Phụng Vụ - Mục Vụ
Đàn sói đói
Lm Vũđình Tường
05:13 30/06/2016
Tạp chí địa lí nghiên cứu về đời sống loài sói cho biết sói hú là cách để liên lạc, thông tin cho nhau. Cùng là tiếng hú nhưng chúng mang í nghĩa khác nhau. Sói bị lạc đàn hú để tìm đàn nhưng khi cả bầy cùng hú đó lại là dấu hiệu của chiến tranh bởi có đàn sói khác xâm nhập lãnh thổ của chúng. Tiếng hú đơn độc có khi lại là tiếng hú thân thiện, đáp trả lại tiếng hú gọi nào đó. Sói thuộc vào bộ chó nhưng thân chúng to hơn và dữ tợn hơn. Người ta phân biệt sói theo màu lông. Sói màu nâu nhạt còn được gọi là sói màu gỗ nặng khoảng từ 43-45 kílô và sói lông đậm lớn con hơn và mũi cũng ít nhọn hơn. Người ta không thích sói bởi chúng giết gia súc làm mồi, đôi khi cắn chơi sướng miệng. Khi gặp con mồi cả bầy sói rượt con mồi. Mỗi bầy sói thường có từ 9-10 con và có con đầu đàn lãnh đạo, kế con đầu đàn là con bồ của nó, rồi sau đó mới đến các con khác trong đàn. Một con sói có thể ăn đến 9 kilô thịt trong một bữa. Khi có sói con cả đàn sói có trách nhiệm coi sóc, bảo vệ.
Đức Kitô sai các môn đệ từng hai người một đi rao giảng Tin Mừng, Ngài nhắc các ông,
Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói Lk, 10,3.
Các ông ra đi mang theo Tin Mừng tình yêu và bình anh của Đức Kitô. Bởi có những người định nghĩa tình yêu và bình an theo cách riêng của họ nên họ đã không chấp nhận và còn chống đối Tin Mừng. Từ chống đối bằng lí luận dẫn đến dùng bạo lực. Môn đệ Đức Kitô chắc chắn sẽ gặp phải phản đối, xung khắc trước khi bị hành hung. Đức Kitô biết rõ điều đó sẽ xảy đến với Ngài nên nhiều lần Ngài đã tâm sự với môn đệ. Thầy sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị trêo trên thập tự và sau ba ngày sẽ sống lại. Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, bị trao nộp vào trong tay lang sói cho chúng cấu xé và cuối cùng giết chết, treo trên thập tự. Ngài chấp nhận điều đó để đền tội thay cho nhân loại. Chúng ta môn đệ Đức Kitô chắc chắn sẽ gặp phải cám dỗ, chống đối, rồi đến đe doạ và cuối cùng là bị bách hại. Nhẹ nhất là dùng luật ngăn cấm dưới chiêu bài bảo vệ hạnh phúc con người. Điều này gây khó khăn và tốn kém cho việc rao giảng Tin Mừng.
Đức Kitô sai 72 môn đệ ra đi rao giảng. Trong thị kiến của Ngài các ông sẽ thu hoạch một mùa gặt hái tốt đẹp nhưng không hoàn mĩ bởi trong tương lai sẽ có bách hại giữa chiên con và sói già. Để có được mùa thu hoạch tốt cần phải gieo trồng chăm sóc. Những ai đón nhận Tin Mừng với lòng thành đời sống đức tin họ sẽ giầu mạnh và tâm hồn an vui. Kẻ từ chối đón nhận Tin Mừng tạo thành nhóm phản nghịch chống lại Tin Mừng. Bảy mươi hai là con số thông dụng trong Kinh Thánh. Môisen chọn 72 bô lão giúp ông trong việc lãnh đạo dân chúng. Hội đồng quản trị Do Thái cũng gồm 72 người. Đức Kitô sai 72 môn đệ đi rao giảng. Môn đệ có hai nhiệm vụ chính là rao giảng về Đức Kitô và thông báo công khai cho mọi người biết nước trời đang đến gần. Để làm trọn vẹn công việc các ông cần có đời sống khiêm nhường, sống đơn sơ, đạm bạc và hưởng những gì người ta trao ban. Các ông không mong được đền đáp, trả công nhưng sống cùng với mọi người và chia sẻ đời sống đạm bạc của họ. Sống đơn giản chính là đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô và hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài.
Tiên tri Isaiah đã loan báo rồi sẽ có một ngày sói già bị thuần hoá sống chung với chiên con.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn tai ác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tran ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. Is 11,6-9
Thị kiến này nói về ngày Chúa quang lâm, Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang. Kitô hữu hiện nay bị thiệt thòi, chịu đau khổ nhưng ngày huy hoàng sẽ đến, vinh quang sẽ chiếu dọi khắp tầng mây. Ngày đó đến không phải do công sức của ta nhưng do tình yêu Chúa cảm hoá toàn mặt đất đón nhận lời Chúa. Đau khổ thập giá biến thành vinh quang, triều thiên vinh hiển. Ai đón nhận Đức Kitô vác thập giá mình tin theo đều chung hưởng vinh thập giá Đức Kitô mang lại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đức Kitô sai các môn đệ từng hai người một đi rao giảng Tin Mừng, Ngài nhắc các ông,
Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói Lk, 10,3.
Các ông ra đi mang theo Tin Mừng tình yêu và bình anh của Đức Kitô. Bởi có những người định nghĩa tình yêu và bình an theo cách riêng của họ nên họ đã không chấp nhận và còn chống đối Tin Mừng. Từ chống đối bằng lí luận dẫn đến dùng bạo lực. Môn đệ Đức Kitô chắc chắn sẽ gặp phải phản đối, xung khắc trước khi bị hành hung. Đức Kitô biết rõ điều đó sẽ xảy đến với Ngài nên nhiều lần Ngài đã tâm sự với môn đệ. Thầy sẽ bị bắt, bị đánh đập, bị trêo trên thập tự và sau ba ngày sẽ sống lại. Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, bị trao nộp vào trong tay lang sói cho chúng cấu xé và cuối cùng giết chết, treo trên thập tự. Ngài chấp nhận điều đó để đền tội thay cho nhân loại. Chúng ta môn đệ Đức Kitô chắc chắn sẽ gặp phải cám dỗ, chống đối, rồi đến đe doạ và cuối cùng là bị bách hại. Nhẹ nhất là dùng luật ngăn cấm dưới chiêu bài bảo vệ hạnh phúc con người. Điều này gây khó khăn và tốn kém cho việc rao giảng Tin Mừng.
Đức Kitô sai 72 môn đệ ra đi rao giảng. Trong thị kiến của Ngài các ông sẽ thu hoạch một mùa gặt hái tốt đẹp nhưng không hoàn mĩ bởi trong tương lai sẽ có bách hại giữa chiên con và sói già. Để có được mùa thu hoạch tốt cần phải gieo trồng chăm sóc. Những ai đón nhận Tin Mừng với lòng thành đời sống đức tin họ sẽ giầu mạnh và tâm hồn an vui. Kẻ từ chối đón nhận Tin Mừng tạo thành nhóm phản nghịch chống lại Tin Mừng. Bảy mươi hai là con số thông dụng trong Kinh Thánh. Môisen chọn 72 bô lão giúp ông trong việc lãnh đạo dân chúng. Hội đồng quản trị Do Thái cũng gồm 72 người. Đức Kitô sai 72 môn đệ đi rao giảng. Môn đệ có hai nhiệm vụ chính là rao giảng về Đức Kitô và thông báo công khai cho mọi người biết nước trời đang đến gần. Để làm trọn vẹn công việc các ông cần có đời sống khiêm nhường, sống đơn sơ, đạm bạc và hưởng những gì người ta trao ban. Các ông không mong được đền đáp, trả công nhưng sống cùng với mọi người và chia sẻ đời sống đạm bạc của họ. Sống đơn giản chính là đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô và hoàn toàn lệ thuộc vào Ngài.
Tiên tri Isaiah đã loan báo rồi sẽ có một ngày sói già bị thuần hoá sống chung với chiên con.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn tai ác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tran ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. Is 11,6-9
Thị kiến này nói về ngày Chúa quang lâm, Đức Kitô đến lần thứ hai trong vinh quang. Kitô hữu hiện nay bị thiệt thòi, chịu đau khổ nhưng ngày huy hoàng sẽ đến, vinh quang sẽ chiếu dọi khắp tầng mây. Ngày đó đến không phải do công sức của ta nhưng do tình yêu Chúa cảm hoá toàn mặt đất đón nhận lời Chúa. Đau khổ thập giá biến thành vinh quang, triều thiên vinh hiển. Ai đón nhận Đức Kitô vác thập giá mình tin theo đều chung hưởng vinh thập giá Đức Kitô mang lại.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Hành Trang Của Người Môn Đệ
Lm. Anthony Trung Thành
17:11 30/06/2016
Suy niệm Chúa Nhật XIV Thường niên C
Hành Trang Của Người Môn Đệ
Sau một thời gian huấn luyện, giờ đây các môn đệ được Chúa Giêsu sai đi thực hành truyền giáo. Có lẽ các ông vui lắm, niềm vui giống như các học viên sau khoá học nghề nay được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp. Nhưng niềm vui đan xen với sự lo lắng: lo lắng về hành trang; lo lắng về cách thức rao giảng Tin mừng; lo lắng vì chưa biết làm sao để chu toàn bổn phận được thầy trao phó? Chúa Giêsu hiểu tâm trạng của các môn đệ, nên trước khi sai họ đi, Ngài dặn dò họ rất nhiều điều. Chúa dặn dò gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua đoạn Tin mừng hôm nay:
1. Phải cầu nguyện
Trong ba năm đời sống công khai, Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện. Ngài cầu nguyện đặc biệt trước những biến cố quan trọng: trước khi chọn các Tông đồ; trước khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều; trước khi bước vào cuộc khổ nạn…Ngài cầu nguyện cho chính Ngài. Ngài cầu nguyện cho các môn đệ. Ngài cầu nguyện cho hết thảy mọi người. Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Ngài nhắc nhở các ông cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ. Ngài còn khẳng định: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Cho nên, nhà truyền giáo muốn thành công cần phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện và việc tông đồ luôn đi đôi với nhau. Cầu nguyện sớm tối. Cầu nguyện mọi giây phút trong ngày. Cầu nguyện trước khi lên đường. Cầu nguyện trong khi làm việc tông đồ. Cầu nguyện khi kết thúc một công việc. Cầu nguyện khi thành công. Cầu nguyện khi thất bại. Bao lâu người tông đồ gắn bó với Chúa trong lời cầu nguyện thì mọi hoạt động tông đồ đều mang tinh thần của Chúa. Trái lại, khi các hoạt động tông đồ đi ra khỏi đời sống cầu nguyện thì các công việc đó “chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng” (x. 1Cr 13,1).
2. Tinh thần phó thác
Quần áo, tiền bạc, dày dép…Là những thứ tối thiểu và cần thiết cho một chuyến đi xa. Đối với các môn đệ cũng vậy, đó là hành trang tối thiểu và cần thiết để sống và làm việc tông đồ. Thế nhưng, trước khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu lại dặn dò các ông: “Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép”(Ga 10,4). Phải chăng Chúa Giêsu không quan tâm đến các môn đệ, hay Ngài muốn dạy cho các ông bài học khác?
Thực ra, Chúa Giêsu không phủ nhận sự cần thiết của của cải vật chất. Trong ba năm giảng đạo, chính Ngài cũng đã nhận sự trợ giúp của cải của một số người. Vì vậy, khi dặn dò các môn đệ những điều trên đây, Chúa Giêsu mong muốn họ phải thanh thoát với của cải vật chất. Của cải vật chất chỉ là phương tiện, chứ không phải là cùng đích, là đầy tớ chứ không phải ông chủ. Hơn nữa, người tông đồ phải có tinh thần phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Phó thác như chim trời, như bông huệ ngoài đồng không gieo không gặt nhưng vẫn được Chúa chăm sóc giữ gìn.
Nếu người tông đồ lo lắng quá về của cải, thậm chỉ coi của cải như ông chủ thì chắc chắn sẽ không thành công trong công tác tông đồ, vì như Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Thực tế cho thấy, có rất nhiều người quá coi trọng tiền bạc, thậm chí để cho tiền bạc và người có tiền bạc điều khiển mình và công việc tông đồ nên đã thất bại thảm hại.
3. Mang sự bình an
Khi có tinh thần cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa, nhất là có tinh thần thanh thoát với của cải vật chất, chắc chắn người tông đồ sẽ có được sự bình an. Sự bình an này không phải là sự bình an của con người nhưng là sự bình an của Chúa. Sự bình an của Chúa là sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an trong tâm hồn là sự bình an của người không vươn vấn tội lỗi, nhất là tội trọng. Đây là điều Chúa Giêsu mong muốn. Vì bao lâu có sự bình an của Chúa thì nhà truyền giáo mới có thể đem sự bình an đó trao ban cho người khác. Chúa Giêsu nói: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con” (Ga 10,5-6).
Chắc chắn các Tông đồ đã đem sự bình an của Chúa đến được với rất nhiều người, bằng chứng là thành quả mà các ông báo cáo lại cho Chúa Giêsu: “Nhân danh Thầy thì cả quỷ cũng vâng phục chúng con”(x. Ga 10,17).
4. Hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời
Nhà truyền giáo thường dựa vào các kết quả bên ngoài để đánh giá về thành công hay thất bại của mình: đi được bao nhiêu nơi, thành lập được bao nhiêu cộng đoàn, rửa tội được bao nhiêu người, xây dựng được bao nhiêu nhà thờ, đẩy lùi được bao nhiêu tệ nạn, giúp được bao nhiều người tội lỗi trở về với Chúa…Sai lầm lớn nhất của nhà truyền giáo là nhận hết tất cả những thành công đó về cho mình, nhờ mình mới có được những thành quả đó. Các môn đệ hôm nay cũng báo cáo với Chúa Giêsu trong thái độ mang chút tự hào: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”(Ga 10,17). Chúa Giêsu không hoan nghênh về kết quả mà các môn đệ báo cáo, nhưng Ngài cho các ông biết: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10, 18-20).
Như vậy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở các môn đệ rằng, những thành quả mà các ông gặt hái được đó chính là nhờ ơn Chúa, nhờ quyền năng của Chúa ban cho các ông. Các ông chỉ là những người làm việc bổn phận của mình. Vì vậy, các ông không nên mừng vì điều đó, nhưng: “Hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10,20).
5. Sứ mạng của mỗi người chúng ta hôm nay?
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người kitô hữu chúng ta cũng được Chúa sai đi. Hành trang chúng ta cần trang bị cũng phải là: đời sống cầu nguyện, tinh thần phó thác và sự bình an của Chúa. Tuỳ khả năng, hoàn cảnh và địa vị chúng ta hãy mang những thứ đó đến với mọi người: đem đến cho các thành viên trong chính gia đình chúng ta; cho các thành viên trong hội đoàn chúng ta sinh hoạt; hãy đem đến cho các thành viên trong họ đạo, giáo xứ chúng ta; cho những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày ở trường học, công sở, xí nghiệp, chợ búa và bất cứ nơi nào chúng ta đang sống. Để nhờ đó, Chúa có thể đến được với mọi người. và mọi người đến được với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sai các Tông đồ và các môn đệ ra đi truyền giáo. Sứ mệnh đó Chúa muốn được tiếp tục nơi mỗi kitô hữu chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn hăng hái lên đường trong tinh thần cầu nguyện và phó thác, để đem sự bình an của Chúa đến với mọi người chúng ta gặp gỡ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Hành Trang Của Người Môn Đệ
Sau một thời gian huấn luyện, giờ đây các môn đệ được Chúa Giêsu sai đi thực hành truyền giáo. Có lẽ các ông vui lắm, niềm vui giống như các học viên sau khoá học nghề nay được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp. Nhưng niềm vui đan xen với sự lo lắng: lo lắng về hành trang; lo lắng về cách thức rao giảng Tin mừng; lo lắng vì chưa biết làm sao để chu toàn bổn phận được thầy trao phó? Chúa Giêsu hiểu tâm trạng của các môn đệ, nên trước khi sai họ đi, Ngài dặn dò họ rất nhiều điều. Chúa dặn dò gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua đoạn Tin mừng hôm nay:
1. Phải cầu nguyện
Trong ba năm đời sống công khai, Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện. Ngài cầu nguyện đặc biệt trước những biến cố quan trọng: trước khi chọn các Tông đồ; trước khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều; trước khi bước vào cuộc khổ nạn…Ngài cầu nguyện cho chính Ngài. Ngài cầu nguyện cho các môn đệ. Ngài cầu nguyện cho hết thảy mọi người. Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Ngài nhắc nhở các ông cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ. Ngài còn khẳng định: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Cho nên, nhà truyền giáo muốn thành công cần phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện và việc tông đồ luôn đi đôi với nhau. Cầu nguyện sớm tối. Cầu nguyện mọi giây phút trong ngày. Cầu nguyện trước khi lên đường. Cầu nguyện trong khi làm việc tông đồ. Cầu nguyện khi kết thúc một công việc. Cầu nguyện khi thành công. Cầu nguyện khi thất bại. Bao lâu người tông đồ gắn bó với Chúa trong lời cầu nguyện thì mọi hoạt động tông đồ đều mang tinh thần của Chúa. Trái lại, khi các hoạt động tông đồ đi ra khỏi đời sống cầu nguyện thì các công việc đó “chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng” (x. 1Cr 13,1).
2. Tinh thần phó thác
Quần áo, tiền bạc, dày dép…Là những thứ tối thiểu và cần thiết cho một chuyến đi xa. Đối với các môn đệ cũng vậy, đó là hành trang tối thiểu và cần thiết để sống và làm việc tông đồ. Thế nhưng, trước khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu lại dặn dò các ông: “Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép”(Ga 10,4). Phải chăng Chúa Giêsu không quan tâm đến các môn đệ, hay Ngài muốn dạy cho các ông bài học khác?
Thực ra, Chúa Giêsu không phủ nhận sự cần thiết của của cải vật chất. Trong ba năm giảng đạo, chính Ngài cũng đã nhận sự trợ giúp của cải của một số người. Vì vậy, khi dặn dò các môn đệ những điều trên đây, Chúa Giêsu mong muốn họ phải thanh thoát với của cải vật chất. Của cải vật chất chỉ là phương tiện, chứ không phải là cùng đích, là đầy tớ chứ không phải ông chủ. Hơn nữa, người tông đồ phải có tinh thần phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Phó thác như chim trời, như bông huệ ngoài đồng không gieo không gặt nhưng vẫn được Chúa chăm sóc giữ gìn.
Nếu người tông đồ lo lắng quá về của cải, thậm chỉ coi của cải như ông chủ thì chắc chắn sẽ không thành công trong công tác tông đồ, vì như Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Thực tế cho thấy, có rất nhiều người quá coi trọng tiền bạc, thậm chí để cho tiền bạc và người có tiền bạc điều khiển mình và công việc tông đồ nên đã thất bại thảm hại.
3. Mang sự bình an
Khi có tinh thần cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa, nhất là có tinh thần thanh thoát với của cải vật chất, chắc chắn người tông đồ sẽ có được sự bình an. Sự bình an này không phải là sự bình an của con người nhưng là sự bình an của Chúa. Sự bình an của Chúa là sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an trong tâm hồn là sự bình an của người không vươn vấn tội lỗi, nhất là tội trọng. Đây là điều Chúa Giêsu mong muốn. Vì bao lâu có sự bình an của Chúa thì nhà truyền giáo mới có thể đem sự bình an đó trao ban cho người khác. Chúa Giêsu nói: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con” (Ga 10,5-6).
Chắc chắn các Tông đồ đã đem sự bình an của Chúa đến được với rất nhiều người, bằng chứng là thành quả mà các ông báo cáo lại cho Chúa Giêsu: “Nhân danh Thầy thì cả quỷ cũng vâng phục chúng con”(x. Ga 10,17).
4. Hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời
Nhà truyền giáo thường dựa vào các kết quả bên ngoài để đánh giá về thành công hay thất bại của mình: đi được bao nhiêu nơi, thành lập được bao nhiêu cộng đoàn, rửa tội được bao nhiêu người, xây dựng được bao nhiêu nhà thờ, đẩy lùi được bao nhiêu tệ nạn, giúp được bao nhiều người tội lỗi trở về với Chúa…Sai lầm lớn nhất của nhà truyền giáo là nhận hết tất cả những thành công đó về cho mình, nhờ mình mới có được những thành quả đó. Các môn đệ hôm nay cũng báo cáo với Chúa Giêsu trong thái độ mang chút tự hào: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”(Ga 10,17). Chúa Giêsu không hoan nghênh về kết quả mà các môn đệ báo cáo, nhưng Ngài cho các ông biết: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10, 18-20).
Như vậy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở các môn đệ rằng, những thành quả mà các ông gặt hái được đó chính là nhờ ơn Chúa, nhờ quyền năng của Chúa ban cho các ông. Các ông chỉ là những người làm việc bổn phận của mình. Vì vậy, các ông không nên mừng vì điều đó, nhưng: “Hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10,20).
5. Sứ mạng của mỗi người chúng ta hôm nay?
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người kitô hữu chúng ta cũng được Chúa sai đi. Hành trang chúng ta cần trang bị cũng phải là: đời sống cầu nguyện, tinh thần phó thác và sự bình an của Chúa. Tuỳ khả năng, hoàn cảnh và địa vị chúng ta hãy mang những thứ đó đến với mọi người: đem đến cho các thành viên trong chính gia đình chúng ta; cho các thành viên trong hội đoàn chúng ta sinh hoạt; hãy đem đến cho các thành viên trong họ đạo, giáo xứ chúng ta; cho những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày ở trường học, công sở, xí nghiệp, chợ búa và bất cứ nơi nào chúng ta đang sống. Để nhờ đó, Chúa có thể đến được với mọi người. và mọi người đến được với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sai các Tông đồ và các môn đệ ra đi truyền giáo. Sứ mệnh đó Chúa muốn được tiếp tục nơi mỗi kitô hữu chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn hăng hái lên đường trong tinh thần cầu nguyện và phó thác, để đem sự bình an của Chúa đến với mọi người chúng ta gặp gỡ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Loan báo Tin Mừng là sống chứng nhân
Lm. Đan Vinh
21:39 30/06/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN C
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
LOAN BÁO TIN MỪNG LÀ SỐNG CHỨNG NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giêsu bảo các ông: “Thầy đã thấy Xatan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giêsu chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn. Đó là ma quỷ đã phải khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: Số bảy mươi hai ở đây ám chỉ dân ngoại. Có hai truyền thống về con số này: Truyền thống Do thái (Hípri) ghi bảy mươi, đang khi truyền thống Hy-lạp lại ghi bảy mươi hai. Luca ghi theo truyền thống Hy-lạp. + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ dàng trợ giúp cho nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Bácnaba đi với Saolô (x. Cv 13,2); Giuđa đi với Xila (x. Cv 15,27); Bácnaba đi với Máccô; Phaolô với Bácnaba (x. Cv 15,35); Timôthê với Êráttô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: MÔN ĐỆ là những người nhận Đức Giêsu làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giêsu sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giêsu rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con của mình. Còn TÔNG ĐỒ là 12 người được Đức Giêsu chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13). Và cũng được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông phải bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giêsu (Lc 18,28). Các ông được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được sai đi làm chứng nhân cho Đức Giêsu đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như là một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gioan Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giêsu cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và rao giảng Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giêsu sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại. Nhưng các ông phải đi với bàn tay không mang theo vũ khí, tâm hồn đầy nhân từ và hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giêsu muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế chi phối khi đi rao giảng. Trong các sách của Luca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Maria chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Luca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mêsia ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đó là người tin và đón nhận sự bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giêsu. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho, mà không cần bận tâm xem chúng là thức ăn tinh khiết hay ô uế theo Luật Môsê (x. Cv 10,9-15). + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phaolô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công: (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phaolô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giêsu sắp đến. Người chính là hiện thân của Nước Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giêsu cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối đón nhận Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm quá nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giêsu (x. Cv 16,18). + Xatan từ trời sa xuống: Xatan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xatan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xatan. Đức Giêsu chiến thắng Xatan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giêsu sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giêsu lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ lại được quyền ăn mọi thứ người ta dọn cho dựa theo Lời Chúa trong Thánh kinh ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xatan hòan tòan bị sụp đổ ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN:
1) LÀM CHỨNG CHO CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một Cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đường gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình đó đây nhằm rao giảng Tin mừng qua việc đào tạo thêm những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi.
2) HÃY CHIẾN THẮNG SỰ DỮ BẰNG SỰ TIN YÊU:
Vào một buổi tối nọ, một diễn giả nổi tiếng là John Keller được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối. Ông John Keller lại nói tiếp: “Bây giờ tôi sẽ đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm của tôi đốt thì hãy kêu lớn tiếng: “Thấy rồi !” Một que diêm vừa được bật lên, thì cả vận động trường đều vang lên “Thấy rồi!”
Sau đó đèn trong vận động trường được bật sáng trở lại và ông John Keller giải thích: “Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ như một que diêm cũng có thể chiếu sáng trong bóng đêm tăm tối của nhân loại y như thế”.
Rồi một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại vụt tắt và một giọng nói vang lên ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường đều rực cháy sáng.
Rồi ông John Keller kết luận: “Nếu tất cả mọi người chúng ta đều hợp lực cùng nhau, chúng ta sẽ có thể chiến thắng bóng tối, chiến thắng sự dữ và sự oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
3. THẢO LUẬN: 1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa Can-quýt-ta ? 2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta phải làm gì ?
4. SUY NIỆM:
1) Có nhiều cách thức truyền giáo: Cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
2) Điều kiện của các thừa sai: Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giêsu đã căn dặn họ phải sống hiền lành như con chiên và phải có lối sống đơn giản: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần lưu tâm thực hiện.
3) Sống đạo và truyền đạo: Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái khi nhìn vào Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Kitô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là chính sức sống của Đức Giêsu. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy sang cho người mình tiếp xúc.
4) Gây thiện cảm để giới thiệu Chúa cho lương dân: Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giêsu tiềm ẩn trong giáo lý các tôn giáo đó và nhờ hiểu biết họ, ta sẽ gây được thiện cảm với họ để dễ dàng giới thiệu Đức Giêsu cho họ hơn.
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU, Xưa Chúa đã sai các môn đệ đi truyền giáo trong tư thế siêu thoát, không cậy dựa vào thế lực của tiền bạc hay các phương tiện vật chất. Nay xin Chúa cũng cho chúng con biết chia sẻ Tin mừng với niềm vui của người mục tử khi tìm thấy con chiên lạc. Cho chúng con biết nói về Chúa với sự xác tín và kèm theo những dấu chỉ tình yêu. Xin ban cho chúng con góp phần đẩy lùi văn hóa sự chết, là sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con biết lau khô những giọt lệ của bao người đang đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần.
- LẠY CHÚA, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau loại trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng một xã hội mới công bình và nhân ái theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH- HHTM
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
LOAN BÁO TIN MỪNG LÀ SỐNG CHỨNG NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giêsu bảo các ông: “Thầy đã thấy Xatan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giêsu chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn. Đó là ma quỷ đã phải khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: Số bảy mươi hai ở đây ám chỉ dân ngoại. Có hai truyền thống về con số này: Truyền thống Do thái (Hípri) ghi bảy mươi, đang khi truyền thống Hy-lạp lại ghi bảy mươi hai. Luca ghi theo truyền thống Hy-lạp. + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ dàng trợ giúp cho nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Bácnaba đi với Saolô (x. Cv 13,2); Giuđa đi với Xila (x. Cv 15,27); Bácnaba đi với Máccô; Phaolô với Bácnaba (x. Cv 15,35); Timôthê với Êráttô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: MÔN ĐỆ là những người nhận Đức Giêsu làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giêsu sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giêsu rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con của mình. Còn TÔNG ĐỒ là 12 người được Đức Giêsu chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13). Và cũng được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông phải bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giêsu (Lc 18,28). Các ông được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được sai đi làm chứng nhân cho Đức Giêsu đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như là một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gioan Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giêsu cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và rao giảng Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giêsu sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại. Nhưng các ông phải đi với bàn tay không mang theo vũ khí, tâm hồn đầy nhân từ và hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giêsu muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế chi phối khi đi rao giảng. Trong các sách của Luca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Maria chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Luca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mêsia ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đó là người tin và đón nhận sự bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giêsu. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho, mà không cần bận tâm xem chúng là thức ăn tinh khiết hay ô uế theo Luật Môsê (x. Cv 10,9-15). + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phaolô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công: (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phaolô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giêsu sắp đến. Người chính là hiện thân của Nước Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giêsu cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối đón nhận Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm quá nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giêsu (x. Cv 16,18). + Xatan từ trời sa xuống: Xatan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xatan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xatan. Đức Giêsu chiến thắng Xatan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giêsu sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giêsu lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ lại được quyền ăn mọi thứ người ta dọn cho dựa theo Lời Chúa trong Thánh kinh ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xatan hòan tòan bị sụp đổ ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN:
1) LÀM CHỨNG CHO CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một Cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đường gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình đó đây nhằm rao giảng Tin mừng qua việc đào tạo thêm những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi.
2) HÃY CHIẾN THẮNG SỰ DỮ BẰNG SỰ TIN YÊU:
Vào một buổi tối nọ, một diễn giả nổi tiếng là John Keller được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại vận động trường Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối. Ông John Keller lại nói tiếp: “Bây giờ tôi sẽ đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm của tôi đốt thì hãy kêu lớn tiếng: “Thấy rồi !” Một que diêm vừa được bật lên, thì cả vận động trường đều vang lên “Thấy rồi!”
Sau đó đèn trong vận động trường được bật sáng trở lại và ông John Keller giải thích: “Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ như một que diêm cũng có thể chiếu sáng trong bóng đêm tăm tối của nhân loại y như thế”.
Rồi một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại vụt tắt và một giọng nói vang lên ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường đều rực cháy sáng.
Rồi ông John Keller kết luận: “Nếu tất cả mọi người chúng ta đều hợp lực cùng nhau, chúng ta sẽ có thể chiến thắng bóng tối, chiến thắng sự dữ và sự oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
3. THẢO LUẬN: 1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa Can-quýt-ta ? 2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta phải làm gì ?
4. SUY NIỆM:
1) Có nhiều cách thức truyền giáo: Cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên cho chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
2) Điều kiện của các thừa sai: Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giêsu đã căn dặn họ phải sống hiền lành như con chiên và phải có lối sống đơn giản: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần lưu tâm thực hiện.
3) Sống đạo và truyền đạo: Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái khi nhìn vào Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Kitô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là chính sức sống của Đức Giêsu. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy sang cho người mình tiếp xúc.
4) Gây thiện cảm để giới thiệu Chúa cho lương dân: Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giêsu tiềm ẩn trong giáo lý các tôn giáo đó và nhờ hiểu biết họ, ta sẽ gây được thiện cảm với họ để dễ dàng giới thiệu Đức Giêsu cho họ hơn.
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU, Xưa Chúa đã sai các môn đệ đi truyền giáo trong tư thế siêu thoát, không cậy dựa vào thế lực của tiền bạc hay các phương tiện vật chất. Nay xin Chúa cũng cho chúng con biết chia sẻ Tin mừng với niềm vui của người mục tử khi tìm thấy con chiên lạc. Cho chúng con biết nói về Chúa với sự xác tín và kèm theo những dấu chỉ tình yêu. Xin ban cho chúng con góp phần đẩy lùi văn hóa sự chết, là sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con biết lau khô những giọt lệ của bao người đang đau khổ cả về thể xác cũng như tinh thần.
- LẠY CHÚA, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau loại trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng một xã hội mới công bình và nhân ái theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH- HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buổi đọc kinh Truyền Tin lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô tại Vatican
VietCatholic Network
21:51 30/06/2016
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hôm nay lúc 9:30 sáng thứ Tư ngày 29/6/2016, lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thán h Phêrô để làm phép dây Pallium cho 25 vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Trong số 10 ngàn người hiện diện, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức Tổng Giám Mục Ioannis (Gio-an-nis) Zizioulas Adamakis làm trưởng đoàn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 25 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
Đầu thánh lễ, 4 thầy Phó tế mang các dây Pallium từ mộ thánh Phêrô lên bàn thờ, rồi Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế Renato Martino xướng danh 25 vị Tổng Giám Mục chính tòa, trước khi các vị cùng tuyên xưng đức tin. Rồi Đức Thánh Cha đọc lời nguyện làm phép các dây Pallium.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Vào thập niên 1970 Đức Phaolô VI đã cải cách hình thức trao dây Pallium, nó chỉ được ban cho các Tổng Giám Mục mà thôi trong ngày lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô 29 tháng 6 hàng năm, để nêu bật sự hiệp nhất gắn bó của các vị với Ngài Toà Thánh Phêrô. Như thế dây Pallium đặc biệt có ý nghĩa kitô học, diễn tả Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Ngày này dây Pallium bao gồm tất cả các ý nghĩa kể trên và biểu hiệu cho Mục Tử Nhân Lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên.
Các bài đọc bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh. Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tầu và Ý.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Lời Chúa trong phụng vụ chứa đựng một từ kép chính yếu: đóng – mở. Chúng ta cũng có thể để bên cạnh hình ảnh này biểu tượng của các chià khóa, mà Chúa Giêsu hứa ban cho Simon Phêrô để ông có thể mở cửa vào Nước Trời, chứ không đóng nó trước người ta, như vài ký lục và người pharisêu mà Chúa Giêsu quở trách, đã làm (c. Mt 23,13).
Bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ (12,1-11) trình bầy với chúng ta ba cái đóng: thánh Phêrô bị đóng trong ngục; cộng đoàn đóng cửa chăm chú cầu nguyện; và trong bối cảnh gần với văn bản của chúng ta – sự đóng cửa nhà bà Maria, mẹ của Gioan gọi là Marco, nơi Phêrô tới gõ cửa sau khi được giải thoát.
Liên quan tới các đóng kín này, lời cầu nguyện xem ra như là lối ra chính: lối ra cho cộng đoàn, có nguy cơ đóng kín trong chính mình vì cuộc bách hại và vì sợ hãi; lối ra cho Phêrô, còn đang ở trong giai đoạn đầu của sứ mệnh do Chúa trao phó, bị vua Hêrôđê tống ngục và có nguy cơ bị kết án tử. Trong khi thánh Phêrô ở trong tù, thì “Giáo Hội liên lỉ dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và Chúa đáp trả lời cầu nguyện và sai thiên thần tới giải thoát ông, “giật thoát ông khỏi tay vua Hêrôđê (c. 11). Lời cầu nguyện như là việc khiêm tốn tín thác nơi Thiên Chúa và thánh ý Ngài, luôn luôn là lối ra cho các khép kín cá nhân và công đoàn của chúng ta.
Cả thánh Phaolô, khi viết thư cho Timôthê, cũng nói về kinh nghiệm giải thoát của ngài, kinh nghiệm đi ra khỏi nguy hiểm bị kết án tử; nhưng Chúa đã ở gần ngài và ban cho ngài sức mạnh, để ngài có thể hoàn thành công trình rao giảng Tin Mừng cho muôn dân (x. 2 Tm 4,17). Nhưng Phaolô nói tới một rộng mở lớn lao hơn nhiều, hướng tới một chân trời vô cùng rộng rãi hơn: chân trời của cuộc sống vĩnh cửu, trước hết để đem Chúa Kitô tới cho những người không biết Chúa, và rồi để ném mình vào trong vòng tay ôm của Chúa và được Chúa cứu thoát đem lên trời trong nước Ngài” (c. 8).
Chúng ta hãy trở lại với thánh Phêrô. Trình thuật Tin Mừng (Mt 16,13-19) về lời tuyên xưng đức tin và sứ mệnh theo sau mà Chúa Giêsu tín thác cho thánh Phêrô cho thấy rằng cuộc sống của Simon - bác thuyền chài người Galilê - như là cuộc sống của từng người trong chúng ta – mở ra, hoàn toàn mở ra, khi nó tiếp nhận ơn thánh đức tin từ Thiên Chúa Cha. Khi đó Simon lên đường – một con đường dài và cam go – sẽ đưa ông tới chỗ ra khỏi chính mình, ra khỏi các an ninh nhân loại của mình, nhất là ra khỏi sự kiêu căng lẫn lộn với can đảm và với lòng quảng đại yêu thương tha nhân. Trên lộ trình này của cuộc giải thoát của ông, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật là định đoạt: “Thầy đã cầu nguyện cho anh, để đức tin của anh không thuyên giảm” (Lc 22,32). Nhưng cũng định đoạt cái nhìn tràn đầy cảm thương của Chúa, sau khi Phêrô đã chối Ngài ba lần: một cái nhìn đánh động con tim và tháo cởi các giọt nước mắt của sự hối hận (x. Lc 22,61-62).. Khi đó Simon đưọc giải thoát khỏi ngục tù của cái tôi kiêu căng và sợ hãi, và thắng vượt cám dỗ khép kín với lời mời Chúa Giêsu mời gọi theo Ngài trên con đường thập giá.
Như tôi đã nhấn mạnh, trong bối cảnh của sách Tông Đồ Công Vụ có một chi tiết chúng ta có thể ghi nhận (x. 12,12-17). Khi Phêrô được giải thoát ra khỏi ngục của vua Hêrôđê một cách lạ lùng, ông đến nhà bà mẹ của Gioan gọi là Marcô. Ông gõ cửa, và từ bên trong một đầy tớ gái tên là Rođê nhận ra tiếng Phêrô, nhưng thay vì mở cửa thì lại đầy nghi ngờ và vui mừng chạy vào báo cho bà chủ biết. Trình thuật xem ra tức cười, khiến cho chúng ta nhận thức được bầu khí sợ hãi mà cộng đoàn kitô đã sống, đóng kín trong nhà và cũng khép kín với cả các ngạc nhiên của Thiên Chúa nữa. Chi tiết này nói với chúng ta về cám dỗ luôn luôn hiện hữu đối với Giáo Hội: cám dỗ khép kín trong chính mình, khép kín trước các hiểm nguy. Nhưng ở đây cũng có lốc xoáy, qua đó hoạt động của Chúa có thể đi ngang qua: thánh sử Luca nói rằng trong nhà đó “nhiều người họp nhau và cầu nguyện” (v. 12).
Lời cầu nguyện cho phép ơn thánh mở một lối ra: từ khéo kín tới rộng mở, từ sợ hãi tới can đảm, từ buồn phiền tới niềm vui. Và chúng ta có thể thêm từ sự chia rẽ tới hiệp nhất. Phải, hôm nay chúng ta nói lên điều này với sự tin tưởng cùng với các anh em của Phái đoàn, do ĐTC đại kết Bartolomeo thân mến gửi tới tham dự lễ hai thánh Bổn Mạng của Roma. Một ngày lễ của sự hiệp thông đối với toàn thể Giáo Hội như cũng minh nhiên sự hiện diện của các Tổng Giám Mục đến tham dự lễ làm phép các dây Pallium sẽ được các vị đại diện của tôi đeo cho các vị tại các toà địa phương.
Xin các thánh Phêrô Phaolô bầu cử cho chúng ta, để chúng ta có thể tươi vui hoàn thành lộ trình này, sống kinh nghiệm hoạt động giải thoát của Thiên Chúa và làm chứng cho nó trước tất cả mọi người.
Sau thánh lễ, vào úc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường dưới trời nóng 34 độ C của mùa hè Roma.
Ngỏ lời với mọi người ĐTC nói:
Hôm nay lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô chúng ta chúc tụng Chúa vì lời rao giảng và chứng tá của các vị. Giáo Hội Roma được xây trên đức tin của hai vị Bổn Mạng của mình. Nhưng hai vị cũng là rường cột và là ánh sáng lớn chiếu soi không những trên bầu trời Roma mà cả trong con tim của các tín hữu Đông và Tây Phương nữa. Trình thuật sứ mệnh của các Tồng Đồ cho biết Chúa Giêsu gửi các môn đệ ra đi cứ hai người một (x, Mt 10,1; Lc 10,1).
Trong một nghĩa nào đó từ Thánh Địa hai thánh Phêrô Phaolô cũng đã được gửi tới Roma để rao giảng Tin Mừng. Hai vị đã là những người rất khác nhau: thánh Phêrô một bác “thuyền chài khiêm tốn”, thánh Phaolô “bậc thầy và tiến sĩ” như phụng vụ hôm nay nói. Nhưng nếu ở Roma này chúng ta được biết Chúa Giêsu, và nếu đức tin kitô là phần sống động và nền tảng của gia tài tinh thần và nền văn hóa của vùng đất này, thì cũng là nhờ lòng can đảm tông đồ của hai người con này của vùng Cận Đông. Vì tình yêu đối với Chúa Kitô, hai vị đã bỏ quê hương, không lo lắng trước các khó khăn của cuộc du hành dài và các hiểm nguy cũng như các nghi ngờ có thể gặp, và đã đến Roma. Nơi đây các vị đã là những người loan báo và chứng nhân của Tin Mừng giữa dân chúng, và đóng ấn sứ mệnh đức tin và lòng bác ái của mình với cuộc tử đạo.
Ngày này hai thánh Phêrô và Phaolô trở lại trong tinh thần giữa chúng ta, các vị rong ruổi trên các con đường của thành phố này, gõ cửa nhà của chúng ta, nhưng nhất là gõ cửa con tim chúng ta. Các ngài muốn một lần nữa đem Chúa Giêsu, tình yêu thương xót, sự ủi an và hoà bình của Chúa Giêsu tới cho chúng ta. Chúng ta hãy tiếp nhận sứ điệp của các ngài! Chúng ta hãy lấy chứng tá của các ngài làm kho tàng của mình. Đức tin ngay thẳng và vững vàng của thánh Phêrô, con tim vĩ đại và hoàn vũ của thánh Phaolô sẽ giúp chúng ta là các kitô hữu tươi vui, trung thành với Tin Mừng và cởi mở cho sự gặp gỡ với mọi người.
ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết trong thánh lễ ban sáng ngài đã làm phép các dây Pallium của các Tổng Giám Mục được chỉ định trong năm qua thuộc nhiều nước. Ngài chào và chúc mừng các vị, cũng như thân nhân và những người tháp tùng các vị hành hương tới Roma. ĐTC khích lệ các vị tươi vui tiếp tục sứ mệnh phục vụ Tin Mừng trong niềm hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là với Ngai Toà thánh Phêrô, như dấu chỉ dây Pallium diễn tả. ĐTC cũng chào phái đoàn Giáo Hội Chính Thống do Đức Thượng Phụ Bartolomaios Giáo chủ chính thống Costantinopoli gửi sang tham dự thánh lễ hai thánh Bổn Mạng của Giáo Hội Roma.
Sự hiện diện của phái đoàn là dấu chỉ các mối dây huynh đệ giữa hai Giáo Hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để các mối dây liên kết hiệp thông và làm chứng tá chung ngày càng mạnh mẽ hơn.
Chúng ta hãy phó thác toàn thế giới và đặc biệt thành Roma này cho Đức Trinh Nữ Maria, Sự cứu rỗi của dân Roma, để nó có thể luôn tìm thấy nơi các giá trị tinh thần và luân lý nền tảng phong phú cho cuộc sống xã hội và sứ mệnh của nó tại Italia, trong Âu châu và trên thế giới.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hôm nay lúc 9:30 sáng thứ Tư ngày 29/6/2016, lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thán h Phêrô để làm phép dây Pallium cho 25 vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.
Trong số 10 ngàn người hiện diện, đặc biệt có phái đoàn 3 vị thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople ở vị trí danh dự trước bàn thờ chính do Đức Tổng Giám Mục Ioannis (Gio-an-nis) Zizioulas Adamakis làm trưởng đoàn.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, ngoài 25 vị Tổng Giám Mục Chính tòa, còn có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 400 Linh mục. Phần thánh ca, ngoài Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh và Ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” còn có ca đoàn Tân Đại Học Oxford của Anh giáo gồm 30 ca viên đảm trách.
Đầu thánh lễ, 4 thầy Phó tế mang các dây Pallium từ mộ thánh Phêrô lên bàn thờ, rồi Đức Hồng Y trưởng đẳng Phó tế Renato Martino xướng danh 25 vị Tổng Giám Mục chính tòa, trước khi các vị cùng tuyên xưng đức tin. Rồi Đức Thánh Cha đọc lời nguyện làm phép các dây Pallium.
Dây Pallium màu trắng, có 6 hình thánh giá màu đen, vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh đeo ở cổ khi cử hành thánh lễ, biểu hiệu tình hiệp thông với Đức Thánh Cha, và phẩm giá của vị Tổng Giám Mục chính tòa. Dây làm bằng lông chiên tượng trưng vị mục tử vác chiên lên vai.
Vào thập niên 1970 Đức Phaolô VI đã cải cách hình thức trao dây Pallium, nó chỉ được ban cho các Tổng Giám Mục mà thôi trong ngày lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô 29 tháng 6 hàng năm, để nêu bật sự hiệp nhất gắn bó của các vị với Ngài Toà Thánh Phêrô. Như thế dây Pallium đặc biệt có ý nghĩa kitô học, diễn tả Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Ngày này dây Pallium bao gồm tất cả các ý nghĩa kể trên và biểu hiệu cho Mục Tử Nhân Lành hy sinh mạng sống cho đoàn chiên.
Các bài đọc bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha, Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh. Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Pháp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tầu và Ý.
Trong bài giảng thánh lễ, sau khi diễn giải các bài đọc của ngày lễ và rút ra những bài học về lòng can đảm của các Tông đồ và cộng đồng Kitô tiên khởi đương đầu với những bách hại, sự chuyên chăm cầu nguyện, xác tín về sự gần gũi và nâng đỡ của Chúa trước những nghịch cảnh khó khăn, dấn thân làm chứng tá cho đến độ sẵn sàng đổ máu, Đức Thánh Cha nhắc nhở các vị Tổng Giám Mục chính tòa về ý nghĩa dây Pallium mà các vị lãnh nhận: đó là hình ảnh con chiên mà vị mục tử vác trên vai như Chúa Kitô, vị Mục Tử nhân lành đã làm, đó là biểu hiệu sự hiệp thông giữa Tòa Thánh Phêrô, và người Kế Nhiệm với các vị TGM chính tòa, và qua các vị với các Giám Mục khác trên thế giới.
Đức Thánh Cha nói:
“Lời Chúa trong phụng vụ chứa đựng một từ kép chính yếu: đóng – mở. Chúng ta cũng có thể để bên cạnh hình ảnh này biểu tượng của các chià khóa, mà Chúa Giêsu hứa ban cho Simon Phêrô để ông có thể mở cửa vào Nước Trời, chứ không đóng nó trước người ta, như vài ký lục và người pharisêu mà Chúa Giêsu quở trách, đã làm (c. Mt 23,13).
Bài đọc sách Tông Đồ Công Vụ (12,1-11) trình bầy với chúng ta ba cái đóng: thánh Phêrô bị đóng trong ngục; cộng đoàn đóng cửa chăm chú cầu nguyện; và trong bối cảnh gần với văn bản của chúng ta – sự đóng cửa nhà bà Maria, mẹ của Gioan gọi là Marco, nơi Phêrô tới gõ cửa sau khi được giải thoát.
Liên quan tới các đóng kín này, lời cầu nguyện xem ra như là lối ra chính: lối ra cho cộng đoàn, có nguy cơ đóng kín trong chính mình vì cuộc bách hại và vì sợ hãi; lối ra cho Phêrô, còn đang ở trong giai đoạn đầu của sứ mệnh do Chúa trao phó, bị vua Hêrôđê tống ngục và có nguy cơ bị kết án tử. Trong khi thánh Phêrô ở trong tù, thì “Giáo Hội liên lỉ dâng lên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và Chúa đáp trả lời cầu nguyện và sai thiên thần tới giải thoát ông, “giật thoát ông khỏi tay vua Hêrôđê (c. 11). Lời cầu nguyện như là việc khiêm tốn tín thác nơi Thiên Chúa và thánh ý Ngài, luôn luôn là lối ra cho các khép kín cá nhân và công đoàn của chúng ta.
Cả thánh Phaolô, khi viết thư cho Timôthê, cũng nói về kinh nghiệm giải thoát của ngài, kinh nghiệm đi ra khỏi nguy hiểm bị kết án tử; nhưng Chúa đã ở gần ngài và ban cho ngài sức mạnh, để ngài có thể hoàn thành công trình rao giảng Tin Mừng cho muôn dân (x. 2 Tm 4,17). Nhưng Phaolô nói tới một rộng mở lớn lao hơn nhiều, hướng tới một chân trời vô cùng rộng rãi hơn: chân trời của cuộc sống vĩnh cửu, trước hết để đem Chúa Kitô tới cho những người không biết Chúa, và rồi để ném mình vào trong vòng tay ôm của Chúa và được Chúa cứu thoát đem lên trời trong nước Ngài” (c. 8).
Chúng ta hãy trở lại với thánh Phêrô. Trình thuật Tin Mừng (Mt 16,13-19) về lời tuyên xưng đức tin và sứ mệnh theo sau mà Chúa Giêsu tín thác cho thánh Phêrô cho thấy rằng cuộc sống của Simon - bác thuyền chài người Galilê - như là cuộc sống của từng người trong chúng ta – mở ra, hoàn toàn mở ra, khi nó tiếp nhận ơn thánh đức tin từ Thiên Chúa Cha. Khi đó Simon lên đường – một con đường dài và cam go – sẽ đưa ông tới chỗ ra khỏi chính mình, ra khỏi các an ninh nhân loại của mình, nhất là ra khỏi sự kiêu căng lẫn lộn với can đảm và với lòng quảng đại yêu thương tha nhân. Trên lộ trình này của cuộc giải thoát của ông, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật là định đoạt: “Thầy đã cầu nguyện cho anh, để đức tin của anh không thuyên giảm” (Lc 22,32). Nhưng cũng định đoạt cái nhìn tràn đầy cảm thương của Chúa, sau khi Phêrô đã chối Ngài ba lần: một cái nhìn đánh động con tim và tháo cởi các giọt nước mắt của sự hối hận (x. Lc 22,61-62).. Khi đó Simon đưọc giải thoát khỏi ngục tù của cái tôi kiêu căng và sợ hãi, và thắng vượt cám dỗ khép kín với lời mời Chúa Giêsu mời gọi theo Ngài trên con đường thập giá.
Như tôi đã nhấn mạnh, trong bối cảnh của sách Tông Đồ Công Vụ có một chi tiết chúng ta có thể ghi nhận (x. 12,12-17). Khi Phêrô được giải thoát ra khỏi ngục của vua Hêrôđê một cách lạ lùng, ông đến nhà bà mẹ của Gioan gọi là Marcô. Ông gõ cửa, và từ bên trong một đầy tớ gái tên là Rođê nhận ra tiếng Phêrô, nhưng thay vì mở cửa thì lại đầy nghi ngờ và vui mừng chạy vào báo cho bà chủ biết. Trình thuật xem ra tức cười, khiến cho chúng ta nhận thức được bầu khí sợ hãi mà cộng đoàn kitô đã sống, đóng kín trong nhà và cũng khép kín với cả các ngạc nhiên của Thiên Chúa nữa. Chi tiết này nói với chúng ta về cám dỗ luôn luôn hiện hữu đối với Giáo Hội: cám dỗ khép kín trong chính mình, khép kín trước các hiểm nguy. Nhưng ở đây cũng có lốc xoáy, qua đó hoạt động của Chúa có thể đi ngang qua: thánh sử Luca nói rằng trong nhà đó “nhiều người họp nhau và cầu nguyện” (v. 12).
Lời cầu nguyện cho phép ơn thánh mở một lối ra: từ khéo kín tới rộng mở, từ sợ hãi tới can đảm, từ buồn phiền tới niềm vui. Và chúng ta có thể thêm từ sự chia rẽ tới hiệp nhất. Phải, hôm nay chúng ta nói lên điều này với sự tin tưởng cùng với các anh em của Phái đoàn, do ĐTC đại kết Bartolomeo thân mến gửi tới tham dự lễ hai thánh Bổn Mạng của Roma. Một ngày lễ của sự hiệp thông đối với toàn thể Giáo Hội như cũng minh nhiên sự hiện diện của các Tổng Giám Mục đến tham dự lễ làm phép các dây Pallium sẽ được các vị đại diện của tôi đeo cho các vị tại các toà địa phương.
Xin các thánh Phêrô Phaolô bầu cử cho chúng ta, để chúng ta có thể tươi vui hoàn thành lộ trình này, sống kinh nghiệm hoạt động giải thoát của Thiên Chúa và làm chứng cho nó trước tất cả mọi người.
Sau thánh lễ, vào úc 12 giờ trưa ĐTC đã ra cửa sổ Dinh Tông Toà đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường dưới trời nóng 34 độ C của mùa hè Roma.
Ngỏ lời với mọi người ĐTC nói:
Hôm nay lễ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô chúng ta chúc tụng Chúa vì lời rao giảng và chứng tá của các vị. Giáo Hội Roma được xây trên đức tin của hai vị Bổn Mạng của mình. Nhưng hai vị cũng là rường cột và là ánh sáng lớn chiếu soi không những trên bầu trời Roma mà cả trong con tim của các tín hữu Đông và Tây Phương nữa. Trình thuật sứ mệnh của các Tồng Đồ cho biết Chúa Giêsu gửi các môn đệ ra đi cứ hai người một (x, Mt 10,1; Lc 10,1).
Trong một nghĩa nào đó từ Thánh Địa hai thánh Phêrô Phaolô cũng đã được gửi tới Roma để rao giảng Tin Mừng. Hai vị đã là những người rất khác nhau: thánh Phêrô một bác “thuyền chài khiêm tốn”, thánh Phaolô “bậc thầy và tiến sĩ” như phụng vụ hôm nay nói. Nhưng nếu ở Roma này chúng ta được biết Chúa Giêsu, và nếu đức tin kitô là phần sống động và nền tảng của gia tài tinh thần và nền văn hóa của vùng đất này, thì cũng là nhờ lòng can đảm tông đồ của hai người con này của vùng Cận Đông. Vì tình yêu đối với Chúa Kitô, hai vị đã bỏ quê hương, không lo lắng trước các khó khăn của cuộc du hành dài và các hiểm nguy cũng như các nghi ngờ có thể gặp, và đã đến Roma. Nơi đây các vị đã là những người loan báo và chứng nhân của Tin Mừng giữa dân chúng, và đóng ấn sứ mệnh đức tin và lòng bác ái của mình với cuộc tử đạo.
Ngày này hai thánh Phêrô và Phaolô trở lại trong tinh thần giữa chúng ta, các vị rong ruổi trên các con đường của thành phố này, gõ cửa nhà của chúng ta, nhưng nhất là gõ cửa con tim chúng ta. Các ngài muốn một lần nữa đem Chúa Giêsu, tình yêu thương xót, sự ủi an và hoà bình của Chúa Giêsu tới cho chúng ta. Chúng ta hãy tiếp nhận sứ điệp của các ngài! Chúng ta hãy lấy chứng tá của các ngài làm kho tàng của mình. Đức tin ngay thẳng và vững vàng của thánh Phêrô, con tim vĩ đại và hoàn vũ của thánh Phaolô sẽ giúp chúng ta là các kitô hữu tươi vui, trung thành với Tin Mừng và cởi mở cho sự gặp gỡ với mọi người.
ĐTC cũng nhắc cho mọi người biết trong thánh lễ ban sáng ngài đã làm phép các dây Pallium của các Tổng Giám Mục được chỉ định trong năm qua thuộc nhiều nước. Ngài chào và chúc mừng các vị, cũng như thân nhân và những người tháp tùng các vị hành hương tới Roma. ĐTC khích lệ các vị tươi vui tiếp tục sứ mệnh phục vụ Tin Mừng trong niềm hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, đặc biệt là với Ngai Toà thánh Phêrô, như dấu chỉ dây Pallium diễn tả. ĐTC cũng chào phái đoàn Giáo Hội Chính Thống do Đức Thượng Phụ Bartolomaios Giáo chủ chính thống Costantinopoli gửi sang tham dự thánh lễ hai thánh Bổn Mạng của Giáo Hội Roma.
Sự hiện diện của phái đoàn là dấu chỉ các mối dây huynh đệ giữa hai Giáo Hội chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện để các mối dây liên kết hiệp thông và làm chứng tá chung ngày càng mạnh mẽ hơn.
Chúng ta hãy phó thác toàn thế giới và đặc biệt thành Roma này cho Đức Trinh Nữ Maria, Sự cứu rỗi của dân Roma, để nó có thể luôn tìm thấy nơi các giá trị tinh thần và luân lý nền tảng phong phú cho cuộc sống xã hội và sứ mệnh của nó tại Italia, trong Âu châu và trên thế giới.
Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ chính tòa Phú Cam Huế mừng lễ quan thầy và khánh thành hang đá Đức Mẹ Lộ Đức
Trương Trí
08:28 30/06/2016
MỪNG LỄ QUAN THẦY VÀ KHÁNH THÀNH HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM
Trong niềm hân hoan cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ, nhờ lời chuyển cầu của Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ và hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô Quan thầy Bổn mạng của Giáo xứ. Sáng ngày 29 tháng 6, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã dâng Thánh lễ trọng thể mừng Kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cùng đồng tế có quí Cha Hạt trưởng, quí Cha đồng hương Phủ Cam và quí Cha trong Giáo phận.
Xem Hình
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc đến Thánh Phêrô là người Do Thái, vị Tông đồ được chính Chúa Giêsu chọn từ trong những người chài lưới, là người ít học lại đã từng 3 lần chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng lập tức Phêrô nhận ra lỗi lầm của mình và khóc lóc ăn năn. Phêrô là người đầu tiên được Thiên Chúa mạc khải để nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Và Chúa Giê su đã đặt Phêrô làm đầu của Hội Thánh Chúa lập ra ở trần gian.
Phaolô là người Rô ma, lại là dân ngoại, là một con người có học thức. Phao lô là người đi bắt và giết những Tông đồ của Chúa và những người theo Chúa. Trên đường đi Damas để lùng bắt các Tông đồ, Thiên Chúa đã đánh ông gục ngã xuống đường và bị mù. Từ đó Phao lô tín thác vào Chúa và đi rao giảng Tin mừng cho dân ngoại, những người chưa bao giờ nhận biết Thiên Chúa. Khi đã hết lòng tín thác vào Chúa, Phao lô đã nói: “Không ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.”
Hai Ngài là những con người tội lỗi, biết ăn năn hối cải được Thiên Chúa xót thương và trở thành những chứng nhân kiên cường của Chúa.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục cùng quí Cha đồng tế và cộng đoàn đã tiến ra Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Một công trình được xây dựng nhờ vào tâm tình mến yêu Mẹ Maria của cộng đoàn và các ân nhân xa gần.
Đức Tổng Giám mục long trọng dâng lời cầu nguyện và làm phép tượng Đức Mẹ Lộ Đức và hang đá.
Ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt Giáo xứ dâng lời tri ân Đức Tổng Giám mục, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam, quí Cha đồng tế. Ông cũng thay mặt giáo xứ cảm ơn các ân nhân và cộng đoàn đã chung tay góp sức để công trình Háng đá Đức Mẹ sớm hoàn thành, là một trong những nét nghệ thuật của ngôi Nhà thờ Chính tòa.
Trương Trí
Trong niềm hân hoan cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ, nhờ lời chuyển cầu của Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ và hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô Quan thầy Bổn mạng của Giáo xứ. Sáng ngày 29 tháng 6, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã dâng Thánh lễ trọng thể mừng Kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cùng đồng tế có quí Cha Hạt trưởng, quí Cha đồng hương Phủ Cam và quí Cha trong Giáo phận.
Xem Hình
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc đến Thánh Phêrô là người Do Thái, vị Tông đồ được chính Chúa Giêsu chọn từ trong những người chài lưới, là người ít học lại đã từng 3 lần chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng lập tức Phêrô nhận ra lỗi lầm của mình và khóc lóc ăn năn. Phêrô là người đầu tiên được Thiên Chúa mạc khải để nhận ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Và Chúa Giê su đã đặt Phêrô làm đầu của Hội Thánh Chúa lập ra ở trần gian.
Phaolô là người Rô ma, lại là dân ngoại, là một con người có học thức. Phao lô là người đi bắt và giết những Tông đồ của Chúa và những người theo Chúa. Trên đường đi Damas để lùng bắt các Tông đồ, Thiên Chúa đã đánh ông gục ngã xuống đường và bị mù. Từ đó Phao lô tín thác vào Chúa và đi rao giảng Tin mừng cho dân ngoại, những người chưa bao giờ nhận biết Thiên Chúa. Khi đã hết lòng tín thác vào Chúa, Phao lô đã nói: “Không ai có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.”
Hai Ngài là những con người tội lỗi, biết ăn năn hối cải được Thiên Chúa xót thương và trở thành những chứng nhân kiên cường của Chúa.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục cùng quí Cha đồng tế và cộng đoàn đã tiến ra Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Một công trình được xây dựng nhờ vào tâm tình mến yêu Mẹ Maria của cộng đoàn và các ân nhân xa gần.
Đức Tổng Giám mục long trọng dâng lời cầu nguyện và làm phép tượng Đức Mẹ Lộ Đức và hang đá.
Ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt Giáo xứ dâng lời tri ân Đức Tổng Giám mục, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam, quí Cha đồng tế. Ông cũng thay mặt giáo xứ cảm ơn các ân nhân và cộng đoàn đã chung tay góp sức để công trình Háng đá Đức Mẹ sớm hoàn thành, là một trong những nét nghệ thuật của ngôi Nhà thờ Chính tòa.
Trương Trí
Giẫm đạp Thánh giá: Chính quyền Thừa Thiên Huế muốn tuyên chiến với cả thế giới Công giáo!
Lê Dung / SBTN
08:58 30/06/2016
Giẫm đạp Thánh giá: Chính quyền Thừa Thiên Huế muốn tuyên chiến với cả thế giới Công Giáo!
Cán bộ giẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An. Hình SBTN
Hình ảnh trên phát lộ khi chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đưa 200 người cùng máy ủi vào san lấp trong nội vi Đan viện Thiên An, ngang ngược cấm cản các Đan sĩ xây dựng đường trong khuôn viên tu viện.
Hành động giẫm đạp Thánh giá của cán bộ chính quyền rất có thể khiến người ta nhớ lại một hình ảnh thê thảm đức tin khác mà đã làm chấn động lương tri loại người: Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an thẳng tay bịt miệng ngay tại tòa, ngay trước vành móng ngựa.
Nhiều năm qua, hàng loạt vụ gây hấn của chính quyền với giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An đã trở thành những bằng chứng sống động về tâm trạng máu trào khỏi họng những giáo dân không còn muốn nuốt máu trở vào trong, về những người kéo đi đòi trả tự do cho những kitô hữu bị bắt giữ khuất tất, kêu gọi lập lại công bằng cho quan hệ Công Giáo – chế độ và công lý cho những con chiên của Chúa trên chính mảnh đất này.
Trong những đợt trấn áp vũ trang của chính quyền ở Nghệ An và Quảng Bình trong thời gian qua, vài chục giáo dân đã lâm vào cảnh bị bạo hành. Máu đã đổ và trạm xá chật cứng. Ở phía bên kia, lực lượng cảnh sát cơ động với đồng bộ khiên giáp từ đầu đến chân như được chuẩn bị cho một cuộc chiến sống mái…
Rõ ràng là sau rất nhiều cuộc chiến với người Công Giáo, chính quyền mang danh cộng sản vẫn chẳng rút ra được bài học đáng giá nào.
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng Công Giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mồi lửa Công Giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế độ. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “Công Giáo – cộng sản” có nguy cơ tái hiện…
Não trạng tự tôn và ngu dốt đến khó tưởng tượng của những cán bộ cưỡng chế Thừa Thiên Huế đã đổ dầu vào lửa. Cuộc cưỡng chế đã qua, tu sĩ và giáo dân phải lùi bước, nhưng hình ảnh dạng háng của cán bộ chính quyền ngay trên đầu Chúa Jesus sẽ mãi mãi khắc sâu vào đáy lòng tang thương của lịch sử Việt.
Lê Dung / SBTN
Cán bộ giẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An. Hình SBTN
Cán bộ giẫm đạp lên Thánh Gía tại Đan Viện Thiên An,Huế. hình SBTN |
Hành động giẫm đạp Thánh giá của cán bộ chính quyền rất có thể khiến người ta nhớ lại một hình ảnh thê thảm đức tin khác mà đã làm chấn động lương tri loại người: Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an thẳng tay bịt miệng ngay tại tòa, ngay trước vành móng ngựa.
Nhiều năm qua, hàng loạt vụ gây hấn của chính quyền với giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên ở Nghệ An đã trở thành những bằng chứng sống động về tâm trạng máu trào khỏi họng những giáo dân không còn muốn nuốt máu trở vào trong, về những người kéo đi đòi trả tự do cho những kitô hữu bị bắt giữ khuất tất, kêu gọi lập lại công bằng cho quan hệ Công Giáo – chế độ và công lý cho những con chiên của Chúa trên chính mảnh đất này.
Trong những đợt trấn áp vũ trang của chính quyền ở Nghệ An và Quảng Bình trong thời gian qua, vài chục giáo dân đã lâm vào cảnh bị bạo hành. Máu đã đổ và trạm xá chật cứng. Ở phía bên kia, lực lượng cảnh sát cơ động với đồng bộ khiên giáp từ đầu đến chân như được chuẩn bị cho một cuộc chiến sống mái…
Rõ ràng là sau rất nhiều cuộc chiến với người Công Giáo, chính quyền mang danh cộng sản vẫn chẳng rút ra được bài học đáng giá nào.
Não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của “một bộ phận không nhỏ” trong ngành công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng Công Giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.
Mồi lửa Công Giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế độ. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “Công Giáo – cộng sản” có nguy cơ tái hiện…
Não trạng tự tôn và ngu dốt đến khó tưởng tượng của những cán bộ cưỡng chế Thừa Thiên Huế đã đổ dầu vào lửa. Cuộc cưỡng chế đã qua, tu sĩ và giáo dân phải lùi bước, nhưng hình ảnh dạng háng của cán bộ chính quyền ngay trên đầu Chúa Jesus sẽ mãi mãi khắc sâu vào đáy lòng tang thương của lịch sử Việt.
Lê Dung / SBTN
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nước sẽ chết nếu Đảng cứ vô cảm để tự sát
Phạm Trần
17:06 30/06/2016
NƯỚC SẼ CHẾT NẾU ĐẢNG CỨ VÔ CẢM ĐỂ TỰ SÁT
Công ty Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan thú nhận là thủ phạm gây ra nạn cá chết ở miền Trung, Việt Nam từ đầu tháng 4/2016 và đồng ý “bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.”
Tuy nhiên câu chuyện không kết thúc dễ dàng như thế vì việc làm sạch môi trường biển Việt Nam của Formosa chưa biết đến bao giờ mới có kết qủa.
Theo kết luận điều tra của Việt Nam thì nước thải ra biển Hà Tĩnh của Formosa có “chứa độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa thiên Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.”
Nhưng cái chết của hải sản và sinh vật biển chưa phải đã hết chuyện ô nhiễm lâu dài ở miền Trung. Các ngư dân và thợ lặn đánh bắt dưới nước đã báo cáo không còn sinh vật nào sống sót sau ngày cá chết hàng loạt. Các mảng san hô trắng nõn nà đã đổi mầu nâu đậm chết tràn lan dưới đáy, ngay cả ở vùng biển xa bờ cả 10 Hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét). Họ cũng cho biết, đáy biển và hang đá họ thường đánh bắt trước đây đều đã đổi màu là dấu hiệu chất độc đã bám vào. Một số thợ lặn cho biết một cảnh tượng chết chóc tràn lan của hải sản và sinh vật có vỏ nằm la liệt đáy biển. Nuớc quanh vùng cũng hôi thối khó chịu và ngứa ngáy, nổi mụn trên cơ thể nếu không biết tránh.
Như vậy, cam kết của Formosa sẽ “phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung” của Việt Nam gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế” vẫn chưa có sức thuyết phục vì cả Formosa lẫn Chính phủ Việt Nam chưa công bố kế họach để dân có thể tin sẽ thành công.
5 HỨA - AI TIN ?
Nhưng nếu kế họach gọi là “phục hồi” của Formosa chỉ tập trung vào 4 Tỉnh thôi thì chất độc chảy xuôi xuống Nam vùng biển này sẽ được giải quyết ra sao ?
Có lẽ dự đóan được mối lo ngại này mà Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết:”Trước hết, có biện pháp khắc phục đời sống người dân ven biển như hỗ trợ lãi suất, việc làm, mua hải sản của ngư dân đánh bắt; công bố sớm vùng hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn để người dân tránh dùng sản phẩm không an toàn.”
Nói thì dễ đấy, nhưng khi bắt tay vào việc khoanh vùng“ hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn” cũng đòi hỏi những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học không kém khó khăn như điều tra chất thải của Formosa.
Nhưng khi trả lời câu hỏi :”Cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự (đối với Formosa) hay không?, ông Dũng nói:”Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm là thái độ cương quyết của Đảng, Chính phủ Việt Nam; xử nghiêm không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Nhưng, Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, tạo lập hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, được các nhà đầu tư đánh giá cao về ổn định chính trị, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành công là thể hiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường, hỗ trợ. “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, Chính phủ có thái độ rõ ràng, đó là xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật nhưng cũng có chính sách độ lượng. Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì Chính phủ đảm bảo cho hoạt động hiệu quả. Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt Nam vốn khoan hồng, độ lượng.”
Nói như thế thì rõ ràng phía nhà nước Việt Nam đã thỏa mãn với lời xin lỗi và hành động đền bù của Formosa.
Theo Thông báo phổ biến tại cuộc họp báo của phía Việt Nam chiếu 30/06/2016 thì từ ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường, đồng thời cam kết 5 điểm:
(1) công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng;
(2) thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD);
(3) khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra;
(4) phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế;
(5) thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
MỞ ĐƯỜNG ĐẾN NGHĨA TRANG
Dư luận ở Việt Nam có thể đã thỏa mãn, nhưng vụ cá chết ở miền Trung Việt Nam đã mở đường đến nghĩa trang cho hàng triệu người dân nếu đảng và báo chí Cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục vô cảm với tệ nạn ô nhiễm môi trường và thực phẩm độc hại để tự sát.
Chuyện này ai ở Việt Nam cũng đã thấy, riêng nhà nước thì không. Ô nhiễm môi trường và trong thực phẩm đã vào nhà dân mà không ai biết phải chống đỡ bằng cách nào.
Chỉ khi xẩy ra vụ cá chết, cả nước mới cuống lên lo chống đỡ bằng các biện pháp cấp thời nhưng vá víu, miễn sao giữ cho tình thế không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Những gì xẩy ra trong biến cố cá chết ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là bằng chứng về sự vô cảm và vô trách nhiệm của đảng cầm quyền Cộng sản đối với sinh mệnh của dân vùng đất nghèo khó này.
Về mặt đảng, các Đảng ủy và Hội đồng Nhân dân vùng bị nạn đã bình chân như vại rồi rối như canh hẹ ngay từ ngày đầu tiên 6/4/2016, khi dân phát hiện cá nuôi lồng bị chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng, xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Không có bất cứ biện pháp cấp thời nào giúp dân bảo vệ vệ sinh, sức khỏe và môi trường khiến đến bây giờ, 3 tháng sau, khỏang 5 triệu dân vùng nhiễm độc vẫn hoang mang lo sợ.
Người ta không biết đã có bao nhiêu con cá chết nhiễm độc đã nằm trong dạ dầy người dân trong những ngày đầu tiên. Có bao nhiêu con cá khác đã được tiêu thụ trên thị trường khi chúng mới chết trôi dạt vào bờ ? Và có ai biết có chai mắm hay nước mắm nào làm bằng cá chết đang bán trên thị trường ?
Còn muối làm từ nước biển thì sao ? Liệu chất độc Formosa có chứa trong mỗi hạt muối trong trắng kia không ?
Tất cả những chuyện lo âu này thuộc về tính mạng của dân mà sao chưa thấy Bộ Y tế Việt Nam có biện pháp điều tra hay thử nghiệm nào ? Các Viện nghiên cứu khoa học và mấy chục ngàn Tiến sỹ, Nhà Khoa học đang ngủ ở đâu ?
Cũng cần phải biết trước ngày có cá chết thì đã có chuyện tử vong của thợ lặn chuyện nghiệp Lê Văn Ngày hôm 24/04/2016. Ông Ngày qua đời sau khi khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa - Vũng Áng.
Chính quyền không cho điều tra nguyên nhân gây ra cái chết oan khiên của ông Ngày. Các cơ quan y tế và khoa học nhà nước cũng làm ngơ trước sự kiện này như họ và chính quyền địa phương từng bỏ ngoài tai các báo cáo từ nhiều tháng trước của ngư dân và thợ lặn về chất độc thoát ra từ ống dẫn thải của Formosa.
Những việc làm tắc trách, vô trách nhiệm của các viên chức đảng và nhà nước trong biến cố Formosa Hà Tĩnh đã chứng minh đảng và cán bộ đã coi thường dân và không quan tâm đến đời sống của dân.
Do đó, một nhà báo đã đặt câu hỏi tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 tại Hà Nội :”Formosa từng có nhiều vi phạm trong đầu tư, vì sao Hà Tĩnh vẫn chào đón. Tới đây có gì thay đổi trong thu hút đầu tư?
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đáp:” Sau sự cố này, chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam là nhất quán, đảm bảo đúng cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Một sự cố xảy ra là điều đáng tiếc. Đây cũng là bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước, rà soát chức năng nhiệm vụ để việc thu hút đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật. Chính phủ Việt Nam không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài.”
BÁO CHÍ LẠNH CẢM
Trong thời gian điều tra cá chết, Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông đã tìm mọi cách bưng bít sự thật để bảo vệ uy tín cho đảng cầm quyền.
Không những chỉ có báo, đài trung ương mà cả của địa phương thọ nạn cũng không được phép thông tin đầy đủ và minh bạch.
Ban Tuyên giáo không cho phép báo cử phóng viên đến tận nơi điều tra, phỏng vấn dân về các vụ cá chết. Các báo cũng đứng ngoài đợi lệnh xem có được phỏng vấn các Nhà Khoa học và các chuyên viên môi trường để làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao con cá, con tôm và các sinh vật biển đã chết tức tưởi như thế.
Ngược lại, báo nhà nước lại được khuyến khích đưa tin rộng rãi ra rả ngày đêm về những việc làm như điều tra và giúp dân của đảng và nhà nước. Họ cũng được ban Tuyên giáo tra lệnh phản biện quyêt liệt chống các đòi hỏi điều tra thằng vào Formosa của nhiều tầng lớp nhân dân.
Báo đài nhà nước, điển hình như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) đã phản ứng ngày từ ngày 6/5/2016:”Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, các thế lực phản động ở hải ngoại cấu kết với một số đối tượng cực đoan, chống đối trong nước đã lợi dụng mạng lưới truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, “ký sinh” vào sự cố về môi trường nói trên để thực hiện mưu đồ chính trị, ra sức tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại an ninh kinh tế, chính trị của đất nước. Một bộ phận cộng đồng mạng, do thiếu thông tin và ảnh hưởng của “hội chứng đám đông”, đã gián tiếp cổ vũ, tiếp tay cho các hành vi sai trái này.”
Khi nhiều người dân biểu tình bênh dân đòi nhà nước điều tra minh bạch để bảo vệ môi trường thì báo đài đảng không loan tin. Ngược lại họ đã chụm đầu vào để ca tụng nỗ lực của nhà nước giúp dân ổn định cuộc sống.
Báo QĐND còn bịa ra tin : “Sau khi Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, sự cố môi trường ở 4 tỉnh ven biển Miền Trung từng bước được xử lý, ngư dân vùng bị thiệt hại được hỗ trợ để tái sản xuất, ổn định cuộc sống…”
Làm gì có chuyện gọi là “tái sản xuất” hay “ổn định cuộc sống” ?
Sự mạo nhận trơ trẽn này đã bị Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người bị nhà nước ép phải rởi nhiệm sở Hà Nội năm 2010, lột mặt nạ trong chuyến đi thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/06/2016.
Ngài nói :”Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào….”
Trở lại xứ đạo, Đức Cha Kiệt đau xót kể:” Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.”
(Theo báo điện tử Tin mừng Cho Người Nghèo)
BẼ BÀNG VÀ XẤU HỔ
Câu chuyện làng báo nhà nước lạnh cảm đứng bên lề cảnh khổ của người dân vùng thọ nạn miền Trung còn xấu hổ đen mặt khi họ phải chứng kiến những hình ảnh và nghe chuyện ngư dân nói với Phóng viên Đài Truyền hình PTS của Đài Loan đến vùng Vũng Áng làm phóng sự về cá chết.
Phóng sự dài 60 phút của PTS đã chiếu 2 lần, ngày 20/6 và 25/6.
Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật thì :”Các phóng viên của PTS đã xuống tận địa bàn các khu vực bị giải tỏa để làm nhà máy thép của Formosa, gặp gỡ và phỏng vấn những người bị ảnh hưởng bởi môi trường biển thay đổi.
Một cảnh quay trong phóng sự cho thấy một số người dân đang tức giận và tranh luận vì không hiểu tại sao lại mắc các bệnh về da, họ cũng không dám ăn hay bắt cá biển như trước.
Tuy nhiên, ảnh hưởng nặng nề nhất lại là các ngư dân ở những vùng này. Để dẫn chứng, PTS phỏng vấn một ngư dân tại Hà Tĩnh.
Anh này cho biết lúc xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, đang là mùa đánh bắt cá của ngư dân trong vùng.
Cá chết suốt hai tháng 4 và 5 khiến gia đình anh cùng nhiều ngư dân khác lâm vào cảnh khốn cùng vì không thể ra khơi, cá bắt về phải chứa trong tủ đông vì không người mua.”
Như vậy, câu hỏi đặt ra với Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông là tại sao cho phép TV Đài Loan đến tận vùng cá chết làm phóng sự mà không cho báo chí đảng làm công tác này ?
Hay là vì Đài Loan là một phần của Trung Quốc nên phía Việt Nam đánh phải “nhắm mắt đưa chân” cho vừa lòng láng giềng Phương Bắc ?
QUỐC HỘI VIỆT ĐÂU ?
Ngoài báo chí, Quốc hội Nhà nước Việt Nam cũng nên soi mặt vào gương để học biết xâu hổ. Trong khi cả 500 Đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ biết cúi đầu chờ đảng bật đèn xanh về vụ cá chết thì nhiều nghị sĩ và nhà hoạt động Đài Loan đã công khai phẫn nộ và đòi Chính quyền Đài Loan điều tra Công ty Formosa vì bị tố cáo gây ra nạn cá chết và hủy oại môi trường ở Việt Nam.
Linh mục người Việt, Peter Nguyễn, sống lâu năm ở Đài Loan nói chính quyền cần chắc chắn Formosa sẽ phải làm sạch vùng ô nhiễm và đền bù thiệt hại thỏa đáng.”
Câu chuyện hỗn hợp của các Nhà lập pháp Đài Loan và một Linh mục người Việt lên tiếng đòi điều tra Formosa vì vụ cá chết ở Việt Nam đã nói lên hai điều :
Thứ nhất, Quốc hội của nhà nước Việt Nam đúng thật là một cơ quan bù nhìn được dựng lên chỉ để phục vụ cho quyền lợi đảng. Khi quyền lợi của dân vùng biển miền Trung bị xâm phạm nghiêm trọng thì cái Quốc hội này lại ngỏanh mặt làm ngơ. Không ai trong số 500 Đại biểu, kể cả những Dân biểu của địa phương dám đi thăm dân hay điều tra tại sao con cá phải chết. Họ có còn xứng đáng là đại diện của dân nữa không ?
Thứ hai, trong suốt gần 3 tháng có khủng hỏang môi trường và kinh tế của 4 tỉnh miền Trung mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi quy tụ tất cả những tổ chức chính trị và xã hội của đảng, đã không có bất cứ hành động nào được gọi là “ích quốc lợi dân”.
Trong số các tổ chức được đảng nuôi ăn có cả các Tôn giáo lớn như Giáo Hội Phật giáo, một bộ phận nhỏ Công Giáo (Công Giáo yêu nước), Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài, Hồi Giáo v.v… nhưng không thấy có ai dám hé răng về cá chết hay đến thăm dân để an ủi và trao cho họ 1 đồng bạc hay 1 bát cơm ?
Chẳng lẽ lòng từ bi và bác ái của số người này cũng đã lạnh như đồng rồi sao, hay tất cả mọi thành phần con người của đảng và nhà nước đã vô cảm trước tệ nạn môi trường ô nhiễm và thực phẩn độc hại đang lan nhanh ở Việt Nam ?
Thảm họa môi trường của Formosa Hà Tĩnh, vì vậy không chỉ là giọt nước tràn ly mà là ngòi thuốc súng đang nằm trong tay những kẻ muốn đẩy Việt Nam đến chỗ tự sát. -/-
Phạm Trần
(06/016)
Công ty Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan thú nhận là thủ phạm gây ra nạn cá chết ở miền Trung, Việt Nam từ đầu tháng 4/2016 và đồng ý “bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.”
Tuy nhiên câu chuyện không kết thúc dễ dàng như thế vì việc làm sạch môi trường biển Việt Nam của Formosa chưa biết đến bao giờ mới có kết qủa.
Theo kết luận điều tra của Việt Nam thì nước thải ra biển Hà Tĩnh của Formosa có “chứa độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa thiên Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.”
Nhưng cái chết của hải sản và sinh vật biển chưa phải đã hết chuyện ô nhiễm lâu dài ở miền Trung. Các ngư dân và thợ lặn đánh bắt dưới nước đã báo cáo không còn sinh vật nào sống sót sau ngày cá chết hàng loạt. Các mảng san hô trắng nõn nà đã đổi mầu nâu đậm chết tràn lan dưới đáy, ngay cả ở vùng biển xa bờ cả 10 Hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét). Họ cũng cho biết, đáy biển và hang đá họ thường đánh bắt trước đây đều đã đổi màu là dấu hiệu chất độc đã bám vào. Một số thợ lặn cho biết một cảnh tượng chết chóc tràn lan của hải sản và sinh vật có vỏ nằm la liệt đáy biển. Nuớc quanh vùng cũng hôi thối khó chịu và ngứa ngáy, nổi mụn trên cơ thể nếu không biết tránh.
Như vậy, cam kết của Formosa sẽ “phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung” của Việt Nam gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế” vẫn chưa có sức thuyết phục vì cả Formosa lẫn Chính phủ Việt Nam chưa công bố kế họach để dân có thể tin sẽ thành công.
5 HỨA - AI TIN ?
Nhưng nếu kế họach gọi là “phục hồi” của Formosa chỉ tập trung vào 4 Tỉnh thôi thì chất độc chảy xuôi xuống Nam vùng biển này sẽ được giải quyết ra sao ?
Có lẽ dự đóan được mối lo ngại này mà Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết:”Trước hết, có biện pháp khắc phục đời sống người dân ven biển như hỗ trợ lãi suất, việc làm, mua hải sản của ngư dân đánh bắt; công bố sớm vùng hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn để người dân tránh dùng sản phẩm không an toàn.”
Nói thì dễ đấy, nhưng khi bắt tay vào việc khoanh vùng“ hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn” cũng đòi hỏi những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học không kém khó khăn như điều tra chất thải của Formosa.
Nhưng khi trả lời câu hỏi :”Cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự (đối với Formosa) hay không?, ông Dũng nói:”Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm là thái độ cương quyết của Đảng, Chính phủ Việt Nam; xử nghiêm không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Nhưng, Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, tạo lập hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, được các nhà đầu tư đánh giá cao về ổn định chính trị, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành công là thể hiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường, hỗ trợ. “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, Chính phủ có thái độ rõ ràng, đó là xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật nhưng cũng có chính sách độ lượng. Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì Chính phủ đảm bảo cho hoạt động hiệu quả. Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt Nam vốn khoan hồng, độ lượng.”
Nói như thế thì rõ ràng phía nhà nước Việt Nam đã thỏa mãn với lời xin lỗi và hành động đền bù của Formosa.
Theo Thông báo phổ biến tại cuộc họp báo của phía Việt Nam chiếu 30/06/2016 thì từ ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường, đồng thời cam kết 5 điểm:
(1) công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng;
(2) thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD);
(3) khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra;
(4) phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế;
(5) thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
MỞ ĐƯỜNG ĐẾN NGHĨA TRANG
Dư luận ở Việt Nam có thể đã thỏa mãn, nhưng vụ cá chết ở miền Trung Việt Nam đã mở đường đến nghĩa trang cho hàng triệu người dân nếu đảng và báo chí Cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục vô cảm với tệ nạn ô nhiễm môi trường và thực phẩm độc hại để tự sát.
Chuyện này ai ở Việt Nam cũng đã thấy, riêng nhà nước thì không. Ô nhiễm môi trường và trong thực phẩm đã vào nhà dân mà không ai biết phải chống đỡ bằng cách nào.
Chỉ khi xẩy ra vụ cá chết, cả nước mới cuống lên lo chống đỡ bằng các biện pháp cấp thời nhưng vá víu, miễn sao giữ cho tình thế không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Những gì xẩy ra trong biến cố cá chết ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là bằng chứng về sự vô cảm và vô trách nhiệm của đảng cầm quyền Cộng sản đối với sinh mệnh của dân vùng đất nghèo khó này.
Về mặt đảng, các Đảng ủy và Hội đồng Nhân dân vùng bị nạn đã bình chân như vại rồi rối như canh hẹ ngay từ ngày đầu tiên 6/4/2016, khi dân phát hiện cá nuôi lồng bị chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng, xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh.
Không có bất cứ biện pháp cấp thời nào giúp dân bảo vệ vệ sinh, sức khỏe và môi trường khiến đến bây giờ, 3 tháng sau, khỏang 5 triệu dân vùng nhiễm độc vẫn hoang mang lo sợ.
Người ta không biết đã có bao nhiêu con cá chết nhiễm độc đã nằm trong dạ dầy người dân trong những ngày đầu tiên. Có bao nhiêu con cá khác đã được tiêu thụ trên thị trường khi chúng mới chết trôi dạt vào bờ ? Và có ai biết có chai mắm hay nước mắm nào làm bằng cá chết đang bán trên thị trường ?
Còn muối làm từ nước biển thì sao ? Liệu chất độc Formosa có chứa trong mỗi hạt muối trong trắng kia không ?
Tất cả những chuyện lo âu này thuộc về tính mạng của dân mà sao chưa thấy Bộ Y tế Việt Nam có biện pháp điều tra hay thử nghiệm nào ? Các Viện nghiên cứu khoa học và mấy chục ngàn Tiến sỹ, Nhà Khoa học đang ngủ ở đâu ?
Cũng cần phải biết trước ngày có cá chết thì đã có chuyện tử vong của thợ lặn chuyện nghiệp Lê Văn Ngày hôm 24/04/2016. Ông Ngày qua đời sau khi khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa - Vũng Áng.
Chính quyền không cho điều tra nguyên nhân gây ra cái chết oan khiên của ông Ngày. Các cơ quan y tế và khoa học nhà nước cũng làm ngơ trước sự kiện này như họ và chính quyền địa phương từng bỏ ngoài tai các báo cáo từ nhiều tháng trước của ngư dân và thợ lặn về chất độc thoát ra từ ống dẫn thải của Formosa.
Những việc làm tắc trách, vô trách nhiệm của các viên chức đảng và nhà nước trong biến cố Formosa Hà Tĩnh đã chứng minh đảng và cán bộ đã coi thường dân và không quan tâm đến đời sống của dân.
Do đó, một nhà báo đã đặt câu hỏi tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 tại Hà Nội :”Formosa từng có nhiều vi phạm trong đầu tư, vì sao Hà Tĩnh vẫn chào đón. Tới đây có gì thay đổi trong thu hút đầu tư?
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đáp:” Sau sự cố này, chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam là nhất quán, đảm bảo đúng cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Một sự cố xảy ra là điều đáng tiếc. Đây cũng là bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước, rà soát chức năng nhiệm vụ để việc thu hút đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật. Chính phủ Việt Nam không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài.”
BÁO CHÍ LẠNH CẢM
Trong thời gian điều tra cá chết, Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông đã tìm mọi cách bưng bít sự thật để bảo vệ uy tín cho đảng cầm quyền.
Không những chỉ có báo, đài trung ương mà cả của địa phương thọ nạn cũng không được phép thông tin đầy đủ và minh bạch.
Ban Tuyên giáo không cho phép báo cử phóng viên đến tận nơi điều tra, phỏng vấn dân về các vụ cá chết. Các báo cũng đứng ngoài đợi lệnh xem có được phỏng vấn các Nhà Khoa học và các chuyên viên môi trường để làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao con cá, con tôm và các sinh vật biển đã chết tức tưởi như thế.
Ngược lại, báo nhà nước lại được khuyến khích đưa tin rộng rãi ra rả ngày đêm về những việc làm như điều tra và giúp dân của đảng và nhà nước. Họ cũng được ban Tuyên giáo tra lệnh phản biện quyêt liệt chống các đòi hỏi điều tra thằng vào Formosa của nhiều tầng lớp nhân dân.
Báo đài nhà nước, điển hình như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) đã phản ứng ngày từ ngày 6/5/2016:”Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, các thế lực phản động ở hải ngoại cấu kết với một số đối tượng cực đoan, chống đối trong nước đã lợi dụng mạng lưới truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, “ký sinh” vào sự cố về môi trường nói trên để thực hiện mưu đồ chính trị, ra sức tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại an ninh kinh tế, chính trị của đất nước. Một bộ phận cộng đồng mạng, do thiếu thông tin và ảnh hưởng của “hội chứng đám đông”, đã gián tiếp cổ vũ, tiếp tay cho các hành vi sai trái này.”
Khi nhiều người dân biểu tình bênh dân đòi nhà nước điều tra minh bạch để bảo vệ môi trường thì báo đài đảng không loan tin. Ngược lại họ đã chụm đầu vào để ca tụng nỗ lực của nhà nước giúp dân ổn định cuộc sống.
Báo QĐND còn bịa ra tin : “Sau khi Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, sự cố môi trường ở 4 tỉnh ven biển Miền Trung từng bước được xử lý, ngư dân vùng bị thiệt hại được hỗ trợ để tái sản xuất, ổn định cuộc sống…”
Làm gì có chuyện gọi là “tái sản xuất” hay “ổn định cuộc sống” ?
Sự mạo nhận trơ trẽn này đã bị Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người bị nhà nước ép phải rởi nhiệm sở Hà Nội năm 2010, lột mặt nạ trong chuyến đi thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/06/2016.
Ngài nói :”Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào….”
Trở lại xứ đạo, Đức Cha Kiệt đau xót kể:” Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.”
(Theo báo điện tử Tin mừng Cho Người Nghèo)
BẼ BÀNG VÀ XẤU HỔ
Câu chuyện làng báo nhà nước lạnh cảm đứng bên lề cảnh khổ của người dân vùng thọ nạn miền Trung còn xấu hổ đen mặt khi họ phải chứng kiến những hình ảnh và nghe chuyện ngư dân nói với Phóng viên Đài Truyền hình PTS của Đài Loan đến vùng Vũng Áng làm phóng sự về cá chết.
Phóng sự dài 60 phút của PTS đã chiếu 2 lần, ngày 20/6 và 25/6.
Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật thì :”Các phóng viên của PTS đã xuống tận địa bàn các khu vực bị giải tỏa để làm nhà máy thép của Formosa, gặp gỡ và phỏng vấn những người bị ảnh hưởng bởi môi trường biển thay đổi.
Một cảnh quay trong phóng sự cho thấy một số người dân đang tức giận và tranh luận vì không hiểu tại sao lại mắc các bệnh về da, họ cũng không dám ăn hay bắt cá biển như trước.
Tuy nhiên, ảnh hưởng nặng nề nhất lại là các ngư dân ở những vùng này. Để dẫn chứng, PTS phỏng vấn một ngư dân tại Hà Tĩnh.
Anh này cho biết lúc xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, đang là mùa đánh bắt cá của ngư dân trong vùng.
Cá chết suốt hai tháng 4 và 5 khiến gia đình anh cùng nhiều ngư dân khác lâm vào cảnh khốn cùng vì không thể ra khơi, cá bắt về phải chứa trong tủ đông vì không người mua.”
Như vậy, câu hỏi đặt ra với Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông là tại sao cho phép TV Đài Loan đến tận vùng cá chết làm phóng sự mà không cho báo chí đảng làm công tác này ?
Hay là vì Đài Loan là một phần của Trung Quốc nên phía Việt Nam đánh phải “nhắm mắt đưa chân” cho vừa lòng láng giềng Phương Bắc ?
QUỐC HỘI VIỆT ĐÂU ?
Ngoài báo chí, Quốc hội Nhà nước Việt Nam cũng nên soi mặt vào gương để học biết xâu hổ. Trong khi cả 500 Đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ biết cúi đầu chờ đảng bật đèn xanh về vụ cá chết thì nhiều nghị sĩ và nhà hoạt động Đài Loan đã công khai phẫn nộ và đòi Chính quyền Đài Loan điều tra Công ty Formosa vì bị tố cáo gây ra nạn cá chết và hủy oại môi trường ở Việt Nam.
Linh mục người Việt, Peter Nguyễn, sống lâu năm ở Đài Loan nói chính quyền cần chắc chắn Formosa sẽ phải làm sạch vùng ô nhiễm và đền bù thiệt hại thỏa đáng.”
Câu chuyện hỗn hợp của các Nhà lập pháp Đài Loan và một Linh mục người Việt lên tiếng đòi điều tra Formosa vì vụ cá chết ở Việt Nam đã nói lên hai điều :
Thứ nhất, Quốc hội của nhà nước Việt Nam đúng thật là một cơ quan bù nhìn được dựng lên chỉ để phục vụ cho quyền lợi đảng. Khi quyền lợi của dân vùng biển miền Trung bị xâm phạm nghiêm trọng thì cái Quốc hội này lại ngỏanh mặt làm ngơ. Không ai trong số 500 Đại biểu, kể cả những Dân biểu của địa phương dám đi thăm dân hay điều tra tại sao con cá phải chết. Họ có còn xứng đáng là đại diện của dân nữa không ?
Thứ hai, trong suốt gần 3 tháng có khủng hỏang môi trường và kinh tế của 4 tỉnh miền Trung mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi quy tụ tất cả những tổ chức chính trị và xã hội của đảng, đã không có bất cứ hành động nào được gọi là “ích quốc lợi dân”.
Trong số các tổ chức được đảng nuôi ăn có cả các Tôn giáo lớn như Giáo Hội Phật giáo, một bộ phận nhỏ Công Giáo (Công Giáo yêu nước), Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài, Hồi Giáo v.v… nhưng không thấy có ai dám hé răng về cá chết hay đến thăm dân để an ủi và trao cho họ 1 đồng bạc hay 1 bát cơm ?
Chẳng lẽ lòng từ bi và bác ái của số người này cũng đã lạnh như đồng rồi sao, hay tất cả mọi thành phần con người của đảng và nhà nước đã vô cảm trước tệ nạn môi trường ô nhiễm và thực phẩn độc hại đang lan nhanh ở Việt Nam ?
Thảm họa môi trường của Formosa Hà Tĩnh, vì vậy không chỉ là giọt nước tràn ly mà là ngòi thuốc súng đang nằm trong tay những kẻ muốn đẩy Việt Nam đến chỗ tự sát. -/-
Phạm Trần
(06/016)
Niềm tin Vận Hội Mới
Đinh Văn Tiến Hùng
17:08 30/06/2016
Niềm tin VẬN HỘI MỚI
Bao tai nạn đang phủ đầy Đất Nước,
Màu tang thương nhuộm đỏ khắp Quê Hương,
Thúc giục ta phải gấp bước lên đường,
Quyết đoàn kết mở đầu Vận Hội Mới.
Còn gì đâu mà e dè chờ đợi,
Khi Tổ Quốc bọn Tàu cộng xâm lăng,
Từ biên cương, biển đảo đã ngàn năm,
Luôn khẳng định chủ quyền Dân Tộc Việt.
Một ngàn năm xưa chúng ta đều biết,
Ách đô hộ ác độc của giặc Tàu,
Bắt dân lên rừng độc, xuống biển sâu,
Chặt gỗ quí, mò ngọc trai cho chúng.
Giờ đây chúng muốn tái trò diệt chủng,
Khiến dân ta lây lất sống từng ngày,
Khổ cực oằn vai, kiếp sống đọa đầy,
Vì miếng cơm manh áo lo quẫn trí.
Biên giới chiến lược đổi thay địa thế,
Bán đất đầu nguồn, cột mốc di dời,
Bùn đỏ tuôn tràn Bâu-xít Tây nguyên,
Cửa biển chiến lược cũng không còn nữa.
Hoàng Sa, Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ,
Lưỡi bò, chín khúc lấp liếm bao vây,
Đảo giả, phi trường vội vã đắp xây,
Chủ quyền an ninh nước ta đã mất.
Biển xanh mênh mông chứa đầy hải sản,
Ngư dân bám biển nguồn sống hàng ngày,
Bỗng dưng sóng cuốn xac cá phơi đầy,
Độc chất tuôn tràn tuyệt đường sinh kế.
Giang sơn, lãnh hải mỗi ngày thu hẹp,
Uy hiếp vùng trời, khóa chặt phòng không,
Bộ đội giặc Hồ chim nhốt trong lồng,
Chiến trận xảy ra tuyệt đường tẩu thoát.
Dân sống đọa đầy dưới bọn gian ác,
Chính là bởi lũ Việt cộng ma quyền,
Vì chúng muốn được chễm chệ ngồi yên,
Đem Đất Nước dâng Tàu, làm thái thú.
Sóng tự do đang dâng đầy hào khí,
Khắp nơi nơi vùng dậy chống tà quyền,
Không sợ côn an du đãng cuồng điên,
Ngẩng cao đầu quyết đòi quyền công lý.
Việt Nam hào hùng danh vang sử ký,
Bao anh hùng nữ kiệt đã ra tay,
Dẹp tan giặc ngọai xâm lấn nhiều lần,
Giành lại Giáng Sơn Đất Trời nguyên vẹn.
Có đàn áp, sẽ có vùng dậy,
Có vùng dạy, sẽ có thành công,
Nếu ta quyết chí một lòng,
Vận Hội Mới sẽ thành công đón mừng.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Bao tai nạn đang phủ đầy Đất Nước,
Màu tang thương nhuộm đỏ khắp Quê Hương,
Thúc giục ta phải gấp bước lên đường,
Quyết đoàn kết mở đầu Vận Hội Mới.
Còn gì đâu mà e dè chờ đợi,
Khi Tổ Quốc bọn Tàu cộng xâm lăng,
Từ biên cương, biển đảo đã ngàn năm,
Luôn khẳng định chủ quyền Dân Tộc Việt.
Một ngàn năm xưa chúng ta đều biết,
Ách đô hộ ác độc của giặc Tàu,
Bắt dân lên rừng độc, xuống biển sâu,
Chặt gỗ quí, mò ngọc trai cho chúng.
Giờ đây chúng muốn tái trò diệt chủng,
Khiến dân ta lây lất sống từng ngày,
Khổ cực oằn vai, kiếp sống đọa đầy,
Vì miếng cơm manh áo lo quẫn trí.
Biên giới chiến lược đổi thay địa thế,
Bán đất đầu nguồn, cột mốc di dời,
Bùn đỏ tuôn tràn Bâu-xít Tây nguyên,
Cửa biển chiến lược cũng không còn nữa.
Hoàng Sa, Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ,
Lưỡi bò, chín khúc lấp liếm bao vây,
Đảo giả, phi trường vội vã đắp xây,
Chủ quyền an ninh nước ta đã mất.
Biển xanh mênh mông chứa đầy hải sản,
Ngư dân bám biển nguồn sống hàng ngày,
Bỗng dưng sóng cuốn xac cá phơi đầy,
Độc chất tuôn tràn tuyệt đường sinh kế.
Giang sơn, lãnh hải mỗi ngày thu hẹp,
Uy hiếp vùng trời, khóa chặt phòng không,
Bộ đội giặc Hồ chim nhốt trong lồng,
Chiến trận xảy ra tuyệt đường tẩu thoát.
Dân sống đọa đầy dưới bọn gian ác,
Chính là bởi lũ Việt cộng ma quyền,
Vì chúng muốn được chễm chệ ngồi yên,
Đem Đất Nước dâng Tàu, làm thái thú.
Sóng tự do đang dâng đầy hào khí,
Khắp nơi nơi vùng dậy chống tà quyền,
Không sợ côn an du đãng cuồng điên,
Ngẩng cao đầu quyết đòi quyền công lý.
Việt Nam hào hùng danh vang sử ký,
Bao anh hùng nữ kiệt đã ra tay,
Dẹp tan giặc ngọai xâm lấn nhiều lần,
Giành lại Giáng Sơn Đất Trời nguyên vẹn.
Có đàn áp, sẽ có vùng dậy,
Có vùng dạy, sẽ có thành công,
Nếu ta quyết chí một lòng,
Vận Hội Mới sẽ thành công đón mừng.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa
Người Quan Sát / Danlambao
22:29 30/06/2016
Người Quan Sát (Danlambao) - Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi lẫn nhận tội khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.
Chiều 30/6/2016, các cơ quan chức năng đã có câu trả lời chính thức cho toàn thể nhân dân Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời báo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà công bố nguyên nhân như sau:
“Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện: Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.
Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.” (1)
Formosa Hà Tĩnh là một nhà máy được đầu tư với số tiền lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Và thảm hoạ môi trường xảy ra do nhà máy 10 tỷ đô bị chập điện trong 5 ngày?
Hiện nay, Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chứ chưa hoạt động hoàn toàn hết công suất.
Và hãy thử tưởng tượng, với sự cố chập điện tương tự lần này thì hậu quả sẽ xảy ra thế nào khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất như kế hoạch?
Thành tích hủy hoại môi trường ở các nước mà Formosa xây dựng nhà máy có lẽ ai cũng biết.
Vào năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon - tự tuyên bố là một tổ chức vì đạo đức và kinh tế - đã bình chọn và trao giải “Hành tinh Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Chẳng hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Ngay tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người) đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối. (2)
Ông Trần Hồng Hà tiếp tục thừa nhận trên VnExpress:
“Sau rất nhiều khảo sát, đánh giá, các nhà khoa học đã xác định, chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.”
Những ai am hiểu về kiến thức sinh thái biển đọc đoạn trên sẽ hiểu đơn giản như sau: Nơi có cá chết hàng loạt trong sự cố thảm hoạ môi trường tháng 4 vừa qua là những vùng biển chết. Và hiện tượng biển nhiễm độc khó có thể kiểm soát khi các dòng hải lưu và nước ngầm trôi qua.
Trong vài năm tới, những người đã ăn cá và tắm biển trong suốt thời gian ô nhiễm môi trường xảy ra liệu có được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe như những nạn nhân thảm hoạ ở các nước khác hay không? Trong vài năm tới liệu có ông lớn nào dám bảo đảm cho sự an toàn của ống xả thải khổng lồ nằm dưới lòng biển Vũng Án hay không?
Sau khi Formosa “nhận lỗi” trước đảng và chính phủ theo chỉ đạo một ngày trước buổi họp báo công bố nguyên nhân chính thức thì tập đoàn tai tiếng này đã kịp khẳng định "công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong bất kỳ tình huống nào" như một lời tuyên bố thách thức với toàn thể người dân Việt Nam (3).
500 triệu đô được quy đổi thành 11 ngàn tỷ tiền đồng là số tiền đền bù mà các lãnh đạo đảng Cộng sản đã đứng ra “nhận giùm” nhân dân Việt Nam bất chấp các thành tích huỷ hoại môi trường. Nhà máy 10 tỷ đô Formosa không thể bị đóng cửa bởi số tiền bôi trơn cho các quan chức từ trung ương đến địa phương ngay từ khi đặt bút phê duyệt dự án đến nay là không thể hoàn lại. Vì thế, màn trình diễn “nhận lỗi” chỉ là khúc dạo đầu để đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng người dân Việt Nam - những người sẽ tiếp tục nhận thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng cộng sản.
(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/formosa-nhan-loi-ang-nhan-tien-nhan-dan.html)
Chiều 30/6/2016, các cơ quan chức năng đã có câu trả lời chính thức cho toàn thể nhân dân Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời báo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà công bố nguyên nhân như sau:
“Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện: Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.
Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.” (1)
Chen Yuan-cheng HĐQT Formosa và TN&MT Trần Hồng Hà |
Formosa Hà Tĩnh là một nhà máy được đầu tư với số tiền lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Và thảm hoạ môi trường xảy ra do nhà máy 10 tỷ đô bị chập điện trong 5 ngày?
Hiện nay, Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chứ chưa hoạt động hoàn toàn hết công suất.
Và hãy thử tưởng tượng, với sự cố chập điện tương tự lần này thì hậu quả sẽ xảy ra thế nào khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất như kế hoạch?
Thành tích hủy hoại môi trường ở các nước mà Formosa xây dựng nhà máy có lẽ ai cũng biết.
Vào năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon - tự tuyên bố là một tổ chức vì đạo đức và kinh tế - đã bình chọn và trao giải “Hành tinh Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Chẳng hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Ngay tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người) đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối. (2)
Ông Trần Hồng Hà tiếp tục thừa nhận trên VnExpress:
“Sau rất nhiều khảo sát, đánh giá, các nhà khoa học đã xác định, chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.”
Những ai am hiểu về kiến thức sinh thái biển đọc đoạn trên sẽ hiểu đơn giản như sau: Nơi có cá chết hàng loạt trong sự cố thảm hoạ môi trường tháng 4 vừa qua là những vùng biển chết. Và hiện tượng biển nhiễm độc khó có thể kiểm soát khi các dòng hải lưu và nước ngầm trôi qua.
Trong vài năm tới, những người đã ăn cá và tắm biển trong suốt thời gian ô nhiễm môi trường xảy ra liệu có được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe như những nạn nhân thảm hoạ ở các nước khác hay không? Trong vài năm tới liệu có ông lớn nào dám bảo đảm cho sự an toàn của ống xả thải khổng lồ nằm dưới lòng biển Vũng Án hay không?
Sau khi Formosa “nhận lỗi” trước đảng và chính phủ theo chỉ đạo một ngày trước buổi họp báo công bố nguyên nhân chính thức thì tập đoàn tai tiếng này đã kịp khẳng định "công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong bất kỳ tình huống nào" như một lời tuyên bố thách thức với toàn thể người dân Việt Nam (3).
500 triệu đô được quy đổi thành 11 ngàn tỷ tiền đồng là số tiền đền bù mà các lãnh đạo đảng Cộng sản đã đứng ra “nhận giùm” nhân dân Việt Nam bất chấp các thành tích huỷ hoại môi trường. Nhà máy 10 tỷ đô Formosa không thể bị đóng cửa bởi số tiền bôi trơn cho các quan chức từ trung ương đến địa phương ngay từ khi đặt bút phê duyệt dự án đến nay là không thể hoàn lại. Vì thế, màn trình diễn “nhận lỗi” chỉ là khúc dạo đầu để đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng người dân Việt Nam - những người sẽ tiếp tục nhận thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng cộng sản.
(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/07/formosa-nhan-loi-ang-nhan-tien-nhan-dan.html)
Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”
CTV Danlambao
22:33 30/06/2016
CTV Danlambao - Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh
Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.
“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”
Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra.
“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết... Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.
Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.
Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc:
“Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.
“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.
Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?
Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin...”
Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lòi đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.
“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.
Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra.
Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói:
“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.
Đối đầu nhân dân
Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.
Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.
Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận - những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” - thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.
Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.
Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình - một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.
Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.
30.06.2016 (Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
BT thông tin Trương Minh Tuấn |
“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”
Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra.
“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết... Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.
Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.
Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc:
“Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.
“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.
Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?
Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin...”
Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lòi đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.
“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.
Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra.
Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói:
“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.
Đối đầu nhân dân
Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.
Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.
Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận - những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” - thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.
Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.
Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình - một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.
Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.
30.06.2016 (Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
“Việt Nam Cá Chết” - Phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan của đài truyền hình PTS
TV PTS Đài Loan
22:06 30/06/2016
Danlambao - Đài truyền hình PTS vừa công chiếu một video phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan về thảm hoạ cá chết tại miền Trung Việt Nam, trong đó có nêu lên nghi vấn của người dân về sự liên quan của tập đoàn Formosa.
Có thể nói, đây là một phóng sự công phu nhất từ trước đến nay về tình cảnh bi đát của người dân miền Trung từ khi xảy ra hiện tượng biển nhiễm độc cho đến nay.
Các phóng viên của PTS đã bất chấp nguy hiểm, trực tiếp đến tận hiện trường để nêu lên những vấn đề mà chưa một tờ báo chính thống nào của Việt Nam dám đăng tải.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, Formosa còn là nguyên nhân khiến cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh bị đảo lộn. Để có đất giao cho tập đoàn này, nhà cầm quyền địa phương đã cưỡng ép nhiều hộ dân phải di dời với giá rẻ mạt. Những gia đình nào không chịu di dời thì bị CA dùng nhiều thủ đoạn để trấn áp, trẻ em không được đến trường,,,
Ngay sau khi phát sóng, phóng sự này đã dấy lên nhiều phản ứng dữ dội của dư luận Đài Loan về tập đoàn Formosa, đồng thời yêu cầu chính phủ nước này cần phải can thiệp và có trách nhiệm trong vấn đề này.
Danlambao xin chân thành cảm ơn bạn đọc Hồ Như Ý đã hỗ trợ dịch thuật để chuyển nội dung phóng sự này sang tiếng Việt.
Có thể nói, đây là một phóng sự công phu nhất từ trước đến nay về tình cảnh bi đát của người dân miền Trung từ khi xảy ra hiện tượng biển nhiễm độc cho đến nay.
Các phóng viên của PTS đã bất chấp nguy hiểm, trực tiếp đến tận hiện trường để nêu lên những vấn đề mà chưa một tờ báo chính thống nào của Việt Nam dám đăng tải.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, Formosa còn là nguyên nhân khiến cho cuộc sống người dân Hà Tĩnh bị đảo lộn. Để có đất giao cho tập đoàn này, nhà cầm quyền địa phương đã cưỡng ép nhiều hộ dân phải di dời với giá rẻ mạt. Những gia đình nào không chịu di dời thì bị CA dùng nhiều thủ đoạn để trấn áp, trẻ em không được đến trường,,,
Ngay sau khi phát sóng, phóng sự này đã dấy lên nhiều phản ứng dữ dội của dư luận Đài Loan về tập đoàn Formosa, đồng thời yêu cầu chính phủ nước này cần phải can thiệp và có trách nhiệm trong vấn đề này.
Danlambao xin chân thành cảm ơn bạn đọc Hồ Như Ý đã hỗ trợ dịch thuật để chuyển nội dung phóng sự này sang tiếng Việt.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (18)
Vũ Văn An
23:39 30/06/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách đầy thương xót
Ở chỗ thân thiết nhất trong đời sống đức tin này, ta nên dừng lại chốc lát và tự hỏi: Thiên Chúa có thể đau khổ hay không? Thiên Chúa có thể không phải chỉ là một Thiên Chúa cau mày một cách thiện cảm đối với đau khổ không? Liệu người ta có thể thực sự nói đến một vị Thiên Chúa đau khổ với [mitleidenden] chúng ta không và, do đó, vui mừng với chúng ta không? Đây không hẳn chỉ là những câu hỏi hoàn toàn có tính suy lý. Vì câu trả lời cho chúng sẽ xác định xem liệu Thiên Chúa có phải là một vị Thiên Chúa biết đồng cảm hay không, theo nghĩa chân chính của từ ngữ. Vì chữ “sympathetic”, một chữ phát nguyên từ tiếng Hy Lạp (συμπαθειν), không những chỉ có nghĩa là “thiện cảm” mà còn có nghĩa là “đau khổ với” (đồng cảm) nữa. Ta có thể nói như thế về Thiên Chúa hay không?
Thần học kinh viện truyền thống vốn bác bỏ điều cho rằngThiên Chúa có thể đau khổ. Cả nền triết học cổ thời cũng xác tín rằng Thiên Chúa không thể đau khổ (ἀπάθεια). Chỉ trừ một ít ngoại lệ, nói chung truyền thống thần học đã tiếp thu chủ đề quán xuyến này (134). Và họ có những lý do nghiêm túc để làm như thế. Họ lý luận rằng: nói tới một vị Thiên Chúa thụ động chịu để cho mình bị sự đau khổ của ta tác động đến là điều không tương hợp với tính siêu việt và tuyệt đối của Người, nghĩa là, với sự tách biệt và trổi vượt của Người đối với thế giới và phàm nhân. Thêm vào đó, sự hoàn thiện của Thiên Chúa, một sự hoàn thiện loại trừ mọi thứ thiếu sót, cũng loại trừ mọi thứ đau khổ, vì đau khổ quả thực là một thứ thiếu sót. Theo lối lý luận này, ý niệm Thiên Chúa đau khổ là một ý niệm không thể nào hoà giải với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa không thể bị hành hạ một cách thụ động và bất lực bởi đau đớn và đau khổ được, giống như những hữu thể tử sinh chúng ta.
Giống ý niệm Thiên Chúa đau khổ, ý niệm Thiên Chúa trong diễn trình hình thành (becoming) là một ý niệm không thể nào tương hợp với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa không thể tìm đường hoàn toàn tiến tới bản ngã của Người bằng cách trước nhất phải đi qua lịch sử đau khổ của thế giới. Những ý niệm loại này, tuy tìm thấy trong nhiều hình thức của những luồng tư tưởng khác nhau, kể cả nhiều hình thức của nền thần học hậu Auschwitz (135), nhưng không giúp ta tiến được bước nào trong việc trả lời câu hỏi về ý nghĩa sự đau khổ của con người. Karl Rahner phát biểu điểm này dưới một hình thức quyết liệt: Tôi có lợi thế nào được nếu sự việc cũng trở thành rối rắm cho vị Thiên Chúa yêu dấu của tôi? (136). Các ý niệm này biến các kinh hoàng của Auschwitz thành một huyền thoại và một định mệnh không thể nào tin được, một định mệnh mà không những chúng ta nhưng cả Thiên Chúa nữa cũng bị trao cho một cách không cưỡng được. Với cung cách đó, ta có thể gỡ mình khỏi bất cứ trách nhiệm nào đối với các đau khổ như thế và khỏi mọi thứ ăn năn thống hối cần thiết.
Cùng lúc ấy, cái hiểu của Thánh Kinh về Thiên Chúa vẫn đã có trong Cựu Ước không hề chừa chỗ để ta hoài nghi rằng Thiên Chúa không phải là vị Thiên Chúa vô cảm. Theo chứng cớ Thánh Kinh, Thiên Chúa có một trái tim dành cho phàm nhân. Người đau khổ với chúng ta; Người cũng hân hoan và than khóc vì chúng ta và với chúng ta (137). Thánh Kinh không hề biết một vị Thiên Chúa, trong uy nghi và phước hạnh, chễm chệ trên ngai đầy khủng khiếp đối với thế giới và vô cảm đối với nó. Theo Tân Ước, Đấng trong hình thức Thiên Chúa đã mang lấy hình thức nô lệ nơi Chúa Giêsu Kitô và tự hạ mình (Pl 2:6tt). Người có thể cảm nhận với chúng ta; Người giống như ta trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15). Thiên Chúa chịu đóng đinh lúc ấy và cả bây giờ vẫn là một tai tiếng, chắc chắn như thế. Một sứ điệp như thế dưới con mắt thế gian quả là sự điên rồ, nhưng lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cr 1:21, 23).
Thông Điệp Haurietis Aquas (1956) của Đức Piô XII, với nhiều trích dẫn từ các giáo phụ, đã nhấn mạnh rằng: dựa trên sự kết hợp ngôi vị của Ngôi Thứ Hai Thiên Chúa với nhân tính, các xúc cảm và đau khổ trong bản tính nhân loại của Chúa Giêsu cũng là các xúc cảm và đau khổ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Sự đau khổ của Chúa Giêsu trong tư cách người phàm, do đó, cùng một lúc cũng là sự đau khổ của Thiên Chúa. Matthias Joseph Scheeben viết rằng Thiên Chúa trở thành người phàm nơi Chúa Giêsu Kitô để lòng cảm thương hay đồng khổ (compassion) theo nghĩa đen không khiếm diện nơi lòng thương xót (138). Do đó, trong nhân tính của Chúa Giêsu, Thiên Chúa có thể đau khổ và muốn chịu đau khổ với ta và cho ta. Nếu Thiên Chúa không chịu đau khổ cho ta trên thập giá và nếu Người không chết cho ta trên thập giá, nếu cái chết của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là cái chết của một phàm nhân và nếu Người bị hành hình một cách bất công chỉ như một phàm nhân, giống nhiều người khác trước Người và nhiều người hơn nữa cho tới nay, thì cái chết của Người có thể làm gương cho chúng ta nhưng nhất quyết không có ý nghĩa cứu độ. Chỉ khi nào nơi Người, chính Thiên Chúa, Đấng bất tử và là chúa tể sự sống và sự chết, chịu đau khổ và chịu chết, Người mới chiến thắng sự chết ngay trong cái chết và qua cái chết.
Giáo huấn trên của Thánh Kinh và truyền thống giáo phụ không mâu thuẫn với giáo huấn truyền thống của thần học Kinh Viện, là nền thần học vốn khởi đi từ một cái hiểu siêu hình về Thiên Chúa. Sở dĩ như thế vì, đối với Thánh Kinh, sự đau khổ đồng cảm [Mitleiden] nơi Thiên Chúa không phải là một biểu thức nói lên sự bất toàn của Người, sự yếu đuối của Người hay sự bất lực của Người; nhưng trái lại, nó là một biểu thức nói lên sự toàn năng của Người. Vì tình yêu tối thượng của Người, có thể nói: Thiên Chúa đã để Người can dự vào việc nhập thể và hạ mình xuống ngang hàng một nô lệ. Người không bị đau khổ áp đảo. Là Thiên Chúa, Đấng bất tử và tự mình không thể đau khổ, Người đã tự ý phó mình Người cho đau khổ và chết chóc. Chính bằng cách này, Người đã có thể đánh bại sự chết ngay trong sự chết vì Người mạnh hơn sự chết. “Nhờ cái chết, Người đã tiêu diệt sự chết của chúng con, và nhờ sống lại, Người đã phục hồi sự sống của chúng con” (139).
Trong sự chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã không từ bỏ sự toàn năng, mà đúng hơn, Người đã hành động một cách hoàn toàn toàn năng. Với Kierkegaard, ta có thể nói: một trong các yếu tố của sự toàn năng, đúng hơn, sự toàn năng của tình yêu, là nó bao hàm việc để mình bị tác động bởi đau khổ mà không bị đau khổ kiểm soát (140). Một Thiên Chúa mà chỉ thương xót chứ không toàn năng sẽ không còn là Thiên Chúa nữa. Một Thiên Chúa chỉ toàn năng chứ không thương xót sẽ là một bạo chúa đáng ghét. Tương tự như thế, lời cầu nguyện của Giáo Hội quả quyết rằng quyền năng của Thiên Chúa được tỏ bầy “trên hết trong lòng thương xót và tha thứ” (141).
Cho nên, không thể có vấn đề tranh cãi về sự toàn năng của Thiên Chúa vì lòng thương xót của Người và về việc trao một Thiên Chúa bất lực cho đau khổ. Ý niệm Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt trong một diễn trình như thế, vì một vị Thiên Chúa bất lực sẽ không còn thực sự là Thiên Chúa nữa. Do đó, Thiên Chúa không thể bị tác động và áp đảo bởi đau đớn hay tổn hại, một cách thụ động và ngược với ý muốn. Nhưng trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa tự để mình, một cách hoàn toàn tự do, chịu tác động bởi đau đớn và đau khổ. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa chứng tỏ Người tự do một cách siêu phàm. Lòng thương xót của Người không bị xui khiến bởi nhu cầu hay thống khổ của con người. Người nhân từ quyết định chịu tác động và lay động bởi đau đớn và đau khổ của nhân loại. Do đó, nhiều nhà thần học ngày nay trong các truyền thống Công Giáo, Chính Thống, và Thệ Phản nói tới sự kiện Thiên Chúa có thể chịu đau khổ thay cho ta và với ta (142).
Ngay Origen cũng đã nói tới sự đau khổ của Thiên Chúa vì yêu thương ta và Người biến sự đau khổ vì yêu thương này thành nguồn gốc của lịch sử cứu độ. Ông phát biểu ý tưởng này như sau: “Primus passus est, deinde descendit. Quae est ista, quan pro nobis passus est, passio? Caritatis est passio” (“trước hết, Người chịu đau khổ; rồi mới thăng thiên. Sự đau khổ Người chịu cho ta là sự đau khổ nào? Nó là sự đau khổ của tình yêu” (143). Thánh Bernard thành Clairvaux phát biểu cái hiểu của ngài về khả thể Thiên Chúa chịu đau khổ trong một công thức giầu óc sáng tạo khi ngài nói rằng Thiên Chúa bất khả đau khổ (impassibilis), nhưng Người không bất khả chia sẻ nỗi đau khổ của người khác (incompassibilis) (144). Thánh Augustinô giải thích ý nghĩa thiêng liêng của ý niệm này như sau:
“Không phải do tính tất yếu của thân phận Người, mà do thiện chí của lòng cảm thương nơi Người, nên Chúa Giêsu của chúng ta đã mang lấy những tâm tình yếu đuối phàm nhân này, lúc Người mang lấy xác thịt yếu đuối phàm nhân và cái chết của xác thịt phàm nhân. Người làm thế để biến đổi thành chính Người Nhiệm Thể của Người, tức Giáo Hội, mà Người đã đoái thương trở thành Đầu, để nếu có bao giờ xẩy ra việc bất cứ người thánh thiện và trung thành của Người bị đau buồn và sầu khổ trong các cơn cám dỗ nhân bản, thì họ không vì thế mà tưởng rằng mình bị xa lìa khỏi ơn thánh của Đấng Cứu Rỗi mình, nhưng nên học biết rằng những chuyện xẩy ra như thế không phải là tội lỗi, mà chỉ cho thấy sự yếu đuối của con người mà thôi. Như thế, Nhiệm Thể cần ghi nhớ điều đó từ Đầu” (145).
Đức Bênêđictô XVI cũng đã phát biểu một tư tưởng tương tự như thế:
“Con người có giá trị với Thiên Chúa đến nỗi chính Người đã trở thành phàm nhân để chịu đau khổ với con người… Do đó, trong mọi đau khổ của con người, chúng ta được kết hợp với Đấng cảm nghiệm và mang lấy sự đau khổ đó với chúng ta; bởi đó, sự an ủi hiện diện trong mọi đau khổ là sự an ủi của tình yêu đồng cảm của Thiên Chúa, và như thế, sao hy vọng đã mọc lên” (146).
Đó là những tầm nhìn thần học và linh đạo hết sức thấu suốt lần đầu tiên soi sáng cõi sâu thẳm trọn vẹn và khôn dò của lòng Thiên Chúa thương xót và đào rất sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Biết bao yêu thương đã tạo nơi người có đức tin sự ngưỡng phục và biết ơn sâu xa vì Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những việc ấy và đã chịu đau khổ cho chúng ta và cho tôi. Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, tội lỗi của tôi. Bất chấp điều này, và có lẽ vì chính điều này, ta nên đặt thêm với Người một câu hỏi cuối cùng: như thế thì tại sao lại có đau đớn và đau khổ vô chừng cho rất nhiều người vô tội trên thế gian? Nhằm mục tiêu gì?
Kỳ sau: 7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
___________________________________________________________________________________________________________
(134) Wilhelm Maas, Unveranderlichkeit Gottes: Zum Verhaltnis von griechisch-philosophischer und christlicher Gotteslehre (Munich: Schoningh, 1974); Kasper, The God of Jesus Christ, 189-97; Peter Koslowski, Der leidende Gott: Ein philosophische und theologische Kritik (Munich: W. Fink Verlag, 2001).
(135) Các ý tưởng như thế tìm thấy trong trường phái Kabbalah Do Thái và trong nhiều hình thức của Hegel, nơi Scheler sau này và trong thần học diễn trình (process theology) (A.N. Whitehead, C, Hartshorne, J.Cobb v.v…), cũng như trong ngữ cảnh nền thần học hậu Auschwitz như Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(136) Karl Rahner, Schriften zur Theologie, Bd. 15 (Einsiedeln: Benzinger, 1983), 211tt; Paul Imhof và Hubert Biallowons hiệu đính, Karl Rahner im Gesprach, Bd.1 (Munich: Kosel Verlag, 1982), 245tt.
(137) Abraham J. Heschel, The Prophets (New York: Harper & Row, 1962): Peter Kuhn, Gottes Selbsterniedrigung in der Theologie der Rabbinen (Munich: Kosel Verlag, 1968); và cuốn khác của ông Gottes Trauer und Klage in der rabbinischen Uberlieferung (Leiden: Brill, 1978).
(138) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(139) Kinh Tiền Tụng I Phục Sinh
(140) Soren Kierkegaard, Die Tagebucher 1834-1855 (Munich: Kosel Verlag, 1949), 239tt; Karl Barth, Church Dogmatics, II/1: 605-7; Eberhard Jungel, “Gottesursprungliches Anfangen als schopferische Selbstbegrenzung” trong Wertlose Wahrheit: Zur Identitat und Relevanz des christlichen Glaubens (Munich: Kosel Verlag, 1990), 151-62; Thomas Propper, “Almacht III”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:416.
(141) Sách Lễ Rôma, Lời Nguyện Chúa Nhật 26 trong lịch phụng vụ.
(142) Chỉ một số ít được nhắc tới ở đây: Hans Urs von Balthasar, Joseph Ratzinger, Hans Kung, Jean Galot, H. Muhlen. Về phía Thệ Phản: Jurgen Moltmann, Eberhard Jungel,… Xem Walter Kasper, “Das Kreuz als Offenbarung der Liebe Gottes”, Catholica (M) 61 (2007): 1-14.
(143) Origen, Homelia in Ezechielem, VI, 8.
(144) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 26, 5.
(145) Thánh Augustinô, Expositions on the Psalms, 87, 3. Bản dịch này là của Readings from St. Augustine on the Psalms, do Joseph Rickaby hiệu đính (New York: Benzinger Brothers, 1925), 1925), 143.
(146) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi. Bản tiếng Anh trên trang mạng của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_en_20071130_spe-salvi_en.html
6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách đầy thương xót
Ở chỗ thân thiết nhất trong đời sống đức tin này, ta nên dừng lại chốc lát và tự hỏi: Thiên Chúa có thể đau khổ hay không? Thiên Chúa có thể không phải chỉ là một Thiên Chúa cau mày một cách thiện cảm đối với đau khổ không? Liệu người ta có thể thực sự nói đến một vị Thiên Chúa đau khổ với [mitleidenden] chúng ta không và, do đó, vui mừng với chúng ta không? Đây không hẳn chỉ là những câu hỏi hoàn toàn có tính suy lý. Vì câu trả lời cho chúng sẽ xác định xem liệu Thiên Chúa có phải là một vị Thiên Chúa biết đồng cảm hay không, theo nghĩa chân chính của từ ngữ. Vì chữ “sympathetic”, một chữ phát nguyên từ tiếng Hy Lạp (συμπαθειν), không những chỉ có nghĩa là “thiện cảm” mà còn có nghĩa là “đau khổ với” (đồng cảm) nữa. Ta có thể nói như thế về Thiên Chúa hay không?
Thần học kinh viện truyền thống vốn bác bỏ điều cho rằngThiên Chúa có thể đau khổ. Cả nền triết học cổ thời cũng xác tín rằng Thiên Chúa không thể đau khổ (ἀπάθεια). Chỉ trừ một ít ngoại lệ, nói chung truyền thống thần học đã tiếp thu chủ đề quán xuyến này (134). Và họ có những lý do nghiêm túc để làm như thế. Họ lý luận rằng: nói tới một vị Thiên Chúa thụ động chịu để cho mình bị sự đau khổ của ta tác động đến là điều không tương hợp với tính siêu việt và tuyệt đối của Người, nghĩa là, với sự tách biệt và trổi vượt của Người đối với thế giới và phàm nhân. Thêm vào đó, sự hoàn thiện của Thiên Chúa, một sự hoàn thiện loại trừ mọi thứ thiếu sót, cũng loại trừ mọi thứ đau khổ, vì đau khổ quả thực là một thứ thiếu sót. Theo lối lý luận này, ý niệm Thiên Chúa đau khổ là một ý niệm không thể nào hoà giải với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa không thể bị hành hạ một cách thụ động và bất lực bởi đau đớn và đau khổ được, giống như những hữu thể tử sinh chúng ta.
Giống ý niệm Thiên Chúa đau khổ, ý niệm Thiên Chúa trong diễn trình hình thành (becoming) là một ý niệm không thể nào tương hợp với ý niệm Thiên Chúa được. Thiên Chúa không thể tìm đường hoàn toàn tiến tới bản ngã của Người bằng cách trước nhất phải đi qua lịch sử đau khổ của thế giới. Những ý niệm loại này, tuy tìm thấy trong nhiều hình thức của những luồng tư tưởng khác nhau, kể cả nhiều hình thức của nền thần học hậu Auschwitz (135), nhưng không giúp ta tiến được bước nào trong việc trả lời câu hỏi về ý nghĩa sự đau khổ của con người. Karl Rahner phát biểu điểm này dưới một hình thức quyết liệt: Tôi có lợi thế nào được nếu sự việc cũng trở thành rối rắm cho vị Thiên Chúa yêu dấu của tôi? (136). Các ý niệm này biến các kinh hoàng của Auschwitz thành một huyền thoại và một định mệnh không thể nào tin được, một định mệnh mà không những chúng ta nhưng cả Thiên Chúa nữa cũng bị trao cho một cách không cưỡng được. Với cung cách đó, ta có thể gỡ mình khỏi bất cứ trách nhiệm nào đối với các đau khổ như thế và khỏi mọi thứ ăn năn thống hối cần thiết.
Cùng lúc ấy, cái hiểu của Thánh Kinh về Thiên Chúa vẫn đã có trong Cựu Ước không hề chừa chỗ để ta hoài nghi rằng Thiên Chúa không phải là vị Thiên Chúa vô cảm. Theo chứng cớ Thánh Kinh, Thiên Chúa có một trái tim dành cho phàm nhân. Người đau khổ với chúng ta; Người cũng hân hoan và than khóc vì chúng ta và với chúng ta (137). Thánh Kinh không hề biết một vị Thiên Chúa, trong uy nghi và phước hạnh, chễm chệ trên ngai đầy khủng khiếp đối với thế giới và vô cảm đối với nó. Theo Tân Ước, Đấng trong hình thức Thiên Chúa đã mang lấy hình thức nô lệ nơi Chúa Giêsu Kitô và tự hạ mình (Pl 2:6tt). Người có thể cảm nhận với chúng ta; Người giống như ta trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15). Thiên Chúa chịu đóng đinh lúc ấy và cả bây giờ vẫn là một tai tiếng, chắc chắn như thế. Một sứ điệp như thế dưới con mắt thế gian quả là sự điên rồ, nhưng lại là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cr 1:21, 23).
Thông Điệp Haurietis Aquas (1956) của Đức Piô XII, với nhiều trích dẫn từ các giáo phụ, đã nhấn mạnh rằng: dựa trên sự kết hợp ngôi vị của Ngôi Thứ Hai Thiên Chúa với nhân tính, các xúc cảm và đau khổ trong bản tính nhân loại của Chúa Giêsu cũng là các xúc cảm và đau khổ của Ngôi Hai Thiên Chúa. Sự đau khổ của Chúa Giêsu trong tư cách người phàm, do đó, cùng một lúc cũng là sự đau khổ của Thiên Chúa. Matthias Joseph Scheeben viết rằng Thiên Chúa trở thành người phàm nơi Chúa Giêsu Kitô để lòng cảm thương hay đồng khổ (compassion) theo nghĩa đen không khiếm diện nơi lòng thương xót (138). Do đó, trong nhân tính của Chúa Giêsu, Thiên Chúa có thể đau khổ và muốn chịu đau khổ với ta và cho ta. Nếu Thiên Chúa không chịu đau khổ cho ta trên thập giá và nếu Người không chết cho ta trên thập giá, nếu cái chết của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là cái chết của một phàm nhân và nếu Người bị hành hình một cách bất công chỉ như một phàm nhân, giống nhiều người khác trước Người và nhiều người hơn nữa cho tới nay, thì cái chết của Người có thể làm gương cho chúng ta nhưng nhất quyết không có ý nghĩa cứu độ. Chỉ khi nào nơi Người, chính Thiên Chúa, Đấng bất tử và là chúa tể sự sống và sự chết, chịu đau khổ và chịu chết, Người mới chiến thắng sự chết ngay trong cái chết và qua cái chết.
Giáo huấn trên của Thánh Kinh và truyền thống giáo phụ không mâu thuẫn với giáo huấn truyền thống của thần học Kinh Viện, là nền thần học vốn khởi đi từ một cái hiểu siêu hình về Thiên Chúa. Sở dĩ như thế vì, đối với Thánh Kinh, sự đau khổ đồng cảm [Mitleiden] nơi Thiên Chúa không phải là một biểu thức nói lên sự bất toàn của Người, sự yếu đuối của Người hay sự bất lực của Người; nhưng trái lại, nó là một biểu thức nói lên sự toàn năng của Người. Vì tình yêu tối thượng của Người, có thể nói: Thiên Chúa đã để Người can dự vào việc nhập thể và hạ mình xuống ngang hàng một nô lệ. Người không bị đau khổ áp đảo. Là Thiên Chúa, Đấng bất tử và tự mình không thể đau khổ, Người đã tự ý phó mình Người cho đau khổ và chết chóc. Chính bằng cách này, Người đã có thể đánh bại sự chết ngay trong sự chết vì Người mạnh hơn sự chết. “Nhờ cái chết, Người đã tiêu diệt sự chết của chúng con, và nhờ sống lại, Người đã phục hồi sự sống của chúng con” (139).
Trong sự chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã không từ bỏ sự toàn năng, mà đúng hơn, Người đã hành động một cách hoàn toàn toàn năng. Với Kierkegaard, ta có thể nói: một trong các yếu tố của sự toàn năng, đúng hơn, sự toàn năng của tình yêu, là nó bao hàm việc để mình bị tác động bởi đau khổ mà không bị đau khổ kiểm soát (140). Một Thiên Chúa mà chỉ thương xót chứ không toàn năng sẽ không còn là Thiên Chúa nữa. Một Thiên Chúa chỉ toàn năng chứ không thương xót sẽ là một bạo chúa đáng ghét. Tương tự như thế, lời cầu nguyện của Giáo Hội quả quyết rằng quyền năng của Thiên Chúa được tỏ bầy “trên hết trong lòng thương xót và tha thứ” (141).
Cho nên, không thể có vấn đề tranh cãi về sự toàn năng của Thiên Chúa vì lòng thương xót của Người và về việc trao một Thiên Chúa bất lực cho đau khổ. Ý niệm Thiên Chúa sẽ bị hủy diệt trong một diễn trình như thế, vì một vị Thiên Chúa bất lực sẽ không còn thực sự là Thiên Chúa nữa. Do đó, Thiên Chúa không thể bị tác động và áp đảo bởi đau đớn hay tổn hại, một cách thụ động và ngược với ý muốn. Nhưng trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa tự để mình, một cách hoàn toàn tự do, chịu tác động bởi đau đớn và đau khổ. Trong lòng thương xót của Người, Thiên Chúa chứng tỏ Người tự do một cách siêu phàm. Lòng thương xót của Người không bị xui khiến bởi nhu cầu hay thống khổ của con người. Người nhân từ quyết định chịu tác động và lay động bởi đau đớn và đau khổ của nhân loại. Do đó, nhiều nhà thần học ngày nay trong các truyền thống Công Giáo, Chính Thống, và Thệ Phản nói tới sự kiện Thiên Chúa có thể chịu đau khổ thay cho ta và với ta (142).
Ngay Origen cũng đã nói tới sự đau khổ của Thiên Chúa vì yêu thương ta và Người biến sự đau khổ vì yêu thương này thành nguồn gốc của lịch sử cứu độ. Ông phát biểu ý tưởng này như sau: “Primus passus est, deinde descendit. Quae est ista, quan pro nobis passus est, passio? Caritatis est passio” (“trước hết, Người chịu đau khổ; rồi mới thăng thiên. Sự đau khổ Người chịu cho ta là sự đau khổ nào? Nó là sự đau khổ của tình yêu” (143). Thánh Bernard thành Clairvaux phát biểu cái hiểu của ngài về khả thể Thiên Chúa chịu đau khổ trong một công thức giầu óc sáng tạo khi ngài nói rằng Thiên Chúa bất khả đau khổ (impassibilis), nhưng Người không bất khả chia sẻ nỗi đau khổ của người khác (incompassibilis) (144). Thánh Augustinô giải thích ý nghĩa thiêng liêng của ý niệm này như sau:
“Không phải do tính tất yếu của thân phận Người, mà do thiện chí của lòng cảm thương nơi Người, nên Chúa Giêsu của chúng ta đã mang lấy những tâm tình yếu đuối phàm nhân này, lúc Người mang lấy xác thịt yếu đuối phàm nhân và cái chết của xác thịt phàm nhân. Người làm thế để biến đổi thành chính Người Nhiệm Thể của Người, tức Giáo Hội, mà Người đã đoái thương trở thành Đầu, để nếu có bao giờ xẩy ra việc bất cứ người thánh thiện và trung thành của Người bị đau buồn và sầu khổ trong các cơn cám dỗ nhân bản, thì họ không vì thế mà tưởng rằng mình bị xa lìa khỏi ơn thánh của Đấng Cứu Rỗi mình, nhưng nên học biết rằng những chuyện xẩy ra như thế không phải là tội lỗi, mà chỉ cho thấy sự yếu đuối của con người mà thôi. Như thế, Nhiệm Thể cần ghi nhớ điều đó từ Đầu” (145).
Đức Bênêđictô XVI cũng đã phát biểu một tư tưởng tương tự như thế:
“Con người có giá trị với Thiên Chúa đến nỗi chính Người đã trở thành phàm nhân để chịu đau khổ với con người… Do đó, trong mọi đau khổ của con người, chúng ta được kết hợp với Đấng cảm nghiệm và mang lấy sự đau khổ đó với chúng ta; bởi đó, sự an ủi hiện diện trong mọi đau khổ là sự an ủi của tình yêu đồng cảm của Thiên Chúa, và như thế, sao hy vọng đã mọc lên” (146).
Đó là những tầm nhìn thần học và linh đạo hết sức thấu suốt lần đầu tiên soi sáng cõi sâu thẳm trọn vẹn và khôn dò của lòng Thiên Chúa thương xót và đào rất sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Biết bao yêu thương đã tạo nơi người có đức tin sự ngưỡng phục và biết ơn sâu xa vì Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những việc ấy và đã chịu đau khổ cho chúng ta và cho tôi. Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, tội lỗi của tôi. Bất chấp điều này, và có lẽ vì chính điều này, ta nên đặt thêm với Người một câu hỏi cuối cùng: như thế thì tại sao lại có đau đớn và đau khổ vô chừng cho rất nhiều người vô tội trên thế gian? Nhằm mục tiêu gì?
Kỳ sau: 7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
___________________________________________________________________________________________________________
(134) Wilhelm Maas, Unveranderlichkeit Gottes: Zum Verhaltnis von griechisch-philosophischer und christlicher Gotteslehre (Munich: Schoningh, 1974); Kasper, The God of Jesus Christ, 189-97; Peter Koslowski, Der leidende Gott: Ein philosophische und theologische Kritik (Munich: W. Fink Verlag, 2001).
(135) Các ý tưởng như thế tìm thấy trong trường phái Kabbalah Do Thái và trong nhiều hình thức của Hegel, nơi Scheler sau này và trong thần học diễn trình (process theology) (A.N. Whitehead, C, Hartshorne, J.Cobb v.v…), cũng như trong ngữ cảnh nền thần học hậu Auschwitz như Hans Jonas, Der Gottesbegriff nach Auschwitz.
(136) Karl Rahner, Schriften zur Theologie, Bd. 15 (Einsiedeln: Benzinger, 1983), 211tt; Paul Imhof và Hubert Biallowons hiệu đính, Karl Rahner im Gesprach, Bd.1 (Munich: Kosel Verlag, 1982), 245tt.
(137) Abraham J. Heschel, The Prophets (New York: Harper & Row, 1962): Peter Kuhn, Gottes Selbsterniedrigung in der Theologie der Rabbinen (Munich: Kosel Verlag, 1968); và cuốn khác của ông Gottes Trauer und Klage in der rabbinischen Uberlieferung (Leiden: Brill, 1978).
(138) Scheeben, Handbuch der katholischen Dogmatik, 2:266.
(139) Kinh Tiền Tụng I Phục Sinh
(140) Soren Kierkegaard, Die Tagebucher 1834-1855 (Munich: Kosel Verlag, 1949), 239tt; Karl Barth, Church Dogmatics, II/1: 605-7; Eberhard Jungel, “Gottesursprungliches Anfangen als schopferische Selbstbegrenzung” trong Wertlose Wahrheit: Zur Identitat und Relevanz des christlichen Glaubens (Munich: Kosel Verlag, 1990), 151-62; Thomas Propper, “Almacht III”, Lexikon fur Theologie und Kirche, ấn bản 3, 1:416.
(141) Sách Lễ Rôma, Lời Nguyện Chúa Nhật 26 trong lịch phụng vụ.
(142) Chỉ một số ít được nhắc tới ở đây: Hans Urs von Balthasar, Joseph Ratzinger, Hans Kung, Jean Galot, H. Muhlen. Về phía Thệ Phản: Jurgen Moltmann, Eberhard Jungel,… Xem Walter Kasper, “Das Kreuz als Offenbarung der Liebe Gottes”, Catholica (M) 61 (2007): 1-14.
(143) Origen, Homelia in Ezechielem, VI, 8.
(144) Thánh Bernard thành Clairvaux, Commentary on the Song of Songs, 26, 5.
(145) Thánh Augustinô, Expositions on the Psalms, 87, 3. Bản dịch này là của Readings from St. Augustine on the Psalms, do Joseph Rickaby hiệu đính (New York: Benzinger Brothers, 1925), 1925), 143.
(146) Đức Bênêđíctô XVI, Spe Salvi. Bản tiếng Anh trên trang mạng của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_en_20071130_spe-salvi_en.html
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vỏ Ốc Biển
Nguyễn Đức Cung
18:04 30/06/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Biển rì rào con sóng vổ ngây thơ
Ốc im lặng nằm yên chờ trên bãi
Con mây trằng trên cao nhìn ngây dại
Bầu trời xanh trải xa mãi vô cùng.
(Trích thơ của Hồng Dương)
Thánh Ca
Video mới: Chiếc Cầu Qua Dòng Bão Tố - Ca sĩ Thanh Lan
VietCatholic Network
06:36 30/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiếc Cầu Qua Dòng Bão Tố
Những lúc trong tâm hồn con héo hon
Tay Chúa lau khô mắt con
giúp con yên lòng
Đây Chúa luôn gần con.
Những lúc bóng mây che mù tăm tối
Bạn hữu xa lìa xa con,
Chúa luôn dẫn con
qua bao hiểm nguy
Ngài luôn luôn giúp con.
Chúa Giêsu dẫn con
băng qua rừng sâu
vượt qua bao đớn đau.
Chúa sẽ như cây cầu,
trên khúc sông,
sóng vỗ mênh mông
Giúp con bước đi yên lòng.
Đây, Chúa an ủi con
những lúc bước đi trong đời giăng dối
Là lúc lo sợ vây quanh
Chúa đi dẫn con qua bao hiểm nguy
Ngài luôn luôn giúp con trước nguy nan
Dẫu cho qua bao dòng bão tố
Con vẫn đi bình an.
Bridge over Troubled Water
by Simon & Garfunkel
When you're weary, feeling small
When tears are in your eyes, I'll dry them all (all)
I'm on your side, oh, when times get rough
And friends just can't be found
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
When you're down and out
When you're on the street
When evening falls so hard
I will comfort you (ooo)
I'll take your part, oh, when darkness comes
And pain is all around
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Like a bridge over troubled water
I will lay me down
Video mới: Tâm Ca Mai Đệ Liên - Ca sĩ Lệ Hằng
VietCatholic Network
06:26 30/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
TÂM CA MAI ĐỆ LIÊN
(sáng tác của Lm. Văn Chi)
Giọt nước mắt nào chảy trên gò má.
Giọt nước mắt nào thống hối ăn năn.
Giọt nước mắt nào gục đầu bên Chúa.
Giọt nước mắt nào một kiếp than van.
ĐK: Xin tha thứ Chúa ơi cuộc đời tội lỗi. Xin tha thứ Chúa ơi trọn đời ăn năn.
Đời những lỡ lầm này con tìm đến,
tìm đến với Ngài khóc lóc van xin.
Tội lỗi ứ tràn một lần thống hối.
Ôi Chúa nhân hiền từ ái bao la.
Là kiếp cát bụi lạc trên đường vắng,
hồn thấy ngỡ ngàng Chúa dắt con đi.
Qua những suốt đời, tìm về bên Chúa.
Từ mãi xa vời tìm con trở về.
Tìm đến với Ngài, đời xưa bội hứa.
Giọt nước mắt này khóc những vong ân.
Suốt tóc ngắn dài gục đầu hối lỗi.
Tha thứ lỗi đời nguyện xót thương con.
Nhìn ánh mắt Ngài từ nhân vạn thuở,
là chính suối nguồn thắp sáng yêu thương.
Thầm ước mơ là trầm hương dâng hiến,
và trót cuộc đời đầy những mến thương.