Phụng Vụ - Mục Vụ
Những cuộc vật lộn
Lm. Minh Anh
00:44 06/07/2021
NHỮNG CUỘC VẬT LỘN
“Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Năm 480 trước Công Nguyên, Leonidas, vua Sparta, đang cùng quân đội Hy Lạp của mình chuẩn bị nghênh chiến chống lại quân Ba Tư. Một sứ thần Ba Tư đến, người này thuyết phục Leonidas đầu hàng, y nói về sự vô ích nếu vua cố gắng chống lại sự tiến công của quân Ba Tư khổng lồ, “Cung thủ của chúng tôi rất đông!”, sứ thần nói, “Các mũi tên của họ bay làm tối mặt trời”. Leonidas trả lời, “Càng nhiều càng tốt, chúng tôi sẽ chiến đấu, sẽ vật lộn với quân thù dưới bóng râm!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những cuộc chiến đấu, ‘những cuộc vật lộn’; vật lộn với Thiên Chúa, vật lộn với tha nhân, vật lộn với chính mình. Ngạc nhiên thay, Thiên Chúa có mặt trong tất cả các cuộc vật lộn đó, Ngài muốn giải thoát chúng ta, vì Ngài là Đấng xót thương.
Thật trùng hợp, Tin Mừng hôm nay cũng nói đến những cuộc đời tất tả Chúa Giêsu chứng kiến. Đó là những con người đã đến với Ngài, mang theo ‘những cuộc vật lộn’ nội tâm; Tin Mừng nói, Chúa Giêsu rảo đi từ thành này sang thành nọ, gặp người này đến người khác, và Ngài biết rõ bao cuộc vật lộn trong các tâm hồn. Họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn”; và điều này khiến Ngài day dứt. Nhiệt huyết trong Ngài giục giã Ngài đi và đi mãi; đi tìm những ai bơ vơ, tất tưởi, mà với họ, Ngài muốn trở nên Mục Tử chăn dắt, loại bỏ ‘những cuộc vật lộn’ nội tâm; nói cho họ biết, họ được mời để thuộc về Vương Quốc mới của Ngài; ở đó, tâm hồn họ được chữa lành.
Hình ảnh Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều hạng người tan nát, khó khăn và bị bỏ rơi đáng cho chúng ta suy gẫm; bởi lẽ, đây cũng là những gì thuộc về mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng có những rối bời nội tâm riêng. Đôi khi chúng ta cảm thấy đơn độc, bối rối, vô định và lạc lõng; đó có thể là một vị thánh chưa hoàn hảo hoặc là một con người thiếu chân thực với chính mình. Chúng ta sẽ chiến đấu cho đến khi biết rõ mình thuộc về ai; thuộc về gia đình Thiên Chúa, ý thức mình là con trai, con gái của Ngài; đồng thời, tìm thấy sự bình an sâu xa đích thực trong sự thật này.
Trước hết, “rối bời” của chúng ta có thể đến từ nhiều phía. Với một số người, đó là những ký ức quá khứ; những mối quan hệ tan vỡ, thiếu định hướng, một tội lỗi nghiêm trọng nào đó, một cơn tức giận và những điều tương tự. Vì thế, câu hỏi đầu tiên cần suy gẫm là ‘liệu tôi đang có một trái tim đầy phiền muộn không?’. Cả những vị thánh vĩ đại nhất cũng sẽ tìm thấy một số lãnh vực mà họ phải vật lộn; vậy, ‘tôi đang vật lộn với điều gì?’. Thứ hai, cảm giác “bị bỏ rơi” là một thập giá; đó có phải là do một tội lỗi nào đó không? Chỉ khi nào chúng ta nhận được ơn tha thứ tội lỗi và lớn lên trong đời sống cầu nguyện, chúng ta sẽ nhận biết Thiên Chúa một cách thân mật và riêng tư. Dù là toàn năng nhưng Ngài vẫn muốn hình thành quan hệ yêu thương thực sự với mỗi chúng ta.
Anh Chị em,
Nhiều lúc chúng ta mệt mỏi, nếu không nói là kiệt sức khi phải đương đầu với ‘những cuộc vật lộn’ của mình. Những chuyến đi không mệt mỏi của Ngài là dấu hiệu cho thấy sự nhiệt huyết của Ngài dành cho mỗi người chúng ta; Ngài muốn đến, trở thành Mục Tử, trút bỏ mọi gánh nặng trong lương tâm và dọn đường cho chúng ta khám phá vị trí của mình trong gia đình Ngài. Tin Mừng về Vương Quốc Ngài là lời mời gọi mọi người trở nên thành viên của Vương Quốc đó. Đến với chúng ta, Trái Tim Ngài tràn đầy xót thương như khi Ngài đi qua các vùng nông thôn Palestine năm xưa. Ngài thấy chúng ta, nhìn vào trái tim chúng ta với tình yêu, và không bao giờ rời mắt khỏi chúng ta trong sự thiếu thốn, yếu đuối và tội lỗi của mỗi người. Hôm nay, trong nhà chầu Thánh Thể, Ngài đang rảo mắt tìm kiếm, đang chờ đợi chúng ta. Đừng sợ hãi, nhưng hãy đến với Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng nhìn thấy mọi trái tim tổn thương và tan vỡ; này con đến với Chúa. Xin chữa lành, giải thoát con khỏi ‘những cuộc vật lộn’, vì con thuộc về Chúa, con là của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Năm 480 trước Công Nguyên, Leonidas, vua Sparta, đang cùng quân đội Hy Lạp của mình chuẩn bị nghênh chiến chống lại quân Ba Tư. Một sứ thần Ba Tư đến, người này thuyết phục Leonidas đầu hàng, y nói về sự vô ích nếu vua cố gắng chống lại sự tiến công của quân Ba Tư khổng lồ, “Cung thủ của chúng tôi rất đông!”, sứ thần nói, “Các mũi tên của họ bay làm tối mặt trời”. Leonidas trả lời, “Càng nhiều càng tốt, chúng tôi sẽ chiến đấu, sẽ vật lộn với quân thù dưới bóng râm!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những cuộc chiến đấu, ‘những cuộc vật lộn’; vật lộn với Thiên Chúa, vật lộn với tha nhân, vật lộn với chính mình. Ngạc nhiên thay, Thiên Chúa có mặt trong tất cả các cuộc vật lộn đó, Ngài muốn giải thoát chúng ta, vì Ngài là Đấng xót thương.
Bài đọc Sáng Thế kể lại cuộc vật lộn thâu đêm của Giacóp với ‘một Ai đó’. Đó là cuộc vật lộn ‘không mấy đúng luật’, vì đối thủ của ông đã đạp vào đùi ông khi Giacóp chân thực cho biết, ông nhất định không buông tha nếu người ấy không chúc lành cho ông. Đó là cuộc vật lộn mà sau đó, Giacóp mới vỡ lẽ, đối thủ của mình là Thiên Chúa, Đấng đổi tên ông thành Israel vì ông dám chống lại Ngài. Hoàn hồn, Giacóp nói, “Tôi đã thấy Chúa nhãn tiền mà mạng sống tôi vẫn an toàn”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Lạy Chúa, sống công minh chính trực, con sẽ được trông thấy mặt Ngài!”. Đọc lại cuộc vật lộn này, nhà thơ Charles Péguy viết, “Ta đã thường chơi với con người, hỡi ngươi, đồ khờ! Trong cuộc chơi này, ai thắng thì thua, ai thua thì thắng. Thử hỏi, ngươi thắng, làm sao Ta ẵm ngươi, và chữa cho ngươi lành? Hỡi con người, tên ngươi là ‘Khờ Khạo!’”.
Thật trùng hợp, Tin Mừng hôm nay cũng nói đến những cuộc đời tất tả Chúa Giêsu chứng kiến. Đó là những con người đã đến với Ngài, mang theo ‘những cuộc vật lộn’ nội tâm; Tin Mừng nói, Chúa Giêsu rảo đi từ thành này sang thành nọ, gặp người này đến người khác, và Ngài biết rõ bao cuộc vật lộn trong các tâm hồn. Họ “tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn”; và điều này khiến Ngài day dứt. Nhiệt huyết trong Ngài giục giã Ngài đi và đi mãi; đi tìm những ai bơ vơ, tất tưởi, mà với họ, Ngài muốn trở nên Mục Tử chăn dắt, loại bỏ ‘những cuộc vật lộn’ nội tâm; nói cho họ biết, họ được mời để thuộc về Vương Quốc mới của Ngài; ở đó, tâm hồn họ được chữa lành.
Hình ảnh Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều hạng người tan nát, khó khăn và bị bỏ rơi đáng cho chúng ta suy gẫm; bởi lẽ, đây cũng là những gì thuộc về mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng có những rối bời nội tâm riêng. Đôi khi chúng ta cảm thấy đơn độc, bối rối, vô định và lạc lõng; đó có thể là một vị thánh chưa hoàn hảo hoặc là một con người thiếu chân thực với chính mình. Chúng ta sẽ chiến đấu cho đến khi biết rõ mình thuộc về ai; thuộc về gia đình Thiên Chúa, ý thức mình là con trai, con gái của Ngài; đồng thời, tìm thấy sự bình an sâu xa đích thực trong sự thật này.
Trước hết, “rối bời” của chúng ta có thể đến từ nhiều phía. Với một số người, đó là những ký ức quá khứ; những mối quan hệ tan vỡ, thiếu định hướng, một tội lỗi nghiêm trọng nào đó, một cơn tức giận và những điều tương tự. Vì thế, câu hỏi đầu tiên cần suy gẫm là ‘liệu tôi đang có một trái tim đầy phiền muộn không?’. Cả những vị thánh vĩ đại nhất cũng sẽ tìm thấy một số lãnh vực mà họ phải vật lộn; vậy, ‘tôi đang vật lộn với điều gì?’. Thứ hai, cảm giác “bị bỏ rơi” là một thập giá; đó có phải là do một tội lỗi nào đó không? Chỉ khi nào chúng ta nhận được ơn tha thứ tội lỗi và lớn lên trong đời sống cầu nguyện, chúng ta sẽ nhận biết Thiên Chúa một cách thân mật và riêng tư. Dù là toàn năng nhưng Ngài vẫn muốn hình thành quan hệ yêu thương thực sự với mỗi chúng ta.
Anh Chị em,
Nhiều lúc chúng ta mệt mỏi, nếu không nói là kiệt sức khi phải đương đầu với ‘những cuộc vật lộn’ của mình. Những chuyến đi không mệt mỏi của Ngài là dấu hiệu cho thấy sự nhiệt huyết của Ngài dành cho mỗi người chúng ta; Ngài muốn đến, trở thành Mục Tử, trút bỏ mọi gánh nặng trong lương tâm và dọn đường cho chúng ta khám phá vị trí của mình trong gia đình Ngài. Tin Mừng về Vương Quốc Ngài là lời mời gọi mọi người trở nên thành viên của Vương Quốc đó. Đến với chúng ta, Trái Tim Ngài tràn đầy xót thương như khi Ngài đi qua các vùng nông thôn Palestine năm xưa. Ngài thấy chúng ta, nhìn vào trái tim chúng ta với tình yêu, và không bao giờ rời mắt khỏi chúng ta trong sự thiếu thốn, yếu đuối và tội lỗi của mỗi người. Hôm nay, trong nhà chầu Thánh Thể, Ngài đang rảo mắt tìm kiếm, đang chờ đợi chúng ta. Đừng sợ hãi, nhưng hãy đến với Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Đấng nhìn thấy mọi trái tim tổn thương và tan vỡ; này con đến với Chúa. Xin chữa lành, giải thoát con khỏi ‘những cuộc vật lộn’, vì con thuộc về Chúa, con là của Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 7/7: Ơn gọi Tông đồ - Suy Niệm của Lm Nguyễn Trọng Thiên, SVD – Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
02:39 06/07/2021
Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 06-July-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 10, 1-7
“Các con hãy đến cùng chiên lạc nhà Israel”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai môn đệ Người lại, và ban cho các ông quyền hành trên các thần ô uế để các ông xua đuổi chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.
Đây là tên của mười hai Tông đồ: Trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em của ông, Giacôbê con ông Giêbêđê và Gioan em của ông, Philipphê và Bartôlômêô, Tôma và Matthêu người thu thế, Giacôbê con ông Alphê và Tađêô, Simon nhiệt tâm và Giuđa Iscariô là kẻ nộp Người. Chúa Giêsu đã sai mười hai vị này đi và truyền rằng: “Các con đừng đi về phía các dân ngoại và đừng vào thành của người Samaria. Tốt hơn, các con hãy đến cùng các chiên lạc nhà Israel. Các con hãy đi rao giảng rằng: ‘Nước Trời đã gần đến'”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 06/07/2021
25. Người gần gủi với Thiên Chúa, thì nhất định phải bị thử thách của cám dỗ.
(Thánh Albert the Great)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 06/07/2021
92. ĐỪNG COI BÊN NGOÀI
Có một người đi mua bức tranh thần giữ cửa, nhưng mua lầm một bức tranh vẻ một đạo sĩ, đem về dán trên cửa nhà.
Vợ nói:
- “Thần giữ cửa thì tay cầm đại đao, tay giơ cái búa, như thế yêu quái nhìn thấy mới sợ, còn bức tranh đạo sĩ này hình dáng trung hậu, dán lên cửa cũng vô dụng.”
Ông chồng nói:
- “Bà đừng có nói như thế, như Kim Việt là người trung hậu, nhưng khi ông ta làm việc thì cay độc hung ác…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy từ 92:
Thần giữ cửa của người bên lương có khuôn mặt dữ tợn, tay cầm đại đao, tay cầm cái búa để giữ cửa nhà, để trấn ác tà ma yêu tinh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một thiên thần giữ mình, mà chúng ta gọi là “thiên thần bản mệnh”, vị thiên thần này không cầm đại đao, không cầm búa to, cũng không có khuôn mặt dữ tợn; ngài không đánh nhau với ma quỷ, nhưng ngài luôn cứu giúp chúng ta khỏi những cám dổ và những thói hư tật xấu của thế gian, ngài là sứ giả của Thiên Chúa và là đấng canh giữ bảo vệ chúng ta trên đường về nhà Cha trên trời, nhưng rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta quên mất ngài.
Cha mẹ, anh em, bạn hữu tốt cũng là những thiên thần giúp đỡ chúng ta, những người này vóc dáng bên ngoài –đôi lúc- không được đẹp, ăn nói không được nhẹ nhàng cho lắm, hành vì quê mùa cục mịch, nhưng có một tâm hồn bừng sáng những đức tính cương nghị, can đảm, khôn ngoan –là những hoa qủa của ơn Thánh Thần- để giúp chúng ta sống làm người tốt đẹp hơn…
Đừng nhìn bên ngoài để đoán già đoán non mà mắc tội đoán xét anh chị em mình, nhưng nhìn bên trong tâm hồn của họ và việc làm của họ để khâm phục và hợp tác với họ trong tình yêu của Thiên Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người đi mua bức tranh thần giữ cửa, nhưng mua lầm một bức tranh vẻ một đạo sĩ, đem về dán trên cửa nhà.
Vợ nói:
- “Thần giữ cửa thì tay cầm đại đao, tay giơ cái búa, như thế yêu quái nhìn thấy mới sợ, còn bức tranh đạo sĩ này hình dáng trung hậu, dán lên cửa cũng vô dụng.”
Ông chồng nói:
- “Bà đừng có nói như thế, như Kim Việt là người trung hậu, nhưng khi ông ta làm việc thì cay độc hung ác…”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy từ 92:
Thần giữ cửa của người bên lương có khuôn mặt dữ tợn, tay cầm đại đao, tay cầm cái búa để giữ cửa nhà, để trấn ác tà ma yêu tinh.
Mỗi người Ki-tô hữu đều có một thiên thần giữ mình, mà chúng ta gọi là “thiên thần bản mệnh”, vị thiên thần này không cầm đại đao, không cầm búa to, cũng không có khuôn mặt dữ tợn; ngài không đánh nhau với ma quỷ, nhưng ngài luôn cứu giúp chúng ta khỏi những cám dổ và những thói hư tật xấu của thế gian, ngài là sứ giả của Thiên Chúa và là đấng canh giữ bảo vệ chúng ta trên đường về nhà Cha trên trời, nhưng rất nhiều lần trong cuộc đời chúng ta quên mất ngài.
Cha mẹ, anh em, bạn hữu tốt cũng là những thiên thần giúp đỡ chúng ta, những người này vóc dáng bên ngoài –đôi lúc- không được đẹp, ăn nói không được nhẹ nhàng cho lắm, hành vì quê mùa cục mịch, nhưng có một tâm hồn bừng sáng những đức tính cương nghị, can đảm, khôn ngoan –là những hoa qủa của ơn Thánh Thần- để giúp chúng ta sống làm người tốt đẹp hơn…
Đừng nhìn bên ngoài để đoán già đoán non mà mắc tội đoán xét anh chị em mình, nhưng nhìn bên trong tâm hồn của họ và việc làm của họ để khâm phục và hợp tác với họ trong tình yêu của Thiên Chúa…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
19:22 06/07/2021
CN 15 B
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cho biết “Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo”. Tin Mừng tuần này kể tiếp: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Người và để Người sai họ đi rao giảng với quyền trừ quỷ”. Như vậy, Nhóm Mười Hai đã ở với Chúa từ đầu. Sách Tin Mừng không cho ta biết thời gian bao lâu. Sau một thời gian, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ về quê Nadaret, cho họ chứng kiến thân nhân, người “đồng hương” đối xử với Người như thế nào; Người đã nói cho họ biết thực tế phũ phàng trong thân phận ngôn sứ. Rời Nadaret, Người tiếp tục đi các làng chung quanh mà rao giảng, không để “kinh nghiệm Nadaret” tác động trên đường sứ mạng của mình. Bây giờ, Người bắt đầu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
Ta có thể thắc mắc, sao Người không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục? Tại sao lại chờ gáo nước lạnh của làng quê Nadaret rồi mới sai các ông đi?
Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng, như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Ngôn sứ Isaia được sai đi …nói với đá (x.Is 6,1-10); ngôn sứ Giêrêmia được sai đi để “nên cột sắt thành đồng chống lại cả xứ” (x. Gr 1,18-19). Ra đi là vì được sai đi, chứ không phải vì mong được đón tiếp, được hoan hô, được công kênh lên như siêu sao bóng đá sau khi đoạt cúp. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
1. Các Tông đồ lên đường với hành trang 3 không và 2 có.
Ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc. Hành trình như vậy là đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không "mọc rễ" bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Hai có: cây gậy và đôi dép. Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ. Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
Đây quả là một gói hành trang dị thường, một lời khuyên nghịch lý, trái với suy nghĩ khôn ngoan tự nhiên của con người mọi thời.Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Vì thế, các Tông đồ luôn sống tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa.
Chúa Giêsu cũng trao cho các môn đệ những quyền năng Ngài có: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Đó là hành trang quan trọng hàng đầu. Mọi hành trang khác chỉ là phụ thuộc: một chiếc áo đang mặc, một cây gậy và đôi dép khi đi đường.
Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn, nhất là biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ Ngài (x.Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ hết sức sống động và lôi cuốn người khác theo mình.
2. Hành trang của người Tông đồ là sự gắn bó mật thiết với Chúa
Các Tông đồ đã được ở với Chúa. Các ông đã nghe lời Chúa dạy. Các ông đã chứng kiến các việc Chúa làm. Biết bao nhiêu bài học các ông đã ghi tâm khắc cốt. Bài học về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Bài học về sự từ bỏ hy sinh, về các nhân đức... các ông đã được Chúa Giêsu đào tạo, huấn luyến, uốn nắn và giáo dục. Được gần gũi với Chúa Giêsu, các ông đã học hỏi nơi Ngài rất nhiều điều từ đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng. Đó là những hành trang quý báu Chúa trao cho các ngài. Bây giờ, trước lúc lên đường, Chúa muốn các ngài cần có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng hay của cải vật chất. Của cải có thể là vật cản cho người môn đệ trong hành trình truyền giáo. Cho nên, khi không dính bén tới của cải vật chất, người Tông đồ thảnh thơi hơn để lo việc rao giảng Tin mừng.
Với những hành trang ấy, các Tông đồ lên đường thực hành sứ vụ. Thánh Maccô cho biết, các ông đã “trừ được nhiều quỷ và chữa lành được nhiều bệnh nhân”.
3. Mỗi Kitô hữu đều được chọn để sai đi.
Ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều hướng đến chủ đề: ơn gọi sai đi. Thiên Chúa chọn để sai đi. Ngôn sứ Amos được gọi và sai đi để nói tiên tri khuyến cáo những dân tội lỗi bất trung (Bài đọc 1). Nhóm Mười Hai được gọi để sai đi loan báo tin mừng, kêu gọi mọi người sám hối. Chúa gọi để người được gọi ở với Chúa và sai họ đi loan báo ý định yêu thương cứu độ. Ở với Chúa là đón nhận sự sống và ân sủng Chúa ban tặng. Ở với Chúa để nên thánh thiện và tinh tuyền. Ở với Chúa là để nên nghĩa tử yếu dấu của Ngài (Bài đọc 2). Ở với Chúa để được Ngài sai đi.
Chúa trao cho các Tông đồ những hành trang thực sự cần thiết, hữu ích cho sứ vụ, và sai đi vào môi trường thực tế. Mỗi Kitô hữu đều là môn đệ của Chúa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi vào chính môi trường mình đang sống để trở nên muối men ướp cho mặn đời, để nên ánh sáng cho thế gian. Tất cả cuộc sống phải thấm nhuần tinh thần Phúc âm.
Người môn đệ ở mọi nơi mọi thời vẫn được Chúa và Giáo Hội sai đi. Người môn đệ hôm nay có thể ra đi với cung cách hơn xưa là mang theo nhiều vật dụng, có nhiều phương tiện, nhưng cốt lõi vẫn là hành trang đơn sơ, phục vụ, sống công chính để rao giảng và giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân.
Sống đơn sơ: Vượt thắng những cám dỗ tiện nghi vật chất với ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc; để có thể sống đơn sơ, thanh thoát nhẹ nhàng. Nhờ đó, người Tông Đồ mới có thể dấn thân cho sứ vụ đạt kết quả hữu hiệu. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24). Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nhắc nhở các mục tử: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”.
Sống phục vụ: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” Không theo ý riêng, không đòi hỏi được phục vụ mà hoàn toàn vâng theo Thánh ý Chúa, bằng lòng với môi trường đang sống, chấp nhận mọi thách đố, khó khăn, chu toàn bổn phận. Người được sai đi là để là phục vụ chứ không phải để được phục vụ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34-35)
Sống công chính: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Không bao giờ thỏa hiệp với sự dữ với thế gian và không đối thoại với ma quỷ. Tông Đồ luôn khẳng định là chứng nhân đích thực của Đức Kitô. Thánh Phaolô lấy làm hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6, 14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa. Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cho biết “Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo”. Tin Mừng tuần này kể tiếp: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Người và để Người sai họ đi rao giảng với quyền trừ quỷ”. Như vậy, Nhóm Mười Hai đã ở với Chúa từ đầu. Sách Tin Mừng không cho ta biết thời gian bao lâu. Sau một thời gian, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ về quê Nadaret, cho họ chứng kiến thân nhân, người “đồng hương” đối xử với Người như thế nào; Người đã nói cho họ biết thực tế phũ phàng trong thân phận ngôn sứ. Rời Nadaret, Người tiếp tục đi các làng chung quanh mà rao giảng, không để “kinh nghiệm Nadaret” tác động trên đường sứ mạng của mình. Bây giờ, Người bắt đầu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
Ta có thể thắc mắc, sao Người không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục? Tại sao lại chờ gáo nước lạnh của làng quê Nadaret rồi mới sai các ông đi?
Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng, như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Ngôn sứ Isaia được sai đi …nói với đá (x.Is 6,1-10); ngôn sứ Giêrêmia được sai đi để “nên cột sắt thành đồng chống lại cả xứ” (x. Gr 1,18-19). Ra đi là vì được sai đi, chứ không phải vì mong được đón tiếp, được hoan hô, được công kênh lên như siêu sao bóng đá sau khi đoạt cúp. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
1. Các Tông đồ lên đường với hành trang 3 không và 2 có.
Ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc. Hành trình như vậy là đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không "mọc rễ" bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Hai có: cây gậy và đôi dép. Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ. Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
Đây quả là một gói hành trang dị thường, một lời khuyên nghịch lý, trái với suy nghĩ khôn ngoan tự nhiên của con người mọi thời.Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Vì thế, các Tông đồ luôn sống tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa.
Chúa Giêsu cũng trao cho các môn đệ những quyền năng Ngài có: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Đó là hành trang quan trọng hàng đầu. Mọi hành trang khác chỉ là phụ thuộc: một chiếc áo đang mặc, một cây gậy và đôi dép khi đi đường.
Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn, nhất là biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ Ngài (x.Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ hết sức sống động và lôi cuốn người khác theo mình.
2. Hành trang của người Tông đồ là sự gắn bó mật thiết với Chúa
Các Tông đồ đã được ở với Chúa. Các ông đã nghe lời Chúa dạy. Các ông đã chứng kiến các việc Chúa làm. Biết bao nhiêu bài học các ông đã ghi tâm khắc cốt. Bài học về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Bài học về sự từ bỏ hy sinh, về các nhân đức... các ông đã được Chúa Giêsu đào tạo, huấn luyến, uốn nắn và giáo dục. Được gần gũi với Chúa Giêsu, các ông đã học hỏi nơi Ngài rất nhiều điều từ đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng. Đó là những hành trang quý báu Chúa trao cho các ngài. Bây giờ, trước lúc lên đường, Chúa muốn các ngài cần có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng hay của cải vật chất. Của cải có thể là vật cản cho người môn đệ trong hành trình truyền giáo. Cho nên, khi không dính bén tới của cải vật chất, người Tông đồ thảnh thơi hơn để lo việc rao giảng Tin mừng.
Với những hành trang ấy, các Tông đồ lên đường thực hành sứ vụ. Thánh Maccô cho biết, các ông đã “trừ được nhiều quỷ và chữa lành được nhiều bệnh nhân”.
3. Mỗi Kitô hữu đều được chọn để sai đi.
Ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều hướng đến chủ đề: ơn gọi sai đi. Thiên Chúa chọn để sai đi. Ngôn sứ Amos được gọi và sai đi để nói tiên tri khuyến cáo những dân tội lỗi bất trung (Bài đọc 1). Nhóm Mười Hai được gọi để sai đi loan báo tin mừng, kêu gọi mọi người sám hối. Chúa gọi để người được gọi ở với Chúa và sai họ đi loan báo ý định yêu thương cứu độ. Ở với Chúa là đón nhận sự sống và ân sủng Chúa ban tặng. Ở với Chúa để nên thánh thiện và tinh tuyền. Ở với Chúa là để nên nghĩa tử yếu dấu của Ngài (Bài đọc 2). Ở với Chúa để được Ngài sai đi.
Chúa trao cho các Tông đồ những hành trang thực sự cần thiết, hữu ích cho sứ vụ, và sai đi vào môi trường thực tế. Mỗi Kitô hữu đều là môn đệ của Chúa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi vào chính môi trường mình đang sống để trở nên muối men ướp cho mặn đời, để nên ánh sáng cho thế gian. Tất cả cuộc sống phải thấm nhuần tinh thần Phúc âm.
Người môn đệ ở mọi nơi mọi thời vẫn được Chúa và Giáo Hội sai đi. Người môn đệ hôm nay có thể ra đi với cung cách hơn xưa là mang theo nhiều vật dụng, có nhiều phương tiện, nhưng cốt lõi vẫn là hành trang đơn sơ, phục vụ, sống công chính để rao giảng và giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân.
Sống đơn sơ: Vượt thắng những cám dỗ tiện nghi vật chất với ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc; để có thể sống đơn sơ, thanh thoát nhẹ nhàng. Nhờ đó, người Tông Đồ mới có thể dấn thân cho sứ vụ đạt kết quả hữu hiệu. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24). Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nhắc nhở các mục tử: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”.
Sống phục vụ: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” Không theo ý riêng, không đòi hỏi được phục vụ mà hoàn toàn vâng theo Thánh ý Chúa, bằng lòng với môi trường đang sống, chấp nhận mọi thách đố, khó khăn, chu toàn bổn phận. Người được sai đi là để là phục vụ chứ không phải để được phục vụ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34-35)
Sống công chính: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Không bao giờ thỏa hiệp với sự dữ với thế gian và không đối thoại với ma quỷ. Tông Đồ luôn khẳng định là chứng nhân đích thực của Đức Kitô. Thánh Phaolô lấy làm hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6, 14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa. Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp video của ĐTC: Không có bất kỳ sự đối lập nào giữa đức tin và khoa học
J.B. Đặng Minh An dịch
02:34 06/07/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một video đến Cuộc họp Quốc tế “Khoa học vì hòa bình”.
Mở đầu Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những người tổ chức cuộc gặp gỡ “Khoa học vì Hòa bình” nhân dịp Năm Thánh dành để kính nhớ Thánh Gabriel của Đức Mẹ Sầu Bi, tại nơi có đền thờ nằm trên sườn núi Gran Sasso, trụ sở của Phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân Quốc gia.
Tôi xin chào các cơ quan quản lý khoa học và học thuật, các vị khách của các tổ chức quốc gia và Âu Châu, cùng tất cả những người nam nữ tham gia nghiên cứu khoa học.
Tôi đặc biệt muốn nhắc đến Giáo sư Antonino Zichichi, Chủ tịch Liên đoàn các nhà khoa học thế giới - được trao tặng nhân dịp này bằng cấp vinh dự cao quý nhất của Đại học Teramo – là người tiếp tục cống hiến cuộc đời mình cho sự phát triển của khoa học và giáo dục các thế hệ mới.
Thưa các nhà khoa học ưu tú, cuộc gặp gỡ của các bạn là một món quà hy vọng lớn lao cho nhân loại. Chưa bao giờ nhu cầu chấn hưng nghiên cứu khoa học lại được cảm nhận một cách mạnh mẽ như thế này để vượt qua những thách thức của xã hội đương đại. Và tôi rất vui vì chính cộng đồng giáo phận Teramo đang xúc tiến cuộc gặp gỡ này, điều đó chứng tỏ rằng không thể và không có bất kỳ sự đối lập nào giữa đức tin và khoa học.
Như tôi đã nhắc lại trong Thông điệp Fratelli tutti, cần phải biết thực tế này để cùng nhau xây dựng (xem 204). Để nuôi dưỡng và phát triển khát vọng tri thức tiềm ẩn trong trái tim của mỗi người nam nữ, nghiên cứu khoa học phải đặt kết quả của nó trong việc phục vụ tất cả mọi người, luôn tìm kiếm các hình thức hợp tác mới, chia sẻ kết quả và xây dựng mạng lưới.
Hơn nữa, trong Thông điệp tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng chúng ta không được bỏ qua “nguy cơ coi một tiến bộ khoa học nào đó như là lăng kính khả thi duy nhất để xem xét các khía cạnh cụ thể của cuộc sống, xã hội và thế giới” (sđd).
Kinh nghiệm về tình trạng khẩn cấp y tế thậm chí còn làm cho điều đó trở nên cấp bách hơn, và theo một cách nào đó, thậm chí còn khẩn thiết hơn bao giờ là thế giới khoa học phải suy nghĩ lại về triển vọng phòng ngừa, điều trị và tổ chức y tế, có tính đến các tác động nhân học liên quan đến tính xã hội và phẩm chất của các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và hơn hết là giữa các thế hệ.
Không có kiến thức khoa học nào có thể đứng một mình và tin rằng nó là quá đủ. Hiện thực lịch sử đang ngày càng trở thành một thực tại đơn nhất (xem sđd) và cần được phục vụ trong nguồn tri thức đa dạng, mà tính cụ thể của nó góp phần vào sự phát triển của một nền văn hóa mới có khả năng xây dựng xã hội bằng cách thúc đẩy phẩm giá và sự phát triển của mọi người nam nữ.
Trước những thách thức mới, các bạn, những người yêu mến khoa học, được giao trọng trách làm chứng cho khả năng xây dựng một mối liên kết xã hội mới, cam kết thực hiện các nghiên cứu khoa học gần gũi với toàn thể cộng đồng, từ trong nước đến quốc tế, và cho thấy rằng cùng nhau chúng ta có thể vượt qua mọi xung đột.
Khoa học là một nguồn lực tuyệt vời để xây dựng hòa bình!
Tôi yêu cầu các bạn đồng hành với sự đào tạo các thế hệ mới, dạy họ không ngại nỗ lực nghiên cứu. Thầy của chúng ta cũng để cho chính Ngài được tìm kiếm: Ngài truyền cho mọi người sự chắc chắn rằng khi người ta tìm kiếm sự thật, người ta sẽ gặp được sự thật. Thời đại đang thay đổi cần những môn sinh tri thức mới, và các bạn, các nhà khoa học thân mến, là những người thầy của một thế hệ kiến tạo hòa bình mới.
Tôi bảo đảm với các bạn, tôi gần gũi với các bạn và toàn thể Giáo hội gần gũi với các bạn, trong lời cầu nguyện và sự khích lệ.
Source:Catholic News Agency
Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức tổ chức các chương trình ‘Đêm Lộ Đức’ để thu hút những người hành hương đến đền thờ Pháp này sau khi phải đóng cửa dài hạ vì đại dịch
Đặng Tự Do
16:10 06/07/2021
Thánh địa Đức Mẹ Lộ Đức đã khởi động một loạt các sự kiện vào các buổi tối mùa hè để thu hút những người hành hương trở lại đền thờ khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng.
Sáng kiến “Đêm Lộ Đức” sẽ được tổ chức tại ngôi đền thờ ở miền tây nam nước Pháp này trong suốt tháng 7 và tháng 8.
Đêm Lộ Đức sẽ bao gồm một buổi biểu diễn lại các bài hát trong vở nhạc kịch nổi tiếng “Bernadette de Lourdes” vào các ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy, cũng như lễ rước nến hàng ngày và Thánh lễ ban đêm.
Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, cho biết ngài dự kiến khoảng 60% các cuộc hành hương thông thường sẽ diễn ra trong những tháng tới.
Ngài giải thích rằng du khách sẽ chủ yếu là người Pháp, một số cũng đến từ Tây Ban Nha gần đó.
Ngài nhận định rằng: “Các hãng hàng không sẽ mở cửa trở lại với một số thủ đô Âu Châu, nhưng nó có thể sẽ mất nhiều thời gian cho các tín hữu ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương để đến đây.”
Pháp đã bắt đầu giai đoạn thứ ba của việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 vào tháng trước. Quốc gia có dân số 67 triệu người, đã ghi nhận 5.8 triệu trường hợp nhiễm coronavirus và 111,273 trường hợp tử vong vì Covid tính đến ngày 2 tháng 7.
Các cố vấn khoa học của chính phủ Pháp tin rằng sẽ có đợt vi rút thứ tư vào mùa thu do biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Khoảng 85% các cuộc hành hương đã bị hủy bỏ vào năm ngoái, gây áp lực tài chính lên ngôi đền.
Giám đốc của ngôi đền nói rằng Lộ Đức, có thể chứa tới 30,000 người trong điều kiện bình thường, đã thất thu 4.7 triệu đô la vào năm 2020. Ngài dự đoán rằng với tình hình hiện nay con số thất thu sẽ tăng lên 5.9 triệu đô la vào năm 2021.
Source:Catholic News Agency
Tập Cận Bình đánh dấu một trăm năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách cam kết sẽ bẻ gãy đầu bất kỳ ai cố gắng bắt nạt Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:10 06/07/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 1 tháng 7, “Đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi tắt là CPC.
Sử dụng một ngôn ngữ táo bạo và ngạo mạn, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng đất nước của ông sẽ “bẻ gãy đầu” bất cứ ai cố gắng bắt nạt nó, bao gồm cả các nhà hoạt động ủng hộ độc lập của Đài Loan. Tập Cận Bình đưa ra lập trường trên trước đám đông 70,000 người đang tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi xảy ra vụ thảm sát năm 1989.
Thủ đô Bắc Kinh đã được đặt trong tình trạng an ninh chặt chẽ trong dịp kỷ niệm này..
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đã ca ngợi đảng cầm quyền về những tiến bộ mà đất nước này đã giành được trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Theo quan điểm của ông, CPC là một cùng với người dân và quốc gia. Tuyên bố này nhằm làm suy yếu lập trường của Hoa Kỳ rằng các chính sách chống Bắc Kinh của Mỹ không phải là chống lại người dân, mà chỉ chống lại sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Người tiền nhiệm của ông Tập, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, là người từng là thủ tướng dưới thời Hồ Cẩm Đào đã có mặt tại buổi lễ. Các thành viên của phe Thượng Hải đã không tham dự.
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ đã không tham dự buổi lễ. Cả hai đều đã ở độ tuổi 90, nên sự vắng mặt của họ có thể là do sức khỏe kém. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, cả hai người đều không ưa ông Tập.
Một trăm năm là một khoảng thời gian dài với nhiều chính sách sai lầm tai hại của CPC. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc muốn tô đậm những thành tích mà thôi. Họ tuyên bố đã xóa bỏ được tình trạng nghèo đói tuyệt đối ở nước này vào tháng Giêng năm nay.
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra rằng ngưỡng đo nghèo đói của Bắc Kinh là quá thấp. Dữ liệu do South China Morning Post đưa ra cho thấy 13% dân số Trung Quốc vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
Khi đưa ra những lời đe dọa chống lại các nước thù địch, đặc biệt là Hoa Kỳ, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể bị đối xử như trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc nói rằng đất nước của ông không muốn lấn át các quốc gia khác, nhưng tìm cách phát triển hợp tác quốc tế thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường Tơ lụa mới, một phương tiện để Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
Đại đế Tập cũng không quên nhắc lại rằng “đổi mới đất nước” cũng liên quan đến việc thống nhất với Đài Loan. Ông Tập cho biết mục tiêu là đạt được kết quả một cách hòa bình; tuy nhiên, ông nói rõ rằng bất kỳ “âm mưu” nào nhằm mang lại tư cách một quốc gia độc lập cho hòn đảo này sẽ bị kiên quyết chống lại.
Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan đã phản ứng ngay lập tức trước những lời nói của ông Tập. Trong khi thừa nhận “sự phát triển kinh tế nhất định” dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội đồng lưu ý rằng đảng cầm quyền trong quá khứ đã tạo ra biết bao những đau thương cho người dân Hoa Lục và đến nay vẫn là một chế độ độc tài chà đạp lên quyền tự do của người dân Trung Quốc và gây ra mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Hoa Kỳ dường như đã im lặng trước những lời cảnh báo của ông Tập. Hôm qua, Washington tuyên bố khởi động lại các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại với Đài Loan, đã bị trì hoãn trong thời gian chuyển tiếp từ chính quyền Trump sang chính quyền mới.
Đối với Hương Cảng, ông Tập tiếp tục giữ một vòng vây chặt chẽ đối với thuộc địa cũ của Anh.
Theo Đại đế Trung Quốc, công thức “một quốc gia, hai hệ thống” – là nền tảng của quyền tự trị hạn chế của lãnh thổ - cũng phải bảo đảm an ninh quốc gia. Điều này, trước hết, có nghĩa là không có chỗ cho các cuộc biểu tình chống chính phủ của các nhóm ủng hộ dân chủ.
Tại Hương Cảng, ngày một tháng Bẩy là ngày tưởng niệm việc trao trả chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997. Để đánh dấu dịp này, chính quyền đã cấm tổ chức cuộc tuần hành truyền thống hàng năm vì Dân chủ.
Để bảo đảm rằng lệnh cấm được tôn trọng, hàng nghìn đặc vụ cảnh sát đã được triển khai. Cho đến nay, ba người đã bị bắt vì không tôn trọng các hạn chế.
Source:Asia News
Đức Bênêđíctô 16 cầu nguyện nhiệt thành cho sự bình phục của Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc phẫu thuật
Đặng Tự Do
21:34 06/07/2021
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi ngài trải qua cuộc phẫu thuật đường ruột vào hôm Chúa Nhật.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với truyền thông Ý rằng vị giáo hoàng đã nghỉ hưu “đang trìu mến hướng những suy nghĩ của mình đến Đức Thánh Cha Phanxicô và nhiệt thành cầu nguyện cho ngài”, phần tiếng Đức của Vatican News đưa tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma trong tuần này sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật vào tối Chúa Nhật để khắc phục tình trạng hẹp ruột kết gây ra bởi tình trạng viêm đại tràng.
Ca phẫu thuật được tiến hành dưới gây mê toàn thân, kéo dài khoảng ba giờ và bao gồm phẫu thuật cắt bỏ một bên đại tràng.
“Đức Thánh Cha Phanxicô đang trong tình trạng chung tốt, tỉnh táo và thở một cách tự nhiên”, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni nói với các nhà báo vào ngày 5 tháng 7.
Vào ngày 6 tháng 7, Matteo Bruni nói rằng vị giáo hoàng 84 tuổi đã “ngủ ngon trong đêm” và đã ăn sáng, đọc một số tờ báo và thức dậy để đi bộ vào buổi sáng.
Tuần trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảm ơn Đức Bênêđíctô XVI, 94 tuổi vì đã liên tục cầu nguyện cho Giáo hội khi ngài nghỉ hưu, và gọi vị giáo hoàng danh dự là “nhà chiêm niệm của Vatican”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lập trường trên trong Lễ trọng kính Hai Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Đồ, kỷ niệm 70 năm ngày Đức Bênêđíctô XVI được tấn phong linh mục.
“Xin gởi đến Đức Bênêđíctô, người cha và người bạn thân yêu, tình cảm của chúng tôi, lòng biết ơn của chúng tôi, và sự gần gũi của chúng tôi,” ngài nói.
Lưu ý rằng Đức Bênêđíctô XVI sống trong Tu viện Mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican, Đức Phanxicô nói rằng “Ngài hiện là nhà chiêm niệm của Vatican, người dành cả đời để cầu nguyện cho Giáo hội và cho giáo phận Rôma, nơi ngài là giám mục hiệu tòa”.
“Cảm ơn vì chứng tá cao đẹp của ngài. Cảm ơn ánh mắt của ngài, không ngừng hướng về chân trời của Chúa. Cảm ơn ngài”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục trong cùng một phòng bệnh viện nơi Thánh Gioan Phaolô II được điều trị
Đặng Tự Do
21:35 06/07/2021
Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật ruột kết trong tuần này trong cùng một phòng bệnh nơi Đức Gioan Phaolô II đã được điều trị trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Vatican cho biết ngày 6 tháng 7, hai ngày sau cuộc phẫu thuật, rằng Đức Giáo Hoàng đã “ngủ ngon trong đêm” và các cuộc kiểm tra tái khám định kỳ của ngài cho kết quả tốt.
“Sáng nay ngài đã ăn sáng, đọc một số tờ báo, và đứng dậy để đi bộ,” Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết.
Trong phần còn lại của tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ ở lại Bệnh viện Đại học Gemelli, nằm trên đỉnh Monte Mario, là ngọn đồi cao nhất ở Rôma.
Phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng nằm trên tầng 10 của một phòng khám đa khoa rộng lớn trong một khu vực dành riêng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế của Đức Giáo Hoàng. Phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng có thể được nhận biết từ đường phố bởi năm cửa sổ lớn được che bởi rèm trắng.
Đây cũng chính là căn phòng mà Đức Gioan-Phaolô II đã ở trong nhiều lần điều trị tại bệnh viện, bao gồm phẫu thuật ruột kết vào năm 1992 và nhập viện sau khi bị bắn trong một vụ ám sát năm 1981.
Thánh Gioan Phaolô II đã phải nhập viện nhiều lần trong suốt hơn 25 năm làm giáo hoàng, đến nỗi ngài từng gọi Gemelli là “Vatican thứ ba” sau Thành phố Vatican và Castel Gandolfo, nơi ở mùa hè của Giáo hoàng.
Sự so sánh đã thúc đẩy suy đoán về việc liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có thực hiện bài huấn dụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật của mình từ cửa sổ bệnh viện hay không, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng làm.
Kể từ ngày 6 tháng 7, buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật vẫn là sự kiện duy nhất trong lịch trình các hoạt động công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô trong những tuần sắp tới. Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ đình chỉ các buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư của mình trong suốt tháng Bảy.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ dành bảy ngày để hồi phục trong bệnh viện, “trừ trường hợp có các biến chứng”.
Một đội ngũ y tế gồm 10 người đã tham gia vào phẫu thuật cho ngài hôm Chúa Nhật, trong đó một số phương tiện truyền thông Ý, bao gồm cả tờ báo Rôma Il Messdowro, đã đưa tin rằng “các biến chứng” đã phát sinh, khiến ca phẫu thuật dài hơn so với kế hoạch ban đầu. Vatican chưa xác nhận những chi tiết này.
Ở tuổi 84, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ có một cuộc phẫu thuật khác trong suốt 8 năm làm giáo hoàng. Ngài trải qua một cuộc phẫu thuật lần cuối vào năm 2019, vì bệnh đục thủy tinh thể.
Source:Catholic News Agency
Các nhà phê bình cho rằng Viện Gioan Phaolô II không còn phản ảnh các mục tiêu của người nó mang tên nữa.
Vũ Văn An
22:54 06/07/2021
Theo Edward Pentin của National Catholic Register, gần bốn năm trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thay đổi đường hướng của Giáo hoàng Học viện Gioan Phaolô II có trụ sở tại Rôma để Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình và “tái thành lập” học viện có cấp bằng mà Đức Gioan Phaolô đã thành lập với Đức Hồng Y Carlo Caffarra vào năm 1981.
Kể từ thời điểm đó, nhiều thay đổi đã diễn ra và các nhà phê bình học viện ngày nay nói với tờ Register rằng điều này ít có người nhận ra, dù các nhân viên trung thành với huấn quyền của vị Giáo hoàng quá cố bị loại bỏ phần lớn, và các giảng viên cấp cao và cấp dưới mới được tuyển dụng công khai mâu thuẫn với giáo huấn của Đức Gioan Phaolô. Do đó, họ nhấn mạnh rằng tên của viện cần được thay đổi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố tông thư Summa Familiae Cura, dưới hình thức tự sắc (motu proprio), đổi tên thành Viện Thần học Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Khoa học Hôn nhân và Gia đình chỉ 13 ngày sau khi Đức Hồng Y Caffarra, tổng giám mục hưu trí của Bologna, qua đời vào ngày 6 tháng 9, Năm 2017.
Tông thư nói rõ, từ thời điểm đó, cơ quan được thành lập lại này sẽ cổ vũ công trình của các Thượng Hội Đồng Giám Mục các năm 2014-2015 về gia đình và tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Yêu thương) công bố năm 2016, viết dựa trên các cuộc họp đó. Tông huấn này là một tài liệu đáng chú ý, vì nó đã bỏ qua bất cứ tham chiếu nào đến thông điệp Veritatis Splendor của Đức Gioan Phaolô II về thần học luân lý.
Mối liên hệ của Đức Hồng Y Caffarra với thời điểm tái lập viện không phải là ngẫu nhiên. Cùng với các Hồng Y Walter Brandmuller, Raymond Burke và Joaquim Meisner, ngài đã gửi năm câu hỏi, hay còn gọi là dubia, tới Bộ Giáo lý Đức tin vào mùa thu năm 2016 nhằm để giải tỏa “sự mất phương hướng nghiêm trọng và sự bối rối lớn lao” bị các ngài cho là do Amoris Laetitia gây ra.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng vẫn chưa chính thức trả lời các dubia, cũng như không mời các vị Hồng Y liên hệ đến để thảo luận về vấn đề này, để cho hai trong số bốn vị - Đức Hồng Y Caffarra và Đức Hồng Y Joachim Meisner - qua đời vào năm 2017 trước khi nguyện vọng của họ được toại nguyện.
Thay vào đó, triều giáo hoàng này đã đi bước trước bằng việc phá bỏ định chế, giống như Veritatis Splendor, vốn được dùng như một thành lũy chống lại sự bất đồng đối với thông điệp Humanae Vitae năm 1968 của Đức Phaolô VI (Về Điều hòa Sinh đẻ), và thay vào đó cải cách định chế để làm cho nó trùng hợp chặt chẽ hơn với những lý tưởng được nêu ra trong Amoris Laetitia.
Được thành lập như một phần tạo ra Đại học Giáo hoàng Lateran ở Rome, viện này là thành quả của Thượng hội đồng năm 1980 về Gia đình và tông huấn Familiaris Consortio (Về vai trò của Gia đình Kitô hữu trong Thế giới Hiện đại) của ngài dựa vào Thượng hội đồng đó. Đức Hồng Y Caffarra nói vào năm 2011 rằng Đức Gioan Phaolô muốn có viện giáo hoàng vì ngài “tin chắc rằng việc bảo vệ và cổ vũ hôn nhân và gia đình sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sứ mệnh của Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba”.
Ngài nói thêm, Đức cố Giáo hoàng người Ba Lan muốn “xây dựng, ở bình diện trí thức, một nền nhân học thỏa đáng, một nền thần học nội bộ về thân xác và một nền tảng thuận lý - triết học và thần học - cho Humanae Vitae”.
Nhưng các tín hiệu đã có từ rất sớm trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô khi không một thành viên nào của Viện được đại diện tại Thượng hội đồng đầu tiên về Gia đình vào năm 2014.
Chưa đầy hai năm sau, vào tháng 8 năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người cũng đã phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích vì quyền lãnh đạo Giáo hoàng Học viện về Sự sống (vào năm 2017, ngài đã bổ nhiệm nhà thần học ủng hộ phá thai Nigel Biggar làm thành viên của học viện và vào tháng 6 đã lên tiếng ủng hộ việc thay đổi giáo huấn của Sách Giáo lý về vấn đề đồng tính luyến ái) được bổ nhiệm làm viện trưởng của học viện.
Sự thay đổi tên của học viện vào năm 2017 càng gióng lên hồi chuông cảnh báo. Stanislaw Grygiel, một trong những giáo sư sáng lập viện và là bạn cũ của Đức Gioan Phaolô II, nói với tờ Register ngày 20 tháng 6, “Ngay sau khi thành lập Viện mới, trong một cuộc họp giữa các giáo sư và các thẩm quyền học thuật, tôi đã yêu cầu xóa tên của đức Gioan Phaolô II khỏi danh xưng của Học Viện – nhưng không có kết quả”.
Nhưng phải đến khi thay đổi quy chế vào tháng 7 năm 2019, ý định của Đức Phanxicô đối với viện mới trở nên rõ ràng hơn một cách đáng kể.
Các quy chế mới trước tiên dẫn đến việc đình chỉ năm chương trình cấp bằng thạc sĩ, một khóa học về đào tạo linh mục và sa thải Grygiel trong tư cách là giảng viên (ông vẫn là giám đốc của Ghế Karol Wojtyla của viện) và hai giáo sư hàng đầu khỏi các chức vụ có nhiệm kỳ. Đó là Đức Ông Livio Melina, một cựu chủ tịch của viện, người mà ghế thần học luân lý cơ bản, một chức vụ đầu tiên do Đức Hồng Y Caffarra nắm giữ, đã bị bãi bỏ; và Cha José Noriega, một nhà thần học luân lý đã bị cách chức vì lý do là bề trên tổng quyền của một dòng tu (Các môn đệ của Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria) không phù hợp với việc trở thành một giáo sư có nhiệm kỳ của viện mới.
Không ai trong số các giáo sư này được thông báo trước về quyết định, cũng như họ không được viện cho cơ hội để thách thức việc bị sa thải, dẫn đến một số cuộc phản đối, bao gồm cuộc phản đối của các sinh viên và cựu sinh viên của trường và hơn 200 học giả quốc tế đã ký một bức thư ngỏ yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Paglia khôi phục họ nhưng không thành công. Sáu giáo sư khác cũng bị cho thôi việc trong đợt thứ hai sau đó vài ngày, và một số giáo sư đáng kính khác cũng bị sa thải trong đợt thứ ba, hoặc từ chức theo ý riêng của họ, trong đó có Cha José Granados, một cựu phó chủ tịch của viện và là một thành viên thuộc cộng đồng tu trì của Cha Noriega.
Trước khi công bố quy chế mới, các nhân viên đã phê bình diễn trình soạn thảo; họ lưu ý rằng không phải tất cả các cuộc tham vấn trước mà các nhà lãnh đạo viện hứa hẹn đều đã diễn ra, và hầu hết các giáo sư chỉ biết về quy chế khi chúng được công bố trên tờ L'Osservatore Romano vào ngày 18 tháng 7 năm 2019.
Các nguồn tin nói với Register rằng trong suốt năm 2018 và 2019, chủ tịch của viện, Đức Ông Pierangelo Sequeri, đã khiến các nhân viên trong khoa tin rằng ngài sẽ làm việc với họ để cập nhật các quy chế cũ chỉ để làm họ ngạc nhiên bằng cách trình bày các quy tắc hoàn toàn khác vào tháng 7 năm 2019. Các giáo sư cũng lưu ý rằng các điểm khác nhau trong dự thảo quy chế, những điểm mà họ đã bác bỏ, vẫn còn trong phiên bản cuối cùng.
Đức Ông Sequeri khẳng định các quy chế mới của cơ quan này có tính “liên tục” với các quy chế của Đức Gioan Phaolô II được thiết lập vào năm 1982 và chúng là kết quả của “một diễn trình và đối thoại kéo dài ba năm”. Tuy nhiên, các giáo sư hoàn toàn không đồng ý. Grygiel cho biết trong một cuộc phỏng vấn, viện đã không được đổi mới và mở rộng, mà đã bị giải thể và phá hủy.
Trong cùng tháng với những lần sa thải này, viện thông báo họ đang thuê Cha Maurizio Chiodi, một nhà thần học luân lý người Ý, người bất đồng quan điểm với Humanae Vitae và đã dạy rằng “quyền làm cha mẹ có trách nhiệm” có thể bắt buộc một cặp vợ chồng sử dụng biện pháp kiểm soát sinh sản nhân tạo. Cha Chiodi cũng đã lập luận, trên cơ sở Amoris Laetitia, cho sự cần thiết phải vượt ra ngoài “tự nhiên” và xem xét khả thể các hành vi đồng tính luyến ái, trong một số trường hợp nhất định, có thể là tốt về mặt luân lý.
Viện cũng đã thuê Cha Pier Davide Guenzi, một giáo sư nhân chủng học và đạo đức học tại Đại học Milan, người cũng nổi tiếng với việc nghi vấn các điều tuyệt đối về luân lý. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, tờ báo của hội đồng giám mục Ý, cha nói nước đôi về việc liệu các hành vi đồng tính luyến ái có bao giờ được phép hay không và lập luận rằng luật tự nhiên “phải liên tục được suy nghĩ lại”.
Các dấu hiệu cho thấy những thay đổi này đang ảnh hưởng đến viện đã xuất hiện vào đầu năm nay khi, trên trang Facebook của mình, viện đăng lại một bài báo từ Huffington Post có thiện cảm với “phúc âm xã hội” của Tổng thống Joe Biden. Một số nhà bình luận đặt câu hỏi tại sao viện dường như ủng hộ lời khen ngợi dành cho Biden trên các diễn đàn truyền thông xã hội, thì người đứng đầu văn phòng báo chí của viện, Arnaldo Casali, nhận xét rằng “bảo vệ quyền phá thai không có nghĩa là bảo vệ việc phá thai”. Ông nói thêm rằng “trên hết, nếu chúng ta phải cấp chứng nhận tính Công Giáo dựa trên các chủ trương chính trị, rất ít chính trị gia có thể tự mô tả mình là Công Giáo”.
Casali, người không phải là nhà thần học mà chỉ là một người bạn của Tổng giám mục Paglia từ thời tổng giám mục còn là giám mục của Terni, đã xin lỗi về bình luận này.
Riccardo Cascioli, biên tập viên của nhật báo Công Giáo tiếng Ý La Nuova Bussola Quotidiana, cho biết suy nghĩ như vậy trực tiếp trái ngược với thông điệp Evangelium Vitae của Đức Gioan Phaolô II (Về giá trị và tính bất khả xâm phạm của sự sống con người), vốn lên án thuyết tương đối đạo đức thường được dùng để biện minh cho việc phá thai, và thêm tên ông vào danh sách dài những người chỉ trích đòi đổi tên viện.
Cascioli, cũng như nhiều người liên quan đến viện, tin rằng sẽ thích hợp hơn nếu đổi tên nó thành “Viện Amoris Laetitia” hoặc một diều gì đó tương tự. Một số cựu nhân viên và sinh viên tin rằng giữ tên này là một nỗ lực để che giấu việc phá hủy chương trình giảng dạy mà Đức Gioan Phaolô mong muốn, và do đó là một phương tiện để thao túng các giám mục không biết về những thay đổi gần đây.
Những thay đổi rất công khai này đã không được chú ý, đặc biệt bởi các sinh viên tương lai muốn cổ vũ giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II. Sự xa rời chậm chạp nhưng nhất định này khỏi viễn kiến của Đức Giáo Hoàng quá cố đã ảnh hưởng đến việc ghi danh, và học viện, theo báo cáo, đã buộc phải cắt bỏ một số khóa học vì không thu hút được số lượng sinh viên tối thiểu. Theo Catholic News Agency, các khóa khác được cho là đã mất 90% sinh viên. Sự chuyển hướng trong việc nhấn mạnh đến khoa học nhân văn thay vì thần học được coi là một vấn đề khác, cùng với sự thay đổi theo hướng thuyết tương đối được viện cổ vũ mà các nhà phê bình cho là tấn công vào gia đình tự nhiên.
Một nguồn tin thân cận cho biết, “Nó phủ nhận sự liên quan của sự thật này là Chúa Kitô cứu chuộc kế hoạch của Thiên Chúa về tính dục của con người bắt nguồn từ việc sáng thế”. Nguồn này cũng cho rằng, thay vào đó, các quan điểm này đã được chấp thuận, nhất định sẽ dẫn đến “sự lạm dụng và rạn nứt nơi các gia đình và cả nơi các chủng viện, khi họ được những người được đào tạo tại học viện mới này dạy điều ngược lại với sự thật”.
Nguồn tin còn cho biết: “Khi những định chế như vậy sa vào và truyền bá những bóp méo của cái nhìn vô vị thế tục về gia đình, thì cuối cùng chúng sẽ đánh mất vị mặn của muối mà Giáo hội được kêu gọi để gìn giữ trong sứ mệnh giảng dạy của mình. Vì vậy, những sinh viên chân thành tìm kiếm vẻ đẹp của kế hoạch Thiên Chúa dành cho gia đình sẽ phải đi nơi khác để tìm ra nó”.
Những người khác được tờ Register tiếp xúc không chỉ trích đến như vậy; họ cho rằng việc nghe các quan điểm trái với huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II thách thức sinh viên, khiến họ phải suy nghĩ và tránh cho họ khỏi đại lãn. Một nguồn tin cho biết: “Một phần của việc huấn luyện tốt là tương tác với các giáo sư khác nhau”. Một cựu sinh viên của viện không đồng ý; anh nói với tờ Register rằng những quan điểm đối lập với huấn quyền luôn được các giáo sư bị sa thải trình bày và loại bỏ một cách dễ hiểu để giúp các sinh viên xây dựng được một phản ứng mạnh mẽ đối với quan điểm phiếm tính dục (pansexual) của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Một cựu sinh viên, yêu cầu được giấu tên giống như phần lớn những người có liên hệ với viện, nói, “Sự khác biệt bây giờ là những quan điểm như vậy không còn bị bác bỏ trong viện mới nữa, mà được trình bày theo quan điểm thuyết tương đối”.
Tin tức mới nhất có liên quan đến viện, và được các nhà phê bình cho là bằng chứng đầy đủ cho thấy viện không còn đại diện cho các ý định thành lập của Đức Gioan Phaolô II, là việc bổ nhiệm Đức Ông Philippe Bordeyne làm chủ tịch mới của nó. Vốn là viện trưởng của Institut Catholique de Paris (Học Viện Công Giáo Paris) từ năm 2011, Đức Ông Bordeyne được biết đến như là người phản đối Humanae Vitae và việc tái khẳng định lệnh cấm ngừa thai nhân tạo, viết vào năm 2015 rằng “việc biện phân các phương pháp ngừa thai” nên được để cho “sự khôn ngoan của các cặp vợ chồng”.
Một số người cáo buộc ngài còn bất đồng hơn nữa với huấn quyền khi, để trả lời cho câu dứt khoát “không” của Bộ Giáo lý Đức tin đối với việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính vào tháng Ba, ngài đã viết rằng mặc dù ngài không ủng hộ việc chúc lành cho các cuộc kết hợp như vậy, ngài quả có ủng hộ những buổi chúc lành tư riêng cho các cá nhân sống trong các cuộc kết hợp này và sử dụng các công thức phụng vụ đặc biệt.
Vào tháng 6, Đức Ông Bordeyne cũng đã được bổ nhiệm làm quản trị viên của các cơ sở Đạo Đức của Pháp ở Rome và Lorette, một cơ quan quản lý năm nhà thờ của Pháp ở Rome. Do đó, từ tháng 9, ngài sẽ giữ hai chức vụ cùng một lúc - một lý do được viện sử dụng để chống lại Cha Noriega nhằm sa thải ngài khỏi chức vụ của ngài vào năm 2019.
Nguồn tin thông thạo và thân cận với Viện Gioan Phaolô II cho biết: “Tiêu chuẩn kép này cho thấy mục đích thực sự của các cuộc bổ nhiệm của cơ sở này trong ba năm qua. Việc loại bỏ những giáo sư trung thành với giáo huấn của Giáo hội, trên thực tế, là một phần của mục đích rộng lớn hơn là phá hủy sứ mệnh ban đầu của Viện".
Đức Ông Bordeyne thay thế Đức Ông Sequeri, 75 tuổi, đã kết thúc nhiệm kỳ. Nhưng mặc dù ngài bất đồng trong một số chủ trương chủ chốt, một số người xem đó là một cuộc bổ nhiệm tích cực do việc ngài rất được tôn trọng ở Pháp và, hơn nữa, còn lập luận rằng ngài có uy tín gần với huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II hơn một số người nghĩ. Một số dự kiến viện sẽ đóng cửa sau một hoặc hai năm, nhưng với Đức Ông Bordeyne, họ tin rằng nó có khả năng tồn tại lâu hơn thế.
Vị Giáo sư người Pháp này sẽ không đảm nhận chức chủ tịch viện giáo hoàng cho đến tháng 9 và do đó đã từ chối trả lời các câu hỏi của Register vào lúc này.
Đức Tổng Giám Mục Paglia cũng được yêu cầu bình luận cho bài báo này nhưng Casali cho biết ngài “rất bận” và lúc này, không thể dành cho bài báo sự đối xử xứng đáng với nó được.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Long Xuyên: Thánh lễ Truyền chức Linh mục năm 2021
Giáo phận Long Xuyên
09:02 06/07/2021
Sáng nay ngày 03- 07 -2021, trong ngôi nhà nguyện nhỏ của Tòa Giám mục Long Xuyên, Đức cha Giuse Trần Văn Toàn đã truyền chức linh mục cho 13 phó tế.
Xem Hình
Vì dịch bệnh Covid nên thánh lễ Truyền chức được cử hành cách đơn giản nhất có thể. Ngay cả các ông bà cố, các cha bảo trợ của các tân chức cũng chỉ hiệp thông với các con của mình trong thánh lễ trực tuyến. Tuy thiếu vắng những khuôn mặt thân thương nhất của mình trong thánh lễ đặc biệt này nhưng các Tân chức lại cảm nhận được một bầu khí sốt sáng và tâm trạng bình an nhất trong giây phút đầu tiên của đời linh mục. Mặt khác, khi không phải chi phối bởi những tổ chức lễ nghi trang trọng và khách mời, các Tân chức đã thấy mình thuộc trọn về Chúa trong thánh lễ này.
Sau thánh lễ, Đức Giám Mục đã bổ nhiệm các Tân chức với nhiệm sở đầu tiên của đời linh mục.
Chúng ta cùng tạ ơn và chia sẻ niềm vui với các Tân chức trong ngày trọng đại này. Xin Chúa tiếp tục đồng hành với anh em trong sứ vụ mới mà anh em vừa lãnh nhận.
Xem Hình
Vì dịch bệnh Covid nên thánh lễ Truyền chức được cử hành cách đơn giản nhất có thể. Ngay cả các ông bà cố, các cha bảo trợ của các tân chức cũng chỉ hiệp thông với các con của mình trong thánh lễ trực tuyến. Tuy thiếu vắng những khuôn mặt thân thương nhất của mình trong thánh lễ đặc biệt này nhưng các Tân chức lại cảm nhận được một bầu khí sốt sáng và tâm trạng bình an nhất trong giây phút đầu tiên của đời linh mục. Mặt khác, khi không phải chi phối bởi những tổ chức lễ nghi trang trọng và khách mời, các Tân chức đã thấy mình thuộc trọn về Chúa trong thánh lễ này.
Sau thánh lễ, Đức Giám Mục đã bổ nhiệm các Tân chức với nhiệm sở đầu tiên của đời linh mục.
Chúng ta cùng tạ ơn và chia sẻ niềm vui với các Tân chức trong ngày trọng đại này. Xin Chúa tiếp tục đồng hành với anh em trong sứ vụ mới mà anh em vừa lãnh nhận.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mặt Trận Đại Học Thời VNCH - Nén hương cho Bửu Uy
Trần Vinh
16:27 06/07/2021
Nén hương cho Bửu Uy
Cán bộ VNCH trẻ tuổi nhất đóng cửa tù Cộng sản năm 1992, vừa qua đời tại Portland, Oregon
Bửu Uy đang chuẩn bị hành trang
Tối thứ Ba 27-10-2020, người con duy nhất của Bửu Uy là cháu Vĩnh Thục gọi TV để báo tin: các bác sĩ không còn cách nào chữa trị cho ba Bửu Uy của cháu nữa. Ngay sau đó, TV chuyển tin này tới các bạn đồng đội xưa.
Một tuần sau, thứ Ba 03-11-2020, Chủ tịch BĐD Văn khoa Nguyễn Hữu Tâm liên lạc được với chị Kiều là bà xã của Bửu Uy và cho biết thêm chi tiết như sau: “… hôm nay tôi có gọi đt và nói chuyện được với cả con và và bà xã của BỬU UY. Cả hai đều cho biết BỬU UY càng ngày càng yếu, chỉ nằm và ăn uống rất ít, hầu như không đi được nữa, mỗi lần đứng lên là cả hai mẹ con phải đỡ rất vất vả. Bệnh gốc là ung thư phổi rồi di căn lên óc, xuống tay và vào gan. Đã mổ óc một lần nhưng nay óc mọc rễ lại và phát triển nhanh. Bửu Uy hầu như không còn nhớ gì nữa.
Bác sĩ bó tay có nghĩa là BỬU UY được đưa vào chương trình Hospice, ở đây người ta không chữa nữa mà chỉ cho uống thuốc để khỏi đau đớn…”
Chuyện gì phải đến, đang đến. Chúng ta sắp mất thêm một đồng đội nữa rồi. Chúng ta chứng kiến ông bạn Bửu Uy đang chuẩn bị hành trang để lên đường. Trong ngậm ngùi thương cảm, xin dâng lời cầu nguyện thiết tha lên Trời Cao ban cho Bửu Uy được ra đi bình an. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha đón nhận Bửu Uy vào vòng tay nhân hậu của Ngài. Xin cho chị Kiều và cháu Vĩnh Thục được thêm sức khỏe, thêm nghị lực trong giai đoạn khó khăn này.
Thân con là bụi đất
Thân con là bụi đất.
Nay con trở về, về bụi tro.
Lậy Chúa! Bao năm qua con hằng lo kiếm sống, thế mà giờ đây có gì đâu?
Chỉ là cát bụi bể dâu.
(lời bài thánh ca trong lễ an táng Bửu Uy)
Bửu Uy đã yên nghỉ hồi 3 giờ sáng Chủ nhật 08-11-2020.
Tang lễ đã cử hành ngày thứ Năm 12-11-2020, trong thánh đường La Vang Portland đông tín hữu hơn quy định của chính quyền (do cơn đại dịch), bởi giáo dân quý mến Bửu Uy nên đã “xé rào” đến dự lễ tang.
Những tấm hình của chiến hữu Bạch Văn Nghĩa chụp tại nghĩa trang, nơi Bửu Uy trở về cát bụi, thật buồn bã, vào mùa Thu lại càng thêm ảm đạm. Trời lạnh căm căm, cây cối trụi lá, trơ cành.
Bửu Uy ơi! Hãy thức dậy mà nghe Thái Thanh hát bài Serenade của F. Schubert. Có ai chia lìa nhau… Chỉ còn thương nhớ mà thôi…(lời PD).
Vĩnh biệt Bửu Uy nhé! Tấm chân dung của Bửu Uy trong trang cáo phó gửi đi muôn phương sẽ còn được gìn giữ mãi mãi trong lòng bạn hữu và đồng đội xưa.
Xin cho linh hồn Bửu Uy được nghỉ yên muôn đời trong Tình Thương Yêu của Thiên Chúa. RIP.
Một nhân cách và một thân phận đặc biệt
Bửu Uy đi rồi, thử ngồi nhớ lại xem, nói thật đi, trong số tất cả các bạn bè và đồng đội ngày xưa, có ai đã từng phải buồn lòng vì Bửu Uy không? Bửu Uy có gây khó xử, gây khó chịu cho ai không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bửu Uy là như thế, nhiệt tình, thật tình với mọi người, chịu thương chịu khó trong mọi công tác chung, từ hồi nào cho tới tận những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Giới sinh viên trẻ thế hệ chúng ta, thời VNCH, mấy ai có thể đem thành tích sinh hoạt ra để sánh với Bửu Uy. Bửu Uy đậu Cử nhân giáo khoa Pháp văn, đã lần lượt giữ chức chủ tịch Đoàn Sinh Viên Công Giáo Văn Khoa, chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Công Giáo Đại học Sài Gòn, chủ tịch Ban đại diện Sinh viên Văn khoa 1972-1973, chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn 1972-1973, tùng sự tại Nha HCNV Phủ Tổng thống.
Sau 30-4-1975, Bửu Uy đi tù Cộng sản 17 năm, là người trẻ tuối nhất trong số 20 tù nhân quân cán chánh cuối cùng được Cộng sản thả ra vào năm 1992. Trong số 20 đó, có các vị tướng như Đỗ Kế Giai, Lê Minh Đảo, Lê Văn Thân, Trần Bá Di… Cũng may, với sự can thiệp đặc biệt của chính phủ HK, ngay năm sau (1993), Bửu Uy được xuất cảnh, cùng vợ mới cưới, sang HK và sống tại Portland, Oregon.
Say mê hát, say mê phục vụ
Sát cánh cùng Bửu Uy qua bao năm hoạt động trong giới sinh viên, tôi chưa bao giờ thấy Bửu Uy có girl friend, chỉ thấy Bửu Uy ham hoạt động và mê hát.
Bửu Uy hát từ ca đoàn An Phong Dòng Chúa Cứu Thế đến ca đoàn Trùng Dương (Bửu Uy là ủy viên nội vụ của ca đoàn). Bửu Uy đặc trách hát các thánh lễ Chúa nhật cho sinh viên CG tại nguyện đường Mai Khôi Tú Xương cùng các sinh viên Trần Chúc, Ngô Bảo Tín, Phạm Long, Hoàng Quý, Trần Ngữ, Trần Hữu Cư, Nguyễn Quang Anh Thư, Nguyễn Quang Thái Ninh, Trần Thị Minh Tâm, Trần Thị Diệu Thanh, Bạch Quang Cậy, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hữu Thân… Nhớ mãi những lần tôi cùng Bửu Uy đi tham dự tĩnh tâm hay đại hội SVCG, nửa đêm thức giấc, thấy Bửu Uy vẫn còn đang say sưa đàn hát cùng nhóm bảy tám anh chị em sinh viên. Tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Bửu Uy hát trong tất cả các ca đoàn nhà thờ, ca đoàn nào cần thì Bửu Uy sẵn sàng tham gia ngay; thậm chí, đến những ngày tháng phải ngồi xe lăn, Bửu Uy vẫn “lái” xe lăn tới hát lễ!
Chẳng những cộng tác với các ca đoàn nhà thờ, mỗi cuối tuần, Bửu Uy còn tình nguyện làm người quét dọn nhà thờ và phục vụ bưng phở trong bếp của câu lạc bộ giáo xứ.
Sang HK được ít lâu, Bửu Uy đi làm công nhân trong một hãng điện tử, nhưng vẵn hi sinh thời giờ nghỉ ngơi để làm thiện nguyện trong chương trình Habitat xây dựng nhà ở cho người ít lợi tức. Có một dạo, Bửu uy cùng nhạc sĩ Vũ Thành An thực hiện chương trình phát thanh tranh đấu hướng về Việt Nam.
Vì thế, khi ra đi, Bửu Uy đã để lại một tấm gương sáng, để lại bao mến thương…
Ngày miền Nam sập trời, không đành bỏ mẹ và chị để ra đi một mình
Nhân cuộc hội ngộ đồng đội A 17 tại Dallas mấy năm trước đây, Bửu Uy từ Portland bay sang ở với tôi trước mấy ngày. Hai mái đầu sương điểm có dịp hàn huyên về những khổ nhục dàn trải suốt 17 năm tù đằng đẵng, về những bước đầu gian nan khi mới chân ướt chân ráo tới HK… Trong các chuyện tâm tình ấy, tôi không bao giờ có thể quên một chuyện.
Bửu Uy kể, ngày 29-4-1975, Bửu Uy và vài người bạn chạy lên Tân Cảng trên xa lộ Biên Hòa và đã xuống được một chiếc tầu Đại Hàn. Trên sàn tầu, Bửu Uy viết vội vài hàng từ biệt, tính nhờ ai đó chuyển về cho mẹ ở đường Trương Minh Giảng. Sau đó, Bửu Uy suy nghĩ, chẳng lẽ đến giờ phút nguy kịch lại ra đi một mình, bỏ lại mẹ già và chị Hương sao, thôi hãy trở về, có chết thì chết chung. Thế là Bửu Uy xé bức thư và lên bờ. Song vì mấy người bạn níu kéo, Bửu uy lại xuống tầu, và rồi lại viết thư từ giã mẹ và chị Hương. Nhưng mà lòng vẫn không yên, tâm trí rối bời. Vì quá thương mẹ, thương chị, Bửu Uy lại xé thư; thôi, cứ trở về, sống chết bên mẹ và chị. Tất cả 3 lần như thế. Kết cục, Bửu Uy ở lại để rồi phải chịu 17 năm tù đày, hầu hết thời gian là ở các nhà tù khét tiếng trên đất Bắc xa xôi.
Tại sao Bửu Uy đi tù Cộng sản tới 17 năm
Như đã thuật trên đây, Bửu Uy đi tù Cộng sản 17 năm, là người trẻ tuối nhất được thả về trong đợt cuối cùng vào năm 1992.
Thực ra, có 3 người tù trẻ trong số 20 người được thả về trong đợt cuối cùng này. Đó là Lê Anh Kiệt (Ban A 17, Phủ Đặc Ủy TƯTB/VNCH) và Phạm Gia Đại (nhân viên Toà Đại sứ HK) đều sinh năm 1945; Bửu Uy trẻ nhất, sinh năm 1946.
Có dịp hàn huyên tâm sự lâu, tôi hỏi Bửu Uy: Tại sao đa số đồng đội Ban A 17 đi tù sấp sỉ 10 năm, một số ít phải bóc 13 cuốn lịch trong tù (trong đó có tôi, có Phan Nhật Tân, Huỳnh Ngọc Điệp và Nguyễn Tường Quang), nhưng tại sao Lê Anh Kiệt và Bửu Uy lại lãnh tới 17 năm. Bửu Uy bảo tại vì tội không chịu hợp tác với cơ quan tình báo quốc ngoại của Cộng sản. Bửu Uy kể, có một dạo, mấy tay cán bộ từ Hà Nội lên trại cho biết, vì Bửu Uy biết tiếng Pháp, họ sẽ thả Uy về và cho đi Pháp, nhưng phải kí hợp tác với họ. Bửu Uy không đồng ý. Họ còn lên gặp Bửu Uy vài lần nữa, Bửu Uy dứt khoát từ chối. Vì lẽ đó mà họ trả đũa tội ngoan cố và bất hợp tác của Bửu Uy.
Tôi tin cách giải thích của Bửu Uy, nhưng tôi cũng kể cho Bửu Uy nghe câu chuyện mà tôi ghi nhận. Chuyện xẩy ra vào đêm ngày 30-4-1975. Tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng. VNCH đã sụp đổ. Nhà tôi ở Phú Nhuận, gần Tổng Tham Mưu. Tôi đoán Việt Cộng sẽ pháo kích vào Tổng Tham Mưu, có thể lạc đạn vào khu dân cư sát bên, cho nên tôi đưa gia đình lên Tân Định, xin tạm trú trong nhà của các soeurs Dòng Phaolô Thiện Bản (góc Hai Bà Trưng - Yên Đổ). Tôi nghĩ, chắc Cộng sản sẽ tái diễn một cuộc tàn sát các quân cán chánh VNCH như hồi tết Mậu Thân 1968 ở Huế, cho nên tôi chuẩn bị một ít đồ cần thiết, dự định trốn vào rừng gần Gia Kiệm, Túc Trưng. Tôi nói cho mẹ tôi biết ý định của tôi. Mẹ tôi lo lắng, bắt tôi phải hỏi ý kiến Soeur Bảo là bề trên tu viện. Soeur Bảo nói soeur không rành chuyện chính trị quân sự. Soeur khuyên tôi đến nói chuyện với Lm Huỳnh Công Minh cũng đang ở đó. Lm Huỳnh Công Minh bảo chính quyền mới có chính sách, khuyên tôi ở lại đi trình diện học tập cải tạo và đừng tới nhửng chỗ sinh viên tụ họp; ông nói thêm “anh không sao đâu, chỉ có những người như Bửu Uy mới đáng ngại”. Lm Huỳnh Công Minh còn giới thiệu tôi đến gặp Nguyễn Văn Chín. Anh này mới từ Pháp về nước vào ngày 26-4-1975 và hiện nắm chức trưởng nhóm Công Giáo và Dân Tộc. Tôi cũng kể cho Nguyễn Văn Chín ý định trốn tránh của tôi. Nguyễn Văn Chín bảo anh ta không phải là đảng viên, nhưng anh có nhiều bạn là đảng viên Cộng sản. Chín nói anh cũng là người Huế cho nên đã tìm hiểu nhiều về cuộc thảm sát hàng ngàn đồng bào thời Tết Mậu Thân Huế. Theo Nguyễn Văn Chín, vụ thảm sát Mậu Thân Huế là do nhu cầu hành quân, không phải là chính sách từ trung ương, vì thế, Nguyễn Văn Chín cũng nói giống như Lm Huỳnh Công Minh đã khuyên tôi: ở lại, đi trình diện, tránh đám đông sinh viên và “chỉ những người như Bửu Uy mới đáng ngại!” Vậy ra bọn họ ghim Bửu Uy chết cứng rồi còn gì.
Hai đồng đội Bửu Uy (Văn Khoa) và Lê Anh Kiệt (Khoa Học) đều lãnh 17 năm tù, cho nên nhân nói chuyện tù lâu, thử coi lại trong cuốn hồi kí Một cuộc đổi đời của Kale, tức Lê Anh Kiệt, xem tác giả đã nói gì, Kiệt viết: “Tối ngày 18 (?) tháng giêng năm 1988, Điệp và tôi còn phải ở lại trễ trong phòng vẽ vì Nhu (trưởng trại giam Z30 D) đang ở đó để xem chúng tôi làm việc. Đột nhiên, hắn hỏi tôi: “Không biết trước kia mày làm gì mà các ông ấy nhất định không chịu thả mày mặc dù tao đã đề nghị nhiều lần?” “Mày tao” là cách nói chuyện của Nhu với các trại viên. Tôi ngạc nhiên và cũng có hơi ngỡ ngàng trả lời hắn: “Tôi làm gì thì chắc là ban (tù nhân phải gọi các cán bộ trong ban giám thị là “ban”) cũng đã biết vì tất cả đều nằm trong hồ sơ! Tôi nghĩ chắc là ban chưa đề nghị đúng mức mà thôi!”
Hắn không nói gì thêm mà cũng không đề cập gì đến Điệp dù lúc ấy thì Điệp cũng đứng gần đó. Tuy nhiên lời nói của hắn đã đủ cho tôi biết rằng lần này cũng sẽ không có tên của tôi trong danh sách ra trại. Đó là lần đầu tiên trong trại cải tạo tôi biết trước số phận của mình, và cũng là lần đầu tiên mà tôi cãm thấy buồn vì mình sẽ không được ra về cùng với bạn bè”. (Hồi ký Kale. Một cuộc đổi đời. Chương 48. Đợt Thả Năm 1988).
Như thế, Lê Anh Kiệt không giải thích rõ tại sao anh ở tù lâu đến thế.
Sau khi Bửu Uy qua đời, trong cuộc gọi vào ngày thứ Ba 10-11-2020 để thăm hỏi và chia buồn với anh Bửu Uyển đang sống ở San Diego, tôi cũng đề cập nguyên do tại sao Bửu Uy lãnh tới 17 năm tù. Anh Bửu Uyển bảo, theo lời kể của các bạn tù chung trại với Bửu Uy ngoài Bắc, thì Bửu Uy quá cứ cỏi, thường hay có thái độ và lời nói chống đối, cho nên bị “chúng” liệt vào loại ngoan cố, không thể “cải tạo”.
Thực ra, khó mà biết chính xác thời hạn các quân cán chánh VNCH bị Cộng sản giam giữ sau ngày 30-4-1975. Tất cả đều bị giam giữ dưới ngụy danh “học tập cải tạo”, cho nên không cần tòa án, không có bản án, thời hạn giam là “dây thun”.
Mặc dù khó mà biết cách làm việc của Cộng sản, nhưng căn cứ vào câu nói của Lm Huỳnh Công Minh và Nguyễn Văn Chín mà tôi thuật trên đây, tôi cho rằng những sinh viên Việt Cộng trong Thành Đoàn Cộng Sản có vai trò khá quyết định trong việc đề nghị thời hạn “cải tạo” cho các đồng đội chúng tôi trong Ban A 17 (Mặt trận Đại học). Có thể bọn cán bộ Đại học trong Thành Đoàn Cộng Sản, ngay từ đầu, đã ghim chết Bửu Uy và Lê Anh Kiệt. Bởi lẽ Bửu Uy là sinh viên Quốc gia đầu tiên nắm được chức chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Văn khoa sau nhiều niên khóa nằm trong tay các sinh viên Việt Cộng; đồng thời, Bửu Uy còn đắc cử chức chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn cùng niên khóa 1972-1973. Tội ấy không thể tha. Về trường hợp Lê Anh Kiệt, chính Kiệt đã thuật lại trong một cuộc phỏng vấn về cuộc chiến đấu gay go của anh với nhóm sinh viên Bừng Sống ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn và đã chiến thắng, giành lại quyền kiểm soát Ban Đại diện Sinh viên Khoa học cho các sinh viên khuynh hướng Quốc gia. Đó cũng là tội rất lớn của Lê Anh Kiệt đối với Thành Đoàn Cộng Sản (Nhà báo Hoàng Lan Chi, cựu sinh viên Khoa học SG, phỏng vấn Lê Anh Kiệt. Báo Bút Tre, Tháng 9 năm 2014).
Tóm lại, tôi muốn kể lại vài mầu chuyện về Bửu Uy như cách tưởng niệm một người bạn hiền, một đồng đội kiên cường bất khuất. Ngoài ra, biết đâu là đúng là sai. Có thể tất cả các cách lí giải trên đều có phần đúng. Song, dù thế nào, nay mọi chuyện đã qua rồi. Dòng đời như nước chảy qua cầu, sẽ trôi về đâu. Bửu Uy đã đi trước chúng ta một bước. Thế thôi.
Chuyện ít ai biết
Còn một chuyện ít ai biết, xin một lần “bật mí” luôn. Không mấy ai biết ông cụ thân sinh của Bửu Uy là một đảng viên Cộng sản. Vâng, đúng như vậy. Bửu Uy kể, ba của Bửu Uy là cụ Ưng Trí đã thoát li theo Việt Minh ngay từ khi Bửu Uy mới lên 3 tuổi. Bà cụ một mình tần tảo, làm nghề bán thuốc Tây ở Đà Nẵng, nuôi 3 người con khôn lớn, trưởng thành: Anh Bửu Uyển, khóa 11 Quốc Gia Hành Chánh, Phó quận Hương Thủy, Phó tỉnh Quảng Trị, Trưởng ty Tài chánh thị xã Cần Thơ; kế là chị Hương làm giáo viên, Bửu Uy nhỏ nhất. Cụ Ưng Trí, cũng như bao thanh niên trí thức thời 1945 - 1946, sôi sục nhiệt huyết đấu tranh chống thực dân Pháp. Thế nhưng, khi theo Việt Minh một thời gian, nhiều người đã nhận ra bộ mặt thật Cộng sản của Việt Minh, họ tìm cách “dinh tê” trốn thoát về thành. Cụ Ưng Trí thì không, cụ quyết theo đảng. Cuối cùng, cụ không được đảng đền đáp công lao kháng chiến của cụ. Sau 30-4-1975, cụ tìm về nương nhờ cụ bà với hai bàn tay trắng và hát câu “chàng về nay đã cụt tay”. Năm 1988, tôi được thả về, có đến thăm bà cụ và nhân tiện, nhờ bà cụ gửi cho Bửu Uy chút quà. Tại nhà bà cụ, tôi đã thấy ông cụ Ưng Trí, vóc dáng giống Bửu Uy, nhưng mập mạp hơn, da dẻ hồng hào, có vẻ dân ăn học, nhưng cụ bị cụt một cánh tay. Tôi chỉ chào hỏi mà không nói chuyện gì với cụ. Dường như cụ ngại không muốn nói chuyện với tôi? Tiếc rằng cụ là dân Tây học, dòng dõi hoàng tộc thì chính ra cụ phải hiểu rõ: Cộng sản tối kị tầng lớp trí, phú, địa, hào, kể cả hoàng phái nữa chứ?
Rốt cuộc, sau bao năm cúc cung tận tụy với đảng, năm 1975, cụ chỉ gửi vào trong trại cho Bửu Uy được một tờ giấy chứng nhận đóng nhiều con dấu của nhiều tổ chức, đoàn thể mà cụ đã phục vụ, để làm bảo lãnh cho Bửu Uy. Bửu Uy cho tôi coi xong thì xếp xó, không bao giờ Bửu Uy sử dụng đến, vì Bửu Uy không tin những con dấu ấy có giá trị bảo lãnh.
Dallas, đêm 13-11-2020
Nhớ bạn hiền Bửu Uy
Trần Vinh
(Bạch Diện Thư Sinh)
Cán bộ VNCH trẻ tuổi nhất đóng cửa tù Cộng sản năm 1992, vừa qua đời tại Portland, Oregon
Bửu Uy đang chuẩn bị hành trang
Tối thứ Ba 27-10-2020, người con duy nhất của Bửu Uy là cháu Vĩnh Thục gọi TV để báo tin: các bác sĩ không còn cách nào chữa trị cho ba Bửu Uy của cháu nữa. Ngay sau đó, TV chuyển tin này tới các bạn đồng đội xưa.
Một tuần sau, thứ Ba 03-11-2020, Chủ tịch BĐD Văn khoa Nguyễn Hữu Tâm liên lạc được với chị Kiều là bà xã của Bửu Uy và cho biết thêm chi tiết như sau: “… hôm nay tôi có gọi đt và nói chuyện được với cả con và và bà xã của BỬU UY. Cả hai đều cho biết BỬU UY càng ngày càng yếu, chỉ nằm và ăn uống rất ít, hầu như không đi được nữa, mỗi lần đứng lên là cả hai mẹ con phải đỡ rất vất vả. Bệnh gốc là ung thư phổi rồi di căn lên óc, xuống tay và vào gan. Đã mổ óc một lần nhưng nay óc mọc rễ lại và phát triển nhanh. Bửu Uy hầu như không còn nhớ gì nữa.
Bác sĩ bó tay có nghĩa là BỬU UY được đưa vào chương trình Hospice, ở đây người ta không chữa nữa mà chỉ cho uống thuốc để khỏi đau đớn…”
Chuyện gì phải đến, đang đến. Chúng ta sắp mất thêm một đồng đội nữa rồi. Chúng ta chứng kiến ông bạn Bửu Uy đang chuẩn bị hành trang để lên đường. Trong ngậm ngùi thương cảm, xin dâng lời cầu nguyện thiết tha lên Trời Cao ban cho Bửu Uy được ra đi bình an. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha đón nhận Bửu Uy vào vòng tay nhân hậu của Ngài. Xin cho chị Kiều và cháu Vĩnh Thục được thêm sức khỏe, thêm nghị lực trong giai đoạn khó khăn này.
Thân con là bụi đất
Thân con là bụi đất.
Nay con trở về, về bụi tro.
Lậy Chúa! Bao năm qua con hằng lo kiếm sống, thế mà giờ đây có gì đâu?
Chỉ là cát bụi bể dâu.
(lời bài thánh ca trong lễ an táng Bửu Uy)
Bửu Uy đã yên nghỉ hồi 3 giờ sáng Chủ nhật 08-11-2020.
Tang lễ đã cử hành ngày thứ Năm 12-11-2020, trong thánh đường La Vang Portland đông tín hữu hơn quy định của chính quyền (do cơn đại dịch), bởi giáo dân quý mến Bửu Uy nên đã “xé rào” đến dự lễ tang.
Những tấm hình của chiến hữu Bạch Văn Nghĩa chụp tại nghĩa trang, nơi Bửu Uy trở về cát bụi, thật buồn bã, vào mùa Thu lại càng thêm ảm đạm. Trời lạnh căm căm, cây cối trụi lá, trơ cành.
Bửu Uy ơi! Hãy thức dậy mà nghe Thái Thanh hát bài Serenade của F. Schubert. Có ai chia lìa nhau… Chỉ còn thương nhớ mà thôi…(lời PD).
Vĩnh biệt Bửu Uy nhé! Tấm chân dung của Bửu Uy trong trang cáo phó gửi đi muôn phương sẽ còn được gìn giữ mãi mãi trong lòng bạn hữu và đồng đội xưa.
Xin cho linh hồn Bửu Uy được nghỉ yên muôn đời trong Tình Thương Yêu của Thiên Chúa. RIP.
Một nhân cách và một thân phận đặc biệt
Bửu Uy đi rồi, thử ngồi nhớ lại xem, nói thật đi, trong số tất cả các bạn bè và đồng đội ngày xưa, có ai đã từng phải buồn lòng vì Bửu Uy không? Bửu Uy có gây khó xử, gây khó chịu cho ai không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bửu Uy là như thế, nhiệt tình, thật tình với mọi người, chịu thương chịu khó trong mọi công tác chung, từ hồi nào cho tới tận những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Giới sinh viên trẻ thế hệ chúng ta, thời VNCH, mấy ai có thể đem thành tích sinh hoạt ra để sánh với Bửu Uy. Bửu Uy đậu Cử nhân giáo khoa Pháp văn, đã lần lượt giữ chức chủ tịch Đoàn Sinh Viên Công Giáo Văn Khoa, chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Công Giáo Đại học Sài Gòn, chủ tịch Ban đại diện Sinh viên Văn khoa 1972-1973, chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn 1972-1973, tùng sự tại Nha HCNV Phủ Tổng thống.
Sau 30-4-1975, Bửu Uy đi tù Cộng sản 17 năm, là người trẻ tuối nhất trong số 20 tù nhân quân cán chánh cuối cùng được Cộng sản thả ra vào năm 1992. Trong số 20 đó, có các vị tướng như Đỗ Kế Giai, Lê Minh Đảo, Lê Văn Thân, Trần Bá Di… Cũng may, với sự can thiệp đặc biệt của chính phủ HK, ngay năm sau (1993), Bửu Uy được xuất cảnh, cùng vợ mới cưới, sang HK và sống tại Portland, Oregon.
Say mê hát, say mê phục vụ
Sát cánh cùng Bửu Uy qua bao năm hoạt động trong giới sinh viên, tôi chưa bao giờ thấy Bửu Uy có girl friend, chỉ thấy Bửu Uy ham hoạt động và mê hát.
Bửu Uy hát từ ca đoàn An Phong Dòng Chúa Cứu Thế đến ca đoàn Trùng Dương (Bửu Uy là ủy viên nội vụ của ca đoàn). Bửu Uy đặc trách hát các thánh lễ Chúa nhật cho sinh viên CG tại nguyện đường Mai Khôi Tú Xương cùng các sinh viên Trần Chúc, Ngô Bảo Tín, Phạm Long, Hoàng Quý, Trần Ngữ, Trần Hữu Cư, Nguyễn Quang Anh Thư, Nguyễn Quang Thái Ninh, Trần Thị Minh Tâm, Trần Thị Diệu Thanh, Bạch Quang Cậy, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hữu Thân… Nhớ mãi những lần tôi cùng Bửu Uy đi tham dự tĩnh tâm hay đại hội SVCG, nửa đêm thức giấc, thấy Bửu Uy vẫn còn đang say sưa đàn hát cùng nhóm bảy tám anh chị em sinh viên. Tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Bửu Uy hát trong tất cả các ca đoàn nhà thờ, ca đoàn nào cần thì Bửu Uy sẵn sàng tham gia ngay; thậm chí, đến những ngày tháng phải ngồi xe lăn, Bửu Uy vẫn “lái” xe lăn tới hát lễ!
Chẳng những cộng tác với các ca đoàn nhà thờ, mỗi cuối tuần, Bửu Uy còn tình nguyện làm người quét dọn nhà thờ và phục vụ bưng phở trong bếp của câu lạc bộ giáo xứ.
Sang HK được ít lâu, Bửu Uy đi làm công nhân trong một hãng điện tử, nhưng vẵn hi sinh thời giờ nghỉ ngơi để làm thiện nguyện trong chương trình Habitat xây dựng nhà ở cho người ít lợi tức. Có một dạo, Bửu uy cùng nhạc sĩ Vũ Thành An thực hiện chương trình phát thanh tranh đấu hướng về Việt Nam.
Vì thế, khi ra đi, Bửu Uy đã để lại một tấm gương sáng, để lại bao mến thương…
Ngày miền Nam sập trời, không đành bỏ mẹ và chị để ra đi một mình
Nhân cuộc hội ngộ đồng đội A 17 tại Dallas mấy năm trước đây, Bửu Uy từ Portland bay sang ở với tôi trước mấy ngày. Hai mái đầu sương điểm có dịp hàn huyên về những khổ nhục dàn trải suốt 17 năm tù đằng đẵng, về những bước đầu gian nan khi mới chân ướt chân ráo tới HK… Trong các chuyện tâm tình ấy, tôi không bao giờ có thể quên một chuyện.
Bửu Uy kể, ngày 29-4-1975, Bửu Uy và vài người bạn chạy lên Tân Cảng trên xa lộ Biên Hòa và đã xuống được một chiếc tầu Đại Hàn. Trên sàn tầu, Bửu Uy viết vội vài hàng từ biệt, tính nhờ ai đó chuyển về cho mẹ ở đường Trương Minh Giảng. Sau đó, Bửu Uy suy nghĩ, chẳng lẽ đến giờ phút nguy kịch lại ra đi một mình, bỏ lại mẹ già và chị Hương sao, thôi hãy trở về, có chết thì chết chung. Thế là Bửu Uy xé bức thư và lên bờ. Song vì mấy người bạn níu kéo, Bửu uy lại xuống tầu, và rồi lại viết thư từ giã mẹ và chị Hương. Nhưng mà lòng vẫn không yên, tâm trí rối bời. Vì quá thương mẹ, thương chị, Bửu Uy lại xé thư; thôi, cứ trở về, sống chết bên mẹ và chị. Tất cả 3 lần như thế. Kết cục, Bửu Uy ở lại để rồi phải chịu 17 năm tù đày, hầu hết thời gian là ở các nhà tù khét tiếng trên đất Bắc xa xôi.
Tại sao Bửu Uy đi tù Cộng sản tới 17 năm
Như đã thuật trên đây, Bửu Uy đi tù Cộng sản 17 năm, là người trẻ tuối nhất được thả về trong đợt cuối cùng vào năm 1992.
Thực ra, có 3 người tù trẻ trong số 20 người được thả về trong đợt cuối cùng này. Đó là Lê Anh Kiệt (Ban A 17, Phủ Đặc Ủy TƯTB/VNCH) và Phạm Gia Đại (nhân viên Toà Đại sứ HK) đều sinh năm 1945; Bửu Uy trẻ nhất, sinh năm 1946.
Có dịp hàn huyên tâm sự lâu, tôi hỏi Bửu Uy: Tại sao đa số đồng đội Ban A 17 đi tù sấp sỉ 10 năm, một số ít phải bóc 13 cuốn lịch trong tù (trong đó có tôi, có Phan Nhật Tân, Huỳnh Ngọc Điệp và Nguyễn Tường Quang), nhưng tại sao Lê Anh Kiệt và Bửu Uy lại lãnh tới 17 năm. Bửu Uy bảo tại vì tội không chịu hợp tác với cơ quan tình báo quốc ngoại của Cộng sản. Bửu Uy kể, có một dạo, mấy tay cán bộ từ Hà Nội lên trại cho biết, vì Bửu Uy biết tiếng Pháp, họ sẽ thả Uy về và cho đi Pháp, nhưng phải kí hợp tác với họ. Bửu Uy không đồng ý. Họ còn lên gặp Bửu Uy vài lần nữa, Bửu Uy dứt khoát từ chối. Vì lẽ đó mà họ trả đũa tội ngoan cố và bất hợp tác của Bửu Uy.
Tôi tin cách giải thích của Bửu Uy, nhưng tôi cũng kể cho Bửu Uy nghe câu chuyện mà tôi ghi nhận. Chuyện xẩy ra vào đêm ngày 30-4-1975. Tướng Dương Văn Minh đã đầu hàng. VNCH đã sụp đổ. Nhà tôi ở Phú Nhuận, gần Tổng Tham Mưu. Tôi đoán Việt Cộng sẽ pháo kích vào Tổng Tham Mưu, có thể lạc đạn vào khu dân cư sát bên, cho nên tôi đưa gia đình lên Tân Định, xin tạm trú trong nhà của các soeurs Dòng Phaolô Thiện Bản (góc Hai Bà Trưng - Yên Đổ). Tôi nghĩ, chắc Cộng sản sẽ tái diễn một cuộc tàn sát các quân cán chánh VNCH như hồi tết Mậu Thân 1968 ở Huế, cho nên tôi chuẩn bị một ít đồ cần thiết, dự định trốn vào rừng gần Gia Kiệm, Túc Trưng. Tôi nói cho mẹ tôi biết ý định của tôi. Mẹ tôi lo lắng, bắt tôi phải hỏi ý kiến Soeur Bảo là bề trên tu viện. Soeur Bảo nói soeur không rành chuyện chính trị quân sự. Soeur khuyên tôi đến nói chuyện với Lm Huỳnh Công Minh cũng đang ở đó. Lm Huỳnh Công Minh bảo chính quyền mới có chính sách, khuyên tôi ở lại đi trình diện học tập cải tạo và đừng tới nhửng chỗ sinh viên tụ họp; ông nói thêm “anh không sao đâu, chỉ có những người như Bửu Uy mới đáng ngại”. Lm Huỳnh Công Minh còn giới thiệu tôi đến gặp Nguyễn Văn Chín. Anh này mới từ Pháp về nước vào ngày 26-4-1975 và hiện nắm chức trưởng nhóm Công Giáo và Dân Tộc. Tôi cũng kể cho Nguyễn Văn Chín ý định trốn tránh của tôi. Nguyễn Văn Chín bảo anh ta không phải là đảng viên, nhưng anh có nhiều bạn là đảng viên Cộng sản. Chín nói anh cũng là người Huế cho nên đã tìm hiểu nhiều về cuộc thảm sát hàng ngàn đồng bào thời Tết Mậu Thân Huế. Theo Nguyễn Văn Chín, vụ thảm sát Mậu Thân Huế là do nhu cầu hành quân, không phải là chính sách từ trung ương, vì thế, Nguyễn Văn Chín cũng nói giống như Lm Huỳnh Công Minh đã khuyên tôi: ở lại, đi trình diện, tránh đám đông sinh viên và “chỉ những người như Bửu Uy mới đáng ngại!” Vậy ra bọn họ ghim Bửu Uy chết cứng rồi còn gì.
Hai đồng đội Bửu Uy (Văn Khoa) và Lê Anh Kiệt (Khoa Học) đều lãnh 17 năm tù, cho nên nhân nói chuyện tù lâu, thử coi lại trong cuốn hồi kí Một cuộc đổi đời của Kale, tức Lê Anh Kiệt, xem tác giả đã nói gì, Kiệt viết: “Tối ngày 18 (?) tháng giêng năm 1988, Điệp và tôi còn phải ở lại trễ trong phòng vẽ vì Nhu (trưởng trại giam Z30 D) đang ở đó để xem chúng tôi làm việc. Đột nhiên, hắn hỏi tôi: “Không biết trước kia mày làm gì mà các ông ấy nhất định không chịu thả mày mặc dù tao đã đề nghị nhiều lần?” “Mày tao” là cách nói chuyện của Nhu với các trại viên. Tôi ngạc nhiên và cũng có hơi ngỡ ngàng trả lời hắn: “Tôi làm gì thì chắc là ban (tù nhân phải gọi các cán bộ trong ban giám thị là “ban”) cũng đã biết vì tất cả đều nằm trong hồ sơ! Tôi nghĩ chắc là ban chưa đề nghị đúng mức mà thôi!”
Hắn không nói gì thêm mà cũng không đề cập gì đến Điệp dù lúc ấy thì Điệp cũng đứng gần đó. Tuy nhiên lời nói của hắn đã đủ cho tôi biết rằng lần này cũng sẽ không có tên của tôi trong danh sách ra trại. Đó là lần đầu tiên trong trại cải tạo tôi biết trước số phận của mình, và cũng là lần đầu tiên mà tôi cãm thấy buồn vì mình sẽ không được ra về cùng với bạn bè”. (Hồi ký Kale. Một cuộc đổi đời. Chương 48. Đợt Thả Năm 1988).
Như thế, Lê Anh Kiệt không giải thích rõ tại sao anh ở tù lâu đến thế.
Sau khi Bửu Uy qua đời, trong cuộc gọi vào ngày thứ Ba 10-11-2020 để thăm hỏi và chia buồn với anh Bửu Uyển đang sống ở San Diego, tôi cũng đề cập nguyên do tại sao Bửu Uy lãnh tới 17 năm tù. Anh Bửu Uyển bảo, theo lời kể của các bạn tù chung trại với Bửu Uy ngoài Bắc, thì Bửu Uy quá cứ cỏi, thường hay có thái độ và lời nói chống đối, cho nên bị “chúng” liệt vào loại ngoan cố, không thể “cải tạo”.
Thực ra, khó mà biết chính xác thời hạn các quân cán chánh VNCH bị Cộng sản giam giữ sau ngày 30-4-1975. Tất cả đều bị giam giữ dưới ngụy danh “học tập cải tạo”, cho nên không cần tòa án, không có bản án, thời hạn giam là “dây thun”.
Mặc dù khó mà biết cách làm việc của Cộng sản, nhưng căn cứ vào câu nói của Lm Huỳnh Công Minh và Nguyễn Văn Chín mà tôi thuật trên đây, tôi cho rằng những sinh viên Việt Cộng trong Thành Đoàn Cộng Sản có vai trò khá quyết định trong việc đề nghị thời hạn “cải tạo” cho các đồng đội chúng tôi trong Ban A 17 (Mặt trận Đại học). Có thể bọn cán bộ Đại học trong Thành Đoàn Cộng Sản, ngay từ đầu, đã ghim chết Bửu Uy và Lê Anh Kiệt. Bởi lẽ Bửu Uy là sinh viên Quốc gia đầu tiên nắm được chức chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Văn khoa sau nhiều niên khóa nằm trong tay các sinh viên Việt Cộng; đồng thời, Bửu Uy còn đắc cử chức chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn cùng niên khóa 1972-1973. Tội ấy không thể tha. Về trường hợp Lê Anh Kiệt, chính Kiệt đã thuật lại trong một cuộc phỏng vấn về cuộc chiến đấu gay go của anh với nhóm sinh viên Bừng Sống ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn và đã chiến thắng, giành lại quyền kiểm soát Ban Đại diện Sinh viên Khoa học cho các sinh viên khuynh hướng Quốc gia. Đó cũng là tội rất lớn của Lê Anh Kiệt đối với Thành Đoàn Cộng Sản (Nhà báo Hoàng Lan Chi, cựu sinh viên Khoa học SG, phỏng vấn Lê Anh Kiệt. Báo Bút Tre, Tháng 9 năm 2014).
Tóm lại, tôi muốn kể lại vài mầu chuyện về Bửu Uy như cách tưởng niệm một người bạn hiền, một đồng đội kiên cường bất khuất. Ngoài ra, biết đâu là đúng là sai. Có thể tất cả các cách lí giải trên đều có phần đúng. Song, dù thế nào, nay mọi chuyện đã qua rồi. Dòng đời như nước chảy qua cầu, sẽ trôi về đâu. Bửu Uy đã đi trước chúng ta một bước. Thế thôi.
Chuyện ít ai biết
Còn một chuyện ít ai biết, xin một lần “bật mí” luôn. Không mấy ai biết ông cụ thân sinh của Bửu Uy là một đảng viên Cộng sản. Vâng, đúng như vậy. Bửu Uy kể, ba của Bửu Uy là cụ Ưng Trí đã thoát li theo Việt Minh ngay từ khi Bửu Uy mới lên 3 tuổi. Bà cụ một mình tần tảo, làm nghề bán thuốc Tây ở Đà Nẵng, nuôi 3 người con khôn lớn, trưởng thành: Anh Bửu Uyển, khóa 11 Quốc Gia Hành Chánh, Phó quận Hương Thủy, Phó tỉnh Quảng Trị, Trưởng ty Tài chánh thị xã Cần Thơ; kế là chị Hương làm giáo viên, Bửu Uy nhỏ nhất. Cụ Ưng Trí, cũng như bao thanh niên trí thức thời 1945 - 1946, sôi sục nhiệt huyết đấu tranh chống thực dân Pháp. Thế nhưng, khi theo Việt Minh một thời gian, nhiều người đã nhận ra bộ mặt thật Cộng sản của Việt Minh, họ tìm cách “dinh tê” trốn thoát về thành. Cụ Ưng Trí thì không, cụ quyết theo đảng. Cuối cùng, cụ không được đảng đền đáp công lao kháng chiến của cụ. Sau 30-4-1975, cụ tìm về nương nhờ cụ bà với hai bàn tay trắng và hát câu “chàng về nay đã cụt tay”. Năm 1988, tôi được thả về, có đến thăm bà cụ và nhân tiện, nhờ bà cụ gửi cho Bửu Uy chút quà. Tại nhà bà cụ, tôi đã thấy ông cụ Ưng Trí, vóc dáng giống Bửu Uy, nhưng mập mạp hơn, da dẻ hồng hào, có vẻ dân ăn học, nhưng cụ bị cụt một cánh tay. Tôi chỉ chào hỏi mà không nói chuyện gì với cụ. Dường như cụ ngại không muốn nói chuyện với tôi? Tiếc rằng cụ là dân Tây học, dòng dõi hoàng tộc thì chính ra cụ phải hiểu rõ: Cộng sản tối kị tầng lớp trí, phú, địa, hào, kể cả hoàng phái nữa chứ?
Rốt cuộc, sau bao năm cúc cung tận tụy với đảng, năm 1975, cụ chỉ gửi vào trong trại cho Bửu Uy được một tờ giấy chứng nhận đóng nhiều con dấu của nhiều tổ chức, đoàn thể mà cụ đã phục vụ, để làm bảo lãnh cho Bửu Uy. Bửu Uy cho tôi coi xong thì xếp xó, không bao giờ Bửu Uy sử dụng đến, vì Bửu Uy không tin những con dấu ấy có giá trị bảo lãnh.
Dallas, đêm 13-11-2020
Nhớ bạn hiền Bửu Uy
Trần Vinh
(Bạch Diện Thư Sinh)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhận xét về tầm quan trọng của chữ Nôm Công Giáo
Trần Văn Toàn
21:46 06/07/2021
Nhận xét về tầm quan trọng của chữ Nôm Công Giáo
Ngày nay người Việt chúng ta không dùng chữ Nôm nữa, cho nên nói đến tầm quan trọng của chữ Nôm, là nói về những cố gắng quan trọng trong quá khứ đã định hình cho văn hóa dân tộc ngày nay.
Kể trong số những dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, thì đặc biệt có người Việt Nam là đã thay đổi hẳn chữ viết mà dùng mẫu tự La-tinh. Thứ chữ mới này gọi là chữ “quốc ngữ”[1]. Ai cũng biết đến cái tên Alexandre de Rhodes (1593-1660), là người đã có công san định chữ quốc ngữ trong buổi đầu, và đã soạn ra cuốn sách giáo lý bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, in ở Roma vào năm 1651.
Nhưng có một điều mà từ lâu trong số các học giả Việt Nam ít ai để ý là: cũng ngay trong buổi đầu khi mới sang Việt Nam truyền giáo, thì các giáo sĩ Tây phương cũng đã học và sử dụng chữ Nôm, trước chữ quốc ngữ, để viết nhiều sách đạo cho người mình đọc, tuy biết đó là thứ chữ rất khó học, khó đọc, khó hơn cả chữ Hán.
Sự kiện này được người Việt Nam đánh giá rất khác nhau, tùy theo cái hiểu biết và thiên kiến riêng. Vào giữa thế kỷ XX, có một số học giả lên tiếng chủ trương rằng các giáo sĩ Âu châu đem chữ quốc ngữ vào Việt Nam là vì có cái ẩn ý làm cho người Việt mất gốc đi, đề truyền đạo cho dễ. Nhưng thử hỏi đó là gốc nào? Gốc Hán hay gốc Nôm? Trong việc giao lưu văn hóa, người ta trao đổi với nhau - đôi khi cũng là cưỡng bách nhau để đồng hóa - truyền cho nhau những yếu tố văn hóa mà mình cho là quý hóa, như tôn giáo, triết lý, khoa học, v.v. Người Tàu và người Ấn-độ đã đem tam giáo là kho tàng quý báu để chia sẻ với người Việt Nam, mà có ai cho rằng như thế là họ có chủ tâm làm cho người mình mất gốc đâu! Hơn nữa, vấn đề cải giáo, đâu có phải chỉ cần thay đổi chữ viết là được[2], đâu có phải cứ lấy võ lực mà ép uổng là bao giờ cũng thành công!
Thực ra vấn đề không có gì rắc rối phức tạp, vì không có những cái mưu mô quanh co như người ta tưởng. Vì lẽ rằng khi học tiếng Việt thì các giáo sĩ Tây phương đã ghi lấy cách đọc bằng mẫu tự La-tinh mà họ quen thuộc, để mình dễ nhớ và dạy lại cho các người đi sau biết. Họ chẳng có ý định làm cho người mình mất gốc để đồng hóa, như người Tàu đã làm và có lẽ vẫn còn đang muốn làm. Trái lại, tiếng Việt khó, thì họ chịu khó học, chữ Nôm còn khó hơn cả chữ Hán, thế mà họ vẫn ra công học và soạn sách vở.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại mấy sự kiện:
1) Ngay từ đầu thế kỷ XVII thì giáo sĩ người nước Ý, là Girolamo Majorica (hl Jeronymo Mayorica, 1591-1656) đã soạn bằng chữ Nôm chừng bốn mươi cuốn sách đạo.
2) Tiếp theo đó cho đến giữa thế kỷ XX, thì nhiều sách đạo bằng chữ Nôm vẫn được viết và in ra cho người Công Giáo dùng [3]; và đặc biệt hơn cả là cuốn tự vị đầu tiên nôm - quốc-ngữ - la-tinh, gọi là Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, do giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux de Béhaine, 1741-1799) khởi công, đã được giám mục Jean-Louis Taberd (1794-1840, tên Việt là Từ), cho in năm 1838 tại Sérampore (Ấn-độ) [4].
3) Khi các linh mục Việt Nam đầu tiên được truyền chức (1668), thì có nhiều vị, tuy đọc được chữ Hán và chữ Nôm, nhưng chưa thông thạo tiếng La-tinh, cho nên phải chờ một vài năm mới có thể cử hành thánh lễ[5].
4) Vào thế kỷ XIX, khi Nguyễn Trường Tộ viết các bản điều trần nhằm canh tân xã hội Việt Nam, thì về mặt ngôn ngữ ông chỉ đề nghị san định chữ Nôm, chứ không đề nghị cho cả nước dùng chữ quốc ngữ.
5) Sau cùng thì không phải là các giáo sĩ Tây phương đã bó buộc người Việt dùng chữ quốc ngữ, vì thực ra họ có quyền gì mà làm như thế được! Nhưng chính quyền thuộc địa mới làm như thế: về hành chính thì họ dùng tiếng của họ là tiếng Pháp, mà bỏ chữ Hán, bỏ việc thi cử bằng chữ Hán để tuyển dụng quan lại và công chức[6], làm cho chữ Nôm cũng vì đó mất gốc. Mà họ có làm như thế được và thành công, thì cũng là vì người mình thấy chữ quốc ngữ tiện lợi và dễ học hơn chữ Nôm, dễ xóa nạn mù chữ, cho nên đã cổ võ cho nó, từ học giả Nguyễn Văn Vĩnh cho đến cụ Hồ Chí Minh, và phong trào bình dân học vụ. Tuy vậy người Pháp cũng làm từ từ, vì các giấy tờ giá thú, khai sinh, thì đã có một thời viết bằng hai thứ chữ, Nôm và quốc ngữ.
Thêm vào đó thì những người trách cứ, lên án các giáo sĩ Tây phương như thế cũng chẳng thấy đưa ra giải pháp nào, ít ra là giải pháp san định chữ Nôm, như đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Phải chăng là các vị đó ngụ ý là muốn trở về chữ Hán hay chữ Nôm? Trở về chữ Nôm sau mấy thế hệ đã quen dùng chữ quốc ngữ thì không phải là chuyện dễ, không những đối với dân chúng, mà còn đối với chính các vị đó nữa. Trở về chữ Hán thì cũng có thể được, và chắc là người Tàu, ngày xưa cũng như ngày nay, cũng sẽ rất mực ủng hộ khuyến khích, giúp vào một tay, để cho người Việt đồng hóa thành ra người Tàu. Tôi dám chắc rằng nếu trên đất Việt Nam xưa kia không có chữ Nôm, và ngày nay không có chữ quốc ngữ, mà chỉ có chữ Hán, thì dĩ nhiên là người ngoại cuộc trông vào hẳn phải cho rằng người Việt cũng chẳng khác gì người Tàu. Chính vì chưa hiểu rõ như thế cho nên trước đây chừng hơn ba thế kỷ, khi Đức Giáo- tông Alexandre VII gửi tông huấn - tông huấn có giá trị vô song về phương diện hội nhập văn hóa - cho các giám mục Đàng Ngoài và Đàng Trong, thì đã đặt cho nó cái tên nghe thật là lạ tai: Tông-huấn chỉ đạo cho các vị đại diện tông tòa đang lên đường sang các quốc gia của người Tàu ở Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659)!
Còn một vài vị khác, tuy biết rằng người Công Giáo đã soạn nhiều sách chữ Nôm, nhưng lại cho rằng đó không phải là chữ Nôm chính hiệu. Cái đó có thể hiểu được, nhưng ta sẽ bàn tới sau này.
Bây giờ ta nói qua về mấy đặc điểm chung chung của chữ Nôm, rồi sau đó sẽ xem các nhà truyền giáo đã làm được những gì với cái chữ Nôm, vừa khó học, lại vừa chưa được san định.
1. Mấy đặc điểm của chữ Nôm
a) Nhận xét tổng quát
Cái tên “Nôm” có lẽ là cách đọc chữ “Nam” của một vài địa phương[7]. Chắc một điều là ở đây ta có ý nói đến chữ viết tiếng nói của người Việt ở miền Nam, để phân biệt với chữ viết của người Hán ở phía Bắc. Thực vậy, khi người Việt tách rời ra khỏi đế quốc Trung hoa về mặt chính trị vào thế kỷ X, thì tuy rằng thiểu số sĩ phu quen dùng chữ Hán, khi nói về những vấn đề học thuật, hành chính, lịch sử, tôn giáo của người Tàu, nhưng đại đa số dân chúng thì vẫn nói tiếng Việt, dù có vay mượn nhiều từ ngữ của người Hán, nhưng vẫn theo một văn phạm khác hẳn, và có riêng một loại văn chương bình dân độc đáo. Để có thể viết nên cái sản nghiệp văn hóa của dân tộc, lớp sĩ phu thấy cần phải sáng tác ra một thứ chữ viết thích hợp. Thế nhưng họ chỉ biết có cái mẫu chữ viết tượng hình của người Hán.
Thiết tưởng người Triều tiên và người Nhật bản cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhưng hai dân tộc này đã sáng tác ra chữ viết âm thanh: chữ han'gul của người Triều tiên dùng để viết được chính âm và phụ âm, còn chữ katakana và hiragana của người Nhật bản thì viết nên hơn năm mươi vần trong ngôn ngữ của họ. Theo lý thuyết họ có thể viết tiếng của họ mà không dùng đến chữ viết tượng hình của người Hán. Người Triều tiên đã dần dần bỏ chữ Hán, người Nhật bản thì vẫn còn dùng chêm pha khá nhiều Hán tự, gọi là kanji, nhưng họ vẫn có thể đọc ra tiếng Nhật bản theo nhiều kiểu.
Các nhà nho Việt Nam thì không đi vào con đường sáng tác như thế, nhưng đã chế biến chữ Hán có sẵn để viết tiếng Việt. Kết quả là: tuy chữ Nôm coi có vẻ rất Tàu, nhưng người Tàu, cho dù có thể nhận ra một vài chữ Hán, nhưng đọc vẫn không ra[8].
b) Phép chế biến chữ Hán thành chữ Nôm
Phép chế biến ra chữ Nôm đại khái như sau:
Thứ nhất: những chữ Hán đã nhập cảng thành tiếng Việt thì thường giữ cả ý nghĩa lẫn âm vận, và đây là cách đọc Hán-Việt (HV), gần tiếng Quảng Đông hơn là tiếng quan thoại.
Thứ hai: có một số chữ Hán thì mình chỉ giữ lại ý nghĩa của nó, nhưng không đọc theo tiếng HV, mà đọc thẳng ra tiếng Việt. Ví dụ viết các chữ “đinh”, “đại”, “đả”, “cân”, “cú”, v.v., thì đọc thẳng ra là “đứa”, đời”, “đánh”, “khăn”, “câu”... [9]. Và đây cũng là đề nghị của Nguyễn Trường Tộ: ví dụ mình cứ viết chữ “thực phạn” rồi đọc thẳng ra là “ăn cơm”.
Thứ ba: có một số rất nhiều chữ Hán khác, thì ta bỏ hẳn ý nghĩa, mà chỉ giữ lại cách đọc của nó ghép với ý nghĩa tiếng Việt. Ví dụ viết chữ “chân”, thì không hiểu theo nghĩa chữ Hán là “thật”, nhưng hiểu là “cái chân” để đứng để đi. Đã thế, ngoài cách đọc Hán-Việt, thì mỗi chữ lại còn có thể đọc trại ra làm dăm sáu kiểu khác nhau để chỉ những ý nghĩa khác nhau, ví dụ như chữ “lận” là sẻn “so”, thì mình có thể tùy trường hợp mà đọc là “lấn”, lần”, “lẩn”, “lẫn”.
Thứ tư: đây là những chữ Nôm chính cống, được tác tạo bằng cách ghép hai chữ Hán lại với nhau theo nguyên tắc “hội ý hài thanh”, nghĩa là lấy một chữ để chỉ ý nghĩa, và một chữ để chỉ cách đọc. Ví dụ ghép chữ “mạt” (bỏ nghĩa là “cuối cùng”, chỉ giữ cách đọc) với chữ “diện” (nghĩa là “mặt”), rồi đọc là “mặt”. Có hai điều nên chú ý. Một là: cũng như trên đây, cách đọc cũng lại có thể đọc trại đi làm nhiều kiểu[10]; hai là: nhiều khi ý nghĩa không được chỉ rõ, mà chỉ được gợi ra một cách tổng quát, bằng cách dùng một trong 214 bộ, ví dụ dùng bộ “khẩu” (là miệng) ghép với chữ “an”, rồi đọc là “ăn”.
c) Kết quả ra sao?
Chữ Hán là vật liệu để chế biến ra chữ Nôm, cho nên phải biết chữ Hán mới có thể đọc được chữ Nôm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì còn phải biết chữ Hán dùng ở đây để lấy ý nghĩa hay là để lấy cách đọc. Rồi, như đã nói, cách đọc lại thay đổi khá nhiều tùy trường hợp mình muốn viết chữ nào trong tiếng Việt. Cho nên tựu trung phải biết... tiếng Việt trước đã, mới có thể lựa chừng mà đọc ra được chữ Nôm. Thêm vào đó người ta lại còn viết chữ Nôm theo cách đọc của từng địa phương nữa[11].
Vẫn chưa hết những cái khó khăn: riêng trường hợp chữ Nôm của người Công Giáo, thì nhiều khi còn phải biết đó là phiên dịch hay là phiên âm từ những ý niệm hay là tên riêng của một ngoại ngữ nào đó, như tiếng Bồ-đào-nha, hay tiếng La-tinh, và cũng có khi lại là phiên âm lại từ cách phiên âm của người Tàu[12]! Ví dụ cái tên vị giáo tổ của đạo, mà người Công Giáo phiên âm là “Giê-su”, và người Tàu phiên âm là “Yê-su”, thì bên ta vẫn có người cứ nhất định phiên âm từ chữ Hán và đọc là “Da tô” hay “Gia tô”!
Nói tóm lại, cái khó khăn trong chữ Nôm là: một tiếng đọc lên thì có thể viết thành nhiều chữ, tùy người viết, tùy địa phương và tùy thời đại nữa; ngược lại, một chữ viết ra hay cái phần hài thanh của một chữ, lại cũng có thể đọc thành khá nhiều kiểu. Vì thế xưa kia nhà Nho cho rằng “Nôm na là cha mách qué”. Cụ Nguyễn Du đã kết luận áng văn Nôm tuyệt vời là truyện Kiều bằng hai câu rất khiêm tốn: “Lời quê góp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh”. Rồi ngày nay lại vẫn còn có người cho rằng chữ Nôm của người Công Giáo không phải là chữ Nôm chính hiệu.
Chính vì có nhiều cái rắc rối như thế, cho nên những người không biết chữ Hán, không thạo tiếng Việt, lại không quen một số ý niệm do người nước ngoài đem vào, thì khó mà đọc được chữ Nôm Công Giáo.
Thực ra vấn đề không đơn sơ như thế. Vả lại, cái đó không cũng riêng gì đạo Công Giáo, vì như ai nấy đều biết, có khá nhiều danh từ nhà Phật, đọc theo chữ Hán hay chữ Nôm đều không hiểu được là gì, nếu không biết đó là phiên dịch hay phiên âm từ chữ Phạn hay từ chữ Hán[13]. Vì thế cho nên bao lâu chưa có ai san định chữ Nôm, ví dụ như một hàn lâm viện nào đó, thì lấy đâu làm tiêu chuẩn mà phê phán? Cũng nên chú ý rằng trong khi người Trung quốc có từ điển Khang Hi, thì người Việt Nam chưa nghĩ đến truyện làm tự vị chữ Nôm. Phải chờ lâu năm sau cuốn Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị của Bá Đa Lộc và Taberd (1838) thì người mình mới làm, và làm theo cái mẫu đó, nghĩa là làm vừa có chữ quốc ngữ - để tiện việc tra cứu - vừa có chữ Nôm.
Trong lúc chữ Nôm còn chưa ổn định, khó học, khó đọc như thế, mà các giáo sĩ đạo Công Giáo đã chịu khó ra công dùng nó ngay từ đầu, không phải để viết văn chương tiêu khiển, “mua vui một vài trống canh”, nhưng để viết nên những điều quan trọng trong tôn giáo, có liên quan đến vận mệnh con người. Sau ba thế kỷ, khi chữ quốc ngữ được truyền bá sâu rộng, thì nó mới thay chỗ cho chữ Nôm.
2. Vai trò của chữ Nôm trong lịch sử đạo Công Giáo tại Việt Nam
Vào đầu thế kỷ XVII, khi các giáo sĩ Tây phương tới Việt Nam, thì chữ Nôm còn đang ở buổi đầu, chưa được coi là quan trọng, chưa có nhiều áng văn tuyệt diệu. Lớp nho sĩ và triều đình thì vẫn dùng chữ Hán để viết về lịch sử, địa dư, hình luật, tư tưởng triết học và tôn giáo. Sách vở của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo thì đều là bằng chữ Hán, và như thế rất lâu. Sách bằng chữ Nôm thì không nhiều, và mãi sau này mới phiên dịch một phần để đọc, hay là phiên âm từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ để tụng. Trong trường hợp như thế các giáo sĩ Công Giáo người ngoại quốc đã chọn chữ Nôm để viết sách tôn giáo, nghĩa là đã đánh giá nó rất cao, chứ không dám coi nó là “mách qué”.
Làm như thế các vị đó đã đi trước tông huấn đã nói trước đây của giáo tông Alexandre VII chừng nửa thế kỷ.
Thực vậy, trước đó vào thế kỷ XV, sau khi người Âu châu đã trục xuất được quân đội người Hồi giáo ra khỏi lục địa Âu châu, thì vẫn mất dứt khoát vào tay người Hồi giáo tất cả những miền Đông và miền Nam Địa trung hải, trước đây là quê hương Chúa Giê-su và của đại đa số các thánh giáo phụ Hi-lạp và La-tinh. Vì thế người Âu châu đi tìm đất mới ở bên kia Đại tây dương. Người Bồ đào nha và người Y pha nho bắt đầu đi mở thuộc địa ở Mỹ châu. Vua hai nước đó là người Công Giáo, cho nên nhân tiện cơ hội đó thì giáo tông Alexandre VI ở Roma, một đàng thì dàn xếp hiệp ước Tordesilla năm 1493, chia ranh giới cho hai nước tránh việc binh đao, một đàng khác thì giao phó cho các vua đó quyền bảo trợ cho các giáo sĩ được đi nhờ thương thuyền và chiến thuyền của họ để sang truyền giáo ở Mỹ châu. Chế độ bảo trợ ấy gọi là patroado. Sau đó mới thấy chế độ bảo trợ như thế rất có nguy hại cho đạo giáo. Vì rằng việc mở thuộc địa bao giờ cũng đưa đến chém giết và nô dịch dân bản xứ, thế mà các vua đó lại cứ lấy danh nghĩa là đi mở đạo Công Giáo!
Ăn năn thì sự đã rồi, giáo triều Roma đã tìm đủ mọi cách để xóa bỏ hiệp ước về quyền bảo trợ đó, và sau cùng thì phó thác việc truyền giáo cho các giáo sĩ người Pháp (Missions Étrangères de Paris), vì vào thế kỷ XVII chính phủ Pháp chưa có đi mở thuộc địa! Từ nay những người đi truyền giáo không còn do chính phủ nào sai phái, nhưng do tông tòa Roma, và có nhiệm vụ là phải hội nhập văn hóa. Đó là những điều được nói lên cho rõ trong tông huấn trên đây.
Trong tinh thần hội nhập văn hóa đó, nếu Matteo Ricci và các nhà truyền giáo ở Trung quốc đã học Hán văn và dùng Hán tự để soạn sách vở về tôn giáo, thì ở Việt Nam các nhà truyền giáo cũng học thẳng tiếng Việt để giảng dạy và soạn sách vở bằng chữ Nôm. Đó là lẽ đương nhiên. Thế nhưng đối với các vị đó, chữ Nôm còn khó hơn chữ Hán đối với Ricci, vì, như đã nói trên đây, chữ Nôm chưa được ổn định rõ ràng. Cho nên chỉ cần xem ít sách của Majorica thì cũng đủ thấy tác giả và các cộng sự viên người Việt đã nhẫn nại làm một việc rất công phu, tuy rằng chữ Nôm vẫn chưa phải là một dụng cụ hoàn hảo.
a) Những cái sở đoản của chữ Nôm
Vì chữ Nôm không viết được cho chính xác các chính âm và phụ âm, hay là âm vận, cho nên rất khó dùng để viết các tên riêng, hay các ngôn từ của ngoại ngữ mà mình chỉ mới tạm phiên âm, khi chưa tìm ra được đúng từ ngữ để phiên dịch[14]. Mà có dùng thì thường cũng chỉ đọc tàm tạm được, vì có những âm thanh mà mình không có, lại nhất là vì người mình có cái thói quen là cứ ỷ lại theo lối phiên âm của người Tàu, nhưng lại đọc theo giọng Hán Việt, thành ra “tam sao thất bản”. Vì thế ta hiểu vì sao khi người ngoại quốc muốn tìm đọc chữ Nôm, thì như đi vào một trận đồ bát quái, một thứ mê hồn trận, cho nên họ rất dễ đọc sai và viết ra chữ quốc ngữ thì vô nghĩa [15].
b) Nội dung những cuốn sách Nôm Công Giáo
Như ta biết, ngày xưa các nho sĩ bên ta thường dùng chữ Hán để viết nên cho lớp học giả những điều quan trọng, học được của người Tàu, và dùng chữ Nôm để làm thơ bằng tiếng Việt, chứ thường không dùng văn xuôi để viết nên lời ăn tiếng nói thông thường của dân quê vô học. Trái lại, khi dùng chữ Nôm để viết sách về tôn giáo, các giáo sĩ Tây phương có ý cho người dân thường hiểu được; như thế là họ đã đánh giá cao chữ Nôm, và đánh giá cao văn xuôi. Cũng không phải là chuyện dễ, vì họ tư tưởng bằng ngôn ngữ của họ, với những từ ngữ và văn phạm rất khác tiếng ta, cho nên khó tránh được những kiểu nói vụng về và cũ kỹ. Ngày nay có người chỉ biết có các kiểu nói bây giờ và cho rằng những cái vụng về và cũ kỹ đó là lối “văn nhà thầy” của người Công Giáo. Vụng về thì có, như ta đã giải thích. Nhưng cái cũ kỹ đó lại chính là di tích mà ta còn giữ được về cách ăn nói của người bình dân nước ta trước đây mấy thế kỷ. Di tích đó là tài liệu không thể bỏ qua để hiểu về lịch sử tiếng ta.
Về từ ngữ riêng của đạo Công Giáo, thì lại rất khác từ ngữ của đạo Lão và đạo Phật, cho nên ngay từ đầu đã phải tránh không dùng đến các từ ngữ đã có sẵn của tam giáo, sợ hiểu lầm. Vì thế đã phải đặt ra từ ngữ mới, lấy từ kho tàng ngôn ngữ dân gian, để người dân hiểu được. Những từ ngữ chưa phiên dịch được ngay, thì tạm thời phiên âm. Ví dụ chữ Bồ đào nha “anjo” (Pháp: ange, Hi-lạp: aggelos), thì phiên âm là “an-giô”, sau thì dịch là “thiên thần”, rồi “thiên sứ”, chứ không dùng những chữ “thiên quan”, “thiên tiên” đã có sẵn. Về mặt luân lý thì đại khái người Công Giáo cũng giữ luân lý Khổng Mạnh, như người chung quanh, từ ngữ có thay đổi đi ít chút cho hợp với đạo thờ một Thiên Địa Chân Chúa mà thôi. Có thể nói là đại đa số các từ ngữ Công Giáo đã được đặt ra ngay từ buổi đầu.
Cho đến giữa thế kỷ XX là hơn ba thế kỷ, thì chữ Nôm đã được dùng trong giới Công Giáo khá nhiều trong loại văn xuôi. Sánh với chữ Nôm ngoài Công Giáo thì cũng không phải là ít. Giáo sĩ Majorica và các bạn đồng sự của ông đã soạn ra vào đầu thế kỷ XVII chừng 40 cuốn sách Nôm để đọc cho người Việt mình, nay chỉ còn hơn một chục cuốn. Sau đó thì các giáo sĩ khác cũng cộng tác với các linh mục và thầy giảng Việt Nam để tiếp tục soạn ra nhiều sách, trong nhiều phạm vi như: minh giáo (apologétique), sách giáo lý hay là sách Bổn (catéchisme), sách các truyện trong thánh kinh, gọi là “sấm truyền”, sách kể hạnh các thánh để làm gương mẫu, sách kinh nguyện để tụng buổi sáng và buổi chiều, sách dạy luân lý, các lễ nghi, sách dạy luật phép các tu hội, như hội các thầy giảng, hội dòng Mến thánh giá, v.v. Thêm vào số văn xuôi đó thì, để giáo dân dễ học thuộc lòng, linh mục Lữ-y Đoan đã viết ra vào năm 1670, dưới hình thức thơ lục bát bằng chữ Nôm bộ Sấm truyền ca, nay chỉ còn tập I, là Tạo đoan kinh (Genesis, tức là sách Sáng Thế ký)[16]. Vào thế kỷ XIX thì ở Phát Diệm (Ninh Bình), có cụ Sáu, Trần Lục, đã viết ra thơ lục bát và thất ngôn bát cú, nhiều bài thơ dài để dậy luân lý và để kể truyện các thánh, hay là để suy ngắm về đời Chúa Giê-su[17]. Đến thế kỷ XX thì còn có mấy tác giả soạn ra bằng chữ Nôm kèm chữ Hán, theo đúng như quy luật thể văn tuồng, một số tuồng để diễn ra cho quần chúng xem, như tuồng Đa vít thánh vương (1930), Giuse tuồng (1927)[18], v.v.
Trong mấy thế kỷ đó thì các linh mục và thầy giảng người Việt, phải học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Sau này đa số các sách Nôm đó đã được chuyển sang chữ quốc ngữ, hay là được lấy lại trong một số sách mới soạn. Trước khi nhường chỗ cho chữ quốc ngữ thì chữ Nôm đã được giám mục Bá Đa Lộc đã khởi công san định, làm một cuốn tự vị Việt-Nam - La-tinh, vào cuối thế kỷ XVIII, nhưng sau khi ngài qua đời thì cuốn sách phải theo người chạy loạn sang Ấn độ và đã được giám mục Taberd cho in năm 1838. Nếu bỏ phần tiếng La-tinh ra, thì cuốn tự vị vẫn còn phần chữ quốc ngữ và chữ Nôm. Về sau này, các tự vị chữ Nôm đều theo cái mẫu đó, mà xếp chữ theo thứ tự chữ quốc ngữ A, B, C. Tuy cũng có ít nhiều phần thiếu sót [19], nhưng tự vị này vẫn có tính cách tiên phong. (Xem ghi chú số 4 trên đây).
c) Một vài sáng kiến của chữ Nôm Công Giáo
Chữ Nôm có nhiều cái bất tiện, như ai nấy đều biết: nó tùy thuộc rất nhiều vào chữ Hán về cách viết, lại không chính xác về cách đọc cũng như về ý nghĩa. Xét về căn bản thì chữ Nôm Công Giáo không khác chữ Nôm của người đương thời là bao nhiêu, chứ nếu không thì người đương thời ai hiểu được. Dù sao cũng phải theo quy tắc thông thường mà sáng chế ra một số từ ngữ chuyên môn riêng. Có những cái sáng kiến gọi là “làm lấy được”, chứ không có gì đáng chú ý. Nhưng cũng có những sáng kiến thần tình, có ý nhị. Sau đây xin đưa ra một vài ví dụ.
Chúa Dêu
Đây là một tiếng cổ, mà tôi không thấy có gì là thần tình, mà ngược lại khi viết ra chữ Nôm thì còn thấy là tầm thường nữa. Tôi hiểu là người ta đã muốn phiên âm và “làm lấy được”, nhưng kết quả thì không được may mắn lắm. Tuy vậy cũng còn dùng khá lâu, trước khi dùng một cách dứt khoát kiểu nói “Đức Chúa Trời”.
Có lẽ vì nếu phiên dịch tên của Chúa là “Thiên”, “Trời”, “Ông Trời” hay “Thượng đế”, thì vừa không chỉnh lắm, lại còn không được tông tòa Roma chuẩn y, cho nên các giáo sĩ Tây phương đã thấy là cần phải phiên âm từ gốc là chữ La-tinh hay chữ Bồ-đào-nha “Deus” ra là “Dêu”. Theo đó người ta nói đến “Dêu Cha”, “Dêu Con” và “Dêu Phiritô Sangtô”. Người Tây phương viết chữ “D” nhưng họ đọc là “Đ”, cho nên họ đọc “Dêu” là “Đêu”. Trái lại trong chữ quốc ngữ vì có phân biệt hai phụ âm đó, cho nên khi viết là “Dêu” thì người Việt không đọc là “Đêu”, nhưng lại có thể tùy theo thổ ngữ mà đọc là “Zêu”, “Jêu”, “Giêu”, hay là “Rêu”!
Cũng có lẽ vì thế mà khi viết ra chữ Nôm thì ta thấy ít là có ba kiểu viết: a) Trong sách Bổn “Thánh giáo yếu lý quốc ngữ” (1774) của giám mục Bá Đa Lộc, thì chữ “Đêu” cũng viết như chữ “đeo”, hay chữ “đèo”, nghĩa là chắp bộ “thủ” (là tay) với chữ “đao” (là con dao). b) Trong Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị (1838) của Taberd, thì chữ đó lại viết như chữ “dao” (dao động, rung động), chữ “diêu”, hay như chữ “deo/gieo”, nghĩa là có: bộ “thủ” + bộ “trảo” + bộ “phẫu”, và chắc phải đọc là “Dêu”. Rồi vào hậu bán thế kỷ XIX, thì lại viết chữ “đào” (là con hát!), nghĩa là ghép bộ “nữ” với chữ “triệu”, và như thế thì chắc phải đọc là “Đêu”. Tất cả những cái mập mờ như thế trong chữ Nôm đã được thanh toán dứt khoát, khi ta dùng cụm từ “Đức Chúa Trời”, và viết ra chữ quốc ngữ.
Rỗi linh hồn
Về vận mệnh con người thì các giáo sĩ không thấy trong truyền thống của các tôn giáo địa phương có từ ngữ nào nói lên được quan niệm Công Giáo: vì Phật giáo thì chủ trương vô ngã, Đạo giáo lại đi tìm trường sinh bất tử trong cái thân xác càng ngày càng nhẹ nhõm ít vật chất, Khổng giáo thì rất mực dè dặt, không muốn đả động gì đến quỷ thần hay là về cái chết, còn tôn giáo dân gian, như trong đạo thờ tứ phủ công đồng, thì hình như chỉ nghĩ đến nếp sống bây giờ mà thôi[20]. Trái lại vận mệnh con người theo quan niệm Công Giáo là: được trông thấy Thiên Chúa, được hưởng mặt Chúa, được an nghỉ không còn phải khó nhọc vất vả, gọi là được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”. Vì thế đã dùng chữ “rỗi”, không phải là nhàn thân rỗi xác theo kiểu “điềm tĩnh vô vi”, nhưng là “rỗi linh hồn”. Để viết chữ “rỗi”, thì, cho đến giữa thế kỷ XIX, người ta đã dùng chữ “lỗi” (ba chữ “thạch” chồng lên nhau) và thêm bộ “khẩu” bên trái, để chỉ rằng phải đọc trại đi. Nhưng sau đó thì không biết ai đã có cái sáng chế rất thần tình là dùng chữ “sinh” là “sống” để viết thay vì chữ “khẩu”.
Như thế ta thấy - thấy trong chữ Nôm được tạo ra, chứ không thấy được trong chữ quốc ngữ mẫu tự la-tinh! - rằng cái vận mệnh của người được rỗi linh hồn là không những được hưởng mặt Chúa, mà còn được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”, đồng thời cũng là “được rỗi được sống cùng được sống lại” [21] nữa.
Thiêng liêng
Ngày nay người ta dùng hai chữ “thiêng liêng”, như trong kiểu nói “nghĩa vụ thiêng liêng”, để nói lên cái nghĩa vụ mà người ta phải có lòng tôn kính, chứ không phải là công việc bó buộc phải làm một cách cưỡng bách. Nếu tôi không lầm thì hai chữ “thiêng liêng” đó đã được người Công Giáo dùng từ thế kỷ XVII, nhưng theo nghĩa khác, để chỉ một thực tại không có tính cách vật chất[22], mà là tinh thần, hiểu theo nghĩa tôn giáo. Ví dụ: Thiên Chúa có tính thiêng liêng, không phải là vật chất hay hư hay nát.
Hai chữ đó được cấu tạo thành một cụm từ theo một lối đặc biệt, gần như là chơi chữ, càng làm cho người ngoại cuộc hay ngoại quốc rối đầu. Thực vậy, trong tiếng Việt thì chữ “thiêng” cũng đồng nghĩa với chữ Hán-Việt “linh” (Hán: “ling”), cả hai cùng dùng để chỉ tính cách hữu hiệu, ứng nghiệm của thần linh trong một vài địa điểm nhất định[23]. Muốn viết chữ “thiêng” thì người ta dùng chữ Hán-Việt là “thanh” (Hán: “sheng”), nhưng không giữ lấy ý nghĩa của nó là “tiếng”, mà chỉ giữ cách đọc, và lại đọc trại đi là “thiêng”.
Hai chữ Hán-Việt đó có thể làm nên hai cụm từ khác nhau: a) Nếu ta viết “linh thanh” thì phải đọc là “linh thiêng”, hai chữ cùng một nghĩa, tăng cường cho nhau. b) Nếu ta viết “thanh linh”, thì phải đọc là “thiêng liêng”[24], hiểu theo nghĩa là vô vật chất.
Lời nói
Thường thường thì khi muốn viết chữ “lời” là “lời nói” thì ta dùng chữ “lợi” là “lợi ích”, hay “lời lãi”, và thêm bộ “khẩu” để chỉ rằng phải đọc khác đi và hiểu khác đi.
Nhưng trong thổ ngữ miền Bắc Việt Nam thì người ta gọi “trời” là “giời” hay là “lời”; tuy đọc theo ba kiểu nhưng khi viết ra chữ Nôm thì cùng đều viết chữ “thiên” ở trên chữ “thượng” (là “trên trời”). Từ đó khi muốn viết chữ “lời” là lời nói, thì người ta viết chữ “lời/trời” rồi thêm bộ “khẩu” ở bên trái, để chỉ rằng chữ này có liên quan đến cái miệng.
Đây chưa hẳn chỉ là một kiểu chơi chữ suông theo như thổ ngữ: tôi trộm nghĩ là có thể còn có ý nghĩa khác. Thực vậy, thầy Khổng có nói: “Thiên hà ngôn tai!”, Trời có nói gì đâu! Như vậy cách viết chữ “lời” là “lời nói” ở đây có thể còn có thêm ngụ ý khác, là theo quan điểm Công Giáo, thì nếu trời không nói gì, nhưng Đức Chúa Trời/Lời thì có nói, vì Đức Giê-su được coi là lời nói của Đức Chúa Trời/Lời.
Kết luận
Khi chọn chữ Nôm để viết sách Công Giáo, các giáo sĩ Tây phương đã chọn con đường gian khổ, để tới mục đích là tiếp xúc thẳng được với quần chúng, vì biết rằng dân Việt, tuy theo văn hóa Trung quốc, nhưng không phải là người Tàu. Còn chữ quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh, thì họ dùng trong nội bộ, chứ không có ý định và cũng không có quyền hành gì để bắt cả nước phải theo.
Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thì chính quyền thuộc địa mới bỏ chữ Hán mà dùng chữ Pháp. Bỏ chữ Hán đi thì chữ Nôm cũng mất nền tảng. Từ đó họ và lớp trí thức cổ võ dùng chữ quốc ngữ. Tuy vậy trong các giấy tờ hành chính thì vẫn dùng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Người Công Giáo vẫn còn dùng sách vở chữ Nôm cho đến giữa thế kỷ XX, nhưng những sách Nôm cũng dần dần được chuyển sang chữ quốc ngữ.
Ngay trong thời đó ở thôn quê người ta cũng vẫn còn viết các thứ giấy tờ giao ước bằng chữ Hán, gọi là “văn tự”. Ngoài ra thì trong các đình chùa, và đôi khi trong một vài thánh đường Công Giáo, người ta cũng còn dùng chữ Hán, nhất là để viết câu đối. Cho đến khi người Nhật bản sang chiếm đóng Đông Dương thì bấy giờ mới lại hồi phục chữ Hán, gọi là cổ ngữ trong chương trình trung học. Chữ Nôm cũng vì thế mà được để ý, nhưng dù sao cũng không ai nghĩ đến việc phế bỏ chữ quốc ngữ. Và như thế cũng là dịp tốt để ta ôn lại cái di sản văn hóa của dân tộc.
Bây giờ ta không dùng chữ Nôm nữa, nhưng nó vẫn là di sản văn hóa đánh dấu cái ý thức quốc gia của người mình không muốn để cho người Tàu đồng hóa. Và trong những cố gắng đó, các giáo sĩ Tây phương và người Công Giáo cũng ra công hội nhập văn hóa và đóng góp được một phần không phải là nhỏ.
Lambersart, ngày 04/07/2011
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 107 (tháng 7 & 8 năm 2018)
________________
[1] Bây giờ ta viết “tiếng nước nhà” bằng mẫu tự La-tinh, và gọi đó là chữ “quốc ngữ”. Nhưng thực ra xưa kia ông cha ta đã gọi chữ “Nôm” là chữ quốc ngữ để phân biệt nó với chữ Hán là tiếng của người phương Bắc. Ví dụ như cuốn sách Bổn, sách giáo lý soạn và in ra bằng chữ Nôm năm 1774, của giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux de Béhaine), thì đã mang cái tên Hán Việt là “Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ”
[2] Ngược lại, sau khi đã cải giáo theo đạo Islam là Hồi giáo, thì đã có những dân tộc xưa kia có nền văn minh rất cao như dân Ai-cập, đã mất hẳn ngôn ngữ cổ truyền - trừ mấy triệu người theo đạo Thiên Chúa từ hai mươi thế kỷ, gọi là “Coptes” (từ chữ hi-lap “Aigyptos” mà ra) - và dùng tiếng A-rập là tiếng dùng viết thánh kinh Coran; có dân tộc khác như dân Ba-tư, tuy không bỏ mất ngôn ngữ của mình, nhưng đã dùng mẫu tự A-rập để viết tiếng nói của dân tộc mình.
[3] Sách Nôm Công Giáo đã được tàng trữ trong nhiều thư viện Âu châu. Hội bảo tồn di sản Hán Nôm Công Giáo (947/13/3, Đường Cách Mạng tháng tám, P.1, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) hiện nay đã chuyển sang chữ quốc ngữ được chừng 130 cuốn sách Nôm, trong số đó có 20 cuốn do Majorica soạn.
[4] Dictionarium anamitico-latinum - Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, mới được Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, cho tái bản tại Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, năm 2004, LXVI + 722 +126 trang. Dĩ nhiên là các vị đó đã phải học với những giáo dân thông thạo chữ Hán và chữ Nôm.
[5] Xem: André Marillier, Nos pères dans la foi - Notes sur le clergé catholique du Tonkin de 1666 1765, fasc. 2: Vies, Eglise d'Asie (Missions Étrangères de Paris), Série Histoire, n. 2, Paris 1998, VIII-140 trang.
[6] Chúng ta đều biết bài thơ của ông Tú Xương: “Nào có làm chi cái chữ Nho, Ông nghè ông cống cũng nằm co, Ước gì đi học làm thầy phán, Tối rượu sâm banh sáng sữa bò”.
[7] Ví dụ người tỉnh Quảng Nam thì đọc “nam” là “nôm”: Quảng Nôm.
[8] Như trong câu nói của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nghe ra thì như nhắc đến các triều đại Hán, Đường, Ngô: “Chân đi hài hán, Tay bán bánh đường, Miệng hát líu lường, Ngây ngô, ngấy ngố”.
[9] Cũng như người Nhật viết chữ “sơn” (Hán: “shan”) là “núi”, nhưng họ đọc ra tiếng Nhật là “yama”.
[10] Ví dụ chữ “vĩ” là “đuôi” có thể là thành phần của nhiều chữ, và tùy trường hợp mà đọc là: vả, vã, vải, vãi, vái, váy, vảy vẩy, vẻ, vẽ, vỉ, vía, vời, v.v.
[11] Xem: Vũ Văn Kính, Bảng tra chữ nôm miền Nam, TP Hồ Chí Minh, 1994, 132 trang.
[12] Ví dụ cái tên “Paris”, thì người Tàu phiên âm là “Pa lỉ”, mà có người Việt phiên âm lại là “Ba lê”! Rồi cái tên thủ đô Nga, thì mình đã phiên âm lại từ chữ Hán là “Mạc Tư Khoa”, nay là “Mátxcơva”!
[13] Ví dụ như chữ “La-hán”, “A-la-hán”, là do chữ “Arhant”. Tôi không nhớ nhà văn nào, thay vì đọc: “Nam mô A di đà Phật”, thì đã đọc một cách đùa bỡn theo đúng tiếng Hán Việt là; “Nam vô A di đà Phật”, và cắt nghĩa rằng: “Nước Nam không có Phật A di đà!”
[14] Ví dụ chữ la-tinh “ecclesia”, Bồ đào nha là “Igreja”, thì bắt đầu phiên âm là “Y-ghê-rê-gia”, dần dần phiên dịch là “hội thánh” hay là “giáo hội”. Và bây giờ đoàn thể nhà Phật cũng bắt đầu dùng từ “giáo hội”. Còn chữ “Công Giáo”, thì không có nghĩa là “đạo của nhà nước” mà mọi người bó buộc phải theo, như có người hiểu lầm, vì nó là phiên dịch chữ “catholica”, nghĩa là đạo “chung cho mọi người”, không phân biệt nòi giống dân tộc.
[15] Xin đơn cử ra đây một ví dụ mà tình cờ tôi có sẵn trên tay. Đó là cuốn Mục lục thư tịch Hán Nôm tàng trữ tại Hội thừa sai Ba-Lê - Inventaire des ouvrages en Hán Nôm conservés aux Missions Étrangères de Paris, Église d'Asie, Série Histoire, Études et Documents, vol. 18, Paris, 2004). Cuốn sổ này rất hữu ích. Có điều là khi phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ thì hai tác giả đã không tránh được những cái cạm bẫy vừa nêu ra trên đây, cho nên : a) Cái tên vị giáo tổ thì viết là “Da-tô” (người Hán đọc là “Ye-su” !), hay “Chi-thu” thay vì “Giê- su”, như người Công Giáo đã cảnh cáo nhiều lần. b) Hầu hết các tên riêng đều đọc theo giọng Hán-Việt, cho nên lạc giọng đi nhiều, ví dụ như “Khu-sa” hay “Nhược-sắt” (La-tinh: Joseph, Bồ-đào-nha: Jose, Công Giáo VN: Giu-se). c) Chữ “ngâm” (Hán-Việt, tr. 16, 24, 31, 113,) thì phải đọc ra Nôm là “ngắm”; “chầu những” (tr.16, 81-84) phải đọc là “chầu nhưng” (người đang theo học giáo lý); “ấn do” (Hán-Việt, tr. 30, 106, 123) phải đọc là “In-du” (nghĩa là “ân xá”, do chữ indulgentia); “miễn (câu rút)” (tr.115) phải đọc là “mến (câu rút)”, vân vân.
[16] In tại Montréal, Canada, năm 2000,186 trang, IBSN 0-9683393-0-2.
[17] Ca vè Cụ Sáu, 116 tr. (không để nơi in và năm in).
[18] NXB Dũng Lạc, Thư Tịch Hán Nôm Công Giáo (Houston, Texas), tái bản năm 1999.
[19] Như kẻ hèn này đã nêu ra trong bài giới thiệu khi tự vị được tái bản năm 2004.
[20] Trong các văn chầu thì ta thường thấy kết luận bằng những câu, như: “Phật thờ thánh phụng trong nhà, Cầu ban bốn chữ vinh hoa thọ trường” (Văn chầu Cửu trùng thánh mẫu), “Chữ rằng: thánh giáng lưu ân, Thần giáng lưu phúc thiên xuân thọ trường” (Văn chầu Đức Cửu thiên huyền nữ), “Phép bà hay cỡi mây nương gió, Phó cho đồng phúc thọ tam đa, Đa tài đa lộc đa nhân, Thịnh nam thịnh nữ thiên xuân thọ trường” (Văn chầu bà khâm sai đệ tứ tiên chúa), v.v.
[21] Xem: Trần Văn Toàn, Đạo trung tùy bút, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, trang 114-127.
[22] Xem: Alexandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày... (CATHECHISMUS Pro ijs, qui volunt suscipere BAPTISMUM In octo dies diuisus), Roma, 08-07-1651, trang 44, 59.
[23] Xem: Taberd, Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị (Dictionarium anamitico-latinum), 1838, trang: “thiêng = virtute diabolicâ insignis locus”.
[24] Chữ “linh” ở đây đã mất ý nghĩa, chỉ còn giữ cách đọc trại đi là “liêng”, để làm thành điệp tự cho chữ “thiêng”, như trong các điệp tự mà phụ âm đầu th chuyển thành l, như: thằn lằn, thình lình, thò lò, thuồng luồng, v.v
Để tưởng niệm các giáo sĩ ngoại quốc đã chịu khó dùng chữ Nôm trong ba trăm năm để đem Tin Mừng sang Việt-Nam
Ngày nay người Việt chúng ta không dùng chữ Nôm nữa, cho nên nói đến tầm quan trọng của chữ Nôm, là nói về những cố gắng quan trọng trong quá khứ đã định hình cho văn hóa dân tộc ngày nay.
Kể trong số những dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, thì đặc biệt có người Việt Nam là đã thay đổi hẳn chữ viết mà dùng mẫu tự La-tinh. Thứ chữ mới này gọi là chữ “quốc ngữ”[1]. Ai cũng biết đến cái tên Alexandre de Rhodes (1593-1660), là người đã có công san định chữ quốc ngữ trong buổi đầu, và đã soạn ra cuốn sách giáo lý bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, in ở Roma vào năm 1651.
Nhưng có một điều mà từ lâu trong số các học giả Việt Nam ít ai để ý là: cũng ngay trong buổi đầu khi mới sang Việt Nam truyền giáo, thì các giáo sĩ Tây phương cũng đã học và sử dụng chữ Nôm, trước chữ quốc ngữ, để viết nhiều sách đạo cho người mình đọc, tuy biết đó là thứ chữ rất khó học, khó đọc, khó hơn cả chữ Hán.
Sự kiện này được người Việt Nam đánh giá rất khác nhau, tùy theo cái hiểu biết và thiên kiến riêng. Vào giữa thế kỷ XX, có một số học giả lên tiếng chủ trương rằng các giáo sĩ Âu châu đem chữ quốc ngữ vào Việt Nam là vì có cái ẩn ý làm cho người Việt mất gốc đi, đề truyền đạo cho dễ. Nhưng thử hỏi đó là gốc nào? Gốc Hán hay gốc Nôm? Trong việc giao lưu văn hóa, người ta trao đổi với nhau - đôi khi cũng là cưỡng bách nhau để đồng hóa - truyền cho nhau những yếu tố văn hóa mà mình cho là quý hóa, như tôn giáo, triết lý, khoa học, v.v. Người Tàu và người Ấn-độ đã đem tam giáo là kho tàng quý báu để chia sẻ với người Việt Nam, mà có ai cho rằng như thế là họ có chủ tâm làm cho người mình mất gốc đâu! Hơn nữa, vấn đề cải giáo, đâu có phải chỉ cần thay đổi chữ viết là được[2], đâu có phải cứ lấy võ lực mà ép uổng là bao giờ cũng thành công!
Thực ra vấn đề không có gì rắc rối phức tạp, vì không có những cái mưu mô quanh co như người ta tưởng. Vì lẽ rằng khi học tiếng Việt thì các giáo sĩ Tây phương đã ghi lấy cách đọc bằng mẫu tự La-tinh mà họ quen thuộc, để mình dễ nhớ và dạy lại cho các người đi sau biết. Họ chẳng có ý định làm cho người mình mất gốc để đồng hóa, như người Tàu đã làm và có lẽ vẫn còn đang muốn làm. Trái lại, tiếng Việt khó, thì họ chịu khó học, chữ Nôm còn khó hơn cả chữ Hán, thế mà họ vẫn ra công học và soạn sách vở.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại mấy sự kiện:
1) Ngay từ đầu thế kỷ XVII thì giáo sĩ người nước Ý, là Girolamo Majorica (hl Jeronymo Mayorica, 1591-1656) đã soạn bằng chữ Nôm chừng bốn mươi cuốn sách đạo.
2) Tiếp theo đó cho đến giữa thế kỷ XX, thì nhiều sách đạo bằng chữ Nôm vẫn được viết và in ra cho người Công Giáo dùng [3]; và đặc biệt hơn cả là cuốn tự vị đầu tiên nôm - quốc-ngữ - la-tinh, gọi là Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, do giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux de Béhaine, 1741-1799) khởi công, đã được giám mục Jean-Louis Taberd (1794-1840, tên Việt là Từ), cho in năm 1838 tại Sérampore (Ấn-độ) [4].
3) Khi các linh mục Việt Nam đầu tiên được truyền chức (1668), thì có nhiều vị, tuy đọc được chữ Hán và chữ Nôm, nhưng chưa thông thạo tiếng La-tinh, cho nên phải chờ một vài năm mới có thể cử hành thánh lễ[5].
4) Vào thế kỷ XIX, khi Nguyễn Trường Tộ viết các bản điều trần nhằm canh tân xã hội Việt Nam, thì về mặt ngôn ngữ ông chỉ đề nghị san định chữ Nôm, chứ không đề nghị cho cả nước dùng chữ quốc ngữ.
5) Sau cùng thì không phải là các giáo sĩ Tây phương đã bó buộc người Việt dùng chữ quốc ngữ, vì thực ra họ có quyền gì mà làm như thế được! Nhưng chính quyền thuộc địa mới làm như thế: về hành chính thì họ dùng tiếng của họ là tiếng Pháp, mà bỏ chữ Hán, bỏ việc thi cử bằng chữ Hán để tuyển dụng quan lại và công chức[6], làm cho chữ Nôm cũng vì đó mất gốc. Mà họ có làm như thế được và thành công, thì cũng là vì người mình thấy chữ quốc ngữ tiện lợi và dễ học hơn chữ Nôm, dễ xóa nạn mù chữ, cho nên đã cổ võ cho nó, từ học giả Nguyễn Văn Vĩnh cho đến cụ Hồ Chí Minh, và phong trào bình dân học vụ. Tuy vậy người Pháp cũng làm từ từ, vì các giấy tờ giá thú, khai sinh, thì đã có một thời viết bằng hai thứ chữ, Nôm và quốc ngữ.
Thêm vào đó thì những người trách cứ, lên án các giáo sĩ Tây phương như thế cũng chẳng thấy đưa ra giải pháp nào, ít ra là giải pháp san định chữ Nôm, như đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Phải chăng là các vị đó ngụ ý là muốn trở về chữ Hán hay chữ Nôm? Trở về chữ Nôm sau mấy thế hệ đã quen dùng chữ quốc ngữ thì không phải là chuyện dễ, không những đối với dân chúng, mà còn đối với chính các vị đó nữa. Trở về chữ Hán thì cũng có thể được, và chắc là người Tàu, ngày xưa cũng như ngày nay, cũng sẽ rất mực ủng hộ khuyến khích, giúp vào một tay, để cho người Việt đồng hóa thành ra người Tàu. Tôi dám chắc rằng nếu trên đất Việt Nam xưa kia không có chữ Nôm, và ngày nay không có chữ quốc ngữ, mà chỉ có chữ Hán, thì dĩ nhiên là người ngoại cuộc trông vào hẳn phải cho rằng người Việt cũng chẳng khác gì người Tàu. Chính vì chưa hiểu rõ như thế cho nên trước đây chừng hơn ba thế kỷ, khi Đức Giáo- tông Alexandre VII gửi tông huấn - tông huấn có giá trị vô song về phương diện hội nhập văn hóa - cho các giám mục Đàng Ngoài và Đàng Trong, thì đã đặt cho nó cái tên nghe thật là lạ tai: Tông-huấn chỉ đạo cho các vị đại diện tông tòa đang lên đường sang các quốc gia của người Tàu ở Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659)!
Còn một vài vị khác, tuy biết rằng người Công Giáo đã soạn nhiều sách chữ Nôm, nhưng lại cho rằng đó không phải là chữ Nôm chính hiệu. Cái đó có thể hiểu được, nhưng ta sẽ bàn tới sau này.
Bây giờ ta nói qua về mấy đặc điểm chung chung của chữ Nôm, rồi sau đó sẽ xem các nhà truyền giáo đã làm được những gì với cái chữ Nôm, vừa khó học, lại vừa chưa được san định.
1. Mấy đặc điểm của chữ Nôm
a) Nhận xét tổng quát
Cái tên “Nôm” có lẽ là cách đọc chữ “Nam” của một vài địa phương[7]. Chắc một điều là ở đây ta có ý nói đến chữ viết tiếng nói của người Việt ở miền Nam, để phân biệt với chữ viết của người Hán ở phía Bắc. Thực vậy, khi người Việt tách rời ra khỏi đế quốc Trung hoa về mặt chính trị vào thế kỷ X, thì tuy rằng thiểu số sĩ phu quen dùng chữ Hán, khi nói về những vấn đề học thuật, hành chính, lịch sử, tôn giáo của người Tàu, nhưng đại đa số dân chúng thì vẫn nói tiếng Việt, dù có vay mượn nhiều từ ngữ của người Hán, nhưng vẫn theo một văn phạm khác hẳn, và có riêng một loại văn chương bình dân độc đáo. Để có thể viết nên cái sản nghiệp văn hóa của dân tộc, lớp sĩ phu thấy cần phải sáng tác ra một thứ chữ viết thích hợp. Thế nhưng họ chỉ biết có cái mẫu chữ viết tượng hình của người Hán.
Thiết tưởng người Triều tiên và người Nhật bản cũng ở trong tình trạng tương tự. Nhưng hai dân tộc này đã sáng tác ra chữ viết âm thanh: chữ han'gul của người Triều tiên dùng để viết được chính âm và phụ âm, còn chữ katakana và hiragana của người Nhật bản thì viết nên hơn năm mươi vần trong ngôn ngữ của họ. Theo lý thuyết họ có thể viết tiếng của họ mà không dùng đến chữ viết tượng hình của người Hán. Người Triều tiên đã dần dần bỏ chữ Hán, người Nhật bản thì vẫn còn dùng chêm pha khá nhiều Hán tự, gọi là kanji, nhưng họ vẫn có thể đọc ra tiếng Nhật bản theo nhiều kiểu.
Các nhà nho Việt Nam thì không đi vào con đường sáng tác như thế, nhưng đã chế biến chữ Hán có sẵn để viết tiếng Việt. Kết quả là: tuy chữ Nôm coi có vẻ rất Tàu, nhưng người Tàu, cho dù có thể nhận ra một vài chữ Hán, nhưng đọc vẫn không ra[8].
b) Phép chế biến chữ Hán thành chữ Nôm
Phép chế biến ra chữ Nôm đại khái như sau:
Thứ nhất: những chữ Hán đã nhập cảng thành tiếng Việt thì thường giữ cả ý nghĩa lẫn âm vận, và đây là cách đọc Hán-Việt (HV), gần tiếng Quảng Đông hơn là tiếng quan thoại.
Thứ hai: có một số chữ Hán thì mình chỉ giữ lại ý nghĩa của nó, nhưng không đọc theo tiếng HV, mà đọc thẳng ra tiếng Việt. Ví dụ viết các chữ “đinh”, “đại”, “đả”, “cân”, “cú”, v.v., thì đọc thẳng ra là “đứa”, đời”, “đánh”, “khăn”, “câu”... [9]. Và đây cũng là đề nghị của Nguyễn Trường Tộ: ví dụ mình cứ viết chữ “thực phạn” rồi đọc thẳng ra là “ăn cơm”.
Thứ ba: có một số rất nhiều chữ Hán khác, thì ta bỏ hẳn ý nghĩa, mà chỉ giữ lại cách đọc của nó ghép với ý nghĩa tiếng Việt. Ví dụ viết chữ “chân”, thì không hiểu theo nghĩa chữ Hán là “thật”, nhưng hiểu là “cái chân” để đứng để đi. Đã thế, ngoài cách đọc Hán-Việt, thì mỗi chữ lại còn có thể đọc trại ra làm dăm sáu kiểu khác nhau để chỉ những ý nghĩa khác nhau, ví dụ như chữ “lận” là sẻn “so”, thì mình có thể tùy trường hợp mà đọc là “lấn”, lần”, “lẩn”, “lẫn”.
Thứ tư: đây là những chữ Nôm chính cống, được tác tạo bằng cách ghép hai chữ Hán lại với nhau theo nguyên tắc “hội ý hài thanh”, nghĩa là lấy một chữ để chỉ ý nghĩa, và một chữ để chỉ cách đọc. Ví dụ ghép chữ “mạt” (bỏ nghĩa là “cuối cùng”, chỉ giữ cách đọc) với chữ “diện” (nghĩa là “mặt”), rồi đọc là “mặt”. Có hai điều nên chú ý. Một là: cũng như trên đây, cách đọc cũng lại có thể đọc trại đi làm nhiều kiểu[10]; hai là: nhiều khi ý nghĩa không được chỉ rõ, mà chỉ được gợi ra một cách tổng quát, bằng cách dùng một trong 214 bộ, ví dụ dùng bộ “khẩu” (là miệng) ghép với chữ “an”, rồi đọc là “ăn”.
c) Kết quả ra sao?
Chữ Hán là vật liệu để chế biến ra chữ Nôm, cho nên phải biết chữ Hán mới có thể đọc được chữ Nôm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì còn phải biết chữ Hán dùng ở đây để lấy ý nghĩa hay là để lấy cách đọc. Rồi, như đã nói, cách đọc lại thay đổi khá nhiều tùy trường hợp mình muốn viết chữ nào trong tiếng Việt. Cho nên tựu trung phải biết... tiếng Việt trước đã, mới có thể lựa chừng mà đọc ra được chữ Nôm. Thêm vào đó người ta lại còn viết chữ Nôm theo cách đọc của từng địa phương nữa[11].
Vẫn chưa hết những cái khó khăn: riêng trường hợp chữ Nôm của người Công Giáo, thì nhiều khi còn phải biết đó là phiên dịch hay là phiên âm từ những ý niệm hay là tên riêng của một ngoại ngữ nào đó, như tiếng Bồ-đào-nha, hay tiếng La-tinh, và cũng có khi lại là phiên âm lại từ cách phiên âm của người Tàu[12]! Ví dụ cái tên vị giáo tổ của đạo, mà người Công Giáo phiên âm là “Giê-su”, và người Tàu phiên âm là “Yê-su”, thì bên ta vẫn có người cứ nhất định phiên âm từ chữ Hán và đọc là “Da tô” hay “Gia tô”!
Nói tóm lại, cái khó khăn trong chữ Nôm là: một tiếng đọc lên thì có thể viết thành nhiều chữ, tùy người viết, tùy địa phương và tùy thời đại nữa; ngược lại, một chữ viết ra hay cái phần hài thanh của một chữ, lại cũng có thể đọc thành khá nhiều kiểu. Vì thế xưa kia nhà Nho cho rằng “Nôm na là cha mách qué”. Cụ Nguyễn Du đã kết luận áng văn Nôm tuyệt vời là truyện Kiều bằng hai câu rất khiêm tốn: “Lời quê góp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh”. Rồi ngày nay lại vẫn còn có người cho rằng chữ Nôm của người Công Giáo không phải là chữ Nôm chính hiệu.
Chính vì có nhiều cái rắc rối như thế, cho nên những người không biết chữ Hán, không thạo tiếng Việt, lại không quen một số ý niệm do người nước ngoài đem vào, thì khó mà đọc được chữ Nôm Công Giáo.
Thực ra vấn đề không đơn sơ như thế. Vả lại, cái đó không cũng riêng gì đạo Công Giáo, vì như ai nấy đều biết, có khá nhiều danh từ nhà Phật, đọc theo chữ Hán hay chữ Nôm đều không hiểu được là gì, nếu không biết đó là phiên dịch hay phiên âm từ chữ Phạn hay từ chữ Hán[13]. Vì thế cho nên bao lâu chưa có ai san định chữ Nôm, ví dụ như một hàn lâm viện nào đó, thì lấy đâu làm tiêu chuẩn mà phê phán? Cũng nên chú ý rằng trong khi người Trung quốc có từ điển Khang Hi, thì người Việt Nam chưa nghĩ đến truyện làm tự vị chữ Nôm. Phải chờ lâu năm sau cuốn Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị của Bá Đa Lộc và Taberd (1838) thì người mình mới làm, và làm theo cái mẫu đó, nghĩa là làm vừa có chữ quốc ngữ - để tiện việc tra cứu - vừa có chữ Nôm.
Trong lúc chữ Nôm còn chưa ổn định, khó học, khó đọc như thế, mà các giáo sĩ đạo Công Giáo đã chịu khó ra công dùng nó ngay từ đầu, không phải để viết văn chương tiêu khiển, “mua vui một vài trống canh”, nhưng để viết nên những điều quan trọng trong tôn giáo, có liên quan đến vận mệnh con người. Sau ba thế kỷ, khi chữ quốc ngữ được truyền bá sâu rộng, thì nó mới thay chỗ cho chữ Nôm.
2. Vai trò của chữ Nôm trong lịch sử đạo Công Giáo tại Việt Nam
Vào đầu thế kỷ XVII, khi các giáo sĩ Tây phương tới Việt Nam, thì chữ Nôm còn đang ở buổi đầu, chưa được coi là quan trọng, chưa có nhiều áng văn tuyệt diệu. Lớp nho sĩ và triều đình thì vẫn dùng chữ Hán để viết về lịch sử, địa dư, hình luật, tư tưởng triết học và tôn giáo. Sách vở của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo thì đều là bằng chữ Hán, và như thế rất lâu. Sách bằng chữ Nôm thì không nhiều, và mãi sau này mới phiên dịch một phần để đọc, hay là phiên âm từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ để tụng. Trong trường hợp như thế các giáo sĩ Công Giáo người ngoại quốc đã chọn chữ Nôm để viết sách tôn giáo, nghĩa là đã đánh giá nó rất cao, chứ không dám coi nó là “mách qué”.
Làm như thế các vị đó đã đi trước tông huấn đã nói trước đây của giáo tông Alexandre VII chừng nửa thế kỷ.
Thực vậy, trước đó vào thế kỷ XV, sau khi người Âu châu đã trục xuất được quân đội người Hồi giáo ra khỏi lục địa Âu châu, thì vẫn mất dứt khoát vào tay người Hồi giáo tất cả những miền Đông và miền Nam Địa trung hải, trước đây là quê hương Chúa Giê-su và của đại đa số các thánh giáo phụ Hi-lạp và La-tinh. Vì thế người Âu châu đi tìm đất mới ở bên kia Đại tây dương. Người Bồ đào nha và người Y pha nho bắt đầu đi mở thuộc địa ở Mỹ châu. Vua hai nước đó là người Công Giáo, cho nên nhân tiện cơ hội đó thì giáo tông Alexandre VI ở Roma, một đàng thì dàn xếp hiệp ước Tordesilla năm 1493, chia ranh giới cho hai nước tránh việc binh đao, một đàng khác thì giao phó cho các vua đó quyền bảo trợ cho các giáo sĩ được đi nhờ thương thuyền và chiến thuyền của họ để sang truyền giáo ở Mỹ châu. Chế độ bảo trợ ấy gọi là patroado. Sau đó mới thấy chế độ bảo trợ như thế rất có nguy hại cho đạo giáo. Vì rằng việc mở thuộc địa bao giờ cũng đưa đến chém giết và nô dịch dân bản xứ, thế mà các vua đó lại cứ lấy danh nghĩa là đi mở đạo Công Giáo!
Ăn năn thì sự đã rồi, giáo triều Roma đã tìm đủ mọi cách để xóa bỏ hiệp ước về quyền bảo trợ đó, và sau cùng thì phó thác việc truyền giáo cho các giáo sĩ người Pháp (Missions Étrangères de Paris), vì vào thế kỷ XVII chính phủ Pháp chưa có đi mở thuộc địa! Từ nay những người đi truyền giáo không còn do chính phủ nào sai phái, nhưng do tông tòa Roma, và có nhiệm vụ là phải hội nhập văn hóa. Đó là những điều được nói lên cho rõ trong tông huấn trên đây.
Trong tinh thần hội nhập văn hóa đó, nếu Matteo Ricci và các nhà truyền giáo ở Trung quốc đã học Hán văn và dùng Hán tự để soạn sách vở về tôn giáo, thì ở Việt Nam các nhà truyền giáo cũng học thẳng tiếng Việt để giảng dạy và soạn sách vở bằng chữ Nôm. Đó là lẽ đương nhiên. Thế nhưng đối với các vị đó, chữ Nôm còn khó hơn chữ Hán đối với Ricci, vì, như đã nói trên đây, chữ Nôm chưa được ổn định rõ ràng. Cho nên chỉ cần xem ít sách của Majorica thì cũng đủ thấy tác giả và các cộng sự viên người Việt đã nhẫn nại làm một việc rất công phu, tuy rằng chữ Nôm vẫn chưa phải là một dụng cụ hoàn hảo.
a) Những cái sở đoản của chữ Nôm
Vì chữ Nôm không viết được cho chính xác các chính âm và phụ âm, hay là âm vận, cho nên rất khó dùng để viết các tên riêng, hay các ngôn từ của ngoại ngữ mà mình chỉ mới tạm phiên âm, khi chưa tìm ra được đúng từ ngữ để phiên dịch[14]. Mà có dùng thì thường cũng chỉ đọc tàm tạm được, vì có những âm thanh mà mình không có, lại nhất là vì người mình có cái thói quen là cứ ỷ lại theo lối phiên âm của người Tàu, nhưng lại đọc theo giọng Hán Việt, thành ra “tam sao thất bản”. Vì thế ta hiểu vì sao khi người ngoại quốc muốn tìm đọc chữ Nôm, thì như đi vào một trận đồ bát quái, một thứ mê hồn trận, cho nên họ rất dễ đọc sai và viết ra chữ quốc ngữ thì vô nghĩa [15].
b) Nội dung những cuốn sách Nôm Công Giáo
Như ta biết, ngày xưa các nho sĩ bên ta thường dùng chữ Hán để viết nên cho lớp học giả những điều quan trọng, học được của người Tàu, và dùng chữ Nôm để làm thơ bằng tiếng Việt, chứ thường không dùng văn xuôi để viết nên lời ăn tiếng nói thông thường của dân quê vô học. Trái lại, khi dùng chữ Nôm để viết sách về tôn giáo, các giáo sĩ Tây phương có ý cho người dân thường hiểu được; như thế là họ đã đánh giá cao chữ Nôm, và đánh giá cao văn xuôi. Cũng không phải là chuyện dễ, vì họ tư tưởng bằng ngôn ngữ của họ, với những từ ngữ và văn phạm rất khác tiếng ta, cho nên khó tránh được những kiểu nói vụng về và cũ kỹ. Ngày nay có người chỉ biết có các kiểu nói bây giờ và cho rằng những cái vụng về và cũ kỹ đó là lối “văn nhà thầy” của người Công Giáo. Vụng về thì có, như ta đã giải thích. Nhưng cái cũ kỹ đó lại chính là di tích mà ta còn giữ được về cách ăn nói của người bình dân nước ta trước đây mấy thế kỷ. Di tích đó là tài liệu không thể bỏ qua để hiểu về lịch sử tiếng ta.
Về từ ngữ riêng của đạo Công Giáo, thì lại rất khác từ ngữ của đạo Lão và đạo Phật, cho nên ngay từ đầu đã phải tránh không dùng đến các từ ngữ đã có sẵn của tam giáo, sợ hiểu lầm. Vì thế đã phải đặt ra từ ngữ mới, lấy từ kho tàng ngôn ngữ dân gian, để người dân hiểu được. Những từ ngữ chưa phiên dịch được ngay, thì tạm thời phiên âm. Ví dụ chữ Bồ đào nha “anjo” (Pháp: ange, Hi-lạp: aggelos), thì phiên âm là “an-giô”, sau thì dịch là “thiên thần”, rồi “thiên sứ”, chứ không dùng những chữ “thiên quan”, “thiên tiên” đã có sẵn. Về mặt luân lý thì đại khái người Công Giáo cũng giữ luân lý Khổng Mạnh, như người chung quanh, từ ngữ có thay đổi đi ít chút cho hợp với đạo thờ một Thiên Địa Chân Chúa mà thôi. Có thể nói là đại đa số các từ ngữ Công Giáo đã được đặt ra ngay từ buổi đầu.
Cho đến giữa thế kỷ XX là hơn ba thế kỷ, thì chữ Nôm đã được dùng trong giới Công Giáo khá nhiều trong loại văn xuôi. Sánh với chữ Nôm ngoài Công Giáo thì cũng không phải là ít. Giáo sĩ Majorica và các bạn đồng sự của ông đã soạn ra vào đầu thế kỷ XVII chừng 40 cuốn sách Nôm để đọc cho người Việt mình, nay chỉ còn hơn một chục cuốn. Sau đó thì các giáo sĩ khác cũng cộng tác với các linh mục và thầy giảng Việt Nam để tiếp tục soạn ra nhiều sách, trong nhiều phạm vi như: minh giáo (apologétique), sách giáo lý hay là sách Bổn (catéchisme), sách các truyện trong thánh kinh, gọi là “sấm truyền”, sách kể hạnh các thánh để làm gương mẫu, sách kinh nguyện để tụng buổi sáng và buổi chiều, sách dạy luân lý, các lễ nghi, sách dạy luật phép các tu hội, như hội các thầy giảng, hội dòng Mến thánh giá, v.v. Thêm vào số văn xuôi đó thì, để giáo dân dễ học thuộc lòng, linh mục Lữ-y Đoan đã viết ra vào năm 1670, dưới hình thức thơ lục bát bằng chữ Nôm bộ Sấm truyền ca, nay chỉ còn tập I, là Tạo đoan kinh (Genesis, tức là sách Sáng Thế ký)[16]. Vào thế kỷ XIX thì ở Phát Diệm (Ninh Bình), có cụ Sáu, Trần Lục, đã viết ra thơ lục bát và thất ngôn bát cú, nhiều bài thơ dài để dậy luân lý và để kể truyện các thánh, hay là để suy ngắm về đời Chúa Giê-su[17]. Đến thế kỷ XX thì còn có mấy tác giả soạn ra bằng chữ Nôm kèm chữ Hán, theo đúng như quy luật thể văn tuồng, một số tuồng để diễn ra cho quần chúng xem, như tuồng Đa vít thánh vương (1930), Giuse tuồng (1927)[18], v.v.
Trong mấy thế kỷ đó thì các linh mục và thầy giảng người Việt, phải học chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Sau này đa số các sách Nôm đó đã được chuyển sang chữ quốc ngữ, hay là được lấy lại trong một số sách mới soạn. Trước khi nhường chỗ cho chữ quốc ngữ thì chữ Nôm đã được giám mục Bá Đa Lộc đã khởi công san định, làm một cuốn tự vị Việt-Nam - La-tinh, vào cuối thế kỷ XVIII, nhưng sau khi ngài qua đời thì cuốn sách phải theo người chạy loạn sang Ấn độ và đã được giám mục Taberd cho in năm 1838. Nếu bỏ phần tiếng La-tinh ra, thì cuốn tự vị vẫn còn phần chữ quốc ngữ và chữ Nôm. Về sau này, các tự vị chữ Nôm đều theo cái mẫu đó, mà xếp chữ theo thứ tự chữ quốc ngữ A, B, C. Tuy cũng có ít nhiều phần thiếu sót [19], nhưng tự vị này vẫn có tính cách tiên phong. (Xem ghi chú số 4 trên đây).
c) Một vài sáng kiến của chữ Nôm Công Giáo
Chữ Nôm có nhiều cái bất tiện, như ai nấy đều biết: nó tùy thuộc rất nhiều vào chữ Hán về cách viết, lại không chính xác về cách đọc cũng như về ý nghĩa. Xét về căn bản thì chữ Nôm Công Giáo không khác chữ Nôm của người đương thời là bao nhiêu, chứ nếu không thì người đương thời ai hiểu được. Dù sao cũng phải theo quy tắc thông thường mà sáng chế ra một số từ ngữ chuyên môn riêng. Có những cái sáng kiến gọi là “làm lấy được”, chứ không có gì đáng chú ý. Nhưng cũng có những sáng kiến thần tình, có ý nhị. Sau đây xin đưa ra một vài ví dụ.
Chúa Dêu
Đây là một tiếng cổ, mà tôi không thấy có gì là thần tình, mà ngược lại khi viết ra chữ Nôm thì còn thấy là tầm thường nữa. Tôi hiểu là người ta đã muốn phiên âm và “làm lấy được”, nhưng kết quả thì không được may mắn lắm. Tuy vậy cũng còn dùng khá lâu, trước khi dùng một cách dứt khoát kiểu nói “Đức Chúa Trời”.
Có lẽ vì nếu phiên dịch tên của Chúa là “Thiên”, “Trời”, “Ông Trời” hay “Thượng đế”, thì vừa không chỉnh lắm, lại còn không được tông tòa Roma chuẩn y, cho nên các giáo sĩ Tây phương đã thấy là cần phải phiên âm từ gốc là chữ La-tinh hay chữ Bồ-đào-nha “Deus” ra là “Dêu”. Theo đó người ta nói đến “Dêu Cha”, “Dêu Con” và “Dêu Phiritô Sangtô”. Người Tây phương viết chữ “D” nhưng họ đọc là “Đ”, cho nên họ đọc “Dêu” là “Đêu”. Trái lại trong chữ quốc ngữ vì có phân biệt hai phụ âm đó, cho nên khi viết là “Dêu” thì người Việt không đọc là “Đêu”, nhưng lại có thể tùy theo thổ ngữ mà đọc là “Zêu”, “Jêu”, “Giêu”, hay là “Rêu”!
Cũng có lẽ vì thế mà khi viết ra chữ Nôm thì ta thấy ít là có ba kiểu viết: a) Trong sách Bổn “Thánh giáo yếu lý quốc ngữ” (1774) của giám mục Bá Đa Lộc, thì chữ “Đêu” cũng viết như chữ “đeo”, hay chữ “đèo”, nghĩa là chắp bộ “thủ” (là tay) với chữ “đao” (là con dao). b) Trong Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị (1838) của Taberd, thì chữ đó lại viết như chữ “dao” (dao động, rung động), chữ “diêu”, hay như chữ “deo/gieo”, nghĩa là có: bộ “thủ” + bộ “trảo” + bộ “phẫu”, và chắc phải đọc là “Dêu”. Rồi vào hậu bán thế kỷ XIX, thì lại viết chữ “đào” (là con hát!), nghĩa là ghép bộ “nữ” với chữ “triệu”, và như thế thì chắc phải đọc là “Đêu”. Tất cả những cái mập mờ như thế trong chữ Nôm đã được thanh toán dứt khoát, khi ta dùng cụm từ “Đức Chúa Trời”, và viết ra chữ quốc ngữ.
Rỗi linh hồn
Về vận mệnh con người thì các giáo sĩ không thấy trong truyền thống của các tôn giáo địa phương có từ ngữ nào nói lên được quan niệm Công Giáo: vì Phật giáo thì chủ trương vô ngã, Đạo giáo lại đi tìm trường sinh bất tử trong cái thân xác càng ngày càng nhẹ nhõm ít vật chất, Khổng giáo thì rất mực dè dặt, không muốn đả động gì đến quỷ thần hay là về cái chết, còn tôn giáo dân gian, như trong đạo thờ tứ phủ công đồng, thì hình như chỉ nghĩ đến nếp sống bây giờ mà thôi[20]. Trái lại vận mệnh con người theo quan niệm Công Giáo là: được trông thấy Thiên Chúa, được hưởng mặt Chúa, được an nghỉ không còn phải khó nhọc vất vả, gọi là được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”. Vì thế đã dùng chữ “rỗi”, không phải là nhàn thân rỗi xác theo kiểu “điềm tĩnh vô vi”, nhưng là “rỗi linh hồn”. Để viết chữ “rỗi”, thì, cho đến giữa thế kỷ XIX, người ta đã dùng chữ “lỗi” (ba chữ “thạch” chồng lên nhau) và thêm bộ “khẩu” bên trái, để chỉ rằng phải đọc trại đi. Nhưng sau đó thì không biết ai đã có cái sáng chế rất thần tình là dùng chữ “sinh” là “sống” để viết thay vì chữ “khẩu”.
Như thế ta thấy - thấy trong chữ Nôm được tạo ra, chứ không thấy được trong chữ quốc ngữ mẫu tự la-tinh! - rằng cái vận mệnh của người được rỗi linh hồn là không những được hưởng mặt Chúa, mà còn được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”, đồng thời cũng là “được rỗi được sống cùng được sống lại” [21] nữa.
Thiêng liêng
Ngày nay người ta dùng hai chữ “thiêng liêng”, như trong kiểu nói “nghĩa vụ thiêng liêng”, để nói lên cái nghĩa vụ mà người ta phải có lòng tôn kính, chứ không phải là công việc bó buộc phải làm một cách cưỡng bách. Nếu tôi không lầm thì hai chữ “thiêng liêng” đó đã được người Công Giáo dùng từ thế kỷ XVII, nhưng theo nghĩa khác, để chỉ một thực tại không có tính cách vật chất[22], mà là tinh thần, hiểu theo nghĩa tôn giáo. Ví dụ: Thiên Chúa có tính thiêng liêng, không phải là vật chất hay hư hay nát.
Hai chữ đó được cấu tạo thành một cụm từ theo một lối đặc biệt, gần như là chơi chữ, càng làm cho người ngoại cuộc hay ngoại quốc rối đầu. Thực vậy, trong tiếng Việt thì chữ “thiêng” cũng đồng nghĩa với chữ Hán-Việt “linh” (Hán: “ling”), cả hai cùng dùng để chỉ tính cách hữu hiệu, ứng nghiệm của thần linh trong một vài địa điểm nhất định[23]. Muốn viết chữ “thiêng” thì người ta dùng chữ Hán-Việt là “thanh” (Hán: “sheng”), nhưng không giữ lấy ý nghĩa của nó là “tiếng”, mà chỉ giữ cách đọc, và lại đọc trại đi là “thiêng”.
Hai chữ Hán-Việt đó có thể làm nên hai cụm từ khác nhau: a) Nếu ta viết “linh thanh” thì phải đọc là “linh thiêng”, hai chữ cùng một nghĩa, tăng cường cho nhau. b) Nếu ta viết “thanh linh”, thì phải đọc là “thiêng liêng”[24], hiểu theo nghĩa là vô vật chất.
Lời nói
Thường thường thì khi muốn viết chữ “lời” là “lời nói” thì ta dùng chữ “lợi” là “lợi ích”, hay “lời lãi”, và thêm bộ “khẩu” để chỉ rằng phải đọc khác đi và hiểu khác đi.
Nhưng trong thổ ngữ miền Bắc Việt Nam thì người ta gọi “trời” là “giời” hay là “lời”; tuy đọc theo ba kiểu nhưng khi viết ra chữ Nôm thì cùng đều viết chữ “thiên” ở trên chữ “thượng” (là “trên trời”). Từ đó khi muốn viết chữ “lời” là lời nói, thì người ta viết chữ “lời/trời” rồi thêm bộ “khẩu” ở bên trái, để chỉ rằng chữ này có liên quan đến cái miệng.
Đây chưa hẳn chỉ là một kiểu chơi chữ suông theo như thổ ngữ: tôi trộm nghĩ là có thể còn có ý nghĩa khác. Thực vậy, thầy Khổng có nói: “Thiên hà ngôn tai!”, Trời có nói gì đâu! Như vậy cách viết chữ “lời” là “lời nói” ở đây có thể còn có thêm ngụ ý khác, là theo quan điểm Công Giáo, thì nếu trời không nói gì, nhưng Đức Chúa Trời/Lời thì có nói, vì Đức Giê-su được coi là lời nói của Đức Chúa Trời/Lời.
Kết luận
Khi chọn chữ Nôm để viết sách Công Giáo, các giáo sĩ Tây phương đã chọn con đường gian khổ, để tới mục đích là tiếp xúc thẳng được với quần chúng, vì biết rằng dân Việt, tuy theo văn hóa Trung quốc, nhưng không phải là người Tàu. Còn chữ quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh, thì họ dùng trong nội bộ, chứ không có ý định và cũng không có quyền hành gì để bắt cả nước phải theo.
Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thì chính quyền thuộc địa mới bỏ chữ Hán mà dùng chữ Pháp. Bỏ chữ Hán đi thì chữ Nôm cũng mất nền tảng. Từ đó họ và lớp trí thức cổ võ dùng chữ quốc ngữ. Tuy vậy trong các giấy tờ hành chính thì vẫn dùng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Người Công Giáo vẫn còn dùng sách vở chữ Nôm cho đến giữa thế kỷ XX, nhưng những sách Nôm cũng dần dần được chuyển sang chữ quốc ngữ.
Ngay trong thời đó ở thôn quê người ta cũng vẫn còn viết các thứ giấy tờ giao ước bằng chữ Hán, gọi là “văn tự”. Ngoài ra thì trong các đình chùa, và đôi khi trong một vài thánh đường Công Giáo, người ta cũng còn dùng chữ Hán, nhất là để viết câu đối. Cho đến khi người Nhật bản sang chiếm đóng Đông Dương thì bấy giờ mới lại hồi phục chữ Hán, gọi là cổ ngữ trong chương trình trung học. Chữ Nôm cũng vì thế mà được để ý, nhưng dù sao cũng không ai nghĩ đến việc phế bỏ chữ quốc ngữ. Và như thế cũng là dịp tốt để ta ôn lại cái di sản văn hóa của dân tộc.
Bây giờ ta không dùng chữ Nôm nữa, nhưng nó vẫn là di sản văn hóa đánh dấu cái ý thức quốc gia của người mình không muốn để cho người Tàu đồng hóa. Và trong những cố gắng đó, các giáo sĩ Tây phương và người Công Giáo cũng ra công hội nhập văn hóa và đóng góp được một phần không phải là nhỏ.
Lambersart, ngày 04/07/2011
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 107 (tháng 7 & 8 năm 2018)
________________
[1] Bây giờ ta viết “tiếng nước nhà” bằng mẫu tự La-tinh, và gọi đó là chữ “quốc ngữ”. Nhưng thực ra xưa kia ông cha ta đã gọi chữ “Nôm” là chữ quốc ngữ để phân biệt nó với chữ Hán là tiếng của người phương Bắc. Ví dụ như cuốn sách Bổn, sách giáo lý soạn và in ra bằng chữ Nôm năm 1774, của giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux de Béhaine), thì đã mang cái tên Hán Việt là “Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ”
[2] Ngược lại, sau khi đã cải giáo theo đạo Islam là Hồi giáo, thì đã có những dân tộc xưa kia có nền văn minh rất cao như dân Ai-cập, đã mất hẳn ngôn ngữ cổ truyền - trừ mấy triệu người theo đạo Thiên Chúa từ hai mươi thế kỷ, gọi là “Coptes” (từ chữ hi-lap “Aigyptos” mà ra) - và dùng tiếng A-rập là tiếng dùng viết thánh kinh Coran; có dân tộc khác như dân Ba-tư, tuy không bỏ mất ngôn ngữ của mình, nhưng đã dùng mẫu tự A-rập để viết tiếng nói của dân tộc mình.
[3] Sách Nôm Công Giáo đã được tàng trữ trong nhiều thư viện Âu châu. Hội bảo tồn di sản Hán Nôm Công Giáo (947/13/3, Đường Cách Mạng tháng tám, P.1, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) hiện nay đã chuyển sang chữ quốc ngữ được chừng 130 cuốn sách Nôm, trong số đó có 20 cuốn do Majorica soạn.
[4] Dictionarium anamitico-latinum - Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị, mới được Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, cho tái bản tại Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, năm 2004, LXVI + 722 +126 trang. Dĩ nhiên là các vị đó đã phải học với những giáo dân thông thạo chữ Hán và chữ Nôm.
[5] Xem: André Marillier, Nos pères dans la foi - Notes sur le clergé catholique du Tonkin de 1666 1765, fasc. 2: Vies, Eglise d'Asie (Missions Étrangères de Paris), Série Histoire, n. 2, Paris 1998, VIII-140 trang.
[6] Chúng ta đều biết bài thơ của ông Tú Xương: “Nào có làm chi cái chữ Nho, Ông nghè ông cống cũng nằm co, Ước gì đi học làm thầy phán, Tối rượu sâm banh sáng sữa bò”.
[7] Ví dụ người tỉnh Quảng Nam thì đọc “nam” là “nôm”: Quảng Nôm.
[8] Như trong câu nói của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nghe ra thì như nhắc đến các triều đại Hán, Đường, Ngô: “Chân đi hài hán, Tay bán bánh đường, Miệng hát líu lường, Ngây ngô, ngấy ngố”.
[9] Cũng như người Nhật viết chữ “sơn” (Hán: “shan”) là “núi”, nhưng họ đọc ra tiếng Nhật là “yama”.
[10] Ví dụ chữ “vĩ” là “đuôi” có thể là thành phần của nhiều chữ, và tùy trường hợp mà đọc là: vả, vã, vải, vãi, vái, váy, vảy vẩy, vẻ, vẽ, vỉ, vía, vời, v.v.
[11] Xem: Vũ Văn Kính, Bảng tra chữ nôm miền Nam, TP Hồ Chí Minh, 1994, 132 trang.
[12] Ví dụ cái tên “Paris”, thì người Tàu phiên âm là “Pa lỉ”, mà có người Việt phiên âm lại là “Ba lê”! Rồi cái tên thủ đô Nga, thì mình đã phiên âm lại từ chữ Hán là “Mạc Tư Khoa”, nay là “Mátxcơva”!
[13] Ví dụ như chữ “La-hán”, “A-la-hán”, là do chữ “Arhant”. Tôi không nhớ nhà văn nào, thay vì đọc: “Nam mô A di đà Phật”, thì đã đọc một cách đùa bỡn theo đúng tiếng Hán Việt là; “Nam vô A di đà Phật”, và cắt nghĩa rằng: “Nước Nam không có Phật A di đà!”
[14] Ví dụ chữ la-tinh “ecclesia”, Bồ đào nha là “Igreja”, thì bắt đầu phiên âm là “Y-ghê-rê-gia”, dần dần phiên dịch là “hội thánh” hay là “giáo hội”. Và bây giờ đoàn thể nhà Phật cũng bắt đầu dùng từ “giáo hội”. Còn chữ “Công Giáo”, thì không có nghĩa là “đạo của nhà nước” mà mọi người bó buộc phải theo, như có người hiểu lầm, vì nó là phiên dịch chữ “catholica”, nghĩa là đạo “chung cho mọi người”, không phân biệt nòi giống dân tộc.
[15] Xin đơn cử ra đây một ví dụ mà tình cờ tôi có sẵn trên tay. Đó là cuốn Mục lục thư tịch Hán Nôm tàng trữ tại Hội thừa sai Ba-Lê - Inventaire des ouvrages en Hán Nôm conservés aux Missions Étrangères de Paris, Église d'Asie, Série Histoire, Études et Documents, vol. 18, Paris, 2004). Cuốn sổ này rất hữu ích. Có điều là khi phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ thì hai tác giả đã không tránh được những cái cạm bẫy vừa nêu ra trên đây, cho nên : a) Cái tên vị giáo tổ thì viết là “Da-tô” (người Hán đọc là “Ye-su” !), hay “Chi-thu” thay vì “Giê- su”, như người Công Giáo đã cảnh cáo nhiều lần. b) Hầu hết các tên riêng đều đọc theo giọng Hán-Việt, cho nên lạc giọng đi nhiều, ví dụ như “Khu-sa” hay “Nhược-sắt” (La-tinh: Joseph, Bồ-đào-nha: Jose, Công Giáo VN: Giu-se). c) Chữ “ngâm” (Hán-Việt, tr. 16, 24, 31, 113,) thì phải đọc ra Nôm là “ngắm”; “chầu những” (tr.16, 81-84) phải đọc là “chầu nhưng” (người đang theo học giáo lý); “ấn do” (Hán-Việt, tr. 30, 106, 123) phải đọc là “In-du” (nghĩa là “ân xá”, do chữ indulgentia); “miễn (câu rút)” (tr.115) phải đọc là “mến (câu rút)”, vân vân.
[16] In tại Montréal, Canada, năm 2000,186 trang, IBSN 0-9683393-0-2.
[17] Ca vè Cụ Sáu, 116 tr. (không để nơi in và năm in).
[18] NXB Dũng Lạc, Thư Tịch Hán Nôm Công Giáo (Houston, Texas), tái bản năm 1999.
[19] Như kẻ hèn này đã nêu ra trong bài giới thiệu khi tự vị được tái bản năm 2004.
[20] Trong các văn chầu thì ta thường thấy kết luận bằng những câu, như: “Phật thờ thánh phụng trong nhà, Cầu ban bốn chữ vinh hoa thọ trường” (Văn chầu Cửu trùng thánh mẫu), “Chữ rằng: thánh giáng lưu ân, Thần giáng lưu phúc thiên xuân thọ trường” (Văn chầu Đức Cửu thiên huyền nữ), “Phép bà hay cỡi mây nương gió, Phó cho đồng phúc thọ tam đa, Đa tài đa lộc đa nhân, Thịnh nam thịnh nữ thiên xuân thọ trường” (Văn chầu bà khâm sai đệ tứ tiên chúa), v.v.
[21] Xem: Trần Văn Toàn, Đạo trung tùy bút, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, trang 114-127.
[22] Xem: Alexandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày... (CATHECHISMUS Pro ijs, qui volunt suscipere BAPTISMUM In octo dies diuisus), Roma, 08-07-1651, trang 44, 59.
[23] Xem: Taberd, Việt Nam Dương Hiệp Tự Vị (Dictionarium anamitico-latinum), 1838, trang: “thiêng = virtute diabolicâ insignis locus”.
[24] Chữ “linh” ở đây đã mất ý nghĩa, chỉ còn giữ cách đọc trại đi là “liêng”, để làm thành điệp tự cho chữ “thiêng”, như trong các điệp tự mà phụ âm đầu th chuyển thành l, như: thằn lằn, thình lình, thò lò, thuồng luồng, v.v
VietCatholic TV
Người Mỹ rơi lệ trước lời ca ngợi Chúa trong bài It’s OK của nữ ca sĩ chỉ còn 60 ngày và 2% hy vọng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:07 06/07/2021
1. Nữ ca sĩ chiến đấu với bệnh ung thư thu hút cảm tình khán giả trên America’s Got Talent khi ca ngợi Chúa
Theo Cerith Gardiner của tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, với giọng nói của một thiên thần, người nữ ca sĩ này đã chia sẻ câu chuyện của mình và niềm vui của cô.
Chúng ta dễ cảm thấy ân hận cho bản thân và choáng ngợp với những gì đang diễn biến trong cuộc sống của mình. Nhưng điều hết sức cần là một ai đó nhắc nhở chúng ta về vẻ đẹp thực sự của cuộc sống để vực dậy tinh thần của chúng ta. Gần đây, điều này đến với màn trình diễn tuyệt đẹp của Nightbirde.
Nightbirde, tên thật là Jane Marczewski, gần đây đã tham gia chương trình truyền hình America’s Got Talent. Trông nhỏ nhắn trên sân khấu nhưng với nụ cười hút hồn tràn ngập thính phòng, cô gái 30 tuổi giới thiệu bản thân với ban giám khảo.
Cô giải thích rằng cô đã không làm việc trong những năm gần đây do phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Nhưng trước đây cô từng hướng dẫn việc thờ phượng trong nhà thờ của mình trong khi vẫn biểu diễn ở địa phương. Tuy nhiên, cô quyết định tạm nghỉ âm nhạc trong ba năm để cống hiến hết mình cho Thiên Chúa.
Năm 2017, khi dự định quay trở lại với âm nhạc, nữ ca sĩ, xuất thân từ Ohio, mới phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 3 và cuộc chiến đấu của cô bắt đầu. Trên sân khấu, cô tiếp tục chia sẻ rằng cô vẫn đang chiến đấu với căn bệnh ung thư đó. Một cách tỉnh bơ, cô nói rằng trong lần kiểm tra cuối cùng, cô thấy chứng ung thư của mình đã lan tới phổi, cột sống và gan.
Trong khi tuyên bố rằng điều ấy không sao, cô giải thích rằng cô muốn mọi người coi cô “nhiều hơn những điều tồi tệ đang xảy ra với tôi.” Khi bước ra sân khấu với bài hát “It’s OK” của chính cô, cô đã có thể truyền đi thông điệp ấy. Cô cũng đã viết rất hay về sự đau khổ và đức tin của mình trên trang web của cô.
Chính cái tên “Nightbirde” cũng có ý nghĩa. Cô chọn nó sau nhiều đêm mơ thấy tiếng chim hót trong bóng đêm. Một đêm, cô thức giấc để nghe tiếng chim hót bên cửa sổ như thể đó là buổi sáng. Đối với cô, điều này tượng trưng cho hy vọng và cuộc sống của cô vào lúc này:
“Tôi muốn được như vậy, ngay cả khi tôi đang ở giữa thời gian đen tối và không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ kết thúc. Tôi muốn trở thành con chim hót chào đón những điều tốt đẹp mà tôi tin tưởng sắp đến”, cô chia sẻ với Liberty Journal, và tờ Religion News.
Màn trình diễn của cô thật hút hồn. Giọng hát tuyệt vời của cô, nhiều lần nhắc lại câu “It’s O.K.” nghĩa là “Không sao đâu”, đã vang vọng khắp thính phòng và trong trái tim của ban giám khảo. Như cô nói một cách đơn giản lúc kết thúc buổi trình diễn của mình: “Bạn không thể đợi cho đến khi cuộc sống không còn khó khăn nữa mới quyết định sống hạnh phúc”.
Một câu nói đó thôi dường như đã tổng kết trọn cuộc đời của Nightbirde trong vài năm qua: Cuộc chiến liên tục của cô với căn bệnh ung thư, nỗi đau về tinh thần khi người chồng 5 năm tuyên bố sẽ rời bỏ cô vào thời điểm mà các bác sĩ tin rằng cô chỉ còn sống được 6 tháng, và niềm tin sâu sắc giúp cô tiếp tục tiến bước.
“Tôi tin rằng Thiên Chúa có thể chữa lành ngay lập tức. Tôi cũng tin rằng 'không có điều gì tốt mà Người lại giữ lại,' vì vậy có một cái gì đó Thiên Chúa đang trồng trên cánh đồng đó là tôi, và nếu Chúa cất đi mọi khó khăn này quá sớm, Người cũng sẽ cất đi mọi phép lạ Người từng làm cho tinh thần tôi”, cô chia sẻ với Liberty Journal như vậy.
Với một tầm nhìn như thế, không có gì ngạc nhiên khi mọi người đều cảm thấy xúc động trước màn trình diễn trực tiếp của cô và niềm vui cô chia sẻ. Không cần mất nhiều thời gian để Simon Cowell, một trong những giám khảo và nhà sản xuất của chương trình, nhấn còi vàng để đưa Nightbirde vào thẳng trận chung kết.
Nụ cười phấn khởi của Nightbirde làm bừng sáng cả sân khấu. Và khi nói chuyện ở hậu trường, cô chia sẻ rằng bây giờ cô có 2% cơ hội sống sót, nhưng đó là 2% trọn vẹn, một điều gì đó phải nắm chặt lấy và tích cực để cô chiến đấu.
Màn trình diễn của ca sĩ là một lời nhắc nhở có lẽ đối với nhiều người trong chúng ta rằng có rất nhiều điều để hạnh phúc và thật là một đặc ân khi có thể lựa chọn hạnh phúc này.
Không có gì ngạc nhiên khi bài hát của Nightbirde đã làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng và hiện đang đứng đầu trên iTunes Hoa Kỳ.
Source:Aleteia
2. Bé gái Công Giáo ở Karachi bị bắt cóc ngay trong nhà mình đưa đi biệt tích
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết bốn người đàn ông đã xông vào nhà của một gia đình Công Giáo và bắt cóc bé gái Shama, 14 tuổi.
Vụ việc diễn ra vào ngày 24 tháng 6 tại khu vực Ghaghar nhưng chỉ được công khai khi giới truyền thông nắm được thông tin.
Khi cha mẹ của thiếu niên đến Sở cảnh sát Thị trấn để trình báo sự việc, các nhân viên làm nhiệm vụ từ chối thụ lý hồ sơ vụ việc.
Shama và gia đình chuyển đến Ghaghar 10 năm trước trong nỗ lực thoát nghèo.
Shama và chị gái Samina của cô làm việc tại một nhà máy dược phẩm, nhưng đã nhiều lần phàn nàn về sự quấy rối và đe dọa từ một trong những nhân viên bảo vệ, tên là Mohammad Ikhtiyar.
Theo lời kể của mẹ cô gái, Ikhtiyar và ba người đàn ông khác mang súng đã đột nhập vào nhà của họ vào buổi chiều khi hầu hết cư dân đã đến nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện và đường phố vắng tanh.
Cha của cô gái, Baboo Masih, nói với AsiaNews rằng chỉ sau khi trả lời truyền thông, cảnh sát mới quyết định điều tra vụ bắt cóc.
Cha Asher Liaqat, giám đốc Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tổng giáo phận Karachi, hôm qua đã đến thăm gia đình Masih và cam kết hỗ trợ.
Hiện tại, nơi giam giữ Shama vẫn chưa được biết. Ở Pakistan, quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên có thể bị kết án tử hình hoặc phạt tù tới 10 năm.
Kashif Anthony, điều phối viên của Ủy ban Công lý và Hòa bình Công Giáo, nói với AsiaNews rằng ông lo ngại những kẻ bắt cóc có thể xuất trình giấy chứng nhận cải đạo hoặc kết hôn để chứng minh họ vô tội.
Một thực tế như vậy thường ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật ở Pakistan và ngăn cản các tín hữu Kitô tìm lại được con.
Source:Asia News
3. Thánh giá giới trẻ và ảnh Đức Mẹ được rước tới 21 giáo phận tại Bồ Đào Nha
Từ tháng Mười Một tới đây, hai biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới trẻ, là thánh giá và ảnh Đức Mẹ Phần Rỗi của dân Roma sẽ lần lượt được rước tới 21 giáo phận tại Bồ Đào Nha, cho đến tháng Bảy năm 2023, để chuẩn bị cho Đại hội Giới trẻ Công Giáo thế giới, tại thủ đô Lisbon.
Theo Ban tổ chức Ngày Quốc tế ở Bồ Đào Nha, thánh giá và ảnh Đức Mẹ sẽ lưu lại một tháng tại mỗi giáo phận, bắt đầu từ giáo phận Algarve vào tháng Mười Một năm nay và sẽ kết thúc tại Tổng giáo phận thủ đô Lisbon, vào tháng Bảy năm 2023.
Ban tổ chức cũng cho biết hai biểu tượng này sẽ được rước tới nước Angola bên Phi Châu, từ mùng 8 tháng 7 đến 15 tháng 8 tới đây, tại Tây Ban Nha trong tháng Chín và tháng Mười. Sau đó tại Ba Lan vào những ngày sắp được thông báo.
Năm tới đây, 2022, thánh giá và ảnh Đức Mẹ sẽ hiện diện trong cuộc hành hương của giới trẻ Âu châu, ở Đền thánh Santiago de Compostela, Tây Ban Nha, từ ngày 4 đến 7 tháng 8, trong khuôn khổ Năm thánh Giacôbê tông đồ.
Lễ nghi trao hai biểu tượng của Ngày Quốc tế Giới trẻ đã diễn ra vào ngày 22/11 năm ngoái (2020), giữa phái đoàn trẻ Panama, nơi cử hành Ngày Quốc tế Giới trẻ hồi tháng Giêng năm 2019 và đoàn trẻ Bồ Đào Nha, vào cuối thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, tại Đền thờ thánh Phêrô giữa kỳ đại dịch.
Thánh giá Ngày Quốc tế Giới trẻ cao 3 mét 80, thanh ngang dài 1 mét 75 và dầy 25 centimét, nặng 31 kýlô. Còn ảnh Đức Mẹ cao 118 centimet, ngang 79 centimet, dầy 5 centimet và nặng 15 kýlô.
Source:Ecclesia
Viên tài xế lâu năm và trung thành của Đức Phanxicô. Sáng kiến Đêm Lộ Đức mang các tín hữu trở lại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 06/07/2021
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đã giới thiệu hình thức mới để cử hành Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới
Sáng hôm 2/7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giới thiệu hình thức mới để cử hành Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới, sẽ tiến hành tại Roma, từ ngày 22 đến 26 tháng Sáu năm tới, 2022, về đề tài: “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”.
Qua một sứ điệp video, Đức Thánh Cha cho biết: “Trong những đại hội trước đây, phần lớn các gia đình ở tại gia và cuộc gặp gỡ được coi như một thực tại ở xa, cùng lắm là được theo dõi qua truyền hình, và phần lớn các gia đình không biết đến. Lần này có một hình thức chưa từng có: đây sẽ là một cơ may của Chúa Quan Phòng để thực hiện một biến cố hoàn vũ, có khả năng lôi kéo sự can dự của tất cả các gia đình muốn cảm thấy mình là thành phần của Giáo hội”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Cuộc gặp gỡ, hay đại hội, sẽ có một hình thức đa trung tâm và phổ biến, giúp các cộng đoàn giáo phận trên toàn thế giới can dự vào. Roma sẽ là trụ sở chính, với một số đại biểu về mục vụ gia đình: họ tham dự lễ hội gia đình, hội nghị mục vụ về gia đình, cũng như thánh lễ sẽ được truyền đi trên toàn thế giới.”
“Trong cùng những ngày đó, mỗi giáo phận có thể là trung tâm của một cuộc gặp gỡ địa phương, với các gia đình và cộng đoàn của mình. Theo thể thức này, tất cả đều có thể tham dự, kể cả những người không thể đến Roma”.
Vì thế, - Đức Thánh Cha nói - tại những nơi nào có thể, tôi mời gọi các cộng đoàn giáo phận hãy đề ra các sáng kiến, đi từ chủ đề cuộc gặp gỡ, cùng các biểu tượng mà giáo phận Roma đang chuẩn bị. Tôi xin anh chị em hãy linh hoạt, tích cực, có tinh thần sáng tạo, để cùng với các gia đình tổ chức, đồng nhịp với những gì sẽ diễn ra ở Roma. Đây sẽ là một cơ hội quí giá để hăng say dấn thân trong việc mục vụ gia đình: các đôi vợ chồng, các gia đình và cùng với các mục tử. Vì thế, hỡi các mục tử và gia đình quí mến, hãy can đảm lên, giúp đỡ lẫn nhau để tổ chức các cuộc gặp gỡ trong giáo phận và trong các giáo xứ tại tất cả các đại lục. Chúc anh chị em tiến bước tốt đẹp trong hành trình tiến về đại hội các gia đình thế giới! Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn anh chị em!”
2. Đức Giáo Hoàng ca ngợi người tài xế của mình: một người đưa Giáo hội tiến lên
Theo Antoine Mekary của tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày 30 tháng 6 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiệt liệt cảm ơn người tài xế của ngài, là ông Renzo Cestiè, người sắp nghỉ hưu.
Đức Giáo Hoàng giải thích:
“Ông ấy bắt đầu làm việc tại Vatican năm 14 tuổi và đi làm bằng xe đạp; ngày nay, ông là người tài xế của Đức Giáo Hoàng”.
Cộng đoàn đã vỗ một tràng pháo tay hoan hô người giáo dân 67 tuổi này.
Năm 2016, Renzo Cestiè được nhật báo Anh The Guardian phỏng vấn. Ông bộc bạch sự ngưỡng mộ của mình đối với “ông xếp” của mình, chia sẻ cảm giác ra sao khi bắt gặp ánh mắt của Đức Phanxicô.
Cestiè liếc qua gương chiếu hậu và thấy ánh mắt của vị hành khách nổi tiếng của mình. “Tôi luôn luôn nhìn đi chỗ khác,” ông nói. Khi Đức Phanxicô bắt gặp ánh mắt của ông, “lúc ấy, dường như ngài nhìn thấu bên trong bạn và ngài biết bạn là ai”.
Thừa nhận rằng công việc của mình có thể nguy hiểm, người tài xế của Đức Giáo Hoàng nói rằng ông không cảm thấy sợ hãi chút nào: “Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ cùng lên thiên đàng”, ông nói với nhật báo Anh.
Ông ca ngợi cảm thức tình người của Đức Giáo Hoàng.
Đối với Đức Giáo Hoàng, “tất cả chúng tôi đều giống nhau, chúng tôi đều là những người cộng tác với ngài”.
Trong buổi tiếp kiến chung, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ca ngợi lòng trung thành của người tài xế của mình.
“Ở đây, ở Vatican, có rất nhiều người làm việc: linh mục, Hồng Y, nữ tu, giáo dân, rất nhiều; và hôm nay tôi xin tạm dừng để cảm ơn một giáo dân, người sẽ nghỉ hưu hôm nay, đó là ông Renzo Cestiè.
“Ông ấy bắt đầu làm việc ở đây khi mới 14 tuổi, ông đi làm bằng xe đạp. Hôm nay ông là người tài xế của Đức Giáo Hoàng: ông đã làm được tất cả những điều này.
“Chúng ta hãy hoan hô Renzo và lòng trung thành của ông ấy! Ông là một trong những người đưa Giáo hội tiến lên bằng công việc của mình, bằng lòng nhân từ và bằng lời cầu nguyện của mình. Tôi cảm ơn ông ấy rất nhiều và cũng nhân cơ hội này xin cảm ơn mọi giáo dân làm đang việc với chúng tôi tại Vatican”.
3. Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức tổ chức các chương trình ‘Đêm Lộ Đức’ để thu hút những người hành hương đến đền thờ Pháp này sau khi phải đóng cửa dài hạ vì đại dịch.
Thánh địa Đức Mẹ Lộ Đức đã khởi động một loạt các sự kiện vào các buổi tối mùa hè để thu hút những người hành hương trở lại đền thờ khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng.
Sáng kiến “Đêm Lộ Đức” sẽ được tổ chức tại ngôi đền thờ ở miền tây nam nước Pháp này trong suốt tháng 7 và tháng 8.
Đêm Lộ Đức sẽ bao gồm một buổi biểu diễn lại các bài hát trong vở nhạc kịch nổi tiếng “Bernadette de Lourdes” vào các ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy, cũng như lễ rước nến hàng ngày và Thánh lễ ban đêm.
Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám đốc đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, cho biết ngài dự kiến khoảng 60% các cuộc hành hương thông thường sẽ diễn ra trong những tháng tới.
Ngài giải thích rằng du khách sẽ chủ yếu là người Pháp, một số cũng đến từ Tây Ban Nha gần đó.
Ngài nhận định rằng: “Các hãng hàng không sẽ mở cửa trở lại với một số thủ đô Âu Châu, nhưng nó có thể sẽ mất nhiều thời gian cho các tín hữu ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương để đến đây.”
Pháp đã bắt đầu giai đoạn thứ ba của việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 vào tháng trước. Quốc gia có dân số 67 triệu người, đã ghi nhận 5.8 triệu trường hợp nhiễm coronavirus và 111,273 trường hợp tử vong vì Covid tính đến ngày 2 tháng 7.
Các cố vấn khoa học của chính phủ Pháp tin rằng sẽ có đợt vi rút thứ tư vào mùa thu do biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Khoảng 85% các cuộc hành hương đã bị hủy bỏ vào năm ngoái, gây áp lực tài chính lên ngôi đền.
Giám đốc của ngôi đền nói rằng Lộ Đức, có thể chứa tới 30,000 người trong điều kiện bình thường, đã thất thu 4.7 triệu đô la vào năm 2020. Ngài dự đoán rằng với tình hình hiện nay con số thất thu sẽ tăng lên 5.9 triệu đô la vào năm 2021.
Source:Catholic News Agency
4. Tập Cận Bình đánh dấu một trăm năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách cam kết sẽ bẻ gãy đầu bất kỳ ai cố gắng bắt nạt Trung Quốc
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 1 tháng 7, “Đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi tắt là CPC.
Sử dụng một ngôn ngữ táo bạo và ngạo mạn, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng đất nước của ông sẽ “bẻ gãy đầu” bất cứ ai cố gắng bắt nạt nó, bao gồm cả các nhà hoạt động ủng hộ độc lập của Đài Loan. Tập Cận Bình đưa ra lập trường trên trước đám đông 70,000 người đang tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi xảy ra vụ thảm sát năm 1989.
Thủ đô Bắc Kinh đã được đặt trong tình trạng an ninh chặt chẽ trong dịp kỷ niệm này..
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập đã ca ngợi đảng cầm quyền về những tiến bộ mà đất nước này đã giành được trong những thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Theo quan điểm của ông, CPC là một cùng với người dân và quốc gia. Tuyên bố này nhằm làm suy yếu lập trường của Hoa Kỳ rằng các chính sách chống Bắc Kinh của Mỹ không phải là chống lại người dân, mà chỉ chống lại sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Người tiền nhiệm của ông Tập, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, là người từng là thủ tướng dưới thời Hồ Cẩm Đào đã có mặt tại buổi lễ. Các thành viên của phe Thượng Hải đã không tham dự.
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ đã không tham dự buổi lễ. Cả hai đều đã ở độ tuổi 90, nên sự vắng mặt của họ có thể là do sức khỏe kém. Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, cả hai người đều không ưa ông Tập.
Một trăm năm là một khoảng thời gian dài với nhiều chính sách sai lầm tai hại của CPC. Tuy nhiên, bọn cầm quyền Trung Quốc muốn tô đậm những thành tích mà thôi. Họ tuyên bố đã xóa bỏ được tình trạng nghèo đói tuyệt đối ở nước này vào tháng Giêng năm nay.
Tuy nhiên, các nhà phê bình chỉ ra rằng ngưỡng đo nghèo đói của Bắc Kinh là quá thấp. Dữ liệu do South China Morning Post đưa ra cho thấy 13% dân số Trung Quốc vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
Khi đưa ra những lời đe dọa chống lại các nước thù địch, đặc biệt là Hoa Kỳ, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không còn có thể bị đối xử như trong thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc nói rằng đất nước của ông không muốn lấn át các quốc gia khác, nhưng tìm cách phát triển hợp tác quốc tế thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường Tơ lụa mới, một phương tiện để Trung Quốc đóng vai trò hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
Đại đế Tập cũng không quên nhắc lại rằng “đổi mới đất nước” cũng liên quan đến việc thống nhất với Đài Loan. Ông Tập cho biết mục tiêu là đạt được kết quả một cách hòa bình; tuy nhiên, ông nói rõ rằng bất kỳ “âm mưu” nào nhằm mang lại tư cách một quốc gia độc lập cho hòn đảo này sẽ bị kiên quyết chống lại.
Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan đã phản ứng ngay lập tức trước những lời nói của ông Tập. Trong khi thừa nhận “sự phát triển kinh tế nhất định” dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội đồng lưu ý rằng đảng cầm quyền trong quá khứ đã tạo ra biết bao những đau thương cho người dân Hoa Lục và đến nay vẫn là một chế độ độc tài chà đạp lên quyền tự do của người dân Trung Quốc và gây ra mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Hoa Kỳ dường như đã im lặng trước những lời cảnh báo của ông Tập. Hôm qua, Washington tuyên bố khởi động lại các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại với Đài Loan, đã bị trì hoãn trong thời gian chuyển tiếp từ chính quyền Trump sang chính quyền mới.
Đối với Hương Cảng, ông Tập tiếp tục giữ một vòng vây chặt chẽ đối với thuộc địa cũ của Anh.
Theo Đại đế Trung Quốc, công thức “một quốc gia, hai hệ thống” – là nền tảng của quyền tự trị hạn chế của lãnh thổ - cũng phải bảo đảm an ninh quốc gia. Điều này, trước hết, có nghĩa là không có chỗ cho các cuộc biểu tình chống chính phủ của các nhóm ủng hộ dân chủ.
Tại Hương Cảng, ngày một tháng Bẩy là ngày tưởng niệm việc trao trả chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997. Để đánh dấu dịp này, chính quyền đã cấm tổ chức cuộc tuần hành truyền thống hàng năm vì Dân chủ.
Để bảo đảm rằng lệnh cấm được tôn trọng, hàng nghìn đặc vụ cảnh sát đã được triển khai. Cho đến nay, ba người đã bị bắt vì không tôn trọng các hạn chế.
Source:Asia News
Cập nhật tình trạng Đức Thánh Cha sáng 7/7. Đức Bênêđíctô nhiệt thành cầu nguyện cho Đức Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:34 06/07/2021
1. Đức Bênêđíctô 16 cầu nguyện 'nhiệt thành' cho sự bình phục của Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc phẫu thuật
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi ngài trải qua cuộc phẫu thuật đường ruột vào hôm Chúa Nhật.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô, nói với truyền thông Ý rằng vị giáo hoàng đã nghỉ hưu “đang trìu mến hướng những suy nghĩ của mình đến Đức Thánh Cha Phanxicô và nhiệt thành cầu nguyện cho ngài”, phần tiếng Đức của Vatican News đưa tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục tại Bệnh viện Gemelli ở Rôma trong tuần này sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật vào tối Chúa Nhật để khắc phục tình trạng hẹp ruột kết gây ra bởi tình trạng viêm đại tràng.
Ca phẫu thuật được tiến hành dưới gây mê toàn thân, kéo dài khoảng ba giờ và bao gồm phẫu thuật cắt bỏ một bên đại tràng.
“Đức Thánh Cha Phanxicô đang trong tình trạng chung tốt, tỉnh táo và thở một cách tự nhiên”, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni nói với các nhà báo vào ngày 5 tháng 7.
Vào ngày 6 tháng 7, Matteo Bruni nói rằng vị giáo hoàng 84 tuổi đã “ngủ ngon trong đêm” và đã ăn sáng, đọc một số tờ báo và thức dậy để đi bộ vào buổi sáng.
Tuần trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảm ơn Đức Bênêđíctô XVI, 94 tuổi vì đã liên tục cầu nguyện cho Giáo hội khi ngài nghỉ hưu, và gọi vị giáo hoàng danh dự là “nhà chiêm niệm của Vatican”.
Đức Giáo Hoàng đưa ra lập trường trên trong Lễ trọng kính Hai Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Đồ, kỷ niệm 70 năm ngày Đức Bênêđíctô XVI được tấn phong linh mục.
“Xin gởi đến Đức Bênêđíctô, người cha và người bạn thân yêu, tình cảm của chúng tôi, lòng biết ơn của chúng tôi, và sự gần gũi của chúng tôi,” ngài nói.
Lưu ý rằng Đức Bênêđíctô XVI sống trong Tu viện Mẹ Giáo Hội trong nội thành Vatican, Đức Phanxicô nói rằng “Ngài hiện là nhà chiêm niệm của Vatican, người dành cả đời để cầu nguyện cho Giáo hội và cho giáo phận Rôma, nơi ngài là giám mục hiệu tòa”.
“Cảm ơn vì chứng tá cao đẹp của ngài. Cảm ơn ánh mắt của ngài, không ngừng hướng về chân trời của Chúa. Cảm ơn ngài”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục trong cùng một phòng bệnh viện nơi Thánh Gioan Phaolô II được điều trị
Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật ruột kết trong tuần này trong cùng một phòng bệnh nơi Đức Gioan Phaolô II đã được điều trị trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Vatican cho biết ngày 6 tháng 7, hai ngày sau cuộc phẫu thuật, rằng Đức Giáo Hoàng đã “ngủ ngon trong đêm” và các cuộc kiểm tra tái khám định kỳ của ngài cho kết quả tốt.
“Sáng nay ngài đã ăn sáng, đọc một số tờ báo, và đứng dậy để đi bộ,” Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết.
Trong phần còn lại của tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ ở lại Bệnh viện Đại học Gemelli, nằm trên đỉnh Monte Mario, là ngọn đồi cao nhất ở Rôma.
Phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng nằm trên tầng 10 của một phòng khám đa khoa rộng lớn trong một khu vực dành riêng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế của Đức Giáo Hoàng. Phòng bệnh của Đức Giáo Hoàng có thể được nhận biết từ đường phố bởi năm cửa sổ lớn được che bởi rèm trắng.
Đây cũng chính là căn phòng mà Đức Gioan-Phaolô II đã ở trong nhiều lần điều trị tại bệnh viện, bao gồm phẫu thuật ruột kết vào năm 1992 và nhập viện sau khi bị bắn trong một vụ ám sát năm 1981.
Thánh Gioan Phaolô II đã phải nhập viện nhiều lần trong suốt hơn 25 năm làm giáo hoàng, đến nỗi ngài từng gọi Gemelli là “Vatican thứ ba” sau Thành phố Vatican và Castel Gandolfo, nơi ở mùa hè của Giáo hoàng.
Sự so sánh đã thúc đẩy suy đoán về việc liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có thực hiện bài huấn dụ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật của mình từ cửa sổ bệnh viện hay không, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng làm.
Kể từ ngày 6 tháng 7, buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật vẫn là sự kiện duy nhất trong lịch trình các hoạt động công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô trong những tuần sắp tới. Theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ đình chỉ các buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư của mình trong suốt tháng Bảy.
Phát ngôn viên của Vatican, Matteo Bruni, cho biết Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ dành bảy ngày để hồi phục trong bệnh viện, “trừ trường hợp có các biến chứng”.
Một đội ngũ y tế gồm 10 người đã tham gia vào phẫu thuật cho ngài hôm Chúa Nhật, trong đó một số phương tiện truyền thông Ý, bao gồm cả tờ báo Rôma Il Messdowro, đã đưa tin rằng “các biến chứng” đã phát sinh, khiến ca phẫu thuật dài hơn so với kế hoạch ban đầu. Vatican chưa xác nhận những chi tiết này.
Ở tuổi 84, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ có một cuộc phẫu thuật khác trong suốt 8 năm làm giáo hoàng. Ngài trải qua một cuộc phẫu thuật lần cuối vào năm 2019, vì bệnh đục thủy tinh thể.
Source:Catholic News Agency