Phụng Vụ - Mục Vụ
Ra đi rao giảng Tin mừng
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
21:54 29/06/2010
CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu đã đi rao giảng Tin mừng Nước Trời cho dân chúng để đem lại ơn cứu độ cho họ. Mối ưu tư hàng đầu của Ngài là làm cho mọi người được nghe biết Tin mừng. Mối ưu tư ấy đã được diễn tả trong lúc thổ lộ tâm tình với các môn đệ: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít. Vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt lúa về”(Lc 10,2).
Sau khi đã trang bị cho họ những khả năng tinh thần tuyệt diệu, Đức Giêsu đã sai 72 môn đệ đi loan báo Tin mừng bình an cho mọi người. Ngài ân cần khuyên họ đừng lo tìm an toàn nơi các phương tiện vật chất trần gian. Họ vâng lời ra đi và đã trở về trong hân hoan. Đức Kitô cho họ biết họ hãy vui mừng vì tên tuổi họ đã được ghi trên Nước Trời.
Ngày nay, Đức Giêsu vẫn muốn cho công việc rao giảng Tin mừng ấy phải được tiếp tục trong Hội thánh. Vậy những ai được và phải loan báo Tin mừng ấy ? Đó là mọi Kitô hữu. Tất cả những ai đã được chịu phép rửa tội đều có sứ mạng nên thánh và truyền giáo (Redmptoris Missio)). Như vậy, các thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo không phải chỉ là các Linh mục và nam nữ tu sĩ mà là mọi người mang danh là Kitô hữu. Chúng ta hãy tham gia vào việc truyền giáo bằng cách sống sâu sắc niềm tin của mình và cố gắng trở nên muối đất và ánh sáng cho trần gian trong mọi môi trường xã hội mình đang sống.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 66,10-14c
Vua Cyrus nước Ba tư vừa tiêu diệt đế quốc Babylon và ký sắc lệnh cho phép dân Do thái hồi hương. Tuy đã được thoát khỏi ách lưu đầy, dân Do thái vẫn tỏ ra chán nản vì Giêrusalem vẫn chưa được phục hưng như bao người mong đợi. Tiên tri Isaia yên ủi họ bằng cách nêu lên những niềm hy vọng về một tương lai còn mờ mịt. Sau những cơn đau dữ dội của việc sinh con, người phụ nữ Sion cảm thấy vui mừng thư thái.
Đó là hình ảnh dân Do thái, một dân tộc được Chúa săn sóc với một tình yêu của một người mẹ. Chúa sẽ ban phúc lành cho dân, và phúc lành quí giá nhất là bình an.
+ Bài đọc 2: Gl 6,14-18
Đây là đoạn cuối thư gửi cho tín hữu Galata, thánh Phaolô nói lên trọng tâm của Đạo thánh là mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Có những người coi thập giá là cớ vấp phạm, có người cho là sự điên rồ, nhưng thánh Phaolô đã khám phá ra giá trị tuyệt với của nó:
- Thập giá đã mang lại ơn cứu độ cho mọi người và ban cho họ sự sống mới.
- Thập giá là lẽ sống của thánh Phaolô: ”Đối với tôi, không một vinh quang nào khác ngoài vinh quang thập giá Đức Kitô”.
- Thập giá là nguồn bình an và hạnh phúc của ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 10,1-12.17-20
Bài Tin mừng được chia thành hai phần:
a) Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng.
Trong bài Tin mừng, Luca và chỉ có Luca tường thuật việc Đức Giêsu tuyển chọn 72 môn đệ và sai đi trước “đến các thành và các nơi mà chính Ngài sẽ tới”. Con số 72 được nhắc đến, phải chăng là để ám chỉ 72 nước phát xuất từ miêu duệ ông Noê sau đại hồng thủy, hình ảnh thế giới được kêu gọi đón nhận Tin mừng. Luca nhấn mạnh rằng không riêng gì các Tông đồ, mà tất cả mọi người được Đức Giêsu sai đi rao giảng Tin mừng, vì “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến”(Lc 10,2).
b) Khi đi truyền giáo trở về
Sau một thời gian đi truyền giáo trở vê, các môn đệ vui mừng kể lại cho Đức Giêsu nghe về những thành công của mình, nhất là thành công trên ma quỉ. Trong tình thân mật thầy trò, Ngài chia vui với các ông, đồng thời cũng nhắc nhở các ông rằng những thành công ấy đáng ghi nhận, nhưng thành công lớn lao là họ được Thiên Chúa coi họ là công dân Nước Trời (“tên các con được ghi trên trời”).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Này Thầy sai các con đi
I. CÁNH ĐỒNG TRUYỀN GIÁO HÔM NAY
1. Cánh đồng lúa chín Sichar
Đức Giêsu đã ra đi rao giảng Tin mừng về Nước Thiên Chúa. Ngài nhận thấy dân chúng muốn được nghe rao giảng Tin mừng. Có những người quên ăn quên ngủ đi theo Chúa để được nghe Ngài giảng, đến nỗi thấy họ đói, Ngài đã làm cho bánh hoá nhiều hai lần để nuôi sống họ. Ngài thấy cánh đồng truyền giáo còn rộng rãi bao la bát ngát trải rộng ra trước mắt Ngài. Cánh đồng lúa chín là mối ưu tư hàng đầu của Ngài, nên khi đi qua cánh đồng lúa chín Sichar, đúng là tức cảnh sinh tình, Ngài đã bộc lộ tâm tư với các môn đệ: ”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến gặt lúa của Người”(Lc 10,2).
2. Cánh đồng truyền giáo hôm nay
Chúng ta nhận thấy trên thế giới hôm nay có gần 7 tỷ người, nhưng mới có 1,5 tỷ người biết Chúa. Tại Á châu, trong số 3,5 tỷ người mới chỉ có 100 triệu tín hữu Công giáo, tính theo tỷ lệ là 2,6%. Như vậy, cứ 100 cánh đồng lúa chín, mới có 2,6 cánh đồng có thợ gặt, còn 97,4 cánh đồng bị bỏ hoang. Chưa kể toàn bộ cánh đồng đã bị bỏ hoang mãi cho đến thế kỷ 16 mới có thợ gặt. Đặc biệt thánh Phanxicô Xaxiê không chỉ là thợ gặt mà là máy gặt.
Riêng tại Việt nam chúng ta, dân số hiện nay lên tới 86 triệu, mà số người Công giáo mới tới hơn 6 triệu, tính ra mới được 7%, còn lại 93% kia thì sao ? Cánh đồng truyền giáo của chúng ta vẫn còn trải ra trước mắt.
Vì thế, trước tình trạng khẩn cấp ngày nay, Thượng Hội đồng Giám Mục Á châu đã được tổ chức tại Roma, từ ngày19/04 đến 15/05/1998, gồm có 158 vị đại diện hàng Giám mục Á châu và một số Giám mục đại diện các châu lục khác, cùng với một số chuyên viên, tất cả 230 vị dưới quyền hướng dẫn của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II để bàn về vấn đề truyền giáo của Á châu ngày nay.
3. Đức Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo
Chỉ có Luca tường thuật việc Đức Giêsu chọn 72 môn đệ và sai đi trước “đến các thành và các nơi mà chính Ngài sẽ tới”. Con số 72 hay 70 (tùy theo thủ bản Hy lạp hay Hy bá) có liên hệ với con số 72 dân tộc làm nên nhân loại theo bản thống kê dân số của Kinh Thánh sau cơn đại hồng thủy (St 10,10).
Theo các giáo phụ của Giáo hội Công giáo, số 72 là con số có tính cách biểu tượng của các dân tộc và quốc gia trên thế giới vào thời Đức Giêsu sinh sống.
H. Cousin giải thích thêm: Bảy mươi hai ông thực ra không phải chỉ là những giao liên tiền trạm, nhưng họ chính là những đại sứ đặc mệnh toàn quyền, giống như nhóm Mười Hai, có quyền lực trên các thần dữ (9,17) và có trách nhiệm công bố Nước Thiên Chúa (10,11). Như thế tác giả muốn xác định rằng không chỉ có Mười Hai ông mới được chính thức được Đức Giêsu bổ nhiệm đi truyền giáo trước lễ Vượt qua. Nhưng khi Đấng Phục Sinh hiện ra, thì cả Nhóm Mười Một với những người đồng hành sẽ là những người được Chúa trao cho sứ mạng truyền giáo
(Fiches dominicales C, tr 239).
II. TƯ CÁCH CỦA NHÀ TRUYỀN GIÁO
1. Tinh thần hiệp thông
Đức Giêsu sai “Cứ từng hai người” đi trước Ngài vì họ phải hoạt động với tư cách chứng nhân. Theo truyền thống Kinh Thánh, người ta không được đặt tin tưởng vào lời xác quyết của một người duy nhất, mà cần phải có lời của hai hoặc ba nhân chứng.
H. Cousin quả quyết: “Con số hai không do ngẫu nhiên, bởi vì khi có tranh cãi (Đnl 19,15), câu nói đáng tin phải dựa trên lời của hai hoặc ba nhân chứng, trường hợp giả dụ được nói đến ở câu 10-11. Trong sách Công vụ Tông đồ, Luca sẽ minh hoạ công việc truyền giáo của “từng cặp”, như Phaolô và Barnabê (13,2-4), Barnabê và Marcô, Phaolô và Sila (15,39-40).
(Fiches dominicales C, tr 240).
2. Tinh thần chịu đựng
Đức Giêsu nhắn nhủ các môn đệ: ”Thầy sai các con đi như chiên con đi giữa bầy sói” (Lc 10,3). Các con hãy ra đi ! Đây là một lệnh truyền. Ngài không che giấu sự khó khăn trong việc truyền giáo. Sự khó khăn này do kẻ thù của Nước Trời gây ra. Các ông sẽ bị bắt bớ bởi đó là số phận của những kẻ được gọi để rao giảng Nước Trời. Đứng trước những khó khăn, các môn đệ như con chiên giữa sói rừng. Con chiên thì hiền lành. Vì thế các môn đệ phải có lòng khoan dung, nhân hậu và yêu thương thù địch, chứ không thù oán như thái độ của Giacôbê và Gioan đối với người Samaria (Lc 9,54).
3. Tinh thần siêu thoát
“Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép...”. Đức Giêsu đòi các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát đối với của cải vật chất. Nói rõ ra, Ngài đòi các môn đệ phải sống khó nghèo thực sự, vì khó nghèo là điều kiện để được vào Nước Trời (Lc 6,20). Không nên ỷ vào các phương tiện của con người. Đức Giêsu đã không sử dụng võ khí của quyền lực, của giầu sang, lộng lẫy, huy hoàng... Do đó, yêu sách đầu tiên của Giáo hội là theo gương của Thầy mình là trở nên khó nghèo.
4. Tinh thần nhanh nhẹn
“Đừng chào hỏi ai dọc đường”.
Đây không phải là một lệnh về sự vô lễ, nhưng là một sứ mệnh khẩn cấp không được trì hoãn. Giống như xưa kia người đầy tớ của tiên tri Êlisê trong sách các Vua (2V 4,29), các sứ giả được lệnh lên đường đừng mất nhiều thì giờ trong việc chào hỏi dài dòng của người phương Đông.
Lời khuyên nhủ này có ý nhắc nhở các môn đệ hãy tránh xa những chuyện vô ích thường thấy trong xã hội Cận đông thời Đức Giêsu. Người môn đệ đi truyền giáo đừng chia trí nhưng dồn nỗ lực vào việc rao giảng Nước Trời là điều cấp bách.
5. Tinh thần kiên nhẫn
“Vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón”.
Đức Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này. Ngài đã phải đối diện với những thất bại, những sự khước từ, chống đối, không tin. Do đó, Ngài muốn truyền cho các môn đệ kinh nghiệm đó để các ông đừng ngạc nhiên, đừng thất vọng. Nhưng các ông hãy tin chắc rằng, dù các ông có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị, Nước Thiên Chúa sẽ phổ biến khắp nơi.
Tuy nhiên, về phía các ông, trong thời gian rao giảng Tin mừng, các ông sẽ gặp phải sự chống đối và khước từ. Các ông hãy nhẫn nhục chịu đựng, đừng nổi nóng lên như trường hợp ông Giacôbê và Gioan muốn xin lửa trên trời xuống đốt cháy dân làng Samaria đã dám từ chối không tiếp nhận Đức Giêsu và các ông. Sau cùng, những thất bại cấp thời của các ông vẫn góp phần vào việc làm thành một thành công lớn: Nước Chúa sẽ hiển trị. Đừng sợ thất bại vì ngạn ngữ Pháp có nói: ”Thất bại là mẹ thành công”.
III. ƠN GỌI RA ĐI TRUYỀN GIÁO
1. Sứ mạng truyền giáo của mọi người
Khi xuống thế làm người, một phần nào đó, Đức Giêsu bị hạn chế trong không gian và thời gian, nhưng quyền năng của một Ngôi Vị Thiên Chúa nơi Ngài đâu có bị giảm sút. Thế mà, thay vì sống trăm tuổi hay trường thọ hơn nữa để có đủ thời giờ rao giảng Tin mừng cứu độ muôn dân thì Ngài lại chỉ sống có 33 năm và dành vỏn vẹn có 3 năm để đi giảng đạo. Thêm vào đó, Ngài còn nhờ đến mấy ông quê mùa, dốt nát phụ giúp công việc truyền đạo khi chọn 12 Tông đồ và 72 môn đệ. Kết quả là sau 20 thế kỷ, nhân loại nay đã gần 7 tỷ người mà chỉ có một tỷ rưỡi Kitô hữu. Tại sao Chúa không dùng quyền phép bắt nhân loại theo đạo cả mà phải nhờ đến con người phụ giúp và còn dạy phải xin Chúa Cha sai thêm thợ gặt truyền giáo ?
Lý do là vì Chúa muốn mọi tín hữu phải thâm tín rằng việc rao giảng tin mừng, mở rộng Nước Chúa là công việc của con người, chứ không phải để mặc Chúa lo toan, định liệu cả. Vì thế, Khi Đức Giêsu bảo chúng ta xin Chúa Cha sai thêm thợ gặt, điều đó chứng tỏ Chúa muốn trao cho chúng ta trách nhiệm là phải lo lấy phần rỗi của mình và của anh em nữa.
Ngay khi lãnh Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu đã được Chúa Cứu Thế kêu mời tham gia vào sứ mạng truyền giáo. Trong hiến chế tín lý Lumen gentium, công đồng VaticanII nhấn mạnh rằng ơn gọi nên thánh phổ quát bao gồm trong lời mời gọi mọi người tiến đến sự trọn hảo của lòng bác ái. Sự nên thánh và sứ mạng truyền giáo là những khía cạnh bất khả phân ly của ơn gọi dành cho mọi người đã chịu phép rửa tội. Cam kết trở nên thánh thiện hơn được liên kết chặt chẽ với sứ mạng truyền bá thông điệp cứu độ.
Trong thông điệp Redemptoris Missio của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2, đoạn 9, có nhắc lại rằng: ”Mọi tín hữu được mời gọi đến với sự thánh thiện và sứ mạng truyền giáo”.
2. Việc Tông đồ giáo dân
Bảy mươi hai môn đệ còn là hình bóng của mọi tín hữu được kêu mời tham gia vào việc tông đồ của hàng Giáo phẩm. Đức Giêsu đã nói: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Vậy thợ gặt là ai ? Trước đây người ta thường dành danh xưng “thợ gặt” cho các Linh mục. các tu sĩ nam nữ, các nhà truyền giáo. Đây là một nhầm lẫn. Không ai có thể trở thành Kitô hữu mà lại không cảm nghiệm nơi mình nỗi lo âu của Đức Giêsu trước cánh đồng lúa chín mênh mông. Những tác vụ đa dạng sẽ làm nảy sinh những hình thức hoạt động khác nhau nơi mỗi người, nhưng ai nấy theo cách của mình, đều được gọi và làm việc ở đồng lúa chín (L. Sintas).
Thánh Luca cho biết các cộng đoàn Kitô hữu được khai sinh ở giữa các đô thị và vùng đất của dân ngoại. Một số các nhà thờ địa phương ấy được khai sinh không phải do hoạt động của các tông đồ được chính thức ủy nhiệm, nhưng do hoạt động tông đồ của giáo dân, của các ông, các bà phải di chuyển vì nghề nghiệp và họ đã loan báo Đức Giêsu (Rm 16).
Giáo hội được xây dựng trên nền tảng Tông đồ thì đồng thời cũng dựa trên sức mạnh của từng viên gạch nối kết đó đây xuất hiện những Giáo hội địa phương giữa vùng đất “ngoại” do những người đàn ông đàn bà giáo dân gầy dựng. Giáo hội Triều tiên chẳng hạn đã được khai lập đầu tiên không phải do các Linh mục thừa sai mà do chính giáo dân bản xứ, như ngày xưa, tiếng gọi của một người Macédonia: ”Hãy vượt biển, đến cùng chúng tôi”(Cv 16,9) đã hấp dẫn Phaolô và là nguyên do của giáo đoàn.
Truyện: Đôi tay của Chúa.
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và tin tưởng của người dân trong làng vừa mới đuợc giải phóng khỏi tay quân Đức Quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn lại được. Vì các mảnh vụn lớp thì bị bể quá nhỏ, lớp thì đã bị nát thành như bụi.
Sau nhiều giờ bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn những người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều khách du lịch đến vùng này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa. Các bạn có thể đoán được hàng chữ này không ? Đó là:
“CHÍNH BẠN LÀ ĐÔI TAY CỦA CHÚA”.
3. Truyền giáo bằng sống niềm tin.
Trong bí tích Rửa tội, Linh mục hỏi người chịu phép rửa:
- Hôm nay con xin gì cùng Hội thánh ?
Người chịu phép thưa:
- Thưa, con xin đức tin.
Linh mục hỏi tiếp:
- Đức tin sinh ơn ích gì cho con ?
Người chịu phép thưa:
- Thưa, đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.
Như vậy, Thiên Chúa đã ban đức tin cho người chịu phép rửa tội, và một khi đã là một Kitô hữu thì phải có đức tin. Một Kitô chỉ có đức tin thôi chưa đủ, còn phải sống đức tin nữa, nghĩa là phải thể hiện đức tin ấy trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, thánh Giacôbê đã quả quyết: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.
Có người cho rằng sống đức tin Kitô giáo là biết “sống tử tế” với mọi người. Sống tử tế là sống thế nào cho xứng với danh hiệu là “Kitô hữu”, người được mang tên Chúa, được thuộc về Chúa. Một trong những cuốn phim gây nhiều chú ý nhất ở ngoại quốc trong thập niên 80 là phim “Truyện tử tế” của đạo diễn Trần văn Thủy. Cuốn phim này được hãng truyền hình Pháp S.R.K mua và được trình chiếu trong chương trình có tên “Đại dương”. Khi một ký giả ngoại quốc hỏi: ”Những người Kitô Việt nam có thể làm gì để giúp dân tộc họ sống tử tế”? Nhà đạo diễn đã trả lời: ”Điều người ta mong đợi ở các người Kitô hữu Việt nam là niềm tin của họ và họ phải sống điều họ tin.
Lời phát biểu của nhà đạo diễn trên đây đáng để chúng ta suy nghĩ. Sống trong một dân tộc còn nhiều người chưa biết Chúa. Sống trong một đất nước còn nhiều khó khăn. Sống trong một xã hội còn nhiều giả dối, gian manh, lừa đảo, tiêu cực, thì đối với người Kitô, tin và sống niềm tin của mình là phải sống, phải tin thật tử tế, tức là tin và sống tình nhân loại, sống quảng đại, tóm lại là sống tình người với nhau. Tin và sống như thế không phải chỉ là cách sống dành cho các nữ tu, các linh mục mà cũng chính là sứ mạng và ơn gọi của mỗi Kitô hữu chúng ta (Phạm văn Phượng, Chia sẻ Tin mừng, năm C, tr 161).
Truyện: Đức tin sống động
Felix Frankfurter là một quan toà nổi tiếng của toà án tối cao của Hoa kỳ. Một lần kia ông được đưa vào bệnh viện, ở đó ông quen biết một y tá có tên là Lucy. Họ có những lúc ngồi nói chuyện thân mật và ông biết nhiều điều về Lucy.
Trước đó, chưa bao giờ ông gặp được người nào có lòng quảng đại và nhân hậu như chị. Và ông bắt đầu tự hỏi và suy nghĩ, cố gắng phám phá suối nguồn của thái độ của chị. Điều ông khám phá như sau: Suối nguồn ấy không có gì là bí ẩn. Nó đơn giản, chỉ là sự áp dụng thực hành đức tin của chị.
Lucy không bao giờ biết đức tin sống động của chị có ảnh hưởng như thế nào, nhưng chị đã làm cho Đức Giêsu hiện diện cụ thể trong bệnh viện này. Chị đem đến đôi bàn tay mà Đức Giêsu cần đến. Đức Giêsu cần những nhân chứng cho người ta như chị Lucy đến nỗi Người có thể trở thành Đấng an ủi như Người muốn làm.
Một quan hệ thật sự với Đức Giêsu sẽ có một ảnh hưởng cả khi người có mối quan hệ ấy không đề cập đến Đức Giêsu. Dĩ nhiên, những người tin vào Đức Giêsu và yêu mến Người, cũng sẽ, khi thuận lợi, nói về Đức Giêsu một cách rõ ràng cởi mở (McCarthy).
4. Truyền giáo bằng đèn sáng và muối đất.
Đức Giêsu đã gọi các môn đệ của Ngài là muối cho đời và ánh sáng cho thế gian (Mt13-14). Muối, ánh sáng và thành xây trên núi là những hình ảnh nói lên vai trò chứng tá của môn đệ Chúa trên trần gian.
Muối thì thấp hèn, âm thầm và khiêm tốn, nhưng muối có hai công dụng chính: ướp cho khỏi hư và làm gia vị. Người môn đệ phải giữ cho xã hội khỏi suy thoái, đồng thời giúp cho sự thăng tiến của xã hội. Người Kitô hữu mang danh nghĩa là con cái Thiên Chúa, phải hết sức bảo vệ và phát triển danh nghĩa ấy trong môi trường thế gian, nếu không làm như vậy, thì người Kitô hữu đã bị biến chất và trở nên vô dụng, vô tích sự.
Còn ánh sáng thì rực rỡ, huy hoàng. Ánh sáng soi cho người ta thấy rõ đường đi, nhận rõ các đồ vật. Người Kitô hữu là con cái sự sáng, phải dùng đời sống gương mẫu và chứng tá của mình để soi dẫn cho những người chung quanh biết đường về cùng Thiên Chúa. Việc tỏa sáng bằng đời sống gương sáng và chứng tích để lôi cuốn, phải được coi là bổn phận của người Kitô hữu vì “đèn thắp lên là để soi sáng cho mọi người trong nhà”.
Là muối, là ánh sáng thế gian, hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta cần phải thắp sáng lên niềm hy vọng bằng cuộc sống toả lan tình nghười. Dù chỉ là ngọn đèn mù mờ giữa biển khơi, chứng từ của một Kitô hữu vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống.
Truyện: Ảnh hưởng của chứng từ.
Ông Pi-tơ Bơ-rốt là một người ngoài công giáo, ông hằng ước ao chứng kiến đời sống thánh thiện của Giám mục Fénelon. Ngày kia ông đã liên lạc với vị Giám mục thời danh xin ngài cho ông tới thăm một thời gian.
Vị Giám mục đã niềm nở tiếp đón khách và đối xử ân cần đến nỗi Pi-tơ Bơ-rốt còn thấy thoải mái hơn cả ở nhà mình. Tuy nhiên chỉ lưu lại được vài ngày ông đã thu dọn hành lý, chào vị Giám mục và ra đi trước thời hạn dự định.
Khi được hỏi tại sao ông lại vội vàng bỏ đi như vậy, ông Pi-tơ Bơ-rốt đã thú nhận: ”Tôi không thể ở lại lâu hơn. Vì nếu còn ở lại sớm muộn tôi cũng sẽ theo đạo Công giáo mất, một điều mà hiện tại bản thân tôi chưa muốn”.
+++
A. DẪN NHẬP
Đức Giêsu đã đi rao giảng Tin mừng Nước Trời cho dân chúng để đem lại ơn cứu độ cho họ. Mối ưu tư hàng đầu của Ngài là làm cho mọi người được nghe biết Tin mừng. Mối ưu tư ấy đã được diễn tả trong lúc thổ lộ tâm tình với các môn đệ: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít. Vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt lúa về”(Lc 10,2).
Sau khi đã trang bị cho họ những khả năng tinh thần tuyệt diệu, Đức Giêsu đã sai 72 môn đệ đi loan báo Tin mừng bình an cho mọi người. Ngài ân cần khuyên họ đừng lo tìm an toàn nơi các phương tiện vật chất trần gian. Họ vâng lời ra đi và đã trở về trong hân hoan. Đức Kitô cho họ biết họ hãy vui mừng vì tên tuổi họ đã được ghi trên Nước Trời.
Ngày nay, Đức Giêsu vẫn muốn cho công việc rao giảng Tin mừng ấy phải được tiếp tục trong Hội thánh. Vậy những ai được và phải loan báo Tin mừng ấy ? Đó là mọi Kitô hữu. Tất cả những ai đã được chịu phép rửa tội đều có sứ mạng nên thánh và truyền giáo (Redmptoris Missio)). Như vậy, các thợ gặt trong cánh đồng truyền giáo không phải chỉ là các Linh mục và nam nữ tu sĩ mà là mọi người mang danh là Kitô hữu. Chúng ta hãy tham gia vào việc truyền giáo bằng cách sống sâu sắc niềm tin của mình và cố gắng trở nên muối đất và ánh sáng cho trần gian trong mọi môi trường xã hội mình đang sống.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 66,10-14c
Vua Cyrus nước Ba tư vừa tiêu diệt đế quốc Babylon và ký sắc lệnh cho phép dân Do thái hồi hương. Tuy đã được thoát khỏi ách lưu đầy, dân Do thái vẫn tỏ ra chán nản vì Giêrusalem vẫn chưa được phục hưng như bao người mong đợi. Tiên tri Isaia yên ủi họ bằng cách nêu lên những niềm hy vọng về một tương lai còn mờ mịt. Sau những cơn đau dữ dội của việc sinh con, người phụ nữ Sion cảm thấy vui mừng thư thái.
Đó là hình ảnh dân Do thái, một dân tộc được Chúa săn sóc với một tình yêu của một người mẹ. Chúa sẽ ban phúc lành cho dân, và phúc lành quí giá nhất là bình an.
+ Bài đọc 2: Gl 6,14-18
Đây là đoạn cuối thư gửi cho tín hữu Galata, thánh Phaolô nói lên trọng tâm của Đạo thánh là mầu nhiệm thập giá của Đức Kitô. Có những người coi thập giá là cớ vấp phạm, có người cho là sự điên rồ, nhưng thánh Phaolô đã khám phá ra giá trị tuyệt với của nó:
- Thập giá đã mang lại ơn cứu độ cho mọi người và ban cho họ sự sống mới.
- Thập giá là lẽ sống của thánh Phaolô: ”Đối với tôi, không một vinh quang nào khác ngoài vinh quang thập giá Đức Kitô”.
- Thập giá là nguồn bình an và hạnh phúc của ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 10,1-12.17-20
Bài Tin mừng được chia thành hai phần:
a) Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng.
Trong bài Tin mừng, Luca và chỉ có Luca tường thuật việc Đức Giêsu tuyển chọn 72 môn đệ và sai đi trước “đến các thành và các nơi mà chính Ngài sẽ tới”. Con số 72 được nhắc đến, phải chăng là để ám chỉ 72 nước phát xuất từ miêu duệ ông Noê sau đại hồng thủy, hình ảnh thế giới được kêu gọi đón nhận Tin mừng. Luca nhấn mạnh rằng không riêng gì các Tông đồ, mà tất cả mọi người được Đức Giêsu sai đi rao giảng Tin mừng, vì “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến”(Lc 10,2).
b) Khi đi truyền giáo trở về
Sau một thời gian đi truyền giáo trở vê, các môn đệ vui mừng kể lại cho Đức Giêsu nghe về những thành công của mình, nhất là thành công trên ma quỉ. Trong tình thân mật thầy trò, Ngài chia vui với các ông, đồng thời cũng nhắc nhở các ông rằng những thành công ấy đáng ghi nhận, nhưng thành công lớn lao là họ được Thiên Chúa coi họ là công dân Nước Trời (“tên các con được ghi trên trời”).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Này Thầy sai các con đi
I. CÁNH ĐỒNG TRUYỀN GIÁO HÔM NAY
1. Cánh đồng lúa chín Sichar
Đức Giêsu đã ra đi rao giảng Tin mừng về Nước Thiên Chúa. Ngài nhận thấy dân chúng muốn được nghe rao giảng Tin mừng. Có những người quên ăn quên ngủ đi theo Chúa để được nghe Ngài giảng, đến nỗi thấy họ đói, Ngài đã làm cho bánh hoá nhiều hai lần để nuôi sống họ. Ngài thấy cánh đồng truyền giáo còn rộng rãi bao la bát ngát trải rộng ra trước mắt Ngài. Cánh đồng lúa chín là mối ưu tư hàng đầu của Ngài, nên khi đi qua cánh đồng lúa chín Sichar, đúng là tức cảnh sinh tình, Ngài đã bộc lộ tâm tư với các môn đệ: ”Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến gặt lúa của Người”(Lc 10,2).
2. Cánh đồng truyền giáo hôm nay
Chúng ta nhận thấy trên thế giới hôm nay có gần 7 tỷ người, nhưng mới có 1,5 tỷ người biết Chúa. Tại Á châu, trong số 3,5 tỷ người mới chỉ có 100 triệu tín hữu Công giáo, tính theo tỷ lệ là 2,6%. Như vậy, cứ 100 cánh đồng lúa chín, mới có 2,6 cánh đồng có thợ gặt, còn 97,4 cánh đồng bị bỏ hoang. Chưa kể toàn bộ cánh đồng đã bị bỏ hoang mãi cho đến thế kỷ 16 mới có thợ gặt. Đặc biệt thánh Phanxicô Xaxiê không chỉ là thợ gặt mà là máy gặt.
Riêng tại Việt nam chúng ta, dân số hiện nay lên tới 86 triệu, mà số người Công giáo mới tới hơn 6 triệu, tính ra mới được 7%, còn lại 93% kia thì sao ? Cánh đồng truyền giáo của chúng ta vẫn còn trải ra trước mắt.
Vì thế, trước tình trạng khẩn cấp ngày nay, Thượng Hội đồng Giám Mục Á châu đã được tổ chức tại Roma, từ ngày19/04 đến 15/05/1998, gồm có 158 vị đại diện hàng Giám mục Á châu và một số Giám mục đại diện các châu lục khác, cùng với một số chuyên viên, tất cả 230 vị dưới quyền hướng dẫn của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II để bàn về vấn đề truyền giáo của Á châu ngày nay.
3. Đức Giêsu sai các môn đệ đi truyền giáo
Chỉ có Luca tường thuật việc Đức Giêsu chọn 72 môn đệ và sai đi trước “đến các thành và các nơi mà chính Ngài sẽ tới”. Con số 72 hay 70 (tùy theo thủ bản Hy lạp hay Hy bá) có liên hệ với con số 72 dân tộc làm nên nhân loại theo bản thống kê dân số của Kinh Thánh sau cơn đại hồng thủy (St 10,10).
Theo các giáo phụ của Giáo hội Công giáo, số 72 là con số có tính cách biểu tượng của các dân tộc và quốc gia trên thế giới vào thời Đức Giêsu sinh sống.
H. Cousin giải thích thêm: Bảy mươi hai ông thực ra không phải chỉ là những giao liên tiền trạm, nhưng họ chính là những đại sứ đặc mệnh toàn quyền, giống như nhóm Mười Hai, có quyền lực trên các thần dữ (9,17) và có trách nhiệm công bố Nước Thiên Chúa (10,11). Như thế tác giả muốn xác định rằng không chỉ có Mười Hai ông mới được chính thức được Đức Giêsu bổ nhiệm đi truyền giáo trước lễ Vượt qua. Nhưng khi Đấng Phục Sinh hiện ra, thì cả Nhóm Mười Một với những người đồng hành sẽ là những người được Chúa trao cho sứ mạng truyền giáo
(Fiches dominicales C, tr 239).
II. TƯ CÁCH CỦA NHÀ TRUYỀN GIÁO
1. Tinh thần hiệp thông
Đức Giêsu sai “Cứ từng hai người” đi trước Ngài vì họ phải hoạt động với tư cách chứng nhân. Theo truyền thống Kinh Thánh, người ta không được đặt tin tưởng vào lời xác quyết của một người duy nhất, mà cần phải có lời của hai hoặc ba nhân chứng.
H. Cousin quả quyết: “Con số hai không do ngẫu nhiên, bởi vì khi có tranh cãi (Đnl 19,15), câu nói đáng tin phải dựa trên lời của hai hoặc ba nhân chứng, trường hợp giả dụ được nói đến ở câu 10-11. Trong sách Công vụ Tông đồ, Luca sẽ minh hoạ công việc truyền giáo của “từng cặp”, như Phaolô và Barnabê (13,2-4), Barnabê và Marcô, Phaolô và Sila (15,39-40).
(Fiches dominicales C, tr 240).
2. Tinh thần chịu đựng
Đức Giêsu nhắn nhủ các môn đệ: ”Thầy sai các con đi như chiên con đi giữa bầy sói” (Lc 10,3). Các con hãy ra đi ! Đây là một lệnh truyền. Ngài không che giấu sự khó khăn trong việc truyền giáo. Sự khó khăn này do kẻ thù của Nước Trời gây ra. Các ông sẽ bị bắt bớ bởi đó là số phận của những kẻ được gọi để rao giảng Nước Trời. Đứng trước những khó khăn, các môn đệ như con chiên giữa sói rừng. Con chiên thì hiền lành. Vì thế các môn đệ phải có lòng khoan dung, nhân hậu và yêu thương thù địch, chứ không thù oán như thái độ của Giacôbê và Gioan đối với người Samaria (Lc 9,54).
3. Tinh thần siêu thoát
“Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép...”. Đức Giêsu đòi các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát đối với của cải vật chất. Nói rõ ra, Ngài đòi các môn đệ phải sống khó nghèo thực sự, vì khó nghèo là điều kiện để được vào Nước Trời (Lc 6,20). Không nên ỷ vào các phương tiện của con người. Đức Giêsu đã không sử dụng võ khí của quyền lực, của giầu sang, lộng lẫy, huy hoàng... Do đó, yêu sách đầu tiên của Giáo hội là theo gương của Thầy mình là trở nên khó nghèo.
4. Tinh thần nhanh nhẹn
“Đừng chào hỏi ai dọc đường”.
Đây không phải là một lệnh về sự vô lễ, nhưng là một sứ mệnh khẩn cấp không được trì hoãn. Giống như xưa kia người đầy tớ của tiên tri Êlisê trong sách các Vua (2V 4,29), các sứ giả được lệnh lên đường đừng mất nhiều thì giờ trong việc chào hỏi dài dòng của người phương Đông.
Lời khuyên nhủ này có ý nhắc nhở các môn đệ hãy tránh xa những chuyện vô ích thường thấy trong xã hội Cận đông thời Đức Giêsu. Người môn đệ đi truyền giáo đừng chia trí nhưng dồn nỗ lực vào việc rao giảng Nước Trời là điều cấp bách.
5. Tinh thần kiên nhẫn
“Vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón”.
Đức Giêsu đã có kinh nghiệm về vấn đề này. Ngài đã phải đối diện với những thất bại, những sự khước từ, chống đối, không tin. Do đó, Ngài muốn truyền cho các môn đệ kinh nghiệm đó để các ông đừng ngạc nhiên, đừng thất vọng. Nhưng các ông hãy tin chắc rằng, dù các ông có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị, Nước Thiên Chúa sẽ phổ biến khắp nơi.
Tuy nhiên, về phía các ông, trong thời gian rao giảng Tin mừng, các ông sẽ gặp phải sự chống đối và khước từ. Các ông hãy nhẫn nhục chịu đựng, đừng nổi nóng lên như trường hợp ông Giacôbê và Gioan muốn xin lửa trên trời xuống đốt cháy dân làng Samaria đã dám từ chối không tiếp nhận Đức Giêsu và các ông. Sau cùng, những thất bại cấp thời của các ông vẫn góp phần vào việc làm thành một thành công lớn: Nước Chúa sẽ hiển trị. Đừng sợ thất bại vì ngạn ngữ Pháp có nói: ”Thất bại là mẹ thành công”.
III. ƠN GỌI RA ĐI TRUYỀN GIÁO
1. Sứ mạng truyền giáo của mọi người
Khi xuống thế làm người, một phần nào đó, Đức Giêsu bị hạn chế trong không gian và thời gian, nhưng quyền năng của một Ngôi Vị Thiên Chúa nơi Ngài đâu có bị giảm sút. Thế mà, thay vì sống trăm tuổi hay trường thọ hơn nữa để có đủ thời giờ rao giảng Tin mừng cứu độ muôn dân thì Ngài lại chỉ sống có 33 năm và dành vỏn vẹn có 3 năm để đi giảng đạo. Thêm vào đó, Ngài còn nhờ đến mấy ông quê mùa, dốt nát phụ giúp công việc truyền đạo khi chọn 12 Tông đồ và 72 môn đệ. Kết quả là sau 20 thế kỷ, nhân loại nay đã gần 7 tỷ người mà chỉ có một tỷ rưỡi Kitô hữu. Tại sao Chúa không dùng quyền phép bắt nhân loại theo đạo cả mà phải nhờ đến con người phụ giúp và còn dạy phải xin Chúa Cha sai thêm thợ gặt truyền giáo ?
Lý do là vì Chúa muốn mọi tín hữu phải thâm tín rằng việc rao giảng tin mừng, mở rộng Nước Chúa là công việc của con người, chứ không phải để mặc Chúa lo toan, định liệu cả. Vì thế, Khi Đức Giêsu bảo chúng ta xin Chúa Cha sai thêm thợ gặt, điều đó chứng tỏ Chúa muốn trao cho chúng ta trách nhiệm là phải lo lấy phần rỗi của mình và của anh em nữa.
Ngay khi lãnh Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu đã được Chúa Cứu Thế kêu mời tham gia vào sứ mạng truyền giáo. Trong hiến chế tín lý Lumen gentium, công đồng VaticanII nhấn mạnh rằng ơn gọi nên thánh phổ quát bao gồm trong lời mời gọi mọi người tiến đến sự trọn hảo của lòng bác ái. Sự nên thánh và sứ mạng truyền giáo là những khía cạnh bất khả phân ly của ơn gọi dành cho mọi người đã chịu phép rửa tội. Cam kết trở nên thánh thiện hơn được liên kết chặt chẽ với sứ mạng truyền bá thông điệp cứu độ.
Trong thông điệp Redemptoris Missio của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2, đoạn 9, có nhắc lại rằng: ”Mọi tín hữu được mời gọi đến với sự thánh thiện và sứ mạng truyền giáo”.
2. Việc Tông đồ giáo dân
Bảy mươi hai môn đệ còn là hình bóng của mọi tín hữu được kêu mời tham gia vào việc tông đồ của hàng Giáo phẩm. Đức Giêsu đã nói: ”Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Vậy thợ gặt là ai ? Trước đây người ta thường dành danh xưng “thợ gặt” cho các Linh mục. các tu sĩ nam nữ, các nhà truyền giáo. Đây là một nhầm lẫn. Không ai có thể trở thành Kitô hữu mà lại không cảm nghiệm nơi mình nỗi lo âu của Đức Giêsu trước cánh đồng lúa chín mênh mông. Những tác vụ đa dạng sẽ làm nảy sinh những hình thức hoạt động khác nhau nơi mỗi người, nhưng ai nấy theo cách của mình, đều được gọi và làm việc ở đồng lúa chín (L. Sintas).
Thánh Luca cho biết các cộng đoàn Kitô hữu được khai sinh ở giữa các đô thị và vùng đất của dân ngoại. Một số các nhà thờ địa phương ấy được khai sinh không phải do hoạt động của các tông đồ được chính thức ủy nhiệm, nhưng do hoạt động tông đồ của giáo dân, của các ông, các bà phải di chuyển vì nghề nghiệp và họ đã loan báo Đức Giêsu (Rm 16).
Giáo hội được xây dựng trên nền tảng Tông đồ thì đồng thời cũng dựa trên sức mạnh của từng viên gạch nối kết đó đây xuất hiện những Giáo hội địa phương giữa vùng đất “ngoại” do những người đàn ông đàn bà giáo dân gầy dựng. Giáo hội Triều tiên chẳng hạn đã được khai lập đầu tiên không phải do các Linh mục thừa sai mà do chính giáo dân bản xứ, như ngày xưa, tiếng gọi của một người Macédonia: ”Hãy vượt biển, đến cùng chúng tôi”(Cv 16,9) đã hấp dẫn Phaolô và là nguyên do của giáo đoàn.
Truyện: Đôi tay của Chúa.
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và tin tưởng của người dân trong làng vừa mới đuợc giải phóng khỏi tay quân Đức Quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam nước Italia.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng là không thể nào hàn gắn lại được. Vì các mảnh vụn lớp thì bị bể quá nhỏ, lớp thì đã bị nát thành như bụi.
Sau nhiều giờ bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm hồn những người dân trong làng, mà còn thu hút được nhiều khách du lịch đến vùng này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa. Các bạn có thể đoán được hàng chữ này không ? Đó là:
“CHÍNH BẠN LÀ ĐÔI TAY CỦA CHÚA”.
3. Truyền giáo bằng sống niềm tin.
Trong bí tích Rửa tội, Linh mục hỏi người chịu phép rửa:
- Hôm nay con xin gì cùng Hội thánh ?
Người chịu phép thưa:
- Thưa, con xin đức tin.
Linh mục hỏi tiếp:
- Đức tin sinh ơn ích gì cho con ?
Người chịu phép thưa:
- Thưa, đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.
Như vậy, Thiên Chúa đã ban đức tin cho người chịu phép rửa tội, và một khi đã là một Kitô hữu thì phải có đức tin. Một Kitô chỉ có đức tin thôi chưa đủ, còn phải sống đức tin nữa, nghĩa là phải thể hiện đức tin ấy trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, thánh Giacôbê đã quả quyết: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”.
Có người cho rằng sống đức tin Kitô giáo là biết “sống tử tế” với mọi người. Sống tử tế là sống thế nào cho xứng với danh hiệu là “Kitô hữu”, người được mang tên Chúa, được thuộc về Chúa. Một trong những cuốn phim gây nhiều chú ý nhất ở ngoại quốc trong thập niên 80 là phim “Truyện tử tế” của đạo diễn Trần văn Thủy. Cuốn phim này được hãng truyền hình Pháp S.R.K mua và được trình chiếu trong chương trình có tên “Đại dương”. Khi một ký giả ngoại quốc hỏi: ”Những người Kitô Việt nam có thể làm gì để giúp dân tộc họ sống tử tế”? Nhà đạo diễn đã trả lời: ”Điều người ta mong đợi ở các người Kitô hữu Việt nam là niềm tin của họ và họ phải sống điều họ tin.
Lời phát biểu của nhà đạo diễn trên đây đáng để chúng ta suy nghĩ. Sống trong một dân tộc còn nhiều người chưa biết Chúa. Sống trong một đất nước còn nhiều khó khăn. Sống trong một xã hội còn nhiều giả dối, gian manh, lừa đảo, tiêu cực, thì đối với người Kitô, tin và sống niềm tin của mình là phải sống, phải tin thật tử tế, tức là tin và sống tình nhân loại, sống quảng đại, tóm lại là sống tình người với nhau. Tin và sống như thế không phải chỉ là cách sống dành cho các nữ tu, các linh mục mà cũng chính là sứ mạng và ơn gọi của mỗi Kitô hữu chúng ta (Phạm văn Phượng, Chia sẻ Tin mừng, năm C, tr 161).
Truyện: Đức tin sống động
Felix Frankfurter là một quan toà nổi tiếng của toà án tối cao của Hoa kỳ. Một lần kia ông được đưa vào bệnh viện, ở đó ông quen biết một y tá có tên là Lucy. Họ có những lúc ngồi nói chuyện thân mật và ông biết nhiều điều về Lucy.
Trước đó, chưa bao giờ ông gặp được người nào có lòng quảng đại và nhân hậu như chị. Và ông bắt đầu tự hỏi và suy nghĩ, cố gắng phám phá suối nguồn của thái độ của chị. Điều ông khám phá như sau: Suối nguồn ấy không có gì là bí ẩn. Nó đơn giản, chỉ là sự áp dụng thực hành đức tin của chị.
Lucy không bao giờ biết đức tin sống động của chị có ảnh hưởng như thế nào, nhưng chị đã làm cho Đức Giêsu hiện diện cụ thể trong bệnh viện này. Chị đem đến đôi bàn tay mà Đức Giêsu cần đến. Đức Giêsu cần những nhân chứng cho người ta như chị Lucy đến nỗi Người có thể trở thành Đấng an ủi như Người muốn làm.
Một quan hệ thật sự với Đức Giêsu sẽ có một ảnh hưởng cả khi người có mối quan hệ ấy không đề cập đến Đức Giêsu. Dĩ nhiên, những người tin vào Đức Giêsu và yêu mến Người, cũng sẽ, khi thuận lợi, nói về Đức Giêsu một cách rõ ràng cởi mở (McCarthy).
4. Truyền giáo bằng đèn sáng và muối đất.
Đức Giêsu đã gọi các môn đệ của Ngài là muối cho đời và ánh sáng cho thế gian (Mt13-14). Muối, ánh sáng và thành xây trên núi là những hình ảnh nói lên vai trò chứng tá của môn đệ Chúa trên trần gian.
Muối thì thấp hèn, âm thầm và khiêm tốn, nhưng muối có hai công dụng chính: ướp cho khỏi hư và làm gia vị. Người môn đệ phải giữ cho xã hội khỏi suy thoái, đồng thời giúp cho sự thăng tiến của xã hội. Người Kitô hữu mang danh nghĩa là con cái Thiên Chúa, phải hết sức bảo vệ và phát triển danh nghĩa ấy trong môi trường thế gian, nếu không làm như vậy, thì người Kitô hữu đã bị biến chất và trở nên vô dụng, vô tích sự.
Còn ánh sáng thì rực rỡ, huy hoàng. Ánh sáng soi cho người ta thấy rõ đường đi, nhận rõ các đồ vật. Người Kitô hữu là con cái sự sáng, phải dùng đời sống gương mẫu và chứng tá của mình để soi dẫn cho những người chung quanh biết đường về cùng Thiên Chúa. Việc tỏa sáng bằng đời sống gương sáng và chứng tích để lôi cuốn, phải được coi là bổn phận của người Kitô hữu vì “đèn thắp lên là để soi sáng cho mọi người trong nhà”.
Là muối, là ánh sáng thế gian, hơn ai hết, Kitô hữu chúng ta cần phải thắp sáng lên niềm hy vọng bằng cuộc sống toả lan tình nghười. Dù chỉ là ngọn đèn mù mờ giữa biển khơi, chứng từ của một Kitô hữu vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống.
Truyện: Ảnh hưởng của chứng từ.
Ông Pi-tơ Bơ-rốt là một người ngoài công giáo, ông hằng ước ao chứng kiến đời sống thánh thiện của Giám mục Fénelon. Ngày kia ông đã liên lạc với vị Giám mục thời danh xin ngài cho ông tới thăm một thời gian.
Vị Giám mục đã niềm nở tiếp đón khách và đối xử ân cần đến nỗi Pi-tơ Bơ-rốt còn thấy thoải mái hơn cả ở nhà mình. Tuy nhiên chỉ lưu lại được vài ngày ông đã thu dọn hành lý, chào vị Giám mục và ra đi trước thời hạn dự định.
Khi được hỏi tại sao ông lại vội vàng bỏ đi như vậy, ông Pi-tơ Bơ-rốt đã thú nhận: ”Tôi không thể ở lại lâu hơn. Vì nếu còn ở lại sớm muộn tôi cũng sẽ theo đạo Công giáo mất, một điều mà hiện tại bản thân tôi chưa muốn”.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh -Từ Ngày 01 Đến 15-7-2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:11 29/06/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01 đến 15-7-2010
Ngày 01-7-10: Anh em nên biết rằng: những ai dựa vào đức tin, những người ấy là con cái ông Áp-ra-ham. (Gl 3, 7)
*Con cháu thật của Áp-ra-ham là những người có đức tin giống như ông. Nhờ tin tưởng vào Chúa, tôi vững lòng tiến bước trong mọi lúc.
Ngày 02-7-10: Kinh Thánh thấy trước rằng Thiên Chúa sẽ làm cho dân ngoại nên công chính nhờ đức tin, nên đã báo cho ông Áp-ra-ham Tin Mừng này: Nhờ Người, muôn dân sẽ được chúc phúc. (Gl 3, 8) * Đức tin dẫn đến giao ước, Giao ước tạo ra lời hứa. Lời hứa ban cho người công chính. Tôi giữ đúng Lời Chúa để xứng với ơn Ngài.
Ngày 03-7-10: Những ai dựa vào những việc Luật dạy phải làm thì đều chuốc lấy lời nguyền rủa, vì Kinh Thánh viết: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ không bền chí thi hành tất cả những gì chép trong sách Luật. (Gl 3, 10) * Sự công chính phải đến qua đức tin chứ không phải qua luật pháp. Luật không xưng công bình cho ai. Ai không làm theo luật thì bị trừng phạt. Như thế Luật có tính cách bất nhân.
Ngày 04-7-10: Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú; nhưng là ngưòi đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa. (Ep 2, 19) * Người ngoại giáo nhờ Đức Kitô, họ được ở trong thành và được hưởng gia tài của Chúa, và là chính tôi.
Ngày 05-7-10: Bởi được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ. Còn tảng đá góc tường là chính Đức Giêsu. (Ep 2, 20) *
Các ngôn sứ thời Tân Ước là những chứng nhân tiên khởi đã giảng Tin Mừng cho Cộng đoàn. Hôm nay bạn đang nối tiếp công việc này.
Ngày 06-7-10: Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí. (Ep 2, 22) * Trong Đức Giêsu, bạn và tôi cùng đủ mọi người đều được Chúa Thánh Thần kêu gọi làm nên một Hội Thánh. Hãy lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh nói để luôn sống hiệp nhất.
Ngày 07-7-10: Nếu tôi phải đổ máu ra hợp làm một với hy lễ mà anh em lấy đức tin dâng lên Chúa, thì tôi vui mừng và cùng chia sẻ niềm vui với tất cả anh em. (Pl 2, 17) * Thánh Phaolô áp dụng vào việc thờ phượng thiêng liêng là ví cái chết vì Đức Kitô của ông, để anh em tín hữu cùng ông hợp thành một hiến lễ dâng lên Thiên Chúa.
Ngày 08-7-10: Anh em cũng vậy, anh em hãy vui lên và cùng chia sẻ niềm vui với tôi. (Pl 2, 18) * Phaolô luôn khuyên tín hữu hãy vui lên vì được làm chứng nhân cho Chúa. Noi gương ông tin vào Chúa trong mọi thử thách, Tôi cùng được chết và sống lại với Đức Kitô.
Ngày 09-7-10: Nhờ Chúa Giêsu, tôi hy vọng có thể sớm cử anh Ti-mô-thê đến với anh em, để chính tôi cũng được an tâm…(Pl 2, 19)
* Ông Ti-môthê là người cộng tác được Phaolô tin cẩn và qúy mến. Tôi cùng gia đình và cộng đoàn đem Tin Mừng đến cho mọi người.
Ngày 10-7-10: Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (Cl 3, 1) * Đời sống mới của Kitô hữu là cuộc đời đổi mới hẳn về tâm trí, mục tiêu, ước vọng để kết hợp với Đức Kitô Phục Sinh. Tôi cần phải nỗ lực liên tục để hướng về Nước Trời.
Ngày 11-7-10: Anh em phải hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. (Cl 3, 2)
* Thượng giới thuộc về vĩnh cửu, là Thiên đàng, hạ giới là những gì mau qua, tội lỗi.Tôi quyết tâm dùng mọi phương tiện để gặp Chúa.
Ngày 12-7-10: Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. (Cl 3, 3) *
Bí tích rửa tội đã làm cho bạn đoạn tuyệt với tội lỗi, là chết đi để có một đời sống mới, ân nghĩa với Chúa. Tôi thấy được Chúa đang hiện diện trong tôi qua sự vui mừng, bình an vì không nô lệ tội lỗi nữa,
Ngày 13-7-10: Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng hạnh phúc vinh quang. (Cl 3, 4) * Đời sống của bạn trong Chúa, người khác không nhìn thấy được, cũng giấu kín với chính bạn, nó sẽ hiện ra lúc Chúa trở lại, bạn sẽ được phục sinh một thân thể giống Ngài.
Ngày 14-7-10: Anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu xa và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. (Cl 3, 5)
* Phaolô muốn Tín hữu sống không phải như ở trên mây; nhưng khuyên tôi cần từ bỏ hẳn, tuyệt giao với những tật xấu trên, nhất là tật tham lam là tội nặng, được ví ngang hàng với tội thờ thần tượng.
Ngày 15-7-10: Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống những kẻ không vâng phục. (Cl 3, 6)
* Phaolô cho biết những tội trên vô cùng nguy hiểm, vì thay vì tìm kiếm Chúa, thì họ tìm thế gian để phục vụ cho thọ tạo chóng qua.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Từ ngày 01 đến 15-7-2010
Ngày 01-7-10: Anh em nên biết rằng: những ai dựa vào đức tin, những người ấy là con cái ông Áp-ra-ham. (Gl 3, 7)
*Con cháu thật của Áp-ra-ham là những người có đức tin giống như ông. Nhờ tin tưởng vào Chúa, tôi vững lòng tiến bước trong mọi lúc.
Ngày 02-7-10: Kinh Thánh thấy trước rằng Thiên Chúa sẽ làm cho dân ngoại nên công chính nhờ đức tin, nên đã báo cho ông Áp-ra-ham Tin Mừng này: Nhờ Người, muôn dân sẽ được chúc phúc. (Gl 3, 8) * Đức tin dẫn đến giao ước, Giao ước tạo ra lời hứa. Lời hứa ban cho người công chính. Tôi giữ đúng Lời Chúa để xứng với ơn Ngài.
Ngày 03-7-10: Những ai dựa vào những việc Luật dạy phải làm thì đều chuốc lấy lời nguyền rủa, vì Kinh Thánh viết: Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ không bền chí thi hành tất cả những gì chép trong sách Luật. (Gl 3, 10) * Sự công chính phải đến qua đức tin chứ không phải qua luật pháp. Luật không xưng công bình cho ai. Ai không làm theo luật thì bị trừng phạt. Như thế Luật có tính cách bất nhân.
Ngày 04-7-10: Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú; nhưng là ngưòi đồng hương với các thánh và là người nhà của Thiên Chúa. (Ep 2, 19) * Người ngoại giáo nhờ Đức Kitô, họ được ở trong thành và được hưởng gia tài của Chúa, và là chính tôi.
Ngày 05-7-10: Bởi được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ. Còn tảng đá góc tường là chính Đức Giêsu. (Ep 2, 20) *
Các ngôn sứ thời Tân Ước là những chứng nhân tiên khởi đã giảng Tin Mừng cho Cộng đoàn. Hôm nay bạn đang nối tiếp công việc này.
Ngày 06-7-10: Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí. (Ep 2, 22) * Trong Đức Giêsu, bạn và tôi cùng đủ mọi người đều được Chúa Thánh Thần kêu gọi làm nên một Hội Thánh. Hãy lắng nghe tiếng Chúa Thánh Linh nói để luôn sống hiệp nhất.
Ngày 07-7-10: Nếu tôi phải đổ máu ra hợp làm một với hy lễ mà anh em lấy đức tin dâng lên Chúa, thì tôi vui mừng và cùng chia sẻ niềm vui với tất cả anh em. (Pl 2, 17) * Thánh Phaolô áp dụng vào việc thờ phượng thiêng liêng là ví cái chết vì Đức Kitô của ông, để anh em tín hữu cùng ông hợp thành một hiến lễ dâng lên Thiên Chúa.
Ngày 08-7-10: Anh em cũng vậy, anh em hãy vui lên và cùng chia sẻ niềm vui với tôi. (Pl 2, 18) * Phaolô luôn khuyên tín hữu hãy vui lên vì được làm chứng nhân cho Chúa. Noi gương ông tin vào Chúa trong mọi thử thách, Tôi cùng được chết và sống lại với Đức Kitô.
Ngày 09-7-10: Nhờ Chúa Giêsu, tôi hy vọng có thể sớm cử anh Ti-mô-thê đến với anh em, để chính tôi cũng được an tâm…(Pl 2, 19)
* Ông Ti-môthê là người cộng tác được Phaolô tin cẩn và qúy mến. Tôi cùng gia đình và cộng đoàn đem Tin Mừng đến cho mọi người.
Ngày 10-7-10: Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (Cl 3, 1) * Đời sống mới của Kitô hữu là cuộc đời đổi mới hẳn về tâm trí, mục tiêu, ước vọng để kết hợp với Đức Kitô Phục Sinh. Tôi cần phải nỗ lực liên tục để hướng về Nước Trời.
Ngày 11-7-10: Anh em phải hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. (Cl 3, 2)
* Thượng giới thuộc về vĩnh cửu, là Thiên đàng, hạ giới là những gì mau qua, tội lỗi.Tôi quyết tâm dùng mọi phương tiện để gặp Chúa.
Ngày 12-7-10: Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. (Cl 3, 3) *
Bí tích rửa tội đã làm cho bạn đoạn tuyệt với tội lỗi, là chết đi để có một đời sống mới, ân nghĩa với Chúa. Tôi thấy được Chúa đang hiện diện trong tôi qua sự vui mừng, bình an vì không nô lệ tội lỗi nữa,
Ngày 13-7-10: Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng hạnh phúc vinh quang. (Cl 3, 4) * Đời sống của bạn trong Chúa, người khác không nhìn thấy được, cũng giấu kín với chính bạn, nó sẽ hiện ra lúc Chúa trở lại, bạn sẽ được phục sinh một thân thể giống Ngài.
Ngày 14-7-10: Anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu xa và tham lam; mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. (Cl 3, 5)
* Phaolô muốn Tín hữu sống không phải như ở trên mây; nhưng khuyên tôi cần từ bỏ hẳn, tuyệt giao với những tật xấu trên, nhất là tật tham lam là tội nặng, được ví ngang hàng với tội thờ thần tượng.
Ngày 15-7-10: Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống những kẻ không vâng phục. (Cl 3, 6)
* Phaolô cho biết những tội trên vô cùng nguy hiểm, vì thay vì tìm kiếm Chúa, thì họ tìm thế gian để phục vụ cho thọ tạo chóng qua.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc
Nguyễn Hoàng Thương
05:13 29/06/2010
Tòa Thánh nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc
Vatican City (AsiaNews) –Trong thông cáo báo chí hôm 28/6, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc là "một cơ quan trọng đối với Tòa Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, để đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ‘Hãy ra đi khắp thế gian và công công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo’". Thánh bộ có trách nhiệm "chỉ đạo và phối hợp công tác loan báo Tin Mừng và hợp tác truyền giáo trên khắp thế giới".
Dưới đây là toàn văn của thông cáo báo chí của Tòa Thánh:
Đối mặt với các tin tức lan truyền bấy lâu nay có liên quan Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc (trước đây gọi là "Thánh Bộ Truyền Giáo - De Propaganda Fide"), thật cần thiết để thấy rằng cần nhắc lại một số sự kiện khách quan nhằm bảo vệ thanh danh cho cơ quan quan trọng này của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Bộ là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp công tác loan báo Tin Mừng và hợp tác truyền giáo trên toàn thế giới". (x. Tông Hiến Mục Tử Nhân Lành, 85).
Vì thế, mục đích trước tiên và căn bản là hướng dẫn và hỗ trợ những giáo hội non trẻ, tọa lạc nơi các khu vực truyền giáo mới hay nghèo khổ, nơi vùng lãnh thổ mà theo một truyền thống lâu đời, thuộc thẩm quyền của Thánh Bộ trong mọi khía cạnh của đời sống Giáo Hội.
Do đó, Thánh Bộ phối hợp với sự hiện diện và hoạt động của các nhà truyền giáo trên thế giới, đệ trình các ứng viên giám mục lên Đức Thánh Cha và chịu trách nhiệm trong việc đào tạo giáo sĩ, giáo lý viên, và nhân viên mục vụ địa phương.
Chức năng này được nỗ lực bởi các thành viên của Thánh Bộ ở cấp cao nhất, hầu hết là hồng y, nhiều người trong số họ đến từ các quốc gia có cùng một sứ mạng, và là những người gặp gỡ thường xuyên. Trong quản trị thông thường, Giáo Hội được chỉ đạo bởi Đức Hồng Y Tổng Trưởng và các Bề Trên khác, phù hợp với trách nhiệm của họ.
Để hoàn thành trách nhiệm của mình, Thánh Bộ quản lý và duy trì một loạt các cơ cấu nhằm mục đích đào tạo ở Roma, trong số đó Đại học Giáo Hoàng Urbaniana (khoảng 1.400 sinh viên trong năm học này) và một số trường cao đẳng, nơi mà có khoảng 150 chủng sinh, 360 linh mục, 150 tu sĩ và giáo dân được gửi từ năm châu lục đang theo học.
Với khối lượng công việc to lớn này, đòi hỏi một lượng đáng kể các nguồn lực tài chính, là phần đáng kể trong sự dấn thân của Thánh Bộ. Được biết hằng năm Thánh Bộ hỗ trợ tài chính cho các giáo hội trong các địa hạt thuộc quyền Thánh Bộ (1.080 hạt) một khoản trợ cấp tài chính thông thường, mà trong nhiều trường hợp là nguồn thu chính hoặc chủ yếu đối với các giáo phận, các hạt đại diện tông tòa, các quận hạt, các hội truyền giáo tự lập v.v… Bên cạnh đó, Thánh Bộ sẽ gửi trợ cấp hàng năm cho việc đào tạo giáo sĩ địa phương. Đối với Tòa Thánh, đây là một phương tiện không thể thiếu cho sự phát triển và trưởng thành của các giáo hội, nằm trong những điều quan trọng nhất và hứa hẹn cho tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Với sự giúp đỡ của Thánh Bộ và các công việc truyền giáo khác được người Công Giáo trên khắp thế giới hỗ trợ, một số lượng đáng kể các linh mục, chủng sinh và nhân viên mục vụ khác có thể du học tại Rôma, gần kề Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, sống kinh nghiệm giáo dục độc đáo, đặc trưng của Công Giáo, đó là khả năng chọn lựa không thể nhạt phai tương lai phục vụ của họ nơi cộng đoàn của mình.
Hơn nữa, ngân quỹ hàng năm được trao cho các dự án viện trợ để xây dựng các nhà thờ mới và các cơ quan mục vụ, cho các dự án xóa mù chữ, chăm sóc y tế, bệnh viện, nhất là dành cho trẻ em và giáo dục, thường ở các vùng nằm trong số nghèo nhất thế giới. Toàn bộ loạt sáng kiến này và nhiều sáng kiến khác được phát huy và phối hợp bởi các Dòng Truyền Giáo Giáo Hoàng, là thành phần của Thánh Bộ này. Nếu chúng ta xem xét mối quan hệ giữa số lượng nhân sự và các nguồn lực triển khai, có thể dễ dàng thẩm tra được rằng các chi phí điều hành thấp hơn nhiều so với bất kỳ tổ chức quốc tế nào hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác (và điều này là nhờ vào sự hợp tác trực tiếp và miễn phí trên toàn thế giới, từ các giám mục, các Khâm sứ Tòa Thánh, các tổ chức Công Giáo).
Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận được nguồn lực chủ yếu từ việc quyên góp trong ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, tất cả phân bổ thông qua các Dòng Truyền Giáo Giáo Hoàng quốc gia và thứ nhì là thu nhập từ tài sản tài chính và bất động sản. Gia sản này đã được hình thành qua nhiều thập kỷ, qua rất nhiều quyên góp từ các ân nhân trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, những người dự định rằng một phần tài sản của họ được để lại nhằm phục vụ mục đích truyền giáo.
Dĩ nhiên, việc quản lý có hiệu quả các gia sản này là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách đố, đòi hỏi lời khuyên của các chuyên gia với những kiến thức chuyên nghiệp khác nhau và giống như mọi giao dịch tài chính, những người này có thể cũng bộc lộ những sai lầm trong đánh giá và trong biến động thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực hướng tới một nền quản trị vững chãi và sự rộng lượng của ngày càng tăng của người Công giáo, gia sản này đã tiếp tục gia tăng. Đồng thời, trong những năm gần đây sự nhận thức đã dần dần nổi lên nhu cầu phải nâng cao lợi nhuận và các cơ cấu, thủ tục cho mục đích này nhằm đảm bảo quản trị chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn cao nhất đã được thành lập.
Thông cáo này nhằm mục đích nhắc lại bản sắc, giá trị và ý nghĩa to lớn của một cơ quan quan trọng đối với Tòa Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: " Hãy ra đi khắp thế gian và công công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15). Thánh Bộ xứng đáng nhận được sự ủng hộ của tất cả người Công giáo và những người quan tâm đến những điều tốt đẹp của con người và sự phát triển toàn diện của con người.
Vatican City (AsiaNews) –Trong thông cáo báo chí hôm 28/6, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc là "một cơ quan trọng đối với Tòa Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, để đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ‘Hãy ra đi khắp thế gian và công công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo’". Thánh bộ có trách nhiệm "chỉ đạo và phối hợp công tác loan báo Tin Mừng và hợp tác truyền giáo trên khắp thế giới".
Dưới đây là toàn văn của thông cáo báo chí của Tòa Thánh:
Đối mặt với các tin tức lan truyền bấy lâu nay có liên quan Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc (trước đây gọi là "Thánh Bộ Truyền Giáo - De Propaganda Fide"), thật cần thiết để thấy rằng cần nhắc lại một số sự kiện khách quan nhằm bảo vệ thanh danh cho cơ quan quan trọng này của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Bộ là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp công tác loan báo Tin Mừng và hợp tác truyền giáo trên toàn thế giới". (x. Tông Hiến Mục Tử Nhân Lành, 85).
Vì thế, mục đích trước tiên và căn bản là hướng dẫn và hỗ trợ những giáo hội non trẻ, tọa lạc nơi các khu vực truyền giáo mới hay nghèo khổ, nơi vùng lãnh thổ mà theo một truyền thống lâu đời, thuộc thẩm quyền của Thánh Bộ trong mọi khía cạnh của đời sống Giáo Hội.
Do đó, Thánh Bộ phối hợp với sự hiện diện và hoạt động của các nhà truyền giáo trên thế giới, đệ trình các ứng viên giám mục lên Đức Thánh Cha và chịu trách nhiệm trong việc đào tạo giáo sĩ, giáo lý viên, và nhân viên mục vụ địa phương.
Chức năng này được nỗ lực bởi các thành viên của Thánh Bộ ở cấp cao nhất, hầu hết là hồng y, nhiều người trong số họ đến từ các quốc gia có cùng một sứ mạng, và là những người gặp gỡ thường xuyên. Trong quản trị thông thường, Giáo Hội được chỉ đạo bởi Đức Hồng Y Tổng Trưởng và các Bề Trên khác, phù hợp với trách nhiệm của họ.
Để hoàn thành trách nhiệm của mình, Thánh Bộ quản lý và duy trì một loạt các cơ cấu nhằm mục đích đào tạo ở Roma, trong số đó Đại học Giáo Hoàng Urbaniana (khoảng 1.400 sinh viên trong năm học này) và một số trường cao đẳng, nơi mà có khoảng 150 chủng sinh, 360 linh mục, 150 tu sĩ và giáo dân được gửi từ năm châu lục đang theo học.
Với khối lượng công việc to lớn này, đòi hỏi một lượng đáng kể các nguồn lực tài chính, là phần đáng kể trong sự dấn thân của Thánh Bộ. Được biết hằng năm Thánh Bộ hỗ trợ tài chính cho các giáo hội trong các địa hạt thuộc quyền Thánh Bộ (1.080 hạt) một khoản trợ cấp tài chính thông thường, mà trong nhiều trường hợp là nguồn thu chính hoặc chủ yếu đối với các giáo phận, các hạt đại diện tông tòa, các quận hạt, các hội truyền giáo tự lập v.v… Bên cạnh đó, Thánh Bộ sẽ gửi trợ cấp hàng năm cho việc đào tạo giáo sĩ địa phương. Đối với Tòa Thánh, đây là một phương tiện không thể thiếu cho sự phát triển và trưởng thành của các giáo hội, nằm trong những điều quan trọng nhất và hứa hẹn cho tương lai của Giáo Hội Công Giáo. Với sự giúp đỡ của Thánh Bộ và các công việc truyền giáo khác được người Công Giáo trên khắp thế giới hỗ trợ, một số lượng đáng kể các linh mục, chủng sinh và nhân viên mục vụ khác có thể du học tại Rôma, gần kề Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, sống kinh nghiệm giáo dục độc đáo, đặc trưng của Công Giáo, đó là khả năng chọn lựa không thể nhạt phai tương lai phục vụ của họ nơi cộng đoàn của mình.
Hơn nữa, ngân quỹ hàng năm được trao cho các dự án viện trợ để xây dựng các nhà thờ mới và các cơ quan mục vụ, cho các dự án xóa mù chữ, chăm sóc y tế, bệnh viện, nhất là dành cho trẻ em và giáo dục, thường ở các vùng nằm trong số nghèo nhất thế giới. Toàn bộ loạt sáng kiến này và nhiều sáng kiến khác được phát huy và phối hợp bởi các Dòng Truyền Giáo Giáo Hoàng, là thành phần của Thánh Bộ này. Nếu chúng ta xem xét mối quan hệ giữa số lượng nhân sự và các nguồn lực triển khai, có thể dễ dàng thẩm tra được rằng các chi phí điều hành thấp hơn nhiều so với bất kỳ tổ chức quốc tế nào hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác (và điều này là nhờ vào sự hợp tác trực tiếp và miễn phí trên toàn thế giới, từ các giám mục, các Khâm sứ Tòa Thánh, các tổ chức Công Giáo).
Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận được nguồn lực chủ yếu từ việc quyên góp trong ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, tất cả phân bổ thông qua các Dòng Truyền Giáo Giáo Hoàng quốc gia và thứ nhì là thu nhập từ tài sản tài chính và bất động sản. Gia sản này đã được hình thành qua nhiều thập kỷ, qua rất nhiều quyên góp từ các ân nhân trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, những người dự định rằng một phần tài sản của họ được để lại nhằm phục vụ mục đích truyền giáo.
Dĩ nhiên, việc quản lý có hiệu quả các gia sản này là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách đố, đòi hỏi lời khuyên của các chuyên gia với những kiến thức chuyên nghiệp khác nhau và giống như mọi giao dịch tài chính, những người này có thể cũng bộc lộ những sai lầm trong đánh giá và trong biến động thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực hướng tới một nền quản trị vững chãi và sự rộng lượng của ngày càng tăng của người Công giáo, gia sản này đã tiếp tục gia tăng. Đồng thời, trong những năm gần đây sự nhận thức đã dần dần nổi lên nhu cầu phải nâng cao lợi nhuận và các cơ cấu, thủ tục cho mục đích này nhằm đảm bảo quản trị chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn cao nhất đã được thành lập.
Thông cáo này nhằm mục đích nhắc lại bản sắc, giá trị và ý nghĩa to lớn của một cơ quan quan trọng đối với Tòa Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo, đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: " Hãy ra đi khắp thế gian và công công bố Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15). Thánh Bộ xứng đáng nhận được sự ủng hộ của tất cả người Công giáo và những người quan tâm đến những điều tốt đẹp của con người và sự phát triển toàn diện của con người.
Các xã hội di động, nhưng không có tinh thần
Linh Tiến Khải
07:23 29/06/2010
Phỏng vấn ông Marc Augé, chuyên viên xã hội và nhân chủng học
Từ mấy năm qua nhiều Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo, đã lên tiếng mạnh mẽ phê bình hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế. Lý do là vì nó đã không khiến cho cuộc sống của các dân tộc nghèo trên thế giới được cải tiến tốt đẹp hơn, nhưng chỉ đem lại nhiều lợi lộc cho các quốc gia kỹ nghệ giầu, đặc biệt là các quốc gia tây âu. Điển hình như sự kiện Hoa Kỳ và các nước Âu châu, nhân danh việc toàn cầu hóa, đòi hỏi các nước Á châu, Phi châu và châu Mỹ Latinh phải mở rộng cửa để cho hàng hóa và các sản phẩm của họ được tự do du nhập, nhưng lại không cho phép các quốc gia đang trên đường phát triển được tự do bán sản phẩm của họ sang các nước Tây Âu. Thế rồi nếu muốn được vay tiền hay trợ giúp, các nước nghèo đang trên đường phát triển phải chấp nhận một số điều kiện khắc nghiệt, và phải theo đường lối do các nước giầu tân tiến hay các tổ chức hoặc ngân hàng quốc tế đưa ra, trong đó có việc hạn chế sinh sản, ngừa thai, phá thai và mua các sản phẩm do các nước giầu chế tạo cho các mục đích này.
Mới đây ông Marc Augé, chuyên viên xã hội và nhân chủng học người Pháp, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Cho một nền nhân chủng học của sự di động”. Theo ông cái toàn cầu là ”phần trong” của hệ thống thế giới kinh tế và truyền thông, trái lại cái địa phương là ”phần ngoài” của nó. Và ông tố cáo Ngũ Giác Đài, tức chính quyền Hoa Kỳ, là có trách nhiệm đối với việc lật ngược viễn tượng của lương tri chung trong thế giới ngày nay.
Giáo sư Marc Augé đã sống nhiều năm bên Phi châu trước khi trở thành nổi tiếng với ý niệm ”không nơi chốn” của ông. Qua ý niệm đó ông mạnh mẽ phê bình sự thay đổi triệt để và tiêu cực, mà thị trường toàn cầu đang áp đặt cho cuộc sống của con người trong các thành thị trên thế giới ngày nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Marc Augé, về sự kiện con người thuộc thế kỷ XXI di chuyển nhiều, nhưng đã đánh mất đi ảo tưởng, tức các lý tưởng cao trong cuộc sống.
Hỏi: Thưa giáo sư Augé, tại sao giáo sư lại tố cáo sự thay đổi triệt để, mà thị trường toàn cầu đang tạo ra cho thành phố ngày nay?
Đáp: Khuynh hướng du mục xưa kia phát xuất từ sự cần thiết phải di chuyển, bình thường là theo mùa, để tìm kiếm các phương tiện sinh tồn. Ngày nay, hiện tượng di chuyển này hoàn toàn khác biệt: việc di chuyển trong các vùng địa lý là do việc đi du lịch, hay do làn sóng các giới làm ăn buôn bán tạo ra. Nó không có hình dạng nhất định, nó thay đổi liên tục và không dẫn đưa tới các việc chuyển dời vĩnh viễn. Ngoài ra, cũng có làn sóng di dân từ các nước nghèo tới các nước giầu xa xôi khác. Thế rồi cũng có ảnh hưởng của truyền hình hướng tới chỗ cống hiến cho con người các quốc gia xa xôi như hình ảnh sáng láng được dọn sẵn trên đĩa một cách rất ngon lành và hấp dẫn.
Hỏi: Nhưng mà trong thời Trung Cổ, là thời người ta có khuynh hướng cho là ”ổn định”, cũng có rất nhiều di chuyển: các người thợ xây các nhà thờ chính tòa di chuyển trong toàn Âu châu, các lộ trình thương mại sầm uất và các đường hành hương dầy tín hữu... thưa giáo sư.
Đáp: Có các khác biệt lớn trong thái độ của những người du hành. Dĩ nhiên, có đúng thật là các người xây dựng các nhà thờ chính tòa di chuyển rất nhiều, cũng giống như các nhà kiến trúc lớn ngày nay vậy: những người này di chuyển theo một khuynh hướng đồng nhất, từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Liên quan tới việc đi hành hương ngày nay có hiện tượng du lịch, thường là vì lý do tò mò: người ta đã trông thấy trong truyền hình những gì mà họ ước mong viếng thăm, và họ đi đến tận nơi để khẳng định chính mình trong các chờ mong của mình. Một đàng, thế giới là một thành phố mênh mông, trong đó tại đâu cũng có cùng các kỹ sư làm việc, và người ta tìm thấy cùng các dịch vụ thương mại và cùng các sản phẩm như nhau. Đàng khác, người ta cũng tìm thấy cùng các mâu thuẫn và cùng các xung khắc chung cho toàn trái đất: đó là các hậu qủa của khoảng cách ngày càng gia tăng giữa những người giầu và những người nghèo nhất trong các người nghèo.
Hỏi: Như thế, một đàng chúng ta đang đứng trước các cách biệt gia tăng, đàng khác chúng ta cũng đứng trước hiện tượng san bằng văn hóa, có đùng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Bên cạnh việc toàn cầu hóa cũng hình thành một loại thống trị mới. Chỉ cần nghĩ tới sự kiện trong một số thành phố lớn có các khu phố riêng biệt, khép kín và được bảo vệ, trong đó hòa bình và an ninh được bảo đảm: nhưng mà điều đó chỉ có đối với những ai có tiền mua nhà trong khu phố ấy mà thôi.
Thành phố toàn cầu dẫn đưa tới một cuộc khủng hoảng của cộng đoàn: người ta khám phá ra rằng thành phố không tập trung nữa, mà bị phân tâm; chính gia đình cũng bị phân tâm, với máy vi tính và truyền hình thay thế ống khỏi giữa nhà và chúng quy chiếu về thế giới toàn cầu, trong đó việc tiếp xúc và đối thoại với người thân cận bị lãng quên trong bóng tối. Nguy cơ nằm trong chính tư tưởng đang áp đặt: đó là nó dẫn đưa tới chỗ làm cho các nền văn hóa trở nên giống nhau, trong khi tự nguồn gốc của chúng các nền văn hóa khác nhau, tuy có những điểm tương đồng. Tư tưởng về sự khoan nhượng phổ biến đã tiến lên, nhưng thường khi nó che dấu sự cách biệt đang gia tăng.
Hỏi: Câu trả lời cho tất cả các vấn đề mới mẻ này chỉ có thể là văn hóa, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Cần phải tập di chuyển trong thời gian, chứ không phải chỉ di chuyển trong không gian mà thôi. Học lịch sử có nghĩa là giáo dục cái nhìn đối với hiện tại, củng cố nó, khiến cho nó ít ngô nghê và dễ tin hơn, khiến cho nó tự do. Trong mọi nền dân chủ đích thực, sự chuyển động của tinh thần phải là lý tưởng tuyệt đối. Cần phải tập ra khỏi chính mình, ra khỏi môi trường của mình, ra khỏi cái hang văn hóa của mình, và thăng tiến con người liên văn hóa, chú ý tới tất cả mọi nền văn hóa, nhưng không để cho mình bị tha hóa bởi bất cứ nền văn hóa nào. Đã đến lúc phải có một sự di chuyển toàn cầu và một ảo tưởng mới về nền giáo dục, dám mơ ước những điều tốt đẹp nhất cho con người. Nhưng chúng ta chỉ đang ở bước khởi đầu của lịch sử mới này, một lịch sử dài và luôn luôn đau đớn.
Hỏi: Tại sao lại là một lịch sử đớn đau thưa giáo sư?
Đáp: Tôi bị đánh động bởi sự xa cách ngày càng gia tăng giữa người giầu và người nghèo. Thêm vào cái nghèo là nạn mù chữ. Các xa cách và chênh lệch đó qúa lớn, trong khi tại các nước phát triển thì có hình thức của một tầng lớp thượng lưu rộng rãi toàn cầu.
Tất cả mọi người đều cho rằng có mối tương quan trực tiếp giữa nền dân chủ và thị trường tự do. Nhưng đối với tôi thì không luôn luôn có mối dây liên hệ giữa nền dân chủ và tính cách đại diện. Xã hội toàn cầu đã chia thành ba tầng lớp: thứ nhất là tầng lớp thượng lưu kinh tế và hiểu biết gắn liền với chính quyền của thành phố toàn cầu; thứ hai là tầng lớp tiêu thụ thụ động của nền kinh tế và văn hóa; và thứ ba là tầng lớp của tất cả những người bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội trên bình diện kinh tế cũng như trên bình diện văn hóa. Tình trạng này về lâu về dài có thể trở thành nguồn gốc làm nảy sinh ra bạo lực: đó là thứ bạo lực mà chúng ta thường thấy xảy ra trong các thành phố, và trong các hình thức có tổ chức của các nhóm khủng bố như nhóm Al Qeada, và chúng sử dụng cùng các dụng cụ của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Như thế thì đâu là hy vọng của sự tiến triển thưa giáo sư?
Đáp: Hy vọng tiến triển nằm trong việc phổ biến khoa học và ý thức về chính chúng ta. Nhưng đây là điều phải được chiếm hữu và gieo vãi với lòng kiên nhẫn, và theo một nhịp độ phù hợp với các khả thể học hiểu của dân chúng: từ từ từng bước một, mà không ép buộc, không nhảy vọt, không hấp tấp vội vã, là các thói quen của kiểu sống ngày nay.
(Avvenire 28-4-2010)
Từ mấy năm qua nhiều Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo, đã lên tiếng mạnh mẽ phê bình hiện tượng toàn cầu hóa kinh tế. Lý do là vì nó đã không khiến cho cuộc sống của các dân tộc nghèo trên thế giới được cải tiến tốt đẹp hơn, nhưng chỉ đem lại nhiều lợi lộc cho các quốc gia kỹ nghệ giầu, đặc biệt là các quốc gia tây âu. Điển hình như sự kiện Hoa Kỳ và các nước Âu châu, nhân danh việc toàn cầu hóa, đòi hỏi các nước Á châu, Phi châu và châu Mỹ Latinh phải mở rộng cửa để cho hàng hóa và các sản phẩm của họ được tự do du nhập, nhưng lại không cho phép các quốc gia đang trên đường phát triển được tự do bán sản phẩm của họ sang các nước Tây Âu. Thế rồi nếu muốn được vay tiền hay trợ giúp, các nước nghèo đang trên đường phát triển phải chấp nhận một số điều kiện khắc nghiệt, và phải theo đường lối do các nước giầu tân tiến hay các tổ chức hoặc ngân hàng quốc tế đưa ra, trong đó có việc hạn chế sinh sản, ngừa thai, phá thai và mua các sản phẩm do các nước giầu chế tạo cho các mục đích này.
Mới đây ông Marc Augé, chuyên viên xã hội và nhân chủng học người Pháp, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Cho một nền nhân chủng học của sự di động”. Theo ông cái toàn cầu là ”phần trong” của hệ thống thế giới kinh tế và truyền thông, trái lại cái địa phương là ”phần ngoài” của nó. Và ông tố cáo Ngũ Giác Đài, tức chính quyền Hoa Kỳ, là có trách nhiệm đối với việc lật ngược viễn tượng của lương tri chung trong thế giới ngày nay.
Giáo sư Marc Augé đã sống nhiều năm bên Phi châu trước khi trở thành nổi tiếng với ý niệm ”không nơi chốn” của ông. Qua ý niệm đó ông mạnh mẽ phê bình sự thay đổi triệt để và tiêu cực, mà thị trường toàn cầu đang áp đặt cho cuộc sống của con người trong các thành thị trên thế giới ngày nay.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Marc Augé, về sự kiện con người thuộc thế kỷ XXI di chuyển nhiều, nhưng đã đánh mất đi ảo tưởng, tức các lý tưởng cao trong cuộc sống.
Hỏi: Thưa giáo sư Augé, tại sao giáo sư lại tố cáo sự thay đổi triệt để, mà thị trường toàn cầu đang tạo ra cho thành phố ngày nay?
Đáp: Khuynh hướng du mục xưa kia phát xuất từ sự cần thiết phải di chuyển, bình thường là theo mùa, để tìm kiếm các phương tiện sinh tồn. Ngày nay, hiện tượng di chuyển này hoàn toàn khác biệt: việc di chuyển trong các vùng địa lý là do việc đi du lịch, hay do làn sóng các giới làm ăn buôn bán tạo ra. Nó không có hình dạng nhất định, nó thay đổi liên tục và không dẫn đưa tới các việc chuyển dời vĩnh viễn. Ngoài ra, cũng có làn sóng di dân từ các nước nghèo tới các nước giầu xa xôi khác. Thế rồi cũng có ảnh hưởng của truyền hình hướng tới chỗ cống hiến cho con người các quốc gia xa xôi như hình ảnh sáng láng được dọn sẵn trên đĩa một cách rất ngon lành và hấp dẫn.
Hỏi: Nhưng mà trong thời Trung Cổ, là thời người ta có khuynh hướng cho là ”ổn định”, cũng có rất nhiều di chuyển: các người thợ xây các nhà thờ chính tòa di chuyển trong toàn Âu châu, các lộ trình thương mại sầm uất và các đường hành hương dầy tín hữu... thưa giáo sư.
Đáp: Có các khác biệt lớn trong thái độ của những người du hành. Dĩ nhiên, có đúng thật là các người xây dựng các nhà thờ chính tòa di chuyển rất nhiều, cũng giống như các nhà kiến trúc lớn ngày nay vậy: những người này di chuyển theo một khuynh hướng đồng nhất, từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Liên quan tới việc đi hành hương ngày nay có hiện tượng du lịch, thường là vì lý do tò mò: người ta đã trông thấy trong truyền hình những gì mà họ ước mong viếng thăm, và họ đi đến tận nơi để khẳng định chính mình trong các chờ mong của mình. Một đàng, thế giới là một thành phố mênh mông, trong đó tại đâu cũng có cùng các kỹ sư làm việc, và người ta tìm thấy cùng các dịch vụ thương mại và cùng các sản phẩm như nhau. Đàng khác, người ta cũng tìm thấy cùng các mâu thuẫn và cùng các xung khắc chung cho toàn trái đất: đó là các hậu qủa của khoảng cách ngày càng gia tăng giữa những người giầu và những người nghèo nhất trong các người nghèo.
Hỏi: Như thế, một đàng chúng ta đang đứng trước các cách biệt gia tăng, đàng khác chúng ta cũng đứng trước hiện tượng san bằng văn hóa, có đùng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Bên cạnh việc toàn cầu hóa cũng hình thành một loại thống trị mới. Chỉ cần nghĩ tới sự kiện trong một số thành phố lớn có các khu phố riêng biệt, khép kín và được bảo vệ, trong đó hòa bình và an ninh được bảo đảm: nhưng mà điều đó chỉ có đối với những ai có tiền mua nhà trong khu phố ấy mà thôi.
Thành phố toàn cầu dẫn đưa tới một cuộc khủng hoảng của cộng đoàn: người ta khám phá ra rằng thành phố không tập trung nữa, mà bị phân tâm; chính gia đình cũng bị phân tâm, với máy vi tính và truyền hình thay thế ống khỏi giữa nhà và chúng quy chiếu về thế giới toàn cầu, trong đó việc tiếp xúc và đối thoại với người thân cận bị lãng quên trong bóng tối. Nguy cơ nằm trong chính tư tưởng đang áp đặt: đó là nó dẫn đưa tới chỗ làm cho các nền văn hóa trở nên giống nhau, trong khi tự nguồn gốc của chúng các nền văn hóa khác nhau, tuy có những điểm tương đồng. Tư tưởng về sự khoan nhượng phổ biến đã tiến lên, nhưng thường khi nó che dấu sự cách biệt đang gia tăng.
Hỏi: Câu trả lời cho tất cả các vấn đề mới mẻ này chỉ có thể là văn hóa, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Cần phải tập di chuyển trong thời gian, chứ không phải chỉ di chuyển trong không gian mà thôi. Học lịch sử có nghĩa là giáo dục cái nhìn đối với hiện tại, củng cố nó, khiến cho nó ít ngô nghê và dễ tin hơn, khiến cho nó tự do. Trong mọi nền dân chủ đích thực, sự chuyển động của tinh thần phải là lý tưởng tuyệt đối. Cần phải tập ra khỏi chính mình, ra khỏi môi trường của mình, ra khỏi cái hang văn hóa của mình, và thăng tiến con người liên văn hóa, chú ý tới tất cả mọi nền văn hóa, nhưng không để cho mình bị tha hóa bởi bất cứ nền văn hóa nào. Đã đến lúc phải có một sự di chuyển toàn cầu và một ảo tưởng mới về nền giáo dục, dám mơ ước những điều tốt đẹp nhất cho con người. Nhưng chúng ta chỉ đang ở bước khởi đầu của lịch sử mới này, một lịch sử dài và luôn luôn đau đớn.
Hỏi: Tại sao lại là một lịch sử đớn đau thưa giáo sư?
Đáp: Tôi bị đánh động bởi sự xa cách ngày càng gia tăng giữa người giầu và người nghèo. Thêm vào cái nghèo là nạn mù chữ. Các xa cách và chênh lệch đó qúa lớn, trong khi tại các nước phát triển thì có hình thức của một tầng lớp thượng lưu rộng rãi toàn cầu.
Tất cả mọi người đều cho rằng có mối tương quan trực tiếp giữa nền dân chủ và thị trường tự do. Nhưng đối với tôi thì không luôn luôn có mối dây liên hệ giữa nền dân chủ và tính cách đại diện. Xã hội toàn cầu đã chia thành ba tầng lớp: thứ nhất là tầng lớp thượng lưu kinh tế và hiểu biết gắn liền với chính quyền của thành phố toàn cầu; thứ hai là tầng lớp tiêu thụ thụ động của nền kinh tế và văn hóa; và thứ ba là tầng lớp của tất cả những người bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội trên bình diện kinh tế cũng như trên bình diện văn hóa. Tình trạng này về lâu về dài có thể trở thành nguồn gốc làm nảy sinh ra bạo lực: đó là thứ bạo lực mà chúng ta thường thấy xảy ra trong các thành phố, và trong các hình thức có tổ chức của các nhóm khủng bố như nhóm Al Qeada, và chúng sử dụng cùng các dụng cụ của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Như thế thì đâu là hy vọng của sự tiến triển thưa giáo sư?
Đáp: Hy vọng tiến triển nằm trong việc phổ biến khoa học và ý thức về chính chúng ta. Nhưng đây là điều phải được chiếm hữu và gieo vãi với lòng kiên nhẫn, và theo một nhịp độ phù hợp với các khả thể học hiểu của dân chúng: từ từ từng bước một, mà không ép buộc, không nhảy vọt, không hấp tấp vội vã, là các thói quen của kiểu sống ngày nay.
(Avvenire 28-4-2010)
Liên Hiệp Quốc lèo lái thống kê phụ nữ chết trong khi sinh con
Linh Tiến Khải
07:25 29/06/2010
Phỏng vấn bà Susan Yoshihara, giám đốc nhóm nghiên cứu của Học viện Gia đình công giáo và Quyền con người Washington, về việc Liên Hiệp Quốc lèo lái các thống kê liên quan tới số phụ nữ chết khi sinh con
Trong số ra mới đây nguyệt san y khoa ”Lancet” của Anh quốc đã đăng kết qủa một cuộc nghiên cứu của các chuyên viên thuộc các đại học Washington Hoa Kỳ và Brisbane Australia, liên quan tới các vụ phụ nữ chết vì sinh con. Theo đó số phụ nữ bị thiệt mạng vì các khó khăn trong khi sinh con từ 526.300 người hồi năm 1980 đã giảm xuống còn 324.900 trong năm 2008. Tuy nhiên ông Richard Horton, giám đốc nguyệt san Lancet, mạnh mẽ tố cáo các áp lực nhằm ngăn chặn nguyệt san đăng tải kết qủa các nghiên cứu nói trên. Ông Horton đã không nêu danh tánh, nhưng cho biết là đại diện của tổ chức bảo vệ sức khỏe nữ giới lo lắng, vì việc phổ biến các thành công nói trên có thể gây thương tổn cho các vụ đầu tư trong lãnh vực này.
Thật ra, từ nhiều năm nay các tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục sử dụng các thống kê sai lạc, không được cập nhật liên quan tới số phụ nữ bị chết trong khi sinh con, để chứng minh cho sự cần thiết phải ra luật cho phép tự do phá thai như là phương thế bảo đảm an toàn cho các bà mẹ. Tuy nhiên, các kết qủa do nguyệt san Lancet đưa ra phủ nhận lập luận này. Sự kiện số tử của các phụ nữ sinh con giảm mạnh là do các yếu tố khác như số thụ thai giảm tại một vài nước; lợi tức gia tăng giúp cải tiến hệ thống dinh dưỡng; việc săn sóc sức khỏe gia tăng; nền giáo dục nữ giới được cải tiến; có nhiều khả thể trợ giúp y khoa chuyên nghiệp hơn như số nhân viên y tế gia tăng, để trợ giúp nữ giới trong khi sinh con.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số các bà mẹ chết khi sinh con tại 181 quốc gia trong thời gian từ 1980 tới 2008, và xử dụng tất cả các phương tiện và cơ cấu có được, để dựng lại lịch sử của từng quốc gia liên quan tới vấn đề này. Nói chung số phụ nữ chết khi sinh con từ 422 trên 100.000 vụ sinh sản lành mạnh năm 1980 giảm từ 320 vào năm 1990 xuống 251 vào năm 2008.
Trong thời gian 1990-2008 quần đảo Maldive đạt kết qủa cao nhất, vì số tử giảm 8,8%; trong khi tại Zimbabwe lại gia tăng 5.5%. Số tử của phụ nữ sinh con tệ hại nhất tại các quốc gia vùng nam sa mạc Sahara. Trong năm 2008 phân nửa số phụ nữ sinh con bị chết thuộc các nước: Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Afghanistan, Etiopia và Cộng hòa dân chủ Congo.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ và Trung Quốc đã có các tiến triển khả quan. Hồi năm 1980 tại Ấn Độ cứ 100 ngàn vụ sinh thì có 677 phụ nữ bị thiệt mạng, nhưng năm 2008 chỉ còn có 254 người. Tại Trung Quốc trong cùng thời gian này số phụ nữ bị chết giảm từ 165 xuống còn 40.
Kết qủa cuộc nghiên cứu cũng cho thấy mỗi năm có 60.000 phụ nữ mang thai chết vì bệnh AIDS hay SIDA tại miền đông và miền nam Phi châu. Trong bản nghiên cứu đăng trên nguyệt san y khoa Lancet người ta không bao giờ nói tới phá thai, và đây là lý do khiến cho cuộc nghiên cứu đã gây ra tranh luận tại các quốc gia và tổ chức ủng hộ phá thai. Việc giảm 3 phần 4 số tử của phụ nữ sinh con giữa các năm 1990-2015 đã là một trong các mục tiêu phát triển của Ngàn năm mới được 191 quốc gia của Liên Hiệp Quốc ký nhận. Và cho tới nay con số nửa triệu phụ nữ thiệt mạng hằng năm khi sinh con đã được dùng để chứng minh cho sự cần thiết phải ra luật cho phép phá thai trong khuôn khổ chương trình ”làm mẹ an toàn”. Nhưng các kết qủa của nghiên cứu nói trên cho thấy đây chỉ là lý do ý thức hệ, mà không dựa trên các sự kiện hiển nhiên. Trái lại, việc cho tự do phá thai có thể khiến cho số các bà mẹ phải chết gia tăng. Đây đã là trường hợp của Hoa Kỳ, Canada và Na Uy: tại Hoa Kỳ giữa các năm 1990-2008 số các bà mẹ bị chết khi sinh con tăng từ 12 lên 17; trong khi tại Canada tăng từ 6 lên 7 vụ và tại Na Uy từ 7 lên 8 vụ. Italia hiện là quốc gia có số phụ nữ chết khi sinh con thấp nhất thế giới: 14 vụ năm 1980 giảm xuống còn 4 vụ năm 2008.
Nam Phi là trường hợp điển hình cho thấy luật cho phép phá thai khiến cho số các bà mẹ bị chết khi sinh con gia tăng. Năm 1980 cứ 100 ngàn phụ nữ sinh con thì có 208 người bị chết. Năm 1990 con số này giảm xuống còn 121. Nhưng kể từ khi Nam Phi du nhập luật cho phép tự do phá thai, số phụ nữ bị chết tăng lên 155 vụ trong năm 2000 và vọt lên 237 trong năm 2008. Trái lại, số phụ nữ chết khi sinh con rất thấp tại các nước hạn chế phá thai một cách nghiêm ngặt hay hoàn toàn cấm phá thai như bên châu Mỹ Latinh.
Tại Sri Lanka, là một trong các nước có luật cho phép phá thai hạn chế nhất thế giới, chỉ có 30 phụ nữ bị chết trên 100 ngàn vụ sinh con. Tại đảo Mauritius bên Phi châu trong các năm 1990-2008 số phụ nữ bị chết khi sinh con đã giảm 4 lần và 20 lần thấp hơn Etiopia là một quốc gia rất nghèo, nhưng là nơi chính quyền đã ra luật cho phép tự do phá thai vì bị áp lực quốc tế.
Vẫn theo kết qủa cuộc nghiên cứu nói trên, trong số các nước miền Nam châu Mỹ Latinh Chile là quốc gia ghi nhận các tiến triển tích cực nhất, từ 275 vụ năm 1969 giảm xuống còn 18,7 vụ năm 2000. Giáo sư Elard Koch thuộc phân khoa Y khoa đại học Chile, cho biết từ thập niên 1960 chính quyền Chile đã thăng tiến hệ thống săn sóc sức khỏe cho dân chúng, bằng cách đầu tư cho lãnh vực này qua việc đào tạo nhân viên y tế, xây cất các nhà thương và trung tâm săn sóc sức khỏe cho dân, song song với việc giáo dục sức khỏe.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Susan Yoshihara, Phó chủ tịch nhóm nghiên cứu quốc tế kiêm Giám đốc Học viện Gia đình công giáo và Quyền con người Washington, về sự kiện Liên Hiệp Quốc lèo lái các thống kê liên quan tới số phụ nữ chết khi sinh con, nhằm bênh vực các đường lối chính trị chống sinh sản.
Trước khi giữ hai chức vụ nói trên bà Yoshihara đã theo học tại Đại học chiến tranh hải quân Hoa Kỳ và dậy môn quyết định an ninh quốc gia và tương quan quốc tế tại đại học này. Bà đã giữ chức đại tá chỉ huy các đơn vị thiết lập căn cứ tác chiến và các đơn vị tìm kiếm và cứu hộ trong Vịnh Thái Bình Dương và Vịnh Ba Tư, kiêm cố vấn cho vị chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương. Bà cũng đã từng làm việc cho văn phòng phó thư Ký Thương Mại quốc tế trong tư cách nhân viên của Tòa Bạch Ốc. Bà tốt nghiệp Đại học Hải quân Hoa Kỳ và đậu tiến sĩ về tương quan quốc tế tại đại học Tufts. Chồng bà là ông Toshi người Nhật. Hai người có một con gái và hiện sống tại Porstmouth, bang Rhode Island.
Tiến sĩ Susan Yoshihara chuyên nghiên cứu về các vấn đề can thiệp, nhân quyền và chủ thuyết nhân đạo trong lãnh vực pháp luật quốc tế và chính trị. Bà là tác giả cuốn sách tựa đề ”Lay động chiến tranh để kiến tạo hòa bình: sự can thiệp của Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột toàn cầu”, cũng như nhiều bài viết liên quan tới các vấn đề kể trên, đặc biệt là việc bảo vệ quyền sống của các thai nhi. Bà đã mạnh mẽ tố cáo các Ủy ban Liên Hiệp Quốc xuyên tạc lèo lái các thống kê liên quan tới số phụ nữ bị chết khi sinh con để bênh vực các đường lối chính trị chống lại việc sinh sản.
Hỏi: Thưa bà Yoshihara, giám đốc nguyệt san y khoa Lancet cho biết ông đã bị các áp lực để không công bố kết qủa nghiên cuộc cứu liên quan tới số phụ nữ chết khi sinh con. Ai là người muốn dấu diếm các dữ kiện này trước dư luận quốc tế, thưa bà?
Đáp: Nhiều người lắm, bắt đầu là các tổ chức cổ võ phá thai thuộc ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có chương trình” (International Planned Parenthood Federation) viết tắt là IPPF. Liên hiệp này bao gồm 40 tổ chức sức khỏe tính dục và sinh sản tại Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi.
Thế rồi còn có tổ chức phá thai ”Marie Stopes International” và các nhóm khác nữa. Các tổ chức này mỗi năm nhận hàng tỷ đô la từ các cơ quan của Liên HIệp Quốc và các hội nghị quốc tế dự trù cho năm nay. Ngoài ra còn có hội nghị của khối G8 bao gồm các cường quốc kinh tế thế giới, với cuộc tranh luận sôi nổi liên quan tới việc đưa đề tài phá thai vào trong chương trình nghị sự. Hoa Kỳ và Anh quốc đã gây áp lực rất mạnh trên chính quyền của thủ tướng Canada Harper để đưa phá thai vào trong chương nói về ”sức khỏe của người mẹ”. Cả các ủy ban khác nhau của Liên Hiệp Quốc cũng cố ý duy trì các dữ kiện cũ. Chẳng hạn như Ngân qũy Dân Số của Liên Hiệp Quốc, tiếp xúc chặt chẽ với các nhóm phá thai để thăng tiến việc ban hành luật cho phép phá thai và thực hành phá thai trên toàn thế giới.
Đó đã là kiểu hoạt động của tổ chức UNICEF, Ngân qũy Nhi Đồng của Liên Hiệp Quốc, cũng như của Tổ chức sức khỏe thế giới OMS, và Ngân hàng quốc tế, để khẳng định rằng cần phải ra luật cho phép phá thai, hay khiến cho việc ”phá thai được an toàn” như các tổ chức này thường nói, để giảm số tử vong của các bà mẹ sinh con. Do đó, tất cả các tổ chức này đều là thành phần của ”Ủy ban sức khỏe các bà mẹ, Sơ sinh và Trẻ em” của Liên Hiệp Quốc. Ủy ban này sắp công bố các thống kê về sức khỏe của các bà mẹ, nhưng vẫn dùng các dữ kiện cũ. Vì thế họ cố ý không để cho nguyệt san y khoa Lancet công bố các nghiên cứu trước bản tường trình của họ.
Hỏi: Thưa bà, nếu các dự kiện cũ của Liên Hiệp Quốc sai lầm một cách hiển nhiên như vậy, tại sao các tổ chức quốc tế lại nhấn manh trên các sai lầm đó từ bao nhiêu năm nay? Họ làm như thế để làm gì?
Đáp: Nguồn gốc các sai lầm đó là kiểu tìm hiểu vấn đề trong quan điểm ý thức hệ, hay khuynh hướng cố ý chứng minh sự cần thiết của việc đưa ra luật cho phép phá thai. Việc nghiên cứu mới này dùng một phương pháp nghiên cứu đúng đắn hơn, và các kết qủa khác nhau một cách rất ý nghĩa. Ngoài ra người ta không bao giờ nói tới phá thai hay kế hoạch hóa gia đình. Nhưng cả trong các bản tường trình của mình các ủy ban của Liên Hiệp Quốc cũng nói tới tính cách không đáng tin cậy của các dữ kiện do chính họ đưa ra. Thí dụ bản tường trình năm 2009 của tổ chức UNICEF thừa nhận rằng có ít nhất một phần ba các thống kê đưa ra đáng bị thảo luận. Mặc dầu vậy, tổ chức vẫn tiếp tục dùng các thống kê đó để thăng tiến việc kế hoạch hóa gia đình. Các giới hữu trách Liên Hiệp Quốc phải nhận ra việc sử dụng các nguồn tin không đúng đắn này do các chính quyền cung cấp.
Hỏi: Thưa bà Yoshihara, bà đã nhiều lần tố cáo Liên Hiệp Âu châu và Hoa Kỳ gây áp lực trên các tổ chức của Liên Hiệp Quốc nhằm hợp thức hóa việc phá thai trên thế giới, có đúng vậy không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Liên Hiệp Âu châu rõ ràng ủng hộ việc ra luật cho phép phá thai, và cũng dùng các thống kê sai lầm của Liên Hiệp Quốc để làm điều đó. Trong hội nghị của tổ chức Sức khỏe thế giới OMS, là cơ quan quyết định các đường lối chính trị của Liên Hiệp Quốc trong lãnh vực này, các quốc gia tây âu đã bắt đầu đề nghị coi việc phá thai như là một phần của ”sức khỏe của người mẹ”, ngang hàng với việc cho tự do phá thai trong nước họ. Còn tại Hoa Kỳ thì nó tùy thuộc chính quyền đương nhiệm. Họ đã đề nghị luật phá thai với tổng thống Bill Clinton, giờ đây chính quyền của tổng thống Barack Obama xem ra muốn theo đuổi mục tiêu này một cách còn có hệ thống hơn nữa, vì đã quyết định bỏ ra ngân khoản 63 tỷ mỹ kim cho việc săn sóc sức khoẻ toàn diện, nhưng đã khiến cho vấn đề sức khoẻ sinh sản trở thành tảng đá góc của ngân qũy. Như tôi đã nói, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đang gây áp lực rất mạnh trên Canada để đưa phá thai vào trong chương đề cập tới sức khỏe của các bà mẹ trong hội nghị thượng đỉnh tới đây của khối G8.
(Avvenire 25-5-2010)
Trong số ra mới đây nguyệt san y khoa ”Lancet” của Anh quốc đã đăng kết qủa một cuộc nghiên cứu của các chuyên viên thuộc các đại học Washington Hoa Kỳ và Brisbane Australia, liên quan tới các vụ phụ nữ chết vì sinh con. Theo đó số phụ nữ bị thiệt mạng vì các khó khăn trong khi sinh con từ 526.300 người hồi năm 1980 đã giảm xuống còn 324.900 trong năm 2008. Tuy nhiên ông Richard Horton, giám đốc nguyệt san Lancet, mạnh mẽ tố cáo các áp lực nhằm ngăn chặn nguyệt san đăng tải kết qủa các nghiên cứu nói trên. Ông Horton đã không nêu danh tánh, nhưng cho biết là đại diện của tổ chức bảo vệ sức khỏe nữ giới lo lắng, vì việc phổ biến các thành công nói trên có thể gây thương tổn cho các vụ đầu tư trong lãnh vực này.
Thật ra, từ nhiều năm nay các tổ chức Liên Hiệp Quốc vẫn tiếp tục sử dụng các thống kê sai lạc, không được cập nhật liên quan tới số phụ nữ bị chết trong khi sinh con, để chứng minh cho sự cần thiết phải ra luật cho phép tự do phá thai như là phương thế bảo đảm an toàn cho các bà mẹ. Tuy nhiên, các kết qủa do nguyệt san Lancet đưa ra phủ nhận lập luận này. Sự kiện số tử của các phụ nữ sinh con giảm mạnh là do các yếu tố khác như số thụ thai giảm tại một vài nước; lợi tức gia tăng giúp cải tiến hệ thống dinh dưỡng; việc săn sóc sức khỏe gia tăng; nền giáo dục nữ giới được cải tiến; có nhiều khả thể trợ giúp y khoa chuyên nghiệp hơn như số nhân viên y tế gia tăng, để trợ giúp nữ giới trong khi sinh con.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số các bà mẹ chết khi sinh con tại 181 quốc gia trong thời gian từ 1980 tới 2008, và xử dụng tất cả các phương tiện và cơ cấu có được, để dựng lại lịch sử của từng quốc gia liên quan tới vấn đề này. Nói chung số phụ nữ chết khi sinh con từ 422 trên 100.000 vụ sinh sản lành mạnh năm 1980 giảm từ 320 vào năm 1990 xuống 251 vào năm 2008.
Trong thời gian 1990-2008 quần đảo Maldive đạt kết qủa cao nhất, vì số tử giảm 8,8%; trong khi tại Zimbabwe lại gia tăng 5.5%. Số tử của phụ nữ sinh con tệ hại nhất tại các quốc gia vùng nam sa mạc Sahara. Trong năm 2008 phân nửa số phụ nữ sinh con bị chết thuộc các nước: Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Afghanistan, Etiopia và Cộng hòa dân chủ Congo.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ và Trung Quốc đã có các tiến triển khả quan. Hồi năm 1980 tại Ấn Độ cứ 100 ngàn vụ sinh thì có 677 phụ nữ bị thiệt mạng, nhưng năm 2008 chỉ còn có 254 người. Tại Trung Quốc trong cùng thời gian này số phụ nữ bị chết giảm từ 165 xuống còn 40.
Kết qủa cuộc nghiên cứu cũng cho thấy mỗi năm có 60.000 phụ nữ mang thai chết vì bệnh AIDS hay SIDA tại miền đông và miền nam Phi châu. Trong bản nghiên cứu đăng trên nguyệt san y khoa Lancet người ta không bao giờ nói tới phá thai, và đây là lý do khiến cho cuộc nghiên cứu đã gây ra tranh luận tại các quốc gia và tổ chức ủng hộ phá thai. Việc giảm 3 phần 4 số tử của phụ nữ sinh con giữa các năm 1990-2015 đã là một trong các mục tiêu phát triển của Ngàn năm mới được 191 quốc gia của Liên Hiệp Quốc ký nhận. Và cho tới nay con số nửa triệu phụ nữ thiệt mạng hằng năm khi sinh con đã được dùng để chứng minh cho sự cần thiết phải ra luật cho phép phá thai trong khuôn khổ chương trình ”làm mẹ an toàn”. Nhưng các kết qủa của nghiên cứu nói trên cho thấy đây chỉ là lý do ý thức hệ, mà không dựa trên các sự kiện hiển nhiên. Trái lại, việc cho tự do phá thai có thể khiến cho số các bà mẹ phải chết gia tăng. Đây đã là trường hợp của Hoa Kỳ, Canada và Na Uy: tại Hoa Kỳ giữa các năm 1990-2008 số các bà mẹ bị chết khi sinh con tăng từ 12 lên 17; trong khi tại Canada tăng từ 6 lên 7 vụ và tại Na Uy từ 7 lên 8 vụ. Italia hiện là quốc gia có số phụ nữ chết khi sinh con thấp nhất thế giới: 14 vụ năm 1980 giảm xuống còn 4 vụ năm 2008.
Nam Phi là trường hợp điển hình cho thấy luật cho phép phá thai khiến cho số các bà mẹ bị chết khi sinh con gia tăng. Năm 1980 cứ 100 ngàn phụ nữ sinh con thì có 208 người bị chết. Năm 1990 con số này giảm xuống còn 121. Nhưng kể từ khi Nam Phi du nhập luật cho phép tự do phá thai, số phụ nữ bị chết tăng lên 155 vụ trong năm 2000 và vọt lên 237 trong năm 2008. Trái lại, số phụ nữ chết khi sinh con rất thấp tại các nước hạn chế phá thai một cách nghiêm ngặt hay hoàn toàn cấm phá thai như bên châu Mỹ Latinh.
Tại Sri Lanka, là một trong các nước có luật cho phép phá thai hạn chế nhất thế giới, chỉ có 30 phụ nữ bị chết trên 100 ngàn vụ sinh con. Tại đảo Mauritius bên Phi châu trong các năm 1990-2008 số phụ nữ bị chết khi sinh con đã giảm 4 lần và 20 lần thấp hơn Etiopia là một quốc gia rất nghèo, nhưng là nơi chính quyền đã ra luật cho phép tự do phá thai vì bị áp lực quốc tế.
Vẫn theo kết qủa cuộc nghiên cứu nói trên, trong số các nước miền Nam châu Mỹ Latinh Chile là quốc gia ghi nhận các tiến triển tích cực nhất, từ 275 vụ năm 1969 giảm xuống còn 18,7 vụ năm 2000. Giáo sư Elard Koch thuộc phân khoa Y khoa đại học Chile, cho biết từ thập niên 1960 chính quyền Chile đã thăng tiến hệ thống săn sóc sức khỏe cho dân chúng, bằng cách đầu tư cho lãnh vực này qua việc đào tạo nhân viên y tế, xây cất các nhà thương và trung tâm săn sóc sức khỏe cho dân, song song với việc giáo dục sức khỏe.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Susan Yoshihara, Phó chủ tịch nhóm nghiên cứu quốc tế kiêm Giám đốc Học viện Gia đình công giáo và Quyền con người Washington, về sự kiện Liên Hiệp Quốc lèo lái các thống kê liên quan tới số phụ nữ chết khi sinh con, nhằm bênh vực các đường lối chính trị chống sinh sản.
Trước khi giữ hai chức vụ nói trên bà Yoshihara đã theo học tại Đại học chiến tranh hải quân Hoa Kỳ và dậy môn quyết định an ninh quốc gia và tương quan quốc tế tại đại học này. Bà đã giữ chức đại tá chỉ huy các đơn vị thiết lập căn cứ tác chiến và các đơn vị tìm kiếm và cứu hộ trong Vịnh Thái Bình Dương và Vịnh Ba Tư, kiêm cố vấn cho vị chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương. Bà cũng đã từng làm việc cho văn phòng phó thư Ký Thương Mại quốc tế trong tư cách nhân viên của Tòa Bạch Ốc. Bà tốt nghiệp Đại học Hải quân Hoa Kỳ và đậu tiến sĩ về tương quan quốc tế tại đại học Tufts. Chồng bà là ông Toshi người Nhật. Hai người có một con gái và hiện sống tại Porstmouth, bang Rhode Island.
Tiến sĩ Susan Yoshihara chuyên nghiên cứu về các vấn đề can thiệp, nhân quyền và chủ thuyết nhân đạo trong lãnh vực pháp luật quốc tế và chính trị. Bà là tác giả cuốn sách tựa đề ”Lay động chiến tranh để kiến tạo hòa bình: sự can thiệp của Hoa Kỳ vào các cuộc xung đột toàn cầu”, cũng như nhiều bài viết liên quan tới các vấn đề kể trên, đặc biệt là việc bảo vệ quyền sống của các thai nhi. Bà đã mạnh mẽ tố cáo các Ủy ban Liên Hiệp Quốc xuyên tạc lèo lái các thống kê liên quan tới số phụ nữ bị chết khi sinh con để bênh vực các đường lối chính trị chống lại việc sinh sản.
Hỏi: Thưa bà Yoshihara, giám đốc nguyệt san y khoa Lancet cho biết ông đã bị các áp lực để không công bố kết qủa nghiên cuộc cứu liên quan tới số phụ nữ chết khi sinh con. Ai là người muốn dấu diếm các dữ kiện này trước dư luận quốc tế, thưa bà?
Đáp: Nhiều người lắm, bắt đầu là các tổ chức cổ võ phá thai thuộc ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có chương trình” (International Planned Parenthood Federation) viết tắt là IPPF. Liên hiệp này bao gồm 40 tổ chức sức khỏe tính dục và sinh sản tại Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng quần đảo Caraibi.
Thế rồi còn có tổ chức phá thai ”Marie Stopes International” và các nhóm khác nữa. Các tổ chức này mỗi năm nhận hàng tỷ đô la từ các cơ quan của Liên HIệp Quốc và các hội nghị quốc tế dự trù cho năm nay. Ngoài ra còn có hội nghị của khối G8 bao gồm các cường quốc kinh tế thế giới, với cuộc tranh luận sôi nổi liên quan tới việc đưa đề tài phá thai vào trong chương trình nghị sự. Hoa Kỳ và Anh quốc đã gây áp lực rất mạnh trên chính quyền của thủ tướng Canada Harper để đưa phá thai vào trong chương nói về ”sức khỏe của người mẹ”. Cả các ủy ban khác nhau của Liên Hiệp Quốc cũng cố ý duy trì các dữ kiện cũ. Chẳng hạn như Ngân qũy Dân Số của Liên Hiệp Quốc, tiếp xúc chặt chẽ với các nhóm phá thai để thăng tiến việc ban hành luật cho phép phá thai và thực hành phá thai trên toàn thế giới.
Đó đã là kiểu hoạt động của tổ chức UNICEF, Ngân qũy Nhi Đồng của Liên Hiệp Quốc, cũng như của Tổ chức sức khỏe thế giới OMS, và Ngân hàng quốc tế, để khẳng định rằng cần phải ra luật cho phép phá thai, hay khiến cho việc ”phá thai được an toàn” như các tổ chức này thường nói, để giảm số tử vong của các bà mẹ sinh con. Do đó, tất cả các tổ chức này đều là thành phần của ”Ủy ban sức khỏe các bà mẹ, Sơ sinh và Trẻ em” của Liên Hiệp Quốc. Ủy ban này sắp công bố các thống kê về sức khỏe của các bà mẹ, nhưng vẫn dùng các dữ kiện cũ. Vì thế họ cố ý không để cho nguyệt san y khoa Lancet công bố các nghiên cứu trước bản tường trình của họ.
Hỏi: Thưa bà, nếu các dự kiện cũ của Liên Hiệp Quốc sai lầm một cách hiển nhiên như vậy, tại sao các tổ chức quốc tế lại nhấn manh trên các sai lầm đó từ bao nhiêu năm nay? Họ làm như thế để làm gì?
Đáp: Nguồn gốc các sai lầm đó là kiểu tìm hiểu vấn đề trong quan điểm ý thức hệ, hay khuynh hướng cố ý chứng minh sự cần thiết của việc đưa ra luật cho phép phá thai. Việc nghiên cứu mới này dùng một phương pháp nghiên cứu đúng đắn hơn, và các kết qủa khác nhau một cách rất ý nghĩa. Ngoài ra người ta không bao giờ nói tới phá thai hay kế hoạch hóa gia đình. Nhưng cả trong các bản tường trình của mình các ủy ban của Liên Hiệp Quốc cũng nói tới tính cách không đáng tin cậy của các dữ kiện do chính họ đưa ra. Thí dụ bản tường trình năm 2009 của tổ chức UNICEF thừa nhận rằng có ít nhất một phần ba các thống kê đưa ra đáng bị thảo luận. Mặc dầu vậy, tổ chức vẫn tiếp tục dùng các thống kê đó để thăng tiến việc kế hoạch hóa gia đình. Các giới hữu trách Liên Hiệp Quốc phải nhận ra việc sử dụng các nguồn tin không đúng đắn này do các chính quyền cung cấp.
Hỏi: Thưa bà Yoshihara, bà đã nhiều lần tố cáo Liên Hiệp Âu châu và Hoa Kỳ gây áp lực trên các tổ chức của Liên Hiệp Quốc nhằm hợp thức hóa việc phá thai trên thế giới, có đúng vậy không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Liên Hiệp Âu châu rõ ràng ủng hộ việc ra luật cho phép phá thai, và cũng dùng các thống kê sai lầm của Liên Hiệp Quốc để làm điều đó. Trong hội nghị của tổ chức Sức khỏe thế giới OMS, là cơ quan quyết định các đường lối chính trị của Liên Hiệp Quốc trong lãnh vực này, các quốc gia tây âu đã bắt đầu đề nghị coi việc phá thai như là một phần của ”sức khỏe của người mẹ”, ngang hàng với việc cho tự do phá thai trong nước họ. Còn tại Hoa Kỳ thì nó tùy thuộc chính quyền đương nhiệm. Họ đã đề nghị luật phá thai với tổng thống Bill Clinton, giờ đây chính quyền của tổng thống Barack Obama xem ra muốn theo đuổi mục tiêu này một cách còn có hệ thống hơn nữa, vì đã quyết định bỏ ra ngân khoản 63 tỷ mỹ kim cho việc săn sóc sức khoẻ toàn diện, nhưng đã khiến cho vấn đề sức khoẻ sinh sản trở thành tảng đá góc của ngân qũy. Như tôi đã nói, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu đang gây áp lực rất mạnh trên Canada để đưa phá thai vào trong chương đề cập tới sức khỏe của các bà mẹ trong hội nghị thượng đỉnh tới đây của khối G8.
(Avvenire 25-5-2010)
Kinh Truyền tin chúa nhựt 28-6: Tiếng gọi đi theo Chúa triệt để
Bình Hòa
07:27 29/06/2010
Chúa Nhật 28-6 hôm qua, Đức Thánh Cha chỉ có một buổi gặp gỡ cộng đồng Dân Chúa vào lúc đọc kinh Truyền tin, nhưng trong tuần này, ngài sẽ chủ sự nhiều buổi cử hành phụng vụ trọng thể nhân dịp đại lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, tại hai thánh đường dâng kính hai vị. Đề tài của bài suy niệm lúc 12 giờ trưa dựa trên các bài đọc Sách Thánh của Thánh lễ chúa nhựt thứ XIII mùa Thường niên. Thánh Luca kể lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu với vài thanh niên được mời gọi đi theo Người, với những yêu sách xem ra quá đáng. Tuy nhiên, những đòi hỏi này có thể hiểu được nếu nhìn trong tương quan của tình yêu, là nòng cốt của sự tự do mà Chúa Giêsu đã chinh phục cho chúng ta theo như thánh Phaolô đã viết trong thư gửi các tín hữu Galát. Sau khi ban phép lành Toà Thánh, trong những lời chào thăm các phái đoàn hành hương, đức Bênêđictô XVI đã nhắc đến lễ phong chân phước cho tu sĩ Estéphan Nehmé, diễn vào ban sáng tại Kfitan bên Liban. Vị tân chân phước, sống vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đã làm chứng tá cho Tin mừng qua sự cần cù lao động và cầu nguyện liên lỉ. Sau đây là bài suy niệm
Anh chị em thân mến
Các bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ chúa nhựt hôm nay là cơ hội để tôi trở lại đề tài tiếng gọi của Chúa Kitô và những yêu sách của nó. Đề tài này đã được đề cập tuần trước, vào dịp lễ truyền chức cho các linh mục thuộc giáo phận Rôma. Thực vậy, nếu ai may mắn được quen biết một người trẻ tuổi, nam hoặc nữ, đã từ bỏ gia đình, học đường hoặc nghề nghiệp để dâng mình cho Chúa thì sẽ hiểu rõ nội dung câu chuyện, đó là đáp trả cách triệt để tiếng gọi của Chúa. Và đây là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời nhất ở trong Giáo hội, khi được nhìn thấy hoặc đụng đến tác động của Thiên Chúa trên cuộc sống con người; cảm nhận rằng Thiên Chúa không phải là cái gì trừu tượng nhưng là một Thực thể cao trọng và mạnh mẽ có khả năng lấp đầy trái tim của con người, một Đấng sống động và gần gũi, yêu thương chúng ta và muốn được yêu thương.
Thánh sử Luca trình bày cho chúng ta thấy Đức Giêsu, đang khi trên đường hướng về Giêrusalem đã gặp một vài người, có lẽ là đang tuổi thanh xuân, họ hứa sẽ đi theo Người khắp nơi. Người đã tỏ ra rất yêu sách đối với họ, cảnh báo cho họ biết rằng “Con Người, tức là Đấng Mesia – không có chỗ gối đầu”, nghĩa là không có một nơi thường trú, và ai đã chọn làm việc với Người trong cánh đồng của Thiên Chúa thì không được quay trở lại (xc. Lc 9,57-58.61-2). Với một người khác, đức Giêsu nói: “hãy theo tôi”, và yêu cầu anh cắt đứt mọi ràng buộc với gia đình (xc. Lc 9,59-60). Những đòi hỏi này xem ra quá đáng, nhưng thực ra chúng diễn tả sự mới mẻ và ưu tiên của Nước Thiên Chúa hiện diện ở nơi bản thân của đức Giêsu Kitô. Nói cho cùng, tính cách triệt-để bắt nguồn từ Tình yêu của Thiên Chúa mà đức Giêsu là kẻ đầu tiên đã vâng theo. Phàm ai từ bỏ tất cả, ngay chính bản thân mình, thì đi vào một chiều kích mới của tự do, được thánh Phaolô định nghĩa như là “bước theo Thánh Linh” (xc. Gl 5,16). Thánh Phaolô viết: “”Đức Kitô đã giải thoát chúng ta để cho ta được hưởng tự do”, và ngài giải thích rằng hình thái mới của sự tự do mà đức Kitô đã chinh phục cho chúng ta hệ tại việc “phục vụ lẫn nhau” (Gl 5,1.13). Tự do và yêu thương trùng hợp với nhau. Ngược lại, việc tuân theo tính ích kỷ dẫn tới hiềm khích và xung đột.
Các bạn thân mến, sắp hết tháng 6, dành cho việc tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu. Chính vào lễ Thánh Tâm Chúa, cùng với các linh mục trên thế giới chúng ta đã lặp lại lòng cam kết nên thánh. Hôm nay tôi xin mời tất cả mọi người hãy nhìn ngắm mầu nhiệm Trái tim của đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, ngõ hầu kín múc tận nguồn tình yêu của Thiên Chúa. Ai nhìn ngắm trái tim đã bị đâm thâu và mở toang ra vì yêu thương chúng ta, sẽ nghiệm thấy sự thật của lời cầu “Chúa là cõi phúc duy nhât của con”, và sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo Chúa. Ôi Mẹ Maria, Mẹ đã đáp trả không chút dè dặt tiếng Chúa gọi, cầu cho chúng con.
Anh chị em thân mến
Các bài đọc Sách Thánh trong Thánh lễ chúa nhựt hôm nay là cơ hội để tôi trở lại đề tài tiếng gọi của Chúa Kitô và những yêu sách của nó. Đề tài này đã được đề cập tuần trước, vào dịp lễ truyền chức cho các linh mục thuộc giáo phận Rôma. Thực vậy, nếu ai may mắn được quen biết một người trẻ tuổi, nam hoặc nữ, đã từ bỏ gia đình, học đường hoặc nghề nghiệp để dâng mình cho Chúa thì sẽ hiểu rõ nội dung câu chuyện, đó là đáp trả cách triệt để tiếng gọi của Chúa. Và đây là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời nhất ở trong Giáo hội, khi được nhìn thấy hoặc đụng đến tác động của Thiên Chúa trên cuộc sống con người; cảm nhận rằng Thiên Chúa không phải là cái gì trừu tượng nhưng là một Thực thể cao trọng và mạnh mẽ có khả năng lấp đầy trái tim của con người, một Đấng sống động và gần gũi, yêu thương chúng ta và muốn được yêu thương.
Thánh sử Luca trình bày cho chúng ta thấy Đức Giêsu, đang khi trên đường hướng về Giêrusalem đã gặp một vài người, có lẽ là đang tuổi thanh xuân, họ hứa sẽ đi theo Người khắp nơi. Người đã tỏ ra rất yêu sách đối với họ, cảnh báo cho họ biết rằng “Con Người, tức là Đấng Mesia – không có chỗ gối đầu”, nghĩa là không có một nơi thường trú, và ai đã chọn làm việc với Người trong cánh đồng của Thiên Chúa thì không được quay trở lại (xc. Lc 9,57-58.61-2). Với một người khác, đức Giêsu nói: “hãy theo tôi”, và yêu cầu anh cắt đứt mọi ràng buộc với gia đình (xc. Lc 9,59-60). Những đòi hỏi này xem ra quá đáng, nhưng thực ra chúng diễn tả sự mới mẻ và ưu tiên của Nước Thiên Chúa hiện diện ở nơi bản thân của đức Giêsu Kitô. Nói cho cùng, tính cách triệt-để bắt nguồn từ Tình yêu của Thiên Chúa mà đức Giêsu là kẻ đầu tiên đã vâng theo. Phàm ai từ bỏ tất cả, ngay chính bản thân mình, thì đi vào một chiều kích mới của tự do, được thánh Phaolô định nghĩa như là “bước theo Thánh Linh” (xc. Gl 5,16). Thánh Phaolô viết: “”Đức Kitô đã giải thoát chúng ta để cho ta được hưởng tự do”, và ngài giải thích rằng hình thái mới của sự tự do mà đức Kitô đã chinh phục cho chúng ta hệ tại việc “phục vụ lẫn nhau” (Gl 5,1.13). Tự do và yêu thương trùng hợp với nhau. Ngược lại, việc tuân theo tính ích kỷ dẫn tới hiềm khích và xung đột.
Các bạn thân mến, sắp hết tháng 6, dành cho việc tôn sùng Trái Tim Chúa Giêsu. Chính vào lễ Thánh Tâm Chúa, cùng với các linh mục trên thế giới chúng ta đã lặp lại lòng cam kết nên thánh. Hôm nay tôi xin mời tất cả mọi người hãy nhìn ngắm mầu nhiệm Trái tim của đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, ngõ hầu kín múc tận nguồn tình yêu của Thiên Chúa. Ai nhìn ngắm trái tim đã bị đâm thâu và mở toang ra vì yêu thương chúng ta, sẽ nghiệm thấy sự thật của lời cầu “Chúa là cõi phúc duy nhât của con”, và sẵn sàng từ bỏ tất cả để đi theo Chúa. Ôi Mẹ Maria, Mẹ đã đáp trả không chút dè dặt tiếng Chúa gọi, cầu cho chúng con.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói Thánh Phêrô và Phaolô là nền tảng của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
17:30 29/06/2010
Vatican, ngày 29, tháng 6, 2010 / 04:23 pm (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói ngày hôm nay, thứ ba: Mặc dầu hai vị thi hành các sứ mệnh khác nhau, Thánh Phêrô và Phaolô cùng với nhau tạo dựng nền tảng của Giáo Hội “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và Tông Truyền.” Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày lễ trọng kính hai vị thánh và sau đó hướng dẫn kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô.
Chào mừng những người hiện diện tại quảng trường, Đức Thánh Cha giải thích rằng việc mừng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô cũng là việc mừng kính các gốc rễ thiêng liêng của Giáo Hôi. Ngài ghi nhận, cả hai thánh đều được mai táng trong các nhà thờ chánh tòa tại Roma được cung hiến cho các ngài.
Đức Thánh Cha nói về lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” lời tuyên xưng của một người dân chài tầm thường xứ Galilê không phải là kết quả của luận lý, ngài nói, nhưng là một sự mạc khải của Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã xác nhận, vì Người đã đáp lời: “không có thịt xương nào đã chỉ dẫn điều này cho anh.”
Đức Thánh Cha nói: “Simon Phêrô gần gũi mật thiết với Chúa Giêsu nên chính ngài đã trở nên một đá tảng của đức tin và tình yêu trên đó Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội của Người. Đức Thánh Cha ghi nhận là Chúa Giêsu đã tiếp lời nói với Phêrô: “Bất cứ sự gì con trói buộc trên trái đất này sẽ bị trói buộc trên trời, và bất cứ sự gì con tháo cởi trên trái đất cũng sẽ được tháo cởi trên trời.”
Đức Thánh Cha nói: Mặc dầu hai vị có những ân sủng và sứ mệnh khác nhau, cả hai vị thánh bổn mạng của thành Rôma đều tạo nên nền tảng của Giáo Hội “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”. Giáo Hội ngày nay hiện diện trên thế gian để tuyên xưng và làm nhân chứng cho mầu nhiệm thiết yếu của sự hiệp thông.
Đề cập đến sứ mệnh của Giáo Hội, Đức Thánh Cha nhắc rằng ngài đã trao ban dây pallium cho 38 tổng giám mục các giáo phận đô thị buổi sáng nay. Ngài giải thích: dây pallium biểu tượng cho sự hiệp thông với Đức Giám Mục thành Rôma và nhắc nhớ đến sứ mệnh là phải nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa Kitô bằng tình yêu.
Đức Thánh Cha cám ơn các thành viên của Phái Đoàn các Thượng Phụ Đại Kết tham dự Thánh Lễ. Ngài nói, sự hiện diện của họ phản ánh sự liên kết giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople.
Sau khi khuyên các tín hữu noi gương các Thánh Phêrô và Phaolô, ngài cầu nguyện với Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, xin Mẹ hướng dẫn và hỗ trợ đoàn dân Chúa trên hành trình của họ.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha xin các tín hữu cầu nguyện cho các tổng giám mục mới tiếp nhận dây pallium, để qua lời cầu bầu của các thánh Tông Đồ, “họ sẽ là những người tuyên xưng Phúc Âm và là những tấm gương mục vụ bác ái đích thực cho đoàn chiên.”
Chào mừng những người hiện diện tại quảng trường, Đức Thánh Cha giải thích rằng việc mừng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô cũng là việc mừng kính các gốc rễ thiêng liêng của Giáo Hôi. Ngài ghi nhận, cả hai thánh đều được mai táng trong các nhà thờ chánh tòa tại Roma được cung hiến cho các ngài.
Đức Thánh Cha nói về lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” lời tuyên xưng của một người dân chài tầm thường xứ Galilê không phải là kết quả của luận lý, ngài nói, nhưng là một sự mạc khải của Chúa Cha, như Chúa Giêsu đã xác nhận, vì Người đã đáp lời: “không có thịt xương nào đã chỉ dẫn điều này cho anh.”
Đức Thánh Cha nói: “Simon Phêrô gần gũi mật thiết với Chúa Giêsu nên chính ngài đã trở nên một đá tảng của đức tin và tình yêu trên đó Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội của Người. Đức Thánh Cha ghi nhận là Chúa Giêsu đã tiếp lời nói với Phêrô: “Bất cứ sự gì con trói buộc trên trái đất này sẽ bị trói buộc trên trời, và bất cứ sự gì con tháo cởi trên trái đất cũng sẽ được tháo cởi trên trời.”
Đức Thánh Cha nói: Mặc dầu hai vị có những ân sủng và sứ mệnh khác nhau, cả hai vị thánh bổn mạng của thành Rôma đều tạo nên nền tảng của Giáo Hội “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”. Giáo Hội ngày nay hiện diện trên thế gian để tuyên xưng và làm nhân chứng cho mầu nhiệm thiết yếu của sự hiệp thông.
Đề cập đến sứ mệnh của Giáo Hội, Đức Thánh Cha nhắc rằng ngài đã trao ban dây pallium cho 38 tổng giám mục các giáo phận đô thị buổi sáng nay. Ngài giải thích: dây pallium biểu tượng cho sự hiệp thông với Đức Giám Mục thành Rôma và nhắc nhớ đến sứ mệnh là phải nuôi dưỡng đoàn chiên của Chúa Kitô bằng tình yêu.
Đức Thánh Cha cám ơn các thành viên của Phái Đoàn các Thượng Phụ Đại Kết tham dự Thánh Lễ. Ngài nói, sự hiện diện của họ phản ánh sự liên kết giữa Giáo Hội Rôma và Giáo Hội Constantinople.
Sau khi khuyên các tín hữu noi gương các Thánh Phêrô và Phaolô, ngài cầu nguyện với Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, xin Mẹ hướng dẫn và hỗ trợ đoàn dân Chúa trên hành trình của họ.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha xin các tín hữu cầu nguyện cho các tổng giám mục mới tiếp nhận dây pallium, để qua lời cầu bầu của các thánh Tông Đồ, “họ sẽ là những người tuyên xưng Phúc Âm và là những tấm gương mục vụ bác ái đích thực cho đoàn chiên.”
Nhóm phò sự sống báo động về ứng viên Tối Cao Pháp Viện Kagan
Trần Mạnh Trác
19:36 29/06/2010
Washington DC, ngày 29 tháng sáu năm 2010: Qua cuộc điều trần tại Quốc Hội, ứng viên Tối Cao Pháp Viện Elena Kagan đã lộ rõ khuynh hướng phò phá thai cuả mình.
Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein (D-Calif.) khi đề cập đến tính cách pháp luật về phá thai đã hỏi: “Bà có tin rằng hiến pháp đòi hỏi rằng sức khỏe của người mẹ phải được bảo vệ trong bất cứ đạo luật hạn chế phá thai nào?"
Bà Kagan trả lời rằng “sự tiếp tục đứng vững” cuả các phán quyết Roe v. Wade và Doe v. Bolton cho thấy "đời sống và sức khỏe cuả người phụ nữ phải được bảo vệ trong những quy định về phá thai."
Bác sĩ Charmaine Yoest, chủ tịch hội Americans United for Life (AUL), tố cáo rằng như vậy là ứng viên Kagan đã tái khẳng định sự ủng hộ của mình "vì lợi ích của những nhóm ủng hộ mình và cuả những nhóm vận động hành lang cho phá thai" và có lập trường "không giới hạn hạn chế phá thai."
Theo BS Yoest, "Lập trường cuả bà Kagan là xa rời đại chúng" và chúng ta không thể có một thẩm phán "đã đánh giá vấn đề trước khi xử".
Được biết những thăm dò gần đây cho thây đại đa số dân Mỹ tự mô tả mình là phò sự sống.
AUL lập luận rằng trong khuôn khổ pháp lý được tạo ra bởi Roe và Doe, một BS phá thai có thể cung cấp "bất kỳ một lý do tưởng tượng nào" để biện minh cho việc phá thai bất kỳ lúc nào trong thai kỳ của người phụ nữ.
Tuy nhiên, Tòa Án Tối Cao đả phán quyết qua Gonzales v. Carhart để hạn chế những phá thai theo thể thức “sinh đẻ bán phần” (partial birth), bớt đi nhiều lỗ hổng lớn và thu hẹp nhiều luật trừ cuả phán quyết Doe.
Theo quan điểm của AUL, ngày nay luật pháp về phá thai vẫn còn nhiều bối rối và "không rõ ràng."
"Điều đáng nói là bà Kagan tin rằng những ngoại lệ cuả Roe và Doe vẫn không thay đổi và vẫn còn áp dụng cho tất cả các luật liên quan đến phá thai. Điều này chứng tỏ bà ấy đã không thay đổi so với thời bà còn làm việc cho Tổng thống Clinton, khi bà là một người nồng nhiệt chống lại các quy định hạn chế phá thai có ý nghĩa."
AUL cho biết rằng trong suốt thời gian làm cố vấn cho Tổng thống Bill Clinton, bà Kagan đã tìm kiếm một ngoại lệ y tế có thể đi xa hơn những yêu cầu cuả Doe và có chủ trương "quyết liệt" làm suy yếu khả năng của tiểu bang và liên bang tìm kiếm những quy định (hạn chế) về phá thai "có ý nghĩa".
Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein (D-Calif.) khi đề cập đến tính cách pháp luật về phá thai đã hỏi: “Bà có tin rằng hiến pháp đòi hỏi rằng sức khỏe của người mẹ phải được bảo vệ trong bất cứ đạo luật hạn chế phá thai nào?"
Bà Kagan trả lời rằng “sự tiếp tục đứng vững” cuả các phán quyết Roe v. Wade và Doe v. Bolton cho thấy "đời sống và sức khỏe cuả người phụ nữ phải được bảo vệ trong những quy định về phá thai."
Bác sĩ Charmaine Yoest, chủ tịch hội Americans United for Life (AUL), tố cáo rằng như vậy là ứng viên Kagan đã tái khẳng định sự ủng hộ của mình "vì lợi ích của những nhóm ủng hộ mình và cuả những nhóm vận động hành lang cho phá thai" và có lập trường "không giới hạn hạn chế phá thai."
Theo BS Yoest, "Lập trường cuả bà Kagan là xa rời đại chúng" và chúng ta không thể có một thẩm phán "đã đánh giá vấn đề trước khi xử".
Được biết những thăm dò gần đây cho thây đại đa số dân Mỹ tự mô tả mình là phò sự sống.
AUL lập luận rằng trong khuôn khổ pháp lý được tạo ra bởi Roe và Doe, một BS phá thai có thể cung cấp "bất kỳ một lý do tưởng tượng nào" để biện minh cho việc phá thai bất kỳ lúc nào trong thai kỳ của người phụ nữ.
Tuy nhiên, Tòa Án Tối Cao đả phán quyết qua Gonzales v. Carhart để hạn chế những phá thai theo thể thức “sinh đẻ bán phần” (partial birth), bớt đi nhiều lỗ hổng lớn và thu hẹp nhiều luật trừ cuả phán quyết Doe.
Theo quan điểm của AUL, ngày nay luật pháp về phá thai vẫn còn nhiều bối rối và "không rõ ràng."
"Điều đáng nói là bà Kagan tin rằng những ngoại lệ cuả Roe và Doe vẫn không thay đổi và vẫn còn áp dụng cho tất cả các luật liên quan đến phá thai. Điều này chứng tỏ bà ấy đã không thay đổi so với thời bà còn làm việc cho Tổng thống Clinton, khi bà là một người nồng nhiệt chống lại các quy định hạn chế phá thai có ý nghĩa."
AUL cho biết rằng trong suốt thời gian làm cố vấn cho Tổng thống Bill Clinton, bà Kagan đã tìm kiếm một ngoại lệ y tế có thể đi xa hơn những yêu cầu cuả Doe và có chủ trương "quyết liệt" làm suy yếu khả năng của tiểu bang và liên bang tìm kiếm những quy định (hạn chế) về phá thai "có ý nghĩa".
Thổ dân Paraguay phát minh ra môn Bóng Đá theo ý của Nhật báo Quan Sát Viên Rôma.
Dominic David Trần
21:08 29/06/2010
Rome, Italy, Jun 29, 2010 / 06:02 pm theo Thông Tấn Xã Công Giáo (CNA) ngay giữa cơn sốt say mê Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế giới, nhật báo Quan Sát Viên Rôma đã ấn hành một bài báo trong tuần này và biện luận rằng chính thổ dân bộ lạc Guarani của nước Paraguay đã là những người phát minh ra môn thể thao Bóng Đá (David Trần chú thích: Paraguay là đội tuyển đã thắng Nhật Bản bằng đá phạt đền 5-3 sau 2 hiệp chính và 2 hiệp phụ hòa nhau với tỷ số 0-0 trong trận đấu sáng nay 29/06)
Trong một bài báo mang tựa đề, " Người bộ lạc Guarani đã phát minh ra môn Bóng Đá " phóng viên Gianpaolo Romanato khẳng định rằng môn Bóng Đá (Túc Cầu) đã được khởi sinh vào thế kỷ thứ 17 trong vùng đất ngày nay được gọi là quốc gia PARAGUAY. Nguồn chứng minh cho luận điểm của phóng viên Romanato chính là trích dẫn từ hồi ký đả xuất bản của một Tu Sĩ Dòng Tên gốc Tây Ban Nha tên là Jose Manuel Peramas, người đã sống trong vài năm tại vùng Thừa Sai Truyền Giáo của Cộng đoàn Tu Sĩ Dòng Tên mang tên Thánh Í Nhã tại Mini thuộc miền Nam Asuncion (St. Ignatius of Mini, Asuncion).
Cộng đoàn này là 1 trong 30 giáo điểm truyền giáo do các Tu Sĩ Dòng Tên thành lập trong các vùng thuộc địa tại Paraguay.
Linh Mục Peramas đã mô tả những cách giải trí của thổ dân bộ lạc Guarani trong quyển sách in năm 1793 của ngài có tựa đề; " Cuộc sống và cái chết của 13 người đàn ông Paraguay" (“De vita et moribus tredecim virorum paraguaycorum” ) như sau:
" Họ thường chơi với một quả banh, mặc dù qủa banh này hoàn toàn làm bằng nhựa cây cao su, nhưng qủa banh nhẹ và bay nhanh mỗi khi bị chạm vào, nó nẩy tung lên mà không dừng lại, banh tự chuyển theo trọng lượng của chính nó. Họ không ném qủa banh bằng bàn tay như người Âu châu chúng ta, nhưng họ đá vào qủa banh bằng phần trên của
bàn chân trần trụi, chuyền banh và đưa banh vào lưới với tất cả sự khéo léo và chính xác." Linh Mục Peramas đã viết;
" Ba trăm năm trước đây chắc chắn người thổ dân bộ lạc Guarani của nước Paraguay đã là chủ nhân của những trái bóng đá tức qủa banh. Họ thực sự là con cháu của những người thực sự đã phát minh ra môn Bóng Đá. Nhật báo Quan Sát Viên Rôma trình thuật rằng cho dù biết là như thế nhưng những người hâm mộ Bóng Đá ở nước Anh sẽ mau chóng bác bỏ luận điểm cho rằng chính thổ dân Guarani đã thực sự phát minh ra Bóng Đá.
Trong một bài báo mang tựa đề, " Người bộ lạc Guarani đã phát minh ra môn Bóng Đá " phóng viên Gianpaolo Romanato khẳng định rằng môn Bóng Đá (Túc Cầu) đã được khởi sinh vào thế kỷ thứ 17 trong vùng đất ngày nay được gọi là quốc gia PARAGUAY. Nguồn chứng minh cho luận điểm của phóng viên Romanato chính là trích dẫn từ hồi ký đả xuất bản của một Tu Sĩ Dòng Tên gốc Tây Ban Nha tên là Jose Manuel Peramas, người đã sống trong vài năm tại vùng Thừa Sai Truyền Giáo của Cộng đoàn Tu Sĩ Dòng Tên mang tên Thánh Í Nhã tại Mini thuộc miền Nam Asuncion (St. Ignatius of Mini, Asuncion).
Cộng đoàn này là 1 trong 30 giáo điểm truyền giáo do các Tu Sĩ Dòng Tên thành lập trong các vùng thuộc địa tại Paraguay.
Linh Mục Peramas đã mô tả những cách giải trí của thổ dân bộ lạc Guarani trong quyển sách in năm 1793 của ngài có tựa đề; " Cuộc sống và cái chết của 13 người đàn ông Paraguay" (“De vita et moribus tredecim virorum paraguaycorum” ) như sau:
" Họ thường chơi với một quả banh, mặc dù qủa banh này hoàn toàn làm bằng nhựa cây cao su, nhưng qủa banh nhẹ và bay nhanh mỗi khi bị chạm vào, nó nẩy tung lên mà không dừng lại, banh tự chuyển theo trọng lượng của chính nó. Họ không ném qủa banh bằng bàn tay như người Âu châu chúng ta, nhưng họ đá vào qủa banh bằng phần trên của
bàn chân trần trụi, chuyền banh và đưa banh vào lưới với tất cả sự khéo léo và chính xác." Linh Mục Peramas đã viết;
" Ba trăm năm trước đây chắc chắn người thổ dân bộ lạc Guarani của nước Paraguay đã là chủ nhân của những trái bóng đá tức qủa banh. Họ thực sự là con cháu của những người thực sự đã phát minh ra môn Bóng Đá. Nhật báo Quan Sát Viên Rôma trình thuật rằng cho dù biết là như thế nhưng những người hâm mộ Bóng Đá ở nước Anh sẽ mau chóng bác bỏ luận điểm cho rằng chính thổ dân Guarani đã thực sự phát minh ra Bóng Đá.
Chiến dịch nguyện ''Chuỗi Mân Côi cầu cho Các Đức Giám Mục trong 6 tháng'' đã lan khắp tòan cầu.
Dominic David Trần
22:51 29/06/2010
Chiến dịch lần chuỗi Mân Côi cầu cho các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đã được khởi xướng vào năm 2005 tại thành phố Madison thuộc Tiểu bang Wisconsin Hoa Kỳ. Đó chính là nơi mà qua một nỗ lực thiết kế trên trang mạng vi tính được giới thiệu cổ vũ và thu thập Các chuỗi Mân Côi cầu nguyện cách riêng cho Đức Cha Robert Morlino, Giám Mục Giáo Phận Madison. Vào ngày Tết Dương Lịch năm 2010, dự án này đã lan rộng đến mức đã thu thập tất cả các chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho Hàng Giám Mục Hoa Kỳ và từ ngày 01/01/2010 đến nay dự án đã phát triển thành Phong trào Lần Chuỗi Mân Côi Cầu Nguyện cho Giám Mục Đoàn toàn thế giới" tại các quốc gia khác.
" Vào đầu năm 2010, chúng tôi đã phát động và hô hào mọi người Lần Chuỗi Mân Côi Cầu cho Hàng Giám Mục Hoa Kỳ," Tom Reitz, một trong những quản trị viên của trang nhà đã nói; " Kể từ ngày ấy, chiến dịch này đã lớn mạnh và trang nhà cũng được phát triển hơn
để đáp lại các ý kiến và thu thập các Chuỗi Mân Côi được cầu cách riêng cho các Đức Cha."
Reid tiếp tục tường trình; " Thế rồi chúng tôi nhận được rất nhiều điện thư email từ mọi người từ khắp nơi gởi về chỉ với cùng một nội dung yêu cầu; " Xin vui lòng ghi danh Các Đức Giám Mục của nước tôi vào trang cầu nguyện của các bạn được không? " Chúng tôi đáp lời và ghi tên từng Đức Giám Mục Giáo Phận được cầu nguyện theo ý chỉ của các bạn ấy vào trang nhà." " Đến bây giờ thì ý nguyện phụng vụ này đã bao gồm Các Đức Cha thuộc Hàng Giám Mục của Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Đức, Ba-Lan, Gilbralta, Nam Phi, Úc, Tân Tây Lan, và Canada."
Từ ngày khai sinh cho đến nay, số thành viên tham gia cầu nguyện đã tăng đến hơn 800 người trong 45 tiểu bang của Hoa Kỳ và ở 10 quốc gia khác. Hiện nay trang nhà đã thu thập và ghi nhận được hơn 28 ngàn chuỗi Mân Côi với ý nguyện cầu cho hơn 250 Đức Giám Mục Công Giáo.
Trên trang nhà của Chiến dịch này: www.RosaryForTheBishop.org; các khách ghé thăm hay lướt mạng có thể dâng các ý chỉ Lần Chuỗi Mân Côi hàng tuần hay hàng tháng cho bất kỳ Đức Giám Mục theo cách riêng người tham gia. Trang nhà cũng thiết kế các thống kê có tính chất vô danh cho biết có bao nhiêu chuỗi Mân Côi đã được cầu nguyện, cũng như Googlemap đính kèm cho biết rõ vị trí điạ dư của các Giáo phận được tham gia
và được dâng Chuỗi Mân Côi khấn nguyện. Các thành viên tham gia cũng có các lựa chọn nhận điện thư nhắc nhở nguyện cầu và Lần Chuỗi theo ý khấn nguyện đã ghi danh.
"Lần Chuỗi Mân Côi Cầu Cho Các Đức Giám Mục là một chương trình đang tiến triển và lớn mạnh," Reitz giải thích; " Chúng tôi luôn thêm vào các tiện ích phục vụ mới cho trang nhà, đặc biệt theo những gợi ý hay đề nghị của các thành viên tham gia." Trong các tháng gần đây, trang nhà đã cài đặt thêm "Nhật Ký Mạng blog", giao diện giao tiếp xã hội Facebook như các nút nhấn và với nhiều chọn lựa hơn để thân ái nhắc nhở các thành viên lần chuỗi Mân Côi theo kế hoạch và ý nguyện. Sẽ có nhiều tiện ích và chọn lựa được dự trù và cài đặt thêm trong những thời gian sắp tới.
Một số Đức Giám Mục đã bày tỏ sự tri ân đến chiến dịch và chương trình này. thí dụ như Đức Cha Walker R. Nickless, Giám Mục Giáo Phận Sioux City, tiểu bang Iowa đã tuyên bố; " Lần Chuỗi Mân Côi Cầu cho Các Đức Giám Mục là một Phép Lành Đặc Biệt và là một nguồn khích lệ cho cá nhân tôi. Xin chân thành cảm ơn các thành viên đã và đang cầu nguyện cách riêng cho Giáo Phận Sioux City và cho cá nhân tôi."
Đức Cha Robert Morlino của Giáo Phận Madison góp thêm ý kiến; " Thật là một phúc bình an lớn lao cho tôi khi được biết rằng có biết bao nhiêu ông bà anh chị em tín hữu đã và đang chạy đến cầu cùng Đức Mẹ Maria để xin ban ơn chăm sóc đặc biệt cách riêng và cầu bầu cho các Đức Giám Mục."
Syte Reitz, một trong những người sáng lập ra trang mạng và chiến dịch Lần Chuỗi Mân Côi cho các Đức Giám Mục- đã giải thích là chương trình này được phát khởi linh hứng từ Sách Xuất Hành đoạn (17:11) trong đó trình thuật là các ông Aaron và Hur đã giúp nâng cao cánh tay của ông Môisen để cho đoàn quân Israel sẽ được thắng trận."
Syte Reitz phát biểu; " Chỉ có ở Nước Trời mới biết được là hiện nay các Đức Giám Mục tốt lành của chúng ta đang chịu nhiều thử thách và khổ đau khi các ngài phải hiên ngang đứng lên bảo vệ Đức Tin Thiên Chúa Giáo, " " Còn chúng ta sẽ làm gì cho các vị Mục Tử nhân hậu ấy? Chúng ta hãy hỗ trợ các ngài bằng lời kinh cầu nguyện và bằng các chuỗi Mân Côi của chúng ta!"
(Kiến nghị và chia xẻ của Dominic David Trần: Kính Thưa Linh Mục Gioan Trần Công Nghị, Giám Đốc VietCatholic; xin Cha vui lòng trao đổi với các Đấng Bậc và các Đồng Biên Tập Viên để có một chương trình tương tự trên VietCatholic và các trang Liên Kết khác với nội dung xin Lần Chuỗi Mân Côi cho Hàng Giám Mục và Giáo Sĩ Việt Nam khắp nơi- cách riêng cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt; và Thomas C. Collins trong trách nhiệm Thanh Tra Tông Tòa trong tháng 8/2010 chẳng hạn. )
Top Stories
Vietnam: La presse officielle accorde une large publicité aux récentes négociations entre le Saint-Siège et le Vietnam
Eglises d'Asie
05:27 29/06/2010
Eglises d’Asie, 29 juin 2010 – Contrastant avec le silence absolu observé au cours de l’affaire de la démission de l’archevêque de Hanoi, la presse officielle vietnamienne a donné une très large publicité aux récentes négociations Vietnam-Vatican menées à Rome les 23 et 24 juin dernier. Les principaux journaux vietnamiens avaient annoncé le départ de la délégation vietnamienne pour Rome, le 21 juin. Ils ont également publié, dès le 26 juin, la version vietnamienne de ce qu’ils ont appelé « communiqué commun », alors que le texte original en anglais était publié quelques heures plus tard par la salle de presse du Saint-Siège sous le titre: « Communiqué de la Secrétairerie d’Etat » (1). La plupart des journaux du 29 juin ont également fait paraître dans la matinée, l’interview du chef de la délégation vietnamienne, le vice-ministre des Affaires étrangères Nguyên Quôc Cuong, à l’agence de presse officielle Vietnam News Agency (Thông tân xa Việt Nam, TTXVN) (2).
Le titre donné par le site Internet gouvernemental à la dépêche reprenant les propos du vice-ministre des Affaires étrangères donne le ton de l’interview: « Le Vatican prend note franchement: jamais encore, au cours de toutes les périodes de l’histoire qui ont précédé, le catholicisme n’avait bénéficié de conditions d’un développement aussi puissant qu’aujourd’hui ». Le chef de la délégation vietnamienne énumère au cours de l’entretien les marques de ce « développement puissant ». L’Eglise catholique du Vietnam, la seconde en importance en Asie, avec ses 7 millions de fidèles, ses 26 diocèses, ses 10 000 établissements de culte, ses 47 évêques et archevêques, ses 4 000 prêtres, 16 000 religieuses et religieux appartenant à plus de 100 congrégations, ses six séminaires, est dans une situation qu’elle n’a jamais connue auparavant. A cela, le haut fonctionnaire ajoute les divers événements importants qui ont marqué la vie de l’Eglise ces temps derniers, en particulier la célébration solennelle de l’année jubilaire.
Cette prospérité exceptionnelle de l’Eglise, selon Nguyên Quôc Cuong, est due, du moins en partie, à la politique religieuse menée par l’Etat et aussi à l’attention que celui-ci porte aux besoins véritables de la communauté catholique. Sans faire la moindre allusion aux conflits de propriétés qui ont marqué, ces temps derniers, les rapports des autorités civiles avec divers diocèses, il affirme au contraire qu’en différentes provinces comme à Dac Lac, Buon Ma Thuôt, Da Nang, Quang Tri (La Vang), les autorités ont fourni à l’Eglise des dizaines de milliers d’hectares de terrain pour y aménager des lieux de culte. En réalité, dans la plupart de ces endroits, il s’agissait en fait de restitutions.
Le vice-ministre des Affaires étrangères a aussi repris plusieurs thèmes déjà mentionnés dans le communiqué sans y ajouter de commentaires significatifs. Il signale l’accord sur la nomination d’un représentant non résident du Saint-Siège pour le Vietnam, en précisant que son rôle consistera à « dialoguer » au sujet de questions pastorales et d’autres thèmes en rapport avec celles-ci. Il affirme que cet accord sur la nomination d’un représentant est tenu par Mgr Mamberti, secrétaire pour les relations avec les Etats à la Secrétairerie d’Etat, comme un événement historique. Lui-même se dit plein d’espoir pour l’avenir des relations entre le Saint-Siège et son gouvernement.
(1) Le Saint-Siège ne publie que très exceptionnellement des « communiqués conjoints ». Le texte diffusé le 26 juin 2010 par la salle de presse du Saint-Siège peut être qualifié de « commun » au sens où chacune des parties avait publié, l’une un texte en anglais, l’autre un texte en vietnamien dont le contenu était – presque – identique. C’est en reprenant le premier texte en vietnamien qu’Eglises d’Asie a parlé par erreur de « communiqué commun ».
(2) http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Dang-va-Nha-nuoc-Viet-Nam-luon-trong-tu-do-tin-nguong-ton-giao/20106/32965.vgp
ou http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=410484#tT79eC0vNQr0
(Source: Eglises d'Asie, 29 juin 2010)
Le titre donné par le site Internet gouvernemental à la dépêche reprenant les propos du vice-ministre des Affaires étrangères donne le ton de l’interview: « Le Vatican prend note franchement: jamais encore, au cours de toutes les périodes de l’histoire qui ont précédé, le catholicisme n’avait bénéficié de conditions d’un développement aussi puissant qu’aujourd’hui ». Le chef de la délégation vietnamienne énumère au cours de l’entretien les marques de ce « développement puissant ». L’Eglise catholique du Vietnam, la seconde en importance en Asie, avec ses 7 millions de fidèles, ses 26 diocèses, ses 10 000 établissements de culte, ses 47 évêques et archevêques, ses 4 000 prêtres, 16 000 religieuses et religieux appartenant à plus de 100 congrégations, ses six séminaires, est dans une situation qu’elle n’a jamais connue auparavant. A cela, le haut fonctionnaire ajoute les divers événements importants qui ont marqué la vie de l’Eglise ces temps derniers, en particulier la célébration solennelle de l’année jubilaire.
Cette prospérité exceptionnelle de l’Eglise, selon Nguyên Quôc Cuong, est due, du moins en partie, à la politique religieuse menée par l’Etat et aussi à l’attention que celui-ci porte aux besoins véritables de la communauté catholique. Sans faire la moindre allusion aux conflits de propriétés qui ont marqué, ces temps derniers, les rapports des autorités civiles avec divers diocèses, il affirme au contraire qu’en différentes provinces comme à Dac Lac, Buon Ma Thuôt, Da Nang, Quang Tri (La Vang), les autorités ont fourni à l’Eglise des dizaines de milliers d’hectares de terrain pour y aménager des lieux de culte. En réalité, dans la plupart de ces endroits, il s’agissait en fait de restitutions.
Le vice-ministre des Affaires étrangères a aussi repris plusieurs thèmes déjà mentionnés dans le communiqué sans y ajouter de commentaires significatifs. Il signale l’accord sur la nomination d’un représentant non résident du Saint-Siège pour le Vietnam, en précisant que son rôle consistera à « dialoguer » au sujet de questions pastorales et d’autres thèmes en rapport avec celles-ci. Il affirme que cet accord sur la nomination d’un représentant est tenu par Mgr Mamberti, secrétaire pour les relations avec les Etats à la Secrétairerie d’Etat, comme un événement historique. Lui-même se dit plein d’espoir pour l’avenir des relations entre le Saint-Siège et son gouvernement.
(1) Le Saint-Siège ne publie que très exceptionnellement des « communiqués conjoints ». Le texte diffusé le 26 juin 2010 par la salle de presse du Saint-Siège peut être qualifié de « commun » au sens où chacune des parties avait publié, l’une un texte en anglais, l’autre un texte en vietnamien dont le contenu était – presque – identique. C’est en reprenant le premier texte en vietnamien qu’Eglises d’Asie a parlé par erreur de « communiqué commun ».
(2) http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Dang-va-Nha-nuoc-Viet-Nam-luon-trong-tu-do-tin-nguong-ton-giao/20106/32965.vgp
ou http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=410484#tT79eC0vNQr0
(Source: Eglises d'Asie, 29 juin 2010)
Joy and some concern among Catholics over Vatican-Hanoi meeting
Asia-News
05:59 29/06/2010
Most Vietnamese faithful think that the appointment of a papal representative will open new spaces for religious freedom, but some highlight the absence of Vietnamese bishops from discussions, fearing a "weakening" of the Episcopal Conference.
Hanoi (AsiaNews) - The news of the agreement reached between the Hanoi authorities and the Holy See for "the Papal appointment of a non-resident representative from the Holy See to Vietnam" has been greeted with joy, but also with some concern, by the Catholics of Vietnam.
Most Vietnamese Catholics express "joy and satisfaction", in the belief that the Vatican policy is good, as long as it always listens and respects the opinions of people and at the same time, moves in the interest of the universal, and local, Church. The Papal appointment of a non-resident representative from the Holy See to Vietnam has attracted a lot of attention as a significant step towards the normalization of relations and the passage of the June 26 joint statement in which the Holy See asks " additional conditions are insured allowing the Church to participate more effectively in the country's development, especially within the spiritual, educational, health, social and charitable fields".
On the other hand, some priests and faithful speaking to AsiaNews fear that Vietnam and the Vatican have only focused on the "diplomatic" perspective. The bishops of the 26 Vietnamese diocese and the Episcopal Conference had no voice in the meeting of the Joint Vietnam - Holy See Working Group, and for this reason that "they" are not representative of the fundamental rights of Vietnamese Catholics. This way of working has thus imposed a "new order", but not a "new life" on Vietnamese Catholics.
Moreover the fact, that the Holy See representative must reside in a third country, may be a "new door" for the two "Countries" to control the Vietnamese bishops and the Vatican would not be able to hear the true voice of the faithful living in society. Some group of Vietnamese Catholics finally argue that now "the bishops' conference is weaker".
In this regards they point to how in the joint statement, issued without comment by the official VNA, it is reported that the Vietnamese delegation, "recalled Vietnam’s policy of respect for freedom of religion and belief as well as legal measures to guarantee its implementation". This statement contrasts with the many violations of religious freedom, many of which have taken place recently and which recalls the "unfairness" of the communist government.
Hanoi (AsiaNews) - The news of the agreement reached between the Hanoi authorities and the Holy See for "the Papal appointment of a non-resident representative from the Holy See to Vietnam" has been greeted with joy, but also with some concern, by the Catholics of Vietnam.
Most Vietnamese Catholics express "joy and satisfaction", in the belief that the Vatican policy is good, as long as it always listens and respects the opinions of people and at the same time, moves in the interest of the universal, and local, Church. The Papal appointment of a non-resident representative from the Holy See to Vietnam has attracted a lot of attention as a significant step towards the normalization of relations and the passage of the June 26 joint statement in which the Holy See asks " additional conditions are insured allowing the Church to participate more effectively in the country's development, especially within the spiritual, educational, health, social and charitable fields".
On the other hand, some priests and faithful speaking to AsiaNews fear that Vietnam and the Vatican have only focused on the "diplomatic" perspective. The bishops of the 26 Vietnamese diocese and the Episcopal Conference had no voice in the meeting of the Joint Vietnam - Holy See Working Group, and for this reason that "they" are not representative of the fundamental rights of Vietnamese Catholics. This way of working has thus imposed a "new order", but not a "new life" on Vietnamese Catholics.
Moreover the fact, that the Holy See representative must reside in a third country, may be a "new door" for the two "Countries" to control the Vietnamese bishops and the Vatican would not be able to hear the true voice of the faithful living in society. Some group of Vietnamese Catholics finally argue that now "the bishops' conference is weaker".
In this regards they point to how in the joint statement, issued without comment by the official VNA, it is reported that the Vietnamese delegation, "recalled Vietnam’s policy of respect for freedom of religion and belief as well as legal measures to guarantee its implementation". This statement contrasts with the many violations of religious freedom, many of which have taken place recently and which recalls the "unfairness" of the communist government.
Gioia e qualche preoccupazione tra i cattolici per l’incontro Vaticano-Hanoi
Asia-News
05:59 29/06/2010
La maggior parte dei fedeli vietnamiti pensa che la nomina di un rappresentante papale aprirà nuovi spazi alla libertà religiosa, ma c’è chi sottolinea l’assenza dei vescovi vietnamiti dai lavori e teme un “indebolimento” della Conferenza episcopale.
Hanoi (AsiaNews) – Con gioia, ma anche con qualche preoccupazione, è stata accolta dai cattolici del Vietnam la notizia dell’accordo raggiunto tra le autorità di Hanoi e la Santa Sede per “la nomina da parte del Papa di un Rappresentante non-residente della Santa Sede presso il Vietnam”.
La maggior parte dei cattolici vietnamiti esprime “gioia e soddisfazione”, nella convinzione che la politica del Vaticano sia buona, perché ascolta sempre e rispetta le opinioni delle persone e, al tempo stesso, si muove nell’interesse della Chiesa universale e di quella locale. Si sottolineano in particolare “la nomina da parte del Papa di un Rappresentante non-residente della Santa Sede presso il Vietnam” come passo significativo per la normalizzazione dei rapporti e il passaggio del comunicato congiunto del 26 giugno nel quale la Santa Sede chiede “che vengano assicurate ulteriori condizioni che consentano alla Chiesa di partecipare con maggiore efficacia allo sviluppo del Paese, specialmente in ambito spirituale, educativo, sanitario, sociale e caritativo”.
D’altro canto, alcuni sacerdoti e fedeli sentiti da AsiaNews pensano che Vaticano e Vietnam abbiano lavorato insieme solo nella prospettiva “diplomatica”. I vescovi delle 26 diocesi vietnamite e la Conferenza episcopale non ha avuto voce nell’incontro del Gruppo congiunto di lavoro Vietnam - Santa Sede. Per questo “essi” non sono rappresentativi dei diritti fondamentali dei cattolici vietnamiti. Il modo di lavorare ha così imposto un “nuovo ordine”, ma non una “nuova vita” per i cattolici vietnamiti.
Il fatto, poi, che il rappresentante della Santa Sede debba risiedere in un Paese terzo, potrebbe essere una “nuova porta” dei due “Paesi” per controllare i vescovi vietnamiti mentre il Vaticano non sarebbe in grado di ascoltare la vera voce dei fedeli che vivono all’interno della società. Qualche gruppo di cattolici vietnamiti sostiene infine che ora “la Conferenza episcopale è più debole”.
Si rileva in proposito come il comunicato congiunto, pubblicato senza commenti dall’agenzia ufficiale VNA, riporti che la delegazione vietnamita “ha ricordato le linee costanti della politica vietnamita di rispetto della libertà di religione e di credo come pure le misure legali di garanzia della sua attuazione”. Affermazione che contrasta con le tante violazioni della libertà religiosa avvenute anche di recente e che ricorda la “mancanza di lealtà” del governo comunista.
Hanoi (AsiaNews) – Con gioia, ma anche con qualche preoccupazione, è stata accolta dai cattolici del Vietnam la notizia dell’accordo raggiunto tra le autorità di Hanoi e la Santa Sede per “la nomina da parte del Papa di un Rappresentante non-residente della Santa Sede presso il Vietnam”.
La maggior parte dei cattolici vietnamiti esprime “gioia e soddisfazione”, nella convinzione che la politica del Vaticano sia buona, perché ascolta sempre e rispetta le opinioni delle persone e, al tempo stesso, si muove nell’interesse della Chiesa universale e di quella locale. Si sottolineano in particolare “la nomina da parte del Papa di un Rappresentante non-residente della Santa Sede presso il Vietnam” come passo significativo per la normalizzazione dei rapporti e il passaggio del comunicato congiunto del 26 giugno nel quale la Santa Sede chiede “che vengano assicurate ulteriori condizioni che consentano alla Chiesa di partecipare con maggiore efficacia allo sviluppo del Paese, specialmente in ambito spirituale, educativo, sanitario, sociale e caritativo”.
D’altro canto, alcuni sacerdoti e fedeli sentiti da AsiaNews pensano che Vaticano e Vietnam abbiano lavorato insieme solo nella prospettiva “diplomatica”. I vescovi delle 26 diocesi vietnamite e la Conferenza episcopale non ha avuto voce nell’incontro del Gruppo congiunto di lavoro Vietnam - Santa Sede. Per questo “essi” non sono rappresentativi dei diritti fondamentali dei cattolici vietnamiti. Il modo di lavorare ha così imposto un “nuovo ordine”, ma non una “nuova vita” per i cattolici vietnamiti.
Il fatto, poi, che il rappresentante della Santa Sede debba risiedere in un Paese terzo, potrebbe essere una “nuova porta” dei due “Paesi” per controllare i vescovi vietnamiti mentre il Vaticano non sarebbe in grado di ascoltare la vera voce dei fedeli che vivono all’interno della società. Qualche gruppo di cattolici vietnamiti sostiene infine che ora “la Conferenza episcopale è più debole”.
Si rileva in proposito come il comunicato congiunto, pubblicato senza commenti dall’agenzia ufficiale VNA, riporti che la delegazione vietnamita “ha ricordato le linee costanti della politica vietnamita di rispetto della libertà di religione e di credo come pure le misure legali di garanzia della sua attuazione”. Affermazione che contrasta con le tante violazioni della libertà religiosa avvenute anche di recente e che ricorda la “mancanza di lealtà” del governo comunista.
Chine: Hongkong: après le vote de réformes démocratiques timides et controversées, des chrétiens s’engagent à la lutte pour le suffrage universel
Eglises d'Asie
08:41 29/06/2010
Eglises d’Asie, 29 juin 2010 – A Hongkong, le 24 juin dernier, un train de réformes visant à démocratiser les institutions de la Région administrative spéciale a été voté au Legco (Legislative Council), le Parlement local. Timides et controversées, ces réformes n’ont pas dissuadé certains milieux hongkongais, notamment des chrétiens, de poursuivre la lutte pour l’instauration du suffrage universel dans les institutions politiques du territoire.
Le 25 juin, au lendemain du vote, un collectif de dix organisations chrétiennes a appelé les Hongkongais à descendre en masse dans la rue le 1er juillet prochain. Depuis 1997, année du retour de Hongkong sous le drapeau chinois, tous les 1er juillet, en marge des cérémonies officielles commémorant la rétrocession, une marche est organisée au cœur de la ville par les partisans de la démocratie. Depuis la marche de 2003, qui avait réuni une foule considérable de 500 000 personnes, cette manifestation fait office de baromètre de la mobilisation politique des Hongkongais (1). Pour le 1er juillet prochain, Jackie Hung, membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong, voudrait que la mobilisation soit forte: « Ce n’est pas parce que les réformes ont été votées que le système politique ne peut pas être réformé. Nous appelons les gens à continuer la lutte pour la démocratie. »
Les réformes votées le 24 juin présentent le paradoxe de sembler aller vers plus de démocratie tout en renforçant un système électoral peu démocratique, où les différents électeurs n’ont pas le même poids. Présentées sous la forme d’un « package », elles n’ont été votées qu’au terme de deux jours de débats enfiévrés, le gouvernement en place, qui agissait avec l’aval de Pékin, réussissant in fine à réunir la majorité des deux tiers nécessaire à leur adoption. Une victoire acquise au prix d’une scission du camp démocrate, entre les partisans du compromis et ceux qui dénonçaient une manœuvre politicienne. Le package de réformes a été adopté par 46 voix contre 13, le Legco comptant un total de 60 députés.
Les réformes concernaient les modes de désignation du chef de l’exécutif et des députés qui seront appliqués lors des prochaines échéances électorales, à savoir 2012. Le chef de l’exécutif, qui est actuellement élu par un collège de 800 personnes dûment sélectionnées, sera choisi désormais par un collège porté à 1 200 personnes. Quant aux députés, dont actuellement 30 sont élus au suffrage universel et 30 par des collèges électoraux restreints fondés sur l’appartenance à une profession (où les pro-Pékin dominent), leur nombre passe de 60 à 70. Selon un compromis conclu à la dernière minute avec le Parti démocrate, les dix nouveaux sièges seront pourvus au suffrage universel mais de la manière suivante: cinq au suffrage universel (à l’image de ce qui se fait déjà pour 30 des sièges du Legco) et cinq au suffrage universel, à ceci près que les candidats pour ces sièges auront été préalablement sélectionnés par les collèges professionnels, ce qui, expliquent les détracteurs de la réforme, vide le processus de toute légitimité démocratique.
Au sein du camp démocrate, le vote des réformes se traduit par une division nettement visible. Le fait que le Parti démocrate ait choisi, contrairement à certains éléments plus radicaux du camp démocrate, de négocier avec l’exécutif est analysé par Martin Lee Chu-ming comme une victoire de Pékin. « Le vote de ces réformes aide Pékin à diviser l’opinion publique hongkongaise. Au lieu de viser à l’abolition pure et simple des collèges électoraux restreints, les réformes ne font qu’élargir modestement les cercles appeler à désigner les futurs dirigeants de Hongkong », a commenté celui qui fait figure de vétéran des démocrates. De son côté, Albert Ho Chun-yan, chef du Parti démocrate, explique que, sans se montrer naïf face à Pékin, il n’y a pas de mal à saisir toutes les opportunités visant à élargir le jeu démocratique à Hongkong, tout en continuant à lutter pour le suffrage universel.
Après le vote du 24 juin, l’évêque émérite du diocèse de Hongkong, le cardinal Zen Ze-kiun, s’est gardé d’intervenir publiquement. Connu pour se battre de longue date pour la démocratisation des institutions politiques du territoire (2), il s’était toutefois exprimé avant le vote. Etant donné la complexité du sujet, il avait demandé, quelques jours avant le 23 juin, un report des débats afin que les citoyens de Hongkong disposent de plus de temps pour étudier, discuter et exprimer leurs vues sur les réformes envisagées. Agir autrement ne serait que manifester « du dédain pour l’opinion publique », avait expliqué le cardinal. Il ajoutait aussi: « Le problème est qu’à la base, [le train de réformes] ne fera que maintenir, voire renforcer le système des électorats restreints, alors que l’objectif ultime est de le supprimer. »
La Loi fondamentale (Basic Law), qui fait office de Constitution pour les institutions de Hongkong, porte en elle le principe du suffrage universel mais n’en précise pas les modalités d’application. Dans son article 45, il est ainsi écrit que « le but ultime est de choisir le chef de l'exécutif par le suffrage universel sur nomination par un comité de nomination largement représentatif et selon les procédures démocratiques ». Depuis la rétrocession, la question est donc de savoir quand arrivera le suffrage universel. Après avoir échoué à le faire adopter pour 2007, les partisans de la démocratie plaidaient pour qu'il soit mis en place en 2012. Entre temps, Pékin a fait savoir qu’il ne saurait être question de transition démocratique avant 2017 au mieux.
Depuis 1991, les élections ont, de manière constante, apporté 60 % des suffrages aux démocrates.
(1) Voir EDA 509, 511
(2) Voir, par exemple, EDA 525, 530
(Source: Eglises d'Asie, 29 juin 2010)
Le 25 juin, au lendemain du vote, un collectif de dix organisations chrétiennes a appelé les Hongkongais à descendre en masse dans la rue le 1er juillet prochain. Depuis 1997, année du retour de Hongkong sous le drapeau chinois, tous les 1er juillet, en marge des cérémonies officielles commémorant la rétrocession, une marche est organisée au cœur de la ville par les partisans de la démocratie. Depuis la marche de 2003, qui avait réuni une foule considérable de 500 000 personnes, cette manifestation fait office de baromètre de la mobilisation politique des Hongkongais (1). Pour le 1er juillet prochain, Jackie Hung, membre de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong, voudrait que la mobilisation soit forte: « Ce n’est pas parce que les réformes ont été votées que le système politique ne peut pas être réformé. Nous appelons les gens à continuer la lutte pour la démocratie. »
Les réformes votées le 24 juin présentent le paradoxe de sembler aller vers plus de démocratie tout en renforçant un système électoral peu démocratique, où les différents électeurs n’ont pas le même poids. Présentées sous la forme d’un « package », elles n’ont été votées qu’au terme de deux jours de débats enfiévrés, le gouvernement en place, qui agissait avec l’aval de Pékin, réussissant in fine à réunir la majorité des deux tiers nécessaire à leur adoption. Une victoire acquise au prix d’une scission du camp démocrate, entre les partisans du compromis et ceux qui dénonçaient une manœuvre politicienne. Le package de réformes a été adopté par 46 voix contre 13, le Legco comptant un total de 60 députés.
Les réformes concernaient les modes de désignation du chef de l’exécutif et des députés qui seront appliqués lors des prochaines échéances électorales, à savoir 2012. Le chef de l’exécutif, qui est actuellement élu par un collège de 800 personnes dûment sélectionnées, sera choisi désormais par un collège porté à 1 200 personnes. Quant aux députés, dont actuellement 30 sont élus au suffrage universel et 30 par des collèges électoraux restreints fondés sur l’appartenance à une profession (où les pro-Pékin dominent), leur nombre passe de 60 à 70. Selon un compromis conclu à la dernière minute avec le Parti démocrate, les dix nouveaux sièges seront pourvus au suffrage universel mais de la manière suivante: cinq au suffrage universel (à l’image de ce qui se fait déjà pour 30 des sièges du Legco) et cinq au suffrage universel, à ceci près que les candidats pour ces sièges auront été préalablement sélectionnés par les collèges professionnels, ce qui, expliquent les détracteurs de la réforme, vide le processus de toute légitimité démocratique.
Au sein du camp démocrate, le vote des réformes se traduit par une division nettement visible. Le fait que le Parti démocrate ait choisi, contrairement à certains éléments plus radicaux du camp démocrate, de négocier avec l’exécutif est analysé par Martin Lee Chu-ming comme une victoire de Pékin. « Le vote de ces réformes aide Pékin à diviser l’opinion publique hongkongaise. Au lieu de viser à l’abolition pure et simple des collèges électoraux restreints, les réformes ne font qu’élargir modestement les cercles appeler à désigner les futurs dirigeants de Hongkong », a commenté celui qui fait figure de vétéran des démocrates. De son côté, Albert Ho Chun-yan, chef du Parti démocrate, explique que, sans se montrer naïf face à Pékin, il n’y a pas de mal à saisir toutes les opportunités visant à élargir le jeu démocratique à Hongkong, tout en continuant à lutter pour le suffrage universel.
Après le vote du 24 juin, l’évêque émérite du diocèse de Hongkong, le cardinal Zen Ze-kiun, s’est gardé d’intervenir publiquement. Connu pour se battre de longue date pour la démocratisation des institutions politiques du territoire (2), il s’était toutefois exprimé avant le vote. Etant donné la complexité du sujet, il avait demandé, quelques jours avant le 23 juin, un report des débats afin que les citoyens de Hongkong disposent de plus de temps pour étudier, discuter et exprimer leurs vues sur les réformes envisagées. Agir autrement ne serait que manifester « du dédain pour l’opinion publique », avait expliqué le cardinal. Il ajoutait aussi: « Le problème est qu’à la base, [le train de réformes] ne fera que maintenir, voire renforcer le système des électorats restreints, alors que l’objectif ultime est de le supprimer. »
La Loi fondamentale (Basic Law), qui fait office de Constitution pour les institutions de Hongkong, porte en elle le principe du suffrage universel mais n’en précise pas les modalités d’application. Dans son article 45, il est ainsi écrit que « le but ultime est de choisir le chef de l'exécutif par le suffrage universel sur nomination par un comité de nomination largement représentatif et selon les procédures démocratiques ». Depuis la rétrocession, la question est donc de savoir quand arrivera le suffrage universel. Après avoir échoué à le faire adopter pour 2007, les partisans de la démocratie plaidaient pour qu'il soit mis en place en 2012. Entre temps, Pékin a fait savoir qu’il ne saurait être question de transition démocratique avant 2017 au mieux.
Depuis 1991, les élections ont, de manière constante, apporté 60 % des suffrages aux démocrates.
(1) Voir EDA 509, 511
(2) Voir, par exemple, EDA 525, 530
(Source: Eglises d'Asie, 29 juin 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một biến cố đầy ý nghiã
Đức Ông Mai Đức Vinh
05:06 29/06/2010
MỘT BIẾN CỐ ĐẦY Ý NGHĨA
Trong bài giảng Lễ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nói: “Anh chị em Việt Kiều quý mến trong cộng đồng rộng lớn của Giáo Hội, tôi xin chào anh chị em là những người tới Roma từ mọi phương trời. Từ châu Mỹ, châu Á, từ Úc châu và tất cả các nước Âu châu. Tôi biết anh chị em đến đây vì muốn tôn kính các vị Tử Đạo của anh chị em, nhưng cũng vì muốn tái tạo giữa anh chị em một tình huynh đệ, tình thân hữu, tình yêu thương vốn đầy tràn trong tâm hồn anh chị em, vì tất cả anh chị em đều có cùng một Tổ Quốc Quê Hương. Hơn thế, anh chị em tới đây và anh chị em hướng về Quê Huơng, vì anh chị em muốn bày tỏ tâm tình hiệp thông đầy hy vọng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam’ (19.6.1988).
Đọc lại những lời trên đây của Đức Thánh Cha, tôi thấy hiện hình những ý nghĩa của việc các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (CĐCGVN-P) đoàn tụ lại tại Paris vào thời điểm Giáo Hội Quê Hương đang sống Năm Thánh 2010.
• Các CĐCGVN-P về Paris: đây không phải là các cộng đồng công giáo việt Nam từ năm châu, nhưng là 52 Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam rải rác trên đất Pháp (xem Kỷ Yếu ‘30 Năm Hanh Trình Đức Tin’ (1976-2006).
• Các CĐCGVN-P về Paris: vì Paris được coi là nôi khai sinh hay có mặt của các dòng truyền giáo trực tiếp hay gián tiếp hoạt động ở Việt Nam. Sau các cha Thừa Sai là Dòng Tên, dòng Phanxicô, dòng Đaminh, dòng Lasan, dòng Đức Bà, dòng Thánh Phaolô, tu hội Xuân Bích…
• Các CĐCGVN-P về Paris, dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris và Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Pháp, là để nói lên lòng biết ơn đối với Giáo Hội Pháp về bao công trình gieo trồng xây dựng Giáo Hội Việt Nam kể từ khi hai Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài được thiết lập (1659)… và cho tới nay vẫn có một tương quan rất huynh đệ với Giáo Hội Việt Nam và Quê Hương Việt Nam.
• Các CĐCGVN-P về Paris làm Giờ Thánh ‘Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam’ và ‘kính viếng phòng Tử Đạo’ tại nhà của các Cha Thừa Sai (MEP) để nói lên lòng biết ơn với các thánh Thánh Sáng Lập Giáo Hội Việt Nam, đối với toàn thể Hội Thừa Sai kể từ hai vị Đại Diện Tông Tòa tiên khởi: đức cha Francois Pallu (1629-1684) và đức cha Lambert de la Motte (1624-1689).
• Các CĐCGVN-P về Paris, để cùng dâng Thánh Lễ ‘Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam’ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội, và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chủ tế: mục đích hiệp thông với Giáo Hội Quê Hương, dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ, dâng lên Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tiền nhân lòng biết ơn, đồng thời hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam hôm nay, tại quốc nội cũng như tại hải ngoại, được thực sự sống ba tiêu điểm đề ra trong bản đề cương của năm thánh: ‘Giáo Hội Mầu Niệm, Giáo Hội Hiệp Thông và Giáo Hội Sứ Vụ’.
• Các CĐCGVN-P về Paris, để như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nói ở trên, củng cố tình huynh đệ vốn có dồi dào giữa các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp: Tuy sống rải rác trên cả nước, 52 Cộng Đoàn việt Nam họp mặt tại Paris, tay bắt mặt mừng, chia sẻ với nhau trong lời kinh tiếng hát Phụng Vụ, bằng những sinh hoạt ‘học hỏi và trao đổi’, ‘diễn nguyện thánh ca’, ‘hoạt náo giới trẻ’ …
• Các CĐCGVN-P về Paris không phải chỉ để ôn lại quá khứ của 35 năm sống ở quê người, nhưng còn để cùng nhau nhìn về phía trước, nhắm sâu vào tương lai: sống đức tin và tình tự dân tộc hôm nay… với mục đích vun trồng tươi tốt đời sống đạo cho con cháu ngày mai, nhắc nhỏ con cháu cội nguồn và văn hóa Việt Nam… Dù sống ở đâu, người công giáo luôn ghi trong tâm trí: Mình có một Tổ Quốc, một Giáo Hội Quê Hương…
• Sau cùng, các CĐCGVN-P về Paris trong niềm hãnh diện chung: tuy không nói ra nhưng ai cũng biết, vì hoàn cảnh lịch sử, người Việt Nam (trong đó có người Công Giáo Việt Nam) đã hiện diện trên đất Pháp lâu dài và kỳ cựu hơn người Việt Nam có mặt ở bất cứ một khung trời hải ngoại nào. Cho đến nay các CĐCGVN hải ngoại chưa tròn 40 tuổi, nhưng nhìn vào lịch sử Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam với danh xưng của thời đại là ‘Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam’ (1947-1952) và hiện nay là ‘Giáo Xứ Việt Nam – Paris’ đã thọ 73 tuổi đời (1947-2010), quả là ‘một hãnh diện chung cho cộng đồng người việt ở Pháp’, cũng là một nguyên do chính đáng để cảm tạ và tri ân…
Sự gắn bó hay hiệp thông luôn là một dòng điện hai chiều. Chúng ta gắn bó và hiệp thông với Quê Hương với Giáo Hội Mẹ. Nhiều lần các vị Chủ Chăn đã bày tỏ cho chúng ta tâm tình quý mến và gắn bó gần gũi này. Ở đây, tôi chỉ xin trích lại lời vắn của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài nói: “Trong bối cảnh ấm cúng và đầy yêu thương của Giáo Hội Mẹ, chúng tôi, các Giám Mục Việt Nam đi Roma viếng Mộ Thánh Phêrô, thấy dâng lên lòng yêu thương dạt dào đối với anh chị em Việt Nam hải ngoại, những người con, tuy xa cách về địa dư, vẫn luôn gần gũi về tình Quê Hương và lòng yêu mến Giáo Hội” (Roma, 20.01.02).
Trong bài giảng Lễ Phong Thánh, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nói: “Anh chị em Việt Kiều quý mến trong cộng đồng rộng lớn của Giáo Hội, tôi xin chào anh chị em là những người tới Roma từ mọi phương trời. Từ châu Mỹ, châu Á, từ Úc châu và tất cả các nước Âu châu. Tôi biết anh chị em đến đây vì muốn tôn kính các vị Tử Đạo của anh chị em, nhưng cũng vì muốn tái tạo giữa anh chị em một tình huynh đệ, tình thân hữu, tình yêu thương vốn đầy tràn trong tâm hồn anh chị em, vì tất cả anh chị em đều có cùng một Tổ Quốc Quê Hương. Hơn thế, anh chị em tới đây và anh chị em hướng về Quê Huơng, vì anh chị em muốn bày tỏ tâm tình hiệp thông đầy hy vọng với Giáo Hội Mẹ Việt Nam’ (19.6.1988).
Đọc lại những lời trên đây của Đức Thánh Cha, tôi thấy hiện hình những ý nghĩa của việc các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (CĐCGVN-P) đoàn tụ lại tại Paris vào thời điểm Giáo Hội Quê Hương đang sống Năm Thánh 2010.
• Các CĐCGVN-P về Paris: đây không phải là các cộng đồng công giáo việt Nam từ năm châu, nhưng là 52 Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam rải rác trên đất Pháp (xem Kỷ Yếu ‘30 Năm Hanh Trình Đức Tin’ (1976-2006).
• Các CĐCGVN-P về Paris: vì Paris được coi là nôi khai sinh hay có mặt của các dòng truyền giáo trực tiếp hay gián tiếp hoạt động ở Việt Nam. Sau các cha Thừa Sai là Dòng Tên, dòng Phanxicô, dòng Đaminh, dòng Lasan, dòng Đức Bà, dòng Thánh Phaolô, tu hội Xuân Bích…
• Các CĐCGVN-P về Paris, dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris dưới sự chủ tọa của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris và Chủ Tịch của Hội Đồng Giám Mục Pháp, là để nói lên lòng biết ơn đối với Giáo Hội Pháp về bao công trình gieo trồng xây dựng Giáo Hội Việt Nam kể từ khi hai Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài được thiết lập (1659)… và cho tới nay vẫn có một tương quan rất huynh đệ với Giáo Hội Việt Nam và Quê Hương Việt Nam.
• Các CĐCGVN-P về Paris làm Giờ Thánh ‘Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam’ và ‘kính viếng phòng Tử Đạo’ tại nhà của các Cha Thừa Sai (MEP) để nói lên lòng biết ơn với các thánh Thánh Sáng Lập Giáo Hội Việt Nam, đối với toàn thể Hội Thừa Sai kể từ hai vị Đại Diện Tông Tòa tiên khởi: đức cha Francois Pallu (1629-1684) và đức cha Lambert de la Motte (1624-1689).
• Các CĐCGVN-P về Paris, để cùng dâng Thánh Lễ ‘Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam’ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội, và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chủ tế: mục đích hiệp thông với Giáo Hội Quê Hương, dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ, dâng lên Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tiền nhân lòng biết ơn, đồng thời hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam hôm nay, tại quốc nội cũng như tại hải ngoại, được thực sự sống ba tiêu điểm đề ra trong bản đề cương của năm thánh: ‘Giáo Hội Mầu Niệm, Giáo Hội Hiệp Thông và Giáo Hội Sứ Vụ’.
• Các CĐCGVN-P về Paris, để như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nói ở trên, củng cố tình huynh đệ vốn có dồi dào giữa các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp: Tuy sống rải rác trên cả nước, 52 Cộng Đoàn việt Nam họp mặt tại Paris, tay bắt mặt mừng, chia sẻ với nhau trong lời kinh tiếng hát Phụng Vụ, bằng những sinh hoạt ‘học hỏi và trao đổi’, ‘diễn nguyện thánh ca’, ‘hoạt náo giới trẻ’ …
• Các CĐCGVN-P về Paris không phải chỉ để ôn lại quá khứ của 35 năm sống ở quê người, nhưng còn để cùng nhau nhìn về phía trước, nhắm sâu vào tương lai: sống đức tin và tình tự dân tộc hôm nay… với mục đích vun trồng tươi tốt đời sống đạo cho con cháu ngày mai, nhắc nhỏ con cháu cội nguồn và văn hóa Việt Nam… Dù sống ở đâu, người công giáo luôn ghi trong tâm trí: Mình có một Tổ Quốc, một Giáo Hội Quê Hương…
• Sau cùng, các CĐCGVN-P về Paris trong niềm hãnh diện chung: tuy không nói ra nhưng ai cũng biết, vì hoàn cảnh lịch sử, người Việt Nam (trong đó có người Công Giáo Việt Nam) đã hiện diện trên đất Pháp lâu dài và kỳ cựu hơn người Việt Nam có mặt ở bất cứ một khung trời hải ngoại nào. Cho đến nay các CĐCGVN hải ngoại chưa tròn 40 tuổi, nhưng nhìn vào lịch sử Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam với danh xưng của thời đại là ‘Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam’ (1947-1952) và hiện nay là ‘Giáo Xứ Việt Nam – Paris’ đã thọ 73 tuổi đời (1947-2010), quả là ‘một hãnh diện chung cho cộng đồng người việt ở Pháp’, cũng là một nguyên do chính đáng để cảm tạ và tri ân…
Sự gắn bó hay hiệp thông luôn là một dòng điện hai chiều. Chúng ta gắn bó và hiệp thông với Quê Hương với Giáo Hội Mẹ. Nhiều lần các vị Chủ Chăn đã bày tỏ cho chúng ta tâm tình quý mến và gắn bó gần gũi này. Ở đây, tôi chỉ xin trích lại lời vắn của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài nói: “Trong bối cảnh ấm cúng và đầy yêu thương của Giáo Hội Mẹ, chúng tôi, các Giám Mục Việt Nam đi Roma viếng Mộ Thánh Phêrô, thấy dâng lên lòng yêu thương dạt dào đối với anh chị em Việt Nam hải ngoại, những người con, tuy xa cách về địa dư, vẫn luôn gần gũi về tình Quê Hương và lòng yêu mến Giáo Hội” (Roma, 20.01.02).
Lễ khánh thành nhà thờ giáo xứ Phước Môn Quảng Trị
Trương Trí
06:55 29/06/2010
Lễ Tạ ơn và khánh thành nhà thờ:
Xem hình ảnh lễ khánh thành
Sáng ngày 29.6, lễ Kính trọng thể Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành và chủ sự Thánh lễ đồng tế với chừng 40 linh mục, đặc biệt có Linh mục F.X. Nguyễn Vinh Danh, quản xứ Triệu Thuận, giáo phận Nha Trang, là người con của giáo xứ ly hương, Ngài trở nơi chon nhau cắt rốn để tham dự ngày trọng đại này. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí hân hoan và tràn đầy niềm vui của cộng đoàn, với sự tham dự của đông đảo tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân xa quê với tâm tình “Ly Hương bất ly Tổ”.
Trước khi vào thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã làm phép và rảy nước Thánh ngôi nhà thờ mới. Sau đó cha Quản nhiệm LaVang kiêm quản xứ Phước Môn Giacôbê Lê Sĩ Hiền giới thiệu đôi nét về sự hình thành của giáo xứ Phước Môn, Ngài mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ LaVang là Mẹ của giáo hội Việt Nam, Mẹ Hội Thánh, tri ân các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Trong bài giảng lễ, mừng kính Hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Tổng Giám mục đã ôn lại cuộc đời của hai vị: Thánh Phêrô là một ngư dân mộc mạc, ít học, Ngài theo Chúa Giêsu từ khi bắt đầu rao giảng Tin mừng, Ngài gắn bó với các tín hữu gốc Do Thái. Còn Phao lô là một học giả uyên thâm, Ngài xông pha giữa lương dân. Mặc dù hai vị có những đường lối rao giảng tin mừng khác nhau, nhưng cùng chung một niềm tin tuyên xưng Đức tin. Phêrô thì: ”Thầy là Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa hằng sống”, Ngài cũng đã từng thay mặt các Tông đồ nói rằng: “Nếu chúng con bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Còn Phaolô là một người chuyên bắt đạo, trên đường đi Đa Mát, đã được Chúa soi sáng, Ngài tuyên xưng: “Phúc cho tôi được biết Đức Giêsu và thuộc về Ngài”. Hai vị đã rao giảng Đức tin, dám sống cho Đức tin và chết cho Đức tin. Kết thúc hành trình rao giảng Tin mừng, hai vị đã gặp nhau tại Rôma, nơi mà giáo hội sơ khai bị bách hại dồn dập khủng khiếp, để cùng tuyên xưng Đức tin, và hai vị đã lãnh nhận cái chết: Phêrô thì bị đóng đinh trở ngược đầu xuống đất, còn Phaolô bị trảm quyết. Các Ngài đã gặp nhau một điểm là hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu, để cùng liên kết với nhau trong một triều thiên tử đạo, hai vị được giáo hội mừng kính trong cùng một ngày, hai vị đã trở thành hai trụ cột vững chắc của Tòa nhà Giáo hội.
Sau thánh lễ, đại diện giáo xứ đã nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, đã chung lời Tạ ơn Thiên Chúa, cho giáo xứ có được ngôi thánh đường khang trang hôm nay. Đồng thời mời mọi người cùng chung niềm vui với giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Sơ lược hình thành giáo xứ Phước Môn:
Theo lời giới thiệu của cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc LaVang kiêm quản xứ Phước Môn:
Giáo xứ Phước Môn là một họ đạo do Cụ Quận Công Thượng thư Nguyễn Hữu Bài thành lập từ năm 1911. Nằm về hướng Bắc, cách Thánh địa LaVang 4km. Khởi đầu cụ Thượng Bài qui dân lập ấp chỉ vỏn vẹn 6 gia đình công giáo. Nơi đây, cụ có dựng một căn nhà để ở mỗi khi ra thăm, cụ còn lập một trường sơ cấp và một nhà Dục Anh nuôi chừng 100 trẻ mồ côi, do 8 nữ tu dòng Phú Xuân phụ trách ( bây giờ là dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm ), tất cả mọi linh phí đều do cụ đài thọ.
Cụ là cháu nội của Thánh Tử đạo AnTôn Quỳnh Năm, do đó cụ có ý định xây một ngôi nhà thờ dâng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Sau một thời gian vận động và khuyến khích di dân lập làng Phước Môn, khai khẩn được chừng 100 mẫu ruộng và 1ngàn mẫu rừng, cụ còn lập thêm các làng Phước Sa, Phước Sơn, Phước Tuyền, Phước Nguyên, gọi chung là Ngũ Phước.
Năm 1934, khi dân số tăng lên 80 gia đình, cụ quyết định xin Tòa Giám mục xây dựng nhà thờ, mọi kinh phí cụ đều cung cấp, và Lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ do Đức cha Allys chủ sự. Việc hướng dẫn kỷ thuật do cha Placido Dòng Phước Sơn phụ trách. Công trình xây dựng còn dở dang thì cụ Thượng Bài ngã bệnh và qua đời năm 1935, mộ cụ được chon cất trên núi cách nhà thờ chừng 2km. Nhà thờ phải tạm hoản 1 năm, đến năm 1936 lại tiếp tục và hoàn thành. Nhưng cuộc chiến năm 1945 đã tàn phá, nhà thờ hư hại nặng nề.
Mãi đến năm 1962, Đức cha Phêrô Ngô Đình Thục cho sửa chửa và khánh thành. Thế nhưng, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhà thờ bị sập hoàn toàn, chỉ còn lưu lại những tảng đá được chạm trổ hoa văn.
Từ khi mới thành lập, họ đạo Phước Môn thuộc giáo xứ Trí Bưu, khi chính thức có cha sở là cha Bạch coi sóc năm 1916 thì Phước Môn trở thành giáo xứ riêng.
Sau năm 1975, Phước Môn được nhập vào LaVang và do cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang coi sóc, sau đó là cha Giuse Dương Đức Toại.
Khi cha Giacôbê Lễ Sĩ Hiền được cử làm Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu LaVang, để ghi nhớ công đức của cụ Thượng Bài đã lập làng và xây dựng nhà thờ, Ngài đã bao ngày trăn trở, nhờ Hồng ân của Mẹ LaVang nâng đở, với sự trợ giúp của các ân nhân trong và ngoài nước, ngôi nhà thờ khang trang nằm ở vị trí trên ngọn đồi cao được xây dựng. Từ sân nhà thờ, nhìn ra chung quanh có thể thấy được quanh làng Phước Môn.
Xem hình ảnh lễ khánh thành
Sáng ngày 29.6, lễ Kính trọng thể Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành và chủ sự Thánh lễ đồng tế với chừng 40 linh mục, đặc biệt có Linh mục F.X. Nguyễn Vinh Danh, quản xứ Triệu Thuận, giáo phận Nha Trang, là người con của giáo xứ ly hương, Ngài trở nơi chon nhau cắt rốn để tham dự ngày trọng đại này. Thánh lễ diễn ra trong bầu khí hân hoan và tràn đầy niềm vui của cộng đoàn, với sự tham dự của đông đảo tu sĩ nam nữ, bà con giáo dân xa quê với tâm tình “Ly Hương bất ly Tổ”.
Trước khi vào thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã làm phép và rảy nước Thánh ngôi nhà thờ mới. Sau đó cha Quản nhiệm LaVang kiêm quản xứ Phước Môn Giacôbê Lê Sĩ Hiền giới thiệu đôi nét về sự hình thành của giáo xứ Phước Môn, Ngài mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ LaVang là Mẹ của giáo hội Việt Nam, Mẹ Hội Thánh, tri ân các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Trong bài giảng lễ, mừng kính Hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, Đức Tổng Giám mục đã ôn lại cuộc đời của hai vị: Thánh Phêrô là một ngư dân mộc mạc, ít học, Ngài theo Chúa Giêsu từ khi bắt đầu rao giảng Tin mừng, Ngài gắn bó với các tín hữu gốc Do Thái. Còn Phao lô là một học giả uyên thâm, Ngài xông pha giữa lương dân. Mặc dù hai vị có những đường lối rao giảng tin mừng khác nhau, nhưng cùng chung một niềm tin tuyên xưng Đức tin. Phêrô thì: ”Thầy là Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa hằng sống”, Ngài cũng đã từng thay mặt các Tông đồ nói rằng: “Nếu chúng con bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Vì Thầy có lời ban sự sống đời đời”. Còn Phaolô là một người chuyên bắt đạo, trên đường đi Đa Mát, đã được Chúa soi sáng, Ngài tuyên xưng: “Phúc cho tôi được biết Đức Giêsu và thuộc về Ngài”. Hai vị đã rao giảng Đức tin, dám sống cho Đức tin và chết cho Đức tin. Kết thúc hành trình rao giảng Tin mừng, hai vị đã gặp nhau tại Rôma, nơi mà giáo hội sơ khai bị bách hại dồn dập khủng khiếp, để cùng tuyên xưng Đức tin, và hai vị đã lãnh nhận cái chết: Phêrô thì bị đóng đinh trở ngược đầu xuống đất, còn Phaolô bị trảm quyết. Các Ngài đã gặp nhau một điểm là hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu, để cùng liên kết với nhau trong một triều thiên tử đạo, hai vị được giáo hội mừng kính trong cùng một ngày, hai vị đã trở thành hai trụ cột vững chắc của Tòa nhà Giáo hội.
Sau thánh lễ, đại diện giáo xứ đã nói lời tri ân Đức Tổng Giám mục, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, đã chung lời Tạ ơn Thiên Chúa, cho giáo xứ có được ngôi thánh đường khang trang hôm nay. Đồng thời mời mọi người cùng chung niềm vui với giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Sơ lược hình thành giáo xứ Phước Môn:
Theo lời giới thiệu của cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc LaVang kiêm quản xứ Phước Môn:
Giáo xứ Phước Môn là một họ đạo do Cụ Quận Công Thượng thư Nguyễn Hữu Bài thành lập từ năm 1911. Nằm về hướng Bắc, cách Thánh địa LaVang 4km. Khởi đầu cụ Thượng Bài qui dân lập ấp chỉ vỏn vẹn 6 gia đình công giáo. Nơi đây, cụ có dựng một căn nhà để ở mỗi khi ra thăm, cụ còn lập một trường sơ cấp và một nhà Dục Anh nuôi chừng 100 trẻ mồ côi, do 8 nữ tu dòng Phú Xuân phụ trách ( bây giờ là dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm ), tất cả mọi linh phí đều do cụ đài thọ.
Cụ là cháu nội của Thánh Tử đạo AnTôn Quỳnh Năm, do đó cụ có ý định xây một ngôi nhà thờ dâng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam.
Sau một thời gian vận động và khuyến khích di dân lập làng Phước Môn, khai khẩn được chừng 100 mẫu ruộng và 1ngàn mẫu rừng, cụ còn lập thêm các làng Phước Sa, Phước Sơn, Phước Tuyền, Phước Nguyên, gọi chung là Ngũ Phước.
Năm 1934, khi dân số tăng lên 80 gia đình, cụ quyết định xin Tòa Giám mục xây dựng nhà thờ, mọi kinh phí cụ đều cung cấp, và Lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ do Đức cha Allys chủ sự. Việc hướng dẫn kỷ thuật do cha Placido Dòng Phước Sơn phụ trách. Công trình xây dựng còn dở dang thì cụ Thượng Bài ngã bệnh và qua đời năm 1935, mộ cụ được chon cất trên núi cách nhà thờ chừng 2km. Nhà thờ phải tạm hoản 1 năm, đến năm 1936 lại tiếp tục và hoàn thành. Nhưng cuộc chiến năm 1945 đã tàn phá, nhà thờ hư hại nặng nề.
Mãi đến năm 1962, Đức cha Phêrô Ngô Đình Thục cho sửa chửa và khánh thành. Thế nhưng, trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhà thờ bị sập hoàn toàn, chỉ còn lưu lại những tảng đá được chạm trổ hoa văn.
Từ khi mới thành lập, họ đạo Phước Môn thuộc giáo xứ Trí Bưu, khi chính thức có cha sở là cha Bạch coi sóc năm 1916 thì Phước Môn trở thành giáo xứ riêng.
Sau năm 1975, Phước Môn được nhập vào LaVang và do cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang coi sóc, sau đó là cha Giuse Dương Đức Toại.
Khi cha Giacôbê Lễ Sĩ Hiền được cử làm Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu LaVang, để ghi nhớ công đức của cụ Thượng Bài đã lập làng và xây dựng nhà thờ, Ngài đã bao ngày trăn trở, nhờ Hồng ân của Mẹ LaVang nâng đở, với sự trợ giúp của các ân nhân trong và ngoài nước, ngôi nhà thờ khang trang nằm ở vị trí trên ngọn đồi cao được xây dựng. Từ sân nhà thờ, nhìn ra chung quanh có thể thấy được quanh làng Phước Môn.
Giáo phận Thái Bình hân hoan mừng lể thánh Phêrô và Phaolô
Trường Giang
09:29 29/06/2010
THÁI BÌNH - Lúc 9 sáng nay 29/06/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình chủ sự thánh lễ đồng tế, trước sự hiện diện của Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình, các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, hội đồng giáo xứ toàn giáo phận và đông đảo giáo dân tham dự, tại nhà thờ Chính Tòa Thái Bình.
Trước khi cử hành thánh lễ, vào lúc 7h30, Đức cha giáo phận có cuộc gặp mặt với các vị hội đồng giáo xứ toàn giáo phận, ngay tại nhà thờ Chính Tòa. Trước tiên Đức cha chào thăm, cám ơn và khen ngợi vai trò của các thành viên hội đồng giáo xứ, giáo họ, vì họ là cánh tay dài, là con ngươi của Giáo Hội, cách riêng của các linh mục trong giáo xứ. Cuối buổi gặp gỡ Đức cha thông qua một vài sinh hoạt của giáo phận trong những ngày sắp tới.
9 giờ, các hội đoàn: Đội kèn nữ giáo xứ An Lạc, hội dòng ba, hội Tê rê xa giáo xứ Chính Tòa, các viên chức hội đồng giáo xứ, các tu sinh, các nam nữ tu sĩ và chủng sinh cùng đoàn đồng tế từ tiền sảnh Tòa giám mục tiến ra nhà thờ Chính Tòa dâng lễ kính thánh Phê rô và Phao Lô.
Vào đầu thánh lễ, Đức ông Hieronimo - Tổng đại diện thay mặt cho linh mục đoàn và giáo dân toàn giáo phận chúc mừng Đức cha Phê rô Đệ trong ngày lễ bổn mạng của ngài. Kế đến các đại diện cho các hội dòng trong giáo phận, các thày chủng sinh, các viên chức hội đồng mục vụ giáo phận lên tặng hoa hai Đức cha, với những lẵng hoa đủ màu sắc, nói lên lòng hiếu thảo của đoàn chiên giáo phận đối với vị cha chung của giáo phận. Nhân đây Đức ông Hạnh cũng chúc mừng các cha nhận thánh Phê rô và Phao lô làm bổn mạng, đồng thời cầu chúc các thành viên hội đồng giáo xứ toàn giáo phận những lời tốt đẹp nhất trong ngày lễ bổn mạng của mình hôm nay.
Mở đầu thánh lễ Đức cha nói đến vai trò của gia đình Giáo Hội, nền tảng là gia đình Thánh Gia Nazareth có Chúa Giê su, Đức Maria và thánh Giuse. Phát xuất từ vai trò của gia đình, nên giáo phận Thái Bình mới tổ chức ngày hôm nay gọi là ngày Họp Mặt Gia Đình Giáo Phận, một gia đình thiêng liêng có Chúa là Cha, và mọi người là anh em của nhau. Trong ngày họp mặt gia đình hôm nay, Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Nội dung bài chia sẻ:
“Nhân dịp ngày hội các gia đình giáo phận mừng chung các Thánh quan thầy 29/06/2010
Trước hết con xin tạ ơn Đức giám mục Phêrô đã ban cho con ân huệ đựơc chia sẻ trong ngày lễ hôm nay.
Kính thưa Đức cha giáo phận, kính thưa các Đức ông, các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo hữu thân mến.
Thật là ý nghĩa khi bề trên địa phận lấy ngày hôm nay là ngày mừng gia đình giáo phận và mừng chung các thánh quan thầy.
Thực ra, các gia đình họp chung với nhau trong ngày lễ hôm nay làm ra đại gia đình giáo phận, và đứng đầu là bề trên đương quyền. Đúng thế, giáo phận là một gia đình được liên kết trong phép rửa tội và tình yêu Thiên Chúa, nhưng gia đình phải có người đứng đầu người giúp đỡ để tăng trưởng lợi ích cả tinh thần lẫn vật chất. Giáo phận chúng ta xưa nay là một gia đình giáo hội lớn và đã được các bề trên quá cố, bỏ ra bao công sức trong dĩ vãng, dìu dắt hướng dẫn, để trở nên một gia đình có nhiều tiến bộ tinh thần vật chất. Nay gia đình đó được trao cho Đức cha Phêrô lãnh đạo coi sóc và đang trở nên một đại gia đình được sự săn sóc cách riêng của vị chủ chăn. Chúng ta thường nghĩ rằng người cha, người mẹ trong gia đình chỉ cần nuôi dưỡng con cái cho khôn lớn về phần xác, xin lỗi anh chị em như những con trâu, con bò, con voi trong thiên nhiên, mà trái lại cần phải nuôi dưỡng bồi dưỡng cho mọi thành phần trong gia đình được lớn lên cả tinh thần lẫn vật chất, noi gương gia đình tốt lành ở Nazareth, như lời sách Tin Mừng thánh Luca đã nói về Chúa Giêsu “Người đã lớn lên và khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và loài người”. Vậy trong các gia đình của giáo phận những năm qua chắc đã phải noi gương ấy để trở thành các gia đình Công giáo tốt lành, cách riêng gia đình giáo phận hiện nay nhờ ơn Chúa giúp chúng ta có Đấng bản quyền hết lòng hy sinh vì con chiên như khẩu hiệu người đã đề ra: “xin cho tôi các linh hồn…”. Cứ nhìn vào chương trình mục vụ của ngài, từ khi đảm nhận giáo phận, thì người cha trong gia đình giáo phận đã hy sinh hết mọi sự, thời giờ sức khoẻ và những sự cần thiết khác cho các linh hồn. Cứ nhìn vào bản chương trình mục vụ của ngài chính bản thân tôi thấy khiếp vía, một tuần lễ có bẩy ngày, môt tháng có ba mươi ngày, nhưng 99% là dùng cho hoat động mục vụ, lúc thì đi xứ chầu lượt, khi thì đi khánh thành nhà thờ, ở những nơi xa xôi hẻo lánh, khi thì lo tĩnh tâm cho các linh mục thừa huấn cho các vị ấy, rồi thì tổ chức giáo lý, giáo dục các giáo lý viên, tập hợp các thanh niên, sinh viên, hội đồng muc vụ, các vị trong ban cố vấn …, còn thời gian nào thừa ra lo đóng góp chung cho Hội Đồng Giám Mục hoặc các dòng tu nam nữ trong giáo các phận, và còn đi dự các lễ nghi trọng đại ở khắp đất nước Việt Nam, không từ bỏ một lễ nghi nào, thoắt một cái đang ở trong miền Nam ban sáng, trưa đã về Thái Bình, sáng hôm trước ở Rôma trưa hôm sau đã về giáo phận, hôm qua còn rao giảng ở Huế trưa nay đã trở về điều khiển mọi sự theo chương trình đã định. Tôi thiết nghĩ đó là một tấm gương của người cha trong gia đình đã hết lòng vì con cái. Như vậy nhân ngày lễ kính thánh Phêrô vị tông đồ của cả giáo hội, tôi thấy ngài cũng như các thành viên trong gia đình giáo phận đã noi gương thánh nhân gắn bó với Chúa Giêsu và các thành viên trong gia đình hầu đem lại hạnh phúc đời này và đời sau cho họ.
Đúng vây khi chúng ta chọn thánh nào làm quan thầy, ví dụ như thánh Phêrô, đó là chúng ta đã chọn một vị sống bên cạnh chúng ta, nâng đỡ chúng ta đúng ý nghĩa của quan thầy đấng bảo trợ hầu dẫn đưa chúng ta tới với Chúa Giêsu. Các thánh được ví như những tia sáng xuất phát từ mặt trời chói lọi là trung tâm, cho nên tôn kính các thánh là nhờ vào những tia sáng rực rỡ đến với chúng ta để trở về với trung tâm của moi ánh sánh và mặt trời làm bùng lên rực rỡ với những ánh hào quang thánh thiện tốt lành vì chính Chúa Giêsu. Phúc âm thánh Matthêu cũng đã dạy, “chúng con phải trọn lành như Cha chúng con ở trên trời là Đấng trọn lành”. Thánh Phêrô chính là gương mẫu ấy đã gắn bó với Chúa Giêsu từ những ngày đầu của ơn gọi, và đã lăn lộn với lời Chúa theo như Chúa đã tả vẽ: “con chồn có hang, chim trời có tổ, con người không có nơi gối đầu”. Cuộc đời lang thang đầy cát bụi và sẵn lòng theo Chúa lên Giêrusalem, tới núi Cây Dầu, tới dinh Philatô và chứng kiến sự phục sinh tốt đẹp, cũng như bước theo Chúa cho đến cùng sẵn sàng rao giảng Đức Kittô chịu đóng đanh sống lại sáng láng tốt lành và sẵn sàng đi đến nơi Chúa muốn, đưa ngài tới là chịu đóng đanh lộn ngược ở thành Rôma. Sở dĩ thánh nhân đã được trung kiên mặc dầu có phút yếu đuối để tỏ rõ sức hèn của con người, vì luôn được hun đúc bởi tình yêu chân thành tha thiết đối với Chúa Giêsu như người đã thưa: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vị chủ chăn của giáo phận chúng ta cũng như các thành viên trong gia đình giáo phận chắc cũng phải lấy đó làm gương để chu toàn bổn mạng của mình, hướng dẫn giáo phận từ giám mục, các cha xứ, kể cả các thành viên trong hội đồng mục vụ của giáo phận mừng lễ thánh Phêrô hôm nay đều nhận được một gương mẫu tốt lành nơi thánh cả Phêrô là đá tảng của giáo hội và của mọi người chúng ta, phải xây dựng trên đó để chống lại những cuôc tấn công của xatan và các thế lực đối nghịch.
Vậy trong ngày lễ kính thánh Phêrô hôm nay chúng con xin hợp ý với Đức cha chủ chăn của giáo phận xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của thánh Phêrô ban cho Đức cha hồn an xác mạnh được nung nấu bằng tình yêu vô bờ bến của Chúa Giêsu tiếp tục hăng hái “khao khát các linh hồn” để sau cùng được như thánh cả Phêrô đat tới phúc trong trên nước trường sinh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhau được noi gương thánh Phêrô sống trong đại gia đình giáo phận cũng như mọi gia đình được như thánh cả Phêrô luôn đươc thúc đẩy bởi tình yêu mến Chúa yêu người, biết hy sinh mọi sự kể cả mạng sống của mình để sẵn sàng theo Chúa tới bất cứ nơi đâu Chúa muốn, chúng ta sẽ được thánh Phêrô đón tiếp khi ra khỏi đời này và mở của thiên đàng cho chúng ta được vào, ước mong được như vậy. Amen”.
Sau khi nhận phép lành trọng thể, cộng đoàn tập trung về khuôn viên Tòa giám mục, dùng bữa cơm thân mật, trong tình cha con, anh em một nhà. Trong lúc dùng cơm có chương trình văn nghệ, do anh em tu sinh của giáo phận đảm trách, đặc biệt hơn là ban nhạc của anh em tu sinh mới được thành lập, và ngày lễ hôm nay chính thức ra mắt.
9 giờ, các hội đoàn: Đội kèn nữ giáo xứ An Lạc, hội dòng ba, hội Tê rê xa giáo xứ Chính Tòa, các viên chức hội đồng giáo xứ, các tu sinh, các nam nữ tu sĩ và chủng sinh cùng đoàn đồng tế từ tiền sảnh Tòa giám mục tiến ra nhà thờ Chính Tòa dâng lễ kính thánh Phê rô và Phao Lô.
Vào đầu thánh lễ, Đức ông Hieronimo - Tổng đại diện thay mặt cho linh mục đoàn và giáo dân toàn giáo phận chúc mừng Đức cha Phê rô Đệ trong ngày lễ bổn mạng của ngài. Kế đến các đại diện cho các hội dòng trong giáo phận, các thày chủng sinh, các viên chức hội đồng mục vụ giáo phận lên tặng hoa hai Đức cha, với những lẵng hoa đủ màu sắc, nói lên lòng hiếu thảo của đoàn chiên giáo phận đối với vị cha chung của giáo phận. Nhân đây Đức ông Hạnh cũng chúc mừng các cha nhận thánh Phê rô và Phao lô làm bổn mạng, đồng thời cầu chúc các thành viên hội đồng giáo xứ toàn giáo phận những lời tốt đẹp nhất trong ngày lễ bổn mạng của mình hôm nay.
Mở đầu thánh lễ Đức cha nói đến vai trò của gia đình Giáo Hội, nền tảng là gia đình Thánh Gia Nazareth có Chúa Giê su, Đức Maria và thánh Giuse. Phát xuất từ vai trò của gia đình, nên giáo phận Thái Bình mới tổ chức ngày hôm nay gọi là ngày Họp Mặt Gia Đình Giáo Phận, một gia đình thiêng liêng có Chúa là Cha, và mọi người là anh em của nhau. Trong ngày họp mặt gia đình hôm nay, Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Nội dung bài chia sẻ:
“Nhân dịp ngày hội các gia đình giáo phận mừng chung các Thánh quan thầy 29/06/2010
Trước hết con xin tạ ơn Đức giám mục Phêrô đã ban cho con ân huệ đựơc chia sẻ trong ngày lễ hôm nay.
Kính thưa Đức cha giáo phận, kính thưa các Đức ông, các cha, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo hữu thân mến.
Thật là ý nghĩa khi bề trên địa phận lấy ngày hôm nay là ngày mừng gia đình giáo phận và mừng chung các thánh quan thầy.
Thực ra, các gia đình họp chung với nhau trong ngày lễ hôm nay làm ra đại gia đình giáo phận, và đứng đầu là bề trên đương quyền. Đúng thế, giáo phận là một gia đình được liên kết trong phép rửa tội và tình yêu Thiên Chúa, nhưng gia đình phải có người đứng đầu người giúp đỡ để tăng trưởng lợi ích cả tinh thần lẫn vật chất. Giáo phận chúng ta xưa nay là một gia đình giáo hội lớn và đã được các bề trên quá cố, bỏ ra bao công sức trong dĩ vãng, dìu dắt hướng dẫn, để trở nên một gia đình có nhiều tiến bộ tinh thần vật chất. Nay gia đình đó được trao cho Đức cha Phêrô lãnh đạo coi sóc và đang trở nên một đại gia đình được sự săn sóc cách riêng của vị chủ chăn. Chúng ta thường nghĩ rằng người cha, người mẹ trong gia đình chỉ cần nuôi dưỡng con cái cho khôn lớn về phần xác, xin lỗi anh chị em như những con trâu, con bò, con voi trong thiên nhiên, mà trái lại cần phải nuôi dưỡng bồi dưỡng cho mọi thành phần trong gia đình được lớn lên cả tinh thần lẫn vật chất, noi gương gia đình tốt lành ở Nazareth, như lời sách Tin Mừng thánh Luca đã nói về Chúa Giêsu “Người đã lớn lên và khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa và loài người”. Vậy trong các gia đình của giáo phận những năm qua chắc đã phải noi gương ấy để trở thành các gia đình Công giáo tốt lành, cách riêng gia đình giáo phận hiện nay nhờ ơn Chúa giúp chúng ta có Đấng bản quyền hết lòng hy sinh vì con chiên như khẩu hiệu người đã đề ra: “xin cho tôi các linh hồn…”. Cứ nhìn vào chương trình mục vụ của ngài, từ khi đảm nhận giáo phận, thì người cha trong gia đình giáo phận đã hy sinh hết mọi sự, thời giờ sức khoẻ và những sự cần thiết khác cho các linh hồn. Cứ nhìn vào bản chương trình mục vụ của ngài chính bản thân tôi thấy khiếp vía, một tuần lễ có bẩy ngày, môt tháng có ba mươi ngày, nhưng 99% là dùng cho hoat động mục vụ, lúc thì đi xứ chầu lượt, khi thì đi khánh thành nhà thờ, ở những nơi xa xôi hẻo lánh, khi thì lo tĩnh tâm cho các linh mục thừa huấn cho các vị ấy, rồi thì tổ chức giáo lý, giáo dục các giáo lý viên, tập hợp các thanh niên, sinh viên, hội đồng muc vụ, các vị trong ban cố vấn …, còn thời gian nào thừa ra lo đóng góp chung cho Hội Đồng Giám Mục hoặc các dòng tu nam nữ trong giáo các phận, và còn đi dự các lễ nghi trọng đại ở khắp đất nước Việt Nam, không từ bỏ một lễ nghi nào, thoắt một cái đang ở trong miền Nam ban sáng, trưa đã về Thái Bình, sáng hôm trước ở Rôma trưa hôm sau đã về giáo phận, hôm qua còn rao giảng ở Huế trưa nay đã trở về điều khiển mọi sự theo chương trình đã định. Tôi thiết nghĩ đó là một tấm gương của người cha trong gia đình đã hết lòng vì con cái. Như vậy nhân ngày lễ kính thánh Phêrô vị tông đồ của cả giáo hội, tôi thấy ngài cũng như các thành viên trong gia đình giáo phận đã noi gương thánh nhân gắn bó với Chúa Giêsu và các thành viên trong gia đình hầu đem lại hạnh phúc đời này và đời sau cho họ.
Đúng vây khi chúng ta chọn thánh nào làm quan thầy, ví dụ như thánh Phêrô, đó là chúng ta đã chọn một vị sống bên cạnh chúng ta, nâng đỡ chúng ta đúng ý nghĩa của quan thầy đấng bảo trợ hầu dẫn đưa chúng ta tới với Chúa Giêsu. Các thánh được ví như những tia sáng xuất phát từ mặt trời chói lọi là trung tâm, cho nên tôn kính các thánh là nhờ vào những tia sáng rực rỡ đến với chúng ta để trở về với trung tâm của moi ánh sánh và mặt trời làm bùng lên rực rỡ với những ánh hào quang thánh thiện tốt lành vì chính Chúa Giêsu. Phúc âm thánh Matthêu cũng đã dạy, “chúng con phải trọn lành như Cha chúng con ở trên trời là Đấng trọn lành”. Thánh Phêrô chính là gương mẫu ấy đã gắn bó với Chúa Giêsu từ những ngày đầu của ơn gọi, và đã lăn lộn với lời Chúa theo như Chúa đã tả vẽ: “con chồn có hang, chim trời có tổ, con người không có nơi gối đầu”. Cuộc đời lang thang đầy cát bụi và sẵn lòng theo Chúa lên Giêrusalem, tới núi Cây Dầu, tới dinh Philatô và chứng kiến sự phục sinh tốt đẹp, cũng như bước theo Chúa cho đến cùng sẵn sàng rao giảng Đức Kittô chịu đóng đanh sống lại sáng láng tốt lành và sẵn sàng đi đến nơi Chúa muốn, đưa ngài tới là chịu đóng đanh lộn ngược ở thành Rôma. Sở dĩ thánh nhân đã được trung kiên mặc dầu có phút yếu đuối để tỏ rõ sức hèn của con người, vì luôn được hun đúc bởi tình yêu chân thành tha thiết đối với Chúa Giêsu như người đã thưa: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vị chủ chăn của giáo phận chúng ta cũng như các thành viên trong gia đình giáo phận chắc cũng phải lấy đó làm gương để chu toàn bổn mạng của mình, hướng dẫn giáo phận từ giám mục, các cha xứ, kể cả các thành viên trong hội đồng mục vụ của giáo phận mừng lễ thánh Phêrô hôm nay đều nhận được một gương mẫu tốt lành nơi thánh cả Phêrô là đá tảng của giáo hội và của mọi người chúng ta, phải xây dựng trên đó để chống lại những cuôc tấn công của xatan và các thế lực đối nghịch.
Vậy trong ngày lễ kính thánh Phêrô hôm nay chúng con xin hợp ý với Đức cha chủ chăn của giáo phận xin Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của thánh Phêrô ban cho Đức cha hồn an xác mạnh được nung nấu bằng tình yêu vô bờ bến của Chúa Giêsu tiếp tục hăng hái “khao khát các linh hồn” để sau cùng được như thánh cả Phêrô đat tới phúc trong trên nước trường sinh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhau được noi gương thánh Phêrô sống trong đại gia đình giáo phận cũng như mọi gia đình được như thánh cả Phêrô luôn đươc thúc đẩy bởi tình yêu mến Chúa yêu người, biết hy sinh mọi sự kể cả mạng sống của mình để sẵn sàng theo Chúa tới bất cứ nơi đâu Chúa muốn, chúng ta sẽ được thánh Phêrô đón tiếp khi ra khỏi đời này và mở của thiên đàng cho chúng ta được vào, ước mong được như vậy. Amen”.
Sau khi nhận phép lành trọng thể, cộng đoàn tập trung về khuôn viên Tòa giám mục, dùng bữa cơm thân mật, trong tình cha con, anh em một nhà. Trong lúc dùng cơm có chương trình văn nghệ, do anh em tu sinh của giáo phận đảm trách, đặc biệt hơn là ban nhạc của anh em tu sinh mới được thành lập, và ngày lễ hôm nay chính thức ra mắt.
Ưu tư Truyền giáo tại một vùng ở Việt Nam
Thanh Tâm
09:33 29/06/2010
Tranh thủ những ngày Hè, dẫn con dẫn cháu đi nghỉ một chút cho gọi là có “mùi” của mùa Hè với người ta. Lục mãi trong óc mới ra được một gia đình người bạn ở cái vùng truyền giáo ven biển. Thế là tức tốc quay điện thoại “đặt chỗ” cho đại gia đình đi nghỉ ngơi.
Điểm đến để nghỉ cũng là điểm mà lần đầu tiên chưa ai trong đại gia đình được đến nên trong lòng có nhiều tâm trạng. Có lẽ tâm trạng ưu tư nhất chính là đi xem vùng truyền giáo ấy sinh động như thế nào với tài năng đức độ của vị bề trên chánh xứ khá nổi tiếng được nhiều người đồn đãi. Hình như Ngài có tầm hoạt động khá ư là rộng rãi từ nhiều miền đất nước.
Chiều thứ Bảy, với thói quen kính Đức Mẹ như mọi nơi thì ở nhà thờ vùng truyền giáo này cũng vậy. Bố con háo hức quần áo chỉnh tề để đến với Mẹ. Quái lạ ! Gần đến giờ Lễ mà sao lại chỉ có loe nghoe vài mạng. Cứ tưởng nghĩ rằng ở đây họ đến nhà thờ vừa lúc Cha ra dâng Lễ. Chờ mãi, chờ mãi khi Cha ra thì cũng chỉ vỏn vẹn hơn hai chục nhân vị cho xứ đạo ngót nghét năm trăm nhân danh và chuỗi dài bốn mươi năm loan truyền Thiên Chúa theo lời của người bạn.
Chiều thứ Bảy qua đi với tâm trạng ngạc nhiên ở vùng truyền giáo này.
Ngủ một đêm cho lại sức với chặng đường dài mệt mỏi.
Sáng sớm Chúa nhật, đại gia đình lại kéo nhau đến Nhà Thờ. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi Thánh Lễ Chúa Nhật mà đếm chưa được 50. Tất cả các hàng ghế đầu đều để trống để chờ người đến sau. Tưởng chừng chờ nhưng rồi Lễ hết cũng chẳng thấy thêm bóng của ai.
Người bạn thù thì thủ thỉ cho biết mỗi khi có “chuyện” sẽ đến rất nhanh. Tò mò xem thử “chuyện” là chuyện gì thì người bạn cho biết là những khi có quà có cáp có hội có hè. Đặc biệt vào những dịp có “đấng” có “bậc” thì kèn hô hậu ủng hết sức hoành tráng. Ngoài những dịp kẻ tung người hứng ấy thì ngôi nhà thờ khang trang với sân vườn rộng rãi bỗng dưng trở thành vắng lặng. Thánh Lễ sáng Chúa nhật vừa kết thúc thì ai về nhà nấy để trả lại bầu khí yên tĩnh của Nhà Thờ.
Chiều thứ Hai, sau ngày dài tắm biển, đại gia đình lại trở lại với Đền Thánh thân yêu. Trừ gia đình người lạ mặt từ phương xa đến, đếm đi đếm lại chỉ có 7 con người dẫu đây là Thánh Lễ vọng của một Lễ Trọng.
Quả thật, chỉ với vài ba ngày ngắn ngủi thì không thể nào nắm hết được tình hình xứ đạo nhưng những gì diễn ra trước mắt thì không khỏi ngậm ngùi. Ưu tư về vùng truyền giáo lại cứ văng vẳng đâu đây.
Thật sự ra mà nói thì ưu tư truyền giáo chẳng phải là ưu tư của chỉ riêng ai nhưng nó là ưu tư của toàn thể Giáo Hội.
Ngày thứ Hai 28 tháng 6 - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có nhiệm vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Trong bài giảng trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu không chỉ cho cộng đoàn tín hữu mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh. “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới. Những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người. Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Vâng ! Chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này như lời Đức Thánh Cha chất vấn.
Thao thức của chúng ta về những người này cũng là chính thao thức của các môn đệ xưa kia. Nghĩ về vùng truyền giáo nghèo vừa dừng chân rảo bước lại càng thêm nỗi ưu tư.
Thật sự ra cũng chẳng còn gọi là nghèo được nữa vì đời sống ở đó đã được nâng lên từng bước. Thế nhưng mà chuyện gúc mắt có lẽ nằm ở chỗ bổng lộc trần gian. Phải chăng họ đã quen rồi với những thùng quà gói gạo ? Phải chăng họ đã quen rồi với bối cảnh chung chia ?
Vẫn cần và rất cần cho lòng bác ái sẻ chia cơm áo nhưng sẻ chia như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu ta đặt nặng vấn đề gạo thóc thì người nghèo sẽ đặt nặng vấn đề gạo thóc thôi. Và vì vậy, đến khi họ không còn được chăm bẵm như xưa thì thực hư đã rõ.
Bốn mươi năm bước đường truyền giáo chẳng ai dám gọi là ngắn mà cũng chẳng ai can đảm gọi là dài. Nhưng khi nhìn lại tinh thần đạo nghĩa ta chẳng khỏi phải suy tư. Lẽ nào lại cam tâm an phận thủ thừa như thế này cho ngày qua tháng lại.
Lại một lần nữa Thiên Chúa thầm chất vấn kẻ gặt người gieo.
Điểm đến để nghỉ cũng là điểm mà lần đầu tiên chưa ai trong đại gia đình được đến nên trong lòng có nhiều tâm trạng. Có lẽ tâm trạng ưu tư nhất chính là đi xem vùng truyền giáo ấy sinh động như thế nào với tài năng đức độ của vị bề trên chánh xứ khá nổi tiếng được nhiều người đồn đãi. Hình như Ngài có tầm hoạt động khá ư là rộng rãi từ nhiều miền đất nước.
Chiều thứ Bảy, với thói quen kính Đức Mẹ như mọi nơi thì ở nhà thờ vùng truyền giáo này cũng vậy. Bố con háo hức quần áo chỉnh tề để đến với Mẹ. Quái lạ ! Gần đến giờ Lễ mà sao lại chỉ có loe nghoe vài mạng. Cứ tưởng nghĩ rằng ở đây họ đến nhà thờ vừa lúc Cha ra dâng Lễ. Chờ mãi, chờ mãi khi Cha ra thì cũng chỉ vỏn vẹn hơn hai chục nhân vị cho xứ đạo ngót nghét năm trăm nhân danh và chuỗi dài bốn mươi năm loan truyền Thiên Chúa theo lời của người bạn.
Chiều thứ Bảy qua đi với tâm trạng ngạc nhiên ở vùng truyền giáo này.
Ngủ một đêm cho lại sức với chặng đường dài mệt mỏi.
Sáng sớm Chúa nhật, đại gia đình lại kéo nhau đến Nhà Thờ. Càng ngạc nhiên hơn nữa khi Thánh Lễ Chúa Nhật mà đếm chưa được 50. Tất cả các hàng ghế đầu đều để trống để chờ người đến sau. Tưởng chừng chờ nhưng rồi Lễ hết cũng chẳng thấy thêm bóng của ai.
Người bạn thù thì thủ thỉ cho biết mỗi khi có “chuyện” sẽ đến rất nhanh. Tò mò xem thử “chuyện” là chuyện gì thì người bạn cho biết là những khi có quà có cáp có hội có hè. Đặc biệt vào những dịp có “đấng” có “bậc” thì kèn hô hậu ủng hết sức hoành tráng. Ngoài những dịp kẻ tung người hứng ấy thì ngôi nhà thờ khang trang với sân vườn rộng rãi bỗng dưng trở thành vắng lặng. Thánh Lễ sáng Chúa nhật vừa kết thúc thì ai về nhà nấy để trả lại bầu khí yên tĩnh của Nhà Thờ.
Chiều thứ Hai, sau ngày dài tắm biển, đại gia đình lại trở lại với Đền Thánh thân yêu. Trừ gia đình người lạ mặt từ phương xa đến, đếm đi đếm lại chỉ có 7 con người dẫu đây là Thánh Lễ vọng của một Lễ Trọng.
Quả thật, chỉ với vài ba ngày ngắn ngủi thì không thể nào nắm hết được tình hình xứ đạo nhưng những gì diễn ra trước mắt thì không khỏi ngậm ngùi. Ưu tư về vùng truyền giáo lại cứ văng vẳng đâu đây.
Thật sự ra mà nói thì ưu tư truyền giáo chẳng phải là ưu tư của chỉ riêng ai nhưng nó là ưu tư của toàn thể Giáo Hội.
Ngày thứ Hai 28 tháng 6 - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố việc thành lập một hội đồng mới: Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hoá.
Hội đồng mới này có nhiệm vụ “cổ động một sự canh tân cho việc truyền giáo tại các quốc gia, nơi lời tuyên xưng đức tin đầu tiên đã vang dội và đã có sự hiện diện của các Giáo Hội có nền tảng xưa cổ, nhưng đang sống với một hiện trạng tục hóa ngày càng gia tăng của xã hội, và đang có một thứ “khuyết thực ý niệm về Thiên Chúa.”
Trong bài giảng trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tập trung bài giảng vào “ơn gọi truyền giáo của Giáo Hội.” Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu đầu của Tông Thư của Đức Thánh Cha Phaolô VI: “Nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại, được khuyến khích bởi niềm hy vọng, nhưng đồng thời thường bị trở ngại vì sợ hãi và lo âu không chỉ cho cộng đoàn tín hữu mà cũng cho toàn thể nhân loại.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc rằng: “tinh thần truyền giáo” được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô giải thích, cần nhấn mạnh vào sự khẩn thiết phải có “một tân phúc âm hóa”, “mới mẻ”, có nghĩa là có một “đà tiến mới mẻ từ bên trong” và được “hội nhập với thời đại và các hoàn cảnh. “Giáo Hội là một sức mạnh canh tân to lớn trong thế giới, chắc chắn không phải vì chính quyền lực cuả mình mà nhờ sức mạnh của Phúc Âm, trong đó có hơi thở của Thần Khí Chúa, của Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc thế giới. Những thách đố của thời đại ngày nay vượt quá những khả năng của con người. Đối với chúng ta, những chủ chăn trong Giáo Hội, đôi khi dường như chúng ta đang sống lại kinh nghiệm của các tông đồ trong khi hàng vạn người cần đi theo Chúa Giêsu và Chúa hỏi: chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này?”
Vâng ! Chúng ta có thể làm gì cho tất cả những người này như lời Đức Thánh Cha chất vấn.
Thao thức của chúng ta về những người này cũng là chính thao thức của các môn đệ xưa kia. Nghĩ về vùng truyền giáo nghèo vừa dừng chân rảo bước lại càng thêm nỗi ưu tư.
Thật sự ra cũng chẳng còn gọi là nghèo được nữa vì đời sống ở đó đã được nâng lên từng bước. Thế nhưng mà chuyện gúc mắt có lẽ nằm ở chỗ bổng lộc trần gian. Phải chăng họ đã quen rồi với những thùng quà gói gạo ? Phải chăng họ đã quen rồi với bối cảnh chung chia ?
Vẫn cần và rất cần cho lòng bác ái sẻ chia cơm áo nhưng sẻ chia như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu ta đặt nặng vấn đề gạo thóc thì người nghèo sẽ đặt nặng vấn đề gạo thóc thôi. Và vì vậy, đến khi họ không còn được chăm bẵm như xưa thì thực hư đã rõ.
Bốn mươi năm bước đường truyền giáo chẳng ai dám gọi là ngắn mà cũng chẳng ai can đảm gọi là dài. Nhưng khi nhìn lại tinh thần đạo nghĩa ta chẳng khỏi phải suy tư. Lẽ nào lại cam tâm an phận thủ thừa như thế này cho ngày qua tháng lại.
Lại một lần nữa Thiên Chúa thầm chất vấn kẻ gặt người gieo.
Thánh lễ phong Phó tế tại TGP Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
18:00 29/06/2010
SAIGÒN - Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phụ tá Giáo phận Sài Gòn đã chủ sự nghi thức Phong chức Phó Tế vào sáng ngày 29.06.2010. Nhà Thờ Chánh Tòa đã có đông đảo người đến dự. Đúng 08 giờ 30 phút, chuông Nhà Thờ đổ dồn, đón đoàn rước tiến vào. 23 Thầy của Giáo phận và Dòng Đồng Công hân hoan bước vào hai hàng ghế dành riêng bên Cung Thánh cho các tiến chức.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Giám mục Phụ tá Phêrô mời gọi Cộng đoàn nhớ đến ngày mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô; nhớ đến Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI là người kế vị Thánh Phêrô; nhớ đến các vị Tổng Giám mục tụ họp ở Rôma để nhận dây Palium, trong đó có Đức Tân Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tổng Giáo phận Hà Nội - Việt Nam; nhớ đến Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình với những đóng góp cho sự phát triển của Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Trong bài giảng lễ, Đức Giám mục Phụ tá cho rằng: Lãnh nhận sứ vụ Phó Tế là những thừa tác viên chính thức rao giảng lời Chúa, được đứng ở tòa giảng trong Thánh Lễ, sát cạnh mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô và cử hành Bí tích Rửa Tội. Tuyên hứa sống độc thân trọn đời theo Chúa. Chúa nói tư tưởng của Thánh Phêrô là tư tưởng của loài người. Vừa được khen ngợi, đã bị Chúa lên án. Sự đối nghịch và mâu thuẫn trong con người Phêrô như “chứa đựng những kho tàng trong bình sành dễ vỡ”. Các Tân chức phải sống khiêm tốn trong tâm tình tạ ơn Chúa, sống trọn vẹn lời hứa độc thân trong suốt chặng đời còn lại. Cậy trông vào ơn Chúa, để tiếp tục vun trồng bản thân mình trong 4 chiều kích nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ. Đây là kinh nghiệm của Giám mục, của các Linh mục. Không quên xin Cộng đoàn cầu nguyện cho các Thầy, các Linh mục và Giám mục thi hành tốt thừa tác vụ Chúa ban..
Sau kinh Tin Kính là nghi thức Phong chức Phó Tế gồm nghi thức Mở đầu, nghi thức Bí tích và nghi thức Diễn nghĩa. Đức Giám mục Phụ tá Phêrô tuyển chọn các ứng viên lên chức Phó Tế sau lời giới thiệu của các Linh mục có trách nhiệm. Các tiến chức nằm dài chung quanh bàn thờ. Vị Chủ tế quỳ, cùng cả nhà thờ cất vang tiếng tạ ơn Chúa qua kinh cầu các Thánh. Đức Giám mục Phêrô đặt tay ban thần khí Chúa trên đầu từng Tân chức rồi giang tay dâng lời nguyện, xin Chúa thương đến các người được chọn để trợ giúp các Mục tử chăm sóc đàn chiên dân Chúa. Các tân Phó tế nhận giây chéo vai trái và sách Thánh từ tay Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận. Cộng đoàn hân hoan bước vào phần Phụng vụ Thánh Thể với các Tân chức.
Kết thúc Thánh Lễ, các Tân Phó Tế chia sẻ niềm vui cùng đông đảo bà con Giáo dân và Linh mục đến từ các Giáo xứ có Tân chức. Khoảng sân rộng trước nhà thờ Chánh Tòa, quanh tượng đài Đức Mẹ nhộn nhịp tiếng cười nói trong ngày vui của Giáo phận Sài Gòn có thêm 23 Tân Phó Tế.
Xem hình ảnh
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Giám mục Phụ tá Phêrô mời gọi Cộng đoàn nhớ đến ngày mừng lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô; nhớ đến Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI là người kế vị Thánh Phêrô; nhớ đến các vị Tổng Giám mục tụ họp ở Rôma để nhận dây Palium, trong đó có Đức Tân Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tổng Giáo phận Hà Nội - Việt Nam; nhớ đến Đức Cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình với những đóng góp cho sự phát triển của Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Trong bài giảng lễ, Đức Giám mục Phụ tá cho rằng: Lãnh nhận sứ vụ Phó Tế là những thừa tác viên chính thức rao giảng lời Chúa, được đứng ở tòa giảng trong Thánh Lễ, sát cạnh mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô và cử hành Bí tích Rửa Tội. Tuyên hứa sống độc thân trọn đời theo Chúa. Chúa nói tư tưởng của Thánh Phêrô là tư tưởng của loài người. Vừa được khen ngợi, đã bị Chúa lên án. Sự đối nghịch và mâu thuẫn trong con người Phêrô như “chứa đựng những kho tàng trong bình sành dễ vỡ”. Các Tân chức phải sống khiêm tốn trong tâm tình tạ ơn Chúa, sống trọn vẹn lời hứa độc thân trong suốt chặng đời còn lại. Cậy trông vào ơn Chúa, để tiếp tục vun trồng bản thân mình trong 4 chiều kích nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ. Đây là kinh nghiệm của Giám mục, của các Linh mục. Không quên xin Cộng đoàn cầu nguyện cho các Thầy, các Linh mục và Giám mục thi hành tốt thừa tác vụ Chúa ban..
Sau kinh Tin Kính là nghi thức Phong chức Phó Tế gồm nghi thức Mở đầu, nghi thức Bí tích và nghi thức Diễn nghĩa. Đức Giám mục Phụ tá Phêrô tuyển chọn các ứng viên lên chức Phó Tế sau lời giới thiệu của các Linh mục có trách nhiệm. Các tiến chức nằm dài chung quanh bàn thờ. Vị Chủ tế quỳ, cùng cả nhà thờ cất vang tiếng tạ ơn Chúa qua kinh cầu các Thánh. Đức Giám mục Phêrô đặt tay ban thần khí Chúa trên đầu từng Tân chức rồi giang tay dâng lời nguyện, xin Chúa thương đến các người được chọn để trợ giúp các Mục tử chăm sóc đàn chiên dân Chúa. Các tân Phó tế nhận giây chéo vai trái và sách Thánh từ tay Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận. Cộng đoàn hân hoan bước vào phần Phụng vụ Thánh Thể với các Tân chức.
Kết thúc Thánh Lễ, các Tân Phó Tế chia sẻ niềm vui cùng đông đảo bà con Giáo dân và Linh mục đến từ các Giáo xứ có Tân chức. Khoảng sân rộng trước nhà thờ Chánh Tòa, quanh tượng đài Đức Mẹ nhộn nhịp tiếng cười nói trong ngày vui của Giáo phận Sài Gòn có thêm 23 Tân Phó Tế.
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trong việc Giáo Dục Giới Trẻ
Giuse Đặng Văn Kiếm
20:18 29/06/2010
Bước Theo Hành Trình “Chấn Chỉnh” Giáo Dục của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung 2007 với chủ đề Về Giáo Dục Kitô Giáo, nêu lên tầm mức quan trọng đối với thiếu nhi và giới trẻ như sau:
“Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ưu tiên. Thiếu nhi, những trang giấy trắng đang chờ in những hình ảnh tươi đẹp, cần phải được thụ hưởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả về phương pháp, làm vốn liếng hành trang hữu ích cho suốt cuộc hành trình làm người và đức tin”. (Thư Chung 2007, Số 24)
“Giới trẻ, “tương lai của Giáo Hội và thế giới” (HT/VH 38), cần phải nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội và Giáo Hội”. (Thư Chung 2007, Số 25)
Các Thư Chung của HĐGMVN trong những năm trước: 2004 về Sống Thánh Thể, 2005 về Sống Lời Chúa, 2006 về Sống Đạo Yêu Thương Phục Vụ, đều xoay quanh trọng điểm mà Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam luôn lưu tâm học hỏi và thực hành. Chủ đề Giáo Dục Kitô Giáo cho năm 2007 là một tổng hợp và là lời mời gọi khẩn thiết của Hội Thánh đối với các cấp lãnh đạo phục vụ các em thiếu nhi và tuổi trẻ, đặc biệt với PT/TNTT/VN.
Qua Thư Chung 2007, các Đức Giám mục cũng đề xướng một chương trình chấn chỉnh “tiệm tiến” cho 3 năm sắp tới như sau:
“Giáo dục là cả một công trình lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại hội năm nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy thực hiện ba bước sau đây: - 2008: chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình công giáo. - 2009: chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên. - 2010: chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ”. (Thư Chung 2007, Số 38)
Hành Trình “Chấn Chỉnh” Năm 2010?
“Mục tiêu mũi nhọn… thực hiện ba bước” trên đây đã được “mọi thành phần Dân Chúa” quan tâm góp phần ra sao trong gần ba năm qua? Mỗi người có thể ghi nhận tình hình chung các kết quả cụ thể về việc “chấn chỉnh” nơi gia đình và cộng đoàn giáo xứ trong giáo phận địa phương của mình. Trên bình diện toàn quốc, nhiều người thấy được Hội Đồng Giám Mục thận trọng đưa ra những hướng dẫn áp dụng thực hành qua các Ủy ban liên hệ như UB Mục vụ Gia đình, UB Giáo lý Đức tin, UB Giáo dục, UB Giáo dân, v.v…
Nhìn chung, mục tiêu chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình công giáo được lưu tâm nhiều, đặc biệt HĐGM nhấn mạnh bằng Thư Mục vụ năm 2008. Rồi ta thấy các vị chủ chăn giáo phận địa phương tạo cơ hội gặp gỡ hằng tháng cho các gia trưởng, các bà mẹ, các lớp chuẩn bị hôn nhân, cách riêng nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng là nền tảng gia đình, bằng lối sống “yêu thương gần gũi bằng việc làm” để cùng nhau làm việc tông đồ song đôi nêu gương sáng cho con cháu, nhờ tham dự các khóa Song Nguyền thực hành cụ thể qua Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình.
Mục tiêu chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ xem ra vẫn chỉ là việc cố gắng tu sửa khiêm nhường các lớp học giáo lý giới hạn trong khuôn viên nhà thờ, và có thể nhìn thấy nhiều cộng đoàn giáo xứ nơi này nơi nọ đang làm rất tốt. Khi đề cập tới cơ sở giáo dục, có lẽ HĐGM mong muốn các giáo xứ khắp nơi có lại được các trường học từ lớp mẫu giáo cho tới bậc trung học, để giáo hội có thể góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ em, thiếu nhi, thanh thiếu niên là mầm non tuổi trẻ và là nguồn lực tương lai nước nhà.
Riêng mục tiêu chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên, nhiều người thấy đây là một đề xướng thiết thực và khả thi nhằm chuẩn bị thêm nhân sự cho các chương trình giáo dục công giáo, nên đã có nhiều sinh hoạt sống động, đa dạng và sáng tạo trong lãnh vực này. Nhiều bạn trẻ tích cực tham dự các lớp huấn luyện giáo lý viên, và phục vụ đắc lực trong cộng đoàn xứ đạo.
Liên hệ mật thiết tới việc giáo dục thanh thiếu niên, Thiếu Nhi Thánh Thể như “hạt cải” sau thời gian dài bị chôn vùi dưới lòng đất, mấy năm qua “hạt cải” âm thầm nẩy mầm, mọc lên lá cành xanh tươi, và gần đây sinh hoạt TNTT như một phong trào đang nở rộ tại khắp các giáo phận địa phương. Quy chế huấn luyện huynh trưởng TNTT cũng bao gồm nội dung đào tạo giáo lý viên. Một sự phối hợp “hài hòa” giữa lớp giáo lý và sinh hoạt TNTT.
Nhìn lại tổng quát mục tiêu “chấn chỉnh” do HĐGMVN đề xướng trên đây, sau ba năm thi hành kết quả cho thấy đây mới chỉ là những bước khởi đầu trong cuộc hành trình xây dựng “tiệm tiến” lâu dài. Thời gian Sống Năm Thánh 2010 hiện nay là dịp rất tốt để mọi thành phần Dân Chúa thẩm định mục tiêu và đường hướng giáo dục, xem xét hoàn cảnh, nhận định tình hình để có thể cập nhật khung cảnh và phương pháp huấn luyện nhằm đáp ứng hữu hiệu các nhu cầu mới nơi giới trẻ, điều mà TNTT chẳng phải đang là một mời gọi rất hợp thời sao!
Đức ông Francis Phạm Văn Phương, cựu Tổng Tuyên úy PT/TNTTVN/HK và là cựu Chủ tịch Liên Đoàn CGVNHK, cho biết có một số vị nêu vấn đề là Đoàn TNTT còn cần thiết để được hiện diện giữa cộng đoàn giáo xứ nữa hay không, bởi vì thực chất các em mang đồng phục TNTT nhưng chỉ để làm đẹp khi đi vào học các lớp giáo lý, chứ không có thời gian sinh hoạt theo Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh các cấp các ngành; đang khi đó chính CTTTĐS lại là một tổng hợp đầy đủ những điều nền tảng trong Thánh Kinh và Giáo lý, áp dụng việc học tập bằng những phương pháp sinh hoạt vui tươi thích hợp với tuổi trẻ, là những bài học giáo dục “tiệm tiến” kéo dài 12 năm cho một trẻ em từ 7 tuổi lên tới tuổi trưởng thành.
Một vấn nạn rất đáng được quan tâm trong các cộng đoàn giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đó là có nhiều Giáo lý viên không huấn luyện làm Huynh trưởng TNTT, nên không mấy lưu tâm đến sinh hoạt TNTT; trong khi đó có nhiều Huynh trưởng được huấn luyện Giáo lý Thánh Kinh lâu năm nhưng lại không được khuyến khích tham gia việc học và dạy các lớp giáo lý. Nên chăng tất cả các Huynh trưởng TNTT cần được ưu tiên huấn luyện để đồng thời cũng là các Giáo lý viên thực thụ!?! TNTT tại các giáo phận nơi quê nhà đang đào tạo nhiều các Huynh trưởng Giáo lý viên; như Liên Đoàn TNTT Anrê Phú Yên TGP Sài Gòn đòi hỏi các ứng viên muốn được huấn luyện làm HT TNTT đều phải có chứng chỉ Giáo lý viên liên hệ.
Nhân dịp Đại Hội Về Đất Hứa lần thứ V của PT/TNTTVN/HK từ ngày 1 đến 4 tháng 7 năm 2010 tại Chapman University, Orange, California, sau đây xin phép ghi lại và giới thiệu vài nét tiêu biểu về bản chất, đoàn viên, và khung cảnh hay bầu khí huấn luyện TNTTVN, theo các tài liệu của phong trào.
***
Vài Nét Về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (TNTTVN) là một phong trào giáo dục nhân bản và thiêng liêng, nhằm đào tạo các thanh thiếu niên thành những công dân tốt và những Kitô hữu hoàn hảo, đặt trên nền tảng Thánh Kinh và Thánh Thể. Theo đó Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh là nguồn tài liệu và là kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt Phong trào, và Chúa Giêsu là mẫu gương lý tưởng và là nguồn sống của mỗi thành viên TNTT.
Ngoài ra, với nhu cầu của các lớp trẻ mới nơi hải ngoại, TNTT tại các cộng đoàn xứ đạo địa phương còn đặc biệt quan tâm góp phần vào việc dạy tiếng Việt, lịch sử và văn hóa nước nhà.
I. Bản Chất Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Nguồn Gốc:
• Mang tinh thần Đạo Binh Thánh Giá, nhưng vũ khí là cầu nguyện, hy sinh.
• Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam (1929): 4 khẩu hiệu truyền thống: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Tông Đồ.
• Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (1964): Đặt nặng mục đích giáo dục giới trẻ qua phương châm “Giới trẻ làm tông đồ cho giới trẻ”.
• Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (1975): Tiếp nối truyền thống từ quê nhà.
B. Mục Đích:
• Đào tạo thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và Kitô hữu hoàn hảo.
• Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.
• Các lớp trẻ theo dòng thời gian lần lượt lớn lên và trưởng thành sống đạo giữa đời, giúp ích xã hội; và cứ thế Phong trào liên tục đào tạo những con người Việt Nam mới, góp phần xây dựng Hội Thánh và đất nước.
C. Nền Tảng:
• Lời Chúa trong Thánh Kinh và Giáo huấn của Giáo hội Công giáo là nền tảng cho việc giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.
• Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sức sống và là lý tưởng của các thành viên phong trào.
D. Tôn Chỉ:
1. Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, và Làm Việc Tông Đồ.
2. Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.
3. Tôn kính các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam.
4. Yêu mến và vâng phục Đức Giáo hoàng và hàng giáo phẩm.
5. Thăng tiến con người nhân bản; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
E. Phương Pháp Giáo Dục:
• Các Sinh Hoạt về mặt Tự Nhiên: Thiếu Nhi Thánh Thể dùng những phương pháp tự nhiên như ca, vũ, băng reo, trò chơi, các sinh hoạt ngoài trời, vào sa mạc, hoạt động xã hội... mà các hoạt động này được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.
• Các Sinh Hoạt về mặt Siêu Nhiên: Thiếu Nhi Thánh Thể đặt căn bản cho đời sống tinh thần bằng cách Sống Ngày Thánh Thể qua việc Dâng Ngày, Cầu Nguyện, Rước Lễ, thực hiện Bó Hoa Thiêng, Tĩnh Huấn, Chia Sẻ Lời Chúa...
• Sống Ngày Thánh Thể: Các thành viên luôn cố gắng sống đời kết hiệp và thánh hoá mọi tư tưởng, lời nói, việc làm hằng ngày với Chúa Thánh Thể để mỗi ngày trở thành “Ngày Thánh Thể”. Dâng Ngày, Dâng Lễ, Rước Lễ hay Rước Lễ Thiêng Liêng, Lần Hạt, Viếng Chúa, Hy Sinh, làm việc bổn phận và công tác Bác Ái Tông Đồ... là những việc lành truyền thống giúp các thành viên sống Ngày Thánh Thể một cách tích cực.
• Bó Hoa Thiêng: Thực hiện và ghi Bó Hoa Thiêng là một phương pháp giáo dục tinh thần nhằm giúp đoàn viên thăng tiến lòng đạo và thánh hóa bản thân; do đó, các đoàn viên cần thực hiện việc này hằng ngày một cách chân thành và bền tâm.
F. Hệ Thống Tổ Chức Phong Trào tại Hoa Kỳ:
• Theo hệ thống hàng dọc: Cấp Trung Ương (Toàn Quốc), Cấp Miền (Liên Tiểu Bang), Cấp Liên Đoàn / Đoàn Biệt Lập (Giáo Phận), Cấp Đoàn (Giáo xứ, Cộng đoàn).
G. Hội Họp:
• Ban Thường vụ các đơn vị có những cuộc họp định kỳ.
• Ban Chấp Hành Trung Ương / Miền / Liên Đoàn / Đoàn.
• Hội Đồng Đoàn / Liên Đoàn / Miền / Trung Ương.
H. Sinh Hoạt Huấn Luyện:
• Họp Chi Đoàn: Theo Chương Trình Thăng Tiến và Huấn Luyện các Ngành.
• Sa mạc huấn luyện Tông Đồ Đội Trưởng, Sa mạc Đoàn.
• Chuyên Khóa: Thánh Kinh, Chuyên môn, Sinh hoạt, v.v...
I. Truyền Thông:
• Bản tin Hướng Tâm Lên và Nội san Về Đất Hứa.
• Bản tin Sinh hoạt hoặc Đặc san của các Đoàn / Liên Đoàn / Miền
II. Các Thành Viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Sinh hoạt cấp Đoàn địa phương được chia thành các Ngành:
• Ấu nhi: 7-9 tuổi, khẩu hiệu NGOAN, mầu khăn lá mạ;
• Thiếu nhi: 10-13 tuổi, khẩu hiệu HY SINH, mầu khăn xanh biển;
• Nghĩa sĩ: 14-15 tuổi, khẩu hiệu CHINH PHỤC, mầu khăn vàng;
• Hiệp sĩ: từ 16 tuổi trở lên, khẩu hiệu DẤN THÂN, mầu khăn nâu.
• Ngoài ra, các phụ huynh Trợ tá yểm trợ Phong trào về mọi phương diện.
(Các Mầu Khăn khác: Tuyên úy: mầu trắng, viền đỏ./ Trợ úy: mầu đỏ, viền trắng./ Trợ tá: mầu đỏ, viền xanh biển./ Huynh trưởng: mầu đỏ, viền vàng./ Huấn Luyện Viên: mầu tím, viền theo ngành).
B. Cấp Điều Hành Đoàn, Phong trào đào tạo các cấp sau đây:
1. Tông đồ Đội trưởng: đào tạo Đội trưởng và Đội phó.
2. Huynh trưởng Cấp I: Đào tạo Huynh trưởng chính thức
3. Huynh trưởng Cấp II (Theo ngành chuyên biệt): đào tạo Chi Đoàn trưởng.
4. Huynh trưởng Cấp III (Theo ngành chuyên biệt): Đào tạo Ngành trưởng và Đoàn trưởng.
C. Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ, gồm có:
1. Tuyên úy (Linh mục) và Trợ úy (Tu sĩ nam nữ)
2. Trợ tá (Phụ huynh)
3. Huynh trưởng
4. Toán trưởng Hiệp sĩ
D. Các Cấp Huấn Luyện Viên:
Một Huynh trưởng Cấp III có thể tham gia chương trình đào tạo trở thành Huấn Luyện Viên, để giúp huấn luyện các cấp Trưởng, nghiên cứu sâu rộng các vấn đề liên hệ nhằm góp phần duy trì và phát triển Phong trào với tất cả tinh thần, khả năng và tâm huyết. Có 3 cấp Huấn Luyện Viên:
1. Huấn Luyện Viên Sơ Cấp: đào tạo các Huấn Luyện Viên để nghiên cứu và huấn luyện các Huynh trưởng trong Phong trào.
2. Huấn Luyện Viên Trung Cấp: đào tạo Huấn Luyện Viên chuyên môn để nghiên cứu, bổ túc và bảo vệ các vấn đề của Phong trào từ hành chánh (Hiến Pháp và Nội Quy) cho đến huấn luyện (Nghi Thức, Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh và Quy Chế Huấn Luyện). Họ sẽ là những Sa mạc Trưởng hay khóa trưởng trong các sa mạc huấn luyện và giữ chức vụ chuyên biệt khác trong Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc.
3. Huấn Luyện Viên Cao Cấp: đào tạo các chuyên gia, lý thuyết gia và các nhà lãnh đạo trong Phong trào.
III. Khung Cảnh Thánh Kinh Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Nhận Định:
Phong trào TNTTVN huấn luyện đoàn viên luôn dựa vào 2 nền tảng chính là Thánh Kinh và Thánh Thể, với các phương pháp huấn luyện về 2 phương diện Tự nhiên và Siêu nhiên. Đoàn viên các cấp của Phong trào được huấn luyện bằng các Khung Cảnh Thánh Kinh mà trong đó hình ảnh sống động của Chúa Giêsu Thánh Thể luôn nổi bật để làm mẫu gương và lý tưởng theo đuổi cho đoàn viên.
Khung cảnh Thánh Kinh trong môi trường huấn luyện cũng được áp dụng theo từng ngành cho đoàn sinh và từng cấp cho Huynh trưởng, Huấn Luyện Viên, Trợ tá, Trợ úy, Tuyên úy, để nhờ khung cảnh đó làm chủ điểm hay ý lực tinh thần trong suốt quá trình huấn luyện. Dựa vào những nét đặc biệt của tiến trình tâm lý đời người, Phong trào áp dụng những khung cảnh và bầu khí Thánh Kinh thích hợp với từng lứa tuổi, từng cấp bậc của đối tượng huấn luyện và phục vụ.
B. Khung Cảnh Thánh Kinh Các Ngành:
Nội dung Thánh Kinh làm khung cảnh áp dụng trong Chương Trình Thăng Tiến và Huấn Luyện Đoàn Sinh các Ngành có thể tóm lược một cách tổng quát như sau:
- Ngành Ấu Nhi: Cựu Ước, với những câu chuyện đầy hình ảnh sẽ dễ dàng đi vào trí nhớ các em, giúp các em phân biệt điều lành điều dữ và sống hồn nhiên qua khẩu hiệu ẤU NHI - NGOAN.
- Ngành Thiếu Nhi: Tân Ước, các em sẽ tìm hiểu cuộc đời Chúa Giêsu qua 4 Phúc âm, từ đó sống theo gương Chúa Giêsu, lý tưởng đời mình qua khẩu hiệu THIẾU NHI - HY SINH.
- Ngành Nghĩa Sĩ: Sách Tông Đồ Công Vụ và các thư Thánh Phaolô, các em sẽ học hỏi sự phát triển của Giáo Hội Tiên Khởi và đào sâu vào cuộc đời Thánh Phaolô, noi gương thánh nhân sống hào hùng làm chứng tá Tin Mừng với khẩu hiệu NGHĨA SĨ - CHINH PHỤC.
- Ngành Hiệp Sĩ: Tám Mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời được đặt để làm tâm niệm và là chứng nghiệm của người Hiệp sĩ trong cuộc sống làm muối men giữa đời qua khẩu hiệu HIỆP SĨ - DẤN THÂN. Người Hiệp Sĩ Thánh Thể Việt Nam luôn đề cao lối sống vào đời với châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ”.
C. Khung Cảnh Thánh Kinh Huấn Luyện Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ
Dựa trên khung cảnh Thánh Kinh huấn luyện đoàn sinh, bầu khí Thánh Kinh trong các Sa mạc huấn luyện cần phải tạo sức sống giúp Sa mạc sinh thể nghiệm được Lời Chúa trong mọi hoạt động của cuộc hành trình vào sa mạc. Mỗi cấp mỗi ngành được nêu cao một hình ảnh nổi bật trong Thánh Kinh để từ đó rút ra những bài học đặc thù cho cấp ngành của mình.
Phong trào TNTTVN sống Lời Chúa trong Thánh Kinh để làm nền tảng cho mọi sinh hoạt, và dựa trên khung cảnh ấy áp dụng triệt để vào việc huấn luyện. Tuỳ theo mỗi ngành và mỗi cấp khác nhau, mọi sinh hoạt trong Sa mạc huấn luyện đều xoáy mạnh trên một khía cạnh nổi bật của khung cảnh Thánh Kinh đã được lựa chọn. Xin tóm lược sau đây:
Để tạm kết, xin mượn lời hiệu triệu giới trẻ Việt Nam của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vẫn luôn là dấu ấn khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn các bạn trẻ suốt 13 năm qua; Ngài ưu ái nói bằng tiếng Việt trong lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1997 tại Paris, nước Pháp:
“Các bạn trẻ Công giáo Việt Nam, Anh chị em giới trẻ khắp nơi trên thế giới đương cầu nguyện cho các con trong cuộc hành trình nhân bản và thiêng liêng của các con”.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung 2007 với chủ đề Về Giáo Dục Kitô Giáo, nêu lên tầm mức quan trọng đối với thiếu nhi và giới trẻ như sau:
“Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ưu tiên. Thiếu nhi, những trang giấy trắng đang chờ in những hình ảnh tươi đẹp, cần phải được thụ hưởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả về phương pháp, làm vốn liếng hành trang hữu ích cho suốt cuộc hành trình làm người và đức tin”. (Thư Chung 2007, Số 24)
“Giới trẻ, “tương lai của Giáo Hội và thế giới” (HT/VH 38), cần phải nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trước để nhiệt huyết tuổi trẻ của họ thực sự được vận dụng vào công cuộc xây dựng xã hội và Giáo Hội”. (Thư Chung 2007, Số 25)
Các Thư Chung của HĐGMVN trong những năm trước: 2004 về Sống Thánh Thể, 2005 về Sống Lời Chúa, 2006 về Sống Đạo Yêu Thương Phục Vụ, đều xoay quanh trọng điểm mà Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam luôn lưu tâm học hỏi và thực hành. Chủ đề Giáo Dục Kitô Giáo cho năm 2007 là một tổng hợp và là lời mời gọi khẩn thiết của Hội Thánh đối với các cấp lãnh đạo phục vụ các em thiếu nhi và tuổi trẻ, đặc biệt với PT/TNTT/VN.
Qua Thư Chung 2007, các Đức Giám mục cũng đề xướng một chương trình chấn chỉnh “tiệm tiến” cho 3 năm sắp tới như sau:
“Giáo dục là cả một công trình lâu dài không thể hoàn thành ngay. Tuy nhiên từng bước một, cần phải đưa ra những mục tiêu mũi nhọn cho từng giai đoạn. Đại hội năm nay đề ra phương hướng chấn chỉnh lại nền giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam, có nghĩa là phương hướng đó sẽ được thể hiện trong những năm tới. Cụ thể, chúng tôi kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hãy thực hiện ba bước sau đây: - 2008: chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình công giáo. - 2009: chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên. - 2010: chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ”. (Thư Chung 2007, Số 38)
Hành Trình “Chấn Chỉnh” Năm 2010?
“Mục tiêu mũi nhọn… thực hiện ba bước” trên đây đã được “mọi thành phần Dân Chúa” quan tâm góp phần ra sao trong gần ba năm qua? Mỗi người có thể ghi nhận tình hình chung các kết quả cụ thể về việc “chấn chỉnh” nơi gia đình và cộng đoàn giáo xứ trong giáo phận địa phương của mình. Trên bình diện toàn quốc, nhiều người thấy được Hội Đồng Giám Mục thận trọng đưa ra những hướng dẫn áp dụng thực hành qua các Ủy ban liên hệ như UB Mục vụ Gia đình, UB Giáo lý Đức tin, UB Giáo dục, UB Giáo dân, v.v…
Nhìn chung, mục tiêu chấn chỉnh môi trường giáo dục gia đình công giáo được lưu tâm nhiều, đặc biệt HĐGM nhấn mạnh bằng Thư Mục vụ năm 2008. Rồi ta thấy các vị chủ chăn giáo phận địa phương tạo cơ hội gặp gỡ hằng tháng cho các gia trưởng, các bà mẹ, các lớp chuẩn bị hôn nhân, cách riêng nuôi dưỡng tình yêu vợ chồng là nền tảng gia đình, bằng lối sống “yêu thương gần gũi bằng việc làm” để cùng nhau làm việc tông đồ song đôi nêu gương sáng cho con cháu, nhờ tham dự các khóa Song Nguyền thực hành cụ thể qua Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình.
Mục tiêu chấn chỉnh cơ sở giáo dục các giáo xứ xem ra vẫn chỉ là việc cố gắng tu sửa khiêm nhường các lớp học giáo lý giới hạn trong khuôn viên nhà thờ, và có thể nhìn thấy nhiều cộng đoàn giáo xứ nơi này nơi nọ đang làm rất tốt. Khi đề cập tới cơ sở giáo dục, có lẽ HĐGM mong muốn các giáo xứ khắp nơi có lại được các trường học từ lớp mẫu giáo cho tới bậc trung học, để giáo hội có thể góp phần tích cực vào việc giáo dục trẻ em, thiếu nhi, thanh thiếu niên là mầm non tuổi trẻ và là nguồn lực tương lai nước nhà.
Riêng mục tiêu chấn chỉnh việc đào tạo giáo lý viên, nhiều người thấy đây là một đề xướng thiết thực và khả thi nhằm chuẩn bị thêm nhân sự cho các chương trình giáo dục công giáo, nên đã có nhiều sinh hoạt sống động, đa dạng và sáng tạo trong lãnh vực này. Nhiều bạn trẻ tích cực tham dự các lớp huấn luyện giáo lý viên, và phục vụ đắc lực trong cộng đoàn xứ đạo.
Liên hệ mật thiết tới việc giáo dục thanh thiếu niên, Thiếu Nhi Thánh Thể như “hạt cải” sau thời gian dài bị chôn vùi dưới lòng đất, mấy năm qua “hạt cải” âm thầm nẩy mầm, mọc lên lá cành xanh tươi, và gần đây sinh hoạt TNTT như một phong trào đang nở rộ tại khắp các giáo phận địa phương. Quy chế huấn luyện huynh trưởng TNTT cũng bao gồm nội dung đào tạo giáo lý viên. Một sự phối hợp “hài hòa” giữa lớp giáo lý và sinh hoạt TNTT.
Nhìn lại tổng quát mục tiêu “chấn chỉnh” do HĐGMVN đề xướng trên đây, sau ba năm thi hành kết quả cho thấy đây mới chỉ là những bước khởi đầu trong cuộc hành trình xây dựng “tiệm tiến” lâu dài. Thời gian Sống Năm Thánh 2010 hiện nay là dịp rất tốt để mọi thành phần Dân Chúa thẩm định mục tiêu và đường hướng giáo dục, xem xét hoàn cảnh, nhận định tình hình để có thể cập nhật khung cảnh và phương pháp huấn luyện nhằm đáp ứng hữu hiệu các nhu cầu mới nơi giới trẻ, điều mà TNTT chẳng phải đang là một mời gọi rất hợp thời sao!
Đức ông Francis Phạm Văn Phương, cựu Tổng Tuyên úy PT/TNTTVN/HK và là cựu Chủ tịch Liên Đoàn CGVNHK, cho biết có một số vị nêu vấn đề là Đoàn TNTT còn cần thiết để được hiện diện giữa cộng đoàn giáo xứ nữa hay không, bởi vì thực chất các em mang đồng phục TNTT nhưng chỉ để làm đẹp khi đi vào học các lớp giáo lý, chứ không có thời gian sinh hoạt theo Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh các cấp các ngành; đang khi đó chính CTTTĐS lại là một tổng hợp đầy đủ những điều nền tảng trong Thánh Kinh và Giáo lý, áp dụng việc học tập bằng những phương pháp sinh hoạt vui tươi thích hợp với tuổi trẻ, là những bài học giáo dục “tiệm tiến” kéo dài 12 năm cho một trẻ em từ 7 tuổi lên tới tuổi trưởng thành.
Một vấn nạn rất đáng được quan tâm trong các cộng đoàn giáo xứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đó là có nhiều Giáo lý viên không huấn luyện làm Huynh trưởng TNTT, nên không mấy lưu tâm đến sinh hoạt TNTT; trong khi đó có nhiều Huynh trưởng được huấn luyện Giáo lý Thánh Kinh lâu năm nhưng lại không được khuyến khích tham gia việc học và dạy các lớp giáo lý. Nên chăng tất cả các Huynh trưởng TNTT cần được ưu tiên huấn luyện để đồng thời cũng là các Giáo lý viên thực thụ!?! TNTT tại các giáo phận nơi quê nhà đang đào tạo nhiều các Huynh trưởng Giáo lý viên; như Liên Đoàn TNTT Anrê Phú Yên TGP Sài Gòn đòi hỏi các ứng viên muốn được huấn luyện làm HT TNTT đều phải có chứng chỉ Giáo lý viên liên hệ.
Nhân dịp Đại Hội Về Đất Hứa lần thứ V của PT/TNTTVN/HK từ ngày 1 đến 4 tháng 7 năm 2010 tại Chapman University, Orange, California, sau đây xin phép ghi lại và giới thiệu vài nét tiêu biểu về bản chất, đoàn viên, và khung cảnh hay bầu khí huấn luyện TNTTVN, theo các tài liệu của phong trào.
***
Vài Nét Về Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (TNTTVN) là một phong trào giáo dục nhân bản và thiêng liêng, nhằm đào tạo các thanh thiếu niên thành những công dân tốt và những Kitô hữu hoàn hảo, đặt trên nền tảng Thánh Kinh và Thánh Thể. Theo đó Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh là nguồn tài liệu và là kim chỉ nam hướng dẫn mọi sinh hoạt Phong trào, và Chúa Giêsu là mẫu gương lý tưởng và là nguồn sống của mỗi thành viên TNTT.
Ngoài ra, với nhu cầu của các lớp trẻ mới nơi hải ngoại, TNTT tại các cộng đoàn xứ đạo địa phương còn đặc biệt quan tâm góp phần vào việc dạy tiếng Việt, lịch sử và văn hóa nước nhà.
I. Bản Chất Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Nguồn Gốc:
• Mang tinh thần Đạo Binh Thánh Giá, nhưng vũ khí là cầu nguyện, hy sinh.
• Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam (1929): 4 khẩu hiệu truyền thống: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Tông Đồ.
• Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (1964): Đặt nặng mục đích giáo dục giới trẻ qua phương châm “Giới trẻ làm tông đồ cho giới trẻ”.
• Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (1975): Tiếp nối truyền thống từ quê nhà.
B. Mục Đích:
• Đào tạo thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và Kitô hữu hoàn hảo.
• Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.
• Các lớp trẻ theo dòng thời gian lần lượt lớn lên và trưởng thành sống đạo giữa đời, giúp ích xã hội; và cứ thế Phong trào liên tục đào tạo những con người Việt Nam mới, góp phần xây dựng Hội Thánh và đất nước.
C. Nền Tảng:
• Lời Chúa trong Thánh Kinh và Giáo huấn của Giáo hội Công giáo là nền tảng cho việc giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.
• Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sức sống và là lý tưởng của các thành viên phong trào.
D. Tôn Chỉ:
1. Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, và Làm Việc Tông Đồ.
2. Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.
3. Tôn kính các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam.
4. Yêu mến và vâng phục Đức Giáo hoàng và hàng giáo phẩm.
5. Thăng tiến con người nhân bản; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
E. Phương Pháp Giáo Dục:
• Các Sinh Hoạt về mặt Tự Nhiên: Thiếu Nhi Thánh Thể dùng những phương pháp tự nhiên như ca, vũ, băng reo, trò chơi, các sinh hoạt ngoài trời, vào sa mạc, hoạt động xã hội... mà các hoạt động này được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.
• Các Sinh Hoạt về mặt Siêu Nhiên: Thiếu Nhi Thánh Thể đặt căn bản cho đời sống tinh thần bằng cách Sống Ngày Thánh Thể qua việc Dâng Ngày, Cầu Nguyện, Rước Lễ, thực hiện Bó Hoa Thiêng, Tĩnh Huấn, Chia Sẻ Lời Chúa...
• Sống Ngày Thánh Thể: Các thành viên luôn cố gắng sống đời kết hiệp và thánh hoá mọi tư tưởng, lời nói, việc làm hằng ngày với Chúa Thánh Thể để mỗi ngày trở thành “Ngày Thánh Thể”. Dâng Ngày, Dâng Lễ, Rước Lễ hay Rước Lễ Thiêng Liêng, Lần Hạt, Viếng Chúa, Hy Sinh, làm việc bổn phận và công tác Bác Ái Tông Đồ... là những việc lành truyền thống giúp các thành viên sống Ngày Thánh Thể một cách tích cực.
• Bó Hoa Thiêng: Thực hiện và ghi Bó Hoa Thiêng là một phương pháp giáo dục tinh thần nhằm giúp đoàn viên thăng tiến lòng đạo và thánh hóa bản thân; do đó, các đoàn viên cần thực hiện việc này hằng ngày một cách chân thành và bền tâm.
F. Hệ Thống Tổ Chức Phong Trào tại Hoa Kỳ:
• Theo hệ thống hàng dọc: Cấp Trung Ương (Toàn Quốc), Cấp Miền (Liên Tiểu Bang), Cấp Liên Đoàn / Đoàn Biệt Lập (Giáo Phận), Cấp Đoàn (Giáo xứ, Cộng đoàn).
G. Hội Họp:
• Ban Thường vụ các đơn vị có những cuộc họp định kỳ.
• Ban Chấp Hành Trung Ương / Miền / Liên Đoàn / Đoàn.
• Hội Đồng Đoàn / Liên Đoàn / Miền / Trung Ương.
H. Sinh Hoạt Huấn Luyện:
• Họp Chi Đoàn: Theo Chương Trình Thăng Tiến và Huấn Luyện các Ngành.
• Sa mạc huấn luyện Tông Đồ Đội Trưởng, Sa mạc Đoàn.
• Chuyên Khóa: Thánh Kinh, Chuyên môn, Sinh hoạt, v.v...
I. Truyền Thông:
• Bản tin Hướng Tâm Lên và Nội san Về Đất Hứa.
• Bản tin Sinh hoạt hoặc Đặc san của các Đoàn / Liên Đoàn / Miền
II. Các Thành Viên Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Sinh hoạt cấp Đoàn địa phương được chia thành các Ngành:
• Ấu nhi: 7-9 tuổi, khẩu hiệu NGOAN, mầu khăn lá mạ;
• Thiếu nhi: 10-13 tuổi, khẩu hiệu HY SINH, mầu khăn xanh biển;
• Nghĩa sĩ: 14-15 tuổi, khẩu hiệu CHINH PHỤC, mầu khăn vàng;
• Hiệp sĩ: từ 16 tuổi trở lên, khẩu hiệu DẤN THÂN, mầu khăn nâu.
• Ngoài ra, các phụ huynh Trợ tá yểm trợ Phong trào về mọi phương diện.
(Các Mầu Khăn khác: Tuyên úy: mầu trắng, viền đỏ./ Trợ úy: mầu đỏ, viền trắng./ Trợ tá: mầu đỏ, viền xanh biển./ Huynh trưởng: mầu đỏ, viền vàng./ Huấn Luyện Viên: mầu tím, viền theo ngành).
B. Cấp Điều Hành Đoàn, Phong trào đào tạo các cấp sau đây:
1. Tông đồ Đội trưởng: đào tạo Đội trưởng và Đội phó.
2. Huynh trưởng Cấp I: Đào tạo Huynh trưởng chính thức
3. Huynh trưởng Cấp II (Theo ngành chuyên biệt): đào tạo Chi Đoàn trưởng.
4. Huynh trưởng Cấp III (Theo ngành chuyên biệt): Đào tạo Ngành trưởng và Đoàn trưởng.
C. Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ, gồm có:
1. Tuyên úy (Linh mục) và Trợ úy (Tu sĩ nam nữ)
2. Trợ tá (Phụ huynh)
3. Huynh trưởng
4. Toán trưởng Hiệp sĩ
D. Các Cấp Huấn Luyện Viên:
Một Huynh trưởng Cấp III có thể tham gia chương trình đào tạo trở thành Huấn Luyện Viên, để giúp huấn luyện các cấp Trưởng, nghiên cứu sâu rộng các vấn đề liên hệ nhằm góp phần duy trì và phát triển Phong trào với tất cả tinh thần, khả năng và tâm huyết. Có 3 cấp Huấn Luyện Viên:
1. Huấn Luyện Viên Sơ Cấp: đào tạo các Huấn Luyện Viên để nghiên cứu và huấn luyện các Huynh trưởng trong Phong trào.
2. Huấn Luyện Viên Trung Cấp: đào tạo Huấn Luyện Viên chuyên môn để nghiên cứu, bổ túc và bảo vệ các vấn đề của Phong trào từ hành chánh (Hiến Pháp và Nội Quy) cho đến huấn luyện (Nghi Thức, Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh và Quy Chế Huấn Luyện). Họ sẽ là những Sa mạc Trưởng hay khóa trưởng trong các sa mạc huấn luyện và giữ chức vụ chuyên biệt khác trong Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc.
3. Huấn Luyện Viên Cao Cấp: đào tạo các chuyên gia, lý thuyết gia và các nhà lãnh đạo trong Phong trào.
III. Khung Cảnh Thánh Kinh Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
A. Nhận Định:
Phong trào TNTTVN huấn luyện đoàn viên luôn dựa vào 2 nền tảng chính là Thánh Kinh và Thánh Thể, với các phương pháp huấn luyện về 2 phương diện Tự nhiên và Siêu nhiên. Đoàn viên các cấp của Phong trào được huấn luyện bằng các Khung Cảnh Thánh Kinh mà trong đó hình ảnh sống động của Chúa Giêsu Thánh Thể luôn nổi bật để làm mẫu gương và lý tưởng theo đuổi cho đoàn viên.
Khung cảnh Thánh Kinh trong môi trường huấn luyện cũng được áp dụng theo từng ngành cho đoàn sinh và từng cấp cho Huynh trưởng, Huấn Luyện Viên, Trợ tá, Trợ úy, Tuyên úy, để nhờ khung cảnh đó làm chủ điểm hay ý lực tinh thần trong suốt quá trình huấn luyện. Dựa vào những nét đặc biệt của tiến trình tâm lý đời người, Phong trào áp dụng những khung cảnh và bầu khí Thánh Kinh thích hợp với từng lứa tuổi, từng cấp bậc của đối tượng huấn luyện và phục vụ.
B. Khung Cảnh Thánh Kinh Các Ngành:
Nội dung Thánh Kinh làm khung cảnh áp dụng trong Chương Trình Thăng Tiến và Huấn Luyện Đoàn Sinh các Ngành có thể tóm lược một cách tổng quát như sau:
- Ngành Ấu Nhi: Cựu Ước, với những câu chuyện đầy hình ảnh sẽ dễ dàng đi vào trí nhớ các em, giúp các em phân biệt điều lành điều dữ và sống hồn nhiên qua khẩu hiệu ẤU NHI - NGOAN.
- Ngành Thiếu Nhi: Tân Ước, các em sẽ tìm hiểu cuộc đời Chúa Giêsu qua 4 Phúc âm, từ đó sống theo gương Chúa Giêsu, lý tưởng đời mình qua khẩu hiệu THIẾU NHI - HY SINH.
- Ngành Nghĩa Sĩ: Sách Tông Đồ Công Vụ và các thư Thánh Phaolô, các em sẽ học hỏi sự phát triển của Giáo Hội Tiên Khởi và đào sâu vào cuộc đời Thánh Phaolô, noi gương thánh nhân sống hào hùng làm chứng tá Tin Mừng với khẩu hiệu NGHĨA SĨ - CHINH PHỤC.
- Ngành Hiệp Sĩ: Tám Mối Phúc Thật hay Hiến Chương Nước Trời được đặt để làm tâm niệm và là chứng nghiệm của người Hiệp sĩ trong cuộc sống làm muối men giữa đời qua khẩu hiệu HIỆP SĨ - DẤN THÂN. Người Hiệp Sĩ Thánh Thể Việt Nam luôn đề cao lối sống vào đời với châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ”.
C. Khung Cảnh Thánh Kinh Huấn Luyện Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ
Dựa trên khung cảnh Thánh Kinh huấn luyện đoàn sinh, bầu khí Thánh Kinh trong các Sa mạc huấn luyện cần phải tạo sức sống giúp Sa mạc sinh thể nghiệm được Lời Chúa trong mọi hoạt động của cuộc hành trình vào sa mạc. Mỗi cấp mỗi ngành được nêu cao một hình ảnh nổi bật trong Thánh Kinh để từ đó rút ra những bài học đặc thù cho cấp ngành của mình.
Phong trào TNTTVN sống Lời Chúa trong Thánh Kinh để làm nền tảng cho mọi sinh hoạt, và dựa trên khung cảnh ấy áp dụng triệt để vào việc huấn luyện. Tuỳ theo mỗi ngành và mỗi cấp khác nhau, mọi sinh hoạt trong Sa mạc huấn luyện đều xoáy mạnh trên một khía cạnh nổi bật của khung cảnh Thánh Kinh đã được lựa chọn. Xin tóm lược sau đây:
Cấp, Ngành | Khung Cảnh Thánh Kinh | Chân Dung |
Cuộc hành trình của Abraham | Abraham: Con người của niềm tin | |
HT Cấp 1 | Hành trình Về Đất Hứa của Maisen | Maisen: Con người chu toàn trách nhiệm |
HT Cấp 2 Ấu nhi | Cánh đồng Belem | Chúa Giêsu Đơn Sơ |
HT Cấp 2 Thiếu nhi | Làng Nazareth | Chúa Giêsu Vâng Phục |
HT Cấp 2 Nghĩa sĩ | Làng Galilea | Chúa Giêsu rao giảng |
HT Cấp 3 Ấu nhi | Ánh sao Phương Đông | Chúa Hiển Linh |
HT Cấp 3 Thiếu nhi | 40 ngày trong sa mạc | Chúa Giêsu Thắng Cám dỗ |
HT Cấp 3 Nghĩa sĩ | Con đường thánh giá | Chúa Giêsu chịu chết và sống lại |
HLV Sơ Cấp | Các cuộc tranh luận trong KT | Chúa Kitô Rao Giảng |
HLV Trung Cấp | Giáo Hội Tiên Khởi | Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ Hướng Dẫn |
HLV Cao Cấp | Chúa Cha | |
Hiệp Sĩ | Tám Mối Phúc Thật - Núi Tarbor | Chúa Giêsu Mục Tử tốt lành |
Trợ Tá | Những bữa tiệc trong KT | Người Samaritanô nhân hậu |
Trợ úy & Tuyên úy | Những buổi tế lễ trong KT | Chúa Giêsu Thánh Thể |
Để tạm kết, xin mượn lời hiệu triệu giới trẻ Việt Nam của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vẫn luôn là dấu ấn khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn các bạn trẻ suốt 13 năm qua; Ngài ưu ái nói bằng tiếng Việt trong lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1997 tại Paris, nước Pháp:
“Các bạn trẻ Công giáo Việt Nam, Anh chị em giới trẻ khắp nơi trên thế giới đương cầu nguyện cho các con trong cuộc hành trình nhân bản và thiêng liêng của các con”.
Đại Hội Về Đất Hứa V Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
20:20 29/06/2010
LOS ANGELES, California (29.6.2010) -- Linh mục Phanxicô Trần Quốc Tuấn, Tổng Tuyên úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ triệu tập Đại hội Về Đất Hứa lần thứ 5 (VĐH5) vào dịp cuối tuần Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, từ thứ Năm ngày 1 tháng 7 đến Chúa nhật 4 tháng 7 năm 2010 tại Đại Học Chapman, thành phố Orange, tiểu bang California. Chapman University cũng là nơi diễn ra hai Đại hội VĐH3 và VĐH4, và Hội nghị Lãnh Đạo Phục Vụ TNTT trước đây.
Xem bài về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể
Anh Nguyễn Đình Mạnh Trường, trưởng ban tổ chức VĐH5 cho biết tính đến ngày 29.6.2010 có 839 người ghi danh tham dự, gồm các linh mục tuyên úy, nam nữ tu sĩ trợ úy, phụ huynh trợ tá, và các huynh trưởng từ 8 miền trên toàn quốc. Cách riêng có 3 cha cựu Tổng Tuyên úy cùng tham dự: cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh từ Việt Nam, Đức ông Francis Phạm Văn Phương từ Atlanta, Georgia, và cha Gioan B. Chu Vinh Quang tại Stanton, California. Đặc biệt có sự hiện diện chủ sự 3 Thánh Lễ của 3 Đức Giám mục Giáo phận Orange: Đức cha Tod D. Brown, Đức cha Cerilo Flores, và Đức cha Đaminh Mai Thanh Lương.
Mục đích đại hội trước tiên là để “Liên kết thân thương huynh đệ trong Phong trào với Chúa Giêsu Thánh Thể, Mẹ Maria và Các Thánh Tiền Nhân Tử Ðạo Việt Nam.”
Theo các thông tin chuẩn bị đại hội thì nội dung mấy ngày họp mặt tới đây sẽ xoay quanh việc tổng kết các “tài liệu làm việc” từ vài năm qua, như sau:
• Hội thảo và chia sẻ các vấn đề liên quan đến Cơ Cấu Lãnh Đạo, Bản Chất và Đường Hướng Giáo Dục của Phong trào nhằm thích nghi và đáp ứng nhu cầu cho thế hệ Huynh trưởng hiện nay và thế hệ tương lai.
• Công bố các quyết nghị thay đổi về Nghi Thức, Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng và Chương Trình Thăng Tiến Ðoàn Sinh dựa theo Bản Tu Chính Nội Quy 2009 đã được ban hành.
• Khóa họp thường niên của Hội Ðồng Lãnh Ðạo Toàn Quốc và bầu cử Ban Chấp Hành Trung Ương nhiệm kỳ 2010-2014.
Về phần tinh thần chung, cha Francis Trần Anh Vũ, Tuyên úy VĐH5, nói rằng chủ đề “Hãy Theo Thầy!” – “Follow Me!” (Gn 21:19) của Đại hội lần này đã được 1.700 các Huynh trưởng và 15.000 các em đoàn sinh các cấp các ngành bắt đầu học hành từ nhiều tháng qua tại 108 Đoàn TNTT khắp nơi trên toàn quốc, theo như ý hướng sống Ngày Thánh Thể:
“Để Biết Chúa tỏ tường… Để Yêu Chúa thắm thiết… Để Theo Chúa một cách trung tín… và Để Phụng Sự Chúa hết cả tâm hồn…”
“To Know… To Love… To Follow and To Serve” – To know God clearly… To love God intimately… To follow God faithfully and To serve God full heartedly.
Và đó cũng là ý lực sống chẳng những trong 4 ngày đại hội, mà còn cho cả cuộc đời của mỗi thành viên Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Xem bài về Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể
Anh Nguyễn Đình Mạnh Trường, trưởng ban tổ chức VĐH5 cho biết tính đến ngày 29.6.2010 có 839 người ghi danh tham dự, gồm các linh mục tuyên úy, nam nữ tu sĩ trợ úy, phụ huynh trợ tá, và các huynh trưởng từ 8 miền trên toàn quốc. Cách riêng có 3 cha cựu Tổng Tuyên úy cùng tham dự: cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh từ Việt Nam, Đức ông Francis Phạm Văn Phương từ Atlanta, Georgia, và cha Gioan B. Chu Vinh Quang tại Stanton, California. Đặc biệt có sự hiện diện chủ sự 3 Thánh Lễ của 3 Đức Giám mục Giáo phận Orange: Đức cha Tod D. Brown, Đức cha Cerilo Flores, và Đức cha Đaminh Mai Thanh Lương.
Mục đích đại hội trước tiên là để “Liên kết thân thương huynh đệ trong Phong trào với Chúa Giêsu Thánh Thể, Mẹ Maria và Các Thánh Tiền Nhân Tử Ðạo Việt Nam.”
Theo các thông tin chuẩn bị đại hội thì nội dung mấy ngày họp mặt tới đây sẽ xoay quanh việc tổng kết các “tài liệu làm việc” từ vài năm qua, như sau:
• Hội thảo và chia sẻ các vấn đề liên quan đến Cơ Cấu Lãnh Đạo, Bản Chất và Đường Hướng Giáo Dục của Phong trào nhằm thích nghi và đáp ứng nhu cầu cho thế hệ Huynh trưởng hiện nay và thế hệ tương lai.
• Công bố các quyết nghị thay đổi về Nghi Thức, Quy Chế Huấn Luyện Huynh Trưởng và Chương Trình Thăng Tiến Ðoàn Sinh dựa theo Bản Tu Chính Nội Quy 2009 đã được ban hành.
• Khóa họp thường niên của Hội Ðồng Lãnh Ðạo Toàn Quốc và bầu cử Ban Chấp Hành Trung Ương nhiệm kỳ 2010-2014.
Về phần tinh thần chung, cha Francis Trần Anh Vũ, Tuyên úy VĐH5, nói rằng chủ đề “Hãy Theo Thầy!” – “Follow Me!” (Gn 21:19) của Đại hội lần này đã được 1.700 các Huynh trưởng và 15.000 các em đoàn sinh các cấp các ngành bắt đầu học hành từ nhiều tháng qua tại 108 Đoàn TNTT khắp nơi trên toàn quốc, theo như ý hướng sống Ngày Thánh Thể:
“Để Biết Chúa tỏ tường… Để Yêu Chúa thắm thiết… Để Theo Chúa một cách trung tín… và Để Phụng Sự Chúa hết cả tâm hồn…”
“To Know… To Love… To Follow and To Serve” – To know God clearly… To love God intimately… To follow God faithfully and To serve God full heartedly.
Và đó cũng là ý lực sống chẳng những trong 4 ngày đại hội, mà còn cho cả cuộc đời của mỗi thành viên Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Thông Báo
Lớp Ca Trưởng tại Ðan Mạch, Âu Châu
LM Michael Bùi Trần Thuấn
05:08 29/06/2010
Mở lớp Ca Trưởng tại Ðan Mạch, Âu Châu
Để góp phần phát triển nền Thánh Nhạc Việt Nam trong việc đào tạo Ca Trưởng cho các Ca Đoàn khắp nơi.
Cộng Ðồng Công Giáo Ðan Mạch tổ chức Lớp Ca Trưởng cấp 1, đợt 1 và đã mời
Giáo sư Nhạc sỹ Phạm Đức Huyến và Linh mục Michael Bùi Trần Thuấn hướng dẫn.
Thời gian tổ chức:
Thời gian tổ chức được ấn định như sau:
- Từ 8 giờ sáng thứ Tư, ngày 18 tháng 8 năm 2010
- Đến hết ngày Thứ Hai, 23 tháng 8 năm 2010
Địa điểm tổ chức:
Odensevej 108
5290 Marslev-Danmark (hoặc một địa điểm khác sẽ thông báo sau)
Linh hướng: Lm. Michael Bùi Trần Thuấn
Thời gian ghi danh: Từ nay đến ngày 1 tháng 8 năm 2010. Số học viên có giới hạn.
Phần Chuẩn bị:
- Nghiên cứu trước các tài liệu trong Website www.Phamduchuyen.org
- Chuẩn bị trước 12 bài hát của phần Thực Tập Đánh Nhịp
- Điều Khiển Hợp Ca I
- Thánh Nhạc: Ba Thông cáo về Thánh Nhạc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
- Nhạc pháp, nhạc lý và 12 bài tập Xướng âm
Liên lạc ghi danh:
- Ông Trần văn Trí
Odensevej 108
5290 Marslev-Danmark
Cell.phone:+45.60753698.
Email: namkinh46@yahoo.com
- Dr. Michael Bui Tran-Thuan
Ludwig-Zeller-Str. 24
D - 83395 Freilassing
Deutschland
Tel. 011.0049.8654.7701899
Email: drbuimstt2@yahoo.com
Văn Hóa
Mùa Hồng Ân
Du Sinh
05:09 29/06/2010
MÙA HỒNG ÂN
‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’
Nhớ lời tiên tổ,
về đây chung lời:
Trước tiên cảm tạ Chúa Trời,
Là Cha nhân ái,
muôn đời yêu thương,
Ban ơn phước cả vô lường,
Cho Dân Nước Việt,
theo đường Phúc Âm…
Lời ca cảm tạ đồng tâm,
Dâng lên Thánh Mẫu,
bao lần chở che,
Khỏi cơn bách hại não nề,
Đức tin đứng vững,
mọi bề thăng hoa…
Vọng lên tận chốn thiên tòa,
Ngợi khen Chư Thánh
Ông Bà, Tổ Tiên,
Máu đào tô thắm mọi miền
Việt Nam đồng lúa,
triền miên bông vàng…
Ôi Năm Thánh thật huy hoàng:
‘Mùa Hồng Ân’ mới,
chói chang muôn mầu,
Từ thành thị đến đồng sâu,
Mọi người, mọi giới,
sống ‘Mùa Hồng Ân’
Đồng tâm quyết chí dấn thân,
Theo gương Tiền Bối
chứng nhân Tin Mừng,
Bốn mùa nối tiếp không ngừng:
Nguyện cầu, trao đổi,
vui mừng, thực thi,
Đề cương ba điểm đã ghi:
‘Giáo Hội Nhiệm Mầu -
Sứ Vụ, - Hiệp Thông’
Cho ơn Năm Thánh trổ bông,
Nơi mọi Dân Việt
mãi ‘Mùa Hồng Ân’,
Alleluia, Alleluia…
‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’
Nhớ lời tiên tổ,
về đây chung lời:
Trước tiên cảm tạ Chúa Trời,
Là Cha nhân ái,
muôn đời yêu thương,
Ban ơn phước cả vô lường,
Cho Dân Nước Việt,
theo đường Phúc Âm…
Lời ca cảm tạ đồng tâm,
Dâng lên Thánh Mẫu,
bao lần chở che,
Khỏi cơn bách hại não nề,
Đức tin đứng vững,
mọi bề thăng hoa…
Vọng lên tận chốn thiên tòa,
Ngợi khen Chư Thánh
Ông Bà, Tổ Tiên,
Máu đào tô thắm mọi miền
Việt Nam đồng lúa,
triền miên bông vàng…
Ôi Năm Thánh thật huy hoàng:
‘Mùa Hồng Ân’ mới,
chói chang muôn mầu,
Từ thành thị đến đồng sâu,
Mọi người, mọi giới,
sống ‘Mùa Hồng Ân’
Đồng tâm quyết chí dấn thân,
Theo gương Tiền Bối
chứng nhân Tin Mừng,
Bốn mùa nối tiếp không ngừng:
Nguyện cầu, trao đổi,
vui mừng, thực thi,
Đề cương ba điểm đã ghi:
‘Giáo Hội Nhiệm Mầu -
Sứ Vụ, - Hiệp Thông’
Cho ơn Năm Thánh trổ bông,
Nơi mọi Dân Việt
mãi ‘Mùa Hồng Ân’,
Alleluia, Alleluia…
Tháng Sáu: khai sinh Hoa Hồng
Jos. Tú Nạc, NMS
05:52 29/06/2010
Hoa hồng (rose), còn có tên gọi khác là Honeysuckle. Hoa hồng là một trong những loài hoa phổ biến nhất, và cũng là loài hoa dành cho những ai sinh vào tháng Sáu. Nó là một loài cây bụi ra hoa với hơn 100 loại mà hoa có kích cỡ và màu sắc khác nhau. Và Tất cả đều có những ý nghĩa khác nhau. Những màu phổ biến nhất là mầu đỏ, hồng, vàng và trắng. Tuy nhiên bạn có thể thấy chúng cũng có những màu khác nữa gồm màu cam, màu đào, màu tía và màu đen.
Tất cả những loại thuộc họ hoa Hồng xuất xứ từ bắc bán cầu thường có hình dạng như những bụi hoặc khóm hoa. Tuy nhiên cũng có một số thuộc dây leo hoặc bò chúng mọc lên theo những bức tường hoặc những loài cây khác. Hoa của tất cả mọi loại có năm cánh ngoại trừ một loại, họ hoa Hồng thuộc miền tây nam Trung Quốc và Bắc Ấn Đô, có bốn cánh (Rosa Sericea). Hầu hết những loại hoa hồng đều mang gai móc nhọn để giúp thân treo trên những thân cây khác khi phát triển.
Hoa hồng là loài hoa đáng yêu vì vẻ đẹp và hương thơm ngát cùng với lịch sử lâu đời về biểu tượng và ý nghĩa của nó. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã liên tưởng những loại hoa hồng với những nữ thần ái tình của mình. Thần ái tình Aphrodite và Venus có thể được xem là tiên phong để hoa hồng đỏ được coi như biểu tượng của tình yêu cho nền văn hóa đương đại. Ở Rome một bông hồng nở có thể được đặt ở ngưỡng cửa của một căn phòng nơi mà những vấn đề bí mật đang được thảo luận, muốn nói với những người không phận sự miễn vào.
Vào thời kỳ Ki-tô giáo sơ khai, năm cánh hoa liên kết với năm vết thương của Chúa Ki-tô. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo đã do dự chấp nhận lý thuyết này. Thay vào đó hoa hồng đỏ được chấp nhận như biểu tượng máu đào rơi xuống bởi những người tử vì đạo Ki-tô giáo, và sau đó nó được liên hệ với Mẹ Maria Đồng Trinh.
Những ý nghĩa về màu sắc của hoa hồng:
Đỏ: tình yêu
Hồng: duyên dáng, ít rung động yêu thương
Hồng thẫm: lòng biết ơn
Hồng nhạt: ngưỡng mộ, cảm thông
Trắng: ngây thơ, trong trắng, kín đáo, tình bạn, tôn trọng và khiêm tốn
Cam: cảm xúc nồng nàn
Vang đỏ: vẻ đẹp
Xanh da trời: bí ẩn
Xanh là cây: điềm tĩnh
Đen: dâng hiến mù quáng (vì hoa hồng đen khó có thể nhân giống)
Tím: bảo vệ (tình yêu của cha/ mẹ)
Vàng: hoa hồng vàng thường mang ý nghĩa tình yêu đã tàn phai và bội tín
Vàng với những chóp cánh hoa màu đỏ: tình bạn, chớm yêu
Những sự việc hấp dẫn và thú vị: Hoa hồng là loài hoa thuần túy đối với Anh quốc và Hoa Kỳ, và là loài hoa tượng trưng cho một số tiểu bang gồm Iowa, Bắc Dakota, Georgia, New York và Texas. Portland và Oregon mỗi năm tổ chức lễ hội để kỷ niệm hoa hồng, và ở Nam California có một cuộc Diễn Hành Hoa Hồng hàng năm gồm những xe rước với hàng trăm thuộc hàng ngàn loại hoa hồng dành cho việc trang trí.
Tất cả những loại thuộc họ hoa Hồng xuất xứ từ bắc bán cầu thường có hình dạng như những bụi hoặc khóm hoa. Tuy nhiên cũng có một số thuộc dây leo hoặc bò chúng mọc lên theo những bức tường hoặc những loài cây khác. Hoa của tất cả mọi loại có năm cánh ngoại trừ một loại, họ hoa Hồng thuộc miền tây nam Trung Quốc và Bắc Ấn Đô, có bốn cánh (Rosa Sericea). Hầu hết những loại hoa hồng đều mang gai móc nhọn để giúp thân treo trên những thân cây khác khi phát triển.
Hoa hồng là loài hoa đáng yêu vì vẻ đẹp và hương thơm ngát cùng với lịch sử lâu đời về biểu tượng và ý nghĩa của nó. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã liên tưởng những loại hoa hồng với những nữ thần ái tình của mình. Thần ái tình Aphrodite và Venus có thể được xem là tiên phong để hoa hồng đỏ được coi như biểu tượng của tình yêu cho nền văn hóa đương đại. Ở Rome một bông hồng nở có thể được đặt ở ngưỡng cửa của một căn phòng nơi mà những vấn đề bí mật đang được thảo luận, muốn nói với những người không phận sự miễn vào.
Vào thời kỳ Ki-tô giáo sơ khai, năm cánh hoa liên kết với năm vết thương của Chúa Ki-tô. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo đã do dự chấp nhận lý thuyết này. Thay vào đó hoa hồng đỏ được chấp nhận như biểu tượng máu đào rơi xuống bởi những người tử vì đạo Ki-tô giáo, và sau đó nó được liên hệ với Mẹ Maria Đồng Trinh.
Những ý nghĩa về màu sắc của hoa hồng:
Đỏ: tình yêu
Hồng: duyên dáng, ít rung động yêu thương
Hồng thẫm: lòng biết ơn
Hồng nhạt: ngưỡng mộ, cảm thông
Trắng: ngây thơ, trong trắng, kín đáo, tình bạn, tôn trọng và khiêm tốn
Cam: cảm xúc nồng nàn
Vang đỏ: vẻ đẹp
Xanh da trời: bí ẩn
Xanh là cây: điềm tĩnh
Đen: dâng hiến mù quáng (vì hoa hồng đen khó có thể nhân giống)
Tím: bảo vệ (tình yêu của cha/ mẹ)
Vàng: hoa hồng vàng thường mang ý nghĩa tình yêu đã tàn phai và bội tín
Vàng với những chóp cánh hoa màu đỏ: tình bạn, chớm yêu
Những sự việc hấp dẫn và thú vị: Hoa hồng là loài hoa thuần túy đối với Anh quốc và Hoa Kỳ, và là loài hoa tượng trưng cho một số tiểu bang gồm Iowa, Bắc Dakota, Georgia, New York và Texas. Portland và Oregon mỗi năm tổ chức lễ hội để kỷ niệm hoa hồng, và ở Nam California có một cuộc Diễn Hành Hoa Hồng hàng năm gồm những xe rước với hàng trăm thuộc hàng ngàn loại hoa hồng dành cho việc trang trí.
Buồn vui chuyện thuyên chuyển
Thanh Tâm
19:16 29/06/2010
Linh mục - người làm dâu trăm họ - ít bao giờ ở mãi để làm dâu trăm họ cho một xứ đạo bao giờ cả. Tính từ ngày lãnh tác vụ cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay dù sống dài hay sống ngăn không ít thì nhiều vị linh mục cũng trải qua dăm ba xứ.
Đến hẹn lại lên, linh mục lại trở về Tòa hay trở về Nhà dòng chính của mình để nhận bài sai. Sau khi nhận bài sai thì linh mục trở về nơi nương náu để chuẩn bị cho một chặng đường mới.
Được dịp may chứng kiến nhiều lần “ra đi” của các vị.
Ở xứ đạo kia, chẳng hiểu cha con như thế nào đó để rồi khi cha nhờ mấy chú giúp lễ khiêng cái tủ lạnh ra xe thì bị một số người chặn đường không cho tiến bước. Không chỉ cái tủ lạnh nho nhỏ ở trong góc phòng cha nhưng còn nhiều vật dụng khác cũng bị ngăn bước y như vậy. Hỏi ra thì người ta nói rằng khi cha đến đây như thế nào thì cha cũng ra đi như thế vậy !
Điều mà cha sở quên đó là ngài đã quên lưu lại chứng từ nguồn gốc của chiếc tủ lạnh ấy. Thật ra ngài cũng chẳng quên nhưng ngài đâu có nghĩ người ta “cạn tàu ráo máng” với ngài như vậy. Chẳng lẽ gia đình, bà con thân thuộc không giúp ngài được một cái tủ lạnh, một chiếc ti-vi hay sao để rồi khi ra đi phải để lại hết vì người ta bảo cha đến thế nào thì đi y như vậy.
Để mọi chuyện êm xuôi, cha sở đành lòng lặng lẽ trước phản ứng của những con người nông cạn suy tư.
Xóm đạo kia lại xảy ra chuyện đậm đặc chuyện bi thương.
Sau năm tháng dài dốc công vào công trình xây dựng, đột ngột ra đi khi chưa hoàn việc thanh toán. Người hứa giúp nay không còn giúp nữa vì cha đã ra đi. Không còn cách nào khác ngài phải lấy ngân quỹ tồn thanh toán nốt phần nợ. Thanh toán mãi thì ngài vẫn còn nợ. Lẽ ra chờ thời gian thì ân nhân trợ giúp cho công trình xây sửa nhưng ra đi đột ngột nên họ cũng quay lòng cam hứa trợ giúp. Âm thầm gánh chịu phần nợ vì đã lỡ “quá tay”. Đã nhận lỗi nhưng lời nhận lỗi của ngài chưa được đón nhận vì giằng co. Tưởng chừng các vị đồng liêu đồng lòng thông cảm nhưng tất cả đều ngoảnh mặt làm ngơ cho sự việc. Hình như các bạn đồng liêu ấy đã chạy theo trào lưu “đồng cảm chứ không đồng thuận” nặc mùi dòng máu của loại trừ anh chị em đồng loại !
Cha đã giải trình cho mọi người thấy rõ những gì còn đó cho xóm đạo chứ cha có mang theo chút gì cho riêng cha đâu nhưng cha bị người ta miệt thị là không còn chút lương tâm. Khi còn ở trong xóm ngài chẳng vun vén cho riêng mình, tất cả đã đổ vào công trình xây sửa. Chuyện thương bi hơn nữa là người ta nói “nếu cha không gửi lại phần quỹ tồn thì cha là thằng ăn cướp !”. Phần quỹ tồn ấy cũng khá khiêm tốn so với khoản nợ ngài mang vác. Nếu không cho lấy phần quỹ để bù đắp thì đến bao giờ ngài mới trả được nợ đây ? Lẽ ra phần nợ ấy thì bà con xóm đạo cùng đưa lưng gánh vác nhưng ngài cố gánh không để phần nợ ấy cho riêng ai. Ngài cam làm thì ngài cũng cam chịu.
Thật đáng buồn và cũng thật đáng thương ! Bao nhiêu năm mồ hôi có kèm nước mắt để xây đắp cho xóm đạo giờ ra đi được tiếng đau thương.
Buồn thì cha ấy cũng có buồn ấy nhưng trở thành tên ăn cướp hay ăn giật để lo cho người nghèo, lo cho xứ đạo thì cũng chẳng sao. Hoa quả của những hy sinh nay trở thành “thằng ăn cướp”. Quà tặng “thằng ăn cướp” người ta dành cho cha rơi vào đúng cái ngày cha lãnh sứ vụ. Tiệc mừng là cuộc “hạch toán tài chính” và quà tặng chính là lời chúc cha “cha là thằng ăn cướp !”
Mỗi chuyến đi của linh mục như vậy cũng có những dòng lệ rơi nhưng cũng có những tràng pháo tay không ai thấy. Những người thương thì họ đành lòng đón nhận tâm tình chia cắt cha - con. Những kẻ không ưa thì nực cười cho thỏa thích. Đã bảo là làm dâu trăm họ thì làm sao có thể làm vừa lòng hết cho cả họ trong giáo xứ.
Bị lấy lại cái tủ lạnh, bị lấy lại cái ti-vi hay được coi như “thằng ăn cướp” đi chăng nữa thì lại vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình theo Chúa trong cuộc đời linh mục.
Chỉ trong nguyện cầu, chỉ trong thinh lặng mới niệm ra được tình Chúa thương yêu. Bị người ta lột bỏ, bị người ta chà đạp nhưng không bị Chúa bỏ rơi là được rồi. “Người hại không bằng trời hại”, câu nói bất hủ tự ngàn xưa. Thiên Chúa vẫn thương xót những con người bị thiên hạ trù dập bỉu môi. Chuyện quan trọng là các cha có khiêm tốn đủ để đón nhận những lời khen, những lời chê và thậm chí những lời phỉ báng từ phía “trăm họ” nơi xóm đạo ngài chăm bẵm hay không mà thôi.
Vui để lên đường nhận nhiệm sở mới các linh mục thân thương nhé !
Đến hẹn lại lên, linh mục lại trở về Tòa hay trở về Nhà dòng chính của mình để nhận bài sai. Sau khi nhận bài sai thì linh mục trở về nơi nương náu để chuẩn bị cho một chặng đường mới.
Được dịp may chứng kiến nhiều lần “ra đi” của các vị.
Ở xứ đạo kia, chẳng hiểu cha con như thế nào đó để rồi khi cha nhờ mấy chú giúp lễ khiêng cái tủ lạnh ra xe thì bị một số người chặn đường không cho tiến bước. Không chỉ cái tủ lạnh nho nhỏ ở trong góc phòng cha nhưng còn nhiều vật dụng khác cũng bị ngăn bước y như vậy. Hỏi ra thì người ta nói rằng khi cha đến đây như thế nào thì cha cũng ra đi như thế vậy !
Điều mà cha sở quên đó là ngài đã quên lưu lại chứng từ nguồn gốc của chiếc tủ lạnh ấy. Thật ra ngài cũng chẳng quên nhưng ngài đâu có nghĩ người ta “cạn tàu ráo máng” với ngài như vậy. Chẳng lẽ gia đình, bà con thân thuộc không giúp ngài được một cái tủ lạnh, một chiếc ti-vi hay sao để rồi khi ra đi phải để lại hết vì người ta bảo cha đến thế nào thì đi y như vậy.
Để mọi chuyện êm xuôi, cha sở đành lòng lặng lẽ trước phản ứng của những con người nông cạn suy tư.
Xóm đạo kia lại xảy ra chuyện đậm đặc chuyện bi thương.
Sau năm tháng dài dốc công vào công trình xây dựng, đột ngột ra đi khi chưa hoàn việc thanh toán. Người hứa giúp nay không còn giúp nữa vì cha đã ra đi. Không còn cách nào khác ngài phải lấy ngân quỹ tồn thanh toán nốt phần nợ. Thanh toán mãi thì ngài vẫn còn nợ. Lẽ ra chờ thời gian thì ân nhân trợ giúp cho công trình xây sửa nhưng ra đi đột ngột nên họ cũng quay lòng cam hứa trợ giúp. Âm thầm gánh chịu phần nợ vì đã lỡ “quá tay”. Đã nhận lỗi nhưng lời nhận lỗi của ngài chưa được đón nhận vì giằng co. Tưởng chừng các vị đồng liêu đồng lòng thông cảm nhưng tất cả đều ngoảnh mặt làm ngơ cho sự việc. Hình như các bạn đồng liêu ấy đã chạy theo trào lưu “đồng cảm chứ không đồng thuận” nặc mùi dòng máu của loại trừ anh chị em đồng loại !
Cha đã giải trình cho mọi người thấy rõ những gì còn đó cho xóm đạo chứ cha có mang theo chút gì cho riêng cha đâu nhưng cha bị người ta miệt thị là không còn chút lương tâm. Khi còn ở trong xóm ngài chẳng vun vén cho riêng mình, tất cả đã đổ vào công trình xây sửa. Chuyện thương bi hơn nữa là người ta nói “nếu cha không gửi lại phần quỹ tồn thì cha là thằng ăn cướp !”. Phần quỹ tồn ấy cũng khá khiêm tốn so với khoản nợ ngài mang vác. Nếu không cho lấy phần quỹ để bù đắp thì đến bao giờ ngài mới trả được nợ đây ? Lẽ ra phần nợ ấy thì bà con xóm đạo cùng đưa lưng gánh vác nhưng ngài cố gánh không để phần nợ ấy cho riêng ai. Ngài cam làm thì ngài cũng cam chịu.
Thật đáng buồn và cũng thật đáng thương ! Bao nhiêu năm mồ hôi có kèm nước mắt để xây đắp cho xóm đạo giờ ra đi được tiếng đau thương.
Buồn thì cha ấy cũng có buồn ấy nhưng trở thành tên ăn cướp hay ăn giật để lo cho người nghèo, lo cho xứ đạo thì cũng chẳng sao. Hoa quả của những hy sinh nay trở thành “thằng ăn cướp”. Quà tặng “thằng ăn cướp” người ta dành cho cha rơi vào đúng cái ngày cha lãnh sứ vụ. Tiệc mừng là cuộc “hạch toán tài chính” và quà tặng chính là lời chúc cha “cha là thằng ăn cướp !”
Mỗi chuyến đi của linh mục như vậy cũng có những dòng lệ rơi nhưng cũng có những tràng pháo tay không ai thấy. Những người thương thì họ đành lòng đón nhận tâm tình chia cắt cha - con. Những kẻ không ưa thì nực cười cho thỏa thích. Đã bảo là làm dâu trăm họ thì làm sao có thể làm vừa lòng hết cho cả họ trong giáo xứ.
Bị lấy lại cái tủ lạnh, bị lấy lại cái ti-vi hay được coi như “thằng ăn cướp” đi chăng nữa thì lại vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình theo Chúa trong cuộc đời linh mục.
Chỉ trong nguyện cầu, chỉ trong thinh lặng mới niệm ra được tình Chúa thương yêu. Bị người ta lột bỏ, bị người ta chà đạp nhưng không bị Chúa bỏ rơi là được rồi. “Người hại không bằng trời hại”, câu nói bất hủ tự ngàn xưa. Thiên Chúa vẫn thương xót những con người bị thiên hạ trù dập bỉu môi. Chuyện quan trọng là các cha có khiêm tốn đủ để đón nhận những lời khen, những lời chê và thậm chí những lời phỉ báng từ phía “trăm họ” nơi xóm đạo ngài chăm bẵm hay không mà thôi.
Vui để lên đường nhận nhiệm sở mới các linh mục thân thương nhé !
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều
Lm. Vũ Đình Huyến
22:24 29/06/2010
CHIỀU
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến, CMC.
Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.
(Trích thơ của Xuân Diệu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền