Ngày 05-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôi là anh em của ai ?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:13 05/07/2016
Tôi là anh em của ai ?

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XV Năm – C

(Lc 10, 25-37)

Mở đầu đoạn Tin Mừng hôm nay là một thắc mắc do nhà thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?" (Lc 10,25). Biết ông ta là nhà thông luật nên Chúa Giêsu yêu cầu ông hãy tự tìm lời giải đáp. Ông đã tìm thầy và trả lời rất chính xác khi tóm lược hai Giới răn chính : "Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn, và thương mến anh em như chính mình" (Lc 10,27). Chúa khen ông trả lời đúng, nhưng để biện minh, ông hỏi thêm: "Nhưng ai là người anh em của tôi?" (Lc 10,29). Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để trả lời ông. "Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô…" khi đọc lên mọi người biết ngay: đó là dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu !

Quan niệm của người Do thái về người thân cận

"Ai là anh em của tôi ?" Trong Do thái Giáo thời bấy giờ có sự bàn cãi về người anh em của người Israel. Vì theo họ, phạm trù "người anh em" bao gồm tất cả những người đồng hương với mình và những người dân ngoại bí mật theo Do Thái giáo. Khi chọn nhân vật (một người Samaritanô đến giúp đỡ một người Do thái!) Chúa Giêsu muốn khẳng định rằng, phạm trù người anh em là phổ quát. Chân trời của nó là nhân loại chứ không phải gia đình, chủng tộc, hay tôn giáo. Người thù chúng ta cũng là một người anh em! Tin Mừng theo Thánh Gioan dẫn chứng những người Do thái trên thực tế không có tương quan tốt với những người Samaritanô (x. Ga 4,9).

Mọi người là anh em với nhau

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng tình yêu người thân cận không những phải phổ quát mà con phải cụ thể và tiên phong thực hiện. Người Samaritanô cư xử thế nào trong dụ ngôn? Nếu người Samaritanô chấp nhận nói với người bị hại đang nằm đó trong vũng máu rằng, kẻ vô phúc! Sao xảy ra như vậy? Hãy vui lên! Hay một điều tương tự, rồi tiếp tục lên đường, thì tất cả những sự kiện đó không phải là mỉa mai sao? Trái lại, ông đã làm một nghĩa cử cho người bị hại : "Ông ta lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông." (Lc 10,34-35). Cuối dụ ngôn Chúa Giêsu hỏi người thông luật : "Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó [thầy Lêvi, thầy tư tế, người Samaritanô] là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" (Lc 10,36)

Điều mới lạ trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu không phải là Chúa Giêsu đòi hỏi một tình yêu cụ thể, phổ quát. Nhưng mới lạ ở tại một cái gì khác, mà Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI : Chúa Giêsu đem đến một sự đảo ngược bất ngờ trong quan niệm truyền thống về người anh em. Người Samaritanô là anh em chứ không phải là người bị thương tích, như chúng ta vẫn quan niệm. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải đợi cho tới khi người anh em chúng ta xuất hiện trên đường đi của chúng ta, có lẽ là quá thê thảm. Chúng ta phải sẵn sàng nhận ra họ, gặp họ. Tất cả chúng ta được kêu gọi nên người anh em! Vấn đề của người thông luật bị đảo ngược. Từ một vấn đề trừu tượng và lý thuyết, trở thành một vấn đề cụ thể và sống động. Câu hỏi không phải là : "Ai là người anh em của tôi? " Nhưng "ở đây và bây giờ tôi có thể là anh em của ai? (x Chương 7 sách "Đức Giêsu thành Nagiarét").

Tôi là anh em của ai?

Giả thiết, nếu Chúa Giêsu đến với dân Israel hôm nay và một người thông luật lại hỏi Người, "Ai là người anh em của tôi? " Người sẽ thay đổi một chút bài dụ ngôn và thay vì người Samaritanô, Người sẽ đặt một người Palestin! Nếu một người Palestin hỏi Người cũng một câu hỏi, thì trong chỗ người Samaritanô chúng ta sẽ gặp một người Israel!

Chúng ta không áp dụng cho Trung Đông nữa. Nếu có ai trong chúng ta đang ngồi đây hỏi Chúa Giêsu : Ai là người anh em của con, thì Người sẽ trả lời sao? Chắc chắn Người sẽ nhắc chúng ta rằng người anh em chúng ta không những là người đồng hương Việt Nam máu đỏ da vàng với chúng ta, nhưng cũng là những kẻ ngoài cộng đồng chúng ta, không những là những người Kitô hữu mà còn những người Phật Giáo, không những là những người Công Giáo mà cũng là những người Tin Lành, không những là người cùng tín ngưỡng mà cả những người vô thần nữa. Nhưng Người sẽ nói thêm liền là điều này không phải là quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất không phải biết ai là người anh em của tôi nhưng là thấy ở đây và bây giờ tôi có thể là anh em của những ai, tôi có thể làm người Samaritanô nhân hậu cho ai.

Hôm nay, Chúa nói với chúng ta : "Hãy đi và làm y như vậy" (Lc 10,37), làm như người Samaritanô đã làm. Tất cả chúng ta phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaritanô nhân hậu bên cạnh những người chúng ta gặp và chân thành giúp đỡ, băng bó các vết thương thể xác và tinh thần cho họ, những vết thương lòng, nghèo đói, ốm đau, bệnh tật, cô đơn và chết chóc… Đừng ngồi đặt vấn đề: Ai là anh em tôi? Nhưng hãy đi và tỏ ra mình là anh em của mọi người. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Bệnh vô cảm
Lm. Anthony Trung Thành
18:23 05/07/2016
Suy niệm Chúa Nhật XV THƯỜNG NIÊN C

BỆNH VÔ CẢM

Thản nhiên nhìn tài xế cán xe lên người bé gái nhiều lần. Đó là tựa đề của một vụ việc xảy ra tại chợ Lao Bảo, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc từ năm 2011. Nhưng trong năm 2015 được nhiều tờ báo mạng Trung Quốc đăng lại, trong đó có tờ báo lớn như Chinadaily, nhằm cảnh báo về vấn nạn "vô cảm."

Theo camera giám sát tại khu chợ, một bé gái đang đi lang thang trong chợ, không may đã bị một chiếc xe tải đâm trúng. Khi biết bánh trước vừa đâm phải người, tài xế đã phanh lại nhưng chỉ vài giây sau, anh ta đã lại quyết định lái xe đi tiếp khiến em bé bị bánh xe sau cán tiếp lần thứ hai. Sau đó, chiếc ô tô khác đi tới lại tiếp tục chèn vào em mà không dừng lại. Rất nhiều xe đi qua đó, thậm chí có cả người đi bộ chứng kiến cảnh em bé đau đớn nhưng vẫn không mảy may để ý, không gọi xe cứu thương hoặc đến hỏi han em.

Rất lâu sau, một công nhân quét rác đi qua mới phát hiện em bé đang nằm trên đường. Bà đã kêu gọi người giúp đỡ nhưng không ai ra giúp. Vài phút sau, mẹ của cô bé xuất hiện và đưa cô bé đi cấp cứu.

Theo điều tra, cô bé tên là Nguyệt Nguyệt, 2 tuổi, sống cùng bố mẹ gần khu chợ. Trong lúc bố mẹ đi lấy hàng, em chạy đi chơi và xảy ra chuyện.

Do bị cán qua cán lại nhiều lần và không được cấp cứu kịp thời, bé Nguyệt Nguyệt bị chết não và khả năng sống rất thấp. Nếu có sống cũng sẽ là người thực vật suốt đời.

Ngay khi vụ viêc xảy ra, gia đình đã báo cho cảnh sát và nhờ họ điều tra tên tài xế “dã man kia”. Khi bắt được hung thủ, tên tài xế này cho hay: lúc đó anh ta đang nói chuyện với người yêu và cô ấy đòi chia tay. Do tâm lý không ổn định và đã không nhìn thấy bé ở trước đầu xe nên đã đâm vào cô bé. Sau đó, anh ta nghĩ rằng nếu bé chết anh ta chỉ phải bồi thường 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng), nhưng nếu em bé chỉ bị thương thì anh ta có thể sẽ tốn hàng trăm nghìn tệ. Chính vì vậy anh ta đã không cứu đứa bé mà lại cán thêm.

Vụ việc này đã gây lên một làn sóng phẫn nộ của người dân. Họ không chỉ lên án, chỉ trích sự dã man của hai tên tài xế đã đâm phải bé mà họ còn cảm thấy bức xúc với sự thờ ơ, vô tâm và thiếu tình người của những người xung quanh đó. (Nguồn: baogiaothong.vn)

Thật vậy, vô cảm là căn bệnh trầm kha của con người qua mọi thời đại. Trong xã hội chúng ta đang sống, dường như căn bệnh vô cảm lại trở nên trầm trọng hơn. Người ta thờ ơ, vô tâm trước những vấn đề của người khác. Người ta im lặng, làm ngơ trước những bất công của xã hội. Đáng sợ nhất khi căn bệnh vô cảm đang lây lan tới hết mọi người và mọi môi trường sống.

Vô cảm trong gia đình: khi vợ chồng không quan tâm đến nhau. Cha mẹ nhẫn tâm không cho con cái chào đời. Con cái cháu chắt bỏ rơi không chăm sóc ông bà cha mẹ. Người ta quên đi tình anh em ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, để rồi “Đèn nhà ai rạng nhà nấy.”

Vô cảm tại trường học, khi các tiêu cực xảy ra hằng ngày trong chính môi trường giáo dục: nạn chạy trường, chạy lớp, chạy điểm; thầy cô giáo chỉ lo dạy chữ, không quan tâm đến việc dạy đạo đức nhân bản cho học sinh; nhiều thầy cô dùng bạo lực để sửa lỗi học sinh; nhiều học sinh không còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”; nhiều trường hợp học sinh bị đánh hội đồng ngay chính nơi trường học mà thủ phạm chính là những bạn bè cùng trang lứa mà không một ai dám can ngăn.

Vô cảm có mặt trong các bệnh viện: khi các y, bác sĩ để mặc các bệnh nhân kêu gào đau đớn mà không quan tâm chăm sóc. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị chết oan vì chưa có phong bì lót tay cho bác sĩ. Nhiều bác sĩ làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu cả chuyên môn nên gây ra hậu quả khôn lường cho các bệnh nhân. Câu chuyện “Bé trai bị bác sĩ mổ nhầm tay trái để rút đinh ở tay phải” xảy ra tại bệnh viện 115 Nghệ An vừa qua là một bằng chứng. Việc các bác sĩ móc nối với các nhà thuốc khi kê đơn cho bệnh nhân để kiếm hoa hồng chứ không nghĩ đến những loại thuốc đó có hiệu quá tốt nhất cho các bệnh nhân của mình, đó cũng là một vấn đề đáng báo động.

Những tháng gần đây chúng ta chứng kiến sự vô cảm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề cá chết hàng loạt ở Miền Trung. Đặc biệt, khi biết thủ phạm chính gây nên thảm hoạ môi trường là công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh, nhưng chính phủ vẫn tiếp tục cho nó hoạt động và chỉ nhận một số tiền rẻ mạt so với hậu quả vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài. Họ vô cảm không nghĩ đến tình cảnh của người dân bị hại trong hiện tại và cả trong tương lai. Sự vô cảm của họ có thể giết chết không những ngư dân Miền Trung mà cả dân tộc Việt Nam chúng ta.

Sự vô cảm còn lan tràn trong các lĩnh vực khác của xã hội chúng ta đang sống: nhiệm vụ của công an, quân đội là bảo vệ bình an cho người dân nhưng họ lại đàn áp dân một cách vô tội vạ; khi những người đứng ra bênh vực cho công lý và lẽ phải lại bị bắt bớ đánh đập, tù tội; nhiều người vì muốn an thân nên khi thấy kẻ cắp móc túi người khác mà không dám lên tiếng; người ta im lặng trước sự ác, không mủi lòng trước những đau khổ của anh chị em mình; khi người ta thấy tai nạn xảy ra trên đường đi mà không sẵn sàng giúp đỡ…

Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy sự thờ ơ, vô cảm của một tư tế và trợ tế đối với một người bị nạn. Tư tế và trợ tế là những người có thế giá trong dân, là những người có vai trò trong đạo Do Thái lúc bấy giờ. Họ thuộc lòng những khoản luật của đạo Do Thái, nhất là luật mến Chúa yêu người, nhưng họ không thực hành những điều luật đó. Nói cách khác, họ thờ ơ, vô cảm trước nhu cầu của anh chị em đồng loại.

Vô cảm có thể là một tội. Tội dửng dưng trước nhu cầu của anh em. Chúa Giêsu đã đề cập tới tội vô cảm này trong dụ ngôn nhà phú hộ và ông Lazarô (x. Lc 16, 19-21). Nhà phú hộ mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông Lazarô thì nghèo khó, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Điều đáng nói là số phận đời sau của nhà phú hộ : ông phải sa hoả ngục. Ông sa hoả ngục không phải vì ông giàu có, nhưng vì ông vô cảm trước sự đói khổ của người nghèo đói Lazarô.

Để tránh khỏi bệnh vô cảm, tội dửng dưng, chúng ta bắt chước gương của người Samaria nhân hậu. Mặc dầu ông không phải là người Do Thái, người bị nạn không liên hệ gì đến ông, nhưng ông nhạy cảm trước nhu cầu của người khác. Sự nhảy cảm đó được thể hiện không chỉ qua cách : “Trông thấy và động lòng thương,” mà còn thể hiện qua việc ông: “Xắn tay áo để thoa dịu những đau khổ của người bị hại.” Tin mừng kể lại rằng: “Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc”(x. Lc 10,35).

Ông không dừng lại ở đó, sự quan tâm của ông còn đi xa hơn khi ông trả tiền bạc cho chủ quán thay cho người bị hại và hứa sẽ quay lại thanh toán những gì còn lại. Sự quan tâm chăm sóc của người Samaria đối với người bị hại là mẫu gương cho con người qua mọi thời đại, nhất là đối với mỗi người kitô hữu chúng ta. Chính Chúa Giêsu cũng nói với người thông luật rằng : “Ông hãy đi và cũng hay làm như vậy” (Lc 10,37).

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải nhạy cảm trước những nhu cầu của anh chị em mình, không phải chỉ bằng lý thuyết mà cần phải ra tay hành động. Bởi vì : “Lòng thương xót nếu không có việc làm thì tự nó sẽ chết” (ĐGH Phanxicô). Những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô sau đây đáng chúng ta suy nghĩ, Ngài nói : “Ai đã cảm nghiệm trong cuộc sống của mình lòng thương xót của Chúa Cha thì không thể không nhạy cảm trước những nhu cầu của anh chị em mình...Những công việc từ bi thương xót không phải là những đề tài lý thuyết, nhưng là những chứng tá cụ thể, đòi chúng ta phải xắn tay áo lên để thoa dịu những đau khổ của nhân loại”(Bài huấn dụ 30/06/2016).

Lạy Chúa Giêsu, xin chữa chúng con khỏi căn bệnh vô cảm, để chúng con luôn biết nhạy cảm trước những nhu cầu của anh chị em mình. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 05/07/2016
67. LẤY THƠ TẾ RƯỢU.
Có một thi nhân tên là Đảo vào một đêm giao thừa năm nọ, lấy tập thơ vừa hoàn thành trong năm, cúng tế trước thịt và rượu, nói:
- “Thơ là công lao tinh thần của tôi, cho rượu thịt là để thêm vào cho đủ.”
(Vân Tiên tạp ký)

Suy tư 67:
Người Việt Nam ta thường có câu nói: lễ lạt !
Lễ lạt theo đại từ điển Việt Nam giải thích là: “Các cuộc lễ hoặc các thứ lễ vật nói chung; của biếu xén, đút lót”.
Biếu nhau vài trái xoài đầu mùa để ăn chơi để thắt chặt thêm tình hàng xóm bạn bè, đó không phải là lễ lạt, mà là một biểu hiện tình cảm chân chất của người nhà quê Việt Nam, nhưng nó sẽ trở thành lễ lạt khi đem xoài hảo hạng đi cậy nhờ người hàng xóm là hiệu trưởng của con mình; đi nước ngoài về đem quà biếu tặng cho cha sở làm kỷ niệm, đó không phải là lễ lạt, nhưng là biểu hiện tình cảm chan hòa cha con trong giáo xứ, và nó sẽ trở thành lễ lạt khi đem quà đến tạ ơn cha sở đã làm phép hôn phối cho con trai của mình bị rối...
Trong mỗi thánh lễ trọng, lễ Chúa Nhật hay một thánh lễ đặc biệt tùy nhu cầu nào đó đều có giáo dân dâng lễ vật: bánh miến, rượu, hoa quả, nến, tiền.v.v... đó là lễ vật mà con người dâng lên Thiên Chúa để bày tỏ tấm lòng thánh kính và biết ơn. Nhưng lễ vật mà Thiên Chúa thích nhất nơi con người chính là tấm lòng thống hối ăn năn. Lễ vật lớn nhưng tấm lòng thì nhỏ chút xíu (bởi kiêu căng ích kỷ ghét ghen) thì Thiên Chúa không nhận, như đã không nhận lễ tế của Ca in; lễ vật nhỏ nhưng tấm lòng thì quảng đại, đối với Thiên Chúa đấy là món quà giá trị nhất mà chúng ta dâng kính Ngài, Ngài rất ưu ái nó.
Đừng đem lễ vật đến trước mặt cha sở và nói: “Ngày mai là lễ giỗ của ba con, đây là một triệu đồng, nếu có ai đã xin lễ ngài mai, xin cha dời lễ ấy của họ qua ngày khác giùm con !” Đừng làm khó cha sở của mình, nhưng hãy nói với cha sở: “Ngày mai là lễ giỗ của ba con, nếu có ai đã xin lễ ngày mai, thì xin cha định cho con ngày khác, ngày mai con sẽ cầu nguyện sốt sắng cho linh hồn ba con cũng được”..Thiên Chúa thích những tâm hồn yêu Ngài cách thành thật, bởi vì lễ lạt của tâm hồn thì lúc nào cũng đáng giá và quý báu hơn của lễ vật chất.
Tình yêu Thiên Chúa là như thế đó, nó khác xa với tình cảm của con người.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 05/07/2016

20. Nghèo khó là giảm bớt lo nghĩ của thế gian, không vì cuộc sống mà buồn phiền, siêu thoát không mệt mỏi, hết lòng tuân theo quy định của giới luật, biết bổn phận của mình.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khuyến khích chiến dịch hòa bình cho Siria
Lm. Trần Đức Anh OP
08:36 05/07/2016
VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích chiến dịch của Caritas cho hòa bình tại Siria đồng thời lên án sự tài trợ võ khí nuôi chiến tranh tại đây.

Trong sứ điệp Video phổ biến hôm 5-7-2016, ĐTC bày tỏ đau buồn vì chiến tranh tại Siria nay đã bước sang năm thứ 5. ”Đó là một tình trạng đau khổ khôn tả, nạn nhân là những người dân Siria phải sống dưới bom đạn hoặc tìm đường trốn chạy ra nước ngoài: bỏ lại nhà cửa và mọi sự..” ĐTC nói: ”Tôi cũng nghĩ đến các cộng đoàn Kitô mà tôi hoàn toàn hỗ trợ vì những kỳ thị mà họ đang phải chịu”.

”Tôi muốn ngỏ lời với tất cả các tín hữu và những người, cùng với Caritas, đang dấn thân trong việc xây dựng một xã hội công chính hơn. Trong khi dân chúng chịu đau khổ, thì số lượng tiền bạc không thể tưởng tượng nổi được chi phí cho việc cung cấp võ khí cho những người đang đánh nhau. Và một số nước cung cấp các võ khí ấy, cũng thuộc vào số những nước nói về hòa bình. Làm sao ta có thể tin những người tay phải thì vuốt ve bạn, còn tay trái thì đánh bạn”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi khuyến khích tất cả mọi người, người lớn và người trẻ, hãy hăng hãi sống Năm Lòng Thương Xót này để khắc phục sự dửng dưng lãnh đạo và mạnh mẽ tuyên bố rằng hòa bình ở Siria là điều có thể!”

”Tôi mời gọi cầu nguyện cho hòa bình ở Siria và cho nhân dân nước này nhân dịp những buổi canh thức cầu nguyện, các sáng kiến gây ý thức nơi các nhóm, trong các giáo xứ và các cộng đoàn, để phổ biến một sứ điệp hòa bình, hiệp nhất và hy vọng”.

”Kèm theo lời cầu nguyện là những hoạt động cho hòa bình - ĐTC nói - Tôi mời gọi anh chị em hãy ngỏ lời với những người can dự vào các cuộc hòa đàm để họ coi trọng các hiệp định và dấn thân làm sao để các đồ cứu trợ nhân đạo được đưa tới cho các nạn nhân một cách dễ dàng.

”Tất cả phải nhìn nhận rằng không có một giải pháp quân sự cho Siria, nhưng chỉ có một giải pháp chính trị. Vì thế cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ các cuộc hòa đàm, tiến tới việc thiết lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta hãy liên kết mọi nỗ lực, trên mọi cấp độ, để hòa bình trở thanh điều có thể trên đất nước Siria yêu quí. Đây sẽ là một ví dụ hùng hồn về lòng thương xót và tình yêu được sống thực sể mưu ích cho toàn thể cộng đồng quốc tế” (SD 5-7-2016)
 
Làm thế nào để hiểu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ‘xin lỗi’ đối với giới đồng tính.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:50 05/07/2016
Làm thế nào để hiểu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ‘xin lỗi’ đối với giới đồng tính.

Vatican City, June 30,2016(CNA).- Ngay khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày Chúa Nhật nói đến việc xin lỗi những người đồng tính mà họ cảm thấy bị Giáo Hội loại bỏ thì đã nổ ra một cuộc tranh luận như đã từng xảy ra là làm thế nào để hiểu những lời của Đức Giáo Hoàng.

Cuộc tranh luận bùng lên sau khi Đức Giáo Hoàng trả lời một câu hỏi về một đề nghị mới đây của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính vì đã coi họ như “ những người bên lề”.

Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực ra không xin lỗi cộng đồng người đồng tính, lời tuyên bố của ngài về ý tưởng này đã nổ ra, phần vì đã có nhiều lời tuyên bố công khai về lối sống đồng tính, về những sai lạc đối với họ qua lời dạy của Giáo Hội

Mặt khác, sự thừa nhận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một lời xin lỗi có thể là khởi đầu cho một cái gì đó mà nhiều người trong giới đồng tính chờ đợi muốn nghe, nhiều người cho là đúng như vậy.

Lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng cũng kéo theo sự chú ý của những người đã phê bình các Giám Mục Hoa kỳ, trong cảnh tang thương của việc nổ súng ở Orlando mới đây tại một câu lạc bộ đồng tính, đã không rõ ràng thể hiện sự đoàn kết với giới đồng tính vì danh xưng của họ.

Vậy lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải hiểu thế nào cho đúng?

Khó mà lập luận rằng Đức Giáo Hoàng đã phê bình phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ đối với vụ nổ súng ở Orlando, bởi lời của ngài rất sát với lời của các Giám Mục. Đức Giáo Hoàng đã không đề cập đến phản ứng của ngài về cuộc nổ súng đó, nhưng thực ra ngài đã phản ứng thông thường như những vụ thảm họa khác bằng lời cầu nguyện, bằng chia sẻ nỗi đau mất mát của cuộc sống con người.

Hơn thế nữa, Đức Giáo Hoàng đã không nói bất cứ ai thực hiện việc xin lỗi. Và ngài cũng không chỉ giới hạn mục tiêu của mình vào giới đồng tính. Rõ ràng là ngài đã có một đề nghị bao quát hơn rằng Giáo Hội “ không chỉ xin sự tha thứ của những người đồng tính bị xúc phạm” mà còn xin tha thứ của tất cả mọi người “rất có thể chúng ta đã xúc phạm và những người chúng ta đã không xúc phạm,” gồm cả những người nghèo, những phụ nữ và những trẻ em bị bóc lột.

Ngài trích dẫn giáo lý, nói rằng những người đồng tính “ không bị phân biệt đối xử (nhưng) phải được tôn trọng và đồng hành trong mục vụ.”

Dựa vào Kinh Thánh, sách Giáo lý dạy rằng ” truyền thống luôn cho rằng ‘”những hành vi đồng tính là sự rối loạn bản chất “ và “ những hành vi đồng tính đi ngược lại luật tự nhiên. Quan hệ tình dục trong đồng tính không là quà tặng của sự sống. Nó không tiến hành từ một tình yêu chân thật và tính dục tự nhiên. Trong bất cứ trường hợp nào thì những hành vi tính dục đồng tính đều không thể chấp nhận.”

Tuy nhiên, khi nói về những người đồng tính, giáo lý thừa nhận rằng những người đồng tính đối diện với “ một thử thách” vì khuynh hướng tình dục của họ, và họ “ phải được chấp nhận với sự tôn trọng, yêu thương và rất tế nhị. Mọi dấu hiệu của việc phân biệt đối xử đối với họ cần phải tránh.”

Như vậy thì những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về đời sống của người đồng tính không có gì là rêu rao xấu, nhưng rõ ràng là một tiếng vang lời dạy của Giáo Hội và tỏ ra sự quan tâm mục vụ thực sự tới một nhóm mà họ thường xuyên phải đối mặt với sự thù nghịch, đôi khi từ trong Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, khi là Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức tin, đã nói lên nhưng suy nghĩ tương tự của ngài trong thư gởi cho các giám mục vào năm 1986 về việc chăm sóc mục vụ cho người đồng tính, nhấn mạnh rằng “Quả là tồi tệ khi những người đồng tính đã và đang là đối tượng bị bạo hành trong lời nói và trong hành động.” Việc đối xử như thế “đáng bị lên án bởi các vị mục tử dù nó xảy ra bất cứ ở đâu.”

Như vậy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên nói về việc cần phải tôn trọng những người đồng tính, có lẽ ngài nói mạnh hơn để chắc chắn rằng lời của ngài đi đến từng cá nhân và toàn thế giới.

Chấp nhận của Đức Giáo Hoàng về một lời xin lỗi đến với giới đồng tính có thể được coi như là một sự tiếp nối tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Một trong các đề tài được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 và 2015 tại Roma là làm thế nào Giáo Hội có thể chấp nhận một ngôn ngữ mới trong việc truyền đạt lời dạy của mình trong xã hội hiện đại, nhất là những đề tài như là phá thai, trợ tử, đồng tính và những cặp Công Giáo ly dị và tái hôn.

Trong lời phát biểu của Đức Hồng Y Timothy Dolan, New York, ngày 8 tháng 10 năm 2014 ở Roma rằng chấp nhận một ngôn ngữ mới không chỉ là “một vấn đề không thể thay đổi về niềm xác tín của Giáo Hội, nhưng ước vọng cháy bỏng của chúng ta là tìm ra một ngôn ngữ có thể trình bày hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn, rành mạch hơn.”

Phrases such as “natural law,” “intrinsically disordered,” and living “in a perpetual state of sin,” which are used in the Catechism to describe various irregular situations, were mentioned by synod fathers as expressions up for re-consideration.

Các cụm từ như “ luật tự nhiên, “rối loạn bản chất” và sống “ trong tình trạng tội lỗi” đang được dùng trong sách giáo lý để mô tả những hoàn cảnh bất thường khác nhau, đã được các vị tại Thượng Hội Đồng Giám Mục đề nghị cần xem xét lại.

Những cụm từ như thế có thể diễn đạt rõ ràng vị trí của Giáo Hội, vấn đế đặt ra là những cụm từ ấy hoặc là khó hiểu đối với công chúng, hoặc là giọng điệu mang tính phán xét đạo đức chứ không phải là lời mời gọi tham gia vào cộng đồng dân Chúa.

Nhìn qua lăng kính này, sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một lời xin lỗi vì những sai xót đã gây nên cho những người đồng tính không phải là sự xuống nước lời dạy của Giáo Hội. Thay vào đó, nó có thể được hiểu chính xác hơn là ước muốn của ngài nhằm thay đổi cái nhìn của Giáo Hội về mục đích của cuộc đối thoại.

Sự thay đổi không phải là vấn đề của tín lý, nhưng xem xét và chữa trị cho con người, gặp gỡ họ với một giáo lý không thay đổi theo cách cảm thông hơn và mở rộng tay chào đón hơn.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như muốn chúng ta cố gắng hơn để nhận ra người đồng tính không phải chủ yếu là vì khuynh hướng những “rối loạn bản chất “, nhưng là những người anh chị em đang gặp khó khăn cần đến vòng tay chào đón, tôn trọng và đồng hành để cuối cùng họ hiểu ra và chấp nhận sự thật.

Một yếu tố căn bản khác để hiểu ý nghĩa lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được tìm thấy trong những ngày ngài còn là Hồng Y ở Buenos Aires. Năm 2010, khi ấy ngài là Hồng Y Bergoglio đã viết rằng một dự luật cho phép hôn nhân đồng tính và nhận con nuôi sẽ “ gây tổn thương trầm trọng cho gia đình.”

Trong thư ngài viết “Điểm then chốt ở đây là bản sắc và sự sống còn của gia đình, vấn đề là đời sống của rất nhiều trẻ em sẽ bị phân biệt đối xứ trước tiên, bị tước quyền được lớn lên làm người theo cách mà Thiên Chúa đã muốn ban cho là có một người cha và một người mẹ. Là bác bỏ hoàn toàn lề luật của Thiên Chúa đã được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta.”

Trong khi rất rõ ràng trong việc đề cao lời dạy của Giáo Hội, Đức Hồng Y cũng hỗ trợ việc hợp thức hóa việc kết hợp dân sự đồng tính, một động tác mà những người thân cận với ngài mô tả như là một sách lược để bảo vệ cho hôn nhân.

Những gì được nhìn thấy ở Argentina, cũng như tình hình hiện nay với các phát biểu về giới đồng tính, là một lập trường bảo vệ tín lý của Giáo Hội mà không sợ đối thoại hay gặp gỡ, làm lay động mọi thứ và “ làm rối tung cả lên” như Đức Giáo Hoàng đã chỉ thị cho giới trẻ Argentina làm cách đây ba năm.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Thailande - Sulak Sivaraksa: «Assumption College, le bouddhisme et moi»
Eglises d'Asie
12:44 05/07/2016
Ancien élève de l’Assumption College, Sulak Sivaraksa est peut-être l’intellectuel thaïlandais le plus influent de son temps, et certainement le plus connu à l’étranger. Il fonde dans les années 1960 la revue Social Science Review, lieu d’expression du mouvement démocratique, instrument de libération intellectuelle non seulement vis-à-vis de la dictature militaire mais aussi des vues et concepts imposés par les Occidentaux sur la société thaïe. Fervent partisan d’un bouddhisme militant, il a fondé avec le dalaï-lama, un ami de longue date, le Réseau international des bouddhistes engagés (International Network of Engaged Buddhists), qui vise à offrir des réponses bouddhistes aux problèmes de société. Il est régulièrement invité par les universités les plus prestigieuses d’à travers le monde pour y expliquer les thèses et pratiques du bouddhisme engagé.

A 83 ans, après plusieurs arrestations pour lèse-majesté, trouble à l’ordre public et deux séjours en exil sous les dictatures militaires, Sulak Sivaraksa a répondu aux questions de Carol Isoux, journaliste française basée dans la capitale thaïe, pour une interview publiée dans le n° 260, daté de juin 2016, du mensuel francophone Gavroche, qui consacre un numéro spécial à « La grande histoire des chrétiens de Thaïlande ». Il a reçu la journaliste française dans sa maison en bois de teck sise dans le quartier de Bangrak, non loin du collège de l’Assomption, à Bangkok.

Vous avez grandi dans cette maison?

Oui, enfin, on l’a quittée pendant la deuxième guerre mondiale (NDLR : l’école était aussi fermée, et transférée à Sriracha). Mais sinon oui, ma famille occupe cette maison depuis 120 ans. Elle m’appartient. J’allais à pied à l’Assomption, parfois avec un ami, un frère, ou un professeur pour m’accompagner.

Vous y êtes vous fait des amis célèbres ?

Certains sont devenus célèbres, comme l’artiste Uab Sanasen, d’autres sont de parfaits inconnus. Sur une promotion de 150 élèves nous sommes seulement une dizaine à être en vie aujourd’hui. J’ai affiché dans mon salon un portrait de Puey Ungphakorn, l’ancien élève dont j’ai écrit qu’il était peut-être la meilleure inspiration pour les élèves d’aujourd’hui, non seulement pour son travail à la tête de la Banque de Thaïlande, en faveur du développement, mais surtout parce qu’il a osé s’opposer à l’armée, au détriment de son avancement personnel.

Est-ce qu’à l’époque, l’Assumption College était encore une véritable école catholique?

Nous devions tout de même réciter l’Ave Maria tous les matins, en thaï pour les petits à l’école primaire, en anglais pour les collégiens. Il y a avait une croix dans chaque salle de classe, au-dessus de la porte. Une fois par semaine, ceux qui le souhaitaient allaient au catéchisme. Les autres, dont moi-même, suivaient un cours d’éthique, ce qui revenait à peu près au même car c’était de l’éthique chrétienne, comme les Dix commandements, etc.

Cela vous posait-il un problème, en tant que bouddhiste?

Non, nous les bouddhistes ça ne nous pose pas de problème, nous ne rejetons aucune doctrine, à condition qu’elle nous aide à devenir des personnes meilleures. On étudiait à partir d’un livre qui s’appelle Man’s Great Concern (NDLR : Man’s great concern: the management of life (1920) d’Ernest Reginald Hull et John J.Wayne). C’est un bon livre, un peu vieille école, certes, mais très bon.

Pourquoi vos parents avaient choisi cette école pour vous ?

Mon père lui-même était un ancien élève de l’école, il travaillait pour le monopole des Tabacs anglo-américains ; je viens d’une famille sino-thaïe de commerçants. Il pensait que c’était une bonne façon d’apprendre l’anglais. De plus, l’école était et est toujours célèbre pour la discipline qu’elle inculque à ses élèves. C’était très strict, comparé à l’éducation des enfants dans la culture thaïlandaise. Les professeurs étaient très durs, souvent injustes. Parfois on recevait des coups. Si on arrivait avec cinq minutes de retard, on devait rester au moins une heure après les cours, pour apprendre un texte par cœur, et on devait rester jusqu’à pouvoir le réciter.

Pensez-vous que le système était trop strict ?

Il l’était parfois, mais je tiens tout de même à dire que je trouve ces Frères admirables : ils étaient très dévoués et s’appliquaient également à eux-mêmes cette discipline rigoureuse. Le frère Hilaire était quelqu’un de particulièrement remarquable, d’une érudition et d’une intelligence rares. Au début il m’avait pris en grippe, et puis on est devenus très proches.

C’est l’une des rares écoles en Thaïlande où il n’y a – presque – pas de portrait du roi... Pourquoi la monarchie a toujours eu de si bons rapports avec les écoles catholiques et les a encouragées ?

Oh mais parce que les Frères étaient eux-mêmes des monarchistes convaincus, des conservateurs invétérés ! C’est bien simple, dans nos cours d’histoire on apprenait la Création du monde en sept jours, et puis il semble que le monde se soit arrêté à Louis XVI, voire à Louis XIV ! Frère Hilaire avait coutume de me dire que les penseurs républicains comme Rousseau et Voltaire, étaient allés directement en enfer! Ce n’est que bien plus tard que je les ai lus.

Est-ce toujours l’école des élites thaïlandaises ?

Je crois qu’on parle d’un temps désormais révolu. L’école vit sur sa réputation mais elle n’est plus la référence qu’elle était il y a encore quelques dizaines d’années. A présent ceux qui veulent vraiment une éducation d’excellence pour leurs enfants les envoient à l’étranger ou dans les écoles internationales. Il y a de meilleures écoles, même en Thaïlande, l’Assumption College est un peu à la traîne. Les professeurs thaïlandais ne sont pas très bien payés, ce n’est pas possible d’offrir une éducation de haute qualité dans ces conditions.

Mais les élèves qui sortent du programme anglais ont tout de même un niveau d’anglais supérieur à la moyenne ?

De mon temps tout était en anglais, pour tout le monde, même les mathématiques, alors tout le monde sortait avec un excellent niveau d’anglais. On étudiait le thaï une heure par semaine seulement, les professeurs considéraient sûrement qu’à la maison nous parlions thaï et qu’il n’y avait donc pas besoin de l’enseigner. Même entre nous nous étions censés parler anglais : si on se faisait attraper en train de parler thaï, on devait payer une amende. Aujourd’hui ce n’est plus le cas, le ministère de l’éducation ne permet plus ce genre de choses, un bon enseignement du thaï est obligatoire partout.

On dit que cela reste une excellente école pour tous ceux qui veulent entrer dans les affaires, ne serait-ce que pour les relations qu’on s’y fait…

Aujourd’hui le collège de l’Assomption est, comme toutes les écoles, uniquement tourné vers le consumérisme. Regardez un peu les activités de l’association des anciens élèves. Ils se rencontrent, font des repas entre hommes d’affaires, des fêtes, et des tas de dîners de charité où ils récoltent de l’argent, des sommes astronomiques. Je n’y vais jamais.

Que reprochez-vous au système d’éducation thaïlandais ?

Justement le fait d’être uniquement tourné vers le capitalisme et le consumérisme. L’éducation occidentale aussi est dans l’impasse. Elle est trop abstraite, tournée vers la pure connaissance : « Cogito ergo sum » (je pense donc je suis) mais c’est totalement faux ! Je pense que l’éducation doit aussi remplir un rôle spirituel, nous aider à travailler pour le bien de tous les êtres vivants. C’est pour cette raison que j’ai lancé depuis quinze ans un mouvement en faveur d’une autre forme d’éducation, en partenariat avec des communautés bouddhistes alternatives. Il s’agit notamment d’aller vivre quelque temps parmi les communautés pauvres afin de comprendre leurs problèmes et leurs besoins.

Quelles valeurs sont communes au bouddhisme et au christianisme?

L’amour bien sûr, il me semble que c’est la même chose dans toutes les religions. Jésus Christ est mort pour l’humanité par amour pour elle. Dans le bouddhisme, nous appelons ce sentiment « metta », (NDLR : souvent traduit par « loving kindness » en anglais, parfois par « amour bienveillant » en français, avec un sens très amoindri) Je pense que c’est la même chose. De plus, le christianisme se place du côté des opprimés.

Justement, le bouddhisme, qui se déclare moins ouvertement du côté des opprimés, qui prône l’acceptation, ne favorise-t-il pas l’immobilisme social par rapport au christianisme?

Non, c’est une mauvaise lecture du bouddhisme. L’enseignement essentiel du bouddhisme est que nous avons tous le pouvoir du Bouddha en nous. Ou, pour les chrétiens, que Dieu est en chacun de nous. Il doit nous aider à transformer la société de façon positive. A cause de lectures erronées du bouddhisme, certaines pratiques peuvent favoriser l’immobilisme, c’est vrai.

Prenez par exemple la méditation. Si vous méditez pour vous sentir bien, complètement en paix et heureux avec vous-même, alors vous oubliez une partie essentielle du bouddhisme : la souffrance. Il faut d’abord voir cette souffrance du monde, la comprendre, avant de pouvoir s’en détacher. C’est le premier enseignement bouddhiste.

Pour cela nous devons d’abord comprendre les structures de la violence sociale, de l’oppression. Et les changer de façon non violente, c’est important. En cela, je m’oppose à la doctrine communiste.

(Source: Eglises d'Asie, le 5 juillet 2016)
 
Thailande - Assumption Bangrak: un vecteur d’influence de l’Eglise au sein des élites thaïlandaises
Eglises d'Asie
12:55 05/07/2016
Qu’ont en commun quatre anciens Premiers ministres, quinze membres du Conseil royal, le vice-président de la multinationale CP Food, l’ex-président des magasins Central et les directeurs des banques Kasikorn, Bangkok Bank, Siam Commercial Bank, et Bank of Ayutthaya ? Ils sortent tous de la même école: le très catholique collège et lycée « Assumption College », dans le quartier de Bangrak, pouponnière des hommes de pouvoir


thaïlandais depuis plus d’un siècle. Hommes d’Etat, banquiers, entrepreneurs, mais aussi artistes, académiciens et même moines célèbres... la liste est longue et les domaines variés. Une autre caractéristique commune: ils sont tous au sommet de leur discipline.

En Thaïlande, royaume où les chrétiens représentent moins de 1 % des 67 millions d’habitants, les Eglises chrétiennes, l’Eglise catholique en particulier, participent pour une bonne part à l’éducation des enfants du pays. Le reportage publié ci-dessous est l’occasion de découvrir une des institutions éducatives les plus connues de Bangkok, fondée en 1877 par un Père des Missions Etrangères de Paris. Rédigé par Carol Isoux, journaliste française basée dans la capitale thaïe, il a été publié dans le n° 260, daté de juin 2016, du mensuel francophone Gavroche, qui consacre un numéro spécial à « La grande histoire des chrétiens de Thaïlande ».

Reportage dans les couloirs de la vénérable institution.

Personne n’échappe à son regard sévère. Quand on entre dans la cour du collège, le Père fondateur Emile Auguste Colombet, chapeau rond sous le bras, petites lunettes cerclées et barbe que ne renieraient pas les fashion-victimes contemporaines, nous accueille du haut de son piédestal dans la cour de la célèbre institution.

Des centaines de gamins, des garçons de 11 à 17 ans, courent un peu partout, jouent au foot ou au takraw – un jeu entre le foot et le volley-ball, avec une balle plus petite et plus dure –, traînent par petits groupes sur les marches ou à l’ombre des imposants piliers des bâtiments.

Un établissement catholique… en apparence

On ne peut pas s’y tromper: nous sommes bien dans un établissement catholique. Une Vierge Marie en marbre blanc brille au fond de la cour, les bras levés vers le ciel. A ses pieds, des couronnes de fleurs fraîches à la mode bouddhiste, changées tous les jours. A chaque détour de couloir, chaque sortie d’ascenseur, une Vierge Marie, une sainte Thérèse de Lisieux ou Sacré-Cœur de Jésus surgit. Des mantras chrétiens, à la gloire de l’étude et de la générosité sont aussi affichés partout: « On se définit plus par ce que l’on donne que par ce que l’on prend », « Personne n’est pauvre au point de n’avoir rien à donner », ou encore l’omniprésent « Labor Omnia vincit », le travail conquiert tout, motto de l’établissement depuis sa fondation et de toutes les écoles rattachées à l’ordre de Saint-Gabriel dans le monde (1).

Pas de doute donc, l’imagerie catholique est omniprésente. Mais les élèves, eux, sont-ils vraiment imprégnés de la foi catholique ? « Voyons… je me rappelle qu’une fois par an, vers le mois de décembre, il y avait un concours pour décorer la crèche… et aussi qu’on chantait Douce nuit, Sainte nuit… à part ça je ne me souviens pas avoir reçu d’enseignement catholique », témoigne Art Viranut, trentenaire dans la production cinématographique. Si l’école n’a jamais imposé de catéchisme obligatoire, les étudiants devaient assister à des cours d’éthique inspirés des valeurs chrétiennes jusque dans les années 1970.

Les rares représentants des familles chrétiennes – un peu plus néanmoins que dans la société thaïe, moins de 2 à 3 % des élèves – ont la possibilité d’aller à la messe dans l’imposante cathédrale de l’Assomption qui donne directement dans la cour de l’école. Les messes ont lieu le vendredi pour permettre aux musulmans – 1 à 2 % des élèves – d’aller à la mosquée à deux rues de là. Quant aux bouddhistes, l’écrasante majorité des étudiants, ils reçoivent chaque premier vendredi du mois la visite des moines des très chics temples de Yannawa (juste à côté, sur Charoen Krung), et du Wat Suan Phluu (plus éloigné, sur Sathorn), qui viennent prêcher et recevoir des offrandes. Pour l’équipe dirigeante, il s’agit de garder la spiritualité de l’école vivante, quelle que soit la religion. « C’est surtout une façon pour l’école de montrer qu’elle a de bonnes relations avec tel ou tel moine très en vue », estime Art. Les parents d’élèves financent la venue des moines et les cérémonies.

De l’école pour gamins des rues à l’usine à ministres

Les portraits de certains de leurs plus illustres prédécesseurs sont affichés sur les murs des salles de classe: Puey Ungphakorn, économiste de renom, ancien directeur de la banque centrale de Thaïlande, célèbre pour prises de position contre la dictature militaire, Phraya Anuman Rajadhon, dont les travaux anthropologiques et linguistiques rassemblent l’essentiel du folklore thaïlandais, mais aussi Bandit Kantabut, fondateur des statistiques thaïlandaises, Seni Pramoj, ancien Premier ministre dans les années 1970, ainsi qu’ une myriade d’hommes politiques, d’hommes d’affaires, de chefs de la police, d’artistes de premier plan. La liste est impressionnante; mais comment une modeste école, fondée à l’origine pour éduquer les gamins des rues, est-elle devenue une usine à ministres?

En 1877, le jeune curé de la cathédrale de l’Assomption, envoyé par les Missions Etrangères de Paris, le P. Emile Auguste Colombet, 28 ans, fraîchement descendu de son village alpin de Gap, décide d’ouvrir une école pour les enfants qui traînent autour de l’église toute la journée. La plupart sont les enfants des ouvriers chinois qui viennent d’arriver par bateau « avec une natte et un oreiller » comme le dit l’expression thaïe pour décrire ces vagues d’immigration chinoise pauvre. Il s’entassent à plusieurs familles dans les maisons-entrepôts de la rue Charoen Krung qui borde la rivière. L’éducation publique thaïe est alors indigente, certains temples enseignent à lire et à écrire aux enfants, mais la plupart en sortent sans maîtriser les rudiments de la culture siamoise. Des écoles chinoises existent mais elles ne couvrent pas les besoins d’une population de plus en plus nombreuse.

Le P. Auguste Colombet (1849-1933), MEP
Le P. Emile Colombet commence ses cours dans une petite maison en bois attenante à l’église et enseigne lui-même à une vingtaine d’enfants les mathématiques, le français et la géographie. Très vite, en 1879, il adjoint une section anglaise et emploie d’autres professeurs. Le succès est immédiat et fin 1885, le collège compte 130 élèves. Il est officiellement enregistré la même année sous le nom français de « Collège de l’Assomption », mais il est appelé le collège thaï-français par les habitants du quartier. Le P. Colombet sollicite alors de l’aide auprès du roi Chulalongkorn qui envoie d’importantes sommes d’argent (6 500 baths de l’époque), provenant de donations de la noblesse locale. Le collège est bien doté et acquiert une certaine réputation, il accueille désormais des enfants de familles thaïes et chinoises un peu plus fortunées. « La cible principale des écoles catholiques étaient les familles commerçantes chinoises et la petite noblesse, destinée à l’administration en province », explique le chercheur Kantaphong Chitkla, de l’université de Khon Khaen.

A l’aube du XXième siècle, le collège compte environ 400 élèves et en convertit 15 par an au christianisme, principalement des Eurasiens et des orphelins. Une école pour filles, le Couvent de l’Assomption, dirigé par sœur Hélène de l’Enfant-Jésus, ouvre ses portes juste à côté en 1885. L’école est initialement destinée aux jeunes filles de la bonne société européenne qui n’ont pas de structure d’éducation au Siam, puis elle s’ouvre aux Eurasiennes et aux Siamoises en 1905. La réputation des deux établissements est excellente. « Cela s’est fait petit à petit, puis le bouche-à-oreille a joué son rôle, explique modestement Frère Dechachai, actuel recteur de l’établissement. A l’origine, c’est la maîtrise des langues étrangères qui a fait la différence. Les jeunes qui sortaient de cette école parlaient au moins thaï, anglais, français, souvent chinois. Le contexte était favorable, les étrangers arrivaient en Thaïlande, les opportunités étaient là ».

Des élites, sinon christianisées, du moins occidentalisées

Une telle éducation se révèle être un facteur d’opportunités inestimable dans un royaume de Siam qui s’ouvre aux intérêts étrangers. Des grandes compagnies européennes comme la puissante East Asiatic, la Compagnie de Bornéo, les Tabacs anglo-américains, s’installent dans le pays et y font des affaires florissantes. Pendant ce temps, certaines familles chinoises du bord de la rivière ont fait fructifier leur commerce de rue en belles sociétés familiales. Les anciens gamins des rues passés sur les bancs de l’Assomption, d’ascendance chinoise et qui parlent anglais ont donc tout pour réussir.

En 1900, malade et fatigué par la gestion d’un établissement qui grandit de manière exponentielle chaque année, accablé par la chaleur et les moustiques, le P. Colombet rentre en France et demande à l’ordre de Saint Gabriel, ordre de religieux et de laïcs impliqué dans l’enseignement des populations pauvres, de reprendre la direction de l’école. L’ordre envoie cinq Frères laïcs, dont le Frère Martin de Tours qui devient le nouveau recteur et surtout le célèbre Frère Hilaire, intellectuel de renom qui s’attachera, en quelques années, à apprendre le thaï et à écrire la première grammaire thaïe jamais écrite par un étranger, qui est toujours utilisée pour enseigner le thaï aux enfants de primaire dans les écoles catholiques (2). En 1925, le P. Colombet, affaibli, se retire à l’hôpital de la Mission où il meurt le 23 août 1933, décoré à la fois de la Légion d’honneur et de l’ordre de l’Eléphant blanc.

Le collège lui, a triplé de volume. Il compte environ 1 300 élèves. En plus des langues étrangères, les étudiants sont familiarisés avec les dernières découvertes scientifiques et les penseurs européens. « Rien de trop radical bien sûr, aucun penseur républicain, mais ne serait-ce que la philosophie grecque et surtout le fait de parler constamment anglais, cela nous a bien sûr influencés », estime Sulak Sivaraksa, auteur bouddhiste de renom, ancien élève dans les années 1930-1940. L’école traite ses élèves à égalité, indifféremment de leur place dans la société thaïe, alors que dans les écoles royales publiques les enfants de la haute noblesse ont leur réfectoire à part. Le prince Damrong, demi-frère du roi Chulalongkorn et intellectuel de renom, y avait d’ailleurs envoyé l’un de ses fils afin qu’il s’y familiarise avec la notion d’égalité à l’européenne. Le collège forme indubitablement des élites thaïes « occidentalisées »: certains, à la cour et parmi le peuple, commencent à regarder ce phénomène d’un mauvais œil.

Seri Thaï et l’âge d’or de l’Assumption College

L’année 1932 voit l’abolition de la monarchie absolue puis l’instauration du gouvernement ultranationaliste de Phibun Songkhram marqué par une politique antichinoise et anti-européenne. Considérés comme de dangereux élitistes, avec des liens avérés à la famille royale, certains Frères doivent s’exiler et l’école ne fonctionne pas à plein régime. Pendant la deuxième guerre mondiale, l’école de Bangkok est fermée et transférée à Sriracha.

Lors de la période de la dictature militaire qui suivra grandit à l’étranger un mouvement pro-démocratique, le Seri-Thai (Forces thaïlandaises libres) dont certains des membres les plus influents sont passés par le Collège de l’Assomption. C’est de cette mouvance que sont issus la plupart des hommes politiques arrivés au pouvoir après le soulèvement d’octobre 1973, une génération éduquée, imprégnée par les idéaux démocratiques occidentaux.

Le Premier ministre d’alors, Sanya Dharmasakti, son successeur Seni Pramoj, et une nuée de ministres et d’intellectuels de leur entourage ont usé leurs fonds de culottes sur les bancs de l’Assumption College: l’école est alors au sommet de son prestige.

L’ère des hommes d’affaires

Conséquence d’un changement d’équilibre des pouvoirs entre politique et économie, la génération suivante est une génération d’hommes d’affaires. Ils sont pour la plupart les fils, petits-fils et neveux des prestigieux hommes d’Etat qui les ont précédés: au moins 50 % des élèves actuels sont des fils d’anciens élèves. « C’est quelque chose de très important pour perpétuer l’esprit de notre école, assure Frère Dechachai. Nos élèves s’en vont, se marient, ont des enfants, puis nous envoient leurs fils ».

Les directeurs de la plupart des grandes banques de Thaïlande, les directeurs de la banque centrale, une douzaine de ministres des Finances, des membres des comités exécutifs des plus grandes sociétés nationales, comme Central, True Corporation, Thai Beverage, Italian-Thai, Ajinomoto, Thai Insurance, Thai Airways, Saha, Siam Motors… la liste est interminable. Ils se sont tous croisés à l’Assumption College durant leurs jeunes années. La puissante association des anciens élèves, prestigieuse assemblée des hommes d’affaires les plus en vue du royaume, est présidée par Wanlop Chiaravanont, le vice-président de Charoen Popkhand, plus gros conglomérat du pays. L’association a des activités variées depuis des œuvres de charité jusqu’à la production cinématographique. L’établissement a donc acquis la réputation de « la meilleure école pour ceux qui veulent entrer dans les affaires, rappelle Art Viranut. Pas vraiment pour ce qu’on y apprend, mais surtout pour les relations qu’on s’y fait ».

En perte de vitesse

Et aujourd’hui, est-ce toujours le cas? Il semble qu’il y ait un ralentissement dans la production de leaders du pays. La génération des hommes d’affaires a entre 60 et 80 ans et il semble que la nouvelle génération tarde à venir. « Cela prend du temps d’éduquer les gens, veut se rassurer Frère Dechachai, il faudra voir dans vingt ans. Je suis sûr que de nouveaux noms vont émerger ». La rumeur veut que le collège de l’Assomption soit désormais un peu à la traîne par rapport à ses prestigieuses consœurs, les écoles internationales. Trop traditionnelle, trop conservatrice, l’école n’aurait pas su évoluer avec son temps.

Ce n’est pourtant pas le matériel moderne qui manque. La bibliothèque du collège est à faire pâlir d’envie les médiathèques les plus en pointe. Ordinateurs à perte de vue, cabines multimédia, CD-Roms à volonté, dans des locaux clairs et ultramodernes. Mais pris dans le tourbillon de la société de consommation, plus intéressés par leur iPhone dernier cri que par les cours de physique, les collégiens seraient devenus moins respectueux des professeurs, moins studieux, et le prestige des familles de la plupart des bambins rend d’éventuelles convocations délicates. « C’est partout pareil, enseigner à des gosses de riches, c’est ce qu’il y a de pire, déplore un professeur de biologie sous couvert d’anonymat. Ils n’ont aucun respect pour les enseignants et leurs parents n’en n’ont pas plus d’ailleurs ». En passant dans les couloirs pendant une session de cours d’été, on constate effectivement que plusieurs collégiens ont les pieds sur les tables, pendant les cours, l’air dégagé, devant un professeur de physique plutôt désemparé.

Le niveau d’anglais aurait lui aussi largement baissé par rapport aux décennies précédentes, à cause d’un changement de politique qui met le thaï au cœur de l’enseignement. Le mandarin est lui aussi une matière fondamentale: tous les élèves l’étudient au moins six heures par semaine, de la sixième à la terminale. L’anglais lui, est devenu secondaire, et seuls ceux qui choisissent le prestigieux « English Program » (plus cher) s’en sortent avec un bon niveau.

L’école des gentlemen

Mais forte de son histoire centenaire, l’Assomption peut jouer sur différents tableaux. L’école s’est toujours enorgueillie de transmettre à ses élèves « plus que du savoir, des valeurs, un certain esprit de don » explique le frère Dechachai. Ces « valeurs universelles », autant chrétiennes que bouddhistes seraient la raison essentielle pour laquelle les parents choisissent de mettre leurs enfants dans une école catholique. Fait peu commun dans les écoles privées thaïes ou internationales, des bourses existent pour les élèves brillants de milieux moins aisés, et l’école soutient ses élèves en cas de revers de fortune. « L’année dernière, un élève plutôt brillant a vu ses notes brusquement chuter. Au bout de quelques semaines j’ai envoyé quelqu’un mener l’enquête, il s’est avéré que le petit aidait sa mère à vendre des nouilles la nuit dans la rue…on lui a tout de suite proposé une bourse…des histoires comme ça, il y en a tous les ans », affirme le frère Dechachai. D’autres mettent en avant la réputation de discipline extrêmement stricte de l’école dans un système thaï plutôt laxiste. « Cinq minutes de retard et ils sont punis, raconte une mère de famille pressée. C’est un peu strict mais cela les prépare bien à l’avenir, à travailler dans un contexte international ».

Car si l’Assomption est une école pour les élites, ce n’est pas tant des élites d’argent dont il s’agit: avec des frais de scolarité entre 50 000 et 400 000 baths l’année, l’école s’adresse certes aux classes moyennes aisées mais pas forcément aux fils de millionnaires. Il s’agit plutôt d’une élite culturelle, morale, d’une certaine idée thaïe de la bonne société. Du fameux concept politico-bouddhiste de « khon dii » les gens de bien, qui revient si souvent sur la scène politique thaïlandaise, notamment dans la rhétorique des cercles proches de l’ex-Alliance du peuple pour la démocratie. « Il y a cette réputation selon laquelle les garçons qui sortent d’AC sont des gentlemen, et les femmes du Convent de vraies dames », explique Sulak Siksavara.

Les valeurs de loyauté, d’honnêteté, sont celles mises en valeur par l’établissement, bien qu’en 2013, l’ancien directeur ait été remercié après des manifestations de professeurs et de parents d’élèves qui l’accusaient de détournements de fonds. L’affaire a créé un peu de désordre, mais l’atmosphère semble être revenue à la normale; l’école soigne sa réputation. « Le fait de sortir de notre établissement, vous ouvre toujours des portes dans la société thaïe, assure Frère Dechachi. Ça, je peux vous le garantir ».

Notes

(1) Les Frères de Saint Gabriel: anciennement appelée la Compagnie de Marie, la congrégation des Frères de Saint Gabriel, congrégation masculine laïque de droit pontifical, rassemblait au dix-neuvième siècle des religieux, « Pères », et des laïcs, « Frères », qui se donnèrent pour but « l’instruction des plus pauvres ».

Mais la loi d’association de 1901 en France impose aux congrégations d’obtenir une autorisation de l’Etat pour poursuivre leurs activités, qui leur est refusée. Comme des milliers d’autres congrégations religieuses, les Frères de Saint Gabriel se voient frappés par l’interdiction de vivre en communauté, de porter l’habit religieux et d’enseigner. C’est cette loi de 1901 qui pousse des milliers de membres de congrégations religieuse à quitter la France et signe le début de la grande époque des missions étrangères. Plus de 400 frères quittent l’Institut, dont le siège se déplace en Belgique, des centaines d’autres partent pour l’Afrique et l’Asie. Reconnue par le pape en 1910, la congrégation s’étend et fonde des écoles et des orphelinats partout dans le monde. Aujourd’hui elle est présente dans une quinzaine de pays.

Mais sa réussite a rarement été aussi complète qu’en Thaïlande. Forts du succès foudroyant de l’Assumption College, les Frères ouvrent successivement le collège de Saint Gabriel à Sam Sen, l’école Saint Louis sur Sathorn, d’autres antennes de l’Assumption College à Sriracha et à Samut Prakann, et plusieurs écoles de filles sous la direction des sœurs de Jésus. En tout c’est un réseau de 17 écoles qui est toujours sous la coupe de la congrégation en Thaïlande. Aujourd’hui un étudiant thaïlandais sur cinq qui est passé par l’enseignement catholique a fréquenté l’une des écoles des Frères de Saint Gabriel.

(2) Frère Hilaire et sa grammaire: Le benjamin des cinq frères arrivés en 1901, le jeune frère François Hilaire Thouvenet, 20 ans à peine, enseigne le français et l’anglais aux élèves des petites sections. C’est d’abord avec les enfants qu’il s’attache à apprendre la langue siamoise, exactement « comme un enfant », rapportent les sources de l’époque. Devenu bilingue en quelques années notamment grâce à l’amitié et aux conseils de nombreux aristocrates dont le Prince Damrong, demi-frère du roi et célèbre lettré, il se lance dans la rédaction d’une grammaire thaïe destinée aux élèves Thaïs. Son ouvrage Darun Suksa, publié en 1910 et révisé par le prince Damrong, est utilisé aujourd’hui encore dans les écoles catholiques du pays.

Le « Sage de l’Assomption » comme l’avait surnommé ses contemporains, est incontestablement la figure la plus marquante de l’histoire de l’établissement. De par sa maîtrise de la langue thaïe et sa passion pour la culture siamoise il a largement contribué au succès de l’école, récoltant des soutiens et des amitiés auprès des membres les plus puissants de la cour de Siam. Brièvement exilé lors du coup d’état de Phibun Songran en 1932, il revint bien vite auprès de ses chers élèves. Un film consacré à la vie du Frère Hilaire est sorti en salle l’année dernière, auquel on a reproché d’avoir gommé certaines zones d’ombre, notamment le fait qu’il ait traduit pendant la guerre des documents confidentiels français au profit du gouvernement thaïlandais.

La réalisatrice du film, Surussavadi Chuarchart a pour le décrire ces mots rares: « C’était un étranger qui comprenait profondément la nature et les racines des Thaïlandais. »

A sa mort en 1968, le gouverneur de la Banque de Thaïlande, Puey Ungphakorn, lui rendit un vibrant hommage, évoquant le souci permanent « d’excellence » du Frère Hilaire.


(Source: Eglises d'Asie, le 5 juillet 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên họ La Mã - Giồng Trôm hành hương Đức Mẹ Tà Pao
Người Giồng Trôm
12:35 05/07/2016
LIÊN HỌ LA - CHÂU - TRÔM - QUÝT HÀNH HƯƠNG KÍNH MẸ

Hướng lòng lên Mẹ cũng như bày tỏ lòng kính mến Mẹ cách đặc biệt, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung - quản nhiệm họ La Mã và Giồng Trôm đã tổ chức cho bà con giáo dân 2 họ đạo nhỏ bé hành hương kính Mẹ Tàpao. Được tin tốt lành này,một số giáo dân 2 họ gần đó là Ba Châu và Giồng Quýt cũng lên đường thăm Mẹ.

Xem Hình

Niềm vui cũng như chờ đợi bao ngày đã đến, bà con 4 họ đạo dắt díu nhau lên đường hành hương viếng Đức Mẹ Tàpao.

Vượt chặng đường dài khá gian nan vất vả cộng với sự quy tụ của 4 họ đạo lại cũng là điều khó nhưng tất cả đều vượt qua để đến với Mẹ.

Trong tâm tình tôn kính, con cái của Mẹ đã quây quần bên Mẹ để ngỏ cho Mẹ nghe những lời con cái Mẹ nài xin.

Trong bài chia sẻ Thánh Lễ hành hương, Cha quản nhiệm Trung Tâm hành hương Tàpao đã gửi đến cộng đoàn dân Chúa niềm tin tưởng, niềm tín thác vào Chúa. Cách đặc biệt, Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên gương của Mẹ Maria. Cha mời mọi người cùng bắt chước như Mẹ, cùng tin tưởng như Mẹ và cùng phó thác cuộc đời vào tay Chúa với ẹ.

Lễ xong, những tấm hình lưu niệm được ghi lại trong chuyến đi. Những tâm tình của con cái Mẹ cũng gửi đến Mẹ trong khoảnh khắc linh thiêng và đáng nhớ này.

Nguyện xin Mẹ Tàpao chuyển cầu những ơn lành cần thiết và nhất là ơn đức tin trên 4 họ đạo nhỏ bé cũng như quý cha quản 4 họ đạo thân thương của giáo phận Vĩnh Long này.

Xin tạ ơn Chúa, xin cảm ơn Mẹ vì những ơn lành Mẹ đã ban cho đoàn suốt chuyến đi. Lại xin tiếp tục phó thác cuộc đời chúng con trong tay Mẹ.
 
Giáo xứ Thanh Dạ, Gp Vinh cầu nguyện cho công lý và hòa bình trong ngày cung nghinh thánh giá luân lưu
Giáo xứ Thanh Dạ
13:27 05/07/2016
Giáo xứ Thanh Dạ, Gp Vinh cầu nguyện cho công lý và hòa bình trong ngày cung nghinh thánh giá luân lưu

GPVO – Cùng khởi hành vào lúc 5h sáng ngày 05.7.2016, dưới bầu trời quang đãng, dưới tiếng loa đài vọng lên những bài hát về tình Chúa, tình người, hơn 10.000 giáo dân xứ Thanh Dạ (Quỳnh Thanh – Quỳnh Lưu – Nghệ An) đã tham dự vào cuộc cung nghinh thánh giá được xuất phát từ giáo xứ Thanh Xuân. Với sức hút mãnh liệt của niềm tin và hiệp nhất, khung cảnh miền quê vốn thanh bình êm ả của mảnh đất bao đời thuần nông đã được thay thế bằng một bầu khí vui tươi nhộn nhịp, diễn tả niềm vui và liên đới một cách sống động của hàng ngàn con tim đang thao thức về vận mệnh của đất nước, đang trăn trở về việc thực thi công lý và hòa bình trong xã hội hôm nay.

Link hình ảnh: https://plus.google.com/photos/102976895532960407371/albums/6303851504720195521

Đoàn cung nghinh Thánh Giá nối đuôi nhau di chuyển qua một số xã thuộc huyện Quỳnh Lưu và trở về nhà thờ giáo xứ. Đây là cuộc gặp gỡ ý nghĩa mang đậm dấu ấn của niềm tin và hy vọng, là thời khắc mà thế hệ trẻ giáo xứ Thanh Dạ hát vang vọng hành khúc lên đường. Lên đường để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết; lên đường để thể hiện sức trẻ, nhiệt huyết của mình và lên đường để gieo mầm tin yêu vào giữa lòng xã hội với nhiều trào lưu thời thượng của ngày hôm nay. Quả thế, giới trẻ ngày nay đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng về giá trị, đó cũng là cuộc khủng hoảng chung của toàn xã hội ngày nay. Phải nhìn nhận rằng một số người trẻ Công Giáo đang phải trải qua những căng thẳng, xung đột giữa tâm linh và thế tục, giữu cơ cấu đạo và đời. Nhiều tập tục, lễ giáo, truyền thống và một số mức thang giá trị ngàn đời đang đi vào quên lãng, nhưng những giá trị mới vẫn chưa ló dạng hay chưa đi vào tâm thức.

Từ lối sống đó mà giới trẻ ngày càng mất đi định hướng, mất đi lý tưởng sống cho đời, mất đi những chuẩn mực đạo đức, mất đi những lý tưởng tâm linh và xã hội, từ đó bị choáng ngợp trước vẻ quyến rũ của xã hội tiêu thụ, sống phó thác cho cho sức quyến rũ đó. Bởi vậy, cung nghinh Thánh Giá trong dịp Đại Hội giới trẻ lần này với thời gian 05 ngày chính là cơ hội quý báu để thôi thúc mỗi bạn trẻ Thanh Dạ dấn thân quả cảm cho sự sống và tình yêu của Đức Kitô được trở nên dũng khí linh nhiệm nhằm cảm hóa và biến đổi thế giới này.

Cũng trong thời khắc đón nhận Thánh Giá về giáo xứ, đặc biệt trong Thánh Lễ trọng thể, một điều dễ nhận thấy là tinh thần khát khao hòa bình, tự do, hạnh phúc và cầu cho sự thật được ngự trị giữa lòng xã hội mà sự giả dối và bạo lực đang lên ngôi. Mọi người không chỉ bày tỏ sự sẻ chia chân thành, sâu xa với nỗi đau của các nạn nhân của thảm họa môi trường tại miền Trung, mà còn cầu nguyện cho chính những người đã và đang sa lầy vào sự bất công, sai trái, như nhận định của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Trái Đất của chúng ta đang bị bóc lột và tàn phá là một trong những người nghèo bị bỏ rơi và bị đối xử tàn tệ nhất, nó đang ‘rên siết và quằn quại’ (Rm 8, 22)” (Đức Thánh Cha Phanxicô, 'Thông điệp Laudato Si', Số 2).

Những lời nguyện tha thiết kèm theo những biểu ngữ bày tỏ khát vọng con người ngày nay, đặc biệt các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước cũng như nước ngoài, biết bảo vệ môi trường, bảo vệ sự thật và sự sống; khát vọng quyền được sống trong một môi trường lành mạnh, hài hòa và bền vững. Giấc mơ hòa bình thật giản dị, là một khát vọng chính đáng nhưng vẫn còn đó những giọt máu và nước mắt đang chảy trên những người dân vô tội, vẫn còn đó bao muộn phiền, âu lo cho những tháng ngày dài phía trước với nhiều dự cảm chẳng lành, vẫn còn đó sự xuyên tạc và bóp méo sự thật của các cấp chính quyền đối với Bề Trên Giáo phận nhà.

Bên cạnh đó, cộng đoàn giáo xứ Thanh Dạ cũng cầu nguyện đặc biệt cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và nước nông nghiệp nơi đây được đảm bảo. Theo đó, trong thời gian qua, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhà máy nước không được quan trắc chất lượng định kỳ. Kèm theo những khúc mắc về nguồn nước nông nghiệp của người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng từ phía các cấp chính quyền gây nên những hậu quả về kinh tế không nhỏ cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, một số thông tin liên quan đến nhà máy và nguồn nước được đưa lên các trang mạng chính thức của nhà nước không đúng sự thật gây nên những bức xúc cho bà con nơi đây và yêu cầu phải đính chính.

Trước ngày Đại Hội Giới Trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa (sẽ được diễn ra vào ngày 9-10.7.2016 sắp tới), lễ cung nghinh Thánh Giá hôm nay đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong tâm hồn mỗi người giáo dân Thanh Dạ. Cộng đoàn giáo xứ nơi đây muốn bày tỏ sợi dây liên đới, đồng hành cùng vị chủ chăn giáo phận và những người anh chị em đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thảm họa môi trường biển. Hơn 10.000 con tim nơi đây sẽ cùng hiệp ý cầu nguyện ngõ hầu sự bình an, công lý được ngự trị đích thực giữa những thời khắc biến động và thử thách này. Xin Chúa cũng cho các nhà lãnh đạo quốc gia khôn ngoan tìm ra những giải pháp giải quyết các thảm họa và luôn ý thức về vai trò, vị trí của mình, ngõ hầu mang lại cho quê hương Việt Nam sự thái hòa, thịnh vượng.
 
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tại Oregon Tổ Chức Đại Hội Hành Hương Kỷ Niệm 41 năm Ly Hương.
Phan Hoàng Phú Qúy
21:43 05/07/2016
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tại Oregon Tổ Chức Đại Hội Hành Hương Kỷ Niệm 41 năm Ly Hương.

(Portland-Oregon) Nhân ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ Cộng Đồng Công Giáo ViệtNam tại tiểu bang Oregon đã tổ chức Đại Hội Hành Hương kính Đức Mẹ một cách long trọng và sốt sắng trong 3 ngày thứ Saú, thứ Bảy và Chúa Nhật tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang cũng như tại Trung Tâm Hành Hương Núi Đức Mẹ Sầu Bi.

Xem Hình

Khách hành hương đến từ khắp nơi, như Vancouver B.C. Canada, Spoken, Seattle, Olympic tiểu bang Washington, San Jose, Los Angles, Stocton, tiểu bang California, Houston,Dallas tiểu bang Texas, cũng như giáo dân thuộc các vùng phụ cận Portland như: Salem, Tigard, Hillsboro, Aloha và Beaverton.

Chương trình trong các ngày hành hương gồm có giải tội, chầu Mình Thánh Chúa, thuyết giảng các đề tài theo chủ đề:

Hòa Giải Trong Yêu Thương & Dung Thứ

Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang:

Ngày Thứ Sáu:

Chào đón quan khách từ thập phương đến.

3-3:40 Kính Trọng Thể Lòng Thương Xót Chúa do linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt phụ trách

3:50-5:00 Chia sẽ đề tài: Yêu Mà Không Thương thì có mà “Ná Thở”-Thương Mà Không Yêu thì chỉ có “Hết Thở” do linh mục Giuse Đinh Văn Nghị hướng dẫn.

7 giờ chiều Kiệu Hài Cốt Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Thánh Lể Khai Mạc Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Đức ông Giacôbê Phạm Văn Ninh chủ tế.

8:20 Nghi Thức Chầu Thánh Thể Trọng Thể tại Nhà Thờ Lớn.

Ngày Thứ Bảy:

7:30 sáng Thánh lễ cầu nguyện cho mọi nhu cầu.

9:00-10:15 Đề tài: “Tiến Trình Dung Thứ” Con Đường Hòa Giải Tuyệt Vời của Văn Hóa Việt Nam so linh mục Đinh Văn Nghi hướng dẫn

10:45-12 Đề tài: Lòng Thương Xót Chúa Trong Tương Quan Gia Đình dành cho quý phụ huynh do linh mục Lê Quang Hiền và linh mục Trần Tiến Đạt phụ trách.

2:00-3:15 Đề tài: Tương Quan Với Chính Mình dành cho giới trẻ do linh mục Lê Quang Hiên và Trần Tiến Đạt hướng dẫn.

3:30-5 chiều Đề tài “ Lòng Thương Xót Chúa Qua Việc Hòa Giải Trong Gia Đình” cuộc hội thảo giữa cha mẹ và con cái do linh mục Lê Quang Hiền và Trần Tiến Đạt phụ trách

5:30 Dâng Hoa Kính Đức Mẹ La Vang do Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc phụ trách.

6:30 Thánh lễ Trọng Thể Kính Đức Mẹ La Vang do cựu Tổng Giám Mục Portland John G. Vlazny chủ tế và giảng thuyết.

7:30 tối: Chương trình văn nghệ giúp vui với các casi tên tuổi đến từ Cali như Trần Thái Hòa, Diễm Sương, Nguyễn Hồng Ân, và các casi tại địa phương.

Ngày Chúa Nhật: Tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi

Lúc 9 giờ sang, giáo dân khắp nơi trong tiểu bang, cũng như các tiểu bang phụ cận Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ tập trung về Núi Đức Mẹ Sầu Bi để cung nghinh Đức Mẹ La Vang vả hiệp dâng thánh lễ tạ ơn do Đức Tổng Giám Mục Portland Alexander King Sample chủ tế, cùng với Đức Giám Mục Phó Peter L. Smith, quý Đức Ông, quý linh mục và quý thầy Phó tế củng đồng tế.

Chương trình được bắt đầu với nghi thức truy điệu các anh hung chiến sĩ VNCH và Đồng Minh đã hy sinh cho ly tưởng tự do và hoà bình thế giới. Quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ được rước đến trước lễ đài, và quốc ca Việt Mỹ được tất cả mọi người hát lên, tất cả mọi con tim cùng hòa nhịp hướng về tổ quốc thân yêu.

Phút mặc niệm cũng được mọi người kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ tổ quốc, ba hồi chiêng trống và quốc thiều trổi lên chiêu hồn tử sĩ.

Linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt, ông chủ tịch HĐGX/LV Đỗ Văn Hải, ông Vũ Thảo Phó chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon, tiến lên niệm hương trước lễ đài.

Tiếp đến là phần cung nghinh Đức Mẹ đi chung quanh trung tâm hành hương Grotto, với Thánh Giá nến cao dẫn đầu, quý hội đoàn, quý giáo dân, quý tu sĩ nam nữ, quý linh mục, đoàn dâng hoa, và các sắc dân thiểu số, mọi người vừa đi vừa lần hạt Mân Côi, cũng như hát những bài thánh ca về Mẹ rất trang nghiêm và thành kính.

Sau phần cung nghinh là phần dâng hoa trước tòa Đức Mẹ, các em trong lễ phục cổ truyền của dân tộc đã dâng lên cho Đức Mẹ những nến hương trầm, cũng như những bông hoa xinh tươi đủ màu sắc trông thật đẹp mắt và nhiều ý nghĩa.

Đặc biệt năm nay, ngoài các nghi thức thường lệ, còn có lễ làm phép và thánh hiến Tượng Đài Đức Mẹ La Vang tại Trung Tâm Hành Hương Grotto, đây là ước nguyện của nhiều giáo dân và nhiều vị chủ chăn VN trong nhiều thập niên qua, nhưng mãi đến hôm nay mới thành hiện thực, trước khi làm phép Tượng Đài, linh mục chánh xứ Phạm Hữu Đạt đã tóm lược ý nghĩa về sự tích Đức Mẹ La Vang như sau:

Năm 1798, triều đình Tây Sơn Cảnh Thịnh bị lung lay trước sức tấn công vũ bão từ miền Nam ra tận đèo Hải Vân của Nguyễn Ánh. Trong cơn hoảng loạn, để báo thù Đức Cha Bá Đa Lộc đã giúp họ Nguyễn, đồng thời khủng bố giáo dân mà triều đình luôn cho là kẻ nội ứng, vua Cảnh Thịnh đã ra chỉ dụ cấm đạo.

Cuộc bắt đạo diễn ra chớp nhoáng, dã man và tàn ác khiến giáo dân trở tay không kịp, nhất là trong địa bàn hai tĩnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Tại họ đạo Cổ Vưu nói riêng, vùng Dinh Cát nói chung có hàng trăm người bị giết, hàng ngàn người bị xô vào ngục thất, hàng ngàn người khác bỏ nhà bỏ cửa ra đi tìm nơi lánh nạn. Một số ít trong họ đã đến được La Vang, ẩn trú trong các chòi tranh, gốc cây, lùm bụi. Ngày khổ cực đói cơm rách áo, tối hãi hùng vượn hú cọp kêu... Lại bấy giờ đang lúc ôn dịch hoành hành, thuốc men không có, người chết như rạ. Giáo hữu chỉ biết nhìn nhau thương khóc. Thật muôn ngàn cơ cực, trăm bề đắng cay!

Nhưng dù nguy khốn cách mấy thì giáo hữu vẫn một lòng trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ. Vì thế không ai bảo ai, họ tự động ngồi sít lại gần nhau, dưới đám cỏ gần gốc cây đa, tay mân mê tràng chuỗi và những lời kinh đồng thanh vang lên, hòa trong màn đêm rùng rợn, gió buốt từng cơn, đêm này đến khác, lời kinh như lời kêu khóc bi ai não ruột thấu tận trời xanh như muốn kéo Mẹ thiên đình xuống cõi trần gian.

Thế rồi một hôm, theo lời truyền tụng, trong khi giáo hữu đang đọc kinh cầu nguyện thì Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô ngần. Người mặc áo choàng rộng, tay ẵm Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần hầu cận. Đức Mẹ hiện xuống đứng trên đám cỏ gần gốc cây đa, nơi giáo hữu đang cầu nguyện. Đức Mẹ tỏ vẻ nhân từ và âu yếm, an ủi các giáo hữu vui lòng chịu khổ, dạy hái lá quanh đó nấu uống sẽ lành các chứng bệnh. Đức Mẹ còn phán hứa rằng: "Các con hãy tin tưởng hãy cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện."

Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần như vậy. Đó là điếu các tiền nhân loan truyền lại cho đến ngày nay.

Thánh lễ Đại Trào do Đức Tổng Giám Mục Portland chủ tế cùng với Đức Giám Mục phụ tá, quý Đức Ông và quý linh mục Việt Mỹ đồng tế.

Trong phần thuyết giảng, vị chủ tế khuyên bảo mọi người hãy noi gươngsống đạo của những bậc tiền nhân chúng ta, biết phó thác, cậy trông và đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa vì mọi hành trình của chúng ta đều có bóng giáng Thập Tự Giá của Chúa Kitô và nhờ đó chúng ta được cứu rỗi.

Kết lễ là là lời cám ơn chân thành của linh muc chánh xứ Phạm Hữu Đạt gởi đên ĐTGM, Giám mục phụ tá, quý Đức ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quý ban ngành và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đã dành thời gian quý báu cuối tuần để về đây cùng hiệp thông cầu nguyện và tạ ơn.

Đức TGM Portland cũng ngỏ lời cám ơn linh mục Phạm Hữu Đạt đã nhiệt tình hăng say phục vụ tại Giáo Xứ ĐMLV trong suốt thời gian 8 năm qua, và ngài cầu chúc cha Đạt được nhiểu hồng phúc, nhiều may lành trên cuộc hành trình mới tại giáo xứ mới ở Houston Texas, đồng thời ĐTGM cũng giới thiệu vị tân chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang đó là linh muc Phạm Tĩnh thuộc Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa, lễ bàn giao và nhậm chức sẽ được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 tới đây.

Nguyện xin bình an của Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn tuôn đổ xuống cho ĐTGM, Đức GM, quý Đức Ông, quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ và cùng với tất cả anh chi em, xin đồng hành với chúng ta trên mọi nẽo đường chúng ta ra về và xin hẹn gặp lại trong kỳ ĐHHH lần thứ 41 tại Portland Oregon June 30,July 1 và 2-2017.

Phan Hoàng Phú Quý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phóng Sự Cá Chết ở Việt Nam - Gây Chấn Động
Lm Francis Lý văn Ca
08:18 05/07/2016
Phóng Sự Cá Chết ở Việt Nam - Gây Chấn Động

Xin vào link dưới đây nếu quý vị không mở đuợc YouTube ở trong link của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ.

https://www.youtube.com/watch?v=_BCiVbbyujk
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Phong trào “Lòng Chúa Thương Xót” và Năm Thánh Lòng Thương Xót
+GM Giuse Nguyễn Năng
08:12 05/07/2016
Phong trào “Lòng Chúa Thương Xót” và Năm Thánh Lòng Thương Xót

Năm Thánh Lòng Thương Xót

Ngày 08-12-2015, Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót với chủ đề : “Thương xót như Chúa Cha”.

Khi công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC Phanxicô cho thấy ý nghĩa và mục đích của Năm Thánh như sau :

“Đây là một Năm Thánh ngoại thường, để chúng ta thực thi trong cuộc sống hằng ngày lòng thương xót mà Chúa Cha không ngừng ban cho chúng ta. Trong Năm Thánh này, hãy để Thiên Chúa tạo bất ngờ cho chúng ta. Ngài luôn để cánh cửa trái tim Ngài rộng mở, và không ngừng lập đi lập lại rằng, Ngài yêu thương chúng ta và muốn thông truyền sự sống của Ngài cho chúng ta. Giáo Hội phải cấp thiết loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa. Đời sống Giáo Hội sẽ trở nên xác thực và đáng tin khi công bố lòng thương xót với trọn niềm xác tín. Giáo Hội biết rằng, trong một thời đại vừa chất chứa những niềm hy vọng to lớn vừa có đầy những mâu thuẫn nghiêm trọng, trách vụ hàng đầu của Giáo Hội là dẫn đưa tất cả mọi người đi vào mầu nhiệm cao cả của Lòng Thiên Chúa Xót Thương, bằng cách chiêm ngưỡng dung mạo của Đức Kitô. Giáo Hội được mời gọi trước tiên trở nên chứng nhân đáng tin cậy của lòng thương xót, bằng cách tuyên xưng và sống lòng thương xót như là chủ điểm trong mặc khải của Chúa Giêsu Kitô. Từ Trái tim của Ba Ngội, từ mầu nhiệm cao cả và thẳm sâu nhất của Thiên Chúa, dòng chảy dạt dào của lòng thương xót trào dâng và liên lỉ tuôn tràn. Suối nguồn này không bao giờ khô cạn, bất kể có bao nhiêu người đến kín múc. Bất cứ ai cần, đều có thể tìm đến, vì lòng thương xót của Thiên Chúa thì vô cùng vô tận. Sự thẳm sâu của mầu nhiệm thì không thể dò thấu, trong khi sự phong phú của lòng thương xót thì không sao múc cạn” (Dung mạo lòng thương xót, số 25).

Năm Thánh Lòng Thương Xót quả là một hồng ân lớn lao cho Giáo Hội và là một nhịp mạnh trong tiến trình hoán cải mục vụ và truyền giáo như ĐTC Phanxicô mong ước (x. Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, số 25, 27). Thật ra sự hoán cải mục vụ và truyền giáo này đã được khởi xướng bởi thánh giáo hoàng Gioan XXIII và từ Công đồng Vatianô II :

“Các Nghị phụ Công đồng đã nhận thức thật rõ ràng, như hơi thở thực sự của Thánh Thần, nhu cầu phải nói về Thiên Chúa cách sáng tỏ hơn cho con người thời đại ngày nay. Những bức tường đã từng vây khép Giáo Hội trong một thứ pháo đài yên ổn, nay đã bị phá bỏ, và đã đến lúc phải loan báo Tin Mừng cách mới mẻ. Đây là lối đi mới của công cuộc Phúc-Âm-hóa vẫn được thực hiện từ lâu. Đây là phận vụ mới của tất cả các Kitô hữu nhằm làm chứng cho đức tin cách nhiệt thành và xác tín hơn. Giáo Hội sẽ quan tâm hơn đến trách nhiệm trở nên dấu chỉ sống động cho tình yêu của Chúa Cha giữa trần thế”.

"Ngày nay, Hiền thê của Chúa Kitô muốn sử dụng phương dược của lòng thương xót hơn là của sự nghiêm khắc... Trong khi giơ cao ngọn đuốc chân lý đức tin nơi Công đồng này, Giáo Hội Công Giáo muốn thể hiện chính mình như một người mẹ đầy yêu thương của tất cả mọi người, một người mẹ từ ái, nhẫn nại, luôn được thôi thúc bởi lòng thương xót và tình nhân hậu đối với những người con đang xa rời mẹ” (Dung mạo lòng thương xót, số 4).

Lòng thương xót không chỉ là ngôn ngữ rao giảng dễ hiểu và mang tính khẩn thiết đối với con người của thời đại hôm nay, trong bối cảnh của một thế giới có quá nhiều thương đau, mà quan trọng hơn, đó chính là cốt lõi của mặc khải Kitô giáo :

“Lòng thương xót là lời mặc khải mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. Lòng thuơng xót là hành động chung cuộc và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến với chúng ta. Lòng thương xót là luật căn bản được đặt vào trái tim của những ai biết dùng đôi mắt chân thành để nhìn vào người anh em gặp thấy trên đường đời. Lòng thương xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta” (Dung mạo lòng thương xót, số 2).

Như vậy, mọi sinh hoạt của Giáo Hội không thể đi ra ngoài quỹ đạo của lòng thương xót. Hơn nữa, chính mục vụ của lòng thương xót tạo nên tính khả tín của Giáo Hội, nhất là trong bối cảnh của công cuộc tân Phúc-Âm-hóa mà Giáo Hội đang nỗ lực thực hiện cách đặc biệt từ bốn thập niên qua :

“Trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo Hội chính là lòng thương xót. Tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần phải được thấm đẫm sự dịu dàng ; không một sứ điệp và chứng từ nào của Giáo Hội trước thế giới lại có thể vắng bóng lòng thương xót. Tình yêu thương xót và thông cảm chính là phương thế để củng cố tính cách đáng tin của Giáo Hội” (Dung mạo lòng thương xót, số 10).

“Thời đại ngày nay, khi Giáo Hội đang thực thi công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và canh tân các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Giáo Hội cũng như với tính cách đáng tin của lời Giáo Hội rao giảng chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót. Ngôn ngữ và hành động của Giáo Hội cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha” (Dung mạo lòng thương xót, số 12).

Có hai văn kiện về lòng thương xót của Thiên Chúa có tầm quan trọng đối với đời sống đức tin và mục vụ của Giáo Hội : thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót do thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II ban hành ngày 30-11-1980, và tông chiếu Dung mạo lòng thương xót do ĐGH Phanxicô ban hành ngày 11-4-2015.

Phong trào “Lòng Chúa Thương Xót”

Trong Giáo Hội hiện nay, phong trào “Lòng Chúa Thương Xót” được nhiều người nhiệt thành hưởng ứng, cách riêng ba vị sau đây : chân phước Micae Sopocko (1888-1975), thánh Helene Maria Faustina (1905-1938), và thánh Gioan-Phaolô II (1920-2005).

Ngày 30-4-2000, ĐGH Gioan-Phaolô II đã thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót (Divina Misericordia) vào Chúa Nhật II Phục Sinh cho toàn thể Giáo Hội, đồng thời đã phong thánh cho chân phước Faustina. Từ đó, hình thành các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót khắp nơi, với hai ngày lễ bổn mạng : Kính Lòng Chúa thương xót (Chúa Nhật II Phục Sinh), và Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Phong trào Lòng Chúa Thương Xót khởi đầu là một mặc khải tư của Chúa dành cho thánh Helene Maria Faustina như một linh đạo thuần túy, rồi được Giáo Hội công nhận và dần dần trở thành một linh đạo phát triển với hình thức sống động như một phong trào.

Có nhiều tên gọi : Phong trào Lòng Chúa Thương Xót, Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót, Hiệp hội (Hội) Lòng Chúa Thương Xót…

A. LINH ĐẠO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THÁNH FAUSTINA

1) Đạo lý cốt yếu

Linh đạo “Lòng Chúa Thương Xót” của thánh Faustina không có gì khác ngoài chân lý căn bản của mặc khải Kitô giáo : “Thiên Chúa là tình yêu”. Mặc khải cho thánh Faustina là mặc khải tư, được công nhận là phù hợp với mặc khải trong Kinh Thánh và với giáo lý của Hội Thánh Công Giáo.

Tóm tắt đạo lý cốt yếu của linh đạo “Lòng Chúa Thương Xót” :

1. Đức Giêsu Kitô mặc khải tình yêu-xót thương của Thiên Chúa ; cao điểm là cuộc khổ nạn và cái chết trên thánh giá ;
2. Đức Giêsu Kitô dùng tình yêu-xót thương để hướng dẫn dân Chúa ;
3. Tín thác vào lòng thương xót của Chúa Giêsu để sám hối và cầu nguyện cho thế giới.

Sứ điệp này nhấn mạnh đến tính khẩn thiết của thời điểm bây giờ là thời của lòng thương xót, thời của hoán cải và tha thứ. Linh đạo của thánh Faustina không đi ra ngoài con đường thánh thiện của Dân Chúa : tùng phục Thánh ý Chúa, vâng lời vị linh hướng và các bề trên, sống khiêm tốn, năng lãnh nhận bí tích Hòa giải, tôn sùng Thánh Thể, chịu đau khổ để cộng tác vào việc cứu độ thế giới, tận hiến cho Đức Trinh Nữ Maria.

Một khi đã kín múc lòng thương xót của Chúa, chúng ta cũng làm cho lòng thương xót ấy tràn ra ngoài cho tha nhân : “Anh em hãy thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót” (Lc 6, 36). Lòng thương xót đối với mọi người được thể hiện qua : hành vi – lời nói – cầu nguyện.

2) Những điểm thực hành

Linh đạo Lòng Chúa Thương Xót được thực hành qua các việc cụ thể sau đây :

1. Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót (Chúa Nhật II Phục sinh): rước lễ, thực hành các công việc thương xót, viếng nhà thờ để lãnh ơn toàn xá.
2. Tuần chín ngày trước đại lễ kính Lòng Thương Xót, bắt đầu từ thứ Sáu Tuần Thánh, giảng về lòng thương xót Chúa, dọn mình xưng tội rước lễ, làm các công việc thương xót.
3. Tôn kính tượng/ảnh Đấng Cứu độ thương xót, với lời nguyện : “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
4. Lần hạt Lòng Thương Xót, đặc biệt để cầu cho các tội nhân và những người hấp hối.
5. Cầu nguyện lúc 3g chiều, là giờ Chúa chịu chết trên thánh giá, giờ Chúa biểu lộ lòng thương xót và tha thứ tội lỗi cho nhân loại. Vào giờ này, làm một việc đạo đức như : nếu có thể thì ngắm Đàng Thánh giá hoặc tôn thờ Trái Tim Chúa nơi bí tích Thánh Thể, hoặc chỉ cần âm thầm cầu nguyện vắn tắt. Xin cho thế giới được ơn hoán cải.

3) Linh đạo Lòng Chúa Thương Xót và Năm Thánh Lòng Thương Xót

Linh đạo Lòng Chúa Thương Xót hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Tuy nhiên, có thể thấy được điểm nhấn có chút dị biệt :

- Giáo huấn của tông sắc Dung mạo lòng thương xót (và của thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót) nói nhiều đến cội nguồn của lòng thương xót nơi Chúa Cha được biểu lộ cụ thể qua dung mạo lòng thương xót là Chúa Giêsu ; còn linh đạo Lòng Chúa Thương Xót tập trung vào mầu nhiệm Khổ nạn của Chúa Giêsu.

- Năm Thánh Lòng Thương Xót nhấn mạnh nhiều đến việc thực thi lòng thương xót, không những qua việc cầu nguyện, mà hơn nữa, một cách cụ thể qua các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội cũng như qua các tương giao cá nhân và tập thể.

B. LƯU Ý MỤC VỤ

1) Cơ chế và linh đạo

Khi một phong trào sống đạo hay một linh đạo phát triển và được nhiều người theo, thì đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu tạo cho phong trào hay linh đạo ấy một cơ chế tổ chức.

Hiện nay một số giáo phận và giáo xứ đã hình thành một tổ chức mang tính cơ cấu là “Hiệp Hội Lòng Chúa Thương Xót”, với những đặc tính của một đoàn thể “Công Giáo tiến hành” như đã có trong truyền thống của Giáo Hội và được Công đồng Vaticanô II tái khẳng định. Tạo được sự quân bình tổng hợp giữa linh đạo và cơ chế là một điều khó, nhưng là điều phải làm. Nếu không có một định chế mang tính khách quan trong tổ chức của Giáo Hội, sẽ rơi vào tình trạng chủ quan, nặng cảm tính, cá nhân chủ nghĩa, và có nguy cơ đưa đến lạm dụng và sai lệch. Ngược lại, nếu quá bận tâm đến bình diện cơ cấu tổ chức, dần dần sẽ rơi vào bệnh hình thức và làm suy yếu chiều kích linh đạo, sức năng động và hơi thở sống động của Chúa Thánh Thần.

2) Một vài lưu ý thực tế trong sinh hoạt giáo xứ

Phong trào Lòng Chúa Thương Xót đang được nhiều người tham gia. Tại nhiều xứ đạo, các cộng đoàn hoặc nhóm người tham dự các giờ kinh Lòng Chúa Thương Xót vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Với linh đạo Lòng Chúa Thương Xót, nhiều người đã góp phần vào việc thánh hóa thế giới và thực thi lòng thương xót trong cuộc sống hằng ngày, và như thế họ đang thực thi sứ mệnh tân Phúc-Âm-hóa của Giáo Hội. Điều quan trọng là luôn đặt nền tảng trên Lời Chúa và tuân theo giáo huấn của Giáo Hội.

Trên bình diện mục vụ, một vài sự kiện được ghi nhận như sau :

- Một số người lợi dụng giờ cầu nguyện Lòng Chúa thương xót để phổ biến “Sứ điệp từ trời” trong đó có nhiều điểm sai giáo lý Công Giáo và đã bị Giáo Hội cấm. (Lưu ý : các tài liệu in ấn của Công Giáo phải có phép của Bản quyền, tức là imprimatur)
- Một số hoạt động được thêm vào, không có trong linh đạo Lòng Chúa Thương Xót, như giang tay khi lần hạt, đặt tay chữa bệnh, làm phép nước, nói tiếng lạ, ngất trí, té ngã… (Cần cầu nguyện với lòng chân thành phó thác. Không thể ép Chúa Thánh Thần chiều theo cảm tính cá nhân)

- Tiền bạc dâng cúng được quản lý độc lập và đôi khi mờ ám.
- Một số tín hữu sùng kính Lòng Chúa Thương Xót nhưng lại coi nhẹ các cuộc cử hành phụng vụ.
- Nhiều người yêu cầu đặt thêm ảnh/tượng Lòng Chúa Thương Xót, làm cho cung thánh rườm rà, không đúng luật phụng vụ.
- Một số cộng đoàn Lòng Thương Xót có những dấu hiệu thiếu sự hiệp thông trong Giáo Hội, như thiếu gắn kết hài hòa với các mục tử và các đoàn thể khác .

Cần chấn chỉnh những sai lệch để trở về với linh đạo nguyên tuyền của thánh Faustina. Không theo cảm tính cá nhân để thêm thắt và làm sai lệch, nhưng luôn theo nguyên tắc : đặt nền tảng trên Lời Chúa và theo giáo lý của Hội Thánh, hiệp thông trong bí tích Thánh Thể, hiệp thông với Hội Thánh qua sự vâng phục và duy trì hiệp nhất.

Các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót cần các mục tử đón nhận và hướng dẫn để sinh hoạt cho đúng.
 
Giải đáp phụng vụ: Có thể có hai giá sách trong nhà thờ không?
Nguyễn Trọng Đa
12:43 05/07/2016
Giải đáp phụng vụ: Có thể có hai giá sách trong nhà thờ không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Gần đây con đã thấy trong một số nhà thờ có hai giá sách. Trong một số nhà thờ, bài Tin Mừng được đọc từ một giá sách, và các bài đọc khác được đọc từ giá sách khác. Tôi đang muốn tìm kiếm các văn bản phụng vụ, để biết các hướng dẫn phụng vụ nào có liên quan đến việc sử dụng hai giá sách trong nhà thờ. Xin cha giúp con trong việc này. Cám ơn cha. - G. O., Madras, Oregon, Mỹ.


Đáp: Đối với giảng đài, Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói như sau trong số 309:

"Phẩm giá Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó, trong phần phụng vụ Lời Chúa. Nơi đó thường phải là một giảng đài cố định, chứ không phải chỉ là một cái giá sách di chuyển được. Phải tùy theo cấu trúc của mỗi nhà thờ, mà đặt giảng đài để giáo dân có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên. Tại giảng đài sẽ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó có thể giảng và đọc các lời nguyện cho mọi người, tức là lời nguyện giáo dân. Phẩm giá của giảng đài đòi chỉ có thừa tác viên lời đi lên đó. Giảng đài mới nên được làm phép, trước khi được dùng vào phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Rôma" (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Tài liệu "Built of Living Stones” (Dựng xây từ những viên đá sống động) của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, được dựa trên các chỉ dẫn của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), nhưng bổ sung thêm một số thông tin chi tiết:

"61. Sự tập chú trọng tâm của khu vực, mà trong đó Lời Chúa được công bố trong phụng vụ, là giảng đài. Sự thiết kế của giảng đài và vị trí nổi bật của nó, phản ảnh phẩm giá và tính cao thượng của lời cứu độ, và thu hút sự chú ý của những người có mặt cho việc công bố lời Chúa. Ở đây, cộng đồng Kitô hữu gặp Chúa sống động trong Lời Chúa, và chuẩn bị bản thân cho 'việc bẻ bánh', và sứ mạng sống lời Chúa đã được công bố. Cần có một khu vực rộng xung quanh giảng đài để cho phép cuộc rước Tin Mừng, với đầy đủ các thừa tác viên cầm nến và bình hương. Phần Dẫn nhập Sách Bài Đọc (Introduction to the Lectionary) khuyến nghị rằng sự thiết kế của bàn thờ và giảng đài phải có một 'mối quan hệ hài hòa và gần gũi' với nhau, để nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa lởi Chúa và Thánh Thể. Bởi vì nhiều người chia sẻ trong thừa tác lời Chúa, giảng đài nên dành cho mọi người, kể cả những người khuyết tật.

"62. “Sự cung kính của chúng ta dành cho Lời Chúa được diễn tả không chỉ trong việc chăm chú lắng nghe và suy niệm Kinh Thánh, mà còn bằng cách chúng ta trao và cư xử đối với Sách Tin Mừng. Giảng đài có thể được thiết kế không chỉ cho việc đọc và giảng Lời Chúa, mà còn để trưng bày cuốn Sách Tin Mừng mở ra hay một bản sao chép Sách Thánh trước hay sau cử hành Phụng vụ”.

Do đó, qui định hiện nay thường tiên liệu một giảng đài duy nhất. Từ ngữ "giảng đài, ambo” bắt nguồn từ một từ ngữ Hi Lạp, vốn qui chiếu đến bất kỳ khu vực cao, được thiết kế như một phương tiện, để cho phép bất cứ ai đọc hoặc hát cho các tín hữu được hiểu một cách dễ dàng.

Trong các nhà thờ Kitô giáo thời sơ khai, khi phận vụ của ca viên đã được gắn liền với phụng vụ, giảng đài thường bao gồm một cấu trúc đôi, dựng lên ở giữa gian giữa, trước mặt khu cung thánh dành cho ca đoàn. Giảng đài ở bên phải là cao hơn, và phức tạp hơn với cầu thang ở cả hai bên; nó được sử dụng cho việc công bố Tin Mừng, hoặc nơi để cho Giám mục giảng thuyết. Cây nến Phục Sinh cũng được đặt ở đây. Bục bên trái là nhỏ hơn. Nó được chia thành hai cấp; tại cấp thấp, ca viên hát đáp ca, và tại cấp cao, người đọc thánh thư đứng.

Nhiều thí dụ về giảng đài đôi đã tồn tại từ thế kỷ V cho đến ngày nay. Tại Rôma, giảng đài như thế có thể được tìm thấy tại các nhà thờ thánh Clement, Thánh Sabina và thánh Lorensô Ngoại Thành.

Vì nhiều lý do phức tạp và đa dạng - thí dụ, sự suy giảm của việc giảng trong Thánh Lễ, ca đoàn được di chuyển đến gần cung thánh hơn, và bàn thờ di chuyển về phía hậu cung – các giảng đài như thế đã không còn được xây dựng hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Theo thời gian, chúng được thay thế một phần bởi bục giảng, mặc dù bục giảng thường nằm gần với trung tâm của gian giữa, và chức năng của nó là chủ yếu dành cho việc giảng ngoài Thánh Lễ.

Trong hầu hết các thánh lễ, linh mục sẽ công bố các bài đọc từ bàn thờ, di chuyển sách lễ từ bên trái sang bên phải của bàn thờ, như một sự nhắc nhở về các các giảng đài ngày xưa.

Sau Công đồng chung Vatican II, với sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của Lời Chúa trong thánh lễ, giảng đài một lần nữa đã trở thành một vị trí quan trọng trong cung thánh.

Không có gì trong các tài liệu chính thức để đảm bảo sự phục hồi của giảng đài đôi cho nhà thờ, mặc dù nó có vẻ không bị cấm. Trong một số dịp, trong Thánh Lễ giáo hoàng tại Quảng trường Thánh Phêrô, hai giảng đài tạm thời được sử dụng. Tuy nhiên, trong vương cung thánh đường thánh Phêrô chỉ có một giảng đài duy nhất, thường nằm gần bàn thờ cao, đã được sử dụng trong nhiều năm.

Việc xây dựng một giảng đài đôi hôm nay dường như là khảo cổ và không cần thiết, mặc dù nó có thể rất phù hợp với một số mẫu thiết kế nhà thờ. Nó cũng có thể được sử dụng, nếu một giá sách nhỏ hơn không được sử dụng cho việc công bố Lời Chúa, nhưng dành cho các chức năng khác, chẳng hạn lời giải thích, hướng dẫn hát, hoặc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. (Zenit.org 5-7-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (20)
Vũ Văn An
18:50 05/07/2016
VI. Phúc thay ai có lòng thương xót

Sứ điệp thương xót của Thiên Chúa không phải là một lý thuyết xa lạ đối với hành động và thực tại của thế giới, nó cũng không dừng lại ở bình diện phát biểu cảm xúc thương hại. Chúa Giêsu dạy ta phải có lòng thương xót như Thiên Chúa (Lc 6:36). Trong Bài Giảng Trên Núi, Người tuyên bố ai có lòng thương xót là người có phúc (Mt 5:7). Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, ta đọc thấy: “Bởi thế anh em hãy trở nên những người bắt chước Thiên Chúa, như những đứa con qúy yêu, và hãy sống trong tình yêu, như Chúa Kitô yêu thương chúng ta và phó mình cho chúng ta, như lễ dâng và hy lễ thơm tho dâng lên Thiên Chúa” (Ep 5:1-2). Chủ đề quán xuyến imitatio Dei, bắt chước Thiên Chúa và hành động của Người nơi Chúa Giêsu Kitô này, là điều nền tảng đối với Thánh Kinh (1). Do đó, sứ điệp thương xót của Thiên Chúa có nhiều hậu quả đối với đời sống của mọi Kitô hữu, đối với triết lý hành động mục vụ của Giáo Hội, và đối với các đóng góp mà các Kitô hữu nên cung hiến cho việc cơ cấu hóa xã hội một cách nhân ái, công chính, và đầy lòng thương xót.

1. Tình yêu: giới răn chính của Kitô Giáo

Trong Cựu Ước, các chữ “có lòng thương xót” và “thương xót” ít khi xuất hiện để lên đặc điểm cho tác phong con người; tuy nhiên, thực tại mà các chữ này muốn ám chỉ quả có trong Cựu Ước. Thánh Vịnh 15 trả lời câu hỏi:

“Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa?
được ở trên núi thánh của Ngài?

Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng,
bụng nghĩ sao nói vậy,

miệng lưỡi chẳng vu oan, không làm hại người nào,
chẳng làm ai nhục nhã.

Coi khinh phường gian ác, trọng ai kính Chúa Trời,
lỡ thề mà bị thiệt, thì cũng chẳng rút lời,

cho vay không đặt lãi, chẳng nhận quà hối lộ
mà hại đến người ngay” (Tv 15:1-5).

Thánh Vịnh 112:5 cũng nói một điều tương tự:

“Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn,
biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình”.

Chúng ta cũng đã nói một cách chi tiết về trật tự xã hội trong Cựu Ước, vốn được sắp đặt cho việc bảo vệ người yếu và người nghèo. Chúng ta cũng đã nói đến sứ điệp của các tiên tri: lời chỉ trích của các ngài đối với các liên hệ bất công khiến ta không còn gì để nói thêm (2). Tiên Tri Mikha tóm lược điều Thiên Chúa mong chờ ở con người:

"Hỡi người, bạn đã được nói cho hay điều nào là tốt,
điều nào ĐỨC CHÚA đòi hỏi bạn:
đó chính là thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa
và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn." (Mk 6:8; xem Tb 12:8).

Nghĩa vụ làm phúc bố thí đã được nhấn mạnh cách riêng (Tb 4:7-11; Hc 7:10, 29). Trên nền tảng này, các việc yêu thương trong Do Thái Giáo sơ khai đóng một vai trò quan trọng (3).

Chúa Giêsu đứng trong truyền thống Cựu Ước – Do Thái Giáo trên. Sự liệt kê các việc yêu thương trong diễn từ long trọng của Người về Phán Xét Chung đặc biệt tương hợp với truyền thống Do Thái này: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ không nhà đỗ nhờ, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ yếu đau và bị giam cầm (Mt 25:35-39). Điều ngạc nhiên trong bảng liệt kê này là: Chúa Giêsu hoàn toàn chỉ nêu các việc bác ái chứ không phải các việc đạo đức làm tiêu chuẩn để phán xét. Khi làm như thế, Người đã dựa vào lời tiên tri Hôsê: “Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn hy lễ” (Mt 9:13; 12:7; xem Hs 6:6; Hc 35:3). Do đó, trong Bài Giảng Trên Núi, Người nói: “Bởi thế, khi các con dâng của lễ ở bàn thờ, nếu các con nhớ anh chị em các con có điều gì chống lại các con, các con hãy để của lễ lại trước bàn thờ và đi đi; trước nhất hãy giảng hòa với anh chị em các con đã, rồi mới trở lại và dâng của lễ của các con” (Mt 5:23-24; xem Mc 11:25). Nếu ta thực sự coi trọng các lời lẽ này của Chúa Giêsu, ta phải hỏi ta có hay tìm cách giảng hòa trước khi đến cử hành Thánh Thể không và có hay giữ mình đừng rước lễ hay không?

Chúa Giêsu giải thích giáo huấn của Người bằng các dụ ngôn đầy ngạc nhiên (4). Dụ ngôn Người Samaria nhân hậu của Người đã trở thành châm ngôn. Thời ấy, người Samaria không được coi là người Do Thái chính thống. Thành thử, việc Chúa Giêsu chọn ngay người Samaria làm mẫu mực cho tác phong chân chính quả có tính khiêu khích, và Người phán: “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10:25-37). Trong dụ ngôn người đầy tớ không biết tha thứ, Chúa Giêsu lại giải thích một lần nữa rằng ta phải tỏ lòng thương xót với những ai mắc nợ ta, giống như Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót với ta (Mt 18:23-35). Nếu Thiên Chúa đã xử với ta một cách thương xót, thì ta, ta cũng phải tha thứ và tỏ lòng thương xót lẫn nhau. Trong các hành vi thương xót của ta, lòng thương xót của Thiên Chúa với người lân cận của ta được thể hiện một cách cụ thể. Trong các hành vi thương xót của ta, người lân cận của ta cảm nghiệm được một điều gì đó lạ lùng về sự thống trị vương giả của Thiên Chúa, một sự thống trị đã bắt đầu ló dạng một cách bí mật. Nhờ cách này, lòng thương xót có nghĩa hơn một phúc lợi an sinh xã hội hay một cơ quan bác ái hay chính trị xã hội (dù dĩ nhiên không loại bỏ các cơ quan này).

Do đó, chúng ta không ngạc nhiên bao nhiêu khi có người yêu cầu Chúa Giêsu nhận diện giới răn lớn nhất, trong tinh thần Cựu Ước, Người đã chó đó là tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận (Mc 12:29-31; Mt 22:34-40, Lc 10:25-28) (5). Cả hai giới răn vừa kể đều có trong Cựu Ước, tuy ở hai chỗ khác nhau (Đnl 6:5 và Lv 19:18), nhưng đã có khuynh hướng muốn đem chúng lại một chỗ (6). Với Chúa Giêsu, chúng tạo thành một thể thống nhất hoàn toàn không thể phân ly. Khi làm như thế, Chúa Giêsu đã mở rộng quan niệm người lân cận, vượt quá các quan niệm của dân Do Thái, để áp dụng vào mọi người. Điều có tính căn bản từ nền tảng là phải giữ cho cả hai giới răn đi đôi với nhau; sẽ không có tình yêu Thiên Chúa nếu không có tình yêu người lân cận. Chỉ khi nào hai giới răn đi với nhau, chúng mới tóm lược và chu toàn được trọn bộ lề luật. Đi với nhau, chúng mới là tinh túy, là tóm lược, và là hình ảnh thu nhỏ của hiện sinh Kitô Giáo.

Thánh Augustinô đã mô tả một cách đẹp đẽ cách hai giới răn này đi đôi với nhau:

“Đừng có ai nói rằng: ‘Tôi không biết tôi phải yêu gì’. Họ hãy yêu người anh em của họ, và họ sẽ yêu chính tình yêu ấy… Đối tượng của tình yêu bác ái phải là một điều mà đức ái khiến ta phải yêu; và, nếu ta phải bắt đầu từ những người gần nhất, thì đó chính là người anh em của ta… Dòng tư tưởng làm sáng tỏ đủ điều này là cũng tình yêu huynh đệ này (tình yêu khiến ta yêu nhau) không phải… chỉ là tình yêu ' vì Thiên Chúa' mà là tình yêu 'Thiên Chúa'… Từ điều vừa nó, ta có thể suy ra rằng Hai Giới Răn này không thể tách biệt nhau” (7).

Nếu ta xem xét sự nối kết trên một cách nghiêm túc, thì, lẽ dĩ nhiên, ta sẽ không thể để tình yêu Thiên Chúa bị tan hòa vào tình yêu người lân cận, là tình yêu chỉ có thể kết thúc bằng một chủ nghĩa nhân đạo một chiều, trong đó, tình yêu Thiên Chúa và mối tương quan với Thiên Chúa, nói chung, sẽ biến mất. Tình yêu triệt để đối với người lân cận mà Chúa Giêsu vốn đòi hỏi sẽ là điều bất khả nếu không có sức mạnh phát sinh từ tình yêu Thiên Chúa (8).

Đối với Thánh Phaolô cũng thế, tình yêu là chu toàn lề luật (Rm 13:10; Gl 5:14) và là mối dây liên kết tuyệt hảo (Cl 3:14). Giống Chúa Giêsu, Thánh Phaolô cũng tiếp nhận sứ điệp của Tiên Tri Hôsê để khuyên ta, “vì lòng thương xót của Thiên Chúa”, hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa (Rm 12:1; xem Ep 5:1tt). Hành động thương xót và tha thứ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô phải là mẫu mực cho hành động của người Kitô hữu: “anh em phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô” (Ep 4:32; xem Cl 3:12). Một lần nữa, ta không hành động dựa trên một cơ sở duy nhân đạo, mà đúng hơn, minh nhiên dựa trên một cơ sở yêu người lân cận của Kitô học.

Đỉnh cao và cũng là hệ quả thực tiễn mà quan điểm Kitô học này dẫn ta tới đã trở nên hết sức rõ ràng, trước hết, trong bài ca ngợi tình yêu mà Thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (13) (9). Vì tính phê phán cao độ và trổi vượt của nó, ta phải hiểu đoạn văn này ngược với sự phấn khích của những người cực đoan. Chống lại thứ phấn khích này, Thánh Phaolô muốn dẫn khởi tình yêu làm thuốc sửa sai duy nhất cần thiết. Không có tình yêu, mọi điều khác, nói tiên tri, hiểu biết các mầu nhiệm, kiến thức, đức tin, ngay cả các công trình vĩ đại và việc bác ái, đều là số không; tất cả đều vô ích, không mang lại hiệu quả nào. Điều này cũng đúng đối với những bài giảng chải chuốt nhất về mỹ từ học, những nền thần học bác học nhất, những dấn thân nhiệt thành nhất với đức tin chính thống, nếu chúng có tính tự cho mình là công chính, giáo điều, cao ngạo, và thiếu yêu thương. Ngay việc tử đạo, ngay trong nó, cũng không đáng kể. Các người lạc giáo, các người cộng sản, và nhiều nhóm khác cũng có các tử đạo của họ vậy. Tình yêu mới là đặc điểm phân biệt người Kitô hữu đích thực (10). “Nếu tôi… không có tình yêu, tôi là số không” (1Cr 13:2-3).

Tuy nhiên, ta không nên nói tới một thứ ca khúc yêu đương, vì bài mô tả của Thánh Phaolô không hề có tính cảm tình sướt mướt. Nó có tính cụ thể và hết sức hiện thực. Chúa Giêsu Kitô chỉ cho ta con đường tình yêu. Con đường Chúa Giêsu đã dùng để leo xuống với chúng ta là con đường duy nhất để ta leo lên tới Người (11). Xét cho cùng, mọi điều khác đều sẽ qua đi; chỉ có tình yêu là tồn tại. Tình yêu là cao cả nhất trong mọi sự vật (13:13). Nếu chỉ có tìh yêu là tồn tại, thì các việc làm của tình yêu cũng sẽ tồn tại. Chúng là những điều duy nhất ta có trong tay vào lúc phán xét cánh chung và, có thể nói, chúng là những điều duy nhất mà chúng ta có thể trưng ra trước khi bị phán xét. Chúng còn mãi trong sự hiện hữu liên tục của thực tại. Trong cái say sưa của tình yêu, sự việc cuối cùng (eschaton) đã bắt đầu ló dạng ngay từ bây giờ.

Thánh Gioan đã khai triển thêm các ý tưởng trên và hoàn toàn đào sâu chúng. Theo ngài, chúng ta được Thiên Chúa yêu thương (Ga 14:21) để ta có thể yêu thương nhau (Ga 13:34). Dưới ánh sáng của nền tảng thần học chặt chẽ này, Thánh Gioan nói đến giới răn yêu thương mới như đặc điểm để nhận biết người Kitô hữu: “Thầy ban cho các con một giới răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau. Bởi điều này, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13:34-35). Trong diễn trình này, Người nói rõ: tình yêu là dấu ấn đặc biệt của lối sống Kitô Giáo. Thước đo tình yêu này vượt quá mọi thước đo bình thường của con người; nó được đo bằng tình yêu được Chúa Giêsu chứng tỏ cho chúng ta bằng cách hiến mạng sống Người. “Đây là giới răn của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Không ai có tình yêu lớn hơn tình yêu này là hiến mạng sống mình vì bạn bè” (Ga 15:12-13).

Thư thứ nhất của Thánh Gioan đã tiếp nhận các câu quả quyết trên:

“Ai yêu thương anh em mình thì ở lại trong ánh sáng, … Nhưng ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối, và đi trong bóng tối mà chẳng biết mình đi đâu, vì bóng tối đã làm cho mắt người ấy ra mù quáng… Nếu ai nói: 'Tôi yêu mến Thiên Chúa' mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình” (1Ga 2:10-12; 4:20-21; xem 5:3; 2Ga 5tt).

Tất cả các điều trên đều tùy thuộc câu khẳng định chính này: Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4:8, 16).

Ta có thể trích dẫn vô vàn chứng từ của các giáo phụ liên quan tới ý nghĩa nền tảng và trung tâm của tình yêu người lân cận và lòng thương xót. Tôi chỉ xin nhắc đến hai giáo phụ Hy Lạp mà thôi. Vào thời suy thoái kinh tế dẫn tới cảnh thiếu thốn thảm thương cho nhiều bộ phận dân số, Thánh Basilêô đã cương quyết bênh vực các người lao động ăn công ngày không một chút tài sản, các người nô lệ, các nông dân nghèo khổ, các thợ thủ công và các thợ có tay nghề. Khi nạn đói xẩy tới, ngài đả kích những kẻ kiếm lời và đầu cơ vô lương tâm và kêu gọi họ phân phối của cải của họ (12). Giống như Chúa Giêsu, Thánh Chrysostom vạch trần mọi thứ đạo đức giả hình. Theo ngài, tình yêu người lân cận là mẹ của mọi đức tính tốt và là đặc điểm để phân biệt ai là Kitô hữu (13). Vì lý do này, Thánh Basilêô mạnh mẽ kêu gọi lương tâm nhà giầu và bảo họ một cách chắc chắn rằng mọi việc làm đạo đức của họ sẽ hoàn toàn vô ích nếu không có lòng từ nhân (14). Đối với Thánh Chrysostom, tình yêu người lân cận tốt hơn mọi việc nhân đức khác hay mọi hành vi đền tội, thậm chí hơn cả phúc tử đạo (15). Ngài nói: không có đức khiết trinh, người ta vẫn thấy Thiên Chúa, nhưng nếu không có lòng thương xót, họ không thể thấy Thiên Chúa (16). Do đó, khi nói đến các việc bề ngoài, Thánh Tôma cho rằng lòng thương xót là summa religionis christianae (tóm lược Kitô Giáo) (17).

Mối phúc của người có lòng thương xót là một thuyết minh cụ thể của tình yêu người lân cận. Nơi Dietrich Bonhoffer, ta tìm được lời giải thích đầy thuyết phục về mối phúc này:

“Những người không có tài sản hay quyền lực này, những kẻ xa lạ trên trái đất này, những kẻ tội lỗi này, những kẻ theo chân Chúa Giêsu này, trong đời họ, họ đã cùng với Chúa Giêsu từ bỏ phẩm giá của mình, vì họ là người có lòng thương xót. Như thể các nhu cầu riêng của họ và nỗi khốn khổ của họ chưa đủ, họ đã mang lấy các khốn khổ và nhục nhằn cũng như tội lỗi của người khác. Họ có một lòng yêu thương không cưỡng lại được dành cho người bị chà đạp, người ốm đau, người bất hạnh, người bị đối xử bất công, người bị xua đuổi và mọi người bị hành hạ lo âu. Họ ra đi, tìm kiếm tất cả những ai đang vướng mắc vào các lao đao của tội lỗi và mặc cảm tội lệ. Không nỗi khốn khổ nào quá lớn, không tội lỗi nào quá kinh khủng đối với lòng từ bi của họ. Nếu một ai đó sa vào một nhục nhã, người có lòng thương xót sẽ hy sinh chính danh dự của mình để che chở họ, và chuốc lấy sự nhục nhã này. Người ta sẽ thấy họ đi an ủi các người thu thuế và các người tội lỗi, bất chấp sự nhục nhã do việc này gây ra. Để có thể thương xót, họ đã ném bỏ gia bảo vô giá nhất của đời người, là chính phẩm giá và danh dự bản thân. Vì danh dự và phẩm giá duy nhất họ biết là lòng thương xót của Chúa đối với họ, và đời họ chỉ mang ơn lòng thương xót này mà thôi. Người đã không xấu hổ vì các môn đệ của Người, Người đã trở nên bằng hữu của nhân loại, và mang lấy nỗi nhục của họ đế chết trên thập giá. Đó là cách Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh, thương xót. Các môn đệ của Người hoàn toàn nợ lòng thương xót này chính sự sống của họ” (18).

Kỳ sau: 2. “Tha thứ cho nhau” và giới răn yêu thương kẻ thù
______________________________________________________________________________________________________________
(1) Martin Buber, “Nachahmung Gottes” trong Gesammelte Werke (Frankfurt-a-Main: S. Fischer, 1964), 2:1953-65; Ulrich Luz, Matthew 1-7: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis: Fortress, 2007), 289.
(2) Xem chương III.
(3) Paul Billerbeck và Hermann Leberecht Struck, hiệu đính, Kommentar zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch (Munich: Beck, 1922-61) I:203-5; IV: 559-610).
(4) Xem chương IV.
(5) Về việc giải thích và lịch sử giải thích giới răn này, xem Joachim Gnilka, Das Evangelium nach Markus (Neukirchen-Vluyn: Neukirchener Verlag, 1979), 162-68; Luz, Matthew 21-28: A Commentary, bản dịch của James E. Crouch (Minneapolis: Fortress, 2005), 75-87.
(6) Về lối giải thích Do Thái Giáo, xin xem Billerbeck và Struck, Kommentar zum Neuen Testament aus Talmud und Midrasch, I:900-8.
(7) Thánh Augustinô, Về Chúa Ba Ngôi, VIII, 8. Theo bản tiếng Anh Augustine: Later Works của John Barnaby (Philadelphia:Westminster, 1955), 52-53. Nhiều đoạn trong T.J. van Bavel, “Love” trong Augustine through the Ages: An Encylopedia, do Allan Fitzgerald và nhiều người khác hiệu đính (Garnd Rapids, MI: W.B. Eerdmans, 1999), 510f.
(8) Xem Luz, Matthew 21-28, 81-85. Chúng ta biết ơn Karl Rahner về các suy tư mạnh mẽ của ngài, dù có hơi một chiều, về sự hợp nhất giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận cũng như về ý nghĩa hiện nay của chúng: Karl Rahner, “Reflections on the Unity of the Love of Neighbour and the Love of God” trong Theological Investigations, cuốn 6, bản dịch của Karl H. và Bonfiace Kruger (Baltimore: Helicon, 1969), 231-49; cũng nên xem “ ‘Commandment’ of Love in Relation to the other Commandments” trong Theological Investigations, vol. 5, bản dịch của Karl-H. Kruger (Baltimore: Helicon, 1966), 439-59.
(9) Xem Wpolgang-Schrage, Der erste Brief an die Korinther (Zurich: Benziger, 1999), 273-373, nhất là phần tóm lược ở các trang 319 tt.
(10) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 76, 2.
(11) Đức Lêô Cả, Tractatus, 74.
(12) Thánh Basilêô, Bài Giảng, 6.
(13) Thánh Gioan Chrysostom, Chú Giải Thánh Mátthêu, Bài Giảng 18, n.8.
(14) Thánh Basilêô, “Bài giảng cho Người Giầu”, 3.
(15) Thánh Chrysostom, Chú Giải Thánh Mátthêu, Bài Giảng 77, n.5tt.
(16) ThánhChrysostom, Bài Giảng 47, n.4.
(17) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, pt. II/II q.30, a.4, ad.2
(18) Dietrich Bonhoeffer, The Cost of Discipleship, bản dịch của R.H. Fuller (New York:Macmillan, 1972) 100-1.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khung Trời Cali
Đặng Đức Cương
18:47 05/07/2016
KHUNG TRỜI CALI
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nắng Cali ơi! Ta nhớ Sàigòn
Sàigòn ơi! một đời ta nhớ mãi
Tuổi lớn lên học sinh và chinh chiến
Thời tình yêu trong trắng chẳng phôi phai.
(Trích thơ của Phạm Sĩ Trung)