Phụng Vụ - Mục Vụ
Rao giảng Tin Mừng với sự thanh thoát
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:26 01/07/2019
Chúa Nhật XIV Thường Niên, năm C
Lc 10,1-12.17-20
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Trước lúc về Trời, Đức Giêsu phục sinh đã truyền lệnh cho các môn đệ :” Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng, ai tin thì các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “.
Hôm nay, Đức Giêsu chỉ thị cho các môn đệ khi đi rao giảng :” Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép “. Chúa muốn các môn đệ lên đường nhẹ nhàng thanh thoát. Bởi vì :” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “. Thợ gặt nghĩa là các môn đệ ra đi truyền giáo phải để lòng thanh thản, càng tự do, không bám víu lấy lương thực, của cải, sứ vụ loan truyền sẽ tốt hơn, sẽ đạt được kết quả hơn. Ra đi các môn đệ có thể gặp bất trắc, khó khăn, thử thách, gian nan, những như thế các ông sẽ luôn đặt niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Đức Giêsu muốn các môn đệ, các tông đồ chuyên tâm loan báo Tin Mừng, còn những việc khác như cơm, bánh, gạo tiền vv…hãy cậy dựa vào uy quyền của Thiên Chúa và lòng bác ái, lòng tốt của người khác…
Thực tế, lời truyền và chỉ thị của Đức Giêsu vẫn luôn có giá trị, vẫn luôn vang dội trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nhân loại vẫn chưa được nhiều người biết Chúa, tin nhận Chúa, vì trên thế giới có hơn 1/ 7 tỷ người tin nhận Chúa mà thôi. Cánh đồng lúa mênh mông, luôn rất cần nhiều thợ lành nghề để loan truyền ơn cứu độ của Chúa. Thật vậy, từ xưa đến nay theo lệnh truyền và chỉ thị của Chúa đã có biết bao nhiêu sứ giả Tin Mừng, biết bao nhiêu các Đấng các Bậc, các Linh mục, Phó tế, các Nữ tu, các Thiện nguyện viên đã hy sinh,can đảm, ra đi làm chứng cho Chúa, nên Giáo Hội càng lúc càng phát triển mạnh mẽ.
Giáo Hội của Chúa luôn cần những nhà truyền giáo tốt, nhiệt thành, những vị mục tử đạo đức, thánh thiện hăng say với việc truyền giáo. Chúng ta thấy nhiều nước trên thế giới ngày nay ơn gọi bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt các nước Âu Châu, Mỹ La Tinh và các nước thuộc thế giới thứ ba, một số nước Đông Nam Á, Châu Phi cũng thiếu hụt ơn gọi nghiêm trọng, riêng tại Việt Nam ơn gọi còn đang nhiều, tuy nhiên vài năm gần đây ơn gọi ít hơn vì ngươi ta có khuynh hướng cho con mình đi làm ăn kiếm tiền, làm giầu kinh tế, do đó, ơn gọi bị giảm sút…Đây là thách đố lớn đối với Giáo Hội đứng trước viễn cảnh lúa chín đầy đồng như Chúa Giêsu gợi ý…
Thế giới hôm nay, nhiều nơi vẫn còn thiếu thơ gặt, thiếu các nhà truyền giáo nhiệt thành, quảng đại, không sợ gian lao, thử thách , biết dấn thân mạnh mẽ cho công việc loan báo Tin Mừng cứu độ. Chúa Giêsu đã từng nói “ Nay Ta sai các con đi như chiên con đi giữa sói rừng “ ( Lc 10,3 ). Chúa Giêsu nói điều đó để cảnh tỉnh các môn đệ rằng ra đi truyền giáo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào gió cũng lặng, sóng cũng im vì truyền giáo chắc chắn sẽ gặp khó khăn, thử thách, gian nan, đòi hỏi các môn đệ phải can đảm, dấn thân, chấp nhận mọi rủi ro miễn làm sao Danh của Chúa được cả sáng !
Chúa Giêsu đã làm gương cho mọi Kitô hữu, cho Giáo Hội về sự ra đi rao giảng của Người. Cuộc đời của Chúa là một cuộc lên đường không mệt mỏi, một sự ra đi không ngừng. Người đã bị Pharisêu, Kinh sư, Biệt phái, Đầu mục chống đối, ám hại, nhưng Người vẫn một mực trung tín, quảng đại, can đảm, hy sinh rao giảng Nước Trời. Do đó, những môn đệ của Chúa cũng được mời gọi dấn thân loan báo Tin Mừng dẫu biết mình có thể gặp bất trắc, khó khăn, nguy hiểm. Phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa bằng sự can đảm, quảng đại, cầu nguyện là căn tính của người môn đệ Chúa. Thánh Phaolô đã quả quyết :” Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng “ ( 1 Co 9, 16 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con sẵn sàng thực thi lệnh truyền của Chúa và mau mắn dấn thân rao giảng ơn cứu độ của Chúa để nhiều người sớm nhận ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bản chất của Giáo Hội là gì ?
2.Chúa Giêsu khi sai các môn đệ đi rao giảng, đã ra chỉ thị gì cho các ông ?
3.Tại sao Chúa Giêsu lại không cho các môn đệ đưa bất cứ thứ gì khi đi truyền giáo ?
4.Tại sao các môn đệ phải thanh thoát ?
Lc 10,1-12.17-20
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Trước lúc về Trời, Đức Giêsu phục sinh đã truyền lệnh cho các môn đệ :” Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng, ai tin thì các con hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “.
Hôm nay, Đức Giêsu chỉ thị cho các môn đệ khi đi rao giảng :” Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép “. Chúa muốn các môn đệ lên đường nhẹ nhàng thanh thoát. Bởi vì :” Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít “. Thợ gặt nghĩa là các môn đệ ra đi truyền giáo phải để lòng thanh thản, càng tự do, không bám víu lấy lương thực, của cải, sứ vụ loan truyền sẽ tốt hơn, sẽ đạt được kết quả hơn. Ra đi các môn đệ có thể gặp bất trắc, khó khăn, thử thách, gian nan, những như thế các ông sẽ luôn đặt niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Đức Giêsu muốn các môn đệ, các tông đồ chuyên tâm loan báo Tin Mừng, còn những việc khác như cơm, bánh, gạo tiền vv…hãy cậy dựa vào uy quyền của Thiên Chúa và lòng bác ái, lòng tốt của người khác…
Thực tế, lời truyền và chỉ thị của Đức Giêsu vẫn luôn có giá trị, vẫn luôn vang dội trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nhân loại vẫn chưa được nhiều người biết Chúa, tin nhận Chúa, vì trên thế giới có hơn 1/ 7 tỷ người tin nhận Chúa mà thôi. Cánh đồng lúa mênh mông, luôn rất cần nhiều thợ lành nghề để loan truyền ơn cứu độ của Chúa. Thật vậy, từ xưa đến nay theo lệnh truyền và chỉ thị của Chúa đã có biết bao nhiêu sứ giả Tin Mừng, biết bao nhiêu các Đấng các Bậc, các Linh mục, Phó tế, các Nữ tu, các Thiện nguyện viên đã hy sinh,can đảm, ra đi làm chứng cho Chúa, nên Giáo Hội càng lúc càng phát triển mạnh mẽ.
Giáo Hội của Chúa luôn cần những nhà truyền giáo tốt, nhiệt thành, những vị mục tử đạo đức, thánh thiện hăng say với việc truyền giáo. Chúng ta thấy nhiều nước trên thế giới ngày nay ơn gọi bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt các nước Âu Châu, Mỹ La Tinh và các nước thuộc thế giới thứ ba, một số nước Đông Nam Á, Châu Phi cũng thiếu hụt ơn gọi nghiêm trọng, riêng tại Việt Nam ơn gọi còn đang nhiều, tuy nhiên vài năm gần đây ơn gọi ít hơn vì ngươi ta có khuynh hướng cho con mình đi làm ăn kiếm tiền, làm giầu kinh tế, do đó, ơn gọi bị giảm sút…Đây là thách đố lớn đối với Giáo Hội đứng trước viễn cảnh lúa chín đầy đồng như Chúa Giêsu gợi ý…
Thế giới hôm nay, nhiều nơi vẫn còn thiếu thơ gặt, thiếu các nhà truyền giáo nhiệt thành, quảng đại, không sợ gian lao, thử thách , biết dấn thân mạnh mẽ cho công việc loan báo Tin Mừng cứu độ. Chúa Giêsu đã từng nói “ Nay Ta sai các con đi như chiên con đi giữa sói rừng “ ( Lc 10,3 ). Chúa Giêsu nói điều đó để cảnh tỉnh các môn đệ rằng ra đi truyền giáo không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, không phải lúc nào gió cũng lặng, sóng cũng im vì truyền giáo chắc chắn sẽ gặp khó khăn, thử thách, gian nan, đòi hỏi các môn đệ phải can đảm, dấn thân, chấp nhận mọi rủi ro miễn làm sao Danh của Chúa được cả sáng !
Chúa Giêsu đã làm gương cho mọi Kitô hữu, cho Giáo Hội về sự ra đi rao giảng của Người. Cuộc đời của Chúa là một cuộc lên đường không mệt mỏi, một sự ra đi không ngừng. Người đã bị Pharisêu, Kinh sư, Biệt phái, Đầu mục chống đối, ám hại, nhưng Người vẫn một mực trung tín, quảng đại, can đảm, hy sinh rao giảng Nước Trời. Do đó, những môn đệ của Chúa cũng được mời gọi dấn thân loan báo Tin Mừng dẫu biết mình có thể gặp bất trắc, khó khăn, nguy hiểm. Phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa bằng sự can đảm, quảng đại, cầu nguyện là căn tính của người môn đệ Chúa. Thánh Phaolô đã quả quyết :” Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng “ ( 1 Co 9, 16 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con sẵn sàng thực thi lệnh truyền của Chúa và mau mắn dấn thân rao giảng ơn cứu độ của Chúa để nhiều người sớm nhận ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bản chất của Giáo Hội là gì ?
2.Chúa Giêsu khi sai các môn đệ đi rao giảng, đã ra chỉ thị gì cho các ông ?
3.Tại sao Chúa Giêsu lại không cho các môn đệ đưa bất cứ thứ gì khi đi truyền giáo ?
4.Tại sao các môn đệ phải thanh thoát ?
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 01/07/2019
22. Người kiêu ngạo vô đức nhưng thấy mình có đức; người kiêu ngạo làm việc ác lớn, nhưng thấy mình không ác.
(Thánh Basil)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:18 01/07/2019
60. TỂ DƯ GƯỢNG GẠO TRANH CẢI
Khổng tử trách mắng Tể Dư ngủ ban ngày mà làm biếng tỉnh dậy, nên gọi ông ta là “gỗ mục phân đất” (nghĩa là đồ vứt đi).
Tể Dư gượng gạo cải lại:
- “Con cần phải đi gặp Châu công trong giấc mộng, tại sao lại trách tôi chứ ?”
Khổng tử nói:
- “Ban ngày, lẽ nào là lúc mộng thấy Châu công ?”
Tể Dư trả lời:
- “Châu công là người không dám đến ban đêm”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 60:
Cái giấc mộng không phải ai cũng có và cũng không phải ai muốn mơ muốn mộng là được đâu, cho nên chỉ là nói láo khi muốn đi gặp Châu công trong giấc ngủ...trưa.
Châu công thì không có trong giấc mộng trưa của Tể Dư, nhưng mỗi buổi tối vào nằm mộng trong cà phê ôm, phòng hát karaôkê, nhậu gác tay.v.v...thì chắc chắn là sẽ có ma có quỷ, ma quỷ thì cũng như Châu công không dám đến ban ngày nhưng thường hiện hình ban đêm nơi bóng tối đèn mờ, nó hiện hình ra cô vũ nữ phấn son xanh đỏ, cử chỉ khêu gợi, lời nói ngọt ngào, ma quỷ cũng hiện ra nơi những ly rượu đỏ trắng, nơi ly bia sủi bọt, nó cũng hiện ra nơi mấy đồng tiền xanh đỏ dễ thương làm cho con cái nói dối cha mẹ để đi hát karaôkê, chồng dối vợ để đi nhậu gát tay, người yêu dối người yêu để đi uống cà phê ôm với mấy em tiếp viên.v.v...
Giấc mộng trưa tuy có nhưng rất hiếm, ma quỷ cũng có xuất hiện ban ngày nhưng cũng không dám làm mạnh, chỉ có bóng đêm và bóng tối mờ mờ ảo ảo nó mới tung hoành ngang dọc...
Người Ki-tô hữu thì biết rất rõ: ánh sáng là đường để đi lên thiên đàng, bóng tối là con đường dẫn đến hoả ngục, vậy tôi phải chọn con đường nào để có thể thực hiện giấc mộng đẹp là gặp được Đức Chúa Giê-su ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Khổng tử trách mắng Tể Dư ngủ ban ngày mà làm biếng tỉnh dậy, nên gọi ông ta là “gỗ mục phân đất” (nghĩa là đồ vứt đi).
Tể Dư gượng gạo cải lại:
- “Con cần phải đi gặp Châu công trong giấc mộng, tại sao lại trách tôi chứ ?”
Khổng tử nói:
- “Ban ngày, lẽ nào là lúc mộng thấy Châu công ?”
Tể Dư trả lời:
- “Châu công là người không dám đến ban đêm”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 60:
Cái giấc mộng không phải ai cũng có và cũng không phải ai muốn mơ muốn mộng là được đâu, cho nên chỉ là nói láo khi muốn đi gặp Châu công trong giấc ngủ...trưa.
Châu công thì không có trong giấc mộng trưa của Tể Dư, nhưng mỗi buổi tối vào nằm mộng trong cà phê ôm, phòng hát karaôkê, nhậu gác tay.v.v...thì chắc chắn là sẽ có ma có quỷ, ma quỷ thì cũng như Châu công không dám đến ban ngày nhưng thường hiện hình ban đêm nơi bóng tối đèn mờ, nó hiện hình ra cô vũ nữ phấn son xanh đỏ, cử chỉ khêu gợi, lời nói ngọt ngào, ma quỷ cũng hiện ra nơi những ly rượu đỏ trắng, nơi ly bia sủi bọt, nó cũng hiện ra nơi mấy đồng tiền xanh đỏ dễ thương làm cho con cái nói dối cha mẹ để đi hát karaôkê, chồng dối vợ để đi nhậu gát tay, người yêu dối người yêu để đi uống cà phê ôm với mấy em tiếp viên.v.v...
Giấc mộng trưa tuy có nhưng rất hiếm, ma quỷ cũng có xuất hiện ban ngày nhưng cũng không dám làm mạnh, chỉ có bóng đêm và bóng tối mờ mờ ảo ảo nó mới tung hoành ngang dọc...
Người Ki-tô hữu thì biết rất rõ: ánh sáng là đường để đi lên thiên đàng, bóng tối là con đường dẫn đến hoả ngục, vậy tôi phải chọn con đường nào để có thể thực hiện giấc mộng đẹp là gặp được Đức Chúa Giê-su ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y John Newman sẽ được tuyên thánh vào ngày 13 tháng Mười tới đây
Đặng Tự Do
16:20 01/07/2019
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh ngày 1 tháng Bẩy cho biết như sau:
Lúc 10 giờ sáng thứ Hai 01 tháng Bẩy, trong buổi đọc kinh giờ Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị Hồng Y tại sảnh đường Clementine trong dinh Tông Tòa về việc tuyên thánh cho các Chân Phước sau.
Chân Phước John Henry Newman, Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo, đấng sáng lập dòng thuyết giảng thánh Philiphê Neri tại Anh.
Chân phước Giuseppina Vannini, (nhủ danh Giuditta Adelaide Agata), đấng sáng lập dòng Nữ tử thánh Camillo.
Chân phước Maria Teresa Chiramel Mankidiyan, đấng sáng lập dòng nữ tu Thánh Gia.
Chân phước Dulce Lopes Pontes (nhũ danh Maria Rita), thuộc dòng Nữ Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội Mẹ Thiên Chúa.
Chân phước Marguerite Bays, trinh nữ, dòng Ba thánh Phanxicô Assisi.
Trong Công Nghị này, Đức Thánh Cha đã truyền ghi tên các Chân Phước nêu trên vào sổ bộ các Thánh vào ngày 13 tháng Mười tới đây.
Trước đó, hôm thứ Tư 13 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn sắc lệnh công nhận phép lạ do lời cầu bầu của Đức Hồng Y John Henry Newman. Biến cố này dọn đường cho việc nâng vị Chân Phước Hồng Y lên hàng Hiển thánh.
Nói cách khác, Đức Hồng Y John Henry Newman sẽ là một vị thánh mới cho nước Anh kể từ khi Thánh John Ogilvie được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tuyên thánh vào năm 1976.
Đức Hồng Y Newman, sinh vào năm 1801, đã được Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI tuyên Chân Phước vào năm 2010. Ngài vốn là một linh mục Anh giáo, đã thành lập Hiệp hội sống tinh thần Chúa Kitô tại Đại học Oxford, và sau này Ngài đã tuyên xưng Đức tin Công Giáo và hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo vào năm 1845.
Chân Phước John Henry Newman là một trong những người cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo rất nổi bật vào thế kỷ 19.
Ngài đã là một nhà thần học Anh giáo nổi tiếng và có thế giá trước khi quyết định thành lập Phong trào Oxford để đưa Anh Giáo về với nguồn gốc Công Giáo của mình. Chính ngài cũng đã cải đạo sang Công Giáo vào năm 1845 ở tuổi 44. Việc cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo của ngài làm nhiều người bàng hoàng. Ngài mất đi rất nhiều bạn và người chị gái của ngài từ đó cho đến chết đã không nhìn mặt ngài nữa.
Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 đã tấn phong Hồng Y cho linh mục Newman vào ngày 12/5/1879, mặc dù ngài không phải là một giám mục và không bao giờ trở thành giám mục. Theo như thông lệ, một vị không phải là giám mục sẽ được tấn phong giám mục trước khi được phong Hồng Y. Nhưng theo thỉnh cầu của ngài, ngài không muốn được tấn phong giám mục.
Ngài qua đời ở tuổi 89. Trong lễ an táng của ngài, hơn 15,000 người đã xếp hàng dài trên đường phố để tiễn đưa ngài đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Các tác phẩm phong phú của ngài đã khiến nhiều người kêu gọi các vị Giáo Hoàng tuyên bố ngài là một Tiến sĩ Hội Thánh.
Hồ sơ phong thánh cho ngài được bắt đầu vào năm 1958 và ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô tuyên dương là vị Tôi tớ Chúa vào năm 1991 sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của ngài.
Hai phép lạ của Đức Hồng Y John Henry Newman
Tháng 12 năm ngoái 2108, Tổng Giáo Phận Chicago và Bộ Tuyên Thánh đã công nhận định một phép lạ do lời cầu bầu của Chân Phước Hồng Y John Henry Newman. Biến cố này dọn đường cho việc tuyên thánh dành cho ngài như vừa xảy ra trong Công Nghị ngày 1 tháng Bẩy.
Phép lạ được công nhận liên quan đến một phụ nữ trẻ vừa tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa tại Chicago và vừa kết hôn trong một cuộc hôn nhân thật mỹ mãn với người mà cô rất thương mến. Trước viễn ảnh của một sự nghiệp tươi sáng, và một mái gia đình hạnh phúc, năm 2013, cô rơi vào một tình cảnh đáng âu lo khi bác sĩ báo cho cô biết cái thai của cô có vấn đề rất nghiêm trọng đến tính mạng.
Cô và gia đình chạy đến kêu cầu cùng Chân Phước Hồng Y Newman. Sau những lời cầu xin thật sốt sắng của cô và gia đình, các bác sĩ đang điều trị cho cô nhận thấy cô hoàn toàn hồi phục và báo cáo rằng họ không có lời giải thích nào về mặt y khoa trước sự phục hồi đột ngột và kỳ diệu của cô.
Đức Cha Philip Egan, Giám Mục Portsmouth hân hoan loan báo tin này và bày tỏ niềm tin của ngài rằng “Chân Phước Newman sẽ được tuyên thánh chậm lắm là vào cuối năm tới vì tất cả mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp.”
Năm 2010, sau khi Bộ Tuyên Thánh công nhận phép lạ thứ nhất của ngài chữa lành cho phó tế Jack Sullivan, một người Mỹ, bị liệt cột sống, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Newman ở Birmingham.
Source:Holy See Press OfficeOrdinary Public Consistory for the Vote on Causes of Canonization, 01.07.2019
Lúc 10 giờ sáng thứ Hai 01 tháng Bẩy, trong buổi đọc kinh giờ Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị Hồng Y tại sảnh đường Clementine trong dinh Tông Tòa về việc tuyên thánh cho các Chân Phước sau.
Chân Phước John Henry Newman, Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo, đấng sáng lập dòng thuyết giảng thánh Philiphê Neri tại Anh.
Chân phước Giuseppina Vannini, (nhủ danh Giuditta Adelaide Agata), đấng sáng lập dòng Nữ tử thánh Camillo.
Chân phước Maria Teresa Chiramel Mankidiyan, đấng sáng lập dòng nữ tu Thánh Gia.
Chân phước Dulce Lopes Pontes (nhũ danh Maria Rita), thuộc dòng Nữ Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội Mẹ Thiên Chúa.
Chân phước Marguerite Bays, trinh nữ, dòng Ba thánh Phanxicô Assisi.
Trong Công Nghị này, Đức Thánh Cha đã truyền ghi tên các Chân Phước nêu trên vào sổ bộ các Thánh vào ngày 13 tháng Mười tới đây.
Trước đó, hôm thứ Tư 13 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn sắc lệnh công nhận phép lạ do lời cầu bầu của Đức Hồng Y John Henry Newman. Biến cố này dọn đường cho việc nâng vị Chân Phước Hồng Y lên hàng Hiển thánh.
Nói cách khác, Đức Hồng Y John Henry Newman sẽ là một vị thánh mới cho nước Anh kể từ khi Thánh John Ogilvie được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục tuyên thánh vào năm 1976.
Đức Hồng Y Newman, sinh vào năm 1801, đã được Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI tuyên Chân Phước vào năm 2010. Ngài vốn là một linh mục Anh giáo, đã thành lập Hiệp hội sống tinh thần Chúa Kitô tại Đại học Oxford, và sau này Ngài đã tuyên xưng Đức tin Công Giáo và hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo vào năm 1845.
Chân Phước John Henry Newman là một trong những người cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo rất nổi bật vào thế kỷ 19.
Ngài đã là một nhà thần học Anh giáo nổi tiếng và có thế giá trước khi quyết định thành lập Phong trào Oxford để đưa Anh Giáo về với nguồn gốc Công Giáo của mình. Chính ngài cũng đã cải đạo sang Công Giáo vào năm 1845 ở tuổi 44. Việc cải đạo từ Anh Giáo sang Công Giáo của ngài làm nhiều người bàng hoàng. Ngài mất đi rất nhiều bạn và người chị gái của ngài từ đó cho đến chết đã không nhìn mặt ngài nữa.
Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 đã tấn phong Hồng Y cho linh mục Newman vào ngày 12/5/1879, mặc dù ngài không phải là một giám mục và không bao giờ trở thành giám mục. Theo như thông lệ, một vị không phải là giám mục sẽ được tấn phong giám mục trước khi được phong Hồng Y. Nhưng theo thỉnh cầu của ngài, ngài không muốn được tấn phong giám mục.
Ngài qua đời ở tuổi 89. Trong lễ an táng của ngài, hơn 15,000 người đã xếp hàng dài trên đường phố để tiễn đưa ngài đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Các tác phẩm phong phú của ngài đã khiến nhiều người kêu gọi các vị Giáo Hoàng tuyên bố ngài là một Tiến sĩ Hội Thánh.
Hồ sơ phong thánh cho ngài được bắt đầu vào năm 1958 và ngài được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô tuyên dương là vị Tôi tớ Chúa vào năm 1991 sau khi nhìn nhận các nhân đức anh hùng của ngài.
Hai phép lạ của Đức Hồng Y John Henry Newman
Tháng 12 năm ngoái 2108, Tổng Giáo Phận Chicago và Bộ Tuyên Thánh đã công nhận định một phép lạ do lời cầu bầu của Chân Phước Hồng Y John Henry Newman. Biến cố này dọn đường cho việc tuyên thánh dành cho ngài như vừa xảy ra trong Công Nghị ngày 1 tháng Bẩy.
Phép lạ được công nhận liên quan đến một phụ nữ trẻ vừa tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa tại Chicago và vừa kết hôn trong một cuộc hôn nhân thật mỹ mãn với người mà cô rất thương mến. Trước viễn ảnh của một sự nghiệp tươi sáng, và một mái gia đình hạnh phúc, năm 2013, cô rơi vào một tình cảnh đáng âu lo khi bác sĩ báo cho cô biết cái thai của cô có vấn đề rất nghiêm trọng đến tính mạng.
Cô và gia đình chạy đến kêu cầu cùng Chân Phước Hồng Y Newman. Sau những lời cầu xin thật sốt sắng của cô và gia đình, các bác sĩ đang điều trị cho cô nhận thấy cô hoàn toàn hồi phục và báo cáo rằng họ không có lời giải thích nào về mặt y khoa trước sự phục hồi đột ngột và kỳ diệu của cô.
Đức Cha Philip Egan, Giám Mục Portsmouth hân hoan loan báo tin này và bày tỏ niềm tin của ngài rằng “Chân Phước Newman sẽ được tuyên thánh chậm lắm là vào cuối năm tới vì tất cả mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp.”
Năm 2010, sau khi Bộ Tuyên Thánh công nhận phép lạ thứ nhất của ngài chữa lành cho phó tế Jack Sullivan, một người Mỹ, bị liệt cột sống, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Newman ở Birmingham.
Source:Holy See Press Office
Vatican khẳng định: Các linh mục không được tiết lộ ấn tín Tòa Giải Tội trong bất kỳ tình huống nào
Đặng Tự Do
16:46 01/07/2019
Vatican đã tuyên bố rằng các linh mục không bao giờ có thể được tiết lộ những gì các ngài nghe được trong tòa giải tội.
Phản ứng với các đề xuất pháp lý yêu cầu các linh mục báo cáo về các lạm dụng tình dục nghe được trong tòa giải tội, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại lạm dụng, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật [trong tòa giải tội] không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Source:Catholic World NewsNo compromise on confessional seal, Vatican declares
Phản ứng với các đề xuất pháp lý yêu cầu các linh mục báo cáo về các lạm dụng tình dục nghe được trong tòa giải tội, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại lạm dụng, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.
Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”
Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật [trong tòa giải tội] không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.
Source:Catholic World News
Gợi Ý gây tranh cãi nhất trong Tài Liệu Thượng HĐGM về Vùng Amazon: phong chức linh mục cho người có vợ
Vũ Văn An
18:51 01/07/2019
Như đã tường trình, phần cuối cùng Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon bàn về những vấn đề mục vụ thực tiễn cho vùng này. Trong những Gợi Ý của phần này, người ta lưu ý tới một vấn đề từng được thảo luận rộng dài trong Giáo Hội mấy năm qua, nhất là từ thời giáo hoàng của Đức Phanxicô: vấn đề phong chức linh mục cho những viri probati (những người đàn ông có vợ nhưng sống 1 cuộc sống xứng đáng).
Đã có nhiều nhận định xoay quanh Gợi Ý trên của Tài Liệu. Trước khi tường trình một số nhận định ấy, chúng tôi xin trích đăng nguyên văn Gợi Ý của chính Tài Liệu Làm Việc:
I.Từ Tài liệu Làm việc
Chương III: Cử hành đức tin, một phụng vụ hội nhập văn hóa
“Việc truyền giảng Tin Mừng trong niềm vui trở thành vẻ đẹp trong phụng vụ, như một phần trong quan tâm hàng ngày của chúng ta muốn truyền bá sự tốt lành” (Evangelii Gaudium, 24)
124. Hiến chế Sacrosanctum Concilium (37-40, 65, 77, 81) đề nghị rằng phụng vụ nên được hội nhập văn hóa nơi các dân tộc bản địa. Tính đa dạng văn hóa chắc chắn không đe dọa tính hợp nhất của Giáo Hội; đúng hơn, Giáo Hội phát biểu tính Công Giáo chân thực của mình bằng cách trưng bày “vẻ đẹp trên khuôn mặt đa dạng của mình” (Evangelii Gaudium 116). Đó là lý do tại sao “chúng ta phải bạo dạn đủ để khám phá ra các dấu chỉ mới và các biểu tượng mới, các xương thịt mới để hiện thân và thông truyền lời Chúa, và các hình thức khác của vẻ đẹp vốn được trân qúy trong các khung cảnh văn hóa khác...” (Evangelii Gaudium 167). Không có sự hội nhập văn hóa này, phụng vụ có thể bị giản lược thành “món đồ ở viện bảo tàng” hay “tài sản của một ít người ưu tuyển” (Evangelii Gaudium 95).
125. Việc cử hành đức tin phải được tiến hành một cách hội nhập văn hóa để nó trở thành một biểu thức cho kinh nghiệm tôn giáo của riêng người ta và trở thành sợi dây hiệp thông trong cộng đoàn cử hành. Một nền phụng vụ hội nhập văn hóa cũng sẽ là một bảng thăm dò đối với các tranh đấu và hoài vọng của các cộng đồng và là một lực đẩy có tính biến đổi hướng tới một “lãnh thổ không có sự ác”.
Các Gợi Ý
126. Nên lưu ý các điều sau đây:
a) Một diễn trình biện phân là điều cần thiết liên quan đến các nghi lễ, biểu tượng, và phong thái cử hành các nền văn hóa bản địa khi tiếp xúc với thiên nhiên, những điều cần được tích nhập vào các nghi thức phụng vụ và bí tích. Điều cần là chú ý để nắm bắt ý nghĩa đích thực của các biểu tượng, một ý nghĩa vượt lên trên thẩm mỹ và văn hóa dân gian, đặc biệt trong bí tích khai tâm Kitô Giáo và Hôn Phối. Có gợi ý cho rằng các cử hành nên có tính lễ hội, với âm nhạc và điệu múa của riêng họ, sử dụng ngôn ngữ và trang phục bản địa, trong hiệp thông với thiên nhiên và cộng đồng. Một phụng vụ biết đáp ứng nần văn hóa riêng của họ để trở thành nguồn cội và đỉnh cao đời sống Kitô hữu của họ (xem Sacrosanctum Concilium 10) và liên kết với các tranh đấu, đau khổ và niềm vui của họ.
b) Các bí tích nên là nguồn sống và thuốc chữa ai cũng với tới được (xem Evangelii Gaudium 47), nhất là người nghèo (xem Evangelii Gaudium 200). Chúng ta được yêu cầu vượt quá các cứng ngắc về kỷ luật vốn có tính loại trừ và tha hóa, và thực hành một nhậy cảm mục vụ biết đồng hành và tích nhập (Amoris Laetitia 297, 312).
c) Các cộng đồng thấy khó có thể cử hành bí tích Thánh Thể vì thiếu linh mục. “Giáo Hội rút tỉa sự sống của mình từ Thánh Thể” và Thánh Thể xây dựng Giáo Hội. Do đó, thay vì để các cộng đồng không có Thánh Thể, cần phải có sự thay đổi trong các tiêu chuẩn lựa chọn và chuẩn bị các thừa tác viên được phép cử hành bí tích Thánh Thể.
d) Phù hợp với việc “tản quyền lành mạnh” trong Giáo Hội (Evangelii Gaudium 16), các cộng đồng yêu cầu các Hội Đồng Giám Mục thích ứng các nghi thức của bí tích Thánh Thể theo nền văn hóa của họ.
e) Các cộng đồng yêu cầu đánh giá cao hơn, đồng hành và cổ vũ lòng đạo đức mà người nghèo và những người đơn sơ vốn dùng để phát biểu đức tin của họ qua hình ảnh, biểu tượng, truyền thống, nghi lễ và các á bí tích khác. Tất cả các điều này diễn ra nhờ các hiệp hội của cộng đồng biết tổ chức các biến cố như cầu nguyện, hành hương, thăm viếng các đền thánh, và rước kiệu cũng như các lễ hội cử hành thánh quan thầy. Đây là bằng chứng của túi khôn và nền linh đạo từng tạo nên một nguồn cứ liệu thần học (theological locus) thực sự có tiềm năng truyền giảng Tin Mừng (xem Evangelii Gaudium 122-126).
Chương IV: Tổ chức các cộng đồng
...................................
Các khoảng cách địa dư và mục vụ
128. Ngoài tính đa nguyên văn hóa tại Amazon, các khoảng cách cũng tạo ra một thách thức mục vụ nghiêm trọng không thể giải quyết bằng các phương thế máy móc và kỹ thuật mà thôi. Các khoảng cách địa dư làm xuất hiện cả các khoảng cách văn hóa và mục vụ nữa; thành thử “thừa tác mục vụ thăm viếng” cần nhường bước cho “thừa tác mục vụ hiện diện”. Điều này đòi giáo hội địa phương tái cấu hình mọi chiều kích của nó: các thừa tác vụ, các bí tích, thần học và các dịch vụ xã hội.
Các Gợi Ý
129. Các gợi ý sau đây từ các cộng đồng gợi nhớ các khía cạnh của Giáo Hội sơ khai khi đáp ứng các nhu cầu của mình bằng cách tạo ra các thừa tác vụ thích đáng (Cv 6:1-7; 1 Tm 3:1-13):
a) Các thừa tác vụ mới để đáp ứng hữu hiệu hơn các nhu cầu của các dân tộc vùng Amazon:
1. Cổ vũ các ơn gọi nơi các đàn ông và đàn bà bản địa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc mục vụ và bí tích. Việc đóng góp chủ yếu của họ nằm trong phong trào hướng tới một việc truyền giảng Tin Mừng chân chính theo quan điểm bản địa phù hợp với các thói quen và phong tục của họ. Đây sẽ là việc người bản địa truyền giảng cho người bản địa theo một nhận thức sâu sắc nền văn hóa và ngôn ngữ của họ, có khả năng thông đạt sứ điệp Tin Mừng bằng sức mạnh và sự hữu hiệu của những người có chung một bối cảnh văn hóa với họ. Điều cần là chuyển dịch từ một “Giáo Hội thăm viếng” sang một “Giáo Hội hiện diện”, một Giáo Hội biết đồng hành và hiện diện qua các thừa tác viên xuất phát từ chính các cộng đồng của họ.
2. Trong khi quả quyết rằng sống độc thân là một hồng phúc đối với Giáo Hội, có yêu cầu cho rằng, đối với các khu vực xa xôi hẻo lánh nhất trong vùng, nên nghiên cứu khả thể truyền chức linh mục cho các người cao niên, ưu tiên là người bản địa, được cộng đồng của họ kính trọng và chấp nhận, dù họ đang có một gia đình vững ổn, để bào đảm có sẵn các bí tích để đồng hành và nâng đỡ đời sống Kitô hữu.
..................................
II. Các nhận định
Dù việc phong chức linh mục cho các viri probati đã được nhiều lần nêu ra và thảo luận rộng rãi, thiển nghĩ cũng nên hiểu ý nghĩa của gợi ý này trong Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng về vùng Amazon.
Ba điểm đặc thù của Gợi Ý
Ở đây, John Allen (https://cruxnow.com/news-analysis/2019/06/18/understanding-the-debate-over-married-priests-at-the-amazon-synod/) cho rằng có ba điều thiết ý cần lưu ý:
Thứ nhất cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng Amazon không phải về việc liệu Giáo Hội Công Giáo có nên có các linh mục có vợ hay không. Vì Giáo Hội Công Giáo vốn đã có các vị như thế này rồi. Hai mươi ba Giáo Hội Đông phương hiệp thông với Rôma vốn có các linh mục có vợ và tại một số Giáo Hội Tây Phương vẫn có các cựu mục sư Thệ Phản trở lại Công Giáo và được tiếp tục cuộc sống có vợ trong tư cách linh mục Công Giáo.
Thứ hai, cuộc thảo luận lần này rất khác với cuộc thảo luận về các linh mục có vợ tại Hoa Kỳ hay Tây Âu vì nó không có tính ý thức hệ. Ở Tây Phương, các người Công Giáo cấp tiến gây áp lực để có hàng giáo sĩ có vợ dựa trên cơ sở cho rằng sống độc thân là điều không tự nhiên và nuôi dưỡng các trục trặc tính dục, thậm chí còn liên kết nó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
Các nhà tranh đấu ấy đôi khi cũng cho rằng vì tạo ra một đẳng cấp những người đàn ông không lập gia đình, việc sống độc thân đã góp phần vào chủ nghĩa giáo sĩ trị, ưu quyền, và sống xa lìa các cuộc tranh đấu của các gia đình bình thường và rất nhiều biểu hiện bệnh hoạn khác.
Ở Amazon, thuần túy chỉ vì nạn thiếu linh mục, nên tín hữu “đói” Thánh Thể mà Thánh Thể vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Nhưng tỷ lệ linh mục/giáo dân rất khác nhau trong Giáo Hội: ở Hoa Kỳ chẳng hạn 1 linh mục trông coi 1,300 giáo dân; ở Châu Mỹ La Tinh, tỷ lệ ấy là 1 trên 7,000,; ở vùng hạ Sahara, 1 trên 5,300; ở vùng Caribbean, 1 trên 8,300; riêng ở vùng Amazon, tỷ lệ ấy có khi lên đến 1 trên 16,000 hay 17,000.
Thành thử đối với các Giám Mục của vùng này, vấn đề phong chức cho các viri probati không hề là vấn đề cánh tả/cánh hữu vì nhiều vị Giám Mục này là những vị đứng hàng đầu về bảo thủ thần học và chính trị.
Thứ ba, cuộc tranh luận lần này cũng vẫn chỉ là một cuộc tranh luận không hơn không kém. Không hề có kết luận dọn sẵn rằng gợi ý viri probati sẽ được đa số ủng hộ. Vả lại, Thượng Hội Đồng Giám Mục chỉ là một định chế tư vấn và Đức Giáo Hoàng có toàn quyền muốn sử dụng công trình của nó thế nào tùy ý, tuy ngài hết sức lắng nghe.
John Allen cho rằng đây không phải là lần đầu vấn đề này được đem ra thảo luận. Nó vốn đã được nêu lên trong rất nhiều Thượng Hội Đồng, dù không được ghi trong nghị trình chính thức như lần này.
Tạo tiền lệ?
Nói thế rồi, John Allen cho rằng dù việc cho phép các viri probati chịu chức linh mục chỉ giới hạn vào 1 vùng địa dư nào đó, nó cũng đã tạo ra một tiền lệ và chẳng bao lâu sau các nhà tranh đấu tại các nơi khác bắt đầu yêu cầu được hưởng cùng một đặc ân.
Nhận định ấy cũng đã được George Weigel (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2019/01/nothing-about-us-without-us) từ đầu năm nay nói tới. Weigel cho rằng theo Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng tường trình viên của Thượng Hội Đồng Amazon, gợi ý này chỉ hạn chế đối với vùng Amazon mà thôi. Nhưng gợi ý này nếu thành sự hoàn toàn thì chắc chắn sẽ trở thành một tiền lệ và các giáo phận tại các nơi khác sẽ dựa vào tiền lệ này, để trình bầy các lý do khẩn cấp khác hòng yêu cầu được phong chức cho các viri probati của riêng họ. Dần dần luật độc thân của linh mục sẽ không còn.
Weigel cho rằng lo ngại của ông có cơ sở. Vì trong một cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, nhấn mạnh rằng Thượng Hội Đồng Amazon không chỉ thảo luận các vấn đề môi trường mà thôi, nhưng sẽ còn thảo luận “các chủ đề Giáo Hội nữa” và sẽ làm thế một cách khiến Amazon trở thành “một mô hình cho toàn thế giới”. Ông tin chắc việc phong chức linh mục cho các viri probati của vùng Amazon sẽ có nhiều hậu quả lớn cho toàn thể Giáo Hội.
Lo ngại của Allen và Weigel càng có cơ sở hơn khi ta nhớ lại sự kiện: trên đường từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Panama trở lại Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói với các nhà báo trên chuyến bay rằng dù ngài tin luật độc thân linh mục “là một hồng phúc đối với Giáo Hội” và ngài “không nhất trí” biến nó thành nhiệm ý, nhưng ý niệm phong chức cho các viri probati có thể được coi là một khả thể ở các khu vực thực sự có nhu cầu mục vụ. Lấy Các Đảo Thái Bình Dương làm thí dụ, Đức Phanxicô nói rằng “đó là một điều để suy nghĩ về việc khi nào có nhu cầu mục vụ”.
Trong cuộc họp báo để công bố Tài liệu Lam việc, Cha Miguel Yanez, giáo sư thần học luân lý người Á Căn Đình tại Đại Học Gregorian, đã trấn an mọi người khi nhấn mạnh rằng tại Thượng Hội Đồng, các giám mục có thể bác bỏ ý niệm này hoặc các ngài có thể đề nghị nó với Đức Giáo Hoàng; và Đức Giáo Hoàng có thể bác bỏ nó.
Tuy nhiên, Inés San Martín (https://cruxnow.com/church-in-europe/2019/06/05/cardinal-kasper-says-francis-will-allow-married-priests-if-bishops-request-it/) tường trình rằng theo Đức Hồng Y Walter Kasper, 1 lý thuyết gia rất thân cận của Đức Phanxicô, nếu các Giám Mục tham dự Thượng Hội Đồng Amazon yêu cầu việc phong chức cho các người đàn ông có gia đình, Đức Phanxicô sẽ chấp thuận.
Thành thử trấn an của Cha Yanez không đánh tan nghi ngại của những người như Sandro Magister (http://247.libero.it/bfocus/625807/0/the-amazon-train-has-pulled-out-next-stop-germany). Ông này nhắc lại lời của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Panama trở về Rôma một cách kỹ lưỡng hơn khi thêm “và nhiều nơi khác” vào danh sách những vùng xa xôi hẻo lánh cần có các linh mục viri probati, dù cho biết thêm: Đức Giáo Hoàng có nhắc đến chủ trương của Đức Cha Fritz Lobinger khuyên chỉ nên trao cho các linh mục loại này nhiệm vụ “thánh hóa” mà thôi, nghĩa là cử hành các bí tích chứ không có nhiệm vụ cai quản như đại đa số các linh mục hiện nay.
Sông Rhine chẩy vào Amazon?
Magister cho rằng đàng sau ý niệm phong chức cho các viri probati là một số lớn giáo phẩm Đức mà Đức Cha Lobinger là một và vị thứ hai là Đức Hồng Y Walter Kasper.
Về ảnh hưởng Đức tại Thượng Hội Đồng Amazon, Edward Pentin (http://www.ncregister.com/blog/edward-pentin/pre-amazonian-synod-study-meeting-held-in-rome) tường trình rằng ngày 25 tháng Sáu vừa qua, tại Vatican, có cuộc họp riêng của một số giáo phẩm để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Amazon. Dù cuộc họp này do Mạng Lưới Giáo Hội Toàn Vùng Amazon, tắt là REPAM, một mạng lưới do 9 Giáo Hội trong vùng lập ra, tổ chức nhưng có sự tham gia khá đông của các vị lãnh đạo Giáo Hội Đức hoặc gốc Đức, trong đó, có Đức Hồng Y Walter Kasper; Đức Cha Erwin Kräutler, người vốn ủng hộ việc truyền chức linh mục cho đàn ông có vợ và cho cả phụ nữ nữa và được Đức Giáo Hoàng cử làm chuyên viên cố vấn cho Thượng Hội Đồng Amazon (có người cho ngài góp phần soạn thảo Tài liệu Làm việc); Đức Cha Franz-Josef Overbeck, chủ tịch ủy ban Châu Mỹ Latinh của Hội Đồng Giám Mục Đức, từng giúp đỡ tài chánh cho các Giáo Hội Mỹ Latinh (tháng rồi, ngài cho rằng Thượng Hội Đồng sẽ dẫn Giáo Hội tới một “điểm không trở lại” và do đó, “không điều gì sẽ còn như trước đây”)
Pentin cho rằng không tham dự viên nào của cuộc họp nổi tiếng về phương diện giáo lý chính thống nhất là linh mục Hubert Wolf, một người từng được mệnh danh là “chống lại luật độc thân cả về lý thuyết lẫn thực hành”.
Pentin cho rằng có nghịch lý ở đây vì dù Tài liệu Làm việc hô hào phải lắng nghe Amazon, nhưng tiếng nói của Amazon khá yếu trong khi tiếng nói Đức và là Đức cấp tiến đang lấn lướt mọi tiếng nói khác. Người ta thoáng thấy bóng dáng của điều Đức Phanxicô vốn gọi là chủ nghĩa thực dân ý thức hệ: dùng viện trợ ép người ta theo ý thức hệ của mình. Pentin thì cho rằng Sông Rhine đang chẩy vào vùng Amazon, nói theo linh mục người Mỹ Ralph Witgen khi tường trình về Công đồng Vatican II với cuốn "The Rhine Flows into the Tiber” có ý nói đến ảnh hưởng Đức đối với Công đồng này.
Ưu tư này, theo Pentin, đã được Đức Hồng Y Gerhard Müller phát biểu như sau “chúng ta thấy rằng đây không phải là một ảnh hưởng tốt vì Giáo Hội đang xuống dốc tại Đức”.
Ngài nói thêm “Họ [các nhà lãnh đạo Giáo Hội Đức] không ý thức được các vấn đề có thực chất [trong Giáo Hội ngày nay] và họ nói đến nền luân lý tính dục, luật độc thân và linh mục phụ nữ, nhưng họ không nói gì tới Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, ơn thánh, các bí tích, và đức tin, đức cậy và đức mến, các nhân đức đối thần”.
Lạc giáo?
Đức Hồng Y Gerhard Müller không phải là vị giáo phẩm Đức cao cấp nhất của Giáo Hội lên tiếng lo âu. Một vị Hồng Y Đức khác, mạnh mẽ hơn, lên tiếng tố cáo các gợi ý của Tài Liệu Làm việc là lạc giáo. Đó là Đức Hồng Y Walter Brandmüller, một trong bốn vị Hồng Y “dubia” ngày nào và là nhà giáo sử học nổi danh.
Trên LifeSite News và Kath.net, Đức Hồng Y cho phổ biến bài viết của ngài tựa là “Một Phê phán đối với Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Amazon” trong đó, ngài nhấn mạnh “Cần phải quả quyết ngay bây giờ một cách nhất quyết rằng Tài liệu Làm việc mâu thuẫn với giáo huấn ràng buộc của Giáo Hội ở những điểm có tính quyết định và do đó phải được kể là lạc giáo”.
Ngài cho rằng việc tổ chức 1 Thượng Hội Đồng tại 1 vùng có số dân nhỏ nhoi, chỉ bằng nửa Mexico City, “khiến người ta hoài nghi các ý định đích thực” đứng đàng sau hội nghị này.
Ngài tra vấn tại sao gần 3 phần 4 chủ đề của Tài Liệu ít liên quan gì tới “các Tin Mừng và Giáo Hội”, toàn những “rất tích cực đánh giá các tôn giáo tự nhiên, gồm cả các thực hành chữa bệnh của người bản địa và những điều tương tự, thậm chí các thực hành huyền thọai tôn giáo và các hình thức thờ cúng”. Ngài cho rằng Giáo Hội đâu có chuyên môn gì để đề cập tới những vấn đề như thế. Bàn về những vấn đề như thế, Thượng Hội Đồng sẽ vượt quá các ranh giới của mình và là một hành vi cao ngạo của giáo sĩ, một điều chắc chắn các nhà cầm quyền nhà nước phải bác bỏ.
Sau đó, ngài chỉ trích Tài liệu Làm việc đã thúc đẩy việc “bãi bỏ luật độc thân” và du nhập “chức linh mục phụ nữ”. Về việc “bãi bỏ luật độc thân”, Đức Hồng Y không đưa ra luận điểm nào chi tiết; và về nữ linh mục, ngài chỉ dựa vào lời Đức Gioan Phaolô để bác bỏ.
Truyền giảng hay cử hành bí tích?
Linh mục Roger Landry (http://www.ncregister.com/blog/fatherlandry/evangelizing-the-amazon-and-the-gift-of-priestly-celibacy), cho rằng hiển nhiên có những nhu cầu mục vụ to lớn để truyền giảng Tin Mừng và phục vụ vùng rộng lớn Amazon, nhưng truyền chức cho người có vợ có phải là giải đáp thích đáng với tình hình này hay không? Ngài có một số phản ứng như sau:
Thứ nhất, các vị Thánh của các xứ truyền giáo, tức Thánh Phanxicô Xaviê và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, nói gì về gợi ý này? Phạm vi truyền giáo của một mình Thánh Phanxicô Xaviê không thua gì Vùng Amazon, gồm Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương và Nhật Bản. Nhưng theo ngài, lý do duy nhất khiến nhiều người ở vùng này không trở thành Kitô hữu vì không có ai làm họ trở thành Kitô hữu và ngài nghĩ đến việc “rảo khắp các đại học của Âu Châu, nhất là Paris, và khắp nơi kêu gào như 1 người điên, kéo chú ý của những người có học nhiều hơn đức ái” đến giúp ngài trong việc truyền giáo. Ngài không bao giờ gợi ý thay đổi tập tục độc thân giáo sĩ của Giáo Hội để làm việc đó.
Thánh Têrêxa Hài Đồng cũng thế. Được 1 linh mục truyền giáo ở Phi Châu mà ngài nhận làm em thiêng liêng hỏi làm thế nào mà sau 1,800 năm sau khi Chúa sống lại mà vẫn còn hàng triệu người tại châu lục này chưa nghe tên Chúa Giêsu, vị tiến sĩ trẻ nhất của Giáo Hội chỉ vắn gọn trả lời: vì các Kitô hữu khác không làm gì cho việc này cả.
Cả hai vị đều cho rằng thuốc chữa không phải là hạ thấp tiêu chuẩn mà là mời gọi người ta đi truyền giáo.
Kêu gọi truyền chức cho đàn ông có vợ là thái độ bi quan và nản lòng đối với tính hữu hiệu của việc cầu xin Chúa Mùa Gặt sai nhiều thợ gặt đến vùng Amazon.
Theo Cha Landry, điều hay hơn có thể là hàng giám mục của Amazon kêu gọi mọi giáo phận trên thế giới và mọi dòng tu mỗi thập niên gửi 1 linh mục tới giúp truyền giảng Tin Mừng cho Amazon.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nói Giáo Hội không có 1 việc truyền giáo, mà là một việc truyền giáo, và mỗi người chúng ta phải nhìn nhận rằng “tôi là 1 việc truyền giáo trong thế giới này”. Nay là lúc chứng tỏ điều này.
Thứ hai, việc phong chức cho những người đàn ông lớn tuổi sẽ ra sao? Vì thiếu trầm trọng các hạ tầng giáo dục, phần lớn người trong vùng Amazon không có được 1 nền giáo dục thoả đáng, có phẩm chất. Chúng ta không nói đến các bằng tiến sĩ hoặc cả cử nhân nữa về thần học hay bất cứ môn nào khác. Chúng ta chỉ dám nghĩ đến việc truyền chức cho những người có giáo dục bật tiểu học, đủ để có thể đọc Kinh Thánh và Sách Lễ.
Lịch sử Giáo Hội chứng tỏ việc ấy không hẳn là ý tưởng hay. Trong các thế kỷ trước khi các chủng viện được thiết lập ở Âu Châu, các người đàn ông chỉ tự tập việc 1 thời gian với hàng giáo sĩ địa phương, dự 1 kỳ khảo hạch, và rồi được thụ phong, chỉ đủ khả năng đọc tiếng Latinh, chứ đừng nói đến việc hiểu nó. Các tai tiếng do hàng giáo sĩ được huấn luyện nghèo nàn ấy đã góp phần làm nhanh hơn Phong Trào Cải Cách Thệ Phản.
Thánh Bernardine thành Siena, vị tu sĩ vĩ đại dòng Phanxicô thế kỷ 15, than phiền tình huống của khá nhiều linh mục dù có thể cử hành các bí tích, nhưng không có khả năng làm bất cứ điều gì khác. Ngài nói rằng nếu 1 làng kia trong 1 thế hệ chỉ có việc giảng thuyết tốt mà không có các bí tích, hay chỉ có các bí tích mà không có giảng thuyết, thì điều khôn ngoan hơn là có giảng thuyết...
Điển hình đó có thể thích hợp với tình huống tại Amazon. Người ở các vùng xa xôi theo Phái Ngũ Tuần đâu phải vì Ngũ Tuần có các bí tích (họ có đâu) mà vì Ngũ Tuần cho người vùng ấy lời Chúa, huấn luyện họ biết cầu nguyện và cho họ một cộng đồng đức tin. Người Công Giáo, theo Cha Landry, cũng nên làm như thế, dù không có linh mục. Có khôn ngoan hay không đi truyền chức cho những người chỉ biết cử hành Thánh Lễ và giải tội nhưng không đủ giáo dục và huấn luyện để giảng dạy hữu hiệu?
Thứ ba, việc này có nghĩa gì đối với Giáo Hội hoàn vũ? Ở đây, Cha Landry muốn nói lên cùng 1 ưu tư như John Allen và George Weigel trên đây. Nghĩa là tạo nên 1 tiền lệ để nhiều nơi khác noi theo. Đến nỗi luật trừ nay thành luật chung. Chức linh mục nói chung biến thái. Lúc ấy, các linh mục vẫn giữ độc thân vì Nước Chúa sẽ bị coi là tham vọng vì, cũng như trong các Giáo Hội Đông phương, chỉ các linh mục độc thân mới được chọn làm giám mục. Về phương diện truyền giáo: các linh mục độc thân chỉ cần một thông báo ngắn là “khăn gói” lên đường, do đó, dễ phải đảm nhiệm các việc nặng nề. Có linh mục có gia đình nào lại muốn rời bỏ khu vực đô thị nơi cần thiết cho việc học của con cái? Rồi khi độc thân không còn được coi trọng nữa trong một xã hội bị ám ảnh bởi tình dục, đâu là dấu chỉ tiên tri cho thấy đức trong sạch là điều có thể, hân hoan và mang lại sức sống trong mọi bậc sống nữa?
Dù vậy, bình tâm mà xét, gợi ý để thảo luận không nhất thiết phải biến thành quyết định của Đức Giáo Hoàng. Điển hình là việc nghiên cứu của cả một ủy ban giáo hoàng về chức phó tế phụ nữ đã mang đến kết luận là không có bằng chứng hiển nhiên về thánh chức này và do đó, Đức Phanxicô đã cho ngưng cuộc nghiên cứu. Vả lại, Thượng Hội Đồng Amazon không phải chỉ có các giám mục vùng Amazon và Đức, mà còn nhiều vị khác đại diện cho Giáo Hội hoàn vũ. Kinh nghiệm cho hay tiếng nói của các vị này không còn lu mở như ngày nào.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng Vấn Linh Mục Giuse Ngô Sĩ Đình, Tổng Thư Ký Tổng Hội Dòng Anh Em Thuyết Giáo
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
08:00 01/07/2019
Ngày mùng 7 tháng 7 năm 2019, tổng hội Dòng Đa Minh sẽ khai mạc tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Đây là tổng hội lần thứ 290 để bầu vị Bề trên Tổng quyền thứ 88, tính từ thời Thánh Tổ Phụ Đa Minh. Với bề dầy lịch sử hiện diện hơn 800 năm thì lần tổng hội này của Dòng Anh Em Thuyết Giáo tại Việt Nam là một biến cố đặc biệt của Dòng và của Giáo Hội việt Nam. Với 140 tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới trong tổng số 5,392 tu sĩ.
Chúng tôi được cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Tổng Thư Ký của Tổng Hội dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt để biết thêm thông tin về tổng hội này.
Nt. Minh Du: Con xin kính chào Cha, thưa Cha, cơ duyên nào Tổng Hội Dòng Đa Minh lại được tổ chức tại Việt Nam và tại sao Tỉnh dòng VN lại chọn Xuân Lộc làm nơi hội họp mà lấy tên là tổng hội Biên Hòa?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, trước tiên xin cám ơn Chị đã dành cho tôi cơ hội chia sẻ một số thông tin liên hệ đến sự kiện Tổng hội Dòng Đa Minh được tổ chức tại Việt Nam. Câu hỏi của Chị có hai ý, tôi xin trả lời ý thứ nhất trước, cơ duyên của việc tổ chức tổng hội này.
Chị cũng biết là Giáo hội Việt Nam vẫn được Chúa ban hồng ân ơn gọi dồi dào. Dòng tu nào cũng ghi nhận sự kiện này. Riêng Dòng Đa Minh, số nhân sự trong tỉnh dòng Việt Nam hiện nay được xếp thứ hai trong toàn Dòng, chỉ sau tỉnh dòng Ba Lan. Hơn nữa, nếu tính số hơn một trăm ngàn thành viên huynh đoàn Đa Minh tại Việt Nam thì có thể nói thành viên gia đình Đa Minh hiện nay đa số là ở Việt Nam. Nói như thế Chị cũng hiểu ý định của các đại biểu tham dự Tổng hội Dòng năm 2016 tại thành phố Bolonia nước Italia, muốn một cuộc họp cấp cao nhất, với sự tham dự của các thành phần điều hành toàn Dòng, phải được tổ chức ở Việt Nam. Bình thường các tỉnh dòng tình nguyện đăng cai tổ chức tổng hội, nhưng lần này hơi khác, tỉnh dòng Việt Nam chưa kịp đăng cai thì các đại biểu đã gợi ý và đề nghị tỉnh dòng Việt Nam tổ chức. Đơn giản cơ duyên là như thế.
Ý thứ hai tại sao Tổng hội tổ chức ở TGM Xuân Lộc mà là lấy tên là Tổng hội Biên Hoà. Lý do cũng đơn giản thôi. Theo truyền thống, các Tổng hội của Dòng được tổ chức trong một tu viện của anh em Đa Minh. Tổng hội lần này ban đầu cũng dự định tổ chức tại tu viện thánh Martinô tại Hố Nai, Biên Hoà, nhưng vì tu viện không đủ điều kiện cơ sở vật chất. Trong khi đó, chúng tôi rất mừng được Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc quảng đại cho mượn Trung tâm Mục vụ và Đại chủng viện của Giáo phận để tổ chức tổng hội. Tuy vậy chúng tôi vẫn giữ tên gọi lúc đầu là Tổng hội Biên Hoà như một biểu tượng liên kết với Dòng, và cũng vì thế, mà ngày bế mạc 04/8/2019, tất cả các đại biểu tham dự Tổng hội sẽ chuyển về tu viện Martinô để cử hành nghi thức bế mạc.
Nt. Minh Du: Lần tổng hội này có bao nhiêu nghị huynh và khách mời tham dự? Xin Cha chia sẻ sơ qua về tầm quan trọng của Tổng Hội lần này ạ.
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.Tổng hội lần này là tổng hội lần thứ 290 kể từ thời cha thánh Đa Minh, là lần thứ hai tổ chức ở châu Á, nhưng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia ngoài Kitô giới. Năm 1977 một tổng hội đã được tổ chức tại thành phố Quezon Philippines, nhưng Philippines được coi như một quốc gia nơi Kitô giáo là đa số. Năm 2010, Tỉnh dòng Ấn Độ cũng đã đăng cai tổ chức tổng hội nhưng đến gần ngày khai mạc, thì phải thay đổi địa điểm sang Roma vì tình hình an ninh ở Ấn Độ lúc bấy giờ không ổn định.
Do đó, Tổng hội lần này mang tầm quan trọng đối với toàn Dòng vì là biểu tượng cho cánh cửa mở ra với các nền văn hoá ngoài Âu châu. Thêm vào đó, Tổng hội lần này là tổng hội bầu cử, các đại biểu sẽ bầu vị tổng quyền thứ 88 kể từ thời cha thánh Đa Minh, với nhiệm kỳ 9 năm. Do đó, số đại biểu cũng nhiều hơn các tổng hội không có việc bầu cử, 103 đại biểu chính thức. Ngoài ra, còn có 18 khách mời thuộc gia đình Đa Minh làm quan sát viên, và khoảng 20 chuyên viên, trong đó đa số là các chuyên viên biên dịch và phiên dịch. Tổng cộng là hơn 140 tham dự viên.
Nt. Minh Du: Tại Việt Nam số người chính thức tham dự Tổng Hội là bao nhiêu và số lượng người phục vụ cho tổng hội thế nào, thưa Cha?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Có phải Chị muốn hỏi số đại biểu thuộc tỉnh dòng Việt Nam. Thưa có 4 vị: giám tỉnh, giám định viên, phụ tá giám định viên, và một đại diện của anh em thuộc phụ tỉnh Việt Nam tại Bắc Mỹ. Ngoài ra, còn có 05 vị khách người Việt Nam gồm một tu huynh Đa Minh, một nữ đan sĩ Đa Minh, một nữ tu Đa Minh hoạt động, một đại diện tu hội đời Đa Minh, và một đại diện Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam. Có thể kể đến hai đại biểu gốc Việt thuộc các tỉnh dòng khác, một vị thuộc tỉnh dòng Hoa Kỳ và một vị thuộc tỉnh dòng Úc, có lẽ do Tổng hội họp ở Việt Nam nên các tỉnh dòng có người Việt muốn đề cử đại biểu người Việt chăng. Như vậy, tổng cộng người Việt tham dự Tổng hội là 11 người.
Về số lượng người phục vụ, khó xác định lắm thưa Chị, vì ngoài những người trực tiếp phục vụ tại chỗ, còn có rất nhiều anh chị em khác phục vụ cách âm thầm, và kiên trì. Nói tổng quát thì số lượng người phục vụ cũng tương đương hoặc nhiều hơn một chút so với số người chính thức tham dự Tổng hội.
Nt. Minh Du: Thưa cha, hiện nay Dòng Đa Minh có bao nhiêu linh mục, tu sĩ và tập sinh?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.:Tôi nghĩ tình hình chung trong đa số các dòng tu trong Giáo hội, là nhân sự có chiều hướng giảm sút. Dòng Đa Minh cũng vậy. Hiện nay Dòng có 41 giám mục, 4.178 linh mục, 15 phó tế vĩnh viễn, 123 phó tế đang chuẩn bị lãnh tác vụ linh mục, 276 tu huynh, 800 sinh viên thần học và triết học, 196 tập sinh, 210 thỉnh sinh. Tổng cộng nếu tính từ khấn lần đầu, con số là 5.392 tu sĩ.
Đó là con số của năm 2019. Nhưng để có cái nhìn so sánh lịch sử, tôi xin phép đưa ra một vài số liệu như sau:
Số linh mục năm 2010 là 5.680, năm 2019 là 5.392, giảm 288.
Số sinh viên 2010 là 865, 2019 là 800 giảm 65.
Số tu huynh 2010 là 363, năm 2019 là 276, giảm 87.
Nhưng điều đáng mừng là ơn gọi những năm gần đây có chiều hướng gia tăng nhẹ. Cụ thể số tu sĩ khấn đơn
năm 2010 là 142, năm 2019 là 206, tăng 64.
Số anh em lãnh tác vụ linh mục năm 2010 là 82, năm 2019 là 92, tăng 10
Nt. Minh Du: Thưa Cha, theo con được biết Tổng Hội đã được tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam chuẩn bị rất xa, cụ thể việc chuẩn bị ấy đã diễn ra thế nào và hiện nay công việc đã đến đâu?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Ngay sau khi có quyết định tổ chức Tổng hội tại Việt Nam, Tỉnh dòng đã bắt đầu các khâu tổ chức. Tôi xin trình bày ba lãnh vực, một là thủ tục hành chính, hai là cơ sở vật chất, ba là chương trình sinh hoạt của tổng hội.
Việc đầu tiên là giấy phép tổ chức. Chúng tôi rất mừng khi nhận được giấy phép của Ban Tôn giáo Chính phủ khá sớm, khoảng tháng 03/2018, tức là một năm rưỡi trước khi khai mạc Tổng hội. Một vấn đề cũng khá nhiêu khê là xin Visa cho các đại biểu. Việc này cần nhiều thủ tục và thời gian. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của các ban ngành nên hiện nay tất cả các thành viên đều đã được cấp Visa.
Vấn đề thứ hai là cơ sở vật chất, chúng tôi may mắn được Toà Giám mục Xuân Lộc dành mọi sự dễ dàng trong việc sử dụng cơ sở của Toà Giám mục và Đại chủng viện. Thiết tưởng cơ sở của Toà Giám mục Xuân Lộc là thuận lợi nhất đối với chúng tôi hiện nay.
Vấn đề thứ ba là chương trình sinh hoạt, với sự cộng tác của rất nhiều anh chị em Đa Minh Việt Nam, chúng tôi cũng đã soạn được chương trình sinh hoạt khá phong phú và đã được ban Tổng cố vấn dòng chấp thuận. Trong đó phải kể đến ngày gia đình Đa Minh 21/7/2019 với sự tham dự của hơn một ngàn anh chị em với khẩu hiệu One World, One Family, One Mission, Một thế giới, Một gia đình, Một sứ vụ. Và ngày bế mạc 04/8/2019 có sự tham dự của hơn 10.000 thành viên gia đình Đa Minh.
Hiện nay tiến độ chuẩn bị cũng đã sắp xong, kịp đón tiếp các đại biểu.
Nt. Minh Du: Với tư cách là Tổng thư ký nghĩa là trưởng ban tổ chức cho kỳ tổng hội 290 này, trách nhiệm của Cha là gì, và nỗi ưu tư, lo lắng nào làm cha bận tâm nhất ạ?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, Hiến Pháp Dòng Đa Minh, số 414, qui định nhiệm vụ của Tổng thư ký như sau: “Vị Tổng quyền phải chỉ định tổng thư ký của tổng hội để chịu trách nhiệm về tất cả những gì liên quan tới việc chuẩn bị và tổ chức tổng hội.”
Còn ưu tư lớn nhất của tôi chắc chắn là kết quả Tổng hội, có nghĩa là làm thế nào để các đại biểu tham dự có được điều kiện thuận lợi nhất cho công việc, chẳng hạn nơi ăn chốn ở, thực phẩm, thời tiết, nhịp độ làm việc… nhưng một vấn đề khác chúng tôi cũng quan tâm, đó là chúng tôi cần giới thiệu những giá trị nào trong văn hoá Việt Nam cho quý khách. Chắc chắn về phương tiện vật chất và kỹ thuật tiên tiến, chúng ta không bằng người ta, các di tích lịch sử về văn hoá ở miền Nam thì cũng không có mấy, các cơ sở mục vụ của Dòng cũng ít ỏi và chưa mang tính tầm cỡ…. Vì thế, chúng tôi lựa chọn giá trị căn bản là giới thiệu lòng hiếu khách, tình huynh đệ, và sự cộng tác của anh chị em Đa Minh Việt Nam. Ngoài ra trong các sinh hoạt, chúng tôi cũng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Nt. Minh Du: Con nghĩ rằng sự lựa chọn giới thiệu lòng hiếu khách, tình huynh đệ và sự cộng tác của Anh chị Em Đa Minh là một lựa chọn rất đặc biệt.
Xin cha chia sẻ cho quý đôc giả biết Tổng Hội Biên Hòa sẽ bàn thảo về những đề tài nào và điểm nào được Dòng Đa Minh quan tâm nhất hiện nay?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Tổng hội đã có 7 uỷ ban thảo luận về 7 đề tài khác nhau. Nhưng chung chung vẫn là những thách đố hiện nay đối với Dòng, vì thế cần phải duyệt lại các lãnh vực liên hệ đến sứ vụ như việc canh tân đời sống huynh đệ nhằm đến sự vụ giảng thuyết, canh tân sứ vụ giảng thuyết, việc đào tạo, quản trị, tình liên đới và cộng tác giữa các thành phần trong gia đình Đa Minh…
Nt. Minh Du: Có một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng nếu được xin Cha nói qua về tài chánh để tổ chức Tổng hội ạ?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, nói chung là các tỉnh dòng đóng góp cho các chi phí của Tổng hội. Trong đó có thể phân biệt như sau. Một là chi phí di chuyển, cụ thể là vé máy bay. Các nghị huynh chia đều chi phí này, tức là mỗi nghị huynh nộp hoá đơn vé máy bay cho ban tổ chức, và chi phí này sẽ được chia đều cho mọi anh em. Như vậy, ngay cả các nghị huynh tỉnh dòng Việt Nam chỉ đi chuyến xe từ Sài Gòn về Long Khánh, nhưng cũng phải gánh đều chi phí của các vị bay từ Âu châu hay Nam Mỹ đến. Xin phép nói thêm một chút, nhiều người nghĩ rằng chi phí tổ chức Tổng hội ở Việt Nam rẻ hơn các nơi khác, điều này cũng đúng. Nhưng nếu tính tiền vé máy bay của số đại biểu từ châu Âu và châu Mỹ đến, thì chi phí tổng hội lần này cũng chẳng thấp hơn bao nhiêu so với việc tổ chức Tổng hội ở châu Âu chẳng hạn.
Ngoài ra các nghị huynh cũng trả chi phí ăn ở mỗi ngày, tuỳ theo số ngày cụ thể của mỗi người. Còn chi phí cho các chuyên viên và khách mời thì Trung ương Dòng đảm nhận.
Nt. Minh Du: Con xin cám ơn những chia sẻ rất chi tiết và rõ ràng cũng như mạch lạc về một Tổng Hội tầm cỡ quốc tế, điều đó làm chúng con dễ hiểu và dễ dàng hiệp thông trong lời cầu nguyện với các Nghị Huynh.
Xin Thiên Chúa tiếp tục ban muôn ơn lành trên Cha với vai trò Tổng Thư Ký để điều hành những ngày Tổng Hội diễn ra. Và Ân Sủng của Tình Yêu ở cùng với quý tham dự viên trong suốt Tổng Hội.
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Xin cám ơn Sr. Minh Du và VietCatholic đã dành sự quan tâm tới Dòng Anh Em Thuyết Giáo qua bài phỏng vấn này. Xin Thánh Tổ Phụ Đa Minh luôn cầu bầu cùng Chúa cho Cha Giám Đốc cũng như toàn thể Quý Vị độc Giả. Xin tiếp tục cầu nguyện cho Dòng chúng tôi. Tôi xin cám ơn thật nhiều.
Chúng tôi được cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Tổng Thư Ký của Tổng Hội dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt để biết thêm thông tin về tổng hội này.
Nt. Minh Du: Con xin kính chào Cha, thưa Cha, cơ duyên nào Tổng Hội Dòng Đa Minh lại được tổ chức tại Việt Nam và tại sao Tỉnh dòng VN lại chọn Xuân Lộc làm nơi hội họp mà lấy tên là tổng hội Biên Hòa?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, trước tiên xin cám ơn Chị đã dành cho tôi cơ hội chia sẻ một số thông tin liên hệ đến sự kiện Tổng hội Dòng Đa Minh được tổ chức tại Việt Nam. Câu hỏi của Chị có hai ý, tôi xin trả lời ý thứ nhất trước, cơ duyên của việc tổ chức tổng hội này.
Chị cũng biết là Giáo hội Việt Nam vẫn được Chúa ban hồng ân ơn gọi dồi dào. Dòng tu nào cũng ghi nhận sự kiện này. Riêng Dòng Đa Minh, số nhân sự trong tỉnh dòng Việt Nam hiện nay được xếp thứ hai trong toàn Dòng, chỉ sau tỉnh dòng Ba Lan. Hơn nữa, nếu tính số hơn một trăm ngàn thành viên huynh đoàn Đa Minh tại Việt Nam thì có thể nói thành viên gia đình Đa Minh hiện nay đa số là ở Việt Nam. Nói như thế Chị cũng hiểu ý định của các đại biểu tham dự Tổng hội Dòng năm 2016 tại thành phố Bolonia nước Italia, muốn một cuộc họp cấp cao nhất, với sự tham dự của các thành phần điều hành toàn Dòng, phải được tổ chức ở Việt Nam. Bình thường các tỉnh dòng tình nguyện đăng cai tổ chức tổng hội, nhưng lần này hơi khác, tỉnh dòng Việt Nam chưa kịp đăng cai thì các đại biểu đã gợi ý và đề nghị tỉnh dòng Việt Nam tổ chức. Đơn giản cơ duyên là như thế.
Ý thứ hai tại sao Tổng hội tổ chức ở TGM Xuân Lộc mà là lấy tên là Tổng hội Biên Hoà. Lý do cũng đơn giản thôi. Theo truyền thống, các Tổng hội của Dòng được tổ chức trong một tu viện của anh em Đa Minh. Tổng hội lần này ban đầu cũng dự định tổ chức tại tu viện thánh Martinô tại Hố Nai, Biên Hoà, nhưng vì tu viện không đủ điều kiện cơ sở vật chất. Trong khi đó, chúng tôi rất mừng được Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc quảng đại cho mượn Trung tâm Mục vụ và Đại chủng viện của Giáo phận để tổ chức tổng hội. Tuy vậy chúng tôi vẫn giữ tên gọi lúc đầu là Tổng hội Biên Hoà như một biểu tượng liên kết với Dòng, và cũng vì thế, mà ngày bế mạc 04/8/2019, tất cả các đại biểu tham dự Tổng hội sẽ chuyển về tu viện Martinô để cử hành nghi thức bế mạc.
Nt. Minh Du: Lần tổng hội này có bao nhiêu nghị huynh và khách mời tham dự? Xin Cha chia sẻ sơ qua về tầm quan trọng của Tổng Hội lần này ạ.
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.Tổng hội lần này là tổng hội lần thứ 290 kể từ thời cha thánh Đa Minh, là lần thứ hai tổ chức ở châu Á, nhưng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia ngoài Kitô giới. Năm 1977 một tổng hội đã được tổ chức tại thành phố Quezon Philippines, nhưng Philippines được coi như một quốc gia nơi Kitô giáo là đa số. Năm 2010, Tỉnh dòng Ấn Độ cũng đã đăng cai tổ chức tổng hội nhưng đến gần ngày khai mạc, thì phải thay đổi địa điểm sang Roma vì tình hình an ninh ở Ấn Độ lúc bấy giờ không ổn định.
Do đó, Tổng hội lần này mang tầm quan trọng đối với toàn Dòng vì là biểu tượng cho cánh cửa mở ra với các nền văn hoá ngoài Âu châu. Thêm vào đó, Tổng hội lần này là tổng hội bầu cử, các đại biểu sẽ bầu vị tổng quyền thứ 88 kể từ thời cha thánh Đa Minh, với nhiệm kỳ 9 năm. Do đó, số đại biểu cũng nhiều hơn các tổng hội không có việc bầu cử, 103 đại biểu chính thức. Ngoài ra, còn có 18 khách mời thuộc gia đình Đa Minh làm quan sát viên, và khoảng 20 chuyên viên, trong đó đa số là các chuyên viên biên dịch và phiên dịch. Tổng cộng là hơn 140 tham dự viên.
Nt. Minh Du: Tại Việt Nam số người chính thức tham dự Tổng Hội là bao nhiêu và số lượng người phục vụ cho tổng hội thế nào, thưa Cha?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Có phải Chị muốn hỏi số đại biểu thuộc tỉnh dòng Việt Nam. Thưa có 4 vị: giám tỉnh, giám định viên, phụ tá giám định viên, và một đại diện của anh em thuộc phụ tỉnh Việt Nam tại Bắc Mỹ. Ngoài ra, còn có 05 vị khách người Việt Nam gồm một tu huynh Đa Minh, một nữ đan sĩ Đa Minh, một nữ tu Đa Minh hoạt động, một đại diện tu hội đời Đa Minh, và một đại diện Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam. Có thể kể đến hai đại biểu gốc Việt thuộc các tỉnh dòng khác, một vị thuộc tỉnh dòng Hoa Kỳ và một vị thuộc tỉnh dòng Úc, có lẽ do Tổng hội họp ở Việt Nam nên các tỉnh dòng có người Việt muốn đề cử đại biểu người Việt chăng. Như vậy, tổng cộng người Việt tham dự Tổng hội là 11 người.
Về số lượng người phục vụ, khó xác định lắm thưa Chị, vì ngoài những người trực tiếp phục vụ tại chỗ, còn có rất nhiều anh chị em khác phục vụ cách âm thầm, và kiên trì. Nói tổng quát thì số lượng người phục vụ cũng tương đương hoặc nhiều hơn một chút so với số người chính thức tham dự Tổng hội.
Nt. Minh Du: Thưa cha, hiện nay Dòng Đa Minh có bao nhiêu linh mục, tu sĩ và tập sinh?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.:Tôi nghĩ tình hình chung trong đa số các dòng tu trong Giáo hội, là nhân sự có chiều hướng giảm sút. Dòng Đa Minh cũng vậy. Hiện nay Dòng có 41 giám mục, 4.178 linh mục, 15 phó tế vĩnh viễn, 123 phó tế đang chuẩn bị lãnh tác vụ linh mục, 276 tu huynh, 800 sinh viên thần học và triết học, 196 tập sinh, 210 thỉnh sinh. Tổng cộng nếu tính từ khấn lần đầu, con số là 5.392 tu sĩ.
Đó là con số của năm 2019. Nhưng để có cái nhìn so sánh lịch sử, tôi xin phép đưa ra một vài số liệu như sau:
Số linh mục năm 2010 là 5.680, năm 2019 là 5.392, giảm 288.
Số sinh viên 2010 là 865, 2019 là 800 giảm 65.
Số tu huynh 2010 là 363, năm 2019 là 276, giảm 87.
Nhưng điều đáng mừng là ơn gọi những năm gần đây có chiều hướng gia tăng nhẹ. Cụ thể số tu sĩ khấn đơn
năm 2010 là 142, năm 2019 là 206, tăng 64.
Số anh em lãnh tác vụ linh mục năm 2010 là 82, năm 2019 là 92, tăng 10
Nt. Minh Du: Thưa Cha, theo con được biết Tổng Hội đã được tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam chuẩn bị rất xa, cụ thể việc chuẩn bị ấy đã diễn ra thế nào và hiện nay công việc đã đến đâu?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Ngay sau khi có quyết định tổ chức Tổng hội tại Việt Nam, Tỉnh dòng đã bắt đầu các khâu tổ chức. Tôi xin trình bày ba lãnh vực, một là thủ tục hành chính, hai là cơ sở vật chất, ba là chương trình sinh hoạt của tổng hội.
Việc đầu tiên là giấy phép tổ chức. Chúng tôi rất mừng khi nhận được giấy phép của Ban Tôn giáo Chính phủ khá sớm, khoảng tháng 03/2018, tức là một năm rưỡi trước khi khai mạc Tổng hội. Một vấn đề cũng khá nhiêu khê là xin Visa cho các đại biểu. Việc này cần nhiều thủ tục và thời gian. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của các ban ngành nên hiện nay tất cả các thành viên đều đã được cấp Visa.
Vấn đề thứ hai là cơ sở vật chất, chúng tôi may mắn được Toà Giám mục Xuân Lộc dành mọi sự dễ dàng trong việc sử dụng cơ sở của Toà Giám mục và Đại chủng viện. Thiết tưởng cơ sở của Toà Giám mục Xuân Lộc là thuận lợi nhất đối với chúng tôi hiện nay.
Vấn đề thứ ba là chương trình sinh hoạt, với sự cộng tác của rất nhiều anh chị em Đa Minh Việt Nam, chúng tôi cũng đã soạn được chương trình sinh hoạt khá phong phú và đã được ban Tổng cố vấn dòng chấp thuận. Trong đó phải kể đến ngày gia đình Đa Minh 21/7/2019 với sự tham dự của hơn một ngàn anh chị em với khẩu hiệu One World, One Family, One Mission, Một thế giới, Một gia đình, Một sứ vụ. Và ngày bế mạc 04/8/2019 có sự tham dự của hơn 10.000 thành viên gia đình Đa Minh.
Hiện nay tiến độ chuẩn bị cũng đã sắp xong, kịp đón tiếp các đại biểu.
Nt. Minh Du: Với tư cách là Tổng thư ký nghĩa là trưởng ban tổ chức cho kỳ tổng hội 290 này, trách nhiệm của Cha là gì, và nỗi ưu tư, lo lắng nào làm cha bận tâm nhất ạ?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, Hiến Pháp Dòng Đa Minh, số 414, qui định nhiệm vụ của Tổng thư ký như sau: “Vị Tổng quyền phải chỉ định tổng thư ký của tổng hội để chịu trách nhiệm về tất cả những gì liên quan tới việc chuẩn bị và tổ chức tổng hội.”
Còn ưu tư lớn nhất của tôi chắc chắn là kết quả Tổng hội, có nghĩa là làm thế nào để các đại biểu tham dự có được điều kiện thuận lợi nhất cho công việc, chẳng hạn nơi ăn chốn ở, thực phẩm, thời tiết, nhịp độ làm việc… nhưng một vấn đề khác chúng tôi cũng quan tâm, đó là chúng tôi cần giới thiệu những giá trị nào trong văn hoá Việt Nam cho quý khách. Chắc chắn về phương tiện vật chất và kỹ thuật tiên tiến, chúng ta không bằng người ta, các di tích lịch sử về văn hoá ở miền Nam thì cũng không có mấy, các cơ sở mục vụ của Dòng cũng ít ỏi và chưa mang tính tầm cỡ…. Vì thế, chúng tôi lựa chọn giá trị căn bản là giới thiệu lòng hiếu khách, tình huynh đệ, và sự cộng tác của anh chị em Đa Minh Việt Nam. Ngoài ra trong các sinh hoạt, chúng tôi cũng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Nt. Minh Du: Con nghĩ rằng sự lựa chọn giới thiệu lòng hiếu khách, tình huynh đệ và sự cộng tác của Anh chị Em Đa Minh là một lựa chọn rất đặc biệt.
Xin cha chia sẻ cho quý đôc giả biết Tổng Hội Biên Hòa sẽ bàn thảo về những đề tài nào và điểm nào được Dòng Đa Minh quan tâm nhất hiện nay?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Tổng hội đã có 7 uỷ ban thảo luận về 7 đề tài khác nhau. Nhưng chung chung vẫn là những thách đố hiện nay đối với Dòng, vì thế cần phải duyệt lại các lãnh vực liên hệ đến sứ vụ như việc canh tân đời sống huynh đệ nhằm đến sự vụ giảng thuyết, canh tân sứ vụ giảng thuyết, việc đào tạo, quản trị, tình liên đới và cộng tác giữa các thành phần trong gia đình Đa Minh…
Nt. Minh Du: Có một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng nếu được xin Cha nói qua về tài chánh để tổ chức Tổng hội ạ?
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Thưa Chị, nói chung là các tỉnh dòng đóng góp cho các chi phí của Tổng hội. Trong đó có thể phân biệt như sau. Một là chi phí di chuyển, cụ thể là vé máy bay. Các nghị huynh chia đều chi phí này, tức là mỗi nghị huynh nộp hoá đơn vé máy bay cho ban tổ chức, và chi phí này sẽ được chia đều cho mọi anh em. Như vậy, ngay cả các nghị huynh tỉnh dòng Việt Nam chỉ đi chuyến xe từ Sài Gòn về Long Khánh, nhưng cũng phải gánh đều chi phí của các vị bay từ Âu châu hay Nam Mỹ đến. Xin phép nói thêm một chút, nhiều người nghĩ rằng chi phí tổ chức Tổng hội ở Việt Nam rẻ hơn các nơi khác, điều này cũng đúng. Nhưng nếu tính tiền vé máy bay của số đại biểu từ châu Âu và châu Mỹ đến, thì chi phí tổng hội lần này cũng chẳng thấp hơn bao nhiêu so với việc tổ chức Tổng hội ở châu Âu chẳng hạn.
Ngoài ra các nghị huynh cũng trả chi phí ăn ở mỗi ngày, tuỳ theo số ngày cụ thể của mỗi người. Còn chi phí cho các chuyên viên và khách mời thì Trung ương Dòng đảm nhận.
Nt. Minh Du: Con xin cám ơn những chia sẻ rất chi tiết và rõ ràng cũng như mạch lạc về một Tổng Hội tầm cỡ quốc tế, điều đó làm chúng con dễ hiểu và dễ dàng hiệp thông trong lời cầu nguyện với các Nghị Huynh.
Xin Thiên Chúa tiếp tục ban muôn ơn lành trên Cha với vai trò Tổng Thư Ký để điều hành những ngày Tổng Hội diễn ra. Và Ân Sủng của Tình Yêu ở cùng với quý tham dự viên trong suốt Tổng Hội.
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Xin cám ơn Sr. Minh Du và VietCatholic đã dành sự quan tâm tới Dòng Anh Em Thuyết Giáo qua bài phỏng vấn này. Xin Thánh Tổ Phụ Đa Minh luôn cầu bầu cùng Chúa cho Cha Giám Đốc cũng như toàn thể Quý Vị độc Giả. Xin tiếp tục cầu nguyện cho Dòng chúng tôi. Tôi xin cám ơn thật nhiều.
Phóng sự hình ảnh Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX mừng lễ quan thày
Trần Mạnh Trác & Đào Sỹ
18:08 01/07/2019
Xem hình ảnh
Ngày Chuá nhật 30 tháng 6 vừa qua, Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland TX đã ăn mừng trọng thể lễ quan thầy là lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Trong khi ở tất cả các nơi khác, người ta cử hành lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27 tháng 6, thì giáo xứ Việt Nam ở Garland TX, dựa vào bộ luật Giáo Hội áp dụng tại Hoa Kỳ, đã được phép di chuyển ngày lễ quan thầy cuả mình qua ngày Chuá Nhật để ăn mừng một cách trọng thể hơn.
Mà sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng có một ngày lễ mà thôi, trong cuối tháng 6 có nhiều lễ trọng như lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả (24/6), lễ Thánh Tâm Chuá Giêsu (28/6), lễ hai thánh Phêrô và Phaolô (29/6)…và vì các lễ đó trùng hợp với tuần ‘Cửu Nhật’ (9 ngày) kính ĐMHCG cho nên đã được cử hành một cách âm thầm hơn.
Các lễ vừa kể trên quan trọng như thế nào? Xin thưa ngay, thánh PhaoLô là quan thày cuả cha xứ Nguyễn Tất Hải DCCT, Thánh Tâm là quan thầy cuả đoàn Liên Minh Thánh Tâm tức là cuả các vị gia trưởng Gx…còn Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả thì quan trọng bởi vì… xin dành câu trả lời này thành một câu đố để cho mọi người tìm gặp các cha mà hỏi nhé! (kẻo có người lại cho rằng vì là thánh quan thầy cuả mình cho nên “mèo khen mèo dài đuôi.”)
Nói cho vui để làm quà vậy thôi, chứ thực ra trong suốt một tuần chuẩn bị lễ quan thầy, Gx ĐMHCG đã thực hiện nhiều chương trình nhằm phát triển tâm linh cho xứ đạo, như mỗi ngày đều có nghi thức tôn kính Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (tuần cửu nhật) và 3 ngày đầu tuần đã thực hiện một cuộc tĩnh tâm với vị linh mục giảng phòng là Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT từ Roma sang, chủ đề xoay quanh các vấn đề Gia Đình trong môi trường hiện tại.
Đây là một vấn đề nhức nhối cuả mọi xã hội ngày nay và là một quan tâm hàng đầu cuả Giáo Hội. Ngày nay người ta không chỉ coi nhẹ các giá trị và vai trò cuả gia đình truyền thống mà thôi, mà nhiều phong trào cấp tiến còn tìm cách hình sự hoá các niềm tin truyền thống cuả gia đình nữa.
Trong ngày mừng lễ năm nay, Gx ĐMHCG đã gặp đuợc nhiều may mắn về thời tiết, người ta tiên đoán ngày Chúa Nhật là một ngày mưa bão dầm dề, nhưng đổi lại thì trời đã không mưa và không gió suốt ngày. Một thời tiết có mây phủ êm dịu như thế đã giúp cho buổi rước kiệu ngoại trời được hoàn toàn dễ chịu…chỉ tiếc có một điều là số người đi rước chỉ có khoảng bằng nửa năm ngoái mà thôi, nhưng dù thế nhà thờ cũng đã không có đủ chỗ chứa.
Trong khi ở tất cả các nơi khác, người ta cử hành lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27 tháng 6, thì giáo xứ Việt Nam ở Garland TX, dựa vào bộ luật Giáo Hội áp dụng tại Hoa Kỳ, đã được phép di chuyển ngày lễ quan thầy cuả mình qua ngày Chuá Nhật để ăn mừng một cách trọng thể hơn.
Mà sự thay đổi này không chỉ ảnh hưởng có một ngày lễ mà thôi, trong cuối tháng 6 có nhiều lễ trọng như lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả (24/6), lễ Thánh Tâm Chuá Giêsu (28/6), lễ hai thánh Phêrô và Phaolô (29/6)…và vì các lễ đó trùng hợp với tuần ‘Cửu Nhật’ (9 ngày) kính ĐMHCG cho nên đã được cử hành một cách âm thầm hơn.
Các lễ vừa kể trên quan trọng như thế nào? Xin thưa ngay, thánh PhaoLô là quan thày cuả cha xứ Nguyễn Tất Hải DCCT, Thánh Tâm là quan thầy cuả đoàn Liên Minh Thánh Tâm tức là cuả các vị gia trưởng Gx…còn Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả thì quan trọng bởi vì… xin dành câu trả lời này thành một câu đố để cho mọi người tìm gặp các cha mà hỏi nhé! (kẻo có người lại cho rằng vì là thánh quan thầy cuả mình cho nên “mèo khen mèo dài đuôi.”)
Nói cho vui để làm quà vậy thôi, chứ thực ra trong suốt một tuần chuẩn bị lễ quan thầy, Gx ĐMHCG đã thực hiện nhiều chương trình nhằm phát triển tâm linh cho xứ đạo, như mỗi ngày đều có nghi thức tôn kính Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (tuần cửu nhật) và 3 ngày đầu tuần đã thực hiện một cuộc tĩnh tâm với vị linh mục giảng phòng là Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT từ Roma sang, chủ đề xoay quanh các vấn đề Gia Đình trong môi trường hiện tại.
Đây là một vấn đề nhức nhối cuả mọi xã hội ngày nay và là một quan tâm hàng đầu cuả Giáo Hội. Ngày nay người ta không chỉ coi nhẹ các giá trị và vai trò cuả gia đình truyền thống mà thôi, mà nhiều phong trào cấp tiến còn tìm cách hình sự hoá các niềm tin truyền thống cuả gia đình nữa.
Trong ngày mừng lễ năm nay, Gx ĐMHCG đã gặp đuợc nhiều may mắn về thời tiết, người ta tiên đoán ngày Chúa Nhật là một ngày mưa bão dầm dề, nhưng đổi lại thì trời đã không mưa và không gió suốt ngày. Một thời tiết có mây phủ êm dịu như thế đã giúp cho buổi rước kiệu ngoại trời được hoàn toàn dễ chịu…chỉ tiếc có một điều là số người đi rước chỉ có khoảng bằng nửa năm ngoái mà thôi, nhưng dù thế nhà thờ cũng đã không có đủ chỗ chứa.
Thông Báo
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc phân ưu cùng cha Nguyễn Minh Thúy
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc
07:53 01/07/2019
PHÂN ƯU Vô cùng thương tiếc khi nhận được tin buồn thân mẫu của cha Phêrô Nguyễn Minh-Thúy, linh mục chánh xứ giáo xứ Thornlie – Perth là bà cố: Matta Nguyễn Thị Tươi Sinh ngày 19 tháng 12 năm 1928 đã hoàn tất hành trình Đức Tin Công Giáo nơi dương thế vào lúc 2 giờ 15 sáng ngày 27 tháng 6 năm 2019 tại Perth, Australia hưởng thọ 91 tuổi. Xin thành kính chia buồn cùng Cha Phêrô và tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ sớm đưa linh hồn Bà Cố Matta về hưởng nhan thánh Ngài. Thành Kính Phân Ưu Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc. |