Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn khôn ngoan
Lm Vũđình Tường
00:08 04/07/2009
Chúng ta học biết nhiều về thế giới mình đang sống. Tuy thế vẫn còn nhiều bí ẩn. Không phải chỉ khám phá những gì có sẵn trong vũ trụ, mà vui mừng tìm lại thành quách người xưa đã sống, chôn vùi sâu lòng đất. Nhờ những khám phá này mà các nhà khảo cổ học biết về văn minh thời xa xưa của cha ông loài người.
Chúng ta biết nhiều về bệnh tật, cách ngăn ngừa và chữa trị. Tuy nhiên hiểu biết đó vẫn chưa đủ, cần học thêm. Đau khổ, bệnh tật vẫn là một mầu nhiệm không thể nào khám phá hết được. Càng ngày càng hiểu biết hơn về bệnh tật nhưng cũng càng ngày càng có thêm nhiều bệnh mới.
Con người đang tìm tòi khám phá không gian, học biết vận hành của vũ trụ, vận chuyển của các vì sao, các năng lượng thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống. Vũ trụ luôn có trước mắt, nhìn thấy chưa hiểu hết, sống nhờ vũ trụ mà như xa lạ. Cố gắng tìm tòi đưa giả thuyết, tiên đoán hy vọng học nhiều hơn về vũ trụ.
Chúng ta học biết về thiên nhiên, sinh hoạt của luật tự nhiên. Tuy nhiên con người vẫn sai lầm khi tiên đoán về mưa gió, nắng hạn, bão lụt, động đất, cháy rừng. Khoa học tiến nhiều về phương diện này nhưng bó tay trong nhiều trường hợp.
Giới hạn
Mỗi người trong chúng ta đều có kiến thức ít nhiều về chính mình, về xã hội, vũ trụ mình đang sống. Nhờ những kiến thức phổ thông giúp chúng ta sống chung, liên đới với nhau và học hỏi để thăng tiến. Cả đời cũng chưa học hết kiến thức phổ thông. Vì thế không ai nói là thành thạo mọi vấn đề trong trời đất. Nhờ khiêm nhường và tinh thần ham học, càng học càng thu thập được nhiều cái hay, điều mới lạ và cuộc đời thú vị do những khám phá mới. Khiêm nhường và ham học chính là bước đầu trong việc làm giầu kiến thức phổ thông. Trái với khiêm nhường là kiêu ngạo.
Kiêu ngạo
Có hai trường hợp xảy ra cho người kiêu ngạo. Một là tự phụ, tự cho mình hơn người, không cần học thêm. Không tiến tất nhiên lùi, kém kiến thức về cuộc sống. Kiến thức có sẵn là kiến thức cố định. Chúng che lấp ánh tương lai, làm mờ đi chân trời mới, đất mới.
Nguy hiểm hơn, kiêu ngạo dẫn đến chối bỏ Thiên Chúa sáng tạo. Không tin Chúa đành chấp nhận tin vào trật tự tự nhiên. Vũ trụ hiện tại do tự nhiên mà có. Vì thế người ta muốn can thiệp thay đổi trật tự tự nhiên.
Với xã hội họ hỗ trợ hôn nhân cùng phái, ủng hộ phá thai, trợ tử và coi nhẹ mạng sống người nghèo, ít kiến thức.
Với súc vật bắt chúng sống, ăn thực phẩm trái luật tự nhiên nên có tình trạng bò điên, heo long móng, dịch cúm gia cầm, cúm heo.
Với rừng đốn cây già, chặt cây non. Với biển tàn phá tôm cá, ngao sò, ốc hến. Với sông ngòi, ngăn bờ, đắp đê. Với đất khai thác hầm mỏ xả hoá chất tràn lan. Kết quả rừng thiếu cây gân nạn lụt. Biển thiếu tôm cá rong dại tràn lan. Sông ứ nước đọng, phèn nổi lên. Hoá chất hầm mỏ thải bừa bãi, đất phì nhiêu thành phế thải, cỏ dại sống không được.
Với tôn giáo, bách hại tôn giáo, xuyên tạc đạo lí. Thay vào đó mà mớ lí thuyết, tư tưởng của bọn sát nhân đã chết từ lâu. Tai ương trên do chủ nghĩa kiêu ngạo phát sinh ra.
Thiếu đức
Chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu là chối bỏ khôn ngoan nước trời. Ơn này khai trí ta nhận biết Chúa. Ai khiêm nhường nhận được ơn này. Khôn ngoan trần thế giúp phát triển tài năng, tiến thân. Thiếu thận trọng sẽ tiến đến kiêu ngạo, tự phụ. Có tài, thiếu đức. Lãnh đạo mà thiếu đức gây đại họa cho nhân loại vì tư tưởng kiêu ngạo gắn liền với tàn phá, chém giết, sống trái luật tự nhiên. Lịch sử cho thấy, kẻ kiêu ngạo lãnh đạo, chối bỏ sự hiện hữu của Chúa, đều là những tên đồ tể khát máu, sát nhân hàng loạt.
Ơn khôn ngoan là bước đầu dẫn ta nhận biết Chúa. Nhận biết Chúa là trung tâm điểm và cùng đích trong đời giúp ta sống khiêm nhường. Giúp ta nhận rõ tài hèn, trí mọn, nhỏ bé, yếu kém của con người. Nhờ Lời Chúa trợ lực ta trở nên khôn ngoan hơn, biết về chính mình, về vũ trụ và về Chúa nhiều hơn.
Đồng hương
Đồng hương Đức Kitô không nhận ra Ngài vì họ dựa vào khôn ngoan trần thế để phán đoán, nhận diện Chúa.
Ông ta không phải là con bác thợ, con bà Maria, … chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Mc 6,3
Biết rõ nguồn gốc, cuộc đời Đức Kitô mà không yêu Ngài vì bản tính kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo không tin Chúa dựng nên con người và vũ trụ. Không tin nên không giữ lời Ngài. Vì thế Đức Kitô nói
Ai nghe và giữ lời Ngài ví như người khôn xây nhà trên đá (Mt 7,24).
Ơn khôn ngoan của người Kiô hữu giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Chúa. Ơn giúp chúng ta học hỏi để biết và yêu Chúa nhiều hơn. Ơn giúp chúng ta trung thành với Chúa khi cuộc đời gặp gian nan. Trong gian truân kẻ vững lòng tin cậy sống tin thần phó thác, cậy trông. Vững tin và bám vào Chúa như cành nho bám vào thân nho để nhận sự sống từ thân. Phó thác cuộc đời cho Đấng làm chủ cuộc đời là khôn ngoan.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Chúng ta biết nhiều về bệnh tật, cách ngăn ngừa và chữa trị. Tuy nhiên hiểu biết đó vẫn chưa đủ, cần học thêm. Đau khổ, bệnh tật vẫn là một mầu nhiệm không thể nào khám phá hết được. Càng ngày càng hiểu biết hơn về bệnh tật nhưng cũng càng ngày càng có thêm nhiều bệnh mới.
Con người đang tìm tòi khám phá không gian, học biết vận hành của vũ trụ, vận chuyển của các vì sao, các năng lượng thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống. Vũ trụ luôn có trước mắt, nhìn thấy chưa hiểu hết, sống nhờ vũ trụ mà như xa lạ. Cố gắng tìm tòi đưa giả thuyết, tiên đoán hy vọng học nhiều hơn về vũ trụ.
Chúng ta học biết về thiên nhiên, sinh hoạt của luật tự nhiên. Tuy nhiên con người vẫn sai lầm khi tiên đoán về mưa gió, nắng hạn, bão lụt, động đất, cháy rừng. Khoa học tiến nhiều về phương diện này nhưng bó tay trong nhiều trường hợp.
Giới hạn
Mỗi người trong chúng ta đều có kiến thức ít nhiều về chính mình, về xã hội, vũ trụ mình đang sống. Nhờ những kiến thức phổ thông giúp chúng ta sống chung, liên đới với nhau và học hỏi để thăng tiến. Cả đời cũng chưa học hết kiến thức phổ thông. Vì thế không ai nói là thành thạo mọi vấn đề trong trời đất. Nhờ khiêm nhường và tinh thần ham học, càng học càng thu thập được nhiều cái hay, điều mới lạ và cuộc đời thú vị do những khám phá mới. Khiêm nhường và ham học chính là bước đầu trong việc làm giầu kiến thức phổ thông. Trái với khiêm nhường là kiêu ngạo.
Kiêu ngạo
Có hai trường hợp xảy ra cho người kiêu ngạo. Một là tự phụ, tự cho mình hơn người, không cần học thêm. Không tiến tất nhiên lùi, kém kiến thức về cuộc sống. Kiến thức có sẵn là kiến thức cố định. Chúng che lấp ánh tương lai, làm mờ đi chân trời mới, đất mới.
Nguy hiểm hơn, kiêu ngạo dẫn đến chối bỏ Thiên Chúa sáng tạo. Không tin Chúa đành chấp nhận tin vào trật tự tự nhiên. Vũ trụ hiện tại do tự nhiên mà có. Vì thế người ta muốn can thiệp thay đổi trật tự tự nhiên.
Với xã hội họ hỗ trợ hôn nhân cùng phái, ủng hộ phá thai, trợ tử và coi nhẹ mạng sống người nghèo, ít kiến thức.
Với súc vật bắt chúng sống, ăn thực phẩm trái luật tự nhiên nên có tình trạng bò điên, heo long móng, dịch cúm gia cầm, cúm heo.
Với rừng đốn cây già, chặt cây non. Với biển tàn phá tôm cá, ngao sò, ốc hến. Với sông ngòi, ngăn bờ, đắp đê. Với đất khai thác hầm mỏ xả hoá chất tràn lan. Kết quả rừng thiếu cây gân nạn lụt. Biển thiếu tôm cá rong dại tràn lan. Sông ứ nước đọng, phèn nổi lên. Hoá chất hầm mỏ thải bừa bãi, đất phì nhiêu thành phế thải, cỏ dại sống không được.
Với tôn giáo, bách hại tôn giáo, xuyên tạc đạo lí. Thay vào đó mà mớ lí thuyết, tư tưởng của bọn sát nhân đã chết từ lâu. Tai ương trên do chủ nghĩa kiêu ngạo phát sinh ra.
Thiếu đức
Chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu là chối bỏ khôn ngoan nước trời. Ơn này khai trí ta nhận biết Chúa. Ai khiêm nhường nhận được ơn này. Khôn ngoan trần thế giúp phát triển tài năng, tiến thân. Thiếu thận trọng sẽ tiến đến kiêu ngạo, tự phụ. Có tài, thiếu đức. Lãnh đạo mà thiếu đức gây đại họa cho nhân loại vì tư tưởng kiêu ngạo gắn liền với tàn phá, chém giết, sống trái luật tự nhiên. Lịch sử cho thấy, kẻ kiêu ngạo lãnh đạo, chối bỏ sự hiện hữu của Chúa, đều là những tên đồ tể khát máu, sát nhân hàng loạt.
Ơn khôn ngoan là bước đầu dẫn ta nhận biết Chúa. Nhận biết Chúa là trung tâm điểm và cùng đích trong đời giúp ta sống khiêm nhường. Giúp ta nhận rõ tài hèn, trí mọn, nhỏ bé, yếu kém của con người. Nhờ Lời Chúa trợ lực ta trở nên khôn ngoan hơn, biết về chính mình, về vũ trụ và về Chúa nhiều hơn.
Đồng hương
Đồng hương Đức Kitô không nhận ra Ngài vì họ dựa vào khôn ngoan trần thế để phán đoán, nhận diện Chúa.
Ông ta không phải là con bác thợ, con bà Maria, … chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Mc 6,3
Biết rõ nguồn gốc, cuộc đời Đức Kitô mà không yêu Ngài vì bản tính kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo không tin Chúa dựng nên con người và vũ trụ. Không tin nên không giữ lời Ngài. Vì thế Đức Kitô nói
Ai nghe và giữ lời Ngài ví như người khôn xây nhà trên đá (Mt 7,24).
Ơn khôn ngoan của người Kiô hữu giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Chúa. Ơn giúp chúng ta học hỏi để biết và yêu Chúa nhiều hơn. Ơn giúp chúng ta trung thành với Chúa khi cuộc đời gặp gian nan. Trong gian truân kẻ vững lòng tin cậy sống tin thần phó thác, cậy trông. Vững tin và bám vào Chúa như cành nho bám vào thân nho để nhận sự sống từ thân. Phó thác cuộc đời cho Đấng làm chủ cuộc đời là khôn ngoan.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:47 04/07/2009
HỎA HOẠN CỨU NGUY
Nghe nói căn nhà nọ bị cháy, trong nhà có người đang ngủ, các nhân viên cứu hỏa muốn đưa anh ta ra ngòai bằng ngỏ cửa sổ, nhưng không được, lại thử đưa qua cửa chính, lại không được, bởi vì thân thể người này quá mập và quá nặng.
Mọi người đều vội vàng khẩn trương, nhưng có một người lòng dạ tự nhiên sáng ra, nói:
- “Có cách rồi, lay anh ta tỉnh dậy, như vậy anh ta có thể tự mình chạy ra khỏi chỗ cháy này.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ta thường nói đùa với nhau khi có người nào đó tự nhiên nghĩ ra một phương pháp mới: thông minh đột xuất. Thật ra không phải thông minh đột xuất, mà chẳng qua là khi quýnh quáng khẩn trương thì người ta không nghĩ ra được cách gì hay hơn, chứ thực ra bình thường thì người ta vẫn cứ nghĩ ra như thường.
Người sống hoạt động thì nhẹ nhàng hơn cái thây ma hoặc người đang ngủ, bởi vì không có sinh khí và không hoạt động, cho nên cần đánh thức họ dậy để họ tự động làm chủ lấy mình thì việc cứu hộ sẽ nhẹ nhàng hơn.
Con người ta khi đã đắm chìm trong tội lỗi thì như một thây ma đã chết hoặc như người đang ngủ mê, nên rất nặng nề khó lay chuyển được họ quay trở về với cuộc sống làm người lương thiện, cần phải đánh thức lương tâm của họ bằng các việc lành gương sáng, bằng những lời an ủi chân tình, bằng những quan tâm giúp đỡ, và nhất là bằng lời cầu nguyện, có như thế họ mới có thể tự mình “tỉnh ngủ, sống lại” để tự mình thấy cái sai cái trái mà thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
Nghe nói căn nhà nọ bị cháy, trong nhà có người đang ngủ, các nhân viên cứu hỏa muốn đưa anh ta ra ngòai bằng ngỏ cửa sổ, nhưng không được, lại thử đưa qua cửa chính, lại không được, bởi vì thân thể người này quá mập và quá nặng.
Mọi người đều vội vàng khẩn trương, nhưng có một người lòng dạ tự nhiên sáng ra, nói:
- “Có cách rồi, lay anh ta tỉnh dậy, như vậy anh ta có thể tự mình chạy ra khỏi chỗ cháy này.”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ta thường nói đùa với nhau khi có người nào đó tự nhiên nghĩ ra một phương pháp mới: thông minh đột xuất. Thật ra không phải thông minh đột xuất, mà chẳng qua là khi quýnh quáng khẩn trương thì người ta không nghĩ ra được cách gì hay hơn, chứ thực ra bình thường thì người ta vẫn cứ nghĩ ra như thường.
Người sống hoạt động thì nhẹ nhàng hơn cái thây ma hoặc người đang ngủ, bởi vì không có sinh khí và không hoạt động, cho nên cần đánh thức họ dậy để họ tự động làm chủ lấy mình thì việc cứu hộ sẽ nhẹ nhàng hơn.
Con người ta khi đã đắm chìm trong tội lỗi thì như một thây ma đã chết hoặc như người đang ngủ mê, nên rất nặng nề khó lay chuyển được họ quay trở về với cuộc sống làm người lương thiện, cần phải đánh thức lương tâm của họ bằng các việc lành gương sáng, bằng những lời an ủi chân tình, bằng những quan tâm giúp đỡ, và nhất là bằng lời cầu nguyện, có như thế họ mới có thể tự mình “tỉnh ngủ, sống lại” để tự mình thấy cái sai cái trái mà thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ai hiểu được thì hiểu.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:48 04/07/2009
CHỦ NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 6, 1-16.
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.”
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng, đã có ít là một lần bạn coi thường những người trong làng xóm hoặc trong giáo xứ của bạn, vì trước đây họ không phải là những người nổi bật, gia đình họ nghèo, cha mẹ họ làm thuê làm mướn, nhưng bây giờ họ đã trở thành những người trí thức, có địa vị trong xã hội làm linh mục, làm dì phước hoặc làm bác sĩ, kỹ sư.v.v...bạn coi thường họ vì trước đây họ thua kém bạn rất xa về mọi mặt, nhưng bây giờ thì mọi sự đã đổi thay...
Chúa Giê-su cũng đã bị những người đồng hương khinh dễ vì Ngài con của bác thợ mộc, tức là thuộc hạng người nghèo khó, mặc dù họ đã chứng kiến những việc làm của Ngài khi cho người chết sống lại, người câm nói được, người què biết đi và chữa lành nhiều bệnh tật cho mọi người.
Con người ta thường lấy cái hôm qua làm tiêu chuẩn để đánh giá ngày hôm nay, cái hôm qua là quá khứ của lạc hậu, của nghèo khó, nhưng cái hôm nay là của văn minh khoa học và phồn vinh, cho nên sẽ trở thành lạc hậu và đáng chê trách, khi chúng ta vẫn cứ coi thương anh chị em như những ngày hôm qua hôm kia, đó chính là thành kiến làm chết tương lai và linh hồn của tha nhân, của anh chị em mình.
Bạn thân mến,
Với con người thì không có thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể làm được, chuyện người anh em chị em ngày hôm qua là người xấu, nhưng nhờ ơn Chúa hôm nay họ đã trở thành người tốt; chuyện gia đình của anh em chị em ngày hôm qua thì nghèo khó, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ sự làm ăn cần cù hôm nay họ khá giả, đó là những điều mà chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa với họ.
Chúa Giê-su chỉ là con bác thợ mộc và mẹ của Ngài cũng chỉ là những phụ nữ tầm thường mà thôi, nhưng chính bản thân Ngài thì không tầm thường chút nào cả khi Ngài thi ân giáng phúc cho mọi người, và làm những dấu lạ phi thường mà ai cũng công nhận, chỉ có các đồng hương của Ngài vì thành kiến, vì kiêu ngạo mới chê bai mà thôi.
Kiêu ngạo làm cho con người ta có thành kiến, dù việc làm của người anh chị em là tốt lành ai cũng biết, phải chăng đó là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần”, bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần chính là chối bỏ sự thật vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Mc 6, 1-16.
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.”
Bạn thân mến,
Tôi tin rằng, đã có ít là một lần bạn coi thường những người trong làng xóm hoặc trong giáo xứ của bạn, vì trước đây họ không phải là những người nổi bật, gia đình họ nghèo, cha mẹ họ làm thuê làm mướn, nhưng bây giờ họ đã trở thành những người trí thức, có địa vị trong xã hội làm linh mục, làm dì phước hoặc làm bác sĩ, kỹ sư.v.v...bạn coi thường họ vì trước đây họ thua kém bạn rất xa về mọi mặt, nhưng bây giờ thì mọi sự đã đổi thay...
Chúa Giê-su cũng đã bị những người đồng hương khinh dễ vì Ngài con của bác thợ mộc, tức là thuộc hạng người nghèo khó, mặc dù họ đã chứng kiến những việc làm của Ngài khi cho người chết sống lại, người câm nói được, người què biết đi và chữa lành nhiều bệnh tật cho mọi người.
Con người ta thường lấy cái hôm qua làm tiêu chuẩn để đánh giá ngày hôm nay, cái hôm qua là quá khứ của lạc hậu, của nghèo khó, nhưng cái hôm nay là của văn minh khoa học và phồn vinh, cho nên sẽ trở thành lạc hậu và đáng chê trách, khi chúng ta vẫn cứ coi thương anh chị em như những ngày hôm qua hôm kia, đó chính là thành kiến làm chết tương lai và linh hồn của tha nhân, của anh chị em mình.
Bạn thân mến,
Với con người thì không có thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có việc gì mà không thể làm được, chuyện người anh em chị em ngày hôm qua là người xấu, nhưng nhờ ơn Chúa hôm nay họ đã trở thành người tốt; chuyện gia đình của anh em chị em ngày hôm qua thì nghèo khó, nhưng nhờ ơn Chúa và nhờ sự làm ăn cần cù hôm nay họ khá giả, đó là những điều mà chúng ta nên vui mừng và cảm tạ Thiên Chúa với họ.
Chúa Giê-su chỉ là con bác thợ mộc và mẹ của Ngài cũng chỉ là những phụ nữ tầm thường mà thôi, nhưng chính bản thân Ngài thì không tầm thường chút nào cả khi Ngài thi ân giáng phúc cho mọi người, và làm những dấu lạ phi thường mà ai cũng công nhận, chỉ có các đồng hương của Ngài vì thành kiến, vì kiêu ngạo mới chê bai mà thôi.
Kiêu ngạo làm cho con người ta có thành kiến, dù việc làm của người anh chị em là tốt lành ai cũng biết, phải chăng đó là “tội phạm đến Chúa Thánh Thần”, bởi vì tội phạm đến Chúa Thánh Thần chính là chối bỏ sự thật vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:50 04/07/2009
N2T |
30. Con không thể so với sự thánh thiện của vua Đa-vít, con không thể so với sự dũng cảm của Sam-son, con không thể so với sự khôn ngoan của Sa-lô-mon, vậy mà họ vẫn còn trượt chân, còn con có gì để cậy dựa chứ ?
(Thánh Jerome)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:52 04/07/2009
N2T |
163. Người có học vấn là một khối vàng thật, ở bất cứ nơi nào cũng được mọi người tôn kính.
''Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh''
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:56 04/07/2009
„Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.“
Ở đời trong mọi lãnh vực đâu có ai thích cùng mong muốn mình yếu đâu. Nhưng Thánh Phaolo lại có suy nghĩ khác: Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! ( 2.Cor 12, 10 ).
Vậy đâu là ý nghĩa cùng xác tín của Thánh Phaolô qua câu nói này?
Ai cũng muốn tỏ ra mình mạnh khoẻ thể xác, cũng như tinh thần. Ai cũng muốn tỏ cho người khác thấy mình thắng thế hơn trội, thế nào là sức mạnh thế nào là yếu thế.
Trong đời sống ta thấy mạnh đâu phải là bị khuất phục bị làm nhục, nhưng mạnh là người yếu bị bắt tù tội như một Tổng Thống Mandela bên Nam Phi Châu. Mạnh đâu phải là những đạo quân đi xâm chiếm thuộc địa như người Anh, nhưng mạnh là người dân yếu thế như một Mahatma Gandhi bên Ấn Độ.
Mạnh đâu phải là những người kỳ thị người khác với sức mạnh lấn lướt, nhưng mạnh là người yếu như Mục sư Martin Luther King. Mạnh đâu phải là những vua chúa thống trị với nhiều quyền hành, nhưng mạnh là những vĩ nhân yếu mềm như Thánh Phanxico Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa.
Mạnh không phải là tảng khối đá cứng, nhưng mạnh là dòng nước yếu mềm. Mạnh không phải là lưỡi gươm thanh kiếm, nhưng là cây thập gía.
Mạnh không là những lời to tiếng đanh thép, nhưng là những lời nhỏ nhẹ từ tốn không làm người khác bị mất thể diện. Mạnh không phải là sự hận thù, nhưng là tình yêu. Mạnh cũng không là sự chết, nhưng là sự sống.
Thánh Phaolô do lòng xác tín đã đặt lại thang gía trị dựa trên thành tích, trên và dưới, mạnh và yếu, vốn gây ra lẫn lộn hoang mang không rõ ràng và cũng tương đối thôi. Người mạnh sức, mạnh miệng lấn át, người giầu có, nghĩ tưởng đó là thước đo gía trị đời sống con người.
Rất nhiều trường hợp trong đời sống, ai đó vượt qua mặt được người khác, cho rằng mình đã thắng, mình là người mạnh, đang khi người khác yếu thế sống âm thầm yên lặng. Nhưng cái gì cũng có diễn biến trong thời gian lịch sử của nó. Một thời gian sau, người nghĩ rằng mình mạnh đã chiến thắng lại trở thành người yếu thua thiệt về danh dự. Trong khi đó, người sống yếu thế yên lặng lại trở thành người mạnh được kính phục, vì sống cư xử là người có tư cách lễ phép tình người.
Chúa Giêsu người đã trở nên yếu thế trước tòa án xét xử bị kết án ở dinh quan tổng trấn Philato. Nhưng Người đã trở thành sức mạnh đức tin tinh thần ngay nơi chính gia đình quan Philato cùng cho muôn người qua sự chết trên thậy gía.
Thánh Phaolo trong cơn cùng quẫn cảm thấy yếu đuối khi phải chịu đựng đau khổ, đã than thở xin Chúa cho thoát khỏi cảnh này, và Chúa đã nói với Thánh nhân: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi „ ( 2 cor 12,9).
Trong cuộc sống làm người ở đời, ta không chỉ cần cơm ăn áo mặc, kiến thức học hành làm việc tốt thành công để trở thành người mạnh khoẻ. Nhưng còn cần đến ơn Chúa trợ giúp nhiều hơn nữa để có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách, nhất là trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin hôm nay và ngày mai.
Ở đời trong mọi lãnh vực đâu có ai thích cùng mong muốn mình yếu đâu. Nhưng Thánh Phaolo lại có suy nghĩ khác: Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! ( 2.Cor 12, 10 ).
Vậy đâu là ý nghĩa cùng xác tín của Thánh Phaolô qua câu nói này?
Ai cũng muốn tỏ ra mình mạnh khoẻ thể xác, cũng như tinh thần. Ai cũng muốn tỏ cho người khác thấy mình thắng thế hơn trội, thế nào là sức mạnh thế nào là yếu thế.
Trong đời sống ta thấy mạnh đâu phải là bị khuất phục bị làm nhục, nhưng mạnh là người yếu bị bắt tù tội như một Tổng Thống Mandela bên Nam Phi Châu. Mạnh đâu phải là những đạo quân đi xâm chiếm thuộc địa như người Anh, nhưng mạnh là người dân yếu thế như một Mahatma Gandhi bên Ấn Độ.
Mạnh đâu phải là những người kỳ thị người khác với sức mạnh lấn lướt, nhưng mạnh là người yếu như Mục sư Martin Luther King. Mạnh đâu phải là những vua chúa thống trị với nhiều quyền hành, nhưng mạnh là những vĩ nhân yếu mềm như Thánh Phanxico Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa.
Mạnh không phải là tảng khối đá cứng, nhưng mạnh là dòng nước yếu mềm. Mạnh không phải là lưỡi gươm thanh kiếm, nhưng là cây thập gía.
Mạnh không là những lời to tiếng đanh thép, nhưng là những lời nhỏ nhẹ từ tốn không làm người khác bị mất thể diện. Mạnh không phải là sự hận thù, nhưng là tình yêu. Mạnh cũng không là sự chết, nhưng là sự sống.
Thánh Phaolô do lòng xác tín đã đặt lại thang gía trị dựa trên thành tích, trên và dưới, mạnh và yếu, vốn gây ra lẫn lộn hoang mang không rõ ràng và cũng tương đối thôi. Người mạnh sức, mạnh miệng lấn át, người giầu có, nghĩ tưởng đó là thước đo gía trị đời sống con người.
Rất nhiều trường hợp trong đời sống, ai đó vượt qua mặt được người khác, cho rằng mình đã thắng, mình là người mạnh, đang khi người khác yếu thế sống âm thầm yên lặng. Nhưng cái gì cũng có diễn biến trong thời gian lịch sử của nó. Một thời gian sau, người nghĩ rằng mình mạnh đã chiến thắng lại trở thành người yếu thua thiệt về danh dự. Trong khi đó, người sống yếu thế yên lặng lại trở thành người mạnh được kính phục, vì sống cư xử là người có tư cách lễ phép tình người.
Chúa Giêsu người đã trở nên yếu thế trước tòa án xét xử bị kết án ở dinh quan tổng trấn Philato. Nhưng Người đã trở thành sức mạnh đức tin tinh thần ngay nơi chính gia đình quan Philato cùng cho muôn người qua sự chết trên thậy gía.
Thánh Phaolo trong cơn cùng quẫn cảm thấy yếu đuối khi phải chịu đựng đau khổ, đã than thở xin Chúa cho thoát khỏi cảnh này, và Chúa đã nói với Thánh nhân: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi „ ( 2 cor 12,9).
Trong cuộc sống làm người ở đời, ta không chỉ cần cơm ăn áo mặc, kiến thức học hành làm việc tốt thành công để trở thành người mạnh khoẻ. Nhưng còn cần đến ơn Chúa trợ giúp nhiều hơn nữa để có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách, nhất là trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin hôm nay và ngày mai.
''Sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi''
Tuyết Mai
18:11 04/07/2009
Người phán với tôi rằng: "Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối". Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ. (2 Cr 12, 7-10).
Câu nói của Thánh Phaolô trên gởi cho anh em ở Côrintô, tôi có thể hiểu được phần nào về sự yếu đuối của ngài được lồng chung vào sức mạnh của Thiên Chúa, vì sao!?? Bởi do kinh nghiệm Chúa ban riêng cho tôi, đã cho tôi thấu hiểu được rằng, sức mạnh của con người hoàn toàn không là gì cả, nếu không có Ơn Chúa ban. Phải, nếu chúng ta luôn cậy dựa vào Chúa, thì sự yếu đuối của chúng ta luôn luôn được Thiên Chúa phù trợ, như những đứa con thơ khờ dại, cần sự chỉ dẫn dậy dỗ của cha mẹ chúng. Nếu anh chị em nào có nhiều con sẽ rất dễ nhận ra sự yếu hèn của những đứa con chưa được trưởng thành của mình, so với những đứa con đã được trưởng thành, hay nói một cách khách quan là trong những đứa con của chúng ta có những đứa tỏ ra mình thật giỏi dang lanh lẹ khôn ngoan trước mắt cha mẹ chúng, và giữa anh chị em của chúng nữa!?.
Nhờ ơn Chúa, gia đình chúng tôi được Chúa ban cho 2 cháu gái. Cháu gái đầu lòng của chúng tôi năm nay cũng được 20 tuổi rồi, nhưng tánh tình của cháu phải nói là còn rất con nít và rất khờ dại. Hầu hết, bất cứ sự gì việc gì của cháu làm, cháu cũng phải hỏi qua ý kiến của cha mẹ có cho phép hay đồng ý cho cháu làm hay không? Bởi cái tánh tình mộc mạc, đơn giản, không một chút lo lắng và vô tư của cháu đã có sẵn từ nhỏ, nên cháu hỏi cho chắc ăn và hình như cháu cũng đã quen cái lệ ấy rồi! Nhất là làm những việc được cha mẹ giao phó luôn cho được hài lòng cha mẹ và các em; thứ hai là cháu an tâm biết không để cha mẹ phiền lòng và la mắng; và cũng thật sự vì chúng tôi cũng không dám tin vào tài phán đoán hay quyết định cho mọi việc của cháu. Tôi không phải nói là hoàn toàn không tin tưởng nơi cháu nhưng mọi việc và mọi thứ cháu làm chúng tôi chỉ tin cháu được có phân nửa, còn phân nửa kia thì chúng tôi phải phụ giúp cháu, ngay cả trí óc và mọi việc lao động bằng tay chân. Có những việc xem ra rất giản dị, tầm thường, và rất dễ làm. Trong cuộc đời của cháu từ khi cháu có trí khôn cho đến nay, thì sức mạnh và sự tin tưởng của cháu, là phần nhiều từ nơi cha mẹ giúp đỡ cho cháu mới thành và mới có hiệu quả theo ý cháu muốn và làm hài lòng cha mẹ.
Ngược lại cháu được Chúa rất thương, ban cho cháu một tánh tình hòa đồng, vui vẻ, hòa nhập với tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác. Tánh tình của cháu, đến đâu cũng được mọi người rất quý rất mến yêu, và có phải sự yếu đuối của cháu không những được sức mạnh của cha mẹ trần thế giữ gìn, mà ngay cả Cha Mẹ trên trời cũng luôn bảo vệ, bảo bọc, và luôn theo phù trợ cho cháu ở mọi lúc và mọi nơi hay không?
Cháu gái thứ hai của chúng tôi thua chị nó đến 2 tuổi, nhưng tánh tình và cách trang phục của cháu thì không ai không bảo cháu là chị. Bởi có phải cha sanh con còn Trời sanh tánh hay không? Cháu gái thứ hai đi đến đâu thì tỏ vẻ rất cẩn trọng, rất người lớn. Để ý dò xét môi trường chung quanh của mình trước khi hòa nhập vào cuộc chơi, hay để hòa nhập vào đúng nơi đúng chỗ mà thích hợp với mình. Cháu rất chín chắn trong lời nói, trong sự suy nghĩ, và việc làm. Thường cháu lỡ làm một việc gì thiếu suy xét, mà hậu quả không được theo ý muốn, thì sự hối hận và đáng tiếc của cháu, rất sâu đậm và rất khó để quên. Tánh tình của cháu quả là tự tin, vì cháu tin những gì nơi cháu đều là tốt là hay là không có thể sai được. Cháu rất tự tin, từ cái học, cho đến cái ăn cái mặc, cái nhìn đời, và cách sống đời. Cháu cho rằng mình va chạm đời nhiều, mình học hỏi nhiều qua từng tình cảnh gia đình không được tốt lành của bạn cháu. Cháu cũng chứng kiến những cảnh xẩy ra thực tế hằng ngày trên đường phố, trên phim ảnh, trên TV, v.v.... và cho rằng cháu đã sành sõi đời nhiều, và có thể tự quyết định được mọi việc và mọi sự cho mình, mà không cần đến cha mẹ????
Thường cha mẹ rất sợ tư tưởng của những đứa con, cho rằng mình đã trưởng thành này!? Như trứng mà đòi khôn hơn rận là điều không tưởng, những đứa con này thì chúng thường có nhiều thất bại trên đời, bởi lẽ vì sao? Những đứa con này thì giống trong Phúc Âm được gọi là đứa con hoang đàng. Đến tìm gặp cha mẹ và đòi cha mẹ chia của cải cho chúng, để chúng đi lập nghiệp và tự sinh sống theo ý của chúng, và rồi thì câu chuyện kết cuộc thật là thương tâm và bi đát quá, thưa có phải không anh chị em!? Những đứa con này chúng thường bị đời dậy chúng cho đến khi chúng trở thành những thân tàn ma dại, mới nhớ lời cha mẹ của chúng dậy trước đây! Những đứa con này thường từ chối những lời khuyên bổ ích của cha mẹ chúng, và coi những lời nói dậy dỗ của cha mẹ chúng là cổ hữu, là không văn minh, không theo thời, không theo đà văn minh đủ, là quê mùa cục mịch, là không biết xu thời, không biết tiến thân, và làm cho chúng phải xấu hổ với bạn của chúng!? v.v......
Có phải Thiên Chúa của chúng ta trên Cao, cũng thương yêu con cái của Ngài còn hơn chúng ta trên trần gian này hay không? Quả Ngài rất mệt mỏi khi có nhiều đứa con khờ khạo như con của chúng ta lắm! Chúng ta lo cho con cái của chúng ta thật cũng chỉ có giới hạn, và hầu hết đều phải dâng con cái của chúng ta trong bàn tay quan phòng của Ngài. Sự lo lắng con cái của chúng ta thật chẳng bao giờ lo cho xuể, vì nhà nào cũng đông con, và đông miệng ăn. Kiếm miếng cơm bỏ vào bụng chúng là cũng mệt nhoài rồi, hồ huống gì còn phải dậy dỗ chúng việc thờ phượng Thiên Chúa, giữ đạo Đức Chúa Trời, và đạo làm người cho nên, thưa mệt lắm chứ phải không thưa anh chị em? Ấy vậy mà chúng ta kêu ca than vãn dữ lắm! Còn Chúa chúng ta thì sao? Dưới con mắt thương yêu của Ngài nhìn chúng ta từ trên cao thì sao!? Có phải chúng ta đông lúc nhúc như là loài sâu bọ hay không? Ấy thế mà muôn ngàn đời Chúa vẫn lo cho con cái Chúa một cuộc đời an bình, lương thực hằng ngày dùng đủ, nếu chúng ta chỉ cầu mong cho được như thế, mà không để lòng tham của chúng ta trên những vật chất của trần gian nay còn mai mất này!
Sao chúng ta không tìm đến Ngài là Bậc Cha Mẹ luôn ban cho chúng ta tình yêu nhưng không và không bao giờ tính toán những điều thiệt hơn. Sao chúng ta không biết tìm đến Ngài để được lợi ích cho linh hồn đời đời của chúng ta? Sao chúng ta không tìm đến Ngài để được Ngài bồi dưỡng và ủi an? Sao chúng ta không tìm đến Ngài để được Ngài mặc khải cho mọi thứ cần thiết và hạnh phúc nhất không phải tìm kiếm và có được nơi trần gian này!?
Bởi lẽ tất cả chúng ta chỉ là những con người vô dụng, yếu đuối, là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chẳng làm gì cho nên nếu không có ơn Chúa. Tài trí chúng ta chứa được bao nhiêu trong khối óc có giới hạn ấy!? Tài năng của chúng ta có được bao nhiêu mà coi trời bằng cái vung như ếch ngồi tận đáy giếng!?. Sức khoẻ chúng ta có được bao nhiêu mà phung phí và tiêu hao vào những nơi ăn chơi trác táng!? Tiền của chúng ta chứa đựng được bao cao, chúng ta có sống hơn 100 tuổi để mà chúng cung phụng cho chúng ta hay không? Nếu Thiên Chúa lấy lại tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta nhưng không, hỏi thử ai có thể sống qua được 1 ngày nếu không có ơn của Chúa? Thiếu hơi thở chúng ta có sống được không? Thiếu thức ăn chúng ta chịu sao cho nổi? Thiếu nước uống chúng ta cũng không sống được!? Có phải tình yêu Thiên Chúa đã thương yêu con người nên đã ban cho chúng ta tất cả mọi thứ để hưởng dùng, vì ngoài Thiên Chúa ra, chúng ta sẽ chết, và đó là điều thật chắc chắn là vậy!
Nên chúng ta phải luôn xin Chúa ban cho tất cả chúng ta có được Trái Tim của Chúa, để chúng ta có được nhịp đập yêu thương để biết chia sẻ với anh chị em có nhu cầu của chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ánh mắt dịu hiền của Chúa, đôi bàn tay rộng lượng và bao dung, tấm lòng, và đôi bàn chân của Chúa; cùng sự suy nghĩ và việc làm của Chúa, để chúng ta tất cả được trở nên giống Chúa. Bởi có phải Chúa biết chúng ta rất yếu đuối, nên Ngài luôn hiện diện bên chúng ta, và luôn ban cho chúng ta sức mạnh của Chúa, nếu chúng ta biết khiêm nhường và nhìn nhận rằng, không Ngài chúng ta chẳng là gì trước Thiên Nhan Sáng Láng muôn đời vô cùng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và không Ngài chúng con biết theo ai, bởi lẽ chỉ có Ngài mới có Lời ban sự sống cho linh hồn muôn đời của chúng ta. Amen.
Câu nói của Thánh Phaolô trên gởi cho anh em ở Côrintô, tôi có thể hiểu được phần nào về sự yếu đuối của ngài được lồng chung vào sức mạnh của Thiên Chúa, vì sao!?? Bởi do kinh nghiệm Chúa ban riêng cho tôi, đã cho tôi thấu hiểu được rằng, sức mạnh của con người hoàn toàn không là gì cả, nếu không có Ơn Chúa ban. Phải, nếu chúng ta luôn cậy dựa vào Chúa, thì sự yếu đuối của chúng ta luôn luôn được Thiên Chúa phù trợ, như những đứa con thơ khờ dại, cần sự chỉ dẫn dậy dỗ của cha mẹ chúng. Nếu anh chị em nào có nhiều con sẽ rất dễ nhận ra sự yếu hèn của những đứa con chưa được trưởng thành của mình, so với những đứa con đã được trưởng thành, hay nói một cách khách quan là trong những đứa con của chúng ta có những đứa tỏ ra mình thật giỏi dang lanh lẹ khôn ngoan trước mắt cha mẹ chúng, và giữa anh chị em của chúng nữa!?.
Nhờ ơn Chúa, gia đình chúng tôi được Chúa ban cho 2 cháu gái. Cháu gái đầu lòng của chúng tôi năm nay cũng được 20 tuổi rồi, nhưng tánh tình của cháu phải nói là còn rất con nít và rất khờ dại. Hầu hết, bất cứ sự gì việc gì của cháu làm, cháu cũng phải hỏi qua ý kiến của cha mẹ có cho phép hay đồng ý cho cháu làm hay không? Bởi cái tánh tình mộc mạc, đơn giản, không một chút lo lắng và vô tư của cháu đã có sẵn từ nhỏ, nên cháu hỏi cho chắc ăn và hình như cháu cũng đã quen cái lệ ấy rồi! Nhất là làm những việc được cha mẹ giao phó luôn cho được hài lòng cha mẹ và các em; thứ hai là cháu an tâm biết không để cha mẹ phiền lòng và la mắng; và cũng thật sự vì chúng tôi cũng không dám tin vào tài phán đoán hay quyết định cho mọi việc của cháu. Tôi không phải nói là hoàn toàn không tin tưởng nơi cháu nhưng mọi việc và mọi thứ cháu làm chúng tôi chỉ tin cháu được có phân nửa, còn phân nửa kia thì chúng tôi phải phụ giúp cháu, ngay cả trí óc và mọi việc lao động bằng tay chân. Có những việc xem ra rất giản dị, tầm thường, và rất dễ làm. Trong cuộc đời của cháu từ khi cháu có trí khôn cho đến nay, thì sức mạnh và sự tin tưởng của cháu, là phần nhiều từ nơi cha mẹ giúp đỡ cho cháu mới thành và mới có hiệu quả theo ý cháu muốn và làm hài lòng cha mẹ.
Ngược lại cháu được Chúa rất thương, ban cho cháu một tánh tình hòa đồng, vui vẻ, hòa nhập với tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác. Tánh tình của cháu, đến đâu cũng được mọi người rất quý rất mến yêu, và có phải sự yếu đuối của cháu không những được sức mạnh của cha mẹ trần thế giữ gìn, mà ngay cả Cha Mẹ trên trời cũng luôn bảo vệ, bảo bọc, và luôn theo phù trợ cho cháu ở mọi lúc và mọi nơi hay không?
Cháu gái thứ hai của chúng tôi thua chị nó đến 2 tuổi, nhưng tánh tình và cách trang phục của cháu thì không ai không bảo cháu là chị. Bởi có phải cha sanh con còn Trời sanh tánh hay không? Cháu gái thứ hai đi đến đâu thì tỏ vẻ rất cẩn trọng, rất người lớn. Để ý dò xét môi trường chung quanh của mình trước khi hòa nhập vào cuộc chơi, hay để hòa nhập vào đúng nơi đúng chỗ mà thích hợp với mình. Cháu rất chín chắn trong lời nói, trong sự suy nghĩ, và việc làm. Thường cháu lỡ làm một việc gì thiếu suy xét, mà hậu quả không được theo ý muốn, thì sự hối hận và đáng tiếc của cháu, rất sâu đậm và rất khó để quên. Tánh tình của cháu quả là tự tin, vì cháu tin những gì nơi cháu đều là tốt là hay là không có thể sai được. Cháu rất tự tin, từ cái học, cho đến cái ăn cái mặc, cái nhìn đời, và cách sống đời. Cháu cho rằng mình va chạm đời nhiều, mình học hỏi nhiều qua từng tình cảnh gia đình không được tốt lành của bạn cháu. Cháu cũng chứng kiến những cảnh xẩy ra thực tế hằng ngày trên đường phố, trên phim ảnh, trên TV, v.v.... và cho rằng cháu đã sành sõi đời nhiều, và có thể tự quyết định được mọi việc và mọi sự cho mình, mà không cần đến cha mẹ????
Thường cha mẹ rất sợ tư tưởng của những đứa con, cho rằng mình đã trưởng thành này!? Như trứng mà đòi khôn hơn rận là điều không tưởng, những đứa con này thì chúng thường có nhiều thất bại trên đời, bởi lẽ vì sao? Những đứa con này thì giống trong Phúc Âm được gọi là đứa con hoang đàng. Đến tìm gặp cha mẹ và đòi cha mẹ chia của cải cho chúng, để chúng đi lập nghiệp và tự sinh sống theo ý của chúng, và rồi thì câu chuyện kết cuộc thật là thương tâm và bi đát quá, thưa có phải không anh chị em!? Những đứa con này chúng thường bị đời dậy chúng cho đến khi chúng trở thành những thân tàn ma dại, mới nhớ lời cha mẹ của chúng dậy trước đây! Những đứa con này thường từ chối những lời khuyên bổ ích của cha mẹ chúng, và coi những lời nói dậy dỗ của cha mẹ chúng là cổ hữu, là không văn minh, không theo thời, không theo đà văn minh đủ, là quê mùa cục mịch, là không biết xu thời, không biết tiến thân, và làm cho chúng phải xấu hổ với bạn của chúng!? v.v......
Có phải Thiên Chúa của chúng ta trên Cao, cũng thương yêu con cái của Ngài còn hơn chúng ta trên trần gian này hay không? Quả Ngài rất mệt mỏi khi có nhiều đứa con khờ khạo như con của chúng ta lắm! Chúng ta lo cho con cái của chúng ta thật cũng chỉ có giới hạn, và hầu hết đều phải dâng con cái của chúng ta trong bàn tay quan phòng của Ngài. Sự lo lắng con cái của chúng ta thật chẳng bao giờ lo cho xuể, vì nhà nào cũng đông con, và đông miệng ăn. Kiếm miếng cơm bỏ vào bụng chúng là cũng mệt nhoài rồi, hồ huống gì còn phải dậy dỗ chúng việc thờ phượng Thiên Chúa, giữ đạo Đức Chúa Trời, và đạo làm người cho nên, thưa mệt lắm chứ phải không thưa anh chị em? Ấy vậy mà chúng ta kêu ca than vãn dữ lắm! Còn Chúa chúng ta thì sao? Dưới con mắt thương yêu của Ngài nhìn chúng ta từ trên cao thì sao!? Có phải chúng ta đông lúc nhúc như là loài sâu bọ hay không? Ấy thế mà muôn ngàn đời Chúa vẫn lo cho con cái Chúa một cuộc đời an bình, lương thực hằng ngày dùng đủ, nếu chúng ta chỉ cầu mong cho được như thế, mà không để lòng tham của chúng ta trên những vật chất của trần gian nay còn mai mất này!
Sao chúng ta không tìm đến Ngài là Bậc Cha Mẹ luôn ban cho chúng ta tình yêu nhưng không và không bao giờ tính toán những điều thiệt hơn. Sao chúng ta không biết tìm đến Ngài để được lợi ích cho linh hồn đời đời của chúng ta? Sao chúng ta không tìm đến Ngài để được Ngài bồi dưỡng và ủi an? Sao chúng ta không tìm đến Ngài để được Ngài mặc khải cho mọi thứ cần thiết và hạnh phúc nhất không phải tìm kiếm và có được nơi trần gian này!?
Bởi lẽ tất cả chúng ta chỉ là những con người vô dụng, yếu đuối, là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta chẳng làm gì cho nên nếu không có ơn Chúa. Tài trí chúng ta chứa được bao nhiêu trong khối óc có giới hạn ấy!? Tài năng của chúng ta có được bao nhiêu mà coi trời bằng cái vung như ếch ngồi tận đáy giếng!?. Sức khoẻ chúng ta có được bao nhiêu mà phung phí và tiêu hao vào những nơi ăn chơi trác táng!? Tiền của chúng ta chứa đựng được bao cao, chúng ta có sống hơn 100 tuổi để mà chúng cung phụng cho chúng ta hay không? Nếu Thiên Chúa lấy lại tất cả những gì Chúa ban cho chúng ta nhưng không, hỏi thử ai có thể sống qua được 1 ngày nếu không có ơn của Chúa? Thiếu hơi thở chúng ta có sống được không? Thiếu thức ăn chúng ta chịu sao cho nổi? Thiếu nước uống chúng ta cũng không sống được!? Có phải tình yêu Thiên Chúa đã thương yêu con người nên đã ban cho chúng ta tất cả mọi thứ để hưởng dùng, vì ngoài Thiên Chúa ra, chúng ta sẽ chết, và đó là điều thật chắc chắn là vậy!
Nên chúng ta phải luôn xin Chúa ban cho tất cả chúng ta có được Trái Tim của Chúa, để chúng ta có được nhịp đập yêu thương để biết chia sẻ với anh chị em có nhu cầu của chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ánh mắt dịu hiền của Chúa, đôi bàn tay rộng lượng và bao dung, tấm lòng, và đôi bàn chân của Chúa; cùng sự suy nghĩ và việc làm của Chúa, để chúng ta tất cả được trở nên giống Chúa. Bởi có phải Chúa biết chúng ta rất yếu đuối, nên Ngài luôn hiện diện bên chúng ta, và luôn ban cho chúng ta sức mạnh của Chúa, nếu chúng ta biết khiêm nhường và nhìn nhận rằng, không Ngài chúng ta chẳng là gì trước Thiên Nhan Sáng Láng muôn đời vô cùng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Và không Ngài chúng con biết theo ai, bởi lẽ chỉ có Ngài mới có Lời ban sự sống cho linh hồn muôn đời của chúng ta. Amen.
Can tân sư phạm giáo lý: Áp dụng phương pháp 'Học sinh là trung tâm'
Gioan Lê Quang Vinh
18:14 04/07/2009
CANH TÂN SƯ PHẠM GIÁO LÝ (Bài 5):
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM”
Trong mấy thập niên gần đây, các khoa sư phạm không ngừng thay đổi để tìm ra phương thế dạy học hữu hiệu hơn. Nhưng ít người biết là phương pháp hoàn hảo và tối ưu đã được vị Thầy vĩ đại của mọi thời đại là Đức Giêsu đã áp dụng từ đầu Công nguyên. Đó là phương pháp lấy người học là trung tâm, giảng dạy cách sinh động bằng hình ảnh, chú ý đến nhu cầu và trình độ của họ…
I. NGƯỜI HỌC LÀ TRUNG TÂM CỦA TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Người ta kể câu chuyện vui, trong giờ học chính trị, thầy giáo bực bội nói với sinh viên: “Này các anh chị đang đánh bài ở cuối lớp, hãy giữ im lặng như các anh chị đang ăn ở giữa lớp để các anh chị bàn đầu có thể ngủ”. Những giờ học mà nội dung vô bổ, được dạy kiểu áp đặt thì không thể có hiệu quả được.
Nội dung giáo lý tự bản chất thì phong phú, hữu ích và hấp dẫn. Nhưng giáo lý ấy được con người dạy cho con người trong môi trường xã hội và thời đại, nên dĩ nhiên cần đến những phương thế thích hợp.
Các nghiên cứu mới về sư phạm cho thấy tiến trình dạy và học sẽ có hiệu quả hơn khi người học là trung tâm, còn người thầy chỉ đóng vai trò khích lệ và hướng dẫn. Chúa Giêsu là vị Thầy tuyệt đối, với cả uy quyền và chân lý nơi Người, Người phán Lời quyền năng để biến đổi tất cả, nhưng Người vẫn lắng nghe, chia sẻ và đồng hành khi Người giảng dạy.
Trong giờ giáo lý, Chúa Giêsu là trung tâm và là người Thầy tuyệt đối. Nhưng xét về mặt lớp học hữu hình, khi xem học sinh là trung tâm, giáo lý viên sẽ:
- lắng nghe và hiểu từng học sinh của mình,
- cho các em cộng tác vào tiến trình dạy và học bằng cách đưa ý kiến, đặt câu hỏi…
- thường xuyên thảo luận với nhau và với giáo lý viên.
Lấy ví dụ khi giáo lý viên dạy bài về Thánh Lễ. Anh chị đọc bài Tin Mừng về việc Chúa lập bí tích Thánh Thể, cho các em chia sẻ Lời Chúa vừa nghe, rồi hỏi các em về phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hoặc lời Chúa tiên báo về cuộc tử nạn, có thể hỏi các em về biến cố manna trong sa mạc ngày xưa… Chắc chắn lớp học sẽ sinh động hơn là mình anh chị độc thoại suốt buổi.
II. DẠY GIÁO LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
Cách đây khá lâu, một giáo sư Hàn quốc dạy cho một nhóm thanh niên Á Châu ở Singapore về các vấn đề của giới trẻ. Mỗi buổi học ông đưa ra một vài hoạt động. Có lần ông viết lên bảng một từ tiếng Hàn, chẳng ai biết nghĩa. Rồi ông viết câu tiếng Anh sau đó: “Open it”, mọi người đoán đó là cửa sổ, cửa ra vào, mắt… Rồi ông thêm vào “Open it. It’s very hot in here”. Vậy là ai cũng biết từ ấy nghĩa là cửa sổ. Ông bảo: “Một từ chỉ có nghĩa khi đứng trong ngữ cảnh. Vậy con người chỉ hình thành nhân cách khi sống trong cộng đồng”. Hơn mười năm qua, nhiều người vẫn nhớ bài học ấy vì nó khởi đầu bằng một hoạt động.
Chúa Giêsu rao giảng bao giờ cũng với những hoạt động để làm người nghe chú ý. Người chỉ chim trời hay bông hoa để nói về Chúa Quan Phòng, Người đưa các môn đệ đến đồng lúa chín để giảng về công cuộc truyền giáo… Chúng ta không thể không bắt chước Người.
Các cô giáo dạy Anh văn cho trẻ em bây giờ hay dùng phương pháp hoạt động, đi đâu cũng lỉnh kỉnh học cụ, bản đồ… Giáo lý viên cũng phải mang lỉnh kỉnh trên người, trong tâm trí và có sẵn trong lớp mọi dụng cụ cần thiết cho các hoạt động trong lớp. Giáo lý viên đến lớp giáo lý tay không thì các em ra về đầu óc rỗng không.
Chúng ta thử đưa ra một ví dụ. Các em sắp học bài “Chúa Giêsu tha tội cho em”. Giáo lý viên đưa hình ảnh cành cây bị gãy và đứa con đi xa. Cho các em thảo luận và trả lời “Cành cây héo vì không với thân cây. Đứa con buồn chán vì bỏ nhà cha mẹ…” Rồi giáo lý viên đọc Tin Mừng về Người Cha nhân hậu hay về việc Chúa gọi ông Giakêu. Sau đó giáo lý viên giảng vắn tắt, rồi kể những câu chuyện Phúc Âm có liên quan. Cuối giờ cho các nhóm thi kể lại các câu chuyện… Có lẽ các em sẽ hiểu và nhớ bài học hơn.
III. CÁC TRÒ CHƠI TRONG LỚP GIÁO LÝ
Chúng ta thường có thói quen hễ thấy học sinh uể oải là cho cả lớp hát hay chơi trò chơi. Nhưng kiểu “chữa cháy” như thế không có lợi bao nhiêu, một là chơi xong lại căng thẳng nghe giảng dài dòng thì các em lại chán, hai là nếu trò chơi không có ý nghĩa gì liên quan đến bài học thì sẽ vô bổ. Đang dạy vể đức yêu thương mà cho các em chơi trò “bắn trúng ai thì chết” chẳng hạn, là phản tác dụng vô cùng.
Do đó, trò chơi trong lớp giáo lý là cần thiết và ích lợi nếu nó bảo đảm ba điều:
- Trò chơi ấy là một phần của các hoạt động giáo lý, có chủ định và soạn kỹ trước.
- Trò chơi ấy có ý nghĩa rõ ràng, ví dụ đang dạy bài “Em là chứng nhân Tin Mừng”, giáo lý viên cho các em chơi trò “Dắt người mù vượt chướng ngại vật” để các em ý thức vai trò “ánh sáng” của người mang lấy Đức Kytô khi sống trong xã hội.
- Trò chơi không mất giờ, mất sức các em nhiều, cũng không lạm dụng, theo kiểu giờ nào cũng chơi trò chơi.
Vì thế, giáo lý viên phải năng động, sáng tạo để nghĩ ra hay “chế biến” trò chơi sao cho phù hợp với bài mình dạy.
Lạy Chúa Giêsu là Thầy của chúng con, Chúa đã bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, vì Chúa yêu thương các em với cả tâm hồn. Xin cho giáo lý viên chúng con khám phá ra gương mặt của Chúa nơi các em, để chúng con hết lòng với các em và tận tâm với sứ mạng của mình vì lòng yêu mến Chúa. Amen.
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM”
Trong mấy thập niên gần đây, các khoa sư phạm không ngừng thay đổi để tìm ra phương thế dạy học hữu hiệu hơn. Nhưng ít người biết là phương pháp hoàn hảo và tối ưu đã được vị Thầy vĩ đại của mọi thời đại là Đức Giêsu đã áp dụng từ đầu Công nguyên. Đó là phương pháp lấy người học là trung tâm, giảng dạy cách sinh động bằng hình ảnh, chú ý đến nhu cầu và trình độ của họ…
I. NGƯỜI HỌC LÀ TRUNG TÂM CỦA TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Người ta kể câu chuyện vui, trong giờ học chính trị, thầy giáo bực bội nói với sinh viên: “Này các anh chị đang đánh bài ở cuối lớp, hãy giữ im lặng như các anh chị đang ăn ở giữa lớp để các anh chị bàn đầu có thể ngủ”. Những giờ học mà nội dung vô bổ, được dạy kiểu áp đặt thì không thể có hiệu quả được.
Nội dung giáo lý tự bản chất thì phong phú, hữu ích và hấp dẫn. Nhưng giáo lý ấy được con người dạy cho con người trong môi trường xã hội và thời đại, nên dĩ nhiên cần đến những phương thế thích hợp.
Các nghiên cứu mới về sư phạm cho thấy tiến trình dạy và học sẽ có hiệu quả hơn khi người học là trung tâm, còn người thầy chỉ đóng vai trò khích lệ và hướng dẫn. Chúa Giêsu là vị Thầy tuyệt đối, với cả uy quyền và chân lý nơi Người, Người phán Lời quyền năng để biến đổi tất cả, nhưng Người vẫn lắng nghe, chia sẻ và đồng hành khi Người giảng dạy.
Trong giờ giáo lý, Chúa Giêsu là trung tâm và là người Thầy tuyệt đối. Nhưng xét về mặt lớp học hữu hình, khi xem học sinh là trung tâm, giáo lý viên sẽ:
- lắng nghe và hiểu từng học sinh của mình,
- cho các em cộng tác vào tiến trình dạy và học bằng cách đưa ý kiến, đặt câu hỏi…
- thường xuyên thảo luận với nhau và với giáo lý viên.
Lấy ví dụ khi giáo lý viên dạy bài về Thánh Lễ. Anh chị đọc bài Tin Mừng về việc Chúa lập bí tích Thánh Thể, cho các em chia sẻ Lời Chúa vừa nghe, rồi hỏi các em về phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hoặc lời Chúa tiên báo về cuộc tử nạn, có thể hỏi các em về biến cố manna trong sa mạc ngày xưa… Chắc chắn lớp học sẽ sinh động hơn là mình anh chị độc thoại suốt buổi.
II. DẠY GIÁO LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
Cách đây khá lâu, một giáo sư Hàn quốc dạy cho một nhóm thanh niên Á Châu ở Singapore về các vấn đề của giới trẻ. Mỗi buổi học ông đưa ra một vài hoạt động. Có lần ông viết lên bảng một từ tiếng Hàn, chẳng ai biết nghĩa. Rồi ông viết câu tiếng Anh sau đó: “Open it”, mọi người đoán đó là cửa sổ, cửa ra vào, mắt… Rồi ông thêm vào “Open it. It’s very hot in here”. Vậy là ai cũng biết từ ấy nghĩa là cửa sổ. Ông bảo: “Một từ chỉ có nghĩa khi đứng trong ngữ cảnh. Vậy con người chỉ hình thành nhân cách khi sống trong cộng đồng”. Hơn mười năm qua, nhiều người vẫn nhớ bài học ấy vì nó khởi đầu bằng một hoạt động.
Chúa Giêsu rao giảng bao giờ cũng với những hoạt động để làm người nghe chú ý. Người chỉ chim trời hay bông hoa để nói về Chúa Quan Phòng, Người đưa các môn đệ đến đồng lúa chín để giảng về công cuộc truyền giáo… Chúng ta không thể không bắt chước Người.
Các cô giáo dạy Anh văn cho trẻ em bây giờ hay dùng phương pháp hoạt động, đi đâu cũng lỉnh kỉnh học cụ, bản đồ… Giáo lý viên cũng phải mang lỉnh kỉnh trên người, trong tâm trí và có sẵn trong lớp mọi dụng cụ cần thiết cho các hoạt động trong lớp. Giáo lý viên đến lớp giáo lý tay không thì các em ra về đầu óc rỗng không.
Chúng ta thử đưa ra một ví dụ. Các em sắp học bài “Chúa Giêsu tha tội cho em”. Giáo lý viên đưa hình ảnh cành cây bị gãy và đứa con đi xa. Cho các em thảo luận và trả lời “Cành cây héo vì không với thân cây. Đứa con buồn chán vì bỏ nhà cha mẹ…” Rồi giáo lý viên đọc Tin Mừng về Người Cha nhân hậu hay về việc Chúa gọi ông Giakêu. Sau đó giáo lý viên giảng vắn tắt, rồi kể những câu chuyện Phúc Âm có liên quan. Cuối giờ cho các nhóm thi kể lại các câu chuyện… Có lẽ các em sẽ hiểu và nhớ bài học hơn.
III. CÁC TRÒ CHƠI TRONG LỚP GIÁO LÝ
Chúng ta thường có thói quen hễ thấy học sinh uể oải là cho cả lớp hát hay chơi trò chơi. Nhưng kiểu “chữa cháy” như thế không có lợi bao nhiêu, một là chơi xong lại căng thẳng nghe giảng dài dòng thì các em lại chán, hai là nếu trò chơi không có ý nghĩa gì liên quan đến bài học thì sẽ vô bổ. Đang dạy vể đức yêu thương mà cho các em chơi trò “bắn trúng ai thì chết” chẳng hạn, là phản tác dụng vô cùng.
Do đó, trò chơi trong lớp giáo lý là cần thiết và ích lợi nếu nó bảo đảm ba điều:
- Trò chơi ấy là một phần của các hoạt động giáo lý, có chủ định và soạn kỹ trước.
- Trò chơi ấy có ý nghĩa rõ ràng, ví dụ đang dạy bài “Em là chứng nhân Tin Mừng”, giáo lý viên cho các em chơi trò “Dắt người mù vượt chướng ngại vật” để các em ý thức vai trò “ánh sáng” của người mang lấy Đức Kytô khi sống trong xã hội.
- Trò chơi không mất giờ, mất sức các em nhiều, cũng không lạm dụng, theo kiểu giờ nào cũng chơi trò chơi.
Vì thế, giáo lý viên phải năng động, sáng tạo để nghĩ ra hay “chế biến” trò chơi sao cho phù hợp với bài mình dạy.
Lạy Chúa Giêsu là Thầy của chúng con, Chúa đã bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, vì Chúa yêu thương các em với cả tâm hồn. Xin cho giáo lý viên chúng con khám phá ra gương mặt của Chúa nơi các em, để chúng con hết lòng với các em và tận tâm với sứ mạng của mình vì lòng yêu mến Chúa. Amen.
''Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh''
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
18:15 04/07/2009
Ở đời trong mọi lãnh vực đâu có ai thích cùng mong muốn mình yếu đâu. Nhưng Thánh Phaolo lại có suy nghĩ khác: Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! ( 2.Cor 12, 10 ).
Vậy đâu là ý nghĩa cùng xác tín của Thánh Phaolô qua câu nói này?
Ai cũng muốn tỏ ra mình mạnh khoẻ thể xác, cũng như tinh thần. Ai cũng muốn tỏ cho người khác thấy mình thắng thế hơn trội, thế nào là sức mạnh thế nào là yếu thế.
Trong đời sống ta thấy mạnh đâu phải là bị khuất phục bị làm nhục, nhưng mạnh là người yếu bị bắt tù tội như một Tổng Thống Mandela bên Nam Phi Châu. Mạnh đâu phải là những đạo quân đi xâm chiếm thuộc địa như người Anh, nhưng mạnh là người dân yếu thế như một Mahatma Gandhi bên Ấn Độ.
Mạnh đâu phải là những người kỳ thị người khác với sức mạnh lấn lướt, nhưng mạnh là người yếu như Mục sư Martin Luther King. Mạnh đâu phải là những vua chúa thống trị với nhiều quyền hành, nhưng mạnh là những vĩ nhân yếu mềm như Thánh Phanxico Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa.
Mạnh không phải là tảng khối đá cứng, nhưng mạnh là dòng nước yếu mềm. Mạnh không phải là lưỡi gươm thanh kiếm, nhưng là cây thập gía.
Mạnh không là những lời to tiếng đanh thép, nhưng là những lời nhỏ nhẹ từ tốn không làm người khác bị mất thể diện. Mạnh không phải là sự hận thù, nhưng là tình yêu. Mạnh cũng không là sự chết, nhưng là sự sống.
Thánh Phaolô do lòng xác tín đã đặt lại thang gía trị dựa trên thành tích, trên và dưới, mạnh và yếu, vốn gây ra lẫn lộn hoang mang không rõ ràng và cũng tương đối thôi. Người mạnh sức, mạnh miệng lấn át, người giầu có, nghĩ tưởng đó là thước đo gía trị đời sống con người.
Rất nhiều trường hợp trong đời sống, ai đó vượt qua mặt được người khác, cho rằng mình đã thắng, mình là người mạnh, đang khi người khác yếu thế sống âm thầm yên lặng. Nhưng cái gì cũng có diễn biến trong thời gian lịch sử của nó. Một thời gian sau, người nghĩ rằng mình mạnh đã chiến thắng lại trở thành người yếu thua thiệt về danh dự. Trong khi đó, người sống yếu thế yên lặng lại trở thành người mạnh được kính phục, vì sống cư xử là người có tư cách lễ phép tình người.
Chúa Giêsu người đã trở nên yếu thế trước tòa án xét xử bị kết án ở dinh quan tổng trấn Philato. Nhưng Người đã trở thành sức mạnh đức tin tinh thần ngay nơi chính gia đình quan Philato cùng cho muôn người qua sự chết trên thậy gía.
Thánh Phaolo trong cơn cùng quẫn cảm thấy yếu đuối khi phải chịu đựng đau khổ, đã than thở xin Chúa cho thoát khỏi cảnh này, và Chúa đã nói với Thánh nhân: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi „ ( 2 cor 12,9).
Trong cuộc sống làm người ở đời, ta không chỉ cần cơm ăn áo mặc, kiến thức học hành làm việc tốt thành công để trở thành người mạnh khoẻ. Nhưng còn cần đến ơn Chúa trợ giúp nhiều hơn nữa để có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách, nhất là trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin hôm nay và ngày mai.
Vậy đâu là ý nghĩa cùng xác tín của Thánh Phaolô qua câu nói này?
Ai cũng muốn tỏ ra mình mạnh khoẻ thể xác, cũng như tinh thần. Ai cũng muốn tỏ cho người khác thấy mình thắng thế hơn trội, thế nào là sức mạnh thế nào là yếu thế.
Trong đời sống ta thấy mạnh đâu phải là bị khuất phục bị làm nhục, nhưng mạnh là người yếu bị bắt tù tội như một Tổng Thống Mandela bên Nam Phi Châu. Mạnh đâu phải là những đạo quân đi xâm chiếm thuộc địa như người Anh, nhưng mạnh là người dân yếu thế như một Mahatma Gandhi bên Ấn Độ.
Mạnh đâu phải là những người kỳ thị người khác với sức mạnh lấn lướt, nhưng mạnh là người yếu như Mục sư Martin Luther King. Mạnh đâu phải là những vua chúa thống trị với nhiều quyền hành, nhưng mạnh là những vĩ nhân yếu mềm như Thánh Phanxico Assisi, Mẹ Á Thánh Terexa.
Mạnh không phải là tảng khối đá cứng, nhưng mạnh là dòng nước yếu mềm. Mạnh không phải là lưỡi gươm thanh kiếm, nhưng là cây thập gía.
Mạnh không là những lời to tiếng đanh thép, nhưng là những lời nhỏ nhẹ từ tốn không làm người khác bị mất thể diện. Mạnh không phải là sự hận thù, nhưng là tình yêu. Mạnh cũng không là sự chết, nhưng là sự sống.
Thánh Phaolô do lòng xác tín đã đặt lại thang gía trị dựa trên thành tích, trên và dưới, mạnh và yếu, vốn gây ra lẫn lộn hoang mang không rõ ràng và cũng tương đối thôi. Người mạnh sức, mạnh miệng lấn át, người giầu có, nghĩ tưởng đó là thước đo gía trị đời sống con người.
Rất nhiều trường hợp trong đời sống, ai đó vượt qua mặt được người khác, cho rằng mình đã thắng, mình là người mạnh, đang khi người khác yếu thế sống âm thầm yên lặng. Nhưng cái gì cũng có diễn biến trong thời gian lịch sử của nó. Một thời gian sau, người nghĩ rằng mình mạnh đã chiến thắng lại trở thành người yếu thua thiệt về danh dự. Trong khi đó, người sống yếu thế yên lặng lại trở thành người mạnh được kính phục, vì sống cư xử là người có tư cách lễ phép tình người.
Chúa Giêsu người đã trở nên yếu thế trước tòa án xét xử bị kết án ở dinh quan tổng trấn Philato. Nhưng Người đã trở thành sức mạnh đức tin tinh thần ngay nơi chính gia đình quan Philato cùng cho muôn người qua sự chết trên thậy gía.
Thánh Phaolo trong cơn cùng quẫn cảm thấy yếu đuối khi phải chịu đựng đau khổ, đã than thở xin Chúa cho thoát khỏi cảnh này, và Chúa đã nói với Thánh nhân: "Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối." Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi „ ( 2 cor 12,9).
Trong cuộc sống làm người ở đời, ta không chỉ cần cơm ăn áo mặc, kiến thức học hành làm việc tốt thành công để trở thành người mạnh khoẻ. Nhưng còn cần đến ơn Chúa trợ giúp nhiều hơn nữa để có sức mạnh vượt qua những khó khăn thử thách, nhất là trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin hôm nay và ngày mai.
Có một người Na-da-rét khác đã tin
LM. Giuse Trương Đình Hiền
18:42 04/07/2009
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN (B, 2009)
1. Từ Na-da-rét có gì hay đâu ?
Để diễn tả cái lề thói “chuộng mới nới cũ”, thích cái lạ, của mới, xem thường người quen, kẻ gần, tục ngữ Vệt Nam có câu: “Bụt nhà không thiêng” hay “Gần chùa kêu bụt bằng anh”.
Trong đời sống đức tin, tín ngưỡng cũng không thoát khỏi cái lề thói không hay nầy. Thật vậy, người tín hữu, đặc biệt, tín hữu Việt nam chúng ta trong bất cứ tôn giáo nào thường sưu tầm, chú tâm theo dõi hay kiếm tìm những hiện tượng lạ lùng, những biến cố thần kỳ, những phép lạ động trời…mà thường lãng quên, lãnh đạm đối với chính Đấng Toàn Năng đang hiện diện hay với các mầu nhiệm thánh thiêng cao cả được cử hành hằng ngày giữa đời thường cuộc sống.
Bằng chứng là cách đây mấy năm, chỉ với vài vết nhăn giống giọt nước mắt trên bức tượng đá cẩm thạch Nữ Vương Hòa Bình trước Nhà Thờ Đức Bà Sài đã lôi kéo hàng vạn con người với “lòng tin hiếu kỳ” đổ về để chiêm ngưỡng, cầu nguyện, tôn kính…Trong khi đó, ở phía sau lưng tượng đá Đức Mẹ đó, có Nhà Tạm với Thánh Thể Chúa Kitô hiện diện từng ngày, từng giờ thì vẫn cứ leo lét chiếc đèn chầu với một ít ông già bà già lặng lẽ cầu nguyện; cũng đằng sau bức tượng đó, có Thánh lễ Tạ ơn, là chính hy Tế của Đức Kitô tái diễn mỗi ngày trên bàn thờ nhân loại…nhưng chỉ có lèo tèo một số ít “khán thính giả” trung thành năm nầy qua tháng nọ…
Vì thế chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ khi tại những nơi vào những ngày đại hội giới trẻ quốc tế, khi ĐGH hiện diện thì có hàng triệu người nô nức đón chào, tập họp để sau đó, cũng tại nơi nầy, có biết bao ngôi thánh đường trống không, hoang vắng, khi có chính Đức Kitô đang hiện diện đầy ắp quyền năng và thân thương, Người mà vị giáo hoàng kia, cho dù thánh thiện đến đâu, thông minh đến mấy, tài giỏi dường nào, cũng chỉ là kẻ đại diện thấp hèn, bất xứng.
Đừng nói đâu xa lạ, hôm đầu tháng sáu vừa qua, khi Đức Cha Vinh Sơn về đây để tạ ơn, có biết bao người ước ao được gặp ngài, được hôn chiếc nhẫn trên tay ngài, được đứng bên cạnh ngài để chụp chung với ngài một tấm hình và xem đó là một vinh dự, một hạnh phúc tuyệt vời…Nhưng biết đâu, cũng chính trong số những người đó, có người khi rước lễ lại bỏ ra ngoài hút thuốc ! Chẳng giống thái độ của những người na-da-rét đó sao khi chính Chúa Giêsu Thánh Thể tỏ mình ra thật gần gũi, thân thương, thì ai đó lại quay mặt, xem thường…Đức giáo hoàng và Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Thánh Thể và đức cha Vinh Sơn ai trọng hơn ai đây ?
Trong phần Phụng vụ lời Chúa hôm nay, chúng ta đọc thấy: để trách cứ thái độ đức tin nông cạn, thái độ kiêu căng hợm hĩnh của dân Ít-ra-en, sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong BĐ 1 hôm nay đã phát biểu: “Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá…chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”.
Nhưng cụ thể nhất là câu chuyện về cuộc “hồi hương về làng” của chính Chúa Giêsu do Mác-cô kể lại: Khi nghe Chúa giảng dạy trong hội đường quê hương vào ngày sabat, dân Na-da-rét đã “khinh mạng dể duôi: “Ông Ta không phải là bác thợ, con bà Maria và là anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xếp, Giu-đa và Si-mon sao ? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” và họ vấp ngã vì Người. Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình, hay giữa đám thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”…
Đó cũng chính là thái độ của Na-tha-ne-en, khi vừa nghe Philip giới thiệu: “Đấng mà sách luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giu-se, người Na-da-rét”, Na-tha-na-en đã bĩu môi: “Từ Na-da-rét có gì hay đâu !”. Vâng, “Con bác sãi chùa thì chỉ có “quét lá đa” chứ “làm vua” sao được !
2. “Còn những ai đón nhận Ngài…”:
Vì thái độ dễ duôi khinh thường, không mở lòng tin nhận Đấng Cứu Thế về với mình, nên dân Na-da-rét đành chịu thiệt, không nhận được phép lạ nào của Chúa Giêsu, như Tin mừng đã kể. Riêng, thánh Gioan đã khẳng định chân lý đó trong bài tựa ngôn Tin Mừng của ngài: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên Con Thiên Chúa” “ (Ga, 11-12).
Từ bài học ngày xưa đó, chúng ta rút ra những kết luận sống đạo hôm nay:
Muốn đến với Thiên Chúa, muốn gặp gỡ Đức Kitô để nhận được hồng ân, để “ăn mày phép lạ”, thì phải bước theo lộ trình của Tin Mừng. Đó chính là những con đường mà Đức Kitô đã vạch lối chỉ đường:
- Hãy thực hành “Tám Mối phúc thật”: “Phúc cho ai khó nghèo, vì Nước trời là của họ…phúc cho ai trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa…”
- Hãy hoán cải và trở nên thơ bé: “Nếu không trở nên như em sẽ không được vào nước trời”.
- Hãy khiêm hạ như mẹ Maria: “Nầy tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”
- Hãy trung thành gắn bó với Lời Chúa như Phêrô và các tông đồ: “Bỏ Thầy con biết đến cùng ai. Thầy có những lời ban sự sống đời đời”.
- Hãy khao khát lắng nghe Lời Chúa cho dù phải bỏ lại tất cả để vào trong hoang mạc: “Ta thương đám dân nầy, vì họ bơ vơ tất tưởi như chiên không kẻ chăn”.
- Hãy quỳ xuống với những giọt nước mắt sám hối đổi đời: Người thu thuế, M.Mađalêna, Giakê, tên trộm…”Lạy Chúa xin thương xót con vì con là người tội lỗi”.
- Hãy vững lòng trông cậy, tin tưởng tuyệt đối…”Tôi chỉ đụng vào gấu áo của Người thôi…Con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…Lạy Ngài con tin…”.
Và hãy như Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay ý thức thân phận hèn yếu của chính mình và phó thác cho sức mạnh và quyền năng yêu thương của Thiên Chúa:
“Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sĩ nhục hoạn nạn, bắt bớ ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”
Khởi đi từ những chỉ dẫn của lời Chúa đó, chúng ta có thể áp dụng thực hành sống đạo bằng những thái độ cụ thể như sau:
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ đón nhận Chúa Giêsu trong mọi thánh lễ mỗi ngày, vì đó là nơi “hẹn hò” tuyệt diệu nhất Chúa dành cho Hội Thánh.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ gặp gỡ Chúa bằng sự trung thành đến với tòa giải tội để xin Chúa thứ tha và để bắt đầu một cuộc sống mới.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ trung thành đọc, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, nhất là gắng sức bước đi trên những nẻo đường ‘Tám mối phúc thật”.
- Kể từ hôm nay, tôi không còn quá chú trọng tới những mặc khải tư chỗ nầy, chỗ nọ, mà quyết trung thành thực thi các việc đạo đức bình dân cách nghiêm túc, sốt sắng như lần chuổi Mân Côi, viếng Thánh Thể, kinh nguyện sáng tối mỗi ngày.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ thường xuyên khám phá khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi những người thân quen đang hiện diện chung quanh, và phá bỏ những định kiến đã từng đóng khung những con người mà tôi gặp mỗi ngày.
Quả thật, “Có biết bao điều lạ lùng Thiên Chúa định làm cho đời ta, mà Ngài không làm được, vì không được làm…”, hay là vì chính chúng ta ra tay cản trở do thái độ kiêu căng, hay khép kín tâm hồn trước những “viếng thăm” ân cần của Chúa.
Tuy nhiên, nếu vì những người Na-da-ré cứng lòng mà Chúa Giêsu đã “không làm được phép lạ nào’, thì vì một “người Na-da-rét” khác đầy lòng tin, mà Chúa đã làm nên một “phép lạ vĩ đại trên mọi phép lạ”: Nhập Thể-làm người và cứu độ chúng ta.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng với “người Na-da-rét khác đó”, Đức Trinh nữ Maria, một lần nữa, hát lên lời ca khen cảm tạ “magnificat”, để như Mẹ, chúng ta luôn nhận ra muôn vàn hồng ân Chúa ban tặng trên suốt cả cuộc đời: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vi Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn…”. Amen.
Có một người Na-da-rét khác đã tin
1. Từ Na-da-rét có gì hay đâu ?
Để diễn tả cái lề thói “chuộng mới nới cũ”, thích cái lạ, của mới, xem thường người quen, kẻ gần, tục ngữ Vệt Nam có câu: “Bụt nhà không thiêng” hay “Gần chùa kêu bụt bằng anh”.
Trong đời sống đức tin, tín ngưỡng cũng không thoát khỏi cái lề thói không hay nầy. Thật vậy, người tín hữu, đặc biệt, tín hữu Việt nam chúng ta trong bất cứ tôn giáo nào thường sưu tầm, chú tâm theo dõi hay kiếm tìm những hiện tượng lạ lùng, những biến cố thần kỳ, những phép lạ động trời…mà thường lãng quên, lãnh đạm đối với chính Đấng Toàn Năng đang hiện diện hay với các mầu nhiệm thánh thiêng cao cả được cử hành hằng ngày giữa đời thường cuộc sống.
Bằng chứng là cách đây mấy năm, chỉ với vài vết nhăn giống giọt nước mắt trên bức tượng đá cẩm thạch Nữ Vương Hòa Bình trước Nhà Thờ Đức Bà Sài đã lôi kéo hàng vạn con người với “lòng tin hiếu kỳ” đổ về để chiêm ngưỡng, cầu nguyện, tôn kính…Trong khi đó, ở phía sau lưng tượng đá Đức Mẹ đó, có Nhà Tạm với Thánh Thể Chúa Kitô hiện diện từng ngày, từng giờ thì vẫn cứ leo lét chiếc đèn chầu với một ít ông già bà già lặng lẽ cầu nguyện; cũng đằng sau bức tượng đó, có Thánh lễ Tạ ơn, là chính hy Tế của Đức Kitô tái diễn mỗi ngày trên bàn thờ nhân loại…nhưng chỉ có lèo tèo một số ít “khán thính giả” trung thành năm nầy qua tháng nọ…
Vì thế chúng ta cũng chẳng lấy làm lạ khi tại những nơi vào những ngày đại hội giới trẻ quốc tế, khi ĐGH hiện diện thì có hàng triệu người nô nức đón chào, tập họp để sau đó, cũng tại nơi nầy, có biết bao ngôi thánh đường trống không, hoang vắng, khi có chính Đức Kitô đang hiện diện đầy ắp quyền năng và thân thương, Người mà vị giáo hoàng kia, cho dù thánh thiện đến đâu, thông minh đến mấy, tài giỏi dường nào, cũng chỉ là kẻ đại diện thấp hèn, bất xứng.
Đừng nói đâu xa lạ, hôm đầu tháng sáu vừa qua, khi Đức Cha Vinh Sơn về đây để tạ ơn, có biết bao người ước ao được gặp ngài, được hôn chiếc nhẫn trên tay ngài, được đứng bên cạnh ngài để chụp chung với ngài một tấm hình và xem đó là một vinh dự, một hạnh phúc tuyệt vời…Nhưng biết đâu, cũng chính trong số những người đó, có người khi rước lễ lại bỏ ra ngoài hút thuốc ! Chẳng giống thái độ của những người na-da-rét đó sao khi chính Chúa Giêsu Thánh Thể tỏ mình ra thật gần gũi, thân thương, thì ai đó lại quay mặt, xem thường…Đức giáo hoàng và Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Thánh Thể và đức cha Vinh Sơn ai trọng hơn ai đây ?
Trong phần Phụng vụ lời Chúa hôm nay, chúng ta đọc thấy: để trách cứ thái độ đức tin nông cạn, thái độ kiêu căng hợm hĩnh của dân Ít-ra-en, sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong BĐ 1 hôm nay đã phát biểu: “Những đứa con mặt dày mày dạn, lòng chai dạ đá…chúng có thể nghe hoặc không nghe, nhưng chúng phải biết rằng có một ngôn sứ đang ở giữa chúng”.
Nhưng cụ thể nhất là câu chuyện về cuộc “hồi hương về làng” của chính Chúa Giêsu do Mác-cô kể lại: Khi nghe Chúa giảng dạy trong hội đường quê hương vào ngày sabat, dân Na-da-rét đã “khinh mạng dể duôi: “Ông Ta không phải là bác thợ, con bà Maria và là anh em của các ông Gia-cô-bê, Gio-xếp, Giu-đa và Si-mon sao ? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” và họ vấp ngã vì Người. Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở quê hương mình, hay giữa đám thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”…
Đó cũng chính là thái độ của Na-tha-ne-en, khi vừa nghe Philip giới thiệu: “Đấng mà sách luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giu-se, người Na-da-rét”, Na-tha-na-en đã bĩu môi: “Từ Na-da-rét có gì hay đâu !”. Vâng, “Con bác sãi chùa thì chỉ có “quét lá đa” chứ “làm vua” sao được !
2. “Còn những ai đón nhận Ngài…”:
Vì thái độ dễ duôi khinh thường, không mở lòng tin nhận Đấng Cứu Thế về với mình, nên dân Na-da-rét đành chịu thiệt, không nhận được phép lạ nào của Chúa Giêsu, như Tin mừng đã kể. Riêng, thánh Gioan đã khẳng định chân lý đó trong bài tựa ngôn Tin Mừng của ngài: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên Con Thiên Chúa” “ (Ga, 11-12).
Từ bài học ngày xưa đó, chúng ta rút ra những kết luận sống đạo hôm nay:
Muốn đến với Thiên Chúa, muốn gặp gỡ Đức Kitô để nhận được hồng ân, để “ăn mày phép lạ”, thì phải bước theo lộ trình của Tin Mừng. Đó chính là những con đường mà Đức Kitô đã vạch lối chỉ đường:
- Hãy thực hành “Tám Mối phúc thật”: “Phúc cho ai khó nghèo, vì Nước trời là của họ…phúc cho ai trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa…”
- Hãy hoán cải và trở nên thơ bé: “Nếu không trở nên như em sẽ không được vào nước trời”.
- Hãy khiêm hạ như mẹ Maria: “Nầy tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”
- Hãy trung thành gắn bó với Lời Chúa như Phêrô và các tông đồ: “Bỏ Thầy con biết đến cùng ai. Thầy có những lời ban sự sống đời đời”.
- Hãy khao khát lắng nghe Lời Chúa cho dù phải bỏ lại tất cả để vào trong hoang mạc: “Ta thương đám dân nầy, vì họ bơ vơ tất tưởi như chiên không kẻ chăn”.
- Hãy quỳ xuống với những giọt nước mắt sám hối đổi đời: Người thu thuế, M.Mađalêna, Giakê, tên trộm…”Lạy Chúa xin thương xót con vì con là người tội lỗi”.
- Hãy vững lòng trông cậy, tin tưởng tuyệt đối…”Tôi chỉ đụng vào gấu áo của Người thôi…Con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…Lạy Ngài con tin…”.
Và hãy như Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay ý thức thân phận hèn yếu của chính mình và phó thác cho sức mạnh và quyền năng yêu thương của Thiên Chúa:
“Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sĩ nhục hoạn nạn, bắt bớ ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”
Khởi đi từ những chỉ dẫn của lời Chúa đó, chúng ta có thể áp dụng thực hành sống đạo bằng những thái độ cụ thể như sau:
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ đón nhận Chúa Giêsu trong mọi thánh lễ mỗi ngày, vì đó là nơi “hẹn hò” tuyệt diệu nhất Chúa dành cho Hội Thánh.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ gặp gỡ Chúa bằng sự trung thành đến với tòa giải tội để xin Chúa thứ tha và để bắt đầu một cuộc sống mới.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ trung thành đọc, lắng nghe và thực hành Lời Chúa, nhất là gắng sức bước đi trên những nẻo đường ‘Tám mối phúc thật”.
- Kể từ hôm nay, tôi không còn quá chú trọng tới những mặc khải tư chỗ nầy, chỗ nọ, mà quyết trung thành thực thi các việc đạo đức bình dân cách nghiêm túc, sốt sắng như lần chuổi Mân Côi, viếng Thánh Thể, kinh nguyện sáng tối mỗi ngày.
- Kể từ hôm nay, tôi sẽ thường xuyên khám phá khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi những người thân quen đang hiện diện chung quanh, và phá bỏ những định kiến đã từng đóng khung những con người mà tôi gặp mỗi ngày.
Quả thật, “Có biết bao điều lạ lùng Thiên Chúa định làm cho đời ta, mà Ngài không làm được, vì không được làm…”, hay là vì chính chúng ta ra tay cản trở do thái độ kiêu căng, hay khép kín tâm hồn trước những “viếng thăm” ân cần của Chúa.
Tuy nhiên, nếu vì những người Na-da-ré cứng lòng mà Chúa Giêsu đã “không làm được phép lạ nào’, thì vì một “người Na-da-rét” khác đầy lòng tin, mà Chúa đã làm nên một “phép lạ vĩ đại trên mọi phép lạ”: Nhập Thể-làm người và cứu độ chúng ta.
Giờ đây, chúng ta hãy cùng với “người Na-da-rét khác đó”, Đức Trinh nữ Maria, một lần nữa, hát lên lời ca khen cảm tạ “magnificat”, để như Mẹ, chúng ta luôn nhận ra muôn vàn hồng ân Chúa ban tặng trên suốt cả cuộc đời: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vi Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay hết mọi đời, sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn…”. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican II và tự do tôn giáo
Vũ Văn An
07:55 04/07/2009
Trong bài “Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II”, chúng tôi có nhắc đến việc Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, khi nói truyện với Giáo Triều năm 2005, năm ngài lên ngôi Giáo Hoàng, có đem tuyên ngôn Dignitatis Humanae về tự do tôn giáo làm thí dụ điển hình cho khuynh hướng canh tân tại Công Đồng Vatican II. Một điểm nữa là trong bài nói truyện ấy, Đức Thánh Cha cũng nhắc tới mô thức của Mỹ trong liên hệ giáo hội và nhà nước gần như làm đòn bẩy cho khuynh hướng canh tân kia. Người đứng đàng sau cuộc vận dụng cho việc sử dụng đòn bẩy ấy chính là linh mục John Coutney Murray, Dòng Tên, người rất nổi tiếng trong việc đề cao lý tưởng tự do của nền dân chủ Mỹ.
Cha Murray khởi đầu bị ngần ngại, mãi tới khóa hai, mới được đề cử làm chuyên viên (peritus) cho Công Đồng và ngài đã tích cực trong việc soạn thảo ra tuyên ngôn Dignitatis Humanae nói trên. Trên tờ Tuần Báo The America ngày 30 tháng Mười Một năm 1963, cha đã kể lại diễn trình thành hình tuyên ngôn trên như sau:
Vấn đề tự do tôn giáo đã lôi kéo sự quan tâm hết sức cao độ của tôi cả trong tư cách một nhà thần học lẫn tư cách một người Hoa Kỳ. Vấn đề này hiện là, và trước đây vẫn là, vấn đề Hoa Kỳ tại Công Đồng. Các giám mục Hoa Kỳ hết sức hài lòng khi vấn đề ấy cuối cùng đã xuất hiện trên nghị trình của Công Đồng, bất chấp nhiều cố gắng nhằm ngăn cản việc thảo luận nó. Qua Đức Hồng Y Spellman, các giám mục Hoa Kỳ đã can thiệp một cách mạnh mẽ, đòi vấn đề ấy phải được trình bày với các nghị phụ. Và tất cả các vị giám mục ấy đều chuẩn bị sẵn sàng để yểm trợ, và thực sự củng cố bản văn từng được Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo.
Thực ra có đến hai bản văn đã được trình bày. Bản văn thứ nhất là Chương Năm của Sắc Lệnh về Đại Kết, tựa là “Bàn Về Tự Do Tôn Giáo”. Bản văn thứ hai là bản Tường Trình (Relatio) khá dài của Đức Cha Emile De Smedt, của Bruges. Theo một nghĩa nào đó, bản văn thứ hai là bản văn quan trọng hơn vì nó khai triển đầy đủ các lý lẽ (rationale) của sắc lệnh. Cho nên, tôi xin nói vắn tắt đôi điều về ý nghĩa chung và phạm vi của sắc lệnh dưới ánh sáng bản tường trình này.
Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo bản văn của mình trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố thông điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris). Nhưng học lý của bản văn thì hoàn toàn giống như học lý của thông điệp. Bản văn trình bày thời hạn phát triển lâu dài của tư duy thần học trong vấn đề này, còn thông điệp thì nhìn nhận giá trị của việc phát triển ấy.
Xét chung, có hai điểm chủ yếu về học lý. Điểm thứ nhất, bản văn xác nhận rằng do bản tính tự nhiên (jure naturae), mọi người đều có quyền được tự do thực thi tôn giáo trong xã hội theo các phán đoán của lương tâm bản thân. Quyền này, xét trong yếu tính, vốn thuộc phẩm giá nhân vị. Điểm thứ hai, các hậu quả pháp lý của quyền trên được khẳng định, nghĩa là mọi người khác trong xã hội, và cách riêng nhà nước, có bổn phận phải nhìn nhận quyền ấy, tôn trọng quyền ấy trong thực hành, và cổ vũ cho việc thể hiện tự do quyền ấy. Nói một cách tổng quát, đó là trọng tâm của vấn đề.
Bốn lý do được nêu ra để công bố học lý trên. Tất cả đều phát sinh từ tình thế cụ thể của thế giới ngày nay. Lý do thứ nhất, ngày nay cần phải nói lên học lý chân thực của Giáo Hội đối với vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội, vì học lý này vốn đã được tư duy thần học cũng như kinh nghiệm chính trị của nhiều thế hệ vừa qua minh xác.
Lý do thứ hai, ngày nay Giáo Hội cần phải đảm nhiệm việc bảo trợ phổ quát đối với phẩm giá nhân vị và các quyền tự do chủ yếu của con người, trong một thời đại mà nền toàn trị bạo tàn đang áp đặt lên gần một nửa nhân loại.
Lý do thứ ba, chúng ta hiện đang sống trong thời đại của một xã hội đa nguyên tôn giáo, như người ta thường gọi. Người thuộc mọi tôn giáo cũng như không tôn giáo phải sống với nhau trong các điều kiện công lý, hòa bình và thân hữu công dân, dưới các luật lệ chính trực nhằm bảo vệ toàn bộ các nhân quyền, nhất là bao gồm quyền tự do tôn giáo. Do đó, Giáo Hội cần thiết phải chỉ đường tới công lý và hòa bình trong xã hội, bằng cách ủng hộ chính nghĩa tự do nhân bản, một quyền tự do, theo lời dạy của Đức Gioan XXIII, vừa là cùng đích chủ chốt của một xã hội có tổ chức vừa là phương pháp và phong thái chủ chốt của đời sống chính trị.
Lý do thứ bốn và là lý do cuối cùng, ta đang sống trong một thời đại trong đó hy vọng đại kết vĩ đại vừa mới phát sinh. Dĩ nhiên, mục tiêu của việc hợp nhất Kitô Giáo hiện vẫn còn nằm quá bên kia chân trời ta chưa thấy được. Tuy nhiên, ta biết rõ rằng con đường dẫn tới mục tiêu xa xôi ấy chỉ có thể nằm trên con đường tự do mà thôi, tự do xã hội, tự do dân sự, tự do chính trị và tôn giáo. Do đó, Giáo Hội phải góp phần vào việc tạo ra các điều kiện cho tự do trong xã hội nhân bản; trách vụ này không thể thiếu được đối với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, một sứ mệnh phải trở nên sự hợp nhất thiêng liêng của nhân loại và giúp đỡ mọi người tìm thấy sự hợp nhất ấy. Tóm lại, đó là bốn lý do phải có sắc lệnh về tự do tôn giáo.
Bản Tường Trình tiếp đến đã giải tỏa một số lẫn lộn và quan niệm sai lầm liên quan tới ý niệm tự do tôn giáo còn tồn đọng từ cuộc tranh chấp thế kỷ 19 giữa Giáo Hội và ý thứ hệ duy tục vốn do Phong Trào Ánh Sáng, như người ta thường gọi, và Cách Mạng Pháp phát sinh ra. Nói cách vắn tắt, Giáo Hội ngày nay vẫn còn phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo vốn dựa trên ý thức hệ “đặt lương tâm ra ngoài vòng luật lệ”; ý thức hệ này khẳng định rằng lương tâm con người không bị trói buộc bởi bất cứ thiên luật nào, mà chỉ bị trói buộc bởi các qui phạm do chính lương tâm cá thể tự tạo ra mà thôi.
Lại nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy dửng dưng tôn giáo, nghĩa là dựa trên ý niệm cho rằng mọi tôn giáo đều chân thật bằng nhau hay sai lạc như nhau. Đàng khác, Giáo Hội ngày nay cũng cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy tương đối về học lý, nghĩa là dựa trên ý niệm triết học cho rằng không có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý. Các ý thức hệ của thế kỷ 19 hiện vẫn còn hiện diện với chúng ta cách này hay cách khác này đã lầm lạc hóa ý niệm tự do tôn giáo, hệt như chúng đã quan niệm sai lầm về phẩm giá con người. Con người không phải là Thiên Chúa; họ chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa mà thôi. Và phẩm giá chủ yếu của con người hệ ở sự tùy thuộc của họ vào một mình Thiên Chúa; tự do chủ yếu của con người đòi buộc họ cuối cùng phải được ý Chúa thống trị, và chỉ một ý Chúa thống trị mà thôi. Ý niệm chân chính về tự do tôn giáo phải bắt đầu phát sinh từ lối nhìn này.
Do hậu quả từ phẩm giá bản thân của mình, con người, trong khi đi tìm Thiên Chúa, có quyền thoát khỏi mọi loại cưỡng bức hay ép buộc có thể có từ các người khác, từ các định chế xã hội và chính trị, hay từ quyền lực của luật lệ nhân bản. Việc con người đi tìm Thiên Chúa, việc họ gắn bó với chân lý Thiên Chúa phải được tự do. Đó chính là một thiên luật, được ghi vào chính bản tính con người, và còn được ghi rõ ràng hơn trong phúc âm của Chúa Kitô. Cho nên, về phương diện tiêu cực, tự do tôn giáo chân chính hệ ở việc con người nhân bản được miễn chước khỏi mọi cưỡng bức trong mọi điều liên quan tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa, còn về phương diện tích cực, nó hệ ở việc được tự do thực thi tôn giáo trong một xã hội dân sự.
Đó là quan niệm về tự do tôn giáo chứa trong bản văn công đồng và được khai triển trong Bản Tường Trình. Tôi phải thú thực ngay rằng tôi không thấy quan niệm ấy đầy đủ bao nhiêu, mặc dầu tôi vẫn nghĩ nó đúng trong điều nó trình bày. Người ta cần nhớ rằng bổn phận của Công Đồng là phải xây dựng công thức “tự do tôn giáo” bên trong ngữ vựng Công Giáo, để định nghĩa hay mô tả chiều hướng và ý nghĩa trọn vẹn của nó, và phải làm như thế theo cung cách nào đó để ít nhất cũng có được một nhất trí tổng quát giữa mọi Kitô hữu, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đối với nội dung chủ chốt của công thức ấy. Cho nên, tôi hy vọng trong lúc công đồng thảo luận, ý niệm trên sẽ được quảng diễn trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, tôi không nên đi vào chủ đề này ở đây.
Ý định của sắc lệnh này có tính mục vụ và đại kết. Cho nên, nó nhận nhiệm vụ xác định ra thái độ mà người Công Giáo cần phải duy trì và biểu lộ đối với các đồng đạo Kitô Giáo của mình và nói chung đối với mọi con người. Thái độ này đặt căn bản trên học lý Công Giáo về tính tự do cần thiết trong hành vi đức tin Kitô Giáo. Thiên Chúa, Cha chúng ta, qua Đức Kitô, Chúa chúng ta, tự do nói với con người Lời cứu độ của người, vốn là lời chân lý và yêu thương, một lời mời tham dự vào mối liên hệ liên bản ngã giữa con người và Thiên Chúa, một mối liên hệ sống động và chân thật, vốn có tên là Cha, Con và Thánh Thần. Lời của Thiên Chúa được tự do nói ra; để con người tự do đáp trả. Đáp trả ấy, bất kể là chấp nhận hay bác bỏ, là vấn đề trách nhiệm bản thân. Không con người nào từ khước được trách nhiệm này. Không con người nào có thể đảm nhận trách nhiệm này thế cho người khác, họ phải tự chấp nhận nó cho chính mình mà thôi.
Quyết định, đi với Chúa hay chống lại Người, phải là một quyết định bản thân. Bởi thế, không một con người nào, và chắc chắn không một người Kitô hữu nào, có thể áp đặt bất cứ loại cưỡng bức nào, bất kể là thể lý, tinh thần hay pháp lý, lên một người khác. Điều ấy là vi phạm tới luật chủ chốt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, một nhiệm cục buộc con người phải chấp nhận hồng ân Thiên Chúa một cách tự do, hay không chấp nhận chi hết. Cho nên, thần học về hành vi đức tin buộc Kitô hữu phải có thái độ tôn trọng và tôn kính đối với những ai không chia sẻ đức tin của mình. Điều ấy không có nghĩa là chủ trương dửng dưng về tôn giáo. Người ta không khẳng định rằng chân lý và sai lạc đều như nhau trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ phải khẳng định giá trị của nhân vị và tự do của hành động quyết định bản thân có tính tôn giáo.
Tất cả các điều trên rất rõ ràng. Nhưng sắc lệnh và Bản Tường Trình đã đi vào một phạm vi khác, hết sức khó khăn. Tự do tôn giáo phải là một quyền được thực thi trong xã hội, trong xã hội dân sự được tổ chức về phương diện chính trị, một xã hội tiếp nhận cơ cấu của mình từ một lệnh truyền có tính pháp lý và được cai quản bởi một thẩm quyền chính trị được thiết lập một cách hợp lệ. Khó khăn bắt đầu từ đây. Vì trong một xã hội có tổ chức, không một nhân quyền nào, ngay cả quyền tự do tôn giáo, là vô giới hạn trong việc thực thi nó. Bởi thế, vấn đề chủ chốt ở đây là: đâu là các nguyên tắc theo đó, việc thi hành trong xã hội quyền tự do tôn giáo có thể bị giới hạn một cách công chính và chính đáng? Hay, theo một điểm nhìn khác, đâu là năng quyền (competence) của chính phủ dân sự đối với việc thi hành quyền tự do tôn giáo trong xã hội? Nói một cách cụ thể, những qui tắc tài phán nào cần phải kiểm soát việc sử dụng các vũ khí cưỡng bức của pháp luật trong lãnh vực tế nhị và nhậy cảm hạng nhất này? Những câu hỏi này cực kỳ khó khăn. Nhưng ta không thể tránh né được chúng. Tự do tôn giáo không phải chỉ là vấn đề có tính đạo đức hay luân lý. Nó còn là vấn đề có tính hiến pháp nữa. Người ta gặp vấn đề này với tính cụ thể đầy đủ nhất của nó trong phạm vi luật lệ và chính phủ.
Theo ý kiến của tôi, sắc lệnh này không đủ rõ ràng và minh nhiên khi bàn tới vấn đề giới hạn về xã hội và luật lệ đối với quyền tự do tôn giáo. Quả là đúng khi nó xác quyết nguyên tắc mà cũng là một sự kiện rằng quyền tự do tôn giáo, vì diễn ra tại nơi công cộng và trong xã hội, nên phải chịu một số giới hạn hợp pháp. Theo sắc lệnh này, các giới hạn trên có thể được đặt ra nhân danh công ích, hay nhân danh quyền lợi của người khác. Tất cả những điều ấy đều đúng. Nhưng tôi thấy quá mơ hồ. Nại tới ích chung làm cơ sở cho các giới hạn hợp pháp đối với tự do tôn giáo có thể chỉ là nại tới lý do của nhà nước (lý do chính trị), một học lý nguy hiểm. Đàng khác, nại tới quyền người khác để một lần nữa làm cơ sở cho việc giới hạn tự do tôn giáo cũng có thể chỉ là che đậy cho việc nại tới quyền của đa số, cũng là một học lý nguy hiểm.
Bản Tường Trình có đôi chút thỏa mãn hơn. Vì nó rõ ràng tiếp nhận quan điểm pháp lý về nhà nước từng được Đức Piô XII khai triển, và được Đức Gioan XXIII nhấn mạnh một cách sắc nét hơn trong Hoà Bình Trên Trái Đất. Các vị giáo hoàng này đặt qua một bên quan niệm về nhà nước có tính Aritốt và đạo đức nhiều hơn, từng gặp thấy nơi Đức Lêô XIII. Do đó, Bản Tường Trình đã minh xác rằng yếu tố đệ nhất đẳng của ích chung hệ ở việc che chở và cổ xúy hợp pháp toàn bộ lãnh vực các quyền và tự do bản thân vốn thuộc nhân vị theo nghĩa hẹp. Vì thế, Bản Tường Trình cũng làm sáng tỏ điều này: vi phạm các quyền bản thân của con người, trong đó đặc biệt có quyền tự do tôn giáo, không thể được biện minh bằng cách nại tới ích chung. Việc vi phạm các quyền bản thân như thế là vi phạm chính ích chung. Đây quả là một nền triết lý chính trị và tài phán học có giá trị.
Tuy nhiên, theo tôi, ta cần phải đi thêm bước nữa. Và ở đây, tôi nói trong tư cách một người Hoa Kỳ, xuất thân từ truyền thống chính trị, luật lệ và tài phán Anh và Hoa Kỳ. Hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ đặt căn bản hoàn toàn trên hai nguyên tắc nền tảng này: thứ nhất, con người được Đấng Tạo Hóa phú ban cho các quyền bất khả nhượng; thứ hai, chính phủ và trật tự luật lệ hiện hữu chủ yếu là để bào vệ và cổ xúy các quyền đó. Các nguyên tắc này đã được Đức Piô XII và Gioan XXIII xác nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống Hoa Kỳ còn tôn vinh một nguyên tắc khác, tức nguyên tắc chính phủ không có năng quyền phán đoán hay làm trọng tài trong lãnh vực chân lý tôn giáo, cũng như trong các lãnh vực nghệ thuật và khoa học.
Chính phủ là một thẩm quyền thế tục mà năng quyền được giới hạn vào các sự việc tạm thời và trần thế của con người, là những chủ thể phải sống với nhau trong công lý, hòa bình và tự do. Do đó, chính phủ sẽ hành động quá thẩm quyền (ultra vires) của mình, nếu nó để cho mình phán đoán tôn giáo này đúng tôn giáo kia sai
Chính phủ càng hành động quá thẩm quyền một cách hiển nhiên hơn nữa nếu nó áp đặt lên người dân, bằng phương thế luật lệ, bất cứ phán đoán thần học nào; nghĩa là nếu nó dám dùng luật lệ mà xác quyết rằng một tôn giáo đặc thù nào đó, như Công Giáo chẳng hạn, phải được coi là tôn giáo của cộng đồng quốc gia.
Nguyên tắc trên, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, đã gắn chặt một cách sâu sắc vào truyền thống chính trị chân thực của Phương Tây Kitô Giáo. Nó cũng đã được khẳng định trong truyền thống thần học của Giáo Hội. Đức Lêô XIII chẳng hạn đã làm rất sáng tỏ rằng thẩm quyền chính trị không có bất cứ vai tò nào trong việc săn sóc các linh hồn (cura animarum) hay trong việc kiểm soát tâm trí con người (regimen animorum).
Lẽ dĩ nhiên, nguyên tắc chính trị trên có bị lu mờ tại Âu Châu trong nhiều thế kỷ, phần lớn do hậu quả việc ra đời của chủ nghĩa vương quyền tuyệt đối và chính sách "Kết Hợp Giữa Ngôi Báu và Bàn Thờ”. Tuy nhiên, truyền thống đích thực đã được duy trì trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa tuyệt đối không bao giờ đặt chân lên Hoa Kỳ; việc này được cả Giáo Hội lẫn người Hoa Kỳ hân hoan. Cùng với đồng bào tôi, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, tôi muốn thấy nguyên tắc này được xác quyết trong bản văn sau cùng của công đồng về tự do tôn giáo. Theo tôi điều ấy hết sức chủ yếu đối với trường hợp tự do tôn giáo trong xã hội. Nó hoàn tất các luận chứng thần học bằng cách thêm cho chúng một luận chứng chính trị vững mạnh. Và nguyên tắc chính trị này, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, cần phải được nại tới một cách đặc biệt khi có vấn đề áp đặt các hạn chế của luật pháp lên việc tự do thực hành tôn giáo trong xã hội.
Bản Tường Trình còn bàn đầy đủ tới một vấn đề khác trong vấn đề này. Đó là vấn đề thần học. Sự kiện là: thoạt nhìn, các khẳng định trong Hòa Bình Trên Trái Đất liên quan tới quyền tự do tôn giáo cũng như các hậu quả pháp lý của quyền này xem ra như trực tiếp mâu thuẫn với các tuyên bố của Giáo Hội trong thế kỷ 19, là các tuyên bố hình như đã bác bỏ quyền này. Bản Tường Trình xử lý vấn đề này trong cung cách duy nhất mà cuối cùng nó có thể xử lý, nghĩa là bằng cách nhìn tới vấn đề phát triển đúng và chân thực của nó, cả trong học lý của Giáo Hội lẫn trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với phẩm giá và quyền tự do của con người.
Để kết luận, tôi xin nhận định điều này: hai vấn đề chủ yếu đang thách thức Công Đồng. Vấn đề thứ nhất có tính mục vụ và đại kết. Giáo Hội luôn tranh đấu cho tự do và cho tự do của con cái mình. Vấn đề hiện nay là: liệu Giáo Hội có dám nối dài quan tâm mục vụ của mình quá bên kia biên giới riêng để đảm nhận một vai trò bảo trợ tích cực đối với tự do nói chung của con người nhân bản, vốn được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người, và được máu Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng hiện đang chịu áp lực nặng nề đối với mọi sự được nhân phẩm và tự do bản thân biểu tượng. Vấn đề thứ hai có tính học lý. Việc đảm nhận mối quan tâm mục vụ phổ quát này có chính đáng hay không? Nó có được đặt cơ sở trên truyền thống học lý của Giáo Hội liên quan tới nhân phẩm và các quyền của con người hay không? Tôi nghĩ câu trả lời phải khẳng định, nếu hiểu truyền thống của Giáo Hội trong chính bản chất của nó, nghĩa là một truyền thống càng ngày càng hiểu chân lý cách trọn vẹn hơn.
Cha Murray khởi đầu bị ngần ngại, mãi tới khóa hai, mới được đề cử làm chuyên viên (peritus) cho Công Đồng và ngài đã tích cực trong việc soạn thảo ra tuyên ngôn Dignitatis Humanae nói trên. Trên tờ Tuần Báo The America ngày 30 tháng Mười Một năm 1963, cha đã kể lại diễn trình thành hình tuyên ngôn trên như sau:
Vấn đề tự do tôn giáo đã lôi kéo sự quan tâm hết sức cao độ của tôi cả trong tư cách một nhà thần học lẫn tư cách một người Hoa Kỳ. Vấn đề này hiện là, và trước đây vẫn là, vấn đề Hoa Kỳ tại Công Đồng. Các giám mục Hoa Kỳ hết sức hài lòng khi vấn đề ấy cuối cùng đã xuất hiện trên nghị trình của Công Đồng, bất chấp nhiều cố gắng nhằm ngăn cản việc thảo luận nó. Qua Đức Hồng Y Spellman, các giám mục Hoa Kỳ đã can thiệp một cách mạnh mẽ, đòi vấn đề ấy phải được trình bày với các nghị phụ. Và tất cả các vị giám mục ấy đều chuẩn bị sẵn sàng để yểm trợ, và thực sự củng cố bản văn từng được Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo.
Thực ra có đến hai bản văn đã được trình bày. Bản văn thứ nhất là Chương Năm của Sắc Lệnh về Đại Kết, tựa là “Bàn Về Tự Do Tôn Giáo”. Bản văn thứ hai là bản Tường Trình (Relatio) khá dài của Đức Cha Emile De Smedt, của Bruges. Theo một nghĩa nào đó, bản văn thứ hai là bản văn quan trọng hơn vì nó khai triển đầy đủ các lý lẽ (rationale) của sắc lệnh. Cho nên, tôi xin nói vắn tắt đôi điều về ý nghĩa chung và phạm vi của sắc lệnh dưới ánh sáng bản tường trình này.
Văn Phòng Cổ Động Hiệp Nhất Kitô Giáo soạn thảo bản văn của mình trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố thông điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris). Nhưng học lý của bản văn thì hoàn toàn giống như học lý của thông điệp. Bản văn trình bày thời hạn phát triển lâu dài của tư duy thần học trong vấn đề này, còn thông điệp thì nhìn nhận giá trị của việc phát triển ấy.
Xét chung, có hai điểm chủ yếu về học lý. Điểm thứ nhất, bản văn xác nhận rằng do bản tính tự nhiên (jure naturae), mọi người đều có quyền được tự do thực thi tôn giáo trong xã hội theo các phán đoán của lương tâm bản thân. Quyền này, xét trong yếu tính, vốn thuộc phẩm giá nhân vị. Điểm thứ hai, các hậu quả pháp lý của quyền trên được khẳng định, nghĩa là mọi người khác trong xã hội, và cách riêng nhà nước, có bổn phận phải nhìn nhận quyền ấy, tôn trọng quyền ấy trong thực hành, và cổ vũ cho việc thể hiện tự do quyền ấy. Nói một cách tổng quát, đó là trọng tâm của vấn đề.
Bốn lý do được nêu ra để công bố học lý trên. Tất cả đều phát sinh từ tình thế cụ thể của thế giới ngày nay. Lý do thứ nhất, ngày nay cần phải nói lên học lý chân thực của Giáo Hội đối với vấn đề tự do tôn giáo trong xã hội, vì học lý này vốn đã được tư duy thần học cũng như kinh nghiệm chính trị của nhiều thế hệ vừa qua minh xác.
Lý do thứ hai, ngày nay Giáo Hội cần phải đảm nhiệm việc bảo trợ phổ quát đối với phẩm giá nhân vị và các quyền tự do chủ yếu của con người, trong một thời đại mà nền toàn trị bạo tàn đang áp đặt lên gần một nửa nhân loại.
Lý do thứ ba, chúng ta hiện đang sống trong thời đại của một xã hội đa nguyên tôn giáo, như người ta thường gọi. Người thuộc mọi tôn giáo cũng như không tôn giáo phải sống với nhau trong các điều kiện công lý, hòa bình và thân hữu công dân, dưới các luật lệ chính trực nhằm bảo vệ toàn bộ các nhân quyền, nhất là bao gồm quyền tự do tôn giáo. Do đó, Giáo Hội cần thiết phải chỉ đường tới công lý và hòa bình trong xã hội, bằng cách ủng hộ chính nghĩa tự do nhân bản, một quyền tự do, theo lời dạy của Đức Gioan XXIII, vừa là cùng đích chủ chốt của một xã hội có tổ chức vừa là phương pháp và phong thái chủ chốt của đời sống chính trị.
Lý do thứ bốn và là lý do cuối cùng, ta đang sống trong một thời đại trong đó hy vọng đại kết vĩ đại vừa mới phát sinh. Dĩ nhiên, mục tiêu của việc hợp nhất Kitô Giáo hiện vẫn còn nằm quá bên kia chân trời ta chưa thấy được. Tuy nhiên, ta biết rõ rằng con đường dẫn tới mục tiêu xa xôi ấy chỉ có thể nằm trên con đường tự do mà thôi, tự do xã hội, tự do dân sự, tự do chính trị và tôn giáo. Do đó, Giáo Hội phải góp phần vào việc tạo ra các điều kiện cho tự do trong xã hội nhân bản; trách vụ này không thể thiếu được đối với sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, một sứ mệnh phải trở nên sự hợp nhất thiêng liêng của nhân loại và giúp đỡ mọi người tìm thấy sự hợp nhất ấy. Tóm lại, đó là bốn lý do phải có sắc lệnh về tự do tôn giáo.
Bản Tường Trình tiếp đến đã giải tỏa một số lẫn lộn và quan niệm sai lầm liên quan tới ý niệm tự do tôn giáo còn tồn đọng từ cuộc tranh chấp thế kỷ 19 giữa Giáo Hội và ý thứ hệ duy tục vốn do Phong Trào Ánh Sáng, như người ta thường gọi, và Cách Mạng Pháp phát sinh ra. Nói cách vắn tắt, Giáo Hội ngày nay vẫn còn phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo vốn dựa trên ý thức hệ “đặt lương tâm ra ngoài vòng luật lệ”; ý thức hệ này khẳng định rằng lương tâm con người không bị trói buộc bởi bất cứ thiên luật nào, mà chỉ bị trói buộc bởi các qui phạm do chính lương tâm cá thể tự tạo ra mà thôi.
Lại nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy dửng dưng tôn giáo, nghĩa là dựa trên ý niệm cho rằng mọi tôn giáo đều chân thật bằng nhau hay sai lạc như nhau. Đàng khác, Giáo Hội ngày nay cũng cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo dựa trên ý thức hệ duy tương đối về học lý, nghĩa là dựa trên ý niệm triết học cho rằng không có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý. Các ý thức hệ của thế kỷ 19 hiện vẫn còn hiện diện với chúng ta cách này hay cách khác này đã lầm lạc hóa ý niệm tự do tôn giáo, hệt như chúng đã quan niệm sai lầm về phẩm giá con người. Con người không phải là Thiên Chúa; họ chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chúa mà thôi. Và phẩm giá chủ yếu của con người hệ ở sự tùy thuộc của họ vào một mình Thiên Chúa; tự do chủ yếu của con người đòi buộc họ cuối cùng phải được ý Chúa thống trị, và chỉ một ý Chúa thống trị mà thôi. Ý niệm chân chính về tự do tôn giáo phải bắt đầu phát sinh từ lối nhìn này.
Do hậu quả từ phẩm giá bản thân của mình, con người, trong khi đi tìm Thiên Chúa, có quyền thoát khỏi mọi loại cưỡng bức hay ép buộc có thể có từ các người khác, từ các định chế xã hội và chính trị, hay từ quyền lực của luật lệ nhân bản. Việc con người đi tìm Thiên Chúa, việc họ gắn bó với chân lý Thiên Chúa phải được tự do. Đó chính là một thiên luật, được ghi vào chính bản tính con người, và còn được ghi rõ ràng hơn trong phúc âm của Chúa Kitô. Cho nên, về phương diện tiêu cực, tự do tôn giáo chân chính hệ ở việc con người nhân bản được miễn chước khỏi mọi cưỡng bức trong mọi điều liên quan tới mối liên hệ của họ với Thiên Chúa, còn về phương diện tích cực, nó hệ ở việc được tự do thực thi tôn giáo trong một xã hội dân sự.
Đó là quan niệm về tự do tôn giáo chứa trong bản văn công đồng và được khai triển trong Bản Tường Trình. Tôi phải thú thực ngay rằng tôi không thấy quan niệm ấy đầy đủ bao nhiêu, mặc dầu tôi vẫn nghĩ nó đúng trong điều nó trình bày. Người ta cần nhớ rằng bổn phận của Công Đồng là phải xây dựng công thức “tự do tôn giáo” bên trong ngữ vựng Công Giáo, để định nghĩa hay mô tả chiều hướng và ý nghĩa trọn vẹn của nó, và phải làm như thế theo cung cách nào đó để ít nhất cũng có được một nhất trí tổng quát giữa mọi Kitô hữu, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, đối với nội dung chủ chốt của công thức ấy. Cho nên, tôi hy vọng trong lúc công đồng thảo luận, ý niệm trên sẽ được quảng diễn trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, tôi không nên đi vào chủ đề này ở đây.
Ý định của sắc lệnh này có tính mục vụ và đại kết. Cho nên, nó nhận nhiệm vụ xác định ra thái độ mà người Công Giáo cần phải duy trì và biểu lộ đối với các đồng đạo Kitô Giáo của mình và nói chung đối với mọi con người. Thái độ này đặt căn bản trên học lý Công Giáo về tính tự do cần thiết trong hành vi đức tin Kitô Giáo. Thiên Chúa, Cha chúng ta, qua Đức Kitô, Chúa chúng ta, tự do nói với con người Lời cứu độ của người, vốn là lời chân lý và yêu thương, một lời mời tham dự vào mối liên hệ liên bản ngã giữa con người và Thiên Chúa, một mối liên hệ sống động và chân thật, vốn có tên là Cha, Con và Thánh Thần. Lời của Thiên Chúa được tự do nói ra; để con người tự do đáp trả. Đáp trả ấy, bất kể là chấp nhận hay bác bỏ, là vấn đề trách nhiệm bản thân. Không con người nào từ khước được trách nhiệm này. Không con người nào có thể đảm nhận trách nhiệm này thế cho người khác, họ phải tự chấp nhận nó cho chính mình mà thôi.
Quyết định, đi với Chúa hay chống lại Người, phải là một quyết định bản thân. Bởi thế, không một con người nào, và chắc chắn không một người Kitô hữu nào, có thể áp đặt bất cứ loại cưỡng bức nào, bất kể là thể lý, tinh thần hay pháp lý, lên một người khác. Điều ấy là vi phạm tới luật chủ chốt trong nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, một nhiệm cục buộc con người phải chấp nhận hồng ân Thiên Chúa một cách tự do, hay không chấp nhận chi hết. Cho nên, thần học về hành vi đức tin buộc Kitô hữu phải có thái độ tôn trọng và tôn kính đối với những ai không chia sẻ đức tin của mình. Điều ấy không có nghĩa là chủ trương dửng dưng về tôn giáo. Người ta không khẳng định rằng chân lý và sai lạc đều như nhau trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, họ phải khẳng định giá trị của nhân vị và tự do của hành động quyết định bản thân có tính tôn giáo.
Tất cả các điều trên rất rõ ràng. Nhưng sắc lệnh và Bản Tường Trình đã đi vào một phạm vi khác, hết sức khó khăn. Tự do tôn giáo phải là một quyền được thực thi trong xã hội, trong xã hội dân sự được tổ chức về phương diện chính trị, một xã hội tiếp nhận cơ cấu của mình từ một lệnh truyền có tính pháp lý và được cai quản bởi một thẩm quyền chính trị được thiết lập một cách hợp lệ. Khó khăn bắt đầu từ đây. Vì trong một xã hội có tổ chức, không một nhân quyền nào, ngay cả quyền tự do tôn giáo, là vô giới hạn trong việc thực thi nó. Bởi thế, vấn đề chủ chốt ở đây là: đâu là các nguyên tắc theo đó, việc thi hành trong xã hội quyền tự do tôn giáo có thể bị giới hạn một cách công chính và chính đáng? Hay, theo một điểm nhìn khác, đâu là năng quyền (competence) của chính phủ dân sự đối với việc thi hành quyền tự do tôn giáo trong xã hội? Nói một cách cụ thể, những qui tắc tài phán nào cần phải kiểm soát việc sử dụng các vũ khí cưỡng bức của pháp luật trong lãnh vực tế nhị và nhậy cảm hạng nhất này? Những câu hỏi này cực kỳ khó khăn. Nhưng ta không thể tránh né được chúng. Tự do tôn giáo không phải chỉ là vấn đề có tính đạo đức hay luân lý. Nó còn là vấn đề có tính hiến pháp nữa. Người ta gặp vấn đề này với tính cụ thể đầy đủ nhất của nó trong phạm vi luật lệ và chính phủ.
Theo ý kiến của tôi, sắc lệnh này không đủ rõ ràng và minh nhiên khi bàn tới vấn đề giới hạn về xã hội và luật lệ đối với quyền tự do tôn giáo. Quả là đúng khi nó xác quyết nguyên tắc mà cũng là một sự kiện rằng quyền tự do tôn giáo, vì diễn ra tại nơi công cộng và trong xã hội, nên phải chịu một số giới hạn hợp pháp. Theo sắc lệnh này, các giới hạn trên có thể được đặt ra nhân danh công ích, hay nhân danh quyền lợi của người khác. Tất cả những điều ấy đều đúng. Nhưng tôi thấy quá mơ hồ. Nại tới ích chung làm cơ sở cho các giới hạn hợp pháp đối với tự do tôn giáo có thể chỉ là nại tới lý do của nhà nước (lý do chính trị), một học lý nguy hiểm. Đàng khác, nại tới quyền người khác để một lần nữa làm cơ sở cho việc giới hạn tự do tôn giáo cũng có thể chỉ là che đậy cho việc nại tới quyền của đa số, cũng là một học lý nguy hiểm.
Bản Tường Trình có đôi chút thỏa mãn hơn. Vì nó rõ ràng tiếp nhận quan điểm pháp lý về nhà nước từng được Đức Piô XII khai triển, và được Đức Gioan XXIII nhấn mạnh một cách sắc nét hơn trong Hoà Bình Trên Trái Đất. Các vị giáo hoàng này đặt qua một bên quan niệm về nhà nước có tính Aritốt và đạo đức nhiều hơn, từng gặp thấy nơi Đức Lêô XIII. Do đó, Bản Tường Trình đã minh xác rằng yếu tố đệ nhất đẳng của ích chung hệ ở việc che chở và cổ xúy hợp pháp toàn bộ lãnh vực các quyền và tự do bản thân vốn thuộc nhân vị theo nghĩa hẹp. Vì thế, Bản Tường Trình cũng làm sáng tỏ điều này: vi phạm các quyền bản thân của con người, trong đó đặc biệt có quyền tự do tôn giáo, không thể được biện minh bằng cách nại tới ích chung. Việc vi phạm các quyền bản thân như thế là vi phạm chính ích chung. Đây quả là một nền triết lý chính trị và tài phán học có giá trị.
Tuy nhiên, theo tôi, ta cần phải đi thêm bước nữa. Và ở đây, tôi nói trong tư cách một người Hoa Kỳ, xuất thân từ truyền thống chính trị, luật lệ và tài phán Anh và Hoa Kỳ. Hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ đặt căn bản hoàn toàn trên hai nguyên tắc nền tảng này: thứ nhất, con người được Đấng Tạo Hóa phú ban cho các quyền bất khả nhượng; thứ hai, chính phủ và trật tự luật lệ hiện hữu chủ yếu là để bào vệ và cổ xúy các quyền đó. Các nguyên tắc này đã được Đức Piô XII và Gioan XXIII xác nhận một cách rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống Hoa Kỳ còn tôn vinh một nguyên tắc khác, tức nguyên tắc chính phủ không có năng quyền phán đoán hay làm trọng tài trong lãnh vực chân lý tôn giáo, cũng như trong các lãnh vực nghệ thuật và khoa học.
Chính phủ là một thẩm quyền thế tục mà năng quyền được giới hạn vào các sự việc tạm thời và trần thế của con người, là những chủ thể phải sống với nhau trong công lý, hòa bình và tự do. Do đó, chính phủ sẽ hành động quá thẩm quyền (ultra vires) của mình, nếu nó để cho mình phán đoán tôn giáo này đúng tôn giáo kia sai
Chính phủ càng hành động quá thẩm quyền một cách hiển nhiên hơn nữa nếu nó áp đặt lên người dân, bằng phương thế luật lệ, bất cứ phán đoán thần học nào; nghĩa là nếu nó dám dùng luật lệ mà xác quyết rằng một tôn giáo đặc thù nào đó, như Công Giáo chẳng hạn, phải được coi là tôn giáo của cộng đồng quốc gia.
Nguyên tắc trên, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, đã gắn chặt một cách sâu sắc vào truyền thống chính trị chân thực của Phương Tây Kitô Giáo. Nó cũng đã được khẳng định trong truyền thống thần học của Giáo Hội. Đức Lêô XIII chẳng hạn đã làm rất sáng tỏ rằng thẩm quyền chính trị không có bất cứ vai tò nào trong việc săn sóc các linh hồn (cura animarum) hay trong việc kiểm soát tâm trí con người (regimen animorum).
Lẽ dĩ nhiên, nguyên tắc chính trị trên có bị lu mờ tại Âu Châu trong nhiều thế kỷ, phần lớn do hậu quả việc ra đời của chủ nghĩa vương quyền tuyệt đối và chính sách "Kết Hợp Giữa Ngôi Báu và Bàn Thờ”. Tuy nhiên, truyền thống đích thực đã được duy trì trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa tuyệt đối không bao giờ đặt chân lên Hoa Kỳ; việc này được cả Giáo Hội lẫn người Hoa Kỳ hân hoan. Cùng với đồng bào tôi, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, tôi muốn thấy nguyên tắc này được xác quyết trong bản văn sau cùng của công đồng về tự do tôn giáo. Theo tôi điều ấy hết sức chủ yếu đối với trường hợp tự do tôn giáo trong xã hội. Nó hoàn tất các luận chứng thần học bằng cách thêm cho chúng một luận chứng chính trị vững mạnh. Và nguyên tắc chính trị này, tức nguyên tắc cho rằng thẩm quyền chính trị không có năng quyền trong lãnh vực tôn giáo, cần phải được nại tới một cách đặc biệt khi có vấn đề áp đặt các hạn chế của luật pháp lên việc tự do thực hành tôn giáo trong xã hội.
Bản Tường Trình còn bàn đầy đủ tới một vấn đề khác trong vấn đề này. Đó là vấn đề thần học. Sự kiện là: thoạt nhìn, các khẳng định trong Hòa Bình Trên Trái Đất liên quan tới quyền tự do tôn giáo cũng như các hậu quả pháp lý của quyền này xem ra như trực tiếp mâu thuẫn với các tuyên bố của Giáo Hội trong thế kỷ 19, là các tuyên bố hình như đã bác bỏ quyền này. Bản Tường Trình xử lý vấn đề này trong cung cách duy nhất mà cuối cùng nó có thể xử lý, nghĩa là bằng cách nhìn tới vấn đề phát triển đúng và chân thực của nó, cả trong học lý của Giáo Hội lẫn trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với phẩm giá và quyền tự do của con người.
Để kết luận, tôi xin nhận định điều này: hai vấn đề chủ yếu đang thách thức Công Đồng. Vấn đề thứ nhất có tính mục vụ và đại kết. Giáo Hội luôn tranh đấu cho tự do và cho tự do của con cái mình. Vấn đề hiện nay là: liệu Giáo Hội có dám nối dài quan tâm mục vụ của mình quá bên kia biên giới riêng để đảm nhận một vai trò bảo trợ tích cực đối với tự do nói chung của con người nhân bản, vốn được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh của Người, và được máu Chúa Kitô cứu chuộc, nhưng hiện đang chịu áp lực nặng nề đối với mọi sự được nhân phẩm và tự do bản thân biểu tượng. Vấn đề thứ hai có tính học lý. Việc đảm nhận mối quan tâm mục vụ phổ quát này có chính đáng hay không? Nó có được đặt cơ sở trên truyền thống học lý của Giáo Hội liên quan tới nhân phẩm và các quyền của con người hay không? Tôi nghĩ câu trả lời phải khẳng định, nếu hiểu truyền thống của Giáo Hội trong chính bản chất của nó, nghĩa là một truyền thống càng ngày càng hiểu chân lý cách trọn vẹn hơn.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Nghị Âu Châu về ơn gọi
LM Trần Đức Anh, OP
18:10 04/07/2009
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi tiếp tục kiên trì việc mục vụ ơn gọi tại Âu Châu mặc dù nhiều khi chúng ta có cảm tưởng hoạt động gieo vãi hạt giống ơn gọi không có kết quả.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-7-2009 dành cho Hội nghị các vị GM và giám đốc toàn quốc về ơn gọi thuộc 34 HĐGM Âu châu, nhóm họp thường niên tại Roma trong những ngày này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến dụ ngôn trong Phúc Âm về người ra đi gieo hạt giống. Chúa vẫn gieo vãi dồi dào và nhưng không Lời Chúa, dù Ngài biết rằng những hạt giống ấy có thể rơi vào những khoảng đất khô cằn hoặc gai góc bóp nghẹt sức sống của hạt giống. Tuy nhiên, người gieo hạt vẫn không nản chí vì biết rằng một phần hạt giống được dành cho phần đất tốt, nghĩa là những tâm hồn nồng nhiệt có khả năng sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, để làm cho Lời ấy tăng trưởng trong sự kiên trì và sinh nhiều hoa trái cho nhiều người.
ĐTC cũng nhắc đến Lời Chúa nói: Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trơ, nhưng nếu chết đi nó sẽ sinh nhiều hoa trái (Ga 12,24)... Đây cũng là tiêu chuẩn và sự phong phú đích thực của mỗi hoạt động ơn gọi trong Giáo Hội: cũng như Chúa Kitô, vị linh mục và người linh hoạt cũng phải là hạt lúa, từ bỏ bản thân để thi hành thánh ý Chúa Cha; họ biết sống âm thầm, từ bỏ sự tìm kiếm những gì là nổi danh, hào nhoáng bên ngoài như thường thấy nơi nhiều người ngày nay.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC khuyến khích những người làm việc trong lãnh vực mục vụ ơn gọi hãy trở thành những ngừơi gieo hạt giống đầy tin tưởng và hy vọng. Ngày nay, nhiều người trẻ hoang mang và không thấy ý nghĩa cuộc sống. Nhiều khi những lời nói của con người thiếu viễn tượng tương lai, thiếu ý nghĩa và sự khôn ngoan. Người ta sống hấp tấp vội vã và không có khả năng sống thời gian chờ đợi. Nhưng đây có thể là giờ của Thiên Chúa: tiếng gọi của Chúa tạo nên một con đường hy vọng, tiến về cuộc sống sung mãn.
ĐTC cũng nhắc đến Năm Thánh Phaolô vừa kết thúc. Thánh nhân là người khơi lên và huấn luyện ơn gọi, như chúng ta thấy qua các lời chào trong các thưa của thánh nhân, trong đó xuất hiện tên của hằng chục người nam nữ đã cộng tác với Ngài trong việc phục vụ Tin Mừng. Đây cũng là một sứ điệp của Năm Linh Mục mới bắt đầu. Thánh Cha Sở họ Ars, Gioan Maria Vianney là một linh mục đã tận hiến cuộc đời cho việc linh hướng con người, trong sự khiêm tốn và đơn sơ. Thánh nhân thực là một bậc thầy trong sứ vụ an ủi và tháp tùng ơn gọi.
ĐTC cầu mong rằng Năm Linh Mục là một cơ hội rất thích hợp để tìm lại ý nghĩa sâu xa của việc mục vụ ơn gọi, cũng như của việc đưa ra những chọn lựa cơ bản về phương pháp, đó là làm chứng tá đơn sơ và đáng tin cậy; hiệp thông với những hành trình cụ thể của Giáo Hội địa phương, lắng nghe Lời Chúa và để Chúa Thánh Linh hướng dẫn, sau cùng là chân lý là điều duy nhất có thể kiến tạo tự do nội tâm”.
Hội nghị các vị giám đốc toàn quốc về ơn gọi tại Âu Châu tiến hành tại Roma từ mùng 2 đến 5-7-2009 với chủ đề ”Những người gieo vãi hạt giống Tin Mừng ơn gọi: Lời kêu gọi và sai đi”.
Hiện diện tại Hội nghị cũng có ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo và Đức TGM Gianfranco Gardin, Tổng thư ký Bộ các dòng tu.
Hội nghị tại Roma là một nhịp cầu giữa những suy tư của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa nhóm tại Roma hồi tháng 10 năm ngoái, và đông đảo các sáng kiến và suy tư nhân dịp Năm Thánh Phaolô vừa kết thúc, và Năm Linh Mục hiện nay mới được ĐTC Biển Đức 16 khai mạc. Tại Hội nghị có các bài tường trình của các chuyên gia Âu Châu, tiếp theo đó là các cuộc thảo luận để làm nổi bật những sự phong phú và cả những khó khăn của các cộng đồng Kitô tại Âu Châu. (SD 4-7-2009)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-7-2009 dành cho Hội nghị các vị GM và giám đốc toàn quốc về ơn gọi thuộc 34 HĐGM Âu châu, nhóm họp thường niên tại Roma trong những ngày này.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến dụ ngôn trong Phúc Âm về người ra đi gieo hạt giống. Chúa vẫn gieo vãi dồi dào và nhưng không Lời Chúa, dù Ngài biết rằng những hạt giống ấy có thể rơi vào những khoảng đất khô cằn hoặc gai góc bóp nghẹt sức sống của hạt giống. Tuy nhiên, người gieo hạt vẫn không nản chí vì biết rằng một phần hạt giống được dành cho phần đất tốt, nghĩa là những tâm hồn nồng nhiệt có khả năng sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, để làm cho Lời ấy tăng trưởng trong sự kiên trì và sinh nhiều hoa trái cho nhiều người.
ĐTC cũng nhắc đến Lời Chúa nói: Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trơ, nhưng nếu chết đi nó sẽ sinh nhiều hoa trái (Ga 12,24)... Đây cũng là tiêu chuẩn và sự phong phú đích thực của mỗi hoạt động ơn gọi trong Giáo Hội: cũng như Chúa Kitô, vị linh mục và người linh hoạt cũng phải là hạt lúa, từ bỏ bản thân để thi hành thánh ý Chúa Cha; họ biết sống âm thầm, từ bỏ sự tìm kiếm những gì là nổi danh, hào nhoáng bên ngoài như thường thấy nơi nhiều người ngày nay.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC khuyến khích những người làm việc trong lãnh vực mục vụ ơn gọi hãy trở thành những ngừơi gieo hạt giống đầy tin tưởng và hy vọng. Ngày nay, nhiều người trẻ hoang mang và không thấy ý nghĩa cuộc sống. Nhiều khi những lời nói của con người thiếu viễn tượng tương lai, thiếu ý nghĩa và sự khôn ngoan. Người ta sống hấp tấp vội vã và không có khả năng sống thời gian chờ đợi. Nhưng đây có thể là giờ của Thiên Chúa: tiếng gọi của Chúa tạo nên một con đường hy vọng, tiến về cuộc sống sung mãn.
ĐTC cũng nhắc đến Năm Thánh Phaolô vừa kết thúc. Thánh nhân là người khơi lên và huấn luyện ơn gọi, như chúng ta thấy qua các lời chào trong các thưa của thánh nhân, trong đó xuất hiện tên của hằng chục người nam nữ đã cộng tác với Ngài trong việc phục vụ Tin Mừng. Đây cũng là một sứ điệp của Năm Linh Mục mới bắt đầu. Thánh Cha Sở họ Ars, Gioan Maria Vianney là một linh mục đã tận hiến cuộc đời cho việc linh hướng con người, trong sự khiêm tốn và đơn sơ. Thánh nhân thực là một bậc thầy trong sứ vụ an ủi và tháp tùng ơn gọi.
ĐTC cầu mong rằng Năm Linh Mục là một cơ hội rất thích hợp để tìm lại ý nghĩa sâu xa của việc mục vụ ơn gọi, cũng như của việc đưa ra những chọn lựa cơ bản về phương pháp, đó là làm chứng tá đơn sơ và đáng tin cậy; hiệp thông với những hành trình cụ thể của Giáo Hội địa phương, lắng nghe Lời Chúa và để Chúa Thánh Linh hướng dẫn, sau cùng là chân lý là điều duy nhất có thể kiến tạo tự do nội tâm”.
Hội nghị các vị giám đốc toàn quốc về ơn gọi tại Âu Châu tiến hành tại Roma từ mùng 2 đến 5-7-2009 với chủ đề ”Những người gieo vãi hạt giống Tin Mừng ơn gọi: Lời kêu gọi và sai đi”.
Hiện diện tại Hội nghị cũng có ĐHY Zenon Grocholewski, Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo và Đức TGM Gianfranco Gardin, Tổng thư ký Bộ các dòng tu.
Hội nghị tại Roma là một nhịp cầu giữa những suy tư của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa nhóm tại Roma hồi tháng 10 năm ngoái, và đông đảo các sáng kiến và suy tư nhân dịp Năm Thánh Phaolô vừa kết thúc, và Năm Linh Mục hiện nay mới được ĐTC Biển Đức 16 khai mạc. Tại Hội nghị có các bài tường trình của các chuyên gia Âu Châu, tiếp theo đó là các cuộc thảo luận để làm nổi bật những sự phong phú và cả những khó khăn của các cộng đồng Kitô tại Âu Châu. (SD 4-7-2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Quốc Khánh của Vatican tại Costa Rica với ĐTGM Nguyễn văn Tốt
Hà Giang
04:51 04/07/2009
COSTA RICA - Hàng năm lễ Quốc Khánh của tòa thánh Vatican được các Tòa Khâm Sứ Vatican ở khắp nơi trên thế giới long trọng tổ chức. Riêng tại Costa Rica, lễ Quốc khánh của Vatican năm nay đã được tổ chức vào sáng thứ Hai ngày 29/6/2009 tại Metropolitan Cathedral, ngôi thánh đường quan trọng bậc nhất quốc gia này, tọa lạc tại San Jose, thủ đô của Costa Rica.
Costa Rica là một quốc gia nhỏ bé có cái tên thơ mộng là bờ biển giầu có (Costa: Bờ biển) (Rica: Giầu có) ở Trung Mỹ, Bắc giáp Nicaragua, Nam và Đông Nam giáp Panama, Tây và Tây Nam giáp biển Thái Bình Dương, và Đông giáp biển Carribé. Người dân Costa Rica sống trong thanh bình, vì từ 60 năm nay, nước họ không có chiến tranh.
Vì Thiên Chúa Giáo là Quốc Giáo của Costa Rica, nên tuy lễ Quốc Khánh của Vatican được tổ chức vào sáng thứ Hai, nhưng ngôi thánh đường cổ kính Metropolitan Cathedral hôm nay đông kín người tham dự. Trong số người dự lễ, người ta thấy có những nhân vật hàng đầu của quốc gia, như ông Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco, cùng nhiều Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, và phần đông các đại sứ hay ngoại giao đoàn của các quốc gia hiện đang bang giao với Costa Rica. Đặc biệt phái đoàn người Việt đến từ California được Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh Vatican ưu ái dành cho hàng ghế đầu.
Giữa tiếng nhạc thánh ca trầm hùng của dàn nhạc đại hòa tấu, hơn 50 linh mục trong áo dòng trắng từ dưới thánh đường nghiêm trang tiến tới bàn thờ, theo sau các vị linh mục là khoảng 20 thầy trong y phục giúp lễ vàng sọc nâu, tiếp đó là 9 vị tổng giám mục đến từ khắp nơi trên Costa Rica trong trang phục đại lễ mầu đỏ, đội mũ vàng, người đi cuối cùng là vị Khâm Sứ Nguyễn Văn Tốt phúc hậu cũng trong y phục đại lễ đỏ và mũ vàng, nhưng với cây gậy vàng trong tay, trông ngài thật uy nghi. Là một người Việt Nam, chúng tôi không khỏi thầm hãnh diện khi thấy ngài được các chức sắc của Costa Rica kính cẩn chào. Ngược lại, sự có mặt của những đồng hương, trang trọng trong những chiếc áo dài Việt Nam quen thuộc có lẽ đã khiến ngài thấy ấm lòng.
Qua bài diễn văn xúc tích và cảm động bằng tiếng Tây Ban Nha rất lưu loát, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt nói về lịch sử của ngày Quốc Khánh Vatican, ngài cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội Công Giáo, cho Tự Do Tôn Giáo và cho hòa bình khắp nơi trên thế giới. Ngài cũng không quên giới thiệu phái đoàn 5 người Việt Nam đến từ Nam California để dự lễ.
Sau khi tan lễ, các Tổng Giám Mục, chức sắc của Costa Rica cùng các vị đại sứ đã đến tòa Khâm Sứ, nơi cư ngụ và làm việc của Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Khâm Sai của Đức Giáo Hoàng Bennedicto 16, để tham dự buổi tiếp tân do tòa Khâm Sứ khoản đãi.
Phòng khách rộng mênh mông của Tòa Khâm Sứ được trang hoàng thật ấm cúng với những cành hoa nhiệt đới nổi tiếng của Costa Rica rực rỡ khắp nơi. Ban hợp ca nam trong đồng phục thật đẹp mắt dàn hàng hai bên cầu thang nghênh chào hơn 300 quan khách.
Mọi người đứng nghiêm trang trọng hát bài quốc ca Costa Rica do ban ban hợp ca khởi xướng. Sau bài diễn văn rất hùng hồn và lôi cuốn của Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco, buổi tiệc bắt đầu. Chúng tôi len lỏi đi giữa tiếng cười vui vẻ và những chuỗi tiếng Tây Ban Nha lạ tai để chào hỏi mọi người và tìm cho ra những ai nói được tiếng Anh để trò chuyện. Chưa bao giờ tôi thấy mình thất thế vì bất đồng ngôn ngữ như vậy. Tôi nhủ thầm sau chuyến đi này, nhất định phải học tiếng Tây Ban Nha mới được.
Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco tươi cười cao hứng cho biết hôm nay và trong hai ngày tới, ông là Quyền Tổng Thống vì Tổng Thống Costa Rica đang đi kinh lý ở Panama và Nicaragua. Ông rất tự hào vì vẻ đẹp thiên nhiên thu hút nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới của quê hương ông.
Khi chúng tôi hỏi tại sao Costa Rica không có quân đội, ông đùa một cách hãnh diện là: “Vì chúng tôi khôn!”. Ông cho biết Costa Rica là quốc gia đầu tiên trên thế giới quyết định dẹp bỏ quân đội và ngân quỹ quốc gia trước đây dành cho quân đội giờ được dùng vào việc phát triển giáo dục, môi trường và văn hóa. Ông khoe rằng Costa Rica được xếp hạng đầu thế giới, đồng hạng với Hoa Kỳ, trong việc phát triển môi sinh. Rồi hứng thú, ông kể thêm, vào ngày 1 tháng 12 năm 1948, Tổng Thống Jose Figueres Ferrer đã quyết định dẹp bỏ quân đội sau chiến thắng của cuộc nội chiến một năm trước đó. Và khác với các nước láng giềng, kể từ năm 1948 đến giờ, Costa Rica không có chiến tranh.
Qua câu chuyện trao đổi ngày càng dòn, ông thú nhận rằng, ông không biết nhiều về đất nước Việt Nam, vì ở Costa Rica hiện không có người VN sinh sống, nhưng qua Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, ông biết dân Việt Nam rất thông minh cần mẫn. Ông rất lấy làm lý thú khi khám phá ra Việt Nam cũng xuất cảng cà phê và trà như Costa Rica. Ông hy vọng là tương lai sẽ có thêm nhiều người Việt Nam di dân đến đây.
Đức Cha Guillermo Loria Garita, thuộc địa phận San Isidro de el General cho biết ngài rất mến mộ Đức TGM Nguyễn Văn Tốt và cho rằng vị Khâm sứ là một tu sĩ khiêm nhường, rất thương người, và là một nhà ngoại giao tinh tế. Chúng tôi thảo luận về đề tài tự do tôn giáo. Ngài cho biết tuy hiến pháp năm 1949 của Costa Rica ấn định rằng Thiên Chúa Giáo là Quốc Giáo, nhưng cùng một lúc hiến pháp của nước này cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân, và vì có khoảng 40,000 người Trung Hoa sống ở đây, Phật Giáo tại Costa Rica cũng đang được phát triển. Nghe ngài nói và nhìn các vị giám mục, linh mục chung quanh chúng tôi đi lại tươi cười thoải mái, tôi không khỏi không hình dung đến cảnh linh mục Nguyễn Văn Lý đang héo hắt trong tù, cả cuốn thánh kinh cũng không được giữ, cũng chỉ vì 4 chữ “Tự Do Tôn Giáo”.
Một vị đại sứ hiện diện trong buổi tiếp tân được chúng tôi chú ý là ông Taemyon Kwon, Đại sứ Nam Hàn. Ông cho biết rất thấu hiểu về tình hình thiếu nhân quyền và Tự Do tôn Giáo ở Việt Nam hiện nay, vì tương tự như Việt Nam, Bắc Hàn hiện cũng đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản cai trị. Ông ngậm ngùi nhắc lại việc trước năm 1975, Nam Hàn đã gửi một sư đoàn đến Việt Nam để yểm trợ cuộc chiến chống xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng tiếc thay nỗ lực đó đã không xoay chuyển được tình thế.
Bà Marie Sere, nhân viên ngoại giao của tòa đại sứ Panama, chia sẻ rằng, như nhiều người dân Trung Mỹ, bà rất sùng đạo Thiên Chúa, và rất vinh hạnh khi được Đức TGM mời đến dự lễ Quốc Khánh và buổi tiếp tân. Bà cứ tấm tắc, trầm trồ khen mãi vẻ đẹp mà bà cho là vừa kiêu sa vừa nhu mì của những chiếc áo dài Việt Nam. Bà duyên dáng bảo rằng hôm nay có lẽ là một ngày may mắn cho bà, vì bà không ngờ được gặp một lúc những 5 người Việt Nam ở đây, trong khi trước đó, ngoài Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, bà chưa hề thấy bóng dáng một người Việt nào khác, và vẫn luôn tò mò thắc mắc không biết nhân dáng và diện mạo của một người phụ nữ Việt Nam ra sao.
Trong bất cứ câu chuyện với ai chúng tôi đều hỏi xem có nhiều người Việt sống ở Costa Rica không. Một vị Tổng Giám Mục thuộc giáo phận cách thánh đường Metropolitan Cathedral hơn 100 cây số cho biết ngài đã khám phá ra tại vùng này có 20 người Việt Nam làm nghề đánh cá. Theo ngài hình như họ không có giấy tờ hợp lệ, và có vẻ như đang bị chủ nhân bóc lột, và sống rất cô lập, thầm lặng, và thường phải đi ra khơi mấy tháng mới được về nhà một lần.
Đức TGM Nguyễn Văn Tốt cho biết ngài cũng được biết tin này cách đây không lâu, và đã đi tìm gặp để giúp họ, nhưng cho đến giờ mới chỉ tiếp xúc được với 7 người. Phái đoàn VN chúng tôi nhanh chóng rỉ tai nhau về điều này, và vội vã góp một ít tiền để nhờ Đức TGM chuyển cho họ khi có dịp. Anh Cường Đỗ, một người Việt trước đây định cư ở Louisiana phát biểu rằng Costa Rica chỉ cần cho một số người Việt Nam hành nghề đánh cá đến đây định cư thì chẳng bao lâu sau ngành chài lưới của họ sẽ phát triển, và “Bờ Biển Giầu Có” sẽ được giầu có hơn nữa. Tôi nghĩ đến 20 người dân Việt Nam chài lưới mình chưa được gặp. Biết đâu, ừ biết đâu chính họ sẽ tạo dựng nên một làng chài lưới Việt Nam ở đây? Có thể lắm chứ? Chính ông chủ tịch Hạ Viện vừa nói muốn có thêm người Việt Nam đến đây sinh sống cơ mà.
Lưu luyến thế nào thì giờ chia tay cũng phải đến! Hình ảnh của những đóa hoa nhiệt đới rực rỡ đủ màu loang loáng qua khung cửa kính của chiếc xe lăn bánh trong vội vã đưa chúng tôi ra phi trường. Thôi tạm biệt “Bờ Biển Giầu Có”, một đất nước thanh bình có những dân sống thật tự do, thoải mái.
Có phải ai ở đây cũng được sống trong thoải mái không? Tôi cứ nghĩ mãi đến 20 ngư dân Việt Nam đang sống lây lất ở đâu đó trên đất nước này, và tự nhủ nhất định phải đi tìm họ. Chuyến đi thăm Costa Rica của chúng tôi đã chấm dứt, nhưng cuộc hành trình đi tìm những đồng hương Việt Nam kém may mắn dường như mới bắt đầu.
Tôi có cảm tưởng mình sẽ trở lại Costa Rica một lần nữa…
Costa Rica là một quốc gia nhỏ bé có cái tên thơ mộng là bờ biển giầu có (Costa: Bờ biển) (Rica: Giầu có) ở Trung Mỹ, Bắc giáp Nicaragua, Nam và Đông Nam giáp Panama, Tây và Tây Nam giáp biển Thái Bình Dương, và Đông giáp biển Carribé. Người dân Costa Rica sống trong thanh bình, vì từ 60 năm nay, nước họ không có chiến tranh.
Vì Thiên Chúa Giáo là Quốc Giáo của Costa Rica, nên tuy lễ Quốc Khánh của Vatican được tổ chức vào sáng thứ Hai, nhưng ngôi thánh đường cổ kính Metropolitan Cathedral hôm nay đông kín người tham dự. Trong số người dự lễ, người ta thấy có những nhân vật hàng đầu của quốc gia, như ông Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco, cùng nhiều Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, và phần đông các đại sứ hay ngoại giao đoàn của các quốc gia hiện đang bang giao với Costa Rica. Đặc biệt phái đoàn người Việt đến từ California được Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh Vatican ưu ái dành cho hàng ghế đầu.
Giữa tiếng nhạc thánh ca trầm hùng của dàn nhạc đại hòa tấu, hơn 50 linh mục trong áo dòng trắng từ dưới thánh đường nghiêm trang tiến tới bàn thờ, theo sau các vị linh mục là khoảng 20 thầy trong y phục giúp lễ vàng sọc nâu, tiếp đó là 9 vị tổng giám mục đến từ khắp nơi trên Costa Rica trong trang phục đại lễ mầu đỏ, đội mũ vàng, người đi cuối cùng là vị Khâm Sứ Nguyễn Văn Tốt phúc hậu cũng trong y phục đại lễ đỏ và mũ vàng, nhưng với cây gậy vàng trong tay, trông ngài thật uy nghi. Là một người Việt Nam, chúng tôi không khỏi thầm hãnh diện khi thấy ngài được các chức sắc của Costa Rica kính cẩn chào. Ngược lại, sự có mặt của những đồng hương, trang trọng trong những chiếc áo dài Việt Nam quen thuộc có lẽ đã khiến ngài thấy ấm lòng.
Qua bài diễn văn xúc tích và cảm động bằng tiếng Tây Ban Nha rất lưu loát, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt nói về lịch sử của ngày Quốc Khánh Vatican, ngài cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Giáo Hội Công Giáo, cho Tự Do Tôn Giáo và cho hòa bình khắp nơi trên thế giới. Ngài cũng không quên giới thiệu phái đoàn 5 người Việt Nam đến từ Nam California để dự lễ.
Sau khi tan lễ, các Tổng Giám Mục, chức sắc của Costa Rica cùng các vị đại sứ đã đến tòa Khâm Sứ, nơi cư ngụ và làm việc của Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Khâm Sai của Đức Giáo Hoàng Bennedicto 16, để tham dự buổi tiếp tân do tòa Khâm Sứ khoản đãi.
Phòng khách rộng mênh mông của Tòa Khâm Sứ được trang hoàng thật ấm cúng với những cành hoa nhiệt đới nổi tiếng của Costa Rica rực rỡ khắp nơi. Ban hợp ca nam trong đồng phục thật đẹp mắt dàn hàng hai bên cầu thang nghênh chào hơn 300 quan khách.
Mọi người đứng nghiêm trang trọng hát bài quốc ca Costa Rica do ban ban hợp ca khởi xướng. Sau bài diễn văn rất hùng hồn và lôi cuốn của Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco, buổi tiệc bắt đầu. Chúng tôi len lỏi đi giữa tiếng cười vui vẻ và những chuỗi tiếng Tây Ban Nha lạ tai để chào hỏi mọi người và tìm cho ra những ai nói được tiếng Anh để trò chuyện. Chưa bao giờ tôi thấy mình thất thế vì bất đồng ngôn ngữ như vậy. Tôi nhủ thầm sau chuyến đi này, nhất định phải học tiếng Tây Ban Nha mới được.
Chủ tịch Hạ Viện Don Francisco Antonio Pacheco tươi cười cao hứng cho biết hôm nay và trong hai ngày tới, ông là Quyền Tổng Thống vì Tổng Thống Costa Rica đang đi kinh lý ở Panama và Nicaragua. Ông rất tự hào vì vẻ đẹp thiên nhiên thu hút nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới của quê hương ông.
Khi chúng tôi hỏi tại sao Costa Rica không có quân đội, ông đùa một cách hãnh diện là: “Vì chúng tôi khôn!”. Ông cho biết Costa Rica là quốc gia đầu tiên trên thế giới quyết định dẹp bỏ quân đội và ngân quỹ quốc gia trước đây dành cho quân đội giờ được dùng vào việc phát triển giáo dục, môi trường và văn hóa. Ông khoe rằng Costa Rica được xếp hạng đầu thế giới, đồng hạng với Hoa Kỳ, trong việc phát triển môi sinh. Rồi hứng thú, ông kể thêm, vào ngày 1 tháng 12 năm 1948, Tổng Thống Jose Figueres Ferrer đã quyết định dẹp bỏ quân đội sau chiến thắng của cuộc nội chiến một năm trước đó. Và khác với các nước láng giềng, kể từ năm 1948 đến giờ, Costa Rica không có chiến tranh.
Qua câu chuyện trao đổi ngày càng dòn, ông thú nhận rằng, ông không biết nhiều về đất nước Việt Nam, vì ở Costa Rica hiện không có người VN sinh sống, nhưng qua Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, ông biết dân Việt Nam rất thông minh cần mẫn. Ông rất lấy làm lý thú khi khám phá ra Việt Nam cũng xuất cảng cà phê và trà như Costa Rica. Ông hy vọng là tương lai sẽ có thêm nhiều người Việt Nam di dân đến đây.
Đức Cha Guillermo Loria Garita, thuộc địa phận San Isidro de el General cho biết ngài rất mến mộ Đức TGM Nguyễn Văn Tốt và cho rằng vị Khâm sứ là một tu sĩ khiêm nhường, rất thương người, và là một nhà ngoại giao tinh tế. Chúng tôi thảo luận về đề tài tự do tôn giáo. Ngài cho biết tuy hiến pháp năm 1949 của Costa Rica ấn định rằng Thiên Chúa Giáo là Quốc Giáo, nhưng cùng một lúc hiến pháp của nước này cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân, và vì có khoảng 40,000 người Trung Hoa sống ở đây, Phật Giáo tại Costa Rica cũng đang được phát triển. Nghe ngài nói và nhìn các vị giám mục, linh mục chung quanh chúng tôi đi lại tươi cười thoải mái, tôi không khỏi không hình dung đến cảnh linh mục Nguyễn Văn Lý đang héo hắt trong tù, cả cuốn thánh kinh cũng không được giữ, cũng chỉ vì 4 chữ “Tự Do Tôn Giáo”.
Một vị đại sứ hiện diện trong buổi tiếp tân được chúng tôi chú ý là ông Taemyon Kwon, Đại sứ Nam Hàn. Ông cho biết rất thấu hiểu về tình hình thiếu nhân quyền và Tự Do tôn Giáo ở Việt Nam hiện nay, vì tương tự như Việt Nam, Bắc Hàn hiện cũng đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản cai trị. Ông ngậm ngùi nhắc lại việc trước năm 1975, Nam Hàn đã gửi một sư đoàn đến Việt Nam để yểm trợ cuộc chiến chống xâm lăng của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng tiếc thay nỗ lực đó đã không xoay chuyển được tình thế.
Bà Marie Sere, nhân viên ngoại giao của tòa đại sứ Panama, chia sẻ rằng, như nhiều người dân Trung Mỹ, bà rất sùng đạo Thiên Chúa, và rất vinh hạnh khi được Đức TGM mời đến dự lễ Quốc Khánh và buổi tiếp tân. Bà cứ tấm tắc, trầm trồ khen mãi vẻ đẹp mà bà cho là vừa kiêu sa vừa nhu mì của những chiếc áo dài Việt Nam. Bà duyên dáng bảo rằng hôm nay có lẽ là một ngày may mắn cho bà, vì bà không ngờ được gặp một lúc những 5 người Việt Nam ở đây, trong khi trước đó, ngoài Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, bà chưa hề thấy bóng dáng một người Việt nào khác, và vẫn luôn tò mò thắc mắc không biết nhân dáng và diện mạo của một người phụ nữ Việt Nam ra sao.
Trong bất cứ câu chuyện với ai chúng tôi đều hỏi xem có nhiều người Việt sống ở Costa Rica không. Một vị Tổng Giám Mục thuộc giáo phận cách thánh đường Metropolitan Cathedral hơn 100 cây số cho biết ngài đã khám phá ra tại vùng này có 20 người Việt Nam làm nghề đánh cá. Theo ngài hình như họ không có giấy tờ hợp lệ, và có vẻ như đang bị chủ nhân bóc lột, và sống rất cô lập, thầm lặng, và thường phải đi ra khơi mấy tháng mới được về nhà một lần.
Đức TGM Nguyễn Văn Tốt cho biết ngài cũng được biết tin này cách đây không lâu, và đã đi tìm gặp để giúp họ, nhưng cho đến giờ mới chỉ tiếp xúc được với 7 người. Phái đoàn VN chúng tôi nhanh chóng rỉ tai nhau về điều này, và vội vã góp một ít tiền để nhờ Đức TGM chuyển cho họ khi có dịp. Anh Cường Đỗ, một người Việt trước đây định cư ở Louisiana phát biểu rằng Costa Rica chỉ cần cho một số người Việt Nam hành nghề đánh cá đến đây định cư thì chẳng bao lâu sau ngành chài lưới của họ sẽ phát triển, và “Bờ Biển Giầu Có” sẽ được giầu có hơn nữa. Tôi nghĩ đến 20 người dân Việt Nam chài lưới mình chưa được gặp. Biết đâu, ừ biết đâu chính họ sẽ tạo dựng nên một làng chài lưới Việt Nam ở đây? Có thể lắm chứ? Chính ông chủ tịch Hạ Viện vừa nói muốn có thêm người Việt Nam đến đây sinh sống cơ mà.
Lưu luyến thế nào thì giờ chia tay cũng phải đến! Hình ảnh của những đóa hoa nhiệt đới rực rỡ đủ màu loang loáng qua khung cửa kính của chiếc xe lăn bánh trong vội vã đưa chúng tôi ra phi trường. Thôi tạm biệt “Bờ Biển Giầu Có”, một đất nước thanh bình có những dân sống thật tự do, thoải mái.
Có phải ai ở đây cũng được sống trong thoải mái không? Tôi cứ nghĩ mãi đến 20 ngư dân Việt Nam đang sống lây lất ở đâu đó trên đất nước này, và tự nhủ nhất định phải đi tìm họ. Chuyến đi thăm Costa Rica của chúng tôi đã chấm dứt, nhưng cuộc hành trình đi tìm những đồng hương Việt Nam kém may mắn dường như mới bắt đầu.
Tôi có cảm tưởng mình sẽ trở lại Costa Rica một lần nữa…
Thông Tin về Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX
Trần Hoàng Thân
05:37 04/07/2009
SANTA CLARA - Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX do Hội Đồng Hướng Đạo Việt Nam Châu Santa Clara phối hợp cùng Hội Đồng Trung Ương HĐVN tổ chức và được sự hỗ trợ của Châu Santa Clara thuộc Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ. Trại sinh tham dự thuộc các Liên Đòan Hướng Đạo Việt Nam đang ghi danh sinh họat với các Hội Hướng Đạo Bản Địa
Thời gian trại sẽ được tổ chức từ ngày 10 tháng 7 cho đến 16 tháng 7 năm 2009. Lễ khai mạc Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX sẽ được tổ chức vào chiều thứ Bảy, ngày 11 tháng 7 năm 2009 tại San Lorenzo Park, thành phố King City tiểu bang California.
Chương trình ngày khai mạc
3:00 pm – Ghi danh (Check in)
3:30 pm – Chào mừng (Welcome)
4:00 pm – Thăm trại (Jamboree tour)
5:00 pm - Tiệc tiếp tân (Dinner)
6:15 pm - Chuẩn bị khai mạc (Pre-opening)
6:30 pm - Lễ khai mạc (Opening Ceremony)
Sau nghi thức khai mạc là chương trình văn nghệ Thẳng Tiến 9 với chủ đề “Tiếng Trống Về Nguồn Việt Nam Mến Yêu”. Qua 4 hồi trống Cổ Truyền với Hồi trống Mở Nước, Hồi trống Xây Dựng, Bảo Vệ Đất Nước, Hồi trống Thanh Bình, và Hồi trống Về Nguồn. Giới quan sát có thể thấy được nét đặc thù văn hóa của dân tộc Việt. Hầu hết các tiết mục văn nghệ lửa trại là những trang sử hào hùng thể hiện tình yêu quê hương đất nước của những con dân đang sống đời tha hương và tấm lòng thiết tha của quý trưởng HĐVN đối với công nghiệp của tổ tiên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hội Hướng Đạo Việt Nam bị cấm chỉ hoạt động rất đông trưởng và hướng đạo sinh đã từ giã đất nước thân yêu vượt biên vượt biển tìm tự do. Các sinh hoạt giúp ích đã đưa đến việc hình thành đơn vị HĐVN đầu tiên của người di tản vào tháng 5 năm 1975 tại đảo Guam. Từ ý thức tự phát hình thành các đơn vị Hướng Đạo Việt Nam tại các trại tị nạn và các đệ tam quốc gia đã làm cho Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới đề nghị các Trưởng Hướng Đạo Việt Nam tổ chức Hội Nghị Costa Mesa vào đầu tháng 7 năm 1983. Ngay sau Hội Nghị Costa Mesa, Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam được hình thành và Trại Họp Bạn Hướng Đạo Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại đã được tổ chức tại Jamesville Pháp vào mùa hè 1985 lấy tên trại là Thẳng Tiến.
Kế tiếp năm 1988, Trại Thẳng Tiến II được tổ chức tại Toronto, Gia Nã Đại do Trưởng Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Trần Văn Khắc làm Trại Trưởng, Ông còn là vị sáng lập đơn vị Hướng Đạo Việt Nam đầu tiên vào năm 1930 tại Miền Bắc Việt Nam và có công gầy dựng Hội Hướng Đạo Việt Nam sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954. Sau đó liên tục Thẳng Tiến được tổ chức vào 1990 tại San Jose California. 1993 tại Lebreuil Pháp. 1995 tại Sydney, Úc Đại Lợi.1998 tại Fairfax, Virginia. 2002 tại Houston Texas. 2006 tại Riverside, California. Và năm nay 2009, Trại Thẳng Tiến IX được tổ chức tại King City, California, Hoa Kỳ do Trưởng Trần Anh Kiệt làm Trại Trưởng.
Tại Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX các trại sinh sẽ được học hỏi những kỹ năng mới qua việc tham gia các trò chơi lớn, thi đua văn nghệ, kết bạn và sống trong một môi trường giáo dục đặc thù của một phong trào giáo dục do Huân Tước Baden Powell sáng lập từ năm 1907 tại Luân Đôn Anh Quốc mà nay đã có hơn 300 triệu Hướng Đạo Sinh gia nhập. Cho đến cuối năm 2008, số hội viên của Tổ chức Hướng Đạo Thế Giới lên đến 160 quốc gia và số Hướng Đạo Sinh trên toàn thế giới hiện nay là 28 triệu.
Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX là trại họp bạn đầu tiên có con số trại sinh ghi danh kỷ lục là 2656 trại sinh. Được biết hiện nay có khỏabg 4800 Hướng Đạo Sinh thuộc các đơn vị ghi danh sinh hoạt với Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam. Trại sinh Thẳng Tiến IX đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Úc, Gia Nã Đại, Pháp và Đức. Riêng tại Hoa Kỳ, trại sinh đến từ các thành phố lớn và tiểu bang như quận Cam (Orange county, California), Houston Texas, Dallas Texas, Boston, Atlanta, Florida, Washington DC, Maryland, Virginia, Minnesota, Seattle, Oregon, North Carolina, New York, Arizona, Michigan và San Jose.
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Trần Hoàng Thân
Email: tran4483@yahoo.com
2647 Senter Road, Box 999
San Jose, CA 95111
Ph: (408) 396-1029
Một chút lịch sử:
Thực tập cho Trại Thẳng Tiến IX, 2009 |
Chương trình ngày khai mạc
3:00 pm – Ghi danh (Check in)
3:30 pm – Chào mừng (Welcome)
4:00 pm – Thăm trại (Jamboree tour)
5:00 pm - Tiệc tiếp tân (Dinner)
6:15 pm - Chuẩn bị khai mạc (Pre-opening)
6:30 pm - Lễ khai mạc (Opening Ceremony)
Sau nghi thức khai mạc là chương trình văn nghệ Thẳng Tiến 9 với chủ đề “Tiếng Trống Về Nguồn Việt Nam Mến Yêu”. Qua 4 hồi trống Cổ Truyền với Hồi trống Mở Nước, Hồi trống Xây Dựng, Bảo Vệ Đất Nước, Hồi trống Thanh Bình, và Hồi trống Về Nguồn. Giới quan sát có thể thấy được nét đặc thù văn hóa của dân tộc Việt. Hầu hết các tiết mục văn nghệ lửa trại là những trang sử hào hùng thể hiện tình yêu quê hương đất nước của những con dân đang sống đời tha hương và tấm lòng thiết tha của quý trưởng HĐVN đối với công nghiệp của tổ tiên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hội Hướng Đạo Việt Nam bị cấm chỉ hoạt động rất đông trưởng và hướng đạo sinh đã từ giã đất nước thân yêu vượt biên vượt biển tìm tự do. Các sinh hoạt giúp ích đã đưa đến việc hình thành đơn vị HĐVN đầu tiên của người di tản vào tháng 5 năm 1975 tại đảo Guam. Từ ý thức tự phát hình thành các đơn vị Hướng Đạo Việt Nam tại các trại tị nạn và các đệ tam quốc gia đã làm cho Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới đề nghị các Trưởng Hướng Đạo Việt Nam tổ chức Hội Nghị Costa Mesa vào đầu tháng 7 năm 1983. Ngay sau Hội Nghị Costa Mesa, Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam được hình thành và Trại Họp Bạn Hướng Đạo Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại đã được tổ chức tại Jamesville Pháp vào mùa hè 1985 lấy tên trại là Thẳng Tiến.
Kế tiếp năm 1988, Trại Thẳng Tiến II được tổ chức tại Toronto, Gia Nã Đại do Trưởng Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Trần Văn Khắc làm Trại Trưởng, Ông còn là vị sáng lập đơn vị Hướng Đạo Việt Nam đầu tiên vào năm 1930 tại Miền Bắc Việt Nam và có công gầy dựng Hội Hướng Đạo Việt Nam sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954. Sau đó liên tục Thẳng Tiến được tổ chức vào 1990 tại San Jose California. 1993 tại Lebreuil Pháp. 1995 tại Sydney, Úc Đại Lợi.1998 tại Fairfax, Virginia. 2002 tại Houston Texas. 2006 tại Riverside, California. Và năm nay 2009, Trại Thẳng Tiến IX được tổ chức tại King City, California, Hoa Kỳ do Trưởng Trần Anh Kiệt làm Trại Trưởng.
Tại Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX các trại sinh sẽ được học hỏi những kỹ năng mới qua việc tham gia các trò chơi lớn, thi đua văn nghệ, kết bạn và sống trong một môi trường giáo dục đặc thù của một phong trào giáo dục do Huân Tước Baden Powell sáng lập từ năm 1907 tại Luân Đôn Anh Quốc mà nay đã có hơn 300 triệu Hướng Đạo Sinh gia nhập. Cho đến cuối năm 2008, số hội viên của Tổ chức Hướng Đạo Thế Giới lên đến 160 quốc gia và số Hướng Đạo Sinh trên toàn thế giới hiện nay là 28 triệu.
Trại Họp Bạn Thẳng Tiến IX là trại họp bạn đầu tiên có con số trại sinh ghi danh kỷ lục là 2656 trại sinh. Được biết hiện nay có khỏabg 4800 Hướng Đạo Sinh thuộc các đơn vị ghi danh sinh hoạt với Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam. Trại sinh Thẳng Tiến IX đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Úc, Gia Nã Đại, Pháp và Đức. Riêng tại Hoa Kỳ, trại sinh đến từ các thành phố lớn và tiểu bang như quận Cam (Orange county, California), Houston Texas, Dallas Texas, Boston, Atlanta, Florida, Washington DC, Maryland, Virginia, Minnesota, Seattle, Oregon, North Carolina, New York, Arizona, Michigan và San Jose.
Mọi chi tiết xin liên lạc:
Trần Hoàng Thân
Email: tran4483@yahoo.com
2647 Senter Road, Box 999
San Jose, CA 95111
Ph: (408) 396-1029
Một chút lịch sử:
- 1976: Các đoàn HĐVN tái họạt động tại các quốc gia định cư.
- 1983: Vào năm 1983 sau hội nghị Costa Mesa, các đơn vị HĐVN đã kết hợp lại dưới một tên chung là HĐVN được điều hợp bởi một hội đồng mang tên Hội Đồng Trung Ương HĐVN.
- 1985: Trại Thẳng Tiến là cuộc họp bạn mang tầm vóc thế giới, bắt đầu từ năm 1985.
- Thẳng Tiến 1: được tổ chức vào tháng 8 năm 1985 tại Jambville (Pháp)
- 1988: Thẳng Tiến 2: tháng 8 năm 1988 tại Camp Everton, gần Guelph, Ontario (Canada),
- 1990: Thẳng Tiến 3: tháng 7 năm 1990 tại San Jose, California, (Hoa Kỳ).
- 1993: Thẳng Tiến 4: tháng 8 năm 1993 tại Le Breuil (Pháp).
- 1995-1996: Thẳng Tiến 5: từ 28/12/1995 đến 02/01/1996 tại Trung tâm sinh hoạt Hướng đạo Glenfield, Sydney, Úc với sự hiện diện của Chủ tịch Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới Neil Westaway và Tổng Ủy viên Hướng đạo Úc Williams Wells.
- 1998: Thẳng Tiến 6: từ 28/06/1998 đến 01/07/1998 tại Lake Fairfax Park, Virginia (Hoa Kỳ).
- 2000: Trại Họp bạn kỷ niệm 70 năm Hướng đạo Việt Nam: tháng 7 năm 2000 tại San Jose, California (Hoa Kỳ).
- 2002: Thẳng Tiến 7: từ 30/06/2002 đến 6/7/2002 tại Houston, Texas (Hoa Kỳ).
- 2006: Thẳng Tiến 8: từ 08/07/2006 đến 14/07/2006 tại Công viên Rancho Jurupa, Riverside, California (Hoa Kỳ).
- 2009: Thẳng Tiến 9 sẽ được tổ chức tại San Lozanro Park, King City từ ngày 11/7/2009-17/7/2009. Với lần họp bạn TT 1 chỉ có vài trăm HĐS tham dự thì đến TT 9 ước lượng số HĐS tham dự sẽ lên đến trên 2,000 người.
Trại Thẳng Tiến 8 tại Rancho Jurupa, Riverside, California(Photo: Trần Công Nghị) |
Nhật ký tiếp sức mùa thi 2009 của SVCG TGP Hà Nội (Kỳ 2)
SV TGP Hà Nội
14:12 04/07/2009
Đồng loạt cử hành các Thánh Lễ cầu cho các thí sinh trong các giáo xứ ở Hà Nội.
Trong những ngày qua, khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên kẹt cứng. Đa số là các sĩ tử đến đây để cầu may trước kỳ thi. Dạo quanh Hà Nội, một số đền Chùa, miếu mạo cũng được các sĩ tử để mắt tới. Đối với thí sinh theo đạo Công giáo, niềm tin cũng là thứ vũ khí hiệu quả dẫn đến yếu tố thành công trong học tập. Nhằm góp phần giúp các em tự tin bước vào thi cử, trong những ngày qua, hầu hết các giáo xứ trong địa bàn Thành phố đều có thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho các thí sinh.
Xem hình ảnh
Mở đầu là Thánh lễ tại giáo xứ Kẻ Sét (Hoàng Mai) diễn ra vào lúc 11h trưa ngày 2/7/2009; Thánh lễ do Cha Gioan B. Nguyễn Văn Quang phó xứ Phủ Lý cử hành diễn ra trong không khí trang nghiêm, sốt sắng và trọng thể. Với sự tham dự của khoảng 100 thí sinh Thái Bình, 200 thí sinh Hà Nam và một số thí sinh ở Nam Định, Thanh Hóa,... Có khoảng 110 tình nguyện viên cũng tham dự thánh lễ này.
Được tiến hành sau giáo xứ Kẻ Sét vài giờ đồng hồ, Thánh lễ tại nhà nguyện Đại Chủng Viện Cổ Nhuế cũng được cử hành rất long trọng. Vì nơi đây tập trung một lượng thí sinh rất đông đảo. Thánh lễ diễn ra lúc 17h do Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cử hành. Anh luật sư Giuse Lê Quốc Quân cũng đến góp phần cùng với tình nguyện viên tiếp sức cho các thí sinh. Anh cũng cung cấp thêm những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho các thí sinh.
Vào lúc 20h ngày 2/7/2009 tại Thái Hà cũng diễn ra Thánh lễ cầu nguyện cho 180 thí sinh, tình nguyện viên của ba nhóm Bùi Chu, Phát Diệm, và Hà Nam đang tiếp sức tại đây. Thánh lễ do Cha Gioakim Nguyễn Chí Công, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cử hành.
Buổi chiều ngày 3/7/2009 vào lúc 16h, tại một khu dân cư gần Đại học Nông nghiệp Hà Nội, một thánh lễ cũng được cử hành với sự tham gia của đông đảo thí sinh và tình nguyện viên nhóm Nông Nghiệp. Thánh lễ do Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải cử hành.
Trong các Thánh lễ, các Cha đều cố gắng tập trung chia sẻ nhiều điều liên quan đến vấn đề thi cử, kinh nghiệm khi bước vào trường thi, những nội dung cần biết trong phòng thi.
Thông điệp các cha và anh chị sinh viên gửi đến thí sinh là các em hãy cố gắng hết sức, sau đó hãy trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa, phó thác mọi sự cho Chúa. Hai yếu tố khả năng của mình và sự quan phòng của Chúa sẽ là yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của các em..
Tự tin bước vào trường thi.
Áp lực mùa thi đè nặng lên đôi vai sĩ tử. Có những trường hợp không giữ được tự chủ nên đã có những hành vi đáng tiếc xảy ra. Trong lòng thí sinh ngổn ngang những lo lắng, biết bao câu hỏi đặt ra: “Việc thi cử của mình có thuận lợi không?”, “Bài thi mình sẽ như thế nào đây?”. “Làm sao để có được tinh thần tốt trước khi vào thi?”…
Gặp thí sinh Gioan Vũ Đức Dương, quê giáo xứ Tân Bình (GP Bùi Chu); đăng ký dự thi vào Đại học Thuỷ Lợi cho biết: “mặc dù đã có kiến thức tương đối kỹ nhưng những bất trắc trong và ngoài phòng thi là điều dễ xảy ra. Cho nên trong lòng em vẫn rất lo lắng”.
Sau khi tham dự Thánh lễ, đặc biệt là có những giờ cầu nguyện trước Thánh Thể, trước tượng đài Đức Mẹ; các em đã được có thêm nhiều động lực và sự tín thác. Thay cho những lo lắng, bồn chồn là niềm tin và hy vọng. Hầu hết các em đều rất thoải mái về tâm lý để vượt qua kỳ thi đầy cam go trước mắt.
Thí sinh khác đến từ Hưng Hoá đặc biệt xúc động trước hình ảnh mình lần lượt được Cha chủ tế và các anh chị đến đặt đặt tay và cầu chúc bình an. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến. Nó giúp cho em bước vào kì thi với tâm lý tự tin và tâm tình phó thác tất cả vào tình thương của Chúa.
Gặp một thí sinh miền Trung tại giáo xứ Thái Hà, em cho biết em khá “run” trong nhiều kỳ thi mặc dù kiến thức ở trường học đã nắm rất vững vàng. Có những lúc thi cử mà “trống ngực đập to hơn trống làng” . Tuy nhiên, giờ đây, khi tiếp xúc với các Cha, các anh chị tình nguyện viên, em đã tự tin hơn vào chính mình. Trong khi dự thi, em sẽ cậy trông vào Chúa và Mẹ Maria”.
Em Maria Cao Thị Bích (giáo xứ Phú Giáo – Bùi Chu) Một thí sinh dự thi Đại học Thương Mại cho biết rất xúc động trước sự động viên, lo lắng của các Cha, các anh chị Tình Nguyện Viên. Nó giúp ích cho em rất nhiều; đặc biệt là qua bài giảng của Cha Công tại Thái Hà lúc 20h ngày 02/07, em thu được nhiều điều rất bổ ích cho ngày mai và cảm nhận rằng chính Chúa đang đồng hành với mình trong kỳ thi này.
Sáng ngày 4/7/2009, môn thi thứ nhất là môn Toán sẽ diễn ra trong vòng 180 phút. Chúc các thí sinh bình tĩnh, tự tin để làm bài tốt, tạo đà cho các môn thi sau giành được kết quả cao.
Trong những ngày qua, khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên kẹt cứng. Đa số là các sĩ tử đến đây để cầu may trước kỳ thi. Dạo quanh Hà Nội, một số đền Chùa, miếu mạo cũng được các sĩ tử để mắt tới. Đối với thí sinh theo đạo Công giáo, niềm tin cũng là thứ vũ khí hiệu quả dẫn đến yếu tố thành công trong học tập. Nhằm góp phần giúp các em tự tin bước vào thi cử, trong những ngày qua, hầu hết các giáo xứ trong địa bàn Thành phố đều có thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho các thí sinh.
Xem hình ảnh
Mở đầu là Thánh lễ tại giáo xứ Kẻ Sét (Hoàng Mai) diễn ra vào lúc 11h trưa ngày 2/7/2009; Thánh lễ do Cha Gioan B. Nguyễn Văn Quang phó xứ Phủ Lý cử hành diễn ra trong không khí trang nghiêm, sốt sắng và trọng thể. Với sự tham dự của khoảng 100 thí sinh Thái Bình, 200 thí sinh Hà Nam và một số thí sinh ở Nam Định, Thanh Hóa,... Có khoảng 110 tình nguyện viên cũng tham dự thánh lễ này.
Được tiến hành sau giáo xứ Kẻ Sét vài giờ đồng hồ, Thánh lễ tại nhà nguyện Đại Chủng Viện Cổ Nhuế cũng được cử hành rất long trọng. Vì nơi đây tập trung một lượng thí sinh rất đông đảo. Thánh lễ diễn ra lúc 17h do Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cử hành. Anh luật sư Giuse Lê Quốc Quân cũng đến góp phần cùng với tình nguyện viên tiếp sức cho các thí sinh. Anh cũng cung cấp thêm những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho các thí sinh.
Vào lúc 20h ngày 2/7/2009 tại Thái Hà cũng diễn ra Thánh lễ cầu nguyện cho 180 thí sinh, tình nguyện viên của ba nhóm Bùi Chu, Phát Diệm, và Hà Nam đang tiếp sức tại đây. Thánh lễ do Cha Gioakim Nguyễn Chí Công, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cử hành.
Buổi chiều ngày 3/7/2009 vào lúc 16h, tại một khu dân cư gần Đại học Nông nghiệp Hà Nội, một thánh lễ cũng được cử hành với sự tham gia của đông đảo thí sinh và tình nguyện viên nhóm Nông Nghiệp. Thánh lễ do Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải cử hành.
Trong các Thánh lễ, các Cha đều cố gắng tập trung chia sẻ nhiều điều liên quan đến vấn đề thi cử, kinh nghiệm khi bước vào trường thi, những nội dung cần biết trong phòng thi.
Thông điệp các cha và anh chị sinh viên gửi đến thí sinh là các em hãy cố gắng hết sức, sau đó hãy trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa, phó thác mọi sự cho Chúa. Hai yếu tố khả năng của mình và sự quan phòng của Chúa sẽ là yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của các em..
Tự tin bước vào trường thi.
Áp lực mùa thi đè nặng lên đôi vai sĩ tử. Có những trường hợp không giữ được tự chủ nên đã có những hành vi đáng tiếc xảy ra. Trong lòng thí sinh ngổn ngang những lo lắng, biết bao câu hỏi đặt ra: “Việc thi cử của mình có thuận lợi không?”, “Bài thi mình sẽ như thế nào đây?”. “Làm sao để có được tinh thần tốt trước khi vào thi?”…
Gặp thí sinh Gioan Vũ Đức Dương, quê giáo xứ Tân Bình (GP Bùi Chu); đăng ký dự thi vào Đại học Thuỷ Lợi cho biết: “mặc dù đã có kiến thức tương đối kỹ nhưng những bất trắc trong và ngoài phòng thi là điều dễ xảy ra. Cho nên trong lòng em vẫn rất lo lắng”.
Sau khi tham dự Thánh lễ, đặc biệt là có những giờ cầu nguyện trước Thánh Thể, trước tượng đài Đức Mẹ; các em đã được có thêm nhiều động lực và sự tín thác. Thay cho những lo lắng, bồn chồn là niềm tin và hy vọng. Hầu hết các em đều rất thoải mái về tâm lý để vượt qua kỳ thi đầy cam go trước mắt.
Thí sinh khác đến từ Hưng Hoá đặc biệt xúc động trước hình ảnh mình lần lượt được Cha chủ tế và các anh chị đến đặt đặt tay và cầu chúc bình an. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến. Nó giúp cho em bước vào kì thi với tâm lý tự tin và tâm tình phó thác tất cả vào tình thương của Chúa.
Gặp một thí sinh miền Trung tại giáo xứ Thái Hà, em cho biết em khá “run” trong nhiều kỳ thi mặc dù kiến thức ở trường học đã nắm rất vững vàng. Có những lúc thi cử mà “trống ngực đập to hơn trống làng” . Tuy nhiên, giờ đây, khi tiếp xúc với các Cha, các anh chị tình nguyện viên, em đã tự tin hơn vào chính mình. Trong khi dự thi, em sẽ cậy trông vào Chúa và Mẹ Maria”.
Em Maria Cao Thị Bích (giáo xứ Phú Giáo – Bùi Chu) Một thí sinh dự thi Đại học Thương Mại cho biết rất xúc động trước sự động viên, lo lắng của các Cha, các anh chị Tình Nguyện Viên. Nó giúp ích cho em rất nhiều; đặc biệt là qua bài giảng của Cha Công tại Thái Hà lúc 20h ngày 02/07, em thu được nhiều điều rất bổ ích cho ngày mai và cảm nhận rằng chính Chúa đang đồng hành với mình trong kỳ thi này.
Sáng ngày 4/7/2009, môn thi thứ nhất là môn Toán sẽ diễn ra trong vòng 180 phút. Chúc các thí sinh bình tĩnh, tự tin để làm bài tốt, tạo đà cho các môn thi sau giành được kết quả cao.
Cha Phêrô Lâm Minh, Tổng Đại Diện Giáo phận Hồng Kông và người Việt Công giáo tại Hồng Kông-Macao
Bá Lê
14:47 04/07/2009
Ngày 16 tháng 04, năm 2009, Đức giám mục Hồng Kông Gioan Thang, người vừa lên kế vị đức Hồng y Trần Nhật Quân, đã bất ngờ bổ nhiệm 3 Linh mục làm Tổng Đại Diện cho Giáo phận của Ngài. Một trong ba vị đó là Cha Phêrô Lâm Minh - Linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba-Lê (MEP). Ngài là người Hoa sinh trưởng tại Việt Nam, mang quốc tịch Pháp, hiện đang trực tiếp coi sóc cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hồng Kông, và từ đầu năm 2008 đến nay phải kiêm luôn công việc mục vụ cho anh chị em công nhân Công giáo Việt Nam đang lao động tại Macao. Mặc dầu là người gốc Hoa, và mang quốc tịch Pháp nhưng Ngài luôn tự nhận mình thuộc hàng Linh mục Việt Nam hải ngoại. Quả thật, Ngài là người Cha khả kính, là chỗ dựa tinh thần không chỉ cho anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông, cho người lao động công giáo người Việt tại Macao, mà còn cho một số nam nữ Tu sĩ Việt Nam đang theo học Thần học và làm việc tại hai thành phố phồn thịnh này. Chúng ta có thể diển tả Cha Lâm Minh một cách ngắn gọn như thế nầy: Ngài luôn giản dị, hiền từ, gần gủi, và sống hết mình vì đoàn chiên.
Ngày 14 tháng Sáu vừa qua, nhân dịp Ngài qua Macao dâng lễ cho anh chị em công nhân, Anh Em tu sĩ Việt Nam chúng tôi có ngỏ ý muốn biết thêm một vài chi tiết trong đời sống ơn gọi của ngài và tình hình người Công giáo Việt tại Hồng Kông và Macao. Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị về những trao đổi này.
Phóng viên: Thưa Cha, Cha có thể cho chúng con biết sơ qua vài nét về cuộc đời và con đường Ơn gọi Linh Mục của cha?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, như anh em đã biết, tôi là người Việt gốc Hoa. Tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, trong một gia đình mà bố mẹ tôi đều là người Công giáo. Hồi tôi còn nhỏ, Ba tôi thì phải làm việc ở tận Bạc Liêu, trong khi Mẹ và anh chị em tôi lại sống ở Sài Gòn. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ hồi đó, tuy rất bận rộn với cơm áo gạo tiền, nhưng mỗi Chúa nhật, mẹ nhất định gác mọi công việc lại để dẫn các con đi đến Nhà thờ dự lễ. Khi mà anh em chúng tôi gần đến tuổi đi học, vì mong cho các con có nếp sống đạo tốt và nhất là được học hành trong trường Công giáo, mẹ tôi ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho gia đình chúng tôi tìm được một nơi ở gần nhà thờ và rồi Chúa đã nhận lời cầu của mẹ. Lúc tôi lên sáu, vừa đến tuổi đi học thì gia đình chúng tôi mướn được một căn nhà nhỏ ở bên cạnh Nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê (tức Nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn bây giờ). Nhờ vậy, tôi có thể đến học ở trường tiểu học của Giáo xứ, tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ở gần nhà thờ, tôi đã được làm chú giúp lễ, tham gia Ca đoàn, Hội đạo binh Đức Mẹ… từ đó, ơn gọi sống đời tu trì dần dần đã hình thành trong tôi, lời mời gọi của Chúa ‘Hãy theo Ta!’ ngày một rõ hơn, thôi thúc hơn. Đặc biệt qua gương các Cha Thừa sai, tôi không những muốn trở thành Linh mục, mà còn muốn làm một Linh mục Thừa sai.
Phóng viên: Dạ thưa, điều gì làm Cha quyết định gia nhập Hội Thừa Sai Ba-lê (Paris), mà không phải là một hội Dòng khác hay là làm Linh mục Giáo phận ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như tôi đã nói ở trên, từ nhỏ tôi đã được sống gần gủi với các Cha Thừa sai. Tôi thường tự hỏi: ‘Tại sao các Cha Thừa sai lại phải đến tận đây (Việt nam)? Các Ngài có thể làm Linh mục tại xứ của các Ngài; tại sao lại phải đến xứ truyền giáo? Càng sống tiếp xúc, làm việc và học tập với các Ngài, tôi càng dần dần tìm ra câu trả lời: “Tình yêu Chúa đã thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14). Thật vậy, chỉ có Tình yêu của Chúa và vì yêu Chúa mà các Ngài có thể bỏ quê hương xứ sở, xa lìa gia đình để đến phục vụ và đem Tin Mừng Chúa Kitô đến cho chúng ta. Bắt đầu từ đó, ý nguyện làm linh mục Thừa sai cũng đã ghi ấn tượng trong tâm hồn tôi, tôi ước ao trở thành một linh mục Thừa sai để đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, tới vùng thôn quê hoặc ngay cả với dân nghèo thành thị để sống chứng nhân Tin Mừng và rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Ước nguyện này nhiều khi tưởng chừng xa xôi, nhưng rồi Chúa đã dẫn dắt tôi trải qua biết bao con đường gập ghềnh và khúc quanh cuộc đời, trôi nổi đến Pháp, để rồi cuối cùng đã chọn tôi làm Linh mục Thừa Sai, người tôi tớ Chúa, tôi tớ của Tin Mừng.
Phóng viên Việc Đức Giám Mục Hồng Kông Gioan Thang tin tưởng chọn Cha làm Tổng Đại Diện Địa phận Đặc khu tự trị Hồng Kông là một nguồn vui cho tất cả anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông - Macao. Sự kiện này có phải là một bất ngờ đối với Cha không ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Việc Đức Giám mục Hồng Kông – Đức Cha Gioan Thang chọn tôi làm Tổng Đại Diện, là niềm vui chung đối với những người biết đến tôi và cách riêng đối với anh chị em người Việt Nam tại Hồng Kông-Macao. Phần tôi, thật sự là bất ngờ và cảm thấy nhỏ bé trước trách nhiệm lớn lao này. Nhưng tôi chỉ có thể vâng lời và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, tôi tin rằng với ơn Chúa sẽ làm được. Đức Cha Thang chọn tôi chắc không phải vì tôi tài giỏi, mà bởi vì trong Giáo phận Hồng Kông chỉ có 67 linh mục triều, trong khi đó có đến 232 linh mục thuộc các Hội Dòng; một trong ba Tổng Đại Diện là một Cha Hội Thừa Sai, đó là tôi. Điều này chứng tỏ Giáo phận coi trọng và khẳng định sự đóng góp của các hội Dòng nói chung, hội Thừa Sai Ba-lê nói riêng và với hy vọng chúng ta tiếp tục phát huy đặc sủng của từng cá nhân và của mỗi hội Dòng, để cùng nhau xây dựng và phục vụ Giáo hội địa phương. Ở đây tôi muốn nói thêm rằng, tôi nhận thấy Đức Cha có sự tín nhiệm và lòng ưu ái cách riêng đối với người Việt nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, không phải trong hiện tại không thôi mà đã từ mười mấy năm qua cha luôn là người âm thầm lo lắng giúp đỡ cho cộng đoàn người Việt ở Hồng Kông và gần đây là anh chị em lao động người Việt tại Macao. Điều gì khiến cha thương người Việt cách đặc biệt như vậy ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như anh em biết đó, tôi được sai đến Hông Kông từ cuối năm 1991 để phục vụ cho Giáo phận Hồng Kông. Đương nhiên, tôi đã bắt đầu công việc mục vụ với người Hoa. Nhưng ngay từ đầu tôi đã tìm cách mỗi tuần một lần đi thăm các trại tỵ nạn thuyền nhân người Việt mà bà con mình thường gọi là Trại Cấm, một đôi khi còn giúp các Cha Việt Nam phụ trách về người tỵ nạn làm lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Giuse ở Kwun Tong (Quan Đường) hoặc trong Tsuen Mun (Đồn Môn). Hai năm nay không có Cha người Việt nào khác ở Hồng Kông, nên tôi tự nhận lấy trách nhiệm với Cộng đoàn Việt Nam tại Hồng Kông và đặc biệt hơn một năm qua với Cộng đoàn anh chị em lao động Việt Nam tại Macao. Tuy là gốc người Hoa, nhưng tôi đã sinh trưỏng tại Việt Nam, nhất là đức tin của tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam đã dạy dỗ và đào luyện tôi trờ thành một linh mục. Vì thế, tôi luôn luôn cảm tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt nam, và luôn có tâm tình tri ân đối với Giáo hội Việt Nam. Vậy đấy là điều hiển nhiên khi tôi thương một cách đặc biệt người anh em ruột thịt Việt Nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, người Việt có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ.” Dẫu rất muốn nhận Cha làm họ lắm, nhưng chúng con không dám mở lời. Thế nhưng một thực tế có thật là khi chúng con hỏi về Cha thì đa số giáo dân và cả các Linh Mục Hồng Kông đều trả lời: “Ồ, Lâm Thần Phụ, Việt Nam nhân!” nghĩa là “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Cha nghĩ gì về danh xưng có vẻ “hơi gán ghép” này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Danh xưng này không “gán ghép” gì cả! Tôi là người gốc địa phận Sài Gòn, học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuy chịu chức linh mục tại Bordeaux ( bên Pháp), mang quốc tịch Pháp và hiện nay thuộc hội Thừa Sai Ba-Lê, nhưng tôi luôn luôn thuộc về hàng ngũ Linh mục Việt Nam tại hải ngoại.
Phóng viên Do đặc thù công việc, Cha phải đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với các cộng đoàn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Vậy nếu phải làm một so sánh giữa Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác thì cha sẽ nói gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Anh chị em Cộng đoàn ở Hồng Kông đã sống và trải qua biết bao đau khổ và thử thách, ngày hôm nay mới được an định. Những khó khăn đau thương đã đào luyện họ trở nên kiên cường hơn, đức tin vững mạnh hơn, biết yêu chuộng sự sống, biết yêu mến nhau và giúp đỡ lẫn nhau hơn. Chính tôi cũng đã từng là người tỵ nạn, đã từng trải qua những thử thách của cuộc đời và đức tin, tôi rất cảm thông với những đau khổ và mất mát mà anh chị em chúng ta đã trãi qua và phải gánh chịu, đến giờ chúng ta có thể nói được với nhau rằng: “Đau khổ là một phúc lành.” Như vậy, so với các Cộng đoàn Việt Nam ở các nơi khác thì chúng ta, những người Công giáo Việt Nam ở Hồng Kông không thua kém họ về mặt đức tin, nhưng chúng ta chỉ thua về cơ sở vật chất, thiếu thốn về nhân sự làm việc, cả về phía giáo dân cũng như Linh mục. Như anh em biết đấy, cả Hồng Kông và Macao hiện tại chỉ có một mình tôi là Linh mục Việt Nam, trong khi nhu cầu mục vụ thì nhiều. Vì vậy, chúng ta chưa thể tạo ra được một môi trường sống đạo đa sắc màu và đủ sức hấp dẫn mọi người đến với Chúa như các cộng đoàn người Việt khác trên thế giới được. Hy vọng với lời cầu nguyện và trợ giúp của mọi người, cộng đoàn chúng ta sẽ ngày một thăng tiến hơn.
Phóng viên: Thưa Cha, nếu nói phải học tập để phát triển tốt hơn, thì Cộng đoàn Công giáo tại Hồng Kông cần phải học hỏi gì nơi các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác trên thế giới, nơi các Cộng đoàn thiểu số khác tại Hồng Kông và nơi Các cộng đoàn của người địa phương ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Tôi nghĩ đó là tinh thần sống đạo và truyền giáo; học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa, cầu nguyện chung trong gia đình, sống đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau hơn.
Phóng viên Thưa cha, cha có nhận thấy cộng đoàn công giáo Việt nam ở Hồng Kông, như nhiều người nhận xét là “âm thịnh, dương suy”? Tại sao lại có hiện tượng này ạ? Cha có nghĩ rằng cần phải có một đợt vận động, kêu gọi quý ông đến với Chúa và tham gia xây dựng cộng đoàn?
Cha Tổng Đại Diện: Thật ra thì không riêng gì cộng đoàn Việt Nam mới “âm thịnh dương suy”, điều đó là một tình trạng chung trong Giáo hội ở mọi nơi, nhất là ở Hồng Kông. Riêng với Cộng đoàn Việt Nam có tình trạng nữ nhiều hơn nam là tại vì đa số chị em trong Cộng đoàn là thuyền dân tỵ nạn và đã lập gia đình với người Hông Kông, mà đa số người Hồng Kông lại không có đạo, nên lẽ thường chúng ta chỉ thấy người vợ và con cái đi lễ mà không thấy người chồng. Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong các cộng đoàn của người địa phương. Thế nhưng, mấy năm nay trong công đoàn người Việt bắt đầu có một số đôi hôn nhân đã được hợp thức hóa, và một số người chồng cũng đã gia nhập đạo Công giáo, nhà thờ bây giờ cũng bắt đầu có thêm những khuôn mặt mới. Còn một số đông anh em đàn ông Việt mình mà không đến nhà thờ để đi lễ mỗi Chúa Nhật được, có lẽ vì bận công ăn việc làm, hoặc vì một lý do nào đó. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian để đi thăm hỏi gia đình họ, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để động viên, lôi kéo họ, những con chiên lạc trở về với Chúa với cộng đoàn. Một cách khác nữa là phải tổ chức Hội đoàn Thánh Giuse cho cánh đàn ông, cũng như là Hội đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo cho chị em phụ nữ. May ra đây cũng là một cách vận động rất thiết thực vậy.
Phóng viên Thưa cha, hai năm gần đây, người Việt nói chung và người Công giáo nói riêng, sang làm việc tại Macao rất đông và Cha là Linh Mục đầu tiên qua Macao để dâng lễ và động viên tinh thần anh chị em công nhân. Nếu phải gộp chung nhu cầu mục vụ cấp bách nhất của cả hai cộng đoàn Hồng Kông và Macao, theo cha đó là nhu cầu gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Trước mắt, tôi thấy họ là những con chiên không có mục tử chăn dắt; nhất là đối với anh chị em công nhân người Việt tại Macao. Tôi vẫn biết: Người mục tử thì biết chiên của mình, nghĩa là phải đi thăm viếng con chiên và biết từng con chiên một. Người mục tử không chỉ biết các con chiên không thôi, mà còn phải chăn nuôi, lo lắng cho từng con chiên của mình. Chăn nuôi bằng việc rao giảng Tin mừng, bằng các Bí tích, bằng giúp con chiên luôn lướt thắng những khó khăn thử thách của cuộc sống, bênh vực và bảo vệ con chiên, ngay cả hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Dẫu biết vậy nhưng hiện tình, tôi đang phải gánh vác quá nhiều công việc: nào là vừa công việc của Tổng Đại Diện, vừa làm công việc đào tạo trong Chủng Viện, vừa phải lo việc trong hội Thừa Sai, lại còn phải lo mục vụ cho người Hoa cũng như người Việt tại Hồng Kông-Macao. Tôi cảm thấy không thể nào cùng một lúc làm trọn bổn phận trong bấy nhiêu lãnh vực mục vụ được. Thế nên, tôi xin kêu gọi các Hội Dòng quốc tế mà có Linh mục Việt Nam, xin hãy gửi đến Hồng Kông để phục vụ người Việt Nam nói chung và Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông-Macao nói riêng. Đó là một nhu cầu cấp bách nhất.
Phóng viên: Dạ thưa, Cha có nhận xét gì về khả năng hội nhập vào cuộc sống xã hội Hồng Kông của người Việt, trong một cái nhìn so sánh với các nhóm thiểu số khác? Cuối tháng 2 năm nay, Đài truyền hình Hồng Kông đã trình chiếu một phim phóng sự nói về cộng đồng người Việt tại Hồng Kông, trong đó có đề cập nhiều đến sinh hoạt của cộng đoàn công giáo tại đây, cha có nhận xét gì về phim phóng sự này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Người Việt nam chúng ta hiện đang tản mát trên khắp thế giới, nơi nào có lẽ cũng có người Việt! Nét đặc biệt chung là người Việt Nam học hỏi, thích ứng, hội nhập nhanh, tích cực tham gia đóng góp xây dựng xã hội nơi mà chúng ta đang sống. Trong chúng ta không những có linh mục tu sĩ, mà còn có bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học… và cả nghị viên nữa. Do đó, gần đây Truyền hình truyền thanh đều lưu ý nhiều đến người Việt Nam tại hải ngoại cũng là điều dễ hiễu. Riêng tại Hồng Kông thì người ta nhìn thấy nơi người Việt Nam chúng ta một sắc thái khác là hiện tại thì mình tuy đang nghèo về vật chất, nhưng giàu có về tinh thần, thích ứng tốt với hoàn cảnh sống mới và hội nhập nhanh vào xã hội mới. Do đó giới truyền thông rất muốn biết căn nguyên nào đã làm cho người Việt Nam thích ứng và hội nhập nhanh như thế. Người ta cũng không ngờ được mới ngày nào còn là những người tỵ nạn, không được chuẩn bị bất cứ một hành trang nào cho cuộc sống tại Hồng Kông, ngay cả điều tối thiểu là được học về ngôn ngữ của người địa phương, ấy vậy mà giờ đây người Việt đã tự đứng được trên đôi chân của mình, sống hòa nhập vào cuộc sống mới khá hoàn hảo. Cái phim phóng sự về người Việt được trình chiếu mấy tháng trước là một cách người ta giới thiệu những nét đặc sắc của các nhóm dân thiểu số tại Hồng Kông, qua đó người ta muốn cổ vũ cho một cuộc sống hài hòa, đoàn kết giữa các sắc dân khác nhau với người bản xử, nhất là nổ lực vươn lên của các nhóm dân thiểu số mà người Việt là một điển hình. Có lẽ phóng sự vừa rồi phần nào đã giải tỏa cái thắc mắc của nhiều người địa phương về khả năng thích ứng và hội nhập nhanh của người Việt tại Hồng Kông, trong đó người Công giáo chúng ta.
Phóng viên Dạ thưa cha, cuối cùng nếu phải có một lời khuyên, hay một bảo ban, Cha sẽ nói gì với Cộng đồng người Việt tại Hồng Kông- Macao nói chung, cách riêng với anh chị em Công giáo của chúng ta ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, tôi muốn nói thế này: Là người Việt Nam nhớ giữ gìn truyền thống ‘Tôn Sư Trọng Đạo’, trọng Lễ, Nghĩa, yêu quý Gia đình, sống cần lao và chịu khó, yêu chuộng Công lý và Hòa bình, đừng vì bất kỳ lý do nào để đánh mất mình, để phải hổ thẹn với chính mình với người và với đời. Chúng ta không nên vịn vào cớ là xã hội tự do rồi để từ bỏ, hay từ chối sống những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, vì tự do nào cũng phải có chuẩn mực đạo đức của nó. Chúng ta là người Công giáo nhớ cố gắng sống tinh thần sùng đạo và sống đạo như ông bà mình đã sống, mến Chúa yêu người, giữ nếp sống gia đình công giáo, sống đời cầu nguyện, hăng say đọc, học, sống và làm chứng Lời Chúa. Hãy hãnh diện là người Việt Nam và là người Công giáo Việt Nam.
Phóng viên: Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha đã giành thời gian chia sẻ với chúng con. Nguyện xin Ơn Trên đổ xuống dồi dào trên Cha để Cha chu toàn mọi công việc mà Chúa, qua Giáo hội, đã tin tưởng trao phó cho Cha. Chúng con cũng mong rằng, Cha luôn luôn là chiếc cầu nối liền yêu thương cho tất cả anh chị em Việt Nam tại Hồng Kông- Macao, cách riêng anh chị em Công giáo.
Cha Tổng Đại Diện: Xin chân thành cảm ơn Anh em.
Cha Phêrô Lâm Minh |
Phóng viên: Thưa Cha, Cha có thể cho chúng con biết sơ qua vài nét về cuộc đời và con đường Ơn gọi Linh Mục của cha?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, như anh em đã biết, tôi là người Việt gốc Hoa. Tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, trong một gia đình mà bố mẹ tôi đều là người Công giáo. Hồi tôi còn nhỏ, Ba tôi thì phải làm việc ở tận Bạc Liêu, trong khi Mẹ và anh chị em tôi lại sống ở Sài Gòn. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ hồi đó, tuy rất bận rộn với cơm áo gạo tiền, nhưng mỗi Chúa nhật, mẹ nhất định gác mọi công việc lại để dẫn các con đi đến Nhà thờ dự lễ. Khi mà anh em chúng tôi gần đến tuổi đi học, vì mong cho các con có nếp sống đạo tốt và nhất là được học hành trong trường Công giáo, mẹ tôi ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho gia đình chúng tôi tìm được một nơi ở gần nhà thờ và rồi Chúa đã nhận lời cầu của mẹ. Lúc tôi lên sáu, vừa đến tuổi đi học thì gia đình chúng tôi mướn được một căn nhà nhỏ ở bên cạnh Nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê (tức Nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn bây giờ). Nhờ vậy, tôi có thể đến học ở trường tiểu học của Giáo xứ, tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ở gần nhà thờ, tôi đã được làm chú giúp lễ, tham gia Ca đoàn, Hội đạo binh Đức Mẹ… từ đó, ơn gọi sống đời tu trì dần dần đã hình thành trong tôi, lời mời gọi của Chúa ‘Hãy theo Ta!’ ngày một rõ hơn, thôi thúc hơn. Đặc biệt qua gương các Cha Thừa sai, tôi không những muốn trở thành Linh mục, mà còn muốn làm một Linh mục Thừa sai.
Phóng viên: Dạ thưa, điều gì làm Cha quyết định gia nhập Hội Thừa Sai Ba-lê (Paris), mà không phải là một hội Dòng khác hay là làm Linh mục Giáo phận ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như tôi đã nói ở trên, từ nhỏ tôi đã được sống gần gủi với các Cha Thừa sai. Tôi thường tự hỏi: ‘Tại sao các Cha Thừa sai lại phải đến tận đây (Việt nam)? Các Ngài có thể làm Linh mục tại xứ của các Ngài; tại sao lại phải đến xứ truyền giáo? Càng sống tiếp xúc, làm việc và học tập với các Ngài, tôi càng dần dần tìm ra câu trả lời: “Tình yêu Chúa đã thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14). Thật vậy, chỉ có Tình yêu của Chúa và vì yêu Chúa mà các Ngài có thể bỏ quê hương xứ sở, xa lìa gia đình để đến phục vụ và đem Tin Mừng Chúa Kitô đến cho chúng ta. Bắt đầu từ đó, ý nguyện làm linh mục Thừa sai cũng đã ghi ấn tượng trong tâm hồn tôi, tôi ước ao trở thành một linh mục Thừa sai để đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, tới vùng thôn quê hoặc ngay cả với dân nghèo thành thị để sống chứng nhân Tin Mừng và rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Ước nguyện này nhiều khi tưởng chừng xa xôi, nhưng rồi Chúa đã dẫn dắt tôi trải qua biết bao con đường gập ghềnh và khúc quanh cuộc đời, trôi nổi đến Pháp, để rồi cuối cùng đã chọn tôi làm Linh mục Thừa Sai, người tôi tớ Chúa, tôi tớ của Tin Mừng.
Phóng viên Việc Đức Giám Mục Hồng Kông Gioan Thang tin tưởng chọn Cha làm Tổng Đại Diện Địa phận Đặc khu tự trị Hồng Kông là một nguồn vui cho tất cả anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông - Macao. Sự kiện này có phải là một bất ngờ đối với Cha không ạ?
Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lâm Minh |
Phóng viên Thưa cha, không phải trong hiện tại không thôi mà đã từ mười mấy năm qua cha luôn là người âm thầm lo lắng giúp đỡ cho cộng đoàn người Việt ở Hồng Kông và gần đây là anh chị em lao động người Việt tại Macao. Điều gì khiến cha thương người Việt cách đặc biệt như vậy ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như anh em biết đó, tôi được sai đến Hông Kông từ cuối năm 1991 để phục vụ cho Giáo phận Hồng Kông. Đương nhiên, tôi đã bắt đầu công việc mục vụ với người Hoa. Nhưng ngay từ đầu tôi đã tìm cách mỗi tuần một lần đi thăm các trại tỵ nạn thuyền nhân người Việt mà bà con mình thường gọi là Trại Cấm, một đôi khi còn giúp các Cha Việt Nam phụ trách về người tỵ nạn làm lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Giuse ở Kwun Tong (Quan Đường) hoặc trong Tsuen Mun (Đồn Môn). Hai năm nay không có Cha người Việt nào khác ở Hồng Kông, nên tôi tự nhận lấy trách nhiệm với Cộng đoàn Việt Nam tại Hồng Kông và đặc biệt hơn một năm qua với Cộng đoàn anh chị em lao động Việt Nam tại Macao. Tuy là gốc người Hoa, nhưng tôi đã sinh trưỏng tại Việt Nam, nhất là đức tin của tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam đã dạy dỗ và đào luyện tôi trờ thành một linh mục. Vì thế, tôi luôn luôn cảm tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt nam, và luôn có tâm tình tri ân đối với Giáo hội Việt Nam. Vậy đấy là điều hiển nhiên khi tôi thương một cách đặc biệt người anh em ruột thịt Việt Nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, người Việt có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ.” Dẫu rất muốn nhận Cha làm họ lắm, nhưng chúng con không dám mở lời. Thế nhưng một thực tế có thật là khi chúng con hỏi về Cha thì đa số giáo dân và cả các Linh Mục Hồng Kông đều trả lời: “Ồ, Lâm Thần Phụ, Việt Nam nhân!” nghĩa là “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Cha nghĩ gì về danh xưng có vẻ “hơi gán ghép” này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Danh xưng này không “gán ghép” gì cả! Tôi là người gốc địa phận Sài Gòn, học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuy chịu chức linh mục tại Bordeaux ( bên Pháp), mang quốc tịch Pháp và hiện nay thuộc hội Thừa Sai Ba-Lê, nhưng tôi luôn luôn thuộc về hàng ngũ Linh mục Việt Nam tại hải ngoại.
Phóng viên Do đặc thù công việc, Cha phải đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với các cộng đoàn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Vậy nếu phải làm một so sánh giữa Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác thì cha sẽ nói gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Anh chị em Cộng đoàn ở Hồng Kông đã sống và trải qua biết bao đau khổ và thử thách, ngày hôm nay mới được an định. Những khó khăn đau thương đã đào luyện họ trở nên kiên cường hơn, đức tin vững mạnh hơn, biết yêu chuộng sự sống, biết yêu mến nhau và giúp đỡ lẫn nhau hơn. Chính tôi cũng đã từng là người tỵ nạn, đã từng trải qua những thử thách của cuộc đời và đức tin, tôi rất cảm thông với những đau khổ và mất mát mà anh chị em chúng ta đã trãi qua và phải gánh chịu, đến giờ chúng ta có thể nói được với nhau rằng: “Đau khổ là một phúc lành.” Như vậy, so với các Cộng đoàn Việt Nam ở các nơi khác thì chúng ta, những người Công giáo Việt Nam ở Hồng Kông không thua kém họ về mặt đức tin, nhưng chúng ta chỉ thua về cơ sở vật chất, thiếu thốn về nhân sự làm việc, cả về phía giáo dân cũng như Linh mục. Như anh em biết đấy, cả Hồng Kông và Macao hiện tại chỉ có một mình tôi là Linh mục Việt Nam, trong khi nhu cầu mục vụ thì nhiều. Vì vậy, chúng ta chưa thể tạo ra được một môi trường sống đạo đa sắc màu và đủ sức hấp dẫn mọi người đến với Chúa như các cộng đoàn người Việt khác trên thế giới được. Hy vọng với lời cầu nguyện và trợ giúp của mọi người, cộng đoàn chúng ta sẽ ngày một thăng tiến hơn.
Phóng viên: Thưa Cha, nếu nói phải học tập để phát triển tốt hơn, thì Cộng đoàn Công giáo tại Hồng Kông cần phải học hỏi gì nơi các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác trên thế giới, nơi các Cộng đoàn thiểu số khác tại Hồng Kông và nơi Các cộng đoàn của người địa phương ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Tôi nghĩ đó là tinh thần sống đạo và truyền giáo; học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa, cầu nguyện chung trong gia đình, sống đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau hơn.
Phóng viên Thưa cha, cha có nhận thấy cộng đoàn công giáo Việt nam ở Hồng Kông, như nhiều người nhận xét là “âm thịnh, dương suy”? Tại sao lại có hiện tượng này ạ? Cha có nghĩ rằng cần phải có một đợt vận động, kêu gọi quý ông đến với Chúa và tham gia xây dựng cộng đoàn?
Cha Tổng Đại Diện: Thật ra thì không riêng gì cộng đoàn Việt Nam mới “âm thịnh dương suy”, điều đó là một tình trạng chung trong Giáo hội ở mọi nơi, nhất là ở Hồng Kông. Riêng với Cộng đoàn Việt Nam có tình trạng nữ nhiều hơn nam là tại vì đa số chị em trong Cộng đoàn là thuyền dân tỵ nạn và đã lập gia đình với người Hông Kông, mà đa số người Hồng Kông lại không có đạo, nên lẽ thường chúng ta chỉ thấy người vợ và con cái đi lễ mà không thấy người chồng. Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong các cộng đoàn của người địa phương. Thế nhưng, mấy năm nay trong công đoàn người Việt bắt đầu có một số đôi hôn nhân đã được hợp thức hóa, và một số người chồng cũng đã gia nhập đạo Công giáo, nhà thờ bây giờ cũng bắt đầu có thêm những khuôn mặt mới. Còn một số đông anh em đàn ông Việt mình mà không đến nhà thờ để đi lễ mỗi Chúa Nhật được, có lẽ vì bận công ăn việc làm, hoặc vì một lý do nào đó. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian để đi thăm hỏi gia đình họ, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để động viên, lôi kéo họ, những con chiên lạc trở về với Chúa với cộng đoàn. Một cách khác nữa là phải tổ chức Hội đoàn Thánh Giuse cho cánh đàn ông, cũng như là Hội đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo cho chị em phụ nữ. May ra đây cũng là một cách vận động rất thiết thực vậy.
Phóng viên Thưa cha, hai năm gần đây, người Việt nói chung và người Công giáo nói riêng, sang làm việc tại Macao rất đông và Cha là Linh Mục đầu tiên qua Macao để dâng lễ và động viên tinh thần anh chị em công nhân. Nếu phải gộp chung nhu cầu mục vụ cấp bách nhất của cả hai cộng đoàn Hồng Kông và Macao, theo cha đó là nhu cầu gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Trước mắt, tôi thấy họ là những con chiên không có mục tử chăn dắt; nhất là đối với anh chị em công nhân người Việt tại Macao. Tôi vẫn biết: Người mục tử thì biết chiên của mình, nghĩa là phải đi thăm viếng con chiên và biết từng con chiên một. Người mục tử không chỉ biết các con chiên không thôi, mà còn phải chăn nuôi, lo lắng cho từng con chiên của mình. Chăn nuôi bằng việc rao giảng Tin mừng, bằng các Bí tích, bằng giúp con chiên luôn lướt thắng những khó khăn thử thách của cuộc sống, bênh vực và bảo vệ con chiên, ngay cả hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Dẫu biết vậy nhưng hiện tình, tôi đang phải gánh vác quá nhiều công việc: nào là vừa công việc của Tổng Đại Diện, vừa làm công việc đào tạo trong Chủng Viện, vừa phải lo việc trong hội Thừa Sai, lại còn phải lo mục vụ cho người Hoa cũng như người Việt tại Hồng Kông-Macao. Tôi cảm thấy không thể nào cùng một lúc làm trọn bổn phận trong bấy nhiêu lãnh vực mục vụ được. Thế nên, tôi xin kêu gọi các Hội Dòng quốc tế mà có Linh mục Việt Nam, xin hãy gửi đến Hồng Kông để phục vụ người Việt Nam nói chung và Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông-Macao nói riêng. Đó là một nhu cầu cấp bách nhất.
Phóng viên: Dạ thưa, Cha có nhận xét gì về khả năng hội nhập vào cuộc sống xã hội Hồng Kông của người Việt, trong một cái nhìn so sánh với các nhóm thiểu số khác? Cuối tháng 2 năm nay, Đài truyền hình Hồng Kông đã trình chiếu một phim phóng sự nói về cộng đồng người Việt tại Hồng Kông, trong đó có đề cập nhiều đến sinh hoạt của cộng đoàn công giáo tại đây, cha có nhận xét gì về phim phóng sự này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Người Việt nam chúng ta hiện đang tản mát trên khắp thế giới, nơi nào có lẽ cũng có người Việt! Nét đặc biệt chung là người Việt Nam học hỏi, thích ứng, hội nhập nhanh, tích cực tham gia đóng góp xây dựng xã hội nơi mà chúng ta đang sống. Trong chúng ta không những có linh mục tu sĩ, mà còn có bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học… và cả nghị viên nữa. Do đó, gần đây Truyền hình truyền thanh đều lưu ý nhiều đến người Việt Nam tại hải ngoại cũng là điều dễ hiễu. Riêng tại Hồng Kông thì người ta nhìn thấy nơi người Việt Nam chúng ta một sắc thái khác là hiện tại thì mình tuy đang nghèo về vật chất, nhưng giàu có về tinh thần, thích ứng tốt với hoàn cảnh sống mới và hội nhập nhanh vào xã hội mới. Do đó giới truyền thông rất muốn biết căn nguyên nào đã làm cho người Việt Nam thích ứng và hội nhập nhanh như thế. Người ta cũng không ngờ được mới ngày nào còn là những người tỵ nạn, không được chuẩn bị bất cứ một hành trang nào cho cuộc sống tại Hồng Kông, ngay cả điều tối thiểu là được học về ngôn ngữ của người địa phương, ấy vậy mà giờ đây người Việt đã tự đứng được trên đôi chân của mình, sống hòa nhập vào cuộc sống mới khá hoàn hảo. Cái phim phóng sự về người Việt được trình chiếu mấy tháng trước là một cách người ta giới thiệu những nét đặc sắc của các nhóm dân thiểu số tại Hồng Kông, qua đó người ta muốn cổ vũ cho một cuộc sống hài hòa, đoàn kết giữa các sắc dân khác nhau với người bản xử, nhất là nổ lực vươn lên của các nhóm dân thiểu số mà người Việt là một điển hình. Có lẽ phóng sự vừa rồi phần nào đã giải tỏa cái thắc mắc của nhiều người địa phương về khả năng thích ứng và hội nhập nhanh của người Việt tại Hồng Kông, trong đó người Công giáo chúng ta.
Phóng viên Dạ thưa cha, cuối cùng nếu phải có một lời khuyên, hay một bảo ban, Cha sẽ nói gì với Cộng đồng người Việt tại Hồng Kông- Macao nói chung, cách riêng với anh chị em Công giáo của chúng ta ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, tôi muốn nói thế này: Là người Việt Nam nhớ giữ gìn truyền thống ‘Tôn Sư Trọng Đạo’, trọng Lễ, Nghĩa, yêu quý Gia đình, sống cần lao và chịu khó, yêu chuộng Công lý và Hòa bình, đừng vì bất kỳ lý do nào để đánh mất mình, để phải hổ thẹn với chính mình với người và với đời. Chúng ta không nên vịn vào cớ là xã hội tự do rồi để từ bỏ, hay từ chối sống những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, vì tự do nào cũng phải có chuẩn mực đạo đức của nó. Chúng ta là người Công giáo nhớ cố gắng sống tinh thần sùng đạo và sống đạo như ông bà mình đã sống, mến Chúa yêu người, giữ nếp sống gia đình công giáo, sống đời cầu nguyện, hăng say đọc, học, sống và làm chứng Lời Chúa. Hãy hãnh diện là người Việt Nam và là người Công giáo Việt Nam.
Phóng viên: Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha đã giành thời gian chia sẻ với chúng con. Nguyện xin Ơn Trên đổ xuống dồi dào trên Cha để Cha chu toàn mọi công việc mà Chúa, qua Giáo hội, đã tin tưởng trao phó cho Cha. Chúng con cũng mong rằng, Cha luôn luôn là chiếc cầu nối liền yêu thương cho tất cả anh chị em Việt Nam tại Hồng Kông- Macao, cách riêng anh chị em Công giáo.
Cha Tổng Đại Diện: Xin chân thành cảm ơn Anh em.
Khánh thành Mái Ấm tình thương tại giáo xứ Hà Đông - Gò Vấp- Saigon
Maria Vũ Loan
18:26 04/07/2009
SAIGÒN - Sáng ngày 04/7/2009, giáo xứ Hà Đông, Sài Gòn, đã vui mừng khánh thành một Mái Ấm được xây dựng trên địa bàn quận Gò Vấp, được khởi công từ đầu tháng 2/2009 trên khu đất có diện tích 90 mét vuông và đến nay đã hoàn thành.
Xem hình ảnh
Đây là một trong những công trình bác ái xã hội mà cộng đoàn giáo xứ và quí ân nhân xa gần chung sức thực hiện. Mở đầu buổi khánh thành, cha Đa Minh Đinh Ngọc Lễ, hạt trưởng Xóm Mới đã làm nghi thức thánh hóa căn nhà, cha chánh xứ Phaolô Nguyễn Thực đọc lời cầu nguyện chung. Cha phó xứ, ban thường vụ Hội Đồng Mục Vụ, ban Thừa Tác Viên, đại diện các đoàn thể, quí quan khách cùng sốt sắng hiệp thông. Chính quyền địa phương cũng đến tham dự và tặng mái ấm một bức ảnh Bữa Tiệc Ly rất đẹp.
Được biết, sau khi khánh thành mái ấm sẽ đi vào hoạt động là tực hiện việc xóa mù chữ cho trẻ em cơ nhỡ, thất học, học trễ…trên địa bàn phường 6 và phường 17. Công tác giáo dục này do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá phụ trách.
Trong tiệc mừng, các Bà mẹ Công Giáo thổ lộ: “Ngoài việc giúp cha xứ trong việc bác ái xã hội chúng em còn tham gia công việc ở phường và khu phố nữa.” Có chị còn nói đùa: “Khi cha xứ đến đây, chúng em dữ như “sư tử Hà Đông”, sau này, làm nhiều việc bác ái, chúng em lại mềm như “áo lụa Hà Đông!”. Ông trùm chánh có lời phát biểu với quan khách rất chân thành và còn cảm tất cả qúi quan khách, ân nhân và mọi người có mặt trong buổi khánh thành hôm nay.
Với số tiền khoảng 20 ngàn đô-la, cộng đoàn giáo xứ Hà Đông đã thực hiện được công trình ích lợi cho xã hội và người giáo dân trong giáo xứ có cơ hội làm chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa Kitô
Xem hình ảnh
Đây là một trong những công trình bác ái xã hội mà cộng đoàn giáo xứ và quí ân nhân xa gần chung sức thực hiện. Mở đầu buổi khánh thành, cha Đa Minh Đinh Ngọc Lễ, hạt trưởng Xóm Mới đã làm nghi thức thánh hóa căn nhà, cha chánh xứ Phaolô Nguyễn Thực đọc lời cầu nguyện chung. Cha phó xứ, ban thường vụ Hội Đồng Mục Vụ, ban Thừa Tác Viên, đại diện các đoàn thể, quí quan khách cùng sốt sắng hiệp thông. Chính quyền địa phương cũng đến tham dự và tặng mái ấm một bức ảnh Bữa Tiệc Ly rất đẹp.
Được biết, sau khi khánh thành mái ấm sẽ đi vào hoạt động là tực hiện việc xóa mù chữ cho trẻ em cơ nhỡ, thất học, học trễ…trên địa bàn phường 6 và phường 17. Công tác giáo dục này do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá phụ trách.
Trong tiệc mừng, các Bà mẹ Công Giáo thổ lộ: “Ngoài việc giúp cha xứ trong việc bác ái xã hội chúng em còn tham gia công việc ở phường và khu phố nữa.” Có chị còn nói đùa: “Khi cha xứ đến đây, chúng em dữ như “sư tử Hà Đông”, sau này, làm nhiều việc bác ái, chúng em lại mềm như “áo lụa Hà Đông!”. Ông trùm chánh có lời phát biểu với quan khách rất chân thành và còn cảm tất cả qúi quan khách, ân nhân và mọi người có mặt trong buổi khánh thành hôm nay.
Với số tiền khoảng 20 ngàn đô-la, cộng đoàn giáo xứ Hà Đông đã thực hiện được công trình ích lợi cho xã hội và người giáo dân trong giáo xứ có cơ hội làm chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa Kitô
Ad Limina 2009: Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe (10)
UB Truyền thông HĐGMVN
19:05 04/07/2009
NHẬT KÝ AD LIMINA 2009 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (10)
Thứ ba 30.06.2009: Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe
Ngày hôm nay, các Đức cha đến gặp Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe. Tiếp đoàn là Đức cha Tổng thư ký José L. Redrado, OH (Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa). Ngài cho biết Hội đồng được thành lập do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1985.
Đức cha Nguyễn Chí Linh cho biết Hội đồng Giám mục Việt Nam không có Ủy ban về Sức khỏe, ngài chỉ trình bày theo yêu cầu của Đức cha Chủ tịch. Hậu quả chiến tranh làm cho hơn 1 triệu người chết và 5 triệu người mang thương tật. Vì nghèo và hay gặp thiên tai, cộng với tai nạn giao thông, số người khuyết tật rất đông. 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng. Về số người bị bệnh aids, con số đã lên đến 300 ngàn. Ngoài ra có 1% dân chúng bị bệnh tâm thần. Cho đến nay, Nhà Nước độc quyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người Công giáo có thể làm nhân viên trong các cơ sở chăm lo sức khỏe của chính phủ. Ngoài ra, nhiều nơi người Công giáo, đặc biệt là các nữ tu, có thể chăm sóc người bệnh phong, bệnh aids, người khuyết tật.
Đức cha Tổng thư ký cho biết chăm sóc sức khỏe là hoạt động mục vụ đầu tiên của Chúa Giêsu. Ở Việt Nam đã có một số dòng tu chuyên lo chăm sóc sức khỏe như dòng Thánh Gioan Thánh Giá, dòng Thánh Camillo, dòng Nữ Trợ Tá Thánh Tâm. Ngoài ra một số nơi, đặc biệt là các nữ tu đã tích cực chăm sóc sức khỏe cho dân chúng dưới nhiều hình thức.
Chúng ta biết là một người hay một dân tộc chịu đau khổ thì gần với Chúa Giêsu, Đấng đã chịu nhiều đau khổ trước khi được hưởng vinh quang. Một giám mục đã nói: “Đi hành hương viêng các đền thánh là điều tốt, nhưng cũng nên hành hương đến các bệnh viện nữa.” Hội Thánh có cả kho tàng ân sủng xuất phát từ những người bệnh tật. Chúng ta gặp nhau đây như một cuộc tĩnh tâm, phải đưa ra quyết tâm: Hội đồng Giám mục nên có Ủy ban Chăm lo Sức khỏe, và có Đức cha đặc trách.
Buổi trưa, Hội đồng Giám mục mời Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, và các Đức Ông Việt Nam đang làm việc tại Tòa Thánh đến dùng cơm tại Foyer Phát Diệm.
Thứ ba 30.06.2009: Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe
Ngày hôm nay, các Đức cha đến gặp Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ Sức khỏe. Tiếp đoàn là Đức cha Tổng thư ký José L. Redrado, OH (Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa). Ngài cho biết Hội đồng được thành lập do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1985.
Đức cha Nguyễn Chí Linh cho biết Hội đồng Giám mục Việt Nam không có Ủy ban về Sức khỏe, ngài chỉ trình bày theo yêu cầu của Đức cha Chủ tịch. Hậu quả chiến tranh làm cho hơn 1 triệu người chết và 5 triệu người mang thương tật. Vì nghèo và hay gặp thiên tai, cộng với tai nạn giao thông, số người khuyết tật rất đông. 25% trẻ em bị suy dinh dưỡng. Về số người bị bệnh aids, con số đã lên đến 300 ngàn. Ngoài ra có 1% dân chúng bị bệnh tâm thần. Cho đến nay, Nhà Nước độc quyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người Công giáo có thể làm nhân viên trong các cơ sở chăm lo sức khỏe của chính phủ. Ngoài ra, nhiều nơi người Công giáo, đặc biệt là các nữ tu, có thể chăm sóc người bệnh phong, bệnh aids, người khuyết tật.
Đức cha Tổng thư ký cho biết chăm sóc sức khỏe là hoạt động mục vụ đầu tiên của Chúa Giêsu. Ở Việt Nam đã có một số dòng tu chuyên lo chăm sóc sức khỏe như dòng Thánh Gioan Thánh Giá, dòng Thánh Camillo, dòng Nữ Trợ Tá Thánh Tâm. Ngoài ra một số nơi, đặc biệt là các nữ tu đã tích cực chăm sóc sức khỏe cho dân chúng dưới nhiều hình thức.
Chúng ta biết là một người hay một dân tộc chịu đau khổ thì gần với Chúa Giêsu, Đấng đã chịu nhiều đau khổ trước khi được hưởng vinh quang. Một giám mục đã nói: “Đi hành hương viêng các đền thánh là điều tốt, nhưng cũng nên hành hương đến các bệnh viện nữa.” Hội Thánh có cả kho tàng ân sủng xuất phát từ những người bệnh tật. Chúng ta gặp nhau đây như một cuộc tĩnh tâm, phải đưa ra quyết tâm: Hội đồng Giám mục nên có Ủy ban Chăm lo Sức khỏe, và có Đức cha đặc trách.
Buổi trưa, Hội đồng Giám mục mời Đức Ông Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, và các Đức Ông Việt Nam đang làm việc tại Tòa Thánh đến dùng cơm tại Foyer Phát Diệm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội trưởng đội kèn Giáo xứ Cam Châu - Thái Bình - bị ''giấy triệu tập''lần 2
Paulus Lê Sơn
18:30 04/07/2009
THÁI BÌNH - Vào ngày 29 tháng 6 công an huyện Thái Thụy, Thái Bình đã gửi giấy triệu tập lần thứ 2 cho bà Maria Trần Thị Cát - hội trưởng hội kèn Giáo xứ Cam Chấu thuộc xã Thuỵ Liên, Thái thuỵ, Thái bình.
Trong giấy triệu tập "yêu cầu" bà Cát: "Đúng 8 giờ 00 ngày 30 tháng 6 năm 2009, có mặt tại công an huyện Thái thuỵ để “làm việc công cần"???. Chúng ta thấy gì trong cách làm việc của công an huyện Thái thuỵ?
Có thể thấy rằng, điều đầu tiên đó là "giấy triệu tập" của cơ quan công an, mà đó không phải là giấy mời, là một điều hết sức khó hiểu trong cách làm việc của cơ quan công an. Với tư cách của một công dân có đầy đủ quyền con người theo lẽ tự nhiên, thuận theo những qui phạm pháp luật Việt nam cũng như quốc tế. Quyền con người được đề cao và tôn trọng nhân cách trên hết. Trong tương gíao của một cá thể con người cụ thể nào đó đối với xã hội. Nếu cơ quan an ninh cần làm rõ một vấn đề nào đó liên quan tới một người nào đó. Khi chưa có những bằng cớ xác thực, chưa chứng minh được sự phạm tội của họ, khi toà án chưa tuyên án thì cơ quan an ninh chỉ được phép “mời hợp tác”. Có thể họ đồng ý hoặc không đồng ý, đó là quyền của họ.
Tôi nghe thấy "Giấy triệu tập" là tôi hãi hùng lắm rồi. Có lẽ là người này đã phạm tội gì đó nghiêm trọng lắm… Nhưng nhiều con người chân chất, củ khoai, củ sắn ấy vậy thỉnh thoảng vẫn được cơ quan an ninh “chụp” cho cái tờ giấy gọi là "giấy triệu tập". Vô hình chung, những con người này đang bị đe doạ đến nhân cách, danh dự, phẩm giá, đạo đức. hình như cơ quan an ninh đang vu, gắn, nạp cho cái tội nghiêm trọng lắm mà đương sự chưa bao giờ nghĩ tới chứ nói gì đến hành động gây ra tội trạng nghiêm trọng. Tôi nhớ lại khi cha Khải DCCT cách đây chưa lâu đã bị công an Hà nội gửi giấy triệu tập cũng chả vì lý do gì, khi cha chỉ làm tròn bổn phận của một công dân là nói lên tiếng nói, phát biểu ý kiến đúng đắn, phù hợp với lợi ích chung của dân tộc để xây dựng đối với những vấn đề của xã hội, của đất nước. An ninh Hà nội thấy gửi giấy triệu tập như vậy là một trò lố bịch nên không dám sách nhiễu cha thêm lần nào nữa. Trước khi bị nhận một tờ giấy mang tính chất áp đặt lần 2 này thì bà Cát cũng đã phải chịu trận lần 1. Chỉ vì bà là một giáo dân tin Chúa, yêu Chúa, đã hành hương đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà nhân năm Thánh tại đây. Nên bà đã thường xuyên bị công an huyện Thái thuỵ sách nhiễu, khủng bố. Với thái độ khinh thường dân như thế, coi dân ai cũng là tội phạm nên họ không nghĩ rằng thay vì = có phải là "Đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép” hơn không? như họ vẫn thường được học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh???. Phải chăng chưa có mẫu giấy mời nên cứ thẳng tay ném giấy triệu tập xuống dân mỗi khi muốn hù doạ áp đặt cho một ai đó? Hay phải chăng các đồng chí tỉnh lẻ vẫn kém cỏi hơn các đồng chí gần bác… một bậc?.
Được biết ngày 20 tháng 6 vừa qua, là ngày kỷ niệm 40 năm thành lập huyện Thái thuỵ, dáo đầu hơn một tháng trước vào ngày 2 tháng 5 uỷ ban nhân dân huyện đã đến Giáo xứ mời 2 đôị kèn nam, nữ để thổi mừng ngày thành lập huyện. Nhưng chỉ có đội kèn nam đến vào giờ chót. Đội kèn nữ đã ở nhà nghỉ ngơi. Sau ngày 7 tháng 5 kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT Hà Nội, đội kèn nữ Giáo xứ Cam Châu do bà Cát là trưởng hội đã đến Thái Hà hành hương và cầu nguyện. Với một người yêu Chúa, yêu sự thật, công lý và khát khao hoà bình, một người hết sức cứng rắn trước cám dỗ của quỉ dữ như bà, và là một nhạc trưởng tài ba trong dàn nhạc kèn tây hoành tráng, sốt sắng như đội kèn nữ Giáo xứ Cam Châu thì hẳn nhiên là một điều khó chấp nhận được với bóng tối sự ác. Đội kèn của bà khó có thể chấp nhận lời mời của chính quyền để phục vụ trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập huyện dù những biến cố không được xảy ra.
Tiếp tục ngày 31 tháng 5 Gáo xứ Cam Châu đã thắp nến hiệp thông cầu nguyện cùng với giáo hội Công giáo Việt Nam cho Công Lý - Hoà Bình - Sự Thật, cầu nguyện cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, cầu nguyện dự án Bauxite tây nguyên sớm được dừng lại. đã làm cho giới chức cầm quyền một phen nhận thức được sự thật, cách sống đạo của cộng đoàn Giáo xứ Cam Châu.
Sau ngày thắp nến cầu ngyện một số người bị chính quyền đe doạ, có những người bị khủng bố bắt đến gặp công an huyện làm việc bằng điện thoại cầm tay, thái độ đe doạ, nạt nộ sau đó thì chuyển sang cung trạng tình cảm giả tạo hòng lấy lòng giáo dân và thuyết phục họ không nên cầu nguyện nữa.
Cha quản xứ Luca Maria Nguyễn Văn Định cũng bị công an huyện Thái thụy đến tận nhà xứ Thượng Phúc, nơi cha ở để làm việc sau khi Ngài kỳ thường huấn về.
Với "giấy triệu tập" lần 2 này không chỉ làm cho chính bản thân bà cát bị xúc phạm nặng nề về danh dự phẩm giá đạo đức mà điều thâm hiểm hơn của cơ quan an ninh huyện Thái thuỵ đó là muốn nhắm tới thế hệ trẻ. Có thể con trai bà Cát sẽ rất lo lắng, phân tâm vì nghĩ tới người mẹ của mình đang bị chính quyền sách nhiễu, khủng bố trong lúc em phải bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học chỉ còn ít ngày. Đây là một kế thâm hiểm mà họ đang sử dụng với gia đình bà Cát. Dù con trai bà có học giỏi đến mấy nhưng sẽ làm được gì khi canh cánh bên lòng một nỗi lo, phân tâm, làm sao em có thể làm được bài thi khi em mất đi sự tập trung cần thiết, khi người thân của em đang bị quỉ dữ xâu xé… Mười hai năm học của em có thể bị ngắt quảng, em có thể bị chậm lại rất nhiều so với bạn bè, với thời cuộc xã hội. Phải chăng đây là mục đích chính mà chính quyền đang làm đối với gia đình bà Maria Trần Thị Cát?.
Chúng con chắp đôi tay nguyện xin Thiên Chúa là Cha của tình yêu thương, hãy cho chúng con nhận biết được tình yêu của Ngài tràn ngập trong chúng con cũng như những người anh em của chúng con là những công an, chính quyền các cấp. Chúng con cũng nguyện xin Chúa hãy tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm là tội ác.
Chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện cho Gia đình bà Cát được bình an,lành thánh. Cầu xin cho con trai bà cũng như các sĩ tử đang bước vào kỳ thi được đầy tràn thần khí khôn ngoan và ơn thông minh của Thiên Chúa. Cầu xin ánh sáng sự thật của Chúa lan toả khắp cõi non nước Việt Nam chúng con.
Trong giấy triệu tập "yêu cầu" bà Cát: "Đúng 8 giờ 00 ngày 30 tháng 6 năm 2009, có mặt tại công an huyện Thái thuỵ để “làm việc công cần"???. Chúng ta thấy gì trong cách làm việc của công an huyện Thái thuỵ?
Có thể thấy rằng, điều đầu tiên đó là "giấy triệu tập" của cơ quan công an, mà đó không phải là giấy mời, là một điều hết sức khó hiểu trong cách làm việc của cơ quan công an. Với tư cách của một công dân có đầy đủ quyền con người theo lẽ tự nhiên, thuận theo những qui phạm pháp luật Việt nam cũng như quốc tế. Quyền con người được đề cao và tôn trọng nhân cách trên hết. Trong tương gíao của một cá thể con người cụ thể nào đó đối với xã hội. Nếu cơ quan an ninh cần làm rõ một vấn đề nào đó liên quan tới một người nào đó. Khi chưa có những bằng cớ xác thực, chưa chứng minh được sự phạm tội của họ, khi toà án chưa tuyên án thì cơ quan an ninh chỉ được phép “mời hợp tác”. Có thể họ đồng ý hoặc không đồng ý, đó là quyền của họ.
Tôi nghe thấy "Giấy triệu tập" là tôi hãi hùng lắm rồi. Có lẽ là người này đã phạm tội gì đó nghiêm trọng lắm… Nhưng nhiều con người chân chất, củ khoai, củ sắn ấy vậy thỉnh thoảng vẫn được cơ quan an ninh “chụp” cho cái tờ giấy gọi là "giấy triệu tập". Vô hình chung, những con người này đang bị đe doạ đến nhân cách, danh dự, phẩm giá, đạo đức. hình như cơ quan an ninh đang vu, gắn, nạp cho cái tội nghiêm trọng lắm mà đương sự chưa bao giờ nghĩ tới chứ nói gì đến hành động gây ra tội trạng nghiêm trọng. Tôi nhớ lại khi cha Khải DCCT cách đây chưa lâu đã bị công an Hà nội gửi giấy triệu tập cũng chả vì lý do gì, khi cha chỉ làm tròn bổn phận của một công dân là nói lên tiếng nói, phát biểu ý kiến đúng đắn, phù hợp với lợi ích chung của dân tộc để xây dựng đối với những vấn đề của xã hội, của đất nước. An ninh Hà nội thấy gửi giấy triệu tập như vậy là một trò lố bịch nên không dám sách nhiễu cha thêm lần nào nữa. Trước khi bị nhận một tờ giấy mang tính chất áp đặt lần 2 này thì bà Cát cũng đã phải chịu trận lần 1. Chỉ vì bà là một giáo dân tin Chúa, yêu Chúa, đã hành hương đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Thái Hà nhân năm Thánh tại đây. Nên bà đã thường xuyên bị công an huyện Thái thuỵ sách nhiễu, khủng bố. Với thái độ khinh thường dân như thế, coi dân ai cũng là tội phạm nên họ không nghĩ rằng thay vì
Được biết ngày 20 tháng 6 vừa qua, là ngày kỷ niệm 40 năm thành lập huyện Thái thuỵ, dáo đầu hơn một tháng trước vào ngày 2 tháng 5 uỷ ban nhân dân huyện đã đến Giáo xứ mời 2 đôị kèn nam, nữ để thổi mừng ngày thành lập huyện. Nhưng chỉ có đội kèn nam đến vào giờ chót. Đội kèn nữ đã ở nhà nghỉ ngơi. Sau ngày 7 tháng 5 kỷ niệm 80 năm thành lập DCCT Hà Nội, đội kèn nữ Giáo xứ Cam Châu do bà Cát là trưởng hội đã đến Thái Hà hành hương và cầu nguyện. Với một người yêu Chúa, yêu sự thật, công lý và khát khao hoà bình, một người hết sức cứng rắn trước cám dỗ của quỉ dữ như bà, và là một nhạc trưởng tài ba trong dàn nhạc kèn tây hoành tráng, sốt sắng như đội kèn nữ Giáo xứ Cam Châu thì hẳn nhiên là một điều khó chấp nhận được với bóng tối sự ác. Đội kèn của bà khó có thể chấp nhận lời mời của chính quyền để phục vụ trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập huyện dù những biến cố không được xảy ra.
Tiếp tục ngày 31 tháng 5 Gáo xứ Cam Châu đã thắp nến hiệp thông cầu nguyện cùng với giáo hội Công giáo Việt Nam cho Công Lý - Hoà Bình - Sự Thật, cầu nguyện cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, cầu nguyện dự án Bauxite tây nguyên sớm được dừng lại. đã làm cho giới chức cầm quyền một phen nhận thức được sự thật, cách sống đạo của cộng đoàn Giáo xứ Cam Châu.
Sau ngày thắp nến cầu ngyện một số người bị chính quyền đe doạ, có những người bị khủng bố bắt đến gặp công an huyện làm việc bằng điện thoại cầm tay, thái độ đe doạ, nạt nộ sau đó thì chuyển sang cung trạng tình cảm giả tạo hòng lấy lòng giáo dân và thuyết phục họ không nên cầu nguyện nữa.
Cha quản xứ Luca Maria Nguyễn Văn Định cũng bị công an huyện Thái thụy đến tận nhà xứ Thượng Phúc, nơi cha ở để làm việc sau khi Ngài kỳ thường huấn về.
Với "giấy triệu tập" lần 2 này không chỉ làm cho chính bản thân bà cát bị xúc phạm nặng nề về danh dự phẩm giá đạo đức mà điều thâm hiểm hơn của cơ quan an ninh huyện Thái thuỵ đó là muốn nhắm tới thế hệ trẻ. Có thể con trai bà Cát sẽ rất lo lắng, phân tâm vì nghĩ tới người mẹ của mình đang bị chính quyền sách nhiễu, khủng bố trong lúc em phải bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học chỉ còn ít ngày. Đây là một kế thâm hiểm mà họ đang sử dụng với gia đình bà Cát. Dù con trai bà có học giỏi đến mấy nhưng sẽ làm được gì khi canh cánh bên lòng một nỗi lo, phân tâm, làm sao em có thể làm được bài thi khi em mất đi sự tập trung cần thiết, khi người thân của em đang bị quỉ dữ xâu xé… Mười hai năm học của em có thể bị ngắt quảng, em có thể bị chậm lại rất nhiều so với bạn bè, với thời cuộc xã hội. Phải chăng đây là mục đích chính mà chính quyền đang làm đối với gia đình bà Maria Trần Thị Cát?.
Chúng con chắp đôi tay nguyện xin Thiên Chúa là Cha của tình yêu thương, hãy cho chúng con nhận biết được tình yêu của Ngài tràn ngập trong chúng con cũng như những người anh em của chúng con là những công an, chính quyền các cấp. Chúng con cũng nguyện xin Chúa hãy tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm là tội ác.
Chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện cho Gia đình bà Cát được bình an,lành thánh. Cầu xin cho con trai bà cũng như các sĩ tử đang bước vào kỳ thi được đầy tràn thần khí khôn ngoan và ơn thông minh của Thiên Chúa. Cầu xin ánh sáng sự thật của Chúa lan toả khắp cõi non nước Việt Nam chúng con.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Cha Cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng đạ về nhà Cha trên trời
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
18:34 04/07/2009
Được tin
Cha Cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng
đã được Chúa gọi về vào lúc 12 giờ 10 ngày 01 tháng 07 năm 2009
tại thành phố Houston, Texas
hưởng thọ 86 tuổi và 55 năm trong Thiên Chức Linh Mục.
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ xin chân thành phân ưu với tang quyến.
Kính xin quý Cha và ông bà anh chị em cầu nguyện để linh hồn Cha Cố Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng sớm về nước Thiên Đàng.
Chương trình thăm viếng cầu nguyện và an táng cho linh hồn Linh Mục Gioan Baotixita sẽ như sau:
Chúa Nhật, ngày 05 tháng 07, 2009
12:00 trưa – 5:00 chiều: Viếng thăm tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Hai, ngày 06 tháng 07, 2009
7:30 – 9:00 tối: Giờ cầu nguyện tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Ba, ngày 07 tháng 07, 2009
6:30 tối – Nghi thức phát tang nhà dòng nữ Đa Minh
7:00 tối – Thánh Lễ cầu nguyện tại nhà dòng nữ Đa Minh
5250 Gasemer Drive
Houston, Texas 77035
Thứ Tư, ngày 08 tháng 07, 2009
7:30 – 9:00 tối: Giờ cầu nguyện tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Năm, ngày 09 tháng 07, 2009
10:00 sáng: Thánh Lễ An Táng tại Tu viện Trụ Sở
Dòng Nữ Đa Minh
5250 Gasmer Drive
Houston, Texas 77035
713.723.8250
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục GB Nguyễn Thanh Hùng từ trần tại Houston, Texas
Tang gia kính báo
00:39 04/07/2009
Cáo Phó
Trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh
Gia đình chúng con xin được kính báo tin
Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Hùng
vừa từ trần vào lúc 12:10 ngày 01.7.2009 tại Houston, Texas
Hưởng thọ 86 tuổi và 55 năm trong Thiên chức Linh Mục.
Cha Cố Gioan Baotixita
sinh năm 1924 tại Hưng Yên, Bắc Việt Nam,
1954 di cư vào Nam thuộc Giáo phận Long Xuyên
Trước năm 1975 là Tuyên Úy Sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ
1975-2002: Quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Milwaukee, Wisconsin
2002-2009: về hưu.
Chương trình thăm viếng cầu nguyện và thánh lễ an táng:
Chúa Nhật, ngày 5 tháng 7, 2009
12:00 trưa – 5:00 chiều - Viếng thăm tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Hai, ngày 6 tháng 7, 2009
7:30 – 9:00 tối - Giờ cầu nguyện tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Ba, ngày 7 tháng 7, 2009
6:30 tối - Nghi thức phát tang tại nhà dòng nữ Đa Minh
7:00 tối - Thánh Lễ cầu nguyện tại nhà Dòng nữ Đa Minh
5250 Gasmer Dr.
Houston, Texas 77035
Thứ Tư, ngày 8 tháng 7, 2009
7:30 – 9:00 tối - Giờ cầu nguyện tại nhà quàn
Geo. Lewis & Sons
1010 Bering Drive
Houston, Texas 77057
713.789.3005
Thứ Năm, ngày 9 tháng 7, 2009
10:00 sáng – Thánh Lễ An Táng tại Tu viện Trụ Sở
Dòng Nữ Đa Minh
5250 Gasmer Dr.
Houston, Texas 77035
713.723-8250
Kính xin quý Cha, quý Sơ, quý thân bằng quyến thuộc cầu nguyện
cho linh hồn Cha Cố Gioan Baotixita được hưởng phúc Thiên đàng.
Tang gia đồng kính báo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày 4 Tháng 7 - Fourth of July
Nguyễn Đức Cung
06:45 04/07/2009
NGÀY 4 THÁNG 7 – Fourth of July
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
God Bless America
My home sweet home!
(Trích ca khúc God Bless America của Irving Berlin)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền