Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Lm. Anthony Trung Thành
08:12 26/06/2015
LỄ KÍNH THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ
Theo dõi tin tức, chúng ta thường bắt gặp những cuộc bầu cử diễn ra đây đó trong nước hoặc trên thế giới: bầu cử tổng thống, bầu cử chủ tịch nước, bầu cử bề trên, bầu cử người đại diện.v.v…lí do là vì mỗi nhà nước, mỗi tổ chức, mỗi cộng đoàn đều cần có người lãnh đạo. Giáo Hội cũng là một tổ chức, và là một tổ chức đặc biệt hơn hẳn các tổ chức khác, nên Giáo Hội cũng cần có người lãnh đạo. Ngay từ đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã tuyển chọn những nhà lãnh đạo. Nhóm 12 được coi là nhóm đầu tiên, nhóm nòng cốt, mà Chúa Giêsu chọn gọi. Đứng đầu nhóm này là ông Simon còn gọi là Phêrô, vị thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay.
Thánh Phêrô là một ngư phủ,“một người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân”(Cv 4,13). Phêrô chẳng những có nghề nghiệp mà còn có vợ, có con. Nghĩa là ông đã yên bề gia thất, tưởng chừng như không có gì thay đổi nữa. Thế nhưng, khi Đức Giêsu đến kêu gọi, Phêrô đã bỏ mọi sự mà đi theo Người. Cuộc đời của Phêrô bước sang một giai đoạn mới, từ nghề “đánh bắt cá” trở thành nghề “đánh bắt người”.
Giáo xứ chúng ta nhận Thánh Phêrô làm bổn mạng, mặc dầu Giáo Hội mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô nhưng tôi chỉ xin được gợi ý chia sẻ mấy điểm sau đây liên quan đến vị Thánh bổn mạng của chúng ta:
Trước hết, về tính tình của Thánh Phêrô:
Tính tình của Ngài thuộc loại sôi nổi, bộc trực, phản ứng nhanh nhẹn.
Khi thấy Chúa Giêsu đi được trên biển hồ, Phêrô xin Chúa rằng : “Nếu quả là Thầy, xin truyền cho con đi trên mặt nước và đến với Thầy” (Mt 14,28).
Khi Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Người lần đầu tiên, Phêrô đã kéo Người ra và can ngăn Người. Phêrô làm thế, là vì ông chưa hiểu ý nghĩa về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Mặt khác, ông còn nuôi ý tưởng về một Đấng Messia vinh quang hiển hách, đánh đông dẹp bắc, giải phóng Israel khỏi ách nô lệ. Nói chung, ông còn nhìn tất cả với con mắt phàm tục.
Tại biển hồ Tibêria, sau một đêm vất vả mà không đánh bắt được con cá nào. Chúa Giêsu bảo các ông thả lưới bên phải thuyền. Các ông vâng lời và đã bắt được rất nhiều cá. Thánh Gioan bảo với Phêrô: “Chúa đó”. Phêrô không chờ đồng môn, không chờ thuyền mà vội vàng mặc áo, nhảy xuống biển bơi vào bờ gặp Đức Giêsu (x, Ga 21,7).
Sau khi chứng kiến cuộc biến hình trên núi Tabor, Phêrô thưa với Đức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." (Mt 17,4).
Trong bữa tiệc ly, khi Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Các môn đệ khác cứ để yên cho Thầy rửa mà không có phản ứng gì. Còn Phêrô phản ứng ngay : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8). Thế nhưng sau khi nghe Chúa Giêsu giải thích: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”(Ga 13,9) thì Phêrô lại tỏ ra hăng hái xin Chúa Giêsu rửa thêm cả tay và đầu nữa.
Tại vườn Cây dầu, khi thấy Giuđa, kẻ phản bội, dẫn một toán lính đến bắt Chúa Giêsu. Để bảo vệ Thầy, Phêrô lấy thanh gươm mang sẵn chém đứt tai một người đầy tớ (x. Mc 14,46).
Thứ hai, vai trò của Thánh Phêrô trong nhóm 12:
Ngài luôn đứng đầu, đại diện cho nhóm 12 trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu hay đặt ra những cây hỏi để Chúa Giêsu trả lời.
Tại địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, sau khi thăm dò dư luận nghĩ gì về mình, Chúa Giêsu hỏi nhóm 12: “còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Đây không chỉ Phêrô thay mặt nhóm 12 trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu mà còn là lời tuyên xưng đức tin. Vì vậy, Chúa Giêsu khen ngợi Phêrô, đồng thời trao cho Phêrô nhiệm vụ quan trọng là người đứng đầu Hội Thánh: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".(Mt 16, 17-19)
Khi Chúa Giêsu giảng dạy về bí tích Thánh Thể, một số môn đệ đã phản ứng ra mặt "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”(Mt 6,6). Số khác bỏ Chúa Giêsu mà đi. Chúa Giêsu quay lại hỏi nhóm 12: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? "(Mt 6, 67). Phêrô đã trả lời một câu hết sức tuyệt vời : "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa."(Mt 6, 68-69).
Sau khi chứng kiến cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có, nhất là lời khẳng định của Chúa Giêsu “người giàu có khó vào nước trời” (x. Mt 19,16-26), Phêrô đã hỏi lại Chúa Giêsu: "Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì ?" (Mt 19,27). Chúa Giêsu trả lời rằng: “phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,29).
Thứ ba, lòng yêu mến của Thánh Phêrô:
Sôi nổi, bộc trực, phản ứng nhanh là tính cách của Phêrô. Nhưng đằng sau sự sôi nổi, bộc trực và nhanh nhẹn ấy, chúng ta còn thấy một lòng mến yêu tha thiết, nồng nàn, chân thật của Phêrô đối với Thầy mình. Vì lòng yêu mến và tin tưởng vào lòng yêu mến của mình nên Phêrô đã thề với Chúa là sẽ không sa ngã, không phản bội Thầy: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã."(Mt 26,33). Và dù có vào tù và chết vì Thầy thì Phêrô cũng sẵn sàng chấp nhận: "Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng." (Lc 22,33).
Lòng yêu mến của Phêrô còn được xác minh một cách chắc chắn qua ba lần Chúa Giêsu hỏi ông “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô trả lời : "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." (x.Ga 21,15-19). Xét theo luật Do thái, hỏi ba lần, đáp ba lần là bằng chứng chắc chắn và có giá trị hoàn toàn không chối cãi được về một sự việc đã được xác minh.
Vì yếu đuối, Phêrô đã chối Chúa ba lần. Nhưng sau cái nhìn đầy yêu thương của Thầy Giêsu, Phêrô đã ăn năn, hối hận. Và từ kinh nghiệm yếu đuối của mình, Phêrô đã dám khẳng định mình yêu Chúa hơn anh em. Đây là lý do mà Chúa Giêsu trao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Vì có yêu Chúa mới có thể yêu mến đoàn chiên của Ngài. Có yêu Chúa mới có thể chăn dắt đoàn chiên của Người một cách chu đáo. Vì có lòng yêu mến Chúa tha thiết, nồng nàn và chân thật nên Thánh Phêrô đã hoàn thành cách xuất sắc nhiệm vụ mà Thầy giao phó. Bằng chứng hùng hồn nhất của lòng yêu mến Chúa nơi Phêrô là cái chết trên thập giá tại Rôma năm 64.
Áp dụng vào đời sống chúng ta:
1. Nhân gian vẫn có câu : “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Mỗi người được sinh ra đều có những tính tình khác nhau. Có người tính tình sôi nổi, bộc trực. Có người tính tình nóng nảy. Có người tính tình hiền hoà…Hãy vận dụng ưu điểm tính tình của mình để phục vụ. Đồng thời, hãy luôn rèn luyện, uốn nắn để tính tình của mình phù hợp với những hoàn cảnh sống khác nhau, trong các mối tương quan khác nhau, hầu đem lại lợi ích cho mình, cho gia đình và xã hội.
2. Thánh Phêrô được Chúa đặt làm đầu Giáo Hội. Ngài đã luôn luôn “nhanh nhẹn” chu toàn tốt bổn phận đó. Ngài sẵn sàng trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra, hỏi những gì mà Ngài muốn biết. Mỗi chúng ta có những nhiệm vụ riêng: trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, Giáo Hội, nơi các đoàn thể, ngoài xã hội. Đừng tránh né hay tỏ ra uể oải với những công việc được giao. Trái lại, luôn có những phản ứng “nhanh nhẹn” để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Noi gương Thánh Phêrô chúng ta sẵn sàng học hỏi những gì chưa biết và sẵn sàng trả lời cho người, cho đời những gì chúng ta đã biết về Chúa và về đạo.
3. Ba nhân đức đối thần: Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhân đức nào cũng cao trọng. Nhưng Đức Mến là cao trọng hơn cả. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,13). Đức Mến tồn tại mãi mãi. Có Đức Mến là có tất cả. Không có Đức Mến là mất tất cả. Thánh Phaolô khẳng định: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Vì vậy, hãy luôn thực hành Đức Mến: Mến Chúa yêu người. Giữ đạo, sống đạo, truyền đạo với tất cả lòng yêu mến. Vì mỗi khi có lòng yêu mến, chúng ta sẽ dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Khi có lòng yêu mến, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua được tất cả những trở ngại, khó khăn trong đời sống đức tin. Phêrô vì yêu mến Chúa tha thiết, nồng nàn, chân thật nên Ngài đã biết “chổi dậy” sau khi sa ngã. Vì lòng mến Chúa và vì phần rỗi các linh hồn nên Ngài đã chu toàn bổn phận Chúa giao, chấp nhận hy sinh, chấp nhận vào tù, chấp nhận cả cái chết để làm chứng cho Chúa. Nếu chúng ta không sẵn sàng đến nhà thờ mỗi khi có thể để tham dự thánh lễ và lành nhận các bí tích. Nếu chúng ta không tuân giữ các giới răn của Chúa và Giáo Hội. Nếu chúng ta không sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giáo phó…là chúng ta thực sự chưa có Đức Mến, chưa yêu mến Chúa và tha nhân thật lòng.
Tóm lại: Suy niệm về ơn gọi của thánh Phêrô, chúng ta thấy : việc Phêrô làm thủ lãnh Giáo Hội đó là ý định sâu xa của Chúa Giêsu. Ơn gọi là sáng kiến của Chúa, phẩm trật trong Hội Thánh do Chúa định đặt chứ không phải là sản phẩm của loài người. Tại Rôma trong dịp bầu Giáo Hoàng, người ta vẫn thường nói : "Ai vào mật viện đã được tiên báo là Giáo Hoàng, thì vẫn còn là Hồng Y lúc ra khỏi". Câu nói này dĩ nhiên không luôn luôn đúng trăm phần trăm. Đức Piô XII, Đức Phaolô VI... đã được nói đến nhiều trước lúc khai mạc mật viện và lời tiên báo đó không sai. Trái lại, Đức Gioan XXIII khi đắc cử Giáo Hoàng đã gần 78 tuổi, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 58 tuổi, Đức Phanxicô đương nhiệm, 77 tuổi, không ai ngờ là Giáo Hoàng, nhưng các ngài đã được chọn làm vị kế nghiệp thánh Phêrô và là những vị Giáo Hoàng nổi tiếng trên thế giới.
Vì vậy, chúng ta tin tưởng vào Giáo Hội, tuân giữ các giáo huấn của Giáo Hội, vâng phục Đức Giáo Hoàng. Đồng thời, mừng lễ Thánh Phêrô hôm nay, chúng ta xin Ngài bầu cử để mọi người noi gương bắt chước các nhân đức của Ngài, nhất là biêt sống Đức Mến một cách trọn vẹn. Amen.
Theo dõi tin tức, chúng ta thường bắt gặp những cuộc bầu cử diễn ra đây đó trong nước hoặc trên thế giới: bầu cử tổng thống, bầu cử chủ tịch nước, bầu cử bề trên, bầu cử người đại diện.v.v…lí do là vì mỗi nhà nước, mỗi tổ chức, mỗi cộng đoàn đều cần có người lãnh đạo. Giáo Hội cũng là một tổ chức, và là một tổ chức đặc biệt hơn hẳn các tổ chức khác, nên Giáo Hội cũng cần có người lãnh đạo. Ngay từ đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã tuyển chọn những nhà lãnh đạo. Nhóm 12 được coi là nhóm đầu tiên, nhóm nòng cốt, mà Chúa Giêsu chọn gọi. Đứng đầu nhóm này là ông Simon còn gọi là Phêrô, vị thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay.
Thánh Phêrô là một ngư phủ,“một người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân”(Cv 4,13). Phêrô chẳng những có nghề nghiệp mà còn có vợ, có con. Nghĩa là ông đã yên bề gia thất, tưởng chừng như không có gì thay đổi nữa. Thế nhưng, khi Đức Giêsu đến kêu gọi, Phêrô đã bỏ mọi sự mà đi theo Người. Cuộc đời của Phêrô bước sang một giai đoạn mới, từ nghề “đánh bắt cá” trở thành nghề “đánh bắt người”.
Giáo xứ chúng ta nhận Thánh Phêrô làm bổn mạng, mặc dầu Giáo Hội mừng kính hai thánh Phêrô và Phaolô nhưng tôi chỉ xin được gợi ý chia sẻ mấy điểm sau đây liên quan đến vị Thánh bổn mạng của chúng ta:
Trước hết, về tính tình của Thánh Phêrô:
Tính tình của Ngài thuộc loại sôi nổi, bộc trực, phản ứng nhanh nhẹn.
Khi thấy Chúa Giêsu đi được trên biển hồ, Phêrô xin Chúa rằng : “Nếu quả là Thầy, xin truyền cho con đi trên mặt nước và đến với Thầy” (Mt 14,28).
Khi Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn của Người lần đầu tiên, Phêrô đã kéo Người ra và can ngăn Người. Phêrô làm thế, là vì ông chưa hiểu ý nghĩa về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Mặt khác, ông còn nuôi ý tưởng về một Đấng Messia vinh quang hiển hách, đánh đông dẹp bắc, giải phóng Israel khỏi ách nô lệ. Nói chung, ông còn nhìn tất cả với con mắt phàm tục.
Tại biển hồ Tibêria, sau một đêm vất vả mà không đánh bắt được con cá nào. Chúa Giêsu bảo các ông thả lưới bên phải thuyền. Các ông vâng lời và đã bắt được rất nhiều cá. Thánh Gioan bảo với Phêrô: “Chúa đó”. Phêrô không chờ đồng môn, không chờ thuyền mà vội vàng mặc áo, nhảy xuống biển bơi vào bờ gặp Đức Giêsu (x, Ga 21,7).
Sau khi chứng kiến cuộc biến hình trên núi Tabor, Phêrô thưa với Đức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." (Mt 17,4).
Trong bữa tiệc ly, khi Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Các môn đệ khác cứ để yên cho Thầy rửa mà không có phản ứng gì. Còn Phêrô phản ứng ngay : “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8). Thế nhưng sau khi nghe Chúa Giêsu giải thích: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”(Ga 13,9) thì Phêrô lại tỏ ra hăng hái xin Chúa Giêsu rửa thêm cả tay và đầu nữa.
Tại vườn Cây dầu, khi thấy Giuđa, kẻ phản bội, dẫn một toán lính đến bắt Chúa Giêsu. Để bảo vệ Thầy, Phêrô lấy thanh gươm mang sẵn chém đứt tai một người đầy tớ (x. Mc 14,46).
Thứ hai, vai trò của Thánh Phêrô trong nhóm 12:
Ngài luôn đứng đầu, đại diện cho nhóm 12 trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu hay đặt ra những cây hỏi để Chúa Giêsu trả lời.
Tại địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, sau khi thăm dò dư luận nghĩ gì về mình, Chúa Giêsu hỏi nhóm 12: “còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Đây không chỉ Phêrô thay mặt nhóm 12 trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu mà còn là lời tuyên xưng đức tin. Vì vậy, Chúa Giêsu khen ngợi Phêrô, đồng thời trao cho Phêrô nhiệm vụ quan trọng là người đứng đầu Hội Thánh: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".(Mt 16, 17-19)
Khi Chúa Giêsu giảng dạy về bí tích Thánh Thể, một số môn đệ đã phản ứng ra mặt "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”(Mt 6,6). Số khác bỏ Chúa Giêsu mà đi. Chúa Giêsu quay lại hỏi nhóm 12: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? "(Mt 6, 67). Phêrô đã trả lời một câu hết sức tuyệt vời : "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa."(Mt 6, 68-69).
Sau khi chứng kiến cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và chàng thanh niên giàu có, nhất là lời khẳng định của Chúa Giêsu “người giàu có khó vào nước trời” (x. Mt 19,16-26), Phêrô đã hỏi lại Chúa Giêsu: "Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì ?" (Mt 19,27). Chúa Giêsu trả lời rằng: “phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,29).
Thứ ba, lòng yêu mến của Thánh Phêrô:
Sôi nổi, bộc trực, phản ứng nhanh là tính cách của Phêrô. Nhưng đằng sau sự sôi nổi, bộc trực và nhanh nhẹn ấy, chúng ta còn thấy một lòng mến yêu tha thiết, nồng nàn, chân thật của Phêrô đối với Thầy mình. Vì lòng yêu mến và tin tưởng vào lòng yêu mến của mình nên Phêrô đã thề với Chúa là sẽ không sa ngã, không phản bội Thầy: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã."(Mt 26,33). Và dù có vào tù và chết vì Thầy thì Phêrô cũng sẵn sàng chấp nhận: "Lạy Chúa, dầu có phải vào tù hay phải chết với Chúa đi nữa, con cũng sẵn sàng." (Lc 22,33).
Lòng yêu mến của Phêrô còn được xác minh một cách chắc chắn qua ba lần Chúa Giêsu hỏi ông “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Phêrô trả lời : "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." (x.Ga 21,15-19). Xét theo luật Do thái, hỏi ba lần, đáp ba lần là bằng chứng chắc chắn và có giá trị hoàn toàn không chối cãi được về một sự việc đã được xác minh.
Vì yếu đuối, Phêrô đã chối Chúa ba lần. Nhưng sau cái nhìn đầy yêu thương của Thầy Giêsu, Phêrô đã ăn năn, hối hận. Và từ kinh nghiệm yếu đuối của mình, Phêrô đã dám khẳng định mình yêu Chúa hơn anh em. Đây là lý do mà Chúa Giêsu trao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Vì có yêu Chúa mới có thể yêu mến đoàn chiên của Ngài. Có yêu Chúa mới có thể chăn dắt đoàn chiên của Người một cách chu đáo. Vì có lòng yêu mến Chúa tha thiết, nồng nàn và chân thật nên Thánh Phêrô đã hoàn thành cách xuất sắc nhiệm vụ mà Thầy giao phó. Bằng chứng hùng hồn nhất của lòng yêu mến Chúa nơi Phêrô là cái chết trên thập giá tại Rôma năm 64.
Áp dụng vào đời sống chúng ta:
1. Nhân gian vẫn có câu : “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Mỗi người được sinh ra đều có những tính tình khác nhau. Có người tính tình sôi nổi, bộc trực. Có người tính tình nóng nảy. Có người tính tình hiền hoà…Hãy vận dụng ưu điểm tính tình của mình để phục vụ. Đồng thời, hãy luôn rèn luyện, uốn nắn để tính tình của mình phù hợp với những hoàn cảnh sống khác nhau, trong các mối tương quan khác nhau, hầu đem lại lợi ích cho mình, cho gia đình và xã hội.
2. Thánh Phêrô được Chúa đặt làm đầu Giáo Hội. Ngài đã luôn luôn “nhanh nhẹn” chu toàn tốt bổn phận đó. Ngài sẵn sàng trả lời những câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra, hỏi những gì mà Ngài muốn biết. Mỗi chúng ta có những nhiệm vụ riêng: trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, Giáo Hội, nơi các đoàn thể, ngoài xã hội. Đừng tránh né hay tỏ ra uể oải với những công việc được giao. Trái lại, luôn có những phản ứng “nhanh nhẹn” để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Noi gương Thánh Phêrô chúng ta sẵn sàng học hỏi những gì chưa biết và sẵn sàng trả lời cho người, cho đời những gì chúng ta đã biết về Chúa và về đạo.
3. Ba nhân đức đối thần: Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhân đức nào cũng cao trọng. Nhưng Đức Mến là cao trọng hơn cả. Thánh Phaolô nhắc nhở: "Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,13). Đức Mến tồn tại mãi mãi. Có Đức Mến là có tất cả. Không có Đức Mến là mất tất cả. Thánh Phaolô khẳng định: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có Đức Mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Vì vậy, hãy luôn thực hành Đức Mến: Mến Chúa yêu người. Giữ đạo, sống đạo, truyền đạo với tất cả lòng yêu mến. Vì mỗi khi có lòng yêu mến, chúng ta sẽ dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Khi có lòng yêu mến, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua được tất cả những trở ngại, khó khăn trong đời sống đức tin. Phêrô vì yêu mến Chúa tha thiết, nồng nàn, chân thật nên Ngài đã biết “chổi dậy” sau khi sa ngã. Vì lòng mến Chúa và vì phần rỗi các linh hồn nên Ngài đã chu toàn bổn phận Chúa giao, chấp nhận hy sinh, chấp nhận vào tù, chấp nhận cả cái chết để làm chứng cho Chúa. Nếu chúng ta không sẵn sàng đến nhà thờ mỗi khi có thể để tham dự thánh lễ và lành nhận các bí tích. Nếu chúng ta không tuân giữ các giới răn của Chúa và Giáo Hội. Nếu chúng ta không sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giáo phó…là chúng ta thực sự chưa có Đức Mến, chưa yêu mến Chúa và tha nhân thật lòng.
Tóm lại: Suy niệm về ơn gọi của thánh Phêrô, chúng ta thấy : việc Phêrô làm thủ lãnh Giáo Hội đó là ý định sâu xa của Chúa Giêsu. Ơn gọi là sáng kiến của Chúa, phẩm trật trong Hội Thánh do Chúa định đặt chứ không phải là sản phẩm của loài người. Tại Rôma trong dịp bầu Giáo Hoàng, người ta vẫn thường nói : "Ai vào mật viện đã được tiên báo là Giáo Hoàng, thì vẫn còn là Hồng Y lúc ra khỏi". Câu nói này dĩ nhiên không luôn luôn đúng trăm phần trăm. Đức Piô XII, Đức Phaolô VI... đã được nói đến nhiều trước lúc khai mạc mật viện và lời tiên báo đó không sai. Trái lại, Đức Gioan XXIII khi đắc cử Giáo Hoàng đã gần 78 tuổi, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 58 tuổi, Đức Phanxicô đương nhiệm, 77 tuổi, không ai ngờ là Giáo Hoàng, nhưng các ngài đã được chọn làm vị kế nghiệp thánh Phêrô và là những vị Giáo Hoàng nổi tiếng trên thế giới.
Vì vậy, chúng ta tin tưởng vào Giáo Hội, tuân giữ các giáo huấn của Giáo Hội, vâng phục Đức Giáo Hoàng. Đồng thời, mừng lễ Thánh Phêrô hôm nay, chúng ta xin Ngài bầu cử để mọi người noi gương bắt chước các nhân đức của Ngài, nhất là biêt sống Đức Mến một cách trọn vẹn. Amen.
Đá tảng đức tin của Phêrô
Lm. Đan Vinh
08:13 26/06/2015
HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH:.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, ông đã được Người khen là có phúc, được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá. Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi.
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng ông Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên, kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-mon. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng Đức Giêsu với tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giêsu đã cho biết ý nghĩa của tước hiệu này chỉ về bản tính Thiên Chúa của Người, khi khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giêsu đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Có thể Đức Giêsu đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giêsu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giêsu chính là tảng đá vững chắc mà trên đó Chúa xây dựng Hội Thánh. Ngoài ra Đức Giêsu còn trao tối thượng quyền để cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Ngưới cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy đe không cho dự phần với Thầy, vì đã từ chối khi được Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất la quá tự tin vào sức riêng nên đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm 12 tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giêsu đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất được chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái đã chết được sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến giây phút Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và còn trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giêsu đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm tin Thầy sống lại (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa, và nêu gương đức tin vững chắc như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí ăn ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời hạn một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì ngài lấy làm ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi xem tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và rõ ràng như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. THẢO LUẬN: Đối với bạn, Đức Giêsu là ai: Là một vị ngôn sứ, nên ta có thể xin Người cầu bầu cùng Chúa cho ta; hay là một thần tượng để ta thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin và sẵn sàng bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là những đau khổ phải chịu để kết hiệp với Người cứu rỗi tha nhân?
4. SUY NIỆM:
Muốn trở nên tông đồ của Chúa Giêsu, các tín hữu trước hết phải sống tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu. Tiếp đến hàng ngày phải thanh luyện bản thân, đục đẽo đi những gồ ghề, chà xát các chỗ bị thô nhám, nghĩa là bỏ đi sự gian ác khó tính, tẩy sạch các vết nhơ tội lỗi. Phải làm cho linh hồn mình ngày càng trong sạch và thánh thiện giống như chiếc gương soi. Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng noi gương Chúa Giêsu với cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân… mà chúng ta hy vọng sẽ dần dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi nhân hậu của Người. Để khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, người lương sẽ cảm mến và tin theo Chúa Giêsu, vì họ đã gặp được Người nơi mỗi chúng ta. Đó chính là phương cách làm việc tông đồ hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊSU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng để làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh mẽ như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân của Chúa. Ngôi nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm vẫn còn đang xây dựng dang dở. Xin Chúa giúp mỗi người tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chùng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo Xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH:.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, ông đã được Người khen là có phúc, được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá. Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi.
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng ông Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên, kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-mon. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng Đức Giêsu với tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giêsu đã cho biết ý nghĩa của tước hiệu này chỉ về bản tính Thiên Chúa của Người, khi khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giêsu đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Có thể Đức Giêsu đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giêsu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giêsu chính là tảng đá vững chắc mà trên đó Chúa xây dựng Hội Thánh. Ngoài ra Đức Giêsu còn trao tối thượng quyền để cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Ngưới cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy đe không cho dự phần với Thầy, vì đã từ chối khi được Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất la quá tự tin vào sức riêng nên đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm 12 tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giêsu đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất được chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái đã chết được sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến giây phút Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và còn trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giêsu đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm tin Thầy sống lại (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa, và nêu gương đức tin vững chắc như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí ăn ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời hạn một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì ngài lấy làm ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi xem tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và rõ ràng như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. THẢO LUẬN: Đối với bạn, Đức Giêsu là ai: Là một vị ngôn sứ, nên ta có thể xin Người cầu bầu cùng Chúa cho ta; hay là một thần tượng để ta thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin và sẵn sàng bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là những đau khổ phải chịu để kết hiệp với Người cứu rỗi tha nhân?
4. SUY NIỆM:
Muốn trở nên tông đồ của Chúa Giêsu, các tín hữu trước hết phải sống tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu. Tiếp đến hàng ngày phải thanh luyện bản thân, đục đẽo đi những gồ ghề, chà xát các chỗ bị thô nhám, nghĩa là bỏ đi sự gian ác khó tính, tẩy sạch các vết nhơ tội lỗi. Phải làm cho linh hồn mình ngày càng trong sạch và thánh thiện giống như chiếc gương soi. Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng noi gương Chúa Giêsu với cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân… mà chúng ta hy vọng sẽ dần dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi nhân hậu của Người. Để khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, người lương sẽ cảm mến và tin theo Chúa Giêsu, vì họ đã gặp được Người nơi mỗi chúng ta. Đó chính là phương cách làm việc tông đồ hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊSU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng để làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh mẽ như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân của Chúa. Ngôi nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm vẫn còn đang xây dựng dang dở. Xin Chúa giúp mỗi người tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chùng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo Xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
Lm Đan Vinh
08:15 26/06/2015
LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH:.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, ông đã được Người khen là có phúc, được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá. Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi.
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng ông Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP: Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên, kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-mon. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng Đức Giêsu với tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giêsu đã cho biết ý nghĩa của tước hiệu này chỉ về bản tính Thiên Chúa của Người, khi khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giêsu đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP: Có thể Đức Giêsu đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giêsu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giêsu chính là tảng đá vững chắc mà trên đó Chúa xây dựng Hội Thánh. Ngoài ra Đức Giêsu còn trao tối thượng quyền để cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Ngưới cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được?
ĐÁP: Từ ngày được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy đe không cho dự phần với Thầy, vì đã từ chối khi được Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất la quá tự tin vào sức riêng nên đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm 12 tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giêsu đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất được chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái đã chết được sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến giây phút Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và còn trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giêsu đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm tin Thầy sống lại (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa, và nêu gương đức tin vững chắc như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí ăn ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời hạn một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì ngài lấy làm ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi xem tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và rõ ràng như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. THẢO LUẬN:
Đối với bạn, Đức Giêsu là ai: Là một vị ngôn sứ, nên ta có thể xin Người cầu bầu cùng Chúa cho ta; hay là một thần tượng để ta thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin và sẵn sàng bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là những đau khổ phải chịu để kết hiệp với Người cứu rỗi tha nhân?
4. SUY NIỆM:
Muốn trở nên tông đồ của Chúa Giêsu, các tín hữu trước hết phải sống tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu. Tiếp đến hàng ngày phải thanh luyện bản thân, đục đẽo đi những gồ ghề, chà xát các chỗ bị thô nhám, nghĩa là bỏ đi sự gian ác khó tính, tẩy sạch các vết nhơ tội lỗi. Phải làm cho linh hồn mình ngày càng trong sạch và thánh thiện giống như chiếc gương soi. Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng noi gương Chúa Giêsu với cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân… mà chúng ta hy vọng sẽ dần dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi nhân hậu của Người. Để khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, người lương sẽ cảm mến và tin theo Chúa Giêsu, vì họ đã gặp được Người nơi mỗi chúng ta. Đó chính là phương cách làm việc tông đồ hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊSU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng để làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh mẽ như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân của Chúa. Ngôi nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm vẫn còn đang xây dựng dang dở. Xin Chúa giúp mỗi người tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chùng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo Xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH:.
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, ông đã được Người khen là có phúc, được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá. Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi.
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng ông Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP: Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên, kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-mon. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng Đức Giêsu với tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giêsu đã cho biết ý nghĩa của tước hiệu này chỉ về bản tính Thiên Chúa của Người, khi khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giêsu đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP: Có thể Đức Giêsu đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giêsu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giêsu chính là tảng đá vững chắc mà trên đó Chúa xây dựng Hội Thánh. Ngoài ra Đức Giêsu còn trao tối thượng quyền để cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Ngưới cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được?
ĐÁP: Từ ngày được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy đe không cho dự phần với Thầy, vì đã từ chối khi được Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất la quá tự tin vào sức riêng nên đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm 12 tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giêsu đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất được chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái đã chết được sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến giây phút Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và còn trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giêsu đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm tin Thầy sống lại (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa, và nêu gương đức tin vững chắc như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí ăn ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời hạn một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì ngài lấy làm ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi xem tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và rõ ràng như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. THẢO LUẬN:
Đối với bạn, Đức Giêsu là ai: Là một vị ngôn sứ, nên ta có thể xin Người cầu bầu cùng Chúa cho ta; hay là một thần tượng để ta thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin và sẵn sàng bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là những đau khổ phải chịu để kết hiệp với Người cứu rỗi tha nhân?
4. SUY NIỆM:
Muốn trở nên tông đồ của Chúa Giêsu, các tín hữu trước hết phải sống tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu. Tiếp đến hàng ngày phải thanh luyện bản thân, đục đẽo đi những gồ ghề, chà xát các chỗ bị thô nhám, nghĩa là bỏ đi sự gian ác khó tính, tẩy sạch các vết nhơ tội lỗi. Phải làm cho linh hồn mình ngày càng trong sạch và thánh thiện giống như chiếc gương soi. Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng noi gương Chúa Giêsu với cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân… mà chúng ta hy vọng sẽ dần dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi nhân hậu của Người. Để khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, người lương sẽ cảm mến và tin theo Chúa Giêsu, vì họ đã gặp được Người nơi mỗi chúng ta. Đó chính là phương cách làm việc tông đồ hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊSU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng để làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh mẽ như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi… Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân của Chúa. Ngôi nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm vẫn còn đang xây dựng dang dở. Xin Chúa giúp mỗi người tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chùng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo Xứ chúng con trở thành một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican ký hiệp ước với Palestine, chính thức công nhận Palestine là một quốc gia
Nguyễn Long Thao
09:59 26/06/2015
VATICAN CITY – Tòa Thánh Vatican đã ký một hiệp ước với nhà nước Palestine vào ngày thứ Sáu 26/6/2015. Điều đó có nghiã là Tòa Thánh đã chính thức công nhận Palestine là một quốc gia. Tòa Thánh nói rằng việc thừa nhận nhà nước Palestine về mặt pháp lý sẽ giúp kích thích tiến trình hòa bình với Israel đồng thời hiệp ước này sẽ là một mô hình cho các nước khác ở Trung Đông.
Buổi lễ ký kết đã được diễn ra tại Vatican. Đại diện cho Tòa Thánh là Đức TGM Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao và người đồng cấp đại diện cho Palestine là ông Riad al-Malki.
Chính quyền Israel đã tỏ ra không hài lòng khi Vatican loan báo vào tháng trước rằng Vatican đã đạt được thoả thuận chung cuộc với nhà nước Palestine về việc quy định sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại lãnh thổ nước Palestine.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel trong một bản tuyên cáo nói rằng Vatican thừa nhận Palestine chỉ làm hại cho viễn tượng hòa bình, không khuyến khích người Palestine trở lại hoà đàm. Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel còn doạ sẽ nghiên cứu hiệp ước này và xét lại sự hợp tác trong tương lai giữa Israel và Vatican.
Trong khi đó Đức TGM Gallagher nói việc thừa nhận Palestine sẽ kết thúc sự xung đột giữa Israel và Palestine mà đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho cả hai phía.
Đức TGM cũng nói thêm hiệp ước này còn được coi như là một khuôn mẫu cho Giáo Hội tại các nước vùng Trung Đông là nơi các tín hữu Kitô Giáo bị áp bức.
Tưởng cũng thêm Liên Hiệp Quốc gồm có 190 nước thành viên trong đó 135 nước công nhận Palestine và 160 nước công nhận Israel là một quốc gia.
Hầu hết các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, cũng giống như Mỹ không thừa nhận Palestine là một quốc gia. Duy nhất có Thụy Điển trong tháng Mười vừa qua là quốc gia đầu tiên của Âu Châu thừa nhận Palestine là một quốc gia và đã làm cho Israel rất khó chịu
Các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuters và nhiều báo chí ở Hoa Kỳ khi phải nhắc tới nhà nước Palestine, họ viết Nhà Nước Palestine trong ngoặc kép “State of Palestine”Ví dụ hãng AP đặt tựa đề cho bản tin “The Vatican signed its first treaty with the "State of Palestine". Điều này có nghiã là ngầm bảo độc giả Palestine không chính thức là một quốc gia.
Nguyễn Long Thao
Buổi lễ ký kết đã được diễn ra tại Vatican. Đại diện cho Tòa Thánh là Đức TGM Paul Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao và người đồng cấp đại diện cho Palestine là ông Riad al-Malki.
Chính quyền Israel đã tỏ ra không hài lòng khi Vatican loan báo vào tháng trước rằng Vatican đã đạt được thoả thuận chung cuộc với nhà nước Palestine về việc quy định sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại lãnh thổ nước Palestine.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel trong một bản tuyên cáo nói rằng Vatican thừa nhận Palestine chỉ làm hại cho viễn tượng hòa bình, không khuyến khích người Palestine trở lại hoà đàm. Bộ Trưởng Ngoại Giao Israel còn doạ sẽ nghiên cứu hiệp ước này và xét lại sự hợp tác trong tương lai giữa Israel và Vatican.
Trong khi đó Đức TGM Gallagher nói việc thừa nhận Palestine sẽ kết thúc sự xung đột giữa Israel và Palestine mà đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho cả hai phía.
Đức TGM cũng nói thêm hiệp ước này còn được coi như là một khuôn mẫu cho Giáo Hội tại các nước vùng Trung Đông là nơi các tín hữu Kitô Giáo bị áp bức.
Tưởng cũng thêm Liên Hiệp Quốc gồm có 190 nước thành viên trong đó 135 nước công nhận Palestine và 160 nước công nhận Israel là một quốc gia.
Hầu hết các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, cũng giống như Mỹ không thừa nhận Palestine là một quốc gia. Duy nhất có Thụy Điển trong tháng Mười vừa qua là quốc gia đầu tiên của Âu Châu thừa nhận Palestine là một quốc gia và đã làm cho Israel rất khó chịu
Các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuters và nhiều báo chí ở Hoa Kỳ khi phải nhắc tới nhà nước Palestine, họ viết Nhà Nước Palestine trong ngoặc kép “State of Palestine”Ví dụ hãng AP đặt tựa đề cho bản tin “The Vatican signed its first treaty with the "State of Palestine". Điều này có nghiã là ngầm bảo độc giả Palestine không chính thức là một quốc gia.
Nguyễn Long Thao
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết công nhận “hôn nhân đồng tính”
Đặng Tự Do
17:54 26/06/2015
Trong một diễn biến tệ hại có một ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử Hoa Kỳ, hôm thứ Sáu ngày 26 tháng 6, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết buộc tất cả các tiểu bang trên toàn lãnh thổ phải công nhận hôn nhân đồng tính.
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong vụ Obergefell v. Hodges đã được thông qua với tỷ lệ khít khao 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống trong đó 5 thẩm phán tòa án tối cao này đưa ra một định nghĩa pháp lý mới về hôn nhân, và đảo ngược luật pháp của tất cả các tiểu bang hiện vẫn không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính.
Thẩm phán Anthony Kennedy, một người Công Giáo nhưng khét tiếng là chống lại những giáo huấn xã hội của Giáo Hội về hôn nhân, trợ tử, và án tử hình, lý luận rằng hiến pháp Hoa Kỳ “không cho phép các tiểu bang ngăn cản các cặp đồng tính được kết hôn với cùng điều kiện như các cặp vợ chồng khác giới.”
Anthony Kennedy cho rằng định chế hôn nhân đã “tiến hóa theo thời gian”, và bản chất của hôn nhân là một sự chia sẻ thân mật, không cần người đối tác phải là người khác giới. Ông lập luận rằng các nguyên đơn trong trường hợp Obergefell không hề phá hoại định chế hôn nhân, nhưng cho thấy sự tôn trọng của họ đối với định chế này cho nên mới tìm cách tham gia vào định chế đó. Ý kiến của các thẩm phán ủng hộ “hôn nhân đồng tính” lập luận rằng khả năng kết hôn sẽ giúp ổn định các kết hợp đồng tính, và có lợi cho những trẻ em do các cặp đồng tính này nuôi dưỡng.
Thẩm phán Kennedy thẳng thừng bác bỏ khái niệm hôn nhân được nêu trong sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo theo đó định hướng của hôn nhân là sinh sản. Ông ta viết: “Khả năng sinh sản, ước muốn, hoặc hứa hẹn sinh sản không phải và cũng chưa bao giờ là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc hôn nhân có giá trị trong bất kỳ quốc gia nào”
Thẩm phán John Roberts, người ủng hộ hôn nhân truyền thống, tỏ ra “vô cùng thất vọng” trước quyết định của nhóm đa số. Ông nói rằng vấn đề hôn nhân nên được để lại cho các nhà lập pháp, và tối hậu là cho người dân quyết định. Ông nói: “Theo Hiến pháp, các thẩm phán chỉ có quyền giải thích luật, chứ không có quyền quy định luật phải như thế nào”.
Được hỏi liệu phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ có cấm các Giáo Hội bày tỏ lập trường chống lại “hôn nhân đồng tính” hay không, thẩm phán John Roberts nói “Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức tôn giáo và các cá nhân có quyền bày tỏ niềm tin của mình. Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do ‘thực hành’ niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, điều đáng ngại, đó không phải là một từ mà nhóm đa số sử dụng”.
Thẩm phán Antonin Scalia, cũng là một người ủng hộ hôn nhân truyền thống, nói phán quyết này là một “cuộc nổi loạn tư pháp” và là “mối đe dọa của tòa án này đối với nền dân chủ Mỹ.” Ông nói rằng bằng cách định nghĩa lại hôn nhân, tòa án tối cao “cướp của người dân một quyền tự do quan trọng nhất mà họ đã khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập và đã giành được trong cuộc Cách mạng năm 1776, đó là tự do được tự quản”
Công khai chế giễu ý kiến của nhóm đa số, thẩm phán Scalia nói rằng: “Khi tu chính án thứ mười bốn được phê chuẩn vào năm 1868, mọi tiểu bang đều định nghĩa hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và không có ai nghi ngờ tính hợp hiến của việc làm như thế.”
Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ trong vụ Obergefell v. Hodges đã được thông qua với tỷ lệ khít khao 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống trong đó 5 thẩm phán tòa án tối cao này đưa ra một định nghĩa pháp lý mới về hôn nhân, và đảo ngược luật pháp của tất cả các tiểu bang hiện vẫn không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính.
Thẩm phán Anthony Kennedy, một người Công Giáo nhưng khét tiếng là chống lại những giáo huấn xã hội của Giáo Hội về hôn nhân, trợ tử, và án tử hình, lý luận rằng hiến pháp Hoa Kỳ “không cho phép các tiểu bang ngăn cản các cặp đồng tính được kết hôn với cùng điều kiện như các cặp vợ chồng khác giới.”
Anthony Kennedy cho rằng định chế hôn nhân đã “tiến hóa theo thời gian”, và bản chất của hôn nhân là một sự chia sẻ thân mật, không cần người đối tác phải là người khác giới. Ông lập luận rằng các nguyên đơn trong trường hợp Obergefell không hề phá hoại định chế hôn nhân, nhưng cho thấy sự tôn trọng của họ đối với định chế này cho nên mới tìm cách tham gia vào định chế đó. Ý kiến của các thẩm phán ủng hộ “hôn nhân đồng tính” lập luận rằng khả năng kết hôn sẽ giúp ổn định các kết hợp đồng tính, và có lợi cho những trẻ em do các cặp đồng tính này nuôi dưỡng.
Thẩm phán Kennedy thẳng thừng bác bỏ khái niệm hôn nhân được nêu trong sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo theo đó định hướng của hôn nhân là sinh sản. Ông ta viết: “Khả năng sinh sản, ước muốn, hoặc hứa hẹn sinh sản không phải và cũng chưa bao giờ là một điều kiện tiên quyết cho một cuộc hôn nhân có giá trị trong bất kỳ quốc gia nào”
Thẩm phán John Roberts, người ủng hộ hôn nhân truyền thống, tỏ ra “vô cùng thất vọng” trước quyết định của nhóm đa số. Ông nói rằng vấn đề hôn nhân nên được để lại cho các nhà lập pháp, và tối hậu là cho người dân quyết định. Ông nói: “Theo Hiến pháp, các thẩm phán chỉ có quyền giải thích luật, chứ không có quyền quy định luật phải như thế nào”.
Được hỏi liệu phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ có cấm các Giáo Hội bày tỏ lập trường chống lại “hôn nhân đồng tính” hay không, thẩm phán John Roberts nói “Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức tôn giáo và các cá nhân có quyền bày tỏ niềm tin của mình. Tu chính án thứ nhất bảo đảm quyền tự do ‘thực hành’ niềm tin tôn giáo. Tuy nhiên, điều đáng ngại, đó không phải là một từ mà nhóm đa số sử dụng”.
Thẩm phán Antonin Scalia, cũng là một người ủng hộ hôn nhân truyền thống, nói phán quyết này là một “cuộc nổi loạn tư pháp” và là “mối đe dọa của tòa án này đối với nền dân chủ Mỹ.” Ông nói rằng bằng cách định nghĩa lại hôn nhân, tòa án tối cao “cướp của người dân một quyền tự do quan trọng nhất mà họ đã khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập và đã giành được trong cuộc Cách mạng năm 1776, đó là tự do được tự quản”
Công khai chế giễu ý kiến của nhóm đa số, thẩm phán Scalia nói rằng: “Khi tu chính án thứ mười bốn được phê chuẩn vào năm 1868, mọi tiểu bang đều định nghĩa hôn nhân là kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và không có ai nghi ngờ tính hợp hiến của việc làm như thế.”
HĐGM Hoa Kỳ: Phán quyết của Tối cao Pháp viện là một lỗi lầm bi thảm
Đặng Tự Do
18:31 26/06/2015
Người Công Giáo được mời gọi để làm chứng cho sự thật của hôn nhân bất chấp phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ công nhận hôn nhân đồng tính. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra lời kêu gọi trên hôm thứ Sáu 26 tháng Sáu, cùng ngày với phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ.
"Bất kể những gì một đa số sít sao tại Tòa án Tối cao có thể tuyên bố tại thời điểm này trong lịch sử, bản chất của con người và hôn nhân vẫn không thay đổi và không thể thay đổi," Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của tổng giáo phận Louisville, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên trong tuyên bố thay mặt các Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Cha cho biết: "Chúa Giêsu Kitô, với tình yêu bao la của Ngài, dạy rõ ràng rằng từ thuở ban đầu hôn nhân là một kết hiệp suốt đời giữa một người nam và một phụ nữ. Trong tư cách là các giám mục Công Giáo, chúng tôi bước theo Chúa chúng ta và sẽ tiếp tục giảng dạy và hành động theo sự thật này."
Phán quyết của tòa án tối cao Mỹ đã lật ngược những quyết định ủng hộ hôn nhân truyền thống được đưa ra vào tháng Mười Một năm ngoái tại các tiểu bang Michigan, Ohio, Kentucky và Tennessee. Với phán quyết này, “hôn nhân đồng tính” được công nhận ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ khẳng định rằng mặc dù tòa án công nhận “hôn nhân đồng tính”, người Công Giáo phải dạy và làm chứng cho hôn nhân thật sự.
Đức Tổng Giám mục Kurtz nói:
"Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đã được ghi khắc trong cơ thể chúng ta, nơi sự khác biệt về giới tính của chúng ta như những người nam và người nữ".
"Việc bắt buộc định nghĩa lại hôn nhân trên khắp đất nước là một lỗi lầm bi thảm làm tổn hại đến lợi ích chung và những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp có nhiệm vụ hỗ trợ các quyền cơ bản của mọi đứa trẻ được lớn lên, nếu có thể, bởi cha mẹ trong một gia đình ổn định. "
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục khích lệ người Công Giáo nên tiếp tục rao giảng sự thật về bản chất của hôn nhân với "đức tin, hy vọng và tình yêu" dành cho tất cả mọi người, và kêu gọi "tất cả mọi người thiện chí" tham gia với người Công Giáo trong việc công bố sự thật này.
Đức Cha cho biết: "Chúa Giêsu Kitô, với tình yêu bao la của Ngài, dạy rõ ràng rằng từ thuở ban đầu hôn nhân là một kết hiệp suốt đời giữa một người nam và một phụ nữ. Trong tư cách là các giám mục Công Giáo, chúng tôi bước theo Chúa chúng ta và sẽ tiếp tục giảng dạy và hành động theo sự thật này."
Phán quyết của tòa án tối cao Mỹ đã lật ngược những quyết định ủng hộ hôn nhân truyền thống được đưa ra vào tháng Mười Một năm ngoái tại các tiểu bang Michigan, Ohio, Kentucky và Tennessee. Với phán quyết này, “hôn nhân đồng tính” được công nhận ở tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Các Giám Mục Hoa Kỳ khẳng định rằng mặc dù tòa án công nhận “hôn nhân đồng tính”, người Công Giáo phải dạy và làm chứng cho hôn nhân thật sự.
Đức Tổng Giám mục Kurtz nói:
"Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đã được ghi khắc trong cơ thể chúng ta, nơi sự khác biệt về giới tính của chúng ta như những người nam và người nữ".
"Việc bắt buộc định nghĩa lại hôn nhân trên khắp đất nước là một lỗi lầm bi thảm làm tổn hại đến lợi ích chung và những người dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp có nhiệm vụ hỗ trợ các quyền cơ bản của mọi đứa trẻ được lớn lên, nếu có thể, bởi cha mẹ trong một gia đình ổn định. "
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục khích lệ người Công Giáo nên tiếp tục rao giảng sự thật về bản chất của hôn nhân với "đức tin, hy vọng và tình yêu" dành cho tất cả mọi người, và kêu gọi "tất cả mọi người thiện chí" tham gia với người Công Giáo trong việc công bố sự thật này.
Trước phán quyết đau buồn của Tối Cao Pháp Viện Mỹ về hôn nhân, người Công Giáo được kêu gọi sống chứng nhân
Trần Mạnh Trác
18:31 26/06/2015
Mặc dù Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công nhận quyền hôn nhân đồng tính, Hội đồng giám mục Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi người Công Giáo hãy can đảm sống chứng nhân cho sự thật của hôn nhân.
"Bất kể những gì đa số nhỏ hẹp của Tòa án Tối cao đã tuyên bố tại thời điểm này trong lịch sử, bản chất của hôn nhân cuả loài người vẫn không thay đổi và không thể thay đổi," Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch hội đồng các giám mục Hoa Kỳ cho biết.
"Chúa Giêsu Kitô, chuá cuả tình yêu, đã dạy rõ ràng rằng hôn nhân ngay từ khởi đầu là sự hợp nhất suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà," Tổng Giám mục Kurtz nói thêm. "Là giám mục Công Giáo, chúng tôi đi theo chân cuả Chúa và chúng tôi sẽ tiếp tục giảng dạy và hành động theo sự thật này."
Trong một quyết định 5-4 ngày thứ Sáu, Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết vụ Obergefell v. Hodges rằng, theo Tu chính án thứ mười bốn, các tiểu bang phải cấp giấy phép kết hôn cho các cặp vợ chồng đồng tính và công nhận hôn nhân đồng tính cuả các tiểu bang khác.
Tu chính án thứ mười bốn bảo vệ quyền của mọi công dân được "sống, tự do, và tài sản" trên mặt luật pháp, bảo đảm cho họ "sự bảo vệ bình đẳng trên pháp luật" ở các tiểu bang. Trong trường hợp này, tòa án phán quyết rằng định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ tước đoạt các cặp đồng tính quyền kết hôn hợp pháp của họ.
Phán quyết lật ngược quyết định tháng mười cuả toà thượng thẩm quận 6 của Mỹ đã duy trì luật hôn nhân truyền thống ở các tiểu bang Michigan, Ohio, Kentucky và Tennessee. Sau phán quyết này thì hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên tất cả 50 tiểu bang.
Mặc dù Tòa án công nhận quyền hợp pháp cuả hôn nhân đồng tính, người Công Giáo phải dạy và làm chứng cho hôn nhân thật sự, các giám mục Hoa Kỳ khẳng định.
"Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đã được ghi trong cơ thể cuả chúng ta là nam và nữ," Tổng Giám mục Kurtz phản ánh.
"Việc bắt buộc định nghĩa lại hôn nhân trên khắp đất nước là một lỗi lầm bi thảm làm tổn hại đến lợi ích chung và đến những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Luật pháp phải có nhiệm vụ hỗ trợ quyền cơ bản của mọi đứa trẻ là được giáo dục, nếu có thể, bởi cả cha và mẹ của mình trong một gia đình ổn định. "
Mặc dù phán quyết, người Công Giáo cần tiếp tục rao giảng sự thật về bản chất của hôn nhân với "đức tin, hy vọng và tình yêu" cho tất cả mọi người, và mời gọi "tất cả mọi người hiện chí" hổ trợ người Công Giáo trong việc " tự do tìm kiếm, sống và làm chứng cho sự thật "
Phán quyết "sẽ không kết thúc các cuộc tranh luận về hôn nhân và tại sao nó quan trọng đối với chính sách công," là lời cuả bà Jennifer Marshall, Phó chủ tịch viện 'gia đình, cộng đồng, và cơ hội' (the Institute for Family, Community, and Opportunity) cuả viện Heritage Foundation.
Các chuyên gia pháp lý thừa nhận rằng sau phán quyết Obergefell này, thì sự hỗ trợ cho 'hôn nhân thật sự' sẽ gặp nhiều trở ngại xã hội và pháp lý đáng kể.
"Định nghĩa lại hôn nhân để trở thành một định chế vô giới tính như thế sẽ thay đổi cơ bản cuả hôn nhân", ông Ryan Anderson, chuyên viên nghiên cứu về định chế và chính sách công của Mỹ tại Heritage Foundation cho biết.
"Nó làm cho mối quan hệ (hôn nhân) dựa vào những mong muốn của người lớn nhiều hơn là về những nhu cầu và quyền lợi của trẻ em," ông nói thêm.
"Chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để bảo vệ quyền tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo của những người tiếp tục tuân theo sự thật của hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ."
Tòa án Tối cao cũng đã trở thành "những người cổ võ " cho việc tái định nghĩa hôn nhân, một vấn đề mà chính ra phải được giải quyết qua tiến trình dân chủ, theo ông Caleb Dalton, một cố vấn pháp lý cuà Alliance Defending Freedom (Liên minh Bảo vệ Tự do.)
Tòa án đã "phát minh ra một quyền hiến pháp mới," ông Dalton nói.
"Tu chính án thứ mười bốn không đề cập đến hôn nhân, nhưng ngày nay Tòa án tối cao đã quyết định rằng họ biết nhiều hơn hàng triệu người Mỹ về những chính sách xã hội nào là tốt nhất đối với Hoa Kỳ."
Phán quyết này tạo ra sự xung đột pháp lý giữa những vấn đề về hôn nhân và vấn đề tự do tôn giáo ở cấp quốc gia, và hậu quả cho tự do tôn giáo có thể là nghiêm trọng, ông Dalton lưu ý.
Những xung đột như thế đã xảy ra trong các tiểu bang hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, và nhiều chủ doanh nghiệp phải đã bị kiện cáo vì lý do phân biệt đối xử khi họ từ chối phục vụ những đám cưới đồng tính vì lý do tôn giáo.
Bây giờ hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp trên toàn quốc, nhiều vụ kiện như thế này có thể sẽ xảy ra.
Bài giảng tại Santa Marta: Hãy gần gũi với những người bị xã hội loại trừ
Đặng Tự Do
19:02 26/06/2015
Giáo Hội chỉ có thể trở thành một cộng đoàn thật sự nếu các thành viên của mình sẵn sàng để cho bàn tay của mình bị dơ bẩn khi đón nhận những ai bị gạt bỏ ra ngoài lề xã hội. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 26 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta khi suy tư trên đoạn Tin Mừng về việc Chúa Giêsu chữa lành cho người bệnh phong.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng phép lạ được tường thuật trong Tin Mừng Thánh Matthêu khi Chúa Giêsu xúc động và chữa lành cho người bệnh phong ngay trước mặt các thày thông luật, là những người coi người đàn ông này là “ô uế”. Đức Thánh Cha giải thích rằng vào thời đó bệnh phong tựa như một án phạt chung thân vì chữa một người phong cùi được cho là khó như làm cho một người sống lại từ cõi chết. Những người cùi bị loại trừ khỏi xã hội, nhưng Chúa Giêsu dang rộng đôi tay và chỉ cho chúng ta thấy những gì có nghĩa là sự gần gũi với những người như vậy.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng chúng ta không thể là một cộng đoàn, chúng ta không thể kiến tạo hòa bình, và chúng ta không thể làm việc thiện mà không gần gũi với mọi người. Chúa Giêsu có thể chỉ cần nói với người phong cùi, “anh đã được chữa lành”, nhưng thay vào đó Ngài dang tay ra và chạm vào anh ta, tự làm mình ra “ô uế” . Đây là mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Ngài mang trên mình những bẩn thỉu của chúng ta, và những tội lỗi của chúng ta để trở nên gần gũi với chúng ta.
Tin Mừng cũng ghi nhận rằng Đức Giêsu đã yêu cầu người đàn ông được chữa lành đừng nói cho bất cứ ai, nhưng đi gặp một tư tế và 'dâng của lễ theo luật Môisen' như là bằng chứng mình đã được sạch. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Chúa Giêsu không chỉ làm cho tay mình dơ bẩn nhưng Ngài còn hướng dẫn người đàn ông này đến với các tư tế để anh có thể được đón nhận lại trong Giáo Hội và trong xã hội. Chúa Giêsu không bao giờ loại trừ bất cứ ai. Ngài chỉ loại trừ chính mình ngõ hầu đón nhận chúng ta là những người tội lỗi.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận phản ứng của những người xung quanh Chúa Giêsu, nhiều người trong số đó ngạc nhiên trước những lời giảng dạy của Ngài và đã đi theo Ngài. Những người khác, quan sát từ xa với trái tim chai cứng để chỉ trích và lên án Ngài, trong khi lại có những người khác nữa muốn đến gần Chúa Giêsu, nhưng chưa đủ can đảm để làm như vậy. Với những người như thế, Chúa Giêsu chìa tay ra, như Ngài đã chìa tay ra với tất cả chúng ta, gánh lấy tội lỗi của chúng ta để trở thành một người trong chúng ta. Liệu chúng ta có đủ sức mạnh và can đảm để bước ra và chạm vào những người bị loại trừ hay không? Đây là ý nghĩa của một cộng đoàn Kitô giáo và đây là câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta - các linh mục, giám mục, tu sĩ, tất cả chúng ta - phải tự hỏi chính mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng phép lạ được tường thuật trong Tin Mừng Thánh Matthêu khi Chúa Giêsu xúc động và chữa lành cho người bệnh phong ngay trước mặt các thày thông luật, là những người coi người đàn ông này là “ô uế”. Đức Thánh Cha giải thích rằng vào thời đó bệnh phong tựa như một án phạt chung thân vì chữa một người phong cùi được cho là khó như làm cho một người sống lại từ cõi chết. Những người cùi bị loại trừ khỏi xã hội, nhưng Chúa Giêsu dang rộng đôi tay và chỉ cho chúng ta thấy những gì có nghĩa là sự gần gũi với những người như vậy.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng chúng ta không thể là một cộng đoàn, chúng ta không thể kiến tạo hòa bình, và chúng ta không thể làm việc thiện mà không gần gũi với mọi người. Chúa Giêsu có thể chỉ cần nói với người phong cùi, “anh đã được chữa lành”, nhưng thay vào đó Ngài dang tay ra và chạm vào anh ta, tự làm mình ra “ô uế” . Đây là mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Ngài mang trên mình những bẩn thỉu của chúng ta, và những tội lỗi của chúng ta để trở nên gần gũi với chúng ta.
Tin Mừng cũng ghi nhận rằng Đức Giêsu đã yêu cầu người đàn ông được chữa lành đừng nói cho bất cứ ai, nhưng đi gặp một tư tế và 'dâng của lễ theo luật Môisen' như là bằng chứng mình đã được sạch. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Chúa Giêsu không chỉ làm cho tay mình dơ bẩn nhưng Ngài còn hướng dẫn người đàn ông này đến với các tư tế để anh có thể được đón nhận lại trong Giáo Hội và trong xã hội. Chúa Giêsu không bao giờ loại trừ bất cứ ai. Ngài chỉ loại trừ chính mình ngõ hầu đón nhận chúng ta là những người tội lỗi.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận phản ứng của những người xung quanh Chúa Giêsu, nhiều người trong số đó ngạc nhiên trước những lời giảng dạy của Ngài và đã đi theo Ngài. Những người khác, quan sát từ xa với trái tim chai cứng để chỉ trích và lên án Ngài, trong khi lại có những người khác nữa muốn đến gần Chúa Giêsu, nhưng chưa đủ can đảm để làm như vậy. Với những người như thế, Chúa Giêsu chìa tay ra, như Ngài đã chìa tay ra với tất cả chúng ta, gánh lấy tội lỗi của chúng ta để trở thành một người trong chúng ta. Liệu chúng ta có đủ sức mạnh và can đảm để bước ra và chạm vào những người bị loại trừ hay không? Đây là ý nghĩa của một cộng đoàn Kitô giáo và đây là câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta - các linh mục, giám mục, tu sĩ, tất cả chúng ta - phải tự hỏi chính mình.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giảng Tĩnh tâm tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:24 26/06/2015
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân Giám Mục Giáo Phận Lạng Sơn – Cao Bằng VN đã đến thăm viếng Cộng Đồng trong những ngày vừa qua tại Sydney.
Hình ảnh
Đặc biệt ĐGM đã đến các Giáo đoàn Marrickville, Georges Hall và Cabramtta ngày Thứ Hai 22/06, thứ Ba 23/06 và Thứ năm 25/06/2015 dâng Thánh lễ và giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng với những chủ đề: ‘Cộng Đồng Hiệp Thông và Truyền Giáo - Cộng Đồng Hiệp Thông trong Lòng Chúa Thương Xót và Cộng Đồng Hiệp Thông trong Thờ Phượng.
Đức Giám Mục trích dẫn Lời Chúa trong Phúc Âm đề cập về môi trường hiện tại ngày nay trong cuộc sống của mọi người. Ngài đã giúp cho mọi người thấu hiểu về sự Hiệp Thông và Truyền Giáo như thế nào ? sự Hiệp Thông trong tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót và sự Hiệp Thông trong sự Thờ Phượng. Đức Giám Mục cũng chia sẻ về đời sống hiện tại là nhiều khi mình nghèo về sự hiệp nhất, mình nghèo tình thương, mình nghèo về sự ghen tương và mình nghèo sự tha thứ..đó là cái đáng sợ nhất..chúng ta phải trở nên sự giầu có của ân sủng, giầu có của tình thương, giầu có của sự khiêm hạ, giầu có của sự dấn thân, và chính đó mới là làm nên gương mặt của Chúa và là động chạm đến Lòng Thương Xót của Chúa trong chính ơn gọi cuộc đời..
Kết thúc bài giảng ngày Thứ Năm 25/06/2015 tại Giáo đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm mời gọi tất cả mọi người cùng đến với Chúa Giêsu trong giờ chầu Thánh Thể và sau đó anh Nguyễn Ngọc Khiêm thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến dâng Thánh lễ và giảng tĩnh tâm cho Giáo đoàn.
ĐGM cũng ngỏ lời cám ơn mọi người trong Cộng Đồng đã dành ưu ái cho Ngài trong những ngày qua tại Sydney và Ngài nguyện xin Chúa và Mẹ Maria La Vang luôn phù trì chúc lành cho CĐCGVN TGP Sydney.
Hình ảnh
Đặc biệt ĐGM đã đến các Giáo đoàn Marrickville, Georges Hall và Cabramtta ngày Thứ Hai 22/06, thứ Ba 23/06 và Thứ năm 25/06/2015 dâng Thánh lễ và giảng tĩnh tâm cho Cộng Đồng với những chủ đề: ‘Cộng Đồng Hiệp Thông và Truyền Giáo - Cộng Đồng Hiệp Thông trong Lòng Chúa Thương Xót và Cộng Đồng Hiệp Thông trong Thờ Phượng.
Đức Giám Mục trích dẫn Lời Chúa trong Phúc Âm đề cập về môi trường hiện tại ngày nay trong cuộc sống của mọi người. Ngài đã giúp cho mọi người thấu hiểu về sự Hiệp Thông và Truyền Giáo như thế nào ? sự Hiệp Thông trong tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót và sự Hiệp Thông trong sự Thờ Phượng. Đức Giám Mục cũng chia sẻ về đời sống hiện tại là nhiều khi mình nghèo về sự hiệp nhất, mình nghèo tình thương, mình nghèo về sự ghen tương và mình nghèo sự tha thứ..đó là cái đáng sợ nhất..chúng ta phải trở nên sự giầu có của ân sủng, giầu có của tình thương, giầu có của sự khiêm hạ, giầu có của sự dấn thân, và chính đó mới là làm nên gương mặt của Chúa và là động chạm đến Lòng Thương Xót của Chúa trong chính ơn gọi cuộc đời..
Kết thúc bài giảng ngày Thứ Năm 25/06/2015 tại Giáo đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta. Cha Tuyên úy Trưởng Dương Thanh Liêm mời gọi tất cả mọi người cùng đến với Chúa Giêsu trong giờ chầu Thánh Thể và sau đó anh Nguyễn Ngọc Khiêm thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến dâng Thánh lễ và giảng tĩnh tâm cho Giáo đoàn.
ĐGM cũng ngỏ lời cám ơn mọi người trong Cộng Đồng đã dành ưu ái cho Ngài trong những ngày qua tại Sydney và Ngài nguyện xin Chúa và Mẹ Maria La Vang luôn phù trì chúc lành cho CĐCGVN TGP Sydney.
Phiếu ghi danh tham dự hát hợp xướng Đại Hội NSCGVNHN 2015 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Christ Cathedral
Ban Tổ Chức
13:35 26/06/2015
Văn Hóa
Mễ Du
Trương Phú Thứ
08:08 26/06/2015
Ngày 9 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha Francis đã nói rõ về "thánh địa" Mễ Du (Medjugorje) mà rất nhiều người Công Giáo đang trông chờ một quyết định của Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã cảnh báo các giáo hữu không nên tin vào những sự việc không có bằng chứng rõ rệt và được sự chuẩn nhận của Toà Thánh. Ngài cũng khuyên nhủ giáo phận Mễ Du không nên tổ chức các chương trình gọi là hành hương. Một bản tin ngắn trên VietCatholic ngày 25 tháng 6 năm 2015 của tác giả Đặng Tự Do còn viết rõ ràng trong chuyến đi tham dự Đại Hội Giới trẻ ở Brazil, Đức Thánh Cha Francis đã nghĩ rằng những người gọi là chứng nhân Mễ Du thực ra có vấn đề tâm lý và đã bị một số người lợi dụng để lừa dối các tín hữu.
Tôi lên tiếng về chuyện này vì cách đây có đến 15 năm, một lần tôi đã liên quan đến công việc tổ chức cho một thanh niên tự nhận là nhiều lần được chiêm ngưỡng cũng như chuyện trò với Đức Mẹ ở Mễ Du tiếp xúc với tín hữu Công Giáo tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington.
Thanh niên này được một thiếu nữ Việt Nam mà tôi quen biết tổ chức cho buổi gặp gỡ. Thiếu nữ này rất sùng kính Đức Mẹ và năm nào cũng đi “hành hương” Mễ Du nhiều lần. Tôi nhận lãnh việc thuê mướn địa điểm cho buổi gặp gỡ tại nhà hát của Shoreline Community Center. Buổi tối gặp gỡ trời mưa lâm râm nhưng không ngăn cản được những bước chân của con cái Mẹ. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì trước giờ khai mạc rạp hát đã chật người. Rạp hát với hơn 600 ghế ngồi mà không còn đến một ghế trống, nhiều người phải đứng ở cuối rạp hát và hai cửa ra vào. Mặc dù buổi nói chuyện của thanh niên này không được quảng bá đúng mức và các cơ quan truyền thông địa phương cũng không hề có một bản tin dù rất nhỏ nhoi và đặc biệt là giáo quyền địa phương không hề hay biết gì về chương trình này.
Buổi nói chuyện bắt đầu bằng lời cầu nguyện và ngay sau đó người điều khiển chương trình yêu cầu mọi người hãy qùy xuống vì Đức Mẹ sắp hiện ra ngay tại nơi đây và chỉ duy nhất người thanh niên đến từ Mễ Du được nhìn thấy và chuyện trò với Đức Mẹ mà thôi. Tất cả mọi người trong rạp hát đã qùy xuống trong thinh lặng. Một số người với tràng hạt Mân Côi thầm thĩ cầu nguyện, mắt nhìn lên phía trước chỗ người thanh niên từ Mễ Du, rất sốt sắng và nghiêm trang. Sau vài phút người thanh niên đứng dậy và đi lên trên sân khấu.
Người thanh niên đi với cô vợ bắt đầu nói chuyện về những lần được diện kiến và chuyện trò với Đức Mẹ được một người khác thông dịch sang tiếng Anh. Đại để thì bài nói chuyện của anh này cũng chẳng có gì mới lạ, trước sau thì Đức Mẹ nói với anh ta rằng hãy truyền bá đến mọi người lời nhắn nhủ của Đức Mẹ mà ăn ở ngay lành, cầu nguyện cho hoà bình thế giới và làm những việc phúc đức. Sau hơn mười phút người thanh niên nói chuyện ngắn gọn là phần những người tham dự đặt câu hỏi. Những câu hỏi từ những tâm hồn ngay lành như Đức Mẹ mặc áo mầu gì, nói tiếng gì, có thiên thần đi theo không? Anh đã được diện kiến và hầu chuyện Đức Mẹ nhiều lần, anh thấy Đức Mẹ chắc có khi vui lúc buồn? Anh có cảm thấy mùi thơm của những bông hoa khi nghe lời Đức Mẹ nhắn nhủ không? Trong khi những người tham dự đặt câu hỏi thì những chiếc rổ quyên góp được mọi người chuyền tay nhau khắp cả rạp hát. Các tham dự viên tỏ ra hào phóng và hầu như không ai thắc mắc hoặc đặt vấn đề về việc quyên góp này.
Chương trình của buổi gặp gỡ kết thúc, trời vẫn còn mưa lâm râm. Tôi ra về sau khi căn dặn cô thiếu nữ Việt Nam mỗi năm đi “hành hương” Mễ Du ít nhất cũng hai lần những việc cần phải làm để trả lại rạp hát cho trung tâm cộng đồng nhưng tâm trí tôi thì giao động với nỗi buồn vô hạn đến tức giận. Tôi chạy vội ra bãi đậu xe mà cũng chẳng nghĩ đến việc phải nhìn mặt người thanh niên gọi là chứng nhân Mễ Du mồm ngang mũi dọc ra sao. Người ta đã lợi dụng danh thánh Đức Mẹ để mê hoặc những tín hữu dễ dãi bất chấp những sai trái quá sức lộ liễu. Đứng ngoài nhìn vào thì ai cũng có thể dễ dàng thấy rằng chỉ vì những đồng tiền mà một màn kịch đầy rẫy gian dối bịp bợm đã được nhiều lần diễn đi diễn lại. Các giáo phận tại Hoa Kỳ hiện không chấp thuận và không cho phép các chương trình gặp gỡ của những người gọi là chứng nhân Mễ Du.
Chuyện Đức Mẹ đã hiện ra với một nhóm người ở Mễ Du có thật hay không vẫn là một câu hỏi to lớn nhưng hàng năm còn có đến hàng triệu người đến kính viếng Đức Mẹ tại nơi đây. Giáo Hội chưa có một phán quyết rõ ràng về chuyện Đức Mẹ Mễ Du như đã có những xác quyết về Đức Mẹ Lộ Đức hay Fatima. Chúng ta rất vui mừng vì các tín hữu có lòng kính mến và trông cậy Đức Mẹ cùng nhau chọn một lãnh địa để cầu nguyện và làm những việc lành phúc đức nhưng chúng ta không thể chấp nhận những bịa đặt láo khoét của mộ số người chỉ vì túi tiền mà làm hoen ố danh thánh Đức Mẹ và tự dựng lên một tấm bia để hừng chịu những lăng mạ công kích vô cùng đau đớn cho thân thể hội thánh Chúa.
Tôi lên tiếng về chuyện này vì cách đây có đến 15 năm, một lần tôi đã liên quan đến công việc tổ chức cho một thanh niên tự nhận là nhiều lần được chiêm ngưỡng cũng như chuyện trò với Đức Mẹ ở Mễ Du tiếp xúc với tín hữu Công Giáo tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington.
Thanh niên này được một thiếu nữ Việt Nam mà tôi quen biết tổ chức cho buổi gặp gỡ. Thiếu nữ này rất sùng kính Đức Mẹ và năm nào cũng đi “hành hương” Mễ Du nhiều lần. Tôi nhận lãnh việc thuê mướn địa điểm cho buổi gặp gỡ tại nhà hát của Shoreline Community Center. Buổi tối gặp gỡ trời mưa lâm râm nhưng không ngăn cản được những bước chân của con cái Mẹ. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng vì trước giờ khai mạc rạp hát đã chật người. Rạp hát với hơn 600 ghế ngồi mà không còn đến một ghế trống, nhiều người phải đứng ở cuối rạp hát và hai cửa ra vào. Mặc dù buổi nói chuyện của thanh niên này không được quảng bá đúng mức và các cơ quan truyền thông địa phương cũng không hề có một bản tin dù rất nhỏ nhoi và đặc biệt là giáo quyền địa phương không hề hay biết gì về chương trình này.
Buổi nói chuyện bắt đầu bằng lời cầu nguyện và ngay sau đó người điều khiển chương trình yêu cầu mọi người hãy qùy xuống vì Đức Mẹ sắp hiện ra ngay tại nơi đây và chỉ duy nhất người thanh niên đến từ Mễ Du được nhìn thấy và chuyện trò với Đức Mẹ mà thôi. Tất cả mọi người trong rạp hát đã qùy xuống trong thinh lặng. Một số người với tràng hạt Mân Côi thầm thĩ cầu nguyện, mắt nhìn lên phía trước chỗ người thanh niên từ Mễ Du, rất sốt sắng và nghiêm trang. Sau vài phút người thanh niên đứng dậy và đi lên trên sân khấu.
Người thanh niên đi với cô vợ bắt đầu nói chuyện về những lần được diện kiến và chuyện trò với Đức Mẹ được một người khác thông dịch sang tiếng Anh. Đại để thì bài nói chuyện của anh này cũng chẳng có gì mới lạ, trước sau thì Đức Mẹ nói với anh ta rằng hãy truyền bá đến mọi người lời nhắn nhủ của Đức Mẹ mà ăn ở ngay lành, cầu nguyện cho hoà bình thế giới và làm những việc phúc đức. Sau hơn mười phút người thanh niên nói chuyện ngắn gọn là phần những người tham dự đặt câu hỏi. Những câu hỏi từ những tâm hồn ngay lành như Đức Mẹ mặc áo mầu gì, nói tiếng gì, có thiên thần đi theo không? Anh đã được diện kiến và hầu chuyện Đức Mẹ nhiều lần, anh thấy Đức Mẹ chắc có khi vui lúc buồn? Anh có cảm thấy mùi thơm của những bông hoa khi nghe lời Đức Mẹ nhắn nhủ không? Trong khi những người tham dự đặt câu hỏi thì những chiếc rổ quyên góp được mọi người chuyền tay nhau khắp cả rạp hát. Các tham dự viên tỏ ra hào phóng và hầu như không ai thắc mắc hoặc đặt vấn đề về việc quyên góp này.
Chương trình của buổi gặp gỡ kết thúc, trời vẫn còn mưa lâm râm. Tôi ra về sau khi căn dặn cô thiếu nữ Việt Nam mỗi năm đi “hành hương” Mễ Du ít nhất cũng hai lần những việc cần phải làm để trả lại rạp hát cho trung tâm cộng đồng nhưng tâm trí tôi thì giao động với nỗi buồn vô hạn đến tức giận. Tôi chạy vội ra bãi đậu xe mà cũng chẳng nghĩ đến việc phải nhìn mặt người thanh niên gọi là chứng nhân Mễ Du mồm ngang mũi dọc ra sao. Người ta đã lợi dụng danh thánh Đức Mẹ để mê hoặc những tín hữu dễ dãi bất chấp những sai trái quá sức lộ liễu. Đứng ngoài nhìn vào thì ai cũng có thể dễ dàng thấy rằng chỉ vì những đồng tiền mà một màn kịch đầy rẫy gian dối bịp bợm đã được nhiều lần diễn đi diễn lại. Các giáo phận tại Hoa Kỳ hiện không chấp thuận và không cho phép các chương trình gặp gỡ của những người gọi là chứng nhân Mễ Du.
Chuyện Đức Mẹ đã hiện ra với một nhóm người ở Mễ Du có thật hay không vẫn là một câu hỏi to lớn nhưng hàng năm còn có đến hàng triệu người đến kính viếng Đức Mẹ tại nơi đây. Giáo Hội chưa có một phán quyết rõ ràng về chuyện Đức Mẹ Mễ Du như đã có những xác quyết về Đức Mẹ Lộ Đức hay Fatima. Chúng ta rất vui mừng vì các tín hữu có lòng kính mến và trông cậy Đức Mẹ cùng nhau chọn một lãnh địa để cầu nguyện và làm những việc lành phúc đức nhưng chúng ta không thể chấp nhận những bịa đặt láo khoét của mộ số người chỉ vì túi tiền mà làm hoen ố danh thánh Đức Mẹ và tự dựng lên một tấm bia để hừng chịu những lăng mạ công kích vô cùng đau đớn cho thân thể hội thánh Chúa.
Laudato Si - Ngợi khen Chúa, lạy Chúa con.
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
13:40 26/06/2015
Laudato Si - Ngợi khen Chúa, lạy Chúa con.
Ngày 18.06.2015 vừa qua Tòa Thánh Vatican đã công bố Thông điệp Laudato Si về bảo vệ môi trường thiên nhiên của Đức Giáo Hoàng Phanxico.
Mở đầu Thông điệp dài với 246 số, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã lấy lời kinh bài ca mặt trời của Thánh Phanxicô làm đề tài cho thông điệp. Lời kinh ca ngợi thi vị huyền nhiệm này nhắc nhở con người đến ngôi nhà thiên nhiên chung của chúng ta như người chị em, trong đó con người cùng chung sống chia xẻ với nhau, và trong đó như người mẹ hiền luôn dang đôi tay ra bao bọc che chở chúng ta.:
„Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất ,
Chị đỡ nâng, Chị dìu dắt
Chị sinh ra bao trái trăng,
hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại“.
Đức Giáo Hoàng viết thông điệp về bảo vệ môi trường thiên nhiên bao gồm các lãnh vực cho sự sống được tồn tại phát triển về phương diện tự nhiên trong thiên nhiên, và về phương diện siêu nhiên linh thiêng nữa.
Ngày nay khắp mọi người ta nói đến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Các quốc gia kỹ nghệ tân tiến đưa ra những chương trình bảo vệ rừng núi, bảo vệ nguồn nước dưới lòng đất, bảo vệ đất đai sông núi, bảo vệ không khí trong lành, bảo vệ súc vật côn trùng... Vì con người càng ngày càng nhận ra tầm mức quan trọng của thiên nhiên cho sự sống còn của họ. Đó là nguồn tài nguyên, tài sản cho mọi con người trong mọi thời đại thế hệ.
Thắc mắc đặt ra: Thiên nhiên cho con người hay con người cho thiên nhiên ?
Cả hai vế đều đúng, đều quan trọng như nhau. Không có thiên nhiên làm sao con người có thể sinh sống được. Và nếu con người không nhận ra giá trị của thiên nhiên, không bảo vệ thiên nhiên, thì cuộc sống của những thế hệ kế tiếp sẽ ra sao ?
Con người có thể sống trong một môi trường thiên nhiên khô chồi, trơ trụi bị ô nhiễm khí độc hại hay bị khói cháy rừng bao phủ ngày đêm khắp bầu trời được không ? Sức khoẻ thể xác và tinh thần của họ sẽ như thế nào nếu nguồn nước dưới lòng đất hay ngoài sông ngòi là một vũng ao tù xình lầy chứa đầy rác rưởi, phân tro hay đầy chất hoá học độc hại ? Cuộc sống con người sẽ ra sao khi môi trường sinh sống về phương diện tinh thần luân lý đạo đức luôn bị đặt thành vấn đề hồ nghi gây chao đảo hoang mang, hay bị phá đổ gây ra buồn phiền đau khổ???
Thiên nhiên cho con người và con người cũng phải cho thiên nhiên!
Nhưng nếu chỉ nghĩ đến việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên đã đủ chưa? Phải chăng thiên nhiên chỉ nguyên là môi trường sinh thái cho mọi loài? Phải chăng khi đưa ra chương trình cứu nguy bảo vệ môi trường sinh thái là đã cứu nguy được thiên nhiên, công trình sáng tạo rồi?
Thiên nhiên đâu phải chỉ bao gồm dưới dạng tài nguyên không khí để thở, đất đai rừng núi nguồn nước cây cối, xúc vật côn trùng sinh vật.
Thiên nhiên hay thế giới chúng ta đang sống còn có chiều kích thánh thiêng tôn giáo nữa: Thiên nhiên, vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng cho con người ( Sách Sáng thế 1, 1-2a).
Sự sống trong thiên nhiên là do Thần Linh Thiên Chúa tác dụng vào. Chính với sức sống này, con người tìm thấy ý nghĩa của đời sống. Nhận ra chỗ đứng của mình trong vũ trụ. Và vì thế con người sống trong đó, đâu phải chỉ nguyên có trách nhiệm với thiên nhiên không thôi đâu. Họ còn có bổn phận với Đấng là nguyên ủy của thiên nhiên, bổn phận bảo vệ sự sống con người do Thiên Chúa ban cho, tôn trọng bảo vệ đời sống hôn nhân gia đình là căn bản trong xã hội thiên nhiên đạo đời.
Môi trường sinh thái được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Và môi trường sinh sống cũng có thể bị lợi dụng hay xử dụng vô trách nhiệm, khiến gây nên tình trạng phá huỷ ô nhiễm môi sinh, cản trở hay hủy hoại sự sống con người, xúc vật cùng loài thảo mộc.
Còn thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho như ngôi nhà quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần Linh ngài tác dụng vào luôn đổi mới làm cho tươi trẻ mầu mỡ. Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được. Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên, và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó.
Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lại hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người. Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên.
Thiên Chúa răn bảo con người:‘‘ Con không được phép giết hại!‘‘ ( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:
1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao ban cho. Nhưng con không là chủ thiên nhiên.
2. Con phải kính trọng sự sống con người, không được phá hủy sự sống con người ngay từ lúc mới chỉ trong giai đoạn là mầm sống còn nhỏ thành hình trong cung lòng mẹ cha.
3. Nếp sống gia đình giữa người nam và người nữ do Cha tạo dựng tác thành nên cho xã hội các thế hệ con người được tồn tại phát triển, cho tình yêu thiên nhiên con người được thăng tiến theo hướng niềm vui hạnh phúc cho nhau. Đây không phải là một „mode“ theo ý thức hệ mà thay đổi theo lòng con người xuay chiều ước muốn.
4. Con không được phá huỷ môi trường sinh sống của con người, của núi rừng cây cối cùng xúc vật trong đó.
5. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con.
6. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên.
Khi kính trọng hay ngạc nhiên bỡ ngỡ những kỳ công, sự sống trong thiên nhiên, là nhận ra dấu vết Đấng là chủ, là nguồn sự sống, nguồn tình yêu của thiên nhiên: Đức Chúa Thánh thần.
„Ngợi khen Chúa, lạy Chúa con,
với muôn loài thọ tạo,
đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời,
Anh là ánh sáng ban ngày,
nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi,
4 Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,
Anh tượng trưng Ngài, lạy Đấng Tối Cao.
5 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị Trăng và muôn Sao
Chúa dựng trên nền trời:
lung linh, cao quí và diễm lệ.
6 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Anh Gió, Không khí và Mây trời,
cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời
nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.
7 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị Nước,
thật lợi ích và khiêm nhu,
quí hóa và trinh trong.“ (Thánh Phanxico Assisi)
Mùa Hè 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày 18.06.2015 vừa qua Tòa Thánh Vatican đã công bố Thông điệp Laudato Si về bảo vệ môi trường thiên nhiên của Đức Giáo Hoàng Phanxico.
Mở đầu Thông điệp dài với 246 số, Đức Giáo Hoàng Phanxico đã lấy lời kinh bài ca mặt trời của Thánh Phanxicô làm đề tài cho thông điệp. Lời kinh ca ngợi thi vị huyền nhiệm này nhắc nhở con người đến ngôi nhà thiên nhiên chung của chúng ta như người chị em, trong đó con người cùng chung sống chia xẻ với nhau, và trong đó như người mẹ hiền luôn dang đôi tay ra bao bọc che chở chúng ta.:
„Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất ,
Chị đỡ nâng, Chị dìu dắt
Chị sinh ra bao trái trăng,
hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại“.
Đức Giáo Hoàng viết thông điệp về bảo vệ môi trường thiên nhiên bao gồm các lãnh vực cho sự sống được tồn tại phát triển về phương diện tự nhiên trong thiên nhiên, và về phương diện siêu nhiên linh thiêng nữa.
Ngày nay khắp mọi người ta nói đến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Các quốc gia kỹ nghệ tân tiến đưa ra những chương trình bảo vệ rừng núi, bảo vệ nguồn nước dưới lòng đất, bảo vệ đất đai sông núi, bảo vệ không khí trong lành, bảo vệ súc vật côn trùng... Vì con người càng ngày càng nhận ra tầm mức quan trọng của thiên nhiên cho sự sống còn của họ. Đó là nguồn tài nguyên, tài sản cho mọi con người trong mọi thời đại thế hệ.
Thắc mắc đặt ra: Thiên nhiên cho con người hay con người cho thiên nhiên ?
Cả hai vế đều đúng, đều quan trọng như nhau. Không có thiên nhiên làm sao con người có thể sinh sống được. Và nếu con người không nhận ra giá trị của thiên nhiên, không bảo vệ thiên nhiên, thì cuộc sống của những thế hệ kế tiếp sẽ ra sao ?
Con người có thể sống trong một môi trường thiên nhiên khô chồi, trơ trụi bị ô nhiễm khí độc hại hay bị khói cháy rừng bao phủ ngày đêm khắp bầu trời được không ? Sức khoẻ thể xác và tinh thần của họ sẽ như thế nào nếu nguồn nước dưới lòng đất hay ngoài sông ngòi là một vũng ao tù xình lầy chứa đầy rác rưởi, phân tro hay đầy chất hoá học độc hại ? Cuộc sống con người sẽ ra sao khi môi trường sinh sống về phương diện tinh thần luân lý đạo đức luôn bị đặt thành vấn đề hồ nghi gây chao đảo hoang mang, hay bị phá đổ gây ra buồn phiền đau khổ???
Thiên nhiên cho con người và con người cũng phải cho thiên nhiên!
Nhưng nếu chỉ nghĩ đến việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên đã đủ chưa? Phải chăng thiên nhiên chỉ nguyên là môi trường sinh thái cho mọi loài? Phải chăng khi đưa ra chương trình cứu nguy bảo vệ môi trường sinh thái là đã cứu nguy được thiên nhiên, công trình sáng tạo rồi?
Thiên nhiên đâu phải chỉ bao gồm dưới dạng tài nguyên không khí để thở, đất đai rừng núi nguồn nước cây cối, xúc vật côn trùng sinh vật.
Thiên nhiên hay thế giới chúng ta đang sống còn có chiều kích thánh thiêng tôn giáo nữa: Thiên nhiên, vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng cho con người ( Sách Sáng thế 1, 1-2a).
Sự sống trong thiên nhiên là do Thần Linh Thiên Chúa tác dụng vào. Chính với sức sống này, con người tìm thấy ý nghĩa của đời sống. Nhận ra chỗ đứng của mình trong vũ trụ. Và vì thế con người sống trong đó, đâu phải chỉ nguyên có trách nhiệm với thiên nhiên không thôi đâu. Họ còn có bổn phận với Đấng là nguyên ủy của thiên nhiên, bổn phận bảo vệ sự sống con người do Thiên Chúa ban cho, tôn trọng bảo vệ đời sống hôn nhân gia đình là căn bản trong xã hội thiên nhiên đạo đời.
Môi trường sinh thái được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Và môi trường sinh sống cũng có thể bị lợi dụng hay xử dụng vô trách nhiệm, khiến gây nên tình trạng phá huỷ ô nhiễm môi sinh, cản trở hay hủy hoại sự sống con người, xúc vật cùng loài thảo mộc.
Còn thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho như ngôi nhà quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần Linh ngài tác dụng vào luôn đổi mới làm cho tươi trẻ mầu mỡ. Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được. Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên, và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó.
Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lại hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người. Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên.
Thiên Chúa răn bảo con người:‘‘ Con không được phép giết hại!‘‘ ( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:
1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao ban cho. Nhưng con không là chủ thiên nhiên.
2. Con phải kính trọng sự sống con người, không được phá hủy sự sống con người ngay từ lúc mới chỉ trong giai đoạn là mầm sống còn nhỏ thành hình trong cung lòng mẹ cha.
3. Nếp sống gia đình giữa người nam và người nữ do Cha tạo dựng tác thành nên cho xã hội các thế hệ con người được tồn tại phát triển, cho tình yêu thiên nhiên con người được thăng tiến theo hướng niềm vui hạnh phúc cho nhau. Đây không phải là một „mode“ theo ý thức hệ mà thay đổi theo lòng con người xuay chiều ước muốn.
4. Con không được phá huỷ môi trường sinh sống của con người, của núi rừng cây cối cùng xúc vật trong đó.
5. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con.
6. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên.
Khi kính trọng hay ngạc nhiên bỡ ngỡ những kỳ công, sự sống trong thiên nhiên, là nhận ra dấu vết Đấng là chủ, là nguồn sự sống, nguồn tình yêu của thiên nhiên: Đức Chúa Thánh thần.
„Ngợi khen Chúa, lạy Chúa con,
với muôn loài thọ tạo,
đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời,
Anh là ánh sáng ban ngày,
nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi,
4 Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời,
Anh tượng trưng Ngài, lạy Đấng Tối Cao.
5 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị Trăng và muôn Sao
Chúa dựng trên nền trời:
lung linh, cao quí và diễm lệ.
6 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Anh Gió, Không khí và Mây trời,
cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời
nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.
7 Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị Nước,
thật lợi ích và khiêm nhu,
quí hóa và trinh trong.“ (Thánh Phanxico Assisi)
Mùa Hè 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Vui Khoẻ
Nguyễn Đức Cung
22:40 26/06/2015
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ba điều để hạnh phúc:
-Thân thể khoẻ mạnh.
-Tinh thần tự do.
-Trái tim trong sạch.
(dn)