Phụng Vụ - Mục Vụ
Sức sống của hạt giống
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:37 06/07/2011
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Tin mừng Chúa nhật hôm nay (Mt 13,1-23) có tên gọi là “Dụ ngôn người gieo giống”. Thiên Chúa là người gieo giống. Chúng ta là đất. Hạt giống là lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Tùy vào thái độ của mỗi người, chân thành đón nhận hay lười biếng khước từ, Lời Chúa sẽ sinh những hiệu quả khác nhau.
Hạt giống được gieo trên bốn loại đất, đất vệ đường, đất lẫn sỏi đá, đất có nhiều gai góc và đất tốt. Đất nào cho năng suất nấy. Làm sao bên lề đường khô cằn sỏi đá, hạt giống có thể sinh hoa kết trái được? Trong bụi gai chằng chịt cỏ rác không mọc nổi, hạt giống làm sao vươn lên để thánh cây xanh tốt được? Chúa Giêsu ví lời giảng dạy của Ngài như hạt giống trong tay người nông dân. Hạt giống gieo trên những loại đất khác nhau, số phận các hạt giống khác nhau. Lời Chúa cũng có nhiều số phận khác biệt. Có lời sinh lợi muôn vàn lời. Có lời sống èo uột bị bóp nghẹt. Có lời làm tròn sứ mạng được uỷ thác. Có lời biến mất như rơi vào cõi hư không. Khác biệt về thành quả không hệ tại bởi hạt giống tốt xấu mà bởi phẩm chất ruộng đất. Thửa ruộng mà Chúa Giêsu nói đến không phải ruộng trên mặt đất mà là cõi lòng con người. Vì thế, dụ ngôn hạt giống gieo trên các loại đất khác nhau gợi lên những ý nghĩa.
1. Tấm lòng quãng đại của người đi gieo.
Người đi gieo đã gieo hạt giống trên những mảnh đất phì nhiêu màu mỡ. Những mảnh đất sỏi đá, gai góc, lối mòn có bước chân người cũng không bị lãng quên. Người gieo hạt không bỏ rơi một mảnh đất nào vì tấm lòng quãng đại của ông, chỉ muốn cho hạt giống được gieo vãi khắp chốn. Thiên Chúa quảng đại nhìn mọi người với chính phẩm giá của họ trong niềm hy vọng của Ngài. Vì thế, mảnh đất nào cũng nhận được hạt giống đồng đều. Ai cũng có cơ may nhận được ân sủng cứu độ Tin Mừng nếu như họ thành tâm thiên chí. Lòng quảng đại không phân biệt đối xử, không ưu tiên ai mà cũng chẳng loại trừ ai, không thất vọng về hiện tại của người khác mà biết kiên tâm đợi chờ hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Không ai hoàn toàn là “lề đường”, là “sỏi đá” hay là “bụi gai”. Trong mỗi con người luôn có một mảnh đất tốt cho dù nó chỉ nhỏ bé thôi. Có thiện chí đón nhận hạt giống cũng sẽ có một mùa gặt bội thu “đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi” (Mt 13, 23). Thiên Chúa vẫn gieo Lời Ngài vào lòng chúng ta, vì Ngài chắc chắn rằng: “Lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác” (Is 55, 11).
Thánh Phêrô đã ba lần chối Chúa, nhưng trong ngài vẫn còn một mảnh đất tốt của lòng sám hối. Thánh Phaolô hăng say bách hại các kitô hữu, nhưng trong ngài vẫn còn đó một mảnh đất tốt của lòng nhiệt thành và khiêm tốn. Thánh Augustinô bị những bụi gai của tri thức, kiêu căng và dục vọng vây bủa, nhưng vẫn còn có một mảnh đất tốt hướng tìm chân lý, chỉ chờ hạt giống gieo trồng là nở rộ mùa gặt phong nhiêu… Còn nhiều lắm những mảnh đất tốt như thế trong Giáo Hội và trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tất cả những mảnh đất tốt đó, cho dù có nhỏ nhoi đi chăng nữa, nhưng một khi đã được đón nhận Lời Chân Lý thì đúng như lời Chúa nói, đã sinh lợi “hạt một trăm, hạt sáu mươi, hạt ba mươi”.
2. Hạt giống tiềm ẩn sự sống.
Hạt giống có vỏ cứng bảo vệ, khi được gieo vào lòng đất vỏ sẽ vỡ ra cho mầm đâm chồi. Chồi non lên xanh là hình ảnh của sự sống mới. Sự sống vào đời mới bằng một cuộc phiêu lưu, bằng niềm phó thác cho tương lai.
Hạt giống là ánh sáng, là Tin mừng, là thiện hảo tốt lành, là giá trị Nước Trời. Tự nó, hạt giống có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trong hạt giống có mầm sự sống, hễ cứ gặp điều kiện thuận lợi là mọc lên. Trong mầm sống có sự sống tiếp nguồn từ sự sống của Thiên Chúa. Nếu “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) là hình ảnh sức sống tiềm tàng thì “Hạt lúa mục nát đi” (x. Ga 12,24) lại là một hình ảnh khác nói lên niềm hy vọng một mùa gặt mới sau khi chịu ‘mục nát”. Hạt giống là hồng ân Thiên Chúa, phong phú bao la và vô cùng mạnh mẽ. Điều quan trọng là hãy cho hạt giống một cơ hội để mọc lên.
3. Niềm hy vọng mùa gặt phong phú
Nếu người gieo hạt đã đặt hy vọng vào từng mảnh đất bất kể mức độ tốt xấu thì bổn phận của đất là không được phụ lòng người quảng đại gieo hạt. Thiên Chúa làm được mọi sự nhưng Ngài cần con người cộng tác.Thiên Chúa vẫn luôn tin tưởng và hy vọng nơi con người.
Trong các hoạt động tông đồ, không cần phải phân tích người nào là lề đường, là sỏi đá hay bụi gai. Hạt giống cứ gieo vào đất, chúng ta hãy làm việc tốt cho người khác. Chính Thiên Chúa mới là Đấng làm cho hạt giống mọc lên và sinh hoa kết quả (x. 1 Cr 3, 5-9).
Niềm hy vọng phải là một đặc trưng của đời sống người kitô hữu. Chính niềm hy vọng đó sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống hiện tại, hướng tới một tương lai tươi sáng và một cuộc sống vĩnh cửu của người được làm con cái Thiên Chúa.
Mầu nhiệm Nước Trời còn ẩn chứa nhiều điều huyền diệu và chỉ cõi lòng nào chân thành, khiêm nhường đón nhận mới có cơ duyên thưởng thức những huyền diệu của Lời Hằng Sống. Nhận lấy hạt giống Lời Chúa trong mình, chúng ta từ từ sinh hoa trái trong Giáo Hội cho vinh quang của Thiên Chúa ( GLCG # 1724).
Người nông dân có câu: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống là cần thiết, nhưng nước, phân bón và công chăm sóc thật là quan trọng. Giống tốt, gieo xạ đúng quy trình kỹ thuật, nhưng để đất khô hạn thì lúa không lên xanh. Có giống, có nước mà không có phân bón thuốc trừ sâu, thì lúa sẽ èo uột không kết quả. Có được giống tốt, nước bảo đảm, phân thuốc đầy đủ, nhưng chẳng chăm sóc thì không thu lợi được bao nhiêu.
Người sáng, người mù hay người câm điếc cũng đều có thể nghe Lời Chúa, đón nhận hạt giống Lời Chúa gieo vào lòng, nhưng quan trọng là đem ra thực hành.
Có một mãnh đất hoang cỏ mọc um tùm. Ông Tư mua lại thửa đất ấy rồi cày xới, làm sạch cỏ, rồi ông trồng cây, trồng hoa, trồng rau. Một thời gian sau, mảnh đất trở thành một khu vườn thật đẹp. Một hôm, ông Tư đang làm việc trong vườn, cha xứ đi qua và nói: "Khu vườn thật là đẹp! Ông Tư thấy không, khi ông biết cộng tác với Thiên Chúa thì kết quả như thế đó". Ông Tư trả lời: "Vâng, cha cứ thử nghĩ lại xem, miếng đất này như thế nào khi chỉ có một mình Chúa làm việc ở đây".
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay. Chúng con thường xây nhà trên cát, vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy, nhưng lại không dám đem ra thực hành. Chính vì thế Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa, đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình, để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng trưởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con được xây trên nền tảng vững chắc, đó là Lời Chúa, Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con. (Mana)
Thiên Chúa của tôi
Nguyễn Hiển Linh
06:39 06/07/2011
Có cậu bé, cứ mỗi buổi chiều chạy ra đầu làng đá banh cùng chúng bạn, vẫn đều đặn ghé chân qua trước cửa ngôi giáo đường, cất tiếng gọi với vào bên trong : « Giêsu ơi, John đến đây ! ».
Cứ như thế, suốt một thời trai trẻ, không bao giờ cậu quên.
Và rồi, ngày qua tháng tới, cậu bé năm xưa lúc này đã là một ông lão già nua. Ông không còn đủ sức để chạy đến trước ngôi giáo đường gọi Giêsu như thủơ nhỏ nữa. Tuy nhiên, trên cái divăng cũ kỹ, mỗi chiều về, đôi môi ông vẫn mấp máy lời gọi khẽ : « Giêsu ơi, John đây ! ». Và rồi, cũng chính cái giờ khắc ấy, bước chân Giêsu đã đến với ông bằng tiếng gọi ngọt ngào : « John ơi, Giêsu đây !».
Thật đẹp vô cùng lời gọi đơn sơ, nghe như quá đỗi tầm thường. Ta chẳng tìm thấy được nơi đó vóc dáng của một nền thần học cao siêu, nổi tiếng. Nhưng nó quá đẹp bởi nó mang chở trọn vẹn một tấm lòng. Tiếng gọi ấy biểu tỏ một mối tương quan không thể tách lìa, một lời với gọi yêu thương không bao giờ nhàm chán của đứa con nhỏ với cha mình. Và cũng bởi vì thế, nó luôn nhận được lời âu yếm ngọt ngào từ Cha.
Đó chẳng phải là điều mà Thiên Chúa mong muốn khi thiết lập mối tương quan với con người sao ? Chính Đức Giêsu cũng đã từng chỉ vẽ cho các môn đệ của Ngài tiếng gọi thân thương như thế khi cầu nguyện với Cha : « Abba, Cha ơi ! ». Một lời gọi đơn sơ không cầu kỳ, của đứa con hạnh phúc khi có Chúa là Cha.
Trở lại La Paireille chiều nay cho những ngày hồi tâm, tôi cũng chẳng mang gì hơn ngoài tiếng gọi giản đơn ấy : « Abba, Cha ơi !». Sau một năm vật lộn với quá nhiều biến cố, giờ đây hơn lúc nào hết, tôi hiểu thấu rằng trái tim Thiên Chúa đã luôn cận kề bên tôi như thế nào. Người đã cùng đi với tôi qua những nỗi đau và cùng bước với tôi qua những bước thăng trầm. Người là vị Cha già luôn luôn dõi mắt nhìn đến tôi khi tôi chạy nhảy vui đùa, ca hát trên những chặng đường cuộc đời. Người nghe thấy tiếng tôi gọi bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Thế nhưng, đôi lúc Người cứ lặng thinh cứ như không nghe thấy làm tôi cứ ngỡ Người vắng mặt. Hoặc có khi Người lại ẩn mình dười những tán cây cao nào đó bên đường đời, làm cho tôi cứ mãi hoài tìm kiếm mà chẳng gặp.
Thiên Chúa của tôi cũng giản đơn bình dị như bao người cha khác trên cuộc đời này, vậy mà tôi đã từng mãi mê tìm Người trong vóc dáng của người Cha đạo mạo, cao sang. Tôi đã từng tô vẽ nơi mình hình ảnh Người như vị Vua của những đạo quân oai phong lẫm liệt, nhưng lại quên mất rằng Người cũng còn là Đức Vua của cô công chúa nhỏ giữa đời thường.
Lúc này đây, tôi vui sướng tìm gặp lại hình ảnh Thiên Chúa : người Cha già thân thương của tôi nơi chính tâm ngôi nhà tâm hồn mình. Với tất cả niềm hạnh phúc lớn lao, tôi ước muốn cất lên tiếng gọi Người trìu mến « Cha ơi ».
Như đứa con nhỏ, tôi xin đặt đôi bàn tay bé xíu nơi Cha, để cho Cha dẫn dắt. Tôi sẽ lại vẫn vô tư ca hát trên con đường cuộc đời, sẽ lại chạy nhảy chơi đùa vì biết rằng Cha luôn bên tôi. Rằng mắt Cha vẫn dõi theo tôi, dù đôi khi tôi có chạy xa Người vạn dặm, và lắm lúc có phải hét to tìm kiếm « Cha ơi, Cha đâu rồi ? » khi ngoảnh nhìn đầu lại không thấy Cha bên mình.
Tôi sẽ lại vẫn ngủ yên trong chiếc nôi của Cha, dù biết rằng sẽ còn nữa những lần phải khóc thét lên khi giật mình thức giấc trong đêm tối. Có thể Cha muốn để cho tôi học biết một mình đối diện với đêm đen, để tôi nên cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng sau đó, thể nào rồi Người cũng đến đưa tay cho tôi nắm lấy, và lại vỗ về trấn an đưa tôi vào giấc ngủ say. Bởi tôi biết rằng, Cha sẽ chẳng bao giờ để cho đứa con nhỏ khóc quá lâu đến khàn mất cả giọng đâu.
Hạnh phúc tìm lại được Thiên Chúa của chính mình, như người buôn tìm được viên ngọc quý trong cánh ruộng, tôi ước muốn được bán đi tất cả những đau buồn nhọc mệt một năm qua, để mong mua lấy kho tàng lớn lao là tình yêu Thiên Chúa. Những gì tôi đã bước đi hôm qua trong nước mắt, hôm nay trở thành quà tặng của một niềm vui bất tận. Những gì tôi đã phải chịu mất đi hôm qua, hôm nay lại được Thiên Chúa đong đầy cho một đời sống tâm linh dồi dào hơn, trưởng thành hơn.
Từ đây, tôi sẽ không ngừng cất lên tiếng gọi « Abba, Cha ơi » trong câu kinh từng ngày của dời sống tôi.
Retrait à la Paireille le 7/2011
Cứ như thế, suốt một thời trai trẻ, không bao giờ cậu quên.
Và rồi, ngày qua tháng tới, cậu bé năm xưa lúc này đã là một ông lão già nua. Ông không còn đủ sức để chạy đến trước ngôi giáo đường gọi Giêsu như thủơ nhỏ nữa. Tuy nhiên, trên cái divăng cũ kỹ, mỗi chiều về, đôi môi ông vẫn mấp máy lời gọi khẽ : « Giêsu ơi, John đây ! ». Và rồi, cũng chính cái giờ khắc ấy, bước chân Giêsu đã đến với ông bằng tiếng gọi ngọt ngào : « John ơi, Giêsu đây !».
Thật đẹp vô cùng lời gọi đơn sơ, nghe như quá đỗi tầm thường. Ta chẳng tìm thấy được nơi đó vóc dáng của một nền thần học cao siêu, nổi tiếng. Nhưng nó quá đẹp bởi nó mang chở trọn vẹn một tấm lòng. Tiếng gọi ấy biểu tỏ một mối tương quan không thể tách lìa, một lời với gọi yêu thương không bao giờ nhàm chán của đứa con nhỏ với cha mình. Và cũng bởi vì thế, nó luôn nhận được lời âu yếm ngọt ngào từ Cha.
Đó chẳng phải là điều mà Thiên Chúa mong muốn khi thiết lập mối tương quan với con người sao ? Chính Đức Giêsu cũng đã từng chỉ vẽ cho các môn đệ của Ngài tiếng gọi thân thương như thế khi cầu nguyện với Cha : « Abba, Cha ơi ! ». Một lời gọi đơn sơ không cầu kỳ, của đứa con hạnh phúc khi có Chúa là Cha.
Trở lại La Paireille chiều nay cho những ngày hồi tâm, tôi cũng chẳng mang gì hơn ngoài tiếng gọi giản đơn ấy : « Abba, Cha ơi !». Sau một năm vật lộn với quá nhiều biến cố, giờ đây hơn lúc nào hết, tôi hiểu thấu rằng trái tim Thiên Chúa đã luôn cận kề bên tôi như thế nào. Người đã cùng đi với tôi qua những nỗi đau và cùng bước với tôi qua những bước thăng trầm. Người là vị Cha già luôn luôn dõi mắt nhìn đến tôi khi tôi chạy nhảy vui đùa, ca hát trên những chặng đường cuộc đời. Người nghe thấy tiếng tôi gọi bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Thế nhưng, đôi lúc Người cứ lặng thinh cứ như không nghe thấy làm tôi cứ ngỡ Người vắng mặt. Hoặc có khi Người lại ẩn mình dười những tán cây cao nào đó bên đường đời, làm cho tôi cứ mãi hoài tìm kiếm mà chẳng gặp.
Thiên Chúa của tôi cũng giản đơn bình dị như bao người cha khác trên cuộc đời này, vậy mà tôi đã từng mãi mê tìm Người trong vóc dáng của người Cha đạo mạo, cao sang. Tôi đã từng tô vẽ nơi mình hình ảnh Người như vị Vua của những đạo quân oai phong lẫm liệt, nhưng lại quên mất rằng Người cũng còn là Đức Vua của cô công chúa nhỏ giữa đời thường.
Lúc này đây, tôi vui sướng tìm gặp lại hình ảnh Thiên Chúa : người Cha già thân thương của tôi nơi chính tâm ngôi nhà tâm hồn mình. Với tất cả niềm hạnh phúc lớn lao, tôi ước muốn cất lên tiếng gọi Người trìu mến « Cha ơi ».
Như đứa con nhỏ, tôi xin đặt đôi bàn tay bé xíu nơi Cha, để cho Cha dẫn dắt. Tôi sẽ lại vẫn vô tư ca hát trên con đường cuộc đời, sẽ lại chạy nhảy chơi đùa vì biết rằng Cha luôn bên tôi. Rằng mắt Cha vẫn dõi theo tôi, dù đôi khi tôi có chạy xa Người vạn dặm, và lắm lúc có phải hét to tìm kiếm « Cha ơi, Cha đâu rồi ? » khi ngoảnh nhìn đầu lại không thấy Cha bên mình.
Tôi sẽ lại vẫn ngủ yên trong chiếc nôi của Cha, dù biết rằng sẽ còn nữa những lần phải khóc thét lên khi giật mình thức giấc trong đêm tối. Có thể Cha muốn để cho tôi học biết một mình đối diện với đêm đen, để tôi nên cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn. Nhưng sau đó, thể nào rồi Người cũng đến đưa tay cho tôi nắm lấy, và lại vỗ về trấn an đưa tôi vào giấc ngủ say. Bởi tôi biết rằng, Cha sẽ chẳng bao giờ để cho đứa con nhỏ khóc quá lâu đến khàn mất cả giọng đâu.
Hạnh phúc tìm lại được Thiên Chúa của chính mình, như người buôn tìm được viên ngọc quý trong cánh ruộng, tôi ước muốn được bán đi tất cả những đau buồn nhọc mệt một năm qua, để mong mua lấy kho tàng lớn lao là tình yêu Thiên Chúa. Những gì tôi đã bước đi hôm qua trong nước mắt, hôm nay trở thành quà tặng của một niềm vui bất tận. Những gì tôi đã phải chịu mất đi hôm qua, hôm nay lại được Thiên Chúa đong đầy cho một đời sống tâm linh dồi dào hơn, trưởng thành hơn.
Từ đây, tôi sẽ không ngừng cất lên tiếng gọi « Abba, Cha ơi » trong câu kinh từng ngày của dời sống tôi.
Retrait à la Paireille le 7/2011
Hạt giống
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
06:40 06/07/2011
Ai có tai thì hãy nghe (Mt 13,9).
Chúa Giêsu giảng dụ ngôn người gieo giống ý nghĩa thật cụ thể và tuyệt vời. Dụ ngôn này có thể áp dụng cho mọi nơi và mọi thời. Ai cũng có thể nhận biết và học hiểu. Lời Chúa được tung vãi một cách quảng đại và dồi dào. Lời Chúa được rao truyền đi mãi ngày này qua ngày khác. Những hạt giống lời Chúa được gieo vào mọi cõi lòng. Mong chờ cơ hội hạt giống nẩy mầm, đâm chồi, phát triển và sinh hoa kết qủa. Giáo Hội đang cần nhiều thợ và bằng nhiều hình thức đã và đang tung gieo hạt giống khắp nơi. Lời Chúa luôn là hạt giống tốt mong chờ môi trường tốt để phát triển. Môi trường của xã hội hôm nay đã bị ô nhiễm bởi những nền văn hóa đang bị thoái hóa, nên có nhiều người đã không nhận biết. Các môn đệ và những người theo Chúa thì lại được mở cõi lòng: Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết (Mt 13,11).
Những hạt giống gieo trên đất sỏi, nơi bụi gai và bên vệ đường không có cơ hội nẩy mầm phát triển nên bị chết ngạt. Câu truyện đời sống xã hội hôm nay là dấu chỉ của hạt giống bị khô chồi. Sau bức màn quyền lực đã diễn ra một sự xung đột luân lý đạo đức. Trong những tuần qua, tại Tiểu Bang Nữu Ước, đã có vài đại gia tỉ phú bỏ tiền vận động cho Dự Luật Hôn Nhân đồng tính. Tiểu Bang Nữu Ước trở thành tiểu bang thứ sáu, ngành Lập Pháp đã phê chuẩn hợp pháp hóa Hôn Nhân đồng tình luyến ái (gay marriage). Sau gần 42 năm, ngày 28 tháng 6 năm 1969, sau cuộc nổi dậy, Phong Trào Đồng Tính đã khơi mào đòi quyền lợi cho những người đồng tính tại Stonewall Inn, the Greenwwich Village, thành phố Nữu Ước. Greenwwich Village trở thành cái nôi khai sinh phong trào đòi quyền bình đẳng cho những người đồng tính. Trước nửa đêm ngày 24 tháng 6, 2011, ông Thống Đốc tiểu bang Nữu Ước, Andrew Cuomo, thuộc Đảng Dân Chủ và là người công giáo, đã ký thành luật hợp pháp hôn nhân giữa hai người cùng phái.
Nữu Ước chỉ là tiểu bang thứ ba sau Vermont và New Hampshire, hợp pháp hóa Luật Hôn Nhân đồng tính qua họat động của ngành Lập Pháp và không bị áp đặt làm như thế bởi tòa án. Các Thượng Nghị Sĩ tiểu bang đã bỏ phiếu thuận 33-29 để chuẩn nhận hôn nhân đồng tính bình đẳng hợp luật (same-sex marriage law). Ông thống đốc Andrew Cuomo khi ký đạo luật này đã phát biểu: Chúng ta đã đạt tới mức độ mới của sự công bằng xã hội. Chúng ta biết đã có 5 tiểu bang ở Hoa Kỳ cho phép Hôn Nhân đồng tính là Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New Hampshire and the District of Columbia. Những tiểu bang Delaware, Hawaii, Illinois and New Jersey chấp nhận Luật kết hợp dân sự (civil unions). Tiểu bang Massachusetts đi đầu trong vấn đề hôn nhân đồng tính vào năm 2004. Hôn nhân đồng tính bị cấm tại 39 tiểu bang khác ở Hoa kỳ.
Quan niệm sống của con người thời nay đã đổi thay. Xã hội đi tìm giải quyết những nhu cầu của cuộc sống con người theo nhãn quan của tự do bình đẳng và nhân bản chủ nghĩa. Nhiều người không còn nhận ra ý nghĩa đích thực và mục đích của đời sống. Hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để truyền đạt chân lý: Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết (Mt 13,13). Chúng ta không thể tưởng tượng sự vui mừng, hãnh diện, thỏa mãn của những người đồng tính và những người ủng hộ sự tự do luyến ái này. Chúa Nhật vừa qua ngày 26 tháng 6, 2011 đã có khoảng trên 500,000 người diễn hành chào mừng Luật Mới trên đường phố. Một làn sóng những cặp đồng phái đang lên chương trình chuẩn bị đám cưới, họ đã trao nhau nhẫn hứa hôn và mở rượu ăn mừng. Sự chi tiêu này sẽ góp phần cho tài chánh tiểu bang khoảng 284 triệu đô la.
Các đôi cặp đang mong chờ tới ngày 25 tháng 7, 2011 là chính thức hợp pháp Hôn Nhân tại tòa án. Theo bá cáo của hãng Reuters trên mạng lưới Nữu Ước phỏng chừng 21,000 cặp đồng nam, đồng nữ (gay and lesbian couples) sẽ lập hôn nhân trong 3 năm đầu và 42,000 cặp đồng nam, đồng nữ từ các nơi khác sẽ về Tiểu Bang Nữu Ước để đăng ký kết hôn. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến những cặp vợ chồng đồng phái, hai người đàn ông hay hai người đàn bà lấy nhau, cầm tay nhau, hôn nhau và ôm nhau công khai tại đường phố Nữu Ước. Một người đàn ông đóng vai là chồng và một ông là vợ và một bà đóng vai là chồng và bà kia là vợ một cách chính thức. Họ hãnh diện nói rằng cả hai cùng phái dễ hiểu nhau hơn. Ôi thật là hết cách nói. Thiện tai! Thiện tai!
Những miễn trừ được áp dụng trong việc sửa đổi của Đạo Luật Hôn Nhân đồng tính là luật bảo vệ bất cứ nhân viên làm việc, điều hành trực tiếp, giám thị hay liên kết với tổ chức tôn giáo, hội từ thiện hay tổ chức vô vị lợi. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ các giáo sĩ khi từ chối cử hành nghi lễ cho các cặp hôn nhân đồng tính. Đạo Luật mới này tôn trọng quyền của các giáo sĩ, các giáo hội và các tổ chức tôn giáo tự quyết định những nố Hôn Nhân mà họ sẽ cử hành hoặc sẽ không cử hành được bảo vệ qua những nguyên tắc của sự tự do tôn giáo trong quốc gia của chúng ta.
Sau nhiều sự cố gắng thuyết phục, vận động hành lang và các phương tiện cần có để ngăn cản dự luật Hôn Nhân đồng tính nhưng đã không đạt kết qủa. Các mạng lưới truyền thông Công Giáo đã khẩn thiết kêu gọi cầu nguyện và hợp tác với các đại diện chính quyền để bảo vệ quyền Hôn Nhân chính thức giữa một nam và một nữ. Nơi Nhà Lập Pháp tiểu bang đa số đã thắng tiểu số trong lý thuyết về tự do và bình đẳng. Các hạt giống rơi vào đá sỏi, bụi gai và vệ đường nhiều hơn con số hạt giống rơi vào đất tốt. Các Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước đã bầy tỏ sự thất vọng và lòng trắc ẩn sâu xa bởi Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính. Hội Nghị Công Giáo Tiểu Bang đã công bố cách xác tín rằng: Chúng ta luôn luôn đối xử với các anh chị em đồng tính trong sự tôn trọng, nhân phẩm và yêu thương. Nhưng chúng tôi khẳng định một cách mạnh mẽ rằng Hôn Nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội luôn hướng dẫn con cái mình đi trong đường lối sự thật. Sự thật được chính Chúa Giêsu mặc khải cho các tông đồ và những kẻ bé mọn đơn sơ: Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe (Mt.13,16).
Tổng Giám Mục Timothy Dolan và các Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước đã tuyên bố: Chúng tôi mạnh mẽ khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ sống đời với nhau, liên kết trong tình yêu và đón nhận con cái, để mang lợi ích, sự tốt lành cho con cái và hạnh phúc vợ chồng. Định nghĩa này sẽ không thể thay đổi, mặc dầu chúng tôi nhận thấy rằng niềm tin của chúng ta về bản chất hôn nhân tự nhiên sẽ tiếp tục bị cười nhạo. Hơn nữa, giờ đây còn có một số nhà cầm quyền đang cố gắng hạ lệnh phê chuẩn chống lại các tổ chức tôn giáo và Giáo Hội rao giảng những chân lý vượt thời gian này.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng tính dựa vào nguyên cớ nói rằng đây là vân đề “quyền công dân”. Chúng ta nhận biết rằng định nghĩa lại (redefine) ý nghĩa của hôn nhân không liên quan gì đến quyền công dân. Giáo hội Công Giáo rất hãnh diện trong các phong trào bảo vệ quyền công dân người Mỹ-Phi Châu trong lịch sử. Tuy nhiên tình trạng quyền hạn thời nay không thể đồng hóa. Sự tranh luận vấn đề hôm nay chỉ tập trung và dựa vào một nhóm nhỏ, nói rằng quyền công dân của họ luôn luôn phải tôn trọng và bảo vệ bởi mọi người, nhưng lấy cớ bảo vệ quyền công dân để đinh nghĩa lại vấn đề hôn nhân cho cả xã hội khi chỉ dựa trên quyền ưu tiên riêng tư và cá nhân, điều này không thích đáng.
Các Giám Mục của tiểu bang Nữu Ước đã phát biểu rằng nền tảng giáo huấn của niềm tin nơi chúng ta không thay đổi. Định nghĩa của Hôn Nhân nằm trong chương trình của Thiên Chúa dành cho loài người. Chúng ta cũng biết rằng trong những năm gần đây, đã có rất nhiều người nam nữ sống chung, sống tạm không có hôn nhân, bất trung ly dị và con số trẻ em sơ sinh ngoài hôn nhân ngày càng cao. Có những sự nghiện ngập làm soi mòn đời sống gia đình và hôn nhân. Con số Hôn Nhân Công Giáo đã giảm sút đáng kể trong bốn thập niên vừa qua tới gần 60 phần trăm.Giờ đây, chính quyền lại thay đổi điều luật mà Thiên Chúa đã sắp đặt quan phòng và vì lợi ích chung của hôn nhân gia đình. Thật buồn và thật đáng lo trong hoàn cảnh lịch sử này.
Trong khi nền văn hóa hiện tại xem ra mất dần sự hiểu biết căn bản về Hôn Nhân, chúng ta, những người công giáo vẫn xác tín về hôn nhân. Chúng ta phải trở nên gương mẫu cho đời sống hôn nhân thật tốt lành, đạo đức và thánh thiêng. Mục đích chính của Hôn Nhân Công Giáo là vợ chồng yêu thương nhau trọn đời và sinh sản con cái, giáo dục chúng theo luật Chúa và luật Hội Thánh. Chúng ta hãy dùng cơ hội này, khi đời sống hôn nhân đang bị công kích từ bên ngoài, thì hãy canh tân đời sống từ bên trong, trong Giáo Hội, trong cộng đoàn và trong gia đình của chúng ta. Hôn nhân là ghi dấu bởi sự trung tín, hy sinh và tình yêu hỗ tương giữa vợ chồng dẫn tới con cái: Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, (Mt 13,12). Gia đình vợ chồng yêu thương và sinh con cái là hồng phúc Thiên Chúa ban
Chúng ta không thể bỏ cuộc trong việc tranh đấu cho đời sống đạo đức luân lý. Trước hết mỗi người hãy nên gương trong vai trò và trách nhiệm của mình là cha, là mẹ và là con cái nơi gia đình. Luật Chúa truyền về Hôn Nhân chỉ một vợ một chồng là luật vĩnh cửu. Ước chi chúng ta cùng vun trồng mảnh đất tâm hồn cho hạt giống nẩy sinh: Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi" (Mt 13,23). Lạy Chúa, xin cho chúng con trở thành đèn sáng soi cho những người chung quanh và nên muối ướp mặn cuộc đời.
Chúa Giêsu giảng dụ ngôn người gieo giống ý nghĩa thật cụ thể và tuyệt vời. Dụ ngôn này có thể áp dụng cho mọi nơi và mọi thời. Ai cũng có thể nhận biết và học hiểu. Lời Chúa được tung vãi một cách quảng đại và dồi dào. Lời Chúa được rao truyền đi mãi ngày này qua ngày khác. Những hạt giống lời Chúa được gieo vào mọi cõi lòng. Mong chờ cơ hội hạt giống nẩy mầm, đâm chồi, phát triển và sinh hoa kết qủa. Giáo Hội đang cần nhiều thợ và bằng nhiều hình thức đã và đang tung gieo hạt giống khắp nơi. Lời Chúa luôn là hạt giống tốt mong chờ môi trường tốt để phát triển. Môi trường của xã hội hôm nay đã bị ô nhiễm bởi những nền văn hóa đang bị thoái hóa, nên có nhiều người đã không nhận biết. Các môn đệ và những người theo Chúa thì lại được mở cõi lòng: Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết (Mt 13,11).
Những hạt giống gieo trên đất sỏi, nơi bụi gai và bên vệ đường không có cơ hội nẩy mầm phát triển nên bị chết ngạt. Câu truyện đời sống xã hội hôm nay là dấu chỉ của hạt giống bị khô chồi. Sau bức màn quyền lực đã diễn ra một sự xung đột luân lý đạo đức. Trong những tuần qua, tại Tiểu Bang Nữu Ước, đã có vài đại gia tỉ phú bỏ tiền vận động cho Dự Luật Hôn Nhân đồng tính. Tiểu Bang Nữu Ước trở thành tiểu bang thứ sáu, ngành Lập Pháp đã phê chuẩn hợp pháp hóa Hôn Nhân đồng tình luyến ái (gay marriage). Sau gần 42 năm, ngày 28 tháng 6 năm 1969, sau cuộc nổi dậy, Phong Trào Đồng Tính đã khơi mào đòi quyền lợi cho những người đồng tính tại Stonewall Inn, the Greenwwich Village, thành phố Nữu Ước. Greenwwich Village trở thành cái nôi khai sinh phong trào đòi quyền bình đẳng cho những người đồng tính. Trước nửa đêm ngày 24 tháng 6, 2011, ông Thống Đốc tiểu bang Nữu Ước, Andrew Cuomo, thuộc Đảng Dân Chủ và là người công giáo, đã ký thành luật hợp pháp hôn nhân giữa hai người cùng phái.
Nữu Ước chỉ là tiểu bang thứ ba sau Vermont và New Hampshire, hợp pháp hóa Luật Hôn Nhân đồng tính qua họat động của ngành Lập Pháp và không bị áp đặt làm như thế bởi tòa án. Các Thượng Nghị Sĩ tiểu bang đã bỏ phiếu thuận 33-29 để chuẩn nhận hôn nhân đồng tính bình đẳng hợp luật (same-sex marriage law). Ông thống đốc Andrew Cuomo khi ký đạo luật này đã phát biểu: Chúng ta đã đạt tới mức độ mới của sự công bằng xã hội. Chúng ta biết đã có 5 tiểu bang ở Hoa Kỳ cho phép Hôn Nhân đồng tính là Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New Hampshire and the District of Columbia. Những tiểu bang Delaware, Hawaii, Illinois and New Jersey chấp nhận Luật kết hợp dân sự (civil unions). Tiểu bang Massachusetts đi đầu trong vấn đề hôn nhân đồng tính vào năm 2004. Hôn nhân đồng tính bị cấm tại 39 tiểu bang khác ở Hoa kỳ.
Quan niệm sống của con người thời nay đã đổi thay. Xã hội đi tìm giải quyết những nhu cầu của cuộc sống con người theo nhãn quan của tự do bình đẳng và nhân bản chủ nghĩa. Nhiều người không còn nhận ra ý nghĩa đích thực và mục đích của đời sống. Hai ngàn năm trước Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để truyền đạt chân lý: Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết (Mt 13,13). Chúng ta không thể tưởng tượng sự vui mừng, hãnh diện, thỏa mãn của những người đồng tính và những người ủng hộ sự tự do luyến ái này. Chúa Nhật vừa qua ngày 26 tháng 6, 2011 đã có khoảng trên 500,000 người diễn hành chào mừng Luật Mới trên đường phố. Một làn sóng những cặp đồng phái đang lên chương trình chuẩn bị đám cưới, họ đã trao nhau nhẫn hứa hôn và mở rượu ăn mừng. Sự chi tiêu này sẽ góp phần cho tài chánh tiểu bang khoảng 284 triệu đô la.
Các đôi cặp đang mong chờ tới ngày 25 tháng 7, 2011 là chính thức hợp pháp Hôn Nhân tại tòa án. Theo bá cáo của hãng Reuters trên mạng lưới Nữu Ước phỏng chừng 21,000 cặp đồng nam, đồng nữ (gay and lesbian couples) sẽ lập hôn nhân trong 3 năm đầu và 42,000 cặp đồng nam, đồng nữ từ các nơi khác sẽ về Tiểu Bang Nữu Ước để đăng ký kết hôn. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến những cặp vợ chồng đồng phái, hai người đàn ông hay hai người đàn bà lấy nhau, cầm tay nhau, hôn nhau và ôm nhau công khai tại đường phố Nữu Ước. Một người đàn ông đóng vai là chồng và một ông là vợ và một bà đóng vai là chồng và bà kia là vợ một cách chính thức. Họ hãnh diện nói rằng cả hai cùng phái dễ hiểu nhau hơn. Ôi thật là hết cách nói. Thiện tai! Thiện tai!
Những miễn trừ được áp dụng trong việc sửa đổi của Đạo Luật Hôn Nhân đồng tính là luật bảo vệ bất cứ nhân viên làm việc, điều hành trực tiếp, giám thị hay liên kết với tổ chức tôn giáo, hội từ thiện hay tổ chức vô vị lợi. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ các giáo sĩ khi từ chối cử hành nghi lễ cho các cặp hôn nhân đồng tính. Đạo Luật mới này tôn trọng quyền của các giáo sĩ, các giáo hội và các tổ chức tôn giáo tự quyết định những nố Hôn Nhân mà họ sẽ cử hành hoặc sẽ không cử hành được bảo vệ qua những nguyên tắc của sự tự do tôn giáo trong quốc gia của chúng ta.
Sau nhiều sự cố gắng thuyết phục, vận động hành lang và các phương tiện cần có để ngăn cản dự luật Hôn Nhân đồng tính nhưng đã không đạt kết qủa. Các mạng lưới truyền thông Công Giáo đã khẩn thiết kêu gọi cầu nguyện và hợp tác với các đại diện chính quyền để bảo vệ quyền Hôn Nhân chính thức giữa một nam và một nữ. Nơi Nhà Lập Pháp tiểu bang đa số đã thắng tiểu số trong lý thuyết về tự do và bình đẳng. Các hạt giống rơi vào đá sỏi, bụi gai và vệ đường nhiều hơn con số hạt giống rơi vào đất tốt. Các Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước đã bầy tỏ sự thất vọng và lòng trắc ẩn sâu xa bởi Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính. Hội Nghị Công Giáo Tiểu Bang đã công bố cách xác tín rằng: Chúng ta luôn luôn đối xử với các anh chị em đồng tính trong sự tôn trọng, nhân phẩm và yêu thương. Nhưng chúng tôi khẳng định một cách mạnh mẽ rằng Hôn Nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội luôn hướng dẫn con cái mình đi trong đường lối sự thật. Sự thật được chính Chúa Giêsu mặc khải cho các tông đồ và những kẻ bé mọn đơn sơ: Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe (Mt.13,16).
Tổng Giám Mục Timothy Dolan và các Giám Mục thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước đã tuyên bố: Chúng tôi mạnh mẽ khẳng định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ sống đời với nhau, liên kết trong tình yêu và đón nhận con cái, để mang lợi ích, sự tốt lành cho con cái và hạnh phúc vợ chồng. Định nghĩa này sẽ không thể thay đổi, mặc dầu chúng tôi nhận thấy rằng niềm tin của chúng ta về bản chất hôn nhân tự nhiên sẽ tiếp tục bị cười nhạo. Hơn nữa, giờ đây còn có một số nhà cầm quyền đang cố gắng hạ lệnh phê chuẩn chống lại các tổ chức tôn giáo và Giáo Hội rao giảng những chân lý vượt thời gian này.
Những người ủng hộ hôn nhân đồng tính dựa vào nguyên cớ nói rằng đây là vân đề “quyền công dân”. Chúng ta nhận biết rằng định nghĩa lại (redefine) ý nghĩa của hôn nhân không liên quan gì đến quyền công dân. Giáo hội Công Giáo rất hãnh diện trong các phong trào bảo vệ quyền công dân người Mỹ-Phi Châu trong lịch sử. Tuy nhiên tình trạng quyền hạn thời nay không thể đồng hóa. Sự tranh luận vấn đề hôm nay chỉ tập trung và dựa vào một nhóm nhỏ, nói rằng quyền công dân của họ luôn luôn phải tôn trọng và bảo vệ bởi mọi người, nhưng lấy cớ bảo vệ quyền công dân để đinh nghĩa lại vấn đề hôn nhân cho cả xã hội khi chỉ dựa trên quyền ưu tiên riêng tư và cá nhân, điều này không thích đáng.
Các Giám Mục của tiểu bang Nữu Ước đã phát biểu rằng nền tảng giáo huấn của niềm tin nơi chúng ta không thay đổi. Định nghĩa của Hôn Nhân nằm trong chương trình của Thiên Chúa dành cho loài người. Chúng ta cũng biết rằng trong những năm gần đây, đã có rất nhiều người nam nữ sống chung, sống tạm không có hôn nhân, bất trung ly dị và con số trẻ em sơ sinh ngoài hôn nhân ngày càng cao. Có những sự nghiện ngập làm soi mòn đời sống gia đình và hôn nhân. Con số Hôn Nhân Công Giáo đã giảm sút đáng kể trong bốn thập niên vừa qua tới gần 60 phần trăm.Giờ đây, chính quyền lại thay đổi điều luật mà Thiên Chúa đã sắp đặt quan phòng và vì lợi ích chung của hôn nhân gia đình. Thật buồn và thật đáng lo trong hoàn cảnh lịch sử này.
Trong khi nền văn hóa hiện tại xem ra mất dần sự hiểu biết căn bản về Hôn Nhân, chúng ta, những người công giáo vẫn xác tín về hôn nhân. Chúng ta phải trở nên gương mẫu cho đời sống hôn nhân thật tốt lành, đạo đức và thánh thiêng. Mục đích chính của Hôn Nhân Công Giáo là vợ chồng yêu thương nhau trọn đời và sinh sản con cái, giáo dục chúng theo luật Chúa và luật Hội Thánh. Chúng ta hãy dùng cơ hội này, khi đời sống hôn nhân đang bị công kích từ bên ngoài, thì hãy canh tân đời sống từ bên trong, trong Giáo Hội, trong cộng đoàn và trong gia đình của chúng ta. Hôn nhân là ghi dấu bởi sự trung tín, hy sinh và tình yêu hỗ tương giữa vợ chồng dẫn tới con cái: Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, (Mt 13,12). Gia đình vợ chồng yêu thương và sinh con cái là hồng phúc Thiên Chúa ban
Chúng ta không thể bỏ cuộc trong việc tranh đấu cho đời sống đạo đức luân lý. Trước hết mỗi người hãy nên gương trong vai trò và trách nhiệm của mình là cha, là mẹ và là con cái nơi gia đình. Luật Chúa truyền về Hôn Nhân chỉ một vợ một chồng là luật vĩnh cửu. Ước chi chúng ta cùng vun trồng mảnh đất tâm hồn cho hạt giống nẩy sinh: Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi" (Mt 13,23). Lạy Chúa, xin cho chúng con trở thành đèn sáng soi cho những người chung quanh và nên muối ướp mặn cuộc đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 06/07/2011
SẬP GIÀN NHO
Có một viên thư lại rất sợ vợ, ngày nọ bị vợ quào rách mặt, qua ngày hôm sau lên công đường thì bị thái thú nhìn thấy, bèn hỏi nguyên nhân. Viên thư lại úp mở lập lờ nói:
- “Tối qua đi hóng mát trong vườn, chẳng may giàn nho trong vườn bị sập nên quào trúng vào mặt”
Thái thú không tin, nói:
- “Nhất định là ngươi bị vợ quào rách mặt, thứ phụ nữ hung hãn đáng ghét, mau sai nha dịch bắt nó lên đây”.
Không ngờ vợ của thái thú ở sau công đường nghe được, thốt nhiên giận dữ, đi ra công đường. Thái thú hoảng loạn thất sắc, vội vàng nói với viên thư lại:
- “Ông tạm về nhà, giàn nho trong nhà ta cũng bị sập rồi”.
Suy tư:
Có người nói vì tôn trọng vợ chứ không phải sợ vợ; có người nói nhịn vợ để gia đình đầm ấm; có người nói sợ vợ mình thì có gì là nhục nhã; lại có người nói vợ nói phải thì nghe chứ có gì là sợ vợ…
Lý do nào cũng đúng cả, chỉ có những ai ở trong cuộc mới biết rõ chân giả mà thôi.
Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu mà Ngài tỏ mình ra trong vũ trụ, trong cuộc sống gia đình nhân loại, và nhất là tỏ tình yêu của Ngài qua Chúa Giê-su Ki-tô –Con Một của Ngài. Và Chúa Giê-su khi Ngài tham dự tiệc cưới tại làng Ca-na củng với các môn đệ, Ngài đã thánh hóa và chúc lành cho đôi tân hôn, và nâng hôn nhân nhân loại lên hàng bí tích, để cho đôi vợ chồng được tràn đầy ân sủng của Chúa, để họ biết chu toàn bổn phận của mình trong đời sống gia đình.
Trong gia đình, khi đôi vợ chồng biết tôn trọng nhau, biết chia sẻ với nhau về gánh nặng gia đình con cái, thì sẽ không có cảnh chồng sợ vợ hoặc vợ sợ chồng, nhưng cả hai trở nên một và bất khả phân ly, trong tâm hồn cũng như nơi thân xác.
Ai hiểu thì sẽ không sợ “giàn nho bị sập”, ha ha ha…
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một viên thư lại rất sợ vợ, ngày nọ bị vợ quào rách mặt, qua ngày hôm sau lên công đường thì bị thái thú nhìn thấy, bèn hỏi nguyên nhân. Viên thư lại úp mở lập lờ nói:
- “Tối qua đi hóng mát trong vườn, chẳng may giàn nho trong vườn bị sập nên quào trúng vào mặt”
Thái thú không tin, nói:
- “Nhất định là ngươi bị vợ quào rách mặt, thứ phụ nữ hung hãn đáng ghét, mau sai nha dịch bắt nó lên đây”.
Không ngờ vợ của thái thú ở sau công đường nghe được, thốt nhiên giận dữ, đi ra công đường. Thái thú hoảng loạn thất sắc, vội vàng nói với viên thư lại:
- “Ông tạm về nhà, giàn nho trong nhà ta cũng bị sập rồi”.
Suy tư:
Có người nói vì tôn trọng vợ chứ không phải sợ vợ; có người nói nhịn vợ để gia đình đầm ấm; có người nói sợ vợ mình thì có gì là nhục nhã; lại có người nói vợ nói phải thì nghe chứ có gì là sợ vợ…
Lý do nào cũng đúng cả, chỉ có những ai ở trong cuộc mới biết rõ chân giả mà thôi.
Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu mà Ngài tỏ mình ra trong vũ trụ, trong cuộc sống gia đình nhân loại, và nhất là tỏ tình yêu của Ngài qua Chúa Giê-su Ki-tô –Con Một của Ngài. Và Chúa Giê-su khi Ngài tham dự tiệc cưới tại làng Ca-na củng với các môn đệ, Ngài đã thánh hóa và chúc lành cho đôi tân hôn, và nâng hôn nhân nhân loại lên hàng bí tích, để cho đôi vợ chồng được tràn đầy ân sủng của Chúa, để họ biết chu toàn bổn phận của mình trong đời sống gia đình.
Trong gia đình, khi đôi vợ chồng biết tôn trọng nhau, biết chia sẻ với nhau về gánh nặng gia đình con cái, thì sẽ không có cảnh chồng sợ vợ hoặc vợ sợ chồng, nhưng cả hai trở nên một và bất khả phân ly, trong tâm hồn cũng như nơi thân xác.
Ai hiểu thì sẽ không sợ “giàn nho bị sập”, ha ha ha…
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:39 06/07/2011
N2T |
18. Nếu hôm nay con không chuẩn bị đàng hoàng, thì ngày mai con làm sao chuẩn bị được chứ ?
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phá thai vì chuộng con trai hơn con gái
Vũ Văn An
04:04 06/07/2011
Kỳ thị phái tính không chỉ xẩy ra tại nơi làm việc. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các thai nhi nữ đang bị nhắm để loại bỏ. Nhà báo Mara Hvistendahl cho ta biết nguồn gốc và phạm vi của hiện tượng này trong cuốn “Unnatural Selection: Choosing Boys Over Girls, And the Consequences of a World Full of Men" (Chọn Lựa Không Tự Nhiên: Chọn Con Trai Hơn Con Gái, Và Các Hậu Quả Khi Thế Giới Đầy Đàn Ông) (Public Affairs).
Trên khắp thế giới, trung bình cứ 100 trẻ nữ sinh ra, ta lại có 105 trẻ trai. Vì nam giới thường chết sớm hơn nên sự bất quân bình lúc mới sinh này sẽ được cân bằng về sau. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Hoa và Ấn Độ thì hơi có khác, các dữ kiện của Mara cho thấy số sinh hiện nay của trẻ trai là 121 ở nước đầu và 112 ở nước sau.
Năm 2005, nhà dân số học người Pháp, Christophe Guilmoto, tính toán thấy rằng nếu sinh suất của Á Châu vẫn ở mức tự nhiên, thì lục địa này cần có thêm 163 triệu phụ nữ nữa. Hvistendahl cho rằng: con số này không nhỏ, nó lớn hơn tổng số phụ nữ của Hoa Kỳ.
Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Á Châu. Cùng một khuynh hướng ấy đang xẩy ra tại các nước vùng Caucasian như Azerbaijan, Georgia, Armenia, và cả Balkans nữa. Điều đáng lưu ý, nó xẩy ra đúng vào lúc dân số thế giới đang đi xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng tới nhiều quốc gia đang phát triển, trong cả mấy thập niên sắp tới. Cả các nước đang cải thiện mức sống cũng gặp cùng một hiện tượng bất quân bình này. Các nhà khoa học xã hội từng giả định rằng viễn tượng đối với phụ nữ sẽ cải thiện khi các nước trở nên giầu có hơn, nhưng thực ra, ta thấy có điều ngược hẳn lại.
Siêu âm
Hvistendahl cho rằng giả định trên đã làm các nhà dân số học không chú ý tới điều đang xẩy ra. Dù hiện nay rất nhiều máy siêu âm rẻ tiền đã được đưa vào sử dụng, nhiều nhà dân số học vẫn cho rằng việc phá thai do lựa chọn phái tính nay mai sẽ không còn. Ngày nay, cả các dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng các cặp vợ chồng nay mai sẽ có số con trai và số con gái bằng nhau.
Một trong các chủ đề chính của cuốn sách là việc Hvistendahl cố gắng tìm ra các nguyên nhân của việc bất quân bình kia. Ngược với nhiều người khác vốn nhấn mạnh tới truyền thống văn hóa như là lực chính thúc đẩy người ta chuộng con trai hơn, bà muốn nói tới những nhân tố khác như chính sách kiểm soát dân số chẳng hạn.
Dù gì, theo bà, người của hầu hết các nền văn hóa tuy lúc nào cũng chuộng con trai hơn con gái, nhưng việc chọn lựa dựa vào phái tính đâu có xẩy ra tại mọi nơi. Mối liên kết với chính sách kiểm soát dân số còn thấy rõ ở sự kiện: tại một số quốc gia gần đây, có sự song hành giữa việc chuyển qua một sinh suất thấp và việc giảm con số trẻ nữ một cách đáng kể.
Trong mấy thập niên qua, phong trào kiểm soát dân số đã biến con người thành con số, và người ta đang khuyến khích các cha mẹ tại các quốc gia đang phát triển nên có một gia đình nhỏ hơn. Theo tác giả, ý niệm cho rằng cần phải kiểm soát việc sinh sản đã dẫn tới não trạng coi con trẻ như một thứ hàng hóa chế tạo.
Khởi từ thập niên 1960, các giai cấp ưu tú về kinh doanh và văn hóa ở Hoa Kỳ bắt đầu làm áp lực đòi phải kiểm soát dân số, một việc mà theo họ cần phải làm để bảo đảm việc thành công về kinh tế cho các nước đã mở mang. Viện trợ kinh tế của Tây Phương thường đòi các nước nhận viện trợ phải có chính sách kiểm soát dân số.
Đó không phải là lần đầu tiên Tây Phương đưa ra áp lực ấy. Ở Ấn Độ, người Anh vốn có tài liệu nói về việc sát hại hài nhi nữ. Họ cho rằng hiện tượng này do truyền thống văn hóa cổ xưa. Nhưng theo Hvistendahl, các nghiên cứu sau này, khi khảo sát các chính sách đất đai và thuế khóa của Công Ty Đông Ấn trong thế kỷ 19, đã kết luận rằng chính người Anh đã gia tăng áp lực phải sát hại hài nhi nữ. Đã đành là trong một số đẳng cấp Ấn Độ, con gái từng bị sát hại trước khi người Anh đến xâm lăng, nhưng các cải cách do người Anh mang đến đã khiến việc sát hại hài nhi nữ lan qua các đẳng cấp khác.
Năm 1967, hãng Disney sản xuất một cuốn phim cho Hội Đồng Dân Số tựa là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Cuốn phim này sau đó đã được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng khác. Nó mô tả Vịt Donald như một người cha có trách nhiệm vì đã có một gia đình nhỏ và sung túc. Người xem được nghe rằng không có kế hoạch hóa gia đình, “con cái sẽ yếu đau và bất hạnh, rất ít có hy vọng cho tương lai”.
Học hành cao
Giả thuyết cho rằng việc chọn lựa dựa vào phái tính chủ yếu là do truyền thống văn hóa cũng mâu thuẫn với việc người ta mới khám phá ra điều này: việc chọn lựa dựa vào phái tính chỉ khởi sự một cách chuyên biệt cùng với đà đô thị hóa và học hành cao trong xã hội. Nói rõ hơn là nhờ người ta biết dùng kỹ thuật học mới như các máy siêu âm chẳng hạn.
Cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ năm 2001 cho thấy phụ nữ có bằng trung học hay cao hơn có 114 con trai so với 100 con gái. Trái lại, nơi các phụ nữ mù chữ, tỷ số ấy chỉ là 108/100. Một thí dụ khác là tình hình tại quận Suining ở Trung Hoa, nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Bắt đầu từ thập niên 1990, quận này được hưởng một mức tăng kinh tế khá cao, cho phép các bậc cha mẹ đủ phương tiện hối lộ các kỹ thuật viên về siêu âm để họ cho biết phái tính của đứa con sắp sinh. Lúc Hvistendahl tới đó quan sát, các kỹ thuật viên này đòi 150 dollars cho một tin tức về phái tính của thai nhi. Năm 2007, các con số thống kê của chính phủ cho thấy sinh suất của Suining là 152 con trai so với 100 con gái.
Mẫu mực trên cũng xẩy ra tại Albania. Từ năm 2004 tới năm 2009, nền kinh tế của nước này tăng trung bình 6% mỗi năm. Sinh suất giảm từ 3.2 con mỗi phụ nữ trong năm 1990 xuống còn 1.5 con trong năm 2001. Con số của Liên Hiệp Quốc diễn dịch tỷ số này là 115 con trai so với 100 con gái, có khi còn cao hơn.
Cuốn sách của Hvistendahl cũng khảo sát lời tố cáo cho rằng chính đàn ông mới coi con gái có địa vị thấp kém nên đã buộc các bà vợ phải trục thai chúng. Điều này có xẩy ra ở một số trường hợp. Nhưng Hvistendahl cho rằng quyết định phá thai phần lớn do chính phụ nữ, do cả người vợ lẫn bà mẹ chồng. Tác giả cũng trích dẫn nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường phá thai vì chọn lựa phái tính để chu toàn “bổn phận” có con trai và theo nghĩa này, đây là một việc bảo vệ quyền hành của họ.
Sinh suất
Việc chuộng con trai là một thái độ khá dai dẳng cả nơi người Á Châu hiện đang sống trong các xã hội Tây Phương. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu các cặp vợ chồng hậu duệ của người Trung Hoa, Đại Hàn và Ấn Độ cho thấy: đối với đứa con đầu, người ta giữ tỷ số phái tính bình thường. Nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có một con gái rồi, thì tỷ số cho lần sinh sau phải là 117 trai/100 gái và nếu họ đã có đến 2 đứa con gái rồi, thì tỷ số ấy nhất định phải là 151 trai/100 gái.
Hvistendahl cho hay bà không rõ lý do tại sao cũng một hiện tượng ấy xẩy ra trong các hoàn cảnh khác nhau như thế. Tuy nhiên, một ước đoán là người Mỹ gốc Á Châu có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong các nhóm sắc tộc, nó chỉ là 1.9 con cho mỗi phụ nữ.
Hvistendahl cũng xem sét một số hậu quả của tỷ lệ phái tính bất quân bình trong tương lai. Hậu quả rõ ràng nhất là sẽ có hàng chục triệu đàn ông không tìm được nàng dâu nào trong tương lai. Ngày nay, thế hệ đầu tiên của nạn bất quân bình kia đang phải lớn lên trong khung cảnh càng ngày càng có việc gia tăng nạn mãi dâm, mua cô dâu cũng như hôn nhân cưỡng bức.
Ở Nam Hàn và Đài Loan, đàn ông đang tham dự các “vòng du lịch hôn nhân” ở Việt Nam để kiếm vợ. Đàn ông thuộc các vùng giầu có hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ đang đi mua vợ từ các vùng nghèo hơn. Đàng khác, xã hội nào thặng dư đàn ông độc thân cũng có nghĩa là xã hội ấy nhiều bất ổn và bạo động hơn.
Phá thai vì chọn lựa phái tính không thịnh hành lắm tại các nước Tây Phương, nhưng tại đó cũng có những bệnh xá sinh đẻ hứa hẹn sẽ sắp đặt trước việc chọn lựa phái tính khi họ chữa trị theo phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Nhiều nước ngăn cấm việc này, mà theo nguồn tin được sách này trưng dẫn thì con số là 36, nhưng tại Hoa Kỳ, không hề có sự hạn chế như thế. Tại các nước đang mở mang, nơi từng du nhập việc thụ thai trong ống nghiệm, người ta cũng nhờ phương pháp này để chọn lựa phái tính. Hvistendahl cho rằng tại Trung Hoa cũng như tại California, các bà mẹ đã trở thành những nhà duy ưu sinh học (eugenicists) cho chính mình”. Đây quả là một thảm họa với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thập niên sắp tới.
Theo Cha John Flynn, Zenit 3 tháng 7, 2011.
Trên khắp thế giới, trung bình cứ 100 trẻ nữ sinh ra, ta lại có 105 trẻ trai. Vì nam giới thường chết sớm hơn nên sự bất quân bình lúc mới sinh này sẽ được cân bằng về sau. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Hoa và Ấn Độ thì hơi có khác, các dữ kiện của Mara cho thấy số sinh hiện nay của trẻ trai là 121 ở nước đầu và 112 ở nước sau.
Năm 2005, nhà dân số học người Pháp, Christophe Guilmoto, tính toán thấy rằng nếu sinh suất của Á Châu vẫn ở mức tự nhiên, thì lục địa này cần có thêm 163 triệu phụ nữ nữa. Hvistendahl cho rằng: con số này không nhỏ, nó lớn hơn tổng số phụ nữ của Hoa Kỳ.
Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Á Châu. Cùng một khuynh hướng ấy đang xẩy ra tại các nước vùng Caucasian như Azerbaijan, Georgia, Armenia, và cả Balkans nữa. Điều đáng lưu ý, nó xẩy ra đúng vào lúc dân số thế giới đang đi xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng tới nhiều quốc gia đang phát triển, trong cả mấy thập niên sắp tới. Cả các nước đang cải thiện mức sống cũng gặp cùng một hiện tượng bất quân bình này. Các nhà khoa học xã hội từng giả định rằng viễn tượng đối với phụ nữ sẽ cải thiện khi các nước trở nên giầu có hơn, nhưng thực ra, ta thấy có điều ngược hẳn lại.
Siêu âm
Hvistendahl cho rằng giả định trên đã làm các nhà dân số học không chú ý tới điều đang xẩy ra. Dù hiện nay rất nhiều máy siêu âm rẻ tiền đã được đưa vào sử dụng, nhiều nhà dân số học vẫn cho rằng việc phá thai do lựa chọn phái tính nay mai sẽ không còn. Ngày nay, cả các dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng các cặp vợ chồng nay mai sẽ có số con trai và số con gái bằng nhau.
Một trong các chủ đề chính của cuốn sách là việc Hvistendahl cố gắng tìm ra các nguyên nhân của việc bất quân bình kia. Ngược với nhiều người khác vốn nhấn mạnh tới truyền thống văn hóa như là lực chính thúc đẩy người ta chuộng con trai hơn, bà muốn nói tới những nhân tố khác như chính sách kiểm soát dân số chẳng hạn.
Dù gì, theo bà, người của hầu hết các nền văn hóa tuy lúc nào cũng chuộng con trai hơn con gái, nhưng việc chọn lựa dựa vào phái tính đâu có xẩy ra tại mọi nơi. Mối liên kết với chính sách kiểm soát dân số còn thấy rõ ở sự kiện: tại một số quốc gia gần đây, có sự song hành giữa việc chuyển qua một sinh suất thấp và việc giảm con số trẻ nữ một cách đáng kể.
Trong mấy thập niên qua, phong trào kiểm soát dân số đã biến con người thành con số, và người ta đang khuyến khích các cha mẹ tại các quốc gia đang phát triển nên có một gia đình nhỏ hơn. Theo tác giả, ý niệm cho rằng cần phải kiểm soát việc sinh sản đã dẫn tới não trạng coi con trẻ như một thứ hàng hóa chế tạo.
Khởi từ thập niên 1960, các giai cấp ưu tú về kinh doanh và văn hóa ở Hoa Kỳ bắt đầu làm áp lực đòi phải kiểm soát dân số, một việc mà theo họ cần phải làm để bảo đảm việc thành công về kinh tế cho các nước đã mở mang. Viện trợ kinh tế của Tây Phương thường đòi các nước nhận viện trợ phải có chính sách kiểm soát dân số.
Đó không phải là lần đầu tiên Tây Phương đưa ra áp lực ấy. Ở Ấn Độ, người Anh vốn có tài liệu nói về việc sát hại hài nhi nữ. Họ cho rằng hiện tượng này do truyền thống văn hóa cổ xưa. Nhưng theo Hvistendahl, các nghiên cứu sau này, khi khảo sát các chính sách đất đai và thuế khóa của Công Ty Đông Ấn trong thế kỷ 19, đã kết luận rằng chính người Anh đã gia tăng áp lực phải sát hại hài nhi nữ. Đã đành là trong một số đẳng cấp Ấn Độ, con gái từng bị sát hại trước khi người Anh đến xâm lăng, nhưng các cải cách do người Anh mang đến đã khiến việc sát hại hài nhi nữ lan qua các đẳng cấp khác.
Năm 1967, hãng Disney sản xuất một cuốn phim cho Hội Đồng Dân Số tựa là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Cuốn phim này sau đó đã được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng khác. Nó mô tả Vịt Donald như một người cha có trách nhiệm vì đã có một gia đình nhỏ và sung túc. Người xem được nghe rằng không có kế hoạch hóa gia đình, “con cái sẽ yếu đau và bất hạnh, rất ít có hy vọng cho tương lai”.
Học hành cao
Giả thuyết cho rằng việc chọn lựa dựa vào phái tính chủ yếu là do truyền thống văn hóa cũng mâu thuẫn với việc người ta mới khám phá ra điều này: việc chọn lựa dựa vào phái tính chỉ khởi sự một cách chuyên biệt cùng với đà đô thị hóa và học hành cao trong xã hội. Nói rõ hơn là nhờ người ta biết dùng kỹ thuật học mới như các máy siêu âm chẳng hạn.
Cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ năm 2001 cho thấy phụ nữ có bằng trung học hay cao hơn có 114 con trai so với 100 con gái. Trái lại, nơi các phụ nữ mù chữ, tỷ số ấy chỉ là 108/100. Một thí dụ khác là tình hình tại quận Suining ở Trung Hoa, nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Bắt đầu từ thập niên 1990, quận này được hưởng một mức tăng kinh tế khá cao, cho phép các bậc cha mẹ đủ phương tiện hối lộ các kỹ thuật viên về siêu âm để họ cho biết phái tính của đứa con sắp sinh. Lúc Hvistendahl tới đó quan sát, các kỹ thuật viên này đòi 150 dollars cho một tin tức về phái tính của thai nhi. Năm 2007, các con số thống kê của chính phủ cho thấy sinh suất của Suining là 152 con trai so với 100 con gái.
Mẫu mực trên cũng xẩy ra tại Albania. Từ năm 2004 tới năm 2009, nền kinh tế của nước này tăng trung bình 6% mỗi năm. Sinh suất giảm từ 3.2 con mỗi phụ nữ trong năm 1990 xuống còn 1.5 con trong năm 2001. Con số của Liên Hiệp Quốc diễn dịch tỷ số này là 115 con trai so với 100 con gái, có khi còn cao hơn.
Cuốn sách của Hvistendahl cũng khảo sát lời tố cáo cho rằng chính đàn ông mới coi con gái có địa vị thấp kém nên đã buộc các bà vợ phải trục thai chúng. Điều này có xẩy ra ở một số trường hợp. Nhưng Hvistendahl cho rằng quyết định phá thai phần lớn do chính phụ nữ, do cả người vợ lẫn bà mẹ chồng. Tác giả cũng trích dẫn nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường phá thai vì chọn lựa phái tính để chu toàn “bổn phận” có con trai và theo nghĩa này, đây là một việc bảo vệ quyền hành của họ.
Sinh suất
Việc chuộng con trai là một thái độ khá dai dẳng cả nơi người Á Châu hiện đang sống trong các xã hội Tây Phương. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu các cặp vợ chồng hậu duệ của người Trung Hoa, Đại Hàn và Ấn Độ cho thấy: đối với đứa con đầu, người ta giữ tỷ số phái tính bình thường. Nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có một con gái rồi, thì tỷ số cho lần sinh sau phải là 117 trai/100 gái và nếu họ đã có đến 2 đứa con gái rồi, thì tỷ số ấy nhất định phải là 151 trai/100 gái.
Hvistendahl cho hay bà không rõ lý do tại sao cũng một hiện tượng ấy xẩy ra trong các hoàn cảnh khác nhau như thế. Tuy nhiên, một ước đoán là người Mỹ gốc Á Châu có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong các nhóm sắc tộc, nó chỉ là 1.9 con cho mỗi phụ nữ.
Hvistendahl cũng xem sét một số hậu quả của tỷ lệ phái tính bất quân bình trong tương lai. Hậu quả rõ ràng nhất là sẽ có hàng chục triệu đàn ông không tìm được nàng dâu nào trong tương lai. Ngày nay, thế hệ đầu tiên của nạn bất quân bình kia đang phải lớn lên trong khung cảnh càng ngày càng có việc gia tăng nạn mãi dâm, mua cô dâu cũng như hôn nhân cưỡng bức.
Ở Nam Hàn và Đài Loan, đàn ông đang tham dự các “vòng du lịch hôn nhân” ở Việt Nam để kiếm vợ. Đàn ông thuộc các vùng giầu có hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ đang đi mua vợ từ các vùng nghèo hơn. Đàng khác, xã hội nào thặng dư đàn ông độc thân cũng có nghĩa là xã hội ấy nhiều bất ổn và bạo động hơn.
Phá thai vì chọn lựa phái tính không thịnh hành lắm tại các nước Tây Phương, nhưng tại đó cũng có những bệnh xá sinh đẻ hứa hẹn sẽ sắp đặt trước việc chọn lựa phái tính khi họ chữa trị theo phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Nhiều nước ngăn cấm việc này, mà theo nguồn tin được sách này trưng dẫn thì con số là 36, nhưng tại Hoa Kỳ, không hề có sự hạn chế như thế. Tại các nước đang mở mang, nơi từng du nhập việc thụ thai trong ống nghiệm, người ta cũng nhờ phương pháp này để chọn lựa phái tính. Hvistendahl cho rằng tại Trung Hoa cũng như tại California, các bà mẹ đã trở thành những nhà duy ưu sinh học (eugenicists) cho chính mình”. Đây quả là một thảm họa với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thập niên sắp tới.
Theo Cha John Flynn, Zenit 3 tháng 7, 2011.
Trong khi có một đạo luật mới về phá thai, có nhiều câu hỏi về việc tài trợ của Medicaid
Bùi Hữu Thư
07:31 06/07/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Trong khi hai bệnh xá phá thai tại tiểu bang Kansas chuẩn bị đóng cửa vì những đòi hỏi mới về điều kiện để có giấy phép hành nghề, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7, 2011, một chánh án liên bang đã ngăn chặn việc thi hành án lệnh bó buộc phải có một thời gian chờ đợi là 72 giờ và ấn định nhiều dự liệu về việc thỏa thuận sau khi được thông báo.
Hai quyết nghị này xẩy đến giữa biết bao nhiêu náo động về việc phá thai tại nhiều tiểu bang, với sự chú tâm đến việc ngưng tài trợ cho các tổ chức Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch (Planned Parenthood) trong chương trình kết hợp giữa liên bang và tiểu bang.
Các Trung Tâm Liên Bang về Dịch Vụ Medicaid và Medicare lưu ý chính phủ tiểu bang Indiana vào tháng 6 là những hạn chế đối với việc tài trợ cho Planned Parenthood bằng ngân khoản của Medicaid sẽ vi phạm điều khoản "tự do lựa chọn nơi cung cấp" (free choice of provider) trong Medicaid và do đó khiến cho tất cả các khoản tài trợ của Medicaid trong tiểu bang sẽ bị thiệt hại.
Trong một bản tuyên bố dài 44 trang trình bầy ý kiến, ngày 24 tháng 6, chánh án Tanya Walton Pratt đã phán quyết là "chính phủ liên bang đã đe dọa không cấp một phần hay toàn phần ngân khoản Medicaid cho tiểu bang Indiana," vì "lợi ích công cộng" cần phải tiếp tục tài trợ cho Planned Parenthood.
Đạo luật của Indiana ngăn cấm không cho có bất cứ giao kèo y tế nào của tiểu bang, hay cung cấp tài khoản cho các tổ chức phá thai đang điều hành một bệnh xá nơi có thực hiện việc phá thai.
Cũng có các đạo luật tương tự chỉ thị ngưng cấp phát ngân khoản kế hoạch hóa gia đình cho Planned Parenthood đã được ban hành tại Tennessee, North Carolina, Wisconsin, Kansas, New Jersey, Texas và New Hampshire.
Một bản tin do Susan B. Anthony List, một tổ chức gây quỹ cho các phụ nữ phò sự sống tranh cử các chức vụ trong chính quyền cho hay số tiền 60 triệu Mỹ Kim được dự trù cấp cho Planned Parenthood trong tám tiểu bang đang bị đe dọa.
Hai quyết nghị này xẩy đến giữa biết bao nhiêu náo động về việc phá thai tại nhiều tiểu bang, với sự chú tâm đến việc ngưng tài trợ cho các tổ chức Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch (Planned Parenthood) trong chương trình kết hợp giữa liên bang và tiểu bang.
Các Trung Tâm Liên Bang về Dịch Vụ Medicaid và Medicare lưu ý chính phủ tiểu bang Indiana vào tháng 6 là những hạn chế đối với việc tài trợ cho Planned Parenthood bằng ngân khoản của Medicaid sẽ vi phạm điều khoản "tự do lựa chọn nơi cung cấp" (free choice of provider) trong Medicaid và do đó khiến cho tất cả các khoản tài trợ của Medicaid trong tiểu bang sẽ bị thiệt hại.
Trong một bản tuyên bố dài 44 trang trình bầy ý kiến, ngày 24 tháng 6, chánh án Tanya Walton Pratt đã phán quyết là "chính phủ liên bang đã đe dọa không cấp một phần hay toàn phần ngân khoản Medicaid cho tiểu bang Indiana," vì "lợi ích công cộng" cần phải tiếp tục tài trợ cho Planned Parenthood.
Đạo luật của Indiana ngăn cấm không cho có bất cứ giao kèo y tế nào của tiểu bang, hay cung cấp tài khoản cho các tổ chức phá thai đang điều hành một bệnh xá nơi có thực hiện việc phá thai.
Cũng có các đạo luật tương tự chỉ thị ngưng cấp phát ngân khoản kế hoạch hóa gia đình cho Planned Parenthood đã được ban hành tại Tennessee, North Carolina, Wisconsin, Kansas, New Jersey, Texas và New Hampshire.
Một bản tin do Susan B. Anthony List, một tổ chức gây quỹ cho các phụ nữ phò sự sống tranh cử các chức vụ trong chính quyền cho hay số tiền 60 triệu Mỹ Kim được dự trù cấp cho Planned Parenthood trong tám tiểu bang đang bị đe dọa.
Anh: Cuộc tuần hành yêu cầu bảo vệ Kitô hữu ở Pakistan
Phạm Kim An
08:52 06/07/2011
Anh: Cuộc tuần hành yêu cầu bảo vệ Kitô hữu ở Pakistan
6000 chữ ký đã chuyển giao cho Dinh Thủ tướng Anh
ROMA – Ngày 2-7, hơn 6.000 chữ ký đã được đệ trình tại London cho văn phòng Thủ tướng Chính phủ Anh, để yêu cầu nước Anh hành động cương quyết hơn, nhằm bảo vệ Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Pakistan.
Đơn thỉnh nguyện được đệ trình bởi một phái đoàn đại kết. Neville Kyrke-Smith, Giám đốc Vương quốc Anh của tổ chức quốc tế “Trợ Giúp Giáo Hội gặp Khó Khăn” (AED), vốn hỗ trợ cho các Kitô hữu bị ngược đãi và đau khổ, là thành viên của đoàn.
Tiếp sau việc đến Dinh thủ tướng trình đơn thỉnh nguyện, là cuộc tuần hành phản đối chống lại các vi phạm nhân quyền ở Pakistan.
Chính quyền Pakistan đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì họ không hành động gì trước các vụ lạm dụng luật chống phạm thượng trong đất nước. Thực tế luật này áp đặt hình phạt rất nặng, bao gồm cả án tử hình và tù chung thân về các tội phạm chống lại đạo Hồi.
Đầu năm nay, Thống đốc bang Punjab Salman Taseer, và Bộ trưởng Liên bang Bộ phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo Shahbaz Bhatti đã bị sát hại, vì họ đã chỉ trích luật này và bạo lực phát sinh từ luật ấy.
Đại diện của người Sikh, người Ấn giáo và Hồi giáo cũng đã tham gia cuộc tuần hành ngày 2-7. Giám đốc Vương quốc Anh của tổ chức quốc tế “Trợ Giúp Giáo Hội gặp Khó Khăn” (AED) đã tuyên bố khi rời Dinh Thủ tướng Anh: “Xin giúp chúng tôi thay đổi luật về sự phạm thượng, vốn làm cho họ giết chúng tôi”.
Cuộc tuần hành ngày thứ bảy 2-7 đã qui tụ hơn 300 người, họ đã cầu nguyện trước khi tuần hành, và đọc các diễn từ bên cửa sổ của Phủ Cao ủy về Pakistan tại Quảng trường Lowndes.
Trong số các chữ ký của đơn thỉnh nguyện, có chữ ký của Đức Hồng y Keith O'Brien, Tổng Giám Mục tổng giáo phận St Andrews và Edinburgh. (Zenit 5-7-2011)
Phạm Kim An
6000 chữ ký đã chuyển giao cho Dinh Thủ tướng Anh
ROMA – Ngày 2-7, hơn 6.000 chữ ký đã được đệ trình tại London cho văn phòng Thủ tướng Chính phủ Anh, để yêu cầu nước Anh hành động cương quyết hơn, nhằm bảo vệ Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Pakistan.
Đơn thỉnh nguyện được đệ trình bởi một phái đoàn đại kết. Neville Kyrke-Smith, Giám đốc Vương quốc Anh của tổ chức quốc tế “Trợ Giúp Giáo Hội gặp Khó Khăn” (AED), vốn hỗ trợ cho các Kitô hữu bị ngược đãi và đau khổ, là thành viên của đoàn.
Tiếp sau việc đến Dinh thủ tướng trình đơn thỉnh nguyện, là cuộc tuần hành phản đối chống lại các vi phạm nhân quyền ở Pakistan.
Chính quyền Pakistan đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì họ không hành động gì trước các vụ lạm dụng luật chống phạm thượng trong đất nước. Thực tế luật này áp đặt hình phạt rất nặng, bao gồm cả án tử hình và tù chung thân về các tội phạm chống lại đạo Hồi.
Đầu năm nay, Thống đốc bang Punjab Salman Taseer, và Bộ trưởng Liên bang Bộ phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo Shahbaz Bhatti đã bị sát hại, vì họ đã chỉ trích luật này và bạo lực phát sinh từ luật ấy.
Đại diện của người Sikh, người Ấn giáo và Hồi giáo cũng đã tham gia cuộc tuần hành ngày 2-7. Giám đốc Vương quốc Anh của tổ chức quốc tế “Trợ Giúp Giáo Hội gặp Khó Khăn” (AED) đã tuyên bố khi rời Dinh Thủ tướng Anh: “Xin giúp chúng tôi thay đổi luật về sự phạm thượng, vốn làm cho họ giết chúng tôi”.
Cuộc tuần hành ngày thứ bảy 2-7 đã qui tụ hơn 300 người, họ đã cầu nguyện trước khi tuần hành, và đọc các diễn từ bên cửa sổ của Phủ Cao ủy về Pakistan tại Quảng trường Lowndes.
Trong số các chữ ký của đơn thỉnh nguyện, có chữ ký của Đức Hồng y Keith O'Brien, Tổng Giám Mục tổng giáo phận St Andrews và Edinburgh. (Zenit 5-7-2011)
Phạm Kim An
Hồ sơ mật của Vatican sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Capitole
Nguyễn Trọng Đa
08:53 06/07/2011
Hồ sơ mật của Vatican sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Capitole
Tài liệu gây sốc về vụ thảm sát người Armenia sẽ sớm công bố
ROMA – Tài liệu mật của Vatican sẽ được trưng bày ở bảo tàng Capitole vào tháng 2-2012, với tiêu đề "Lux in Arcana, Ánh sáng trong tài liệu mật". Đối với tài liệu của triều ĐTC Piô XII, sẽ đợi thêm 3-4 năm để nghiên cứu nữa, trước khi mở cho các nhà nghiên cứu. Nhưng Vatican sẽ sớm xuất bản tài liệu gây sốc về vụ thảm sát người Armenia.
Sáng 5-7, cuộc triển lãm đã được giới thiệu tại Vatican bởi Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone, Đức Hồng y quản thủ thư viện Raffaele Farina, Giám mục Sergio Pagano, Thủ trưởng Cục lưu trữ văn khố Vatican, ông Giovanni Alemanno, Thị trưởng Roma, ông Dino Gasperini, phó thị trưởng đặc trách các chính sách văn hóa, và ông Umberto Broccoli, Giám Đốc các tài sản văn hoá của Roma.
Khoảng một trăm tài liệu mật của Văn khố Vatican, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ hai mươi sẽ được trưng bày, trong đó chẳng hạn có Thư của các thành viên Quốc hội Anh gửi ĐTC Clement VII về cuộc hôn nhân của vua Henry VIII (năm 1530), Hồ sơ vụ án chống lại nhà khoa học Galileo (thế kỷ mười bảy), Sắc chỉ về vụ phế truất Frederick II, các tài liệu thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi giới thiệu việc trưng bày tài liệu mật này, trước tiên Đức Hồng Y Bertone nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức triển lãm ngoài Vatican, ở bảo tàng Capitole, ngay giữa Roma. Ngài nhìn thấy biểu tượng của cuộc gặp gỡ giữa Cục Lưu trữ Vatican và các tổ chức văn hóa ở Rome.
Đức Hồng Y Farina đã nói rõ rằng các tài liệu Tòa thánh và các tài liệu cổ xưa khác của đời sống Giáo hội được trưng bày lần đầu tiên ngoài Vatican, tại Capitole, địa điểm truyền thống của chính quyền thành phố vĩnh hằng.
Đức Giám mục Pagano lưu ý rằng cuộc triển lãm sẽ làm sáng tỏ về "một định chế đáng kính và hoạt động của nó", do đó tiêu đề của cuộc triển lãm là "Ánh sáng trong tài liệu mật, Lux in Arcana".
Ngài nói rõ: “Đây là lần đầu tiên công chúng có thể có cái nhìn tổng quan về nội dung của tài liệu trong Kho lưu trữ Vatican, nhưng cũng nhận thức về bản chất của Kho này và việc phục vụ của cơ quan này trong nhiều thế kỷ cho Tòa Thánh và cho thế giới văn hóa”.
Đức Giám mục Pagano đưa ra hai thông báo. Thứ nhất, cần khoảng bốn năm nữa để công bố các tài liệu mật về triều đại giáo hoàng của ĐTC Piô XII, và cách thức mà ĐTC Pacelli phản ứng với sự khủng khiếp của cuộc tiêu diệt người Do Thái.
Thứ nhì là, sẽ xuất bản một tuyển tập các tài liệu và chứng từ về vụ thảm sát người Armenia cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, và các tội ác đối với phụ nữ mang thai.
Đối với Thị trưởng Roma, ông Alemanno, thành phố vĩnh hằng, vừa là thủ đô của Ý vừa là trụ sở Tòa thánh, tự hào tiếp nhận cuộc triển lãm, nhằm tăng cường sự liên kết giữa thành phố dân sự và thành phố tôn giáo". Ông cũng nhìn thấy một "hành động dũng cảm", qua việc Tòa Thánh trưng bày "các tài liệu lịch sử chưa bao giờ rời khỏi Vatican".
Thị trưởng thành phố vĩnh hằng kết luận: “‘Lux in Arcana, Ánh sáng trong tài liệu mật’ cho phép kể với người Roma và khách hành hương một cuộc phiêu lưu phi thường". (Zenit 5-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Tài liệu gây sốc về vụ thảm sát người Armenia sẽ sớm công bố
ROMA – Tài liệu mật của Vatican sẽ được trưng bày ở bảo tàng Capitole vào tháng 2-2012, với tiêu đề "Lux in Arcana, Ánh sáng trong tài liệu mật". Đối với tài liệu của triều ĐTC Piô XII, sẽ đợi thêm 3-4 năm để nghiên cứu nữa, trước khi mở cho các nhà nghiên cứu. Nhưng Vatican sẽ sớm xuất bản tài liệu gây sốc về vụ thảm sát người Armenia.
Sáng 5-7, cuộc triển lãm đã được giới thiệu tại Vatican bởi Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone, Đức Hồng y quản thủ thư viện Raffaele Farina, Giám mục Sergio Pagano, Thủ trưởng Cục lưu trữ văn khố Vatican, ông Giovanni Alemanno, Thị trưởng Roma, ông Dino Gasperini, phó thị trưởng đặc trách các chính sách văn hóa, và ông Umberto Broccoli, Giám Đốc các tài sản văn hoá của Roma.
Khoảng một trăm tài liệu mật của Văn khố Vatican, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ hai mươi sẽ được trưng bày, trong đó chẳng hạn có Thư của các thành viên Quốc hội Anh gửi ĐTC Clement VII về cuộc hôn nhân của vua Henry VIII (năm 1530), Hồ sơ vụ án chống lại nhà khoa học Galileo (thế kỷ mười bảy), Sắc chỉ về vụ phế truất Frederick II, các tài liệu thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi giới thiệu việc trưng bày tài liệu mật này, trước tiên Đức Hồng Y Bertone nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức triển lãm ngoài Vatican, ở bảo tàng Capitole, ngay giữa Roma. Ngài nhìn thấy biểu tượng của cuộc gặp gỡ giữa Cục Lưu trữ Vatican và các tổ chức văn hóa ở Rome.
Đức Hồng Y Farina đã nói rõ rằng các tài liệu Tòa thánh và các tài liệu cổ xưa khác của đời sống Giáo hội được trưng bày lần đầu tiên ngoài Vatican, tại Capitole, địa điểm truyền thống của chính quyền thành phố vĩnh hằng.
Đức Giám mục Pagano lưu ý rằng cuộc triển lãm sẽ làm sáng tỏ về "một định chế đáng kính và hoạt động của nó", do đó tiêu đề của cuộc triển lãm là "Ánh sáng trong tài liệu mật, Lux in Arcana".
Ngài nói rõ: “Đây là lần đầu tiên công chúng có thể có cái nhìn tổng quan về nội dung của tài liệu trong Kho lưu trữ Vatican, nhưng cũng nhận thức về bản chất của Kho này và việc phục vụ của cơ quan này trong nhiều thế kỷ cho Tòa Thánh và cho thế giới văn hóa”.
Đức Giám mục Pagano đưa ra hai thông báo. Thứ nhất, cần khoảng bốn năm nữa để công bố các tài liệu mật về triều đại giáo hoàng của ĐTC Piô XII, và cách thức mà ĐTC Pacelli phản ứng với sự khủng khiếp của cuộc tiêu diệt người Do Thái.
Thứ nhì là, sẽ xuất bản một tuyển tập các tài liệu và chứng từ về vụ thảm sát người Armenia cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, và các tội ác đối với phụ nữ mang thai.
Đối với Thị trưởng Roma, ông Alemanno, thành phố vĩnh hằng, vừa là thủ đô của Ý vừa là trụ sở Tòa thánh, tự hào tiếp nhận cuộc triển lãm, nhằm tăng cường sự liên kết giữa thành phố dân sự và thành phố tôn giáo". Ông cũng nhìn thấy một "hành động dũng cảm", qua việc Tòa Thánh trưng bày "các tài liệu lịch sử chưa bao giờ rời khỏi Vatican".
Thị trưởng thành phố vĩnh hằng kết luận: “‘Lux in Arcana, Ánh sáng trong tài liệu mật’ cho phép kể với người Roma và khách hành hương một cuộc phiêu lưu phi thường". (Zenit 5-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Các Giám mục Bắc và Trung châu Mỹ quan ngại cho người di cư
Phạm Kim An
08:55 06/07/2011
Các Giám mục Bắc và Trung châu Mỹ quan ngại cho người di cư
Các Ngài kêu gọi các chính phủ hãy hành động kiên quyết hơn
ROMA - Các Giám mục Công giáo miền Bắc, miền Trung châu Mỹ và vùng Caribê đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với tình hình dân di cư, và các sự rắc rối mà họ tiếp tục chịu đựng trong cả khu vực
Các Giám mục chịu trách nhiệm việc chăm sóc mục vụ cho người nhập cư trong đất nước mình, đã họp hồi tháng Sáu tại San Jose (Costa Rica) để phân tích tình hình với sự hỗ trợ của các chuyên viên về nhập cư (tôn giáo và thế tục). Sau đó, họ gửi lời kêu gọi đến chính phủ của mình, để xin chính phủ có các biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ các nhu cầu cơ bản của người di cư, và bảo vệ họ khỏi các lạm dụng.
Trong bản văn cuối cùng, các Ngài nhấn mạnh: “Là nhân chứng cho sự đau khổ lớn lao mà người nhập cư phái sống ở đất nước chúng ta, họ là nạn nhân của sự khai thác và lạm dụng bởi nhiều chủ thể khác nhau (công chức, chủ nhân công ty vô đạo đức và các tổ chức tội phạm), một lần nữa chúng tôi yêu cầu chính phủ của chúng tôi nhận các trách nhiệm của mình".
Đặc biệt, các Giám mục kêu gọi "sự chăm sóc và bảo vệ các gia đình, phụ nữ và trẻ em".
Trong cuộc họp của mình, các Giám mục thảo luận nhiều vấn đề nghiêm trọng như: sự gia tăng bạo lực trong các vụ bắt cóc người nhập cư của tội phạm có tổ chức, sự gia tăng ép buộc hồi hương giữa Mỹ và Mexico, thảm kịch của sự đối xử con người, sự chênh lệch kinh tế, ảnh hưởng của toàn cầu hóa trên các cá nhân, và sự gia tăng các mối đe dọa cho những người phụ trách mục vụ cho người nhập cư, mà mục tiêu là đảm bảo tôn trọng nhân quyền".
Cuối cùng, các Giám mục đã kêu gọi chính phủ của mình sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật "bất công và vô nhân đạo, vốn gây ra sự ly tán các gia đình nhập cư, sự bắt bớ tùy tiện và tấn công vào cuộc sống của họ". (Zenit 5-7-2011)
Phạm Kim An
Các Ngài kêu gọi các chính phủ hãy hành động kiên quyết hơn
ROMA - Các Giám mục Công giáo miền Bắc, miền Trung châu Mỹ và vùng Caribê đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đối với tình hình dân di cư, và các sự rắc rối mà họ tiếp tục chịu đựng trong cả khu vực
Các Giám mục chịu trách nhiệm việc chăm sóc mục vụ cho người nhập cư trong đất nước mình, đã họp hồi tháng Sáu tại San Jose (Costa Rica) để phân tích tình hình với sự hỗ trợ của các chuyên viên về nhập cư (tôn giáo và thế tục). Sau đó, họ gửi lời kêu gọi đến chính phủ của mình, để xin chính phủ có các biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ các nhu cầu cơ bản của người di cư, và bảo vệ họ khỏi các lạm dụng.
Trong bản văn cuối cùng, các Ngài nhấn mạnh: “Là nhân chứng cho sự đau khổ lớn lao mà người nhập cư phái sống ở đất nước chúng ta, họ là nạn nhân của sự khai thác và lạm dụng bởi nhiều chủ thể khác nhau (công chức, chủ nhân công ty vô đạo đức và các tổ chức tội phạm), một lần nữa chúng tôi yêu cầu chính phủ của chúng tôi nhận các trách nhiệm của mình".
Đặc biệt, các Giám mục kêu gọi "sự chăm sóc và bảo vệ các gia đình, phụ nữ và trẻ em".
Trong cuộc họp của mình, các Giám mục thảo luận nhiều vấn đề nghiêm trọng như: sự gia tăng bạo lực trong các vụ bắt cóc người nhập cư của tội phạm có tổ chức, sự gia tăng ép buộc hồi hương giữa Mỹ và Mexico, thảm kịch của sự đối xử con người, sự chênh lệch kinh tế, ảnh hưởng của toàn cầu hóa trên các cá nhân, và sự gia tăng các mối đe dọa cho những người phụ trách mục vụ cho người nhập cư, mà mục tiêu là đảm bảo tôn trọng nhân quyền".
Cuối cùng, các Giám mục đã kêu gọi chính phủ của mình sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật "bất công và vô nhân đạo, vốn gây ra sự ly tán các gia đình nhập cư, sự bắt bớ tùy tiện và tấn công vào cuộc sống của họ". (Zenit 5-7-2011)
Phạm Kim An
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm trụ sở Tờ Quan Sát Viên Rôma
Lã Thụ Nhân
09:08 06/07/2011
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thăm trụ sở Tờ Quan Sát Viên Rôma
Vatican (VIS) - Sáng ngày 05/07/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm trụ sở Tờ "Quan Sát Viên Rôma (Osservatore Romano)", hiện đang mừng kỷ niệm 150 năm thành lập. Ấn bản đầu tiên của tờ báo phát hành ngày 1 tháng Bảy năm 1861.
Đức Giáo Hoàng chào thăm giám đốc, phó giám đốc và các ký giả, chúc mừng họ nhân dịp kỷ niệm tờ báo. Ngài ban huấn từ: "Bằng công việc hàng ngày, cả ngoài tầm kiểm soát và không khỏi mỏi mệt, anh chị em tạo ra hình thức độc đáo của truyền thông vốn hoạt động để phục vụ cho sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô, đóng góp cụ thể vào công cuộc loan báo Tin Mừng và làm chứng cho sự thật. Thật vậy, bằng cách phổ biến giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, bằng cách cung cấp thông tin về các hoạt động của ngài và của Giáo Triều Rôma, và vang lên tiếng nói về đời sống Công Giáo trên thế giới, Tờ 'Quan Sát Viên Rôma' giúp các tín hữu xem xét các vấn đề đương đại trong ánh sáng của Lời Chúa Kitô và Huấn Quyền của Giáo Hội, trong khi vẫn chú ý tới các dấu hiệu của thời đại. Theo quan điểm này, tờ báo của Tòa Thánh là một nguồn lực sống còn, cần được gia tăng sự hiểu biết và đánh giá cao".
"Anh chị em thân mến, hãy tiếp tục công việc hân hoan trong 'Areopagus' vĩ đại của truyền thông hiện đại, trân trọng giữ gìn lịch sử lâu đời của tờ báo nổi tiếng. Ký ức của quá khứ chỉ là hoa trái khi nó trở thành một dịp để kết múc dinh dưỡng từ cội rễ sâu thẳm, và để hướng đến tương lai bằng niềm hy vọng".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách khuyến khích những người đang làm việc cho tờ báo "đừng quên rằng dù anh chị em chắc chắn cần được đào tạo kỹ thuật và sự chuyên nghiệp thích hợp để thực hiện các sứ mạng được trao phó, nhưng quan trọng hơn hết là anh chị em cần không ngừng trau dồi tinh thần cầu nguyện, phục vụ và trung thành tuân thủ các giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài ".
Vatican (VIS) - Sáng ngày 05/07/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm trụ sở Tờ "Quan Sát Viên Rôma (Osservatore Romano)", hiện đang mừng kỷ niệm 150 năm thành lập. Ấn bản đầu tiên của tờ báo phát hành ngày 1 tháng Bảy năm 1861.
Đức Giáo Hoàng chào thăm giám đốc, phó giám đốc và các ký giả, chúc mừng họ nhân dịp kỷ niệm tờ báo. Ngài ban huấn từ: "Bằng công việc hàng ngày, cả ngoài tầm kiểm soát và không khỏi mỏi mệt, anh chị em tạo ra hình thức độc đáo của truyền thông vốn hoạt động để phục vụ cho sứ vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô, đóng góp cụ thể vào công cuộc loan báo Tin Mừng và làm chứng cho sự thật. Thật vậy, bằng cách phổ biến giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, bằng cách cung cấp thông tin về các hoạt động của ngài và của Giáo Triều Rôma, và vang lên tiếng nói về đời sống Công Giáo trên thế giới, Tờ 'Quan Sát Viên Rôma' giúp các tín hữu xem xét các vấn đề đương đại trong ánh sáng của Lời Chúa Kitô và Huấn Quyền của Giáo Hội, trong khi vẫn chú ý tới các dấu hiệu của thời đại. Theo quan điểm này, tờ báo của Tòa Thánh là một nguồn lực sống còn, cần được gia tăng sự hiểu biết và đánh giá cao".
"Anh chị em thân mến, hãy tiếp tục công việc hân hoan trong 'Areopagus' vĩ đại của truyền thông hiện đại, trân trọng giữ gìn lịch sử lâu đời của tờ báo nổi tiếng. Ký ức của quá khứ chỉ là hoa trái khi nó trở thành một dịp để kết múc dinh dưỡng từ cội rễ sâu thẳm, và để hướng đến tương lai bằng niềm hy vọng".
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách khuyến khích những người đang làm việc cho tờ báo "đừng quên rằng dù anh chị em chắc chắn cần được đào tạo kỹ thuật và sự chuyên nghiệp thích hợp để thực hiện các sứ mạng được trao phó, nhưng quan trọng hơn hết là anh chị em cần không ngừng trau dồi tinh thần cầu nguyện, phục vụ và trung thành tuân thủ các giáo huấn của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài ".
Vatican sẽ mở Văn Khố Mật trong một cuộc triển lãm đặc biệt vào năm 2012
Lã Thụ Nhân
09:07 06/07/2011
Vatican sẽ mở Văn Khố Mật trong một cuộc triển lãm đặc biệt vào năm 2012
Vatican City (CNA/EWTN News, AsiaNews) .- Một cuộc triển lãm chưa từng có sẽ diễn ra vào năm 2012 để trưng bày bộ sưu tập với khoảng 100 tài liệu lịch sử từ Văn Khố Mật Vatican, đó là các giấy tờ quan trọng nhất thế giới, với các tài liệu từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 20, nếu xếp lại, chúng sẽ dài 85 km. Chúng bao gồm cả tài liệu về triều giáo hoàng trong chiến tranh vào thời Đức Piô XII và bản án của Galilê.
Hôm 05/07, Đức Hồng y Raffaele Farina, đặc trách văn khố và thư viện của Vatican, giải thích tầm quan trọng của triển lãm cho giới truyền thông: "Các tài liệu giáo hoàng cổ đại mang tầm quan trọng to lớn, cũng như các bức thư liên quan đến các khía cạnh đầy ý nghĩa của đời sống Giáo Hội trên thế giới lần đầu tiên sẽ được rời khỏi Vatican".
Với tiêu đề "Lux in Arcana – Văn Khố Mật Vatican được tiết lộ", triển lãm sẽ mở cửa từ tháng Hai đến tháng Chín năm tới tại Bảo tàng Capitoline ở Rôma. Triễn lãm là dịp đánh dấu kỷ niệm 400 năm khởi đầu Văn Khố.
Triển lãm cũng sẽ trình bày các tài liệu ít gây tổn thương nhưng đều có liên quan lịch sử gây sự chú ý cho công chúng như: Thư “Dictatus Papae” của Đức Giáo Hoàng Gregory VII, vạch ra các quyền năng của Đức Giáo Hoàng La Mã; Bức thư năm 1530 của các Thượng nghị sĩ Nghị Viện Anh gửi cho Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII về tình trạng hôn nhân của vua Henry VIII, Bộ biên bản năm 1633 về bản án của Galilê Galilei (1616-1633), có chữ ký của chính nhà thiên văn học; Thư của Hoàng hậu Helena của Trung Quốc về tơ lụa và bức thư năm 1887 của người Mỹ bản địa gởi cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII viết trên vỏ cây bạch dương.
Nhưng gây chú ý nhất trong cuộc họp báo là việc thông báo các tài liệu liên quan đến hoạt động trong thời chiến của Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng sẽ được trưng bày. Những người chỉ trích Đức Piô XII cáo buộc ngài không giữ lập trường chống sự bức hại của Đức quốc xã đối với Do Thái, một lời buộc tội nặng nể đã bị những người ủng hộ ngài bác bỏ, những người gọi đó là một "huyền thoại đen".
Đức Cha Pagano, Tổng Trưởng Văn Khố Mật Vatican cho hay trong cuộc họp báo rằng việc trưng bày là một cơ hội để công bố rằng các giấy tờ liên quan đến Đệ Nhị Thế Chiến và triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII đã được sẵn sàng để trưng bày. Sau đó, Đức đương kim Giáo Hoàng sẽ quyết định liệu có thể phát hành ra công chúng như nhiều người mong đợi hay không.
Bác sĩ Umberto Broccoli, người phụ trách di sản văn hóa thành phố Rôma giải thích: "Những gì chúng ta đang nói ngày nay mang tầm quan trọng trên hết"; "Những bí mật cá nhân của Đức Giáo Hoàng được tiết lộ - bức màn được vén lên sau nhiều năm chỉ được dành cho những con mắt giám sát của các học giả và chuyên gia - và giờ được trưng bày cho công chúng"; "Nhưng đó cũng là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican sẽ mượn một viện bảo tàng tại Rôma".
Văn Khố Mật được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi tạo năm 1612. Chúng vẫn đóng cửa cho đến năm 1881, khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII mở cho các nhà nghiên cứu học thuật. Văn khố gồm 52 dặm các kệ chứa hơn 35.000 văn bản và tài liệu lịch sử. Từ "mật" thực sự mang ý nghĩa cổ xưa là "riêng tư", chứ không phải là định nghĩa hiện đại "ẩn giấu" hay "bí ẩn". Điều này có nghĩa là văn khố chịu sự chăm nom trực tiếp của Đức Giáo Hoàng chứ không phải của một bộ phận thuộc Giáo Triều Rôma.
Ông Giovanni Alemanno, Thị trưởng Thành phố Rôma cho hay trong cuộc họp báo: "Đây là một cử chỉ dũng cảm trong vai trò của Tòa Thánh để tổ chức cuộc triển lãm ở mức độ này, đồng thời đồng ý để các tài liệu quý giá rời khỏi Vatican". Ông cho hay thêm "‘Lux Arcana’ là một cơ hội để kể lại chi tiết cả cho người dân Rôma và người hành hương về cuộc phiêu lưu ngoại thường của con người".
Tòa thánh Vatican cũng sẽ đồng xuất bản một cuốn sách với các tài liệu và thông tin về nạn diệt chủng người Armenia. Các trang sách được lấy từ Văn khố Mật Vatican, và theo Đức Cha Sergio Pagano, vị giáo sĩ điều hành Văn khố thì "chúng làm cho tôi cảm thấy hổ thẹn khi là một con người. Nếu không có đức tin, chúng sẽ làm cho tôi chỉ thấy bóng tối".
Liên quan đến nạn diệt chủng người Armenia, Đức Cha Pagano cho hay: "khi tôi đọc các tài liệu về thực hành tra tấn được người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chống lại người Armenia, tôi cảm thấy cảm giác không thể kiềm nén sự đau đớn và kinh hoàng".
Theo Đức Cha Tổng Trưởng Văn Khố Mật, một số trong các giấy tờ mô tả cách người lính Thổ Nhĩ Kỳ "đặt cược và chơi súc sắc (xí ngầu) để đoán giới tính của đứa bé trước khi đâm nó bằng lưỡi lê sau khi moi chúng ra khỏi bụng mẹ".
Vatican City (CNA/EWTN News, AsiaNews) .- Một cuộc triển lãm chưa từng có sẽ diễn ra vào năm 2012 để trưng bày bộ sưu tập với khoảng 100 tài liệu lịch sử từ Văn Khố Mật Vatican, đó là các giấy tờ quan trọng nhất thế giới, với các tài liệu từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 20, nếu xếp lại, chúng sẽ dài 85 km. Chúng bao gồm cả tài liệu về triều giáo hoàng trong chiến tranh vào thời Đức Piô XII và bản án của Galilê.
Hôm 05/07, Đức Hồng y Raffaele Farina, đặc trách văn khố và thư viện của Vatican, giải thích tầm quan trọng của triển lãm cho giới truyền thông: "Các tài liệu giáo hoàng cổ đại mang tầm quan trọng to lớn, cũng như các bức thư liên quan đến các khía cạnh đầy ý nghĩa của đời sống Giáo Hội trên thế giới lần đầu tiên sẽ được rời khỏi Vatican".
Với tiêu đề "Lux in Arcana – Văn Khố Mật Vatican được tiết lộ", triển lãm sẽ mở cửa từ tháng Hai đến tháng Chín năm tới tại Bảo tàng Capitoline ở Rôma. Triễn lãm là dịp đánh dấu kỷ niệm 400 năm khởi đầu Văn Khố.
Triển lãm cũng sẽ trình bày các tài liệu ít gây tổn thương nhưng đều có liên quan lịch sử gây sự chú ý cho công chúng như: Thư “Dictatus Papae” của Đức Giáo Hoàng Gregory VII, vạch ra các quyền năng của Đức Giáo Hoàng La Mã; Bức thư năm 1530 của các Thượng nghị sĩ Nghị Viện Anh gửi cho Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII về tình trạng hôn nhân của vua Henry VIII, Bộ biên bản năm 1633 về bản án của Galilê Galilei (1616-1633), có chữ ký của chính nhà thiên văn học; Thư của Hoàng hậu Helena của Trung Quốc về tơ lụa và bức thư năm 1887 của người Mỹ bản địa gởi cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII viết trên vỏ cây bạch dương.
Nhưng gây chú ý nhất trong cuộc họp báo là việc thông báo các tài liệu liên quan đến hoạt động trong thời chiến của Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng sẽ được trưng bày. Những người chỉ trích Đức Piô XII cáo buộc ngài không giữ lập trường chống sự bức hại của Đức quốc xã đối với Do Thái, một lời buộc tội nặng nể đã bị những người ủng hộ ngài bác bỏ, những người gọi đó là một "huyền thoại đen".
Đức Cha Pagano, Tổng Trưởng Văn Khố Mật Vatican cho hay trong cuộc họp báo rằng việc trưng bày là một cơ hội để công bố rằng các giấy tờ liên quan đến Đệ Nhị Thế Chiến và triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII đã được sẵn sàng để trưng bày. Sau đó, Đức đương kim Giáo Hoàng sẽ quyết định liệu có thể phát hành ra công chúng như nhiều người mong đợi hay không.
Bác sĩ Umberto Broccoli, người phụ trách di sản văn hóa thành phố Rôma giải thích: "Những gì chúng ta đang nói ngày nay mang tầm quan trọng trên hết"; "Những bí mật cá nhân của Đức Giáo Hoàng được tiết lộ - bức màn được vén lên sau nhiều năm chỉ được dành cho những con mắt giám sát của các học giả và chuyên gia - và giờ được trưng bày cho công chúng"; "Nhưng đó cũng là lần đầu tiên Tòa Thánh Vatican sẽ mượn một viện bảo tàng tại Rôma".
Văn Khố Mật được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi tạo năm 1612. Chúng vẫn đóng cửa cho đến năm 1881, khi Đức Giáo Hoàng Lêô XIII mở cho các nhà nghiên cứu học thuật. Văn khố gồm 52 dặm các kệ chứa hơn 35.000 văn bản và tài liệu lịch sử. Từ "mật" thực sự mang ý nghĩa cổ xưa là "riêng tư", chứ không phải là định nghĩa hiện đại "ẩn giấu" hay "bí ẩn". Điều này có nghĩa là văn khố chịu sự chăm nom trực tiếp của Đức Giáo Hoàng chứ không phải của một bộ phận thuộc Giáo Triều Rôma.
Ông Giovanni Alemanno, Thị trưởng Thành phố Rôma cho hay trong cuộc họp báo: "Đây là một cử chỉ dũng cảm trong vai trò của Tòa Thánh để tổ chức cuộc triển lãm ở mức độ này, đồng thời đồng ý để các tài liệu quý giá rời khỏi Vatican". Ông cho hay thêm "‘Lux Arcana’ là một cơ hội để kể lại chi tiết cả cho người dân Rôma và người hành hương về cuộc phiêu lưu ngoại thường của con người".
Tòa thánh Vatican cũng sẽ đồng xuất bản một cuốn sách với các tài liệu và thông tin về nạn diệt chủng người Armenia. Các trang sách được lấy từ Văn khố Mật Vatican, và theo Đức Cha Sergio Pagano, vị giáo sĩ điều hành Văn khố thì "chúng làm cho tôi cảm thấy hổ thẹn khi là một con người. Nếu không có đức tin, chúng sẽ làm cho tôi chỉ thấy bóng tối".
Liên quan đến nạn diệt chủng người Armenia, Đức Cha Pagano cho hay: "khi tôi đọc các tài liệu về thực hành tra tấn được người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chống lại người Armenia, tôi cảm thấy cảm giác không thể kiềm nén sự đau đớn và kinh hoàng".
Theo Đức Cha Tổng Trưởng Văn Khố Mật, một số trong các giấy tờ mô tả cách người lính Thổ Nhĩ Kỳ "đặt cược và chơi súc sắc (xí ngầu) để đoán giới tính của đứa bé trước khi đâm nó bằng lưỡi lê sau khi moi chúng ra khỏi bụng mẹ".
Trận chiến phá thai cấp Tiểu Bang bắt đầu sôi động.
Trần Mạnh Trác
13:20 06/07/2011
Với cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010 đem lại đa số cho phe Bảo Thủ (Cộng Hòa) tại nhiều tiều bang, những hạn chế phá thai bắt đầu được thi hành tại nhiều nơi và những tranh luận về nguyên tắc tài trợ của medicaid cũng bắt đầu bị đưa ra bàn cãi.
Trong tháng 7 này, thêm 2 sự kiện đáng kể đã xảy ra. Tại Kansas, thể lệ mới cấp giấy phép hành nghề y tế đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 7, ít ra là 2 trung tâm phá thai của Planned Parenthood đã chuẩn bị phải đóng cửa. Cùng lúc đó tại South Dakota, đạo luật đòi hỏi phải chờ 72 giờ cũng bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên một thẩm phán liên bang đã tạm thời ngưng việc thi hành đề chờ đợi sự phán quyết của tòa án cấp cao.
Hai sự kiện trên chỉ là một số tiêu biểu cho những hoạt động chống phá thai ở nhiều tiểu bang khác nhau, mà mục đích chính là nhắm vào việc ngưng tài trợ cho hệ thống Planned Parenthood dùng tiền Medicaid của liên bang và của tiểu bang.
Những luật lệ chống phá thai mới cũng không khỏi gặp nhiều cản trở từ chánh quyền Obama. Trung tâm liên bang Medicare và Medicaid Services mới thông báo cho tiểu bang Indiana rằng sự hạn chế tài trợ Planned Parenthood của họ sẽ vi phạm sự "tự do lựa chọn nhà cung cấp" quy định bởi Medicaid và do đó tất cả các nguồn tài trợ y tế Medicaid cho tiểu bang sẽ bị duyệt xét lại.
Ngày 24 tháng 6 vừa qua, thẩm phán Liên Bang Walton Tanya Pratt đã phán quyết rằng vì "chính phủ liên bang đe dọa cắt tiền Medicaid của tiểu bang Indiana," do đó vì "lợi ích công cộng" tiểu bang nên tiếp tục tài trợ cho Planned Parenthood.
Luật Indiana nghiêm cấm tiểu bang ký hợp đồng hoặc tài trợ cho bất kỳ tổ chức nào thực hiện phá thai hoặc có cơ sở phá thai. Nhiều luật tương tự cũng đã được thông qua tại các tiểu bang Tennessee, North Carolina, Wisconsin, Kansas, New Jersey, Texas và New Hampshire.
Hội Susan B. Anthony List, một tổ chức ủng hộ ứng viên phò sự sống, cho biết số tiền Medicaid mà Planned Parenthood bị mất ở 8 tiểu bang trên có thể lên tới $ 60 triệu.
Những luật lệ của tiểu bang vừa kể có thể sẽ còn bị xử đi xử lại trong nhiều năm, nhưng một phân tích của hội Americans United for Life về phán quyết của thẩm phán Pratt cho hay rằng, lập luận về sự "tự do lựa chọn các nhà cung cấp" sẽ "thất bại trên tòa án cấp cao hơn " vì luật của Indiana "tôn trọng quyền tự do lựa chọn các nhà cung cấp y tế 'có đủ trình độ chuyên môn' (qualified) của bệnh nhân Medicaid" và hơn nữa luật liên bang đã cho phép tiểu bang có thể loại trừ bất kỳ nhà cung cấp nào xét thấy không đủ điều kiện.
Ngoài ra, hội Americans United for Life cũng lưu ý rằng Indiana vẫn có "khoảng 800 địa điểm có đủ trình độ để cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình."
"Ai là người đã thực sự gây nguy hiểm cho giới phụ nữ?" là câu hỏi đặt ra trên tờ Wall Street Journal số ra ngày 27 tháng 6 bởi hai viên chức của Americans United for Life là các bà Charmaine Yoest và Denise M. Burke. "Rõ ràng, hợp đòan Planned Parenthood và chính quyền Obama đang sẵn sàng từ khước sự chăm sóc sức khỏe thỏa đáng cho hàng ngàn người nghèo, phụ nữ và trẻ em để bảo vệ lợi nhuận của Planned Parenthood."
Trở lại tiểu bang Kansas, ngoài bộ luật có ảnh hưởng đến Planned Parenthood, các nhà lập pháp cũng đã thông qua những quy định mới về một phòng khám phá thai, đòi hỏi mỗi phòng phải có kích thước nhất định, phải có các thiết bị khẩn cấp đặc biệt, có những lọai thuốc và dự trữ máu để chuyền trong những trường hợp khẩn cấp, và phải có liên hệ với một bệnh viện địa phương.
Chỉ có một phòng khám phá thai của Planned Parenthood ở Kansas có đủ điều kiện được cấp giấy phép bởi Bộ Y tế Kansas để tiếp tục hoạt động sau thời điểm mà bộ luật có hiệu lực ngày 1 tháng 7.
Còn bộ luật của South Dakota, được dự kiến có hiệu lực ngày 1 tháng 7, đòi hỏi một phụ nữ phá thai phải được tư vấn tại một trung tâm khủng hoảng thai nghén, phải được nghe về các biến chứng của việc phá thai và phải chờ 72 giờ trước khi phá thai. Các bác sĩ cũng phải xác nhận theo pháp luật là người phụ nữ đã không bị cưỡng chế phải làm như vậy.
Tuy nhiên thẩm phán liên bang Karen Schreier, trong một phán quyết ngày 30 tháng 6, cho rằng các điều kiện trên "tạo thành một trở ngại đáng kể cho quyết định của người phụ nữ để phá thai" và do đó vi phạm Roe v. Wade.
Ở Texas, một dự luật ngưng tài trợ cho Planned Parenthood đang chờ chữ ký của Thống đốc Rick Perry. Trước đó vị thống đốc Cộng hòa này đã ký luật đòi hỏi một phụ nữ phải dò 'siêu âm' trước khi được phá thai.
Tại New Hampshire, ngành lập pháp đã vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Thống đốc John Lynch, Dân chủ. Ông Lynch đã phủ quyết một dự luật yêu cầu thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai.
Đức Giám Mục John H. McCormack Manchester, NH, đã kêu gọi các nhà lập pháp làm như vậy, vì sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng khi gạt bỏ vai trò của cha mẹ vào việc chăm sóc sức khỏe cho con cái trong lứa tuối vị thành niên".
ĐGM McCormack nói tiếp: "Những người phản đối dự luật này đã sai lầm khi giả định rằng có một cuộc xung đột giữa lợi ích của đứa con và quyền và trách nhiệm của cha mẹ phải chăm sóc cho con cái,". .. "Tuy nhiên, bậc cha mẹ là những người biết con cái họ hơn bất kỳ ai khác, luôn đặt lợi ích của con cái trong tim, mặc dù con cái của họ không luôn luôn hiểu hoặc đánh giá cao."
Cũng vậy tại North Carolina, trứơc việc thống đốc Beverly Perdue phủ quyết một dự luật cần thông báo cho cha mẹ tương tự như trên, Đức Giám Mục Peter J. Jugis của Charlotte đã kêu gọi "cầu nguyện và nỗ lực" trong tuần tới để có thêm được hai phiếu cần thiết để vô hiệu quyền phủ quyết đó.
"Thật không thể tưởng tượng nổi, trước một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng như thế mà lại cần phải có luật mới được có thời gian chờ đợi", vị giám mục viết trong tờ báo Observer Charlotte. "Hầu như tất cả các thủ tục y tế thì việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần vẫn được xem là một hoạt động thường xuyên. Chỉ riêng với họat động phá thai thì người ta có thể lái xe đến một phòng khám vào buổi sáng và thi hành một phẫu thuật quan trọng trong vòng vài giờ. "
Tại tiểu bang Alabama ngày 15 tháng 6 vừa qua, Thống đốc Robert J. Bentley, Cộng hòa, đã ký luật cấm phá thai các bào thai lớn 20 tuần, đó là thời điểm mà bào thai được cho là có khả năng cảm giác đau.
Nebraska là tiểu bang đã thông qua một bộ luật tương tự lần đầu tiên vào năm 2010, Từ đó đến nay các tiển bang Idaho, Indiana, Kansas và Oklahoma đã noi gương đi theo.
Trong tháng 7 này, thêm 2 sự kiện đáng kể đã xảy ra. Tại Kansas, thể lệ mới cấp giấy phép hành nghề y tế đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 7, ít ra là 2 trung tâm phá thai của Planned Parenthood đã chuẩn bị phải đóng cửa. Cùng lúc đó tại South Dakota, đạo luật đòi hỏi phải chờ 72 giờ cũng bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên một thẩm phán liên bang đã tạm thời ngưng việc thi hành đề chờ đợi sự phán quyết của tòa án cấp cao.
Hai sự kiện trên chỉ là một số tiêu biểu cho những hoạt động chống phá thai ở nhiều tiểu bang khác nhau, mà mục đích chính là nhắm vào việc ngưng tài trợ cho hệ thống Planned Parenthood dùng tiền Medicaid của liên bang và của tiểu bang.
Những luật lệ chống phá thai mới cũng không khỏi gặp nhiều cản trở từ chánh quyền Obama. Trung tâm liên bang Medicare và Medicaid Services mới thông báo cho tiểu bang Indiana rằng sự hạn chế tài trợ Planned Parenthood của họ sẽ vi phạm sự "tự do lựa chọn nhà cung cấp" quy định bởi Medicaid và do đó tất cả các nguồn tài trợ y tế Medicaid cho tiểu bang sẽ bị duyệt xét lại.
Ngày 24 tháng 6 vừa qua, thẩm phán Liên Bang Walton Tanya Pratt đã phán quyết rằng vì "chính phủ liên bang đe dọa cắt tiền Medicaid của tiểu bang Indiana," do đó vì "lợi ích công cộng" tiểu bang nên tiếp tục tài trợ cho Planned Parenthood.
Luật Indiana nghiêm cấm tiểu bang ký hợp đồng hoặc tài trợ cho bất kỳ tổ chức nào thực hiện phá thai hoặc có cơ sở phá thai. Nhiều luật tương tự cũng đã được thông qua tại các tiểu bang Tennessee, North Carolina, Wisconsin, Kansas, New Jersey, Texas và New Hampshire.
Hội Susan B. Anthony List, một tổ chức ủng hộ ứng viên phò sự sống, cho biết số tiền Medicaid mà Planned Parenthood bị mất ở 8 tiểu bang trên có thể lên tới $ 60 triệu.
Những luật lệ của tiểu bang vừa kể có thể sẽ còn bị xử đi xử lại trong nhiều năm, nhưng một phân tích của hội Americans United for Life về phán quyết của thẩm phán Pratt cho hay rằng, lập luận về sự "tự do lựa chọn các nhà cung cấp" sẽ "thất bại trên tòa án cấp cao hơn " vì luật của Indiana "tôn trọng quyền tự do lựa chọn các nhà cung cấp y tế 'có đủ trình độ chuyên môn' (qualified) của bệnh nhân Medicaid" và hơn nữa luật liên bang đã cho phép tiểu bang có thể loại trừ bất kỳ nhà cung cấp nào xét thấy không đủ điều kiện.
Ngoài ra, hội Americans United for Life cũng lưu ý rằng Indiana vẫn có "khoảng 800 địa điểm có đủ trình độ để cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình."
"Ai là người đã thực sự gây nguy hiểm cho giới phụ nữ?" là câu hỏi đặt ra trên tờ Wall Street Journal số ra ngày 27 tháng 6 bởi hai viên chức của Americans United for Life là các bà Charmaine Yoest và Denise M. Burke. "Rõ ràng, hợp đòan Planned Parenthood và chính quyền Obama đang sẵn sàng từ khước sự chăm sóc sức khỏe thỏa đáng cho hàng ngàn người nghèo, phụ nữ và trẻ em để bảo vệ lợi nhuận của Planned Parenthood."
Trở lại tiểu bang Kansas, ngoài bộ luật có ảnh hưởng đến Planned Parenthood, các nhà lập pháp cũng đã thông qua những quy định mới về một phòng khám phá thai, đòi hỏi mỗi phòng phải có kích thước nhất định, phải có các thiết bị khẩn cấp đặc biệt, có những lọai thuốc và dự trữ máu để chuyền trong những trường hợp khẩn cấp, và phải có liên hệ với một bệnh viện địa phương.
Chỉ có một phòng khám phá thai của Planned Parenthood ở Kansas có đủ điều kiện được cấp giấy phép bởi Bộ Y tế Kansas để tiếp tục hoạt động sau thời điểm mà bộ luật có hiệu lực ngày 1 tháng 7.
Còn bộ luật của South Dakota, được dự kiến có hiệu lực ngày 1 tháng 7, đòi hỏi một phụ nữ phá thai phải được tư vấn tại một trung tâm khủng hoảng thai nghén, phải được nghe về các biến chứng của việc phá thai và phải chờ 72 giờ trước khi phá thai. Các bác sĩ cũng phải xác nhận theo pháp luật là người phụ nữ đã không bị cưỡng chế phải làm như vậy.
Tuy nhiên thẩm phán liên bang Karen Schreier, trong một phán quyết ngày 30 tháng 6, cho rằng các điều kiện trên "tạo thành một trở ngại đáng kể cho quyết định của người phụ nữ để phá thai" và do đó vi phạm Roe v. Wade.
Ở Texas, một dự luật ngưng tài trợ cho Planned Parenthood đang chờ chữ ký của Thống đốc Rick Perry. Trước đó vị thống đốc Cộng hòa này đã ký luật đòi hỏi một phụ nữ phải dò 'siêu âm' trước khi được phá thai.
Tại New Hampshire, ngành lập pháp đã vô hiệu hóa quyền phủ quyết của Thống đốc John Lynch, Dân chủ. Ông Lynch đã phủ quyết một dự luật yêu cầu thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai.
Đức Giám Mục John H. McCormack Manchester, NH, đã kêu gọi các nhà lập pháp làm như vậy, vì sẽ là "một sai lầm nghiêm trọng khi gạt bỏ vai trò của cha mẹ vào việc chăm sóc sức khỏe cho con cái trong lứa tuối vị thành niên".
ĐGM McCormack nói tiếp: "Những người phản đối dự luật này đã sai lầm khi giả định rằng có một cuộc xung đột giữa lợi ích của đứa con và quyền và trách nhiệm của cha mẹ phải chăm sóc cho con cái,". .. "Tuy nhiên, bậc cha mẹ là những người biết con cái họ hơn bất kỳ ai khác, luôn đặt lợi ích của con cái trong tim, mặc dù con cái của họ không luôn luôn hiểu hoặc đánh giá cao."
Cũng vậy tại North Carolina, trứơc việc thống đốc Beverly Perdue phủ quyết một dự luật cần thông báo cho cha mẹ tương tự như trên, Đức Giám Mục Peter J. Jugis của Charlotte đã kêu gọi "cầu nguyện và nỗ lực" trong tuần tới để có thêm được hai phiếu cần thiết để vô hiệu quyền phủ quyết đó.
"Thật không thể tưởng tượng nổi, trước một cuộc phẫu thuật nghiêm trọng như thế mà lại cần phải có luật mới được có thời gian chờ đợi", vị giám mục viết trong tờ báo Observer Charlotte. "Hầu như tất cả các thủ tục y tế thì việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần vẫn được xem là một hoạt động thường xuyên. Chỉ riêng với họat động phá thai thì người ta có thể lái xe đến một phòng khám vào buổi sáng và thi hành một phẫu thuật quan trọng trong vòng vài giờ. "
Tại tiểu bang Alabama ngày 15 tháng 6 vừa qua, Thống đốc Robert J. Bentley, Cộng hòa, đã ký luật cấm phá thai các bào thai lớn 20 tuần, đó là thời điểm mà bào thai được cho là có khả năng cảm giác đau.
Nebraska là tiểu bang đã thông qua một bộ luật tương tự lần đầu tiên vào năm 2010, Từ đó đến nay các tiển bang Idaho, Indiana, Kansas và Oklahoma đã noi gương đi theo.
Top Stories
Dans l’Etat Kachin, la situation des personnes déplacées par les combats demeure très précaire
Églises d'Asie
12:00 06/07/2011
Dans l’Etat Kachin, la situation des personnes déplacées par les combats demeure très précaire [ Bulletin EDA n° ]
En Birmanie, l’Eglise catholique dans le diocèse de Banmaw, dans la partie sud-est de l’Etat Kachin, s’est mobilisée pour venir en aide aux milliers de personnes déplacées par les combats qui ont éclaté le 9 juin dernier entre les forces armées birmanes et celles de la KIA (Kachin Independence Army), la branche armée de la Kachin Independence Organization (KIO).
Ses responsables indiquent toutefois que les ressources disponibles sont maigres et leur capacité à venir en aide efficacement et durablement limitée.
Sur la vingtaine de milliers de personnes déplacées par les combats, plus de 6 500 ont trouvé refuge auprès de cinq paroisses catholiques installées à proximité de la frontière avec la Chine, notamment dans les villages de Laiza, où se trouve l’état-major de la KIO, Loije et Man Win. La branche locale de la Caritas, Karuna Banmaw, coordonne les secours aux déplacés, des femmes, des enfants et des personnes âgées pour la plupart, et ses responsables ne cachent pas que les ressources disponibles sont insuffisantes, les grandes ONG internationales n’ayant pas ou très peu accès à la région. Mgr Raymond Sumlut Gam, évêque de Banmaw, précise que « les réfugiés sont aidés avec les fonds qui ont été récoltés à l’occasion de la dernière campagne de Carême et avec le produit d’autres quêtes menées auprès des fidèles du diocèse », mais il explique que les besoins dépassent de beaucoup les ressources disponibles. Les fortes pluies de ces derniers jours ne facilitent pas la situation, ajoute-t-il encore, ne cachant pas son inquiétude pour les personnes qui ont fui dans la jungle et qui n’ont pas réussi à rejoindre les centres d’accueil mis en place par les paroisses.
Toujours selon Raymond Sumlut Gam, si la situation va en s’améliorant dans certaines régions de l’Etat Kachin, la tension demeure forte près de la frontière avec la Chine. Selon lui, des villageois choisissent de quitter leurs maisons durant la nuit pour passer en douce la frontière, avant de revenir au petit matin travailler dans leurs champs et veiller leurs rizières. En Chine, ils craignent de se faire prendre par les gardes-frontières, qui refoulent vers la Birmanie tous ceux qui passent dans la clandestinité, et en Birmanie, ils redoutent de tomber sur un détachement de l’armée birmane, dont les soldats n’hésitent pas à pratiquer la torture, des exécutions sommaires ou le viol.
Dans ce conflit qui a éclaté après que la KIA a refusé une offre des autorités birmanes d’intégrer l’armée régulière en tant que gardes-frontières et du fait que les Kachin refusent de voir la Chine édifier sur leurs terres sept très importants barrages hydroélectriques (1), une issue semble se dessiner, la junte birmane, soumise à des pressions internationales, ayant proposé un cessez-le-feu à la KIA. Le 1er juillet, les chefs de la KIA ont ordonné à leurs troupes de cesser leurs attaques contre l’armée birmane et des rencontres entre généraux des deux armées ont eu lieu. Toutefois, aucun accord formel n’a été signé et il semble que les militaires birmans acheminent des renforts dans la région.
Signe du peu de confiance que les Kachins accordent à ce cessez-le-feu, les camps de personnes déplacées n’ont pas commencé à se vider, rapportent des sources sur place. L’évêque de Myitkyina, dont le diocèse couvre la partie nord-ouest de l’Etat Kachin, s’est adressé à ses fidèles via les ondes de Radio Veritas Asia pour les conforter : « Je prie pour vous, mon cher petit troupeau, et je ne vous laisserai pas seul. L’Eglise est prête à vous venir en aide, nos églises et nos chrétiens vous accueillent les bras ouverts afin que vous séchiez vos larmes et consoliez vos peines. Restez unis, aidez-vous les uns les autres, le Seigneur est proche de vous. Ayez foi en Lui, prions sans cesse pour la paix. »
Selon le gouvernement birman, 57 % des 1,2 millions de Kachin de Birmanie sont bouddhistes et 36 % sont chrétiens, essentiellement baptistes et catholiques.
Notes
(1) Voir dépêche EDA du 21 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/birmanie-myanmar/l2019eglise-catholique-s2019inquiete-de-l2019afflux-de-refugies-fuyant-les-combats-entre-les-rebelles-kachin-et-le-gouvernement
En Birmanie, l’Eglise catholique dans le diocèse de Banmaw, dans la partie sud-est de l’Etat Kachin, s’est mobilisée pour venir en aide aux milliers de personnes déplacées par les combats qui ont éclaté le 9 juin dernier entre les forces armées birmanes et celles de la KIA (Kachin Independence Army), la branche armée de la Kachin Independence Organization (KIO).
Ses responsables indiquent toutefois que les ressources disponibles sont maigres et leur capacité à venir en aide efficacement et durablement limitée.
Sur la vingtaine de milliers de personnes déplacées par les combats, plus de 6 500 ont trouvé refuge auprès de cinq paroisses catholiques installées à proximité de la frontière avec la Chine, notamment dans les villages de Laiza, où se trouve l’état-major de la KIO, Loije et Man Win. La branche locale de la Caritas, Karuna Banmaw, coordonne les secours aux déplacés, des femmes, des enfants et des personnes âgées pour la plupart, et ses responsables ne cachent pas que les ressources disponibles sont insuffisantes, les grandes ONG internationales n’ayant pas ou très peu accès à la région. Mgr Raymond Sumlut Gam, évêque de Banmaw, précise que « les réfugiés sont aidés avec les fonds qui ont été récoltés à l’occasion de la dernière campagne de Carême et avec le produit d’autres quêtes menées auprès des fidèles du diocèse », mais il explique que les besoins dépassent de beaucoup les ressources disponibles. Les fortes pluies de ces derniers jours ne facilitent pas la situation, ajoute-t-il encore, ne cachant pas son inquiétude pour les personnes qui ont fui dans la jungle et qui n’ont pas réussi à rejoindre les centres d’accueil mis en place par les paroisses.
Toujours selon Raymond Sumlut Gam, si la situation va en s’améliorant dans certaines régions de l’Etat Kachin, la tension demeure forte près de la frontière avec la Chine. Selon lui, des villageois choisissent de quitter leurs maisons durant la nuit pour passer en douce la frontière, avant de revenir au petit matin travailler dans leurs champs et veiller leurs rizières. En Chine, ils craignent de se faire prendre par les gardes-frontières, qui refoulent vers la Birmanie tous ceux qui passent dans la clandestinité, et en Birmanie, ils redoutent de tomber sur un détachement de l’armée birmane, dont les soldats n’hésitent pas à pratiquer la torture, des exécutions sommaires ou le viol.
Dans ce conflit qui a éclaté après que la KIA a refusé une offre des autorités birmanes d’intégrer l’armée régulière en tant que gardes-frontières et du fait que les Kachin refusent de voir la Chine édifier sur leurs terres sept très importants barrages hydroélectriques (1), une issue semble se dessiner, la junte birmane, soumise à des pressions internationales, ayant proposé un cessez-le-feu à la KIA. Le 1er juillet, les chefs de la KIA ont ordonné à leurs troupes de cesser leurs attaques contre l’armée birmane et des rencontres entre généraux des deux armées ont eu lieu. Toutefois, aucun accord formel n’a été signé et il semble que les militaires birmans acheminent des renforts dans la région.
Signe du peu de confiance que les Kachins accordent à ce cessez-le-feu, les camps de personnes déplacées n’ont pas commencé à se vider, rapportent des sources sur place. L’évêque de Myitkyina, dont le diocèse couvre la partie nord-ouest de l’Etat Kachin, s’est adressé à ses fidèles via les ondes de Radio Veritas Asia pour les conforter : « Je prie pour vous, mon cher petit troupeau, et je ne vous laisserai pas seul. L’Eglise est prête à vous venir en aide, nos églises et nos chrétiens vous accueillent les bras ouverts afin que vous séchiez vos larmes et consoliez vos peines. Restez unis, aidez-vous les uns les autres, le Seigneur est proche de vous. Ayez foi en Lui, prions sans cesse pour la paix. »
Selon le gouvernement birman, 57 % des 1,2 millions de Kachin de Birmanie sont bouddhistes et 36 % sont chrétiens, essentiellement baptistes et catholiques.
Notes
(1) Voir dépêche EDA du 21 juin 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/birmanie-myanmar/l2019eglise-catholique-s2019inquiete-de-l2019afflux-de-refugies-fuyant-les-combats-entre-les-rebelles-kachin-et-le-gouvernement
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận về khóa Linh Thao Sinh Viên Công Giáo Huế
Maria Thủy Tiên
06:35 06/07/2011
Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang ( 01/07/2011- 07/07/2011) - Tĩnh Tâm Linh Thao là khóa cấm phòng trong thinh lặng để tạo tình thân mật với Chúa, để cảm nghiệm tình yêu thương tha thứ, để học hỏi Lời Chúa, để tìm hiểu và thực thi Thánh Ý Chúa, để tu tập cho đời sống tâm linh...
Xem hình ảnh
Với ý nghĩa đó, vào chiều ngày 01/07/2011, gần 60 sinh viên Công giáo đã quy tụ nhau về Trung tâm Thánh Mẫu La Vang để bắt đầu khóa Linh Thao từ ngày 01/07 /2011 đến 07/07/2011.
Bên cạnh những sinh viên Công giáo tại Huế, còn có sự hiện diện của các bạn sinh viên đến từ Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Vinh, Nghệ An, và đáng hoan nghênh nhất là những bạn sinh viên đến từ Sài Gòn, Hà Nội. Mỗi người một phương đến từ nhiều vùng miền, mang theo nhiều giọng nói khác nhau nhưng đều cùng chung mục đích là đi thao luyện tâm hồn của mình để tìm gặp Đức Kitô trong cuộc đời mình.
Mặt khác, theo như tôi được biết, đi tĩnh tâm linh thao không phải là để gia nhập một phong trào hay hội đoàn vì linh thao không phải là phong trào, cũng không phải hội đoàn, mà là một phương pháp tu đức, giúp làm “giàu có” cho đời sống thiêng liêng của chính mình, của gia đình mình và của cộng đoàn Giáo Hội.
Trong chúng ta, ai lại không muốn sống hạnh phúc! Sống trọn kế hoạch của Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và gia đình mình!
Đi dạo, đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao...là những việc thao luyện nhằm giúp cho thân thể cường tráng, thì cũng thế, linh thao là những việc thao luyện nhằm giúp linh hồn khoẻ mạnh, là luyện tập cho tinh thần, là tu tập cho đời sống thiêng liêng....
Linh thao là tất cả những phương thức luyện tập; trau dồi và bổ dưỡng cho đời sống nội tâm; là tất cả những cách chuẩn bị và chỉnh đốn đời sống nội tâm nhằm loại bỏ những quyến luyến lệch lạc, và sau đó tìm kiếm ý Chúa hầu sắp đặt cuộc đời làm sao để có thể mưu ích cho linh hồn mình.
Về Ban hướng dẫn linh thao gồm có Cha Đaminh Phạm Minh Thắng, Dòng Tên cùng hai Dì Têrêxa Lê Thị Minh và Maria Phạm Thị Kim Sao, thuộc Tu Hội Mẹ Maria Thăm Viếng.
Khi được Cha Linh Hướng hỏi: “ Các con đến đây để làm gì?”. Bạn Bích Phương, sinh viên Huế đã chia sẻ “Con đến đây để cầu nguyện, để tìm ra con đường mình đi và nhận ra thánh ý Chúa muốn”. Còn bạn Dũng, sinh viên Nghệ An thì trả lời “Con đến đây cầu xin Chúa giúp con tìm ra được Ơn Gọi của mình và xem thử Chúa muốn con sống Ơn Gọi nào?”.... rất nhiều ý kiến được chia sẻ từ các bạn trẻ. Chắc hẳn trước khi đến với khóa Linh Thao này, các bạn trẻ đã xác định được mục đích “Mình đến đây để làm gì?”.
Cũng như mọi năm trước, cứ mỗi dịp hè, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang là địa điểm được chọn để làm nơi Linh Thao cho các bạn sinh viên tại Huế. Đây là trung tâm hành hương toàn quốc nên hằng ngày có rất nhiều đoàn hành hương đến thăm viếng và ở lại với Mẹ, nhưng không vì đó mà làm ảnh hưởng đến những giờ cầu nguyện hay phá tan bầu khí tĩnh lặng nơi tâm hồn mỗi người.
Theo chương trình, các bạn sinh viên có 5 ngày thao luyện thiêng liêng trong thinh lặng từ mọi cử chỉ, hành vi, giữ yên tĩnh, tránh ồn ào náo động, không to tiếng, cắt đứt với mọi liên lạc bên ngoài, những vật dụng như điện thoại di động, tiền bạc... đều được gói lại cẩn thận, ký gửi cho Ban hướng dẫn…tuy nhiên, đó mới chỉ là thinh lặng bề ngoài, làm điều kiện cần thiết cho một trạng thái thinh lặng khác, chủ yếu hơn, đó là thinh lặng bên trong, vì “Thinh lặng bên ngoài, nhất là thinh lặng bên trong là bầu khí của cuộc sống nội tâm” (ĐHV 86), tức là để cho tâm hồn lắng đọng xuống và quy hướng về Chúa, không xao lãng phân tán, không để những ưu tư lo nghĩ hay những gì khác xâm chiếm …Một người có thể ở trong tĩnh mạc, thanh vắng nhưng lại không có thinh lặng nội tâm, nếu tâm tư người đó vẫn tưởng nghĩ đến trăm ngàn thứ chuyện ngổn ngang giữa chợ đời.
Chương trình linh thao của mỗi ngày bắt đầu từ 5g30 đến 21g30. Trong ngày, các bạn trẻ có 4 lần để nghe giảng, kết hợp song song với 4 lần cầu nguyện riêng theo những gợi ý của đề tài chia sẻ. Cao điểm là Thánh Lễ vào lúc 10g15.
Tiếp đó, các thao viên sẽ được hướng dẫn từng bước qua các tuần tự của tiến trình linh thao: qua việc tái khám phá quá khứ bất toàn của cuộc đời mình để từ đó cảm nếm được sự ngọt ngào trước tình thương tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hoà giải; qua việc soi chiếu cuộc đời mình vào cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đã thực hiện nơi dương thế để thao viên quyết định chọn lựa bậc sống đúng theo lời mời gọi của Ngài; qua việc chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu để thanh luyện tâm hồn bước theo con đường mà thao viên chọn lựa cách xứng đáng hơn; qua việc chiêm ngắm biến cố phục sinh của Đức Kitô để xác tín hơn vào niềm hy vọng cùng được phục sinh với Ngài mai sau... Tất cả đều nhằm chuẩn bị cho việc bước vào một giai đoạn mới của thao viên. Vì thế, đây là khoá linh thao thật ý nghĩa và bổ ích cho mỗi thành viên tham dự.
Sau khi nghe giảng, mỗi bạn sẽ chọn cho mình một chỗ thích hợp, dễ dàng đặt tâm tình để cầu nguyện, với những tư thế và cung cách cầu nguyện khác nhau, miễn sao tâm hồn mỗi người ý thức được sự hiện diện của Chúa trước mắt mình, để con và Cha “diện đối diện”. Vũ khí giúp các bạn cầu nguyện xuyên suốt trong khóa linh thao này chính là Kinh Thánh. Mỗi người sau khi đọc một đoạn Tin Mừng thì tìm những cụm từ đánh động con tim mình nhất và cảm nhận Chúa đang nói với mình điều gì qua đoạn Tin Mừng trong giờ cầu nguyện này? Đặc biệt hơn, trong lúc này “Giờ cầu nguyện là giờ tâm sự với Chúa là Cha, chứ không phải là giờ làm bài, là giờ của quả tim, chứ không phải là giờ luận lý. Đừng nặn óc bóp trán để trình bày với Chúa (ĐHV 142)
Trong quá trình linh thao, các bạn trẻ có thể tìm cho mình những giờ cảm thấy phù hợp để gặp vị Linh Hướng giúp mình trong vấn đề chia sẻ thiêng liêng, hoặc giải đáp những thắc mắc, những khó khăn trong cuộc sống.
Nhìn lại những ngày linh thao, tôi chợt nghĩ, mỗi người phải tự cám ơn Chúa qua Cha Đặc Trách Sinh Viên Công giáo tại Huế, qua các vị Hướng Dẫn khóa Linh Thao đã tạo cơ hội cho chúng ta có thời gian để tìm gặp Chúa, được ở gần Chúa hơn, sau những tháng ngày bận rộn, lo toan với công việc học tập, công ăn việc làm... biết bao nhiêu bạn trẻ cùng trang lứa tuổi với chúng ta ước ao có được những giờ phút này mà chẳng thể được. Bởi cuộc sống luôn là những xáo trộn, mất trật tự, khiến tâm hồn con người luôn quay cuồng với vòng xoáy của cuộc đời, thử hỏi chúng ta có bao nhiêu phút để dành cho Chúa trong ngày sống? Như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê đã viết trong sách Đường Hy Vọng “Quá lao lực, có ngày sẽ bất lực, quá bận tâm, có ngày mất nội tâm. Mặc dù bận rộn và càng bận rộn, con phải dành thời giờ để suy tư, học hỏi và nhất là cầu nguyện. Con sẽ tìm được bình an (ĐHV 852).
Tôi cảm nghĩ một điều, khóa linh thao sinh viên được tổ chức tại Linh Địa La Vang, cho nên người luôn sát cánh Đồng Hành cùng các bạn trẻ trong việc tìm gặp Chúa không ai khác ngoài Mẹ Maria La Vang, điều đó như một lời nhắc nhở sâu sắc đối với các những người con trẻ “Con hãy tìm giá trị một đời sống thiêng liêng, một linh đạo sâu xa nơi Mẹ Maria. Mẹ hoạt động, nhưng với tất cả mọi cử chỉ và tư tưởng, dù vụn vặt nhất, cũng vì Chúa Giêsu, Mẹ không thể có một giây phút nào ngoài Chúa Giêsu được. Đời Mẹ là một vực sâu vô tận của nội tâm, trong Mẹ, hoạt động và chiêm niệm không tách lìa: chiêm niệm giữa hoạt động, hoạt động đo chiêm niệm (ĐHV 937).
Ước chi lời cầu nguyện của thánh Augustinô: "Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con" cũng là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô bờ của Chúa; biết mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình, nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng rộng lượng với người khác như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta.
Ước mong sau khóa Linh Thao này, mỗi người tìm ra được những cảm nghiệm sâu xa trong tâm hồn mình về tình thương vô biên của Thiên Chúa, và có những định hướng tốt đẹp cho cuộc sống của mình, sống trọn kế hoạch của Chúa dành cho riêng mình.
Xem hình ảnh
Với ý nghĩa đó, vào chiều ngày 01/07/2011, gần 60 sinh viên Công giáo đã quy tụ nhau về Trung tâm Thánh Mẫu La Vang để bắt đầu khóa Linh Thao từ ngày 01/07 /2011 đến 07/07/2011.
Bên cạnh những sinh viên Công giáo tại Huế, còn có sự hiện diện của các bạn sinh viên đến từ Buôn Mê Thuột, Đà Nẵng, Vinh, Nghệ An, và đáng hoan nghênh nhất là những bạn sinh viên đến từ Sài Gòn, Hà Nội. Mỗi người một phương đến từ nhiều vùng miền, mang theo nhiều giọng nói khác nhau nhưng đều cùng chung mục đích là đi thao luyện tâm hồn của mình để tìm gặp Đức Kitô trong cuộc đời mình.
Mặt khác, theo như tôi được biết, đi tĩnh tâm linh thao không phải là để gia nhập một phong trào hay hội đoàn vì linh thao không phải là phong trào, cũng không phải hội đoàn, mà là một phương pháp tu đức, giúp làm “giàu có” cho đời sống thiêng liêng của chính mình, của gia đình mình và của cộng đoàn Giáo Hội.
Trong chúng ta, ai lại không muốn sống hạnh phúc! Sống trọn kế hoạch của Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và gia đình mình!
Đi dạo, đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao...là những việc thao luyện nhằm giúp cho thân thể cường tráng, thì cũng thế, linh thao là những việc thao luyện nhằm giúp linh hồn khoẻ mạnh, là luyện tập cho tinh thần, là tu tập cho đời sống thiêng liêng....
Linh thao là tất cả những phương thức luyện tập; trau dồi và bổ dưỡng cho đời sống nội tâm; là tất cả những cách chuẩn bị và chỉnh đốn đời sống nội tâm nhằm loại bỏ những quyến luyến lệch lạc, và sau đó tìm kiếm ý Chúa hầu sắp đặt cuộc đời làm sao để có thể mưu ích cho linh hồn mình.
Về Ban hướng dẫn linh thao gồm có Cha Đaminh Phạm Minh Thắng, Dòng Tên cùng hai Dì Têrêxa Lê Thị Minh và Maria Phạm Thị Kim Sao, thuộc Tu Hội Mẹ Maria Thăm Viếng.
Khi được Cha Linh Hướng hỏi: “ Các con đến đây để làm gì?”. Bạn Bích Phương, sinh viên Huế đã chia sẻ “Con đến đây để cầu nguyện, để tìm ra con đường mình đi và nhận ra thánh ý Chúa muốn”. Còn bạn Dũng, sinh viên Nghệ An thì trả lời “Con đến đây cầu xin Chúa giúp con tìm ra được Ơn Gọi của mình và xem thử Chúa muốn con sống Ơn Gọi nào?”.... rất nhiều ý kiến được chia sẻ từ các bạn trẻ. Chắc hẳn trước khi đến với khóa Linh Thao này, các bạn trẻ đã xác định được mục đích “Mình đến đây để làm gì?”.
Cũng như mọi năm trước, cứ mỗi dịp hè, Trung tâm Thánh Mẫu La Vang là địa điểm được chọn để làm nơi Linh Thao cho các bạn sinh viên tại Huế. Đây là trung tâm hành hương toàn quốc nên hằng ngày có rất nhiều đoàn hành hương đến thăm viếng và ở lại với Mẹ, nhưng không vì đó mà làm ảnh hưởng đến những giờ cầu nguyện hay phá tan bầu khí tĩnh lặng nơi tâm hồn mỗi người.
Theo chương trình, các bạn sinh viên có 5 ngày thao luyện thiêng liêng trong thinh lặng từ mọi cử chỉ, hành vi, giữ yên tĩnh, tránh ồn ào náo động, không to tiếng, cắt đứt với mọi liên lạc bên ngoài, những vật dụng như điện thoại di động, tiền bạc... đều được gói lại cẩn thận, ký gửi cho Ban hướng dẫn…tuy nhiên, đó mới chỉ là thinh lặng bề ngoài, làm điều kiện cần thiết cho một trạng thái thinh lặng khác, chủ yếu hơn, đó là thinh lặng bên trong, vì “Thinh lặng bên ngoài, nhất là thinh lặng bên trong là bầu khí của cuộc sống nội tâm” (ĐHV 86), tức là để cho tâm hồn lắng đọng xuống và quy hướng về Chúa, không xao lãng phân tán, không để những ưu tư lo nghĩ hay những gì khác xâm chiếm …Một người có thể ở trong tĩnh mạc, thanh vắng nhưng lại không có thinh lặng nội tâm, nếu tâm tư người đó vẫn tưởng nghĩ đến trăm ngàn thứ chuyện ngổn ngang giữa chợ đời.
Chương trình linh thao của mỗi ngày bắt đầu từ 5g30 đến 21g30. Trong ngày, các bạn trẻ có 4 lần để nghe giảng, kết hợp song song với 4 lần cầu nguyện riêng theo những gợi ý của đề tài chia sẻ. Cao điểm là Thánh Lễ vào lúc 10g15.
Tiếp đó, các thao viên sẽ được hướng dẫn từng bước qua các tuần tự của tiến trình linh thao: qua việc tái khám phá quá khứ bất toàn của cuộc đời mình để từ đó cảm nếm được sự ngọt ngào trước tình thương tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hoà giải; qua việc soi chiếu cuộc đời mình vào cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu đã thực hiện nơi dương thế để thao viên quyết định chọn lựa bậc sống đúng theo lời mời gọi của Ngài; qua việc chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa Giêsu để thanh luyện tâm hồn bước theo con đường mà thao viên chọn lựa cách xứng đáng hơn; qua việc chiêm ngắm biến cố phục sinh của Đức Kitô để xác tín hơn vào niềm hy vọng cùng được phục sinh với Ngài mai sau... Tất cả đều nhằm chuẩn bị cho việc bước vào một giai đoạn mới của thao viên. Vì thế, đây là khoá linh thao thật ý nghĩa và bổ ích cho mỗi thành viên tham dự.
Sau khi nghe giảng, mỗi bạn sẽ chọn cho mình một chỗ thích hợp, dễ dàng đặt tâm tình để cầu nguyện, với những tư thế và cung cách cầu nguyện khác nhau, miễn sao tâm hồn mỗi người ý thức được sự hiện diện của Chúa trước mắt mình, để con và Cha “diện đối diện”. Vũ khí giúp các bạn cầu nguyện xuyên suốt trong khóa linh thao này chính là Kinh Thánh. Mỗi người sau khi đọc một đoạn Tin Mừng thì tìm những cụm từ đánh động con tim mình nhất và cảm nhận Chúa đang nói với mình điều gì qua đoạn Tin Mừng trong giờ cầu nguyện này? Đặc biệt hơn, trong lúc này “Giờ cầu nguyện là giờ tâm sự với Chúa là Cha, chứ không phải là giờ làm bài, là giờ của quả tim, chứ không phải là giờ luận lý. Đừng nặn óc bóp trán để trình bày với Chúa (ĐHV 142)
Trong quá trình linh thao, các bạn trẻ có thể tìm cho mình những giờ cảm thấy phù hợp để gặp vị Linh Hướng giúp mình trong vấn đề chia sẻ thiêng liêng, hoặc giải đáp những thắc mắc, những khó khăn trong cuộc sống.
Nhìn lại những ngày linh thao, tôi chợt nghĩ, mỗi người phải tự cám ơn Chúa qua Cha Đặc Trách Sinh Viên Công giáo tại Huế, qua các vị Hướng Dẫn khóa Linh Thao đã tạo cơ hội cho chúng ta có thời gian để tìm gặp Chúa, được ở gần Chúa hơn, sau những tháng ngày bận rộn, lo toan với công việc học tập, công ăn việc làm... biết bao nhiêu bạn trẻ cùng trang lứa tuổi với chúng ta ước ao có được những giờ phút này mà chẳng thể được. Bởi cuộc sống luôn là những xáo trộn, mất trật tự, khiến tâm hồn con người luôn quay cuồng với vòng xoáy của cuộc đời, thử hỏi chúng ta có bao nhiêu phút để dành cho Chúa trong ngày sống? Như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê đã viết trong sách Đường Hy Vọng “Quá lao lực, có ngày sẽ bất lực, quá bận tâm, có ngày mất nội tâm. Mặc dù bận rộn và càng bận rộn, con phải dành thời giờ để suy tư, học hỏi và nhất là cầu nguyện. Con sẽ tìm được bình an (ĐHV 852).
Tôi cảm nghĩ một điều, khóa linh thao sinh viên được tổ chức tại Linh Địa La Vang, cho nên người luôn sát cánh Đồng Hành cùng các bạn trẻ trong việc tìm gặp Chúa không ai khác ngoài Mẹ Maria La Vang, điều đó như một lời nhắc nhở sâu sắc đối với các những người con trẻ “Con hãy tìm giá trị một đời sống thiêng liêng, một linh đạo sâu xa nơi Mẹ Maria. Mẹ hoạt động, nhưng với tất cả mọi cử chỉ và tư tưởng, dù vụn vặt nhất, cũng vì Chúa Giêsu, Mẹ không thể có một giây phút nào ngoài Chúa Giêsu được. Đời Mẹ là một vực sâu vô tận của nội tâm, trong Mẹ, hoạt động và chiêm niệm không tách lìa: chiêm niệm giữa hoạt động, hoạt động đo chiêm niệm (ĐHV 937).
Ước chi lời cầu nguyện của thánh Augustinô: "Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con" cũng là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô bờ của Chúa; biết mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình, nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng rộng lượng với người khác như Chúa đã đối xử đại lượng với chúng ta.
Ước mong sau khóa Linh Thao này, mỗi người tìm ra được những cảm nghiệm sâu xa trong tâm hồn mình về tình thương vô biên của Thiên Chúa, và có những định hướng tốt đẹp cho cuộc sống của mình, sống trọn kế hoạch của Chúa dành cho riêng mình.
Chuyến thăm viếng và trao quà cho đồng bào dân tộc tại bản làng Papúa
Dòng MTG Thanh Hóa
06:47 06/07/2011
THANH HÓA, sáng sớm ngày 02/07/2011, phái đoàn chị em Hội Dòng Mến Thánh giá Thanh hóa đã lên đường đi tới bản làng Papúa thuộc xã Trung Lý, huyện Mường Lát, cách thành phố Thanh Hóa 240 km về phía Tây Bắc, để thăm viếng và chia sẻ niềm vui cho anh chị em dân tộc nơi đây. Trong chuyến đi của chúng tôi có một số chủng sinh của Giáo phận cũng tận dụng ngày hè để đồng hành với đoàn mong được thăm và cảm nghiệm hơn về đời sống khó khăn của người dân tộc vùng núi rừng.
Xem hình ảnh
Từ 2 giờ sáng, giữa giấc ngủ ngon và không nề mưa gió tầm tã, phái đoàn chúng tôi vẫn lên đường đi chia sớt tình thương cho anh chị em dân tộc thiểu số đang chờ mong chúng tôi. Đến 07g45, vì trời mưa lớn, nước trên nguồn đổ về ngập đường, nên xe tôi phải dừng lại tại xã Hiền Kiện, huyện Quan Hoá gần 2 giờ đồng hồ để chờ cho nước rút bớt mới có thể tiếp tục hành trình. Đường đi thật gian lao, chúng tôi liên tục gặp những đoạn đường bị sạt lở, bùn lầy. Dẫu khó khăn nhưng ai ai cũng không quản ngại và mong sao đến được bản làng. Dù đi bộ hoặc có những đoạn đi được xe gắn máy nhưng khoảng 20km mới tới Bản làng. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến nơi.
Mãi đến 14giờ 00 chúng tôi mới tới được một ngôi nhà khoảng 98m2, lợp bằng mái tôn, mà Bản làng thường dùng để cử hành các nghi thức và sinh hoạt công giáo. Dù trời mưa rất to nhưng ở đó số đông bà con đã đang chờ đợi chúng tôi.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng cười nói giòn giã. Tuy khác biệt ngôn ngữ, nhưng qua cử chỉ mọi người đều hiểu nhau. Sau ít phút chào hỏi và lời giới thiệu của cha Đinh Tiến Thảo-Phó xứ Phong Ý, Ông trùm đại diện cho Bản làng bày tỏ lòng biết ơn phái đoàn và qua chúng tôi, họ muốn gửi tới Quý ân nhân lời cảm ơn sâu sắc. Thật là ý nghĩa !
Đáp lại tấm lòng nhiệt thành của mọi người trong Phái đoàn, anh chị em dân tộc đã hát vang lên hai bài ca cảm tạ tình Chúa và cám ơn mọi người bằng chính ngôn ngữ Hmong của họ. Trước khi trao quà, Cha Đại diện quí Cha đã ban phép lành cho họ để niềm vui gặp gỡ tròn đầy hơn và được nhân lên. Sau phép lành, các đại diện của từng gia đình với con số gần 200 gia đình lên nhận quà.
Mỗi gia đình nhận từ chúng tôi : 20kg gạo, 2kg cá khô, 4 gói bột ngọt và 5 gói muối. Phần quà tuy không nhiều lắm, nhưng với sự quan tâm, sẻ chia của Quí vị ân nhân xa gần và sự đóng góp phần nhỏ của mình, Hội Dòng chúng tôi muốn làm trung gian chuyển tới đồng bào dân tộc nơi đây « Quà tình thương » của Quí Vị Hảo tâm để phần nào đem lại niềm vui của cuộc sống cho người dân tộc thiểu số.
Vì thời gian ngắn ngủi nên chúng tôi đã nhanh chóng chia nhau thăm một số gia đình. Tất cả chúng tôi đều chứng kiến cảnh nhà trống, không đèn, không điện, tất cả những sinh hoạt tối thiểu nhất cũng không có và nhiều trẻ em còn thiếu chất dinh dưỡng.
17giờ, chúng tôi chia tay bà con trong sự lưu luyến và lòng còn nặng trĩu những ưu tư về những hình ảnh trẻ thơ và bà con miền sơn cước.
Để có được chuyến đi nhiều niềm vui và những phần quà đầy nghĩa này chúng tôi xin chân thành ghi ơn Quí vị ân nhân Hội Bác Ái Phanxicô, Quý ân nhân Hội VNSSA và Quý ân nhân hảo tâm trong cũng như ngoài nước.
Xem hình ảnh
Từ 2 giờ sáng, giữa giấc ngủ ngon và không nề mưa gió tầm tã, phái đoàn chúng tôi vẫn lên đường đi chia sớt tình thương cho anh chị em dân tộc thiểu số đang chờ mong chúng tôi. Đến 07g45, vì trời mưa lớn, nước trên nguồn đổ về ngập đường, nên xe tôi phải dừng lại tại xã Hiền Kiện, huyện Quan Hoá gần 2 giờ đồng hồ để chờ cho nước rút bớt mới có thể tiếp tục hành trình. Đường đi thật gian lao, chúng tôi liên tục gặp những đoạn đường bị sạt lở, bùn lầy. Dẫu khó khăn nhưng ai ai cũng không quản ngại và mong sao đến được bản làng. Dù đi bộ hoặc có những đoạn đi được xe gắn máy nhưng khoảng 20km mới tới Bản làng. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến nơi.
Mãi đến 14giờ 00 chúng tôi mới tới được một ngôi nhà khoảng 98m2, lợp bằng mái tôn, mà Bản làng thường dùng để cử hành các nghi thức và sinh hoạt công giáo. Dù trời mưa rất to nhưng ở đó số đông bà con đã đang chờ đợi chúng tôi.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng cười nói giòn giã. Tuy khác biệt ngôn ngữ, nhưng qua cử chỉ mọi người đều hiểu nhau. Sau ít phút chào hỏi và lời giới thiệu của cha Đinh Tiến Thảo-Phó xứ Phong Ý, Ông trùm đại diện cho Bản làng bày tỏ lòng biết ơn phái đoàn và qua chúng tôi, họ muốn gửi tới Quý ân nhân lời cảm ơn sâu sắc. Thật là ý nghĩa !
Đáp lại tấm lòng nhiệt thành của mọi người trong Phái đoàn, anh chị em dân tộc đã hát vang lên hai bài ca cảm tạ tình Chúa và cám ơn mọi người bằng chính ngôn ngữ Hmong của họ. Trước khi trao quà, Cha Đại diện quí Cha đã ban phép lành cho họ để niềm vui gặp gỡ tròn đầy hơn và được nhân lên. Sau phép lành, các đại diện của từng gia đình với con số gần 200 gia đình lên nhận quà.
Mỗi gia đình nhận từ chúng tôi : 20kg gạo, 2kg cá khô, 4 gói bột ngọt và 5 gói muối. Phần quà tuy không nhiều lắm, nhưng với sự quan tâm, sẻ chia của Quí vị ân nhân xa gần và sự đóng góp phần nhỏ của mình, Hội Dòng chúng tôi muốn làm trung gian chuyển tới đồng bào dân tộc nơi đây « Quà tình thương » của Quí Vị Hảo tâm để phần nào đem lại niềm vui của cuộc sống cho người dân tộc thiểu số.
Vì thời gian ngắn ngủi nên chúng tôi đã nhanh chóng chia nhau thăm một số gia đình. Tất cả chúng tôi đều chứng kiến cảnh nhà trống, không đèn, không điện, tất cả những sinh hoạt tối thiểu nhất cũng không có và nhiều trẻ em còn thiếu chất dinh dưỡng.
17giờ, chúng tôi chia tay bà con trong sự lưu luyến và lòng còn nặng trĩu những ưu tư về những hình ảnh trẻ thơ và bà con miền sơn cước.
Để có được chuyến đi nhiều niềm vui và những phần quà đầy nghĩa này chúng tôi xin chân thành ghi ơn Quí vị ân nhân Hội Bác Ái Phanxicô, Quý ân nhân Hội VNSSA và Quý ân nhân hảo tâm trong cũng như ngoài nước.
Ban Giáo Lý Giáo phận Lạng Sơn họp bàn chuẩn bị ngày Thi Giáo Lý
Giuse Trần ngọc Huấn
08:06 06/07/2011
LẠNG SƠN - Vào hồi 9:00 sáng ngày 06 tháng 07 năm 2011, tại nhà xứ Mỹ Sơn, các thành viên trong Ban Giáo Lý của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã nhóm họp để chuẩn bị cho ngày Thi Giáo Lý – Kinh Thánh mùa Hè năm 2011 của toàn Giáo phận.
Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh – Trưởng ban Giáo lý Giáo phận – chủ trì cuộc họp. Tham dự có các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh trong Ban Giáo lý và những Ban liên hệ. Trong khoảng gần hai giờ đồng hồ, mọi người đã làm việc một cách tích cực, chủ động với tinh thần cởi mở, lắng nghe để phác thảo các công việc cũng như nhân sự cho ngày thi Giáo lý của Giáo phận sắp tới.
Chương trình thi Giáo Lý – Kinh Thánh được tổ chức thường niên vào mỗi dịp mùa hè từ năm 2000 trở lại đây với tên gọi: Lên Đỉnh Sion. Từ khi về coi sóc Giáo phận vào năm 1999, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành nhiều ưu tư cho việc đào luyện, củng cố và tăng trưởng đức Tin cho mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt trong vấn đề về học hỏi Giáo lý, Lời Chúa cho các em thiếu nhi – thế hệ tương lai của Giáo phận. Vào mỗi dịp hè, tất cả các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm trong Giáo phận đều tổ chức quy tụ các em thiếu nhi, giới trẻ để tham gia sinh hoạt và học hỏi Giáo lý, Kinh Thánh cũng như bổ túc một số kiến thức văn hóa. Ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh cấp Giáo phận được tổ chức thường niên vào cuối dịp hè tại Nhà Chung của Giáo phận đã trở nên ngày hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi của các em thiếu nhi nơi Giáo phận miền sơn cước này.
Tiếp nối vị tiền nhiệm, từ năm 2007, khi về nhận Giáo phận, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng luôn cổ võ việc học hỏi Giáo Lý – Kinh Thánh trong mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng các em thiếu nhi, giới trẻ trong Giáo phận. Các lớp Giáo lý – Kinh Thánh mùa hè đã thực sự trở thành điểm hẹn đức tin cho các em thiếu nhi mỗi khi mùa hè tới, và được kéo dài trong suốt cả năm Phụng vụ. Năm nay, 2011, Đức cha Giuse mời gọi mọi người học hỏi Kinh Thánh theo Tin Mừng Matthêu, đồng thời cũng trau dồi hiểu biết về đức tin và đời sống đạo.
Cuộc thi Lên đỉnh Sion lần thứ 12 sẽ được tổ chức trong hai ngày 26-27 tháng 07 năm 2011 tại Tòa Giám mục Lạng Sơn với sự tham dự của các em thiếu nhi, giới trẻ đến từ 13 giáo xứ, giáo họ trong toàn Giáo phận. Dự kiến số thí sinh khoảng 200 em. Trong cuộc họp hôm nay, Ban Giáo Lý đã đề ra các công việc, chuẩn bị nhân sự phụ trách từng công việc để ngày thi Giáo lý được diễn ra một cách tốt đẹp. Chương trình ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh sẽ được khai mạc vào lúc 9:00 sáng ngày thứ Ba, 26 tháng 07. Sau đó, chương trình diễn ra qua các phần: tập họp, giới thiệu các giáo xứ, các đội thi, thi vòng cá nhân, vòng đồng đội, chầu Thánh Thể, giao lưu văn nghệ. Thánh lễ tạ ơn và nghi thức Sai đi sẽ được cử hành vào 10:00 sáng ngày thứ Tư, 27 tháng 07 do Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận chủ sự.
Hy vọng, với sự cộng tác của mọi người, từ quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, giáo dân và nhất là nhiệt tình tham gia của tất cả các bạn thiếu nhi, giới trẻ từ các lớp Giáo lý trong toàn Giáo phận, ngày thi Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011 sẽ thành công tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích và hoa trái thiêng liêng cho đời sống đức tin và xây dựng tình liên đới giữa mọi người, làm cho diện mạo Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng ngày một khởi sắc./.
Cha Tổng đại diện Giuse Trần Đức Hạnh – Trưởng ban Giáo lý Giáo phận – chủ trì cuộc họp. Tham dự có các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh trong Ban Giáo lý và những Ban liên hệ. Trong khoảng gần hai giờ đồng hồ, mọi người đã làm việc một cách tích cực, chủ động với tinh thần cởi mở, lắng nghe để phác thảo các công việc cũng như nhân sự cho ngày thi Giáo lý của Giáo phận sắp tới.
Chương trình thi Giáo Lý – Kinh Thánh được tổ chức thường niên vào mỗi dịp mùa hè từ năm 2000 trở lại đây với tên gọi: Lên Đỉnh Sion. Từ khi về coi sóc Giáo phận vào năm 1999, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dành nhiều ưu tư cho việc đào luyện, củng cố và tăng trưởng đức Tin cho mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt trong vấn đề về học hỏi Giáo lý, Lời Chúa cho các em thiếu nhi – thế hệ tương lai của Giáo phận. Vào mỗi dịp hè, tất cả các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm trong Giáo phận đều tổ chức quy tụ các em thiếu nhi, giới trẻ để tham gia sinh hoạt và học hỏi Giáo lý, Kinh Thánh cũng như bổ túc một số kiến thức văn hóa. Ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh cấp Giáo phận được tổ chức thường niên vào cuối dịp hè tại Nhà Chung của Giáo phận đã trở nên ngày hội gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi của các em thiếu nhi nơi Giáo phận miền sơn cước này.
Tiếp nối vị tiền nhiệm, từ năm 2007, khi về nhận Giáo phận, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân cũng luôn cổ võ việc học hỏi Giáo Lý – Kinh Thánh trong mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng các em thiếu nhi, giới trẻ trong Giáo phận. Các lớp Giáo lý – Kinh Thánh mùa hè đã thực sự trở thành điểm hẹn đức tin cho các em thiếu nhi mỗi khi mùa hè tới, và được kéo dài trong suốt cả năm Phụng vụ. Năm nay, 2011, Đức cha Giuse mời gọi mọi người học hỏi Kinh Thánh theo Tin Mừng Matthêu, đồng thời cũng trau dồi hiểu biết về đức tin và đời sống đạo.
Cuộc thi Lên đỉnh Sion lần thứ 12 sẽ được tổ chức trong hai ngày 26-27 tháng 07 năm 2011 tại Tòa Giám mục Lạng Sơn với sự tham dự của các em thiếu nhi, giới trẻ đến từ 13 giáo xứ, giáo họ trong toàn Giáo phận. Dự kiến số thí sinh khoảng 200 em. Trong cuộc họp hôm nay, Ban Giáo Lý đã đề ra các công việc, chuẩn bị nhân sự phụ trách từng công việc để ngày thi Giáo lý được diễn ra một cách tốt đẹp. Chương trình ngày thi Giáo lý – Kinh Thánh sẽ được khai mạc vào lúc 9:00 sáng ngày thứ Ba, 26 tháng 07. Sau đó, chương trình diễn ra qua các phần: tập họp, giới thiệu các giáo xứ, các đội thi, thi vòng cá nhân, vòng đồng đội, chầu Thánh Thể, giao lưu văn nghệ. Thánh lễ tạ ơn và nghi thức Sai đi sẽ được cử hành vào 10:00 sáng ngày thứ Tư, 27 tháng 07 do Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận chủ sự.
Hy vọng, với sự cộng tác của mọi người, từ quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, giáo dân và nhất là nhiệt tình tham gia của tất cả các bạn thiếu nhi, giới trẻ từ các lớp Giáo lý trong toàn Giáo phận, ngày thi Giáo Lý – Kinh Thánh mùa hè năm 2011 sẽ thành công tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích và hoa trái thiêng liêng cho đời sống đức tin và xây dựng tình liên đới giữa mọi người, làm cho diện mạo Giáo phận truyền giáo Lạng Sơn – Cao Bằng ngày một khởi sắc./.
Lễ giỗ năm thứ 112 của cha Phêrô Trần Lục
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
09:04 06/07/2011
Lễ giỗ năm thứ 112 của cha Phêrô Trần Lục
PHÁT DIỆM – Sáng hôm nay, ngày mồng 6 tháng 7 năm 2011, tại Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức ông có cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc và cha Phêrô Nguyễn văn Phương phó xứ Chính tòa Phát Diệm đã dâng lễ giỗ 112 năm ngày mất của cha Phêrô Trần Lục (1825 – 6.7.1899), ngài còn có tên gọi khác là Cụ Sáu, người đã xây dựng quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu lúc 5h15' sáng, nhưng ngay từ 4h45' các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và hơn 200 giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn cha Phêrô Trần Lục. Trong số giáo dân tham dự thánh lễ hôm nay, cách riêng có ban Trật tự gồm 30 người là những người được dành cho vinh dự tổ chức lễ giỗ Cụ Sáu.
Xem hình lễ giỗ
Trong bài giảng, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chia sẻ với cộng đoàn: Cha Trần Lục đã được đón nhận ơn gọi người Kitô hữu trở thành linh mục. Ngài đã sống đời công chính, chu toàn ơn gọi của một người Ki tô hữu và sống phục vụ hết mình trong thánh vụ linh mục trên suốt đường đời 74 năm. Với 34 năm mục vụ, ngài đem lại cho miền Kim Sơn dân trí mới, bằng những việc khai khẩn, việc mở mang văn hóa và đặc biệt là công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Đức ông Trần văn Khả khuyên nhủ công đoàn là hãy luôn noi gương cha Trần Lục, giữ gìn và phát triển đức tin vì giờ đây hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Kể từ năm 1865, khi cha Phêrô Trần Lục nhận bài sai về làm chính xứ Phát Diệm, giáo dân miền Kim Sơn nơi đây đã trở thành gia đình của ngài, vì ngài ở với xứ Phát Diệm trong suốt 34 năm, đến khi ngài qua đời. Cha Hồng Phúc cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ Cụ Sáu, giáo xứ vẫn tổ chức thánh lễ giỗ cho ngài. Sau thánh lễ có nghi thức viếng mộ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Cha xứ cùng cộng đoàn tiến ra gần mộ của Cụ Sáu, ngôi mộ được an táng ở khoảng giữa mặt tiền Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm với Phương Đình, một vị trí tuyệt đẹp nơi trung tâm quần thể kiến trúc. Đây là một truyền thống hiếu kính của giáo xứ Chính tòa những mong tỏ bày lòng biết ơn Cụ Sáu.”
Tấm lòng biết ơn cha Phêrô Trần Lục không chỉ riêng giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều những giáo dân từ mọi nơi hướng về Phát diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình lắng đọng. Năm nay, một bài thơ Đường luật đã được gửi từ Bắc Ninh về tặng vào đúng dịp lễ giỗ 112 năm của ngài. Nội dung được thể hiện trên trang in trang trọng lồng trong khám ảnh:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương Đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi sông
Nhật thuỷ say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khởi dựng – lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi - giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tới chẳng hoài công.
Giuse Đinh Bộ Trưởng
(Giáo xứ Tử Nê – Giáo phận Bắc Ninh)
Cụ Sáu, linh mục Trần Lục, sinh năm 1825 tại làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Mỹ Quan thuộc họ Đạo Đức, xứ Kẻ Dừa (nay ở trong Địa phận Thanh Hóa). Năm 1976, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người dân làng Mỹ Quan phải di dời đi nơi khác sinh sống, giáo dân họ Đạo Đức đã đi đến thị trấn Bỉm Sơn và an cư ở nơi đây. Cụ Sáu lúc sinh thì, cha mẹ đặt tên là Hữu, Trần Hữu; vào chủng viện Vĩnh Trị đổi tên là Triêm, Trần Triêm; lúc bị bắt và bị đày lên Lạng Sơn, đã là phó tế nên được các tù nhân Công giáo gọi là Cụ Sáu, để tỏ lòng kính trọng đối với một giáo sĩ có chức sáu, từ đó có tên là Lục, Trần Lục và trong văn bản của Triều đình Huế có lúc viết: Trần văn Lục. Sau này khi Cụ Sáu đã làm linh mục, người ta cũng vẫn gọi là Cụ Sáu (Père Six).
Sau Hòa Ước Nhâm Tuất (5.6.1862), cha Phêrô Trần Lục đã được trả tự do và được bài sai phụ trách ba xứ Mỹ Điện, Kẻ Dừa (giáo xứ quê hương), Tam Tổng và từ 1865 – 1899, về quản xứ Phát Diệm.
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm vào những năm 60 của thế kỷ XIX còn là một xứ đạo nghèo nàn với khoảng 2000 giáo dân, nhà thờ còn là một mái nhà tranh. Năm 1871, Cụ Sáu đã xây cho Phát Diệm một nhà thờ nhỏ lợp ngói. Từ năm 1875 Cụ Sáu đã thu thập vật liệu để xây dựng ở Phát Diệm một quần thể kiến trúc Á Đông đồ sộ được thực hiện tuần tự đến khi Cụ Sáu qua đời:
Nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ là nhà thờ đầu tiên Cụ Sáu xây trong quần thể Phát Diệm, vào năm 1883, vật liệu toàn bằng đá do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ Đá (Legise de Pierre. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Cụ Sáu đã cho khắc dòng chữ Trái Tim Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ là Latin, Pháp, Hán và chữ Quốc ngữ;
Nhà thờ Lớn Phát Diệm đã được khởi công năm 1891 và hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng;
Hai bên Nhà thờ Lớn, Cụ Sáu đã cho xây bốn nhà thờ cạnh, mỗi bên hai nhà thờ:
Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu ở ngay phía Nam hang đá Lộ Đức, nhà thờ được xây dựng năm 1889;
Ở phía Nam Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu là Nhà thờ thánh Gioan Tiền Hô dựng năm 1895 (từ năm 1923 đổi tên là nhà thờ thánh Rôcô);
Nhà thờ thánh Giuse ở phía Tây Nam Nhà thờ Lớn, dựng năm 1896, vật liệu toàn bằng gỗ lim;
Từ nhà thờ thánh Giuse đi lên phía Bắc đến Nhà thờ thánh Phêrô. Cụ Sáu xây nhà thờ thánh Phêrô cùng năm 1896;
Ở phía Nam lầu chuông Nhà thờ Đá, là Núi Sọ, Cụ Sáu xây năm 1898;
Khu quần thể Phát Diệm gồm Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của Cụ Sáu và, theo ý kiến của nhiều người, là kiệt tác trong quần thể.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi mồng 7 tháng 10 năm 2011 sắp tới đây, giáo phận Phát Diệm sẽ mừng 120 năm xây dựng Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Kỷ yếu Phát Diệm 2010 có ghi: “Trong tương lai, Tòa Giám mục Phát Diệm cần những chuyên viên hướng dẫn du lịch, biết kết hợp giữa hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng để lật vỉa chiều sâu của quần thể thánh đường Phát Diệm, tạo cho khách du lịch hành hương những cảm nhận về một công trình kiến trúc nghệ thuật kỳ công, độc đáo, phản ánh đức tin và lời ngỏ sứ điệp Tin Mừng qua các thời đại. Tòa Giám mục Phát Diệm cũng cần một cha quản nhiệm hành hương để tạo diễn đàn quốc tế qua các thánh lễ hành hương đến từ mọi quốc tịch. Sứ mệnh truyền giáo của Phát Diệm hình thành, nhưng không phải chỉ đơn thuần trong các bí tích hay công việc mục vụ, mà là cả một sự hội nhập văn hoá Tin Mừng sống động đã được khởi sự từ cha Phêrô Trần Lục và được khám phá, cập nhật cho mọi người trong mỗi thời đại”.
Đối với người Việt Nam nói chung và cách riêng là với người Công giáo Việt Nam, ngày giỗ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên và thiêng liêng nhất là để thể hiện tấm lòng hiếu kính và tưởng nhớ tới ông bà cha mẹ, những người thân đã khuất. Trong ngày giỗ cha Phêrô Trần Lục, giáo dân Việt Nam tri ân ngài và tạ ơn Chúa vì mỗi người đều rất tự hào về Phát Diệm và luôn nhắc đến tính cách dân tộc trong công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu lúc 5h15' sáng, nhưng ngay từ 4h45' các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và hơn 200 giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn cha Phêrô Trần Lục. Trong số giáo dân tham dự thánh lễ hôm nay, cách riêng có ban Trật tự gồm 30 người là những người được dành cho vinh dự tổ chức lễ giỗ Cụ Sáu.
Xem hình lễ giỗ
Trong bài giảng, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chia sẻ với cộng đoàn: Cha Trần Lục đã được đón nhận ơn gọi người Kitô hữu trở thành linh mục. Ngài đã sống đời công chính, chu toàn ơn gọi của một người Ki tô hữu và sống phục vụ hết mình trong thánh vụ linh mục trên suốt đường đời 74 năm. Với 34 năm mục vụ, ngài đem lại cho miền Kim Sơn dân trí mới, bằng những việc khai khẩn, việc mở mang văn hóa và đặc biệt là công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Đức ông Trần văn Khả khuyên nhủ công đoàn là hãy luôn noi gương cha Trần Lục, giữ gìn và phát triển đức tin vì giờ đây hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Kể từ năm 1865, khi cha Phêrô Trần Lục nhận bài sai về làm chính xứ Phát Diệm, giáo dân miền Kim Sơn nơi đây đã trở thành gia đình của ngài, vì ngài ở với xứ Phát Diệm trong suốt 34 năm, đến khi ngài qua đời. Cha Hồng Phúc cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ Cụ Sáu, giáo xứ vẫn tổ chức thánh lễ giỗ cho ngài. Sau thánh lễ có nghi thức viếng mộ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Cha xứ cùng cộng đoàn tiến ra gần mộ của Cụ Sáu, ngôi mộ được an táng ở khoảng giữa mặt tiền Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm với Phương Đình, một vị trí tuyệt đẹp nơi trung tâm quần thể kiến trúc. Đây là một truyền thống hiếu kính của giáo xứ Chính tòa những mong tỏ bày lòng biết ơn Cụ Sáu.”
Tấm lòng biết ơn cha Phêrô Trần Lục không chỉ riêng giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều những giáo dân từ mọi nơi hướng về Phát diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình lắng đọng. Năm nay, một bài thơ Đường luật đã được gửi từ Bắc Ninh về tặng vào đúng dịp lễ giỗ 112 năm của ngài. Nội dung được thể hiện trên trang in trang trọng lồng trong khám ảnh:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương Đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi sông
Nhật thuỷ say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khởi dựng – lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi - giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tới chẳng hoài công.
Giuse Đinh Bộ Trưởng
(Giáo xứ Tử Nê – Giáo phận Bắc Ninh)
Cụ Sáu, linh mục Trần Lục, sinh năm 1825 tại làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Mỹ Quan thuộc họ Đạo Đức, xứ Kẻ Dừa (nay ở trong Địa phận Thanh Hóa). Năm 1976, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người dân làng Mỹ Quan phải di dời đi nơi khác sinh sống, giáo dân họ Đạo Đức đã đi đến thị trấn Bỉm Sơn và an cư ở nơi đây. Cụ Sáu lúc sinh thì, cha mẹ đặt tên là Hữu, Trần Hữu; vào chủng viện Vĩnh Trị đổi tên là Triêm, Trần Triêm; lúc bị bắt và bị đày lên Lạng Sơn, đã là phó tế nên được các tù nhân Công giáo gọi là Cụ Sáu, để tỏ lòng kính trọng đối với một giáo sĩ có chức sáu, từ đó có tên là Lục, Trần Lục và trong văn bản của Triều đình Huế có lúc viết: Trần văn Lục. Sau này khi Cụ Sáu đã làm linh mục, người ta cũng vẫn gọi là Cụ Sáu (Père Six).
Sau Hòa Ước Nhâm Tuất (5.6.1862), cha Phêrô Trần Lục đã được trả tự do và được bài sai phụ trách ba xứ Mỹ Điện, Kẻ Dừa (giáo xứ quê hương), Tam Tổng và từ 1865 – 1899, về quản xứ Phát Diệm.
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm vào những năm 60 của thế kỷ XIX còn là một xứ đạo nghèo nàn với khoảng 2000 giáo dân, nhà thờ còn là một mái nhà tranh. Năm 1871, Cụ Sáu đã xây cho Phát Diệm một nhà thờ nhỏ lợp ngói. Từ năm 1875 Cụ Sáu đã thu thập vật liệu để xây dựng ở Phát Diệm một quần thể kiến trúc Á Đông đồ sộ được thực hiện tuần tự đến khi Cụ Sáu qua đời:
Nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ là nhà thờ đầu tiên Cụ Sáu xây trong quần thể Phát Diệm, vào năm 1883, vật liệu toàn bằng đá do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ Đá (Legise de Pierre. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Cụ Sáu đã cho khắc dòng chữ Trái Tim Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ là Latin, Pháp, Hán và chữ Quốc ngữ;
Nhà thờ Lớn Phát Diệm đã được khởi công năm 1891 và hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng;
Hai bên Nhà thờ Lớn, Cụ Sáu đã cho xây bốn nhà thờ cạnh, mỗi bên hai nhà thờ:
Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu ở ngay phía Nam hang đá Lộ Đức, nhà thờ được xây dựng năm 1889;
Ở phía Nam Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu là Nhà thờ thánh Gioan Tiền Hô dựng năm 1895 (từ năm 1923 đổi tên là nhà thờ thánh Rôcô);
Nhà thờ thánh Giuse ở phía Tây Nam Nhà thờ Lớn, dựng năm 1896, vật liệu toàn bằng gỗ lim;
Từ nhà thờ thánh Giuse đi lên phía Bắc đến Nhà thờ thánh Phêrô. Cụ Sáu xây nhà thờ thánh Phêrô cùng năm 1896;
Ở phía Nam lầu chuông Nhà thờ Đá, là Núi Sọ, Cụ Sáu xây năm 1898;
Khu quần thể Phát Diệm gồm Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của Cụ Sáu và, theo ý kiến của nhiều người, là kiệt tác trong quần thể.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi mồng 7 tháng 10 năm 2011 sắp tới đây, giáo phận Phát Diệm sẽ mừng 120 năm xây dựng Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Kỷ yếu Phát Diệm 2010 có ghi: “Trong tương lai, Tòa Giám mục Phát Diệm cần những chuyên viên hướng dẫn du lịch, biết kết hợp giữa hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng để lật vỉa chiều sâu của quần thể thánh đường Phát Diệm, tạo cho khách du lịch hành hương những cảm nhận về một công trình kiến trúc nghệ thuật kỳ công, độc đáo, phản ánh đức tin và lời ngỏ sứ điệp Tin Mừng qua các thời đại. Tòa Giám mục Phát Diệm cũng cần một cha quản nhiệm hành hương để tạo diễn đàn quốc tế qua các thánh lễ hành hương đến từ mọi quốc tịch. Sứ mệnh truyền giáo của Phát Diệm hình thành, nhưng không phải chỉ đơn thuần trong các bí tích hay công việc mục vụ, mà là cả một sự hội nhập văn hoá Tin Mừng sống động đã được khởi sự từ cha Phêrô Trần Lục và được khám phá, cập nhật cho mọi người trong mỗi thời đại”.
Đối với người Việt Nam nói chung và cách riêng là với người Công giáo Việt Nam, ngày giỗ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên và thiêng liêng nhất là để thể hiện tấm lòng hiếu kính và tưởng nhớ tới ông bà cha mẹ, những người thân đã khuất. Trong ngày giỗ cha Phêrô Trần Lục, giáo dân Việt Nam tri ân ngài và tạ ơn Chúa vì mỗi người đều rất tự hào về Phát Diệm và luôn nhắc đến tính cách dân tộc trong công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
Đúc kết chiến dịch Men Phục Sinh hè 2011 tại Thanh Hóa
Jos. Ke Nguyen
10:07 06/07/2011
BUỔI ĐÚC KẾT : CHIẾN DỊCH MEN PHỤC SINH HÈ 2011 TẠI THANH HÓA
Sau 15 ngày đến các địa điểm để tổ chức các chương trình của MPS Hè 2011. Hôm nay các Chiến sỹ Men Phục Sinh được cùng nhau quy tụ về dưới mái Nhà Chung Giáo Phận, để cùng nhau nhìn lại các chương trình và cách thức hoạt động của Mùa Men năm nay. Vì công việc mục vụ Đức Cha giáo phận không thể hiện diện trong buổi họp đức kết MPS Hè 2011. Thay mặt cho Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã đứng ra làm Chủ tọa cho buổi đúc kết này.
Xem hình buổi đúc kết Men Phuc Sinh
Buổi đúc kết Chiến Dịch Men Phục Sinh Hè 2011 được bắt đầu vào lúc 8 giờ đến 11 giờ 20 phút, sáng thứ hai ngày 04 / 07 / 2011, tại phòng hội Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh – TGM. Thanh hóa.
Về tham dự buổi đúc kết hôm nay có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Phêrô; Cha chủ tịch UBOG Giuse Vũ Thanh Long (chịu trách nhiệm về nhân sự cho MPS); Cha chủ tịch UBGL Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân; Cha chủ tịch UBTN VinhSơn Vũ Tấn Chí; Cha quản lý TGM Giuse Nguyễn Văn Bình và quý Cha đăng cai MPS Hè 2011 tại các giáo hạt cùng với đại diện quý Sơ Dòng MTG Thanh Hóa, quý Ban Điều Hành Chủng Sinh Đoàn và tất cả các thành viên tham trong Ban huấn luyện MPS Hè 2011.
Với mục đích: Nhìn lại tình hình hoạt động trong suất thời gian diễn ra khóa huấn luyện MPS tại các giáo hạt. Để có những điều chỉnh nhằm làm hoàn thiện cả về Nội dung – hình thức cho chương trình MPS trong những năm tiếp theo. Cuộc họp dành nhiều thời gian để lắng nghe các Nhóm trưởng trình bày về các hoạt động Men Phục Sinh của nhóm mình.
Tất cả vì một giáo phận Thanh hóa hiệp nhất – yêu thương. Sau khi nghe các Nhóm trưởng có những tổng hợp về hoạt động của nhóm mình, cuộc họp cũng dành thời gian để lắng nghe những ý kiến của quý Cha trong Ban điều hành, quý Cha đăng cai MPS, quý Sơ cũng như của các thành viên trực tiếp tham gia huấn luyện nơi các địa điểm.
Qua các ý kiến cho thấy: Một cách tổng thể thì MPS đã mang lại những thành quả to lớn, các hoạt động của MPS chính là nguồn cung cấp thêm nhựa sống cho Giáo phận. MPS đã nối kết các bạn trẻ trong Giáo phận lại gần với nhau hơn và biết cộng tác với nhau để làm việc. Như thế, MPS sẽ là cơ sở đầu tiên để đào tạo và cung cấp nhân sự cho các Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận. Tuy nhiên, Vì chươn trình MPS mới đang ở giai đoạn trên đường phát triển để đi đén hoàn thiện nên còn những điểm cần khắc phục.
Sau cùng, thay mặt Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phêrô có lời cảm ơn đến mọi thành phần tham gia MPS, cũng như những ai đã cộng tác làm cho chương trình huấn luyện MPS đạt hiệu quả cao.
Buổi đúc kết diễn ra một cách cởi mở, buổi đúc kết vui mừng tạ ơn Chúa , Đức Maria và thánh Giuse Quan Thầy vì những hoạt động của Chiến Dịch MPS đã mang lại những thành quả tốt đẹp. Các Chiến Sĩ MPS với tinh thần hiệp nhất, yêu thương và tin tưởng hướng đến một mùa MPS mới với một quy mô chuẩn mực hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn.
Sau cuộc họp, mọi người cùng nhau chia sẻ bữa cơm gia đình tại phòng cơm TGM.
Jos. Ke Nguyen
Sau 15 ngày đến các địa điểm để tổ chức các chương trình của MPS Hè 2011. Hôm nay các Chiến sỹ Men Phục Sinh được cùng nhau quy tụ về dưới mái Nhà Chung Giáo Phận, để cùng nhau nhìn lại các chương trình và cách thức hoạt động của Mùa Men năm nay. Vì công việc mục vụ Đức Cha giáo phận không thể hiện diện trong buổi họp đức kết MPS Hè 2011. Thay mặt cho Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã đứng ra làm Chủ tọa cho buổi đúc kết này.
Xem hình buổi đúc kết Men Phuc Sinh
Buổi đúc kết Chiến Dịch Men Phục Sinh Hè 2011 được bắt đầu vào lúc 8 giờ đến 11 giờ 20 phút, sáng thứ hai ngày 04 / 07 / 2011, tại phòng hội Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh – TGM. Thanh hóa.
Về tham dự buổi đúc kết hôm nay có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Phêrô; Cha chủ tịch UBOG Giuse Vũ Thanh Long (chịu trách nhiệm về nhân sự cho MPS); Cha chủ tịch UBGL Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân; Cha chủ tịch UBTN VinhSơn Vũ Tấn Chí; Cha quản lý TGM Giuse Nguyễn Văn Bình và quý Cha đăng cai MPS Hè 2011 tại các giáo hạt cùng với đại diện quý Sơ Dòng MTG Thanh Hóa, quý Ban Điều Hành Chủng Sinh Đoàn và tất cả các thành viên tham trong Ban huấn luyện MPS Hè 2011.
Với mục đích: Nhìn lại tình hình hoạt động trong suất thời gian diễn ra khóa huấn luyện MPS tại các giáo hạt. Để có những điều chỉnh nhằm làm hoàn thiện cả về Nội dung – hình thức cho chương trình MPS trong những năm tiếp theo. Cuộc họp dành nhiều thời gian để lắng nghe các Nhóm trưởng trình bày về các hoạt động Men Phục Sinh của nhóm mình.
Tất cả vì một giáo phận Thanh hóa hiệp nhất – yêu thương. Sau khi nghe các Nhóm trưởng có những tổng hợp về hoạt động của nhóm mình, cuộc họp cũng dành thời gian để lắng nghe những ý kiến của quý Cha trong Ban điều hành, quý Cha đăng cai MPS, quý Sơ cũng như của các thành viên trực tiếp tham gia huấn luyện nơi các địa điểm.
Qua các ý kiến cho thấy: Một cách tổng thể thì MPS đã mang lại những thành quả to lớn, các hoạt động của MPS chính là nguồn cung cấp thêm nhựa sống cho Giáo phận. MPS đã nối kết các bạn trẻ trong Giáo phận lại gần với nhau hơn và biết cộng tác với nhau để làm việc. Như thế, MPS sẽ là cơ sở đầu tiên để đào tạo và cung cấp nhân sự cho các Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận. Tuy nhiên, Vì chươn trình MPS mới đang ở giai đoạn trên đường phát triển để đi đén hoàn thiện nên còn những điểm cần khắc phục.
Sau cùng, thay mặt Đức Cha, Cha Tổng Đại Diện Phêrô có lời cảm ơn đến mọi thành phần tham gia MPS, cũng như những ai đã cộng tác làm cho chương trình huấn luyện MPS đạt hiệu quả cao.
Buổi đúc kết diễn ra một cách cởi mở, buổi đúc kết vui mừng tạ ơn Chúa , Đức Maria và thánh Giuse Quan Thầy vì những hoạt động của Chiến Dịch MPS đã mang lại những thành quả tốt đẹp. Các Chiến Sĩ MPS với tinh thần hiệp nhất, yêu thương và tin tưởng hướng đến một mùa MPS mới với một quy mô chuẩn mực hơn và gặt hái được nhiều thành quả hơn.
Sau cuộc họp, mọi người cùng nhau chia sẻ bữa cơm gia đình tại phòng cơm TGM.
Jos. Ke Nguyen
Chương trình tiếp sức mùa thi của Don Bosco Xuân Hiệp
Nhóm truyền thông
11:58 06/07/2011
Chương trình Tiếp sức mùa thi DON BOSCO XUÂN HIỆP - người bạn đồng hành của các sĩ tử
Đến hẹn lại lên, cứ đến thời gian này hằng năm, các sĩ tử lại tụ họp tại các điểm thi để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất, kết quả của mười hai năm dài miệt mài học tập: kỳ thi Đại học, Cao đẳng. Với ước mong có một tương lai tươi đẹp, các sĩ tử đã vượt qua nhiều khó khăn để có mặt trong kỳ thi này. Tuy nhiên, với tâm trạng xa nhà, nhiều thí sinh đã thật sự cảm thấy bỡ ngỡ trước khung cảnh ồn ào, náo nhiệt nơi thành thị. Thế là chương trình “Tiếp Sức Mùa Thi” lại là người bạn đồng hành cùng với các thí sinh. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp như hằng năm, mùa thi năm nay Ban Mục Vụ Di Dân Don Bosco Xuân Hiệp lại mở ra chương trình “Tiếp Sức Mùa Thi 2011” cho các thí sinh từ mọi miền đất nước đến dự thi tại các trường trong khu vực quận Thủ Đức. Với ước mong có thể giúp các thí sinh có mọi điều kiện thuận lợi để dự thi và đạt kết quả như mong muốn, Ban tổ chức đã tìm mọi cách để các thí sinh cảm thấy thoải mái và an vui như ở nhà mình vậy. Đồng thời, các cha còn định hướng cho các tình nguyện viên biết dấn thân phục vụ theo tinh thần đức ái kitô giáo và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để các Tình nguyện viên biết làm việc nhóm và phục vụ cách nhiệt thành, không mỏi mệt.
Chương trình năm nay được tổ chức thành 3 đợt:
- Đợt 1: từ 02-05/07/2011
- Đợt 2: từ 07-10/07/2011
- Đợt 3: từ 13-16/07/2011
Cùng với thời gian qua đi, chương trình này đã bước qua năm thứ 4 của mình. Vì thế, so với các năm trước, có thể nói chương trình năm nay có một bước tiến hoàn thiện hơn, từ hình thức tổ chức cho đến tinh thần phục vụ, từ cách làm việc theo đơn vị cho đến tương tác theo hệ thống mạng lưới liên kết. Năm nay, thay vì chỉ có hai cơ sở hoạt động như năm ngoái, chúng tôi có một mạng lưới với 4 địa điểm khác nhau bao gồm:
1. Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
54 đường số 5, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
2. Dòng Đức Bà Truyền Giáo
151 Võ Văn Ngân , P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
3. Giáo xứ Thủ Đức
51 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
4. Giáo Xứ Thánh Nguyễn Duy Khang
32 Đường 25, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
Ngày đầu tiên “ra quân”
Sáng 02/07/2011, ngày “ra quân” đầu tiên của các chiến sĩ Tình nguyện “Tiếp Sức Mùa Thi 2011” tại điểm Xuân Hiệp đã diễn ra trong bầu khí vui tươi và nhộn nhịp. Các thí sinh cùng với phụ huynh của mình đã có mặt từ rất sớm, nhiều thí sinh với gương mặt không giấu nổi sự ngỡ ngàng bên cạnh sự lo lắng của phụ huynh khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa “sinh viên”. Đúng 7h15, Nhóm Tiếp Tân đã bắt đầu làm thủ tục đăng ký chỗ ở cho các thí sinh. Với sự giúp sức của các Cha, các Thầy, các Soeur, Tu sinh, các Tình Nguyện Viên đã nhanh chóng vào việc với tinh thần hăng hái mặc dù bước đầu còn ngỡ ngàng.
Đối với mỗi thí sinh, nhân vật chính của chương trình, đây là bước đầu cho tương lai mình, bước đầu làm quen với môi trường sống hoàn toàn khác với thời áo trắng thân thương nên không khỏi cảm thấy xa lạ. Thế nhưng, khi đến đây những cảm xúc đó dường như đã vơi đi rất nhiều. Với nét mặt vẫn còn bỡ ngỡ, một thí sinh Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Em rất vui và cảm thấy yên tâm hơn về kỳ thi với chương trình này. Em đã có nơi để ở và ổn định tinh thần thật tốt”. Một thí sinh khác cũng bộc bạch: “Em đã rất lo lắng trước khi đến đây, nhưng bây giờ thì hết rồi. Cám ơn các Cha, các thầy và các anh chị nhiều”.
Hỏi về thông tin chương trình, một phụ huynh chia sẻ: “Thật may mắn, chúng tôi đã cảm thấy lạc lõng khi xa nhà, may mà có các Cha giúp đỡ nên gánh nặng của chúng tôi đã nhẹ đi nhiều rồi”. Một số phụ huynh đã yên tâm gửi gắm con em mình lại cho các cha, các thầy và trở lại quê vì còn bề bộn công việc đồng áng.
Các Tình nguyện viên cũng chung tâm trạng khi đồng hành và chia sẻ những lo lắng với các thí sinh vì hầu hết họ đều là sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực Thủ Đức. Đặc biệt có một số tình nguyện viên là công nhân xa quê nên rất cảm thông với tâm trạng thí sinh, các anh chị thật niềm nở tiếp đón các em.
Nhìn các Cha tất bật, lo lắng cho chương trình này, mỗi Tình nguyện viên cũng cảm thấy tinh thần mình như “nóng” hơn, cảm thấy “sôi sục” hơn. Thầy sáu Liêm hôm nay có lẽ là người “chạy” nhiều nhất khi Thầy hăng hái điều hành công việc với tấm lòng trìu mến và nụ cười rạng rỡ trên môi.
10h sáng, Nhóm Tiếp Tân vẫn tiếp tục làm thủ tục cho các thí sinh đến sau và một nhóm thí sinh đến từ Bình Thuận. Phần lớn các thí sinh đến đăng ký đều đã ổn định chỗ ở của mình. Một số thí sinh được chuyển đến các điểm khác gần địa điểm thi để thuận tiện cho việc đi lại. Hình như đã nắm bắt được tình hình và hòa nhập vào bầu khí chung, các Tình nguyện viên đã làm việc một cách chuyên nghiệp hơn và cũng phần nào bớt đi nỗi mệt nhọc của ngày ra quân.
12h, các thí sinh cùng chia sẻ bữa cơm trưa đầu tiên nơi đây tại nhà đa năng của Nhà Dòng. Hầu hết các thí sinh đều có mặt nên bầu khí thêm thân thiện, các thí sinh có dịp làm quen với những người bạn mới, chia sẻ cho nhau những vấn đề về kỳ thi sắp tới. Đời sống huynh đệ đã bước đầu được nhen nhóm.
Bữa ăn trưa “tranh thủ” của các Tình nguyện viên diễn ra trong cái mát lạnh và trong lành của cơn mưa mùa hè. Sau đó công việc lại được tiếp tục với nét tươi vui không hề tắt trên gương mặt mỗi người.
Đến chiều, số lượng thí sinh đăng ký đã giảm so với lúc sáng nên một số tình nguyện viên rơi vào tình trạng “thất nghiệp tạm thời”, cùng nhau “luận thời cuộc”. Tổng kết số lượng thí sinh đã đăng ký trong ngày, điểm Xuân Hiệp có 75 thí sinh đăng ký, điểm Dòng Đức Bà Truyền Giáo có 126 thí sinh, điểm Giáo xứ Thủ Đức có 41 thí sinh, điểm Giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang có gần 80 thí sinh đã đăng ký. Số lượng Tình nguyện viên trong ngày đầu “ra quân” là 41 chiến sĩ.
8h30 tối là buổi gặp gỡ chung giữa Ban tổ chức với các sĩ tử để phổ biến chương trình và nội quy chung. Đây cũng là dịp ra mắt của các Tình nguyện viên với các thí sinh để hiểu thêm về công việc và nhiệm vụ của nhau, giúp cho mối quan hệ giữa các thí sinh và tình nguyện viên thêm bền chặt.
Kết thúc ngày đầu tiên là buổi họp rút kinh nghiệm cho cả ba đợt tiếp sức và phân chia nhiệm vụ cho mỗi Nhóm vào ngày hôm sau.
Ngày đầu tiên ra quân đã kết thúc tốt đẹp, mọi thứ đã ổn định hơn và tất cả mọi người cũng đã dày dạn hơn, sẵn sàng đáp ứng mọi điều cần thiết từ các thí sinh. Hy vọng tất cả sĩ tử đều cảm thấy “như ở nhà mình” để có thể đạt kết quả tốt đẹp trong kỳ thi trước mắt.
TSMT Don Bosco Xuân Hiệp 2011
Nhóm Truyền Thông
Chương trình năm nay được tổ chức thành 3 đợt:
- Đợt 1: từ 02-05/07/2011
- Đợt 2: từ 07-10/07/2011
- Đợt 3: từ 13-16/07/2011
1. Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
54 đường số 5, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
2. Dòng Đức Bà Truyền Giáo
151 Võ Văn Ngân , P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
3. Giáo xứ Thủ Đức
4. Giáo Xứ Thánh Nguyễn Duy Khang
32 Đường 25, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, Tp. HCM
Ngày đầu tiên “ra quân”
Sáng 02/07/2011, ngày “ra quân” đầu tiên của các chiến sĩ Tình nguyện “Tiếp Sức Mùa Thi 2011” tại điểm Xuân Hiệp đã diễn ra trong bầu khí vui tươi và nhộn nhịp. Các thí sinh cùng với phụ huynh của mình đã có mặt từ rất sớm, nhiều thí sinh với gương mặt không giấu nổi sự ngỡ ngàng bên cạnh sự lo lắng của phụ huynh khi chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa “sinh viên”. Đúng 7h15, Nhóm Tiếp Tân đã bắt đầu làm thủ tục đăng ký chỗ ở cho các thí sinh. Với sự giúp sức của các Cha, các Thầy, các Soeur, Tu sinh, các Tình Nguyện Viên đã nhanh chóng vào việc với tinh thần hăng hái mặc dù bước đầu còn ngỡ ngàng.
Hỏi về thông tin chương trình, một phụ huynh chia sẻ: “Thật may mắn, chúng tôi đã cảm thấy lạc lõng khi xa nhà, may mà có các Cha giúp đỡ nên gánh nặng của chúng tôi đã nhẹ đi nhiều rồi”. Một số phụ huynh đã yên tâm gửi gắm con em mình lại cho các cha, các thầy và trở lại quê vì còn bề bộn công việc đồng áng.
Các Tình nguyện viên cũng chung tâm trạng khi đồng hành và chia sẻ những lo lắng với các thí sinh vì hầu hết họ đều là sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trong khu vực Thủ Đức. Đặc biệt có một số tình nguyện viên là công nhân xa quê nên rất cảm thông với tâm trạng thí sinh, các anh chị thật niềm nở tiếp đón các em.
10h sáng, Nhóm Tiếp Tân vẫn tiếp tục làm thủ tục cho các thí sinh đến sau và một nhóm thí sinh đến từ Bình Thuận. Phần lớn các thí sinh đến đăng ký đều đã ổn định chỗ ở của mình. Một số thí sinh được chuyển đến các điểm khác gần địa điểm thi để thuận tiện cho việc đi lại. Hình như đã nắm bắt được tình hình và hòa nhập vào bầu khí chung, các Tình nguyện viên đã làm việc một cách chuyên nghiệp hơn và cũng phần nào bớt đi nỗi mệt nhọc của ngày ra quân.
12h, các thí sinh cùng chia sẻ bữa cơm trưa đầu tiên nơi đây tại nhà đa năng của Nhà Dòng. Hầu hết các thí sinh đều có mặt nên bầu khí thêm thân thiện, các thí sinh có dịp làm quen với những người bạn mới, chia sẻ cho nhau những vấn đề về kỳ thi sắp tới. Đời sống huynh đệ đã bước đầu được nhen nhóm.
Bữa ăn trưa “tranh thủ” của các Tình nguyện viên diễn ra trong cái mát lạnh và trong lành của cơn mưa mùa hè. Sau đó công việc lại được tiếp tục với nét tươi vui không hề tắt trên gương mặt mỗi người.
Đến chiều, số lượng thí sinh đăng ký đã giảm so với lúc sáng nên một số tình nguyện viên rơi vào tình trạng “thất nghiệp tạm thời”, cùng nhau “luận thời cuộc”. Tổng kết số lượng thí sinh đã đăng ký trong ngày, điểm Xuân Hiệp có 75 thí sinh đăng ký, điểm Dòng Đức Bà Truyền Giáo có 126 thí sinh, điểm Giáo xứ Thủ Đức có 41 thí sinh, điểm Giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang có gần 80 thí sinh đã đăng ký. Số lượng Tình nguyện viên trong ngày đầu “ra quân” là 41 chiến sĩ.
Kết thúc ngày đầu tiên là buổi họp rút kinh nghiệm cho cả ba đợt tiếp sức và phân chia nhiệm vụ cho mỗi Nhóm vào ngày hôm sau.
Ngày đầu tiên ra quân đã kết thúc tốt đẹp, mọi thứ đã ổn định hơn và tất cả mọi người cũng đã dày dạn hơn, sẵn sàng đáp ứng mọi điều cần thiết từ các thí sinh. Hy vọng tất cả sĩ tử đều cảm thấy “như ở nhà mình” để có thể đạt kết quả tốt đẹp trong kỳ thi trước mắt.
TSMT Don Bosco Xuân Hiệp 2011
Nhóm Truyền Thông
Văn Hóa
Hãy sống thật và tự chủ
Lm Vũđình Tường
06:21 06/07/2011
Tình bạn giữa tôi và Quang mấy ngày qua trở nên căng thẳng vì sự bất đồng ý kiến không đâu vào đâu. Tôi biết tôi sai, bạn tôi có lý nhưng vì tự ái nhỏ nhoi, tôi không chấp nhận ý kiến bạn mình. Cứ lơ đi để cho thời gian làm phai mờ dần, và hy vọng, riết rồi câu chuyện cũng đi vào quá khứ. Trong buổi tranh luận, vấn đề thật là đơn giản. Không biết câu chuyện bắt đầu từ đâu mà lại dẫn đến chỗ có mấy đường để đi từ Long Xuyên về Rạch Giá? Tôi cãi chỉ có một đường, đó là đường xe. Bạn tôi đồng ý là ngoài đường xe ra còn có cách khác như dùng đò máy đi đường sông theo hướng Núi Sập, đường sông Kinh Đòn Giông, Kinh Sáng, rồi đường bộ đi xe đạp. Tự thâm tâm, tôi học được rất nhiều từ anh bạn nhưng vì tính háo thắng, hẹp hòi nhỏ nhoi, tôi không bao giờ tự thú điều đó cho ai. Tôi nghĩ, nếu không đi khoe cái tầm hiểu biết, kiến thức thì thôi ai dại gì tỏ cái ngu của mình ra cho thiên hạ thấy. Bây giờ tôi biết rằng, mọi công việc ở đời đều có nhiều cách giải quyết khác nhau. Có thể cách này tốt hơn cách kia, cách này nhanh hơn, ít nguy hiểm hơn, tiện lợi hơn. Chung quy thì sự thật vẫn là: CÓ NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ.
Mặc dầu buổi tranh luận đã chấm dứt từ lâu, tôi đã về nhà nhưng sao tôi vẫn cảm thấy một điều gì ấm ức trong tâm hồn. Tôi không cảm thấy an bình chút nào. Tình bạn giữa tôi và Quang đang rạn nứt vì một chuyện không ra gì. Làm sao để hàn gắn vết nứt đó? Gọi điện thoại đến Quang xin lỗi ư? Khó quá, tự ái bị tổn thương, mà để vậy thì thấy xốn xang lạ. Tôi hối tiếc, phải lúc đó mình đừng có xía vào câu chuyện thì giờ êm thắm, đâu có khổ sở như vầy. Hay mình nhận ngay cái ngu dốt của mình thì đâu có ra nông nổi này. Càng nghĩ càng thấy dại. Sao lại cố tình cãi làm chi, chẳng được gì mà bây giờ rước khổ vào thân.
Có lẽ lúc này đây là lúc tôi sống thực với con người của tôi nhất. Sống rất chân thật, không biện hộ, không gian dối, không lừa đảo hay bào chữa cho mình. Tôi đang phải đối diện với cái tự ái của chính tôi, chính cái thua kém kia đã làm tôi nổi điên và cãi bừa để bây giờ một mình trong cô quạnh, tự thống hối, ăn năn. Tôi đang sống thật 100% với lòng mình, không đóng kịch. Càng nghĩ càng thấy xấu hổ. Lương tâm tôi cắn rứt, nó đã không cho phép tôi làm điều ngang trái, thế mà tôi cứ làm. Tôi đã ân hận nhiều nhưng nó chưa chịu tha thứ. Nếu tôi đã giả câm, giả điếc để từ chối lẽ phải trước đám đông thì khi tôi đối diện với lương tâm tôi phải trả lời cho ra lẽ.
Chúa ơi, con khổ quá, con hối hận rồi. Nếu con sống vào thời Chúa sống thì con tránh sao khỏi câu: “Đồ giả hình” hay là câu “Quân này thờ ta bằng môi miệng còn lòng chúng thì xa Ta”. Hay nói theo văn chương nước nhà thì rõ tôi là “Cái thùng rỗng kêu to”. Thực sự, điều tôi xấu hổ nhất không phải vì cái sự ngu dốt của tôi mà chính là không kềm chế được cái tôi lòng mình. Để cái tôi lấn át lẽ phải, công chính. Làm nô lệ cho cái tôi hèn kém. Điều đau khổ không phải là thua cuộc nhưng chính cái cắn rứt của lương tâm, nó đay nghiến, chì chiết. Cái tự ái lúc trước bùng lên mạnh bao nhiêu, dồn nén và bung ra hung hãn bao nhiêu thì bây giờ, tôi tự chủ được tôi và thấy đau khổ bấy nhiêu.
Làm sao tôi bỏ được con người giả dối của tôi, con người nhìn bề ngoài có bề đạo mạo nhưng đó không phải là con người thật. Con người mà tính tự ái to hơn người, trong bụng thì cho mình sai nhưng mặt ngoài thì cứ bi bô, làm như vẻ thông suốt mọi sự. Tôi biết sống như thế là giả hình, là gian dối, là vẻ vang tự đắc một chốc rồi về đến nhà bị tiếng lương tâm cắn rứt suốt đêm, đay nghiến, dày vò, trằn trọc thâu canh không ngủ được.
Chúa ơi, làm sao con thoát được cái cảnh sống giả dối đó, làm thế nào để con làm chủ được con người thật của con, đừng bao giờ để cho cái tôi lấn át. Xin cho con luôn sống thật với lòng mình, nghĩ sao nói vậy. Xin cho con làm chủ chính con người con để nó phải vâng phục ý con, để đời sống con và lương tâm con luôn sống trong hòa bình. Có như thế tình bạn của con mới có cơ phát triển và nhờ tình bạn này đời sống của con sẽ tươi thắm hơn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mặc dầu buổi tranh luận đã chấm dứt từ lâu, tôi đã về nhà nhưng sao tôi vẫn cảm thấy một điều gì ấm ức trong tâm hồn. Tôi không cảm thấy an bình chút nào. Tình bạn giữa tôi và Quang đang rạn nứt vì một chuyện không ra gì. Làm sao để hàn gắn vết nứt đó? Gọi điện thoại đến Quang xin lỗi ư? Khó quá, tự ái bị tổn thương, mà để vậy thì thấy xốn xang lạ. Tôi hối tiếc, phải lúc đó mình đừng có xía vào câu chuyện thì giờ êm thắm, đâu có khổ sở như vầy. Hay mình nhận ngay cái ngu dốt của mình thì đâu có ra nông nổi này. Càng nghĩ càng thấy dại. Sao lại cố tình cãi làm chi, chẳng được gì mà bây giờ rước khổ vào thân.
Có lẽ lúc này đây là lúc tôi sống thực với con người của tôi nhất. Sống rất chân thật, không biện hộ, không gian dối, không lừa đảo hay bào chữa cho mình. Tôi đang phải đối diện với cái tự ái của chính tôi, chính cái thua kém kia đã làm tôi nổi điên và cãi bừa để bây giờ một mình trong cô quạnh, tự thống hối, ăn năn. Tôi đang sống thật 100% với lòng mình, không đóng kịch. Càng nghĩ càng thấy xấu hổ. Lương tâm tôi cắn rứt, nó đã không cho phép tôi làm điều ngang trái, thế mà tôi cứ làm. Tôi đã ân hận nhiều nhưng nó chưa chịu tha thứ. Nếu tôi đã giả câm, giả điếc để từ chối lẽ phải trước đám đông thì khi tôi đối diện với lương tâm tôi phải trả lời cho ra lẽ.
Chúa ơi, con khổ quá, con hối hận rồi. Nếu con sống vào thời Chúa sống thì con tránh sao khỏi câu: “Đồ giả hình” hay là câu “Quân này thờ ta bằng môi miệng còn lòng chúng thì xa Ta”. Hay nói theo văn chương nước nhà thì rõ tôi là “Cái thùng rỗng kêu to”. Thực sự, điều tôi xấu hổ nhất không phải vì cái sự ngu dốt của tôi mà chính là không kềm chế được cái tôi lòng mình. Để cái tôi lấn át lẽ phải, công chính. Làm nô lệ cho cái tôi hèn kém. Điều đau khổ không phải là thua cuộc nhưng chính cái cắn rứt của lương tâm, nó đay nghiến, chì chiết. Cái tự ái lúc trước bùng lên mạnh bao nhiêu, dồn nén và bung ra hung hãn bao nhiêu thì bây giờ, tôi tự chủ được tôi và thấy đau khổ bấy nhiêu.
Làm sao tôi bỏ được con người giả dối của tôi, con người nhìn bề ngoài có bề đạo mạo nhưng đó không phải là con người thật. Con người mà tính tự ái to hơn người, trong bụng thì cho mình sai nhưng mặt ngoài thì cứ bi bô, làm như vẻ thông suốt mọi sự. Tôi biết sống như thế là giả hình, là gian dối, là vẻ vang tự đắc một chốc rồi về đến nhà bị tiếng lương tâm cắn rứt suốt đêm, đay nghiến, dày vò, trằn trọc thâu canh không ngủ được.
Chúa ơi, làm sao con thoát được cái cảnh sống giả dối đó, làm thế nào để con làm chủ được con người thật của con, đừng bao giờ để cho cái tôi lấn át. Xin cho con luôn sống thật với lòng mình, nghĩ sao nói vậy. Xin cho con làm chủ chính con người con để nó phải vâng phục ý con, để đời sống con và lương tâm con luôn sống trong hòa bình. Có như thế tình bạn của con mới có cơ phát triển và nhờ tình bạn này đời sống của con sẽ tươi thắm hơn.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Soi Bóng Giếng Quê Xưa
Trầm Tĩnh Nguyện
21:51 06/07/2011
SOI BÓNG GIẾNG QUÊ XƯA
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, ViệtNam, Hình chụp cựu chủng sinh lớp HT68 Tiểu Chủng Viện Huế
Bóng nay tìm lại hình xưa,
Đường trần mấy nẻo chưa vừa gian nan.
Đứa dưới biển. Đứa trên ngàn.
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, ViệtNam, Hình chụp cựu chủng sinh lớp HT68 Tiểu Chủng Viện Huế
Bóng nay tìm lại hình xưa,
Đường trần mấy nẻo chưa vừa gian nan.
Đứa dưới biển. Đứa trên ngàn.
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền