Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/06: Con đường dẫn đến sự sống – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:53 24/06/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.
“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó.
“Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:17 24/06/2024
2. Thiên Chúa muốn chúng ta cầu cứu Ngài, cưỡng ép Ngài, và muốn vì lời cầu nguyện của chúng ta mà chiến thắng.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:20 24/06/2024
90. MỖI CÁI ĐỀU TỐT CẢ
Ở địa phương Lâu Đông có một thư sinh lúc đọc sách đến đoạn Liễu Hạ Huệ để cô gái đẹp ngồi trong lòng mà không loạn, thì thán phục nói:
- “Phẩm hạnh của Liễu Hạ Huệ đã đạt tới mức như thế, thì cũng có thể biết ông ta rất tự ái tự trọng vậy !”
Bạn bè nói:
- “Cái hứng và cảm xúc của con người thì không giống nhau, tại sao anh không đọc đoạn Mạnh tử bình luận Liễu Hạ Huệ: “Ngay cả chức quan nhỏ cũng không từ”, từ đó mà xem, cái ông ta thích là quan hay là sắc?”
Thư sinh nghe xong thì kinh ngạc không lời để nói, qua một lúc sau hiểu ý rồi thì vỗ tay cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 90:
Cái hứng cái thích của con người thì không giống nhau: có người thấy gái đẹp thì thích thú hẳn lên, nhưng không thích rượu; có người thấy rượu thì phấn chấn hẳn lên nhưng lại không thích gái gú; có người thấy đám bài bạc binh xập xám thì đi không rời, nhưng lại không thích làm quan; lại có người thích coi phim thích nghe ca nhạc, nhưng lại không thích hát hò; lại có người thích đánh võ, nhưng lại không thích tiền bạc, vân vân và vân vân, nhiều cái thích khác nhau là vậy.
Người Ki-tô hữu cũng có cái thích cái hứng khởi như những người khác, nhưng khác nhau ở một điểm là cái thích cái phấn khởi của họ luôn đi đôi với cái thích của thánh Phao-lô tông đồ, nghĩa là dù gian khổ, dù nghịch cảnh hay dù thuận lợi thì họ vẫn cứ vui vẻ chu toàn bổn phận trong phấn khởi vui thích, bởi vì Đức Chúa Giê-su vẫn luôn đồng cảm với những đồng cảm của họ.
Gái đẹp ngồi trong lòng mà tâm không động là chuyện rất hiếm dưới con mắt người đời, nhưng càng hiếm hơn khi có những người Ki-tô hữu vui vẻ sẵn sàng từ bỏ tất cả để trở nên bạn thiết nghĩa của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ở địa phương Lâu Đông có một thư sinh lúc đọc sách đến đoạn Liễu Hạ Huệ để cô gái đẹp ngồi trong lòng mà không loạn, thì thán phục nói:
- “Phẩm hạnh của Liễu Hạ Huệ đã đạt tới mức như thế, thì cũng có thể biết ông ta rất tự ái tự trọng vậy !”
Bạn bè nói:
- “Cái hứng và cảm xúc của con người thì không giống nhau, tại sao anh không đọc đoạn Mạnh tử bình luận Liễu Hạ Huệ: “Ngay cả chức quan nhỏ cũng không từ”, từ đó mà xem, cái ông ta thích là quan hay là sắc?”
Thư sinh nghe xong thì kinh ngạc không lời để nói, qua một lúc sau hiểu ý rồi thì vỗ tay cười ha ha.
(Nhã Ngược)
Suy tư 90:
Cái hứng cái thích của con người thì không giống nhau: có người thấy gái đẹp thì thích thú hẳn lên, nhưng không thích rượu; có người thấy rượu thì phấn chấn hẳn lên nhưng lại không thích gái gú; có người thấy đám bài bạc binh xập xám thì đi không rời, nhưng lại không thích làm quan; lại có người thích coi phim thích nghe ca nhạc, nhưng lại không thích hát hò; lại có người thích đánh võ, nhưng lại không thích tiền bạc, vân vân và vân vân, nhiều cái thích khác nhau là vậy.
Người Ki-tô hữu cũng có cái thích cái hứng khởi như những người khác, nhưng khác nhau ở một điểm là cái thích cái phấn khởi của họ luôn đi đôi với cái thích của thánh Phao-lô tông đồ, nghĩa là dù gian khổ, dù nghịch cảnh hay dù thuận lợi thì họ vẫn cứ vui vẻ chu toàn bổn phận trong phấn khởi vui thích, bởi vì Đức Chúa Giê-su vẫn luôn đồng cảm với những đồng cảm của họ.
Gái đẹp ngồi trong lòng mà tâm không động là chuyện rất hiếm dưới con mắt người đời, nhưng càng hiếm hơn khi có những người Ki-tô hữu vui vẻ sẵn sàng từ bỏ tất cả để trở nên bạn thiết nghĩa của Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thiên Chúa muốn con người được sống
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:29 24/06/2024
CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.
THIÊN CHÚA MUỐN CON NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về một chủ đề không ai thích, nhưng lại có ích, đó là sự chết. Trong bài đọc I, chúng ta nghe lời khẳng định này: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong… Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt… Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 1,13.2,25).
Những lời này cho chúng ta chìa khóa để hiểu tại sao chết là nỗi ám ảnh và sợ hãi lớn nhất của con người. Lý do chính yếu là chúng ta không được dựng nên để chết, nhưng để sống mãi mãi. Thiên Chúa không muốn con người phải chết. Người cũng không sáng tạo nên cái chết. Nhưng nó là kết quả của “sự ghen tương của ma quỷ.” Vì thế, chúng ta tìm mọi cách để thoát khỏi cái chết và được sống mãi.
Trong bài Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một chứng tá cụ thể cho lời khẳng định rằng Thiên Chúa không muốn sự chết và định mệnh cuối cùng của con người là “sự bất tử” hay được sống đời đời. Đó là phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện khi làm cho đứa con gái của ông trưởng hội đường Giaia đã chết được sống lại. Đây là một trình thuật rất đặc biệt với các sự kiện diễn ra một cách tuần tự và liên tục, trong những địa điểm khác nhau.
Trước hết đó là cảnh ở trên mặt biển hồ. Chúa Giêsu xuống thuyền, sang bờ bên kia, đám đông lại tụ lại quanh người. Có một ông tên là Giaia đến sụp xuống dưới chân người và nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngày đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” (Mc 5,23). Nghe thế, Chúa Giêsu liền đi với ông.
Cảnh tượng thứ hai là ở trên đường. Một người đàn bà bị bệnh băng huyết đã mười hai năm. Nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tìm cách tới gần Chúa để đụng vào áo của Người. Sau khi sờ vào áo Người, bà được khỏi bệnh. Khi Chúa Giêsu đang nói với bà, người nhà ông Giaia đến đến nói với ông rằng: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (Mc 5,35). Nghe thế, Chúa Giêsu liền nói với viên trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi!” Đây là lời mà Chúa Giêsu thường nhắc lại nhiều lần trên miệng Người. Cả người đàn bà vừa được chữa lành khỏi bệnh rong huyết, Người cũng nói: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.”
Cảnh tượng cuối cùng là một bi kịch, diễn ra tại nhà ông Giaia. Một cảnh tang tóc đè nặng tang quyến, người ta khóc than người chết. Chúa Giêsu vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những ai theo Người vào nơi đứa bé nằm. Chúa cầm lấy tay nó và nói: “Talità kum, nghĩa là: Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!” Lập tức, đứa bé trỗi dậy và đi lại được. Vì nó đã mười hai tuổi. Mọi người ngạc nhiên và sững sờ. Chúa Giêsu nghiêm cấm họ không được để ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn. Trình thuật này là một trình thuật “siêu phàm,” vì nó trình thuật với những lời rất đơn giản, bình thường, nhưng nói lên những sự kiện siêu việt, những phép lạ mà Chúa thực hiện để cứu con người khỏi cái chết. Đó là những phép lạ vì con người và minh chứng quyền năng của Người vượt trên cái chết và bệnh tật. Những hành vi và lời nói của Chúa Giêsu quả thực phát xuất từ quyền năng cứu độ của Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng, một điều đặc biệt mà chúng ta cần biết đó là Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, nhưng khi đối diện với đau khổ và cái chết, nhiều lần Người cũng xúc động, đồng cảm và chia sẻ nỗi đau với những ai đang phải than khóc. Chúa Giêsu đã khóc với người khóc. Người đã khóc khi chứng kiến nỗi đau bà góa thành Nain mất đứa con trai duy nhất. Người đã khóc với Mácta và Maria khi họ mất người em Ladarô. Điều này nhắc nhở chúng ta luôn nhớ lời ở trên: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13). Thiên Chúa đau khổ khi chúng ta đau khổ. Người không đứng ở đằng xa mà nhìn chúng ta đau khổ. Nhưng Người đã đến làm người, ở với chúng ta, để chia sẻ đau khổ với chúng ta và đã chết vì chúng ta.
Đối diện với đau khổ và cái chết, Lời Chúa hôm nay mang đến cho chúng ta một chìa khóa để trả lời cho những vấn vạn về sự dữ và mang lại ánh sáng khi chúng ta ở trong bóng tối của đau khổ, đó là: “đức tin.” Đức tin là điều kiện cần thiết để Chúa Giêsu thực hiện phép lạ. Bởi thế, bất cứ ai đến xin Chúa làm phép lạ, Người đều đòi hỏi họ phải có đức tin. Nhưng đức tin ở đây không phải là một thứ đức tin chung chung, nhưng là đức tin vào chính Chúa Giêsu. Tin Mừng phân biệt rõ ràng hai dạng tin: tin cái gì và tin vào ai. Tin vào Ai (viết hoa) chính là tin vào Thiên Chúa. Ở đây, tin vào Thiên Chúa cũng là tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế.
Cuộc đối thoại giữa Giêsu với người chị của Ladarô là một chứng tá hùng hồn cho những gì vừa nói. Mácta nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,21-22).
Có lẽ có rất nhiều cha mẹ và vợ chồng của người bệnh cũng cầu nguyện với Chúa Giêsu như thế: “Lạy Chúa, nếu Ngài ở đây, hay nếu chúng con sống ở Palestina, chúng con sẽ chạy đến với Ngài… Nhưng lúc này, chúng con xin Chúa, nếu Chúa muốn, xin làm một phép lạ cho con…”
Chúa Giêsu trả lời với Mácta: “Em chị sẽ sống lại!” Nhưng cô Mácta không hài lòng với lời hứa này vì phải chờ lâu quá. “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11,24). Như thế không đủ, con muốn ngay bây giờ. Và lời quả quyết của Chúa Giêsu với Mácta và với tất cả chúng ta:
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” (Ga 11,25-26).
Ở đây, Chúa Giêsu cho thấy phép lạ lớn nhất là tin vào Người. Với niềm tin đó, mọi sự đều có thể.
Chúng ta cần nói về khía cạnh khác của bài Tin Mừng là Chúa Giêsu không chỉ nói về cái chết thể lý, còn muốn nói đến cái chết của con tim và linh hồn. Chết linh hồn khi chúng ta sống trong tội lỗi, cái chết của con tim khi chúng ta sống trong buồn phiền, thất vọng và chán nản. Lời Chúa Giêsu: “Talità kum, hỡi con, hãy trỗi dậy!” Những lời không chỉ dành cho đứa trẻ đã chết, nhưng cả những người đang sống.
Như thế, Lời Chúa hôm nay minh chứng cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không muốn con người phải chết, nhưng được sống mãi. Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Người đến để giải thoát con người khỏi đau khổ và cái chết. Điều kiện để được Chúa Giêsu cứu độ là tin vào Người. Chúng ta hãy làm như thế để được sống đời đời. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.
THIÊN CHÚA MUỐN CON NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy tư về một chủ đề không ai thích, nhưng lại có ích, đó là sự chết. Trong bài đọc I, chúng ta nghe lời khẳng định này: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong… Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt… Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết” (Kn 1,13.2,25).
Những lời này cho chúng ta chìa khóa để hiểu tại sao chết là nỗi ám ảnh và sợ hãi lớn nhất của con người. Lý do chính yếu là chúng ta không được dựng nên để chết, nhưng để sống mãi mãi. Thiên Chúa không muốn con người phải chết. Người cũng không sáng tạo nên cái chết. Nhưng nó là kết quả của “sự ghen tương của ma quỷ.” Vì thế, chúng ta tìm mọi cách để thoát khỏi cái chết và được sống mãi.
Trong bài Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một chứng tá cụ thể cho lời khẳng định rằng Thiên Chúa không muốn sự chết và định mệnh cuối cùng của con người là “sự bất tử” hay được sống đời đời. Đó là phép lạ mà Chúa Giêsu thực hiện khi làm cho đứa con gái của ông trưởng hội đường Giaia đã chết được sống lại. Đây là một trình thuật rất đặc biệt với các sự kiện diễn ra một cách tuần tự và liên tục, trong những địa điểm khác nhau.
Trước hết đó là cảnh ở trên mặt biển hồ. Chúa Giêsu xuống thuyền, sang bờ bên kia, đám đông lại tụ lại quanh người. Có một ông tên là Giaia đến sụp xuống dưới chân người và nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngày đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” (Mc 5,23). Nghe thế, Chúa Giêsu liền đi với ông.
Cảnh tượng thứ hai là ở trên đường. Một người đàn bà bị bệnh băng huyết đã mười hai năm. Nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tìm cách tới gần Chúa để đụng vào áo của Người. Sau khi sờ vào áo Người, bà được khỏi bệnh. Khi Chúa Giêsu đang nói với bà, người nhà ông Giaia đến đến nói với ông rằng: “Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa?” (Mc 5,35). Nghe thế, Chúa Giêsu liền nói với viên trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi!” Đây là lời mà Chúa Giêsu thường nhắc lại nhiều lần trên miệng Người. Cả người đàn bà vừa được chữa lành khỏi bệnh rong huyết, Người cũng nói: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh.”
Cảnh tượng cuối cùng là một bi kịch, diễn ra tại nhà ông Giaia. Một cảnh tang tóc đè nặng tang quyến, người ta khóc than người chết. Chúa Giêsu vào nhà và bảo họ: “Sao lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!” Họ chế nhạo Người, nhưng Người bắt họ ra ngoài hết, rồi dẫn cha mẹ đứa trẻ và những ai theo Người vào nơi đứa bé nằm. Chúa cầm lấy tay nó và nói: “Talità kum, nghĩa là: Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!” Lập tức, đứa bé trỗi dậy và đi lại được. Vì nó đã mười hai tuổi. Mọi người ngạc nhiên và sững sờ. Chúa Giêsu nghiêm cấm họ không được để ai biết việc ấy, và bảo họ cho con bé ăn. Trình thuật này là một trình thuật “siêu phàm,” vì nó trình thuật với những lời rất đơn giản, bình thường, nhưng nói lên những sự kiện siêu việt, những phép lạ mà Chúa thực hiện để cứu con người khỏi cái chết. Đó là những phép lạ vì con người và minh chứng quyền năng của Người vượt trên cái chết và bệnh tật. Những hành vi và lời nói của Chúa Giêsu quả thực phát xuất từ quyền năng cứu độ của Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng, một điều đặc biệt mà chúng ta cần biết đó là Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng thực hiện những điềm thiêng dấu lạ, nhưng khi đối diện với đau khổ và cái chết, nhiều lần Người cũng xúc động, đồng cảm và chia sẻ nỗi đau với những ai đang phải than khóc. Chúa Giêsu đã khóc với người khóc. Người đã khóc khi chứng kiến nỗi đau bà góa thành Nain mất đứa con trai duy nhất. Người đã khóc với Mácta và Maria khi họ mất người em Ladarô. Điều này nhắc nhở chúng ta luôn nhớ lời ở trên: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13). Thiên Chúa đau khổ khi chúng ta đau khổ. Người không đứng ở đằng xa mà nhìn chúng ta đau khổ. Nhưng Người đã đến làm người, ở với chúng ta, để chia sẻ đau khổ với chúng ta và đã chết vì chúng ta.
Đối diện với đau khổ và cái chết, Lời Chúa hôm nay mang đến cho chúng ta một chìa khóa để trả lời cho những vấn vạn về sự dữ và mang lại ánh sáng khi chúng ta ở trong bóng tối của đau khổ, đó là: “đức tin.” Đức tin là điều kiện cần thiết để Chúa Giêsu thực hiện phép lạ. Bởi thế, bất cứ ai đến xin Chúa làm phép lạ, Người đều đòi hỏi họ phải có đức tin. Nhưng đức tin ở đây không phải là một thứ đức tin chung chung, nhưng là đức tin vào chính Chúa Giêsu. Tin Mừng phân biệt rõ ràng hai dạng tin: tin cái gì và tin vào ai. Tin vào Ai (viết hoa) chính là tin vào Thiên Chúa. Ở đây, tin vào Thiên Chúa cũng là tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế.
Cuộc đối thoại giữa Giêsu với người chị của Ladarô là một chứng tá hùng hồn cho những gì vừa nói. Mácta nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy” (Ga 11,21-22).
Có lẽ có rất nhiều cha mẹ và vợ chồng của người bệnh cũng cầu nguyện với Chúa Giêsu như thế: “Lạy Chúa, nếu Ngài ở đây, hay nếu chúng con sống ở Palestina, chúng con sẽ chạy đến với Ngài… Nhưng lúc này, chúng con xin Chúa, nếu Chúa muốn, xin làm một phép lạ cho con…”
Chúa Giêsu trả lời với Mácta: “Em chị sẽ sống lại!” Nhưng cô Mácta không hài lòng với lời hứa này vì phải chờ lâu quá. “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11,24). Như thế không đủ, con muốn ngay bây giờ. Và lời quả quyết của Chúa Giêsu với Mácta và với tất cả chúng ta:
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” (Ga 11,25-26).
Ở đây, Chúa Giêsu cho thấy phép lạ lớn nhất là tin vào Người. Với niềm tin đó, mọi sự đều có thể.
Chúng ta cần nói về khía cạnh khác của bài Tin Mừng là Chúa Giêsu không chỉ nói về cái chết thể lý, còn muốn nói đến cái chết của con tim và linh hồn. Chết linh hồn khi chúng ta sống trong tội lỗi, cái chết của con tim khi chúng ta sống trong buồn phiền, thất vọng và chán nản. Lời Chúa Giêsu: “Talità kum, hỡi con, hãy trỗi dậy!” Những lời không chỉ dành cho đứa trẻ đã chết, nhưng cả những người đang sống.
Như thế, Lời Chúa hôm nay minh chứng cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không muốn con người phải chết, nhưng được sống mãi. Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Người đến để giải thoát con người khỏi đau khổ và cái chết. Điều kiện để được Chúa Giêsu cứu độ là tin vào Người. Chúng ta hãy làm như thế để được sống đời đời. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:31 24/06/2024
CHÚA NHẬT XIII MÙA THƯỜNG NIÊN
Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.
NIỀM TIN CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một cảnh tượng gây ngạc nhiên. Thánh Máccô kể lại một người phụ nữ vô danh như là một mẫu gương tuyệt vời cho mọi Kitô hữu noi theo. Nơi người phụ nữ này, chúng ta có thể học hỏi cách thức tìm kiếm Thiên Chúa nhờ đức tin, để đón nhận ơn chữa lành từ Người và tìm thấy nghị lực để bắt đầu cuộc sống mới đầy bình an, niềm vui và khỏe mạnh về thể xác cũng như tinh thần.
Khác với ông Giaia được biết đến như là “trưởng hội đường” và là một người đàn ông ở Caphácnaum, còn người phụ nữ này là một người đàn bà hèn mọn, không ai biết đến. Chúng ta chỉ biết bà phải chịu nhiều khổ cực vì một thứ bệnh kinh niên, bà bị rong huyết mười hai năm. Bà đã tán gia bại sản để chạy chữa bệnh tật của mình, nhưng không thuyên giảm, trái lại, bệnh tình càng ngày càng tệ hơn. Không ai có thể giúp đỡ và chữa lành cho bà được. Bà phải khổ cực cả về thể lý lẫn tinh thần. Khi nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tự nhủ rằng: “‘Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu.’ Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh” (Mc 5,28-29)
Bà không đợi chờ một cách thụ động Chúa Giêsu đến với bà để đặt tay trên bà. Nhưng tự bà chủ động đến tìm gặp Chúa. Bà cố gắng vượt qua những khó khăn để tới gần Người. Bà làm mọi sự để có thể và bà biết phải làm gì để đến gặp Chúa. Vì bà tin rằng Chúa Giêsu có thể làm được điều gì đó cho bà. Quả thật, Chúa Giêsu hiểu ước muốn của bà không chỉ là xin ơn chữa lành khỏi bệnh tật mà còn muốn điều gì đó cao cả hơn, đó là đức tin. Bà hoàn toàn tin vào quyền năng chữa lành của Người.
Bà này không chỉ hài lòng với việc nhìn thấy Chúa Giêsu từ xa. Bà muốn được gặp gỡ Chúa một cách trực tiếp và cá vị. Bà hành động với tất cả sự cương quyết của mình mà không suy tính và sợ hãi gì. Bà không muốn làm phiền ai. Bà đến giữa đám đông, rồi chạm vào áo của Chúa. Hành vi này diễn tả hoàn toàn tin tưởng của bà vào Chúa Giêsu. Nhờ đức tin mạnh mẽ đó, Chúa đã chữa cho bà khỏi bệnh.
Mọi sự diễn ra một cách bí mật, giữa chỗ đông người, nhưng Chúa Giêsu hỏi mọi người: “Ai đã sờ vào áo tôi?” Các môn đệ ngạc nhiên, nhưng Chúa Giêsu có ý muốn công khai hóa phép lạ này để mọi người biết rằng bà được chữa lành nhờ bà có một niềm tin mạnh mẽ. Một đàng, Chúa Giêsu muốn đề cao gương sáng đức tin của bà, nhưng đàng khác, Chúa muốn mọi người nhận ra lòng thương xót và phép lạ của Người đối với người phụ nữ này. Người không loại trừ, chê ghét bà, trái lại, Người thương cảm và chữa lành cho bà.
Khi thú nhận điều bà đã làm, bà run sợ và biết rõ sự thể đã xảy ra, bà sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Chúa Giêsu nói với bà: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Lc 5,34). Người phụ nữ này với khả năng tìm kiếm và mở ra với ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang lại trở thành một mẫu gương đức tin tuyệt hảo cho chúng ta.
Hình ảnh người đàn bà trong Tin Mừng làm chúng ta liên tưởng đến rất nhiều người phụ nữ trong xã hội hôm nay. Ai là người giúp người phụ nữ hôm nay đến gặp Chúa Giêsu? Ai có thể cố gắng để hiểu những khó khăn mà những người phụ nữ gặp phải trong Giáo Hội hôm nay để giúp họ sống niềm tin vào Chúa Kitô “trong bình an và được chữa lành”? Ai đánh giá niềm tin và những cố gắng của những nhà thần học nữ, những người không được hoặc ít được nâng đỡ, nhiều khi còn phải chịu sự chống đối và loại trừ từ phía những người có quyền, nhưng họ vẫn cố gắng phục vụ và dấn thân để mở ra những con đường mới cho Thiên Chúa và người khác gặp nhau? Ai cho phép những người phụ nữ đang là nạn nhân xã hội được sống đúng phẩm giá của mình trong Giáo Hội của Chúa Giêsu hôm nay?
Nhiều người phụ nữ hôm nay không tìm thấy sự đón tiếp, sự đánh giá tốt và thấu hiểu từ phía chúng ta, như người đàn bà trong Tin Mừng đã tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cần phải học nơi Chúa Giêsu về thái độ đúng đắn đối với người phụ nữ. Chúng ta cần có ánh mắt, trái tim và đôi tay giống Chúa để có thể đối xử với họ theo các thức mà Chúa đã đối xử với những người phụ nữ trong Tin Mừng. Thiên Chúa đã dựng nên người nam người nữ bình đẳng về phẩm giá và nhân vị xét như là thụ tạo được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi biết tôn trọng sự bình đẳng, phẩm giá phụ nữ cũng như sự khác biệt mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ để chúng ta có thể sống hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết cộng tác với nhau chu toàn sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta trong Giáo Hội Người. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Kn 1,13-15.2,23-25; 2 Cr 8,7.9.13-15; Mc 5,21-43.
NIỀM TIN CAO CẢ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một cảnh tượng gây ngạc nhiên. Thánh Máccô kể lại một người phụ nữ vô danh như là một mẫu gương tuyệt vời cho mọi Kitô hữu noi theo. Nơi người phụ nữ này, chúng ta có thể học hỏi cách thức tìm kiếm Thiên Chúa nhờ đức tin, để đón nhận ơn chữa lành từ Người và tìm thấy nghị lực để bắt đầu cuộc sống mới đầy bình an, niềm vui và khỏe mạnh về thể xác cũng như tinh thần.
Khác với ông Giaia được biết đến như là “trưởng hội đường” và là một người đàn ông ở Caphácnaum, còn người phụ nữ này là một người đàn bà hèn mọn, không ai biết đến. Chúng ta chỉ biết bà phải chịu nhiều khổ cực vì một thứ bệnh kinh niên, bà bị rong huyết mười hai năm. Bà đã tán gia bại sản để chạy chữa bệnh tật của mình, nhưng không thuyên giảm, trái lại, bệnh tình càng ngày càng tệ hơn. Không ai có thể giúp đỡ và chữa lành cho bà được. Bà phải khổ cực cả về thể lý lẫn tinh thần. Khi nghe đồn về Chúa Giêsu, bà tự nhủ rằng: “‘Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu.’ Tức khắc, máu cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh” (Mc 5,28-29)
Bà không đợi chờ một cách thụ động Chúa Giêsu đến với bà để đặt tay trên bà. Nhưng tự bà chủ động đến tìm gặp Chúa. Bà cố gắng vượt qua những khó khăn để tới gần Người. Bà làm mọi sự để có thể và bà biết phải làm gì để đến gặp Chúa. Vì bà tin rằng Chúa Giêsu có thể làm được điều gì đó cho bà. Quả thật, Chúa Giêsu hiểu ước muốn của bà không chỉ là xin ơn chữa lành khỏi bệnh tật mà còn muốn điều gì đó cao cả hơn, đó là đức tin. Bà hoàn toàn tin vào quyền năng chữa lành của Người.
Bà này không chỉ hài lòng với việc nhìn thấy Chúa Giêsu từ xa. Bà muốn được gặp gỡ Chúa một cách trực tiếp và cá vị. Bà hành động với tất cả sự cương quyết của mình mà không suy tính và sợ hãi gì. Bà không muốn làm phiền ai. Bà đến giữa đám đông, rồi chạm vào áo của Chúa. Hành vi này diễn tả hoàn toàn tin tưởng của bà vào Chúa Giêsu. Nhờ đức tin mạnh mẽ đó, Chúa đã chữa cho bà khỏi bệnh.
Mọi sự diễn ra một cách bí mật, giữa chỗ đông người, nhưng Chúa Giêsu hỏi mọi người: “Ai đã sờ vào áo tôi?” Các môn đệ ngạc nhiên, nhưng Chúa Giêsu có ý muốn công khai hóa phép lạ này để mọi người biết rằng bà được chữa lành nhờ bà có một niềm tin mạnh mẽ. Một đàng, Chúa Giêsu muốn đề cao gương sáng đức tin của bà, nhưng đàng khác, Chúa muốn mọi người nhận ra lòng thương xót và phép lạ của Người đối với người phụ nữ này. Người không loại trừ, chê ghét bà, trái lại, Người thương cảm và chữa lành cho bà.
Khi thú nhận điều bà đã làm, bà run sợ và biết rõ sự thể đã xảy ra, bà sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Chúa Giêsu nói với bà: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh” (Lc 5,34). Người phụ nữ này với khả năng tìm kiếm và mở ra với ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang lại trở thành một mẫu gương đức tin tuyệt hảo cho chúng ta.
Hình ảnh người đàn bà trong Tin Mừng làm chúng ta liên tưởng đến rất nhiều người phụ nữ trong xã hội hôm nay. Ai là người giúp người phụ nữ hôm nay đến gặp Chúa Giêsu? Ai có thể cố gắng để hiểu những khó khăn mà những người phụ nữ gặp phải trong Giáo Hội hôm nay để giúp họ sống niềm tin vào Chúa Kitô “trong bình an và được chữa lành”? Ai đánh giá niềm tin và những cố gắng của những nhà thần học nữ, những người không được hoặc ít được nâng đỡ, nhiều khi còn phải chịu sự chống đối và loại trừ từ phía những người có quyền, nhưng họ vẫn cố gắng phục vụ và dấn thân để mở ra những con đường mới cho Thiên Chúa và người khác gặp nhau? Ai cho phép những người phụ nữ đang là nạn nhân xã hội được sống đúng phẩm giá của mình trong Giáo Hội của Chúa Giêsu hôm nay?
Nhiều người phụ nữ hôm nay không tìm thấy sự đón tiếp, sự đánh giá tốt và thấu hiểu từ phía chúng ta, như người đàn bà trong Tin Mừng đã tìm thấy nơi Chúa Giêsu. Chúng ta cần phải học nơi Chúa Giêsu về thái độ đúng đắn đối với người phụ nữ. Chúng ta cần có ánh mắt, trái tim và đôi tay giống Chúa để có thể đối xử với họ theo các thức mà Chúa đã đối xử với những người phụ nữ trong Tin Mừng. Thiên Chúa đã dựng nên người nam người nữ bình đẳng về phẩm giá và nhân vị xét như là thụ tạo được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi biết tôn trọng sự bình đẳng, phẩm giá phụ nữ cũng như sự khác biệt mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ để chúng ta có thể sống hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời biết cộng tác với nhau chu toàn sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta trong Giáo Hội Người. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tư cách con Chúa
Lm. Minh Anh
15:12 24/06/2024
TƯ CÁCH CON CHÚA
“Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”.
“Cái chết không dập tắt được ánh sáng từ người Kitô hữu; họ như ngọn đèn phải tắt vì bình minh đã đến! Lúc đó, bạn sẽ để lại tất cả những gì bạn có và mang theo tất cả những gì bạn là! Chớ gì, cuộc sống của bạn là một cuộc sống yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa; và bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách con Chúa!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn sẽ từ giã cuộc đời với ‘tư cách con Chúa!’”. Để được vậy, xem ra, chúng ta còn phải đi xa hơn những gì căn bản mà Lời Chúa hôm nay gợi ý, “Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”.
Nói như thế, khác nào nói ‘Hãy yêu, để được yêu lại!’. Rõ ràng, đó mới chỉ là cấp độ con người; nó còn phải đạt đến một cấp độ cao hơn, cấp độ Giêsu, cấp độ Thiên Chúa, “Yêu như Chúa yêu, yêu với ‘tư cách con Chúa!’”.
Bạn sẽ “làm gì” để người khác sẽ “làm gì” đó với bạn? Tôi muốn được tôn trọng, được đối xử công bằng; nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, tôi muốn được yêu, được hiểu, được biết đến và được chăm sóc. Trong thâm sâu, ai trong chúng ta cũng nhận ra nỗi khát khao tự nhiên này, vì tự bản chất, tôi được tạo dựng cho tình yêu! Tuy nhiên, chính con người Chúa Giêsu còn cho thấy sự cần thiết của một điều ngược lại, bạn và tôi còn phải ‘cho đi’ những gì chúng ta mong nhận được. Có ‘khát khao nhận’, ắt cũng cần ‘khát khao trao!’. Nói cách khác, cần nuôi dưỡng cho mình một khao khát ‘biết yêu’ ở mức độ khao khát ‘mình được yêu’ của chính Chúa Giêsu!
Thật thú vị, ‘Hãy yêu!’, không chỉ áp dụng cho con người, nhưng còn áp dụng cho Thiên Chúa. Bài đọc Các Vua cho biết, nhận bức thư đe doạ của Átsua, vua Khítkigia đem nó lên đền thờ trải trước mặt Chúa. Trong niềm cậy, ông cầu xin, “Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin đoái thương cứu chúng con khỏi tay vua ấy!”. Chúa đã thương nhận lời, Ngài đã cứu vua, “Chúa củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”, hoặc, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù được xem như khuôn vàng thước ngọc; nhưng thực ra, nó chỉ nói lên rằng, nếu sống tốt, bạn sẽ được đối xử tốt. Nhưng kìa, một điều gì đó còn hơn thế. Hãy nhìn lên thập giá! Chúa Giêsu đã yêu với tình yêu ở một tầm cao siêu phàm vượt trội. Ngài yêu cho đến chết - không chỉ yêu những kẻ yêu mình - nhưng yêu cả những kẻ thù đóng đinh Ngài. Tình yêu Ngài vượt quá quy tắc vàng của con người; bất chấp nó, Ngài không ‘yêu để được yêu’ lại. Ngài yêu không tính toán, không cần đền đáp, cũng không cần ăn mày tình yêu của ai. Lý do? Vì Ngài là Thiên Chúa Tình yêu. Vì thế, ai yêu như Chúa Giêsu yêu, người ấy sống đúng ‘tư cách con Chúa’, người ấy được Thiên Chúa yêu thương. Như vậy, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đi xa hơn, “Yêu như Chúa yêu, yêu với ‘tư cách con Chúa!’”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con ý thức rằng, một khi từ giã cõi đời, con sẽ để lại tất cả những gì con có và mang theo tất cả những gì con là. Con là con với ‘tư cách con Chúa!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”.
“Cái chết không dập tắt được ánh sáng từ người Kitô hữu; họ như ngọn đèn phải tắt vì bình minh đã đến! Lúc đó, bạn sẽ để lại tất cả những gì bạn có và mang theo tất cả những gì bạn là! Chớ gì, cuộc sống của bạn là một cuộc sống yêu như Chúa yêu, yêu như con cái Thiên Chúa; và bạn sẽ từ giã cuộc đời với tư cách con Chúa!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Bạn sẽ từ giã cuộc đời với ‘tư cách con Chúa!’”. Để được vậy, xem ra, chúng ta còn phải đi xa hơn những gì căn bản mà Lời Chúa hôm nay gợi ý, “Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”.
Nói như thế, khác nào nói ‘Hãy yêu, để được yêu lại!’. Rõ ràng, đó mới chỉ là cấp độ con người; nó còn phải đạt đến một cấp độ cao hơn, cấp độ Giêsu, cấp độ Thiên Chúa, “Yêu như Chúa yêu, yêu với ‘tư cách con Chúa!’”.
Bạn sẽ “làm gì” để người khác sẽ “làm gì” đó với bạn? Tôi muốn được tôn trọng, được đối xử công bằng; nhưng ở một mức độ sâu xa hơn, tôi muốn được yêu, được hiểu, được biết đến và được chăm sóc. Trong thâm sâu, ai trong chúng ta cũng nhận ra nỗi khát khao tự nhiên này, vì tự bản chất, tôi được tạo dựng cho tình yêu! Tuy nhiên, chính con người Chúa Giêsu còn cho thấy sự cần thiết của một điều ngược lại, bạn và tôi còn phải ‘cho đi’ những gì chúng ta mong nhận được. Có ‘khát khao nhận’, ắt cũng cần ‘khát khao trao!’. Nói cách khác, cần nuôi dưỡng cho mình một khao khát ‘biết yêu’ ở mức độ khao khát ‘mình được yêu’ của chính Chúa Giêsu!
Thật thú vị, ‘Hãy yêu!’, không chỉ áp dụng cho con người, nhưng còn áp dụng cho Thiên Chúa. Bài đọc Các Vua cho biết, nhận bức thư đe doạ của Átsua, vua Khítkigia đem nó lên đền thờ trải trước mặt Chúa. Trong niềm cậy, ông cầu xin, “Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin đoái thương cứu chúng con khỏi tay vua ấy!”. Chúa đã thương nhận lời, Ngài đã cứu vua, “Chúa củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho mình, thì chính các con cũng hãy làm cho người ta!”, hoặc, ‘Hãy yêu, để được yêu!’, dù được xem như khuôn vàng thước ngọc; nhưng thực ra, nó chỉ nói lên rằng, nếu sống tốt, bạn sẽ được đối xử tốt. Nhưng kìa, một điều gì đó còn hơn thế. Hãy nhìn lên thập giá! Chúa Giêsu đã yêu với tình yêu ở một tầm cao siêu phàm vượt trội. Ngài yêu cho đến chết - không chỉ yêu những kẻ yêu mình - nhưng yêu cả những kẻ thù đóng đinh Ngài. Tình yêu Ngài vượt quá quy tắc vàng của con người; bất chấp nó, Ngài không ‘yêu để được yêu’ lại. Ngài yêu không tính toán, không cần đền đáp, cũng không cần ăn mày tình yêu của ai. Lý do? Vì Ngài là Thiên Chúa Tình yêu. Vì thế, ai yêu như Chúa Giêsu yêu, người ấy sống đúng ‘tư cách con Chúa’, người ấy được Thiên Chúa yêu thương. Như vậy, Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta đi xa hơn, “Yêu như Chúa yêu, yêu với ‘tư cách con Chúa!’”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con ý thức rằng, một khi từ giã cõi đời, con sẽ để lại tất cả những gì con có và mang theo tất cả những gì con là. Con là con với ‘tư cách con Chúa!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 26/06: Chứng tá Đức Tin luôn có sức đánh động người khác – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
23:09 24/06/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé. Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi bụi găng sao? Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng”.
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Xung đột đòi hỏi giải pháp hòa bình qua đàm phán
Thanh Quảng sdb
03:40 24/06/2024
Đức Thánh Cha nói: Xung đột đòi hỏi giải pháp hòa bình qua đàm phán
Trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền tin Chúa Nhật, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy hành động có trách nhiệm, tìm kiếm hòa bình qua các cuộc đàm phán hầu giải quyết những xung đột và chiến tranh.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
"Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của những nhà cầm quyền, xin cho họ ơn khôn ngoan và ý thức trách nhiệm, để tránh mọi hành động hoặc lời nói gây ra xung đột, nhưng thay vào đó là lòng kiên tâm hướng đến một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết những bất chấp xung đột."
Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi này trong bài phát biểu trong giờ đọc Kinh Truyền tin hàng tuần vào trưa Chủ Nhật, Ngài nhắc lại những sự kiện bi thảm đang xảy ra ở Đất Thánh và Ukraine, và nhấn mạnh để vượt qua các xung đột, "cần phải có các cuộc đối thoại đàm phán."
Phát biểu trước các khách hành hương đang tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về các cuộc chiến đang hoành hành trên thế giới.
ĐTC nhấn mạnh: "Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình", đặc biệt ở Ukraine, Palestine, Cộng hòa Dân chủ Congo và Israel.
Khi nhìn thấy một lá cờ Israel được những người hành hương vẫy tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài cũng cho hay sáng nay ngài dũng nhìn thấy lá cờ này treo trên ban công một ngôi nhà, khi ngài rở về từ Nhà thờ Bốn mươi Thánh Tử đạo và Thánh Paschal Baylon, ở khu Trastevere về lại Rome.
'Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình'
ĐTC kêu gọi: "Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, ngài đặc biệt nhớ tới "Ukraine nơi đã bị xâu xé, và lãnh chịu quá nhiều đau khổ".
"Hãy có hòa bình!" ngài kêu gọi các nhà cầm quyền hãy hành động có trách nhiệm và nỗ lực chấm dứt mọi xung đột.
Một lời tri ân đến Cha Manuel Blanco
Đức Thánh Cha đã dành một giây phút để tỏ lòng thương tiếc cha giải tội của ngài là Cha Manuel Blanco, một tu sĩ dòng Phanxicô thuộc Dòng Anh em Hèn mọn, người đã qua đời vào khoảng đêm Thứ Năm và sáng Thứ Sáu tại Rome, hưởng thọ 85 tuổi.
Đức Thánh Cha mô tả Cha Manuel, người đã sống 44 năm tại Nhà thờ kính 40 Vị Tử đạo nói trên, là "bề trên" của tu viện, "là cha giải tội" và "là một cố vấn của cộng thể".
"Nhớ về ngài", Đức Phanxicô nói, "Tôi nhớ đến rất nhiều linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô, những người giải tội, những người giảng dậy, những người đã trung thành và phục vụ Giáo hội Rome".
Trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền tin Chúa Nhật, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy hành động có trách nhiệm, tìm kiếm hòa bình qua các cuộc đàm phán hầu giải quyết những xung đột và chiến tranh.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
"Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí của những nhà cầm quyền, xin cho họ ơn khôn ngoan và ý thức trách nhiệm, để tránh mọi hành động hoặc lời nói gây ra xung đột, nhưng thay vào đó là lòng kiên tâm hướng đến một giải pháp hòa bình nhằm giải quyết những bất chấp xung đột."
Đức Phanxicô đưa ra lời kêu gọi này trong bài phát biểu trong giờ đọc Kinh Truyền tin hàng tuần vào trưa Chủ Nhật, Ngài nhắc lại những sự kiện bi thảm đang xảy ra ở Đất Thánh và Ukraine, và nhấn mạnh để vượt qua các xung đột, "cần phải có các cuộc đối thoại đàm phán."
Phát biểu trước các khách hành hương đang tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về các cuộc chiến đang hoành hành trên thế giới.
ĐTC nhấn mạnh: "Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình", đặc biệt ở Ukraine, Palestine, Cộng hòa Dân chủ Congo và Israel.
Khi nhìn thấy một lá cờ Israel được những người hành hương vẫy tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ngài cũng cho hay sáng nay ngài dũng nhìn thấy lá cờ này treo trên ban công một ngôi nhà, khi ngài rở về từ Nhà thờ Bốn mươi Thánh Tử đạo và Thánh Paschal Baylon, ở khu Trastevere về lại Rome.
'Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình'
ĐTC kêu gọi: "Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, ngài đặc biệt nhớ tới "Ukraine nơi đã bị xâu xé, và lãnh chịu quá nhiều đau khổ".
"Hãy có hòa bình!" ngài kêu gọi các nhà cầm quyền hãy hành động có trách nhiệm và nỗ lực chấm dứt mọi xung đột.
Một lời tri ân đến Cha Manuel Blanco
Đức Thánh Cha đã dành một giây phút để tỏ lòng thương tiếc cha giải tội của ngài là Cha Manuel Blanco, một tu sĩ dòng Phanxicô thuộc Dòng Anh em Hèn mọn, người đã qua đời vào khoảng đêm Thứ Năm và sáng Thứ Sáu tại Rome, hưởng thọ 85 tuổi.
Đức Thánh Cha mô tả Cha Manuel, người đã sống 44 năm tại Nhà thờ kính 40 Vị Tử đạo nói trên, là "bề trên" của tu viện, "là cha giải tội" và "là một cố vấn của cộng thể".
"Nhớ về ngài", Đức Phanxicô nói, "Tôi nhớ đến rất nhiều linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô, những người giải tội, những người giảng dậy, những người đã trung thành và phục vụ Giáo hội Rome".
Tiến sĩ George Weigel: Tấm vé đến sự lãng quên?
J.B. Đặng Minh An dịch
22:03 24/06/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “TICKET TO OBLIVION?”, nghĩa là “Phải chăng là tấm vé đến sự lãng quên?”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Bài phát biểu biglietto” nổi tiếng nhất trong lịch sử diễn ra vào một ngày tháng Năm cách đây 145 năm. Đoạn đáng nhớ nhất của nó vẫn còn nói với Giáo hội ngày nay.
John Henry Newman là một trong những người cải đạo nổi tiếng nhất và là nhân vật gây tranh cãi nhất của Công Giáo vào giữa thế kỷ 19. Hành trình đức tin cá nhân của ngài đã đưa ngài từ chủ nghĩa hoài nghi của tuổi trẻ đến Anh giáo Phúc âm mạnh mẽ, rồi từ học giả của Đại học Oriel và mục sư của Nhà thờ Đại học Đức Mẹ Đồng Trinh đến vai trò lãnh đạo Phong trào Oxford cải cách Anh giáo. Nghiên cứu sâu sắc và chuyên sâu về các Giáo phụ của Giáo hội ở thiên niên kỷ thứ nhất cuối cùng đã thuyết phục ngài rằng Giáo hội Anh – về thực tế lịch sử, niềm tin thần học và mối quan hệ với quyền lực nhà nước – là một giáo phái Tin Lành khác. Vì vậy, Newman đã hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, điều này khiến ngài mất đi vị trí ở Oxford và mang lại cho ngài không ít rắc rối - từ những người Anh giáo coi ngài như kẻ phản bội và những người Công Giáo nghi ngờ về sự tinh tế trong thần học của ngài.
Newman, một tâm hồn nhạy cảm cũng như một bộ óc thông minh, đã phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ điều mà Dorothy Day từng mô tả là “nỗi cô đơn kéo dài” của người cải đạo. Nỗi đau khổ đó đã được giảm bớt đáng kể khi Đức Giáo Hoàng Lêô 13, trong những hành động đầu tiên trong triều đại giáo hoàng cải cách vĩ đại của mình, đã công bố ý định phong Newman làm Hồng Y và cho phép người đàn ông hiện đã lớn tuổi này tiếp tục sống ở Nhà nguyện Birmingham thay vì ở Rôma, nơi lúc đó là địa điểm quy định dành cho các Hồng Y không phải là giám mục giáo phận.
Vì vậy, Newman đã tới Rôma và vào ngày 12 tháng 5 năm 1879, đã có bài phát biểu quan trọng của mình, trong đó ông mô tả bản thân bằng những thuật ngữ sau:
Trong nhiều năm dài, tôi đã phạm nhiều sai lầm... nhưng điều tôi tin tưởng rằng tôi có thể khẳng định qua tất cả những gì tôi đã viết là điều này—khi chúng ta có ý định trung thực, không có mục đích riêng tư, có đức vâng lời, sẵn lòng để được sửa chữa, sợ sai lầm, mong muốn phục vụ Giáo hội Thánh thiện, và, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ đạt được mức độ thành công khá lớn.
Và, tôi vui mừng nói điều này, khi nhớ lại một gian truân cam go tôi đã gặp phải ngay từ lần đầu tiên tôi đứng lên phản đối não trạng coi đạo nào cũng như đạo nào. Trong ba mươi, bốn mươi, năm mươi năm, tôi đã hết sức chống lại tinh thần tự do trong tôn giáo. Chưa bao giờ Giáo Hội Thánh Thiện cần những nhà vô địch chống lại nó nhiều hơn bây giờ...
Chủ nghĩa tự do trong tôn giáo là học thuyết cho rằng không có chân lý tích cực nào trong tôn giáo, nhưng tín ngưỡng này cũng tốt như tín ngưỡng khác.... đạo nào cũng như đạo nào. Nó mâu thuẫn với bất kỳ sự công nhận nào về tôn giáo. Nó dạy rằng tất cả đều phải được khoan dung, vì tất cả đều là vấn đề quan điểm. Tôn giáo được mặc khải không phải là một chân lý, mà là một tình cảm và là một sở thích; không phải là sự thật khách quan, không phải phép lạ; và mỗi cá nhân có quyền nói ra những điều mình thích.
Khi Giáo hội chờ đợi Instrumentum Laboris hay “tài liệu làm việc” cho Thượng hội đồng 2024 vào tháng 10, chúng ta hãy hy vọng rằng những người soạn thảo văn bản đó có thể nhận ra rằng điều mà Newman gọi là “tai hại lớn” vẫn còn tồn tại giữa chúng ta ngày nay.
Nhà thần học người Đức Friedrich Schleiermacher vào đầu thế kỷ 19 đã khởi xướng cho trào lưu giản lược đức tin tôn giáo thành vấn đề tình cảm, chứ không còn là một niềm tin có thể biện hộ được bằng lý trí. Trào lưu ấy có lẽ là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự suy tàn của các giáo phái Tin Lành cấp tiến. Các Hội thánh bị giản lược thành các cuộc họp kín nhỏ của tín đồ tôn giáo với mối ràng buộc mỏng manh nhất với Kitô giáo Truyền thống Vĩ đại.
Chưa hết, dù đã nhận thấy điều đó, có những người Công Giáo vẫn tiếp tục đề xuất đi theo con đường quen thuộc đó để vào một tình trạng hoàn toàn không liên quan đến niềm tin Kitô, mà chung cuộc là một Giáo hội bị lãng quên.
Khi các Hồng Y trong ban lãnh đạo cao nhất của Thượng Hội đồng 2024 nói về sự mong mỏi của họ đối với một “Giáo hội cầu vồng” hoặc tuyên bố các vấn đề đạo đức đã được thiết định vẫn còn để mở ngỏ, thì có những lý do để lo ngại: thực sự, rất đáng quan ngại, bởi vì sự khôn ngoan và tính tiên tri trong “bài phát biểu lớn” của Newman đang bị bỏ qua. Và những người có mắt để nhìn, đã thấy điều đó dẫn đến đâu.
Source:First Things
Đức Thánh Cha Phanxicô tặng xe cứu thương thứ ba cho bệnh viện Ukraine
Thanh Quảng sdb
23:25 24/06/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô tặng xe cứu thương thứ ba cho bệnh viện Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô cử Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Từ thiện, đến Ukraine lần thứ tám để chuyển giao chiếc xe cứu thương thứ ba và thuốc men giúp đỡ cho dân chúng Ukraine đang đau khổ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Sự thân thương gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô với đất nước Ukraine đau khổ một lần nữa được thể hiện rõ ràng qua việc ngài tặng một xe cứu thương cho một bệnh viện Ukraine.
Đức Hồng Y Konrad Krajewski, là Tổng trưởng Bộ Từ thiện, là người đại diện ĐTC để chuyển giao xe cứu thương, đánh dấu xe cứu thương thứ ba mà Đức Thánh Cha đã gửi đến Ukraine.
Đây là lần thứ tám, Đức Hồng Y Krajewski sẽ đi 2.000 km đến quận Zboriv thuộc vùng Ternopil của Ukraine để chuyển xe cứu thương được trang bị như một trung tâm hồi sức di động của Bệnh viện Trung ương.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn gửi Đức Hồng Y Krajewski một lượng lớn thuốc thiết yếu và cấp cứu từ hiệu thuốc Vatican và Bệnh viện Gemelli của Rome trao tặng.
Sự gần gũi của Thánh Cha với Ukraine
Tại khu vực Ternopil, do chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhiều đoàn xe cứu thương đến hàng ngày chở theo những người lính và thường dân bị thương.
Vì vậy, xe cứu thương cũng là một công cụ hữu ích để hỗ trợ những người cứu hộ bị thương.
Người lo phân phối của Thánh Cha cũng sẽ thay mặt Thánh Cha khánh thành Trung tâm phục hồi chức năng 'Thánh John Paul II', được xây dựng tại Vinnytsia thuộc Giáo phận Công Giáo La Mã Kamyanets-Podilskyy, nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng về thể chất và tâm lý cho những người đã bị chấn thương chiến tranh.
Trung tâm này, giống như những trung tâm khác, được xây dựng với sự đóng góp của một số Quỹ Giáo Hoàng như Quỹ cho các Giáo hội cần thiết và Quỹ Giáo Hoàng (Aid to the Church in Need và The Papal Foundation), sẽ mở cửa cho 'tất cả mọi người', không phân biệt tín ngưỡng, quốc tịch hoặc bất luận ai cần tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Từ thiện, đến Ukraine lần thứ tám để chuyển giao chiếc xe cứu thương thứ ba và thuốc men giúp đỡ cho dân chúng Ukraine đang đau khổ.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Sự thân thương gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô với đất nước Ukraine đau khổ một lần nữa được thể hiện rõ ràng qua việc ngài tặng một xe cứu thương cho một bệnh viện Ukraine.
Đức Hồng Y Konrad Krajewski, là Tổng trưởng Bộ Từ thiện, là người đại diện ĐTC để chuyển giao xe cứu thương, đánh dấu xe cứu thương thứ ba mà Đức Thánh Cha đã gửi đến Ukraine.
Đây là lần thứ tám, Đức Hồng Y Krajewski sẽ đi 2.000 km đến quận Zboriv thuộc vùng Ternopil của Ukraine để chuyển xe cứu thương được trang bị như một trung tâm hồi sức di động của Bệnh viện Trung ương.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha còn gửi Đức Hồng Y Krajewski một lượng lớn thuốc thiết yếu và cấp cứu từ hiệu thuốc Vatican và Bệnh viện Gemelli của Rome trao tặng.
Sự gần gũi của Thánh Cha với Ukraine
Tại khu vực Ternopil, do chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhiều đoàn xe cứu thương đến hàng ngày chở theo những người lính và thường dân bị thương.
Vì vậy, xe cứu thương cũng là một công cụ hữu ích để hỗ trợ những người cứu hộ bị thương.
Người lo phân phối của Thánh Cha cũng sẽ thay mặt Thánh Cha khánh thành Trung tâm phục hồi chức năng 'Thánh John Paul II', được xây dựng tại Vinnytsia thuộc Giáo phận Công Giáo La Mã Kamyanets-Podilskyy, nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng về thể chất và tâm lý cho những người đã bị chấn thương chiến tranh.
Trung tâm này, giống như những trung tâm khác, được xây dựng với sự đóng góp của một số Quỹ Giáo Hoàng như Quỹ cho các Giáo hội cần thiết và Quỹ Giáo Hoàng (Aid to the Church in Need và The Papal Foundation), sẽ mở cửa cho 'tất cả mọi người', không phân biệt tín ngưỡng, quốc tịch hoặc bất luận ai cần tới.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần hai: TÍN NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA, Chương 9: Hilaire Belloc
Vũ Văn An
15:55 24/06/2024
Chương 9: Sự tươi mát sâu thẳm của sự vật: Cuộc phục hưng văn học Công Giáo (tiếp theo)
Tiến sĩ Công Giáo Johnson
Hilaire Belloc (1870—1953) là người lớn tuổi hơn trong hai người và là người Công Giáo gốc, không phải là người trở lại đạo. Ông sinh ra (một cách thích hợp, trong một cơn giông bão và khi Vatican I tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng không thể sai lầm trong các vấn đề về đức tin và đạo đức) tại La Celle-Saint-Cloud ngay bên ngoài Paris với mẹ là người Anh và bố là người Pháp. Mẹ ông nhanh chóng đặc biệt danh cho ông là “Sấm cũ”. Cả cha và mẹ đều có tổ tiên xuất sắc trong các lĩnh vực văn hóa bao gồm văn học và hội họa. Mẹ của Belloc cũng là chắt gái của nhà hóa học Joseph Priestley và đã chuyển sang làm việc trong giới văn học nổi tiếng thời Victoria. Belloc được đào tạo ở Anh (tại Trường Oratory Edgbaston, do Newman thành lập), nơi ông đã sớm bộc lộ những dấu hiệu của năng khiếu văn chương hiếm có. Nhưng ông đã trải qua những mùa hè ở Pháp, đi đi lại lại trên eo biển Manche và thông thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Một trong những điểm mạnh dễ thấy mà ông đã mang lại cho Đạo Công Giáo ở Anh—ngoài việc là một trong những người nói nhiều nhất ở mọi thời đại—là sự quen thuộc cụ thể với văn hóa Công Giáo và cuộc sống hàng ngày trên Lục địa. Là một người mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí thức, ông phải tự nuôi sống mình bằng cách sản xuất một lượng đều đặn các tập sách sống động về nhiều chủ đề khác nhau—lịch sử, văn hóa, chiến tranh, tôn giáo—sau đó, như ông vẫn tin, ông đã bị từ chối chức giáo sư tại Oxford (nơi ông từng nghiên cứu lịch sử) vì đạo Công Giáo của mình. Ông bắt đầu giải quyết một số vấn đề lịch sử tương tự mà Christopher Dawson sau này sẽ giải quyết bằng sức mạnh ngang nhau. Nhưng bằng tính khí và sự lựa chọn, Belloc đã áp dụng một thái độ thông minh nếu không nói là ngoan cố đối với Phong trào Thệ phản và sự độc quyền của nó đối với tư tưởng Anh, vốn rất cần được mở rộng vượt ra ngoài những giả định văn hóa tiêu chuẩn của nó. Thật vậy, có thể nói rằng những nỗ lực của Belloc nhằm chỉnh sửa tính cách biệt của Anh thông qua sự quen thuộc của ông với các mối liên hệ lịch sử sâu sắc của lục địa Châu Âu với Giáo hội là một đặc điểm chung giữa nhiều nhân vật vĩ đại của Anh trong cuộc phục hưng văn học Công Giáo hiện đại.
Cha Martin D'Arcy đã từng mô tả tầm vóc của Belloc khá chính xác, gọi ông là "Tiến sĩ Công Giáo Johnson", (4) một ý kiến được lặp lại bởi Thời báo Luân Đôn khi Belloc qua đời. Giống như Johnson, Belloc không chỉ là một nhà văn vĩ đại mà còn là một trong những nhân vật ấn tượng nhất của thời kỳ này, như nhiều nhân chứng đã xác nhận. Từ những ngày tranh luận tại Liên minh Oxford cho đến khi căn bệnh lão suy bắt đầu cướp đi sức lực của ông, ông luôn là một tiếng nói sôi nổi và có mặt trong bất cứ cuộc tụ tập bằng hữu nào. Nhưng ông là một Tiến sĩ Johnson Công Giáo, và không bao giờ phải xin lỗi về đức tin của mình, thậm chí còn trong số những người có thành kiến mạnh mẽ đối với Thệ Phản. Trong một tình tiết khét tiếng, trong một cuộc mít tinh chính trị khi ông đang ứng cử vào Quốc hội để đại diện cho Nam Salford, ông đã bị chỉ trích vì là một “duy giáo hoàng”. Belloc lấy chuỗi tràng hạt của mình ra và trả lời một cách đặc trưng: “Tôi quỳ xuống và lần tràng hạt này bao lâu có thể mỗi ngày. Nếu bạn bác bỏ tôi vì lý do tôn giáo của tôi, tôi sẽ cảm ơn Thiên Chúa vì Người đã tha cho tôi sự sỉ nhục làm người đại diện cho bạn.” (5) Đám đông yêu thích điều đó, và Belloc đã giành được ghế.
Nhưng Belloc cũng có thể là người khó tính thất thường trong môi trường Công Giáo. Trong một trường hợp nổi tiếng khác, ông đã từng quỳ gối theo kiểu Pháp trong Thánh lễ tại nhà thờ Công Giáo tráng lệ nhất Luân Đôn, Nhà thờ Westminster. Một ông từ nhà thờ chính toà đến gần ông nói:
“Xin lỗi, thưa ngài, ở đây, chúng tôi đứng.”
"Xuống hỏa ngục đi."
“Xin lỗi, thưa ngài, tôi không biết ngài là người Công Giáo.” (6)
Và đây không phải là trường hợp duy nhất mà lòng mộ đạo và một sự thô lỗ nào đó biểu lộ đồng thời trong suốt cuộc đời của Belloc. Thậm chí có thể nói rằng ông nghĩ rằng tính cộc cằn là một trong những yếu tố cần thiết của một lòng mộ đạo Công Giáo thực sự xứng đáng với cái tên ở nước Anh tự mãn vào thời ông.
Tuy nhiên, những cuốn sách đầu tiên của ông, và một số tác phẩm hay nhất của ông, là những tập thơ nhẹ nhàng và thông minh dành cho trẻ em, đặc biệt là The Bad Child’s Book of Beasts [Cuốn sách về những con thú của đứa trẻ hư], More Beasts for Worse Children [Những con thú khác dành cho những đứa trẻ tồi tệ hơn], và Cautionary Verses [Những câu thơ thận trọng]. (7) Cuốn cuối cùng bắt đầu với lời khẩn khoản yêu cầu người đọc trẻ tuổi, lời kêu gọi kết luận:
“Và khi những lời cầu nguyện của em hoàn thành trong ngày,
Em yêu dấu, đôi bàn tay nhỏ bé của em
Tôi nghĩ cũng được tạo ra để cầu nguyện
Cho những người đàn ông đã đánh mất vùng đất thần tiên của họ.”
Cả Belloc và Chesterton đều viết xuất sắc về kiểu tuổi thơ hay thay đổi này được kết hợp với những mục đích nghiêm túc hơn. Cả hai người đàn ông đều bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc đối với sự ngây thơ vô tội. Và theo một nghĩa nào đó, Chesterton, hơn hầu hết bất cứ nhà văn nào của thế kỷ 20, đã gìn giữ trong suốt cuộc đời mình một loại niềm vui thích kéo dài của trẻ thơ đối với thế giới như lập trường thực sự của một Kitô hữu đối với sáng thế. Bài thơ “A Second Childhood” [Thời thơ ấu thứ hai] của ông là một đại diện chính đáng cho thái độ của cả hai người đàn ông:
“Khi tất cả những ngày của tôi đang kết thúc
Và tôi không còn bài hát để hát,
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không quá già
Để nhìn chằm chằm vào mọi sự;
Như trước đây tôi nhìn chằm chằm vào một cánh cửa nhà trẻ
Hoặc một thân cây cao và một cái xích đu.
Nơi lòng thương xót nặng ký của Chúa treo lơ lửng
Trên mọi tội lỗi của tôi và chính tôi,
Vì Người không lấy đi
Nỗi kinh hoàng khỏi thân cây
Và các viên đá vẫn bóng loáng dọc đường
Đều là và không thể là.
Những người đàn ông quá già để yêu, em yêu,
Những người đàn ông quá già để uống rượu,
Nhưng tôi sẽ không quá già để thấy
Ánh sáng ban ngày phi thường chiếu sáng,
Đổi bụi trong phòng tôi thành tuyết
Cho đến khi tôi nghi ngờ liệu nó có là của tôi hay không.
Kìa, lòng thương xót lên vương miện tan chảy,
Những bất ngờ đầu tiên ở lại;
Và trong đống rác của tôi rơi một món quà
Mà vì nó tôi không dám cầu xin:
Rằng một người đàn ông quen với đau buồn và niềm vui
Nhưng không quen với đêm và ngày.
Những người đàn ông quá già để yêu, em yêu,
Những người đàn ông quá già để nói dối;
Nhưng tôi sẽ không quá già để thấy
Đêm mênh mông phát sinh,
Một đám mây lớn hơn thế giới
Và một con quái vật làm bằng mắt.
Tôi cũng không xứng đáng để cởi
Dây giày của tôi;
Hoặc phủi bụi khỏi chân tôi
Hoặc chiếc gậy đưa tôi đó đây
Trên mặt đất quá tốt để tồn tại,
Quá chắc chắn để trở thành sự thật.
Những người đàn ông quá già để tán tỉnh, em yêu,
Những người đàn ông quá già để kết hôn;
Nhưng tôi sẽ không quá già để thấy
Treo điên cuồng trên đầu
Những xà nhà đáng kinh ngạc khi tôi thức dậy
Và tôi thấy mình chưa chết.
Một hồi hộp sấm sét trong tóc tôi:
Mặc dù những đám mây đen thấy rõ,
Tôi vẫn bất ngờ và giật mình
Bởi giọt mưa đầu tiên:
Sự lãng mạn và niềm tự hào và niềm đam mê đều qua đi
Chỉ còn đây những giọt mưa.
Những thảm cỏ bò lổm ngổm lạ kỳ,
Các cửa sổ trời rộng mở:
Vì vậy, trong ân sủng nguy hiểm này của Thiên Chúa
Với tất cả tội lỗi của tôi ra đi, tôi:
Và mọi thứ phát triển mới mặc dù tôi già đi,
Dù tôi già đi và chết đi. (8)
Những câu thơ của Belloc dành cho trẻ em đôi khi cũng hoạt động theo những dòng này, nhưng ông cũng chỉ ra một số luân lý khéo léo. Cuốn đầu tiên trong Cautionary Tales của Belloc (một số ấn bản có tựa đề Cautionary Verses [Những Vần thơ Cảnh cáo) có tiêu đề, "Jim, Người đã chạy trốn khỏi Y tá của mình và bị Sư tử ăn thịt", và dạy bài học sau:
“Cha của em, người tự chủ,
Mời tất cả trẻ em đến xung quanh
Đến kết cục khốn khổ của James,
Và luôn giữ cô Y tá
Vì sợ phát hiện ra điều gì đó tồi tệ hơn.”
Giữa phần nhiều những điều vô nghĩa được truyền cảm hứng, việc bám vào thẩm quyền đúng đắn lặp đi lặp lại cho đến khi cuốn Ladies and Gentlemen [Quý bà và quý ông ] của Belloc tuyên bố một biến thể tôn giáo về chủ đề sau: “Đạo đức là (thực sự là như vậy!), / Bạn không được đùa dỡn với Kinh Tin Kính. ”
Hồng Y Manning của Luân Đôn, người đã gây ấn tượng sâu sắc với mẹ của Belloc đến nỗi bà trở thành người Công Giáo, cũng gây ảnh hưởng lớn đến Belloc, giống như ngài đã làm với toàn bộ Giáo hội Anh vào thời của mình. Belloc đã gặp ngài nhiều lần và luôn ghi nhớ một nhận xét mà vị Hồng Y đã từng nói với cá nhân ông: “Tất cả xung đột của con người suy cho cùng đều là thần học”. Giống như Christopher Dawson, ông đã mang đến một quan điểm Công Giáo cho các sự kiện lịch sử, thường đủ để soi sáng nhiều điều khác nhau mà các sách lịch sử tiêu chuẩn Thệ phản bỏ qua — đặc biệt là về nước Anh. Chẳng hạn, ông đã chỉ ra nhiều lần rằng tầng lớp quý tộc Anh có được khối tài sản kếch sù từ việc cướp đoạt đất đai của các đan viện và Nhà thờ trong thời kỳ Cải cách. Và theo cách kể của ông (không hoàn toàn chính xác, như sẽ thấy ở bên dưới), những bất công xã hội sau này đều đã dựa trên chính sự bất công đầu tiên này, còn hơn cả sự lừa dối của Henry VIII và những tranh chấp thần học với những người theo thuyết Calvin (mặc dù ông cũng tố cáo những điều đó). Quan điểm của ông về Cách mạng Pháp nói riêng — đặc biệt là nó đã đi theo một hướng sai lầm và không cần thiết khi đặt Giáo hội và nền dân chủ chống lại nhau — là quan điểm mà Belloc chia sẻ với Péguy. Và ông đã thuyết phục được nhiều người trong thế giới nói tiếng Anh, những người có thể nghiêng về sự phê phán sắc bén của Edmund Burke đối với cuộc xung đột ở nước ngoài đó, đặc biệt là Chesterton. Hơn nữa, Belloc đã làm nổi bật trở lại một khái niệm tổng quát hơn về tôn giáo với tư cách là một lực lượng công cộng quan trọng, không chỉ đơn thuần là lực lượng tư nhân, trong việc hiểu quá khứ và hiện tại.
Việc trước tác của Belloc luôn mạnh mẽ - bản thân nó vốn là một kỳ tích vì ông phải gấp rút cho ra đời nhiều cuốn sách để kiếm sống (điều này cũng có thể góp phần nào đó vào xu hướng của ông hướng tới những lời giải thích “Công Giáo” sâu rộng về những câu hỏi lịch sử phức tạp). Tuy nhiên, cuốn sách đầu tiên và có lẽ là lâu dài nhất của ông dành cho người lớn là The Path to Rome [Đường tới Rôma]. Tiêu đề là một tiêu đề theo nghĩa đen. Là một người theo đạo Công Giáo, Belloc không cần phải viết về một cuộc trở lại đạo - mà tiêu đề có thể gợi ý cho độc giả hiện đại. Nó kể lại chuyến hành hương mà ông đã đi bộ—“vì tội lỗi của tôi”—từ Toul ở Alsace, nơi ông đã thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình trong một năm trong Quân đội Pháp, qua dãy Alps đến Ý và xuống Rôma để có mặt trong Lễ Thánh Phêrô và Phaolô. Không rõ chính xác điều gì đã thôi thúc ông thực hiện cuộc hành trình đó, mặc dù Belloc gợi ý rằng nó có liên quan gì đó đến bức tranh Đức Trinh Nữ Maria ở nơi sinh của ông ở Pháp. Nhưng bất kể nguồn gốc tôn giáo của nó là gì, và với tất cả những lỗi lầm nhỏ của nó, cuốn sách là một tác phẩm kinh điển: một bản tường thuật kỳ diệu về một cuộc hành trình đơn độc tuyệt vời bằng cách đi bộ qua một phong cảnh đáng chú ý mà chỉ có cảm hứng văn học vĩ đại của Belloc mới sánh được. Và với một thiên phú bổ sung: giống như Chesterton, Belloc có năng khiếu vẽ, và ông đã minh họa bằng những phác thảo bút chì một địa hình mà, ở nhiều chỗ, có thể giết chết nhiều người đàn ông khác và suýt giết chết chính ông.
Toàn bộ tác phẩm thấm đẫm một cảm thức độc lập và tự do hiếm có—một năng lực và sự đơn giản gần như nguyên thủy. Belloc chơi với một “Lector” [Độc giả] tưởng tượng trong vài trang ở phần đầu trước khi bắt tay vào công việc. Điều này thật đáng tiếc vì nó mang lại ấn tượng sai lầm rằng toàn bộ cuốn sách sẽ là một thứ phù phiếm vô mục đích. Điều đó chắc chắn đã ngăn cản một số độc giả đến với nhiều trang đáng nhớ kể lại những cuộc phiêu lưu trên con đường đầy thử thách này và những quan sát nhỏ nhặt về con người và thiên nhiên hiếm khi được kể lại một cách mạnh mẽ như vậy. (Hai trong số các tập khác của Belloc—The Four Men [Bốn Người Đàn Ông], một “farrago” [món hổ lốn] kể về một chuyến đi bộ băng qua quê hương Sussex của ông, và The Cruise of the Nona [Du thuyền Nona], Nona là con thuyền yêu quý của Belloc—có chung một năng lực nam tính.) Đối với tất cả những yếu tố hấp dẫn này, Belloc bổ sung thêm một khía cạnh có tính xác định khác: sự hiện diện của nền văn hóa Công Giáo cũ của châu Âu như là xương sống thực sự của cuộc sống hàng ngày cụ thể, khác xa với các chuyến tàu hỏa và các tiện nghi khác của nền văn minh hiện đại. Toàn bộ tạo thành một loại gần gũi [immediacy] mới mẻ của Công Giáo trong thế giới vốn mang một số nét tương đồng với những nỗ lực hiếm hoi hơn nhiều của Gerard Manley Hopkins để đạt được sự tiếp xúc trực tiếp với sáng thế nguyên thủy của Thiên Chúa.
Khi không thể theo kịp chương trình gian khổ này, Belloc cảm thấy mình bị thu nhỏ lại. Thật vậy, sau khi thất bại trong nỗ lực trèo qua rào cản lớn nhất giữa Thụy Sĩ và Ý - đèo Gries - ông phàn nàn, "Dãy Alps đã đánh bại tôi", và nói về con đường mà những người khác đã đi với thái độ khinh bỉ:
Tôi trở lại “The Bear” [một quán trọ], im lặng và tức giận, và không chấp nhận nỗi nhục của thất bại đó. Sau đó, sau khi ăn xong, tôi cũng im lặng quyết định lên đường như bất cứ kẻ ngốc nào khác; băng qua Furka bằng một xa lộ đẹp đẽ, giống như bất cứ khách du lịch nào, và băng qua St. Gothard bằng một xa lộ đẹp đẽ khác, như hàng triệu người đã làm trước tôi, và không phải nhìn thẳng vào mặt trời một lần nữa cho đến khi tôi quay lại sau quãng đường vòng dài của mình, trên con đường thẳng một lần nữa dẫn đến Rôma.... Mãi đến Como tôi mới cảm thấy mình là một người đàn ông trở lại.(10)
Tuy nhiên, khi Belloc ở trên cao trên những ngọn núi ngoài đường mòn đó, ông đã đối đầu và ghi lại những điều mà ít người khác có thể có được: “Hãy để tôi nói như sau: rằng từ độ cao của Weissenstein, tôi đã nhìn thấy tôn giáo của mình. Ý tôi là, sự khiêm tốn, sợ chết, sợ độ cao và khoảng cách, vinh quang của Thiên Chúa, khả năng tiếp nhận vô hạn, từ đó khơi dậy cơn khát thiêng liêng của tâm hồn; khát vọng của tôi cũng hướng tới sự hoàn thành, và niềm tin của tôi vào số phận kép. Vì tôi biết rằng chúng ta, những kẻ hay cười, có mối quan hệ họ hàng thô thiển với những đấng cao siêu nhất, và chính sự tương phản và sự cãi cọ dai dẳng này đã nuôi dưỡng nguồn vui thú trong tâm hồn của một người đàn ông lành mạnh.” (11) Người đàn ông “lành mạnh” này là chủ đề chung của Chesterbelloc, một sự tỉnh táo có tiếng vang và bắt nguồn từ sự thánh thiện.
The Path to Rome [Con đường đến Rôma ] cũng là một ghi chép về cuộc sống hàng ngày được khám phá trên đường đi với một lượng lớn rượu, thức ăn, bài hát và thi ca. Ông nói, một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Belloc đã được viết khi ông đi ngang qua Undervelier (“Ở Undervelier, họ nấu ăn tệ hơn bất cứ nơi nào tôi từng đến, có thể ngoại trừ Omaha, Neb.”). (12) Ông nhờ một nông dân cho cà phê, và khi người sau từ chối, "Tôi cho rằng anh ta là một kẻ dị giáo." Sau đó Belloc sáng tác một bài hát dọc đường:
Tất cả những kẻ dị giáo, bất kể bạn là ai,
Ở Tarbes hoặc Nîmes, hoặc trên biển,
Bạn sẽ không bao giờ có những lời tốt đẹp từ tôi.
Caritas non conturbat me [Đức ái không làm phiền tôi].
Nhưng những người đàn ông Công Giáo sống bằng rượu
Chìm sâu trong nước, thẳng thắn và tinh tế;
Bất cứ nơi nào tôi đi du lịch tôi đều thấy như vậy,
Benedicamus Domino [Ngợi khen Thiên Chúa].
Những người phụ nữ đang mang thai cô độc
Và những người đàn ông đổ mồ hôi không vì điều gì ngoài sự khinh miệt:
Nghĩa là tất cả những gì từng được sinh ra,
Miserere Domine [Xin Chúa thương xót]
Cho bản thân đáng thương của con trên giường hấp hối,
Và tất cả những người bạn đồng hành thân yêu của con đã chết,
Vì tình yêu mà con mang theo họ,
Dona Eis Requiem [xin ban cho họ yên nghỉ]. (13)
Vui đùa thỏa thích, nhưng không bất công—không phải tất cả những người dị giáo đều có nọc, và không phải tất cả người Công Giáo đều là những người uống rượu vui vẻ. Belloc thích tác động đến đạo Công Giáo cùn nhụt này, vốn phủ nhận mọi điều tốt đẹp trên thế giới và mọi nền văn minh thực sự (một thực tại sống động không được đồng nhất với những tiện nghi vật chất mà hầu hết mọi người nghĩ là nền văn minh) đối với bất cứ điều gì không minh nhiên có trong Giáo hội. Ông thậm chí còn cho rằng người Công Giáo có một cách hiểu đặc biệt về lịch sử và chuyện kể về nền văn minh phương Tây. Như ông đã diễn đạt nó một cách nổi tiếng trong một cuốn sách đáng chú ý khác, Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin]: “Một người Công Giáo khi đọc câu chuyện đó không dò dẫm nó từ bên ngoài, mà họ hiểu nó từ bên trong. Họ không thể hiểu nó hoàn toàn, bởi vì họ là một hữu thể hữu hạn; nhưng họ cũng là điều mà họ phải hiểu. Đức Tin là Châu Âu và Châu Âu là Đức Tin.” (14)
Chỉ có dòng cuối cùng của đoạn văn trên mới thường được trích dẫn, và khi đứng một mình, dường như nó đặt ra nhiều câu hỏi. Nhưng trong vòng vài trang Belloc giải thích thêm:
Người Công Giáo hiểu mảnh đất trên đó cây Đức tin ấy đã mọc lên. Theo cách mà không người nào khác có thể hiểu được, ông hiểu nỗ lực quân sự của La Mã; tại sao nỗ lực đó lại xung đột với đế chế Á Châu và thương nhân thô lỗ của Carthage; chúng ta dẫn khởi những gì từ ánh sáng của Athens; chúng ta tìm thấy thức ăn gì nơi người Ái Nhĩ Lan và người Anh, các bộ lạc Gallic, những ký ức mơ hồ nhưng khủng khiếp của họ về sự bất tử; chúng ta tuyên bố mối quan hệ anh chị em họ nào với nghi lễ của các tôn giáo sai lầm nhưng sâu xa, và thậm chí cả việc Israel cổ thời (dân tộc nhỏ bé bạo lực, trước khi họ bị đầu độc, trong khi chưa là Quốc gia ở vùng núi Giuđêa), là trung tâm như thế nào ít nhất trong cựu ức và (như người Công Giáo chúng ta nói) thánh thiêng ra sao: cống hiến cho một sứ mệnh đặc biệt.
Đối với người Công Giáo, toàn bộ viễn ảnh rơi vào đúng trật tự của nó. Hình ảnh là bình thường. Không có gì méo mó đối với họ. Diễn biến câu chuyện vĩ đại của chúng ta diễn ra dễ dàng, tự nhiên và đầy đủ. Nó cũng là chung cuộc. (15)
Tất cả điều trên đều đúng, mặc dù đã bị đẩy đi quá xa một chút; nếu không, người Công Giáo đáng lẽ đã có một vị trí nổi bật hiển nhiên trong các nghiên cứu lịch sử châu Âu, một điều đáng tiếc đã không xảy ra. Nhưng Belloc chắc chắn đúng khi cho rằng có một nền văn hóa phương Tây có thể nhận dạng được, mang ơn Công Giáo rất nhiều, có thể nắm bắt tốt nhất từ bên trong.
Tuy nhiên, kiểu tiếp cận này tan vỡ khi Belloc tìm cách sử dụng nó cho những giải thích quy mô lớn mà không thực sự giải thích được. Thí dụ, ông tin rằng phần Phổ của lãnh thổ Đức lúc bấy giờ không được dạy giáo lý đầy đủ khi Giáo hội đang mở rộng ở châu Âu - một điểm đáng tranh cãi. Nhưng sau đó ông tiếp tục đổ lỗi sự kiện này cho sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất:
Tại sao nước Phổ phát sinh? Bởi vì việc truyền giáo không hoàn hảo theo lối Byzantine của Đồng bằng Slavonic phía Đông không đáp ứng được, nên ở Phổ, cơn lũ truyền thống phương Tây sống động trào dâng từ Rôma. Phổ là một sự gián đoạn. Trong khu vực nhỏ bị bỏ quên đó, một nửa không được Đông Byzantine vun sới cũng như hoàn toàn không được vun sới bởi Tây Rôma, đã mọc lên một khu vườn đầy cỏ dại. Và cỏ dại tự gieo hạt lấy. Phổ, tức là đám cỏ dại này, không thể mở rộng cho đến khi phương Tây suy yếu do ly giáo. Nó phải đợi cho đến khi trận chiến Cải cách kết thúc. Nhưng nó đã đợi. Và cuối cùng, khi có cơ hội, nó đã phát triển một cách phi thường. Đám cỏ dại đầu tiên tràn qua Ba Lan và Đức, sau đó là một nửa châu Âu. Cuối cùng, khi nó thách thức toàn bộ nền văn minh, nó là chủ nhân của một trăm năm mươi triệu linh hồn.(16)
Điều trên làm căng thẳng niềm tin. Các quốc gia châu Âu đã gây chiến với nhau kể từ khi họ trỗi dậy—Người Công Giáo chống lại người Công Giáo cũng như người Công Giáo chống lại người Thệ phản. Nếu việc truyền bá Tin Mừng không trọn vẹn là chìa khóa giải thích, thì với bản chất sa ngã của con người, cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả là điều không thể tránh khỏi.(17)
Belloc đã có chỗ đứng chắc chắn hơn khi ông nói rõ rằng sự cân bằng trong nền văn minh do Công Giáo mang lại, với sự tách biệt về mặt định chế với nhà nước nhưng có ảnh hưởng đến tác phong, là điều kiện cần thiết để có tự do. Như ông nói về cuộc xung đột khét tiếng của Thánh Thomas Becket với vua Anh về các đặc quyền của Giáo hội:
Khi đọc câu chuyện, một người Công Giáo thấy rằng Thánh Tôma rõ ràng và nhất thiết phải đánh mất, về lâu dài, mọi điểm cụ thể mà ngài đã nêu bật, thế nhưng ngài đã cứu được khắp châu Âu điều lý tưởng mà ngài rất nổi bật. Một người Công Giáo hiểu rõ lý do tại sao sự nhiệt tình của dân chúng tăng lên: việc bảo đảm có được một hiện sinh lành mạnh và hợp luân của người dân thường chống lại mối đe dọa của những người giàu có, và quyền lực của Nhà nước - chính quyền tự trị của Giáo hội nói chung, đã được bảo vệ bởi một quán quân cho đến chết. Vì nền luân lý do Giáo hội đặt để là bảo đảm của tự do. (18)
Một người Công Giáo hiểu điều này, chẳng hạn như các Nhà lập quốc Hoa Kỳ hiểu điều này bởi vì kỷ luật bản thân được hình thành trong đức tin là động lực thúc đẩy loại tự do ngăn cản nhà nước nuốt chửng mọi sự.
Về phương diện này, Belloc đúng khi phản đối một truyền thống từ thời Phong trào Ánh sáng, và ở Anh, đặc biệt từ Gibbon, cho rằng Kitô giáo chỉ trở thành tôn giáo của La Mã khi nó suy tàn. Ông phản bác: “Đức tin là điều mà La Mã đã chấp nhận khi trưởng thành; Đức tin cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của nó, mà đúng hơn là người bảo tồn tất cả những gì có thể được bảo tồn.” (19) Đó là một điều chỉnh thực sự đối với lối chép sử cũ chống Công Giáo, và các nghiên cứu lịch sử tiếp theo đã xác nhận điều đó một cách rộng rãi. Cũng có thể nói một điều tương tự về quan điểm của Belloc đối với Thời đại “Tối tăm” và Trung cổ: chúng không tối tăm như thời Phục hưng và Phong trào Ánh sáng vốn tin, và Giáo hội không phải là nguyên nhân của bóng tối mà là người bảo vệ ánh sáng khi có thể trong điều kiện xã hội đã thay đổi. Chống lại huyền thoại cho rằng các bộ lạc Teutonic mang các xung lực dân chủ đến châu Âu, Belloc khẳng định rằng thói quen bỏ phiếu của đan viện, chẳng hạn, thường nằm sau các thực hành dân chủ sau này. Và Giáo hội, không ngăn cản việc học tập, đã hỗ trợ các trường học và thành lập các trường đại học vì sự đánh giá cao thực sự đối với nhận thức, điều mà Giáo Hội đã chứng tỏ kể từ khi bước vào thời thế giới cổ thời. Điều này cũng đã được xác nhận bởi nền học thuật sau này.
Ở nhiều điểm, rõ ràng mục tiêu chính của Belloc là cảm thức sai lầm về lịch sử đã tìm đường vào các sách giáo khoa của Anh. Tính đa dạng trong sự thống nhất của Đế Quốc La Mã Cổ và Giáo Hội Rôma Cổ đã bị bóp méo vì lợi ích của một huyền thoại quốc gia có tính tâng bốc. Như ông thường lập luận, Giáo hội là một định chế cụ thể với những nguyên tắc nhất định, không phải là một tâm trạng mơ hồ hay “đức tin” gần như không có nội dung. Đó là điều cho phép Giáo Hội sinh tồn và phát triển trước những thế lực có thể dễ dàng áp đảo mình. Và các Kitô hữu hiểu điều này một cách theo bản năng:
Họ gắn liền với quan niệm về một sự vật: về một cơ phận có tổ chức được thành lập vì một mục đích đã định, ra kỷ luật một cách dứt khoát và đáng chú ý vì sở hữu một tín lý cụ thể và được định tín. Khi nói về ba thế kỷ đầu tiên, người ta có thể nói về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa Epicure, hoặc chủ nghĩa tân Platông; nhưng người ta không thể nói về “chủ nghĩa Kitô giáo” hay “chủ nghĩa Kitô”. Thật vậy, không ai thiếu hiểu biết hoặc phi lịch sử đến mức thử những cụm từ đó. Nhưng cụm từ “Kitô giáo” [Christianity] hiện nay, được người hiện đại sử dụng như đồng nhất với cơ phận Kitô giáo vào thế kỷ thứ ba, về mặt trí thức tương đương với “chủ nghĩa Kitô giáo” [Christianism] hoặc “chủ nghĩa Kitô” [Christism]; và, tôi xin nhắc lại, nó bao hàm một ý tưởng hết sức phi lịch sử; nó nghe như một điều gì đó sai về mặt lịch sử; một điều gì đó không bao giờ hiện hữu. (20)
Tương tự như vậy, Belloc đã cho nổ tung - đúng như vậy - huyền thoại cho rằng “các bộ lạc man rợ” mạnh mẽ đã lật đổ một đế chế thối nát. Trên thực tế, những nhân vật như Alaric là người La Mã khi sinh ra, có thể là người Đức do nguồn gốc gia đình, và được đào tạo thành sĩ quan quân đội La Mã trước khi được cho là “xâm lược” các dân tộc Địa Trung Hải mềm yếu. Về điểm này, ông giống với nhiều vị tướng trước đây từng tham gia vào các cuộc nội chiến ở lãnh thổ La Mã. Ông ta tiếp quản lãnh thổ La Mã khi điều đó có vẻ có lợi cho ông ta. Belloc đã vượt xa phần lớn nền học giả Anh vào thời của ông về những vấn đề này, điều mà các nhà sử học ngày nay thường chấp nhận như ông hiểu chúng. Ông đúng khi mô tả sự sụp đổ và cuộc chinh phục được cho là của đế quốc như sau: “Không có cuộc chinh phục nào như vậy. Tất cả những gì đã xảy ra là một sự biến đổi nội bộ của xã hội La Mã, trong đó các chức năng chính của chính quyền địa phương rơi vào tay những người đứng đầu các lực lượng phụ trợ địa phương trong Quân đội La Mã. Vì các lực lượng phụ trợ này giờ đây chủ yếu là man rợ nên nhân cách của các thống đốc địa phương mới cũng vậy.” (21) Sự kiện này cũng thay đổi quan điểm của chúng ta về Các Thời Đại “Đen tối”, cho dù đế quốc nói chung nay đã tan thành nhiều mảnh, các thống đốc địa phương vẫn bảo tồn phần lớn các đặc tính cơ bản trước đó, và một số trong số họ đã phát triển thành các vị vua bắt đầu cai trị các vương quốc đã trở thành các quốc gia hiện đại. Tất cả những điều này nhằm mục đích dẫn đến một cách hiểu khác về nước Anh hiện đại, mà Belloc cho thấy là một phần của cùng một nền văn minh, trái ngược với việc tạo ra huyền thoại quốc gia gần đây.
Belloc rõ ràng đã đánh cuộc lớn vào mạch truyện khác biệt này. Như ông nói về những huyền thoại quốc gia, “Chúng không những khiến một người Anh không biết gì về quốc gia của mình và do đó không biết gì về bản thân mình, chúng còn khiến tất cả mọi người không biết gì về châu Âu: vì hiểu biết về nước Anh trong giai đoạn 500-700 cũng như trong giai đoạn 1530 —1630 là thước đo của lịch sử châu Âu: và nếu bạn sai ở hai điểm này thì bạn đã sai về tổng thể.” (22) Ông lập luận rằng nước Anh đã không trở nên tự do và ngoại hạng vì những cuộc được cho là xâm lược của người Teuton hoặc người Viking trong các Thời đại Đen tối và việc tự giải phóng nó khỏi Rôma trong thời kỳ Phục hưng. Belloc không gặp khó khăn gì trong việc phá bỏ những lập luận lịch sử vô căn cứ cho cuộc xâm lược và thống trị của phương Bắc. Nhưng đồng thời người đọc không thể không cảm thấy rằng khi bác bỏ một sự hiểu lầm thô thiển, ông đang bỏ qua một số thực tại - những thực tại không hoàn toàn tách rời nước Anh khỏi nền văn minh Kitô giáo nói chung của phương Tây, nhưng đã mang lại cho nước Anh một số nét khác biệt và thậm chí có lẽ các nét cải tiến không phổ biến ở Lục địa.
Cuối cùng, Belloc dường như đổ lỗi phong trào Cải cách cho ma quỷ. Và khi tiến gần đến thời hiện đại hơn, ông chỉ có thể nói rằng Giáo hội cuối cùng sẽ nhân bản hóa những phát triển hiện đại, nhưng chúng đến quá nhanh và choáng ngợp trong một khoảnh khắc yếu ớt. Một trong những kết quả nguy hiểm nhất là bóc lột kinh tế và phá vỡ sự cân bằng tâm linh của các xã hội phương Tây; một lý do khác là sự phát triển ma quái của một nhà nước hiện đại chi phối mọi sự vốn không còn đối trọng về mặt định chế trong Giáo hội:
Con người có thể và đã nổi dậy chống lại một chính phủ đặc thù, nhưng đó chỉ là để thiết lập một thứ gì đó cũng tuyệt đối ngang bằng thay thế cho nó. Không phải hình thức, nhưng sự kiện chính phủ được tôn thờ.
Tôi sẽ không lãng phí thời gian của độc giả trong bất cứ cuộc thảo luận nào về nguyên nhân của cơn sốt chính trị đáng kinh ngạc đó. Phải nói rằng trong một khoảnh khắc, nó đã thôi miên cả thế giới. Có lẽ nó không thể hiểu được đối với thời Trung cổ. Nó quả không thể hiểu được cho đến thế kỷ XIX. Nó hoàn toàn chiếm đoạt thế kỷ mười sáu. Nếu hiểu nó, phần lớn chúng ta hiểu được điều gì đã làm cho cuộc thành công của Cải cách trở thành khả hữu. (23)
Và chính bàn thua cuối cùng của Nước Anh cách riêng đã củng cố sự chia rẽ vĩnh viễn của Kitô giáo ở châu Âu: “Điều mà chúng ta gọi là 'Cuộc cải cách', trong yếu tính, là phản ứng của những nơi man rợ, những nơi được dạy dỗ tồi tệ và bị cô lập bên ngoài nền văn minh La Mã cổ và đã ăn sâu, chống lại ảnh hưởng của nền văn minh đó.” (24)
Belloc và Chesterton đều chấp nhận cách viết sử khá khác biệt này, với lời biện hộ cho Công Giáo như nền tảng thực sự của cả nền văn minh trần thế lẫn sự cứu rỗi trên trời—trái ngược hoàn toàn với những giả định văn hóa thông thường. Nhưng đối với họ đó không phải là một điểm trí thức trừu tượng. Nó có sự hiện thân ngay lập tức, cụ thể trong thế giới. Theo kinh nghiệm của họ, nó có thể dẫn đến một số quan điểm đứng sát bên nhau một cách thú vị. Chesterton kể một câu chuyện trong Tự truyện của mình về việc Henry James, tiểu thuyết gia người Mỹ rất tinh tế, đã đến thăm nhà Chesterton một lần khi Belloc xông vào vườn “đòi thịt xông khói và bia”:
Henry James nổi tiếng là tinh tế; nhưng tôi nghĩ rằng tình huống đó là quá tinh tế đối với ông ta. Cho đến ngày nay, tôi vẫn nghi ngờ liệu ông ta, trong số tất cả đàn ông, còn nhớ tình huống trớ trêu của vở bi kịch hay nhất mà ông ta từng đóng hay không. Ông ta rời Mỹ vì ông ta yêu Châu Âu, và tất cả những gì có nghĩa là Anh hoặc Pháp; giai cấp quý tộc, sự hào hiệp, các truyền thống dòng dõi và địa điểm, cuộc sống từng đã được sống bên dưới những bức chân dung cũ kỹ trong những căn phòng ốp gỗ sồi. Và ở đó, phía bên kia bàn trà, là châu Âu, là thứ cũ kỹ đã tạo nên nước Pháp và nước Anh, hậu duệ của các điền chủ Anh và những người lính Pháp; rách rưới, râu ria xồm xoàm, la hét đòi bia, không xấu hổ trước mọi sắc thái nghèo khó và giàu sang; nằm ườn ra, dửng dưng, an toàn. Và những gì nhìn qua nó vẫn là sự tinh tế Thanh giáo của Boston; và không gian mà nó nhìn qua còn rộng hơn cả Đại Tây Dương. (25)
Nhìn một cách trọn vẹn, toàn bộ các thái độ mang nhiều sắc thái và thách thức hơn so với vẻ ngoài lúc đầu. Mặc dù việc Belloc bác bỏ hoàn toàn chính trị và kinh tế hiện đại như một sự khác biệt với những gì ông coi là sự sắp xếp lành mạnh hơn của thời Trung cổ và các quốc gia Công Giáo là không hoàn toàn đúng, nhưng ông nắm được một số điểm chính. Cần lưu ý rằng Belloc tỏ ra gay gắt với những người Thệ phản (và Công Giáo Nhặt nhiệm - một điều mâu thuẫn về từ ngữ đối với ông) bởi vì điều này cũng giải thích một phần - dù chỉ một phần - một số điều ông nói về người Do Thái, một điều trong thế giới hậu Shoah đã khiến một số người coi Belloc là một kẻ bài Do Thái thô bạo. Điều này khá sai. Belloc đã kinh qua những thời kỳ ngưỡng mộ Chủ nghĩa phát xít và một nhân vật như Mussolini - có vẻ như chủ yếu là vì những gì họ có mà nước Anh thiếu. Nhưng ông bác bỏ như là vô nghĩa và nguy hiểm kiểu chủ nghĩa bài Do Thái nhắm vào chính người Do Thái. Ông có một số bạn bè Do Thái thân thiết, những người hiểu ông đang làm gì. Tuy nhiên, ông có thể sử dụng thứ ngôn ngữ đối với chúng ta có vẻ khá “bài Do Thái” khi nói về người Do Thái với tư cách là những người tham gia vào chủ nghĩa tư bản hiện đại, một thuật ngữ gần như ma quỷ đối với Belloc. (26) Đây không phải là tất cả những gì chúng ta có thể yêu cầu từ một người Công Giáo hiện đại. Nhưng giống như Charles Péguy ở Pháp, tiếng nói của ông, trong yếu tính, phát xuất từ và hết sức nỗ lực bảo vệ những cách thức phổ biến cũ đã phát triển từ một dân Công Giáo và thậm chí sau đó nhanh chóng biến mất do sự lan rộng của các nền kỹ thuật và kinh tế hiện đại.
Việc những cách thức cũ đang biến mất hết sức rõ ràng. Việc thời Trung cổ là “thời kỳ hạnh phúc nhất trong lịch sử quá khứ của chúng ta”, (27) như Belloc lập luận trong The Servile State [Nhà nước nô dịch], một cuốn sách đáng nhớ khác của ông, lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tất nhiên, Đạo Công Giáo phát triển mạnh mẽ vào thời Trung Cổ, và không nghi ngờ gì về việc Kitô giáo đã giúp biến xã hội Hy Lạp-La Mã cổ đại dựa trên chế độ nô lệ thành một xã hội phong kiến trong đó giai cấp nông dân có một số phần đất đai. Nhưng mối liên hệ chính xác giữa hai điều này không rõ ràng lắm. Ngay cả Belloc cũng thừa nhận những ghi chép còn sót lại không cho chúng ta biết nhiều lắm. Bằng cách nào đó, nô lệ đã biến thành nông nô, nhưng chúng ta không thấy nhiều giáo huấn Kitô giáo thẳng thừng chống lại chế độ nô lệ cho đến Thời đại Khám phá (Age of Discoveries], vượt quá đỉnh cao của thời Trung cổ. Belloc lập luận thêm rằng cảnh ngộ hiện đại của người lao động ít do kỹ nghệ hóa bằng do sự tôn thờ Mammon [thần tài] dưới sự thúc đẩy của người theo học thuyết Calvin và sự bóc lột công nhân một cách khủng khiếp và sự bất bình đẳng kinh tế, lan rộng từ Anh sang phần còn lại của thế giới. Bất chấp mọi cuộc nói chuyện của chúng ta về dân chủ và thị trường tự do, Belloc dự đoán chính phương Tây cũng đang hướng tới tình trạng nô lệ, chắc chắn như Marx đã từng dự đoán.
Belloc đã thuyết phục Chesterton rằng đây là lịch sử thực sự bị che giấu bởi các sách lịch sử chính thức, và cả hai về cơ bản vẫn trung thành với cách đọc quy mô lớn này về quá khứ và hiện tại. Nhưng những ghi chép mà chúng tôi có có thể đã và đang được đọc theo những cách rất khác với câu chuyện mà Belloc cố gắng làm chúng kể lại. Thí dụ, các phường hội đã hạn chế cạnh tranh kinh tế và do đó, theo một nghĩa nào đó, ngăn chặn sự bất bình đẳng phát triển trong một số ngành nghề nhất định. Nhưng đây không phải là một phước lành đơn thuần. Cạnh tranh trong thị trường làm giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ. Và các phường hội và các biện pháp khác được cho là ngăn chặn sự bất bình đẳng cũng hạn chế tư cách thành viên và làm chậm phát minh và đổi mới. (Ngay cả Belloc cũng thừa nhận ở những nơi khác rằng các phường hội đến để bảo vệ “đặc quyền” trong “sự tham nhũng” của họ.) Hơn nữa, theo thuật ngữ lịch sử đơn giản, sự chuyển dịch từ phân phối đất đai thời trung cổ sang chủ nghĩa tư bản hiện đại rõ ràng cũng không theo sự phát triển của Thệ phản. Belloc đúng khi cho rằng tầng lớp quý tộc Anh trở nên giàu có vì giới quý tộc Anh chiếm đoạt đất đai từ các đan viện và các tài sản khác của Giáo hội. Nhưng tầng lớp quý tộc đó là một điều hoàn toàn khác với trật tự kinh tế và kỹ nghệ hiện đại, vốn không phát triển từ việc truất hữu Giáo Hội. Và một thí dụ đáng chú ý là Pháp về cơ bản đã đi theo con đường giống như Anh mà không có ảnh hưởng mạnh mẽ của Thệ phản.
Chương trình xã hội của Belloc và Chesterton được gọi là “chủ nghĩa phân phối”[ distributism], một nỗ lực nhằm khôi phục lại việc phân phối rộng rãi hơn của tài sản sản xuất để thoát khỏi hai tệ nạn là chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân triệt để (được họ cũng như nhiều người khác trong Giáo hội coi là tương đương với một chủ nghĩa tư bản không kiềm chế). Trong cách viết lịch sử này, Phong trào Thệ Phản trực tiếp dẫn đến các tệ nạn xã hội, không bao giờ dẫn đến bất cứ lợi ích nào của con người. Châu Âu Tiền Cải cách dường như chưa bao giờ trải qua bất cứ vấn đề nào được chúng ta thấy trong xã hội Hậu Cải cách. Vì vậy, như ông đã tóm tắt trong cuốn Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], bây giờ chúng ta có:
Sự ghê tởm của chủ nghĩa kỹ nghệ; việc mất đất và vốn của người dân ở các khu vực lớn của châu Âu; sự thất bại của khám phá hiện đại để phục vụ cùng đích của con người; hàng loạt các cuộc chiến tranh lớn hơn và vẫn còn lớn hơn sau đó với mức độ khốc liệt và hủy diệt ngày càng gia tăng nhanh chóng—cho đến khi số người chết được tính bằng hàng chục triệu; sự hỗn loạn và bất hạnh ngày càng tăng của xã hội - tất cả những điều này gắn liền với nhau, mỗi thứ rơi vào vị trí của nó và hàng trăm hiện tượng nhỏ hơn nữa, khi chúng ta đánh giá đúng bản chất và mức độ nghiêm trọng của thảm họa căn bản đó, như chúng ta có thể làm ngày nay. (28)
Tất nhiên, có một số sự thật trong mỗi chủ trương này, nhưng ít sự thật hơn trong việc chúng “gắn liền với nhau”.
Belloc và Chesterton đã nhận diện một quá khứ hấp dẫn nhiều người trong thế giới hiện đại: cuộc sống làng quê của cộng đồng mặt đối mặt, sự gần gũi với thiên nhiên và ý thức truyền thống về Thiên Chúa như đang hoạt động trong các thế giới tự nhiên và nhân bản ấm cúng này – điều mà J. R. R. Tolkien sẽ làm cho bất tử trong Lord of the Rings [Chúa tể của những chiếc nhẫn] như là Quận Huyện [Shire]. Thật vậy, một số đoạn trong Belloc kể lại chuyến du hành của ông dường như dự đoán những cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong Lord of the Rings. Nhưng giờ đây chúng ta biết ngoài mọi tranh cãi hợp lý rằng hồ sơ lịch sử không xác nhận bức chân dung lý tưởng hóa về những gì chúng nghĩ đã từng hiện hữu. Và ngay cả Quận Huyện [Shire] cũng cần một trật tự quân sự và chính trị lớn hơn nhiều để xua đuổi cái ác. Chủ nghĩa phân phối, dù hấp dẫn với những mục tiêu nhân ái của nó, không thực sự là một giải pháp thiết thực cho các vấn đề kinh tế và chính trị hiện đại và không bao giờ có thể tạo ra sự thịnh vượng và quan trọng hơn, sự độc lập mà chúng tìm kiếm. (29) Các giải pháp hữu hiệu cho một số vấn đề xã hội hiện đại vẫn còn cần được tìm ra.
Belloc dự đoán rằng chủ nghĩa tư bản không ổn định và chắc chắn sẽ tạo ra chủ nghĩa xã hội và chế độ nô lệ, hoặc chủ nghĩa phân phối và tự do. Tất nhiên, trên thực tế, nhiều vấn đề đã nảy sinh trong các xã hội tư bản chủ nghĩa và tiếp tục hiện hữu, nhưng những giải pháp thay thế rõ ràng này đã được vẽ vời quá mức. Phần lớn, tư bản và lao động trong thế kỷ 20 đầy sóng gió đã đi theo con đường ít triệt để hơn như Đức Lêô XIII đã mô tả trong Rerum Novarum. Đức Lêô nói, về nguyên tắc, chúng không đối lập nhau, nhưng mỗi bên đều là những thành phần quan trọng trong một tổng thể xã hội, với các quyền và trách nhiệm tương ứng. Đó là loại xã hội xuất hiện ở Anh, Pháp và Mỹ, bất kể lịch sử tôn giáo của họ, và tiếp quản ở Đức, Ý và Tây Ban Nha sau thời kỳ Phát xít của họ. Người lao động ở tất cả các quốc gia đó đều khá giả hơn nhiều so với nhiều quốc vương và quý tộc thời Trung Cổ, ngay cả khi các nền dân chủ hiện đại vẫn phát triển chậm chạp—giống như mọi xã hội được biết đến trong lịch sử—với vô số bất bình đẳng và bất ổn về chính trị và kinh tế—và giờ đây đang phải đối đầu với các vấn đề văn hóa sâu xa liên quan đến sự giàu có và não trạng tiêu dùng. Đến những năm 1980, người ta có thể nghe thấy những người theo chủ nghĩa Mác phàn nàn rằng bằng cách làm giàu cho công nhân, chủ nghĩa tư bản đã làm cạn kiệt nhiệt huyết cách mạng của họ.
Tuy nhiên, tầm nhìn của Belloc đã thu hút một bộ phận lớn độc giả hiện đại, tất cả những người tiếc nuối nhìn lại bản chất nông nghiệp và đơn giản hơn của thời trung cổ— và cảm thức thiếu điều gì đó trong cuộc sống hiện đại mà kỹ thuật và sự thịnh vượng không thỏa mãn. Sự nổi tiếng của bộ ba cuốn Lord of the Rings của J. R. R. Tolkien và Chronicles of Narnia [Biên niên sử Narnia] của C. S. Lewis vào cuối thế kỷ 20 chứng thực cho sự kiện này: sự bùng nổ của chủ nghĩa trung cổ, từng bắt đầu từ đầu thế kỷ 19 với Chủ nghĩa lãng mạn, đã có một sức sống lâu dài và tiếp tục kéo dài đến tận thiên niên kỷ thứ ba của Kitô giáo. Tolkien là một người Công Giáo và Lewis là một người Anh giáo truyền thống, và một số lượng lớn độc giả của họ chính là những Kitô hữu nghiêm túc. Nhưng lượng độc giả và sự thiện cảm dành cho chủ nghĩa trung cổ thậm chí còn rộng hơn thế, với những quan điểm khác nhau về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong thời đại xa xưa đó. Về mặt giải quyết các vấn đề xã hội hiện đại, chủ nghĩa trọng nông [agrarianism] và chủ nghĩa trung cổ không tiến xa lắm. Chúng nhấn mạnh việc tìm lại mối quan hệ khác với tự nhiên, với Thiên Chúa và với những người khác - và có lẽ quan trọng nhất là phân tản tài sản, điều đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trong chính trị và kinh tế hiện đại - nhưng không rõ chúng có thể hỗ trợ và cổ vũ như thế nào sự triển nở của hàng tỷ người trong thế giới hiện đại. Không có xã hội nào ở bất cứ đâu đã thử giải pháp đó.
Nếu các phần lịch sử của Belloc và các liệu pháp xã hội của ông còn gây tranh cãi, thì ông có một cái nhìn sâu sắc về thần học. Như ông đã nói trong Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], “Châu Âu sẽ trở lại với Đức tin, nếu không nó sẽ diệt vong.” (30) Tất nhiên, ông không có ý nói rằng mọi con người sẽ biến mất khỏi lục địa Châu Âu trừ khi Công Giáo quay trở lại. Ông muốn nói rằng những giá trị sâu sắc mà trên đó châu Âu đã được xây dựng—sự kế thừa của nó từ Do Thái giáo và Kitô giáo thậm chí nhiều hơn là từ Hy Lạp và La Mã—sẽ tan biến nếu không có định chế trung tâm nhờ đó chúng được duy trì cho sống động. Và ông tin tất cả những điều này mặc dù, tự bản chất, ông vốn là một người hoài nghi, như ông đã viết trong một bức thư gửi cho Chesterton, chỉ hai ngày sau khi ông được tiếp nhận vào Giáo Hội:
Giáo Hội Công Giáo là người giải thích Thực tại. Đúng như thế. Các tín lý của nó trong các vấn đề lớn và nhỏ là những tuyên bố về điều đang hiện hữu. Đây là điều mà hành động cuối cùng của trí hiểu chấp nhận. Đây là điều mà ý chí hữu ý xác nhận. Và đó là lý do tại sao Đức tin thông qua một hành vi Ý chí là Luân lý. Nếu bản đồ địa hình cho tôi biết rằng còn 11 dặm nữa tới Wookey Hole thì [trong] tâm trạng uể oải của tôi khi đi bộ dưới mưa vào ban đêm khiến tôi cảm thấy như 30 dặm, tôi sử dụng Ý chí và nói: 'Không. Trí thông hiểu của tôi đã được thuyết phục và tôi buộc mình phải sử dụng nó để chống lại tâm trạng của mình. Bây giờ là 11 dặm và mặc dù trong sâu thẳm con người tôi cảm thấy mình đã đi được 20 dặm và hơn thế nữa, nhưng tôi biết rằng tôi chưa đi 11 dặm’.
Bản chất tâm trí của tôi là hay hoài nghi, bản chất cơ thể của tôi là cực kỳ duy cảm. Duy cảm đến mức những tác dụng hạn chế của cảm giác chỉ là những lời nói xuông đối với tôi. Nhưng tôi chấp nhận những lời nói xuông này là đúng và hành động theo chúng cũng như một con người đang gặp khó khăn có thể làm. Và đối với sự nghi ngờ của linh hồn, tôi phát hiện ra nó là sai: một tâm trạng: không phải là một kết luận. Kết luận của tôi - và của tất cả những người đã từng một lần nhìn thấy nó - là Đức tin. Hợp đoàn, có tổ chức, một nhân cách, giáo huấn. Một điều, không phải là một lý thuyết. (31)
Kỳ tới: G. K. Chesterton: Người Công Giáo viết theo văn phong Dickens
VietCatholic TV
Khủng bố tấn công Nga, hạ sát cả chục cảnh sát. Crimea nổ long trời. Biệt kích phá hoại sân bay Nga
VietCatholic Media
03:14 24/06/2024
1. Hơn 15 cảnh sát Nga và dân thường thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào giáo đường Do Thái, và nhà thờ Chính Thống Giáo ở Dagestan
Tờ Times Of Israel cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Over 15 Russian cops, civilians killed in attacks on synagogues, churches in Dagestan”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Sáng Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết hôm Chúa Nhật các tay súng đã tấn công các giáo đường Do Thái, nhà thờ Chính Thống Giáo và một đồn cảnh sát ở Dagestan, Nga, giết chết hơn 15 cảnh sát viên trong lực lượng Vệ binh Quốc gia khu vực Bắc Caucasus.
Các cuộc tấn công dường như có sự phối hợp đã được thực hiện tại hai giáo đường Do Thái và hai nhà thờ Chính Thống Giáo ở Derbent và Makhachkala ở Dagestan, một khu vực có phần lớn người Hồi giáo ở Nga giáp với Chechnya. Derbent là nơi sinh sống của cộng đồng Do Thái cổ đại và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trong thông báo đưa ra sáng Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, cho biết linh mục trưởng của giáo xứ Derbent, là Cha Nikolai Kotelnikov, đã “bị giết một cách dã man”. Một số thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cũng đã thiệt mạng và một số người khác bị thương tại Derbent.
Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư được tuyên bố là những ngày để tang trong vùng.
FSB cho biết 5 tay súng đã bị “tiêu diệt” sau khi chính quyền địa phương tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp liên quan đến chống khủng bố. Truyền hình nhà nước Nga chiếu hình ảnh một trong những kẻ tấn công đã thiệt mạng cho thấy một người đàn ông có râu mặc bộ đồ đen nằm bất động trên đường phố.
FSB cho biết các tay súng đã bắn vào cảnh sát, nhân viên bảo vệ và ném bom xăng tự chế, đồng thời cho biết thêm rằng vụ tấn công ở Makhachkala cũng tương tự.
Liên đoàn các Cộng đồng Do Thái ở Nga cho biết trên trang web của mình rằng giáo đường Derbent đã bị tấn công khoảng 40 phút trước buổi cầu nguyện buổi tối cho nên không có ai bị thương hay thiệt mạng. Tuy nhiên, giáo đường Do Thái ở Derbent đang bốc cháy. Không thể dập tắt ngọn lửa. Giáo đường Do Thái ở Makhachkala cũng đã bị phóng hỏa và thiêu rụi.
FSB cho biết ở Derbent, lính cứu hỏa đã được yêu cầu rời khỏi giáo đường đang cháy vì nguy cơ “những kẻ khủng bố vẫn ở bên trong”.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin nhà thờ Chính Thống Giáo cạnh giáo đường Do Thái ở Derbent cũng bị phóng hỏa.
Hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, các dịch vụ khẩn cấp đang nỗ lực dập tắt các đám cháy.
Đoạn phim trên mạng xã hội cho thấy khói bốc lên từ một tòa nhà có cây cối bao quanh giữa khu dân cư.
FSB tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc “bất kỳ thế lực nào đứng đằng sau những hành động kinh tởm này” nhưng không ngay lập tức nêu đích danh những ai phải trách nhiệm.
Họ nói: “Chúng tôi hiểu ai đứng đằng sau việc tổ chức các cuộc tấn công khủng bố và mục tiêu mà họ theo đuổi”.
Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời cơ quan thực thi pháp luật cho biết trong số những kẻ tấn công có hai con trai của nhà lãnh đạo quận Sergokala ở miền trung Dagestan, người mà họ cho biết đã bị các nhà điều tra bắt giữ.
Cơ quan an ninh FSB của Nga hồi tháng 4 cho biết họ đã bắt giữ 4 người ở Dagestan vì nghi ngờ âm mưu tấn công chết người vào địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc Crocus City Hall ở Mạc Tư Khoa vào tháng 3, mà nhóm Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố nhận trách nhiệm.
Các thành viên khủng bố từ Dagestan được biết là đã đến Syria gia nhập IS và vào năm 2015, nhóm này tuyên bố đã thành lập một “đặc quyền kinh doanh” ở Bắc Caucasus.
Các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật cũng xảy ra sau khi một đám đông bạo loạn chống Do Thái xông vào phi trường chính của Dagestan hồi tháng 10 lùng bắt các hành khách Do Thái trên chuyến bay từ Israel. Bạo lực ở khu vực chủ yếu là người Hồi giáo, nổ ra trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza, đã khiến Israel kêu gọi Nga bảo vệ công dân của mình.
Dagestan nằm ở phía đông Chechnya, nơi chính quyền Nga chiến đấu với phe ly khai trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc, lần đầu tiên từ năm 1994 đến 1996 và sau đó là từ năm 1999 đến 2000.
Kể từ khi quân nổi dậy Chechen bị đánh bại, chính quyền Nga đã rơi vào một cuộc xung đột sôi sục với những kẻ khủng bố Hồi giáo từ khắp Bắc Caucasus, khiến nhiều dân thường và cảnh sát thiệt mạng.
2. Nga tố Ukraine tấn công Sevastopol bằng 5 hỏa tiễn ATACMS, khiến 3 người thiệt mạng
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia claims Ukraine attacked Sevastopol with 5 ATACMS missiles, killing 3”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cáo buộc Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhằm vào Sevastopol, một thành phố ở Crimea bị Nga tạm chiếm, bằng 5 hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất.
4 hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ, trong khi đầu đạn của hỏa tiễn thứ 5 “nổ tung phía trên thành phố”.
Mikhail Razvozhaev, nhà lãnh đạo chính phủ xâm lược bất hợp pháp của Nga ở Sevastopol, tuyên bố rằng 3 người đã thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em và gần 100 người bị thương trong vụ tấn công.
Trước đó cùng ngày, kênh Telegram của Nga đã đăng tải hình ảnh và video về vụ tấn công, đồng thời đưa tin rằng nhiều người bị thương trên bãi biển Uchkuevka, một thị trấn ở phía bắc Sevastopol.
Các báo cáo không thể được xác minh độc lập và Ukraine chưa bình luận về tin tức này tại thời điểm công bố này.
Quân đội Ukraine báo cáo về một số cuộc tấn công nhằm vào bán đảo này trong những tuần gần đây, và đã tấn công thành công các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga.
Lực lượng Ukraine được cho là đã phá hủy 2 radar của hệ thống phòng không S-300 và S-400 gần phi trường quân sự Belbek và Sevastopol trong đêm 12 Tháng Sáu.
Ngày 10 Tháng Sáu, Kyiv cũng tuyên bố đã tấn công thành công hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 và S-300 tại một số khu vực ở Crimea bị tạm chiếm.
Federico Borsari, một thành viên Leonardo tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, nói với Kyiv Independent vào ngày 12 tháng 6 rằng chuỗi các cuộc tấn công gần đây của Ukraine nhằm vào Crimea bị tạm chiếm có thể giúp làm suy giảm hệ thống phòng không của Nga trong khu vực và giảm mối đe dọa đối với hàng không chiến thuật của Ukraine.
Borsari cho biết: “Mục tiêu là phá bỏ khả năng phòng không của Nga ở Crimea trước khi các chiến đấu cơ phương Tây xuất hiện, đặc biệt là F-16”.
3. Du kích Ukraine xâm nhập căn cứ không quân Nga, để lại 'bất ngờ' cho phi công
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's partisans claim infiltration of Russian air base, leave 'surprises' for pilots”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhóm du kích Ukraine ATESH tuyên bố các điệp viên của họ đã xâm nhập thành công vào một căn cứ không quân của Nga và thực hiện các hoạt động phá hoại.
Hôm Thứ Bẩy, 22 Tháng Sáu, nhóm này cho biết họ đã trinh sát phi trường Baltimore ở Voronezh, cách biên giới với Kharkiv khoảng 220 km về phía đông bắc và là nơi có Trung đoàn máy bay ném bom cận vệ 47 của Nga.
Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga,
Hình ảnh và video kèm theo bài đăng cho thấy một số máy bay đã bị hư hại, trong đó có một máy bay trực thăng và một máy bay ném bom chiến đấu SU-34, loại máy bay mà Nga thường sử dụng để phóng hỏa tiễn vào các thành phố của Ukraine.
ATESH cho biết: “Ở một số nơi, người Nga hiện có những điều bất ngờ đang chờ đợi họ”.
ATESH cũng tuyên bố đã chuyển thông tin về căn cứ cho chính quyền Ukraine và nói thêm: “Chúng tôi sẽ sớm thấy kết quả công việc của mình”.
SU-34 được cho là máy bay được sử dụng trong lần đầu tiên Nga sử dụng quả bom nổ mạnh FAB-3000 nặng 3 tấn ở Kherson hồi đầu tháng này.
Một đoạn video được cho là cho thấy một quả bom FAB-3000 tấn công vào phần cuối của một tòa nhà được quân đội Ukraine sử dụng làm điểm triển khai tạm thời
Phong trào ATESH hoạt động tích cực ở cả các khu vực bị tạm chiếm ở Ukraine và bên trong nước Nga.
Ngày 12 Tháng Sáu, nhóm này cho biết một trạm liên lạc vệ tinh của Nga đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công phá hoại ở tỉnh Mạc Tư Khoa.
Trong một video do những người ủng hộ Atesh đăng trên Telegram, người ta nhìn thấy một đặc vụ Atesh đang đổ chất lỏng dễ cháy lên vệ tinh liên lạc R-441 Liven. Trạm liên lạc sau đó được nhìn thấy bốc cháy.
Vụ việc được tường trình xảy ra ở quận Klin của tỉnh Mạc Tư Khoa - cách thủ đô Nga khoảng 85 km về phía tây bắc.
4. Hình ảnh vệ tinh cho thấy kho dầu bị phá hủy đáng kể ở miền nam nước Nga sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite image shows significant destruction of oil depot in southern Russia following Ukrainian drone strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hình ảnh vệ tinh do Radio Free Europe/Radio Liberty thu được cho thấy hàng loạt các bể chứa nhiên liệu bị đốt cháy sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào kho dầu ở tỉnh Rostov của Nga qua đêm ngày 18 tháng 6. Ngọn lửa bùng phát trong suốt hơn 92 giờ.
Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã tấn công hai kho dầu ở bên trong lãnh thổ Nga trong đêm 18 Tháng Sáu. Hỏa hoạn đã được báo cáo tại một số bể chứa dầu ở thị trấn Azov ở phía tây nam tỉnh Rostov của Nga.
Theo nguồn tin, cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhắm vào kho dầu Azovskaya và Azovnefteprodukt, và 22 bể chứa dầu đã bốc cháy.
Phải mất hơn 92 giờ mới dập tắt được đám cháy ở kho dầu Azov. Một trong những hình ảnh được chụp sau đó vào ngày 21 Tháng Sáu cho thấy một nửa số thùng nhiên liệu bị cháy rụi.
Trong những tháng gần đây, các lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, lợi nhuận thu được từ việc này đã thúc đẩy các nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Một nguồn tin trong lực lượng an ninh và quốc phòng nói với Kyiv Independent rằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cũng đã tấn công hai kho dầu ở Cộng hòa Adygea và Tambov của Nga trong đêm 20 Tháng Sáu.
Quân đội Ukraine cũng báo cáo về một cuộc tấn công vào 4 nhà máy lọc dầu ở Krasnodar Krai và Astrakhan của Nga vào đêm 21 Tháng Sáu cũng như các địa điểm cất giữ máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga.
5. Nghi phạm âm mưu sát hại nhà hoạt động đối lập Kazakhstan ở Kyiv được tường trình đã đầu hàng ở Kazakhstan
Altai Zhakanbayev, một trong hai nghi phạm trong vụ ám sát nhà hoạt động đối lập Kazakhstan và nhà báo Aidos Sadykov ở Ukraine, đã bị giam giữ ở Kazakhstan sau khi đầu hàng cảnh sát địa phương vào ngày 21 Tháng Sáu, Văn phòng Tổng công tố Kazakhstan đưa tin.
Sadykov bị bắn vào đầu vào ngày 18 tháng 6 bởi một kẻ tấn công đã đến gần xe của anh ta ở quận Shevchenkivskyi trung tâm của Kyiv, nơi nhà hoạt động này sống sau khi chạy trốn khỏi Kazakhstan 10 năm trước do bị đàn áp chính trị.
Nhà hoạt động này đã phải vào bệnh viện và được cho là vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine nghi ngờ hai cư dân Kazakhstan, Altai Zhakanbayev và Meiram Karatayev, đứng sau vụ tấn công Sadykov. Họ bị đưa vào danh sách truy nã quốc tế.
Theo cơ quan thực thi pháp luật, cả hai đến thủ đô Ukraine vào ngày 2 Tháng Sáu và thuê nhà ở những địa điểm khác nhau.
Bốn ngày sau, Zhakanbayev mua một chiếc xe hơi, được cho là để theo dõi Sadykov. Tuyên bố cho biết, các nghi phạm đã biết được lịch trình, mối quan hệ xã hội và đường đến nhà Sadykov. Hai người được cho là đã thuê một căn nhà gần nhà Sadykov vào ngày 8 tháng 6 trong vòng chín ngày tiếp theo.
Theo các công tố viên, Karatayev được cho là đã tiếp cận xe của Sadykov khi anh ta đang ở trong đó, bắn anh ta, sử dụng súng có giảm thanh và bỏ trốn. Zhakanbayev lúc đó đang canh chừng cảnh sát.
Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết, sau nỗ lực giết người, các nghi phạm đã vứt súng và vượt biên sang Moldova cùng ngày.
Theo các công tố viên Kazakhstan, Zhakanbayev đã đầu hàng các cơ quan thực thi pháp luật ở Kazakhstan vào ngày 21 Tháng Sáu. Các công tố viên cho biết anh ta đã bị thẩm vấn và giam giữ.
Cuộc truy lùng nghi phạm thứ hai, Karatayev, vẫn tiếp tục.
Vợ của nhà hoạt động, Natalya Sadykova, cáo buộc Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev có liên quan đến vụ ám sát. Tokayev cho biết chính quyền Kazakhstan sẵn sàng tham gia điều tra.
Aidos Sadykov và vợ Natalya Sadykova đã trốn khỏi Kazakhstan và được cấp quy chế tị nạn ở Ukraine vào năm 2014. Hai vợ chồng này điều hành kênh YouTube Base, kênh này chỉ trích chính phủ Kazakhstan và các đầu sỏ chính trị và có hơn 1 triệu người ghi danh.
Cho đến năm 2010, Sadykov là lãnh đạo của một trong những chi nhánh của đảng đối lập Azat ở Kazakhstan. Sau đó, ông thành lập phong trào Gastat và tổ chức các hoạt động bảo vệ các quyền dân sự và chính trị, theo Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RLE).
Tòa án Kazakhstan đã kết án nhà hoạt động này hai năm tù vì “chống lại cảnh sát” trong một vụ án mà hai vợ chồng cho rằng có động cơ chính trị.
Vợ chồng Sadykov đã bị đưa vào danh sách truy nã của Kazakhstan vào tháng 10 năm 2023.
6. Ukraine nhận được sự tăng cường phòng không Patriot từ đồng minh NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Patriot Air Defense Boost From NATO Ally”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyiv sẽ nhận được hệ thống Patriot từ hai đồng minh khi việc cung cấp vũ khí phòng thủ hỏa tiễn của các nước NATO trở thành trọng tâm đối với Ukraine, quốc gia đang phải vật lộn với việc Nga liên tục bắn phá các thành phố của mình.
Patriot là một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đất đối không tinh vi được coi là một trong những hệ thống tiên tiến nhất ở Mỹ nhờ khả năng của radar, trạm điều khiển, máy phát điện, trạm phóng và các thiết bị phụ trợ.
Ukraine nhận được khẩu đội Patriot đầu tiên từ Mỹ vào nửa đầu năm 2023, điều này đã giúp bảo vệ bầu trời khỏi các cuộc tấn công của Nga. Nhưng Kyiv đã khẩn cấp kêu gọi các hệ thống này khi Nga tăng cường sử dụng hỏa tiễn đạn đạo và siêu thanh để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực năng lượng quan trọng.
Không nêu tên nước nào, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Kajsa Ollongren hôm thứ Sáu cho biết đất nước của bà đã “hợp tác với một quốc gia khác” để cung cấp Patriot cho Kyiv và đã lắp ráp đủ bộ phận của hệ thống để tạo thành một tổ hợp hoàn chỉnh.
Hãng thông tấn Hòa Lan ANP đưa tin Bộ Trưởng Ollongren không cho biết khi nào hệ thống phòng thủ sẽ được chuyển giao cho Ukraine vì lý do bí mật quân sự. Hòa Lan đã cung cấp cho Kyiv các bệ phóng, thiết bị và huấn luyện nhưng đây sẽ là hệ thống Patriot đầy đủ đầu tiên. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine.
Diễn biến này xảy ra một ngày sau khi Rumani cho biết họ sẽ cung cấp một trong hai hệ thống phòng không Patriot đang hoạt động cho Ukraine với điều kiện sẽ có các cuộc đàm phán với các đồng minh NATO về việc thay thế bằng một hệ thống tương tự.
Điều này theo sau một báo cáo trên tờ Financial Times rằng tuần tới Mỹ có thể công bố kế hoạch chuyển hướng sang cho Kyiv sử dụng các hệ thống phòng không Patriot vốn đã được lên kế hoạch cho các quốc gia khác. Tổng thống Joe Biden tuần trước cho biết một nhóm quốc gia đã đồng ý gửi các hệ thống này như một phần hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Berlin sẽ chuyển thêm 100 hỏa tiễn phòng không Patriot tới Kyiv như một phần trong nỗ lực chung cũng có sự tham gia của Đan Mạch, Hòa Lan và Na Uy.
Nhấn mạnh đến mối đe dọa từ trên không của Nga, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ tất cả 13 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và 12 trong số 16 hỏa tiễn do Nga phóng vào đêm thứ Bẩy, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết.
Nga đã phóng các máy bay điều khiển từ xa từ thị trấn cảng Primorsko-Akhtarsk của Nga trên bờ biển Azov và Balaklava ở Crimea, trong khi đó, 10 hỏa tiễn hành trình Kh-101/Kh-555 đã được bắn từ máy bay ném bom Tupolev Tu-95 trên tỉnh Saratov của Nga, Trung Tướng Oleshchuk nói.
7. Reuters đưa tin Mỹ, Trung Quốc tổ chức đàm phán hạt nhân lần đầu tiên sau 5 năm
Trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Bẩy, 22 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Matthew Miller cho biết các cuộc thảo luận không chính thức về vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được nối lại vào tháng 3, lần đầu tiên sau 5 năm.
Theo Miller, đại diện Trung Quốc bảo đảm với các đại biểu Mỹ rằng Trung Quốc không có ý định sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ngay cả trong trường hợp phải đối mặt với một thất bại giả định trong cuộc xung đột với Đài Loan.
Các cuộc thảo luận bán chính thức, do các đại biểu bao gồm các cựu quan chức chính phủ và học giả dẫn đầu, không có sự tham gia của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mặc dù Miller cho rằng các cuộc đàm phán là “có lợi”.
Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, các quốc gia phương Tây đã nêu lên mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể xâm chiếm hòn đảo này, được khuyến khích bởi cuộc xâm lược của Nga.
Trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, Trung Quốc tiếp tục đe dọa sáp nhập hòn đảo này, và tuyên bố rằng họ sẽ áp dụng “tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta” - ám chỉ chính sách Một Trung Quốc của Bắc Kinh bao gồm cả Đài Loan.
Những người tham gia cuộc thảo luận cho biết, Trung Quốc “đã nói với phía Mỹ rằng họ hoàn toàn tin tưởng rằng họ có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến thông thường ở Đài Loan mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân”
Nga đã tăng cường mối quan hệ với cả Bắc Hàn và Trung Quốc trong suốt cuộc chiến toàn diện ở Ukraine.
Putin đã nhiều lần đưa ra các mối đe dọa hạt nhân chống lại Ukraine và phương Tây kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022. Các mối đe dọa đã không thành hiện thực và Nga tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực mà không có kho vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc vẫn là huyết mạch kinh tế quan trọng của Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế và là nguồn cung cấp hàng hóa lưỡng dụng hàng đầu cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
8. Đức kêu gọi thảo luận thương mại Liên Hiệp Âu Châu-Trung Quốc, chỉ trích xuất khẩu của Bắc Kinh sang Nga
Phó thủ tướng Đức bày tỏ sẵn sàng thảo luận với Bắc Kinh về thuế quan của Liên Hiệp Âu Châu nhưng áp dụng lập trường nghiêm ngặt hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc đại lục của một chính trị gia cao cấp Âu Châu kể từ khi thuế quan được áp dụng.
Theo Financial Times, Robert Habeck, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và hành động về khí hậu, bày tỏ dự đoán của ông về các cuộc đàm phán sắp xảy ra giữa Bắc Kinh và Brussels. Ông nói rõ rằng mức thuế lên tới 38% đối với xe điện của Trung Quốc “không mang tính trừng phạt”.
“ Có chỗ để thảo luận,” ông nói trong cuộc họp báo ở Thượng Hải. “Tôi hy vọng rằng trong những ngày tới Ủy ban Âu Châu và Bộ trưởng thương mại Trung Quốc sẽ nói chuyện.”
Trong khi áp dụng giọng điệu hòa giải đối với các mức thuế chưa được hoàn thiện, Habeck chỉ trích việc Trung Quốc ngày càng tăng xuất khẩu sang Nga. Ông nhấn mạnh các biện pháp của chính Đức nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa “có công dụng kép” có tiềm năng ứng dụng vào quân sự.
Ông nói: “Tôi đã xem xét các số liệu thương mại và thấy thương mại của Trung Quốc với Nga đã tăng hơn 40% vào năm ngoái”. “Tất nhiên năng lượng là một phần quan trọng trong đó, nhưng khoảng một nửa trong số đó liên quan đến hàng hóa có công dụng kép.”
Đức duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường quan trọng cho ngành công nghiệp xe hơi của nước này. Berlin đã cố gắng điều hướng một cách cẩn thận những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, vốn đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022.
9. Financial Times cho biết Khoảng 855 triệu Mỹ Kim đạn dược của Serbia đã đến Ukraine
Tờ Financial Times đưa tin hôm 22 Tháng Sáu, trích dẫn ước tính từ các chuyên gia giấu tên, cho biết số đạn dược của Serbia trị giá 855 triệu Mỹ Kim đã được vận chuyển gián tiếp đến Ukraine.
Mối quan hệ Serbia-Ukraine trở nên phức tạp do thái độ thân thiện của Belgrade đối với Nga, khi Serbia từ chối tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Mạc Tư Khoa.
Đồng thời, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã gọi Ukraine là “quốc gia thân thiện” và trước đó khẳng định Crimea và Donbas là lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine.
Theo Financial Times, các ước tính được chia sẻ với tờ báo cho thấy xuất khẩu đạn dược trị giá khoảng 800 triệu euro hay 855 triệu Mỹ Kim, đã đến Ukraine thông qua bên thứ ba.
Nhận định về tin tức của tờ Financial Times, Tổng thống Vucic nói hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu rằng:
“Đây là một phần trong quá trình phục hồi kinh tế của chúng tôi và quan trọng đối với chúng tôi. Đúng, chúng tôi xuất khẩu đạn dược của mình”.
“Chúng tôi không thể xuất khẩu sang Ukraine hoặc Nga... nhưng chúng tôi đã có nhiều hợp đồng với người Mỹ, người Tây Ban Nha, người Tiệp và những người khác. Cuối cùng thì họ làm gì với điều đó là công việc của họ.
“Ngay cả khi tôi biết đạn dược sẽ được đưa đến đâu thì đó cũng không phải là công việc của tôi. Công việc của tôi là bảo đảm sự thật rằng chúng tôi giao dịch hợp pháp với đạn dược của mình và bán nó... Tôi cần phải chăm sóc người dân của mình, thế thôi. Đó là tất cả tôi có thể nói. Chúng tôi có bạn bè ở Kyiv và Mạc Tư Khoa. Đây là những người anh em Slav của chúng tôi.”
Khi được hỏi về con số 855 triệu Mỹ Kim, Vucic cho biết nhìn chung nó chính xác trong khoảng thời gian “có thể… hai hoặc ba năm, đại loại như vậy”.
Nga đã phản đối điều mà họ gọi là rò rỉ của Ngũ Giác Đài từ tháng 4 năm 2023, trong đó cho thấy Serbia bị cáo buộc đã cam kết cung cấp vũ khí sát thương cho Kyiv hoặc đã giao vũ khí đó, là điều mà chính phủ Serbia đã công khai phủ nhận.
Từ năm ngoái đã có thông tin cho rằng Tổng thống Vucic “không phản đối” việc nước mình bán đạn dược cho những người trung gian sẽ gửi nó đến Ukraine.
10. Tướng Mark Milley nhận định: Cần đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nhưng Putin 'không thể tin cậy được'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Negotiations needed to end war in Ukraine but Putin 'cannot be trusted,' says Mark Milley”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngày 21 Tháng Sáu, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho biết, đàm phán là cần thiết để ngăn chặn cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, nhưng Putin “không thể tin cậy được”.
Trong một cuộc nói chuyện tại Đại học Princeton, Milley cho rằng, từ góc độ quân sự, cuộc chiến hiện đang rơi vào bế tắc do Nga không thể đạt được các mục tiêu ban đầu.
Ông nói trong bình luận được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin: “Khó có ai có thể đạt được một giải pháp chính trị thông qua các biện pháp quân sự”.
“Vì vậy, cả hai bên nên nhận ra điều này và đạt được một phương pháp thay thế để giải quyết vấn đề chính trị của mình, đó sẽ là đàm phán.”
Milley không lạc quan về khả năng này, cho rằng Nga “rõ ràng chưa sẵn sàng đàm phán” và quyết định tham gia đàm phán sẽ thuộc về Kyiv, quốc gia từng cho biết điều này sẽ chỉ xảy ra khi Điện Cẩm Linh rút toàn bộ quân khỏi Ukraine.
Ông nói thêm: “Không bên nào sẵn sàng đàm phán và họ sẽ tiếp tục tấn công nhau về mặt quân sự trừ khi có điều gì đó kỳ lạ, không lường trước được hoặc bất ngờ xảy ra trên chiến trường đó”.
Putin hôm 14 Tháng Sáu cho biết Mạc Tư Khoa sẽ chỉ ngừng bắn và tham gia đàm phán hòa bình nếu Ukraine rút khỏi 4 khu vực Ukraine tuyên bố chủ quyền - nhưng không hoàn toàn kiểm soát - bởi Điện Cẩm Linh.
Nga chiếm phần lớn tỉnh Luhansk của Ukraine và một phần đáng kể của các tỉnh Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine.
Các yêu cầu cũng bao gồm việc công nhận Crimea và Sevastopol là “các chủ thể của Liên bang Nga”.
Các điều khoản của Putin ngay lập tức bị Kyiv bác bỏ và khẳng định việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine là cần thiết để các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu.
11. Tổng thống Zelenskiy cho biết có thêm hai nước ký thông cáo hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thông báo rằng Barbados và Quần đảo Marshall đã ký thông cáo chung về hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine.
“Chúng tôi nhận thấy sự ủng hộ toàn cầu ngày càng tăng đối với Công thức Hòa bình của Ukraine, nghĩa là sự ủng hộ đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà chúng tôi muốn khôi phục lại toàn bộ hiệu lực”, Tổng thống Zelenskiy nói trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào.
“Chúng tôi đánh giá cao các đối tác quốc đảo của mình và kêu gọi mọi người cùng tham gia với chúng tôi để phát triển tầm nhìn về một nền hòa bình công bằng cho Ukraine và tất cả các quốc gia trên thế giới.”
Thụy Sĩ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine trong 2 ngày 15 và 16 tháng 6, với hơn 90 quốc gia và tổ chức tham dự. Nga và Trung Quốc không tham dự.
Bảy mươi tám quốc gia và bốn tổ chức đã ký thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào ngày 16 tháng Sáu.
Một số quốc gia vắng mặt đáng chú ý trong danh sách các bên ký kết bao gồm Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Indonesia, Colombia, Nam Phi, Thái Lan, Mễ Tây Cơ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Vào ngày 17 tháng 6, chữ ký của Rwanda biến mất khỏi tài liệu.
Theo Zelenskiy, sáu chữ ký nữa đã được thêm vào thông cáo chung sau hội nghị thượng đỉnh.
Ông nói thêm: “Chúng tôi tiếp tục làm việc để bảo đảm rằng số lượng của họ sẽ tiếp tục tăng lên”.
Zelenskiy trước đó đã thông báo vào ngày 19 tháng 6 rằng Antigua, Barbuda và Tổ chức các quốc gia Mỹ Châu đã tham gia thông cáo chung sau hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Zambia cũng đã ký nó vào ngày hôm sau.
Kyiv đang lên kế hoạch sắp xếp hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu lần thứ hai trước cuối năm 2024.
Đại sứ Ukraine tại Singapore, Kateryna Zelenko, cho biết trong một cuộc phỏng vấn công bố ngày 20 Tháng Sáu rằng Kyiv cũng sẽ cân nhắc việc tham gia hội nghị hòa bình do Bắc Kinh chủ trì với sự hiện diện của Nga nếu các cuộc đàm phán dựa trên các nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế”.
Vũ khí bất bại của Nga trúng HIMARS tan tành, kho đạn nổ theo. Bộ Tư Lệnh Nga trúng hỏa tiễn Kyiv
VietCatholic Media
17:44 24/06/2024
1. Bộ Tổng tham mưu cho biết Lực lượng Ukraine tấn công sở chỉ huy của trung đoàn Nga ở vùng Belgorod
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “General Staff: Ukrainian forces hit command post in Russia’s Belgorod region”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết quân đội Ukraine đã tấn công một sở chỉ huy của một trung đoàn súng trường cơ giới Nga ở Nekhoteyevka thuộc vùng Belgorod
Nekhoteyevka là một thị trấn gần biên giới Nga-Ukraine, cách thành phố Belgorod khoảng 30 km về phía Tây Nam.
Theo Bộ Tổng tham mưu, cuộc tấn công được Không quân Ukraine thực hiện với sự hợp tác của các quân chủng khác.
“Do hiệu quả chiến đấu, các vụ nổ đã được ghi nhận. Mục tiêu đã bị bắn trúng”, ông nói.
Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod của Nga, đã báo cáo rằng có nhiều cuộc tấn công nhằm vào khu vực của ông ta và kêu gọi dân chúng không đưa tin lên các mạng xã hội.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa tin các máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công 4 nhà máy lọc dầu ở Krasnodar Krai và Astrakhan của Nga trong đêm 21 Tháng Sáu cũng như các địa điểm cất giữ máy bay điều khiển từ xa loại Shahed của Nga.
Sau đó, Lực lượng Hải quân Ukraine công bố các hình ảnh vệ tinh xác nhận việc phá hủy các bãi chứa và chuẩn bị cho máy bay điều khiển từ xa Shahed-136/Geranium-2 ở Krasnodar Krai của Nga.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với PBS News hôm 17 Tháng Sáu rằng Ukraine được phép tấn công bằng vũ khí của Mỹ “bất cứ nơi nào mà lực lượng Nga tấn công xuyên biên giới từ phía Nga sang phía Ukraine để cố gắng chiếm thêm lãnh thổ Ukraine”.
2. Đồng minh của Putin đe dọa Mỹ sẽ bị thiêu rụi trong 'ngọn lửa trần gian'
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Threatens US Will Burn in 'Earthly Fire'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm Chúa Nhật cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ bị thiêu rụi trong “ngọn lửa trần gian” sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Sevastopol của quân đội Ukraine.
Hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, Điện Cẩm Linh đã đổ lỗi cho Mỹ về cuộc tấn công của Ukraine vào bán đảo Crimea do Nga sáp nhập, cáo buộc rằng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp đã được sử dụng. Theo Reuters, cuộc tấn công khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 hỏa tiễn thuộc hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ cung cấp đã bị hệ thống phòng không bắn hạ, nhưng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn thứ 5 đã dẫn đến thương vong trên mặt đất.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói: “Trách nhiệm về cuộc tấn công hỏa tiễn có chủ ý nhằm vào dân thường ở Sevastopol trước hết thuộc về Washington, nước cung cấp vũ khí này cho Ukraine và bởi chế độ Kiev, nơi cuộc tấn công này được thực hiện trên lãnh thổ của họ”. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã phản ứng về vụ tấn công.
“Những kẻ khốn nạn từ Hoa Kỳ cung cấp hỏa tiễn có điện tích chùm cho những người ủng hộ Bandera và giúp hướng dẫn họ đánh trúng mục tiêu. Những kẻ khốn nạn ở Kiev chọn một bãi biển có những người dân yên bình làm mục tiêu và nhấn nút. Cả hai sẽ bị thiêu trong địa ngục. Tôi hy vọng, không chỉ ở ngọn lửa thiêng, mà thậm chí còn sớm hơn - ở ngọn lửa trần gian”, Medvedev tuyên bố.
Medvedev tiếp tục lên án vụ tấn công khi cho rằng nó được thực hiện bởi “những kẻ cực đoan”.
“Mọi thứ xảy ra không phải là hành động quân sự mà là một cuộc tấn công khủng bố hèn hạ và hèn hạ nhằm vào người dân của chúng tôi, được thực hiện vào một ngày lễ của Chính thống giáo. Giống như vụ thảm sát ở Dagestan do những kẻ cực đoan thực hiện. Vì vậy, bây giờ tất cả bọn họ - chính quyền Mỹ, chế độ Bandera và những kẻ cuồng tín - đối với chúng ta cũng không khác gì. Tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và cầu chúc sự phục hồi nhanh chóng cho những người bị thương”, ông nói thêm.
Stepan Bandera là một người Ukraine chủ trương giải phóng dân tộc khỏi tay Liên Xô bằng cách cộng tác với Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Ông được người Ukraine ca ngợi là anh hùng, trong khi người Nga mô tả ông là một cộng tác viên Quốc Xã.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nga sẽ đáp trả cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, đồng thời cho biết thêm rằng Putin đã “liên lạc thường xuyên với quân đội” kể từ đó.
Trong khi đó, cả Ukraine và Mỹ đều không bình luận gì về vụ tấn công. Newsweek cũng đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc và Bộ Quốc phòng Ukraine qua email để yêu cầu bình luận.
Điều này xảy ra khi Mỹ đang cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine để chống lại cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Đầu năm nay, Mỹ đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn ATACMS tầm xa hơn.
Ngoài ra, căng thẳng giữa các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, và Điện Cẩm Linh vẫn tiếp tục gia tăng khi các nhà lãnh đạo NATO ngày càng cảnh báo rằng xung đột trực tiếp với Mạc Tư Khoa là mối nguy hiểm thực tế. Điều này xảy ra sau khi Putin và các quan chức cấp cao của Nga liên tục đe dọa leo thang hạt nhân chống lại Kyiv và các đối tác phương Tây kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Đây không phải là lần đầu tiên Medvedev nhắm vào Mỹ. Trước đó ông đã nói với Telegram hôm thứ Sáu rằng Mỹ hãy “run rẩy và sợ hãi” khi ông bác bỏ các cuộc đàm phán về việc Nga hạn chế hỏa lực hạt nhân của nước này và cũng cho rằng có thể không có giới hạn nào trong số lượng đầu đạn hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa cho đến khi Mỹ ngừng viện trợ cho Ukraine.
Bình luận của Medvedev là nhằm đáp lại những nỗ lực của Mỹ nhằm lôi kéo Nga trở lại ký kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, hay còn gọi là START.
START cuối cùng, có tên là Khởi đầu mới, được Tổng thống Barack Obama và chính Medvedev ký tại Praha vào năm 2010. Thỏa thuận này kêu gọi cả hai quốc gia giảm một nửa số lượng bệ phóng hỏa tiễn hạt nhân chiến lược trong kho vũ khí của mình và thiết lập một hệ thống kiểm tra mới để chứng thực điều này..
Năm 2021, Tổng thống Joe Biden và Putin đã đồng ý gia hạn hiệp ước thêm 5 năm đến tháng 2 năm 2026. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 2023, Nga đã đình chỉ tham gia New Start, mặc dù nước này không chính thức rút khỏi thỏa thuận.
3. Các vụ nổ long trời được báo cáo ở Yevpatoria ở Crimea bị Nga tạm chiếm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Explosions reported in Yevpatoria in Russian-occupied Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các vụ nổ đã được báo cáo ở Yevpatoria, vùng Crimea bị Nga tạm chiếm vào khoảng 22h Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, theo hãng tin Suspilne Crimea dẫn lời người dân.
Một người dân mô tả đã nghe thấy hai tiếng nổ mạnh làm rung chuyển cửa sổ cũng như tiếng còi báo động khắp thành phố, Suspilne Crimea đưa tin.
Yevpatoria là một thành phố nghỉ mát ở phía tây Crimea, nằm ở phía bắc Sevastopol.
Vài giờ trước đó, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố rằng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Sevastopol bằng 5 hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Mỹ sản xuất. Mikhail Razvozhaev, nhà lãnh đạo chính phủ xâm lược bất hợp pháp của Nga ở Sevastopol, tuyên bố rằng 3 người đã thiệt mạng, trong đó có 2 trẻ em và gần 100 người bị thương trong vụ tấn công.
Trong một diễn biến khác, trưa Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, cho biết quân Ukraine đã phóng ào ạt các hỏa tiễn vào một kho đạn dược ở Kursk, gần biên giới Ukrainem cách thành phố Sumy của Ukraine khoảng 40km theo đường chim bay về hướng Đông Đông Bắc.
Roman Starovoyt yêu cầu dân chúng di tản, trong khi đó OSINT Aggregator, một tài khoản X tổng hợp thông tin nguồn mở, cho biết vụ nổ “quy mô lớn” xảy ra sau đó “về cơ bản đã xóa bỏ” kho đạn của Nga. Gần đây, Nga đã vận chuyển các vũ khí, đạn dược và hỏa tiễn đến đây để chuẩn bị tấn công vào thành phố Sumy của Ukraine.
4. Kho đạn của Nga bị phá hủy trong vụ nổ kinh hoàng. Các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga không cản nổi HIMARS
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Ammunition Warehouse Destroyed in Massive Explosion”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Một kho đạn dược của Nga đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Ukraine khi cuộc chiến giữa hai nước vẫn tiếp diễn, Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, cho biết như trên và cảnh báo các công dân Nga không được đưa lên mạng các thông tin nhạy cảm, mà ông ta gọi là “có lợi cho kẻ thù”.
Video được đăng bởi OSINT Aggregator, một tài khoản X tổng hợp thông tin nguồn mở cho biết cuộc tấn công đã diễn ra vào trưa Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, khi các hỏa tiễn của quân Ukraine phóng ào ạt vào một kho đạn dược ở Kursk, gần biên giới Ukrainem cách thành phố Sumy của Ukraine khoảng 40km theo đường chim bay về hướng Đông Đông Bắc.
Roman Starovoyt yêu cầu dân chúng di tản, trong khi OSINT Aggregator cho biết vụ nổ “quy mô lớn” xảy ra sau đó “về cơ bản đã xóa bỏ” kho đạn của Nga.
Anton Gerashchenko, cố vấn cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết kho đạn này của Nga được dùng để tập trung một số lượng lớn đạn dược và hỏa tiễn nhằm tấn công vào thành phố Sumy của Ukraine.
Ít nhất hai hệ thống phòng không Pantsir-S1M của Nga đã được nhìn thấy tăng cường bảo vệ kho đạn này trong những ngày gần đây, sau khi quân Ukraine phóng HIMARS hạ gục dàn hệ thống phòng không S-300/400 của tỉnh lân cận Belgorod.
Pantsir-S1M là biến thể của Pantsir-S1, mà NATO gọi là SA-22 Greyhound, được ra mắt vào tháng Hai, 2019, sau khi rút kinh nghiệm từ việc triển khai Pantsir-S1 tại Syria. Dmitry Medvedev, lúc đó là Thủ tướng Nga đã ca tụng Pantsir-S1M là vũ khí bất khả chiến bại của Nga. Cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, cho thấy nó bại ngay lập tức trước HIMARS.
Còn quá sớm để biết con số thương vong của Nga trong vụ tấn công. Tuy nhiên, theo ông Anton Gerashchenko, một số sĩ quan và binh lính Nga đã phải trả giá cho kỳ vọng sai lầm về tính chất bất khả chiến bại của hệ thống phòng không Pantsir.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, không quân Ukraine cũng đã tấn công một sở chỉ huy của một trung đoàn súng trường Nga ở thị trấn Nekhoteyevka, nằm ở vùng Belgorod của Nga, cách biên giới Nga-Ukraine 30km.
Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov trong báo cáo của mình cho biết một người thiệt mạng và ba người bị thương ở vùng Belgorod của Nga khi ba máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công thành phố Grayvoron.
Đây không phải là lần đầu tiên Kursk trở thành mục tiêu của Ukraine. Vào tháng 3, Quân đoàn Tự do Nga, một đơn vị dân quân Nga thân Ukraine, cho biết các chiến binh của họ đã phá hủy hai kho đạn dược của Mạc Tư Khoa trong cùng khu vực.
“Trong khi quân đội của Putin đang phá hủy nhà dân, lính pháo binh của quân đoàn đã phá hủy cùng lúc 2 kho đạn của Putin ở Tetkino”, nhóm viết trên X vào thời điểm đó. “Nó cháy rất đẹp.”
Một số cuộc đột kích cũng đã được tiến hành vào vùng Belgorod vào năm 2023 và một trong những tình nguyện viên của nhóm, Alexei Baranovsky, nói với Newsweek vào mùa hè năm ngoái rằng các cuộc tấn công như vậy là bằng chứng cho thấy quân đội của Putin đang bị dàn mỏng.
Ông nói vào tháng 6 năm 2023: “Phản ứng của chính phủ Nga và các lực lượng vũ trang trước cuộc xâm lược của quân du kích tới vùng Belgorod là không yếu. Ngược lại, quân đội của Putin đang cố gắng hết sức”.
Ukraine cũng là nạn nhân của các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga. Thứ Bảy, một loạt các vụ tấn công của Nga đã giết chết ít nhất 8 người Ukraine.
5. Cập nhật: Ít nhất 15 cảnh sát, 4 thường dân và một linh mục thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở Cộng hòa Dagestan của Nga
Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết cho biết ít nhất 15 viên chức cảnh sát, một linh mục và 4 thường dân đã thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ở Cộng hòa Dagestan của Nga vào ngày 23 Tháng Sáu.
Các cuộc tấn công xảy ra ở thủ đô và thành phố lớn nhất của Dagestan, Makhachkala, và Derbent, một thành phố nằm gần biên giới với Azerbaijan.
Theo chính quyền địa phương, tình trạng khẩn cấp liên quan đến chống khủng bố đã được thiết lập vào ngày 23 tháng 6 sau khi các chiến binh được cho là đã nổ súng vào một hội đường Do Thái, hai nhà thờ và một đồn cảnh sát ở Cộng hòa Dagestan của Nga.
Một linh mục 66 tuổi, được xác định là Cha Nikolai Kotelnikov, cũng bị giết.
FSB cho biết 6 kẻ khủng bố đã bị tiêu diệt, trong khi các cơ quan truyền thông cho biết hôm Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, rằng chỉ có 5 kẻ khủng bố đã bị tiêu diệt.
Theo hãng truyền thông Meduza của Nga, các rào chắn đã được thiết lập và người ta có thể nghe thấy tiếng súng vào buổi tối.
Các hãng thông tấn nhà nước Nga đăng tải video một hội đường Do Thái ở Derbent chìm trong biển lửa.
Tờ Kyiv Independent không thể xác minh độc lập những tuyên bố này.
Ủy ban Điều tra Nga, cơ quan điều tra liên bang chính của nước này, cho biết họ đã mở một cuộc điều tra khủng bố để đáp trả các vụ tấn công và các nhà điều tra đã có mặt tại hiện trường.
Dagestan là một nước cộng hòa đa sắc tộc, đa số theo đạo Hồi nằm ở vùng Bắc Kavkaz của Nga. Đây cũng là nơi sinh sống của một cộng đồng Do Thái cổ xưa với số lượng đã giảm dần trong những thập niên gần đây.
Là một phần của sự lan tỏa từ các cuộc chiến tranh ở Chechnya, Dagestan đã chứng kiến nhiều hành động khủng bố lặp đi lặp lại vào đầu những năm 2000. Một cuộc nổi dậy bạo lực nhưng cường độ thấp chống lại chính phủ cũng đã diễn ra trong vài năm trong khu vực.
Sau khi chiến tranh bùng nổ giữa Israel và Hamas vào tháng 10 năm 2023, một cuộc bạo động chống Do Thái lớn đã xảy ra ở Makhachkala vào cuối tháng 10.
Một nhóm hơn 1.000 người đã đến Sân bay Makhachkala khi chuyến bay từ Tel Aviv chuẩn bị hạ cánh để lùng bắt người Do Thái.
Đoạn video ghi lại sự kiện này cho thấy hàng trăm người biểu tình, một số mang theo cờ Palestine, dừng xe hơi, tiến vào phi trường và gây gián đoạn bên trong phi trường.
Hơn 20 người bị thương, trong đó ít nhất 10 người bị thương từ trung bình đến nặng. Cả dân thường và cảnh sát đều cần được chăm sóc y tế.
Cơ quan hàng không Nga đã tạm thời đóng cửa phi trường do tình trạng bất ổn.
6. Ukraine đang nỗ lực tăng cường phòng không, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong bài phát biểu thường lệ vào buổi tối ngày 23 tháng 6, nói rằng Ukraine đang tiếp tục nỗ lực bảo đảm có thêm hệ thống phòng không và các tuần tiếp theo trong tháng 6 và tháng 7 sẽ đạt được “năng suất không kém” so với tháng 5 và nửa đầu tháng Sáu.
“Chúng tôi đã nhận được quyết định về Patriot mới cho Ukraine và đang nghiên cứu thêm. Chúng tôi đang nỗ lực để có thêm các hệ thống phòng không”, ông Zelenskiy nói.
Vào ngày 20 tháng 6, Rumani đã đồng ý cung cấp cho Ukraine một hệ thống Patriot khác, trong khi Hòa Lan vào ngày 21 tháng 6 tuyên bố rằng cùng với một quốc gia khác, họ cũng sẽ cung cấp một hệ thống Patriot.
Kyiv đã kêu gọi các đối tác của mình cung cấp thêm lực lượng phòng không khi Nga tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Ukraine đã nhận được khẩu đội Patriot đầu tiên từ Mỹ vào nửa đầu năm 2023 và kể từ đó, hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Mỹ đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bầu trời khỏi các cuộc tấn công của Nga.
7. Putin mất 1300 quân trong một ngày ở Ukraine
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Loses 1300 Troops in One Day in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Nga đã trải qua một trong những ngày giao tranh thảm khốc nhất vào hôm Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, khiến tổng số thương vong lên tới hơn nửa triệu người.
Khi nước này tiếp tục hy sinh cả thân xác và trang thiết bị cho tiền tuyến, đồng thời phải chịu đựng các biện pháp trừng phạt kinh tế tốn kém, con số thương vong cao này đặt ra câu hỏi liệu chiến lược chiến tranh tiêu hao của Nga có thể duy trì được bao lâu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết:
“Thêm 1.300 quân nhân Nga thiệt mạng trong 24 giờ tính đến sáng thứ Hai, ngày 24 tháng 6, trong cuộc giao tranh ở Ukraine, nâng tổng số thương vong của quân đội Nga bị loại khỏi vòng chiến ở Ukraine lên khoảng 535.660 binh sĩ.”
Ông nhấn mạnh rằng: “Đánh bại kẻ xâm lược! Cùng nhau chúng ta sẽ chiến thắng! Sức mạnh của chúng ta nằm ở sự thật!”
Con số thương vong kinh hoàng của sĩ quan và binh lính Nga khiến Chúa Nhật trở thành một trong những ngày thảm khốc nhất đối với quân đội Nga kể từ khi nước này lần đầu tiên bắt tay vào “chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine” và chỉ kém một chút so với kỷ lục tổn thất trong một ngày là 1.740 người.
Bên cạnh 1.300 quân nhân bị loại khỏi vòng chiến hôm Chúa Nhật, lực lượng Nga còn mất 12 xe tăng, 15 xe chiến đấu bọc thép, 51 hệ thống pháo và 27 máy bay điều khiển từ xa.
Tổn thất của Nga ở Ukraine liên tục gia tăng kể từ khi bắt đầu xung đột, từ mất khoảng 4.000 quân vào tháng 3 năm 2022 lên gần 40.000 quân vào tháng 5 năm 2024. Theo ước tính của Bộ Quốc Phòng, chỉ trong 3 ngày qua Nga đã mất một số quân bằng với cả tháng đầu tiên xâm lược Ukraine.
Trong khi Putin bày tỏ sự hoài nghi về ước tính của Ukraine - nói rằng đất nước của ông chịu tổn thất ít hơn nhiều so với đối thủ - thì Nga không chỉ mất đi một số lượng đáng kể nhân mạng cho các nỗ lực chiến tranh của mình.
Bộ Quốc phòng Ukraine, cũng công bố ước tính hàng ngày về thiệt hại tài chính cho cuộc xâm lược của Nga, tin rằng Nga đã chi tổng cộng 62,5 tỷ Mỹ Kim cho cuộc chiến ở Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022.
Trong khi chế độ cưỡng bức tòng quân có thể cung cấp nguồn nhân lực cần thiết để tiếp tục chiến đấu, Nga đang cố gắng duy trì nền kinh tế thời chiến của mình dưới sự siết chặt ngày càng tăng của các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7 tuần trước, các quốc gia thành viên đã đồng ý thực hiện một loạt hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mới, cản trở ngành năng lượng của Nga và hạn chế khả năng tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế, trong một nỗ lực khác nhằm cô lập Mạc Tư Khoa hoàn toàn khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Việc gia tăng các biện pháp thắt chặt đối với nền kinh tế Nga trùng hợp với việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho Ukraine, với việc các thành viên G7 cũng đồng ý sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để huy động 50 tỷ Mỹ Kim viện trợ mới cho Ukraine.
8. Tướng Budanov nói rằng đàm phán hòa bình không có ý nghĩa gì
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “No point in peace talks, General Budanov says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trả lời phỏng vấn tờ Philadelphia Inquirer số ra ngày 23 Tháng Sáu, Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết, đàm phán hòa bình chẳng có ý nghĩa gì vì lựa chọn duy nhất là đòi lại lãnh thổ bị tạm chiếm.
“Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc lấy lại những gì đã bị tạm chiếm. Nếu không, tình trạng chiến tranh sẽ kéo dài mãi mãi”, Budanov nói với tờ báo.
Ukraine đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ vào đầu tháng này để tập hợp sự ủng hộ cho công thức hòa bình của nước này, trong đó bao gồm việc khôi phục biên giới quốc gia. Nga không được mời tham dự sự kiện ở Thụy Sĩ.
Trong cuộc phỏng vấn, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự cũng bày tỏ niềm tin rằng Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường.
“Nó sẽ có ích gì? Chúng tôi không bao giờ tập trung quân đông đảo để người Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân như vậy”, Budanov nói và nói thêm rằng việc đột phá các tuyến phòng thủ của Ukraine có thể được thực hiện bằng những vũ khí quy ước, tránh những rủi ro chính trị lớn.
Budanov cũng nói về sự cần thiết phải sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công đất Nga, điều mà Ukraine ngày càng thực hiện trong những tháng gần đây. Ngoài ra, Budanov cho biết ông tin rằng hỏa tiễn ATACMS tầm xa có thể được sử dụng để phá hủy Cầu Kerch.
Cây cầu nối đất liền Nga với bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm và từ lâu đã trở thành tuyến đường tiếp tế quan trọng cho quân đội Nga ở Ukraine.
Việc xây dựng cây cầu dài 19 km bắt đầu sau khi sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018.
Cây cầu đã bị hư hại nặng nề trong các cuộc tấn công của Ukraine vào tháng 10 năm 2022 và tháng 7 năm 2023. Tuy nhiên, phát ngôn viên Hải quân Dmytro Pletenchuk hồi đầu tháng này cho biết rằng việc phá hủy cây cầu sẽ không còn hiệu quả về mặt quân sự nữa vì Nga không còn phụ thuộc nhiều vào nó cho mục đích quân sự.
Trong cuộc phỏng vấn, Budanov cũng thảo luận về khả năng Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, mô tả thái độ của ông đối với một sự kiện như vậy là “bình tĩnh”: “Cuộc bầu cử của các bạn rất khó đoán. Nếu bạn phân tích các bài phát biểu trước công chúng của ông ấy, ông ấy đã thay đổi quan điểm của mình nhiều lần. Và sức mạnh trong hệ thống của bạn là nó không cho phép một cá nhân đưa ra quyết định đơn phương.”
9. Kyiv cho biết Nga mất 12 xe tăng, 51 hệ thống pháo, 71 phương tiện trong một ngày
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Loses 12 Tanks, 51 Artillery Systems, 71 Vehicles in One Day: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 24 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân đội Nga đã mất 12 xe tăng, 51 hệ thống pháo và 71 phương tiện trong 24 giờ qua.
Ông cũng cho biết 27 máy bay điều khiển từ xa, hai hỏa tiễn hành trình và 20 thiết bị đặc biệt đã bị phá hủy trong cùng khoảng thời gian.
Bên cạnh những số liệu mới nhất là một câu trích dẫn của triết gia và nhà bác học Đông Phương cổ đại Aristotle, có nội dung: “Bạn sẽ không bao giờ làm được bất cứ điều gì trên thế giới này nếu không có lòng can đảm. Đó là phẩm chất tinh thần vĩ đại nhất bên cạnh danh dự.”
Báo cáo mới nhất này của Ukraine đưa tổn thất về xe tăng, hệ thống pháo và phương tiện của Nga lên lần lượt là 8.031, 14.246 và 34.717.
Báo cáo về những tổn thất gần đây của Nga trong cuộc xung đột đang diễn ra được đưa ra khi cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng Mỹ sẽ bị thiêu rụi trong “ngọn lửa trần thế” sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào Sevastopol, thuộc Bán đảo Crimea, mà Mạc Tư Khoa cho biết được thực hiện bằng vũ khí do Mỹ cung cấp. Theo Reuters, ít nhất 5 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết: “Trách nhiệm về cuộc tấn công hỏa tiễn có chủ ý nhằm vào dân thường ở Sevastopol trước hết thuộc về Washington, nước cung cấp vũ khí này cho Ukraine và bởi chế độ Kyiv, nơi cuộc tấn công này được thực hiện trên lãnh thổ của họ”.
Đoạn phim được đăng lên X vào cuối tuần qua bởi OSINT Aggregator, một tài khoản tổng hợp thông tin tình báo nguồn mở, được cho là đã chiếu cảnh một kho đạn dược của Nga bị nổ tung trong một cuộc tấn công của Ukraine.
Hôm thứ Bảy, Newsweek đưa tin ít nhất 8 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga trên khắp Ukraine khi Kyiv đang chờ đợi hệ thống phòng không quan trọng từ các đồng minh.
Đoạn phim Dashcam từ Ukraine được chia sẻ trên X vào tuần trước dường như cho thấy cảnh một chiếc xe tải chở đạn bị phá hủy khi nó phát nổ ở khu vực tranh chấp Luhansk.
Trong video, một quả cầu lửa khổng lồ được phóng lên không trung khi chiếc xe tải phát nổ. Sau đó, người ta nhìn thấy mảnh vỡ của chiếc xe nằm rải rác xung quanh một miệng núi lửa bốc khói, khi ngọn lửa bùng cháy bên đường.
10. Financial Times đưa tin: Liên Hiệp Âu Châu nghĩ ra cách giải quyết khả năng Hung Gia Lợi phủ quyết các khoản tài trợ cho Ukraine
Tờ Financial Times ngày 24 Tháng Sáu đưa tin Liên Hiệp Âu Châu đã phát triển ra một giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn Hung Gia Lợi phủ quyết động thái sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 21 tháng 5 đã đồng ý sử dụng lợi nhuận từ tài sản chủ quyền của Nga bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine, giải ngân tới 3 tỷ euro hay 3,26 tỷ Mỹ Kim hàng năm, trong đó phần lớn được phân bổ cho nhu cầu quân sự của Kyiv.
Nhưng những lo ngại đã được đặt ra về khả năng phủ quyết động thái này từ Hung Gia Lợi.
Budapest đã nhiều lần phản đối việc Ukraine gia nhập NATO và Liên Hiệp Âu Châu, các lệnh trừng phạt đối với Nga, làm suy yếu các nỗ lực viện trợ của phương Tây cho Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Theo Financial Times, nhà ngoại giao trưởng Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết Hung Gia Lợi “không nên tham gia vào quyết định sử dụng số tiền này” vì nước này đã bỏ phiếu trắng trước quyết định sử dụng tiền theo cách này trước đó.
Giải pháp pháp lý đã được thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu hôm Thứ Hai, 24 Tháng Sáu.
Theo Financial Times, điều quan trọng là phải thúc đẩy kế hoạch G7 được công bố hồi đầu tháng này nhằm cung cấp cho Ukraine khoản vay 50 tỷ Mỹ Kim vào cuối năm nay bằng cách sử dụng lãi từ khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản bị đóng băng của Nga.
Phần lớn số tiền này được giữ ở các nước Liên Hiệp Âu Châu, nghĩa là Hung Gia Lợi có thể bỏ phiếu để giữ tài sản cố định vô thời hạn.
Hung Gia Lợi cũng đang chặn ba khoản trị giá 500 triệu euro thuộc quỹ Cơ sở Hòa bình Âu Châu, gọi tắt là EFF, cũng như 5 tỷ eur được phân bổ cho Quỹ Hỗ trợ Ukraine của EFF.
Vatican xét xử ĐTGM Viganò: Từ nhân vật số 3 của Giáo triều Rôma thành người bị cáo buộc ly giáo
VietCatholic Media
17:46 24/06/2024
1. Sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Viganò từ Người trong nội bộ Vatican thành Người bị cáo buộc ly giáo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong tuần qua, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã triệu tập Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò và cáo buộc ngài tội ly giáo. Điều đáng buồn là Giáo Hội chúng ta đang bị phân hóa mãnh liệt, rất nhiều người lên tiếng bênh vực cho Đức Tổng Giám Mục, và cũng có rất nhiều người lên tiếng bênh vực Tòa Thánh. Một số lớn các quan sát viên cho rằng Tòa Thánh lẽ ra không nên mang Đức Tổng Giám Mục Viganò ra xử vì chỉ làm bùng lên những tranh cãi và chỉ trích lẫn nhau.
Francis X. Rocca, một tác giả có khuynh hướng bênh vực Tòa Thánh, cũng cho rằng không nên mang Đức Tổng Giám Mục ra xử làm gì. Ông vừa có bài nhận định nhan đề “Archbishop Viganò’s Astonishing Transformation from Vatican Insider to Alleged Schismatic”, nghĩa là “Sự chuyển đổi đáng kinh ngạc của Đức Tổng Giám Mục Viganò từ Người trong nội bộ Vatican thành Người bị cáo buộc ly giáo”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Chín năm trước, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò là Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, làm việc với Tòa Bạch Ốc và Quốc hội để chuẩn bị cho chuyến thăm nước này của Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 9 năm 2015.
Tuần này, Đức Tổng Giám Mục Viganò đang bị Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican xét xử, bị cáo buộc kích động ly giáo – gây chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo – bằng cách phủ nhận tính hợp pháp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và bác bỏ Công đồng Vatican II. Ngài có thể phải đối mặt với những hình phạt có thể bao gồm vạ tuyệt thông và sa thải khỏi chức linh mục.
Sự biến đổi đáng kinh ngạc của vị tổng giám mục là một ví dụ cực đoan về sự phân cực đã bao trùm Giáo hội và xã hội rộng lớn hơn trong thập kỷ qua. Bất kể kết quả của phiên tòa xét xử ngài ra sao, những tranh cãi mà ngài đã khuấy động và bầu không khí bút chiến mà ngài thể hiện sẽ vẫn tồn tại trong tương lai gần như những thách thức lớn đối với sự hiệp nhất trong Giáo Hội Công Giáo.
Ngay cả trước khi đoạn tuyệt với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã được biết đến như một người có tính cách hiếu chiến, thẳng thắn một cách bất thường đối với một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Với tư cách là quan chức số 2 trong việc điều hành quốc gia Thành phố Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, ngài đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng và Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cáo buộc các quan chức Vatican khác tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ngài cũng cầu xin đừng cử ngài đến Washington với tư cách là Sứ thần Tòa Thánh, phàn nàn rằng việc tái bổ nhiệm là một nỗ lực của kẻ thù nhằm gạt ngài ra ngoài. Những bức thư đã gây xôn xao dư luận khi chúng được xuất bản vào năm 2012, khi ngài đã ở Mỹ.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Viganò vẫn vâng lời Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và giữ chức vụ Sứ thần Tòa Thánh trong suốt thời gian còn lại của triều đại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2015 của ngài được nhiều người ca ngợi là một thành công, mặc dù đã có một vấn đề gây tranh cãi khi có thông tin tiết lộ rằng Đức Giáo Hoàng đã gặp Kim Davis một thời gian ngắn. Cô ấy là một quan chức bang Kentucky, người đã bị bỏ tù vì từ chối ký giấy phép cho những kết hiệp đồng tính. Phát ngôn nhân của Vatican sau đó nói rằng sứ thần đã sắp xếp cuộc gặp mà không nói rõ ý nghĩa của nó với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Vigano vào năm sau, ngay sau khi Đức Tổng Giám Mục đệ đơn ở tuổi 75 theo luật định. Vị Cựu Sứ thần Tòa Thánh này đã nghỉ hưu và không xuất hiện trước công chúng.
Ít ai có thể đoán trước được rằng ngài sẽ trở lại một cách nổi bật. Vào tháng 8 năm 2018, ngài đã công bố một lá thư dài cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bỏ qua hồ sơ về hành vi sai trái tình dục của Hồng Y Theodore McCarrick, phớt lờ những hạn chế do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đặt ra đối với McCarrick và phong ông trở thành cố vấn quan trọng, đặc biệt là liên quan đến việc lựa chọn các giám mục Hoa Kỳ. Đức Tổng Giám Mục Viganò kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô từ chức ngay lập tức.
Cuộc tấn công nhằm vào Đức Giáo Hoàng bởi một cựu Sứ thần Tòa Thánh đã làm nổi bật và làm trầm trọng thêm những căng thẳng trong Giáo hội, đặc biệt là giữa Rôma và hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Trong những ngày sau khi bức thư của Tổng Giám mục Vigano được công bố, một số giám mục Hoa Kỳ đã công khai đứng hẳn về phía Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò hoặc kêu gọi một cuộc điều tra về những tuyên bố của ngài liên quan đến Đức Giáo Hoàng. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Đức Hồng Y Daniel DiNardo Địa phận Galveston-Houston, cho biết bức thư đã nêu ra những câu hỏi “xứng đáng có những câu trả lời có tính kết luận và dựa trên bằng chứng”.
Vụ Đức Tổng Giám Mục Viganò hóa ra là một trong nhiều vấn đề khiến mối quan hệ giữa Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Vatican trở nên căng thẳng trong suốt triều đại giáo hoàng hiện tại. Các câu hỏi khác bao gồm làm thế nào để giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục hoặc che đậy của các giám mục, liệu có nên từ chối cho các chính trị gia Công Giáo như Tổng thống Biden, người ủng hộ việc hợp pháp hóa việc phá thai, được rước lễ hay không, và việc cần phải nhấn mạnh đến mức nào các vấn đề Đức Giáo Hoàng thường đề cập đến như công bằng xã hội, kinh tế và môi trường so với việc phản đối phá thai.
Vatican cuối cùng đã công bố một báo cáo cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô và hai vị tiền nhiệm của ngài đều đã thất bại trong việc kỷ luật McCarrick, người vào năm 2019 đã trở thành vị Hồng Y đầu tiên trong thời hiện đại bị cách chức linh mục, sau khi một phiên tòa ở Vatican kết luận ngài phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và hành vi sai trái về tình dục với người lớn. McCarrick đã phủ nhận hành vi sai trái.
Đức Tổng Giám Mục Viganò tiếp tục lên tiếng về một loạt mối quan tâm ngày càng rộng lớn hơn. Vào năm 2020, ngài đã viết một bức thư ngỏ cho Tổng thống lúc bấy giờ là Donald Trump ca ngợi khả năng lãnh đạo của ông trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và các cuộc biểu tình sau vụ sát hại George Floyd, đồng thời tuyên bố rằng tình trạng bất ổn xã hội đang được dàn dựng bởi một tầng lớp âm mưu. Bức thư, trong đó có một dòng tweet cảm ơn từ Tổng thống Trump, đã liên kết rõ ràng những tranh cãi trong Giáo hội với các cuộc tranh luận chính trị thế tục. “ Trong xã hội, đang có những mưu toan kinh khủng, và cũng có một giáo hội phản bội nghĩa vụ của mình một cách sâu sắc và từ bỏ những cam kết đúng đắn trước Thiên Chúa”, Đức Tổng Giám Mục Viganò viết.
Tuần này, khi công bố phiên tòa xét xử tội ly giáo ở Vatican, Đức Tổng Giám Mục đã công bố một tuyên bố dài kết nối những gì ngài mô tả là chương trình nghị sự của Đức Thánh Cha Phanxicô với chương trình nghị sự của ý thức hệ thế tục về “chủ nghĩa toàn cầu”. Ngài cáo buộc Đức Giáo Hoàng thúc đẩy việc nhập cư không được kiểm soát, các ý thức hệ LGBTQ+ và các chương trình nghị sự về môi trường, gắn kết Giáo hội với Diễn đàn Kinh tế Thế giới và phớt lờ cuộc đàn áp người Công Giáo ở Trung Quốc và các nơi khác.
“Bergoglio đối với Giáo hội cũng giống như các nhà lãnh đạo thế giới khác đối với quốc gia của họ: họ là những kẻ phản bội, những kẻ lật đổ và những kẻ thủ tiêu cuối cùng của xã hội truyền thống”, Đức Tổng Giám Mục Viganò viết, khi đề cập đến Giáo hoàng bằng họ của ngài.
Nếu không có gì khác, bản cáo trạng của Đức Tổng Giám Mục rất hữu ích như một minh họa cho thấy các cuộc tranh cãi trong Giáo hội hiện giao thoa và hội tụ với các cuộc tranh luận về chính trị thế tục như thế nào.
Trong tuyên bố của mình, trong đó ngài hoan nghênh những cáo buộc của Vatican chống lại ngài như một “lý do danh dự”, Đức Tổng Giám Mục Viganò tự ví mình với cố Tổng Giám mục Marcel Lefebvre, người sáng lập nhóm theo chủ nghĩa truyền thống ly khai Huynh Đoàn Thánh Piô 10 người đã bị vạ tuyệt thông về việc tấn phong giám mục mà không có sự chấp thuận của Rôma.
Thật khó để tưởng tượng rằng những người theo Đức Tổng Giám Mục Viganò có thể nhiều hơn một phần nhỏ trong số 600.000 giáo dân mà Huynh Đoàn Thánh Piô 10 cho biết sẽ tham dự phụng vụ mỗi ngày Chúa Nhật theo nghi thức của Huynh Đoàn. Vị cựu sứ thần là một người thích tranh cãi, không phải là người sáng lập một phong trào. Tuy nhiên, thông điệp mang tính kích động của ngài đã đến được với hàng triệu người, một phần nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội và bầu không khí đầy biến động của diễn ngôn công khai hiện nay.
Lịch sử Giáo hội đầy rẫy những ví dụ về cuộc bút chiến thậm chí còn khốc liệt hơn cả của Tổng Giám mục Viganò. Nhưng tốc độ và phạm vi tiếp cận của các phương tiện truyền thông ngày nay tất nhiên là chưa từng có. Từ giờ trở đi Vatican sẽ phải đối mặt với thực tế này, cho dù Đức Giáo Hoàng là ai và bất kỳ sự bất mãn nào mà ngài phải giải quyết là gì.
2. Tiến sĩ George Weigel bàn về Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “True And False Reconciliation”, nghĩa là “Hòa Giải Chân Thực Và Giả Trá”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vào đầu tháng 7, Vladimir Putin đã đến thăm một nhà thờ Chính thống giáo ở St. Petersburg, làm dấu thánh giá một cách ngoan đạo và thắp một ngọn nến. Vài giờ trước đó, hỏa tiễn của Nga đã tấn công thành phố cảng Odessa của Ukraine, phá hủy mái nhà của Nhà thờ Chính thống Chúa Hiển Dung lịch sử, đốt cháy tòa nhà và làm tan chảy một số biểu tượng bằng vàng của nó. Số lượng ngày càng ít những kẻ ngu ngốc coi Putin là vị cứu tinh của nền văn minh Thiên chúa giáo có thể suy ngẫm về hai sự kiện đặt cạnh nhau đó.
Ngay sau hành động tàn bạo này của Nga, OSV News đã phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine và là một nhà lãnh đạo anh hùng của dân tộc ông. Khi tôi gặp vị tổng giám mục lần đầu tiên vào năm 2011, không ai trong chúng tôi tưởng tượng được rằng, 11 năm sau, ngài sẽ xuất hiện nổi bật trong danh sách những người bị đặc vụ Nga ám sát sau cuộc chinh phục Kyiv của người Nga—hoặc rằng những con chuột chũi người Nga sẽ xâm nhập vào dàn hợp xướng nhà thờ của ngài trong vài tháng trước cuộc xâm lược Ukraine, tìm cách phát hiện các điểm yếu của Tòa Giám Mục khi quân đội diệt chủng của Nga đập phá thủ đô Ukraine.
Trải qua hơn 500 ngày chiến tranh, Đức Tổng Giám Mục đã đối mặt với một tình huống khủng khiếp bằng một quyết tâm xuất phát từ đức tin sâu sắc—niềm tin thập giá lấy Chúa Kitô làm trung tâm, thúc đẩy việc mục vụ của ngài tiếp cận các nạn nhân chiến tranh. Câu trả lời của ngài cho các câu hỏi từ Gina Christian của OSV cho phẩm chất nhân văn và mục tử của vị tổng giám mục một cách cảm động:
Bạn có thể nói gì với người mẹ đã mất con trai mình? Bạn có thể tìm được niềm an ủi nào cho một người bị hủy hoại cuộc đời vì cuộc chiến này?
Câu trả lời chỉ là có mặt, sát cánh và có thể khóc cùng họ, chia sẻ nỗi đau buồn của họ. Không phải lúc nào cũng có thể nói: “Tôi hiểu bạn”. Tôi được biết rằng khi đến thăm các binh sĩ của chúng tôi trong bệnh viện. Cụm từ khó nghe nhất đối với người lính nằm cụt hai chân là khi ai đó nói với anh ta rằng: “Tôi hiểu bạn”.
Tôi gọi đây là bí tích hiện diện – khi chúng ta hiện diện, chia sẻ nỗi đau buồn này thì chính Thiên Chúa cũng hiện diện. Nếu bạn chia sẻ nỗi buồn, nỗi đau đó có thể giảm bớt. Và nếu bạn mời những người này giúp đỡ lẫn nhau, những hành động bác ái như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh....
Chúng tôi cầu nguyện tại một nơi ở Bucha nơi có nhiều vết đạn nơi nhiều cậu bé bị hành quyết. Và sau lời cầu nguyện này, chúng tôi có cơ hội ở lại vài giờ và chỉ để nói chuyện. Tôi nhớ một người đàn ông có đôi mắt xanh sâu thẳm đã im lặng. Cuối cùng, tôi đã nói chuyện với anh ta và anh ta chia sẻ rằng anh ta đã đến đó để tìm thi thể của đứa con trai 22 tuổi cũng tên là Sviatoslav. Anh ta nói với tôi: “Tôi nhìn thấy con trai tôi với đôi mắt bị khoét sâu.”
Người dân Bucha nói với tôi rằng quân đội Nga đang phạm những tội ác đó để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc sắc tộc lớn ở Kyiv. Nếu Nga vào thành phố, Kyiv sẽ tràn ngập máu người. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho một tội ác như vậy, nhưng một cách bí ẩn, chúng tôi vẫn còn sống. Tôi sẽ coi mỗi ngày trong cuộc đời mình hôm nay là một phép lạ.
Đức Tổng Giám Mục đã sử dụng phép lạ đó một cách tốt đẹp, nhất là bằng cách nhắc nhở các quan chức Vatican rằng những lời kêu gọi hòa giải ngay lập tức là sai lầm về mặt tôn giáo: “Chúng tôi không thể bị ép buộc”, ngài nói với OSV News. “Không thể áp đặt bất kỳ loại dấu hiệu hòa giải giả dối nào”.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là một người hòa giải, hòa giải một cách đúng đắn. Khi chúng tôi nói chuyện dài dòng vào ngày 6 tháng 7, ngài đang trên đường đến Warsaw để tham gia một buổi lễ hòa giải chung giữa Ukraine và Ba Lan, khi hai quốc gia kỷ niệm 80 năm vụ thảm sát Volhynia năm 1943, trong đó các phe phái du kích Ukraine đã giết chết hàng chục nghìn dân làng Ba Lan; và người Ba Lan đã đáp lại tương tự, nếu không muốn nói là ở mức độ gây chết người tương xứng. Tại Warsaw, Đức Cha Shevchuk đã ký một tuyên bố hòa giải chung với Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, và hai người đã lặp lại cử chỉ mạnh mẽ đó vài ngày sau đó tại thành phố Lutsk của Ukraine. Ở đó, trước sự chứng kiến của các tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan và Volodymyr Zelenskiy của Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk tuyên bố: “Là những người có đức tin, chúng tôi nghe thấy trời và đất, người sống và người chết cùng nói với nhau bằng một giọng nói: chúng tôi tha thứ, và cầu xin sự thứ tha.”
Trong cuốn “Cái giá của việc làm môn đệ”, Dietrich Bonhoeffer, người tử vì đạo chống Đức Quốc xã của Tin lành Luther, đã phân biệt giữa ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá. Ân sủng rẻ tiền là “ân sủng không có thập giá, ân sủng không có Chúa Giêsu Kitô, sống và nhập thể”, trong khi ân sủng đắt giá là “sự kêu gọi của Chúa Giêsu Kitô... điều đó đắt giá vì nó phải trả giá bằng mạng sống của con người, và điều đó là ân sủng vì nó mang lại cho con người cuộc sống đích thực duy nhất.” Bonhoeffer hẳn đã thừa nhận ở Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk một mục tử sống bằng ân sủng đắt giá - và do đó có thể trở thành tác nhân của sự hòa giải thực sự.
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23 Tháng Sáu
Chúa Nhật, 23 Tháng Sáu, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 12 Mùa Quanh Năm.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay Tin Mừng trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trên thuyền với các môn đệ trên Hồ Tiberias. Một cơn bão mạnh bất ngờ ập đến, thuyền có nguy cơ bị chìm. Chúa Giêsu đang ngủ, thức dậy, quở trách gió và mọi sự trở lại bình lặng (x. Mc 4:35-41).
Nhưng thực sự, Ngài không thức dậy, họ đánh thức Ngài! Với nỗi sợ hãi tột độ, chính các môn đệ đã đánh thức Chúa Giêsu. Chiều hôm trước, chính Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ lên thuyền băng qua hồ. Họ là chuyên gia, họ là ngư dân, đó là môi trường sống của họ nhưng một cơn bão có thể khiến họ gặp khó khăn. Có vẻ như Chúa Giêsu muốn thử thách họ. Tuy nhiên, Ngài không để mặc họ; Ngài ở cùng họ trên thuyền, bình tĩnh; quả thực, Ngài thậm chí còn ngủ. Và khi cơn bão tan, Ngài trấn an họ bằng sự hiện diện của Ngài, Ngài khích lệ họ, Ngài khích lệ họ có thêm đức tin và đồng hành với họ vượt qua nguy hiểm. Nhưng chúng ta có thể đặt câu hỏi này: tại sao Chúa Giêsu lại hành động như vậy?
Thưa, Chúa Giêsu muốn củng cố đức tin của các môn đệ và làm cho họ can đảm hơn. Thật vậy, các môn đệ từ kinh nghiệm này nhận thức rõ hơn về quyền năng của Chúa Giêsu và sự hiện diện của Ngài ở giữa họ, và do đó mạnh mẽ hơn và sẵn sàng đối mặt với những trở ngại, khó khăn, kể cả nỗi sợ hãi khi phải ra ngoài loan báo Tin Mừng. Sau khi cùng Ngài vượt qua thử thách này, họ sẽ biết đối mặt với nhiều thử thách khác, thậm chí đến thập giá và tử đạo, để mang Tin Mừng đến cho mọi dân tộc.
Và Chúa Giêsu cũng làm như vậy với chúng ta, đặc biệt là trong Bí tích Thánh Thể: Ngài quy tụ chúng ta lại quanh Ngài, Ngài ban cho chúng ta Lời của Ngài, Ngài nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Ngài, và sau đó Ngài mời gọi chúng ta ra khơi, truyền đạt mọi điều chúng ta đã nghe. và chia sẻ những gì chúng ta đã nhận được với mọi người, trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả khi khó khăn. Chúa Giêsu không cất đi cho chúng ta những gian truân, nhưng không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Người giúp chúng ta đương đầu với chúng. Ngài làm cho chúng ta can đảm. Vì vậy, chúng ta cũng vậy, hãy vượt qua chúng với sự giúp đỡ của Ngài, học hỏi ngày càng nhiều hơn để bám chặt vào Ngài, tin tưởng vào quyền năng của Ngài, vượt xa khả năng của chúng ta, để vượt qua những điều không chắc chắn và do dự, những khép kín và những định kiến, và Ngài thực hiện điều này với lòng can đảm và sự vĩ đại, tận đáy lòng, để nói với mọi người rằng Nước Trời đang hiện diện, nó đang ở đây, và rằng với Chúa Giêsu ở bên cạnh chúng ta, chúng ta có thể cùng nhau làm cho Nước Trời phát triển, vượt qua mọi rào cản.
Vậy chúng ta hãy tự hỏi: trong những lúc thử thách, liệu tôi có thể nhớ lại những lúc tôi đã trải nghiệm trong đời mình sự hiện diện và trợ giúp của Chúa không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó… Khi một cơn bão đến, tôi có để mình bị choáng ngợp bởi sự hỗn loạn hay tôi bám vào Ngài trước những cơn bão nội tâm này? Tôi có bám vào Ngài để tìm được sự bình an và thanh thản trong cầu nguyện, thinh lặng, lắng nghe Lời Chúa, thờ phượng và chia sẻ đức tin huynh đệ không?
Xin Đức Trinh Nữ Maria, đấng đã khiêm tốn và can đảm đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, ban cho chúng ta, trong những lúc khó khăn, sự thanh thản khi phó mình trong tay Ngài.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và khách hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau.
Đặc biệt, tôi chào các tín hữu ở Sant Boi de Llobregat, Barcelona và Bari. Tôi xin chào những người tham gia cuộc biểu tình “Chọn cuộc sống”, Dàn hợp xướng “Edelweiss” của Khu vực Alpine của Bassano del Grappa, và những người đi xe đạp từ Bollate, những người đã đến bằng xe đạp.
Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine và Israel. Tôi có thể nhìn thấy lá cờ của Israel… Hôm nay tôi đã nhìn thấy nó trên ban công nhà anh chị em khi tôi từ Nhà thờ Santi Quaranta Martiri đến – đó là một lời kêu gọi hòa bình! Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình! Palestine, Gaza, miền Bắc Congo… chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình! Và hòa bình ở Ukraine đang bị dày vò, đang phải chịu nhiều đau khổ, xin hãy có hòa bình! Xin Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí các nhà cầm quyền, khơi dậy sự khôn ngoan và ý thức trách nhiệm nơi họ, để tránh bất kỳ hành động hoặc lời nói nào có thể gây ra sự đối đầu, và thay vào đó hãy kiên quyết cố gắng giải quyết các xung đột một cách hòa bình. Cần phải có sự thương lượng.
Ngày hôm kia, Cha Manuel Blanco, một tu sĩ dòng Phanxicô đã sống tại Nhà thờ Santi Quaranta Martiri e San Pasquale Baylon ở Rôma trong 44 năm, đã qua đời. Ngài là một bề trên, một cha giải tội, một cố vấn. Khi tưởng nhớ ngài, tôi muốn nhớ đến rất nhiều tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn, các cha giải tội, các nhà giảng thuyết, những người đã tôn vinh và vinh danh Giáo hội Rôma. Gửi lời cảm ơn đến tất cả bọn họ!
Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.