Phụng Vụ - Mục Vụ
Tình Yêu Không Biên Giới
Lm Giuse Đinh lập Liễm
07:07 06/07/2010
CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN C
Tình Yêu Không Biên Giới
A. DẪN NHẬP
Ông Maisen, trước khi từ biệt dân Do thái để đi về đời sau, đã khuyên nhủ họ hãy quyết tâm theo Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn của Ngài. Theo họ, luật Chúa ở bên ngoài họ và vượt trên sức họ, nhưng ông Maisen cho họ biết giới răn ấy không ở đâu xa mà ở ngay trong lòng họ (bài đọc 1). Đức Giêsu đã giản lược các giới răn ấy lại còn hai giới răn là “Mến Chúa và yêu người” (Tin mừng).
Đối với luật sĩ và biệt phái thì luật mến Chúa là quá rõ, ai cũng biết vì nó có ở trong kinh Schema mà người Do thái đọc hằng ngày; nhưng còn luật yêu người thì họ còn mù mờ: “Thế nào là yêu người thân cận như chính mình ? Người thân cận là ai” ? Chính vì vậy mà một người thông luật đến chất vấn Đức Giêsu xem người thân cận là ai ? Đức Giêsu không trả lời bằng lý thuyết xuông có thể gây tranh luận, Ngài dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để nói cho người thông luật biết rằng: người thân cận không phải chỉ là người Do thái, mà là bất cứ ai không phân biệt giai cấp, mầu da, chủng tộc hoặc tín ngưỡng, đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Một khi đã công nhận “Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em thì mọi người phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, phải thực hành bác ái bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Mọi việc làm phải có tính cách vô vị lợi, không tính toán, bởi vì những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa và Ngài sẽ trả công cho xứng đáng và còn dư dật nữa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 30,10-14
Lề Luật của Thiên Chúa được ghi trong Thánh Kinh. Lề Luật được truyền qua ông Maisen và Luật ấy không vượt quá sức con người, không cần tìm ở trên trời hay ngoài biển khơi mà ở sát bên con người, nơi miệng con người và ở ngay trong con người.
Luật Maisen là phương tiện giúp dân Israel xây dựng một tình huynh đệ chân thành. Luật ấy không dựa trên những nguyên tắc trừu tượng, nhưng được khắc ghi trong lòng con người đến nỗi ai cũng biết, nên mọi người phải ra sức thi hành với lòng yêu mến.
+ Bài đọc 2: Cl 1,15-20
Tín hữu Côlôssê tuy đã tin vào Đức Giêsu Kitô, nhưng còn làm những việc trái với lòng tin đó. Vì thế, thánh Phaolô đã khẳng định sự ưu việt của Đức Giêsu Kitô. Trước hết trong trật tự tự nhiên: Ngài siêu việt hơn các tạo vật, vì chính Ngài là đầu hết và chung cuộc của công trình sáng tạo.
Còn trong trật tự cứu độ: Ngài là khởi nguyên mọi ơn cứu độ, vì Ngài giao hoà tạo vật với Thiên Chúa. Như vậy, địa vị của Đức Kitô là địa vị trung tâm, là Đấng trung gian duy nhất.
Bởi vậy, muốn được cứu độ thì chỉ cần tin vào một mình Đức Giêsu Kitô, không cần nhờ bất cứ một tôn giáo hay thần thánh nào khác.
+ Bài Tin mừng: Lc 10,25-37
Sách Luật gồm có 613 khoản. Người ta chưa đồng ý với nhau về câu hỏi: điều khoản nào trọng nhất. Vì thế, một thầy thông luật đã đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi hết sức căn bản: ”Điều răn nào trọng nhất” ? Đức Giêsu hỏi lại, và ông đã đáp trúng, đó là mến Chúa yêu người (Đnl 6,5; Lv 19,18). Nhưng vấn đề ông đặt ra là “Tha nhân hay nguời thân cận là ai” ? Phải chăng, người thân cận chỉ là những đồng bào Do thái của mình ?
Đức Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn về một người Samaritanô nhân hậu đối với một người bị nạn, để Ngài có ý nói rằng người thân cận là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm...
Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ mình ra là người thân cận đối với những người đang cần mình giúp đỡ (câu 36).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Người thân cận của tôi là ai ?
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Một câu hỏi
Những người luật sĩ và biệt phái có ác cảm với Đức Giêsu, họ lợi dụng mọi dịp để bắt bẻ Ngài, cốt làm giảm uy tín. Dựa vào sự hiểu biết Kinh Thánh của mình, một luật sĩ đến chất vấn Ngài trong câu hỏi: ”Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”? Chắc ông tưởng rằng Ngài sẽ kể ra một lô những nghi lễ, những qui tắc mới lạ và sẽ làm giảm giá trị của Luật pháp. Nhưng ông ta giật mình nghe Ngài hỏi ngược lại: ”Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào” ? Câu trả lời dưới hình thức hỏi lại đã tước mất khí giới của đối tượng. Tuy ông ta cũng khôn khéo trả lời rằng Luật pháp gồm tóm trong đòi hỏi kính Chúa yêu người. Ngài bảo: ”Ông trả lời đúng. Cứ làm như vậy là sẽ được sự sống đời đời”.
2. Một lời đáp
Người luật sĩ này đã quá hiểu về luật mến Chúa trên hết mọi sự vì đã có trong kinh Schema, trích ra từ Đệ nhị luật 6,5 mà người Do thái đọc mỗi ngày hai lần. Còn câu “hãy yêu thương thân cận như chính mình” thì không có trong kinh Schema, nhưng lấy ở sách Lêvi (10,18). Theo câu trả lời này, chứng tỏ luật sĩ này đã nhiều lần nghe Đức Giêsu giảng dạy về tính cách bác ái huynh đệ, nên khi trả lời Ngài về luật yêu thương, ông đã tạm thời theo quan niệm của Ngài.
Tuy thế, ông muốn gây lúng túng cho Đức Giêsu khi đặt cho Ngài câu hỏi: ”Thân cận là ai” ? Bởi vì đối với mọi người Do thái “Thân cậm hay tha nhân” được hiểu là người đồng hương con cháu Abraham, còn những người khác mà mình tiếp xúc với người ta phải nghĩ thế nào ? Thay vì trả lời một cách lý thuyết hay gây tranh luận, Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn để đưa đến một kết luận dễ dàng.
Một người đi từ Giêrusalem đến Giêricô, một lữ khách không biết rõ quốc tịch bị cướp bóc lột và đánh nhừ tử nằm bên vệ đường. Tình cờ một tư tế đi qua trông thấy, ông tránh né và đi tiếp. Sau đó lại một thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh né. Sau cùng có một người dân ngoại Samaritanô đi qua trông thấy, dừng lại, băng bó, xức thuốc thơm và trao nạn nhân cho người chủ quán săn sóc, hết bao nhiêu tiền người ấy sẽ trả.
Đến đây, Đức Giêsu hỏi người luật sĩ: ”Theo ông nghĩ ai trong ba người là thân cận của người bị gặp tai nạn” ? Luật sĩ đã trả lời ngay: ”Kẻ đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”. Luật sĩ đã có nhận thức đúng về bác ái và ông cho rằng người Samaritanô là người duy nhất đã cảm thông và tỏ ra mình là người thân cận của kẻ xấu số.
Đức Giêsu đã kết thúc cuộc đối thoại ấy bằng một câu vắn tắt: ”Ông hãy đi và làm như vậy”. Đức Giêsu muốn nói rằng khi giúp đỡ một kẻ vô danh như vậy, người Samaritanô đã trở thành kiểu mẫu của tình bác ái đích thực. và vì vậy, Ngài đã khuyên nhủ luật sĩ hãy thực thi tinh thần bác ái theo kiểu mẫu đó thì sẽ được sự sống đời đời.
II. AI LÀ THÂN CẬN CỦA TÔI ?
1. Tương giao giữa người Do thái và người Samaria
Người Samaria cũng là người gốc Do thái, nhưng chia lìa từ năm 935 vì lý do nam bắc (do vua Omri). Họ sống chung với dân ngoại và bị lây nhiễm. Khi Nehemias dẫn họ về quê hương thì dân Do thái cựu đã khinh bỉ và không cho phép họ góp phần xây dựng Đền thờ. Họ tức giận bèn xây đền thờ tại Garisim. Người Samaria cũng thờ một Thiên Chúa, và tin Ngũ Kinh mà thôi. Giữa người Do thái và Samaria luôn có sự kỳ thị và kình chống nhau.
Và một sự kiện xẩy ra, cách đấy 20 năm, giữa mùa Lễ Chiên, một nhóm người Samaria này đã cả dám xông vào đền thờ Giêrusalem, đem xương người vung vẫy làm ô uế nơi thánh. Từ đó, hai dân tộc trở nên thù ghét xung khắc nhau như nước và lửa.
Và hôm nay, Đức Giêsu lại đem người Samaria ra làm ví dụ đối đầu với hai vị Tư tế và Lêvi Do thái. Ngài đến phá vỡ những vòng vây bao quanh đạo giáo, tập quán xã hội làm quên lãng giá trị con người và tình nhân loại.
2. Thái độ thầy Tư tế và Lêvi
“Tình cờ có thầy Tư tế thấy nạn nhân đã tránh né và thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh đi”. Phải chăng hai vị này còn nhớ đến đoạn Kinh thánh: ”Nếu ngươi thấy anh em có con lừa hay thấy con bò nằm té ở dọc đường, ngươi đừng đi qua, ngươi hãy lo giúp cho nó đứng dậy”(Đnl 22,4). Huống chi con người ? Tại sao họ lại bỏ đi qua ?
Chúng ta phải cho rằng vị Tư tế thánh thiện và thầy Lêvi nhiệt thành là những người có trách nhiệm phục vụ để Thiên Chúa được tôn vinh và phụng thờ trên hết mọi sự. Hai người tôi tớ trung thành ấy có lý do chính đáng để giữ sự trong sạch theo luật định, bơi vì “ai chạm vào xác chết (...), hoặc một người bị ám sát, một người chết (...) sẽ mắc dơ trong 7 ngày”(Ds 19,11-13.16). Trong trường hợp đó vị Tư tế hoặc thầy Lêvi không được làm việc phụng tự.
Những người giữ luật như vậy lầm rồi. Vì khi giữ luật, họ lại phản bội luật. Khi tưởng rằng họ đang tôn kính Thiên Chúa, họ lại xúc phạm đến Ngài. Thiên Chúa ở đó kìa, Ngài ẩn mình dưới dạng một người bị thương nửa sống nửa chết trong cái hố bên đường. Hai vị này chắc chắn không phải là người không biết tới luật yêu người (Đnl 6,5t), nhưng họ đã viện dẫn lý do để không thực hành (Fiches dominicales).
3. Thái độ của người Samaritanô
“Người Samaritanô thấy vậy... thì chạnh lòng thương”(Lc 10,33).
Thấy nạn nhân nằm bên vệ đường, thầy Tư tế và Lêvi dửng dưng bỏ đi qua. Trái lại, người Samaritanô không thể bỏ qua trước cảnh tượng thương tâm này. Người này đã đến gần nạn nhân, trông thấy và chạnh lòng thương”. “Đến gần” tức là đi vào trong hoàn cảnh của người bị nạn. Chữ “Chạnh lòng thương” do tiếng La tinh là Compassio, ghép bởi hai chữ cum = cùng với, passio = đau khổ. Như vậy, “chạnh lòng thương” có nghĩa là cùng chịu đau khổ với, chia sẻ đau khổ với người khác.
Theo thần học gia Gustavo Gutierrez, chữ “Chạnh lòng thương” trong tiếng Hy lạp có thể được dịch là “vì con tim của ông ta đã chảy ra”. Bằng việc tiến đến gần người lâm nạn, người Samaritanô đã trở nên người hàng xóm, người thân cận của người ấy. Trong quan điểm này, Gutierrez đã nói: ”Người hàng xóm không phải là một người tôi tìm thấy trên đường đi của tôi, nhưng là một người mà tôi tự đặt mình vào trong đường đi của người ấy, là người mà tôi đến gần và tích cực tìm kiếm”.
Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đã muốn biến người Samaritanô thành vị anh hùng của lòng nhân ái. Ngài muốn dạy cho người Do thái một tình yêu không biên giới. một tình yêu tìm đến mọi kẻ đang gặp khó khăn, tình yêu không bỏ đi, không dửng dưng, mà là dừng lại để giúp đỡ, để “dây dưa” vào kẻ đang gặp khốn khó, bất kể đó là ai.
Truyện: Đi tìm chén thánh.
Có một câu chuyện huyền thoại về “một người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu ! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
4. Mọi người là thân cận
Ngày nay chúng ta hay nói: ”Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em, nhưng người Do thái không chấp nhận quan niệm này. Luật của người Do thái đã giới hạn sự giao tiếp giữa người Do thái với những người không phải là Do thái. Theo luật của họ, người thân cận được định nghĩa là “những người con trai của riêng xứ sở bạn”. Do đấy, chỉ có những người Do thái mới là hàng xóm, là thân cận của mình.
Đức Giêsu chủ trương ngược lại: người anh em của tôi, người thân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn để trở nên người anh em, người thân cận. Như vậy, không biết ai là người anh em của mình nữa, mà điều quan trọng là tìm cách để trở nên người anh em, người gần gũi với bất cứ ai đang cần giúp đỡ.
H. Cousin giải thích: “Hỏi ai là người anh em của mình, vị luật sĩ tự đặt mình làm trung tâm thế giới, và nhìn mọi người như những vệ tinh quay chung quanh mình.. Đức Giêsu đảo ngược vấn đề: người anh em là người thực thi lòng thương xót, chứ không phải người hưởng thụ lòng thương xót”.
III. YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN
1. Luật bác ái và phụng tự
Thầy Tư tế và thầy Lêvi là những chuyên viên lo việc phụng tự trong Đền thờ. Họ phải tỉ mỉ giữ đúng các lễ nghi, các luật lệ, đó là một điều tốt. Nhưng Thiên Chúa muốn gắn cho sự “thực hành” bác ái và phục vụ tha nhân trong đời sống hằng ngày bằng một tầm quan trọng to lớn hơn việc thực hành phụng tự và cầu nguyện của chúng ta. Việc đạo đức và lòng sùng kính chỉ là những phương tiện non yếu và tạm thời, phải nhường cho đức bác ái là cái tuyệt đối nhất định. Đức ái được bầy tỏ ra trong tình yêu thương người thân cận là bằng chứng cụ thể tình yêu chân thành của ta đối với Chúa.
Hiểu Luật theo cách của Đức Giêsu, không cần phải tìm ai là người thân cận, nhưng đúng là làm thế nào để “trở nên thân cận của ai đó”, là biết “chạnh lòng thương”, biết gạt bỏ mọi thành kiến về giai cấp và chủng tộc, về địa vị và tôn giáo...
2. Yêu thương trong việc làm
Mọi người chúng ta đã học thuộc lòng luật mến Chúa yêu người. Nhưng yêu có năm bảy đường yêu, yêu trong lý thuyết và trong thực hành. Nhưng thế nào là yêu, là tình yêu ?
Ông Robert Ingerson định nghĩa Tình yêu như sau: “Tình yêu là Ngôi Sao Mai, Sao Hôm. Nó chiếu rọi trên vành nôi em bé, và toả ánh huy hoàng trên ngôi mộ vắng. Đó là nghệ thuật làm mẹ, bài thơ của thi sĩ. Nó bao trùm không gian với tiếng nhạc, vì nhạc là âm thanh của Tình yêu. Tình yêu là người diễn viên văn nghệ biến đổi những điều buồn tẻ trở thành niềm vui. Đó là hương thơm của trái tim – một loài hoa tuyệt vời – và nếu không có sự say mê thiêng liêng đó, chúng ta thua kém cả loài vật; nhưng với nó, trần gian là Thiên đàng”.
Định nghĩa Tình yêu như thế thì thật là hoa mỹ và bay bướm. Nếu chỉ nghe biết hay nói rất hay về tình yêu thì chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm, phải thực hiện, phải hành động trong yêu thương, bởi vì như thánh Giacôbê nói: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Khi nói đến bác ái yêu thương, không phải chỉ nói bi bô ngoài miệng, viết những bài kêu gọi rất xôm, rồi không làm gì cả. Mà bác ái là miệng nói tay làm, là giúp đỡ người ta thật sự theo sức mình. Nếu không thì người ta nói mỉa mai:
Thương miệng thương môi
Thương miếng xôi miếng thịt.
Đọc bài dụ ngôn hôm nay, ta nhận thấy thầy Tư tế và Lêvi là những con người vị ngã, lấy mình làm trung tâm. Khi có sự cố xẩy ra, họ đặt họ lên trước. Trái lại, Người Samaritanô là một người vị tha, ông đặt người khác lên trước.
Thực ra, thầy Tư tế và Lêvi không phạm tội một cách tích cực nhưng đã phạm một tội không mấy người để ý đến, đó là tội thiếu sót: ”Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”(Kinh Cáo mình). Tội thiếu sót có lẽ là tội xấu nhất của chúng ta, tuy nhiên chúng ta nghĩ rằng mình chưa làm hại ai là mình tốt rồi. Nhưng phải chăng chúng ta đã từng thấy có người bị làm cho tổn thương mà vẫn không can thiệp để giúp đỡ người ấy ? Có người vẫn giữ mình sạch sẽ bằng cách đứng xa một người gặp cảnh không may.
Truyện: Đã đến giờ rồi đấy.
Một ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái làng chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ về sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo:
- Thầy không biết yêu sao ?
Vị ẩn sĩ trả lời:
- Chưa đến giờ đó thôi.
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị.
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót !
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaritanô nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không phải chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình.
3. Tình yêu không tính toán
Hành động bác ái không được xây dựng trên sự tính toán, mà phải do lòng quảng đại tự phát. Tình trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và không tính toán.
Trường hợp người Samaritanô cũng thế. Rõ ràng lòng nhân từ của người Samaritanô trở thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai. Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho người khác thì người ấy không coi là một việc gì đặc biệt. Đối với một số người, lòng quảng đại nằm trong những hành động lác đác, lẻ loi; đối với những người khác, đó là một cách sống (McCarthy).
Làm thế nào để có lòng tốt tự phát như người Samaritanô ? Việc này không phải muốn là được, không phải chỉ cố gắng tập một lần mà có, mà là kết quả của việc thực thi những việc tốt nho nhỏ cách đều đặn và kiên trì. Một hành động tốt cao cả là thành quả của nhiều hành động nho nhỏ đã quen làm trước đó. Phần thưởng đích thực của một hành động tốt là nó giúp ta có thể làm thêm những hành động khác một cách dễ dàng hơn.
Khi đọc kinh Hoà bình của thánh Phanxicô Assisi với câu “Vì chính khi hiến thân là lúc được nhận lãnh”. Lúc mới nghe câu này thì có người cho là không hợp lý, không bình thường, nhưng nếu xét cho kỹ, không những trong đời sống thiêng liêng, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, chân lý đó vẫn còn đứng vững: Cho đi là lãnh nhận ! Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói: ”Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”(Mt 5,7). Muốn được Thiên Chúa xót thương thì chúng ta phải thương xót người khác đã, vì chúng ta đong cho người khác bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong lại cho ta bằng đấu ấy, mà còn dư dật nữa.
Truyện: Lòng tốt được đền đáp.
Chuyện xẩy ra tại một làng đánh cá ven bờ biển. Phía sau làng là dẫy núi cao. Cách đây 20 năm, nơi này có một cụ già xa lạ đến cư ngụ và đã bỏ tiền ra làm một ngôi nhà lớn bằng gỗ quí. Dân làng thấy cụ già đơn độc thường lên thăm và đều nhận xét cụ già rất tự hào và quí căn nhà lắm, xem nó như một vật cần thiết trên đời. Thế rồi, một bữa kia biển động mạnh dữ dội. Bỗng đang đêm, dân làng đều thức dậy vì thấy đám cháy lớn trên sườn núi, ngay căn nhà quí của cụ già. Vừa tò mò vừa thương cụ già đơn chiếc, toàn dân làng già trẻ, trai gái rủ nhau mỗi người mang một thau nước, gắng sức trèo lên dốc chữa cháy. Xẩy ra là khi mọi người đã lên núi khá cao, thình lình một cơn sóng thần vĩ đại tràn lên bờ và cuốn trôi mọi thứ trong làng. Vì bận chữa cháy nên rất ít người bị sóng thần cuốn đi.
Ban đầu ai cũng tưởng rằng họ bỏ công leo lên núi để cứu giúp cụ già, nhưng thực tế cụ già đã cứu giúp họ. Bởi vì, một phần nhờ kinh nghiệm và phần khác ở trên cao nên cụ già thấy trước ngọn sóng thần từ xa đang tiến vào bờ, song đang đêm khuya không biết làm sao báo tin để cứu dân làng cả. Chỉ còn một cách: hy sinh đốt căn nhà yêu quí nhất mới mong dân làng thấy mà chạy lên chữa cháy chăng.
Có lẽ do quá chủ quan hay quá hẹp hòi nông cạn nên nhiều khi phần đông chúng ta cứ tưởng mình bố thí ít tiền bạc, đồ vật, hy sinh chút công sức, thời giờ để giúp đỡ kẻ khác là chuyện nhưng không, hoàn toàn vô vị lợi, song thực ra, khi mình hy sinh cho đi như thế không những giúp kẻ khác, mà còn làm lợi cho chính bản thân mình nữa. Ngay cả những việc đạo đức mà chúng ta cố gắng thực hiện như nhẫn nhục chịu khổ, trung thành tuân thủ các giới răn, hãm mình ép xác, siêng năng xưng tội rước lễ, lần hạt... chúng ta cứ tưởng là làm cho Chúa vui lòng, nhưng kỳ thực là làm lợi cho chính chúng ta, vì khi sống ngay lành, thánh thiện sẽ là một bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình (Quê Ngọc).
TÂM NGUYỆN:
Người Samaritanô nhân hậu
Cúi xuống
Ôm lấy nỗi đau của anh em mình,
Ôi tấm lòng nhân ái bao dung...
Nhân loại hôm nay
Vẫn còn đầy đau thương và nước mắt
Cay đắng cơ hàn
Đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương !
Lạy Chúa
Xin cho con noi bước Ngài xưa
Như người Samaritanô nhân ái
Yêu kính những thương đau
Vì đó là chính Ngài, Lạy Chúa.
( Trích Lời hằng sống)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Tình Yêu Không Biên Giới
A. DẪN NHẬP
Ông Maisen, trước khi từ biệt dân Do thái để đi về đời sau, đã khuyên nhủ họ hãy quyết tâm theo Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn của Ngài. Theo họ, luật Chúa ở bên ngoài họ và vượt trên sức họ, nhưng ông Maisen cho họ biết giới răn ấy không ở đâu xa mà ở ngay trong lòng họ (bài đọc 1). Đức Giêsu đã giản lược các giới răn ấy lại còn hai giới răn là “Mến Chúa và yêu người” (Tin mừng).
Đối với luật sĩ và biệt phái thì luật mến Chúa là quá rõ, ai cũng biết vì nó có ở trong kinh Schema mà người Do thái đọc hằng ngày; nhưng còn luật yêu người thì họ còn mù mờ: “Thế nào là yêu người thân cận như chính mình ? Người thân cận là ai” ? Chính vì vậy mà một người thông luật đến chất vấn Đức Giêsu xem người thân cận là ai ? Đức Giêsu không trả lời bằng lý thuyết xuông có thể gây tranh luận, Ngài dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu để nói cho người thông luật biết rằng: người thân cận không phải chỉ là người Do thái, mà là bất cứ ai không phân biệt giai cấp, mầu da, chủng tộc hoặc tín ngưỡng, đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Một khi đã công nhận “Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em thì mọi người phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, phải thực hành bác ái bằng những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ ở trên đầu môi chót lưỡi. Mọi việc làm phải có tính cách vô vị lợi, không tính toán, bởi vì những gì chúng ta làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa và Ngài sẽ trả công cho xứng đáng và còn dư dật nữa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Đnl 30,10-14
Lề Luật của Thiên Chúa được ghi trong Thánh Kinh. Lề Luật được truyền qua ông Maisen và Luật ấy không vượt quá sức con người, không cần tìm ở trên trời hay ngoài biển khơi mà ở sát bên con người, nơi miệng con người và ở ngay trong con người.
Luật Maisen là phương tiện giúp dân Israel xây dựng một tình huynh đệ chân thành. Luật ấy không dựa trên những nguyên tắc trừu tượng, nhưng được khắc ghi trong lòng con người đến nỗi ai cũng biết, nên mọi người phải ra sức thi hành với lòng yêu mến.
+ Bài đọc 2: Cl 1,15-20
Tín hữu Côlôssê tuy đã tin vào Đức Giêsu Kitô, nhưng còn làm những việc trái với lòng tin đó. Vì thế, thánh Phaolô đã khẳng định sự ưu việt của Đức Giêsu Kitô. Trước hết trong trật tự tự nhiên: Ngài siêu việt hơn các tạo vật, vì chính Ngài là đầu hết và chung cuộc của công trình sáng tạo.
Còn trong trật tự cứu độ: Ngài là khởi nguyên mọi ơn cứu độ, vì Ngài giao hoà tạo vật với Thiên Chúa. Như vậy, địa vị của Đức Kitô là địa vị trung tâm, là Đấng trung gian duy nhất.
Bởi vậy, muốn được cứu độ thì chỉ cần tin vào một mình Đức Giêsu Kitô, không cần nhờ bất cứ một tôn giáo hay thần thánh nào khác.
+ Bài Tin mừng: Lc 10,25-37
Sách Luật gồm có 613 khoản. Người ta chưa đồng ý với nhau về câu hỏi: điều khoản nào trọng nhất. Vì thế, một thầy thông luật đã đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi hết sức căn bản: ”Điều răn nào trọng nhất” ? Đức Giêsu hỏi lại, và ông đã đáp trúng, đó là mến Chúa yêu người (Đnl 6,5; Lv 19,18). Nhưng vấn đề ông đặt ra là “Tha nhân hay nguời thân cận là ai” ? Phải chăng, người thân cận chỉ là những đồng bào Do thái của mình ?
Đức Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn về một người Samaritanô nhân hậu đối với một người bị nạn, để Ngài có ý nói rằng người thân cận là bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm...
Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ mình ra là người thân cận đối với những người đang cần mình giúp đỡ (câu 36).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Người thân cận của tôi là ai ?
I. GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG
1. Một câu hỏi
Những người luật sĩ và biệt phái có ác cảm với Đức Giêsu, họ lợi dụng mọi dịp để bắt bẻ Ngài, cốt làm giảm uy tín. Dựa vào sự hiểu biết Kinh Thánh của mình, một luật sĩ đến chất vấn Ngài trong câu hỏi: ”Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”? Chắc ông tưởng rằng Ngài sẽ kể ra một lô những nghi lễ, những qui tắc mới lạ và sẽ làm giảm giá trị của Luật pháp. Nhưng ông ta giật mình nghe Ngài hỏi ngược lại: ”Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào” ? Câu trả lời dưới hình thức hỏi lại đã tước mất khí giới của đối tượng. Tuy ông ta cũng khôn khéo trả lời rằng Luật pháp gồm tóm trong đòi hỏi kính Chúa yêu người. Ngài bảo: ”Ông trả lời đúng. Cứ làm như vậy là sẽ được sự sống đời đời”.
2. Một lời đáp
Người luật sĩ này đã quá hiểu về luật mến Chúa trên hết mọi sự vì đã có trong kinh Schema, trích ra từ Đệ nhị luật 6,5 mà người Do thái đọc mỗi ngày hai lần. Còn câu “hãy yêu thương thân cận như chính mình” thì không có trong kinh Schema, nhưng lấy ở sách Lêvi (10,18). Theo câu trả lời này, chứng tỏ luật sĩ này đã nhiều lần nghe Đức Giêsu giảng dạy về tính cách bác ái huynh đệ, nên khi trả lời Ngài về luật yêu thương, ông đã tạm thời theo quan niệm của Ngài.
Tuy thế, ông muốn gây lúng túng cho Đức Giêsu khi đặt cho Ngài câu hỏi: ”Thân cận là ai” ? Bởi vì đối với mọi người Do thái “Thân cậm hay tha nhân” được hiểu là người đồng hương con cháu Abraham, còn những người khác mà mình tiếp xúc với người ta phải nghĩ thế nào ? Thay vì trả lời một cách lý thuyết hay gây tranh luận, Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn để đưa đến một kết luận dễ dàng.
Một người đi từ Giêrusalem đến Giêricô, một lữ khách không biết rõ quốc tịch bị cướp bóc lột và đánh nhừ tử nằm bên vệ đường. Tình cờ một tư tế đi qua trông thấy, ông tránh né và đi tiếp. Sau đó lại một thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh né. Sau cùng có một người dân ngoại Samaritanô đi qua trông thấy, dừng lại, băng bó, xức thuốc thơm và trao nạn nhân cho người chủ quán săn sóc, hết bao nhiêu tiền người ấy sẽ trả.
Đến đây, Đức Giêsu hỏi người luật sĩ: ”Theo ông nghĩ ai trong ba người là thân cận của người bị gặp tai nạn” ? Luật sĩ đã trả lời ngay: ”Kẻ đã tỏ lòng thương xót đối với người ấy”. Luật sĩ đã có nhận thức đúng về bác ái và ông cho rằng người Samaritanô là người duy nhất đã cảm thông và tỏ ra mình là người thân cận của kẻ xấu số.
Đức Giêsu đã kết thúc cuộc đối thoại ấy bằng một câu vắn tắt: ”Ông hãy đi và làm như vậy”. Đức Giêsu muốn nói rằng khi giúp đỡ một kẻ vô danh như vậy, người Samaritanô đã trở thành kiểu mẫu của tình bác ái đích thực. và vì vậy, Ngài đã khuyên nhủ luật sĩ hãy thực thi tinh thần bác ái theo kiểu mẫu đó thì sẽ được sự sống đời đời.
II. AI LÀ THÂN CẬN CỦA TÔI ?
1. Tương giao giữa người Do thái và người Samaria
Người Samaria cũng là người gốc Do thái, nhưng chia lìa từ năm 935 vì lý do nam bắc (do vua Omri). Họ sống chung với dân ngoại và bị lây nhiễm. Khi Nehemias dẫn họ về quê hương thì dân Do thái cựu đã khinh bỉ và không cho phép họ góp phần xây dựng Đền thờ. Họ tức giận bèn xây đền thờ tại Garisim. Người Samaria cũng thờ một Thiên Chúa, và tin Ngũ Kinh mà thôi. Giữa người Do thái và Samaria luôn có sự kỳ thị và kình chống nhau.
Và một sự kiện xẩy ra, cách đấy 20 năm, giữa mùa Lễ Chiên, một nhóm người Samaria này đã cả dám xông vào đền thờ Giêrusalem, đem xương người vung vẫy làm ô uế nơi thánh. Từ đó, hai dân tộc trở nên thù ghét xung khắc nhau như nước và lửa.
Và hôm nay, Đức Giêsu lại đem người Samaria ra làm ví dụ đối đầu với hai vị Tư tế và Lêvi Do thái. Ngài đến phá vỡ những vòng vây bao quanh đạo giáo, tập quán xã hội làm quên lãng giá trị con người và tình nhân loại.
2. Thái độ thầy Tư tế và Lêvi
“Tình cờ có thầy Tư tế thấy nạn nhân đã tránh né và thầy Lêvi đi qua trông thấy cũng tránh đi”. Phải chăng hai vị này còn nhớ đến đoạn Kinh thánh: ”Nếu ngươi thấy anh em có con lừa hay thấy con bò nằm té ở dọc đường, ngươi đừng đi qua, ngươi hãy lo giúp cho nó đứng dậy”(Đnl 22,4). Huống chi con người ? Tại sao họ lại bỏ đi qua ?
Chúng ta phải cho rằng vị Tư tế thánh thiện và thầy Lêvi nhiệt thành là những người có trách nhiệm phục vụ để Thiên Chúa được tôn vinh và phụng thờ trên hết mọi sự. Hai người tôi tớ trung thành ấy có lý do chính đáng để giữ sự trong sạch theo luật định, bơi vì “ai chạm vào xác chết (...), hoặc một người bị ám sát, một người chết (...) sẽ mắc dơ trong 7 ngày”(Ds 19,11-13.16). Trong trường hợp đó vị Tư tế hoặc thầy Lêvi không được làm việc phụng tự.
Những người giữ luật như vậy lầm rồi. Vì khi giữ luật, họ lại phản bội luật. Khi tưởng rằng họ đang tôn kính Thiên Chúa, họ lại xúc phạm đến Ngài. Thiên Chúa ở đó kìa, Ngài ẩn mình dưới dạng một người bị thương nửa sống nửa chết trong cái hố bên đường. Hai vị này chắc chắn không phải là người không biết tới luật yêu người (Đnl 6,5t), nhưng họ đã viện dẫn lý do để không thực hành (Fiches dominicales).
3. Thái độ của người Samaritanô
“Người Samaritanô thấy vậy... thì chạnh lòng thương”(Lc 10,33).
Thấy nạn nhân nằm bên vệ đường, thầy Tư tế và Lêvi dửng dưng bỏ đi qua. Trái lại, người Samaritanô không thể bỏ qua trước cảnh tượng thương tâm này. Người này đã đến gần nạn nhân, trông thấy và chạnh lòng thương”. “Đến gần” tức là đi vào trong hoàn cảnh của người bị nạn. Chữ “Chạnh lòng thương” do tiếng La tinh là Compassio, ghép bởi hai chữ cum = cùng với, passio = đau khổ. Như vậy, “chạnh lòng thương” có nghĩa là cùng chịu đau khổ với, chia sẻ đau khổ với người khác.
Theo thần học gia Gustavo Gutierrez, chữ “Chạnh lòng thương” trong tiếng Hy lạp có thể được dịch là “vì con tim của ông ta đã chảy ra”. Bằng việc tiến đến gần người lâm nạn, người Samaritanô đã trở nên người hàng xóm, người thân cận của người ấy. Trong quan điểm này, Gutierrez đã nói: ”Người hàng xóm không phải là một người tôi tìm thấy trên đường đi của tôi, nhưng là một người mà tôi tự đặt mình vào trong đường đi của người ấy, là người mà tôi đến gần và tích cực tìm kiếm”.
Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đã muốn biến người Samaritanô thành vị anh hùng của lòng nhân ái. Ngài muốn dạy cho người Do thái một tình yêu không biên giới. một tình yêu tìm đến mọi kẻ đang gặp khó khăn, tình yêu không bỏ đi, không dửng dưng, mà là dừng lại để giúp đỡ, để “dây dưa” vào kẻ đang gặp khốn khó, bất kể đó là ai.
Truyện: Đi tìm chén thánh.
Có một câu chuyện huyền thoại về “một người Samaritanô tốt lành” có tên là Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa Tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi. Chàng tìm mãi chẳng thấy chén thánh đâu ! Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại trong cuộc đời. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
4. Mọi người là thân cận
Ngày nay chúng ta hay nói: ”Tứ hải giai huynh đệ”: bốn bể là anh em, nhưng người Do thái không chấp nhận quan niệm này. Luật của người Do thái đã giới hạn sự giao tiếp giữa người Do thái với những người không phải là Do thái. Theo luật của họ, người thân cận được định nghĩa là “những người con trai của riêng xứ sở bạn”. Do đấy, chỉ có những người Do thái mới là hàng xóm, là thân cận của mình.
Đức Giêsu chủ trương ngược lại: người anh em của tôi, người thân cận của tôi là bất cứ ai tôi chọn để trở nên người anh em, người thân cận. Như vậy, không biết ai là người anh em của mình nữa, mà điều quan trọng là tìm cách để trở nên người anh em, người gần gũi với bất cứ ai đang cần giúp đỡ.
H. Cousin giải thích: “Hỏi ai là người anh em của mình, vị luật sĩ tự đặt mình làm trung tâm thế giới, và nhìn mọi người như những vệ tinh quay chung quanh mình.. Đức Giêsu đảo ngược vấn đề: người anh em là người thực thi lòng thương xót, chứ không phải người hưởng thụ lòng thương xót”.
III. YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN CẬN
1. Luật bác ái và phụng tự
Thầy Tư tế và thầy Lêvi là những chuyên viên lo việc phụng tự trong Đền thờ. Họ phải tỉ mỉ giữ đúng các lễ nghi, các luật lệ, đó là một điều tốt. Nhưng Thiên Chúa muốn gắn cho sự “thực hành” bác ái và phục vụ tha nhân trong đời sống hằng ngày bằng một tầm quan trọng to lớn hơn việc thực hành phụng tự và cầu nguyện của chúng ta. Việc đạo đức và lòng sùng kính chỉ là những phương tiện non yếu và tạm thời, phải nhường cho đức bác ái là cái tuyệt đối nhất định. Đức ái được bầy tỏ ra trong tình yêu thương người thân cận là bằng chứng cụ thể tình yêu chân thành của ta đối với Chúa.
Hiểu Luật theo cách của Đức Giêsu, không cần phải tìm ai là người thân cận, nhưng đúng là làm thế nào để “trở nên thân cận của ai đó”, là biết “chạnh lòng thương”, biết gạt bỏ mọi thành kiến về giai cấp và chủng tộc, về địa vị và tôn giáo...
2. Yêu thương trong việc làm
Mọi người chúng ta đã học thuộc lòng luật mến Chúa yêu người. Nhưng yêu có năm bảy đường yêu, yêu trong lý thuyết và trong thực hành. Nhưng thế nào là yêu, là tình yêu ?
Ông Robert Ingerson định nghĩa Tình yêu như sau: “Tình yêu là Ngôi Sao Mai, Sao Hôm. Nó chiếu rọi trên vành nôi em bé, và toả ánh huy hoàng trên ngôi mộ vắng. Đó là nghệ thuật làm mẹ, bài thơ của thi sĩ. Nó bao trùm không gian với tiếng nhạc, vì nhạc là âm thanh của Tình yêu. Tình yêu là người diễn viên văn nghệ biến đổi những điều buồn tẻ trở thành niềm vui. Đó là hương thơm của trái tim – một loài hoa tuyệt vời – và nếu không có sự say mê thiêng liêng đó, chúng ta thua kém cả loài vật; nhưng với nó, trần gian là Thiên đàng”.
Định nghĩa Tình yêu như thế thì thật là hoa mỹ và bay bướm. Nếu chỉ nghe biết hay nói rất hay về tình yêu thì chưa đủ, mà điều quan trọng là phải làm, phải thực hiện, phải hành động trong yêu thương, bởi vì như thánh Giacôbê nói: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Khi nói đến bác ái yêu thương, không phải chỉ nói bi bô ngoài miệng, viết những bài kêu gọi rất xôm, rồi không làm gì cả. Mà bác ái là miệng nói tay làm, là giúp đỡ người ta thật sự theo sức mình. Nếu không thì người ta nói mỉa mai:
Thương miệng thương môi
Thương miếng xôi miếng thịt.
Đọc bài dụ ngôn hôm nay, ta nhận thấy thầy Tư tế và Lêvi là những con người vị ngã, lấy mình làm trung tâm. Khi có sự cố xẩy ra, họ đặt họ lên trước. Trái lại, Người Samaritanô là một người vị tha, ông đặt người khác lên trước.
Thực ra, thầy Tư tế và Lêvi không phạm tội một cách tích cực nhưng đã phạm một tội không mấy người để ý đến, đó là tội thiếu sót: ”Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”(Kinh Cáo mình). Tội thiếu sót có lẽ là tội xấu nhất của chúng ta, tuy nhiên chúng ta nghĩ rằng mình chưa làm hại ai là mình tốt rồi. Nhưng phải chăng chúng ta đã từng thấy có người bị làm cho tổn thương mà vẫn không can thiệp để giúp đỡ người ấy ? Có người vẫn giữ mình sạch sẽ bằng cách đứng xa một người gặp cảnh không may.
Truyện: Đã đến giờ rồi đấy.
Một ẩn sĩ sống trong một khu rừng luôn bị một cô gái làng chơi đến cám dỗ. Ngạc nhiên trước sự thanh thản của vị tu hành, nhưng đồng thời cũng nghi ngờ về sự bất bình thường của người đàn ông, cô liền hỏi một câu chế nhạo:
- Thầy không biết yêu sao ?
Vị ẩn sĩ trả lời:
- Chưa đến giờ đó thôi.
Câu chuyện bỏ lửng tại đó. Một lần kia, trong lúc đi khất thực, vị tu hành phát hiện người con gái hay đến phá phách mình đó bị bọn cướp trấn lột và đánh cho thừa sống thiếu chết bên lề đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cô ta, chữa các vết thương và đưa cô về thành phố điều trị.
Cô gái sững sờ nhìn vị ân nhân mà chưa biết mở lời ra sao, thì vị ẩn sĩ mỉm cười nói:
- Đã đến giờ rồi đấy, giờ của lòng thương xót !
Vị ẩn sĩ trong câu chuyện trên đây và người Samaritanô nhân hậu đã sống luật yêu thương một cách tuyệt vời, đó là “yêu bằng việc làm”. Yêu không phải chỉ trên đầu môi chót lưỡi, rồi phủi tay không làm gì, mà yêu chính là “miệng nói tay làm”, làm thực sự với hết khả năng của mình.
3. Tình yêu không tính toán
Hành động bác ái không được xây dựng trên sự tính toán, mà phải do lòng quảng đại tự phát. Tình trạng cao nhất mà chúng ta có thể đạt đến là khi lòng nhân từ trở thành một dòng nước ân sủng một cách dễ dàng, tự nhiên và không tính toán.
Trường hợp người Samaritanô cũng thế. Rõ ràng lòng nhân từ của người Samaritanô trở thành thói quen, tự phát, một bản tính thứ hai. Điều tốt đẹp mà người ấy làm cho người khác thì người ấy không coi là một việc gì đặc biệt. Đối với một số người, lòng quảng đại nằm trong những hành động lác đác, lẻ loi; đối với những người khác, đó là một cách sống (McCarthy).
Làm thế nào để có lòng tốt tự phát như người Samaritanô ? Việc này không phải muốn là được, không phải chỉ cố gắng tập một lần mà có, mà là kết quả của việc thực thi những việc tốt nho nhỏ cách đều đặn và kiên trì. Một hành động tốt cao cả là thành quả của nhiều hành động nho nhỏ đã quen làm trước đó. Phần thưởng đích thực của một hành động tốt là nó giúp ta có thể làm thêm những hành động khác một cách dễ dàng hơn.
Khi đọc kinh Hoà bình của thánh Phanxicô Assisi với câu “Vì chính khi hiến thân là lúc được nhận lãnh”. Lúc mới nghe câu này thì có người cho là không hợp lý, không bình thường, nhưng nếu xét cho kỹ, không những trong đời sống thiêng liêng, mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, chân lý đó vẫn còn đứng vững: Cho đi là lãnh nhận ! Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói: ”Phúc cho ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”(Mt 5,7). Muốn được Thiên Chúa xót thương thì chúng ta phải thương xót người khác đã, vì chúng ta đong cho người khác bằng đấu nào thì Thiên Chúa cũng đong lại cho ta bằng đấu ấy, mà còn dư dật nữa.
Truyện: Lòng tốt được đền đáp.
Chuyện xẩy ra tại một làng đánh cá ven bờ biển. Phía sau làng là dẫy núi cao. Cách đây 20 năm, nơi này có một cụ già xa lạ đến cư ngụ và đã bỏ tiền ra làm một ngôi nhà lớn bằng gỗ quí. Dân làng thấy cụ già đơn độc thường lên thăm và đều nhận xét cụ già rất tự hào và quí căn nhà lắm, xem nó như một vật cần thiết trên đời. Thế rồi, một bữa kia biển động mạnh dữ dội. Bỗng đang đêm, dân làng đều thức dậy vì thấy đám cháy lớn trên sườn núi, ngay căn nhà quí của cụ già. Vừa tò mò vừa thương cụ già đơn chiếc, toàn dân làng già trẻ, trai gái rủ nhau mỗi người mang một thau nước, gắng sức trèo lên dốc chữa cháy. Xẩy ra là khi mọi người đã lên núi khá cao, thình lình một cơn sóng thần vĩ đại tràn lên bờ và cuốn trôi mọi thứ trong làng. Vì bận chữa cháy nên rất ít người bị sóng thần cuốn đi.
Ban đầu ai cũng tưởng rằng họ bỏ công leo lên núi để cứu giúp cụ già, nhưng thực tế cụ già đã cứu giúp họ. Bởi vì, một phần nhờ kinh nghiệm và phần khác ở trên cao nên cụ già thấy trước ngọn sóng thần từ xa đang tiến vào bờ, song đang đêm khuya không biết làm sao báo tin để cứu dân làng cả. Chỉ còn một cách: hy sinh đốt căn nhà yêu quí nhất mới mong dân làng thấy mà chạy lên chữa cháy chăng.
Có lẽ do quá chủ quan hay quá hẹp hòi nông cạn nên nhiều khi phần đông chúng ta cứ tưởng mình bố thí ít tiền bạc, đồ vật, hy sinh chút công sức, thời giờ để giúp đỡ kẻ khác là chuyện nhưng không, hoàn toàn vô vị lợi, song thực ra, khi mình hy sinh cho đi như thế không những giúp kẻ khác, mà còn làm lợi cho chính bản thân mình nữa. Ngay cả những việc đạo đức mà chúng ta cố gắng thực hiện như nhẫn nhục chịu khổ, trung thành tuân thủ các giới răn, hãm mình ép xác, siêng năng xưng tội rước lễ, lần hạt... chúng ta cứ tưởng là làm cho Chúa vui lòng, nhưng kỳ thực là làm lợi cho chính chúng ta, vì khi sống ngay lành, thánh thiện sẽ là một bảo đảm cho phần rỗi đời đời của mình (Quê Ngọc).
TÂM NGUYỆN:
Người Samaritanô nhân hậu
Cúi xuống
Ôm lấy nỗi đau của anh em mình,
Ôi tấm lòng nhân ái bao dung...
Nhân loại hôm nay
Vẫn còn đầy đau thương và nước mắt
Cay đắng cơ hàn
Đói lương thực, đói tinh thần và đói cả tình thương !
Lạy Chúa
Xin cho con noi bước Ngài xưa
Như người Samaritanô nhân ái
Yêu kính những thương đau
Vì đó là chính Ngài, Lạy Chúa.
( Trích Lời hằng sống)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 06/07/2010
LÚNG TÚNG
Khi Chu Thành vương kế thừa ngôi vua thì vẫn còn là một em bé không thể quản lý triều chánh, chú là Chu công tự mình phong làm nhiếp chánh vương, những người hiểu rõ Chu công thì đều biết đây là vì sự ổn định của quốc gia mà có ý định như thế, nhưng những người không hiểu biết thì đi đâu cũng nói: “Chu công soán đoạt ngôi vua”, họ còn cấu kết với các chư hầu dấy lên phản loạn. Chu công một mặt lo lắng cho Thành Vương biết thì sẽ sợ hãi, một mặt cần phải bình định bọn phản loạn, có thể nói là tiến thối lưỡng nan.
Trong kinh thư có một bài thơ đề cập đến một con sói trèo núi, trước khi tiến lên phía trước thì ngắt miếng thịt phía hàm dưới của mình; khi lùi bước thì ngắt cái đuôi của mình, đó là hình dung hoàn cảnh của Chu công lúc ấy. Về sau, “sói trèo núi狼跋” (1) được truyền đi cách sai lầm biến thành là “lúng túng狼狽” (2).
(Kinh thư, U phong, lảng bạt)
Suy tư:
Trong cuộc sống không ai là không có một lần lúng túng trong quyết định của mình: có người lúng túng khi quyết định đi tu; có người lúng túng có nên lấy cô gái này làm vợ hay cô gái kia; có người lúng túng khi quyết định hại người hay cứu người; quyết định hối lộ hay không hối lộ.v.v...
Người Ki-tô hữu vì yêu mến Chúa Giê-su và Hội Thánh mà không do dự khi quyết định sống đẹp lòng Ngài, dù cho trong cuộc sống có nhiều đau khổ, bởi vì một quyết định sau khi đã cân nhắc và cầu nguyện, đã tin tưởng và phó thác vào Chúa, thì nhất định quyết định ấy sẽ làm sáng danh Chúa và ích lợi cho tha nhân.
Có lúng túng là vì tâm hồn bất an, tâm hồn bất an là vì không bàn hỏi với người khôn ngoan, không bàn hỏi với người khôn ngoan là vì không cầu nguyện, mà cầu nguyện chính là bàn hỏi với Chúa về những gì mình sắp quyết định vậy.
Ai hiểu thì hiểu.
------------------------
(1) 狼跋phát âm là “lảng bả” nghĨa là “sói trèo núi".
(2)狼狽phát âm là “lảng bây” nghĩa là “lúng túng”.
N2T |
Khi Chu Thành vương kế thừa ngôi vua thì vẫn còn là một em bé không thể quản lý triều chánh, chú là Chu công tự mình phong làm nhiếp chánh vương, những người hiểu rõ Chu công thì đều biết đây là vì sự ổn định của quốc gia mà có ý định như thế, nhưng những người không hiểu biết thì đi đâu cũng nói: “Chu công soán đoạt ngôi vua”, họ còn cấu kết với các chư hầu dấy lên phản loạn. Chu công một mặt lo lắng cho Thành Vương biết thì sẽ sợ hãi, một mặt cần phải bình định bọn phản loạn, có thể nói là tiến thối lưỡng nan.
Trong kinh thư có một bài thơ đề cập đến một con sói trèo núi, trước khi tiến lên phía trước thì ngắt miếng thịt phía hàm dưới của mình; khi lùi bước thì ngắt cái đuôi của mình, đó là hình dung hoàn cảnh của Chu công lúc ấy. Về sau, “sói trèo núi狼跋” (1) được truyền đi cách sai lầm biến thành là “lúng túng狼狽” (2).
(Kinh thư, U phong, lảng bạt)
Suy tư:
Trong cuộc sống không ai là không có một lần lúng túng trong quyết định của mình: có người lúng túng khi quyết định đi tu; có người lúng túng có nên lấy cô gái này làm vợ hay cô gái kia; có người lúng túng khi quyết định hại người hay cứu người; quyết định hối lộ hay không hối lộ.v.v...
Người Ki-tô hữu vì yêu mến Chúa Giê-su và Hội Thánh mà không do dự khi quyết định sống đẹp lòng Ngài, dù cho trong cuộc sống có nhiều đau khổ, bởi vì một quyết định sau khi đã cân nhắc và cầu nguyện, đã tin tưởng và phó thác vào Chúa, thì nhất định quyết định ấy sẽ làm sáng danh Chúa và ích lợi cho tha nhân.
Có lúng túng là vì tâm hồn bất an, tâm hồn bất an là vì không bàn hỏi với người khôn ngoan, không bàn hỏi với người khôn ngoan là vì không cầu nguyện, mà cầu nguyện chính là bàn hỏi với Chúa về những gì mình sắp quyết định vậy.
Ai hiểu thì hiểu.
------------------------
(1) 狼跋phát âm là “lảng bả” nghĨa là “sói trèo núi".
(2)狼狽phát âm là “lảng bây” nghĩa là “lúng túng”.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 06/07/2010
N2T |
42. Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta cái đẹp nhất chính là đau khổ. Thiên Chúa chỉ đem nó tặng cho người bạn tốt nhất.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:36 06/07/2010
N2T |
478. Mãi nổ lực làm việc thì sẽ quên làm thế nào để qua ngày tháng, mãi nổ lực sống qua ngày tháng thì sẽ phát hiện tiền không phải là thứ cần thiết.
Lề luật và bác ái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:49 06/07/2010
LỀ LUẬT VÀ BÁC ÁI
CN 15 C
Có một lần tôi đi ngang qua một khu xóm, tôi nghe bài hát có lời ca: Lạy Chúa con là người ngoại đạo, nhưng con tin có Chúa ngự trên cao.
Tôi tự hỏi: Tại sao là người ngoại đạo mà lại tin là có Chúa ngự trên cao ? Đã tin có Chúa ngự trên cao là có đạo rồi. Nếu tin Chúa ngự trên cao mà vẫn là ngoại đạo thì chỉ có nghĩa là có đạo mà không vào đạo đó thôi.
Tôi đã gặp nhiều người có đạo mà không sống đạo. Và tôi cũng đã gặp nhiều người sống đạo mà không có đạo.
Nói về đạo và sống đạo, tôi thấy trong Phúc Âm có nhiều câu chuyện tường thuật về những người ngoại đạo nhưng lòng họ thì lại có đạo.
- Khi Chúa Giêsu vác thập giá lên Núi Sọ, đường dài, sức nặng của thập giá, kiệt sức vì bị hành hạ, Chúa Giêsu gục ngã ba lần. Kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa là ông Simon người xứ Kyrênê, một người ngoại đạo.
- Khi Chúa Giêsu đến Caphanaum, Viên Bách Quản, một người ngoại đạo đến gặp và van xin: Thưa Ngài, tên hầu của tôi nằm liệt bất toại ở nhà đau đớn lắm. Chúa nói: Ta phải đến chữa nó. Viên Bách Quản thưa lại: Thưa Ngài, tôi không đáng được Ngài vào nhà tôi, nhưng Ngài hãy phán một lời, đứa hầu nhà tôi sẽ khỏi. Nghe vậy Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với các kẻ theo Ngài: Quả thật Ta bảo các ngươi, Ta chưa hề gặp được lòng tin lớn như thế nơi một người nào trong Israel.
- Một lần khác Chúa Giêsu vào một làng kia, có mười người phong hủi đến gặp Ngài. Từ đàng xa họ đã lên tiếng thưa: Lạy Thầy Giêsu xin thương xót chúng tôi. Thấy vậy, Chúa bảo họ: Hãy đi trình diện với hàng Tư Tế. Và xảy ra là khi họ đi thì họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành liền quay lại lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa và sấp mặt dưới chân Ngài mà tạ ơn. Người ấy là một người Samari, người ngoại đạo. Chúa Giêsu cất tiếng nói: Không phải là cả mười người được sạch cả sao, chín người kia đâu không thấy họ quay trở lại mà chúc vinh Thiên Chúa, trừ có người ngoại này?
- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu kể dụ ngôn: một người ở Giêrusalem xuống Giêricô, giữa đường bị bọn cướp trấn lột, đánh cho nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Thầy Tư Tế đi qua, thấy vậy liền lãng tránh. Thầy Lêvi đi tới cũng chẳng ngó ngàng, bỏ mặc nạn nhân. Một người ngoại đạo Samari đi ngang, thấy người lâm nạn, chạnh lòng thương liền băng bó, đặt lên lưng lừa đưa về quán trọ, nhờ chủ quán săn sóc rồi trả hết mọi phí tổn.
Thầy Tư Tế, Thầy Lêvi chẳng những là người trong đạo mà còn hơn nữa họ còn là kẻ rao giảng về đạo. Họ ở trong đạo nhưng không sống đạo. Người Samari,kẻ sống đạo lại là người không có đạo.
Như thế kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa trên con đường dài với những bước chân xiêu té cuối đời là người ngoại đạo. Kẻ tỏ lòng biết ơn khi được Chúa chữa lành là người ngoại đạo. Kẻ thể hiện lòng bác ái xót thương không phải là Tư Tế, là Lêvi, các chức sắc trong đạo mà là người Samari, người ngoại đạo.
Khi băn khoăn tự hỏi: thế nào là người bên ngoài, thế nào là người bên trong ? Thế nào là có đạo, thế nào ngoại đạo ? Tôi thấy trong Phúc Am có lần Chúa Giêsu nói: Ta bảo các ngươi, nhiều kẻ từ Phương Đông, Phương Tây mà đến và được dự tiệc với Abraham, Isaac và Giacop trong Nước Trời, còn chính con dân trong nước lại sẽ bị đuổi ra ngoài tối tăm.
Vậy thì có một khoảng cách rất lớn giữa hiểu biết về đạo và sống đạo. Đạo thì mênh mông vô bờ bến như đất trời, làm sao có thể đem đạo vào một định nghĩa chật hẹp được ? Làm sao có thể nhốt đạo vào nhà thờ ? Làm sao vẽ chân dung đạo bằng tờ giấy rửa tội được ? Bởi lẽ “Đạo khả đạo phi thường Đạo” ( Lão Tử)
Hiểu biết về đạo được thể hiện qua đời sống đạo. Có người nói rằng: tôi tin đạo chứ tôi không tin người có đạo. Đạo thì tốt, nhưng nhiều người có đạo lại xấu. Có nhiều người ngoại đạo lại tốt hơn người có đạo. Họ nói như thế vì họ thấy nhiều người có đạo mà lại không sống đạo của mình. Quả thật, con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Giữa suy nghĩ, lời nói và việc làm, giữa hiểu biết và cuộc sống có một khoảng cách thật lớn.
Đức Khổng Tử đã nói chí lý: Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo. Nghĩa là: đạo không xa cái bản tính của người ta, nếu theo đạo để cho xa cái bản tính của người ta thì không phải là đạo.
Đạo của Chúa Giêsu là Đạo Thiên Chúa làm người, rất gần gũi với con người. Vì con người là con đường của Giáo hội ( ĐGH Phaolô II). Người Đông Phương chúng ta lấy chữ nhân mà định nghĩa con người: nhân là người, nhân là nhân ái là lòng thương người. Ai không biết thương người khác là kẻ không xứng danh là người. Nhân bản và nhân ái có quan hệ mật thiết với nhau.
Qua dụ ngôn Chúa Giêsu kể, tôi thấy rằng, cái khác biệt sâu xa giữa Kitô giáo và Do Thái giáo đó là: một bên là đạo của tình yêu, một bên là đạo của lề luật. Tư Tế và Lêvi tượng trưng cho tinh thần vị luật của Cựu Ước. Người Samari tượng trưng cho những người sống tình yêu. Những người tốt thì sống theo sự đòi hỏi của lương tâm hơn là của lề luật thành văn. Thấy người bị nạn, người Samari tốt lành đã động lòng xót thương. Lương tâm và tình thương đồng loại thúc đẩy anh cứu giúp người bị nạn đến nơi đến chốn bất chấp nạn nhân là người Do Thái thuộc dòng tộc có hiềm khích với dòng tộc của anh. Cung cách hành xử đầy tình thương này mới làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Nhìn từ lăng kính luật pháp Do thái, hai ông Tư Tế và Lêvi đã không sai. Luật Cựu Ước dạy rằng Tư Tế không được đụng vào thây người chết vì sợ bị ô uế. Nếu ô uế thì không được phục vụ trong đền thờ. Nạn nhân dở sống, dở chết, nghĩa là có thể chết. Hai người Tư Tế và Lêvi không dám chạm đến người có thể chết. Họ lựa chọn lề luật. Sách luật Lv 21 ghi rõ điều khoản luật này khi nhắc đến tư tế và người chết. Người Samari lựa chọn bác ái. Ông không ngại chạm đến người dở sống, dở chết này. Ông chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân như người thân và ông đã vượt quá giới hạn lề luật để sống theo bác ái. Khi phải lựa chọn giữa lề luật và bác ái, người nhân hậu lựa chọn bác ái dù biết các ràng buộc của lề luật. Họ không bỏ qua lề luật, không đả phá lề luật nhưng vượt trên lề luật. Họ làm trọn lề luật.
Chúa Giêsu hỏi người thông luật:"Ai là người thân cận của nạn nhân đã sa vào tay kẻ cướp?" Người ấy đáp: "Người đã đem lòng từ bi thương nạn nhân."
Chúa Giêsu đã khéo léo lái vấn đề từ câu hỏi người thông luật: ai là người thân cận của tôi ? sang gợi ý tuyệt vời của Ngài: tôi là người thân cận của ai ? Trả lời câu hỏi này có lẽ phải đi từ cuộc sống cụ thể của mình. Khi tôi đến gần ai để phục vụ với tình yêu thì tôi trở thành người thân cận với kẻ ấy, và kẻ ấy thành người thân cận với tôi. Ai cũng có thể trở thành người thân cận của tôi nếu tôi yêu thương họ bằng tình yêu mà Chúa đã thương yêu tôi.
Càng hiểu biết về đạo càng phải sống đạo. Chúa Giêsu dạy rằng: “ ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy”. Đạo của Thầy Giêsu là Đạo Tình Yêu. Yêu Chúa, Yêu Người là hai mặt của một tình yêu duy nhất. Yêu Chúa đích thực thì phải yêu người. Thánh Gioan đã viết: ai nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Đối với Thánh Phaolô: yêu thương là giữ trọn lề luật. Lề luật không phải được lập nên cho người có tình yêu mà cho người không có tình yêu. Nếu không có tình yêu thì việc làm theo lề luật có tốt đến đâu cũng vô giá trị: giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Thánh Augustinô khuyên nhủ: cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm. Tình yêu sẽ cho biết ta phải làm gì.
Lạy Chúa Giêsu,Chúa dạy chúng con rằng: không phải những người cứ kêu lên “Lạy Chúa, Lạy Chúa..” là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha mới được vào mà thôi. Xin cho Lời Chúa dạy in vào lòng trí chúng con, và Lời Chúa được thể hiện trong đời sống đạo của chúng con hàng ngày. Amen
CN 15 C
Có một lần tôi đi ngang qua một khu xóm, tôi nghe bài hát có lời ca: Lạy Chúa con là người ngoại đạo, nhưng con tin có Chúa ngự trên cao.
Tôi tự hỏi: Tại sao là người ngoại đạo mà lại tin là có Chúa ngự trên cao ? Đã tin có Chúa ngự trên cao là có đạo rồi. Nếu tin Chúa ngự trên cao mà vẫn là ngoại đạo thì chỉ có nghĩa là có đạo mà không vào đạo đó thôi.
Tôi đã gặp nhiều người có đạo mà không sống đạo. Và tôi cũng đã gặp nhiều người sống đạo mà không có đạo.
Nói về đạo và sống đạo, tôi thấy trong Phúc Âm có nhiều câu chuyện tường thuật về những người ngoại đạo nhưng lòng họ thì lại có đạo.
- Khi Chúa Giêsu vác thập giá lên Núi Sọ, đường dài, sức nặng của thập giá, kiệt sức vì bị hành hạ, Chúa Giêsu gục ngã ba lần. Kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa là ông Simon người xứ Kyrênê, một người ngoại đạo.
- Khi Chúa Giêsu đến Caphanaum, Viên Bách Quản, một người ngoại đạo đến gặp và van xin: Thưa Ngài, tên hầu của tôi nằm liệt bất toại ở nhà đau đớn lắm. Chúa nói: Ta phải đến chữa nó. Viên Bách Quản thưa lại: Thưa Ngài, tôi không đáng được Ngài vào nhà tôi, nhưng Ngài hãy phán một lời, đứa hầu nhà tôi sẽ khỏi. Nghe vậy Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với các kẻ theo Ngài: Quả thật Ta bảo các ngươi, Ta chưa hề gặp được lòng tin lớn như thế nơi một người nào trong Israel.
- Một lần khác Chúa Giêsu vào một làng kia, có mười người phong hủi đến gặp Ngài. Từ đàng xa họ đã lên tiếng thưa: Lạy Thầy Giêsu xin thương xót chúng tôi. Thấy vậy, Chúa bảo họ: Hãy đi trình diện với hàng Tư Tế. Và xảy ra là khi họ đi thì họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành liền quay lại lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa và sấp mặt dưới chân Ngài mà tạ ơn. Người ấy là một người Samari, người ngoại đạo. Chúa Giêsu cất tiếng nói: Không phải là cả mười người được sạch cả sao, chín người kia đâu không thấy họ quay trở lại mà chúc vinh Thiên Chúa, trừ có người ngoại này?
- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu kể dụ ngôn: một người ở Giêrusalem xuống Giêricô, giữa đường bị bọn cướp trấn lột, đánh cho nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Thầy Tư Tế đi qua, thấy vậy liền lãng tránh. Thầy Lêvi đi tới cũng chẳng ngó ngàng, bỏ mặc nạn nhân. Một người ngoại đạo Samari đi ngang, thấy người lâm nạn, chạnh lòng thương liền băng bó, đặt lên lưng lừa đưa về quán trọ, nhờ chủ quán săn sóc rồi trả hết mọi phí tổn.
Thầy Tư Tế, Thầy Lêvi chẳng những là người trong đạo mà còn hơn nữa họ còn là kẻ rao giảng về đạo. Họ ở trong đạo nhưng không sống đạo. Người Samari,kẻ sống đạo lại là người không có đạo.
Như thế kẻ vác đỡ thập giá cho Chúa trên con đường dài với những bước chân xiêu té cuối đời là người ngoại đạo. Kẻ tỏ lòng biết ơn khi được Chúa chữa lành là người ngoại đạo. Kẻ thể hiện lòng bác ái xót thương không phải là Tư Tế, là Lêvi, các chức sắc trong đạo mà là người Samari, người ngoại đạo.
Khi băn khoăn tự hỏi: thế nào là người bên ngoài, thế nào là người bên trong ? Thế nào là có đạo, thế nào ngoại đạo ? Tôi thấy trong Phúc Am có lần Chúa Giêsu nói: Ta bảo các ngươi, nhiều kẻ từ Phương Đông, Phương Tây mà đến và được dự tiệc với Abraham, Isaac và Giacop trong Nước Trời, còn chính con dân trong nước lại sẽ bị đuổi ra ngoài tối tăm.
Vậy thì có một khoảng cách rất lớn giữa hiểu biết về đạo và sống đạo. Đạo thì mênh mông vô bờ bến như đất trời, làm sao có thể đem đạo vào một định nghĩa chật hẹp được ? Làm sao có thể nhốt đạo vào nhà thờ ? Làm sao vẽ chân dung đạo bằng tờ giấy rửa tội được ? Bởi lẽ “Đạo khả đạo phi thường Đạo” ( Lão Tử)
Hiểu biết về đạo được thể hiện qua đời sống đạo. Có người nói rằng: tôi tin đạo chứ tôi không tin người có đạo. Đạo thì tốt, nhưng nhiều người có đạo lại xấu. Có nhiều người ngoại đạo lại tốt hơn người có đạo. Họ nói như thế vì họ thấy nhiều người có đạo mà lại không sống đạo của mình. Quả thật, con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. Giữa suy nghĩ, lời nói và việc làm, giữa hiểu biết và cuộc sống có một khoảng cách thật lớn.
Đức Khổng Tử đã nói chí lý: Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo. Nghĩa là: đạo không xa cái bản tính của người ta, nếu theo đạo để cho xa cái bản tính của người ta thì không phải là đạo.
Đạo của Chúa Giêsu là Đạo Thiên Chúa làm người, rất gần gũi với con người. Vì con người là con đường của Giáo hội ( ĐGH Phaolô II). Người Đông Phương chúng ta lấy chữ nhân mà định nghĩa con người: nhân là người, nhân là nhân ái là lòng thương người. Ai không biết thương người khác là kẻ không xứng danh là người. Nhân bản và nhân ái có quan hệ mật thiết với nhau.
Qua dụ ngôn Chúa Giêsu kể, tôi thấy rằng, cái khác biệt sâu xa giữa Kitô giáo và Do Thái giáo đó là: một bên là đạo của tình yêu, một bên là đạo của lề luật. Tư Tế và Lêvi tượng trưng cho tinh thần vị luật của Cựu Ước. Người Samari tượng trưng cho những người sống tình yêu. Những người tốt thì sống theo sự đòi hỏi của lương tâm hơn là của lề luật thành văn. Thấy người bị nạn, người Samari tốt lành đã động lòng xót thương. Lương tâm và tình thương đồng loại thúc đẩy anh cứu giúp người bị nạn đến nơi đến chốn bất chấp nạn nhân là người Do Thái thuộc dòng tộc có hiềm khích với dòng tộc của anh. Cung cách hành xử đầy tình thương này mới làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Nhìn từ lăng kính luật pháp Do thái, hai ông Tư Tế và Lêvi đã không sai. Luật Cựu Ước dạy rằng Tư Tế không được đụng vào thây người chết vì sợ bị ô uế. Nếu ô uế thì không được phục vụ trong đền thờ. Nạn nhân dở sống, dở chết, nghĩa là có thể chết. Hai người Tư Tế và Lêvi không dám chạm đến người có thể chết. Họ lựa chọn lề luật. Sách luật Lv 21 ghi rõ điều khoản luật này khi nhắc đến tư tế và người chết. Người Samari lựa chọn bác ái. Ông không ngại chạm đến người dở sống, dở chết này. Ông chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân như người thân và ông đã vượt quá giới hạn lề luật để sống theo bác ái. Khi phải lựa chọn giữa lề luật và bác ái, người nhân hậu lựa chọn bác ái dù biết các ràng buộc của lề luật. Họ không bỏ qua lề luật, không đả phá lề luật nhưng vượt trên lề luật. Họ làm trọn lề luật.
Chúa Giêsu hỏi người thông luật:"Ai là người thân cận của nạn nhân đã sa vào tay kẻ cướp?" Người ấy đáp: "Người đã đem lòng từ bi thương nạn nhân."
Chúa Giêsu đã khéo léo lái vấn đề từ câu hỏi người thông luật: ai là người thân cận của tôi ? sang gợi ý tuyệt vời của Ngài: tôi là người thân cận của ai ? Trả lời câu hỏi này có lẽ phải đi từ cuộc sống cụ thể của mình. Khi tôi đến gần ai để phục vụ với tình yêu thì tôi trở thành người thân cận với kẻ ấy, và kẻ ấy thành người thân cận với tôi. Ai cũng có thể trở thành người thân cận của tôi nếu tôi yêu thương họ bằng tình yêu mà Chúa đã thương yêu tôi.
Càng hiểu biết về đạo càng phải sống đạo. Chúa Giêsu dạy rằng: “ ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy”. Đạo của Thầy Giêsu là Đạo Tình Yêu. Yêu Chúa, Yêu Người là hai mặt của một tình yêu duy nhất. Yêu Chúa đích thực thì phải yêu người. Thánh Gioan đã viết: ai nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì là kẻ nói dối. Đối với Thánh Phaolô: yêu thương là giữ trọn lề luật. Lề luật không phải được lập nên cho người có tình yêu mà cho người không có tình yêu. Nếu không có tình yêu thì việc làm theo lề luật có tốt đến đâu cũng vô giá trị: giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng ích gì cho tôi. Thánh Augustinô khuyên nhủ: cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm. Tình yêu sẽ cho biết ta phải làm gì.
Lạy Chúa Giêsu,Chúa dạy chúng con rằng: không phải những người cứ kêu lên “Lạy Chúa, Lạy Chúa..” là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha mới được vào mà thôi. Xin cho Lời Chúa dạy in vào lòng trí chúng con, và Lời Chúa được thể hiện trong đời sống đạo của chúng con hàng ngày. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bất khoan dung về tôn giáo là một hình thức kỳ thị chủng tộc mới
Bùi Hữu Thư
06:41 06/07/2010
Báo cáo thường niên của tổ chức nhân quyền cho các nhóm thiểu số (MRG)
Rôma, Thứ hai ngày 5 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Theo báo cáo thường niên của tổ chức Nhân Quyền cho các Nhóm Thiểu Số Minority Rights Group (MRG) được phổ biến ngày thứ năm 1 tháng 7 vừa qua: “Sự bất khoan dung về tôn giáo cùng với sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của luật pháp đã trở nên những nguyên nhân chính cho những cuộc đàn áp đối với các nhóm thiểu số trên thế giới,.”
Theo tổ chức này “sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của các đạo luật chống khủng bố” nuôi dưỡng “một khuynh hướng gia tăng về những sự đàn áp đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.”
Ông Mark Lattimer, giám đốc MRG nhận xét: “Sự bất khoan dung về tôn giáo là một hình thức kỳ thị chủng tộc mới.” Ông giải thích rằng “rất nhiều cộng đồng phải chịu đựng một sự kỳ thị chủng tộc trong nhiều thập niên bây giờ lại bị đàn áp vì tôn giáo của họ.”
Báo cáo của MRG nhấn mạnh là các cộng đồng Hồi giáo tại Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải chịu một sự kiểm xoát ngày càng ngặt nghèo hơn cũng như là có những cuộc vận động của các nhóm phe hữu, như ở bên Thụy Sĩ, đã có một cuộc trưng cầu dân ý được chấp thuận năm nay về việc cấm xây dựng các tháp đền thờ Hồi giáo mới, sau khi có cuộc vận động của Đảng Dân Chủ Trung Lập, một đảng thuộc phe hữu.
Ông Lattimer cũng nhắc rằng, tại Iraq, các nhóm tôn giáo thiểu số, như Kitô giáo, Man Đê, Yêsiđi và Bahai, đã là mục tiêu của các bạo lực, trong đó có các vụ ám sát, hãm hiếp và bắt cóc.
Báo cáo tiếp: “Trong thập niên vừa qua, việc thanh lọc tôn giáo (đặc biệt nhắm vào các người đàn ông Hồi giáo hay xuất xứ từ một quốc gia Hồi giáo) đã được các chính phủ áp dụng nhiều hơn trong các biện pháp chống khủng bố.”
Báo cáo nhấn mạnh: “Sáng ngày hôm sau khi có cuộc tấn công hụt vào lễ Giáng Sinh 2009 trên một chuyến bay đi Detroit, giới chức công quyền Hoa Kỳ đã nhắm vào các công dân của 14 quốc gia có đa số người Hồi giáo, để kiểm xoát kỹ lưỡng hơn tại các phi trường.”
Theo các trích dẫn của giới truyền thông, báo cáo của MRG cũng cho hay: các nhóm tôn giáo thiểu số “cũng bị thiệt hại vì các luật lệ quốc gia buộc phải khai báo tôn giáo.”
Chẳng hạn tại Ai Cập, “nơi các chỉ có các tôn giáo sau đây: Hồi giáo, Kitô giáo, và Do Thái được công nhận,” người theo đạo Bahai không thể xin cấp các thẻ tuỳ thân nếu từ chối nói dối về nguồn gốc tôn giáo cuả họ, và sẽ bị từ chối không cho được sử dụng nhiều dịch vụ công cộng.”
Cuối cùng, báo cáo MRG cho hay từ năm 2001, nhiều quốc gia, trong đó có Azerbaïdjan, Belarus, Kazakhstan, Serbe, Ouzbékistan và Turkménistan đã ban hành hay cái tổ các đạo kuật về đăng ký tôn giáo.”
Rôma, Thứ hai ngày 5 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Theo báo cáo thường niên của tổ chức Nhân Quyền cho các Nhóm Thiểu Số Minority Rights Group (MRG) được phổ biến ngày thứ năm 1 tháng 7 vừa qua: “Sự bất khoan dung về tôn giáo cùng với sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của luật pháp đã trở nên những nguyên nhân chính cho những cuộc đàn áp đối với các nhóm thiểu số trên thế giới,.”
Theo tổ chức này “sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của các đạo luật chống khủng bố” nuôi dưỡng “một khuynh hướng gia tăng về những sự đàn áp đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.”
Ông Mark Lattimer, giám đốc MRG nhận xét: “Sự bất khoan dung về tôn giáo là một hình thức kỳ thị chủng tộc mới.” Ông giải thích rằng “rất nhiều cộng đồng phải chịu đựng một sự kỳ thị chủng tộc trong nhiều thập niên bây giờ lại bị đàn áp vì tôn giáo của họ.”
Báo cáo của MRG nhấn mạnh là các cộng đồng Hồi giáo tại Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải chịu một sự kiểm xoát ngày càng ngặt nghèo hơn cũng như là có những cuộc vận động của các nhóm phe hữu, như ở bên Thụy Sĩ, đã có một cuộc trưng cầu dân ý được chấp thuận năm nay về việc cấm xây dựng các tháp đền thờ Hồi giáo mới, sau khi có cuộc vận động của Đảng Dân Chủ Trung Lập, một đảng thuộc phe hữu.
Ông Lattimer cũng nhắc rằng, tại Iraq, các nhóm tôn giáo thiểu số, như Kitô giáo, Man Đê, Yêsiđi và Bahai, đã là mục tiêu của các bạo lực, trong đó có các vụ ám sát, hãm hiếp và bắt cóc.
Báo cáo tiếp: “Trong thập niên vừa qua, việc thanh lọc tôn giáo (đặc biệt nhắm vào các người đàn ông Hồi giáo hay xuất xứ từ một quốc gia Hồi giáo) đã được các chính phủ áp dụng nhiều hơn trong các biện pháp chống khủng bố.”
Báo cáo nhấn mạnh: “Sáng ngày hôm sau khi có cuộc tấn công hụt vào lễ Giáng Sinh 2009 trên một chuyến bay đi Detroit, giới chức công quyền Hoa Kỳ đã nhắm vào các công dân của 14 quốc gia có đa số người Hồi giáo, để kiểm xoát kỹ lưỡng hơn tại các phi trường.”
Theo các trích dẫn của giới truyền thông, báo cáo của MRG cũng cho hay: các nhóm tôn giáo thiểu số “cũng bị thiệt hại vì các luật lệ quốc gia buộc phải khai báo tôn giáo.”
Chẳng hạn tại Ai Cập, “nơi các chỉ có các tôn giáo sau đây: Hồi giáo, Kitô giáo, và Do Thái được công nhận,” người theo đạo Bahai không thể xin cấp các thẻ tuỳ thân nếu từ chối nói dối về nguồn gốc tôn giáo cuả họ, và sẽ bị từ chối không cho được sử dụng nhiều dịch vụ công cộng.”
Cuối cùng, báo cáo MRG cho hay từ năm 2001, nhiều quốc gia, trong đó có Azerbaïdjan, Belarus, Kazakhstan, Serbe, Ouzbékistan và Turkménistan đã ban hành hay cái tổ các đạo kuật về đăng ký tôn giáo.”
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro đã được phục hồi hình ảnh.
Tiền Hô
08:28 06/07/2010
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro đã được phục hồi hình ảnh.
Rio de Janeiro, Brazil, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (CNA) Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng thế giới ở Rio de Janiero, Brazil đã được tái khánh thành sau bốn tháng làm việc trùng tu.
Bức tượng khổng lồ về Chúa Kitô với hai cánh tay dang ra phủ trên thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại. Nó hiện đang được chiếu sáng bằng ánh đèn màu xanh lá cây và màu vàng để ủng hộ cho đội tuyển bóng đá Brazil tại World Cup.
Bức tượng này là một trong những biểu tượng Công giáo nổi tiếng được công nhận trên toàn thế giới, năm tới sẽ tròn 80 tuổi.
Công việc sửa chữa thời gian vừa qua là khắc phục những vết nứt trên bề mặt tượng, vốn đã làm ảnh hưởng đến nhà nguyện nằm phía bên trong lòng của bức tượng. Các kỹ thuật gia cho biết rằng, họ đã loại bỏ 80 gallon (khoảng 300 lít) nước bên trong mỗi cánh tay của bức tượng. Kiến trúc này cũng được xây dựng lại để bảo vệ nó khỏi bị sét đánh.
Lễ tái khánh thành sẽ được tổ chức bằng một Thánh Lễ dưới chân bức tượng do Đức Cha Dimas Lara Barbosa, Giám mục phụ tá của Rio de Janiero cử hành. Đức Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trước việc hoàn thành trùng tu, ngài nói "những con người tài năng đã hợp sức cùng với óc thẩm mỹ và tính sáng tạo riêng của mình để mang lại cho chúng ta một tượng đài của nghệ thuật và đức tin."
Rio de Janeiro, Brazil, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (CNA) Bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế nổi tiếng thế giới ở Rio de Janiero, Brazil đã được tái khánh thành sau bốn tháng làm việc trùng tu.
Bức tượng khổng lồ về Chúa Kitô với hai cánh tay dang ra phủ trên thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã được công nhận là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại. Nó hiện đang được chiếu sáng bằng ánh đèn màu xanh lá cây và màu vàng để ủng hộ cho đội tuyển bóng đá Brazil tại World Cup.
Bức tượng này là một trong những biểu tượng Công giáo nổi tiếng được công nhận trên toàn thế giới, năm tới sẽ tròn 80 tuổi.
Công việc sửa chữa thời gian vừa qua là khắc phục những vết nứt trên bề mặt tượng, vốn đã làm ảnh hưởng đến nhà nguyện nằm phía bên trong lòng của bức tượng. Các kỹ thuật gia cho biết rằng, họ đã loại bỏ 80 gallon (khoảng 300 lít) nước bên trong mỗi cánh tay của bức tượng. Kiến trúc này cũng được xây dựng lại để bảo vệ nó khỏi bị sét đánh.
Lễ tái khánh thành sẽ được tổ chức bằng một Thánh Lễ dưới chân bức tượng do Đức Cha Dimas Lara Barbosa, Giám mục phụ tá của Rio de Janiero cử hành. Đức Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình trước việc hoàn thành trùng tu, ngài nói "những con người tài năng đã hợp sức cùng với óc thẩm mỹ và tính sáng tạo riêng của mình để mang lại cho chúng ta một tượng đài của nghệ thuật và đức tin."
Hai nghĩa cử của Đức Thánh Cha vì sự hiệp thông Giáo Hội
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:29 06/07/2010
Hai nghĩa cử của Đức Thánh Cha vì sự hiệp thông Giáo Hội
ROMA, (Zenit.org) - Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, sự hiệp thông trong Giáo Hội là một ưu tiên, vì thế ngài tiến hành những bước gây ngạc nhiên dư luận quần chúng, vị phát ngôn viên Tòa Thánh giải thích.
Trong bài xã luận vừa qua đăng trên tập san số ra hàng tuần « Octava Dies » của Trung Tâm Truyền Hình Vatican, cha Federico Lombardi s.j., Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, phân tích hai buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha nhằm hàn gắn những vết thương ngay trong nội bộ hàng giám mục Công Giáo.
Ngày 28 tháng Sáu, ngài đã gặp Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục giáo phận Viên, và Đức Hồng Y Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, để chỉ cho thấy rằng các Hồng Y không thể buộc tội lẫn nhau.
Ngày 1 tháng Bảy, Vị Giám Mục thành Roma đã tiếp đón Đức Cha Walter Mixa, cựu Tổng Giám Mục Augsbourg, để xác nhận sự từ chức sau « những sai lầm » dẫn đến sự mất niềm tin tưởng, nhưng đồng thời để đề nghị hàng giáo phẩm Đức đón tiếp và giúp đỡ vị giám chức này ».
« Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng những mối nguy hiểm và cám dỗ trầm trọng nhất đối với Giáo Hội nằm ngay bên trong. Trong những thời kỳ khó khăn như những thời khắc mà chúng ta trải qua, những căng thẳng cảm ứng từ bên ngoài tạo điều kiện dễ dàng cho sự ló ra những căng thẳng bên trong, việc này góp phần gieo vãi đầy những xáo trộn và nghi nan », vị phát ngôn viên Tòa Thánh lập luận.
Các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho các Đức Hồng Y Schönborn và Sodano cũng như cho cựu Tổng Giám Mục giáo phận Augsbourg chỉ cho thấy rằng « ngài dấn thân tiên phong với tất cả sức lực của mình để làm cho ổn thỏa trước những căng thẳng và những hiểu lầm vốn gây ra sự chao đảo trong cộng đoàn », cha Lombardi nói tiếp.
Cha Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nêu thông cáo của Tòa Thánh về buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho Đức Cha Mixa: « Trong giai đoạn « xung đột và nghi ngờ » này, thế giới chờ đợi nơi người tín hữu, Đức Thánh Cha bảo đảm, một « chứng từ hòa hợp » nảy sinh từ sự « gặp gỡ » giữa họ với Đức Kitô Phục Sinh, Đấng là cội nguồn về sự « tương trợ » của họ, khiến cho xã hội về phần mình cũng thấy được con đường chính trực của mình trong tương lai ».
« Ở đó chất chứa những tình cảm của Đức Thánh Cha, chứng từ Tin Mừng tiêu biểu của ngài thật là trong sáng, vị phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận. Chúng ta cần theo ngài ».
ROMA, (Zenit.org) - Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, sự hiệp thông trong Giáo Hội là một ưu tiên, vì thế ngài tiến hành những bước gây ngạc nhiên dư luận quần chúng, vị phát ngôn viên Tòa Thánh giải thích.
Trong bài xã luận vừa qua đăng trên tập san số ra hàng tuần « Octava Dies » của Trung Tâm Truyền Hình Vatican, cha Federico Lombardi s.j., Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, phân tích hai buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha nhằm hàn gắn những vết thương ngay trong nội bộ hàng giám mục Công Giáo.
Ngày 28 tháng Sáu, ngài đã gặp Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục giáo phận Viên, và Đức Hồng Y Sodano, Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, để chỉ cho thấy rằng các Hồng Y không thể buộc tội lẫn nhau.
Ngày 1 tháng Bảy, Vị Giám Mục thành Roma đã tiếp đón Đức Cha Walter Mixa, cựu Tổng Giám Mục Augsbourg, để xác nhận sự từ chức sau « những sai lầm » dẫn đến sự mất niềm tin tưởng, nhưng đồng thời để đề nghị hàng giáo phẩm Đức đón tiếp và giúp đỡ vị giám chức này ».
« Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng những mối nguy hiểm và cám dỗ trầm trọng nhất đối với Giáo Hội nằm ngay bên trong. Trong những thời kỳ khó khăn như những thời khắc mà chúng ta trải qua, những căng thẳng cảm ứng từ bên ngoài tạo điều kiện dễ dàng cho sự ló ra những căng thẳng bên trong, việc này góp phần gieo vãi đầy những xáo trộn và nghi nan », vị phát ngôn viên Tòa Thánh lập luận.
Các buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho các Đức Hồng Y Schönborn và Sodano cũng như cho cựu Tổng Giám Mục giáo phận Augsbourg chỉ cho thấy rằng « ngài dấn thân tiên phong với tất cả sức lực của mình để làm cho ổn thỏa trước những căng thẳng và những hiểu lầm vốn gây ra sự chao đảo trong cộng đoàn », cha Lombardi nói tiếp.
Cha Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh nêu thông cáo của Tòa Thánh về buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha dành cho Đức Cha Mixa: « Trong giai đoạn « xung đột và nghi ngờ » này, thế giới chờ đợi nơi người tín hữu, Đức Thánh Cha bảo đảm, một « chứng từ hòa hợp » nảy sinh từ sự « gặp gỡ » giữa họ với Đức Kitô Phục Sinh, Đấng là cội nguồn về sự « tương trợ » của họ, khiến cho xã hội về phần mình cũng thấy được con đường chính trực của mình trong tương lai ».
« Ở đó chất chứa những tình cảm của Đức Thánh Cha, chứng từ Tin Mừng tiêu biểu của ngài thật là trong sáng, vị phát ngôn viên Tòa Thánh kết luận. Chúng ta cần theo ngài ».
Khánh thành đài phun nước trong khu vườn Vatican
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:33 06/07/2010
Khánh thành đài phun nước trong khu vườn Vatican
VATICAN - Một đài phun nước mang tên Thánh Giuse trong khu vườn Vatican đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô VXI khánh thành sáng hôm qua, thứ hai 05/07/10.
Đài phun nước gồm 2 bể chứa chồng lên nhau, một cái đường kính 6m và một cái 8m, được trang trí bằng 6 bức chạm nổi bằng đồng do nhà điêu khắc Franco Murer thực hiện. Chúng họa lại những màu nhiệm khác nhau trong cuộc đời thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu: lễ thành hôn của ngài với Trinh Nữ Maria, Giáng Sinh, Trốn sang Ai Cập, Dâng con trong Đền Thờ, cuộc sống của Thánh Gia.
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng nhắc đến tính « đơn sơ » và « khiêm nhường » của vị thánh Bổn Mạng. Ngài đã nhấn mạnh rằng nhờ vào « niềm phó thác nơi Thiên Chúa », thánh Giuse đã « chấp nhận cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa ».
« Sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống của thánh Giuse đã làm cho ngài bối rối, tuy nhiên phó thác ở đây không có nghĩa là nhìn rõ một một theo tiêu chí của chúng ta hay làm những điều mà chúng ta đã trù liệu », Đức Thánh Cha cảm nghiệm.
Ngài cũng nhấn mạnh đến sự đòi hỏi « từ bỏ mình », vì « chỉ những ai chấp nhận tự đánh mất mình vì Thiên Chúa sẽ trở nên công chính như Thánh Giuse và sẽ biết thi hành trong sự phù hợp giữa ý mình với thánh ý Chúa ».
Đức Thánh Cha cũng đã quan sát thấy rằng Tin Mừng đã không ghi lại bất kỳ một lời nào của Giuse, « hành động của ngài hoàn toàn diễn ra trong thinh lặng ».
Ngài nhận thấy nơi đài phun nước này « một sự nhắc lại mang tính biểu tượng về tính đơn sơ và khiêm nhường của người chu toàn mỗi ngày thánh ý Thiên Chúa » và « về những giá trị ấy mang đậm nét của một cuộc thinh lặng nhưng không thể thay thế được của người Bảo Vệ Đấng Cứu Thế ».
Đức Giáo Hoàng cũng trao phó qua sự bầu cử của Thánh Cả Giuse « những chờ mong của Giáo Hội và thế giới », đồng thời ước mong rằng « cùng với Đức Trinh Nữ Maria », thánh nhân dẫn dắt Giáo Hoàng và những cộng sự viên của ngài để trở nên những « khí cụ của bình an và cứu độ ».
Được biết, đài phun nước này được thực hiện để kính nhớ vị thánh quan thầy của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mà trước đây ngài đã từng được biết đến với tên Joseph Ratzinger.
VATICAN - Một đài phun nước mang tên Thánh Giuse trong khu vườn Vatican đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô VXI khánh thành sáng hôm qua, thứ hai 05/07/10.
Đài phun nước gồm 2 bể chứa chồng lên nhau, một cái đường kính 6m và một cái 8m, được trang trí bằng 6 bức chạm nổi bằng đồng do nhà điêu khắc Franco Murer thực hiện. Chúng họa lại những màu nhiệm khác nhau trong cuộc đời thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu: lễ thành hôn của ngài với Trinh Nữ Maria, Giáng Sinh, Trốn sang Ai Cập, Dâng con trong Đền Thờ, cuộc sống của Thánh Gia.
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng nhắc đến tính « đơn sơ » và « khiêm nhường » của vị thánh Bổn Mạng. Ngài đã nhấn mạnh rằng nhờ vào « niềm phó thác nơi Thiên Chúa », thánh Giuse đã « chấp nhận cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa ».
« Sự can thiệp của Thiên Chúa trong đời sống của thánh Giuse đã làm cho ngài bối rối, tuy nhiên phó thác ở đây không có nghĩa là nhìn rõ một một theo tiêu chí của chúng ta hay làm những điều mà chúng ta đã trù liệu », Đức Thánh Cha cảm nghiệm.
Ngài cũng nhấn mạnh đến sự đòi hỏi « từ bỏ mình », vì « chỉ những ai chấp nhận tự đánh mất mình vì Thiên Chúa sẽ trở nên công chính như Thánh Giuse và sẽ biết thi hành trong sự phù hợp giữa ý mình với thánh ý Chúa ».
Đức Thánh Cha cũng đã quan sát thấy rằng Tin Mừng đã không ghi lại bất kỳ một lời nào của Giuse, « hành động của ngài hoàn toàn diễn ra trong thinh lặng ».
Ngài nhận thấy nơi đài phun nước này « một sự nhắc lại mang tính biểu tượng về tính đơn sơ và khiêm nhường của người chu toàn mỗi ngày thánh ý Thiên Chúa » và « về những giá trị ấy mang đậm nét của một cuộc thinh lặng nhưng không thể thay thế được của người Bảo Vệ Đấng Cứu Thế ».
Đức Giáo Hoàng cũng trao phó qua sự bầu cử của Thánh Cả Giuse « những chờ mong của Giáo Hội và thế giới », đồng thời ước mong rằng « cùng với Đức Trinh Nữ Maria », thánh nhân dẫn dắt Giáo Hoàng và những cộng sự viên của ngài để trở nên những « khí cụ của bình an và cứu độ ».
Được biết, đài phun nước này được thực hiện để kính nhớ vị thánh quan thầy của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI mà trước đây ngài đã từng được biết đến với tên Joseph Ratzinger.
Biểu tượng mới của mùa Giáng Sinh: Chúa Hài Đồng Siêu Âm
Trần Mạnh Trác
21:55 06/07/2010
London - Dù cho mùa Giáng sinh còn tới sáu tháng nữa, nhưng một chiến dịch quảng cáo Giáng Sinh đã rầm rộ bắt đầu với một biểu tượng mới mẻ chưa tùng thấy: Cảnh một thai nhi còn ở trong lòng mẹ, chụp hình nhờ siêu âm, gọi là ‘Chúa Hài Đồng Siêu Âm’, thiết kế do tổ chức ChurchAds.net, với một chú thích như sau:” Ngài đang tới, Giáng Sinh là của Chúa Cứu Thế”
Lập tức các nhóm phò phá thai và vô thần phản đối ầm ĩ.
ChurchAds.net là một tổ chức quảng cáo cho một tổ hợp gồm nhiều giáo phái khác nhau như Anh giáo, Methodist và Baptist trên thị trường Anh Quốc. Giáo hội Công giáo không tham gia tổ hợp này.
Ước tính quảng cáo của họ sẽ phân phối tới trên 40 triệu người trong mùa Giáng sinh.
Phó giám đốc của ChurchAds.net là Mike Elms tuyên bố, "Khởi đầu thì chúng tôi chỉ muốn loan truyền rằng mùa Giáng sinh khởi đầu là vì Chúa Kitô và Chúa hài đồng đang trên đường đi tới. Sau đó, chúng tôi nghĩ rằng dùng hình ảnh siêu âm thì rất hiện đại và là một thông điệp phù hợp của ngày giáng sinh. Chúng tôi vẽ thêm vào một vòng hào quang để gợi nên cái ý tưởng thần học là Chúa Giêsu có đầy đủ hai tính, tính Thiên Chúa và tính Lòai Người ta. "
Những tổ chức thế tục và phò phá thai như tổ chức Britain’s National Secular Society (NSS) đã bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ với chiến dịch và chụp mũ nó là có "động cơ chính trị" và "ngây thơ"."Những hình ảnh như thế là rõ ràng là của nhóm phò sự sống và không phù hợp với tinh thần hòa bình của ngày giáng sinh. Họ nên trở về với các hình ảnh thiên thần và máng cỏ ", theo lời của ông Terry Sanderson của NSS.
Nhưng một tổ chức phò sự sống của Tây Ban Nha là HazteOir.org thì cho rằng chiến dịch này đột xuất như là "một bộ phim kinh dị" cho ngành công nghiệp phá thai.
"Có lẽ ngành công nghiệp phá thai lo ngại rằng chiến dịch này có thể thành công hơn họ. Ví dụ, hãng Marie Stopes International (một công ty chịu trách nhiệm cho khoảng 65.000 ca phá thai hàng năm) cũng bắt đầu dùng quảng cáo trên truyền hình để thúc đẩy phá thai như là một sản phẩm phổ biến, và đã bị phản đối mạnh mẽ. "
Ông John Smeaton của Hiệp hội Anh bảo vệ các thai nhi (England’s Society for the Protection of the Unborn Child) cũng hoan nghênh pha quảng cáo mặc dù hội của ông không dự phần trong chiến dịch.
"Pha quảng cáo này đã khẳng định một điều quan trọng là Chúa Giêsu đã là một con người trước khi được sinh ra," ông nói. "Thật là đúng đắn khi họ vẽ một vòng sáng quanh đầu của bào thai. Một cụm tế bào hay một cục thịt thì không bao giờ có hào quang như thế cả. Đây rõ ràng không phải là một cụm tế bào nhưng là một con người và nó chỉ xảy ra với Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Người. "
"Đây là một sự khẳng định rằng các thai nhi có sẵn tính nhân loại," Smeaton nói thêm. "Đó là một xác tín rất, rất mạnh mẽ và sẽ tạo được một tiếng vang trong quảng đại quần chúng."
Chiến dịch sẽ chính thức bắt đầu vào 06 tháng 12 năm 2010, nhưng những tài liệu về "Chúa Giêsu Siêu Âm” đã bắt đầu được lan tải.
Lập tức các nhóm phò phá thai và vô thần phản đối ầm ĩ.
ChurchAds.net là một tổ chức quảng cáo cho một tổ hợp gồm nhiều giáo phái khác nhau như Anh giáo, Methodist và Baptist trên thị trường Anh Quốc. Giáo hội Công giáo không tham gia tổ hợp này.
Ước tính quảng cáo của họ sẽ phân phối tới trên 40 triệu người trong mùa Giáng sinh.
Phó giám đốc của ChurchAds.net là Mike Elms tuyên bố, "Khởi đầu thì chúng tôi chỉ muốn loan truyền rằng mùa Giáng sinh khởi đầu là vì Chúa Kitô và Chúa hài đồng đang trên đường đi tới. Sau đó, chúng tôi nghĩ rằng dùng hình ảnh siêu âm thì rất hiện đại và là một thông điệp phù hợp của ngày giáng sinh. Chúng tôi vẽ thêm vào một vòng hào quang để gợi nên cái ý tưởng thần học là Chúa Giêsu có đầy đủ hai tính, tính Thiên Chúa và tính Lòai Người ta. "
Những tổ chức thế tục và phò phá thai như tổ chức Britain’s National Secular Society (NSS) đã bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ với chiến dịch và chụp mũ nó là có "động cơ chính trị" và "ngây thơ"."Những hình ảnh như thế là rõ ràng là của nhóm phò sự sống và không phù hợp với tinh thần hòa bình của ngày giáng sinh. Họ nên trở về với các hình ảnh thiên thần và máng cỏ ", theo lời của ông Terry Sanderson của NSS.
Nhưng một tổ chức phò sự sống của Tây Ban Nha là HazteOir.org thì cho rằng chiến dịch này đột xuất như là "một bộ phim kinh dị" cho ngành công nghiệp phá thai.
"Có lẽ ngành công nghiệp phá thai lo ngại rằng chiến dịch này có thể thành công hơn họ. Ví dụ, hãng Marie Stopes International (một công ty chịu trách nhiệm cho khoảng 65.000 ca phá thai hàng năm) cũng bắt đầu dùng quảng cáo trên truyền hình để thúc đẩy phá thai như là một sản phẩm phổ biến, và đã bị phản đối mạnh mẽ. "
Ông John Smeaton của Hiệp hội Anh bảo vệ các thai nhi (England’s Society for the Protection of the Unborn Child) cũng hoan nghênh pha quảng cáo mặc dù hội của ông không dự phần trong chiến dịch.
"Pha quảng cáo này đã khẳng định một điều quan trọng là Chúa Giêsu đã là một con người trước khi được sinh ra," ông nói. "Thật là đúng đắn khi họ vẽ một vòng sáng quanh đầu của bào thai. Một cụm tế bào hay một cục thịt thì không bao giờ có hào quang như thế cả. Đây rõ ràng không phải là một cụm tế bào nhưng là một con người và nó chỉ xảy ra với Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Người. "
"Đây là một sự khẳng định rằng các thai nhi có sẵn tính nhân loại," Smeaton nói thêm. "Đó là một xác tín rất, rất mạnh mẽ và sẽ tạo được một tiếng vang trong quảng đại quần chúng."
Chiến dịch sẽ chính thức bắt đầu vào 06 tháng 12 năm 2010, nhưng những tài liệu về "Chúa Giêsu Siêu Âm” đã bắt đầu được lan tải.
Top Stories
Vietnam: Interview exclusive par Eglises d’Asie du vice-président de la Conférence épiscopale
Eglises d'Asie
03:14 06/07/2010
Eglises d’Asie, 6 juillet 2010 – Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, évêque de Thanh Hoa, vice-président de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam, a été, à plusieurs reprises, interviewé pour les lecteurs d’Eglises d’Asie (1). A son retour de la visite ad limina à Rome en juin 2009, il avait bien voulu nous parler de la préparation de l’Année sainte dans son diocèse comme dans l’Eglise du Vietnam tout entière. Aujourd’hui, de passage à Paris pour l’ordination d’un diacre de son diocèse à Notre-Dame de Paris, il fait, pour nous, le point sur la célébration de l’Année sainte. Il s’est aussi efforcé d’éclairer les lecteurs sur la période agitée vécue aujourd’hui par l’Eglise du Vietnam en raison de la démission de l’archevêque de Hanoi.
Mgr Linh est né en 1949 dans la paroisse de Ba Lang, du diocèse de Thanh Hoa, dont il est aujourd’hui l’évêque. Il n’a que 5 ans lors de l’exode général de 1954, au cours duquel sa famille rejoint le diocèse Nha Trang, au Sud-Vietnam. C’est là qu’il entamera et poursuivra sa formation au sacerdoce, une formation qui s’achèvera en en 1978. Mais, à cause des circonstances politiques, il lui faudra attendre l’année 1992 pour être ordonné prêtre. Il est ensuite envoyé en France, où il obtient un doctorat de philosophie à l’Institut catholique de Paris. Peu de temps après son retour au Vietnam, il est nommé et consacré évêque de son diocèse d’origine. Il est aujourd’hui vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam.
TEXTE
Eglises d’Asie: Dans une précédente interview, vous nous aviez précisé que votre diocèse était particulièrement concerné par l’Année sainte, célébrant au Vietnam les 350 années de l’histoire de son Eglise. Pourriez-vous nous dire aujourd’hui quel a été l’impact des diverses étapes de cette célébration sur les fidèles de votre diocèse ?
Une des activités les plus significatives du programme de l’Année sainte est certainement celle qui s’est développée dans notre diocèse autour des six centres de pèlerinage que nous avons créés à cette occasion dans nos six doyennés. Chacun d’entre eux a reçu la charge d’organiser une célébration commune pour l’ensemble du diocèse. Les fidèles qui sont venus participer à ces célébrations ont eu ainsi l’occasion de se rencontrer et de nouer des liens plus forts avec les communautés de ces paroisses. En outre, nous avons invité les catholiques de notre diocèse à se rendre dans les autres centres créés dans les diocèses voisins. Ainsi, l’Année sainte a été véritablement un temps où les fidèles de Thanh Hoa ont vécu le mystère de la communion dans l’Eglise d’une façon concrète, une expérience qui ne s’est pas cantonnée à l’intérieur du diocèse mais qui a largement dépassé ses limites. Au total, les fidèles ont accueilli l’Année sainte avec un grand enthousiasme et en ont éprouvé beaucoup de satisfaction. Ils ont eu l’occasion non seulement de se tourner vers leur passé et d’en rendre grâces au Seigneur, mais aussi de découvrir, de reconnaître la face visible de leur Eglise. Tels sont les points positifs de l’Année sainte pour mon diocèse.
Le sommet de l’Année sainte devrait être la grande assemblée du peuple de Dieu qui doit se dérouler en novembre à Saigon. Elle devrait recueillir et faire apparaître au grand jour les aspirations profondes de l’Eglise du Vietnam aujourd’hui. Comment votre diocèse prépare-t-il ce grand événement ?
La grande assemblée du peuple de Dieu sera organisée dans le diocèse de Saigon le 24 novembre 2010. Ce sera effectivement le sommet de l’Année sainte, un événement d’envergure nationale, un véritable sommet dans la mesure où il constituera une tribune pour tous les membres du peuple de Dieu au Vietnam qui auront l’occasion de s’exprimer et de faire entendre leur propre voix.
Les catholiques de notre diocèse continuent de mener leur vie religieuse d’une façon traditionnelle. Ils se soumettent davantage qu’ils ne s’expriment et ne se manifestent. C’est pourquoi, bien qu’ils aient déjà beaucoup entendu parler de cette grande assemblée, ils se préoccupent moyennement des déclarations ou des revendications qu’ils pourraient faire monter vers elle. Il semble qu’ils attendent plutôt de connaître quel type de message leur sera délivré par l’assemblée, à eux comme à l’ensemble de l’Eglise du Vietnam. En réalité, ce sont surtout ceux qui ont été choisis pour représenter le diocèse qui se préoccupent de préparer cette assemblée. En dehors de l’évêque du diocèse et du vicaire général, il y aura deux délégués laïcs qui participeront à ce rassemblement. Ils ont déjà été choisis et leur rôle consistera à recueillir l’ensemble des voix s’exprimant dans le diocèse et de les présenter à l’assemblée. Nous espérons que ce sera une occasion pour les fidèles de s’apercevoir qu’ils sont pris en compte et qu’ils jouent véritablement un rôle au sein de l’Eglise.
L’Année sainte avait été prévue et préparée de longue date. Un autre événement non prévu, mais peut-être prévisible, est venu marquer et peut-être troubler cette année 2010, à savoir la démission de l’archevêque de Hanoi, acceptée par le Saint-Père le 13 mai dernier, et son remplacement par Mgr Pierre Nguyên van Nhon, président de la Conférence épiscopale. Le mécontentement de certains s’est manifesté publiquement lors de certaines cérémonies. Sur Internet, des accusations et calomnies graves ont été portées. Monseigneur, pour les lecteurs français d’Eglises d’Asie, pourriez-vous d’abord nous rappeler les faits en commençant par ceux qui en ont été les causes en 2008 et 2009 ?
Beaucoup de gens se sont posé la question: « Pourquoi Mgr Kiêt est-il parti ? » Etait-ce la volonté personnelle de l’archevêque ? A-t-il subi des pressions du Saint-Siège, de la Conférence épiscopale, ou de l’Etat vietnamien ? De nombreuses personnes pensent que le départ de Mgr Ngô Quang Kiêt est un événement dont l’Eglise du Vietnam doit s’attrister. Mgr Kiêt était pour elle une raison d’espérer, le symbole du courage face au régime communiste. A mon avis, dans ces jugements d’orientations différentes, il y a une part de vrai, mais aussi une part d’erreurs. Je ne suis pas le porte-parole de Mgr Ngô Quang Kiêt, pas plus que le représentant de la Conférence épiscopale. Je parle à titre personnel et en m’appuyant sur ce que j’ai entendu de la bouche de Mgr Joseph Kiêt. Il m’a confié que lorsqu’il était encore à Lang Son, il y a quelques années, il souffrait déjà d’insomnies et il ne parvenait pas à se soigner. Après son arrivée à Hanoi, ses insomnies ont continué. Il s’est alors aperçu que sa santé n’était pas assurée et que, de plus, elle se dégradait. Il a alors rédigé une demande de démission, une démission qui lui était dictée par sa conscience.
Il considérait simplement que s’il continuait à travailler, les inconvénients pour le diocèse de Hanoi seraient plus grands que les avantages. C’est pourquoi il a conclu qu’il devait s’en aller, pour le bien du diocèse. Ces réflexions sont venues à l’esprit de l’archevêque, dans le contexte des conflits de terrain qui ont éclaté alors, d’abord à la Délégation apostolique de Hanoi, en fin d’année 2007, puis à la paroisse de Thai Ha. C’est ainsi que les gens ont associé ces conflits de terrain avec la décision de démissionner prise par l’archevêque. Selon ce que Mgr Kiêt m’a confié, il n’a jamais cédé à aucune pression d’où qu’elles viennent. Il a osé sa démission parce qu’il pensait que sa santé ne lui permettait pas de continuer à accomplir normalement son ministère. Et il a présenté cette démission avec insistance jusqu’à ce qu’elle soit acceptée par le Saint-Siège. Au début, il s’est adressé à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, au cardinal Ivan Dias. Après avoir attendu longtemps une réponse de cette congrégation, qui n’est pas venue, il a adressé directement sa demande au Souverain pontife lui-même et, le 13 mai 2010, celui-ci a fait connaître son acceptation dans un communiqué public.
Dans une première intervention, le jour de l’intronisation du nouvel archevêque coadjuteur de Hanoi, le 7 mai, alors que des manifestations de soutien à l’ancien archevêque se faisaient entendre sur le parvis de la cathédrale, vous vous étiez d’une certaine façon réjoui que les évêques puissent enfin entendre la voix du peuple de Dieu. Est-ce toujours votre avis ?
Le 7 mai 2010, alors que la province ecclésiastique de Hanoi et plus particulièrement l’archidiocèse accueillait Mgr Pierre Nguyên Van Nhon qui venait d’être nommé par le Saint-Père archevêque coadjuteur de Hanoi, au cours de la messe d’intronisation, j’ai exprimé l’idée suivante: c’était l’occasion pour la Conférence épiscopale d’écouter la voix de la communauté du peuple de Dieu dans son expression véritable et entière. Depuis, on m’a souvent posé la question: « Continuez-vous de penser la même chose ? » Ma réponse est oui, et cela pour deux raisons. D’abord parce que nous sommes entrés dans des temps nouveaux où les médias et Internet jouent un rôle de plus en plus important. La voix des fidèles et leurs déclarations peuvent ainsi se faire entendre dans des conditions les plus favorables aussi bien du monde des dirigeants de l’Eglise que de l’opinion publique. Ce phénomène oblige les dirigeants de n’importe quelle organisation, dans la société comme dans l’Eglise, à prêter l’oreille et à les écouter plus attentivement.
La seconde raison réside dans le fait que, dans les temps qui sont les nôtres, les fidèles bénéficient d’un niveau de culture plus élevé et, grâce à l’ensemble des moyens de communication, peuvent suivre attentivement l’actualité, sont informés de nombreuses nouvelles concernant leur Eglise. De même, il leur est devenu facile de s’exprimer. Pour ces deux raisons, il n’y a rien d’étonnant à ce que les évêques, au Vietnam comme ailleurs dans le monde, se préoccupent davantage d’écouter la voix des fidèles.
Peut-on craindre une certaine division au sein du clergé comme des fidèles ? Certains ont vu dans la polémique qui a suivi la démission de l’archevêque de Hanoi une manœuvre venue d’ailleurs, pour déstabiliser une Eglise qui venait de donner une image impressionnante de son unité à travers les cérémonies d’inauguration de l’Année sainte à Ke So. Que pensez-vous de cette interprétation ?
Si la question porte sur la démission de Mgr Kiêt et que l’on suggère ainsi qu’elle est due à une pression venue d’ailleurs, on ne peut que répondre ce que lui-même a révélé, à savoir que cette décision lui avait été dictée par sa conscience et n’avait été influencée par aucune autre pression extérieure. Reste la question de savoir si le départ de Mgr Kiêt à provoqué une division dans les rangs du clergé, des fidèles, et même de la hiérarchie de l’Eglise du Vietnam. Je pense qu’il faut distinguer, préciser et d’abord s’entendre sur le sens du mot « division ». Si l’on entend par division une prise de position qui oppose un parti contre un autre à l’intérieur de l’Eglise, cela n’est pas le cas chez nous.
Hors de l’Eglise, il existe des gens qui ne l’aiment pas, qui veulent la diviser et briser son unité. Mais cela n’est pas propre au Vietnam. Tout au long de l’histoire, on trouve des ennemis de l’Eglise qui préfèrent avoir sous les yeux une Eglise divisée. Cela n’a rien d’étrange et c’est un phénomène récurrent dans l’histoire de l’Eglise. En fait, ce qui se passe aujourd’hui au Vietnam correspond objectivement à un changement d’attitude dans le mode d’expression, un changement propre à notre époque. On affirme sa différence, on met en avant son opinion personnelle sans crainte. Il faut donc distinguer entre volonté de séparation ou de division, et volonté de mettre en avant sa propre conception. Dans l’Eglise du Vietnam, il y a sans doute une aspiration à faire valoir ses différences, mais personne ne parle de division ou de séparation.
Pour conclure, en tant que vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam, pourriez-vous faire le point sur les relations entretenues avec les autorités par la hiérarchie, le clergé et les fidèles de l’Eglise catholique ainsi que sur l’avenir de celles-ci ?
A la question des relations entre les diverses composantes de l’Eglise du Vietnam et les autorités communistes, j’aimerais répondre d’une façon historique. Au cours d’une première période, les malentendus se sont accumulés entre catholiques et communistes pour des raisons idéologiques et à la suite de circonstances historiques. Après un certain temps de vie côte-à-côte, catholiques et communistes ont acquis une certaine connaissance les uns des autres, une compréhension qui est encore loin d’être complète, surtout dans les campagnes. De très nombreux cadres ont maintenant eu l’occasion de voyager à l’étranger. Certains ont visité le Vatican, d’autres ont même accompli un voyage en Terre sainte. Ils ont donc ainsi eu de nombreux contacts avec la communauté internationale, au sein de laquelle se trouvent de nombreux pays chrétiens. Ils portent un jugement plus objectif sur le christianisme en général et les catholiques en particulier.
Quant aux catholiques, ils partagent la même terre et vivent sous le même ciel que leurs compatriotes communistes. A cause de l’esprit évangélique, mais aussi de l’esprit vietnamien qui cherche toujours à apaiser les tensions, ils ont recherché une manière de vivre ensemble plus détendue et s’appuyant sur la bonne volonté mutuelle. La population a acquis la conviction que les conflits perpétuels ne font que rendre la vie encore plus difficile. La compréhension mutuelle s’est donc élargie. On a éliminé certains obstacles rendant les rapports entre les deux parties plus difficiles. Jusqu’à présent, cette compréhension mutuelle est loin d’être parfaite. Cependant, elle a, pour le moins, créé une perspective nouvelle. Entre les Vietnamiens, il reste encore beaucoup de différends et de différences venant des idéologies et des conceptions politiques. Mais il est possible de se comprendre, d’envisager de créer ensemble un avenir commun. Je me réfère à la bonne volonté de chacune des parties; chacun désire vivre dans la concorde, l’union, la solidarité, en extirpant les racines de la division et en éliminant les motifs de désaccord qui nous séparent. Je ne sais pas dans quelle mesure ce point de vue est utopique, mais c’est mon opinion personnelle et, en fin de compte, je suis optimiste en ce qui concerne les relations que je viens d’évoquer. En outre, cette convivialité pacifique fait partie des valeurs évangéliques. En conclusion, je ne peux qu’appeler tous les hommes de bonne volonté à édifier cette manière de vivre ensemble dans la paix, conformément à l’esprit de l’Evangile.
(1) Voir EDA 469, 512, 530
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
Mgr Linh est né en 1949 dans la paroisse de Ba Lang, du diocèse de Thanh Hoa, dont il est aujourd’hui l’évêque. Il n’a que 5 ans lors de l’exode général de 1954, au cours duquel sa famille rejoint le diocèse Nha Trang, au Sud-Vietnam. C’est là qu’il entamera et poursuivra sa formation au sacerdoce, une formation qui s’achèvera en en 1978. Mais, à cause des circonstances politiques, il lui faudra attendre l’année 1992 pour être ordonné prêtre. Il est ensuite envoyé en France, où il obtient un doctorat de philosophie à l’Institut catholique de Paris. Peu de temps après son retour au Vietnam, il est nommé et consacré évêque de son diocèse d’origine. Il est aujourd’hui vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam.
TEXTE
Eglises d’Asie: Dans une précédente interview, vous nous aviez précisé que votre diocèse était particulièrement concerné par l’Année sainte, célébrant au Vietnam les 350 années de l’histoire de son Eglise. Pourriez-vous nous dire aujourd’hui quel a été l’impact des diverses étapes de cette célébration sur les fidèles de votre diocèse ?
Une des activités les plus significatives du programme de l’Année sainte est certainement celle qui s’est développée dans notre diocèse autour des six centres de pèlerinage que nous avons créés à cette occasion dans nos six doyennés. Chacun d’entre eux a reçu la charge d’organiser une célébration commune pour l’ensemble du diocèse. Les fidèles qui sont venus participer à ces célébrations ont eu ainsi l’occasion de se rencontrer et de nouer des liens plus forts avec les communautés de ces paroisses. En outre, nous avons invité les catholiques de notre diocèse à se rendre dans les autres centres créés dans les diocèses voisins. Ainsi, l’Année sainte a été véritablement un temps où les fidèles de Thanh Hoa ont vécu le mystère de la communion dans l’Eglise d’une façon concrète, une expérience qui ne s’est pas cantonnée à l’intérieur du diocèse mais qui a largement dépassé ses limites. Au total, les fidèles ont accueilli l’Année sainte avec un grand enthousiasme et en ont éprouvé beaucoup de satisfaction. Ils ont eu l’occasion non seulement de se tourner vers leur passé et d’en rendre grâces au Seigneur, mais aussi de découvrir, de reconnaître la face visible de leur Eglise. Tels sont les points positifs de l’Année sainte pour mon diocèse.
Le sommet de l’Année sainte devrait être la grande assemblée du peuple de Dieu qui doit se dérouler en novembre à Saigon. Elle devrait recueillir et faire apparaître au grand jour les aspirations profondes de l’Eglise du Vietnam aujourd’hui. Comment votre diocèse prépare-t-il ce grand événement ?
La grande assemblée du peuple de Dieu sera organisée dans le diocèse de Saigon le 24 novembre 2010. Ce sera effectivement le sommet de l’Année sainte, un événement d’envergure nationale, un véritable sommet dans la mesure où il constituera une tribune pour tous les membres du peuple de Dieu au Vietnam qui auront l’occasion de s’exprimer et de faire entendre leur propre voix.
Les catholiques de notre diocèse continuent de mener leur vie religieuse d’une façon traditionnelle. Ils se soumettent davantage qu’ils ne s’expriment et ne se manifestent. C’est pourquoi, bien qu’ils aient déjà beaucoup entendu parler de cette grande assemblée, ils se préoccupent moyennement des déclarations ou des revendications qu’ils pourraient faire monter vers elle. Il semble qu’ils attendent plutôt de connaître quel type de message leur sera délivré par l’assemblée, à eux comme à l’ensemble de l’Eglise du Vietnam. En réalité, ce sont surtout ceux qui ont été choisis pour représenter le diocèse qui se préoccupent de préparer cette assemblée. En dehors de l’évêque du diocèse et du vicaire général, il y aura deux délégués laïcs qui participeront à ce rassemblement. Ils ont déjà été choisis et leur rôle consistera à recueillir l’ensemble des voix s’exprimant dans le diocèse et de les présenter à l’assemblée. Nous espérons que ce sera une occasion pour les fidèles de s’apercevoir qu’ils sont pris en compte et qu’ils jouent véritablement un rôle au sein de l’Eglise.
L’Année sainte avait été prévue et préparée de longue date. Un autre événement non prévu, mais peut-être prévisible, est venu marquer et peut-être troubler cette année 2010, à savoir la démission de l’archevêque de Hanoi, acceptée par le Saint-Père le 13 mai dernier, et son remplacement par Mgr Pierre Nguyên van Nhon, président de la Conférence épiscopale. Le mécontentement de certains s’est manifesté publiquement lors de certaines cérémonies. Sur Internet, des accusations et calomnies graves ont été portées. Monseigneur, pour les lecteurs français d’Eglises d’Asie, pourriez-vous d’abord nous rappeler les faits en commençant par ceux qui en ont été les causes en 2008 et 2009 ?
Beaucoup de gens se sont posé la question: « Pourquoi Mgr Kiêt est-il parti ? » Etait-ce la volonté personnelle de l’archevêque ? A-t-il subi des pressions du Saint-Siège, de la Conférence épiscopale, ou de l’Etat vietnamien ? De nombreuses personnes pensent que le départ de Mgr Ngô Quang Kiêt est un événement dont l’Eglise du Vietnam doit s’attrister. Mgr Kiêt était pour elle une raison d’espérer, le symbole du courage face au régime communiste. A mon avis, dans ces jugements d’orientations différentes, il y a une part de vrai, mais aussi une part d’erreurs. Je ne suis pas le porte-parole de Mgr Ngô Quang Kiêt, pas plus que le représentant de la Conférence épiscopale. Je parle à titre personnel et en m’appuyant sur ce que j’ai entendu de la bouche de Mgr Joseph Kiêt. Il m’a confié que lorsqu’il était encore à Lang Son, il y a quelques années, il souffrait déjà d’insomnies et il ne parvenait pas à se soigner. Après son arrivée à Hanoi, ses insomnies ont continué. Il s’est alors aperçu que sa santé n’était pas assurée et que, de plus, elle se dégradait. Il a alors rédigé une demande de démission, une démission qui lui était dictée par sa conscience.
Il considérait simplement que s’il continuait à travailler, les inconvénients pour le diocèse de Hanoi seraient plus grands que les avantages. C’est pourquoi il a conclu qu’il devait s’en aller, pour le bien du diocèse. Ces réflexions sont venues à l’esprit de l’archevêque, dans le contexte des conflits de terrain qui ont éclaté alors, d’abord à la Délégation apostolique de Hanoi, en fin d’année 2007, puis à la paroisse de Thai Ha. C’est ainsi que les gens ont associé ces conflits de terrain avec la décision de démissionner prise par l’archevêque. Selon ce que Mgr Kiêt m’a confié, il n’a jamais cédé à aucune pression d’où qu’elles viennent. Il a osé sa démission parce qu’il pensait que sa santé ne lui permettait pas de continuer à accomplir normalement son ministère. Et il a présenté cette démission avec insistance jusqu’à ce qu’elle soit acceptée par le Saint-Siège. Au début, il s’est adressé à la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, au cardinal Ivan Dias. Après avoir attendu longtemps une réponse de cette congrégation, qui n’est pas venue, il a adressé directement sa demande au Souverain pontife lui-même et, le 13 mai 2010, celui-ci a fait connaître son acceptation dans un communiqué public.
Dans une première intervention, le jour de l’intronisation du nouvel archevêque coadjuteur de Hanoi, le 7 mai, alors que des manifestations de soutien à l’ancien archevêque se faisaient entendre sur le parvis de la cathédrale, vous vous étiez d’une certaine façon réjoui que les évêques puissent enfin entendre la voix du peuple de Dieu. Est-ce toujours votre avis ?
Le 7 mai 2010, alors que la province ecclésiastique de Hanoi et plus particulièrement l’archidiocèse accueillait Mgr Pierre Nguyên Van Nhon qui venait d’être nommé par le Saint-Père archevêque coadjuteur de Hanoi, au cours de la messe d’intronisation, j’ai exprimé l’idée suivante: c’était l’occasion pour la Conférence épiscopale d’écouter la voix de la communauté du peuple de Dieu dans son expression véritable et entière. Depuis, on m’a souvent posé la question: « Continuez-vous de penser la même chose ? » Ma réponse est oui, et cela pour deux raisons. D’abord parce que nous sommes entrés dans des temps nouveaux où les médias et Internet jouent un rôle de plus en plus important. La voix des fidèles et leurs déclarations peuvent ainsi se faire entendre dans des conditions les plus favorables aussi bien du monde des dirigeants de l’Eglise que de l’opinion publique. Ce phénomène oblige les dirigeants de n’importe quelle organisation, dans la société comme dans l’Eglise, à prêter l’oreille et à les écouter plus attentivement.
La seconde raison réside dans le fait que, dans les temps qui sont les nôtres, les fidèles bénéficient d’un niveau de culture plus élevé et, grâce à l’ensemble des moyens de communication, peuvent suivre attentivement l’actualité, sont informés de nombreuses nouvelles concernant leur Eglise. De même, il leur est devenu facile de s’exprimer. Pour ces deux raisons, il n’y a rien d’étonnant à ce que les évêques, au Vietnam comme ailleurs dans le monde, se préoccupent davantage d’écouter la voix des fidèles.
Peut-on craindre une certaine division au sein du clergé comme des fidèles ? Certains ont vu dans la polémique qui a suivi la démission de l’archevêque de Hanoi une manœuvre venue d’ailleurs, pour déstabiliser une Eglise qui venait de donner une image impressionnante de son unité à travers les cérémonies d’inauguration de l’Année sainte à Ke So. Que pensez-vous de cette interprétation ?
Si la question porte sur la démission de Mgr Kiêt et que l’on suggère ainsi qu’elle est due à une pression venue d’ailleurs, on ne peut que répondre ce que lui-même a révélé, à savoir que cette décision lui avait été dictée par sa conscience et n’avait été influencée par aucune autre pression extérieure. Reste la question de savoir si le départ de Mgr Kiêt à provoqué une division dans les rangs du clergé, des fidèles, et même de la hiérarchie de l’Eglise du Vietnam. Je pense qu’il faut distinguer, préciser et d’abord s’entendre sur le sens du mot « division ». Si l’on entend par division une prise de position qui oppose un parti contre un autre à l’intérieur de l’Eglise, cela n’est pas le cas chez nous.
Hors de l’Eglise, il existe des gens qui ne l’aiment pas, qui veulent la diviser et briser son unité. Mais cela n’est pas propre au Vietnam. Tout au long de l’histoire, on trouve des ennemis de l’Eglise qui préfèrent avoir sous les yeux une Eglise divisée. Cela n’a rien d’étrange et c’est un phénomène récurrent dans l’histoire de l’Eglise. En fait, ce qui se passe aujourd’hui au Vietnam correspond objectivement à un changement d’attitude dans le mode d’expression, un changement propre à notre époque. On affirme sa différence, on met en avant son opinion personnelle sans crainte. Il faut donc distinguer entre volonté de séparation ou de division, et volonté de mettre en avant sa propre conception. Dans l’Eglise du Vietnam, il y a sans doute une aspiration à faire valoir ses différences, mais personne ne parle de division ou de séparation.
Pour conclure, en tant que vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam, pourriez-vous faire le point sur les relations entretenues avec les autorités par la hiérarchie, le clergé et les fidèles de l’Eglise catholique ainsi que sur l’avenir de celles-ci ?
A la question des relations entre les diverses composantes de l’Eglise du Vietnam et les autorités communistes, j’aimerais répondre d’une façon historique. Au cours d’une première période, les malentendus se sont accumulés entre catholiques et communistes pour des raisons idéologiques et à la suite de circonstances historiques. Après un certain temps de vie côte-à-côte, catholiques et communistes ont acquis une certaine connaissance les uns des autres, une compréhension qui est encore loin d’être complète, surtout dans les campagnes. De très nombreux cadres ont maintenant eu l’occasion de voyager à l’étranger. Certains ont visité le Vatican, d’autres ont même accompli un voyage en Terre sainte. Ils ont donc ainsi eu de nombreux contacts avec la communauté internationale, au sein de laquelle se trouvent de nombreux pays chrétiens. Ils portent un jugement plus objectif sur le christianisme en général et les catholiques en particulier.
Quant aux catholiques, ils partagent la même terre et vivent sous le même ciel que leurs compatriotes communistes. A cause de l’esprit évangélique, mais aussi de l’esprit vietnamien qui cherche toujours à apaiser les tensions, ils ont recherché une manière de vivre ensemble plus détendue et s’appuyant sur la bonne volonté mutuelle. La population a acquis la conviction que les conflits perpétuels ne font que rendre la vie encore plus difficile. La compréhension mutuelle s’est donc élargie. On a éliminé certains obstacles rendant les rapports entre les deux parties plus difficiles. Jusqu’à présent, cette compréhension mutuelle est loin d’être parfaite. Cependant, elle a, pour le moins, créé une perspective nouvelle. Entre les Vietnamiens, il reste encore beaucoup de différends et de différences venant des idéologies et des conceptions politiques. Mais il est possible de se comprendre, d’envisager de créer ensemble un avenir commun. Je me réfère à la bonne volonté de chacune des parties; chacun désire vivre dans la concorde, l’union, la solidarité, en extirpant les racines de la division et en éliminant les motifs de désaccord qui nous séparent. Je ne sais pas dans quelle mesure ce point de vue est utopique, mais c’est mon opinion personnelle et, en fin de compte, je suis optimiste en ce qui concerne les relations que je viens d’évoquer. En outre, cette convivialité pacifique fait partie des valeurs évangéliques. En conclusion, je ne peux qu’appeler tous les hommes de bonne volonté à édifier cette manière de vivre ensemble dans la paix, conformément à l’esprit de l’Evangile.
(1) Voir EDA 469, 512, 530
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
A Con Dau Catholic dies shortly after being released by police
Asia-News
06:29 06/07/2010
Nguyen Nam was one of the faithful arrested, harassed and beaten since last May, following protests raised by the authorities' decision to use the area of the ancient cemetery of the village to build a tourist centre.
Da Nang (AsiaNews) - Nam Nguyen, a Catholic from Con Dau parish, in the Diocese of Da Nang died last Saturday, just hours after being released by police. The man, already in recent months, had been arrested, beaten and threatened by agents, following protests from residents over the closure of the cemetery of the parish and the announced destruction of their homes to build a tourist centre.
It all started earlier this year, with the local authorities decision to demolish all the houses in the parish, created 135 years ago to build the resort, without offering fair compensation or aid for resettlement. The cemetery of the parish covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years it has been the only burial place for the faithful and in the past, it was listed in the historical sites protected by the government. Until March 10, when security agents put a sign at the entrance of the cemetery with the inscription "Burials are forbidden in this area". When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to faint.
On May 4, during the procession for the funeral of Mary Tan, 82, police intervened to prevent the burial in the cemetery. For almost an hour there were clashes (pictured) between the 500 parishioners and agents, leaving many Catholics wounded and 59 people arrested. The coffin was taken from the woman's family and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried next to her husband and members of his family, in the old parish cemetery.
The Vietnamese government denied that there were Catholics arrested or injured. According to the spokesman for the Foreign Ministry, Nguyen Phuong Nga, "this information is false and aimed only at slandering Vietnam". "The truth - he said - is that this affair has nothing to do with religion”.
Instead the incident was denounced by the bishop of Da Nang in central Vietnam, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri, who in a pastoral letter of May 6 condemned the incident and asked the faithful and controlling authorities to avoid further violence. "The police went in search of other faithful," wrote the bishop.
His claims were backed up by the news that on May 17, six parishioners were charged by the authorities of the province of Da Nang for "disturbing public order" and "attacking state security and administration personnel who were carrying out their duties according to law. "
Among the six, Nam Nguyen, who was arrested and released. Subsequently he was again summoned by the officials, who tried to force him to lay charges against other faithful. Upon his refusal he was savagely beaten. Saturday he was released and a few hours later, he died. Fear now reigns in the village.
Da Nang (AsiaNews) - Nam Nguyen, a Catholic from Con Dau parish, in the Diocese of Da Nang died last Saturday, just hours after being released by police. The man, already in recent months, had been arrested, beaten and threatened by agents, following protests from residents over the closure of the cemetery of the parish and the announced destruction of their homes to build a tourist centre.
It all started earlier this year, with the local authorities decision to demolish all the houses in the parish, created 135 years ago to build the resort, without offering fair compensation or aid for resettlement. The cemetery of the parish covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years it has been the only burial place for the faithful and in the past, it was listed in the historical sites protected by the government. Until March 10, when security agents put a sign at the entrance of the cemetery with the inscription "Burials are forbidden in this area". When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to faint.
On May 4, during the procession for the funeral of Mary Tan, 82, police intervened to prevent the burial in the cemetery. For almost an hour there were clashes (pictured) between the 500 parishioners and agents, leaving many Catholics wounded and 59 people arrested. The coffin was taken from the woman's family and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried next to her husband and members of his family, in the old parish cemetery.
The Vietnamese government denied that there were Catholics arrested or injured. According to the spokesman for the Foreign Ministry, Nguyen Phuong Nga, "this information is false and aimed only at slandering Vietnam". "The truth - he said - is that this affair has nothing to do with religion”.
Instead the incident was denounced by the bishop of Da Nang in central Vietnam, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri, who in a pastoral letter of May 6 condemned the incident and asked the faithful and controlling authorities to avoid further violence. "The police went in search of other faithful," wrote the bishop.
His claims were backed up by the news that on May 17, six parishioners were charged by the authorities of the province of Da Nang for "disturbing public order" and "attacking state security and administration personnel who were carrying out their duties according to law. "
Among the six, Nam Nguyen, who was arrested and released. Subsequently he was again summoned by the officials, who tried to force him to lay charges against other faithful. Upon his refusal he was savagely beaten. Saturday he was released and a few hours later, he died. Fear now reigns in the village.
Muore poco dopo essere rilasciato dalla polizia un cattolico di Con Dau
Asia-News
06:30 06/07/2010
Nguyen Nam era uno dei fedeli arrestati, minacciati e picchiati fin dal maggio scorso, in seguito alle proteste sollevate dalla decisione delle autorità di usare l’area dell’antico cimitero e del villaggio per realizzare un centro turistico.
Da Nang (AsiaNews) - E’ morto sabato scorso, poche ore dopo essere stato rilasciato dalla polizia, Nguyen Nam, un cattolico della parrocchia di Con Dau, nella diocesi di Da Nang. L’uomo, già nei mesi scorsi, era stato fermato, minacciato e picchiato dagli agenti, in seguito alle proteste degli abitanti per la chiusura del cimitero della parrocchia e l’annunciata distruzione delle loro abitazioni per realizzare un centro turistico.
Tutto è cominciato all’inizio di quest’anno, con la decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia, creata 135 anni fa, per creare il resort, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. Il cimitero della parrocchia si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è stato l’unico luogo di sepoltura per i fedeli è, in passato, era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Il 4 maggio durante la processione per il funerale di Maria Tan, 82 anni, la polizia intervenne per impedire la sepoltura nel cimitero. Per quasi un’ora ci furono scontri (nella foto) tra circa 500 fedeli e gli agenti, che ferirono numerosi cattolici e arrestarono 59 persone. La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il governo vietnamita negò che ci fossero stati cattolici arrestati o feriti. Secondo la portavoce del Ministero degli esteri, Nguyen Phuong Nga, “questa informazione è falsa e mira solo a calunniare il Vietnam”. “La verità – aveva affermato – è che questa vicenda non ha a che fare con la religione”.
L’incidente venne invece denunciato dal vescovo di Da Nang, nella parte centrale del Vietnam, mons. Joseph Chau Ngoc Tri, che in una lettera pastorale del 6 maggio condannava l’accaduto e chiedeva a fedeli e autorità di controllarsi per evitare ulteriori violenze. “La polizia è andata a caccia di altri fedeli”, scriveva il vescovo
A dargli ragione, l’annuncio fatto il 17 maggio, che sei parrocchiani sarebbero stati perseguiti dalle autorità della provincia di Da Nang per aver “disturbato l’ordine pubblico” e “aver aggredito personale dell’Amministrazione della sicurezza statale che stava svolgendo le sue funzioni secondo la legge”.
Tra i sei, era anche Nguyen Nam, che fu arrestato e rilasciato. Successivamente è stato nuovamente convocato dagli agenti, che hanno tentato di fargli accusare altri fedeli. Al suo rifiuto è stato selvaggiamente picchiato. Sabato il rilascio e, poche ore dopo, la morte. Nel villaggio ora regna un’atmosfera di paura.
Da Nang (AsiaNews) - E’ morto sabato scorso, poche ore dopo essere stato rilasciato dalla polizia, Nguyen Nam, un cattolico della parrocchia di Con Dau, nella diocesi di Da Nang. L’uomo, già nei mesi scorsi, era stato fermato, minacciato e picchiato dagli agenti, in seguito alle proteste degli abitanti per la chiusura del cimitero della parrocchia e l’annunciata distruzione delle loro abitazioni per realizzare un centro turistico.
Tutto è cominciato all’inizio di quest’anno, con la decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia, creata 135 anni fa, per creare il resort, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. Il cimitero della parrocchia si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è stato l’unico luogo di sepoltura per i fedeli è, in passato, era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Il 4 maggio durante la processione per il funerale di Maria Tan, 82 anni, la polizia intervenne per impedire la sepoltura nel cimitero. Per quasi un’ora ci furono scontri (nella foto) tra circa 500 fedeli e gli agenti, che ferirono numerosi cattolici e arrestarono 59 persone. La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il governo vietnamita negò che ci fossero stati cattolici arrestati o feriti. Secondo la portavoce del Ministero degli esteri, Nguyen Phuong Nga, “questa informazione è falsa e mira solo a calunniare il Vietnam”. “La verità – aveva affermato – è che questa vicenda non ha a che fare con la religione”.
L’incidente venne invece denunciato dal vescovo di Da Nang, nella parte centrale del Vietnam, mons. Joseph Chau Ngoc Tri, che in una lettera pastorale del 6 maggio condannava l’accaduto e chiedeva a fedeli e autorità di controllarsi per evitare ulteriori violenze. “La polizia è andata a caccia di altri fedeli”, scriveva il vescovo
A dargli ragione, l’annuncio fatto il 17 maggio, che sei parrocchiani sarebbero stati perseguiti dalle autorità della provincia di Da Nang per aver “disturbato l’ordine pubblico” e “aver aggredito personale dell’Amministrazione della sicurezza statale che stava svolgendo le sue funzioni secondo la legge”.
Tra i sei, era anche Nguyen Nam, che fu arrestato e rilasciato. Successivamente è stato nuovamente convocato dagli agenti, che hanno tentato di fargli accusare altri fedeli. Al suo rifiuto è stato selvaggiamente picchiato. Sabato il rilascio e, poche ore dopo, la morte. Nel villaggio ora regna un’atmosfera di paura.
Philippines:Un tribunal rejette la requête de parents catholiques qui demandaient le report du programme d’éducation sexuelle dans les écoles
Eglises d’Asie
08:31 06/07/2010
PHILIPPINES
Un tribunal rejette la requête de parents catholiques qui demandaient le report du programme d’éducation sexuelle dans les écoles
Eglises d’Asie, 6 juillet 2010 – La requête collective de plusieurs parents catholiques, soutenue par les évêques du pays et demandant la suspension provisoire du projet-pilote gouvernemental d’éducation sexuelle à l’école, vient d’être rejetée par un tribunal de Quezon City.
Entre l’Eglise catholique et le ministère de l'Education (Department of Education, DepEd), le bras de fer se poursuit depuis plusieurs mois. En juin dernier, les déclarations et les démentis se sont succédés dans chaque camp. Après avoir assuré la Conférence épiscopale catholique des Philippines (CBCP), une force qui compte dans ce pays majoritairement chrétien, qu’elle serait consultée avant toute mise en place du programme pilote d’éducation sexuelle dans 80 écoles primaires (à partir du CM2, fifth grade) et autant de collèges, le ministère de l’Education avait, semble-t-il, fait machine arrière et annoncé que si l’épiscopat philippin restait toujours « invité à dialoguer sur le sujet », le programme était maintenu (1).
Les évêques, qui ont déclaré de longue date leur opposition au programme ainsi qu’à l’ensemble des mesures envisagées par le gouvernement dans le cadre des politiques liées à « la santé reproductive » (2), avaient réagi à l’annonce du ministère par le dépôt d’une requête présentée par une avocate de la CBCP, au nom d’une trentaine de « parents en colère ».
Le 5 juillet, la juge Rosanna Fe Romero-Maglaya, du tribunal de Quezon City, a rejeté la requête de suspension provisoire du projet-pilote, au motif qu’aucun des plaignants ne subissait personnellement une violation de ses droits et qu’il ne pouvait démontrer que ses enfants étudiaient dans les écoles où les modules d’éducation sexuelle devaient être testés. Une suspension provisoire ne peut être ordonnée, a expliqué la juge, que si le préjudice invoqué est en cours et prouvé formellement.
La bataille n’est pas finie, a immédiatement déclaré Maître Jo Aurea Imbong, avocate de la CBCP, qui défend la requête des parents, sur les ondes de Radio Veritas, station catholique. La décision du tribunal, explique-t-elle, ne concerne que la pétition en urgence des parents pour la suspension provisoire du projet et non le procès au cours duquel elle compte plaider l’inconstitutionnalité du programme d’éducation sexuelle du gouvernement. L’avocate a expliqué que désormais elle allait concentrer ses efforts sur cette question, et démontrer que le Mémorandum N° 26 du ministère de l’Education était « contre la famille » et « contre la vie », avec, espère-t-elle, le soutien de nouveaux pétitionnaires (3). Une première audience a été fixée au 29 juillet prochain.
Bien que son arbitrage soit très attendu dans cette polémique, le président Benigno Aquino III, qui a officiellement pris ses fonctions le 30 juin dernier, est pour le moment resté sur la réserve, se contentant de déclarer qu’il se concerterait avec Fr. Armin Luistro, chancelier de l’une des universités catholiques les plus prestigieuses du pays qu’il a nommé ministre de l’Education fin juin. Les évêques craignent cependant que Benigno Aquino, dont le soutien aux mesures en faveur de « la santé reproductive » est connu, ne tranche en faveur de celle-ci.
Le 30 juin dernier, jour de la prestation de serment du nouveau président, la CBCP a adressé à Benigno Aquino une liste en treize points des problèmes prioritaires à résoudre aux Philippines, dans laquelle le rejet du projet de loi sur la santé reproductive apparaît en seconde position, après la réforme agraire (4). Si Benigno Aquino a évité jusqu’à présent de prendre officiellement position, il a cependant risqué cette phrase le 29 juin dernier: « L’absence d’éducation conduit à l’ignorance et l’ignorance peut conduire à prendre de mauvaises décisions » (5).
(1) Voir EDA 531, 532
(2) Le programme Adolescent Reproductive Health Through Lifeskills-Based Education est un projet initié en 2005 avec l’aide du Fonds des Nations Unies pour la population (UNFPA). Il est lié au projet de loi HB 5 043, An Act Providing for a National Policy on Reproductive Health, Responsible Parenthood and Population Development and for Other Purposes, toujours en discussion au Parlement philippin. Ce projet vise à rendre applicable dans tout le pays (certaines municipalités ont déjà promulgué des arrêts en faveur de programmes pour « la santé reproductive ») le financement par les fonds publics et l’accès aux méthodes contraceptives, à l’avortement ainsi qu’à l’éducation sexuelle, selon les normes établies par l’ONU. Au sujet de l’opposition de l’Eglise au projet de loi, voir également EDA 491, 494, 502
(3) Ucanews, 5 juillet 2010; CBCP News, 5 juillet 2010.
(4) Fides, 1er juillet 2010.
(5) Inquirer.net, 29 juin 2010.
Un tribunal rejette la requête de parents catholiques qui demandaient le report du programme d’éducation sexuelle dans les écoles
Eglises d’Asie, 6 juillet 2010 – La requête collective de plusieurs parents catholiques, soutenue par les évêques du pays et demandant la suspension provisoire du projet-pilote gouvernemental d’éducation sexuelle à l’école, vient d’être rejetée par un tribunal de Quezon City.
Entre l’Eglise catholique et le ministère de l'Education (Department of Education, DepEd), le bras de fer se poursuit depuis plusieurs mois. En juin dernier, les déclarations et les démentis se sont succédés dans chaque camp. Après avoir assuré la Conférence épiscopale catholique des Philippines (CBCP), une force qui compte dans ce pays majoritairement chrétien, qu’elle serait consultée avant toute mise en place du programme pilote d’éducation sexuelle dans 80 écoles primaires (à partir du CM2, fifth grade) et autant de collèges, le ministère de l’Education avait, semble-t-il, fait machine arrière et annoncé que si l’épiscopat philippin restait toujours « invité à dialoguer sur le sujet », le programme était maintenu (1).
Les évêques, qui ont déclaré de longue date leur opposition au programme ainsi qu’à l’ensemble des mesures envisagées par le gouvernement dans le cadre des politiques liées à « la santé reproductive » (2), avaient réagi à l’annonce du ministère par le dépôt d’une requête présentée par une avocate de la CBCP, au nom d’une trentaine de « parents en colère ».
Le 5 juillet, la juge Rosanna Fe Romero-Maglaya, du tribunal de Quezon City, a rejeté la requête de suspension provisoire du projet-pilote, au motif qu’aucun des plaignants ne subissait personnellement une violation de ses droits et qu’il ne pouvait démontrer que ses enfants étudiaient dans les écoles où les modules d’éducation sexuelle devaient être testés. Une suspension provisoire ne peut être ordonnée, a expliqué la juge, que si le préjudice invoqué est en cours et prouvé formellement.
La bataille n’est pas finie, a immédiatement déclaré Maître Jo Aurea Imbong, avocate de la CBCP, qui défend la requête des parents, sur les ondes de Radio Veritas, station catholique. La décision du tribunal, explique-t-elle, ne concerne que la pétition en urgence des parents pour la suspension provisoire du projet et non le procès au cours duquel elle compte plaider l’inconstitutionnalité du programme d’éducation sexuelle du gouvernement. L’avocate a expliqué que désormais elle allait concentrer ses efforts sur cette question, et démontrer que le Mémorandum N° 26 du ministère de l’Education était « contre la famille » et « contre la vie », avec, espère-t-elle, le soutien de nouveaux pétitionnaires (3). Une première audience a été fixée au 29 juillet prochain.
Bien que son arbitrage soit très attendu dans cette polémique, le président Benigno Aquino III, qui a officiellement pris ses fonctions le 30 juin dernier, est pour le moment resté sur la réserve, se contentant de déclarer qu’il se concerterait avec Fr. Armin Luistro, chancelier de l’une des universités catholiques les plus prestigieuses du pays qu’il a nommé ministre de l’Education fin juin. Les évêques craignent cependant que Benigno Aquino, dont le soutien aux mesures en faveur de « la santé reproductive » est connu, ne tranche en faveur de celle-ci.
Le 30 juin dernier, jour de la prestation de serment du nouveau président, la CBCP a adressé à Benigno Aquino une liste en treize points des problèmes prioritaires à résoudre aux Philippines, dans laquelle le rejet du projet de loi sur la santé reproductive apparaît en seconde position, après la réforme agraire (4). Si Benigno Aquino a évité jusqu’à présent de prendre officiellement position, il a cependant risqué cette phrase le 29 juin dernier: « L’absence d’éducation conduit à l’ignorance et l’ignorance peut conduire à prendre de mauvaises décisions » (5).
(1) Voir EDA 531, 532
(2) Le programme Adolescent Reproductive Health Through Lifeskills-Based Education est un projet initié en 2005 avec l’aide du Fonds des Nations Unies pour la population (UNFPA). Il est lié au projet de loi HB 5 043, An Act Providing for a National Policy on Reproductive Health, Responsible Parenthood and Population Development and for Other Purposes, toujours en discussion au Parlement philippin. Ce projet vise à rendre applicable dans tout le pays (certaines municipalités ont déjà promulgué des arrêts en faveur de programmes pour « la santé reproductive ») le financement par les fonds publics et l’accès aux méthodes contraceptives, à l’avortement ainsi qu’à l’éducation sexuelle, selon les normes établies par l’ONU. Au sujet de l’opposition de l’Eglise au projet de loi, voir également EDA 491, 494, 502
(3) Ucanews, 5 juillet 2010; CBCP News, 5 juillet 2010.
(4) Fides, 1er juillet 2010.
(5) Inquirer.net, 29 juin 2010.
Coree du Sud: L’archidiocèse de Séoul lance une application pour iPhone
Eglises d'Asie
09:43 06/07/2010
Eglises d’Asie, 6 juillet 2010 – Dans un pays qui compte 10 % de catholiques et où le catholicisme continue de croître, l’archidiocèse de Séoul tient à ce que les fidèles restent en contact avec lui. Pour cela, son Bureau pour la communication et la culture vient de rendre publique une application désormais disponible sur iPhone: à partir de la mi-juillet, le journal du diocèse, un hebdomadaire, sera disponible sur les téléphones mobiles d’Apple.
Si la Corée du Sud figure parmi les pays les plus connectés en haut débit sur Internet, l’expansion de la téléphonie mobile y a été aussi fulgurante. Aujourd’hui, pour une population de 50 millions d’habitants, on compte 49 millions d’abonnés au téléphone mobile. Les smartphones y ont, là aussi, fait une percée et, sur deux millions de ce type de téléphone, près d’un sur deux sont des iPhone.
Au Bureau pour la communication et la culture de l’archidiocèse de Séoul, une porte-parole souligne que le succès des téléphones dernière génération ne peut être ignoré et que « l’Eglise se doit de s’adapter au changement ». Des services existent déjà qui proposent les lectures quotidiennes de la Bible, le saint du jour ou encore des réflexions spirituelles autour des psaumes. D’autres permettent de télécharger sur son téléphone des podcasts tirés des stations radiophoniques catholiques. La dernière application pour iPhone, téléchargeable gratuitement sur l’AppStore, permettra à son utilisateur de télécharger le contenu de l’hebdomadaire du diocèse avant sa diffusion par la Poste et, via la technologie push, le lecteur pourra présélectionner les rubriques et les pages qu’il souhaite lire. Par ailleurs, les équipes techniques du diocèse préparent une application pour l’iPad, la tablette électronique d’Apple, de la liturgie des heures.
L’initiative de l’archidiocèse de Séoul n’est bien entendu pas la seule en ce domaine au sein de l’Eglise catholique coréenne (1). Depuis plusieurs années, une bonne partie des quelque 1 400 paroisses que compte l’Eglise en Corée du Sud ont développé leur propre site Internet. Des sites catholiques portail, tel « La Bonne Nouvelle » de l’archidiocèse de Séoul (www.catholic.or.kr), permettent de surfer dans l’univers catholique et d’y trouver cours de catéchisme en ligne, initiation à la vie chrétienne et informations diverses. En mars dernier, une paroisse a lancé la première télévision religieuse indépendante sur Internet, la Woori Parish TV.
L’essor d’Internet et désormais de l’Internet mobile ne va pas sans débat en Corée du Sud, où des parents et des éducateurs dénoncent les phénomènes d’addiction de jeunes scotchés des heures durant devant leur écran pour des jeux en ligne qui les coupent de la réalité. Cependant, face à l’essor de la « planète » Internet, les religions ont massivement investi ce nouvel univers. L’Eglise du plein Evangile de Yoido, qui passe pour être la plus importante dénomination pentecôtiste au monde, draine 40 à 50 000 fidèles lors de ses différents services dominicaux, mais ce sont près de 135 000 personnes qui se connectent chaque jour à son site pour y télécharger des prêches.
En 2007, un recensement effectué sur Naver, le principal portail d’accès à Internet sud-coréen, dénombrait 815 sites sur le catholicisme, 5 395 sur le protestantisme et 1 439 sur le bouddhisme. Les catholiques représentent 10 % de la population, les protestants 19 % et les bouddhistes 45 %.
(1) A propos de la présence de l’Eglise catholique sur Internet en Corée du Sud, voir EDA 437, 475
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
Si la Corée du Sud figure parmi les pays les plus connectés en haut débit sur Internet, l’expansion de la téléphonie mobile y a été aussi fulgurante. Aujourd’hui, pour une population de 50 millions d’habitants, on compte 49 millions d’abonnés au téléphone mobile. Les smartphones y ont, là aussi, fait une percée et, sur deux millions de ce type de téléphone, près d’un sur deux sont des iPhone.
Au Bureau pour la communication et la culture de l’archidiocèse de Séoul, une porte-parole souligne que le succès des téléphones dernière génération ne peut être ignoré et que « l’Eglise se doit de s’adapter au changement ». Des services existent déjà qui proposent les lectures quotidiennes de la Bible, le saint du jour ou encore des réflexions spirituelles autour des psaumes. D’autres permettent de télécharger sur son téléphone des podcasts tirés des stations radiophoniques catholiques. La dernière application pour iPhone, téléchargeable gratuitement sur l’AppStore, permettra à son utilisateur de télécharger le contenu de l’hebdomadaire du diocèse avant sa diffusion par la Poste et, via la technologie push, le lecteur pourra présélectionner les rubriques et les pages qu’il souhaite lire. Par ailleurs, les équipes techniques du diocèse préparent une application pour l’iPad, la tablette électronique d’Apple, de la liturgie des heures.
L’initiative de l’archidiocèse de Séoul n’est bien entendu pas la seule en ce domaine au sein de l’Eglise catholique coréenne (1). Depuis plusieurs années, une bonne partie des quelque 1 400 paroisses que compte l’Eglise en Corée du Sud ont développé leur propre site Internet. Des sites catholiques portail, tel « La Bonne Nouvelle » de l’archidiocèse de Séoul (www.catholic.or.kr), permettent de surfer dans l’univers catholique et d’y trouver cours de catéchisme en ligne, initiation à la vie chrétienne et informations diverses. En mars dernier, une paroisse a lancé la première télévision religieuse indépendante sur Internet, la Woori Parish TV.
L’essor d’Internet et désormais de l’Internet mobile ne va pas sans débat en Corée du Sud, où des parents et des éducateurs dénoncent les phénomènes d’addiction de jeunes scotchés des heures durant devant leur écran pour des jeux en ligne qui les coupent de la réalité. Cependant, face à l’essor de la « planète » Internet, les religions ont massivement investi ce nouvel univers. L’Eglise du plein Evangile de Yoido, qui passe pour être la plus importante dénomination pentecôtiste au monde, draine 40 à 50 000 fidèles lors de ses différents services dominicaux, mais ce sont près de 135 000 personnes qui se connectent chaque jour à son site pour y télécharger des prêches.
En 2007, un recensement effectué sur Naver, le principal portail d’accès à Internet sud-coréen, dénombrait 815 sites sur le catholicisme, 5 395 sur le protestantisme et 1 439 sur le bouddhisme. Les catholiques représentent 10 % de la population, les protestants 19 % et les bouddhistes 45 %.
(1) A propos de la présence de l’Eglise catholique sur Internet en Corée du Sud, voir EDA 437, 475
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
Vietnam: Mort d’un paroissien de Côn Dâu à la suite d’un interrogatoire accompagné de violences physiques
Eglises d'Asie
09:45 06/07/2010
Eglises d’Asie, 6 juillet 2010 – Selon des informations en provenance de Côn Dâu, un paroissien est mort le 3 juillet à 13 heures des suites d’un matraquage infligé par la police. La victime, M. Nguyên Nam, encore jeune, marié et père de famille, faisait partie du service d’organisation du cortège funéraire ayant transporté, le 4 mai dernier, la dépouille de Mme Maria Tan, une habitante de Con Dâu récemment décédée, jusqu’aux portes du cimetière de la paroisse. Là, le cortège s’était heurté aux forces de police qui l’avaient empêché d’entrer et s’étaient emparé du cercueil.
Selon les premiers récits diffusés, pas toujours concordants (1), la police est venue, dans la matinée du samedi 3 juillet vers 11h00, chercher le jeune homme chez lui pour l’arrêter. Ce dernier, après avoir essayé de s’échapper, a été rattrapé par les agents, puis férocement et longuement matraqué sous les yeux de sa femme. Revenu chez lui, après avoir fait part de ses dernières volontés à son épouse au sujet de ses enfants, il s’est effondré et est tombé à terre. Il avait cessé de vivre aux environs de 13 heures.
Le reportage réalisé par Radio Free Asia auprès de la population de Côn Dâu après cet événement montre celle-ci bouleversée et terrorisée. Les récits des faits sont passablement embrouillés. Une dépêche parue sur VietCatholic News le 6 juillet rapporte l’enquête privée de Thomas Viet, un catholique de Saigon qui a essayé de s’informer par téléphone des circonstances du décès auprès des autorités policières. La Sécurité de Da Nang a d’abord répondu que l’intéressé était mort des suites d’une attaque cérébrale. A un second appel, elle a ajouté que la famille n’avait pas porté plainte et qu’il n’y avait pas lieu d’enquêter. Enfin, à un autre coup de téléphone, il a été répondu que la famille avait déclaré à la police que l’intéressé, à la suite d’un dérangement mental, s’était abstenu de manger pendant plusieurs jours et que c’était la cause de son décès.
Depuis l’affrontement violent du 4 mai dernier entre les 500 personnes du cortège funéraire et les forces de la Sécurité publique à l’occasion des obsèques de Mme Maria Tan, même si une majorité des personnes arrêtées à ce moment-là ont été libérées, la police est loin d’avoir relâché son étreinte sur la paroisse de Côn Dâu. Une action judiciaire a été entamée contre six paroissiens. Les agents de la Sécurité surveillent, contrôlent et interrogent plus particulièrement les membres du groupe responsable de l’organisation du cortège funéraire. Les interrogatoires sont fréquents et accompagnés de violences physiques et d’humiliations.
La paroisse de Côn Dâu, ses habitations, ses terrains cultivés, au total 100 hectares, font partie d’un territoire sur lequel la municipalité de Da Nang a le projet de créer une vaste zone de constructions nouvelles financées par des investisseurs étrangers. Malgré les pressions exercées sur elle, la majorité de la population de la paroisse refuse énergiquement de quitter ce lieu conquis sur la nature par ses ancêtres. Le conflit s’est envenimé au début de l’année et n’a cessé de s’aggraver depuis (2).
(1) Voir par exemple Radio Rree Asia, émissions en vietnamien du 5 juillet 2010.
(2) Voir EDA 523
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
Selon les premiers récits diffusés, pas toujours concordants (1), la police est venue, dans la matinée du samedi 3 juillet vers 11h00, chercher le jeune homme chez lui pour l’arrêter. Ce dernier, après avoir essayé de s’échapper, a été rattrapé par les agents, puis férocement et longuement matraqué sous les yeux de sa femme. Revenu chez lui, après avoir fait part de ses dernières volontés à son épouse au sujet de ses enfants, il s’est effondré et est tombé à terre. Il avait cessé de vivre aux environs de 13 heures.
Le reportage réalisé par Radio Free Asia auprès de la population de Côn Dâu après cet événement montre celle-ci bouleversée et terrorisée. Les récits des faits sont passablement embrouillés. Une dépêche parue sur VietCatholic News le 6 juillet rapporte l’enquête privée de Thomas Viet, un catholique de Saigon qui a essayé de s’informer par téléphone des circonstances du décès auprès des autorités policières. La Sécurité de Da Nang a d’abord répondu que l’intéressé était mort des suites d’une attaque cérébrale. A un second appel, elle a ajouté que la famille n’avait pas porté plainte et qu’il n’y avait pas lieu d’enquêter. Enfin, à un autre coup de téléphone, il a été répondu que la famille avait déclaré à la police que l’intéressé, à la suite d’un dérangement mental, s’était abstenu de manger pendant plusieurs jours et que c’était la cause de son décès.
Depuis l’affrontement violent du 4 mai dernier entre les 500 personnes du cortège funéraire et les forces de la Sécurité publique à l’occasion des obsèques de Mme Maria Tan, même si une majorité des personnes arrêtées à ce moment-là ont été libérées, la police est loin d’avoir relâché son étreinte sur la paroisse de Côn Dâu. Une action judiciaire a été entamée contre six paroissiens. Les agents de la Sécurité surveillent, contrôlent et interrogent plus particulièrement les membres du groupe responsable de l’organisation du cortège funéraire. Les interrogatoires sont fréquents et accompagnés de violences physiques et d’humiliations.
La paroisse de Côn Dâu, ses habitations, ses terrains cultivés, au total 100 hectares, font partie d’un territoire sur lequel la municipalité de Da Nang a le projet de créer une vaste zone de constructions nouvelles financées par des investisseurs étrangers. Malgré les pressions exercées sur elle, la majorité de la population de la paroisse refuse énergiquement de quitter ce lieu conquis sur la nature par ses ancêtres. Le conflit s’est envenimé au début de l’année et n’a cessé de s’aggraver depuis (2).
(1) Voir par exemple Radio Rree Asia, émissions en vietnamien du 5 juillet 2010.
(2) Voir EDA 523
(Source: Eglises d'Asie, 6 juillet 2010)
Catholic beaten to death by Vietnamese police
Catholic World News
17:07 06/07/2010
In the latest in a series of official assaults against the Church in Vietnam, a Catholic layman was beaten to death by police for his protest against the seizure of his parish cemetery.
Nam Nguyen, a parishioner of Con Dau, died on July 3 after being beaten brutally by police in Da Nang. He was one of several parishioners arrest on May 4 when police stopped a funeral procession from entering the grounds of the parish cemetery—grounds that had been seized by the government. After being released, Nam was taken into custody again and asked to testify against fellow parishioners. He refused, and was beaten before being released. He died of injuries shortly after returning home.
Nam Nguyen, a parishioner of Con Dau, died on July 3 after being beaten brutally by police in Da Nang. He was one of several parishioners arrest on May 4 when police stopped a funeral procession from entering the grounds of the parish cemetery—grounds that had been seized by the government. After being released, Nam was taken into custody again and asked to testify against fellow parishioners. He refused, and was beaten before being released. He died of injuries shortly after returning home.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh CĐCG Việt Nam tại London, Anh Quốc - Hội Chợ Mùa Hè
Lý Phan Sinh
00:56 06/07/2010
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tại Oregon Tổ Chức Hành Hương Kỷ Niệm 35 Năm Ly Hương
Phan Hoàng Phú Qúy
08:26 06/07/2010
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tại Oregon Tổ Chức Hành Hương Kỷ Niệm 35 Năm Ly Hương
(Portland-Oregon) Theo thông lệ hàng năm nhân ngày lễ Độc Lập, cộng đồng công giáo Việt Nam tại tiểu bang Oregon Hoa Kỳ đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kỷ niệm 35 năm ly hương, trong 3 ngày cuối tuần, bắt đầu từ thứ Sáu ngày 2 đến Chúa Nhật ngày 4/7/10.với chủ đề: “35 Năm Hành Trình Đức Tin Và Hiệp Thông Với Giáo Hội Mẹ Việt Nam Sống Năm Thánh 2010”
Chương trình hành hương được tổ chức thật chu đáo với nhiều ban, ngành, các hội đoàn, các hội đồng hương, đăc biệt năm nay có sự tham dự của các Cộng Đoàn Công gíao từ những tiểu bang xa như Cộng Đoàn Austin Texas, Cộng Đoàn Stockton California, Cộng Đoàn Vancouver BC Canada, Cộng Đoàn Spoken, Seattle, Tacama Washington State và những cộng đoàn phụ cận về tham dự.
Xem hình hành hương
Thứ Sáu ngày 2/7/10 lúc 6 giờ chiều, Thánh lễ khai mạc hành hương tôn vinh Các Thánh Tử Đạo VN được cử hành trọng thể tại giáo xứ La Vang, với một hoạt cảnh nói về sự tích tử đạo của vị linh mục cũng được anh chị em trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể trình diễn trước thánh lễ rất là tâm tình và xúc động, Trong bài suy niệm linh mục thuyết giảng đề cao tinh thần Anh Dũng Tuyên Xưng Đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời cũng để cao giá trị đạo đức của các gia đình công giáo khi tiếp nhận những di sản Đức Tin của những tiền nhân tử đạo để lại. Tuyên Dương các thánh TĐVN, chúng ta không quên tuyên xưng gia đình chúng ta, vì gia đình là nơi nuôi dưỡng cũng như nâng đỡ, che chở các linh mục, các tu si khi trốn tránh sự bách hại. Ngày nay, gia đình cũng la nơi thách đố đức tin, nhiều gia đình đã bỏ cuộc, nhưng cũng co nhiều gia đình can đãm vượt qua, Ngài cũng khuyên mọi người hãy sống đức tin, biết phó thác và trông cậy vào Chúa, vì Thiên Chúa và giáo hội luôn bên cạnh và đồng hành với mọi gia đình.
Thứ Bảy ngày 3 /7/2010 chương trình được bắt đầu bằng những thánh lễ cầu nguyện cho mọi nhu cầu, và Chầu Thánh Thể tại Nhà Nguyện.
Trong suốt thời gian hành hương, quý linh mục luôn thường trực ngồi tòa để quý giáo hữu có cơ hội xưng tội, làm hòa với Chúa,
Các buổi thuyết trình về những đề tài: Hành Trình Đức tin trong đời sống gia đình VN do linh mục Phanxicôxavie Hồ Văn Mậu SDD giảng thuyết, phần chia sẽ về Ơn gọi Linh mục và Thánh hiến do quý linh muc và tu si nam nữ hướng dẫn, Nghi thức cầu nguyện và chữa bệnh do linh mục Micae Giuse Trường Luân chủ sự.
Chiêu thứ Bảy có buổi Rước kiệu và Thánh Lễ Tôn Kính Đức Mẹ La Vang tại khuôn viên Đức Mẹ, ngoài những lời kinh tiếng hát và những suy niệm về những mầu nhiệm, vị linh mục chủ tế cũng nhắc nhở mọi người hướng lòng về với Mẹ LaVang, như hướng lòng về với quê hương dân tộc, dù chúng ta cách trở về địa lý, địa dư, nhưng chúng ta luôn có Mẹ chở che và phù hộ như tước hiệu của Mẹ La Vang “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” bất cứ ai cầu xin thì Đức Mẹ chẳng nhậm lời, do vậy mà nhìều người dù lương hay giáo đều chạy đến cầu xin với Me La Vang.
Sáng Chúa Nhật ngày 4-7-10 vào lúc 9 giờ sáng, Giáo dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như các tiềủ bang Washington State, Vancouver BC của Canada, Idaho, Texas và California đã tập trung về khuôn viên giáo xứ Đức Mẹ La Vang để cung nghinh Đức Mẹ từ Nhà thờ giáo xứ đến Núi Đức Mẹ Sầu Bi, với Thánh Giá nến cao dãn đầu, rồi đến quý hội đoàn, quý giáo dân, quý nữ tu, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc tộc thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi và hát thánh ca cũng nhu suy niệm ve mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Mẹ một cách trang nghiêm va sốt sáng.
TạI Núi Đức Mẹ Sầu Bi thánh lễ Tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế, có gấn 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bắt đâu là nghi thức truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ và Viet Nam Cộng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được mọi người trân trọng hát lên, mọi con tim cùng hoà một nhịp hướng vê Tổ Quốc thân yêu, một phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trồng và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ, linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt và ông chủ tịch cộng đồng người Việt Đoàn Kim Bảng đã niệm hương trước lễ đài. mọi người ai nấy đều bồi hồi cảm xúc.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của Dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhìều ý nghĩa, đây cũng là nghĩa cử con thảo đối với Mẹ hiền.
Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý linh mục Viêt Nam và Hoa Kỳ đồng tế, trong phần huấn từ Đức Tổng Giám Mục đã xin mọi người hãy cãm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta có được một ngaỳ Lễ Độc Lập, được tự do, no ấm va bình an, chúng ta cùng nhau ca mừng sự tự do của chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta, cách đây 35 năm rất nhiều ngườI trong quý anh chi em, những ngườI Việt Nam đã đến đất nước này tìm kiếm sự tự do mà anh chị em đã không được hưởng tạI chính quốc gia yêu quý của mình. Thật là tốt đẹp khi quý anh chi đã cùng nhau tề tựu về đây để cùng vui mừng và cãm tạ Thiên Chúa vì món quà tự do mà Thiên Chúa đã trao ban.
Kết lễ là lời cảm ơn chân thành của linh mục chánh xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang gởi đến Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thi gian quý báu cuối tuần để vế đây cùng hiệp thông cầu nguỳện và ta ơn, xin bình an của Thiên Chúa va Mẹ La Vang chúc lành và ở cùng chúng ta luôn mãi.
Sau Thánh lễ là phần chụp hình lưu niệm của quý đoàn thể, quý ban ngành, quý khách hành hương với Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục hiện diện trong thánh lễ hôm nay
Nguyện xin bình an của Chúa và Đức Mẹ đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sỉ nam nữ và cùng với quý anh chi em trên mọi nẽo đường khì ra về và xin hẹn gặp lại quý vị trong kỳ Đại Hội hành hương lần thứ 36 tại Portland, Oregon July 4th 2011.
Phan Hoàng Phú Quý
(Portland-Oregon) Theo thông lệ hàng năm nhân ngày lễ Độc Lập, cộng đồng công giáo Việt Nam tại tiểu bang Oregon Hoa Kỳ đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kỷ niệm 35 năm ly hương, trong 3 ngày cuối tuần, bắt đầu từ thứ Sáu ngày 2 đến Chúa Nhật ngày 4/7/10.với chủ đề: “35 Năm Hành Trình Đức Tin Và Hiệp Thông Với Giáo Hội Mẹ Việt Nam Sống Năm Thánh 2010”
Chương trình hành hương được tổ chức thật chu đáo với nhiều ban, ngành, các hội đoàn, các hội đồng hương, đăc biệt năm nay có sự tham dự của các Cộng Đoàn Công gíao từ những tiểu bang xa như Cộng Đoàn Austin Texas, Cộng Đoàn Stockton California, Cộng Đoàn Vancouver BC Canada, Cộng Đoàn Spoken, Seattle, Tacama Washington State và những cộng đoàn phụ cận về tham dự.
Xem hình hành hương
Thứ Sáu ngày 2/7/10 lúc 6 giờ chiều, Thánh lễ khai mạc hành hương tôn vinh Các Thánh Tử Đạo VN được cử hành trọng thể tại giáo xứ La Vang, với một hoạt cảnh nói về sự tích tử đạo của vị linh mục cũng được anh chị em trong đoàn Thiếu nhi Thánh Thể trình diễn trước thánh lễ rất là tâm tình và xúc động, Trong bài suy niệm linh mục thuyết giảng đề cao tinh thần Anh Dũng Tuyên Xưng Đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đồng thời cũng để cao giá trị đạo đức của các gia đình công giáo khi tiếp nhận những di sản Đức Tin của những tiền nhân tử đạo để lại. Tuyên Dương các thánh TĐVN, chúng ta không quên tuyên xưng gia đình chúng ta, vì gia đình là nơi nuôi dưỡng cũng như nâng đỡ, che chở các linh mục, các tu si khi trốn tránh sự bách hại. Ngày nay, gia đình cũng la nơi thách đố đức tin, nhiều gia đình đã bỏ cuộc, nhưng cũng co nhiều gia đình can đãm vượt qua, Ngài cũng khuyên mọi người hãy sống đức tin, biết phó thác và trông cậy vào Chúa, vì Thiên Chúa và giáo hội luôn bên cạnh và đồng hành với mọi gia đình.
Thứ Bảy ngày 3 /7/2010 chương trình được bắt đầu bằng những thánh lễ cầu nguyện cho mọi nhu cầu, và Chầu Thánh Thể tại Nhà Nguyện.
Trong suốt thời gian hành hương, quý linh mục luôn thường trực ngồi tòa để quý giáo hữu có cơ hội xưng tội, làm hòa với Chúa,
Các buổi thuyết trình về những đề tài: Hành Trình Đức tin trong đời sống gia đình VN do linh mục Phanxicôxavie Hồ Văn Mậu SDD giảng thuyết, phần chia sẽ về Ơn gọi Linh mục và Thánh hiến do quý linh muc và tu si nam nữ hướng dẫn, Nghi thức cầu nguyện và chữa bệnh do linh mục Micae Giuse Trường Luân chủ sự.
Chiêu thứ Bảy có buổi Rước kiệu và Thánh Lễ Tôn Kính Đức Mẹ La Vang tại khuôn viên Đức Mẹ, ngoài những lời kinh tiếng hát và những suy niệm về những mầu nhiệm, vị linh mục chủ tế cũng nhắc nhở mọi người hướng lòng về với Mẹ LaVang, như hướng lòng về với quê hương dân tộc, dù chúng ta cách trở về địa lý, địa dư, nhưng chúng ta luôn có Mẹ chở che và phù hộ như tước hiệu của Mẹ La Vang “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu” bất cứ ai cầu xin thì Đức Mẹ chẳng nhậm lời, do vậy mà nhìều người dù lương hay giáo đều chạy đến cầu xin với Me La Vang.
Sáng Chúa Nhật ngày 4-7-10 vào lúc 9 giờ sáng, Giáo dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như các tiềủ bang Washington State, Vancouver BC của Canada, Idaho, Texas và California đã tập trung về khuôn viên giáo xứ Đức Mẹ La Vang để cung nghinh Đức Mẹ từ Nhà thờ giáo xứ đến Núi Đức Mẹ Sầu Bi, với Thánh Giá nến cao dãn đầu, rồi đến quý hội đoàn, quý giáo dân, quý nữ tu, quý linh mục, đoàn dâng hoa và các sắc tộc thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi và hát thánh ca cũng nhu suy niệm ve mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Mẹ một cách trang nghiêm va sốt sáng.
TạI Núi Đức Mẹ Sầu Bi thánh lễ Tạ ơn, do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế, có gấn 10 ngàn người tham dự thánh lễ này, bắt đâu là nghi thức truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng tự do và hoà bình thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ và Viet Nam Cộng Hòa cũng như các Đồng Minh được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được mọi người trân trọng hát lên, mọi con tim cùng hoà một nhịp hướng vê Tổ Quốc thân yêu, một phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trồng và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ, linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt và ông chủ tịch cộng đồng người Việt Đoàn Kim Bảng đã niệm hương trước lễ đài. mọi người ai nấy đều bồi hồi cảm xúc.
Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của Dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc, trông thật đẹp mắt và nhìều ý nghĩa, đây cũng là nghĩa cử con thảo đối với Mẹ hiền.
Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với quý linh mục Viêt Nam và Hoa Kỳ đồng tế, trong phần huấn từ Đức Tổng Giám Mục đã xin mọi người hãy cãm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta có được một ngaỳ Lễ Độc Lập, được tự do, no ấm va bình an, chúng ta cùng nhau ca mừng sự tự do của chúng ta trước sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ chúng ta, cách đây 35 năm rất nhiều ngườI trong quý anh chi em, những ngườI Việt Nam đã đến đất nước này tìm kiếm sự tự do mà anh chị em đã không được hưởng tạI chính quốc gia yêu quý của mình. Thật là tốt đẹp khi quý anh chi đã cùng nhau tề tựu về đây để cùng vui mừng và cãm tạ Thiên Chúa vì món quà tự do mà Thiên Chúa đã trao ban.
Kết lễ là lời cảm ơn chân thành của linh mục chánh xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang gởi đến Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thi gian quý báu cuối tuần để vế đây cùng hiệp thông cầu nguỳện và ta ơn, xin bình an của Thiên Chúa va Mẹ La Vang chúc lành và ở cùng chúng ta luôn mãi.
Sau Thánh lễ là phần chụp hình lưu niệm của quý đoàn thể, quý ban ngành, quý khách hành hương với Đức Tổng Giám Mục và quý linh mục hiện diện trong thánh lễ hôm nay
Nguyện xin bình an của Chúa và Đức Mẹ đồng hành với Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sỉ nam nữ và cùng với quý anh chi em trên mọi nẽo đường khì ra về và xin hẹn gặp lại quý vị trong kỳ Đại Hội hành hương lần thứ 36 tại Portland, Oregon July 4th 2011.
Phan Hoàng Phú Quý
Thánh lễ ban bí tích thêm sức tại xứ Tân Việt, Sàigòn
Nguyễn Quang Ngọc
08:43 06/07/2010
THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC
RƯỚC LỄ TRỌNG THỂ
Sài Gòn, chiều nay vào lúc 17h00 ngày 05 tháng 07 năm 2010, Giáo xứ Tân Việt Hạt Tân Sơn Nhì ( Số 241 Trường Chinh, Phường 12, Quận Tân Bình) hân hoan chào đón Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm Tổng Giáo Phận Sài Gòn đến thăm và cử hành Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức, Rước Lễ Trọng Thể cho các em Thiếu nhi trong Giáo xứ.
Có thể nói sự hân hoan và niềm vui rộn ràng đang tràn ngập Giáo xứ, Cha Chánh xứ, Hội Đồng Mục Vụ, các em Thiếu nhi trong bộ đồng phục quần tây áo trắng cùng với bố mẹ đỡ đầu của mình xếp thành hai hàng dài đón chào Đức Cha Nguyễn Văn Khảm từ cổng vào tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng vỗ tay hoan hô và lời ca vang chào mừng của các em Thiếu nhi Thêm Sức. Tiếng ca của ca đoàn hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêm âm vang cùng tiếng chuông Nhà Thờ đổ liên hồi, Chúc Tụng Đấng Nhân Danh Chúa Mà Đến.
Xem hình lễ ban bí tích thêm sức
Trước Thánh Lễ, anh Giáo Lý Viên – Huynh Trưởng đã dẫn nhập đọc bài dẫn Lễ:
Ngay từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Và Đức Kitô lại muốn ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta một cách dồi dào hơn để kiện toàn và phát triển ơn Thánh Hóa trong Bí tích Rửa Tội, làm cho chúng ta trưởng thành, thêm vững mạnh trong Đức Tin và Đức Mến.
Hòa niềm vui chung của Giáo Hội, của Cộng đoàn Giáo xứ, chúng ta cùng hân hoan chia sẻ diễm phúc với 105 em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và 44 em Tuyên Xưng Đức Tin và Rước Lễ trọng thể hôm nay. Qua Bí Tích Thêm Sức, các em được nhận lãnh dồi dào ơn Chúa Thánh Thần. Như xưa, trong Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã thực sự xuống trên các Tông đồ, nhờ đó các Ngài trở nên những con người mới, thấu hiểu mầu nhiệm Đức Kitô tử nạn và Phục Sinh một cách sâu sắc hơn.
Hôm nay, với việc lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, con em chúng ta cũng được biến đổi cách kỳ diệu nơi con người của mình, hầu các em có thể:
Can đảm sống đời sống chứng nhân như Chúa Giêsu dạy.
Hăng hái bênh vực Đức Tin và truyền bá Đức Tin cho mọi người.
Góp phần xây dựng xã hội theo Tin mừng Nước Trời.
Với tâm tình cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, xin Cộng đoàn hiệp ý với Đức Cha Chủ tế dâng lên Thiên Chúa lời kinh tiếng hát chân thành của chúng ta, đặc biệt cầu nguyện cho các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và các em Rước Lễ trọng thể hôm nay.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 17h30, trong một bầu khí tràn đầy tình thương và hiệp nhất, với lời mở đầu của Đức Cha Phêrô: kính thưa ông bà, anh chị em, Nhà Thờ chúng ta hôm nay rạng rỡ niềm vui, niềm vui thể hiện trên khuôn mặt của các em lớp Bao Đồng, lớp Thêm Sức, niềm vui thể hiện qua tiếng hát của ca đoàn Thiếu nhi rất là hùng hồn, phấn khởi và niềm vui thể hiện trong tất cả Cộng đoàn chúng ta, chúng ta cùng dâng lên Chúa lời tạ ơn để niềm vui thánh thiện mà Chúa ban cho Giáo xứ của mình ngày hôm nay, và khi cử hành Bí Tích Thêm Sức cho một số đông con em trong Giáo xứ, thì thưa anh chi em, chính chúng ta là những người lớn, cũng cần được xin Chúa khơi dậy ân huệ Thánh Thần mà chính chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Thêm Sức, tất cả những tâm tình đó chúng ta dâng lên Chúa trong Thánh Lễ này. Hiệp thông trong Thánh Lễ còn có sự hiện diện của Cha Chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ, Cha Phụ tá Giuse Phạm Sĩ Tùng, Cha Hạt Trưởng Hạt Tân Sơn Nhì, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt và Cộng đoàn Giáo xứ Tân Việt.
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã nhấn mạnh xin Chúa khơi dậy ơn Chúa Thánh Thần để mọi người trở thành tấm gương cho lớp trẻ trong Giáo xứ, để tất cả cùng nhau xây dựng Hội Thánh mà cụ thể là xây dựng Giáo xứ thành một cộng đoàn thờ phượng Chúa, một cộng đoàn hiệp nhất và thương nhau, một cộng đoàn làm chứng cho Tin mừng của Chúa.
Sau bài giảng, Đức Cha đã lần lượt trao ban ấn tín Chúa Thánh Thần cho 105 Thiếu Nhi trong Giáo xứ. Và 44 em Tuyên Xưng Đức Tin và Rước Lễ Trọng Thể.
Sau Thánh Lễ, Ông Hội Đồng Mục Vụ, đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs, Quý anh chị Giáo Lý Viên và kính dâng Đức Cha bó hoa tươi thắm với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của Cộng đoàn Giáo xứ Tân Việt.
Thánh Lễ kết thúc, các em Thiếu nhi lên Cung Thánh cùng chụp hình lưu niệm với Đức Cha và Quý Cha trong ngày ân sủng và bình an của Chúa Thánh Thần.
RƯỚC LỄ TRỌNG THỂ
Sài Gòn, chiều nay vào lúc 17h00 ngày 05 tháng 07 năm 2010, Giáo xứ Tân Việt Hạt Tân Sơn Nhì ( Số 241 Trường Chinh, Phường 12, Quận Tân Bình) hân hoan chào đón Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm Tổng Giáo Phận Sài Gòn đến thăm và cử hành Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức, Rước Lễ Trọng Thể cho các em Thiếu nhi trong Giáo xứ.
Có thể nói sự hân hoan và niềm vui rộn ràng đang tràn ngập Giáo xứ, Cha Chánh xứ, Hội Đồng Mục Vụ, các em Thiếu nhi trong bộ đồng phục quần tây áo trắng cùng với bố mẹ đỡ đầu của mình xếp thành hai hàng dài đón chào Đức Cha Nguyễn Văn Khảm từ cổng vào tiền sảnh Nhà Thờ trong tiếng vỗ tay hoan hô và lời ca vang chào mừng của các em Thiếu nhi Thêm Sức. Tiếng ca của ca đoàn hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêm âm vang cùng tiếng chuông Nhà Thờ đổ liên hồi, Chúc Tụng Đấng Nhân Danh Chúa Mà Đến.
Xem hình lễ ban bí tích thêm sức
Trước Thánh Lễ, anh Giáo Lý Viên – Huynh Trưởng đã dẫn nhập đọc bài dẫn Lễ:
Ngay từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta đã được lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Và Đức Kitô lại muốn ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta một cách dồi dào hơn để kiện toàn và phát triển ơn Thánh Hóa trong Bí tích Rửa Tội, làm cho chúng ta trưởng thành, thêm vững mạnh trong Đức Tin và Đức Mến.
Hòa niềm vui chung của Giáo Hội, của Cộng đoàn Giáo xứ, chúng ta cùng hân hoan chia sẻ diễm phúc với 105 em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và 44 em Tuyên Xưng Đức Tin và Rước Lễ trọng thể hôm nay. Qua Bí Tích Thêm Sức, các em được nhận lãnh dồi dào ơn Chúa Thánh Thần. Như xưa, trong Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã thực sự xuống trên các Tông đồ, nhờ đó các Ngài trở nên những con người mới, thấu hiểu mầu nhiệm Đức Kitô tử nạn và Phục Sinh một cách sâu sắc hơn.
Hôm nay, với việc lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, con em chúng ta cũng được biến đổi cách kỳ diệu nơi con người của mình, hầu các em có thể:
Can đảm sống đời sống chứng nhân như Chúa Giêsu dạy.
Hăng hái bênh vực Đức Tin và truyền bá Đức Tin cho mọi người.
Góp phần xây dựng xã hội theo Tin mừng Nước Trời.
Với tâm tình cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa, xin Cộng đoàn hiệp ý với Đức Cha Chủ tế dâng lên Thiên Chúa lời kinh tiếng hát chân thành của chúng ta, đặc biệt cầu nguyện cho các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm Sức và các em Rước Lễ trọng thể hôm nay.
Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 17h30, trong một bầu khí tràn đầy tình thương và hiệp nhất, với lời mở đầu của Đức Cha Phêrô: kính thưa ông bà, anh chị em, Nhà Thờ chúng ta hôm nay rạng rỡ niềm vui, niềm vui thể hiện trên khuôn mặt của các em lớp Bao Đồng, lớp Thêm Sức, niềm vui thể hiện qua tiếng hát của ca đoàn Thiếu nhi rất là hùng hồn, phấn khởi và niềm vui thể hiện trong tất cả Cộng đoàn chúng ta, chúng ta cùng dâng lên Chúa lời tạ ơn để niềm vui thánh thiện mà Chúa ban cho Giáo xứ của mình ngày hôm nay, và khi cử hành Bí Tích Thêm Sức cho một số đông con em trong Giáo xứ, thì thưa anh chi em, chính chúng ta là những người lớn, cũng cần được xin Chúa khơi dậy ân huệ Thánh Thần mà chính chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Thêm Sức, tất cả những tâm tình đó chúng ta dâng lên Chúa trong Thánh Lễ này. Hiệp thông trong Thánh Lễ còn có sự hiện diện của Cha Chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ, Cha Phụ tá Giuse Phạm Sĩ Tùng, Cha Hạt Trưởng Hạt Tân Sơn Nhì, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt và Cộng đoàn Giáo xứ Tân Việt.
Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã nhấn mạnh xin Chúa khơi dậy ơn Chúa Thánh Thần để mọi người trở thành tấm gương cho lớp trẻ trong Giáo xứ, để tất cả cùng nhau xây dựng Hội Thánh mà cụ thể là xây dựng Giáo xứ thành một cộng đoàn thờ phượng Chúa, một cộng đoàn hiệp nhất và thương nhau, một cộng đoàn làm chứng cho Tin mừng của Chúa.
Sau bài giảng, Đức Cha đã lần lượt trao ban ấn tín Chúa Thánh Thần cho 105 Thiếu Nhi trong Giáo xứ. Và 44 em Tuyên Xưng Đức Tin và Rước Lễ Trọng Thể.
Sau Thánh Lễ, Ông Hội Đồng Mục Vụ, đại diện Giáo xứ cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Soeurs, Quý anh chị Giáo Lý Viên và kính dâng Đức Cha bó hoa tươi thắm với tấm lòng đơn sơ nhỏ bé của Cộng đoàn Giáo xứ Tân Việt.
Thánh Lễ kết thúc, các em Thiếu nhi lên Cung Thánh cùng chụp hình lưu niệm với Đức Cha và Quý Cha trong ngày ân sủng và bình an của Chúa Thánh Thần.
LM Trần Công Nghị nhận nhiệm sở mới: Quản Nhiệm giáo xứ St. Catherine ở Catalina
Kim Hương
17:43 06/07/2010
Tên đầy đủ của giáo xứ là St. Catherine of Alexandria Catholic Church. Từ bến tầu vào nhà xứ đi bộ mất chừng 7-10 phút. Đây là một xứ đạo nhỏ, toàn vùng Catalina chỉ có 5.500 người trong đó hơn gần 3/4 là người Công giáo, nhưng số người ghi danh với giáo xứ khoảng độ trên 1000 người. Cha Gioan là linh mục duy nhất ở đây có trách nhiệm phục vụ cho nhu cầu thiêng liêng của dân chúng vừa dân gốc Anglo vừa dân Spanish. Hơn một nửa số người là ghi danh là người da trắng và đa số thường họ có 2 nhà: một ở đây và nhà khác ở trong thành phố Los Angles, Long Beach hay Newport Beach, số còn lại là người gốc Mexicô và Nam Mỹ, hầu hết họ làm việc phục vụ các nhu cầu liên quan tới du lịch.
Hình ảnh giáo dân St. Catherine tiếp đón LM tân Quản Nhiệm
Giáo xứ St Catherine có thánh lễ mỗi ngày vào lúc 8 giờ sáng. Thánh Lễ chiều thứ Bảy vào lúc 5 giờ. Chúa Nhật có 2 lễ bằng Anh ngữ vào lúc 9 và 11 giờ sáng, và lễ chiều bằng tiếng Spanish vào lúc 6:30 chiều.
Cha Gioan Trần Công Nghị đến thay thế Cha chánh xứ cũ là Paul Siebenand đã phục vụ tới 17 năm liền ở đây và nay Ngài đã tới tuổi 75 đi hưu dưỡng.
Vào đầu năm 2010, khi TGP Los Angeles đưa ra một số danh sách các giáo xứ sẽ bổ nhiệm linh mục chánh xứ để cho các linh mục có cơ hội đề nghị chọn ưu tiên cho mình, Cha Gioan đã tới thăm giáo xứ St. Catherine. Thấy đây là một nơi lý tưởng: khí hậu biển mát mẻ, không khí trong lành, giáo dân không quá đông và thấy họ sống rất thân tình, các sinh hoạt mục vụ và tôn giáo không quá tải như giáo xứ cũ... và nhất là khi Cha Gioan đặt câu hỏi với Cha Paul Siebenand là "Trước khi Cha đi hưu, Cha có thể nói thực cảm tưởng Cha sống thời gian dài ở đây như thế nào?" Câu trả lời là: "Nếu không phải là nơi tuyệt vời thì tôi đã không thể sống ở đây tới 17 năm trời!". Thế là Cha Gioan đã ghi ngay giáo xứ St Catherine vào ưu tiên #1 và nộp cho Tổng giáo phận để Đức hông y quyết định. Tới tháng 3, 2010, Đức Hồng Y Los Angeles đã đồng ý và bổ nhiệm Cha Gioan được theo ý nguyện của mình.
Hôm 1.7.2010 cha Gioan tới nhận nhiệm sở mới và Cha Paul muốn ở lại thêm nấy ngày để có dịp giới thiệu người nối nghiệp thay thế của mình trước khi lên đường đi hưu dưỡng. Ngày Chúa Nhật 4.7.2010 cũng là ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, có rất đông người tới tham dự các thánh lễ và Cha Gioan đã chính thức ra mắt với giáo dân của mình. Sau các thánh lễ có tiệc trà chào mừng linh mục tân Quản nhiệm giáo xứ St Catherine.
Hình ảnh giáo xứ St Catherine, có Đức ông Đinh Đức Đạo bạn cùng lớp đã tới thăm ngay ngày đầu
Đảo Santa Catalina (Catalina tiếng Spanish chính là St. Cathrine) cách Long Beach của Los Angeles chừng 20 cây số, nếu đi bằng trực thăng mất 15 phút và đi tầu mất 1 tiếng đồng hồ. Hằng ngày có các chuyến tầu xuất phát đi ra Catalina từ San Pedro, Long Beach, Newport Beach và hai địa điểm khác ở Los Angeles, và cứ chừng 2 giờ từ mỗi địa điểm trên có chuyến đi và về Los Angeles-Avalon (Catalina). Vì Catalina là thành phố du lịch nên tất cả sinh hoạt kinh tế hầu như đều nhằm phục vụ ngành du lịch.
Ngoài dân du lịch từ các chuyến tầu du lịch đáp xuống hằng tuần thăm đảo, còn có chừng 2 triệu người đến thăm viếng hằng năm từ Nam Cali và khắp thế giới tới thăm và nghỉ mát tại Catalina. Phong cảnh tuyệt đẹp giống như một thành phố Âu châu, tựa như thành Nice ở Pháp thuộc Địa Trung Hải, nhưng bé nhỏ hơn nhiều, và khí hậu luôn thấp hơn ở Los Angeles chừng 5-10 độ.
Tuần trước, tại giáo xứ Our Lady of the Assumption Church ở Claremont, nơi Cha Gioan Trần Công Nghị đã phục vụ liên tục trong suốt 11 năm, giáo dân người Hoa Kỳ, người Mễ và Cộng đoàn Mân Côi Việt Nam đã hiệp dâng các thánh lễ tiễn chân Cha Gioan.
Hình ảnh CĐ Mân Côi tiễn chân Cha Gioan
Cha Gioan đã dâng thánh lễ từ giã Cộng đoàn Mân Côi vào tối thứ Bảy ngày 26.6.2010, sau đó Cộng đoàn tổ chức Tiệc Tiễn Chân và một chương trình Văn nghệ ấm cúng và thân tình, trong đó Cộng đoàn Mân Côi hồi tưởng lại hình ảnh và những câu truyện đáng ghi nhớ mà Cha Gioan đã ghi dấu ấn trên sinh hoạt và sự lớn lên của Cộng đoàn Mân Côi.
Cha con từ giã trong tâm tình mến yêu, an bình và cũng rất bịn rịn. Tuy nhiên như lời Cha cựu Quản nhiệm nói: "Linh mục nhận nhiệm vụ mới ở một giáo xứ mới không những chỉ giúp cho linh mục với những thách đố đổi mới, mà ngay cho giáo dân còn ở lại - nếu là một cộng đoàn lý tưởng thì cũng nên chia sẻ với anh em linh mục khác, và hơn thế sau nhiều năm tháng, cộng đoàn cũng cần có những canh tân mới hơn với cái nhìn mới hơn..."
Video: Vũ đoàn VietCatholic vũ phụng vụ trong Thánh lễ tiễn chân Cha Gioan
Trong tất cả các thánh lễ cuối tuần Chúa Nhật 26-27/6/2010 tại Giáo xứ Our Lady of the Assumption, Claremont, giáo dân cầu nguyện và chào từ giã Cha Gioan. Sau các thánh lễ có Tiệc Trà gặp gỡ và chào mừng Cha lên đường. Giáo xứ Assumption là xứ lớn có tới 5000 gia đình, trong đó chừng 3000 gia đình ghi danh. Và cuối tuần có tới 9 thánh lễ cho người Anglo, Sapnish và Việt Nam.
Hình ảnh giáo xứ Our Lady of the Assumption chào Cha Gioan thượng lộ bình an
Giáo xứ này thường có 3 linh mục được chỉ định phục vụ chính thức, nhưng thường còn có mời thêm được 1 hay 2 linh mục khác đang học tại trong 6 trường Đại học hay linh mục hưu dưỡng gần đó giúp thêm. Nhân viên làm việc trong văn phòng giáo xứ thường không dưới 15 người! (Chả bù cho nơi giáo xứ St. Catherine chỉ có một mình Cha Gioan và có 3 người làm việc bán thời gian!). Các linh mục và nhân viên làm việc trong giáo xứ đặc biệt đã xin Cha Gioan dâng một thánh lễ đặc biệt tiễn chân Cha và cầu nguyện trong sự hiệp thông qúi mến sau bao nhiêu năm phục vụ và tổ chức tiệc tiễn chân Cha Gioan lên đường. Có vài nhân viên đã chọc đùa rằng: "Chúc Cha lên đường nghỉ hè và hưu dưỡng dài hạn tại Vườn Địa Đàng của Los Angeles!" (Vì nếu so với những công tác Cha Gioan đã từng đảm nhiệm tại Claremont thì đây chính là cuộc đi dưỡng sức vậy).
Hình ảnh Staff giáo xứ The Assumption tiễn chân Cha Gioan
Cầu chúc Cha Gioan thành công và hạnh phúc trong sứ mệnh mới tại Catalina.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Trong Chiều Vàng
Nguyễn Bá Khanh
22:19 06/07/2010
VUI TRONG CHIỀU VÀNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Chiều vàng cõi một cõi tôi
Tự do là đấy vui đời hồn bay.
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền