Phụng Vụ - Mục Vụ
Hình Bóng Tôi
Lm Vũđình Tường
01:44 07/07/2022
Vị luật sư hỏi Đức Kitô anh cần làm gì để được hưởng nước trời? Bởi anh là luật sư nên Đức Kitô nói với anh. Sách luật dậy thế nào? Anh trả lời theo luật trong sách Xuất hành 20 và Lêvi 19, dậy: mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và thương yêu tha nhân như chính mình. Đức Kitô khen kiến thức luật của anh. Ngài nói với anh: 'Cứ làm như vậy sẽ được sống' C.28. Vị luật sư rành rẽ về luật, nhưng gặp trở ngại trong việc áp dụng luật vào thực tế trong cuộc sống. Khó khăn lớn nhất của anh là việc hiểu chính xác nghĩa tha nhân. Anh hỏi Đức Kitô: Tha nhân là ai? Anh mong Ngài giải thích cho. Đức Kitô không trả lời thẳng vào câu hỏi nhưng kể cho anh dụ ngôn người Samaritanô.
Chuyện xảy ra như sau. Một người đi đường bị cướp. Bọn cướp đã lấy hết của còn đánh anh cách tàn nhẫn. Để anh nằm bên vệ đường, nửa sống, nửa chết. Sau đó ít lâu có Thầy Tư Tế và rồi thầy Lêvi cả hai đều đi qua đoạn đường đó. Cả hai trông thấy anh nhưng không ai ra tay cứu giúp. Cả hai, mỗi người tránh sang lối khác mà đi. Kế đến một thương gia đi ngang, trông thấy nạn nhân, ông xuống ngựa đến cứu chữa nạn nhân. Đức Kitô hỏi người luật sư. Theo anh, trong ba người đó, ai là tha nhân của người bị cướp đánh. Vị luật sư đáp: Người thương gia. Đức Kitô nói với anh. 'Anh hãy đi và cũng làm như vậy' c.37.
Người thương gia không thông luật bằng vị Tư Tế và Lêvi. Bởi ông là thương gia nên rành vềluật thương mại, buôn bán. Ông lại là người ngoại đạo nên rất có thể ông không rành rẽ về luật mến Chúa hết tâm hồn và yêu tha nhân như chính mình. Người thương gia trông thấy nạn nhân, ông hành xử theo tính nhân bản. Thấy người đau khổ cần giúp thì ông giúp với khả năng của mình. Điều này cho biết luật yêu thương đồng loại được ghi sẵn trong tâm hồn mỗi người. Khi sanh ra đời, ai cũng biết luật yêu thương đồng loại. Luật yêu thương trở thành luật tự nhiên. Thứ hai, biết luật và giữ luật là hai việc khác nhau. Không phải ai biết luật cũng thi hành luật, giữ trọn lề luật. Thứ ba, biết luật không làm cho luật nên trọn. Thực hành luật mến Chúa, yêu tha nhân mới làm trọn lề luật.
Người luật sư đã đúng khi ông tin sự sống trường sinh là quà đặc biệt Chúa ban. Tự sức con người không thể lấy được mà cần nhận từ Thiên Chúa. Để nhận sự sống đời đời con người cần phải mến Chúa và thương người đồng loại. Ông luật sư không gặp trở ngại trong việc mến Chúa, nhưng yêu mến đồng loại như chính mình là vấn đề ông gặp khó khăn. Hầu hết tranh tụng, cãi vã đến từ tha nhân. Hàng xóm tranh tụng cãi vã vì con gà sang bới vườn rau, vì con chó sủa nguyên đêm, vì giây leo hàng rào, vì tiếng ồn vang nhà hàng xóm, vì mùi hôi chuồng heo bay sang. Toàn những chuyện lặt vặt biến sang chuyện lớn tiếng, lớn đến độ kiện tụng nhau.
Yêu người như yêu ta. Ai là tha nhân là vấn đề người luật sư cần làm sáng tỏ. Nói chung, chúng ta thường hiểu tha nhân là người chúng ta biết ít nhiều về họ. Họ sống gần ta, làm cùng sở, xóm giềng. Dụ ngôn người Samaritanô cho biết tha nhân được hiểu là tất cả mọi người. Tha nhân bao gồm mọi sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ và ngay cả khác niềm tin tôn giáo, hoặc không tin gì hết. Nạn nhân thuộc tôn giáo gì không rõ nhưng người thương gia rõ ràng là dân ngoại. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu chính là dụ ngôn nói về tình yêu không biên giới. Tình yêu này không phân biệt bất cứ ai, giúp được trong khả năng mình thì cứ giúp, và như thế là làm trọn lề luật. Khi giúp nạn nhân người thương gia chấp nhận hiểm nguy có thể xảy ra cho chính ông. Ông không rõ bọn cướp đã đi xa hay còn ẩn trốn đâu đó chờ cướp kẻ khác. Khi ra đi việc thương mại là chính yếu. Bây giờ ông đặt việc thương mại của ông sang hàng thứ yếu, cứu người là ưu tiên số một. Ông cũng tin vào người chủ khách trọ, tin người chủ đó không lường gạt, hoặc đòi giá cắt cổ. Ông chăm sóc cho nạn nhân và còn lo cho chu đáo đến lúc lành bệnh. Ông không trông mong nạn nhận bồi thường, trả lại phí tổn ông chăm sóc cho nạn nhân. Ta có thể nói ông chăm sóc cho nạn nhân như chăm sóc cho chính mình.
Đức Kitô nói với anh luật sư, anh dãy đi và làm như vậy. Đức Kitô cũng nói với mỗi người chúng ta, hãy đi làm như người thương buôn Samaritanô tốt lành.
TiengChuong.org
My Other Self
A lawyer asked Jesus what must he do to inherit eternal life? Because he was a legal man, Jesus asked him what did the Law say? The lawyer quoted the teaching from the books of Exodus 20 and Leviticus 19:18, which says, to love God with all one's heart, soul and strength, and mind and love one's neighbour as oneself. Jesus praised the lawyer for his knowledge. He told the lawyer: 'Do this and life is yours' v.28. The lawyer had no problem to quote the Law, but was unclear about the concept of who is his neighbour. He asked Jesus for clarification. Jesus told him about the story of the Samaritan. It was about a man who was injured by robbers. They left him half death on a road side. A priest and a Levi saw the victim, but refused to get involve. This point tells us that having knowledge of the law is good, but what really counts is applying it to save a life. A businessman, who did not have as much knowledge about the Law as the priest and Levi had, but he saved the victim. He dismounted his horse, and came to his aid. At the end of the story, Jesus asked the lawyer who was a neighbour to the victim? The lawyer replied, the one who helped the victim. Jesus told him, 'Go, and do the same yourself' v.37. Jesus told the lawyer, and us, to learn from the businessman.
The lawyer was right to believe that eternal life is a special gift, which is beyond one's ability to earn. In order to inherit eternal life, one must love God and love one's neighbour. He had no difficulty to understand the requirement of loving God, but had trouble defining the concept of neighbour. Loving one's neighbour requires us to love as though loving your other self. Who is my other self? This is what troubled the lawyer? Having a good neighbour is a blessing because that neighbour looks after things when we are home, and when we are away. Probably most complains in life come from unkind neighbours. The housing density causes even more complains, things like noise and stench, and overgrown vines and hanging branches in one's backyard. Over crowded parking along a roadside is another problem. These problems happen within our neighbourhood. Our common concept of neighbour would be someone who we know, who lives or works near us, and we have some knowledge of that person. Our neighbour is someone who we can chat with over the fence, or who lives opposite our house, or families on our street.
The story of the Good Samaritan broadens up the concept of neighbour. It is extended to everyone, regardless of their cultural background, religious belief or race. The story of the Good Samaritan tells us that our neighbour is a stranger. That other self is outside, not part of us; that other self is unknown to us, and yet that other self is what we need to care for, to look after as if we take care of our own self. The story of the Good Samaritan is the story of love without borders. Love is the key that leads to eternal life. The story seems to define that everyone, who is desperately in need of support and care for is our neighbour.
In helping the victim, the businessman put himself in a risky situation. He didn't know whether the bandits had gone or they were hiding nearby waiting to prey on the next victim. The businessman, regardless of his own risk, helped the victim. He put his business trip on hold, and saw the needs of the injured man as his first priority. He trusted the innkeeper would not cheat him. He took care of the victim's immediate needs and also cared for his convalescence. He expected no favour return from the injured man. He helped the victim as though helping himself.
Chuyện xảy ra như sau. Một người đi đường bị cướp. Bọn cướp đã lấy hết của còn đánh anh cách tàn nhẫn. Để anh nằm bên vệ đường, nửa sống, nửa chết. Sau đó ít lâu có Thầy Tư Tế và rồi thầy Lêvi cả hai đều đi qua đoạn đường đó. Cả hai trông thấy anh nhưng không ai ra tay cứu giúp. Cả hai, mỗi người tránh sang lối khác mà đi. Kế đến một thương gia đi ngang, trông thấy nạn nhân, ông xuống ngựa đến cứu chữa nạn nhân. Đức Kitô hỏi người luật sư. Theo anh, trong ba người đó, ai là tha nhân của người bị cướp đánh. Vị luật sư đáp: Người thương gia. Đức Kitô nói với anh. 'Anh hãy đi và cũng làm như vậy' c.37.
Người thương gia không thông luật bằng vị Tư Tế và Lêvi. Bởi ông là thương gia nên rành vềluật thương mại, buôn bán. Ông lại là người ngoại đạo nên rất có thể ông không rành rẽ về luật mến Chúa hết tâm hồn và yêu tha nhân như chính mình. Người thương gia trông thấy nạn nhân, ông hành xử theo tính nhân bản. Thấy người đau khổ cần giúp thì ông giúp với khả năng của mình. Điều này cho biết luật yêu thương đồng loại được ghi sẵn trong tâm hồn mỗi người. Khi sanh ra đời, ai cũng biết luật yêu thương đồng loại. Luật yêu thương trở thành luật tự nhiên. Thứ hai, biết luật và giữ luật là hai việc khác nhau. Không phải ai biết luật cũng thi hành luật, giữ trọn lề luật. Thứ ba, biết luật không làm cho luật nên trọn. Thực hành luật mến Chúa, yêu tha nhân mới làm trọn lề luật.
Người luật sư đã đúng khi ông tin sự sống trường sinh là quà đặc biệt Chúa ban. Tự sức con người không thể lấy được mà cần nhận từ Thiên Chúa. Để nhận sự sống đời đời con người cần phải mến Chúa và thương người đồng loại. Ông luật sư không gặp trở ngại trong việc mến Chúa, nhưng yêu mến đồng loại như chính mình là vấn đề ông gặp khó khăn. Hầu hết tranh tụng, cãi vã đến từ tha nhân. Hàng xóm tranh tụng cãi vã vì con gà sang bới vườn rau, vì con chó sủa nguyên đêm, vì giây leo hàng rào, vì tiếng ồn vang nhà hàng xóm, vì mùi hôi chuồng heo bay sang. Toàn những chuyện lặt vặt biến sang chuyện lớn tiếng, lớn đến độ kiện tụng nhau.
Yêu người như yêu ta. Ai là tha nhân là vấn đề người luật sư cần làm sáng tỏ. Nói chung, chúng ta thường hiểu tha nhân là người chúng ta biết ít nhiều về họ. Họ sống gần ta, làm cùng sở, xóm giềng. Dụ ngôn người Samaritanô cho biết tha nhân được hiểu là tất cả mọi người. Tha nhân bao gồm mọi sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ và ngay cả khác niềm tin tôn giáo, hoặc không tin gì hết. Nạn nhân thuộc tôn giáo gì không rõ nhưng người thương gia rõ ràng là dân ngoại. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu chính là dụ ngôn nói về tình yêu không biên giới. Tình yêu này không phân biệt bất cứ ai, giúp được trong khả năng mình thì cứ giúp, và như thế là làm trọn lề luật. Khi giúp nạn nhân người thương gia chấp nhận hiểm nguy có thể xảy ra cho chính ông. Ông không rõ bọn cướp đã đi xa hay còn ẩn trốn đâu đó chờ cướp kẻ khác. Khi ra đi việc thương mại là chính yếu. Bây giờ ông đặt việc thương mại của ông sang hàng thứ yếu, cứu người là ưu tiên số một. Ông cũng tin vào người chủ khách trọ, tin người chủ đó không lường gạt, hoặc đòi giá cắt cổ. Ông chăm sóc cho nạn nhân và còn lo cho chu đáo đến lúc lành bệnh. Ông không trông mong nạn nhận bồi thường, trả lại phí tổn ông chăm sóc cho nạn nhân. Ta có thể nói ông chăm sóc cho nạn nhân như chăm sóc cho chính mình.
Đức Kitô nói với anh luật sư, anh dãy đi và làm như vậy. Đức Kitô cũng nói với mỗi người chúng ta, hãy đi làm như người thương buôn Samaritanô tốt lành.
TiengChuong.org
My Other Self
A lawyer asked Jesus what must he do to inherit eternal life? Because he was a legal man, Jesus asked him what did the Law say? The lawyer quoted the teaching from the books of Exodus 20 and Leviticus 19:18, which says, to love God with all one's heart, soul and strength, and mind and love one's neighbour as oneself. Jesus praised the lawyer for his knowledge. He told the lawyer: 'Do this and life is yours' v.28. The lawyer had no problem to quote the Law, but was unclear about the concept of who is his neighbour. He asked Jesus for clarification. Jesus told him about the story of the Samaritan. It was about a man who was injured by robbers. They left him half death on a road side. A priest and a Levi saw the victim, but refused to get involve. This point tells us that having knowledge of the law is good, but what really counts is applying it to save a life. A businessman, who did not have as much knowledge about the Law as the priest and Levi had, but he saved the victim. He dismounted his horse, and came to his aid. At the end of the story, Jesus asked the lawyer who was a neighbour to the victim? The lawyer replied, the one who helped the victim. Jesus told him, 'Go, and do the same yourself' v.37. Jesus told the lawyer, and us, to learn from the businessman.
The lawyer was right to believe that eternal life is a special gift, which is beyond one's ability to earn. In order to inherit eternal life, one must love God and love one's neighbour. He had no difficulty to understand the requirement of loving God, but had trouble defining the concept of neighbour. Loving one's neighbour requires us to love as though loving your other self. Who is my other self? This is what troubled the lawyer? Having a good neighbour is a blessing because that neighbour looks after things when we are home, and when we are away. Probably most complains in life come from unkind neighbours. The housing density causes even more complains, things like noise and stench, and overgrown vines and hanging branches in one's backyard. Over crowded parking along a roadside is another problem. These problems happen within our neighbourhood. Our common concept of neighbour would be someone who we know, who lives or works near us, and we have some knowledge of that person. Our neighbour is someone who we can chat with over the fence, or who lives opposite our house, or families on our street.
The story of the Good Samaritan broadens up the concept of neighbour. It is extended to everyone, regardless of their cultural background, religious belief or race. The story of the Good Samaritan tells us that our neighbour is a stranger. That other self is outside, not part of us; that other self is unknown to us, and yet that other self is what we need to care for, to look after as if we take care of our own self. The story of the Good Samaritan is the story of love without borders. Love is the key that leads to eternal life. The story seems to define that everyone, who is desperately in need of support and care for is our neighbour.
In helping the victim, the businessman put himself in a risky situation. He didn't know whether the bandits had gone or they were hiding nearby waiting to prey on the next victim. The businessman, regardless of his own risk, helped the victim. He put his business trip on hold, and saw the needs of the injured man as his first priority. He trusted the innkeeper would not cheat him. He took care of the victim's immediate needs and also cared for his convalescence. He expected no favour return from the injured man. He helped the victim as though helping himself.
Ngày 08/07: Khôn như Rắn & Đơn sơ như Bồ Câu – Thầy Phó Tế Giuse Vũ Viết Hướng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:28 07/07/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng : “Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu.
“Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.
“Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết, cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
“Khi người ta bắt bớ anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em : anh em chưa đi hết các thành của Ít-ra-en, thì Con Người đã đến.”
Đó là lời Chúa
Hãy làm như người Samaritanô
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:48 07/07/2022
Hãy làm như người Samaritanô
Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm – C
(Lc 10, 25-37)
Hôm nay, chúng ta tự hỏi: "Ai là anh em của tôi?" (Lc 10,29).
Chuyện kể rằng, một số thầy người Do thái thấy một thầy Do thái kia hay vắng mặt vào giờ cầu nguyện Thứ Bẩy hằng tuần. Các thầy kia nghi ngờ người anh em có gì bí mật với Thiên Chúa, nên bàn bạc với nhau cử một thầy ta theo dõi người anh em… Thế là, ông thầy được cử tò mò tìm kiếm, nhưng thật xúc động vì thấy người anh em mình vào chiều Thứ Bẩy đến một khu phố nghèo trong thành dọn nhà cho một bà đang bị bại liệt, và phục vụ giúp bà, chuẩn bị bữa cơm cho bà. Khi điệp viên trở về, những thầy Do thái ở nhà đã hỏi : "Ông ấy ở đâu? ở trên trời, trên các tầng mây hay giữa các vì sao?". Thầy được sai đi trả lời : "Không, người anh em của chúng ta đã được đưa lên nơi rất cao".
Yêu bằng hành động
Yêu người thân cận thể hiện bằng hành động cụ thể là cao cả nhất; vì đây là lúc mà tình yêu được thể hiện. Chỉ có mình Chúa Kitô kêu lên, “thấy người nghèo, đừng bỏ đi qua” để thức tỉnh lòng bác ái nơi các môn đệ. Công đồng Vatican II trong một tài liệu đã chép : Làm "người Samaritanô" có nghĩa là thay đổi kế hoạch của mình ( "đến gần anh ta"), dành thời gian để ("chăm sóc anh ta")... Điều này cũng là chúng nghĩ đến các nhân vật của quán trọ, như thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : "Người Samaritanô đã có thể làm mà không có chủ quán? Thật vậy, người chủ quán, người vô danh ấy, đã thi hành nhiệm vụ cách cao cả. Tất cả chúng ta cũng có thể hành xử như ông ta, hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình với tinh thần phục vụ. Tất cả chúng ta đều có cơ hội, nhiều hay ít trực tiếp hay gián tiếp, để giúp đỡ những người cần giúp. Trung thành thi hành sứ vụ là yêu mến mọi người.
Hãy vứt bỏ sau lưng cái chưa cần thiết để đón nhận người đang cần đến chúng ta, (người Samaritanô nhân hậu) và ông chủ quán đã làm việc của mình với tình yêu, cả hai đều thể hiện tình yêu bằng việc làm cụ thể. Chúa Giêsu đã hỏi nhà thông luật: "Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rời vào tay bọn cướp?" Và Chúa bảo ông : "Ông cũng hãy đi và làm như vậy " (Lc 10,36-37).
Chúa Giêsu chính là người Samaritanô
Chúa Giêsu Kitô tự nhân mình là người Samaritanô đi ngang qua, khi những người Pharisiêu xúc phạm Chúa và nói: "Ông là một người Samaritanô và là người bị quỷ ám" (Ga 8,48 )... Vậy người hành hương Samaritanô là chính Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu thực sự là một lữ hành đã gặp con người bị thương do tội lỗi, do ma quỷ, thế gian tra tấn, đang nằm sõng soài trên mặt đất. Chúa đã không bỏ qua, bởi vì mục đích cuộc hành hương của Chúa nhằm để "viếng thăm chúng ta" (Lc 1,68.78). Người đã từ trời lữ hành xuống thế và cư ngụ giữa chúng ta. Người không chỉ "xuất hiện trên đất, nhưng còn sống và trò chuyện với con người" (Br 3,38)...
Người đã đổ rượu, rượu của Lời Chúa trên các vết thương của chúng ta, và như mức độ nghiêm trọng của vết thương không thể chịu được, Người đã pha trộn rượu với dầu là sự êm dịu của Người và "tình yêu Người dành cho nhân loại" (Tit 3 4)... Sau đó, đưa con người đến quán trọ. Quán trọ ở đây là Giáo hội, Giáo hội đã trở thành nơi ở và nơi ẩn náu của toàn dân... Chính Chúa Kitô ở trong Giáo hội, Người trao ban hồng ân... Quán trọ ở đây còn là nhà chầu có chủ quán là Chúa Giêsu đón mời. Các Thánh Tông Đồ và Các Mục Tử, Các Tiến Sĩ và những người kế vị tượng trưng cho chủ quán trọ… Các ngài chăm sóc bệnh nhân là chúng ta bằng Lời Chúa, Cựu Ước và Tân Ước, bằng Lề luật Thánh và các tiên tri.
Hãy đi và làm như vậy
"Hãy đi và làm như vậy" (Lc 10,37, đó là lời của Chúa Giêsu dành cho nhà thông luật khi xưa. Hôm nay, Chúa cũng bảo mỗi người chúng ta "Hãy đi và làm như vậy".
Có người hỏi : Hãy đi và làm như vậy là thế nào? Là làm như người Samaritanô nhân hậu đã làm. Tất cả chúng ta phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaritanô nhân hậu bên cạnh những người chúng ta gặp và chân thành giúp đỡ, băng bó các vết thương thể xác và tinh thần cho họ, những vết thương lòng, nghèo đói, ốm đau, bệnh tật, cô đơn và chết chóc… Đừng ngồi đặt vấn đề: Ai là anh em tôi? Nhưng hãy đi và tỏ ra mình là anh em của mọi người. Đừng dừng lại tìm xem người đó là ai, có đạo hay không có đạo. Nhưng hãy đi và làm như người Samaritanô kia, nhìn thấy vết thương thì băng bó, gặp người đau khổ phải cứu giúp. Cần vượt qua quan niệm hẹp hòi, đi đến tình huynh đệ phổ quát.
Thánh Gioan Phaolô II giáo hoàng nói : "Người Samaritanô nhân hậu là bất kỳ ai nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, là người "cảm động" trước bất hạnh của người lân cận mình. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trái tim, vì nó làm chứng cho lòng trắc ẩn của ta đối với những người đau khổ".
Lạy Chúa, mỗi lần chúng con thấy người anh em mắc nạn, xin giúp chúng con biết hành động thương xót anh em như Chúa đã thương xót chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật 15 Thường Niên Năm – C
(Lc 10, 25-37)
Hôm nay, chúng ta tự hỏi: "Ai là anh em của tôi?" (Lc 10,29).
Chuyện kể rằng, một số thầy người Do thái thấy một thầy Do thái kia hay vắng mặt vào giờ cầu nguyện Thứ Bẩy hằng tuần. Các thầy kia nghi ngờ người anh em có gì bí mật với Thiên Chúa, nên bàn bạc với nhau cử một thầy ta theo dõi người anh em… Thế là, ông thầy được cử tò mò tìm kiếm, nhưng thật xúc động vì thấy người anh em mình vào chiều Thứ Bẩy đến một khu phố nghèo trong thành dọn nhà cho một bà đang bị bại liệt, và phục vụ giúp bà, chuẩn bị bữa cơm cho bà. Khi điệp viên trở về, những thầy Do thái ở nhà đã hỏi : "Ông ấy ở đâu? ở trên trời, trên các tầng mây hay giữa các vì sao?". Thầy được sai đi trả lời : "Không, người anh em của chúng ta đã được đưa lên nơi rất cao".
Yêu bằng hành động
Yêu người thân cận thể hiện bằng hành động cụ thể là cao cả nhất; vì đây là lúc mà tình yêu được thể hiện. Chỉ có mình Chúa Kitô kêu lên, “thấy người nghèo, đừng bỏ đi qua” để thức tỉnh lòng bác ái nơi các môn đệ. Công đồng Vatican II trong một tài liệu đã chép : Làm "người Samaritanô" có nghĩa là thay đổi kế hoạch của mình ( "đến gần anh ta"), dành thời gian để ("chăm sóc anh ta")... Điều này cũng là chúng nghĩ đến các nhân vật của quán trọ, như thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : "Người Samaritanô đã có thể làm mà không có chủ quán? Thật vậy, người chủ quán, người vô danh ấy, đã thi hành nhiệm vụ cách cao cả. Tất cả chúng ta cũng có thể hành xử như ông ta, hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình với tinh thần phục vụ. Tất cả chúng ta đều có cơ hội, nhiều hay ít trực tiếp hay gián tiếp, để giúp đỡ những người cần giúp. Trung thành thi hành sứ vụ là yêu mến mọi người.
Hãy vứt bỏ sau lưng cái chưa cần thiết để đón nhận người đang cần đến chúng ta, (người Samaritanô nhân hậu) và ông chủ quán đã làm việc của mình với tình yêu, cả hai đều thể hiện tình yêu bằng việc làm cụ thể. Chúa Giêsu đã hỏi nhà thông luật: "Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rời vào tay bọn cướp?" Và Chúa bảo ông : "Ông cũng hãy đi và làm như vậy " (Lc 10,36-37).
Chúa Giêsu chính là người Samaritanô
Chúa Giêsu Kitô tự nhân mình là người Samaritanô đi ngang qua, khi những người Pharisiêu xúc phạm Chúa và nói: "Ông là một người Samaritanô và là người bị quỷ ám" (Ga 8,48 )... Vậy người hành hương Samaritanô là chính Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu thực sự là một lữ hành đã gặp con người bị thương do tội lỗi, do ma quỷ, thế gian tra tấn, đang nằm sõng soài trên mặt đất. Chúa đã không bỏ qua, bởi vì mục đích cuộc hành hương của Chúa nhằm để "viếng thăm chúng ta" (Lc 1,68.78). Người đã từ trời lữ hành xuống thế và cư ngụ giữa chúng ta. Người không chỉ "xuất hiện trên đất, nhưng còn sống và trò chuyện với con người" (Br 3,38)...
Người đã đổ rượu, rượu của Lời Chúa trên các vết thương của chúng ta, và như mức độ nghiêm trọng của vết thương không thể chịu được, Người đã pha trộn rượu với dầu là sự êm dịu của Người và "tình yêu Người dành cho nhân loại" (Tit 3 4)... Sau đó, đưa con người đến quán trọ. Quán trọ ở đây là Giáo hội, Giáo hội đã trở thành nơi ở và nơi ẩn náu của toàn dân... Chính Chúa Kitô ở trong Giáo hội, Người trao ban hồng ân... Quán trọ ở đây còn là nhà chầu có chủ quán là Chúa Giêsu đón mời. Các Thánh Tông Đồ và Các Mục Tử, Các Tiến Sĩ và những người kế vị tượng trưng cho chủ quán trọ… Các ngài chăm sóc bệnh nhân là chúng ta bằng Lời Chúa, Cựu Ước và Tân Ước, bằng Lề luật Thánh và các tiên tri.
Hãy đi và làm như vậy
"Hãy đi và làm như vậy" (Lc 10,37, đó là lời của Chúa Giêsu dành cho nhà thông luật khi xưa. Hôm nay, Chúa cũng bảo mỗi người chúng ta "Hãy đi và làm như vậy".
Có người hỏi : Hãy đi và làm như vậy là thế nào? Là làm như người Samaritanô nhân hậu đã làm. Tất cả chúng ta phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaritanô nhân hậu bên cạnh những người chúng ta gặp và chân thành giúp đỡ, băng bó các vết thương thể xác và tinh thần cho họ, những vết thương lòng, nghèo đói, ốm đau, bệnh tật, cô đơn và chết chóc… Đừng ngồi đặt vấn đề: Ai là anh em tôi? Nhưng hãy đi và tỏ ra mình là anh em của mọi người. Đừng dừng lại tìm xem người đó là ai, có đạo hay không có đạo. Nhưng hãy đi và làm như người Samaritanô kia, nhìn thấy vết thương thì băng bó, gặp người đau khổ phải cứu giúp. Cần vượt qua quan niệm hẹp hòi, đi đến tình huynh đệ phổ quát.
Thánh Gioan Phaolô II giáo hoàng nói : "Người Samaritanô nhân hậu là bất kỳ ai nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, là người "cảm động" trước bất hạnh của người lân cận mình. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trái tim, vì nó làm chứng cho lòng trắc ẩn của ta đối với những người đau khổ".
Lạy Chúa, mỗi lần chúng con thấy người anh em mắc nạn, xin giúp chúng con biết hành động thương xót anh em như Chúa đã thương xót chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:55 07/07/2022
23. Chúng ta hãy đem tất cả ý nguyện của hy vọng ký thác vào Thiên Chúa và hoàn toàn tín nhiệm nơi Ngài.
(Thánh Camillus de Lellis)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 07/07/2022
4. HIẾU TỬ “BA ĐẬU”.
Có một vị quan lớn, rất nổi tiếng là người con có hiếu.
Song thân của ông ta người trước kẻ sau đều trở thành người quá cố, trong thời gian để tang, sự đau đớn của ông hiện ra trên cả mặt mày, lễ tang vượt quá sự dự liệu, và vì việc ấy mà ông ta so với người khác thì càng có hiếu hơn.
Ông ta gối đầu trên đất, ngủ trên chiếu cỏ, và len lén lấy dầu ba đậu bôi trên mặt, cố ý làm ra bộ mặt đau khổ, để bày tỏ mình cũng khóc lóc đau khổ rất là bi ai.
(Nhan thị gia huấn)
Suy tư 4:
Để bày tỏ tình cảm giả dối của mình với người yêu, anh có thể len lén bôi nước bọt lên mắt để phỉnh gạt tình yêu của họ; để được mau thăng quan tiến chức, bạn có thể nịnh hót cấp trên bằng những mánh lới “nhà nghề” của mình.v.v... Nhưng trong tình cảm của con cái đối với cha mẹ, thì anh không thể lừa dối lấy dầu bạc hà bác sĩ Tín bôi lên mắt, để cho mọi người thấy anh cũng khóc thương đấng sinh thành, bởi vì cha mẹ suốt đời yêu thương con cái không vụ lợi, không quản ngại gian nan vất vả để nuôi nấng cho anh nên người, do đó mà anh không thể đánh lừa cha mẹ cũng như đánh lừa...Thiên Chúa.
Người yêu thương cha mẹ cách giả dối, thì không thể yêu người khác cách thành thật, và càng không thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác cách thành thật, vì nơi tâm hồn họ tràn đầy những ích kỷ và mưu lợi cho bản thân.
Yêu người cách thành thật là nét nổi bật của người Ki-tô hữu, vì chính họ đã học được nơi Đấng yêu người rất chân thật, và đã chết cho người mình yêu, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô- Chúa chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một vị quan lớn, rất nổi tiếng là người con có hiếu.
Song thân của ông ta người trước kẻ sau đều trở thành người quá cố, trong thời gian để tang, sự đau đớn của ông hiện ra trên cả mặt mày, lễ tang vượt quá sự dự liệu, và vì việc ấy mà ông ta so với người khác thì càng có hiếu hơn.
Ông ta gối đầu trên đất, ngủ trên chiếu cỏ, và len lén lấy dầu ba đậu bôi trên mặt, cố ý làm ra bộ mặt đau khổ, để bày tỏ mình cũng khóc lóc đau khổ rất là bi ai.
(Nhan thị gia huấn)
Suy tư 4:
Để bày tỏ tình cảm giả dối của mình với người yêu, anh có thể len lén bôi nước bọt lên mắt để phỉnh gạt tình yêu của họ; để được mau thăng quan tiến chức, bạn có thể nịnh hót cấp trên bằng những mánh lới “nhà nghề” của mình.v.v... Nhưng trong tình cảm của con cái đối với cha mẹ, thì anh không thể lừa dối lấy dầu bạc hà bác sĩ Tín bôi lên mắt, để cho mọi người thấy anh cũng khóc thương đấng sinh thành, bởi vì cha mẹ suốt đời yêu thương con cái không vụ lợi, không quản ngại gian nan vất vả để nuôi nấng cho anh nên người, do đó mà anh không thể đánh lừa cha mẹ cũng như đánh lừa...Thiên Chúa.
Người yêu thương cha mẹ cách giả dối, thì không thể yêu người khác cách thành thật, và càng không thể chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác cách thành thật, vì nơi tâm hồn họ tràn đầy những ích kỷ và mưu lợi cho bản thân.
Yêu người cách thành thật là nét nổi bật của người Ki-tô hữu, vì chính họ đã học được nơi Đấng yêu người rất chân thật, và đã chết cho người mình yêu, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô- Chúa chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đứng vững cho đến cùng
Lm. Minh Anh
21:15 07/07/2022
ĐỨNG VỮNG CHO ĐẾN CÙNG
“Thầy sai các con đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy các con phải khôn như rắn và đơn sơ như chim bồ câu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, mở đầu Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đến bốn loài động vật: chiên, sói, rắn và chim bồ câu! Qua đó, Ngài muốn nói với Nhóm Mười Hai rằng, Ngài đang sai họ đến những nơi mà ‘nền văn hoá thù địch Thiên Chúa’ rất lớn! Ấy thế, họ phải ‘đứng vững cho đến cùng!’.
Các môn đệ sẽ dễ bị tổn thương như chiên trước sói. Để đối phó với kẻ dữ, họ phải thông minh như rắn, “luôn bảo vệ cái đầu”, tức là bảo vệ đức tin chân chính của mình; đơn sơ như bồ câu, nhẹ nhàng bay đi khi gặp nguy hiểm để bảo vệ bản thân khỏi sự thù địch không cần thiết, mà vẫn không làm hại ai, vô tội, không ác tâm và luôn hiền lành. Tình trạng thù địch Thiên Chúa thời Chúa Giêsu vẫn đúng với tình trạng ghét Ngài ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới. Khung cảnh mà các Kitô hữu đang trải nghiệm, có thể nói, trở nên thù địch hơn, ngay cả ở những quốc gia trước đây đã từng ủng hộ Kitô giáo về mặt văn hoá; thậm chí, cảm thức này vẫn có thể đến từ chính gia đình, dòng họ mình. Nhiều Kitô hữu ngày càng tự cảm thấy như chiên giữa sói và ý thức hơn tính cần thiết phải khôn lanh như rắn, trong khi vẫn phải hiền lành như chim bồ câu.
Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ rằng, khi những điều đó xảy ra, họ không bị bỏ mặc cho sức riêng của mình. Chúa Thánh Thần sẽ được ban, củng cố họ vượt qua thử thách, cho phép họ làm chứng cho Ngài; bởi lẽ, đây là công việc của Thiên Chúa chứ không phải của loài người. Hơn nữa, giá trị cũng như thành quả của người môn đệ phát xuất từ Thiên Chúa; vì thế, họ phải biết bám vào Ngài. Thánh Thần cũng được ban cho Kitô hữu ngày nay, giúp họ trung thành khi bị thử thách và ‘đứng vững cho đến cùng’. Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, qua Hôsê, Thiên Chúa phán, “Chính Ta sẽ nhậm lời ngươi và chăm sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương nam xinh tươi; nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”. Chúa Giêsu cũng nói như vậy với chúng ta, Ngài hứa ban Thánh Thần từ Chúa Cha, Đấng làm trổ sinh hoa trái; đó là lòng can đảm và sự khôn ngoan khi ‘đàn sói’ đang đứng trước cửa. Nhờ đó, trong mọi hoàn cảnh, Tin Mừng vẫn được sống và được rao giảng; các môn đệ Kitô mọi thời không ngừng cậy trông vào Chúa, họ sẽ thưa lên, “Miệng con sẽ loan truyền lời ca khen Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca!
Từ thế kỷ 17, Lancelot Andrewes đã để lại một lời cầu nguyện lạ lùng, “Lạy Chúa, hãy ở trong con, để bổ sức con; hãy ở ngoài con, để canh chừng con; hãy ở trên con, để bảo vệ con; hãy ở dưới con, để nâng đỡ con; hãy ở trước con, để dẫn dắt con; hãy ở sau con, để con khỏi lạc; hãy ở quanh con, để bao bọc con… nhờ đó, con có thể ‘đứng vững cho đến cùng!’”.
Anh Chị em,
“Thầy sai các con đi như chiên đi vào giữa bầy sói”. Bên cạnh việc sai các môn đệ đi như ‘chiên vào giữa sói’; ngày nay, Chúa Giêsu cũng sai chúng ta ra làm lính canh giữa những người không muốn bị đánh thức khỏi sự thờ ơ của thế gian, những người bỏ qua các chân lý Phúc Âm, để xây cho mình những tháp chân lý phù du riêng của họ. Thậm chí, ngay trong Giáo Hội, Ngài cũng muốn chúng ta làm những lính canh giữa những người đang mải mê chạy theo trào lưu “tục hoá thiêng liêng”; họ làm mọi việc cốt để tạo tiếng vang, gây ảnh hưởng, nhưng tắt một lời, ‘không có Chúa!’. Đối với chúng ta, để có thể ‘đứng vững cho đến cùng’ một cách thánh thiện trong bậc gia đình cũng như bậc tu trì, chúng ta phải có ơn Chúa. Đây quả là một thách đố quá lớn! Bởi lẽ, chúng ta phải chiến đấu trường kỳ, một cuộc chiến nội tâm. Vậy phải khôn như rắn để khỏi mắc vào bẫy của bao thế lực xấu xa, đồi bại; đồng thời, luôn cầu nguyện và có kỷ luật bản thân, hầu chính chúng ta và qua chúng ta, nhiều người được ơn hoán cải, trở về!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan. Trước đố kỵ và hiểu lầm, con sẽ ‘đứng vững cho đến cùng’, và sẽ đáp lại bằng tình yêu và lòng thương xót!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tư tế, Lêvi là ai ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:17 07/07/2022
TƯ TẾ, LÊVI LÀ AI?
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM C
Họ không phải là "dân đen" bình thường, không thuộc hàng ngũ của số đông, ít tiếng nói, không quyền lực. Họ là thành phần thuộc nhóm thiểu số nhưng có quyền lãnh đạo và quản trị.
Ngày nay, thiểu số ấy là các nhà lãnh đạo trong Hội Thánh Công Giáo, những kẻ được mệnh danh là "mục tử". Nói trắng ra, đó là những người tương đương bậc “chân tu” thời đại. Họ là giám mục, linh mục của Chúa.
Vì thế, trong bài này, xin cho tôi được nói về các "tư tế, Lêvi" của Hội Thánh Công Giáo hôm nay.
Các mục tử trong Hội Thánh Công Giáo luôn được mời gọi phải sống theo hình mẫu thánh thiện của mình là chính Mục tử Giêsu. Nhưng chúng ta phải tự nhìn nhận, đã không ít lần, chúng ta, những mục tử của Chúa đã chẳng sống theo hình mẫu của mình, lại sống theo lối sống khác, khác Chúa Giêsu.
Tôi thiết nghĩ, hình ảnh tư tế, Lêvi trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu đáng để các mục tử suy nghĩ mà cãi thiện đời sống, mà ăn năn thống hối, mà chết cho con người cũ, phục sinh con người mới trong ơn phục sinh của Chúa Kitô. Chúng ta hãy hồi tâm để ăn năn tội về những lỗi phạm đến đời thánh hiến, nhất là những lỗi phạm kéo dài trong suốt đời thánh hiến của từng người.
Kể chuyện người Samaritanô nhân hậu, Chúa “lật đổ” thái độ vô cảm của hàng giáo sĩ trong Hội Thánh. Hãy nghe Chúa nói về hàng giáo sĩ của Chúa: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống, nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi một thầy Lêvi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua một bên mà đi…”.
Hình ảnh tư tế, Lêvi làm ngơ, đã thể hiện sự vô cảm đến độ độc ác trước thực trạng của người bị cướp đánh có nguy cơ mất mạng sống, trở thành một gương mù, một phản chứng lớn vô cùng đối với chính đời dâng hiến của họ.
Mặc dù Chúa không trực tiếp kết tội, nhưng trong mấy từ “tránh qua bên kia mà đi”, cho thấy Chúa không bằng lòng. Tại sao lại tránh?
“Tránh qua bên kia” nghĩa là người bị tấn công đang bất động ngay dưới chân mình, cản bước mình. Ngay dưới chân nên mới phải “tránh” mà đi!
Họ đã bước vào đời hiến dâng, họ dạy người khác phải hy sinh, phải hướng thiện, phải chấp nhận bỏ mình vì tha nhân, sao chính họ lại không hiến thân?
Họ dạy phải nhân từ, phảy yêu thương, sao họ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại?
Thôi thì hãy cố tìm lý lẽ tốt để biện minh giúp những người đang bị “kết tội”: Họ sợ hãi! Bởi sợ nên vô tâm. Tư tế và Lêvi vô tâm đối với người bị cướp vì họ sợ nhiễm ô uế.
Luật Do thái quy định, ai đụng chạm vào người ngoại giáo, nhất là đụng chạm vào xác chết sẽ bị nhiễm ô uế.
Cứ cho rằng, người bị cướp có thể là người ngoại, lại còn sắp chết. Vì thế, để khỏi nhiễm ô uế, tư tế và Lêvi trong dụ ngôn đã “tránh qua bên kia mà đi”.
Dù vậy, sự “kết tội” Chúa quy cho những nhà “chân tu” của dụ ngôn, khó có ngôn từ khả dĩ giúp họ có thể “chạy tội”.
Mặt khác, vì lời Chúa dạy: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng ra, các con phải sợ Đấng có thể tiêu diệt cả xác lẫn hồn trong hỏa ngục…” (Mt 10, 29-30), và các tư tế, Lêvi xưa không được phép sợ mà “tránh sang bên kia”, thì những nhà “chân tu” ngày nay càng không được phép vô cảm.
Thế nhưng, biết đâu vẫn còn những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh sống trong sự nơm nớp lo sợ tương tự như thế. Chẳng hạn như sợ không được xây nhà thờ mà đành nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công của giới cầm quyến.
Hoặc vì quyền lợi tư riêng mà ngậm miệng trước cảnh người nghèo bị áp bức. Hoặc vì để dễ sống, để yên thân sống mà không thèm đếm xỉa gì đến những anh chị em đang bị đố kỵ, bị rẻ rúng, bị chà đạp quyền sống…
Thế giới quanh ta vẫn còn đó, rất nhiều những người bị “cướp” như hình ảnh người bị cướp trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu.
Đó là những bào thai không phương thế tự vệ, vẫn bị giết, bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ không thương tiếc. Cho đến nay, dù mỗi năm Hội đồng Giám mục Việt Nam họp hai lần, vẫn chưa bao giờ có một tiếng nói chính thức nào phản đối, hay chí ít là kiến nghị về luật cho phép phá thai. Chính do luật này, mà ngày nay Việt Nam đã “được nâng lên” hàng “top” thế giới. Thật mỉa mai! Thật chua xót! Một quốc gia nghèo, lạc hậu, không phải vươn lên hết nghèo, hết lạc hậu, mà lại “vươn lên” hàng đầu về thảm trạng phá thai.
Đó là những trẻ em bị cướp mất tuổi thơ khi người ta buộc các em phải lao động nặng nhọc, phải tham gia vào con đường tội ác, phải đem chính giá trị tuổi thơ của mình phục vụ những kẻ mang hình người nhưng lương tâm thú tính trong các nhà chứa, trong các đường dây tình dục… Và còn biết bao nhiêu mảnh đời trẻ thơ phải chấp nhận sống chui rúc ở bãi rác, gầm cầu, phố chợ…
Đó còn là những mảnh đời ngụp lặn trong dòng đời nhầy nhụa, mất định hướng sống, mất niềm hy vọng sống. Cũng có thể họ là những người sống lương thiện, nhưng bị nghi ngờ, bị hiểu lầm, bị chèn ép, bị bóc lột, bị hiếp đáp…
Đó còn là những cụ già bị bỏ quên trên góc phố, bị mất tất cả sức lao động, nhưng vẫn phải lê thân từng ngày đội nắng, đội mưa bán vé số, lượm ve chai, ngửa tay xin lòng trắc ẩn của mọi người…
Tất cả những người ấy, đều rất cần chúng ta, những bàn tay của người Samaritanô thời đại. Chúng ta hãy dẹp bỏ thái độ vô tâm của tư tế, Lêvi để cúi xuống trên những anh chị em đau khổ của mình. Hãy nhớ rằng, chỉ khi trở thành người Samaritanô, ta mới thật sự là anh em của những người “bị cướp” ấy.
Lẽ ra chúng ta phải mang trong lòng mình, khắc sâu trong nội tâm mình tình yêu của Thiên Chúa, thái độ âu yếm, cảm thông của Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa dạy yêu thương để sống nhân ái hơn, quan tâm hơn, gần cận anh chị em của mình hơn…
Trong khi đó, nhiều người không đứng trong hàng ngũ “chân tu” như chúng ta, thậm chí họ chỉ là người ngoại giáo như người Samari ngoại giáo, lại sống đức tin, sống lời của Chúa, sống phù hợp thánh ý Chúa, sống đúng lề luật Chúa.
Thật trớ trêu, thật mâu thuẫn, và đáng xấu hỗ cho những người sống đời thánh hiến có thói vô cảm của tư tế, Lêvi trong dụ ngôn: Bởi họ luôn là biểu tượng của những người sống gần Thiên Chúa, nhưng hình như lòng họ không có Chúa bao nhiêu. Còn những người Samaritanô giữa đời, cứ tưởng nơi lòng họ “chất đời” nhiều hơn “chất Chúa”, thì hành động của họ lại cho thấy lòng họ “đầy Chúa”.
Chúng ta chỉ hãy mang hình ảnh người ngoại giáo Samaritanô hiên ngang sống cho đức tin, hiên ngang lao vào mọi mặt trận của đời sống con người để đánh phá mọi thứ “cướp”, trả lại cho con người cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Bất cứ khi nào ý thức mình là người sống trong đời tu, ý thức mình đã hiến dâng cho Chúa, thì càng can đảm bênh vực sự thật, công lý, tình yêu, con người… Hãy loại trừ hình ảnh tư tế, Lêvi ích kỷ, chỉ tìm vinh thân mà bỏ qua mọi điều tốt phải thực thi, không hề đoái hoài đến những con người bất hạnh, dù họ có ở ngay trước mắt mình.
Càng sống lâu trong đời tu, những người đã thánh hiến cho Chúa càng phải học lấy tinh thần bất khả nhượng của các thánh Tử Đạo Việt Nam, mà đối đầu trước mọi gai chướng, mọi thương đau, mọi cùng cực, mọi bẻ bàng của nhiều anh chị em quanh mình.
Tất cả chúng ta, dù tu sĩ hay linh mục, đã là Kitô hữu, hãy đào tạo lương tâm thành người hữu dụng cho Thiên Chúa, cho Hội Thánh và cho cuộc đời.
Hãy đào tạo mình thành người có tâm, biết chạnh lòng thương, biết nhìn đến nhu cầu của con người, không vô tâm, không sợ hãi bất cứ điều gì. Vì chính khi sống vì hạnh phúc của người khác, ta sẽ bắt gặp hạnh phúc của chính mình.
Chúng ta hãy đinh ninh luôn luôn lời Chúa kết luận cho dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu: “Hãy đi, và làm như vậy” (Lc 10, 37), để dấn thân, để can đảm, để ra khỏi chính mình, để sáng danh Chúa, để làm cho không còn tình trạng “cướp”.
Anh em của tôi đâu ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:38 07/07/2022
ANH EM CỦA TÔI ĐÂU?
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM C
Lại một lần nữa, Hội Thánh cho ta suy niệm câu chuyện Người Samaritanô nhân hậu. Bức tranh của câu chuyện trình bày nhiều khuôn mặt chính diện và phản diện: Người Samaritanô, tư tế, Lêvi, bọn cướp, chủ nhà trọ, người bị hại...
Thông thường, những người có trách nhiệm giảng dạy hay khai thác hình ảnh nhân vật người Samaritanô để nêu gương lòng bác ái, sự không vô cảm và tình yêu quan tâm để truyền cảm hứng cho người nghe, nhằm thúc đẩy mọi người hãy sống tình người, thể hiện tình mến với Chúa qua nghĩa cử mà chúng ta dành cho nhau.
Chúa dạy, sống bác ái với anh chị em là thể hiện lòng yêu mến Chúa. Và muốn cụ thể hóa lòng yêu mến dành cho Chúa, chúng ta phải tương trợ và yêu thương anh chị em, nhất là những ai sống gần cận với ta.
Nhưng hôm nay, chúng ta hãy nói với nhau về "người bị hại". Ai là người bị hại - kẻ bị đánh đến dở sống dở chết trong cuộc đời này?
Còn nhớ giây phút cảm động trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Philippines, giây phút một câu hỏi bất ngờ được cất lên từ miệng của một trẻ em: “Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”.
Đó là lời bé gái Glyzelle Iris Palomar 12 tuổi, hỏi Đức Giáo Hoàng. Em cùng một bé trai 14 tuổi là Juan Chura, đại diện những trẻ bụi đời đang được viện Tulayng Kabataan nuôi dưỡng, và là một trong nhiều nhân chứng được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố của xã hội lên Đức Phanxicô, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo hoàng Học viện Santo Tomas.
Đó là ngày 18 tháng 1 năm 2015. Đang phát biểu chào mừng Đức Thánh Cha, - sau khi kể hoàn cảnh mình là một bé gái bị bỏ rơi, bị vất ra ngoài lề xã hội; từng sống lang thang như bao nhiêu trẻ bụi đời; quá nhiều lần chứng kiến đồng bạn bị cha mẹ bỏ, rồi sa vào cạm bẫy của sự dữ: nghiện ngập, mãi dâm, cướp bóc, tù tội, bị giết hại, bị mọi người lên án, bị chà đạp nhân phẩm, bị chà đạp quyền sống… - em đã không thể đọc tiếp bài dọn sẵn.
Nhìn lên Đức Thánh Cha, em bất ngờ đặt câu hỏi như trên. Nhắm nghiền đôi mắt, cô bé Glyzelle Iris Palomar nức nở. Cố gắng lắm, em kết thúc bằng một câu hỏi khác: “Và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế?". Người ta đã phải dỗ em trước khi đưa em lên bắt tay Đức Giáo Hoàng. Ngài đã đứng dậy, bước xuống nửa đường để ôm em vào lòng.
Hình ảnh một vị Giáo hoàng rưng rưng nước mắt và bé Palomar gục mặt mình vào lòng của ngài, là hình ảnh đẹp không thể nói hết. Hình ảnh đó lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất của chuyến tông du.
“Tại sao Chúa lại để xảy ra như vậy?”. Đó là câu hỏi của một em bé. Từ câu hỏi đắng lòng, chúng ta phải thấy những câu hỏi khác: Tại sao một trẻ thơ, một chồi non của thế giới phải ngậm ngùi cất lên câu hỏi đầy thương đau? Thế giới đã làm gì, con người đã làm gì, Hội Thánh đã làm gì cho những kẻ ngày đêm sống trong đau khổ? Đặc biệt, tất cả chúng ta có thấy trách nhiệm của mình trước đau khổ của con người, để đến nỗi, một em bé phải xót xa cất lên lời hỏi đầy thách đố cho đức tin, cho ý thức tôn giáo của cả Hội Thánh?
Chúng ta hãy ra khỏi vỏ bọc đạo đức của mình. Chúng ta hãy quan sát thế giới. Chúng ta hãy liên đới với người bị đau khổ xâu xé. Chúng ta không được đứng ngoài những gì diễn ra trong thân phận nghiệt ngã của người xấu số.
Thế giới không được phép vô cảm. Hội Thánh không được phép vô cảm. Giáo xứ và các cộng đoàn không được phép vô cảm. Từng tín hữu Kitô không được phép vô cảm.
“Em ngươi đâu?” (St 4, 9), là câu hỏi Chúa đang tra vấn từng người. Vì đó là lời Chúa hỏi, chúng ta phải luôn ghi tâm khắc cốt mà sống, mà hành động để trả lời cho Chúa, nhờ nỗ lực dấn thân của chính mình. Hãy chiến đấu để chiến thắng sự ác vẫn hằng tồn tại trên thế giới, thậm chí nơi mỗi con người.
“Em ngươi đâu?” là câu hỏi tra vấn của Cựu Ước. Ngày nay, Chúa Giêsu tiếp tục lên tiếng tra vấn chúng ta cũng bằng câu hỏi tương tự như Thiên Chúa đã từng tra vấn: “Theo ngươi nghĩ, ai trong ba người đó là ANH EM của người bị rơi vào tay bọn cướp?” (Lc 10, 36).
Dựa trên Lời Chúa dạy, mỗi chúng ta phải trả lời cha bằng được: AI LÀ ANH EM CỦA TÔI? NHỮNG NGƯỜI ANH EM ĐÓ ĐANG Ở ĐÂU TRONG CÕI LÒNG TÔI?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội đồng Giám mục: Colombia sắp hết linh mục
Đặng Tự Do
08:29 07/07/2022
Trong 30 năm qua, đã có sự suy giảm về ơn gọi chủng sinh trong nước; nếu xu hướng tiếp tục, trong tương lai sẽ có ít linh mục hơn ở Colombia.
Theo số liệu của Hội đồng Giám mục Colombia, tại nước này hiện có 600 phó tế vĩnh viễn 7.000 linh mục triều và 4.000 linh mục dòng.
Có lẽ với bức tranh toàn cảnh này thì không có quá nhiều lo ngại, trừ khi chúng ta bắt đầu bối cảnh hóa hiện tại từ quá khứ. Vào năm 1990, đất nước có 6.000 chủng sinh, vào năm 2020, con số đó giảm xuống chỉ còn 2.400 và vào năm 2021 là 1.700, và sự suy giảm này đang tiếp tục diễn ra.
Theo Cha Manuel Vega León, giám đốc Ủy ban Mục vụ và Đời sống Thánh hiến của Hội Đồng Giám Mục Giám mục Colombia, nếu xu hướng này tiếp tục, tương lai sẽ rất phức tạp vì sẽ không có việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đồng giáo xứ.
Một số yếu tố quyết định làm nổi bật lý do tại sao Giáo hội Colombia lại trải qua tình trạng này. Vào những năm chín mươi, ơn gọi thường xuất phát từ các gia đình đông con ngoan đạo, nhưng đó không phải là thực tế ngày nay, bởi vì số con trong một gia đình ngày càng ít đi, với hầu hết các gia đình chỉ có một con.
Có những vùng tại Colombia đang mất dần sự gắn bó với ơn gọi tư tế, chẳng hạn như Santander và Antioquia. Và cuối cùng, không phải là một thực tế nhỏ, là những vụ tai tiếng trong Giáo Hội Công Giáo, đã tạo ra sự chán nản và mất lòng tin trong các gia đình.
Nhưng Cha Vega León nhìn thấy cơ hội trong khó khăn; đối với ngài, một số chiến lược là cần thiết. Đầu tiên là sự đồng hành của các nhà vận động ơn gọi. Mỗi thẩm quyền của Giáo hội được kêu gọi ủy nhiệm một linh mục hoặc một nữ tu để đồng hành với các thanh niên và thiếu nữ trong khi họ phân định về ơn gọi của mình.
Thứ hai, thực hiện các chương trình mầm non ơn gọi trong các Giáo phận, nơi ươm mầm cho ơn gọi trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời (thời thơ ấu, thiếu niên và thanh niên); và thứ ba, bảo vệ gia đình qua các thực hành hữu ích như dạy giáo lý, hoặc các bí tích như Thánh Thể và thêm sức.
Với lời kêu gọi này, Giáo Hội Công Giáo hy vọng rằng mối quan tâm về ơn gọi không chỉ được xem như một mối quan tâm định chế, mà còn là quan tâm và hy vọng của các gia đình, và cá nhân về một phong cách sống phục vụ thế giới, xã hội và chính giáo hội.
Source:caracol.com.co
Lviv cấm Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa hoạt động
Đặng Tự Do
08:30 07/07/2022
Hội đồng địa phương ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine đã trở thành hội đồng đầu tiên cấm một Giáo Hội Chính thống giáo có liên kết trực tiếp với Mạc Tư Khoa hoạt động.
Theo thị trưởng Lviv Andriy Sadovyi, việc hội đồng nhất trí bỏ phiếu cấm hoạt động của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC – có tính chất “chính trị” và không có hiệu lực lập pháp, vì các quy tắc về các tổ chức tôn giáo phải được đưa ra ở cấp quốc gia..
“Đây là một quan điểm mà chúng tôi đã lên tiếng công khai, và bây giờ các cơ quan nhà nước phải bắt tay vào giải quyết nó,” Sadovyi cho biết như trên.
UOC, cho đến tháng 5 vừa qua vẫn phải báo cáo với Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa. Thượng Phụ Kirill vẫn là thẩm quyền tối cao chính thức của Chính Thống Giáo ở Ukraine cho đến năm 2019, khi Giáo Hội Chính thống tân lập của Ukraine được các nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Istanbul chính thức công nhận.
Một Giáo Hội Ukraine riêng biệt, được coi là một phần thiết yếu của nhà nước Ukraine mới độc lập, khỏi sự cai trị của Liên Xô vào năm 1991. Ukraine đã chiến đấu trong nhiều năm để được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô ở Istanbul công nhận trước khi cuối cùng đạt được nguyện vọng này vào năm 2019.
Hầu hết các tín hữu giáo dân đã chuyển sang Giáo Hội mới nhưng đa số các giáo xứ vẫn trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gây ra căng thẳng cao độ sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Vào cuối tháng 5, các Giám Mục của UOC đã bỏ phiếu cắt đứt quan hệ với Mạc Tư Khoa để đáp lại sự ủng hộ trắng trợn của Thượng phụ Kirill cho cuộc chiến, được Điện Cẩm Linh mô tả là một “hoạt động quân sự đặc biệt”
Hầu hết các tín hữu ở Lviv, giống như phần lớn phía tây của Ukraine, là người Công Giáo theo nghi thức Đông phương - có liên hệ với Rôma nhưng có các cử hành Phụng Vụ giống như Chính Thống Giáo.
Theo hội đồng thành phố, chỉ có bốn nhà thờ ở Lviv thuộc về UOC.
Một trợ lý cho Đức Tổng Giám Mục Lviv của UOC nói với Reuters rằng ngài không tin rằng lệnh cấm này có thể áp dụng cho UOC vì UOC đã tách ra khỏi quỹ đạo Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Yuriy Lomaha, ủy viên hội đồng cho rằng, sự đoạn tuyệt của UOC đối với Mạc Tư Khoa là “giả tạo”.
“Họ đang đi theo con đường này để ít bị chú ý hơn”, Lomaha nói với Reuters. Quan điểm của ông phản ánh sự ngờ vực rộng rãi hơn trong xã hội Ukraine về UOC và mối liên hệ lâu dài của Giáo Hội này với Mạc Tư Khoa.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 4 cho thấy 51% người Ukraine được khảo sát muốn chính phủ ra lệnh cấm UOC, với sự ủng hộ cao hơn đáng kể ở phía tây của đất nước.
Source:Reuters
ĐTGM Công Giáo Ukraine tại Hoa Kỳ ca ngợi quyết định ban cấp tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine
Đặng Tự Do
08:31 07/07/2022
Người Công Giáo Ukraine ở Philadelphia và trên toàn quốc đang “hoan nghênh bước đi can đảm của Liên minh Âu Châu trong việc mở rộng quy chế ứng viên cho Ukraine,” Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tại Mỹ, cho biết.
Charles Michel, chủ tịch Hội đồng Âu Châu, ngày 23 tháng 6 thông báo rằng cả Ukraine và nước láng giềng Moldova đã được cấp tư cách ứng viên, theo điều mà ông mô tả là một quyết định “lịch sử” giữa hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels.
Ông Michel nói: “Chúng tôi đang gửi một thông điệp rất mạnh mẽ, một thông điệp về sự thống nhất và quyết tâm địa chính trị”, đồng thời lưu ý rằng nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Georgia, nơi “quan điểm Âu Châu” đã được công nhận, cũng sẽ được ban cấp tư cách ứng viên “một khi các ưu tiên nhất định được giải quyết.”
Hội đồng Âu Châu bao gồm các nguyên thủ quốc gia của các thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Ukraine đã nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu bốn ngày sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2. Đó là cuộc tấn công tiếp tục của Nga sau cuộc chiến phát động vào năm 2014 nhằm sáp nhập Crimea với sự hậu thuẫn của các lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk.
Đợt xâm lược mới nhất được đánh dấu bằng bạo lực đặc biệt khủng khiếp đối với dân thường, khiến các quốc gia kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh và diệt chủng.
Con đường gia nhập hoàn toàn vào Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine có thể mất một thập kỷ hoặc hơn, nhưng thông báo ngày 23 tháng 6 là “một dấu hiệu cho thấy Liên Hiệp Âu Châu công nhận những hy sinh mà người Ukraine đang thực hiện hàng ngày để bảo vệ và bảo đảm tương lai của Âu Châu”, Tổng giám mục Gudziak nói như trên với trang CatholicPhilly.com, là trang tin tức trực tuyến của Tổng giáo phận Philadelphia.
“Chúng tôi đánh giá cao sự liên kết chặt chẽ hơn của Ukraine với Âu Châu, không chỉ vì nó sẽ giúp Ukraine phòng thủ vào thời điểm này trước cuộc xâm lược vô cớ của Nga, mà còn vì Ukraine sẽ đóng góp nhiều cho Liên Hiệp Âu Châu”, Đức Tổng Giám Mục, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Philadelphia cho biết.
Ukraine, quốc gia giành được độc lập từ Liên Xô cũ vào năm 1991, sẽ củng cố và làm giàu cho Liên Hiệp Âu Châu và 27 quốc gia thành viên của nó, ông nói.
Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói: “Ukraine đã gắn kết Liên Hiệp Âu Châu lại với nhau trong khi chịu đựng cuộc khủng hoảng nội bộ của chính mình. “Người Ukraine đang chứng tỏ rằng có những nguyên tắc đáng sống và đáng chết. Hàng trăm người Ukraine đang cống hiến cuộc sống của họ mỗi ngày cho các nguyên tắc dân chủ, công lý và tự do “.
Đặc biệt, “hai điều đã trở nên rõ ràng” liên quan đến sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài nói: “Thứ nhất, một mình đồng Euro không thể giữ Liên Hiệp Âu Châu lại với nhau. “Thứ hai, việc bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của thần thánh và con người - sự thật, công lý, tự do - không thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng.”
Khi các cuộc tấn công tàn bạo của Nga tiếp tục, “Người Ukraine đang hy sinh tối cao để bảo vệ các nguyên tắc và giá trị mà Liên Hiệp Âu Châu, và nền văn minh Âu Châu nói chung, được thành lập,” Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói. “Họ xứng đáng hơn bất cứ ai để trở thành một phần của hiệp thông Âu Châu.”
Source:Sunday Visitor
Phó Chủ Tịch Hạ Viện kêu gọi Putin mở cuộc tấn công Hoa Kỳ để giành lại Alaska
Đặng Tự Do
16:54 07/07/2022
Vyacheslav Volodin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là Chủ tịch Duma Quốc gia, tức là hạ viện của cơ quan lập pháp nước này, đã đưa ra một yêu cầu đáng rùng mình vào hôm thứ Tư khi cho rằng Nga cần giành lại tiểu bang Alaska từ Hoa Kỳ.
“Khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố gắng chiếm đoạt tài sản của chúng ta ở nước ngoài, họ nên biết rằng chúng ta cũng có điều gì đó để đòi lại,” Volodin nói trong cuộc họp với các quan chức Nga hôm thứ Tư, theo tường trình của AP.
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga đã gia tăng trong nhiều tháng trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà các nước phương Tây áp đặt nhằm đáp trả cuộc xâm lược của Putin. Nga đã đi xa đến mức đe dọa một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ và NATO, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến có thể lan ra ngoài biên giới Ukraine. Bình luận của Volodin cho thấy ông ta nồng nhiệt ủng hộ việc Nga nhắm vào Alaska để trả đũa việc đóng băng tài sản của Nga, một động thái có thể bắt đầu một cuộc đối đầu quân sự đáng sợ giữa Nga và Mỹ.
Alaska từng là một phần của Nga cho đến khi Mỹ mua lãnh thổ này vào ngày 30 tháng 3 năm 1867, với giá 7,2 triệu đô la, theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Vào thời điểm đó, không ít các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ đã chỉ trích Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là ông William H. Seward. Một số chỉ trích thỏa thuận này bằng cách gọi nó là “sự điên rồ của Seward” hoặc “thùng đá của Seward”. Nhưng những lời chỉ trích đã nhanh chóng biến mất khi người Mỹ tìm thấy vàng trong vùng đất này dẫn đến cơn sốt vàng Klondike năm 1896.
Alaska không chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ cho đến tháng Giêng năm 1959, cùng năm đó Hawaii cũng trở thành một tiểu bang, theo Thư viện Quốc hội.
Mặc dù quyền sở hữu của Nga đối với Alaska đã kết thúc hơn một thế kỷ trước, Nga và tiểu bang này có một khoảng cách địa lý quá gần gũi. Từ Đảo Diomede Lớn của Nga tới Đảo Diomede Nhỏ của Alaska, cách nhau chưa đầy 5 km tại điểm gần nhất giữa hai hòn đảo ở eo biển Bering.
Volodin không phải là nhân vật Nga duy nhất nói về viễn cảnh Nga giành lại Alaska từ Mỹ
Oleg Matveychev, một thành viên của Duma, nói với đài truyền hình nhà nước Nga vào đầu năm nay rằng Nga nên tìm cách “lấy lại tất cả tài sản của Nga, của đế chế Nga, Liên Xô và nước Nga hiện tại, đã bị Hoa Kỳ chiếm giữ.”
Khi được hỏi liệu điều đó có bao gồm Alaska hay không, Matveychev trả lời rằng có.
Đáp lại những bình luận của Matveychev vào thời điểm đó, Thống đốc Alaska Mike Dunleavy đã tweet: “Chúc may mắn với điều đó! Chúng tôi có hàng trăm nghìn người Alaska có vũ trang và các thành viên quân đội sẽ thấy điều đó theo cách khác “.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ và Volodin thông qua Duma Quốc gia để đưa ra bình luận.
Source:https://www.newsweek.com/putin-ally-vyacheslav-volodin-warn
Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đặt di ảnh các linh mục đã chết trong các nhà thờ
Đặng Tự Do
16:58 07/07/2022
Hôm thứ Hai, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ kêu gọi các giáo xứ trên khắp đất nước treo ảnh các nữ tu và linh mục đã chết trong nhà thờ của họ vào Chúa Nhật tuần này và tổ chức Thánh lễ cho tất cả những người thiệt mạng trong bạo lực do các băng đảng gây ra.
Lời kêu gọi tổ chức các lễ kỷ niệm đặc biệt trong suốt tháng Bảy được đưa ra sau khi hai linh mục Dòng Tên và một hướng dẫn viên du lịch bị sát hại vào ngày 20 tháng 6. Các nhà chức trách đã xác định một tên trùm băng đảng địa phương được cho là có liên hệ với băng Sinaloa là nghi phạm trong các vụ giết người đó. Tên này vẫn còn trốn tránh chưa bị bắt.
Hội đồng cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện vào ngày 31 tháng 7 xin cho những kẻ giết người biết ăn năn hoán cải.
Trong khi đó, một linh mục khác cho biết ngài đã bị đánh đập vào cuối tuần qua ở bang miền tây Michoacan đang bị bạo lực hoành hành.
Trong một bức thư ngỏ, linh mục Mateo Calvillo viết rằng những người đàn ông đi trên một chiếc xe khác đã cúp đầu xe của ngài, buộc ngài dừng lại, và một trong số họ đã đến gần cửa sổ của ngài và đánh ngài dã man. Vị linh mục nói rằng ngài không biết động cơ của vụ tấn công ngày 29 tháng 6 ở thị trấn Querendaro, và nói rằng những người đàn ông này tỏ ra hết sức vô lý.
Vào ngày 24 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục đã ban hành một bức thư ngỏ nói với chính phủ rằng “đã đến lúc sửa đổi các chính sách an ninh đang thất bại”.
Hai linh mục bị sát hại - Linh mục Javier Campos, 79 tuổi và Linh mục Joaquín Mora, 80 tuổi - đã dành phần lớn cuộc đời mình để phục vụ những người dân bản địa ở vùng núi Sierra Tarahumara. Các tu sĩ Dòng Tên bị bắn chết trong nhà thờ nhỏ ở thị trấn Cerocahui.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo của Giáo Hội Mễ Tây Cơ cho biết 7 linh mục đã bị sát hại dưới chính quyền hiện tại, mới nhậm chức vào tháng 12 năm 2018
Source:AP
Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh tại Hương Cảng cảnh báo sự đàn áp của Trung Quốc càng ngày càng tồi tệ hơn
Đặng Tự Do
16:59 07/07/2022
Một Tổng Giám Mục Công Giáo giám sát các hoạt động truyền giáo tại Hương Cảng nói với các nhà truyền giáo rằng họ nên chuẩn bị cho một tương lai khó khăn hơn nhiều, khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát việc thực thi tôn giáo ở Hương Cảng.
Đức Tổng Giám Mục Javier Herrera Corona là người đứng đầu Phái đoàn Nghiên cứu của Tòa Thánh tại Hương Cảng, đại diện cho tiền đồn duy nhất của Vatican ở Trung Quốc, và từ đó ngành ngoại giao Vatican quan sát đại lục. Năm 2016, Niên giám Giáo hoàng lần đầu tiên báo cáo địa chỉ và số điện thoại của Phái bộ Nghiên cứu, nơi cũng giám sát hơn 50 hội truyền giáo ở Hương Cảng.
Theo báo cáo của Reuters, trong bốn cuộc họp được tổ chức trong vài tháng bắt đầu từ tháng 10 năm 2021, Đức Cha Herrera Corona kêu gọi các nhà truyền giáo bảo vệ tài sản, hồ sơ và tiền bạc dùng trong các công cuộc truyền giáo. Theo Reuters, Đức Cha Herrera Corona đã cảnh báo rằng việc hội nhập chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong những năm tới có thể dẫn đến những hạn chế theo kiểu đại lục đối với các nhóm tôn giáo.
Đức Cha Herrera Corona là người đứng đầu Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh tại Hương Cảng từ tháng 1 năm 2020, và vào tháng 2 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần Tòa thánh tại Cộng hòa Congo và Gabon. Người đứng đầu mới của Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh vẫn chưa được công bố.
Trong các cuộc họp do ngài tổ chức, Đức Cha Herrera Corona đã bày tỏ lo ngại rằng Giáo Hội Công Giáo có thể bị tấn công một phần vì chính quyền Trung Quốc đã xác định một số người Công Giáo nổi bật là những nhân vật hàng đầu trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2019 và là những người chỉ trích luật an ninh quốc gia. Các nhân vật ủng hộ dân chủ Công Giáo như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Jimmy Lai, và Martin Lee đều đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì các vụ bắt giữ họ dưới tay chính quyền Trung Quốc.
Vatican đã không có một tòa sứ thần ở Trung Quốc đại lục kể từ những năm 1950, khi chính phủ Trung Quốc trục xuất các đại diện của Vatican. Đức Cha Herrera Corona được cho là đã bắt đầu kín đáo chuyển các hồ sơ lưu trữ ra nước ngoài để bảo quản an toàn, mặc dù Vatican chưa chính thức xác nhận điều này.
Hương Cảng là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, nơi công dân trong lịch sử được hưởng quyền tự do tôn giáo, trong khi ở đại lục các tín đồ tôn giáo thuộc mọi sắc tộc thường xuyên bị Đảng Cộng sản Trung Quốc hạn chế, giám sát và áp bức. Kể từ năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hạn chế tự do ngôn luận ở Hương Cảng, bao gồm cả năm 2020 bằng cách bỏ qua cơ quan lập pháp Hương Cảng để áp đặt luật An ninh Quốc gia mới trên lãnh thổ, giúp Trung Quốc có nhiều quyền hơn trong việc truy tố những người chỉ trích chính phủ. Trong những năm gần đây, hàng triệu công dân Hương Cảng, bao gồm nhiều người Công Giáo, đã tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn ở Hương Cảng, diễn ra vào mùa hè năm 2019.
Ở Trung Quốc đại lục, tồn tại một Giáo Hội Công Giáo thầm lặng, bị đàn áp và trung thành với Rôma. Mặt khác, các Nhà thờ Công Giáo được chính phủ chấp thuận có tương đối tự do thờ phượng hơn, nhưng phải đối mặt với những thách thức khác, bao gồm áp lực từ chính phủ trong việc kiểm duyệt các phần của giáo huấn Công Giáo, đồng thời bao gồm chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và tình yêu đối với đảng trong việc rao giảng.
Một linh mục Hương Cảng nói với EWTN vào tháng 4 rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật ý thức hệ như cải tạo và tuyên truyền để xóa bỏ quyền tự do tôn giáo ở Hương Cảng. Một báo cáo của Reuters từ cuối tháng 12 ghi lại một cuộc họp tháng 10 năm 2021, tại đó các giám mục và lãnh đạo tôn giáo Trung Quốc đã thông báo tóm tắt cho các giáo sĩ Công Giáo Hương Cảng về tầm nhìn của Chủ tịch Tập Cận Bình về tôn giáo với “đặc điểm Trung Quốc”.
Phát biểu trong chương trình ngày 21 tháng 4 của chương trình “The World Over” của EWTN, Cha Vincent Woo, một linh mục của Giáo phận Hương Cảng và là một luật sư giáo luật, nói rằng bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội, điều đó đương nhiên bao gồm việc thực hành tôn giáo.
Cha Woo nói rằng ngài đã quan sát thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo Kitô giáo ngần ngại lên tiếng chống lại các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì sợ bị chính quyền dân sự giam giữ, hoặc tệ hơn là.
Luật An ninh Quốc gia của Hương Cảng đã bị chỉ trích là quá rộng trong các định nghĩa về khủng bố, dụ dỗ và cấu kết với nước ngoài. Theo báo cáo của Reuters, một số hội truyền giáo Công Giáo đã thực hiện các động thái chuyển các tài sản lớn như trường học và bệnh viện sang quyền sở hữu của địa phương ở Hương Cảng nhằm tránh sự giám sát gắt gao của Trung Quốc đối với người nước ngoài.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân núi lửa ở Guatemala
Thanh Quảng sdb
18:29 07/07/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân núi lửa ở Guatemala
Trong một điện thư gửi cho Sứ thần Tòa thánh ở Guatemala, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng lời cầu nguyện cho những nạn nhân, những người bị thương và di tản vì núi lửa bùng phát.
(tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho những người đã chết và cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi một vụ phun trào núi lửa cực mạnh ở Guatemala, làm cho ít nhất 69 người chết.
Một bức điện thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Nicolas Thevenin, Sứ thần Tòa thánh tại Guatemala, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican thay mặt cho Đức Giáo Hoàng, cho biết Đức Phanxicô “vô cùng đau buồn khi biết tin tức về vụ phun trào dữ dội của Núi lửa, đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây thiệt hại to lớn về vật chất và ảnh hưởng không ít đến dân cư sống trong khu vực chung quanh ”.
Trong điện thư, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự ra đi vĩnh viễn của những người đã khuất và gửi lời chia buồn đến các thành viên gia đình đang thương tiếc vì sự ra đi của những người thân yêu.
Đức Thánh Cha cũng thông hiệp khẩn cầu Thiên Chúa nâng đỡ những người bị thương và những người đang “làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ các nạn nhân“ ban cho hồng ân đoàn kết, sự thanh thản thiêng liêng và niềm hy vọng ”.
Trong khi đó, các nhà chức trách Guatemala xác nhận số người chết do vụ phun trào Núi lửa vào Chủ nhật là 69 người, nhưng cho biết cho đến nay mới chỉ có 17 người chết được xác định.
Hơn 3.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở khu vực phía tây nam thủ đô, Thành phố Guatemala, nơi Caritas địa phương đã thiết lập ba trại cho những người phải di dời, và tổ chức thu gom thuốc men, quần áo vào ngày 10 tháng 6, và thức ăn được phân phối.
Caritas Guatemala tại hiện trường
Theo Thư ký của Caritas Guatemala, các nhân viên cứu trợ vẫn chưa thể tiếp cận được một số khu vực đông dân nhất của nơi bị ảnh hưởng và ông lo ngại thực tế còn thảm khốc hơn.
Theo ông thì “một triệu bảy trăm nghìn người bị ảnh hưởng, và con số đó có thể tăng lên thiệt hại nghiêm trọng vì cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá và cầu cống bị hủy phá, nên thông tin liên lạc rất là khó khăn.”
Trong một điện thư gửi cho Sứ thần Tòa thánh ở Guatemala, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng lời cầu nguyện cho những nạn nhân, những người bị thương và di tản vì núi lửa bùng phát.
(tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài cầu nguyện cho những người đã chết và cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi một vụ phun trào núi lửa cực mạnh ở Guatemala, làm cho ít nhất 69 người chết.
Một bức điện thư gửi cho Đức Tổng Giám Mục Nicolas Thevenin, Sứ thần Tòa thánh tại Guatemala, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican thay mặt cho Đức Giáo Hoàng, cho biết Đức Phanxicô “vô cùng đau buồn khi biết tin tức về vụ phun trào dữ dội của Núi lửa, đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây thiệt hại to lớn về vật chất và ảnh hưởng không ít đến dân cư sống trong khu vực chung quanh ”.
Trong điện thư, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự ra đi vĩnh viễn của những người đã khuất và gửi lời chia buồn đến các thành viên gia đình đang thương tiếc vì sự ra đi của những người thân yêu.
Đức Thánh Cha cũng thông hiệp khẩn cầu Thiên Chúa nâng đỡ những người bị thương và những người đang “làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ các nạn nhân“ ban cho hồng ân đoàn kết, sự thanh thản thiêng liêng và niềm hy vọng ”.
Trong khi đó, các nhà chức trách Guatemala xác nhận số người chết do vụ phun trào Núi lửa vào Chủ nhật là 69 người, nhưng cho biết cho đến nay mới chỉ có 17 người chết được xác định.
Hơn 3.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở khu vực phía tây nam thủ đô, Thành phố Guatemala, nơi Caritas địa phương đã thiết lập ba trại cho những người phải di dời, và tổ chức thu gom thuốc men, quần áo vào ngày 10 tháng 6, và thức ăn được phân phối.
Caritas Guatemala tại hiện trường
Theo Thư ký của Caritas Guatemala, các nhân viên cứu trợ vẫn chưa thể tiếp cận được một số khu vực đông dân nhất của nơi bị ảnh hưởng và ông lo ngại thực tế còn thảm khốc hơn.
Theo ông thì “một triệu bảy trăm nghìn người bị ảnh hưởng, và con số đó có thể tăng lên thiệt hại nghiêm trọng vì cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường xá và cầu cống bị hủy phá, nên thông tin liên lạc rất là khó khăn.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video lược sử và sứ mạng Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế
Hội Dòng MTG Huế
09:49 07/07/2022
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh đặt tay truyền chức thánh -LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:54 07/07/2022
Hình ảnh đặt tay truyền chức thánh
Hằng năm trong khoảng thời gian từ sau lễ mừng Chúa Phục sinh, vào tháng Tư dương lịch, đến mùa Hè, ở hầu hết các Giáo phận Công Giáo trên thế giới có lễ truyền chức Linh mục cho các ứng sinh linh mục sau những năm tháng học hành tu trì tập luyện khoa thần học, khoa tu đức, khoa Kinh Thánh và khoa mục vụ ở các trường đại chủng viện.
Vậy thế nào là hình ảnh Bí tích truyền chức linh mục?
Bí tích Truyền chức thánh có ba cấp bậc: Chức Phó Tế, chức Linh mục và chức Giám Mục.
Bí tích chức Phó Tế cho những ứng sinh sẽ được lãnh nhận Bí tích chức Linh mục. Có thể nói Chức Phó tế là bước thứ nhất để chuẩn bị lãnh nhận chức Linh mục.
Từ sau Công đồng Vaticano II. năm 1965, chức Phó Tế vĩnh viễn dành cho nam giới được thiết lập, hay đúng hơn được phục hồi sống lại, trong Hội Thánh Công Giáo. Những vị được nhận lãnh bí tích Phó tế vĩnh viễn là những người nam có gia đình, và họ không tiếp tục được nhận lãnh bí tích chức linh mục.
Các vị được nhận lãnh chức thánh Phó tế vĩnh viễn cũng trải qua thời gian ở trường đạo tạo về thần học, kinh thánh, phụng vu, mục vụ bí tích, lịch sử Hội Thánh. Điều kiện tuổi tác cùng trí thức cũng như đạo đức của các vị Phó tế vĩnh viễn được tùy theo Giám mục mỗi Giáo phận ấn định theo nhu cầu tại chỗ. Các vị Phó tế vĩnh viễn là những vị có chức thánh phụ giúp việc bàn thờ trong các nghi lễ phụng vụ, việc bác ái nơi các xứ đạo.
Chức Linh mục theo giáo luật Hội Thánh Công Giáo Roma qui định, do Đức Giám Mục tuyển chọn những người phái nam chọn bậc sống độc thân, ban truyền cho. Linh mục là cộng sự viên trợ giúp Đức Giám Mục giáo phận trong việc mục vụ cử hành các Bí Tích cho người giáo dân nơi các xứ đạo trong giáo phận.
Linh mục được Đức Giám Mục tuyển chọn truyền chức cho và sai gửi đi sống làm việc mục vụ ở xứ đạo với những người tín hữu Chúa Kitô nơi đó. Nhiệm vụ của ông không chỉ thu gọn trong việc cử hành các Bí Tích theo nhu cầu mục vụ tinh thần đạo đức, trong khuôn viên thánh đường, nhưng còn trải rộng ra là người sống làm chứng cho tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa, mà ông rao giảng loan truyền. Đây là một đòi hỏi thách đố cho ông, nhưng ông không một mình. Trái lại Thiên Chúa, Đấng kêu gọi ông trở thành linh mục ban ân đức sức trợ giúp, và cả người giáo hữu cũng nâng đỡ tinh thần cho.
Và trước khi được lãnh nhận Bí Tích chức Linh mục, ông phải trải qua thời gian đào tạo huấn luyện. Các ứng sinh Linh mục được đào tạo về mặt trí thức và đạo đức, cùng cung cách sống xử sự trong chiều tương quan với Thiên Chúa, nguồn đức tin, và với con người trong xã hội, nơi sau này họ cùng đồng hành sinh hoạt làm việc mục vụ.
Họ được huấn luyện tập tành không phải để trở nên người đã hoàn hảo hay như một máy móc tự động. Không, họ vẫn là con người với khả năng giới hạn về mọi mặt. Nhưng họ phải hai chân đứng trên mặt đất, và luôn nhận thức nhu cầu cần phải học hành tu luyện thêm, như Hội Thánh Chúa luôn trên con đường lữ hành trần gian, có bước đi tiến tới, và cũng luôn có nhu cầu phải phản tỉnh suy nghĩ lại để đổi mới cung cách xử sự bước đi. Không ai là con người hoàn toàn cả!
Trong nghi lễ Bí tích truyền chức thánh linh mục có nghi thức đặt tay của Đức Giám Mục chủ sự trên đỉnh đầu ứng sinh Linh mục.
Sau khi toàn thể dân Chúa hiện diện trong buổi lễ đọc hát Kinh cầu các Thánh, Đức Giám Mục chủ lễ sẽ đọc lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa ban chức Linh mục cho các ứng sinh chịu chức. Và sau đó từng ứng sinh lên trước vị chủ lễ, ngài sẽ âm thầm đặt hai bàn tay trên đỉnh đầu tân chức. Với nghi thức này họ trở thành linh mục, Tư Tế của Chúa trong Hội Thánh.
Và sau đó các vị giám mục, các linh mục có mặt trong buổi lễ cũng lần lượt đến đặt tay trên từng tân linh mục, để nói lên tình liên đới huynh đệ linh mục đoàn trong Hội Thánh phục vụ dân Chúa nơi Giáo phận.
Nghi lễ đặt tay phong chức thánh không là điều phát minh của Hội Thánh Kitô giáo, nhưng có nguồn gốc trong Kinh Thánh từ thời xa xưa.
Trong sách Dân Số (27,18-22) tường thuật lại Ông Jusua được Thánh Tiên tri Mose đặt tay truyền chức theo ý muốn của Thiên Chúa:
“ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Ngươi hãy đem theo Giô-suê, con của Nun, là người có thần khí nơi mình, và ngươi sẽ đặt tay trên nó.19 Ngươi sẽ cho nó đứng trước mặt tư tế E-la-da và trước mặt toàn thể cộng đồng. Ngươi sẽ truyền lệnh cho nó trước mắt chúng.20 Ngươi sẽ chia cho nó một phần uy quyền của ngươi, để toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en nghe lời nó.21 Nó sẽ đứng trước mặt tư tế E-la-da. Tư tế sẽ đến trước nhan ĐỨC CHÚA mà xin thẻ xăm u-rim cho nó. Theo lệnh của tư tế, toàn thể cộng đồng, nghĩa là nó và mọi con cái Ít-ra-en, sẽ ra sẽ vào."
22 Ông Mô-sê đã làm như ĐỨC CHÚA truyền cho ông: Ông đã đem theo Giô-suê và cho ông này đứng trước mặt tư tế E-la-da và trước mặt toàn thể cộng đồng.23 Ông đặt tay trên ông Giô-suê và ra lệnh cho ông ấy như ĐỨC CHÚA đã dùng ông Mô-sê mà phán.”
Trong sách Kinh Thánh tân ước nghi thức đặt tay giữ vai trò quan trọng với việc trao quyền nhiệm vụ trong Hội Thánh. Các vị tông đồ Phaolo và Barnabê đã tuyển chọn những vị lo việc tư tế thờ phượng cho các Cộng đoàn xứ đạo, mà các ngài đã thành lập. Sau khi cầu nguyện và đặt tay Thánh Phaolo và Barnabê đã truyền chức linh mục cho họ.( CV 14,2-24).
Cử chỉ đặt tay trên đỉnh đầu diễn tả sự tin tưởng tràn đầy lòng yêu thương. Xưa nay các bậc ông bà cha mẹ gia đình thường hay dùng bàn tay xoa đầu con cháu mình, nói lên tình yêu thương, sự vui mừng gần gũi lo lắng. Và con cháu khi được bàn tay ông bà cha mẹ xoa phủ trên đầu cảm nhận được chúc phúc lành, tình yêu thương âu yếm an ủi vỗ về dành cho mình.
Tân linh mục được Thiên Chúa qua Hội Thánh đặt tay chúc phúc ban truyền cho chức thánh linh mục để làm nhiệm vụ tư tế, nhiệm vụ loan truyền tình thương yêu của Chúa cho con người.
Tân linh mục được Chúa qua bàn tay của Hội Thánh chúc phúc, nên họ cũng dùng bàn tay mình mang phép lành chúc phúc của Chúa tiếp tục đến cho con người, qua đời sống là nhân chứng, và việc phụng vụ tế lễ cử hành các Bí Tích của Hội Thánh.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm trong khoảng thời gian từ sau lễ mừng Chúa Phục sinh, vào tháng Tư dương lịch, đến mùa Hè, ở hầu hết các Giáo phận Công Giáo trên thế giới có lễ truyền chức Linh mục cho các ứng sinh linh mục sau những năm tháng học hành tu trì tập luyện khoa thần học, khoa tu đức, khoa Kinh Thánh và khoa mục vụ ở các trường đại chủng viện.
Vậy thế nào là hình ảnh Bí tích truyền chức linh mục?
Trong Hội Thánh Công Giáo, như người tín hữu Công Giáo thường vào Chúa nhật đọc kinh Hội Thánh có bẩy phép Bí Tích: Rửa tội, Giải tội, Mình Thánh Chúa, Thêm sức, Hôn phối, Truyền chức thánh, và Xức dầu.
Bí tích Truyền chức thánh có ba cấp bậc: Chức Phó Tế, chức Linh mục và chức Giám Mục.
Bí tích chức Phó Tế cho những ứng sinh sẽ được lãnh nhận Bí tích chức Linh mục. Có thể nói Chức Phó tế là bước thứ nhất để chuẩn bị lãnh nhận chức Linh mục.
Từ sau Công đồng Vaticano II. năm 1965, chức Phó Tế vĩnh viễn dành cho nam giới được thiết lập, hay đúng hơn được phục hồi sống lại, trong Hội Thánh Công Giáo. Những vị được nhận lãnh bí tích Phó tế vĩnh viễn là những người nam có gia đình, và họ không tiếp tục được nhận lãnh bí tích chức linh mục.
Các vị được nhận lãnh chức thánh Phó tế vĩnh viễn cũng trải qua thời gian ở trường đạo tạo về thần học, kinh thánh, phụng vu, mục vụ bí tích, lịch sử Hội Thánh. Điều kiện tuổi tác cùng trí thức cũng như đạo đức của các vị Phó tế vĩnh viễn được tùy theo Giám mục mỗi Giáo phận ấn định theo nhu cầu tại chỗ. Các vị Phó tế vĩnh viễn là những vị có chức thánh phụ giúp việc bàn thờ trong các nghi lễ phụng vụ, việc bác ái nơi các xứ đạo.
Chức Linh mục theo giáo luật Hội Thánh Công Giáo Roma qui định, do Đức Giám Mục tuyển chọn những người phái nam chọn bậc sống độc thân, ban truyền cho. Linh mục là cộng sự viên trợ giúp Đức Giám Mục giáo phận trong việc mục vụ cử hành các Bí Tích cho người giáo dân nơi các xứ đạo trong giáo phận.
Linh mục được Đức Giám Mục tuyển chọn truyền chức cho và sai gửi đi sống làm việc mục vụ ở xứ đạo với những người tín hữu Chúa Kitô nơi đó. Nhiệm vụ của ông không chỉ thu gọn trong việc cử hành các Bí Tích theo nhu cầu mục vụ tinh thần đạo đức, trong khuôn viên thánh đường, nhưng còn trải rộng ra là người sống làm chứng cho tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa, mà ông rao giảng loan truyền. Đây là một đòi hỏi thách đố cho ông, nhưng ông không một mình. Trái lại Thiên Chúa, Đấng kêu gọi ông trở thành linh mục ban ân đức sức trợ giúp, và cả người giáo hữu cũng nâng đỡ tinh thần cho.
Và trước khi được lãnh nhận Bí Tích chức Linh mục, ông phải trải qua thời gian đào tạo huấn luyện. Các ứng sinh Linh mục được đào tạo về mặt trí thức và đạo đức, cùng cung cách sống xử sự trong chiều tương quan với Thiên Chúa, nguồn đức tin, và với con người trong xã hội, nơi sau này họ cùng đồng hành sinh hoạt làm việc mục vụ.
Họ được huấn luyện tập tành không phải để trở nên người đã hoàn hảo hay như một máy móc tự động. Không, họ vẫn là con người với khả năng giới hạn về mọi mặt. Nhưng họ phải hai chân đứng trên mặt đất, và luôn nhận thức nhu cầu cần phải học hành tu luyện thêm, như Hội Thánh Chúa luôn trên con đường lữ hành trần gian, có bước đi tiến tới, và cũng luôn có nhu cầu phải phản tỉnh suy nghĩ lại để đổi mới cung cách xử sự bước đi. Không ai là con người hoàn toàn cả!
Trong nghi lễ Bí tích truyền chức thánh linh mục có nghi thức đặt tay của Đức Giám Mục chủ sự trên đỉnh đầu ứng sinh Linh mục.
Sau khi toàn thể dân Chúa hiện diện trong buổi lễ đọc hát Kinh cầu các Thánh, Đức Giám Mục chủ lễ sẽ đọc lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa ban chức Linh mục cho các ứng sinh chịu chức. Và sau đó từng ứng sinh lên trước vị chủ lễ, ngài sẽ âm thầm đặt hai bàn tay trên đỉnh đầu tân chức. Với nghi thức này họ trở thành linh mục, Tư Tế của Chúa trong Hội Thánh.
Và sau đó các vị giám mục, các linh mục có mặt trong buổi lễ cũng lần lượt đến đặt tay trên từng tân linh mục, để nói lên tình liên đới huynh đệ linh mục đoàn trong Hội Thánh phục vụ dân Chúa nơi Giáo phận.
Nghi lễ đặt tay phong chức thánh không là điều phát minh của Hội Thánh Kitô giáo, nhưng có nguồn gốc trong Kinh Thánh từ thời xa xưa.
Trong sách Dân Số (27,18-22) tường thuật lại Ông Jusua được Thánh Tiên tri Mose đặt tay truyền chức theo ý muốn của Thiên Chúa:
“ ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Ngươi hãy đem theo Giô-suê, con của Nun, là người có thần khí nơi mình, và ngươi sẽ đặt tay trên nó.19 Ngươi sẽ cho nó đứng trước mặt tư tế E-la-da và trước mặt toàn thể cộng đồng. Ngươi sẽ truyền lệnh cho nó trước mắt chúng.20 Ngươi sẽ chia cho nó một phần uy quyền của ngươi, để toàn thể cộng đồng con cái Ít-ra-en nghe lời nó.21 Nó sẽ đứng trước mặt tư tế E-la-da. Tư tế sẽ đến trước nhan ĐỨC CHÚA mà xin thẻ xăm u-rim cho nó. Theo lệnh của tư tế, toàn thể cộng đồng, nghĩa là nó và mọi con cái Ít-ra-en, sẽ ra sẽ vào."
22 Ông Mô-sê đã làm như ĐỨC CHÚA truyền cho ông: Ông đã đem theo Giô-suê và cho ông này đứng trước mặt tư tế E-la-da và trước mặt toàn thể cộng đồng.23 Ông đặt tay trên ông Giô-suê và ra lệnh cho ông ấy như ĐỨC CHÚA đã dùng ông Mô-sê mà phán.”
Trong sách Kinh Thánh tân ước nghi thức đặt tay giữ vai trò quan trọng với việc trao quyền nhiệm vụ trong Hội Thánh. Các vị tông đồ Phaolo và Barnabê đã tuyển chọn những vị lo việc tư tế thờ phượng cho các Cộng đoàn xứ đạo, mà các ngài đã thành lập. Sau khi cầu nguyện và đặt tay Thánh Phaolo và Barnabê đã truyền chức linh mục cho họ.( CV 14,2-24).
Cử chỉ đặt tay trên đỉnh đầu diễn tả sự tin tưởng tràn đầy lòng yêu thương. Xưa nay các bậc ông bà cha mẹ gia đình thường hay dùng bàn tay xoa đầu con cháu mình, nói lên tình yêu thương, sự vui mừng gần gũi lo lắng. Và con cháu khi được bàn tay ông bà cha mẹ xoa phủ trên đầu cảm nhận được chúc phúc lành, tình yêu thương âu yếm an ủi vỗ về dành cho mình.
Tân linh mục được Thiên Chúa qua Hội Thánh đặt tay chúc phúc ban truyền cho chức thánh linh mục để làm nhiệm vụ tư tế, nhiệm vụ loan truyền tình thương yêu của Chúa cho con người.
Tân linh mục được Chúa qua bàn tay của Hội Thánh chúc phúc, nên họ cũng dùng bàn tay mình mang phép lành chúc phúc của Chúa tiếp tục đến cho con người, qua đời sống là nhân chứng, và việc phụng vụ tế lễ cử hành các Bí Tích của Hội Thánh.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Vợ chồng triết gia Jacques và Raissa Maritain
Vũ Văn An
19:18 07/07/2022
Vợ chồng Jacques và Raissa Mariatin có lẽ là những đứa con thiêng liêng đầu tiên của nhà văn nẩy lửa và gây nhiều tranh cãi Léon Bloy. Và cũng là những đứa con thiêng liêng nổi danh nhất và gắn bó nhất của nhà văn này.
Đời sống đầy sóng gió và bão táp của Léon Bloy đã che phủ phần nào sự thánh thiện của Người Ăn Mày Vô Ơn và dù được Đức Phanxicô trích dẫn, ông khó có thể được xem xét để phong thánh vì những quan điểm dù đúng đắn nhưng được phát biểu một cách khá cực đoan của ông. Nhưng hai người con thiêng liêng đầu tiên của ông thì diễn trình phong chân phước, theo một nguồn tin, đã bắt đầu rồi (http://www.catholiceducation.org/articles/arts/a10052.html). Nguồn tin này nhận định rằng họ có thể được tuyên xưng như một điển hình của cuộc hôn nhân thánh thiện. Có tác giả còn nhấn mạnh đây là điển hình sáng chói của lối hôn nhân vốn được gọi là cuộc hôn nhân kiểu Thánh Giuse (Josephite Marriage) nghĩa là hai người cùng đồng ý sống chung như hai anh em, không liên hệ về tình dục, giống như hai thánh Louis và Zélie Martin, cha mẹ của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, và hai chân phúc Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini. Jacques và Raissa Maritain là một chứng minh hùng hồn rằng tiết chế hành vi vợ chồng không hề làm giảm tình yêu nồng nàn và thủy chung suốt đời của hai vợ chồng này. Không những thế tình yêu nồng nàn và lòng chung thủy này còn vượt quá cả thời gian, vượt quá cái chết. Sau khi Raissa qua đời, Jacques vẫn cảm nhận sự hiện diện và tác động của vợ trong các công trình nghiên cứu của ông.
Sự đóng góp lớn lao của Raissa vào công trình đồ sộ của triết gia hàng đầu thế kỷ 20 này là điều chính triết gia không ngừng thừa nhận. Nhưng bộ New Catholic Encyclopedia chỉ dành cho bà chưa đầy một nửa cột nửa trang.
Raissa, triết gia, thi sĩ, nhà huyền nhiệm
Nói về Raissa Maritain, Linh mục Michael Sherwin, O.P., [https://www.catholiceducation.org/en/culture/art/raissa-maritain-philosopher-poet-mystic.html] cho hay khi người dạy kèm Raissa để thi tú tài lúc mới 16 tuổi hỏi cô muốn học điều gì hơn cả, cô bèn trả lời: để biết điều hiện hữu. Câu trả lời cho thấy cô học trò nhỏ tuổi này có đầu óc triết lý (1). Tuy nhiên, cô quan niệm triết lý theo truyền thống Hasidic Do Thái của cô, nghĩa là tìm biết sự thật về một Thiên Chúa bản vị trước đau khổ của con người (2).
Raïssa Maritain sinh ra trong một gia đình Do Thái ngoan đạo, không giầu có mấy ở thành phố cảng Rostov-on-Don của Nga vào năm 1883. Khi cô được hai tuổi, cha cô, một thợ may, đã chuyển gia đình đến cảng Mariupol của Ukraine, vùng Biển Azov, một thành phố hiện đang bị quân xâm lăng Nga triệt phá và chiếm đóng. Trong suốt mười năm Raïssa sống ở Đế quốc Nga, cô đã được lên khuôn một cách sâu sắc bởi lòng mộ đạo và truyền thống của gia đình giữ đạo của cô, đặc biệt là bởi tấm gương của ông ngoại cô. Ấn tượng, ngay cả khi mới chỉ một tuổi, bởi tính vui vẻ và hiền lành của ông, cô đã học, trong nhiều năm tháng, nguồn gốc sâu xa mà từ đó các đức tính này nảy nở: chúng phát xuất từ lòng sùng đạo vĩ đại của ông, lòng sùng đạo của phái Hasidim, tức nền huyền nhiệm Do Thái với nhiều khía cạnh khác nhau, đôi khi nghiêng về phía trí hiểu, đôi khi nghiêng về các xúc cảm,... “Tôn giáo của ông nội tôi là tôn giáo hoàn toàn của tình yêu và sự tự tin, niềm vui và lòng bác ái” (3). Sự hiểu biết của Raïssas về di sản Hasidic của cô được thấy rõ hơn cả trong mô tả của cô về công trình và nhân cách của một người Do Thái Nga khác, bạn của cô, họa sĩ tài danh Marc Chagall.
Niềm vui thiêng liêng dịu dàng tràn ngập trong công trình của họa sĩ danh tải trên đã phát sinh cùng với ông ở Vitebsk, trên đất Nga, trên đất Do Thái. Do đó, nó thấm nhiễm một nỗi sầu muộn, tràn ngập một nỗi nhớ nhung da diết và một niềm hy vọng khó kìm nén. Quả thật, niềm vui của người Do Thái không giống bất cứ niềm vui nào khác; người ta có thể nói rằng bằng cách đâm rễ sâu xa vào thực tế cuộc sống, niềm vui của người Do Thái đồng thời rút ra từ thực tế này cảm thức bi đát về sự mong manh của nó và về cái chết (4).
Với những hình ảnh rút từ các bức tranh của Chagall, Raïssa tiếp tục phát biểu: "Cô dâu Do Thái khóc dưới tán lọng đám cưới. Người Do Thái nhỏ bé nhảy múa không làm mất đi hoài niệm về sự khốn khổ của mình; bằng cách khiêu vũ, họ chế nhạo nó và chấp nhận nó như số phận thần linh dành cho mình. Nếu hát, họ hát với những tiếng thở dài; vì họ thấm nhiễm những đau khổ trong quá khứ của dân tộc họ và tâm hồn họ được tắm gội trong ý thức tiên tri về những đau khổ không thể tưởng tượng được dành riêng cho nó. Há Thiên Chúa đã không báo trước cho họ về điều đó sao? Há Thiên Chúa đã không chịu khó, điều mà Người không làm cho bất cứ dân tộc nào khác, khi nói với họ qua tiên tri Isaia, qua tiên tri Giêrêmia và những tiếng nói tuyệt vời khác của Kinh thánh, về những việc thanh luyện mà tình yêu của Người vốn dành cho họ đó sao? Họ biết tất cả những điều này, những người Do Thái không phó mình cho thế giới trần tục, nhưng được tắm gội mỗi ngày trong nước hằng sống của Kinh thánh. Họ biết những điều này, những người Do Thái của Chagall" (5).
Raïssa Maritain cũng biết chúng. Khi mô tả nghệ thuật Chagall, bà mô tả chính mình. Cuộc sống và công việc của bà cũng ngập tràn niềm vui tinh thần dịu dàng nhưng vẫn thấm nhiễm một nỗi sầu muộn, và buốt thấu một nỗi nhớ nhung da diết và một niềm hy vọng khó kìm nén. Bài hát mà bà hát trong suốt các tác phẩm của mình, bà hát với những tiếng thở dài: bà cũng đã thấm thía những đau khổ trong quá khứ của dân tộc mình; linh hồn của bà cũng được tắm gội trong ý thức về những đau khổ dành cho tất cả những người lữ thứ trên trái đất. Đến lúc các suy nghĩ của mình về Chagall, bà đã khám phá ra mầu nhiệm đau khổ của con người được mạc khải trong Chúa Kitô từ lâu. Tuy nhiên, xin bàn đến điều đó sau này. Trước nhất, bà phải trải qua cuộc lưu đày và một cuộc tìm kiếm ý nghĩa đầy đau đớn.
Cha mẹ Raïssa nhận ra rằng bà và em gái Vera có năng khiếu về trí thức. Tuy nhiên, họ cũng biết và thường xuyên được nhắc nhở rằng là những người Do Thái ở Đế quốc Nga, vị trí của họ rất bấp bênh. Do đó, khi Raïssa mới mười tuổi, cha mẹ bà đã quyết định di cư như một gia đình đến Pháp. Họ định cư ở Paris. Đối với Raïssa Oumansov, Paris sẽ trở thành quê hương thứ hai của bà, được bà yêu quý hơn bất cứ nơi nào khác trên trái đất. Paris sẽ mang đến cho Raïssa những niềm vui sâu sắc nhất. Nó sẽ giới thiệu bà với những người sẽ định hình cuộc đời bà và đưa bà đến với đức tin Công Giáo. Nó cũng sẽ mang lại cho bà năng khiếu về ngôn ngữ Pháp mà bà sẽ thành thạo, trở thành một nhà tạo văn phong trong sáng, ấm áp và vẻ đẹp giản dị. Tuy nhiên, trước hết nó sẽ là nguyên nhân gây ra nỗi đau sâu xa cho bà.
Lưu vong khỏi quê hương không những bứng rễ họ khỏi bạn bè và gia đình mà còn khiến họ mất niềm tin. Giống như nhiều người Do Thái Nga đến Paris vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, gia đình Oumansov đã phải đối diện với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy lý khoa học ở cuối thế kỷ và niềm tin của họ vào vị Thiên Chúa bản vị của Giao ước bắt đầu mờ nhạt. Ở tuổi mười bốn, Raïssa đã tự đặt ra cho mình vấn đề Thiên Chúa và sự đau khổ.
“Bây giờ tôi đã biết (ít nhất tôi lờ mờ tri nhận ra điều đó) con người bất hạnh hoặc độc ác xiết bao, tôi tự hỏi liệu Thiên Chúa có thực sự hiện hữu hay không. Tôi nhớ lại rất rõ ràng rằng tôi đã lý luận như vậy: Nếu Thiên Chúa hiện hữu, thì Người cũng là Đấng tốt lành và toàn năng vô hạn. Nhưng nếu Người tốt lành, thì làm sao Người lại có thể cho phép đau khổ? Và nếu Người toàn năng, làm sao Người lại có thể dung thứ cho kẻ ác? Vì vậy, Người không toàn năng và cũng không tốt lành vô hạn; do đó Người không hiện hữu” (6).
Ở thời điểm đó trong cuộc đời, các câu hỏi của bà vẫn ở bình diện ý tưởng được đề xuất hơn là khẳng định (7). Bà vẫn không hoàn toàn tuyệt vọng và mất niềm tin vào Thiên Chúa, vì bà vẫn hy vọng tìm ra giải pháp cho vấn đề. Bà duy trì niềm hy vọng rằng các giáo sư tương lai của bà tại Sorbonne có thể nắm giữ chìa khóa mở ra các kiến thức mà bà đang tìm kiếm.
Khi Raïssa bắt đầu học tại Đại học Paris, bà mới mười bảy tuổi và năm đó là năm 1900. Đó là thời điểm của nhiều thành tựu khoa học và Sorbonne là một trong những trung tâm của nó. Thí dụ, Marie và Pierre Curie đã phát hiện ra radium ở đó chỉ hai năm trước đó. Do đó, việc Raïssa hướng đến các ngành khoa học để tìm câu trả lời cho điều bà tìm kiếm là điều tự nhiên. Tuy nhiên, trước sự thất vọng của bà, bà sớm phát hiện ra rằng các giáo sư của bà hoặc là theo chủ nghĩa duy vật nghiêm khắc hoặc đơn giản không tự đặt cho mình những câu hỏi triết học liên quan đến chân lý và ý nghĩa. Hy vọng bắt đầu vơi dần trong trái tim bà. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục chờ đợi một sự kiện trọng đại nào đó, một sự ứng nghiệm hoàn hảo nào đó (8). Bước đầu tiên hướng tới sự ứng nghiệm này xuất hiện khi bà gặp người đàn ông sẽ trở thành người bạn đồng hành vĩ đại nhất của bà trong cuộc lữ hành trần thế.
II. Người bạn vĩ đại nhất của bà: Jacques Maritain và hành trình của họ đến sự thật
Gần như từ lúc Jacques Maritain tự giới thiệu mình với Raïssa Oumansov, họ đã trở nên không thể tách rời nhau. Cả hai đều là sinh viên tại Sorbonne, ông hơn bà một tuổi, và cả hai đều đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời mình. Jacques Maritain xuất thân từ một gia đình vốn hiện thân cho các giá trị của Cách mạng Pháp (9). Maritain đưa ra một mô tả cho thấy những giá trị này trong lời kể của ông về quan điểm trí thức tràn ngập ngôi nhà của người bạn thời thơ ấu thân thiết nhất của ông, Ernest Psichari, cháu nội của Renan. Ông giải thích rằng nhà của người bạn mình bị tràn ngập bởi: “một tinh thần tìm hiểu luân lý vô cùng rộng lớn và cao cả, nhưng xa lạ với mọi chắc chắn siêu hình, một khuynh hướng rõ ràng muốn phớt lờ những xung đột tạo ra bởi sự đối lập các nguyên tắc trí thức. Bạn không chống lại Kitô giáo, bạn đã bị thuyết phục sâu xa đến nỗi bạn đã thẩm hóa nó và phát triển quá nó” (10).
Maritain đã lớn lên trong một môi trường trí thức tương tự. Tuy nhiên, ông đã sớm phát hiện ra điều mà một ngày nào đó nhiều người khác trong thế hệ của ông sẽ nhận ra: thuyết bất khả tri siêu hình, vốn là di sản của họ, là một mảnh đất quá mỏng đối với cảm thức công lý bùng cháy trong trái tim họ. Để chống chọi với những cơn gió của bạo quyền, công lý cần có gốc rễ sâu và một lớp đất phong phú để đánh chìm chúng. Chính trong diễn trình tìm kiếm mảnh đất siêu hình phong phú đó, Jacques đã gặp Raïssa. Trong tình bạn nảy nở giữa họ, họ đã cùng nhau tiến hành cuộc tìm kiếm.
Khi họ theo đuổi nghiên cứu của mình, chủ nghĩa duy vật điềm tĩnh và thuyết vô thần thuyết phục nơi các giáo sư khoa học khiến họ lạnh nhạt. Các triết gia ở Sorbonne cũng làm họ thất vọng không kém.
“Các thầy giáo của chúng tôi là những nhà triết học, nhưng trên thực tế, họ đã mất hết hy vọng vào triết học.... Thông qua một số mâu thuẫn thực tế kỳ lạ, họ đã tìm cách xác minh mọi điều bằng các diễn trình học hỏi vật chất và xác minh thực nghiệm, nhưng họ lại tuyệt vọng đối với sự thật, mà ngay cái tên của nó đối với họ cũng không hề đáng yêu chút nào và chỉ có thể được sử dụng giữa dấu ngoặc kép của một nụ cười tỉnh mộng” (11).
Hiệu quả tích lũy trong những năm học của họ đã khiến Raïssa và Jacques đến ngưỡng của sự tuyệt vọng. Đối với Raïssa, cuộc sống lưu vong của bà khỏi quê hương của đức tin bắt đầu khi gia đình bà lần đầu tiên rời khỏi nước Nga, giờ đây đang xuống mức thấp nhất.
“Chúng tôi bơi một cách không mục đích trong làn nước quan sát và kinh nghiệm như một con cá dưới đáy biển sâu, mà không bao giờ nhìn thấy mặt trời có những tia sáng lờ mờ lọt xuống chúng tôi,... Và nỗi buồn đâm thấu trái tim tôi, vị đắng đót trống rỗng của một linh hồn đã thấy đèn tắt, từng ngọn một” (12).
Giữa lúc họ cùng quẫn, Jacques và Raïssa đi đến một quyết định đầy định mệnh sẽ định hình phần còn lại của cuộc đời họ. Khi đi dạo qua Vườn Bách Thảo (Jardin des Plantes) yêu dấu của Paris, cả hai đều đồng ý rằng nếu không thể biết sự thật, không thể phân biệt được thiện ác, công chính và bất chính, thì không thể sống có nhân phẩm được. Trong trường hợp như vậy, thà chết trẻ bằng cách tự sát còn hơn là sống trong sự vô lý. Tuy nhiên, một điều gì đó đã ngăn cản họ thực hiện bước cuối cùng này. Việc họ từ chối chấp nhận điều phi lý và mong muốn được biết sự thật, một mong muốn khiến họ đau khổ tột cùng, dường như chỉ ra một điều gì đó vượt ra ngoài sự vô lý.
“Điều đã cứu chúng tôi lúc đó, điều khiến nỗi tuyệt vọng thực sự của chúng tôi vẫn còn là nỗi tuyệt vọng có điều kiện chính là sự đau khổ của chúng tôi. Phẩm giá gần như vô thức đó của tâm trí đã cứu tâm trí chúng tôi qua sự hiện diện của một yếu tố không thể giản lược vào sự phi lý trong đó mọi điều dường như đang cố gắng dẫn dắt chúng tôi” (13).
Vì vậy, họ quyết định dành cho điều chưa biết một cơ hội để tự giải thích cho họ và tiết lộ một sự thật mà nhờ đó họ có thể sống theo.
Trong những ngày sau đó, Jacques và Raïssa Maritain sẽ khám phá ra sự thật kỳ diệu này là Thiên Chúa Vô minh mong muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý (1 Tm 2: 4). Thiên Chúa, trong lòng nhân từ vĩ đại của Người, đã dẫn họ đến với Chúa Kitô, với phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo và sự an ủi của Bí tích Thánh Thể. Con đường đến với đức tin vào Chúa Kitô của họ có nhiều khúc mắc. Nó được dẫn dắt từ triết gia Henri Bergson, qua các tác phẩm của Plotinus và Ruysbroeck, và cuối cùng là của Maeterlinck đến nhà văn và nhà thuyết giáo nổi tiếng, Léon Bloy. Khi đọc cuốn tiểu thuyết vĩ đại của Bloy, Người đàn bà nghèo (La Femme Pauvre), vợ chồng Maritain bắt gặp khuôn mạo và sự vĩ đại của vị thánh Kitô giáo.
“Điều khiến chúng tôi có ấn tượng khi đọc cuốn La Femme Pauvre lần đầu tiên là sự bao la của linh hồn tín hữu này, lòng nhiệt thành cháy bỏng của ông đối với công lý, vẻ đẹp của một học thuyết cao cả lần đầu tiên hiện lên trước mắt chúng tôi” (14).
Khi gặp Bloy và gia đình ông, họ thậm chí còn có ấn tượng hơn nữa. Sự nghèo khó, đức tin của ông, sự độc lập anh hùng của ông, tất cả đều nói cho vợ chồng Maritain hay mầu nhiệm ban sự sống của Chúa Kitô. Vào nhà của gia đình Bloy đối với họ dường như là một sự trở về nhà. Trong mô tả của ông về sự thánh thiện và cố gắng của ông muốn sống nó với lòng nhiệt thành đối với công lý thần linh, khát vọng chân lý và tình yêu dịu dàng dành cho những người đau khổ, họ nhận ra hình ảnh của những khao khát hiện diện trong chính trái tim họ.
Quan trọng không kém đối với Raïssa là cuốn sách của Bloy Le Salut par les Juifs (Ơn cứu rỗi nhờ người Do Thái). Mặc dù phong cách trần thế và tiên tri của Bloy thường xúc phạm chính những người mà ông định bảo vệ, nhưng trong mô tả của Bloy về ơn gọi của người Do Thái, Raissa nhận ra chìa khóa để giải quyết vấn đề đã ám ảnh bà từ khi còn nhỏ: vấn đề Thiên Chúa và sự đau khổ. Chìa khóa là Chúa Kitô. Một cách nghịch lý, bằng cách dẫn Raïssa đến với Chúa Kitô, Bloy đã trả bà lại cho đức tin Do Thái thời thơ ấu của bà, bây giờ được hoàn thành trong Giao ước Mới trong máu Chúa Kitô. Bloy giải thích với Raïssa một điều mà một cách nào đó bà vốn đã có cảm thức: sức mạnh cứu độ của sự đau khổ của con người khi trong ân sủng của Thiên Chúa, nó được kết hợp với những đau khổ của Chúa Kitô.
Léon Bloy có lẽ là nhân vật đáng chú ý nhất xuất hiện ở Pháp vào lúc hoàng hôn của thế kỷ XIX. Đói khổ, liên tục bị các chủ nợ quấy rối, phải nuôi vợ và hai con, Bloy dành cả cuộc đời mình để sấm sét chống lại việc nước Pháp bác bỏ Thiên Chúa và việc tự mãn hâm hấp của những tín đồ vẫn còn ở lại. Vào đúng thời điểm khi Paris đang chuẩn bị cử hành bài ca mừng chiến thắng của sự tiến bộ con người, tức Cuộc triển lãm năm 1900, Bloy đã nói với nước Pháp rằng hãy chuẩn bị cho sự hủy diệt sẽ ập đến với nó: Cuộc triển lãm... không nên diễn ra, bởi vì Paris và mọi quốc gia sẽ có đủ việc để làm trong việc lên gân guốc chống lại cái chết (15). Khi chiến tranh cuối cùng xảy ra, cùng với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, Bloy nhận xét rằng đó mới chỉ là bắt đầu (16). Năm 1916, trong lời tựa của cuốn Au Seuil de l’Apocalypse (Trước ngưỡng cửa Ngày chung cuộc), Bloy viết, “Trong thế kỷ 19 và 20, người ta thấy một quốc gia đã đảm nhiệm một điều chưa từng thấy kể từ thuở ban đầu của Lịch sử: SỰ TẬN DIỆT CÁC LINH HỒN. Điều này được gọi là Văn hóa Đức” (17). Đánh giá cường điệu này, rất đặc trưng của Bloy, đã chỉ ra một sự thật có thực: có điều gì đó sai lầm khủng khiếp ở Đức, và nó đang lan rộng. Bloy đặc biệt quan tâm đến dòng tư tưởng bài Do Thái mới đang nảy sinh xung quanh ông. Không còn là cá nhân Do Thái này hay cá nhân Do Thái nọ hay cộng đồng Do Thái này hay cộng đồng Do Thái nọ bị tấn công nữa. Người Do Thái bây giờ đang gặp nguy hiểm như cả một chủng tộc. Một cách hết sức đáng lưu ý, Bloy đã viết điều này vào năm 1916!
Thông điệp của Bloy không chỉ là một thông điệp về hủy diệt. Ông cũng nói về một sự đổi mới sắp tới. Kitô hữu sẽ phải đau khổ, nhưng hợp nhất với Chúa Kitô những đau khổ của họ sẽ thanh tẩy họ và giúp nhiều linh hồn tìm thấy tình yêu chữa lành của Thiên Chúa. Một cách mầu nhiệm, theo quan điểm của Bloy, những đau khổ của người Do Thái là một dấu hiệu dẫn tới Chúa Kitô, người đồng bào Do Thái của họ, những người đã phải chịu đau khổ với họ. Như ông đã thấy, sứ mệnh của Bloy là giúp nước Pháp chuẩn bị bước đi với Chúa Kitô trên con đường Canvê để Giáo hội có thể được đổi mới.
Raïssa tiếp thu thông điệp của Bloy. Năm 1906, cùng với Jacques và Vera, bà được rửa tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo, với Léon và Jeanne Bloy là cha mẹ đỡ đầu của bà. Kể từ thời điểm đó, Raïssa bắt đầu nhận ra những nét đặc trưng trong ơn gọi của mình. Bà đã được kêu gọi để sống trong sự kết hợp với Chúa Kitô. Bà cũng được mời gọi, qua đời sống cầu nguyện và học hỏi, đặt thành lời văn xuôi và thi ca những chân lý mà bà đang khám phá ra trong Chúa Giêsu Kitô. Trong những năm sau đó, đau khổ về thể xác và tình cảm sẽ không bao giờ rời xa bà, nhưng cũng có sự bình yên và niềm vui âm thầm. Bà được củng cố bởi sự xác tín ngày càng tăng rằng trong Chúa Kitô, những đau khổ của bà đang ngấm ngầm hoạt động vì lợi ích của các linh hồn. Cuộc sống mà bà và Jacques phải sống để phục vụ Giáo hội được hiểu rõ nhất như một nỗ lực để sống theo tầm nhìn của Bloy.
Những năm giữa lễ rửa tội của họ và sự bùng nổ của Thế Chiến thứ nhất là khoảng thời gian mang tính chất thiêng liêng đối với vợ chồng Maritain và nhiều người khác ở châu Âu. Những năm đó chứng kiến sự trở lại đạo của người chị của Jacques và của người cha của chị em Raïssa. Một số bạn bè của họ cũng đã trở lại đạo vào thời điểm này, trong đó có hai người đã trở nên thân qúy đối với nhiều người ở Pháp qua các bài viết và chiến tích của họ: người bạn thời niên thiếu của Jacques, Ernest Psichari, và người cố vấn ban đầu của anh, Thi sĩ Charles Péguy. Trong những năm đó, Jacques và Raïssa cùng với em gái Vera đã trở thành những người dòng ba của Dòng Biển Đức, cùng nhau thành lập một cộng đồng cầu nguyện và học tập tại gia. Jacques và Raïssa đã quyết định sống như anh chị em, từ bỏ tình thân mật vợ chồng và niềm vui nuôi dưỡng một gia đình để tận hiến sâu sắc hơn cho ơn gọi phục vụ sự thật của họ. Cũng trong những năm đó, vợ chồng Maritain đã khám phá ra Thánh Tôma Aquinô và, dưới sự hướng dẫn của những vị cố vấn dòng Đa Minh của họ, đã bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm của ngài một cách sâu xa.
Mặc dù Jacques đã bắt đầu nổi tiếng ở Pháp qua các bài báo của mình, nhưng chỉ sau Thế Chiến thứ nhất, cuộc đời triết gia của ông mới bắt đầu một cách nghiêm túc. Sau khi nhận được một di sản để hỗ trợ công việc của mình từ một người lính thiệt mạng tại mặt trận, Maritain đã có thể mua một ngôi nhà ở Meudon, một ngôi làng không xa Paris, và đưa kế hoạch của họ thành hiện thực. Họ có thể sống một cuộc đời cầu nguyện và học tập, và biến ngôi nhà của họ trở thành trung tâm tư tưởng và văn hóa Công Giáo, dưới sự bảo trợ của Thánh Tôma Aquinô. Nhà của họ trở thành một nơi mà các nghệ sĩ và trí thức có thể tìm được tình bạn và thảo luận sôi nổi. Danh sách khách đến nhà của họ trong những năm đó được đọc giống như một cuốn Who’s Who của cuộc phục hưng trí thức Công Giáo ở Pháp. Chính trong những năm Meudon, cuộc đời công khai của Raïssa với tư cách là một nhà văn và một nhà thơ bắt đầu.
III. Công trình của bà: Sự sống phục vụ sự thật
Tuyển chọn các bài thơ của Raïssa Maritain
(Bản tiếng Anh của một tu sĩ dòng Biển Đức của Đan Viện Stanbrook)
Suy niệm
Bóng tối bên dưới và bóng tối bên trên;
Dưới cánh đen Tổng Lãnh Thiên Thần
Kế hoạch của Thiên Chúa khai triển.
Nghịch lý của Sáng Thế là vô hạn
Vĩnh cửu được tạo nên từ thời gian,
Điều thiện bất diệt được cổ vũ bởi điều ác.
Nhân loại lê bước về phía trước tìm kiếm công lý
Trên những nẻo đường lười biếng của hành vi gian ác,
Và những gian dối và lầm lạc của ngày hôm nay
Sẽ phục vụ sự thật ngày mai.
Sự thiện nhỏ nhoi,
Dù có vẻ như không đáng gì
Để vượt qua thảm họa trong thời đại của chúng ta,
Chứa hạt giống cây vĩnh cửu tình yêu.
Cái ngã của Icarus
Một nhánh hoa lên khung biển cả.
Một số con tàu mơ về vũ trụ; Trên bờ, những con cừu thẫn thờ.
Icarus đã rơi từ trên trời xuống
như cú nhào xuống của một con mòng biển.
Giữa trưa, mặt trời sáng thế thiếp ngủ
Thế giới, thanh bình, vẫn giữ được vẻ đẹp của nó.
Ôi Thập Giá
Ôi Thập giá, ngươi chia cắt trái tim,
Ôi Thập Giá, ngươi chia cắt thế giới,
Thập Giá thần linh và gỗ cây đắng đót,
Giá đẫm máu mua các Mối phúc,
Thánh giá hoàng gia, dấu ấn đế chế,
Thập giá u ám nhất, giá treo cổ của Thiên Chúa,
Sao sáng các Mầu nhiệm
Chìa khóa sự chắc chắn
Đám mây
Một đám mây trên bầu trời,
Cỗ xe của Êdêkien
Đang phóng qua.
Trong đồng cỏ thấy
Dưới cây đào
Hoa hồng rực rỡ,
Sau đó, ngài xuất hiện
Và những giọt nước mắt chảy dài
Trong không khí loãng
Trên khuôn mặt của Ngài
Hỡi người sứ giả.
Ấn phẩm đầu tiên của Raïssa Maritain là cuốn La Vie d’Oraison (Đời sống Cầu nguyện) khá mỏng, một tác phẩm mà bà đã viết cùng với Jacques như một cuốn sách hướng dẫn thiêng liêng cho các nhóm nghiên cứu tư tưởng Thánh Tôma mà bà và Jacques đã thành lập. Mục tiêu của công trình nhỏ này là truyền đạt cho các thành viên của nhóm nghiên cứu tính ưu tiên của việc cầu nguyện và tình yêu Kitô giáo đối với sự tiến bộ trong đời sống trí thức: bản thân trí hiểu chỉ có thể phát triển những khả năng cao nhất của nó khi nó được bảo vệ và củng cố bởi sự bình an được ban cho nhờ lời cầu nguyện. Linh hồn càng tiến gần Thiên Chúa bằng tình yêu thương, thì trí hiểu càng phát triển và tầm nhìn của nó càng rõ ràng hơn (18). Vì vậy, đời sống trí thức phải được củng cố bằng đời sống chiêm niệm nếu nó muốn đạt được tiến bộ thực sự trong việc khám phá chân lý và trong việc dẫn dắt những người khác biết và yêu sự thật.
Raïssa đã ghi nhớ nằm lòng thông điệp trong cuốn sách của mình và cố gắng sống nó. Ngay từ những ngày đầu mới trở lại đạo, bà đã cảm thấy một lời kêu gọi mãnh liệt bước vào việc cầu nguyện chiêm niệm. Chính trong giai đoạn này, Raïssa bắt đầu viết Nhật Ký của mình, chỉ được xuất bản sau khi bà qua đời. Với sự rõ ràng hấp dẫn, bà mô tả hành động của Chúa trong cuộc sống của bà và những cuộc đấu tranh của bà để hiểu và đáp ứng. Những hiểu biết thông sáng ngắn gọn để yêu thương và hiểu người lân cận, người ta phải quên bản thân mình (19) được xen kẽ với những mô tả về các cuộc đấu tranh của bà và những viên ngọc trai của sự khôn ngoan điềm tĩnh, chẳng hạn như những điều sau:
“ Lầm lỗi giống như bọt sóng, nó lẩn tránh sự nắm bắt của chúng ta và cứ thế xuất hiện trở lại. Linh hồn không được kiệt sức khi chiến đấu chống lại bọt sóng. Lòng nhiệt thành của nó phải được thanh tẩy và thanh tĩnh, và bằng sự kết hợp với Ý chí thần linh, nó phải tập hợp sức mạnh từ những chiều sâu thẳm. Và Chúa Kitô, với tất cả công lao của Người và công lao của tất cả các thánh, sẽ làm công việc của Người ở sâu dưới mặt nước. Và mọi thứ có thể cứu vớt sẽ được cứu vớt” (20).
Nhật ký cũng cung cấp các ghi chép của bà về ý thức cho rằng Chúa đang mời gọi bà chấp nhận chia sẻ đau khổ của Người.
“Trong lúc cầu nguyện im lặng, tôi cảm thấy bên trong mình được khuyến khích từ bỏ mình cho Thiên Chúa, và không những được khuyến khích mà còn có khuynh hướng thực hiện nó một cách hữu hiệu, và thực hiện việc đó, cảm thấy làm việc đó cho một thử thách, một đau khổ, mà do đó, sự thuận ý của tôi đã được yêu cầu. Tôi thực hiện hành động từ bỏ mình này bất chấp sự hèn nhát bẩm sinh của mình” (21).
Chính trong những năm tháng ở Meudon, Raïssa đã nhận được thiên phú làm thơ: Người có thể biết được chiều sâu của tinh thần hoặc, nếu bạn muốn, tính tâm linh của hiện hữu, bắt đầu bằng cách đi vào chính mình. Và cũng chính trong nội tâm của cuộc sống, của suy nghĩ, của lương tâm mà họ bắt gặp Nàng Thơ, nếu họ được định mệnh xếp đặt để gặp gỡ nàng (22). Trong sâu thẳm lời cầu nguyện của bà, Raïssa đã gặp Nàng Thơ. Những bài thơ trở thành cách để bà phát biểu các trải nghiệm nội tâm của mình. Mặc dù các chuyên gia đã lưu ý đến những hạn chế về mặt kỹ thuật trong một số bài thơ của bà (23), nhưng các tác phẩm hay nhất của bà đã thành công trong việc làm cho những sự kiện bình thường của cuộc sống ánh lên sự trong sáng tâm linh (24). Người ta tìm thấy ở đấy những đề tài được lặp đi lặp lại suốt trong các tác phẩm của bà: bỗng nhiên gặp Thiên Chúa trong đời thường (Đám Mây); mầu nhiệm của cái ác đạo đức và vẻ đẹp tự nhiên (Cái ngã của Icarus); việc làm của Chúa quan phòng ở giữa tội lỗi của con người (Suy Niệm); và mầu nhiệm luôn hiện hữu về sự đau khổ của Chúa Kitô và ơn gọi của chúng ta tham gia vào đó (Ôi Thập giá). Tổng cộng, Raïssa đã viết gần chín mươi bài thơ, được xuất bản trong bốn tuyển tập khác nhau, và được Jacques tập hợp lại thành một tập sau khi bà qua đời (25). Đối với những ai có kiên nhẫn để nghệ thuật của thi sĩ nói với họ, thì các vần thơ của bà có một giá trị lâu dài.
Khi Thế Chiến thứ hai diễn ra ở Pháp vào năm 1940, vợ chồng Maritain đang ở Mỹ. Không thể trở về quê hương và bạn bè của mình, họ đã cống hiến năng lực của mình để giúp thế hệ trẻ đang trải qua những hiểm nguy của chiến tranh tìm thấy ý nghĩa sâu sắc hơn về những biến cố họ đang phải chịu đựng. Họ khuyến khích người dân Pháp nhìn cuộc chiến dưới ánh sáng của nước Pháp mới có thể nảy sinh sau chiến tranh. Chiến tranh là một thảm họa, nhưng nó cũng tạo cơ hội để xây dựng một nước Pháp mới và một châu Âu mới cho những ai có đủ can đảm và tinh thần sâu sắc để đảm nhận nhiệm vụ. Vì vậy, Jacques đã viết À Travers le Désastre (Qua thảm họa, nhưng được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề France, My Country), một cuốn sách đã được chuyển lậu vào Pháp và được các thành viên kháng chiến đọc rộng rãi (26).
Phản ứng của Raïssa một lần nữa là đặc trưng của nguồn gốc Hasidic của bà: bà sẽ kể truyện. Bà sẽ giúp những người trẻ tuổi bị cám dỗ tuyệt vọng bằng cách kể cho họ nghe câu truyện về sự tốt lành của Thiên Chúa cho một thế hệ thanh niên trước đó cũng bị cám dỗ tuyệt vọng. Bà sẽ kể câu truyện về sự phục hưng của Công Giáo ở Pháp như bà và Jacques đã trải qua. Với phần dạo đầu kể lại thời thơ ấu và thuở thiếu thời của mình, bà đã ghi lại những năm 1900-1917, khoảng thời gian kéo dài từ khi bà vào Sorbonne và bắt đầu cuộc đời của bà với Jacques cho đến khi Léon Bloy qua đời. Tập đầu tiên, Les Grandes Amitiés (các Tình Bạn Vĩ Đại, bản tiếng Anh: We Have Been Friends Together) ra đời năm 1941 và được tiếp theo bởi cuốn, Les Aventures de la Grâce (Những cuộc phiêu lưu của ân sủng) vào năm 1944. Đối với một thế hệ cần nghe nó, Raïssa đã đưa ra một giải trình về niềm hy vọng đã có ở trong bà và đã làm như vậy với sự dịu dàng và tôn kính (I Pr 3:15). Là một biên niên sử về sự phục hưng của Công Giáo ở Pháp, những cuốn sách này không có gì so sánh bằng. Tuy nhiên, hơn thế nữa, chúng còn cung cấp cho chúng ta một thần học về sự hoán cải và ơn gọi Kitô hữu được phát biểu trong một câu chuyện kể về tác động của lòng thương xót của Thiên Chúa đối với cuộc sống của một thế hệ đi tìm kiếm ý nghĩa. Đối với bất cứ ai có thể bị cám dỗ nghi ngờ tình yêu lâu bền của Thiên Chúa dành cho dân ương ngạnh của Người, những cuốn sách này tiếp tục mang hy vọng lại cho những thời điểm khó khăn.
IV. Sự thật lên tiếng
Có thể nói nhiều hơn nữa về Raïssa và công việc của bà. Chắc chắn, Jacques sẽ nhắc người đọc như ông vẫn thường làm trong suốt cuộc đời của mình về vai trò của Raïssa trong quá trình hình thành các tác phẩm của chính ông. Bà đọc chúng và sửa đổi chúng, thường làm chúng rõ ràng hơn và làm dịu đi sự gay gắt trong các cuộc tấn công của ông (27).
Các tiểu luận của bà về thi pháp và việc phát triển luân lý cũng đáng được chú ý (28). Tuy nhiên, tổng hợp lại, thơ của bà, các tiểu luận và hồi ký của bà đều là một câu trả lời nhẹ nhàng và vui tươi cho câu hỏi từng định hướng cho đời bà. Raïssa Oumansov đã tìm cách biết điều hiện hữu. Trong im lặng và giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, bà đã tìm thấy câu trả lời cho mình: Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa (Tv 46:10).
Chú thích
1. Raïssa Maritain, We Have Been Friends Together, do Julie Kernan dịch (New York: Longmans, Green and Co., 1942), 34-35.
2. Muốn có một phân tích về lối hiểu của người Hasidic về Thiên Chúa và sự đau khổ, hãy xem Hasidic Thought của Yoram Jacobson (Tel Aviv: MOD Press, 1998), 84-112.
3. Raïssa Maritain, We Have Been Friends Together, 2.
4. Raïssa Maritain, Marc Chagall (New York: Editions de la Maison Française, 1943), 16-17.
5. Đã dẫn, 17-18.
6. Raïssa Maritain, We Have Been Friends Together, 26.
7. Đã dẫn.
8. Đã dẫn, 34.
9. Ông của Jacques Maritain là Jules Favre, một đảng viên cộng hòa hăng hái, từng công khai chống lại Napoléon III tại quốc hội và đã tham gia vào các cuộc đàm phán với Bismarck nhằm cứu Paris khỏi sự chiếm đóng hoàn toàn trong chiến tranh Pháp-Phổ. Ông cũng từng là phó tổng thống và bộ trưởng ngoại giao của Đệ tam Cộng hòa. Xem Julie Kernan, Our Friend, Jacques Maritain: A Personal Memoir (Garden City, NY: Doubleday, 1975), 15.I.
10. Jacques Maritain, Antimoderne (Paris: Desclé de Brouwer, 1922), 230. Xem Raïssa Maritain, We Have Been Together, 52.
11. Raïssa Maritain, We Have Been Together, 67-68.
12. Đã dẫn, 63, 64.
13. Đã dẫn, 75.
14. Đã dẫn, 106.
15. Léon Bloy, Le Mendiant Ingrat: Quatre Ans de Captivité à Cochons-surs-Marne, L'Oeuvre Complete de Léon Bloy, vol. 5 (Paris: François Bernouard, 1948), 790. Trích dẫn trong Raïssa Maritain, We Have Been Together, 108.
16. Xem Raïssa Maritain, Adventures in Grace, do Julie Kernan dịch (New York: Longmans, Green and Co., 1945), 249.
17. Léon Bloy, Le Mendiant Ingrat: Au Seuil de l'Apocalypse, L'Oeuvre Complete de Léon Bloy, vol. 10 (Paris: François Bernouard, 1948), Phần mở đầu không đánh số trước trang 2011. Nhấn mạnh trong bản gốc. Xem Raïssa Maritain, Adventures in Grace, 25 1.
18. Jacques và Raïssa Maritain, Prayer and Intelligence (London: Sheed and Ward, 1928), 5.
19. Raïssa Maritain Raïssa Journal, do Jacques Maritain trình bầy (Albany, NY. Magi Books, 19 74) trình bày, 59.
20. Đã dẫn, 158.
21. Đã dẫn, 126. Cũng trong những năm này, Raïssa đã cho đăng tải một bài suy niệm về vai trò của Ác quỷ trong bi kịch về thế giới sa đọa, và ơn gọi của Chúa Kitô phải vượt thoát Hoàng tử của Thế giới. Xem, Raïssa Maritain, Le Prince de ce monde (Paris: Desclé de Brouwer, 1929).
22. Raïssa Maritain, Raïssa Journal, 373.
23. Xem Judith D. Suther, Raïssa Maritain: Pilgrim, Poet, Exile (New York: Fordham University Press, 1990), 65-99; 177182.
24. Nhận định này là của Thomas Merton, người viết tiếp: Câu thơ của bà không kỹ xảo, thuần khiết không trang trí và cầu kỳ, đến nỗi nó có tính chất gần gũi của một bức tranh Nhật Bản. Một trong số đó (bài Recipe) có sự đơn giản ngắn gọn và bí ẩn của haiku. Người ta theo bản năng nghĩ tới những phép loại suy bằng hình ảnh đối với trải nghiệm thơ của bà chính xác vì nó quá gần gũi và quá thuần khiết (Thomas Merton, Raïssa Maritain Poems, Jubilee [4/1963]: 27).
25. Raïssa Maritain, Poèmes et Essais (Paris: Desclée de Brouwer, 1968).
26. Julie Kernan, Our Friend, Jacques Maritain, 121-123.
27. Xem Judith D. Suther, Raïssa Maritain: Pilgrim, Poet, Exile g, 44.
28. Xem Raïssa Maritain, Sense and Non-Sense in Poetry and Magic, Poetry, và Mysticism in Jacques and Raïssa Maritain, The Situation of Poetry (New York: Philosophical Library, 1955), 1-36; Raïssa Maritain, Abraham and the Ascent of Conscience in Bridge: A Yearbook of Judaeo Christian Studies (New York: Pantheon, 1955), 23-52.
VietCatholic TV
Ba tướng hàng đầu của Nga bị bắt. Ukraine nắm được nhược điểm xe tăng Nga, 1600 chiếc đã nổ tung
VietCatholic Media
03:08 07/07/2022
1. Ba vị tướng hàng đầu của Nga bị bắt vì nghi mưu toan đảo chính Putin
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định rằng sau các tổn thất kinh hoàng tại Ukraine và những khó khăn kinh tế tại Nga, Putin giờ đây nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Trong bối cảnh đó các cơ quan thực thi pháp luật Nga đã bắt giữ ba tướng lĩnh hàng đầu, trong đó có một người là phụ tá Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước này. Các quan chức Nga đã cho biết như trên vào hôm thứ Tư và nói rằng họ bị bắt vì tội lạm dụng quyền lực.
Ba người bị bắt là Trung tướng Sergei Umnov, trợ lý Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nga, Thiếu tướng Alexei Semyonov, Tư Lệnh Cảnh Sát thành phố St. Petersburg; và Thiếu tướng Ivan Abakumov.
Tờ báo quốc doanh Nga Kommersant đưa tin rằng từ năm 2016 đến năm 2020, ba tướng lãnh hàng đầu của Nga bị cáo buộc đã biển thủ tiền từ Quỹ Bộ Nội vụ của các khu vực St. Petersburg và Leningrad, và mua tài sản “để sử dụng cho mục đích cá nhân”,.
Theo tờ báo quốc doanh, các tướng lĩnh này đã rút tiền từ quỹ để mua bất động sản và xe hơi, cũng như chi cho các trợ lý không nằm trong biên chế nhà nước. Ở Nga, cụm từ “các trợ lý không nằm trong biên chế nhà nước” thường dùng để chỉ những người phụ nữ đẹp, là tình nhân bên cạnh các quan chức.
Umnov, 57 tuổi, đã là trung tướng công an từ năm 2013, ông từng là Tư Lệnh Cảnh Sát St. Petersburg từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 2 năm 2019 trước khi được Putin bổ nhiệm làm trợ lý cho Thứ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev.
Nếu ba quan chức này bị kết tội, họ sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm, theo tờ The Mạc Tư Khoa Thời Báo.
Ủy ban Giám sát Công cộng Mạc Tư Khoa nói với hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga rằng Umnov hiện đang bị giam giữ tại một trung tâm tạm giam ở Mạc Tư Khoa.
“Umnov đã bị giam giữ và anh ta không nhận tội”, ủy ban nói với thông tấn xã TASS.
Umnov “hoàn toàn không đồng ý với những gì anh ta bị buộc tội, gọi đó là tất cả sự ngu ngốc và vô lý”, Eva Merkacheva, một thành viên của ủy ban, nói với hãng thông tấn Interfax của Nga.
Theo Kommersant, nhà riêng và nơi làm việc của ba người đàn ông đã được các nhân viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga và Cục An ninh Nội chính của Bộ Nội vụ Nga khám xét hôm thứ Ba
Ủy ban Điều tra của Nga, cơ quan điều tra liên bang hàng đầu của đất nước, đã mở một vụ án hình sự đối với Umnov, Semyonov và Abakumov với cáo buộc lạm dụng quyền lực nghiêm trọng. Cuộc điều tra hiện đang diễn ra và các hoạt động tìm kiếm vẫn đang được thực hiện, các quan chức cho biết hôm thứ Tư.
Ủy ban đã yêu cầu một tòa án ở Mạc Tư Khoa gửi Umnov, Semyonov và Abakumov đến một trung tâm giam giữ trước khi xét xử trong hai tháng.
Các nguồn thạo tin cho rằng ba tướng lĩnh hàng đầu trong ngành công an bị bắt vì nghi ngờ có dính líu tới âm mưu đảo chính Putin. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu đưa ra thêm những lời bình luận.
2. Ba kho đạn Nga bị phá hủy cùng xe tăng. Nga pháo kích vào Odesa
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 7 tháng 7, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong đêm mùng 6 rạng sáng mùng 7, quân xâm lược Nga đã bắn tên lửa hành trình vào hai nhà chứa ngũ cốc tại Odesa và vào Đảo Rắn.
“Khuya ngày thứ Tư 6 tháng 7, hai hỏa tiễn đã bắn trúng hai nhà chứa nông sản. Cả hai đã bị phá hủy cùng với khoảng 35 tấn ngũ cốc. Theo dữ liệu sơ bộ, không có thương vong.”
Ngay từ sáng sớm, quân Nga còn thực hiện các đợt bay lượn trên không và trinh sát đảo Rắn.
“Hòn đảo đã bị tấn công bởi hai tên lửa phóng từ trên không. Cầu tàu đã bị hư hại đáng kể.”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng cho biết quân đội Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 38 binh sĩ Nga, phá hủy một xe tăng, và ba kho đạn ở miền nam Ukraine
“Tại các khu vực Mykolaiv và Kherson, các đơn vị pháo binh và không quân Ukraine đã tấn công các thành trì của lực lượng Nga và các nhà kho của họ”.
Trong ngày 6 tháng 7, các lực lượng Nga đã mất 38 binh sĩ, một xe tăng T-62, hai hệ thống súng cối Sani 120 ly, hai xe thiết giáp, bốn xe vận tải, cũng như ba kho đạn ở vùng Mykolaiv và một kho nhiên liệu ở Kherson.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết rằng gần Dobrianka ở vùng Kherson, một nhóm 10 biệt kích Nga đã cố gắng đột phá vào phía sau của các đơn vị Ukraine. Tuy nhiên, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu diệt 5 binh sĩ Nga, làm bị thương một người khác, buộc nhóm này phải rút lui.
Quân Nga cũng cố gắng tấn công các vị trí của Ukraine gần Myroliubivka, quận Beryslav, vùng Kherson. Tuy nhiên, họ đã không thành công và buộc phải rút lui.
Lực lượng chiếm đóng của Nga tiếp tục các chiến thuật không kích và bắn hỏa tiễn. Sáng sớm ngày 6 tháng 7, trực thăng Nga lại tấn công Plotnytske và Ivanivka. Không có thương vong nào được ghi nhận. Vào buổi chiều, người Nga đã bắn một hỏa tiễn từ một máy bay vào Odesa, nhưng lực lượng phòng không của Ukraine đã bắn hạ nó ngay trên biển.
Ngoài ra, các lực lượng Nga đã pháo kích vào làng Lymany ở khu vực Mykolaiv bằng hệ thống tên lửa phóng hàng loạt Grad và pháo 122 ly. Trận pháo kích đã làm hư hại một trường mẫu giáo và tòa nhà hành chính trong cộng đồng. Một động cơ chữa cháy của cộng đồng địa phương đã bị phá hủy. Không có thương vong.
Vào buổi trưa, quân xâm lược đã nã pháo vào cộng đồng Shyroke và làm hỏng 15 tấm pin của một nhà máy điện mặt trời. Một người bị thương.
3. Khuyết điểm thiết kế trong các xe tăng Nga dẫn đến những thiệt hại rất nặng
Trong bản báo cáo sáng 7 tháng 7, ngày thứ 134 của cuộc chiến tranh xâm lược do Putin phát động, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 6 tháng 7 năm 2022, tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga đã lên đến 1.600 xe tăng, 3.789 xe chiến đấu bọc thép, 812 hệ thống pháo, 247 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 110 hệ thống tác chiến phòng không, 217 máy bay, 187 trực thăng, 2.648 phương tiện cơ giới và xe chở nhiên liệu, 15 tàu chiến, 664 thiết bị bay không người lái, 65 đơn vị thiết bị đặc biệt. Tổng cộng 153 hỏa tiễn hành trình của đối phương đã bị bắn hạ.
Trong cuộc họp báo tại Trung Tâm Truyền Thông Kyiv, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã cho chiếu cảnh một tháp pháo rơi từ trên trời xuống trong một đám khói đen sau khi nó bị thổi bay khỏi một xe tăng Nga trong hiệu ứng được gọi là kích nổ bên trong xe tăng.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói: “Trên thảo nguyên Donbas, một chiếc xe tăng của đối phương đã gặp các binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraine và họ đã 'xé toạc tháp pháo' bằng hiệu ứng ‘kích nổ bên trong xe tăng’”.
Hiệu ứng kích nổ là khi đạn của xe tăng phát nổ, khiến tháp pháo của nó bị thổi bay. Xe tăng Nga được biết là có một lỗ hổng thiết kế khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này.
Các xe tăng T-72, T-80 và T-90 đều có hệ thống tự động nạp đạn cho phép chúng hoạt động mà không cần thêm một binh sĩ thứ tư trong xe tăng, giúp xe tăng nhỏ gọn hơn và do đó khó bị bắn trúng hơn.
Nhưng điều này phải trả giá đắt: nếu khoang chứa đạn bị bắn trúng, nó sẽ có nguy cơ phát nổ bên trong xe tăng, dẫn đến một vụ nổ kinh hoàng làm bật tung tháp pháo.
Xe tăng hiện đại của phương Tây, chẳng hạn như M1 Abrams của Mỹ hoặc Leclerc của Pháp, không gặp vấn đề này vì chúng có các lỗ thông hơi có thể mở và dẫn chất nổ, và lực nổ của chúng khi được kích nổ, ra xa tổ lái. Điều này làm tăng tỷ lệ sống sót của tổ lái.
4. Âu Châu muốn sử dụng tiền của giới tài phiệt Nga để tái thiết Ukraine
Cơ quan điều hành của Liên minh Âu Châu được tường trình đang xem xét sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga, bao gồm cả từ các nhà tài phiệt Nga, để giúp tái thiết Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Strasbourg, Pháp, hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói rằng họ đang làm việc trên một “khuôn khổ pháp lý” cho phép họ sử dụng tài sản từ Nga và các nhà tài phiệt để khôi phục Ukraine.
“Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề công lý khi xem xét khả năng này,” cô nói.
Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành một cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai, Ukraine đã bị tàn phá bởi chiến tranh với những thiệt hại đáng kể.
Hội đồng thành phố ở Mariupol, nơi đã chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt trước khi Nga thông báo rằng thành phố đã bị san bằng hoàn toàn, và cho biết ước tính sơ bộ cho thấy nỗ lực tái thiết có thể mất đến 10 tỷ USD cho riêng thành phố đó.
Giờ đây, Ủy ban Âu Châu đang xem xét các tài sản của Nga đã bị đóng băng sau khi lực lượng của Putin xâm lược để đưa ra dự luật tái thiết trong tương lai, ngay cả khi vẫn chưa rõ bên nào cuối cùng sẽ thắng.
Von der Leyen đã đề cập đến Hội nghị phục hồi Ukraine gần đây ở Lugano, Thụy Sĩ, đã chứng kiến hơn 40 quốc gia ký kết để giúp hỗ trợ phục hồi Ukraine.
Bà cho biết: “Tiếp sau đó là một hội nghị lớn dưới sự bảo trợ của Chủ tịch G7 của Đức và Ủy ban Âu Châu, nhằm tập hợp tất cả các chuyên gia hàng đầu về phục hồi.”
“Chúng tôi chưa bao giờ có sự phục hồi như thế này trước đây, vì vậy chúng tôi cần những người nổi bật nhất và giỏi nhất trong ngành. Tất nhiên, một hệ thống quản lý được đưa ra phải có đủ năng lực, trách nhiệm và thuyết phục đối với tất cả các sáng kiến sẽ nhận được tài trợ, kết hợp đầu tư với cải cách để phục hồi Ukraine.”
Hôm thứ Tư bà Von der Leyen cũng cho biết rằng “hội nghị cấp cao” trong tương lai sẽ được triệu tập sau mùa hè.
5. Nói năng mê sảng: Đồng minh của Putin nói ai dám trừng phạt Nga là phạm tội ác chống nhân loại
Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An Ninh Nga, cảnh báo hôm thứ Tư rằng trừng phạt Nga, một quốc gia có vũ khí hạt nhân, là một tội ác chống nhân loại, vì điều đó đe dọa “sự tồn tại của loài người”.
Medvedev, cựu tổng thống và thủ tướng Nga, là đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, mô tả những nỗ lực tạo ra tòa án để điều tra hành vi của Nga trong cuộc xâm lược Ukraine là “điên rồ”.
“Những đề xuất này vô hiệu về mặt pháp lý. Đồng thời, bản thân ý tưởng trừng phạt một quốc gia có tiềm năng hạt nhân lớn nhất là một điều ngu xuẩn”, Thủ tướng Medvedev nói.
Medvedev còn đi xa đến mức cho rằng trừng phạt Nga là một tội ác chống nhân loại, vì điều đó đe dọa “sự tồn tại của loài người”.
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đang điều tra các tội ác chiến tranh có thể xảy ra trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin. Các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi Tổng thống Nga phải chịu trách nhiệm trong bối cảnh số thường dân chết ở Ukraine tiếp tục gia tăng.
Nga đã bị cáo buộc cố ý nhắm vào dân thường, sử dụng các phương pháp chiến tranh bừa bãi và sử dụng bom bi và đạn dược với không tương xứng đối với dân thường.
Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết vào tháng 3, một tháng sau khi cuộc xâm lược bắt đầu, rằng quân đội Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.
“Đánh giá của chúng tôi dựa trên việc xem xét cẩn thận thông tin có sẵn từ các nguồn công khai và tình báo. Như với bất kỳ tội danh nào bị cáo buộc, tòa án có thẩm quyền xét xử tội phạm đó là cơ chế chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xác định tội danh trong các trường hợp cụ thể. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi các báo cáo về tội ác chiến tranh và sẽ chia sẻ thông tin mà chúng tôi thu thập được với các đồng minh, đối tác cũng như các cơ quan và tổ chức quốc tế, nếu thấy thích hợp. Chúng tôi cam kết theo đuổi trách nhiệm giải trình bằng mọi công cụ hiện có, bao gồm cả truy tố tội phạm”.
Mặc dù bị nhiều người cáo buộc là cố tình tấn công các mục tiêu dân sự, nhưng Nga vẫn luôn phủ nhận hành động này và nói rằng họ đang thực hiện một “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại “tân Quốc xã” của Ukraine và chỉ nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự.
Newsweek đã liên hệ với ICC để yêu cầu bình luận.
HĐGM cảnh báo Colombia sắp hết linh mục. Lviv cấm Chính Thống Giáo trực thuộc Moscow hoạt động
VietCatholic Media
08:28 07/07/2022
1. Hội đồng Giám mục: Colombia sắp hết linh mục
Trong 30 năm qua, đã có sự suy giảm về ơn gọi chủng sinh trong nước; nếu xu hướng tiếp tục, trong tương lai sẽ có ít linh mục hơn ở Colombia.
Theo số liệu của Hội đồng Giám mục Colombia, tại nước này hiện có 600 phó tế vĩnh viễn 7.000 linh mục triều và 4.000 linh mục dòng.
Có lẽ với bức tranh toàn cảnh này thì không có quá nhiều lo ngại, trừ khi chúng ta bắt đầu bối cảnh hóa hiện tại từ quá khứ. Vào năm 1990, đất nước có 6.000 chủng sinh, vào năm 2020, con số đó giảm xuống chỉ còn 2.400 và vào năm 2021 là 1.700, và sự suy giảm này đang tiếp tục diễn ra.
Theo Cha Manuel Vega León, giám đốc Ủy ban Mục vụ và Đời sống Thánh hiến của Hội Đồng Giám Mục Giám mục Colombia, nếu xu hướng này tiếp tục, tương lai sẽ rất phức tạp vì sẽ không có việc chăm sóc mục vụ trong các cộng đồng giáo xứ.
Một số yếu tố quyết định làm nổi bật lý do tại sao Giáo hội Colombia lại trải qua tình trạng này. Vào những năm chín mươi, ơn gọi thường xuất phát từ các gia đình đông con ngoan đạo, nhưng đó không phải là thực tế ngày nay, bởi vì số con trong một gia đình ngày càng ít đi, với hầu hết các gia đình chỉ có một con.
Có những vùng tại Colombia đang mất dần sự gắn bó với ơn gọi tư tế, chẳng hạn như Santander và Antioquia. Và cuối cùng, không phải là một thực tế nhỏ, là những vụ tai tiếng trong Giáo Hội Công Giáo, đã tạo ra sự chán nản và mất lòng tin trong các gia đình.
Nhưng Cha Vega León nhìn thấy cơ hội trong khó khăn; đối với ngài, một số chiến lược là cần thiết. Đầu tiên là sự đồng hành của các nhà vận động ơn gọi. Mỗi thẩm quyền của Giáo hội được kêu gọi ủy nhiệm một linh mục hoặc một nữ tu để đồng hành với các thanh niên và thiếu nữ trong khi họ phân định về ơn gọi của mình.
Thứ hai, thực hiện các chương trình mầm non ơn gọi trong các Giáo phận, nơi ươm mầm cho ơn gọi trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời (thời thơ ấu, thiếu niên và thanh niên); và thứ ba, bảo vệ gia đình qua các thực hành hữu ích như dạy giáo lý, hoặc các bí tích như Thánh Thể và thêm sức.
Với lời kêu gọi này, Giáo Hội Công Giáo hy vọng rằng mối quan tâm về ơn gọi không chỉ được xem như một mối quan tâm định chế, mà còn là quan tâm và hy vọng của các gia đình, và cá nhân về một phong cách sống phục vụ thế giới, xã hội và chính giáo hội.
Source:caracol.com.co
2. Lviv cấm Chính Thống Giáo trực thuộc Mạc Tư Khoa hoạt động
Hội đồng địa phương ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine đã trở thành hội đồng đầu tiên cấm một Giáo Hội Chính thống giáo có liên kết trực tiếp với Mạc Tư Khoa hoạt động.
Theo thị trưởng Lviv Andriy Sadovyi, việc hội đồng nhất trí bỏ phiếu cấm hoạt động của Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC – có tính chất “chính trị” và không có hiệu lực lập pháp, vì các quy tắc về các tổ chức tôn giáo phải được đưa ra ở cấp quốc gia..
“Đây là một quan điểm mà chúng tôi đã lên tiếng công khai, và bây giờ các cơ quan nhà nước phải bắt tay vào giải quyết nó,” Sadovyi cho biết như trên.
UOC, cho đến tháng 5 vừa qua vẫn phải báo cáo với Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa. Thượng Phụ Kirill vẫn là thẩm quyền tối cao chính thức của Chính Thống Giáo ở Ukraine cho đến năm 2019, khi Giáo Hội Chính thống tân lập của Ukraine được các nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Istanbul chính thức công nhận.
Một Giáo Hội Ukraine riêng biệt, được coi là một phần thiết yếu của nhà nước Ukraine mới độc lập, khỏi sự cai trị của Liên Xô vào năm 1991. Ukraine đã chiến đấu trong nhiều năm để được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô ở Istanbul công nhận trước khi cuối cùng đạt được nguyện vọng này vào năm 2019.
Hầu hết các tín hữu giáo dân đã chuyển sang Giáo Hội mới nhưng đa số các giáo xứ vẫn trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gây ra căng thẳng cao độ sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Vào cuối tháng 5, các Giám Mục của UOC đã bỏ phiếu cắt đứt quan hệ với Mạc Tư Khoa để đáp lại sự ủng hộ trắng trợn của Thượng phụ Kirill cho cuộc chiến, được Điện Cẩm Linh mô tả là một “hoạt động quân sự đặc biệt”
Hầu hết các tín hữu ở Lviv, giống như phần lớn phía tây của Ukraine, là người Công Giáo theo nghi thức Đông phương - có liên hệ với Rôma nhưng có các cử hành Phụng Vụ giống như Chính Thống Giáo.
Theo hội đồng thành phố, chỉ có bốn nhà thờ ở Lviv thuộc về UOC.
Một trợ lý cho Đức Tổng Giám Mục Lviv của UOC nói với Reuters rằng ngài không tin rằng lệnh cấm này có thể áp dụng cho UOC vì UOC đã tách ra khỏi quỹ đạo Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, Yuriy Lomaha, ủy viên hội đồng cho rằng, sự đoạn tuyệt của UOC đối với Mạc Tư Khoa là “giả tạo”.
“Họ đang đi theo con đường này để ít bị chú ý hơn”, Lomaha nói với Reuters. Quan điểm của ông phản ánh sự ngờ vực rộng rãi hơn trong xã hội Ukraine về UOC và mối liên hệ lâu dài của Giáo Hội này với Mạc Tư Khoa.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 4 cho thấy 51% người Ukraine được khảo sát muốn chính phủ ra lệnh cấm UOC, với sự ủng hộ cao hơn đáng kể ở phía tây của đất nước.
Source:Reuters
3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine tại Hoa Kỳ ca ngợi quyết định ban cấp tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine
Người Công Giáo Ukraine ở Philadelphia và trên toàn quốc đang “hoan nghênh bước đi can đảm của Liên minh Âu Châu trong việc mở rộng quy chế ứng viên cho Ukraine,” Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương tại Mỹ, cho biết.
Charles Michel, chủ tịch Hội đồng Âu Châu, ngày 23 tháng 6 thông báo rằng cả Ukraine và nước láng giềng Moldova đã được cấp tư cách ứng viên, theo điều mà ông mô tả là một quyết định “lịch sử” giữa hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels.
Ông Michel nói: “Chúng tôi đang gửi một thông điệp rất mạnh mẽ, một thông điệp về sự thống nhất và quyết tâm địa chính trị”, đồng thời lưu ý rằng nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Georgia, nơi “quan điểm Âu Châu” đã được công nhận, cũng sẽ được ban cấp tư cách ứng viên “một khi các ưu tiên nhất định được giải quyết.”
Hội đồng Âu Châu bao gồm các nguyên thủ quốc gia của các thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Ukraine đã nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu bốn ngày sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2. Đó là cuộc tấn công tiếp tục của Nga sau cuộc chiến phát động vào năm 2014 nhằm sáp nhập Crimea với sự hậu thuẫn của các lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk.
Đợt xâm lược mới nhất được đánh dấu bằng bạo lực đặc biệt khủng khiếp đối với dân thường, khiến các quốc gia kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh và diệt chủng.
Con đường gia nhập hoàn toàn vào Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine có thể mất một thập kỷ hoặc hơn, nhưng thông báo ngày 23 tháng 6 là “một dấu hiệu cho thấy Liên Hiệp Âu Châu công nhận những hy sinh mà người Ukraine đang thực hiện hàng ngày để bảo vệ và bảo đảm tương lai của Âu Châu”, Tổng giám mục Gudziak nói như trên với trang CatholicPhilly.com, là trang tin tức trực tuyến của Tổng giáo phận Philadelphia.
“Chúng tôi đánh giá cao sự liên kết chặt chẽ hơn của Ukraine với Âu Châu, không chỉ vì nó sẽ giúp Ukraine phòng thủ vào thời điểm này trước cuộc xâm lược vô cớ của Nga, mà còn vì Ukraine sẽ đóng góp nhiều cho Liên Hiệp Âu Châu”, Đức Tổng Giám Mục, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở Philadelphia cho biết.
Ukraine, quốc gia giành được độc lập từ Liên Xô cũ vào năm 1991, sẽ củng cố và làm giàu cho Liên Hiệp Âu Châu và 27 quốc gia thành viên của nó, ông nói.
Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói: “Ukraine đã gắn kết Liên Hiệp Âu Châu lại với nhau trong khi chịu đựng cuộc khủng hoảng nội bộ của chính mình. “Người Ukraine đang chứng tỏ rằng có những nguyên tắc đáng sống và đáng chết. Hàng trăm người Ukraine đang cống hiến cuộc sống của họ mỗi ngày cho các nguyên tắc dân chủ, công lý và tự do “.
Đặc biệt, “hai điều đã trở nên rõ ràng” liên quan đến sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu.
Ngài nói: “Thứ nhất, một mình đồng Euro không thể giữ Liên Hiệp Âu Châu lại với nhau. “Thứ hai, việc bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của thần thánh và con người - sự thật, công lý, tự do - không thể bảo đảm hòa bình và thịnh vượng.”
Khi các cuộc tấn công tàn bạo của Nga tiếp tục, “Người Ukraine đang hy sinh tối cao để bảo vệ các nguyên tắc và giá trị mà Liên Hiệp Âu Châu, và nền văn minh Âu Châu nói chung, được thành lập,” Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói. “Họ xứng đáng hơn bất cứ ai để trở thành một phần của hiệp thông Âu Châu.”
Source:Sunday Visitor
Quá điên: Chủ tịch Hạ Viện Nga hô hào tấn công Mỹ ở Alaska. Ukraine oai phong cắm cờ trên Đảo Rắn
VietCatholic Media
16:50 07/07/2022
1. Ukraine công bố video cắm cờ trên Đảo Rắn để bác bỏ luận điệu tuyên truyền của Nga
Sáng thứ Năm 7 tháng 7, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói rằng các binh sĩ Ukraine dự định cắm cờ trên Đảo Rắn đã bị không quân Nga bắn chết. Vài giờ sau đó, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã bác bỏ và đưa ra hình ảnh các binh sĩ Ukraine đang kéo lá đại kỳ lên cột cờ.
Lá cờ Ukraine được cắm trên Đảo Rắn mang dòng chữ kêu gọi quân xâm lược Nga nhớ rằng đây là lãnh thổ của Ukraine.
Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của thống đốc Odesa, cho biết lá cờ có dòng chữ “Tàu chiến Nga hãy nhớ Đảo Rắn là của Ukraine!” và chữ ký của Thống đốc Odesa Maksym Marchenko.
Theo Forbes, người Nga đã mất gần 1 tỷ USD trang thiết bị và vũ khí trên Đảo Rắn và các vùng biển xung quanh. Tổn thất lớn nhất của quân xâm lược là soái hạm Mạc Tư Khoa của Hạm đội Hắc Hải trị giá đến 750 triệu USD. Nó tham gia đánh chiếm Đảo Rắn, sau đó bị trúng hỏa tiễn vào ngày 13 tháng 4 và chìm một ngày sau đó.
Lực lượng Ukraine xác nhận đã tìm thấy 30 thiết bị của đối phương bị phá hủy trên Đảo Rắn. Kho đạn dược bị nổ tung và những tàn tích rộng lớn đã được phát hiện.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói:
“Các đơn vị của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Đảo Rắn. Việc phá hủy khoảng 30 đơn vị thiết bị của đối phương đã được xác nhận, kho đạn bị nổ tung và đống đổ nát rộng lớn được phát hiện như một dấu chỉ tiêu biểu của 'thế giới Nga'.”
2. Đồng minh của Putin thúc giục mở cuộc tấn công quân sự để giành lại Alaska
Vyacheslav Volodin, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là Chủ tịch Duma Quốc gia, tức là hạ viện của cơ quan lập pháp nước này, đã đưa ra một yêu cầu đáng rùng mình vào hôm thứ Tư khi cho rằng Nga cần giành lại tiểu bang Alaska từ Hoa Kỳ.
“Khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ cố gắng chiếm đoạt tài sản của chúng ta ở nước ngoài, họ nên biết rằng chúng ta cũng có điều gì đó để đòi lại,” Volodin nói trong cuộc họp với các quan chức Nga hôm thứ Tư, theo tường trình của AP.
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga đã gia tăng trong nhiều tháng trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt chưa từng có mà các nước phương Tây áp đặt nhằm đáp trả cuộc xâm lược của Putin. Nga đã đi xa đến mức đe dọa một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ và NATO, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến có thể lan ra ngoài biên giới Ukraine. Bình luận của Volodin cho thấy ông ta nồng nhiệt ủng hộ việc Nga nhắm vào Alaska để trả đũa việc đóng băng tài sản của Nga, một động thái có thể bắt đầu một cuộc đối đầu quân sự đáng sợ giữa Nga và Mỹ.
Alaska từng là một phần của Nga cho đến khi Mỹ mua lãnh thổ này vào ngày 30 tháng 3 năm 1867, với giá 7,2 triệu đô la, theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Vào thời điểm đó, không ít các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ đã chỉ trích Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là ông William H. Seward. Một số chỉ trích thỏa thuận này bằng cách gọi nó là “sự điên rồ của Seward” hoặc “thùng đá của Seward”. Nhưng những lời chỉ trích đã nhanh chóng biến mất khi người Mỹ tìm thấy vàng trong vùng đất này dẫn đến cơn sốt vàng Klondike năm 1896.
Alaska không chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ cho đến tháng Giêng năm 1959, cùng năm đó Hawaii cũng trở thành một tiểu bang, theo Thư viện Quốc hội.
Mặc dù quyền sở hữu của Nga đối với Alaska đã kết thúc hơn một thế kỷ trước, Nga và tiểu bang này có một khoảng cách địa lý quá gần gũi. Từ Đảo Diomede Lớn của Nga tới Đảo Diomede Nhỏ của Alaska, cách nhau chưa đầy 5 km tại điểm gần nhất giữa hai hòn đảo ở eo biển Bering.
Volodin không phải là nhân vật Nga duy nhất nói về viễn cảnh Nga giành lại Alaska từ Mỹ
Oleg Matveychev, một thành viên của Duma, nói với đài truyền hình nhà nước Nga vào đầu năm nay rằng Nga nên tìm cách “lấy lại tất cả tài sản của Nga, của đế chế Nga, Liên Xô và nước Nga hiện tại, đã bị Hoa Kỳ chiếm giữ.”
Khi được hỏi liệu điều đó có bao gồm Alaska hay không, Matveychev trả lời rằng có.
Đáp lại những bình luận của Matveychev vào thời điểm đó, Thống đốc Alaska Mike Dunleavy đã tweet: “Chúc may mắn với điều đó! Chúng tôi có hàng trăm nghìn người Alaska có vũ trang và các thành viên quân đội sẽ thấy điều đó theo cách khác “.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga, Bộ Quốc phòng Mỹ và Volodin thông qua Duma Quốc gia để đưa ra bình luận.
3. Nói năng mê sảng: Quan chức Nga nói rằng COVID đã được tạo trong phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ, yêu cầu đòi bồi thường
Quan chức chính phủ Nga đã yêu cầu Washington phải “chịu trách nhiệm” về đại dịch COVID-19 sau khi hai giáo sư đại học cho biết họ có các câu hỏi mà các tổ chức nghiên cứu của Mỹ phải trả lời.
Kể từ những ngày đầu của đại dịch năm 2020, đã có nhiều cuộc thảo luận về cách thức mà SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID, đã tồn tại.
Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới được cử đến Vũ Hán, Trung Quốc, để điều tra vụ bùng phát đầu tiên được biết đến đã kết luận rằng mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng sự lây lan tự nhiên sang người từ động vật là kết quả có thể xảy ra nhất. Họ cũng nói rằng một kịch bản cho rằng virus này rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”
Vào thời điểm đó, kịch bản về vụ rò rỉ phòng thí nghiệm có lẽ chỉ là một ý tưởng ngoài lề và đậm mầu sắc của thuyết âm mưu. Kể từ đó, những lời kêu gọi điều tra về nguồn gốc của COVID, bao gồm cả một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm, đã đến từ chính Tổng thống Mỹ Donald Trump và khả năng này vẫn chưa bị xóa bỏ, mặc dù nó đã làm dấy lên sự thù địch giữa các nhà khoa học không đồng ý về khả năng của lý thuyết này, cũng như giữa các quốc gia muốn giảm các căng thẳng do việc đổ lỗi qua lại.
Những người ủng hộ lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm lập luận rằng không phải ngẫu nhiên mà một số phòng thí nghiệm - đặc biệt là những phòng thí nghiệm ở Vũ Hán - đã làm việc trên các kỹ thuật coronavirus trong những năm trước đại dịch.
Mặt khác, Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận các trường hợp trước đây trong đó các vị trí phân cắt furin – là một phần của SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm - đã được xác định trong các coronavirus tự nhiên trong quá khứ; và một coronavirus chiếm 96,2% giống với SARS-CoV-2 được phát hiện trên một con dơi vào năm 2013.
Vào tháng 5, hai giáo sư Đại học Columbia đã công bố một bài báo trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Hoa Kỳ, trong đó họ cho rằng việc tràn dịch của động vật; và một “sự việc liên quan đến nghiên cứu” là “hai giả thuyết chính” liên quan đến nguồn gốc COVID; và rằng “có nhiều thông tin quan trọng có thể được thu thập từ các tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ.”
Jeffrey Sachs, một giáo sư kinh tế, và Neil Harrison, một giáo sư gây mê và dược học, tiếp tục tuyên bố rằng “phần lớn công việc về coronavirus giống SARS được thực hiện ở Vũ Hán trước đại dịch là một phần trong chính sách hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Họ khẳng định rằng chương trình nghiên cứu khoa học Trung Quốc được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ; và vẫn chưa rõ liệu cộng đồng tình báo Hoa Kỳ có điều tra các hoạt động do Hoa Kỳ hỗ trợ hay không.
Gần đây, Sachs đã tiến xa hơn. Phát biểu trong một cuộc thảo luận tại nhóm nghiên cứu Gate Center ở Madrid vào tháng trước, Sachs nói: “Sau hai năm làm việc chuyên sâu về vấn đề này, tôi cảm thấy bị thuyết phục để tin rằng nó đến từ một phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của Hoa Kỳ, không nằm ngoài tự nhiên. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, đó là một sai lầm về công nghệ sinh học, chứ không phải là một tai nạn của sự lan tỏa tự nhiên”.
“Chúng tôi không biết chắc chắn, lẽ ra tôi phải hoàn toàn rõ ràng, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy nó nên được xem xét nhưng nó lại chưa bị điều tra”, ông nói, mà không giải thích chi tiết về bản chất hoặc nội dung của bằng chứng đã nói.
Điều đáng chú ý là uy tín và mối liên hệ của Sachs với Trung Quốc, nơi ông giữ vai trò cố vấn tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đã bị nghi ngờ do nỗ lực tìm ra nguồn gốc của virus, một số phương tiện truyền thông đã gọi ông ta là “Đại Trạng Sư bào chữa của Trung Quốc”.
Cũng cần nhấn mạnh rằng chuyên môn chính của Sachs nằm trong các lĩnh vực kinh tế và chính sách, chứ không phải là virus học.
Newsweek đã liên hệ với Sachs và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đưa ra bình luận.
Ngay sau khi video về những bình luận của Sachs lan truyền trên mạng, Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia tại Nga, đã tung ra các tuyên bố chỉ trích Mỹ và yêu cầu bồi thường.
Hôm thứ Tư, Volodin nói: “Hàng triệu người bệnh và chết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm mức sống của người dân là hậu quả của COVID-19 mà Washington cần phải chịu trách nhiệm.”
“Đối với tất cả các bang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bồi thường cho những tổn thất phát sinh.”
4. Zelenskiy nói pháo binh phương Tây mà Ukraine nhận được “bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ”
Phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết các loại pháo phương Tây mà họ nhận được “đã bắt đầu hoạt động rất mạnh mẽ” vào hôm thứ Tư.
“Độ chính xác của nó là rất cao như chúng tôi cần. Quân phòng thủ của chúng tôi gây ra các cuộc tấn công rất đáng kể vào các kho và các điểm quan trọng khác đối với hậu cần của quân xâm lược. Và điều này làm giảm đáng kể tiềm năng tấn công của quân đội Nga. Zelenskiy nói rằng thiệt hại của những kẻ xâm lược sẽ càng ngày càng tăng cùng với những khó khăn trong việc cung cấp cho họ”.
5. Quan chức Ukraine khẳng định: Khu vực Luhansk vẫn chưa hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Nga
Thống Đốc khu vực Luhansk, Serhiy Haidai cho biết khu vực phía đông Luhansk vẫn chưa bị quân Nga chiếm đóng hoàn toàn và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu ngoại ô.
Theo Ông Haidai, các lực lượng Nga đã phải gánh chịu “tổn thất to lớn” về trang thiết bị và nhân lực. Các lực lượng Nga đã cố gắng giành quyền kiểm soát khu vực Luhansk trong hơn 4 tháng.
Ông cho biết thêm các bệnh viện trong khu vực bị chiếm đóng đều có đầy những binh sĩ Nga đang bị thương nặng.
Haidai cũng cho biết ông tin rằng các lực lượng Nga đang cố gắng phát triển một cuộc tấn công nhằm vào các thành phố Sloviansk và Bakhmut trong khu vực Donetsk.
Ông cũng cáo buộc Nga tung tin giả sau khi Mạc Tư Khoa tuyên bố đã phá hủy hai Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao do Mỹ cung cấp.
“Các nhà tuyên truyền của Nga đang tích cực lan truyền thông tin sai lệch cho rằng họ đã phá hủy hệ thống pháo HIMARS của Mỹ. Chúng tôi nhấn mạnh rằng tin tức này không tương ứng với thực tế và không có gì khác ngoài sự giả mạo.”
Trước đó, hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã phá hủy Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS trong một cuộc không kích ở khu vực Donetsk.
“Các hỏa tiễn phóng từ trên không có độ chính xác cao đã phá hủy hai bệ phóng hỏa tiễn phóng hàng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất và hai kho đạn của chúng”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Hoa Kỳ đã cam kết gửi 8 hệ thống HIMARS tới Ukraine, và ít nhất 4 HIMARS đã tham gia cuộc chiến chống lại Nga.
Việc sử dụng HIMARS và cả các loại vũ khí khác do phương Tây cung cấp có liên quan đến việc ngày càng có nhiều cuộc tấn công thọc sâu vào trong phòng tuyến của Nga, vì hầu hết đều có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn so với một số thiết bị thời Liên Xô mà Ukraine sử dụng lúc bắt đầu chiến tranh.
“Các hệ thống pháo HIMARS do các đối tác Mỹ cung cấp liên tục giáng những đòn tàn phá vào các điểm chiến lược quan trọng của đối phương, dẫn đến thiệt hại lớn về trang thiết bị, nhân lực và hậu cần của lực lượng chiếm đóng”, Thống Đốc khu vực Luhansk nói.
Đau lòng: Đồng loạt treo di ảnh các linh mục để phản đối nhà cầm quyền cúi đầu trước băng đảng
VietCatholic Media
16:57 07/07/2022
1. Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ đặt di ảnh các linh mục đã chết trong các nhà thờ
Hôm thứ Hai, Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ kêu gọi các giáo xứ trên khắp đất nước treo ảnh các nữ tu và linh mục đã chết trong nhà thờ của họ vào Chúa Nhật tuần này và tổ chức Thánh lễ cho tất cả những người thiệt mạng trong bạo lực do các băng đảng gây ra.
Lời kêu gọi tổ chức các lễ kỷ niệm đặc biệt trong suốt tháng Bảy được đưa ra sau khi hai linh mục Dòng Tên và một hướng dẫn viên du lịch bị sát hại vào ngày 20 tháng 6. Các nhà chức trách đã xác định một tên trùm băng đảng địa phương được cho là có liên hệ với băng Sinaloa là nghi phạm trong các vụ giết người đó. Tên này vẫn còn trốn tránh chưa bị bắt.
Hội đồng cũng kêu gọi các tín hữu cầu nguyện vào ngày 31 tháng 7 xin cho những kẻ giết người biết ăn năn hoán cải.
Trong khi đó, một linh mục khác cho biết ngài đã bị đánh đập vào cuối tuần qua ở bang miền tây Michoacan đang bị bạo lực hoành hành.
Trong một bức thư ngỏ, linh mục Mateo Calvillo viết rằng những người đàn ông đi trên một chiếc xe khác đã cúp đầu xe của ngài, buộc ngài dừng lại, và một trong số họ đã đến gần cửa sổ của ngài và đánh ngài dã man. Vị linh mục nói rằng ngài không biết động cơ của vụ tấn công ngày 29 tháng 6 ở thị trấn Querendaro, và nói rằng những người đàn ông này tỏ ra hết sức vô lý.
Vào ngày 24 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục đã ban hành một bức thư ngỏ nói với chính phủ rằng “đã đến lúc sửa đổi các chính sách an ninh đang thất bại”.
Hai linh mục bị sát hại - Linh mục Javier Campos, 79 tuổi và Linh mục Joaquín Mora, 80 tuổi - đã dành phần lớn cuộc đời mình để phục vụ những người dân bản địa ở vùng núi Sierra Tarahumara. Các tu sĩ Dòng Tên bị bắn chết trong nhà thờ nhỏ ở thị trấn Cerocahui.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo của Giáo Hội Mễ Tây Cơ cho biết 7 linh mục đã bị sát hại dưới chính quyền hiện tại, mới nhậm chức vào tháng 12 năm 2018
Source:AP
2. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án 'vụ xả súng vô nghĩa', kêu gọi chấm dứt bạo lực sau cuộc tấn công trong cuộc diễn hành ngày 4 tháng 7
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ đau buồn về vụ xả súng hàng loạt dẫn đến cái chết của ít nhất 6 người và làm bị thương khoảng 30 người khác tại một cuộc diễu hành ngày 4 tháng 7 ở ngoại ô Highland của Chicago hôm thứ Hai.
Trong một bức điện thay mặt Đức Thánh Cha gửi cho Đức Hồng Y Blase Cupich, Tổng Giám mục Chicago, Đức Thánh Cha đã lên án “vụ xả súng vô nghĩa”, kêu gọi bác bỏ mọi hình thức bạo lực.
Theo Vatican News, bức điện được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi thay mặt Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y truyền đạt sự gần gũi về mặt tinh thần của mình cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công này.
Robert E. Crimo III, một thanh niên 22 tuổi đến từ Highland Park, đã bị bắt vào cuối ngày thứ Hai liên quan đến vụ nổ súng.
Crimo đã được xác định trước đó trong ngày là một người có liên quan đến vụ nổ súng.
Bức điện của Đức Thánh Cha cho biết ngài đã cùng với “toàn thể cộng đồng cầu nguyện xin Thiên Chúa Toàn năng ban cho những người chết được nghỉ yên muôn đời, đồng thời chữa lành và an ủi cho những người bị thương và tang quyến.”
“Với đức tin vững chắc rằng ân sủng của Thiên Chúa có thể hoán cải ngay cả những trái tim chai sạn nhất, giúp chúng ta có thể từ bỏ điều ác và làm điều thiện, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện để mọi thành viên của xã hội từ chối bạo lực trong tất cả các hình thức của nó và tôn trọng sự sống ở mọi giai đoạn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc sứ điệp của mình bằng một phép lành Tòa Thánh “như bảo chứng về sức mạnh và ơn bình an trong Chúa”.
Công viên Highland là một vùng ngoại ô giàu có cách Chicago khoảng 20 dặm về phía bắc dọc theo Hồ Michigan.
Trong một tuyên bố, Hồng Y Blase J. Cupich của Chicago cho biết ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và những người phản ứng đầu tiên. Ngài cũng lên tiếng mạnh mẽ chống lại tai họa bạo lực súng đạn.
Source:Catholic News Agency
3. Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh tại Hương Cảng cảnh báo sự đàn áp của Trung Quốc càng ngày càng tồi tệ hơn
Một Tổng Giám Mục Công Giáo giám sát các hoạt động truyền giáo tại Hương Cảng nói với các nhà truyền giáo rằng họ nên chuẩn bị cho một tương lai khó khăn hơn nhiều, khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát việc thực thi tôn giáo ở Hương Cảng.
Đức Tổng Giám Mục Javier Herrera Corona là người đứng đầu Phái đoàn Nghiên cứu của Tòa Thánh tại Hương Cảng, đại diện cho tiền đồn duy nhất của Vatican ở Trung Quốc, và từ đó ngành ngoại giao Vatican quan sát đại lục. Năm 2016, Niên giám Giáo hoàng lần đầu tiên báo cáo địa chỉ và số điện thoại của Phái bộ Nghiên cứu, nơi cũng giám sát hơn 50 hội truyền giáo ở Hương Cảng.
Theo báo cáo của Reuters, trong bốn cuộc họp được tổ chức trong vài tháng bắt đầu từ tháng 10 năm 2021, Đức Cha Herrera Corona kêu gọi các nhà truyền giáo bảo vệ tài sản, hồ sơ và tiền bạc dùng trong các công cuộc truyền giáo. Theo Reuters, Đức Cha Herrera Corona đã cảnh báo rằng việc hội nhập chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong những năm tới có thể dẫn đến những hạn chế theo kiểu đại lục đối với các nhóm tôn giáo.
Đức Cha Herrera Corona là người đứng đầu Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh tại Hương Cảng từ tháng 1 năm 2020, và vào tháng 2 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm sứ thần Tòa thánh tại Cộng hòa Congo và Gabon. Người đứng đầu mới của Phái bộ Nghiên cứu Tòa thánh vẫn chưa được công bố.
Trong các cuộc họp do ngài tổ chức, Đức Cha Herrera Corona đã bày tỏ lo ngại rằng Giáo Hội Công Giáo có thể bị tấn công một phần vì chính quyền Trung Quốc đã xác định một số người Công Giáo nổi bật là những nhân vật hàng đầu trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2019 và là những người chỉ trích luật an ninh quốc gia. Các nhân vật ủng hộ dân chủ Công Giáo như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Jimmy Lai, và Martin Lee đều đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì các vụ bắt giữ họ dưới tay chính quyền Trung Quốc.
Vatican đã không có một tòa sứ thần ở Trung Quốc đại lục kể từ những năm 1950, khi chính phủ Trung Quốc trục xuất các đại diện của Vatican. Đức Cha Herrera Corona được cho là đã bắt đầu kín đáo chuyển các hồ sơ lưu trữ ra nước ngoài để bảo quản an toàn, mặc dù Vatican chưa chính thức xác nhận điều này.
Hương Cảng là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc, nơi công dân trong lịch sử được hưởng quyền tự do tôn giáo, trong khi ở đại lục các tín đồ tôn giáo thuộc mọi sắc tộc thường xuyên bị Đảng Cộng sản Trung Quốc hạn chế, giám sát và áp bức. Kể từ năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hạn chế tự do ngôn luận ở Hương Cảng, bao gồm cả năm 2020 bằng cách bỏ qua cơ quan lập pháp Hương Cảng để áp đặt luật An ninh Quốc gia mới trên lãnh thổ, giúp Trung Quốc có nhiều quyền hơn trong việc truy tố những người chỉ trích chính phủ. Trong những năm gần đây, hàng triệu công dân Hương Cảng, bao gồm nhiều người Công Giáo, đã tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn ở Hương Cảng, diễn ra vào mùa hè năm 2019.
Ở Trung Quốc đại lục, tồn tại một Giáo Hội Công Giáo thầm lặng, bị đàn áp và trung thành với Rôma. Mặt khác, các Nhà thờ Công Giáo được chính phủ chấp thuận có tương đối tự do thờ phượng hơn, nhưng phải đối mặt với những thách thức khác, bao gồm áp lực từ chính phủ trong việc kiểm duyệt các phần của giáo huấn Công Giáo, đồng thời bao gồm chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc và tình yêu đối với đảng trong việc rao giảng.
Một linh mục Hương Cảng nói với EWTN vào tháng 4 rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng các chiến thuật ý thức hệ như cải tạo và tuyên truyền để xóa bỏ quyền tự do tôn giáo ở Hương Cảng. Một báo cáo của Reuters từ cuối tháng 12 ghi lại một cuộc họp tháng 10 năm 2021, tại đó các giám mục và lãnh đạo tôn giáo Trung Quốc đã thông báo tóm tắt cho các giáo sĩ Công Giáo Hương Cảng về tầm nhìn của Chủ tịch Tập Cận Bình về tôn giáo với “đặc điểm Trung Quốc”.
Phát biểu trong chương trình ngày 21 tháng 4 của chương trình “The World Over” của EWTN, Cha Vincent Woo, một linh mục của Giáo phận Hương Cảng và là một luật sư giáo luật, nói rằng bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội, điều đó đương nhiên bao gồm việc thực hành tôn giáo.
Cha Woo nói rằng ngài đã quan sát thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo Kitô giáo ngần ngại lên tiếng chống lại các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì sợ bị chính quyền dân sự giam giữ, hoặc tệ hơn là.
Luật An ninh Quốc gia của Hương Cảng đã bị chỉ trích là quá rộng trong các định nghĩa về khủng bố, dụ dỗ và cấu kết với nước ngoài. Theo báo cáo của Reuters, một số hội truyền giáo Công Giáo đã thực hiện các động thái chuyển các tài sản lớn như trường học và bệnh viện sang quyền sở hữu của địa phương ở Hương Cảng nhằm tránh sự giám sát gắt gao của Trung Quốc đối với người nước ngoài.
Source:Catholic News Agency