Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu thương cụ thể là dừng lại, cúi xuống và phục vụ
Lm. Đan Vinh
08:50 07/07/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 15 TN C
Đnl 30,10-14 ; Cl 1,15-20 ; Lc 10,25-37
Yêu thương cụ thể là dừng lại, cúi xuống và phục vụ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,25-37
(25) Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? (26) Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” (27) Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (28) Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. (29) Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (30) Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. (31) Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. (32) Rồi cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. (33) Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. (34) Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy, và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. (35) Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.(36) Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (37) Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay gồm hai phần: Phần một là người thông luật hỏi Đức Giêsu về điều kiện để được sống đời đời. Ông cũng kể ra được hai điều căn bản của Luật dạy là “mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như yêu mình”. Đức Giêsu đã khen ông đã hiểu đúng và dạy ông hãy làm như Luật dạy thì sẽ được sống đời đời. Phần hai là nhà thông luật hỏi Đức Giêsu về người thân cận mà ông phải yêu thương kia là ai ? Đức Giêsu đã kể ra dụ ngôn về người Samari nhân hậu để dạy ông hãy noi theo bằng cách vượt qua những điều tùy phụ của Luật Môsê để thực hiện điều quan trọng là quên mình phục vụ người gặp nạn cần được trợ giúp.
3. CHÚ THÍCH:
- C 25-28: + Người thông luật: Từ này ám chỉ các Kinh sư Do thái, là những nhà thông thái hiểu biết về Luật Môsê và có nhiệm vụ giải thích Lề luật cho dân chúng tại các hội đường Do thái. + Đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người: Các người thông luật thường tự cao, nghĩ mình là giỏi và không cần phải hỏi ai cả. Ở đây họ hỏi Đức Giêsu chỉ nhằm thử thách và gài bẫy để có dịp bắt bẻ Người mà thôi.+ Làm gì để được sống đời đời?: Người thông luật thuộc phái Pharisêu, là phái tin có đời sau và có sự kẻ chết sống lại, nên ông đã đặt ra câu hỏi này, trái với các người phái Sa-đu-xê-ô không tin kẻ chết sống lại (x. Cv 23,6-8).+ Trong Luật đã viết gì?: Người Do thái gọi 5 cuốn sách đầu trong bộ Thánh kinh Cựu ước là các sách Luật Môsê vì do chính Môsê và các đồ đệ của ông đã viết ra. 5 cuốn sách đó là: Sáng thế ký, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật. + Ông đọc thế nào?: Đức Giêsu trả lời bằng một câu hỏi, buộc người đối thoại phải tỏ rõ lập trường của mình ra trước. + Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa...: Người thông luật đã đọc kinh Shê-ma là lời cầu nguyện hằng ngày của dân Do thái. Kinh này gồm hai câu rút ra từ 2 sách Luật là Đệ nhị luật (Đnl 6,5) và Lê-vi (Lv 19,18). Điều đó cho thấy Cựu ước đã chuẩn bị trước cho Tân ước. + Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm...”: Để được sống đời đời thì phải sống yêu thương. Lòng mến Thiên Chúa và yêu người thân cận luôn phải đi đôi với nhau.
- C 29-30: + Ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý: Người thông luật muốn chứng tỏ mình thực tâm muốn tìm hiểu. Ông ta mở rộng vấn đề bằng một câu hỏi khác bên ngoài bộ Luật và độ khó nhiều hơn so với câu hỏi trước đã có sẵn đáp án trong Luật. + “Ai là người thân cận của tôi?”: Câu hỏi này mở đường cho Đức Giêsu bày tỏ quan điểm mang tính cách mạng của Người, khác với quan niệm cổ truyền hẹp hòi của các nhà thông luật của dân Do thái về đối tượng phải yêu mến. Đó là phải yêu cả kẻ thù của mình nữa! + Con đường từ Giêrusalem xuống Giê-ri-khô: Con đường này dài gần 25 cây số, băng ngang hoang địa Giuđa, thời đó có nhiều băng trộm cướp ẩn núp hoạt động.
- C 31-33: + Thầy tư tế đi xuống: Tư tế là người thuộc dòng dõi A-ha-ron có nhiệm vụ dâng chiên bò sát tế trong Đền thờ. Vị này đi xuống Giê-ri-khô vì thành này dành cho gia đình các tư tế ở. + Thầy Lê-vi¬: hay trợ tế, thuộc dòng dõi Ghéc-sôn, là một trong ba ngành lớn của dòng họ Lê-vi (x. St 46,11). Các thầy trợ tế Lê-vi có nhiệm vụ đàn hát trong các buổi thờ phượng tại Đền thờ. + Một người Samari kia: Samari là một miền đất nằm ở giữa hai miền Bắc (Galilê) và miền Nam (Giuđê) của nươc Do thái. Dân miền này bị người Do thái coi là một giống dân lai căng và khinh thường họ. Vì trong cuộc lưu đày vào năm 721, một số người Do thái ở miền này đã không bị đi lưu đày. Họ ở lại và dựng vợ gả chồng lẫn lộn với dân Ni-ni-vê từ Ba-tư kéo xuống. Dân Samari này thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim, và không hành hương lên Đền thờ Giêrusalem như người Do thái. Họ cũng có thái độ thiếu thân thiện như không cho những người Do thái đi hành hương Giêrusalem vào ở trọ trong làng của họ (x. Ga 4,20 ; Lc 9,53).
- C 34-35: + Lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương: Người Samari này đã làm động tác sơ cấp cứu theo y học sơ đẳng thời bấy giơ, là dùng dầu để làm giảm đau và dùng rượu để rửa sạch vết thương. + Hai quan tiền: Tương đương với lương hai ngày công lao động thời đó (x Mt 20,9).
- C 36-37: + “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”: Như vậy, chúng ta sẽ trở thành thân cận của người gặp nạn kia nếu chúng ta yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ họ. + Hãy làm như vậy: Đức Giêsu chấp nhận lối xử thế của người Samari. Người đề nghị ông thông luật hãy đi và làm giống như người Samari. Tình thương Kitô giáo không biên giới, không cần biết người cần giúp đỡ có cùng chủng tộc, tôn giáo với mình hay không.
4. CÂU HỎI: 1- Lòng tin về mầu nhiệm kẻ chết sống lại của hai phái tôn giáo thời Đức Giêsu là Pharisêu và Sá-đu-xê-ô khác nhau thế nào? 2- Sách Luật Môsê gồm có mấy cuốn và là những sách mào? 3- Hằng ngày người Do thái ngoan đạo phải cầu nguyện bằng việc đọc kinh Shê-ma, kinh này được rút ra từ sách nào? Lời kinh ấy nhắc đến hai bổn phận phải làm là những bổn phận gì? 4- Đức Giêsu dạy người Pharisêu hãy làm theo gương của ai trong ba người trong bài dụ ngôn người Samari nhân hậu? Tại sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Ông hãy đi, và cũng làm như vậy”.
2. CÂU CHUYỆN:
1) TRÁNH THỜ Ơ TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA ĐỒNG LOẠI :
Cách đây ít lâu trang mạng Telegraph và các trang mạng khác ở Trung Quốc và trên thế giới đều đồng lọat phát đi một đọan video clip và bình luận về tai nan tại thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông mà nan nhân là một bé gái 2 tuổi tên Duyệt Duyệt (Yue Yue) đang đi ngòai đường tại khu chợ ổ gần nhà và đã bị một chiếc xe tải nhỏ đụng phải. Đoạn video clip từ một máy quay bảo vệ an ninh tại hiện trường cho thấy viên tài xế xe tải sau khi đụng bé Duyệt Duyệt ngã ra đường, đã chỉ dừng lai một chút rồi lại tiếp tục chạy khiến bánh sau chiếc xe cán qua người bé lần thứ 2. Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở hành động phi nhân tính của gã tài xế. Chính thái độ thờ ơ của những người qua đường sau đó mới khiến người Trung Quốc băn khoăn tự hỏi không biết tương lai đất nước của họ sẽ đi về đâu ?
Thực vậy: trong suốt 7 phút từ lúc bé Duyệt Duyệt gặp nạn, lần lượt đã có tới 18 người đi ngang qua nơi cô bé bị nạn nằm trên đường, nhưng chẳng một ai quan tâm giúp đỡ. Người đầu tiên là một thanh niên mặc áo phông trắng và quần thể thao đi qua bé gái nằm sõng soài trên đường, máu túa ra trên mặt, nhưng anh ta đã ngó lơ. Tiếp theo là một người đi xe đạp thấy em đã vòng qua để đi. Anh ta đã ngóai lại xem có phải một người bị nạn đang nằm ở đó hay không, rồi lại thản nhiên đạp xe đi tiếp. Khi máu tuôn ra nhiều hơn, một người đi xe đạp nữa xuất hiện. Người này không chút quan tâm tới số phận của đứa trẻ. Ba con người vô cảm vừa nói đã không giúp đỡ bé Duyệt Duyệt đáng thương, dù chỉ làm một việc đơn giản là kéo cô bé vào bên vệ đường. Sự thờ ơ của họ đã dẫn tới sự kiện một tài xế xe tải khác đi tới, do đang nói chuyện diện thọai không nhìn thấy bé Duyệt Duyệt trên đường nên đã cán xe lên người em. Sau lần bị xe đè này, bé Duyệt Duyệt đã không còn cử động nữa. Liên tiếp sau đó, rất nhiều người đi xe đạp và cả một số người đi xe chở hàng qua khu vực nạn nhân nằm vẫn không hề quan tâm tới bé Duyệt Duyệt. Cũng có một người phụ nữ dắt theo đứa con đi qua, thấy bé Duyệt Duyệt bị nạn lại rảo chân bước nhanh hơn ngang qua em...
Chỉ tới khi một nữ lao công quét đường 58 tuổi đi tới, thì bé Duyệt Duyệt mới được cứu giúp. Bà này vội hạ túi đồ xuống và lôi đứa trẻ sang một bên đường để tránh cho bé khỏi bị xe cán tiếp. Rồi bà tri hô lên yêu cầu được trợ giúp. Bấy giờ mẹ đứa trẻ nghe thấy hớt hải từ trong nhà chạy ra và vội mang con đi cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đã trở nên quá muộn. Các bác sĩ nói rằng bé Duyệt Duyệt do bị chảy máu nhiều nên bị suy hô hấp và còn bị chấn thương sọ não nghiêm trọng không được cấp thời cứu chữa nên khó có cơ hội hồi phục lại được và cuối cùng đã chết trong nỗi tiếc thương của cha mẹ và người thân của em.
2) TÌM THẤY HẠNH PHÚC NHỜ QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG :
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: ở một thành phố nọ, có một Ông Hoàng sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên đôi má của ông. Chim én ngạc nhiên và hỏi rằng:
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Ông hoàng trả lời: Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi cho kịp đàn đang bay về phương bắc.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Chim én ngập ngừng giây lát rồi nói: Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
- Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
- Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
- Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
3. THẢO LUẬN: 1) Bài Tin mừng mời chúng ta hãy xét mình: “Tôi thường cư xử thế nào đối với những kẻ đang gặp hòan cảnh khó khăn? 2) Tôi cần làm gì khi gặp một người bị tai nạn trên đường hay đang lâm vào hòan cảnh bất hạnh trong cuộc sống để vừa thi hành được đức bác ái, lại vừa khôn ngoan tránh bị người khác hiểu lầm đã gây ra tai nạn?
4. SUY NIỆM:
1) “Phải làm gì để được sự sống đời đời ?”:
Người thông luật đã hỏi Đức Giêsu va sau đó đã tự tìm ra đáp án trong Luật: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình”. Đức Giêsu đã khen câu trả lời của người thông luật và bảo ông ta rằng: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.
2) “Ai là người thân cận của tôi?” :
Người thông luật lại hỏi Đức Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn về người Samari tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giê-ri-cô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Đang khi hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Samari ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc và sẵn sàng trả thêm tốn phí săn sóc nạn nhân cho chủ quán. Qua đó cho chúng ta câu trả lời: người thân cận của chúng ta là hết những ai đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta, là người gặp nạn được chúng ta dừng lại, cúi xuống và phục vụ tận tình. Cần nhắc lại: Không phải vì đó là người thân nên chúng ta mới phục vụ, nhưng là bất cứ ai mà khi tận tình phục vụ họ là chúng ta đã trở thành người thân cận của họ.
Người thân cận không phải đâu xa mà có thể là người cùng sống chung nhà, cùng nhóm sinh họat, cùng khu xóm. Có thể là bà hàng xóm, là cô bạn đang ở chung phòng, là người thân bên cạnh mà chúng ta đang phải chịu đựng thói hư. Tóm lại là tất cả những ai đã và đang gây ra đau khổ cho chúng ta… Tất cả đều có thể được chúng ta yêu thương và trở nên người thân cận của chúng ta. Chỉ cần chúng ta dừng lại, cúi xuống phục vụ là một người xa lạ hay đáng ghét lập tức trở thành thân quen, một kẻ thù liền hóa thành bạn hữu của chúng ta.
3) “Kẻ đã thực thi lòng thương xót”:
Thánh Au-gút-ti-nô đã dạy: “Hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Quả thực, khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì cho tha nhân trong bất cứ tình huống nào. Chúng ta sẽ có sáng kiến để hiến thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh đáng sống ngay bên. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho một kẻ xa lạ trở thành người thân, thù địch trở nên bạn hữu… Vi chỉ cần làm theo người Samari là thực thi lòng thương xót: Đó là hãy dừng lại và cúi xuống phục vụ những người lâm cảnh khó khăn bất hạnh đang cần sự tích cực trợ giúp của mình.
4) “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”:
Qua dụ ngôn này Đức Giêsu muốn dạy nhà thông luật và các tín hữu chúng ta hôm nay bài học: hãy yêu thương bằng hành động cụ thể. Sở dĩ hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ bị ô uế theo Luật khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp có thể quay lại, sợ bị phiền hà... Nhiều người trong chúng ta cũng không dám ra tay giúp đỡ tha nhân khi họ đang cần là do chúng ta cũng sợ có thể bị phiền hà, sợ tốn nhiều công sức, thời giờ, tiền bạc... Đang khi người Samari trong bài dụ ngôn đã sẵn sàng vượt qua những nỗi sợ hãi ấy.
Tình yêu là một phép mầu, chỉ cần bước tới, xích lại và cúi xuống phục vụ là người xa lạ lập tức trở thành thân quen, kẻ thù hóa nên bạn hữu... Tình yêu thực sự cũng đòi hành động cụ thể: sẵn sàng bị lấm lem chân tay, quần áo, sẵn sàng đối mặt với những rắc rối có thể xảy ra... Thế giới hôm nay vẫn có quá nhiều những người bất hạnh đang nửa sống nửa chết, những người nghèo đói bệnh tật và bị người thân bỏ rơi. Thế giới vẫn đang cần những người Samari là các tín hữu chúng ta dám dừng lại, cúi xuống và tận tình phục vụ. Đã có khi nào bạn thực hành tình yêu tha nhân cụ thể giống như người Samari trong Tin Mừng hôm nay chưa ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho mắt chúng con nhìn thấy được nỗi đau khổ trong ánh mắt kẻ khác, đặc biệt là của những người thân trong gia đình chúng con. Xin cho tai chúng con biết lắng nghe tiếng khóc của kẻ khác, nhất là của những kẻ cùng chung huyết nhục với chúng con. Xin cho chúng con biết lưu tâm thương xót những ai đang lâm cảnh khốn khó, đặc biệt những người thân yêu của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con đủ khiêm tốn để đừng bao giờ gặp người đau khổ mà phớt lờ bỏ đi vì ngại phải vất vả cực nhọc, vì sợ bị nghi ngờ và nói xấu, hay sợ bị những kẻ gian lừa dối... Xin cho chúng con biết đề nghị để được giúp đỡ họ: “Này anh, tôi có thể giúp gì được cho anh hay không?”
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Đnl 30,10-14 ; Cl 1,15-20 ; Lc 10,25-37
Yêu thương cụ thể là dừng lại, cúi xuống và phục vụ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,25-37
(25) Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? (26) Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” (27) Ông ấy thưa: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (28) Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”. (29) Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” (30) Đức Giêsu đáp: “Một người kia từ Giêrusalem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. (31) Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. (32) Rồi cũng thế, một thầy lê-vi đi tới chỗ ấy cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. (33) Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương. (34) Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy, và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. (35) Hôm sau ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác”.(36) Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (37) Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy”. Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay gồm hai phần: Phần một là người thông luật hỏi Đức Giêsu về điều kiện để được sống đời đời. Ông cũng kể ra được hai điều căn bản của Luật dạy là “mến Chúa hết lòng và yêu người thân cận như yêu mình”. Đức Giêsu đã khen ông đã hiểu đúng và dạy ông hãy làm như Luật dạy thì sẽ được sống đời đời. Phần hai là nhà thông luật hỏi Đức Giêsu về người thân cận mà ông phải yêu thương kia là ai ? Đức Giêsu đã kể ra dụ ngôn về người Samari nhân hậu để dạy ông hãy noi theo bằng cách vượt qua những điều tùy phụ của Luật Môsê để thực hiện điều quan trọng là quên mình phục vụ người gặp nạn cần được trợ giúp.
3. CHÚ THÍCH:
- C 25-28: + Người thông luật: Từ này ám chỉ các Kinh sư Do thái, là những nhà thông thái hiểu biết về Luật Môsê và có nhiệm vụ giải thích Lề luật cho dân chúng tại các hội đường Do thái. + Đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người: Các người thông luật thường tự cao, nghĩ mình là giỏi và không cần phải hỏi ai cả. Ở đây họ hỏi Đức Giêsu chỉ nhằm thử thách và gài bẫy để có dịp bắt bẻ Người mà thôi.+ Làm gì để được sống đời đời?: Người thông luật thuộc phái Pharisêu, là phái tin có đời sau và có sự kẻ chết sống lại, nên ông đã đặt ra câu hỏi này, trái với các người phái Sa-đu-xê-ô không tin kẻ chết sống lại (x. Cv 23,6-8).+ Trong Luật đã viết gì?: Người Do thái gọi 5 cuốn sách đầu trong bộ Thánh kinh Cựu ước là các sách Luật Môsê vì do chính Môsê và các đồ đệ của ông đã viết ra. 5 cuốn sách đó là: Sáng thế ký, Xuất hành, Lê-vi, Dân số và Đệ nhị luật. + Ông đọc thế nào?: Đức Giêsu trả lời bằng một câu hỏi, buộc người đối thoại phải tỏ rõ lập trường của mình ra trước. + Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa...: Người thông luật đã đọc kinh Shê-ma là lời cầu nguyện hằng ngày của dân Do thái. Kinh này gồm hai câu rút ra từ 2 sách Luật là Đệ nhị luật (Đnl 6,5) và Lê-vi (Lv 19,18). Điều đó cho thấy Cựu ước đã chuẩn bị trước cho Tân ước. + Đức Giêsu bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm...”: Để được sống đời đời thì phải sống yêu thương. Lòng mến Thiên Chúa và yêu người thân cận luôn phải đi đôi với nhau.
- C 29-30: + Ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý: Người thông luật muốn chứng tỏ mình thực tâm muốn tìm hiểu. Ông ta mở rộng vấn đề bằng một câu hỏi khác bên ngoài bộ Luật và độ khó nhiều hơn so với câu hỏi trước đã có sẵn đáp án trong Luật. + “Ai là người thân cận của tôi?”: Câu hỏi này mở đường cho Đức Giêsu bày tỏ quan điểm mang tính cách mạng của Người, khác với quan niệm cổ truyền hẹp hòi của các nhà thông luật của dân Do thái về đối tượng phải yêu mến. Đó là phải yêu cả kẻ thù của mình nữa! + Con đường từ Giêrusalem xuống Giê-ri-khô: Con đường này dài gần 25 cây số, băng ngang hoang địa Giuđa, thời đó có nhiều băng trộm cướp ẩn núp hoạt động.
- C 31-33: + Thầy tư tế đi xuống: Tư tế là người thuộc dòng dõi A-ha-ron có nhiệm vụ dâng chiên bò sát tế trong Đền thờ. Vị này đi xuống Giê-ri-khô vì thành này dành cho gia đình các tư tế ở. + Thầy Lê-vi¬: hay trợ tế, thuộc dòng dõi Ghéc-sôn, là một trong ba ngành lớn của dòng họ Lê-vi (x. St 46,11). Các thầy trợ tế Lê-vi có nhiệm vụ đàn hát trong các buổi thờ phượng tại Đền thờ. + Một người Samari kia: Samari là một miền đất nằm ở giữa hai miền Bắc (Galilê) và miền Nam (Giuđê) của nươc Do thái. Dân miền này bị người Do thái coi là một giống dân lai căng và khinh thường họ. Vì trong cuộc lưu đày vào năm 721, một số người Do thái ở miền này đã không bị đi lưu đày. Họ ở lại và dựng vợ gả chồng lẫn lộn với dân Ni-ni-vê từ Ba-tư kéo xuống. Dân Samari này thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim, và không hành hương lên Đền thờ Giêrusalem như người Do thái. Họ cũng có thái độ thiếu thân thiện như không cho những người Do thái đi hành hương Giêrusalem vào ở trọ trong làng của họ (x. Ga 4,20 ; Lc 9,53).
- C 34-35: + Lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương: Người Samari này đã làm động tác sơ cấp cứu theo y học sơ đẳng thời bấy giơ, là dùng dầu để làm giảm đau và dùng rượu để rửa sạch vết thương. + Hai quan tiền: Tương đương với lương hai ngày công lao động thời đó (x Mt 20,9).
- C 36-37: + “Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”: Như vậy, chúng ta sẽ trở thành thân cận của người gặp nạn kia nếu chúng ta yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ họ. + Hãy làm như vậy: Đức Giêsu chấp nhận lối xử thế của người Samari. Người đề nghị ông thông luật hãy đi và làm giống như người Samari. Tình thương Kitô giáo không biên giới, không cần biết người cần giúp đỡ có cùng chủng tộc, tôn giáo với mình hay không.
4. CÂU HỎI: 1- Lòng tin về mầu nhiệm kẻ chết sống lại của hai phái tôn giáo thời Đức Giêsu là Pharisêu và Sá-đu-xê-ô khác nhau thế nào? 2- Sách Luật Môsê gồm có mấy cuốn và là những sách mào? 3- Hằng ngày người Do thái ngoan đạo phải cầu nguyện bằng việc đọc kinh Shê-ma, kinh này được rút ra từ sách nào? Lời kinh ấy nhắc đến hai bổn phận phải làm là những bổn phận gì? 4- Đức Giêsu dạy người Pharisêu hãy làm theo gương của ai trong ba người trong bài dụ ngôn người Samari nhân hậu? Tại sao?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Ông hãy đi, và cũng làm như vậy”.
2. CÂU CHUYỆN:
1) TRÁNH THỜ Ơ TRƯỚC NỖI ĐAU CỦA ĐỒNG LOẠI :
Cách đây ít lâu trang mạng Telegraph và các trang mạng khác ở Trung Quốc và trên thế giới đều đồng lọat phát đi một đọan video clip và bình luận về tai nan tại thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông mà nan nhân là một bé gái 2 tuổi tên Duyệt Duyệt (Yue Yue) đang đi ngòai đường tại khu chợ ổ gần nhà và đã bị một chiếc xe tải nhỏ đụng phải. Đoạn video clip từ một máy quay bảo vệ an ninh tại hiện trường cho thấy viên tài xế xe tải sau khi đụng bé Duyệt Duyệt ngã ra đường, đã chỉ dừng lai một chút rồi lại tiếp tục chạy khiến bánh sau chiếc xe cán qua người bé lần thứ 2. Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở hành động phi nhân tính của gã tài xế. Chính thái độ thờ ơ của những người qua đường sau đó mới khiến người Trung Quốc băn khoăn tự hỏi không biết tương lai đất nước của họ sẽ đi về đâu ?
Thực vậy: trong suốt 7 phút từ lúc bé Duyệt Duyệt gặp nạn, lần lượt đã có tới 18 người đi ngang qua nơi cô bé bị nạn nằm trên đường, nhưng chẳng một ai quan tâm giúp đỡ. Người đầu tiên là một thanh niên mặc áo phông trắng và quần thể thao đi qua bé gái nằm sõng soài trên đường, máu túa ra trên mặt, nhưng anh ta đã ngó lơ. Tiếp theo là một người đi xe đạp thấy em đã vòng qua để đi. Anh ta đã ngóai lại xem có phải một người bị nạn đang nằm ở đó hay không, rồi lại thản nhiên đạp xe đi tiếp. Khi máu tuôn ra nhiều hơn, một người đi xe đạp nữa xuất hiện. Người này không chút quan tâm tới số phận của đứa trẻ. Ba con người vô cảm vừa nói đã không giúp đỡ bé Duyệt Duyệt đáng thương, dù chỉ làm một việc đơn giản là kéo cô bé vào bên vệ đường. Sự thờ ơ của họ đã dẫn tới sự kiện một tài xế xe tải khác đi tới, do đang nói chuyện diện thọai không nhìn thấy bé Duyệt Duyệt trên đường nên đã cán xe lên người em. Sau lần bị xe đè này, bé Duyệt Duyệt đã không còn cử động nữa. Liên tiếp sau đó, rất nhiều người đi xe đạp và cả một số người đi xe chở hàng qua khu vực nạn nhân nằm vẫn không hề quan tâm tới bé Duyệt Duyệt. Cũng có một người phụ nữ dắt theo đứa con đi qua, thấy bé Duyệt Duyệt bị nạn lại rảo chân bước nhanh hơn ngang qua em...
Chỉ tới khi một nữ lao công quét đường 58 tuổi đi tới, thì bé Duyệt Duyệt mới được cứu giúp. Bà này vội hạ túi đồ xuống và lôi đứa trẻ sang một bên đường để tránh cho bé khỏi bị xe cán tiếp. Rồi bà tri hô lên yêu cầu được trợ giúp. Bấy giờ mẹ đứa trẻ nghe thấy hớt hải từ trong nhà chạy ra và vội mang con đi cấp cứu tại một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, sự can thiệp đã trở nên quá muộn. Các bác sĩ nói rằng bé Duyệt Duyệt do bị chảy máu nhiều nên bị suy hô hấp và còn bị chấn thương sọ não nghiêm trọng không được cấp thời cứu chữa nên khó có cơ hội hồi phục lại được và cuối cùng đã chết trong nỗi tiếc thương của cha mẹ và người thân của em.
2) TÌM THẤY HẠNH PHÚC NHỜ QUẢNG ĐẠI CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG :
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: ở một thành phố nọ, có một Ông Hoàng sống một cuộc đời rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một cái bệ cao giữa thành phố và đặt tên là Ông Hoàng Hạnh Phúc, như là biểu tượng may mắn sẽ mang hạnh phúc đến cho mọi người dân trong thành.
Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng một giọt nước rơi xuống đầu nó. Nó nhìn lên và ngạc nhiên vì đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng. Ông đang khóc. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên đôi má của ông. Chim én ngạc nhiên và hỏi rằng:
- Tại sao ông khóc? Ông là Ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà!
- Ông hoàng trả lời: Từ khi đứng trên cao nhìn thấy cảnh sống của dân thành, ta đau lòng quá và không còn hạnh phúc nữa. Ta muốn đi giúp họ lắm, nhưng đôi chân ta bị chôn chặt ở cái bệ này nên không thể nào đi được. Bạn có thể giúp ta không?
- Không được, tôi phải bay đi cho kịp đàn đang bay về phương bắc.
- Hãy làm ơn giúp ta đêm nay đi.
- Chim én ngập ngừng giây lát rồi nói: Thôi được. Bây giờ ông muốn tôi làm gì?
- Trong một túp lều đàng kia có một người mẹ đang khóc vì con bà bị bệnh mà bà không có tiền gọi bác sĩ. Bạn hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem cho bà ấy.
- Chim én dùng mỏ lấy viên ngọc ra và bay đến cho bà mẹ nghèo. Nhờ có tiền, bà đã lo cho con bà khỏi bệnh.
- Hôm sau Ông Hoàng lại xin chim én nán lại một đêm nữa để mang viên ngọc khác đến cho một người nghèo khác. Rồi hôm sau nữa đến giúp một người nghèo khác nữa. Cứ thế hết ngày này đến ngày khác, con chim én lấy các thứ trang sức của Ông Hoàng đem cho người nghèo. Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều.
- Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
3. THẢO LUẬN: 1) Bài Tin mừng mời chúng ta hãy xét mình: “Tôi thường cư xử thế nào đối với những kẻ đang gặp hòan cảnh khó khăn? 2) Tôi cần làm gì khi gặp một người bị tai nạn trên đường hay đang lâm vào hòan cảnh bất hạnh trong cuộc sống để vừa thi hành được đức bác ái, lại vừa khôn ngoan tránh bị người khác hiểu lầm đã gây ra tai nạn?
4. SUY NIỆM:
1) “Phải làm gì để được sự sống đời đời ?”:
Người thông luật đã hỏi Đức Giêsu va sau đó đã tự tìm ra đáp án trong Luật: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình”. Đức Giêsu đã khen câu trả lời của người thông luật và bảo ông ta rằng: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống”.
2) “Ai là người thân cận của tôi?” :
Người thông luật lại hỏi Đức Giêsu: “Ai là người thân cận của tôi?” Thay vì trả lời, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn về người Samari tốt lành: Một khách bộ hành đi từ Giêrusalem xuống Giê-ri-cô, bị bọn cướp đánh nhừ tử, trấn lột, rồi bỏ nằm nửa sống nửa chết bên lề đường. Đang khi hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi”, thì người Samari ngoại đạo lại dừng chân, băng bó vết thương, đem nạn nhân về nhà trọ săn sóc và sẵn sàng trả thêm tốn phí săn sóc nạn nhân cho chủ quán. Qua đó cho chúng ta câu trả lời: người thân cận của chúng ta là hết những ai đang cần đến sự trợ giúp của chúng ta, là người gặp nạn được chúng ta dừng lại, cúi xuống và phục vụ tận tình. Cần nhắc lại: Không phải vì đó là người thân nên chúng ta mới phục vụ, nhưng là bất cứ ai mà khi tận tình phục vụ họ là chúng ta đã trở thành người thân cận của họ.
Người thân cận không phải đâu xa mà có thể là người cùng sống chung nhà, cùng nhóm sinh họat, cùng khu xóm. Có thể là bà hàng xóm, là cô bạn đang ở chung phòng, là người thân bên cạnh mà chúng ta đang phải chịu đựng thói hư. Tóm lại là tất cả những ai đã và đang gây ra đau khổ cho chúng ta… Tất cả đều có thể được chúng ta yêu thương và trở nên người thân cận của chúng ta. Chỉ cần chúng ta dừng lại, cúi xuống phục vụ là một người xa lạ hay đáng ghét lập tức trở thành thân quen, một kẻ thù liền hóa thành bạn hữu của chúng ta.
3) “Kẻ đã thực thi lòng thương xót”:
Thánh Au-gút-ti-nô đã dạy: “Hãy yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Quả thực, khi đã yêu rồi chúng ta sẽ biết mình phải làm gì cho tha nhân trong bất cứ tình huống nào. Chúng ta sẽ có sáng kiến để hiến thân phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ bất hạnh đáng sống ngay bên. Khi đã yêu rồi, chúng ta sẽ biết cách làm cho một kẻ xa lạ trở thành người thân, thù địch trở nên bạn hữu… Vi chỉ cần làm theo người Samari là thực thi lòng thương xót: Đó là hãy dừng lại và cúi xuống phục vụ những người lâm cảnh khó khăn bất hạnh đang cần sự tích cực trợ giúp của mình.
4) “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”:
Qua dụ ngôn này Đức Giêsu muốn dạy nhà thông luật và các tín hữu chúng ta hôm nay bài học: hãy yêu thương bằng hành động cụ thể. Sở dĩ hai thầy tư tế và Lê-vi “tránh qua bên kia mà đi” là vì các thầy sợ bị ô uế theo Luật khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp có thể quay lại, sợ bị phiền hà... Nhiều người trong chúng ta cũng không dám ra tay giúp đỡ tha nhân khi họ đang cần là do chúng ta cũng sợ có thể bị phiền hà, sợ tốn nhiều công sức, thời giờ, tiền bạc... Đang khi người Samari trong bài dụ ngôn đã sẵn sàng vượt qua những nỗi sợ hãi ấy.
Tình yêu là một phép mầu, chỉ cần bước tới, xích lại và cúi xuống phục vụ là người xa lạ lập tức trở thành thân quen, kẻ thù hóa nên bạn hữu... Tình yêu thực sự cũng đòi hành động cụ thể: sẵn sàng bị lấm lem chân tay, quần áo, sẵn sàng đối mặt với những rắc rối có thể xảy ra... Thế giới hôm nay vẫn có quá nhiều những người bất hạnh đang nửa sống nửa chết, những người nghèo đói bệnh tật và bị người thân bỏ rơi. Thế giới vẫn đang cần những người Samari là các tín hữu chúng ta dám dừng lại, cúi xuống và tận tình phục vụ. Đã có khi nào bạn thực hành tình yêu tha nhân cụ thể giống như người Samari trong Tin Mừng hôm nay chưa ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho mắt chúng con nhìn thấy được nỗi đau khổ trong ánh mắt kẻ khác, đặc biệt là của những người thân trong gia đình chúng con. Xin cho tai chúng con biết lắng nghe tiếng khóc của kẻ khác, nhất là của những kẻ cùng chung huyết nhục với chúng con. Xin cho chúng con biết lưu tâm thương xót những ai đang lâm cảnh khốn khó, đặc biệt những người thân yêu của chúng con.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con đủ khiêm tốn để đừng bao giờ gặp người đau khổ mà phớt lờ bỏ đi vì ngại phải vất vả cực nhọc, vì sợ bị nghi ngờ và nói xấu, hay sợ bị những kẻ gian lừa dối... Xin cho chúng con biết đề nghị để được giúp đỡ họ: “Này anh, tôi có thể giúp gì được cho anh hay không?”
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 15 Mùa Quanh Năm C. 10.7.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:46 07/07/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Có lẽ một lúc nào đó trong cuộc đời của bạn, của tôi, chúng ta cũng sẽ lặp lại câu hỏi mà người luật sĩ hỏi Chúa Giêsu hôm nay: "Những ai là anh em tôi?"
Sống trong thế giới tự do, tư bản chủ nghĩa, con người thường rút vào phòng ốc của mình, như loài sên ốc thu mình vào vỏ trước biển cả mênh mông. Mọi người dường như lo cho mình ăn ngon mặt đẹp, có nhà cao cửa rộng, nói chung những nhu cầu của chính mình nhiều hơn tha nhân.
Đã có nhiều trường hợp: sống trong một chung cư, một khu phố, cùng một con đường, quỳ bên nhau trong một ngôi thánh đường, thờ chung một Chúa, nói cùng một ngôn ngữ, nếu có ai vô tình hỏi tôi về người hàng xóm bên cạnh, có thể chúng ta chỉ trả lời bằng cách lắc đầu dửng dưng.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy ra khỏi vỏ ốc ích kỷ cá nhân, để cùng với Giáo Hội xoa dịu những nổi khổ đau phần hồn và phần xác anh chị em đồng loại. Nếu chúng ta thực hiện được điều đó một cách cụ thể, nơi cộng đoàn xứ đạo của chúng ta mà thôi thì chúng ta đã giải đáp được câu hỏi của người luật sĩ hôm nay: "Ai là anh em của tôi?"
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ông Môisen đã đưa những huấn dụ cho người Dothái, trong thời gian hồi hương, phải sống trung thành với Thiên Chúa Giavê. Cho dù cuộc đời họ sẽ trải qua nhiều gian khổ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trong thư gửi cho giáo đoàn Côlôsê đã xác quyết mạnh mẽ về vai trò của Đức Kitô, Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa Cha, là Trưởng Tử của toàn thể tạo vật đã được Thiên Chúa dựng nên.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện đáng thương của người lữ hành bị sa vào tay bọn cướp trên đường từ thành Giêricô xuống Giêrusalem: Bao kẻ qua lại đã trông thấy nạn nhân... Ai đã đoái đến người hoạn nạn? Tâm hồn của người tín hữu chúng ta có giao động trước những nổi thống khổ của anh em đồng loại phần hồn cũng như phần xác không?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho những nhu cầu phần hồn và phần xác của anh chị em đồng loại sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội luôn thể hiện lòng từ bi, tha thứ của Chúa, để thế gian nhận ra bộ mặt thực của Đấng Cứu Thế, vị Cứu Chúa của chúng ta. Đặc biệt trong Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những trẻ em mồ côi, thiếu dinh dưỡng ở các đệ tam quốc gia: được những quốc giàu lòng nhân đạo đón nhận, chia sẻ và giúp đỡ cơm ăn áo mặc trong tình nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cộng đoàn xứ đạo nhỏ bé của chúng ta, luôn thể hiện tinh thần yêu thương đùm bọc: trong sự thăm viếng những người già nua, bệnh tật.... Họ là những lữ hành sa cơ thất thế trong xã hội mới nầy, cần chúng ta thăm viếng ủi an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ít giây thinh lặng, chúng ta dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của cá nhân cũng như gia đình... Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
* Sau ít giây thinh lặng đọc câu sau đây như thường lệ.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã ban cho chúng con Ngôi Hai. Ngài đã chỉ cho chúng con một con đường để lên thiên quốc: Đó là phục vụ anh chị em đồng loại. Xin Chúa giúp chúng con trong đời sống hằng ngày, nhận ra chân dung của Chúa nơi anh chị em, đặc biệt là những người kém may mắn và đau khổ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Có lẽ một lúc nào đó trong cuộc đời của bạn, của tôi, chúng ta cũng sẽ lặp lại câu hỏi mà người luật sĩ hỏi Chúa Giêsu hôm nay: "Những ai là anh em tôi?"
Sống trong thế giới tự do, tư bản chủ nghĩa, con người thường rút vào phòng ốc của mình, như loài sên ốc thu mình vào vỏ trước biển cả mênh mông. Mọi người dường như lo cho mình ăn ngon mặt đẹp, có nhà cao cửa rộng, nói chung những nhu cầu của chính mình nhiều hơn tha nhân.
Đã có nhiều trường hợp: sống trong một chung cư, một khu phố, cùng một con đường, quỳ bên nhau trong một ngôi thánh đường, thờ chung một Chúa, nói cùng một ngôn ngữ, nếu có ai vô tình hỏi tôi về người hàng xóm bên cạnh, có thể chúng ta chỉ trả lời bằng cách lắc đầu dửng dưng.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy ra khỏi vỏ ốc ích kỷ cá nhân, để cùng với Giáo Hội xoa dịu những nổi khổ đau phần hồn và phần xác anh chị em đồng loại. Nếu chúng ta thực hiện được điều đó một cách cụ thể, nơi cộng đoàn xứ đạo của chúng ta mà thôi thì chúng ta đã giải đáp được câu hỏi của người luật sĩ hôm nay: "Ai là anh em của tôi?"
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ông Môisen đã đưa những huấn dụ cho người Dothái, trong thời gian hồi hương, phải sống trung thành với Thiên Chúa Giavê. Cho dù cuộc đời họ sẽ trải qua nhiều gian khổ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trong thư gửi cho giáo đoàn Côlôsê đã xác quyết mạnh mẽ về vai trò của Đức Kitô, Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa Cha, là Trưởng Tử của toàn thể tạo vật đã được Thiên Chúa dựng nên.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện đáng thương của người lữ hành bị sa vào tay bọn cướp trên đường từ thành Giêricô xuống Giêrusalem: Bao kẻ qua lại đã trông thấy nạn nhân... Ai đã đoái đến người hoạn nạn? Tâm hồn của người tín hữu chúng ta có giao động trước những nổi thống khổ của anh em đồng loại phần hồn cũng như phần xác không?
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến, Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho những nhu cầu phần hồn và phần xác của anh chị em đồng loại sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội luôn thể hiện lòng từ bi, tha thứ của Chúa, để thế gian nhận ra bộ mặt thực của Đấng Cứu Thế, vị Cứu Chúa của chúng ta. Đặc biệt trong Năm Thánh Kính Lòng Thương Xót của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những trẻ em mồ côi, thiếu dinh dưỡng ở các đệ tam quốc gia: được những quốc giàu lòng nhân đạo đón nhận, chia sẻ và giúp đỡ cơm ăn áo mặc trong tình nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho cộng đoàn xứ đạo nhỏ bé của chúng ta, luôn thể hiện tinh thần yêu thương đùm bọc: trong sự thăm viếng những người già nua, bệnh tật.... Họ là những lữ hành sa cơ thất thế trong xã hội mới nầy, cần chúng ta thăm viếng ủi an. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Trong ít giây thinh lặng, chúng ta dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của cá nhân cũng như gia đình... Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
* Sau ít giây thinh lặng đọc câu sau đây như thường lệ.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, Cha đã ban cho chúng con Ngôi Hai. Ngài đã chỉ cho chúng con một con đường để lên thiên quốc: Đó là phục vụ anh chị em đồng loại. Xin Chúa giúp chúng con trong đời sống hằng ngày, nhận ra chân dung của Chúa nơi anh chị em, đặc biệt là những người kém may mắn và đau khổ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:42 07/07/2016
69. SỢ KÊU BẠCH HẦU.
Bạch Mẫn Trung làm tể tướng, muốn chọn tiến sĩ Hầu Ôn làm con rể, Hầu Ôn không chịu.
Phu nhân của Bạch Mẫn Trung là Lô thị nói:
- “Mình là thừa tướng, chán gì người muốn làm rể nhà mình ! Ông họ Bạch, hắn ta lại họ Hầu, tôi lại sợ người ta gọi là bạch hầu (yết hầu) nữa đó ?”
(Ngọc Tuyền tử)
Suy tư 69:
Con người ta, đôi lúc vì cái sĩ diện mà làm hỏng việc lớn, việc lớn đây có thể là đại sự quốc gia, có thể là một vụ áp phe nào đó, hoặc là một tình cảm đặc biệt nào đó...
Đời sống tinh thần của giáo dân rất cần đến linh mục, vì chỉ có các ngài mới có thể giúp cho họ tìm thấy được sự an ủi và bằng an trong tâm hồn, nhưng cũng có khi vì sĩ diện mà linh mục bỏ mất cơ hội “bắt cá người” về cho Thiên Chúa.
Có vị linh mục nọ nói với tôi rằng: “Giáo dân cần cha sở, chứ cha sở không cần giáo dân !” và vì suy nghĩ như thế nên ngài rất ít tiếp xúc với giáo dân bổn đạo của mình, mà giáo dân thì cũng...bất cần cha sở, nên nhà thờ càng ngày càng ít giáo dân đến viếng thăm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, lại một lần nữa Đức Chúa Giê-su lại bị hiểu lầm mà trơ trọi trong nhà chầu, nhưng lần này thì “đau” hơn, vì không phải các thượng tế và dân chúng Do Thái ngày xưa hiểm lầm mà đóng đinh Chúa, mà chính là các mục tử của Tân Ước và con chiên hục hặc với nhau: mục tử thì cao ngạo, con chiên thì tự ái, cao ngạo và tự ái là hai hàng rào kiên cố và nguy hiểm hơn cả hàng rào điện tử đã rào Đức Chúa Giê-su Thánh Thể lại bên trong, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Sẽ không có mục tử nếu không có chiên, và con chiên thì dù có mục tử hay không cũng chẳng sao cả, nó có thể lang thang đi kiếm ăn một mình, vì đối với nó, có mục tử mà không đoái hoài đến chiên thì có cũng như không, sói rừng đến mà người mục tử như người chăn thuê thì chiên cũng bị nó xơi tái vậy !
“Lạy Chúa, xin ban cho các mục tử mà Chúa đã chọn để chăn dắt đoàn chiên của Chúa có một tâm hồn khiêm tốn, tận tụy vì chiên. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Bạch Mẫn Trung làm tể tướng, muốn chọn tiến sĩ Hầu Ôn làm con rể, Hầu Ôn không chịu.
Phu nhân của Bạch Mẫn Trung là Lô thị nói:
- “Mình là thừa tướng, chán gì người muốn làm rể nhà mình ! Ông họ Bạch, hắn ta lại họ Hầu, tôi lại sợ người ta gọi là bạch hầu (yết hầu) nữa đó ?”
(Ngọc Tuyền tử)
Suy tư 69:
Con người ta, đôi lúc vì cái sĩ diện mà làm hỏng việc lớn, việc lớn đây có thể là đại sự quốc gia, có thể là một vụ áp phe nào đó, hoặc là một tình cảm đặc biệt nào đó...
Đời sống tinh thần của giáo dân rất cần đến linh mục, vì chỉ có các ngài mới có thể giúp cho họ tìm thấy được sự an ủi và bằng an trong tâm hồn, nhưng cũng có khi vì sĩ diện mà linh mục bỏ mất cơ hội “bắt cá người” về cho Thiên Chúa.
Có vị linh mục nọ nói với tôi rằng: “Giáo dân cần cha sở, chứ cha sở không cần giáo dân !” và vì suy nghĩ như thế nên ngài rất ít tiếp xúc với giáo dân bổn đạo của mình, mà giáo dân thì cũng...bất cần cha sở, nên nhà thờ càng ngày càng ít giáo dân đến viếng thăm Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, lại một lần nữa Đức Chúa Giê-su lại bị hiểu lầm mà trơ trọi trong nhà chầu, nhưng lần này thì “đau” hơn, vì không phải các thượng tế và dân chúng Do Thái ngày xưa hiểm lầm mà đóng đinh Chúa, mà chính là các mục tử của Tân Ước và con chiên hục hặc với nhau: mục tử thì cao ngạo, con chiên thì tự ái, cao ngạo và tự ái là hai hàng rào kiên cố và nguy hiểm hơn cả hàng rào điện tử đã rào Đức Chúa Giê-su Thánh Thể lại bên trong, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Sẽ không có mục tử nếu không có chiên, và con chiên thì dù có mục tử hay không cũng chẳng sao cả, nó có thể lang thang đi kiếm ăn một mình, vì đối với nó, có mục tử mà không đoái hoài đến chiên thì có cũng như không, sói rừng đến mà người mục tử như người chăn thuê thì chiên cũng bị nó xơi tái vậy !
“Lạy Chúa, xin ban cho các mục tử mà Chúa đã chọn để chăn dắt đoàn chiên của Chúa có một tâm hồn khiêm tốn, tận tụy vì chiên. Amen”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:44 07/07/2016
Chương 11:
VÂNG LỜI
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Ph 2, 8)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
VÂNG LỜI
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Ph 2, 8)
1. Vâng lời là trong tất cả mọi việc không hạn chế lớn nhỏ nặng nhẹ, chỉ cần không phải là việc phạm tội, hoàn toàn vâng lời ý chỉ của bề trên, tuyệt đối không tự mình chủ trương.
(Thánh Cyprian)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người nghèo là kho tàng cùa Giáo Hội
Linh Tiến Khải
08:44 07/07/2016
VATICAN: Anh chị em ở trong tim Giáo Hội và anh chị em cho phép chúng tôi gặp gỡ Chúa Giêsu, vì toàn cuộc sống của anh chị em nói về Ngài.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương 200 người nghèo thuộc các giáo phận Pháp lúc 9 giờ sáng hôm qua (6-7) trong đại thính đường Phaolô VI. ĐTC nói: dù hoàn cảnh, lịch sử và gánh nặng của anh chị em thế nào đi nữa, thì chính Chúa Giêsu tụ họp chúng ta; Ngài tiếp đón từng người như họ là, và trong Ngài chúng ta tất cả là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa Cha. Với các vị đồng hành với anh chị em, anh chị em làm chứng cho tình huynh đệ, yêu thương trợ giúp nhau, tạo điều kiện cho nhau đi hành hương, và anh chị em trao ban chính Chúa Giêsu cho họ và cho tôi. Vì Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ điều kiện của anh chị em, vì yêu thương, Ngài đã trở thành một người trong anh chị em: bị người khác khinh rẻ, quên lãng, một người không là gì cả. Nhưng Giáo Hội yêu thương và ưa thích điều Chúa Giêsu đã yêu thương và ưa thích. Giáo Hội sẽ không an lòng cho tới khi nào không tới với tất cả những người sống kinh nghiệm bị khước từ, loại bỏ và không có giá trị đối với người khác.
ĐTC cũng cám ơn các người đồng hành với đoàn hành hương người nghèo vì tất cả những gì họ đã làm để giúp các anh chị em này về hành hương Roma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Họ đã trung thành với lý tưởng của cha Giuseppe Wresinski, chia sẻ cụ thể điều kiện sống của dân nghèo, chứ không yêu thương trong lý thuyết. Các lý thuyết trừu tượng dẫn đưa tới các ý thức hệ và các ý thức hệ dẫn đưa chúng ta tới chỗ chối bỏ rằng Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Cuộc sống chia sẻ với người nghèo biến đổi và hoán cải chúng ta. Anh chị em đã bước vào cuộc sống và sự thất vọng của người nghèo và đã dấy lên một cộng đoàn tái trao ban cho họ một cuộc sống, một căn cước, một phẩm giá. Và Năm Thánh Lòng Thương Xót là dịp giúp tái khám phá và sống chiều kích liên đới, huynh đề, trợ giúp và nâng đỡ nhau. Anh chị em hãy duy trì lòng can đảm giữa các âu lo, duy trì niềm vui và hy vọng. Ước chi ngọn lửa ấy đừng tắt ngấm nơi anh chị em.
ĐTC đã phó thác cho các anh chị em nghèo một sứ mạng: đó là cầu nguyện cho ơn hoán cải của tất cả những ai là nguyên nhân tình trạng sống nghèo túng của họ, để xin ơn hoàn cải cho họ; cầu nguyện cho biết bao nhiêu người giầu ăn mặc sang trọng, mở tiệc tưng bừng, nhưng không nhận ra biết bao nhiêu Ladarô nghèo trước cửa nhà thèm một chút thức ăn thừa từ bàn của họ. Cầu nguyện cho các tư tế, các lêvi tránh né và ngoảnh mặt đi qua, không cứu giúp người bị nạn dở sống dở chết. Cầu nguyện cho họ và cho biết bao nhiêu người khác dính líu tới cảnh nghèo túng và khổ đau của ho, mỉm cười với họ từ thâm tâm, cầu mong sự lành cho họ và xin Chúa Giêsu hoán cải họ. Nếu anh chị em làm điều đó, tôi bảo đảm với anh chị em là sẽ có niềm vui lớn trong Giáo Hội, trong tim anh chị em và trong nước Pháp thân yêu (SD 6-7-2016)
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương 200 người nghèo thuộc các giáo phận Pháp lúc 9 giờ sáng hôm qua (6-7) trong đại thính đường Phaolô VI. ĐTC nói: dù hoàn cảnh, lịch sử và gánh nặng của anh chị em thế nào đi nữa, thì chính Chúa Giêsu tụ họp chúng ta; Ngài tiếp đón từng người như họ là, và trong Ngài chúng ta tất cả là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa Cha. Với các vị đồng hành với anh chị em, anh chị em làm chứng cho tình huynh đệ, yêu thương trợ giúp nhau, tạo điều kiện cho nhau đi hành hương, và anh chị em trao ban chính Chúa Giêsu cho họ và cho tôi. Vì Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ điều kiện của anh chị em, vì yêu thương, Ngài đã trở thành một người trong anh chị em: bị người khác khinh rẻ, quên lãng, một người không là gì cả. Nhưng Giáo Hội yêu thương và ưa thích điều Chúa Giêsu đã yêu thương và ưa thích. Giáo Hội sẽ không an lòng cho tới khi nào không tới với tất cả những người sống kinh nghiệm bị khước từ, loại bỏ và không có giá trị đối với người khác.
ĐTC cũng cám ơn các người đồng hành với đoàn hành hương người nghèo vì tất cả những gì họ đã làm để giúp các anh chị em này về hành hương Roma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Họ đã trung thành với lý tưởng của cha Giuseppe Wresinski, chia sẻ cụ thể điều kiện sống của dân nghèo, chứ không yêu thương trong lý thuyết. Các lý thuyết trừu tượng dẫn đưa tới các ý thức hệ và các ý thức hệ dẫn đưa chúng ta tới chỗ chối bỏ rằng Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Cuộc sống chia sẻ với người nghèo biến đổi và hoán cải chúng ta. Anh chị em đã bước vào cuộc sống và sự thất vọng của người nghèo và đã dấy lên một cộng đoàn tái trao ban cho họ một cuộc sống, một căn cước, một phẩm giá. Và Năm Thánh Lòng Thương Xót là dịp giúp tái khám phá và sống chiều kích liên đới, huynh đề, trợ giúp và nâng đỡ nhau. Anh chị em hãy duy trì lòng can đảm giữa các âu lo, duy trì niềm vui và hy vọng. Ước chi ngọn lửa ấy đừng tắt ngấm nơi anh chị em.
ĐTC đã phó thác cho các anh chị em nghèo một sứ mạng: đó là cầu nguyện cho ơn hoán cải của tất cả những ai là nguyên nhân tình trạng sống nghèo túng của họ, để xin ơn hoàn cải cho họ; cầu nguyện cho biết bao nhiêu người giầu ăn mặc sang trọng, mở tiệc tưng bừng, nhưng không nhận ra biết bao nhiêu Ladarô nghèo trước cửa nhà thèm một chút thức ăn thừa từ bàn của họ. Cầu nguyện cho các tư tế, các lêvi tránh né và ngoảnh mặt đi qua, không cứu giúp người bị nạn dở sống dở chết. Cầu nguyện cho họ và cho biết bao nhiêu người khác dính líu tới cảnh nghèo túng và khổ đau của ho, mỉm cười với họ từ thâm tâm, cầu mong sự lành cho họ và xin Chúa Giêsu hoán cải họ. Nếu anh chị em làm điều đó, tôi bảo đảm với anh chị em là sẽ có niềm vui lớn trong Giáo Hội, trong tim anh chị em và trong nước Pháp thân yêu (SD 6-7-2016)
Tổng Giáo Phận Philadelphia công bố hướng dẫn về hôn nhân và đồng tính theo tinh thần Amoris Laetitia
Trần Mạnh Trác
14:37 07/07/2016
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput cuả Philadelphia, một tu sĩ Phan Sinh (Capuchin) và là vị giám mục gốc 'Da Đỏ' duy nhất, vừa công bố bản hướng dẫn về hôn nhân và đồng tính theo tinh thần Tông Thư Amoris Laetitia, áp dụng tại tổng giáo phận kể từ ngày 1 tháng 7.
Philadelphia là giáo phận đầu tiên có một văn bản hướng dẫn như vậy dựa theo sự diễn giải về Tông Thư Amoris Laetitia.
Lập tức Ngài bị giới cấp tiến phê phán ồn ào, còn giới bảo thủ thì giữ một thái độ im lặng, như có vẻ chờ xem.
Ở đây, chỉ xin trình bày sơ lược về những hướng dẫn mới này.
1- Về vấn đề đồng tính: Bản hướng dẫn đưa ra những giải pháp mục vụ cho các linh mục trong giáo phận khi giúp những người Công Giáo bị thu hút về đồng tính và "có một cuộc sống khiết tịnh rất khó khăn". Bản hướng dẫn nói rằng các cá nhân đó cần được tư vấn để thường xuyên tìm kiếm sự sám hối.
Bản hướng dẫn nói rằng hai người có quan hệ tình dục đồng tính, dù là chân thành, vẫn là một 'phản chứng' (counter-witness) nghiêm trọng đến niềm tin Công Giáo, và gây nên sự nhầm lẫn đạo đức trong cộng đồng.
"Những người có hấp dẫn đồng tính do đó được kêu gọi phải đấu tranh để sống khiết tịnh vì Nước Thiên Chúa. Trong nỗ lực này, họ cần sự hỗ trợ, tình hữu nghị và sự hiểu biết nếu họ thất bại, " bản hướng dẫn viết.
Bởi vì sự thu hút đồng tính là "đa dạng", bản hướng dẫn khuyến khích những người đó sống một ơn gọi hôn nhân với người khác phái để sinh con cái, mặc dù vẫn có thể có "một mức độ hấp dẫn nào đó về đồng tính".
2- Về những người đã ly dị và tái hôn: Bản hướng dẫn cho biết họ được chào đón để lãnh nhận bí tích Thánh Thể - miễn là họ tránh quan hệ tình dục và sống mối quan hệ của họ như "anh em".
"Điều này áp dụng ngay cả khi họ phải tiếp tục sống dưới một mái nhà để chăm sóc con cái của họ. Sống với nhau như anh em là việc cần thiết cho những người đã ly dị và tái hôn để đón nhận Bí Tích Hòa Giải, mà sau đó mở đường cho Bí Tích Thánh Thể, " tổng giáo phận cho biết.
3- Về những cặp chung sống mà chưa kết hôn: Các linh mục được chỉ thị phải xem xét các cặp Công Giáo đang chung sống nhưng chưa có phép hôn phối, bao gồm cả việc họ đã có con sinh ra vì "trường hợp bất thường". Nếu vị linh mục cảm nhận được rằng một trong hai người không muốn cam kết, thì nên cố gắng phá vỡ cuộc sống chung.
"Thường thì các cặp sống chung chưa dám cam kết bởi vì một hoặc cả hai người còn chưa trưởng thành hoặc có trở ngại đáng kể nào khác về cuộc sống hôn nhân. Vậy, cần phải áp dụng sự cẩn trọng ở đây. Trong trường hợp một trong hai người không có khả năng, hoặc không sẵn sàng, thì vị linh hướng phải yêu cầu họ tách rời nhau ra."
Còn nếu một cặp dường như đã sẵn sàng để kết hôn, nhưng chậm, thì vị linh mục nên khuyến khích họ thực hành đức khiết tịnh.
"Họ sẽ cảm thấy điều này là khó, nhưng một lần nữa, với sự giúp đỡ của ân sủng, việc làm chủ bản thân là có thể - và việc chay tịnh về thân xác này là một yếu tố tinh thần mạnh mẽ chuẩn bị cho một cuộc sống lâu dài với nhau," bản hướng dẫn viết.
...
Nhắc lại cách đây ba tháng trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các giám mục nên có một thái độ khoan dung hơn đối với những người Công Giáo đang sống bên ngoài giáo lý và giáo huấn xã hội của Giáo Hội, tức là những người đã ly dị và tái hôn, và những người có quan hệ đồng tính. Quan điểm của Đức Thánh Cha, công bố trong Tông Thư Amoris Laetitia (Niềm Vui của Tình Yêu), đã được ca ngợi là có khả năng đột phá. Nhưng...bởi vì bức Tông Thư, một đằng thì kêu gọi các giám mục hãy tỏ lòng thương xót và linh hoạt để đem những người 'rối đạo' trở lại, một đằng khác thì lại kêu gọi các giám mục không nên đi ra ngoài những học thuyết cuả Giáo Hội, cho nên bức Tông Thư đã bị cả hai phiá, truyền thống cũng như cấp tiến, giải thích vấn đề theo cách thức mà họ thấy là phù hợp với quan điểm cuả họ.
Những hướng dẫn cuả Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, nổi tiếng là một trong những nhà lãnh đạo bảo thủ nhất cuả Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, được coi như là phản ánh quan điểm cuả các Giám Mục bảo thủ ở Hoa Kỳ.
Thế còn quan điểm cuả các Giám Mục khác?
Ông John Allen, một nhà báo kỳ cựu về Vatican và là chủ nhiệm cuả tờ CRUX, cho biết:
"Tôi đoán rằng những Giám Mục thiên về khiá cạnh tiến bộ của Amoris Laetitia sẽ không đưa ra một văn bản như vậy, họ sẽ lặng lẽ cho các linh mục biết rằng, có một số trường hợp nhất định nào đó thì OK, ví dụ, cho phép một số người hiệp thông trở lại một cách lặng lẽ. Còn những vị giám mục thiên về truyền thống, tôi đoán rằng họ sẽ đưa ra những văn bản công khai nhiều hơn."
Phân nửa Hội Đồng Giám Mục Úc tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow
Vũ Văn An
22:05 07/07/2016
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016 tại Krakow, Ba Lan, sẽ diễn ra từ ngày 25 tới ngày 31 tháng Bẩy, đang đi vào giai đoạn chuẩn bị ráo riết. Số người đăng ký tham dự mỗi ngày một gia tăng đáng kể.
Thực vậy, theo tin mới nhất, hơn 1,000 người trẻ đăng ký mỗi giờ, theo con số ngày 30 tháng Sáu.
Tháng Sáu là dấu mốc kết thúc việc đăng ký hành hương thường lệ; và việc đăng ký vào phút chót sẽ diễn ra từ ngày 1 tới ngày 22 tháng Bẩy cho các cá nhân và các nhóm nhỏ dưới 150 người.
Các nước tham dự lần đầu
Cho tới nay, các nước có người ghi danh tham dự Đại Hội nhiều nhất là Ba Lan với gần 170,000 người, Ý hơn 77,000 người, Pháp 34,353 người, Tây Ban Nha hơn 30,000 người và Hoa Kỳ hơn 27,000 người.
Thành thử, ngôn ngữ phổ thông nhất sẽ là tiếng Ba Lan, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sẽ có những người hành hương tới Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ Kosovo, Bangladesh, Palestine, Miến Điện và Nam Sudan.
Nước đầu tiên đăng ký khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô khai mạc việc đăng ký vào mùa hè năm 2015 là Tây Ban Nha và nước tham gia cuối cùng là Quần Đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Họ đại diện 2 trong số 187 vùng địa dư khác nhau sẽ có mặt tại Krakow.
Hơn 10,000 linh mục sẽ tháp tùng các nhóm hoặc đi riêng, cùng với 800 giám mục và 47 Hồng Y từ 107 quốc gia.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay chắc chắn sẽ là một trải nghiệm quốc tế thực sự. Những người tham dự không những sẽ được dịp thấy Đức Giáo Hoàng và Krakow, mà còn sẽ thu lượm được nhiều tầm nhìn lý thú từ người của các quốc gia khắp thế giới.
Phân nửa Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
19 vị giám mục Úc sẽ hành trang lên đường tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào cuối tháng này, chứng tỏ tuổi tác không hề là một rào cản người ta tham dự biến cố lớn nhất của tuổi trẻ Thế Giới.
Lễ hội tràn đầy đức tin này sẽ diễn ra tại Krakow, Ba Lan, từ ngày 25 tới ngày 31 tháng Bẩy, với hơn 2,500 người hành hương Úc tham dự, trong đó có các thầy cô, các vị tuyên úy, các lãnh tụ giới trẻ và cả những người không chắc chắn về đức tin của họ.
Nửa số các vị trong Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới nhằm cử hành viễn kiến của Thánh Gioan Phaolô II về giới trẻ, được sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đổi mới một lần nữa.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, nói rằng “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là cơ hội độc đáo để giới trẻ đào sâu đức tin và sự hợp nhất của họ với Đức Giáo Hoàng và với nhau. Nó thường là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời.
“Trong 5 Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới mà tôi tham dự, tôi thấy đức tin của tôi được khích lệ nhờ niềm vui và đức tin thâm hậu hóa của giới trẻ tươi đẹp”.
Mục đích chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là nói với giới trẻ về sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và cung cấp cơ hội để họ gặp gỡ gương mặt của Chúa Kitô, trong bối cảnh hân hoan được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.
Vì hàng triệu người hành hương khắp thế giới tụ về Krakow, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một chứng từ về Giáo Hội đang sống và là một dấu chỉ đức tin và đức cậy cho tương lai. Trong Năm Thánh Đặc Biệt về Lòng Thương Xót này, chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là “Phúc thay người có lòng thương xót; vì họ sẽ được xót thương” (Mátthêu 5:7).
Vào thứ Ba, ngày 26 tháng Bẩy, một cuộc tụ tập người Úc được dự trù sẽ diễn ra tại Krakow, Ba Lan với hơn 2 ngàn rưỡi người hành hương Úc cùng tham gia với các vị giám mục, Đại Sứ Úc tại Ba Lan, các đại diện của Bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương, nhân viên điều hành Cosmos Tour và nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Úc. Sau cuộc tụ tập này sẽ là Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Thực vậy, theo tin mới nhất, hơn 1,000 người trẻ đăng ký mỗi giờ, theo con số ngày 30 tháng Sáu.
Tháng Sáu là dấu mốc kết thúc việc đăng ký hành hương thường lệ; và việc đăng ký vào phút chót sẽ diễn ra từ ngày 1 tới ngày 22 tháng Bẩy cho các cá nhân và các nhóm nhỏ dưới 150 người.
Các nước tham dự lần đầu
Cho tới nay, các nước có người ghi danh tham dự Đại Hội nhiều nhất là Ba Lan với gần 170,000 người, Ý hơn 77,000 người, Pháp 34,353 người, Tây Ban Nha hơn 30,000 người và Hoa Kỳ hơn 27,000 người.
Thành thử, ngôn ngữ phổ thông nhất sẽ là tiếng Ba Lan, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sẽ có những người hành hương tới Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ Kosovo, Bangladesh, Palestine, Miến Điện và Nam Sudan.
Nước đầu tiên đăng ký khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô khai mạc việc đăng ký vào mùa hè năm 2015 là Tây Ban Nha và nước tham gia cuối cùng là Quần Đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Họ đại diện 2 trong số 187 vùng địa dư khác nhau sẽ có mặt tại Krakow.
Hơn 10,000 linh mục sẽ tháp tùng các nhóm hoặc đi riêng, cùng với 800 giám mục và 47 Hồng Y từ 107 quốc gia.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay chắc chắn sẽ là một trải nghiệm quốc tế thực sự. Những người tham dự không những sẽ được dịp thấy Đức Giáo Hoàng và Krakow, mà còn sẽ thu lượm được nhiều tầm nhìn lý thú từ người của các quốc gia khắp thế giới.
Phân nửa Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
19 vị giám mục Úc sẽ hành trang lên đường tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào cuối tháng này, chứng tỏ tuổi tác không hề là một rào cản người ta tham dự biến cố lớn nhất của tuổi trẻ Thế Giới.
Lễ hội tràn đầy đức tin này sẽ diễn ra tại Krakow, Ba Lan, từ ngày 25 tới ngày 31 tháng Bẩy, với hơn 2,500 người hành hương Úc tham dự, trong đó có các thầy cô, các vị tuyên úy, các lãnh tụ giới trẻ và cả những người không chắc chắn về đức tin của họ.
Nửa số các vị trong Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới nhằm cử hành viễn kiến của Thánh Gioan Phaolô II về giới trẻ, được sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đổi mới một lần nữa.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, nói rằng “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là cơ hội độc đáo để giới trẻ đào sâu đức tin và sự hợp nhất của họ với Đức Giáo Hoàng và với nhau. Nó thường là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời.
“Trong 5 Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới mà tôi tham dự, tôi thấy đức tin của tôi được khích lệ nhờ niềm vui và đức tin thâm hậu hóa của giới trẻ tươi đẹp”.
Mục đích chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là nói với giới trẻ về sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và cung cấp cơ hội để họ gặp gỡ gương mặt của Chúa Kitô, trong bối cảnh hân hoan được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng.
Vì hàng triệu người hành hương khắp thế giới tụ về Krakow, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một chứng từ về Giáo Hội đang sống và là một dấu chỉ đức tin và đức cậy cho tương lai. Trong Năm Thánh Đặc Biệt về Lòng Thương Xót này, chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là “Phúc thay người có lòng thương xót; vì họ sẽ được xót thương” (Mátthêu 5:7).
Vào thứ Ba, ngày 26 tháng Bẩy, một cuộc tụ tập người Úc được dự trù sẽ diễn ra tại Krakow, Ba Lan với hơn 2 ngàn rưỡi người hành hương Úc cùng tham gia với các vị giám mục, Đại Sứ Úc tại Ba Lan, các đại diện của Bộ Ngoại Giao và Ngoại Thương, nhân viên điều hành Cosmos Tour và nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Úc. Sau cuộc tụ tập này sẽ là Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tòa án quốc gia thành Vatican tuyên án vụ "Vatileaks II"
Đặng Tự Do
17:38 07/07/2016
Sau phiên tòa kéo dài 8 tháng, Tòa án quốc gia thành Vatican đã kết án hai viên chức Vatican, nhưng tha bổng hai nhà báo người Ý, trong vụ án “Vatileaks II”.
Trong phán quyết đưa ra hôm thứ Năm, 7 tháng Bẩy, 2016:
- Đức Ông. Lucio Vallejo Balda, nguyên thư ký của Hội Đồng Các Vấn Đề Kinh Tế Tòa Thánh, bị kết án rò rỉ các tài liệu bí mật của Vatican cho các phóng viên. Tòa tuyên án mười tám tháng tù giam.
- Francesca Chaouqui, là người mà các công tố viên cho là kẻ chủ mưu của vụ rò rỉ này, bị kết tội âm mưu. Tuy nhiên, vì Tòa án thấy không có bằng chứng kết luận rằng cô đã thực tế trao các tài liệu cho các phóng viên, cô chỉ bị mười tháng tù giam – nhưng đình chỉ thi hành án trong năm năm thử thách; nghĩa là trong vòng 5 năm tới, nếu Francesca Chaouqui không phạm một tội khác thì án mười tháng tù giam được hủy bỏ. Nếu cô phạm vào một tội khác, cô ta phải thi hành hình phạt của án đó cộng với mười tháng tù giam của án này. Như vậy Chaouqui, giờ đây đã gần sinh con, được phóng thích tại tòa.
- Nicola Maio, nguyên thư ký cho Đức Ông Vallejo Balda, được tuyên bố vô tội vì không tham gia vào âm mưu này.
- Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi, là hai nhà báo Ý đã xuất bản những cuốn sách dựa trên các tài liệu bị rò rỉ, đã được tha bổng, trên cơ sở đó họ là công dân Ý hoạt động bên ngoài Vatican, không thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia thành Vatican.
Phán quyết của tòa án được coi là nhẹ hơn rất đáng kể so với đề nghị của các công tố viên. Trước đó, các công tố viên đã đề nghị mức án ba năm và chín tháng cho Chaouqui; ba năm và một tháng đối với Đức Ông Vallejo Balda.
Đức Ông Vallejo Balda sẽ không phải ngồi tù đến 18 tháng vì đương sự đã bị bắt nhiều tháng trước khi phiên tòa kéo dài 8 tháng này được mở ra. Xét vì Đức Ông Vallejo Balda đã nhận tội, Đức Thánh Cha cũng có thể sẽ ân xá cho đương sự.
Phán quyết của tòa án cho thấy những yếu điểm của các công tố viên. Mặc dù Chaouqui được xem là nhân vật trung tâm trong vụ này - và các thẩm phán cũng tin chắc về vai trò của cô trong vụ án – các công tố viên đã không trình ra được những bằng chứng thuyết phục rằng cô ta đã tham gia vào vụ rò rỉ này.
Trường hợp vô tội của ông Maio là hiển nhiên. Ông chưa từng gặp các nhà báo là những người nhận được các tài liệu bị đánh cắp. Vụ rò rỉ xảy ra sau khi ông kết thúc công việc với Đức Ông Vallejo Balda.
Và thực tế là tòa án quốc gia thành Vatican không có quyền tài phán trên Nuzzi và Fittipaldi, khiến cho các quan sát viên nghĩ rằng các công tố viên có thể đã lãng phí thời gian của họ. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi, nói việc truy tố các phóng viên là cần thiết để chứng minh quyết tâm của Vatican muốn chặn đứng các vụ rò rỉ. Lựa chọn duy nhất, theo cha Lombardi, “là can đảm giải quyết vấn đề và hiểu rõ trách nhiệm thực tế của các phóng viên, mặc dù Tòa Thánh thấy trước sẽ gây ra những ý kiến có tính luận chiến về vấn đề tự do báo chí”
Chaouqui, người thề rằng cô ta sẽ thụ án tù bất kỳ phán quyết nào của tòa nói rằng kết luận này của tòa đã kết thúc “một phần đau đớn nhất của cuộc đời tôi.” Cô tuyên bố rằng phán quyết này sẽ thuyết phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “Tôi không bao giờ phản bội ngài.”
Đối với Nuzzi và Fittipaldi - và các nhà báo ủng hộ họ - phán quyết của tòa là một sự xác minh công việc của họ như các phóng viên. Các luật sư của các nhà báo lập luận rằng các thân chủ của họ chỉ săn lùng để công bố sự thật về vấn đề kinh tế của Vatican, và họ có quyền dùng các tài liệu có trong tay.
Các bị cáo có ba ngày để kháng cáo quyết định của tòa án.
- Đức Ông. Lucio Vallejo Balda, nguyên thư ký của Hội Đồng Các Vấn Đề Kinh Tế Tòa Thánh, bị kết án rò rỉ các tài liệu bí mật của Vatican cho các phóng viên. Tòa tuyên án mười tám tháng tù giam.
- Francesca Chaouqui, là người mà các công tố viên cho là kẻ chủ mưu của vụ rò rỉ này, bị kết tội âm mưu. Tuy nhiên, vì Tòa án thấy không có bằng chứng kết luận rằng cô đã thực tế trao các tài liệu cho các phóng viên, cô chỉ bị mười tháng tù giam – nhưng đình chỉ thi hành án trong năm năm thử thách; nghĩa là trong vòng 5 năm tới, nếu Francesca Chaouqui không phạm một tội khác thì án mười tháng tù giam được hủy bỏ. Nếu cô phạm vào một tội khác, cô ta phải thi hành hình phạt của án đó cộng với mười tháng tù giam của án này. Như vậy Chaouqui, giờ đây đã gần sinh con, được phóng thích tại tòa.
- Nicola Maio, nguyên thư ký cho Đức Ông Vallejo Balda, được tuyên bố vô tội vì không tham gia vào âm mưu này.
- Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi, là hai nhà báo Ý đã xuất bản những cuốn sách dựa trên các tài liệu bị rò rỉ, đã được tha bổng, trên cơ sở đó họ là công dân Ý hoạt động bên ngoài Vatican, không thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia thành Vatican.
Phán quyết của tòa án được coi là nhẹ hơn rất đáng kể so với đề nghị của các công tố viên. Trước đó, các công tố viên đã đề nghị mức án ba năm và chín tháng cho Chaouqui; ba năm và một tháng đối với Đức Ông Vallejo Balda.
Đức Ông Vallejo Balda sẽ không phải ngồi tù đến 18 tháng vì đương sự đã bị bắt nhiều tháng trước khi phiên tòa kéo dài 8 tháng này được mở ra. Xét vì Đức Ông Vallejo Balda đã nhận tội, Đức Thánh Cha cũng có thể sẽ ân xá cho đương sự.
Phán quyết của tòa án cho thấy những yếu điểm của các công tố viên. Mặc dù Chaouqui được xem là nhân vật trung tâm trong vụ này - và các thẩm phán cũng tin chắc về vai trò của cô trong vụ án – các công tố viên đã không trình ra được những bằng chứng thuyết phục rằng cô ta đã tham gia vào vụ rò rỉ này.
Trường hợp vô tội của ông Maio là hiển nhiên. Ông chưa từng gặp các nhà báo là những người nhận được các tài liệu bị đánh cắp. Vụ rò rỉ xảy ra sau khi ông kết thúc công việc với Đức Ông Vallejo Balda.
Và thực tế là tòa án quốc gia thành Vatican không có quyền tài phán trên Nuzzi và Fittipaldi, khiến cho các quan sát viên nghĩ rằng các công tố viên có thể đã lãng phí thời gian của họ. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi, nói việc truy tố các phóng viên là cần thiết để chứng minh quyết tâm của Vatican muốn chặn đứng các vụ rò rỉ. Lựa chọn duy nhất, theo cha Lombardi, “là can đảm giải quyết vấn đề và hiểu rõ trách nhiệm thực tế của các phóng viên, mặc dù Tòa Thánh thấy trước sẽ gây ra những ý kiến có tính luận chiến về vấn đề tự do báo chí”
Chaouqui, người thề rằng cô ta sẽ thụ án tù bất kỳ phán quyết nào của tòa nói rằng kết luận này của tòa đã kết thúc “một phần đau đớn nhất của cuộc đời tôi.” Cô tuyên bố rằng phán quyết này sẽ thuyết phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “Tôi không bao giờ phản bội ngài.”
Đối với Nuzzi và Fittipaldi - và các nhà báo ủng hộ họ - phán quyết của tòa là một sự xác minh công việc của họ như các phóng viên. Các luật sư của các nhà báo lập luận rằng các thân chủ của họ chỉ săn lùng để công bố sự thật về vấn đề kinh tế của Vatican, và họ có quyền dùng các tài liệu có trong tay.
Các bị cáo có ba ngày để kháng cáo quyết định của tòa án.
Người Công Giáo Á Căn Đình mong mỏi 5 giáo sĩ bị chế độ quân phiệt sát hại sớm được phong chân phước
Đặng Tự Do
19:29 07/07/2016
Khi người Công Giáo ở Á Căn Đình đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 vụ sát hại năm giáo sĩ ở nước này, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Buenos Aires bày tỏ sự ủng hộ của ngài cho tiến trình xét phong Chân Phước tử đạo cho các vị nói trên.
Đức Hồng Y Mario Poli nói: “Máu các vị tử đạo là hạt giống cho các Kitô hữu mới,” trong thánh lễ ngày 04 tháng 7 kính nhớ ba linh mục và hai chủng sinh bị thiệt mạng vào năm 1976.
Có lẽ người ta sẽ không bao giờ biết chính xác ai là kẻ giết các ngài. Nhưng rất ít người nghi ngờ rằng các sát thủ đã hành động theo lệnh của các nhà lãnh đạo quân sự trong thời kỳ quân phiệt, là những kẻ đã cáo buộc các linh mục cấu kết với chủ nghĩa Marx.
Trong khuôn khổ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 vụ sát hại các giáo sĩ Công Giáo, các Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình đã công bố các tài liệu liên quan đến vai trò của hàng giáo phẩm Công Giáo trong những năm khi Á Căn Đình bị cai trị bởi chính quyền quân sự.
Giáo Hội Công Giáo tại Á Căn Đình thường bị phê phán là chia rẽ trong thời gian cai trị quân sự, từ năm 1976 đến năm 1983. Một số Giám Mục được coi là đồng minh của các nhà lãnh đạo quân sự, bất chấp các các vụ lạm dụng nhân quyền trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của chính phủ chống lại những người hô hào dân chủ. Đồng thời, một số Giám Mục và linh mục Công Giáo đã có những dấn thân nổi bật chống lại chế độ quân sự này.
Đức Hồng Y Mario Poli nói: “Máu các vị tử đạo là hạt giống cho các Kitô hữu mới,” trong thánh lễ ngày 04 tháng 7 kính nhớ ba linh mục và hai chủng sinh bị thiệt mạng vào năm 1976.
Có lẽ người ta sẽ không bao giờ biết chính xác ai là kẻ giết các ngài. Nhưng rất ít người nghi ngờ rằng các sát thủ đã hành động theo lệnh của các nhà lãnh đạo quân sự trong thời kỳ quân phiệt, là những kẻ đã cáo buộc các linh mục cấu kết với chủ nghĩa Marx.
Trong khuôn khổ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 vụ sát hại các giáo sĩ Công Giáo, các Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình đã công bố các tài liệu liên quan đến vai trò của hàng giáo phẩm Công Giáo trong những năm khi Á Căn Đình bị cai trị bởi chính quyền quân sự.
Giáo Hội Công Giáo tại Á Căn Đình thường bị phê phán là chia rẽ trong thời gian cai trị quân sự, từ năm 1976 đến năm 1983. Một số Giám Mục được coi là đồng minh của các nhà lãnh đạo quân sự, bất chấp các các vụ lạm dụng nhân quyền trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của chính phủ chống lại những người hô hào dân chủ. Đồng thời, một số Giám Mục và linh mục Công Giáo đã có những dấn thân nổi bật chống lại chế độ quân sự này.
Các Giám Mục Venezuela cầu nguyện cho quốc gia
Đặng Tự Do
20:11 07/07/2016
Các giám mục Venezuela đã quỳ cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa cho quốc gia hôm 7 tháng Bẩy trước khi bắt đầu cuộc họp kéo dài sáu ngày.
Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới tới 500%, và cuộc họp của các giám mục đang diễn ra trong bối cảnh một nạn đói khủng khiếp đang lan tràn, tình trạng bất ổn, bạo lực, cướp bóc, đánh nhau và căng thẳng chính trị.
Ngày 01 Tháng Bảy, một băng nhóm đã tấn công năm chủng sinh để cướp bóc. Trong những ngày gần đây, khi giá một qủa trứng gà đã lên tới 20 Mỹ Kim, hàng trăm phụ nữ đã vượt biên giới trái phép sang Colombia để mua thực phẩm, và một phụ nữ đã bị bắn chết.
Trong khi đó, các quốc gia Nam Mỹ trong khối Mercosur, tức là Thị trường chung Nam Mỹ, đang cố gắng để ngăn chặn Venezuela đảm nhận trách vụ lãnh đạo theo kỳ hạn khối thương mại khu vực.
Venezuela là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu, vàng, kim cương và một loạt các khoáng chất khác. Tuy nhiên, quốc gia này đang trải qua một cuộc khủng hoảng trong đó hầu hết người dân không thể tìm được thức ăn và thuốc men.
Trong vài tháng qua, tình trạng bất ổn xã hội đã lan rộng tại Venezuela. Người dân Venezuela tràn ra đường phố đòi hỏi các nhu cầu cơ bản của họ, tấn công các xe tải chở hàng hóa và các cửa hàng để có được các nhu yếu phẩm. Các hoạt động hàng ngày của họ bị gián đoạn bởi điện nước bị cắt. Đó là hậu quả của sự bỏ bê tu sửa các cơ sở hạ tầng cơ bản trong một thời gian dài dưới chế độ mị dân của Hugo Chavéz.
Cầm quyền trong 14 năm cho đến khi qua đời vào năm 2013, Hugo Chavéz để lại một di sản thê thảm cho Nicolás Maduro, một tên ngu dốt, trước đó làm tài xế xe buýt, lãnh đạo công đoàn và là một ủng hộ viên vô điều kiện của Chávez. Đổi lại, Chavez bổ nhiệm Nicolás Maduro là thành viên Quốc hội, rồi Bộ trưởng Ngoại giao, Phó chủ tịch và sau đó là người thừa kế của mình.
Maduro đã cố gắng bắt chước phong cách của Chavez, làm cho hình ảnh của Chávez trở thành bất tử, chế ra các nghi lễ chiêm bái người tiền nhiệm mình và hình thành cả một trung tâm thờ phượng và chi tiêu hoang phí để tạo ra một giáo phái tin vào “Vị Lãnh Tụ Vĩnh Cửu”.
Dưới sự lãnh đạo bất tài của Nicolás Maduro, tham nhũng tràn lan đã đẩy nhanh đất nước vào bờ vực của phá sản và khủng hoảng.
Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới tới 500%, và cuộc họp của các giám mục đang diễn ra trong bối cảnh một nạn đói khủng khiếp đang lan tràn, tình trạng bất ổn, bạo lực, cướp bóc, đánh nhau và căng thẳng chính trị.
Ngày 01 Tháng Bảy, một băng nhóm đã tấn công năm chủng sinh để cướp bóc. Trong những ngày gần đây, khi giá một qủa trứng gà đã lên tới 20 Mỹ Kim, hàng trăm phụ nữ đã vượt biên giới trái phép sang Colombia để mua thực phẩm, và một phụ nữ đã bị bắn chết.
Trong khi đó, các quốc gia Nam Mỹ trong khối Mercosur, tức là Thị trường chung Nam Mỹ, đang cố gắng để ngăn chặn Venezuela đảm nhận trách vụ lãnh đạo theo kỳ hạn khối thương mại khu vực.
Venezuela là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu, vàng, kim cương và một loạt các khoáng chất khác. Tuy nhiên, quốc gia này đang trải qua một cuộc khủng hoảng trong đó hầu hết người dân không thể tìm được thức ăn và thuốc men.
Trong vài tháng qua, tình trạng bất ổn xã hội đã lan rộng tại Venezuela. Người dân Venezuela tràn ra đường phố đòi hỏi các nhu cầu cơ bản của họ, tấn công các xe tải chở hàng hóa và các cửa hàng để có được các nhu yếu phẩm. Các hoạt động hàng ngày của họ bị gián đoạn bởi điện nước bị cắt. Đó là hậu quả của sự bỏ bê tu sửa các cơ sở hạ tầng cơ bản trong một thời gian dài dưới chế độ mị dân của Hugo Chavéz.
Cầm quyền trong 14 năm cho đến khi qua đời vào năm 2013, Hugo Chavéz để lại một di sản thê thảm cho Nicolás Maduro, một tên ngu dốt, trước đó làm tài xế xe buýt, lãnh đạo công đoàn và là một ủng hộ viên vô điều kiện của Chávez. Đổi lại, Chavez bổ nhiệm Nicolás Maduro là thành viên Quốc hội, rồi Bộ trưởng Ngoại giao, Phó chủ tịch và sau đó là người thừa kế của mình.
Maduro đã cố gắng bắt chước phong cách của Chavez, làm cho hình ảnh của Chávez trở thành bất tử, chế ra các nghi lễ chiêm bái người tiền nhiệm mình và hình thành cả một trung tâm thờ phượng và chi tiêu hoang phí để tạo ra một giáo phái tin vào “Vị Lãnh Tụ Vĩnh Cửu”.
Dưới sự lãnh đạo bất tài của Nicolás Maduro, tham nhũng tràn lan đã đẩy nhanh đất nước vào bờ vực của phá sản và khủng hoảng.
Đức Hồng Y Robert Sarah khích lệ các linh mục cử hành thánh lễ hướng mặt về phiá Đông
Đặng Tự Do
21:25 07/07/2016
Trong phụng vụ Kitô giáo, thuật ngữ “ad orientem” là tiếng Latin có nghĩa là “hướng về phía Đông”, dùng để mô tả một tư thế đặc biệt của một linh mục khi cử hành Thánh Lễ.
Trong tư thế “ad orientem”, vị linh mục dâng thánh lễ hướng về bàn thờ, và quay mặt về hướng Đông. Như thế, vị linh mục và cộng đoàn cùng nhìn về một hướng thay cho tư thế linh mục quay xuống đối mặt với cộng đoàn.
“Tôi xin anh em thực hiện thực hành này bất cứ nơi nào có thể,” Đức Hồng Y Sarah nói như trên trong hội nghị Phụng Vụ Thánh tại London vào ngày 5 tháng Bẩy. Ngài khuyến khích các linh mục chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách giải thích ý nghĩa của tư thế “ad orientem” cho anh chị em giáo dân.
Điều rất quan trọng là chúng ta trở lại càng sớm càng tốt với định hướng chung trong đó các linh mục và anh chị em giáo dân cùng quay về một phía là phía đông hoặc ít nhất là hướng về cung thánh, hướng về Chúa, là Đấng sẽ ngự đến. Đức Hồng Y nói: “Thật là thích hợp để bắt đầu sử dụng tư thế này khi Giáo Hội bước vào mùa Vọng, là mùa chúng ta mong đợi Chúa đến.”
Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi nói không nên khích lệ các tín hữu Kitô bỏ vùng Trung Đông
Đặng Tự Do
22:01 07/07/2016
Trong một cuộc nói chuyện gần đây tại một giáo xứ ở Cincinnati, Hoa Kỳ, Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi của Công Giáo nghi lễ Maronite đã trình bày về tình trạng hiện nay và triển vọng tương lai của các Kitô hữu tại Trung Đông.
“Các cuộc xung đột Israel-Palestine là nguồn gốc của các vấn đề Trung Đông,” Đức Thượng Phụ al-Rahi, năm nay 76 tuổi, là người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tại Li Băng kể từ năm 2011, đã đưa ra nhận xét trên.
Đức Thượng Phụ cũng nói thêm rằng:
“Các tôn giáo phải được tách biệt khỏi nhà nước; cả Do Thái giáo lẫn Hồi giáo. Đó là một trong những điều kiện cơ bản cho một giải pháp chính trị lâu dài cho khu vực. “
Li Băng, một quốc gia với bốn triệu dân, giờ đây đang phải đón tiếp 1.5 triệu người tị nạn Syria và 500,000 người tị nạn Palestine.
Dịp này Đức Hồng Y Thượng Phụ cũng lên tiếng kêu gọi các quốc gia Hồi giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải mạnh mẽ tố cáo quân khủng bố Hồi Giáo IS và cộng đồng quốc tế phải chấm dứt việc buôn bán vũ khí cho các nhóm khủng bố.
“Thay vì khuyến khích các Kitô hữu rời khỏi Trung Đông, họ cần phải giúp đỡ các tín hữu Kitô được ở lại trong nước của mình. Họ cần phải ngưng ngay việc cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thứ khủng bố khác trên thế giới.”
“Các cuộc xung đột Israel-Palestine là nguồn gốc của các vấn đề Trung Đông,” Đức Thượng Phụ al-Rahi, năm nay 76 tuổi, là người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tại Li Băng kể từ năm 2011, đã đưa ra nhận xét trên.
Đức Thượng Phụ cũng nói thêm rằng:
“Các tôn giáo phải được tách biệt khỏi nhà nước; cả Do Thái giáo lẫn Hồi giáo. Đó là một trong những điều kiện cơ bản cho một giải pháp chính trị lâu dài cho khu vực. “
Li Băng, một quốc gia với bốn triệu dân, giờ đây đang phải đón tiếp 1.5 triệu người tị nạn Syria và 500,000 người tị nạn Palestine.
Dịp này Đức Hồng Y Thượng Phụ cũng lên tiếng kêu gọi các quốc gia Hồi giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải mạnh mẽ tố cáo quân khủng bố Hồi Giáo IS và cộng đồng quốc tế phải chấm dứt việc buôn bán vũ khí cho các nhóm khủng bố.
“Thay vì khuyến khích các Kitô hữu rời khỏi Trung Đông, họ cần phải giúp đỡ các tín hữu Kitô được ở lại trong nước của mình. Họ cần phải ngưng ngay việc cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thứ khủng bố khác trên thế giới.”
Đức Cha Gervas Rozario than phiền về việc gia tăng các trường Hồi Giáo dạy các tư tưởng cực đoan
Đặng Tự Do
22:22 07/07/2016
Lên tiếng về các cuộc tấn công khủng bố ngày 01 tháng Bảy giết chết 20 người ở thủ đô Dhaka, một giám mục Công Giáo ở Bangladesh nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng chủ nghĩa cực đoan đang sinh sôi nẩy nở trong những người trẻ tuổi một phần lớn là do sự thất bại của các gia đình.
Đức Giám Mục Gervas Rozario của Rajshahi nhận xét rằng nhiều bậc phụ huynh đã thất bại trong việc cung cấp các chăm sóc thực sự cho trẻ em, đặc biệt là bỏ bê việc giáo dục đạo đức cho họ.
Ngài nói:
“Họ để mặc cho con em mình tiếp xúc với các tư tưởng cực đoan. Và chúng ta không thể quên được những vấn nạn liên quan đến việc phát triển ồ ạt các trường madrasas nơi người trẻ đang bị tẩy não, và bị đào tạo với những ý tưởng cực đoan.”
Madrasas là từ chỉ các trường dạy kinh Koran miễn phí, nơi các thầy giảng kinh Koran đua nhau đưa ra những tư tưởng bạo lực và bất khoan dung tôn giáo.
Đức Cha Rozario ghi nhận rằng các thanh niên tham gia vào các vụ tấn công khủng bố tại Dhaka đều xuất thân từ những gia đình giàu có và đang theo học tại các trường có uy tín. Bề ngoài của họ là các “chàng trai tử tế” nhưng họ đã bị tẩy não bằng các tư tưởng Hồi giáo cực đoan.
Hôm 1 tháng Bẩy, một nhóm các thanh niên con nhà giàu có, tuổi từ 20 đến 22, đã bắt giữ 20 con tin và sau đó thảm sát họ. Một trong số những tên sát thủ là Rohan Imtiaz Khan. Tên này là con trai của lãnh tụ đảng Liên Minh Awami.
Đức Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại Bangladesh như sau:
“Có những nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Bangladesh này đã lên án bạo lực, nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn và phải làm điều đó cùng với nhau. Tất cả các lực lượng lành mạnh phải, bắt đầu từ chính tổ chức mình, hoạt động để mang lại các giá trị của hòa bình và khoan dung tại trung tâm của các chương trình nghị sự chính trị; và cùng nhau đánh bại mối đe dọa khủng bố”
Đức Giám Mục Gervas Rozario của Rajshahi nhận xét rằng nhiều bậc phụ huynh đã thất bại trong việc cung cấp các chăm sóc thực sự cho trẻ em, đặc biệt là bỏ bê việc giáo dục đạo đức cho họ.
Ngài nói:
“Họ để mặc cho con em mình tiếp xúc với các tư tưởng cực đoan. Và chúng ta không thể quên được những vấn nạn liên quan đến việc phát triển ồ ạt các trường madrasas nơi người trẻ đang bị tẩy não, và bị đào tạo với những ý tưởng cực đoan.”
Madrasas là từ chỉ các trường dạy kinh Koran miễn phí, nơi các thầy giảng kinh Koran đua nhau đưa ra những tư tưởng bạo lực và bất khoan dung tôn giáo.
Đức Cha Rozario ghi nhận rằng các thanh niên tham gia vào các vụ tấn công khủng bố tại Dhaka đều xuất thân từ những gia đình giàu có và đang theo học tại các trường có uy tín. Bề ngoài của họ là các “chàng trai tử tế” nhưng họ đã bị tẩy não bằng các tư tưởng Hồi giáo cực đoan.
Hôm 1 tháng Bẩy, một nhóm các thanh niên con nhà giàu có, tuổi từ 20 đến 22, đã bắt giữ 20 con tin và sau đó thảm sát họ. Một trong số những tên sát thủ là Rohan Imtiaz Khan. Tên này là con trai của lãnh tụ đảng Liên Minh Awami.
Đức Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại Bangladesh như sau:
“Có những nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Bangladesh này đã lên án bạo lực, nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn và phải làm điều đó cùng với nhau. Tất cả các lực lượng lành mạnh phải, bắt đầu từ chính tổ chức mình, hoạt động để mang lại các giá trị của hòa bình và khoan dung tại trung tâm của các chương trình nghị sự chính trị; và cùng nhau đánh bại mối đe dọa khủng bố”
Cảnh sát Ai Cập cho rằng nữ tu Athanasia bị giết vì đạn lạc
Đặng Tự Do
22:47 07/07/2016
Nữ tu Athanasia |
Một ngày trước đó, tức là hôm thứ Ba 5 tháng 7, chị Athanasia đi trên một xe hơi cùng với tài xế và các chị em khác trên quốc lộ nối liền thủ đô Cairo và thành phố Alexandria để đến tu viện Mar Girgis ở Khatatba.
Cảnh sát nói rằng khi xe đến Guizeh, chị Athanasia bị trúng một viên đạn và đã qua đời. Cảnh sát tin rằng đó là một viên đạn lạc trong lúc hai gia tộc lớn có máu mặt ở địa phương đang bắn giết nhau.
Báo cáo ban đầu được gửi đến Fides nói cái chết của chị là do một âm mưu khủng bố chống lại người Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
Top Stories
Vietnamese government in new bid to seize land from Catholic monks
Catholic World News
21:33 07/07/2016
Vietnamese government officials have moved to seize the property of a Catholic monastery in Hue province, in the latest in a series of steps to appropriate real estate from Church ownership.
Police raided the monastery of Thien An on June 26, drawing a formal protest from Abbot Nguyen Van Duc. The abbot said that the government's bid for control of the 100-acre property, based on a unilateral decree dating back to 1998, is illegal.
Last year local officials prevented monks from building a roof on an outdoor shrine, saying that construction on the site would be illegal. Since that time the monks have been subjected to periodic police raids and harrassment.
Police raided the monastery of Thien An on June 26, drawing a formal protest from Abbot Nguyen Van Duc. The abbot said that the government's bid for control of the 100-acre property, based on a unilateral decree dating back to 1998, is illegal.
Last year local officials prevented monks from building a roof on an outdoor shrine, saying that construction on the site would be illegal. Since that time the monks have been subjected to periodic police raids and harrassment.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ thêm sức tại giáo xứ Biên Hòa, GP Xuân Lộc
ĐaMinh Nguyễn Thanh Phương
09:07 07/07/2016
THÁNH LỄ THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ BIÊN HÒA
Vào lúc 18h00’ thứ năm, ngày 7.07.2016, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – giám mục giáo phận Xuân Lộc – đã kinh lý mục vụ và chủ sự Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 236 em thiếu nhi giáo xứ Biên Hòa, hạt Biên Hòa.
Xem Hình
Đồng tế trong thánh lễ có cha chánh xứ - quản hạt Biên Hòa Philipphê Lê Văn Năng, quý cha phó Đaminh Nguyễn Thứ Trưởng, cùng quý cha trong giáo hạt.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn về sự cho đi nụ cười: “Chúng ta hãy Hiệp Nhất với Chúa, sức mạnh của Chúa ban cho chúng ta khả năng vượt lên trên các đau khổ, các lo lắng của chúng ta, để chúng ta vẫn nhoẻn được một nụ cười và đem niềm vui đến cho người mình gặp gỡ. Hôm nay, chúng ta hãy mỉm một nụ cười với nhau, cha mẹ với con cái, anh chị em trong gia đình, hàng xóm láng giềng. Chớ gì tất cả giáo xứ Biên Hòa, con cái của giáo xứ Biên Hòa, tất cả đều nhoẻn một nụ cười thì sẽ làm bầu khí của giáo xứ chúng ta vui tươi hạnh phúc. Ai vào trong giáo xứ Biên Hòa, nhìn thấy con cái của Chúa sống thì ở đó có những nụ cười nở trên đôi môi. Thì cuộc đời của mọi người sẽ hân hoan, sẽ nhẹ nhàng cho dù có những khó khăn trong cuộc sống”.
Đồng thời Ngài nhấn mạnh với các em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức: “Những điều Cha nói với cộng đoàn hôm nay cũng chính là điều cha đặc biệt muốn nói với chúng con để hôm nay. Chúng con qua Bí tích Thêm Sức sẽ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần: Thánh Thần Thiên Chúa, Thánh Thần TÌnh Yêu. Ngài sẽ đổ vào lòng chúng con tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, để chúng con sẽ được hân hoan vui mừng và rồi chúng con nhoẻn một nụ cười và đem niềm vui đến với những người chúng con gặp gỡ.”
Trước khi cộng đoàn đón nhận phép lành cuối lễ, ông Trưởng Ban hành giáo xứ Biên Hòa đã đại diện cho cộng đoàn giáo xứ, cách riêng là 236 em lãnh nhận bí tích Thêm sức và quý phụ huynh của các em ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giuse, quý Cha, và cộng đoàn.
Trong lời huấn dụ, Đức Cha Giuse cầu chúc mọi thành phần Dân Chúa giáo xứ Biên Hòa luôn sống trong niềm vui và bình an để làm chứng tá niềm tin của mình.
Thánh lễ khép lại với niềm hân hoan của cộng đoàn và và lời hứa sống chứng tá cho Tin Mừng của 236 em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức trong các môi trường gia đình, học đường và trên mọi nẻo đường đời.
ĐaMinh Nguyễn Thanh Phương
Vào lúc 18h00’ thứ năm, ngày 7.07.2016, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo – giám mục giáo phận Xuân Lộc – đã kinh lý mục vụ và chủ sự Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 236 em thiếu nhi giáo xứ Biên Hòa, hạt Biên Hòa.
Xem Hình
Đồng tế trong thánh lễ có cha chánh xứ - quản hạt Biên Hòa Philipphê Lê Văn Năng, quý cha phó Đaminh Nguyễn Thứ Trưởng, cùng quý cha trong giáo hạt.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn về sự cho đi nụ cười: “Chúng ta hãy Hiệp Nhất với Chúa, sức mạnh của Chúa ban cho chúng ta khả năng vượt lên trên các đau khổ, các lo lắng của chúng ta, để chúng ta vẫn nhoẻn được một nụ cười và đem niềm vui đến cho người mình gặp gỡ. Hôm nay, chúng ta hãy mỉm một nụ cười với nhau, cha mẹ với con cái, anh chị em trong gia đình, hàng xóm láng giềng. Chớ gì tất cả giáo xứ Biên Hòa, con cái của giáo xứ Biên Hòa, tất cả đều nhoẻn một nụ cười thì sẽ làm bầu khí của giáo xứ chúng ta vui tươi hạnh phúc. Ai vào trong giáo xứ Biên Hòa, nhìn thấy con cái của Chúa sống thì ở đó có những nụ cười nở trên đôi môi. Thì cuộc đời của mọi người sẽ hân hoan, sẽ nhẹ nhàng cho dù có những khó khăn trong cuộc sống”.
Đồng thời Ngài nhấn mạnh với các em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức: “Những điều Cha nói với cộng đoàn hôm nay cũng chính là điều cha đặc biệt muốn nói với chúng con để hôm nay. Chúng con qua Bí tích Thêm Sức sẽ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần: Thánh Thần Thiên Chúa, Thánh Thần TÌnh Yêu. Ngài sẽ đổ vào lòng chúng con tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, để chúng con sẽ được hân hoan vui mừng và rồi chúng con nhoẻn một nụ cười và đem niềm vui đến với những người chúng con gặp gỡ.”
Trước khi cộng đoàn đón nhận phép lành cuối lễ, ông Trưởng Ban hành giáo xứ Biên Hòa đã đại diện cho cộng đoàn giáo xứ, cách riêng là 236 em lãnh nhận bí tích Thêm sức và quý phụ huynh của các em ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giuse, quý Cha, và cộng đoàn.
Trong lời huấn dụ, Đức Cha Giuse cầu chúc mọi thành phần Dân Chúa giáo xứ Biên Hòa luôn sống trong niềm vui và bình an để làm chứng tá niềm tin của mình.
Thánh lễ khép lại với niềm hân hoan của cộng đoàn và và lời hứa sống chứng tá cho Tin Mừng của 236 em được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức trong các môi trường gia đình, học đường và trên mọi nẻo đường đời.
ĐaMinh Nguyễn Thanh Phương
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đóng Formosa hà tĩnh để giúp dân, cứu biển
Phạm Trần
08:53 07/07/2016
ĐÓNG FORMOSA HÀ TĨNH ĐỂ GIÚP DÂN, CỨU BIỂN
Chưa bao giờ trong lịch sử lãnh đạo mà đảng Cộng sản Việt Nam đã dại đột và sai lầm như chịu nhận 500 triệu Mỹ kim, tương đương hơn 11.500 tỷ đồng tiền đền bù để cho Formosa thoát vạ lâu dài trong vụ cá chết và ô nhiễm môi trường biển miền Trung.
Giải pháp tốt nhất bây giờ là dứt khóat đóng cửa Formosa Hà Tĩnh (TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa,FHS) để giúp dân, cứu biển.
Sau đây là những lý do:
Thứ nhất, tại cuộc họp báo công bố thủ phạm làm cá chết của Formosa ngày 30/06/2016, khi trả lời câu hỏi mức đền bù 500 triệu USD dựa trên cơ sở nào, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói:”Số tiền đền bù dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, môi trường. Còn có những tổn thương lớn hơn, ví dụ như tổn thương đến tâm lý của người dân mà chưa thể tính toán hết. Vì vậy, Formosa Hà Tĩnh sẽ phải chuyển đổi công nghệ để không bao giờ xảy ra sự cố tương tự.” (Trích Cổng thông tin Chính phủ)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh bổ túc nói rõ tiền này dành đền bù “thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam.”
Thứ hai, phía Việt Nam cho biết Tập đoàn Formosa Đài Loan hứa sẽ làm 3 việc quan trọng:
1.-“Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra.”
2.- “Phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.”
3.-“Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
(Theo Cổng thông tin Chính phủ)
Thứ ba, trả lời cho “việc bảo đảm tính an toàn của hải sản và nước biển tại các tỉnh miền Trung hiện nay”, tin Chính phủ viết:” Đại diện Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý, các sở y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, tập trung xét nghiệm hải sản sống. Trong 3 tuần đều tiến hành các xét nghiệm hằng ngày, cập nhật thông tin cho người dân, đăng tải trên website của bộ. Tất cả thông tin về hải sản xét nghiệm đã được công bố minh bạch.”
Tuy nhiên, ngoài đảng và nhà nước, ít có người dân nào dám tin vào lời nói của Bộ Y tế về mức độ an toàn của ngư sản và nước biển hiện nay.
Bởi lẽ sự yếu kém khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam của Bộ này trong nhiều năm qua là một bắng chứng của sự bất tín này.
Những điều hứa hẹn chấp hành của Formosa chỉ là việc làm của họ trong tương lai không ai dám bảo đảm có được hay không. Canh bạc mà đảng và nhà nước Việt Nam đang đánh cược với tập đòan Formosa rất nguy hiểm cho môi trường vì phía Việt Nam không chủ động những việc làm của Formosa.
HIỂM HỌA LÂU DÀI
Như vậy, khi chỉ biết đánh gía “mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân” ngay sau cá chết để nhận một phần của “số tiền đền bù” 500 triệu đô là sai lầm và không thực tế.
Sai lầm vì chưa có cơ quan nào của Việt Nam thực hiện cuộc điều tra đầy đủ và có chứng cớ được cống bố cho dân biết về mức độ thiệt hại trước khi Chính phủ xè tay nhận tiền bồi thường.
Không thực tế vì nạn nhân không phải chỉ có ngư dân trong số ước khỏang trên 5 triệu người bị thiệt hại vì cá chết. Trong họ còn có những người sống nhờ vào biển làm nghề muối, mắm, nước mắm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, trạm xăng, buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm, nhà nông, làm vườn sống nhờ vào tôm cá và hải sản khác.
Liệu những người sống theo ngư dân và sống nhờ vào biển có được chia chác đồng nào không ? Nhà nước cũng chưa cho dân biết những ai sẽ được bồi thường và mức độ bồi thường dựa trên tiêu chuẩn nào.
Chỉ biết trước ngày Formosa nhận lỗi và công bố 500 triệu dollars tiền bồi thường thì Trung ương đã cử cán bộ về 4 Tỉnh làm cuộc điều tra thẩm định mức độ thiệt hại của dân, nhưng không rõ sự đánh gía này chính xác ra sao và liệu có được sử dụng để đổi lấy 500 triệu dollars hay không ?.
Mọi người chỉ biết dân vùng cá chết đã khốn khó qúa 3 tháng rồi. Nhiều gia đình lâm cảnh túng quẫn hiểm nghèo. Thanh niên trai tráng đã bỏ làng xóm và gia đình đi kiếm việc sống qua ngày.
Một “vùng đất chết” đã xuất hiện ở Hà Tĩnh và nhiều nơi khác nhưng không ai biết sẽ có hay không ngày hồi sinh của biển vì nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Câu hỏi quan trọng nhất là bằng cách nào, phải mất bao nhiêu lâu và với ngân khỏan bao nhiêu mới đủ để biển miền Trung trở lại mức an tòan như trước ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt được phát giác ?
Có hai luồng ý kiến của giới khoa học và chuyên môn môi trường biển trước vấn nạn này. Nhóm thứ nhất rất bi quan vì chất độc hại tụ ở đáy biển phải mất nhiều năm, có thể lên đến 50 năm, mới tan hết
Theo ý kiến của Tiến Sỹ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, khi trả lời câu hỏi ”Chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không ?”, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.” (Trích báo Người Lao Động, 01/07/2016)
Người Lao Động viết tiếp:” Về cách khử các chất độc, TS An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồi hệ sinh thái như trước đây.
Riêng việc tái tạo các rạn san hô, sinh vật biển có thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao.”
Theo TS An, việc cá chết chỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như: cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó, ngư dân miền Trung sinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%. Kinh tế biển miền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…”
50 NĂM MỚI HỒI PHỤC ?
Phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Tác An đã biến mất trên báo Người Lao Động sau vài ngày luân lưu nhưng phía Nhà nước không có ai dám phản bác. Cả Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều cố ý sinh hoạt bình thường như không có chuyện nan giải ở miền Trung. Ngay cả khi khai mạc Hội nghị Trung ương 3 Khóa XII ngày 4/7/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không nói đến một chữ “cá chết”, hay điếm xỉa gì đến thảm họa môi trường của Formosa.
Hành động đãng trí cố ý của ông Trọng không có gì mới vì chính ông đã đi thăm vùng Vũng Áng và khu nhà máy Fomosa chỉ sau vài ngày cá chết hàng loạt được phát giác hồi tháng 4/2016 mà ông cũng không nói được nửa lời an ủi dân.
Như vậy, nghi ngờ thỏa hiệp ngầm giữa nhà nước Việt Nam và Formosa Đài Loan trong vụ đến bù 500 triệu dollars nhất định phải có bàn tay của ông Trọng cũng không phải là điều oan ức.
Nhưng liệu thái độ “ngậm miệng ăn tiền Formosa” của đảng CSVN có bị mắc họng không ?
Hãy đọc báo Tiền Phong viết ngày 04/07/2016:”Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.”
Nếu phải mất nửa Thế kỷ để tìm lại sự sống cho cá tôm và sinh vật biển thì nhân dân miền Trung có còn biển để sống nữa không ? Tương lai mù mịt này ai chịu trách nhiệm trước lịch sử, Formosa hay đảng CSVN ?
Trước khi có thể mỗi người tìm được câu trả lời thì nên đọc tiếp Tiền Phong:”Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
San hô chết, tôm cá vắng bóng
Tại Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương, nơi cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Ở Mũi Ròn Mạ, hình ảnh chụp được cho thấy, nhiều tập đoàn san hô mới chết trong khoảng một tháng, san hô thưa thớt không tạo thành rạn.
Ở Hòn Sơn Dương, san hô chết khoảng 35-40%, tỷ lệ san hô còn sống dưới 10%. Cả hai điểm này vắng mặt các loại cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình, chỉ có một vài con xuất hiện với mật độ rất thấp, kích thước cơ thể nhỏ và không có giá trị kinh tế. Đặc biệt ở Hòn Sơn Dương, không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ cá Bống trắng - loài cá sống ở môi trường sạch.
Ở Quảng Bình, các nhà khoa học khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) ngày 7/5. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước các tập đoàn nhỏ. Có hiện tượng san hô chết rải rác. Vắng bóng các loài cá điển hình cho vùng rạn sạn hô. Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.
Trong khi đó, tại Cửa Tùng, Quảng Trị, các nhà khoa học phát hiện loài hàu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra, khá nhiều vỏ hàu nằm rải rác trên nền đáy. Không phát hiện thấy ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá, mặc dù theo ngư dân, đây là thời điểm khai thác tôm hùm con tốt nhất trong năm. Nền đáy khu vực này còn bị bao phủ bởi lớp bùn mỏng màu vàng cho tới nâu vàng, nước biển vẩn đục nhiều.
Tại Thừa Thiên Huế, nơi cuối cùng của dòng chảy độc tố, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, đều ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn. Đáng chú ý, trước đây, một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, điểm rạn Bãi Chuối, Bắc Hải Vân của Huế từng có mật độ cá con và ấu trùng cá rất cao, là bãi đẻ chủ đạo của khu vực. Đặc biệt là họ cá Khế Carangidae (dân địa phương gọi là cá Vẩu) nhưng giờ, kết quả quan trắc không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ này nữa.”
Với sự tàn phá như thế mà chỉ có 500 triệu dollars thôi sao ? Ai là người của phía Việt Nam đã ngửa tay ra nhận đồng tiền nhơ bẩn này của Formosa ?
Dù bây giờ chưa ai biết nhưng lịch sử rồi sẽ có câu trả lời cho nhân dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Báo Tiền Phong cho biết thêm:”Theo TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết, 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã bị phá hủy (trên tổng số 800 ha).
Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản, vùng rạn đá, san hô là nơi có chức năng tái tạo hệ sinh thái biển. Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu rặng san hô bị chết, tôm, cá, cua, ốc không còn nơi sinh sản đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây, hệ sinh thái bị mất đi.”
BAO GIỜ SAN HÔ KHÔI PHỤC ?
Theo ước tính của TS Vũ Đức Lợi thì:” Khoảng 50 năm, các rặng san hô mới có thể phục hồi, vì đây là loài phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1-2 cm. Các nhà khoa học tính toán, trong điều kiện phát triển bình thường, phải mất khoảng 50 năm, các rặng san hô, bãi san hô mới có thể phát triển được bằng thời điểm trước khi sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra.”
Báo chí Việt Nam cũng trích lời TS Vũ Đức Lợi phỏng định:"Khoảng cuối tháng 7, Hội đồng sẽ công bố kết quả và đây sẽ là cơ sở các nhà quản lý và khoa học trả lời khi nào biển an toàn và đưa ra các phương án khắc phục môi trường biển".
Trước mức phá hoại môi trường biển rộng lớn và nghiêm trọng của Formosa, dân chài miền Trung chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu than cho số phận hẩm hiu của vùng đất “cầy lên sỏi đá” này.
Vậy mà 500 Đại biểu của dân trong Quốc hội vẫn có thể ngậm miệng bồ hòn được thì không phải họ là những hình nộm thì là thứ người gì sống trên đất nước Việt Nam ?
Họ hãy banh tai ra mà nghe ngư dân Đặng Thành Vinh (Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nói với báo Tiền Phong (04/07/2016) :”Dù Formosa vô tình hay cố ý thì đất nước, người dân ven biển vẫn chịu thiệt hại, tổn thất lớn. “Chúng tôi là người sống ven biển, những người dựa vào biển để nuôi sống gia đình, thiệt hại không thể lường được”.
Theo ông Vinh thì:” Từ ngày 6/4, khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường đến nay, không ai dám mua và ăn cá nữa. Ông điều hành một hợp tác xã kinh doanh thu mua sứa, có 15-20 hộ gia đình làm cùng. Hộ bình thường thiệt hại khoảng 100 triệu, nhà ông 200 - 300 triệu. Nghề đi biển tê liệt hoàn toàn.”
Ông Vinh chán ngán kể tiếp:”Kể cả bây giờ được nhận đền bù từ số tiền 500 triệu USD của Formosa, cũng không thể bù đắp được mất mát lớn lao của người dân. “Họ thú nhận rồi nhưng cũng không ai dám đi biển”.
Bây giờ Chính phủ cần điều động nhà khoa học, mời chuyên gia của thế giới để xác định rõ chất độc còn tác hại đến bao giờ. Phải tìm ra nguyên nhân, xem tác hại lâu dài thế nào, chứ không đi làm biển rồi, ăn cá nhỡ có độc, tương lai con em mình ra sao?”.
Với một vùng đất không còn tương lai như miền Trung nhiễm độc như thế thì giữ Formosa Hà Tĩnh để làm gì ?
Tại sao không đóng quách nó đi để giúp dân và cứu biển hơn là giữ nó để hủy họai Tổ quốc ? -/-
Phạm Trần
(07/016)
Chưa bao giờ trong lịch sử lãnh đạo mà đảng Cộng sản Việt Nam đã dại đột và sai lầm như chịu nhận 500 triệu Mỹ kim, tương đương hơn 11.500 tỷ đồng tiền đền bù để cho Formosa thoát vạ lâu dài trong vụ cá chết và ô nhiễm môi trường biển miền Trung.
Giải pháp tốt nhất bây giờ là dứt khóat đóng cửa Formosa Hà Tĩnh (TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa,FHS) để giúp dân, cứu biển.
Sau đây là những lý do:
Thứ nhất, tại cuộc họp báo công bố thủ phạm làm cá chết của Formosa ngày 30/06/2016, khi trả lời câu hỏi mức đền bù 500 triệu USD dựa trên cơ sở nào, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói:”Số tiền đền bù dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, môi trường. Còn có những tổn thương lớn hơn, ví dụ như tổn thương đến tâm lý của người dân mà chưa thể tính toán hết. Vì vậy, Formosa Hà Tĩnh sẽ phải chuyển đổi công nghệ để không bao giờ xảy ra sự cố tương tự.” (Trích Cổng thông tin Chính phủ)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh bổ túc nói rõ tiền này dành đền bù “thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam.”
Thứ hai, phía Việt Nam cho biết Tập đoàn Formosa Đài Loan hứa sẽ làm 3 việc quan trọng:
1.-“Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra.”
2.- “Phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.”
3.-“Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
(Theo Cổng thông tin Chính phủ)
Thứ ba, trả lời cho “việc bảo đảm tính an toàn của hải sản và nước biển tại các tỉnh miền Trung hiện nay”, tin Chính phủ viết:” Đại diện Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý, các sở y tế tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, tập trung xét nghiệm hải sản sống. Trong 3 tuần đều tiến hành các xét nghiệm hằng ngày, cập nhật thông tin cho người dân, đăng tải trên website của bộ. Tất cả thông tin về hải sản xét nghiệm đã được công bố minh bạch.”
Tuy nhiên, ngoài đảng và nhà nước, ít có người dân nào dám tin vào lời nói của Bộ Y tế về mức độ an toàn của ngư sản và nước biển hiện nay.
Bởi lẽ sự yếu kém khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam của Bộ này trong nhiều năm qua là một bắng chứng của sự bất tín này.
Những điều hứa hẹn chấp hành của Formosa chỉ là việc làm của họ trong tương lai không ai dám bảo đảm có được hay không. Canh bạc mà đảng và nhà nước Việt Nam đang đánh cược với tập đòan Formosa rất nguy hiểm cho môi trường vì phía Việt Nam không chủ động những việc làm của Formosa.
HIỂM HỌA LÂU DÀI
Như vậy, khi chỉ biết đánh gía “mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân” ngay sau cá chết để nhận một phần của “số tiền đền bù” 500 triệu đô là sai lầm và không thực tế.
Sai lầm vì chưa có cơ quan nào của Việt Nam thực hiện cuộc điều tra đầy đủ và có chứng cớ được cống bố cho dân biết về mức độ thiệt hại trước khi Chính phủ xè tay nhận tiền bồi thường.
Không thực tế vì nạn nhân không phải chỉ có ngư dân trong số ước khỏang trên 5 triệu người bị thiệt hại vì cá chết. Trong họ còn có những người sống nhờ vào biển làm nghề muối, mắm, nước mắm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, trạm xăng, buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm, nhà nông, làm vườn sống nhờ vào tôm cá và hải sản khác.
Liệu những người sống theo ngư dân và sống nhờ vào biển có được chia chác đồng nào không ? Nhà nước cũng chưa cho dân biết những ai sẽ được bồi thường và mức độ bồi thường dựa trên tiêu chuẩn nào.
Chỉ biết trước ngày Formosa nhận lỗi và công bố 500 triệu dollars tiền bồi thường thì Trung ương đã cử cán bộ về 4 Tỉnh làm cuộc điều tra thẩm định mức độ thiệt hại của dân, nhưng không rõ sự đánh gía này chính xác ra sao và liệu có được sử dụng để đổi lấy 500 triệu dollars hay không ?.
Mọi người chỉ biết dân vùng cá chết đã khốn khó qúa 3 tháng rồi. Nhiều gia đình lâm cảnh túng quẫn hiểm nghèo. Thanh niên trai tráng đã bỏ làng xóm và gia đình đi kiếm việc sống qua ngày.
Một “vùng đất chết” đã xuất hiện ở Hà Tĩnh và nhiều nơi khác nhưng không ai biết sẽ có hay không ngày hồi sinh của biển vì nhiều câu hỏi chưa được trả lời.
Câu hỏi quan trọng nhất là bằng cách nào, phải mất bao nhiêu lâu và với ngân khỏan bao nhiêu mới đủ để biển miền Trung trở lại mức an tòan như trước ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt được phát giác ?
Có hai luồng ý kiến của giới khoa học và chuyên môn môi trường biển trước vấn nạn này. Nhóm thứ nhất rất bi quan vì chất độc hại tụ ở đáy biển phải mất nhiều năm, có thể lên đến 50 năm, mới tan hết
Theo ý kiến của Tiến Sỹ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, khi trả lời câu hỏi ”Chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không ?”, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.” (Trích báo Người Lao Động, 01/07/2016)
Người Lao Động viết tiếp:” Về cách khử các chất độc, TS An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồi hệ sinh thái như trước đây.
Riêng việc tái tạo các rạn san hô, sinh vật biển có thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao.”
Theo TS An, việc cá chết chỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như: cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó, ngư dân miền Trung sinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%. Kinh tế biển miền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…”
50 NĂM MỚI HỒI PHỤC ?
Phát biểu của Tiến sỹ Nguyễn Tác An đã biến mất trên báo Người Lao Động sau vài ngày luân lưu nhưng phía Nhà nước không có ai dám phản bác. Cả Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều cố ý sinh hoạt bình thường như không có chuyện nan giải ở miền Trung. Ngay cả khi khai mạc Hội nghị Trung ương 3 Khóa XII ngày 4/7/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không nói đến một chữ “cá chết”, hay điếm xỉa gì đến thảm họa môi trường của Formosa.
Hành động đãng trí cố ý của ông Trọng không có gì mới vì chính ông đã đi thăm vùng Vũng Áng và khu nhà máy Fomosa chỉ sau vài ngày cá chết hàng loạt được phát giác hồi tháng 4/2016 mà ông cũng không nói được nửa lời an ủi dân.
Như vậy, nghi ngờ thỏa hiệp ngầm giữa nhà nước Việt Nam và Formosa Đài Loan trong vụ đến bù 500 triệu dollars nhất định phải có bàn tay của ông Trọng cũng không phải là điều oan ức.
Nhưng liệu thái độ “ngậm miệng ăn tiền Formosa” của đảng CSVN có bị mắc họng không ?
Hãy đọc báo Tiền Phong viết ngày 04/07/2016:”Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.”
Nếu phải mất nửa Thế kỷ để tìm lại sự sống cho cá tôm và sinh vật biển thì nhân dân miền Trung có còn biển để sống nữa không ? Tương lai mù mịt này ai chịu trách nhiệm trước lịch sử, Formosa hay đảng CSVN ?
Trước khi có thể mỗi người tìm được câu trả lời thì nên đọc tiếp Tiền Phong:”Từ ngày 4 đến 15/5, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) khảo sát quần thể sinh vật cũng như rặng san hô ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
San hô chết, tôm cá vắng bóng
Tại Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương, nơi cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Ở Mũi Ròn Mạ, hình ảnh chụp được cho thấy, nhiều tập đoàn san hô mới chết trong khoảng một tháng, san hô thưa thớt không tạo thành rạn.
Ở Hòn Sơn Dương, san hô chết khoảng 35-40%, tỷ lệ san hô còn sống dưới 10%. Cả hai điểm này vắng mặt các loại cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình, chỉ có một vài con xuất hiện với mật độ rất thấp, kích thước cơ thể nhỏ và không có giá trị kinh tế. Đặc biệt ở Hòn Sơn Dương, không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ cá Bống trắng - loài cá sống ở môi trường sạch.
Ở Quảng Bình, các nhà khoa học khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) ngày 7/5. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước các tập đoàn nhỏ. Có hiện tượng san hô chết rải rác. Vắng bóng các loài cá điển hình cho vùng rạn sạn hô. Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.
Trong khi đó, tại Cửa Tùng, Quảng Trị, các nhà khoa học phát hiện loài hàu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra, khá nhiều vỏ hàu nằm rải rác trên nền đáy. Không phát hiện thấy ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá, mặc dù theo ngư dân, đây là thời điểm khai thác tôm hùm con tốt nhất trong năm. Nền đáy khu vực này còn bị bao phủ bởi lớp bùn mỏng màu vàng cho tới nâu vàng, nước biển vẩn đục nhiều.
Tại Thừa Thiên Huế, nơi cuối cùng của dòng chảy độc tố, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, đều ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn. Đáng chú ý, trước đây, một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy, điểm rạn Bãi Chuối, Bắc Hải Vân của Huế từng có mật độ cá con và ấu trùng cá rất cao, là bãi đẻ chủ đạo của khu vực. Đặc biệt là họ cá Khế Carangidae (dân địa phương gọi là cá Vẩu) nhưng giờ, kết quả quan trắc không bắt gặp bất kỳ con cá nào thuộc họ này nữa.”
Với sự tàn phá như thế mà chỉ có 500 triệu dollars thôi sao ? Ai là người của phía Việt Nam đã ngửa tay ra nhận đồng tiền nhơ bẩn này của Formosa ?
Dù bây giờ chưa ai biết nhưng lịch sử rồi sẽ có câu trả lời cho nhân dân miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Báo Tiền Phong cho biết thêm:”Theo TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tìm nguyên nhân cá chết, 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã bị phá hủy (trên tổng số 800 ha).
Theo TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia về thủy sản, vùng rạn đá, san hô là nơi có chức năng tái tạo hệ sinh thái biển. Các loài cá, cua, ốc… khi sinh sản tìm về đây vì vừa có nguồn thức ăn lại có nơi trú ẩn. Nếu rặng san hô bị chết, tôm, cá, cua, ốc không còn nơi sinh sản đồng nghĩa với việc các loài hải sản sẽ không còn sinh sống ở đây, hệ sinh thái bị mất đi.”
BAO GIỜ SAN HÔ KHÔI PHỤC ?
Theo ước tính của TS Vũ Đức Lợi thì:” Khoảng 50 năm, các rặng san hô mới có thể phục hồi, vì đây là loài phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ lớn lên 1-2 cm. Các nhà khoa học tính toán, trong điều kiện phát triển bình thường, phải mất khoảng 50 năm, các rặng san hô, bãi san hô mới có thể phát triển được bằng thời điểm trước khi sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra.”
Báo chí Việt Nam cũng trích lời TS Vũ Đức Lợi phỏng định:"Khoảng cuối tháng 7, Hội đồng sẽ công bố kết quả và đây sẽ là cơ sở các nhà quản lý và khoa học trả lời khi nào biển an toàn và đưa ra các phương án khắc phục môi trường biển".
Trước mức phá hoại môi trường biển rộng lớn và nghiêm trọng của Formosa, dân chài miền Trung chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu than cho số phận hẩm hiu của vùng đất “cầy lên sỏi đá” này.
Vậy mà 500 Đại biểu của dân trong Quốc hội vẫn có thể ngậm miệng bồ hòn được thì không phải họ là những hình nộm thì là thứ người gì sống trên đất nước Việt Nam ?
Họ hãy banh tai ra mà nghe ngư dân Đặng Thành Vinh (Kỳ Ninh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nói với báo Tiền Phong (04/07/2016) :”Dù Formosa vô tình hay cố ý thì đất nước, người dân ven biển vẫn chịu thiệt hại, tổn thất lớn. “Chúng tôi là người sống ven biển, những người dựa vào biển để nuôi sống gia đình, thiệt hại không thể lường được”.
Theo ông Vinh thì:” Từ ngày 6/4, khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường đến nay, không ai dám mua và ăn cá nữa. Ông điều hành một hợp tác xã kinh doanh thu mua sứa, có 15-20 hộ gia đình làm cùng. Hộ bình thường thiệt hại khoảng 100 triệu, nhà ông 200 - 300 triệu. Nghề đi biển tê liệt hoàn toàn.”
Ông Vinh chán ngán kể tiếp:”Kể cả bây giờ được nhận đền bù từ số tiền 500 triệu USD của Formosa, cũng không thể bù đắp được mất mát lớn lao của người dân. “Họ thú nhận rồi nhưng cũng không ai dám đi biển”.
Bây giờ Chính phủ cần điều động nhà khoa học, mời chuyên gia của thế giới để xác định rõ chất độc còn tác hại đến bao giờ. Phải tìm ra nguyên nhân, xem tác hại lâu dài thế nào, chứ không đi làm biển rồi, ăn cá nhỡ có độc, tương lai con em mình ra sao?”.
Với một vùng đất không còn tương lai như miền Trung nhiễm độc như thế thì giữ Formosa Hà Tĩnh để làm gì ?
Tại sao không đóng quách nó đi để giúp dân và cứu biển hơn là giữ nó để hủy họai Tổ quốc ? -/-
Phạm Trần
(07/016)
Vụ Formasa: lập lờ đánh lận con đen
Lữ Giang
10:12 07/07/2016
Chiều 30.6.2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm ba điểm chính sau đây:
1.- Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.
2.- Thủ phạm vụ thải nước có chất độc làm cá chết là Công ty Formosa Hà Tĩnh.
3.- Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
Ngay sau đó, nhiều thắc mắc đã được đưa ra: Căn cứ vào đâu để tính ra số tiền bồi thường 500 triệu USA? Trong số tiền đó, phần dùng để phục hồi môi trường và phần bồi thường cho những người bị thiệt hại là bao nhiêu? Những người có trách nhiệm gồm các viên chức điều khiển Công ty Formosa Hà Tĩnh và các viên chức chính quyền không thực thi đầy đủ nhiệm vụ luật định gây ra thảm họa môi trường, có bị truy tố về hình sự hay không? Với những sai phạm nghiêm trọng như vậy, có thể để cho Công ty Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không?
BỒI THƯỜNG CÁI GÌ VÀ CHO AI?
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP cho biết số tiền bồi thường 500 triệu USD được chia làm hai loại: Loại một là bồi thường phục hồi môi trường và loại hai là bồi thường cho các cơ quan tại địa phương và tư nhân bị thiệt hại. Có hai vấn đề được đặt ra: Quyền đòi bối thường và việc ấn định số tiền phải bồi thường. Điều 13 của Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
1.- Về quyền đòi bồi thường
Theo nguyên tắc của dân luật, chỉ các chủ thể bị thiệt hại mới có tố quyền (action) kiện đòi bồi thường. Do đó:
- Chính phủ chỉ có quyền đòi bồi thường về phần phục hồi môi trường và thiệt hại của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
- Chỉ các cá nhân hay cơ sở kinh doanh bị thiệt hại hay luật sư đại diện cho họ mới có quyền thương thảo hay kiện bên gây thiệt hại để đòi bồi thường cho các thiệt hại của họ.
Khi chính phủ tự động đứng ra thương thảo và thỏa thuận về số tiễn bồi thường cho tư nhân và các cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, chính phủ đã lạm quyền và những người bị thiệt hại có quyền không công nhận kết quả đó.
2.- Về việc ấn định số tiền bồi thường
Số tiền bồi thường phải được ấn định căn cứ vào sự thiệt hại thật sự đã gây ra. Đây không phải là tiền cứu trợ hay tiền trợ cấp nên chính phủ và Công ty Formosa không thể đồng thỏa thuận về số tiền này. Việc chính phủ và Công ty Formosa tự ý định số tiền bồi thường trong vụ này là 500 USD là không phù hợp với luật pháp và thực tế:
- Về thiệt hại môi trường: Cứ xem vụ tràn dầu ở vịnh Mexico thì biết. Giàn khoan dầu Macondo Prospect trên vịnh Mexico bị nổ ngày 2.4.2010 làm dầu tràn ra khoảng 180.000 km2. Công ty BP phải bỏ ra 54 tỷ USD để bồi thường, đóng tiền phạt và phục hồi môi trường trong 6 năm. Trong vụ 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc tẩy xóa độc chất, còn phải cấy lại các tầng san hô và rong biển dưới đáy biển nên thời gian sẽ kéo dài không dưới 10 năm.
- Về thiệt hại của tư nhân và các cơ sở kinh doanh: Khi nguyên đơn chưa đưa các tài liệu chứng minh sự thiệt hại của họ, chính phủ và Công ty Formosa căn cứ vào đâu để ấn định số tiền bồi thường? Trong vụ tràn dầu ở Mexico, Công ty BP đã phải trả cho hơn 220.000 cá nhân và cơ sở thương mại $6.2 tỷ USD. Kiểm ra sơ khởi cho biết Việt Nam có 263.000 người bị thiệt hại. Không lẽ Công ty Formosa bồi thường tất cả chỉ có 500 triệu USD thôi sao?
3.- Vấn đề đi kiện Công ty Formosa
Mặc dầu đã có sự thỏa thỏa giữa chính phủ và Công ty Formosa, những người bị thiệt hại vẫn có quyền không chấp nhận sự thỏa thuận đó và làm đơn khởi tố trước tòa án địa phương. Điều quan trọng là phải chứng minh sự thiệt hại thật sự của mình do vụ cá chết gây ra.
Nhưng đi kiện ở Việt Nam không phải là dễ, vì các cơ quan tư pháp được thiết lập hiện nay ở Việt Nam, ngoài khả năng pháp lý còn rất yếu kém, họ còn phải thi hành chỉ thị của Đảng Ủy hay dựa theo “phong bì”, nên việc đòi hỏi tòa án phải thi hành công lý không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, đối với các vụ án có liên hệ đến chính sách hay chính trị, đơn khởi tố luôn phải có áp lực của công luận đi theo.
Image result for Hình ảnh Biểu tình chống cá chết
Các cơ quan truyền thông và các phong trào đấu tranh đòi làm sạch môi trường, nhất là ở Hà Tĩnh, phải đấu tranh liên tục, đánh thẳng vào Công ty Formosa, nhất là đánh vào cơ sở hoạt động chính của công ty này tại Hà Tĩnh, mới có kết quả. Không làm như thế thì chỉ là kiện củ khoai mà thôi.
CÓ TRUY TỐ VỀ HÌNH SỰ KHÔNG?
Trong cuộc họp báo chiều 2.6.2016, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Theo ông, ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường. Trong cuộc họp báo hôm ngày 30.6.2016, phóng viên báo Tiền Phong có hỏi ông Mai Tấn Dũng, Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
- Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không?
Ông Mai Tiến Dũng,:
- Thái độ của lãnh đạo Đảng nhà nước VN là kiên quyết. Tuy nhiên, Formosa đã nhận lỗi, đưa ra 5 cam kết. Vì vậy, người VN chúng tôi có câu "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại". Việc đưa vụ án ra khởi tố không, VN sẽ cân nhắc.
Còn ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin lại nói:
- Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can thiệp.
Như vậy là ông Mai Tiến Dũng muốn tha còn ông Trương Minh Tuấn bán cái, tuy ở Việt Nam tư pháp và hành pháp là một.
Các điều 183, 184 và 188 của Bộ Luật Hình Sự có quy định các tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất và huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, mỗi tội có thể bị phạt tới 5 năm tù, chưa kể phạt tiền. Tại sao chính phủ lại tuyên bố “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại"?
Theo nguyên tắc phân quyền, cơ quan hành pháp (chính phủ) không có quyền phạt hay tha các tội phạm hình sự. Quyền phạt hay tha là quyền của tòa án, dựa theo sự quy định của luật pháp.
1.- Quyền miễn tội
Điều 25, đoạn 2, của Bộ Luật Hình Sư có quy định: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Công ty Formosa Hà Tĩnh đã không hề làm như vậy, trái lại còn cải chày cải cối, gây khó khăn cho cuộc điều tra:
Trong thông cáo ra hôm 26.4.2016, Công ty Formosa tuyên bố: “Cho tới hiện tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.” Công ty nói thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát 24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép." Công ty "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội.
Do đó, cơ quan tư pháp cũng không thể miễn tội cho công ty Formosa được, trừ trường hợp xử theo theo chỉ thị của Bộ Chính Trị hay theo Phong Bì lớn.
2.- Tội phạm của các nhân viên công quyền:
Các điều 281, 282, 283 và 285 của Bộ Hình Luật có quy định các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tôi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các tội này đều có thể bị phạt tới 5 năm tù và phạt tiền. Do đó, trướcc tiên, ba tên Võ Kim Cự, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Tấn Dũng phải bị điều tra và truy tố ngay.
CÓ ĐÔI LỜI XIN “TÂM TƯ”
Trước khi chấm dứt bài này, chúng tôi xin có đôi lời với ông Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh. Trong cuộc họp báo chiều 30.6.2016, ông có phát biểu: “Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, HỒI TỐ điều kiện thực địa ban đầu.” Ông làm tới Bộ Trưởng rồi mà không biết HỒI TỐ là gì sao?
Chữ Hồi Tố là tiếng người Tàu dùng để dịch chữ Rétroactife trong tiếng Pháp hay Retroactive trong tiếng Anh và ta phiên âm ra, đó là một Tĩnh Từ, không phải là một động từ, có nghĩa là có hiệu lực đối với quá khứ. Thí dụ “Retroactive Law” được dịch là Luật có hiệu lực hồi tố, tức luật có hiệu lực đối với quá khứ. Chữ “Hồi tố” mà ông dùng ở trên phải được thay thế bằng động từ PHỤC HỒI hay PHỤC CHẾ, tiếng Pháp là Restaurer, còn tiếng Anh là Restore, chớ không thể dùng tỉnh từ “Hồi tố” được.
Khi một người bình dân, một cán bộ hay một tướng lãnh ít học, không phân biệt được danh từ, tĩnh từ với động từ nên đã nói Tôi “ấn tượng” (impression – một danh từ - có nghĩa là những gì in vào tâm trí ta) hay Tôi “tâm tư” (inmost hay feelings – một danh từ - có nghĩa là những điều lo nghĩ trong lòng)… thì cũng có thể bỏ qua được, nhưng một người có học cao như ông mà dùng tĩnh từ hay danh từ thay động từ thì không chấp nhận được.
Trong tuần tới, chúng tôi sẽ nói về chuyện các công ty Đài Loan đang dùng Phong Bì để đưa RÁC từ Trung Quốc qua Việt Nam. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Ngày 7.7.2016
Lữ Giang
1.- Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.
2.- Thủ phạm vụ thải nước có chất độc làm cá chết là Công ty Formosa Hà Tĩnh.
3.- Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
BỒI THƯỜNG CÁI GÌ VÀ CHO AI?
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP cho biết số tiền bồi thường 500 triệu USD được chia làm hai loại: Loại một là bồi thường phục hồi môi trường và loại hai là bồi thường cho các cơ quan tại địa phương và tư nhân bị thiệt hại. Có hai vấn đề được đặt ra: Quyền đòi bối thường và việc ấn định số tiền phải bồi thường. Điều 13 của Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
1.- Về quyền đòi bồi thường
Theo nguyên tắc của dân luật, chỉ các chủ thể bị thiệt hại mới có tố quyền (action) kiện đòi bồi thường. Do đó:
- Chính phủ chỉ có quyền đòi bồi thường về phần phục hồi môi trường và thiệt hại của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
- Chỉ các cá nhân hay cơ sở kinh doanh bị thiệt hại hay luật sư đại diện cho họ mới có quyền thương thảo hay kiện bên gây thiệt hại để đòi bồi thường cho các thiệt hại của họ.
Khi chính phủ tự động đứng ra thương thảo và thỏa thuận về số tiễn bồi thường cho tư nhân và các cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, chính phủ đã lạm quyền và những người bị thiệt hại có quyền không công nhận kết quả đó.
2.- Về việc ấn định số tiền bồi thường
Số tiền bồi thường phải được ấn định căn cứ vào sự thiệt hại thật sự đã gây ra. Đây không phải là tiền cứu trợ hay tiền trợ cấp nên chính phủ và Công ty Formosa không thể đồng thỏa thuận về số tiền này. Việc chính phủ và Công ty Formosa tự ý định số tiền bồi thường trong vụ này là 500 USD là không phù hợp với luật pháp và thực tế:
- Về thiệt hại của tư nhân và các cơ sở kinh doanh: Khi nguyên đơn chưa đưa các tài liệu chứng minh sự thiệt hại của họ, chính phủ và Công ty Formosa căn cứ vào đâu để ấn định số tiền bồi thường? Trong vụ tràn dầu ở Mexico, Công ty BP đã phải trả cho hơn 220.000 cá nhân và cơ sở thương mại $6.2 tỷ USD. Kiểm ra sơ khởi cho biết Việt Nam có 263.000 người bị thiệt hại. Không lẽ Công ty Formosa bồi thường tất cả chỉ có 500 triệu USD thôi sao?
3.- Vấn đề đi kiện Công ty Formosa
Mặc dầu đã có sự thỏa thỏa giữa chính phủ và Công ty Formosa, những người bị thiệt hại vẫn có quyền không chấp nhận sự thỏa thuận đó và làm đơn khởi tố trước tòa án địa phương. Điều quan trọng là phải chứng minh sự thiệt hại thật sự của mình do vụ cá chết gây ra.
Nhưng đi kiện ở Việt Nam không phải là dễ, vì các cơ quan tư pháp được thiết lập hiện nay ở Việt Nam, ngoài khả năng pháp lý còn rất yếu kém, họ còn phải thi hành chỉ thị của Đảng Ủy hay dựa theo “phong bì”, nên việc đòi hỏi tòa án phải thi hành công lý không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, đối với các vụ án có liên hệ đến chính sách hay chính trị, đơn khởi tố luôn phải có áp lực của công luận đi theo.
Image result for Hình ảnh Biểu tình chống cá chết
Các cơ quan truyền thông và các phong trào đấu tranh đòi làm sạch môi trường, nhất là ở Hà Tĩnh, phải đấu tranh liên tục, đánh thẳng vào Công ty Formosa, nhất là đánh vào cơ sở hoạt động chính của công ty này tại Hà Tĩnh, mới có kết quả. Không làm như thế thì chỉ là kiện củ khoai mà thôi.
CÓ TRUY TỐ VỀ HÌNH SỰ KHÔNG?
Trong cuộc họp báo chiều 2.6.2016, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Theo ông, ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường. Trong cuộc họp báo hôm ngày 30.6.2016, phóng viên báo Tiền Phong có hỏi ông Mai Tấn Dũng, Bộ Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
- Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không?
Ông Mai Tiến Dũng,:
- Thái độ của lãnh đạo Đảng nhà nước VN là kiên quyết. Tuy nhiên, Formosa đã nhận lỗi, đưa ra 5 cam kết. Vì vậy, người VN chúng tôi có câu "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại". Việc đưa vụ án ra khởi tố không, VN sẽ cân nhắc.
Còn ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin lại nói:
- Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can thiệp.
Như vậy là ông Mai Tiến Dũng muốn tha còn ông Trương Minh Tuấn bán cái, tuy ở Việt Nam tư pháp và hành pháp là một.
Các điều 183, 184 và 188 của Bộ Luật Hình Sự có quy định các tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất và huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, mỗi tội có thể bị phạt tới 5 năm tù, chưa kể phạt tiền. Tại sao chính phủ lại tuyên bố “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại"?
Theo nguyên tắc phân quyền, cơ quan hành pháp (chính phủ) không có quyền phạt hay tha các tội phạm hình sự. Quyền phạt hay tha là quyền của tòa án, dựa theo sự quy định của luật pháp.
1.- Quyền miễn tội
Điều 25, đoạn 2, của Bộ Luật Hình Sư có quy định: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Công ty Formosa Hà Tĩnh đã không hề làm như vậy, trái lại còn cải chày cải cối, gây khó khăn cho cuộc điều tra:
Trong thông cáo ra hôm 26.4.2016, Công ty Formosa tuyên bố: “Cho tới hiện tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.” Công ty nói thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát 24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép." Công ty "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội.
Do đó, cơ quan tư pháp cũng không thể miễn tội cho công ty Formosa được, trừ trường hợp xử theo theo chỉ thị của Bộ Chính Trị hay theo Phong Bì lớn.
2.- Tội phạm của các nhân viên công quyền:
Các điều 281, 282, 283 và 285 của Bộ Hình Luật có quy định các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tôi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các tội này đều có thể bị phạt tới 5 năm tù và phạt tiền. Do đó, trướcc tiên, ba tên Võ Kim Cự, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Tấn Dũng phải bị điều tra và truy tố ngay.
CÓ ĐÔI LỜI XIN “TÂM TƯ”
Trước khi chấm dứt bài này, chúng tôi xin có đôi lời với ông Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh. Trong cuộc họp báo chiều 30.6.2016, ông có phát biểu: “Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, HỒI TỐ điều kiện thực địa ban đầu.” Ông làm tới Bộ Trưởng rồi mà không biết HỒI TỐ là gì sao?
Chữ Hồi Tố là tiếng người Tàu dùng để dịch chữ Rétroactife trong tiếng Pháp hay Retroactive trong tiếng Anh và ta phiên âm ra, đó là một Tĩnh Từ, không phải là một động từ, có nghĩa là có hiệu lực đối với quá khứ. Thí dụ “Retroactive Law” được dịch là Luật có hiệu lực hồi tố, tức luật có hiệu lực đối với quá khứ. Chữ “Hồi tố” mà ông dùng ở trên phải được thay thế bằng động từ PHỤC HỒI hay PHỤC CHẾ, tiếng Pháp là Restaurer, còn tiếng Anh là Restore, chớ không thể dùng tỉnh từ “Hồi tố” được.
Khi một người bình dân, một cán bộ hay một tướng lãnh ít học, không phân biệt được danh từ, tĩnh từ với động từ nên đã nói Tôi “ấn tượng” (impression – một danh từ - có nghĩa là những gì in vào tâm trí ta) hay Tôi “tâm tư” (inmost hay feelings – một danh từ - có nghĩa là những điều lo nghĩ trong lòng)… thì cũng có thể bỏ qua được, nhưng một người có học cao như ông mà dùng tĩnh từ hay danh từ thay động từ thì không chấp nhận được.
Trong tuần tới, chúng tôi sẽ nói về chuyện các công ty Đài Loan đang dùng Phong Bì để đưa RÁC từ Trung Quốc qua Việt Nam. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Ngày 7.7.2016
Lữ Giang
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn gọi Đan Tu là vinh dự và nguồn ơn thiêng của Giáo Hội
Lm. Nguyễn Hữu Thy
11:00 07/07/2016
Ơn gọi Đan Tu là vinh dự và nguồn ơn thiêng của Giáo Hội
Nhìn lại lịch sử tồn tại của đời sống Đan Tu Chiêm Niệm, người ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy Ơn Gọi Thánh Hiến này từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay không ngừng phải đối mặt với những phê bình, bài bác và thóa mạ từ nhiều phía.
Martin Luther, cha đẻ của hệ phái Tin Lành Lutheraner ở Đức, đã gay gắt kết án đời sống Đan Tu Chiêm Niệm trong Giáo Hội Công Giáo là một lối sống “phản Kitô giáo tai hại, vô đạo, nặc mùi Do-thái, nặc mùi ngoại giáo”, vì ông cho rằng đời sống Đan Tu Chiêm Niệm cậy dựa vào công sức và việc làm của riêng mình(1), chứ không hoàn toàn tin tưởng phó thác vào một mình ân sủng Thiên Chúa và công trình cứu chuộc của Đức Kitô.
Tiếp đến là tầng lớp “trí thức“ ở Âu châu trong một giai đoạn thường được mệnh danh là “thế kỷ ánh sáng“ (le sièchle de la lumière) hay cũng được gọi là “thế kỷ triết học“ vào các thế kỷ XVII và XVIII, đã bài bác và thóa mạ một cách cực đoan vô lý đời sống các Đan Sĩ trong các Đan Viện thuộc các Dòng Tu Chiêm Niệm, như Dòng Biển Đức, Dòng Xitô, Dòng Cát-Minh, v.v… Họ cho đời sống các Đan Sĩ Chiêm Niệm – chuyên lo phụng sự Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn bằng các kinh nguyện và qua nỗ lực hoàn thiện đời sống cá nhân mỗi ngày – không những vô dụng mà còn phản tiến bộ, và như thế là một mất mát to lớn cho phúc lợi chung của xã hội. Thái độ phê bình và bài bác đời sống Đan Tu Chiêm Niệm của tầng lớp tự nhận mình là trí thức này có thể được coi là câu dạo đầu mở màn cho những cuộc bắt bớ các Đan Sĩ Chiêm Niệm, tàn phá hay tục hóa các Đan Viện của họ một cách tàn bạo và bất công do cuộc cách mạng Pháp nói chung và do bạo chúa Nã-phá-luân(2) nói riêng gây ra tại nước Pháp cũng như tại nhiều nước Âu châu khác vào cuối thế kỷ XVIII.
Và sau cùng, kể cả một thiểu số các tín hữu Công Giáo, gồm có giáo dân và giáo sĩ, cũng phê bình đời sống Đan Tu Chiêm Niệm là dư thừa và thiếu hiệu quả, xa lạ với xã hội và dửng dưng trước công cuộc truyền giáo. Họ cho rằng sứ mệnh truyền bá Tin Mừng, sứ mệnh mở mang Nước Chúa và cứu rỗi các linh hồn chỉ bằng lời cầu nguyện suông là hoàn toàn không đủ, nhưng còn cần phải bằng các hoạt động Tông Đồ cụ thể.
Tất cả những thái độ và những phê phán trên đây là cả một sự ngộ nhận tai hại, một sự nhận định hoàn toàn chủ quan, một chiều và lệch lạc về đời sống Đan Tu Chiêm Niệm. Đó cũng là một dấu chỉ cho thấy những người phê bình, bài bác hay đánh giá thấp Ơn Gọi Thánh Hiến này là chưa hiểu được mọi giá trị và vai trò thánh thiêng của kinh nguyện Kitô Giáo trong cuộc sống con người.
Chính Đức Giêsu đã dạy:
• “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến (các biến cố khủng khiếp xảy ra trong ngày thế mạt) và đứng vững được trước mặt Con Người“ (Lc 21,36).
• “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, kẻo phải sa vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, còn thể xác lại yếu hèn“ (Mt 26,41). “Simon, Simon, Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin“ (Lc 22,31).
• Và thánh tông đồ Phêrô cũng đã nhắn nhủ các tín hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5,8).
Trong Sắc Lệnh về việc “Canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu Perfectae Caritatis (PC)“ thánh Công Đồng Chung Vatican II đã minh nhiên khẳng định:
“Trong những Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, các Tu Sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, thì cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, những Hội Dòng ấy vẫn luôn giữ một địa vị cao quí trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ vang dân Thiên Chúa bằng những hoa trái Thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và làm cho dân ấy thêm lớn mạnh bằng việc tông đồ tuy âm thầm nhưng phong phú. Họ là vinh dự và là nguồn mạch tuôn trào các ơn thiêng.“ (3)
Trong văn kiện “Chiều kích chiêm niệm của đời sống Tu Trì“ (The Contemplative Dimension of Religious Life), công bố năm 1980, Thánh Bộ Tu Sĩ đã minh định rằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm nội tâm là căn bản của đời tận hiến. Theo truyền thống cũ xưa kia, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm thường được quan niệm là một lối sống chỉ dành riêng cho những người tín hữu ưu tú đặc biệt trong Giáo Hội. Người ta cũng thường trình bày và so sánh đời sống của các Tu Sĩ thuộc các Dòng Chiêm Niệm và các Dòng Hoạt Động như hai lối sống Thánh Hiến hoàn toàn biệt lập, không có gì tương quan với nhau, nếu không muốn nói là đối kháng với nhau. Một thái độ và quan niệm như thế có thể làm cho người ta có cảm tưởng là hai lối sống đời Thánh Hiến ấy đã được “phân công“ rõ rệt: Các Tu Sĩ thuộc các Dòng Hoạt Động như thể những chiến sĩ chiến đấu ngoài tiền tuyến, còn các Đan Sĩ thuộc các Dòng Chiêm Niệm là những nhân công phụ trách sản xuất lương thực ở hậu phương. Nhưng nay với văn kiện này, Giáo Hội muốn sửa lại quan niệm lệch lạc ấy và đồng thời nhắc nhở tất cả mọi Tu Sĩ thuộc các Dòng Tu, Hoạt Động cũng như Chiêm Niệm, đều phải nỗ lực sống Đời Cầu Nguyện Chiêm Niệm mỗi ngày. Văn kiện mô tả sự chiêm niệm như là một sự nỗ lực nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa. Đó là tâm tình thờ lạy một cách khiêm tốn và liên lỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi người, trong các biến cố của cuộc sống và trong các sự vật.
Đời sống Chiêm Niệm chính là đời sống của ba nhân đức đối thần – tin, cậy, mến. Cũng chính trong đời sống chiêm Niệm Thiên Chúa thông ban mình cho con người bằng việc thông hiệp với Chúa Cha nhờ Đức Kitô trong Chúa Thánh Linh.(4) Nhất là trong phần III của văn kiện, Giáo Hội đã đề cao và đánh giá đặc biệt Ơn Gọi Chiêm Niệm.(5) Bởi vì, những hoạt động Tông Đồ bên ngoài mà thiếu tâm hồn cầu nguyện và chiêm niệm bên trong của nhà truyền giáo, thì cũng giống như một cái xác không hồn, như một bức tượng không có sức sống bên trong. Điều đó muốn nói rằng một Tu Sĩ hoạt động tông đồ truyền giáo nhất thiết phải có tinh thần cầu nguyện chiêm niệm và một Đan Sĩ chiêm niệm nhất thiết phải có tinh thần truyền giáo sống động. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và công cuộc truyền giáo luôn liên kết khăng khít với nhau như thể một thực tại duy nhất được biểu lộ ra bên ngoài bằng hai hình thức khác nhau.
Các Đức Thánh Cha nói chung và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói riêng, luôn đề cao các giá trị và vai trò quan trọng bất khả thay thế của Ơn Gọi Đan Tu. Trong Tông Huấn của ngài về “Đời sống Thánh Hiến – Vita Consecrata (VC)“, công bố ngày 25.3.1996, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định đời sống Đan Tu Chiêm Niệm là một vinh dự và là nguồn ơn tuôn đổ trên đời sống Giáo Hội, ngài viết: “Các Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, là một niềm vinh dự và là nguồn mạch muôn vàn ơn thiêng cho Giáo Hội. Bằng chính đời sống và sứ mệnh của mình, những thành viên của các Hội Dòng này, noi gương Chúa Kitô cầu nguyện trên núi; các vị chứng tỏ quyền tối thượng của Thiên Chúa trên dòng lịch sử và tham dự trước vinh quang mai hậu. Trong cô tịch và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, phụng thờ Thiên Chúa, khổ chế bản thân, đọc kinh cầu nguyện, hãm mình và chia sẻ tình huynh đệ, các vị quy hướng trọn vẹn đời sống và mọi sinh hoạt của mình về sự chiêm ngắm Thiên Chúa. Như vậy, các vị cống hiến cho Giáo Hội chứng tá duy nhất về tình yêu mà Giáo Hội dành cho Thiên Chúa, cũng như góp phần vào việc làm tăng trưởng Dân Chúa, bằng một việc tông đồ âm thầm nhưng phong phú.“(6)
Và trong Tông Thư “Hồng Ân Cứu Độ - Redemptionis Donum“ của ngài, thánh Giáo Hoàng còn đào sâu chiều kích thần bí của Ơn Gọi Thánh Hiến như là đời sống mới, đời sống Giao Ước. Bởi vậy, chính thánh nữ Têrêxa Avila đã từng xác tín rằng sự cầu nguyện chiêm niệm là cấp độ cao nhất của con đường trọn lành nên thánh.
Tất cả những giáo huấn công khai và chính thức trên đây của Giáo Hội đã minh định cho ta thấy rằng Ơn Gọi Đan Tu Chiêm Niệm tự bản chất là một điều cần thiết cho đời sống Giáo Hội và cho công cuộc Phúc Âm hóa. Giáo Hội luôn biết ơn và quý trọng đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu Nguyện như một kho tàng vô giá, dĩ nhiên không vì nguồn gốc lịch sử lâu đời của nó trong truyền thống Giáo Hội, mà vì những giá trị thần bí linh thiêng và cao cả của nó. Đó là một lối sống Thánh Hiến biểu hiệu cho Nước Trời, biểu hiệu cho cuộc sống của các Thần Thánh trên Nước Trời, vì cũng như các Thần Thánh hằng phủ phục tôn thờ trước tòa Chúa trên Nước Trời, các Đan Sĩ Chiêm Niệm ngày đêm không ngừng dâng lên trước thánh nhan Thiên Chúa muôn điệu ca du dương thánh thót khi cử hành các Giờ Kinh Thần Tụng, hầu để ca ngợi và tạ ơn, với một cuộc sống trong an bình, thanh thoát, Thánh thiện và xa lánh mọi bon chen vật lộn của cuộc sống thế tục. Và trong quá trình nỗ lực nên trọn lành nên thánh mọi ngày của mình như thế, người Đan Sĩ đi sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa, tiếp cận với Người qua kinh nguyện, và nhờ thế người Đan Sĩ chuyển cầu lên trước tòa Chúa mọi nguyện ước chân chính và khẩn thiết của Giáo Hội, của xã hội và của mọi anh chị em đồng loại của mình.
Nhưng như đã đề cập tới ở trên, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu Nguyện đưa dẫn người Đan Sĩ tiếp cận với Thiên Chúa, với Đấng Tối Cao, với Đấng Toàn Chân, Toàn Thiện và Toàn Mỹ. Điều đó đòi hỏi người Đan Sĩ phải luôn nỗ lực trở nên hoàn thiện mỗi ngày, để xứng đáng được diện kiến trước thánh nhan Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh dạy: “Đây là cửa dẫn vào nơi Chúa ngự, chỉ những người công chính mới được qua.“(Tv 118,20).
Trong quá trình hoàn thiện bản thân của người Đan Sĩ, điều tiên quyết đòi hỏi người Đan Sĩ phải thực hiện là lột bỏ con người cũ đầy khiếm khuyết và bất toàn của mình, là tránh xa mọi tội lỗi và mọi thói hư tật xấu, vì chính Đức Khổng Tử, một người không phải là Kitô hữu, cũng đã khẳng định: “Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo giã: phạm tội với Trời thì còn cầu nguyện vào đâu được nữa“(7); tiếp đến là thực thi các lời khuyên Phúc Âm, giữ trọn Tu Luật và Nội Quy của Dòng, v.v… Nhưng trên hết phải sống trọn đức ái đối với hết mọi người, vì đức ái là luật tối thượng của đường trọn lành, là dây ràng buộc mọi nhân đức. (x. Cl 3,14). Thánh Augustinô đã từng xác tín: “Đức ái là nhân đức liên kết chúng ta với Thiên Chúa.” Cùng một tâm tình đó, thánh Justinô Tử Đạo nói: “Ôi! Mạnh mẽ biết bao mối dây liên kết với Thiên Chúa.” Vâng, đức ái là mối dây liên kết Thiên Chúa với linh hồn chúng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sống thánh hóa của ta.
Vậy, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu nguyện là nguồn động lực làm nảy sinh một sự tác động lưỡng diện: một đàng, để sống bền đỗ và sống hạnh phúc Đời Đan Tu của mình, người Đan Sĩ phải nỗ lực hoàn thiện chính bản thân mình mỗi ngày một cách tự nguyện và đầy ý thức; một đàng khác, chính đời sống Đan Tu Cầu Nguyện là động lực thu hút, thúc đẩy và thánh hóa người Đan Sĩ mỗi ngày một thêm thánh thiện và trọn lành hơn.
Sau cùng, như vừa nói ở trên, người Đan Sĩ không sống Ơn Gọi Chiêm Niệm và Cầu Nguyện cho một mình mình, hay nói cách khác, người Đan Sĩ không đến với Chúa một mình, nhưng với mọi anh chị em đồng loại của mình. Lời cầu nguyện của người Đan Sĩ luôn luôn phải trải rộng và bao trùm mọi nhu cầu, mọi ước vọng và mọi niềm vui nỗi buồn của anh chị em đồng loại của mình. Vâng, đời sống Đan Tu của các Đan Sĩ chiêm niệm luôn phải là “nguồn mạch tuôn trào mọi ơn thiêng“ như Công Đồng dạy.(8). Đó chính là sứ mệnh Ngôn Sứ của Ơn Gọi Đan Tu Chiêm Niệm vậy.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
____________________________
Chú thích
1. Luther chủ trương con người được cứu rỗi chỉ nhờ đức tin mà thôi, chứ không cần các việc lành phúc đức, như đọc kinh cầu nguyện, làm các việc hy sinh và khổ chế.
2. Nã-phá-luân tên đầy đủ trong tiếng Pháp là Napoléon Bonaparte (1769-1821) xuất thân từ đảo Corse (nằm giữa Ý và Pháp), có tài quân sự xuất chúng, gia nhập quân cách mạng và đã trở thành vị tướng tài ba của quân đội Pháp, bách chiến bách thắng. Sau khi chiếm được chính quyền ở Pháp, ông đã trở thành hoàng đế và một nhà độc tài hung hăng. Ông đã ra lệnh chèn ép Giáo Hội, bắt bớ các Tu Sĩ, tàn phá và tịch thu các Tu Viện. Sau khi thua trận ở Nga vào năm 1812 và tiếp đến ở trận chiến Waterloo vào năm 1815, ông bị truất phê và bị đày ra đảo St. Helena ở phía nam đại tây dương. Ở đây ông đã hồi tâm và thú nhận: “Tội lỗi lớn nhất của trẫm là không chỉ xúc phạm đến loài người mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa.“ Trước khi chết ông đã ăn năn trở lại và được chịu Các Phép.
3. Vatican II: PC, số 7.
4. The Contemplative Dimension of Religious Life, số 1.
5. Cùng chỗ, xem từ số 24 đến 29.
6. Gioan Phaolô II: VC, số 8.
7. Luận Ngữ: Bát-dật, III.
8. Vatican II: PC, số 7.
Nhìn lại lịch sử tồn tại của đời sống Đan Tu Chiêm Niệm, người ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy Ơn Gọi Thánh Hiến này từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay không ngừng phải đối mặt với những phê bình, bài bác và thóa mạ từ nhiều phía.
Martin Luther, cha đẻ của hệ phái Tin Lành Lutheraner ở Đức, đã gay gắt kết án đời sống Đan Tu Chiêm Niệm trong Giáo Hội Công Giáo là một lối sống “phản Kitô giáo tai hại, vô đạo, nặc mùi Do-thái, nặc mùi ngoại giáo”, vì ông cho rằng đời sống Đan Tu Chiêm Niệm cậy dựa vào công sức và việc làm của riêng mình(1), chứ không hoàn toàn tin tưởng phó thác vào một mình ân sủng Thiên Chúa và công trình cứu chuộc của Đức Kitô.
Tiếp đến là tầng lớp “trí thức“ ở Âu châu trong một giai đoạn thường được mệnh danh là “thế kỷ ánh sáng“ (le sièchle de la lumière) hay cũng được gọi là “thế kỷ triết học“ vào các thế kỷ XVII và XVIII, đã bài bác và thóa mạ một cách cực đoan vô lý đời sống các Đan Sĩ trong các Đan Viện thuộc các Dòng Tu Chiêm Niệm, như Dòng Biển Đức, Dòng Xitô, Dòng Cát-Minh, v.v… Họ cho đời sống các Đan Sĩ Chiêm Niệm – chuyên lo phụng sự Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn bằng các kinh nguyện và qua nỗ lực hoàn thiện đời sống cá nhân mỗi ngày – không những vô dụng mà còn phản tiến bộ, và như thế là một mất mát to lớn cho phúc lợi chung của xã hội. Thái độ phê bình và bài bác đời sống Đan Tu Chiêm Niệm của tầng lớp tự nhận mình là trí thức này có thể được coi là câu dạo đầu mở màn cho những cuộc bắt bớ các Đan Sĩ Chiêm Niệm, tàn phá hay tục hóa các Đan Viện của họ một cách tàn bạo và bất công do cuộc cách mạng Pháp nói chung và do bạo chúa Nã-phá-luân(2) nói riêng gây ra tại nước Pháp cũng như tại nhiều nước Âu châu khác vào cuối thế kỷ XVIII.
Và sau cùng, kể cả một thiểu số các tín hữu Công Giáo, gồm có giáo dân và giáo sĩ, cũng phê bình đời sống Đan Tu Chiêm Niệm là dư thừa và thiếu hiệu quả, xa lạ với xã hội và dửng dưng trước công cuộc truyền giáo. Họ cho rằng sứ mệnh truyền bá Tin Mừng, sứ mệnh mở mang Nước Chúa và cứu rỗi các linh hồn chỉ bằng lời cầu nguyện suông là hoàn toàn không đủ, nhưng còn cần phải bằng các hoạt động Tông Đồ cụ thể.
Tất cả những thái độ và những phê phán trên đây là cả một sự ngộ nhận tai hại, một sự nhận định hoàn toàn chủ quan, một chiều và lệch lạc về đời sống Đan Tu Chiêm Niệm. Đó cũng là một dấu chỉ cho thấy những người phê bình, bài bác hay đánh giá thấp Ơn Gọi Thánh Hiến này là chưa hiểu được mọi giá trị và vai trò thánh thiêng của kinh nguyện Kitô Giáo trong cuộc sống con người.
Chính Đức Giêsu đã dạy:
• “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến (các biến cố khủng khiếp xảy ra trong ngày thế mạt) và đứng vững được trước mặt Con Người“ (Lc 21,36).
• “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, kẻo phải sa vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, còn thể xác lại yếu hèn“ (Mt 26,41). “Simon, Simon, Sa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin“ (Lc 22,31).
• Và thánh tông đồ Phêrô cũng đã nhắn nhủ các tín hữu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”. (1Pr 5,8).
Trong Sắc Lệnh về việc “Canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu Perfectae Caritatis (PC)“ thánh Công Đồng Chung Vatican II đã minh nhiên khẳng định:
“Trong những Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, các Tu Sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, thì cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, những Hội Dòng ấy vẫn luôn giữ một địa vị cao quí trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Họ dâng lên Thiên Chúa hy lễ chúc tụng tuyệt hảo, làm vẻ vang dân Thiên Chúa bằng những hoa trái Thánh thiện dồi dào, lấy gương lành lôi cuốn và làm cho dân ấy thêm lớn mạnh bằng việc tông đồ tuy âm thầm nhưng phong phú. Họ là vinh dự và là nguồn mạch tuôn trào các ơn thiêng.“ (3)
Trong văn kiện “Chiều kích chiêm niệm của đời sống Tu Trì“ (The Contemplative Dimension of Religious Life), công bố năm 1980, Thánh Bộ Tu Sĩ đã minh định rằng đời sống cầu nguyện và chiêm niệm nội tâm là căn bản của đời tận hiến. Theo truyền thống cũ xưa kia, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm thường được quan niệm là một lối sống chỉ dành riêng cho những người tín hữu ưu tú đặc biệt trong Giáo Hội. Người ta cũng thường trình bày và so sánh đời sống của các Tu Sĩ thuộc các Dòng Chiêm Niệm và các Dòng Hoạt Động như hai lối sống Thánh Hiến hoàn toàn biệt lập, không có gì tương quan với nhau, nếu không muốn nói là đối kháng với nhau. Một thái độ và quan niệm như thế có thể làm cho người ta có cảm tưởng là hai lối sống đời Thánh Hiến ấy đã được “phân công“ rõ rệt: Các Tu Sĩ thuộc các Dòng Hoạt Động như thể những chiến sĩ chiến đấu ngoài tiền tuyến, còn các Đan Sĩ thuộc các Dòng Chiêm Niệm là những nhân công phụ trách sản xuất lương thực ở hậu phương. Nhưng nay với văn kiện này, Giáo Hội muốn sửa lại quan niệm lệch lạc ấy và đồng thời nhắc nhở tất cả mọi Tu Sĩ thuộc các Dòng Tu, Hoạt Động cũng như Chiêm Niệm, đều phải nỗ lực sống Đời Cầu Nguyện Chiêm Niệm mỗi ngày. Văn kiện mô tả sự chiêm niệm như là một sự nỗ lực nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa. Đó là tâm tình thờ lạy một cách khiêm tốn và liên lỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi người, trong các biến cố của cuộc sống và trong các sự vật.
Đời sống Chiêm Niệm chính là đời sống của ba nhân đức đối thần – tin, cậy, mến. Cũng chính trong đời sống chiêm Niệm Thiên Chúa thông ban mình cho con người bằng việc thông hiệp với Chúa Cha nhờ Đức Kitô trong Chúa Thánh Linh.(4) Nhất là trong phần III của văn kiện, Giáo Hội đã đề cao và đánh giá đặc biệt Ơn Gọi Chiêm Niệm.(5) Bởi vì, những hoạt động Tông Đồ bên ngoài mà thiếu tâm hồn cầu nguyện và chiêm niệm bên trong của nhà truyền giáo, thì cũng giống như một cái xác không hồn, như một bức tượng không có sức sống bên trong. Điều đó muốn nói rằng một Tu Sĩ hoạt động tông đồ truyền giáo nhất thiết phải có tinh thần cầu nguyện chiêm niệm và một Đan Sĩ chiêm niệm nhất thiết phải có tinh thần truyền giáo sống động. Đời sống cầu nguyện chiêm niệm và công cuộc truyền giáo luôn liên kết khăng khít với nhau như thể một thực tại duy nhất được biểu lộ ra bên ngoài bằng hai hình thức khác nhau.
Các Đức Thánh Cha nói chung và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói riêng, luôn đề cao các giá trị và vai trò quan trọng bất khả thay thế của Ơn Gọi Đan Tu. Trong Tông Huấn của ngài về “Đời sống Thánh Hiến – Vita Consecrata (VC)“, công bố ngày 25.3.1996, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định đời sống Đan Tu Chiêm Niệm là một vinh dự và là nguồn ơn tuôn đổ trên đời sống Giáo Hội, ngài viết: “Các Hội Dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm, là một niềm vinh dự và là nguồn mạch muôn vàn ơn thiêng cho Giáo Hội. Bằng chính đời sống và sứ mệnh của mình, những thành viên của các Hội Dòng này, noi gương Chúa Kitô cầu nguyện trên núi; các vị chứng tỏ quyền tối thượng của Thiên Chúa trên dòng lịch sử và tham dự trước vinh quang mai hậu. Trong cô tịch và thinh lặng, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, phụng thờ Thiên Chúa, khổ chế bản thân, đọc kinh cầu nguyện, hãm mình và chia sẻ tình huynh đệ, các vị quy hướng trọn vẹn đời sống và mọi sinh hoạt của mình về sự chiêm ngắm Thiên Chúa. Như vậy, các vị cống hiến cho Giáo Hội chứng tá duy nhất về tình yêu mà Giáo Hội dành cho Thiên Chúa, cũng như góp phần vào việc làm tăng trưởng Dân Chúa, bằng một việc tông đồ âm thầm nhưng phong phú.“(6)
Và trong Tông Thư “Hồng Ân Cứu Độ - Redemptionis Donum“ của ngài, thánh Giáo Hoàng còn đào sâu chiều kích thần bí của Ơn Gọi Thánh Hiến như là đời sống mới, đời sống Giao Ước. Bởi vậy, chính thánh nữ Têrêxa Avila đã từng xác tín rằng sự cầu nguyện chiêm niệm là cấp độ cao nhất của con đường trọn lành nên thánh.
Tất cả những giáo huấn công khai và chính thức trên đây của Giáo Hội đã minh định cho ta thấy rằng Ơn Gọi Đan Tu Chiêm Niệm tự bản chất là một điều cần thiết cho đời sống Giáo Hội và cho công cuộc Phúc Âm hóa. Giáo Hội luôn biết ơn và quý trọng đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu Nguyện như một kho tàng vô giá, dĩ nhiên không vì nguồn gốc lịch sử lâu đời của nó trong truyền thống Giáo Hội, mà vì những giá trị thần bí linh thiêng và cao cả của nó. Đó là một lối sống Thánh Hiến biểu hiệu cho Nước Trời, biểu hiệu cho cuộc sống của các Thần Thánh trên Nước Trời, vì cũng như các Thần Thánh hằng phủ phục tôn thờ trước tòa Chúa trên Nước Trời, các Đan Sĩ Chiêm Niệm ngày đêm không ngừng dâng lên trước thánh nhan Thiên Chúa muôn điệu ca du dương thánh thót khi cử hành các Giờ Kinh Thần Tụng, hầu để ca ngợi và tạ ơn, với một cuộc sống trong an bình, thanh thoát, Thánh thiện và xa lánh mọi bon chen vật lộn của cuộc sống thế tục. Và trong quá trình nỗ lực nên trọn lành nên thánh mọi ngày của mình như thế, người Đan Sĩ đi sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa, tiếp cận với Người qua kinh nguyện, và nhờ thế người Đan Sĩ chuyển cầu lên trước tòa Chúa mọi nguyện ước chân chính và khẩn thiết của Giáo Hội, của xã hội và của mọi anh chị em đồng loại của mình.
Nhưng như đã đề cập tới ở trên, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu Nguyện đưa dẫn người Đan Sĩ tiếp cận với Thiên Chúa, với Đấng Tối Cao, với Đấng Toàn Chân, Toàn Thiện và Toàn Mỹ. Điều đó đòi hỏi người Đan Sĩ phải luôn nỗ lực trở nên hoàn thiện mỗi ngày, để xứng đáng được diện kiến trước thánh nhan Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh dạy: “Đây là cửa dẫn vào nơi Chúa ngự, chỉ những người công chính mới được qua.“(Tv 118,20).
Trong quá trình hoàn thiện bản thân của người Đan Sĩ, điều tiên quyết đòi hỏi người Đan Sĩ phải thực hiện là lột bỏ con người cũ đầy khiếm khuyết và bất toàn của mình, là tránh xa mọi tội lỗi và mọi thói hư tật xấu, vì chính Đức Khổng Tử, một người không phải là Kitô hữu, cũng đã khẳng định: “Hoạch tội ư Thiên, vô sở đảo giã: phạm tội với Trời thì còn cầu nguyện vào đâu được nữa“(7); tiếp đến là thực thi các lời khuyên Phúc Âm, giữ trọn Tu Luật và Nội Quy của Dòng, v.v… Nhưng trên hết phải sống trọn đức ái đối với hết mọi người, vì đức ái là luật tối thượng của đường trọn lành, là dây ràng buộc mọi nhân đức. (x. Cl 3,14). Thánh Augustinô đã từng xác tín: “Đức ái là nhân đức liên kết chúng ta với Thiên Chúa.” Cùng một tâm tình đó, thánh Justinô Tử Đạo nói: “Ôi! Mạnh mẽ biết bao mối dây liên kết với Thiên Chúa.” Vâng, đức ái là mối dây liên kết Thiên Chúa với linh hồn chúng ta qua Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sống thánh hóa của ta.
Vậy, đời sống Đan Tu Chiêm Niệm và Cầu nguyện là nguồn động lực làm nảy sinh một sự tác động lưỡng diện: một đàng, để sống bền đỗ và sống hạnh phúc Đời Đan Tu của mình, người Đan Sĩ phải nỗ lực hoàn thiện chính bản thân mình mỗi ngày một cách tự nguyện và đầy ý thức; một đàng khác, chính đời sống Đan Tu Cầu Nguyện là động lực thu hút, thúc đẩy và thánh hóa người Đan Sĩ mỗi ngày một thêm thánh thiện và trọn lành hơn.
Sau cùng, như vừa nói ở trên, người Đan Sĩ không sống Ơn Gọi Chiêm Niệm và Cầu Nguyện cho một mình mình, hay nói cách khác, người Đan Sĩ không đến với Chúa một mình, nhưng với mọi anh chị em đồng loại của mình. Lời cầu nguyện của người Đan Sĩ luôn luôn phải trải rộng và bao trùm mọi nhu cầu, mọi ước vọng và mọi niềm vui nỗi buồn của anh chị em đồng loại của mình. Vâng, đời sống Đan Tu của các Đan Sĩ chiêm niệm luôn phải là “nguồn mạch tuôn trào mọi ơn thiêng“ như Công Đồng dạy.(8). Đó chính là sứ mệnh Ngôn Sứ của Ơn Gọi Đan Tu Chiêm Niệm vậy.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
____________________________
Chú thích
1. Luther chủ trương con người được cứu rỗi chỉ nhờ đức tin mà thôi, chứ không cần các việc lành phúc đức, như đọc kinh cầu nguyện, làm các việc hy sinh và khổ chế.
2. Nã-phá-luân tên đầy đủ trong tiếng Pháp là Napoléon Bonaparte (1769-1821) xuất thân từ đảo Corse (nằm giữa Ý và Pháp), có tài quân sự xuất chúng, gia nhập quân cách mạng và đã trở thành vị tướng tài ba của quân đội Pháp, bách chiến bách thắng. Sau khi chiếm được chính quyền ở Pháp, ông đã trở thành hoàng đế và một nhà độc tài hung hăng. Ông đã ra lệnh chèn ép Giáo Hội, bắt bớ các Tu Sĩ, tàn phá và tịch thu các Tu Viện. Sau khi thua trận ở Nga vào năm 1812 và tiếp đến ở trận chiến Waterloo vào năm 1815, ông bị truất phê và bị đày ra đảo St. Helena ở phía nam đại tây dương. Ở đây ông đã hồi tâm và thú nhận: “Tội lỗi lớn nhất của trẫm là không chỉ xúc phạm đến loài người mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa.“ Trước khi chết ông đã ăn năn trở lại và được chịu Các Phép.
3. Vatican II: PC, số 7.
4. The Contemplative Dimension of Religious Life, số 1.
5. Cùng chỗ, xem từ số 24 đến 29.
6. Gioan Phaolô II: VC, số 8.
7. Luận Ngữ: Bát-dật, III.
8. Vatican II: PC, số 7.
Văn Hóa
Bài Ca Dâng Chúa
Bùi Hữu Thư
10:14 07/07/2016
Bài Ca Dâng Chúa
________________________________________
Những đỉnh núi cao vời,
Thể hiện quyền năng Ngài.
Ngọn cỏ gió đùa chơi,
Nói lên lòng lành Ngài.
Những vì sao im lặng,
Như kim cương lấp lánh,
Mô tả trí khôn ngoan,
Quá cao vời khôn sánh.
Giòng suối hiền róc rách,
Như thì thầm bài ca,
Ngơi khen Ngài Chí Thánh,
Tụng danh Ngài cao xa.
Bầy chim ca thánh thót,
Nhẩy nhót trên cành cây,
Hát lên lời dịu ngọt,
Bản tình ca dâng Ngài.
Bởi vì Ngài đã phán:
"Ta ngự trị hồn con,
"Ban cho con tình bạn,
"Muôn đời không héo hon.”
“Ta với con nên một,
"Ðể niềm vui Nước Trời,
“Bao la và dịu ngọt, “
Cho con nếm đời đời.”
“Những khó khăn tan biến,
"Mọi khổ đau nguôi dần,
"Ðời tôi xin dâng hiến,
"Vì Ngài xin dấn thân.”
Bùi Hữu Thư
Ánh sáng tình yêu
Đinh Văn Tiến Hùng
18:29 07/07/2016
“ Ta là Ánh Sáng thế gian, để bất cứ ai tin vào Ta, thì không ở lại trong bóng tối. “
( Gioan. 12 : 46 )
Có bóng tối Ánh Sáng sẽ bừng lên rực rỡ,
Hang Be-lem xưa kia một thôn xóm nghèo hèn,
Những mục đồng đơn thật say giấc cùng bầy chiên,
Thiên Sứ báo chỗi dậy thấy đất trời tỏa sáng.
Ôi Yê-ru-sa-lem mỏi mòn bao năm tháng,
Đây Hài Nhi được dâng tiến giữa đền thờ,
Mở đầu kỷ nguyên mới dân Chúa hằng mong chờ,
Trái tim Sê-mê-on và An-na thổn thức.
Chúa gọi ‘Hãy theo Ta!’ Mát-thêu đang thu thuế,
Bỏ tất cả theo Chúa không luyến tiếc chần chờ,
Vì lòng tin ấy đang chỗi dậy một giấc mơ,
Đi theo Thày Giê-su cuộc đời sẽ đổi mới.
Ông Phê-rô sợ hãi nên ba lần từ chối,
Không dám nhận mình là môn đệ của Giê-su,
Nhưng Chúa nhìn thương yêu đầy tha thứ nhân từ,
Chợt gà gáy Phê-rô đã ăn năn xám hối.
Người trộm lành treo trên thập giá Chúa biến đổi,
Giữa cơn địa chấn mây mù sấm chớp kinh hoàng,
Tình yêu Chúa soi rọi kẻ tội lỗi lầm đàng,
Biết thống hối được nhận lãnh Thiên đàng vĩnh phúc.
Mẹ Tê-rê-sa cuộc đời nêu cao nhân đức,
Săn sóc người nghèo khổ bệnh tật với tình thương,
Kẻ bị xã hội ruồng bỏ vất vưởng ngoài đường,
Vì chính họ là hiện thân Tình yêu Thiên Chúa.
Con luôn vững tâm tin theo như lời Chúa hứa,
Lời Hằng Sống con thật diễm phúc Chúa ơi !
Chúa đem Ánh Sáng Hồng Ân Cứu Độ từ trời,
Giải thoát tâm hồn con ngập chìm trong bóng tối.
“Lạy Chúa từ nhân !
Xin cho con biết mến yêu
Và phụng sự Chúa trong mọi người.
………………………………..
Để con rọi Ánh Sáng vào nơi tối tăm,
Đem nguồn vui đến chốn u sầu.
Lạy Chúa xin hãy dạy con !
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết,
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. (*)
………………………………………
Đinh văn Tiến Hùng
(*) Trích dẫn ‘Kinh Hòa Bình’ của Thánh Phanxicô Assisi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Hoàng Hôn
Tấn Đạt
18:14 07/07/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Không có gì du dương
hơn buổi hoàng hôn.
There is nothing is more
musical than a sunset.
(Claude Debussy)