa Giêsu sử dụng, Ngài đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là tiêu chuẩn tình thương chân thực. Và điều này được đặc biệt học ở trong gia đình, nơi chúng ta trở nên người phục vụ vì yêu thương nhau.
ĐTC nói: ”Giữa lòng gia đình, không ai bị loại trừ; tại đó ”ta học cách khiêm tốn xin phép, nói cám ơn như biểu lộ sự quí chuộng vì những gì chúng ta nhận lãnh, làm chủ tính hung hăng hoặc ham hố của mình, và xin lỗi khi chúng ta làm điều gì sai trái. Những cử chỉ lịch sự chân thành bé nhỏ ấy giúp xây dựng một nền văn hóa đời sống chia sẻ và tôn trọng những gì chung quanh chúng ta” (Laudato sì, 213). Gia đình là nhà thương gần nhất, là trường học đầu tiên của các trẻ em, là điểm tham chiếu không thể thiếu được đối với người trẻ, là nhà dưỡng lão tốt nhất cho người già. Gia đình là một sự phong phú lớn cho xã hội mà các tổ chức khác không thể thay thế được, và phải được trợ giúp và tăng cường, để không bao giờ bị mất ý nghĩa đích thực của các dịch vụ mà xã hội cống hiến cho các công dân. Thực vậy, các dịch vụ ấy không phải là một hình thức bố thí, nhưng là một món nợ xã hội thực sự đối với định chế gia đình giúp ích rất nhiều cho công ích.
ĐTC quả quyết rằng:
“Gia đình cũng họp thành một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội tại gia, ngoài sự sống, gia đình cũng thông truyền sự dịu hiền và lòng thương xót của Chúa. Trong gia đình đức tin được trộn lẫn với sữa me: khi cảm nghiệm tình thương của cha mẹ, người ta cảm thấy gần gũi tìnhthương của Thiên Chúa.
”Trong gia đình, các phép lạ được thực hiện với điều có được, với những gì chúng ta có, nhiều khi không phải là lý tưởng, không phải là điều chúng ta mơ ước và cũng chẳng phải là điều lẽ ra phải như vậy. Rượu mới của các tiệc cưới Cana nảy sinh từ vò thanh tẩy, có nghĩa là từ nơi mà tất cả đã từ bỏ tội lỗi của họ: ”Nơi nào nhiều tội thì ơn thánh càng dồi dào hơn” (Rm a5,20). Trong mỗi gia đình chúng ta và trong đình chung mà tất cả chúng ta họp thành, không có gì bị gạt bỏ, không gì là vô ích. Ít lâu trước khi bắt đầu Năm Thánh Lòng Thương Xót, Giáo Hội sẽ cử hành Thượng HĐGM khóa thường lệ về gia đình, để chín mùi phân định đích thực tinh thần và tìm ra những giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và nhữgn thách đố quan trọng mà gia đình phải đương đầu ngày nay. Tôi mời gọi anh chị em gia tăng cầu nguyện cho ý hướng đó để thậm chí cả những gì chúng ta thấy có vẻ là không tinh tuyền, làm cho chúng ta thấy là gương mù hoặc khiến cho chúng ta kinh hãi, Thiên Chúa, có thể biến nó thành phép lạ, khi đưa nó đi qua giờ của Ngài.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Tất cả bắt đầu vì họ không còn rượu nữa, và tất cả đã có thể được thực hiện vì một phụ nữ - là Đức Trinh Nữ - quan tâm ân cần, biết đặt trong bàn tay Chúa những lo lắng của Mẹ, và đã hành động khôn ngoan và can đảm. Nhưng một điều không kém phần đáng để ý đó là sự kiện chung kết: họ đã nếm rượu ngon hơn. Đó là Tin Vui: rượu ngon là điều sắp được uống, thực tại đáng yêu mến hơn, sâu xa hơn và đẹp hơn cho gia đình phải tới nữa. Sẽ đến thời chúng ta nếm hưởng tình yêu hằng ngày, trong đó con cái chúng ta tái khám phá không gian mà chúng ta chia sẻ và những người già hiện diện trong niềm vui hằng ngày. Rượu ngon sắp đến cho mỗi người có can đảm yêu thương.
Sau thánh lễ ĐTC đã dùng bữa trưa với cộng đoàn dòng Tên gồm 20 linh mục và đoàn tùy tùng. Ngài có liên hệ đặc biệt với 1 LM trong cộng đoàn này là cha Paquito Cortés 91 tuổi và khi còn làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina, ngài thường gửi một số tu sĩ trẻ đến học kinh nghiệm tại Học viện Javier của dòng Tên tại Guyaquil này.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ĐTC đã lưu lại cộng đoàn dòng Tên này 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Cuộc gặp gỡ rất vui vẻ và thoải mái. Rồi ĐTC ra phi trường đáp máy bay trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ.
Diễn Văn của Đức Phanxicô với đại diện các tổ chức dân sự Ecuador
Vũ Van An
16:25 08/07/2015
" Các bức tường, các sân trong và các hành lang có rào vây của thành phố này hùng hồn nói lên điều này: bắt nguồn từ nền văn hóa Incan và Caranqui, hết sức đẹp đẽ trong kích thước và dáng vẻ, mạnh bạo và đầy thán phục tổng hợp được nhiều họa phong khác nhau, các công trình nghệ thuật do 'trường phái Quito' sáng tạo này tóm tắt nói lên cuộc đối thoại vĩ đại trên, với đủ thành công và thất bại của nó, vốn là lịch sử của Ecuador. Ngày nay ta thấy nó đẹp xiết bao”.
Trên đây là lời Đức GH Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo dân sự Ecuador vào buổi tối ngày 7 tháng 7 tại Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador. Tại đây ngài đã gặp gỡ đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô. Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Phanxicô trong dịp này:
Các bạn thân mến
Tôi rất vui được hiện diện với các bạn, những người nam nữ đại diện cho và thăng tiến đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước này.
Khi tôi bước vào nhà thờ này, Thị Trưởng Quito đã trao cho tôi các chìa khóa của thành phố. Việc ông biểu lộ sự gần gũi thân tình, mở các cánh cửa của các bạn cho tôi, giúp tôi, đến lượt mình, nói tới một số chìa khóa khác: các chìa khóa dẫn vào đời sống của chúng ta trong xã hội, bắt đầu với đời sống gia đình.
Xã hội chúng ta được hưởng nhờ khi mỗi người và mỗi nhóm xã hội cảm nhận mình đang thực sự ở trong nhà. Trong gia đình, cha mẹ, ông bà và con cái luôn cảm thấy mình ở trong nhà; không ai bị loại trừ. Nếu ai đó có vấn đề, dù là nghiêm trọng, ngay cả nếu họ là nguyên nhân, thì cả gia đình sẽ tới giúp đỡ họ; cả gia đình nâng đỡ họ. Các vấn đề của họ cũng là các vấn đề của gia đình. Chả lẽ không nên như thế trong xã hội hay sao? Dù các liên hệ của ta trong xã hội và đời sống chính trị thường dựa trên đối chất và mưu toan loại bỏ các địch thủ của ta. Chủ trương của tôi, các ý tưởng của tôi và các kế hoạch của tôi chỉ có thế tấn tới nếu tôi thắng vượt được người khác và áp đặt được ý muốn của mình. Gia đình có nên như thế không? Trong các gia đình, mọi người đều góp phần vào mục đích chung, mọi người đều làm việc cho ích chung, không bác bỏ quyền lợi cá nhân của mỗi người nhưng khuyến khích và hỗ trợ nó. Các vui buồn của mỗi người đều được mọi người cảm nhận. Là gia đình có nghĩa như thế đấy! Nếu ta có thể nhìn các địch thủ hay láng giềng chính trị của ta cùng một cách như ta nhìn con cái hay người phối ngẫu, người mẹ hay người cha, thì hay biết bao! Ta có yêu xã hội của ta không? Ta có yêu đất nước ta không, cái cộng đồng mà ta đang cố gắng xây dựng? Ta có yêu nó cách trừu tượng, trong lý thuyết không? Ta hãy yêu nó bằng hành động hơn là bằng lời nói! Trong mọi người, trong các hoàn cảnh cụ thể, trong đời sống chung của ta, tình yêu luôn dẫn ta tới thông đạt, không bao giờ dẫn tới cô lập cả.
Cảm nhận trên có thể làm phát sinh những cử chỉ nho nhỏ nhằm củng cố các dây liên kết có tính bản thân. Tôi thừơng nói tới sự quan trọng của gia đình như là tế bào đệ nhất đẳng của xã hội. Trong gia đình, ta tìm được các giá trị nền tảng của tình yêu, của tình huynh đệ và lòng kính trọng lẫn nhau, mà ta có thể diễn dịch thành các giá trị chủ yếu cho xã hội như một toàn thể: lòng biết ơn, tình liên đới và tính phụ đới.
Cha mẹ biết rằng mọi con cái của họ đều được yêu thương bằng nhau, cho dù mỗi đứa có đặc điểm riêng của nó. Nhưng khi con cái khước từ, không chịu chia sẻ những gì chúng đã nhận được cách nhưng không, thì mối liên hệ này sẽ tan vỡ. Tình yêu của cha mẹ chúng giúp con cái thắng vượt được tính ích kỷ của chúng, học cách sống với người khác, biết nhượng bộ và kiên nhẫn. Trong cuộc sống rộng lớn hơn của xã hội, ta sẽ tiến tới chỗ thấy rằng “tính nhưng không” (“gratuitousness”) không phải là một cái gì phụ trội, ở bên ngoài, mà đúng hơn là một điều kiện cần thiết của công lý. Ta là ai và ta có gì đều đã được ban cho ta để ta dùng nó phục vụ người khác. Trách vụ ta là làm cho nó sinh kết quả trong các việc làm tốt. Các thiện ích của trái đất được dành cho mọi người, và dù ai đó có phô trương tài sản của họ ra sao, nó vẫn mang giấy nợ của xã hội. Theo cách này, ta sẽ vượt ra ngoài công lý thuần kinh tế, đặt căn bản trên thương mại, để bước vào công lý xã hội, là thứ công lý chống đỡ nhân quyền nền tảng cho những cuộc đời xứng đáng. Không được quan tâm tới các lợi ích ngắn hạn khi khai thác các tài nguyên thiên nhiên, là thứ rất phong phú tại Ecuador. Là những người quản lý các tài nguyên này, những tài nguyên mà ta nhận được, ta có nghĩa vụ đối với xã hội như một toàn thể và đối với các thế hệ tương lai. Ta không thể để lại di sản này cho họ nếu không chăm sóc thích đáng cho môi sinh, nếu không ý thức được tính nhưng không phát sinh từ việc chiêm ngưỡng thế giới tạo dựng. Sống giữa chúng ta hiện nay là một số anh chị em của chúng ta đại biểu cho các sắc dân bản địa của Amazon Xích Đạo. Vùng này là một trong “những khu vực phong phú nhất cả về con số các chủng loại lẫn các chủng loại đặc hữu, hiếm hoi hoặc ít được bảo vệ… nó đòi được bảo vệ nhiều hơn vì tầm quan trọng lớn lao của nó đối với hệ sinh thái hoàn cầu… nó có một tính đa diện sinh học cực kỳ phức tạp gần như không thể nào đánh giá đầy đủ được, ấy thế nhưng khi [các vùng rừng này] bị cháy rụi hay san bằng vì mục đích canh tác, thì chỉ trong vòng ít năm, vô vàn chủng loại sẽ không còn và các khu vực này thường sẽ trở thành đất hoang khô cằn” (xem Laudato Si’, 37-38). Ecuador, cùng với các nước khác dọc theo Amazon, có cơ hội trở thành người dạy người ta về nền sinh thái toàn diện. Ta nhận được thế giới này như một của thừa kế từ các thế hệ đã qua, nhưng cũng như một khoản vay từ các thế hệ sắp tới, những người chúng ta sẽ phải hoàn trả nó lại!
Từ cảm nghiệm huynh đệ của gia đình phát sinh ra tình liên đới trong xã hội; tình liên đới này không chỉ hệ ở việc ban phát cho người túng thiếu, mà còn ở việc cảm thấy có trách nhiệm đối với nhau. Nếu ta coi người khác như anh chị em ta, thì không có ai bị bỏ rơi hay bị đẩy qua bên lề. Giống các quốc gia khác của Mỹ Châu La Tinh, Ecuador hiện đang trải nghiệm nhiều thay đổi xã hội và văn hóa sâu xa, nhiều thách đố mới cần được đương đầu bởi mọi bộ phận trong xã hội. Di dân, các đô thị đông người, chủ nghĩa tiêu thụ, các khủng hoảng trong gia đình, nạn thất nghiệp và nhiều khu vực nghèo đói: tất cả các nhân tố này đều tạo ra bất trắc và căng thẳng đe dọa tới sự hài hòa trong xã hội. Luật lệ và các qui định cũng như việc đặt kế hoạch xã hội, cần phải nhắm vào việc bao gồm mọi người, tạo cơ hội để đối thoại và gặp gỡ, trong khi loại bỏ mọi hình chức áp chế, kiểm soát quá trớn hay tước đoạt tự do, coi chúng như những ký ức đớn đau của quá khứ. Hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn đòi hỏi phải cung hiến cho người ta, nhất là giới trẻ, các cơ hội có thực chất, tạo công ăn việc làm, và đảm bảo tăng trưởng kinh tế được mọi người chia sẻ (hơn là chỉ hiện hữu trên giấy tờ, trong những con số thống kê kinh tế vĩ mô), và cổ vũ việc phát triển lâu dài, có khả năng tạo ra một cơ cấu xã hội vững vàng và gắn bó.
Cuối cùng, việc tôn trọng người khác mà ta học được trong gia đình được xã hội phát biểu qua ý niệm phụ đới. Thừa nhận rằng các chọn lựa của ta không nhất thiết duy nhất hợp pháp là một thao tác lành mạnh của đức khiêm nhường. Bằng cách nhìn nhận điều tốt cố hữu nơi người khác, dù họ có các giới hạn của họ, ta sẽ nhìn ra sự phong phú trong tính đa dạng và giá trị của việc bổ túc cho nhau. Các cá nhân và các nhóm có quyền theo các phương cách riêng của họ, cho dù đôi lúc họ có thể mắc sai lầm. Trong lòng tôn trọng trọn vẹn đối với quyền tự do đó, xã hội dân sự được mời gọi giúp mỗi người và mỗi tổ chức xã hội nhận lãnh vai trò chuyên biệt của họ và nhờ đó góp phần vào ích chung. Đối thoại là điều cần thiết và có tính nền tảng để đạt tới sự thật, một điều không thể áp đặt được, nhưng phải được kiếm tìm bằng một tinh thần thành thực và có phê phán. Trong một nền dân chủ có tham gia, mỗi nhóm xã hội, các sắc dân bản địa, Ecuador-Phi Châu, phụ nữ, các hiệp hội công dân và những ai dấn thân trong công vụ đều là những tham dự viên không thể thiếu trong cuộc đối thoại này.
Các bức tường, các sân trong và các hành lang có rào vây của thành phố này hùng hồn nói lên điều này: bắt nguồn từ nền văn hóa Incan và Caranqui, hết sức đẹp đẽ trong kích thước và dáng vẻ, mạnh bạo và đầy thán phục tổng hợp được nhiều họa phong khác nhau, các công trình nghệ thuật do “trường phái Quito” sáng tạo này tóm tắt nói lên cuộc đối thoại vĩ đại trên, với đủ thành công và thất bại của nó, vốn là lịch sử của Ecuador. Ngày nay ta thấy nó đẹp xiết bao. Nếu quá khứ được đánh dấu bằng lầm lẫn và lạm dụng, làm sao ta có thể bác bỏ được điều này!, thì ta có thể nhận thấy: việc tổng hợp do đó mà ra hiện rực lên một vẻ xum xuê đẹp đến độ ta có thể nhìn về tương lai với một niềm hy vọng lớn lao.
Về phần mình, Giáo Hội mong ước được hợp tác trong việc theo đuổi ích chung, qua các công trình xã hội và giáo dục của mình, cổ vũ các giá trị đạo đức và tâm linh, và phục vụ trong tư cách dấu chỉ tiên tri đem lại một tia ánh sáng và hy vọng cho mọi người, nhất là những người túng thiếu nhất. Xin cám ơn các bạn đã có mặt ở đây, đã lắng nghe tôi. Tôi xin các bạn vui lòng đem những lời khuyến khích của tôi tới các cộng đồng và các nhóm khác nhau mà các bạn làm đại diện. Xin Chúa ban ơn để xã hội dân sự mà các bạn đại diện sẽ luôn là một khung cảnh thích hợp để trải nghiệm và thực hành các giá trị mà tôi vừa nói.
Trên đây là lời Đức GH Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo dân sự Ecuador vào buổi tối ngày 7 tháng 7 tại Nhà Thờ San Francisco ở Quito, Ecuador. Tại đây ngài đã gặp gỡ đại diện các tổ chức công dân, các nhà doanh nghiệp, các cộng đồng bản địa và các nhóm giáo dân Công Giáo.
Lễ đón tiếp ngài có một bài hát hát bằng tiếng bản địa Quichua gọi là "Taita" có nghĩa là “papa”. Bài hát này đặc biệt được soạn cho Đức Phanxicô. Cả nhà thờ lẫn khuôn viên bên ngoài đều chật ních hàng ngàn người ái mộ; họ hoan hô và vỗ tay vang dội mừng đón ngài.
Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của Đức Phanxicô trong dịp này:
Các bạn thân mến
Tôi rất vui được hiện diện với các bạn, những người nam nữ đại diện cho và thăng tiến đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước này.
Khi tôi bước vào nhà thờ này, Thị Trưởng Quito đã trao cho tôi các chìa khóa của thành phố. Việc ông biểu lộ sự gần gũi thân tình, mở các cánh cửa của các bạn cho tôi, giúp tôi, đến lượt mình, nói tới một số chìa khóa khác: các chìa khóa dẫn vào đời sống của chúng ta trong xã hội, bắt đầu với đời sống gia đình.
Xã hội chúng ta được hưởng nhờ khi mỗi người và mỗi nhóm xã hội cảm nhận mình đang thực sự ở trong nhà. Trong gia đình, cha mẹ, ông bà và con cái luôn cảm thấy mình ở trong nhà; không ai bị loại trừ. Nếu ai đó có vấn đề, dù là nghiêm trọng, ngay cả nếu họ là nguyên nhân, thì cả gia đình sẽ tới giúp đỡ họ; cả gia đình nâng đỡ họ. Các vấn đề của họ cũng là các vấn đề của gia đình. Chả lẽ không nên như thế trong xã hội hay sao? Dù các liên hệ của ta trong xã hội và đời sống chính trị thường dựa trên đối chất và mưu toan loại bỏ các địch thủ của ta. Chủ trương của tôi, các ý tưởng của tôi và các kế hoạch của tôi chỉ có thế tấn tới nếu tôi thắng vượt được người khác và áp đặt được ý muốn của mình. Gia đình có nên như thế không? Trong các gia đình, mọi người đều góp phần vào mục đích chung, mọi người đều làm việc cho ích chung, không bác bỏ quyền lợi cá nhân của mỗi người nhưng khuyến khích và hỗ trợ nó. Các vui buồn của mỗi người đều được mọi người cảm nhận. Là gia đình có nghĩa như thế đấy! Nếu ta có thể nhìn các địch thủ hay láng giềng chính trị của ta cùng một cách như ta nhìn con cái hay người phối ngẫu, người mẹ hay người cha, thì hay biết bao! Ta có yêu xã hội của ta không? Ta có yêu đất nước ta không, cái cộng đồng mà ta đang cố gắng xây dựng? Ta có yêu nó cách trừu tượng, trong lý thuyết không? Ta hãy yêu nó bằng hành động hơn là bằng lời nói! Trong mọi người, trong các hoàn cảnh cụ thể, trong đời sống chung của ta, tình yêu luôn dẫn ta tới thông đạt, không bao giờ dẫn tới cô lập cả.
Cảm nhận trên có thể làm phát sinh những cử chỉ nho nhỏ nhằm củng cố các dây liên kết có tính bản thân. Tôi thừơng nói tới sự quan trọng của gia đình như là tế bào đệ nhất đẳng của xã hội. Trong gia đình, ta tìm được các giá trị nền tảng của tình yêu, của tình huynh đệ và lòng kính trọng lẫn nhau, mà ta có thể diễn dịch thành các giá trị chủ yếu cho xã hội như một toàn thể: lòng biết ơn, tình liên đới và tính phụ đới.
Cha mẹ biết rằng mọi con cái của họ đều được yêu thương bằng nhau, cho dù mỗi đứa có đặc điểm riêng của nó. Nhưng khi con cái khước từ, không chịu chia sẻ những gì chúng đã nhận được cách nhưng không, thì mối liên hệ này sẽ tan vỡ. Tình yêu của cha mẹ chúng giúp con cái thắng vượt được tính ích kỷ của chúng, học cách sống với người khác, biết nhượng bộ và kiên nhẫn. Trong cuộc sống rộng lớn hơn của xã hội, ta sẽ tiến tới chỗ thấy rằng “tính nhưng không” (“gratuitousness”) không phải là một cái gì phụ trội, ở bên ngoài, mà đúng hơn là một điều kiện cần thiết của công lý. Ta là ai và ta có gì đều đã được ban cho ta để ta dùng nó phục vụ người khác. Trách vụ ta là làm cho nó sinh kết quả trong các việc làm tốt. Các thiện ích của trái đất được dành cho mọi người, và dù ai đó có phô trương tài sản của họ ra sao, nó vẫn mang giấy nợ của xã hội. Theo cách này, ta sẽ vượt ra ngoài công lý thuần kinh tế, đặt căn bản trên thương mại, để bước vào công lý xã hội, là thứ công lý chống đỡ nhân quyền nền tảng cho những cuộc đời xứng đáng. Không được quan tâm tới các lợi ích ngắn hạn khi khai thác các tài nguyên thiên nhiên, là thứ rất phong phú tại Ecuador. Là những người quản lý các tài nguyên này, những tài nguyên mà ta nhận được, ta có nghĩa vụ đối với xã hội như một toàn thể và đối với các thế hệ tương lai. Ta không thể để lại di sản này cho họ nếu không chăm sóc thích đáng cho môi sinh, nếu không ý thức được tính nhưng không phát sinh từ việc chiêm ngưỡng thế giới tạo dựng. Sống giữa chúng ta hiện nay là một số anh chị em của chúng ta đại biểu cho các sắc dân bản địa của Amazon Xích Đạo. Vùng này là một trong “những khu vực phong phú nhất cả về con số các chủng loại lẫn các chủng loại đặc hữu, hiếm hoi hoặc ít được bảo vệ… nó đòi được bảo vệ nhiều hơn vì tầm quan trọng lớn lao của nó đối với hệ sinh thái hoàn cầu… nó có một tính đa diện sinh học cực kỳ phức tạp gần như không thể nào đánh giá đầy đủ được, ấy thế nhưng khi [các vùng rừng này] bị cháy rụi hay san bằng vì mục đích canh tác, thì chỉ trong vòng ít năm, vô vàn chủng loại sẽ không còn và các khu vực này thường sẽ trở thành đất hoang khô cằn” (xem Laudato Si’, 37-38). Ecuador, cùng với các nước khác dọc theo Amazon, có cơ hội trở thành người dạy người ta về nền sinh thái toàn diện. Ta nhận được thế giới này như một của thừa kế từ các thế hệ đã qua, nhưng cũng như một khoản vay từ các thế hệ sắp tới, những người chúng ta sẽ phải hoàn trả nó lại!
Từ cảm nghiệm huynh đệ của gia đình phát sinh ra tình liên đới trong xã hội; tình liên đới này không chỉ hệ ở việc ban phát cho người túng thiếu, mà còn ở việc cảm thấy có trách nhiệm đối với nhau. Nếu ta coi người khác như anh chị em ta, thì không có ai bị bỏ rơi hay bị đẩy qua bên lề. Giống các quốc gia khác của Mỹ Châu La Tinh, Ecuador hiện đang trải nghiệm nhiều thay đổi xã hội và văn hóa sâu xa, nhiều thách đố mới cần được đương đầu bởi mọi bộ phận trong xã hội. Di dân, các đô thị đông người, chủ nghĩa tiêu thụ, các khủng hoảng trong gia đình, nạn thất nghiệp và nhiều khu vực nghèo đói: tất cả các nhân tố này đều tạo ra bất trắc và căng thẳng đe dọa tới sự hài hòa trong xã hội. Luật lệ và các qui định cũng như việc đặt kế hoạch xã hội, cần phải nhắm vào việc bao gồm mọi người, tạo cơ hội để đối thoại và gặp gỡ, trong khi loại bỏ mọi hình chức áp chế, kiểm soát quá trớn hay tước đoạt tự do, coi chúng như những ký ức đớn đau của quá khứ. Hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn đòi hỏi phải cung hiến cho người ta, nhất là giới trẻ, các cơ hội có thực chất, tạo công ăn việc làm, và đảm bảo tăng trưởng kinh tế được mọi người chia sẻ (hơn là chỉ hiện hữu trên giấy tờ, trong những con số thống kê kinh tế vĩ mô), và cổ vũ việc phát triển lâu dài, có khả năng tạo ra một cơ cấu xã hội vững vàng và gắn bó.
Cuối cùng, việc tôn trọng người khác mà ta học được trong gia đình được xã hội phát biểu qua ý niệm phụ đới. Thừa nhận rằng các chọn lựa của ta không nhất thiết duy nhất hợp pháp là một thao tác lành mạnh của đức khiêm nhường. Bằng cách nhìn nhận điều tốt cố hữu nơi người khác, dù họ có các giới hạn của họ, ta sẽ nhìn ra sự phong phú trong tính đa dạng và giá trị của việc bổ túc cho nhau. Các cá nhân và các nhóm có quyền theo các phương cách riêng của họ, cho dù đôi lúc họ có thể mắc sai lầm. Trong lòng tôn trọng trọn vẹn đối với quyền tự do đó, xã hội dân sự được mời gọi giúp mỗi người và mỗi tổ chức xã hội nhận lãnh vai trò chuyên biệt của họ và nhờ đó góp phần vào ích chung. Đối thoại là điều cần thiết và có tính nền tảng để đạt tới sự thật, một điều không thể áp đặt được, nhưng phải được kiếm tìm bằng một tinh thần thành thực và có phê phán. Trong một nền dân chủ có tham gia, mỗi nhóm xã hội, các sắc dân bản địa, Ecuador-Phi Châu, phụ nữ, các hiệp hội công dân và những ai dấn thân trong công vụ đều là những tham dự viên không thể thiếu trong cuộc đối thoại này.
Các bức tường, các sân trong và các hành lang có rào vây của thành phố này hùng hồn nói lên điều này: bắt nguồn từ nền văn hóa Incan và Caranqui, hết sức đẹp đẽ trong kích thước và dáng vẻ, mạnh bạo và đầy thán phục tổng hợp được nhiều họa phong khác nhau, các công trình nghệ thuật do “trường phái Quito” sáng tạo này tóm tắt nói lên cuộc đối thoại vĩ đại trên, với đủ thành công và thất bại của nó, vốn là lịch sử của Ecuador. Ngày nay ta thấy nó đẹp xiết bao. Nếu quá khứ được đánh dấu bằng lầm lẫn và lạm dụng, làm sao ta có thể bác bỏ được điều này!, thì ta có thể nhận thấy: việc tổng hợp do đó mà ra hiện rực lên một vẻ xum xuê đẹp đến độ ta có thể nhìn về tương lai với một niềm hy vọng lớn lao.
Về phần mình, Giáo Hội mong ước được hợp tác trong việc theo đuổi ích chung, qua các công trình xã hội và giáo dục của mình, cổ vũ các giá trị đạo đức và tâm linh, và phục vụ trong tư cách dấu chỉ tiên tri đem lại một tia ánh sáng và hy vọng cho mọi người, nhất là những người túng thiếu nhất. Xin cám ơn các bạn đã có mặt ở đây, đã lắng nghe tôi. Tôi xin các bạn vui lòng đem những lời khuyến khích của tôi tới các cộng đồng và các nhóm khác nhau mà các bạn làm đại diện. Xin Chúa ban ơn để xã hội dân sự mà các bạn đại diện sẽ luôn là một khung cảnh thích hợp để trải nghiệm và thực hành các giá trị mà tôi vừa nói.
Đức Thánh Cha rời Ecuador, dừng chân tại Bolivia, tiếp tục kêu gọi bảo vệ môi sinh.
Trần Mạnh Trác
19:08 08/07/2015
Đức Giáo Hoàng đã kết thúc tốt đẹp chặng đầu tiên của cuộc tông du ba quốc gia Nam Mỹ, đã rời Ecuador và tiếp tục dừng chân tại Bolivia là quốc gia ở độ cao nhất.
Người ta đặc biệt theo dõi những dấu hiệu bất thường có thể ra xảy ra cho Ngài vì độ cao thiếu oxy có thể ảnh hưởng tới lá phổi còn lại cuả Ngài. Phi trường La Paz ( 4.000 mét (13.120 feet)) vẫn có sẵn nhiều bình oxy để sẵn sàng tiếp ứng cho các du khách bị xay vì độ cao, và cuộc dừng chân tại La Paz cũng được giới hạn là 4 giờ trước khi ĐGH đi xuống Santa Cruz (416 mét (1,364 feet)).
Đức Giáo Hoàng kết thúc cuộc thăm viếng Ecuador với một lời kêu gọi đầy nhiệt huyết cho một trật tự mới về kinh tế và sinh thái cuả thế giới, trong đó tài nguyên cuả Trái đất phải được chia sẻ cho tất cả mọi người, được khai thác một cách có trách nhiệm chứ không phải là với một cái nhìn ngắn hạn.
Các bích chương cuả chính quyền Thiên Tả Ecuador thì sửa lại những lời nói cuả ĐGH là 'cuả cải phải được tái phân phối' (redistributed), thay vì 'cuả cải phải được chia sẻ' (shared).
"Là quản lý của những của cải mà chúng ta đã nhận được, chúng ta có một nghĩa vụ đối với xã hội nói chung và đối với các thế hệ tương lai", Đức Giáo Hoàng nói. "Chúng ta không thể để lại di sản này cho họ mà không chăm sóc môi trường một cách thích hợp, mà không ý thức rằng tuy nhận được chúng một cách nhưng không, nhưng chính đó là những kết quả cuả một thế giới đang được tạo thành."
Lời kêu gọi của ĐTC đặc biệt thích hợp cho trường hợp Ecuador, là một quốc gia có các hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới và là nơi có hầu hết các loài sinh vật, nhưng Ecuador cũng là một quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc vào việc khai thác dầu hoả.
Tổng thống Ecuador Rafael Correa đã bị chỉ trích gay gắt bởi các nhà hoạt động môi trường và các nhóm bản địa vì ông đã thúc đẩy việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Amazon và ở quần đảo Galapagos. Lúc giá dầu thô còn cao, ông Correa đã có thể nâng mức sống cuả 1,3 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong tám năm cầm quyền. Ngày nay giá dầu xuống thấp, việc khai thác phải gia tăng để bù vào những thâm thủng, Ecuador đang trở thành một trong những lo ngại về nạn phá hủy môi trường của Trái đất.
Tại Bolivia, vị tổng thống đón chào ĐGH cũng là một nhân vật 'thiên tả', còn hơn cả ông Rafael Correa cuả Ecuador nữa, đó là ông Evo Morales, có gốc bản xứ là dân thiểu số Aymara và là một nông dân trồng coca, từng nổi tiếng là một pháo đài chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đức Giáo Hoàng đã gặp ông Morales nhiều lần, gần đây nhất là vào tháng Mười khi ông tổng thống tham gia hội nghị thượng đỉnh cuả những người 'dân bản xứ' ở Vatican. Quan điểm cuả ĐGH đòi hỏi các nước giàu phải ngưng phung phí một cách quyết liệt để giải quyết nạn biến đổi khí hậu đã được ông Morales chia sẻ và nhờ đó mà những chương trình chống đối Giáo Hội địa phương cuả ông nay cũng được giảm bớt đi phần nào.
Chắc chắn ĐGH sẽ lặp lại thông điệp về môi trường ở Bolivia, là quốc gia nghèo nhất của Nam Mỹ. Tổng thống Morales đã được ca ngợi như là một anh hùng về môi sinh, nhưng ông cũng bị đả kích vì đã đặt việc khai thác dầu khí làm ưu tiên, mà 3 phần tư dầu khí cuả Bolivia thì lại nằm trong các vùng rừng cây và vùng đầu nguồn nước.
Sau Bolivia, ĐGH sẽ đi Paraguay.
Top Stories
Pope Francis: Priests, Religious should have gratitude
Vatican Radio
17:00 08/07/2015
2015-07-08 Vatican - Pope Francis told priests, religious, and seminarians on Wednesday that gratitude and service were the most important aspects of their vocation.
The Holy Father held his prepared speech in the air, and announced to cheers that he “didn’t feel like reading.”
He then began an off-the-cuff speech to those gathered at Ecuador’s national shrine, which is dedicated to the Virgin of Quinche .
“Please do not forget – do not cover – the grace of gratitude,” Pope Francis said. “It is a gift from Jesus, the most beautiful of our lives as priests and religious.”
The Pope told them to “not lose the memory” of who they were and the places they came from; to not feel like they have been “given a promotion.”
“Do not feel superior to the Faith you received from your mother and father,” he said.
Pope Francis spoke of those who enter the seminary and no longer wish to speak their local language – of which Ecuador has many.
“The desire to increase is human, but it is to service that we are called,” he said. “Gratitude is a grace, and when a priest enters into a career, he stops this spiritual path.”
"Service mixed with gratitude," Pope Francis continued. "What you have received freely, give freely. Please do not charge for this grace. Please! May our ministry be gratuitous; it is so ugly when one begins to lose this sense of gratitude."
The Pope also asked them to pray for him because he himself “too often” forgets this gratitude.
“The shepherds not only walk in front, but also in the middle and behind their flock,” he said.
The Holy Father also called on them to live their vocations with a sense of joy, sustained by “two pillars” made up of gratitude and a “sense of memory” which reminds them of what the Lord has accomplished in their lives.
Their vocation, he stressed, is a gift from Christ that will help sustain those "two pillars of our priestly and religious life."
"May the Lord give you this grace,” Pope Francis concluded. "May he continue to bless the people of Ecuador to whom you are called to serve.”
The Holy Father held his prepared speech in the air, and announced to cheers that he “didn’t feel like reading.”
He then began an off-the-cuff speech to those gathered at Ecuador’s national shrine, which is dedicated to the Virgin of Quinche .
“Please do not forget – do not cover – the grace of gratitude,” Pope Francis said. “It is a gift from Jesus, the most beautiful of our lives as priests and religious.”
The Pope told them to “not lose the memory” of who they were and the places they came from; to not feel like they have been “given a promotion.”
“Do not feel superior to the Faith you received from your mother and father,” he said.
Pope Francis spoke of those who enter the seminary and no longer wish to speak their local language – of which Ecuador has many.
“The desire to increase is human, but it is to service that we are called,” he said. “Gratitude is a grace, and when a priest enters into a career, he stops this spiritual path.”
"Service mixed with gratitude," Pope Francis continued. "What you have received freely, give freely. Please do not charge for this grace. Please! May our ministry be gratuitous; it is so ugly when one begins to lose this sense of gratitude."
The Pope also asked them to pray for him because he himself “too often” forgets this gratitude.
“The shepherds not only walk in front, but also in the middle and behind their flock,” he said.
The Holy Father also called on them to live their vocations with a sense of joy, sustained by “two pillars” made up of gratitude and a “sense of memory” which reminds them of what the Lord has accomplished in their lives.
Their vocation, he stressed, is a gift from Christ that will help sustain those "two pillars of our priestly and religious life."
"May the Lord give you this grace,” Pope Francis concluded. "May he continue to bless the people of Ecuador to whom you are called to serve.”
Pope Francis in Ecuador points to the path of solidarity - The family as a model of just society
Vatican Radio
17:02 08/07/2015
This is the path which Pope Francis pointed to at his meeting with civil society in Ecuador — political authorities, artisans, trade unionists, representatives of ethnic groups and social movements — on Tuesday evening, 7 July, at the conclusion of the third day in the country. The Pope addressed a sweeping address to them, centered on the need to redefine the face of society and of human relationships “beginning with family life”, where, according to Francis, we are educated in the fundamental values of love, fraternity and mutual respect which translate into essential values for society.
Homily from Mass in Quito
Address to educators
Address to political, economic and civic leaders
One of the World’s Most Catholic Nations Answers the Pope’s Call on Climate Change
Emily J. Gertz/Takepart.com
18:04 08/07/2015
July 7, 2015 The Philippines one of the countries most at risk from global warming—is taking up Pope Francis’ dramatic call for action on climate change.
At a Tuesday event attended by more than 1,000 priests and other leaders of the Catholic Church in the Philippines, Manila’s charismatic (and at 58, relatively youthful) archbishop, Cardinal Luis Antonio Tagle, put his signature on a petition to world leaders demanding swift and ambitious action to avert catastrophic climate change.
“Impelled by our Catholic faith, we call on you to drastically cut carbon emissions to keep the global temperature rise below the dangerous threshold of 1.5°C, and to aid the world’s poorest in coping with climate change impacts,” reads the petition, which has been sponsored by a coalition of more than 140 Catholic groups around the world called the Global Catholic Climate Movement (GCCM).
“A first round of 75 parishes have already received the campaign materials and will start collecting signatures in Sunday masses”, Lou Arsenio, the ecology ministry coordinator of the Manila Archdiocese and GCCM coordinator for the Philippines, said in a statement. “Many more will follow in the next few weeks, as we scale the campaign across the country. This will be huge. When Filipinos commit to mobilize, they really mean it.”
So, Why Should You Care? At current levels of deforestation and greenhouse gas emissions, average global temperatures are likely to rise 4 degrees Celsius or more by 2100, unleashing catastrophic climate change. Nations have been submitting plans for cutting coal and oil use, increasing renewable energy, and conserving forests to the United Nations as part of the treaty negotiating process. But so far it’s not clear that their commitments will pull that number down significantly; nor are these targets legally binding. The petition’s organizers believe it could help spur world leaders to act more effectively.
The petition’s organizers hope to get about 10 million signatures in the Philippines alone, said GCCM co-founder Ciara Shannon.
“The Philippines is a very devout country,” said Shannon, about a nation 86 percent of the nation’s 98.4 million citizens are Catholic, and 95 percent are Christian. “So I think for the Philippines, yes, Cardinal Tagle’s endorsement is wonderful.”
“But the Philippines also loves Papa Francisco,” she added. “I was there amongst the 6-7 million people lining the streets when Pope Francis was there in January.”
Even among politically and socially conservative Filipinos, Shannon believes, that adoration will help build support for the environmental and economic transformations that Pope Francis called for in his June encyclical.
Geography and demography may do the rest. Typhoon season has always been deadly in the Philippines, but sea level rise due to global warming and coastal population growth have put more Filipinos than ever at risk for suffering from the consequences of climate change. Over 6,000 people died in Super Typhoon Haiyan’s 15-20 foot storm surges and 145 miles-per-hour winds when the storm struck in November 2013.
“I think because of Typhoon Haiyan, a lot of people in the Philippines now are aware of what climate change is,” said Shannon.
She is also Asia coordinator for a multi-faith climate change action network called OurVoices, which is working with leaders and members of Buddhist, Catholic, Islamic, Jewish, and other faiths to build support for the petition’s climate action call. OurVoices hopes to deliver millions of signatures to world political leaders, she said, when they meet in Paris in December to negotiate a binding global climate change treaty.
Shannon believes that by combining the support of diverse faiths into one message, the petition will help spur world leaders to deliver better results in Paris than they did at the 2009 climate conference in Copenhagen, where faith groups were much less overtly involved.
“Do petitions make any difference at all? I think if you’ve got large numbers, they do,” Shannon said. “Especially when they’re endorsed by some of the top religious leaders in the world.”
(Source: http://news.yahoo.com/philippines-catholics-begin-speaking-climate-action-210132653.html)
“Impelled by our Catholic faith, we call on you to drastically cut carbon emissions to keep the global temperature rise below the dangerous threshold of 1.5°C, and to aid the world’s poorest in coping with climate change impacts,” reads the petition, which has been sponsored by a coalition of more than 140 Catholic groups around the world called the Global Catholic Climate Movement (GCCM).
“A first round of 75 parishes have already received the campaign materials and will start collecting signatures in Sunday masses”, Lou Arsenio, the ecology ministry coordinator of the Manila Archdiocese and GCCM coordinator for the Philippines, said in a statement. “Many more will follow in the next few weeks, as we scale the campaign across the country. This will be huge. When Filipinos commit to mobilize, they really mean it.”
So, Why Should You Care? At current levels of deforestation and greenhouse gas emissions, average global temperatures are likely to rise 4 degrees Celsius or more by 2100, unleashing catastrophic climate change. Nations have been submitting plans for cutting coal and oil use, increasing renewable energy, and conserving forests to the United Nations as part of the treaty negotiating process. But so far it’s not clear that their commitments will pull that number down significantly; nor are these targets legally binding. The petition’s organizers believe it could help spur world leaders to act more effectively.
The petition’s organizers hope to get about 10 million signatures in the Philippines alone, said GCCM co-founder Ciara Shannon.
“The Philippines is a very devout country,” said Shannon, about a nation 86 percent of the nation’s 98.4 million citizens are Catholic, and 95 percent are Christian. “So I think for the Philippines, yes, Cardinal Tagle’s endorsement is wonderful.”
“But the Philippines also loves Papa Francisco,” she added. “I was there amongst the 6-7 million people lining the streets when Pope Francis was there in January.”
Even among politically and socially conservative Filipinos, Shannon believes, that adoration will help build support for the environmental and economic transformations that Pope Francis called for in his June encyclical.
Geography and demography may do the rest. Typhoon season has always been deadly in the Philippines, but sea level rise due to global warming and coastal population growth have put more Filipinos than ever at risk for suffering from the consequences of climate change. Over 6,000 people died in Super Typhoon Haiyan’s 15-20 foot storm surges and 145 miles-per-hour winds when the storm struck in November 2013.
“I think because of Typhoon Haiyan, a lot of people in the Philippines now are aware of what climate change is,” said Shannon.
She is also Asia coordinator for a multi-faith climate change action network called OurVoices, which is working with leaders and members of Buddhist, Catholic, Islamic, Jewish, and other faiths to build support for the petition’s climate action call. OurVoices hopes to deliver millions of signatures to world political leaders, she said, when they meet in Paris in December to negotiate a binding global climate change treaty.
Shannon believes that by combining the support of diverse faiths into one message, the petition will help spur world leaders to deliver better results in Paris than they did at the 2009 climate conference in Copenhagen, where faith groups were much less overtly involved.
“Do petitions make any difference at all? I think if you’ve got large numbers, they do,” Shannon said. “Especially when they’re endorsed by some of the top religious leaders in the world.”
(Source: http://news.yahoo.com/philippines-catholics-begin-speaking-climate-action-210132653.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công Giáo Bùi Chu tiếp sức mùa thi 2015
SVCG Bùi Chu
09:58 08/07/2015
Xem Hình
Tại Gx Thái Hà với SVCG Thái Hà - Bùi Chu, các TNV tiếp sức cho các em sĩ tử thi tại quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Với tinh thần yêu thương và phục vụ, các bạn TNV coi các em thí sinh như những người em của mình, cố gắng hết sức để giúp đỡ cho các em về mọi mặt nơi ăn chỗ nghỉ, để các em có tâm lý yên tâm hoàn thành kỳ thi của mình, cũng là một cách yên lòng cho phụ huynh ở nhà. Ngày chia tay, bao cảm xúc ùa về khi tham dự Thánh Lễ Tạ ơn – Tổng kết. Mới hôm nào anh chị còn tất bật đón các em ở bến xe về nhà thờ Thái Hà. Còn chưa biết tên nhau, chẳng biết gì về nhau mà nụ cười trao nhau trìu mến đến thế. Hôm nay, sau thánh lễ tạ ơn, anh chị em chúng ta mỗi người mỗi ngả. Các em về quê với bố mẹ, các anh chị tiếp tục cuộc sống xô bồ nơi thành thị với những công việc đang còn dang dở. Bữa cơm chia tay nhiều cảm xúc lắm, các em hẹn ngày trở lại, các anh chị mong ngày được gặp lại các em. Yêu lắm, thương lắm những đứa em nhỏ…
Tại khu vực Phùng Khoang, với SVCG Phùng Khoang - Bùi Chu, các TNV tiếp sức cho các thí sinh thi tại các điểm thi thuộc Quận Thanh Xuân và Hà Đông. Trong suốt 07 ngày qua, các bạn TNV đã cố gắng hết sức để các em có tâm lý thoải mái nhất. Tuy hàng ngày phải dậy sớm đạp xe đi chợ để mua đồ ăn cho các em nhưng các anh chị TNV không hề thấy mệt mỏi, mà thay vào đó là nụ cười. Nụ cười của sự vui tươi, nụ cười tuổi trẻ sục sôi nhiệt huyết muốn hy sinh lợi ích của mình cho các em niềm vui. Vì không có không gian rộng rãi như các nhóm khác nên nhóm Phùng Khoang lúc nào cũng đầm ấp như mái nhà các em nhỉ!? Cả nhà quây quần với nhau. Vui biết bao. Chia tay rồi thấy vắng vẻ quá. Bữa cơm chia tay sao đầm ấm vậy!? Các em hẹn ngày gặp lại, các anh chị dặn dò các em trước khi lên đường. Chúng ta cùng chung mái nhà Bùi Chu, chắc chắn sẽ gặp lại nhau mà…
Tại khu vực Cầu Giấy, SVCG Cầu Giấy - Bùi Chu và SVCG Hạt Kiên Chính - Tứ Trùng đã chăm lo cho các em thí sinh thi tại Quận cầu Giấy và Bắc Từ Liêm. Cả nhà vui nhất là lúc ăn cơm, yêu nhất là lúc các em được các anh chị đưa đi thi. Nụ cười và sự động viên của mọi người làm các em bớt đi nỗi lo lắng, bớt đi sự căng thẳng trước khi vào phòng thi. Ngày chia tay cả nhà mình vui thế. Cười cười nói nói, không quan trọng kết quả thi cử ra sao, quan trọng nhất là tình người các em đón nhận được trong lần xa nhà để vượt vũ môn này. Sự quan tâm và chăm sóc của các anh chị TNV và niềm hy vọng của bố mẹ là động lực cho các em trong kỳ thi. Chia tay nhau chúng mình hẹn gặp lại nhau trong một ngày gần nhất trên đất thủ đô. Và có lẽ ngày đó không còn xa nữa.
Tại nhà thờ Hoàng Thôn (Gx Cổ Nhuế), SVCG Cổ Nhuế - Bùi Chutiếp sức cho các em thi tại Quận Bắc Từ Liêm, cùng với các TNV của nhóm SVCG Cổ Nhuế thuộc SVCG Tổng Gp Hà Nội. Vì cả hai nhóm cùng tiếp sức chung nên số lượng thí sinh nhiều và các TNV cũng rất đông đảo. Các em nhận được sự giúp đỡ tận tình nhất của các anh chị TNV trong suốt kỳ thi. Ngày chia tay, các em được tham dự thánh lễ tạ ơn, sau đó là bữa cơm chia tay. Các em hứa sẽ trở lại, các anh chị tha thiết muốn đón các em khi các em đỗ vào các trường mà các em mong muốn. Cùng chờ ngày chúng ta hạnh ngộ nhé.
Tại khu vực Giáp Bát, SVCG Làng Tám - Bùi Chuvà Hạt Lạc Đạo - Liễu Đề - Qũy Nhất tiếp sức cho các em thi tại Quận Hoàng Mai. Đón các em từ bến xe trở về ngôi nhà được coi là đại bản doanh của Nhóm trong kỳ TSMT lần này, các em được các anh chị chăm sóc cho từ bữa cơm, giấc ngủ để các em có tinh thần thoải mái nhất khi tham gia vượt vũ môn. Được các anh chị đón về nhà sau mỗi môn thi trong tràng vỗ tay, nụ cười giòn tan của các anh chị TNV. Chỉ cần nhìn nhau và cười thôi là đã đủ hiểu nhau rồi. Con tim nối kết con tim, tâm hồn quyện chặt tâm hồn. Chỉ thế thôi, trong tình yêu Giêsu ta được liên kết hiệp nhất và sống động với tình anh em trong một gia đình, tình bạn hữu nồng cháy.
"Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18)
07 ngày là một khoảng thời gian không dài nhưng đã để nhiều dư âm đối với cả các bạn TNV và cả các em thí sinh. Niềm vui xen lẫn nỗi buồn trong giờ phút chia tay, vui vì cả kì TSMT đã thành công, không có gì đáng tiếc xảy ra, các em làm bài khá tốt. Nhưng bên cạnh đó cũng có những giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi vì các em phải chia tay bè bạn, chia tay các anh chị TNV mới quen nhưng dường như đã gắn bó từ lâu. Những cái ôm chào thắm thiết và bền chặt như không muốn xa lìa. Những bức ảnh kỷ niệm chung bên nhau cùng những nụ cười vui tươi, gương mặt rạng rỡ sẽ mãi chẳng thể quên, chẳng thể phai nhòa trong tâm hồn mỗi chúng ta.
Tạm biệt các em sĩ tử thân yêu, tạm biệt người em của tôi! Ta cùng hẹn gặp lại nhau ít tháng nữa nhé! Khi thu đến, bên cánh cổng trường Đại học mà các em hằng mơ ước, để được cùng sống lại những giây phút ý nghĩa bên nhau này, để cùng tiếp tục sinh hoạt trong Cộng Đoàn SVCG Bùi Chu, dưới mái Đền Giêrađô thân thương này. Hẹn gặp lại nhau trong Thánh lễ khai giảng Năm học mới 2015 - 2016 và chào mừng Tân sinh viên nhé.
"Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa" (1Cr 15,10)
Một mùa TSMT nữa của Cộng Đoàn SVCG Bùi Chu đã khép lại. Tạ ơn Chúa vì đã cho kì TSMT 2015 của SVCG Bùi Chu chúng con được diễn ra tốt đẹp, bình an và hiệp nhất.
Xin hết lòng cám ơn anh chị cựu, các bạn TNV các Nhóm đã hy sinh quảng đại, cộng tác rất tích cực cùng nhau để thực hiện chương trình chung của cả Cộng đoàn chúng ta.
Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Cha đặc trách sinh viên Giáo Phận, quý Cha đặc trách Giáo hạt, Cha linh hướng Gioan, quý vị ân nhân đã âm thầm cộng tác, cầu nguyện liên lỉ và đóng góp cho chương trình TSMT năm nay. Cám ơn các em sĩ tử đã cộng tác tích cực, tuôn theo sự sắp xếp, điều phối của các anh chị TNV để kì thi và các sinh hoạt của các em tại Hà Nội được diễn ra thật tốt đẹp.
Ngang qua sự cộng tác và phục vụ của mọi người, xin Chúa tiếp tục chúc lành, nâng đỡ và nối kết mọi người trong tình thương và sự quan phòng của Chúa.
BAN TRUYỀN THÔNG SVCG BÙI CHU
Gx Mẹ Thiên Chúa: 100 phần quà cho người nghèo
J.B Nguyễn Bảo Long
09:52 08/07/2015
SÀIGÒN - Sáng nay thứ tư ngày 9/7/2015, giáo xứ Mẹ Thiên Chúa tổ chức phát 100 phần quà cho các gia đình nghèo thuộc địa bàn giáo xứ không phân biệt tôn giáo. Những phần quà này do một nhóm các anh chị ở Giáo xứ Tân Hương thuộc TGP Sài Gòn đã ghé thăm và trao tặng. mỗi phần gồm có một bao gạo 10kg và một thùng mì tôm, trị giá mỗi phần là 250.000đ.
Hình ảnh
Như được biết, các anh chị này là những người làm nhiệm vụ giữ xe trong Giáo xứ Tân Hương và những phần quà này có được là nhờ vào khoản thu phí từ việc giữ xe trong nhiều năm qua. Bầu không khí trao tặng những phần quà rộn lên những tiếng cười, niềm vui xuất hiện trên khuôn mặt giữa mọi người với nhau đã góp phần làm cho ý nghĩa của những món quà vật chất tăng thêm gấp bội.
Tạ ơn Chúa vì đó đây vẫn còn đó những tấm lòng vàng - những tấm lòng luôn hướng về những anh em của mình đang gặp nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Hình ảnh
Như được biết, các anh chị này là những người làm nhiệm vụ giữ xe trong Giáo xứ Tân Hương và những phần quà này có được là nhờ vào khoản thu phí từ việc giữ xe trong nhiều năm qua. Bầu không khí trao tặng những phần quà rộn lên những tiếng cười, niềm vui xuất hiện trên khuôn mặt giữa mọi người với nhau đã góp phần làm cho ý nghĩa của những món quà vật chất tăng thêm gấp bội.
Tạ ơn Chúa vì đó đây vẫn còn đó những tấm lòng vàng - những tấm lòng luôn hướng về những anh em của mình đang gặp nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Lm Phêrô Nguyễn Xuân Anh, Tân Tổng Đại Diện giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:32 08/07/2015
Trong giờ hội thảo mục vụ, chiếu theo giáo luật điều 475-477, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, chánh xứ Long hương – Hạt Trưởng hạt Bắc Tuy là Tân Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết với nhiệm kỳ 5 năm (7.2015-7.2020). Cha Tổng Đại Diện sinh ngày 6 tháng 7 năm 1954, thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 2 năm 2006.
Tiếp theo, Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung giới thiệu thông điệp "Laudato Si" của ĐTC Phanxicô, cha Giuse Hồ Sĩ Hữu trình bày về vấn đề đào tạo giáo lý viên "GLV và việc phúc âm hóa đời sống giáo xứ".
Sau đó, Đức Cha, quý cha Hạt trưởng, các Phó tế đến Nhà nguyện tham dự nghi thức tuyên xưng đức tin của cha Tổng Đại Diện.
Bữa cơm trưa chan chứa tình huynh đệ với nhiều niềm vui: mừng Sinh nhật lần thứ 63 của Đức Cha Giuse; mừng cha Tân TĐD; mừng hai cha già kỷ niệm 50 năm Linh mục: Đaminh Cẩm Nguyễn Đình Cẩm, Philipphê Lê Trọng Phan; mừng 25 năm linh mục của ba cha: Giuse Nguyễn Văn Lừng, Giuse Nguyễn Việt Huy và Phaolô Lê Quang Luân.
Phóng sự Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam Lần 5 tại Seattle.
Nguyễn An Qúy
10:28 08/07/2015
Phóng sự Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam Lần 5 tại Seattle.
SEATTLE. Đại Hội Giới Trẻ Lần 5 được diễn ra tại Seattle trong ba ngày 3, 4 và 5 tháng 7 năm 2015. Nói đến Đại Hội Giới trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ là nói đến lòng mơ ước và sự khuyến khích của Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn sống, ngài đã từng mong làm sao giới trẻ Việt Nam tại đất nước Hoa Kỳ có cơ hội gặp gỡ để cùng nhau sinh hoạt trong bầu khí vui tươi lành mạnh, hầu tạo cho tuổi trẻ sống với niềm tin Công Giáo Việt Nam và duy trì tinh thần văn hóa theo truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại. Từ ý tưởng đó, một số bạn trẻ nhiệt thành đã thực hiện việc tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam lần I vào năm 2003 với tên gọi VYC 1. Theo dự trù lúc bấy giờ, Đại Hội lần 1 Đức Y Hồng Thuận sẽ tham dự và chủ trì, thế nhưng khi đến ngày Đại Hội thì ngài không còn nữa. Do sự quyết tâm của các bạn trẻ từ đó cứ 3 năm tổ chức Đại Hội một lần và Đại Hội đã được duy trì liên tục như Đại Hội 2 năm 2006, Đại Hội 3 năm 2009, Đại Hội 4 năm 2012 và Đại Hội 5 được linh mục Đào Xuân Thành chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Năm đăng cai tổ chức vào dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm 2015.
Xem Hình
Qua vận động của cha chánh xứ một số bạn trẻ đã đứng ra dấn thân đảm nhận vai trò khó khăn này và họ đã tìm kiếm được vị trí tổ chức Đại Hội từ đầu năm 2014. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2104 Ban tổ chức VYC5 được thành lập và Ra Mắt toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa tại giáo xứ. Từ đó hằng tháng Ban Tổ Chức thường xuyên họp bàn những phương thức và chi tiết cho việc tổ chức Đại Hội. Tất cả đã nhất trí chọn chủ đề cho VYC5 là "In Christ Alone - Tựa Vào Ngài".
Vào những ngày cuối tháng 6, gần ngày Đại Hội, toàn giáo xứ đã dốc toàn lực cho việc tổ chức Đại Hội, nào chuẩn bị lễ đài, cổng chào, cấp tốc lập các ban đưa đón, ban tiếp tân, ban lo ẩm thực cho các phái đoàn đến sớm tạm trú tại giáo xứ. Tất cả vì tương lai của giới trẻ nên tinh thần hiệp nhất của giáo xứ được thể hiện cụ thể trong việc tổ chức VYC5.
Từ chiều thứ năm ngày 2 tháng 7, gần 200 em đã đến tại giáo xứ. Ban ẩm thực đã tích cực tiếp đãi các em đầy đủ các thức ăn Việt Nam khá ngon miệng. Em nào cũng vui thích.
VYC5 được tổ chức tại trường Đại Học Pacific Lutheran University (PLU) nằm ở ngoại ô thành phố Tacoma cách nhà thờ giáo xứ hơn 30 dặm. Trường được thành lập vào năm 1890 bởi một nhóm người nhập cư từ Na Uy. Đây là khu vực lý ttưởng cho việc tổ chức Đại Hội có tầm vóc lớn lao đủ sức chứa cho hơn 1,800 bạn trẻ sinh hoạt và cư ngụ trong ba ngày Đại Hội một cách thuận tiện và thoải mái. Xin được tường trình những điểm chính của 3 ngày Đại Hội VYC5.
Thứ Sáu ngày 3 tháng 7.
Từ sáng sớm các phái đoàn bắt đầu đến PLU. Ban tổ chức đã sẵn sàng tiếp đón và hướng dẫn từng chi tiết cho các phái đoàn. Cách tổ chức khá chu đáo, mỗi bộ phận đều tích cực làm việc trong tinh thần phục vụ. Bạn nào cũng nét mặt tươi cười khi chào đón từng phái đoàn và mọi người đều được hướng dẫn chu đáo. Nhiều thiện nguyện viên gồm các ông, các bà đủ mọi lứa tuổi đến phụ giúp các công việc cần thiết một cách nhiệt tình.
Hơn 12 giờ, các phái đoàn lần lượt bắt dầu tiến vào Hội trường nơi cử hành các nghi lễ quan trọng cho 3 ngày Đại Hội. Đôi MC duyên dáng là cô Kiều Nhi và anh Mạnh Chí là cặp hướng dẫn chương trình khá sinh động và rõ ràng với giọng nói ngọt ngào, truyền cảm đã mang lại sự vui nhộn cho buổi lễ khai mạc rất sống động. Hiện diện trong Đại Hội VYC5 lần này ngoài Hoa Kỳ gồm các bạn trẻ đến từ Nauy, từ Anh Quốc, từ Canada, phái đoàn Úc Châu do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long huớng dẫn và Việt Nam. Nhiều phái đoàn trong các tiểu bang tại Hoa Kỳ như Denver, Portland Oregon, Miền Nam California là nơi xuất phát và đã tổ chức 4 lần VYC nên có nhiều phái đoàn đến tham dự VYC5 tại Seattle từ Quận Cam, từ Las Vegas, phái đoàn các bạn trẻ Thanh Sinh Công, phái đoàn thuộc Cộng Đoàn St Barbara đã tổ chức đi xe bus để được dịp ghé thăm các danh lam thắng cảnh của xứ cao nguyên tình xanh, phái đoàn thuộc giáo xứ CTTĐVN Sacramento và lực lượng hùng hậu đến từ San Jose của Frère Phong với đội trống đã trình diễn nhiều pha đánh trống rất ngoạn mục vào nghi thức khai mạc cũng như trong thánh lễ bế mạc đã giúp cho Đại Hội tăng thêm sự long trọng mang truyền thống văn hóa Hồn Việt. Hơn 1,000 bạn trẻ thuộc các phái đoàn trong tiểu bang Washington. Hiện diện trong buổi khai mạc có 36 linh mục gồm đa số quý linh mục Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle cùng với các linh mục dẫn các phái đoàn giới trẻ tham dự VYC5. Khá đông đảo các nữ tu và các thầy hiện diện trong Đại Hội VYC5. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long chủ sự những ngày Đại Hội, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain không đến được nhưng ngài cũng xuất hiện qua đoạn Video gơỉ đến Đại Hội, ngài ngỏ lời chào mừng và chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Nghi thức khai mạc được bắt đầu lúc 2 giờ với phần giới thiệu các phái đoàn. Đại diện các Đoàn giới trẻ cầm cờ và banner tiến về phía lễ đài trong tiếng chào mừng với tràng pháo tay của hơn 2 ngàn người hiện diện vang dội cả hội trường, không khí vui nhộn tưng bừng chào đón nhau mở màn cho chương trình đại hội với tiếng hô vang VYC5 ! VYC5! VYC5. Sau phần giơí thiệu là nghi thức chào cờ được cử hành long trọng với giây phút cảm động là phần tưởng niệm các anh hùng vị quốc vong thân cùng các chiến sĩ VNCH và đồng bào đã hy sinh cho chính nghĩa tự do. Cha chánh xứ chính thức khai mạc Đại Hội với nghi thức đốt ngọn đuốc VYC. Đuốc thiêng được thiết kế theo hình biểu tượng của thành phố Seattle được dựng trên lễ đài trông khá uy nghi và tuyệt đẹp. Tuyệt vời nhất trong nghi thức khai mạc là phần trình diễn của đội trống do Frère Phong thành lập. Nhiều bài trống được trình diễn khá ngoạn mục do những tay trống cả nam lẫn nữ trình diễn một cách tuyệt vời.
Đúng 3 giờ, thánh lễ đại trào mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với đoàn đồng tế gồm 36 linh mục và một số thầy phó tế. Mở đầu thánh lễ Đức Giám Mục chào mừng các bạn trẻ và ngài nói: chào đón các bạn trẻ tham dự Đại Hội VYC5, sự hiện diện của các bạn hôm nay đã nói lên tinh thần Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam nơi hải ngoại.Chúc mừng các bạn 3 ngày Đại Hội được nhiều ân ích thiêng liêng.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Trước bài tin mừng là nghi thức rước sách Phúc Âm được cử hành một cách đặc biệt đã tạo nên giấy phút cảm động nhất, mọi người hiện diện đều hồi tưởng lại cảnh, di tản, vượt biên đầy gian truân và nguy hiêm để đến đất nước tự do. Đại Hội VYC5 rơi vào thời kỳ kỷ niệm 40 ly hương nên ban tổ chức VYC5 đã diễn đạt tâm tư của tập thể Công Giáo Việt Nam hải ngoại khi bỏ nước ra đi từ năm 1975 qua hình ảnh đoàn rước sách Phúc Âm gồm con thuyền chở một em cầm sách Phúc Âm tượng trưng cho hình ảnh chạy trốn cộng sản để được sống Đức Tin, kế tiếp 2 em cầm bảng 1975 - Welcome To USA, con thuyền tiến bước một đoạn thì 2 em cầm bảng 2015 - Welcome To Washington cùng tiến lên lễ đài. Em bé cầm sách Tin Mừng ngồi trên con thuyền khi đến lễ đài thì thầy phó tế tiếp nhận sách tin mừng. Nhiều người hồi tưởng lại cảnh này với đôi mắt ngấn lệ.
Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long phụ trách giảng lễ. Trong bài chia sẻ ngài hướng đến các bạn trẻ qua câu chuyện cuộc di cư năm 1954 của gần cả triệu người từ Bắc đã bỏ quê hương vào Nam, rồi từ 1975 những ai không sống nổi với chế độ cộng sản đều đã tìm mọi cách để vượt biển, ngài nhấn mạnh: tại sao hàng trăm hàng người Việt đã bỏ mình trên biển cả để đi tìm tự do. Họ muốn đi tìm nơi có công lý và tự do, nơi nhân bản được tôn trọng, nơi được tự do thờ phượng Chúa...Thưa các bạn khi tôi làm Giám mục thì tôi thường nói: tôi không bao giờ tách rời vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do dân chủ, đòi công lý và nhân bản cho con người và một Việt Nam phi cộng sản ra khỏi trách nhiệm Giám Mục của tôi.. ." Thánh lễ khai mạc mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam kết thúc lúc 4 giờ 30 sau lời cám ơn của cha chánh xứ. Sau thánh lễ là buổi ăn tối và suốt đêm thứ sáu với những sinh hoạt ngoài trời qua phần văn nghệ của nhiều phái đoàn các bạn trẻ phối hợp trình diễn.
Thứ Bảy ngày 4 tháng 7.
Ngày lễ Độc lập của Hoa Kỳ đến với các bạn trẻ tại PLU thật là một ngày vui nhộn. Suốt ngày từ sáng đến chiều tối ngoài những giờ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Các phái đoàn chia nhau từng nhóm để tham gia các buổi thảo luận, mạn đàm, chuyện trò trong tinh thần rất trẻ do các diễn giả như Đức Cha Long, nhà văn Quyên Di, giáo sư Lê Xân Hy, Lm Nguyễn Công Đoan, Lm Trần Công Danh, Lm Vũ Hải Đăng, Lm Nguyễn Quang... với những đề tài sống động. Đêm thứ Bảy với phần văn nghệ đăc biệt tại hội trường kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ phần lớn các tiết mục do các Ca Đoàn, trường Việt Ngữ Đắc Lộ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chúa Hài Đồng thuộc giáo xứ và các Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam thuộc TGP Seattle cùng nhiều phái đoàn khác tham gia trình diễn. Chương trình văn nghệ tại Hội trường chấm dứt lúc 9 giờ 15 phút. Sau đó là phần sinh hoạt ngoài trời với Mercy Night: Taizé &Reconciliation.
Gần 9:30 pm nhưng trời vẫn còn sáng, bây giờ là chương trình sinh hoạt ngoài trời quả thật tuyệt vời, bầu trời trong xanh có gió nhẹ nên thật thoải mái. Sân cỏ đầy kín hơn 2 ngàn người hiện kể cả một số khá đông phụ huynh tham dự. Tất cả đều ngồi trệt trên sân cỏ. Quan sát giờ cầu nguyện, người viết vô cùng cảm động khi nhìn toàn cảnh hơn 1,800 các bạn trẻ từ muôn phương đêm nay ngồi bên nhau trong tư thế yên lặng, thứ yên lặng thật thiêng liêng, từng em,từng em, từng nhóm như nín thở để được Tựa Vào Ngài- In Christ Anlone. Dưới chân thập tự giá, tất cả đều thì thầm cầu nguyện. Thật là một niềm tự hào, một niềm tin vững mạnh khi nhìn thế hệ trẻ Việt Nam đang quy tụ vơíi nhau tại VYC5 này. Tương lai của Giáo Hội, tương lai của đất nước đang ở trong những thế hệ này đây. Tôi liên tưởng đến lời dặn của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: chúng ta bỏ nước ra đi không phải vì tha phương cầu thực nhưng ra đi để sống với lý tưởng tự do, sống nơi nhân bản của con người được tôn trọng. Bạn đừng bao giờ quên căn tính của bạn là người tỵ nạn cộng sản..." Điểm son của đêm nay là có hàng trăm em tìm đến với Bí tích hòa giải tại các tòa giải tội do các linh mục ngồi giải tội.Mercy Nigh chấm dứt vào khoảng hơn 12 giờ khuya.
Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 ngày bế mạc.
Hôm nay các em dậy khá sớm, nhiều em ra dân tập thể dục. Một số phái đoàn phải từ giả sớm nên đã tham dự thánh lễ từ 7 giờ sáng. Sau bữa ăn sáng từ 9:00 tất cả các bạn trẻ sinh hoạt ngoài trời với nhiều trò chơi, những băng reo, những bài hát vui rất sinh động. Từ 9:45 tất cả các em tham dự Đại Hội chia thành từng nhóm để về các vị trí tham dự Workshops lần cuối để kết thúc 3 ngày Đại Hội VYC5. Hôm nay giờ ăn trưa sớm hơn để chuẩn bị cho nghi thức bế mạc lúc 12:30 theo chương trình.
Gần 12 giờ trưa, đôi MC Kiều Nhi và Mạnh Chí xuất hiện ở lễ đài mời gọi các phái đoàn tập trung tại Hội trường để chuẩn bị lễ bế mạc và lần lượt giới thiệu từng phái đoàn đi vào Hội trường giữa tiếng reo hò của các bạn trẻ vang dội cả hội trường. Đội trống của Frère Phong đã sẵn sàng ở vị trí trình diễn. Tất cả đều mặc quốc phục đặc biệt với những chiếc áo dài mang màu sắc duyên dáng của đất Thần Kinh.
Thánh lễ bế mạc ba ngày Đại Hội VYC5 do Giám Mục Nguyễn Văn Long chủ tế với gần 30 linh mục đồng tế cùng với các thấy phó tế phụ tế thánh lễ. Đúng 12:40 thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với đoàn đồng tế cung nghinh thánh giá tiến lên lễ đài theo tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng và cám ơn Đức Cha, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng các bạn trẻ. Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Hôm nay Chúa Nhật 14 mùa thường niên, Thánh Máccô giới thiệu đoạn tin mừng với chủ đề:"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Linh mục Đồng Minh Quang phụ trách giảng lễ: trong bài giảng ngài đưa ra câu chuyện của một bác sĩ bị những thân nhân của một bệnh nhân phàn nàn chỉ trích gay gắt như sau: tại sao bây giờ ông mới tới,Bác sĩ có biết rằng tính mạng của con tôi dựa vào từng phút từng giây, tại sao bây giờ bác sĩ mới tới. Chào ông, xin lỗi,bây giờ tôi tới, tôi cần một hai phút để tĩnh tâm và cầu nguyện đôi chút- tĩnh tâm à- cầu nguyện à- tại sao bây giờ bác sĩ mới tới rồi còn tĩnh tâm, cầu nguyện, bác sĩ gì kỳ thế ? vị bác sĩ chào và bước vào bệnh viện. Hai ba tiếng sau vị bác sĩ trở ra và đến nói với người cha của bệnh nhân: mọi sự tốt đẹp, con của ông đã sống.Tôi xin phép được đi và nếu muốn biết tất cả về tình trạng của con ông thì cô y tá của tôi sẽ nói hết cho ông và gia đình biết đầy đủ. Tôi xin phép được đi. Người cha lên tiếng: tôi muốn biết tình trạng của con tôi.Vị bác sĩ: xin phép tôi phải đi giữa tiếng gào thét: tại sao bác sĩ ích kỷ thế. Cô y tá liền đến với đôi mắt đảm lệ và tường thuật như sau: hôm nay không phải là ca trực của bác sĩ, nhưng vì nghe điện thoại khẩn cấp 2, 3 lần nên ông đã bỏ tất cả công việc của ông đến đây để cứu được con của ông. Bây gìờ bác sĩ phải đi về lại nhà quàn để lo giấy tờ an táng cho người con trai duy nhất của bác sĩ vừa qua đời vì bị đụng xe chết. Ở đời người ta thường hay phê phán nhau.
Trọng kính Đức Cha, quý linh mục và cộng đoàn dân Chúa cùng càc bạn trẻ: người ta hay chê bai nhau qua cái nhìn bên ngoài, qua bằng cấp hay so sánh địa vị, chức tước. Nhiều khi nhìn người khác thua kém mình, không bằng..., có khi chê bai nhau ngay cả khi người khác thương mình. Qua câu chuyện của bài phúc âm hôm nay: tại sao ông này lại khôn ngoan như thế. Ông có phải là bà con lối xóm với chúng ta không, ông là con ông thợ mọc kia mà, và họ kết án Ngài.
Đời sống hôm nay có khi chúng ta cũng thường hay xét đoán, xét đoán Giáo Hội, xét đoán công đoàn, xét đoán giáo xứ có khi xét đoán cả Thiên Chúa và xét đoán nhau một cách vội vàng...
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy nhiều đồng hương với Chúa Giêsu rất đổi ngạc nhiên trước sự thông minh. Tin mừng nói Chúa không thể nào làm phép lạ được nơi quê hương của Ngài, vì họ phán xét, họ coi thường Ngài, họ nghi ngờ, họ cứng lòng tin. Để được tin, chúng ta phải mở rộng tâm hồn của chúng ta, mở rộng cánh tay, có khi chúng ta phải mở đôi mắt, mở đôi tai, mở trái tim của mình để đừng mù quán phán xét theo ý mình, phán xét theo thành kiến của mình. Vì thành kiến chính là nguyên nhân của sự chia rẻ, làm cho chính mình khó gần gủi với người chúng ta mới quen. Hãy gần gủi nhau, hãy xăn tay áo và cùng làm việc chung với nhau trong các Hội Đoàn, Cộng Đoàn và Giáo xứ..."
Trong thánh lễ phần dâng lễ vật được cử hành long trọng do đội trống San Jose tiến dâng với điệu nhạc cung đình theo tiếng trống làm tăng thêm sự thiêng liêng mang truyền thống văn hóa Việt Nam. Sau lời nguyện kết lễ một lần nữa cha chánh xứ Đào Xuân Thánh cám ơn Đức Giám Mục, quý Linh mục, quý Tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ cùng cộng đoàn dân Chúa.Trước khi kết thúc nghi thức bế mạc là phần trao đuốc VYC để tiến đến VYC6 được dự trù vào năm 2017, nơi đăng cai là lực lượng hùng hậu của Frère Phong San Jose do linh mục Vincent Nguyễn Truyền đảm nhận. Tiếng hoan hô vang dội của các bạn trẻ hiện diện biểu lộ niềm vui mừng và sức sống của VYC được tiếp nối liên tục. Thánh lễ bế mạc VYC5 kết thúc lúc 3 giờ 40 phút giữa tiếng reo hò của các bạn trẻ qua các thủ tục sai di và tuyên bố chung của Đại Hội.
Chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN lại tưng bừng chào đón Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long từ Đại Hội về dâng lễ cho giáo xứ lúc 5 giờ chiều. Đại Hội VYC5 là niềm vui chung của giáo xứ nên cảnh nhộn nhịp của giáo xứ hôm nay chẳng khác gì ngày lễ hội lớn của giáo xứ. Đông đảo giáo dân đã có mặt và đang chờ giờ thánh lễ. Đức Giám Mục đến hơi trể vì đường xa và chiều Chúa Nhật nhiều người đi chơi dịp lễ Độc Lập trở về nên bị kẹt xe.Thánh lễ được bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút. Đức Giám Mục chủ tế thánh lễ cùng với quý cha trong giáo xứ và 2 cha khách từ Đại Hội VYC5 trở về cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thanh lễ cha chánh xứ nói: Chào mừng Đức Cha đến với giáo xứ chúng con hôm nay, Đức Cha vừa qua những ngày Đại Hội quá mệt nhọc nhưng cũng đến dâng lễ cho giáo xứ chúng con hôm nay, chúng con chân thành cám ơn Đức Cha, xin cám ơn quý cha từ Đại Hội VYC5 cũng đến với giáo xứ và xin chào đón quý ông bà anh chị em hiện diện trong thánh lễ hôm nay. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu). Bài chia sẻ trong thánh lễ Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long đã bày tỏ niềm vui mừng khi biết được giáo xứ đang tiến hành việc xây ngôi nhà thờ và cơ sở của giáo xứ. Ngài khuyên mọi người nên dốc toàn lực vào công việc xây dựng ngôi thánh đường với lời nhắn nhủ: "ăn cây nào rào cây đó". Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long luôn tự hào khi mang căn cước của người Việt tỵ nạn, ngài thường ấp ủ những ước mơ, những bổn phận đối với quê hương và Giáo Hội Việt Nam, nên trong phần chia sẻ bài giảng lễ ngài nhấn mạnh: " lý tưởng tự do, dân chủ, và nhân quyền cho một Việt Nam không cộng sản không bao giờ tách biệt khỏi trách nhiệm Giám Mục của tôi".
Sau thánh lễ là phần tiệc thân mật với Đức Giám Mục, quý cha, quý tu sĩ và một số thiện nguyện viên cũng như đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và 2 Hội Đồng của Giáo Xứ. Vui nhất là đông đảo giáo dân tham dự ăn BBQ như một cuộc Picnic thật hiếm có. Đức Giám Mục cũng góp phần giúp vui trong chương trình văn nghệ bỏ túi. Cuộc vui kéo dài đến gần 10 giờ tối mọi người hiện diện từ giả Đức Giám Mục và ra về trong tâm tình tạ ơn.
Qua những ngày tiếp xúc và gần gủi với Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, người viết nhận ra Đức Giám Mục là người quốc gia chân chính, là vị GiámMục yêu nước, ngài luôn hướng lòng về Quê hương và Giáo Hội Việt Nam, ngài mong cho một Việt Nam không cộng sản và ngài luôn nghĩ đến tương lai thế hệ trẻ Việt Nam nên ngài đã tuyên bố hổ trợ VYC trong một cuộc trao đổi với Bộ phận nòng cốt của Đại Hội Giới trẻ Việt Nam tại VYC5.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. Đại Hội Giới Trẻ Lần 5 được diễn ra tại Seattle trong ba ngày 3, 4 và 5 tháng 7 năm 2015. Nói đến Đại Hội Giới trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ là nói đến lòng mơ ước và sự khuyến khích của Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận. Khi còn sống, ngài đã từng mong làm sao giới trẻ Việt Nam tại đất nước Hoa Kỳ có cơ hội gặp gỡ để cùng nhau sinh hoạt trong bầu khí vui tươi lành mạnh, hầu tạo cho tuổi trẻ sống với niềm tin Công Giáo Việt Nam và duy trì tinh thần văn hóa theo truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại. Từ ý tưởng đó, một số bạn trẻ nhiệt thành đã thực hiện việc tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam lần I vào năm 2003 với tên gọi VYC 1. Theo dự trù lúc bấy giờ, Đại Hội lần 1 Đức Y Hồng Thuận sẽ tham dự và chủ trì, thế nhưng khi đến ngày Đại Hội thì ngài không còn nữa. Do sự quyết tâm của các bạn trẻ từ đó cứ 3 năm tổ chức Đại Hội một lần và Đại Hội đã được duy trì liên tục như Đại Hội 2 năm 2006, Đại Hội 3 năm 2009, Đại Hội 4 năm 2012 và Đại Hội 5 được linh mục Đào Xuân Thành chánh xứ Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Năm đăng cai tổ chức vào dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm 2015.
Xem Hình
Qua vận động của cha chánh xứ một số bạn trẻ đã đứng ra dấn thân đảm nhận vai trò khó khăn này và họ đã tìm kiếm được vị trí tổ chức Đại Hội từ đầu năm 2014. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2104 Ban tổ chức VYC5 được thành lập và Ra Mắt toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa tại giáo xứ. Từ đó hằng tháng Ban Tổ Chức thường xuyên họp bàn những phương thức và chi tiết cho việc tổ chức Đại Hội. Tất cả đã nhất trí chọn chủ đề cho VYC5 là "In Christ Alone - Tựa Vào Ngài".
Vào những ngày cuối tháng 6, gần ngày Đại Hội, toàn giáo xứ đã dốc toàn lực cho việc tổ chức Đại Hội, nào chuẩn bị lễ đài, cổng chào, cấp tốc lập các ban đưa đón, ban tiếp tân, ban lo ẩm thực cho các phái đoàn đến sớm tạm trú tại giáo xứ. Tất cả vì tương lai của giới trẻ nên tinh thần hiệp nhất của giáo xứ được thể hiện cụ thể trong việc tổ chức VYC5.
Từ chiều thứ năm ngày 2 tháng 7, gần 200 em đã đến tại giáo xứ. Ban ẩm thực đã tích cực tiếp đãi các em đầy đủ các thức ăn Việt Nam khá ngon miệng. Em nào cũng vui thích.
VYC5 được tổ chức tại trường Đại Học Pacific Lutheran University (PLU) nằm ở ngoại ô thành phố Tacoma cách nhà thờ giáo xứ hơn 30 dặm. Trường được thành lập vào năm 1890 bởi một nhóm người nhập cư từ Na Uy. Đây là khu vực lý ttưởng cho việc tổ chức Đại Hội có tầm vóc lớn lao đủ sức chứa cho hơn 1,800 bạn trẻ sinh hoạt và cư ngụ trong ba ngày Đại Hội một cách thuận tiện và thoải mái. Xin được tường trình những điểm chính của 3 ngày Đại Hội VYC5.
Thứ Sáu ngày 3 tháng 7.
Từ sáng sớm các phái đoàn bắt đầu đến PLU. Ban tổ chức đã sẵn sàng tiếp đón và hướng dẫn từng chi tiết cho các phái đoàn. Cách tổ chức khá chu đáo, mỗi bộ phận đều tích cực làm việc trong tinh thần phục vụ. Bạn nào cũng nét mặt tươi cười khi chào đón từng phái đoàn và mọi người đều được hướng dẫn chu đáo. Nhiều thiện nguyện viên gồm các ông, các bà đủ mọi lứa tuổi đến phụ giúp các công việc cần thiết một cách nhiệt tình.
Hơn 12 giờ, các phái đoàn lần lượt bắt dầu tiến vào Hội trường nơi cử hành các nghi lễ quan trọng cho 3 ngày Đại Hội. Đôi MC duyên dáng là cô Kiều Nhi và anh Mạnh Chí là cặp hướng dẫn chương trình khá sinh động và rõ ràng với giọng nói ngọt ngào, truyền cảm đã mang lại sự vui nhộn cho buổi lễ khai mạc rất sống động. Hiện diện trong Đại Hội VYC5 lần này ngoài Hoa Kỳ gồm các bạn trẻ đến từ Nauy, từ Anh Quốc, từ Canada, phái đoàn Úc Châu do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long huớng dẫn và Việt Nam. Nhiều phái đoàn trong các tiểu bang tại Hoa Kỳ như Denver, Portland Oregon, Miền Nam California là nơi xuất phát và đã tổ chức 4 lần VYC nên có nhiều phái đoàn đến tham dự VYC5 tại Seattle từ Quận Cam, từ Las Vegas, phái đoàn các bạn trẻ Thanh Sinh Công, phái đoàn thuộc Cộng Đoàn St Barbara đã tổ chức đi xe bus để được dịp ghé thăm các danh lam thắng cảnh của xứ cao nguyên tình xanh, phái đoàn thuộc giáo xứ CTTĐVN Sacramento và lực lượng hùng hậu đến từ San Jose của Frère Phong với đội trống đã trình diễn nhiều pha đánh trống rất ngoạn mục vào nghi thức khai mạc cũng như trong thánh lễ bế mạc đã giúp cho Đại Hội tăng thêm sự long trọng mang truyền thống văn hóa Hồn Việt. Hơn 1,000 bạn trẻ thuộc các phái đoàn trong tiểu bang Washington. Hiện diện trong buổi khai mạc có 36 linh mục gồm đa số quý linh mục Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle cùng với các linh mục dẫn các phái đoàn giới trẻ tham dự VYC5. Khá đông đảo các nữ tu và các thầy hiện diện trong Đại Hội VYC5. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long chủ sự những ngày Đại Hội, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Peter Sartain không đến được nhưng ngài cũng xuất hiện qua đoạn Video gơỉ đến Đại Hội, ngài ngỏ lời chào mừng và chúc Đại Hội được thành công tốt đẹp.
Nghi thức khai mạc được bắt đầu lúc 2 giờ với phần giới thiệu các phái đoàn. Đại diện các Đoàn giới trẻ cầm cờ và banner tiến về phía lễ đài trong tiếng chào mừng với tràng pháo tay của hơn 2 ngàn người hiện diện vang dội cả hội trường, không khí vui nhộn tưng bừng chào đón nhau mở màn cho chương trình đại hội với tiếng hô vang VYC5 ! VYC5! VYC5. Sau phần giơí thiệu là nghi thức chào cờ được cử hành long trọng với giây phút cảm động là phần tưởng niệm các anh hùng vị quốc vong thân cùng các chiến sĩ VNCH và đồng bào đã hy sinh cho chính nghĩa tự do. Cha chánh xứ chính thức khai mạc Đại Hội với nghi thức đốt ngọn đuốc VYC. Đuốc thiêng được thiết kế theo hình biểu tượng của thành phố Seattle được dựng trên lễ đài trông khá uy nghi và tuyệt đẹp. Tuyệt vời nhất trong nghi thức khai mạc là phần trình diễn của đội trống do Frère Phong thành lập. Nhiều bài trống được trình diễn khá ngoạn mục do những tay trống cả nam lẫn nữ trình diễn một cách tuyệt vời.
Đúng 3 giờ, thánh lễ đại trào mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với đoàn đồng tế gồm 36 linh mục và một số thầy phó tế. Mở đầu thánh lễ Đức Giám Mục chào mừng các bạn trẻ và ngài nói: chào đón các bạn trẻ tham dự Đại Hội VYC5, sự hiện diện của các bạn hôm nay đã nói lên tinh thần Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam nơi hải ngoại.Chúc mừng các bạn 3 ngày Đại Hội được nhiều ân ích thiêng liêng.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Trước bài tin mừng là nghi thức rước sách Phúc Âm được cử hành một cách đặc biệt đã tạo nên giấy phút cảm động nhất, mọi người hiện diện đều hồi tưởng lại cảnh, di tản, vượt biên đầy gian truân và nguy hiêm để đến đất nước tự do. Đại Hội VYC5 rơi vào thời kỳ kỷ niệm 40 ly hương nên ban tổ chức VYC5 đã diễn đạt tâm tư của tập thể Công Giáo Việt Nam hải ngoại khi bỏ nước ra đi từ năm 1975 qua hình ảnh đoàn rước sách Phúc Âm gồm con thuyền chở một em cầm sách Phúc Âm tượng trưng cho hình ảnh chạy trốn cộng sản để được sống Đức Tin, kế tiếp 2 em cầm bảng 1975 - Welcome To USA, con thuyền tiến bước một đoạn thì 2 em cầm bảng 2015 - Welcome To Washington cùng tiến lên lễ đài. Em bé cầm sách Tin Mừng ngồi trên con thuyền khi đến lễ đài thì thầy phó tế tiếp nhận sách tin mừng. Nhiều người hồi tưởng lại cảnh này với đôi mắt ngấn lệ.
Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long phụ trách giảng lễ. Trong bài chia sẻ ngài hướng đến các bạn trẻ qua câu chuyện cuộc di cư năm 1954 của gần cả triệu người từ Bắc đã bỏ quê hương vào Nam, rồi từ 1975 những ai không sống nổi với chế độ cộng sản đều đã tìm mọi cách để vượt biển, ngài nhấn mạnh: tại sao hàng trăm hàng người Việt đã bỏ mình trên biển cả để đi tìm tự do. Họ muốn đi tìm nơi có công lý và tự do, nơi nhân bản được tôn trọng, nơi được tự do thờ phượng Chúa...Thưa các bạn khi tôi làm Giám mục thì tôi thường nói: tôi không bao giờ tách rời vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do dân chủ, đòi công lý và nhân bản cho con người và một Việt Nam phi cộng sản ra khỏi trách nhiệm Giám Mục của tôi.. ." Thánh lễ khai mạc mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam kết thúc lúc 4 giờ 30 sau lời cám ơn của cha chánh xứ. Sau thánh lễ là buổi ăn tối và suốt đêm thứ sáu với những sinh hoạt ngoài trời qua phần văn nghệ của nhiều phái đoàn các bạn trẻ phối hợp trình diễn.
Thứ Bảy ngày 4 tháng 7.
Ngày lễ Độc lập của Hoa Kỳ đến với các bạn trẻ tại PLU thật là một ngày vui nhộn. Suốt ngày từ sáng đến chiều tối ngoài những giờ ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Các phái đoàn chia nhau từng nhóm để tham gia các buổi thảo luận, mạn đàm, chuyện trò trong tinh thần rất trẻ do các diễn giả như Đức Cha Long, nhà văn Quyên Di, giáo sư Lê Xân Hy, Lm Nguyễn Công Đoan, Lm Trần Công Danh, Lm Vũ Hải Đăng, Lm Nguyễn Quang... với những đề tài sống động. Đêm thứ Bảy với phần văn nghệ đăc biệt tại hội trường kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ phần lớn các tiết mục do các Ca Đoàn, trường Việt Ngữ Đắc Lộ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Chúa Hài Đồng thuộc giáo xứ và các Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam thuộc TGP Seattle cùng nhiều phái đoàn khác tham gia trình diễn. Chương trình văn nghệ tại Hội trường chấm dứt lúc 9 giờ 15 phút. Sau đó là phần sinh hoạt ngoài trời với Mercy Night: Taizé &Reconciliation.
Gần 9:30 pm nhưng trời vẫn còn sáng, bây giờ là chương trình sinh hoạt ngoài trời quả thật tuyệt vời, bầu trời trong xanh có gió nhẹ nên thật thoải mái. Sân cỏ đầy kín hơn 2 ngàn người hiện kể cả một số khá đông phụ huynh tham dự. Tất cả đều ngồi trệt trên sân cỏ. Quan sát giờ cầu nguyện, người viết vô cùng cảm động khi nhìn toàn cảnh hơn 1,800 các bạn trẻ từ muôn phương đêm nay ngồi bên nhau trong tư thế yên lặng, thứ yên lặng thật thiêng liêng, từng em,từng em, từng nhóm như nín thở để được Tựa Vào Ngài- In Christ Anlone. Dưới chân thập tự giá, tất cả đều thì thầm cầu nguyện. Thật là một niềm tự hào, một niềm tin vững mạnh khi nhìn thế hệ trẻ Việt Nam đang quy tụ vơíi nhau tại VYC5 này. Tương lai của Giáo Hội, tương lai của đất nước đang ở trong những thế hệ này đây. Tôi liên tưởng đến lời dặn của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long: chúng ta bỏ nước ra đi không phải vì tha phương cầu thực nhưng ra đi để sống với lý tưởng tự do, sống nơi nhân bản của con người được tôn trọng. Bạn đừng bao giờ quên căn tính của bạn là người tỵ nạn cộng sản..." Điểm son của đêm nay là có hàng trăm em tìm đến với Bí tích hòa giải tại các tòa giải tội do các linh mục ngồi giải tội.Mercy Nigh chấm dứt vào khoảng hơn 12 giờ khuya.
Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 ngày bế mạc.
Hôm nay các em dậy khá sớm, nhiều em ra dân tập thể dục. Một số phái đoàn phải từ giả sớm nên đã tham dự thánh lễ từ 7 giờ sáng. Sau bữa ăn sáng từ 9:00 tất cả các bạn trẻ sinh hoạt ngoài trời với nhiều trò chơi, những băng reo, những bài hát vui rất sinh động. Từ 9:45 tất cả các em tham dự Đại Hội chia thành từng nhóm để về các vị trí tham dự Workshops lần cuối để kết thúc 3 ngày Đại Hội VYC5. Hôm nay giờ ăn trưa sớm hơn để chuẩn bị cho nghi thức bế mạc lúc 12:30 theo chương trình.
Gần 12 giờ trưa, đôi MC Kiều Nhi và Mạnh Chí xuất hiện ở lễ đài mời gọi các phái đoàn tập trung tại Hội trường để chuẩn bị lễ bế mạc và lần lượt giới thiệu từng phái đoàn đi vào Hội trường giữa tiếng reo hò của các bạn trẻ vang dội cả hội trường. Đội trống của Frère Phong đã sẵn sàng ở vị trí trình diễn. Tất cả đều mặc quốc phục đặc biệt với những chiếc áo dài mang màu sắc duyên dáng của đất Thần Kinh.
Thánh lễ bế mạc ba ngày Đại Hội VYC5 do Giám Mục Nguyễn Văn Long chủ tế với gần 30 linh mục đồng tế cùng với các thấy phó tế phụ tế thánh lễ. Đúng 12:40 thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với đoàn đồng tế cung nghinh thánh giá tiến lên lễ đài theo tiếng hát của ca đoàn. Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng và cám ơn Đức Cha, cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng các bạn trẻ. Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Hôm nay Chúa Nhật 14 mùa thường niên, Thánh Máccô giới thiệu đoạn tin mừng với chủ đề:"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Linh mục Đồng Minh Quang phụ trách giảng lễ: trong bài giảng ngài đưa ra câu chuyện của một bác sĩ bị những thân nhân của một bệnh nhân phàn nàn chỉ trích gay gắt như sau: tại sao bây giờ ông mới tới,Bác sĩ có biết rằng tính mạng của con tôi dựa vào từng phút từng giây, tại sao bây giờ bác sĩ mới tới. Chào ông, xin lỗi,bây giờ tôi tới, tôi cần một hai phút để tĩnh tâm và cầu nguyện đôi chút- tĩnh tâm à- cầu nguyện à- tại sao bây giờ bác sĩ mới tới rồi còn tĩnh tâm, cầu nguyện, bác sĩ gì kỳ thế ? vị bác sĩ chào và bước vào bệnh viện. Hai ba tiếng sau vị bác sĩ trở ra và đến nói với người cha của bệnh nhân: mọi sự tốt đẹp, con của ông đã sống.Tôi xin phép được đi và nếu muốn biết tất cả về tình trạng của con ông thì cô y tá của tôi sẽ nói hết cho ông và gia đình biết đầy đủ. Tôi xin phép được đi. Người cha lên tiếng: tôi muốn biết tình trạng của con tôi.Vị bác sĩ: xin phép tôi phải đi giữa tiếng gào thét: tại sao bác sĩ ích kỷ thế. Cô y tá liền đến với đôi mắt đảm lệ và tường thuật như sau: hôm nay không phải là ca trực của bác sĩ, nhưng vì nghe điện thoại khẩn cấp 2, 3 lần nên ông đã bỏ tất cả công việc của ông đến đây để cứu được con của ông. Bây gìờ bác sĩ phải đi về lại nhà quàn để lo giấy tờ an táng cho người con trai duy nhất của bác sĩ vừa qua đời vì bị đụng xe chết. Ở đời người ta thường hay phê phán nhau.
Trọng kính Đức Cha, quý linh mục và cộng đoàn dân Chúa cùng càc bạn trẻ: người ta hay chê bai nhau qua cái nhìn bên ngoài, qua bằng cấp hay so sánh địa vị, chức tước. Nhiều khi nhìn người khác thua kém mình, không bằng..., có khi chê bai nhau ngay cả khi người khác thương mình. Qua câu chuyện của bài phúc âm hôm nay: tại sao ông này lại khôn ngoan như thế. Ông có phải là bà con lối xóm với chúng ta không, ông là con ông thợ mọc kia mà, và họ kết án Ngài.
Đời sống hôm nay có khi chúng ta cũng thường hay xét đoán, xét đoán Giáo Hội, xét đoán công đoàn, xét đoán giáo xứ có khi xét đoán cả Thiên Chúa và xét đoán nhau một cách vội vàng...
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy nhiều đồng hương với Chúa Giêsu rất đổi ngạc nhiên trước sự thông minh. Tin mừng nói Chúa không thể nào làm phép lạ được nơi quê hương của Ngài, vì họ phán xét, họ coi thường Ngài, họ nghi ngờ, họ cứng lòng tin. Để được tin, chúng ta phải mở rộng tâm hồn của chúng ta, mở rộng cánh tay, có khi chúng ta phải mở đôi mắt, mở đôi tai, mở trái tim của mình để đừng mù quán phán xét theo ý mình, phán xét theo thành kiến của mình. Vì thành kiến chính là nguyên nhân của sự chia rẻ, làm cho chính mình khó gần gủi với người chúng ta mới quen. Hãy gần gủi nhau, hãy xăn tay áo và cùng làm việc chung với nhau trong các Hội Đoàn, Cộng Đoàn và Giáo xứ..."
Trong thánh lễ phần dâng lễ vật được cử hành long trọng do đội trống San Jose tiến dâng với điệu nhạc cung đình theo tiếng trống làm tăng thêm sự thiêng liêng mang truyền thống văn hóa Việt Nam. Sau lời nguyện kết lễ một lần nữa cha chánh xứ Đào Xuân Thánh cám ơn Đức Giám Mục, quý Linh mục, quý Tu sĩ nam nữ, các bạn trẻ cùng cộng đoàn dân Chúa.Trước khi kết thúc nghi thức bế mạc là phần trao đuốc VYC để tiến đến VYC6 được dự trù vào năm 2017, nơi đăng cai là lực lượng hùng hậu của Frère Phong San Jose do linh mục Vincent Nguyễn Truyền đảm nhận. Tiếng hoan hô vang dội của các bạn trẻ hiện diện biểu lộ niềm vui mừng và sức sống của VYC được tiếp nối liên tục. Thánh lễ bế mạc VYC5 kết thúc lúc 3 giờ 40 phút giữa tiếng reo hò của các bạn trẻ qua các thủ tục sai di và tuyên bố chung của Đại Hội.
Chiều Chúa Nhật ngày 5 tháng 7 tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN lại tưng bừng chào đón Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long từ Đại Hội về dâng lễ cho giáo xứ lúc 5 giờ chiều. Đại Hội VYC5 là niềm vui chung của giáo xứ nên cảnh nhộn nhịp của giáo xứ hôm nay chẳng khác gì ngày lễ hội lớn của giáo xứ. Đông đảo giáo dân đã có mặt và đang chờ giờ thánh lễ. Đức Giám Mục đến hơi trể vì đường xa và chiều Chúa Nhật nhiều người đi chơi dịp lễ Độc Lập trở về nên bị kẹt xe.Thánh lễ được bắt đầu lúc 5 giờ 15 phút. Đức Giám Mục chủ tế thánh lễ cùng với quý cha trong giáo xứ và 2 cha khách từ Đại Hội VYC5 trở về cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thanh lễ cha chánh xứ nói: Chào mừng Đức Cha đến với giáo xứ chúng con hôm nay, Đức Cha vừa qua những ngày Đại Hội quá mệt nhọc nhưng cũng đến dâng lễ cho giáo xứ chúng con hôm nay, chúng con chân thành cám ơn Đức Cha, xin cám ơn quý cha từ Đại Hội VYC5 cũng đến với giáo xứ và xin chào đón quý ông bà anh chị em hiện diện trong thánh lễ hôm nay. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu). Bài chia sẻ trong thánh lễ Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long đã bày tỏ niềm vui mừng khi biết được giáo xứ đang tiến hành việc xây ngôi nhà thờ và cơ sở của giáo xứ. Ngài khuyên mọi người nên dốc toàn lực vào công việc xây dựng ngôi thánh đường với lời nhắn nhủ: "ăn cây nào rào cây đó". Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long luôn tự hào khi mang căn cước của người Việt tỵ nạn, ngài thường ấp ủ những ước mơ, những bổn phận đối với quê hương và Giáo Hội Việt Nam, nên trong phần chia sẻ bài giảng lễ ngài nhấn mạnh: " lý tưởng tự do, dân chủ, và nhân quyền cho một Việt Nam không cộng sản không bao giờ tách biệt khỏi trách nhiệm Giám Mục của tôi".
Sau thánh lễ là phần tiệc thân mật với Đức Giám Mục, quý cha, quý tu sĩ và một số thiện nguyện viên cũng như đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và 2 Hội Đồng của Giáo Xứ. Vui nhất là đông đảo giáo dân tham dự ăn BBQ như một cuộc Picnic thật hiếm có. Đức Giám Mục cũng góp phần giúp vui trong chương trình văn nghệ bỏ túi. Cuộc vui kéo dài đến gần 10 giờ tối mọi người hiện diện từ giả Đức Giám Mục và ra về trong tâm tình tạ ơn.
Qua những ngày tiếp xúc và gần gủi với Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, người viết nhận ra Đức Giám Mục là người quốc gia chân chính, là vị GiámMục yêu nước, ngài luôn hướng lòng về Quê hương và Giáo Hội Việt Nam, ngài mong cho một Việt Nam không cộng sản và ngài luôn nghĩ đến tương lai thế hệ trẻ Việt Nam nên ngài đã tuyên bố hổ trợ VYC trong một cuộc trao đổi với Bộ phận nòng cốt của Đại Hội Giới trẻ Việt Nam tại VYC5.
Nguyễn An Quý
Về cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
11:08 08/07/2015
Sài Gòn, ngày 7/7/2015
Lời Thỉnh Cầu
gửi tới các cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại
Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em tín hữu kính mến,
Con là Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, hiện đang là trưởng Ban Biên tập cuốn Niên giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2015 cho Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cuốn sách gồm 50 chương và chương 50 viết về các cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ở nước ngoài kèm thêm danh sách các linh mục.
Cuốn sách bước vào giai đoạn cuối và hy vọng hoàn thành vào cuối tháng 8 để kịp in trong tháng 9-10 nhân dịp kỷ niệm 400 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức đón nhận Tin Mừng từ đoàn Thừa sai Dòng Tên (1615-2015).
Tuy đã liên lạc nhiều lần, nhưng chúng con mới chỉ nhận được thư trả lời của 5 cộng đồng lớn là Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật, Úc. Như thế là còn thiếu rất nhiều cộng đồng ở các nước khác.
Chúng con tha thiết thỉnh cầu quý cha và anh chị em giúp đỡ trong tháng 7 này gửi bài về lịch sử hình thành hay tổ chức của cộng đồng mình (bài viết ngắn gọn chừng 1 trang giấy khổ A4, 21x29cm, font chữ unicode, cỡ chữ 12) kèm thêm danh sách linh mục (tên, năm sinh, năm linh mục, địa chỉ, điện thoại, email). Bài viết xin gửi về địa chỉ email: niengiam2015@gmail.com
Chúng con xin hết lòng cám ơn Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em. Cầu chúc tất cả luôn an mạnh và dồi dào ơn Chúa.
Kính thư
TM. Ban Biên tập
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời Thỉnh Cầu
gửi tới các cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại
Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em tín hữu kính mến,
Con là Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, hiện đang là trưởng Ban Biên tập cuốn Niên giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2015 cho Hội đồng Giám mục Việt Nam. Cuốn sách gồm 50 chương và chương 50 viết về các cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ở nước ngoài kèm thêm danh sách các linh mục.
Cuốn sách bước vào giai đoạn cuối và hy vọng hoàn thành vào cuối tháng 8 để kịp in trong tháng 9-10 nhân dịp kỷ niệm 400 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chính thức đón nhận Tin Mừng từ đoàn Thừa sai Dòng Tên (1615-2015).
Tuy đã liên lạc nhiều lần, nhưng chúng con mới chỉ nhận được thư trả lời của 5 cộng đồng lớn là Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật, Úc. Như thế là còn thiếu rất nhiều cộng đồng ở các nước khác.
Chúng con tha thiết thỉnh cầu quý cha và anh chị em giúp đỡ trong tháng 7 này gửi bài về lịch sử hình thành hay tổ chức của cộng đồng mình (bài viết ngắn gọn chừng 1 trang giấy khổ A4, 21x29cm, font chữ unicode, cỡ chữ 12) kèm thêm danh sách linh mục (tên, năm sinh, năm linh mục, địa chỉ, điện thoại, email). Bài viết xin gửi về địa chỉ email: niengiam2015@gmail.com
Chúng con xin hết lòng cám ơn Quý Đức Cha, Quý cha và anh chị em. Cầu chúc tất cả luôn an mạnh và dồi dào ơn Chúa.
Kính thư
TM. Ban Biên tập
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Văn Hóa
Vài cảm xúc sau khi xem trận Mỹ đè bẹp Nhật 5-2
Nguyễn Xuân Nam
09:32 08/07/2015
Cali Today News – Một bình luận gia bóng đá viết rằng lịch sử bóng đá Mỹ không thể nào viết lại mà không có tên tuổi của Carli Lloyd. Đúng thế, chính cô là người dẫn dắt đội tuyển Mỹ đi đến chức vô địch chiều nay, không những bằng một hattrick (chính Lloyd ghi ba bàn thắng) và còn tạo ra nguồn cảm hứng vô tận, tinh thần chiến đấu quyết liệt cho đội Mỹ, mà chính từ nguồn năng lượng cảm hứng siêu phàm đó, đội Mỹ đã làm một chuyện mà mọi người đều ngạc nhiên, điều bất ngờ: Đó chính là đè bẹp đội Nhật với tỷ số 4-0 chỉ ngay trong 16 phút đầu của trận chung kết.
Carli Lloyd đã trình diễn tài năng đa dạng của cô bằng những bàn thắng tổng hợp của nhiều kỹ thuật cá nhân, từ kỹ thuật đi bóng cá nhân, từ tốc độ đi bóng như tên bắn, từ khả năng giành đoạt bóng, từ kỹ thuật sút bóng,... đến kỹ thuật đánh đầu và sút bóng từ xa,... Cô đã thể hiện kỹ thuật siêu tuyệt, tốc độ kinh hoàng, sút mạnh khủng khiếp, quan sát khoảng trống thần sầu, phối hợp tấn công sắc bén,... Với tất cả những tài năng đó, cộng thêm một hattrick trong trận chung kết, khiến cô trở thành một người viết lại lịch sử, và tên tuổi của cô sẽ đi vào sử bóng đá, và sẽ trở thành huyền thoại như Maradona, Pele, Johan Cruyff,... của làng cầu phái nam.
Carli Lloyd là cầu thủ đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện một “hattrick” (ghi ba bàn thắng trong một trận) trong trận chung kết nữ và là cầu thủ nữ thứ hai của Mỹ đoạt giải quả bóng vàng (cầu thủ xuất sắc nhất giải) trong lịch sử World Cup nữ của Fifa.
Thật là bất ngờ khi Carli Lloyd, một cầu thủ gần như mờ nhạt trong vòng đầu của giải, lại lớn nhanh như “Phù Đổng Thiên Vương” trong mấy trận cuối cùng, và sút thủng lưới đối phương 6 bàn trong 7 trận, và trở nên bất trị trong trận chung kết với Nhật. Bí quyết nào làm thay đổi lột xác tài năng của Lloyd? Có hai yếu tố: Thứ nhất là quyết định của huấn luyện viên và thứ hai là cầu thủ đá cặp. Huấn luyện viên Jill Ellis đã đưa Morgan Brian vào hỗ trợ cho Carli Lloyd trong mấy trận sau này, và cô ta trở thành một cầu thủ tự do, không bị trói buộc vào một vị trí cố định trong đấu pháp, và từ đó cô trở thành một cổ pháo kinh hoàng và bất trị. Đặt đúng chỗ và phối hợp đúng người đã làm tài năng của Lloyd trở nên thăng hoa, lột xác. Trong bóng đá, yếu tố “cặp” này rất quan trọng như Platini và Tigana (Pháp) hay Van Basten và Rudd Gullit (Hòa Lan),... Yếu tố đồng điệu và ăn ý là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật thi đấu của một đội, của môn thi đấu tập thể, mà mất cái đó là mất nhiều lắm, nhiều khi còn hủy diệt các tài năng. Con mắt của huấn luyện viên Jill Ellis cũng thật là tinh đời.
Đội Mỹ tràn ngập niềm vui chiến thắng vô địch sau 16 năm mong đợi.
Sự bung nổ tài năng của Carli Lloyd làm cho huấn luyện viên cũ của cô tại Rutgers, là Glenn Crooks, cũng trợn mắt ngạc nhiên. Glenn Crooks xem cô đấu và trợn tròn mắt: “Điên thật! Ở tuổi 32, cô càng xuất sắc hơn”.
Có một điều đáng nói khác về tư cách của Carli Lloyd là sự kính trọng đối với “đàn chị”. Ai cũng biết là Abby Wanbach là ngôi sao đàn chị của Carli Lloyd, và là người đã từng đưa đội tuyển Mỹ đến những đỉnh cao danh vọng trong quá khứ, dù rằng bây giờ Wambach là một “con ngựa già” không còn phong độ nữa. Thế nhưng khi Abby Wambach vào sân, siêu sao mới Carli Lloyd bày tỏ sự kính trọng đối với Wambach bằng cách tháo băng đội trưởng của mình và trân trọng trao cho “đàn chị” Wambach, một huyền thoại của bóng đá Mỹ.
Cách cư xử và tôn trọng đàn anh, đàn chị của Carli Lloyd càng làm tăng giá trị nhân cách của Lloyd, chứ không phải lòng tự cao và kiêu ngạo. Trên sân cỏ, nhiều khi chúng ta lại tìm thấy những bài học đạo đức trong đời thường.
Một điều ngạc nhiên đáng khâm phục khác là một số bình luận gia cho rằng đội Mỹ bây giờ xuất sắc hơn đội tuyển vô địch thời 1991 hay 1999, thế nhưng Carli Lloyd cho rằng mỗi đội có giá trị riêng trong hoàn cảnh khác nhau và không thể so sánh như thế. Tư cách và đạo đức, sự khiêm nhường và tôn trọng những huyền thoại cũ của Lloyd và những cầu thủ Mỹ bây giờ cũng là điều đáng trân trọng.
Dường như tài năng và nhân cách của các tuyển thủ trong đội bóng bay giờ thật đáng qúy, bởi đó là những trí thức trên sân cỏ, vì hầu hết họ là những sinh viên của các trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ như UC Los Angeles, Stanford,...
Đó là những chiến thắng không có bàn thắng hay tỷ số trên sân cỏ.
Họ giống như những Samurai không hề chấp nhận thất bại, và vẫn quyết liệt chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, đến khi thân mình phơi áo trên sân, nhưng ý chí vẫn còn chiến đấu. Đội Nhật đã thắng trong tư cách hùng hồn của một đội bại trận. Phải chăng đó là tư cách mang giòng chữ “made in Japan”, mà ngày nay trở thành một nhãn hàng hiệu trên thế giới.
Nhìn lối chơi của đội Mỹ trong trận đè bẹp đội Nhật 5-2 trong trận chung kết khiến tôi nhớ đến lối chơi tổng lực của đội bóng màu da cam năm nào với Marco Van Basten, Rudd Gullit, hay trước đó với Johan Cruyff, mà người tạo ra tư tưởng bóng đá tổng lực chính là Rinus Michels.
Đội tuyển nữ của Mỹ trong trận chung kết hạ gục đội Nhật 5-2 chiều nay mang lại cho tôi cái cảm giác bóng đá “total football” (bóng đá tổng lực) mà chính tôi đã từng khao khát để chứng kiến gần 30 năm nay, kể từ thập niên 1970.
Trong lúc thế giới bóng đá nam hiện nặng về phòng thủ và phòng thủ phản công, thì bóng đá nữ của Mỹ đi chiều ngược lại, ít nhất qua trận đấu chung kết hôm nay. Các cô gái tài hoa, học thức và xinh đẹp của Mỹ đang khai dòng, tái hiện một thứ bóng đá mà lâu nay bị mất trên hành tinh của mình. Chính các cô gái đó đã thể hiện một tư tưởng bóng đá tự nhiên, thơ dại, chơi bóng với tất cả đam mê, tất cả nhiệt tình, tất cả sức lực, tận cùng tài năng, và tất cả 11 cầu thủ trên sân chỉ có một điểm nhắm đến là bắn phá khung thành đối phương một cách ào ạt, vũ bão, như những cơn sóng thần cuồn cuộn vào mùa biển động…
Cám ơn Carli Lloyd đã mang lại cho tôi một cảm giác lạ lùng, choáng váng và bất ngờ vào chiều nay.
Trong cơn cuồng nộ, dâng tràn, tinh hoa phát tiết và bùng vỡ tài năng đó của đội tuyển nữ Mỹ, thì ở một góc khác, tôi cũng cảm phục và ngưỡng mộ thái độ, cách chống đỡ, tư cách và cá tính của đội Nhật.
Họ bình tĩnh chống đỡ và tìm cách vươn lên một cách mẫn cán, trong thế trận bị tràn ngập và bị đè bẹp, nhưng những cô gái Á châu đó không hề có tâm lý đầu hàng, không chịu khuất phục, hay nãn chí,... Họ cùng nhau và siết chặt tay đề cùng vượt qua chính mình, vẫn kiên trì chống đỡ và phản công từng đợt... dù rất yếu ớt. Một đội quyết tâm cùng nhau chiến thắng mình và vượt lên một cách không mặc cảm, và họ đã thành công khi thu ngắn dần cách biệt từ 0-4, đến 1-4, và đến 2-4.
Nếu nói đội Mỹ đá hay đến xuất thần, thì cũng phải thừa nhận rằng đội Nhật đã “thua trong hương khói vẻ vang”. Những giọt nước mắt tràn ngập (nhất là của thủ môn Nhật) sau khi thua trận của các cô gái Á châu sau trận đấu làm nước mắt tôi tuôn chảy.
Những cô gái Nhật nhỏ nhắn, thấp, nhưng họ đã cho thấy một ý chí sắt đá và siêu phàm. Họ đã chiến đấu với tất cả sức mạnh của từng tế bào, và nhiều khi vọp bẻ trên sân,...
Họ giống như những Samurai không hề chấp nhận thất bại, và vẫn quyết liệt chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, đến khi thân mình phơi áo trên sân, nhưng ý chí vẫn còn chiến đấu.
Đội Nhật đã thắng trong tư cách hùng hồn của một đội bại trận. Phải chăng đó là tư cách mang giòng chữ “made in Japan”, mà ngày nay trở thành một nhãn hàng hiệu trên thế giới.
Nếu tôi vui mừng với đội Mỹ, và bày tỏ sự ngưỡng một với Carli Lloyd, Holiday, Morgan, Solo Hope,... thì tôi cũng ngưỡng mộ không kém cái cách mà đội Nhật đã chiến đấu và cái cách mà họ thất bại...
Kẻ thắng và người thua đều đáng được ngưỡng mộ!
Chiều nay, tôi đã khóc nhiều lần, và không biết bao lần xúc động với đội Mỹ và bao lần xúc động với đội Nhật.
Tôi bị cảm giác của một “nhân cách kép” – yêu đội bóng của quê hương mới – đội Mỹ, nhưng rất mến một đội Nhật của Á Châu, những cô gái nhỏ con, có nét mặt ngây thơ, nhưng tràn đầy ý chí...
Đội nào thua tôi cũng đều buồn.
Nhưng, chiều nay, với tôi, cả hai đội đều chiến thắng. Đội Mỹ thắng tỷ số và đoạt cúp, nhưng đội Nhật đã chiến thắng trong tư cách của một kẻ bại trận...
Đội Nhật như một con ngựa ô cất cao tiếng hí vang và trở thành bất bại trong suốt vòng 1, trong trận tứ kết, trong trận bán kết, và đã ngã qụy trong trận cuối cùng một cách không khoan nhượng trước một đội Mỹ đá hay đến xuất thần...
Nếu đội Mỹ giữ được phong độ này thì chắc chắn họ không có đối thủ trong thời gian tới.
Cám ơn hai đội vì từ lâu bóng đá đã mất đi nhiều vẻ đẹp của một trường phái tấn công vũ bão và đầy kỹ thuật trong một trận cầu với nhiều bàn thắng và tràn đầy cảm giác. Trận cầu Mỹ – Nhật hôm nay đã khơi lại điều đẹp và xúc động, không khí quyến rũ và thu hút vô tận của bóng đá.
Và với trận đấu đẹp đến mức ngoài sức tưởng tượng này, đội tuyển Mỹ sẽ gây hứng thú cho hàng chục triệu cô gái trẻ trong các trường học, và tương lai bóng đá Mỹ chắc chắn sẽ... chấp cánh bay xa... Rồi sẽ có biết bao em học sinh trung tiểu học của Mỹ treo trên tường hình ảnh của Carli Lloyd, và xem cô là thần tượng. Rồi mai này, sẽ biết bao Carli Lloyd khác sẽ xuất hiện!
Cám ơn hai đội, cám ơn bóng đá, vì từ lâu lắm tôi mới hưởng được một buổi chiều bóng đá đẹp như từ trong thần thoại.
(Nguồn: Cali Today News)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bơi Trong Nắng Hè
Nguyễn Bá Khanh
21:20 08/07/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ngày hè tắm biển bơi sông
Vừa vui, vừa khoẻ lại không ốm còm.
(bt)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02/07 – 08/07/2015: ĐTC tông du Ecuador, Bolivia và Paraguay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:59 08/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng ngày 29 tháng Sáu, lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để làm phép dây Pallium cho 46 vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Như thông báo được Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha, đưa ra ngày 12 tháng Giêng, từ nay Đức Thánh Cha không choàng dây này cho vị Tổng Giám Mục trong thánh lễ, nhưng lễ trao giây Pallium sẽ được cử hành tại giáo phận địa phương do vị đại diện Tòa Thánh chủ sự, và với sự tham dự của các Giám Mục trong giáo tỉnh và các tín hữu.
Trong số 46 vị Tổng Giám Mục chính tòa thuộc 34 quốc gia nhận dây Pallium có 6 vị từ Á châu, trong số này có 2 vị người Ấn độ, và 4 vị còn lại đến từ Nhật bản, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ Hoa Kỳ có hai vị Tổng Giám Mục giáo phận Chicago và Sante Fe.
Đầu thánh lễ, 4 thầy Phó tế mang các dây Pallium từ mộ thánh Phêrô lên bàn thờ, rồi Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế Renato Martino xướng danh 46 vị Tổng Giám Mục chính tòa, trước khi các vị cùng tuyên xưng đức tin. Rồi Đức Thánh Cha đọc lời nguyện làm phép các dây Pallium.
Trong số 9 ngàn người hiện diện trong thánh lễ sáng thứ Hai 29 tháng Sáu, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas Adamakis làm trưởng đoàn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 46 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới. Đức Thánh Cha nói:
“Ngày hôm nay, với dây Pallium, tôi muốn ủy thác cho anh em lời kêu gọi cầu nguyện, tin tưởng và làm chứng tá”:
“Giáo Hội muốn anh em là những người cầu nguyện, thầy dậy về sự cầu nguyện; dạy cho dân được Chúa ủy thác cho anh em rằng sự giải thoát khỏi mọi tù ngục chỉ là công trình của Thiên Chúa và là kết quả của việc cầu nguyện, Thiên Chúa trong lúc thuận tiện gửi sứ thần của Ngài đến cứu chúng ta khỏi bao nhiêu sự nô lệ và vô số những xiềng xích trần tục. Cả anh em cũng hãy trở thành những thiên thần và sứ giả bác ái đối với những người túng quẫn nhất”.
Giáo Hội muốn anh em là những con người của đức tin, thầy dậy đức tin: dạy cho các tín hữu đừng sợ bao thiêu thứ Hêrôđê đang bách hại, với những thập giá đủ loại. Không Hêrôđê nào có thể dập tắt ánh sáng hy vọng, tin yêu của người tin nơi Chúa Kitô”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị Tổng Giám Mục chính tòa hãy trở thành những người làm chứng tá. “Thánh Phanxicô đã nói với các tu sĩ của mình: Hãy luôn giảng Tin Mừng, và nếu cần anh em cũng hãy giảng bằng lời nói nữa! (Xc Fonti Francescane, 43). Không có chứng tá nếu không có cuộc sống hợp với niềm tin và lời dạy! Ngày nay không cần các thầy dạy cho bằng cần những chứng nhân can đảm, xác tín và sống thực điều mình tin và dạy; cần những chứng nhân không hổ thẹn vì danh Chúa Kitô và thập giá của Chúa, hoặc đứng trước những sư tử gầm vang, hay trước những quyền lực của trần thế này”..
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Anh em hãy dạy cầu nguyện bằng cách cầu nguyện; hãy loan báo niềm tin bằng cách tin tưởng; hãy làm chứng tá bằng cách sống thực!”
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã trao các dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa.
Đến 12 giờ trưa, ngài đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài gợi lại ý nghĩa của ngày lễ và mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho thành Roma nhân lễ bổn mạng, để dân thành này được an sinh tinh thần và vật chất, xin ơn thánh Chúa nâng đỡ toàn dân Roma để họ sống trọn vẹn đức tin Kitô, can đảm làm chứng tá với lòng nhiệt thành kiên cường của thánh Phêrô và Phaolô”
2. Đức Thánh Cha gặp gỡ 30 ngàn thành viên Canh tân trong Thánh Linh
Chiều thứ Sáu 3-7, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ 30 ngàn thành viên Phong trào Canh tân trong Thánh Linh, nhân dịp khai mạc Đại hội lần thứ 38 của Phong trào này.
Chủ đề cuộc gặp gỡ và đại hội là “Những con đường hiệp nhất và hòa bình. Những tiếng nói trong kinh nguyện cho những người tử đạo ngày nay, và cho Phong trào đại kết tinh thần”.
Hiện diện tại cuộc gặp gỡ còn có hơn 10 GM và chức sắc và tín hữu Kitô thuộc các hệ phái Kitô khác, như Đức TGM Policarpo Eugenio Aydin, Đại diện Đức Thượng phụ Chính Thống Syriac ở Hòa Lan, Đức TGM David Moxon, Đại diện Đức TGM Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo cạnh Tòa Thánh, và một Mục sư thuộc Giáo Hội Tin Lành Luther Thụy Điển.
Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha đến Quảng trường thánh Phêrô, các tham dự viên đã hát thánh ca, cầu nguyện, nghe trình bày chứng từ, xoay quanh chủ đề “đại kết bằng máu”, tức là các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau, đã chịu chết vì niềm tin nơi Chúa Kitô.
Khi Đức Thánh Cha đến quảng trường, có 2 chứng từ đã được trình bày với Đức Thánh Cha: trước tiên của Ông Vittorio Aliquò, người thành Palermo trên đảo Sicilia, đã làm Ủy viên công tố trong 48 năm trời và đã điều tra về những hoạt động của các tổ chức bất lương mafia: trong 20 năm trời ông luôn phải sống trong sự hộ tống, kể cả khi đi nghỉ hè, và đi lễ Chúa Nhật thì luôn phải thay đổi nhà thờ, và ông lấy làm tiếc vì không thể tham dự các buổi cầu nguyện Thánh Linh. Ông đã thấy bao nhiêu đồng nghiệp, nhân viên công lực, chủ xí nghiệp và cả linh mục chân phước Pino Puglisi bị mafia giết chết. Ông Aliquò nói:
“Con đã thấy bao nhiêu máu vô tội đổ ra trước mắt con. Khi nhìn các vị tử đạo ngày nay và trước đây, và nghĩ đến các thế hệ trẻ, con muốn nói rằng việc nhớ đến máu đổ ra như thế trên các đường phố của chúng ta không thể bị xóa bỏ”.
Chứng từ thứ hai của anh Ugo Esposto, 17 tuổi, sau một thời niên thiếu với bao nhiêu xáo trộn, bị gia đình bỏ rơi khiến anh ta không còn tin tưởng và sống trong cô đơn, sau cùng Ugo đã tìm lại niềm tín thác nhờ được biết đại gia đình Canh tân trong Thánh Linh. Anh nói: “Với lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Linh đổ ơn thiêng xuống, cuộc sống của con đã được hoàn toàn biến đổi. Bây giờ con cũng như điều để nói và để đóng góp với thế giới. Lời Chúa đã đốt lên một ngọn lửa mà con không thể cầm giữ. Lời Chúa đã tỏ cho con thấy con được yêu mến và không bị bỏ rơi, con quí giá, và cuộc sống của con có ý nghĩa và có một mục đích. Nếu Chúa Giêsu có thể tái ban hy vọng này cho cuộc sống của con, Ngài cũng có thể ban cho mọi thiếu niên như con”.
Huấn từ
Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao phong trào đại kết bằng máu và ngài khích lệ các thành viên Phong trào canh tân trong Thánh Linh nỗ lực cầu nguyện và hoạt động cho sự hiệp nhất. Ngài ứng khẩu nói:
“Hoạt động cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô bắt đầu bằng việc cầu nguyện. Cầu nguyện với nhau. Hiệp nhất vì máu các vị tử đạo ngày nay làm cho chúng ta hiệp nhất. Có một phong trào đại kết bằng máu. Chúng ta biết rằng khi những người oán ghét Chúa Kitô giết hại một Kitô hữu, trước khi giết họ không hỏi tín hữu: “Ngươi là tin lành Luther, là tín hữu Chính Thống hay tin Lành, Baptist hay Methodist?” Ngươi là Kitô hữu, và họ chém đầu người ấy.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến các vị tử đạo ở Uganda được phong thánh cách đây 50 năm, các vị ấy là tín hữu Công Giáo và Anh giáo.
Ngài nhấn mạnh đến sự hiệp nhất trong Thánh Linh, tức là hiệp nhất trong sự khác biệt, chứ không phải sự đồng nhất. Sự hiệp nhất ấy là công trình của Chúa Thánh Linh chứ không phải của chúng ta.
Đức Thánh Cha nói đến việc phục vụ quan trọng của các vị lãnh đạo, các thủ lãnh giáo dân, là làm tăng trưởng về tinh thần và mục vụ những người sẽ thay thế khi họ mãn nhiệm. Và ngài nói: “Điều thích hợp là mọi việc phục vụ trong Giáo Hội có một thời hạn, đừng có những thủ lãnh trọn đời trong Giáo Hội. Điều này xảy ra tại vài nước có chế độ độc tài... Người duy nhất không thể thay thế được trong Giáo Hội là Chúa Thánh Linh và Chúa duy nhất chính là Đức Giêsu Kitô”.
Trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Thánh Cha đã ủy thác cho các thành viên Phong trào Thánh Linh sứ vụ: “Với Kinh Thánh, với Lời Chúa, anh chị hay ra đi, rao giảng sự mới mẻ mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Hãy rao giảng cho người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề, người mù, các bệnh nhân, tù nhân và mọi người nam nữ. Nơi mỗi người có tinh thần bên trong muốn được giúp đỡ để mở toang cánh cửa để làm cho họ được sống”.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Đại hội của Phong trào Canh tân trong Thánh Linh đã tiếp tục vào thứ bẩy 4-7-2015, tại Sân vận động Olimpic ở Roma.
3. Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Ecuador
Chiều Chúa Nhật 5-7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Quito, khởi sự chuyến viếng thăm dài 8 ngày tại 3 nước Ecuador, Bolivia và Paraguay.
Việc ngài chọn 3 nước này để thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên tại Mỹ châu la tinh theo đúng nghĩa không phải là tình cờ: 3 nước này thuộc hàng nhỏ nhất, nghèo nhất, ít được để ý tới trong chính trị đại lục và quốc tế. Cả trong trường hợp này, Đức Thánh Cha muốn khởi hành từ “ngoại ô”, nhưng cũng là nơi người ta cảm nghiệm một năng động mạnh mẽ về chính trị và xã hội. Đây cũng là những nơi đang có những thách đố lớn về mặt xã hội: nghèo đói, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, mong ước hòa bình, đấu tranh cho công bằng xã hội.
Trên chuyến bay dài 13 tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha đã chào thăm 75 ký giả Italia và quốc tế tháp tùng và cầu chúc họ làm việc tốt đẹp trong 8 ngày viếng thăm. Trong lời giới thiệu giới báo chí lên Đức Thánh Cha, cha Lombardi, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cũng nhắc đến hơn 1 ngàn ký giả quốc tế khác đăng ký tại các phòng báo chí 3 nước để theo dõi và tường thuật về các hoạt động của Đức Giáo Hoàng. Cha Lombardi cho biết có 100 ký giả làm đơn xin tháp tùng Đức Thánh Cha trong chuyến máy bay, nhưng chỉ có 75 chỗ thôi. Rồi Đức Thánh Cha chào từng ký giả và cám ơn họ.
Tiếp đón tại phi trường Quito
Sau khi vượt qua 10.100 cây số, tức là hơn 1 phần tư vòng trái đất, Đức Thánh Cha đã đến phi trường quốc tế Thống Chế Sucre ở Quito, thủ đô nước Ecuador vào lúc gần 3 giờ chiều giờ địa phương.
Tổng thống Rafael Correa cùng với các quan chức chính quyền, các GM và đông đảo dân chúng đã dành cho Đức Thánh Cha một sự tiếp đón rất nồng nhiệt tại sân bay, cùng với ban nhạc và một nhóm các trẻ em trong y phục truyền thống.
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Trong bài diễn văn đầu tiên, ngài đã kêu gọi các thành phần xã hội tại Ecuador đối thoại và hòa giải với nhau:
“Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho tôi được trở lại Mỹ Châu la tinh và hôm nay được ở đây với quí vị và anh em, tại đất nước Ecuador xinh đẹp này. Tôi cảm thấy vui mừng và biết ơn khi thấy sự tiếp đón nồng nhiệt quí vị và anh chị em dành cho tôi: điều này thêm một bằng chứng về đặc tính hiếu khách của dân chúng tại Quốc gia cao quí này.
Sau khi cám ơn tổng thống và chào thăm và cám ơn chính quyền, các GM và các tín hữu, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đã viếng thăm Ecuador nhiều lần vì lý do mục vụ; cũng vậy ngày hôm nay, tôi đến đây như chứng nhân về lòng thương xót của Thiên Chúa và về niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô. Cũng niềm tin ấy qua bao thế kỷ đã hình thành căn tính của dân tộc này và đã mang lại bao nhiêu hoa trái tốt đẹp, trong đó có những nhân vật sáng ngời như thánh nữ Marianna Chúa Giêsu, thánh tu huynh Micae Febres, thánh nữ Narcisa Chúa Giêsu hoặc chân phước Mercedes di Gesù Molina được phong chân phước tại Guayquil này cách đây 30 năm trong cuộc viếng thăm của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Các vị đã sống đức tin nồng nhiệt và hăng say, và thực thi lòng thương xót bằng cách góp phần trong nhiều lãnh vực vào việc cải tiến xã hội Ecuador thời các ngài.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Ngày hôm nay, cả chúng ta cũng có thể tìm thấy trong Tin Mừng những chìa khóa giúp chúng ta đương đầu với những thách đố hiện nay, quí chuộng những khác biệt, thăng tiến đối thoại và sự tham gia không loại trừ ai, để những bước tiến bộ và phát triển hiện nay đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến các anh chị em mong manh nhất của chúng ta và các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương nhất. Thưa tổng thống, để đạt tới mục đích ấy, tổng thống luôn có thể kỳ vọng nơi sự dấn thân và cộng tác của Giáo Hội.
“Tất cả các bạn thân mến, trong niềm mong đợi và hy vọng, tôi bắt đầu những ngày này. Tại Ecuador, điểm gần nhất với không gian bên ngoài là Chimborazo, được gọi như thế vì đó là nơi “gần mặt trời nhất”, gần mặt trăng và các tinh tú. Các Kitô hữu chúng ta ví Chúa Giêsu với mặt trời, và ví mặt trăng với Giáo Hội, cộng đoàn; ngoại trừ Chúa Giêsu, không ai chiếu tỏa bằng ánh sáng của riêng mình. Ước gì trong những ngày này, tất cả chúng ta càng thấy rõ sự gần gũi với “mặt trời từ trên cao” (Xc Lc 1,78) và chúng ta là ánh phản chiếu ánh sáng và tình thương của Chúa.
Từ nơi đây, tôi muốn chào thăm toàn thể Ecuador. Từ đỉnh núi Chimborazo cho đến bờ biển Thái Bình Dương; từ vùng rừng Amazonia cho đến các đảo Galapagos; anh chị em đừng bao giờ đánh mất khả năng cảm tạ Chúa vì những gì Ngài đã và đang làm cho anh chị em; khả năng bảo vệ người bé nhỏ và đơn sơ, chăm sóc các trẻ em và người già của anh chị em, tín nhiệm nơi giới trẻ, cảm thấy ngưỡng mộ vì sự cao quí của dân tộc anh chị em và vẻ đẹp đặc biệt của đất nước anh chị em.
Giã từ phi trường Sucre, sau bài diễn văn và hội kiến riêng với Tổng thống Correa, Đức Thánh Cha đã về tòa Sứ thần Tòa Thánh cách đó 40 cây số. Chiếc xe ngài đi là xe Fiat Idea, bé nhỏ nhất trong số các xe trong đoàn, kể cả các xe hộ tống, giống như chiếc xe ngài đã đi khi tới Rio de Janeiro cách đây 2 năm. Rồi chuyển sang chiếc xe dip màu trắng có mái che bằng kiếng.
Dọc đường có rất đông dân chúng đứng hai bên đường để chào Đức Thánh Cha, nhất là trên quãng đường 8 cây số trước tòa Sứ Thần tòa Thánh. Quang cảnh thật là cảm động.
4. Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ hơn một triệu người tại thành phố Guayaquil.
Hôm thứ Hai mùng 6 tháng 7, Đức Thánh Cha đã rời thủ đô Quito để bay tới thành phố Guayaquil cử hành thánh lễ lúc 11:15 tại quảng trường trước Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót.
Trong bài giảng đầu tiên của chuyến Tông du tới Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập trung vào Đức Maria như là một mô hình cho các gia đình khi ngài đề cập đến trình thuật Tin Mừng về tiệc cưới tại Cana. Hơn một triệu người đã tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha cử hành tại thành phố Guayaquil.
Đức Thánh Cha nói: “Phép lạ của Chúa Kitô ở Cana - biến nước thành rượu - đã được thực hiện, chính vì Đức Trinh Nữ Maria rất chu đáo, đặt mối quan tâm của mình trong tay Chúa, và đã hành động nhạy cảm và can đảm.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét là Đức Mẹ lo lắng cho các nhu cầu của cặp mới cưới, chú ý tới những người khác, và không đóng kín trong chinh mình. Có rất nhiều trường hợp ngày hôm nay chúng ta có thể thấy rằng “rượu” - một dấu hiệu của “hạnh phúc, tình yêu, và sự dư dật” - đã hết: “Có bao nhiêu thanh thiếu niên của chúng ta và những người trẻ tuổi cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của họ? Có bao nhiêu phụ nữ, buồn bã và cô đơn, tự hỏi khi nào tình yêu ra đi, khi nào nó trượt ra khỏi cuộc sống của họ? Làm thế nào nhiều người già cảm thấy bi gạt ra khỏi các lễ kỷ niệm trong gia đình, gạt sang một bên và khao khát mỗi ngày cho một chút tình yêu? “
Đức Mẹ đáp lại sự thiếu rượu bằng cách đến gần Chúa Giêsu với sự tự tin, bằng cách cầu nguyện. Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đức Mẹ dạy chúng ta phải đặt các gia đình minh trong bàn tay của Thiên Chúa, để cầu nguyện, để khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta rằng mối quan tâm của chúng ta cũng là mối quan tâm của Thiên Chúa. Cầu nguyện luôn luôn nâng chúng ta ra khỏi những lo lắng và quan tâm của chúng ta . “
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, Đức Mẹ đã hoạt động. Lời nói của Mẹ tại tiệc cưới là - “Hãy làm bất cứ điều gì Ngài nói với bạn” - cũng là “một lời mời để chúng ta mở lòng mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ chứ không để được phục vụ.” , chúng ta hiểu điều này đặc biệt trong bối canh gia đình , nơi mà chúng ta học được sự phục vụ người khác, và là nơi không ai bị từ chối. Các gia đình “hình thành nên vốn qúy nhất của xã hội “ và “không thể bị thay thế bởi các tổ chức khác.” Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ kêu gọi mọi người bảo vệ gia đình, ngài nói rằng gia đình phải được “giúp đỡ và tăng cường.”
Các gia đình, ngài nói, cũng là “một Giáo Hội thu nhỏ, một “Giáo Hội tại gia” mà, cùng với cuộc sống, cũng là trung gian dịu dàng cho lòng thương xót của Thiên Chúa. “Mặc dù gia đình của chúng ta đôi khi không đúng như những gì chúng ta mong đợi, không hoàn toàn là lý tưởng mà chúng ta hình dung cho chính mình, dù thế đi nữa, mỗi ngày trong gia đình “phép lạ đều được thực hiện” với nhung gì ít ỏi chúng ta có. “Trong gia đình nhỏ của chúng ta và trong gia đình lớn mà tất cả chúng ta thuộc về, không có gì bị bỏ đi, không có gì là vô dụng.” Đức Thánh Cha cũng đã xin anh chi em cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng về gia đình “, để Chúa Kitô có thể nhận lấy ngay cả những cái chúng ta nghĩ là không trong sạch, tai tiếng hay đang bị đe dọa, và biến nó thành ... một phép lạ. “
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của mình bằng cách chỉ ra một thực tế rằng, trong đám cưới Cana, rượu ngon nhất vẫn chưa đến “. Đối với các gia đình, những gì là phong phú nhất, sâu đậm nhất, và những điều đẹp nhất vẫn chưa đến” Thiên Chúa, “luôn luôn tìm kiếm những người trong các vùng ngoại vi, những người đã hết rượu, những người chỉ đang uống sự chán nản. Chúa Giêsu cảm nhận được sự yếu đuối của họ, ngõ hầu đổ ra các loại rượu vang tốt nhất cho những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng tất cả các bình của họ đã bị vỡ tan. “
Sau thánh lễ Đức Thánh Cha đã dùng bữa trưa lúc 2 giờ chiều với cộng đoàn dòng Tên và đoàn tùy tùng, trước khi đáp máy bay lúc 5 giờ 10 phút chiều để trở về thủ đô Quito khoảng 6 giờ chiều, rồi đến viếng thăm Tổng thống Ecuador tại dinh Carondelet. Sau đó ngài đến viếng nhà thờ chính tòa Quito.
5. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố: Phán quyết của Tối cao Pháp viện là một lỗi lầm bi thảm
Người Công Giáo được mời gọi để làm chứng cho sự thật của hôn nhân bất chấp phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ công nhận hôn nhân đồng tính. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra lời kêu gọi trên hôm thứ Sáu 26 tháng Sáu, sau khi Tối cao Pháp viện Mỹ ra phán quyết buộc tất cả các tiểu bang trên toàn lãnh thổ phải công nhận hôn nhân đồng tính.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong vụ Obergefell v. Hodges đã được thông qua với tỷ lệ khít khao 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống trong đó 5 thẩm phán tòa án tối cao này đưa ra một định nghĩa pháp lý mới về hôn nhân, và đảo ngược luật pháp của tất cả các tiểu bang hiện vẫn không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khẳng định rằng:
“Bất kể những gì một đa số sít sao tại Tòa án Tối cao có thể tuyên bố tại thời điểm này trong lịch sử, bản chất của con người và hôn nhân vẫn không thay đổi và không thể thay đổi,” Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên trong tuyên bố thay mặt các Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Cha cho biết: “Chúa Giêsu Kitô, với tình yêu bao la của Ngài, dạy rõ ràng rằng từ thuở ban đầu hôn nhân là một kết hiệp suốt đời giữa một người nam và một phụ nữ. Trong tư cách là các giám mục Công Giáo, chúng tôi bước theo Chúa chúng ta và sẽ tiếp tục giảng dạy và hành động theo sự thật này.”
Phán quyết của tòa án tối cao Mỹ đã lật ngược những quyết định ủng hộ hôn nhân truyền thống được đưa ra vào tháng Mười Một năm ngoái tại các tiểu bang Michigan, Ohio, Kentucky và Tennessee. Với phán quyết này, “hôn nhân đồng tính” được công nhận ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ khẳng định rằng mặc dù tòa án công nhận “hôn nhân đồng tính”, người Công Giáo phải dạy và làm chứng cho hôn nhân thật sự.
Đức Tổng Giám mục Kurtz nói:
“Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đã được ghi khắc trong cơ thể chúng ta, nơi sự khác biệt về giới tính của chúng ta như những người nam và người nữ”.
“Việc bắt buộc định nghĩa lại hôn nhân trên khắp đất nước là một lỗi lầm bi thảm làm tổn hại đến lợi ích chung và những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp có nhiệm vụ hỗ trợ các quyền cơ bản của mọi đứa trẻ được lớn lên, nếu có thể, bởi cha mẹ trong một gia đình ổn định. “
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục khích lệ người Công Giáo nên tiếp tục rao giảng sự thật về bản chất của hôn nhân với “đức tin, hy vọng và tình yêu” dành cho tất cả mọi người, và kêu gọi “tất cả mọi người thiện chí” tham gia với người Công Giáo trong việc công bố sự thật này.
6. Tông thư dưới dạng Tự Sắc thành lập Bộ Thông Tin Tòa Thánh
Ngày thứ Bẩy 27 tháng Sáu năm 2015, Tòa Thánh đã công bố một Tông Thư dưới dạng Tự Sắc của Đức Thánh Cha thành lập Bộ Thông Tin Tòa Thánh.
Vị tân Tổng Trưởng Bộ Thông Tin là Đức Ông Dario Edoardo Viganò, một linh mục người Ý, nhà văn và là giáo sư Đại Học về công nghệ thông tin.
Sau khi hoàn thành các môn triết học và thần học tại Đại học Milan, ngài được Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, tổng giám mục giáo phận Milan, truyền chức linh mục vào ngày 13 tháng 6 năm 1987.
Trong luận văn tiến sĩ của mình, cha Dario Edoardo Viganò đã nghiên cứu về lịch sử của điện ảnh. Luận văn của ngài gây một tiếng vang lớn và đã được nhà xuất bản Castoro phát hành năm 1997. Ngay sau đó, ngài làm việc tại Văn phòng Truyền thông Xã hội của Giáo phận Ambrosiô và tham gia tích cực vào các hoạt động điện ảnh.
Từ giữa năm 1990, ngài bắt đầu dạy môn “Đạo đức và nghĩa vụ học của Truyền Thông” tại Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Milan. Năm 1998, ngài bắt đầu giảng dạy tại Khoa Nghiên cứu Truyền thông của Đại học Lumsa.
Từ năm 2000 trở đi, ngài bắt đầu giảng dạy tại Đại học Giáo hoàng Lateranô ở Rôma về công nghệ truyền thông.
Ngày 22 tháng 1 năm 2013, ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 cử làm giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican.
Dưới đây là toàn văn tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bối cảnh truyền thông hiện nay, đặc trưng bởi sự hiện diện và sự phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, bởi các yếu tố của sự hội tụ và tương tác, đòi hỏi phải có một sự tái xét hệ thống thông tin của Tòa Thánh và đưa ra một sự tái tổ chức, trong đó vừa công nhận lịch sử phát triển nội bộ tài nguyên thông tin Tòa Thánh, vừa phải quyết liệt tiến hành theo hướng hội nhập và thống nhất quản lý.
Vì những lý do này, tôi mong rằng tất cả các tổ chức cho đến nay liên quan đến việc thông tin liên lạc cách này cách khác, được nhập lại với nhau trong một Thánh Bộ mới của Giáo Triều Rôma, được gọi là Bộ Thông Tin. Như thế, hệ thống truyền thông của Tòa Thánh sẽ đáp ứng hiệu quả hơn bao giờ những nhu cầu của sứ vụ Giáo Hội.
Do đó, sau khi xem xét các báo cáo và nghiên cứu, và sau khi nhận được gần đây báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của điều này và đã nghe các ý kiến đồng thanh nhất trí của Hội đồng các Hồng Y, tôi thiết lập Bộ Thông Tin và truyền rằng:
Điều 1:
Các tổ chức dưới đây, như đã được giới thiệu bởi Ủy ban của Truyền Thông Tòa Thánh vào ngày 30 Tháng 4 năm 2015, sẽ được nhập vào Bộ Thông Tin: Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Phòng Báo chí Tòa Thánh, Dịch vụ Internet Vatican, Radio Vatican, Trung Tâm Truyền Hình Vatican (CTV), báo Quan Sát Viên Rôma, Nhà In Vatican, Dịch vụ Chụp hình, và nhà xuất bản Vatican (Libreria Editrice Vaticana).
Điều 2:
Các tổ chức trên, từ ngày công bố Tự Sắc này, phải tiếp tục các hoạt động riêng của mình, , tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Bộ Thông Tin.
Điều 3:
Bộ mới, theo thỏa thuận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sẽ đảm trách trang web của Tòa Thánh: www.vatican.va và tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha: @Pontifex
Điều 4:
Bộ Thông Tin sẽ bắt đầu nhiệm vụ của mình vào ngày 29 tháng Sáu năm 2015, và đặt trụ sở tạm tại địa chỉ Palazzo Pio, Piazza Pia, 3, 00.120 Vatican.
Tất cả những điều tôi đã trình bày trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc này, tôi thiết định phải được chấp hành đầy đủ, bất kể những quy định ngược lại, dù là đáng lưu ý đi chăng nữa, và tôi truyền cho công bố trên tờ Quan Sát Viên Rôma và, sau đó, trong Công Báo Tòa Thánh.
Ban hành tại Rôma ngày 27 tháng 6 năm 2015, năm thứ ba triều đại giáo hoàng của tôi.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
7. Đức Giáo Hoàng phê chuẩn án tuyên thánh cho song thân Thánh Têrêsa thành Lisieux
Hôm thứ Bảy 27 tháng Sáu, tại Điện Tông Tòa Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các nghị định tuyên thánh cho hai Chân Phước Louis và Zélie Martin, là song thân của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh cho biết cha mẹ của vị thánh tiến sĩ Hội Thánh sẽ là cặp vợ chồng đầu tiên được tuyên thánh cùng nhau như hai vợ chồng, làm chứng cho “chứng tá ngoại thường của linh đạo vợ chồng và gia đình”.
Như Đức Hồng Y Amato trình bày với Đức Thánh Cha cuộc đời hai vị tân thánh đã “ảnh hưởng tích cực đến bối cảnh lịch sử của các ngài thông qua chứng tá Tin Mừng của họ trong sự canh tân bộ mặt trái đất”.
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh “đời sống đức tin gương mẫu, sự cống hiến cho những giá trị lý tưởng kết hợp với hiện thực cuộc sống, và sự chú ý liên tục đến người nghèo” của các ngài.
Louis Martin (1823-1894) và Zélie Guerin (1831-1877) đã may mắn có chín người con. Tuy nhiên bốn người đã chết trong thời niên thiếu. Năm cô gái còn lại tất cả đều gia nhập đời sống thánh hiến, một trong những người con đó là Thánh Têrêsa thành Lisieux.
Nghị định cũng phê chuẩn lễ phong thánh cho Chân Phước Vincenzo Grossi, là một linh mục triều người Ý và Chân Phước Maria của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là một nữ tu Tây Ban Nha.
8. Vatican ký hiệp ước với Palestine, chính thức công nhận Palestine là một quốc gia
Tòa Thánh Vatican đã ký một hiệp ước với nhà nước Palestine vào ngày thứ Sáu 26/6/2015. Điều đó có nghiã là Tòa Thánh đã chính thức công nhận Palestine là một quốc gia. Tòa Thánh nói rằng việc thừa nhận nhà nước Palestine về mặt pháp lý sẽ giúp kích thích tiến trình hòa bình với Israel đồng thời hiệp ước này sẽ là một mô hình cho các nước khác ở Trung Đông.
Buổi lễ ký kết đã được diễn ra tại Vatican. Đại diện cho Tòa Thánh là Đức TGM Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao và người đồng cấp đại diện cho Palestine là ông Riad al-Malki.
Chính quyền Israel đã tỏ ra không hài lòng khi Vatican loan báo vào tháng trước rằng Vatican đã đạt được thoả thuận chung cuộc với nhà nước Palestine về việc quy định sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại lãnh thổ nước Palestine.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel trong một bản tuyên cáo nói rằng Vatican thừa nhận Palestine chỉ làm hại cho viễn tượng hòa bình, không khuyến khích người Palestine trở lại hoà đàm. Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel còn doạ sẽ nghiên cứu hiệp ước này và xét lại sự hợp tác trong tương lai giữa Israel và Vatican.
Trong khi đó Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói việc thừa nhận Palestine sẽ kết thúc sự xung đột giữa Israel và Palestine mà đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho cả hai phía.
Đức Tổng Giám Mục cũng nói thêm hiệp ước này còn được coi như là một khuôn mẫu cho Giáo Hội tại các nước vùng Trung Đông là nơi các tín hữu Kitô Giáo bị áp bức.
Tưởng cũng nên nói thêm là Liên Hiệp Quốc gồm có 190 nước thành viên trong đó 135 nước công nhận Palestine và 160 nước công nhận Israel là một quốc gia.
Hầu hết các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, cũng giống như Mỹ không thừa nhận Palestine là một quốc gia. Duy nhất có Thụy Điển trong tháng Mười vừa qua là quốc gia đầu tiên của Âu Châu thừa nhận Palestine là một quốc gia và đã làm cho Israel rất khó chịu
Các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuters và nhiều báo chí ở Hoa Kỳ khi phải nhắc tới nhà nước Palestine, họ viết Nhà Nước Palestine trong ngoặc kép “State of Palestine”Ví dụ hãng AP đặt tựa đề cho bản tin “The Vatican signed its first treaty with the “State of Palestine”. Điều này có nghiã là ngầm bảo độc giả Palestine không chính thức là một quốc gia.
9. Đức Thánh Cha tiếp đoàn đại biểu Chính Thống Giáo sang Rôma tham dự lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô
Hôm thứ Bảy 27 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp một phái đoàn của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople sang Rôma tham dự lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô sẽ được cử hành vào ngày thứ Hai 29 tháng Sáu.
Đức Thánh Cha nói:
“Sự hiện diện của anh em tại ngày lễ này của chúng tôi đã chứng minh một lần nữa mối quan hệ sâu sắc giữa các Giáo Hội chị em Rôma và Constantinople, là điềm báo trước của mối dây liên kết giữa hai vị thánh bổn mạng tương ứng của các Giáo Hội chúng ta là các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê, vừa là anh em ruột thịt vừa là anh em trong đức tin, hiệp nhất trong sứ vụ tông đồ và trong tử đạo”.
Đức Thánh Cha cũng nhân dịp này bày tỏ sự hỗ trợ của ngài với công việc của Ủy ban Quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Ngài nói:
“Những vấn đề chúng ta có thể gặp phải trong quá trình đối thoại thần học không được dẫn chúng ta đến chỗ chán nản hoặc rút lui. Việc tự vấn cẩn thận cách thế quy định các nguyên tắc của tính đồng đoàn và sứ vụ của người lãnh đạo, sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự tiến bộ trong các mối quan hệ giữa hai Giáo Hội chúng ta.”