Phụng Vụ - Mục Vụ
Một kiểu mẫu chữa lành
Lm. Minh Anh
15:38 03/07/2024
MỘT KIỂU MẪU CHỮA LÀNH
“Thấy họ có lòng tin!”.
Ngày 21/12/2007, nghi lễ gia nhập Công Giáo của thủ tướng Tony Blair được diễn ra. Báo chí ví von so sánh phu nhân thủ tướng cùng ba người con Công Giáo của bà như bốn người bạn đã khiêng ông đến với Chúa Giêsu. Hồng Y Cormac Murphy tuyên bố, “Tôi rất hân hoan chào mừng thủ tướng Tony Blair gia nhập Hội Thánh Công Giáo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như phu nhân thủ tướng cùng ba người con Công Giáo của bà đã khiêng Blair đến với Chúa Giêsu, Tin Mừng hôm nay cho thấy những gì tương tự qua việc Chúa Giêsu chữa lành một người bại liệt. Ở đó, chúng ta mục kích ‘một kiểu mẫu chữa lành’ tuyệt vời.
“Người bại liệt không thể gặp được Chúa Giêsu nếu không có những người khác khiêng anh ta. Thật là tuyệt vời khi có thể trông cậy vào những người đưa chúng ta đến gần Chúa hơn qua gương sáng về các việc lành của họ. Sự thánh thiện cá nhân giúp người khác nên thánh!” - Bênêđictô 16. Không cần những chi tiết như Marcô và Luca, Matthêu chỉ viết, “Người ta đem đến cho Chúa Giêsu một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Ngài nói với người bất toại, ‘Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha rồi!’”.
Người bại liệt sẽ từ chối đến với Chúa Giêsu nếu anh không tin, chẳng ai có thể rịt anh ta vào giường khi anh nhất mực từ chối đến với ai đó mà anh không hy vọng. Ngược lại, những kẻ khiêng anh cũng không dại gì cất công với một người cuồng tín khi anh xin họ khiêng mình đến với ‘một Giêsu nào đó’ để cầu may ‘một sự lạ mơ hồ nào đó’ nếu họ không tin Ngài. Chúa Giêsu nói, “Thấy họ có lòng tin!”, “Họ” ở đây là số nhiều; nghĩa là cả những người khiêng lẫn kẻ được khiêng, tất cả họ đều tin.
Và như vậy, khi chữa lành, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành người bại liệt, nhưng Ngài chữa lành mọi người. Ngài tha tội, Ngài đổi mới cuộc sống của người bại liệt và cả những người bạn của anh. Ngài khiến anh được sinh ra một lần nữa, đó là sự chữa lành về thể chất và tinh thần, tất cả đều là kết quả của sự tiếp xúc cá nhân và xã hội. Đó là một ‘một kiểu mẫu chữa lành’ mà thế giới đang rất cần.
Chúng ta hãy tưởng tượng tình bạn này và đức tin của tất cả những người có mặt trong ngôi nhà đó sẽ phát triển như thế nào nhờ cuộc gặp gỡ và hành động chữa lành của Chúa Giêsu! Từ đó, chúng ta có thể tự hỏi, ngày nay, bạn và tôi có thể giúp chữa lành thế giới của mình bằng cách nào? Là môn đệ Chúa Giêsu, Thầy Thuốc của linh hồn và thể xác, ‘một kiểu mẫu chữa lành’, chúng ta được mời gọi tiếp tục công việc của Ngài, “công việc chữa lành và cứu rỗi” theo nghĩa thể chất, xã hội và tâm linh như thế nào!
Anh Chị em,
“Thấy họ có lòng tin!”. Chúa Giêsu có thể đã tìm thấy người bại liệt, hoặc có thể chữa lành anh ấy từ xa; nhưng Ngài lại chọn để một số người “có lòng tin” mang anh ta đến cho Ngài. Ngài muốn chữa lành anh, nhưng nếu không có lòng bác ái của bốn người kia, việc chữa lành có thể không bao giờ xảy ra. Vậy Chúa Giêsu muốn gặp ai qua bạn và tôi? Làm thế nào tôi có thể trở thành một công cụ tốt hơn cho tình yêu Ngài?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể khiêng người khác đến với Chúa, trước hết, cho con can đảm khiêng mình đến với Chúa, đến với toà giải tội!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thấy họ có lòng tin!”.
Ngày 21/12/2007, nghi lễ gia nhập Công Giáo của thủ tướng Tony Blair được diễn ra. Báo chí ví von so sánh phu nhân thủ tướng cùng ba người con Công Giáo của bà như bốn người bạn đã khiêng ông đến với Chúa Giêsu. Hồng Y Cormac Murphy tuyên bố, “Tôi rất hân hoan chào mừng thủ tướng Tony Blair gia nhập Hội Thánh Công Giáo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như phu nhân thủ tướng cùng ba người con Công Giáo của bà đã khiêng Blair đến với Chúa Giêsu, Tin Mừng hôm nay cho thấy những gì tương tự qua việc Chúa Giêsu chữa lành một người bại liệt. Ở đó, chúng ta mục kích ‘một kiểu mẫu chữa lành’ tuyệt vời.
“Người bại liệt không thể gặp được Chúa Giêsu nếu không có những người khác khiêng anh ta. Thật là tuyệt vời khi có thể trông cậy vào những người đưa chúng ta đến gần Chúa hơn qua gương sáng về các việc lành của họ. Sự thánh thiện cá nhân giúp người khác nên thánh!” - Bênêđictô 16. Không cần những chi tiết như Marcô và Luca, Matthêu chỉ viết, “Người ta đem đến cho Chúa Giêsu một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Ngài nói với người bất toại, ‘Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha rồi!’”.
Người bại liệt sẽ từ chối đến với Chúa Giêsu nếu anh không tin, chẳng ai có thể rịt anh ta vào giường khi anh nhất mực từ chối đến với ai đó mà anh không hy vọng. Ngược lại, những kẻ khiêng anh cũng không dại gì cất công với một người cuồng tín khi anh xin họ khiêng mình đến với ‘một Giêsu nào đó’ để cầu may ‘một sự lạ mơ hồ nào đó’ nếu họ không tin Ngài. Chúa Giêsu nói, “Thấy họ có lòng tin!”, “Họ” ở đây là số nhiều; nghĩa là cả những người khiêng lẫn kẻ được khiêng, tất cả họ đều tin.
Và như vậy, khi chữa lành, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành người bại liệt, nhưng Ngài chữa lành mọi người. Ngài tha tội, Ngài đổi mới cuộc sống của người bại liệt và cả những người bạn của anh. Ngài khiến anh được sinh ra một lần nữa, đó là sự chữa lành về thể chất và tinh thần, tất cả đều là kết quả của sự tiếp xúc cá nhân và xã hội. Đó là một ‘một kiểu mẫu chữa lành’ mà thế giới đang rất cần.
Chúng ta hãy tưởng tượng tình bạn này và đức tin của tất cả những người có mặt trong ngôi nhà đó sẽ phát triển như thế nào nhờ cuộc gặp gỡ và hành động chữa lành của Chúa Giêsu! Từ đó, chúng ta có thể tự hỏi, ngày nay, bạn và tôi có thể giúp chữa lành thế giới của mình bằng cách nào? Là môn đệ Chúa Giêsu, Thầy Thuốc của linh hồn và thể xác, ‘một kiểu mẫu chữa lành’, chúng ta được mời gọi tiếp tục công việc của Ngài, “công việc chữa lành và cứu rỗi” theo nghĩa thể chất, xã hội và tâm linh như thế nào!
Anh Chị em,
“Thấy họ có lòng tin!”. Chúa Giêsu có thể đã tìm thấy người bại liệt, hoặc có thể chữa lành anh ấy từ xa; nhưng Ngài lại chọn để một số người “có lòng tin” mang anh ta đến cho Ngài. Ngài muốn chữa lành anh, nhưng nếu không có lòng bác ái của bốn người kia, việc chữa lành có thể không bao giờ xảy ra. Vậy Chúa Giêsu muốn gặp ai qua bạn và tôi? Làm thế nào tôi có thể trở thành một công cụ tốt hơn cho tình yêu Ngài?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể khiêng người khác đến với Chúa, trước hết, cho con can đảm khiêng mình đến với Chúa, đến với toà giải tội!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 05/07: Chúa gọi ta trong hoàn cảnh nào? – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
23:00 03/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Đó là lời Chúa
Ngày 04/07: Bụng tốt hay tốt bụng – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, CP.
Giáo Hội Năm Châu
02:07 03/07/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, tội con được tha rồi!” Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: “Ông này nói phạm thượng.” Nhưng Đức Giê-su biết ý nghĩ của họ, liền nói: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong hai điều: một là bảo: “Tội con được tha rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy mà đi”, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Đó là lời Chúa
Chúa ngạc nhiên vì con người cứng lòng
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
02:08 03/07/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN – B
(Mc 6, 1 – 6)
Chúa ngạc nhiên vì con người cứng lòng
Phụng vụ lời Chúa hôm nay giúp chúng ta khám phá những cảm xúc của ngôn sứ Ê-dê-kien đối với dân Chúa tuyển chọn và yêu thương (x.Ed 4,2-5), đặc biệt là cảm xúc của Chúa Giêsu đối với những người đồng hương của mình khi Chúa vào hội đường rao giảng cho họ (x. Mc 6, 1-6). Trường hợp của dân thành Cô-rin-tô đối với thánh Phaolô cũng không ngoại lệ. Nếu Chúa Giêsu “ngỡ ngàng về sự cứng lòng tin của họ” (Mc 6, 6), thì Ê-dê-kien hay thánh Phao-lô cũng thế (x. 2Cr 12, 7-10).
Con người vẫn tiếp tục làm Chúa ngạc nhiên. Cụ thể, vì thương xót dân Chúa mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en được Chúa sai đến với dân Chúa, những người bị Thiên Chúa coi là những kẻ phản loạn, không tuân giữ Giao Ước mà cha ông họ đã ký kết với Thiên Chúa, họ lòng chai dạ đá, mặt chẳng những cứ trơ trơ lại còn phản loạn cùng Thiên Chúa, khước từ tình thương của Ngài, khiến Ê-dê-ki-en rất ngạc nhiên.
Đến thời Chúa Giêsu chẳng phải dân xa lạ, mà chính đồng hương của Chúa cũng khước từ sứ điệp tình thương ấy. Đúng là, “Người đã đến nhà các gia nhân Người, mà các gia nhân đã không tiếp nhận Người” (Ga 1, 11).
Trong thời gian thi hành sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người khi họ có lòng tin, đang khi những người khác cứng lòng. Chúa Giêsu ngạc nhiên về thái độ của người đồng hương : thấy giáo lý và các phép lạ Người làm mà họ không mềm lòng ra. Nhưng với cái nhìn của Thiên Chúa hay của đức tin, thì điều này cũng không lạ, bởi vì cả lịch sử thánh cho thấy loài người luôn luôn cưỡng lại tình thương của Thiên Chúa. Trừ một số ít. Số ít này là những kẻ được cứu vớt. Họ sẽ làm thành đàn chiên nhỏ. Họ sẽ thừa tự Nước Trời vì họ tin rằng: có nhà tiên tri của Chúa ở giữa họ, mặc dù bề ngoài có nhiều điều cản trở niềm tin này.
Chúa Giêsu ngạc nhiên vì thành kiến của họ về lý lịch của Chúa : cha mẹ, gia đình và nghề nghiệp : “Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” (Mc 6, 3). Họ không thể đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.
Thánh Phaolô cũng không nằm ngoài ơn gọi và cuộc đời sứ ngôn của Đức Chúa. Ông được chọn gọi và sai đến với dân ngoại, cụ thể với giáo dân Côrintô yêu quý của người. Phaolô cũng gặp những người gièm pha đủ điều, cốt để tín hữu Côrintô đừng tin vào giáo lý cứu độ của Phaolô nữa. Nhưng nếu bỏ niềm tin này, thì làm sao được cứu độ? Phaolô phải can thiệp ngay. Người gửi thư không phải để chữa mình hay để lấy lại uy tín, nhưng là để thi hành sứ vụ tiên tri, rao giảng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Ngày hôm nay có người nói rằng: Nếu chúng ta sống vào thời ngôn sứ Ê-dê-kien, hay thời các tông đồ, và chứng kiến Chúa Giêsu như họ, chắc chúng ta cũng giống họ. Họ biết quê hương mình có người tên là Giêsu nhưng không biết người đang nói với họ là Chúa Giêsu, Chúa Cả trời đất…… Thực tế ngày hôm nay khác với ngày xa xưa ấy, vì nhiều người hạnh phúc hơn, tin tưởng vào những điều đã đã nghe và đã thấy.
Quả thật, ở giữa những người ẫu trĩ có một người khiêm nhường; là Thiên Chúa thật đến dạy dỗ chúng dân. Người đến với những thu thuế và tội lỗi, đồng bàn ăn uống với họ (x. Mt 9,11); Vì thế, có người miệt thị nói rằng : “Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao?” (Mc 6,3; Ga 6,42) Nhưng Chúa Giêsu vần là Thiên Chúa thật và là người thật, các vua chúa trần gian phải phụng thời Người … Người hoàn toàn là con người như chúng ta : ăn, uống, ngủ, nghỉ, đổ mồ hôi và mệt mỏi như chúng ta, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Người được gìn giữ khỏi hư nát và khỏi chết giữa muôn người. Giờ đây Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha (Mc 16,19), không gì có thể tách Người với Chúa Cha.
Thật là kỳ diệu, để có thể nhận biết và tin rằng một người thế là Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất và mọi sự trên trời dưới đất … Vì thế, hàng ngày chúng ta nghe Chúa Giêsu thông truyền thánh ý Chúa Cha qua các tác giả Tin Mừng, chúng ta phải vâng nghe, tuân giữ các giới răn của Người và tin vào Người.
Chúa đã đòi dân Dothái thời Ê-dê-ki-en phải tin vào Lời Chúa và vào vị tiên tri khi họ không còn quê hương, đền thờ. Người đã đòi bà con thân thuộc của Chúa Giêsu lướt thắng những cản trở bên ngoài thuộc gia thế và địa vị xã hội của nhà tiên tri thành Nagiarét để đón nhận ơn cứu độ. Hằng ngày Chúa vẫn đòi chúng ta phải có niềm tin như vậy qua mọi thử thách trần gian. Hơn nữa Chúa lại muốn chúng ta trở nên các tiên tri của Chúa để giúp anh em đồng loại nhận ra Tin Mừng cứu độ. Chúng ta hãy sẵn lòng tin tưởng vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, cho dù có bao nét bề ngoài của kế hoạch đó dường như muốn làm chúng ta nản lòng.
Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ chúng con. Amen.
(Mc 6, 1 – 6)
Chúa ngạc nhiên vì con người cứng lòng
Phụng vụ lời Chúa hôm nay giúp chúng ta khám phá những cảm xúc của ngôn sứ Ê-dê-kien đối với dân Chúa tuyển chọn và yêu thương (x.Ed 4,2-5), đặc biệt là cảm xúc của Chúa Giêsu đối với những người đồng hương của mình khi Chúa vào hội đường rao giảng cho họ (x. Mc 6, 1-6). Trường hợp của dân thành Cô-rin-tô đối với thánh Phaolô cũng không ngoại lệ. Nếu Chúa Giêsu “ngỡ ngàng về sự cứng lòng tin của họ” (Mc 6, 6), thì Ê-dê-kien hay thánh Phao-lô cũng thế (x. 2Cr 12, 7-10).
Con người vẫn tiếp tục làm Chúa ngạc nhiên. Cụ thể, vì thương xót dân Chúa mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en được Chúa sai đến với dân Chúa, những người bị Thiên Chúa coi là những kẻ phản loạn, không tuân giữ Giao Ước mà cha ông họ đã ký kết với Thiên Chúa, họ lòng chai dạ đá, mặt chẳng những cứ trơ trơ lại còn phản loạn cùng Thiên Chúa, khước từ tình thương của Ngài, khiến Ê-dê-ki-en rất ngạc nhiên.
Đến thời Chúa Giêsu chẳng phải dân xa lạ, mà chính đồng hương của Chúa cũng khước từ sứ điệp tình thương ấy. Đúng là, “Người đã đến nhà các gia nhân Người, mà các gia nhân đã không tiếp nhận Người” (Ga 1, 11).
Trong thời gian thi hành sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã chữa lành nhiều người khi họ có lòng tin, đang khi những người khác cứng lòng. Chúa Giêsu ngạc nhiên về thái độ của người đồng hương : thấy giáo lý và các phép lạ Người làm mà họ không mềm lòng ra. Nhưng với cái nhìn của Thiên Chúa hay của đức tin, thì điều này cũng không lạ, bởi vì cả lịch sử thánh cho thấy loài người luôn luôn cưỡng lại tình thương của Thiên Chúa. Trừ một số ít. Số ít này là những kẻ được cứu vớt. Họ sẽ làm thành đàn chiên nhỏ. Họ sẽ thừa tự Nước Trời vì họ tin rằng: có nhà tiên tri của Chúa ở giữa họ, mặc dù bề ngoài có nhiều điều cản trở niềm tin này.
Chúa Giêsu ngạc nhiên vì thành kiến của họ về lý lịch của Chúa : cha mẹ, gia đình và nghề nghiệp : “Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” (Mc 6, 3). Họ không thể đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa làm người.
Thánh Phaolô cũng không nằm ngoài ơn gọi và cuộc đời sứ ngôn của Đức Chúa. Ông được chọn gọi và sai đến với dân ngoại, cụ thể với giáo dân Côrintô yêu quý của người. Phaolô cũng gặp những người gièm pha đủ điều, cốt để tín hữu Côrintô đừng tin vào giáo lý cứu độ của Phaolô nữa. Nhưng nếu bỏ niềm tin này, thì làm sao được cứu độ? Phaolô phải can thiệp ngay. Người gửi thư không phải để chữa mình hay để lấy lại uy tín, nhưng là để thi hành sứ vụ tiên tri, rao giảng ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Ngày hôm nay có người nói rằng: Nếu chúng ta sống vào thời ngôn sứ Ê-dê-kien, hay thời các tông đồ, và chứng kiến Chúa Giêsu như họ, chắc chúng ta cũng giống họ. Họ biết quê hương mình có người tên là Giêsu nhưng không biết người đang nói với họ là Chúa Giêsu, Chúa Cả trời đất…… Thực tế ngày hôm nay khác với ngày xa xưa ấy, vì nhiều người hạnh phúc hơn, tin tưởng vào những điều đã đã nghe và đã thấy.
Quả thật, ở giữa những người ẫu trĩ có một người khiêm nhường; là Thiên Chúa thật đến dạy dỗ chúng dân. Người đến với những thu thuế và tội lỗi, đồng bàn ăn uống với họ (x. Mt 9,11); Vì thế, có người miệt thị nói rằng : “Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao?” (Mc 6,3; Ga 6,42) Nhưng Chúa Giêsu vần là Thiên Chúa thật và là người thật, các vua chúa trần gian phải phụng thời Người … Người hoàn toàn là con người như chúng ta : ăn, uống, ngủ, nghỉ, đổ mồ hôi và mệt mỏi như chúng ta, giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Người được gìn giữ khỏi hư nát và khỏi chết giữa muôn người. Giờ đây Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha (Mc 16,19), không gì có thể tách Người với Chúa Cha.
Thật là kỳ diệu, để có thể nhận biết và tin rằng một người thế là Thiên Chúa, Đấng tạo thành trời đất và mọi sự trên trời dưới đất … Vì thế, hàng ngày chúng ta nghe Chúa Giêsu thông truyền thánh ý Chúa Cha qua các tác giả Tin Mừng, chúng ta phải vâng nghe, tuân giữ các giới răn của Người và tin vào Người.
Chúa đã đòi dân Dothái thời Ê-dê-ki-en phải tin vào Lời Chúa và vào vị tiên tri khi họ không còn quê hương, đền thờ. Người đã đòi bà con thân thuộc của Chúa Giêsu lướt thắng những cản trở bên ngoài thuộc gia thế và địa vị xã hội của nhà tiên tri thành Nagiarét để đón nhận ơn cứu độ. Hằng ngày Chúa vẫn đòi chúng ta phải có niềm tin như vậy qua mọi thử thách trần gian. Hơn nữa Chúa lại muốn chúng ta trở nên các tiên tri của Chúa để giúp anh em đồng loại nhận ra Tin Mừng cứu độ. Chúng ta hãy sẵn lòng tin tưởng vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, cho dù có bao nét bề ngoài của kế hoạch đó dường như muốn làm chúng ta nản lòng.
Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ chúng con. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:41 03/07/2024
10. Người không cầu nguyện thì giống như người lính mất đi vũ khí vậy, không thể ra trận; người không cầu nguyện thì cũng khó mà chống trả được với ba thù.
(Thánh Tomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:45 03/07/2024
98. ÁI ÂN CỦA NHẠC MẪU
Có một chàng rể nghe theo lời nhạc phụ ở xa, đem nhà của nhạc mẫu bán cho người ta, lúc giao kèo để bán thì phía bên kia trả giá không đủ.
Chàng rể bèn viết thư hối thúc nhạc phụ rằng:
- “Việc ái ân (房事) (1) của nhạc mẫu quá gấp, quá gấp ! Sáng tối đều trông ngóng chờ bố đến cứu !”
(NHã Ngược)
Suy tư 98:
Chuyện hệ trọng thì nên tự mình giải quyết, đừng ủy thác cho người không biết gì mà mình lại ở xa, bằng không thì sẽ sinh ra nhiều chuyện không hay, có khi vì hiểu lầm mà phá hỏng cả đại sự của mình, đó là người khôn ngoan vậy.
Chuyện buôn bán thì nên giao cho người biết làm ăn buôn bán, chuyện giao kèo mối lái thì nên giao cho người có kinh nghiệm trong lãnh vực này, chuyện quản lý nhà cửa thì nên giao cho người biết quản lý và có lòng trung thực, như thế mới yên tâm và là người khôn ngoan.
Việc đạo đức liên quan đến phần rỗi đời đời của linh hồn mình thì nên bàn hỏi với các linh mục, vì đó là việc quan trọng nhất trong tất cả các việc quan trọng khác.
Có những người Ki-tô hữu đem chuyện quan trọng đời mình giao cho ông giám đốc công ty, nên chỉ thấy họ ngày càng giàu có mập béo ra, nhưng cuộc sống tâm linh thì càng ngày càng teo lại và nghèo nàn; có người đem việc quan trọng bậc nhất của mình giao cho tri thức, nên họ không bao giờ rờ đến quyển Thánh Kinh; có người cho rằng việc quan trọng nhất của mình là học hành, nên họ cứ loay hoay mãi với ước vọng bằng cấp mà quên mất bổn phận mục tử của mình.
Giao việc đúng người là kẻ khôn ngoan, chọn việc hợp khả năng của mình là người không những khôn ngoan, mà còn là người có một tâm hồn rất khiêm tốn và có trách nhiệm, Thiên Chúa luôn sẵn sàng ban ơn cho những con người như thế.
Sai một vài chữ nếu không chú ý thì cũng sẽ gây hiểu lầm tai hại, càng làm lớn thì càng phải cẩn trọng...
(1) 房事 có 2 nghĩa: một là chuyện nhà cửa, hai là việc ái ân vợ chồng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một chàng rể nghe theo lời nhạc phụ ở xa, đem nhà của nhạc mẫu bán cho người ta, lúc giao kèo để bán thì phía bên kia trả giá không đủ.
Chàng rể bèn viết thư hối thúc nhạc phụ rằng:
- “Việc ái ân (房事) (1) của nhạc mẫu quá gấp, quá gấp ! Sáng tối đều trông ngóng chờ bố đến cứu !”
(NHã Ngược)
Suy tư 98:
Chuyện hệ trọng thì nên tự mình giải quyết, đừng ủy thác cho người không biết gì mà mình lại ở xa, bằng không thì sẽ sinh ra nhiều chuyện không hay, có khi vì hiểu lầm mà phá hỏng cả đại sự của mình, đó là người khôn ngoan vậy.
Chuyện buôn bán thì nên giao cho người biết làm ăn buôn bán, chuyện giao kèo mối lái thì nên giao cho người có kinh nghiệm trong lãnh vực này, chuyện quản lý nhà cửa thì nên giao cho người biết quản lý và có lòng trung thực, như thế mới yên tâm và là người khôn ngoan.
Việc đạo đức liên quan đến phần rỗi đời đời của linh hồn mình thì nên bàn hỏi với các linh mục, vì đó là việc quan trọng nhất trong tất cả các việc quan trọng khác.
Có những người Ki-tô hữu đem chuyện quan trọng đời mình giao cho ông giám đốc công ty, nên chỉ thấy họ ngày càng giàu có mập béo ra, nhưng cuộc sống tâm linh thì càng ngày càng teo lại và nghèo nàn; có người đem việc quan trọng bậc nhất của mình giao cho tri thức, nên họ không bao giờ rờ đến quyển Thánh Kinh; có người cho rằng việc quan trọng nhất của mình là học hành, nên họ cứ loay hoay mãi với ước vọng bằng cấp mà quên mất bổn phận mục tử của mình.
Giao việc đúng người là kẻ khôn ngoan, chọn việc hợp khả năng của mình là người không những khôn ngoan, mà còn là người có một tâm hồn rất khiêm tốn và có trách nhiệm, Thiên Chúa luôn sẵn sàng ban ơn cho những con người như thế.
Sai một vài chữ nếu không chú ý thì cũng sẽ gây hiểu lầm tai hại, càng làm lớn thì càng phải cẩn trọng...
(1) 房事 có 2 nghĩa: một là chuyện nhà cửa, hai là việc ái ân vợ chồng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tâm tình của Đức Thánh Cha với người di dân như: Cha và con
Thanh Quảng sdb
03:43 03/07/2024
Tâm tình của Đức Thánh Cha với người di dân như: Cha và con
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm người di cư bao gồm các tác giả từ Senegal đến Gambia, những người đã kể lại đời họ, đóng góp và đấu tranh cho hành trình tìm kiếm một ngôi nhà mới.
(Tin Vatican - Alessandro De Carolis)
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với những người di cư vào chiều thứ Ba (2/7/2024) không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Tuy nhiên, mỗi cuộc gặp, tuy theo cùng một khuôn mẫu, nhưng mỗi lần đều để lại "một khoảnh khắc ân sủng".
Một nhóm người di cư đã đến nhà trọ Thánh Marta để cảm nghiệm tình cha của một người mà họ coi là "cha" và "người chăn dắt", theo lời của Dona Mattia Ferrari, người tháp tùng nhóm.
Các tác giả chia sẻ câu chuyện đời họ
Những nhân vật trọng tâm của cuộc gặp gỡ hôm thứ Ba là hai người trẻ, Ibrahim Lo, đến từ Senegal và Ebrima Kuyateh, gốc Gambia, cả hai đều vượt biên qua Libya để đến châu Âu.
Ibrahim là tác giả của tác phẩm Bánh và Nước (Pane e acqua) khởi đi từ Senegal đến Ý qua nước Libia và Tiếng Vọng của Tôi (La mia voce) vọng từ con sông Dalle ở Phi Châu, vang khắp nẻo đường Âu Châu; trong khi Ebrima chia sẻ câu chuyện đời mình trong một cuốn sách có tựa đề hùng hồn, (Io i miei piedi nudi) “Tôi, đi bộ trên đôi chân trần trụi” với lời tựa của một số tác giả khác như Erio Castellucci, Tổng giám mục Modena-Nonantola và giám mục Carpi, cũng như lời bạt của Stefano Croci, giám đốc Di dân.
Trong số những người còn lại trong nhóm gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô có Cha Mattia Ferrari; Stefano Croci, giám đốc Di dân vùng Carpi; Giulia Bassoli, một tình nguyện viên; và Luca Casarini, người sáng lập “Cứu mạng trên Biển Địa trung hải” (Mediterranea Saving Humans) và là khách mời đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục; cùng Sơ Adriana Dominici, một nữ tu Dòng Tận hiến tại Rome.
Những câu chuyện về địa ngục và hy vọng
Cha Mattia giải thích rằng Đức Thánh Cha muốn lắng nghe những câu chuyện của những người di dân và biết ơn "mọi người vì những gì họ đã làm và đã sống", và ngài khuyến khích họ "hãy tiếp tục".
Một trong những câu chuyện của Pato, người đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2023. Cái chết khát của vợ anh Pato là bà Fati và con gái Marie khi họ băng qua sa mạc vào năm ngoái đã đánh động lương tâm nhiều người trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những câu chuyện tương tự và những trải nghiệm địa ngục đã được pha trộn với những câu chuyện về hy vọng mà những người di cư muốn chia sẻ với Đức Thánh Cha. Cha Mattia cho biết những trải nghiệm của họ, bao gồm cả sự chào đón mà những người trẻ nhận được, chứng minh rằng, dù ở trên biển khơi bao la hay trên rừng sâu núi thẳm, "khi chúng ta giải cứu hoặc chào đón những người nghèo, những người di cư, thì chính họ đang cứu chúng ta". Và điều đó cho thấy rằng "trong tình yêu, trong tình huynh đệ mà người ta chia sẻ cho người nghèo, những người di cư, người ta thực sự nhận được ơn cứu rỗi".
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp một nhóm người di cư bao gồm các tác giả từ Senegal đến Gambia, những người đã kể lại đời họ, đóng góp và đấu tranh cho hành trình tìm kiếm một ngôi nhà mới.
(Tin Vatican - Alessandro De Carolis)
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với những người di cư vào chiều thứ Ba (2/7/2024) không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên. Tuy nhiên, mỗi cuộc gặp, tuy theo cùng một khuôn mẫu, nhưng mỗi lần đều để lại "một khoảnh khắc ân sủng".
Một nhóm người di cư đã đến nhà trọ Thánh Marta để cảm nghiệm tình cha của một người mà họ coi là "cha" và "người chăn dắt", theo lời của Dona Mattia Ferrari, người tháp tùng nhóm.
Các tác giả chia sẻ câu chuyện đời họ
Những nhân vật trọng tâm của cuộc gặp gỡ hôm thứ Ba là hai người trẻ, Ibrahim Lo, đến từ Senegal và Ebrima Kuyateh, gốc Gambia, cả hai đều vượt biên qua Libya để đến châu Âu.
Ibrahim là tác giả của tác phẩm Bánh và Nước (Pane e acqua) khởi đi từ Senegal đến Ý qua nước Libia và Tiếng Vọng của Tôi (La mia voce) vọng từ con sông Dalle ở Phi Châu, vang khắp nẻo đường Âu Châu; trong khi Ebrima chia sẻ câu chuyện đời mình trong một cuốn sách có tựa đề hùng hồn, (Io i miei piedi nudi) “Tôi, đi bộ trên đôi chân trần trụi” với lời tựa của một số tác giả khác như Erio Castellucci, Tổng giám mục Modena-Nonantola và giám mục Carpi, cũng như lời bạt của Stefano Croci, giám đốc Di dân.
Trong số những người còn lại trong nhóm gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô có Cha Mattia Ferrari; Stefano Croci, giám đốc Di dân vùng Carpi; Giulia Bassoli, một tình nguyện viên; và Luca Casarini, người sáng lập “Cứu mạng trên Biển Địa trung hải” (Mediterranea Saving Humans) và là khách mời đặc biệt của Thượng hội đồng Giám mục; cùng Sơ Adriana Dominici, một nữ tu Dòng Tận hiến tại Rome.
Những câu chuyện về địa ngục và hy vọng
Cha Mattia giải thích rằng Đức Thánh Cha muốn lắng nghe những câu chuyện của những người di dân và biết ơn "mọi người vì những gì họ đã làm và đã sống", và ngài khuyến khích họ "hãy tiếp tục".
Một trong những câu chuyện của Pato, người đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 11 năm 2023. Cái chết khát của vợ anh Pato là bà Fati và con gái Marie khi họ băng qua sa mạc vào năm ngoái đã đánh động lương tâm nhiều người trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những câu chuyện tương tự và những trải nghiệm địa ngục đã được pha trộn với những câu chuyện về hy vọng mà những người di cư muốn chia sẻ với Đức Thánh Cha. Cha Mattia cho biết những trải nghiệm của họ, bao gồm cả sự chào đón mà những người trẻ nhận được, chứng minh rằng, dù ở trên biển khơi bao la hay trên rừng sâu núi thẳm, "khi chúng ta giải cứu hoặc chào đón những người nghèo, những người di cư, thì chính họ đang cứu chúng ta". Và điều đó cho thấy rằng "trong tình yêu, trong tình huynh đệ mà người ta chia sẻ cho người nghèo, những người di cư, người ta thực sự nhận được ơn cứu rỗi".
Sau khi gặp các viên chức hàng đầu của Vatican, có chiều hướng Hội đồng Đồng nghị của Đức bước vào thế không hiện hữu.
Vũ Văn An
20:50 03/07/2024
Các giám mục Đức và các viên chức Vatican đã gặp nhau vào ngày 28 tháng 6 trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài một ngày về dự án “Con đường đồng nghị” gây tranh cãi của quốc gia.
Cuối cùng, họ đã đưa ra một tuyên bố. Và như Luke Coppen viết:
“Với chưa đầy 500 chữ được lựa chọn cẩn thận, tuyên bố chung gợi ý rằng sáng kiến trong cuộc chiến kéo dài 5 năm về con đường đồng nghị đã thay đổi – có lẽ là dứt khoát – theo hướng có lợi cho Rome”.
Vậy tài liệu đã nói gì? Tin tốt. Luke đã giải thích từng chữ trong ngôn ngữ của Vatican để cho bạn biết chính xác những gì đang xảy ra giữa người Đức và Vatican.
Tối thứ Sáu tuần trước, văn phòng báo chí Tòa thánh đã đưa ra một tuyên bố bằng ngôn ngữ Vatican được soạn thảo tinh xảo - một ngôn ngữ có số lượng người nói thông thạo gần bằng tiếng Klingon.
Thông cáo ngày 28 tháng 6 đã tóm tắt một cuộc họp mặt kéo dài một ngày của các nhà lãnh đạo Giáo hội Đức và các viên chức cấp cao của Vatican để thảo luận về dự án “con đường đồng nghị” gây tranh cãi của Đức.
Với chưa đầy 500 chữ được lựa chọn cẩn thận, tuyên bố chung gợi ý rằng sáng kiến trong cuộc chiến kéo dài 5 năm về con đường đồng nghị đã thay đổi – có lẽ mang tính quyết định – theo hướng có lợi cho Rome.
Tài liệu này chỉ có sẵn bằng tiếng Đức và tiếng Ý. Nhưng vì những mối quan tâm lớn xung quanh con đường đồng nghị, nó đáng được đọc kỹ.
Đội hình xuất phát
Hãy bắt đầu ở phần cuối của tuyên bố, với đoạn thứ tám và đoạn cuối cùng.
Đây là phần thẳng thừng nhất vì nó chỉ nêu rõ ai đã tham gia các cuộc đàm phán, cuộc thảo luận thứ ba trong một loạt các cuộc thảo luận cấp cao sau chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức tới Rome vào tháng 11 năm 2022.
Đội hình như sau:
Về phía Vatican:
• Đức Hồng Y Victor Manuel Fernandéz, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin
• Đức Hồng Y Kurt Koch, Bộ trưởng Bộ Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo.
• Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican.
• Đức Hồng Y Robert Prevost, Bộ trưởng Bộ Giám mục.
• Đức Hồng Y Arthur Roche, Bộ trưởng Bộ Phụng tự.
• Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp.
Về phía Đức:
• Đức Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch hội đồng giám mục Đức.
• Đức Giám Mục Stephan Ackermann, chủ tịch ủy ban phụng vụ của các giám mục.
• Đức Giám Mục Bertram Meier, chủ tịch ủy ban Giáo hội thế giới của các giám mục.
• Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck, chủ tịch ủy ban giáo lý của các giám mục.
• Beate Gilles, tổng thư ký hội đồng giám mục.
• Matthias Kopp, phát ngôn viên hội đồng giám mục.
Không khinh thường đội ngũ Đức, điều đáng chú ý là Vatican đã đưa nhóm A của mình đến đàm phán.
Quay trở lại phần đầu của tuyên bố, chúng ta đọc rằng cuộc họp ngày 28 tháng 6 đã diễn ra theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô và tiếp nối cuộc họp gần đây nhất vào ngày 22 tháng 3.
Tuyên bố nhắc nhở chúng ta rằng vào tháng 3, cả hai bên đã đồng ý rằng mục tiêu của các cuộc đàm phán là “phát triển các hình thức cụ thể của tính đồng nghị trong Giáo hội ở Đức phù hợp với giáo hội học của Công đồng Vatican II, các yêu cầu của giáo luật và các kết quả của Thượng Hội đồng về tính đồng nghị”.
Thông cáo báo chí tháng 3 cho biết kết quả sẽ được đệ trình lên Tòa thánh để phê duyệt. Cụm từ tương tự được lặp lại ở đây, nhưng với “recognitio” trong ngoặc sau “phê duyệt”, nhấn mạnh rằng các giám mục Đức phải chính thức đệ trình các kế hoạch bằng văn bản cho Vatican xem xét.
Giống như hồi tháng 3, bầu không khí của cuộc họp tháng 6 được mô tả là “tích cực” và “mang tính xây dựng”. Nhưng nó cũng thêm tính từ “cởi mở”. Bạn hãy tự hiểu lấy.
Phá cấu trúc 'hội đồng đồng nghị'
Sau đó, chúng ta đụng tới một trong những đoạn văn dày đặc hơn, trong đó lưu ý rằng các giám mục đã trình bày kết quả của cuộc họp gần đây nhất của “ủy ban đồng nghị” của Đức.
Ủy ban đồng nghị là một cơ quan gồm các giám mục và giáo dân nhằm mở đường cho việc thành lập một “hội đồng đồng nghị” thường trực với quyền lực rộng lớn đối với Giáo hội địa phương.
Ủy ban đồng nghị được mô tả trong ngoặc trong tuyên bố là “một ủy ban làm việc tạm thời”. Trong khi cơ quan này luôn được coi là tạm thời và nhường chỗ cho hội đồng đồng nghị vào năm 2026, cách diễn đạt dường như đã giảm thiểu tầm quan trọng của nó. Đó có thể là do Vatican vẫn còn nghi ngờ về tính hợp pháp của ủy ban, vì 4 trong số 27 giám mục giáo phận của Đức đang tẩy chay ủy ban này.
Tuyên bố nói rằng sau phần tóm tắt của cuộc họp ủy ban đồng nghị, “các nền tảng thần học và khả năng tổ chức pháp lý của một cơ quan đồng nghị quốc gia đã được thảo luận”. Lưu ý rằng cơ quan đồng nghị quốc gia trong tương lai không được gọi là “hội đồng đồng nghị”.
Chúng ta sẽ hiểu tại sao nếu chúng ta bỏ qua một đoạn văn. Chúng ta đọc rằng các viên chức Vatican muốn tên của cơ quan được thay đổi và có những dè dặt về “các khía cạnh khác nhau của đề xuất hiện có đối với một cơ quan đồng nghị quốc gia tương lai như vậy”.
“Liên quan tới vị thế của cơ quan này, có sự đồng ý rằng nó không ở trên hoặc ngang bằng với hội đồng giám mục”, tuyên bố cho biết.
Đây được cho là phần quan trọng nhất của tuyên bố. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta cần nhớ lại rằng nghị quyết kêu gọi thành lập hội đồng đồng nghị đã mô tả nó như một “cơ quan cố vấn và ra quyết định” quốc gia.
Theo tài liệu đó, cơ quan này, bao gồm các giám mục và giáo dân, sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận về kế hoạch mục vụ, các quan điểm tương lai của Giáo hội cũng như các vấn đề tài chính và ngân sách của Giáo hội vốn không được quyết định ở cấp giáo phận”.
Tuyên bố ngày 28 tháng 6 nói rõ rằng các viên chức Vatican – những người sẽ quyết định liệu kế hoạch có được công nhận hay không – phản đối cả tên lẫn quyền hạn được đề xuất của hội đồng đồng nghị.
Tuyên bố cho biết thêm rằng cả hai bên đều đồng ý rằng cơ quan đồng nghị quốc gia không nên “ở trên hoặc ngang bằng với hội đồng giám mục”.
Điều đó có nghĩa là gì? Nhà phê bình con đường đồng nghị Martin Brüske nói rằng, nói một cách hợp lý, “điều gì không cao hơn cũng không ngang bằng thì không gì khác hơn là phụ thuộc”.
Nếu cơ quan tương lai phụ thuộc hội đồng giám mục, thì nó sẽ hoàn toàn khác với hội đồng đồng nghị bao quát do Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK), vốn đồng bảo trợ cho con đường đồng nghị cùng với các giám mục Đức, dự kiến.
Peter Winnemöller, một nhà phê bình khác về con đường đồng nghị, viết: “Hội đồng đồng nghị không được gọi như vậy và nó không được cấu trúc như vậy và nó không được có khả năng thực hiện những gì đã được hoạch định. Nói một cách đơn giản: nó sẽ không bao giờ hiện hữu.”
Thông cáo lưu ý rằng một trong ba ủy ban của ủy ban đồng nghị sẽ tập trung vào “các vấn đề về tính đồng nghị và cơ cấu của một cơ quan đồng nghị”.
Tuyên bố cho biết: “Để chuẩn bị một bản dự thảo cho cơ quan này, ủy ban [Đức] sẽ liên hệ chặt chẽ với một ủy ban tương ứng bao gồm đại diện của các cơ quan liên quan”.
Điều này cho thấy rằng Vatican quyết tâm tham gia ngay cả vào việc soạn thảo kế hoạch chi tiết mới cho một cơ quan đồng nghị quốc gia. Đây có thể là một nỗ lực nhằm phá vỡ phương thức hoạt động thành công trước đây của những người tổ chức con đường đồng nghị, đó là tạo ra “các sự kiện trên thực tế” trước khi Rome có thể phản ứng và sau đó bác bỏ bất cứ phản đối nào vì cho rằng thiếu thông tin hoặc không liên quan.
Một ‘cái tát vào mặt’?
Sau khi giải quyết cuộc tranh luận về hội đồng đồng nghị, thông cáo đưa ra một tuyên bố khá kích thích nhưng có phần khó hiểu.
“Vấn đề về thành phần tương lai của phái đoàn Đức tham gia vào cuộc đối thoại giữa các đại diện của Giáo triều Rôma và Hội đồng Giám mục Đức cũng đã được thảo luận,” thông cáo viết.
Peter Winnemöller giải thích đây là “cú tát vào mặt vang dội nhất mọi thời đại” đối với Hội đồng Giám mục Đức. Ông gợi ý cách dịch trực tiếp hơn sẽ là: “Chúng tôi không muốn nói chuyện với những người bạn mang theo bên mình. Hãy mang những người khác đi cùng.”
Trong khi đó, Martin Brüske coi nó ám chỉ việc bốn giám mục tẩy chay ủy ban thượng hội đồng. Ông viết: “Nếu ủy ban thực sự không gì khác hơn là một ‘ủy ban làm việc tạm thời’, thì không có cách nào hiểu được tại sao các giám mục hoài nghi về công cụ này lại bị loại khỏi các cuộc đàm phán trong tương lai”.
“Ngược lại: họ đại diện cho một tiếng nói quan trọng trong một quá trình mở mà cuối cùng giờ đây có thể được lắng nghe lại.”
Có một khả thể khác: Câu nói có thể đề cập đến yêu cầu kiên trì của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức muốn được tham gia vào các cuộc đàm phán ở Rome, vì đây là nhà đồng tài trợ cho con đường đồng nghị và ủy ban đồng nghị. Có lẽ Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức cuối cùng sẽ có một đại diện trên bàn đàm phán.
Hết cuộc nói chuyện này qua cuộc nói chuyện khác
Tuyên bố kết thúc với những gì có vẻ như là một chút về việc quản gia.
“Sau khi kết thúc Thượng Hội đồng về tính đồng nghị [vào tháng 10], các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục thảo luận về các chủ đề sâu hơn có tính chất nhân học, giáo hội học và phụng vụ,” tuyên bố viết.
Điều này cho thấy Vatican không vội vàng nối lại các cuộc thảo luận. Thay vì lên lịch một cuộc họp ngay sau kỳ nghỉ hè, cuộc họp tiếp theo có thể diễn ra vào cuối mùa thu.
Khó có khả thể bất cứ sự bất đồng nào về “bản chất nhân chủng học, giáo hội học và phụng vụ” sẽ được giải quyết trong một ngày. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi một cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra sau cuộc họp đó, rồi cuộc họp khác, rồi cuộc họp khác sau đó.
Do đó, đề xuất về hội đồng đồng nghị có thể đang đi vào điều mà các nhà biên kịch Hollywood gọi là “địa ngục phát triển” - một giai đoạn chuẩn bị mệt mỏi và không có thời hạn giải quyết rõ ràng.
Những người đề xuất hội đồng đồng nghị đặt mục tiêu vào năm 2026. Nghị quyết của con đường đồng nghị nhấn mạnh rằng cơ quan này phải hoạt động “muộn nhất là vào tháng 3 năm 2026”.
Nhưng hiện tại rõ ràng là điều này phải được sự chấp thuận của Rome. Và Rome có thể đang có ý định nhắc nhở những người tổ chức con đường đồng nghị rằng họ nghĩ không phải tính bằng năm mà là hàng thế kỷ.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần Hai, Tín ngưỡng và Văn hóa: Chương 10, Georges Bernanos
Vũ Văn An
15:33 03/07/2024
Chương 10: Hai nước Pháp, tiếp theo
Quan thầy những anh đần: Georges Bernanos
Tiểu thuyết Công Giáo không phải là tiểu thuyết chỉ nuôi dưỡng chúng ta bằng những tình cảm tốt đẹp; đó là cuốn tiểu thuyết trong đó đời sống đức tin bị cuốn vào những đam mê. Phải làm mọi điều có thể làm được để độc giả cảm nhận được mầu nhiệm cứu độ bi tráng. (71)
Tiểu thuyết là một hình thức nghệ thuật dễ tha thứ hơn so với thi ca về những bất qui tắc chính thức gần như do thiết kế. Nó cho phép kết hợp tất cả các loại tài liệu theo những cách bất ngờ mà không gây hại cho câu chuyện căn bản của nó. Nước Pháp đã sản sinh ra một số tiểu thuyết gia tuyệt vời trong thế kỷ 20: không chỉ ở bên lề Công Giáo, cũng như tác phẩm À la recherche du temps perdu [Đi tìm Thời gian đã mất] của Proust, mà còn là những nhà văn mạnh mẽ, những người cũng là những tín hữu mạnh mẽ. Một trong những người có óc nghệ thuật và mạnh mẽ nhất là Georges Bernanos. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, Sous le soleil de Satan (Dưới ánh mặt trời của Satan), mở đầu bằng câu chuyện về Mouchette, một cô gái mười sáu tuổi bồn chồn ở vùng nông thôn yên tĩnh của nước Pháp, người mà chỉ trong chương đầu tiên đã có những pha ân ái ướt át với hai người yêu, giết một người bằng súng ngắn, cố gắng nhờ người kia (bác sĩ) phá thai cho cô, và phát điên một thời gian — khiến đứa con ngoài giá thú của cô chết ngay lúc sinh — chủ yếu là do cô ngày càng thao túng và hoàn toàn xấu xa trong các mối quan hệ với những người khác (những người ít nhiều cũng đồi bại). Chuỗi tội lỗi này cuối cùng dẫn đến những thứ khác. Nhưng hầu hết trong tám cuốn tiểu thuyết của Bernanos, những tội lỗi tương tự chiếm phần lớn câu chuyện, bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em, chủ nghĩa đồng tính nữ, đồng tính luyến ái, tự tử (ít nhất một vụ trong mỗi cuốn tiểu thuyết), nghiện rượu, nghiện ma túy, tuyệt vọng và thậm chí là không chung thủy, bất tín, và tư tế phạm thánh. Được trình bày dưới dạng những mô tả riêng biệt trong tác phẩm của ông, những yếu tố này sẽ khiến hầu hết mọi người cho rằng Bernanos là một nhà văn viết kịch tình cảm hoặc viết tiểu thuyết với cốt truyện tương tự như cốt truyện của opera libretti [bản văn nhạc kịch] đáng ngờ hơn. Và điều đó không hoàn toàn sai lệch, ngoại trừ việc Bernanos cũng làm cho các nhân vật của mình trở nên khá đáng tin cậy, và ông đã thuyết phục người đọc rằng đây là thế giới tăm tối hậu Phong trào Ánh sáng, hậu Kitô giáo của thế kỷ XX, một thế giới chỉ thỉnh thoảng mới được soi sáng bởi những tia sáng ân sủng ngắn ngủi.
Trong khi sự hiện diện khắp nơi của cái ác là một chủ đề thường xuyên của Bernanos, thì sự thiện cảm với hầu hết các nhân vật tội lỗi của ông và hơn một gợi ý về khả thể cứu rỗi phổ quát, đó có thể là một lý do khiến Hans Urs von Balthasar quyết định viết một nghiên cứu đồ sộ về Bernanos. (72) Robert Speaight đã nhận xét một cách sắc sảo về Bernanos rằng “ông không phải là một nhà luân lý, mà là một nhà siêu hình học; vũ trụ của ông là một chiến trường của thiện và ác, không phải của đúng và sai.” (73) Giống như một số nhà văn Công Giáo Pháp vĩ đại khác, Bernanos bị cuốn hút bởi ý niệm cho rằng chúng ta không biết chính mình hay thế giới—một ý niệm vốn đã hiện diện nơi poète maudit [thi sĩ bị nguyền rủa] Arthur Rimbaud, theo công thức cố tình phi ngữ pháp “Je est un'autre” (“Tôi là một người khác”). Mầu nhiệm nhân vị này dẫn chúng ta đến nhận thức cho rằng chỉ có Thiên Chúa mới biết chúng ta và con tim của chúng ta và do đó, sự bất lực của chúng ta – một từ ngữ thường thấy ở Bernanos – ở mức độ sâu xa nhất, không nhất thiết là một dấu hiệu của sự thất bại. Nó thường là điều kiện tiên quyết để hiểu được “lòng thương xót ngọt ngào của Thiên Chúa” và tình yêu phổ quát, ngay cả giữa những vụ giết người, ngoại tình, tự tử, điên loạn, hận thù và buồn chán vốn tạo nên thế giới.
Điều này không phải lúc nào cũng được hiểu rõ vào thời đó, ngay cả với những độc giả thân thiện và thông minh như Jacques Maritain, người, với tư cách là một trong những người sáng lập tờ Le roseau d'or[cây sậy vàng] —một ấn phẩm nghiêng về Công Giáo của nhà xuất bản danh tiếng Plon—đã yêu cầu và nhận được một số thay đổi trong bản thảo Sous le soleil de Satan của Bernanos trước khi nó được xuất bản. Le roseau d’or về cơ bản nhằm mục đích kết hợp Công Giáo với các trào lưu trí thức và văn học sáng tạo, đồng thời cũng xuất bản các tác phẩm của François Nikolai Mauriac, Julien Green, Berdyaev và Graham Greene cũng như những người không theo Công Giáo. Với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Bernanos, Le roseau d’or không chỉ trở thành cuốn sách bán chạy nhất, mà nó còn giới thiệu một nhà văn có vẻ giống Dostoyevsky của Pháp. Một số tác phẩm vĩ đại nhất của bất cứ người Công Giáo nào trong thế kỷ 20 xuất hiện ở phần giữa rất dài của Sous le soleil de Satan, khi nhân vật chính, Cha Donissan, nhận được năng khiếu đọc linh hồn, một sức mạnh đáng sợ hơn hầu hết mọi người nghĩ, những người vô tình gặp khái niệm đó trong bối cảnh ngoan đạo theo qui ước hơn. Có một thiên tài văn học tuyệt đối trong cách Bernanos miêu tả việc tất cả những điều này xảy ra, đặc biệt là vì Cha Donissan nhận được năng khiếu đó, điều mà sau này sẽ khiến ông trở nên nổi tiếng và mang lại cho ông danh tiếng là một vị thánh hiện đại, sau cuộc gặp gỡ đích thân với Satan.
Donissan được giới thiệu qua cuộc trò chuyện giữa hai linh mục lớn tuổi (một trong số họ, Cha Menou-Segrais, là bề trên của Donissan ở một giáo xứ nông thôn). Họ nói về sự vụng về về thể chất và tinh thần của ngài cũng như những điều kỳ quặc của con người. Ngài cũng không giữ lại được gì nhiều từ việc học ở chủng viện của mình. Tuy nhiên, Cha Menou-Segrais phát hiện ra điều gì đó đặc biệt nơi cha phó trẻ tuổi của mình, người mà Bernanos đã mô phỏng theo Thánh Gioan Vianney, cha sở nổi tiếng của Ars, mặc dù trong một sự tái tạo thông minh chứ không phải chỉ là sự sao chép đơn thuần. Bất chấp tất cả sự vụng về của mình, khi vị linh mục trẻ bước vào tòa giải tội, mọi người thức tỉnh sau nhiều năm chỉ tuân giữ tôn giáo một cách có hình thức. Những bài giảng thô thiển, ngắt quãng của ngài — rút ra từ tâm hồn ngài hơn là từ những cụm từ sùng đạo thông thường — thu hút sự chú ý của cả giáo xứ.
Cha phó cũng hoàn toàn vâng lời cha xứ, hoan nghênh sự hướng dẫn thiêng liêng của cha và sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao phó. Ngài vẫn cảm thấy thất bại hoàn toàn. Và mặc cho tất cả những lời tự trách móc và cầu nguyện của mình, ngài thấy mình bị ma quỷ xảo quyệt dẫn dắt một cách không thể nhận ra vào việc đối đầu trực tiếp với ma quỷ. Donissan sẽ nói trong những năm sau này, “Khi tôi còn trẻ... Tôi không biết điều ác. Tôi chỉ được nghe biết điều đó từ chính những người tội lỗi.” (74) Nhưng sự cám dỗ của ngài không phải là phạm những tội lỗi thông thường của đoàn chiên của ngài, cho dù những tội lỗi đó có thể là khủng khiếp đến đâu. Ngài đã không nhận thấy rằng nó đã đi vào cuộc đấu tranh bản thân với Tên ác tuyệt đối, một cuộc chiến mà ngài cảm thấy phải đảm nhận. Tuy nhiên, ngài bước vào đó, không dựa vào ân sủng mà tìm kiếm sức mạnh bên trong chính mình: “Cuộc đời của con người xa lạ này - một cuộc đấu tranh không ngừng mà cao điểm là cái chết cay đắng - có thể đã rất khác nếu lúc này ngài đánh bại được kẻ cám dỗ, bằng cách tin cậy không dè dặt vào lòng thương xót của Thiên Chúa, nếu ngài đã kêu cứu!” (75) Thay vào đó, mặc dù ngài làm được nhiều điều vĩ đại và thậm chí còn thực hiện các phép lạ, cuối cùng ngài vẫn nghĩ rằng mình bị đánh bại bởi chính mình không có khả năng chiến thắng Satan nhân danh Thiên Chúa.
Cuộc gặp gỡ của ngài với ma quỷ diễn ra sau một đêm dài tự đánh roi mình cách nghiêm trọng (cũng tương tự như những câu chuyện về Cha xứ Ars). Cha Donissan bắt đầu giúp đỡ hai linh mục đang truyền giáo tại một nhà thờ gần đó bằng cách giải tội. Ở đây, lần đầu tiên thiên tài tâm linh cũng như văn học của Bernanos được biểu lộ một cách hết sức mạnh mẽ. Vị linh mục bị lạc ở một vùng quê xa lạ khi mặt trời bắt đầu lặn. Một làn sương mỏng bốc lên, và ngài mất cảm giác về con đường mình đang đi. Bị lạc trong một khu rừng tối tăm như một hình ảnh về sự mất phương hướng do tội lỗi và cám dỗ gây ra đã có từ thời Dante và hơn thế nữa, nhưng Bernanos vẽ nên nỗi kinh hoàng siêu nhiên thực sự từ cảm giác ác mộng vừa bị lạc vừa kỳ lạ thay, trở lại cùng một điểm mất phương hướng từ đó ngài khởi sự bất kể vị linh mục trẻ đi theo đường hay hướng nào. Sau đó, với sự hòa nhã không tạo ra phản ứng gay gắt nào, người lạ mặt tự xưng là một người buôn ngựa du lịch “không sống ở đâu cả” đang cùng bước đi với ngài.
Người lạ làm yên lòng ngài và thậm chí còn khuyên nhủ ngài nên kiên nhẫn, nhưng vị linh mục trẻ sớm cảm thấy mình đang rơi vào một cái hố đáng sợ và chỉ thoát ra được bằng cách ôm chặt lấy người lạ mặt bí ẩn, người đã nói: “Bây giờ chúng ta nên luôn ở bên nhau!” Khung cảnh mở ra với những hình ảnh không rõ ràng hòa vào nhau cho đến khi người buôn ngựa tiết lộ danh tính của mình:
Tôi có nên nói cho bạn biết nó như thế nào không? Tôi hôn tất cả các bạn, ngủ hay thức, sống hay chết. Đó là sự thật đơn giản. Tôi chỉ thích được ở bên bạn, những vị thần nhân nhỏ bé, những con vật vui tính, nhỏ nhoi vui tính! Nói thật với bạn, tôi không thường rời xa bạn. Bạn mang tôi trong xác thịt âm u của bạn, tôi, người có yếu tính là ánh sáng — trong những nếp gấp của lòng bạn — tôi, Lucifer!... Tôi đánh số bạn. Không ai trong số các bạn có thể rời xa tôi. Tôi biết từng con trong đàn cừu nhỏ của tôi nhờ mùi hôi thối của nó! (76)
Đây chỉ là sự khởi đầu của những tương tác đáng ngại hơn bao giờ hết, giống như những cuộc trò chuyện trong giấc mơ, không hoàn toàn hợp lý trong quá trình phát triển của chúng nhưng dường như đều có một ý nghĩa ẩn giấu — và điều đó càng đáng sợ hơn.
Nhưng sau đó mọi sự dấn một bước ngoặt đột ngột. Cha Donissan cảm thấy thương hại cho ma quỷ: “Tôi có thể nhìn thấy anh, trong chừng mực mắt người có thể nhìn thấy. Tôi thấy bạn bị nghiền nát bởi sự đau đớn của chính mình, đến mức hủy diệt - điều đó sẽ không bao giờ được chấp nhận, kẻ bị hành hạ tội nghiệp!” khiến ma quỷ phát ra “tiếng kêu thảm thiết”: “Đủ rồi! Đủ! Bạn con chó tận hiến! Ai đã dạy bạn rằng lòng thương hại là điều chúng ta sợ nhất? Bạn là con thú được xức dầu!” Vị linh mục trẻ đã tìm thấy lời cầu nguyện trở lại giữa trải nghiệm này, và điều đó cho ngài sức mạnh để moi được từ ma quỷ sự thật này là nó đã được phép “thử Donissan” và sẽ làm như vậy “từ hôm nay trở đi cho đến khi bạn chết”. (77) Đột nhiên, con quỷ biến thành hình ảnh phản chiếu Donissan. Vị linh mục có thể nhìn vào tận sâu thẳm của nó, nhưng ngài bác bỏ thị kiến và nói rằng: “Satan, hãy lui ra sau ta!” (78) Và quả thực, ma quỷ tức giận vì sự bác bỏ này vì Thiên Chúa không ban cho ma quỷ quyền lực cuối cùng đối với con người. Tuy nhiên, ma quỷ vẫn tiếp tục trên nhiều trang cho thấy hắn và băng đảng của hắn tinh vi như thế nào, và dai dẳng, ẩn nấp ở mọi ngóc ngách, và dự đoán vị linh mục sẽ sớm nhìn thấy sức mạnh của chúng.
Một mạc khải cuối cùng đang chờ Cha Donissan. Ma quỷ bỏ đi; một con người thực sự tìm thấy ngài và hướng dẫn ngài trở về nhà. Trên đường đi, vị cha phó trẻ tuổi ngay lập tức có được quyền lực mà nhờ đó ngài sẽ trở nên nổi tiếng sau này trong đời ngài như “vị thánh của vùng Lumbres”, quyền lực đọc được linh hồn:
Ngài đã thấy. Bằng đôi mắt trần tục của mình, ngài có thể nhìn thấy thứ vẫn còn lẩn tránh sự xem xét kỹ lưỡng nhất—trực giác tinh tế nhất, sự giáo dục cẩn thận nhất: ý thức con người. Chắc chắn bản chất của chúng ta một phần được trao cho chúng ta; chắc chắn chúng ta biết mình rõ ràng hơn một chút so với những người khác biết chúng ta; nhưng mỗi người phải đi sâu vào bản thân mình, và khi ngài đi xuống, bóng tối dày đặc hơn cho đến khi ngài chạm vào cốt lõi đen tối, bản ngã sâu thẳm nơi bóng dáng của tổ tiên sống lại, nơi bản năng gầm rú như một dòng nước ngầm. Và bây giờ - bây giờ vị linh mục đáng thương này đột nhiên thấy mình bị đưa vào bí mật sâu kín nhất của một người khác, chắc chắn đến chính điểm mà con mắt phán xét hướng tới.... Ngài đã sẵn sàng, với suy nghĩ chân thành và khiêm tốn của mình, để buộc tội bản thân vì những khiếm khuyết của bản thân đã làm chậm quá trình bắt đầu này, đã không bao giờ yêu thương linh hồn con người đủ nhiều, vì ngài chưa biết họ như thế nào. (79)
Nhưng quyền lực này không phải là không có mặt tối của nó. Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Bernanos, Journal d’un curé de campagne [Nhật ký của một linh mục đồng quê], vị cha phó trẻ tuổi cũng có một trực giác gọn gàng về mối quan hệ thắt nút giữa di truyền, môi trường, tâm trí, cơ thể, tinh thần và cộng đồng—tất cả những nhân tố vốn tạo nên linh hồn cá thể, và không ai trong trạng thái bình thường của mọi sự có thể biết đầy đủ. Thị kiến thúc đẩy cả hai linh mục đến lòng thương xót sâu sắc đối với các linh hồn bị mắc kẹt một cách vô ý thức cũng như hữu thức bởi tội lỗi bản thân và tội nguyên tổ. Lần đầu tiên Cha Donissan sử dụng năng khiếu mới là trong một cuộc gặp gỡ tình cờ với Mouchette mười sáu tuổi ương ngạnh, một nữ sát nhân trẻ tuổi thích phiêu lưu tình dục. Với năng khiếu mới của mình, ngài kể lại toàn bộ quá khứ tồi tệ của cô cho cô nghe và giải thích cô là ai và không chịu trách nhiệm gì trong mạng lưới tội ác vũ trụ này. Họ chia tay với lời cha Donissan đề nghị tha thứ và một cuộc sống mới. Nhưng trong một chứng từ kỳ lạ về sức mạnh sâu xa của điều ác, Mouchette ở nhà lấy một con dao cạo, tự cắt cổ mình và yêu cầu được mang đến nhà thờ để chết—cái chết của cô mà Cha Donissan, được gọi đến hiện trường, chứng kiến. Điều ác đã bị phơi bày nhưng không bị chinh phục.
Cha Donissan cũng gặp thất bại tương tự ở cuối tiểu thuyết. Nay là một nhân vật đáng kính, ngài được gọi đến bên giường của một đứa trẻ vừa qua đời. Thay vì từ chối việc thử làm cho người chết sống lại, điều mà ở đây là một cơn cám dỗ— ngài gần như làm sống lại cậu bé đã chết— ngài cố gắng và thất bại bởi vì, sau rất nhiều năm đối đầu với Ác quỉ, ngài muốn xem liệu mình có thể làm cho Thiên Chúa thực sự đắc thắng trên thế giới hay không. Sự thất bại đưa ngài trở lại với cảm giác bất lực của chính mình, điều này sẽ dẫn đến sự khiêm tốn hơn trước Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, một nhà văn nổi tiếng - rõ ràng là được mô phỏng theo Anatole France, một nhân vật mà Bernanos chế giễu trong đời thực chỉ như một lang băm "văn học" bình dân, - đến gặp vị thánh của vùng Lumbres trong sự tuyệt vọng của chính mình. Bernanos trình bầy một cách điêu luyện sự tự lừa dối và phù phiếm của ông già, ngay cả khi đối mặt với cái chết. Người ta không thấy vị linh mục ở đâu cả, và người viết dần bắt đầu thấy mình có lẽ Như một người trở lại đạo muộn màng và đến sống ở ngôi làng khiêm tốn này - tất nhiên với những bài báo và bức ảnh về sự thay đổi này sẽ được đăng trên các tờ báo và tạp chí ở Paris. Mất kiên nhẫn, ngài bước vào nơi mà ngài nghĩ là tòa giải tội trống rỗng, nơi Cha Donissan đã tạo nên danh tiếng của mình — và thấy vị linh mục đã chết ở đó với cái miệng há hốc.
Bernanos kết thúc quan điểm ảm đạm này về quyền lực của sự dữ, ngay cả trong cuộc đời của một vị thánh vĩ đại, bằng một đoạn mô tả về điều mà Cha Donissan dường như muốn nói, cùng với hàng dài các vị thánh có thật qua các thời đại, ở phần cuối:
Chúng ta không phải là những vị thánh má hồng với bộ râu vàng óng mà những người ngoan đạo nhìn thấy trong tranh ảnh, những người có tài hùng biện và sức khỏe hoàn hảo mà ngay cả các triết gia cũng phải ghen tị. Nhiệm vụ của chúng ta không phải như thế giới tưởng tượng. So với nó, ngay cả sự thôi thúc của thiên tài cũng là một trò chơi phù phiếm. Lạy Chúa, mỗi cuộc đời sống tốt đẹp đều làm chứng cho Ngài. Nhưng chứng tá do các thánh làm chứng phải bị bức ra khỏi thân thể họ bằng những thanh sắt. (80)
Không có gì ngạc nhiên khi cuốn tiểu thuyết mạnh mẽ này đã thuyết phục giới văn học Pháp vào những năm 1920 rằng đây là một tiếng nói Công Giáo đích thực có khả năng đụng đến tất cả các chủ đề truyền thống của Giáo hội mà không cần đến những công thức ngoan đạo thông thường và nhìn thẳng vào những đau khổ của thế giới và thế giới bên kia, “mặt trời của Satan”, dưới đó loài người sống và từ đó loài người chỉ được giải thoát nhờ nỗ lực to lớn — và ân sủng.
Nhưng với tất cả khả năng thấu hiểu tinh thần của mình, Bernanos không có trí tưởng tượng văn chương vĩ đại như một Balzac hay Zola. Tất cả các tiểu thuyết của ông đều có xu hướng xoay quanh các chủ đề tương tự về cái ác với phạm vi đối xử không rộng lắm. Nhưng ông đã có một cường độ và sự tập trung tinh thần gần như không ai bằng trong trọn nền văn học Pháp. Dù ông trân trọng công trình của mình và là một nhà văn cẩn thận, nhưng ông không nghĩ rằng văn học là rất quan trọng, ngoại trừ, như ông nói, đối với một số ít linh hồn mà Thiên Chúa đã phong chức mới có thể đạt được nhờ sản phẩm khiêm tốn này của con người. Thật vậy, có thể chính vì niềm tin của ông rằng các vấn đề tâm linh là điều quan trọng hơn nhiều các vấn đề văn học mà tiểu thuyết của ông đạt được sức mạnh như vậy.
Tuy nhiên, tác phẩm của Bernanos không chỉ bị thúc đẩy bởi sự ám ảnh về cái ác, mà chính điều đó đã làm cho tiểu thuyết của ông trở nên đáng kể hơn so với tiểu thuyết của những người đương thời vĩ đại của ông, chẳng hạn như Proust (người mà ông cho là đã mở ra những khả thể cho đức tin) và Gide (người mà tính nước đôi bị Bernanos coi là của Satan). Ông có cái nhìn sâu sắc về bản chất và hành động của con người, nhưng ông có xu hướng tổ chức những hiểu biết sâu sắc đó xung quanh một số ý tưởng đơn giản và mạnh mẽ. Thí dụ, một em bé chào đời với vẻ ngây thơ và mỉm cười:
Vậy thì nó là ai - ai, tôi xin hỏi bạn - đang thao tác bên trong nó với sự quan tâm và khả năng thấu thị rất nham hiểm, với độ chính xác của một bác sĩ phẫu thuật biết đặt kéo và kẹp của mình ở đâu để chạm đến những dây thần kinh mỏng manh nhất, ngày từng ngày giờ từng giờ, cho đến hai mươi hoặc ba mươi năm sau, bạn thấy tạo vật nhỏ bé rực rỡ này đã biến thành một con vật lo lắng và cô độc - đố kỵ, ghen tuông hoặc hám lợi - bị ăn tươi nuốt sống bởi lòng căm thù vô lý đối với chính nó, và lựa chọn niềm vui khoái khủng khiếp và cằn cỗi, có tính phá hủy nó hơn niềm vui và tự do và tất cả những điều tốt đẹp của trái đất? (81)
Bất kể những tiến bộ mà tâm lý học có thể đã đạt được trong việc truy tìm các nhân tố môi trường, đặc biệt là gia đình, trong những sự phát triển như vậy, câu hỏi này rõ ràng vượt qua bất cứ điều gì tâm lý học có thể trả lời được vì được quan niệm theo những đường lối thực nghiệm nghiêm ngặt. Và như nhiều độc giả đã quan sát thấy, chủ đề về sự khiêm tốn của trẻ sơ sinh này là một điều bất biến ở Bernanos - cũng như một quan niệm phức tạp cho rằng sự ngây thơ của niềm tin thời thơ ấu là điều kiện mà chúng ta phải cố gắng hướng tới trong một thế giới nơi mọi thứ dường như chống lại nó.
Đó là một trong những chủ đề cũng xuất hiện mạnh mẽ trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Bernanos, Journal d’un curé de campagne (Nhật ký của một linh mục đồng quê). Cuốn tiểu thuyết thậm chí còn thành công trong phiên bản điện ảnh năm 1951 của đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Pháp Robert Bresson, người có thể đã bị thu hút bởi tầm nhìn ảm đạm của nó vì những đấu tranh của chính ông với niềm tin và sự vô tín. Một lần nữa, vị linh mục nhân vật chính không phải là một nhân vật ngoan đạo thông thường. Thay vào đó, ngài là một con người phải đối mặt với nhiều vấn đề hiện đại khác nhau trong giáo xứ của mình và trong chính ngài. Giáo xứ, ngài nói với chúng ta ở trang đầu tiên, “bị ăn mòn bởi sự buồn chán”, chính sự buồn chán mà Baudelaire đã giải thích trong bài thơ đầu tiên của cuốn Fleurs du mal [những bông hoa của điều ác] của ông là con quái vật hiện đại “xấu xí hơn, xấu xa hơn, hôi hám hơn” (plus laid, plus méchant, plus immonde) tất cả các tật xấu khác của chúng ta. Cha phó bị bệnh dạ dày và thường hay nghi ngờ bản thân. Nhưng Bernanos cũng đưa ngài qua một loạt cuộc gặp gỡ với tầng lớp quý tộc địa phương, con cái của họ — một đứa là người lính danh dự trở về từ nghĩa vụ ở nước ngoài — và những cuộc ngoại tình thông thường, những ghen tức, tuyệt vọng và những khoảnh khắc ân sủng đôi khi được họ trải nghiệm. Cha xứ Ambricourt này, mặc dù không phải là một nhân vật Dostoyevsky như Cha Donissan, nhưng đã nhận được những khoảnh khắc đặc biệt của cái nhìn sâu sắc và tài hùng biện khi ngài đối mặt với những giáo dân tội lỗi và rắc rối của mình và thực sự có thể nói với họ những chân lý Kitô giáo từ trái tim chứ không phải từ những công thức giáo điều. Đôi khi điều này dẫn đến một cuộc thanh tẩy giúp tẩy sạch vết nhơ của cả cuộc đời.
Ngài cũng có một người bạn tốt là cha xứ Torcy lớn tuổi hơn, một người mạnh mẽ, thực tế, người nói một cách cụ thể về cách làm việc với mọi người. Cha xứ này có lẽ là nhân vật duy nhất trong tất cả các tác phẩm của Bernanos nói giọng tương tự như giọng của tác giả. Và do đó, nó rất có ý nghĩa khi de Torcy tự cho phép mình có một lối hùng biện nhất định về Đức Trinh Nữ Maria:
Mẹ là Mẹ của chúng ta, mẹ của mọi xác thịt, một Evà mới. Nhưng ngài cũng là con gái của chúng ta. Thế giới cổ xưa của đau khổ, thế giới trước khi ân sủng đến, đã nâng niu ngài trong trái tim của nó trong nhiều thế kỷ, lờ mờ chờ đợi một trinh nữ. Hết thế kỷ này đến nhiều thế kỷ nọ, những bàn tay cổ xưa đầy tội lỗi đó đã ấp ủ đứa con gái tuyệt vời mà ngay cả tên của nó cũng không được biết đến. Một cô bé, nữ vương các Thiên thần! Và hãy nhớ cô vẫn là một cô bé!... Sự đơn giản của Thiên Chúa, sự đơn giản khủng khiếp đó đã nguyền rủa lòng kiêu hãnh của các thiên thần.... Đức Mẹ không biết chiến thắng hay phép lạ. Con của Mẹ đã bảo vệ Mẹ khỏi sự đụng chạm nhỏ nhất của cánh man rợ của vinh quang loài người. Chưa từng có ai sống, đau khổ, chết một cách đơn giản như vậy, trong sự thiếu hiểu biết sâu sắc về phẩm giá của chính mình như vậy.... Vì cô được sinh ra không có tội lỗi-trong sự cô lập đáng kinh ngạc! Một hồ nước trong vắt, tinh khiết đến nỗi ngay cả hình ảnh của chính cô—được tạo ra chỉ vì niềm vui thánh thiêng của Đức Chúa Cha—cũng không được phản chiếu. Trinh nữ là sự Ngây thơ Vô Tội... Đôi mắt của Đức Mẹ là đôi mắt trẻ thơ thực sự duy nhất đã từng làm chúng ta xấu hổ và đau khổ.... Chúng không buông thả - vì không có sự buông thả nào mà không trải qua điều gì đó cay đắng - chúng là đôi mắt của lòng từ bi dịu dàng, nỗi buồn băn khoăn, và với một điều gì đó hơn thế nữa, chưa bao giờ được biết đến hoặc bày tỏ, điều gì đó khiến cô trẻ hơn tội lỗi, trẻ hơn giống nòi mà từ đó cô được sinh ra, và mặc dù là một người mẹ, nhờ ân sủng, Mẹ của mọi ân sủng, em gái út nhỏ bé của chúng ta. (82)
Phần tử này trong chúng ta, “trẻ hơn tội lỗi”, là một trong những khám phá vĩ đại của Bernanos và một dòng chảy ngầm liên tục trong tác phẩm của ông. Ông và cha xứ Torcy ít có ích cho cả phẩm trật của Giáo hội, vốn đã trở nên khô cứng thành già cỗi vĩnh viễn. Giống như Péguy, họ ít có ích đối với những trí thức của Giáo hội, những người quá gắn bó một cách cứng ngắc và tự hào về suy nghĩ của chính họ đến không hiểu được rằng thiên tài cũng cần được cứu chuộc. Nhưng cả hai đều có một số trực giác về nguồn gốc đức tin và sự thuần khiết như trẻ thơ chảy trong một dòng suối mỏng ở đâu đó sâu thẳm trong chúng ta bất chấp gánh nặng tội lỗi trên thế giới. Một điều gì đó giống như nguồn gốc đó vẫn tồn tại trong cha xứ Ambricourt, cũng như giữa giáo dân của ngài, trong con đường dẫn đến cái chết vì căn bệnh ung thư dạ dày của ngài ở cuối cuốn tiểu thuyết, và trong lời tuyên bố thường được trích dẫn của ngài: “Mọi sự đều là hồng ân” (thực ra, một trích dẫn từ Thánh Têrêsa thành Lisieux). (83)
Mặc dù thực tế là Bernanos đã có những thành công khác về văn học và tài chính, nhưng dường như khả năng dùng số tiền lớn của ông mặc dù lối sống giản dị đã khiến gia đình nhiều lần suýt phá sản. Vào thời điểm xuống thấp, ông đã viết một câu chuyện trinh thám, Un Crime [Một tội ác], chính là vì ông cần tiền và các nhà xuất bản của ông tin rằng ông có thể sản xuất thứ gì đó sẽ kiếm được một số tiền, nhưng hóa ra lại không thành công lắm. Ông sẽ phải rời Pháp, đầu tiên là đến Mallorca (Tây Ban Nha) và sau đó là Ba Tây, để tiết kiệm, điều này mặc dù thực tế là các tiểu thuyết giữa lúc này của ông như L'imposture [bịp bợm] và La joie [niềm vui], tiếp tục khám phá những cuộc đấu tranh tinh thần của Bernanos, ngay cả trong cuộc sống của các linh mục, bán rất tốt. La joie cũng đã giành được Giải Fémina, và tác giả của nó đã được đề nghị trở thành thành viên của Légion d'honneur [Bắc đẩu bội tinh], điều mà ông đã từ chối lúc đó và nhiều lần sau đó.
Năm 1931, Bernanos bắt đầu một tác phẩm lớn khác, Monsieur Ouine [Ông Có Không], cuốn sách mà chính ông gọi là “tiểu thuyết vĩ đại” của mình. Nhưng nó có một lịch sử tồi tệ về sự chậm trễ, mất trang và nhiều nỗ lực để hoàn thành nó. Nó chỉ được xuất bản muộn hơn nhiều vào năm 1943. Xét theo thứ tự bắt đầu, nó cho thấy một khía cạnh mới của Bernanos. Để bắt đầu, các sự gián đoạn kỳ lạ đầy gợi ý của cuộc gặp gỡ với Satan và dân làng xuất hiện trong tác phẩm trước đã trở thành phương pháp tường thuật ổn định của toàn bộ cuốn sách này về một Ông Oui-ne nào đó, tiếng Pháp có nghĩa là “Ông Có-không". Ouine, người mà một số người coi là người thay thế cho André Gide, một nhà thống trị văn chương vĩ đại hồi đó, một giáo sư dạy các ngôn ngữ hiện đại đã nghỉ hưu với tính cách công khai theo chủ nghĩa hư vô. Ông ta dường như lạm dụng tình dục một cậu bé ở đầu câu truyện — giống như nhiều điều khác trong tiểu thuyết, thậm chí điều đó không chắc chắn — và một chàng chăn bò trẻ tuổi bị sát hại. Ở cuối cuốn sách, vụ giết người vẫn chưa được giải quyết. Tất cả sự không chắc chắn này rõ ràng là do Bernanos dự định. Robert Speaight, một độc giả nhạy cảm, đã nói về cuốn sách này rằng nó rất khó hiểu bởi vì “trọng điểm của cuốn tiểu thuyết là chiều sâu đáng lo ngại của những câu hỏi mà nó đặt ra. Nó trình bầy sự thoái vị của người kể chuyện điều gì cũng biết. Có nhiều thứ trong địa ngục trần gian này ‘hơn là điều được mơ ước trong triết học của bạn’, và Bernanos không tin tưởng vào triết học để tìm ra chúng.” (84)
Có thể là hơi cường điệu khi xếp Bernanos vào những người kể chuyện hiện đại và hậu hiện đại không phải điều gì cũng biết như Robbe-Grillet và Nathalie Sarraute, đặc biệt là bởi vì bất chấp tất cả các khó hiểu [aporia] trong Monsieur Ouine, vẫn có một khung quy chiếu nhất định. Bản thân Speaight thừa nhận rằng ma quỷ vẫn hiện diện trong cuốn tiểu thuyết sau này, như trong Sous le soleil de Satan, nhưng với sự khác biệt này: “Trong một trường hợp, hắn [Satan] là một bản thể ghê gớm; ở một trường hợp khác, là một chỗ trống hấp dẫn.” (85) Bernanos, dù cố ý hay không, đã cố gắng thực hiện một cuộc điều tra thần học “để đi đến tận cùng của một điều không có cơ sở, để khoanh vùng một điều không có đường viền, và nắm bắt một điều không có bản thể”. (86) Khi một linh mục nói với “giáo xứ đã chết” của mình (tựa gốc của cuốn tiểu thuyết) tại một đám tang, ngay cả ma quỷ cũng rút lui khỏi họ: “Vì ma quỷ, bạn thấy đấy, là một người bạn không bao giờ ở lại với chúng ta đến cuối cùng.” (87) Monsieur Ouine có những nhà mạnh thường quân của mình, và trong bản dịch của William Bush gây ấn tượng tốt hơn là trong bản dịch không hoàn hảo trước đó. Nhưng nó đã không già đi nhiều mặc dù một số người phát hiện ra những yếu tố hậu hiện đại trong đó, có lẽ bởi vì thằng quỉ vắng mặt của nó là một bước quá xa, ngay cả đối với sự nghịch lý của hậu hiện đại. Hai cuốn tiểu thuyết trước đó về các linh mục và một tác phẩm truyền thống hơn như kịch bản Dialogue of the Carmelites [Đối thoại của Các Nữ Cát Minh] của Bernanos, câu truyện về một nữ tu viện bị đưa lên máy chém trong cuộc Cách mạng Pháp, sau này được Francis Poulenc chuyển thành một vở nhạc kịch, đã tiếp tục được nổi tiếng hơn rất nhiều.
Mối bận tâm về cái ác của thế giới hiện đại trong tiểu thuyết có thể tạo ấn tượng rằng Bernanos là một nhà văn và nhà tư tưởng khắc khổ. Bất kể Bernanos có tính cách khó chịu và tính hiếu chiến như thế nào - và dường như chúng có rất nhiều (88) - ông vẫn cũng có khiếu hài hước mạnh mẽ. Ông là một người tìm kiếm sự thánh thiện, nhưng có lần ông đã nhận xét rằng ông hy vọng được phong thánh để những anh đần cũng có một vị thánh bảo trợ của họ. (89) Mặt này trong công trình của ông sẽ trở thành khá mạnh mẽ trong các bài viết phi hư cấu của ông, đặc biệt trong các bài bình luận về các vấn đề xã hội. Chẳng hạn, khi ông phàn nàn về xu hướng phục tùng và nuốt chửng tính lạc quan chính thức của các nhà cầm quyền “dân chủ” ngày càng độc tài của người dân trong các xã hội hiện đại, ông nhận xét: “Chủ nghĩa lạc quan tán thành mọi thứ, phục tùng mọi thứ, tin tưởng mọi thứ; đó là nhân đức trên hết của người đóng thuế. Sau khi ngân khố nhà nước lấy đi mọi thứ của anh ta, thậm chí cả áo sơ mi, người nộp thuế đặt mua dài hạn một tạp chí khỏa thân, tuyên bố rằng anh ta đi đây đi đó vì lý do sức khỏe và chưa bao giờ cảm thấy tốt hơn thế.” (90) Việc giản lược người công dân Kitô hữu tự do chỉ còn là người nộp thuế và người tiêu dùng dường như tổng hợp toàn bộ nhân học duy vật thất bại của nhà nước hiện đại.
Quan điểm của Bernanos về xã hội được hình thành từ rất sớm và luôn vững vàng. Ông là một người theo chủ nghĩa quân chủ và khi còn trẻ ông từng là một trong những người bán báo bảo hoàng [camelots du roi], những người bán hàng rong trên đường phố vốn bán báo cho Action française, một phong trào cổ điển và bảo hoàng do Charles Maurras lãnh đạo, người đã cố gắng thu hút người Công Giáo, nhưng không phải là một tín hữu cho đến cuối đời. Các người bán báo bảo hoàng đôi khi tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực, điều này khiến một số người coi họ là tiền thân của các băng đảng Phát xít sau này. Bản thân Bernanos đã tham gia vào một số hoạt động công khai này và thậm chí còn bị bắt vào năm 1908 cùng với một nhóm bán báo bảo hoàng tại nghĩa trang Montparnasse vì cố gắng phá rối lễ tưởng niệm một đối thủ chính trị. Thật không may, Action française cũng chứa đựng các yếu tố bài Do Thái, và Bernanos đã đưa những yếu tố đó đi xa hơn một chút vào chủ nghĩa bài Do Thái trong bài báo La libre parole [tự do ngôn từ]của Édouard Drumont và cuốn sách không mấy giá trị La France juive [Nước Pháp Do Thái] của ông, mà Bernanos cố gắng giải thích trong tác phẩm La grande peur des bien pensants của ông (một tiêu đề khó dịch, nhưng đại loại như “Nỗi sợ hãi lớn của những người có suy nghĩ đúng đắn”). Cần phải nói rõ ràng rằng một số ý kiến của Bernanos về người Do Thái có thành kiến sâu xa, nhưng không phải tất cả. Ông không bao giờ đích thân thừa nhận sự vô tội của Dreyfus, mặc dù tình yêu của ông có dành cho người ủng hộ Dreyfus là Péguy. Tương tự như vậy, khi Đức quốc xã bắt đầu đàn áp người Do Thái, Bernanos đã tố cáo bạo lực chủng tộc, coi đó chỉ là một thí dụ nữa của “nhà nước kỹ thuật được thần thánh hóa”, như ông đã viết trong cuốn La grande peur des bien-pensants.
Theo một cách kỳ lạ và không hoàn toàn có thể bào chữa được, tất cả những điều này, bao gồm cả chủ nghĩa bài Do Thái, đối với Bernanos là sự khẳng định quyền tự do chống lại những kẻ độc tài duy hiện đại, những kẻ mà đối với ông bao gồm cả những người theo chủ nghĩa Mácxít và phát xít, nhưng cũng có những kẻ đang dẫn đến sự độc quyền của các công ty độc quyền bằng một con đường hơi khác, các nhà duy tư bản. Nhóm cuối cùng, như nơi Belloc và Chesterton, đôi khi được liên kết với người Do Thái. Tuy nhiên, người Do Thái không hề đơn độc khi trở thành mục tiêu. Bernanos đã từng học cùng trường với các tu sĩ Dòng Tên, nhưng ông đã tố cáo họ và các thành phần khác trong Giáo hội, bao gồm cả các thành viên của phẩm trật, những người mà ông tin rằng đã cố gắng giáo dục ông và những người khác phục tùng một trật tự tư sản bảo thủ đã phản bội người nghèo và do đó cũng đã phản bội Chúa Kitô. Như đã nói ở trên, ông cũng ít được giới trí thức Công Giáo hiện đại sử dụng. Không giống vợ chồng Maritain, những người coi việc phục hồi lý trí đúng đắn là điều cần thiết cho sự tái xuất của đức tin, Bernanos và rất nhiều người thuộc phe bảo hoàng trong số những người Công Giáo nhìn lý trí được áp dụng cho các mầu nhiệm tôn giáo gần như một cách khinh bỉ giống như Martin Luther. Thật vậy, Bernanos đã viết một tiểu luận có thiện cảm về Luther, mặc dù cuối cùng ông coi Luther đã đẩy một số hiểu biết thực sự đi quá xa. (91) Bernanos đã kết hợp tất cả những yếu tố này thành một sự hiếu chiến nhất định và tự hào đối với bản thân mình như “le dernier des hommes libres” (người cuối cùng của những người tự do).
Ông nhấn mạnh rất nhiều vào tầm quan trọng của tự do đối với Kitô hữu bởi vì chỉ khi được tự do, chúng ta mới có khả năng được cứu rỗi hoặc bị đày đọa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Trong một cách đọc lịch sử hơi phi thực tiễn, ông tin rằng tự do được bảo tồn dưới chế độ quân chủ tốt hơn trong các nền dân chủ và thị trường được cho là tự do. Theo quan điểm này, toàn bộ thế giới hiện đại không phải là một nền văn minh, mà là một “nền văn minh phản văn minh”, mà ngay cả sau chiến thắng của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai đã dẫn đến “cuộc khủng hoảng lớn nhất mà lịch sử từng biết đến”—một sự sụp đổ khỏi Châu Âu đã được tâm linh hóa thời tiền hiện đại trước cơn ác mộng hạt nhân vốn đe dọa toàn thế giới. Châu Âu và, đối với Bernanos, bi đát nhất cho cả nước Pháp cũng đã bị giới tinh hoa của mình phản bội khi cho phép máy móc xâm chiếm “nền văn minh”, công việc ngẫu tượng của bàn tay con người, dẫn đến “sự hy sinh tất cả các hình thức hoạt động cao cấp của trí óc, hầu như không có một cuộc đấu tranh, cho trí hiểu thực tế và hiệu quả tàn bạo, cho một trí hiểu thực tế phát triển quá mức một cách quái dị”. (92) Đặc biệt là sau Nagasaki và Hiroshima, ông đã tiên đoán về thảm họa nếu thế giới không được tái tâm linh hóa theo các chủ trương của Kitô giáo. Pháp là người mang lịch sử của nền văn minh, trong tầm nhìn này, mặc dù theo một cách rất khác với những gì thường được khẳng định về sứ mệnh tạo văn minh của mình. Đối với Bernanos, Pháp phải khám phá lại vai trò lãnh đạo chính trị, kinh tế, quân sự và cuối cùng là tâm linh của mình đối với thế giới, điều mà ông khẳng định rằng nước Pháp đã có trong quá khứ. Và, ông tuyên bố, tinh thần đó là lý do tại sao nước Pháp là ngọn hải đăng của tự do trên toàn thế giới. Pháp phải đi đầu chống lại chủ nghĩa tư bản thị trường Anh-Mỹ. Pháp từng có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới – Bernanos nói, bất chấp nhiều bằng chứng trái ngược trong thế kỷ 20 – nhưng đã bị suy yếu bởi các giá trị tư sản mà giới tinh hoa của nước này đã theo đuổi, đặc biệt là mong muốn được an toàn hơn là tự do. Nước Pháp có thể một lần nữa trở thành nhà lãnh đạo của thế giới, nếu nó quay trở lại với truyền thống trí thức của mình, vốn đã từng là hình mẫu và lý tưởng của thế giới - một truyền thống được rèn giũa trong lò nung Kitô giáo.
Tầm nhìn về thế giới này chứa đựng một số hiểu biết sâu sắc, nhưng cũng có nhiều điều dường như chỉ là mơ tưởng. Bernanos thực hiện trong lịch sử nước Pháp cùng một kiểu thanh lọc được lý tưởng hóa mà đôi khi các nhà giáo hội học thực hiện, với sự biện minh rõ ràng hơn, đối với Giáo hội: Nước Pháp (hay Giáo hội) thực sự là một phần không tì vết của Thân thể Chúa Kitô, bất kể tội lỗi và lỗi lầm của từng người Pháp (hoặc Kitô hữu) trong sự hiện hữu lịch sử thực sự. Trong tư cách như vậy, tầm nhìn của ông không bao giờ là một chương trình chính trị duy thực—một điểm yếu của nhiều nhà tư tưởng Công Giáo ở cả Pháp lẫn Anh vào thời điểm đó. Bernanos đôi khi được gọi là “Ezekiel của Action française”, và có điều gì đó của nhà tiên tri Cựu Ước trong tác phẩm phi hư cấu của ông. Nhưng tầm nhìn của ông quá đơn điệu và văn chương để trở thành một phần của bất cứ sự hình thành chính trị thực tế nào. Và trên thực tế, ông luôn giữ một khoảng cách nhất định với Action française trong suốt những thăng trầm khác nhau của nó, đặc biệt là trong quan hệ với Tòa thánh. Sự ngưỡng mộ của ông dành cho Charles Maurras, nhà luận chiến tài năng và là lãnh đạo của Action française, dựa trên—trong khi nó tồn tại—trong các hình tượng văn học hơn là chính trị. Thí dụ, vào năm 1913, Bernanos nhận thấy ở Maurras:
“Hình ảnh rõ ràng của các nhà thơ của chúng ta, phương pháp của các triết gia của chúng ta, chính sách của các vị vua của chúng ta, tôn giáo đã đào tạo lương tâm của chúng ta. Sau lưng ông, với những anh hùng đã dựng nước và giữ nước, tôi thấy đất tổ quốc, núi đồi hài hòa trên nền trời trong xanh, những thị trấn làng mạc mà chế độ ngu đần sẽ trao vào tay bàn tay ô uế của kẻ chinh phục. Tư duy cảnh giác và vũ trang này đã phục vụ họ tốt hơn súng của chúng ta.” (93)
Nhưng Bernanos đã nghĩ tốt hơn về lập trường này và đoạn tuyệt với Maurras trước Chiến tranh thế giới thứ hai vì những điểm yếu của Maurras trước các phần tử Phát xít từ nước ngoài. Bernanos đang sống ở Majorca khi Nội chiến Tây Ban Nha nổ ra và trong cuốn sách đầy tâm huyết của ông Les grands cimetières sous la lune (Những nghĩa trang vĩ đại dưới ánh trăng) đã chứng kiến sự tàn bạo của cả hai bên. Nhưng ông đặc biệt phẫn nộ trước điều mà ông coi là những vụ sát hại đáng xấu hổ những người Cộng hòa bởi những người theo duy Quốc gia, được hỗ trợ và tiếp tay bởi một số nhân vật của Giáo hội, bất chấp sự phản đối của ông đối với cả nền dân chủ lẫn chủ nghĩa xã hội cách mạng và chủ nghĩa Mácxít vốn truyền cảm hứng cho nhiều người theo chính nghĩa Cộng hòa. (94) ( Jacques Maritain và François Mauriac ủng hộ chính nghĩa Cộng hòa vì niềm tin của họ vào nền dân chủ.) Bernanos rất tởm gớm chủ trương ám sát chính trị.
Rõ ràng, “tấc đất quê cha, núi non hòa hợp với trời trong xanh” không đủ sức ngăn cản con người sa vào những liên minh giết người. Ông tố cáo Maurras, thậm chí cả Charles de Gaulle, Robert Schuman, và “Các đảng viên Dân chủ Kitô giáo” vì những thỏa hiệp của họ với thế giới đã xuất hiện. Nước Pháp nửa thế kỷ sau khi ông qua đời cho thấy ông đã đúng về việc nước này tiếp tục phi tâm linh hóa bất chấp những tiến bộ vật chất. Nhưng bản thân Bernanos chưa bao giờ thực hiện những suy nghĩ thực tế khó khăn cần thiết để tạo ra một trật tự Kitô giáo có thể chấp nhận được trong những điều không hoàn hảo không thể tránh khỏi của cuộc sống trần thế. Như vậy, sự chỉ trích xã hội của ông được cho là khiêu khích và mạnh mẽ như lời tiên tri, nhưng bất lực - theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này - đối với nhiệm vụ thực sự cải cách một thế giới đang rất cần nó. Đóng góp lâu dài hơn của ông sẽ luôn là tiểu thuyết.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Hỏa tiễn Bắc Hàn công nghệ Nga, bay lên, vòng trở lại, tấn công Bình Nhưỡng. Luhansk trúng cú HIMARS
VietCatholic Media
05:06 03/07/2024
1. Bắc Hàn phóng hỏa tiễn theo công nghệ mới của Nga, thay vì bay ra biển, chiếc hỏa tiễn bay một vòng rồi quay ngược lại tấn công Bình Nhưỡng, nổ long trời
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “North Korea Shares Update After South Says Missile Possibly Hit Pyongyang”, nghĩa là “Bắc Hàn chia sẻ thông tin cập nhật sau khi Nam Hàn nói hỏa tiễn có thể bắn trúng Bình Nhưỡng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn cho biết các nhà sản xuất vũ khí Bắc Hàn đã thử nghiệm một hỏa tiễn đạn đạo theo công nghệ tiên tiến của Nga mang “đầu đạn siêu lớn” vào hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy. Tuy nhiên, nước láng giềng phía Nam đánh giá rằng một trong những hỏa tiễn đã thất bại, nó bay một vòng, rồi quay ngược trở lại, và rơi xuống khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng.
Đó là cảnh thường thấy trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine khi hỏa tiễn sau khi được phóng ra, nó đi một vòng và quay đầu lại, tấn công các xạ thủ.
Hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn, gọi tắt là KCNA, hôm thứ Ba cho biết chế độ của ông Kim Chính Ân “đã tiến hành thành công” vụ phóng KN-23 mang đầu đạn giả 4,5 tấn “để xác minh độ ổn định của chuyến bay và độ chính xác của đòn đánh” ở phạm vi 500 km và 90 km.
KN-23, chính thức được Bắc Hàn gọi là Hỏa Tinh Pháo-11, là một hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật theo công nghệ của Nga, và rất có thể đã được sử dụng ở Ukraine, theo phân tích mảnh vỡ của vũ khí do lực lượng bộ binh Nga bắn, làm tăng khả năng cuộc biểu tình hy vọng sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu vũ khí nhiều hơn.
Quân đội Nam Hàn cho biết họ đã theo dõi một hỏa tiễn đạn đạo từ khu vực Trường Uyên hay Jangyon phía tây nam của Bắc Hàn tới vùng biển ngoài khơi thành phố Thanh Tân ở phía đông bắc nước này, cách đó khoảng 595 km.
Tuy nhiên, hỏa tiễn thứ hai đã bay “bất thường” và biến mất khỏi radar sau khi bay được 120 km đầu tiên, nó bất ngờ quay ngược trở lại và cuối cùng cùng lao xuống Bình Nhưỡng, cách Trường Uyên 105 km về phía đông bắc.
Tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết Bắc Hàn có thể đang cố gắng lặp lại cuộc thử nghiệm tấn công chính xác mà nước này đã tiến hành vào tháng 3/2023, khi phóng hỏa tiễn KN-22 từ Trường Uyên và tấn công một hòn đảo mục tiêu ngoài khơi Thanh Tân.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết sự kiện mới nhất “không gây ra mối đe dọa tức thời” đối với nhân sự, lãnh thổ của Hoa Kỳ và của các đồng minh.
Đầu đạn siêu lớn, có khả năng hạt nhân nằm trong danh sách mong muốn của ông Kim về các loại vũ khí tinh vi lần đầu tiên được trình bày tại cuộc họp của Đảng Công nhân vào năm 2021, cùng với hỏa tiễn hạt nhân phóng từ tàu ngầm, vệ tinh trinh sát và hỏa tiễn đa đầu đạn.
KCNA cho biết cuộc thử nghiệm tuần này “có ý nghĩa to lớn” đối với đảng, nhưng hãng này và các cơ quan thông tấn nhà nước khác không công bố các bức ảnh về sự kiện hoặc cho biết nơi cuộc thử nghiệm diễn ra.
Các nhà khoa học hỏa tiễn của Bình Nhưỡng sẽ thử nghiệm KN-23 mang đầu đạn 4,5 tấn một lần nữa trong tháng này, KCNA cho biết, “để xác minh đặc điểm bay, độ chính xác và sức nổ của một đầu đạn siêu lớn” ở khoảng cách 410 km.
Vụ thử hỏa tiễn thứ hai trong vòng 5 ngày của Bắc Hàn diễn ra sau khi Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn kết thúc cuộc tập trận Freedom Edge ba bên ở Biển Hoa Đông.
Đó là một lời cảnh báo rõ ràng đối với ông Kim và các đồng minh của ông, và Bình Nhưỡng thề sẽ đáp trả, làm gia tăng căng thẳng liên Triều trên bán đảo.
Tuần trước, Nam Hàn cáo buộc nước láng giềng che đậy thất bại sau khi Bắc Hàn tuyên bố đã thử thành công một hỏa tiễn đạn đạo đa đầu đạn có khả năng thay đổi cục diện cuộc chơi. Hán Thành sau đó đã công bố đoạn phim cho thấy quả đạn nổ tung giữa không trung.
Đại sứ quán Bắc Hàn tại Bắc Kinh đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu một trong hai nước phải đối mặt với “sự gây hấn” tại cuộc gặp lịch sử ở Bình Nhưỡng vào ngày 19 Tháng Sáu. Ngay cả trước khi cuộc gặp gỡ này xảy ra, Bắc Hàn đã cung cấp cho Nga hàng triệu quả đạn pháo, và Nga được tường trình đã chuyển cho Bắc Hàn một số công nghệ về hỏa tiễn đạn đạo.
Cuộc gặp đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của Putin tới Bắc Hàn sau 24 năm. Putin cảm ơn ông Kim Chính Ân vì ủng hộ các chính sách của Nga, còn ông Kim Chính Ân lên tiếng ủng hộ việc Nga xâm chiếm Ukraine.
Mục tiêu của Putin không chỉ là lấy được loại đạn pháo mà ông ấy cần từ Bắc Hàn mà còn giúp Bắc Hàn mạnh hơn và coi đây là một vấn đề lớn hơn đối với Mỹ và các đồng minh hiệp ước của họ ở Nhật Bản và Nam Hàn.
Đáp lại mối quan hệ đối tác giữa Putin và Kim Chính Ân, Nam Hàn cho biết họ sẽ xem xét việc gửi vũ khí tới Ukraine. Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt cho biết trong một tuyên bố rằng quan hệ đối tác vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chống lại việc hỗ trợ Bắc Hàn và đe dọa an ninh của Nam Hàn. Nam Hàn trước đây đã cung cấp cho Ukraine viện trợ phi sát thương.
2. Orbán của Hung Gia Lợi đóng vai người hòa giải ở Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Hungary’s Orbán plays peacemaker in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Hung Gia Lợi đã đến thăm Kyiv vào ngày thứ hai trong nhiệm kỳ của Budapest trên cương vị lãnh đạo Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu. Ngay trước chuyến thăm của Orbán, văn phòng của ông đã đưa ra một tuyên bố rất hòa hoãn trong đó bảo đảm rằng Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungary, sẽ không chống lại các sáng kiến ủng hộ Kyiv của Liên Hiệp Âu Châu.
Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt rất xa trong quan điểm của Hung Gia Lợi và Ukraine về cuộc xâm lược của Putin.
Ukraine không nên đợi Mạc Tư Khoa rút quân trước khi bắt đầu đàm phán hòa bình
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã đề xuất ý tưởng ngừng bắn ngay lập tức với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc đàm phán của họ ở Kyiv, Orbán cho biết sau cuộc hội đàm.
“Các quy tắc ngoại giao quốc tế rất chậm chạp và phức tạp. Tôi đã yêu cầu Tổng thống xem xét liệu có thể đảo ngược trật tự và đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình bằng một lệnh ngừng bắn nhanh chóng hay không”, Orbán nói, theo thông cáo báo chí của ông. “Một lệnh ngừng bắn gắn liền với một thời hạn cụ thể sẽ tạo cơ hội đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình.”
Zelenskiy không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về đề xuất của Orbán. Ý tưởng về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức không có gì mới, và Tổng thống Zelenskiy đã liên tục phản bác đề nghị này vì cho rằng nó sẽ cung cấp cho Putin một cơ hội để tái tổ chức và sau đó tung ra một đòn quyết định chiếm trọn Ukraine.
Orbán - được coi là đồng minh thân cận nhất của Nga trong Liên Hiệp Âu Châu sau khi liên tục cản trở các nỗ lực hỗ trợ Kyiv - đã ủng hộ ý tưởng này kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022. Nhưng Zelenskiy trước đó đã công khai bác bỏ ý tưởng này, nói rằng “việc tạm dừng trên chiến trường Ukraine sẽ không có nghĩa là tạm dừng chiến tranh.”
“Việc tạm dừng sẽ có lợi cho Nga. Sau đó nó có thể đè bẹp chúng ta”, tổng thống nói vào tháng Giêng. Tổng thống Zelenskiy liên tục khẳng định rằng sẽ chỉ nói chuyện với Nga nếu Vladimir Putin rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.
Chuyến thăm của Orbán tới Kyiv diễn ra một ngày sau khi Hung Gia Lợi đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu.
“Cuộc chiến mà bạn đang sống có tác động rất mạnh đến an ninh của Âu Châu,” Orbán nói và nói thêm rằng ông không khăng khăng đòi sáng kiến của mình được chấp thuận và chấp nhận lập luận phản đối của Zelenskiy.
Orbán nói: “Tôi rất biết ơn tổng thống vì quan điểm thẳng thắn của ông về vấn đề này”, đồng thời cho biết thêm rằng Hung Gia Lợi “đánh giá cao mọi sáng kiến vì hòa bình”.
Zelenskiy tránh đề cập đến quan điểm của Orbán trong bài phát biểu và thông cáo báo chí của mình nhưng nhấn mạnh rằng Hung Gia Lợi ủng hộ các sáng kiến hòa bình của Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Thụy Sĩ. Ông nói: “Điều này cho thấy sự sẵn sàng của Hung Gia Lợi trong hoạt động hiệu quả nhằm lấy lại an ninh lâu dài thực sự”.
Sau các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo, Zelenskiy và Orbán đã công bố kế hoạch thực hiện một thỏa thuận về quan hệ song phương, bao gồm thương mại, cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Nhà nước Hung Gia Lợi cũng sẽ tài trợ cho việc mở một trường dạy tiếng Ukraine ở Budapest. Orbán nói thêm: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là người Ukraine cảm thấy như ở nhà tại Hung Gia Lợi.”
3. Viktor Orbán sang Kyiv theo lệnh của Putin. Không có gì tốt lành đến từ Hung Gia Lợi
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã tới Kyiv vào ngày 2 Tháng Bẩy và kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xem xét lệnh ngừng bắn ngay lật tức nhằm “đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình”.
Trong các phát biểu của mình Tổng thống Zelenskiy đã dùng ngôn ngữ ngoại giao, không nhấn mạnh đến các dị biệt giữa hai bên để cố ý tránh gây thêm mâu thuẫn với Orbán. Tuy nhiên, các trợ lý của Tổng thống Zelenskiy đã tỏ ra thẳng thừng hơn. Báo chí còn đi xa hơn thế nữa. Tờ Baltic Times của Estonia đi xa đến mức đưa ra suy đoán rằng Viktor Orbán sang Kyiv là theo lệnh của Putin; và không có gì tốt lành có thể đến từ Hung Gia Lợi.
Orbán nói trong một tuyên bố với các phóng viên sau khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau: “Tôi đã yêu cầu tổng thống suy nghĩ xem liệu chúng tôi có thể đảo ngược trật tự và đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình bằng việc thực hiện lệnh ngừng bắn trước hay không”.
“Một lệnh ngừng bắn gắn liền với thời hạn sẽ tạo cơ hội đẩy nhanh các cuộc đàm phán hòa bình. Tôi đã trình bày khả năng này với tổng thống và tôi biết ơn những câu trả lời và đàm phán trung thực của ông ấy.”
Trong khi ca ngợi các sáng kiến hòa bình của Ukraine, Orbán nói rằng chúng mất “quá nhiều thời gian”.
Zelenskiy đã bác bỏ đề xuất của Orbán, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ihor Zhovkva cho biết.
“Tổng thống Ukraine đã lắng nghe ông ấy, nhưng để đáp lại, ông ấy nêu rõ quan điểm của Ukraine – rõ ràng, dễ hiểu và được nhiều người biết đến”.
Kyiv trước đó đã bác bỏ việc tạm dừng chiến sự, nói rằng điều đó sẽ chỉ tạo cơ hội cho Nga tập hợp lại lực lượng của mình, tái phối trí các lực lượng và tung ra đòn quyết định sau cùng.
Thay vào đó, Ukraine đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu ở Thụy Sĩ vào tháng 6 mà không có sự tham gia của Nga để xem xét các bước đi tới hòa bình.
Orbán và Zelenskiy cũng đề cập đến các vấn đề tồn tại lâu dài giữa hai nước và các bước hướng tới cải thiện quan hệ.
Chuyến thăm đầu tiên của Orbán tới Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện diễn ra khi Hung Gia Lợi tiếp quản chức vụ chủ tịch luân phiên của Liên minh Âu Châu trong Hội đồng Liên minh Âu Châu.
Điều này đã gây ra tranh cãi, khi một số quan chức Âu Châu kêu gọi Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel đình chỉ chức chủ tịch luân phiên của Hung Gia Lợi.
Budapest đã nhiều lần phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và Liên Hiệp Âu Châu, các lệnh trừng phạt đối với Nga, làm suy yếu các nỗ lực viện trợ của phương Tây cho Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Điều này đã dẫn đến mối quan hệ xấu đi giữa Ukraine và Hung Gia Lợi, vốn vốn đã căng thẳng trước năm 2022.
Sau cuộc hội đàm song phương, Zelenskiy và Orbán nói với các nhà báo rằng cuộc gặp của họ là một bước quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề lâu dài giữa hai nước.
“Nội dung cuộc đàm phán của chúng tôi ngày hôm nay có thể trở thành nền tảng cho một thỏa thuận song phương trong tương lai giữa các quốc gia của chúng ta, điều này sẽ điều chỉnh các mối quan hệ của chúng ta,” Zelenskiy nói, theo báo cáo của European Pravda.
Orbán lưu ý: “Chúng tôi muốn thiết lập quan hệ giữa các nước chúng ta và ký một thỏa thuận hợp tác với Ukraine tương tự như những thỏa thuận mà Hung Gia Lợi đã ký với các nước láng giềng khác”.
Thủ tướng Hung Gia Lợi cũng đề nghị hỗ trợ hiện đại hóa Ukraine và ca ngợi những tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề của người thiểu số Hung Gia Lợi ở nước này.
Orbán và Zelenskiy cũng đồng ý mở trường học đầu tiên dành cho trẻ em nói tiếng Ukraine ở Hung Gia Lợi.
4. HIMARS tấn công các vị trí của Nga ở Luhansk, cửa sổ bị thổi bay
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “HIMARS Strike Russian Positions in Luhansk, Windows Blown Out: Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Leonid Pasechnyk, lãnh đạo khu vực do Nga bổ nhiệm, cho biết Ukraine đã sử dụng hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, để tấn công các mục tiêu của Nga. Video quay cảnh HIMARS tấn công một thành phố ở vùng Luhansk, cho thấy các ngôi nhà không còn cửa sổ vì đã bị sức công phá thổi bay.
Pasechnyk cho biết một số người đã bị thương trong cuộc pháo kích bằng HIMARS của lực lượng Kyiv.
Washington đã cung cấp cho Kyiv khoảng 20 hệ thống HIMARS, giúp Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga. Các clip trên mạng xã hội trong những tháng gần đây cho thấy việc sử dụng chúng đã được chia sẻ rộng rãi.
Ví dụ, vào ngày 20 tháng 2, các lực lượng Ukraine đã phóng hai hỏa tiễn HIMARS nhằm vào một khu huấn luyện quân sự của Nga ở quận Volnovakha của Donetsk, nơi các đơn vị của Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ số 36 của Nga đóng quân, khiến ít nhất 60 người thiệt mạng, BBC đưa tin.
Một đoạn clip lan truyền với mục đích cho thấy tác động mới nhất của hệ thống vũ khí đã được đăng trên kênh Telegram của hãng tin Đông Âu Nexta.
Đoạn video ngắn được đăng hôm Chúa Nhật được quay từ cửa sổ của nơi có vẻ là một tòa nhà dân cư được cho là ở thành phố Pervomaisk, thuộc vùng Luhansk bị tạm chiếm.
Một vụ nổ và một tiếng nổ lớn vang lên, đồng thời có thể nghe thấy người quay cảnh ban ngày hét lên báo động khi khói đen bốc lên không trung và có thể nhìn thấy những mảnh kính trong phòng.
Giữa những lời tục tĩu, có thể nghe thấy một giọng nói phàn nàn rằng: “Mọi thứ đang bay ra ngoài, cửa sổ, mọi thứ.”
Nexta nói rằng cuộc tấn công “nhắm vào nơi tập trung quân đội Nga chứ không phải nhà dân” và “phản ứng của tác giả đoạn video mô tả một cách hùng hồn toàn bộ sức mạnh của cuộc tấn công”.
Trong khi đó, tại thành phố Yasynuvata của Donetsk, một đứa trẻ sinh năm 2020 và một thiếu niên bị thương nhẹ sau cuộc tấn công của HIMARS, theo nhà lãnh đạo khu vực bị tạm chiếm do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm, Denis Pushilin.
Pushilin cho biết như trên hôm thứ Hai rằng có một cuộc tấn công HIMARS khác ở quận Petrovsky của khu vực.
Ông cho biết 4 nhân viên của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã bị thương, một đám cháy bùng phát và một tòa nhà dân cư bị hư hại, đồng thời cho biết thêm trong bài đăng của ông rằng lực lượng vũ trang Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công bằng pháo cỡ nòng 155 ly.
Tháng trước, một đoạn video được cho là quay cảnh lần đầu tiên lực lượng Ukraine sử dụng hỏa tiễn GMLRS đạn chùm HIMARS M30 chống lại binh lính Nga.
Cuộc tấn công được cho là diễn ra khoảng 23 km gần Burchak, ở vùng Zaporizhzhia ở tiền tuyến phía nam, nhằm vào một nhóm binh sĩ Nga và các phương tiện.
5. Hòa Lan hoàn tất giấy phép xuất khẩu 24 chiếc F-16 và máy bay phản lực để 'sớm' đến Ukraine
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Kajsa Ollongren thông báo Hòa Lan đã hoàn tất giấy phép xuất khẩu phi đội chiến đấu cơ F-16 sẽ được chuyển giao cho Ukraine.
Hòa Lan đã cam kết cung cấp 24 máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất cho Ukraine khi Kyiv tìm cách củng cố Lực lượng Không quân của mình. Đan Mạch, Bỉ và Na Uy đã hứa bổ sung thêm F-16.
“Việc giao các máy bay đầu tiên sẽ sớm được tiến hành,” Ollongren nói.
Bộ trưởng Quốc phòng không tiết lộ ngày chính xác hoặc các chi tiết giao hàng khác với lý do lo ngại về “an ninh quốc phòng”.
Ollongren nói với giới truyền thông vào tháng 6 rằng các máy bay F-16 của Hòa Lan sẽ tới Ukraine vào một thời điểm nào đó trong mùa hè. Các dự đoán trước đây bi quan hơn, cho thấy ngày giao hàng vào mùa thu.
Các máy bay phản lực này sẽ đến một năm sau khi Đan Mạch và Hòa Lan đồng sáng lập “liên minh chiến đấu cơ” cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm 2023.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 1 Tháng Bẩy cho biết Ukraine dự kiến sẽ mở rộng và tăng cường năng lực phòng không trong tháng tới.
6. Nga cho biết đang 'nghiên cứu' hệ thống định vị ATACMS
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Says It Is 'Studying' ATACMS' Navigation Systems”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, các phương tiện truyền thông quốc doanh của Nga, cho biết Nga đang kiểm tra các mảnh vỡ của một hỏa tiễn tầm xa do Mỹ sản xuất do lực lượng Ukraine vận hành, ngay sau khi họ cho biết một cuộc tấn công ATACMS gây chết người đã giết chết 4 người ở phía tây Crimea và làm bị thương 151 người khác.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đã công bố đoạn phim mà họ nói là đoạn clip đầu tiên cho thấy “cấu trúc bên trong” của hỏa tiễn hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS.
Hãng thông tấn do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn đưa tin: “Các chuyên gia Nga đang nghiên cứu hệ thống dẫn đường và điều chỉnh chuyến bay của hỏa tiễn chiến thuật tác chiến của Mỹ”. Báo cáo sau đó đã được truyền thông nhà nước Nga rầm rộ đưa tin như thể toàn bộ bí mật của ATACMS đã bị vạch trần.
ATACMS là hỏa tiễn phóng từ mặt đất với tầm bắn khoảng 200 dặm hay 320km, được Mỹ cung cấp cho Ukraine để sử dụng chống lại các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở xa chiến tuyến ở đất liền Ukraine và trên bán đảo Crimea bị sáp nhập.
Kyiv đã nhận được một số lô ATACMS, bao gồm cả các biến thể cụm tầm ngắn hơn. Kể từ khi Ukraine ra mắt hỏa tiễn vào năm ngoái, vũ khí do Washington tài trợ đã được ghi nhận đã thực hiện một số cuộc tấn công thành công vào các căn cứ và tài sản của Nga.
Tuy nhiên, Kyiv chỉ được phép sử dụng ATACMS để tấn công các khu vực bị tạm chiếm hoặc sáp nhập chứ không phải lãnh thổ được quốc tế công nhận là một phần của Nga. Crimea, nơi bị Mạc Tư Khoa sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, được coi là mục tiêu hợp pháp cho các loại vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp bởi những người ủng hộ Kyiv.
Chính quyền Nga cho biết, ATACMS của Ukraine đã không kích vào Sevastopol, căn cứ chủ chốt của Hạm đội Hắc Hải ở rìa phía tây Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát, vào khoảng giữa trưa giờ địa phương ngày 23 Tháng Sáu đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em và 151 người khác bị thương.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết bốn hỏa tiễn ATACMS biến thể cụm đã bị lực lượng phòng không xung quanh thành phố bắn hạ và hỏa tiễn thứ năm “đi chệch khỏi đường bay và kích nổ đầu đạn trên không trên lãnh thổ thành phố”.
Mạc Tư Khoa cho biết bom chùm, thường được gọi là bom bi, rơi xuống thành phố.
Đoạn phim được lan truyền rộng rãi trên mạng cho thấy những người đi biển ở Sevastopol đang chạy trốn khỏi khu vực bờ biển Uchkuyevka.
Cố vấn tổng thống Ukraine Mikhail Podolyak cho biết vào tháng 6 rằng “không thể có bãi biển, khu du lịch và những dấu hiệu hư cấu khác về cuộc sống hòa bình” ở Crimea.
“Crimea chắc chắn là một lãnh thổ của Ukraine bị Nga xâm lược, nơi các hoạt động quân sự đang diễn ra, một cuộc chiến tranh toàn diện đang diễn ra. Đó chính cuộc chiến mà Nga đã phát động với mục đích diệt chủng và hung hãn”, ông nói.
“Crimea cũng là một doanh trại và nhà kho quân sự lớn, với hàng trăm mục tiêu quân sự trực tiếp mà người Nga cố gắng che đậy và đưa chính dân thường của họ ra làm bia đỡ đạn. Đến lượt họ, họ là quân xâm lược Nga dân sự”, Podolyak nói thêm.
Nga chỉ trích Mỹ thực hiện vụ tấn công này, nói rằng “trách nhiệm về vụ tấn công hỏa tiễn có chủ ý nhằm vào dân thường ở Sevastopol chủ yếu thuộc về Washington”. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhận xét của Mạc Tư Khoa là “lố bịch” và “cường điệu”.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố rằng “tất cả các nhiệm vụ bay của hỏa tiễn chiến thuật tác chiến ATACMS của Mỹ đều do các chuyên gia Mỹ thực hiện dựa trên dữ liệu tình báo vệ tinh của chính họ”.
Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài cho biết Kyiv “tự đưa ra quyết định tấn công và tiến hành các hoạt động quân sự của riêng mình”.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Ukraine không nhằm vào dân thường mà một hỏa tiễn ATACMS dường như đang nhắm vào một bệ phóng hỏa tiễn của Nga trước khi nó bị chặn và phát nổ, Reuters đưa tin.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov nói với giới truyền thông rằng “sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến khiến dân thường Nga thiệt mạng không thể xảy ra mà không gặp bất kỳ hậu quả nào”.
7. Putin không đặt ra 'giới hạn' ở Ukraine trong việc xâm chiếm đất đai
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Sets 'No Limits' in Ukraine Land Grab”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các nhà phân tích quốc phòng đã cảnh báo rằng Vladimir Putin “không đặt ra giới hạn” về bao nhiêu lãnh thổ mà ông muốn giành lấy trong cuộc chiến với Ukraine.
Theo một báo cáo mới từ một cơ quan cố vấn hàng đầu của Mỹ, Tổng thống Nga và các nhân viên Điện Cẩm Linh của ông đã “cố tình không đặt ra giới hạn cho mục tiêu chinh phục Ukraine của họ và đã nhiều lần đề nghị rằng các khu vực bên ngoài các tỉnh Kherson, Zaporizhia, Donetsk và Luhansk phải là một phần của Nga.”
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết thêm, Nga nhận thấy nhu cầu chiến lược là duy trì các hoạt động quân sự trên nhiều mặt trận nhằm ngăn chặn Ukraine tiến hành thành công một cuộc phản công.
Nicole Wolkov, Nhà nghiên cứu người Nga của ISW, nói với Newsweek rằng kế hoạch “kéo dài” cuộc chiến của Nga sẽ khuyến khích Putin đặt ra các mục tiêu lãnh thổ mới.
ISW cho biết: “Nga đang cố tình kéo dài cuộc chiến, ngăn chặn Ukraine tiến hành các hoạt động phản công đáng kể và làm mệt mỏi sự hỗ trợ an ninh của phương Tây dành cho Ukraine”.
Wolkov nói thêm: “Putin có thể đánh giá rằng ông ta có thể tận dụng khả năng duy trì thế chủ động của Nga trong thời gian đó để chiếm thêm lãnh thổ. Một cuộc chiến kéo dài cũng sẽ giúp Nga có thời gian tiếp tục mở rộng cơ sở công nghiệp quốc phòng và tạo ra nhân lực.”
ISW cảnh báo rằng một cuộc chiến kéo dài sẽ “khuyến khích” Putin đặt ra các mục tiêu lãnh thổ mới một cách rõ ràng miễn là ông tin rằng các lực lượng Ukraine không thể cản trở bước tiến của mình cũng như tiến hành các cuộc phản công có ý nghĩa để giành lại lãnh thổ đã mất.
ISW cho biết: “ Các quan chức Nga thường xuyên phủ nhận sự tồn tại của nhà nước và văn hóa Ukraine, đồng thời bày tỏ sự quan tâm của họ đối với các vùng lãnh thổ nằm ngoài 4 tỉnh này”.
ISW cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp viện trợ quân sự nhanh chóng để giúp xoay chuyển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho Ukraine.
Wolokov cho biết: “Nếu vũ khí được chuyển giao kịp thời và nhất quán, điều này có thể giúp Ukraine tiến hành các hoạt động tấn công”.
Diễn biến này xảy ra sau khi các tài liệu mà Washington Post thu được cho thấy Nga đã vô tình thả bom lượn xuống lãnh thổ của mình ít nhất 38 lần.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã bắn hàng trăm quả bom lượn vào đất nước của ông trong tuần trước.
Ông nói: “Chỉ riêng trong tuần này, Nga đã sử dụng hơn 800 quả bom dẫn đường nhằm vào Ukraine. Chống lại các thành phố và cộng đồng của chúng ta, chống lại người dân của chúng ta, ngăn cản cuộc sống bình thường của người dân Ukraine”
Bom lượn là loại vũ khí thời Liên Xô đã được sửa đổi để bao gồm cánh và hệ thống định vị cho phép tạo đường bay lượn tới mục tiêu. Bom có thể mang tải trọng 1,5 tấn.
Việc bổ sung khả năng lượn cho phép bom di chuyển xa hơn vì vũ khí hạng nặng được trang bị hệ thống dẫn đường chính xác và được phóng từ máy bay bay ngoài tầm bắn của các lực lượng phòng không.
Ukraine bác bỏ cáo buộc từ Belarus rằng nước này đang tăng cường quân đội để củng cố biên giới chung. Bộ Quốc phòng Belarus hôm Chúa Nhật tuyên bố rằng Ukraine đang chuyển quân và vũ khí tới biên giới.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết
“Đây không phải là lần đầu tiên Belarus cung cấp thông tin về việc Ukraine thể hiện mối đe dọa và đang củng cố sức mạnh của mình. Đây là một phần khác của hoạt động thông tin do Belarus thực hiện với sự hỗ trợ của Nga.
8. Ukrenergo: Tình hình năng lượng ở Ukraine dự kiến cải thiện trong tháng 8
Volodymyr Kudrytskyi, nhà lãnh đạo công ty điều hành lưới điện nhà nước Ukrenergo, nói với Ukrainska Pravda vào ngày 1 Tháng Bẩy rằng tình trạng lưới điện của Ukraine dự kiến sẽ được cải thiện vào tháng 8.
Theo Kudrytskyi, căng thẳng đối với cơ sở hạ tầng năng lượng của đất nước sẽ giảm bớt sau khi hoàn thành việc sửa chữa tại một số tổ máy điện hạt nhân, điều này sẽ cung cấp thêm công suất sẵn có, đồng thời những thay đổi về thời tiết cũng được cho là sẽ giúp ích.
Kể từ mùa xuân, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trong một cuộc tấn công mới nhằm vào mạng lưới năng lượng của nước này, dẫn đến mất điện.
Ukraine bắt đầu thực hiện cắt điện luân phiên từ ngày 15 Tháng Năm, sau đó tình hình tiếp tục xấu đi, đặc biệt sau vụ tấn công hỏa tiễn hàng loạt của Nga gây thêm thiệt hại trên toàn quốc vào ngày 31 Tháng Năm.
Nhà lãnh đạo Ukrenergo cho biết tình trạng mất điện hiện nay càng trở nên trầm trọng hơn do các cuộc tấn công thường xuyên, nắng nóng và nhập khẩu điện hạn chế.
Ông nói: “Nếu tháng 8 thuận lợi hơn thì tất nhiên sẽ có nhiều hàng nhập khẩu hơn và hệ thống điện Ukraine sẽ có mức tiêu thụ vừa phải hơn”.
“Trong mọi trường hợp, chúng tôi hy vọng rằng vào tháng 8 sẽ có nhiều công suất phát điện hơn do việc sửa chữa hoàn tất và mọi việc sẽ dễ dàng hơn một chút.”
Kudrytskyi cho biết thêm, việc sửa chữa đang được tiến hành để bảo đảm rằng các nhà máy điện có “công suất tối đa vào mùa đông”.
Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine không thể sửa chữa các cơ sở năng lượng bị hư hỏng và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai, người Ukraine có thể bị mất điện tới 20 giờ mỗi ngày.
9. 30.000 km2 đất Ukraine đã được dọn sạch khỏi mối đe dọa bom mìn, hoạt động mở rộng hơn nữa
Đại tá Ukraine Ruslan Berehulia, nhà lãnh đạo Cục An toàn Môi trường và Hành động Bom mìn của Bộ Quốc phòng, báo cáo rằng các chuyên gia của Bộ Quốc phòng đã rà phá 30.000 km vuông lãnh thổ Ukraine trong hai năm qua - một khu vực có diện tích tương đương với diện tích của Bỉ hoặc Moldova.
Kể từ năm 2022, khoảng 174.000 km vuông đất Ukraine đã bị nhiễm chất nổ, khiến 144.000 km vuông đất có khả năng trở nên nguy hiểm.
Vào tháng 4 năm 2022, Ukraine đã thành lập Quân đoàn rà phá bom mìn. Đến năm 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Ukraine đã gia nhập tổ chức này để làm việc tại các khu vực không bị tạm chiếm.
Các đơn vị này hiện đang hoạt động ở khu vực Mykolaiv, Kherson và Kharkiv. Quân đoàn rà phá bom mìn dự kiến bao gồm 5.000 chuyên gia.
Chính phủ Ukraine hôm 4 Tháng Tư báo cáo các vụ nổ liên quan đến bom mìn đã khiến 296 dân thường thiệt mạng và 665 người khác bị thương.
Nhiều quốc gia đã và đang hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực rà phá bom mìn cũng như cung cấp đào tạo và trang thiết bị.
Hoa Kỳ đã quyên góp hơn một triệu đô la thiết bị rà phá bom mìn cho Cơ quan Vận tải Đặc biệt Nhà nước Ukraine vào tháng Hai.
10. Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu thừa nhận tội diệt chủng người dân Ukraine của Nga
Nghị quyết 70 điểm kêu gọi tất cả 53 quốc gia tham gia Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, nỗ lực giải phóng Crimea và tất cả các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine bằng cách ủng hộ Công thức Hòa bình và Cương lĩnh Crimea.
Hội đồng Nghị viện của OSCE đã thông qua nghị quyết công nhận các hành động của Nga là tội ác diệt chủng đối với người dân Ukraine và sự cần thiết phải giải phóng khỏi ách thuộc địa của Nga.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết:
“Vào ngày khai mạc phiên họp mùa hè ở Bucharest, OSCE đã thông qua nghị quyết lên án hành động xâm lược vũ trang kéo dài 10 năm của Nga chống lại Ukraine, trong đó công nhận hành động của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Liên bang Nga và các lực lượng vũ trang của nước này, trong suốt thời gian diễn ra cuộc xâm lược, đã được thực hiện trên quy mô diệt chủng người dân Ukraine”
Theo ông, tài liệu cũng xác định việc phi thực dân hóa Liên bang Nga là điều kiện tiên quyết để thiết lập nền hòa bình lâu dài.
Ngoại trưởng Ukraine lưu ý rằng nghị quyết 70 điểm kêu gọi tất cả 53 quốc gia tham gia OSCE nỗ lực giải phóng Crimea và tất cả các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine bằng cách ủng hộ Công thức Hòa bình và Cương lĩnh Crimea, cũng như thành lập Tòa án đặc biệt để truy tố Liên bang Nga về những tội ác đã gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược chống Ukraine, đồng thời tiến hành các cuộc điều tra quốc tế và quốc gia về tội ác hàng loạt do quân đội Nga gây ra.
Văn bản cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng triển khai cơ chế sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga vì lợi ích của Ukraine và đề nghị các nước OSCE tham gia Thỏa thuận về Sổ ghi danh quốc tế về thiệt hại do hành động xâm lược của Nga gây ra cho Ukraine.
OSCE cũng thừa nhận cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ở Nga là gian lận và làm xói mòn tính hợp pháp của hệ thống bầu cử.
Nghị quyết nhấn mạnh sự ủng hộ việc thành lập Liên minh quốc tế vì sự trao trả của trẻ em Ukraine, cũng như bảo đảm thả các tù nhân chiến tranh và thường dân Ukraine.
Tài liệu này cũng kêu gọi cấm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga sang Liên minh Âu Châu, tái xuất khẩu và quá cảnh qua các cảng của Liên Hiệp Âu Châu.
Phiên họp của OSCE sẽ kéo dài đến ngày 3 Tháng Bẩy.
Kho đạn và UAV của Hạm Đội Hắc Hải nổ tan tành. Kyiv phục hận, đánh trúng hải cảng ngay trên đất Nga
VietCatholic Media
16:34 03/07/2024
1. Hình ảnh Crimea cho thấy đống đổ nát khi Kyiv tấn công một mục tiêu của Hạm đội Hắc Hải
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Photo Shows Ruins as Kyiv Strikes Russian Black Sea Fleet 'Object'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một bức ảnh được công bố sau cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea bị sáp nhập có chủ đích cho thấy tàn tích của một cơ sở thuộc Hạm đội Hắc Hải quý giá của nhà độc tài Vladimir Putin.
Hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk thông báo rằng lực lượng của Kyiv đã tấn công một kho đạn dược trên bán đảo Hắc Hải vào hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy.
Tướng Oleshchuk nói: “Một lần nữa, máy bay Ukraine, bị 'tiêu diệt' bởi tuyên truyền của đối phương, tiếp tục thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến đấu, tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào các vị trí xâm lược và loại bỏ các cơ sở quân sự quan trọng nằm sâu trong hậu phương của đối phương”. “Vào ngày 2 tháng 7 năm 2024, các phi công Ukraine đã giáng một đòn chí tử vào kho đạn dược ở Crimea.”
Các cuộc tấn công vào Crimea đã gia tăng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv tìm cách đòi lại khu vực đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Kênh Telegram Spy Dossier, có hơn 50.000 người ghi danh và tuyên bố có liên hệ với tình báo Nga, hôm thứ Ba đã công bố một bức ảnh cho biết hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công một “mục tiêu” của Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Cape Fiolent, thành phố cảng Sevastopol của Crimea..
Nga thường dùng từ “mục tiêu” với ý nghĩa mơ hồ, không thể xác định mục tiêu nghĩa là một khí tài chiến tranh cụ thể như một xe tăng, một chiếc máy bay hay một cơ sở như một tổng hành dinh, một đài kiểm soát vân vân.
Trong trường hợp này, người ta biết rằng “mục tiêu” nói ở đây là một kho đạn. Kênh này cho biết.
“Cuộc tấn công được thực hiện bằng cách sử dụng hỏa tiễn hành trình không xác định loại. Mục tiêu của cuộc tấn công là một nhà kho chứa các máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 và Geran-2. Không có thông tin về tổn thất nhân sự.”
Ukraine ngày càng tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga như một phần trong nỗ lực đòi lại bán đảo.
Nga đã di dời một số tàu quý giá của Hạm đội Hắc Hải khỏi cảng ở Crimea để tránh thiệt hại thêm sau các cuộc tấn công thành công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn hành trình của Ukraine.
Hình ảnh vệ tinh từ tháng 10 năm ngoái cho thấy hạm đội Nga đang chạy trốn từ Sevastopol đến Novorossiysk ở Krasnodar Krai, miền nam nước Nga khi Ukraine nhắm vào các tàu của Mạc Tư Khoa. Các tàu cũng đang hướng tới cảng hải quân Nga ở Feodosia xa hơn về phía đông trên Bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây hơn từ tháng 4, được chia sẻ bởi nhà nghiên cứu tình báo nguồn mở MT Anderson của OSINT, dường như cho thấy Hạm đội Hắc Hải phần lớn đã từ bỏ các căn cứ hải quân lớn ở Crimea.
Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết vào tháng 3 rằng “mục tiêu cuối cùng của Kyiv là hoàn toàn không có tàu quân sự của cái gọi là Liên bang Nga ở khu vực Azov và Hắc Hải”.
Ông nói với hãng tin RBC của Ukraine vào tháng trước rằng một phần ba Hạm đội Hắc Hải của Nga cho đến nay đã bị vô hiệu hóa.
2. Chính quyền địa phương tuyên bố thuyền điều khiển từ xa của hải quân đã tấn công Novorossiysk của Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Naval drones attacked Russia's Novorossiysk, local authorities claim”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết các thuyền điều khiển từ xa của hải quân đã tấn công thành phố cảng Novorossiysk của Nga trên bờ Hắc Hải vào rạng sáng Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy.
Kênh Telegram của Nga cho biết người dân nghe thấy tiếng nổ vào khoảng 3h sáng giờ địa phương.
Novorossiysk đã trở thành cảng quan trọng của Hạm đội Hắc Hải của Nga sau khi Ukraine tấn công thành công vào vùng Crimea bị tạm chiếm buộc Mạc Tư Khoa phải rút phần lớn lực lượng hải quân khỏi bán đảo này.
Kyiv cũng đã thực hiện nhiều cuộc tấn công thành công vào cảng Novorossiysk trong suốt cuộc chiến tranh tổng lực, đáng chú ý nhất là vào tháng 8 năm 2023, khi tàu chiến Olenegorskiy Gornyak bị thiệt hại nặng nề ở đây.
Kondratev tuyên bố cuộc tấn công kết thúc lúc 4:20 sáng giờ địa phương, và như thường lệ, nói rằng không gây nguy hiểm cho người dân Novorossiysk nhưng không nêu chi tiết về thiệt hại có thể xảy ra.
Chiều ngày Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov tuyên bố rằng lực lượng của họ đã phá hủy hai thuyền điều khiển từ xa của hải quân Ukraine đang tiến về hướng Novorossiysk.
3. Politico: Đảng Dân chủ kêu gọi Ngũ Giác Đài đào tạo thêm phi công F-16 cho Ukraine
15 đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện kêu gọi Bộ Quốc phòng Mỹ mở rộng quy mô và tốc độ huấn luyện phi công Ukraine trên chiến đấu cơ F-16, Politico đưa tin hôm Thứ Hai, mùng 01 Tháng Bẩy, trích dẫn một bức thư mà họ thu được.
Ukraine dự kiến sẽ nhận được những chiếc máy bay phản lực F-16 đầu tiên vào mùa hè này, một năm sau khi Đan Mạch và Hòa Lan thành lập “liên minh chiến đấu cơ” cùng 9 quốc gia khác tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7 năm 2023.
Liên minh cam kết giúp cung cấp cho Kyiv máy bay F-16 và đào tạo phi công cũng như nhân viên kỹ thuật Ukraine để vận hành các máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất.
Nhóm các nhà lập pháp, dẫn đầu bởi Nghị sĩ Hoa Kỳ từ California Adam Schiff, đã yêu cầu Ngũ Giác Đài ủng hộ yêu cầu của Ukraine và yêu cầu đào tạo thêm 10 phi công F-16 trong năm nay, theo nguồn tin này.
Politico đưa tin vào đầu tháng 6 rằng sự chậm trễ trong chương trình huấn luyện F-16 của Mỹ khiến Ukraine thất vọng. Hoa Kỳ được cho là đã không chấp nhận yêu cầu này, với lý do cam kết với các quốc gia khác về việc huấn luyện F-16 tại căn cứ.
“Yêu cầu được đưa ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Ukraine và Nga, nơi việc triển khai máy bay F-16 có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của cuộc chiến”, bức thư viết.
Họ nói rằng Kyiv “sẽ có nhiều máy bay F-16 hơn số lượng phi công đủ trình độ để lái chúng vào cuối năm nay”, điều này “có nguy cơ làm suy yếu những lợi thế chiến lược” mà những chiếc máy bay này có thể mang lại cho Ukraine.
Đan Mạch, Hòa Lan, Bỉ và Na Uy cho đến nay đã cam kết sẽ giao 85 máy bay phản lực cho Ukraine từ năm 2024 trở đi.
Tổng cộng có 20 phi công Ukraine dự kiến sẽ hoàn thành khóa huấn luyện F-16 vào cuối năm 2024, Politico đưa tin. Con số đó chỉ bằng một nửa trong số 40 phi công cần thiết để vận hành toàn bộ phi đội gồm 20 máy bay phản lực F-16.
Tám phi công mới sẽ bắt đầu được đào tạo tại cơ sở ở Rumani, trong khi tám phi công khác sẽ được đào tạo tại căn cứ Tucson ở Arizona. Một quan chức giấu tên nói với Politico trong thời gian còn lại của năm, trên tất cả các địa điểm đào tạo, sẽ chỉ có 4 vị trí dành cho phi công Ukraine.
4. Mối thù giữa các đồng minh Putin bùng phát sau những lời xúc xiểm 'khủng bố Hồi giáo'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Allies' Feud Spills Out into Open after 'Islamist Terrorists' Jibe”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mâu thuẫn giữa các đồng minh của Putin bùng phát sau khi nhà lãnh đạo Ủy ban Điều tra Nga, Alexander Bastrykin, kêu gọi các quan chức “khẩn trương” áp đặt lệnh cấm mặc niqab ở nước này. Niqab là loại áo dài che kín tất cả người chỉ trừ ra đôi mắt để thấy đường mà đi lại.
Hôm Chúa Nhật, 30 Tháng Sáu, Bastrykin, đã đưa ra những bình luận về các cuộc tấn công ngày 23 tháng 6 của phiến quân Hồi giáo ở Cộng hòa Dagestan, miền nam nước Nga. Ông cho biết thủ phạm là “những kẻ khủng bố Hồi giáo”, những kẻ “có thể mang biểu ngữ khủng bố Hồi giáo” vào nước này.
Vụ tấn công khiến phiến quân tấn công các nơi thờ phượng của các tín hữu Kitô và người Do Thái, khiến 21 người thiệt mạng.
Bastrykin kêu gọi Nga đáp trả bằng cách áp dụng lệnh cấm mặc niqab, là loại trang phục dài được một số phụ nữ Hồi giáo mặc, chỉ để lộ vùng xung quanh mắt của người mặc.
Ông cho biết nhiệm vụ của Duma Quốc gia là thông qua luật cấm niqab.
Ở Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan việc này bị cấm, nhưng ở đây thì được phép. Tại sao? Tôi không biết, tôi không phải là nhà lập pháp nhưng… chúng ta cần khẩn trương cấm nó,” Bastrykin nói, đáp lại gợi ý của một khán giả tại Diễn đàn Pháp lý Thanh niên Quốc tế ở St. Petersburg.
Nhận xét của ông đã khiến lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo nước cộng hòa Chechnya miền nam nước Nga chủ yếu là người Hồi giáo, và là đồng minh thân cận của Putin, giận dữ chỉ trích.
Kadyrov đã cai trị nước cộng hòa Chechnya từ năm 2007. Các chiến binh Chechnya của ông đã chiến đấu bên cạnh quân đội của Putin trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2023, Kadyrov cho biết thêm 3.000 chiến binh của ông đã sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine với tư cách là một phần của các đơn vị mới của Bộ Quốc phòng Nga và Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga.
Kadyrov nói: “Khi đề cập đến các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Rostov và Dagestan, Bastrykin cho rằng thủ phạm của chúng là 'những kẻ khủng bố Hồi giáo'“. Ông cảnh báo Bastrykin phải “cực kỳ cẩn thận” với những tuyên bố như vậy.
Kadyrov nhấn mạnh rằng: “Tôi đã nói nhiều lần và tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng người Hồi giáo không và không thực hiện các hành động khủng bố”. “Đồng thời, tôi rất hy vọng rằng Bastrykin sẽ không so sánh Hồi giáo với chủ nghĩa khủng bố trong tương lai.”
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong bài phân tích về cuộc xung đột ở Ukraine hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, rằng “hai quan chức nổi tiếng của Nga dường như đang dẫn đầu những con đường khác nhau để giải quyết chủ nghĩa cực đoan tôn giáo ở Nga” trong khi căng thẳng sắc tộc và tôn giáo ở Nga tiếp tục gia tăng.
ISW cho biết: “Các blogger Nga và các quan chức cấp thấp hơn của Nga trước đây đã tham gia vào các cuộc tranh luận tương tự, và điều quan trọng là Kadyrov sẵn sàng công khai chỉ trích một quan chức cao cấp khác của Điện Cẩm Linh về vấn đề này”.
Bastrykin trước đây đã tự coi mình là một nhân vật nổi bật trong phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga và “đang tự đặt mình vào thế đối đầu với Kadyrov, người thường tự cho mình là đại diện cho thiểu số Hồi giáo ở Nga”.
Trong bản cập nhật hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, tổ chức nghiên cứu này lưu ý rằng nhà lãnh đạo nước cộng hòa Dagestan thuộc Nga, Sergei Melikov, đã công khai đứng về phía Kadyrov trong vấn đề này.
ISW đánh giá rằng Putin “có thể cân nhắc về cuộc tranh luận của Kadyrov và Bastrykin với hy vọng xoa dịu mối lo ngại của người Nga về các mối đe dọa khủng bố Hồi giáo tiềm tàng và ngăn chặn xung đột tiềm năng giữa Bastrykin và Kadyrov trước khi nó mở rộng sang các quan chức cao cấp khác của Nga”.
Bastrykin, nhà lãnh đạo cục điều tra của Liên Bang Nga, thường được mô tả là một tên cực kỳ diều hâu, đang có tham vọng thay thế Alexander Bortnikov, trùm đặc vụ FSB, vì ông này sắp về hưu.
Trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Bastrykin kháo rằng ông ta đã ra lệnh ruồng bố và bắt được 30.000 người nhập cư. Họ là những người mới được cấp quyền công dân nhưng bị các cơ quan chức năng “bắt” vì đã trốn tránh không ghi danh nghĩa vụ quân sự.
Bastrykin, tuyên bố như một chiến thắng rằng ông ta đã tống khoảng 10.000 người trong số 30.000 người không may đó vào chiến trường Ukraine.
5. Lực lượng Không quân Ukraine đã bố trí 6 chiến đấu cơ Su-27 ở bãi đất trống cách tiền tuyến 100 dặm. Một hỏa tiễn của Nga đã tiêu diệt hai chiếc.
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “The Ukrainian Air Force Parked Six Su-27 Fighters In The Open 100 Miles From The Front Line. A Russian Missile Destroyed Two Of Them” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Hôm Thứ Hai, 01 Tháng Bẩy, một máy bay điều khiển từ xa giám sát của Nga đã bay từ phòng tuyến của Nga tới căn cứ không quân Mirgorod của lực lượng không quân Ukraine, cách biên giới phía bắc Ukraine với Nga khoảng 100 dặm hay 160 km.
Máy bay điều khiển từ xa đã phát hiện ít nhất sáu chiến đấu cơ siêu âm Sukhoi Su-27 của Ukraine đậu ngoài trời tại căn cứ vào ban ngày. Một hỏa tiễn Iskander của Nga lao tới, phá hủy hai chiếc Sukhoi quý giá và làm hư hại nhẹ bốn chiếc còn lại.
Đây có thể là một trong những ngày tốn kém nhất đối với lực lượng không quân Ukraine bị tàn phá kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022. “Có một số tổn thất”, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, thừa nhận.
Các blogger Ukraine vội đổ lỗi cho các sĩ quan không quân đã ra lệnh cho phi hành đoàn Su-27 đậu máy bay phản lực của họ ngoài trời tại một căn cứ gần chiến tuyến nguy hiểm. “Một triệu năm chiến tranh, cừu vẫn không học được gì”, một blogger rên rỉ.
Cuộc đột kích vào Mirgorod chỉ là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công của Nga vào các căn cứ không quân dễ bị tổn thương của Ukraine. Trong những tháng gần đây, máy bay điều khiển từ xa Lancet của Nga đã tấn công ít nhất 4 máy bay phản lực Ukraine tại căn cứ không quân Dolgintsevo gần Kryvyi Rih, chỉ cách tiền tuyến ở miền nam Ukraine 45 dặm hay 72 km.
Hai cuộc tấn công đầu tiên vào mùa thu năm ngoái đã khiến không quân Ukraine bất ngờ và bị nổ tung một cặp chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29. Cuộc tấn công thứ ba vào tháng 11 dường như đã đánh trúng một máy bay phản lực tấn công Sukhoi Su-25, nhưng đó chỉ là máy bay làm mồi nhử không thể bay được. Nhưng sau đó, cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa thứ tư đã bắn trúng một chiếc Su-25 có thể bay được.
Hai chiếc Su-27 mà Iskander bắn hạ ở Mirgorod đã nâng số lượng chiến đấu cơ của Ukraine bị Nga cho nổ tung trên mặt đất ít nhất là gấp 5 chiếc trong khoảng 9 tháng qua. Đây là những tổn thất mà người Ukraine không thể gánh chịu được.
Không quân Ukraine tham chiến vào tháng 2 năm 2022 với khoảng 125 chiếc Su-27, Su-25, MiG-29 và các máy bay phản lực khác. Các nhà phân tích tại Oryx đã xác nhận rằng trong 28 tháng chiến đấu cam go, Ukraine đã mất khoảng 90 máy bay phản lực.
Để bù đắp những tổn thất của mình, Ukraine đã mua lại từ các đồng minh của họ hoặc khôi phục từ kho lưu trữ lâu dài rất nhiều máy bay MiG và Sukhois thay thế. Những khung máy bay này đang giúp lực lượng không quân tiếp tục hoạt động cho đến khi các chiến đấu cơ cũ của Âu Châu – 85 chiếc F-16 của Lockheed Martin và có lẽ là hàng chục chiếc Dassault Mirage 2000 – đến Ukraine.
Tất nhiên, vấn đề là F-16 và Mirage cũng sẽ dễ bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Nga nếu chúng đậu ngoài trời vào ban ngày.
Có những bước đi rõ ràng mà các chỉ huy Ukraine có thể thực hiện để bảo vệ máy bay của họ. Đầu tiên hãy rút các máy bay phản lực đang hoạt động ra khỏi các căn cứ gần Nga nhất.
Lực lượng Ukraine có quyền tiếp cận khoảng 20 căn cứ không quân lớn, hàng chục phi trường nhỏ hơn và thậm chí cả các đường băng xa lộ rải rác khắp đất nước. Mỗi loại máy bay phản lực của Ukraine có phạm vi hoạt động hàng trăm dặm nếu sử dụng nhiên liệu bên trong. Không có lý do gì để một chiếc Su-27 có tầm bắn 700 dặm hay 1130 km phải dành thời gian ở một phi trường cách tiền tuyến chỉ dưới một trăm dặm.
Nhưng việc di chuyển chiến đấu cơ ra xa mặt trận hơn có lẽ là chưa đủ, chừng nào người Nga còn sở hữu hỏa tiễn đạn đạo và hành trình có thể tấn công khắp Ukraine. Ngoài việc di tản những căn cứ dễ bị tổn thương nhất, các chỉ huy Ukraine có thể giữ cho máy bay và phi hành đoàn của họ di chuyển.
Các lữ đoàn chiến đấu cơ Ukraine thường nhấn mạnh đến sự khó đoán - tất cả nhằm làm phức tạp thêm việc tấn công của Nga. Tướng James Hecker, chỉ huy Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Âu Châu và Phi Châu, cho biết phi công của họ “hầu như không bao giờ cất cánh từ một phi trường và hạ cánh ở cùng một phi trường”.
Sự gia tăng các cuộc tấn công của Nga vào các máy bay đang đậu sẽ khiến Ukraine phải làm sao để trở nên càng khó đoán hơn. Đồng thời, họ có thể xây dựng những nơi trú ẩn được gia cố để che chắn cho các máy bay đang đậu trong khi chúng không di chuyển và cũng có thể triển khai thêm nhiều mồi nhử. Đại Tá Ignat nhấn mạnh: “Lực lượng không quân đang làm mọi thứ có thể để chống lại đối phương, đánh lừa đối phương, bao gồm cả thông qua các mô hình và các phương tiện khác”.
Dù người Ukraine chọn cách nào để bảo vệ máy bay của mình, họ cần phải hành động nhanh chóng trước các cuộc tấn công không ngừng của Nga. Nhà báo và tác giả người Ukraine Illia Ponomarenko cảnh báo: “Sự sơ suất mang tính hệ thống có thể khiến tất cả chúng ta chết chìm trong cuộc chiến này”.
Ông khẳng định “đừng đậu những chiếc F-16 trên lãnh thổ của chúng ta. Hãy đậu chúng ở Rumani và Ba Lan. Nga không dám tấn công vào các quốc gia NATO đó.”
Điều đặc biệt khó chịu đối với những người ủng hộ một Ukraine có chủ quyền là các máy bay phản lực của Nga cũng dễ bị tổn thương như nhau tại các căn cứ của họ gần Ukraine. Nhưng trong một số trường hợp, chính sách của Mỹ cấm người Ukraine tấn công những máy bay phản lực đó bằng vũ khí do Mỹ sản xuất.
6. Cộng tác viên hàng đầu của Nga bị kết án vắng mặt 12 năm tù giam
Leonid Pasechnik, nhà lãnh đạo các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở Luhansk do Nga bổ nhiệm, đã bị kết tội phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ và hợp tác với Nga. Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko, cho biết như trên hôm Thứ Tư, 03 Tháng Bẩy.
Ông ta bị kết án vắng mặt 12 năm tù giam cùng với tịch thu tài sản và bị cấm đảm nhiệm chức vụ công ở Ukraine trong 13 năm.
Theo SBU, Pasechnik đã ký một thỏa thuận giữa tỉnh Luhansk bị tạm chiếm và Mạc Tư Khoa ngay trước khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. SBU cho biết: “Những quyết định như vậy” được Putin sử dụng như một “cái cớ chính thức”, cho Nga xâm lược Ukraine.
Pasechnik cũng đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo về việc “gia nhập Liên bang Nga” được tổ chức tại các khu vực bị tạm chiếm của tỉnh Luhansk vào tháng 9 năm 2023.
Sau các cuộc trưng cầu dân ý giả tạo ở các khu vực bị tạm chiếm của các tỉnh Donetsk, Zaporizhzhia, Luhansk và Kherson, Putin tuyên bố rằng Nga đang sáp nhập các khu vực này của Ukraine nhằm cố gắng củng cố lợi ích lãnh thổ của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện.
Nga chiếm một phần của bốn tỉnh trên và kiểm soát các trung tâm khu vực chỉ ở hai tỉnh trong số đó. Donetsk và Luhansk đã bị tạm chiếm kể từ cuộc xâm lược Donbas đầu tiên của Nga vào năm 2014.
SBU cho biết Pasechnik cũng tổ chức các cuộc bầu cử bất hợp pháp ở khu vực bị tạm chiếm, được tổ chức trước họng súng.
Pasechnik, 54 tuổi, sinh ra ở Luhansk, là đại tá SBU của Ukraine, trước khi ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào năm 2014. Ông ta trở thành người được ủy quyền hàng đầu của Nga tại các khu vực bị tạm chiếm của Luhansk vào năm 2018 thay thế cho cộng tác viên khác, Igor Plotnitskyi.
7. Robot chiến đấu trên mặt đất của Nga được nâng cấp để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất của Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Ground Drones Upgraded to Thwart Ukraine's FPV Attacks”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trước hết, Kim Thúy xin mở ngoặc để giải thích câu hỏi của nhiều người. Câu hỏi được đặt ra là máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, thường được viết tắt là FPV có nghĩa là gì? Ta hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một chiếc máy bay và muốn thu hình ở bên dưới. Đối với các máy bay điều khiển từ xa thông thường, chúng ta sẽ ngồi ở vị trí của một hành khách và quay phim qua cửa sổ của máy bay. Đối với các máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, chúng ta ngồi ở vị trí của viên phi công. Nói cách khác, chúng ta đang ở vị trí của một người trực tiếp lái chiếc máy bay. Trong trường hợp một máy bay điều khiển từ xa tấn công kiểu kamikaze, góc nhìn thứ nhất là một yếu tố quan trọng để đánh trúng mục tiêu. Còn trong trường hợp của máy bay điều khiển từ xa trinh sát, góc nhìn thứ nhất không phải là một yếu tố cần thiết.
Trở lại câu chuyện của tờ Newsweek. Các cảnh quay mới cho thấy Nga đang lắp các tấm chắn bảo vệ cho máy bay điều khiển từ xa trên mặt đất của mình sau khi Mạc Tư Khoa và Ukraine đầu tư vào các tấm chắn được thiết kế để bảo vệ xe tăng và xe thiết giáp khỏi máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất.
Đoạn phim được chia sẻ bởi mạng truyền hình Zvezda do nhà nước Nga kiểm soát, liên kết với Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa, dường như cho thấy các phương tiện mặt đất được điều khiển từ xa, gọi tắt là UGV, đang được gắn thêm các cấu trúc để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đang lao tới.
Khi cuộc chiến toàn diện kéo dài hơn hai năm ở Ukraine đã thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện điều khiển từ xa trên đất liền, trên không và trên biển, nhu cầu về các phương pháp mới để chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã tăng lên.
Cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều đưa ra các thiết kế để bảo vệ xe thiết giáp và xe tăng của mình khỏi các máy bay điều khiển từ xa cảm tử rẻ tiền.
Oleksandr Myronenko, giám đốc điều hành của Tập đoàn Metinvest trong sáng kiến Mặt trận Thép của Ukraine, nói với Newsweek vào tháng trước rằng họ đang lắp lồng thép cho các xe tăng M1 Abrams do Mỹ cung cấp đang hoạt động ở miền đông Ukraine, cũng như cho các xe tăng trong kho dự trữ xe tăng cũ thời Liên Xô của Kyiv.
Myronenko nói: “Máy bay điều khiển từ xa ở thời điểm hiện tại là mối nguy hiểm lớn nhất đối với xe tăng và bất kỳ loại xe thiết giáp nào mà quân đội Ukraine sử dụng”.
Các cấu trúc thường được gọi là “lồng đối phó” và các lớp che phủ toàn diện hơn được mệnh danh là “xe tăng rùa” đã xuất hiện trong các cảnh quay chiến đấu ở khu vực phía đông Donetsk trong những tháng gần đây. Những chiếc lồng đã xuất hiện xung quanh pháo và xe máy, cũng như xe thiết giáp và xe tăng.
“Xe tăng rùa” thường là những phương tiện của Nga được trang bị các tấm bảo vệ, được cố định chắc chắn với hy vọng ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội của máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất của Ukraine. Các đoạn clip lan truyền trên mạng dường như cho thấy ít nhất một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trượt bên dưới “lồng đối phó” gắn trên xe tăng Nga và lao vào bên trong làm nổ tung chiếc xe tăng xấu số.
Samuel Bendett cho biết, việc bổ sung loại bảo vệ này cho các robot chiến đấu trên mặt đất là một xu hướng mới, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi các chiến trường ở Ukraine tràn ngập máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất và các phương tiện điều khiển từ xa khác tham gia cuộc tấn công. Ông làm việc chuyên sâu về công nghệ máy bay điều khiển từ xa với tổ chức nghiên cứu CNA có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Bendett nói với Newsweek: “Chúng tôi đã chứng kiến các trường hợp tấn công của góc nhìn thứ nhất vào robot chiến đấu trên mặt đất – cả của Nga và Ukraine – vì vậy kiểu phòng thủ này có lẽ chỉ là vấn đề thời gian”.
Bendett nói thêm, không rõ những “lồng đối phó” hoặc những cải tiến chống máy bay điều khiển từ xa này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách người điều khiển robot chiến đấu trên mặt đất có thể hoạt động, đồng thời cho thấy robot chiến đấu trên mặt đất có thể ngày càng được đi kèm với máy bay điều khiển từ xa trên không để nhận thức tình huống tốt hơn.
Máy bay điều khiển từ xa trên mặt đất thu hút ít sự chú ý hơn so với các phương tiện trên không liên tục bay lượn trên bầu trời Ukraine hay thuyền điều khiển từ xa mà cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine và cơ quan an ninh SBU đã sử dụng hiệu quả để chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Máy bay điều khiển từ xa trên mặt đất có thể thực hiện các nhiệm vụ rất nguy hiểm đối với con người và cung cấp dịch vụ hậu cần hoặc hỗ trợ cho các hoạt động di tản cũng như hỏa lực.
8. Putin đến Kazakhstan dự hội nghị thượng đỉnh Nga-Trung
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin arrives in Kazakhstan for Russia-China-led summit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Theo Điện Cẩm Linh, Putin đã tới Kazakhstan vào ngày 3 Tháng Bẩy để thảo luận về an ninh và quốc phòng trong khu vực. Ông cũng dự kiến tổ chức một loạt cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, gọi tắt là SCO, do Trung Quốc và Nga thành lập năm 2001 nhằm bảo đảm an ninh ở khu vực Á-Âu, sẽ nhóm họp hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 3 và 4 tháng 7 tại Astana, thủ đô của Kazakhstan.
Điện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố: “Lãnh đạo các nước thành viên SCO sẽ thảo luận về tình trạng hiện tại và triển vọng tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt trong tổ chức cũng như cải thiện các hoạt động của tổ chức này”.
Mặc dù cuộc họp có thể được dẫn dắt bởi Nga và Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo hoặc đại diện từ Azerbaijan, Belarus, Ấn Độ, Iran, Kazakhstan, Qatar, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan cũng có mặt. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng dự kiến sẽ tham dự.
Ngày 2 Tháng Bẩy, Nga thông báo Putin sẽ tham gia một loạt cuộc đàm phán song phương, bao gồm các cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người dự kiến đến thăm Mạc Tư Khoa vào cuối tháng này, sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh và thay vào đó sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar, Reuters đưa tin.
9. Lithuania phản đối, triệu tập đại biện Nga sau khi máy bay Nga xâm phạm không phận
Ngoại trưởng Lithuania, Gabrielius Landsbergis, cho biết hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, Lithuania đã gửi công hàm phản đối ngoại giao và triệu tập đại biện ngoại giao của Đại sứ quán Nga ở Vilnius sau khi một máy bay dân sự của Nga xâm phạm không phận nước này mà không được phép.
Ngoại trưởng Landsbergis cho biết trong một sự việc xảy ra vào ngày 30 Tháng Sáu, một máy bay Nga của hãng hàng không dân sự Pobeda đã “đi vào không phận Lithuania trái phép” trên Biển Baltic trong khoảng một phút trên đường từ Mạc Tư Khoa đến vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.
Trong lệnh triệu tập, Bộ Ngoại giao yêu cầu đại diện ngoại giao Nga “đưa ra lời giải thích càng sớm càng tốt và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai”.
Trong những tháng gần đây, Nga tiếp tục gây áp lực lên khối Baltic gồm các quốc gia NATO, trắc nghiệm phản ứng của họ bằng nhiều hành động khiêu khích khác nhau.
Hãng tin LRT của Lithuania đưa tin, vào giữa tháng 6, máy bay NATO đã phải điều động 11 lần để xác định và xua đuổi máy bay Nga vi phạm quy định khi bay trong không phận quốc tế. Hầu hết các máy bay Nga đều bay mà không có kế hoạch bay và đã tắt bộ tiếp sóng trên máy bay.
Máy bay NATO thường xuyên tham gia tuần tra không phận trên biển Baltic đồng thời hộ tống các chiến đấu cơ của Nga.
Nga cũng bị cáo buộc có liên quan đến việc gây nhiễu GPS đối với các chuyến bay thương mại, với khoảng 46.000 máy bay đã báo cáo sự việc trên Biển Baltic kể từ tháng 8 năm 2023, trong đó hầu hết xảy ra ở Đông Âu gần biên giới với Nga.
Trong một vụ việc đáng chú ý, Nga được cho là đã gây nhiễu tín hiệu vệ tinh của một máy bay của Không quân Hoàng gia Anh dùng để vận chuyển Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps.
Nga có thể sẽ tiếp tục thử thách phản ứng của các quốc gia NATO thông qua việc nước này can thiệp vào biên giới trong và xung quanh Biển Baltic.
Ngày 21 Tháng Năm, Nga đã có động thái đơn phương thay đổi đường biên giới trên biển với Lithuania và Phần Lan ở Biển Baltic, theo dự thảo nghị định đăng trên trang web của Chính phủ Nga. Dự thảo nghị định đã bị xóa khỏi trang web của chính phủ vào ngày hôm sau sau sự lên án nhanh chóng của một số thành viên NATO.
Trong một vụ việc khác vào cuối tháng 5, lính biên phòng Nga đã dỡ bỏ các cột mốc ranh giới trên sông Narva ngăn cách lãnh thổ Nga và Estonia mà không đưa ra lời giải thích về hành động của họ.
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo được công bố hôm Thứ Ba, 02 Tháng Bẩy, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến nhà lãnh đạo Ủy ban điều tra Nga Aleksandr Bastrykin.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Khi phát biểu tại Diễn đàn pháp lý quốc tế St Petersburg, ngày 27 tháng 6 năm 2024, người đứng đầu Ủy ban điều tra Nga Aleksandr Bastrykin tuyên bố rằng chính quyền Nga đã xác định được 30.000 người di cư gần đây đã trở thành công dân Nga nhưng không ghi danh nghĩa vụ quân sự. Bastrykin còn khoe rằng 10.000 chiếc trong số này đã được gửi đến khu vực tác chiến ở Ukraine.
Bastrykin tuyên bố những người di cư này sẽ 'đào hào' và thực hiện các nhiệm vụ khác ở khu vực hậu phương.
Phương tiện truyền thông độc lập của Nga trước đây đã đưa tin rằng cơ quan thực thi pháp luật Nga đã tiến hành một chiến dịch quấy rối pháp lý đối với những người di cư, đặc biệt là người Trung Á, nhằm xúi giục họ gia nhập Lực lượng Vũ trang Nga để đổi lấy quyền công dân hoặc để tránh bị bắt giữ vì những cáo buộc bịa đặt. Đây có thể là một phương tiện sáng tạo khác nhằm tăng cường tuyển quân trong khi cố gắng hạn chế tác động đối với những bộ phận dân cư Nga có quyền tự quyết chính trị lớn hơn.
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình: Mẹ nấn ná không chữa ung thư để con chào đời, GH phong Chân Phước
VietCatholic Media
17:14 03/07/2024
1. Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng sẽ tông du Thổ Nhĩ Kỳ nhân kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Nicê
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài hy vọng sẽ tông du Thổ Nhĩ Kỳ nhân kỷ niệm 1.700 năm Công đồng chung Nicê đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2025.
“Tôi hy vọng lễ kỷ niệm sự kiện vô cùng quan trọng này sẽ truyền cảm hứng cho tất cả những người tin vào Chúa Kitô cùng nhau làm chứng về đức tin và mong muốn hiệp thông với nhau”, Đức Thánh Cha nói với một phái đoàn các nhà lãnh đạo Chính thống giáo trong một cuộc họp tại Vatican vào ngày 28 tháng 6.
Phái đoàn đại diện cho Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Constantinople đã có mặt tại Rôma vào ngày 29 tháng 6 để dự lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Đức Thánh Cha cảm ơn phái đoàn vì lời mời của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhân dịp kỷ niệm “công đồng Nicê. Đây là chuyến đi mà tôi thực sự mong muốn thực hiện”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã mời phái đoàn và tín hữu Chính Thống đến Rôma để mừng Năm Thánh 2025. Ngài yêu cầu họ đồng hành và hỗ trợ “bằng lời cầu nguyện trong năm ân sủng này, để chia sẻ những hoa trái thiêng liêng dồi dào. Thật tuyệt vời khi có các anh em hiện diện”.
Đức Thánh Cha nói: “Đối thoại giữa các giáo hội của chúng ta không gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn đức tin; thay vào đó, đó là một điều cần thiết phát sinh từ lòng trung thành của chúng ta với Chúa và dẫn chúng ta đến với toàn bộ chân lý thông qua việc trao đổi các ân huệ và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
Ngài khuyến khích công việc của Ủy ban quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống giáo, “đã bắt tay vào nghiên cứu các vấn đề lịch sử và các vấn đề thần học”.
Đức Thánh Cha tiếp tục: “Tôi hy vọng rằng các mục tử và nhà thần học tham gia vào quá trình này sẽ vượt qua các tranh chấp thuần túy mang tính học thuật để lắng nghe một cách tinh tế những gì Chúa Thánh Thần đang nói với chúng ta trong cuộc sống của Giáo hội. Và đồng thời, những gì đã được nghiên cứu và thống nhất sẽ được tiếp nhận đầy đủ trong các cộng đồng và tiến triển của con người chúng ta”.
2. Đức Thánh Cha ngưng các buổi tiếp kiến trong tháng Bảy
Như thường lệ, trong tháng Bảy sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ngưng các buổi tiếp kiến chung, các cuộc tiếp riêng cũng như các buổi tiếp kiến đặc biệt, bắt đầu từ ngày mùng 02 đến cuối tháng Bảy.
Phủ Giáo hoàng cho biết tất cả các buổi tiếp kiến sẽ được mở lại trong tháng Tám, bắt đầu là buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, ngày 07 tháng Tám.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha vẫn duy trì buổi đọc kinh Truyền tin mỗi trưa Chúa nhật với các tín hữu, tại Quảng trường thánh Phêrô.
Khác với các vị tiền nhiệm, thường đi nghỉ ở dinh thự mùa hè Castel Gandolfo, cách Roma khoảng 25 cây số, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn ở lại trong căn nhà hai phòng của ngài, ở nhà trọ thánh Marta, trong nội thành Vatican.
3. Kết thúc điều tra cấp giáo phận án phong chân phước cho chị Chiara Corbella
Hôm 21 tháng Sáu vừa qua, tòa án Giáo phận Roma đã kết thúc cuộc điều tra cấp địa phương để làm án xin phong chân phước cho một bà mẹ trẻ, Chiara Corbella, đã từ chối trị liệu ung thư để cứu con trong bào thai, và đã qua đời năm 28 tuổi.
Lễ nghi kết thúc diễn ra tại Đền thờ thánh Gioan Laterano, do Đức Cha Baldo Reina, Phó Giám quản Giáo phận Roma chủ sự, cùng với các viên chức tòa án giáo phận.
Nữ tôi tớ Chúa Chiara Corbella sinh năm 1984, đã gặp hôn phu Enrico trong một cuộc hành hương Đức Mẹ Mễ Du ở Cộng hòa Bosnia Herzegovina năm 2002, và hai người kết hôn sáu năm sau đó, vào tháng Chín năm 2008 tại nhà thờ thánh Phêrô ở Assisi.
Ít lâu sau khi kết hôn, Corbella thấy mình có thai, nhưng khi đi khám, bác sĩ thấy thai nhi bị chứng thiếu não (anencephaly). Dầu vậy, đôi vợ chồng vẫn quyết định tiếp tục việc thai nghén, và hài nhi sinh ra, được đặt tên là Maria Grazia Letizia, từ trần vài giờ sau khi chào đời.
Vài tháng sau đó, Corbella lại thấy mình có thai, lần này thai nhi là bé trai và được đặt tên là Davide Giovanni. Nhưng rồi thai nhi lại bị chẩn đoán mắc dị tật nghiêm trọng và bị mất phần dưới của tứ chi. Đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết định thai kỳ đến cùng và bé David cũng qua đời ít lâu sau khi sinh ra hồi năm 2010.
Sau khi trải qua xét nghiệm di truyền để loại trừ bất kỳ mối liên hệ nào giữa các bệnh lý của hai lần thai nghén trước, Corbella lại mang thai lần thứ ba, một bé trai, và đôi vợ chồng đặt tên cho con là Francesco. Tuy nhiên mang thai đến tháng thứ năm thì chính Corbella bị phát hiện chứng ung thư ở lưỡi và được phẫu thuật lần đầu tiên hồi tháng Ba năm 2011.
Bác sĩ nói là cần một cuộc phẫu thuật thứ hai cũng như cần xạ trị và hóa trị để chữa tận căn bệnh này, nhưng Corbella đã quyết định hoãn lại việc điều trị cho đến sau khi sinh con khỏe mạnh vào tháng Năm năm 2011.
Vài ngày sau đó, Corbella chịu phẫu thuật lần thứ hai ở lưỡi và bắt đầu chu kỳ hóa trị và xạ trị. Nhưng ung thư đã di căn và Corbella qua đời, ngày 13 tháng Sáu năm 2012, lúc mới được 28 tuổi đời và được an táng tại nghĩa trang Verano ở Roma, cùng một với hai con Maria Grazia Letizia và David Giovanni.
Sau khi Corbella qua đời, tin về việc cô hoãn lại việc trị liệu để cứu thai nhi lan rộng và tiếng tăm thánh thiện của cô được loan truyền. Do đó, năm 2018, Tòa Giám quản Roma ra thông cáo mở án điều tra để xin phong chân phước và nói rằng sự chọn lựa hy sinh của Corbella “là một tia hy vọng, một chứng tá về niềm tin nơi Thiên Chúa là Tác Giả sự sống, đồng thời là một mẫu gương về tình yêu lớn hơn sợ hãi và sự chết. Chính tình yêu này đã làm cho Corbella nói với các bạn hữu và gia đình rằng nàng coi như một “đặc ân, được biết trước mình sẽ chết, vì tôi có thể nói “tôi thương anh, chị, với mọi người”.
Thông cáo của Tòa Giám quản cũng viết rằng: Corbella đã từng nói với mẹ: “Nếu Chúa chọn điều này cho con, thì có nghĩa đây là con đường tốt đẹp hơn cho con và những người chung quanh con. Vì thế, con hạnh phúc”.
Hồi năm 1962, một nữ bác sĩ nhi đồng người Ý, Gianna Beretta Molla cũng đã chết vì từ chối trị liệu ung thư tử cung để cứu sống người con thứ tư. Thánh nữ được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh hồi năm 2004.
Daniel Payne của hãng tin CNA, ngày 28/06/2024, tường trình rằng các ứng cử viên tổng thống năm 2024 Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đã tranh luận trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của chu kỳ bầu cử vào thứ Năm, tranh luận về một loạt chủ đề bao gồm phá thai, nhập cư và kinh tế.
4. Tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, Biden và Trump tranh cãi về vấn đề phá thai, nhập cư
Hai ứng cử viên, vẫn chưa được đảng tương ứng của họ đề cử, đã lên diễn đàn ở Atlanta để trình bày tầm nhìn của họ đối với đất nước. Cuộc tranh luận được điều hành bởi các người dẫn chương trình CNN Dana Bash và Jake Tapper.
Để đáp lại những cuộc tranh luận đôi lúc hỗn loạn trong quá khứ, sự kiện này được đánh dấu bằng một số quy tắc đáng chú ý: Micrô của các ứng cử viên bị tắt tiếng khi họ không nói nhằm tránh làm gián đoạn trong những thời điểm căng thẳng và không có khán giả có mặt tại trường quay.
Biến cố này là cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận tổng thống được tổ chức trong mùa tranh cử này; lần thứ hai sẽ diễn ra vào tháng Chín.
Tổng thống Biden hứa khôi phục phán quyết Roe chống Wade
Gần đầu cuộc tranh luận, người điều hành đã hỏi các ứng cử viên về việc phá thai và việc bãi bỏ phán quyết Roe chống Wade vào năm 2022. Bash lưu ý rằng năm nay sẽ là “cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi Tòa án Tối cao lật ngược” tiền lệ phá thai lâu đời.
Cựu Tổng thống Trump, người mà các thẩm phán do ông đề cử vào Tòa án Tối cao đã giúp lật đổ phán quyết này, đã khen ngợi phán quyết đó. “Điều tôi đã làm là đưa ba thẩm phán vĩ đại vào Tòa án Tối cao, và đã xẩy ra việc họ bỏ phiếu ủng hộ việc giết phán quyết Roe chống Wade và chuyển trao nó lại cho các tiểu bang. Đây là điều mà mọi người đều mong muốn”, ông nói.
Ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho biết ông tin vào “các trường hợp ngoại lệ đối với hiếp dâm, loạn luân và tính mạng của người mẹ”, nhưng ông chỉ ra rằng các chính sách ủng hộ phá thai triệt để “sẽ tước đi mạng sống của một đứa trẻ vào tháng thứ tám, tháng thứ chín và ngay cả sau khi sinh.”
Trong khi đó, Tổng thống Biden chỉ trích việc bãi bỏ Roe, cho rằng việc trả lại các quy định phá thai cho các tiểu bang “giống như nói, 'Chúng ta sẽ trao lại quyền công dân cho các tiểu bang. Hãy để mỗi tiểu bang có một quy định khác nhau.”
Tổng thống Biden cho biết ông ủng hộ quy tắc “ba tam cá nguyệt” của Roe chống Wade do Tòa án Tối cao đưa ra vào năm 1973. Tổng thống Biden hứa rằng nếu tái đắc cử, đất nước sẽ “khôi phục Roe chống Wade”.
Cựu Tổng thống Trump liên tục đả kích Tổng thống Biden về an ninh biên giới
Về chủ đề nhập cư, cựu Tổng thống Trump chỉ trích chính sách biên giới của Tổng thống Biden, là điều mà ông cho rằng đã dẫn đến “biên giới tồi tệ nhất trong lịch sử”.
Con số kỷ lục về người nhập cư bất hợp pháp đã vượt qua biên giới phía nam Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của Tổng thống Biden, thường áp đảo các dịch vụ phúc lợi xã hội và công cộng địa phương trên toàn quốc. Ông Trump tuyên bố Tổng thống Biden “đã mở cửa đất nước của chúng ta cho những người đến từ nhà tù, những người đến từ viện tâm thần, nhà thương điên, những kẻ khủng bố.”
“Chưa bao giờ có điều gì giống như vậy,” Ông Trump nói, có lúc đề cập đến trường hợp của Jocelyn Nungaray, 12 tuổi, cư dân Texas, người Texas, người gần đây đã bị một người nhập cư bất hợp pháp sát hại.
Trong khi đó, Tổng thống Biden chỉ trích chính sách chia cắt gia đình mà chính quyền Trump thực hiện trong thời gian ngắn ở biên giới Hoa Kỳ. Ông khoe rằng các chính sách của ông gần đây đã giúp giảm đáng kể số lượng người vượt biên bất hợp pháp.
Đôi khi trong cuộc tranh luận, Tổng thống Biden dường như gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ của mình, chẳng hạn như trong phần nhập cư khi ông tuyên bố nếu tái đắc cử sẽ theo đuổi một “sáng kiến tổng thể liên quan đến những gì chúng ta sẽ làm với nhiều Lực lượng Tuần tra Biên giới và nhiều sĩ quan tị nạn hơn”.
“Tôi thực sự không biết ông ấy nói gì ở cuối câu đó. Tôi không nghĩ ông ấy cũng biết mình đã nói gì”, ông Trump đáp lại.
Khủng hoảng nha phiến, kinh tế, ngày 6 tháng Giêng
Các ứng cử viên đã thảo luận về nhiều chủ đề khác trong suốt cuộc tranh luận kéo dài 90 phút, bao gồm cả cuộc khủng hoảng nha phiến, vốn tiếp tục tàn phá nhiều nơi trên đất nước.
Ông Trump đổ lỗi cuộc khủng hoảng nghiện ma túy là do chính sách biên giới của Tổng thống Biden, mà ông cho rằng đã cho phép nhiều chất bất hợp pháp xâm nhập vào đất nước hơn. Trong khi đó, Tổng thống Biden kêu gọi tăng cường công nghệ ở biên giới để giúp phát hiện các loại ma túy như fentanyl trong các chuyến hàng xuyên quốc gia.
Trong khi đó, về nền kinh tế - vốn đang phải hứng chịu lạm phát cao trong phần lớn nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Biden - tổng thống đổ lỗi cho cách Ông Trump giải quyết cuộc khủng hoảng COVID cũng như các chính sách kinh tế của ông, mà theo ông đã dẫn đến “sự hỗn loạn theo đúng nghĩa đen”.
Trong khi đó, Ông Trump đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Biden về tình trạng lạm phát đang diễn ra, cho rằng cuộc khủng hoảng “nổ tung dưới sự lãnh đạo của ông vì họ tiêu tiền như một đám người không biết mình đang làm gì”.
Người điều hành có lúc còn đưa ra vụ bạo loạn ngày 6 Tháng Giêng năm 2021 khiến những người biểu tình xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Các nhà phê bình cáo buộc rằng Ông Trump đã dàn dựng vụ việc để ngăn Tổng thống Biden được chứng nhận làm tổng thống.
Ông Trump đã nhiều lần được hỏi liệu ông có chấp nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2024 bất kể ai thắng hay không. “Nếu đó là một sự công bằng và hợp pháp và đi cuộc bầu cử năm ngoái - hoàn toàn có thể,” Ông Trump cuối cùng nói.
Tổng thống Biden đề nghị Ông Trump sẽ không làm như vậy. “Tôi nghi ngờ liệu bạn có chấp nhận điều đó hay không vì bạn là một kẻ hay than vãn,” anh nói. “Ý tưởng nếu bạn thua một lần nữa, bạn sẽ chấp nhận bất cứ điều gì - bạn không thể chịu đựng được sự mất mát” bất cứ điều gì - bạn không thể chịu đựng được sự mất mát.”
Ai thắng trong cuộc tranh luận Tổng thống Biden-Trump đầu tiên?
ABC News trong bản tin ngày 29 tháng 6 năm 2024, cho hay Tổng thống Joe Biden đã có màn trình diễn tệ hại trong cuộc tranh luận tổng tuyển cử tổng thống đầu tiên vào tối thứ Năm. Đó chắc chắn là ý kiến của nhiều chuyên gia phản ứng trong thời gian thực, nhưng nhờ cuộc thăm dò 538/Ipsos mới được thực hiện bằng KnowledgePanel của Ipsos, giờ đây chúng ta biết đó cũng là cảm giác của cử tri Mỹ.
Bài phát biểu khàn khàn và vấp ngã của Tổng thống Biden ngay lập tức khiến nhiều đảng viên Đảng Dân chủ hoang mang về cơ hội chiến thắng của họ vào tháng 11.
Màn trình diễn của Tổng thống Joe Biden đã được lan truyền rộng rãi trên mạng và có thể sẽ củng cố thêm ấn tượng rằng ông ấy đã thua một bước.
Tất cả những gì Tổng thống Joe Biden cần làm là lặp lại bài diễn văn Thông điệp Liên bang của mình.
Thay vào đó, ông lắp bắp. Ông vấp ngã. Và, chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là đến tháng 11, ông ấy đã đánh thẳng vào nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Đảng Dân chủ - rằng ông ấy đang bỏ lỡ cuộc bầu cử này vào tay Donald Trump.
Chuông báo động dành cho các đảng viên Đảng Dân chủ bắt đầu vang lên khi Tổng thống Biden bắt đầu phát biểu với giọng khàn khàn ngập ngừng. Vài phút sau cuộc tranh luận, ông ta đã cố gắng đưa ra biện pháp bảo vệ hiệu quả nền kinh tế dưới sự theo dõi của mình và mô tả sai về các sáng kiến y tế quan trọng mà ông ta coi là trọng tâm trong nỗ lực tái tranh cử của mình, nói rằng “cuối cùng chúng ta đã đánh bại Medicare” và nêu sai chính quyền của ông ta đã hạ thấp bao nhiêu giá insulin. Ông tự dồn mình vào một góc trong vấn đề Afghanistan, đề cập đến việc rút quân bất thành của chính quyền ông. Ông ta liên tục nhầm lẫn giữa “tỷ” và “triệu” và thấy mình bị mắc kẹt trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút khi chơi trò phòng thủ.
Và khi ông ấy không phát biểu, ông ấy đứng chết lặng sau bục giảng, miệng há hốc, đôi mắt mở to và không chớp trong một khoảng thời gian dài.
Trong tin nhắn với POLITICO, các đảng viên Đảng Dân chủ bày tỏ sự bối rối và lo lắng khi theo dõi những phút đầu tiên của sự kiện. Một cựu nhân viên Tòa Bạch Ốc và trợ lý chiến dịch của Tổng thống Biden gọi điều đó là “khủng khiếp”, nói thêm rằng họ đã phải tự hỏi đi hỏi lại: “Ông ấy vừa nói gì? Quả là điên.”