Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 08/07/2009
SỢ CHIM SẺ
Bộ trưởng nông nghiệp tuyên bố: chim sẻ rất có hại cho nông nghiệp, cần phải gia tăng bẫy giết hoặc đuổi chúng nó đi.
Khi không còn chim sẻ nữa, thì từng đàn côn trùng mà chim sẻ thích ăn lại xuất hiện trên khắp ruộng đồng, nhiều không thể tả được, bộ trưởng nông nghiệp lại tuyên bố dùng loại hóa học thật đắt giá tiêu diệt chúng nó.
Giá cả thuốc diệt trùng cao hơn giá lương thực, ngoài ra nó lại còn đe dọa đến sức khỏe của con người.
Cuối cùng, sau một đêm trong tình huống hối hận, thì phát hiện chim sẻ đối với nông nghiệp chỉ có hại chút ít, nhưng vẫn cứ nhờ chúng nó bảo vệ hoàn toàn sản phẩm, và bình ổn giá cả.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Mọi thứ trên vũ trụ này được dựng nên là đều có ích -dù là vật nhỏ mọn xấu xa như con giun- không những cho con người mà còn cho thế giới tự nhiên nữa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng thượng trí toàn năng biết những giá trị ích lợi của từng thứ, từng động vật do mình tạo dựng.
Chỉ có con người là luôn dùng trí óc nhỏ tí tẹo của mình để tuyên bố tùm lum.
Hãy nghe câu chuyện đối thoại giữa Thiên Chúa và con giun đất sau đây:
Chúng nhân đều chế giễu giun đất:
- “Mày không có mắt, không thể nhìn”.
- “Mày không có tai, không thể nghe”.-
- “Mày không có chân, không thể đi”.
- “Mày không có cánh, không thể bay”.
Giun đất khóc lớn, báo cáo với Chúa tạo vật:
- Tại sao Ngài đem cái hèn mọn thấp kém, mà tạo nên con như thế này, không có một tí gì là tốt đẹp cả…”
- “Bé con, bản thân của sinh mệnh là không phân biệt cao hay thấp, quý hay tiện”.- Chúa tạo vật buồn sầu nói tiếp: “Ta không coi nhẹ con, tại sao con lại coi nhẹ mình”.
- Nhưng con vừa mù vừa điếc, không biết bay, không biết chạy. Ngài tạo nên con có gì là hay, có gì là lợi chứ?”
- “Con tiêu hóa rác rưởi để bùn đất tơi xốp, đầy tràn sức sống, vạn vật cứ thế mà sinh dưỡng không ngơi, làm sao có thể nói là không tốt không ích tí gì chứ?”
- “Nhưng… nhưng…”- Giun đất sụt sùi nói: “Chúng nó đều chế nhạo con…”
- “Có mắt chỉ nhìn thấy mình, có tai chỉ nghe được mình, có chân chỉ vì mình mà chạy vội chạy vàng, có cánh chỉ lượn nơi thế giới của mình…”- Chúa tạo vật thở dài nói tiếp: “Không thì cũng giống như là vừa đui vừa điếc, vừa què vừa thọt; có và không có, thì có gì là khác biệt chứ?"( Trích trong "Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.)
Mọi thứ được tạo dựng nên đều có ích cho con người và cho thế giới tự nhiên, xấu hay tốt là do cái tâm và cách suy nghĩ của con người.
Nếu không có chim sẻ thì mùa màng mất trắng vì các loại côn trùng phá hoại; nếu không có các côn trùng phá hoại, thì con người sẽ kiêu ngạo ngút trời và coi mình là Thiên Chúa...
Bộ trưởng nông nghiệp tuyên bố: chim sẻ rất có hại cho nông nghiệp, cần phải gia tăng bẫy giết hoặc đuổi chúng nó đi.
Khi không còn chim sẻ nữa, thì từng đàn côn trùng mà chim sẻ thích ăn lại xuất hiện trên khắp ruộng đồng, nhiều không thể tả được, bộ trưởng nông nghiệp lại tuyên bố dùng loại hóa học thật đắt giá tiêu diệt chúng nó.
Giá cả thuốc diệt trùng cao hơn giá lương thực, ngoài ra nó lại còn đe dọa đến sức khỏe của con người.
Cuối cùng, sau một đêm trong tình huống hối hận, thì phát hiện chim sẻ đối với nông nghiệp chỉ có hại chút ít, nhưng vẫn cứ nhờ chúng nó bảo vệ hoàn toàn sản phẩm, và bình ổn giá cả.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Mọi thứ trên vũ trụ này được dựng nên là đều có ích -dù là vật nhỏ mọn xấu xa như con giun- không những cho con người mà còn cho thế giới tự nhiên nữa, bởi vì Thiên Chúa là Đấng thượng trí toàn năng biết những giá trị ích lợi của từng thứ, từng động vật do mình tạo dựng.
Chỉ có con người là luôn dùng trí óc nhỏ tí tẹo của mình để tuyên bố tùm lum.
Hãy nghe câu chuyện đối thoại giữa Thiên Chúa và con giun đất sau đây:
Chúng nhân đều chế giễu giun đất:
- “Mày không có mắt, không thể nhìn”.
- “Mày không có tai, không thể nghe”.-
- “Mày không có chân, không thể đi”.
- “Mày không có cánh, không thể bay”.
Giun đất khóc lớn, báo cáo với Chúa tạo vật:
- Tại sao Ngài đem cái hèn mọn thấp kém, mà tạo nên con như thế này, không có một tí gì là tốt đẹp cả…”
- “Bé con, bản thân của sinh mệnh là không phân biệt cao hay thấp, quý hay tiện”.- Chúa tạo vật buồn sầu nói tiếp: “Ta không coi nhẹ con, tại sao con lại coi nhẹ mình”.
- Nhưng con vừa mù vừa điếc, không biết bay, không biết chạy. Ngài tạo nên con có gì là hay, có gì là lợi chứ?”
- “Con tiêu hóa rác rưởi để bùn đất tơi xốp, đầy tràn sức sống, vạn vật cứ thế mà sinh dưỡng không ngơi, làm sao có thể nói là không tốt không ích tí gì chứ?”
- “Nhưng… nhưng…”- Giun đất sụt sùi nói: “Chúng nó đều chế nhạo con…”
- “Có mắt chỉ nhìn thấy mình, có tai chỉ nghe được mình, có chân chỉ vì mình mà chạy vội chạy vàng, có cánh chỉ lượn nơi thế giới của mình…”- Chúa tạo vật thở dài nói tiếp: “Không thì cũng giống như là vừa đui vừa điếc, vừa què vừa thọt; có và không có, thì có gì là khác biệt chứ?"( Trích trong "Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.)
Mọi thứ được tạo dựng nên đều có ích cho con người và cho thế giới tự nhiên, xấu hay tốt là do cái tâm và cách suy nghĩ của con người.
Nếu không có chim sẻ thì mùa màng mất trắng vì các loại côn trùng phá hoại; nếu không có các côn trùng phá hoại, thì con người sẽ kiêu ngạo ngút trời và coi mình là Thiên Chúa...
Mỗi ngày một câu cách ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:14 08/07/2009
N2T |
34. Kiêu ngạo là ảo giác, là bịa đặt và trộm cắp.
(Thánh John Eudes)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:16 08/07/2009
N2T |
167. Làm việc là điều kiện của nhân loại không thể thiếu trong cuộc sống. Lao động là căn nguyên hạnh phúc của nhân loại.
Chúa Nhật XV: Chúa Nhật Sứ Vụ
Lm. Ignatiô Hồ Thông
03:33 08/07/2009
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN
Am 7: 12-15: Bài đọc I nhắc nhớ rằng ngôn sứ A-mốt, vốn xuất thân từ vương quốc phương Nam, cũng được gọi vương quốc Giu-đa, được Thiên Chúa sai đi rao giảng cho các con chiên lạc của vương quốc phương Bắc, cũng được gọi vương quốc Ít-ra-en. Sứ vụ thật khó khăn và cuối cùng vị ngôn sứ bị trục xuất.
Mc 6: 7-13: Tin Mừng tường thuật việc Đức Giê-su sai nhóm Mười Hai ra đi thi hành sứ vụ với lời căn dặn phải có tinh thần siêu thoát hoàn toàn, cũng như báo trước những thất bại có thể có.
Ep 1: 3-14: Đề tài chính của đoạn trích thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô hôm nay được trình bày ngay từ phần mở đầu: thiên ý cứu độ nhân loại được Đức Ki tô mặc khải và hoàn tất, và được giao phó cho Giáo Hội.
BÀI ĐỌC I (Am 7: 12-15)
Các sự việc diễn ra ở vương quốc phương Bắc, dưới triều đại của vua Gia-róp-am II (787-747 BC)
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Để hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử ở đó ngôn sứ A-mốt được Thiên Chúa sai đi thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình, xin được nhắc lại, sau khi vua Sa-lô-mon băng hà, vào năm 931BC, mười hai bộ tộc Ít-ra-en chia rẽ nhau. Hai bộ tộc vẫn trung thành với vương triều Đa-vít và thành lập vương quốc phương Nam, còn gọi là vương quốc Giu-đa. Mười bộ tộc còn lại chọn cho mình một vị vua mới, Gia-róp-am và hình thành nên vương quốc phương Bắc, còn gọi là vương quốc Ít-ra-en.
Vương quốc phương Nam có lợi thế là Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Đối lại, vương quốc phương Bắc thiết lập hai đền thánh: đền thánh Ghin-gan ở cực bắc xứ Pha-lê-tinh, bên cạnh một trong những nguồn nước của sông Gio-đan; và đền thánh Bết-En, ở cực nam cách Giê-ru-sa-lem khoảng chừng 15 cây số. Đền thánh Bết-En có ưu điểm là nhắc nhớ tổ phụ Gia-cóp; chính ở nơi đây mà tổ phụ đã có một giấc mơ lưu truyền mãi (một chiếc thang nối liền trời và đất) trong đó ông đã nghe tiếng Đức Chúa phán. Vì thế vị tổ phụ đã gọi nơi nầy là Bết-En, nghĩa là “Nhà của Thiên Chúa”.
Hai đền thánh nầy, cũng như các tư tế phụng sự chúng, hoàn toàn lệ thuộc vương triều, như ông A-ma-xi-a, tư tế đền thờ Bết-En, giải thích cho ngôn sứ A-mốt: “Đây là thánh điện của quân vương, đây là đền thờ của vương triều”.
Vốn là người sinh sống ở vương quốc phương Nam; vị ngôn sứ đã được Thiên Chúa sai đến vương quốc phương Bắc để thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình. Ngôn sứ xuất thân từ một thị trấn miền Bết-lê-hem; ông làm nghề chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung, chính xác là châm những trái nho dại để làm cho chúng trở thành trái ngọt và mau chín (phải chăng đây cũng chính là ý nghĩa sứ mạng ngôn sứ của ông?).
Sứ mạng của vị ngôn sứ thật khó khăn. Ông phải ngỏ lời với dân chúng đang sống trong cảnh thanh bình, thịnh vượng và phú túc. Tuy nhiên, xã hội lắm bất công. Những kẻ lắm tiền nhiều của liên kết với những kẻ có thế có quyền đàn áp những người cùng khổ. Sứ điệp của ngôn sứ gởi đến vương quốc thịnh vượng nầy thật nghiêm khắc: “Chúng ghét người sửa trị nơi cửa công và thù oán kẻ ăn ngay nói thật. Vậy, bởi các ngươi chà đạp kẻ yếu hèn và đánh thuế lúa mì của họ, nên những ngôi nhà bằng đá đẻo các ngươi đã xây, các ngươi sẽ không được ở; những gốc nho ngon ngọt các ngươi đã trồng, các ngươi sẽ không được uống rượu của chúng. Bởi Ta biết tội ác các ngươi nhiều vô kể, tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, nào áp bức kẻ nghèo hèn tại cửa công” (5: 10-12). Vị ngôn sứ phẩn uất trước những lễ lạc xa hoa, những đám rước linh đình của những kẻ làm giàu trên xương máu của những người nghèo hèn và nhận thấy ở nơi những lớp võ thịnh vượng vật chất giả tạo bên ngoài là thực chất của một xã hội bất công thối nát. Vào thời buổi nầy, cách xử thế khôn ngoan nhất là “Dĩ hòa vi quý”: “Bởi thế thời buổi nầy, ai cẩn trọng thì làm thinh, vì đây là một thời khốn quẩn” (5: 13). Bởi thế, vị ngôn sứ tuyên sấm tố cáo lối sống gian trá của vương quốc nầy: “Vào ngày Ta trị tội Ít-ra-en Ta sẽ triệt hạ các bàn thờ của Bết-Ên: các sừng của bàn thờ sẽ bị bẻ gãy và quăng xuống đất. Biệt thự mùa đông, biệt thự mùa hè, Ta sẽ triệt phá; điện ngọc đền ngà sẽ sụp đổ, lâu đài dinh thự cũng tan hoang” (3: 14-15).
Quả thật, vị ngôn sứ đã thấy trước mối nguy hiểm của các đạo quân Át-sua và ông ra sức cảnh báo ngõ hầu vương quốc Ít-ra-en thoái khỏi án phạt: “Hãy tìm Đức Chúa thì các ngươi sẽ được sống” và “Hãy tìm kiếm điều lành chứ đừng tìm điều dữ rồi các ngươi sẽ sống”. Ngôn sứ A-mốt không nêu đích danh Át-sua; ông chỉ nói đơn giản “quân thù”: “Quân thù sẽ bao vây lãnh thổ, sẽ triệt hạ sức mạnh của ngươi, và đền đài của ngươi sẽ bị cướp phá…” (3: 11). Rảo khắp các thành thị và đền thánh, vị ngôn sứ cảnh báo: liệu Thiên Chúa sẽ gìn giữ dân của Ngài, nếu dân vẫn cứ ngoan cố trong tội ác của mình? Sấm ngôn của ông càng lúc càng đe dọa. Sấm ngôn của ông sẽ được ứng nghiệm. Vương quốc phương Bắc sẽ sụp đổ dưới những cuộc tấn công của quân đội Át-sua và biến mất vĩnh viễn khỏi lịch sử vào năm 721 BC.
2. Phẩm chất của vị ngôn sứ của Thiên Chúa.
Tư tế A-mát-gia tố cáo vị ngôn sứ với vua Gia-róp-am: “A-mốt âm mưu chống đức vua ngay trên lãnh thổ Ít-ra-en, và đất nước nầy không còn chịu nổi bất cứ lời nào của ông ta nữa. Vì A-mốt nói như thế nầy: Gia-róp-am sẽ chết vì gươm, và Ít-ra-en sẽ bị đày biệt xứ” (7: 10-11). Hoặc thừa hành lệnh vua, hoặc lệnh của mình với tư cách vị tư tế lãnh đạo đền thờ Bết-Ên, A-mát-gia truyền lệnh cho ngôn sứ A-mốt ra khỏi thánh địa nầy mà trở về vương quốc Giu-đa: “Nầy thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giu-đa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm!”.
Tư tế A-mát-gia vu khống ngôn sứ A-mốt khi đồng hóa vị ngôn sứ với các ngôn sứ nghề nghiệp, họ tuyên sấm như một nghề nghiệp để làm ăn, để kiếm tiền. Trước lời vu khống nầy, Ngôn sứ A-mốt đáp lại: ông không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ, nhưng chỉ là người chăn súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa “đã bắt lấy” ông khi ông đang làm công việc của mình, nghĩa là Ngài đã gọi ông và sai ông đi thi hành sứ mạng của Ngài mà ông không thể cưỡng kháng được. Đó là cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi án phạt của Thiên Chúa sắp đến.
Phải chăng lệnh truyền của tư tế A-mát-gia đã chấm dứt sự vụ của ngôn sứ A-mốt? Chúng ta không biết chính xác; nhưng xem ra sứ mạng của A-mốt chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sứ điệp của ông vẫn lưu danh muôn thuở.
Ngôn sứ A-mốt là ngôn sứ xưa nhất mà chúng ta vẫn còn gìn giữ được sứ điệp bằng văn tự của ông. Ông đã khai mào độc thần giáo luân lý của truyền thống ngôn sứ bằng văn tự: đưa đạo vào đời. Ở nơi sứ điệp của ông chúng ta gặp thấy âm vang lời dạy của Công Đồng Va-ti-can II trong Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng”: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Ki tô, và không có gì thật sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thật vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được quy tụ trong Chúa Ki tô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi đem đến cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên đới mật thiết với loài người và lịch sử loài người” (1).
BÀI ĐỌC II (Ep 1: 3-14)
Vào Chúa Nhật XV nầy, chúng ta khởi sự đọc những đoạn văn chính yếu được trích từ thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô.
Thánh Phao-lô đã viết bức thư nầy khi ngài bị giam cầm ở Rô-ma vào những năm 61-63. Chủ đề của bức thư là ý định Thiên Chúa trên nhân loại, được Đức Giê-su mặc khải, thực hiện và trao phó cho Giáo Hội tiếp tục hoàn tất.
1. “Chúc tụng Thiên Chúa…”
Đoạn văn mà chúng ta đọc là phần đầu của bức thư ngay sau lời chào mở đầu. Thánh nhân diễn tả tâm tình tạ ơn theo cách thức cầu nguyện theo truyền thống Do thái, được gọi “berakah”: “Chúc tụng Thiên Chúa”. Dù cá nhân hay cộng đoàn, lời kinh nguyện nầy bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, không trong quan điểm trừu tượng, nhưng luôn luôn vì những ân phúc rõ ràng. “Lời kinh chúc tụng” (Berakah) nầy có thể là lời cầu nguyện tự phát của cá nhân mà những lời kinh “magnificat” cung cấp những điển hình của bà An-na, mẹ ông Sa-mu-en, của ông Tô-bi-a, của Đức Ma-ri-a. Đây cũng là lời kinh nguyện gia đình trước bữa ăn và đặc biệt long trọng vào bữa ăn vượt qua. Đức Giê-su đã đọc “lời kinh chúc tụng” trên bánh và rượu. Sau cùng, lời kinh chúc tụng là hình thức tuyệt vời nhất của kinh nguyện hội đường.
Thánh Phao-lô, trước đây là kinh sư, vẫn trung thành với hình thức ngợi khen nầy. Toàn bộ bài thánh thi nầy kể ra muôn phúc lộc mà Thiên Chúa đã đổ đầy cho nhân loại như chúng ta gặp thấy thánh nhân cũng bắt đầu thư thứ hai gởi cho các tín hữu Cô-rin-tô như vậy: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi nhân ái, và là Thiên Chúa hằng sẳn lòng ủi an những ai lâm cảnh gian nan khốn khó…” (2Cr 1: 3).
2. Ý định muôn thuở của Thiên Chúa.
Trước tiên, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng Thiên Chúa là nguyên lý và nguồn mạch của muôn phúc lộc và Ngài đã chuẩn bị từ muôn thuở kế hoạch của Ngài trên nhân loại.
Chúng ta ghi nhận rằng “lời kinh chức tụng” này bắt đầu với: “Từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần” và được hoàn tất trên viễn cảnh của dân riêng, dân được chọn, được thừa hưởng gia sản được hứa ban, nghĩa là gia sản trên cõi trời. Rõ ràng theo cách thức của thánh nhân, công thức kết thúc chủ ý nhắc lại những gợi ý ban đầu (kỷ thuật đóng khung). Như vậy, chúng ta khởi đi từ cõi trời từ đó đến muôn vàn phúc lộc để gặp lại cùng những thiên ân tối hậu trên cõi trời nầy.
3. Đức Ki tô và chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Chính nhờ Đức Ki tô, Thánh Tử của Người mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện.
Trong nhiệm cục xưa, mọi sự đều nhằm chuẩn bị cho cuộc giáng trần của Đức Giê-su; trong nhiệm cục mới, mọi sự đều khởi đi từ Đức Ki tô. Thánh Phao-lô đặt ở trung tâm lời nguyện ngợi khen của mình công trình cứu chuộc. Đối với trí khôn loài người, mặc khải mầu nhiệm nầy hình thành nên một sự khai mở diệu kỳ và “khôn dò”, tròn đầy khôn ngoan (chúng ta nhận ra ở đó một đề tài rất tâm đắc của thánh nhân trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô nầy).
Sau cùng, thánh nhân gợi lên hành động hiệp nhất của Đức Giê-su, Đấng “quy tụ ở nơi Ngài muôn loài trong trời dưới đất”. Động từ Hy lạp “ana-kephalaïô” dịch “quy tụ” được thánh Phao-lô dùng một lần khác trong thư của thánh nhân gởi cho các tín hữu Rô-ma, để nói lên rằng giới luật Đức Ái “thâu tóm” tất cả mọi giới luật khác (Rm 13: 9).
Trong đoạn văn trích từ thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô nầy, ý nghĩa cũng như vậy. Đức Giê-su “thâu tóm” toàn thể vũ trụ vì Ngài là cách thức diễn tả cao nhất của toàn thể vũ trụ, mọi loài đều quy hướng về Ngài. Nối tiếp với thánh Phao-lô, từ “thâu tóm” đã đi vào trong từ vựng thần học, nhất là với thánh I-rê-nê, và trở thành đối tượng của biết bao khai triển.
Nói một cách chính xác, thánh Phao-lô không gán cho Đức Ki tô vai trò vũ trụ, nhưng triển khai khái niệm nhiệm thể. Theo cách nầy, thánh nhân đáp lại những quan niệm Do thái, mà ngài đã chống lại rồi trong thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-sê, đồng thời cũng đáp trả những quan điểm của phái khắc kỷ.
Trong vài môi trường Do thái, người ta gán cho các thiên thần một vai trò đặc biệt và xem các thiên thần là những người tổ chức vũ trụ. Các Ki tô hữu xuất thân từ Do thái giáo gìn giữ những niềm tin như thế nên giảm nhẹ vai trò của Đức Ki tô. Thánh Phao-lô hiệu đính lại mọi việc.
Đối với phái khắc kỷ, họ thấy trong sự hòa điệu và trật tự của vũ trụ ảnh hưởng sức mạnh thần thiêng. Những cách diễn tả của thánh Phao-lô rất gần với phái khắc kỷ, nhưng thánh nhân loại bỏ tất cả khuynh hướng phiếm thần. Về điểm nầy, thánh nhân định vị mình vào trong truyền thống minh triết Cựu Ước, mượn vài đề tài ở nơi trường phái khắc kỷ nhưng định vị chúng vào trong viễn cảnh của sự siêu việt thần linh (Hc 43: 26-28; Kn 1: 7; 7: 22-23; 12: 1, vân vân).
3. Diễn tiến lịch sử của chương trình Thiên Chúa: khía cạnh Ba Ngôi.
Lúc đó thánh Phao-lô nhắm đến việc diễn tiến trong Lịch Sử chương trình Thiên Chúa trên nhân loại. Các giai đoạn bày tỏ ba hành động của Thiên Chúa: hành động của Chúa Cha, hành động của Chúa Con, hành động của Chúa Thánh Thần.
Trước tiên, thánh nhân gợi lên việc tuyển chọn của Ít-ra-en, dân được Chúa chọn để làm nhân chứng về việc trông đợi Con của Ngài; thánh nhân ngõ lời với các tín hữu gốc Do thái mà ngài kể mình vào trong số họ với đại từ “chúng tôi”: “Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây…”.
Tiếp đó, thánh nhân nói với các tín hữu gốc lương dân bằng đại từ “anh em”: “Trong Đức Ki tô cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em…”.
Sau cùng, việc sai phái Chúa Thánh Thần một cách nào đó hình thành nên lời cam kết mà Thiên Chúa đã hứa là ban gia nghiệp, nghĩa là được sống bên Ngài để “ngợi khen vinh quang Thiên Chúa”.
Diễn ngữ “ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” lập lại đến ba lần như một điệp khúc trong lời kinh chúc tụng nầy. Đó là mục đích tối hậu của chương trình Thiên Chúa: đó là cứu cánh của nhân loại.
TIN MỪNG (Mc 6: 7-13)
Trong chương trước, thánh Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giê-su chọn nhóm Mười Hai khi xác định: “Người thiết lập nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (3: 14). Thánh Lu-ca tường thuật cùng một sự kiện và nói thêm: “Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6: 13). Thật ra, các thánh ký đã tránh dùng danh xưng “Tông Đồ” nầy – thánh Gioan không bao giờ dùng thuật ngữ nầy – vì danh xưng “Tông Đồ” tức là “người được sai đi” mà chỉ mình Đức Giê-su xứng đáng với tước hiệu nầy: Ngài là Đấng được sai đi từ Chúa Cha. Chung chung các thánh ký thường nói: “nhóm Mười Hai” hay “các môn đệ”.
Sau một thời gian chuẩn bị: “nhóm Mười Hai” đã sống với Ngài, đã lắng nghe giáo huấn của Ngài, đã là những nhân chứng về các phép lại của Ngài, cũng như về sự thất bại của Ngài ở Na-da-rét, Đức Giê-su cho rằng đã đến lúc đặt các ông vào trong thử thách khi sai các ông đi thi hành sứ vụ.
Cử chỉ nầy của Đức Giê-su là một sự mới mẽ. Vào thời của Ngài, các kinh sư quy tụ chung quanh mình một nhóm môn đệ, để chia sẻ cuộc sống của mình; họ không bao giờ nghĩ đến việc sai các môn đệ ra đi và ủy quyền cho các môn đệ một sứ mạng.
Chính Đức Giê-su đích thân sai các ông đi, như sau nầy Ngài sẽ nói với họ trước khi từ giả các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em đi”.
1. Sai đi từng hai người một.
Ngài sai các ông đi từng hai người một. Thánh Mát-thêu đã gìn giữ cho chúng ta nhóm từng hai người một nầy: Phê-rô và An-rê, Gia-cô-bê và Gioan, Phi-líp-phê và Ba-tô-lô-mê-ô, Tô-ma và Má-thêu, Gia-cô-bê và Ta-đê-ô, Si-mon và Giu-đa.
Có phải ở đây Đức Giê-su quan tâm đến tâm lý? Chắc chắn công việc dể dàng hơn nếu có hai người cùng chung sức làm, nhưng cũng vì quy định của Lề Luật theo đó một lời chứng chỉ có giá trị nếu nó được hai nhân chứng cung cấp (cf. Đnl 17: 6; 19: 15; Ds 35: 30); thêm nữa, con số hai cũng là biểu tượng cộng đoàn, nghĩa là các thừa sai không làm việc đơn lẻ mà là làm việc theo từng nhóm.
Các môn đệ sẽ làm chứng từng hai người một về những dấu chỉ của Vương Quốc Thiên Chúa:
- quyền năng trên những thế lực của sự ác,
- siêu thoát khỏi những bận lòng trần thế để nhắm đến những của cải tinh thần.
2. Hành trang của vị thừa sai.
Đoạn những căn dặn của Đức Giê-su nhắm đến hành trang thật gọn nhẹ của các môn đệ, hay đúng hơn không trang bị gì cả: không lương thực, không bao bị, không tiền giắc lưng, không áo để thay đổi. Có vài chi tiết khác biệt giữa các Tin Mừng Nhất Lãm, tuy nhiên bài học thì rõ ràng: đức khó nghèo và sự phó thác hoàn toàn vào ơn Quan Phòng phải là những dấu ấn mà các thừa sai để lại trong lòng mọi người. Phong thái họ cực kỳ đơn giản giống như những lữ khách lòng không vương vấn bất cứ điều gì cả. Họ được mô tả như những khách hành hương luôn luôn sống trong tư thế lên đường, không tìm cách định cư ở một nơi nào nhất định, bởi vì cón có những nơi khác cần đến sứ điệp của họ nữa. Vào lúc dùng bữa sau cùng với các môn đệ, Đức Giê-su sẽ hỏi các ông: “Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không?”. Mọi người đồng thanh đáp: “Thưa không” (Lc 22: 35).
Quả thật truyền thống hiếu khách đông phương tạo cơ hội thuận tiện cho việc thi hành sứ vụ của các các môn đệ trên đường. Tuy nhiên Đức Giê-su căn dặn họ một sự ổn định nào đó: “Khi anh em vào nhà nào mà người ta đón tiếp, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi”.
3. Giũ bụi chân.
Là vị thừa sai đi rao truyền sứ điệp một cách vô vị lợi, nên họ được hưởng quyền tiếp đón một cách vô vị lợi từ những gia đình mà họ viếng thăm. Nhưng Đức Giê-su cũng tiên liệu sứ điệp kêu gọi hoán cải mà họ sẽ ra giảng có thể kéo theo sự khước từ: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”.
Đây là tập tục của người Do thái sau cuộc hành trình trở về. Vào lúc đặt chân lên miền đất Pha-lệ-tinh họ giũ bụi đường khỏi giày dép để không đưa bụi phàm trần vào đất của mình mà họ coi như đất thánh. Trong lời căn dặn của Đức Giê-su, không có bất kỳ một sự khinh bĩ nào đối với những người khước từ sứ điệp, nhưng một ý tưởng tuyệt giao.
Lời rao giảng của các môn đệ chưa trọn vẹn vì họ chưa rao giảng con người của Đức Giê-su – vã lại họ khó hiểu được Ngài vào giây phút nầy – nhưng chỉ chuẩn bị cho các tâm hồn: kêu gọi hoán cải. Như Đức Giê-su, lời rao giảng của họ kèm theo những dấu chỉ: trừ quỷ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành bệnh tật.
4. Xức dầu bệnh nhân:
Vào thời Cựu Ước người ta xức dầu để làm dịu vết thương; các tông đồ xức dầu, không như một phương thuốc, nhưng như dấu chỉ biểu tượng của một tác động siêu nhiên. Công Đồng Tren-tô đã thấy trong cử chỉ của các tông đồ nầy một trực giác, một phác thảo bí tích xức dầu bệnh nhân. Thư thánh Gia-cô-bê chứng thực rằng bí tích nầy được thực hành ngay từ thời các tông đồ (Gc 5: 14-15).
Bệnh nhân được chữa lành, ma quỷ bị trục xuất, những cử chỉ của các tông đồ nầy được ghi khắc trong cùng những hàng với các cử chỉ của Đức Giê-su. Các sự dữ được gán cho tội lỗi: việc chúng bị giảm đi loan báo thời đại của lòng Chúa xót thương.
5. Ý nghĩa:
Bài diễn từ sai các môn đệ lên đường nầy rất cổ kính vì ảnh hưởng rất sâu đậm của các phong tục thời xưa. Tuy nhiên sứ điệp của nó rất hiện thực. Tin Mừng được truyền bá bằng những phương tiện tiện nghèo khổ và trao ban một cách vô vị lợi mời gọi mọi người đón nhận nó cũng một cách vô vị lợi. Sứ điệp được đi kèm theo các dấu chứng chiến thắng của Đức Ki tô trên sự Ác và Tử Thần là sứ điệp muôn thuở của bài trình thuật cổ kính nầy.
Am 7: 12-15: Bài đọc I nhắc nhớ rằng ngôn sứ A-mốt, vốn xuất thân từ vương quốc phương Nam, cũng được gọi vương quốc Giu-đa, được Thiên Chúa sai đi rao giảng cho các con chiên lạc của vương quốc phương Bắc, cũng được gọi vương quốc Ít-ra-en. Sứ vụ thật khó khăn và cuối cùng vị ngôn sứ bị trục xuất.
Mc 6: 7-13: Tin Mừng tường thuật việc Đức Giê-su sai nhóm Mười Hai ra đi thi hành sứ vụ với lời căn dặn phải có tinh thần siêu thoát hoàn toàn, cũng như báo trước những thất bại có thể có.
Ep 1: 3-14: Đề tài chính của đoạn trích thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô hôm nay được trình bày ngay từ phần mở đầu: thiên ý cứu độ nhân loại được Đức Ki tô mặc khải và hoàn tất, và được giao phó cho Giáo Hội.
BÀI ĐỌC I (Am 7: 12-15)
Các sự việc diễn ra ở vương quốc phương Bắc, dưới triều đại của vua Gia-róp-am II (787-747 BC)
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Để hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử ở đó ngôn sứ A-mốt được Thiên Chúa sai đi thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình, xin được nhắc lại, sau khi vua Sa-lô-mon băng hà, vào năm 931BC, mười hai bộ tộc Ít-ra-en chia rẽ nhau. Hai bộ tộc vẫn trung thành với vương triều Đa-vít và thành lập vương quốc phương Nam, còn gọi là vương quốc Giu-đa. Mười bộ tộc còn lại chọn cho mình một vị vua mới, Gia-róp-am và hình thành nên vương quốc phương Bắc, còn gọi là vương quốc Ít-ra-en.
Vương quốc phương Nam có lợi thế là Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Đối lại, vương quốc phương Bắc thiết lập hai đền thánh: đền thánh Ghin-gan ở cực bắc xứ Pha-lê-tinh, bên cạnh một trong những nguồn nước của sông Gio-đan; và đền thánh Bết-En, ở cực nam cách Giê-ru-sa-lem khoảng chừng 15 cây số. Đền thánh Bết-En có ưu điểm là nhắc nhớ tổ phụ Gia-cóp; chính ở nơi đây mà tổ phụ đã có một giấc mơ lưu truyền mãi (một chiếc thang nối liền trời và đất) trong đó ông đã nghe tiếng Đức Chúa phán. Vì thế vị tổ phụ đã gọi nơi nầy là Bết-En, nghĩa là “Nhà của Thiên Chúa”.
Hai đền thánh nầy, cũng như các tư tế phụng sự chúng, hoàn toàn lệ thuộc vương triều, như ông A-ma-xi-a, tư tế đền thờ Bết-En, giải thích cho ngôn sứ A-mốt: “Đây là thánh điện của quân vương, đây là đền thờ của vương triều”.
Vốn là người sinh sống ở vương quốc phương Nam; vị ngôn sứ đã được Thiên Chúa sai đến vương quốc phương Bắc để thi hành sứ mạng ngôn sứ của mình. Ngôn sứ xuất thân từ một thị trấn miền Bết-lê-hem; ông làm nghề chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung, chính xác là châm những trái nho dại để làm cho chúng trở thành trái ngọt và mau chín (phải chăng đây cũng chính là ý nghĩa sứ mạng ngôn sứ của ông?).
Sứ mạng của vị ngôn sứ thật khó khăn. Ông phải ngỏ lời với dân chúng đang sống trong cảnh thanh bình, thịnh vượng và phú túc. Tuy nhiên, xã hội lắm bất công. Những kẻ lắm tiền nhiều của liên kết với những kẻ có thế có quyền đàn áp những người cùng khổ. Sứ điệp của ngôn sứ gởi đến vương quốc thịnh vượng nầy thật nghiêm khắc: “Chúng ghét người sửa trị nơi cửa công và thù oán kẻ ăn ngay nói thật. Vậy, bởi các ngươi chà đạp kẻ yếu hèn và đánh thuế lúa mì của họ, nên những ngôi nhà bằng đá đẻo các ngươi đã xây, các ngươi sẽ không được ở; những gốc nho ngon ngọt các ngươi đã trồng, các ngươi sẽ không được uống rượu của chúng. Bởi Ta biết tội ác các ngươi nhiều vô kể, tội lỗi các ngươi nặng tầy trời: nào áp bức người công chính, lại đòi quà hối lộ, nào áp bức kẻ nghèo hèn tại cửa công” (5: 10-12). Vị ngôn sứ phẩn uất trước những lễ lạc xa hoa, những đám rước linh đình của những kẻ làm giàu trên xương máu của những người nghèo hèn và nhận thấy ở nơi những lớp võ thịnh vượng vật chất giả tạo bên ngoài là thực chất của một xã hội bất công thối nát. Vào thời buổi nầy, cách xử thế khôn ngoan nhất là “Dĩ hòa vi quý”: “Bởi thế thời buổi nầy, ai cẩn trọng thì làm thinh, vì đây là một thời khốn quẩn” (5: 13). Bởi thế, vị ngôn sứ tuyên sấm tố cáo lối sống gian trá của vương quốc nầy: “Vào ngày Ta trị tội Ít-ra-en Ta sẽ triệt hạ các bàn thờ của Bết-Ên: các sừng của bàn thờ sẽ bị bẻ gãy và quăng xuống đất. Biệt thự mùa đông, biệt thự mùa hè, Ta sẽ triệt phá; điện ngọc đền ngà sẽ sụp đổ, lâu đài dinh thự cũng tan hoang” (3: 14-15).
Quả thật, vị ngôn sứ đã thấy trước mối nguy hiểm của các đạo quân Át-sua và ông ra sức cảnh báo ngõ hầu vương quốc Ít-ra-en thoái khỏi án phạt: “Hãy tìm Đức Chúa thì các ngươi sẽ được sống” và “Hãy tìm kiếm điều lành chứ đừng tìm điều dữ rồi các ngươi sẽ sống”. Ngôn sứ A-mốt không nêu đích danh Át-sua; ông chỉ nói đơn giản “quân thù”: “Quân thù sẽ bao vây lãnh thổ, sẽ triệt hạ sức mạnh của ngươi, và đền đài của ngươi sẽ bị cướp phá…” (3: 11). Rảo khắp các thành thị và đền thánh, vị ngôn sứ cảnh báo: liệu Thiên Chúa sẽ gìn giữ dân của Ngài, nếu dân vẫn cứ ngoan cố trong tội ác của mình? Sấm ngôn của ông càng lúc càng đe dọa. Sấm ngôn của ông sẽ được ứng nghiệm. Vương quốc phương Bắc sẽ sụp đổ dưới những cuộc tấn công của quân đội Át-sua và biến mất vĩnh viễn khỏi lịch sử vào năm 721 BC.
2. Phẩm chất của vị ngôn sứ của Thiên Chúa.
Tư tế A-mát-gia tố cáo vị ngôn sứ với vua Gia-róp-am: “A-mốt âm mưu chống đức vua ngay trên lãnh thổ Ít-ra-en, và đất nước nầy không còn chịu nổi bất cứ lời nào của ông ta nữa. Vì A-mốt nói như thế nầy: Gia-róp-am sẽ chết vì gươm, và Ít-ra-en sẽ bị đày biệt xứ” (7: 10-11). Hoặc thừa hành lệnh vua, hoặc lệnh của mình với tư cách vị tư tế lãnh đạo đền thờ Bết-Ên, A-mát-gia truyền lệnh cho ngôn sứ A-mốt ra khỏi thánh địa nầy mà trở về vương quốc Giu-đa: “Nầy thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giu-đa, về đó mà kiếm ăn, về đó mà tuyên sấm!”.
Tư tế A-mát-gia vu khống ngôn sứ A-mốt khi đồng hóa vị ngôn sứ với các ngôn sứ nghề nghiệp, họ tuyên sấm như một nghề nghiệp để làm ăn, để kiếm tiền. Trước lời vu khống nầy, Ngôn sứ A-mốt đáp lại: ông không phải là ngôn sứ, cũng chẳng phải là người thuộc nhóm ngôn sứ, nhưng chỉ là người chăn súc vật và chăm sóc cây sung. Chính Đức Chúa “đã bắt lấy” ông khi ông đang làm công việc của mình, nghĩa là Ngài đã gọi ông và sai ông đi thi hành sứ mạng của Ngài mà ông không thể cưỡng kháng được. Đó là cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi án phạt của Thiên Chúa sắp đến.
Phải chăng lệnh truyền của tư tế A-mát-gia đã chấm dứt sự vụ của ngôn sứ A-mốt? Chúng ta không biết chính xác; nhưng xem ra sứ mạng của A-mốt chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sứ điệp của ông vẫn lưu danh muôn thuở.
Ngôn sứ A-mốt là ngôn sứ xưa nhất mà chúng ta vẫn còn gìn giữ được sứ điệp bằng văn tự của ông. Ông đã khai mào độc thần giáo luân lý của truyền thống ngôn sứ bằng văn tự: đưa đạo vào đời. Ở nơi sứ điệp của ông chúng ta gặp thấy âm vang lời dạy của Công Đồng Va-ti-can II trong Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng”: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Ki tô, và không có gì thật sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thật vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được quy tụ trong Chúa Ki tô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận Tin Mừng cứu rỗi đem đến cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên đới mật thiết với loài người và lịch sử loài người” (1).
BÀI ĐỌC II (Ep 1: 3-14)
Vào Chúa Nhật XV nầy, chúng ta khởi sự đọc những đoạn văn chính yếu được trích từ thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô.
Thánh Phao-lô đã viết bức thư nầy khi ngài bị giam cầm ở Rô-ma vào những năm 61-63. Chủ đề của bức thư là ý định Thiên Chúa trên nhân loại, được Đức Giê-su mặc khải, thực hiện và trao phó cho Giáo Hội tiếp tục hoàn tất.
1. “Chúc tụng Thiên Chúa…”
Đoạn văn mà chúng ta đọc là phần đầu của bức thư ngay sau lời chào mở đầu. Thánh nhân diễn tả tâm tình tạ ơn theo cách thức cầu nguyện theo truyền thống Do thái, được gọi “berakah”: “Chúc tụng Thiên Chúa”. Dù cá nhân hay cộng đoàn, lời kinh nguyện nầy bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, không trong quan điểm trừu tượng, nhưng luôn luôn vì những ân phúc rõ ràng. “Lời kinh chúc tụng” (Berakah) nầy có thể là lời cầu nguyện tự phát của cá nhân mà những lời kinh “magnificat” cung cấp những điển hình của bà An-na, mẹ ông Sa-mu-en, của ông Tô-bi-a, của Đức Ma-ri-a. Đây cũng là lời kinh nguyện gia đình trước bữa ăn và đặc biệt long trọng vào bữa ăn vượt qua. Đức Giê-su đã đọc “lời kinh chúc tụng” trên bánh và rượu. Sau cùng, lời kinh chúc tụng là hình thức tuyệt vời nhất của kinh nguyện hội đường.
Thánh Phao-lô, trước đây là kinh sư, vẫn trung thành với hình thức ngợi khen nầy. Toàn bộ bài thánh thi nầy kể ra muôn phúc lộc mà Thiên Chúa đã đổ đầy cho nhân loại như chúng ta gặp thấy thánh nhân cũng bắt đầu thư thứ hai gởi cho các tín hữu Cô-rin-tô như vậy: “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi nhân ái, và là Thiên Chúa hằng sẳn lòng ủi an những ai lâm cảnh gian nan khốn khó…” (2Cr 1: 3).
2. Ý định muôn thuở của Thiên Chúa.
Trước tiên, thánh Phao-lô nhắc nhở rằng Thiên Chúa là nguyên lý và nguồn mạch của muôn phúc lộc và Ngài đã chuẩn bị từ muôn thuở kế hoạch của Ngài trên nhân loại.
Chúng ta ghi nhận rằng “lời kinh chức tụng” này bắt đầu với: “Từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ân phúc của Thánh Thần” và được hoàn tất trên viễn cảnh của dân riêng, dân được chọn, được thừa hưởng gia sản được hứa ban, nghĩa là gia sản trên cõi trời. Rõ ràng theo cách thức của thánh nhân, công thức kết thúc chủ ý nhắc lại những gợi ý ban đầu (kỷ thuật đóng khung). Như vậy, chúng ta khởi đi từ cõi trời từ đó đến muôn vàn phúc lộc để gặp lại cùng những thiên ân tối hậu trên cõi trời nầy.
3. Đức Ki tô và chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Chính nhờ Đức Ki tô, Thánh Tử của Người mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện.
Trong nhiệm cục xưa, mọi sự đều nhằm chuẩn bị cho cuộc giáng trần của Đức Giê-su; trong nhiệm cục mới, mọi sự đều khởi đi từ Đức Ki tô. Thánh Phao-lô đặt ở trung tâm lời nguyện ngợi khen của mình công trình cứu chuộc. Đối với trí khôn loài người, mặc khải mầu nhiệm nầy hình thành nên một sự khai mở diệu kỳ và “khôn dò”, tròn đầy khôn ngoan (chúng ta nhận ra ở đó một đề tài rất tâm đắc của thánh nhân trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô nầy).
Sau cùng, thánh nhân gợi lên hành động hiệp nhất của Đức Giê-su, Đấng “quy tụ ở nơi Ngài muôn loài trong trời dưới đất”. Động từ Hy lạp “ana-kephalaïô” dịch “quy tụ” được thánh Phao-lô dùng một lần khác trong thư của thánh nhân gởi cho các tín hữu Rô-ma, để nói lên rằng giới luật Đức Ái “thâu tóm” tất cả mọi giới luật khác (Rm 13: 9).
Trong đoạn văn trích từ thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô nầy, ý nghĩa cũng như vậy. Đức Giê-su “thâu tóm” toàn thể vũ trụ vì Ngài là cách thức diễn tả cao nhất của toàn thể vũ trụ, mọi loài đều quy hướng về Ngài. Nối tiếp với thánh Phao-lô, từ “thâu tóm” đã đi vào trong từ vựng thần học, nhất là với thánh I-rê-nê, và trở thành đối tượng của biết bao khai triển.
Nói một cách chính xác, thánh Phao-lô không gán cho Đức Ki tô vai trò vũ trụ, nhưng triển khai khái niệm nhiệm thể. Theo cách nầy, thánh nhân đáp lại những quan niệm Do thái, mà ngài đã chống lại rồi trong thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-sê, đồng thời cũng đáp trả những quan điểm của phái khắc kỷ.
Trong vài môi trường Do thái, người ta gán cho các thiên thần một vai trò đặc biệt và xem các thiên thần là những người tổ chức vũ trụ. Các Ki tô hữu xuất thân từ Do thái giáo gìn giữ những niềm tin như thế nên giảm nhẹ vai trò của Đức Ki tô. Thánh Phao-lô hiệu đính lại mọi việc.
Đối với phái khắc kỷ, họ thấy trong sự hòa điệu và trật tự của vũ trụ ảnh hưởng sức mạnh thần thiêng. Những cách diễn tả của thánh Phao-lô rất gần với phái khắc kỷ, nhưng thánh nhân loại bỏ tất cả khuynh hướng phiếm thần. Về điểm nầy, thánh nhân định vị mình vào trong truyền thống minh triết Cựu Ước, mượn vài đề tài ở nơi trường phái khắc kỷ nhưng định vị chúng vào trong viễn cảnh của sự siêu việt thần linh (Hc 43: 26-28; Kn 1: 7; 7: 22-23; 12: 1, vân vân).
3. Diễn tiến lịch sử của chương trình Thiên Chúa: khía cạnh Ba Ngôi.
Lúc đó thánh Phao-lô nhắm đến việc diễn tiến trong Lịch Sử chương trình Thiên Chúa trên nhân loại. Các giai đoạn bày tỏ ba hành động của Thiên Chúa: hành động của Chúa Cha, hành động của Chúa Con, hành động của Chúa Thánh Thần.
Trước tiên, thánh nhân gợi lên việc tuyển chọn của Ít-ra-en, dân được Chúa chọn để làm nhân chứng về việc trông đợi Con của Ngài; thánh nhân ngõ lời với các tín hữu gốc Do thái mà ngài kể mình vào trong số họ với đại từ “chúng tôi”: “Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Người, đã tiền định cho chúng tôi đây…”.
Tiếp đó, thánh nhân nói với các tín hữu gốc lương dân bằng đại từ “anh em”: “Trong Đức Ki tô cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em…”.
Sau cùng, việc sai phái Chúa Thánh Thần một cách nào đó hình thành nên lời cam kết mà Thiên Chúa đã hứa là ban gia nghiệp, nghĩa là được sống bên Ngài để “ngợi khen vinh quang Thiên Chúa”.
Diễn ngữ “ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” lập lại đến ba lần như một điệp khúc trong lời kinh chúc tụng nầy. Đó là mục đích tối hậu của chương trình Thiên Chúa: đó là cứu cánh của nhân loại.
TIN MỪNG (Mc 6: 7-13)
Trong chương trước, thánh Mác-cô đã tường thuật việc Đức Giê-su chọn nhóm Mười Hai khi xác định: “Người thiết lập nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (3: 14). Thánh Lu-ca tường thuật cùng một sự kiện và nói thêm: “Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ” (Lc 6: 13). Thật ra, các thánh ký đã tránh dùng danh xưng “Tông Đồ” nầy – thánh Gioan không bao giờ dùng thuật ngữ nầy – vì danh xưng “Tông Đồ” tức là “người được sai đi” mà chỉ mình Đức Giê-su xứng đáng với tước hiệu nầy: Ngài là Đấng được sai đi từ Chúa Cha. Chung chung các thánh ký thường nói: “nhóm Mười Hai” hay “các môn đệ”.
Sau một thời gian chuẩn bị: “nhóm Mười Hai” đã sống với Ngài, đã lắng nghe giáo huấn của Ngài, đã là những nhân chứng về các phép lại của Ngài, cũng như về sự thất bại của Ngài ở Na-da-rét, Đức Giê-su cho rằng đã đến lúc đặt các ông vào trong thử thách khi sai các ông đi thi hành sứ vụ.
Cử chỉ nầy của Đức Giê-su là một sự mới mẽ. Vào thời của Ngài, các kinh sư quy tụ chung quanh mình một nhóm môn đệ, để chia sẻ cuộc sống của mình; họ không bao giờ nghĩ đến việc sai các môn đệ ra đi và ủy quyền cho các môn đệ một sứ mạng.
Chính Đức Giê-su đích thân sai các ông đi, như sau nầy Ngài sẽ nói với họ trước khi từ giả các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em đi”.
1. Sai đi từng hai người một.
Ngài sai các ông đi từng hai người một. Thánh Mát-thêu đã gìn giữ cho chúng ta nhóm từng hai người một nầy: Phê-rô và An-rê, Gia-cô-bê và Gioan, Phi-líp-phê và Ba-tô-lô-mê-ô, Tô-ma và Má-thêu, Gia-cô-bê và Ta-đê-ô, Si-mon và Giu-đa.
Có phải ở đây Đức Giê-su quan tâm đến tâm lý? Chắc chắn công việc dể dàng hơn nếu có hai người cùng chung sức làm, nhưng cũng vì quy định của Lề Luật theo đó một lời chứng chỉ có giá trị nếu nó được hai nhân chứng cung cấp (cf. Đnl 17: 6; 19: 15; Ds 35: 30); thêm nữa, con số hai cũng là biểu tượng cộng đoàn, nghĩa là các thừa sai không làm việc đơn lẻ mà là làm việc theo từng nhóm.
Các môn đệ sẽ làm chứng từng hai người một về những dấu chỉ của Vương Quốc Thiên Chúa:
- quyền năng trên những thế lực của sự ác,
- siêu thoát khỏi những bận lòng trần thế để nhắm đến những của cải tinh thần.
2. Hành trang của vị thừa sai.
Đoạn những căn dặn của Đức Giê-su nhắm đến hành trang thật gọn nhẹ của các môn đệ, hay đúng hơn không trang bị gì cả: không lương thực, không bao bị, không tiền giắc lưng, không áo để thay đổi. Có vài chi tiết khác biệt giữa các Tin Mừng Nhất Lãm, tuy nhiên bài học thì rõ ràng: đức khó nghèo và sự phó thác hoàn toàn vào ơn Quan Phòng phải là những dấu ấn mà các thừa sai để lại trong lòng mọi người. Phong thái họ cực kỳ đơn giản giống như những lữ khách lòng không vương vấn bất cứ điều gì cả. Họ được mô tả như những khách hành hương luôn luôn sống trong tư thế lên đường, không tìm cách định cư ở một nơi nào nhất định, bởi vì cón có những nơi khác cần đến sứ điệp của họ nữa. Vào lúc dùng bữa sau cùng với các môn đệ, Đức Giê-su sẽ hỏi các ông: “Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không?”. Mọi người đồng thanh đáp: “Thưa không” (Lc 22: 35).
Quả thật truyền thống hiếu khách đông phương tạo cơ hội thuận tiện cho việc thi hành sứ vụ của các các môn đệ trên đường. Tuy nhiên Đức Giê-su căn dặn họ một sự ổn định nào đó: “Khi anh em vào nhà nào mà người ta đón tiếp, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi”.
3. Giũ bụi chân.
Là vị thừa sai đi rao truyền sứ điệp một cách vô vị lợi, nên họ được hưởng quyền tiếp đón một cách vô vị lợi từ những gia đình mà họ viếng thăm. Nhưng Đức Giê-su cũng tiên liệu sứ điệp kêu gọi hoán cải mà họ sẽ ra giảng có thể kéo theo sự khước từ: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”.
Đây là tập tục của người Do thái sau cuộc hành trình trở về. Vào lúc đặt chân lên miền đất Pha-lệ-tinh họ giũ bụi đường khỏi giày dép để không đưa bụi phàm trần vào đất của mình mà họ coi như đất thánh. Trong lời căn dặn của Đức Giê-su, không có bất kỳ một sự khinh bĩ nào đối với những người khước từ sứ điệp, nhưng một ý tưởng tuyệt giao.
Lời rao giảng của các môn đệ chưa trọn vẹn vì họ chưa rao giảng con người của Đức Giê-su – vã lại họ khó hiểu được Ngài vào giây phút nầy – nhưng chỉ chuẩn bị cho các tâm hồn: kêu gọi hoán cải. Như Đức Giê-su, lời rao giảng của họ kèm theo những dấu chỉ: trừ quỷ, xức dầu bệnh nhân và chữa lành bệnh tật.
4. Xức dầu bệnh nhân:
Vào thời Cựu Ước người ta xức dầu để làm dịu vết thương; các tông đồ xức dầu, không như một phương thuốc, nhưng như dấu chỉ biểu tượng của một tác động siêu nhiên. Công Đồng Tren-tô đã thấy trong cử chỉ của các tông đồ nầy một trực giác, một phác thảo bí tích xức dầu bệnh nhân. Thư thánh Gia-cô-bê chứng thực rằng bí tích nầy được thực hành ngay từ thời các tông đồ (Gc 5: 14-15).
Bệnh nhân được chữa lành, ma quỷ bị trục xuất, những cử chỉ của các tông đồ nầy được ghi khắc trong cùng những hàng với các cử chỉ của Đức Giê-su. Các sự dữ được gán cho tội lỗi: việc chúng bị giảm đi loan báo thời đại của lòng Chúa xót thương.
5. Ý nghĩa:
Bài diễn từ sai các môn đệ lên đường nầy rất cổ kính vì ảnh hưởng rất sâu đậm của các phong tục thời xưa. Tuy nhiên sứ điệp của nó rất hiện thực. Tin Mừng được truyền bá bằng những phương tiện tiện nghèo khổ và trao ban một cách vô vị lợi mời gọi mọi người đón nhận nó cũng một cách vô vị lợi. Sứ điệp được đi kèm theo các dấu chứng chiến thắng của Đức Ki tô trên sự Ác và Tử Thần là sứ điệp muôn thuở của bài trình thuật cổ kính nầy.
Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai đi
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
03:39 08/07/2009
Chúa Nhật XV Thường niên B (Máccô 6,7-13)
1.- Ngữ cảnh
Đức Giêsu đã thiết lập Nhóm Mười Hai với hai mục tiêu: họ phải ở với Người và phải được Người cử đi loan báo Tin Mừng và trừ quỷ (3,14t). Kể từ khi được Người chỉ định, Nhóm Mười Hai ở với Người, đồng hành với Người, chứng kiến tất cả hoạt động giảng dạy và tất cả các hành vi quyền lực của Người. Như thế, các ông chu toàn mục tiêu đầu tiên mà Đức Giêsu nhắm cho các ông, khi các ông cùng đi với Người trong khi Người chu toàn sứ mạng của Người (x. 1,38).
Đức Giêsu đang đi đường và giảng dạy các làng trong miền Galilê (6,6). Kế đó, Người cử Nhóm Mười Hai đi, để các ông nối tiếp công việc của Người.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu ban chỉ thị cho Nhóm Mười Hai (6,7-11):
a- Nhóm Mười Hai được giao phó sứ mạng (c. 7),
b- Giáo huấn của Đức Giêsu về hành trang (cc. 8-9),
c- Giáo huấn của Đức Giêsu về cách xử sự (cc. 10-11);
2) Nhóm Mười Hai thi hành sứ mạng (6,12-13).
3.- Vài điểm chú giải
- Nhóm Mười Hai (7): Đời tông đồ là một cuộc hành trình để nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu. Điều này được tác giả Mc diễn tả bằng cách dùng thuật ngữ “Nhóm Mười Hai” ở 7 điểm quan trọng. Thuật ngữ này trở đi trở lại theo những khoảng cách đều đặn: từ khi Nhóm được thành lập cho đến khi tan rã vào lúc Giuđa phản bội, Nhóm được nhắc đến ở mỗi chặng quan trọng. Các ông đi theo Đức Giêsu từ lời đầu tiên loan báo về Nước Thiên Chúa cho đến thử thách cuối cùng:
1) Lần đầu, ở ch. 3: Đức Giêsu “thành lập (= tạo thành) Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai đi rao giảng” (3,14). Và xa hơn: “Người thành lập Nhóm Mười Hai” (3,16).
2) Ở ch. 4: “Khi còn một mình Người, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn” (4,10). Lần đầu tiên Nhóm Mười Hai hỏi riêng Đức Giêsu: điều này chứng tỏ Nhóm được tuyển chọn để được đào tạo riêng.
3) Ở ch. 6: “Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai” (6,7). Trong TM Mc, từ ngữ “tông đồ” chỉ được dùng ở 6,30.
4) Ở ch. 9: Đức Giêsu nhắc bảo các môn đệ vài điều: “Ngài gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm tôi tớ mọi người” (9,35).
5) Ở ch. 10: Đức Giêsu loan báo Người sẽ chết và sống lại. Đức Giêsu dẫn các ông; các ông kinh hoàng, còn nhưng kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (10,32).
6) Ở ch. 11: Đức Giêsu đã đi vào Giêrusalem: “Sau khi rảo mắt nhìn xem mọi sự, Người ra khỏi thành…, và tiến về Bêtania cùng với Nhóm Mười Hai” (11,11). Câu 11 là như lời dẫn nhập vào hoạt động của Đức Giêsu tại Giêrusalem (nơi chốn, hoàn cảnh, chương trình hành động), và Nhóm Mười Hai là những người tháp tùng Người.
7) Ở ch. 14 (tại Giêrusalem): Đây là khởi đầu cuộc Thương Khó, Nhóm Mười Hai được nhắc đến thường xuyên, nhưng như là Nhóm trong đó có kẻ phản bội: 14,10.17.20.43. Mỗi lần kẻ phản bội được nhắc tên cũng là mỗi lần Nhóm được nhắc lại. Ở 14,17, Nhóm Mười Hai được nêu lên như là những người tháp tùng Đức Giêsu vào Tiệc Ly và đồng bàn với Người.
Khi nêu bật Nhóm Mười Hai, Mc cho thấy rằng Tin Mừng không phải là một hệ thống các giáo thuyết hoặc luật lệ. Khi nêu bật Nhóm Mười Hai, Mc cho thấy rằng Tin Mừng được mạc khải và đón nhận xuyên qua một quan hệ riêng tư với Đức Giêsu, được truyền đạt bởi những sứ giả được đào tạo từ chính quan hệ này, và, cuối cùng, điều ngài muốn là đưa độc giả đi dần vào quan hệ riêng tư và trọn vẹn này với Đức Giêsu.
- Quyền trừ quỷ: Mc trình bày sứ mạng của Nhóm Mười Hai như là việc nối dài chính sứ vụ của Đức Giêsu là rao giảng và chữa bệnh (chủ yếu là trừ quỷ).
- không được mang gì đi đường (8): Tình trạng thiếu trang bị vật chất như thế phản ánh tính cấp bách của công tác và sự tin tưởng ký thác hoàn toàn vào tay Thiên Chúa.
- chỉ trừ cây gậy: Mt 10,10 và Lc 9,3 cấm các môn đệ cầm gậy đi đường. NJBC giải thích: hoặc bản văn Mc có khuynh hướng chế giảm hoặc đây là cách đọc sai từ A-ram l’ (“không”) thành ’l’ (“ngoại trừ”). Hay là phải chăng vào thời Mc, tình thế còn khá nguy hiểm, nên còn chấp nhận một vài chế giảm như thế?
- bao bị: Từ Hy-lạp pêra là túi xách để đựng hành trang đi đường hoặc của bố thí.
- được đi dép (9): Mt 10,10 và Lc 9,3 cấm các môn đệ đi giày; có lẽ đây là cấm đi một đôi dư ra (Mt dùng từ hypodêma, vật bó dưới chân; còn Mc dùng từ sandalion), bởi vì đi chân không trên các nẻo đường đầy sỏi đá xứ Paléttina thì rất vất vả.
- hai áo: Từ Hy-lạp khitôn là áo trong, mặc sát người.
- giũ bụi chân (11): Khi có nơi nào không đón tiếp mình, người môn đệ được hướng dẫn làm thành một hành vi biểu tượng thôi, chứ không trả đũa thô bạo. Hành vi này nhằm thúc bách những con người tại nơi ấy phải suy nghĩ. Hành vi này cũng có thể có liên hệ với việc giũ bụi chân khi trở lại xứ Paléttina. Khi ấy, ý nghĩa của hành vi này là thành thiếu lòng hiếu khách thì không thuộc về Israel chân chính.
- Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối (12): Câu tóm về lời rao giảng của các môn đệ làm vọng lại câu tóm về lời rao giảng của Đức Giêsu trong 1,14-15: các môn đệ chia sẻ sứ mạng của Thầy (x. c. 13).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu ban chỉ thị cho Nhóm Mười Hai (7-11)
Đức Giêsu đã “gọi lại với mình” Nhóm Mười Hai: điều này chứng tỏ uy quyền của Người và sự chọn lựa của Người. Người cử Nhóm Mười Hai đi, để các ông nối tiếp công việc của Người. Các hình thái cơ bản trong hoạt động của các ông là loan báo Tin Mừng và xua trừ ma quỷ (3,14t; 6,7.12t): đây cũng là những nhiệm vụ của Đức Giêsu (1,14t; 1,21-27; 1,39). Người không chu toàn sứ mạng một mình, nhưng chia sẻ sứ mạng đó cho những người mà Người đã uốn nắn và đào tạo nhờ tiếp xúc thường xuyên với Người. Cũng như Người, các ông cũng phải loan báo Tin Mừng là Triều Đại Thiên Chúa đã gần. Cũng như Người, các ông phải truyền đạt với xác tín cao và vững chắc sứ điệp vui tươi và giải phóng này: chỉ mình Thiên Chúa là Chúa tể; quyền làm chủ của Ngài trên muôn loài muôn vật, vào lúc này, người ta chưa nhận ra được, nhưng đến một lúc nào đó, chắc chắn sẽ tỏ hiện rõ ràng.
Chân lý hệ trọng này, các môn đệ phải loan báo không những bằng lời nói, mà còn phải cho thấy nó có giá trị thực sự bằng hành động nữa. Hành trang của các ông chỉ có những gì cần thiết cho một lữ khách: một cây gậy, một áo choàng và đôi dép. Người ta phải thấy được rõ ràng là các ông không sở hữu gì cả và các ông không có gì mà mang theo cả, ngoại trừ sứ điệp của các ông: các ông chỉ là sứ giả mà thôi. Về lối sống của các ông, Đức Giêsu cho hai chỉ thị: các ông không được đòi hỏi gì và phải ý thức về sứ mạng của các ông. Các ông phải bằng lòng với mọi kiểu nơi ăn chốn ở có được, chứ không đi hết nhà này đến nhà kia để tìm được nếp sống thoải mái hơn. Các ông phải nêu bật ý nghĩa của sứ điệp. Ai không muốn nghe, các ông phải cho họ hiểu rõ ràng rằng khi từ chối như thế, họ đã lấy một quyết định hệ trọng trong quan hệ đối với ơn cứu độ: giũ bụi chân để cho hiểu rằng vừa xảy ra một việc tách biệt quyết liệt, “giữa chúng ta, không còn liên hệ gì nữa!”. Từ chối sứ giả có nghĩa là từ khước sứ điệp.
* Nhóm Mười Hai thi hành sứ mạng (12-13)
Giữa phần mô tả hoạt động của Nhóm Mười Hai (6,12t) và việc họ trở về (6,30), TM II không nói gì đến hoạt động của Đức Giêsu. Hoạt động của các tông đồ có trọng lượng riêng, chứ không phải là một chuyện phụ thuộc được che phủ bởi hoạt động của Đức Giêsu. Hoạt động của các ông có trọn vẹn tầm quan trọng của nó. Các ông đã ra đi thi hành hai điều cốt yếu trong chỉ thị của Đức Giêsu: rao giảng và trừ quỷ.
+ Kết luận
Khi đọc đoạn văn trên đây, Giáo Hội (và mỗi Kitô hữu) được mời gọi nhận ra câu truyện về ơn gọi của chính mình. Giáo Hội (và mỗi Kitô hữu) không được khép kín trên chính mình, theo một số tiêu chuẩn xã hội học nào đó. Giáo Hội sẽ phải ra đi đến mọi phương trời vào mọi thời đại.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhiệm vụ của người Kitô hữu hôm nay cũng không khác nhiệm vụ của Nhóm Mười Hai xưa kia: loan báo Tin Mừng và giảm thiểu ảnh hưởng của sự dữ. Nhưng sức riêng không giúp họ chu toàn được sứ mạng này; họ cần phải liên kết mật thiết với Đức Giêsu (“ở với Người”; x. 3,14).
2. Người Kitô hữu không được chỉ giới hạn vào việc lắng nghe sứ điệp về Triều Đại Thiên Chúa, mà còn phải nhận ra trong đời sống mình có quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động để đưa lại sự giải thoát và niềm vui.
3. Làm chứng bằng lời nói là một khía cạnh của sứ mạng tông đồ. Tuy nhiên, sứ mạng này sẽ khiếm khuyết nếu việc làm chứng bằng lời nói không được phối hợp với việc làm chứng bằng hành động, bằng chính đời sống mình.
4. Người Kitô hữu luôn nhớ rằng mình là người được sai phái đi, nên phải lệ thuộc vào các chỉ thị của Chúa mình và phải trả lời về cách thực hiện các mệnh lệnh của Người. Như thế, ra đi loan báo Tin Mừng không phải là cơ hội để truyền đạt và áp đặt các tư tưởng của riêng mình.
1.- Ngữ cảnh
Đức Giêsu đã thiết lập Nhóm Mười Hai với hai mục tiêu: họ phải ở với Người và phải được Người cử đi loan báo Tin Mừng và trừ quỷ (3,14t). Kể từ khi được Người chỉ định, Nhóm Mười Hai ở với Người, đồng hành với Người, chứng kiến tất cả hoạt động giảng dạy và tất cả các hành vi quyền lực của Người. Như thế, các ông chu toàn mục tiêu đầu tiên mà Đức Giêsu nhắm cho các ông, khi các ông cùng đi với Người trong khi Người chu toàn sứ mạng của Người (x. 1,38).
Đức Giêsu đang đi đường và giảng dạy các làng trong miền Galilê (6,6). Kế đó, Người cử Nhóm Mười Hai đi, để các ông nối tiếp công việc của Người.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu ban chỉ thị cho Nhóm Mười Hai (6,7-11):
a- Nhóm Mười Hai được giao phó sứ mạng (c. 7),
b- Giáo huấn của Đức Giêsu về hành trang (cc. 8-9),
c- Giáo huấn của Đức Giêsu về cách xử sự (cc. 10-11);
2) Nhóm Mười Hai thi hành sứ mạng (6,12-13).
3.- Vài điểm chú giải
- Nhóm Mười Hai (7): Đời tông đồ là một cuộc hành trình để nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu. Điều này được tác giả Mc diễn tả bằng cách dùng thuật ngữ “Nhóm Mười Hai” ở 7 điểm quan trọng. Thuật ngữ này trở đi trở lại theo những khoảng cách đều đặn: từ khi Nhóm được thành lập cho đến khi tan rã vào lúc Giuđa phản bội, Nhóm được nhắc đến ở mỗi chặng quan trọng. Các ông đi theo Đức Giêsu từ lời đầu tiên loan báo về Nước Thiên Chúa cho đến thử thách cuối cùng:
1) Lần đầu, ở ch. 3: Đức Giêsu “thành lập (= tạo thành) Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai đi rao giảng” (3,14). Và xa hơn: “Người thành lập Nhóm Mười Hai” (3,16).
2) Ở ch. 4: “Khi còn một mình Người, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn” (4,10). Lần đầu tiên Nhóm Mười Hai hỏi riêng Đức Giêsu: điều này chứng tỏ Nhóm được tuyển chọn để được đào tạo riêng.
3) Ở ch. 6: “Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai” (6,7). Trong TM Mc, từ ngữ “tông đồ” chỉ được dùng ở 6,30.
4) Ở ch. 9: Đức Giêsu nhắc bảo các môn đệ vài điều: “Ngài gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm tôi tớ mọi người” (9,35).
5) Ở ch. 10: Đức Giêsu loan báo Người sẽ chết và sống lại. Đức Giêsu dẫn các ông; các ông kinh hoàng, còn nhưng kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (10,32).
6) Ở ch. 11: Đức Giêsu đã đi vào Giêrusalem: “Sau khi rảo mắt nhìn xem mọi sự, Người ra khỏi thành…, và tiến về Bêtania cùng với Nhóm Mười Hai” (11,11). Câu 11 là như lời dẫn nhập vào hoạt động của Đức Giêsu tại Giêrusalem (nơi chốn, hoàn cảnh, chương trình hành động), và Nhóm Mười Hai là những người tháp tùng Người.
7) Ở ch. 14 (tại Giêrusalem): Đây là khởi đầu cuộc Thương Khó, Nhóm Mười Hai được nhắc đến thường xuyên, nhưng như là Nhóm trong đó có kẻ phản bội: 14,10.17.20.43. Mỗi lần kẻ phản bội được nhắc tên cũng là mỗi lần Nhóm được nhắc lại. Ở 14,17, Nhóm Mười Hai được nêu lên như là những người tháp tùng Đức Giêsu vào Tiệc Ly và đồng bàn với Người.
Khi nêu bật Nhóm Mười Hai, Mc cho thấy rằng Tin Mừng không phải là một hệ thống các giáo thuyết hoặc luật lệ. Khi nêu bật Nhóm Mười Hai, Mc cho thấy rằng Tin Mừng được mạc khải và đón nhận xuyên qua một quan hệ riêng tư với Đức Giêsu, được truyền đạt bởi những sứ giả được đào tạo từ chính quan hệ này, và, cuối cùng, điều ngài muốn là đưa độc giả đi dần vào quan hệ riêng tư và trọn vẹn này với Đức Giêsu.
- Quyền trừ quỷ: Mc trình bày sứ mạng của Nhóm Mười Hai như là việc nối dài chính sứ vụ của Đức Giêsu là rao giảng và chữa bệnh (chủ yếu là trừ quỷ).
- không được mang gì đi đường (8): Tình trạng thiếu trang bị vật chất như thế phản ánh tính cấp bách của công tác và sự tin tưởng ký thác hoàn toàn vào tay Thiên Chúa.
- chỉ trừ cây gậy: Mt 10,10 và Lc 9,3 cấm các môn đệ cầm gậy đi đường. NJBC giải thích: hoặc bản văn Mc có khuynh hướng chế giảm hoặc đây là cách đọc sai từ A-ram l’ (“không”) thành ’l’ (“ngoại trừ”). Hay là phải chăng vào thời Mc, tình thế còn khá nguy hiểm, nên còn chấp nhận một vài chế giảm như thế?
- bao bị: Từ Hy-lạp pêra là túi xách để đựng hành trang đi đường hoặc của bố thí.
- được đi dép (9): Mt 10,10 và Lc 9,3 cấm các môn đệ đi giày; có lẽ đây là cấm đi một đôi dư ra (Mt dùng từ hypodêma, vật bó dưới chân; còn Mc dùng từ sandalion), bởi vì đi chân không trên các nẻo đường đầy sỏi đá xứ Paléttina thì rất vất vả.
- hai áo: Từ Hy-lạp khitôn là áo trong, mặc sát người.
- giũ bụi chân (11): Khi có nơi nào không đón tiếp mình, người môn đệ được hướng dẫn làm thành một hành vi biểu tượng thôi, chứ không trả đũa thô bạo. Hành vi này nhằm thúc bách những con người tại nơi ấy phải suy nghĩ. Hành vi này cũng có thể có liên hệ với việc giũ bụi chân khi trở lại xứ Paléttina. Khi ấy, ý nghĩa của hành vi này là thành thiếu lòng hiếu khách thì không thuộc về Israel chân chính.
- Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối (12): Câu tóm về lời rao giảng của các môn đệ làm vọng lại câu tóm về lời rao giảng của Đức Giêsu trong 1,14-15: các môn đệ chia sẻ sứ mạng của Thầy (x. c. 13).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu ban chỉ thị cho Nhóm Mười Hai (7-11)
Đức Giêsu đã “gọi lại với mình” Nhóm Mười Hai: điều này chứng tỏ uy quyền của Người và sự chọn lựa của Người. Người cử Nhóm Mười Hai đi, để các ông nối tiếp công việc của Người. Các hình thái cơ bản trong hoạt động của các ông là loan báo Tin Mừng và xua trừ ma quỷ (3,14t; 6,7.12t): đây cũng là những nhiệm vụ của Đức Giêsu (1,14t; 1,21-27; 1,39). Người không chu toàn sứ mạng một mình, nhưng chia sẻ sứ mạng đó cho những người mà Người đã uốn nắn và đào tạo nhờ tiếp xúc thường xuyên với Người. Cũng như Người, các ông cũng phải loan báo Tin Mừng là Triều Đại Thiên Chúa đã gần. Cũng như Người, các ông phải truyền đạt với xác tín cao và vững chắc sứ điệp vui tươi và giải phóng này: chỉ mình Thiên Chúa là Chúa tể; quyền làm chủ của Ngài trên muôn loài muôn vật, vào lúc này, người ta chưa nhận ra được, nhưng đến một lúc nào đó, chắc chắn sẽ tỏ hiện rõ ràng.
Chân lý hệ trọng này, các môn đệ phải loan báo không những bằng lời nói, mà còn phải cho thấy nó có giá trị thực sự bằng hành động nữa. Hành trang của các ông chỉ có những gì cần thiết cho một lữ khách: một cây gậy, một áo choàng và đôi dép. Người ta phải thấy được rõ ràng là các ông không sở hữu gì cả và các ông không có gì mà mang theo cả, ngoại trừ sứ điệp của các ông: các ông chỉ là sứ giả mà thôi. Về lối sống của các ông, Đức Giêsu cho hai chỉ thị: các ông không được đòi hỏi gì và phải ý thức về sứ mạng của các ông. Các ông phải bằng lòng với mọi kiểu nơi ăn chốn ở có được, chứ không đi hết nhà này đến nhà kia để tìm được nếp sống thoải mái hơn. Các ông phải nêu bật ý nghĩa của sứ điệp. Ai không muốn nghe, các ông phải cho họ hiểu rõ ràng rằng khi từ chối như thế, họ đã lấy một quyết định hệ trọng trong quan hệ đối với ơn cứu độ: giũ bụi chân để cho hiểu rằng vừa xảy ra một việc tách biệt quyết liệt, “giữa chúng ta, không còn liên hệ gì nữa!”. Từ chối sứ giả có nghĩa là từ khước sứ điệp.
* Nhóm Mười Hai thi hành sứ mạng (12-13)
Giữa phần mô tả hoạt động của Nhóm Mười Hai (6,12t) và việc họ trở về (6,30), TM II không nói gì đến hoạt động của Đức Giêsu. Hoạt động của các tông đồ có trọng lượng riêng, chứ không phải là một chuyện phụ thuộc được che phủ bởi hoạt động của Đức Giêsu. Hoạt động của các ông có trọn vẹn tầm quan trọng của nó. Các ông đã ra đi thi hành hai điều cốt yếu trong chỉ thị của Đức Giêsu: rao giảng và trừ quỷ.
+ Kết luận
Khi đọc đoạn văn trên đây, Giáo Hội (và mỗi Kitô hữu) được mời gọi nhận ra câu truyện về ơn gọi của chính mình. Giáo Hội (và mỗi Kitô hữu) không được khép kín trên chính mình, theo một số tiêu chuẩn xã hội học nào đó. Giáo Hội sẽ phải ra đi đến mọi phương trời vào mọi thời đại.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nhiệm vụ của người Kitô hữu hôm nay cũng không khác nhiệm vụ của Nhóm Mười Hai xưa kia: loan báo Tin Mừng và giảm thiểu ảnh hưởng của sự dữ. Nhưng sức riêng không giúp họ chu toàn được sứ mạng này; họ cần phải liên kết mật thiết với Đức Giêsu (“ở với Người”; x. 3,14).
2. Người Kitô hữu không được chỉ giới hạn vào việc lắng nghe sứ điệp về Triều Đại Thiên Chúa, mà còn phải nhận ra trong đời sống mình có quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động để đưa lại sự giải thoát và niềm vui.
3. Làm chứng bằng lời nói là một khía cạnh của sứ mạng tông đồ. Tuy nhiên, sứ mạng này sẽ khiếm khuyết nếu việc làm chứng bằng lời nói không được phối hợp với việc làm chứng bằng hành động, bằng chính đời sống mình.
4. Người Kitô hữu luôn nhớ rằng mình là người được sai phái đi, nên phải lệ thuộc vào các chỉ thị của Chúa mình và phải trả lời về cách thực hiện các mệnh lệnh của Người. Như thế, ra đi loan báo Tin Mừng không phải là cơ hội để truyền đạt và áp đặt các tư tưởng của riêng mình.
Ra đi
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:43 08/07/2009
CHÚA NHẬT XV - B
Lời Chúa: Am 7, 12- 15; Ep 1, 3- 14; Mc 6, 7- 13.
“Hôm nay khai mạc đại hội Truyền giáo tại nhà nguyện dòng Thánh Phaolô.Mình phụ trách phần thuyết trình.Lần đầu tiên trong đời,mình đăng đàn trước một cử toạ có nhiều người tai to mặt lớn như thế.Mình bắt đầu run.Phải hít thật sâu mấy hơi liền mới thấy hết hồi hộp.
Mình chủ trương rằng người truyền giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi.Đi đễ thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào.Đức Giêsu đã đi và đi không ngừng.Thánh Phaolô cũng thế.Mình trích dẫn lời của Thủ tướng Ben Gourion:”Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng hai bàn chân”.Người truyền giáo có thể đi bằng phương tiện truyền thông xã hội,nhưng đi bằng chính thân xác của mình,để hiện diện và đối thoại với người lương dân là cách đi hoàn hảo nhất.Mặt đối mặt,lời trao lời mới nảy ra tình yêu.Truyền giáo mà không yêu thương thì không thể là truyền giáo được.Muốn thế thì phải đi,phải đến…
Bài thuyết trình của mình có một ưu điểm là rất ngắn gọn,nên được thính giả vỗ tay hơn thông lệ.Vừa rời giảng đài được chừng ba bước thì chạm trán với thầy Hiến Minh.Thầy siết tay mình thật chặt và khen ngợi bằng một câu rất gọn:” Cậu nói được đấy”.
Thái độ niềm nở và lời khen ngợi của Thầy làm mình phấn khởi và thêm xác tín vào lập trường sắn có:”Người Truyển giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi. Đi để thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào” ( Lm Piô Phúc Hậu, Nhật ký truyền giáo trang 177).
Truyền giáo là ra đi,đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân.
Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha ”Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em”. Đức Giêsu thực hiện sứ vụ bằng việc ra đi.
Suốt mấy năm ra mặt với đời để hành đạo, Chúa Giêsu không ngừng đi rày đây mai đó. Ngài luôn ngang dọc trên mọi nẻo đường đất nước của Ngài để truyền đạo.Từ hội đường này đến hội đường khác (Mt 4,23) hay ở ngoài trời, ở ngoài đường.Trên một sườn núi cũng có( Mt 5,1), bên một bờ hồ hiu quạnh cũng có (Mc 6,30-34). Có khi ”mệt mỏi vì đường sá”, một mình ngồi trên thành giếng nói chuyện với người phụ nữ đến kín nước (Ga 4,6). Có lúc vì dân chúng chen lấn xung quanh đông đảo quá thì ”Ngài mới lên một chiếc thuyền,thuyền của Simon và xin ông ấy chèo ra xa bờ một tí.Ngài ngồi xuống rồi từ ngoài thuyền nói vào mà giảng dạy dân chúng”(Lc 5,3).Chúa Giêsu thực hiện một cuộc hành trình liên miên.Theo ngôn ngữ của Marcô chương 1: Ngài bỏ Nazareth để đến gặp Gioan bên sông Gio-đan,rồi đến Galilê,dọc theo bờ biển Galilê,và Ngài đi rao giảng trong các hội đường khắp xứ Galilê.Trong chương 2: ít lâu sau, Ngài lại về Capharnaum…Ngài ngang qua đồng lúa …Cứ đi và đi như vậy mãi.
Chính giữa khung cảnh đường dài trời rộng thênh thang ấy mà lời giảng dạy của Ngài bao giờ cũng khởi hứng từ một hoàn cảnh cuộc sống.Các hình ảnh cuộc sống đời thường gần gũi tràn ngập trong lời rao giảng.Cánh huệ mọc ngoài đồng. Đàn chim sẻ đang bay.Một đám ruộng lúa chín vàng mở rộng đến chân trời.Một mẻ cá lớn bên biển hồ.Những hạt giống người nông phu gieo vương vãi trên đường mòn,giữa bụi gai, trên sỏi đá.Một đàn cừu, dê, người chăn lùa về buổi chiều tối.Từng tảng đá,từng hạt sạn người ta nhặt từ một đống muối để vất đi.Từng con còng người đánh cá nhặt ra bỏ lại bên bờ sau một mẻ cá…
Việc thu thập môn đệ,Ngài cũng vừa đi, vừa gọi, vừa nhận…Như các môn đệ đầu tiên (Mc 1,16-20).Chúa Giêsu không dừng lại,yên nghĩ,hưởng thụ hay cũng cố vị trí người ta dành sẵn cho.Sau một ngày thành công rực rỡ ở Capharnaum chẳng hạn “sáng đến,Ngài ra đi vào nơi hoang vắng.Dân chúng đi tìm Ngài và đến nơi Ngài,họ cố giữ Ngài lại,không để Ngài đi khỏi chỗ họ.Nhưng Ngài bảo họ:Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa”( Lc 4,42-43).
Như thế, quả là suốt đời Đức Giêsu đã không hề có trụ sở,không hề có chỗ trụ trì,không hề có nhà thờ.Ngài đi khắp mọi nẻo đường trên thế giới Ngài sống.
Đức Giêsu bị bắt lúc đang cầu nguyện giữa vườn Ghetsêmani hoang vắng.Bị điệu đến Hanna rồi Caipha.Từ toà đạo qua toà đời.Hết bị điệu đến dinh Philatô lại bị gửi qua dinh Hêrôđê,rồi bị đưa trả về cho Philatô.Không đầy một ngày một đêm mà kẻ tử tù đã phải đi không biết bao nhiêu dặm trên con đường “công lý” của loài người.
Bị kết án thập hình.Hai tay dang rộng,bị đóng đinh thập giá.Tảng đá lấp cửa mồ (Mc 14,32 -15,47).”Lính canh phòng cẩn mật,niêm phong tảng đá lại” (Mt 27,62-66).
Thế nhưng,Đức Giêsu đã không dừng chân cả trong cái chết.Ngày thứ ba Ngài sống lại,vượt cái chết qua sự sống bất diệt.
Sau khi phục sinh,Ngài cũng đi nhiều nơi,đến với với các môn đệ,cũng cố lòng tin và sai họ ra đi loan báo tin mừng.
Hoàn thành sứ mạng,”Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”(Mc 16,19)và luôn đồng hành cùng Giáo hội “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.(Mt 28,20)
Đức Giêsu lập nên Nhóm mười Hai. Họ được Ngài sai đi rao giảng( Mc 6,7).Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, ra đi đến với muôn dân.
Hai động từ Gọi - Sai Đi diễn tả rõ rệt ơn gọi của Nhóm Mười Hai.Các Tông Đồ là những người được sai đi.Chúa căn dặn rằng: người được sai đi phải có tinh thần nghèo khó và từ bỏ.
- Nghèo khó về hành trang đi đường: 1 cây gậy, 1 đôi dép,không mang 2 áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát,không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
- Nghèo khó về phương diện sinh sống: không được mang lương thực,bao bị,tiền bạc.Hành trình như vậy đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc.Không vướng víu,không”mọc rễ” bất cứ đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi đâu Chúa muốn.
Đức Giêsu cũng không dấu giếm họ.Con đường truyền giáo là con đường đầy chông gai,lắm gian khó.Cũng như Ngài,họ đón nhận sự rủi ro bị từ chối,bị xua đuổi.Cần phải hy sinh bản thân.Đó là thân phận kẻ được gọi,được sai đi.Ra đi mà không gì bảo đảm,ra đi mà không mảy may dính bén.Sẵn sàng đến mà cũng sẵn sàng đi.Thành công cũng không thụ hưởng mà thất bại cũng chẳng đắng cay.Bởi lẽ người được sai đi luôn xác tín rằng: “Tôi trồng,Apollô tưới, còn Chúa cho mọc lên”.
Người truyền giáo luôn bị cám dỗ định cư,tìm an toàn bảo đảm bản thân,an nghĩ trong những thành công tạm bợ…và không muốn ra đi. Càng gắn bó, lúc cách xa càng luyến nhớ.Sâu đậm bao nhiêu,lúc giã biệt sẽ nuối tiếc bấy nhiêu.Vì vậy,Chúa muốn các môn đệ luôn sẵn sàng ra đi,lên đường bao giờ cũng đẹp,hạnh phúc chỉ dành cho ai dám lên đường tìm kiếm.
Cuộc đời người Kitô hữu cứ phải ra đi không ngơi nghĩ.Ra khỏi cái cũ và đi tới cái mới.Ra khỏi cái đang có để đi tới cái chưa có.Ra khỏi cái mình đang là để đi tới cái mình phải là.Như thế,hành trình xa xăm nhất lại chính là hành trình của con tim.
Đường đi khó,không khó vì ngăn sông cách núi.
Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp,mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa.Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con.Amen.
Lời Chúa: Am 7, 12- 15; Ep 1, 3- 14; Mc 6, 7- 13.
“Hôm nay khai mạc đại hội Truyền giáo tại nhà nguyện dòng Thánh Phaolô.Mình phụ trách phần thuyết trình.Lần đầu tiên trong đời,mình đăng đàn trước một cử toạ có nhiều người tai to mặt lớn như thế.Mình bắt đầu run.Phải hít thật sâu mấy hơi liền mới thấy hết hồi hộp.
Mình chủ trương rằng người truyền giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi.Đi đễ thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào.Đức Giêsu đã đi và đi không ngừng.Thánh Phaolô cũng thế.Mình trích dẫn lời của Thủ tướng Ben Gourion:”Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng hai bàn chân”.Người truyền giáo có thể đi bằng phương tiện truyền thông xã hội,nhưng đi bằng chính thân xác của mình,để hiện diện và đối thoại với người lương dân là cách đi hoàn hảo nhất.Mặt đối mặt,lời trao lời mới nảy ra tình yêu.Truyền giáo mà không yêu thương thì không thể là truyền giáo được.Muốn thế thì phải đi,phải đến…
Bài thuyết trình của mình có một ưu điểm là rất ngắn gọn,nên được thính giả vỗ tay hơn thông lệ.Vừa rời giảng đài được chừng ba bước thì chạm trán với thầy Hiến Minh.Thầy siết tay mình thật chặt và khen ngợi bằng một câu rất gọn:” Cậu nói được đấy”.
Thái độ niềm nở và lời khen ngợi của Thầy làm mình phấn khởi và thêm xác tín vào lập trường sắn có:”Người Truyển giáo phải khởi đầu sự nghiệp bằng việc ra đi. Đi để thấy mình phải làm gì,phải làm thế nào và phải làm tới mức độ nào” ( Lm Piô Phúc Hậu, Nhật ký truyền giáo trang 177).
Truyền giáo là ra đi,đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân.
Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha ”Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em”. Đức Giêsu thực hiện sứ vụ bằng việc ra đi.
Suốt mấy năm ra mặt với đời để hành đạo, Chúa Giêsu không ngừng đi rày đây mai đó. Ngài luôn ngang dọc trên mọi nẻo đường đất nước của Ngài để truyền đạo.Từ hội đường này đến hội đường khác (Mt 4,23) hay ở ngoài trời, ở ngoài đường.Trên một sườn núi cũng có( Mt 5,1), bên một bờ hồ hiu quạnh cũng có (Mc 6,30-34). Có khi ”mệt mỏi vì đường sá”, một mình ngồi trên thành giếng nói chuyện với người phụ nữ đến kín nước (Ga 4,6). Có lúc vì dân chúng chen lấn xung quanh đông đảo quá thì ”Ngài mới lên một chiếc thuyền,thuyền của Simon và xin ông ấy chèo ra xa bờ một tí.Ngài ngồi xuống rồi từ ngoài thuyền nói vào mà giảng dạy dân chúng”(Lc 5,3).Chúa Giêsu thực hiện một cuộc hành trình liên miên.Theo ngôn ngữ của Marcô chương 1: Ngài bỏ Nazareth để đến gặp Gioan bên sông Gio-đan,rồi đến Galilê,dọc theo bờ biển Galilê,và Ngài đi rao giảng trong các hội đường khắp xứ Galilê.Trong chương 2: ít lâu sau, Ngài lại về Capharnaum…Ngài ngang qua đồng lúa …Cứ đi và đi như vậy mãi.
Chính giữa khung cảnh đường dài trời rộng thênh thang ấy mà lời giảng dạy của Ngài bao giờ cũng khởi hứng từ một hoàn cảnh cuộc sống.Các hình ảnh cuộc sống đời thường gần gũi tràn ngập trong lời rao giảng.Cánh huệ mọc ngoài đồng. Đàn chim sẻ đang bay.Một đám ruộng lúa chín vàng mở rộng đến chân trời.Một mẻ cá lớn bên biển hồ.Những hạt giống người nông phu gieo vương vãi trên đường mòn,giữa bụi gai, trên sỏi đá.Một đàn cừu, dê, người chăn lùa về buổi chiều tối.Từng tảng đá,từng hạt sạn người ta nhặt từ một đống muối để vất đi.Từng con còng người đánh cá nhặt ra bỏ lại bên bờ sau một mẻ cá…
Việc thu thập môn đệ,Ngài cũng vừa đi, vừa gọi, vừa nhận…Như các môn đệ đầu tiên (Mc 1,16-20).Chúa Giêsu không dừng lại,yên nghĩ,hưởng thụ hay cũng cố vị trí người ta dành sẵn cho.Sau một ngày thành công rực rỡ ở Capharnaum chẳng hạn “sáng đến,Ngài ra đi vào nơi hoang vắng.Dân chúng đi tìm Ngài và đến nơi Ngài,họ cố giữ Ngài lại,không để Ngài đi khỏi chỗ họ.Nhưng Ngài bảo họ:Ta còn phải đem tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa”( Lc 4,42-43).
Như thế, quả là suốt đời Đức Giêsu đã không hề có trụ sở,không hề có chỗ trụ trì,không hề có nhà thờ.Ngài đi khắp mọi nẻo đường trên thế giới Ngài sống.
Đức Giêsu bị bắt lúc đang cầu nguyện giữa vườn Ghetsêmani hoang vắng.Bị điệu đến Hanna rồi Caipha.Từ toà đạo qua toà đời.Hết bị điệu đến dinh Philatô lại bị gửi qua dinh Hêrôđê,rồi bị đưa trả về cho Philatô.Không đầy một ngày một đêm mà kẻ tử tù đã phải đi không biết bao nhiêu dặm trên con đường “công lý” của loài người.
Bị kết án thập hình.Hai tay dang rộng,bị đóng đinh thập giá.Tảng đá lấp cửa mồ (Mc 14,32 -15,47).”Lính canh phòng cẩn mật,niêm phong tảng đá lại” (Mt 27,62-66).
Thế nhưng,Đức Giêsu đã không dừng chân cả trong cái chết.Ngày thứ ba Ngài sống lại,vượt cái chết qua sự sống bất diệt.
Sau khi phục sinh,Ngài cũng đi nhiều nơi,đến với với các môn đệ,cũng cố lòng tin và sai họ ra đi loan báo tin mừng.
Hoàn thành sứ mạng,”Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”(Mc 16,19)và luôn đồng hành cùng Giáo hội “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.(Mt 28,20)
Đức Giêsu lập nên Nhóm mười Hai. Họ được Ngài sai đi rao giảng( Mc 6,7).Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, ra đi đến với muôn dân.
Hai động từ Gọi - Sai Đi diễn tả rõ rệt ơn gọi của Nhóm Mười Hai.Các Tông Đồ là những người được sai đi.Chúa căn dặn rằng: người được sai đi phải có tinh thần nghèo khó và từ bỏ.
- Nghèo khó về hành trang đi đường: 1 cây gậy, 1 đôi dép,không mang 2 áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát,không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
- Nghèo khó về phương diện sinh sống: không được mang lương thực,bao bị,tiền bạc.Hành trình như vậy đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc.Không vướng víu,không”mọc rễ” bất cứ đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi đâu Chúa muốn.
Đức Giêsu cũng không dấu giếm họ.Con đường truyền giáo là con đường đầy chông gai,lắm gian khó.Cũng như Ngài,họ đón nhận sự rủi ro bị từ chối,bị xua đuổi.Cần phải hy sinh bản thân.Đó là thân phận kẻ được gọi,được sai đi.Ra đi mà không gì bảo đảm,ra đi mà không mảy may dính bén.Sẵn sàng đến mà cũng sẵn sàng đi.Thành công cũng không thụ hưởng mà thất bại cũng chẳng đắng cay.Bởi lẽ người được sai đi luôn xác tín rằng: “Tôi trồng,Apollô tưới, còn Chúa cho mọc lên”.
Người truyền giáo luôn bị cám dỗ định cư,tìm an toàn bảo đảm bản thân,an nghĩ trong những thành công tạm bợ…và không muốn ra đi. Càng gắn bó, lúc cách xa càng luyến nhớ.Sâu đậm bao nhiêu,lúc giã biệt sẽ nuối tiếc bấy nhiêu.Vì vậy,Chúa muốn các môn đệ luôn sẵn sàng ra đi,lên đường bao giờ cũng đẹp,hạnh phúc chỉ dành cho ai dám lên đường tìm kiếm.
Cuộc đời người Kitô hữu cứ phải ra đi không ngơi nghĩ.Ra khỏi cái cũ và đi tới cái mới.Ra khỏi cái đang có để đi tới cái chưa có.Ra khỏi cái mình đang là để đi tới cái mình phải là.Như thế,hành trình xa xăm nhất lại chính là hành trình của con tim.
Đường đi khó,không khó vì ngăn sông cách núi.
Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp,mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa.Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con.Amen.
Ngôn sứ
LM Giacôbê Tạ Chúc
14:36 08/07/2009
Ngôn sứ được dịch từ từ ngữ "Navi”, có nghĩa là “kêu gọi” hoặc “thông báo”. Navi là người được kêu gọi hoặc là người thông báo. Với những ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu ngôn sứ là sứ giả và là người phát ngôn của Lời Thiên Chúa. Với những hình thức và sự biến đổi, phong trào ngôn sứ có thể nói đã hình thành từ thời thượng cổ, ở các tôn giáo Aicập vùng Trung Đông. Mãi đến thế kỷ XI tcn, thế kỷ VIII tcn và thế kỷ XVIII tcn nó bắt đầu phát triển. Xét về hình thức và nội dung, những sứ điệp của các “Navi” gởi đến nhà vua cũng giống như những sứ điệp của các ngôn sứ cổ của nước Itrael được ghi chép trong Thánh kinh.
Amos một ngôn sứ được Thiên Chúa kêu gọi khi ông còn là một người chăn chiên ở Tơcôa, ven hoang địa Giuđa. Ông làm ngôn sứ dưới triều vua Gia-róp-am II(783-743). Vị ngôn sứ Miền Nam It-ra-el được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ của Miền bắc, trong nột thời kỳ đầy hưng thịnh của vương quốc này. Ông tố cáo sự bất công xã hội, và sự sùng bái ngẫu tượng của con người. Lên án sự bất công của xã hội và kêu mời con người tôn thờ một Chúa duy nhất, đó chính là sứ điệp của vị sứ ngôn này. Dù xuất thân từ cảnh du mục, lang thang đây đó với nghề nuôi bò và châm quả sung(Am 7, 14), Amos vẫn luôn ý thức sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa giao trọng trách cho ông. Cũng vậy, các môn đệ của Đức Giêsu, cũng được gọi làm ngôn sứ trong những hòan cảnh và nghề nghiệp khác nhau, người thì dân chài, kẻ lại nghề thu thuế, kẻ khác thì thương gia. Nhưng tất cả đều được chọn và nhận lãnh sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Họ là những người sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cuộc đời của các ngôn sứ hình như luôn kết thúc trong tù đày, trong sự bách hại và không mấy an tòan về cuộc đời cũng như tính mạng của mình. Ra đi và hòan tòan tín thác phận số cho Thiên Chúa, không mang theo gì, kể cả những thứ cần thiết cho nhu cầu cuộc sống. Loan báo Tin mừng, lên án những án xử bất công, họ luôn đứng về phía những người nghèo, bênh vực cho những cô nhi và góa phụ. Không có một quyền lực trần thế nào có thể làm cho các ngôn sứ chùn chân mỏi gối, họ như những chiến sỹ xông pha trận địa, mọi hiểm nguy nào đâu xá kể, tất cả chỉ để Tin Mừng của Đức Giêsu vang vọng đến tận cùng thế giới. Đức Giêsu, vị ngôn sứ vĩ đại mà Thiên Chúa đã gởi đến cho con người là một hình ảnh cao cả và rõ nét nhất của chân dung người ngôn sứ trong thời cựu ước cũng như thời tân ước và mãi đến sau này. Vị ngôn sứ mà chính Gioan Tẩy Giả, người được biết đến như một đại sứ ngôn cũng phải thú nhận mình không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài.
Sống trong một thời đại đầy bất công, sự ác ngày đêm hòanh hành đe dọa tính mạng con người. Những người hiền lành, những người cô thân cô thế không được bảo vệ một cách chính đáng. Những vị ngôn sứ của thời nay hãy mạnh dạn dấn thân và làm chứng cho sứ điệp Tin Mừng của Đức Giêsu. Noi gương ngôn sứ Giêsu, người đã can đảm lấy mạng sống mà làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời.
Amos một ngôn sứ được Thiên Chúa kêu gọi khi ông còn là một người chăn chiên ở Tơcôa, ven hoang địa Giuđa. Ông làm ngôn sứ dưới triều vua Gia-róp-am II(783-743). Vị ngôn sứ Miền Nam It-ra-el được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ của Miền bắc, trong nột thời kỳ đầy hưng thịnh của vương quốc này. Ông tố cáo sự bất công xã hội, và sự sùng bái ngẫu tượng của con người. Lên án sự bất công của xã hội và kêu mời con người tôn thờ một Chúa duy nhất, đó chính là sứ điệp của vị sứ ngôn này. Dù xuất thân từ cảnh du mục, lang thang đây đó với nghề nuôi bò và châm quả sung(Am 7, 14), Amos vẫn luôn ý thức sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa giao trọng trách cho ông. Cũng vậy, các môn đệ của Đức Giêsu, cũng được gọi làm ngôn sứ trong những hòan cảnh và nghề nghiệp khác nhau, người thì dân chài, kẻ lại nghề thu thuế, kẻ khác thì thương gia. Nhưng tất cả đều được chọn và nhận lãnh sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Họ là những người sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, cuộc đời của các ngôn sứ hình như luôn kết thúc trong tù đày, trong sự bách hại và không mấy an tòan về cuộc đời cũng như tính mạng của mình. Ra đi và hòan tòan tín thác phận số cho Thiên Chúa, không mang theo gì, kể cả những thứ cần thiết cho nhu cầu cuộc sống. Loan báo Tin mừng, lên án những án xử bất công, họ luôn đứng về phía những người nghèo, bênh vực cho những cô nhi và góa phụ. Không có một quyền lực trần thế nào có thể làm cho các ngôn sứ chùn chân mỏi gối, họ như những chiến sỹ xông pha trận địa, mọi hiểm nguy nào đâu xá kể, tất cả chỉ để Tin Mừng của Đức Giêsu vang vọng đến tận cùng thế giới. Đức Giêsu, vị ngôn sứ vĩ đại mà Thiên Chúa đã gởi đến cho con người là một hình ảnh cao cả và rõ nét nhất của chân dung người ngôn sứ trong thời cựu ước cũng như thời tân ước và mãi đến sau này. Vị ngôn sứ mà chính Gioan Tẩy Giả, người được biết đến như một đại sứ ngôn cũng phải thú nhận mình không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài.
Sống trong một thời đại đầy bất công, sự ác ngày đêm hòanh hành đe dọa tính mạng con người. Những người hiền lành, những người cô thân cô thế không được bảo vệ một cách chính đáng. Những vị ngôn sứ của thời nay hãy mạnh dạn dấn thân và làm chứng cho sứ điệp Tin Mừng của Đức Giêsu. Noi gương ngôn sứ Giêsu, người đã can đảm lấy mạng sống mà làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời.
Lên đường thi hành sứ vụ với Chúa Giêsu
LM Inhaxiô Trần Ngà
14:38 08/07/2009
Chúa nhật 15 thường niên (Mác-cô 6, 7-13)
Mười hai môn đệ lên đường theo lệnh Chúa Giê-su mà chẳng mang theo gì cả: không lương thực, không tiền bạc, không mang thêm chiếc áo thứ hai, không bao bị, ngoại trừ hai vật dụng tối cần là cây gậy và đôi dép (Mc 6, 8-9). Ngoài ra, các môn đệ lại là những người ít học, khả năng khiêm tốn…
Vậy mà các ngài đã đạt được những thành quả tuyệt vời: Xua trừ nhiều ma quỷ, chữa lành nhiều bệnh nhân, kêu gọi người ta ăn năn sám hối! (Mc 6,13)
Nhờ đâu các ngài đạt được những thành quả phi thường nầy?
Tất cả là do quyền năng Thiên Chúa.
Khi sai các môn đệ lên đường không chút hành trang, Chúa Giê-su muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su hoạt động qua các vị như đôi bàn tay của Người.
Chúng ta là chi thể của Chúa Giê-su
Từ ngày lãnh bí tích rửa tội, chúng ta được tháp nhập vào Thân Mình Chúa Giê-su như cành liền cây, như bàn tay nối liền cơ thể và từ đó, chúng ta được thông dự vào sứ mạng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Giê-su.
Từ đó, Chúa Giê-su muốn rao giảng qua chúng ta là môi miệng của Người; Chúa Giê-su muốn chăm sóc bệnh nhân và người đau khổ qua chúng ta là đôi tay của Người; Chúa Giê-su muốn tỏ lòng thương xót nhân loại qua chúng ta là trái tim của Người.
Thế nên, chúng ta phải cùng hoạt động với Chúa Giê-su và để Người sử dụng chúng ta như chi thể của Người mà tiếp nối sứ mạng loan Tin Mừng và đem ơn cứu độ cho thế giới.
Chúng ta không thể viện cớ mình nghèo nàn, ít học, yếu đuối… để từ khước sứ mạng Chúa giao, vì mười hai môn đệ đầu tiên được Chúa sai đi cũng không có nhiều khả năng, nhiều điều kiện hơn chúng ta hôm nay. Các vị lên đường theo lệnh Chúa Giê-su dù không mang lương thực, không tiền bạc, không bao bị, không cả chiếc áo thứ hai mà vẫn đạt được thành quả tốt đẹp khác thường. Chúng ta cũng có thể đạt được hiệu quả như thế nếu chúng ta hiến mình cho Chúa Giê-su sử dụng.
Đừng trở nên bàn tay tê bại
Nhân loại hôm nay đông đảo gấp hàng triệu lần so với thời các môn đệ đầu tiên nên nhu cầu loan báo Tin Mừng lúc nầy càng cấp bách và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Hôm nay Chúa Giê-su vẫn liên lỉ kêu mời mỗi người chúng ta tham gia sứ vụ loan Tin Mừng như các môn đệ xưa.
Là chi thể của Chúa Giê-su, chúng ta không thể từ chối tham gia vào công việc cứu độ của Người.
Một chi thể không cùng các chi thể khác tham gia vào các hoạt động của thân mình là một chi thể tê bại hoặc là một chi thể thừa (như ngón thứ sáu -ngón tay thừa- trên một bàn tay).
Một chi thể tê bại (hoặc thừa) chẳng những không mang lợi ích gì cho thân mình mà còn trở nên chướng ngại cho hoạt động của toàn thân.
Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm một chi thể tê bại trong Thân Mình Chúa.
Vậy thì hãy sẵn sàng hiến thân làm khí cụ cho Chúa Ki-tô.
Khi chúng ta hiến đời mình để Chúa Giê-su sử dụng như bàn tay của Người, chắc chắn nhiều điều kỳ diệu sẽ được Người thực hiện qua con người mỏng giòn yếu đuối của chúng ta.
Mười hai môn đệ lên đường theo lệnh Chúa Giê-su mà chẳng mang theo gì cả: không lương thực, không tiền bạc, không mang thêm chiếc áo thứ hai, không bao bị, ngoại trừ hai vật dụng tối cần là cây gậy và đôi dép (Mc 6, 8-9). Ngoài ra, các môn đệ lại là những người ít học, khả năng khiêm tốn…
Vậy mà các ngài đã đạt được những thành quả tuyệt vời: Xua trừ nhiều ma quỷ, chữa lành nhiều bệnh nhân, kêu gọi người ta ăn năn sám hối! (Mc 6,13)
Nhờ đâu các ngài đạt được những thành quả phi thường nầy?
Tất cả là do quyền năng Thiên Chúa.
Khi sai các môn đệ lên đường không chút hành trang, Chúa Giê-su muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Chính Chúa Giê-su hoạt động qua các vị như đôi bàn tay của Người.
Chúng ta là chi thể của Chúa Giê-su
Từ ngày lãnh bí tích rửa tội, chúng ta được tháp nhập vào Thân Mình Chúa Giê-su như cành liền cây, như bàn tay nối liền cơ thể và từ đó, chúng ta được thông dự vào sứ mạng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Chúa Giê-su.
Từ đó, Chúa Giê-su muốn rao giảng qua chúng ta là môi miệng của Người; Chúa Giê-su muốn chăm sóc bệnh nhân và người đau khổ qua chúng ta là đôi tay của Người; Chúa Giê-su muốn tỏ lòng thương xót nhân loại qua chúng ta là trái tim của Người.
Thế nên, chúng ta phải cùng hoạt động với Chúa Giê-su và để Người sử dụng chúng ta như chi thể của Người mà tiếp nối sứ mạng loan Tin Mừng và đem ơn cứu độ cho thế giới.
Chúng ta không thể viện cớ mình nghèo nàn, ít học, yếu đuối… để từ khước sứ mạng Chúa giao, vì mười hai môn đệ đầu tiên được Chúa sai đi cũng không có nhiều khả năng, nhiều điều kiện hơn chúng ta hôm nay. Các vị lên đường theo lệnh Chúa Giê-su dù không mang lương thực, không tiền bạc, không bao bị, không cả chiếc áo thứ hai mà vẫn đạt được thành quả tốt đẹp khác thường. Chúng ta cũng có thể đạt được hiệu quả như thế nếu chúng ta hiến mình cho Chúa Giê-su sử dụng.
Đừng trở nên bàn tay tê bại
Nhân loại hôm nay đông đảo gấp hàng triệu lần so với thời các môn đệ đầu tiên nên nhu cầu loan báo Tin Mừng lúc nầy càng cấp bách và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Hôm nay Chúa Giê-su vẫn liên lỉ kêu mời mỗi người chúng ta tham gia sứ vụ loan Tin Mừng như các môn đệ xưa.
Là chi thể của Chúa Giê-su, chúng ta không thể từ chối tham gia vào công việc cứu độ của Người.
Một chi thể không cùng các chi thể khác tham gia vào các hoạt động của thân mình là một chi thể tê bại hoặc là một chi thể thừa (như ngón thứ sáu -ngón tay thừa- trên một bàn tay).
Một chi thể tê bại (hoặc thừa) chẳng những không mang lợi ích gì cho thân mình mà còn trở nên chướng ngại cho hoạt động của toàn thân.
Chắc chắn không ai trong chúng ta muốn làm một chi thể tê bại trong Thân Mình Chúa.
Vậy thì hãy sẵn sàng hiến thân làm khí cụ cho Chúa Ki-tô.
Khi chúng ta hiến đời mình để Chúa Giê-su sử dụng như bàn tay của Người, chắc chắn nhiều điều kỳ diệu sẽ được Người thực hiện qua con người mỏng giòn yếu đuối của chúng ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bêneđictô XVI thúc đẩy các nhà lãnh đạo G-8 lắng nghe các nước nghèo, tăng trưởng tài trợ
Jos. Tú Nạc, NMS
03:52 08/07/2009
VATICAN – ĐGH Benedict XVI yêu cần các nhà lãnh đạo những nước giàu nhất “lắng nghe tiếng nói của Phi Châu” và những nước nghèo trong lúc hội nghị thượng đỉnh ở Ý.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu không chỉ đe dọa trật đường ray những nỗ lực để kết thúc nỗi thống khổ trên thế giới, mà cũng như còn có thể nhận chìm những quốc gia khác lâm cảnh điêu đứng, ĐGH đã nói trong tông thư ngày 4 tháng Bảy gửi Thủ Tướng Silvio Berlusconi, chủ trì hội nghị thượng đỉnh nhóm G-8.
Đường lối duy nhất để tìm kiếm những giải pháp thích hợp những chiều kích của cuộc khủng hoảng toàn cầu và phải có những nỗ lực tích cực lâu dài cho tất cả mọi dân tộc được “lắng nghe tiếng nói của Phi Châu và những quốc gia kinh tế kém phát triển,” ĐGH đã đề cập trong tông thư của Ngài.
Hội nghị thượng đỉnh G-8 nhóm họp tại L’Aquila từ 8-10 tháng Bảy – Ý, được những người đứng đầu chính phủ của Gia Nã Đại, Pháp, Đức,Ý, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Vương Quốc Anh, và Hoa Kỳ đồng tham gia. Ý cũng mời các nhà lãnh đạo của Ba Tây, Trung Hoa, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Nam Dương và Nam Hàn tham gia trong một số khóa họp của hội nghị.
ĐGH nói lời mời quan trọng cho việc bảo đảm sự thành công đối với những quyết định của hội nghị về những vấn đề giải quyết kinh tế, hòa bình và an ninh thế giới.
Sự sáng suốt khôn ngoan, uyên bác và những ý tưởng mới “để ‘biến đổi’ mô thức về sự phát triển toàn cầu để được nêu ra những vấn đề khủng hoảng kinh tế cũng như “ lưu ý những dữ liệu đáng lo ngại về hiện tượng thay đổi khí hậu,” ĐGH nói.
ĐGH đã đề cập trong tông huấn Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Ngài, được phát hành ngày 7 tháng Bảy, tập trung sự quan trọng về “những giá trị của tình đoàn kết nhân loại và bác ái trong chân lý” trong những chương trình phát triển và sự hợp tác quốc tế. Với mục đích chức năng, nhiệm vụ, những giải pháp kỹ thuật đã được G-8 chấp nhận phải được duy trì trong tinh thần những giá trị đạo đức chắc chắn bởi những người chân thực đòi hỏi phải và sẽ phải va chạm, Ngài nói.
“Người ta phải giữ trong tâm tưởng nhu cầu gia đình và con người cụ thể. Tôi đang đau khổ, chẳng hạn, trước sự tạo ra những việc làm cho mọi người để được thừa nhận những nam, nữ lao động được cung cấp những nhu cầu của gia đình họ trong một đường lối đường hoàng và cho phép họ hoàn thành trách nhiệm đầu tiên để giáo dục con cái họ và để được sinh hoạt trong những cộng đồng mà họ là những thành viên,” Ngài nói.
ĐGH Benedict cũng kêu gọi những nhà lãnh đạo G-8 không cắt sự phát triển tài trợ của họ đối với nhũng quốc gia nghèo trên thế giới vì họ chiến đấu để tái thiết những nền kinh tế riêng của họ.
“Tôi kêu gọi đến những quốc gia thành viên của G-8, những đại diện quốc gia khác và tới những chính phủ trên toàn thế giới bảo đảm tăng trưởng viện trợ, sự hỗ trợ ưu tiên đặc biệt đối với “những nguồn nhân lực,” được duy trì và tăng thêm, dù không chỉ khủng hoảng, mà một cách đúng đắn bởi vì đây là một trong những phương thức chủ yếu của việc giải quyết,” Ngài nói.
Trước đây nào năm 2000, ĐGH Paul II cũng đã kêu gọi sự chú ý của G-8 đối với những gánh nặng chồng chất nợ nước ngoài của những nước nghèo nhất và đối với trách nhiệm của những quốc gia giàu hơn để thể hiện tình đoàn kết.
Ngài nói, “Trách nhiệm này không hề có sự yếu đi, mà thay vì đã trở nên mạnh mẽ hơn.”
ĐGH Benedict nói có một nhu cầu cấp bách để thiết đặt “một hệ thống thương mại quốc tế hợp lý” vào hoạt động để thúc đẩy đẩu sự phát triển. Và, Ngài nói, “Đó là điều tất yếu để cải tạo mô hình tài chính quốc tế để bảo đảm sự điều phối hiệu quả của những chính sách quốc gia” để tránh sự đầu cơ tài chính rủi ro bất trắc và để cung cấp tài khoản cho những công trình đầu tư và những dự án mà sẽ tạo ra việc làm, đặc biệt trong những nước nghèo nhất.
ĐGH cũng yêu cầu những nhà lãnh đạo G-8 lường trước trong những cuộc thảo luận và chú ý đặc biệt tới sự cần thiết để bảo đảm nền giáo dục căn bản cho tất cả trẻ em trên thế giới.
ĐGH nói, “Giáo dục không thể thiếu được vì sự vận hành của một nền dân chủ, vì cuộc chiến chống tham nhũng, vì việc sử dụng những quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội và vì sự bình phục hiệu quả những dự án sẽ tạo ra việc làm, đặc biệt trong những nước nghèo nhất.”
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu không chỉ đe dọa trật đường ray những nỗ lực để kết thúc nỗi thống khổ trên thế giới, mà cũng như còn có thể nhận chìm những quốc gia khác lâm cảnh điêu đứng, ĐGH đã nói trong tông thư ngày 4 tháng Bảy gửi Thủ Tướng Silvio Berlusconi, chủ trì hội nghị thượng đỉnh nhóm G-8.
Đường lối duy nhất để tìm kiếm những giải pháp thích hợp những chiều kích của cuộc khủng hoảng toàn cầu và phải có những nỗ lực tích cực lâu dài cho tất cả mọi dân tộc được “lắng nghe tiếng nói của Phi Châu và những quốc gia kinh tế kém phát triển,” ĐGH đã đề cập trong tông thư của Ngài.
Hội nghị thượng đỉnh G-8 nhóm họp tại L’Aquila từ 8-10 tháng Bảy – Ý, được những người đứng đầu chính phủ của Gia Nã Đại, Pháp, Đức,Ý, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Vương Quốc Anh, và Hoa Kỳ đồng tham gia. Ý cũng mời các nhà lãnh đạo của Ba Tây, Trung Hoa, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ, Nam Dương và Nam Hàn tham gia trong một số khóa họp của hội nghị.
ĐGH nói lời mời quan trọng cho việc bảo đảm sự thành công đối với những quyết định của hội nghị về những vấn đề giải quyết kinh tế, hòa bình và an ninh thế giới.
Sự sáng suốt khôn ngoan, uyên bác và những ý tưởng mới “để ‘biến đổi’ mô thức về sự phát triển toàn cầu để được nêu ra những vấn đề khủng hoảng kinh tế cũng như “ lưu ý những dữ liệu đáng lo ngại về hiện tượng thay đổi khí hậu,” ĐGH nói.
ĐGH đã đề cập trong tông huấn Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Ngài, được phát hành ngày 7 tháng Bảy, tập trung sự quan trọng về “những giá trị của tình đoàn kết nhân loại và bác ái trong chân lý” trong những chương trình phát triển và sự hợp tác quốc tế. Với mục đích chức năng, nhiệm vụ, những giải pháp kỹ thuật đã được G-8 chấp nhận phải được duy trì trong tinh thần những giá trị đạo đức chắc chắn bởi những người chân thực đòi hỏi phải và sẽ phải va chạm, Ngài nói.
“Người ta phải giữ trong tâm tưởng nhu cầu gia đình và con người cụ thể. Tôi đang đau khổ, chẳng hạn, trước sự tạo ra những việc làm cho mọi người để được thừa nhận những nam, nữ lao động được cung cấp những nhu cầu của gia đình họ trong một đường lối đường hoàng và cho phép họ hoàn thành trách nhiệm đầu tiên để giáo dục con cái họ và để được sinh hoạt trong những cộng đồng mà họ là những thành viên,” Ngài nói.
ĐGH Benedict cũng kêu gọi những nhà lãnh đạo G-8 không cắt sự phát triển tài trợ của họ đối với nhũng quốc gia nghèo trên thế giới vì họ chiến đấu để tái thiết những nền kinh tế riêng của họ.
“Tôi kêu gọi đến những quốc gia thành viên của G-8, những đại diện quốc gia khác và tới những chính phủ trên toàn thế giới bảo đảm tăng trưởng viện trợ, sự hỗ trợ ưu tiên đặc biệt đối với “những nguồn nhân lực,” được duy trì và tăng thêm, dù không chỉ khủng hoảng, mà một cách đúng đắn bởi vì đây là một trong những phương thức chủ yếu của việc giải quyết,” Ngài nói.
Trước đây nào năm 2000, ĐGH Paul II cũng đã kêu gọi sự chú ý của G-8 đối với những gánh nặng chồng chất nợ nước ngoài của những nước nghèo nhất và đối với trách nhiệm của những quốc gia giàu hơn để thể hiện tình đoàn kết.
Ngài nói, “Trách nhiệm này không hề có sự yếu đi, mà thay vì đã trở nên mạnh mẽ hơn.”
ĐGH Benedict nói có một nhu cầu cấp bách để thiết đặt “một hệ thống thương mại quốc tế hợp lý” vào hoạt động để thúc đẩy đẩu sự phát triển. Và, Ngài nói, “Đó là điều tất yếu để cải tạo mô hình tài chính quốc tế để bảo đảm sự điều phối hiệu quả của những chính sách quốc gia” để tránh sự đầu cơ tài chính rủi ro bất trắc và để cung cấp tài khoản cho những công trình đầu tư và những dự án mà sẽ tạo ra việc làm, đặc biệt trong những nước nghèo nhất.
ĐGH cũng yêu cầu những nhà lãnh đạo G-8 lường trước trong những cuộc thảo luận và chú ý đặc biệt tới sự cần thiết để bảo đảm nền giáo dục căn bản cho tất cả trẻ em trên thế giới.
ĐGH nói, “Giáo dục không thể thiếu được vì sự vận hành của một nền dân chủ, vì cuộc chiến chống tham nhũng, vì việc sử dụng những quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội và vì sự bình phục hiệu quả những dự án sẽ tạo ra việc làm, đặc biệt trong những nước nghèo nhất.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến Thủ Tướng Nhật Bản
Bùi Hữu Thư
04:47 08/07/2009
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến Thủ Tướng Nhật Bản
Khẳng định ước muốn chung cứu trợ Phi Châu
VATICAN, ngày 7, tháng 7, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp xúc với Thủ Tướng Nhật Bản và thảo luận về các vấn đề như sự cam kết chung của hai vị về việc giúp đỡ những người dân Phi Châu.
Một bản tin của Tòa Thánh cho hay cuộc tiếp kiến ông Taro Aso của Đức Thánh Cha rất hòa nhã, và đề cập đến “nhiều vấn đề quốc tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế và sự cam kết của Nhật Bản và Vatican đối với Phi Châu."
Đức Khâm sứ Nhật tại Tòa Thánh, Kagefumi Ueno, nói với hãng thông tấn ZENIT là quốc gia ông cùng chia sẻ với Vatican về quan điểm các nước nghèo nhất tại Phi Châu “không được trở nên nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện hành, vì họ không chịu trách nhiệm về tình trạng này."
Cuộc tiếp kiến đề cao “mối liên hệ tốt đẹp” giữa Tòa Thánh và Nhật Bản, và khẳng định “sự hợp tác hòa điệu giữa Giáo Hội và Chính Phủ Nhật."
Sau buổi tiếp kiến, vị Thủ Tướng Công Giáo đã gặp gỡ vị Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Tarcisio Bertone, củng với Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Vatican.
Cuộc gặp gỡ này đánh dấu cuộc tiếp xúc cao cấp lần thứ hai giữa Vatican và quốc gia Á Châu này năm nay.
Tháng Ba vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Mamberti, nhà ngoại giao cao cấp nhất của Tòa Thánh đã chính thức viếng thăm Nhật Bản trong lịch sử bang giao 67 năm giữa hai bên kể từ khi được thiết lập vào năm 1942.
Hiện nay có 1 triệu người Công Giáo đang sống tại Nhật trong tổng số dân số 127 triệu người.
Về thông điệp thứ 3 của ĐTC Bênêđictô XVI "Đức ái trong sự thật"
Vũ Văn An
06:54 08/07/2009
Thông điệp thứ ba của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã được chính thức công bố vào ngày 7 tháng 7 với tựa đề là “Đức ái trong sự thật” (Caritas in veritate). Đây không phải là một thông điệp chống chủ nghĩa tư bản, nhưng nó lên án chủ nghĩa này khi nó trở thành toàn trị. Đó là lời nhận định của Stefano Zamagni, một giáo sư kinh tế tại Đại Học Bologna và hiện là cố vấn cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
Theo giáo sư Zamagni, văn kiện này đề cập tới chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh lịch sử của nó và nhắc lại rằng không một hệ thống kinh tế nào có thể đảm bảo hạnh phúc của con người. Về khía cạnh này, Giáo Hội không đưa ra hay khai triển ra các giải pháp thực tế cho các vấn đề kinh tế, đúng hơn, Giáo Hội bàn tới gốc rễ gây ra các tranh chấp xã hội. Gốc rễ mới là vấn đề quan trọng. Vì theo giáo sư, việc xóa nợ chẳng hạn, nếu không thay đổi cơ cấu, thì 15 năm tới, nợ lại xuất hiện nữa.
Còn Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hòang về Công Lý và Hòa Bình thì đề cập tới các lợi ích mà giới kinh doanh nhận được từ các công nhân. Vấn đề vì thế là phải phân phối lợi ích cho cả hệ thống tư bản lẫn những người tham dự vào thị trường. Văn kiện này không hẳn là duy xã hội hay duy tư bản, mà là trình bày mọi thành tố của xã hội.
Cải tổ Liên Hiệp Quốc
Đức HY Martino cũng nhận định về đề nghị cải tổ Liên Hiệp Quốc của Đức Bênêđíctô XVI trong bối cảnh một cuộc cải cách toàn bộ cấu trúc kinh tế và tài chánh quốc tế. Đức GH cho rằng biện pháp này hết sức cần thiết để quản lý nền kinh tế hoàn cầu; phục hồi các nền kinh tế hiện đang bị khủng hoảng nặng nề; tránh bất cứ suy thoái nào thêm cho cuộc khủng hoảng hiện nay cũng như sự bất quân bình lớn hơn có thể phát sinh sau này; đem lại sự giải giới, an toàn thực phẩm và hòa bình không thể thiếu và kịp thời; bảo đảm việc bảo vệ môi sinh và điều hòa việc di dân.
Theo Đức Hồng Y Martino, Liên Hiệp Quốc hiện có 191 nước hội viên, gấp quá đôi số hội viên lúc ban đầu, nên tổ chức này cần có thẩm quyền chính trị và hữu hiệu đủ để có thể đáp ứng các đòi hỏi của thế giới, và điều ấy đã được Đức Gioan XXIII đề cập tới trong thông điệp “Hòa Bình Trên Trái Đất”. Đức Bênêđíctô XVI chỉ nhắc lại mà thôi.
Đức HY Martino nhấn mạnh thêm rằng Đức Đương Kim Giáo Hoàng cảm thấy sự khẩn trương phải tìm ra các phương thức canh tân để thực hiện nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ các dân tộc nghèo khó nhất, cũng như đem lại cho họ tiếng nói trong việc tạo ra các quyết định chung.
Đương đầu với các vấn đề hiện nay
Các vị giáo phẩm từ Anh, Tô Cách Lan và Hoa Kỳ đồng loạt lên tiếng bình luận về tính liên quan và tầm quan trọng của thông điệp “Đức ái trong sự thật” của Đức Bênêđíctô XVI đối với xã hội ngày nay.
Đức TGM Vincent Nichols của Westminster cho hay: người Công Giáo Anh và Wales nhiệt liệt hoan nghênh thông điệp “Đức Ái trong sự thật”, coi nó như một áp dụng mạnh mẽ và thấu đáo cái nhìn của đức tin Kitô Giáo vào các vấn đề phức tạp trong lãnh vực phát triển nhân bản. Thông điệp này hy vọng sẽ được nhiều người đọc và học hỏi. Chính Đức TGM cũng mong mỏi được học hỏi nó cách thấu đáo hơn. Theo ngài, thông điệp này vững vàng đứng trong giòng giáo huấn xã hội Công Giáo, và nhất là đặc biệt trong truyền thống nhân bản Kitô giáo, từng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phát biểu trong thông điệp “Tiến Bộ Các Dân Tộc”.
Đức cha Peter Moran, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng GM Tô Cách Lan cũng nhất trí như trên. Ngài cho rằng Đức Bênêđíctô XVI nói tới các nguyên tắc và thách đố của việc phát triển nhân bản thực sự trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đối với Đức Cha, thiết lập ra các hệ thống và định chế mà thôi, chưa đủ, còn cần mọi người phải tự do đảm nhận phần liên đới, phần trách nhiệm vào việc phát triển thực sự nữa. Theo ngài, phát triển mà không có các giá trị là một phát triển khô cằn, và các công trình về công lý, hòa bình và phát triển thực ra chỉ là các thành phần trong việc cung ứng đức ái trong sự thật, trong việc đem sứ điệp Phúc Âm cho thế giới.
Hướng dẫn
Đức HY Francis George, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận định rằng Đức Bênêđíctô XVI, qua thông điệp này, đã đem các nguyên tắc trên của Phúc Âm tới cho xã hội hiện đại. Trong một thông cáo báo chí, vị giáo chủ này quả quyết rằng văn kiện này cung cấp môt hướng dẫn hữu ích để ta tìm ra giải đáp cho các vấn đề xã hội, kinh tế và luân lý của thế giới ngày nay, một thế giới đang đi tìm sự thật.
Theo Đức HY, thông điệp này đưa ra nhiều suy tư sâu sắc về ơn gọi phát triển nhân bản cũng như các nguyên tắc luân lý làm nền cho nền kinh tế hoàn cầu. Nó là lời mời gọi ta phải xem sét mối liên hệ giữa sinh thái nhân bản và sinh thái môi trường và nối kết đức ái và sự thật trong việc mưu cầu công lý, ích chung và việc phát triển nhân bản chân chính.
Thông điệp cũng nhấn mạnh tới các trách nhiệm và giới hạn của chính phủ và thị trường tư, và thách đố các ý thức hệ truyền thống cả tả lẫn hữu, đồng thời mời gọi mọi người có lối suy tư và hành động mới mẻ.
Chào đón sự sống là chủ yếu trong việc phát triển chân chính
Cha Thomas Rosica, CSB, nhà bình luận nổi tiếng người Gia Nã Đại và hiện là một chuyên viên của Vatican nhận định rằng: thông điệp dài 60 trang, gồm 79 đoạn này không phải chỉ đề cập tới đạo đức học kinh tế hiện tại cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay mà thôi, mặc dầu những điều này có ảnh hưởng tới diễn trình soạn thảo ra nó. Đúng hơn, cũng như hai thông điệp đầu từng chứng tỏ tính “Ratzinger”, thông điệp này là một cuộc phân tích của Đức Giáo Hoàng về thời hiện đại.
Đức Bênêđíctô XVI không phải loại giáo hoàng ‘rẻ tiền’. Theo cha Rosica, bất cứ ai muốn tìm giải đáp cấp thời cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay thì không nên đọc thông điệp này, vì nó không có những giải đáp dễ dãi và những vá víu vội vàng. Giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI là một giáo huấn dài, cô đọng, nhiều sắc thái và phức tạp, mời gọi mọi người nghiêm chỉnh suy tư về lịch sử giáo huấn xã hội của ngôi vị giáo hoàng, nhất là văn kiện hết sức phong phú, ban hành sau Vatican II, tức thông điệp “Tiến Bộ Các Dân Tộc” (Popolorum Progressio) của Đức Phaolô VI.
Văn kiện đồ sộ năm 1967 này xem sét nền kinh tế trên bình diện toàn cầu, trong đó có phân tích quyền của công nhân được lập nghiệp đoàn, có công ăn việc làm vững ổn, và các điều kiện làm việc xứng đáng. Trong giáo huấn năm 2009 của mình, Đức Bênêđíctô XVI sâu sắc bàn đến các chủ đề huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự, việc phát triển con người, các quyền và bổn phận, và môi trường; sự hợp tác của gia đình nhân loại; việc phát triển các dân tộc và kỹ thuật học.
Nhiều lãnh vực trong văn bản của Đức Bênêđíctô đi ngược hẳn lại xu hướng của xã hội ngày nay và chắc chắn sẽ bị bác bỏ bởi các độc giả vốn có vấn đề với Giáo Hội, với thẩm quyền, với chân lý và sự sống con người. Nhưng theo cha Rosica, các lãnh vực ấy lại nằm ngay tại trọng điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng như tình trạng nguy kịch của sự việc thuộc thế giới ngày nay. Vì chúng làm sáng tỏ điều này: khủng hoảng luân lý mới là cốt lõi của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Hai chủ đề quan trọng trong triều đại giáo hoàng hiện nay là chủ nghĩa tương đối về luân lý và việc loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài xã hội và sự sống con người. Trong thông điệp này, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: Một Kitô giáo của đức ái mà thiếu sự thật thì chỉ ít nhiều là một thay thế cho mớ xúc cảm tốt lành, có ích cho sự gắn bó xã hội, nhưng chẳng liên quan chi nhiều. Vì không có chỗ nào dành cho Thiên Chúa. Không có sự thật, đức ái chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp thiếu hẳn mọi tương quan.
Lạy Cha chúng con
Suốt hơn bốn năm qua, Đức Bênêđíctô XVI không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng việc ý thức hệ bác bỏ Thiên Chúa và chủ nghĩa vô thần dửng dưng, quên cả Đấng Tạo Hóa và đang dần quên cả các giá trị nhân bản, đã gây trở ngại cho việc phát triển ngày nay. Trong thông điệp này, ngài viết rõ: Một nền nhân bản loại bỏ Thiên Chúa là một nền nhân bản phi nhân.
Xin trích chính lời của ngài: “Các Kitô hữu mong thấy toàn thể gia đình nhân loại kêu cầu Thiên Chúa là ‘Cha chúng con’! Kết hợp với Con duy nhất của Người, mọi người hãy học biết cầu nguyện với Chúa Cha và, như lời dạy của chính Chúa Giêsu, xin Người ban cho ta ơn biết làm vinh danh Người bằng cách sống theo ý Người, được tiếp nhận bánh ăn hàng ngày mà ta cần có, hiểu biết và quảng đại đối với những người mắc nợ ta, đừng bị cám dỗ quá mức chịu đựng và được giải thoát khỏi sự dữ”.
Theo cha Rosica, những lời như trên không phát xuất từ từ vựng của chủ nghĩa chính xác chính trị và chủ nghĩa bao hàm giả tạo. Chúng phát xuất từ tâm trí của một trong những nhà tư tưởng lớn nhất thời ta.
Một lãnh vực khác chắc chắn cũng làm phiền lòng nhiều độc giả hay khiến họ phải bác bỏ chính là phẩm giá và lòng kính trọng sự sống con người, một lãnh vực không thể nào tách rời khỏi các vấn đề có liên quan tới việc phát triển các dân tộc. Đức GH cho rằng: Trong các nước đã phát triển về kinh tế, việc làm luật trái với sự sống hiện rất phổ thông, và nó đã lên khuôn cho các thái độ và thực hành luân lý, góp pần vào việc phổ biến não trạng chống sinh sản; nhiều cố gắng thường xuyên đã được đưa ra nhằm xuất cảng não trạng này tới các quốc gia khác như thể đó là một hình thức tiến bộ văn hóa vậy. Ngài nói thêm: “Chào đón sự sống là điều chủ yếu đối với sự phát triển chân chính. Khi một xã hội tiến tới việc bác bỏ hay dập tắt sự sống, nó không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để cố gắng phục vụ điều thiện đích thực của con người nữa. Nếu sự nhậy cảm có tính bản thân và tính xã hội đối với việc chấp nhận sự sống mới mất đi, thì các hình thức chấp nhận khác có giá trị đối với xã hội cũng tàn lụi theo”.
Theo cha Rosica, không có câu nào trong thông điệp tóm tắt đầy đủ cuộc khủng hoảng và cả thông điệp nữa hay hơn câu này: “những thiệt hại nhân bản luôn bao gồm các thiệt hại kinh tế, và khủng hoảng kinh tế luôn liên lụy tới các thiệt hại nhân bản”.
Các cái nhìn cũ và mới của Thông Điệp
Cha David O’Connell, chủ tịch Đại Học Công Giáo America tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, nhận định rằng thông điệp mới của Đức Bênêđíctô XVI đã dùng các nguyên tắc cổ truyền để soi sáng các vấn đề xã hội thời nay như hoàn cầu hóa, nền kinh tế, kỹ thuật học và mội trường.
Cha O’Connell đồng thời cũng là nhà tham khảo tại Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh, và là phát ngôn viên toàn quốc của Giáo Hội về các vấn đề giáo dục cao đẳng Công Giáo.
Theo cha, đây là một thông điệp rất sáng chói. Dựa vào huấn quyền của nửa thế kỷ trước đây, Đức Thánh Cha đã đưa lại cho chúng ta một lăng kính thần học, được khai triển sau nhiều suy tư lâu dài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, chân lý và tự do, và tính tối thượng của con người nhân bản trong hiệp thông tình yêu, mà ta phải sử dụng để xem sét giáo huấn và lý thuyết xã hội của Giáo Hội. Có thể coi thông điệp này như một cử hành đối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội, nhất là đối với thông điệp nổi tiếng của Đức Phaolô VI, “Tiến Bộ Các Dân Tộc”. Trong thông điệp này, Đức Cố Giáo Hoàng cổ xúy việc phát triển con người toàn diện, coi nó như trách nhiệm của Giáo Hội và toàn thể nhân loại trong mọi chiều kích của cuộc sống họ.
Phải phát triển con người toàn diện, vì theo cha O’Connell, con người, trong tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI cũng như của các vị tiền nhiệm, không phải chỉ là tổng số các phần trong con người của họ, mà là một toàn bộ gắn bó gồm mọi chiều kích thể lý, thiêng liêng, xã hội, tâm lý, xúc cảm, tính dục… Giáo huấn của chúng ta không chỉ bàn đến con người toàn diện trong chính họ mà thôi, mà còn bàn đến tính toàn diện của họ trong bối cảnh một cộng đoàn những con người đang cố gắng đạt tới công lý trong và qua việc phục vụ ích chung.
Theo cha O’Connell, giáo huấn xã hội của Giáo Hội luôn có tính khai triển, xây dựng trên những gì đã có trước đó. Dù Đức Thánh Cha tỏ ra thông thạo các truyền thống thần học và giáo hội học của Giáo Hội, ngài vẫn có những đóng góp đúng nghĩa vào việc triển khai niềm tin Công Giáo qua việc lồng các trước tác và tầm nhìn của riêng ngài vào bản văn.
Theo cha O‘Connell, điều quan trọng hơn cả là ý thức và khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc nói với xã hội đương thời trong tính hết sức phức tạp của nó bằng cách liên hệ học lý của Giáo Hội với thế giới ta đang sống: hoàn cầu hóa, nền kinh tế, các vấn đề về sự sống, kỹ thuật học, môi trường v.v… Cái nhìn thần học của ngài cho thấy một tầm nhìn và một vẻ đẹp “luôn luôn cũ và luôn luôn mới”. Nói đến đức ái như tâm điểm giáo huấn xã hội của Giáo Hội là nói tới mệnh lệnh xưa của chính Chúa Giệsu đòi ta phải yêu thương người lân cận. Thích ứng giáo huấn ấy vào các vấn đề hiện nay khiến thông điệp này mới mẻ và có liên quan một cách đặc biệt.
Về tương quan giữa đức ái và sự thật, Cha O’Connell cho hay: chân lý như ánh sáng và đức ái như hậu quả thuận lý của ánh sáng đó đã trở nên cho nhân loại con đường đạt được công lý và thể hiện được ích chung. Trong tư cách thầy dạy phổ quát, “sự thật” hết sức quan trọng đối với Đức Thánh Cha. Trong tư cách mục tử phổ quát, “Đức ái” phải đứng hàng đầu.
Viết thông điệp này, Đức Thánh Cha muốn nói với mọi người thiện chí. Ngài đã dành cả hai năm để chuẩn bị. Cho nên đây là một sứ điệp có chất lượng đòi phải được đọc đi đọc lại cẩn thận, được phân tích và bình luận đàng hoàng cũng như suy tư cầu nguyện. Hy vọng nó được dùng làm đề tài giảng lễ cũng như giảng thuyết trong thế giới Công Giáo cũng như làm chủ đề cho các lớp thần học và kinh tế học để các đề tài chính của nó đạt được một cử tọa đông đảo.
Về vấn đề kỹ thuật, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng thách đố phát triển nhân bản ngày nay có liên hệ với tiến bộ kỹ thuật. Ngài gọi kỹ thuật học là một thực tại có tính nhân bản sâu sắc, có liên hệ với sự tự chủ và sự tự do của con người. Ngài cũng cho rằng kỹ thuật là khía cạnh khách quan trong hành động của con người nhưng cảnh cáo rằng tiến bộ kỹ thuật có thể làm nẩy sinh ra ý niệm tự coi mình là đầy đủ. Theo ngài, cả việc say mê lẫn việc phát triển kỹ thuật phải đi đôi với các quyết định phát sinh từ tính trách nhiệm nhân bản. Không thể có phát triển toàn diện và ích chung phổ quát, nếu không quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và tinh thần của con người, được xem sét trong tính toàn bộ gồm cả thân xác lẫn linh hồn.
Theo giáo sư Zamagni, văn kiện này đề cập tới chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh lịch sử của nó và nhắc lại rằng không một hệ thống kinh tế nào có thể đảm bảo hạnh phúc của con người. Về khía cạnh này, Giáo Hội không đưa ra hay khai triển ra các giải pháp thực tế cho các vấn đề kinh tế, đúng hơn, Giáo Hội bàn tới gốc rễ gây ra các tranh chấp xã hội. Gốc rễ mới là vấn đề quan trọng. Vì theo giáo sư, việc xóa nợ chẳng hạn, nếu không thay đổi cơ cấu, thì 15 năm tới, nợ lại xuất hiện nữa.
Còn Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hòang về Công Lý và Hòa Bình thì đề cập tới các lợi ích mà giới kinh doanh nhận được từ các công nhân. Vấn đề vì thế là phải phân phối lợi ích cho cả hệ thống tư bản lẫn những người tham dự vào thị trường. Văn kiện này không hẳn là duy xã hội hay duy tư bản, mà là trình bày mọi thành tố của xã hội.
Cải tổ Liên Hiệp Quốc
Đức HY Martino cũng nhận định về đề nghị cải tổ Liên Hiệp Quốc của Đức Bênêđíctô XVI trong bối cảnh một cuộc cải cách toàn bộ cấu trúc kinh tế và tài chánh quốc tế. Đức GH cho rằng biện pháp này hết sức cần thiết để quản lý nền kinh tế hoàn cầu; phục hồi các nền kinh tế hiện đang bị khủng hoảng nặng nề; tránh bất cứ suy thoái nào thêm cho cuộc khủng hoảng hiện nay cũng như sự bất quân bình lớn hơn có thể phát sinh sau này; đem lại sự giải giới, an toàn thực phẩm và hòa bình không thể thiếu và kịp thời; bảo đảm việc bảo vệ môi sinh và điều hòa việc di dân.
Theo Đức Hồng Y Martino, Liên Hiệp Quốc hiện có 191 nước hội viên, gấp quá đôi số hội viên lúc ban đầu, nên tổ chức này cần có thẩm quyền chính trị và hữu hiệu đủ để có thể đáp ứng các đòi hỏi của thế giới, và điều ấy đã được Đức Gioan XXIII đề cập tới trong thông điệp “Hòa Bình Trên Trái Đất”. Đức Bênêđíctô XVI chỉ nhắc lại mà thôi.
Đức HY Martino nhấn mạnh thêm rằng Đức Đương Kim Giáo Hoàng cảm thấy sự khẩn trương phải tìm ra các phương thức canh tân để thực hiện nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ các dân tộc nghèo khó nhất, cũng như đem lại cho họ tiếng nói trong việc tạo ra các quyết định chung.
Đương đầu với các vấn đề hiện nay
Các vị giáo phẩm từ Anh, Tô Cách Lan và Hoa Kỳ đồng loạt lên tiếng bình luận về tính liên quan và tầm quan trọng của thông điệp “Đức ái trong sự thật” của Đức Bênêđíctô XVI đối với xã hội ngày nay.
Đức TGM Vincent Nichols của Westminster cho hay: người Công Giáo Anh và Wales nhiệt liệt hoan nghênh thông điệp “Đức Ái trong sự thật”, coi nó như một áp dụng mạnh mẽ và thấu đáo cái nhìn của đức tin Kitô Giáo vào các vấn đề phức tạp trong lãnh vực phát triển nhân bản. Thông điệp này hy vọng sẽ được nhiều người đọc và học hỏi. Chính Đức TGM cũng mong mỏi được học hỏi nó cách thấu đáo hơn. Theo ngài, thông điệp này vững vàng đứng trong giòng giáo huấn xã hội Công Giáo, và nhất là đặc biệt trong truyền thống nhân bản Kitô giáo, từng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phát biểu trong thông điệp “Tiến Bộ Các Dân Tộc”.
Đức cha Peter Moran, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng GM Tô Cách Lan cũng nhất trí như trên. Ngài cho rằng Đức Bênêđíctô XVI nói tới các nguyên tắc và thách đố của việc phát triển nhân bản thực sự trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đối với Đức Cha, thiết lập ra các hệ thống và định chế mà thôi, chưa đủ, còn cần mọi người phải tự do đảm nhận phần liên đới, phần trách nhiệm vào việc phát triển thực sự nữa. Theo ngài, phát triển mà không có các giá trị là một phát triển khô cằn, và các công trình về công lý, hòa bình và phát triển thực ra chỉ là các thành phần trong việc cung ứng đức ái trong sự thật, trong việc đem sứ điệp Phúc Âm cho thế giới.
Hướng dẫn
Đức HY Francis George, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhận định rằng Đức Bênêđíctô XVI, qua thông điệp này, đã đem các nguyên tắc trên của Phúc Âm tới cho xã hội hiện đại. Trong một thông cáo báo chí, vị giáo chủ này quả quyết rằng văn kiện này cung cấp môt hướng dẫn hữu ích để ta tìm ra giải đáp cho các vấn đề xã hội, kinh tế và luân lý của thế giới ngày nay, một thế giới đang đi tìm sự thật.
Theo Đức HY, thông điệp này đưa ra nhiều suy tư sâu sắc về ơn gọi phát triển nhân bản cũng như các nguyên tắc luân lý làm nền cho nền kinh tế hoàn cầu. Nó là lời mời gọi ta phải xem sét mối liên hệ giữa sinh thái nhân bản và sinh thái môi trường và nối kết đức ái và sự thật trong việc mưu cầu công lý, ích chung và việc phát triển nhân bản chân chính.
Thông điệp cũng nhấn mạnh tới các trách nhiệm và giới hạn của chính phủ và thị trường tư, và thách đố các ý thức hệ truyền thống cả tả lẫn hữu, đồng thời mời gọi mọi người có lối suy tư và hành động mới mẻ.
Chào đón sự sống là chủ yếu trong việc phát triển chân chính
Cha Thomas Rosica, CSB, nhà bình luận nổi tiếng người Gia Nã Đại và hiện là một chuyên viên của Vatican nhận định rằng: thông điệp dài 60 trang, gồm 79 đoạn này không phải chỉ đề cập tới đạo đức học kinh tế hiện tại cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay mà thôi, mặc dầu những điều này có ảnh hưởng tới diễn trình soạn thảo ra nó. Đúng hơn, cũng như hai thông điệp đầu từng chứng tỏ tính “Ratzinger”, thông điệp này là một cuộc phân tích của Đức Giáo Hoàng về thời hiện đại.
Đức Bênêđíctô XVI không phải loại giáo hoàng ‘rẻ tiền’. Theo cha Rosica, bất cứ ai muốn tìm giải đáp cấp thời cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay thì không nên đọc thông điệp này, vì nó không có những giải đáp dễ dãi và những vá víu vội vàng. Giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI là một giáo huấn dài, cô đọng, nhiều sắc thái và phức tạp, mời gọi mọi người nghiêm chỉnh suy tư về lịch sử giáo huấn xã hội của ngôi vị giáo hoàng, nhất là văn kiện hết sức phong phú, ban hành sau Vatican II, tức thông điệp “Tiến Bộ Các Dân Tộc” (Popolorum Progressio) của Đức Phaolô VI.
Văn kiện đồ sộ năm 1967 này xem sét nền kinh tế trên bình diện toàn cầu, trong đó có phân tích quyền của công nhân được lập nghiệp đoàn, có công ăn việc làm vững ổn, và các điều kiện làm việc xứng đáng. Trong giáo huấn năm 2009 của mình, Đức Bênêđíctô XVI sâu sắc bàn đến các chủ đề huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự, việc phát triển con người, các quyền và bổn phận, và môi trường; sự hợp tác của gia đình nhân loại; việc phát triển các dân tộc và kỹ thuật học.
Nhiều lãnh vực trong văn bản của Đức Bênêđíctô đi ngược hẳn lại xu hướng của xã hội ngày nay và chắc chắn sẽ bị bác bỏ bởi các độc giả vốn có vấn đề với Giáo Hội, với thẩm quyền, với chân lý và sự sống con người. Nhưng theo cha Rosica, các lãnh vực ấy lại nằm ngay tại trọng điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng như tình trạng nguy kịch của sự việc thuộc thế giới ngày nay. Vì chúng làm sáng tỏ điều này: khủng hoảng luân lý mới là cốt lõi của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Hai chủ đề quan trọng trong triều đại giáo hoàng hiện nay là chủ nghĩa tương đối về luân lý và việc loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài xã hội và sự sống con người. Trong thông điệp này, Đức Bênêđíctô XVI cho rằng: Một Kitô giáo của đức ái mà thiếu sự thật thì chỉ ít nhiều là một thay thế cho mớ xúc cảm tốt lành, có ích cho sự gắn bó xã hội, nhưng chẳng liên quan chi nhiều. Vì không có chỗ nào dành cho Thiên Chúa. Không có sự thật, đức ái chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp thiếu hẳn mọi tương quan.
Lạy Cha chúng con
Suốt hơn bốn năm qua, Đức Bênêđíctô XVI không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng việc ý thức hệ bác bỏ Thiên Chúa và chủ nghĩa vô thần dửng dưng, quên cả Đấng Tạo Hóa và đang dần quên cả các giá trị nhân bản, đã gây trở ngại cho việc phát triển ngày nay. Trong thông điệp này, ngài viết rõ: Một nền nhân bản loại bỏ Thiên Chúa là một nền nhân bản phi nhân.
Xin trích chính lời của ngài: “Các Kitô hữu mong thấy toàn thể gia đình nhân loại kêu cầu Thiên Chúa là ‘Cha chúng con’! Kết hợp với Con duy nhất của Người, mọi người hãy học biết cầu nguyện với Chúa Cha và, như lời dạy của chính Chúa Giêsu, xin Người ban cho ta ơn biết làm vinh danh Người bằng cách sống theo ý Người, được tiếp nhận bánh ăn hàng ngày mà ta cần có, hiểu biết và quảng đại đối với những người mắc nợ ta, đừng bị cám dỗ quá mức chịu đựng và được giải thoát khỏi sự dữ”.
Theo cha Rosica, những lời như trên không phát xuất từ từ vựng của chủ nghĩa chính xác chính trị và chủ nghĩa bao hàm giả tạo. Chúng phát xuất từ tâm trí của một trong những nhà tư tưởng lớn nhất thời ta.
Một lãnh vực khác chắc chắn cũng làm phiền lòng nhiều độc giả hay khiến họ phải bác bỏ chính là phẩm giá và lòng kính trọng sự sống con người, một lãnh vực không thể nào tách rời khỏi các vấn đề có liên quan tới việc phát triển các dân tộc. Đức GH cho rằng: Trong các nước đã phát triển về kinh tế, việc làm luật trái với sự sống hiện rất phổ thông, và nó đã lên khuôn cho các thái độ và thực hành luân lý, góp pần vào việc phổ biến não trạng chống sinh sản; nhiều cố gắng thường xuyên đã được đưa ra nhằm xuất cảng não trạng này tới các quốc gia khác như thể đó là một hình thức tiến bộ văn hóa vậy. Ngài nói thêm: “Chào đón sự sống là điều chủ yếu đối với sự phát triển chân chính. Khi một xã hội tiến tới việc bác bỏ hay dập tắt sự sống, nó không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để cố gắng phục vụ điều thiện đích thực của con người nữa. Nếu sự nhậy cảm có tính bản thân và tính xã hội đối với việc chấp nhận sự sống mới mất đi, thì các hình thức chấp nhận khác có giá trị đối với xã hội cũng tàn lụi theo”.
Theo cha Rosica, không có câu nào trong thông điệp tóm tắt đầy đủ cuộc khủng hoảng và cả thông điệp nữa hay hơn câu này: “những thiệt hại nhân bản luôn bao gồm các thiệt hại kinh tế, và khủng hoảng kinh tế luôn liên lụy tới các thiệt hại nhân bản”.
Các cái nhìn cũ và mới của Thông Điệp
Cha David O’Connell, chủ tịch Đại Học Công Giáo America tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, nhận định rằng thông điệp mới của Đức Bênêđíctô XVI đã dùng các nguyên tắc cổ truyền để soi sáng các vấn đề xã hội thời nay như hoàn cầu hóa, nền kinh tế, kỹ thuật học và mội trường.
Cha O’Connell đồng thời cũng là nhà tham khảo tại Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh, và là phát ngôn viên toàn quốc của Giáo Hội về các vấn đề giáo dục cao đẳng Công Giáo.
Theo cha, đây là một thông điệp rất sáng chói. Dựa vào huấn quyền của nửa thế kỷ trước đây, Đức Thánh Cha đã đưa lại cho chúng ta một lăng kính thần học, được khai triển sau nhiều suy tư lâu dài về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, chân lý và tự do, và tính tối thượng của con người nhân bản trong hiệp thông tình yêu, mà ta phải sử dụng để xem sét giáo huấn và lý thuyết xã hội của Giáo Hội. Có thể coi thông điệp này như một cử hành đối với giáo huấn xã hội của Giáo Hội, nhất là đối với thông điệp nổi tiếng của Đức Phaolô VI, “Tiến Bộ Các Dân Tộc”. Trong thông điệp này, Đức Cố Giáo Hoàng cổ xúy việc phát triển con người toàn diện, coi nó như trách nhiệm của Giáo Hội và toàn thể nhân loại trong mọi chiều kích của cuộc sống họ.
Phải phát triển con người toàn diện, vì theo cha O’Connell, con người, trong tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI cũng như của các vị tiền nhiệm, không phải chỉ là tổng số các phần trong con người của họ, mà là một toàn bộ gắn bó gồm mọi chiều kích thể lý, thiêng liêng, xã hội, tâm lý, xúc cảm, tính dục… Giáo huấn của chúng ta không chỉ bàn đến con người toàn diện trong chính họ mà thôi, mà còn bàn đến tính toàn diện của họ trong bối cảnh một cộng đoàn những con người đang cố gắng đạt tới công lý trong và qua việc phục vụ ích chung.
Theo cha O’Connell, giáo huấn xã hội của Giáo Hội luôn có tính khai triển, xây dựng trên những gì đã có trước đó. Dù Đức Thánh Cha tỏ ra thông thạo các truyền thống thần học và giáo hội học của Giáo Hội, ngài vẫn có những đóng góp đúng nghĩa vào việc triển khai niềm tin Công Giáo qua việc lồng các trước tác và tầm nhìn của riêng ngài vào bản văn.
Theo cha O‘Connell, điều quan trọng hơn cả là ý thức và khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc nói với xã hội đương thời trong tính hết sức phức tạp của nó bằng cách liên hệ học lý của Giáo Hội với thế giới ta đang sống: hoàn cầu hóa, nền kinh tế, các vấn đề về sự sống, kỹ thuật học, môi trường v.v… Cái nhìn thần học của ngài cho thấy một tầm nhìn và một vẻ đẹp “luôn luôn cũ và luôn luôn mới”. Nói đến đức ái như tâm điểm giáo huấn xã hội của Giáo Hội là nói tới mệnh lệnh xưa của chính Chúa Giệsu đòi ta phải yêu thương người lân cận. Thích ứng giáo huấn ấy vào các vấn đề hiện nay khiến thông điệp này mới mẻ và có liên quan một cách đặc biệt.
Về tương quan giữa đức ái và sự thật, Cha O’Connell cho hay: chân lý như ánh sáng và đức ái như hậu quả thuận lý của ánh sáng đó đã trở nên cho nhân loại con đường đạt được công lý và thể hiện được ích chung. Trong tư cách thầy dạy phổ quát, “sự thật” hết sức quan trọng đối với Đức Thánh Cha. Trong tư cách mục tử phổ quát, “Đức ái” phải đứng hàng đầu.
Viết thông điệp này, Đức Thánh Cha muốn nói với mọi người thiện chí. Ngài đã dành cả hai năm để chuẩn bị. Cho nên đây là một sứ điệp có chất lượng đòi phải được đọc đi đọc lại cẩn thận, được phân tích và bình luận đàng hoàng cũng như suy tư cầu nguyện. Hy vọng nó được dùng làm đề tài giảng lễ cũng như giảng thuyết trong thế giới Công Giáo cũng như làm chủ đề cho các lớp thần học và kinh tế học để các đề tài chính của nó đạt được một cử tọa đông đảo.
Về vấn đề kỹ thuật, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng thách đố phát triển nhân bản ngày nay có liên hệ với tiến bộ kỹ thuật. Ngài gọi kỹ thuật học là một thực tại có tính nhân bản sâu sắc, có liên hệ với sự tự chủ và sự tự do của con người. Ngài cũng cho rằng kỹ thuật là khía cạnh khách quan trong hành động của con người nhưng cảnh cáo rằng tiến bộ kỹ thuật có thể làm nẩy sinh ra ý niệm tự coi mình là đầy đủ. Theo ngài, cả việc say mê lẫn việc phát triển kỹ thuật phải đi đôi với các quyết định phát sinh từ tính trách nhiệm nhân bản. Không thể có phát triển toàn diện và ích chung phổ quát, nếu không quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và tinh thần của con người, được xem sét trong tính toàn bộ gồm cả thân xác lẫn linh hồn.
Tổng Thống Obama cho hay ông muốn nói với Đức Thánh Cha về việc giúp đỡ người nghèo khó trên thế giới
Bùi Hữu Thư dịch
21:44 08/07/2009
Tổng Thống Obama cho hay ông muốn nói với Đức Thánh Cha về việc giúp đỡ người nghèo khó trên thế giới
Patricia Zapor: Catholic News Service
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Tổng Thống Barack Obama cho hay khi ông tiếp kiến Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày 10 tháng 7, ông muốn nói về việc khởi xướng các cải tiến căn bản tại hải ngoại và chính sách quốc nội Hoa Kỳ để bảo đảm cho nhiều người hơn có được sự an toàn về kinh tế.
Trong một hội nghị bàn tròn với các ký giả về tôn giáo ngày 2 tháng 7 và để chuẩn bị cho cuộc tiếp kiến tại Vatican, Tổng Thống Obama nói ông hy vọng sẽ trình được với Đức Thánh Cha về tất cả các cam kết các vị lãnh đạo chính phủ thế giới đã hứa trong Hội Nghị Thượng Đỉnh của Nhóm 20 tại Luân Đôn vào tháng Tư vừa qua.
Ông cho hay muốn nói về việc không những chỉ có người nghèo, mà cà những người thuộc giai cấp trung lưu có thể bị thiệt hại về tài chánh sẽ “có thể sống trong phẩm giá và an toàn."
Tổng Thống Obama sẽ đến Âu Châu để tham dự Hội Nghị của Nhóm Tám vị lãnh đaọ thế giới tại L'Aquila, Ý, nơi ông cho biết một trong những ưu tiên cao nhất của ông là kêu gọi các quốc gia phồn thịnh khác cùng cam kết gia tăng việc trợ giúp cho có sự an toàn về thực phẩm trên khắp thế giới.
Ông nói ông tin rằng chính sách tư bản là phương cách hữu hiệu nhất để tạo nên sự giầu có, và một trong những lãnh vực “Giáo Hội Công Giáo đã luôn luôn là kim chỉ nam về luân lý mạnh mẽ nhất là vấn để phân phối và làm sao để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có cơ hội hưởng thụ."
Ông nói chính phủ của ông đã có một kế hoạch để gia tăng gấp đôi tài nguyên, không chỉ cho những cứu trợ khẩn cấp và thực phẩm, mà còn đáp ứng vấn đề làm sao để hợp tác một cách tinh tế hơn trong việc phát triển khả năng tự túc về canh nông hữu hiệu tại nhiều quốc gia."
Trong một xã hội nơi có các cơ hội được dành cho tất cả mọi người, “rất dễ và tốt cho chính sách tư bản phát triển, chúng ta có những người dân có khả năng yểm trợ cho các doanh thương, vì họ có lợi tức và có thề sinh hoạt như những nhà tiêu thụ hữu hiệu."
Dựa trên các cuộc điện đàm với Đức Thánh Cha và các chính khách khác, Tổng Thống Obama nói cảm nghĩ của ông về Đức Thánh Cha là “một người có tổng hợp của một tài trí khôn ngoan và lòng xót thương sâu đậm."
Ông nói, công trình của Đức Thánh Cha về mặt liên tôn đặc biệt rất xuất sắc. Nhưng cũng như ông, Đức Thánh Cha đã gặp “một vài trở ngại và nguy hiểm khi muốn đem các nhóm tôn giáo lại gần nhau,” như đã xầy ta trong chuyến đi Trung Đông mới đây của Đức Thánh Cha.
Ông Obama cũng nói ông mong muốn thảo luận với Đức Thánh Cha về việc tìm kiếm hòa bình tại Trung Đông.
Ông nói, "Tôi nghĩ rằng quan điểm của chúng tôi cũng sẽ trùng hợp rất nhiều với quan điểm của Tòa Thánh. Và tôi cho rằng chúng tôi có thể là những thành phần hợp tác hữu hiệu để tiếp cận cùng một hướng đi hơn."
Thay đổi quan trọng tại Giáo Triều Roma.
Nguyễn Long Thao
21:48 08/07/2009
VATICAN CITY 8/07/09.- ĐGH Benedict XVI trong ngày thứ Tư 8/07/09 đã ký tự sắc sát nhập Uỷ Ban Giáo Hoàng “Giáo Hội Của Chúa” “Ecclesia Dei” vào Bộ Giáo Lý và Đức Tin, đồng thời bổ nhiệm ĐHY Joseph Levada, thay thế đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos là người từng điều hành cơ quan “Giáo Hội Của Chúa”.
Việc sát nhập Uỷ Ban Giáo Hoàng “Giáo Hội Của Chúa” và việc thay thế đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, theo giới quan sát, là một biến cố quan trọng nơi giáo triều Roma vì liên quan đến vấn đề người Do Thái và Nhóm Bảo Thủ Ly Khai Piô X.
Uỷ Ban Giáo Hoàng Giáo Hội Của Chúa “Ecclesia Dei” là một cơ quan của Tòa Thánh được thiết lập cách đây 20 năm có mục đích tạo điều kiện cho cộng đoàn bảo thủ ly khai Piô X do TGM Marcel Lefèbvre sáng lập, trở về hiệp thông với Giáo Hội. Mới đây ĐGH mở đường cho nhóm Bảo Thủ Ly Khai trở về với Giáo Hội qua việc cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin đồng thời rút lại vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục của nhóm đã được tấn phong bất hợp pháp.
Tuy nhiên, sau khi được rút vạ tuyệt thông, trong tháng Giêng vừa qua, Giám Mục Richard Williamson, một trong 4 Giám Mục trong nhóm Piô X lớn tiếng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng không có vụ Đức Quốc Xã dùng hơi độc giết 300,000 người Do Thái trong các trại tập trung.
Lời tuyên bố này làm dấy lên một phong trào phản đối của người Do Thái đối với Vatican, làm uy tín của Tòa Thánh bị giảm sút trên trường quốc tế.
Theo dư luận, Hồng Y Dario Castrillon Hoyos người điều hành Uỷ Ban Ecclesia Dei bị quy lỗi là không nhìn thấy vấn đề của các Giám Mục trong nhóm bảo thủ ly khai Piô X. Đồng thời nhóm ly khai Piô X còn tiếp tục coi thường Vatican qua việc tiếp tục phong chức cho hàng giáo sĩ và phổ biến trên mạng lưới toàn cầu những bài viết có nội dung phủ nhận việc Đức Quốc Xã tiêu diệt người Do Thái.
Nhận định của Giám Mục Williamson về vấn đề Do Thái và việc ĐGH rút lại vạ tuyệt thông cho vị Giám Mục này đã gây tổn hại cho vấn đề ngoại giao giữa Vatican và Israel. Giáo sĩ Trưởng của Do Thái Giáo trên toàn thế giới, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và ngay cả một số người Công Giáo đã lên tiếng phản đối Tòa Thánh Vatican trong vụ này.
Lập trường của Tòa Thánh Vatican là nhóm Piô X chỉ có thể được hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ nếu chấp nhận giáo huấn của Công Đồng Vatican II, phải tôn trọng các tôn giáo khác. Một số người Do Thái còn cáo buộc nhóm ly khai Piô X là có đầu óc bài Do Thái, muốn mọi người Do Thái phải theo đạo Công Giáo.
Việc sát nhập Uỷ Ban Giáo Hoàng “Giáo Hội Của Chúa” và việc thay thế đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, theo giới quan sát, là một biến cố quan trọng nơi giáo triều Roma vì liên quan đến vấn đề người Do Thái và Nhóm Bảo Thủ Ly Khai Piô X.
Uỷ Ban Giáo Hoàng Giáo Hội Của Chúa “Ecclesia Dei” là một cơ quan của Tòa Thánh được thiết lập cách đây 20 năm có mục đích tạo điều kiện cho cộng đoàn bảo thủ ly khai Piô X do TGM Marcel Lefèbvre sáng lập, trở về hiệp thông với Giáo Hội. Mới đây ĐGH mở đường cho nhóm Bảo Thủ Ly Khai trở về với Giáo Hội qua việc cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin đồng thời rút lại vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục của nhóm đã được tấn phong bất hợp pháp.
Tuy nhiên, sau khi được rút vạ tuyệt thông, trong tháng Giêng vừa qua, Giám Mục Richard Williamson, một trong 4 Giám Mục trong nhóm Piô X lớn tiếng tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng không có vụ Đức Quốc Xã dùng hơi độc giết 300,000 người Do Thái trong các trại tập trung.
Lời tuyên bố này làm dấy lên một phong trào phản đối của người Do Thái đối với Vatican, làm uy tín của Tòa Thánh bị giảm sút trên trường quốc tế.
Theo dư luận, Hồng Y Dario Castrillon Hoyos người điều hành Uỷ Ban Ecclesia Dei bị quy lỗi là không nhìn thấy vấn đề của các Giám Mục trong nhóm bảo thủ ly khai Piô X. Đồng thời nhóm ly khai Piô X còn tiếp tục coi thường Vatican qua việc tiếp tục phong chức cho hàng giáo sĩ và phổ biến trên mạng lưới toàn cầu những bài viết có nội dung phủ nhận việc Đức Quốc Xã tiêu diệt người Do Thái.
Nhận định của Giám Mục Williamson về vấn đề Do Thái và việc ĐGH rút lại vạ tuyệt thông cho vị Giám Mục này đã gây tổn hại cho vấn đề ngoại giao giữa Vatican và Israel. Giáo sĩ Trưởng của Do Thái Giáo trên toàn thế giới, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và ngay cả một số người Công Giáo đã lên tiếng phản đối Tòa Thánh Vatican trong vụ này.
Lập trường của Tòa Thánh Vatican là nhóm Piô X chỉ có thể được hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ nếu chấp nhận giáo huấn của Công Đồng Vatican II, phải tôn trọng các tôn giáo khác. Một số người Do Thái còn cáo buộc nhóm ly khai Piô X là có đầu óc bài Do Thái, muốn mọi người Do Thái phải theo đạo Công Giáo.
Đức Thánh Cha giải thích về Thông điệp mới của ngài
LM Trần Đức Anh, OP
22:19 08/07/2009
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 8 ngàn tín hữu hành hương tại Vatican sáng 8-7-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích ý nghĩa Thông điệp thứ ba của ngài ”Caritas in veritate” (Bác ái trong sự thật).
Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có hàng chục nữ tu dòng Thừa sai giáo lý, các nữ tu Phan Sinh Angelina, các đại chủng sinh giáo phận Lugo bên Tây Ban Nha, các tham dự viên khóa học quốc tế dành cho các nhà đào tạo thuộc phong trào Nước Chúa Kitô đến từ nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha..
Ngài tóm lược bài huấn giáo cho các tín hữu rằng:
”Hôm qua (7-7-2009), Thông điệp mới của tôi, Caritas in veritate, Bác ái trong sự thật, đã được công bố. Thông điệp này nói về sự phát triển con người toàn diện, không nhắm đưa ra những giải pháp kỹ thuật thực hành cho các vấn đề lớn về kinh tế của thời đại chúng ta ngày nay. Những vấn đề lớn của xã hội chúng ta vượt xa lãnh vực thực hành thuần túy và phải được cứu xét trong một toàn thể rộng lớn hơn. Qua đó, tôi muốn nhắc nhớ rằng sự phát triển toàn diện mỗi người và toàn thể nhân loại chỉ có thể đạt được trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Động lực chủ yếu dẫn đến mục tiêu ấy chính là bác ái trong sự thật, nghĩa là thái độ sẵn sàng dấn thân hành động theo tiêu chuẩn trao tặng nhưng không và qui hướng đời sống kinh tế và xã hội theo những tiêu chuẩn lớn, đó là tôn trọng sự sống con người, tôn trọng các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, cần tôn trọng luân lý đạo đức trong các hoạt động kinh tế và trong các trách nhiệm chính trị, nỗ lực phục vụ công ích cả trên bình diện hoàn vũ, tôn trọng luân lý đạo đức trong kỹ thuật và các phương tiện truyền thông. Sự canh tân xã hội chúng ta, một xã hội đang bị đau yếu tại nhiều nơi, đòi hỏi phải nghiêm túc suy nghĩ lại ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy nghĩ lại như thế phải dựa trên sự thật về con người. Thêm vào đó cần xác tín rằng con người không phải chỉ có thân xác, nhưng có cả linh hồn nữa, và sự phát triển con người toàn diện cũng phải bao gồm sự tăng trưởng về tinh thần.”
Huấn dụ bằng tiếng Ý:
Trước các bài huấn giáo tóm lược bằng các sinh ngữ, ĐTC đã diễn giảng dài hơn bằng tiếng Ý về Thông điệp mới của ngài và khẳng định rằng:
“Thông điệp mới của tôi, Caritas in veritate, đã được chính thức giới thiệu hôm qua, có quan điểm cơ bản lấy hứng từ một đoạn trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu hành Ephêrô, trong đó thánh Tông đồ với về hành động theo sự thật trong bác ái, như chúng ta vừa nghe đọc, ”Khi hành động theo sự thật trong bác ái, chúng ta tìm cách tăng trưởng trong mọi sự, hướng về Chúa là thủ lãnh, là Đức Kitô” (4,15). Vì thế, toàn thể đạo lý xã hội của Hội Thánh xoay quanh nguyên tắc ”bác ái trong sự thật”. Chỉ nhờ bác bác ái được lý trí và đức tin soi sáng, mới có thể đạt được những mục tiêu phát triển có giá trị nhân bản và nhân bản hóa.
ĐTC cũng nhận định rằng ”tình trạng thế giới, như thời sự những tháng gần đây cho thấy, tiếp tục trình bày những vấn đề không nhỏ và những xì căng đan về sự chênh lệch thái quá vẫn tiếp tục kéo dài, mặc dù đã có những cam kết dấn thân đã được đưa ra trong quá khứ. Một đàng người ta ghi nhận có những chênh lệch trầm trọng về mặt xã hội và kinh tế, đàng khác, từ nhiều phía, người ta yêu cầu có những cải tổ không thể trì hoãn được, để lấp đầy hố chia cách trong sự phát triển các dân tộc. Với mục tiêu đó, hiện tượng hoàn cầu hóa có thể là một cơ may thực sự, nhưng để được như thế, điều quan trọng là phải tiến hành một sự canh tân sâu rộng về văn hóa và luân lý, và một phân định theo tinh thần trách nhiệm về những quyết định cần đề ra cho công ích. Một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người, đó là điều có thể có được nếu người ta nỗ lực tái khám phá những giá trị luân lý đạo đức nền tảng, nghĩa là cần đưa ra những dự phóng mới về kinh tế, thiết định lại sự phát triển một cách đại đồng, dựa trên nền tảng luân lý về trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và trước con người, trong tư cách là thụ tạo của Thiên Chúa”.
ĐTC cảnh giác chống lại quan niệm ”coi trời bằng vung”, một sự tín thác vô giới hạn nơi tiềm năng của kỹ thuật rốt cuộc chỉ là ảo tưởng. Cần có những người ngay chính trong chính trị cũng như trong lãnh vực kinh tế, thành tâm chú ý tới công lích. Đặc biệt khi nhìn những nhu cầu cấp thiết của thế giới, cần kêu gọi sự chú ý của dư luận quần chúng về thảm trạng nạn đói và an ninh lương thực đang là vấn đề lớn của một phần quan trọng trong nhân loại. Thảm trạng to lớn ấy đang gọi hỏi lương tâm chúng ta: cần quyết liệt đương đầu với thảm trạng này và thăng tiến sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất. Tôi chắc chắn rằng con đường liên đới với sự phát triển các nước nghèo nhất chắc chắn sẽ giúp đề ra một dự phóng giải quyết cuộc khủng hoảng hoàn cầu hiện nay. Điều không thể nghi ngờ là cần thận trọng tái thẩm định vai trò và quyền lực chính trị của các quốc gia, trong một thời đại trong thực tế có những giới hạn chủ quyền của các nước vì bối cảnh mới về chính trị thương mai và tài chánh quốc tế. Đàng khác, không được thiếu sự tham gia trong tinh thần trách nhiệm của các công dân vào chính trị quốc gia và quốc tế, nhờ sự canh tân dấn thân của các hiệp hội các công nhân, được kêu gọi thiết lập những hợp lực mới trên bình diện địa phương và quốc tế. Trong lãnh vực này, các phương tiện truyền thông xã hội giữa một vai trò hàng đầu để tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau”.
Trong phần cuối của bài huấn dụ bằng tiếng Ý, ĐTC nhắn nhủ mọi người rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện để các tín hữu đang hoạt động trong lãnh vực kinh tế và chính trị, nhận thấy một điều rất quan trọng là cuộc sống chứng tá của họ phù hợp với Tin Mừng trong khi họ phục vụ xã hội. Đặc biệt tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện cho các vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ của khối G-8 đang gặp gỡ nhau trong những ngày này tại thành phố L'Aquila. Ước gì từ hội nghị thượng đỉnh quan trọng này của thế giới có thể nảy sinh những quyết định và hướng đi hữu ích cho sự phát triển mọi dân tộc, nhất là những dân tộc nghèo nhất. Chúng ta hãy phó thác các ý nguyện này cho sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và Mẹ của nhân loại.”
Sau khi ban phép lành, ĐTC đã chào thăm 6 GM, trước khi bắt tay chào hàng chục anh chị em tàn tật ngồi trên ghế lăn, trước khi chào các đôi vợ chồng mới cưới, rồi ngài tiến vào một phòng hội nhỏ gần lối ra của Đại thính đường để tiếp kiến phu nhân của các vị tổng thống và thủ tướng chính phủ các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-8.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi cho biết buổi tiếp kiến đã diễn ra trong một phòng hội nhỏ cạnh lối ra của Đại thính đường Phaolô 6. Các phu nhân được hai nữ bộ trưởng Italia tháp tùng và gồm có bà Margarita Zavala, phu nhân tổng thống Mêhicô, tiếp đến là phu nhân của các thủ tướng Anh quốc, Ấn độ, Thụy Điển, phu nhân tổng thống Nam Phi, và bà Margarida Sousa Uva, phu nhân của ông Barroso, chủ tịch Ủy ban hành pháp của Liên hiệp Âu Châu.
Sau buổi tiếp kiến, các phu nhân đã đến thăm vườn Vatican, đi qua hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và kính viếng Đền thờ Thánh Phêrô (SD 8-7-2009)
Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có hàng chục nữ tu dòng Thừa sai giáo lý, các nữ tu Phan Sinh Angelina, các đại chủng sinh giáo phận Lugo bên Tây Ban Nha, các tham dự viên khóa học quốc tế dành cho các nhà đào tạo thuộc phong trào Nước Chúa Kitô đến từ nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha..
Ngài tóm lược bài huấn giáo cho các tín hữu rằng:
”Hôm qua (7-7-2009), Thông điệp mới của tôi, Caritas in veritate, Bác ái trong sự thật, đã được công bố. Thông điệp này nói về sự phát triển con người toàn diện, không nhắm đưa ra những giải pháp kỹ thuật thực hành cho các vấn đề lớn về kinh tế của thời đại chúng ta ngày nay. Những vấn đề lớn của xã hội chúng ta vượt xa lãnh vực thực hành thuần túy và phải được cứu xét trong một toàn thể rộng lớn hơn. Qua đó, tôi muốn nhắc nhớ rằng sự phát triển toàn diện mỗi người và toàn thể nhân loại chỉ có thể đạt được trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô. Động lực chủ yếu dẫn đến mục tiêu ấy chính là bác ái trong sự thật, nghĩa là thái độ sẵn sàng dấn thân hành động theo tiêu chuẩn trao tặng nhưng không và qui hướng đời sống kinh tế và xã hội theo những tiêu chuẩn lớn, đó là tôn trọng sự sống con người, tôn trọng các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, cần tôn trọng luân lý đạo đức trong các hoạt động kinh tế và trong các trách nhiệm chính trị, nỗ lực phục vụ công ích cả trên bình diện hoàn vũ, tôn trọng luân lý đạo đức trong kỹ thuật và các phương tiện truyền thông. Sự canh tân xã hội chúng ta, một xã hội đang bị đau yếu tại nhiều nơi, đòi hỏi phải nghiêm túc suy nghĩ lại ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy nghĩ lại như thế phải dựa trên sự thật về con người. Thêm vào đó cần xác tín rằng con người không phải chỉ có thân xác, nhưng có cả linh hồn nữa, và sự phát triển con người toàn diện cũng phải bao gồm sự tăng trưởng về tinh thần.”
Huấn dụ bằng tiếng Ý:
Trước các bài huấn giáo tóm lược bằng các sinh ngữ, ĐTC đã diễn giảng dài hơn bằng tiếng Ý về Thông điệp mới của ngài và khẳng định rằng:
“Thông điệp mới của tôi, Caritas in veritate, đã được chính thức giới thiệu hôm qua, có quan điểm cơ bản lấy hứng từ một đoạn trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu hành Ephêrô, trong đó thánh Tông đồ với về hành động theo sự thật trong bác ái, như chúng ta vừa nghe đọc, ”Khi hành động theo sự thật trong bác ái, chúng ta tìm cách tăng trưởng trong mọi sự, hướng về Chúa là thủ lãnh, là Đức Kitô” (4,15). Vì thế, toàn thể đạo lý xã hội của Hội Thánh xoay quanh nguyên tắc ”bác ái trong sự thật”. Chỉ nhờ bác bác ái được lý trí và đức tin soi sáng, mới có thể đạt được những mục tiêu phát triển có giá trị nhân bản và nhân bản hóa.
ĐTC cũng nhận định rằng ”tình trạng thế giới, như thời sự những tháng gần đây cho thấy, tiếp tục trình bày những vấn đề không nhỏ và những xì căng đan về sự chênh lệch thái quá vẫn tiếp tục kéo dài, mặc dù đã có những cam kết dấn thân đã được đưa ra trong quá khứ. Một đàng người ta ghi nhận có những chênh lệch trầm trọng về mặt xã hội và kinh tế, đàng khác, từ nhiều phía, người ta yêu cầu có những cải tổ không thể trì hoãn được, để lấp đầy hố chia cách trong sự phát triển các dân tộc. Với mục tiêu đó, hiện tượng hoàn cầu hóa có thể là một cơ may thực sự, nhưng để được như thế, điều quan trọng là phải tiến hành một sự canh tân sâu rộng về văn hóa và luân lý, và một phân định theo tinh thần trách nhiệm về những quyết định cần đề ra cho công ích. Một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người, đó là điều có thể có được nếu người ta nỗ lực tái khám phá những giá trị luân lý đạo đức nền tảng, nghĩa là cần đưa ra những dự phóng mới về kinh tế, thiết định lại sự phát triển một cách đại đồng, dựa trên nền tảng luân lý về trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và trước con người, trong tư cách là thụ tạo của Thiên Chúa”.
ĐTC cảnh giác chống lại quan niệm ”coi trời bằng vung”, một sự tín thác vô giới hạn nơi tiềm năng của kỹ thuật rốt cuộc chỉ là ảo tưởng. Cần có những người ngay chính trong chính trị cũng như trong lãnh vực kinh tế, thành tâm chú ý tới công lích. Đặc biệt khi nhìn những nhu cầu cấp thiết của thế giới, cần kêu gọi sự chú ý của dư luận quần chúng về thảm trạng nạn đói và an ninh lương thực đang là vấn đề lớn của một phần quan trọng trong nhân loại. Thảm trạng to lớn ấy đang gọi hỏi lương tâm chúng ta: cần quyết liệt đương đầu với thảm trạng này và thăng tiến sự phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất. Tôi chắc chắn rằng con đường liên đới với sự phát triển các nước nghèo nhất chắc chắn sẽ giúp đề ra một dự phóng giải quyết cuộc khủng hoảng hoàn cầu hiện nay. Điều không thể nghi ngờ là cần thận trọng tái thẩm định vai trò và quyền lực chính trị của các quốc gia, trong một thời đại trong thực tế có những giới hạn chủ quyền của các nước vì bối cảnh mới về chính trị thương mai và tài chánh quốc tế. Đàng khác, không được thiếu sự tham gia trong tinh thần trách nhiệm của các công dân vào chính trị quốc gia và quốc tế, nhờ sự canh tân dấn thân của các hiệp hội các công nhân, được kêu gọi thiết lập những hợp lực mới trên bình diện địa phương và quốc tế. Trong lãnh vực này, các phương tiện truyền thông xã hội giữa một vai trò hàng đầu để tăng cường đối thoại giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau”.
Trong phần cuối của bài huấn dụ bằng tiếng Ý, ĐTC nhắn nhủ mọi người rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện để các tín hữu đang hoạt động trong lãnh vực kinh tế và chính trị, nhận thấy một điều rất quan trọng là cuộc sống chứng tá của họ phù hợp với Tin Mừng trong khi họ phục vụ xã hội. Đặc biệt tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện cho các vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ của khối G-8 đang gặp gỡ nhau trong những ngày này tại thành phố L'Aquila. Ước gì từ hội nghị thượng đỉnh quan trọng này của thế giới có thể nảy sinh những quyết định và hướng đi hữu ích cho sự phát triển mọi dân tộc, nhất là những dân tộc nghèo nhất. Chúng ta hãy phó thác các ý nguyện này cho sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội và Mẹ của nhân loại.”
Sau khi ban phép lành, ĐTC đã chào thăm 6 GM, trước khi bắt tay chào hàng chục anh chị em tàn tật ngồi trên ghế lăn, trước khi chào các đôi vợ chồng mới cưới, rồi ngài tiến vào một phòng hội nhỏ gần lối ra của Đại thính đường để tiếp kiến phu nhân của các vị tổng thống và thủ tướng chính phủ các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-8.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi cho biết buổi tiếp kiến đã diễn ra trong một phòng hội nhỏ cạnh lối ra của Đại thính đường Phaolô 6. Các phu nhân được hai nữ bộ trưởng Italia tháp tùng và gồm có bà Margarita Zavala, phu nhân tổng thống Mêhicô, tiếp đến là phu nhân của các thủ tướng Anh quốc, Ấn độ, Thụy Điển, phu nhân tổng thống Nam Phi, và bà Margarida Sousa Uva, phu nhân của ông Barroso, chủ tịch Ủy ban hành pháp của Liên hiệp Âu Châu.
Sau buổi tiếp kiến, các phu nhân đã đến thăm vườn Vatican, đi qua hang đá Đức Mẹ Lộ Đức và kính viếng Đền thờ Thánh Phêrô (SD 8-7-2009)
ĐHY André Vingt-Trois đọc thông điệp Caritas in Veritate
+ ĐHY André Vingt-Trois
23:12 08/07/2009
WHĐ (08.07.2009) – Ngay sau khi Thông điệp “Caritas in Veritate” của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vừa được công bố hôm qua, 07.07, Đức Hồng y André Vingt-Trois, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp đã đưa ra những nhận định ban đầu giúp đọc và hiểu Thông điệp này. Bài viết đăng trên trang web của HĐGM Pháp, WHĐ xin giới thiệu đến quý độc giả.
Trước khi đi vào phần giới thiệu những mốc lớn để đọc thông điệp Caritas in Veritate, tôi muốn chia sẻ với quý vị một ấn tượng riêng của tôi khi đọc thông điệp này lần đầu. Thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước hết đối với tôi là một tín thư tuyệt vời về niềm hy vọng ĐTC muốn gửi đến người công giáo và, rộng hơn, “mọi người thiện chí”, nghĩa là theo cách nói quen dùng, tất cả những ai quan tâm tới những suy tư của niềm tin Kitô giáo và sẵn sàng tiếp nhận mà không có thái độ tiêu cực ngay từ đầu.
Tín thư về niềm hy vọng này là như sau: nhân loại có sứ mệnh và phương tiện để làm chủ thế giới trong đó chúng ta đang sống. Không chỉ bởi vì nhân loại không bị chế ngự bởi một định mệnh, mà còn có thể biến đổi thế giới này qua tác động trên các biến cố và có thể phát triển sự công bằng và lòng yêu thương trong các quan hệ giữa con người với con người, trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và ngay cả vào một thời kỳ khủng hoảng như cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải trải qua.
Niềm hy vọng này đặt nền tảng trên một xác tín: trong vũ trụ, con người có một chiều kích riêng khiến con người không nằm trong sự chế ngự máy móc của các hiện tượng, tự nhiên, hay kinh tế và xã hội. Con người đảm nhận chiều kích riêng này trong phạm vi con người nhìn nhận mình là mình trong quan hệ với một Đấng lớn hơn mình, một Đấng Tuyệt đối, lớn hơn mỗi người chúng ta. Mọi con người, có tín ngưỡng hay không, đều phải có lập trường về vấn đề của một phán quyết đạo đức vượt khỏi các lợi ích riêng tư và lương tâm của mình là nhân chứng cho phán quyết này. Dĩ nhiên, đối với những người có tín ngưỡng, sự quy chiếu về một Đấng siêu việt có tên gọi là Thiên Chúa.
Một buổi sáng không đủ để đọc hết tập sách dày hơn một trăm trang này. Do đó, ở đây, tôi sẽ chỉ xin trình bày với các bạn một số điểm quy chiếu nổi bật khi đọc lần đầu.
Trước hết, phần mở đầu, như thường thấy ở Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, không chỉ đơn thuần là thủ tục, mà gần như một bài luận về phương pháp. Phần mở đầu có thể được coi như một thứ bình giải về đầu đề của thông điệp: tình yêu trong chân lý. Phần mở đầu này lấy lại một chủ đề về các quan hệ giữa lý tính và niềm tin ngài ưa thích. Ở đây ĐTC triển khai một suy tưởng về tác động qua lại giữa tình yêu và chân lý để nhấn mạnh rằng hai thực thể này lệ thuộc vào nhau như thế nào trong việc thực thi sắc thái riêng của mình. Tình thương không chân lý sẽ biến thành khuynh hướng đa cảm hay lòng khoan dung mang sắc thái gia trưởng không có tác động. Chân lý không tình thương có thể là hữu hiệu, nhưng luôn có nguy cơ giam mình trong một thứ thế giới kỹ thuật không biết đến chiều kích riêng của con người. “Chỉ có lòng bác ái, được ánh sáng của lòng tin và của lý tính soi sáng, mới giúp đạt tới được những mục tiêu của phát triển mang một giá trị nhân bản hơn và nhân hóa hơn.”
Như vậy, ở đây ĐTC trình bày một trong những chủ đề trung tâm của toàn bộ thông điệp là sự phát triển. Triển khai của ngài về sự phát triển trước hết nằm trong truyền thống của học thuyết xã hội của Giáo hội, ít là đối với thời kỳ hiện đại ngược lên tới cuối thế kỷ XIX với thông điệp Rerum Novarum [Tân sự] của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, năm 1891. Trong việc nhìn lại lịch sử này, ngài quan tâm đặc biệt tới Công đồng Vatican II, trên hết, Hiến chế Gaudium et Spes [Vui mừng và Hy vọng], và thông điệp của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, Populorum Progressio [Sự phát triển của các Dân tộc], 1967, dành cho sự “phát triển toàn diện” của con người. “Toàn diện” có nghĩa là liên quan đến mọi chiều kích của con người. Kế đó, ĐTC đề cập đến tình trạng hiện tại dưới ánh sáng của cương lĩnh có từ trên bốn mươi năm nay.
Ngài nêu lên những tiến bộ người ta có thể ghi nhận được, nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến một số tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt, khoảng cách càng ngày càng lớn giữa cái giàu mỗi ngày mỗi giàu lên và cái nghèo ngày càng nghèo đi, giữa các nước, và bên trong mỗi nước.
Tôi muốn nhấn mạnh đến hai điểm rất quan trọng của thông điệp.
1. Không có lĩnh vực nào của hoạt động con người vượt ra ngoài trách nhiệm đạo đức, dù là lĩnh vực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, hay lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tính đạo đức, giá trị con người của các hành động không chỉ là một câu hỏi người ta đặt ra sau đó khi mọi sự đã xong xuôi và đã được quyết định để phân chia phần chênh lệch. Đạo đức gắn liền với toàn bộ quy trình.
Đạo đức đặt nền tảng trên việc đánh giá các mục đích nhắm đến và các phương tiện đề ra để đạt đến các mục tiêu. Đây là vấn đề về ý nghĩa của hoạt động con người của từng người và của tập thể. Công bằng và công ích là hai tiêu chí để đánh giá điều gì là phù hợp với một sự phát triển thực sự mang tính nhân bản.
2. Sự suy tư về hiện tượng toàn cầu hóa và quan hệ của hiện tượng này với sự phát triển. Hiện tượng toàn cầu hóa được mở rộng đặt ra những điều kiện mới cho sự phát triển vì các mối quan hệ gia tăng và vì việc quốc tế hóa các trao đổi kinh tế và tài chính. Tình hình này dẫn đến việc xem xét một số vấn đề mà tôi chỉ xin liệt kê chứ không đi vào chi tiết:
– Nguy cơ để cho hiện tượng quốc tế hóa trong lĩnh vực kinh tế và tài chính phát triển mà thôi và bỏ qua các chiều kích xã hội và văn hóa của hiện tượng này.
– Hiện tượng toàn cầu hóa là một cơ may đối với một số nước nổi lên. Nhưng nó cũng là một hiểm họa đối với các nước khác, do thiếu sự điều tiết có tính cách quốc tế.
– Hiện tượng toàn cầu hóa tạo nên một thế quân bình mới giữa các tác nhân kinh tế, giữa các quốc gia và xã hội dân sự. Đặc biệt, các môi trường hành động của các quốc gia và các trách nhiệm của các quốc không còn như trước nữa. Vấn đề về một sự điều tiết quốc tế phải được đặt ra với những nỗ lực mới.
– Hiện tượng toàn cầu hóa này đặt ra vấn đề về sự phân phối các tài nguyên và phương tiện sản xuất. Cần phải phân tích các mục tiêu thật và các điều kiện của hình thức “thuê gia công ngoài nước” [outsourcing].
Thông điệp này, tuy đồ sộ về tầm vóc và về tính đa dạng của các vấn đề thông điệp đề cập đến, nhưng vẫn duy trì được sự thống nhất cái nhìn tổng quát về trách nhiệm trong hành động kinh tế và xã hội. Chính việc phục vụ con người mới là tiêu chí cùng tận và quyết định của dự án xã hội. Nhưng việc phục vụ nào, sự thăng tiến nào của con người cần phải được theo đuổi? Làm sao tôn trọng sự thống nhất của con người trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người? Do đó, cuối cùng, là phần diễn giải về một đạo luật căn bản của học thuyết xã hội của Giáo hội: vì con người toàn diện và vì mọi người.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=531&CateID=57)
Trước khi đi vào phần giới thiệu những mốc lớn để đọc thông điệp Caritas in Veritate, tôi muốn chia sẻ với quý vị một ấn tượng riêng của tôi khi đọc thông điệp này lần đầu. Thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước hết đối với tôi là một tín thư tuyệt vời về niềm hy vọng ĐTC muốn gửi đến người công giáo và, rộng hơn, “mọi người thiện chí”, nghĩa là theo cách nói quen dùng, tất cả những ai quan tâm tới những suy tư của niềm tin Kitô giáo và sẵn sàng tiếp nhận mà không có thái độ tiêu cực ngay từ đầu.
Tín thư về niềm hy vọng này là như sau: nhân loại có sứ mệnh và phương tiện để làm chủ thế giới trong đó chúng ta đang sống. Không chỉ bởi vì nhân loại không bị chế ngự bởi một định mệnh, mà còn có thể biến đổi thế giới này qua tác động trên các biến cố và có thể phát triển sự công bằng và lòng yêu thương trong các quan hệ giữa con người với con người, trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và ngay cả vào một thời kỳ khủng hoảng như cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải trải qua.
Niềm hy vọng này đặt nền tảng trên một xác tín: trong vũ trụ, con người có một chiều kích riêng khiến con người không nằm trong sự chế ngự máy móc của các hiện tượng, tự nhiên, hay kinh tế và xã hội. Con người đảm nhận chiều kích riêng này trong phạm vi con người nhìn nhận mình là mình trong quan hệ với một Đấng lớn hơn mình, một Đấng Tuyệt đối, lớn hơn mỗi người chúng ta. Mọi con người, có tín ngưỡng hay không, đều phải có lập trường về vấn đề của một phán quyết đạo đức vượt khỏi các lợi ích riêng tư và lương tâm của mình là nhân chứng cho phán quyết này. Dĩ nhiên, đối với những người có tín ngưỡng, sự quy chiếu về một Đấng siêu việt có tên gọi là Thiên Chúa.
Một buổi sáng không đủ để đọc hết tập sách dày hơn một trăm trang này. Do đó, ở đây, tôi sẽ chỉ xin trình bày với các bạn một số điểm quy chiếu nổi bật khi đọc lần đầu.
Trước hết, phần mở đầu, như thường thấy ở Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, không chỉ đơn thuần là thủ tục, mà gần như một bài luận về phương pháp. Phần mở đầu có thể được coi như một thứ bình giải về đầu đề của thông điệp: tình yêu trong chân lý. Phần mở đầu này lấy lại một chủ đề về các quan hệ giữa lý tính và niềm tin ngài ưa thích. Ở đây ĐTC triển khai một suy tưởng về tác động qua lại giữa tình yêu và chân lý để nhấn mạnh rằng hai thực thể này lệ thuộc vào nhau như thế nào trong việc thực thi sắc thái riêng của mình. Tình thương không chân lý sẽ biến thành khuynh hướng đa cảm hay lòng khoan dung mang sắc thái gia trưởng không có tác động. Chân lý không tình thương có thể là hữu hiệu, nhưng luôn có nguy cơ giam mình trong một thứ thế giới kỹ thuật không biết đến chiều kích riêng của con người. “Chỉ có lòng bác ái, được ánh sáng của lòng tin và của lý tính soi sáng, mới giúp đạt tới được những mục tiêu của phát triển mang một giá trị nhân bản hơn và nhân hóa hơn.”
Như vậy, ở đây ĐTC trình bày một trong những chủ đề trung tâm của toàn bộ thông điệp là sự phát triển. Triển khai của ngài về sự phát triển trước hết nằm trong truyền thống của học thuyết xã hội của Giáo hội, ít là đối với thời kỳ hiện đại ngược lên tới cuối thế kỷ XIX với thông điệp Rerum Novarum [Tân sự] của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, năm 1891. Trong việc nhìn lại lịch sử này, ngài quan tâm đặc biệt tới Công đồng Vatican II, trên hết, Hiến chế Gaudium et Spes [Vui mừng và Hy vọng], và thông điệp của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, Populorum Progressio [Sự phát triển của các Dân tộc], 1967, dành cho sự “phát triển toàn diện” của con người. “Toàn diện” có nghĩa là liên quan đến mọi chiều kích của con người. Kế đó, ĐTC đề cập đến tình trạng hiện tại dưới ánh sáng của cương lĩnh có từ trên bốn mươi năm nay.
Ngài nêu lên những tiến bộ người ta có thể ghi nhận được, nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến một số tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt, khoảng cách càng ngày càng lớn giữa cái giàu mỗi ngày mỗi giàu lên và cái nghèo ngày càng nghèo đi, giữa các nước, và bên trong mỗi nước.
Tôi muốn nhấn mạnh đến hai điểm rất quan trọng của thông điệp.
1. Không có lĩnh vực nào của hoạt động con người vượt ra ngoài trách nhiệm đạo đức, dù là lĩnh vực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, hay lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tính đạo đức, giá trị con người của các hành động không chỉ là một câu hỏi người ta đặt ra sau đó khi mọi sự đã xong xuôi và đã được quyết định để phân chia phần chênh lệch. Đạo đức gắn liền với toàn bộ quy trình.
Đạo đức đặt nền tảng trên việc đánh giá các mục đích nhắm đến và các phương tiện đề ra để đạt đến các mục tiêu. Đây là vấn đề về ý nghĩa của hoạt động con người của từng người và của tập thể. Công bằng và công ích là hai tiêu chí để đánh giá điều gì là phù hợp với một sự phát triển thực sự mang tính nhân bản.
2. Sự suy tư về hiện tượng toàn cầu hóa và quan hệ của hiện tượng này với sự phát triển. Hiện tượng toàn cầu hóa được mở rộng đặt ra những điều kiện mới cho sự phát triển vì các mối quan hệ gia tăng và vì việc quốc tế hóa các trao đổi kinh tế và tài chính. Tình hình này dẫn đến việc xem xét một số vấn đề mà tôi chỉ xin liệt kê chứ không đi vào chi tiết:
– Nguy cơ để cho hiện tượng quốc tế hóa trong lĩnh vực kinh tế và tài chính phát triển mà thôi và bỏ qua các chiều kích xã hội và văn hóa của hiện tượng này.
– Hiện tượng toàn cầu hóa là một cơ may đối với một số nước nổi lên. Nhưng nó cũng là một hiểm họa đối với các nước khác, do thiếu sự điều tiết có tính cách quốc tế.
– Hiện tượng toàn cầu hóa tạo nên một thế quân bình mới giữa các tác nhân kinh tế, giữa các quốc gia và xã hội dân sự. Đặc biệt, các môi trường hành động của các quốc gia và các trách nhiệm của các quốc không còn như trước nữa. Vấn đề về một sự điều tiết quốc tế phải được đặt ra với những nỗ lực mới.
– Hiện tượng toàn cầu hóa này đặt ra vấn đề về sự phân phối các tài nguyên và phương tiện sản xuất. Cần phải phân tích các mục tiêu thật và các điều kiện của hình thức “thuê gia công ngoài nước” [outsourcing].
Thông điệp này, tuy đồ sộ về tầm vóc và về tính đa dạng của các vấn đề thông điệp đề cập đến, nhưng vẫn duy trì được sự thống nhất cái nhìn tổng quát về trách nhiệm trong hành động kinh tế và xã hội. Chính việc phục vụ con người mới là tiêu chí cùng tận và quyết định của dự án xã hội. Nhưng việc phục vụ nào, sự thăng tiến nào của con người cần phải được theo đuổi? Làm sao tôn trọng sự thống nhất của con người trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống con người? Do đó, cuối cùng, là phần diễn giải về một đạo luật căn bản của học thuyết xã hội của Giáo hội: vì con người toàn diện và vì mọi người.
(Nguồn: http://www.hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=531&CateID=57)
Top Stories
Internet plays key role in China's latest unrest
Alexa Olesen, AP
01:46 08/07/2009
BEIJING - The brawl between Han Chinese and Uighurs in southern China was scarcely covered by state media, but accounts and photos spread quickly via the Internet and became a spark that helped ignite deadly riots thousands of miles away in the Uighur homeland.
Even in tightly controlled China, relatively unfettered commentaries and images circulating on Web sites helped stir up tensions and rally people to join an initially peaceful protest in the Xinjiang region that spiraled into violence Sunday, leaving more than 150 people dead.
In China, as in Iran and other hotspots, the Internet, social networking and micro-blogging are playing a central role in mobilizing people power — and becoming contested ground as governments fight back.
In the Internet age, events in "places like Xinjiang or Tibet, which were always considered very remote," can suddenly become close and immediate for people around the world, said Xiao Qiang, director of the Berkeley China Internet Project at the University of California-Berkeley.
Since the outburst in the Xinjiang capital of Urumqi, the Chinese government has blocked Twitter and Facebook, scrubbed news sites, unplugged the Internet entirely in some places and slowed it and cell phone service to a crawl in others to stifle reports about the violence — and get its own message out that authorities are in control.
Key-word filters have been activated on search engines like Baidu and Google's Chinese version so that searches for "Xinjiang" or "Uighur" only turn up results that jibe with the official version of events.
That a fight in one part of China could impact a riot 10 days later thousands of miles away underscores how slippery fast-evolving communication technologies can be even for an authoritarian government with the world's most extensive Internet monitoring system.
State media reports said only two people died in the June 25 fight between Uighur and Han Chinese workers at a toy factory in southern Shaoguan city. In the days that followed, however, graphic photos spread on the Internet purportedly showing at least a half-dozen bodies of Uighurs, with Han Chinese — members of China's majority ethnic group — standing over them, arms raised in victory.
Expunged from some sites, the photos were posted and reposted, some on overseas servers beyond the reach of censors. Their impact was amplified by postings on bulletin boards and other sites.
Uighurbiz.cn, a site popular among Uighurs, carried an open letter over the weekend suggesting there would be revenge for the factory fight. "You've beaten Uighurs, killed Uighurs and perhaps never thought about the consequences," said the letter posted by someone using the Uighur alias Yadkar.
A flurry of postings on another popular site, Diyarim.com, began calling for action in Urumqi. Diyarim's founder, Dilixati, remembers one: "Gather at 5 p.m. at People's Square. Young people if you have time come to the square." The messages kept reappearing, and he called police to alert them and took the site off-line, said Dilixati, who would give only his first name for fear of reprisals.
Hours after Sunday's riot, when police were still trying to pacify Urumqi's streets, Xinjiang's leaders went on TV to denounce Uighur separatists living abroad for using Diyarim and Uighurbiz to organize the disturbance.
That the riot occurred in Urumqi may be testament to its being the most-wired place in Xinjiang, a remote region of vast deserts and towering mountains that juts into Central Asia.
Mobile phone coverage is typically stable in the city and people use handheld devices to go online, said Dru Gladney, a Uighur expert at the Pacific Basin Institute at Pomona College in California. In Urumqi, "people have these technologies literally at their fingertips," he said.
Elsewhere in Xinjiang, the best services are provided at closely monitored Internet cafes, where Uighurs may be less comfortable posting sensitive information, Gladney said.
Only a dozen years ago, when China was scarcely wired, details of the authorities' brutal quelling of a similar protest by Uighurs in the city of Yining leaked out slowly and even today remain obscure. An official death toll of nine is disputed by exiled Uighurs and rights groups who say fatalities may have been 10 times that or greater.
Unplugging Internet and cell phone service has become standard practice for dealing with civil unrest. The government did so in March over worries about renewed anti-Chinese demonstrations in Tibetan areas.
Though officials usually prefer to keep silent about such tactics, Urumqi's top Communist Party official, Li Zhi, told a news conference Tuesday that the Internet was deliberately cut off in parts of the city. He said it was done "in order to quench the riot quickly and prevent violence from spreading to other places."
Such censorship does not quiet unrest for long, but instead ends up giving rumors more credence than they deserve, said Berkeley's Xiao.
"The more you try to police the Internet, and delete information, the more those rumors become some kind of truth and people just pick what they want to believe," said Xiao. "That's the negative direct consequences of such tight information control."
(Source: http://tech.yahoo.com/news/ap/20090707/ap_on_hi_te/as_china_wired_uighurs)
Even in tightly controlled China, relatively unfettered commentaries and images circulating on Web sites helped stir up tensions and rally people to join an initially peaceful protest in the Xinjiang region that spiraled into violence Sunday, leaving more than 150 people dead.
In China, as in Iran and other hotspots, the Internet, social networking and micro-blogging are playing a central role in mobilizing people power — and becoming contested ground as governments fight back.
In the Internet age, events in "places like Xinjiang or Tibet, which were always considered very remote," can suddenly become close and immediate for people around the world, said Xiao Qiang, director of the Berkeley China Internet Project at the University of California-Berkeley.
Since the outburst in the Xinjiang capital of Urumqi, the Chinese government has blocked Twitter and Facebook, scrubbed news sites, unplugged the Internet entirely in some places and slowed it and cell phone service to a crawl in others to stifle reports about the violence — and get its own message out that authorities are in control.
Key-word filters have been activated on search engines like Baidu and Google's Chinese version so that searches for "Xinjiang" or "Uighur" only turn up results that jibe with the official version of events.
That a fight in one part of China could impact a riot 10 days later thousands of miles away underscores how slippery fast-evolving communication technologies can be even for an authoritarian government with the world's most extensive Internet monitoring system.
State media reports said only two people died in the June 25 fight between Uighur and Han Chinese workers at a toy factory in southern Shaoguan city. In the days that followed, however, graphic photos spread on the Internet purportedly showing at least a half-dozen bodies of Uighurs, with Han Chinese — members of China's majority ethnic group — standing over them, arms raised in victory.
Expunged from some sites, the photos were posted and reposted, some on overseas servers beyond the reach of censors. Their impact was amplified by postings on bulletin boards and other sites.
Uighurbiz.cn, a site popular among Uighurs, carried an open letter over the weekend suggesting there would be revenge for the factory fight. "You've beaten Uighurs, killed Uighurs and perhaps never thought about the consequences," said the letter posted by someone using the Uighur alias Yadkar.
A flurry of postings on another popular site, Diyarim.com, began calling for action in Urumqi. Diyarim's founder, Dilixati, remembers one: "Gather at 5 p.m. at People's Square. Young people if you have time come to the square." The messages kept reappearing, and he called police to alert them and took the site off-line, said Dilixati, who would give only his first name for fear of reprisals.
Hours after Sunday's riot, when police were still trying to pacify Urumqi's streets, Xinjiang's leaders went on TV to denounce Uighur separatists living abroad for using Diyarim and Uighurbiz to organize the disturbance.
That the riot occurred in Urumqi may be testament to its being the most-wired place in Xinjiang, a remote region of vast deserts and towering mountains that juts into Central Asia.
Mobile phone coverage is typically stable in the city and people use handheld devices to go online, said Dru Gladney, a Uighur expert at the Pacific Basin Institute at Pomona College in California. In Urumqi, "people have these technologies literally at their fingertips," he said.
Elsewhere in Xinjiang, the best services are provided at closely monitored Internet cafes, where Uighurs may be less comfortable posting sensitive information, Gladney said.
Only a dozen years ago, when China was scarcely wired, details of the authorities' brutal quelling of a similar protest by Uighurs in the city of Yining leaked out slowly and even today remain obscure. An official death toll of nine is disputed by exiled Uighurs and rights groups who say fatalities may have been 10 times that or greater.
Unplugging Internet and cell phone service has become standard practice for dealing with civil unrest. The government did so in March over worries about renewed anti-Chinese demonstrations in Tibetan areas.
Though officials usually prefer to keep silent about such tactics, Urumqi's top Communist Party official, Li Zhi, told a news conference Tuesday that the Internet was deliberately cut off in parts of the city. He said it was done "in order to quench the riot quickly and prevent violence from spreading to other places."
Such censorship does not quiet unrest for long, but instead ends up giving rumors more credence than they deserve, said Berkeley's Xiao.
"The more you try to police the Internet, and delete information, the more those rumors become some kind of truth and people just pick what they want to believe," said Xiao. "That's the negative direct consequences of such tight information control."
(Source: http://tech.yahoo.com/news/ap/20090707/ap_on_hi_te/as_china_wired_uighurs)
Vietnam: More dissidents arrested
J.B. An Dang
07:47 08/07/2009
Vietnamese authorities arrested two pro-democracy activists accused of attempting to overthrow the communist government, state-run media reported Tuesday.
Both the arrested dissidents had served in Vietnam army, the online newspaper VN Express said. Nguyen Tien Trung, 26, was arrested at home in Southern Ho Chi Minh city on Tuesday, a day after he had been discharged from the army. Army veteran Lieutenant Colonel Tran Anh Kim, 60, was taken into custody in northern Thai Binh province on Monday.
In a news conference held in Hanoi on Tuesday, police accused Trung, who obtained a Master Degree in Science at the National Institute of Applied Sciences in Rennes France in 2007, of establishing an organization called the Movement of Democratic Youth that aimed to collude with anti-government forces at home and overseas to bring about a 'change of political regime' in Vietnam.
Police said Trung wrote blogs, distributed several documents, ran the 'Democracy Youth Forum' on the internet and made speeches at meetings to incite people to oppose the government.
He was also accused of inciting university students to protest China's move to set up an administrative district for the disputed Spratlys and Paracel islands in the South China Sea in December 2007.
Trung also allegedly attempted to instigate demonstrations against the Olympic torch relay in Ho Chi Minh City in April last year, the official Vietnam News Agency (VNA) reported.
Tran Anh Kim, a member of the pro-democracy grouping Bloc 8406 and general secretary of the Vietnam Democratic Party, was arrested on Monday on a charge of 'acting to undermine the State, violating Article 88 of Vietnam's Criminal Code.'
Kim was accused of working with exile groups in the United States including Viet Tan, which the communist country considers a terrorist organization, to sabotage the government, VNA said.
Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in an attempt to stifle freedom of expression and association. The new wave of arrests came three weeks after the detention of Le Cong Dinh, a prominent lawyer known for his pro-democracy writings and defense of human rights activists, and within a week after a group of 37 U.S. senators urged Vietnam's president to free Father Thadeus Nguyen Van Ly, a Catholic priest who had spent 16 years in prison for rights advocacy activities. Fr. Thadeus Nguyen was jailed for eight years in March 2007 on charges that he spread propaganda against Vietnam's communist government.
Both the arrested dissidents had served in Vietnam army, the online newspaper VN Express said. Nguyen Tien Trung, 26, was arrested at home in Southern Ho Chi Minh city on Tuesday, a day after he had been discharged from the army. Army veteran Lieutenant Colonel Tran Anh Kim, 60, was taken into custody in northern Thai Binh province on Monday.
In a news conference held in Hanoi on Tuesday, police accused Trung, who obtained a Master Degree in Science at the National Institute of Applied Sciences in Rennes France in 2007, of establishing an organization called the Movement of Democratic Youth that aimed to collude with anti-government forces at home and overseas to bring about a 'change of political regime' in Vietnam.
Police said Trung wrote blogs, distributed several documents, ran the 'Democracy Youth Forum' on the internet and made speeches at meetings to incite people to oppose the government.
He was also accused of inciting university students to protest China's move to set up an administrative district for the disputed Spratlys and Paracel islands in the South China Sea in December 2007.
Trung also allegedly attempted to instigate demonstrations against the Olympic torch relay in Ho Chi Minh City in April last year, the official Vietnam News Agency (VNA) reported.
Tran Anh Kim, a member of the pro-democracy grouping Bloc 8406 and general secretary of the Vietnam Democratic Party, was arrested on Monday on a charge of 'acting to undermine the State, violating Article 88 of Vietnam's Criminal Code.'
Kim was accused of working with exile groups in the United States including Viet Tan, which the communist country considers a terrorist organization, to sabotage the government, VNA said.
Vietnamese authorities have recently arrested at least 30 dissidents, including a number of prominent lawyers, in an attempt to stifle freedom of expression and association. The new wave of arrests came three weeks after the detention of Le Cong Dinh, a prominent lawyer known for his pro-democracy writings and defense of human rights activists, and within a week after a group of 37 U.S. senators urged Vietnam's president to free Father Thadeus Nguyen Van Ly, a Catholic priest who had spent 16 years in prison for rights advocacy activities. Fr. Thadeus Nguyen was jailed for eight years in March 2007 on charges that he spread propaganda against Vietnam's communist government.
Nuovi arresti in Vietnam di atttivisti per la democrazia
Asia-News
15:26 08/07/2009
A finire in manette, tra ieri e lunedì, due ex militari. L’accusa è di aver promosso movimenti che mirano a cambare l’attuale regime politico. Negli ultimi tempi, il governo ha stretto la morsa sui dissidenti, 30 dei quali sono finiti in carcere. Una settimana fa un gruppo di senatori americani aveva chiesto la libberazione di padre Thadeus Nguyen Van Ly.
Hanoi (AsiaNews) – Proseguono in Vietnam gli arresti di attivisti per la democrazia. Gli ultimi due sono entrambi ex militari. Ieri, il giorno dopo la fine del suo servizio, a Ho Chi Minh City è stato preso Nguyen Tien Trung, 26 anni. Il colonnello Tran Anh Kim, 60 anni, è stato invece catturato lunedì a Thai Binh.
L’arresto dei due ex militari fa parte di un’ondata di misure repressive contro persone accusate a vario titolo di essere dissidenti: 30 negli ultimi tempi, e giunge dopo l’imprigionamento di Le Cong Dinh, un avvocato noto per i suoi scritti a favore e in difesa dei diritti umani e appena ad una settimana da quando un gruppo di 37 senatori americani ha chesto al presidente vietnamita di liberare padre Thadeus Nguyen Van Ly (nella foto, durante il suo processo). Padre Ly è un sacerdote cattolico di 62 anni, condannato nel 2007 ad otto anni di prigione e cinque di residenza sorvegliata, con l’accusa di essere all’origine di un movimento per la democrazia, chiamato “Blocco 8406”, sorto nell’aprile 2006, che ha duemila aderenti, e di sostenere gruppi illegali quali il Partito progressista del Vietnam.
Quanto ai due ultimi arresti, Trung, secondo quanto la polizia ha dichiarato ieri, è responsabile di aver organizzato un movimento chiamato Movement of Democratic Youth, intenzionato a collaborare con forze antigovernative nazionali e straniere per ottenere un “cambiamento di regime politico” in Vietnam. La polizia ha detto che Trung ha scritto blog, distribuito documenti, lanciato su internet il Democracy Youth Forum e tenuto discorsi in occasione di incontri per incitare il popolo a opporsi al governo.
Egli è anche accusato di aver incitato nel dicembre 2007 gli studenti universitari a protestare contro i passi cinesi per realizzare un distretto amministrativo per le disputate isole Paracel e Spratlys, nel Mar cinese meridionale. Gli si imputa anche di aver tentato di organizzare dimostrazioni contro il passaggio della torcia olimpica a Ho Chi Minh City, nell’aprile dell’anno scorso.
Il colonnello Tran Anh Kim fa parte del gruppo Bloc 8406 ed è segretario del Partito democratico vietnamita. E’ accusato di “azioni per minare lo Stato, violando l’articolo 88 del Codice penale”. L’agenzia ufficiale VNA sostiene che ha collaborato con gruppi di esuli negli Stati Uniti, compreso il Viet Tan, che Hanoi considera un gruppo terroristico, per sabotare il governo.
Hanoi (AsiaNews) – Proseguono in Vietnam gli arresti di attivisti per la democrazia. Gli ultimi due sono entrambi ex militari. Ieri, il giorno dopo la fine del suo servizio, a Ho Chi Minh City è stato preso Nguyen Tien Trung, 26 anni. Il colonnello Tran Anh Kim, 60 anni, è stato invece catturato lunedì a Thai Binh.
L’arresto dei due ex militari fa parte di un’ondata di misure repressive contro persone accusate a vario titolo di essere dissidenti: 30 negli ultimi tempi, e giunge dopo l’imprigionamento di Le Cong Dinh, un avvocato noto per i suoi scritti a favore e in difesa dei diritti umani e appena ad una settimana da quando un gruppo di 37 senatori americani ha chesto al presidente vietnamita di liberare padre Thadeus Nguyen Van Ly (nella foto, durante il suo processo). Padre Ly è un sacerdote cattolico di 62 anni, condannato nel 2007 ad otto anni di prigione e cinque di residenza sorvegliata, con l’accusa di essere all’origine di un movimento per la democrazia, chiamato “Blocco 8406”, sorto nell’aprile 2006, che ha duemila aderenti, e di sostenere gruppi illegali quali il Partito progressista del Vietnam.
Quanto ai due ultimi arresti, Trung, secondo quanto la polizia ha dichiarato ieri, è responsabile di aver organizzato un movimento chiamato Movement of Democratic Youth, intenzionato a collaborare con forze antigovernative nazionali e straniere per ottenere un “cambiamento di regime politico” in Vietnam. La polizia ha detto che Trung ha scritto blog, distribuito documenti, lanciato su internet il Democracy Youth Forum e tenuto discorsi in occasione di incontri per incitare il popolo a opporsi al governo.
Egli è anche accusato di aver incitato nel dicembre 2007 gli studenti universitari a protestare contro i passi cinesi per realizzare un distretto amministrativo per le disputate isole Paracel e Spratlys, nel Mar cinese meridionale. Gli si imputa anche di aver tentato di organizzare dimostrazioni contro il passaggio della torcia olimpica a Ho Chi Minh City, nell’aprile dell’anno scorso.
Il colonnello Tran Anh Kim fa parte del gruppo Bloc 8406 ed è segretario del Partito democratico vietnamita. E’ accusato di “azioni per minare lo Stato, violando l’articolo 88 del Codice penale”. L’agenzia ufficiale VNA sostiene che ha collaborato con gruppi di esuli negli Stati Uniti, compreso il Viet Tan, che Hanoi considera un gruppo terroristico, per sabotare il governo.
PHILIPPINES: Les attentats à la bombe se succédant les uns aux autres dans le sud philippin, les évêques catholiques appellent au calme
Eglises d'Asie
15:32 08/07/2009
Après l’attentat commis, le 5 juillet, à proximité immédiate de la cathédrale du diocèse de Cotabato, deux attentats à la bombe ont fait trois morts et 34 blessés le 7 juillet dans le sud philippin. De Manille où il participait à un forum pour la paix organisé par l’Eglise catholique, l’évêque auxiliaire de Cotabato, Mgr Jose Colin Bagaforo, a appelé au calme et au respect des vies civiles. « Epargnez les civils, tout spécialement si ces actions sont liées à la guerre que se font les militaires et le MILF (Front moro de libération islamique) », a-t-il déclaré le 7 juillet. Le président de la Conférence des évêques, Mgr Angel Lagdameo, archevêque de Jaro, a, pour sa part, appelé ceux qui sont derrière ces attentats à renoncer à la violence.
L’attentat qui a fait deux morts à Jolo le 7 juillet ressemble à celui qui a fait six morts à Cotabato (1). A 7 h 45 du matin, la bombe qui a explosé à Jolo était placée sur une motocyclette garée à proximité de l’église de Notre-Dame du Mont Carmel, la cathédrale du diocèse de Jolo. Situé dans l’archipel des Sulu, à l’extrême sud-ouest des Philippines, le vicariat apostolique de Jolo compte un peu plus de 25 000 catholiques pour une population d’un million d’habitants, très majoritairement musulmans. En 1997, l’évêque du lieu, Mgr De Jesus, OMI, avait été abattu sur les marches de sa cathédrale. Depuis, plusieurs prêtres ont trouvé la mort ou ont été enlevés dans cette région connue pour être le principal repère d’Abu Sayyaf, ce groupe agissant à la frontière du grand banditisme et de l’extrémisme islamique et qui s’est distingué, ces dernières années, par des enlèvements de civils philippins et étrangers.
Selon le chef de la police à Jolo, un deuxième engin explosif a pu être désamorcé à proximité immédiate de la cathédrale et, si aucune revendication n’a pour l’heure été communiquée, on peut penser que c’est bien la mouvance liée à Abu Sayyaf qui a mené cette action terroriste.
Le même jour, quelques heures plus tard, une autre explosion faisait un mort et plusieurs blessés à Iligan City, sur l’île de Mindanao. Selon le chef de la force anti-terroriste des Philippines, Ricardo Blancaflor, la cible des terroristes était l’armée car la bombe a explosé à côté d’un véhicule militaire garé à proximité d’un bureau de prêteur sur gages.
A Manille, Mgr Orlando Quevedo, archevêque de Cotabato, a rappelé que, ces derniers années, différents attentats à la bombe s’étaient révélés être motivés non par des buts politiques mais crapuleux. Des éléments dissidents du MILF opèrent dans la clandestinité, a-t-il de plus précisé.
(1) Voir dépêche ci-dessus
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2009)
L’attentat qui a fait deux morts à Jolo le 7 juillet ressemble à celui qui a fait six morts à Cotabato (1). A 7 h 45 du matin, la bombe qui a explosé à Jolo était placée sur une motocyclette garée à proximité de l’église de Notre-Dame du Mont Carmel, la cathédrale du diocèse de Jolo. Situé dans l’archipel des Sulu, à l’extrême sud-ouest des Philippines, le vicariat apostolique de Jolo compte un peu plus de 25 000 catholiques pour une population d’un million d’habitants, très majoritairement musulmans. En 1997, l’évêque du lieu, Mgr De Jesus, OMI, avait été abattu sur les marches de sa cathédrale. Depuis, plusieurs prêtres ont trouvé la mort ou ont été enlevés dans cette région connue pour être le principal repère d’Abu Sayyaf, ce groupe agissant à la frontière du grand banditisme et de l’extrémisme islamique et qui s’est distingué, ces dernières années, par des enlèvements de civils philippins et étrangers.
Selon le chef de la police à Jolo, un deuxième engin explosif a pu être désamorcé à proximité immédiate de la cathédrale et, si aucune revendication n’a pour l’heure été communiquée, on peut penser que c’est bien la mouvance liée à Abu Sayyaf qui a mené cette action terroriste.
Le même jour, quelques heures plus tard, une autre explosion faisait un mort et plusieurs blessés à Iligan City, sur l’île de Mindanao. Selon le chef de la force anti-terroriste des Philippines, Ricardo Blancaflor, la cible des terroristes était l’armée car la bombe a explosé à côté d’un véhicule militaire garé à proximité d’un bureau de prêteur sur gages.
A Manille, Mgr Orlando Quevedo, archevêque de Cotabato, a rappelé que, ces derniers années, différents attentats à la bombe s’étaient révélés être motivés non par des buts politiques mais crapuleux. Des éléments dissidents du MILF opèrent dans la clandestinité, a-t-il de plus précisé.
(1) Voir dépêche ci-dessus
(Source: Eglises d'Asie, 8 juillet 2009)
Interview the Provincial of the West Australian Province of Josephites
Hong Nhung
15:37 08/07/2009
Hong Nhung:
Dear Sister Morgan,
We are here on behalf of VietCatholic News Agency, a media outlet for the Church in Vietnam and Vietnamese Catholic Communities around the world.
We understand the Order of St Joseph of the Sacred Heart is a faith community founded by Blessed Mary MacKillop and Fr. Julian Woods in 1866. After more than a century, could you please to let us know on the development of the Order? And its current structure?
Sr. Pauline Morgan:
Yes certainly, it began in Adelaide, Australia and then spread to all the states in Australia and now it’s in Ireland and Peru and East Timor. Wherever the needs have been, the sisters have gone to all different parts of the world.
Hong Nhung:
From the beginning, the Josephites have lived among ordinary people in groups of two or three to provide education and support for the children and families. How do they live now and apart from providing education, is there anything else in their ministry?
Sr. Pauline Morgan:
Yes, we still live in twos and threes. Sometimes in ones, sometimes in fours. It depends where we are and what the need is and how many sisters there are. I guess, as well as education, even in Mary Mackillop’s time, there was social work and the poor and now still, whenever there is a need, we have social work with the homeless women in Fremantle, the Aboriginal people in the Kimberly’s and very poor people in Peru. There are still sisters nursing in hospitals and aged care places, in orphanages, in centre care, caring for people with financial difficulties, with counselling. I think the list would go on and on. There are many, many sisters in many, many places.
Hong Nhung:
In your experience, what basic questions should a woman discerning a religious vocation ask herself? And what is it precisely that makes a woman think she has a religious vocation?
Sr. Pauline Morgan:
That’s such an interesting question and even the sisters, we talk about what it might be. But it is a call from God and it’s a call that stays with us and then we look at the life usually we’ve known some sisters and admired them and wanted to do some work with them. Some people say that for a religious vocation, it’s like three doors -- people want to get close to God to pray, they want to help people to do good in the world and they’d like to join a group of like-minded people who are doing the same kind of work. So instead of working alone, they’re working with a group of people who have a similar love of God and love of people.
Hong Nhung:
If a woman wants to join in the Josephite vowed religious lifestyle, what she needs to do and what criteria she must meet?
Sr. Pauline Morgan:
Okay, usually, the person has met some other sisters. Though sometimes these days, they have even read about it on the Internet. But usually they know a sister and the work that the sister is doing, so the probably spend some time with her talking about it and then looking at, “Is this the life for me?” “Would I like to give my life to God?” “Would I like to work with the poor or to help people in need?” And then, “Would I like to live with a group of people?” And so people take time to think and pray and look at if they choose this lifestyle, they’re not choosing marriage and children. So it’s quite an adult decision. But I think burning in a person’s heart there’s a longing to do that.
Hong Nhung:
We would like to ask you a question relating to the canonization of Blessed Mary MacKillop. Is there any development in the process for her canonization recently?
Sr. Pauline Morgan:
Well quite recently, the doctors who were examining the second miracle, were able to say that, “Yes, it was a cure” And so that information will now be passed on to the Theologians in Rome and then they will look at it and say whether it is considered a miracle or not. Then the recommendation would be put to the Pope to make her a saint. So there are four more steps and the steps are slowly going through that process. It’ll probably happen at least within our lifetime. [Laughs]
Hong Nhung:
Thanks for your time and your help to raise awareness among our readers on the real meaning of the word vocation, and the call to holiness.
Dear Sister Morgan,
We are here on behalf of VietCatholic News Agency, a media outlet for the Church in Vietnam and Vietnamese Catholic Communities around the world.
We understand the Order of St Joseph of the Sacred Heart is a faith community founded by Blessed Mary MacKillop and Fr. Julian Woods in 1866. After more than a century, could you please to let us know on the development of the Order? And its current structure?
Sr. Pauline Morgan:
Yes certainly, it began in Adelaide, Australia and then spread to all the states in Australia and now it’s in Ireland and Peru and East Timor. Wherever the needs have been, the sisters have gone to all different parts of the world.
Hong Nhung:
From the beginning, the Josephites have lived among ordinary people in groups of two or three to provide education and support for the children and families. How do they live now and apart from providing education, is there anything else in their ministry?
Sr. Pauline Morgan:
Yes, we still live in twos and threes. Sometimes in ones, sometimes in fours. It depends where we are and what the need is and how many sisters there are. I guess, as well as education, even in Mary Mackillop’s time, there was social work and the poor and now still, whenever there is a need, we have social work with the homeless women in Fremantle, the Aboriginal people in the Kimberly’s and very poor people in Peru. There are still sisters nursing in hospitals and aged care places, in orphanages, in centre care, caring for people with financial difficulties, with counselling. I think the list would go on and on. There are many, many sisters in many, many places.
Hong Nhung:
In your experience, what basic questions should a woman discerning a religious vocation ask herself? And what is it precisely that makes a woman think she has a religious vocation?
Sr. Pauline Morgan:
That’s such an interesting question and even the sisters, we talk about what it might be. But it is a call from God and it’s a call that stays with us and then we look at the life usually we’ve known some sisters and admired them and wanted to do some work with them. Some people say that for a religious vocation, it’s like three doors -- people want to get close to God to pray, they want to help people to do good in the world and they’d like to join a group of like-minded people who are doing the same kind of work. So instead of working alone, they’re working with a group of people who have a similar love of God and love of people.
Hong Nhung:
If a woman wants to join in the Josephite vowed religious lifestyle, what she needs to do and what criteria she must meet?
Sr. Pauline Morgan:
Okay, usually, the person has met some other sisters. Though sometimes these days, they have even read about it on the Internet. But usually they know a sister and the work that the sister is doing, so the probably spend some time with her talking about it and then looking at, “Is this the life for me?” “Would I like to give my life to God?” “Would I like to work with the poor or to help people in need?” And then, “Would I like to live with a group of people?” And so people take time to think and pray and look at if they choose this lifestyle, they’re not choosing marriage and children. So it’s quite an adult decision. But I think burning in a person’s heart there’s a longing to do that.
Hong Nhung:
We would like to ask you a question relating to the canonization of Blessed Mary MacKillop. Is there any development in the process for her canonization recently?
Sr. Pauline Morgan:
Well quite recently, the doctors who were examining the second miracle, were able to say that, “Yes, it was a cure” And so that information will now be passed on to the Theologians in Rome and then they will look at it and say whether it is considered a miracle or not. Then the recommendation would be put to the Pope to make her a saint. So there are four more steps and the steps are slowly going through that process. It’ll probably happen at least within our lifetime. [Laughs]
Hong Nhung:
Thanks for your time and your help to raise awareness among our readers on the real meaning of the word vocation, and the call to holiness.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa Ca trưởng giáo phận Phan Thiết hành hương Đức Mẹ TaPao
Pm. Cao Huy Hoàng
21:31 08/07/2009
PHAN THIẾT - Sau ba ngày dạy và học thật vất vả, hôm nay, ngày 8-7-2009, Ban Giảng Huấn cùng 200 học trò hành hương về Tàpao để tri ân và tôn vinh Đức Mẹ Tàpao.
Xem hình ảnh hành hương
Ngay từ 4g sáng, chủng viện bị đánh thức bởi những tiếng chuyện trò thầm thì của các học viên thức sớm chuẩn bị cho chuyến hành hương đặc biệt. Đèn trên phòng của các Thầy cũng đã sáng tự hồi nào. À thì ra, cả thầy cùng trò đều đang nóng lòng về bên Mẹ.
4g45, Thầy trò cùng điểm tâm mỗi người một ổ bánh mì - ăn đứng, ăn đi, ăn trong sân chủng viện, ăn với nhau thật thân tình. 6 chiếc xe du lịch đàng hoàng đã đậu sẵn trong sân. 5g15, Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, Tổng Đại Diện, đã đến, và khởi kinh đầu ngày để dâng ngày mới cho Đức Mẹ Tàpao, một ngày sốt sắng hành hương về bên Mẹ, một ngày tôn vinh và tri ân Mẹ.
Sau lời nguyện và phép lành của Đức Ông, Thầy trò cùng lên xe đăng trình Tàpao trực chỉ. Thầy Phạm Đức Huyến ngồi cạnh Đức Ông to nhỏ chuyện gì, không ai biết, nhưng ai cũng có thể đoán được: ngồi bên Đức Ông nếu không lần chuỗi với Đức Ông, thì cũng nghe Đức Ông đọc thơ yêu Mẹ. Và dự đoán ấy đã không sai, hai vị thật tâm đắc.
Đức Ông năm nay đã 83 tuổi, đi đứng bắt đầu khó khăn lụm khụm rồi. Còn Thầy cũng đã sắp vào tuổi “thất thập cổ lai hy”. Anh em chúng tôi rất mong Đức Ông lên được đến linh đài, nhưng cũng rất lo ngại. Cũng lo ngại cho sức khỏe của Thầy nữa, vì mấy ngày liền làm việc quá sức, quá tải! Nhưng đã rõ là tình yêu có thể vượt thắng tất cả. Lòng yêu mến Đức Mẹ tăng thêm sức lực cho hai vị. Thầy có vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, và nhanh chân hơn. Thầy đã đến linh đài rồi. Một cúi mình thật sâu kính Mẹ. Chỉ chưa đầy 7 phút sau. Đức Ông cũng tiến lên bậc thang cuối cùng trong tiếng vỗ tay vui mừng vang dội.
Tất cả học viên đã sẵn sàng vào chỗ theo sự sắp xếp của Thầy Đinh Thiện Bản, và bắt đầu ôn tập mấy bài hát chuẩn bị cho giờ tôn vinh và tri ân Đức Mẹ Tàpao.
Đức Ông đứng trước Đức Mẹ nhìn lên Mẹ rất mến yêu, và mở lời mời gọi mọi người sốt sắng tôn vinh Mẹ. Các Thầy và ban Giảng huấn, đứng trước 200 học viên, chung quanh đài Mẹ.
Mấy lời thân thưa với Mẹ, một đại diện bắt đầu:
“Lạy Mẹ Maria, ngày 7 và 8 -12-2008, ngày Đại Hội Thánh Nhạc của Giáo Phận chúng con tại Linh Địa Tàpao này, và Ngày Giáo Phận khai mạc Năm Thánh Kính Đức Mẹ, chúng con đã tha thiết xin Mẹ cho chúng con được đào tạo để phục vụ Chúa và Giáo Hội cách xứng đáng và hiệu quả hơn. Chỉ sau hơn 5 tháng, chúng con được tin lời xin của chúng con được Mẹ nhậm lời. Và những ngày qua, ước mơ của chúng con đã thành hiện thực. Thầy Phạm Đức Huyến, ban giảng huấn, và tất cả Ân Nhân xa gần của chúng con, là ơn lộc của Mẹ ban cho chúng con. Mỗi chúng con, có thể xác tín đây là ơn lạ lùng của Mẹ Tàpao dành cho các ca trưởng Giáo Phận và cho Giáo Phận chúng con. Sau ba ngày học tập, Thầy trò chúng con hôm nay cùng về đây Tạ Ơn Mẹ và nguyện xin mẹ tiếp tục muôn ơn cho chúng con. Chúng con xin bắt đầu với lời nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa công việc của chúng con nên đạo đức trước mặt Chúa và Đức Mẹ”
Tất cả cùng cất cao kinh Cầu Xin Chúa Thánh Thần thật sốt sắng.
Một nữ học viên thuộc hạt Đức Tánh, nơi Đức Mẹ chọn đứng trên núi Tàpao, đã dâng lời nguyện, như một lời thống hối trước nhan Mẹ:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, nếu trước nhan Mẹ ở nhà riêng trong phút kinh đêm trầm lắng, ở Giáo xứ rộn tiếng hoan ca, chúng con đã nghe tiếng Mẹ thầm thì nhắc nhủ: “Hãy mau ăn năn đền tội, hãy tôn sùng mẫu tâm, hãy năng làn hạt Mân Côi”….thì tại nơi đây, nơi linh địa Tàpao thân thương nầy, chúng con càng được nghe rõ hơn, rõ từng lời một của Mẹ. Và hơn thế nữa, có thể trong chúng con, có người, hoặc tất cả đang nghe giọng Mẹ trầm buồn: “Sao vương vấn hương đời, quên lời mẹ khuyên thống hối” (lời bài hát Chuỗi ngọc vàng kinh, NS.Phạm Đức Huyến).
Vâng, kính lạy Mẹ rất thánh, rất mến yêu, vì Mẹ luôn yêu thương đoàn con cái Mẹ nơi trần gian, và ước mong con cái Mẹ được vinh phúc Thiên đàng nhờ hồng ân cứu rỗi của Đức Giêsu con Mẹ, nên mẹ luôn tha thiết mời gọi mọi người trở về với Chúa. Mẹ đã gửi thông điệp yêu thương của Mẹ qua Chuỗi Ngọc Mân Côi như phương thế trợ lực cho ơn cứu rỗi.
Hôm nay, thêm một lần nữa, trước nhan Mẹ, chúng con thêm một lần khấn hứa: xin dâng lên Mẹ lời kinh Mân côi với ngàn lời yêu mến, với lòng thống hối và với niềm tin Mẹ sẽ dẫn dắt chúng con về bên suối nguồn hồng ân, trong hạnh phúc Thiên đàng, và được vui nép mình bên ánh huy hoàng của Mẹ”
Soeur Ca Trưởng Hồng Trang tiến lên và điều khiển bài Chuỗi Ngọc Vàng Kinh. Tay nhịp nhẹ nhàng làm tiếng hát mang một chút thâm trầm của nỗi buồn thống hối. Rồi tay nhịp vươn lên chất ngất niềm tin yêu nơi tình yêu thương của Mẹ, tin yêu nơi Chuỗi Ngọc Mân Côi như kinh vàng dâng tiến đẹp lòng Thiên Chúa, tin yêu Mẹ dẫn đời về thảnh thơi nơi chốn thánh bình an.
Một nam học viên đại diện cho hạt Hàm Thuận Nam tiếp lời nguyện xin, giọng trầm ấm:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, Mẹ đứng trên núi Tàpao, như đứng trên ngọn Carmelo thưở nào. Mẹ nhìn xuống đoàn con cái của Thiên Chúa với lòng yêu thương của Mẹ Thiên Chúa, của Ái Nữ Thiên Chúa Cha, của Hiền Mẫu ngôi Chúa Con, và từ Cung Ngà Điện Ngọc của Chúa Thánh Thần. Vì tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, nên đã bao năm qua, Mẹ vẫn kiên trì mời gọi và chờ đợi con cái của Thiên Chúa về bên Mẹ, để Mẹ đưa về với Tình Yêu Thiên Chúa.
Vâng Mẹ chờ các con về, để Mẹ tái sinh niềm tin yêu hy vọng của con cái Mẹ đã bị cuốn trôi theo bao cơn lũ của dòng đời nghiệt ngã, để Mẹ phục hồi trái tim biết yêu, trái tim nhân hậu nơi những trái tim chai lì sỏi đá vì trái tim đã từng va chạm với lòng người gian trá điêu ngoa.
Mẹ chờ các con về, để đốt lên trong chúng con lửa kính mến Thiên Chúa đã tắt ngúm từ thuở nào…. Lạy Mẹ Maria Tàpao, với niềm xác tín ấy, chúng con về đây, cất tiếng hát vang kính chào Mẹ, và xin Mẹ tái sinh chúng con lòng kính mến Chúa yêu người”.
Linh Mục Nhạc Sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt tiến lên điều khiển bài hợp xướng “Maria Hiền Mẫu Tàpao”. Dòng âm thanh trào tràn niềm hân hoan khi cất tiếng tung hô danh Mẹ Hiền Mẫu, rồi chùng xuống như chia sẻ nỗi lòng chờ đợi của Mẹ đã bao năm và kết thúc với lời ngợi ca Ave Maria hoành tráng.
Thinh lặng một chút. Tiếp một lời nguyện tâm tình nữa của một đại diện:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, chúng con được vinh dự gọi Mẹ là Mẹ của Giáo Phận Phan Thiết chúng con. Nhưng chúng con càng vinh dự hơn nữa, khi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Giêsu, và là Mẹ chúng sinh toàn nhân loại. Mẹ là Mẹ của tất cả những ai được tạo sinh bởi lòng yêu của Thiên Chúa. Chúng con thật vô cùng cảm kích tấm lòng của Mẹ. Nhưng chúng con đôi khi cảm thấy thật bẽ bàng, vì người khắp bốn phương hướng lòng về Mẹ, hơn nửa vòng trái đất, tuôn về với Mẹ, người ở xa yêu mến Mẹ…. Còn chúng con, đang rất gần với Mẹ, nhưng lòng lại cách xa.
Mỗi dịp hành hương về đây bên Mẹ, lòng chúng con lại được ấm lên lòng yêu mến. Hôm nay, cùng với đoàn người yêu mến Mẹ từ bên kia đại dương, từ nửa vòng trái đất, chúng con lại được về đây, thống hối và xin lỗi vì lòng yêu nguội lạnh…
Lạy Mẹ Maria Tàpao, chúng con đã nhận được bao nhiêu ân tình và ơn lành của Mẹ, xin Mẹ nhận lấy chúng con, nhận lấy ước muốn hiến dâng của chúng con, ước muốn tận hiến cho Mẹ, để phụng sự Chúa và giáo hội, một ước muốn được cháy lên rực rỡ qua khóa huấn luyện đầy nỗ lực của cả thầy trò chúng con, và cũng đầy sốt sắng thánh thiện, nhờ ơn Mẹ”
Nhạc Sư Phạm Đức Huyến điều khiển bài Hợp Xướng “Về đây bên Mẹ” - một bài thánh ca chắt chiu cả nỗi lòng của người con nơi xứ xa hướng về quê nhà, nơi có Mẹ vẫn ngóng chờ từng đêm nơi núi rừng thiêng thánh. Đũa nhịp tung đều từng nét dịu dàng đến đường bay song song với tay nhịp duyên dáng. Tất cả tâm tình xuất thần tung cao như khuấy động cả trời yêu, làm sóng âm thanh phía ca viên vỡ bờ dâng cao ngọn triều từ lòng yêu say đắm! Về Đây Bên Mẹ đời con đẹp lắm! Hát cho say khúc hát của mong chờ!
Thầy dừng lại bài hát một cách tiếc nuối. Sự tiếc nuối của chính mình và của cả học viên. Phút thinh lặng rỡ ràng niềm say mến. Thầy Phạm Đức Huyến xúc động tận cõi lòng, trào dâng nước mắt “Thưa Mẹ Tàpao kính yêu, dù ở rất xa, nhưng lòng con luôn ở gần bên Mẹ, con luôn yêu mến Mẹ” rồi nghẹn ngào mấy lời yêu nhỏ dần, trầm dần, không thu âm được! Một vòng người trên lễ đài nơi linh địa, rưng rưng!
Mấy phút thinh lặng của những người đang yêu, đang để cho lòng mình tan ngấm trong tình yêu tuyệt vời. “Mẹ ơi con yêu Mẹ”.
Thánh lễ Tạ ơn Mẹ, bắt đầu. Cùng đồng tế với Đức Ông có các Lm. Phaolô Hoàng Kim Tốt, cố vấn Ban Thánh Nhạc, Lm. Pet. Nguyễn Văn Quang, TB. Thánh Nhạc GP, Lm. Pet. Đặng Hữu Châu, đặc trách Thánh Nhạc, Hạt Đức Tánh.
Các Thầy trong Ban Giảng Huấn: Văn Tùng, Lê Hùng, Lê Hà và chính Thầy Phạm Đức Huyến chia nhau điều khiển các bài hát trong thánh lễ, giúp các ca viên yên tâm hát và hát thật sốt sắng.
Đầu Thánh Lễ, Đức Ông cho biết thánh lễ được dâng kính Đức Mẹ Tàpao, Mẹ giáo phận, đồng thời, cầu cho Linh Hồn Phanxicô Assisi cố Nhạc Sĩ Hải Linh (Thầy Phạm Đức Huyến là cháu của cố Nhạc Sĩ).
Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt giảng trong thánh lễ. Ngài triển khai đoạn phúc âm về tiệc cưới Cana: “Sẽ là một sĩ nhục cho tôi, nếu hỏi tôi định giá viện tim là bao nhiêu. Vâng, chỉ một câu nói thôi, nhưng đã gói ghém cả tấm lòng, tình thương và trách nhiệm của Bác Sĩ A. Carpentier, Ngừi đã sáng lập viện tim Sài Gòn. Cũng vậy, chỉ một câu ngắn gọn “Họ hết rượu rồi” (Ga.2,6) đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng, tâm tình và trách nhiệm liên đới của Mẹ Maria khi dự đám cưới ở Cana”.
Từ việc 6 chum nước biến thành 6 chum rượu, ngài nói đến việc Chúa Giêsu làm cho mọi thực tại trần gian được biến đổi nên hoàn hảo. Sự biến đổi ấy có sự tham gia tinh tế, nhạy cảm của Mẹ Maria. Mẹ luôn nhạy cảm trước nhu cầu của tha nhân. Tất cả chúng ta hôm nay đây học gương sống nhạy cảm của Mẹ. Và tạ ơn Mẹ là việc hợp lý, vô cùng hợp lý. Vì chính sự nhạy cảm của Mẹ đối với các ca trưởng giáo phận, mà Mẹ cũng đã nói với Chúa Giêsu rằng “ họ hết rượu rồi”. Quả thật, 6 chum rượu mới cho chúng ta, có thể nói là 6 ngày được huấn luyện thật quí giá. Người đóng góp với Chúa Giêsu cho công việc biến nước thành rượu cho chúng ta hôm nay, là sự trăn trở của Đức Giám Mục, là lời cầu nguyện của Đức ông, của các Linh mục, của nhiều người, và đặc biệt là sự đóng góp cụ thể của Thầy Phạm Đức Huyến, của quí ân nhân, của Ban Giảng Huấn….
Kết bài giảng, cha nhắc nhở mọi học viên cũng phải góp phần mình để biến nước thành rượu tại Giáo Xứ của mình, nơi những công việc mình đang phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Sau thánh lễ, Đức Ông, quí Cha, cùng Thầy trò chụp hình chung ngay trước tượng đài Mẹ Maria Tàpao, đánh dấu một ngày bên Mẹ tuyệt vời, không thể nào phai mờ trong đời.
Có cơ hội vừa là kỷ niệm về bên Mẹ Tàpao, vừa là kỷ niệm khó quên với Thầy Phạm Đức Huyến, với quí thầy… các học viên tranh nhau xin chụp hình chung với Thầy, với các Thầy, và với nhau… dưới chân Mẹ. Tôi tưởng như có người đang nhìn thấy Mẹ cười âu yếm lắm. Mẹ đang nhìn đoàn con cái Mẹ hồn nhiên quí mến nhau. Mỗi người là một hồng ân của nhau. Đến bây giờ tôi mới hiểu, khi xúc động dưới chân Mẹ mà tôi không thu âm được, Thầy Phạm Đức Huyến nói: “ Con cảm ơn Đức Mẹ đã gửi con đến cho các ca trưởng tại Giáo Phận Phan Thiết này, và cũng gửi các ca trưởng thân yêu đến cho con”.
Từ biệt Mẹ, thầy trò xuống núi, dùng cơm trưa tại Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh mục với sự tiếp đón nồng hậu của Cha Pet. Đặng Hữu Châu và các Dì. Có mệt, nhưng ai cũng vui trong lòng.
13g00 đoàn xe của Thầy trò tham quan Thác Bà, với ba làn thác nối tiếp nhau đưa nước nguồn trắng xóa xuống những vách đá, trong vắt, mát lạnh. Thầy trò lại được dịp ngồi bên nhau, trên đá, tâm tình réo rắt theo tiếng thác, tiếng suối mơ màng!
14g30, tất cả lên đường trở về chủng viện. Xe nào cũng chở đầy niềm vui, rộn ràng niềm vui.
Được tin Đức Cha Phaolô Giám Mục Giáo Phận đã trở về bình yên sau chuyến Ad limina, Ban Tổ chức và Ban Giảng Huấn đã về Tòa Giám Mục, để chào mừng Đức Cha thân yêu, vị Cha chung của Giáo Phận.
Đức Cha thật vui mừng trở về bình an, và nghe biết khóa huấn luyện ca trưởng Giáo Phận đang tiến hành tốt đẹp. Đức Cha biểu dương Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã nổ lực tổ chức khóa học, đáp ứng được lòng mong ước của Đức Cha, và nguyện vọng của các Ca Trưởng. Đức Cha cảm ơn Thầy Phạm Đức Huyến, Ban Giảng Huấn và các ân nhân đã không những tài trợ mà còn trực tiếp giảng dạy cho ca trưởng Giáo Phận, góp phần tôn vinh Chúa xứng đáng hơn trong Phụng vụ Thánh Nhạc. Đức Cha cũng mong ước các khóa học sẽ còn được tiếp tục cho những năm sau, để công việc đào tạo luôn được nối dài phù hợp với nhịp thăng tiến của Giáo Hội.
Một ngày 08-7-2009 của các ca trưởng giáo phận Phan Thiết đầy kỷ niệm khó quên.
Kính tạ ơn Thiên Chúa. Kính tạ ơn Đức Mẹ Maria Tàpao. Tạ ơn Đức Cha, Đức Ông, Quí Cha, quí Thầy, quí ân nhân, và tất cả những tấm lòng yêu mến.
Xem hình ảnh hành hương
Ngay từ 4g sáng, chủng viện bị đánh thức bởi những tiếng chuyện trò thầm thì của các học viên thức sớm chuẩn bị cho chuyến hành hương đặc biệt. Đèn trên phòng của các Thầy cũng đã sáng tự hồi nào. À thì ra, cả thầy cùng trò đều đang nóng lòng về bên Mẹ.
4g45, Thầy trò cùng điểm tâm mỗi người một ổ bánh mì - ăn đứng, ăn đi, ăn trong sân chủng viện, ăn với nhau thật thân tình. 6 chiếc xe du lịch đàng hoàng đã đậu sẵn trong sân. 5g15, Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa, Tổng Đại Diện, đã đến, và khởi kinh đầu ngày để dâng ngày mới cho Đức Mẹ Tàpao, một ngày sốt sắng hành hương về bên Mẹ, một ngày tôn vinh và tri ân Mẹ.
Sau lời nguyện và phép lành của Đức Ông, Thầy trò cùng lên xe đăng trình Tàpao trực chỉ. Thầy Phạm Đức Huyến ngồi cạnh Đức Ông to nhỏ chuyện gì, không ai biết, nhưng ai cũng có thể đoán được: ngồi bên Đức Ông nếu không lần chuỗi với Đức Ông, thì cũng nghe Đức Ông đọc thơ yêu Mẹ. Và dự đoán ấy đã không sai, hai vị thật tâm đắc.
Đức Ông năm nay đã 83 tuổi, đi đứng bắt đầu khó khăn lụm khụm rồi. Còn Thầy cũng đã sắp vào tuổi “thất thập cổ lai hy”. Anh em chúng tôi rất mong Đức Ông lên được đến linh đài, nhưng cũng rất lo ngại. Cũng lo ngại cho sức khỏe của Thầy nữa, vì mấy ngày liền làm việc quá sức, quá tải! Nhưng đã rõ là tình yêu có thể vượt thắng tất cả. Lòng yêu mến Đức Mẹ tăng thêm sức lực cho hai vị. Thầy có vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, và nhanh chân hơn. Thầy đã đến linh đài rồi. Một cúi mình thật sâu kính Mẹ. Chỉ chưa đầy 7 phút sau. Đức Ông cũng tiến lên bậc thang cuối cùng trong tiếng vỗ tay vui mừng vang dội.
Tất cả học viên đã sẵn sàng vào chỗ theo sự sắp xếp của Thầy Đinh Thiện Bản, và bắt đầu ôn tập mấy bài hát chuẩn bị cho giờ tôn vinh và tri ân Đức Mẹ Tàpao.
Đức Ông đứng trước Đức Mẹ nhìn lên Mẹ rất mến yêu, và mở lời mời gọi mọi người sốt sắng tôn vinh Mẹ. Các Thầy và ban Giảng huấn, đứng trước 200 học viên, chung quanh đài Mẹ.
Mấy lời thân thưa với Mẹ, một đại diện bắt đầu:
“Lạy Mẹ Maria, ngày 7 và 8 -12-2008, ngày Đại Hội Thánh Nhạc của Giáo Phận chúng con tại Linh Địa Tàpao này, và Ngày Giáo Phận khai mạc Năm Thánh Kính Đức Mẹ, chúng con đã tha thiết xin Mẹ cho chúng con được đào tạo để phục vụ Chúa và Giáo Hội cách xứng đáng và hiệu quả hơn. Chỉ sau hơn 5 tháng, chúng con được tin lời xin của chúng con được Mẹ nhậm lời. Và những ngày qua, ước mơ của chúng con đã thành hiện thực. Thầy Phạm Đức Huyến, ban giảng huấn, và tất cả Ân Nhân xa gần của chúng con, là ơn lộc của Mẹ ban cho chúng con. Mỗi chúng con, có thể xác tín đây là ơn lạ lùng của Mẹ Tàpao dành cho các ca trưởng Giáo Phận và cho Giáo Phận chúng con. Sau ba ngày học tập, Thầy trò chúng con hôm nay cùng về đây Tạ Ơn Mẹ và nguyện xin mẹ tiếp tục muôn ơn cho chúng con. Chúng con xin bắt đầu với lời nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa công việc của chúng con nên đạo đức trước mặt Chúa và Đức Mẹ”
Tất cả cùng cất cao kinh Cầu Xin Chúa Thánh Thần thật sốt sắng.
Một nữ học viên thuộc hạt Đức Tánh, nơi Đức Mẹ chọn đứng trên núi Tàpao, đã dâng lời nguyện, như một lời thống hối trước nhan Mẹ:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, nếu trước nhan Mẹ ở nhà riêng trong phút kinh đêm trầm lắng, ở Giáo xứ rộn tiếng hoan ca, chúng con đã nghe tiếng Mẹ thầm thì nhắc nhủ: “Hãy mau ăn năn đền tội, hãy tôn sùng mẫu tâm, hãy năng làn hạt Mân Côi”….thì tại nơi đây, nơi linh địa Tàpao thân thương nầy, chúng con càng được nghe rõ hơn, rõ từng lời một của Mẹ. Và hơn thế nữa, có thể trong chúng con, có người, hoặc tất cả đang nghe giọng Mẹ trầm buồn: “Sao vương vấn hương đời, quên lời mẹ khuyên thống hối” (lời bài hát Chuỗi ngọc vàng kinh, NS.Phạm Đức Huyến).
Vâng, kính lạy Mẹ rất thánh, rất mến yêu, vì Mẹ luôn yêu thương đoàn con cái Mẹ nơi trần gian, và ước mong con cái Mẹ được vinh phúc Thiên đàng nhờ hồng ân cứu rỗi của Đức Giêsu con Mẹ, nên mẹ luôn tha thiết mời gọi mọi người trở về với Chúa. Mẹ đã gửi thông điệp yêu thương của Mẹ qua Chuỗi Ngọc Mân Côi như phương thế trợ lực cho ơn cứu rỗi.
Hôm nay, thêm một lần nữa, trước nhan Mẹ, chúng con thêm một lần khấn hứa: xin dâng lên Mẹ lời kinh Mân côi với ngàn lời yêu mến, với lòng thống hối và với niềm tin Mẹ sẽ dẫn dắt chúng con về bên suối nguồn hồng ân, trong hạnh phúc Thiên đàng, và được vui nép mình bên ánh huy hoàng của Mẹ”
Soeur Ca Trưởng Hồng Trang tiến lên và điều khiển bài Chuỗi Ngọc Vàng Kinh. Tay nhịp nhẹ nhàng làm tiếng hát mang một chút thâm trầm của nỗi buồn thống hối. Rồi tay nhịp vươn lên chất ngất niềm tin yêu nơi tình yêu thương của Mẹ, tin yêu nơi Chuỗi Ngọc Mân Côi như kinh vàng dâng tiến đẹp lòng Thiên Chúa, tin yêu Mẹ dẫn đời về thảnh thơi nơi chốn thánh bình an.
Một nam học viên đại diện cho hạt Hàm Thuận Nam tiếp lời nguyện xin, giọng trầm ấm:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, Mẹ đứng trên núi Tàpao, như đứng trên ngọn Carmelo thưở nào. Mẹ nhìn xuống đoàn con cái của Thiên Chúa với lòng yêu thương của Mẹ Thiên Chúa, của Ái Nữ Thiên Chúa Cha, của Hiền Mẫu ngôi Chúa Con, và từ Cung Ngà Điện Ngọc của Chúa Thánh Thần. Vì tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, nên đã bao năm qua, Mẹ vẫn kiên trì mời gọi và chờ đợi con cái của Thiên Chúa về bên Mẹ, để Mẹ đưa về với Tình Yêu Thiên Chúa.
Vâng Mẹ chờ các con về, để Mẹ tái sinh niềm tin yêu hy vọng của con cái Mẹ đã bị cuốn trôi theo bao cơn lũ của dòng đời nghiệt ngã, để Mẹ phục hồi trái tim biết yêu, trái tim nhân hậu nơi những trái tim chai lì sỏi đá vì trái tim đã từng va chạm với lòng người gian trá điêu ngoa.
Mẹ chờ các con về, để đốt lên trong chúng con lửa kính mến Thiên Chúa đã tắt ngúm từ thuở nào…. Lạy Mẹ Maria Tàpao, với niềm xác tín ấy, chúng con về đây, cất tiếng hát vang kính chào Mẹ, và xin Mẹ tái sinh chúng con lòng kính mến Chúa yêu người”.
Linh Mục Nhạc Sĩ Phaolô Hoàng Kim Tốt tiến lên điều khiển bài hợp xướng “Maria Hiền Mẫu Tàpao”. Dòng âm thanh trào tràn niềm hân hoan khi cất tiếng tung hô danh Mẹ Hiền Mẫu, rồi chùng xuống như chia sẻ nỗi lòng chờ đợi của Mẹ đã bao năm và kết thúc với lời ngợi ca Ave Maria hoành tráng.
Thinh lặng một chút. Tiếp một lời nguyện tâm tình nữa của một đại diện:
“Lạy Mẹ Maria Tàpao, chúng con được vinh dự gọi Mẹ là Mẹ của Giáo Phận Phan Thiết chúng con. Nhưng chúng con càng vinh dự hơn nữa, khi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Giêsu, và là Mẹ chúng sinh toàn nhân loại. Mẹ là Mẹ của tất cả những ai được tạo sinh bởi lòng yêu của Thiên Chúa. Chúng con thật vô cùng cảm kích tấm lòng của Mẹ. Nhưng chúng con đôi khi cảm thấy thật bẽ bàng, vì người khắp bốn phương hướng lòng về Mẹ, hơn nửa vòng trái đất, tuôn về với Mẹ, người ở xa yêu mến Mẹ…. Còn chúng con, đang rất gần với Mẹ, nhưng lòng lại cách xa.
Mỗi dịp hành hương về đây bên Mẹ, lòng chúng con lại được ấm lên lòng yêu mến. Hôm nay, cùng với đoàn người yêu mến Mẹ từ bên kia đại dương, từ nửa vòng trái đất, chúng con lại được về đây, thống hối và xin lỗi vì lòng yêu nguội lạnh…
Lạy Mẹ Maria Tàpao, chúng con đã nhận được bao nhiêu ân tình và ơn lành của Mẹ, xin Mẹ nhận lấy chúng con, nhận lấy ước muốn hiến dâng của chúng con, ước muốn tận hiến cho Mẹ, để phụng sự Chúa và giáo hội, một ước muốn được cháy lên rực rỡ qua khóa huấn luyện đầy nỗ lực của cả thầy trò chúng con, và cũng đầy sốt sắng thánh thiện, nhờ ơn Mẹ”
Nhạc Sư Phạm Đức Huyến điều khiển bài Hợp Xướng “Về đây bên Mẹ” - một bài thánh ca chắt chiu cả nỗi lòng của người con nơi xứ xa hướng về quê nhà, nơi có Mẹ vẫn ngóng chờ từng đêm nơi núi rừng thiêng thánh. Đũa nhịp tung đều từng nét dịu dàng đến đường bay song song với tay nhịp duyên dáng. Tất cả tâm tình xuất thần tung cao như khuấy động cả trời yêu, làm sóng âm thanh phía ca viên vỡ bờ dâng cao ngọn triều từ lòng yêu say đắm! Về Đây Bên Mẹ đời con đẹp lắm! Hát cho say khúc hát của mong chờ!
Thầy dừng lại bài hát một cách tiếc nuối. Sự tiếc nuối của chính mình và của cả học viên. Phút thinh lặng rỡ ràng niềm say mến. Thầy Phạm Đức Huyến xúc động tận cõi lòng, trào dâng nước mắt “Thưa Mẹ Tàpao kính yêu, dù ở rất xa, nhưng lòng con luôn ở gần bên Mẹ, con luôn yêu mến Mẹ” rồi nghẹn ngào mấy lời yêu nhỏ dần, trầm dần, không thu âm được! Một vòng người trên lễ đài nơi linh địa, rưng rưng!
Mấy phút thinh lặng của những người đang yêu, đang để cho lòng mình tan ngấm trong tình yêu tuyệt vời. “Mẹ ơi con yêu Mẹ”.
Thánh lễ Tạ ơn Mẹ, bắt đầu. Cùng đồng tế với Đức Ông có các Lm. Phaolô Hoàng Kim Tốt, cố vấn Ban Thánh Nhạc, Lm. Pet. Nguyễn Văn Quang, TB. Thánh Nhạc GP, Lm. Pet. Đặng Hữu Châu, đặc trách Thánh Nhạc, Hạt Đức Tánh.
Các Thầy trong Ban Giảng Huấn: Văn Tùng, Lê Hùng, Lê Hà và chính Thầy Phạm Đức Huyến chia nhau điều khiển các bài hát trong thánh lễ, giúp các ca viên yên tâm hát và hát thật sốt sắng.
Đầu Thánh Lễ, Đức Ông cho biết thánh lễ được dâng kính Đức Mẹ Tàpao, Mẹ giáo phận, đồng thời, cầu cho Linh Hồn Phanxicô Assisi cố Nhạc Sĩ Hải Linh (Thầy Phạm Đức Huyến là cháu của cố Nhạc Sĩ).
Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt giảng trong thánh lễ. Ngài triển khai đoạn phúc âm về tiệc cưới Cana: “Sẽ là một sĩ nhục cho tôi, nếu hỏi tôi định giá viện tim là bao nhiêu. Vâng, chỉ một câu nói thôi, nhưng đã gói ghém cả tấm lòng, tình thương và trách nhiệm của Bác Sĩ A. Carpentier, Ngừi đã sáng lập viện tim Sài Gòn. Cũng vậy, chỉ một câu ngắn gọn “Họ hết rượu rồi” (Ga.2,6) đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng, tâm tình và trách nhiệm liên đới của Mẹ Maria khi dự đám cưới ở Cana”.
Từ việc 6 chum nước biến thành 6 chum rượu, ngài nói đến việc Chúa Giêsu làm cho mọi thực tại trần gian được biến đổi nên hoàn hảo. Sự biến đổi ấy có sự tham gia tinh tế, nhạy cảm của Mẹ Maria. Mẹ luôn nhạy cảm trước nhu cầu của tha nhân. Tất cả chúng ta hôm nay đây học gương sống nhạy cảm của Mẹ. Và tạ ơn Mẹ là việc hợp lý, vô cùng hợp lý. Vì chính sự nhạy cảm của Mẹ đối với các ca trưởng giáo phận, mà Mẹ cũng đã nói với Chúa Giêsu rằng “ họ hết rượu rồi”. Quả thật, 6 chum rượu mới cho chúng ta, có thể nói là 6 ngày được huấn luyện thật quí giá. Người đóng góp với Chúa Giêsu cho công việc biến nước thành rượu cho chúng ta hôm nay, là sự trăn trở của Đức Giám Mục, là lời cầu nguyện của Đức ông, của các Linh mục, của nhiều người, và đặc biệt là sự đóng góp cụ thể của Thầy Phạm Đức Huyến, của quí ân nhân, của Ban Giảng Huấn….
Kết bài giảng, cha nhắc nhở mọi học viên cũng phải góp phần mình để biến nước thành rượu tại Giáo Xứ của mình, nơi những công việc mình đang phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Sau thánh lễ, Đức Ông, quí Cha, cùng Thầy trò chụp hình chung ngay trước tượng đài Mẹ Maria Tàpao, đánh dấu một ngày bên Mẹ tuyệt vời, không thể nào phai mờ trong đời.
Có cơ hội vừa là kỷ niệm về bên Mẹ Tàpao, vừa là kỷ niệm khó quên với Thầy Phạm Đức Huyến, với quí thầy… các học viên tranh nhau xin chụp hình chung với Thầy, với các Thầy, và với nhau… dưới chân Mẹ. Tôi tưởng như có người đang nhìn thấy Mẹ cười âu yếm lắm. Mẹ đang nhìn đoàn con cái Mẹ hồn nhiên quí mến nhau. Mỗi người là một hồng ân của nhau. Đến bây giờ tôi mới hiểu, khi xúc động dưới chân Mẹ mà tôi không thu âm được, Thầy Phạm Đức Huyến nói: “ Con cảm ơn Đức Mẹ đã gửi con đến cho các ca trưởng tại Giáo Phận Phan Thiết này, và cũng gửi các ca trưởng thân yêu đến cho con”.
Từ biệt Mẹ, thầy trò xuống núi, dùng cơm trưa tại Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh mục với sự tiếp đón nồng hậu của Cha Pet. Đặng Hữu Châu và các Dì. Có mệt, nhưng ai cũng vui trong lòng.
13g00 đoàn xe của Thầy trò tham quan Thác Bà, với ba làn thác nối tiếp nhau đưa nước nguồn trắng xóa xuống những vách đá, trong vắt, mát lạnh. Thầy trò lại được dịp ngồi bên nhau, trên đá, tâm tình réo rắt theo tiếng thác, tiếng suối mơ màng!
14g30, tất cả lên đường trở về chủng viện. Xe nào cũng chở đầy niềm vui, rộn ràng niềm vui.
Được tin Đức Cha Phaolô Giám Mục Giáo Phận đã trở về bình yên sau chuyến Ad limina, Ban Tổ chức và Ban Giảng Huấn đã về Tòa Giám Mục, để chào mừng Đức Cha thân yêu, vị Cha chung của Giáo Phận.
Đức Cha thật vui mừng trở về bình an, và nghe biết khóa huấn luyện ca trưởng Giáo Phận đang tiến hành tốt đẹp. Đức Cha biểu dương Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã nổ lực tổ chức khóa học, đáp ứng được lòng mong ước của Đức Cha, và nguyện vọng của các Ca Trưởng. Đức Cha cảm ơn Thầy Phạm Đức Huyến, Ban Giảng Huấn và các ân nhân đã không những tài trợ mà còn trực tiếp giảng dạy cho ca trưởng Giáo Phận, góp phần tôn vinh Chúa xứng đáng hơn trong Phụng vụ Thánh Nhạc. Đức Cha cũng mong ước các khóa học sẽ còn được tiếp tục cho những năm sau, để công việc đào tạo luôn được nối dài phù hợp với nhịp thăng tiến của Giáo Hội.
Một ngày 08-7-2009 của các ca trưởng giáo phận Phan Thiết đầy kỷ niệm khó quên.
Kính tạ ơn Thiên Chúa. Kính tạ ơn Đức Mẹ Maria Tàpao. Tạ ơn Đức Cha, Đức Ông, Quí Cha, quí Thầy, quí ân nhân, và tất cả những tấm lòng yêu mến.
Khiêm Nhường Tỉnh Thức
+ GM Gioan Baotixita Bùi Tuần
22:21 08/07/2009
Đang có một phong trào khen và tự khen. Thí dụ: Giáo xứ này có nhiều phát triển bền vững. Giáo phận kia có một sức sống trưởng thành vững mạnh. Giáo Hội Việt Nam chúng tôi có một quá khứ và hiện tại sốt sắng, hào hùng, hứa hẹn một tương lai rực rỡ.
Tôi đón nhận những lời khen và tự khen như thế với lòng cảm phục. Nhưng không dừng lại ở đó. Tôi tự hỏi: Những bền vững tốt đẹp ấy có dám tự khẳng định là sẽ không bao giờ bị chuyển biến đến chỗ sa sút không? Sự dè dặt và lo âu của tôi dựa trên lịch sử những Hội Thánh đó đây đã có một thời phồn thịnh.
1/ Một thoáng nhìn lịch sử
Hội Thánh xưa tại Israel và Palestin là nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, đã rao giảng, đã làm phép lạ, đã chịu chết và đã sống lại. Hội Thánh đó có một nền tảng vững, một nguồn ơn phong phú. Nhưng nay đã bị lu mờ, trước sự tái sinh của Do Thái giáo và sự lan tràn của Hồi giáo.
Hội Thánh xưa tại Tiểu Á là đất hoạt động của thánh tông đồ Phaolô. Tiếp đó là quê hương của nhiều vị thánh giáo phụ như Inhaxiô thành Antiokia, Irênê, Basiliô, Grêgôriô thành Nixê và Grêgôriô thành Nazianxê. Đồng thời, đó cũng là nơi đã tập hợp nhiều công đồng nổi tiếng, như Nicea, Êphêsô, Constantinôpoli, Calcédonia. Miền đất công giáo phì nhiêu ấy nay đang là Hồi giáo, Công giáo chỉ là thiểu số khiêm tốn.
Hội Thánh xưa tại Ai Cập đã cung cấp cho Công giáo toàn cầu một nền thần học xuất sắc. Với các vị như Clêmentê, Ôrigênê, Athanasiô và Cyrillô. Huy hoàng đó nay còn gì đâu!
Hội Thánh xưa tại Phi châu đã thấy mọc lên từng trăm Toà Giám mục, với từng trăm Giám mục sốt sắng, trong đó có thánh Augustinô và Cyprianô. Miền đất có thời là toàn tòng công giáo ấy nay chỉ là kỷ niệm đẹp, còn thực tế đang là nơi phát triển một Hồi giáo phồn vinh.
Hội Thánh xưa tại Âu châu đã có một thời Công giáo sầm uất sốt sắng, với số người đi lễ gần trăm phần trăm. Nhưng nay phong trào thế tục đã làm giảm số người giữ đạo xuống một cách thê thảm.
Tình hình trên đây có vẻ đúng như lời Chúa Giêsu đã phán xưa: “Khi Con Người trở lại, liệu Ngài còn tìm được đức tin trên trái đất này không?” (Lc 18,8).
2/ Nên áp dụng đúng
Một thoáng nhìn trên đây về lịch sử cho phép tôi nghĩ rằng: Lời Chúa hứa về sự trường tồn cho Hội Thánh phải luôn luôn đúng. Nhưng Chúa hứa cho Hội Thánh toàn cầu, chứ không hứa cho các hội thánh tại địa phương.
Các cửa hoả ngục chắc chắn không thể làm gì nổi Hội Thánh xây dựng trên nền tảng Phêrô (x. Mt 16,18). Lời hứa đó có giá trị đời đời cho Hội Thánh toàn cầu.
“Ta sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Lời hứa đó là bảo đảm không hề lay chuyển. Nghĩa là Hội Thánh toàn cầu sẽ tồn tại như lời Chúa hứa. Nhưng, không được áp dụng lời hứa đó vào một giáo hội địa phương.
Sự dè dặt trên đây giúp chúng ta khiêm tốn và tỉnh thức. Hội Thánh Việt Nam ta, giáo phận ta, giáo xứ ta luôn phải bám chặt vào ơn thánh Chúa. Đừng tự hào vịn vào những gì thế gian coi là hùng mạnh, vững bền. Đức tin cũng không theo cha truyền con nối.
Nhận mình là yếu, đâu có gì phải xấu hổ. Hãy nhớ lại lời thánh Phaolô: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9-10).
Luôn có những cám dỗ xúi ta tự hào theo kiểu thế gian. Những thách đố đó được hình thành trong các trào lưu kinh tế, văn hoá, chính trị. Nhưng không phải cái gì đúng ở các lĩnh vực ấy, cũng được áp dụng trong lĩnh vực đạo đức của đức tin công giáo.
Phúc Âm kể lại: “Nhân mấy người nói về đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: ‘Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào’” (Lc 21,5-6).
Tôi suy gẫm lời Chúa phán trên, rồi tự nhiên liên tưởng tới những cơ sở và tổ chức hoành tráng của Hội Thánh Việt Nam, nơi này nơi nọ. Và tôi cầu nguyện trong niềm cậy trông phó thác với tinh thần tỉnh thức khiêm nhường, vâng phục thánh ý Chúa.
Những tồi tệ có thể còn xa. Nhưng xa không có nghĩa là sẽ không thể xảy ra. Chúng ta nên đi về tương lai với tinh thần sám hối cầu nguyện và đổi mới đời sống; vâng lời Chúa mà đi vào đàng hẹp một cách thong dong, không để áp lực xấu nào chi phối.
Tôi đón nhận những lời khen và tự khen như thế với lòng cảm phục. Nhưng không dừng lại ở đó. Tôi tự hỏi: Những bền vững tốt đẹp ấy có dám tự khẳng định là sẽ không bao giờ bị chuyển biến đến chỗ sa sút không? Sự dè dặt và lo âu của tôi dựa trên lịch sử những Hội Thánh đó đây đã có một thời phồn thịnh.
1/ Một thoáng nhìn lịch sử
Hội Thánh xưa tại Israel và Palestin là nơi Chúa Giêsu đã sinh ra, đã rao giảng, đã làm phép lạ, đã chịu chết và đã sống lại. Hội Thánh đó có một nền tảng vững, một nguồn ơn phong phú. Nhưng nay đã bị lu mờ, trước sự tái sinh của Do Thái giáo và sự lan tràn của Hồi giáo.
Hội Thánh xưa tại Tiểu Á là đất hoạt động của thánh tông đồ Phaolô. Tiếp đó là quê hương của nhiều vị thánh giáo phụ như Inhaxiô thành Antiokia, Irênê, Basiliô, Grêgôriô thành Nixê và Grêgôriô thành Nazianxê. Đồng thời, đó cũng là nơi đã tập hợp nhiều công đồng nổi tiếng, như Nicea, Êphêsô, Constantinôpoli, Calcédonia. Miền đất công giáo phì nhiêu ấy nay đang là Hồi giáo, Công giáo chỉ là thiểu số khiêm tốn.
Hội Thánh xưa tại Ai Cập đã cung cấp cho Công giáo toàn cầu một nền thần học xuất sắc. Với các vị như Clêmentê, Ôrigênê, Athanasiô và Cyrillô. Huy hoàng đó nay còn gì đâu!
Hội Thánh xưa tại Phi châu đã thấy mọc lên từng trăm Toà Giám mục, với từng trăm Giám mục sốt sắng, trong đó có thánh Augustinô và Cyprianô. Miền đất có thời là toàn tòng công giáo ấy nay chỉ là kỷ niệm đẹp, còn thực tế đang là nơi phát triển một Hồi giáo phồn vinh.
Hội Thánh xưa tại Âu châu đã có một thời Công giáo sầm uất sốt sắng, với số người đi lễ gần trăm phần trăm. Nhưng nay phong trào thế tục đã làm giảm số người giữ đạo xuống một cách thê thảm.
Tình hình trên đây có vẻ đúng như lời Chúa Giêsu đã phán xưa: “Khi Con Người trở lại, liệu Ngài còn tìm được đức tin trên trái đất này không?” (Lc 18,8).
2/ Nên áp dụng đúng
Một thoáng nhìn trên đây về lịch sử cho phép tôi nghĩ rằng: Lời Chúa hứa về sự trường tồn cho Hội Thánh phải luôn luôn đúng. Nhưng Chúa hứa cho Hội Thánh toàn cầu, chứ không hứa cho các hội thánh tại địa phương.
Các cửa hoả ngục chắc chắn không thể làm gì nổi Hội Thánh xây dựng trên nền tảng Phêrô (x. Mt 16,18). Lời hứa đó có giá trị đời đời cho Hội Thánh toàn cầu.
“Ta sẽ ở lại với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Lời hứa đó là bảo đảm không hề lay chuyển. Nghĩa là Hội Thánh toàn cầu sẽ tồn tại như lời Chúa hứa. Nhưng, không được áp dụng lời hứa đó vào một giáo hội địa phương.
Sự dè dặt trên đây giúp chúng ta khiêm tốn và tỉnh thức. Hội Thánh Việt Nam ta, giáo phận ta, giáo xứ ta luôn phải bám chặt vào ơn thánh Chúa. Đừng tự hào vịn vào những gì thế gian coi là hùng mạnh, vững bền. Đức tin cũng không theo cha truyền con nối.
Nhận mình là yếu, đâu có gì phải xấu hổ. Hãy nhớ lại lời thánh Phaolô: “Tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9-10).
Luôn có những cám dỗ xúi ta tự hào theo kiểu thế gian. Những thách đố đó được hình thành trong các trào lưu kinh tế, văn hoá, chính trị. Nhưng không phải cái gì đúng ở các lĩnh vực ấy, cũng được áp dụng trong lĩnh vực đạo đức của đức tin công giáo.
Phúc Âm kể lại: “Nhân mấy người nói về đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: ‘Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào’” (Lc 21,5-6).
Tôi suy gẫm lời Chúa phán trên, rồi tự nhiên liên tưởng tới những cơ sở và tổ chức hoành tráng của Hội Thánh Việt Nam, nơi này nơi nọ. Và tôi cầu nguyện trong niềm cậy trông phó thác với tinh thần tỉnh thức khiêm nhường, vâng phục thánh ý Chúa.
Những tồi tệ có thể còn xa. Nhưng xa không có nghĩa là sẽ không thể xảy ra. Chúng ta nên đi về tương lai với tinh thần sám hối cầu nguyện và đổi mới đời sống; vâng lời Chúa mà đi vào đàng hẹp một cách thong dong, không để áp lực xấu nào chi phối.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bàn về việc Giám định ''Phản động''
Luật sư Lê Trần Luật
17:09 08/07/2009
Trong một lần trả lời phòng vấn đài RFA, tôi có nói rằng việc tòa án chỉ dựa vào kết luận giám định để đi đến phán quyết một người nào đó phạm tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (NNCHXHCNVN) là việc làm hết sức tùy tiện và thiếu khách quan. Tôi cũng nói rằng, ranh giới giữa quyền bày tỏ chính kiến đối lập và tuyên truyền chống nhà nước là hết sức mong manh. Người bày tỏ chính kiến đối lập dễ bị phạm vào tội này. Mới đây rất nhiều báo đài Việt Nam đưa tin có đoạn: “kết quả giám định cho thấy, tài liệu của Lê Công Định có nội dung phản động, tuyên truyền chống NNCHXHCNVN”. Trong bài viết này tôi xin bàn về một số khía cạnh pháp lý của “kết luận giám định” trong những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Kết luận giám định là lời nhận xét có tính chất khẳng định của người hiểu biết chuyên môn khoa học, kỹ thuật được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Người giám định chỉ kết luận về chuyên môn khoa học đối với vấn đề được yêu cầu giám định chứ không có nhiệm vụ kết luận là bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay không. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Tôi xin được nhắc lại rằng: “KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XÁC ĐỊNH MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ CÓ PHẠM TỘI HAY KHÔNG”.
Ở góc độ pháp lý, hiện nay đa số các chuyên gia luật gia luật sư đều cho rằng kết quả giám định là một dạng chứng cứ. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì một trong những thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, mà hiện nay các cơ quan giám định của Việt Nam đều do nhà nước thành lập. Ở Việt Nam chưa có tổ chức giám định tư nhân hay tổ chức giám định phi chính phủ. Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về giám định còn nhiều hạn chế, vướn mắc, nhất là vấn đề giám định lại. Các quy định còn thiếu và chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng, dẫn đến việc giải quyết nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án thiếu chính xác, có vụ án dẫn đến tình trạng oan sai. Chính vì vậy mà nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu yêu cầu phải hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp và pháp luật về giám định tư pháp.
Trở lại vụ Lê Công Định, kết quả giám định: “CÁC TÀI LIỆU CỦA LÊ CÔNG ĐỊNH CÓ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NNCHXHCNVN”. Nội hàm của câu kết luận này cho thấy cơ quan giám định đã mặc nhiên thay toà án phán quyết luật sư Lê Công Định “có tội”. Điều này hết sức vô lý tùy tiện và thiếu khách quan.
Không riêng về vụ Lê Công Định mà hầu hết các vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN thì kết luận giám định đều ghi rất giống nhau, đại ý: “Tài liệu phản động, có nội dung chống nhà nước... hoặc lời lẽ có tính kích động lôi kéo, nội dung xuyên tạc đường lối chính sách...”
Trong vụ Phạm Bá Hải – tổ chức Bạch Đằng Giang, một luật sư đồng nghiệp của tôi mạnh dạn đề nghị: triệu tập giám định viên để tranh luận về kết luận giám định các tài liệu của tổ chức Bạch Đằng Giang có chống NNCHXHCNVN hay không. Tại tòa tôi cũng đã từng đề nghị giám định lại vì cho rằng các kết luận giám định không khách quan. Tất nhiên cả hai yêu cầu của chúng tôi không được tòa án chấp nhận. Kết quả Phạm Bá Hải bị xử 5 năm tù giam. Các vị có biết giám định viên ấy là ai không? “Anh ấy” làm cán bộ của: “Phòng xuất nhập khẩu”... gì đó thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin Tp.HCM. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng: “Chính các giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin đã cho nhiều nhà hoạt động dân chủ đi tù chứ không phải tòa án”.
Tôi có một anh bạn là mục sư truyền đạo. Ngài thường cho in ấn Kinh Thánh để tặng cho bạn bè anh em. Ngoài ra, Ngài thường tặng nhiều kinh thánh cho nhiều vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Thế là bị khởi tố và đi tù. Cũng may, các cán bộ giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin không thể nào giám định được các cuốn Kinh Thánh nên Ngài đã được đình chỉ vụ án và được trả tự do. Tưởng đã thoát rồi thì cơ quan giám định tâm thần của Sở Y Tế ra kết luận giám định: “Ngài bị tâm thần”. Với kết luận giám định này, mặc dù là người bình thường – một mục sư khả kính, Ngài không còn cách nào là vào “nhà thương điên” để “điều trị”.
Tôi xin kể một ví dụ khác để thấy sự tùy tiện trong việc giám định: Vào khoảng tháng 3 năm 2009, rất nhiều báo đài Việt Nam đều đưa tin: “Luật sư Lê Trần Luật có dấu hiệu lừa đảo, ăn quỵt, trốn thuế...” Trong những thông tin đó tôi đặc biệt chú ý một thông tin trên TTXVN: “Cơ quan chức năng đã có kết luận giám định số 70 là tôi chống NNCHXHCNVN và cục an ninh đã làm việc với Bộ Tư pháp”. Tôi nghĩ: “Quái, tôi đâu có làm ra hay tàng trữ tài liệu nào đâu mà có kết luận giám định...”. Đến giữa tháng 4, tôi liên tục nhận được giấy mời làm việc của cơ quan an ninh “Vì vi phạm công nghệ thông tin”. Tôi nói: “Các anh có nhầm không, tôi rất dốt vi tính, tìm một chữ A cả phút không thấy sao lại vi phạm công nghệ thông tin”. Họ cho tôi xem kết luận số 70, trong đó họ trưng cầu các bài bào chữa của tôi, bài bào chữa của Lê Công Định và một blogger tên gọi là Anh Ba Sài Gòn. Kết luận giám định dành cho ba chúng tôi đều giống nhau “phản động”, “chống NNCHXHCNVN”. Tôi nói: “Bài bào chữa là quan điểm của tôi biện minh cho thân chủ được tòa án cho phép và được trình bày công khai tại tòa, các anh giám định làm gì”. “Nếu giám định như vậy chẳng lẽ tòa án – những người trong Hội đồng xét xử đều là đồng phạm của tôi hay sao”. Tôi tức quá và nói tiếp: “Cho tôi một bản giám định để tôi khiếu nại các ông giám định viên này vì các ông ấy kết luận tôi phản động và công khai đứng về phe dân chủ. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết phe XHCN, phe dân chủ là phe nào? Mà kết luận như vậy có nghĩa là nhà nước này là nhà nước độc tài hả? Vậy ông giám định viên đó “phản động” chứ không phải tôi”. Cách đây mấy hôm, cơ quan an ninh Việt Nam khẳng định khởi tố luật sư Lê Công Định không phải vì những bài bào chữa, tôi thở phào nhẹ nhõm vì những bài bào chữa của mình. Không biết giờ đây kết luận 70 đó giờ đây dùng để làm gì và nằm trong quy trình tố tụng nào.
Đây là quy trình tố tụng của những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Với một quy trình như vậy, thật khó cho luật sư khi bảo vệ cho thân chủ của mình là những người bị cáo buộc về tội tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Chỉ hy vọng rằng, họ vô tội trước công luận!
Sài Gòn, 7/7/2009
Kết luận giám định là lời nhận xét có tính chất khẳng định của người hiểu biết chuyên môn khoa học, kỹ thuật được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Người giám định chỉ kết luận về chuyên môn khoa học đối với vấn đề được yêu cầu giám định chứ không có nhiệm vụ kết luận là bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay không. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Tôi xin được nhắc lại rằng: “KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XÁC ĐỊNH MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ CÓ PHẠM TỘI HAY KHÔNG”.
Ở góc độ pháp lý, hiện nay đa số các chuyên gia luật gia luật sư đều cho rằng kết quả giám định là một dạng chứng cứ. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì một trong những thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, mà hiện nay các cơ quan giám định của Việt Nam đều do nhà nước thành lập. Ở Việt Nam chưa có tổ chức giám định tư nhân hay tổ chức giám định phi chính phủ. Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về giám định còn nhiều hạn chế, vướn mắc, nhất là vấn đề giám định lại. Các quy định còn thiếu và chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng, dẫn đến việc giải quyết nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án thiếu chính xác, có vụ án dẫn đến tình trạng oan sai. Chính vì vậy mà nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu yêu cầu phải hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp và pháp luật về giám định tư pháp.
Trở lại vụ Lê Công Định, kết quả giám định: “CÁC TÀI LIỆU CỦA LÊ CÔNG ĐỊNH CÓ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NNCHXHCNVN”. Nội hàm của câu kết luận này cho thấy cơ quan giám định đã mặc nhiên thay toà án phán quyết luật sư Lê Công Định “có tội”. Điều này hết sức vô lý tùy tiện và thiếu khách quan.
Không riêng về vụ Lê Công Định mà hầu hết các vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN thì kết luận giám định đều ghi rất giống nhau, đại ý: “Tài liệu phản động, có nội dung chống nhà nước... hoặc lời lẽ có tính kích động lôi kéo, nội dung xuyên tạc đường lối chính sách...”
Trong vụ Phạm Bá Hải – tổ chức Bạch Đằng Giang, một luật sư đồng nghiệp của tôi mạnh dạn đề nghị: triệu tập giám định viên để tranh luận về kết luận giám định các tài liệu của tổ chức Bạch Đằng Giang có chống NNCHXHCNVN hay không. Tại tòa tôi cũng đã từng đề nghị giám định lại vì cho rằng các kết luận giám định không khách quan. Tất nhiên cả hai yêu cầu của chúng tôi không được tòa án chấp nhận. Kết quả Phạm Bá Hải bị xử 5 năm tù giam. Các vị có biết giám định viên ấy là ai không? “Anh ấy” làm cán bộ của: “Phòng xuất nhập khẩu”... gì đó thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin Tp.HCM. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng: “Chính các giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin đã cho nhiều nhà hoạt động dân chủ đi tù chứ không phải tòa án”.
Tôi có một anh bạn là mục sư truyền đạo. Ngài thường cho in ấn Kinh Thánh để tặng cho bạn bè anh em. Ngoài ra, Ngài thường tặng nhiều kinh thánh cho nhiều vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Thế là bị khởi tố và đi tù. Cũng may, các cán bộ giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin không thể nào giám định được các cuốn Kinh Thánh nên Ngài đã được đình chỉ vụ án và được trả tự do. Tưởng đã thoát rồi thì cơ quan giám định tâm thần của Sở Y Tế ra kết luận giám định: “Ngài bị tâm thần”. Với kết luận giám định này, mặc dù là người bình thường – một mục sư khả kính, Ngài không còn cách nào là vào “nhà thương điên” để “điều trị”.
Tôi xin kể một ví dụ khác để thấy sự tùy tiện trong việc giám định: Vào khoảng tháng 3 năm 2009, rất nhiều báo đài Việt Nam đều đưa tin: “Luật sư Lê Trần Luật có dấu hiệu lừa đảo, ăn quỵt, trốn thuế...” Trong những thông tin đó tôi đặc biệt chú ý một thông tin trên TTXVN: “Cơ quan chức năng đã có kết luận giám định số 70 là tôi chống NNCHXHCNVN và cục an ninh đã làm việc với Bộ Tư pháp”. Tôi nghĩ: “Quái, tôi đâu có làm ra hay tàng trữ tài liệu nào đâu mà có kết luận giám định...”. Đến giữa tháng 4, tôi liên tục nhận được giấy mời làm việc của cơ quan an ninh “Vì vi phạm công nghệ thông tin”. Tôi nói: “Các anh có nhầm không, tôi rất dốt vi tính, tìm một chữ A cả phút không thấy sao lại vi phạm công nghệ thông tin”. Họ cho tôi xem kết luận số 70, trong đó họ trưng cầu các bài bào chữa của tôi, bài bào chữa của Lê Công Định và một blogger tên gọi là Anh Ba Sài Gòn. Kết luận giám định dành cho ba chúng tôi đều giống nhau “phản động”, “chống NNCHXHCNVN”. Tôi nói: “Bài bào chữa là quan điểm của tôi biện minh cho thân chủ được tòa án cho phép và được trình bày công khai tại tòa, các anh giám định làm gì”. “Nếu giám định như vậy chẳng lẽ tòa án – những người trong Hội đồng xét xử đều là đồng phạm của tôi hay sao”. Tôi tức quá và nói tiếp: “Cho tôi một bản giám định để tôi khiếu nại các ông giám định viên này vì các ông ấy kết luận tôi phản động và công khai đứng về phe dân chủ. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết phe XHCN, phe dân chủ là phe nào? Mà kết luận như vậy có nghĩa là nhà nước này là nhà nước độc tài hả? Vậy ông giám định viên đó “phản động” chứ không phải tôi”. Cách đây mấy hôm, cơ quan an ninh Việt Nam khẳng định khởi tố luật sư Lê Công Định không phải vì những bài bào chữa, tôi thở phào nhẹ nhõm vì những bài bào chữa của mình. Không biết giờ đây kết luận 70 đó giờ đây dùng để làm gì và nằm trong quy trình tố tụng nào.
Đây là quy trình tố tụng của những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Với một quy trình như vậy, thật khó cho luật sư khi bảo vệ cho thân chủ của mình là những người bị cáo buộc về tội tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Chỉ hy vọng rằng, họ vô tội trước công luận!
Sài Gòn, 7/7/2009
Tài Liệu - Sưu Khảo
Môn đệ, Tông đồ: Người là ai?
Nguyễn Trung Tây, SVD
14:53 08/07/2009
Môn đệ, Tông đồ: Người là ai?
...Môn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái. Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã từng phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, chính là môn đệ của thánh Phêrô....
Môn đệ, Tông Đồ, và nhóm Mười Hai không phải là những danh từ xa lạ với người Kitô hữu. Đặc biệt, Phêrô và Anrê; Giacôbê và Gioan, hoặc Giuđa người phản đồ, là những nhân vật trong nhóm Mười Hai Tông Đồ mà phần lớn người tín hữu chúng ta ai ai cũng biết [1]. Nhưng không phải lúc nào trong bốn bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai cũng được gọi là tông đồ. Có bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai được gọi là môn đệ; có bản Phúc Âm, tác giả gọi nhóm Mười Hai với cả hai danh xưng, vừa là tông đồ vừa là môn đệ.
Minh họa cho nhóm thứ nhất, chúng ta có bản Tin Mừng theo thánh sử Gioan. Trong toàn bộ hai mươi mốt chương của bản Phúc Âm thứ Tư, thánh Gioan gọi tất cả những người trong nhóm Mười Hai là môn đệ. Nói cho chính xác nhất, danh từ tông đồ không hề xuất hiện trong bản Phúc Âm theo thánh Gioan.
Minh họa cho nhóm thứ hai, chúng ta có ba bản Tin Mừng Nhất Lãm của ba thánh sử: Máccô, Luca, và Mátthêu. Theo như Máccô, vào một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng (Máccô 6:7-13). Theo như Luca, sau một đêm cầu nguyện, Đức Giêsu chọn ra Mười Hai môn đệ. Mười Hai người này, Ngài gọi là tông đồ (Luca 6:12-16). Theo như thánh sử Mátthêu, thấy đám đông đi theo Ngài đông đảo, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Ngài phán, “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì thiếu”. Đức Giêsu bèn gọi Mười Hai môn đệ lại. Mười Hai người tông đồ, đứng đầu là Simon, tên gọi là Phêrô, anh ông Anrê (Matt 10:1-7).
Trong tinh thần học hỏi và sống Lời Chúa, hiện tượng bốn bản Tin Mừng không thống nhất với nhau, trong khi sử dụng hai danh từ: tông đồ và môn đệ, dẫn tới một câu hỏi và cũng là đề tài mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài tham khảo này, đó là, “Môn đệ và tông đồ, người là ai?”
I. Môn ĐệMôn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái. Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã từng phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, chính là môn đệ của thánh Phêrô.
Riêng về danh từ môn phái, chúng ta có Hồng Thất Công trong Anh Hùng Xạ Điêu là trưởng môn của môn phái Cái Bang. Diệt Tuyệt Sư Thái trong Cô Gái Đồ Long là trưởng môn của môn phái Nga Mi. Đặc biệt nhất, Vua Trần Nhân Tôn, người hai lần đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, là trưởng môn của môn phái Trúc Lâm, môn phái thiền nổi tiếng của người Việt Nam.
Một cách tương tự, môn đệ, μαθητής [2] (ma-thề-tệs), trong tiếng Koiné cũng có nghĩa là học sinh, đệ tử, đồ đệ. Thật sự ra, cả bốn thánh sử đều đã sử dụng danh từ μαθητής khi nhắc đến những người tin và đi theo Đức Kitô trong thời gian ba năm Ngài giảng dạy [3].
Nếu lồng cụm từ môn đệ của Tân Ước vào ngôn ngữ kiếm hiệp, chúng ta nhận ra cụm danh từ “môn đệ của Đức Giêsu” đồng nghĩa với cụm danh từ “môn đệ của Trưởng Môn Giêsu”. Nói một cách khác, trong môn phái Kitô, Đức Giêsu là Trưởng Môn độc tôn. Đại diện cho ngôi vị độc tôn này, chúng ta có những vị Giáo Hoàng. Phêrô là vị Giáo Chủ thứ Nhất. Đương kim Giáo Chủ hiện giờ là Đức Giáo Hoàng Biển Đức.
II. Tông ĐồNhư đã được phân tích ở trên, chúng ta biết chỉ có Mười Hai người môn đệ trong số những môn đệ của Đức Giêsu được chính Ngài tuyển chọn, và Ngài gọi nhóm Mười Hai là tông đồ [4].
Tông đồ, trong tiếng Việt Nam, tông mang ý nghĩa tông truyền, chân truyền, hay là chính thống. Đồ là đồ đệ. Tông đồ do đó có nghĩa là đồ đệ trực tiếp hay chân truyền được truyền dạy bởi chính tay của sư phụ. Trương Tam Phong trong Cô Gái Đồ Long chỉ chọn lựa bẩy môn đệ chân truyền. Bẩy đồ đệ này do chính tay Trương Chân Nhân đích thân lựa chọn và truyền dạy võ thuật. Trong ý nghĩa chân truyền, bẩy người đồ đệ của Trương Tam Phong có thể được coi như là bẩy tông đồ.
Tuy nhiên, tông đồ, ἀπόστολος, apóstòlọs, trong tiếng cổ Hy Lạp không có nghĩa là tông truyền hay chân truyền. Aπόστολος có nghĩa là người được Đức Giêsu mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Theo như Máccô 3:13-18, chính Đức Giêsu đã đích thân đứng ra tuyển chọn nhóm Mười Hai môn đệ, và Ngài gọi họ là tông đồ. Thánh sử Máccô cũng thông báo cho độc giả Tin Mừng biết hai nguyên nhân đã khiến Đức Giêsu quyết định tuyển chọn Mười Hai tông đồ là bởi vì,
(1). Ngài muốn họ ở với Ngài.
(2). Đức Giêsu sẽ sai họ đi rao giảng Tin Mừng.
Trong ý nghĩa vừa được phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu danh từ tông đồ mang ý nghĩa của một người được Đức Giêsu Kitô mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Sứ mạng ở đây là rao giảng Tin Mừng và làm chứng nhân về một Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.
III. Tông Đồ: Phaolô Tarsus, Maria Mađalêna, PhôtinaA. Phaolô TarsusNgười Kitô hữu, ai cũng biết Phaolô không có tên trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ. Nhưng trong những lá thư gửi tới các tín hữu Kitô, nhà truyền giáo tiên khởi Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Thí dụ, để bắt đầu những lá thư gửi tới cộng đồng Kitô thời tiên khởi, Phaolô hay viết dòng chữ, “[Tôi], Phaolô, tông đồ của Đức Kitô” (Rom 1:1, Gal 1:1, 1 Cor 1:1).
Đương nhiên, Phaolô có những lý lẽ riêng khi tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ câu chuyện trên con đường thiên lý dẫn tới thành phố Đamáscus.
Theo như Tông Đồ Công Vụ 8, sau khi thánh tử đạo tiên khởi Stêphen nằm xuống cho một niềm tin, cuộc bách hại về đức tin bắt đầu bùng cháy và lan rộng ra khắp kinh thành Giêrusalem. Riêng Saolê, người Biệt Phái nhiệt thành xông đến từng nhà, bắt cả đàn ông lẫn đàn bà tống vào ngục thất. Chưa hết, Saolê còn xin phép các thầy Thượng Tế lên đường đi tới các hội đường của người Do Thái tại thành phố Đamáscus, bắt giam những người tín hữu, trói lại, giải về kinh thành Giêrusalem. Nhưng không ai ngờ, trên con đường dẫn đến thành phố Đamáscus, ông Biệt Phái của thành phố Tarsus thuộc quận Cilicia bị Đức Kitô Phục Sinh quật ngã trên đường đi. Và Đức Kitô Phục Sinh chất vấn người Biệt Phái,
— Saolê, tại sao ngươi bắt bớ ta?
Saolê hỏi lại,
— Ngài là ai?
Cuối cùng, Đức Kitô sai Saolê ra đi với một sứ mạng mới, sứ mạng rao giảng Lời Chúa và làm nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh (Tông Đồ Công Vụ 9, 22, 26:14-18). Bởi được chính Đức Kitô Phục Sinh sai đi, mang ánh sáng Tin Mừng tới dân ngoại, mặc dù Phaolô không thuộc về nhóm Mười Hai tông đồ, thánh Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô.
B. Maria MađalênaTheo như Gioan 20:1-18, sáng hôm đó trời còn tối, Maria Mađalêna một mình đi tới ngôi mộ. Cô thấy tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị lăn sang một bên. Cô chạy về báo cho Phêrô và người môn đệ được Đức Kitô thương mến. Cả hai cùng chạy tới ngôi mộ đá. Cả hai không thấy gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống, và khăn liệm che đầu cùng những băng vải cuốn xác Đức Kitô còn để lại trong ngôi mộ. Hai người đàn ông bỏ về. Nhưng Maria Mađalêna quyết định ở lại quanh quẩn với ngôi mộ trống. Trong giây phút không ai ngờ, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra đàm đạo với cô. Ngài sai Maria Mađalêna ra đi với một sứ mạng, “Hãy đi tới với các môn đệ của ta và báo cho họ biết là ta trở về cùng Cha ta cũng là Cha của các con” (Gioan 20:17). Theo lời phán truyền của Đức Kitô Phục Sinh, Maria Mađalêna hân hoan, lên đường loan báo Đại Tin Mừng Phục Sinh tới những môn đệ của Đức Giêsu: “Tôi đã gặp Thiên Chúa”, cùng tất cả những điều Đức Kitô Phục Sinh đã truyền dạy cô vào buổi sáng sớm của ngày Phục Sinh hôm đó.
Phân tích dưới lăng kiếng thần học, Maria Mađalêna cũng được coi là một tông đồ, bởi cô đã được Chúa Phục Sinh sai đi với một sứ mạng, sứ mạng rao giảng đại Tin Mừng Phục Sinh tới những người môn đệ của Đức Giêsu.
C. PhôtinaTheo Gioan 4:1-42, vào một ngày kia, Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài đi ngang qua một thành phố tên là Saikar. Lúc đó vào khoảng 12 giờ trưa. Đức Giêsu mệt mỏi, Ngài quyết định dừng lại bên bờ giếng của Giacóp. Lúc đó, các môn đệ của Người đi vào thành tìm mua lương thực. Bất ngờ Đức Giêsu thấy một người đàn bà xứ Samaria đi ra giếng lấy nước. Ngài nói với người phụ nữ,
— Cho tôi miếng nước?
Người đàn bà xứ Samaria hỏi,
— Tại sao ông là một người Do Thái lại hỏi tôi, một người đàn bà Samaria, “Cho tôi miếng nước”?
Đức Giêsu nói,
— Nếu chị biết ai là người đang nói với chị, “Cho tôi miếng nước”, thì chị đã xin, và người đó sẽ cho chị nước hằng sống.
Người đàn bà trả lời,
— Thưa ông, ông không có gầu để múc nước, và nước giếng thì sâu.
Câu chuyện giữa hai người tiếp nối cho tới lúc người đàn bà xứ Samaria bỏ lại gầu nước sau lưng. Người phụ nữ chạy về và nói với những người trong thôn làng,
— Hãy đi ra bờ giếng xem người đã nói với tôi tất cả những điều tôi đã từng làm.
Theo lời mời gọi của người phụ nữ Samaria, dân chúng trong thành kéo nhau đi ra bờ giếng. Họ gặp Đức Giêsu. Và họ tin vào Ngài.
Dựa vào định nghĩa thần học của danh từ tông đồ trong Tân Ước, người đàn bà xứ Samaria cũng được gọi là một tông đồ, bởi vì,
(1). Bà đã là chứng nhân về một Đức Giêsu, Người đàn ông mà bà đã gặp bên bờ giếng.
(2). Bởi chứng từ của người phụ nữ, nhiều người đã tới gặp Đức Giêsu. Họ tin vào Ngài. Và họ trở thành môn đệ của Đức Giêsu.
(3). Hành động bỏ lại bên bờ giếng gầu múc nước, một trong những dụng cụ cần thiết cho đời sống của người phụ nữ vào thế kỷ thứ Nhất Công Nguyên đã được so sánh với hành động bỏ lại đằng sau lưng thuyền đánh cá của Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, là những vật dụng cần thiết cho đời sống ngư phủ (Luca 5:1-11). Tất cả năm người này, người phụ nữ xứ Samaria, Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, sau khi được Đức Giêsu lên tiếng mời gọi, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả sau lưng những dĩ vãng để bắt đầu một đời sống mới trong Đức Giêsu, đời sống tông đồ, đời sống làm chứng nhân, và rao truyền hạt giống Tin Mừng tới khắp muôn dân.
Tác giả Gioan không nhắc tới tên của người phụ nữ xứ Samaria. Nhưng theo các nhà thần học gia, người phụ nữ Samaria tên là Phôtina. Cô ta đã truyền đạo và rửa tội cho công chúa, con gái của Hoàng đế Nêro. Sau cùng, nữ tông đồ Phôtina mang đuốc sáng Tin Mừng tới thành phố Carthage. Vào cuối đời, bà đã chết tử vì đạo trong ngục thất tại thành phố Carthage [5].
IV. Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?Để chấm dứt bài Môn đệ, Tông đồ, Người là Ai?, người viết xin được hỏi bạn đọc hai câu hỏi có liên quan tới đề tài của bài tham khảo này,
(1). Khi nào chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô?
(2). Khi nào chúng ta sẽ trở nên tông đồ của Đức Kitô?
Về câu thứ nhất, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận phép Rửa Tội. Khi nhận phép thanh tẩy, chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô. Đó là lý do tại sao chúng ta được gọi là Kitô hữu, hay là anh chị em trong Đức Kitô. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, vào ngày rửa tội, chúng ta trở nên sư huynh, sư tỷ, sư đệ, và sư muội trong môn phái Kitô.
Về câu thứ hai, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận lãnh phép Thêm Sức. Vào giây phút lãnh nhận dấu ấn trên trán từ tay của Đức Giám Mục, chúng ta được Chúa Thánh Linh sai đi với một sứ mạng mới, sứ mạng làm chứng về một niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Và chúng ta là những nhân chứng sống động cho niềm tin này.
Chú thích[1] Danh sách đầy đủ của Mười Hai Tông Đồ xuất hiện trong Phúc Âm Nhất Lãm. Mátthêu 10:1-4; Máccô 3:13-18; Luca 6: 12-16. Tên của các tông đồ, tùy theo từng bản, được viết khác nhau.
[2] Toàn bộ 27 bản Kinh Thánh của Tân Ước được viết trong tiếng Cổ Hy Lạp, Koiné (Koinê), có nghĩa là phổ thông. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ thông dụng của đế quốc La Mã vào những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên.
[3] Thực sự ra những người môn đệ đi theo Đức Giêsu không phải là một con số nhỏ. Theo như Luca 10:1-12, Đức Giêsu đã từng sai bẩy mươi hai môn đệ đi tới những thôn làng và những địa danh để rao giảng Tin Mừng về Nước Trời và chữa lành các bệnh nhân. Cũng theo Luca 8:1-3, đi theo Đức Giêsu, ngoài nhóm Mười Hai Tông Đồ, còn có những người phụ nữ, Maria Mađalêna, Goanna, vợ của ông Chuza, người hầu của Vua Hêrôđê, Susanna, và nhiều người phụ nữ khác.
[4] Theo như Máccô 6:7-13, một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng. Mặc dù trong bản văn này, thánh sử Máccô không sử dụng danh từ tông đồ, nhưng trước đó, trong đoạn Máccô 3:13-18, tác giả đã nói cho độc giả biết nhóm Mười Hai này được Đức Giêsu chính tay tuyển chọn, và Ngài gọi họ là tông đồ.
[5] Farmer, Craig. “Changing Images of the Samarian Woman in Early Reformed Commentaries on John,” Church History 65 (1996) 365-375.www.nguyentrungtay.com
Tin Đáng Chú Ý
Từ Tân Cương tới Biển Đông
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy /BBC
15:27 08/07/2009
Từ Tân Cương tới Biển Đông
(Bài của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy gửi tới BBC từ Paris, Pháp)
Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, các vụ bất ổn ở vùng biên giới thường có tác động liên đới lên chính sách chung của chính quyền trung ương nhưng bạo động của người Uighur tháng này liệu có ảnh hưởng đối với chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông?
Lần đầu tiên, sau 60 năm thành lập nhà nước Trung Quốc cộng sản, đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Uighur và người Hán với những thiệt hại lớn: hơn 160 người bị thiệt mạng, 1000 người khác bị thương, gần 1500 người bị bắt, 270 xe đủ loại bị đốt, hơn 200 cửa hàng và 20 căn nhà bị phá hủy tại Urumqi (Địch Hóa), thủ phủ tỉnh Tân Cương.
Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền tuần đầu tháng 7/2009 đã lan sang các thành phố khác như Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nằm sát cạnh biên giới Pakistan, và hai thị trấn khác là Yili và Aksu, được coi là các cổng nối quan trọng dọc theo Con Đường Tơ Lụa dẫn tới Địa Trung Hải.
Nguyên nhân chính của các cuộc xuống đường biểu tình tại Urumqi là đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về việc hai người Hồi Tân Cương bị chết và gần 120 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ với người Hán vào hạ tuần tháng 6 vừa qua trong nhà máy sản xuất đồ chơi tại thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Tân Cương cả ngàn cây số về phía đông-nam.
Đây là những cuộc biểu tình ôn hòa đòi công lý và yêu cầu chính quyền trung ương tôn trọng quyền sinh tồn bình đẳng của các sắc tộc thiểu số với sắc tộc đa số (Hán).
Nguyên nhân trực tiếp là vì chính quyền địa phương không tiếp đón và đối thoại với các nhóm người Hồi Tân Cương để giải quyết vấn đề trong hòa bình lại đưa công an và cảnh sát đến đàn áp... và máu đã gọi máu.
Cho đến nay không ai biết trong số hơn 160 người bị thiệt mạng và 1000 người bị thương, bao nhiêu là người Uighur, bao nhiêu là người Hán.
Hình ảnh những cảnh sát chống biểu tình được trang bị đầy đủ và hàng ngàn người Hán cầm gậy cầm xẻng ngang nhiên đi giữa đường phố Urumqi hò hét đòi trừng trị những người Uighur xuống đường trước đó và hình ảnh những phụ nữ Uighur yếu đuối khóc lóc trước ống kính truyền hình cho thấy có sự thiên vị đối với người Hán và sự phân đối xử đối với người Uighur.
Lý do văn hóa và lịch sử
Nhưng nguyên nhân sâu xa và lâu dài của các cuộc nổi dậy này là người Uighur không muốn trở thành thiểu số và tiếp tục bị phân biệt đối xử trên chính quê hương của họ.
Dù từ hơn một thập niên vừa qua, chính quyền trung ương đã đầu tư rất nhiều vào các dự án phát triển khu tự trị Tân Cương, nhưng sự phát triển này đã không được phân phát đồng đều: mức sống của người Uighur không nhờ đó được nâng cao hơn trong khi giai cấp thống trị người Hán ngày càng giàu có.
Tân Cương là một khu tự trị nằm ở vùng biên giới phía tây-bắc Trung Quốc, đã thành lập từ thời nhà Thanh dành riêng cho sắc tộc Hồi giáo Uighur. Khu này có một diện tích rộng trên 1,6 triệu km2 (lớn nhất trong số các tỉnh và khu tự trị khác tại Trung Quốc), nhưng với một dân số nhỏ: khoảng 20 triệu người, trong đó 45% là người Uighur, 40% là người Hán, 5% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác.
Về chủng tộc, Uighur, tên Hán là Duy Ngô Nhĩ, thuộc nhóm sắc tộc Hán Tạng nhưng có mối liên hệ tinh thần và văn hóa gần gũi với các sắc dân Trung Á hơn là người Hán, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ. Tôn giáo chính của họ Hồi giáo Ả Rập (sunni), chính vì thế họ còn được gọi là người Hồi Tân Cương.
Chênh lệch giàu nghèo giữa người Hán và người Uighur ngày càng thách thức và không cần che giấu: các cấp lãnh đạo chính quyền, chủ nhân các nhà máy, công xưởng, nhà hàng, khách sạn đều là người Hán; phần lớn nhân viên và công nhân phục dịch là người Uighur.
Khi phản đối, Bắc Kinh liền tìm mọi cớ để gán ghép người Hồi Tân Cương là đòi ly khai và khủng bố để lấy cớ đàn áp. Chính sách phân biệt đối xử này đã khiến người Uighur ngày càng xa lánh người Hán, đôi khi thù địch.
Sống cạnh những cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á, cộng đồng người Hồi Tân Cương đang được tổ chức khủng bố như Al Qaeda và Hồi giáo quá khích chú ý, họ sẵn sàng tuyển dụng và huấn luyện những phần tử cực đoan Uighur để gây bạo động trong vùng.
Hơn 20 người Uighur bị quân đội Hoa Kỳ bắt tại Afghanistan và giam giữ tại Guantanamo từ 2001 chứng minh điều này.
Nguy cơ bạo loạn và tách rời Trung Quốc đang đe dọa vùng đất này nếu chính quyền trung ương không tìm ra một chính sách dân tộc hài hòa và đúng đắn.
Tác động đến chính sách biển?
Nhưng cho dù có thế nào, không nên nhầm lẫn cho rằng những cuộc xuống đường chống đối chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ chiếm hết thì giờ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc.
Đối với Bắc Kinh, những cuộc chống đối này không quan trọng, chính quyền trung ương sẽ giải quyết vấn đề này trong êm thắm vì đây không phải là một bất ngờ.
Ưu tư chính của Bắc Kinh hiện nay là làm sao phô trương sức mạnh của mình trên Biển Đông như một siêu cường quân sự, trong mục đích hù dọa những quốc gia yếu kém trong vùng để chiếm hữu tài nguyên và làm chủ con đường vận chuyển chiến lược trên biển Nam Hải.
Những cuộc xuống đường chống đối của cộng đồng người Uighur này sẽ không làm giảm áp lực của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông.
Thật ra những cuộc nổi dậy của người Hồi thiểu số Tân Cương không phải mới đây, chúng đã có từ thời lập quốc của người Hán.
Những Vạn lý Trường thành ngăn chặn sự xâm nhập hay tấn công của các sắc tộc thiểu số (gọi chung là rợ Hung Nô) phía tây-bắc vào trung tâm Trung Hoa đã được dựng lên trong suốt một ngàn năm trước bởi các triều đại Hán tộc.
Vì sinh sống trên một vùng đất khô cằn, thiếu tài nguyên, lãnh thổ của các sắc tộc thiểu số phía Tây Bắc dần dần lọt vào tay người Hán vốn đông đảo và hùng mạnh hơn.
Để duy trì sự ổn định, các chính quyền Trung Hoa đã dành cho những sắc tộc này một quyền tự trị khá rộng rãi. Nhưng từ thập niên 1990 trở lại đây, nhu cầu truy tìm lợi nhuận bằng mọi giá đã khiến một số tay phiêu lưu người Hán tiến sâu vào các vùng tự trị này tìm cơ hội làm giàu.
Ước muốn này phù hợp với chủ trương Hán hóa những vùng đất xa xôi như Tân Cương, Tứ Xuyên và Tây Tạng của của chính quyền trung ương Bắc Kinh: cho đến đầu thập niên 1990 người Hán chiếm 6% dân số Tân Cương, hiện nay là 40%.
Chính sách này đã xảy ra với người Tây Tạng, nay đang được áp dụng với người Uighur và trong tương lai với người Choang.
Theo dự trù, đến cuối năm 2010 không còn vùng đất nào tại Trung Quốc mà người Hán không chiếm đa số.
Bắc Kinh đang thực hiện giấc mơ Đại Hán mà các triều đại trước đó chưa làm được.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu các sắc tộc thiểu số Việt Nam và Trung Quốc.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/07/090708_uighur_china_history.shtml)
(Bài của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy gửi tới BBC từ Paris, Pháp)
Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, các vụ bất ổn ở vùng biên giới thường có tác động liên đới lên chính sách chung của chính quyền trung ương nhưng bạo động của người Uighur tháng này liệu có ảnh hưởng đối với chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông?
Lần đầu tiên, sau 60 năm thành lập nhà nước Trung Quốc cộng sản, đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Uighur và người Hán với những thiệt hại lớn: hơn 160 người bị thiệt mạng, 1000 người khác bị thương, gần 1500 người bị bắt, 270 xe đủ loại bị đốt, hơn 200 cửa hàng và 20 căn nhà bị phá hủy tại Urumqi (Địch Hóa), thủ phủ tỉnh Tân Cương.
Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền tuần đầu tháng 7/2009 đã lan sang các thành phố khác như Kashgar, thành phố lớn thứ hai của Tân Cương nằm sát cạnh biên giới Pakistan, và hai thị trấn khác là Yili và Aksu, được coi là các cổng nối quan trọng dọc theo Con Đường Tơ Lụa dẫn tới Địa Trung Hải.
Nguyên nhân chính của các cuộc xuống đường biểu tình tại Urumqi là đòi chính quyền Trung Quốc điều tra về việc hai người Hồi Tân Cương bị chết và gần 120 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ với người Hán vào hạ tuần tháng 6 vừa qua trong nhà máy sản xuất đồ chơi tại thành phố Thiều Quan thuộc tỉnh Quảng Đông, cách Tân Cương cả ngàn cây số về phía đông-nam.
Đây là những cuộc biểu tình ôn hòa đòi công lý và yêu cầu chính quyền trung ương tôn trọng quyền sinh tồn bình đẳng của các sắc tộc thiểu số với sắc tộc đa số (Hán).
Nguyên nhân trực tiếp là vì chính quyền địa phương không tiếp đón và đối thoại với các nhóm người Hồi Tân Cương để giải quyết vấn đề trong hòa bình lại đưa công an và cảnh sát đến đàn áp... và máu đã gọi máu.
Cho đến nay không ai biết trong số hơn 160 người bị thiệt mạng và 1000 người bị thương, bao nhiêu là người Uighur, bao nhiêu là người Hán.
Hình ảnh những cảnh sát chống biểu tình được trang bị đầy đủ và hàng ngàn người Hán cầm gậy cầm xẻng ngang nhiên đi giữa đường phố Urumqi hò hét đòi trừng trị những người Uighur xuống đường trước đó và hình ảnh những phụ nữ Uighur yếu đuối khóc lóc trước ống kính truyền hình cho thấy có sự thiên vị đối với người Hán và sự phân đối xử đối với người Uighur.
Lý do văn hóa và lịch sử
Nhưng nguyên nhân sâu xa và lâu dài của các cuộc nổi dậy này là người Uighur không muốn trở thành thiểu số và tiếp tục bị phân biệt đối xử trên chính quê hương của họ.
Dù từ hơn một thập niên vừa qua, chính quyền trung ương đã đầu tư rất nhiều vào các dự án phát triển khu tự trị Tân Cương, nhưng sự phát triển này đã không được phân phát đồng đều: mức sống của người Uighur không nhờ đó được nâng cao hơn trong khi giai cấp thống trị người Hán ngày càng giàu có.
Tân Cương là một khu tự trị nằm ở vùng biên giới phía tây-bắc Trung Quốc, đã thành lập từ thời nhà Thanh dành riêng cho sắc tộc Hồi giáo Uighur. Khu này có một diện tích rộng trên 1,6 triệu km2 (lớn nhất trong số các tỉnh và khu tự trị khác tại Trung Quốc), nhưng với một dân số nhỏ: khoảng 20 triệu người, trong đó 45% là người Uighur, 40% là người Hán, 5% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác.
Về chủng tộc, Uighur, tên Hán là Duy Ngô Nhĩ, thuộc nhóm sắc tộc Hán Tạng nhưng có mối liên hệ tinh thần và văn hóa gần gũi với các sắc dân Trung Á hơn là người Hán, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ. Tôn giáo chính của họ Hồi giáo Ả Rập (sunni), chính vì thế họ còn được gọi là người Hồi Tân Cương.
Chênh lệch giàu nghèo giữa người Hán và người Uighur ngày càng thách thức và không cần che giấu: các cấp lãnh đạo chính quyền, chủ nhân các nhà máy, công xưởng, nhà hàng, khách sạn đều là người Hán; phần lớn nhân viên và công nhân phục dịch là người Uighur.
Khi phản đối, Bắc Kinh liền tìm mọi cớ để gán ghép người Hồi Tân Cương là đòi ly khai và khủng bố để lấy cớ đàn áp. Chính sách phân biệt đối xử này đã khiến người Uighur ngày càng xa lánh người Hán, đôi khi thù địch.
Sống cạnh những cộng đồng Hồi giáo tại Trung Á, cộng đồng người Hồi Tân Cương đang được tổ chức khủng bố như Al Qaeda và Hồi giáo quá khích chú ý, họ sẵn sàng tuyển dụng và huấn luyện những phần tử cực đoan Uighur để gây bạo động trong vùng.
Hơn 20 người Uighur bị quân đội Hoa Kỳ bắt tại Afghanistan và giam giữ tại Guantanamo từ 2001 chứng minh điều này.
Nguy cơ bạo loạn và tách rời Trung Quốc đang đe dọa vùng đất này nếu chính quyền trung ương không tìm ra một chính sách dân tộc hài hòa và đúng đắn.
Tác động đến chính sách biển?
Nhưng cho dù có thế nào, không nên nhầm lẫn cho rằng những cuộc xuống đường chống đối chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ chiếm hết thì giờ của ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc.
Đối với Bắc Kinh, những cuộc chống đối này không quan trọng, chính quyền trung ương sẽ giải quyết vấn đề này trong êm thắm vì đây không phải là một bất ngờ.
Ưu tư chính của Bắc Kinh hiện nay là làm sao phô trương sức mạnh của mình trên Biển Đông như một siêu cường quân sự, trong mục đích hù dọa những quốc gia yếu kém trong vùng để chiếm hữu tài nguyên và làm chủ con đường vận chuyển chiến lược trên biển Nam Hải.
Những cuộc xuống đường chống đối của cộng đồng người Uighur này sẽ không làm giảm áp lực của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông.
Thật ra những cuộc nổi dậy của người Hồi thiểu số Tân Cương không phải mới đây, chúng đã có từ thời lập quốc của người Hán.
Những Vạn lý Trường thành ngăn chặn sự xâm nhập hay tấn công của các sắc tộc thiểu số (gọi chung là rợ Hung Nô) phía tây-bắc vào trung tâm Trung Hoa đã được dựng lên trong suốt một ngàn năm trước bởi các triều đại Hán tộc.
Vì sinh sống trên một vùng đất khô cằn, thiếu tài nguyên, lãnh thổ của các sắc tộc thiểu số phía Tây Bắc dần dần lọt vào tay người Hán vốn đông đảo và hùng mạnh hơn.
Để duy trì sự ổn định, các chính quyền Trung Hoa đã dành cho những sắc tộc này một quyền tự trị khá rộng rãi. Nhưng từ thập niên 1990 trở lại đây, nhu cầu truy tìm lợi nhuận bằng mọi giá đã khiến một số tay phiêu lưu người Hán tiến sâu vào các vùng tự trị này tìm cơ hội làm giàu.
Ước muốn này phù hợp với chủ trương Hán hóa những vùng đất xa xôi như Tân Cương, Tứ Xuyên và Tây Tạng của của chính quyền trung ương Bắc Kinh: cho đến đầu thập niên 1990 người Hán chiếm 6% dân số Tân Cương, hiện nay là 40%.
Chính sách này đã xảy ra với người Tây Tạng, nay đang được áp dụng với người Uighur và trong tương lai với người Choang.
Theo dự trù, đến cuối năm 2010 không còn vùng đất nào tại Trung Quốc mà người Hán không chiếm đa số.
Bắc Kinh đang thực hiện giấc mơ Đại Hán mà các triều đại trước đó chưa làm được.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu các sắc tộc thiểu số Việt Nam và Trung Quốc.
(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/07/090708_uighur_china_history.shtml)
Văn Hóa
Hãy vui mừng lên!
lykhách
03:41 08/07/2009
Hãy vui mừng lên vì dân tộc đang trở mình
Chính khí quật cường dân tộc đang hồi sinh
Hỏi: “Thế nước yếu lấy gì mà giữ được?”
Diên Hồng đồng thanh một tiếng: “Hy Sinh!”
Những lớp già nối theo lớp trẻ
Mang xích xiềng đầy mắt lệ bước lên
Bao gông cùm của uy quyền bạo bệnh
Như ký sinh trùng giờ sắp chết cuống cuồng lên!
Lịch sử đang dần giở sang trang
Đêm đen đang ló dạng huy hoàng
Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc sáng
Tạ ơn những người hy sinh cả riêng an!
Hãy nhập giòng hỡi muôn khe suối
Bao năm trường trong tăm tối quanh co
Nhập một giòng đổ từ cao muôn núi
Như thác ngàn hướng về biển tự do
Từng tháng, từng năm và từng ngày
Lũ Bắc phương đang bủa lưới trùng vây
“Mười sáu chữ vàng” là cái ngu của chế độ
Là cái hèn ô nhục của thế kỷ này!
Xin lên tiếng hỡi anh hỡi chị
Thay đổi bắt đầu từ một bước ra đi
Thêm bước nữa, rồi thêm bước nữa
Lịch sử nghìn năm thành từ mỗi chân ghi
Bước yêu thương xin anh chị mở lòng
Chia đau, chia lệ của non sông
Lý tưởng chúng ta là quyền tự do cho dân sống
Vũ khí chúng ta chính là mỗi tấm lòng
Bao thế hệ chúng ta vẫn mơ
Như cha ông trong quá khứ vẫn chờ
Ta muốn sống thanh bình tự do hít thở
Quyền làm người với danh dự, lành áo, cơm no
Hãy chia nhau chút dư thừa khuây khỏa
Chút riêng vui, chút đau khổ vì nhau
Như bí vẫn leo chung với giàn bầu
Vì số mệnh sinh ta làm đồng bào dân tộc khổ
Không, chúng ta không cần đòi xương máu
Chúng ta chỉ đòi quyền được sống yêu nhau
Được san sẻ từ miếng cơm manh áo
Đòi tự do, đòi độc lập, đòi cho dân ta giải thoát kiếp ngu nghèo
Tại sao thiếu nữ ta phải bán thân xứ xa?
Tại sao thanh niên ta thân nô lệ lạc khuất quê cha?
Tại sao công nhân cày quá sức, nông dân mất cửa nhà?
Tại sao ngư dân không được đánh cá ở biển chúng ta?
Chúng ta cần làm, nhưng không sống chết vì đồng đô-la
Chúng ta mong đổi thay, nhưng không mất gốc ông cha
Chúng ta muốn bình yên, nhưng không đánh đổi cả
Truyền thống tổ tiên, đất biển thấm xương máu mẹ cha
Hãy nhìn lên trên để thấy một lũ hèn
Đang cầm quyền, bán mua đất nước đảo điên
Khi trên thế giới đang cỏ xanh trên nấm mồ Xã Hội Chủ Nghĩa
Chúng vẫn khư khư ngu dân để làm tiền!
Bán cao nguyên, rồi nay mai chúng bán biển
Cho lũ Tàu luôn tham vọng bá vương
Phải thấy lòng dạ chúng mấy nghìn năm nham hiểm
Chúng đang dồn dân tộc ta vào thế cùng đường!
Nhưng đừng sợ dù chúng to lớn chúng giàu
Nhưng tự do chúng chưa cho phép dân đâu
Khi một dân tộc đang ngủ vùi trong gian trá
Tham vọng điên cuồng cũng chẳng tới đỉnh cao
Đây chính là dịp may cho dân tộc chúng ta
Nếu một mai đất nước sớm thoát trước ra
Khỏi độc tài, rồi bước trong tự do dân chủ
Hai mươi năm sau chúng ta sẽ vượt qua!
Hãy giã từ hỡi anh hỡi chị
Lệ thuộc đồ Tàu, lệ thuộc văn hóa
Lịch sử bốn ngàn năm đủ dài cho phép chúng ta không cần theo Tàu, theo Tây hoặc Mỹ
Quay về với ông bà sẽ chỉ đường chúng ta đi
Đường chúng ta đi là con đường yêu thương
Lấy chí nhân thay bạo lực trên đường
Hãy tỉnh táo không cần thêm thây rơi máu đổ
Để cháu con khỏi rơi vào quả báo đoạn trường!
Cuộc chiến này giữa bóng đêm và ánh sáng
Giữa tối tăm hiểu biết và tỏa rạng trí dân
Giữa gian tham, bạo lực, bất công
Và ngay thẳng, yêu thương cùng nhân ái
Hãy cầm bút đi vào cuộc chiến
Hãy cầm loa réo gọi tình người
Khi muôn triệu người đồng thanh một tiếng
Thì bạo tàn nào cũng phải xuống ngôi
Xin dấn thân hỡi anh hỡi chị
Dù tương lai đầy gai góc mỗi bước đi
Một tiếng nói, một tấm lòng, một ý chí
Như những nhát rìu phạt chung lối dân di
Ta vẫn yêu những đồng xanh lúa mạ
Những thôn làng khói tỏa chiều hôm
Những dòng sông nơi hò hẹn suối nguồn
Kể chuyện Trường Sơn gởi vui buồn biển Mẹ
Ta vẫn yêu những mẹ già mắt lệ
Khóc cho chồng rồi lại khóc đời con
Cơn bể dâu nghìn năm còn kể lể
Bao nỗi sầu đến tan nát nước non
Ta vẫn yêu những trẻ thơ lang thang
Lén húp chén cơm canh của khách bỏ vội vàng
Ta ôm mặt nhói đau tự mắng mình khốn nạn
Mà bước đi dụi mắt lệ tràn!
Ta vẫn yêu gã xe ôm ngồi ngáp
Dạ buâng quơ mời khách bộ hành
Dù muốn bước chậm nhìn quê hương cho rõ
Mà từ chối cuốc xe lòng thấy chẳng đành!
Chém thêm dăm ba ngàn cũng chả sao
Chém chưa đủ đâu để chết nghẹn ngào
Mắt giối gian thoáng buồn một nét dấu
Cảnh tranh ăn, dành giựt sống vì nghèo!
Ta vẫn yêu lỏi tì bán báo dạo
Liếc thấy dòng tít báo mị dân
Thức ăn tư tưởng dăm lếu láo
Rồi cũng mua dù chẳng thấy cần
Ta yêu cả con đường thinh lặng
Những hàng cây sơn vôi trắng lam nham
Như tự nhiên lòng con người trời cho đẹp
Phải phủ lên những giối trá gian tham
Ta còn cả triệu điều yêu nữa
Trên quê hương không cần chọn lựa để yêu
Vì từ con người đến cát đá
Sẽ đổi thay và đau khổ còn nhiều!
Chính khí quật cường dân tộc đang hồi sinh
Hỏi: “Thế nước yếu lấy gì mà giữ được?”
Diên Hồng đồng thanh một tiếng: “Hy Sinh!”
Những lớp già nối theo lớp trẻ
Mang xích xiềng đầy mắt lệ bước lên
Bao gông cùm của uy quyền bạo bệnh
Như ký sinh trùng giờ sắp chết cuống cuồng lên!
Lịch sử đang dần giở sang trang
Đêm đen đang ló dạng huy hoàng
Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc sáng
Tạ ơn những người hy sinh cả riêng an!
Hãy nhập giòng hỡi muôn khe suối
Bao năm trường trong tăm tối quanh co
Nhập một giòng đổ từ cao muôn núi
Như thác ngàn hướng về biển tự do
Từng tháng, từng năm và từng ngày
Lũ Bắc phương đang bủa lưới trùng vây
“Mười sáu chữ vàng” là cái ngu của chế độ
Là cái hèn ô nhục của thế kỷ này!
Xin lên tiếng hỡi anh hỡi chị
Thay đổi bắt đầu từ một bước ra đi
Thêm bước nữa, rồi thêm bước nữa
Lịch sử nghìn năm thành từ mỗi chân ghi
Bước yêu thương xin anh chị mở lòng
Chia đau, chia lệ của non sông
Lý tưởng chúng ta là quyền tự do cho dân sống
Vũ khí chúng ta chính là mỗi tấm lòng
Bao thế hệ chúng ta vẫn mơ
Như cha ông trong quá khứ vẫn chờ
Ta muốn sống thanh bình tự do hít thở
Quyền làm người với danh dự, lành áo, cơm no
Hãy chia nhau chút dư thừa khuây khỏa
Chút riêng vui, chút đau khổ vì nhau
Như bí vẫn leo chung với giàn bầu
Vì số mệnh sinh ta làm đồng bào dân tộc khổ
Không, chúng ta không cần đòi xương máu
Chúng ta chỉ đòi quyền được sống yêu nhau
Được san sẻ từ miếng cơm manh áo
Đòi tự do, đòi độc lập, đòi cho dân ta giải thoát kiếp ngu nghèo
Tại sao thiếu nữ ta phải bán thân xứ xa?
Tại sao thanh niên ta thân nô lệ lạc khuất quê cha?
Tại sao công nhân cày quá sức, nông dân mất cửa nhà?
Tại sao ngư dân không được đánh cá ở biển chúng ta?
Chúng ta cần làm, nhưng không sống chết vì đồng đô-la
Chúng ta mong đổi thay, nhưng không mất gốc ông cha
Chúng ta muốn bình yên, nhưng không đánh đổi cả
Truyền thống tổ tiên, đất biển thấm xương máu mẹ cha
Hãy nhìn lên trên để thấy một lũ hèn
Đang cầm quyền, bán mua đất nước đảo điên
Khi trên thế giới đang cỏ xanh trên nấm mồ Xã Hội Chủ Nghĩa
Chúng vẫn khư khư ngu dân để làm tiền!
Bán cao nguyên, rồi nay mai chúng bán biển
Cho lũ Tàu luôn tham vọng bá vương
Phải thấy lòng dạ chúng mấy nghìn năm nham hiểm
Chúng đang dồn dân tộc ta vào thế cùng đường!
Nhưng đừng sợ dù chúng to lớn chúng giàu
Nhưng tự do chúng chưa cho phép dân đâu
Khi một dân tộc đang ngủ vùi trong gian trá
Tham vọng điên cuồng cũng chẳng tới đỉnh cao
Đây chính là dịp may cho dân tộc chúng ta
Nếu một mai đất nước sớm thoát trước ra
Khỏi độc tài, rồi bước trong tự do dân chủ
Hai mươi năm sau chúng ta sẽ vượt qua!
Hãy giã từ hỡi anh hỡi chị
Lệ thuộc đồ Tàu, lệ thuộc văn hóa
Lịch sử bốn ngàn năm đủ dài cho phép chúng ta không cần theo Tàu, theo Tây hoặc Mỹ
Quay về với ông bà sẽ chỉ đường chúng ta đi
Đường chúng ta đi là con đường yêu thương
Lấy chí nhân thay bạo lực trên đường
Hãy tỉnh táo không cần thêm thây rơi máu đổ
Để cháu con khỏi rơi vào quả báo đoạn trường!
Cuộc chiến này giữa bóng đêm và ánh sáng
Giữa tối tăm hiểu biết và tỏa rạng trí dân
Giữa gian tham, bạo lực, bất công
Và ngay thẳng, yêu thương cùng nhân ái
Hãy cầm bút đi vào cuộc chiến
Hãy cầm loa réo gọi tình người
Khi muôn triệu người đồng thanh một tiếng
Thì bạo tàn nào cũng phải xuống ngôi
Xin dấn thân hỡi anh hỡi chị
Dù tương lai đầy gai góc mỗi bước đi
Một tiếng nói, một tấm lòng, một ý chí
Như những nhát rìu phạt chung lối dân di
Ta vẫn yêu những đồng xanh lúa mạ
Những thôn làng khói tỏa chiều hôm
Những dòng sông nơi hò hẹn suối nguồn
Kể chuyện Trường Sơn gởi vui buồn biển Mẹ
Ta vẫn yêu những mẹ già mắt lệ
Khóc cho chồng rồi lại khóc đời con
Cơn bể dâu nghìn năm còn kể lể
Bao nỗi sầu đến tan nát nước non
Ta vẫn yêu những trẻ thơ lang thang
Lén húp chén cơm canh của khách bỏ vội vàng
Ta ôm mặt nhói đau tự mắng mình khốn nạn
Mà bước đi dụi mắt lệ tràn!
Ta vẫn yêu gã xe ôm ngồi ngáp
Dạ buâng quơ mời khách bộ hành
Dù muốn bước chậm nhìn quê hương cho rõ
Mà từ chối cuốc xe lòng thấy chẳng đành!
Chém thêm dăm ba ngàn cũng chả sao
Chém chưa đủ đâu để chết nghẹn ngào
Mắt giối gian thoáng buồn một nét dấu
Cảnh tranh ăn, dành giựt sống vì nghèo!
Ta vẫn yêu lỏi tì bán báo dạo
Liếc thấy dòng tít báo mị dân
Thức ăn tư tưởng dăm lếu láo
Rồi cũng mua dù chẳng thấy cần
Ta yêu cả con đường thinh lặng
Những hàng cây sơn vôi trắng lam nham
Như tự nhiên lòng con người trời cho đẹp
Phải phủ lên những giối trá gian tham
Ta còn cả triệu điều yêu nữa
Trên quê hương không cần chọn lựa để yêu
Vì từ con người đến cát đá
Sẽ đổi thay và đau khổ còn nhiều!
Hái mơ trời
lykhách
21:34 08/07/2009
Anh sẽ hái mơ trời đem thả
Trong nhân gian nghiệt ngã lòng người
Nhờ nắng gió mang muôn phương tá lả
Cho em ươm mầm mơ mộng buồn vui
Trái mơ trời khi xanh khi chín
Trái chín ngọt mùi ẩn kín sầu đau
Những trái xanh như thơ mộng ban đầu
Chua chút đỉnh nhưng thơm màu hy vọng
Thơ của anh là tiếng lòng nóng bỏng
Chứa thương yêu một kiếp sống tầm thường
Loài hoa dại giữa đất trời độ lượng
Chúa gọi lên từ cát bụi yêu thương
Anh sẽ hái thơ trời đem thả
Vào nhân sinh hối hả tranh đua
Mấy tâm tư anh chưa cần chọn lựa
Nên thênh thang trời rộng chẳng thiếu thừa
Muôn mơ mộng biết bao giờ cho đủ
Ban ngày mơ, sót khi ngủ còn mơ
Những giấc mơ bình thường như hít thở
Như từng ngày mong cuộc sống đơn sơ
Nếu em thiếu những giấc mơ gì
Hãy yêu và hãy tập cho đi
Đừng lo sợ tự mang lòng phung phí
Vì khi cho Thượng Đế sẽ thầm thì
Ngài sẽ đền em ý mộng lành
Như nhành nho trĩu chùm trái thơ xanh
Ủ nắng gió rồi thời gian sẽ chín
Thơm ngọt như hoa quả trên cành
Hãy dịu dàng chân tay em ạ
Và tâm tư cũng thư thả không gian
Không cần dữ, không cần giận, không cần cãi vả
Kẻo sẽ khổ đau trong thế giới vội vàng
Em biết đấy lòng trời bao độ lượng
Ai biết Lòng Thập Tự đang vui hay đang buồn?
Chỉ biết ấy tự mang thân mình xuống
Rồi lại tự mang Thập Giá yêu thương
Em tôn thờ nhưng có tự hỏi vì sao?
Trả lời được không? hay chỉ đoán…thấp cao
Anh cũng thế, cũng mù mờ như thầy bói
Đêm đêm nhìn trời định hướng mấy vì sao!
Nhìn quen dần chẳng thấy sao nào lạ
Cũng nhấp nháy muôn tinh cầu sáng cả
Sao Bê-Lem hơn hai nghìn năm chắc đã
Quen mắt con người nên cũ, lạ giống nhau!
Nhưng có một lần anh lặng hồn thật lâu
Trong miên tưởng xưa sau thân phận
Thấy thân mọn hèn giữa đêm sao trời rộng
Một ánh sao vui hy vọng giữa tim mình
Chắc trời dấu sao lạ trong mỗi đứa
Để đi tìm như cút bắt vui đùa
Có lẽ tình trời cũng vui tánh
Đợi bắt quả tang, trời mới…chịu thua
Đấy tình trời sâu nhưng nhẹ lắm
Nặng ân tình nhưng bay bổng cao cao
Tình như thế mới là tình lồng lộng
Để cho thơ phải chắp cánh theo
Anh tập làm thơ từ hồi anh mới sinh
Tiếng oa oa mới khóc đã trữ tình
Tại người mẹ chẳng chịu thơ ồn quá
Hát dỗ dành nên anh mới nín thinh
Anh vẫn giữ hồn thơ thơ trẻ
Để dành riêng cho người mẹ của anh
Cho ba anh nữa, vì chính là hai kẻ
Thượng Đế gởi cho chút cát bụi nên hình
Có lẽ anh cũng nên nói về mảnh đất
Gọi là quê hương khi mở mắt chào đời
Vì chốn ấy chính nôi thơ ngào ngạt
Ủ hồn anh màu núi biển em ơi
Chính vì thế mà anh biết làm thơ
Có nghĩa là ngồi xếp chữ vẩn vơ
Xếp ý tứ xôn xao dăm mơ mộng
Em gọi là gì? anh gọi ấy là…thơ!
Bởi thế thơ anh rất tầm thường
Như con cóc nhảy ra giữa vườn
Ngó trời mông lung đã thấy sướng
Mà anh hơn cóc là biết yêu thương
Yêu thương làm con người bất tử
Yêu cái gì? cái gì cũng yêu, yêu đủ thứ
Chỉ trừ ra mấy tên quỷ dữ
Cứ làm tội tình chúng ta vốn hiền từ!
Thôi có lẽ anh nên tạm dừng thả thơ
Để lên trời tiếp tục hái mơ
Thượng Đế cười anh thằng…rững mỡ
Thơ trần gian là cỏ chốn bệ thờ
Cũng xin hái, Chúa ơi cho con hái
Đem về trần gian thả rải cho xanh
Biết đâu được cỏ thành…nho chín trái
Cho ngọt ngào chút đời em, đời anh?!
Trong nhân gian nghiệt ngã lòng người
Nhờ nắng gió mang muôn phương tá lả
Cho em ươm mầm mơ mộng buồn vui
Trái mơ trời khi xanh khi chín
Trái chín ngọt mùi ẩn kín sầu đau
Những trái xanh như thơ mộng ban đầu
Chua chút đỉnh nhưng thơm màu hy vọng
Thơ của anh là tiếng lòng nóng bỏng
Chứa thương yêu một kiếp sống tầm thường
Loài hoa dại giữa đất trời độ lượng
Chúa gọi lên từ cát bụi yêu thương
Anh sẽ hái thơ trời đem thả
Vào nhân sinh hối hả tranh đua
Mấy tâm tư anh chưa cần chọn lựa
Nên thênh thang trời rộng chẳng thiếu thừa
Muôn mơ mộng biết bao giờ cho đủ
Ban ngày mơ, sót khi ngủ còn mơ
Những giấc mơ bình thường như hít thở
Như từng ngày mong cuộc sống đơn sơ
Nếu em thiếu những giấc mơ gì
Hãy yêu và hãy tập cho đi
Đừng lo sợ tự mang lòng phung phí
Vì khi cho Thượng Đế sẽ thầm thì
Ngài sẽ đền em ý mộng lành
Như nhành nho trĩu chùm trái thơ xanh
Ủ nắng gió rồi thời gian sẽ chín
Thơm ngọt như hoa quả trên cành
Hãy dịu dàng chân tay em ạ
Và tâm tư cũng thư thả không gian
Không cần dữ, không cần giận, không cần cãi vả
Kẻo sẽ khổ đau trong thế giới vội vàng
Em biết đấy lòng trời bao độ lượng
Ai biết Lòng Thập Tự đang vui hay đang buồn?
Chỉ biết ấy tự mang thân mình xuống
Rồi lại tự mang Thập Giá yêu thương
Em tôn thờ nhưng có tự hỏi vì sao?
Trả lời được không? hay chỉ đoán…thấp cao
Anh cũng thế, cũng mù mờ như thầy bói
Đêm đêm nhìn trời định hướng mấy vì sao!
Nhìn quen dần chẳng thấy sao nào lạ
Cũng nhấp nháy muôn tinh cầu sáng cả
Sao Bê-Lem hơn hai nghìn năm chắc đã
Quen mắt con người nên cũ, lạ giống nhau!
Nhưng có một lần anh lặng hồn thật lâu
Trong miên tưởng xưa sau thân phận
Thấy thân mọn hèn giữa đêm sao trời rộng
Một ánh sao vui hy vọng giữa tim mình
Chắc trời dấu sao lạ trong mỗi đứa
Để đi tìm như cút bắt vui đùa
Có lẽ tình trời cũng vui tánh
Đợi bắt quả tang, trời mới…chịu thua
Đấy tình trời sâu nhưng nhẹ lắm
Nặng ân tình nhưng bay bổng cao cao
Tình như thế mới là tình lồng lộng
Để cho thơ phải chắp cánh theo
Anh tập làm thơ từ hồi anh mới sinh
Tiếng oa oa mới khóc đã trữ tình
Tại người mẹ chẳng chịu thơ ồn quá
Hát dỗ dành nên anh mới nín thinh
Anh vẫn giữ hồn thơ thơ trẻ
Để dành riêng cho người mẹ của anh
Cho ba anh nữa, vì chính là hai kẻ
Thượng Đế gởi cho chút cát bụi nên hình
Có lẽ anh cũng nên nói về mảnh đất
Gọi là quê hương khi mở mắt chào đời
Vì chốn ấy chính nôi thơ ngào ngạt
Ủ hồn anh màu núi biển em ơi
Chính vì thế mà anh biết làm thơ
Có nghĩa là ngồi xếp chữ vẩn vơ
Xếp ý tứ xôn xao dăm mơ mộng
Em gọi là gì? anh gọi ấy là…thơ!
Bởi thế thơ anh rất tầm thường
Như con cóc nhảy ra giữa vườn
Ngó trời mông lung đã thấy sướng
Mà anh hơn cóc là biết yêu thương
Yêu thương làm con người bất tử
Yêu cái gì? cái gì cũng yêu, yêu đủ thứ
Chỉ trừ ra mấy tên quỷ dữ
Cứ làm tội tình chúng ta vốn hiền từ!
Thôi có lẽ anh nên tạm dừng thả thơ
Để lên trời tiếp tục hái mơ
Thượng Đế cười anh thằng…rững mỡ
Thơ trần gian là cỏ chốn bệ thờ
Cũng xin hái, Chúa ơi cho con hái
Đem về trần gian thả rải cho xanh
Biết đâu được cỏ thành…nho chín trái
Cho ngọt ngào chút đời em, đời anh?!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tóc Huyền
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:12 08/07/2009
TÓC HUYỀN
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Tóc em nỗi nhớ làng quê
Nồng nàn hương bưởi, đam mê sáo diều!
(Trích thơ của Nắng Xuân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền