Ngày 02-07-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ
Lm. Anthony Trung Thành
09:57 02/07/2017
Suy Niệm Lễ Kính Thánh Tôma Tông Đồ

Ngày 03/7

Thánh Tôma Tông đồ còn gọi là Đi-đy-mô. Ngài là người Do Thái, thuộc miền Ga-li-lê, là một trong 12 Tông đồ được Đức Giêsu trực tiếp gọi và chọn. Trong ba năm đi theo Thầy, được sống với Thầy, được Thầy huấn luyện, được nghe những lời Thầy rao giảng, được chứng kiến những phép lạ Thầy làm. Tôma luôn tỏ ra can đảm và trung thành với Thầy. Bằng chứng là khi biết Đức Giêsu đến Giuđêa sẽ nguy hiểm nên các Tông đồ khác can ngăn (x. Ga 11,8), còn Thánh nhân tuyên bố với các Tông đồ khác rằng: “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người”(Ga11,16). Cũng như các Tông đồ khác, Thánh nhân đã được chứng kiến sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Đoạn Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy điều đó. Thánh Mathêu tường thuật lại việc Đức Giêsu hiện ra để củng cố đức tin cho Tôma. Qua đoạn Tin mừng này chúng ta có thể suy niệm mấy điểm sau đây:

1. Thánh Tôma vì không ở với các Tông đồ khác nên không được thấy Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra lần thứ nhất: Trong đời sống đạo, chúng ta phải luôn biết sống liên kết với cộng đoàn đức tin. Cộng đoàn đức tin ở đây là gia đình, Hội đoàn, Ban đoàn, Giáo họ, Giáo xứ, Giáo phận, Giáo Hội. Liên kết trong các sinh hoạt hằng ngày. Liên kết trong các giờ cầu nguyện, đọc kinh sáng tối trong gia đình, tại nhà thờ. Đặc biệt, liên kết với nhau trong thánh lễ, nhất là việc rước Mình Máu Thánh Chúa. Khi chúng ta biết sống liên kết với nhau như thế, chúng ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong đời sống đức tin.

2. “Chúng tôi đã thấy Chúa” (Ga 20, 25). Khi 10 môn đệ kia được thấy Chúa Kitô Phục Sinh. Họ đã không giữ riêng cho mình, nhưng họ đã báo cho Tôma biết “chúng tôi đã được thấy Chúa.” Mỗi người Kitô hữu ngày nay không thể nhận thấy Chúa Kitô bằng xác thịt, nhưng chúng ta đã thấy Chúa không chỉ qua kiến thức giáo lý mà chúng ta còn thấy Chúa qua đời sống Đức Tin. Chúng ta có nhiệm vụ nói với người khác về sự cảm nhận của chúng ta.

3. Các Tông đồ không những nói với Tôma về niềm vui được gặp Đức Giêsu Phục Sinh mà còn tìm cách để giữ Tôma ở lại với họ. Đó là thành công lớn của các Tông đồ. Vì nhờ thế, Tôma mới có cơ hội gặp được Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra sau đó. Trong cộng việc rao giảng Tin mừng, có nhiều khi chúng ta cũng gặp những trường hợp người ta từ chối lời giới thiệu của chúng ta. Chúng ta không được nản chí, trái lại phải bắt chước các Tông đồ, tìm cách giữ người ta lại, hy vọng có cơ hội họ sẽ gặp được Đức Giêsu như thánh Tôma.

4. Luôn biết tìm hiểu để tăng thêm Đức Tin: Khi các Tông đồ cho Thánh Tôma biết là họ “Trông thấy Chúa.” Thánh Tôma tuyên bố với họ: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng tin”(Ga 20,25). Có thể nhiều người trách Tôma “cứng lòng tin,” nhưng chúng ta phải đặt mình trong hoàn cảnh của Tôma để có thể thông cảm với Ngài. Có thể Tôma nghĩ rằng: “Tôi cũng là Tông đồ của Đức Giêsu. Tôi có quyền được hưởng những quyền lợi như các Tông đồ khác. Vậy, tại sao Đức Giêsu hiện ra với 10 Tông đồ kia mà lại không hiện ra với tôi?” Hơn nữa, vào thời bấy giờ người ta rất còn xa lạ với các khái niệm: sống lại, phục sinh…Vì thế, Tôma mới tuyên bố với 10 Tông đồ khác như vậy. Hơn nữa, ông muốn có một sự chắc chắn trước khi tin. Điều đó không những rất phù hợp mà còn là bài học cho mỗi người chúng ta hôm nay. Mặc dầu chúng ta là đạo dòng, nhưng chúng ta cũng cần phải siêng năng học giáo lý, tìm hiểu giáo lý, tìm hiểu Kinh Thánh vì “không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.” (Thánh Giêrônimô). Mặt khác, ngoài những điều Hội Thánh dạy tin, khi có những chuyện nọ kia xảy ra đây đó, chúng ta đừng vội tin, mà trước khi tin cần phải kiểm chứng đã.

5. “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.” (Ga 20,28). Khi gặp được Đức Giêsu Phục Sinh, Thánh Tôma đã tuyên xưng một cách mạnh mẽ như thế. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã cảm nghiệm và nói rằng: “Thánh Tôma đã phản ứng câu nói của Chúa Giêsu, bằng lời tuyên xưng đức tin một cách hùng hồn nhất trong toàn thể Tân Ước.” Noi gương Thánh Tôma, chúng ta hãy tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu là Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là những lúc gặp thử thách gian nan.

6. “Phúc thay những người không thấy mà tin.” Sau lời tuyên xưng của Thánh Tôma, Đức Giêsu đã nói với ông: “Vì đã thấy Thầy, nên con tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29). Lời chúc phúc này của Đức Giêsu nhắm tới mọi Kitô hữu qua mọi thời đại đã không thấy Đức Giêsu bằng xương bằng thịt nhưng vẫn tin. Trong số đó, có chúng ta ngày hôm nay. Như vậy, thấy rồi tin thì có phúc, nhưng không thấy mà tin thì có phúc hơn. Cho nên Thánh Tôma Tiến sĩ mới nói: “Người không thấy mà tin thì có công phúc hơn nhiều so với người thấy mà tin.”

7. Tình thương của Đức Giêsu Phục Sinh nơi biến cố hiện ra với Tôma. Có thể nói, việc Tôma không được chứng kiến việc Đức Giêsu hiện ra lần thứ nhất với 10 Tông đồ kia là lỗi của ông. Vậy mà Tôma còn thách thức Đức Giêsu. Dầu vậy, vì tình thương của Đức Giêsu Phục Sinh đã không trách Tôma, trái lại Ngài “chiều” theo sự thách thức của ông. Tám ngày sau đó, Ngài đã hiện ra để đáp ứng nhu cầu của Tôma, và cách nào đó để củng cố đức tin cho ông và nhiều người qua mọi thế hệ. Cho nên, Thánh Grêgôriô Cả mới nói: “Không phải tình cờ, nhưng Chúa đã an bài xảy ra như vậy. Lòng từ bi cao cả của Người đã hành động một cách tuyệt vời, để nhờ người môn đệ hoài nghi ấy sờ vào các thương tích nơi thân thể Thầy mình, mà vết thương cứng lòng tin ở nơi ta được chữa khỏi. Sự cứng lòng tin của Tôma còn giúp ích cho lòng tin của ta hơn là đức tin của các Tông đồ khác.”

Nhờ cảm nhận được tình thương của Đức Giêsu Phục Sinh, Thánh Tôma đã đi khắp nơi để loan bái Tin mừng, làm chứng về sự chết và sự phục sinh của Thầy mình. Tương truyền rằng, khi đi rao giảng Tin mừng ở Ấn độ, Ngài chịu chết tử đạo ở đó.

Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương nên Chúa đã hiện ra để củng cố đức tin cho Thánh Tôma. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh nhân, xin cho mỗi chúng con luôn biết tuyên xưng đức tin vào Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin Chúa Nhật: Môn đệ là đại sứ của Chúa Giêsu qua cuộc sống trong sáng
Linh Tiến Khải
10:19 02/07/2017
Mối dây liên kết của người môn đệ với Chúa Giêsu phải mạnh mẽ hơn mọi dây liên kết khác, và vị thừa sai không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu tới cho tha nhân. Ai để cho mình bị lôi kéo bước vào liên hệ tình yêu và cuộc sống với Chúa Giêsu, thì trở thành kẻ đại diện Ngài, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu sống của mình, làm sao để người ta nhận ra Chúa Giêsu nơi người môn đệ.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2-7-2017. Mở dầu bài huấn dụ ngài nói:

Phụng vụ hôm nay giới thiệu với chúng ta các lời sau cùng của diễn văn truyền giáo trong chương 10 Phúc Âm thánh Mátthêu (x. Mt 10,37-49), qua đó Chúa Giêsu dậy dỗ các tông đồ trong lúc lần đầu tiên gửi họ đi truyền giáo trong các làng mạc vùng Galilêa và Giuđêa. Trong phần cuối này Chúa Giêsu nêu bật hai khiá cạnh nòng cốt cho cuộc sống của người môn đệ thừa sai; thứ nhất, mối dây nối kết họ với Chúa Giêsu mạnh mẽ hơn bất cứ môi dây nào khác; thứ hai, người truyền giáo không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu, và qua Ngài mang tình yêu của Thiên Chúa Cha trên trời. Hai khiá cạnh này gắn liền với nhau, bởi vì Chúa Giêsu càng ở trung tâm con tim và cuộc sống của người môn đệ bao nhiêu, thì người môn đệ càng để cho sự hiện diện của Ngài “trong suốt” bấy nhiêu. Cả hai đi đôi với nhau.

Chúa Giêsu nói: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy “ (c. 37). Tình yêu mến của một người cha, sự hiền dịu của một bà me, tình bằng hữu dịu ngọt giữa anh chị em, tất cả những điều này, tuy rất tốt lành và hợp pháp, nhưng nó không thể được đặt trước Chúa Kitô. Không phải bởi vì Chúa muốn chúng ta không có con tim và lòng biết ơn, mà trái lại, bởi vì điều kiện của người môn đệ đòi buộc một tương quan ưu tiên với vị thầy. Bất cử môn đệ nào, dù là giáo dân nam nữ, một linh mục, một giám mục: tương quan này phải ưu tiên. Có lẽ câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần đặt ra cho một kitô hữu đó là: “Mà bạn có gặp gỡ Chúa Giêsu không? Bạn có cầu Ngài không?” Tương quan. Có lẽ chúng ta hầu như có thể minh giải Sách Sáng Thế: Vì vậy con người sẽ bỏ cha mẹ mình và kết hiệp với với Chúa Giêsu Kitô, và cả hai sẽ trở thành một (x. St 2,24). Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:

Ai để cho mình bị thu hút vào sự cột buộc của tình yêu và cuộc sống này với Chúa Giêsu, thì trở thành một người đại diện của Chúa, một “đại sứ” của Ngài, nhất là với kiểu hiện diện và sống của mình. Đến độ chính Chúa Giêsu khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo đã nói với các ông rằng: “Ai tiếp đón các con là tiếp đón Thầy, và ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Người ta phải có thể cảm nhận rằng đối với người môn đệ Đức Giêsu thực sự là “Chúa”, thực sự là trung tâm, là tất cả của cuộc sống. Không quan trọng, nếu sau này, như mọi người trần gian, họ có các hạn hẹp và cả các lỗi lầm nữa - miễn là họ khiêm tốn thừa nhận chúng - ; điều quan trọng là họ không có con tim hai mặt - và đây là điều nguy hiểm. Tôi là kitô hữu, tôi là môn đệ Chúa Giêsu, tôi là linh mục, tôi là giám mục, nhưng tôi sống hai lòng. Không , điều này không được. Người môn đệ không được sống hai lòng, nhưng phải có con tim đơn sơ, thống nhất; không xỏ chân hai giầy, nhưng liêm chính với chính mình và với tha nhân. Sống hai mặt là không kitô. Vì thế Chúa Giêsu cầu xin Thiên Chúa Cha để các môn đệ không rơi vào tinh thần của thế tục. Hoặc bạn theo Chúa Giêsu, với tinh thần của Chúa Giêsu, hay bạn theo tinh thần thế gian.

Và ở đây kinh nghiệm linh mục dậy cho chúng ta biết một điều rất hay đẹp và rất quan trọng: đó là chính sự tiếp đón này của dân thánh trung thành của Thiên Chúa, chính ly nước lạnh (c. 42) mà Chúa Giêsu nói đến trong Phúc Âm hôm nay, cho đi với đức tin trìu mến, giúp bạn là một linh mục tốt! Có một sự tương tác cả trong việc truyền giáo: nếu bạn bỏ tất cả vì Chúa Giêsu, thì dân chúng nhận biết Chúa nơi bạn; nhưng đồng thời họ cũng giúp bạn trở lại với Ngài mỗi ngày, canh tân và thanh tẩy mình khỏi các giàn xếp và thắng vượt các càm dỗ. Một linh mục càng gần gữi dân Chúa bao nhiêu, thì sẽ lại càng cảm thấy mình gần Chúa Giêsu bấy nhiêu, và một linh mục càng gần Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại càng cảm thấy mình gần dân Chúa bấy nhiêu!

Chính Đức Trinh Nữ Maria đã sống kinh nghiệm yêu Chúa Giêsu có nghĩa là gì, khi tự tách rời khỏi chính mẹ, bằng cách trao ban một ý nghĩa mới cho các tương quan gia đình, khởi hành từ niềm tin nơi Chúa. Với sự bầu cử hiền mẫu xin Mẹ giúp chúng ta sống như những thừa sai tự do và tươi vui của Tin Mừng.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã kêu gọi hoà bình cho Venezuela. Ngài nói: ngày mùng 5 tháng 7 là lễ độc lập của nước Venezuela. Tôi bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho quốc gia thân yêu này, và bầy tỏ sự gần gũi của tôi với các gia đình đã mất con cái trong các cuộc xuống đường biểu tình. Tôi kêu gọi chấm dứt bạo lực và tìm ra một giải pháp hoà bình và dân chủ cho cuộc khủng hoảng. Xin Đức Bà Coromoto bầu cử cho dân nước Venezuela! Rồi ĐTC mời mọi người hiện diện cùng ngài đọc một kinh Kính Mừng cầu cho dân nước Venezuela.

Ngài cũng chào nhiều đoàn hành hương hiện diện trong đó có các tín hữu Belfast bắc Ailen, giới trẻ Schattdorf Thụy Sĩ mới lãnh nhận bí tích Thêm Sức, các tham dự viên cuộc hành hương từ Cardito tỉnh Napoli, nam Italia. ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và xin họ đừng quên cầu nguyện cho Ngài.
 
Tệ nạn trẻ em lao động trên thế giới
Linh Tiến Khải
12:22 02/07/2017
12 tháng 6 hàng năm là Ngày quốc tế chống tệ nạn trẻ em lao động. Ngày này nhằm mục đích gây ý thức cho mọi người đối với số phận của hàng triệu trẻ em nô lệ lao động. Đây không phải là một hiện tượng mới mẻ gì, nhưng đã có từ rất lâu đời trong lịch sử nhân loại. Hiên nay trên thế giới có 264 triệu trẻ em lao động tuổi tử 5 đến 17. Thật ra không ai biết rõ trên thế giới có bao nhiêu trẻ em phải hàng ngày làm lụng vất vả như người lớn và bị khai thác bóc lột sức lao động. Hiện tượng trẻ em lao động không chỉ thịnh hành tại các nước nghèo đang trên đường phát triển bên Phi châu, Á châu, và châu Mỹ Latinh, nhưng cũng hiện diện tại các nước kỹ nghệ giầu tây âu trong đó có các nước Đông Âu và cả Hoa Kỳ nữa. Bình thường nó là hậu qủa của cảnh nghèo túng: một gia đình đông con, cha mẹ đau yếu bệnh tật, cảnh nợ nần của gia đình vv.. tất cả đều có thể là lý do bắt buộc trẻ em phải lao động để giúp đỡ gia đình, để có miếng cơm manh áo và lăn lộn vào đời gánh vác các trách nhiệm nặng nề của người lớn trên đôi vai bé bỏng của các em.

Nếu trong quá khứ nạn trẻ em lao động và bị khai thác bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau gắn liền với hiện tượng nô lệ, hay công việc canh nông và chăn nuôi, thì sau cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ nhất và thứ hai trẻ em bị khai thác lao động trên bình diện rộng rãi trong các nhà máy kỹ nghệ, nhất là kỹ nghệ dệt vải, trong đó các em phải làm việc mỗi ngày tới 15 giờ đồng hồ. Một trong các lý do khiến cho các trẻ em bị khai thác bóc lột là vì tay các em nhỏ và tháo vát, rất thích hợp cho nhiều công việc tế nhị như nghề dệt vải, dệt thảm, khâu bóng đá vv…

Trẻ em lại là loại công nhân không đuợc ai bênh đỡ, các chủ nhân có thể trả đồng lương rẻ mạt, mà các em không dám phản đối và không thể cưỡng chống lại. Không phải nói gì xa ở bên Đức cho tới thập niên 1920 và bên Thụy Sĩ cho tới thập niên 1980 có nhiều trường hợp khai thác lao động trẻ em với hiện tượng gọi là “trẻ em nô lệ”. Nghĩa là các trẻ em vị thành niên bị cưỡng bách xa gia đình vì cảnh nghèo túng hay vì các hoàn cảnh khó khăn rồi được giao cho các gia đình khác nuôi, và các gia đình này khai thác bóc lột sức lao động của các em, và rất thường khi các em bị đối xử rất tàn tệ.

** Nói chung các công việc làm của trẻ em lao động thuộc hai loại chính: thứ nhất là lãnh vực sản xuất như nông nghiệp, kỹ nghệ, đánh cá và thứ hai là lãnh vực cuộc sống thành thị. Trong lãnh vực nông nghiệp các em phải làm việc như công nhân trong các ruộng vườn của gia đình hay trong các đồn điền của các tổ chức đa quốc. Trong lãnh vực kỹ nghệ, trái lại, các trẻ em từ 7 tới 15 tuổi đuợc dùng như công nhân sản xuất các loại hàng dệt, may, chẳng hạn như may quần áo, dệt thảm, hay khâu bóng đá hoặc làm giầy. Nạn trẻ em lao động có thể là lý do chứ không phải chỉ là hậu quả của nghèo túng xã hội và cá nhân. Trong nhiều trường hợp một trẻ em lao động sẽ không có khả thể đi học hay học hết bậc tiểu học, và phải sống trong tình trạng mù chữ. Vì thế các em cũng sẽ không thể có tầm hiểu biết để bênh vực các quyền lợi của mình, cả khi các em sẽ là người lớn sau này. Vì mù chữ ngay cả khi lớn lên các em không biết chủ nhân bắt ký cái gì. Do đó các em dễ bị lừa, phải vâng lời chủ nhân trong nhiều năm hay có khi cả đời, vì đã ký nhận các điều kiện ấy.

Theo thống kê năm 2012 của tổ chức UNICEF vùng Á châu Thái Bình Dương có nhiều trẻ em lao động từ 5 tới 17 tuổi nhất khoảng 78 triệu, so với 59 triệu bên các nước Phi châu miền nam sa mạc Sahara, và 13 triệu tại châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi. Vùng nam sa mạc Sahara có nhiều tai nạn lao động nhất một phần năm. Tính theo lãnh vực lao động có 59% trẻ em làm việc trong nông nghiệp, 32% làm việc phục dịch trong đó có 7% làm việc trong nhà và 7,2% trong lãnh vực kỹ nghệ. Các trẻ nam bị liên lụy trong các hoạt động nguy hiểm lên tới 55 triệu, các trẻ nữ hơn 30 triệu. Số trẻ em lao động trong các lãnh vực nguy hiểm lứa tuổi 15-17 chiếm 55%, tức hơn 47 triệu.

Trong số các nước có nạn trẻ em lao động đáng báo động nhất có Burundi, vì một phần năm trẻ em bị khác thác bóc lột trong nông nghiệp và công việc nhà. Trong thủ đô Bujumbura có tổ chức AVSI và hiệp hội Giryuja địa phương tranh đấu cho quyền của các trẻ em được học hành giáo dục, qua các phát động trên các đài phát thanh, truyền hình và báo chí, các lớp dậy chữ cho các trẻ em làm việc trong nhà và các trẻ em trong lứa tuổi 16-18. Có 4,5 triệu trẻ em bị khai thác bóc lột trong kỹ nghệ xây cất và lượm rác. Ông Giacomo Guerrera, giám đốc UNICEF Italia, cho biết tất cả các công việc này có các hậu quả tàn phá sức khoẻ và sự sống còn của các em.

** Tính theo quốc gia Ấn Độ đứng đầu với 60 triệu trẻ em lao động. Tiếp đến là Trung Quốc với hàng chục triệu, Bangladesh 15 triệu, Nigeria 10 triệu, Pakistan 8 triệu, Brasil 7 triệu, Philippines 6 triệu, Thái Lan 5 triệu, Ai Cập 1,5 triệu. Nhưng đây chỉ là các con số tượng trưng của một vài nước trên tổng số hàng trăm quốc gia có tệ nạn trẻ em lao động.

Ngay tại các nước kỹ nghệ tân tiến như Italia cũng có tới 5,2% trẻ em trong lứa tuổi 7-15 lao động, tức khoảng 260.000 em. Tuy luật số 977 ban hành ngày 17 tháng 10 năm 1967 cấm trẻ em lao động, nhưng Văn phòng thống kê quốc gia năm 2001 cho biết có khoảng 140.000 trẻ em lao động trong lứa tuổi 7 tới 14.

Một bản tường trình của Văn phòng lao động Liên Hiêp Quốc cho biết ngay tại Hoa Kỳ là quốc gia tân tiến nhất thế giới cũng có 28% trẻ em dưới 15 tuổi làm việc.

Cuối năm 1994 tại Ấn Độ có tới 60 triệu trẻ em lao động. Nói chung các em thuộc các gia đình nông dân không ruộng đất, và sản xuất một phần năm tổng sản lượng quốc nội trong các lãnh vực nông nghiệp, quặng mỏ, hầm đá, lò nướng, da thuộc, các nhà máy dệt, tơ sợi, dệt thảm và trong lãnh vực việc làm khổng lồ không hình thức vùng thành thị, lượm rác, vận chuyển vật dụng nặng và thương mại nhỏ. Cũng có ít nhất 5 triệu em bị khai thác như nô lệ để trả các nợ nần cho gia đình, hay vì cha mẹ đã được trả một số tiền trước.

Bên Brasil mang danh là cường quốc kinh tế đang lên nhưng bất công ngập đầu với 2% tổng số dân kiểm soát 60% đất đai toàn nước, và hàng chục triệu công nhân phải lao động 10 giờ mỗi ngày. Brasil không chỉ có 10 triệu trẻ em bụi đời, nhưng trong các thành phố lớn có tới 35%, tức khoảng 2 triệu trẻ em từ 5 tới 9 tuổi phải lao động, vì thuộc các gia đình quá nghèo, Trái lại trong các vùng quê thì có 7 triệu trẻ em dưới 17 tuổi phải làm việc trong các đồn điền trồng mía. Năm 1994 Liên đoàn nông dân cũng tố cáo có 40.000 trẻ em nô lệ vì các nợ nần của gia đình. Một phần làm việc với gia đình trong các hãng làm than Carajas. Em nào dám bỏ trốn sẽ bị cchủ nhân giết chết.

** Ngược dòng lịch sử ta thấy năm 1924 đã có Bản tuyên ngôn các quyền của trẻ em. Và ngày 20 tháng 11 năm 1989 Liên Hiệp Quốc đã thông qua Hiệp định quốc tế về các quyền của trẻ em, nhằm loại bỏ hiện tượng trẻ em lao động và tệ nạn khai thác bóc lột lao động trẻ em. Hiệp định khẳng định rằng các trẻ em có quyền được che chở khỏi mọi hình thức khai thác bóc lột và lạm dụng. Tại Italia có một hiệp hội bảo vệ trẻ em là hiệp hội “Meter Onlus” của Linh Mục Fortunao di Noto, và tổ chức Nhi Đồng Quốc Tế UNICEF.

Nhân Ngày quốc tế chống nạn trẻ em lao động 12 tháng 6 năm 2016 tổ chức Giang Tay Italia đã phát động phong trào có khẩu hiệu là “Tôi hiện hữu” nhằm gây ý thức cho dân chúng toàn nước Italia liên quan tới hình thức nô lệ đáng ghét nhất của thế kỷ 21. Bà Chiara Cattaneo, giám đốc điều hành chiến dịch “Tôi hiện hữu- Hãy nói không với nạn nô lệ tân tiến”, cho biết có một sự phối hợp các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa khiến cho hàng triệu trẻ em không chỉ không thể thực thi quyền của các em là được giáo dục, nuôi nấng dậy dỗ tới nơi tới chốn, như nêu bật trong Tuyên ngôn đại đồng về các quyền con người và nhiều luật lệ quốc gia, mà khiến cho các em bị bó buộc làm việc nặng nhọc trong các điều kiện nguy hiểm và thường khi bị khai thác bóc lộc bất công và vô nhân, khiến cho các em phải gánh chịu các hậu quả vô cùng tai hại cho sức khoẻ tâm sinh vật thể lý và tương lai của các em. Tổ chức Giang Tay đã phát động chiến dịch chống tệ nạn trẻ em lao động trong mọi thành phố lớn toàn nước Italia. Mọi tham dự viên được mời gọi thay thế một kỷ niệm đau buồn của các trẻ em lao động bằng một kỷ niệm đẹp. Tất cả sau đó sẽ được góp lại và ghép hình một trẻ em tươi cười. Song song là tham dự các bữa tiệc do tổ chức Giang Tay phối hợp để gây quỹ trợ giúp các trẻ em nô lệ kỹ nghệ dệt trong bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ

Để ngăn chặn việc khai thác bóc lột sức lao động của trẻ em cũng đã có nhiều sáng kiến được đề ra chẳng hạn như bắt buộc các sản phẩm phải ghi rõ không do các trẻ em làm. Tuy có ý hướng tốt nhưng các sáng kiến này cũng không trợ giúp được bao nhiêu, vì không có ai có thể kiểm soát được sự thật.

Ngoài nỗi vất vả cực nhọc và cuộc sống khốn khổ mỗi ngày để lại hậu quả tiêu cực trầm trọng trên tình trạng sức khoẻ tâm sinh vật thể lý của các em, rất thường khi các em phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, không an ninh, phải hằng ngày tiếp xúc với các chất độc hại về lâu về dài gây bệnh cho các em. Đặc biệt có 85 triệu trẻ em, phải làm các việc nguy hiểm. Một số đông sống tại các nước châu Mỹ Latinh phải làm việc trong các hầm mỏ, như mỏ than đá chẳng hạn. Chỉ sau một thời gian các em sẽ bị bệnh lao phổi hay các bệnh khác và chết trẻ.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Chúa Nhật 2/7/2017
VietCatholic Network
20:15 02/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật 1 tháng 7.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.

3- Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha.

4- Đức Thánh Cha nói: Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên.

5- Đức Thánh Cha kêu gọi Châu Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư.

6- Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra tuyên bố về Đức Hồng Y Pell.

7- Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Chính Thống Constantinople.

8- Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ mọi hình thức tra tấn.

9- Một luật sư trẻ trở thành nữ tu dòng kín Đa Minh.

10- Một thầy Salesiêng Việt Nam truyền giáo tại Bangladesh được truyền chức Linh mục.

11- Công an phá Thánh giá, dùng gậy sắt đánh đan sĩ bất tỉnh tại Đan viện Thiên An Huế.

12- Thánh lễ và Tiệc Tri ân của Hội Bảo trợ Hội bảo trợ nữ tu hưu trí Việt Nam.

13- Giới thiệu Thánh Ca: Con vững tin nơi Ngài.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nói dù bạn là ai hãy chọn Chúa Kitô là ưu tiên số một.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:28 02/07/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô nói dù bạn là ai hãy chọn Chúa Kitô là ưu tiên số một.

(EWTN News/CNA) Hôm nay Chúa Nhật, mồng hai tháng Bẩy, ĐGH Phanxicô đã nói rằng - mọi người, giáo dân hay giáo sĩ - phải đặt mối thân tình của mình với Chúa Giêsu lên trên tất cả mọi thứ khác; phải cố gắng để thực hiện việc này, ngay cả dù không hoàn thiện, cũng sẽ giúp chúng ta trở nên giống Chúa Kitô nơi thế gian.

ĐGH nói ,“Người ta cần biết rằng đối với môn đệ của Chúa thì Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa thật, Chúa là trung tâm, là tất cả đời họ. Dù họ có những yếu đuối giống như thân phận bao con người khác. Họ có những giới hạn và ngay cả những vấp phạm, miễn là họ khiêm nhường nhận ra những sai lỗi của mình.”

“Đối với tất cả những người theo Chúa, giáo dân nam nữ, linh mục, giám mục thì thân tình với Chúa là ưu tiên hàng đầu. Có lẽ câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho người tín hữu là “ Bạn đã gặp Chúa chưa? Bạn có cầu nguyện với Chúa Giêsu không? Mối thân tình với Chúa như thế nào?

ĐGH đã nói với khác hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô về sự quan trong của việc gần gũi với Chúa Giêsu trong đời sống của người tín hữu. Trước khi đọc kinh Truyền Tin, ngài chia sẻ bài Phúc Âm của Thánh Matthew về việc Chúa sai các môn đệ đầu tiên đi rao giảng.

“Chúa Giêsu nhấn mạnh đến hai yếu tố cần thiết trong đời sống của người tông đồ. Thứ nhất là gắn bó mật thiết với Chúa hơn với bất cứ sự liên hệ nào khác, thứ hai người môn đệ không đi một mình, nhưng luôn có Chúa và qua Ngài có tình yêu của Chúa Cha trên trời.”

ĐGH chỉ ra rằng hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau bởi vì khi người tín hữu càng đặt Chúa làm trung tâm của lòng mình, của đời mình bao nhiêu thì họ lại càng tỏa sáng sự hiện diện của Chúa nơi trần gian này bấy nhiêu.

Qua Kinh Thánh, Chúa đã nói rằng “Ai yêu cha hay mẹ hơn Ta thì không xứng đáng với Ta…” Điều này không có nghĩa là chối bỏ tình cha nghĩa mẹ, nhưng tình yêu của cha, sự dịu dàng của mẹ, sự ngọt ngào của tình bạn hữu, anh chị em… tất cả những tình cảm đó không thể đặt trước tình yêu Chúa Kitô được.”

Nói thế không phải là Chúa muốn tước bỏ tình yêu và lòng biết ơn của chúng ta đối với gia đình, nhưng người môn đệ phải đặt Chúa lên ưu tiên hàng đầu, Chúa Giêsu phải trên tất cả mọi sự.

Làm như thế, chúng ta trở thành người đại diện cho Chúa nơi trần gian, là “sứ giả “ của Chúa. Khi Chúa sai các môn đệ đi rao giảng, Ngài nói với họ rằng : Ai đón nhận anh em là đón nhận Ta, và ai đón nhận Ta là đón nhận Đấng đã sai Ta.”

Nhưng sống nơi trần thế này, có một cái bẫy mà chúng ta có thể bị vướng vào, đó chính là sự giả hình hay còn gọi là “kẻ hai lòng”.

“Tôi là một tín hữu, tôi là môn đệ của Chúa Giêsu, tôi là linh mục, tôi là giám mục nhưng tôi lại là người hai mặt. Không thể sống như vậy được. Không thể là kẻ hai lòng, nhưng hãy sống giản dị, một lòng một dạ. Đừng đứng chân trong chân ngoài. Hãy thành thật với chính mình và với tha nhân. Hai mặt không thể có nơi người tín hữu. Chính Chúa đã cầu nguyện cho các môn đệ của mình đừng rơi vào “tinh thần thế tục”.

ĐGH nhấn mạnh là chỉ có một chọn lựa dứt khoát “Hoặc bạn theo Chúa, theo tinh thần của Chúa, hoặc bạn theo thế gian.”

Ngỏ lời với các linh mục, ĐGH nói rằng các con đã có những điều tốt đẹp qua kinh nghiệm của đời sống ơn gọi và khi một linh mục càng gần Chúa thì vị ấy lại càng gần giáo dân , càng cảm thấy gần Chúa Giêsu thì vị linh mục lại càng cảm thấy gần giáo dân hơn.

Ảnh hưởng hỗ tương này áp dụng cho mọi tình huống. Tuy nhiên nếu các con phó thác mọi sự nơi Chúa Kitô thì người ta sẽ nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi các con. Cùng lúc ấy, điều này giúp các con biết bỏ mình và gắn bó với Chúa hơn, tự thanh lọc mình khỏi những thỏa hiệp và thắng được mưu chước cám dỗ.”

ĐGH cũng cầu xin cùng ĐứcTrinh Nữ Maria, Đấng đã chọn yêu Chúa Giêsu trên hết mọi sự, ban cho chúng ta một sự gắn bó mới nơi gia đình, bắt đầu với niềm tin vào Thiên Chúa.

“Qua sự bầu cử của Mẹ, chúng ta sẽ được tự do và hạnh phúc trong việc loan báo Tin Mừng.”

Sau khi đọc kinh Truyền Tin ĐGH nhắc đến ngày 05 tháng Bẩy là ngày Độc Lập của Venezuela. Ngài kêu gọi chấm dứt bạo lực để sớm mang lại hòa bình, dân chủ cho cho cuộc khủng hoàng hiện nay tại quốc gia này. Ngài đặc biệt cầu cho quốc gia này và xin Chúa an ủi những gia đình bị mất mát người thân. Cuối cùng ĐGH cùng mọi người đọc kinh Kính Mừng xin Đức Mẹ Coromoto, quan thày của nước Venezuela ban ơn bình an cho đất nước này.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bản Tường Trình Về Đại Hội Mục Vụ 2017 Tại Giáo Xứ Việt-Nam Paris
Loch Anh Khoa và Trần thị Phúc
09:00 02/07/2017
BẢN TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐẠI HỘI MỤC VỤ KỲ I NĂM 2017 LẦN THỨ 66

Chúa Nhật 11-06- 2017 Tại Giáo Xứ Việt-Nam Paris

Đại hội do Ban Thường Vụ tổ chức, được khai mạc lúc 13g45 dưới sự chủ toạ của Đức ông Mai Đức Vinh. Hiện diện có các Đại diện trong Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Các Địa Điểm Mục Vụ, Hội Đoàn, Phong Trào, Ca Đoàn, Các Ban- Nhóm, và một số giáo dân tham dự. Tổng cộng : 77 Đại biểu. Đại Hội được bắt đầu bằng Kinh Cầu Xin Chúa Thánh Thần và nghe đọc đoạn Phúc Âm Chúa Nhật, sau đó Đại Hội đã diễn tiến như sau :

A / PHẦN TƯỜNG TRÌNH :

I- Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh,

Kính thưa Đại Hội, như thường lệ, chúng ta lại họp nhau đây dưới sự hiện diện và phù trợ của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tôi chân thành kính chào Đại Hội và xin Thánh Tâm Chúa Giêsu đầy lòng lân tuất hướng dẫn mọi công việc chúng ta làm hôm nay sao cho đẹp lòng Chúa, đẹp lòng Bề Trên và xây dựng tích cực cho Cộng Đoàn Giáo Xứ hôm nay và ngày mai. Bài trình bày của tôi hôm nay gồm hai phần :

1. Những nét chung về hiện tình mục vụ :

Tổ chức mục vụ : Giáo xứ có Ban Giám Đốc, có Hội Đồng Mục Vụ, Ban Thường Vụ, có 7 cộng đoàn ngoại ô, và trên 24 hội đoàn, phong trào, ban, nhóm (xem danh sách HĐMV 2016). Nhiều hội đoàn ban nhóm cần được ‘đổi mới và thích ứng’ cho vững mạnh và hoạt động hiệu lực hơn, vì còn nhiều người đứng ngoài các hội đoàn, ban, nhóm. Đặc biệt chúng ta phải quan tâm đến thiếu nhi và giới trẻ, vì đây là tương lai của Cộng Đoàn. Riêng công tác truyền giáo, chúng ta phải công nhận số người lớn xin vào Giáo Hội mỗi ngày một sút kém. Chúng ta phải làm sao nâng con số 5,6 lên con số 10 hay 15 tân tòng mỗi năm.

Về tài chánh : Kể từ năm 1994, Giáo Xứ độc lập về tài chánh. Năm đó, số chi là 654. 880ff, và số thu là 650.065ff. Như vậy thiếu hụt là 4.815ff. Nhưng năm 1998, thiếu hụt nặng nhất là 186.751ff, vì là năm chuyển nhà từ Boissonade đến Epinettes. Đến năm 2000, quỹ điều hành lấy lại quân bình. Và kể từ năm 2001, Giáo Xứ bắt đầu góp vào quỹ của giáo phận Paris (participation à la vìe du diocèse), năm đầu là 7.128ff, rồi từ năm 2008 -2014 là 10.000e mỗi năm. Hai năm 2015 và 2016, tôi xin đức ông Xavier Rambaud cho Giáo Xứ khỏi góp số tiền này vì lý do đang có ‘chiến dịch sổ vàng cho cơ sở mới’.

Hiện tình tài chánh của Giáo Xứ : Theo tờ bá cáo tài chánh chúng tôi nộp lên đức ông Xavier Rambaud ngày 15.05.2017, thì năm 2016, số chi là 278.983e, số thu là 295.185e, như vậy số thặng dư là 16.202e.

Sở dĩ có số thặng dư là nhờ tiền lời của tài khoản Giáo Xứ để trên tòa giám mục. Tài khoản hiện nay là 2.125.515e. . Riêng năm 2016, số tiền lời là 55.080e.

Đôi lời về sổ vàng cho cơ sở : Đã ba lần Giáo Xứ mở chiến dịch sổ vàng : - 1) Sổ vàng cho cơ sở tương lai, 1987-1997, thu được 867.132ff tức là 132.193e của 1.183 ân nhân. – 2) Kế hoạch ngũ niên 1998-2003, thu được 617.676ff tức là 94.164e và 23.709,31e , tổng cộng là 117.874e của 980 ân nhân – 3) Chiến dịch Sổ Vàng cho Cơ Sở mới, 2015-2017, thu được 775.069e của 1008 ân nhân, nhưng đã trả lại cho năm người cho vay dài hạn không lấy lời số tiền 55.000e nên còn lại : 720.069e . Vậy tổng cộng số tiền thu được của ba lần sổ vàng là :132.193e +117.874e +720.069 : 970.136e .

Kết luận : Tài khoản của Giáo Xứ để trên tòa Giám Mục hiện nay là 2.125.515e Tài khoản này gồm 970.136e của ba lần sổ vàng, và số còn lại 1.155.379e là tiền các ân nhân ẩn danh, tiền bán sách trước đây, tiền hành hương trước đây, và tiền Denier de Culte trong 12 năm vừa qua (2004-2016)…

2. Quanh phương án cơ sở.

Trước hết, tuy chưa thành đạt như lòng mong uớc, chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ cũng như ghi ơn tất cả những người giàu tâm huyết lo cho Cộng đoàn Giáo xứ, đặc biệt trong việc thi công phương án cơ sở trong ba năm qua (2014-2017). Chúa biết rõ thiện chí và công lao của mỗi người, xin Chúa và Mẹ đền đáp cho mỗi người thay cộng đoàn. Trong phần này, tôi đề cập đến ba điểm :

1) Chúng ta chưa đoàn kết để có thể tự lực, tự cường.

Đôi lời về sổ vàng trên đây cho chúng ta thấy ‘phương án cơ sở chúng ta theo đuổi trong ba năm qua (4.2014-4.2017) chỉ là tiếp nối công trình của cha ông chúng ta đã khởi đầu. Mặc dầu chúng ta đã làm việc nhiều cho phương án cơ sở, chúng ta vẫn chưa đạt thành. Phương án đã bị khựng lại vì nhiều lý do, có những lý do vượt khả năng của chúng ta (phép của chính quyền, sự đồng hành và chấp thuận của giáo phận…). Nhưng lý do cơ bản thứ nhất mà chúng ta phải khiêm tốn nhìn nhận, là chúng ta chưa hoàn toàn nhất trí, và vì chưa nhất trí, chúng ta không tạo được thế mạnh về tài chánh cần thiết (mail 15.2.2017, ông Curverville viết ‘l’absence d’une position collective claire et consensuel de la communauté… thư ngày 16.4.217 ông trích lời của đức ông Rambaud qui a posé légitimement la question sur l’existence d’une large adhésion positive de la communauté…). Chúng ta chưa nhất trí, chúng ta chưa đủ khả năng tài chánh, nghĩa là chúng ta chưa đủ tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường như cha ông chúng ta mong ước, nên phương án cơ sở đã bị khựng lại.

2) Từ việc đồng hành tích cực đến việc ‘ngưng lại bất thần’ của tòa TGM.

a. Đồng hành tích cực

Chúng ta không thể quên ơn tòa Giám Mục Paris : phương án cơ sở đã được sự đồng hành tích cực của tòa TGM : Chúng ta cám ơn toà TGM, ngay từ năm 1987 đến 2017, đã chấp nhận phương án, đã cho phép mở chiến dịch sổ vàng với giấy trừ thuế, đã cho hai chuyên viên pháp luật và kỹ thuật để xem xét và góp ý mỗi khi chúng ta dừng lại ở một địa điểm (Noisy le grand, La Courneuve, Emerainvillle). Chính toà TGM đã cho chúng ta chuyển từ nhà Boissonade chật hẹp đến địa điểm Epinettes rộng rãi (1998). Thậm chí cuối năm 2016, tòa TGM đã cho GX xử dụng Quy Chế của TGP (statut du diocèse), ba viên chức tòa TGM đã hội chung với ba đại diện ‘nhà băng chủ nhà’ và ba đại diện GX ngay tại tòa TGM (10 rue Cloitre Notre Dame, Paris 4) để điều đình giá, và sau đó chính ông Curverville, tổng quản lý của TGP làm giấy hiến giá (Offre d’achat) lần cuối cùng (12.12.2016) …

Thêm vào đó, TGP dục GX xin cho được thư của ông Maire Emerainville (thư 03.10.2016) và thư của Đức Giám Mục giáo phận Meaux (thư 05.12.2016). Cả hai vị đã cho thư ‘sẵn sàng đón tiềp Cộng Đoàn VN tới’.

b. Từ đầu năm 2017, Tòa TGM lại muốn ngưng phương án cơ sở :

Tiếc rằng, khi bị hai nhà băng chủ nhà (thư 10.01.2017) từ chối, và cho rằng Giáo Xứ thiếu sự nhất trí và chưa đủ tiền tân trang nhà, ông Cuverville đòi phải có ‘quyết định tả tự’(décision écrite) của đức ông X. Rambaud, đặc trách về các Cộng Đoàn Ngoại Kiều, thì ông mới ký giấy tiến tới (mail 15.02.2017).

Cũng trong mail 15.2.2017, ông Cuverville đề nghị : Điều có thể là (GX) làm việc nghiêm chỉnh với giáo xứ Saint Joseph, với hội chủ nhà và với giáo phận để có một tương quan pháp lý bền vững và quân bình hầu ở lại rue des Epinettes và thực thi những công vìệc phải làm (Il existe la possibilité de travailler sérieusement avec la paroisse, l’association proprìétaire et la diocèse une relation juridique stable et équilibrée pour rester rue des Epinettes et d’y faire les travaux qui s’imposent). Ngày 20.2.2017, tôi đã gửi mail cải chính lại những lý do ông Cuverville đã nêu lên, về ba điểm : - Hiện tình đúng thực của GX, - sự nhất trí của GX trong việc tìm mua cơ sở, - cách ứng xử nghiêm chỉnh của GX đối với hội chủ nhà, giáo phận và syndic. (- Réalité réelle de la MVN, - Unité da la communauté, - Manière de travail de la Mission…).

Ngày 09. 02. 2017 phái đoàn của GX gồm cha Mai Đức Vinh, bà Trần Thị Kim Chi, ông Nguyễn Anh Hải, ông Trần Văn Cảnh, ông Trần Thiệu Đức và anh Lương Thành Trung đến tòa TGM gặp đức ông X. Rambaud để xin lá thư mà ông Cuverville đòi. Trong buổi trao đổi hơn một tiếng đồng hồ, đức ông đã không cho thư, lại nói hai câu làm mọi người giật mình và không được một lời cắt nghĩa : 1) Tôi hoài nghi về lý do căn bản mà GX muốn rời khỏi Paris (Je doute de la raison fondamentale par laquelle vous avez voulu quitter Paris). 2) Đức Hồng Y muốn quý vị (GX) ở lại Paris. (Le Cardinal veut que vous restiez à Paris).

Ngay sau đó, nhiều lần gặn hỏi lý do, đức ông Rambaud vẫn không cho biết. Tới ngày 29. 03. 2017, đức ông Rambaud mới nói với cha Vinh : «Đó là quyết định của Hội Đồng cố vấn kinh tế của giáo phận» (C’est la décision du Conseil des Consulteurs économiques du diocèse). Và cũng trong buổi nói chuyện này, đức ông Rambaud khẳng định những chi tiết cha Vinh đặt ra : 1) Ngưng toàn bộ dự án cơ sở. 2) Ngưng chiến dịch sổ vàng. 3) Hoàn tiền lại cho những người đã cho vay dài hạn không lời. 4) Hoàn tiền lại cho những người cho Sổ Vàng với chủ đích tìm mua cơ sở mới, nếu nay họ xin lại. Nhưng trong mail ngày 10 . 04. 2017, ông Cuverville khẳng định : Về sổ vàng thì không thể bồi hoàn (concernant le Livre d’Or, il ne peut pas être remboursé. C’est impossible …), vì giấy cho miễn thuế đã gửi đi rồi, sổ sách đã làm xong rồi…

3) Phản ứng của GX .

Ngày thứ bảy, 22. 04. 2017, buổi hội chung có Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Ban Cố Vấn, quý Đại Diện, các Chuyên Viên … đã quyết định : 1) Là người Công Giáo, chúng ta vâng lời toà TGM, chúng ta báo cho cộng Đoàn biết ‘ngưng phương án cơ sở mới’, ‘ngưng chiến dịch Sổ Vàng’ (tờ Thông Báo Chúa Nhật 30. 04. 2017). 2) Gửi thư bảo đảm cho đức ông Rambaud xin một ‘décision écrite’ về việc ngưng phương án, và một thư cho ông Cuverville báo cho ông biết’ (notifier) quyết định của buổi hội : 1- Trả tiền lại cho những người cho vay dài hạn không lấy lời. 2- Hoàn tiền lại cho những người đã cho để mua cơ sở mới mà nay họ muốn lấy lại. 3- Không thể trả tiền lại cho những người đã nhận giấy trừ thuế (vì đụng đến vấn đề nhà nước).

4) Tòa TGM trả lời lại : Phương án cơ sở và chiến dịch sổ vàng không bị ngăn cản :

Chúng tôi đã gửi hai lá thư lên tòa TGM ngày 30. 04. 2017, thì ngày 16. 05. 2017, ông Cuverville đã trả lời (thay cho cả đức ông Rambaud). Thư gồm ba phần : 1- Trong phấn đầu, ông kể lại những sự kiện tòa TGM đã đồng hành tích cực với GX trong phương án cơ sở, và những vấn nạn đức ông Rambaud đặt ra về sự thiếu đồng thuận của nhiều giáo dân trong việc mua cơ sở Emerainville, và về ngân khoản tân trang cơ sở không rõ ràng (mal défini), sau cùng là việc mua cơ sở Emerainville bị Préfecture từ chối (thư 09.03.2017). 2- Phần hai, ông Cuverville khẳng định rằng : những sự kiện như vậy không gây cản trở cho dự án mà GX đã muốn, cũng như chiến dịch sổ vàng đã được chấp thuận. GX hoàn toàn tự do tiếp tục : hoặc tìm một địa điểm khác, hoặc đầu tư vào địa điểm hiện tại để có một giao uớc rõ ràng và lâu dài với Hội (chủ nhà). Giáo phận có thể giúp GX trong việc này (Cette situation ne remet pas pour autant en cause le projet de la communauté tel que vous avez pu le souhaiter et tel que vous l’avez décrit dans votre demande d’accord de mise en place du cahier d’or. En effet, vous avez toujours toute latitude de poursuivre soit en trouvant un autre site, soit en investissant sur le site actuel dans une relation contractuelle claire et de long terme avec Association qui puisse vous permettre d’investir localement. Le Diocèse peut vous y aider). 3) Trong phần 3, ông Cuverville khẳng định : những ân nhân cho tiền với giấy trừ thuế thì không thể bồi hoàn.

5) Nhận định và góp ý về lá thư của ông Cuverville.

Sau khi trao đổi với một số anh chị, tôi có một vài nhận định và góp ý như sau :

Qua ông Cuverville, tòa TGM khẳng định lại ‘GX có toàn quyền tự do trong phương án cơ sở’ hoặc tìm một địa điểm khác, hoặc đầu tư vào địa điểm Épinettes hiện nay…

Tuy nhiên vì ‘vâng lời tòa TGM, chúng ta đã thông báo ngưng phương án cơ sở và chiến dịch sổ vàng’ (Thông báo Chúa Nhật 30. 04. 2017).

Hai điểm cần xác định thêm :

+ ‘Tìm một địa điểm khác’ (autre site) : Cần hỏi rõ tòa TGM xem Giáo Xứ có thể tìm ‘điạ điểm khác’ ở ngoài Paris (ngoại ô) hay chỉ ở trong Paris (vì đức ông X. Rambaud đã nói ‘Đức Hồng Y muốn giáo xứ ở lại Paris’).

+ ‘Đầu tư vào địa điểm Epinettes hiện nay…’ : Phải điều đình với Hội chủ nhà càng sớm càng tốt, về các điều kiện đầu tư và thời gian ở lại …. Việc điều đình phải hoàn thành ít nhất là 5 năm trước khi ‘commodat d’utilisation gratuite’ hết hạn (2028). Như vậy mới kịp xoay xở…

+ Theo những lời lẽ của tòa TGM từ đầu năm 2017 đến nay, thì tôi nghĩ toà TGM thiên về giải pháp thứ hai : ‘Giáo Xứ đầu tư và ở lại Epinettes’.

+ Dù theo giải pháp nào đi nữa, điều kiện tất yếu là Giáo Xứ chúng ta phải ‘nhất trí’, ‘tự lực’, ‘tự cường’. Đó là dấu của ơn Chúa.

Kính thưa Đại Hội,

Điều quan trọng tôi muốn thông báo với Đại Hội : Có thể trong những ngày tháng tới, sẽ có những thay đổi về nhân sự của Ban Giám Đốc, nên tôi, với quyền hạn cha sở, xin lưu nhiệm Ban Thường Vụ hiện nay thêm một năm nữa, hầu có sự liên tục trong sinh hoạt của Giáo Xứ. Tôi chân thành cám ơn sự hy sinh của quý thành viên trong Ban Thường Vụ.

Riêng tôi, tuy chưa có giấy chính thức, nhưng bình thường tôi được đi hưu trí trong những tháng tới. Vì thế, đây là lần cuối cùng tôi hân hạnh tham dự Đại Hội Mục Vụ. Tôi cám ơn Thiên Chúa vì đã 33 năm tôi hân hạnh đồng hành với Hội Đồng Mục Vụ, cách riêng với Ban Thường Vụ. Vì thế tôi vui mừng cảm tạ Thiên Chúa và Đức Mẹ, đồng thời cám ơn tất cả quý vị hiện diện hôm nay, cũng như những người vắng mặt hay đã được Chúa gọi về. Đại Hội Mục Vụ luôn là một ấn tượng lớn trong đời sống mục vụ của tôi.

Giờ đây, tôi xin nhường lời cho bà Micheline Trần Kim Chi, chủ tịch HĐMV.

Xin kính chào quý vị. Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu chúc lành cho mỗi vị.

Lm Mai Đức Vinh

II. Bà Chủ Tịch Micheline Trần thị Kim Chi,

Kính thưa Đức Ông Giám đốc

Kính thưa quý Cha Tuyên Úy,

quý sơ, quý thầy Phó tế

Kính thưa quý vị Cố vấn, quý vị Đại biểu.

Hôm nay, con xin được trình bày cùng Đại hội các sinh hoạt trong sáu tháng qua, những diễn tiến từ tháng 01/2017 cho tới nay.

1/ Kết quả Chiến dịch cưú trợ nạn nhân lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam: Đáp lời kêu gọi của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí LInh, chủ tịch Hội Đồng Giám mục VN, Giáo Xứ VNP đã quyên góp trong tháng 11/2016 được 10.000 € và gửi về cho Đức Cha Giuse Vũ Đình Hiệu, chủ tịch Ủy ban Xã hội của Hội Đồng Giám mục VN

2/ Tết Đinh Dậu : Tiệc Xuân của BTV đã được tổ chức vào Chúa Nhật 22/01/17. Trong bầu khí vui tưoi mừng Xuân mới với các món ăn ngon và chương trình văn nghệ đặc biệt vui Xuân, nhiều quan khách đã có lời khen ngợi. BTV xin cảm ơn sự tích cực của hai chị Ngọc Hằng và Trúc Tiên, ủy viên Tài chánh và Văn hóa. Sau đó các địa điểm Mục vụ, các Hội đoàn, Ban, Nhóm trong Giáo Xứ đã mừng Tết Đinh Dậu theo lịch trình đã có.

3/ Đức Cha Michel Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám Mục địa phận Kontum viếng thăm Giáo Xứ và dâng Thánh lễ ngày Chúa Nhật 18/01/17. Trong bài giảng, Ngài nhấn mạnh đến tinh thần sống và làm chứng về Tin mừng của người giáo dân VN theo gương các Thánh Tử đạo tiền nhân.

4/ Mừng lễ Thánh Giuse quan Thầy GX và kỷ niệm 70 năm thành lập GXVN Sẽ có 2 ngày đặc biệt : a/ Chúa Nhật 19/03/2017 GX chúng ta đã mừng lể Thánh Giuse Quan Thầy của GX và kỷ niệm 70 năm của GXVN, Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang chủ lễ, khai mạc triển lãm về lịch sử và sinh hoạt của 7 cộng đoàn ngoại ô, cũng như 10 hội đoàn lớn và phong trào trong GX. Có khoảng 800 giáo dân tham dự, sau lễ có tiếp tân chung cho cả GX b/ Lễ các Thánh Tử đạo VN : Chúa Nhật 19/11/17, đã mời Đức Hồng Y Vingt Trois chủ lễ 11g30, sau đó có Diễn nguyện Thánh ca do 13 Ca đoàn trong GX tham dự, sau cùng là tiếp tân chung cho cả GX.

5/ Chúa Nhật 26/03/17 ngày Gia đình Trẻ, nhóm đã học hỏi đề tài " Linh đạo gia đình theo Tông huấn Amoris Laetitia " của Đức Thánh Cha Phanxicô, do GS Trần văn Cảnh hướng dẫn. Có khoảng 50 người dự.

6/ Lễ ACIES của Legio Mariae: Ngày lễ Truyền tin thứ bảy 25/03/17: Mỗi quân binh lập lại lời hứa với Đức Mẹ.

7/ Chiến dịch Bác ái mùa Chay: Từ 4 năm nay, vào mùa Chay,GX xin các gia đình bớt chi tiêu, gom góp thức ăn khô, tiền túi để giúp người nghèo. Mỗi năm được chừng 50kg đồ khô và 1000€. Tiền và thực phẩm gửi về cho các tổ chức từ thiện như Emmaus hay St Vincent de Paul.

8/ Đặc biệt mùa Chay : Mỗi thứ sáu có Thánh lễ và Ngắm Đàng Thánh giá từ 10g- 12g, TNTT, hội đoàn, phong trào đều có ngày tĩnh tâm và xưng tội. Có 5 tân tòng rửa tội lễ Phục Sinh.

9/ Ngày Văn hóa ,Sinh nhật thứ 27 của Thư viện: Ngày ra mắt cuốn "Tuyển thơ Cung Chi " của linh mục Giuse Đinh Đồng Thượng Sách, nhân dịp 70 năm GX được thành lập.

10/ Kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở FATIMA : GXVN sống năm hồng ân với 5 việc làm cụ thể :

-a/ Mời gọi giáo dân đọc lại cuốn "Fatima hoà bình và tình thương " do GX xuất bản

-b/ GX phát hành cuốn lịch Thánh kinh & Phụng vụ năm 2017 chủ đề 100 năm Đức Mẹ Fatima

-c/ Phong trào Cursillo hành hương Fatima, có 150 người tham dự từ 4-8/05/17

-d/ Hành hương Fatima từ 24-28/07/17 với 100 người tham dự do GX tổ chức

-e/ GX sẽ lãnh ơn Toàn xá ngày 22/10/17 tại Trung Tâm Đức Mẹ Fatima từ 14g30-16g30.

11/ Đại hội thường niên của LĐNN: Cử hành ngày thứ hai 1/05/17 có Thánh lễ, bá cáo tình hình và sinh hoạt, kết thúc với bữa cơm huynh đệ khoảng 300 người dự. Số thu cho quỹ điều hành GX được 5.500€.

12/ Hai ngày Thân Hữu Kermesse 3-4/05/17 : Số người tham dự không đông, những gian hàng ẩm thực vẫn là nơi được mọi người chiếu cố nhiều nhất, phụ huynh và các em Thiếu nhi rất vắng bóng. Hy vọng năm sau sẽ có những cải tiến để không khí thêm sinh động Số thu sẽ được thông báo trên tờ Sinh hoạt Mục vụ hàng tuần.

13/ Những tin ngắn:

- Khoá chuẩn bị hôn nhân: Năm nay có 6 đôi ghi danh

- 13/05/17 Có 13 em Tuyên xưng Đức tin

- 20/05/17 29 em Rước lễ lần đầu

- 10/06/17 24 em được Thêm sức bởi Đức Cha Thibault Verny

- 17/06/17 22 em Rước lễ Trọng thể.

- Khóa học hỏi sống Đức Tin cho người trưởng thành vào mỗi thứ bảy đầu tháng. Cha Sinh phụ trách.

- Chúa Nhật Lễ Lá có tĩnh tâm và nhận Bí tích hoà giải dành cho các tân tòng, từ ba năm trở lại . Đức Ông phụ trách.

- Cuối tuần 25-27/05/17 có khóa gặp gỡ các bạn trẻ VN tại Pháp tổ chức ở Orsay, và khóa Gặp gỡ giới trưởng thành thứ XVII ở Stras bourg, GX có 6 người tham dự. Cả hai khóa đều do Tuyên úy đoàn tổ chức.

Kính thưa Đức Ông Giám đốc, kính thưa toàn thể Đại hội, chúng con xin dành một đôi lời , dù lúc này chưa phải giây phút nói lời từ biệt , gửi tới Đức Ông tâm tình quý mến, biết ơn đối với một vị chủ chiên đã hy sinh hết tâm huyết, thương yêu,can đảm lèo lái GXVN trong 33 năm qua. Gương sáng và hình ảnh, cũng như những lời giáo huấn của Ngài sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí chúng con, chúng con BTV HĐMV sẽ luôn làm việc trong tinh thần của Đức Ông là : Hãy thành thật với Chúa, hãy thành thật với chính mình và với tất cả những người chung quanh.

Con xin kính chào và chúc Đại Hội thành công.

Micheline Trần thị Kim Chi Chủ tịch

3- Các địa điểm mục vụ : ĐỊA ĐIỂM ANTONY. ĐỊA ĐIỂM ERMONT. ĐỊA ĐIỂM GARGES – SARCELLES. ĐỊA ĐIỂM VILLIERS LE BEL. ĐỊA ĐIỂM MARNE LA VALLÉE. ĐỊA ĐIỂM SEINE SAINT DENIS. ĐỊA ĐIỂM ANTONY (vắng mặt)

B/PHẦN CHIA SẺ VÀ TRAO ĐỔI Ý KIẾN:

1- VỀ SỔ VÀNG và CƠ SỞ GIÁO XỨ:

• Do có quyết định của Toà TGM về việc ngưng cơ sở mới Emerainville, dẫn theo việc ngưng chiến dịch Sổ Vàng, và việc bồi hoàn tiền đóng góp khi giáo dân yêu cầu.

Cùng chung ý kiến của đại diện Ban Kế Toán (Sơ Thoa), ban Cố Vấn (Ô. Trần văn Cảnh), cũng như của chuyên viên Trần Thiệu Đức, Đức ông xác nhận : Có thể hoàn tiền lại cho những ai đóng góp không xin trừ thuế nếu có yêu cầu, nhưng nếu đã được trừ thuế thì không thể xin bồi hoàn được. Riêng có một trường hơp đóng góp xin trừ thuế nhưng lại không sử dụng giấy trừ thuế này, đã yêu cầu được bồi hoàn lại, thì Đ.Ô rất tiếc không thể thực hiện được, vì Toà TGM và Sở Thuế đã kết toán xong.

• Ông Nguyễn Quang Trung xin Đ.Ô hỏi lại Toà TGM có một quyết định rõ ràng về việc “ĐI/Ở” của Giáo xứ, và dù thế nào việc đóng góp cũng nên tiếp tục.

- Bà Kim Chi trả lời và phân tích thêm: Sau nhiều lần Đ.Ô đã viết thư hỏi, câu trả lời của Tòa TGM vẫn không được rõ ràng, vì một mặt Toà TGM - theo Đ.Ô Xavier Rambaud - yêu cầu Giáo Xứ ở lại Paris và cho tiếp tục chiến dịch Sổ Vàng để dùng vào việc sửa chữa cơ sở Epinette trong tương lai, dù chưa biết trong điều kiện nào sau khi hết hạn vào năm 2028, một mặt - theo ông Philippe De Cuverville - GX được quyền kiếm một cơ sở mới khác. Do có hai hướng đi khác nhau như vậy, nên việc phát động lại chiến dịch Sổ Vàng có phần khó khăn.

• Theo anh Dương Công Huy, qua quyết định của Toà TGM và ý của Đức Cha Thibault Verny trong Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức ngày 10/6/2017, có nhận định như sau: Có thể do nhìn thấy sự khó khăn của GX, nên Toà TGM luôn thể hiện ý muốn đồng hành với chúng ta, nhưng vẫn để GX tự do chọn lựa hướng đi của mình. Do vậy, trong những tháng tới chúng ta cần ngồi lại hoạch định hướng đi mới với sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, rõ ràng hơn để tránh những vấp phạm như thiếu sự đoàn kết và thống nhất của GX, mà trong phần tường trình của Đ.Ô đã đề cập đến, hay những thắc mắc dù không lớn (như việc trừ thuế…) có thể xảy ra.

• Ông Thơm cho rằng trong các Cộng Đoàn ngoại kiều tại Paris, Cộng đoàn VN có lịch sử gắn bó với Paris hơn các cộng đoàn ngoại kiều khác, nên ông cho rằng “sống chết” gì giáo xứ VN cũng nên ở lại Paris, dù có phải tìm cơ sở khác. Ông Thơm đề nghị, nếu không đủ tài chánh, GX có thể chỉ xây dựng nhà ở cho các cha , rồi các Cha đến làm Thánh Lễ cho các cộng đoàn VN tại các địa điểm mục vụ .

• Chị Đào Kim Phượng có ý kiến: Nếu được tự chọn lựa cho việc “Đi/Ở” thì giải pháp GX nên chọn là “Đi”, vì chị cho rằng với số vốn dành dụm được, nếu góp vào việc sửa chữa cơ sở Epinette sẽ coi như không bao giờ lấy lại được. Còn nếu chọn giải pháp “Đi”, thì chúng ta nên chờ hướng giải quyết rõ ràng của Toà TGM, trước khi tìm một cơ sở khác, và tìm cách khắc phục từ từ những trở ngại như :

- Đóng góp thêm về tài chánh, và không bắt buộc phải trả lại tiền đã đóng góp.

- Rà soát các thủ tục hành chánh, để tránh lập lại những cản trở vào giờ chót.

- Và là người KiTô, chúng ta luôn hy vọng giải quyết được mọi vấn đề trong ơn

Chúa, nếu chúng ta biết gạt bỏ tư tưởng, lợi ích cá nhân mà đặt lợi ích chung

của Giáo xứ lên trên hết.

• Ông Cảnh bổ túc ý kiến chọn giải pháp “Đi”: Trước hết chi phí duy trì sinh hoạt ngày càng cao, trong khi thu nhập ngày càng giới hạn của Giáo xứ. Nếu phải gánh chi phí sửa chữa cơ sở Epinette theo đúng qui định hiện tại, thì tốn kém rất nhiều. Còn nếu “Ở”, thì theo nhận định của ông Cảnh, truyền thống gắn bó của Paris với cộng đoàn ngoại kiều không còn được quan tâm giúp đỡ như trước nữa, mà sự độc lập của GX là do sự quyết tâm của chính ta mà thôi. Tuy nhiên trước khi bàn đến vấn đề này, GX cần biết quyết định của vị Tân Giám Đốc Giáo Xứ VN Paris trước đã, điều mà Đ.Ô vẫn chưa thông báo.

• Ông Nguyễn Minh Dương nhận định, việc Đ.Ô luôn chủ trương tự lực tự cường cho Giáo xứ là một chủ trương hết sức khôn ngoan, và đã đáp ứng được nhu cầu của người Việt tha hương, là có được niềm vui khi đến giáo xứ sinh hoạt như sinh hoạt trong gia đình vậy, nhất là giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc VN cho thế hệ trẻ. Vì thế, dù GX chưa thể quyết định mua cơ sở mới trong lúc này, ông cũng yêu cầu Đ.Ô nên tiếp tục chiến dịch Sổ Vàng trong lúc chờ quyết định rõ ràng của Toà TGM.

2- VỀ THAY ĐỔI NHÂN SỰ:

Đức ông thông báo, vào cuối tháng 8-2017 Ngài sẽ về hưu, và cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách cũng ngưng nhiệm vụ vì lý do sức khoẻ. Vì thế trong năm Mục vụ mới 2017 sẽ có thay đổi nhân sự trong Ban Giám Đốc. Dù chưa được biết danh tánh các vị mới, nhiều ý kiến đã được đóng góp cho sự kiện “tiễn cựu nghinh tân” này.

• Ô. Thơm đề nghị nên tổ chức ngày “tiễn cựu” riêng, để giáo dân có nhiều thì giờ chia sẻ và tâm tình với Cha Giám Đốc, sau 40 năm đồng hành với đoàn chiên tha phương tại Paris, qua nhiều đọan đường gian nan và nhiều nỗi thăng trầm của Giáo xứ chúng ta.

• Bà Kim Chi cũng kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến cho 2 ngày “tiễn cựu nghinh tân” được tổ chức thật tốt đẹp.

• Ông Hiệp đề nghị, nếu Đ.Ô đã quyết định lưu nhiệm Ban Thường Vụ thêm một năm, thì cũng xin Đức Ông ở lại với Giáo dân thêm một năm nữa, và đó cũng là đề nghị của anh Nguyễn minh Dương, vì nhận thấy Đ.Ô dù tuổi cao nhưng vẫn còn năng lực và tinh thần minh mẫn, nhất là tình cảm của giáo dân đối với Đ.Ô luôn tràn đầy , thể hiện qua sự tham dự của các đại biểu ngày càng đông trong các kỳ đại hội. Đề nghị này được nhiều đại biểu vỗ tay tán đồng.

• Bà Chủ Tịch HĐMV đồng ý sẽ viết thơ đề nghị lên Toà TGM xin lưu giữ Đức Ông trong chức vụ Giám Đốc Giáo xứ VN Paris thêm 1 năm nữa.

Tuy nhiên Đức ông giải thích, đối với các linh mục trên 80 tuổi, Giáo Hội không muốn đặt trách nhiệm trên vai các ngài nữa. Riêng đối với trường hợp của Đ.Ô, đã có sự trao đổi trực tiếp với Toà TGM, là khi Đ.Ô đã tìm được vị thay thế Ngài, Đ.Ô sẽ giới thiệu với Toà TGM, và sau khi các ngài thống nhất ý kiến , Đ.Ô sẽ gởi đơn từ chức.

Đại hội được kết thúc lúc 17 giờ trong bài hát Kinh Hoà Bình và tất cả các đại biểu hiện diện cùng chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Ông.

Ban Thư Ký

Loch Anh Khoa và Trần thị Phúc
 
Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh dâng thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 70 năm thành lập giáo xứ Việt Nam tại Paris
Lê Đình Thông
16:46 02/07/2017
ĐỨC TGM GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH DÂNG THÁNH LỄ TẠ ƠN

KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ VIỆT NAM TẠI PARIS



Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh ghi Sổ Vàng Giáo xứ,

ngồi cạnh là Thầy Phó tế Phạm Bá Nha

Ba ngày sau khi nhận dây Pallium do Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho các vị tân Tổng giám mục, Chúa Nhật 03/07, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Hué, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đến Giáo xứ Paris cử hành trọng thể Thánh lễ Tạ ơn, cùng với Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ và 8 linh mục, trong số có cha Giuse Trần Anh Dũng và cha Gioan Vũ Minh Sinh (Giáo xứ), cha Phaolô Trần Thanh Lộc (Xuân Bích), cha Giuse Nguyễn Tiến Lãng (Dòng Chúa Cứu Thế). Dây Pallium do các nữ tu dòng Kín Santa Cecilia (Trastevere) dệt từ lông con chiên. Dây Pallium đã được đặt cạnh xương thánh Phêrô.

Ngoài ý nghĩa phụng vụ, thánh lễ Tạ ơn còn mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn. Trong bút ký viết tay trao cho chúng tôi, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Đức Ông Giuse là linh hướng, thầy dạy của tôi từ 1962-1964 tại tiểu chủng viện Sao Biển Nha Trang.’’

Đức Ông Mai Đức Vinh sinh ngày 15/12/1935 tại giáo xứ Thượng Chiểu, hạt Ba Làng (nay thuộc xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Đức TGM Nguyễn Chí Linh sinh ngày 22/11/1949 tại giáo xứ Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, cả hai vị chức sắc cùng sinh quán Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Phụng vụ lời Chúa thánh lễ tuần XIII mùa Thường niên năm A nói đến ‘‘người đến trọ nhà mình, là một vị thánh của Thiên Chúa’’ ‘‘Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.’’

Năm 2013, Đức TGM Nguyễn Chí Linh trình luận án tiến sĩ triết học tại Đại Học Công Giáo Paris với đề tài ‘‘La refondation de l’ontologie chez Marice Blondel’’, sau đó ngài là chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân của Hội đồng Giám mục Việt Nam. (2013-2016). Trong bài giảng, Đức TGM dùng phương pháp diễn dịch (raisonnement déductif) của triết học, đi từ vấn đề di dân hiện nay trên thế giới để nói đến hiện trạng Giáo xứ Paris, được Giáo Hội Pháp cưu mang từ ngày thành lập năm 1947 đến nay là 70 năm, trải qua nhiều biến động của đất nước. Vì vậy, theo truyền thống ‘‘ăn quả nhớ kẻ trổng cây’’, Giáo xứ ghi nhớ công ơn của Giáo Hội Pháp và Giáo phận Paris.

Năm nay, lịch sử 70 thành lập Giáo xứ còn được ghi dấu ấn với việc Đức Ông Giám đốc Mai Đức Vinh vừa được Tổng Giáo phận Paris cho nghỉ hưu tại Maison Sainte Marie Thérèse, 277 boulevard Raspail 75014 Paris. Ngài nhắc lại các đóng góp của Giáo xứ cho việc yểm trợ ơn gọi linh mục cũng như nhiều công tác xã hội khác của Giáo Hội tại quê nhà.

Trước khi kết lễ, bà Trần Kim Chi, chủ tịch Hội đồng Mục vụ đã thay mặt toàn thể cộng đoàn đoàn bầy tỏ lòng tri ân Đức TGM đã cử hành Thánh lễ Tạ ơn.

Nhân dịp này, Đức TGM Nguyễn Chí Linh đã ghi vào Sổ Vàng lưu niệm sau đây:

‘‘Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Giáo xứ Việt Nam tại Paris, tôi chia sẻ tâm tình tạ ơn với Giáo xứ về những hồng ân lãnh nhận.

‘‘Tôi chia sẻ niềm tri ân của con cái Giáo xứ đối với công ơn các bậc tiền nhân – còn sống hay đã qua đời – đã hy sinh cuộc đời, vun đắp cho Giáo xứ có ngày hôm nay.

‘‘Đăc biệt, tôi hiệp ý với gíao xứ trong niềm tri ân với Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã dành trọn quãng đời 41 năm cho sự bảo tồn và thăng tiến của Giáo xứ.

‘‘Tôi cùng với toàn thể đại gia đình Giáo xư tiếp tục cầu nguyện cho sự bằng an và phát triển Giáo xứ trong tương lai.

‘‘Bảy mươi năm lịch sử của Giáo xứ còn thể hiện lòng quảng đại của các con cái Giáo xứ đối với Giáo Hội quê hương Việt Nam.

‘‘Vậy thay cho Giáo Hội Việt Nam, tôi chính thức nói lời cám ơn Giáo xứ trong dịp kỷ niệm đặc biệt này.

‘‘Paris, ngày 02/07/2017

Giuse Nguyễn Chí Linh

Tổng Giám Mục Huế

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam’’


---

Giáo xứ Paris, ngày 02/07/2017

Lê Đình Thông
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
“Blogger” Công Giáo Việt Nam bị kết án 10 năm tù
Vũ Văn An
12:19 02/07/2017
Tin của Catholic News Service ngày 1 tháng Bẩy năm 2017 cho hay: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một đồng sáng lập viên của một hệ thống các “bloggers” đã bị kết tội “tiến hành tuyên truyền chống lại chính phủ cộng sản” theo Điều 88 Bộ Hình
Luật. Cáo buộc của chính phủ cho rằng các đăng tải trên Facebook của bà từ năm 2012 tới năm 2016 “đã chỉ trích và bóp méo các chính sách và lịch sử của Đảng Cộng Sản, và chia rẽ tình liên đới quốc gia”.

Tòa đã kết án bà 10 năm tù. Các nhà tranh đấu nhân quyền cho rằng bản án này quá nặng. Năm nay 37 tuổi, bà Nguyễn Ngọc Như Qùynh, còn có tên là Mẹ Nấm, đã bị Tòa Án Nhân Dân của Tỉnh Khánh Hòa kết án tại Thành Phố NHa Trang ngày 29 tháng Sáu vừa qua.



Tại Geneva ngày 30 tháng Sáu, các chuyên viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng phiên xử không đúng theo tiêu chuẩn quốc tế và rõ ràng nhắm vào việc đe dọa các nhà tranh đấu. Các chuyên viên này nói rằng: “Đây gần như một phiên xử trình diễn, nhằm đe dọa các nhà tranh đấu môi trường khác. Phiên xử không đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bà ấy đã bị tước hết quyền căn bản của bà là được hưởng một diễn trình đúng đắn”.

Họ nói rằng họ sợ chính phủ đang càng ngày càng nhắm vào các “bloggers” và các nhà tổ chức biểu tình ôn hòa để ngăn chặn phong trào đấu tranh dân sự và môi trường.

Một số luật sư bênh vực cho bà Quỳnh qua các phương tiện truyền thông xã hội; họ cho rằng bản án quá “nặng nề và bất nhân”. Luật sư Công Giáo Lê Công Định nói rằng “tôi thực sự ngạc nhiên bởi bản án 10 năm; nó cho thấy tính bất nhân của chính phủ đối với một bà mẹ trẻ đơn chiếc. Tôi không hiểu nổi đảng cầm quyền đang ở trong một trạng thái hốt hoảng đến thế”.

Chỉ có 3 trong số 5 luật sư được bà Quỳnh yêu cầu đã có mặt tại phiên xử. Các luật sư của bà yêu cầu hoãn phiên xử, nhưng các chánh án đã bác bỏ yêu cầu này. Một luật sư bị từ chối cơ hội gặp bà Quỳnh trước phiên xử. Các nguồn tin nói rằng các chánh án không chịu lắng nghe luận chứng của các luật sư và đã tuyên một bản án sọan sẵn.

Bà Quỳnh là nhà đồng sáng lập ra một hệ thống các “bloggers”. Có lần, bà cho đăng tải một tài liệu tựa là “Ngưng việc cảnh sát sát hại thường dân”, liệt kê 31 vụ người ta chết khi bị cảnh sát giam giữ.

Bà Quỳnh cũng bị tố cáo là tiến hành các chiế dịch đòi tự do, dân chủ và nhân quyền trong năm 2015, bác bỏ quyền lãnh đạo của đảng và dành cho các cơ quan tin tức quốc tế nhiều cuộc phỏng vấn trong đó, bà nói xấu chính phủ.

Trong phiên xử, các luật sư luận chứng rằng Bà Quỳnh không vi phạm bất cứ luật lệ nào “vì bà chỉ nói lên các ý kiến riêng của bà trên Facebook vốn phù hợp với các qui định”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ bà Quỳnh, không được phép vào phòng xử và phải theo dõi phiên xử trên một màn hình ở phòng kế bên. Bà viết trên Facebook rằng bản án nặng nề nhằm trả đũa con gái bà, người chỉ muốn nói lên sự thật.

Bà Lan nói bà và 2 đứa con nhỏ của bà Quỳnh chỉ được gặp Bà Quỳnh 5 phút trước phiên xử kể từ ngày bà bị bắt giam ngày 10 tháng Mười năm 2016.

Tại tòa, Bà Quỳnh nói rằng “Mỗi người chỉ có một đời sống. Nhưng nếu tôi phại sống lại đời sống của tôi, tôi cũng vẫn sẽ làm cùng một điều. Tôi tin mẹ tôi và các con tôi sẽ không bao giờ hối hận vì tôi nhưng hãnh diện vì tôi”.

Bà nói thêm: “Tôi muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp. Người ta chỉ có thể hạnh phúc và tự do khi được hưởng quyền tự do ngôn luận và phát biểu. Tôi hy vọng người ta sẽ mãi tiếp tục cuộc tranh đấu và sẽ thắng vượt mọi sợ hãi để xây dựng cho được một xứ sở tốt đẹp hơn”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 16)
Vũ Văn An
20:33 02/07/2017
Người Công Giáo có đồng thuận với giáo huấn xã hội của Giáo Hội không?

Người Công Giáo không chỉ có một đầu óc, điều này không ai ngạc nhiên cả. Trong số các lực lượng tạo ra hàng loạt các giải thích khác nhau, ta thấy có các lực lượng thống thuộc chính trị thế tục; các thống thuộc này nhiều khi tác động lên quan điểm tôn giáo của người Công Giáo hơn là ngược lại.

Cuộc tranh cãi kịch liệt của Công Giáo do thông điệp xã hội năm 2009 tựa là Caritas in Veritate (bác ái trong sự thật) của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô VI gây ra là một điển hình. Trong văn kiện này, Đức Bênêđíctô cố gắng nối kết hai luồng phò sự sống và hòa bình và công lý trong tư duy Công Giáo lại với nhau, khi nhấn mạnh rằng chúng thăng trầm với nhau. Đức Giáo Hoàng lý luận rằng nền văn hóa nào dửng dưng với các trẻ em còn ở trong bụng mẹ chắc chắn cũng sẽ không lưu ý chi tới người nghèo và thiên nhiên. Nói cách khác, thông điệp cố gắng cổ vũ một quan điểm tổng thể về sự vật, nhưng đã không luôn thành công nơi quần chúng.

Cánh tả Công Giáo tiếp cận văn kiện này như chính phủ Kennedy tiếp cận các thông đạt phát xuất từ chủ tịch Xô Viết Nikita Krushchev trong cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn ở Cuba: đáp ứng những gì mình thích và phớt lờ những gì còn lại. Họ hoan nghinh những gì Đức Bênêđíctô nói về các nghiệp đoàn lao động, tái phân phối của cải và hình thức cai trị vệ tinh, nhưng làm ngơ việc ngài bàn tới các vấn đề về sự sống. Về cánh hữu, một trò chơi khác được áp dụng: tìm ra mưu đồ của những tên “Blue Meanies” (bất hảo) để trách cứ về các phần trong Caritas in Veritate bị người bảo thủ coi là gây bối rối. Điển hình rõ ràng nhất là nhà bình luận người Mỹ, George Weigel, người đã phân biệt “các đoạn vàng son” được ông tin là phát xuất từ Đức Giáo Hoàng, và “các đoạn đỏ tươi” được ông gán cho đám “công bằng xã hội” ở các cấp thấp hơn.

Nếu không có gì khác, thì các căng thẳng trên minh họa một sự thật về sinh hoạt Công Giáo, sự thật này thách thức thứ tiên mẫu định sẵn cho rằng Giáo Hội điều khiển và kiểm soát cứng ngắc: chính vì Rôma lên tiếng, nên sự việc không nhất thiết kết thúc.

Người Công Giáo nghĩ gì về Thánh Kinh?

Trong nhiều thế kỷ, tiên mẫu định sẵn vẫn cho rằng người Công Giáo không đọc Thánh Kinh. Điều này không bao giờ đúng một cách chính xác cả, vì các bậc thầy vĩ đại của Giáo Hội, như Thánh Tôma Aquinô, Thánh Inhã Loyola, và Thánh Anphonsô Liguori, đọc Thánh Kinh một cách thâm cứu và lên khuôn nền thần học của họ theo các giới điều của nó. Thế nhưng, ở hạ tầng, ít có sự thúc đẩy người Công Giáo bình thường học hỏi, cầu nguyện và sùng mộ Thánh Kinh.

Về mặt chính thức, Đạo Công Giáo đứng trung dung giữa phe hoài nghi và phe cực đoan. Thành thử, Công Giáo không bao giờ phải trải qua cùng một cuộc khủng hoảng đức tin như Thệ Phản Giáo trong việc cố gắng hoà giải trình thuật Tạo Dựng trong Sách Sáng Thế, chẳng hạn, với điều khoa học hiện đại nói về nguồn gốc vũ trụ và không bao giờ bị kẹt cứng cùng một cách vì các sai lầm hay xung đột trong Thánh Kinh liên quan tới những vấn đề như địa lý hay niên đại (thí dụ: sự sai biệt trong các sách Tin Mừng về việc bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu có phải là Bữa Vượt Qua hay không). Năm 1943, khi phe cực đoan đang đà vươn lên, Đức Piô XII đã chấp nhận “phương pháp phê bình lịch sử” (historical-critical method) tức cách tiếp cận Thánh Kinh theo khoa học, xem xét các nguồn, các tác giả, và khung cảnh lịch sử khi giải thích một đoạn đặc thù nào đó.

Dù thế, cho tới giữa thế kỷ 20, việc người Công Giáo đánh giá cao Thánh Kinh tương đối vẫn không được khai triển bao nhiêu. Điều này thay đổi với Công Đồng Vatican II, vì một trong các thúc đẩy của công đồng này là tái khám phá sách thánh. Các động lực của sự thúc đẩy này vừa có tính thần học, vì Vatican II muốn cổ vũ việc trở về nguồn (resourcement), vừa có tính đại kết, vì việc đào sâu Thánh Kinh vốn được coi như một phương cách xích lại gần các Kitô hữu khác hơn, nhất là người Thệ Phản. Ngày nay, người ta coi là đương nhiên việc các chủng viện và cao đẳng Công Giáo cần một giảng khóa mạnh mẽ về sách thánh và các gia đình Công Giáo đạo hạnh cần dành một chỗ nổi bật cho Thánh Kinh.

Việc nghiên cứu Thánh Kinh của Công Giáo được tổ chức ra sao?

Dù người ta thường nghĩ tới Thánh Kinh như một cuốn sách, sự thực nó giống như một tiểu thư viện nhiều hơn. Ấn bản Cựu Ước của Công Giáo, mà đôi khi được gọi là “sách thánh Do Thái” vì nó cũng thánh thiêng đối với người Do Thái, gồm 46 sách thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều tác giả khác nhau. Tân Ước, tức các trước tác thánh thiêng đối với Kitô Giáo phát sinh từ các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, gồm 27 sách, cũng được thu thập trong nhiều thời kỳ khác nhau và với các mục đích khác nhau. Do đó, một cách tổ chức các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh là theo phần sách thánh được một chuyên gia chuyên chú tìm tòi: “sưu tập Phaolô” (Pauline Corpus), chẳng hạn, tức 13 thư Tân Ước vẫn được gán cho Thánh Phaolô, hay “văn chương khôn ngoan” nghĩa là phần Cựu Ước bắt đầu với sách Gióp và kết thúc với sách Huấn Ca, nặng các câu nói và truyện kể nhằm mục đích dạy cách sống.

Một cách phân chia khác là phương pháp được một học giả hay một trường phái đặc thù sử dụng. Một số phương pháp quen dùng nhất là:

Phê bình bản văn: tức cố gắng xác định nguyên tác sớm nhất của một trước tác đặc thù khi có những bản chép tay khác nhau được tìm thấy trong ghi chép lịch sử. Như vụ có tới hai kết thúc khác nhau của Tin Mừng Máccô.

Phê bình nguồn gốc: tức cố gắng thiết lập các nguồn khác nhau, hay các mạch (strands) truyền thống khác nhau, bên trong Thánh Kinh, hay đôi khi trong cùng một cuốn sách. Điển hình nổi tiếng nhất là học lý được nhiều người chấp nhận về 4 nguồn khác nhau của sách Sáng Thế, mà thông thường được biết dưới tên: nguồn Giavê, nguồn Elôhít, nguồn tư tế, nguồn đệ nhị luật.

Phê bình lịch sử: tức nghiên cứu các khung cảnh lịch sử trong đó một đoạn đặc thù của trước tác đã thành hình, hay cộng đồng được đoạn này soạn cho, và các thách đố hay vấn nạn đặc thù được nó ráng giải đáp. Những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu Thánh Kinh phần lớn là người Đức, nên thuật ngữ được dùng để chỉ đối tượng của phương pháp phê bình lịch sử là chữ Đức Sitz in Leben, tức “khung cảnh sống” của một bản văn.

Phê bình qui điển (canonical criticism): tức coi Thánh Kinh như một toàn bộ, phương thức này cố gắng biện phân được đâu là sứ điệp cố ý của “qui điển”, nghĩa là trọn bộ cả Cựu Ước lẫn Tân Ước: chúng cố kết với nhau ra sao và các nhà lãnh đạo Giáo Hội tiên khởi muốn nói gì khi ban cấp tư cách chính thức cho một bộ bản văn đặc thù nào đó.

Thần học Thánh Kinh: Phương thức này dựa trên các phương thức khác để cố gắng xác định ra sứ điệp thần học của Thánh Kinh, hay của một bản văn đặc thù, và nó đã ảnh hưởng ra sao tới các cuộc tranh luận về thần học tín lý, cánh chung học, và thần học luân lý.

Hạn từ tiêu chuẩn để chỉ việc giải thích có phê phán một bản văn là “khoa giải thích” (exegegis, có nghĩa: rút ra), và các nhà lãnh đạo Công Giáo thích nói rằng điều Giáo Hội ủng hộ là một “khoa giải thích biết quì gối” (a kneeling exegegis). Họ muốn nói tới một phương thức biết coi trọng các kết quả của cuộc nghiên cứu theo khoa học, nhưng cũng biết tiếp cận Thánh Kinh với lòng tôn kính, coi nó không chỉ như một bản văn cổ giống Anh Hùng Ca Gilgamesh, mà là lời linh hứng của Thiên Chúa.

Người Công Giáo có những luận điểm nào về Thánh Kinh?

Người Thệ Phản luôn tố cáo Đạo Công Giáo “thêm thắt vào Thánh Kinh”, nhất là việc Đạo này giành thẩm quyền Thánh Kinh cho các linh mục, giám mục, và trên hết, cho Đức Giáo Hoàng. Dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn, một số học giả Công Giáo cũng có cùng những kết luận như thế. Họ cho rằng dù Chúa Giêsu có nhiều môn đệ, và trong nhóm rộng lớn này, “nhóm mười hai” đóng một vai trò đặc biệt, nhưng ý niệm “chức linh mục”, nhất là theo nghĩa hướng dẫn cộng đoàn trong các hình thức thờ phượng đã định, thì không hề tìm thấy trong các sách Tin Mừng. Các học giả này cho rằng nó xuất hiện sau đó, một phần từ chức linh mục của người Do Thái thời xưa và phần khác, từ các khuôn mẫu thờ phượng tìm thấy trong thế giới La Hy nơi Kitô đang phát triển lúc ấy. Các kết luận như thế đã được các người có óc canh tân đúc kết trong các cuộc tranh luận nội bộ của Công Giáo; những người này cho rằng nếu chức linh mục (và nhất là hàng giáo phẩm), từ nguyên thủy, không phải là thành phần của hiến chế Giáo Hội, thì nó đâu có tính yếu tính và do đó, có thể sửa được. Cũng thế, những người cổ vũ linh mục phụ nữ sử dụng các luận điểm này để cho rằng: sẽ là điều sai lầm khi nói rằng Chúa Giêsu chỉ chọn đàn ông làm linh mục, vì Người đâu có dự kiến “linh mục” theo nghĩa hiện đại.

Để trả lời, một số học giả và thẩm quyền Giáo Hội nói chung đã đưa ra hai luận điểm. Thứ nhất, họ nói, có những dấu chỉ rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu kêu gọi một số môn đệ đảm nhiệm các vai trò đặc biệt làm thừa tác viên và nhà lãnh đạo. Họ trưng dẫn nhiều tham chiếu trong Tân Ước. Thứ hai, họ nói, chính Giáo Hội là người giải thích Thánh Kinh đáng tin cậy hơn hết vì chính Giáo Hội đã tạo ra Thánh Kinh chứ không ngược lại. Thành thử, truyền thống sống động của Giáo Hội là bối cảnh tốt nhất để đọc Thánh Kinh. Đây là luận điểm của chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong cuốn sách của ngài về đời sống Chúa Kitô, tựa là Giêsu Nadarét.

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Bông
Joseph Ngọc Phạm
18:48 02/07/2017
PHÁO BÔNG
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Chào mừng lễ Độc lập Hoa Kỳ
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Chúa Nhật 2/7/2017
VietCatholic Network
20:16 02/07/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật 1 tháng 7.

2- Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin.

3- Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh nhận dây Pallium từ tay Đức Thánh Cha.

4- Đức Thánh Cha nói: Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên.

5- Đức Thánh Cha kêu gọi Châu Mỹ La Tinh đối phó với nạn xuất cư.

6- Phòng Báo Chí Tòa Thánh ra tuyên bố về Đức Hồng Y Pell.

7- Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Chính Thống Constantinople.

8- Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ mọi hình thức tra tấn.

9- Một luật sư trẻ trở thành nữ tu dòng kín Đa Minh.

10- Một thầy Salesiêng Việt Nam truyền giáo tại Bangladesh được truyền chức Linh mục.

11- Công an phá Thánh giá, dùng gậy sắt đánh đan sĩ bất tỉnh tại Đan viện Thiên An Huế.

12- Thánh lễ và Tiệc Tri ân của Hội Bảo trợ Hội bảo trợ nữ tu hưu trí Việt Nam.

13- Giới thiệu Thánh Ca: Con vững tin nơi Ngài.
 
Giáo Hội Năm Châu 03/07/2017: Dân số Công Giáo tại Úc giảm mạnh, vô thần và Hồi Giáo tăng chóng mặt
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:27 02/07/2017
1. Đức Hồng Y Charles Maung Bo lên tiếng về tình trạng của người Hồi Giáo Rohingya

Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon, Miến Điện, đã lên tiếng ủng hộ thiểu số người Hồi Giáo Rohingya tại đất nước này, là đối tượng bị đàn áp nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ qua.

Khoảng 1.1 triệu người Rohingya, một nhóm dân tộc Hồi giáo trong một quốc gia đa số dân theo Phật Giáo, sống ở bang Rakhine. Trong nhiều năm qua chính phủ Miến Điện đã liên tiếp tung ra các chiến dịch chống lại người Rohingya, cáo buộc họ là gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực. Những chiến dịch hành quân của quân đội đã khiến hàng chục ngàn gia đình rời bỏ nhà cửa của họ, và phải sống trong các trại tạm cư hết năm này sang năm khác. Bên cạnh đó hàng nghìn người khác phải bỏ trốn ra hải ngoại.

Những người ủng hộ nhân quyền đã mô tả chiến dịch chống lại người Rohingya là một thể hiện cụ thể của chính sách thanh lọc sắc tộc, nói vắn tắt là diệt chủng. Cho đến nay, chính phủ Miến Điện luôn bác bỏ cáo buộc diệt chủng này.

Đức Hồng Y Bo nói: “Tôi không phải là một chuyên gia về chính trị hay luật pháp quốc tế. Nhưng tôi xúc động bởi sự đau khổ của con người ... Sự đau khổ to lớn của người dân Rakhine là một trong những mối quan tâm lớn của tôi.”

Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng chính phủ Miến Điện nên “từ bỏ những quan điểm không có lợi cho hòa bình” và “làm việc với cộng đồng quốc tế để điều tra những tội ác do Liên Hiệp Quốc nêu ra một cách thực sự độc lập và khách quan để tìm ra công lý.”

2. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghênh phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về việc trợ giúp cho các trường của các tôn giáo

Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hoan nghênh phán quyết áp đảo 7-2 của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Nhà thờ Trinity Lutheran kiện Comer như là một “chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với tự do tôn giáo.”

Nhà thờ Trinity của Tin Lành Lutheran ở Columbia, Missouri, đã làm đơn xin trợ cấp nhà nước để làm sân chơi của mình an toàn hơn cho trẻ em. Trích dẫn hiến pháp tiểu bang, bà Carol Comer, giám đốc Sở Tài nguyên Missouri nói nó không thể hỗ trợ bất kỳ trường tôn giáo nào.

Tòa án truyền rằng Sở Tài nguyên “vi phạm các quyền của nhà thờ Trinity thuộc khoản Tự do Tôn giáo theo Tu Chính Án Thứ khi từ chối một lợi ích công cộng chỉ vì tình trạng tôn giáo của nhà thờ này.”

Đức Tổng Giám Mục Lori nhận xét:

“Tòa án Tối cao nhận ra một cách đúng đắn rằng người có đức tin không nên bị phân biệt đối xử khi nói rằng các chương trình của chính phủ phải được cung cấp cho tất cả mọi người. Ngoài ra, phán quyết này đánh dấu một bước đi đúng hướng nhằm hạn chế những tác hại của Tu Chính Án Blaine đang hoành hành ở nhiều tiểu bang trên khắp đất nước.

Tu Chính Án Blaine đã đưa hiến pháp ở hầu hết các tiểu bang quay trở lại thời thế kỷ XIX, là thời điểm có những quan điểm cố chấp chống Công Giáo dữ dội ở nhiều nơi trên đất nước. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Tối Cao Pháp Viện tiến tới việc hạn chế những quy định có hại, đang hạn chế sự tự do của tổ chức tôn giáo và các tín hữu trong việc phục vụ cộng đồng của họ.”

3. Dân số Công Giáo tại Úc giảm mạnh, vô thần và Hồi Giáo tăng chóng mặt

Dân số Công Giáo đang giảm mạnh tại Úc Đại Lợi, và số người tuyên bố “không tôn giáo” bây giờ là khối đông nhất tại Úc. Cuộc điều tra dân số mới nhất của Úc đã cho biết như trên.

Trong cuộc điều tra dân số vào năm 2016, vừa được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Sáu, 2017, 29.6% người Úc Bản mô tả mình là “không tôn giáo.” Con số này là gần gấp đôi so với con số cho năm 2001 (16%). Trong thống kê 1966, số người nhận mình là vô thần chỉ có 0.8%.

Trong khoảng thời gian đó, nghĩa là từ năm 1966, tỷ lệ dân số Kitô của Úc đã sụt giảm mạnh từ 88% xuống chỉ còn 52%.

Cho đến nay, người Công Giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất tại Úc, sau khi vượt qua Anh giáo vào đầu những năm 1980. Trong gần 50 năm, số dân Công Giáo giao động trong khoảng từ 26% đến 28%. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất này, tỷ lệ giáo dân Công Giáo đang rơi về phía 20%.

Trong tổng số 22,992,700 người Úc Đại Lợi, người Hồi Giáo tại Trung Đông có sinh suất cao nhất. Từ con số gần như 0% vào năm 1966, ngày nay người Hồi Giáo đã tăng mạnh đến 2.2%. Có những tiên đoán của các phong trào chống Hồi Giáo theo đó trong vòng 50 năm nữa Úc Đại Lợi sẽ là một quốc gia Hồi Giáo. Tuy nhiên, với thống kê này, những tiên đoán này xem ra không có cơ sở.

4. Các Giám Mục Cộng hoà Dân chủ Congo lên tiếng về tình trạng đất nước

Các giám mục của Cộng hoà Dân chủ Congo đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Joseph Kabila tôn trọng một thỏa thuận với các nhà lãnh đạo đối lập đã đạt được hồi tháng Mười Hai năm ngoái 2016 là sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2017.

Các Giám Mục tố giác rằng các chính trị gia về phe với tổng thống Joseph Kabila đang “nhân lên các sáng kiến nhằm triệt tiêu nội dung của các thỏa thuận, và tối hậu là ngăn chặn các cuộc bầu cử tự do, dân chủ và hòa bình”.

Than phiền về tình trạng bạo lực kinh hoàng tại Kasai và nạn cướp bóc ở phía đông Congo, các giám mục khích lệ anh chị em tín hữu “đừng để mình bị khuất phục bởi sợ hãi và buông xuôi, nhưng chúng ta phải nắm lấy vận mệnh mình trong tay với các phương pháp hòa bình.” Các ngài kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho đất nước vào ngày 30 tháng Sáu.

Đức Tổng Giám Mục Luis Mariano Montemayo, là Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho biết 3,383 người đã bị giết vì các hành vi bạo lực tại miền Kasai ở Cộng hòa Dân chủ Congo, từ tháng 10 năm 2016 đến nay.

Những vụ đụng độ giữa quân đội Congo và nhóm phiến quân Kamuina Nsapu đã bùng phát sau khi một lãnh đạo địa phương của nhóm này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với cảnh sát vào tháng 8 năm 2016.

Đến nay ít nhất 30 ngôi mộ tập thể đã được phát hiện; 20 làng mạc bị phá hủy hoàn toàn; 3,698 ngôi nhà bị phá hủy.

Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng với 5 chủng viện, 60 giáo xứ, 34 nhà thờ và 141 trường Công Giáo đã bị đóng cửa hoặc hư hỏng.

Trong tổng số 6 giáo phận của Cộng hòa Dân chủ Congo có hai giáo phận trong đó các vị chủ chăn đã phải bỏ Toà Giám Mục lánh nạn. Tình hình vẫn còn đang rất nghiêm trọng.

5. Sứ thần Tòa Thánh tại Iraq khích lệ những người tị nạn quay về cố hương

Đức Tổng Giám Mục Alberto Ortega Martin, là Sứ Thần Toà Thánh tại Iraq, đã khuyến khích các Kitô hữu tị nạn Iraq trở về quê hương của họ, để có “sự hiện diện của Chúa Kitô” ở đó.

Dân số Kitô đã giảm từ 1.5 triệu vào năm 2000 chỉ còn 300.000 theo thống kê mới nhất.

Phát biểu tại Rôma về tình trạng các Kitô hữu tị nạn Iraq, ngài nói, “Họ bỏ lại tất cả mọi thứ sau lưng để giữ được đức tin của mình.”

“Tôi tin, với một đức tin mạnh mẽ như thế, họ có thể tha thứ cho những người xua đuổi họ, những người làm tổn thương họ. Họ thậm chí còn cầu nguyện cho kẻ bắt bớ mình và tin rằng những kẻ ấy có thể hoán cải và Chúa sẽ ngự trị trong trái tim của những người từng gây ra bao nhiêu tang tóc cho Iraq và các dân tộc khác trong vùng.”

“Vì thế, tôi mong họ có thể quay về cố hương để không xảy ra tình trạng một Iraq không còn tín hữu Kitô nào.”

6. Giáo Hội tại Colombia cung cấp trợ giúp cho người tị nạn Venezuela

Các tổ chức Công Giáo ở Colombia đang gặp khó khăn trong việc cung cấp trợ giúp cho một cơn lũ những người di cư từ Venzuela. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên hôm 27 tháng Sáu.

“Chúng tôi chắc chắn phải làm một điều gì đó trước dòng người đói khát này”, Đức Cha Jaime Muñoz Pedroza của Arauca, Colombia nói. Ngài giải thích rằng giáo phận của ngài có nguồn tài nguyên rất hạn chế, nhưng trong bối cảnh này “một giọt nước trong sa mạc” cũng là quý.

Các giới chức Giáo Hội Công Giáo ở Colombia đã có cuộc gặp gỡ với hàng giáo phẩm Venezuela, với các đại diện chính phủ, và các quan chức tị nạn Liên Hiệp Quốc để giúp phối hợp thực hiện các chính sách về biên giới, nơi một dòng lũ các gia đình Venezuela đang tràn sang.

Tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, và sự đàn áp tàn bạo của tổng thống Maduro đối với những cuộc biểu tình, đã khiến nhiều gia đình phải tìm kiếm an ninh ở những nơi khác.

7. Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia

Hôm 23 tháng 6, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Colombia vào thượng tuần tháng 9 tới đây.

Ngài sẽ rời Roma sáng thứ tư, 6-9, lúc 11 giờ sáng và đến khu vực quân sự (Catam) thuộc phi trường thủ đô Bogotà vào lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày. Sau nghi thức tiếp đón, ngài về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Lúc 9 giờ sáng hôm sau, thứ năm, 7-9, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền và viếng thăm tổng thống Colombia, sau đó, ngài sẽ viếng Nhà Thờ chính tòa lúc 10 giờ 20, trước khi lên bao lơn của dinh Hồng Y để chào thăm và ban phép lành cho các tín hữu, trước khi gặp các Giám Mục Colombia cũng tại dinh này.

Ban chiều, lúc 3 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp Ban Lãnh Đạo Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu la tinh rồi đến công viên Simon Bolivar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu vào lúc 4 giờ rưỡi.

Sáng thứ sáu, 8-9, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến Villavicencio cách đó 40 phút bay, để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 9 giờ rưỡi tại căn cứ không quân Apiay.

Ban chiều lúc gần 4 giờ, ngài sẽ chủ sự cuộc gặp gỡ lớn tại Công viên Las Malocas, để cầu nguyện cho sự hòa giải đất nước Colombia sau nửa thế kỷ nội chiến. Sau thánh lễ, ngài sẽ dừng lại tại Thánh Giá hòa giải tại Công viên các vị lập quốc, rồi bay trở về thủ đô Bogotà.

Sáng thứ bẩy, 9-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Medellín, thành phố lớn thứ hai của Colombia, và cử hành thánh lễ lúc 10 giờ 15 tại Sân Bay Enrique Olaya Herrera của thành phố này. Ban chiều lúc 3 giờ, ngài sẽ viếng thăm Nhà dưỡng lão Thánh Giuse, trước khi gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và gia đình họ tại Sân vận động La Macarena vào lúc 4 giờ, rồi trở lại thủ đô.

Chúa Nhật 10-9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm thành phố cảng Cartegena cách Bogotà 90 phút bay. Lúc 10 giờ rưỡi, tại Quảng trường Thánh Phanxicô Assisi, ngài sẽ làm phép viên đá đầu tiên để xây các nhà cho những người vô gia cư, và Trung tâm “Talitha Qum”, con hãy trỗi dậy, chuyên nâng đỡ các nạn nhân nạn buôn người. Lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin trước nhà thờ thánh Phêrô Claver, rồi viếng Đền thánh tại đây.

Ban chiều, ngài đáp trực thăng đến khu cảng Contecar để cử hành thánh lễ cho các tín hữu lúc 4 giờ rưỡi. Sau đó lúc 7 giờ có nghi thức tiễn biệt Đức Thánh Cha tại phi trường thành Cartegena trước khi ngài lên đường trở về Roma, dự kiến vào lúc gần 1 giờ trưa tại phi trường Ciampino.

Tổng cộng trong chuyến đi này, cũng là lần thứ 5 viếng thăm Mỹ châu la tinh, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển gần 21.200 cây số, trong đó có 1.530 cây số trong nội địa Colombia. Ngài sẽ đọc 5 diễn văn, 4 bài giảng, 2 lời chào và một kinh Truyền Tin.

8. Thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Đức Thánh Cha Phanxicô

Sáng nay 27 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm 25 năm Giám Mục của Ngài. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha, có các Đức Hồng Y hiện diện tại Roma. Thánh lễ được cử hành trọng thể tại nhà nguyện Paolina trong Dinh Tông Tòa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong bài đọc trích sách Sáng Thế, chúng ta nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Abraham . Thiên Chúa bắt đầu bằng lời mời gọi, Ngài nói với Abraham : Hãy đi, đi đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi (St 12:1). Cuộc đối thoại tiếp diễn với ba mệnh lệnh: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ba mệnh lệnh ấy đánh dấu bước đường mà Abraham phải đi, cung cách Abraham phải làm, và thái độ nội tâm ông phải có: đứng dậy, nhìn xem, hy vọng.

Hãy đứng dậy! Đứng lên và bước đi, chứ đừng dậm chân tại chỗ. Bạn có một nhiệm vụ, bạn có một sứ mạng và bạn phải thực thi điều ấy trên những bước đường. Đừng ngồi yên, nhưng hãy đứng dậy, đứng lên. Abraham đã làm như thế. Ông ra đi, luôn luôn trên hành trình. Và biểu tượng của điều này chính là cái lều. Ông lên đường và tiến bước cùng chiếc lều. Mỗi khi dừng chân, ông cắm lều để nghỉ ngơi. Chưa bao giờ ông làm cho riêng mình một ngôi nhà, bởi lẽ ông luôn thực thi mệnh lệnh: Hãy lên đường! Điều duy nhất ông xây, đó là ông lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, để tôn thờ Đấng đã ra lệnh cho ông phải đứng dậy, phải lên đường, cùng hành trang là chiếc lều.

Mệnh lệnh thứ hai là: Hãy nhìn xem! Thiên Chúa nói với ông: ngươi hãy ngước mắt nhìn xem, từ nơi ngươi ở, hãy nhìn tứ phía đông tây nam bắc (St 13:14). Hãy nhìn xem! Hãy nhìn về phía chân trời, không xây dựng những bức tường. Luôn luôn tìm kiếm. Luôn luôn tiến bước. Và điều huyền nhiệm của chân trời là, càng đi bạn càng thấy đường chân trời xa hơn rộng mở hơn. Tiến lên, đẩy về phía trước, về phía chân trời.

Mệnh lệnh thứ ba là: Hãy hy vọng! Có một cuộc đối thoại rất đẹp giữa Thiên Chúa và Abraham . Ông nói với Chúa: “Chúa coi, Chúa không ban cho con một dòng dõi, và một gia nhân của con sẽ thừa kế con”. Chúa đáp lại: “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra sẽ thừa kế ngươi” (St 15:3-4). Nghe Chúa hứa như thế, ông đã hy vọng. Ông đã già và vợ ông thì son sẻ, thế mà Chúa tiếp tục hứa rằng: Hãy nhìn xem, Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi đông như cát biển sao trời (St 13:16). Ông đã tin và ông được kể là công chính (St 15:5-6).

Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Nhìn về phía chân trời, không có tường chắn. Hãy hy vọng! Hy vọng là không có tường chắn, hy vọng là có đường chân trời rộng mở.

Nhưng khi Abraham được kêu gọi, ông ít nhiều cũng giống như độ tuổi của chúng ta: ông sắp nghỉ hưu, nghỉ hưu để nghỉ ngơi… Ông lớn tuổi với sức nặng của tuổi già, của bệnh tật, của đau buồn… Nhưng bạn, hãy làm như thể bạn còn trẻ, hãy đứng dậy, hãy tiến bước! Hãy nhìn xem và hy vọng! Lời Chúa nói với chính chúng ta trong thời đại này, một thời đại cũng tựa như thời Abraham … Tuy có một số người trẻ ở đây, nhưng đa phần chúng ta đều ở độ tuổi như Abraham , và chúng ta nghe Chúa nói với chính mình rằng: Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng! Ngài nói với chúng ta rằng, đây không phải là thời khép lại cuộc sống chúng ta, đây cũng không phải là thời đóng lại lịch sử. Chúa cho chúng ta thấy rằng, lịch sử của chúng ta luôn mở ra, tiếp tục rộng mở, mở ra mãi mãi, mở ra cho sứ mạng. Với ba mệnh lệnh: “Hãy đứng dậy! Hãy nhìn xem! Hãy hy vọng!”, Chúa cho chúng ta thấy sứ mạng.

Có ai đó không yêu mến chúng ta, và nói với chúng ta rằng, chúng ta chỉ là “những người già lão, những kẻ cả” của Giáo Hội. Điều ấy chỉ là trò lừa bịp. Kẻ nói như thế chẳng hiểu họ đang nói gì. Chúng ta không phải là những kẻ lão làng theo kiểu kẻ cả. Chúng ta giống như những ông nội ông ngoại. Và nếu chúng ta chưa cảm nhận được điều này, chúng ta phải cầu nguyện xin ơn để cảm nhận được điều ấy. Chúng ta là những ông nội ông ngoại mà các những người cháu của chúng ta đang kiếm tìm. Ông nội ông ngoại phải cung cấp cho cháu con những âm hưởng của cuộc sống với đầy những kinh nghiệm. Ông nội ông ngoại không khép lại với nỗi buồn của lịch sử, nhưng biết mở ra. Và đối với chúng ta: “Đứng dậy, Nhìn xem, Hy vọng” có nghĩa là biết mơ ước. Chúng ta là những ông nội ông ngoại biết khơi lên và mở ra những ước mơ, để rồi thế hệ trẻ ngày nay sẽ là người thực hiện những ước mơ ấy nếu người trẻ cần. Bởi lẽ thế hệ trẻ sẽ nhận lãnh từ giấc mơ của chúng ta nguồn sức mạnh, để họ tiên đoán và thực hiện nhiệm vụ của họ.

Tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (2:21-38), nhớ tới cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Họ chỉ là hai người, nhưng là cụ ông cụ bà với khả năng mơ ước lớn lao. Họ đã nói lên tất cả niềm mơ ước lớn lao ấy với thánh Giuse, với Đức Mẹ, với tất cả mọi người… Khi Hài Nhi Giêsu được ẵm lên Đền Thờ, bà Anna tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc. Hôm nay cũng là ngày Chúa nói với chúng ta: chúng ta là những cụ ông cụ bà giống như cụ ông Simeon và cụ bà Anna. Chúng ta cần có sức sống để trao tặng để cống hiến cho thế hệ trẻ, bởi vì người trẻ đang mong đợi từ chúng ta điều ấy: chúng ta đừng khép kín, nhưng hãy trao tặng những gì quý giá nhất của chúng ta. Người trẻ đang mong đợi những kinh nghiệm của chúng ta, họ đang mong đợi những ước mơ tích cực của chúng ta để họ có thể dự báo và thực thi.

Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ơn sủng ấy. Ngay cả cho những vị chưa già như ông nội, ví như chúng ta có thể thấy Đức Cha người Barazil hãy còn rất trẻ, nhưng rồi ngài cũng sẽ già cả! Nguyện xin Chúa ban ơn để chúng ta trở nên những ông nội ông ngoại, ơn để mơ ước, ơn để khơi lên nguồn cảm hứng và trao tặng niềm mơ ước cho thế hệ trẻ: các bạn trẻ cần những điều ấy.