Ngày 24-06-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả : Hạt bụi nhỏ không tên
LM. Giuse Trương Đình Hiền
07:11 24/06/2013
HẠT BỤI NHỎ KHÔNG TÊN

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ (2013)


Trong ngày Mừng Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, tự nhiên tôi nhớ tới mấy câu thơ trong bài thơ “Hạt Bụi Nhỏ” của Dzuy Sơn Tuyền :

…Vào mênh mông, cõi mênh mông,
Tôi, hạt bụi nhỏ không không giữa đời.
Chẳng buồn phận bé nhỏ nhoi,
Mà vui vì bởi ơn Người tạo nên.
Tôi, hạt bụi nhỏ không tên,
Vẫn là tuyệt tác vượt trên muôn loài…( )


Vâng, mỗi một cuộc đời sinh ra là một kỳ công, một tuyệt tác từ bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Chính vì thế, sứ điệp đầu tiên trong ngày Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả chính là : hãy hoan vui, hãy chào đón sự sống với niềm vui hớn hở như Tin Mừng Luca đã khơi gợi :

“Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời”. Lý do đơn giản : “Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Thiên Chúa”.

Đứng trước ý nghĩa nầy của sứ điệp Lời Chúa, chúng ta không khỏi ngậm ngùi cho bối cảnh xã hội hôm nay, khi hiện tượng tàn sát thai nhi đã lên tới đỉnh điểm và nền văn minh sự chết đang âm thầm hay công khai “lấn sân’ trên địa bàn thế giới. Làm sao không xót xa được khi nghe thi sĩ Hàn Lệ Thu thay lời cho một đứa con thì thầm trong bụng mẹ :

Con run rẩy…van xin trong bụng mẹ
Đừng bắt con mất tiếng khóc chào đời !
Ngày lại ngày…hồi hộp…Mẹ Ba ơi !
Suy nghĩ kĩ cho con quyền được sống

…………………………………………..
-Lạy Ba Mẹ ! Cho con quyền được sống.( )

Trong ngày mừng Sinh Nhật Thánh Gioan hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho bao thai nhi đã chết đi khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời, cho bao nhiêu em bé, khi cất tiếng khóc chào đời đã không được đón nhận bằng niềm hoan hỷ vui mừng nhưng đã bị bỏ rơi nơi đầu đường góc phố hay trong những viện cô nhi xa lạ lạc loài. Chúng ta không quên cầu nguyện cho bao nhiêu thân phận con người, đáng lẽ được sống cái ý nghĩa cao cả của phận người, nhưng rồi do bao nhiêu áp lực và hoàn cảnh đa đoan, lại biến cuộc đời thành tăm tối, bất hạnh và đôi khi bị vất bỏ đi không chút xót thương…

Nói như thế không phải chúng ta không biết cảm thông với những số phận oái ăm, những cuộc đời đau khổ tột cùng, đến đổi, như Thánh Gióp, khi quá đau buồn thất vọng đã thốt lên : “Ước chi ngày sinh của tôi đã lụi tàn, để tôi không bao giờ nhìn thấy ánh dương…”. Nhưng dù vậy, sau khi bình tỉnh lại, Gióp đã vững lòng trông cậy thân thưa : “Chúa cho, Chúa cất lấy. Xin cảm tạ ơn Chúa !”.

Hãy chào mừng sự sống. Hãy đón lấy sự sống và gìn giữ cuộc sống sao cho tươi đẹp, rạng rỡ. Hãy luôn cảm tạ hồng ân được Chúa cho làm người và nhất là làm con Thiên Chúa. Hồng ân to lớn nầy chỉ có thể luôn được cất lên như lời đáp vịnh ca hôm nay : “Tôi ca ngợi Chúa vì Chúa đã dựng nên con rất lạ lùng…”

Hay như cảm nhận sâu xa của sứ ngôn Isaia trong BĐ 1 hôm nay khi xác tín rằng : cuộc đời tôi, sự sống của tôi không phải ngẫu nhiên mà hiện hữu, nhưng đã được Thiên Chúa chuẩn bị, cưu mang từ muôn đời trong ý định yêu thương của Ngài : "Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi...”

Và điều thứ hai chúng ta đọc đuợc trong sứ điệp Ngày Sinh Nhật của Thánh Gioan đó chính là : Mỗi một cuộc đời là một đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa để tiến bước về phía của ánh sáng, hoàn thành một sứ mệnh và trở thành chứng nhân.

Rõ ràng Tin Mừng đã làm chứng : cuộc đời Thánh Gioan, từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành là một cuộc lớn lên không ngừng trong bàn tay của Thiên Chúa, trong sự vững mạnh của tinh thần :

“Đứa trẻ nầy rồi ra sẽ thế nào đây?” và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (Lc 1,66) ; “Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en” (Lc 1,80)

Có được như thế, chắc chắn môi trường gia đình và xã hội đã đóng một vai trò quan trọng. Gioan đã thật sự hưởng nhờ phúc đức của song thân, vì hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét được Kinh Thánh ca tụng là “Người công chính”.

“Cả hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì” (Lc 1,6).

Chính Gia-ca-ri-a đã ươm vào lòng con trai sứ mệnh cao cả, ngay từ khi con còn trong dạ mẹ :

“Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao : con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1,76)

Còn Bà Ê-li-sa-bét thì cùng với con đang mang trong bụng đã vui mừng tiếp đón Mẹ Maria và Chúa Giêsu trong cuộc “Thăm Viếng” lịch sử : cả mẹ và con đều hân hoan tràn ngập trong Chúa Thánh Thần về cuộc gặp gỡ có một không hai đã khởi đầu cho một chương mới của lịch sử loài người :

“Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần…” (Lc 141)

Trong ngày Sinh Nhật Thánh Gioan hôm nay, chúng ta không quên cầu nguyện cho thế giới hôm nay có được nhiều những gia đình công chính như thế, có nhiều những Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét công chính, để là điểm tựa, là mẫu gương và nhà giáo dục đào tạo nên những Gioan Tẩy Giả cho thế giới, cho Giáo Hội.

Và Gioan đã lớn lên như thế, để khi đã trưởng thành, ngài trở thành ngôn sứ, chứng nhân cho ánh sáng và là người trực tiếp giới thiệu Ngôi Lời cho thế giới.

“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin...” (Ga 1,6-7), “để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về...” (BĐ 1)

Thế giới hôm nay cần thiết biết bao nhiêu những chứng nhân như thế. Là những người Ki-tô hữu, một khi được tái sinh bởi dòng nước Thánh Tẩy, mọi người chúng ta đều phải là những ngôn sứ như Gioan, những người loan báo và làm chứng cho chân lý, những người có trách nhiệm giới thiệu Chúa Ki-tô cho anh em, một sứ mệnh mà cái giá cuối cùng đó chính là thiệt thân, tự hủy, như lời Kinh Tiền Tụng trong thánh lễ hôm nay :

“Sau cùng, người đã sẵn lòng chịu chết để làm chứng cho Đức Ki-tô” ;

hay như chính lời của Gioan xác quyết trong Tin Mừng :

“Tôi đây không phải là Đấng Kitô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người...Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 28-30)

Như vậy, khi họp mừng lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, chúng ta không được buồn vì “phận bé nhỏ nhoi” mà hãy luôn vui “vì bởi ơn Người tạo nên” ; để cho dù chỉ là “hạt bụi nhỏ không tên”, thì vẫn xác tín, vẩn hoan vui và cảm nhận từng ngày : hạt bụi nhỏ đờimình chính là “tuyệt tác vượt lên muôn loài”.

Và từ xác tín và cảm nhận đó, sẽ hướng chúng ta đến sứ mệnh ngôn sứ, chứng nhân cho Đức Ki-tô và xây dựng Nước Trời ; hay nói cho hoa mỹ theo ngôn ngữ của nhà thơ Đỗ Quang Vinh, thì đó là : Xin làm một kiếp phù sa :

Con xin làm kiếp phù sa,
Theo triều nước cuốn con ra cánh đồng….
Ngài dạy con đem tấm lòng trong trắng,
Ngài đặt con trên giấy nhám thợ bào,
Con mài nhẵn đắng cay cho ngọt ngào khổ lụy trần gian,
Con làm khí cụ bình an,
Cho đời tranh chấp oán hờn thăng hoa…( )


Cầu xin Thánh Gioan Tẩy Giả cho chúng ta mãi được như thế. Amen.
 
Powerpoint Chúa Nhật 13 Quanh Năm năm C - 13th Ordinary Sunday Year C
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuần báo Time bị phản đối vì liên kết Phật giáo với khủng bố
Thanh Phương / RFI
08:10 24/06/2013
Tuần báo Time bị phản đối vì liên kết Phật giáo với khủng bố

Tuần báo Time của Mỹ đang bị dư luận Miến Điện phản đối kịch liệt do số báo tới của tạp chí này khi nói về trách nhiệm của một nhà sư trong các vụ bạo động tôn giáo tại nước này đã liên kết Phật giáo với khủng bố.

Trang bìa của tờ Time đăng bức ảnh của Wirathu, một nhà sư ở Mandalay, nổi tiếng vì những lời lẻ bài Hồi giáo, với hàng tựa : « Bộ mặt của khủng bố Phật giáo. Các nhà sư đã kích động bạo lực chống Hồi giáo ở châu Á như thế nào ».

Trong một thông báo đăng trên trang web chính thức của mình, Phủ tổng thống Miến Điện hôm nay, 24/06/2013, đã lên tiếng phản đối ngay lập tức, khẳng định : « Miến Điện là một quốc gia mà tự do tôn giáo được bảo đảm, không có sự phân biệt nào. Bài báo của tạp chí Time gây hiểu lầm về Phật giáo, vốn đã có từ hàng ngàn năm nay và là tôn giáo của đa số công dân Miến Điện. Bài báo nói trên gây tổn hại sự tin cậy lẫn nhau giữa các tôn giáo »

Bài báo của Time cũng đã gây phản ứng dữ dội trên các mạng xã hội. Tính đến giữa ngày hôm nay, một kiến nghị phản đối được phổ biến trên trên Internet đã thu được 40 ngàn chữ ký, trong đó có cả những người không ủng hộ nhà sư Wirathu, nhưng bất bình vì tạp chí Mỹ đồng hóa Phật giáo với khủng bố.

Vào năm ngoái đã có khoảng 200 người thiệt mạng và 140 ngàn người phải tản cư do các vụ bạo động giữa người Phật giáo sắc tộc Rakhin với thiểu số Hồi giáo Rohingya ở miền Tây Miến Điện. Bạo động sau đó đã lan sang những vùng khác, lần này nhắm vào cả những người Hồi giáo Miến Điện, khiến hàng chục người chết. Các nhà sư bị tố cáo có dính líu với các vụ bạo động này, hoặc là qua những lời lẽ kích động, hoặc là tham gia trực tiếp.

Tổng thống Thein Sein, người đã tiến hành nhiều cải tổ sâu rộng ở Miến Điện, đã hứa sẽ bảo đảm an ninh cho mọi cộng đồng tôn giáo tại nước này

Thanh Phương / RFI
 
Đức Thánh Cha tái khẳng định tình thân hữu với Do thái giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
09:50 24/06/2013
VATICAN. Đức Thánh Cha Phanxicô tái khẳng định quan hệ thân hữu giữa Giáo Hội Công Giáo và Do thái giáo, đồng thời cầu mong hai bên cộng tác với nhau để bênh vực phẩm giá con người.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-6-2013 dành cho Ủy ban Do thái Quốc tế đối thoại liên tôn. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo.
Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc đối thoại đều đặn từ 40 năm nay giữa Giáo Hội Công Giáo và Do thái giáo, đồng thời ngài tái khẳng định giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2, trong tuyên ngôn ”Nostra Aetate” đoạn số 4 về quan hệ với Do thái giáo, và trong đó Công đồng mạnh mẽ lên án sự oán ghét, bách hại và mọi hình thức bài Do Thái. Ngài nói: ”Do căn cội chung của chúng ta, một Kitô hữu không thể là người bài Do thái”.

Đức Thánh Cha nhắc lại những quan hệ thân hữu chân thành của ngài với các vị lãnh đạo Do thái ở Buenos Aires, Argentina khi còn làm TGM tại đây: 'Chúng tôi thường nói chuyện về căn tính tôn giáo của nhau, hình ảnh con người chứa đựng trong Kinh Thánh, những cách thức để làm cho cảm thức về Thiên Chúa được luôn sinh động trong một thế giới bị tục hóa về nhiều phương diện. Chúng tôi cũng trao đổi trong nhiều dịp về những thách đố chung đang chờ đợi các tín hữu Kitô và Do thái”.

Và Đức Thánh Cha nói với Ủy ban Do thái quốc tế rằng: ”Tôi khích lệ các bạn tiếp tục hành trình, tìm cách đưa các thế hệ trẻ tham gia vào tiến trình này. Nhân loại đang cần chứng tá chung của chúng ta bênh vực phẩm giá con người, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và bênh vực hòa bình, cũng là hồng ân của Chúa.

Chủ tịch Liên hiệp các cộng đoàn Do thái Italia (UCEI), ông Renzo Gattegna, nói rằng những lời của ĐGH Phanxicô hôm nay về nạn bài Do thái chứng tỏ 'sự củng cố tiến trình đã khởi sự cách đây 50 năm với việc công bố Tuyên ngôn Nostra Aatate và với những kết quả rất quan trọng trong việc đối thoại và cảm thông nhau giữa các dân tộc” (SD 24-6-2013)
 
Tự Do Tôn Giáo lâm nguy ở Hoa Kỳ? Thật sao?
Trần Mạnh Trác
16:32 24/06/2013
2 tuần cho Tự Do

Ngày thứ Bảy 21 tháng 6 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bắt đầu 'chiến dịch 2 tuần tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo tại Hoa Kỳ năm 2013' (2013 Fortnight for Freedom). Đức Tổng Giám mục Lori, chủ tịch Ủy ban Tự Do Tôn giáo cuả HĐGM HK chủ tọa thánh lễ khai mạc tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Lên Trời, ở Baltimore, Maryland cảnh báo rằng Chính quyền đang nỗ lực hạn chế các hoạt động đức tin và tín ngưỡng, ngài tuyên bố mạnh mẽ "Caesar đang lấy đi những gì thuộc về Thiên Chúa".

Wow! Tự Do Tôn Giáo đang lâm nguy ở Hoa Kỳ?

Người Việt sống ở Hoa Kỳ hẳn phải nghĩ rằng không đâu có nhiều tự do hơn Mỹ, mọi tôn giáo đều được bảo vệ. Ai muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói, vô tội vạ... trừ phi, và cũng là hợp lý mà thôi, trừ phi 'bạn đe doạ hay sỉ nhục người khác', và ngay cả trong những trường hợp như thế, bạn vẫn có đủ mọi quyền cho đến khi 'bị chứng minh là cố tình.'

Bảo vệ Tôn Giáo không chỉ là một chính sách mà thôi, nó là một quyền được ghi trong Hiến Pháp. Ngay từ đầu và trên hết, người ta đã thêm vào bản Hiến Pháp Hoa Kỳ một Tu Chính án xác định các quyền tự do bất khả xâp phạm và liệt kê thứ tự như sau: Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Hội Họp ôn hoà và Tự Do Khiếu Nại với chính phủ.

Vậy thì, chiến dịch gọi là '2 tuần tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo' mà Tổng Giám mục Lori vừa 'khai quân' có phải chỉ là một khẩu hiệu 'nói cho kêu', một chiêu bài 'tuyên truyền' để đạt được một vị thế chính trị nào đó mà thôi không?

Xin trả lời ngay, đây không phải là một 'khẩu hiệu' cũng chẳng phải là một 'chiêu bài', mà là một 'thực tế'. Thực tế này không chỉ riêng có Công Giáo và Tin Lành mới lo lắng mà thôi, nhưng tất cả các tôn giáo khác cũng cùng chia sẻ mối lo chung với chúng ta.

Theo lời cuả linh mục tiến sĩ Chính Thống Giáo Chad Hatfield, viện trưởng viện thần học Vladimir's Orthodox Theological Seminary ở New York thì "thực tế này đơn giản đến không thể ngờ được, vì vậy mà chúng ta đã không nhìn thấy dấu hiệu cuả nó."

Theo Rabbi Cohen, một giáo sĩ Do Thái giáo tăm tiếng ở Chicago, thì những qui định mới đây cuả chính quyền "không chỉ làm tổn thương cho tổ chức tôn giáo mà thôi, mà còn làm tổn thương đến vai trò cuả tôn giáo trong xã hội".

Bà Shaykha Reima Yosif, một thần học gia cuả Hồi Giáo và là một trong những sáng lập viên cho hiệp hội phụ nữ Hồi Giáo, trong 'đại hội Tự Do Tôn Giáo Mỹ ' (American Religious Freedom conference), đã lên tiếng tố cáo những viên chức trong chính quyền hiện tại là "những nhóm nhỏ đang cố gắng để ra lệnh những gì là tôn giáo, và các nhóm nhỏ ấy đang cố tình xâm phạm vào quyền cuả người dân muốn duy trì bản sắc tôn giáo và việc thực hành đức tin riêng cuả mình."

Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thấy các tôn giáo dựng nhà thờ, lập trường học, xây nhà thương và không hề bị cản trở việc đi dự lễ, đọc kinh, vậy thì Tự Do Tôn Giáo đang lâm nguy ở chỗ nào?

Nhiều lắm chứ! viết ra thì dài quá, vậy xin đan cử một số thí dụ vừa xảy ra cho Công Giáo trong năm vừa qua mà thôi.

Những tổn thất

1- Tất cả các cơ sở bác ái cuả Công Giáo về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở Boston, San Francisco, District of Columbia, và tiểu bang Illinois đã phải đóng cửa vì bị thu hồi giấy phép, hoặc bị loại ra khỏi hợp đồng cuả chính phủ, bởi vì những cơ sở từ thiện ấy từ chối đặt con nuôi với các cặp vợ chồng đồng tính hoặc chưa lập gia đình.

2- Một số tiểu bang đã ban hành những luật lệ cấm những gì mà họ cho là "chứa chấp" những người 'nhập cư lậu'. Vậy, tất cả các cơ sở bác ái Kitô giáo đang cung cấp dịch vụ khẩn cấp cho những người 'xa cơ lỡ vận', vì không bao giờ 'điều tra' tông tích và tôn giáo cuả 'nạn nhân', cho nên sẽ một ngày nào đó trở thành 'đồng loã' tội phạm.

3-Theo những tin bị 'lộ' về vụ bê bối ở Sở Thuế (IRS) thì nhiều hiệp hội 'phò sự sống' và 'bảo vệ hôn nhân' cuả Công Giáo đã bị Sở Thuế (IRS) làm khó dễ nhiều năm về đơn xin 'tình trạng phi lợi nhuận'. Cho đến nay một số vẫn chưa có giấy phép. Ngoài ra một số giáo sư đại học Công Giáo đã bị quấy nhiễu, thí dụ bà GS Xã hội học Anne Hendershott tiết lộ rằng bà đã bị sở thuế điều tra sau khi viết một bài chống phe 'Công Giáo Giả' ủng hộ Tổng Thống Obama. Việc điều tra (hỏi cung) cuả sở Thuế làm cho bà nhột chí và không dám viết thêm bài phê bình chính sách cuả chính quyền nữa.

4- Một thẩm phán ở New Jersey đã phán quyết rằng một nhà thờ Methodist vi phạm pháp luật khi từ chối không cho hai phụ nữ tổ chức "lễ cưới dân sự" trong khuôn viên nhà thờ. Cũng thế, tại Hawaii, đang có một đơn kiện Giáo Hội Công Giáo từ chối làm lễ "hôn phối" đồng tính trong nhà thờ.

5-Địa phận Công Giáo Cincinnati, Ohio đã bị phạt 170 ngàn vì sa thải một giáo viên cuả một trường Công Giáo vì lý do cô giáo viên này độc thân mà lại mang thai do thụ tinh nhân tạo, một hành động đi ngược với giáo huấn cuả Công Giáo mà khi xin việc cô ta đã ký kết tuân theo. Lý do Địa phận bị phạt là do luật cấm phân biệt đối xử với người đồng tính. Đây là vụ kiện thứ hai mà Địa phận bị kiện vì sa thải giáo viên không tuân giữ những cam kết với luật Công Giáo.

6- Thành phố New York đã thông qua một chính sách cấm nhà thờ 'the Bronx Household of Faith' và các nhà thờ khác thuê trường công lập vào cuối tuần để làm việc thờ phượng, trong khi đó thì các tổ chức phi tôn giáo vẫn có thể thuê trường cho những công việc khác. Tranh tụng trong trường hợp này hiện đang tiếp tục.

7- Dịch vụ giúp người tị nạn và di cư cuả HĐGM Hoa Kỳ (MRS) đã bị loại ra khỏi hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ mặc dù là cơ quan có điểm cao nhất, vì chính quyền mới đây đưa thêm một điều lệ mới là bắt buộc MRS phải cung cấp hoặc giới thiệu những dịch vụ phá thai.

8- Đại học California Hastings College of Law đã khai trừ hội 'Luật Gia Kitô Hữu' ('Christian Legal Society',) từng hoạt động 100 năm, bởi vì điều lệ cuả tổ chức đòi hỏi người lãnh đạo phải là một Kitô hữu và không có những hoạt động tình dục ngoài hôn nhân.

9-Một số tài liệu huấn luyện cuả quân trừ bị Hoa Kỳ đã liệt kê Công Giáo, Tin Lành là những tổ chức 'cực đoan' giống như "Al Qaeda”, “Hamas” và “KKK" và cảnh báo quân nhân nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu trở thành 'hội viên hoạt động' cuả những tổ chức đó. Văn phòng Tuyên úy Công Giáo đã phản đối lên Bộ Quốc Phòng.

Những bằng chứng nêu trên cho thấy hình thức 'cấm đạo' ngày nay tuy không còn là những cảnh 'thịt nát đầu rơi' như ngày xưa, nhưng hậu quả thì thảm khốc hơn nhiều bởi vì, như linh mục tiến sĩ Chính Thống Giáo Chad Hatfield đã nhận định là "thực tế này đơn giản đến không thể ngờ được", thực tế mà ông ta nói ở đây chính là dùng những luật lệ và chính sách với những danh xưng rất 'kêu' và 'mị dân' để như một viên thuốc 'bọc đường' đưa những loại thuốc độc vào phá hoại cơ thể cuả Giáo Hội.

Những viên thuốc độc

Thí dụ quan niệm về 'diễn văn thù hận' (hate speech), bề ngoài là ngăn ngừa sự reo rắc thù hận trong xã hội, nhưng đã gây ra không ít các vụ kiện cáo cho rằng giáo huấn về tính dục cuả Giáo Hội Công Giáo là loại 'diễn văn thù hận' vì chống lại 'khuynh hướng tình dục' cuả người đồng tính. Nếu một ngày nào đó một vụ kiện nói trên được thưởng tiền phạt thì trong tương lai sẽ có nhiều linh mục, giám mục, giáo viên và giáo sĩ bị lôi ra toà vì tội 'hận thù'. Hãy tưởng tượng hằng trăm nhà thờ bị phạt vạ mỗi nơi vài trăm triệu thì tương lai cuả Giáo Hội Mỹ sẽ đi về đâu?

Thí dụ luật 'bình đẳng hôn nhân', bề ngoài là bảo vệ 'nhân phẩm' cho người đồng tính, nhưng hậu quả thi hành thì là việc đóng cửa tất cả các cơ quan bác ái xã hội cuả Kitô giáo như đã kể trên, và rất có thể các nhà trường tôn giáo cũng sẽ rơi vào con đường u tối cuả Điạ phận Cincinnati trong nay mai.

Thí dụ sắc lệnh y tế (HHS) sắp được thi hành, bề ngoài là bảo đảm một mức tối thiểu về y tế cho mọi người, nhưng hậu quả sẽ là việc đóng cửa hoặc tách rời ra khỏi Giáo Hội tất cả các trường đại học và bệnh viện Công Giáo vì sự ép buộc phải cung cấp bảo hiểm các loại thuốc ngừa phá thai.

Đức Tổng Giám mục Lori giải thích rằng "Giáo Hội không phải là một vị thiên thần có hai cánh: một cánh bên phải là 'đức tin và tế tự', và bên trái là 'dịch vụ bác ái'". Nhưng, ngài nói, "Giáo Hội chỉ là một, những gì chúng ta tin và thờ phượng đưa tới những việc làm công cộng."

Những việc làm trong lãnh vực giáo dục, y tế và bác ái không phải là một chi nhánh biệt lập của đức tin Công Giáo, Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh, nhưng "các hoạt động này là một phần của DNA (di truyền) mà chúng ta lãnh nhận khi chịu phép rửa tội làm người Công Giáo."

"Vậy thì không đáng ngạc nhiên khi chúng ta phải rùng mình và phản ứng mạnh mẽ, trước việc chính phủ cố gắng cắt hoặc thái mỏng Giáo Hội của chúng ta bằng cách dùng pháp luật và chính sách để tách biệt nhà thờ ra khỏi các cơ sở từ thiện, y tế và giáo dục. Tạo ra một loại 'bảng ghi điểm' để phân định một cơ sở nào đó là 'bằng' hay 'ít tôn giáo' hơn một nhà thờ. "

Nhu cầu củng cố niềm tin

Trong hành vi vi phạm tự do tôn giáo, "Chính phủ của chúng ta là không chỉ lấy những gì thuộc về Thiên Chúa, họ cũng lấy từ những gì thuộc về phẩm giá con người và công ích," Đức Tổng Giám mục Lori noí tiếp.

"Làm suy yếu tự do tôn giáo thì tất cả các quyền cuả con người sẽ bị rủi ro."

Đức Tổng giám mục giải thích "quyền được sống, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do hội họp thì liên kết chặt chẽ với nhau. Những quyền này không phải là do Nhà Nước cung cấp cho chúng ta nhưng bởi chính Đấng Tạo Hóa."

Đức tin là nguồn gốc của các giá trị dẫn đến những hành động cho lợi ích chung, ngài nói.

"Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng tất cả mọi người được kêu gọi để chia sẻ cuộc sống của Thiên Chúa. Đức tin chỉ cho chúng ta thấy dễ dàng những gì là một xã hội thực sự công bằng và nhân đạo và chúng ta nhận được sức mạnh cần thiết để xây dựng một nền văn minh thực sự của chân lý và tình yêu."

Do đó, ngài nhấn mạnh, niềm tin tôn giáo mang lại lợi ích cho quảng trường công cộng "không chỉ bởi mức độ của các dịch vụ nhân đạo lớn lao nhưng còn cung cấp các nhân chứng cho Chúa Giêsu Kitô, làm chứng cho những sự thật đạo đức và các giá trị mà không một nền dân chủ nào có thể phát triển mà không có chúng."

Đức Tổng Giám Mục cũng giải thích rằng việc duy trì tự do tôn giáo là quan trọng không chỉ cho các Kitô hữu ở Mỹ, nhưng cho tất cả các tín hữu của tất cả các tôn giáo trên toàn thế giới.

"Chúng ta tiếp tục sống trong thời đại của các vị tử đạo - khi các tín hữu, không chỉ riêng Kitô hữu mà thôi, đang bị bức hại vì tuyên xưng và thực hành đức tin - khi họ bị tra tấn và giết chết chỉ vì họ là một tín hữu, ở những nơi như Iran, Iraq, Trung Quốc và Nigeria."

Vậy thì việc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Hoa kỳ không chỉ là cuộc tranh đấu cho chúng ta mà thôi, nhưng còn là một trách nhiệm giữ vững niềm tin để mang lại hy vọng cho các nơi khác.

"Chúng ta hãy giữ cho ngọn lửa đức tin và ngọn lửa của tự do bốc cháy không chỉ dành cho thế hệ con em và các thế hệ cháu chắt", Đức Tổng Giám mục Lori khẩn khoản nài xin, "nhưng cũng vì lợi ích của các tín hữu đang bị bắt bớ. Họ lả những người đang nhìn về vùng đất rộng mênh mông và hình thức chính quyền cuả chúng ta như là một ngọn hải đăng của hy vọng. "

Xin xem thêm HĐGM Hoa Kỳ phát động chiến dịch '2013 Fortnight for Freedom' tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo
 
Top Stories
Vietnam: Embarras des autorités après les 27 jours de la grève de la faim de Cu Huy Ha Vu
Eglises d'Asie
08:30 24/06/2013
Samedi 21 juin, après 27 jours de jeûne, le célèbre avocat dissident Cu Huy Ha Vu a mis un terme à la grève de la faim qu’il avait entamée le 27 mai dernier, dans le camp N° 5 de Yên Dinh (Thanh Hoa), où il est interné depuis sa condamnation à sept ans de prison en avril 2011.

Le jeûne du prisonnier politique avait rapidement été connu à l’intérieur du pays où plusieurs dissidents ont décidé de lui témoigner leur solidarité par leur propre jeûne. Bien connu à l’étranger, l’avocat dissident avait reçu l’appui de nombreuses organisations humanitaires et de plusieurs représentants de grands pays. En revanche, les autorités vietnamiennes, par l’intermédiaire des médias gouvernementaux, avaient lancé une campagne destinée à réduire le retentissement de cette grève de la faim en la discréditant.

Selon des témoignages de son épouse, elle-même avocate, dans ses deux appels à l’aide envoyés à de nombreux destinataires, c’est le 27 mai que le prisonnier politique décida d’entamer cette grève. Cu Huy Ha Vu avait envoyé au chef du camp d’internement où il purge sa peine, une lettre accusant un des gardiens de vouloir attenter à sa vie. Sa lettre était restée sans suite, tout comme d’autres exigences légitimes formulées par lui. Son jeûne avait donc pour but d’obtenir la réponse à cette accusation. Il ne devait y mettre un terme que lorsque les responsables du camp et de la Sécurité publique auraient donné une suite à ses requêtes. Dans la lettre du 21 juin dernier, signée de lui, annonçant la fin de son jeûne, il avait donc fait savoir que le matin même les responsables du camp avaient apporté une réponse.

Pendant plus de deux semaines, la presse officielle et les porte-parole gouvernementaux ont totalement ignoré la grève de l’avocat et n’ont fait aucun commentaire à ce sujet. Cependant, la multiplication des protestations de toute provenance a obligé l’appareil de propagande gouvernemental à se mettre en marche. A partir de la mi-juin, presse et médias audiovisuels gouvernementaux se sont lancés dans une campagne dont le but apparent était de faire croire que Cu Huy Ha Vu était en bonne santé, qu’il ne jeûnait pas mais refusait seulement la nourriture fournie par le camp d’internement. Cette propagande officielle a suscité les protestations de la famille du prisonnier de conscience et de ses nombreux amis juristes. Aux dernières nouvelles, ils envisageraient de porter plainte.

A peine quinze jours après le début de sa grève, son exemple allait être suivi par un certain nombre de personnalités voulant ainsi lui exprimer publiquement leur soutien. Le premier à le suivre dans son jeûne fut l’ancien prisonnier de conscience, le docteur Pham Hông Son qui annonça qu’il entamait une grève de la faim de sept jours, écrivant dans son blog: « Nous qui aimons la liberté et qui pour le moment ne sommes pas emprisonnés, devons faire quelque chose de plus qu’écrire un article ou élever la voix pour le soutenir. » Le 11 juin, le religieux bouddhiste Hoa Hao, Vo Van Thanh Liêm, qui fut prisonnier politique pendant dix ans, faisait connaître son soutien à l’avocat, par une période de jeûne d’une semaine. Ce fut ensuite le tour de Madame Pham Thanh Nghiên a d’entamer une grève de la faim en solidarité avec Cu Huy Ha Vu. Elle écrivit: « Celui qui avance sur le chemin de la liberté et de la justice ne peut rester seul même s’il est enfermé dans une prison ! ». Après avoir effectué une première grève du 16 au 19 juin, elle devait recommencer à jeûner le 23 juin.

A l’étranger, le 10 juin, dans le jardin public jouxtant la Maison Blanche à Washington, un dissident de la diaspora vietnamienne, ancien prisonnier politique au Vietnam, le docteur Nguyên Quôc Quân entamait un jeûne de solidarité avec son compatriote interné. Par ailleurs, les manifestations de soutien et les protestations venant des grandes associations humanitaires et de diverses instances diplomatiques s’étaient également multipliées ces derniers jours. Le 20 juin, l’AFP faisait notamment connaître la protestation de 23 intellectuels des Etats-Unis, du Canada et d’Australie.

Agé de 55 ans, Cu Huy Ha Vu est le fils de Cu Huy Cân, poète célèbre et proche collaborateur de Hô Chi Minh, qui fut ministre de la République démocratique du Vietnam. Il était déjà bien connu pour son attitude et ses écrits critiques à l’égard du régime lorsqu’il fut arrêté le 5 novembre 2010 dans un hôtel de Saigon pour une raison obscure. Le lendemain, il était inculpé pour « propagande contre la République socialiste du Vietnam ». C’est sous ce chef d’accusation que le Tribunal populaire de Hanoi le condamnait, quatre mois plus tard, le 4 avril 2011, à sept ans de prison ferme et trois ans d’assignation à résidence. Le procès en appel, qui eut lieu le 2 août suivant, confirmait la sentence énumérant une liste de dix articles écrits par lui et justifiant l’accusation de propagande antigouvernementale.

(Source: Eglises d'Asie, 24 juin 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN Giáo Phận Paderbon & Essen mừng đại lễ 25 năm các thánh Tử Đạo VN
Trầm Hương Thơ
07:45 24/06/2013
CỘNG ĐỒNG Công Giáo VIỆT NAM GP.PADERBON & ESSEN. MỪNG ĐẠI LỄ 25 NĂM CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM VỚI SỰ CHỦ TẾ ĐGM. COSMA ĐẠT

Ngày hân hoan kính mừng ngân khánh
Gương tử hùng lóng lánh như sao
Tình yêu đạo Chúa chí cao
Tuyên xưng danh Thánh máu trào thơm hương.


Xem Hình

Trưa hôm nay 23.06.2013 vào lúc 14g.00 khoảng hơn 300 giáo dân đã về ngôi thánh đường giáo xứ thánh Barbara tỉnh Bergkamen cùng Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt và 4 Lm. đã đứng trước di ảnh của 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam cúi đầu dâng nén hương lòng kính cẩn cầu nguyện, và mừng kính ngân khánh các ngài trên hàng Hiển Thánh.

Di ảnh được đoàn giáo dân cung nghinh kiệu rước đi với đoàn người đông đảo theo nhịp trống xen kẽ những lời kinh và tiếng hát nhịp nhàng tôn kính, đưa rước vào cung thánh của ngôi thánh đường Thánh Barbara.

ĐGM. Cosma xông hương trang trọng bàn thánh và di ảnh của các ngài thì ca đoàn cất cao lên nhạc bản:

"Đây bài ca ngàn trùng, dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm đậm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu".

Vâng, đúng như vậy! khi xưa dưới những thời bách đạo nơi quê hương Việt Nam, cha ông chúng ta đã hy sinh, hiến dâng hơn 100.000(Một trăm ngàn) người. Hơn một trăm ngàn người đã hiên ngang hy sinh mạng sống mình vì đạo ngay, đạo "Tình Yêu".

Linh mục quản xứ Barbara Nodenbergen đã rất hân hoan chào mừng ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt đến từ Việt Nam. Giáo xứ chúng tôi lần đầu tiên được đón tiếp một GM. từ Việt Nam tới chúng tôi vui mừng kính chào Đức Cha. Tôi cũng hân hoan chào Lm. GB. Nguyễn Chí Thiện dòng Phanxicô, chào Lm. Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy Tuyên Úy cho người Việt Nam hai giáo phận Paderbon và Essen, chào Lm. Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy cựu tuyên úy Việt Nam, và đặc biệt chào mừng tất cả anh chị em Việt Nam đã hiện diện trong thánh lễ hôm nay tại đây. Herzlich Willkommen.

Sau 2 bài đọc của giáo dân và phần công bố Tin Mừng của Lm Phancicô Nguyễn Ngọc Thủy.

Đức Cha Cosma chia sẻ rất thực tế với nhiều câu chuyện về các thánh tử đạo Việt Nam. Kính thưa qúy cha, và tất cả cộng đồng. Tôi thật là cảm động khi nghe ca đoàn cất lên "Đây bài ca ngàn trùng..." thật trang trọng nơi đây. Bài ca này tôi đã được hát từ khi lên 10 tuổi. Tức là cách đây độ 55 năm rồi. nhưng hôm nay nghe một ca đoàn nơi quê người mà lại hát qúa hay và điệu luyện, làm cho tôi súc động và hãnh diện. Hãnh diện vì là được là con cháu các thánh "Tử Đạo Việt Nam". Trong những thờ kỳ bách hại đạo Chúa tăm tối nhất ở Việt Nam. Hơn 100.000 (trăm ngàn) người đã lấy mạng mình để minh chứng cho điều đó. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa và rất hãnh diện là những lời hát đó hôm nay không chỉ vang lên khắp cõi trời Việt Nam không mà còn vang lên ngay tại Bergkamen này, nước Đức này mà còn vang xa ra cả thế giới. Thế giới nay đã biết nhiều hơn về các ngài. Đã biết nhiều hơn về Đức Mẹ La Vang. Đó là nhờ tất cả các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới. Tôi còn nhớ cách đây đúng hai năm, ngày Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long bên Úc được tấn phong Giám Mục. Đức Cha chính của Tổng Giám Mục Melbourne ngài đã dự đoán, trong tương lại cộng đồng Công Giáo Việt Nam sẽ vượt lên thay thế cộng đồng Ái Nhĩ Lan, và sẽ có một Tổng Giám Mục Úc Châu là Người Việt Nam.

Hôm đó nhằm vào ngày lễ thánh Gioan Tẩy Giả 24.06.2011.

Qúy cha và mọi người cũng đã biết rằng, ngày 19.06.1988 ĐGH. Gioan phaolô II và Giáo Hội phong thánh cho 117 vị tử vì đạo. Việt Nam đã không có một giám Mục nào đến được Rôma để tham dự. Lúc đó tôi đang là một Lm. chăm lo cho trại phong (bệnh nhân cùi) ở trong Sài Gòn nên tôi cùng các bệnh nhân mừng ngày hiển thánh các ngài trong trại cùi. Nhưng mà rất là cảm động.

Tôi xin chia sẻ với mọi người những vị thánh tử đạo ở Việt Nam mà tôi đã có dịp đến tận nơi và tìm hiểu. Thánh đầu tiên mà tôi được biết từ lúc còn nhỏ, đó là thánh Máthêu Lê Văn Gẫm. Ngài là một thương gia, đã dám đảm trách một công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng là đưa thuyền qua tận Singapo- Mã Lai để đón một vị Giám Mục trong lúc (đang cấm đạo) về Việt Nam và ông đã bị bắt. ông đã hiên ngang ra pháp trường năm 1847 lúc 35 tuổi để lại vợ và 4 người con. Tôi nhớ lúc còn nhỏ nơi ngã sáu ở Sài Gòn chỗ có tượng thánh Gióng, thì cách đó khoảng một chục thước thôi, là chỗ ngài bị xử chém đầu và người ta đã dựng ngay chỗ đó một cây cột đá.

Thánh thứ 2 là thánh Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH. Đây là một vị thánh đặc biệt nhất Việt Nam.

Vì là trong địa phận Bắc Ninh nơi tôi ở nên tôi tìm hiểu khá rõ ràng về ngài. Trong thời cấm đạo gay gắt. khi quan quân bao vây làng ngài là một người chưa vào đạo Công Giáo khi bị bắt mà rất mực tuyên xưng đạo Chúa là đạo ngay.

Ngày 29.6.1838, khi quan quân vây bắt cha Tự ở Kẻ Mốt, và bắt mọi người phải đạp qua thánh giá thì sẽ được tha. Trong khi đó không ít người Công Giáo vì qúa hãi sợ nên đã bước qua ảnh tượng để chối đạo thì chàng thanh niên 25 tuổi này đã anh dũng nói thẳng với họ rằng: "Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên thánh giá, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật."

Vì lời nói này, quan quân tưởng anh là người Công Giáo, thế là họ bắt anh Vinh và áp giải về trại giam Bắc Ninh chung với cha Tự, ông trùm Cảnh, thầy Úy, thầy Mậu, anh Mới và anh Đệ. Chính tại đây, anh Vinh được diễm phúc làm người Kitô hữu, được hân hạnh làm con Cha Thánh Đaminh. Suốt hành trình mười lăm tháng dài đến ngày tử đạo, anh là một nhân chứng trầm lặng. Xiềng xích và tra tấn không lần nào có thể làm anh sa ngã hay thối chí. Chọn quan thầy Stêphanô trong tù, anh cương quyết noi theo vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng.

Ngài Sinh năm 1813 tại làng Bô Trang tỉnh Thái Bình

Tử Đạo ngày 19.12.1839 tại pháp trường "Cổ Mễ" Bắc Ninh. Còn rất nhiều mà thì giờ thì ít, nên tôi không thể kể hết ra đây được. ngày nay chúng ta không tử đạo như các ngài khi trước, nhưng chúng ta vẫn đang có muôn và chứng nhân tử đạo kiểu khác. Là Kitô hữu, bước theo chân Ngài để sống cho sự thật thì luôn phải tử đạo hằng ngày và hằng giờ. Hôm nay cũng là lễ vọng sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả. Tấm gương ngôn sứ cho tất cả chúng ta. Chúng ta luôn phải làm chứng cho sự thật, sống là men, là muối đất ở tất cả mọi nơi trên trái đất này, Amen

Hôm nay có hai em bé không hẹn trước mà được chính Đức Cha Cosma Đạt rửa tội. Xin chúc mừng gia đình có hai cháu được lãnh nhận "Bí Tích" rửa tội trước di ảnh của Các thánh Tử Đạo Việt Nam trên nước Đức này. Cầu chúc hai cháu lớn lên trong sự phù trợ của các ngài, và noi gương các ngài đi làm chứng tá cho muôn dân. Chúc mừng đến hai gia đình các cháu được đón nhận vào chính thức gia đình Kitô hữu.

Mười thanh nữ trong diệu vũ tiến dâng của lễ rất trang nghiêm và chuyên nghiệp hòa quyện vào những lời hát cung nhạc của ca đoàn là những hương lòng thanh khiết làm của lễ tiến dâng. Đây là một nét hài hòa và rất đẹp làm nhân chứng nơi xứ người thật xứng đáng là con cái của các thánh Tử Đạo Việt Nam. (Xin cám ơn các bạn và các em thật nhiều)

Những lời nguyện giáo dân lên Thiên Chúa cho Giáo Hội và quê hương, xin Ngài giải thoát cảnh khó khăn hiện nay để tìm về con đường của công lý và sự thật.

Xin các thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu và phù trợ cho chúng con được biết sống làm nhân chứng theo chân của các ngài.v.v...

Trước khi nhận phép lành trọng thể kết lễ. Ông Trịnh Quốc Khang chủ tịch cộng đồng Công Giáo Việt Nam hai giáo phận Paderbon & Essen thay mặt cộng đồng cám ơn Đức Cha, qúy cha và mọi người.

Lm. Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy đã cám ơn đặc biệt cộng đoàn Bergkamen và tất cả những bàn tay đóng góp cho thánh lễ hôm nay thật trang trọng tốt đẹp mặc dù chỉ là thời gian gấp rút trong vòng một tuần lễ khi hay tin ĐGM. Cosma ghé thăm. Mà tất cả mọi mặt thật là chu đáo như là một đại lễ đã được sửa soạn từ trước vậy. Ngài cũng cám ơn Đức Cha và qúy Cha, đặc biệt là cha xứ Nodengergen đã vui vẻ cho mượn nhà thờ và giáo xứ hôm nay.

Sau khi nhận phép lành kết lễ mọi người sang hội trường nhà xứ kế bên và liên hoan một bữa tiệc thật là vui vẻ tưng bừng mừng ngày ngân khánh 25 năm các Thánh Tử Đạo Việt Nam trên hàng hiển thánh tại thành phố Berkamen.

18giờ 30 tôi ra lái xe về mà lòng hân hoan thầm tạ ơn Chúa đã ban cho con một ngày lễ mừng thật ý nghĩa. Xin lập lại câu tiếng Đức đầu tiên của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt để khép lại bài tường thuật này.

DANKE SCHÖN.

Thanh Sơn 23. 06. 2013
 
Trại hè thiếu nhi 2013 Giáo xứ Phú Bình, Saigòn
Martin Lê Hoàng Vũ
08:58 24/06/2013
Tối ngày 23.6.2013, lúc 19 giờ, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo xứ Phú Bình đã khai mạc buổi lửa trại kết thúc một ngày trại với chủ đế: “Gieo mầm Tin Yêu”.Hiện diện trong buổi khai mạc lửa trại có cha chánh xứ Phú Bình Giuse Nguyễn Văn Niệm, soer Trưởng Trại, các anh chị phụ trách và các trại sinh.

Xem hình ảnh

Cuộc trại diễn ra trong khuôn viên nhà thờ Phú Bình, từ lúc 6 giờ sáng và kết thúc vào lúc 21 giờ cùng ngày.

Trong lúc quây quần vòng tròn bên đống lửa trại, từng đội trại đã diễn những vở kịch ngắn, điệu vũ, trò chơi sinh hoạt và ca khúc theo chủ đề đức tin hành động trong khoảng thời gian 180 phút.

Mở đầu là vở kịch Ellia thách đấu với vua Akhap, kêu gọi lửa thiêng xuống, bài ca vũ chào lửa thiêng.Kế điến là các tiết mục của từng đội trại; vở kịch Abraham sát tế con trai duy nhất của mình cho Thiên Chúa.Sứ thần Truyền tin cho Đức Mẹ.Và một số vở kịch đời thường khác diễn tả đức tin của người trẻ trước những thách đố của cuộc sống.Các em cũng trình bày về vấn đề bạn bè cùng nâng đỡ nhau trong cuộc sống và lòng tin vào Chúa.Bên cạnh đó, các em cũng xác tín: chỉ có bám chặt vào Đức Kitô, cuộc sống sẽ tươi vui và bình an, hơn nữa chính Ngài sẽ mang lại cho chúng ta một đức tin vững mạnh.Con thuyền Giáo Hội ở trong tay Chúa, dù có trải qua bao nhiêu sóng gió chòng chành, nhưng con thuyền không bao giờ bị vùi dập.

Lửa tắt dần cũng là lúc các em mang lửa về tim, mang tình yêu thương nồng nàn đến cho cuộc đời.Các em dọn dẹp chỗ sinh hoạt nhổ trại để trở về nhà với gia đình thân yêu, như bài hát mang lửa về tim:

“Màn đêm buông rơi theo ánh lửa dần tàn.
Tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan.
Tim ta đây còn khắc ghi bao nhiêu mối tình mặn nồng.
Lửa đêm nay tan nhưng lửa tim còn cháy âm thầm ngàn đời.
Biệt ly muôn phương ta nguyện đem lửa thiêng rải rác khắp chốn.
Mong mai sau ngọn lửa thiêng cháy lên đốt lòng mọi người”

Trước khi kết thúc một ngày trại là phần phát thưởng cho các đội xuất sắc về trò chơi, tinh thần đồng đội và các tiết mục văn nghệ.

Một ngày trại kết thúc, các em ra về tràn ngập niềm vui vì được sống tình thân ái với nhau, cùng học hỏi năm đức tin qua những mẫu gương sống đức tin trong Thánh Kinh.

Tạ ơn Chúa đã ban cho đoàn thiếu nhi giáo xứ Phú Bình một ngày trại thật tốt đẹp với trời trong xanh mát mẻ, tạnh nắng và không mưa, để các em có được những bài học đức tin sống động đúng theo chủ đề của ngày trại.
Chương trình ngày trại cụ thể như sau:

6 g 30: Tập trung, ổn định đội
6 g 40: Chào cờ
7 g 00: Thánh lễ
8 g 25: Ăn sáng
9 g 00: Nhập trại (trò chơi liên hoàn)
9 g 30: Trò chơi vận động
12 g 00: Ăn trưa + Chia sẻ Lời Chúa
13 g 30: Tập trung, chơi trò chơi lớn
17 g 00: Ăn tối
18 g 30: Lửa trại
21 g 00: Bế mạc
 
Hội SVCG TGP Hà Nội khởi động chương trình Tiếp Sức Mùa Thi
Vân Ki
09:37 24/06/2013
Tính đến ngày 22/6/2013, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình Tiếp sức mùa thi gần như đã đi vào giai đoạn hoàn tất. Đúng 2h cùng ngày tại nhà thờ Làng Tám, Hội SVCG TGP Hà Nội đã tổ chức Thánh lễ ra quân khởi động cho chương trình TSMT 2013, sau một số chương trình khởi động cùng tiết mục nhảy cử điệu sôi động của nhóm SVCG Bùi Chu mang lại. Món quà lớn nhất mà cha Gioan Lê Trọng Cung – cha đặc trách sinh viên mang đến là Thánh lễ ra quân trước khi tiếp sức mùa thi, đó cũng là nguồn động viên tinh thần lớn lao mà cha giành cho các bạn sinh viên trong các nhóm trong Hội.

Xem hình ảnh

Trong phần chia sẻ lời Chúa, cha chủ tế chia sẻ trong cuộc đời mỗi con người thi đại học đó là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người, nó như một bước đệm giúp cho mỗi người đi đến thành công. Không chỉ có vậy đó còn là niềm hi vọng của các bậc làm cha làm mẹ, của xã hội…

Hiểu rõ vấn đề đó các anh, chị, em sinh viên trong TGP Hà Nội coi tiếp sức mùa thi tiếp nối truyền thống tốt đẹp của anh chị đi trước. Cha cũng chia sẻ: “Sinh viên là những người mù có tấm lòng quảng đại” đó là đem công sức, trí tuệ, thời gian, tiền bạc đến cho tất cả các em thí sinh với lòng bác ái, quảng đại. Những công việc mà các anh, chị, em sinh viên cong giáo đang làm những công việc không đem lại lợi ích cho bản thân mình đó là động viên, chăm sóc, chia sẻ với các em thí sinh dự thi để các em có thể thoải mái, tự tin và hoàn thành tốt kì thi trước mắt.

Trước khi kết thúc thánh lễ cha đặc trách ban phép lành cho các bạn sinh viên qua đó Ngài cũng gửi động viên và lời chúc đến toàn thế các bạn sinh viên trong các nhóm SVCG TGP Hà Nội một mùa TSMT diễn ra thành công, tốt đẹp. Cầu xin Chúa ban cho chúng con sức khỏe, trí tuệ và tấm lòng bác ái để giúp đỡ mọi người và Xin Thiên Chúa luôn đồng hành cùng các bạn tình nguyện viên và các em thí sinh. Amen !
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sen Mới Vào Hạ
Joseph Ngọc Phạm
21:21 24/06/2013
SEN MỚI VÀO HẠ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Ta bà thế giới giữ tâm trong
Sắc không khoe sắc dù xuân ấm
Hương thoảng mùi hương dẫu hạ nồng.
(Trích thơ của Chu Hà)