Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Năm 1/7: Họ tôn vinh Thiên Chúa – Suy Niệm: Linh mục Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
04:33 30/06/2021
PHÚC ÂM: Mt 9, 1-8
“Họ tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu xuống thuyền, vượt biển mà về thành của Người. Bấy giờ người ta đem đến cho Người một kẻ bất toại nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại rằng: “Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi”. Bấy giờ mấy luật sĩ nghĩ thầm rằng: “Ông này nói phạm thượng”. Chúa Giêsu biết ý nghĩ của họ liền nói: “Tại sao các ngươi suy tưởng những sự xấu trong lòng? Bảo rằng “Tội con được tha rồi”, hay nói “Hãy chỗi dậy mà đi”, đàng nào dễ hơn? Nhưng (nói thế là) để các ngươi biết rằng trên đời này Con Người có quyền tha tội”. Bấy giờ Người nói với người bất toại: “Con hãy chỗi dậy, vác giường mà về nhà con”. Người ấy chỗi dậy và đi về nhà. Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền năng như thế.
Đó là lời Chúa.
Xin Chúa Hãy…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:11 30/06/2021
Xin Chúa Hãy…
(Tin mừng Thứ Tư sau Chúa Nhật XIII TN)
Tin Mừng tường thuật chuyện Chúa Giêsu đã trừ quỷ ra khỏi hai người nó ám ở vùng Giêrasa, bọn quỷ đã nhập vào đàn heo và cả đàn đã lao xuống biển chết chìm hết. “Các người chăn heo chạy trốn về thành, báo tin ấy và nói về các người bị quỷ ám. Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng của họ” (x.Mt 8,28-34).
Đón gặp Chúa nhưng để xin Chúa rời xa đi để mình khỏi bị thua thiệt. Một thực tế xem ra không hiếm. Biết rằng Chúa vui thích ở giữa loài người chúng con, nhưng xin Chúa hãy tránh xa nơi con làm ăn, buôn bán! Xin Chúa cứ ở lại trong các nhà thờ, đừng theo chúng con trong các sinh hoạt thường nhật, trong các lao tác sinh kế hằng ngày! Một chước cám dỗ không dễ vượt qua.
Chước cám dỗ tinh tế hơn đó là đã từng có không ít giám mục minh nhiên truyền dạy các linh mục chỉ được giảng dạy “Lời Chúa” và không được nói gì liên quan đến chuyện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội… Một lời mà không liên quan gì đến đời sống con người trong các lãnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội…thì chắc chắc không thực sự là Lời của Thiên Chúa.
Các nhà lãnh đạo xã hội độc quyền, độc tài rất thích các hoạt động tôn giáo dừng lại trong khuôn các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất… Họ đã minh nhiên xếp các sinh hoạt tôn giáo vào loại hình “sinh hoạt không thiết yếu” ngang hàng với “vũ trường, quán ba, karaokê…” và hễ có dịp, có cớ là hạn chế hay cấm chỉ ngay trước tiên.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Tin mừng Thứ Tư sau Chúa Nhật XIII TN)
Tin Mừng tường thuật chuyện Chúa Giêsu đã trừ quỷ ra khỏi hai người nó ám ở vùng Giêrasa, bọn quỷ đã nhập vào đàn heo và cả đàn đã lao xuống biển chết chìm hết. “Các người chăn heo chạy trốn về thành, báo tin ấy và nói về các người bị quỷ ám. Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng của họ” (x.Mt 8,28-34).
Đón gặp Chúa nhưng để xin Chúa rời xa đi để mình khỏi bị thua thiệt. Một thực tế xem ra không hiếm. Biết rằng Chúa vui thích ở giữa loài người chúng con, nhưng xin Chúa hãy tránh xa nơi con làm ăn, buôn bán! Xin Chúa cứ ở lại trong các nhà thờ, đừng theo chúng con trong các sinh hoạt thường nhật, trong các lao tác sinh kế hằng ngày! Một chước cám dỗ không dễ vượt qua.
Chước cám dỗ tinh tế hơn đó là đã từng có không ít giám mục minh nhiên truyền dạy các linh mục chỉ được giảng dạy “Lời Chúa” và không được nói gì liên quan đến chuyện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội… Một lời mà không liên quan gì đến đời sống con người trong các lãnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội…thì chắc chắc không thực sự là Lời của Thiên Chúa.
Các nhà lãnh đạo xã hội độc quyền, độc tài rất thích các hoạt động tôn giáo dừng lại trong khuôn các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất… Họ đã minh nhiên xếp các sinh hoạt tôn giáo vào loại hình “sinh hoạt không thiết yếu” ngang hàng với “vũ trường, quán ba, karaokê…” và hễ có dịp, có cớ là hạn chế hay cấm chỉ ngay trước tiên.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tại sao tôi không gặp được Đức Giêsu?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:13 30/06/2021
Tại sao tôi không gặp được Đức Giêsu?
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 14 TNB)
Câu chuyện minh họa:
Trong truyện cổ Trung Hoa có kể rằng: Dương Phủ lúc còn nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cấy cầy để phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm ông nghe bên đất Thục có ông Võ Tề đại sư rất nổi tiếng, ông liền xin song thân đến tầm sư học đạo. Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng:
– Được gặp Võ Tề đại sư chẳng bằng gặp Phật
Dương phủ hỏi: Phật ở đâu?
Lão tăng bảo rằng: ngươi cứ quay trở về, gặp người nào quấn vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó.
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai cả. Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi ngoài cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá, chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bấy giờ ông nhìn kỹ, giống như hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã mô tả.
Từ đó, ông mới hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính cha mẹ ở trong nhà.
Nhận biết chính mình và nhận biết tha nhân không phải là chuyện dễ dàng trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Vì hình như ai ai cũng thích chính mình hơn người khác. Ai ai cũng thích sống tự khép mình, bảo vệ mình và lấy mình là trung tâm cho người khác. Vì thế, mối tương quan với nhau xem ra dễ dàng xảy ra xung đột trong lối sống hằng ngày. Vì thành kiến, vì kênh kệ và kiêu căng của chính mình nên khó chấp nhận anh chị em chung quanh. Đây cũng là lối sống của dân làng Nazaret khi đối xử với Đức Giê-su, Thiên Chúa làm người mà Tin mừng Chúa nhật 14 thường niên B hôm nay trình thuật. Họ đã không đón nhận Đức Giê-su vì ngài xuất phát từ ngôi làng thôn quê này dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Đức Giê-su.
Đức Giê-su là Thiên Chúa hữu hình - yêu - sẵn sàng trao ban mọi ơn lành cho những ai thành tâm thiện chí và tin vào Ngài. Ngài tôn trọng tự do của con người. Luôn mong muốn con người được hạnh phúc và bình an. Thiên Chúa đó đã mang hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể, mang bản tính nhân loại nên sống rất gần gũi và giản dị đến nỗi mọi người, nhất là dân làng Nazaret đã không nhận ra Ngài là Thiên Chúa ở cùng nhân loại, thay vào đó, họ xem Ngài như người thợ mộc bình thường, như bao người dân quê khác. Họ chỉ nghĩ rằng Đấng Messia phải là người oai phong mãnh liệt, uy quyền và hùng dũng. Cho nên, họ đã không thể chấp nhận một Đức Giê-su con bác thợ mộc Giuse và bà Maria sống cùng làng với họ.
Họ quên mất rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quên mất rằng ‘nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, con người có thể nhận biết cách chắc chắn về Thiên Chúa như là nguyên lý và cùng đích của mọi loài.’ (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 36). Nhưng chúng ta muốn biết tại sao dân làng Nazaret đã không đón nhận Đức Giê-su?
Quả thật, như chúng ta đã biết khi ai đó tự cao tự đại, kiêu căng, cậy sức mình, thượng tôn chủ nghĩa cá nhân thì dễ dàng khinh miệt người khác. Hơn nữa, họ có thể tự cho mình là khôn ngoan, là cái rốn của vũ trụ, là số một; không ai có thể hơn mình; tự mình giải quyết được mọi sự; mình là sao, là hạt giống tốt,…Nghĩ như vậy nên họ bất cần, chẳng cần đến ai, có thể khinh rẻ tất cả mọi người, chê bai kèm theo trách móc, luôn thành kiến hay xét đoán tiêu cực đối phương và phân biệt đối xử. Sống như vậy nên họ tạo bầu khí phản loạn, phá hoại, gây mất tình đoàn kết và tình liên đới. Họ cứng đầu cứng cổ, không nghe ai khuyên bảo, lì lợm, vô tổ chức, vô cảm, bất nhân hoặc bất tri lý,…Đọc lại phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta nhận thấy, nơi bài đọc I, (Ed 2, 2-5) dân Israen cũng đã sống xa cách Thiên Chúa của mình qua cách sống phản loạn và ngông cuồng. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, (Mc 6,1-6) chúng ta bắt gặp dân làng Nazaret có thể đang rơi vào cách sống đó khi đối diện với Đức Giê-su. Khi họ khư khư với lối sống thành kiến và coi thường đối với Đức Giê-su dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Ngài.
Thật vậy, đứng trước những cách sống vô luân và sai lầm đó, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thế, dùng nhiều trung gian đến để kêu gọi và giúp con người nhận ra cái sai đường lạc nẻo, cũng như vạch trần những cái tội, cái phản loạn, cái xấu xa, cái bất chính, cái yếu đuối,…để mong con người quyết tâm từ bỏ, ăn năn sám hối, dốc lòng chừa hầu trở về làm lại cuộc đời, trở về với Chúa và với anh chị em. Vì thế, con người cần biết bỏ đi cái ý riêng, cái tôi, cái kiêu căng, cái phản loạn để sống khiêm nhường, sống cho, sống cùng, sống với Chúa, với tha nhân và với vũ trụ thiên nhiên. Vì không ai là một hòn đảo. Do đó, khi con người chấp nhận trở về là dám chấp nhận khử trừ đi những thành kiến, những phán xét chủ quan để sống quảng đại hơn, yêu mến hơn và tin tưởng hơn,…Hơn nữa, con người cần năng xét mình để dễ nhận thấy tội và yếu đuối của mình nhằm tin vào sức mạnh của Chúa và tin Đấng có uy quyền ban phát mọi sự; năng bỏ mình để gặp gỡ Chúa và anh chị em. Lối sống liên đới với Chúa, với tha nhân là lối sống xây nhịp cầu yêu thương và gắn kết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân cũng như tránh đi sự cô đơn chán chường trong cuộc sống.
Điều này, nơi bài đọc II, (2Cr 12, 7-10) Thánh Phaolô đã để lại mẫu gương cho mỗi chúng ta là biết nhận ra sai trái, cái tính kiêu căng của bản thân, biết nhận ra cái yếu đuối của chính mình để sức mạnh của Chúa được lớn lên và hoạt động trong con người của mình. Quả thật, khiêm nhường nhận ra những thiếu sót, mỏng giòn, yếu đuối của bản thân là cách thức dễ dàng đón nhận ân sủng của Chúa, dễ dàng để Chúa đi vào trong cuộc đời của mình. Người kiêu căng thì khó lòng đón nhận được ân lộc của Chúa và ngược lại Chúa sẽ rất khó để cư ngụ nơi tâm hồn của những con người như thế. Vì họ tự mình loại bỏ Thiên Chúa và tha nhân ra khỏi chính mình thì làm sao Chúa và anh chị em có chỗ để hiện diện.
Dân làng Nazaret phải chăng cũng là lối sống của mỗi chúng ta? Vì biết rõ về gia cảnh, biết rõ thân thể và công việc của Đức Giê-su nên đã dễ dàng thành kiến dù có thành công. Vẫn ngạc nhiên qua các phép lạ cũng như những lời giảng dạy của Đức Giê-su, nhưng với não trạng ‘gần chùa gọi bụt bằng anh’ nên họ đã xem thường Chúa Giê-su và không thể đón nhận được ‘con người quê mùa’ này theo cách nhìn của họ. Vì cách sống, cách nhìn của họ như thế, Chúa Giê-su đã không ngần ngại nói lên ‘bụt nhà không thiêng’, “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6, 4). Đương nhiên, lối hành xử của họ đã ngăn cản họ đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tự họ tách rời và chia cắt chính mình ra khỏi cuộc chơi, là đón nhận Chúa và anh chị em. Tự họ chọn con đường mù quáng hơn là ánh sáng soi đường từ Chúa. Tự họ khép kín chính bản thân họ thì làm sao Chúa có thể trao ban, gặp gỡ và đi vào trong cuộc đời của họ được. Tự họ đóng cửa và không chịu mở mỗi khi nghe tiếng gõ từ Chúa thì làm sao họ gặp được Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài. Tự họ đi vào ngõ cụt của cuộc đời mà Chúa cũng không thể can thiệp được. Tự họ khước từ những điều hay lẽ phải bên ngoài để khư khư sống trong sự ‘tù ngạt’ của những tội lỗi êm ái. Như vậy, dù Thiên Chúa có đầy lòng xót thương và là Đấng luôn luôn sẵn sàng trao ban ân sủng của Ngài cho con người đi chăng nữa, nhưng nếu con người không sẵn sàng, không mong muốn hay từ chối thẳng thừng thì ân sủng đó vẫn không thể được trao ban. Chính vì thế, muốn gặp được Chúa, muốn đón nhận được sự bình an hay ân lộc từ Chúa, con người cần có sự cộng tác đích thực hay cần nỗ lực bỏ đi cái tôi, cái kênh kệ của mình. Hay nói khác đi, ân sủng Chúa vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn trao ban, muốn lãnh nhận, con người phải khiêm tốn và nhận ra sự thiếu thốn của chính mình để Chúa dễ dàng đi vào trong cuộc đời. Một Phaolô đã là gương mẫu cho chúng ta về điều này khi thánh nhân biết tự hào về những yếu đuối của bản thân để sức mạnh của Chúa chiếm trọn. “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2Cr 12,10).
Tóm lại, ân sủng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su vẫn tiếp tục được trao ban liên lỉ trong hành trình sống của con người chúng ta. Để đón nhận được những món quà vô giá đó, con người cần biết khiêm tốn và vui vẻ dâng hiến hơn là kiêu hãnh và tự phụ. Hơn nữa, con người cần dẹp bỏ đi tính ngông cuồng của mình để biết vâng lời Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài. Đặc biệt, trong cuộc sống, con người được mời gọi hãy biết sống vị tha, quảng đại và chân thành với nhau thay vì sống trong thái độ thành kiến, khinh miệt và loại trừ nhau. Phải chăng đây là cách thức chúng ta sống chứng nhân Tin mừng giữa lòng thế giới?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Gợi ý giảng lễ Chúa nhật 14 TNB)
Câu chuyện minh họa:
Trong truyện cổ Trung Hoa có kể rằng: Dương Phủ lúc còn nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cấy cầy để phụng dưỡng cha mẹ. Một hôm ông nghe bên đất Thục có ông Võ Tề đại sư rất nổi tiếng, ông liền xin song thân đến tầm sư học đạo. Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo ông rằng:
– Được gặp Võ Tề đại sư chẳng bằng gặp Phật
Dương phủ hỏi: Phật ở đâu?
Lão tăng bảo rằng: ngươi cứ quay trở về, gặp người nào quấn vải trên người, đi dép ngược là chính Đức Phật đó.
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai cả. Về tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi ngoài cửa. Mẹ ông nghe tiếng con mừng quá, chạy vội ra, quấn vội chiếc mền vào người, đi đôi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bấy giờ ông nhìn kỹ, giống như hình dáng Đức Phật mà lão tăng đã mô tả.
Từ đó, ông mới hiểu ra rằng: Phật chẳng ở đâu xa mà là chính cha mẹ ở trong nhà.
Nhận biết chính mình và nhận biết tha nhân không phải là chuyện dễ dàng trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Vì hình như ai ai cũng thích chính mình hơn người khác. Ai ai cũng thích sống tự khép mình, bảo vệ mình và lấy mình là trung tâm cho người khác. Vì thế, mối tương quan với nhau xem ra dễ dàng xảy ra xung đột trong lối sống hằng ngày. Vì thành kiến, vì kênh kệ và kiêu căng của chính mình nên khó chấp nhận anh chị em chung quanh. Đây cũng là lối sống của dân làng Nazaret khi đối xử với Đức Giê-su, Thiên Chúa làm người mà Tin mừng Chúa nhật 14 thường niên B hôm nay trình thuật. Họ đã không đón nhận Đức Giê-su vì ngài xuất phát từ ngôi làng thôn quê này dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Đức Giê-su.
Đức Giê-su là Thiên Chúa hữu hình - yêu - sẵn sàng trao ban mọi ơn lành cho những ai thành tâm thiện chí và tin vào Ngài. Ngài tôn trọng tự do của con người. Luôn mong muốn con người được hạnh phúc và bình an. Thiên Chúa đó đã mang hai bản tính: bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể, mang bản tính nhân loại nên sống rất gần gũi và giản dị đến nỗi mọi người, nhất là dân làng Nazaret đã không nhận ra Ngài là Thiên Chúa ở cùng nhân loại, thay vào đó, họ xem Ngài như người thợ mộc bình thường, như bao người dân quê khác. Họ chỉ nghĩ rằng Đấng Messia phải là người oai phong mãnh liệt, uy quyền và hùng dũng. Cho nên, họ đã không thể chấp nhận một Đức Giê-su con bác thợ mộc Giuse và bà Maria sống cùng làng với họ.
Họ quên mất rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Họ quên mất rằng ‘nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí con người, con người có thể nhận biết cách chắc chắn về Thiên Chúa như là nguyên lý và cùng đích của mọi loài.’ (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 36). Nhưng chúng ta muốn biết tại sao dân làng Nazaret đã không đón nhận Đức Giê-su?
Quả thật, như chúng ta đã biết khi ai đó tự cao tự đại, kiêu căng, cậy sức mình, thượng tôn chủ nghĩa cá nhân thì dễ dàng khinh miệt người khác. Hơn nữa, họ có thể tự cho mình là khôn ngoan, là cái rốn của vũ trụ, là số một; không ai có thể hơn mình; tự mình giải quyết được mọi sự; mình là sao, là hạt giống tốt,…Nghĩ như vậy nên họ bất cần, chẳng cần đến ai, có thể khinh rẻ tất cả mọi người, chê bai kèm theo trách móc, luôn thành kiến hay xét đoán tiêu cực đối phương và phân biệt đối xử. Sống như vậy nên họ tạo bầu khí phản loạn, phá hoại, gây mất tình đoàn kết và tình liên đới. Họ cứng đầu cứng cổ, không nghe ai khuyên bảo, lì lợm, vô tổ chức, vô cảm, bất nhân hoặc bất tri lý,…Đọc lại phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta nhận thấy, nơi bài đọc I, (Ed 2, 2-5) dân Israen cũng đã sống xa cách Thiên Chúa của mình qua cách sống phản loạn và ngông cuồng. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, (Mc 6,1-6) chúng ta bắt gặp dân làng Nazaret có thể đang rơi vào cách sống đó khi đối diện với Đức Giê-su. Khi họ khư khư với lối sống thành kiến và coi thường đối với Đức Giê-su dẫu lời giảng dạy đầy khôn ngoan kèm theo nhiều phép lạ của Ngài.
Thật vậy, đứng trước những cách sống vô luân và sai lầm đó, Thiên Chúa đã dùng nhiều cách thế, dùng nhiều trung gian đến để kêu gọi và giúp con người nhận ra cái sai đường lạc nẻo, cũng như vạch trần những cái tội, cái phản loạn, cái xấu xa, cái bất chính, cái yếu đuối,…để mong con người quyết tâm từ bỏ, ăn năn sám hối, dốc lòng chừa hầu trở về làm lại cuộc đời, trở về với Chúa và với anh chị em. Vì thế, con người cần biết bỏ đi cái ý riêng, cái tôi, cái kiêu căng, cái phản loạn để sống khiêm nhường, sống cho, sống cùng, sống với Chúa, với tha nhân và với vũ trụ thiên nhiên. Vì không ai là một hòn đảo. Do đó, khi con người chấp nhận trở về là dám chấp nhận khử trừ đi những thành kiến, những phán xét chủ quan để sống quảng đại hơn, yêu mến hơn và tin tưởng hơn,…Hơn nữa, con người cần năng xét mình để dễ nhận thấy tội và yếu đuối của mình nhằm tin vào sức mạnh của Chúa và tin Đấng có uy quyền ban phát mọi sự; năng bỏ mình để gặp gỡ Chúa và anh chị em. Lối sống liên đới với Chúa, với tha nhân là lối sống xây nhịp cầu yêu thương và gắn kết để tăng thêm sức mạnh cho bản thân cũng như tránh đi sự cô đơn chán chường trong cuộc sống.
Điều này, nơi bài đọc II, (2Cr 12, 7-10) Thánh Phaolô đã để lại mẫu gương cho mỗi chúng ta là biết nhận ra sai trái, cái tính kiêu căng của bản thân, biết nhận ra cái yếu đuối của chính mình để sức mạnh của Chúa được lớn lên và hoạt động trong con người của mình. Quả thật, khiêm nhường nhận ra những thiếu sót, mỏng giòn, yếu đuối của bản thân là cách thức dễ dàng đón nhận ân sủng của Chúa, dễ dàng để Chúa đi vào trong cuộc đời của mình. Người kiêu căng thì khó lòng đón nhận được ân lộc của Chúa và ngược lại Chúa sẽ rất khó để cư ngụ nơi tâm hồn của những con người như thế. Vì họ tự mình loại bỏ Thiên Chúa và tha nhân ra khỏi chính mình thì làm sao Chúa và anh chị em có chỗ để hiện diện.
Dân làng Nazaret phải chăng cũng là lối sống của mỗi chúng ta? Vì biết rõ về gia cảnh, biết rõ thân thể và công việc của Đức Giê-su nên đã dễ dàng thành kiến dù có thành công. Vẫn ngạc nhiên qua các phép lạ cũng như những lời giảng dạy của Đức Giê-su, nhưng với não trạng ‘gần chùa gọi bụt bằng anh’ nên họ đã xem thường Chúa Giê-su và không thể đón nhận được ‘con người quê mùa’ này theo cách nhìn của họ. Vì cách sống, cách nhìn của họ như thế, Chúa Giê-su đã không ngần ngại nói lên ‘bụt nhà không thiêng’, “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” (Mc 6, 4). Đương nhiên, lối hành xử của họ đã ngăn cản họ đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Tự họ tách rời và chia cắt chính mình ra khỏi cuộc chơi, là đón nhận Chúa và anh chị em. Tự họ chọn con đường mù quáng hơn là ánh sáng soi đường từ Chúa. Tự họ khép kín chính bản thân họ thì làm sao Chúa có thể trao ban, gặp gỡ và đi vào trong cuộc đời của họ được. Tự họ đóng cửa và không chịu mở mỗi khi nghe tiếng gõ từ Chúa thì làm sao họ gặp được Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài. Tự họ đi vào ngõ cụt của cuộc đời mà Chúa cũng không thể can thiệp được. Tự họ khước từ những điều hay lẽ phải bên ngoài để khư khư sống trong sự ‘tù ngạt’ của những tội lỗi êm ái. Như vậy, dù Thiên Chúa có đầy lòng xót thương và là Đấng luôn luôn sẵn sàng trao ban ân sủng của Ngài cho con người đi chăng nữa, nhưng nếu con người không sẵn sàng, không mong muốn hay từ chối thẳng thừng thì ân sủng đó vẫn không thể được trao ban. Chính vì thế, muốn gặp được Chúa, muốn đón nhận được sự bình an hay ân lộc từ Chúa, con người cần có sự cộng tác đích thực hay cần nỗ lực bỏ đi cái tôi, cái kênh kệ của mình. Hay nói khác đi, ân sủng Chúa vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn trao ban, muốn lãnh nhận, con người phải khiêm tốn và nhận ra sự thiếu thốn của chính mình để Chúa dễ dàng đi vào trong cuộc đời. Một Phaolô đã là gương mẫu cho chúng ta về điều này khi thánh nhân biết tự hào về những yếu đuối của bản thân để sức mạnh của Chúa chiếm trọn. “Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.” (2Cr 12,10).
Tóm lại, ân sủng của Thiên Chúa ngang qua Đức Giê-su vẫn tiếp tục được trao ban liên lỉ trong hành trình sống của con người chúng ta. Để đón nhận được những món quà vô giá đó, con người cần biết khiêm tốn và vui vẻ dâng hiến hơn là kiêu hãnh và tự phụ. Hơn nữa, con người cần dẹp bỏ đi tính ngông cuồng của mình để biết vâng lời Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài. Đặc biệt, trong cuộc sống, con người được mời gọi hãy biết sống vị tha, quảng đại và chân thành với nhau thay vì sống trong thái độ thành kiến, khinh miệt và loại trừ nhau. Phải chăng đây là cách thức chúng ta sống chứng nhân Tin mừng giữa lòng thế giới?
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:13 30/06/2021
20. Khi chúng ta bị cám dỗ thì không được thất vọng, nhưng phải nhiệt tâm cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta biết khắc chế mình để thắng cám dỗ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 30/06/2021
87. NGÓN TAY ĐIỂM VÀNG
Có một thần tiên đến nhân gian, ông ta có pháp thuật chỉ đá thành vàng, và muốn dùng cách ấy để thử nghiệm lòng người, và chủ ý kiếm một người không tham lợi lộc để siêu độ lên trời thành tiên, nhưng đi khắp nơi mà kiếm cũng không ra, cho dù đem tảng đá to biến thành vàng thì người ta vẫn cứ cho là quá nhỏ.
Sau đó gặp được một người, thần tiên chỉ một tảng đá nói:
- “Ta đem tảng đá này biến thành vàng tặng cho ngươi!”
Người ấy lắc đầu không muốn, thần tiên cho rằng tảng đá quá nhỏ, bèn chỉ tảng đá lớn hơn, nói:
- “Cái này biến thành vàng cho ngươi”.
Người ấy vẫn lắc đầu không muốn, thần tiên vui mừng nghĩ rằng: người này hoàn toàn không có lòng tham tiền tài, thật là hiếm có, có thể siêu độ nó thành tiên.
Thế là hỏi:
- “Vàng lớn vàng nhỏ ngươi không muốn, vậy thì ngươi muốn gì?”
Người ấy đưa tay ra nói:
- “Cái gì con cũng không muốn, chỉ muốn lão gia thần tiên đưa ngón tay lúc nãy chỉ đá thành vàng đó, đổi qua ngón tay của con đây.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 87:
Không ai biết được lòng dạ của con người, ngay cả…thần tiên cũng thua luôn, huống hồ là giữa con người với nhau. Lòng tham của con người đến mức nào thì cũng chẳng ai đo được, chỉ biết rằng lòng tham ấy nó không có đáy, tức là như cái thùng rỗng, không thứ gì bỏ vào cho đầy được.
Có người thấy một triệu đồng thì trong lòng không “xi nhê” gì cả, nhưng thấy hai triệu đồng thì sáng mắt lên; có người được hối lộ cả ngàn đô la Mỹ, mà trong lòng không vui, nhưng đem vài cây vàng đến thì như mở cờ trong bụng, thế mới biết lòng tham của con người không có thước nào trên trần gian đo được cả…
Người Ki-tô hữu biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới thấy được tâm hồn của con người mà thôi, cho nên, dù người ta đưa hối lộ nơi thanh vắng thì cũng không lấy, vì họ biết nơi thanh vắng cũng có con mắt của Thiên Chúa đang nhìn họ; họ biết rằng lòng tham của họ là vô đáy nhưng họ biết lấy Lời Chúa làm chuẩn mực đo tâm hồn của họ, và nhờ suy niệm và thực hành Lời Chúa, họ tránh được rất nhiều tệ hại do lòng tham mà ra…
Con người có thể đánh lừa thần tiên vì thần tiên chỉ có trong truyện thần thoại, nhưng con người không thể đánh lừa Thiên Chúa, vì Ngài hiện hữu trong vũ trụ vạn vật và trường tồn vạn đại thiên thu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thần tiên đến nhân gian, ông ta có pháp thuật chỉ đá thành vàng, và muốn dùng cách ấy để thử nghiệm lòng người, và chủ ý kiếm một người không tham lợi lộc để siêu độ lên trời thành tiên, nhưng đi khắp nơi mà kiếm cũng không ra, cho dù đem tảng đá to biến thành vàng thì người ta vẫn cứ cho là quá nhỏ.
Sau đó gặp được một người, thần tiên chỉ một tảng đá nói:
- “Ta đem tảng đá này biến thành vàng tặng cho ngươi!”
Người ấy lắc đầu không muốn, thần tiên cho rằng tảng đá quá nhỏ, bèn chỉ tảng đá lớn hơn, nói:
- “Cái này biến thành vàng cho ngươi”.
Người ấy vẫn lắc đầu không muốn, thần tiên vui mừng nghĩ rằng: người này hoàn toàn không có lòng tham tiền tài, thật là hiếm có, có thể siêu độ nó thành tiên.
Thế là hỏi:
- “Vàng lớn vàng nhỏ ngươi không muốn, vậy thì ngươi muốn gì?”
Người ấy đưa tay ra nói:
- “Cái gì con cũng không muốn, chỉ muốn lão gia thần tiên đưa ngón tay lúc nãy chỉ đá thành vàng đó, đổi qua ngón tay của con đây.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 87:
Không ai biết được lòng dạ của con người, ngay cả…thần tiên cũng thua luôn, huống hồ là giữa con người với nhau. Lòng tham của con người đến mức nào thì cũng chẳng ai đo được, chỉ biết rằng lòng tham ấy nó không có đáy, tức là như cái thùng rỗng, không thứ gì bỏ vào cho đầy được.
Có người thấy một triệu đồng thì trong lòng không “xi nhê” gì cả, nhưng thấy hai triệu đồng thì sáng mắt lên; có người được hối lộ cả ngàn đô la Mỹ, mà trong lòng không vui, nhưng đem vài cây vàng đến thì như mở cờ trong bụng, thế mới biết lòng tham của con người không có thước nào trên trần gian đo được cả…
Người Ki-tô hữu biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới thấy được tâm hồn của con người mà thôi, cho nên, dù người ta đưa hối lộ nơi thanh vắng thì cũng không lấy, vì họ biết nơi thanh vắng cũng có con mắt của Thiên Chúa đang nhìn họ; họ biết rằng lòng tham của họ là vô đáy nhưng họ biết lấy Lời Chúa làm chuẩn mực đo tâm hồn của họ, và nhờ suy niệm và thực hành Lời Chúa, họ tránh được rất nhiều tệ hại do lòng tham mà ra…
Con người có thể đánh lừa thần tiên vì thần tiên chỉ có trong truyện thần thoại, nhưng con người không thể đánh lừa Thiên Chúa, vì Ngài hiện hữu trong vũ trụ vạn vật và trường tồn vạn đại thiên thu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 02/7: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế. Suy niệm: Linh mục Vũ Ngọc Tuyển, CSsr.
Giáo Hội Năm Châu
23:06 30/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 01-July-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mt 9, 9-13
“Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải là hy lễ”. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.
Ðó là lời Chúa.
Ôm lấy lòng thương xót
Lm. Minh Anh
23:19 30/06/2021
ÔM LẤY LÒNG THƯƠNG XÓT
Isaac nói, “Củi lửa có đây, còn của lễ toàn thiêu đâu?”; Abraham đáp, “Hỡi con, Chúa sẽ liệu!”.
Nhà thần học A.W. Tozer viết, “Thánh Kinh công nhận, không đức tin nào không dẫn đến sự vâng lời; Thánh Kinh cũng không công nhận một sự vâng lời nào đó mà không bắt nguồn từ đức tin; đây là hai mặt của một đồng tiền. Về phía Thiên Chúa, Ngài không bao giờ vội vàng; không một hạn định nào buộc Ngài phải làm điều này điều kia, Ngài tự do dự liệu theo cách của Ngài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, câu nói của A.W. Tozer sẽ được gặp thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Isaac thắc mắc không biết lấy đâu ra của lễ để dâng Thiên Chúa, thì thật tuyệt vời, câu trả lời của Abraham, “Hỡi con, Chúa sẽ liệu!”. Phải, Chúa sẽ liệu theo cách của Chúa, mà cách của Chúa là xót thương; về phía con người, chỉ việc tin vào Thiên Chúa và ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến lòng tin của con người và lòng thương xót của Thiên Chúa. Người ta đem đến cho Chúa Giêsu một người bất toại, xin Ngài chữa lành. Với trình thuật này, Marcô và Luca diễn tả khá chi tiết, ngoạn mục; nào người bất toại có bốn người khiêng, nào anh được thòng xuống chòng chành từ mái nhà qua một lỗ thủng. Với Matthêu thì hoàn toàn khác, thánh sử ghi lại cách đơn giản, “Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại, ‘Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha!’”. Thế thôi! Matthêu chỉ tập trung vào lòng tin bộc lộ từ con người và lời xót thương tỏ bày từ Thiên Chúa. Với Matthêu, điều quan trọng ở đây là, trước một Thiên Chúa xót thương, con người phải có lòng tin để ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài, phần còn lại, Thiên Chúa sẽ liệu.
Thế nhưng, ngạc nhiên thay, cách thức Thiên Chúa liệu lại thật lạ lùng; đó là “Tội con được tha!”. Sao lại “tội con được tha” mà không phải ‘con được lành?’. Với Chúa Giêsu, sự chữa lành tâm linh, được thứ tha tội lỗi phải là điều quan trọng nhất trong ‘phép lạ kép’ hồn xác này; bởi lẽ, chữa trị thiêng liêng để lại hậu quả vĩnh viễn cho linh hồn. Vấn đề quan trọng nhất của một con người là sự thánh thiện và phải loại bỏ trở ngại của sự thánh thiện là tội lỗi. Trong sâu thẳm, điều duy nhất phương hại đến linh hồn là tội lỗi và lối sống ích kỷ. Thế nhưng, việc cầu xin điều này lại không dễ, nó đòi hỏi trước tiên, phải thừa nhận mình là tội nhân cần được thứ tha; để có thể thừa nhận nhu cầu cần được tha thứ, cần phải có lòng can đảm và sự khiêm tốn vốn là hai đức tính và là sức mạnh tuyệt vời của tính cách từ phía chúng ta.
Anh Chị em,
Đối với những tâm hồn ước mơ đời sống thánh thiện, Chúa Kitô luôn luôn mới mẻ; chúng ta luôn được yêu cầu nhiều hơn, và kết quả là những kinh nghiệm mới mẻ về Ngài sẽ lấp đầy chúng ta. Tình yêu của chúng ta không bao giờ cũ vì chúng ta từ chối ‘kiểm soát trước’ những gì Chúa có thể làm với mình. Chúng ta tin, Chúa sẽ liệu; và Ngài đã liệu cho chúng ta. Bí tích Giải Tội được dự liệu để ban ơn tha thứ tội lỗi; các Bí tích khác đồng hành để ban ân sủng trợ lực; đặc biệt với Bí tích Thánh Thể, chính Ngài hiện diện, kết hiệp và nuôi sống linh hồn chúng ta. Vì thế việc còn lại của chúng ta là ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài khi biết mình bất lực, yếu hèn và tội lỗi.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chữa lành con, vốn đang tật nguyền, bại liệt. Xin đừng để con tưởng mình khoẻ mạnh, để con biết cầu xin ơn tha thứ và múc lấy những gì Chúa sẽ liệu cho con mỗi ngày; hầu con một chỉ ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Chúa trong tâm tình biết ơn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Isaac nói, “Củi lửa có đây, còn của lễ toàn thiêu đâu?”; Abraham đáp, “Hỡi con, Chúa sẽ liệu!”.
Nhà thần học A.W. Tozer viết, “Thánh Kinh công nhận, không đức tin nào không dẫn đến sự vâng lời; Thánh Kinh cũng không công nhận một sự vâng lời nào đó mà không bắt nguồn từ đức tin; đây là hai mặt của một đồng tiền. Về phía Thiên Chúa, Ngài không bao giờ vội vàng; không một hạn định nào buộc Ngài phải làm điều này điều kia, Ngài tự do dự liệu theo cách của Ngài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, câu nói của A.W. Tozer sẽ được gặp thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Isaac thắc mắc không biết lấy đâu ra của lễ để dâng Thiên Chúa, thì thật tuyệt vời, câu trả lời của Abraham, “Hỡi con, Chúa sẽ liệu!”. Phải, Chúa sẽ liệu theo cách của Chúa, mà cách của Chúa là xót thương; về phía con người, chỉ việc tin vào Thiên Chúa và ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài.
Câu chuyện hiến tế Isaac không đơn thuần là câu chuyện của lòng tin, nhưng còn là câu chuyện của lòng thương xót. Đã một thời, tục tế thần từng phổ biến trong lịch sử của một vài tôn giáo, bộ tộc. Chính trong bối cảnh đó, Abraham được mời gọi hiến tế con mình. Với một hành trình dài bằng ba ngày đường, và dù lòng chất nặng nỗi sầu, Abraham vẫn vâng lời đem con lên núi; thế nhưng, ông vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào tình yêu Thiên Chúa, Đấng hứa cho dòng dõi ông đông như sao trời, nhiều như cát biển. Thiên Chúa có cách của Ngài, Abraham không cần biết Ngài sẽ làm cách nào, đó không phải là việc của ông. Ông chỉ có một việc, là tin tưởng ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài. Vì thế, với câu hỏi của con mình, ông trả lời không do dự, “Chúa sẽ liệu!”. Ông không biết Chúa sẽ liệu theo cách nào; và kìa, Ngài đã liệu theo cách xót thương, “Abraham, Abraham, đừng đưa tay hại đến đứa trẻ!”. Rồi đây, một người con trong miêu duệ đông như sao trời của ông sẽ nói, “Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tiên báo, “Tôi sẽ bước đi trước nhan thánh Chúa Trời, trong cõi đất dành cho kẻ sống!”.
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến lòng tin của con người và lòng thương xót của Thiên Chúa. Người ta đem đến cho Chúa Giêsu một người bất toại, xin Ngài chữa lành. Với trình thuật này, Marcô và Luca diễn tả khá chi tiết, ngoạn mục; nào người bất toại có bốn người khiêng, nào anh được thòng xuống chòng chành từ mái nhà qua một lỗ thủng. Với Matthêu thì hoàn toàn khác, thánh sử ghi lại cách đơn giản, “Thấy họ có lòng tin, Chúa Giêsu nói với người bất toại, ‘Hỡi con, hãy vững tin, tội con được tha!’”. Thế thôi! Matthêu chỉ tập trung vào lòng tin bộc lộ từ con người và lời xót thương tỏ bày từ Thiên Chúa. Với Matthêu, điều quan trọng ở đây là, trước một Thiên Chúa xót thương, con người phải có lòng tin để ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài, phần còn lại, Thiên Chúa sẽ liệu.
Thế nhưng, ngạc nhiên thay, cách thức Thiên Chúa liệu lại thật lạ lùng; đó là “Tội con được tha!”. Sao lại “tội con được tha” mà không phải ‘con được lành?’. Với Chúa Giêsu, sự chữa lành tâm linh, được thứ tha tội lỗi phải là điều quan trọng nhất trong ‘phép lạ kép’ hồn xác này; bởi lẽ, chữa trị thiêng liêng để lại hậu quả vĩnh viễn cho linh hồn. Vấn đề quan trọng nhất của một con người là sự thánh thiện và phải loại bỏ trở ngại của sự thánh thiện là tội lỗi. Trong sâu thẳm, điều duy nhất phương hại đến linh hồn là tội lỗi và lối sống ích kỷ. Thế nhưng, việc cầu xin điều này lại không dễ, nó đòi hỏi trước tiên, phải thừa nhận mình là tội nhân cần được thứ tha; để có thể thừa nhận nhu cầu cần được tha thứ, cần phải có lòng can đảm và sự khiêm tốn vốn là hai đức tính và là sức mạnh tuyệt vời của tính cách từ phía chúng ta.
Anh Chị em,
Đối với những tâm hồn ước mơ đời sống thánh thiện, Chúa Kitô luôn luôn mới mẻ; chúng ta luôn được yêu cầu nhiều hơn, và kết quả là những kinh nghiệm mới mẻ về Ngài sẽ lấp đầy chúng ta. Tình yêu của chúng ta không bao giờ cũ vì chúng ta từ chối ‘kiểm soát trước’ những gì Chúa có thể làm với mình. Chúng ta tin, Chúa sẽ liệu; và Ngài đã liệu cho chúng ta. Bí tích Giải Tội được dự liệu để ban ơn tha thứ tội lỗi; các Bí tích khác đồng hành để ban ân sủng trợ lực; đặc biệt với Bí tích Thánh Thể, chính Ngài hiện diện, kết hiệp và nuôi sống linh hồn chúng ta. Vì thế việc còn lại của chúng ta là ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Ngài khi biết mình bất lực, yếu hèn và tội lỗi.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chữa lành con, vốn đang tật nguyền, bại liệt. Xin đừng để con tưởng mình khoẻ mạnh, để con biết cầu xin ơn tha thứ và múc lấy những gì Chúa sẽ liệu cho con mỗi ngày; hầu con một chỉ ‘ôm lấy lòng thương xót’ của Chúa trong tâm tình biết ơn”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của Đức Cha Eugenio Lira Rugarcía về làn sóng tội phạm tại biên giới Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
05:25 30/06/2021
Giữa làn sóng tội phạm tràn vào Reynosa, Mễ Tây Cơ, vị giám mục của giáo phận Matamoros đã kêu gọi “đừng bạo lực nữa” nhưng “hãy hoán cải”.
Reynosa nằm ở phần viễn đông của biên giới Hoa Kỳ với Mễ Tây Cơ, và là một phần của giáo phận Matamoros.
Tại thánh lễ tối ngày 23 tháng 6, được cử hành đặc biệt cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt gần đây và cho gia đình của họ, cũng như cho hòa bình ở vùng biên giới, Đức Cha Eugenio Lira Rugarcía nói rằng “hiện nay nhiều gia đình Reynosa có bạn bè, hàng xóm và những người bạn đang chôn cất những người thân yêu của họ với sự đau buồn vô cùng”.
“Reynosa đã mất vài đứa con độc đáo của mình! Độc đáo, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là duy nhất và không thể lặp lại”.
“Và ai đã lấy đi của chúng ta những đứa con, anh em, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm và những người bạn đồng hành độc đáo và không thể lặp lại này? Đó chính là bạo lực ích kỷ và vô nhân đạo.”
Vào ngày 19 tháng 6, một băng nhóm vũ trang có thể có liên quan đến buôn bán ma túy đã giết hại 15 thường dân một cách ngẫu nhiên, trong các vụ bắn tài xế taxi, y tá, thương gia và thậm chí cả người lớn tuổi ở Reynosa.
Bốn người được cho là có liên hệ với băng nhóm tội phạm cũng thiệt mạng sau cuộc đọ súng với chính quyền địa phương.
Trang web Animal Político của Mễ Tây Cơ đưa tin ngày 23 tháng 6 đã có những vụ xả súng và nạn nhân mới ở Reynosa kể từ sau vụ bạo loạn ngày 19 tháng 6.
Phát biểu với đài Irving Barrios Mojica, bộ trưởng tư pháp bang Tamaulipas - bao gồm Reynosa và Matamoros - nói rằng “giả thuyết ngày càng tăng” là bạo lực bắt nguồn từ “một liên minh của hai phe nhằm cướp đi lãnh thổ từ phe thứ ba”.
“Trong khu vực này, trên lãnh thổ này, là cầu Pharr, một trong những cây cầu quốc tế quan trọng nhất ở bang Tamaulipas và trong cả nước,” Barrios nói, có thể ám chỉ thị trường ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Đức Cha Lira đã than thở trong bài giảng ngày 23 tháng 6 rằng “Bao nhiêu tổn hại, bao nhiêu đau đớn và bao nhiêu tàn phá mà chúng ta gây ra khi, khép kín trong chính chúng ta, chúng ta cho phép mình bị tội lỗi lừa dối” và đưa ra những quan điểm sai lầm.
“Sau đó, bị lóa mắt bởi tiền bạc và quyền lực, chúng ta tuyệt vọng tìm kiếm chúng, tin rằng không có gì khác ngoài mạo hiểm mạng sống của chính mình và vượt qua cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi của người khác”
“Những người hành động như thế này thực sự đã chết. Theo lời Thánh Bede, tội lỗi chết người của họ đã khiến họ bị nhốt trong quan tài.”
Tuy nhiên, Đức Cha Lira nhấn mạnh, “Chúa Giêsu, Đấng dẫn chúng ta đến sự bình an của Thiên Chúa, đang ở đây. Ngài quan tâm đến những gì xảy ra với chúng ta. Ngài đến gần chúng ta”.
Chúa tiếp tục “an ủi chúng ta qua Lời Ngài, Phụng vụ, Thánh Thể, lời cầu nguyện và con người, khiến chúng ta thấy rằng với Ngài, cuộc sống không có hồi kết”.
Đức Giám Mục của Matamoros chỉ ra rằng “không phải mọi thứ đều kết thúc trên trái đất này. Có một cái gì đó khác! Một điều gì đó cao cả và tuyệt vời vô cùng: đó là cuộc sống mãi mãi hạnh phúc bên Chúa. Sự sống mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta với sức mạnh của tình yêu; yêu đến mức trở thành người trong chúng ta và hiến dâng mạng sống của Người”.
Source:Catholic News Agency
Các Giám Mục Công Giáo Âu Châu vô cùng đau buồn trước nghị quyết của Nghị viện Âu Châu
Đặng Tự Do
05:26 30/06/2021
Các giám mục Công Giáo đã chỉ trích tuyên bố của Nghị viện Âu Châu cho rằng phá thai là “chăm sóc sức khỏe thiết yếu” và sự phản đối vì lý lương tâm bị tái định nghĩa là “từ chối chăm sóc y tế”.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói rằng việc Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu ủng hộ báo cáo Matić báo hiệu rằng Liên minh Âu Châu đang chấp nhận “một nền văn hóa của cái chết và sự loại trừ”.
“Tôi vô cùng đau buồn trước nghị quyết của Nghị viện Âu Châu kêu gọi việc giết chết những đứa trẻ chưa sinh ra đời là một quyền thiết yếu của phụ nữ” Đức Tổng Giám Mục Poznań viết trên tài khoản Twitter của mình ngày 24/6.
“Nền văn hóa cuộc sống được các Tổ phụ sáng lập của Liên minh Âu Châu hình dung đang biến thành một nền văn hóa của cái chết và sự loại trừ, trong đó ý thức hệ được ưu tiên hơn lý trí”.
Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo, nói với hãng thông tấn Kathpress rằng cuộc bỏ phiếu là “vô cùng đáng tiếc”.
Theo CNA Deutsch, việc xếp loại phá thai như một biện pháp sức khỏe và như một thứ nhân quyền xói mòn quyền sống của đứa trẻ chưa sinh ra và là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.
Đức Cha Kevin Doran nói rằng ngài chết điếng trong lòng khi biết rằng tất cả thành viên Ái Nhĩ Lan của Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ báo cáo.
Viết trên phương tiện truyền thông xã hội, ngài nói: “Rất thất vọng khi thấy rằng tất cả thành viên Ái Nhĩ Lan của Nghị viện Châu Âu ngày hôm nay đều bỏ phiếu chống lại quyền tự do lương tâm là điều đã được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu; và ủng hộ cho cái quyền không hế tồn tại là quyền được phá thai. Xin Chúa phù hộ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của chúng ta”.
Trong một thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu, Nghị viện Châu Âu nói rằng họ lấy làm tiếc rằng một số quốc gia Âu Châu có “cái gọi là điều khoản lương tâm” công nhận quyền không thể bị buộc tham gia phá thai của các y tá và bác sĩ.
Nghị viện Châu Âu cho rằng:
“Điều này dẫn đến việc từ chối chăm sóc phá thai vì lý do tôn giáo hoặc lương tâm và khiến cuộc sống của phụ nữ gặp nguy hiểm”.
Thông cáo báo chí dẫn lời Predrag Fred Matić, chính trị gia người Croatia đã trình bày báo cáo trước Nghị viện châu Âu, cho biết: '' Cuộc bỏ phiếu này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong Liên minh châu Âu và là sự phản kháng thực sự đầu tiên đối với một chương trình nghị sự thoái trào đã chà đạp lên quyền của phụ nữ ở Âu Châu trong nhiều năm”.
Các thành viên của Nghị viện Âu Châu, cơ quan xây dựng luật của Âu Châu, đã bỏ phiếu với 378 phiếu thuận, 255 phiếu chống và 42 phiếu trắng, để thông qua báo cáo tại phiên họp toàn thể ở Brussels, Bỉ.
Chỉ có hai trong số 27 quốc gia thành viên của Âu Châu - là Ba Lan và Malta - không cho phép phá thai theo yêu cầu.
Source:National Catholic Register
Giáo Hội Venezuela kêu gọi ngày cầu nguyện cho đất nước sớm được giải phóng
Đặng Tự Do
05:27 30/06/2021
Để kỷ niệm 500 năm trận chiến Carabobo, hôm 24 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã nêu bật trên trang web của các ngài một ngày cầu nguyện và ăn chay cầu nguyện cho đất nước sớm được giải phóng khỏi ách độc tài của tên Nicolas Maduro.
Trận Carabobo là trận đọ sức giữa những người yêu nước Venezuela chống lại lực lượng bảo hoàng Tây Ban Nha, và chiến thắng của những người yêu nước vào năm 1821 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành Độc lập của đất nước khỏi ách cai trị của Tây Ban Nha.
Ngày cầu nguyện và ăn chay này có chủ đề: “Venezuela sống và hành trình với Chúa Giêsu Kitô, Chúa của lịch sử”. Ngày cầu nguyện và ăn chay bao gồm việc tôn thờ Thánh Thể và đọc Kinh Lòng Chúa Thương Xót.
Các giáo dân cầu nguyện cho sự giải phóng đất nước, cải thiện điều kiện sống và chấm dứt đại dịch coronavirus.
Trong thông cáo báo chí của các ngài, các giám mục nói rằng tất cả các ý định trong ngày sẽ được “đặt trong bàn tay của Chúa vì lợi ích chung của đồng bào” và chỉ ra rằng lễ kỷ niệm này là “một dấu chỉ hy vọng cho Venezuela. “
Trong thông điệp gởi cho các tín hữu Venezuela để kỷ niệm trận chiến, Hội Đồng Giám Mục nói rằng sự kiện lịch sử này “đánh dấu một thời gian trước và sau trong lịch sử của đất nước này, đại diện cho sự giải phóng và độc lập của Venezuela khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, với một tiểu đoàn do nhà giải phóng Simón Bolívar chỉ huy, cùng với những người nam nữ cống hiến tất cả vì một quốc gia tự do và hạnh phúc”.
Để kỷ niệm Trận chiến Carabobo, Hội Đồng Giám Mục đã kêu gọi tất cả các nhà thờ trong cả nước rung chuông, cử hành Thánh lễ và tái thánh hiến đất nước cho Mình Máu Thánh Chúa.
Kể từ khi tên độc tài Nicolas Maduro kế nhiệm Hugo Chávez làm tổng thống Venezuela vào năm 2013, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực, và biến động chính trị và xã hội. Dưới chính phủ xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa cần thiết và siêu lạm phát, khiến hàng triệu người đã phải di cư.
Source:Catholic News Agency
Hồi chuông báo tử cho tự do báo chí ở Hồng Kông do nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc
Nam Điền dịch
16:40 30/06/2021
Cuộc đàn áp nhật báo Apple Daily đã làm suy yếu pháp quyền và thách thức cộng đồng quốc tế
Người sáng lập và chủ nhân Công Giáo của tờ báo, ông Jimmy Lai, đã bị tống giam với nhiều cáo buộc có động cơ chính trị và đang phải đối mặt với một bản án chung thân nặng nề theo luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố. Nói tóm lại, cũng tương tự như trường hợp của Mark Simon, cựu giám đốc điều hành cấp cao tại Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, đã đăng tải một bài xã luận trên tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6, khi xác quyết rằng tờ báo "không chỉ chết. Nó đã bị giết chết." Bị sát hại bởi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát trực tiếp Hồng Kông và đang bóp nghẹt tự do.
Apple Daily vẫn là biểu tượng cho sự tự do của Hồng Kông. Vì can đảm và liên tục đăng tải những câu chuyện và ý kiến chỉ trích chế độ ở Bắc Kinh và không ngừng tranh đấu bảo vệ những đặc quyền ở Hồng Kông, tờ báo không sợ hãi trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Kết cục bi thảm là, nhà cầm quyền thù ghét nó và, trong suốt năm qua, đã quyết tâm giết chết nó.
Tháng Tám năm ngoái, hơn 100 công an đã đột kích tòa soạn và bắt giữ ông Lai. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6, khoảng 500 sĩ quan công an một lần nữa đột kích tờ báo, thu giữ máy tính và sổ ghi chép và bắt giữ năm nhân viên cấp cao, buộc tội họ vi phạm luật an ninh quốc gia. Một tuần sau, người Hồng Kông phải nói lời tạm biệt với Apple Daily, 26 năm sau khi tờ báo được thành lập.
Nhiều người lo sợ ngày đau buồn này sẽ đến nhưng ít người có thể ngờ rằng nó xẩy đến sớm hơn dự liệu. Có lẽ lý do cho thời gian dứt điểm nà là các ngày kỷ niệm trùng hợp quan trọng đang đến gần. Ngày 1 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc, kỷ niệm đầu tiên của việc áp đặt luật an ninh quốc gia và kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với bất kỳ người dân chủ và yêu tự do nào, ngày 1 tháng 7 sẽ là một ngày đại tang, chứ không phải lễ kỷ niệm và Bắc Kinh không muốn Apple Daily lại nhắc nhở mọi người về điều đó.
Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ chắc chắn được đánh số
Cái chết của Apple Daily chắc chắn là nhát búa tiêu biểu cho một chiếc đinh khác trong quan tài của các quyền tự do, tự chủ và pháp quyền của Hồng Kông. Trong nhiều năm, các quyền tự do của lãnh thổ đã liên tục bị xói mòn và phá hoại, nhưng trong 12 tháng qua, chúng đã bị tháo dỡ hoàn toàn với tốc độ đáng báo động.
Chế độ ở Bắc Kinh hiện đang vi phạm hoàn toàn, liên tục và lặp đi lặp lại hiệp ước quốc tế mà họ đã ký với Vương quốc Anh - Tuyên bố chung Trung-Anh - trong đó họ hứa sẽ duy trì "một quốc gia, hai hệ thống" và "mức độ tự trị cao" cho Hồng Kông trong ít nhất 50 năm kể từ khi bàn giao, cho đến năm 2047. Chưa đầy nửa chặng đường, Bắc Kinh đã xé bỏ những lời hứa đó!
Khi Hồng Kông chuyển sang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc đại lục dưới quyền cai trị độc đoán trực tiếp toàn của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, quỹ đạo cho tự do báo chí quả là quá rõ ràng. Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại chắc chắn phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ đã được đánh số.
Ngay cả các phóng viên nước ngoài, những người cho đến gần đây đã hoạt động ở Hồng Kông với sự tự do và bình thường mà các đồng nghiệp của họ ở đại lục chưa bao giờ được hưởng, cũng có lý do để lo ngại. Một số người, như biên tập viên tin tức châu Á của tờ Financial Times Victor Mallet, đã bị trục xuất. Những ký giả khác đang cảm thấy khó khăn hơn để có được thị thực, và những biên tập viên nào còn được phép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều hạn chế và đe dọa theo kiểu cách Bắc Kinh hơn trong tương lai.
Nhưng không chỉ là tự do báo chí đã bị ảnh hưởng. Chính là Pháp quyền - mà Hồng Kông được nhiều đặc quyền rộng rãi – đã bị hủy hoại. Đừng bao giờ quên rằng các tài khoản ngân hàng của Apple Daily đã bị đóng băng bởi Bộ trưởng An ninh John Lee mà không cần lệnh của tòa án hoặc bất kỳ quy trình tư pháp nào. Những người bị bắt bị buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài để phá hoại an ninh quốc gia, và tham khảo các bài báo ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Vẫn chưa rõ liệu đó có phải là những bài báo được xuất bản trước luật an ninh quốc gia hay không - nhưng nếu vậy, thì việc áp dụng luật hồi tố là một nguyên nhân cho báo động hơn nữa.
Thật lạnh lùng khi một ngày sau khi tờ báo đóng cửa, Lee được thăng chức bí thư trưởng, trở thành nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông và viên công an trưởng tiếp quản chức vụ bộ trưởng an ninh của ông, dù viên công an này đã là tay điều động chiến dịch bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình vào năm 2019 mà không bị trừng phạt. Hồng Kông bây giờ thực sự là một nhà nước công an trị.
Khi tự do nói chung bị phá hủy, chắc chắn tự do tôn giáo, như một thành phần của tự do và quyền cơ bản của con người, cũng sẽ bị vạ lây. Bạn không thể tách rời tự do tôn giáo khỏi các quyền con người khác. Chúng tôi đã thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm với việc đóng cửa Nhà thờ Good Neighbor North District và đóng băng tài sản của giáo xứ, tiếp theo những lời cảnh báo từ Hồng Y John Tong đến các giáo sĩ để "canh giữ miệng lưỡi " trong các bài giảng.
Chúng ta cũng đừng quên rằng Jimmy Lai là một người Công Giáo sùng đạo và là một nhà vô địch đáu tranh không biết mệt mỏi về tự do tôn giáo. Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình với tư cách là người đóng góp hàng tuần cho Apple Daily rằng tờ báo đã cho tôi tự do viết về đức tin và tôn giáo theo cách mà không có ấn phẩm thế tục, hàng ngày, thị trường đại chúng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới đã làm. Vào Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh và Lễ Ngũ Tuần, tôi đã viết rõ ràng về các chủ đề tôn giáo trong bối cảnh bình luận về các vấn đề rộng lớn hơn.
Tôi không nói rằng việc đóng cửa Apple Daily hoặc bỏ tù Jimmy Lai là những vấn đề mấu chốt của tự do tôn giáo - đó sẽ là một sự đơn giản hóa quá mức - nhưng tôi đang khẳng định rằng việc giết chết tờ báo này, việc giam giữ Lai và cái chết của tự do truyền thông có gốc rễ từ tự do tôn giáo. Khi bạn phải câm nín không còn được tự do ngôn luận, chắc chắn rằng bạn cũng làm suy yếu tự do tôn giáo.
Hai tuần qua đã thực sự đau lòng khi phải tận mắt chứng kiến biến cố tang thương này. Là một ký giả chuyên mục hàng tuần cho ấn phẩm trực tuyến tiếng Anh của Apple Daily, tôi không chỉ mất một nền tảng mà còn quan trọng hơn nhiều, tôi lo sợ cho an nguy của những người mà tôi từng tiếp xúc hàng tuần. Tôi lo lắng liệu một cái gì đó tôi đã viết có khiến mọi người gặp rắc rối hay không, mặc dù tôi biết rất nhiều người đóng góp và phóng viên khác cũng đang viết một cách nguy hiểm. Nhiều lần trong năm qua, tôi tự hỏi liệu họ có thể yêu cầu tôi dừng lại không, nhưng họ đã thể hiện sự can đảm, quyết tâm và kiên trì đáng chú ý.
Nếu chế độ cho rằng họ không phải gánh chịu gì vì tội ác của mình gây ra, họ sẽ tiếp tục gây tội ác
Khi tòa soạn bị công an đột kích lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, tôi đã hỏi liệu họ có muốn tôi dừng lại không. "Tất nhiên là không," một trong những biên tập viên trả lời vào ngày diễn ra cuộc đột kích ấy. "Và công việc vẫn diễn tiến như bình thường."
Ngay cả khi 500 cảnh sát đến tòa soạn và bắt giữ biên tập viên và giám đốc điều hành cấp cao trong tháng này, trưởng phòng liên lạc của tôi nói với tôi: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường." Chỉ ngày hôm sau, thứ Sáu tuần trước, khi bài viết của tôi trong tuần đó không xuất hiện, rõ ràng là những nỗ lực can đảm của họ sẽ không đủ. Thòng lọng của luật an ninh quốc gia đang thắt chặt quanh cổ tờ báo.
Viết cho tờ báo can đảm này quả là một trong những vinh dự đặc quyền lớn nhất trong cuộc đời tôi. Như tôi đã nói trong một tờ báo phản đối được xuất bản độc lập với Apple Daily vào ngày 26 tháng 6, để tưởng nhớ nhân viên của họ: "Tôi viết cho nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới. Chủ yếu là tôi phải trình ý tưởng cho một biên tập viên và họ nói có hoặc không, hoặc họ ủy thác cho tôi viết về một chủ đề cụ thể, với số lượng từ nghiêm ngặt. Với Apple Daily, thật khác xa. Họ cho tôi hoàn toàn tự do để chọn chủ đề và những gì để phát biểu. Tiêu chí rộng duy nhất là nó nên liên quan đến Hồng Kông, Trung Quốc hoặc khu vực châu Á rộng lớn hơn. Chưa bao giờ các biên tập viên thay đổi bài viết của tôi, chưa bao giờ họ kiểm duyệt tôi, chưa bao giờ họ giới hạn số lượng từ của tôi và chưa bao giờ họ nói với tôi phải viết gì. Đó là tinh thần của Apple Daily - tinh thần tự do. Và trong khi tờ báo đã chết, linh hồn của tờ báo vẫn còn sống trong trái tim của nhiều người.
Cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước tên sát nhân này mà không ra tay cản trở. Bây giờ là lúc để vượt ra ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và phải có hành động cụ thể. Điều đó có nghĩa là phải có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, có mục tiêu và phối hợp với nhau chống lại những người chịu trách nhiệm, ở Bắc Kinh và Hồng Kông, đang ra tay phá hủy các quyền tự do của Hồng Kông. Thất bại trong hành động sẽ không chỉ có nghĩa là đàn áp thêm mà không bị trừng phạt ở Hồng Kông - nó cũng sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm lược ngoài biên giới. Nếu chế độ nghĩ rằng họ không phải gánh chịu hậu quả cho tội ác của mình, họ sẽ tiếp tục thực hiện chúng. Với Đài Loan trong tầm ngắm của mình, thế giới tự do không được cho phép Bắc Kinh thoát khỏi những gì họ đã làm với Hồng Kông.
Source:UCANewsNewspaper's 'murder' marks death of press freedom in Hong Kong
LTS. Nhân ngày đảng cộng sản Trung quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập và trùng vào ngày ký kết Hiệp định Mở rộng ranh giới Hồng Kông vào ngày 01.07.1998. ghi dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hồng Kông cho Trung … Xin được gửi đến quý độc giả bài của cây bỉnh bút gạo cội Benedict Rogers là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch đã được đăng trên trang mạng UCAN News…để gióng lên HỒI CHUÔNG BÁO TỬ cho tự do báo chí tại Hồng Kông nói riêng và cho công luận thế giới nói chung, nếu thế giới cứ « ngoảnh mặt làm ngơ » cứ để cho chế độ toàn trị của cộng sản Trung Quốc mặc sức tung hoành mà không bị trừng phạt…thì hậu quả thật khôn lường cho tương lai của toàn thể nhân loại?!!!
Tuần trước, Hồng Kông đã phải chứng kiến không chỉ việc đóng cửa một tờ báo mà còn là cái chết của tự do báo chí. Tờ báo nổi tiếng nhất của thành phố và ấn phẩm hàng ngày ủng hộ dân chủ, tiếng Trung quốc duy nhất còn lại, tờ Apple Daily, đã xuất bản ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6. Tòa soạn đã cho in một triệu bản, và chỉ trong vòng vài giờ đã bán sạch…Cái chết của Apple Daily không phải vì tờ báo này cạn tiền hoặc thị trường tiêu thụ. Ngược lại, tờ báo hiện có 600.000 độc giả đăng ký trả phí và hơn 50 triệu đô la Mỹ trong ngân hàng - đủ để trang trải thêm 18 tháng nữa. Apple Daily đóng cửa vì nhà cầm quyền Hồng Kông đóng băng tài khoản ngân hàng của tòa báo, khiến tòa soạn không thể trả lương và hóa đơn, sau khi bắt giam tổng biên tập Ryan Law và bốn giám đốc điều hành cấp cao khác.
Người sáng lập và chủ nhân Công Giáo của tờ báo, ông Jimmy Lai, đã bị tống giam với nhiều cáo buộc có động cơ chính trị và đang phải đối mặt với một bản án chung thân nặng nề theo luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố. Nói tóm lại, cũng tương tự như trường hợp của Mark Simon, cựu giám đốc điều hành cấp cao tại Next Digital, công ty mẹ của Apple Daily, đã đăng tải một bài xã luận trên tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6, khi xác quyết rằng tờ báo "không chỉ chết. Nó đã bị giết chết." Bị sát hại bởi chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm soát trực tiếp Hồng Kông và đang bóp nghẹt tự do.
Apple Daily vẫn là biểu tượng cho sự tự do của Hồng Kông. Vì can đảm và liên tục đăng tải những câu chuyện và ý kiến chỉ trích chế độ ở Bắc Kinh và không ngừng tranh đấu bảo vệ những đặc quyền ở Hồng Kông, tờ báo không sợ hãi trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Kết cục bi thảm là, nhà cầm quyền thù ghét nó và, trong suốt năm qua, đã quyết tâm giết chết nó.
Tháng Tám năm ngoái, hơn 100 công an đã đột kích tòa soạn và bắt giữ ông Lai. Sau đó, vào ngày 17 tháng 6, khoảng 500 sĩ quan công an một lần nữa đột kích tờ báo, thu giữ máy tính và sổ ghi chép và bắt giữ năm nhân viên cấp cao, buộc tội họ vi phạm luật an ninh quốc gia. Một tuần sau, người Hồng Kông phải nói lời tạm biệt với Apple Daily, 26 năm sau khi tờ báo được thành lập.
Nhiều người lo sợ ngày đau buồn này sẽ đến nhưng ít người có thể ngờ rằng nó xẩy đến sớm hơn dự liệu. Có lẽ lý do cho thời gian dứt điểm nà là các ngày kỷ niệm trùng hợp quan trọng đang đến gần. Ngày 1 tháng 7 đánh dấu kỷ niệm 24 năm bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc, kỷ niệm đầu tiên của việc áp đặt luật an ninh quốc gia và kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với bất kỳ người dân chủ và yêu tự do nào, ngày 1 tháng 7 sẽ là một ngày đại tang, chứ không phải lễ kỷ niệm và Bắc Kinh không muốn Apple Daily lại nhắc nhở mọi người về điều đó.
Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ chắc chắn được đánh số
Cái chết của Apple Daily chắc chắn là nhát búa tiêu biểu cho một chiếc đinh khác trong quan tài của các quyền tự do, tự chủ và pháp quyền của Hồng Kông. Trong nhiều năm, các quyền tự do của lãnh thổ đã liên tục bị xói mòn và phá hoại, nhưng trong 12 tháng qua, chúng đã bị tháo dỡ hoàn toàn với tốc độ đáng báo động.
Chế độ ở Bắc Kinh hiện đang vi phạm hoàn toàn, liên tục và lặp đi lặp lại hiệp ước quốc tế mà họ đã ký với Vương quốc Anh - Tuyên bố chung Trung-Anh - trong đó họ hứa sẽ duy trì "một quốc gia, hai hệ thống" và "mức độ tự trị cao" cho Hồng Kông trong ít nhất 50 năm kể từ khi bàn giao, cho đến năm 2047. Chưa đầy nửa chặng đường, Bắc Kinh đã xé bỏ những lời hứa đó!
Khi Hồng Kông chuyển sang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc đại lục dưới quyền cai trị độc đoán trực tiếp toàn của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc, quỹ đạo cho tự do báo chí quả là quá rõ ràng. Một số ít các cửa hàng trực tuyến độc lập nhỏ và ủng hộ dân chủ còn lại chắc chắn phải lo lắng, biết rằng ngày tận số của họ đã được đánh số.
Ngay cả các phóng viên nước ngoài, những người cho đến gần đây đã hoạt động ở Hồng Kông với sự tự do và bình thường mà các đồng nghiệp của họ ở đại lục chưa bao giờ được hưởng, cũng có lý do để lo ngại. Một số người, như biên tập viên tin tức châu Á của tờ Financial Times Victor Mallet, đã bị trục xuất. Những ký giả khác đang cảm thấy khó khăn hơn để có được thị thực, và những biên tập viên nào còn được phép tiếp tục có thể phải đối mặt với nhiều hạn chế và đe dọa theo kiểu cách Bắc Kinh hơn trong tương lai.
Nhưng không chỉ là tự do báo chí đã bị ảnh hưởng. Chính là Pháp quyền - mà Hồng Kông được nhiều đặc quyền rộng rãi – đã bị hủy hoại. Đừng bao giờ quên rằng các tài khoản ngân hàng của Apple Daily đã bị đóng băng bởi Bộ trưởng An ninh John Lee mà không cần lệnh của tòa án hoặc bất kỳ quy trình tư pháp nào. Những người bị bắt bị buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài để phá hoại an ninh quốc gia, và tham khảo các bài báo ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Vẫn chưa rõ liệu đó có phải là những bài báo được xuất bản trước luật an ninh quốc gia hay không - nhưng nếu vậy, thì việc áp dụng luật hồi tố là một nguyên nhân cho báo động hơn nữa.
Thật lạnh lùng khi một ngày sau khi tờ báo đóng cửa, Lee được thăng chức bí thư trưởng, trở thành nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông và viên công an trưởng tiếp quản chức vụ bộ trưởng an ninh của ông, dù viên công an này đã là tay điều động chiến dịch bạo lực của cảnh sát chống lại người biểu tình vào năm 2019 mà không bị trừng phạt. Hồng Kông bây giờ thực sự là một nhà nước công an trị.
Khi tự do nói chung bị phá hủy, chắc chắn tự do tôn giáo, như một thành phần của tự do và quyền cơ bản của con người, cũng sẽ bị vạ lây. Bạn không thể tách rời tự do tôn giáo khỏi các quyền con người khác. Chúng tôi đã thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm với việc đóng cửa Nhà thờ Good Neighbor North District và đóng băng tài sản của giáo xứ, tiếp theo những lời cảnh báo từ Hồng Y John Tong đến các giáo sĩ để "canh giữ miệng lưỡi " trong các bài giảng.
Chúng ta cũng đừng quên rằng Jimmy Lai là một người Công Giáo sùng đạo và là một nhà vô địch đáu tranh không biết mệt mỏi về tự do tôn giáo. Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình với tư cách là người đóng góp hàng tuần cho Apple Daily rằng tờ báo đã cho tôi tự do viết về đức tin và tôn giáo theo cách mà không có ấn phẩm thế tục, hàng ngày, thị trường đại chúng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới đã làm. Vào Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh và Lễ Ngũ Tuần, tôi đã viết rõ ràng về các chủ đề tôn giáo trong bối cảnh bình luận về các vấn đề rộng lớn hơn.
Tôi không nói rằng việc đóng cửa Apple Daily hoặc bỏ tù Jimmy Lai là những vấn đề mấu chốt của tự do tôn giáo - đó sẽ là một sự đơn giản hóa quá mức - nhưng tôi đang khẳng định rằng việc giết chết tờ báo này, việc giam giữ Lai và cái chết của tự do truyền thông có gốc rễ từ tự do tôn giáo. Khi bạn phải câm nín không còn được tự do ngôn luận, chắc chắn rằng bạn cũng làm suy yếu tự do tôn giáo.
Hai tuần qua đã thực sự đau lòng khi phải tận mắt chứng kiến biến cố tang thương này. Là một ký giả chuyên mục hàng tuần cho ấn phẩm trực tuyến tiếng Anh của Apple Daily, tôi không chỉ mất một nền tảng mà còn quan trọng hơn nhiều, tôi lo sợ cho an nguy của những người mà tôi từng tiếp xúc hàng tuần. Tôi lo lắng liệu một cái gì đó tôi đã viết có khiến mọi người gặp rắc rối hay không, mặc dù tôi biết rất nhiều người đóng góp và phóng viên khác cũng đang viết một cách nguy hiểm. Nhiều lần trong năm qua, tôi tự hỏi liệu họ có thể yêu cầu tôi dừng lại không, nhưng họ đã thể hiện sự can đảm, quyết tâm và kiên trì đáng chú ý.
Nếu chế độ cho rằng họ không phải gánh chịu gì vì tội ác của mình gây ra, họ sẽ tiếp tục gây tội ác
Khi tòa soạn bị công an đột kích lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái, tôi đã hỏi liệu họ có muốn tôi dừng lại không. "Tất nhiên là không," một trong những biên tập viên trả lời vào ngày diễn ra cuộc đột kích ấy. "Và công việc vẫn diễn tiến như bình thường."
Ngay cả khi 500 cảnh sát đến tòa soạn và bắt giữ biên tập viên và giám đốc điều hành cấp cao trong tháng này, trưởng phòng liên lạc của tôi nói với tôi: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh như bình thường." Chỉ ngày hôm sau, thứ Sáu tuần trước, khi bài viết của tôi trong tuần đó không xuất hiện, rõ ràng là những nỗ lực can đảm của họ sẽ không đủ. Thòng lọng của luật an ninh quốc gia đang thắt chặt quanh cổ tờ báo.
Viết cho tờ báo can đảm này quả là một trong những vinh dự đặc quyền lớn nhất trong cuộc đời tôi. Như tôi đã nói trong một tờ báo phản đối được xuất bản độc lập với Apple Daily vào ngày 26 tháng 6, để tưởng nhớ nhân viên của họ: "Tôi viết cho nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới. Chủ yếu là tôi phải trình ý tưởng cho một biên tập viên và họ nói có hoặc không, hoặc họ ủy thác cho tôi viết về một chủ đề cụ thể, với số lượng từ nghiêm ngặt. Với Apple Daily, thật khác xa. Họ cho tôi hoàn toàn tự do để chọn chủ đề và những gì để phát biểu. Tiêu chí rộng duy nhất là nó nên liên quan đến Hồng Kông, Trung Quốc hoặc khu vực châu Á rộng lớn hơn. Chưa bao giờ các biên tập viên thay đổi bài viết của tôi, chưa bao giờ họ kiểm duyệt tôi, chưa bao giờ họ giới hạn số lượng từ của tôi và chưa bao giờ họ nói với tôi phải viết gì. Đó là tinh thần của Apple Daily - tinh thần tự do. Và trong khi tờ báo đã chết, linh hồn của tờ báo vẫn còn sống trong trái tim của nhiều người.
Cộng đồng quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ trước tên sát nhân này mà không ra tay cản trở. Bây giờ là lúc để vượt ra ngoài những tuyên bố mạnh mẽ và phải có hành động cụ thể. Điều đó có nghĩa là phải có các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ, có mục tiêu và phối hợp với nhau chống lại những người chịu trách nhiệm, ở Bắc Kinh và Hồng Kông, đang ra tay phá hủy các quyền tự do của Hồng Kông. Thất bại trong hành động sẽ không chỉ có nghĩa là đàn áp thêm mà không bị trừng phạt ở Hồng Kông - nó cũng sẽ khuyến khích Bắc Kinh xâm lược ngoài biên giới. Nếu chế độ nghĩ rằng họ không phải gánh chịu hậu quả cho tội ác của mình, họ sẽ tiếp tục thực hiện chúng. Với Đài Loan trong tầm ngắm của mình, thế giới tự do không được cho phép Bắc Kinh thoát khỏi những gì họ đã làm với Hồng Kông.
Source:UCANews
Cô gái có lòng yêu mến Thánh Thể cứu được nhà thờ khỏi trận hỏa hoạn
Đặng Tự Do
17:05 30/06/2021
Một đám cháy tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, đã gây ra một số thiệt hại dọc theo một bức tường và một số thiệt hại khác do khói len lỏi vào bên trong nhà thờ. Biến cố đáng buồn này xảy ra vào chiều Chúa Nhật 27 tháng 6 tại thành phố Beloit, tiểu bang Wisconsin.
Aaron LaCoe, Giám đốc sở cứu hỏa Thành phố Beloit, cho biết lính cứu hỏa được điều động vào khoảng 2:30 chiều đến địa điểm nhà thờ ở số 701 E. Court cùng với các cơ quan thực thi pháp luật địa phương và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp.
Cuộc điều tra do Sở Cứu hỏa Beloit phối hợp với Sở Cảnh sát Beloit cho thấy đám cháy bắt nguồn từ thư viện ở tầng hai. Hai nghi phạm vị thành niên đã được xác định.
Một nhân chứng tận mắt báo cáo rằng một cô gái trên đường về nhà đã có ý định vào nhà thờ để viếng Thánh Thể và nhận thấy khói. Cô chạy ra khỏi nhà thờ và la làng lên cầu cứu. Cô cũng gọi điện thoại cho cha mình, là người đã chạy đến với một bình chữa cháy để dập tắt lửa trước khi sở cứu hỏa đến.
Cha sở Jarett Konrade đã ra thông báo sau trên Facebook:
“Như anh chị em có thể đã biết hoặc chưa biết, nhà thờ của chúng ta vừa xảy ra một vụ cháy. Vụ việc bắt đầu vào chiều Chúa Nhật ở khu vực tháp phía đông xung quanh thư viện nhỏ ở đầu cầu thang dẫn lên sân thượng và không làm thiệt hại xa hơn bức tường phía bắc của thư viện và cầu thang.
Tuy nhiên, thiệt hại do khói vẫn đang được đánh giá. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết nguồn gốc của đám cháy cũng như mức độ thiệt hại của khói. Xem ra chúng ta sẽ phải đóng cửa nhà thờ ít nhất là trong vài ngày, có thể lâu hơn.
Chúng tôi sẽ cho anh chị em biết thêm thông tin. Chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo xứ của chúng ta và tạ ơn vì nhà thờ của chúng ta vẫn đứng vững”.
Source:Beloit Call
Chưa từng có: Tổng giám mục Ba Lan bị Tòa Thánh chê, lập tức được bầu làm thị trưởng thành phố
Đặng Tự Do
17:06 30/06/2021
Một Tổng Giám Mục Ba Lan bị cho nghỉ hưu đã được bầu làm thị trưởng của quê hương ngài. Biến cố này xảy ra hôm 25 tháng Sáu sau khi Tòa thánh phạt ngài vì ngài đã không trừng phạt thẳng tay các linh mục lạm dụng tình dục. Hai giám mục khác của Ba Lan cũng bị kỷ luật vì những tội danh tương tự.
Trong một tuyên bố, hội đồng thành phố Jaświły, quê hương của ngài, cho biết Đức Tổng Giám Mục Slawoj Glodz, người đứng đầu Tổng giáo phận Gdansk cho đến tháng 8 năm ngoái, đã được toàn thể Hội Đồng Thành Phố nhất trí bầu làm thị trưởng, và nói thêm rằng các quan chức địa phương đã gửi lời “chúc mừng chân thành” đến Đức Tổng Giám Mục - tân thị trưởng.
Tuy nhiên, tổ chức Wiez của Ba Lan, chuyên săn lùng các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, cảnh báo “động thái chưa từng có” này sẽ gây ra “sự khó chịu và tai tiếng trong xã hội”.
Một tuyên bố của tổ chức Wiez nhận xét cay đắng rằng nhiều người không đánh giá đúng mức tác hại của tội lỗi lạm dụng tính dục và thái độ giải quyết không đến nơi đến chốn của các Giám Mục. Tuyên bố của Wiez viết: “Thật không may, đây không phải là phần mở đầu của một mùa phim hài truyền hình mới, mà là một phần của đời sống giáo hội Ba Lan của chúng ta”.
Hôm 29 tháng 3, Vatican đã ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục Glodz, phải sống bên ngoài tổng giáo phận cũ của mình và tránh “các buổi cử hành tôn giáo công cộng hoặc các cuộc họp với giáo dân”, sau khi các cuộc điều tra cho thấy ngài chỉ khiển trách các linh mục có lỗi, sau đó một thời gian lại tái bổ nhiệm đến nơi khác do tình trạng thiếu linh mục.
Sứ thần Tòa Thánh từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại của Catholic News Service, gọi tắt là CNS, về cuộc bầu cử vị tổng giám mục làm thị trưởng thành phố, trong khi văn phòng báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nói với CNS rằng Hội Đồng “không có thẩm quyền” đối với một giám mục đã nghỉ hưu.
Giáo luật 285 cấm các giáo sĩ “đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự”.
Đức Ông Piotr Majer, một chuyên gia về giáo luật nói với thông tấn xã KAI rằng việc bầu một linh mục, hay một giám mục làm thị trưởng không “mâu thuẫn với giáo luật”, vì chức vụ thị trưởng này chỉ có tính cách nghi lễ “không liên quan đến việc thực thi quyền lực”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng những vị trí như vậy rõ ràng là “xa lạ với hàng giáo sĩ” và nên do anh chị em giáo dân nắm giữ.
Source:Catholic Philly
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Phaolô, vị tông đồ đích thực
Vũ Văn An
18:00 30/06/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 30 tháng 6 tại Sân San Damaso, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới của ngài về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Hôm nay, ngài tập chú nói về Thánh Phaolô như một tông đồ đích thực. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp
Chúng ta hãy đi vào Thư gửi tín hữu Galát mỗi lần một ít. Chúng ta thấy các Kitô hữu này rơi vào thế kình chống nhau về cách sống đức tin. Thánh Tông đồ Phaolô bắt đầu viết Thư nhắc nhở họ nhớ đến mối liên hệ trong quá khứ của họ, cảm giác khó chịu khi phải xa họ và tình yêu không thay đổi ngài vốn dành cho mỗi người trong số họ. Tuy nhiên, ngài không thể không nêu lên mối quan tâm của ngài rằng tín hữu Galát nên đi theo con đường đúng đắn: đây là mối quan tâm của một người cha, người đã tạo ra các cộng đoàn trong đức tin. Ý định của ngài rất rõ ràng: cần phải nhắc lại tính mới mẻ của Tin Mừng, mà tín hữu Galát đã nhận được qua lời rao giảng của ngài, để xây dựng căn tính đích thực làm cơ sở cho sự hiện hữu của họ. Và đây là nguyên tắc: tái khẳng định tính mới mẻ của Tin Mừng, mà tín hữu Galát đã nhận được từ ngài.
Ngay lập tức, chúng ta thấy Thánh Phaolô có một kiến thức sâu sắc về mầu nhiệm Chúa Kitô. Ngay từ đầu Thư của ngài, ngài đã không tuân theo những lập luận thấp kém được những người gièm pha ngài sử dụng. Thánh Tông đồ “bay cao” và cũng cho chúng ta thấy cách cư xử khi xung đột nảy sinh trong cộng đồng. Thực thế, chỉ đến cuối Thư, chúng ta mới thấy rõ rằng trọng tâm của bài giảng là vấn đề cắt bì, trước nay vẫn là truyền thống chính của người Do Thái. Thánh Phaolô quyết định đi sâu hơn, vì điều đang gặp nguy cơ là sự thật của Tin Mừng và quyền tự do của các Kitô hữu, vốn là một phần không thể thiếu của Tin Mừng. Ngài không dừng lại ở bề mặt của các vấn đề, của các xung đột, như chúng ta thường bị cám dỗ muốn làm để tìm giải pháp tức thời khiến chúng ta lầm lẫn suy nghĩ rằng chúng ta hết thẩy đều có thể đồng ý với một thỏa hiệp. Thánh Phaolô yêu Chúa Giêsu và biết rằng Chúa Giêsu không phải là một người, một Thiên Chúa của sự thỏa hiệp. Đó không phải là cách thức hoạt động của Tin Mừng, nên Thánh Tông đồ đã chọn con đường nhiều thử thách hơn. Ngài viết: "Giờ đây, tôi tìm sự chấp thuận của con người, hay sự chấp thuận của Thiên Chúa?" Ngài không cố gắng làm hòa với mọi người. Và ngài viết tiếp: “Hay tôi đang cố gắng làm hài lòng mọi người? Nếu tôi còn làm đẹp lòng người ta, thì tôi đã không làm tôi tớ Đức Kitô ”(Gl 1:10).
Thứ nhất, Thánh Phaolô cảm thấy mình có nhiệm vụ nhắc nhở tín hữu Galát rằng ngài là tông đồ chân chính không phải bởi công trạng của mình, mà bởi ơn kêu gọi của Thiên Chúa. Ngài kể lại câu chuyện về ơn gọi và việc trở lại của ngài, trùng hợp với sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra trong cuộc hành trình của ngài đến Đamát (x. Cv 9,1-9). Thật đáng lưu ý khi thấy các điều được ngài khẳng định về cuộc đời của ngài trước sự kiện đó. Và đây là những gì ngài nói về cuộc sống “trước đây” của ngài: “Tôi đã bách hại dữ dội Giáo Hội của Thiên Chúa và cố gắng phá hủy nó. Tôi tiến thân trong đạo Do Thái hơn nhiều người cùng lứa tuổi với tôi, vì tôi sốt sắng hơn nhiều đối với các truyền thống của tổ tiên tôi ”(Gl 1:13-14). Thánh Phaolô đã dám khẳng định rằng trong đạo Do Thái, ngài trổi vượt hơn mọi người khác, ngài là một người pharisêu thực sự nhiệt thành, “về sự công chính dựa trên lề luật, không có lỗi lầm” (Pl 3: 6). Hai lần ngài nhấn mạnh rằng ngài là người bảo vệ “truyền thống của cha ông” và là người “trung thành tuân thủ lề luật”. Đó là câu chuyện về Thánh Phaolô.
Một mặt, ngài nhấn mạnh rằng ngài đã bách hại dữ dội Giáo hội và là một “kẻ phạm thượng, một kẻ bách hại và một kẻ đầy bạo lực” (1 Tm 1:13). Ngài không từ một tĩnh từ nào: chính ngài tự mô tả ngài cách đó. Mặt khác, ngài nhấn mạnh lòng thương xót của Thiên Chúa đối với ngài, điều này dẫn ngài đến chỗ trải nghiệm một sự biến đổi triệt để, tất cả chúng ta đều biết việc đó. Ngài viết: “Tôi vẫn chưa được các Giáo Hội ở Giuđêa vốn thuộc về Chúa Kitô biết đến; họ chỉ nghe nói: ‘Kẻ trước kia bách hại chúng ta, nay đang công bố đức tin mà ông ta từng cố gắng tiêu diệt’ ”(Gl 1:22-23). Ngài đã trở lại, ngài đã thay đổi, đã thay lòng đổi dạ. Do đó, Thánh Phaolô nêu bật chân lý về ơn gọi của ngài qua sự tương phản nổi bật đã được tạo ra trong cuộc đời ngài: từ việc là người bách hại các Kitô hữu vì không tuân theo các truyền thống và lề luật, ngài được kêu gọi trở thành một tông đồ để loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng chúng ta thấy Thánh Phaolô được tự do: ngài được tự do loan báo Tin Mừng và ngài cũng được tự do thú nhận tội lỗi của mình. “Tôi đã như vậy”: chính sự thật mang lại tự do cho trái tim, và đó là tự do của Thiên Chúa.
Nghĩ lại câu chuyện này, Thánh Phaolô đầy ngạc nhiên và biết ơn. Như thể ngài muốn nói với tín hữu Galát rằng ngài có thể là bất cứ điều gì, trừ là một tông đồ. Ngài đã được nuôi dưỡng từ khi còn là một cậu bé để trở thành một người tuân theo lề luật Môsê một cách không chê trách được, và các hoàn cảnh đã khiến ngài phải đánh phá các môn đệ của Chúa Kitô. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra: Thiên Chúa, bằng ân sủng của Người, đã mặc khải cho thánh nhân Con của Người, Đấng đã chết và đã sống lại, để thánh nhân trở thành sứ giả giữa các dân ngoại (x. Gl 1:15-6).
Đường lối của Chúa thật khôn dò xiết bao! Chúng ta trải nghiệm điều này mỗi ngày, nhưng đặc biệt khi chúng ta nghĩ lại những lần Chúa kêu gọi chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên thời gian và cách thức Thiên Chúa bước vào cuộc đời chúng ta: chúng ta hãy luôn ghi tạc trong tâm hồn và tâm trí chúng ta cuộc gặp gỡ ân sủng ấy, lúc Thiên Chúa thay đổi cuộc sống của chúng ta. Khi đối diện với những công trình vĩ đại của Thiên Chúa, câu hỏi sau đây rất thường được nêu ra: nhưng làm thế nào Thiên Chúa lại có thể sử dụng một tội nhân, một người mảnh khảnh yếu đuối, để thực hiện thánh ý Người? Tuy nhiên, không có điều gì trong số những điều này xảy ra một cách tình cờ, vì mọi sự đều được chuẩn bị trong kế hoạch của Thiên Chúa. Người dệt nên lịch sử của chúng ta, câu chuyện của mỗi người chúng ta: Người dệt nên lịch sử của chúng ta và nếu chúng ta đáp ứng một cách tín thác đối với kế hoạch cứu rỗi của Người, chúng ta sẽ hiểu ra điều đó. Lời kêu gọi luôn bao hàm một sứ mệnh mà chúng ta đã được chỉ định; đó là lý do tại sao chúng ta được yêu cầu chuẩn bị bản thân một cách nghiêm túc, biết rằng chính Thiên Chúa là Đấng sai chúng ta đi, chính Thiên Chúa là Đấng hỗ trợ chúng ta bằng ân sủng của Người. Thưa anh chị em, chúng ta hãy để cho mình được dẫn dắt bởi nhận thức này: tính ưu việt của ân sủng biến đổi sự hiện hữu và làm cho nó xứng đáng được xắp đặt để phục vụ Tin Mừng. Tính ưu việt của ân sủng bao phủ mọi tội lỗi, thay đổi các cõi lòng, thay đổi các cuộc sống và khiến chúng ta nhìn thấy những con đường mới mẻ. Chúng ta đừng quên điều này. Cảm ơn anh chị em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh chuyến xe buýt đời tu trì
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:00 30/06/2021
Hình ảnh chuyến xe buýt đời tu trì
Cách đây 54 năm ( 1967) chú Trần Mạnh Nam đã vào sống học tập trong trường Hội Dòng Salesien Don Bosco bên Việt Nam
Rồi bảy năm sau, (1974), chú dự tu Trần Mạnh Nam đã tuyên khấn dấn thân trở thành tu sĩ trong Hội Dòng Salesien Don Bosco.
Và cách đây một phần tư thế kỷ, 1996-30.06.- 2021, Thầy Dòng Don Bosco Daminh Trần Mạnh Nam đã cầm cây nến cháy sáng tiến lên cung thánh bàn thờ Thiên Chúa nhận lãnh thánh chức Linh Mục: Lạy Chúa, này con đây!, ở Beuron bên nước Đức
Và từ 07 năm nay Cha Trần mạnh Nam được cắt cử làm việc mục vụ cho người Công Giáo Việt Nam rải rác khắp bốn giáo phận nước Đức: Limburg, Mainz, Speyer, và Freiburg.
Vùng mục vụ trải dài rộng khắp bốn Giáo phận như thế là một thách thức đòi hỏi hy sinh dấn thân thể lý „ cơ bắp“, cùng tinh thần rất nhiều. Vì hằng tuần, có khi trong tuần nữa, cha phải lái xe đi tới các Cộng đoàn, gia đình người giáo hữu, ban các Bí Tích, thăm hỏi và cùng sinh hoạt chung sống với những người tín hữu Chúa Kitô những nơi đó.
Cha hằng dí dỏm ca ví chiếc xe của cha có ầy đủ dụng cụ phụng vụ như một phòng áo lưu động, và cũng có những ngăn chứa thực phẩm như một nhà bếp lưu động!
Như thế Cha có nếp sống „ mobil“ lưu động dọc đường gío bụi!
Như cha thuật kể lại, hầu như hằng tháng phải rong ruổi lái xe đi làm việc mục vụ tổng cộng năm ngàn cây số. Hình ảnh cha lái xe đường trường liên tục như vậy nói lên sự hy sinh quảng đại không quản ngại mệt nhọc cho công việc mục vụ trong khu vườn cánh đồng của Chúa ở trần gian.
Và hình ảnh này còn nói lên chiều sâu lòng đạo đức của người được sai đi làm việc mục vụ.
Vậy đâu là căn rễ ý nghĩa việc mục vụ đó?
Ngày xưa Thiên Chúa khi kêu gọi Tiên Tri Giêrêmia đã nói với Ông: Con đừng nói, con còn trẻ! Cha sai con đi đâu, con cứ đi; Cha bảo con nói gì, con cứ nói. Con đừng sợ, vì Cha hằng ở cùng con để cứu giúp con ( Gr 1, 7)
Làm việc cho niềm tin và cùng sống niềm tin là bổn phận căn bản của người Linh mục. Nhưng để thực hành bổn phận đó, linh mục cần đến sự cộng tác tiếp tay của mọi người. Linh mục không sống thay niềm tin cho ai, và cũng không thể sống thay cho người khác, hay bắt người khác sống như mình được.
Thiết nghĩ hình ảnh ẩn dụ mang tính sống động cùng nói lên được ý nghĩa đời sống mục vụ của linh mục là hình ảnh bác tài xế lái xe buýt. Bác tài xế lái xe buýt chuyên chở hành khác từ trạm này đến trạm khác đáp ứng theo nhu cầu của họ. Và Bác còn có trách nhiệm giữ cho xe được an toàn cùng sạch sẽ vệ sinh nữa.
Và xe dành cho mọi người. Bác lái xe đưa họ đi đến bệnh viện, ra chợ, đi nhà thờ, đến trường học, đến công viên vườn chơi giải trí, đưa đi du lịch tham quan thắng cảnh, rồi đưa họ trở về nhà.
Họ cần Bác. Và Bác làm công việc chuyển chở cùng đồng hành đó với sự dấn thân hy sinh cùng niềm vui.
Linh mục cũng thế. Trong Hội Thánh nơi các xứ đạo, nơi các giáo đoàn ông là người được tín nhiệm trao cho nhiệm vụ cùng dân Thiên Chúa sống làm nhân chứng cho tình yêu của Chúa. Ông cùng đồng hành với mọi người muốn tìm đến với niềm tin vào Thiên Chúa.
Khi họ có tâm sự vui buồn thắc mắc. Họ đến với linh mục. Và ông là người lắng nghe họ.
Khi họ cần lời an ủi cho tâm hồn. Linh mục là người bạn nói chuyện với họ.
Khi họ cần đến sự trợ giúp của Chúa qua dấu chỉ các phép Bí Tích, dâng lễ cầu nguyện cho. Linh mục là người được Chúa và Hội Thánh uỷ thác làm công việc thánh thiêng mục vụ cho họ.
Người tín hữu có niềm tin vào Thiên Chúa. Nhưng họ cần linh mục, là người hướng dẫn và cùng sống thực hành niềm tin với.
Như Bác tài xế lái xe từ trạm này tới trạm khác đón khách và đổ khách nơi các trạm. Linh mục đón tiếp và tìm đến thăm viếng người cần đến lời an ủi trợ giúp, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, lớn bé, trẻ con người lớn, nam hay nữ, bệnh tật hay khoẻ mạnh.Và sự hiện diện của ông giữa dân chúng là dấu chứng của niềm tin: Thiên Chúa hằng cùng đồng hành với con người.
Dù sống trong khung cảnh văn hóa xã hội Giáo Hội càng ngày trên đà bị tục hóa, gặp những thử thách khủng hoảng, nhưng người tín hữu Chúa Kitô không vì thế mà sao nhãng quên căn rễ đức tin vào Chúa. Trái lại họ luôn cần đến tình yêu, niềm hy vọng thánh thiêng của Chúa cho đời sống.
Vì thế, họ vui mừng có Linh mục được Chúa, được Giáo Hội sai đến thi hành công việc thiêng liêng mà họ mong mỏi chờ đợi. Nên khi có Linh mục đến cùng sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, như dâng thánh lễ, họ vui mừng cảm động đón nhận nhu cầu thiêng liêng này.
Nhiều người tín hữu đã không ngần ngại nói lên tâm tư vui mừng mong sao có thánh lễ để cùng tham dự, nhất là vào những dịp gia đình có niềm vui mừng hay đau buồn tang tóc, dịp giỗ chạp cầu nguyện tưởng nhớ đến người thân gia đình đã ra đi trước về đời sau.
Không dám nói tất cả các linh mục từ ngày lãnh chức linh mục là đã đỗ “Bằng lái xe buýt” như các bác tài xế xe buýt đâu. Nhưng niềm tin, tâm hồn rộng mở, lòng phấn khởi trung thành sống cho niềm tin, và sẵn sàng cùng đồng hành với những người cùng đi tìm niềm tin vào Chúa nơi linh mục, có khác chi đi tìm bác tài xế có “Bằng lái xe buýt” đâu!
Xe buýt khi chạy cần phải có năng lượng xăng dầu nhớt, khí gas hay điện. Bác tài xế hằng canh chừng để xe lúc nào cũng có đủ năng lượng cần thiết cho xe. Sự trợ giúp của Thiên Chúa là “năng lượng” cho niềm tin của chính linh mục và cho mọi người. Đó là đời sống liên kết hiệp thông với Đấng là nguồn sự sống, nguồn năng lượng cho tâm hồn.
Không dám nói linh mục là người phải có năng khiếu thu hút quần chúng. Nhưng một linh mục có được, do Chúa ban cho, khả năng có sức lôi cuốn tập họp mọi người lại. Nhất là gây được hào khí niềm vui phấn khởi nơi các người trẻ, trong các buổi lễ sinh hoạt nghi thờ phượng Chúa, là điều tốt, hữu ích và rất đáng quý chuộng.
Mỗi người đều được Thiên Chúa dựng nên ban cho một khả năng đặc biệt, không ai giống ai. Đó là tài nguyên quý báu tiềm tàng nơi mỗi người. Tài nguyên này cần phải được khuyến khích đem ra sử dụng vào công việc trình bày tin mừng của Chúa, và thu tập con người về với đạo giáo niềm tin.
Linh mục không phải là Thiên Thần, cũng không phải là siêu nhân, và cũng không thuộc vào hàng khanh tướng sang trọng thần thánh, như người ta vẫn lầm tưởng và thêu dệt ca hát tung hô trong các bài hát quen thuộc, nhất là ở bên quê nhà Việtnam vào thời kỳ những thập niên năm 50., 60.70. của thế kỷ trước.
Không, Ông vẫn còn là con người với sở trường và sở đoản, với mặt nhân đức cao qúy và mặt yếu đuối tội lỗi.
Ông vẫn còn là con người bất toàn về mọi mặt. Chính điểm yếu đuối bất toàn. Phải, những lỗi lầm khiếm khuyết của con người nơi ông làm nên một phần đời sống của ông. Vì xưa nay có ai là con người hoàn toàn đâu!
Đời ông có niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui hạnh phúc đến cho người khác, khi chính cuộc sống niềm tin vào Thiên Chúa của ông không trở thành xa lạ. Nhưng là nhân chứng cho niềm tin và cùng đồng hành với mọi người.
Cha Daminh Nam được Chúa kêu gọi trở thành Linh mục làm công việc mục vụ của Chúa cho dân Thiên Chúa. Và sau khi làm việc mục vụ, chắc mỗi chiều tối Cha cũng hằng tâm sự nói với Chúa: Lạy Chúa, con chỉ là người đầy tớ vô dụng!
Và như Thánh Phaolo đã xác tín sâu xa : Tôi Phaolô trồng, Appolo vun tưới chăm sóc, nhưng chính Thiên Chúa làm cho cây mọc lên phát triển! cũng là tâm niệm phươmg châm nếp sống đời linh mục của Cha.
Xin chúc mừng chuyến xe buýt đời tu trì của Cha dịp mừng kỷ niệm thánh đức 25 năm chức Linh mục, 1996-30.06.- 2021.
Cầu xin chúc lành của Thiên Chúa từ Trời cao che chở gìn giữa ban cho Cha khỏe mạnh hồn xác, niềm vui với việc mục vụ „Bác tài xế xe buýt“, và như Cha hằng mong muốn cầu xin khấn nguyện „ sống khoẻ, chết lành!“.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người bạn của Cha.
Cách đây 54 năm ( 1967) chú Trần Mạnh Nam đã vào sống học tập trong trường Hội Dòng Salesien Don Bosco bên Việt Nam
Rồi bảy năm sau, (1974), chú dự tu Trần Mạnh Nam đã tuyên khấn dấn thân trở thành tu sĩ trong Hội Dòng Salesien Don Bosco.
Và cách đây một phần tư thế kỷ, 1996-30.06.- 2021, Thầy Dòng Don Bosco Daminh Trần Mạnh Nam đã cầm cây nến cháy sáng tiến lên cung thánh bàn thờ Thiên Chúa nhận lãnh thánh chức Linh Mục: Lạy Chúa, này con đây!, ở Beuron bên nước Đức
Và từ 07 năm nay Cha Trần mạnh Nam được cắt cử làm việc mục vụ cho người Công Giáo Việt Nam rải rác khắp bốn giáo phận nước Đức: Limburg, Mainz, Speyer, và Freiburg.
Vùng mục vụ trải dài rộng khắp bốn Giáo phận như thế là một thách thức đòi hỏi hy sinh dấn thân thể lý „ cơ bắp“, cùng tinh thần rất nhiều. Vì hằng tuần, có khi trong tuần nữa, cha phải lái xe đi tới các Cộng đoàn, gia đình người giáo hữu, ban các Bí Tích, thăm hỏi và cùng sinh hoạt chung sống với những người tín hữu Chúa Kitô những nơi đó.
Cha hằng dí dỏm ca ví chiếc xe của cha có ầy đủ dụng cụ phụng vụ như một phòng áo lưu động, và cũng có những ngăn chứa thực phẩm như một nhà bếp lưu động!
Như thế Cha có nếp sống „ mobil“ lưu động dọc đường gío bụi!
Như cha thuật kể lại, hầu như hằng tháng phải rong ruổi lái xe đi làm việc mục vụ tổng cộng năm ngàn cây số. Hình ảnh cha lái xe đường trường liên tục như vậy nói lên sự hy sinh quảng đại không quản ngại mệt nhọc cho công việc mục vụ trong khu vườn cánh đồng của Chúa ở trần gian.
Và hình ảnh này còn nói lên chiều sâu lòng đạo đức của người được sai đi làm việc mục vụ.
Vậy đâu là căn rễ ý nghĩa việc mục vụ đó?
Ngày xưa Thiên Chúa khi kêu gọi Tiên Tri Giêrêmia đã nói với Ông: Con đừng nói, con còn trẻ! Cha sai con đi đâu, con cứ đi; Cha bảo con nói gì, con cứ nói. Con đừng sợ, vì Cha hằng ở cùng con để cứu giúp con ( Gr 1, 7)
Làm việc cho niềm tin và cùng sống niềm tin là bổn phận căn bản của người Linh mục. Nhưng để thực hành bổn phận đó, linh mục cần đến sự cộng tác tiếp tay của mọi người. Linh mục không sống thay niềm tin cho ai, và cũng không thể sống thay cho người khác, hay bắt người khác sống như mình được.
Thiết nghĩ hình ảnh ẩn dụ mang tính sống động cùng nói lên được ý nghĩa đời sống mục vụ của linh mục là hình ảnh bác tài xế lái xe buýt. Bác tài xế lái xe buýt chuyên chở hành khác từ trạm này đến trạm khác đáp ứng theo nhu cầu của họ. Và Bác còn có trách nhiệm giữ cho xe được an toàn cùng sạch sẽ vệ sinh nữa.
Và xe dành cho mọi người. Bác lái xe đưa họ đi đến bệnh viện, ra chợ, đi nhà thờ, đến trường học, đến công viên vườn chơi giải trí, đưa đi du lịch tham quan thắng cảnh, rồi đưa họ trở về nhà.
Họ cần Bác. Và Bác làm công việc chuyển chở cùng đồng hành đó với sự dấn thân hy sinh cùng niềm vui.
Linh mục cũng thế. Trong Hội Thánh nơi các xứ đạo, nơi các giáo đoàn ông là người được tín nhiệm trao cho nhiệm vụ cùng dân Thiên Chúa sống làm nhân chứng cho tình yêu của Chúa. Ông cùng đồng hành với mọi người muốn tìm đến với niềm tin vào Thiên Chúa.
Khi họ có tâm sự vui buồn thắc mắc. Họ đến với linh mục. Và ông là người lắng nghe họ.
Khi họ cần lời an ủi cho tâm hồn. Linh mục là người bạn nói chuyện với họ.
Khi họ cần đến sự trợ giúp của Chúa qua dấu chỉ các phép Bí Tích, dâng lễ cầu nguyện cho. Linh mục là người được Chúa và Hội Thánh uỷ thác làm công việc thánh thiêng mục vụ cho họ.
Người tín hữu có niềm tin vào Thiên Chúa. Nhưng họ cần linh mục, là người hướng dẫn và cùng sống thực hành niềm tin với.
Như Bác tài xế lái xe từ trạm này tới trạm khác đón khách và đổ khách nơi các trạm. Linh mục đón tiếp và tìm đến thăm viếng người cần đến lời an ủi trợ giúp, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, lớn bé, trẻ con người lớn, nam hay nữ, bệnh tật hay khoẻ mạnh.Và sự hiện diện của ông giữa dân chúng là dấu chứng của niềm tin: Thiên Chúa hằng cùng đồng hành với con người.
Dù sống trong khung cảnh văn hóa xã hội Giáo Hội càng ngày trên đà bị tục hóa, gặp những thử thách khủng hoảng, nhưng người tín hữu Chúa Kitô không vì thế mà sao nhãng quên căn rễ đức tin vào Chúa. Trái lại họ luôn cần đến tình yêu, niềm hy vọng thánh thiêng của Chúa cho đời sống.
Vì thế, họ vui mừng có Linh mục được Chúa, được Giáo Hội sai đến thi hành công việc thiêng liêng mà họ mong mỏi chờ đợi. Nên khi có Linh mục đến cùng sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, như dâng thánh lễ, họ vui mừng cảm động đón nhận nhu cầu thiêng liêng này.
Nhiều người tín hữu đã không ngần ngại nói lên tâm tư vui mừng mong sao có thánh lễ để cùng tham dự, nhất là vào những dịp gia đình có niềm vui mừng hay đau buồn tang tóc, dịp giỗ chạp cầu nguyện tưởng nhớ đến người thân gia đình đã ra đi trước về đời sau.
Không dám nói tất cả các linh mục từ ngày lãnh chức linh mục là đã đỗ “Bằng lái xe buýt” như các bác tài xế xe buýt đâu. Nhưng niềm tin, tâm hồn rộng mở, lòng phấn khởi trung thành sống cho niềm tin, và sẵn sàng cùng đồng hành với những người cùng đi tìm niềm tin vào Chúa nơi linh mục, có khác chi đi tìm bác tài xế có “Bằng lái xe buýt” đâu!
Xe buýt khi chạy cần phải có năng lượng xăng dầu nhớt, khí gas hay điện. Bác tài xế hằng canh chừng để xe lúc nào cũng có đủ năng lượng cần thiết cho xe. Sự trợ giúp của Thiên Chúa là “năng lượng” cho niềm tin của chính linh mục và cho mọi người. Đó là đời sống liên kết hiệp thông với Đấng là nguồn sự sống, nguồn năng lượng cho tâm hồn.
Không dám nói linh mục là người phải có năng khiếu thu hút quần chúng. Nhưng một linh mục có được, do Chúa ban cho, khả năng có sức lôi cuốn tập họp mọi người lại. Nhất là gây được hào khí niềm vui phấn khởi nơi các người trẻ, trong các buổi lễ sinh hoạt nghi thờ phượng Chúa, là điều tốt, hữu ích và rất đáng quý chuộng.
Mỗi người đều được Thiên Chúa dựng nên ban cho một khả năng đặc biệt, không ai giống ai. Đó là tài nguyên quý báu tiềm tàng nơi mỗi người. Tài nguyên này cần phải được khuyến khích đem ra sử dụng vào công việc trình bày tin mừng của Chúa, và thu tập con người về với đạo giáo niềm tin.
Linh mục không phải là Thiên Thần, cũng không phải là siêu nhân, và cũng không thuộc vào hàng khanh tướng sang trọng thần thánh, như người ta vẫn lầm tưởng và thêu dệt ca hát tung hô trong các bài hát quen thuộc, nhất là ở bên quê nhà Việtnam vào thời kỳ những thập niên năm 50., 60.70. của thế kỷ trước.
Không, Ông vẫn còn là con người với sở trường và sở đoản, với mặt nhân đức cao qúy và mặt yếu đuối tội lỗi.
Ông vẫn còn là con người bất toàn về mọi mặt. Chính điểm yếu đuối bất toàn. Phải, những lỗi lầm khiếm khuyết của con người nơi ông làm nên một phần đời sống của ông. Vì xưa nay có ai là con người hoàn toàn đâu!
Đời ông có niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui hạnh phúc đến cho người khác, khi chính cuộc sống niềm tin vào Thiên Chúa của ông không trở thành xa lạ. Nhưng là nhân chứng cho niềm tin và cùng đồng hành với mọi người.
Cha Daminh Nam được Chúa kêu gọi trở thành Linh mục làm công việc mục vụ của Chúa cho dân Thiên Chúa. Và sau khi làm việc mục vụ, chắc mỗi chiều tối Cha cũng hằng tâm sự nói với Chúa: Lạy Chúa, con chỉ là người đầy tớ vô dụng!
Và như Thánh Phaolo đã xác tín sâu xa : Tôi Phaolô trồng, Appolo vun tưới chăm sóc, nhưng chính Thiên Chúa làm cho cây mọc lên phát triển! cũng là tâm niệm phươmg châm nếp sống đời linh mục của Cha.
Xin chúc mừng chuyến xe buýt đời tu trì của Cha dịp mừng kỷ niệm thánh đức 25 năm chức Linh mục, 1996-30.06.- 2021.
Cầu xin chúc lành của Thiên Chúa từ Trời cao che chở gìn giữa ban cho Cha khỏe mạnh hồn xác, niềm vui với việc mục vụ „Bác tài xế xe buýt“, và như Cha hằng mong muốn cầu xin khấn nguyện „ sống khoẻ, chết lành!“.
Ad multos annos!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người bạn của Cha.
VietCatholic TV
Độc tài Maduro cảm thấy bị chọc quê vì các Giám Mục kêu gọi cầu cho Venezuela được giải phóng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:24 30/06/2021
1. Tuyên bố của Đức Cha Eugenio Lira Rugarcía về làn sóng tội phạm tại biên giới Mễ Tây Cơ
Giữa làn sóng tội phạm tràn vào Reynosa, Mễ Tây Cơ, vị giám mục của giáo phận Matamoros đã kêu gọi “đừng bạo lực nữa” nhưng “hãy hoán cải”.
Reynosa nằm ở phần viễn đông của biên giới Hoa Kỳ với Mễ Tây Cơ, và là một phần của giáo phận Matamoros.
Tại thánh lễ tối ngày 23 tháng 6, được cử hành đặc biệt cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt gần đây và cho gia đình của họ, cũng như cho hòa bình ở vùng biên giới, Đức Cha Eugenio Lira Rugarcía nói rằng “hiện nay nhiều gia đình Reynosa có bạn bè, hàng xóm và những người bạn đang chôn cất những người thân yêu của họ với sự đau buồn vô cùng”.
“Reynosa đã mất vài đứa con độc đáo của mình! Độc đáo, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là duy nhất và không thể lặp lại”.
“Và ai đã lấy đi của chúng ta những đứa con, anh em, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm và những người bạn đồng hành độc đáo và không thể lặp lại này? Đó chính là bạo lực ích kỷ và vô nhân đạo.”
Vào ngày 19 tháng 6, một băng nhóm vũ trang có thể có liên quan đến buôn bán ma túy đã giết hại 15 thường dân một cách ngẫu nhiên, trong các vụ bắn tài xế taxi, y tá, thương gia và thậm chí cả người lớn tuổi ở Reynosa.
Bốn người được cho là có liên hệ với băng nhóm tội phạm cũng thiệt mạng sau cuộc đọ súng với chính quyền địa phương.
Trang web Animal Político của Mễ Tây Cơ đưa tin ngày 23 tháng 6 đã có những vụ xả súng và nạn nhân mới ở Reynosa kể từ sau vụ bạo loạn ngày 19 tháng 6.
Phát biểu với đài Irving Barrios Mojica, bộ trưởng tư pháp bang Tamaulipas - bao gồm Reynosa và Matamoros - nói rằng “giả thuyết ngày càng tăng” là bạo lực bắt nguồn từ “một liên minh của hai phe nhằm cướp đi lãnh thổ từ phe thứ ba”.
“Trong khu vực này, trên lãnh thổ này, là cầu Pharr, một trong những cây cầu quốc tế quan trọng nhất ở bang Tamaulipas và trong cả nước,” Barrios nói, có thể ám chỉ thị trường ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Đức Cha Lira đã than thở trong bài giảng ngày 23 tháng 6 rằng “Bao nhiêu tổn hại, bao nhiêu đau đớn và bao nhiêu tàn phá mà chúng ta gây ra khi, khép kín trong chính chúng ta, chúng ta cho phép mình bị tội lỗi lừa dối” và đưa ra những quan điểm sai lầm.
“Sau đó, bị lóa mắt bởi tiền bạc và quyền lực, chúng ta tuyệt vọng tìm kiếm chúng, tin rằng không có gì khác ngoài mạo hiểm mạng sống của chính mình và vượt qua cuộc sống, phẩm giá và quyền lợi của người khác”
“Những người hành động như thế này thực sự đã chết. Theo lời Thánh Bede, tội lỗi chết người của họ đã khiến họ bị nhốt trong quan tài.”
Tuy nhiên, Đức Cha Lira nhấn mạnh, “Chúa Giêsu, Đấng dẫn chúng ta đến sự bình an của Thiên Chúa, đang ở đây. Ngài quan tâm đến những gì xảy ra với chúng ta. Ngài đến gần chúng ta”.
Chúa tiếp tục “an ủi chúng ta qua Lời Ngài, Phụng vụ, Thánh Thể, lời cầu nguyện và con người, khiến chúng ta thấy rằng với Ngài, cuộc sống không có hồi kết”.
Đức Giám Mục của Matamoros chỉ ra rằng “không phải mọi thứ đều kết thúc trên trái đất này. Có một cái gì đó khác! Một điều gì đó cao cả và tuyệt vời vô cùng: đó là cuộc sống mãi mãi hạnh phúc bên Chúa. Sự sống mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta với sức mạnh của tình yêu; yêu đến mức trở thành người trong chúng ta và hiến dâng mạng sống của Người”.
Source:Catholic News Agency
2. Các Giám Mục Công Giáo Âu Châu vô cùng đau buồn trước nghị quyết của Nghị viện Âu Châu
Các giám mục Công Giáo đã chỉ trích tuyên bố của Nghị viện Âu Châu cho rằng phá thai là “chăm sóc sức khỏe thiết yếu” và sự phản đối vì lý lương tâm bị tái định nghĩa là “từ chối chăm sóc y tế”.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, nói rằng việc Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu ủng hộ báo cáo Matić báo hiệu rằng Liên minh Âu Châu đang chấp nhận “một nền văn hóa của cái chết và sự loại trừ”.
“Tôi vô cùng đau buồn trước nghị quyết của Nghị viện Âu Châu kêu gọi việc giết chết những đứa trẻ chưa sinh ra đời là một quyền thiết yếu của phụ nữ” Đức Tổng Giám Mục Poznań viết trên tài khoản Twitter của mình ngày 24/6.
“Nền văn hóa cuộc sống được các Tổ phụ sáng lập của Liên minh Âu Châu hình dung đang biến thành một nền văn hóa của cái chết và sự loại trừ, trong đó ý thức hệ được ưu tiên hơn lý trí”.
Đức Tổng Giám Mục Franz Lackner, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Áo, nói với hãng thông tấn Kathpress rằng cuộc bỏ phiếu là “vô cùng đáng tiếc”.
Theo CNA Deutsch, việc xếp loại phá thai như một biện pháp sức khỏe và như một thứ nhân quyền xói mòn quyền sống của đứa trẻ chưa sinh ra và là điều không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.
Đức Cha Kevin Doran nói rằng ngài chết điếng trong lòng khi biết rằng tất cả thành viên Ái Nhĩ Lan của Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ báo cáo.
Viết trên phương tiện truyền thông xã hội, ngài nói: “Rất thất vọng khi thấy rằng tất cả thành viên Ái Nhĩ Lan của Nghị viện Châu Âu ngày hôm nay đều bỏ phiếu chống lại quyền tự do lương tâm là điều đã được công nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu; và ủng hộ cho cái quyền không hế tồn tại là quyền được phá thai. Xin Chúa phù hộ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của chúng ta”.
Trong một thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu, Nghị viện Châu Âu nói rằng họ lấy làm tiếc rằng một số quốc gia Âu Châu có “cái gọi là điều khoản lương tâm” công nhận quyền không thể bị buộc tham gia phá thai của các y tá và bác sĩ.
Nghị viện Châu Âu cho rằng:
“Điều này dẫn đến việc từ chối chăm sóc phá thai vì lý do tôn giáo hoặc lương tâm và khiến cuộc sống của phụ nữ gặp nguy hiểm”.
Thông cáo báo chí dẫn lời Predrag Fred Matić, chính trị gia người Croatia đã trình bày báo cáo trước Nghị viện châu Âu, cho biết: '' Cuộc bỏ phiếu này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong Liên minh châu Âu và là sự phản kháng thực sự đầu tiên đối với một chương trình nghị sự thoái trào đã chà đạp lên quyền của phụ nữ ở Âu Châu trong nhiều năm”.
Các thành viên của Nghị viện Âu Châu, cơ quan xây dựng luật của Âu Châu, đã bỏ phiếu với 378 phiếu thuận, 255 phiếu chống và 42 phiếu trắng, để thông qua báo cáo tại phiên họp toàn thể ở Brussels, Bỉ.
Chỉ có hai trong số 27 quốc gia thành viên của Âu Châu - là Ba Lan và Malta - không cho phép phá thai theo yêu cầu.
Source:National Catholic Register
3. Giáo Hội Venezuela kêu gọi ngày cầu nguyện cho đất nước sớm được giải phóng
Để kỷ niệm 500 năm trận chiến Carabobo, hôm 24 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục Venezuela đã nêu bật trên trang web của các ngài một ngày cầu nguyện và ăn chay cầu nguyện cho đất nước sớm được giải phóng khỏi ách độc tài của tên Nicolas Maduro.
Trận Carabobo là trận đọ sức giữa những người yêu nước Venezuela chống lại lực lượng bảo hoàng Tây Ban Nha, và chiến thắng của những người yêu nước vào năm 1821 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành Độc lập của đất nước khỏi ách cai trị của Tây Ban Nha.
Ngày cầu nguyện và ăn chay này có chủ đề: “Venezuela sống và hành trình với Chúa Giêsu Kitô, Chúa của lịch sử”. Ngày cầu nguyện và ăn chay bao gồm việc tôn thờ Thánh Thể và đọc Kinh Lòng Chúa Thương Xót.
Các giáo dân cầu nguyện cho sự giải phóng đất nước, cải thiện điều kiện sống và chấm dứt đại dịch coronavirus.
Trong thông cáo báo chí của các ngài, các giám mục nói rằng tất cả các ý định trong ngày sẽ được “đặt trong bàn tay của Chúa vì lợi ích chung của đồng bào” và chỉ ra rằng lễ kỷ niệm này là “một dấu chỉ hy vọng cho Venezuela. “
Trong thông điệp gởi cho các tín hữu Venezuela để kỷ niệm trận chiến, Hội Đồng Giám Mục nói rằng sự kiện lịch sử này “đánh dấu một thời gian trước và sau trong lịch sử của đất nước này, đại diện cho sự giải phóng và độc lập của Venezuela khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, với một tiểu đoàn do nhà giải phóng Simón Bolívar chỉ huy, cùng với những người nam nữ cống hiến tất cả vì một quốc gia tự do và hạnh phúc”.
Để kỷ niệm Trận chiến Carabobo, Hội Đồng Giám Mục đã kêu gọi tất cả các nhà thờ trong cả nước rung chuông, cử hành Thánh lễ và tái thánh hiến đất nước cho Mình Máu Thánh Chúa.
Kể từ khi tên độc tài Nicolas Maduro kế nhiệm Hugo Chávez làm tổng thống Venezuela vào năm 2013, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực, và biến động chính trị và xã hội. Dưới chính phủ xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thiếu hụt nghiêm trọng hàng hóa cần thiết và siêu lạm phát, khiến hàng triệu người đã phải di cư.
Source:Catholic News Agency
Trước tình trạng khẩn cấp, xin hiệp thông với đền Đức Mẹ Pompei, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 30/06/2021
1. Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi ở Pompei
Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi ở Pompei là một đền thờ Đức Mẹ do Chân Phước Bartolo Longo xây dựng, nằm ở Pompei, Ý.
Bartolo Longo bắt đầu khôi phục một nhà thờ bị hư hỏng vào tháng 10 năm 1873 và quảng bá một lễ hội để tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi. Năm 1875, Longo nhận được bức tranh Đức Mẹ Mân Côi từ một tu viện ở Naples và đặt bức tranh ấy trong ngôi thánh đường mới được trùng tu. Các phép lạ bắt đầu được báo cáo và những người hành hương bắt đầu đổ xô đến nhà thờ. Đức Cha Giuseppe Formisano, Giám mục của Nola, khuyến khích Bartolo Longo xây dựng một nhà thờ lớn hơn. Hàng trăm người nhận được các ơn lạ hứa đóng góp tài chính, cho nên, viên đá đầu tiên đã được đặt vào ngày 8 tháng 5 năm 1876. Nhà thờ được thánh hiến vào ngày 7 tháng 5 năm 1891 bởi Đức Hồng Y Raffaele Monaco La Valletta, đại diện cho Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tặng Bông hồng vàng thứ sáu của mình cho đền thờ này vào ngày 19 tháng 10 năm 2008.
Bảo vật trong Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi ở Pompei là bức tranh “Đức Mẹ Mân Côi” với khung mạ đồng được trưng bày cho khách hành hương trên bàn thờ cao. Bức tranh mô tả Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Hài Đồng đang trao chuỗi hạt Mân Côi cho Thánh Đa Minh và Thánh Catêrina thành Siena. Linh mục Alberto Radente của dòng Đa Minh đã mua được bức tranh này ở Naples, và ngài tặng cho Bartolo Longo vào ngày 13 tháng 11 năm 1875 để ông trưng bày trong nhà thờ mà ông đang xây dựng ở Pompei.
Một họa sĩ nghiệp dư đã cố gắng khôi phục lại bức trang, và bức tranh đã được đặt trong nhà thờ vào ngày 13 tháng 2 năm 1876, ngày thành lập Hội Dòng Đức Mẹ Mân Côi ở đó. Năm 1880, họa sĩ nổi tiếng người Ý, Federico Madlarelli, đã đề nghị khôi phục lại bức tranh. Cuối cùng bức tranh đã được các nghệ sĩ của Vatican phục hồi một lần nữa vào năm 1965.
Bartolo Longo đã sáng tác “Novena di Petizione”, nghĩa là “Tuần Cửu Nhật Những Lời Cầu” vào tháng 7 năm 1879. Văn bản được lấy cảm hứng từ việc chiêm ngắm hàng ngày bức tranh “Đức Mẹ Mân Côi”. Chính Bartolo đã tự mình kiểm tra hiệu quả của những lời kinh này trong khi ông bị bệnh thương hàn. Thời ấy thương hàn là một trong các bệnh gây tử vong cao. Ông đã vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này.
Bartolo Longo khuyến khích anh chị em giáo dân đọc “Tuần Cửu Nhật Những Lời Cầu” cùng với 30 kinh Kính Mừng trong suốt 54 ngày liên tục.
Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng theo hình thánh giá từ năm 1876 đến năm 1891 và được thiết kế bởi Antonio Cua. Nó chỉ rộng 420 mét vuông. Việc xây dựng mặt tiền, là công trình của Giovanni Rispoli, bắt đầu vào ngày 15 tháng 5 năm 1893. Mặt tiền đạt đến đỉnh cao với bức tượng Đức Mẹ Mân Côi nặng đến 18 tấn và cao 3.25 m của điêu khắc gia Gaetano Chiaromonte, được chạm khắc từ một khối đá cẩm thạch Carrara, bên dưới có chữ “PAX”, nghĩa là “Hòa bình của Chúa Kitô” và niên hiệu 1901 viết theo số La Ma3.
Để đáp ứng số lượng ngày càng tăng của những người hành hương, Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi đã được mở rộng từ năm 1934 đến năm 1939, giữ nguyên hình thánh giá ban đầu. Dự án được thiết kế bởi kiến trúc sư-linh mục Đức Ông Spirito Maria Chiapetta. Tòa nhà mới rộng 2,000 mét vuông có thể chứa tới 6,000 người.
Tháp chuông cao 80 mét được xây dựng từ năm 1912 đến năm 1925 và được thiết kế bởi Aristide Leonori, với sự trợ giúp của anh trai ông là Pio Leonori.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2003, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Vương cung thánh đường này. Chúng ta cũng hãy bắt chước vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cầu khẩn cùng Đức Mẹ Pompei cho quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta trong giờ phút nghiêm trọng này.
Source:Wiki
2. Từ đạo sĩ thờ Satan trở thành Chân Phước Công Giáo
Bartolo Longo sinh ngày 10 tháng 2 năm 1841 và qua đời ngày 5 tháng 10 năm 1926. Ông là một luật sư người Ý đã được Giáo Hội tuyên Chân Phước. Ông đã từng là một đạo sĩ của tà giáo thờ Satan, nhưng được ơn hoán cải trở lại với đức tin Công Giáo và trở thành một tu sĩ dòng Ba Đa Minh, hiến dâng cuộc đời của mình cho Kinh Mân Côi và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.
Bartolo Longo sinh ra trong một gia đình giàu có vào ngày 10 tháng 2 năm 1841 tại thị trấn nhỏ Latiano, gần Brindisi, miền nam nước Ý. Cha mẹ của ông là những người Công Giáo sùng đạo. Năm 1851, cha của Longo qua đời và mẹ anh tái hôn với một luật sư. Bất chấp việc cha dượng của Longo muốn anh trở thành một giáo viên, Longo đã quyết tâm trở thành một luật sư. Năm 1861, Longo thuyết phục thành công người cha dượng của mình và được gửi đến Đại học Naples để học luật.
Vào những năm 1860, tướng Giuseppe Garibaldi, người đóng vai trò quan trọng trong việc thống nhất nước Ý, coi Đức Giáo Hoàng là người chống lại chủ nghĩa dân tộc Ý và tích cực vận động để xóa bỏ hoàn toàn chức vụ giáo hoàng. Giáo Hội Công Giáo ở Âu Châu cũng đang phải vất vả đối phó với sự phổ biến ngày càng tăng chủ nghĩa Huyền bí.
Trong bối cảnh này, nhiều sinh viên tại Đại học Naples đã tham gia các cuộc biểu tình chống lại Đức Giáo Hoàng với sự cổ vũ của các nhóm thờ Satan cùng với các phương tiện truyền thông.
Longo tham gia vào phong trào này và cuối cùng bị dẫn dụ vào một tà giáo thờ Satan. Sau một khóa đào tạo ngắn hạn Longo được phong chức đạo sĩ của tà giáo này.
Trong những năm tiếp theo, cuộc sống của Longo trở thành “trầm cảm, căng thẳng và bối rối”. Lo lắng trước sự suy sụp nhanh chóng về tinh thần, anh tìm đến một người bạn cùng quê, là Vincenzo Pepe, để được hướng dẫn. Theo lời kể của Longo, chính Pepe là người đã thuyết phục anh từ bỏ tà giáo Satan và giới thiệu anh với Cha Alberto Radente, là người đã dẫn dắt anh đến với việc sùng kính Kinh Mân Côi.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 1871, Longo gia nhập Dòng Ba Đa Minh và lấy tên là “Rosario”. Bartolo vẫn tiếp tục hành nghề luật sư, và điều này đã đưa anh đến ngôi làng Pompei gần đó. Anh đến Pompei để lo việc của nữ bá tước Marianna Farnararo De Fusco.
Ở Pompei, Longo bị sốc trước sự xói mòn đức tin của người dân. Anh viết: “Tôn giáo của họ là sự pha trộn giữa mê tín và truyền thống bình dân. Đối với mọi nhu cầu của họ, họ sẽ đến tìm một thầy phù thủy trong vùng, để có được bùa chú và phép thuật. Bartolo nhận ra họ không được dạy giáo lý đến nơi đến chốn. Khi anh hỏi một người có bao nhiêu Đức Chúa Trời, anh ta trả lời: “Khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ người ta nói với tôi rằng có ba. Bây giờ, sau bao nhiêu năm, tôi không biết một trong hai người đã chết hay một người đã lập gia đình”.
Với sự giúp đỡ của nữ bá tước Mariana di Fusco, ông đã khánh thành nhà thờ Mân Côi vào tháng 10 năm 1873 và đã tài trợ cho một lễ hội tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi. Ông cũng bắt tay vào xây dựng lại một ngôi thánh đường đổ nát mà ngày nay chúng ta gọi là Đền thánh Giáo Hoàng Đức Mẹ Mân Côi.
Năm 1875, Longo nhận được một món quà là bức tranh vẽ Đức Mẹ Mân Côi. Cha Alberto Radente của dòng Đa Minh đã mua được bức tranh này ở Naples, và ngài tặng cho Bartolo Longo vào ngày 13 tháng 11 năm 1875 để ông trưng bày trong nhà thờ mà ông đang xây dựng ở Pompei.
Longo đã gây quỹ để khôi phục bức tranh và đặt nó trong nhà thờ trong nỗ lực khuyến khích các cuộc hành hương. Các phép lạ bắt đầu được báo cáo và mọi người bắt đầu đổ xô đến nhà thờ.
Bartolo Longo và nữ bá tước Mariana di Fusco kết hôn vào ngày 7 tháng 4 năm 1885. Hai vợ chồng tiếp tục làm nhiều công việc bác ái, đặc biệt là giúp cho các trẻ em mồ côi. Năm 1906, họ đã hiến tặng toàn bộ tài sản của đền thờ Pompei cho Tòa thánh. Longo tiếp tục quảng bá Kinh Mân Côi cho đến khi ông qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 1926, ở tuổi 85. Quảng trường nơi Vương Cung Thánh Đường do ông xây dựng đã được đặt tên là Bartolo Longo để tưởng nhớ Longo. Cơ thể của ông được bao bọc trong một ngôi mộ bằng kính đang mặc áo choàng của các Hiệp sĩ Thánh Mộ, theo một lệnh phong tước hiệp sĩ của Đức Giáo Hoàng.
Ngày 26 tháng 10 năm 1980, ông được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên chân phước. Vị Giáo Hoàng Ba Lan gọi ông là “Tông đồ của Kinh Mân Côi” và đặc biệt nhắc đến tên ông trong tông thư “Rosarium Virginis Mariae”, nghĩa là Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria.
Source:Wiki
Hi hữu: Tổng Giám Mục bị Tòa Thánh chê, lại được dân yêu mến tôn làm thị trưởng. Cô gái cứu ngôi nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:04 30/06/2021
1. Cô gái có lòng yêu mến Thánh Thể cứu được nhà thờ khỏi trận hỏa hoạn
Một đám cháy tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, đã gây ra một số thiệt hại dọc theo một bức tường và một số thiệt hại khác do khói len lỏi vào bên trong nhà thờ. Biến cố đáng buồn này xảy ra vào chiều Chúa Nhật 27 tháng 6 tại thành phố Beloit, tiểu bang Wisconsin.
Aaron LaCoe, Giám đốc sở cứu hỏa Thành phố Beloit, cho biết lính cứu hỏa được điều động vào khoảng 2:30 chiều đến địa điểm nhà thờ ở số 701 E. Court cùng với các cơ quan thực thi pháp luật địa phương và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp.
Cuộc điều tra do Sở Cứu hỏa Beloit phối hợp với Sở Cảnh sát Beloit cho thấy đám cháy bắt nguồn từ thư viện ở tầng hai. Hai nghi phạm vị thành niên đã được xác định.
Một nhân chứng tận mắt báo cáo rằng một cô gái trên đường về nhà đã có ý định vào nhà thờ để viếng Thánh Thể và nhận thấy khói. Cô chạy ra khỏi nhà thờ và la làng lên cầu cứu. Cô cũng gọi điện thoại cho cha mình, là người đã chạy đến với một bình chữa cháy để dập tắt lửa trước khi sở cứu hỏa đến.
Cha sở Jarett Konrade đã ra thông báo sau trên Facebook:
“Như anh chị em có thể đã biết hoặc chưa biết, nhà thờ của chúng ta vừa xảy ra một vụ cháy. Vụ việc bắt đầu vào chiều Chúa Nhật ở khu vực tháp phía đông xung quanh thư viện nhỏ ở đầu cầu thang dẫn lên sân thượng và không làm thiệt hại xa hơn bức tường phía bắc của thư viện và cầu thang.
Tuy nhiên, thiệt hại do khói vẫn đang được đánh giá. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết nguồn gốc của đám cháy cũng như mức độ thiệt hại của khói. Xem ra chúng ta sẽ phải đóng cửa nhà thờ ít nhất là trong vài ngày, có thể lâu hơn.
Chúng tôi sẽ cho anh chị em biết thêm thông tin. Chúng ta hãy cầu nguyện cho giáo xứ của chúng ta và tạ ơn vì nhà thờ của chúng ta vẫn đứng vững”.
Source:Beloit Call
2. Chưa từng có: Tổng giám mục Ba Lan bị Tòa Thánh chê, lập tức được bầu làm thị trưởng thành phố
Một Tổng Giám Mục Ba Lan bị cho nghỉ hưu đã được bầu làm thị trưởng của quê hương ngài. Biến cố này xảy ra hôm 25 tháng Sáu sau khi Tòa thánh phạt ngài vì ngài đã không trừng phạt thẳng tay các linh mục lạm dụng tình dục. Hai giám mục khác của Ba Lan cũng bị kỷ luật vì những tội danh tương tự.
Trong một tuyên bố, hội đồng thành phố Jaświły, quê hương của ngài, cho biết Đức Tổng Giám Mục Slawoj Glodz, người đứng đầu Tổng giáo phận Gdansk cho đến tháng 8 năm ngoái, đã được toàn thể Hội Đồng Thành Phố nhất trí bầu làm thị trưởng, và nói thêm rằng các quan chức địa phương đã gửi lời “chúc mừng chân thành” đến Đức Tổng Giám Mục - tân thị trưởng.
Tuy nhiên, tổ chức Wiez của Ba Lan, chuyên săn lùng các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, cảnh báo “động thái chưa từng có” này sẽ gây ra “sự khó chịu và tai tiếng trong xã hội”.
Một tuyên bố của tổ chức Wiez nhận xét cay đắng rằng nhiều người không đánh giá đúng mức tác hại của tội lỗi lạm dụng tính dục và thái độ giải quyết không đến nơi đến chốn của các Giám Mục. Tuyên bố của Wiez viết: “Thật không may, đây không phải là phần mở đầu của một mùa phim hài truyền hình mới, mà là một phần của đời sống giáo hội Ba Lan của chúng ta”.
Hôm 29 tháng 3, Vatican đã ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục Glodz, phải sống bên ngoài tổng giáo phận cũ của mình và tránh “các buổi cử hành tôn giáo công cộng hoặc các cuộc họp với giáo dân”, sau khi các cuộc điều tra cho thấy ngài chỉ khiển trách các linh mục có lỗi, sau đó một thời gian lại tái bổ nhiệm đến nơi khác do tình trạng thiếu linh mục.
Sứ thần Tòa Thánh từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại của Catholic News Service, gọi tắt là CNS, về cuộc bầu cử vị tổng giám mục làm thị trưởng thành phố, trong khi văn phòng báo chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nói với CNS rằng Hội Đồng “không có thẩm quyền” đối với một giám mục đã nghỉ hưu.
Giáo luật 285 cấm các giáo sĩ “đảm nhận những chức vụ công quyền bao hàm sự tham gia vào việc hành sử quyền bính dân sự”.
Đức Ông Piotr Majer, một chuyên gia về giáo luật nói với thông tấn xã KAI rằng việc bầu một linh mục, hay một giám mục làm thị trưởng không “mâu thuẫn với giáo luật”, vì chức vụ thị trưởng này chỉ có tính cách nghi lễ “không liên quan đến việc thực thi quyền lực”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng những vị trí như vậy rõ ràng là “xa lạ với hàng giáo sĩ” và nên do anh chị em giáo dân nắm giữ.
Source:Catholic Philly