Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng ĐTC Benedictô XVI: Lễ thánh Phêrô và Phaolô tông đồ
Jos. Tú Nạc, NMS
18:38 03/07/2011
Lễ Kính Hai Thánh Phê-rô và Phao-lô, 29-6-2011
Anh Chị Em thân mến,
“Ta không còn gọi các con là những người tôi tớ, mà gọi các con là bạn” (cf. Jn 15: 15). Cách đây sáu mươi năm ngày thụ phong linh mục của tôi, lại một lần nữa tôi nghe sâu thẳm trong tôi những lời này của Chúa Giê-su được tuyên bố với chúng tôi những tân linh mục vào lúc cuối buổi lễ thụ phong của Tổng Giám mục, Đức Hồng y Faulhaber, bằng giọng nhẹ nhàng yếu ớt nhưng quả quyết. Theo nghi thức phụng vụ lúc bấy giờ, những lời này được phong cho những tân linh mục quyền được tha thứ tội lỗi. “Không còn là những tôi tớ, mà là bạn”: vào lúc bấy giờ, tôi hiểu theo suy nghĩ cá nhân rằng những lời này không chỉ là nghi thức, hoặc cũng không đơn giản chúng là một câu trích dẫn từ Thánh Kinh. Lúc ấy, tôi đã biết rằng, Thiên Chúa chính Người đang nói với tôi bằng một cách rất mực riêng tư. Trong phép rửa và phép thêm sức, Người đã kéo chúng ta gần gũi với Người, Người đã nhận chúng ta vào gia đình của Thiên Chúa. Nhưng giờ đây, những gì đang diễn ra là điều gì đó tĩnh lặng tuyệt vời hơn. Người gọi tôi là bạn của Người. Người chào đón tôi vào trong nhóm của những người mà Người đã nói chuyện ở Upper Room, trong nhóm của những người mà Người đã hiểu biết họ một cách rất đặc biệt, và do đó họ đến để hiểu biết về Người trong một phương cách rất đặc biệt. Người đã ban cho tôi hầu như năng lực kính sơ để thực hiện những gì duy nhất cho Người, Con Một Thiên Chúa, có thể nói và làm một cách chính đáng: ta tha thứ cho con những tội lỗi của con. Người muốn tôi – với uy quyền của Người – để có thể nói, trong danh Người ( “ta” tha thứ), những lời đó không chỉ hẳn là lời nói, mà là một hành động, thay đổi một điều gì đó ở độ sâu nhất của sự sống. Tôi biết rằng đằng sau những lời này tiềm ẩn sự đau khổ của Người vì chúng ta và về giá trị của chúng ta. Tôi biết rằng sự tha thứ đạt được một sự trả giá: trong cuộc Khổ Nạn của mình Người đã đi với suy tư lặng lẽ của riêng mình trong bóng tối nhục nhằn vì tội lỗi chúng ta. Người đã ngã quỵ trong đêm tối vì sự sai phạm của chúng ta. Do đó chỉ duy nhất nó có thể được biến đổi. Và bằng việc cho tôi quyền tha tội, Người đã để tôi nhìn xuống tận nơi sâu thẳm của con người, tận mênh mông nỗi đau khổ của Người vì chúng ta, những con người, và điều này cho phép tôi nhận thức được tình yêu bao la của Người. Người tin cậy ở tôi: “Không còn là tôi tớ, mà là bạn”. Người trao cho tôi những lời thánh hóa trong Lễ Ban Thánh Thể. Người tín thác tôi để công bố lời Người, để rao giảng chuẩn xác và mang đến cho muôn dân hôm nay. Người tự ủy thác cho tôi. “Con không còn là tôi tớ, mà là bạn”: những lời này đã đem đến trong tôi niềm hân hoan khôn tả, nhưng đồng thời, chúng rất đáng sợ rằng người ta có thể cảm thấy nản lòng khi hàng thập kỷ trôi qua giữa biết bao những trải nghiệm yếu đuối của chính con người và lòng từ nhân không bao giờ cạn kiệt của Người.
“Không còn là tôi tớ, mà là bạn”: câu nói này tự nó tiềm ẩn toàn bộ chương trình của cuộc đời linh mục. Tình bạn là gì? Idem velle, idem nolle – thích thì cùng thích, chê thì cùng chê: đây là cách mà nó được diễn tả vào thời xưa. Tình bạn là một sự trao đổi tâm tư và khát vọng. Thiên Chúa nói điều tương tự này với chúng ta một cách quả quyết nhất: “Ta biết chiên của ta và chiên của ta biết ta” (Jn 10: 14). Người Mục Tử gọi chính mình bằng tên (cf. Jn 10: 3). Người biết tôi bởi tên. Tôi không chỉ là sự tồn tại vô danh nào đó trong vũ trụ không cùng. Người biết cá nhân tôi. Tôi có biết Người không? Tình bạn mà Người đã ban tặng trên tôi có thể duy nhất nói lên rằng tôi hết sức cố gắng để hiểu biết người tốt hơn, điều đó trong Thánh Kinh, trong Phép Thánh Thể, trong lời cầu nguyện, trong sự chia sẻ của các thánh, trong những người mà đã đến với tôi, đã được gửi bởi Người. Tôi cố gắng đến để hiểu biết Thiên Chúa chính Người ngày càng nhiều. Tình bạn không chỉ nói về sự hiểu biết một người nào đó, trên hết đó là sự trao đổi khát vọng. Điều đó nghĩa là khát vọng của tôi trưởng thành luôn hòa hợp vươn cao hơn cùng với khát vọng của Người. Vì khát vọng của Người không phải là điều gì đó bên ngoài và xa lạ đối với tôi, điều gì đó mà đối với tôi ít hoặc nhiều phục tùng tự nguyện nếu không khước từ để tự nguyện. Không, trong tình bạn, khát vọng của tôi vươn lên cùng khát vọng của Người, và khát vọng của Người trở thành khát vọng của tôi, đây là cách mà bản thân tôi quả thực trở nên. Ngoài sự trao đổi tâm tư và khát vọng ra, Thiên Chúa đề cập một phần ba, yếu tố mới: Người cho chúng ta sự sống của Người (cf. Jn 15: 13; 10: 15). Lạy Chúa, hãy giúp con đến để hiểu biết Người nhiều và nhiều hơn mãi mãi. Hãy giúp đỡ con để con mãi mãi đồng nhất với khát vọng của Người. Hãy giúp đỡ con sống một cuộc sống không vị kỷ, mà sống trong sự trong sự hiếp nhất với Người đề sống cho tha nhân. Hãy giúp con để con mãi mãi trở nên bạn của Người. Lời của Chúa Giê-su về tình bạn được thấy trong ngữ cảnh của bài giảng về cây nho. Thiên Chúa đã liên hệ hình ảnh của cây nho với một sứ vụ đối với các môn đệ: “Ta cử các con nên đi ra ngoài và sinh hoa kết trái, và rằng hoa trái của các con nên tuân thủ” (Jn: 15:16). Sứ vụ đầu tiên đối với các tông đồ - đối với bạn hữu của Người – là đưa ra sự thiết đặt, bước ra khỏi chính mình và hướng tới tha nhân. Nơi đây, chúng ta nghe dư âm của những lời Chúa phục sinh với các môn đệ của Người ở cuối Tin Mừng của Thánh Mat-thêu: “Bởi vậy hãy đi và tạo dựng những môn đệ của tất cả mọi quốc gia …” (cf. 28: 19 f.). Thiên Chúa thử thách chúng ta để vượt ra ngoài những ranh giới thuộc thế giới của chính mình và đem Tin Mừng đến thế giới của người khác, để nó tràn ngập mọi điều và do đó Vương quốc của Thiên Chúa được mở rộng ra toàn thế giới. Chúng ta được nhắc nhở rằng ngay cả Chúa đã bước ra khỏi chính mình, Người đã gạt vinh quang sang một đề tìm kiếm chúng ta để đem chúng ta đến ánh sáng của Người và tình yêu của Người. Chúng ta muốn bước theo Thiên Chúa, người mà đã đưa ra phương cách này, chúng ta muốn vượt qua bên kia sự trì trệ của tính tự cho mình là trung tâm để Người có thể thâm nhập vào thế giới của chúng ta.
Sau dẫn chứng này đưa ra Chúa Giê-su vẫn tiếp tục sinh hoa trái, hoa trái tuân thủ. Hoa trái nào Người mong đợi từ chúng ta? Hoa trái tuân thủ này là gì? Giờ đây hoa trái của cây nho là trái nho, và từ trái nho mà rượu được tạo thành. Hãy để chúng ta một khoảnh khắc để suy nghĩ về hình ảnh này. Để cho những trái nho tốt được chín, mặt trời là nhu cầu cần thiết, nhưng lại quá nhiều mưa, ban ngày lẫn ban đêm. Để cho rượu quí được hoàn thành, những trái nho cần phải đươc ép, kiên nhẫn là sự cần thiết trong lúc nước trái cây lên men, sự chăm sóc cẩn thận rất cần thiết để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Rượu quí được đánh giá không chỉ bởi vị ngọt, mà còn bằng hương vị phong phú và tinh tế, hương vị đa dạng phát triển trong quá trình tăng trưởng và lên men. Đây có phải là hình ảnh cuộc sống con người chưa sẵn sàng, và nhất là những đời sống với tư cách là linh mục không? Chúng ta cần cả hai nắng và mưa, niềm hân hoan và nỗi bất hạnh, thời gian thanh tẩy và thử nghiệm, cũng như thời gian của cuộc hành trình hân hoan với Tin Mừng. Trong nhận thức muộn màng chúng ta có thể cảm tạ Thiên Chúa cho cả hai, cho những thử thách và những mừng vui, cho những lúc đen tối cùng nhừng những lúc vui sướng. Trong cả hai, chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện không ngớt tình yêu của Người mà không bao giờ nguôi hỗ trợ và duy trì chúng ta. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta phải đặt câu hỏi: loại hoa trái nào Thiên Chúa mong đợi ở chúng ta? Rượu là một hình ảnh của tình yêu, đây là thứ hoa trái đích thực đó là tuân thủ, thứ hoa trái mà Thiên Chúa muốn từ chúng ta. Nhưng để chúng ta không quên điều đó trong Cựu Ước rượu được mong đợi từ những trái nho quí là trên hết tất cả một hình ảnh của công lý từ một cuộc sống đã sống theo đúng điều luật của Thiên Chúa, và điều này không được gạt ra ngoài như một quan điểm của Cựu Ước đã bị bỏ qua – không, nó vẫn còn chân thực. Nội dung đích thực của điều luật này, toát yếu của nó, là tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Nhưng tình yêu gấp đôi này không chỉ đơn giản là ngọt lịm, trữ tình, nó tự mang trong mình những mặt hàng quí giá của sự kiên nhẫn, khiêm nhường, và trưởng thành trong sự tương hợp của khát vọng chúng ta với khát vọng của Thiên Chúa, với khát vọng của Chúa Giê-su Ki-tô, bạn của chúng ta. Chỉ bằng cách này, và khi toàn bộ sự sống của chúng ta qui về những phẩm chất của chân lý và công bình, cũng là tình yêu chân chính, chỉ như vậy nó mới là trái chín, yêu cầu nội tại của nó – trung thành với Đức Ki-tô và với Hội Thánh Người – tìm kiếm một đáp ứng mà luôn luôn bao gồm cả khổ đau. Đây là cách mà niềm vui chân chính vươn lên. Tại một mức độ sâu thẳm, bản chất của tình yêu, bản chất của hoa trái chân thành trùng hợp với ý tưởng đặt ra, đi theo hướng: nó có nghĩa tự từ bỏ, tự hiến, nó tự mang trong mình Dấu Thánh Giá. Đúc Gregory Cả một lần đã nói về vấn đề này: nếu bạn đang phấn đấu cho Thiên Chúa, chăm sóc không thuộc về Người bởi chính bạn cô đơn – một câu nói mà chúng ta, những linh mục cần phải giữ trước chúng ta mỗi ngày (H Ev 1: 6: 6 PL 76, 1097f.).
Các bạn thân mến, có lẽ tôi đa trú ngụ quá dải về hồi ức nội tại suốt sáu mươi năm về sứ vụ linh mục của tôi của tôi. Bây giờ, là lúc quay lại sự chú ý của chúng ta trước một nhiệm vụ cụ thể đó là để được thực hiện ngày hôm nay. Ngày lễ kính Thánh Phê-rô và Phao-lô với lời chào thân ái nhất của tôi đến trước hết tất cả các Thượng phụ Đại kết Bartholomaios, và đoàn Đại biểu, ngài đã gửi, tới những vị, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự chào đón nồng nhiệt của qui vị chuyến viếng thăm vào dịp hạnh phúc của ngày lễ các Thánh Tông đồ này là những người bảo trợ của Rôma. Tôi cũng xin chào Quý Hồng y, Quý Giám mục anh em của tôi, Quí đại sứ và Quý chính quyền dân sự, cùng toàn thể Quý Linh mục, tu sỹ, các tôn giáo và các tín hữu. Tôi cảm ơn sự hiện diện của tất cả quý vị và những lời cầu nguyện của quý vị.
Quý Tổng Giám mục thủ đô được bổ nhiệm từ Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô năm ngoái giờ đây sẽ nhận dây pallium. Điều này có ý nghĩa gì? Nó có thể nhắc nhở chúng ta trong trường hợp đầu tiên về cái ách êm ái của Chúa Ki-tô đã được đặt lên chúng ta (cf. Mt 11: 29f.). Ách của Chúa Ki-tô là đồng nhất với tình bạn của Người. Đó là cái ách của tình bằng hữu và do đó “một cái ách ngọt ngào”, nhưng như vậy nó cũng là một cái ách đòi hỏi, một đòi hỏi để hình thành chúng ta. Nó là cái ách thuộc ý định của Người, là khát vọng thuộc chân lý và tình yêu. Đối với chúng ta, sau đó, nó là đầu tiên và trước hết, cái ách của sự dẫn dắt người khác đến tình bạn với Đức Ki-tô và có thể là đến với tha nhân, chăm sóc họ như những mục tử. Điều này đưa chúng ta đến một ý nghĩa xa hơn về dây pallium: Nó được dệt từ len của những con chiên được dâng vào ngày Lễ Thánh Agnes. Thật vây, nó nhắc nhở chúng ta về vị Mục Tử, người mà chính mình đã trở thành một con chiên, dốc cạn tình yêu cho chúng ta. Nó nhăc nhở chúng ta về Đức Ki-tô, người mà đã bắt đầu lên đường qua những ngọn núi và những sa mạc, bằng con chiên non của mình, nhân loại, đã lầm đường lạc lối. Nó nhắc nhở chúng ta về Người, người mà đã vác chiên – nhân loại – tôi – trên đôi vai của Người, để mang tôi về nhà. Thật vây, nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng, như những người chăn chiên trong sự phục của Người, và mang theo những người khác với chúng ta, dẫn dắt họ vì nó trên vai của chúng ta và mang họ đến với Đức Ki-tô. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được mới gọi để trở thành những mục tử của đàn chiên của Người, mà luôn luôn vẫn còn là của Người và không trở thành của chúng ta. Cuối cùng dây pallium cũng có nghĩa khá cụ thể sự hiệp thông của những mục tử trong Giáo Hội với Thánh Phê-rô và những vị kế nhiệm ngài. Nó muốn nói rằng chúng ta phải là những mục tử cho sự hiệp nhất và trong sự hiệp nhất, và rằng nó duy nhất trong sự hiệp nhất được đại diện bởi Thánh Phê-rô rằng chúng ta thực sự dẫn đưa mọi người đến với Đức Ki-tô. Sáu mươi năm của sứ vụ linh mục – các bạn thân mến, có lẽ tôi đã nói quá dài về điều này. Nhưng tôi đã cảm thấy được thúc giục ngay lúc này để nhìn lại những điều mà đã để lại dấu ấn trên sáu thập kỷ qua. Tôi cảm thấy được thúc giục để tuyên bố với quý vị, tới tất cả các linh mục và giám mục và những tín hữu của Giáo Hội, một lời của hy vọng và động viên, một lời đã trưởng thành trong kinh nghiệm lâu dài của giờ đây Thiên Chúa tốt nhường bao! Trên hết, mặc dù, đó là lúc tạ ơn, cảm ơn tình bằng hữu mà Người đã ban cho tôi và rằng Người ước muốn ban cho chúng ta tất cả. Cảm ơn những vị đã hình thành và đã đi cùng với tôi. Và tất cả điều này bao gồm lời cầu nguyện mà Chúa sẽ một ngày nào đó chào đón chúng ta trong sự tốt lành của Người và mời chúng ta chiêm niệm niềm vui của Người. Amen.
(Nguồn: News. VA)
Anh Chị Em thân mến,
“Ta không còn gọi các con là những người tôi tớ, mà gọi các con là bạn” (cf. Jn 15: 15). Cách đây sáu mươi năm ngày thụ phong linh mục của tôi, lại một lần nữa tôi nghe sâu thẳm trong tôi những lời này của Chúa Giê-su được tuyên bố với chúng tôi những tân linh mục vào lúc cuối buổi lễ thụ phong của Tổng Giám mục, Đức Hồng y Faulhaber, bằng giọng nhẹ nhàng yếu ớt nhưng quả quyết. Theo nghi thức phụng vụ lúc bấy giờ, những lời này được phong cho những tân linh mục quyền được tha thứ tội lỗi. “Không còn là những tôi tớ, mà là bạn”: vào lúc bấy giờ, tôi hiểu theo suy nghĩ cá nhân rằng những lời này không chỉ là nghi thức, hoặc cũng không đơn giản chúng là một câu trích dẫn từ Thánh Kinh. Lúc ấy, tôi đã biết rằng, Thiên Chúa chính Người đang nói với tôi bằng một cách rất mực riêng tư. Trong phép rửa và phép thêm sức, Người đã kéo chúng ta gần gũi với Người, Người đã nhận chúng ta vào gia đình của Thiên Chúa. Nhưng giờ đây, những gì đang diễn ra là điều gì đó tĩnh lặng tuyệt vời hơn. Người gọi tôi là bạn của Người. Người chào đón tôi vào trong nhóm của những người mà Người đã nói chuyện ở Upper Room, trong nhóm của những người mà Người đã hiểu biết họ một cách rất đặc biệt, và do đó họ đến để hiểu biết về Người trong một phương cách rất đặc biệt. Người đã ban cho tôi hầu như năng lực kính sơ để thực hiện những gì duy nhất cho Người, Con Một Thiên Chúa, có thể nói và làm một cách chính đáng: ta tha thứ cho con những tội lỗi của con. Người muốn tôi – với uy quyền của Người – để có thể nói, trong danh Người ( “ta” tha thứ), những lời đó không chỉ hẳn là lời nói, mà là một hành động, thay đổi một điều gì đó ở độ sâu nhất của sự sống. Tôi biết rằng đằng sau những lời này tiềm ẩn sự đau khổ của Người vì chúng ta và về giá trị của chúng ta. Tôi biết rằng sự tha thứ đạt được một sự trả giá: trong cuộc Khổ Nạn của mình Người đã đi với suy tư lặng lẽ của riêng mình trong bóng tối nhục nhằn vì tội lỗi chúng ta. Người đã ngã quỵ trong đêm tối vì sự sai phạm của chúng ta. Do đó chỉ duy nhất nó có thể được biến đổi. Và bằng việc cho tôi quyền tha tội, Người đã để tôi nhìn xuống tận nơi sâu thẳm của con người, tận mênh mông nỗi đau khổ của Người vì chúng ta, những con người, và điều này cho phép tôi nhận thức được tình yêu bao la của Người. Người tin cậy ở tôi: “Không còn là tôi tớ, mà là bạn”. Người trao cho tôi những lời thánh hóa trong Lễ Ban Thánh Thể. Người tín thác tôi để công bố lời Người, để rao giảng chuẩn xác và mang đến cho muôn dân hôm nay. Người tự ủy thác cho tôi. “Con không còn là tôi tớ, mà là bạn”: những lời này đã đem đến trong tôi niềm hân hoan khôn tả, nhưng đồng thời, chúng rất đáng sợ rằng người ta có thể cảm thấy nản lòng khi hàng thập kỷ trôi qua giữa biết bao những trải nghiệm yếu đuối của chính con người và lòng từ nhân không bao giờ cạn kiệt của Người.
“Không còn là tôi tớ, mà là bạn”: câu nói này tự nó tiềm ẩn toàn bộ chương trình của cuộc đời linh mục. Tình bạn là gì? Idem velle, idem nolle – thích thì cùng thích, chê thì cùng chê: đây là cách mà nó được diễn tả vào thời xưa. Tình bạn là một sự trao đổi tâm tư và khát vọng. Thiên Chúa nói điều tương tự này với chúng ta một cách quả quyết nhất: “Ta biết chiên của ta và chiên của ta biết ta” (Jn 10: 14). Người Mục Tử gọi chính mình bằng tên (cf. Jn 10: 3). Người biết tôi bởi tên. Tôi không chỉ là sự tồn tại vô danh nào đó trong vũ trụ không cùng. Người biết cá nhân tôi. Tôi có biết Người không? Tình bạn mà Người đã ban tặng trên tôi có thể duy nhất nói lên rằng tôi hết sức cố gắng để hiểu biết người tốt hơn, điều đó trong Thánh Kinh, trong Phép Thánh Thể, trong lời cầu nguyện, trong sự chia sẻ của các thánh, trong những người mà đã đến với tôi, đã được gửi bởi Người. Tôi cố gắng đến để hiểu biết Thiên Chúa chính Người ngày càng nhiều. Tình bạn không chỉ nói về sự hiểu biết một người nào đó, trên hết đó là sự trao đổi khát vọng. Điều đó nghĩa là khát vọng của tôi trưởng thành luôn hòa hợp vươn cao hơn cùng với khát vọng của Người. Vì khát vọng của Người không phải là điều gì đó bên ngoài và xa lạ đối với tôi, điều gì đó mà đối với tôi ít hoặc nhiều phục tùng tự nguyện nếu không khước từ để tự nguyện. Không, trong tình bạn, khát vọng của tôi vươn lên cùng khát vọng của Người, và khát vọng của Người trở thành khát vọng của tôi, đây là cách mà bản thân tôi quả thực trở nên. Ngoài sự trao đổi tâm tư và khát vọng ra, Thiên Chúa đề cập một phần ba, yếu tố mới: Người cho chúng ta sự sống của Người (cf. Jn 15: 13; 10: 15). Lạy Chúa, hãy giúp con đến để hiểu biết Người nhiều và nhiều hơn mãi mãi. Hãy giúp đỡ con để con mãi mãi đồng nhất với khát vọng của Người. Hãy giúp đỡ con sống một cuộc sống không vị kỷ, mà sống trong sự trong sự hiếp nhất với Người đề sống cho tha nhân. Hãy giúp con để con mãi mãi trở nên bạn của Người. Lời của Chúa Giê-su về tình bạn được thấy trong ngữ cảnh của bài giảng về cây nho. Thiên Chúa đã liên hệ hình ảnh của cây nho với một sứ vụ đối với các môn đệ: “Ta cử các con nên đi ra ngoài và sinh hoa kết trái, và rằng hoa trái của các con nên tuân thủ” (Jn: 15:16). Sứ vụ đầu tiên đối với các tông đồ - đối với bạn hữu của Người – là đưa ra sự thiết đặt, bước ra khỏi chính mình và hướng tới tha nhân. Nơi đây, chúng ta nghe dư âm của những lời Chúa phục sinh với các môn đệ của Người ở cuối Tin Mừng của Thánh Mat-thêu: “Bởi vậy hãy đi và tạo dựng những môn đệ của tất cả mọi quốc gia …” (cf. 28: 19 f.). Thiên Chúa thử thách chúng ta để vượt ra ngoài những ranh giới thuộc thế giới của chính mình và đem Tin Mừng đến thế giới của người khác, để nó tràn ngập mọi điều và do đó Vương quốc của Thiên Chúa được mở rộng ra toàn thế giới. Chúng ta được nhắc nhở rằng ngay cả Chúa đã bước ra khỏi chính mình, Người đã gạt vinh quang sang một đề tìm kiếm chúng ta để đem chúng ta đến ánh sáng của Người và tình yêu của Người. Chúng ta muốn bước theo Thiên Chúa, người mà đã đưa ra phương cách này, chúng ta muốn vượt qua bên kia sự trì trệ của tính tự cho mình là trung tâm để Người có thể thâm nhập vào thế giới của chúng ta.
Sau dẫn chứng này đưa ra Chúa Giê-su vẫn tiếp tục sinh hoa trái, hoa trái tuân thủ. Hoa trái nào Người mong đợi từ chúng ta? Hoa trái tuân thủ này là gì? Giờ đây hoa trái của cây nho là trái nho, và từ trái nho mà rượu được tạo thành. Hãy để chúng ta một khoảnh khắc để suy nghĩ về hình ảnh này. Để cho những trái nho tốt được chín, mặt trời là nhu cầu cần thiết, nhưng lại quá nhiều mưa, ban ngày lẫn ban đêm. Để cho rượu quí được hoàn thành, những trái nho cần phải đươc ép, kiên nhẫn là sự cần thiết trong lúc nước trái cây lên men, sự chăm sóc cẩn thận rất cần thiết để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Rượu quí được đánh giá không chỉ bởi vị ngọt, mà còn bằng hương vị phong phú và tinh tế, hương vị đa dạng phát triển trong quá trình tăng trưởng và lên men. Đây có phải là hình ảnh cuộc sống con người chưa sẵn sàng, và nhất là những đời sống với tư cách là linh mục không? Chúng ta cần cả hai nắng và mưa, niềm hân hoan và nỗi bất hạnh, thời gian thanh tẩy và thử nghiệm, cũng như thời gian của cuộc hành trình hân hoan với Tin Mừng. Trong nhận thức muộn màng chúng ta có thể cảm tạ Thiên Chúa cho cả hai, cho những thử thách và những mừng vui, cho những lúc đen tối cùng nhừng những lúc vui sướng. Trong cả hai, chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện không ngớt tình yêu của Người mà không bao giờ nguôi hỗ trợ và duy trì chúng ta. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta phải đặt câu hỏi: loại hoa trái nào Thiên Chúa mong đợi ở chúng ta? Rượu là một hình ảnh của tình yêu, đây là thứ hoa trái đích thực đó là tuân thủ, thứ hoa trái mà Thiên Chúa muốn từ chúng ta. Nhưng để chúng ta không quên điều đó trong Cựu Ước rượu được mong đợi từ những trái nho quí là trên hết tất cả một hình ảnh của công lý từ một cuộc sống đã sống theo đúng điều luật của Thiên Chúa, và điều này không được gạt ra ngoài như một quan điểm của Cựu Ước đã bị bỏ qua – không, nó vẫn còn chân thực. Nội dung đích thực của điều luật này, toát yếu của nó, là tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Nhưng tình yêu gấp đôi này không chỉ đơn giản là ngọt lịm, trữ tình, nó tự mang trong mình những mặt hàng quí giá của sự kiên nhẫn, khiêm nhường, và trưởng thành trong sự tương hợp của khát vọng chúng ta với khát vọng của Thiên Chúa, với khát vọng của Chúa Giê-su Ki-tô, bạn của chúng ta. Chỉ bằng cách này, và khi toàn bộ sự sống của chúng ta qui về những phẩm chất của chân lý và công bình, cũng là tình yêu chân chính, chỉ như vậy nó mới là trái chín, yêu cầu nội tại của nó – trung thành với Đức Ki-tô và với Hội Thánh Người – tìm kiếm một đáp ứng mà luôn luôn bao gồm cả khổ đau. Đây là cách mà niềm vui chân chính vươn lên. Tại một mức độ sâu thẳm, bản chất của tình yêu, bản chất của hoa trái chân thành trùng hợp với ý tưởng đặt ra, đi theo hướng: nó có nghĩa tự từ bỏ, tự hiến, nó tự mang trong mình Dấu Thánh Giá. Đúc Gregory Cả một lần đã nói về vấn đề này: nếu bạn đang phấn đấu cho Thiên Chúa, chăm sóc không thuộc về Người bởi chính bạn cô đơn – một câu nói mà chúng ta, những linh mục cần phải giữ trước chúng ta mỗi ngày (H Ev 1: 6: 6 PL 76, 1097f.).
Các bạn thân mến, có lẽ tôi đa trú ngụ quá dải về hồi ức nội tại suốt sáu mươi năm về sứ vụ linh mục của tôi của tôi. Bây giờ, là lúc quay lại sự chú ý của chúng ta trước một nhiệm vụ cụ thể đó là để được thực hiện ngày hôm nay. Ngày lễ kính Thánh Phê-rô và Phao-lô với lời chào thân ái nhất của tôi đến trước hết tất cả các Thượng phụ Đại kết Bartholomaios, và đoàn Đại biểu, ngài đã gửi, tới những vị, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự chào đón nồng nhiệt của qui vị chuyến viếng thăm vào dịp hạnh phúc của ngày lễ các Thánh Tông đồ này là những người bảo trợ của Rôma. Tôi cũng xin chào Quý Hồng y, Quý Giám mục anh em của tôi, Quí đại sứ và Quý chính quyền dân sự, cùng toàn thể Quý Linh mục, tu sỹ, các tôn giáo và các tín hữu. Tôi cảm ơn sự hiện diện của tất cả quý vị và những lời cầu nguyện của quý vị.
Quý Tổng Giám mục thủ đô được bổ nhiệm từ Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô năm ngoái giờ đây sẽ nhận dây pallium. Điều này có ý nghĩa gì? Nó có thể nhắc nhở chúng ta trong trường hợp đầu tiên về cái ách êm ái của Chúa Ki-tô đã được đặt lên chúng ta (cf. Mt 11: 29f.). Ách của Chúa Ki-tô là đồng nhất với tình bạn của Người. Đó là cái ách của tình bằng hữu và do đó “một cái ách ngọt ngào”, nhưng như vậy nó cũng là một cái ách đòi hỏi, một đòi hỏi để hình thành chúng ta. Nó là cái ách thuộc ý định của Người, là khát vọng thuộc chân lý và tình yêu. Đối với chúng ta, sau đó, nó là đầu tiên và trước hết, cái ách của sự dẫn dắt người khác đến tình bạn với Đức Ki-tô và có thể là đến với tha nhân, chăm sóc họ như những mục tử. Điều này đưa chúng ta đến một ý nghĩa xa hơn về dây pallium: Nó được dệt từ len của những con chiên được dâng vào ngày Lễ Thánh Agnes. Thật vây, nó nhắc nhở chúng ta về vị Mục Tử, người mà chính mình đã trở thành một con chiên, dốc cạn tình yêu cho chúng ta. Nó nhăc nhở chúng ta về Đức Ki-tô, người mà đã bắt đầu lên đường qua những ngọn núi và những sa mạc, bằng con chiên non của mình, nhân loại, đã lầm đường lạc lối. Nó nhắc nhở chúng ta về Người, người mà đã vác chiên – nhân loại – tôi – trên đôi vai của Người, để mang tôi về nhà. Thật vây, nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cũng, như những người chăn chiên trong sự phục của Người, và mang theo những người khác với chúng ta, dẫn dắt họ vì nó trên vai của chúng ta và mang họ đến với Đức Ki-tô. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được mới gọi để trở thành những mục tử của đàn chiên của Người, mà luôn luôn vẫn còn là của Người và không trở thành của chúng ta. Cuối cùng dây pallium cũng có nghĩa khá cụ thể sự hiệp thông của những mục tử trong Giáo Hội với Thánh Phê-rô và những vị kế nhiệm ngài. Nó muốn nói rằng chúng ta phải là những mục tử cho sự hiệp nhất và trong sự hiệp nhất, và rằng nó duy nhất trong sự hiệp nhất được đại diện bởi Thánh Phê-rô rằng chúng ta thực sự dẫn đưa mọi người đến với Đức Ki-tô. Sáu mươi năm của sứ vụ linh mục – các bạn thân mến, có lẽ tôi đã nói quá dài về điều này. Nhưng tôi đã cảm thấy được thúc giục ngay lúc này để nhìn lại những điều mà đã để lại dấu ấn trên sáu thập kỷ qua. Tôi cảm thấy được thúc giục để tuyên bố với quý vị, tới tất cả các linh mục và giám mục và những tín hữu của Giáo Hội, một lời của hy vọng và động viên, một lời đã trưởng thành trong kinh nghiệm lâu dài của giờ đây Thiên Chúa tốt nhường bao! Trên hết, mặc dù, đó là lúc tạ ơn, cảm ơn tình bằng hữu mà Người đã ban cho tôi và rằng Người ước muốn ban cho chúng ta tất cả. Cảm ơn những vị đã hình thành và đã đi cùng với tôi. Và tất cả điều này bao gồm lời cầu nguyện mà Chúa sẽ một ngày nào đó chào đón chúng ta trong sự tốt lành của Người và mời chúng ta chiêm niệm niềm vui của Người. Amen.
(Nguồn: News. VA)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Thực Phẩm đầy đủ nhưng Lòng Ích Kỷ quá lớn
Bùi Hữu Thư
07:20 03/07/2011
Ngài nói với Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (Nông Lương Quốc Tế: FAO) về Nạn Đói trên Thế Giới
VATICAN, ngày 1 tháng 7, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang trích dẫn Liên Hiệp Quốc và các chuyên gia khác để khẳng định rằng việc sản xuất thực phẩm trên vũ hoàn có thể nuôi sống dân số trên thế giới. Nhưng ngài nói, hàng triệu người "không có miếng ăn hàng ngày" vì lòng ích kỷ.
Hôm nay Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài tiếp kiến các thành viên của phiên họp lần thứ 37 của Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc. Phiên họp này chấm dứt ngày Thứ Bẩy vừa qua.
Đức Thánh Cha nói: "Nạn nghèo khó, tình trạng bán khai, và do đó, nạn đói kém, thường là kết quả của những hành vi ích kỷ, phát xuất từ trái tim con người, được thể hiện bằng những hành động xã hội, qua các trao đổi về kinh tế, qua các hoàn cảnh của thị trường, qua khả nặng tiếp cận được với thực phẩm, và được chuyển dịch thành việc từ chối quyền tiên quyết của tất cả mọi con người là được nuôi sống, và vì vậy, họ có thể được thoát khỏi nạn đói khát."
Ngài than rằng: "ngay cả thực phẩm đã trở nên một vấn đề tranh luận hay được nối kết với một thị trường tài chánh, khi không được kiểm xoát bởi một số đạo luật và thiếu các nguyên tắc về luân lý, thì dường như chỉ nhắm vào mục tiêu là thụ hưởng lợi nhuận."
Đức Thánh Cha kêu gọi việc phát triển một mẫu mực sẽ đem lại một tình thân hữu chân chính, "ngài kêu gọi một đề nghị có tính cách đạo đức là 'cho kẻ đói ăn,' đây là một điều thuộc về lòng thương cảm và nhân bản được in sâu trong trái tim mỗi con người."
Ngài nói về thảm trạng của trẻ em, "bị lên án tử quá sớm, hay bị trì hoãn trong việc phát triển thể lý và tâm lý, hay bị ép buộc phục vụ cho những hình thức khai thác để có thể tiếp nhận một số thực phẩm tối thiểu."
Vị Giám Mục thành Rôma kêu gọi một sự tái khám phá giá trị của những nông nghiệp gia đình miền quê.
Ngài nói: "Thực vậy, thế giới thôn quê, cái nhân của gia đình truyền thống đã cố gắng sản xuất canh nông qua việc gia truyền từ cha mẹ tới con cái, không những chỉ về các hệ thống canh tác hay bảo toàn và phân phối thực phẩm, nhưng còn về đường lối sống, về các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, và quan niệm về sự thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn của đời sống. Gia đình thôn quê là một mẫu mực, không những về nông nghiệp mà còn về đời sống, và
biểu hiệu được một cách cụ thể về tình tương trợ, và gia đình là nơi mà vai trò thiết yếu của phụ nữ được khẳng định."
VATICAN, ngày 1 tháng 7, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang trích dẫn Liên Hiệp Quốc và các chuyên gia khác để khẳng định rằng việc sản xuất thực phẩm trên vũ hoàn có thể nuôi sống dân số trên thế giới. Nhưng ngài nói, hàng triệu người "không có miếng ăn hàng ngày" vì lòng ích kỷ.
Hôm nay Đức Thánh Cha nói như vậy khi ngài tiếp kiến các thành viên của phiên họp lần thứ 37 của Cơ Quan Thực Phẩm và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc. Phiên họp này chấm dứt ngày Thứ Bẩy vừa qua.
Đức Thánh Cha nói: "Nạn nghèo khó, tình trạng bán khai, và do đó, nạn đói kém, thường là kết quả của những hành vi ích kỷ, phát xuất từ trái tim con người, được thể hiện bằng những hành động xã hội, qua các trao đổi về kinh tế, qua các hoàn cảnh của thị trường, qua khả nặng tiếp cận được với thực phẩm, và được chuyển dịch thành việc từ chối quyền tiên quyết của tất cả mọi con người là được nuôi sống, và vì vậy, họ có thể được thoát khỏi nạn đói khát."
Ngài than rằng: "ngay cả thực phẩm đã trở nên một vấn đề tranh luận hay được nối kết với một thị trường tài chánh, khi không được kiểm xoát bởi một số đạo luật và thiếu các nguyên tắc về luân lý, thì dường như chỉ nhắm vào mục tiêu là thụ hưởng lợi nhuận."
Đức Thánh Cha kêu gọi việc phát triển một mẫu mực sẽ đem lại một tình thân hữu chân chính, "ngài kêu gọi một đề nghị có tính cách đạo đức là 'cho kẻ đói ăn,' đây là một điều thuộc về lòng thương cảm và nhân bản được in sâu trong trái tim mỗi con người."
Ngài nói về thảm trạng của trẻ em, "bị lên án tử quá sớm, hay bị trì hoãn trong việc phát triển thể lý và tâm lý, hay bị ép buộc phục vụ cho những hình thức khai thác để có thể tiếp nhận một số thực phẩm tối thiểu."
Vị Giám Mục thành Rôma kêu gọi một sự tái khám phá giá trị của những nông nghiệp gia đình miền quê.
Ngài nói: "Thực vậy, thế giới thôn quê, cái nhân của gia đình truyền thống đã cố gắng sản xuất canh nông qua việc gia truyền từ cha mẹ tới con cái, không những chỉ về các hệ thống canh tác hay bảo toàn và phân phối thực phẩm, nhưng còn về đường lối sống, về các nguyên tắc giáo dục, văn hóa, tôn giáo, và quan niệm về sự thánh thiêng của con người trong mọi giai đoạn của đời sống. Gia đình thôn quê là một mẫu mực, không những về nông nghiệp mà còn về đời sống, và
biểu hiệu được một cách cụ thể về tình tương trợ, và gia đình là nơi mà vai trò thiết yếu của phụ nữ được khẳng định."
Đài phát thanh Vatican phỏng vấn bào huynh của Đức Giáo Hoàng
Nguyễn Trọng Đa
08:30 03/07/2011
Đức Ông Georg Ratzinger cũng mừng Ngọc khánh Linh mục . Bào huynh của ĐTC kể lại ngày lễ truyền chức Linh mục của hai anh em
ROMA - Cả hai anh em nhà Ratzinger đã được truyền chức Linh mục ngày 29-6-1951. Lễ mừng Ngọc khánh Linh mục của Đức ông Georg Ratzinger đã không thu hút được sự chú ý của thế giới cho bằng lễ mừng của bào đệ mình, nhưng cả ĐTC và Đức ông đã nhớ lại ngày đó cách đây 60 năm như là một thời điểm xác định cho cuộc đời của hai vị.
Đài phát thanh Vatican đã nói chuyện với Đức ông Ratzinger về các hồi ức của Ngài về ngày nắng ấm ấy, và lễ truyền chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Freising, Đức.
Hỏi: Ngài còn nhớ các kỷ niệm nào về lễ truyền chức Linh mục cách đây 60 năm?
Đức Ông Ratzinger: Thật khó để giải thích nó bằng từ ngữ. Đó là một ngày rất trọng thể. Chúng tôi đã chuẩn bị rất tốt cho bản thân mình cho thời điểm ấy, về mặt thiêng liêng cũng như thực tiễn. Đó là một buổi lễ thật đẹp. Khi bước vào nhà thờ chính tòa Freising, rõ ràng rằng ngày đó là rất quan trọng cho cuộc đời của chúng tôi.
Thật không may, chiều hôm đó chúng tôi đã rời Freising, bởi vì ngày hôm sau chúng tôi phải tham dự lễ truyền chức Linh mục của một người bạn.
Hỏi: Có hơn 40 phó tế sẽ được truyền chức linh mục. Cảm nghiệm của cả nhóm là gì?
Đức Ông Ratzinger: Chúng tôi là một nhóm rất đa dạng. Nhiều người còn trẻ. Em tôi là người thứ hai trẻ tuổi nhất, mặc dù có một số người lớn tuổi. Điều này là do chiến tranh, vốn làm hoãn lại ngày truyền chức của nhiều người trẻ tuổi. Dù sao, chúng tôi là một nhóm dễ thương. Mỗi người trong chúng tôi đã có thể cung cấp cái gì đặc biệt với cuộc đời của mình.
Hỏi: Ngài nhắc đến nhiều lứa tuổi khác nhau của các ứng viên sắp được truyền chức Linh mục. Em trai của Ngài nhỏ hơn ngài ba tuổi. Vào ngày lễ truyền chức, Ngài có cảm thấy mình giống như người anh trai, hoặc sự khác biệt về tuổi tác không phải là một yếu tố?
Đức Ông Ratzinger: Không, tuổi tác không thành vấn đề đối với tôi. Em tôi đã rất trưởng thành. Vào ngày lễ truyền chức, việc quan trọng nhất chính là việc truyền chức.
Hỏi: Ngài đã đi theo con đường linh mục và con đường âm nhạc. Ngài có nhớ âm nhạc của Thánh Lễ truyền chức hôm đó không?
Đức Ông Ratzinger: Đáng buồn thay, tôi không nhớ chính xác. Tuy nhiên, khi tôi còn là ca viên của một ca đoàn linh mục và thường hát lễ truyền chức linh mục, hầu như các bài hát không thay đổi bao nhiêu. Tôi đang nghĩ đến bài "Veni Creator" (Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo, xin hãy đến), hay bài "Christus Vincit" (Chúa Kitô chiến thắng), vốn vẫn còn hát ngày nay tại Freising vào lúc kết thúc phần truyền chức linh mục. Buồn thay, tôi không nhớ tên của tác giả các bài ấy. Vì thời gian đã trôi qua nhiều kể từ ngày đó đến nay.
Hỏi: Ngài và em trai có giữ một vật kỷ niệm đặc biệt của ngày hôm ấy không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi còn giữ dây stola và chiếc áo chùng đen của ngày ấy. Ngoài ra, chúng tôi không còn giữ gì đặc biệt nữa.
Hỏi: Lễ truyền chức Linh Mục là trong một nghĩa nào đó giống như lễ hôn phối. Có nhiều khách mời, họ hàng, bạn bè, đến dự lễ và ăn mừng. Trong gia đình Ratzinger, những ai đã tham dự lễ này?
Đức Ông Ratzinger: Vâng, cha mẹ và em gái của chúng tôi đã dự lễ. Ngoài ra không có ai đặc biệt cả. Điều quan trọng đối với chúng tôi là cha mẹ đã tham dự, và hiệp nhất với chúng tôi.
Hỏi: Biệt danh của Ngài là Orgel-Ratz (Chuột dương cầm) và em trai của Ngài có biệt danh Bucher-Ratz (Chuột sách vở). Vào ngày lễ truyền chức, có gì rõ ràng trong hướng nào cuộc đời hai anh em sẽ đi chưa?
Đức Ông Ratzinger: Em tôi đã thu được một số kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực khoa học thần học. Rõ ràng thần học sẽ là con đường của em tôi. Còn tôi con đường sẽ đi là âm nhạc. Nhưng chưa rõ ràng là ơn gọi đặc biệt sẽ dẫn chúng tôi về đâu. Tại thời điểm truyền chức linh mục, điều quan trọng nhất cho chúng tôi là được làm linh mục.
Hỏi: Ngài và em trai có bao giờ nghĩ việc gia nhập một Dòng tu không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này, và tôi nghĩ rằng em tôi cũng như vậy. Nhưng tôi không thể nói chắc chắn đâu.
Hỏi: Theo ý kiến của Ngài, việc truyền chức Linh mục là quan trọng hơn việc được bầu làm Đấng kế vị thánh Phêrô không?
Đức Ông Ratzinger: Việc truyền chức Linh Mục là cơ bản. Để làm ĐTC, cần thiết đã nhận lãnh bí tích này. Rõ ràng trách nhiệm và chức năng là khó khăn hơn nhiều cho một ĐTC hơn là cho một linh mục. Tuy nhiên, việc truyền chức linh mục là nền tảng cho việc thục phong Giám mục và việc bầu chọn ĐTC.
Hỏi: Mừng Ngọc khánh Linh mục của mình, Ngài có định thực hiện một số tác phẩm âm nhạc riêng không?
Đức Ông Ratzinger: Đáng buồn thay, tôi gặp khó khăn trong việc đọc dấu nhạc và tay tôi không thể cử động bình thường để chơi nhạc được. Dẫu sao, tôi có trong tâm trí các dấu nhạc mà tôi thích nghe. Tôi có nhiều đĩa CD từ những năm tôi là giám đốc ca đoàn Domspatzen. Đó là các kỷ niệm rất đẹp.
Hỏi: Ngài có mang theo vài đĩa CD để nghe trong ngày thứ tư (29-6) với em trai mình không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi không mang theo đĩa CD nào. Nhưng trong căn phòng của em trai tôi, Ngài có mọi thứ Ngài cần rồi. (Zenit 1-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA - Cả hai anh em nhà Ratzinger đã được truyền chức Linh mục ngày 29-6-1951. Lễ mừng Ngọc khánh Linh mục của Đức ông Georg Ratzinger đã không thu hút được sự chú ý của thế giới cho bằng lễ mừng của bào đệ mình, nhưng cả ĐTC và Đức ông đã nhớ lại ngày đó cách đây 60 năm như là một thời điểm xác định cho cuộc đời của hai vị.
Đài phát thanh Vatican đã nói chuyện với Đức ông Ratzinger về các hồi ức của Ngài về ngày nắng ấm ấy, và lễ truyền chức Linh mục tại nhà thờ chính tòa Freising, Đức.
Hỏi: Ngài còn nhớ các kỷ niệm nào về lễ truyền chức Linh mục cách đây 60 năm?
Đức Ông Ratzinger: Thật khó để giải thích nó bằng từ ngữ. Đó là một ngày rất trọng thể. Chúng tôi đã chuẩn bị rất tốt cho bản thân mình cho thời điểm ấy, về mặt thiêng liêng cũng như thực tiễn. Đó là một buổi lễ thật đẹp. Khi bước vào nhà thờ chính tòa Freising, rõ ràng rằng ngày đó là rất quan trọng cho cuộc đời của chúng tôi.
Thật không may, chiều hôm đó chúng tôi đã rời Freising, bởi vì ngày hôm sau chúng tôi phải tham dự lễ truyền chức Linh mục của một người bạn.
Hỏi: Có hơn 40 phó tế sẽ được truyền chức linh mục. Cảm nghiệm của cả nhóm là gì?
Đức Ông Ratzinger: Chúng tôi là một nhóm rất đa dạng. Nhiều người còn trẻ. Em tôi là người thứ hai trẻ tuổi nhất, mặc dù có một số người lớn tuổi. Điều này là do chiến tranh, vốn làm hoãn lại ngày truyền chức của nhiều người trẻ tuổi. Dù sao, chúng tôi là một nhóm dễ thương. Mỗi người trong chúng tôi đã có thể cung cấp cái gì đặc biệt với cuộc đời của mình.
Hỏi: Ngài nhắc đến nhiều lứa tuổi khác nhau của các ứng viên sắp được truyền chức Linh mục. Em trai của Ngài nhỏ hơn ngài ba tuổi. Vào ngày lễ truyền chức, Ngài có cảm thấy mình giống như người anh trai, hoặc sự khác biệt về tuổi tác không phải là một yếu tố?
Đức Ông Ratzinger: Không, tuổi tác không thành vấn đề đối với tôi. Em tôi đã rất trưởng thành. Vào ngày lễ truyền chức, việc quan trọng nhất chính là việc truyền chức.
Hỏi: Ngài đã đi theo con đường linh mục và con đường âm nhạc. Ngài có nhớ âm nhạc của Thánh Lễ truyền chức hôm đó không?
Đức Ông Ratzinger: Đáng buồn thay, tôi không nhớ chính xác. Tuy nhiên, khi tôi còn là ca viên của một ca đoàn linh mục và thường hát lễ truyền chức linh mục, hầu như các bài hát không thay đổi bao nhiêu. Tôi đang nghĩ đến bài "Veni Creator" (Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo, xin hãy đến), hay bài "Christus Vincit" (Chúa Kitô chiến thắng), vốn vẫn còn hát ngày nay tại Freising vào lúc kết thúc phần truyền chức linh mục. Buồn thay, tôi không nhớ tên của tác giả các bài ấy. Vì thời gian đã trôi qua nhiều kể từ ngày đó đến nay.
Hỏi: Ngài và em trai có giữ một vật kỷ niệm đặc biệt của ngày hôm ấy không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi còn giữ dây stola và chiếc áo chùng đen của ngày ấy. Ngoài ra, chúng tôi không còn giữ gì đặc biệt nữa.
Hỏi: Lễ truyền chức Linh Mục là trong một nghĩa nào đó giống như lễ hôn phối. Có nhiều khách mời, họ hàng, bạn bè, đến dự lễ và ăn mừng. Trong gia đình Ratzinger, những ai đã tham dự lễ này?
Đức Ông Ratzinger: Vâng, cha mẹ và em gái của chúng tôi đã dự lễ. Ngoài ra không có ai đặc biệt cả. Điều quan trọng đối với chúng tôi là cha mẹ đã tham dự, và hiệp nhất với chúng tôi.
Hỏi: Biệt danh của Ngài là Orgel-Ratz (Chuột dương cầm) và em trai của Ngài có biệt danh Bucher-Ratz (Chuột sách vở). Vào ngày lễ truyền chức, có gì rõ ràng trong hướng nào cuộc đời hai anh em sẽ đi chưa?
Đức Ông Ratzinger: Em tôi đã thu được một số kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực khoa học thần học. Rõ ràng thần học sẽ là con đường của em tôi. Còn tôi con đường sẽ đi là âm nhạc. Nhưng chưa rõ ràng là ơn gọi đặc biệt sẽ dẫn chúng tôi về đâu. Tại thời điểm truyền chức linh mục, điều quan trọng nhất cho chúng tôi là được làm linh mục.
Hỏi: Ngài và em trai có bao giờ nghĩ việc gia nhập một Dòng tu không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này, và tôi nghĩ rằng em tôi cũng như vậy. Nhưng tôi không thể nói chắc chắn đâu.
Hỏi: Theo ý kiến của Ngài, việc truyền chức Linh mục là quan trọng hơn việc được bầu làm Đấng kế vị thánh Phêrô không?
Đức Ông Ratzinger: Việc truyền chức Linh Mục là cơ bản. Để làm ĐTC, cần thiết đã nhận lãnh bí tích này. Rõ ràng trách nhiệm và chức năng là khó khăn hơn nhiều cho một ĐTC hơn là cho một linh mục. Tuy nhiên, việc truyền chức linh mục là nền tảng cho việc thục phong Giám mục và việc bầu chọn ĐTC.
Hỏi: Mừng Ngọc khánh Linh mục của mình, Ngài có định thực hiện một số tác phẩm âm nhạc riêng không?
Đức Ông Ratzinger: Đáng buồn thay, tôi gặp khó khăn trong việc đọc dấu nhạc và tay tôi không thể cử động bình thường để chơi nhạc được. Dẫu sao, tôi có trong tâm trí các dấu nhạc mà tôi thích nghe. Tôi có nhiều đĩa CD từ những năm tôi là giám đốc ca đoàn Domspatzen. Đó là các kỷ niệm rất đẹp.
Hỏi: Ngài có mang theo vài đĩa CD để nghe trong ngày thứ tư (29-6) với em trai mình không?
Đức Ông Ratzinger: Tôi không mang theo đĩa CD nào. Nhưng trong căn phòng của em trai tôi, Ngài có mọi thứ Ngài cần rồi. (Zenit 1-7-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Một nữ tu giữ kỷ lục thế giới: 84 năm sống đời đan tu
Phạm Kim An
08:32 03/07/2011
Một nữ tu giữ kỷ lục thế giới: 84 năm sống đời đan tu
Nữ tu nhập Dòng vào ngày ĐTC Biển Đức XVI chào đời
Guadalajara, Tây Ban Nha – Nữ tu Têrêsa gia nhập Tu viện Xitô Buenafuente del Sistal đúng vào ngày mà bé Joseph Ratzinger (nay là ĐTC Biển Đức XVI) được sinh ra, và ngày 30-6 qua, nữ tu mừng sinh nhật lần thứ 103 và giữ kỷ lục thế giới về người sống đời đan tu lâu nhất.
Sau 84 năm làm nữ tu dòng kín, Nữ tu Têrêsa nói rằng món quà lớn nhất mà nữ tu nhận được là việc cầu nguyện: "Nếu không cầu nguyện, người ta không thể đứng vững được và bền đỗ được. Tôi không ngừng lặp đi lặp lại: 'Cảm ơn Chúa, xin tha thứ con. Cảm ơn Chúa, xin tha thứ con’”.
Nữ tu này là một trong 10 nữ tu dòng kín được nói đến trong cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha "¿Qué hace una chica como tú en un sitio como éste?" (Một phụ nữ như bạn làm gì trong một nơi như vậy?). Trong cuốn sách, tác giả Jesús Garcia làm rõ thế giới tách biệt của các nữ tu dòng kín, bằng cách tìm biết cuộc sống là như thế nào sau tấm màn sắt che, và điều gì truyền cảm hứng cho họ gia nhập đời sống khổ tu ấy.
Câu chuyện của Nữ tu Têrêsa bắt đầu như là một cô gái trẻ sống ở Álava, Tây Ban Nha. Tên cô lúc ấy là Valeria, và cô đã hạnh phúc với cuộc sống trong trang trại gia đình. Nữ tu nói: “Chúng tôi đã ở ngoài cánh đồng từ sáng đến tận đêm, làm việc mệt nhọc, nhưng chúng tôi hạnh phúc".
Cha cô đã thấy Valeria, chị cả của bảy chị em, và em gái của cô đã làm việc khổ nhọc biết mấy, và ông muốn có một cuộc sống khác cho họ. Nữ tu kể lại: “Nghĩ rằng các nữ tu không lao động, cha tôi nói với tôi và em gái: ‘Các con muốn làm nữ tu không?’”.
Nữ tu nói tiếp: “Tôi không thích làm nữ tu đâu, vì tôi cảm thấy thoải mái ở nhà mình rồi, nhưng để làm vui lòng cha, tôi đã cầu nguyện với thánh bổn mạng Vitoria và xin Ngài cho tôi biết ơn gọi của mình. Và thánh nữ đã cho tôi biết”.
Khi vào tu viện Xitô tại Guadalajara, Tây Ban Nha, Valeria đã lấy tên là Têrêsa. Nữ tu nói: "Tôi sợ nhập Dòng, nhưng Chúa đã giúp tôi". Nữ tu cho biết đã cầu nguyện với Chúa và thánh nữ Têrêsa để can đảm dấn thân vào ơn gọi mới.
Mặc dầu Nữ tu Têrêsa nói rằng có một thời gian nữ tu hoài nghi về đóng góp của mình cho xã hội từ phía sau các bức tường tu viện, các lo lắng của nữ tu đã nhanh chóng biến tan: “Một lần, tôi đã bị cám dỗ để tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ ra sao ở bên ngoài tu viện, vì tôi cảm thấy không đóng góp được gì khi mình ở đây”.
Nữ tu nói thêm rằng đó là nỗi lo lắng của nhiều nữ tu dòng kín. Sau khi hỏi ý một linh mục về các cảm nghĩ của mình, Nữ tu Têrêsa nói: "Cha nói rằng tôi đã có một ơn gọi rất đẹp; nó rất có giá trị".
Nữ tu Têrêsa nói rằng mình hạnh phúc và không mong muốn bất cứ điều gì từ thế giới bên ngoài cả. Nữ tu phát biểu: “Đó là một ân sủng Chúa ban cho. Tôi biết rằng nhiều người có thể không hiểu lối sống của tôi, nhưng tôi lại không hiểu bất kỳ lối sống nào khác”. (Zenit 30-6-2011)
Phạm Kim An
Nữ tu nhập Dòng vào ngày ĐTC Biển Đức XVI chào đời
Guadalajara, Tây Ban Nha – Nữ tu Têrêsa gia nhập Tu viện Xitô Buenafuente del Sistal đúng vào ngày mà bé Joseph Ratzinger (nay là ĐTC Biển Đức XVI) được sinh ra, và ngày 30-6 qua, nữ tu mừng sinh nhật lần thứ 103 và giữ kỷ lục thế giới về người sống đời đan tu lâu nhất.
Sau 84 năm làm nữ tu dòng kín, Nữ tu Têrêsa nói rằng món quà lớn nhất mà nữ tu nhận được là việc cầu nguyện: "Nếu không cầu nguyện, người ta không thể đứng vững được và bền đỗ được. Tôi không ngừng lặp đi lặp lại: 'Cảm ơn Chúa, xin tha thứ con. Cảm ơn Chúa, xin tha thứ con’”.
Nữ tu này là một trong 10 nữ tu dòng kín được nói đến trong cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha "¿Qué hace una chica como tú en un sitio como éste?" (Một phụ nữ như bạn làm gì trong một nơi như vậy?). Trong cuốn sách, tác giả Jesús Garcia làm rõ thế giới tách biệt của các nữ tu dòng kín, bằng cách tìm biết cuộc sống là như thế nào sau tấm màn sắt che, và điều gì truyền cảm hứng cho họ gia nhập đời sống khổ tu ấy.
Câu chuyện của Nữ tu Têrêsa bắt đầu như là một cô gái trẻ sống ở Álava, Tây Ban Nha. Tên cô lúc ấy là Valeria, và cô đã hạnh phúc với cuộc sống trong trang trại gia đình. Nữ tu nói: “Chúng tôi đã ở ngoài cánh đồng từ sáng đến tận đêm, làm việc mệt nhọc, nhưng chúng tôi hạnh phúc".
Cha cô đã thấy Valeria, chị cả của bảy chị em, và em gái của cô đã làm việc khổ nhọc biết mấy, và ông muốn có một cuộc sống khác cho họ. Nữ tu kể lại: “Nghĩ rằng các nữ tu không lao động, cha tôi nói với tôi và em gái: ‘Các con muốn làm nữ tu không?’”.
Nữ tu nói tiếp: “Tôi không thích làm nữ tu đâu, vì tôi cảm thấy thoải mái ở nhà mình rồi, nhưng để làm vui lòng cha, tôi đã cầu nguyện với thánh bổn mạng Vitoria và xin Ngài cho tôi biết ơn gọi của mình. Và thánh nữ đã cho tôi biết”.
Khi vào tu viện Xitô tại Guadalajara, Tây Ban Nha, Valeria đã lấy tên là Têrêsa. Nữ tu nói: "Tôi sợ nhập Dòng, nhưng Chúa đã giúp tôi". Nữ tu cho biết đã cầu nguyện với Chúa và thánh nữ Têrêsa để can đảm dấn thân vào ơn gọi mới.
Mặc dầu Nữ tu Têrêsa nói rằng có một thời gian nữ tu hoài nghi về đóng góp của mình cho xã hội từ phía sau các bức tường tu viện, các lo lắng của nữ tu đã nhanh chóng biến tan: “Một lần, tôi đã bị cám dỗ để tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ ra sao ở bên ngoài tu viện, vì tôi cảm thấy không đóng góp được gì khi mình ở đây”.
Nữ tu nói thêm rằng đó là nỗi lo lắng của nhiều nữ tu dòng kín. Sau khi hỏi ý một linh mục về các cảm nghĩ của mình, Nữ tu Têrêsa nói: "Cha nói rằng tôi đã có một ơn gọi rất đẹp; nó rất có giá trị".
Nữ tu Têrêsa nói rằng mình hạnh phúc và không mong muốn bất cứ điều gì từ thế giới bên ngoài cả. Nữ tu phát biểu: “Đó là một ân sủng Chúa ban cho. Tôi biết rằng nhiều người có thể không hiểu lối sống của tôi, nhưng tôi lại không hiểu bất kỳ lối sống nào khác”. (Zenit 30-6-2011)
Phạm Kim An
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Brazil ghi danh khoảng 10.000 người, Việt Nam thì rất ít
Tiền Hô
08:34 03/07/2011
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Brazil ghi danh khoảng 10.000 người, Việt Nam thì rất ít
Tin từ Brasilia (Brazil) và Sài Gòn (Việt Nam), 1 Tháng Bảy 2011 (CNA và UCANEWS) - Hôm 26 Tháng Sáu vừa qua, Đức Tổng Giám Mục của Sao Paulo công bố rằng 10.000 người Brazil đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day) tại Madrid, Tây Ban Nha.
Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y Odilo Scherer giải thích rằng chủ đề của Đại hội Giới trẻ Thế giới đề cập đến một đoạn trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, thánh nhân nói về những thử thách và đấu tranh của ngài khi làm một nhà rao giảng Phúc Âm. Sau đó, Thánh Phaolô khuyến khích cộng đoàn giữ vững đức tin với những gì mà họ học tập được từ Chúa Kitô.
Đức Hồng Y cho biết, Thánh Phaolô đã cảnh báo cho tín hữu Côlôxê sau khi "cộng đoàn Kitô hữu này bị "những nhà truyền giáo" và "các thầy dạy" lạc giáo thâm nhập để trình bày những giả thuyết và tư tưởng tối nghĩa lấy từ thần thoại Hy Lạp và vũ trụ học nói về các vị thần linh khác nhau và các thế lực vũ trụ chi phối đời sống con người". Đức Hồng Y nói thêm rằng, những "thầy dạy" giả hình cũng hiện diện "trong thời đại của chúng ta và họ lôi cuốn được những người không vững tin".
Trong khi đó, hãng tin UCANEWS đưa tin, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng kiêm Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết, giới trẻ Công Giáo ở nước này sẽ phải bỏ lỡ Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Tây Ban Nha vì những khó khăn về tài chánh.
Ngài nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc rằng các thủ lãnh giới trẻ của chúng tôi sẽ không thể đến Tây Ban Nha tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới vào Tháng Tám bởi vì họ không đủ tiền để trang trải cho các chi phí".
Đức Cha Thiên cho biết chuyến đi 13 ngày với chi phí dự tính cho mỗi người là 2.200 - 2.500 euro (khoảng 65-74 triệu đồng Việt Nam), đó là một số tiền rất lớn đối với người dân địa phương. Đại hội Giới trẻ Thế giới dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Ngài nói: "Thật đáng buồn khi chúng tôi không có tiền để trang trải chi phí cho các đại biểu của chúng tôi, vì vậy những người nghèo không có đủ khả năng tài chính để thực hiện chuyến đi".
Đức Cha cho biết giới trẻ Công giáo địa phương cũng đối mặt với một rào cản cho việc đến Madrid. Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam chỉ cấp visa (chiếu khán) nhập cảnh cho người dân địa phương đã gửi khoản tiền tham dự cho ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid, tuy nhiên người dân địa phương lại không được phép gửi tiền ra nước ngoài.
Ngài nói rằng có 50 tham dự viên đại hội đã xin ngài giới thiệu họ đến đại sứ Tây Ban Nha để xin visa, còn 40 người khác, hầu hết là các linh mục, đã ghi danh với một hãng lữ hành địa phương để đến Tây Ban Nha dịp Đại hội diễn ra.
Anh Phêrô Nguyễn Công Lịch, một người đã từng tham dự chương trình Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa qua cho biết, chỉ có các linh mục, tu sĩ và những người giàu có mới có khả năng tham dự đại hội, các bạn trẻ thì ít có khả năng.
Tiền Hô
Tin từ Brasilia (Brazil) và Sài Gòn (Việt Nam), 1 Tháng Bảy 2011 (CNA và UCANEWS) - Hôm 26 Tháng Sáu vừa qua, Đức Tổng Giám Mục của Sao Paulo công bố rằng 10.000 người Brazil đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day) tại Madrid, Tây Ban Nha.
Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y Odilo Scherer giải thích rằng chủ đề của Đại hội Giới trẻ Thế giới đề cập đến một đoạn trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, thánh nhân nói về những thử thách và đấu tranh của ngài khi làm một nhà rao giảng Phúc Âm. Sau đó, Thánh Phaolô khuyến khích cộng đoàn giữ vững đức tin với những gì mà họ học tập được từ Chúa Kitô.
Đức Hồng Y cho biết, Thánh Phaolô đã cảnh báo cho tín hữu Côlôxê sau khi "cộng đoàn Kitô hữu này bị "những nhà truyền giáo" và "các thầy dạy" lạc giáo thâm nhập để trình bày những giả thuyết và tư tưởng tối nghĩa lấy từ thần thoại Hy Lạp và vũ trụ học nói về các vị thần linh khác nhau và các thế lực vũ trụ chi phối đời sống con người". Đức Hồng Y nói thêm rằng, những "thầy dạy" giả hình cũng hiện diện "trong thời đại của chúng ta và họ lôi cuốn được những người không vững tin".
Trong khi đó, hãng tin UCANEWS đưa tin, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng kiêm Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết, giới trẻ Công Giáo ở nước này sẽ phải bỏ lỡ Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Tây Ban Nha vì những khó khăn về tài chánh.
Ngài nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc rằng các thủ lãnh giới trẻ của chúng tôi sẽ không thể đến Tây Ban Nha tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới vào Tháng Tám bởi vì họ không đủ tiền để trang trải cho các chi phí".
Đức Cha Thiên cho biết chuyến đi 13 ngày với chi phí dự tính cho mỗi người là 2.200 - 2.500 euro (khoảng 65-74 triệu đồng Việt Nam), đó là một số tiền rất lớn đối với người dân địa phương. Đại hội Giới trẻ Thế giới dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Ngài nói: "Thật đáng buồn khi chúng tôi không có tiền để trang trải chi phí cho các đại biểu của chúng tôi, vì vậy những người nghèo không có đủ khả năng tài chính để thực hiện chuyến đi".
Đức Cha cho biết giới trẻ Công giáo địa phương cũng đối mặt với một rào cản cho việc đến Madrid. Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam chỉ cấp visa (chiếu khán) nhập cảnh cho người dân địa phương đã gửi khoản tiền tham dự cho ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid, tuy nhiên người dân địa phương lại không được phép gửi tiền ra nước ngoài.
Ngài nói rằng có 50 tham dự viên đại hội đã xin ngài giới thiệu họ đến đại sứ Tây Ban Nha để xin visa, còn 40 người khác, hầu hết là các linh mục, đã ghi danh với một hãng lữ hành địa phương để đến Tây Ban Nha dịp Đại hội diễn ra.
Anh Phêrô Nguyễn Công Lịch, một người đã từng tham dự chương trình Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa qua cho biết, chỉ có các linh mục, tu sĩ và những người giàu có mới có khả năng tham dự đại hội, các bạn trẻ thì ít có khả năng.
Tiền Hô
Tổng Giáo Phận Berlin có Tổng Giám Mục mới: Đức Cha Rainer Maria Woelki
LM. Paul Phạm Văn Tuấn
08:41 03/07/2011
Tổng Giáo Phận Berlin có Tổng Giám Mục mới: Đức Cha Rainer Maria Woelki
Berlin – Chúa nhật 03.7.2011. ĐGH Bênêđitô XVI đã bổ nhiệm Đức cha Phụ tá Rainer Maria Woelki (54 tuổi) của TGP Köln làm Tổng Giám Mục Berlin vào ngày 02.7.2011. Một sự bổ nhiệm nhanh chóng hiếm có của Tòa Thánh Vatican và đã làm tất cả mọi người rất bất ngờ về người ứng viên vào chức vụ này.
Đức Hồng Y Georg Sterzinsky, TGM Berlin mới qua đời vào sáng thứ năm 30.6.2011. Và 3 ngày sau TGP Berlin đã có vị mục tử mới để chăm sóc Giáo Phận với gần 400.000 giáo dân trong 3 tiểu bang Berlin, Brandenburg và Mecklenburg-Vorpommern, về địa lý TGP Berlin rộng lớn thứ hai của Đức với 31.200 cây số vuông.
Sự bổ nhiệm mau chóng ít được xảy ra trong Giáo Hội như thế. Lý do duy nhất và dễ hiểu là ĐGH Bênêđitô XVI sẽ đến thăm thủ đô Berlin vào ngày 22.9.2011 và TGP cần có một mục tử đứng đầu lo toan tổ chức tiếp đón và liên lạc giữa đạo và đời. Việc hiểu ngầm bên trong, sự hiện diện của ĐGH Bênêđitô XVI sát cánh bên TGM Rainer Maria Woelki sẽ là bàn đẩy tốt cho mọi công việc mục vụ của tân TGM Berlin sau này.
Điều ngạc nhiên cho tất cả mọi người từ các chuyên gia đến tầng lớp giáo dân Đức lẫn giới truyền thông là các ứng viên phỏng đoán được nội bộ Giáo Hội lẫn ngoài đời đưa ra như: Đức cha phụ tá giám quản Matthias Heinrich của TGP Berlin hiện thời, Đức TGM Ludwig Schick của GP Bamberg, Đức cha Franz-Josef Overbeck (GP Essen), Đức cha Franz-Peter Tebartz-van Elst (GP Limburg) và mới đây Đức cha phụ tá Heiner Koch (TGP Köln) đều không được đáp ứng.
Rốt cuộc Tòa Thánh có những đường hướng riêng biệt ngoài sự phỏng đoán của mọi người và đã bổ nhiệm Đức cha Phụ tá Rainer Maria Woelki của TGP Köln vào chức vụ TGM Berlin, một người chưa có tiếng tăm nổi bật gì nhiều trong giáo hội Đức.
Tòa TGM Berlin thật quan trọng cho vùng Đông Đức vì đây là trụ sở của Giáo tỉnh Berlin bao gồm các GP Dresden-Meißen và Görlitz, tất nhiên tại thủ đô người mục tử sẽ có những tiếng nói quan trọng và liệc lạc thường xuyên với chính quyền trung ương và các đảng phái. Berlin là ngôi tòa của chức vụ Hồng Y, vị Hồng Y tiên khởi là TGM Georg Sterzinsky. Ba ngôi Tòa TGP có chức vụ Hồng Y tại Đức là Berlin, Köln và München. ĐGH Gioan Phaolô II nâng GP Berlin lên bậc Tổng Giáo Phận Berlin vào ngày 27.6.1994. So với lịch sử giáo hội Đức thì GP Berlin thật non trẻ vì chưa được tròn trăm tuổi: GP thành lập vào ngày 13.8.1930. Đức TGM Rainer Maria Woelki là vị Giám Mục thứ 9 của TGP Berlin.
Sau cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2003, số giáo xứ tại TGP Berlin đã được giảm xuống một nửa, hiện nay có 105 giáo xứ nằm trong 17 Giáo Hạt. Số giáo dân chiếm tỷ lệ 6,8% trong số dân cư của 3 tiểu bang là 5.800.000 dân. Hiện nay TGP Berlin có 227 linh mục triều, 115 linh mục dòng, 625 nữ tu và 30 phó tế vĩnh viễn. Về giáo dục TGP Berlin điều khiển trực tiếp 27 trường học từ bậc tiểu học, trung học cho đến tú tài, 1 đại học về khoa xã hội nhân văn và hàng trăm trường mầm non mẫu giáo.
Tiểu sử Đức tân TGM Rainer Maria Woelki
Đức TGM Rainer Maria Woelki sinh ngày 18.8.1956 tại Köln. Sau khi học triết học và thần học tại Bonn và Freiburg thầy Woelki được phong chức linh mục vào năm 1985. Năm 2000 đậu bằng tiến sĩ thần học tại Rôma. Từ năm 1990 đến 1997 cha Rainer Maria Woelki là thứ ký riêng của ĐHY Joachim Meisner. ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm cha Woelki làm Giám mục phụ Tá Köln vào ngày 30.3.2003. Khẩu hiệu giám mục của Ngài: ''Nos sumus testes'' - Chúng ta là chứng nhân.
Tại TGP Köln Đức cha Woelki có nhiều kinh nghiệm mục vụ vì Ngài là người điều hành trực tiếp mục vụ của TGP về mạn Phía Bắc bao gồm các thành phố Wuppertal, Düsseldorf, Neuss, Solingen và vùng núi Oberbergischer. Trong địa hạt ngài chịu trách nhiệm mục vụ cho khoảng 850.000 giáo dân Công giáo (TGP Köln có tất cả 2.143.000 giáo dân).
Trong HĐGM Đức Ngài là thành viên của Ủy ban "Ơn Gọi và Tôn Giáo" cũng như "Khoa học và Văn hóa".
Hiện nay Tòa TGM Berlin chưa cho biết chắc chắn về ngày nhậm chức của TGM Rainer Maria Woelki. Tiểu bang Berlin đang rơi vào kỳ nghỉ hè 2011 và trống vắng. Mọi người phỏng đoán ngày nhậm chức của tân TGM sẽ được thực hiện trước cuộc Tông Du của ĐGH Bênêđictô XVI trong tháng 9.2011.
Đức Hồng Y Joachim Meisner của TGP Köln nói về việc bổ nhiệm của Đức cha Woelki như sau: "Chúng tôi cảm ơn Đức cha Woelki và sẽ tổ chức một lễ chia tay xứng đáng cho Đức cha". ĐHY Meisner nói thêm, tuy nhiên phải chia tay với "với một mắt cười và một mắt khóc". ĐHY Meisner hài lòng về sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã bày tỏ bằng việc bổ Đức cha Woelki vào chức vụ mới.
Tại TGP Berlin khi nhận được tin tức về sự bổ nhiệm Đức TGM Rainer Maria Woelki, Đức Ông Stefan Dybowski cai quản nhà thờ chính tòa Berlin cho biết rằng: "Đó là với niềm vui lớn lao và chúng tôi chào đón Đức Cha Rainer Maria Woelki đến với Tổng Giáo phận Berlin. Chúng tôi thành tâm chúc Ngài sức mạnh và thật nhiều phước lành của Thiên Chúa. Chúng tôi cám ơn Đức Thánh Cha cho việc bổ nhiệm Giám mục Rainer Maria Woelki vào chức vụ TGM mới của Berlin và chúng tôi chào đón Đức Cha với vòng tay rộng mở".
Toà TGM Berlin đã thông báo cho biết về Thánh lễ An Táng cho Đức Cố HY Georg Sterzinsky vào chiều thứ bẩy, 09.6.2011 lúc 15 giờ tại nhà thờ chính tòa St. Hedwig và sau đó sẽ chôn cất Ngài tại dưới nhà thờ hầm của nhà thờ chính tòa.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Đức Hồng Y Georg Sterzinsky, TGM Berlin mới qua đời vào sáng thứ năm 30.6.2011. Và 3 ngày sau TGP Berlin đã có vị mục tử mới để chăm sóc Giáo Phận với gần 400.000 giáo dân trong 3 tiểu bang Berlin, Brandenburg và Mecklenburg-Vorpommern, về địa lý TGP Berlin rộng lớn thứ hai của Đức với 31.200 cây số vuông.
Sự bổ nhiệm mau chóng ít được xảy ra trong Giáo Hội như thế. Lý do duy nhất và dễ hiểu là ĐGH Bênêđitô XVI sẽ đến thăm thủ đô Berlin vào ngày 22.9.2011 và TGP cần có một mục tử đứng đầu lo toan tổ chức tiếp đón và liên lạc giữa đạo và đời. Việc hiểu ngầm bên trong, sự hiện diện của ĐGH Bênêđitô XVI sát cánh bên TGM Rainer Maria Woelki sẽ là bàn đẩy tốt cho mọi công việc mục vụ của tân TGM Berlin sau này.
Điều ngạc nhiên cho tất cả mọi người từ các chuyên gia đến tầng lớp giáo dân Đức lẫn giới truyền thông là các ứng viên phỏng đoán được nội bộ Giáo Hội lẫn ngoài đời đưa ra như: Đức cha phụ tá giám quản Matthias Heinrich của TGP Berlin hiện thời, Đức TGM Ludwig Schick của GP Bamberg, Đức cha Franz-Josef Overbeck (GP Essen), Đức cha Franz-Peter Tebartz-van Elst (GP Limburg) và mới đây Đức cha phụ tá Heiner Koch (TGP Köln) đều không được đáp ứng.
Rốt cuộc Tòa Thánh có những đường hướng riêng biệt ngoài sự phỏng đoán của mọi người và đã bổ nhiệm Đức cha Phụ tá Rainer Maria Woelki của TGP Köln vào chức vụ TGM Berlin, một người chưa có tiếng tăm nổi bật gì nhiều trong giáo hội Đức.
Tòa TGM Berlin thật quan trọng cho vùng Đông Đức vì đây là trụ sở của Giáo tỉnh Berlin bao gồm các GP Dresden-Meißen và Görlitz, tất nhiên tại thủ đô người mục tử sẽ có những tiếng nói quan trọng và liệc lạc thường xuyên với chính quyền trung ương và các đảng phái. Berlin là ngôi tòa của chức vụ Hồng Y, vị Hồng Y tiên khởi là TGM Georg Sterzinsky. Ba ngôi Tòa TGP có chức vụ Hồng Y tại Đức là Berlin, Köln và München. ĐGH Gioan Phaolô II nâng GP Berlin lên bậc Tổng Giáo Phận Berlin vào ngày 27.6.1994. So với lịch sử giáo hội Đức thì GP Berlin thật non trẻ vì chưa được tròn trăm tuổi: GP thành lập vào ngày 13.8.1930. Đức TGM Rainer Maria Woelki là vị Giám Mục thứ 9 của TGP Berlin.
Sau cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2003, số giáo xứ tại TGP Berlin đã được giảm xuống một nửa, hiện nay có 105 giáo xứ nằm trong 17 Giáo Hạt. Số giáo dân chiếm tỷ lệ 6,8% trong số dân cư của 3 tiểu bang là 5.800.000 dân. Hiện nay TGP Berlin có 227 linh mục triều, 115 linh mục dòng, 625 nữ tu và 30 phó tế vĩnh viễn. Về giáo dục TGP Berlin điều khiển trực tiếp 27 trường học từ bậc tiểu học, trung học cho đến tú tài, 1 đại học về khoa xã hội nhân văn và hàng trăm trường mầm non mẫu giáo.
Tiểu sử Đức tân TGM Rainer Maria Woelki
Đức TGM Rainer Maria Woelki sinh ngày 18.8.1956 tại Köln. Sau khi học triết học và thần học tại Bonn và Freiburg thầy Woelki được phong chức linh mục vào năm 1985. Năm 2000 đậu bằng tiến sĩ thần học tại Rôma. Từ năm 1990 đến 1997 cha Rainer Maria Woelki là thứ ký riêng của ĐHY Joachim Meisner. ĐGH Gioan Phaolô II bổ nhiệm cha Woelki làm Giám mục phụ Tá Köln vào ngày 30.3.2003. Khẩu hiệu giám mục của Ngài: ''Nos sumus testes'' - Chúng ta là chứng nhân.
Tại TGP Köln Đức cha Woelki có nhiều kinh nghiệm mục vụ vì Ngài là người điều hành trực tiếp mục vụ của TGP về mạn Phía Bắc bao gồm các thành phố Wuppertal, Düsseldorf, Neuss, Solingen và vùng núi Oberbergischer. Trong địa hạt ngài chịu trách nhiệm mục vụ cho khoảng 850.000 giáo dân Công giáo (TGP Köln có tất cả 2.143.000 giáo dân).
Trong HĐGM Đức Ngài là thành viên của Ủy ban "Ơn Gọi và Tôn Giáo" cũng như "Khoa học và Văn hóa".
Hiện nay Tòa TGM Berlin chưa cho biết chắc chắn về ngày nhậm chức của TGM Rainer Maria Woelki. Tiểu bang Berlin đang rơi vào kỳ nghỉ hè 2011 và trống vắng. Mọi người phỏng đoán ngày nhậm chức của tân TGM sẽ được thực hiện trước cuộc Tông Du của ĐGH Bênêđictô XVI trong tháng 9.2011.
Đức Hồng Y Joachim Meisner của TGP Köln nói về việc bổ nhiệm của Đức cha Woelki như sau: "Chúng tôi cảm ơn Đức cha Woelki và sẽ tổ chức một lễ chia tay xứng đáng cho Đức cha". ĐHY Meisner nói thêm, tuy nhiên phải chia tay với "với một mắt cười và một mắt khóc". ĐHY Meisner hài lòng về sự tin tưởng mà Đức Thánh Cha đã bày tỏ bằng việc bổ Đức cha Woelki vào chức vụ mới.
Tại TGP Berlin khi nhận được tin tức về sự bổ nhiệm Đức TGM Rainer Maria Woelki, Đức Ông Stefan Dybowski cai quản nhà thờ chính tòa Berlin cho biết rằng: "Đó là với niềm vui lớn lao và chúng tôi chào đón Đức Cha Rainer Maria Woelki đến với Tổng Giáo phận Berlin. Chúng tôi thành tâm chúc Ngài sức mạnh và thật nhiều phước lành của Thiên Chúa. Chúng tôi cám ơn Đức Thánh Cha cho việc bổ nhiệm Giám mục Rainer Maria Woelki vào chức vụ TGM mới của Berlin và chúng tôi chào đón Đức Cha với vòng tay rộng mở".
Toà TGM Berlin đã thông báo cho biết về Thánh lễ An Táng cho Đức Cố HY Georg Sterzinsky vào chiều thứ bẩy, 09.6.2011 lúc 15 giờ tại nhà thờ chính tòa St. Hedwig và sau đó sẽ chôn cất Ngài tại dưới nhà thờ hầm của nhà thờ chính tòa.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Hội đồng Các Hồng Y báo cáo các chi thu của Tòa Thánh
Linh Tiến Khải
11:24 03/07/2011
VATICAN - Ngày 30-6-2011 Hội đồng các Hồng Y đặc trách các vấn đề tài chánh và kinh tế của Tòa Thánh đã nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và công bố sổ chi thu năm 2010.
Cùng tham dự cuộc họp có các giới chức của Ủy ban kinh Tế Tòa Thánh, Phủ thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng và Ủy ban quản trị gia tài của Tòa Thánh. Đức Hồng Y Velasio De Paolis, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Tòa Thánh cho biết trong năm 2010 Tòa Thánh đã thu được 245.195.561 Euros và chi ra 235.347.237 Euros, thặng dư được 9 triệu 848 ngàn 124 Euros. Tiền chi ra đa số để thanh toán các chi phí bình thường và ngoại thường của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, lo lắng cho các sinh hoạt của Giáo Hội hoàn vũ. Tính cho tới ngày 30-12-2010 số nhân viên Tòa Thánh là 2.806 người so với 2.762 người của năm 2009.
Riêng Phủ Thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng trong năm 2010 đã thu được 255.890.112 Euros và chi 234.847.011 Euros, tức thặng dư được 21.043.000 Euros. Được như thế là nhờ số tiền thu được từ Viện Bảo tàng Vaticăng với số du khách viếng thăm gia tăng và tình hình tái lập của thị trường tài chánh. Như đã biết Phủ thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng có ban quản trị độc lập với Tòa Thánh và các cơ cấu khác. Tính cho tới ngày 31-12-2010 Phủ thống đốc có tất cả 1.876 nhân viên so với 1.891 người năm 2009.
Trong năm 2010 đồng tiền Thánh Phêrô bao gồm đóng góp của các giáo phận, dòng tu, hiệp hội tông đồ và các hiệp hội cũng như tư nhân, đặc biệt là cuộc lạc quyên ngày lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô, đã thu được 67.704.416 mỹ kim và 41 xen, gia tăng so với năm trước đó.
Các Hồng Y thành viên hội đồng đã cám ơn sự quảng đại của tất cả mọi người đóng góp để giúp Tòa Thánh và Đức Thánh Cha có phương tiện lo lắng cho các sinh hoạt mục vụ và bác ái của Đức Thánh Cha, đặc biệt là việc cứu trợ cấp thời các nạn nhân thiên tai đó đây trên thế giới.
Trong năm 2010 Qũy đồng tiền thánh Phêrô đã chi 27.362.256 mỹ kim 40 xen để trợ giúp cơ quan trung ương của Giáo Hội.
Ngoài ra Hiệp hội các công tác tôn giáo, tức nhà băng Vaticăng, đã tặng Đức Thánh Cha 55 triệu euros cho các sinh hoạt tôn giáo của ngài (SD 2-7-2011).
Cùng tham dự cuộc họp có các giới chức của Ủy ban kinh Tế Tòa Thánh, Phủ thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng và Ủy ban quản trị gia tài của Tòa Thánh. Đức Hồng Y Velasio De Paolis, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Tòa Thánh cho biết trong năm 2010 Tòa Thánh đã thu được 245.195.561 Euros và chi ra 235.347.237 Euros, thặng dư được 9 triệu 848 ngàn 124 Euros. Tiền chi ra đa số để thanh toán các chi phí bình thường và ngoại thường của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, lo lắng cho các sinh hoạt của Giáo Hội hoàn vũ. Tính cho tới ngày 30-12-2010 số nhân viên Tòa Thánh là 2.806 người so với 2.762 người của năm 2009.
Riêng Phủ Thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng trong năm 2010 đã thu được 255.890.112 Euros và chi 234.847.011 Euros, tức thặng dư được 21.043.000 Euros. Được như thế là nhờ số tiền thu được từ Viện Bảo tàng Vaticăng với số du khách viếng thăm gia tăng và tình hình tái lập của thị trường tài chánh. Như đã biết Phủ thống đốc quốc gia thành phố Vaticăng có ban quản trị độc lập với Tòa Thánh và các cơ cấu khác. Tính cho tới ngày 31-12-2010 Phủ thống đốc có tất cả 1.876 nhân viên so với 1.891 người năm 2009.
Trong năm 2010 đồng tiền Thánh Phêrô bao gồm đóng góp của các giáo phận, dòng tu, hiệp hội tông đồ và các hiệp hội cũng như tư nhân, đặc biệt là cuộc lạc quyên ngày lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô, đã thu được 67.704.416 mỹ kim và 41 xen, gia tăng so với năm trước đó.
Các Hồng Y thành viên hội đồng đã cám ơn sự quảng đại của tất cả mọi người đóng góp để giúp Tòa Thánh và Đức Thánh Cha có phương tiện lo lắng cho các sinh hoạt mục vụ và bác ái của Đức Thánh Cha, đặc biệt là việc cứu trợ cấp thời các nạn nhân thiên tai đó đây trên thế giới.
Trong năm 2010 Qũy đồng tiền thánh Phêrô đã chi 27.362.256 mỹ kim 40 xen để trợ giúp cơ quan trung ương của Giáo Hội.
Ngoài ra Hiệp hội các công tác tôn giáo, tức nhà băng Vaticăng, đã tặng Đức Thánh Cha 55 triệu euros cho các sinh hoạt tôn giáo của ngài (SD 2-7-2011).
ĐTC khuyến khích sống kết hợp với Chúa Kitô để phục vụ nhân loại
Linh Tiến Khải
11:25 03/07/2011
VATICAN - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ tín hữu vùng Puglia nam Italia sống kết hiệp với Chúa Kitô siêng năng tham dự bí tích Thánh Thể để có thể làm chứng cho Chúa và phục vụ nhân loại.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây sáng 2-7-2011 trong buổi tiếp phái đoàn 7.000 người của giáo phận Altamura-Gravina-Acquaviva delle Fonti vùng Puglia nam Italia, về hành hương Roma nhân dịp kết thúc Công nghị giáo phận.
Ngỏ lời với phải đoàn gồm các giới chức lãnh đạo dân sự, linh mục tu sĩ và giáo dân do Đức Giám Mục sở tại hướng dẫn, Đức Thánh Cha đã nêu bật ý nghĩa Công nghị giáo phận như là biến cố giúp tín hữu sống kinh nghiệm là ”dân Thiên Chúa” lữ hành trên trần gian này và hướng về thời cánh chung.
Ngài khẳng định rằng Giáo Hội là ơn lành Thiên Chúa ban cho nhân loại, vì Giáo Hội kéo dài sự hiện diện và hoạt động cứu rỗi của Con Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần. Trong nòng cốt, Giáo Hội là mầu nhiệm tình yêu phục vụ nhân loại để thánh hóa loài người. Giáo Hội không phải là một tổ chức bác ái xã hội, nhưng là ”Dân Thiên Chúa”, ”Thân Mình của Chúa Kitô” và là ”sự hiệp thông”, một Cộng đoàn tin yêu, thờ lậy Chúa Giêsu, mở các cánh buồm tâm hồn ra cho Chúa Thánh Thần và có khả năng rao giảng Tin Mừng.
Ngày nay có rất nhiều người cần gặp gỡ Thiên Chúa và khám phá ra vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Đức Giêsu Kitô. Nhưng tình hình tranh tối tranh sáng khiến cho họ có các thái độ sống khép kín co cụm trong chính mình, tự chiêm ngưỡng mình, ước muốn chiếm hữu, tiêu thụ hưởng thụ và có các cung cách hành xử vô trách nhiệm. Chúng diễn tả thái độ chối bỏ chiều kích siêu việt của con người và tương quan với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các bậc phụ huynh chú ý tới nền giáo dục sống đời kitô trong mọi giai đoạn cuộc đời, làm sao để chuẩn bị cho mình sống cuộc sống của con người mới trong sự công bằng và thánh thiện. Việc đào tạo đó phải có tính cách thường hằng, chứ không phải chỉ chuẩn bị cho tín hữu lãnh nhận các bí tích khai tâm mà thôi. Để được như vậy, cần phải siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể ngày Chúa Nhật, vì trong bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu biến đổi con người và khiến cho nó nên giống Chúa, sống kết hiệp với Chúa để làm chứng cho sự hiệp thông, rộng mở cho việc phục vụ và tiếp đón các người nghèo khó và rốt hết.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ các linh mục luôn biết ơn đối với thiên chức đã nhận lãnh, để luôn hăng say phục vụ Dân Chúa qua việc can đảm loan báo Tin Mừng và làm chứng cho lòng thương xót của Chúa, không sợ hãi đối thoại với nền văn hóa và những người kiếm tìm Chúa (SD 2-7-2011).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây sáng 2-7-2011 trong buổi tiếp phái đoàn 7.000 người của giáo phận Altamura-Gravina-Acquaviva delle Fonti vùng Puglia nam Italia, về hành hương Roma nhân dịp kết thúc Công nghị giáo phận.
Ngỏ lời với phải đoàn gồm các giới chức lãnh đạo dân sự, linh mục tu sĩ và giáo dân do Đức Giám Mục sở tại hướng dẫn, Đức Thánh Cha đã nêu bật ý nghĩa Công nghị giáo phận như là biến cố giúp tín hữu sống kinh nghiệm là ”dân Thiên Chúa” lữ hành trên trần gian này và hướng về thời cánh chung.
Ngài khẳng định rằng Giáo Hội là ơn lành Thiên Chúa ban cho nhân loại, vì Giáo Hội kéo dài sự hiện diện và hoạt động cứu rỗi của Con Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần. Trong nòng cốt, Giáo Hội là mầu nhiệm tình yêu phục vụ nhân loại để thánh hóa loài người. Giáo Hội không phải là một tổ chức bác ái xã hội, nhưng là ”Dân Thiên Chúa”, ”Thân Mình của Chúa Kitô” và là ”sự hiệp thông”, một Cộng đoàn tin yêu, thờ lậy Chúa Giêsu, mở các cánh buồm tâm hồn ra cho Chúa Thánh Thần và có khả năng rao giảng Tin Mừng.
Ngày nay có rất nhiều người cần gặp gỡ Thiên Chúa và khám phá ra vẻ đẹp của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Đức Giêsu Kitô. Nhưng tình hình tranh tối tranh sáng khiến cho họ có các thái độ sống khép kín co cụm trong chính mình, tự chiêm ngưỡng mình, ước muốn chiếm hữu, tiêu thụ hưởng thụ và có các cung cách hành xử vô trách nhiệm. Chúng diễn tả thái độ chối bỏ chiều kích siêu việt của con người và tương quan với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi các bậc phụ huynh chú ý tới nền giáo dục sống đời kitô trong mọi giai đoạn cuộc đời, làm sao để chuẩn bị cho mình sống cuộc sống của con người mới trong sự công bằng và thánh thiện. Việc đào tạo đó phải có tính cách thường hằng, chứ không phải chỉ chuẩn bị cho tín hữu lãnh nhận các bí tích khai tâm mà thôi. Để được như vậy, cần phải siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể ngày Chúa Nhật, vì trong bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu biến đổi con người và khiến cho nó nên giống Chúa, sống kết hiệp với Chúa để làm chứng cho sự hiệp thông, rộng mở cho việc phục vụ và tiếp đón các người nghèo khó và rốt hết.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ các linh mục luôn biết ơn đối với thiên chức đã nhận lãnh, để luôn hăng say phục vụ Dân Chúa qua việc can đảm loan báo Tin Mừng và làm chứng cho lòng thương xót của Chúa, không sợ hãi đối thoại với nền văn hóa và những người kiếm tìm Chúa (SD 2-7-2011).
ĐTC: Từ bỏ kiêu căng ngạo mạn, bạo lực bất công và sống yêu thương
Linh Tiến Khải
11:27 03/07/2011
VATICAN - Từ bỏ thái độ sống kiêu căng ngạo mạn, sử dụng bạo lực để chiếm được địa vị và quyền lợi ngày càng lớn hơn và bảo dảm cho mình thành công bằng mọi giá, thôi khai thác thiên nhiên bừa bãi, sống bất bạo động, tôn trọng sự thật trong tương quan nhân bản giữa con người với nhau cũng như giữa các xã hội và chống lại mọi thứ bất công.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi mọi người như trên trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 3-7-2011.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, hôm nay trong Phúc Âm Chúa Giêsu lập lại với chúng ta những lời mà chúng ta biết rất rõ, và chúng luôn luôn làm chúng ta cảm động: ”Hỡi các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bồi dưỡng cho. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học nơi Ta, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các con sẽ tìm được nghỉ ngơi cho cuộc sống các con. Vì ách của Ta êm dịu và gánh của Ta nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
Khi Chúa Giêsu rong ruổi trên các nẻo đường của vùng Galilea để loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành mọi bệnh nhân, Người cảm thương các đám đông, bởi vì họ mệt mỏi và kiệt lực giống như chiên không có người chăn (x. Mt 9,35-36). Cái nhìn của Chúa Giêsu xem ra trải dài cho tới thế giới của chúng ta ngày nay. Cả ngày nay nữa Chúa đặt cái nhìn trên biết bao nhiêu người bị áp bức bởi các điều kiện sống khó khăn, và cũng không có các điểm tham chiếu có giá trị để tìm ra một ý nghĩa và một mục đích cho cuộc sống. Có biết bao nhiêu đám đông kiệt lực trong các quốc gia nghèo khổ nhất, bị thử thách bởi sự nghèo đói, và cả trong các nước giầu có nhất cũng có biết bao nhiêu người không được thỏa mãn, tệ hơn nữa họ còn bị bệnh trầm cảm. Thế rồi chúng ta hãy nghĩ tới nhiều đám đông của những người tị nạn và biết bao nhiêu người liều mạng đi di cư. Cái nhìn của Chúa Giêsu đặt trên tất cả những người đó, còn hơn thế nữa đặt trên từng người trong các con cái của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, và Người lập lại với họ các lời này: ”Hỡi các con tất cả, hãy đến cùng Ta... ”.
Tiếp tục suy tư về bài Phúc Âm của phụng vụ Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha nói: ”Chúa Giêsu hứa ban cho tất cả ”sự bồi dưỡng”, nhưng đặt một điều kiện, đó là: ”Các con hãy mang lấy ách của Ta và học nơi Ta, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Cái ”ách đó” là gì, mà thay vì đè nặng thì lại làm vơi nhẹ, và thay vì nghiền nát thì lại nâng lên?” Ách của Chúa Kitô là luật của tình yêu thương, là giới răn mà Người đã để lại cho các môn đệ Người (x. Ga 13,34; 15,12).
Rồi Đức Thánh Cha áp dụng ý nghĩa của nó vào cuộc sống thường ngày như sau: Liều thuốc đích thật chữa trị được các vết thương của nhân loại, các vết thương vật chất như sự đói khát và các bất công cũng như các vết thương tâm lý và luân lý do sự giầu có giả tạo gây ra, đó là một luật lệ cuộc sống dựa trên tình yêu thương huynh đệ, bắt nguồn từ tình yêu thương của Thiên Chúa. Vì thế cần phải từ bỏ con đường của kiêu căng ngạo mạn, của bạo lực dùng để mưu cầu các địa vị ngày càng nhiều quyền bính hơn, để bảo đảm cho mình sự thành công bằng mọi giá. Cả đối với môi sinh cũng cần phải từ bỏ thái độ xâm lăng của các thế kỷ qua để có một thái độ hiền dịu hữu lý hơn. Nhưng nhất là trong tương quan nhân bản, liên bản vị và xã hội, luật của sự tôn trọng và bất bạo động, nghĩa là sức mạnh của sự thật chống lại mọi bất công, là luật có thể bảo đảm một tương lai xứng đáng cho con người.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn từ như sau: Các bạn thân mến, hôm qua chúng ta đã cử hành việc kính nhó đặc biệt Đức Maria Rất Thánh, bằng cách chúc tụng Thiên Chúa vì Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta ”học” nơi Chúa Giêsu sự khiêm nhường thật, cương quyết mang lấy ách nhẹ nhàng của Người, để sống kinh nghiệm niềm an bình nội tâm, và đến lượt chúng ta có khả năng an ủi các anh chi em khác đang mệt nhọc bước đi trên con đường cuộc sống.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Slovac, Ba Lan và ngài cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật và tháng bẩy an lành. Trong tiếng ý Đức Thánh Cha mời mọi người cùng ngài chung vui với Giáo Hội Rumani, đặc biệt là cộng đoàn Satu Mare, nơi diễn ra lễ phong Chân Phước cho Đức Cha János Scheffler, Giám Mục sở tại tử đạo năm 1952. Đức Thánh Cha xin cho chứng tá can đảm của người nâng đỡ đức tin của những ai tưởng nhớ người với lòng yêu mến, và nâng đỡ đức tin của các thế hệ trẻ. Đức Thánh Cha cho biết trong các ngày tới ngài sẽ ra nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, và ngài hẹn gặp lại tín hữu tại đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật tuần tới.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi mọi người như trên trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 3-7-2011.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, hôm nay trong Phúc Âm Chúa Giêsu lập lại với chúng ta những lời mà chúng ta biết rất rõ, và chúng luôn luôn làm chúng ta cảm động: ”Hỡi các con là những kẻ mệt nhọc và bị áp bức, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bồi dưỡng cho. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học nơi Ta, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, và các con sẽ tìm được nghỉ ngơi cho cuộc sống các con. Vì ách của Ta êm dịu và gánh của Ta nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
Khi Chúa Giêsu rong ruổi trên các nẻo đường của vùng Galilea để loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành mọi bệnh nhân, Người cảm thương các đám đông, bởi vì họ mệt mỏi và kiệt lực giống như chiên không có người chăn (x. Mt 9,35-36). Cái nhìn của Chúa Giêsu xem ra trải dài cho tới thế giới của chúng ta ngày nay. Cả ngày nay nữa Chúa đặt cái nhìn trên biết bao nhiêu người bị áp bức bởi các điều kiện sống khó khăn, và cũng không có các điểm tham chiếu có giá trị để tìm ra một ý nghĩa và một mục đích cho cuộc sống. Có biết bao nhiêu đám đông kiệt lực trong các quốc gia nghèo khổ nhất, bị thử thách bởi sự nghèo đói, và cả trong các nước giầu có nhất cũng có biết bao nhiêu người không được thỏa mãn, tệ hơn nữa họ còn bị bệnh trầm cảm. Thế rồi chúng ta hãy nghĩ tới nhiều đám đông của những người tị nạn và biết bao nhiêu người liều mạng đi di cư. Cái nhìn của Chúa Giêsu đặt trên tất cả những người đó, còn hơn thế nữa đặt trên từng người trong các con cái của Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, và Người lập lại với họ các lời này: ”Hỡi các con tất cả, hãy đến cùng Ta... ”.
Tiếp tục suy tư về bài Phúc Âm của phụng vụ Chúa Nhật hôm qua Đức Thánh Cha nói: ”Chúa Giêsu hứa ban cho tất cả ”sự bồi dưỡng”, nhưng đặt một điều kiện, đó là: ”Các con hãy mang lấy ách của Ta và học nơi Ta, là Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Cái ”ách đó” là gì, mà thay vì đè nặng thì lại làm vơi nhẹ, và thay vì nghiền nát thì lại nâng lên?” Ách của Chúa Kitô là luật của tình yêu thương, là giới răn mà Người đã để lại cho các môn đệ Người (x. Ga 13,34; 15,12).
Rồi Đức Thánh Cha áp dụng ý nghĩa của nó vào cuộc sống thường ngày như sau: Liều thuốc đích thật chữa trị được các vết thương của nhân loại, các vết thương vật chất như sự đói khát và các bất công cũng như các vết thương tâm lý và luân lý do sự giầu có giả tạo gây ra, đó là một luật lệ cuộc sống dựa trên tình yêu thương huynh đệ, bắt nguồn từ tình yêu thương của Thiên Chúa. Vì thế cần phải từ bỏ con đường của kiêu căng ngạo mạn, của bạo lực dùng để mưu cầu các địa vị ngày càng nhiều quyền bính hơn, để bảo đảm cho mình sự thành công bằng mọi giá. Cả đối với môi sinh cũng cần phải từ bỏ thái độ xâm lăng của các thế kỷ qua để có một thái độ hiền dịu hữu lý hơn. Nhưng nhất là trong tương quan nhân bản, liên bản vị và xã hội, luật của sự tôn trọng và bất bạo động, nghĩa là sức mạnh của sự thật chống lại mọi bất công, là luật có thể bảo đảm một tương lai xứng đáng cho con người.
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn từ như sau: Các bạn thân mến, hôm qua chúng ta đã cử hành việc kính nhó đặc biệt Đức Maria Rất Thánh, bằng cách chúc tụng Thiên Chúa vì Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta ”học” nơi Chúa Giêsu sự khiêm nhường thật, cương quyết mang lấy ách nhẹ nhàng của Người, để sống kinh nghiệm niềm an bình nội tâm, và đến lượt chúng ta có khả năng an ủi các anh chi em khác đang mệt nhọc bước đi trên con đường cuộc sống.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Slovac, Ba Lan và ngài cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật và tháng bẩy an lành. Trong tiếng ý Đức Thánh Cha mời mọi người cùng ngài chung vui với Giáo Hội Rumani, đặc biệt là cộng đoàn Satu Mare, nơi diễn ra lễ phong Chân Phước cho Đức Cha János Scheffler, Giám Mục sở tại tử đạo năm 1952. Đức Thánh Cha xin cho chứng tá can đảm của người nâng đỡ đức tin của những ai tưởng nhớ người với lòng yêu mến, và nâng đỡ đức tin của các thế hệ trẻ. Đức Thánh Cha cho biết trong các ngày tới ngài sẽ ra nhà nghỉ mát Castel Gandolfo, và ngài hẹn gặp lại tín hữu tại đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật tuần tới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tân GM Vincent Nguyễn Văn Long dâng Thánh Lễ Tạ Ơn tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:32 03/07/2011
SYDNEY - Chiều Thứ Bảy 02/07/2011 các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba - Sydney tham dự Thánh lễ tạ ơn do Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long Chủ tế, Đức Giám Mục Terry Brady và 15 Cha Úc Việt cùng đồng tế. Ngoài ra có sự hiện diện tham dự của Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục TGP Sydney.
Xem hình ảnh
Trước khi khai mạc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney đọc sơ lược tiểu sử của Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long sinh ra tại Gia Kiêm Giáo Phận Xuân Lộc. Rời Việt Nam khi 18 tuổi, đến Úc không thân nhân, có 3 người anh định cư tại Hòa Lan . Năm 1983 gia nhập Dòng Phanxicô. Năm 1984 khấn tạm và khấn trọn đời năm 1989, thụ phong Linh Mục 30/12/1989. Sau khi được thụ phong Linh Mục, Cha Long sang Roma du học. Trở về Uc được bổ nhiệm coi xứ đạo ở Kellyville Sydney 4 năm. Đến năm 2005 Cha Long được bầu làm Bề Trên Tổng Quản Dòng Phanxico tại Úc. . Hiện nay trên toàn nước Úc có khoảng 160 Linh Mục gốc Việt Nam và nay Cha Long là Đức Giám Mục gốc Việt đầu tiên tại Úc Châu và cũng là Giám Mục Á Châu đầu tiên tại Úc. Ngài đã được Tấn phong Giám Mục ngày 23/06/2011 tại Tổng Giáo Phận Melbourne - Australia.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Hồng Y George Pell và Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney từ tiểu bang Melbourne xa xôi đến Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Công Đồng.
Trong bài giảng Đức Tân Giám Mục nói về tình yêu của Thiên Chúa và lòng khiêm nhường nhân hậu của Chúa Giêsu kêu gọi “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.. (Mt. 11: 25 – 30) và Đức Tân Giám nói về khẩu hiệu của Ngài chọn : Duc In Altum = Hãy Ra Khơi và Ngài nói: “Tôi là người Việt Nam đã vượt biển đến Úc. Tôi không muốn đeo cái tên “thuyền nhân” trước ngực cho cả thế giới biết. Tuy nhiên tôi cũng không muốn che đậy quá khứ của cá nhân, của tập thể những người đi tìm tự do như tôi, cũng nhhư lịch sử của quê hương và bối cảnh đất nước đã dẫn đến cuộc ra khơi bi thảm vĩ đại vô tiền khoáng hậu này. Tôi cũng muốn chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước cùng nhau khai thông những tắc nghẽn này để dòng sông loch sử được chảy và làm tươi mát phì nhiêu đất Việt thân yêu.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng và cám ơn Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã đến với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn, đây là niềm vinh dự cho Công Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và cũng là niềm hãnh diện chung cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu có Đức Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại nước Úc.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long ngỏ lời cám ơn ĐHY George Pell, ĐGM Terry Braddy, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến tham dự cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Đức Tân Giám Mục xin mọi người cầu nguyện cho Ngài để dấn thân Ra Khơi làm tròn sứ vụ mà Thiên Chúa giao phó.
Thánh lễ kết thúc, Đức Tân Giám Mục và mọi người qua bên hội trường nhà thờ tham dự buổi tiệc trà thân mật. Sau đó gia đình Đức Tân Giám Mục tổ chức tiệc liên hoan tại nhà hàng Liberty vùng Bankstown với sự đóng góp giúp vui phần văn nghệ của Giới Trẻ Sydney qua sự điều hợp của Cha Dương Thanh Liêm rất đặc sắc và ngoạn mục. Đặc biệt Đức Tân Giám Mục cũng lên giúp vui trình diễn nhạc phẩm Và Con Tim Đã Vui Trở Lại của nhạc sĩ Đức Huy rất là hay và mọi người vỗ tay cỏ võ nồng nhiệt. Trước khi kết thúc bế mạc dạ tiệc liên hoan. Bác Sĩ Nguyễn Văn Minh gia đình Đức Tân Giám Mục ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Terry Brady, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Hội Đồng Mục Vụ Sydney và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc liên hoan chúc mừng Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long hôm nay.
Buổi dạ tiệc kết thúc với nhạc phẩm Cảm Mến Hồng Ân với sự trình diễn Đức Tân Giám Mục, Cha Dương Thanh Liêm và Ca đoàn Giới Trẻ Sydney cùng hợp ca.
Xem hình ảnh
Trước khi khai mạc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney đọc sơ lược tiểu sử của Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long sinh ra tại Gia Kiêm Giáo Phận Xuân Lộc. Rời Việt Nam khi 18 tuổi, đến Úc không thân nhân, có 3 người anh định cư tại Hòa Lan . Năm 1983 gia nhập Dòng Phanxicô. Năm 1984 khấn tạm và khấn trọn đời năm 1989, thụ phong Linh Mục 30/12/1989. Sau khi được thụ phong Linh Mục, Cha Long sang Roma du học. Trở về Uc được bổ nhiệm coi xứ đạo ở Kellyville Sydney 4 năm. Đến năm 2005 Cha Long được bầu làm Bề Trên Tổng Quản Dòng Phanxico tại Úc. . Hiện nay trên toàn nước Úc có khoảng 160 Linh Mục gốc Việt Nam và nay Cha Long là Đức Giám Mục gốc Việt đầu tiên tại Úc Châu và cũng là Giám Mục Á Châu đầu tiên tại Úc. Ngài đã được Tấn phong Giám Mục ngày 23/06/2011 tại Tổng Giáo Phận Melbourne - Australia.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Hồng Y George Pell và Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã ưu ái thương mến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney từ tiểu bang Melbourne xa xôi đến Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Công Đồng.
Trong bài giảng Đức Tân Giám Mục nói về tình yêu của Thiên Chúa và lòng khiêm nhường nhân hậu của Chúa Giêsu kêu gọi “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.. (Mt. 11: 25 – 30) và Đức Tân Giám nói về khẩu hiệu của Ngài chọn : Duc In Altum = Hãy Ra Khơi và Ngài nói: “Tôi là người Việt Nam đã vượt biển đến Úc. Tôi không muốn đeo cái tên “thuyền nhân” trước ngực cho cả thế giới biết. Tuy nhiên tôi cũng không muốn che đậy quá khứ của cá nhân, của tập thể những người đi tìm tự do như tôi, cũng nhhư lịch sử của quê hương và bối cảnh đất nước đã dẫn đến cuộc ra khơi bi thảm vĩ đại vô tiền khoáng hậu này. Tôi cũng muốn chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước cùng nhau khai thông những tắc nghẽn này để dòng sông loch sử được chảy và làm tươi mát phì nhiêu đất Việt thân yêu.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng và cám ơn Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã đến với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney dâng Thánh lễ tạ ơn, đây là niềm vinh dự cho Công Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và cũng là niềm hãnh diện chung cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu có Đức Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại nước Úc.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, Đức Tân Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long ngỏ lời cám ơn ĐHY George Pell, ĐGM Terry Braddy, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến tham dự cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Đức Tân Giám Mục xin mọi người cầu nguyện cho Ngài để dấn thân Ra Khơi làm tròn sứ vụ mà Thiên Chúa giao phó.
Thánh lễ kết thúc, Đức Tân Giám Mục và mọi người qua bên hội trường nhà thờ tham dự buổi tiệc trà thân mật. Sau đó gia đình Đức Tân Giám Mục tổ chức tiệc liên hoan tại nhà hàng Liberty vùng Bankstown với sự đóng góp giúp vui phần văn nghệ của Giới Trẻ Sydney qua sự điều hợp của Cha Dương Thanh Liêm rất đặc sắc và ngoạn mục. Đặc biệt Đức Tân Giám Mục cũng lên giúp vui trình diễn nhạc phẩm Và Con Tim Đã Vui Trở Lại của nhạc sĩ Đức Huy rất là hay và mọi người vỗ tay cỏ võ nồng nhiệt. Trước khi kết thúc bế mạc dạ tiệc liên hoan. Bác Sĩ Nguyễn Văn Minh gia đình Đức Tân Giám Mục ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Terry Brady, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Hội Đồng Mục Vụ Sydney và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc liên hoan chúc mừng Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long hôm nay.
Buổi dạ tiệc kết thúc với nhạc phẩm Cảm Mến Hồng Ân với sự trình diễn Đức Tân Giám Mục, Cha Dương Thanh Liêm và Ca đoàn Giới Trẻ Sydney cùng hợp ca.
Đại hội Giới trẻ Thế giới: Brazil ghi danh khoảng 10.000 người, Việt Nam thì rất ít
Tiền Hô
07:38 03/07/2011
UCANEWS - Hôm 26 Tháng Sáu vừa qua, Đức Tổng Giám Mục của Sao Paulo công bố rằng 10.000 người Brazil đã ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day) tại Madrid, Tây Ban Nha.
Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y Odilo Scherer giải thích rằng chủ đề của Đại hội Giới trẻ Thế giới đề cập đến một đoạn trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, thánh nhân nói về những thử thách và đấu tranh của ngài khi làm một nhà rao giảng Phúc Âm. Sau đó, Thánh Phaolô khuyến khích cộng đoàn giữ vững đức tin với những gì mà họ học tập được từ Chúa Kitô.
Đức Hồng Y cho biết, Thánh Phaolô đã cảnh báo cho tín hữu Côlôxê sau khi "cộng đoàn Kitô hữu này bị "những nhà truyền giáo" và "các thầy dạy" lạc giáo thâm nhập để trình bày những giả thuyết và tư tưởng tối nghĩa lấy từ thần thoại Hy Lạp và vũ trụ học nói về các vị thần linh khác nhau và các thế lực vũ trụ chi phối đời sống con người". Đức Hồng Y nói thêm rằng, những "thầy dạy" giả hình cũng hiện diện "trong thời đại của chúng ta và họ lôi cuốn được những người không vững tin".
Trong khi đó, hãng tin UCANEWS đưa tin, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng kiêm Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết, giới trẻ Công Giáo ở nước này sẽ phải bỏ lỡ Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Tây Ban Nha vì những khó khăn về tài chánh.
Ngài nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc rằng các thủ lãnh giới trẻ của chúng tôi sẽ không thể đến Tây Ban Nha tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới vào Tháng Tám bởi vì họ không đủ tiền để trang trải cho các chi phí".
Đức Cha Thiên cho biết chuyến đi 13 ngày với chi phí dự tính cho mỗi người là 2.200 - 2.500 euro (khoảng 65-74 triệu đồng Việt Nam), đó là một số tiền rất lớn đối với người dân địa phương. Đại hội Giới trẻ Thế giới dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Ngài nói: "Thật đáng buồn khi chúng tôi không có tiền để trang trải chi phí cho các đại biểu của chúng tôi, vì vậy những người nghèo không có đủ khả năng tài chính để thực hiện chuyến đi".
Đức Cha cho biết giới trẻ Công giáo địa phương cũng đối mặt với một rào cản cho việc đến Madrid. Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam chỉ cấp visa (chiếu khán) nhập cảnh cho người dân địa phương đã gửi khoản tiền tham dự cho ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid, tuy nhiên người dân địa phương lại không được phép gửi tiền ra nước ngoài.
Ngài nói rằng có 50 tham dự viên đại hội đã xin ngài giới thiệu họ đến đại sứ Tây Ban Nha để xin visa, còn 40 người khác, hầu hết là các linh mục, đã ghi danh với một hãng lữ hành địa phương để đến Tây Ban Nha dịp Đại hội diễn ra.
Anh Phêrô Nguyễn Công Lịch, một người đã từng tham dự chương trình Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa qua cho biết, chỉ có các linh mục, tu sĩ và một số người khá giả có mới có khả năng tham dự đại hội, các bạn trẻ thì ít có khả năng.
Trong bài chia sẻ, Đức Hồng Y Odilo Scherer giải thích rằng chủ đề của Đại hội Giới trẻ Thế giới đề cập đến một đoạn trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, thánh nhân nói về những thử thách và đấu tranh của ngài khi làm một nhà rao giảng Phúc Âm. Sau đó, Thánh Phaolô khuyến khích cộng đoàn giữ vững đức tin với những gì mà họ học tập được từ Chúa Kitô.
Đức Hồng Y cho biết, Thánh Phaolô đã cảnh báo cho tín hữu Côlôxê sau khi "cộng đoàn Kitô hữu này bị "những nhà truyền giáo" và "các thầy dạy" lạc giáo thâm nhập để trình bày những giả thuyết và tư tưởng tối nghĩa lấy từ thần thoại Hy Lạp và vũ trụ học nói về các vị thần linh khác nhau và các thế lực vũ trụ chi phối đời sống con người". Đức Hồng Y nói thêm rằng, những "thầy dạy" giả hình cũng hiện diện "trong thời đại của chúng ta và họ lôi cuốn được những người không vững tin".
Trong khi đó, hãng tin UCANEWS đưa tin, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng kiêm Chủ tịch Ủy Ban Mục Vụ Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết, giới trẻ Công Giáo ở nước này sẽ phải bỏ lỡ Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Tây Ban Nha vì những khó khăn về tài chánh.
Ngài nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc rằng các thủ lãnh giới trẻ của chúng tôi sẽ không thể đến Tây Ban Nha tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới vào Tháng Tám bởi vì họ không đủ tiền để trang trải cho các chi phí".
Đức Cha Thiên cho biết chuyến đi 13 ngày với chi phí dự tính cho mỗi người là 2.200 - 2.500 euro (khoảng 65-74 triệu đồng Việt Nam), đó là một số tiền rất lớn đối với người dân địa phương. Đại hội Giới trẻ Thế giới dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Ngài nói: "Thật đáng buồn khi chúng tôi không có tiền để trang trải chi phí cho các đại biểu của chúng tôi, vì vậy những người nghèo không có đủ khả năng tài chính để thực hiện chuyến đi".
Đức Cha cho biết giới trẻ Công giáo địa phương cũng đối mặt với một rào cản cho việc đến Madrid. Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam chỉ cấp visa (chiếu khán) nhập cảnh cho người dân địa phương đã gửi khoản tiền tham dự cho ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid, tuy nhiên người dân địa phương lại không được phép gửi tiền ra nước ngoài.
Ngài nói rằng có 50 tham dự viên đại hội đã xin ngài giới thiệu họ đến đại sứ Tây Ban Nha để xin visa, còn 40 người khác, hầu hết là các linh mục, đã ghi danh với một hãng lữ hành địa phương để đến Tây Ban Nha dịp Đại hội diễn ra.
Anh Phêrô Nguyễn Công Lịch, một người đã từng tham dự chương trình Đại hội Giới trẻ Thế giới vừa qua cho biết, chỉ có các linh mục, tu sĩ và một số người khá giả có mới có khả năng tham dự đại hội, các bạn trẻ thì ít có khả năng.
Giáo xứ Thánh Tâm, 50 năm trong Trái Tim Chúa
Hồng Hương
10:26 03/07/2011
PHAN THIẾT - Mừng Kỉ Niệm 50 Thành Lập, Giáo xứ Thánh Tâm, hạt Đức Tánh, GP Phan Thiết rộn ràng với nhiều sinh hoạt để chuẩn bị cho tâm hồn Giáo dân và trang trí nhà thờ đón mừng Đại Lễ. Và đỉnh cao của niềm vui Kim Khánh là sáng ngày 3.7.2011, giáo xứ hân hoan đón Đức Giám Mục Giáo phận, Quý Linh mục, Tu sĩ – chủng sinh, quan khách và những người con Thánh Tâm xa gần quy tụ về để chung chia niềm vui và dâng Thánh Lễ Tạ Ơn.
Xem hình ảnh
Khuôn viên nhà thờ Thánh Tâm hôm nay rực rỡ sắc màu cờ hoa ngày hội. Ngọn tháp chuông 7 tầng đứng bên cạnh ngôi Thánh đường đậm nét Á Đông với mái cong vươn lên tinh thần kiên cường của người giáo dân vẫn bám trụ vào tình yêu của Thánh Tâm Chúa mà vươn lên dù phải trải qua biết bao thăng trầm như trong lược sử giáo xứ ghi lại.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, bắt đầu Thánh lễ với lời chúc mừng Cha xứ và bà con giáo xứ Thánh Tâm trong ngày Kim Khánh Thành Lập. Ngài cũng gởi lời chào đến đại diện chính quyền các cấp, các tôn giáo bạn và quan khách hiện diện trong thánh lễ. Ý nguyện tạ ơn 3 trong 1: Mừng 50 năm thành lập, mừng 10 năm khánh thành nhà thờ, mừng Bổn mạng Giáo xứ khiến niềm vui gia tăng gấp bội. Sau nhiều thay đổi, giáo xứ hiện có 646 gia đình với 2.434 giáo dân trong 5 giáo họ: Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa, Kitô Vua, Hiển Linh
Chia sẻ trong ngày Lễ trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Cha Giuse từ hình ảnh trái tim là biểu hiện của tình yêu mà tất cả người Công Giáo đều hiểu được ý nghĩa từ Thứ Sáu Tuần Thánh, khi trái tim Chúa Giêsu bị đâm thâu mở ra cho tất cả loài người để gợi mở 3 điều để cộng đoàn suy niệm.
Tình yêu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho con người trước hết là tình yêu giàu sáng kiến. Thiên Chúa, qua mọi thời theo lịch sử cựu ước đã tìm nhiều cách trao cho nhân loại một mối tình thủy chung, dù con người nhiều lần sa ngã. Cao điểm của tình yêu sáng kiến là Chúa đã ban Con Một của mình xuống trần để cứu chuộc nhân loại. Tình yêu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu còn là tình yêu tận hiến. Đã hiến – trao – ban thì cho cho đến tận cùng. Chúa cho con người đến giọt máu cuối cùng với cái chết trên thập giá cũng chỉ vì yêu. Và tình yêu của Thiên Chúa qua Thánh Tâm còn là tình yêu thánh hiến. Ai đón nhận tình yêu thì cũng được “tình yêu hóa”. Tình yêu chỉ có thể đền đáp cân xứng bằng việc đáp trả lại bằng tình yêu. Mỗi người Kitô hữu đã được nhận tình yêu nhưng không từ Thánh Tâm Chúa thì cũng phải trao ban cho những người anh chị em xung quanh mình.
Đức Cha nhắn nhủ rằng: giáo xứ có được niềm vui tạ ơn 50 năm Thành Lập cũng là nhờ tình yêu Thánh Tâm Chúa bao bọc, thì những người con giáo xứ Thánh Tâm cũng phải là chứng nhân tình yêu Chúa giữa cuộc đời hôm nay.
Để chuẩn bị tâm hồn cho cộng đoàn đón mừng Đại Lễ, ngày 22.6.2011, giáo xứ đã tổ chức buổi hành hương cầu nguyện và dâng hoa Đức Mẹ Tàpao. Trong 3 ngày liên tiếp từ 30.6 đến 2.7, chương trình tĩnh tâm cho giới Gia trưởng, Hiền Mẫu, Giới trẻ, Thiếu nhi cũng được anh chị em giáo dân hưởng ứng nhiệt tình.
Buổi diễn nguyện tối hôm trước, 2.7.2011, những lời ca điệu múa với chủ đề “Lời ca Tạ Ơn” như tâm tình đoàn con giáo xứ Thánh Tâm dâng lên Thiên Chúa. Hình ảnh của những bước chân đầu tiên cha ông đến vùng kinh tế mới lập nghiệp, cảnh loạn lạc vì chiến cuộc, hoặc niềm vui đón Đức Cha Nicôla về thăm, và những vị mục tử được cử đến chăm sóc đoàn chiên .v.v. được tái hiện sống động trên sân khấu như câu chuyện nhắc nhở cho thế hệ con cháu hôm nay. Cha Hạt Trưởng Đức Tánh, cha xứ Chính Tâm cũng hiện diện trong niềm vui của cộng đoàn.
Hành trình Đức tin của giáo xứ Thánh Tâm qua ½ thế kỷ được đong đầy tình yêu của Chúa dù phải trải qua bao thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng với Trái Tim quảng đại, yêu thương và đầy lòng thương xót, Thánh Tâm Chúa vẫn luôn đồng hành, dẫn dắt Giáo xứ theo từng nhịp bước trên đường lữ hành. Xin được hợp lời cùng Giáo xứ chúc tụng tình yêu Chúa và ca khen trái tim đầy nhân ái của Người trong niềm Tạ Ơn Kim Khánh Thành lập.
Đôi nét lược sử Giáo xứ Thánh Tâm (1961 – 2011)
Từ những bước chân khai hoang đầu tiên năm 1961 của bà con di cư năm 1954 từ Trảng Lớn (Tây Ninh), Xóm Mói (Gò Vấp – Sài Gòn), Hố Nai - Biên Hòa đã đưa gia đình đến đây lập nghiệp. Lúc đó được gọi là Khu Dinh Điền II - Vụ Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy. Chưa có linh mục coi sóc, bà con tự dựng một ngôi nhà lợp bằng lá cọ lá buông tạm làm nơi thờ tự, tối sớm tụ họp nhau lại đọc kinh cầu nguyện. Chúa Nhật hoặc lễ trọng lên Dinh điền I – Vụ Nghĩa xin cha Đaminh Nguyễn Đức Nghi về dâng Thánh lễ và làm mục vụ.
Đến năm 1962, họ đạo được nâng lên hàng Giáo xứ với tên là Giáo xứ Chính Tâm II, lúc này còn trực thuộc địa phận Nha Trang do Ðức Cha Marcel Piquet Lợi cai quản. Ngài đã cử cha Phêrô Nguyễn Văn Học về làm cha xứ tiên khởi.
Những năm tiếp theo, chiến cuộc nơi đây bùng nổ dữ dội, cha sở và giáo dân phải khăn gói lên đường đi lánh nạn. Công trình xây dựng nhà thờ khởi công rồi hoàn lại mấy lần. Năm 1963, cha Phêrô Học và giáo dân xây dựng dở dang nhà thờ diện tích 14m x 45m thì phải đi lánh nạn. 10 năm sau, năm 1973, khi tình hình an ninh tạm vãn hồi, giáo dân trở về thì nhà thờ đã bị phá hủy, cha sở cũng vắng bóng. Cha Gioan Baotixita Hoàng Kim Điền làm cha sở Chính Tâm I, thấy số giáo dân ngày một đông nên Chúa Nhật hàng tuần và lễ trọng đến dâng lễ và làm mục vụ. Cha cho dựng ngôi nhà Nguyện tạm bằng gỗ lợp tôn, đồng thời dùng làm lớp học để dạy văn hóa và giáo lý cho con em trong giáo xứ.
Năm 1974, linh mục Gioan Baotixita Hoàng thanh Huê được cử về làm cha sở chính thức Giáo xứ Chính Tâm II, nhưng khoảng 2 tháng sau thì chiến cuộc lại bùng nổ ác liệt lần, một lần nữa cha con lại phái dắt dìu nhau về Bình Tuy lánh nạn.
Sau ngày 30.04.1975, đất nước thống nhất. khu Dinh Điền II – Vụ Nghĩa được thay đổi tên là Khu kinh tế mới Trà Tân 2, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Thuận Hải. Dân chúng từ nhiều nơi kéo đến để xây dựng vùng kinh tế mới, nên số giáo dân lên đến con số trên 4000 nhân danh. Nhưng vì tình hình kinh tế chính trị phức tạp, sinh hoạt tôn giáo còn khó khăn, Ngôi nhà Nguyện bị trưng dụng làm trường học, nhiều gia đình đã tìm nơi khác để lập nghiệp.
Đến năm 1977, số giáo dân còn lại chỉ 50 gia đình với khoảng 300 nhân danh. Bà con còn nhắc nhớ mãi về một giáo dân là ông Giuse Maria Lưu Văn Thư đã âm thầm đến liên lạc từng gia đình Công giáo để động viên khích lệ anh em sống đạo. Việc tham dự phụng vụ phải qua bên Tân Hữu - Đồng Nai và liên hệ với thầy Giuse Lê Như Sắc giáo phận Xuân Lộc xin được giúp đỡ về mặt tinh thần.
Chính sách đổi mới của nhà nước năm 1986 mở ra nhiều cơ hội cho người dân về kinh tế. Nhiều gia đình từ miền Bắc, miền Trung đã đến lập nghiệp, nên số giáo dân đã tăng nhiều, sinh hoạt tôn giáo cũng được thong thả hơn. Giáo xứ từng bước củng cố và thành lập 4 giáo khu phân chia theo các đội sản xuất.
Ngày 27.10.1987 trở thành ngày trọng đại của giáo xứ khi được lần đầu tiên được Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết, nhân dịp kinh lý vùng Võ Đắc ghé. “Phải vững đức tin, đừng sợ hãi”, câu nhắn nhủ của Ngài trở thành nguồn an ủi, động viên và khích lệ tinh thần toàn giáo xứ.
Ngày 24. 04. 1989, giáo xứ được Đức Cha ghé thăm lần thứ hai. Dịp này, Đức Cha chuẩn nhận cho giáo xứ được nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm Bổn mạng và đổi tên thành Giáo xứ Thánh Tâm. Các giáo khu được nhận thánh Bổn mạng là Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa và Kitô Vua.
Lễ Thánh Cả Giuse 19.03.1991, Cha Phaolô Lê Quang Luân, Quản xứ Chính Tâm về dâng Thánh lễ đầu tiên cho bà con Thánh Tâm ở nhà ông Ngô Đình Nam.
Tháng 12.1992, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về làm phụ tá Chính Tâm, sau năm 1994 thì chính thức cai quản cả xứ Chính Tâm và Thánh Tâm. Giáo xứ dần hoàn thiện về tổ chức với các Ban hành giáo nhiệt tâm qua các nhiệm kỳ.
Ngày 24.09.1998, Linh mục Phêrô Hoàng Văn Thinh được cử về Cha sở Thánh Tâm. Thấu hiểu ước nguyện có một ngôi Thánh đường của giáo dân, chỉ sau một năm nhận xứ, cha đã cố gắng liên hệ, vận động các cấp chính quyền để được xây dựng nhà thờ. Bà con giáo dân gia tăng lời cầu nguyện và hy sinh để Chúa chúc lành cho công việc chung này. Ngày 20.12.1999 giáo xứ đã có giấy phép xây dựng nhà thờ và tháp chuông. Cùng với cha xứ, giáo dân phấn khởi hăng say bắt tay vào việc xây dựng. Với tình yêu của Thánh Tâm Chúa, công việc xây dựng xuôi chảy không ngờ. Ngày 08.12.1999 khởi công xây dựng. Ngày 17.02.2000, Đức Cha Nicôla dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên. Hơn một năm sau, đúng vào Lễ Thánh Giuse 19.03.2001, công trình xây dựng Nhà thờ và nhà Xứ hoàn thành. Và ngày 30.05.2001, trong niềm vui khôn xiết, Giáo xứ Thánh Tâm đón Đức Cha về Khánh thành Nhà thờ. Bày tỏ lòng biết ơn với cha Phêrô Thinh, người đã dồn bao tâm huyết cho công trình xây dựng ngôi nhà Đức tin và ngôi nhà vật chất là Thánh đường của giáo xứ, ông Chủ tịch HĐMV Thánh Tâm bộc bạch: “Được ông Cha xứ như ở trên trời rơi xuống”.
Cùng với việc xây dựng nhà thờ, giáo xứ cũng chú tâm đến việc tổ chức các Hội đoàn để nâng cao tinh thần phục vụ, học hỏi và chia sẻ đức tin trong bà con giáo dân như. Giáo xứ hiện nay phong phú sinh hoạt của các Giới như Gia trưởng, Hiền mẫu bà mẹ Công Giáo, Giới trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể, 4 Tiểu Lêgiô, 1 chi hội Têrêxa chăm sóc bệnh nhân, Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế.
Hiện giáo xứ có 646 gia đình với 2.434 giáo dân trong 5 giáo họ: Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa, Kitô Vua, Hiển Linh (khu kinh tế mới Nam Hà. Được thành lập từ năm 1994. Nay trở thành Giáo xứ Nam Hà) và Giáo khu Vô Nhiễm (đã được nâng lên Giáo họ ngày 08/12/2010).
Với sự khích lệ và nâng đỡ của các cha Quản xứ từng thời kỳ và lời cầu nguyện của cộng đoàn, vườn hoa Ơn gọi của Giáo xứ đã trổ sinh hoa trái với một linh mục triều, 4 nam tu sĩ dòng Đồng Công và 8 nữ tu trong các Hội dòng. (Lược ghi theo lịch sử Giáo xứ Thánh Tâm)
Xem hình ảnh
Khuôn viên nhà thờ Thánh Tâm hôm nay rực rỡ sắc màu cờ hoa ngày hội. Ngọn tháp chuông 7 tầng đứng bên cạnh ngôi Thánh đường đậm nét Á Đông với mái cong vươn lên tinh thần kiên cường của người giáo dân vẫn bám trụ vào tình yêu của Thánh Tâm Chúa mà vươn lên dù phải trải qua biết bao thăng trầm như trong lược sử giáo xứ ghi lại.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, bắt đầu Thánh lễ với lời chúc mừng Cha xứ và bà con giáo xứ Thánh Tâm trong ngày Kim Khánh Thành Lập. Ngài cũng gởi lời chào đến đại diện chính quyền các cấp, các tôn giáo bạn và quan khách hiện diện trong thánh lễ. Ý nguyện tạ ơn 3 trong 1: Mừng 50 năm thành lập, mừng 10 năm khánh thành nhà thờ, mừng Bổn mạng Giáo xứ khiến niềm vui gia tăng gấp bội. Sau nhiều thay đổi, giáo xứ hiện có 646 gia đình với 2.434 giáo dân trong 5 giáo họ: Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa, Kitô Vua, Hiển Linh
Chia sẻ trong ngày Lễ trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Cha Giuse từ hình ảnh trái tim là biểu hiện của tình yêu mà tất cả người Công Giáo đều hiểu được ý nghĩa từ Thứ Sáu Tuần Thánh, khi trái tim Chúa Giêsu bị đâm thâu mở ra cho tất cả loài người để gợi mở 3 điều để cộng đoàn suy niệm.
Tình yêu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho con người trước hết là tình yêu giàu sáng kiến. Thiên Chúa, qua mọi thời theo lịch sử cựu ước đã tìm nhiều cách trao cho nhân loại một mối tình thủy chung, dù con người nhiều lần sa ngã. Cao điểm của tình yêu sáng kiến là Chúa đã ban Con Một của mình xuống trần để cứu chuộc nhân loại. Tình yêu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu còn là tình yêu tận hiến. Đã hiến – trao – ban thì cho cho đến tận cùng. Chúa cho con người đến giọt máu cuối cùng với cái chết trên thập giá cũng chỉ vì yêu. Và tình yêu của Thiên Chúa qua Thánh Tâm còn là tình yêu thánh hiến. Ai đón nhận tình yêu thì cũng được “tình yêu hóa”. Tình yêu chỉ có thể đền đáp cân xứng bằng việc đáp trả lại bằng tình yêu. Mỗi người Kitô hữu đã được nhận tình yêu nhưng không từ Thánh Tâm Chúa thì cũng phải trao ban cho những người anh chị em xung quanh mình.
Đức Cha nhắn nhủ rằng: giáo xứ có được niềm vui tạ ơn 50 năm Thành Lập cũng là nhờ tình yêu Thánh Tâm Chúa bao bọc, thì những người con giáo xứ Thánh Tâm cũng phải là chứng nhân tình yêu Chúa giữa cuộc đời hôm nay.
Để chuẩn bị tâm hồn cho cộng đoàn đón mừng Đại Lễ, ngày 22.6.2011, giáo xứ đã tổ chức buổi hành hương cầu nguyện và dâng hoa Đức Mẹ Tàpao. Trong 3 ngày liên tiếp từ 30.6 đến 2.7, chương trình tĩnh tâm cho giới Gia trưởng, Hiền Mẫu, Giới trẻ, Thiếu nhi cũng được anh chị em giáo dân hưởng ứng nhiệt tình.
Buổi diễn nguyện tối hôm trước, 2.7.2011, những lời ca điệu múa với chủ đề “Lời ca Tạ Ơn” như tâm tình đoàn con giáo xứ Thánh Tâm dâng lên Thiên Chúa. Hình ảnh của những bước chân đầu tiên cha ông đến vùng kinh tế mới lập nghiệp, cảnh loạn lạc vì chiến cuộc, hoặc niềm vui đón Đức Cha Nicôla về thăm, và những vị mục tử được cử đến chăm sóc đoàn chiên .v.v. được tái hiện sống động trên sân khấu như câu chuyện nhắc nhở cho thế hệ con cháu hôm nay. Cha Hạt Trưởng Đức Tánh, cha xứ Chính Tâm cũng hiện diện trong niềm vui của cộng đoàn.
Hành trình Đức tin của giáo xứ Thánh Tâm qua ½ thế kỷ được đong đầy tình yêu của Chúa dù phải trải qua bao thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng với Trái Tim quảng đại, yêu thương và đầy lòng thương xót, Thánh Tâm Chúa vẫn luôn đồng hành, dẫn dắt Giáo xứ theo từng nhịp bước trên đường lữ hành. Xin được hợp lời cùng Giáo xứ chúc tụng tình yêu Chúa và ca khen trái tim đầy nhân ái của Người trong niềm Tạ Ơn Kim Khánh Thành lập.
Đôi nét lược sử Giáo xứ Thánh Tâm (1961 – 2011)
Từ những bước chân khai hoang đầu tiên năm 1961 của bà con di cư năm 1954 từ Trảng Lớn (Tây Ninh), Xóm Mói (Gò Vấp – Sài Gòn), Hố Nai - Biên Hòa đã đưa gia đình đến đây lập nghiệp. Lúc đó được gọi là Khu Dinh Điền II - Vụ Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy. Chưa có linh mục coi sóc, bà con tự dựng một ngôi nhà lợp bằng lá cọ lá buông tạm làm nơi thờ tự, tối sớm tụ họp nhau lại đọc kinh cầu nguyện. Chúa Nhật hoặc lễ trọng lên Dinh điền I – Vụ Nghĩa xin cha Đaminh Nguyễn Đức Nghi về dâng Thánh lễ và làm mục vụ.
Đến năm 1962, họ đạo được nâng lên hàng Giáo xứ với tên là Giáo xứ Chính Tâm II, lúc này còn trực thuộc địa phận Nha Trang do Ðức Cha Marcel Piquet Lợi cai quản. Ngài đã cử cha Phêrô Nguyễn Văn Học về làm cha xứ tiên khởi.
Những năm tiếp theo, chiến cuộc nơi đây bùng nổ dữ dội, cha sở và giáo dân phải khăn gói lên đường đi lánh nạn. Công trình xây dựng nhà thờ khởi công rồi hoàn lại mấy lần. Năm 1963, cha Phêrô Học và giáo dân xây dựng dở dang nhà thờ diện tích 14m x 45m thì phải đi lánh nạn. 10 năm sau, năm 1973, khi tình hình an ninh tạm vãn hồi, giáo dân trở về thì nhà thờ đã bị phá hủy, cha sở cũng vắng bóng. Cha Gioan Baotixita Hoàng Kim Điền làm cha sở Chính Tâm I, thấy số giáo dân ngày một đông nên Chúa Nhật hàng tuần và lễ trọng đến dâng lễ và làm mục vụ. Cha cho dựng ngôi nhà Nguyện tạm bằng gỗ lợp tôn, đồng thời dùng làm lớp học để dạy văn hóa và giáo lý cho con em trong giáo xứ.
Năm 1974, linh mục Gioan Baotixita Hoàng thanh Huê được cử về làm cha sở chính thức Giáo xứ Chính Tâm II, nhưng khoảng 2 tháng sau thì chiến cuộc lại bùng nổ ác liệt lần, một lần nữa cha con lại phái dắt dìu nhau về Bình Tuy lánh nạn.
Sau ngày 30.04.1975, đất nước thống nhất. khu Dinh Điền II – Vụ Nghĩa được thay đổi tên là Khu kinh tế mới Trà Tân 2, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Thuận Hải. Dân chúng từ nhiều nơi kéo đến để xây dựng vùng kinh tế mới, nên số giáo dân lên đến con số trên 4000 nhân danh. Nhưng vì tình hình kinh tế chính trị phức tạp, sinh hoạt tôn giáo còn khó khăn, Ngôi nhà Nguyện bị trưng dụng làm trường học, nhiều gia đình đã tìm nơi khác để lập nghiệp.
Đến năm 1977, số giáo dân còn lại chỉ 50 gia đình với khoảng 300 nhân danh. Bà con còn nhắc nhớ mãi về một giáo dân là ông Giuse Maria Lưu Văn Thư đã âm thầm đến liên lạc từng gia đình Công giáo để động viên khích lệ anh em sống đạo. Việc tham dự phụng vụ phải qua bên Tân Hữu - Đồng Nai và liên hệ với thầy Giuse Lê Như Sắc giáo phận Xuân Lộc xin được giúp đỡ về mặt tinh thần.
Chính sách đổi mới của nhà nước năm 1986 mở ra nhiều cơ hội cho người dân về kinh tế. Nhiều gia đình từ miền Bắc, miền Trung đã đến lập nghiệp, nên số giáo dân đã tăng nhiều, sinh hoạt tôn giáo cũng được thong thả hơn. Giáo xứ từng bước củng cố và thành lập 4 giáo khu phân chia theo các đội sản xuất.
Ngày 27.10.1987 trở thành ngày trọng đại của giáo xứ khi được lần đầu tiên được Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết, nhân dịp kinh lý vùng Võ Đắc ghé. “Phải vững đức tin, đừng sợ hãi”, câu nhắn nhủ của Ngài trở thành nguồn an ủi, động viên và khích lệ tinh thần toàn giáo xứ.
Ngày 24. 04. 1989, giáo xứ được Đức Cha ghé thăm lần thứ hai. Dịp này, Đức Cha chuẩn nhận cho giáo xứ được nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm Bổn mạng và đổi tên thành Giáo xứ Thánh Tâm. Các giáo khu được nhận thánh Bổn mạng là Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa và Kitô Vua.
Lễ Thánh Cả Giuse 19.03.1991, Cha Phaolô Lê Quang Luân, Quản xứ Chính Tâm về dâng Thánh lễ đầu tiên cho bà con Thánh Tâm ở nhà ông Ngô Đình Nam.
Tháng 12.1992, Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về làm phụ tá Chính Tâm, sau năm 1994 thì chính thức cai quản cả xứ Chính Tâm và Thánh Tâm. Giáo xứ dần hoàn thiện về tổ chức với các Ban hành giáo nhiệt tâm qua các nhiệm kỳ.
Ngày 24.09.1998, Linh mục Phêrô Hoàng Văn Thinh được cử về Cha sở Thánh Tâm. Thấu hiểu ước nguyện có một ngôi Thánh đường của giáo dân, chỉ sau một năm nhận xứ, cha đã cố gắng liên hệ, vận động các cấp chính quyền để được xây dựng nhà thờ. Bà con giáo dân gia tăng lời cầu nguyện và hy sinh để Chúa chúc lành cho công việc chung này. Ngày 20.12.1999 giáo xứ đã có giấy phép xây dựng nhà thờ và tháp chuông. Cùng với cha xứ, giáo dân phấn khởi hăng say bắt tay vào việc xây dựng. Với tình yêu của Thánh Tâm Chúa, công việc xây dựng xuôi chảy không ngờ. Ngày 08.12.1999 khởi công xây dựng. Ngày 17.02.2000, Đức Cha Nicôla dâng Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên. Hơn một năm sau, đúng vào Lễ Thánh Giuse 19.03.2001, công trình xây dựng Nhà thờ và nhà Xứ hoàn thành. Và ngày 30.05.2001, trong niềm vui khôn xiết, Giáo xứ Thánh Tâm đón Đức Cha về Khánh thành Nhà thờ. Bày tỏ lòng biết ơn với cha Phêrô Thinh, người đã dồn bao tâm huyết cho công trình xây dựng ngôi nhà Đức tin và ngôi nhà vật chất là Thánh đường của giáo xứ, ông Chủ tịch HĐMV Thánh Tâm bộc bạch: “Được ông Cha xứ như ở trên trời rơi xuống”.
Cùng với việc xây dựng nhà thờ, giáo xứ cũng chú tâm đến việc tổ chức các Hội đoàn để nâng cao tinh thần phục vụ, học hỏi và chia sẻ đức tin trong bà con giáo dân như. Giáo xứ hiện nay phong phú sinh hoạt của các Giới như Gia trưởng, Hiền mẫu bà mẹ Công Giáo, Giới trẻ, Thiếu Nhi Thánh Thể, 4 Tiểu Lêgiô, 1 chi hội Têrêxa chăm sóc bệnh nhân, Huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế.
Hiện giáo xứ có 646 gia đình với 2.434 giáo dân trong 5 giáo họ: Giuse, Mông Triệu, Phêrô Đa, Kitô Vua, Hiển Linh (khu kinh tế mới Nam Hà. Được thành lập từ năm 1994. Nay trở thành Giáo xứ Nam Hà) và Giáo khu Vô Nhiễm (đã được nâng lên Giáo họ ngày 08/12/2010).
Với sự khích lệ và nâng đỡ của các cha Quản xứ từng thời kỳ và lời cầu nguyện của cộng đoàn, vườn hoa Ơn gọi của Giáo xứ đã trổ sinh hoa trái với một linh mục triều, 4 nam tu sĩ dòng Đồng Công và 8 nữ tu trong các Hội dòng. (Lược ghi theo lịch sử Giáo xứ Thánh Tâm)
Giáo phận Đà Nẵng mừng lễ Thánh Tâm Chúa và thành lập Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí
Tôma Trương Văn Ân
07:34 03/07/2011
ĐÀ NẴNG, 1/7/2011, Sáng nay tại nhà thờ Chính Tòa, Giáo phận Đà Nẵng hân hoan mừng Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng Giáo phận, ĐGM Giáo phận đã chủ sự Thánh Lễ đồng tế cùng với Linh Mục Đoàn Giáo phận.
Xem hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu lúc 10 giờ trong cái nóng hanh khô giữa mùa hạ, những giọt mồ hôi lăn dài trên má và ước đẩm tấm lưng mỗi người trong đoàn rước từ hang đá Đức Mẹ vào Thánh Đường, mọi người mong mau vào được bên trong lòng nhà thờ, được dưới mái che thoáng mát dịu dàng. Hình ảnh này như một phần mờ nhạt đoàn con dương thế đang bị bao bụi trần, đam mê dục vọng … thiêu đốt, mong được vào nương bóng suối nguồn yêu thương vô bờ Trái Tim Chúa, đoàn con được ngụp lặn no thỏa ân tình Chúa, chìm trong tình yêu Chúa và tình yêu nhau.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, Cha chánh văn phòng TGM đã đọc quyết định của ĐGM Giáo phận thành lập Liên Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí (HTDC) – Thánh Linh, tiếp đó ĐGM đã làm phép cờ Đoàn và khăn Đoàn Sinh. Anh
Simon Phêrô Nguyễn Công Khanh nhận trách nhiệm Đoàn Trưởng Liên Đoàn, anh cũng xin cộng đoàn nâng đỡ, cầu nguyện cho anh và đoàn HTDC Giáo phận.
Đoàn HTDC đã hiện diện tại Giáo phận Đà Nẵng trên 50 năm, sau năm 1975, hoàn cảnh không cho phép, các hoạt động bên ngoài tạm ngưng, nhưng nhiều Xứ đoàn vẫn hướng dẫn các em thiếu nhi đào sâu Đức Tin, rèn luyện nhân cách trên tinh thần của Đoàn Hùng Dũng. hiện nay có 15 Xứ đoàn Hùng Dũng trong Giáo phận đã và mới thành lập, Cha Fx Nguyễn Ngọc Hiến làm Tuyên Úy Liên Đoàn.
Trong dịp này, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể - Thánh Tâm - Giáo phận cũng hân hoan mừng sinh nhật 1 tuổi, hiện nay Liên Đoàn có 10 Xứ Đoàn, cha Marcello Đoàn Minh làm Tuyên Úy Liên Đoàn.
Hôm nay, ngày thế giới xin ơn Thánh hóa các Linh Mục, xin Chúa cho các Linh Mục là hình ảnh Chúa Ki tô, mang Trái Tim yêu thương của Chúa trong mọi hoàn cảnh, để các Ngài tìm mọi cách đưa mọi người về đoàn chiên Chúa. ĐGM tâm tình với Linh Mục Đoàn: “ ….. trái tim là biểu tượng tình yêu mà Thánh Giá cũng là tình yêu, là hy sinh chấp nhận thiệt thòi, khổ nạn vì Tin Mừng…..vì chăm lo cho đàn chiên, theo gương Mục Tử Nhân Lành…. “
Trong niềm vui hân hoan ngày bổn mạng Giáo phận, cuối Thánh Lễ, ĐGM đã đại diện cộng đoàn mừng hai Liên Đoàn, mừng bổn mạng Giáo xứ Chính Tòa và cộng đoàn Thánh Tâm dòng Phao lô.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha chánh văn phòng có lời cám ơn ĐGM và mọi người đã có nhiều đóng góp cho ngày lễ của Giáo phận được tốt đẹp.
Sau Lễ, một tiệc nhẹ tại hội trường nhà xứ Chính Tòa, chia sẻ niềm vui nhiều sự kiện, trong tình yêu thương anh em !
Xem hình ảnh
Thánh lễ được bắt đầu lúc 10 giờ trong cái nóng hanh khô giữa mùa hạ, những giọt mồ hôi lăn dài trên má và ước đẩm tấm lưng mỗi người trong đoàn rước từ hang đá Đức Mẹ vào Thánh Đường, mọi người mong mau vào được bên trong lòng nhà thờ, được dưới mái che thoáng mát dịu dàng. Hình ảnh này như một phần mờ nhạt đoàn con dương thế đang bị bao bụi trần, đam mê dục vọng … thiêu đốt, mong được vào nương bóng suối nguồn yêu thương vô bờ Trái Tim Chúa, đoàn con được ngụp lặn no thỏa ân tình Chúa, chìm trong tình yêu Chúa và tình yêu nhau.
Trước khi bắt đầu Thánh Lễ, Cha chánh văn phòng TGM đã đọc quyết định của ĐGM Giáo phận thành lập Liên Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí (HTDC) – Thánh Linh, tiếp đó ĐGM đã làm phép cờ Đoàn và khăn Đoàn Sinh. Anh
Simon Phêrô Nguyễn Công Khanh nhận trách nhiệm Đoàn Trưởng Liên Đoàn, anh cũng xin cộng đoàn nâng đỡ, cầu nguyện cho anh và đoàn HTDC Giáo phận.
Đoàn HTDC đã hiện diện tại Giáo phận Đà Nẵng trên 50 năm, sau năm 1975, hoàn cảnh không cho phép, các hoạt động bên ngoài tạm ngưng, nhưng nhiều Xứ đoàn vẫn hướng dẫn các em thiếu nhi đào sâu Đức Tin, rèn luyện nhân cách trên tinh thần của Đoàn Hùng Dũng. hiện nay có 15 Xứ đoàn Hùng Dũng trong Giáo phận đã và mới thành lập, Cha Fx Nguyễn Ngọc Hiến làm Tuyên Úy Liên Đoàn.
Trong dịp này, Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể - Thánh Tâm - Giáo phận cũng hân hoan mừng sinh nhật 1 tuổi, hiện nay Liên Đoàn có 10 Xứ Đoàn, cha Marcello Đoàn Minh làm Tuyên Úy Liên Đoàn.
Hôm nay, ngày thế giới xin ơn Thánh hóa các Linh Mục, xin Chúa cho các Linh Mục là hình ảnh Chúa Ki tô, mang Trái Tim yêu thương của Chúa trong mọi hoàn cảnh, để các Ngài tìm mọi cách đưa mọi người về đoàn chiên Chúa. ĐGM tâm tình với Linh Mục Đoàn: “ ….. trái tim là biểu tượng tình yêu mà Thánh Giá cũng là tình yêu, là hy sinh chấp nhận thiệt thòi, khổ nạn vì Tin Mừng…..vì chăm lo cho đàn chiên, theo gương Mục Tử Nhân Lành…. “
Trong niềm vui hân hoan ngày bổn mạng Giáo phận, cuối Thánh Lễ, ĐGM đã đại diện cộng đoàn mừng hai Liên Đoàn, mừng bổn mạng Giáo xứ Chính Tòa và cộng đoàn Thánh Tâm dòng Phao lô.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha chánh văn phòng có lời cám ơn ĐGM và mọi người đã có nhiều đóng góp cho ngày lễ của Giáo phận được tốt đẹp.
Sau Lễ, một tiệc nhẹ tại hội trường nhà xứ Chính Tòa, chia sẻ niềm vui nhiều sự kiện, trong tình yêu thương anh em !
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chia Tay Vào Hè
Phạm Ái
21:46 03/07/2011
CHIA TAY VÀO HÈ
Ảnh của Phạm Ái
Em đi rồi! chùm phượng ở trên cao
Cứ cháy mãi những điều chưa nói hết
Nắng chiều hôm cứ ngời lên nuối tiếc
Giá ngày xưa ... thôi, đừng nhắc! hạ tàn....
(Trích thơ của Đào Phong Lan)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Phạm Ái
Em đi rồi! chùm phượng ở trên cao
Cứ cháy mãi những điều chưa nói hết
Nắng chiều hôm cứ ngời lên nuối tiếc
Giá ngày xưa ... thôi, đừng nhắc! hạ tàn....
(Trích thơ của Đào Phong Lan)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền