Ngày 01-07-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 13 Mùa Quanh Năm 02/07/2017 dành cho người đau yếu
VietCatholic Network
04:44 01/07/2017
Bài Đọc Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A – 02/07/2017

Bài Ðọc I: 2 V 4, 8-11. 14-16a

Người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa.

Bài trích sách Các Vua quyển thứ hai.

Một hôm, ông Ê-li-sa đi qua Su-nêm. Ở đó có một phụ nữ giàu sang. Bà ta giữ ông lại dùng bữa. Từ đó, mỗi lần đi qua, ông đều ghé vào dùng bữa.9 Bà ấy nói với chồng: “Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa. Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên sân thượng, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lên ở đó.” Một hôm, ông đến nơi ấy, và lên trên lầu nằm nghỉ. Ông nói tiểu đồng “Nên làm gì cho bà ấy? ” Giê-kha-di đáp: “Tội nghiệp, bà ấy không có con trai, mà chồng thì đã già.” Ông Ê-li-sa bảo: “Đi gọi bà ấy.” Nó đi gọi bà, và bà ấy đến đứng ngoài cửa. Ông Ê-li-sa nói: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng.”

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 88, 2-3. 16-17. 18-19

Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời (c. 2a).

Tình thương Chúa , đời đời con ca tụng,

qua muôn ngàn thế hệ

miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài.

Vâng con nói: “Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu,

lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời.” Đ.

Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung hô;

nhờ Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến lên, lạy Chúa .

Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn hở;

bởi vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang. Đ.

Sức hùng cường hiển hách của dân chính là Ngài,

hồng ân Ngài làm nổi bật uy thế chúng con.

Đấng bảo vệ chúng con là người của Đức Chúa ,

vua chúng con thuộc quyền Đức Thánh của Ít-ra-en. Đ.

Bài Ðọc II: Rm 6, 3-4. 8-11

Vì được dìm vào trong cái chết của Đức Ki-tô, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, chúng ta cũng được một đời sống mới.

Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Thư anh em, khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao?4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới.

Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! – Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, để loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sang diệu huyền. Alleluia.

Tin mừng: Mt 10, 37-42

Ai không vác thập giá, thì không xứng với Thầy. Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ rằng: “Kẻ nào yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì chẳng xứng đáng với Thầy, và kẻ nào yêu mến con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất, và kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được nó.

“Kẻ nào đón tiếp các con là đón tiếp Thầy; và kẻ nào đón tiếp Thầy, là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Kẻ nào đón tiếp một tiên tri với danh nghĩa là tiên tri, thì sẽ lãnh phần thưởng của tiên tri; và kẻ nào đón tiếp người công chính với danh nghĩa người công chính, thì sẽ lãnh phần thưởng của người công chính. Kẻ nào cho một trong những người bé mọn này uống chỉ một bát nước lã mà thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu”.
 
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo phận Ban Mê Thuột : Chút tâm tình sống năm thánh
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghiã
09:07 01/07/2017
CHÚT TÂM TÌNH SỐNG NĂM THÁNH

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo phận Ban Mê Thuột

Đức Cha Vinh Sơn, giám mục giáo phận Ban Mê Thuột đã mời gọi đoàn chiên trong năm thánh này là hãy để cho Lời Chúa dẫn đưa chúng ta đi trên con đường loan báo Tin Mừng.

Trong nghi thức khai mạc năm thánh tại các giáo xứ, bài Tin Mừng được trích đọc: “…Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng…” (Lc 4,14-21).

Nghi thức hướng dẫn: “Ông Chủ Tịch Hội Đồng giáo xứ đưa Thánh giá cho linh mục chủ sự hôn kính và ngài cầm Thánh giá dẫn đầu đoàn rước đi vào Nhà thờ”.

Một vài tâm tình sống năm thánh. Loan báo Tin Mừng là:

1. Thuyên chữa những tâm hồn sám hối: Với những người biết sám hối thì việc thuyên chữa xem ra không quá khó. Ngoài việc giúp họ đón nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa thì chúng ta chỉ cần hướng dẫn họ cách thế khắc phục hậu quả và phương pháp canh tân đời sống. Tuy nhiên với những tâm hồn cố chấp trong sai lầm của mình thì sao đây? Trộm nghĩ rằng những lời tố cáo, cảnh giác chẳng hạn như “ khốn cho các ngươi…” xem ra vẫn cần thiết không kém.

2. Loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm và trả tự do cho kẻ bị áp bức: Người bị giam cầm được xem như là người bị tước mất một vài quyền lợi căn bản nào đó như là con người. Cũng có thể do bởi lỗi của họ nhưng cũng có thể do bởi bạo quyền. Phải nỗ lực hết sức có thể để tìm cách giải thoát những ai bị giam cầm cách bất công. Hơn nữa, có đó và còn đó rất nhiều người dù không bị chôn chân trong bốn bức vách gỗ đá ngục tù nhưng vẫn là đang bị giam cầm. Nhiều hình thức bị giam cầm mà lắm khi chính đương sự chẳng hay đó là bị ràng buộc bởi tội lỗi, bởi nhưng đam mê bất chính…

3. Cho người mù được trông thấy: Chúng ta dễ nhận ra ngay nỗi khốn khổ của những người vì lý do nào đó mà xét về thể lý, không thể được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không thể nhìn thấy vẻ đẹp của cánh hoa hay khuôn mặt của đồng loại. Dùng y thuật để giúp những người này được trông thấy thì ai ai cũng hoan nghênh. Tuy nhiên những trường hợp mù quáng do bởi sự kiêu ngạo, do bởi các chước cám dỗ của danh quyền, tiền tài, dục vọng thì xem ra khó nhận biết hơn dù rằng khá phổ biến. Hơn nữa khi dùng ánh sáng chân lý để soi cho những người mù loại này thì lắm khi lại rước họa vào thân, nhất là khi các đối tượng mù lòa dạng này đang có quyền cao chức trọng, ngoài xã hội hay trong Giáo Hội. Đọc Tin Mừng thì chúng ta dễ dàng nhận ra đây là đối tượng chính mà Chúa Giêsu muốn khai sáng hơn là những người mù về thể lý. Và thập giá mà Người gánh lấy chính là cái giá Người đã trả cho việc nỗ lực làm cho người mù lương tri, mù tâm linh được trông thấy.

Nghi thức vị linh mục chủ sự hôn kính Thánh giá và cầm Thánh giá dẫn đầu đoàn rước một cách nào đó nhắc nhớ các vị mục tử hãy là những người tiên phong. Các ngài, giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, quý chức lãnh đạo trong các tập thể phải là những người đi đầu trong việc “thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, trả tự do cho kẻ bị áp bức, làm cho người mù được trông thấy” và dĩ nhiên cần cam đảm đón nhận sự bách hại khi thực thi những điều này. Đứng phía sau hô to “xung phong” thi không khó ! Đi tiên phong sẵn sàng đón gió độc đỡ thay phần nào cho đoàn chiên mới là vấn đề.

Cầm Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước đi vào Nhà thờ xem ra khá dễ dàng, nhưng điều Chúa Kitô muốn là chúng ta hãy “cầm Thánh giá”, nghĩa là can đảm đón nhận chông gai, dẫn đầu đoàn chiên ra khỏi Nhà thờ để đi vào cảnh đời thường của cuộc sống xã hội, trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng, an sinh…mà loan báo Tin mừng.

Thiết tưởng đây chính là lời công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng đẹp nhất và khả tín nhất. Ước gì hoa trái của hồng ân năm thánh giáo phận phải là một sự đổi thay tích cực chứ không phải là sự tự mãn vì những lễ hội rước xách, diễn nguyện “hoành tráng” bên ngoài.

Một tín hữu Kitô trưởng thành đã tâm sự: “Dường như có sự tỷ lệ nghịch giữa lễ hội với truyền giáo. Lễ hội lên thì truyền giáo xuống. Các “lễ hội hoành tráng” của một tôn giáo có vẻ thường gây đố kỵ, ganh tương cách nào đó nơi các anh chị em khác tôn giáo và cả nơi bà con lương dân”. Không biết lời tâm sự này chính xác bao nhiêu phần trăm, nhưng chắc chắn sự dấn thân, liên đới, chia sẻ trong tinh thần trách nhiệm và tình huynh đệ chính là công cuộc truyền giáo đích thực và hữu hiệu hơn nhiều.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin
Chỉnh Trần, SJ
09:14 01/07/2017
VATICAN - Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Luis Ladaria Ferrer, SJ, 73 tuổi, một nhà thần học Dòng Tên, Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin làm Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin thay thế Đức Hồng Y
người Đức Gerhard Müller. Đức Tổng Giám mục Luis Ladaria Ferrer, SJ đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin từ năm 2008 và ngài đã tiếp tục đảm nhận vai trò này khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu làm giáo hoàng.

Đức TGM Luis Ladaria Ferrer, SJ sinh ngày 19 tháng 4 năm 1944 tại Tây Ban Nha. Ngài học luật tại đại học Madrid năm 1966. Ngài gia nhập Dòng Tên ngày 17 tháng 10 cùng năm. Sau khi theo học tại đại học giáo hoàng Comilas, Tây Ban Nha và trường triết – thần Sankt Georgen, Đức, ngài được truyền chức linh mục năm 1973. Năm 1975 ngài tốt nghiệp tiến sĩ thần học tại đại học giáo hoàng Gregorian, Rôma và sau đó trở thành giáo sư môn thần học tín lý tại đại học giáo hoàng Comilas. Năm 1984 ngài giảng dạy tại đại học Gregorian và sau đó được bổ nhiệm làm phó viện trưởng đại học này từ năm 1986-1994. Ngài trở thành thành viên của Uỷ ban Thần học Quốc tế năm 1992 và chuyên viên của Bộ Giáo lý Đức tin năm 1995. Năm 2004, cha Ladaria Ferrer được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Uỷ ban Thần học Quốc tế. Năm 2008 ngài được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin và tấn phong ngài làm Tổng Giám mục hiệu toà Thibica.

Quyết định bổ nhiệm tân Tổng trưởng bộ Giáo lý Đức tin của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được xem là bổ nhiệm quan trọng nhất tại Giáo triều Rôma sau việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Pietro Parolin làm Quốc Vụ khanh Toà Thánh. Với cương vị mới này, Đức Tổng Giám mục Ladaria Ferrer cũng sẽ đảm nhiệm vị trí chủ tịch Uỷ Ban Giáo hoàng về Thánh Kinh, Uỷ ban Thần học Quốc tế và Uỷ ban Giáo hoàng “Ecclesia Dei” (Giáo Hội của Chúa).
Đức Giáo Hoàng đã quyết định không tái bổ nhiệm Đức Hồng Y Müller cho nhiệm kỳ thứ 2. Đức Hồng Y Gerhard Müller đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin năm 2012 với nhiệm kỳ 5 năm.

Thông cáo từ Vatican cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Hồng Y Ludwig Müller vì những đóng góp của ngài trên cương vị là người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin.
 
Top Stories
UN human rights experts condemn jailing of Vietnam blogger
AP
18:51 01/07/2017
HANOI, Vietnam (AP) — U.N. human rights experts on Friday said the trial of a prominent Vietnamese blogger did not meet international standards and appeared to be aimed at intimidating environmental activists.

Prominent blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh, right, stands trial in the south central province of Khanh Hoa, Vietnam, Thursday, June 29, 2017. She was accused of distorting government policies and defaming the Communist regime on her Facebook posts, her lawyer said. Quynh, also known as "Mother Mushroom," denied the charges against her during her trial, lawyer Le Van Luan said. He said the prosecutors requested 8-to-10 years in prison.

Nguyen Ngoc Nhu Quynh, also known as "Mother Mushroom," was sentenced in a one-day trial Thursday to 10 years in prison after being found guilty of defaming the Communist government in Facebook posts and in interviews with foreign media.

Quynh, 37, has written about human rights, civilian deaths in police custody and the release of toxic chemicals by a Taiwanese-owned steel plant in April 2016 that killed thousands of fish in one of Vietnam's worst environmental disasters.

"This was little short of a show trial, designed to intimidate other environmental activists," the U.N. human rights experts said in a statement released in Geneva. "The trial did not meet international standards. She has been denied her fundamental right to due process."

They said they feared that Vietnam's government is increasingly targeting bloggers and organizers of peaceful protests to prevent wider civic and environmental activism.

Quynh "has done no more than promote human rights through social media, and protect the environment from harm. In no country, including Vietnam, should this be regarded as a crime," the experts said.

Quynh's sentencing also drew strong rebukes from several human rights groups and the U.S. State Department.

Responding to the calls for Quynh's release, Vietnamese Foreign Ministry spokeswoman Le Thi Thu Hang said the trial was held in accordance with Vietnamese law.

"Like other countries in the world, in Vietnam, all law-violating acts must be strictly dealt with in accordance with the regulations of Vietnamese law," Hang said in news briefing Thursday.

Last month, a U.N. working group on arbitrary detention found that Quynh's detention was arbitrary and urged her release.

The U.N. experts included special rapporteurs on human rights related to the environment, freedom of opinion and expression, the situation of human rights defenders, hazardous wastes, and arbitrary detention.

(Source: https://www.yahoo.com/news/un-human-rights-experts-condemn-jailing-vietnam-blogger-115701029.html)
 
Vietnamese police organize violent attack on Catholic monastery
Catholic World News
19:14 01/07/2017
Government officials orchestrated a violent attack on the Catholic monastery of Thien An, in Hué province, on June 28, the AsiaNews service reports.

A group of about 100 people, including police officers wearing plain clothes, broke into the monastery, knocked down a cross, and assaulted monks. Meanwhile uniformed police blocked local Catholics from the monastery,

The Thien An monastery has been the focus of a protracted legal dispute, with government officials attempting to seize the property and the monks arguing that the government’s claim to the property is illegal. A similar violence incident occurred almost exactly a year ago, on June 26, 2016, when police raided the monastery.
 
Thiên An monastery cross demolished; Monks and faithful assaulted
Asia-News
19:15 01/07/2017
Hundreds of people mobilized by the communist government of Huế city. Thugs attacked the monks who tried to defend the sacred symbol. In two, they were injured and another was knocked unconscious. Prominent local police officers recognized among attackers. A parish priest: "Attack masks powerful economic interests in property.

" The monastery is at the center of an old dispute with the government.

Hanoi (AsiaNews) – Plain clothes policemen and thugs hired by local authorities have once again attacked and beat a group of monks and faithful in the Catholic monastery of Thien An (Huế, central Vietnam). They tried to stop an attack on the cross and the statue of Christ erected on a land that for years the provincial government has been trying to illegally claim.

Around eight in the morning of 28 June, a hundred thugs broke into the monastery grounds and, shouting blasphemous phrases, knocked down the big cross. The assailants then set upon the monks who tried to raise the sacred symbol again and protect the adjoining statue of Jesus, under the eyes of the faithful who attempted to document the violent attack. Meanwhile, Huế authorities had deployed some police departments to prevent local community Catholics from accessing the monastery.

"They have thrown stones against the monks and hit three or four of them," says Fr. Peter Cao Đức Lợi, priest of the monastery, adding that undercover police were helped to break the cross by "women and thugs". "They prevented us from raising it again and pulled the monks clinging to it by their hair and clothes. Two of them were injured and another was knocked senseless. It was horrible. "

Despite the aggressors wearing civilian clothes, Fr. Loi was able to identify some of the prominent officers of the police among them. The priest declares to AsiaNews: "I saw with my own eyes some key characters, such as Võ Trọng Nhơn and Dương Văn Hiếu, of the city police; Mr. Minh, of the district police; Trần Công Quý of the provincial one. There were many plain clothes officers, I recognized them because I have met them many times. "

Ms. Lee, from Huế diocese, told AsiaNews: "More than 100 people came to the monastery to destroy the cross and the statue, it can not be a spontaneous act. This is the work of the city government. There are strong economic and property interests behind this aggression, targeted at the occupation of this land and involving police, thugs, and local authorities. They will split money among themselves. "

The Catholic monastery of Thiên An is not new to these attacks and is often subject to persecution by the state. The cross and the statue of Jesus Christ attacked and demolished 28 June were already destroyed in 2015 and 2016 and promptly replaced by monks and faithful.

Although acknowledged by Vietnamese law, Catholic worship is at the center of a painful dispute with the Communist regime, which has long sought to seize more than 110 hectares of protected forests and eradicate religious practice. In 1998, Deputy Prime Minister Nguyen Cong Tan signed the illegal (expropriation) order of lands adjacent to the monastery. For years the local administration has had its sights on the area and annexed structure to make it available to a travel agency. The monastery is often the subject of attacks by local authorities to frighten Catholics and persuade them to abandon the area. To these are added raids by policemen who, repeatedly, have broken into the structure and threatened to occupy it.
 
Thiên An, abbattuta la croce del monastero; aggrediti monaci e fedeli
Asia-News
19:15 01/07/2017
Un centinaio di persone mobilizzate dal governo comunista della città di Huế. Gli assalitori hanno malmenato i monaci accorsi per difendere il simbolo sacro. In due sono rimasti feriti ed un altro è rimasto privo di sensi. Fra i picchiatori riconosciuti esponenti di spicco della polizia locale. Una parrocchiana: “Forti interessi di potere ed economici dietro quest’aggressione”. Il monastero al centro di un’annosa disputa col governo.

Hanoi (AsiaNews) – Poliziotti in borghese e picchiatori assoldati dalle autorità locali hanno ancora una volta aggredito e percosso un gruppo di monaci e fedeli del monastero cattolico di Thiên An (Huế, nel Vietnam centrale). Essi tentavano di difendere dagli aggressori la croce e la statua del Cristo eretti su un terreno che da anni l’amministrazione provinciale cerca di requisire in maniera illegale.

Intorno alle 8 di mattina dello scorso 28 giugno, un centinaio di teppisti hanno fatto irruzione nei terreni del monastero e, mentre urlavano frasi blasfeme, hanno abbattuto la grande croce. Gli assalitori hanno poi malmenato i monaci accorsi per innalzare di nuovo il simbolo sacro e proteggere l’adiacente statua di Gesù, sotto gli occhi dei fedeli che tentavano di scattare fotografie per documentare il violento attacco. Nel frattempo, le autorità di Huế avevano dispiegato alcuni reparti della polizia per impedire ai cattolici della comunità locale l’accesso al monastero.

“Hanno lanciato pietre contro i monaci e ne hanno malmenati tre o quattro”, racconta a Rfa P. Peter Cao Đức Lợi, sacerdote del monastero, aggiungendo che i poliziotti in borghese sono stati aiutati da “donne e teppisti” ad abbattere la croce. “Ci hanno impedito di innalzarla di nuovo e tiravano per i capelli ed i vestiti i monaci che vi erano rimasti aggrappati . Due di loro sono rimasti feriti ed un altro è rimasto privo di sensi. È stato orribile”.

Nonostante gli aggressori indossassero vestiti civili, p. Loi è riuscito ad identificare tra loro alcuni ufficiali di spicco delle forze di polizia. Il sacerdote dichiara ad AsiaNews: “Ho visto con i miei stessi occhi alcuni personaggi chiave, come Võ Trọng Nhơn e Dương Văn Hiếu, della polizia cittadina; il sig. Minh, della polizia distrettuale; Trần Công Quý, di quella provinciale. Erano presenti molti poliziotti in borghese, li ho riconosciuti perché incontrati molte volte”.

La Sig.ra Lee, parrocchiana della diocesi di Huế, riferisce ad AsiaNews: “Più di 100 persone sono venute al monastero per dissacrare la croce e la statua, non può essere un atto spontaneo. Questa è opera del governo della città. Vi sono forti interessi di potere ed economici dietro quest’aggressione, mirati all’occupazione di questa terra e che coinvolgono polizia, teppisti e autorità locali. Essi si spartiranno tra loro il denaro”.

Il monastero cattolico di Thiên An non è nuovo a questi attacchi ed è spesso oggetto di persecuzione da parte dello Stato. La croce e la statua di Gesù Cristo dissacrate lo scorso 28 giugno erano già state distrutte nel 2015 e nel 2016 e prontamente ricostruite da monaci e fedeli.

Seppur riconosciuto dalla legge del Vietnam, il luogo di culto cattolico è al centro di una dolorosa disputa con il regime comunista, che da tempo mira ad impossessarsi degli oltre 110 ettari di foresta protetta e sradicare la pratica religiosa. Nel 1998 il vice primo ministro Nguyen Cong Tan firmò l’ordine (illegale) di esproprio dei terreni adiacenti al monastero. Da anni l’amministrazione locale intende requisire l’area e l’annessa struttura, per metterla a disposizione di un’agenzia di viaggi. Il monastero è spesso oggetto degli attacchi di teppisti assoldati dalle autorità locali per impaurire i cattolici e convincerli ad abbandonare l’area. A questi si aggiungono i raid di poliziotti che, a più riprese, hanno fatto irruzione nella struttura e minacciato di occuparla.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hạt Phú Thọ: Mừng bổn mạng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Văn Minh
09:03 01/07/2017
Hạt Phú Thọ: Mừng bổn mạng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu

“Là đoàn viên trong Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTTCG) chúng ta phải sống hiền lành và khiêm nhường, đem hết tình yêu thương ra mà phục vụ mọi người, để ngày một trở nên giống hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu).

Cha Giuse Phạm Bá Lãm, chánh xứ giáo xứ Hòa Hưng, hạt trưởng hạt Phú Thọ, nhắn nhủ như thế cho các đoàn viên trong GĐPTTT trong Thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu – bổn mạng Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTT) giáo hạt Phú Thọ, cũng là bổn mạng của xứ đoàn Hòa Hưng (kỷ niệm 10 năm thành lập) 2007 – 2017.

Xem Hình

Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 thứ Sáu ngày 30.06.2017, tại giáo xứ Hòa Hưng số: 104 đường Tô Hiến Thành, quận 10, TP.HCM, do cha Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao, chánh xứ Bắc Hà, kiêm linh hướng GĐPTTT hạt Phú Thọ, cha Giuse Nguyễn Văn Lãnh, phó xứ Hòa Hưng, và cha Gioan Viannê Nguyễn Hữu Lợi, Dòng Máu Châu Báu Chúa Kitô.

Tham dự Thánh lễ, có quý vị đại diện BCH – GĐPTTT/TGP Sài Gòn, quý vị ân nhân, quý vị đoàn viên xứ đoàn Tân Phước, Phú Hòa, Tân Trang, Hòa Hưng, Phú Bình, Vĩnh Hòa, Thánh Giuse, Thăng Long, Bắc Hà và Thánh Phaolô, cùng quý vị khách mời và đông đảo cộng đoàn trong và ngoài giáo xứ Hòa Hưng.

Trước Thánh lễ, lúc 17g00, BCH các cấp cùng các đoàn viên GĐPTTT có giờ chầu Thánh Thể, hướng tâm hồn mỗi đoàn viên tham dự Thánh lễ được sốt sắng. Kế đó, các thành viên GĐPTTT cùng cờ đoàn kiệu tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu xung quanh nhà thờ dưới tiết trời dịu mát sau cơn mưa.

Đầu lễ, cha Giuse Phạm Bá Lãm, ngỏ lời chào mừng quý cha, quý đoàn viên GĐPTTT cùng cộng đoàn đã cùng nhau quy tụ về giáo xứ Hòa Hưng để hiệp dâng Thánh lễ hôm nay. Giáo Hội đã mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày 23.06, vừa qua. Tuy nhiên, đối với GĐPTTT hạt Phú Thọ cùng xứ đoàn Hòa Hưng mừng lễ hôm nay. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho quý đoàn viên, cách riêng, đối với Tân BCH GĐPTTT hạt Phú Thọ luôn sống trong tình thần đoàn kết và yêu thương để cùng nhau làm sáng Danh Thánh Tâm Chúa.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha Giuse Phạm Bá Lãm kể về câu chuyện tình giữa một anh thanh niên và một cô gái yêu nhau tại bên nước Pháp: Tình yêu mà đôi bạn trẻ dành cho nhau thật thắm thiết và mặn nồng, nhưng rồi cả hai không đến được với nhau chỉ vì bố mẹ “kỳ thị”. Cũng chính từ đó, cô gái bị sốc dẫn đến nhồi máu cơ tim, chàng thanh niên thấy vậy buồn chán bỏ nhà đi lang thang rồi ngã bệnh sau một thời gian thì qua đời. Sau khi qua đời, bố mẹ đọc được lá thư do người con để lại nói rằng; trái tim này đã trao trọn vẹn cho người mình yêu.

Ngài nói tiếp, trong cuộc sống ngày nay; sự bạo hành đang sảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, từ trong gia đình, nơi nhà trường, và bên ngoài xã hội. Nguyên nhân, vì thiếu tình yêu thương cùng với sự thờ ơ của mọi người.

Việc tôn thờ Trái Tim Chúa là mời gọi người Kitô hữu chúng ta noi theo tấm gương của Ngài, lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hoàn toàn tận hiến cho người mình yêu. Qua đây, chúng ta cùng nhau nhìn lại xứ đoàn Hòa Hưng qua 10 năm, từ khi thành lập có trên dưới 50 thành viên, hôm nay đã có 140 thành viên tham gia sinh hoạt vào GĐPTTT và luôn sống theo tinh thần nội quy trong đoàn thể.

Mừng ngày lễ Thánh Tâm Chúa hôm nay, ước mong cộng đoàn, cách riêng, “Là đoàn viên trong Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm (GĐPTTTCG) chúng ta phải sống hiền lành và khiêm nhường, đem hết tình yêu thương ra mà phục vụ mọi người, để ngày một trở nên giống hình ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu”.

Sau phần chia sẻ, cha Anphongsô Hoàng Ngọc Bao chủ sự nghi thức tuyên hứa và trao Ủy nhiệm thư cho 12 thành viên trong BCH GĐPTTT hạt Phú Thọ nhiệm kỳ 2017 – 2020.

Sau phần hiệp lễ, ông Giuse Phạm Quang Thúy, Trưởng ban, thay mặt GĐPTTT hạt Phú Thọ và xứ đoàn Hòa Hưng lên cảm ơn quý cha, quý chức trong HĐMVGX Hòa Hưng, quý vị ân nhân, quý vị khách mời cùng đại diện BCH các cấp cùng quý vị đoàn viên GĐPTTT đã đến cầu nguyện và hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Đáp từ, cha Giuse Phạm Bá Lãm, chúc mừng quý ông bà trong GĐPTTT và gia đình được nhiều hồng ân Thiên Chúa, một lần nữa ngài mời gọi cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho quý cha linh hướng và Tân BCH luôn chu toàn xứ vụ của mình được như lòng Chúa ước mong.

Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý vị đại diện chụp chung tấm hình kỷ niệm, và tiệc mừng liên hoan cùng những tiết mục văn nghệ diễn ra tại hội trường giáo xứ.
 
Dòng Chúa Cứu Thế : Thánh Lễ Trao Sứ Vụ Linh Mục Và Phó Tế
Người Giồng Trôm
09:22 01/07/2017
Dòng Chúa Cứu Thế : Thánh Lễ Trao Sứ Vụ Linh Mục Và Phó Tế

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, qua những ngày tháng “dùi mài kinh sử”, hôm nay, kết quả của một chặng đường kết thúc và mở ra chặng đường phục vụ mới. Chặng đường kết thúc ghi dấu bằng sứ vụ phó tế và linh mục của một số sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế. Các sĩ tử ấy sẽ “bước lên Bàn Thánh Chúa” trong tư cách là giáo sĩ để phục vụ dân Thánh Chúa một cách thiết thực hơn và cũng gắn kết đời mình theo Chúa Giêsu chịu khổ nạn và Phục Sinh hơn.

Xem Hình

8 g 30, ca đoàn quý Thầy cất cao lời ca hân hoan đón đoàn đồng tế cất bước từ tiền sảnh của phòng khách Tu Viện Kỳ Đồng : “Đường đi lên nhà Chúa Chúa ơi ! Cung Thánh Ngài ngời bao huyền diệu, ngất ngây trong cõi lòng Lạy Chúa con mơ ước ngày đêm ...”. Đoàn đồng tế tham dự Thánh Lễ hôm nay thật đông bởi lẽ ngoài quý Cha trong Dòng còn có quý Cha nghĩa phụ, quý cha Bề Trên, quý Cha xứ và quý cha thân quen với các tiến chức. Người đi cuối cũng là chủ tế Thánh Lễ trao sứ vụ linh mục sáng nay là Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc – Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn.

8 g 40, khi tất cả mọi người đã vào Thánh Điện, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích – Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ngỏ lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc : “Trọng kính Đức Tổng, trong tông thư Năm Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói : “ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui và Đức Tổng đã thể hiện điều ấy vì Đức Tổng luôn vui tươi trong mọi hoàn cảnh. Và hôm nay Đức Tổng cũng mang đến cho chúng con niềm vui khi đến hiện diện với con cái trong Giáo Phận và cử hành Thánh Lễ phong chức linh mục cho 12 anh em, phong chức phó tế cho 2 anh em chúng con. Giờ đây chúng con xin kính mời Đức Tổng bắt đầu Thánh Lễ”.

Sau bài Tin Mừng, Cha Giám Tỉnh giới thiệu ứng viên lãnh sứ vụ linh mục :

1/ Giuse Nguyễn Văn Giàu

2/ Đaminh Maria Nguyễn Vũ Phong

3/ Giuse Nguyễn Khánh Sơn

4/ Giacôbê Nguyễn Đức Vũ Minh

5/ Giuse Nguyễn Ngọc Duy

6/ Phêrô Phạm Hồng Thăng

7/ Giuse Bá Văn Đạt

8/ Tôma Cao Minh Hội

9/ G.B. Nguyễn Văn Hùng

10/ Bênêđictô Nguyễn Công Nhật

11/ Vinh Sơn Hoàng Thanh Tình

12/ Giuse Nguyễn Duy Hải

Ứng viên phó tế :

1. Phêrô Bạch Thanh Lam

2. Giuse Maria Trần Văn Tài

Sau đó là bài giảng Lễ. Trong bài giảng, Đức Tổng Phaolô mời gọi anh em Dòng Chúa Cứu Thế hãy lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa ... Trước khi lên Trời, Chúa sai các môn đệ : Anh em hãy đi loan báo Tin Mừng ... Các Thánh tông đồ đã vâng lệnh Chúa Giêsu, ra đi rao giảng và có Chúa ở cùng các ông. Mọi người chúng ta biết rằng được phong chức phó tế là phục vụ, linh mục là mục tử chăm sóc đoàn chiên. Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, người làm thuê thì bỏ đi và làm cho đàn chiên tan tác. Người mục tử tốt lành biết chiên của mình và chiên của mình biết mình. Cả những chiên lạc Chúa muốn đưa về để cùng 1 đoàn chiên và 1 chủ chăn. Chúng ta hãy giúp Chúa bằng cách loan báo Tin Mừng ...

Kế đó, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn : “Khốn cho Ngài nếu Ngài không rao giảng Tin Mừng”. Thánh Phaolô khẳng định loan báo Tin mừng không công. Phaolô chinh phục thêm nhiều người về cho Chúa. Thánh Phaolô đã trở nên cho mọi người.

Bài trích sách Isaia thì nói con vua Đavit đã nhận Thần Khí, Đấng Mêsisa sẽ đưa đến thời thanh bình, sư tử ăn rơm như bò ... trẻ thơ giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ thọc tay vào hố rắn hổ mang. Đó là thời thanh bình mà Chúa Cứu Thế mang đến cho chúng ta. Chúng ta hy vọng Dòng Chúa Cứu Thế rao giảng mang đến sự thanh bình cho quê hương đất nước chúng ta.

Sau bài chia sẻ của Đức Tổng Phaolô là nghi thức phong chức linh mục và phó tế.

Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông – Phó Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đại diện cho cộng đoàn có đôi lời cảm ơn Đức Tổng, quý Đức Ông, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố và toàn thể cộng đoàn.

Đức Tổng có đôi lời chúc mừng và cầu chúc cho Dòng Chúa Cứu Thế ngày càng phát triển.

Nguyện xin Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Cha Thánh Anphongsô, các thánh và các chân phúc trong Dòng Chúa Cứu Thế chuyển cầu cho các tân chức ngày hôm nay được nhiều ơn Chúa để các tân chức ra đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo bị bỏ rơi như tôn chỉ của Đấng sáng lập. Xin Chúa chúc lành cho các tân chức.

 
Tiệc Tri ân do Hội Bảo trợ Hội bảo trợ nữ tu hưu trí Việt Nam tổ chức rất thành công
Minh Thu
12:21 01/07/2017
NAM CALI - Một thánh lễ tạ ơn và tri ân do hội bảo trợ Nữ Tù hưu trí Việt Nam được tổ chức vào lúc 06.00 chiều ngày 30/6 năm 2017 tại thánh đường Blessed Sacrament, thành phố Wesminster rất sốt sắng và có đông giáo dân tham dự.

Hình ảnh

Sau thánh lễ là Tiệc Tri Ân được tổ chức tại nhà hàng Furiwa có đông đủ quan khách đã tới dự tiệc để ủng hộ các sơ sau một đời phục vụ. Tham dự buổi tiệc có hiện diện của cha Nguyễn Văn Tuyên, linh hướng Hội Bảo Trợ; cha Trần công Nghị, Phó chủ tịch Liên đòan Miền kiêm Chủ tịch Linh mục Tu sĩ Miền Tây Nam Hoa Kỳ, cha Nguyễn Hùng, OP., và cha Nguyễn Khôi. Nhiều ân nhân từ các hội đòan và cộng đòan ở Nam Cali đến dự tiệc. Giúp vui văn nghệ có một số ca sĩ và nghệ sĩ tình nguyện đóng góp.

Ông hội trưởng Trần Đức Nhã cho biết trong thời gian 8 năm qua, Hội đã giúp rất nhiều cho các nữ tu hưu trí ở Việt Nam qua công tác tổ chức Tiệc Tri Ân cám ơn những ân nhân giúp đỡ qúi Sơ hưu trí. Ban Tổ chức cho biết có nhiều ân nhân giúp đỡ và Tiệc rất thành công đã thu được chừng 50.000 mỹ kim.
 
Hội trại thiếu nhi tại giáo họ Khắc Khoan
Vadita Nguyen
20:21 01/07/2017
Giáo họ Khắc Khoan: Hội trại liên cụm đồng hành I

Nhằm tạo cho các em Thiếu nhi một sân chơi lành mạnh, giúp các em phát huy tinh thần tập thể, sống đoàn kết, yêu thương và cùng nhau làm việc bác ái. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2017, được sự cho phép của cha chánh xứ Giáo xứ Đức Hạnh - Giuse Nguyễn Đình Ngọc, Ban Điều Hành Giáo Lý cụm Đức Hạnh đã tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi thánh thể tại khuôn viên nhà thờ Giáo họ Khắc Khoan. Trại hè diễn ra trong hai ngày 28 và 29-6-2017 với sự tham gia của các khối lớp giáo lý thuộc Giáo xứ Đức Hạnh, Giáo xứ Đăk Ân, Giáo họ Thiên Ân, Giáo họ Khắc Khoan tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

Xem Hình

Trại hè với chủ đề “HIỆP NHẤT – PHỤC VỤ” được tổ chức tại khuôn viên Giáo họ Khắc Khoan, với mục đích tạo cho các em thiếu nhi có một trại hè vui tươi, sôi nổi trước khi bước vào năm học mới. Giáo dục các em lòng yêu mến Chúa Giêsu, và luôn ý thức rằng Chúa Giêsu luôn thương yêu và đồng hành với các em. Giúp các em sống gần hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể, qua đó sẽ yêu mến Chúa nhiều hơn. Tạo một tình thương, sự gắn kết của thiếu nhi Thánh Thể giữa các giáo xứ và giáo họ thuộc cụm Đức Hạnh.

Tham dự trong nghi thức khai mạc có cha chánh xứ Giáo xứ Đức Hạnh - Giuse Nguyễn Đình Ngọc, quý thầy Dòng Thánh Tâm Huế, các vị đại diện quý chức ban Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ cùng các anh chị Giáo Lý Viên thuộc các giáo xứ, giáo họ. Sau nghi thức chào cờ, các em hát vang bài: “Thiếu Nhi Tân Hành Ca” như nói lên lòng hăng hái cùng nắm tay nhau xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam, đem Chúa Kitô cho các bạn chưa biết Chúa. Trong lời khai mạc hội trại, cha Giuse đã nói với các em thiếu nhi và các anh chị huynh trưởng về tầm quan trọng của sinh hoạt thiếu nhi trong đời sống của một giáo xứ. Ngài nói rằng đây là cơ hội để cho chúng ta có thể giao lưu học hỏi và gặp gỡ nhau.

Trải qua hai ngày trại, với phương châm “vui và kỷ luật” đã được các em thiếu nhi, các anh chị dự trưởng thực hiện nghiêm túc. Các trại sinh được lắng lòng mình bên Bàn Tiệc Thánh Thể cùng cộng đoàn dâng lên Chúa những lời nguyện xin để những ngày trại là cơ hội để mỗi người biết Chúa hơn, yêu Chúa hơn và theo Chúa hơn. Các sinh hoạt vui chơi diễn ra sôi nổi, các em hòa mình vào cuộc chơi và chơi hết mình. Với những trò chơi nhỏ, các trại sinh được dạy cho bài học về sức mạnh của tinh thần tập thể, sự khéo léo và năng động của mỗi thành viên góp vào cho sự thành công của cả đội. Với trò chơi lớn, các trại sinh không những được huấn luyện kỹ năng làm việc đội, nhóm và tinh thần đoàn kết, mà còn học được những nghiêm huấn của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Ấn tượng nhất là phần đốt lửa trại và sinh hoạt của tất cả các trại sinh, các em đã quây quần bên nhau cùng múa hát, gọi ánh lửa đến để thắp sáng khu trại. Cùng với những hoạt động vui chơi, Ban Giáo Lý còn tổ chức cho các em thiếu nhi cuộc thi “Rung Chuông Vàng”. Đây là dịp để các em giao lưu và ôn tập kiến thức đã học. Kết thúc cuộc thi, em Maria Lê Thị Ngọc Mai, thuộc Giáo xứ Đăk Ân đoạt giải “Rung chuông vàng”, em rất vui mừng khi chính tay mình được rung chuông.

Trước khi hội trại khép lại là phần tuyên dương phát thưởng cho những cố gắng của các đội tham gia hội trại. Sau phép lành và lời chúc bình an của Cha Giuse là nghi thức sai đi. Hội trại hè 2017 đã kết thúc nhưng nhiều trại sinh vẫn còn nuối tiếc vì đã phải chia tay nhau rồi, thời gian hai ngày sinh hoạt bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, hành trình sống tông đồ của mỗi người là một chuỗi ngày dài.

Tạ ơn Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh đã thương ban cho đoàn chúng con trong hai ngày trại được diễn ra thật tốt đẹp, vui tươi và thành công.

Vadita Nguyen
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồ chí Minh - Lê chiêu Thống, những kẻ rước voi.
Bảo Giang
09:38 01/07/2017
Hồ chí Minh - Lê chiêu Thống, những kẻ rước voi.

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh,

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn…”(Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo).

Những kẻ rước voi,

a. Lê chiêu Thống, kẻ dắt đường cho 29 vạn quân của Tôn sỹ Nghị kéo sang chiếm đóng nước ta? Kết cuộc, Thống chết bỏ xác bên Tàu?

b. Hồ chí Minh, (1890- 2/9/1969), được cho là người ở Nam Đàn, là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, là kẻ đưa rước hàng vạn quân, dân Trung cộng sang tham chiếm và nay là hàng triệu cán bộ, công nhân và viên chức TC đang chiếm ngụ trên nhiều phần đất của Việt Nam.

Có một điều mà ngày nay đi đâu người ta cũng nói đến là khi kế hoạch ngu dân của nhà nước CS chưa bị phá sản, Cán bộ của chúng đi đến đâu dân chúng vỗ tay, hoan hô đến đó. Nay những vụ lừa bịp của nhà nước này đã bị vạch mặt, Cán bộ đi đến đâu cũng đều bị khinh bỉ. Người dân nhìn tập đoàn lãnh đạo và công an CS như nhìn kẻ thù, bại hoại. Bước vào quán thì chưa thấy người đã nghe thấy tiếng, mà toàn là những tiếng chủi rủa chế độ. Nếu lỡ nhìn thấy vài ba kẻ yên lặng, cúi mặt xuống bát cơm, tô phở, ly nước thì biết ngay đó là những cán bộ, phe ta, vuốt mặt mà nuốt cho xong miếng ăn… Tại sao VC lại gặp thảm cảnh này? Để có câu trả lời thoả đáng, tôi cho rằng nên nhìn lại đôi dòng mực cũ:

I. Cuộc chiến Điện biên phủ:

Hẳn nhiên là máu, nước mắt, mồ hôi của người Việt Nam đổ ra trên các chiến hào vùng rừng núi, cũng như địa danh Điện biên phủ không phải là ít. Tuy thế, nó không hề lẻ loi. Vì ở nơi đó có cả máu Tàu, máu của bọn thực dân Pháp nữa! Đặc biệt ở đó còn là nơi chôn vùi thân xác cũng như thấm đẫm máu đào của rất nhiều đồng bào Việt Nam đã bị Việt cộng bắt đi lao công, tải đạn cho chúng trên chiến trường này. Hỏi xem, sau thành quả gọi là chiến thắng Điện Biên lừng lẫy này, người dân và đất nước Việt Nam được gì?

1. Nưóc Mắt?

Phải, mở đầu là những giòng nước mắt. Bởi vì, một giải giang sơn gấm vóc của tiền nhân để lại nay bỗng bị Việt cộng đưa lên bàn và đòi chặt ra làm hai. Con sông Bến Hàỉ mới ngày nào liền da, nay lại tiếp tục được coi là đường ranh giới ngăn cách đôi đường. Một nửa ở miền nam thuộc về người con dân Việt, thuộc về Tự Do. Một nửa ở phía bắc thuộc về CS Nga Tàu, thuộc Việt cộng.

Từ ngày này, 20-7-1954, gần một triệu đồng bào từ thành thị tới nông thôn ở miền bắc đã vội vã gồng gánh lên vai, bỏ lại nhà cửa ruộng đồng để đi tìm Tự Do. Trên con đường dài ấy, thấm đầy nước mắt. Rồi khi bóng đêm đổ xuống, phía bờ bắc vĩ tuyến 17 chỉ có tiếng than khóc vang trời của mùa đấu tố. Kết qủa, 172000 người chủ gia đình Việt Nam bị tập đoàn Hồ chí Minh giết chết, trong đó có rất nhiều ân nhân, đảng viên, cũng như viên chức của tập đoàn đã tạo nên cuộc chiến thắng Điên biên phủ.

2. Nghèo đói.

Cả miền bắc rơi vào cuộc đói kém sau chiến tranh. Đã thế, Việt cộng còn theo lệnh Tàu khơì mở chiến tranh vào nam. Để từ đây, chén cơm gạo trắng của người dân năm nào, nay được thay bằng chén bo bo. Tệ hơn, vì cuồng đồ mở chiến tranh, Hồ cộng đưa ra chiêu bài, hạt gạo cắn làm tư để trấn lột cuộc sống của ngưòi dân. Từ đó, chúng đã vơ vét hết tài sản của họ và tận thu lương thực trên các cánh đồng. Kết qủa, ngoài tiền, gạo còn cắt đất trả nợ Tàu. Cơm ăn của dân chỉ còn là một chén độn. Phần áo quần che thân có khi là những mảnh vá bằng giấy nilông!

3. Ngu dốt.

Cuộc đấu tố “trí, phú, địa, hào” không dừng lại với người có của, nó còn tràn sang, dìm chết lớp trí thức của xã hội. Những người có học, có danh phận xưa kia như Phan Khôi, Khái Hưng, Nhượng Tống… không theo Hồ, Mao đều bị Tố Hữu, Xuân Diệu và tập đoàn của chúng lên án: “ Lôi cổ bọn chúng ra đây, bắt qùy xuống, gục đầu chết thôi”! (xuân Diệu). Và thay vào đó là kinh điển mới: “ Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười”. Đây chính là vốn liếng luân lý, đạo đức đã làm nên chế độ CS tại miền bắc, rồi từ đây tràn vào nam. Kết qủa:

Nền móng, cương thường của xã hội Việt Nam hoàn toàn bị phá hủy khi chiếc mã tấu của Hồ chí Minh dơ lên. Từ đây, thay vì giáo dục trẻ thơ nên người hữu ích cho xã hội, chúng đưa trẻ thơ vào đường bất nhân bất nghĩa với kế hoạch đấu tố cha mẹ, đấu người thân với trăm ngàn những ác độc, man rợ do chúng tạo ra. Cũng từ đây, một lớp , trộm cắp bỗng trở thành những cán bộ, những đảng viên, viên chức của Hồ. Dĩ nhiên thành phần này và những trẻ thơ được hướng dẫn đang hò hét trước mặt cha mẹ kia, lớn lên đều là những lãnh đạo đảng CS. Được giáo dục như thế, hẳn nhiên là chúng có đầy đủ sắc nhọn để tận diệt nền luân lý và đạo đức của xã hội Việt Nam. Từ đó, người ta không lạ gì khi chúng tiến thêm một bước đi khác là phá hủy đời sống sinh hoạt của tôn giáo. Tệ hơn, niềm tin vào tôn giáo của ngưòi dân còn bị CS báng bổ như là chướng ngại cản đường trộm cướp của chúng.

4. Độc Lập, Tự Do, Hạnh phúc về đâu?

Cuối cùng là hàng chữ Độc Lập, Tự Do, được chúng treo lên cao để cho ngưòi dân nhìn thấy mà mơ, mà đuổi. Nhưng càng nhìn, càng đuổi theo, hàng chữ càng xa. Nó không bao giờ đến. Bởi lẽ, về cơ bản, dưới chế độc CS vốn dĩ đã không có tự do, không có công lý, Việt Nam còn bị khóac vào cổ cái tròng làm nô lệ CS Tàu. Bởi lẽ, chủ tịch đảng cộng sản Việt Nam là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, Y tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản Trung cộng và tổ quốc Trung Hoa. Y không phục vụ cho đảng cộng sản và tổ quốc Việt Nam. Theo đó, bao lâu đảng cộng sản còn phải cung nghinh Hồ chí Minh thì bấy lâu còn phải phục tùng đảng CS/ Tc. Nói cách khác, đảng cộng sản tại Việt Nam hiện nay chỉ là một chi nhánh của đảng cộng sản Trung cộng mà thôi. Hãy nhìn cung cách của những lãnh tụ VC từ trước đến NP Trọng hôm nay thì sẽ hiểu, và có đánh gía chuẩn mực về vai trò của những tên nô lệ này. Theo đó, Việt Nam làm gì có Tự Do, có Độc Lập, có tự chủ! Có chăng là một lũ nô lệ cho Tàu cộng!

II. Cuộc chiếm đóng Sài Gòn ngày 30-4-1975.

Chuyện đã không ngờ và còn bất ngờ hơn thế. Nó hoàn toàn trái ngược với cái gọi là chiến thắng Điện Biên 1954. Bởi lẽ, Điện biên Phủ còn tên, nhưng Sài Gòn thì đã bị mất tên và được thay thế vào đó là cái tên xác thối Hồ chí Minh. Và còn tệ hơn cả cái thối ấy là đến nay cũng không thể chứng minh được lý lịch bản thân của Hồ là ai! Nếu bảo Y là tác gỉa của Ngục Trung nhật ký, thì e rằng Y là một người Tàu chính gốc (tôi đã viết và minh chứng trong loạt bài về tác gỉa Ngục Trung nhật ký). Nhưng nếu bảo Y là Nguyễn tất Thành thì khéo mà Nguyễn tất Thành trở thành kẻ tội đồ thiên thu. Kẻ “cõng rắn cắn gà nhà, kẻ rước voi về dày mả tổ” như Lê chiêu Thống.

III. Phẩm gía của những kẻ bán nước cầu vinh!

Trong lịch sử Việt Nam đã có một trang rất đặc biệt dành cho những kẻ bán nước cầu vinh. Gọi là đặc biệt, vì tên tuổi của thành phần này đều được quy kết vào chung một bản án phản bội tổ quốc. Chẳng một ai đám tranh dành ngôi thứ với những Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống… Nhưng nay, xem ra đó chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không thể đem so sánh với cái tên Hồ chí Minh cũng gọi là Hồ Quang và những kẻ theo Y phục dịch Tàu cộng.

Khi còn chiến tranh, Việt cộng nêu cao khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” để đưa quân Tàu tràn ngập Việt Nam theo chiêu bài “các nước anh em xã hội chủ nghĩa”! Nay “Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào”, quân Tàu Ô đã không rút, trái lại, số lượng chúng đến chiếm đóng trên mọi phần đất Việt Nam còn đông gấp hàng trăm lần xưa kia. Có nhiều nơi quân Tàu trú đóng mà cả cái gọi là chính phủ của nhà nước CHXHCN/Việt cộng cũng không được phép bước chân đến, ngoại trừ khi có giấy phép của chúng? Và còn tệ hơn thế, sau cuộc chiến với bắc phương năm nào, mộ của những tên xâm lược được tập đoàn Việt cộng kính nhớ, xây thành đền đài cao trên đất Việt rồi thay nhau đến cúng tế, nhang đèn. Trong khi đó, mộ ngưòi bảo vệ đất nước chỉ là những nấm mồ hoang lạnh. Thế là làm sao? Việt cộng phục vụ nước Ta hay nước Tàu? Xem ra câu trả lời có sẫn cho người Việt Nam đây:

Trước tiên, Lê Duẩn trong vai TBT đảng CSVN khi sang Tàu cầu cống đã cúi mình phủ xuống dưới chân Mao, trình tấu: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch… “. Đến khi về Việt Nam, Lê Duẩn đã vung tay múa chân trước đoàn quân CS/BV ra huấn dụ, các đồng chí hãy tiến lên: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc’. Hỏi xem, người Việt Nam đã nghe rõ chưa? Hỏi xem, như thế là đã rõ ràng để minh chứng cho lý tưởng của cuộc chiến mà cộng sản bắc Việt đã tạo ra tại Việt Nam hay chưa?

Từ những lời xác quyết này, có lẽ nào đến hôm nay chúng ta vẫn không hiểu được bản chất của cuộc chiến từ 1945-1975? Có lẽ nào chúng ta không hiểu được rằng sau những câu tuyên bố về lý tưởng cuộc chiến ấy là “ mặt trận giải phóng miền nam” được ra đời (1960). Kế đến, nó được khua chiêng đánh trống, và tập đoàn CS/BV đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh bắc tử nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than cơ khổ. Hỏi xem, đây có phải là việc làm cơ bản của bọn nô lệ xin được làm lính đánh thuê cho Tàu trên đất Việt không? Hỏi xem, vì sao chúng đi đánh đi giết người Việt Nam để lấy đất Việt dâng nạp cho Tàu?

Chủ trương cuộc chiến là thế, đến xây dựng hệ thống văn hóa, lãnh đạo chúng cũng chỉ có một việc làm duy nhất. Trước hết, Phạm văn Đồng đóng vai thù tướng thì ký công hàm dâng đất để Trường Sa Hoàng Sa rời đất Mẹ. Phần Đặng xuân Khu thì quyết đẩy dân Việt vào đường nô lệ văn hóa theo kế sách “bỏ chữ quốc ngữ mà học lấy chữ Tàu”. Tất cả được lũ bề tôi của CS đánh bóng lừa dân Việt: “Hãy an tâm, Trường Sa, Hoàng Sa trong tay Trung quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền miền nam” (Lê đức Thọ). Hoặc gỉa “Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng dùm. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.”. (Hoàng Tùng). Những tưởng là chuyện hài, Nguyễn mạnh Cầm, người đưa đường trong việc ký công hàm 1999 về biên giới với Trung cộng, cũng đồng thanh xác nhận vào ngày 3-12-1992 là: “các nhà lãnh đạo của ta xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là phải”! Hỏi xem, Trung cộng đã trả lại hay chưa?

Rồi khi chuyện hải đảo chưa dứt, đường biên giới lại được “ đổi mới” với những đường dao mã tấu của Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười. Nguyễn mạnh Cầm, Phạm văn Đồng… vào năm 1999 để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn là đất Việt về Tàu. Dấu cũ chưa phai, nó được tiếp nối công nghiệp với những tên tuổi mới Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh (được cho là con ngoại hôn của Hồ chí Minh?) Nguyễn phú Trọng, Trương Tấn Sang rồi Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng… tất cả đều một lòng vùng lên để bán thêm, giao thêm đất nhà Việt Nam cho Trung cộng dưới những hình thức khác nhau từ Bauxite tây nguyên, rồi rừng đầu nguồn đến Formosa Vũng Áng… để có tiền có chức. Từ đây nhà Việt Nam trắng tay, đất nước tuy còn tên Việt mà toàn bộ tài nguyên và quyền khai thác kể cả quyền sở hữu nay đã nằm trong tay Tàu cộng! Đã thế, khi trẻ Việt vừa bước chân đến trường đã gò lưng, ê a bộ chữ hình vuông theo chủ trương của Đặng xuân Khu, Phạm vũ Luận. Hỏi xem, mẹ Việt Nam và con dân Việt Nam sẽ về đâu?

Chuyện trong nhà là thế, bước ra ngoài, xem ra nó cũng bi đát không thua kém ai. Khởi đầu cho thời kỳ bán hết gia tài trong nhà, đến lúc vác rổ đi ăn xin. Nguyễn cơ Thạch trong vai bộ trưởng ngoại giao còn lưu dấu ấn: “Không có được bang giao với Hoa Kỳ, chúng tôi chỉ ngủ bằng một con mắt”. Lạ! người chiến thắng tại sao lại phải cầu xin kẻ thua cuộc ban cho quy chế ngoại giao? Tại sao lại không theo những vua chúa thời La Mã xưa, bắt chúng qùy mọp dưới chân mà giao nộp mọi vàng bạc để cứu lấy sinh mạng? Hỏi xem, có ai giải thích được vì lý lẽ nào kẻ huyênh hoang chiến thắng lại phải vác rổ đến nhà người thất bại để xin ăn không nhỉ?

Sau chuyện ngủ bằng “một mắt” để xin ăn của nhà nước Hà Nội do Nguyễn cơ Thạch công bố, người ta chợt nhìn ra một điều. Các trại tỵ nạn nay đã đóng cửa, ngưòi Việt không còn dịp để ra đi, tập đoàn cộng sản trơ mắt ếch ra vì không còn cơ hội săn đuổi đồng bào vượt biên để kiếm vàng. Đã thế, nhìn ra ngoài, không một chỗ tựa. Quay vào trong, toàn thấy kẻ thù. Kết qủa, Võ văn Kiệt tiếc gì một cái vung tay vào mặt Phạm văn Đồng bằng lời nịnh hót người bỏ nước ra đi là “khúc ruột ngoài ngàn dặm” thay cho loại ngôn ngữ vô học của Phạm văn Đồng là “ma cô đĩ điếm”, để mà cầu sống sót qua ngày!

Tuy thế, đó chỉ là chuyện của riêng chúng, tôi nhắc lại như một chuyện cười thế kỷ. Nhưng chuyện sẽ làm cho ngưòi Việt Nam hôm nay dù còn ở trong nước hay ở Hải ngoại phải tỉnh giấc là : Cái giàn khoan Haiyang 981 của TC đã trở lại Biển Đông. Nó đang nằm trong hải phận của Việt Nam mà không còn một tên CS nào dám nhắc nhở đến nưa! Hỏi xem, đây có phải là một dấu ấn trong hành trình Bắc thuộc hóa Việt Nam mà Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh đã gắng công gầy dựng, ký kết ngay từ khi Y chưa thành hình tổ chức CS trên đất nước này hay không? Hỏi xem đây có phải là một chiếc thòng lọng với nhiều tròng, mà đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày đêm ghìm chặt vào cổ dân tộc Việt Nam mà người kéo cái thòng lọng ấy chính là tập đoàn cộng sản Trung cộng không?

Để trả lời cho câu hỏi này, chuyện về Hồ chí Minh là người Tàu hay người Việt xem ra không còn quan trọng lắm. Nhưng chúng ta buộc phải đọc lời thề tuyên thệ khi nhập đảng CS của Y và các đoàn đảng viên Việt cộng. Từ đó, chúng ta sẽ biết được hướng đi, đường tiến của chúng dẫn Việt Nam ta đi về đâu?

Trước hết, Hồ chí Minh dù là Nguyễn tất Thành hay Hồ Quang thì đều là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Y đứng dưới lá cờ của đảng cộng sản TC, Y tuyên thệ nhập đảng CS Trung cộng, thề giữ lòng trung thành với đảng cộng sản Trung cộng và phục vụ cho nhà nước Trung cộng. Y không bao giờ tuyên thệ trung thành và phục vụ cho đảng CS và tổ quốc Việt Nam. Từ đó, Y không bị ràng buộc gì với Việt Nam. Như thế, hãy hỏi xem, những đảng viên đảng cộng sản VN nay đứng dưới lá cờ Thiên Tân, cờ đảng CS từ Liên Sô, dưới hình HC Minh thề nguyện theo Y thì họ sẽ phục vụ cho tổ quốc Việt Nam hay tổ quốc Tàu? Hỏi xem, họ đã bị lừa gạt, hay họ đều muốn theo HCM thờ tổ quốc Tàu?

Đã thế, hẳn bạn còn nhớ, trong Giao ước có tên “Bản Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” số hiệu (VT/GU- 0212) đã ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao vẫn còn đây: “Điều 1: Chính phủ Trung Quốc đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.”

Hỏi xem, khi Hồ chí Minh đã xác nhận như thế, người Việt Nam muốn giữ đất, giữ quê hương cho nòi giống, cho dân tộc của mình phải làm gì? Phải tiếp tay với tập đoàn cộng sản Việt Nam ư?

- Bạn bảo rằng, không! Không bao giờ tiếp tay cho chúng?

- Tôi thì khẳng định rằng, chúng ta phải tiêu diệt chúng, để con cháu chúng ta có ngày mai sống yên vui trên đất Việt.

Lời khẳng định thật hay, nghe ra là trọn tình vẹn nghĩa! Nhưng, thực tế người Việt Nam hôm nay thực hiện kế sách ấy ra sao? Đặc biệt hỏi xem, những người Việt ở hải ngoại, những người đang nắm trong tay một thế lực kinh tế vô hình nhưng rất mạnh, có khả năng tiêu diệt cộng sản bất kỳ lúc nào đã làm gì? Họ giúp chúng ta tiêu diệt cộng sản, hay trợ giúp cộng sản triệt tiêu con đường Tự Do và Độc Lập của dân tộc Việt Nam?? (còn tiếp)

Bảo Giang

01-7-2017.