Ngày 23-06-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy gỉa
Lm. Anthony Trung Thành
03:34 23/06/2015
Một vị thánh đặc biệt: LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Một vị Thánh có nhiều điều đặc biệt.

Điều đặc biệt thứ nhất, tất cả các thánh đều mừng ngày tử, tức là ngày sinh nhật trên trời. Riêng Thánh Gioan Tẩy Giả, không những mừng ngày sinh nhật trên trời mà ngài còn được Giáo Hội mừng ngày sinh nhật dưới đất. Điều đó nói lên tầm quan trọng của vị thánh trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, như lời Chúa Giêsu khẳng định “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan” (Lc 7,28). Ngày hôm nay, nhiều người mừng sinh nhật. Mừng sinh nhật của chính mình. Mừng sinh nhật cho vợ, chồng. Mừng sinh nhật cho con cái. Các em học sinh, sinh viên, đồng nghiệp đi mừng sinh nhật của bạn bè. Mừng sinh nhật đúng nghĩa phải là dịp để tạ ơn Chúa, cám ơn Cha mẹ đã cho mình sinh ra trên cõi đời này. Mừng sinh nhật là dịp thuận tiện để nhìn lại một năm qua mình sống với Chúa với anh em như thế nào. Có “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức” không? Với ý nghĩa đó, mừng sinh nhật là một việc làm tốt, đáng khuyến khích. Nhưng trong thực tế, nhiều người tổ chức mừng sinh nhật chỉ để vui chơi, tiệc tùng, thậm chí còn nhằm mục đích thương mại.

Điều đặc biệt thứ hai, chỉ có Thánh Gioan được khỏi tội tổ tông truyền ngay từ trong lòng mẹ. Chúng ta biết: sau khi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, đồng thời Thiên Thần báo tin cho Đức Mẹ về sự kiện bà Êlisabét đã cưu mang con trai trong tuổi già. Đức Mẹ đã lên đường đi thăm. Khi hai bà mẹ gặp nhau. Thánh Gioan nhảy mừng trong lòng bà Êlisabét, đồng thời Thánh Gioan được khỏi tổ tông truyền ngay lúc đó. Như vậy, Thánh Gioan là người duy nhất được khỏi tổ tông truyền ngay từ trong lòng mẹ. Còn mỗi chúng ta chỉ được khỏi tổ tông truyền khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Thánh Gioan được khỏi tội tổ tông truyền nhờ cuộc viếng thăm của Chúa Cứu Thế ngay từ trong lòng mẹ. Mỗi người chúng ta được khỏi tội tổ tông truyền nhờ bí tích rửa tội. Sứ mạng của Gioan là dọn đường cho Chúa Cứu thế đến. Sứ mạng của chúng ta là thực hiện những lời thề hứa khi lãnh nhận bí tích rửa tội: từ bỏ ma quỷ, tuyên xưng đức tin, gìn giữ “chiếc áo trắng tinh tuyền, là “muối cho đời”, là “ánh sáng cho trần gian”(x. Mt 5,13-16)
Điều đặc biệt thứ ba, tên của Thánh Gioan là do chính Thiên Chúa đặt cho. Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời này đều được đặt tên. Tên của ta thường được Cha mẹ, ông bà hoặc người khác đặt cho. Còn tên của Thánh Gioan Tẩy Giả được chính Thiên Chúa đặt cho. Phúc âm kể lại rằng: Lúc ông Giacaria đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa, một Thiên thần cua Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thiên Thần bảo ông : "Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an”. (x. Lc 1,8-13). Tên là người. Mỗi người đều gắn liền với một cái tên. Tên tuổi đi vào lòng đời với những vui buồn, sướng khổ, với những thành công, thất bại, với những điều tốt và những điều xấu. Vì vậy, có những tên tuổi để lại cho đời những điều tốt đẹp, có ích cho đời. Khi nhắc đến tên họ, mọi người đều biết ơn và nể phục, như: thánh Gioan Tẩy Giả, Mẹ Têrêxa Caculta… Ngược lại, có những tên tuổi không ai muốn nhắc đến. Nếu có nhắc đến cũng chỉ để khinh dễ, chê bai, như Giuđa, như Hitle…Tên tuổi của chúng ta như thế nào? Chúng ta đã làm được gì cho đời? cho Giáo Hội? Cho Chúa?

Điều đặc biệt thứ tư, Thánh Gioan không những được gọi là Tẩy Giả mà còn được gọi là Tiền Hô. Tiền hô tức là đi trước. Thánh Gioan là người đi trước để dọn đường, loan báo Chúa Cứu Thế sắp đến. Ngài kêu gọi mọi người ăn năn thống hối và làm việc bác ái: “hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.”(x. 3,4-6). "Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy."Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì? "Ông bảo họ: "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông: "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì? " Ông bảo họ: "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."(Lc 3,11-14). Sau này, khi biết vua Hê-rô-đê đã lấy bà Hê-rô-đi-a, vợ của người anh là Phi-líp-phê, Thánh Gioan đã can ngăn rằng: "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!"(x. Lc 6,17-18). Như Gioan, mỗi chúng ta đều có sứ mạng “Tiền Hô”. Dọn đường để Chúa đến với mình bằng cách: sám hối ăn năn tội, xưng tội, quyết tâm từ bỏ các nết xấu. Dọn đường cho Chúa đến với tha nhân bằng cách: rao giảng, làm chứng bằng cách bênh vực cho công lý và sự thật, làm chứng bằng đời sống bác ái yêu thương.

Điều đặc biệt thứ năm, Thánh Gioan sinh ra bởi cha mẹ là những người đặc biệt. Ông Dacaria đã già. Bà Êlisabét đã quá tuổi sinh nở. Mặc dầu mang tiếng “hiếm hoi” nhưng hai ông bà không phàn nàn kêu trách Chúa. Ngược lại, hai ông bà có đời sống mẫu mực: là người công chính, giữ trọn vẹn luật Chúa, không ai chê trách được điều gì. Tin mừng Thánh Luca kể lại: “Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm Avigia, tên là Dacaria; vợ ông là Êlisabét cũng thuộc dòng tộc tư tế Aharon. Cả hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Êlisabét là người hiếm hoi. Vả lại, cả hai đều đã cao niên”(Lc 1, 5-7). Noi gương hai ông bà, mọi người chúng ta được mời gọi: dù sống trong hoàn cảnh nào, phải biết sống đúng đấng bậc của mình. Nhất là những người cha người mẹ biết chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ. Biết tôn trọng sự sống con cái mà Chúa ban ngay từ khi mới được thu thai. Sinh con và giáo dục con cái theo luật Chúa và Hội thánh. Giáo dục con cái hiệu quả nhất là Cha mẹ biết sống công chính, giữ luật Chúa, biết làm gương sáng cho con cái neo theo.

Điều đặc biệt thứ sáu, Thánh Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu tại sông Giođan. Tin mừng theo Thánh Mathêu tường thuật biến cố trọng đại này như sau: “Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi! "Nhưng Đức Giê-su trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính." Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người”(Mt 3, 13-15). Thánh Gioan đã làm phép rửa cho Chúa. Nhiều người đến xin Thánh Gioan làm phép rửa cho mình. Mỗi chúng ta được mời gọi làm phép rửa cho tha nhân. Chúa dạy: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Tôi đã thực hiện lời mời gọi này như thế nào? Đã rửa tội được bao nhiều người? những người đến với tôi, tôi có làm cho họ trở nên tốt hơn không? Hay tôi lại là rào cản không cho tha thân đến với Chúa, với Giáo Hội?

Điều đặc biệt thứ bảy, Thánh Gioan trước khi rao giảng sự sám hối đã vào hoang địa, vùng đồi núi Giuđê, từ bỏ cuộc sống sung túc, để tu thân, sống một cuộc sống khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng (x. Mc 1,6). Không những thế, Thánh Gioan còn tu thân bằng một cuộc sống khiêm nhường. Khi được hỏi: Ngài có phải là Đấng phải đến không? Gioan trả lời rằng: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Lc 3,16). Chính nhờ đời sống tu thân của mình, thánh Gioan đã thu hút được nhiều người đến với Ngài, nghe và thực hiện theo lời Ngài giảng. Làm chứng bằng đời sống bao giờ cũng có hiệu quả hơn bằng lời nói. Đúng như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khẳng định: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41). Trong Nho Giáo, từ tu thân luôn đặt hàng đầu: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Tu thân, tức là luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân. Tề gia, tức là làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong. Trị quốc, tức là lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước. Bình thiên hạ, tức là khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận. Để phúc âm hoá đời sống gia đình, giáo xứ, xã hội thì cần phải phúc âm hoá chính mình. Để rao giảng Tin mừng có hiệu quả, mọi người chúng ta luôn được mời gọi tu thân. Tu thân có hiệu quả nhất là biết noi gương thánh Gioan Tẩy Giả: biết hi sinh hãm mình, sống khiêm nhường.

Mừng lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, chúng ta tạ ơn Chúa vì những ân đặc biệt Ngài ban cho vị thánh đặc biệt này. Thánh lễ hôm nay cũng mời gọi mỗi người chúng ta trở thành một Gioan Tẩy Giả của thời đại. Biết tu thân. Biết thực thi trọn vẹn những lời thề hứa ngày lãnh nhận bí tích rửa tội. Biết dọn đường cho Chúa đến với mình và tha nhân. Biết rao giảng Tin mừng bằng chính đời sống hy sinh hám mình, khiêm nhường, bác ái yêu thương. Biết làm chứng cho công lý và sự thật…
Xin Thánh Gioan Tẩy Giả cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố Tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ thứ 14
Lm. Trần Đức Anh OP
14:30 23/06/2015
VATICAN. Sáng ngày 23-6-2015, Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 14 về gia đình đã được công bố.

Thượng HĐGM sẽ tiến hành từ ngày 4 đến 25-10 năm nay với chủ đề “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”.

Chủ tọa cuộc họp báo là ĐHY Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng HĐGM, cùng với ĐHY Peter Erdoe, TGM Erztergom-Budapest, Hungari, Tổng tường trình viên, và Đức Cha Bruno Forte, Tổng thư ký đặc biệt và cũng là TGM giáo phận Chieti Vasto, Italia.

ĐHY Baldisseri đã gợi lại tiến trình soạn thảo tài liệu làm việc, sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận trong công nghị GM thế giới về gia đình. Tài liệu được soạn dựa trên các bản trả lời 46 câu hỏi gợi ý do Văn phòng gửi đến các nơi liên hệ trên thế giới. Tổng cộng Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM đã nhận được 99 bản trả lời của các HĐGM, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và Liên hiệp các Bề trên tổng quyền dòng nam.

Ngoài ra có 359 nhận xét khác do các giáo phận, giáo xứ, hiệp hội và các tín hữu từ các nơi gửi về. Dựa vào các ý kiến đó, tài liệu làm việc đã được soạn thảo. Và trong phiên họp ngày 25 và 26-5 vừa qua, dưới quyền chủ tọa của ĐTC, dự thảo tài liệu làm việc đã được thông qua.

Văn kiện này gồm phần nhập đề và kết luận, được chia làm 3 phần: trước tiên là lắng nghe những thách đố về gia đình trong Giáo Hội và xã hội ngày nay, tiếp đến, phần 2 trình bày sự phân định về ơn gọi của gia đình, sau cùng phần thứ 3 nói về sứ mạng của gia đình ngày nay. Tổng cộng có 147 đoạn.

Tài liệu này không đi từ số không, nhưng lấy lại trọn bộ tài liệu chung kết của Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt hồi tháng 10 năm ngoái, và khai triển, bổ túc bằng những góp ý của các HĐGM, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, các cơ quan trung ương Tòa Thánh và nhiều thành phần khác trong cộng đồng dân Chúa.

Tài liệu làm việc này bao gồm tất cả các đoạn của bản tường trình chung kết của Thượng HĐGM năm ngoái, kể cả các đoạn số 52, 53 và 55 gây tranh luận nhiều nhất liên quan đến việc chấp nhận cho các cặp ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, đề nghị cho những cặp đồng tính luyến ái được rước lễ thiêng liêng. Bản tường trình đó tái khẳng định tầm quan trọng của gia đình dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, nêu bật những khía cạnh tích cực, nhưng cũng nói đến sự cần thiết phải có thái độ kiên nhẫn và tế nhị đối với những gia đình bị thương tổn. Bản văn cũng nhấn mạnh rằng những cặp đồng phái không thể coi như tương đương với hôn nhân giữa người nam và người nữ, và không thể chấp nhận những sức ép gây ra cho các GM về điểm này. Những điểm kế tiếp nói về mong ước các vụ án xin xác nhận hôn nhân vô hiệu được tiến hành miễn phí, vấn đề nhận con nuôi, lời báo động về nạn dâm ô, sự sử dụng sai trái các mạng internet, sau cùng là quan tâm đến phụ nữ và trẻ em nạn nhân bị khai thác tình dục.

Một số đề nghị trong Tài Liệu làm việc

Tuy văn kiện này không có giá trị quyết định và chỉ là tài liệu để thảo luận, nhưng người ta cũng thấy được hướng đi được các HĐGM thế giới đề nghị:

- Các cặp đồng phái không thể coi như tương đương với hôn nhân giữa người nam và người nữ, và không thể chấp nhận những sức ép gây ra cho các GM về điểm này.

Tài liệu đưa ra những nhận xét về phẩm giá người già và người tàn tật, đồng thời nói đến nền mục vụ chuyên biệt cho các gia đình di dân.

Văn kiện nêu bật tầm quan trọng của gia đình như một dụng cụ giúp con người hội nhập vào xã hội, nhất là những thành phần yếu thế như những người góa, người già, người khuyết tật. Họ cần được nâng đỡ chống lại những hình thức coi rẻ, lên án hoặc những thành kiến.

- Tài liệu làm việc đề cập đến vai trò của phụ nữ và đề cao vai trò của họ trong Giáo Hội. Văn kiện nhắc đến những tình cảnh đau thương: phụ nữ bị bóc lột, hãm hiếp, bạo hành, phải phá thai hoặc bị cưỡng bách tuyệt sản, nạn mang thai mướn, thị trường buôn bán trứng và tinh, ước muốn có con với bất kỳ giá nào. Tài liệu làm việc cầu mong vai trò của phụ nữ được Giáo Hội đánh giá cao hơn, để phụ nữ cũng được tham gia vào các tiến trình quyết định trong Giáo Hội, tham gia vào việc cai quản một số tổ chức.

- Tài liệu nhấn mạnh: bí tích hôn phối là bất khả phân ly. Đặc tính này chính là một hồng ân chứ không phải là cái ách áp đặt trên con người.

Văn kiện nhấn mạnh một sự cấp thiết cơ bản là thăng tiến gia đình như một chủ thể loan báo Tin Mừng, để gia đình làm chứng về Tin Mừng.. Từ đó, Văn kiện kêu gọi canh tân chương trình giáo lý về gia đình, để cộng đoàn Kitô không phải là là một cơ quan cung cấp dịch vụ, nhưng là một nơi tăng trưởng trong hành trình đức tin.

- Giáo Hội phải tháp tùng những giai đoạn khó khăn đau khổ của các đôi vợ chồng, giúp tránh những đối nghịch tai hại, đổ vỡ giữa hai bên, với những hậu quả gây ra cho con cái.

- Đứng trước sự áp đặt những kiểu mẫu trái ngược với lập trường Kitô giáo về gia đình, như đang xảy ra trong lãnh vực tính dục, cần cống hiến những chương trình huấn luyện thích hợp, quyết liệt bênh vực quyền của các nhà giáo dục được phản kháng lương tâm, không bị bó buộc phải dạy những điều trái lương tâm của họ.

- Tài liệu làm việc kêu gọi các tín hữu Kitô dấn thân trong chính trị và xã hội hãy bảo vệ gia đình. Các tín hữu Kitô phải dấn thân trực tiếp trong bối cảnh xã hội chính trị. Cần canh tân việc mục vụ gia đình, kiến tạo một sự hợp lực tốt đẹp hơn với các lãnh vực mục vụ khác như giới trẻ, huấn giáo, các hội đoàn, để chương trình mục vụ bao gồm tất cả các giai đoạn của cuộc sống.

- Về những cặp nam nữ sống chung mà không kết hôn, Tài liệu làm việc cổ võ sự tháp tùng các cặp ấy để họ tiến đến sự sung mãn về bí tích.

- Tài liệu làm việc nhấn mạnh đến sự tha thứ là kinh nghiệm cơ bản trong gia đình, và nhắc nhớ rằng trong trường hợp có sự phản bội trong hôn nhân, thì cần có một sự sửa chữa, để hôn ước đã bị vi phạm có thể được tái lập.

Về sự thất bại của hôn nhân, Tài liệu làm việc khẳng định rằng cần có sự phân định khôn ngoan và từ bi.

Có hai thái độ khác nhau: một là khuyến khích những ngừơi sống trong tình trạng không phải là hôn nhân hãy đi theo con đường trở về; hoặc là mời gọi những người ấy hãy nhìn về đằng trước và tái lên đường. Dầu sao sự tháp tùng như thế cần được thực hiện với sự phân định khôn ngoan và từ bi.

Một số người cũng yêu cầu Giáo Hội tỏ ra có thái độ tương tự đối với những người đã vi phạm giao ước hôn nhân”. Trong viễn tượng này, người ta nhấn mạnh đến sự cần thiết phải huấn luyện các LM thi hành sứ vụ an ủi và săn sóc các gia đình bị thương. Đồng thời Giáo Hội phải quí chuộng và nâng đỡ những người không tái hôn khi bị ly dị, và tiếp tục trung thành với giây hôn phối.

- Liên quan đến các vụ án giải hôn phối: thủ tục miễn phí và bỏ qua qui luật phải có hai án lệnh đồng nhất thì mới được tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Tài liệu làm việc ghi nhận có sự đồng ý của nhiều ngừơi về vấn đề này. Không cần phải có 2 án lệnh do hai cấp tòa án tuyên bố, nhưng vị bảo hệ hoặc một trong hai bên liên hệ vẫn có thể kháng án.

Có sự đồng ý rộng rãi về việc có thể tiến hành một vụ án hôn phối đơn sơ, trong trừơng hợp thấy có sự vô hiệu tỏ tường. Ngoài ra cần gia tăng và tản các tòa án hôn phối có nhiều nhân sự có khả năng.

- Về những người li dị tái hôn, văn kiện nhấn mạnh rằng cần phải xét lại những hình thức loại trừ hiện nay đối với họ trong lãnh vực phụng vụ và mục vụ, giáo dục và từ thiện, để những tín hữu ấy không ở ngoài Giáo Hội: cần suy nghĩ về việc loại bỏ những sự loại trừ ấy. Nhưng những con đường hội nhập mục vụ phải có sự phân định thích hơp đi trước và được thực hiện theo luật tiệm tiến, tôn trọng sự trưởng thành của lương tâm.

Về việc cho những ngừơi ly dị tái hôn được rước lễ, người ta đồng ý vế giả thuyết thực hiện một con đường thống hối, dưới quyền một GM, dự trên sự thống hối, kiểm điểm xem hôn phối có thành sự hay không, và sự quyết định sống tiết dục. Một số người khác nói đến một tiến trình minh định và định hướng mới, trong đó đương sự được một linh mục tháp tùng.

- Sau cùng, tuy Giáo Hội tiếp tục mạnh mẽ chống lại hôn phối đồng phái, Tài liệu làm việc khẳng định rằng ”mỗi người, bất luận họ có xu hướng tính dục thế nào, đều phải được tôn trọng trong phẩm giá và được đón nhận, với sự nhạy cảm và tế nhị, trong Giáo Hội và xã hội. Tài liệu cầu mong có những dự án mục vụ đặc biệt cho những người đồng tính luyến ái và gia đình họ”.
 
Top Stories
Visit of Pope Francis to Turin a ''homecoming''
Vatican Radio
13:45 23/06/2015
2015-06-22 Vatican - Pope Francis on Monday met with around 30 of his relatives – 6 cousins and their families - in the Archbishop’s residence in Turin, and also celebrated Mass with them. Afterwards, they had lunch together. The Holy Father on Sunday made a brief visit to the Church of Santa Teresa, where his paternal grandparents Giovanni and Rosa Bergoglio Vassallo were married in 1907, and where his father Mario was baptized the following year.

A statement from the Holy See Press Office said the Pope made this gesture to reiterate the value of the family, ahead of this October’s Synod on the Family, adding the Pope took time in the Church of his ancestors to pray especially for families and the success of the Synod.

The Statement said Pope Francis viewed his trip to Turin as a “homecoming”, and has been very happy and pleased with the warm welcome he has received, saying it went “beyond his expectations.”
 
Buddhists, Catholics begin new dialogue on 'suffering, liberation, fraternity'
Vatican Radio
13:46 23/06/2015
2015-06-23 Vatican - Buddhists and Catholics from the United States are holding an interreligious dialogue meeting for the first time near Rome this week, focused on the themes of ‘Suffering, Liberation and Fraternity’. The five day meeting, which opened on Tuesday at the headquarters of the Focolare movement in Castelgandolfo, includes 46 Buddhist and Catholic participants from New York, Chicago, San Francisco, Los Angeles and Washington D.C.

In an opening address to the group, which will meet with Pope Francis on Wednesday, the president of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, Cardinal Jean-Louis Tauran said “in a world where diversity is seen as a threat”, the encounter is “a sign of our openness towards one another and our commitment to human fraternity”. “We are all pilgrims”, he stressed, adding that the dialogue between Buddhists and Catholics is part of “our ongoing quest to grasp the mystery of our lives and the ultimate Truth”.

To find out more about this dialogue, jointly sponsored by the PCID and the U.S. Bishops’ Committee for Ecumenical and Interreligious Affairs, Philippa Hitchen spoke to one of the Catholic participants, Fr Leo Lefebure, a theology professor at the Jesuit Georgetown University:

Fr Leo says the PCID asked the U.S. Conference of Catholic Bishops to begin a new series of conversations focused on the theme of ‘Be friends and help the world’ so the dialogue will explore beliefs and ideas that "resonate across both traditions", especially the concepts of ‘suffering and the end of suffering’.

Fr Leo notes that the basic values and virtues of Buddhists and Catholics “converge to a great degree” and there is a long history in the United States of leaders of both traditions coming together to oppose violence and work towards peaceful transformation of conflict.

Fr Leo says that every major urban area in the U.S. has large immigrant populations from Asia, so part of the Buddhist population is made up of these people. Another part includes people who have converted from other faiths, especially from Judaism and Christianity. What is sometimes controversial, he notes, is that some see themselves as ‘practitioners of both their religion of origin and some form of Buddhist tradition’.

But many Catholics, he says, find their faith much enhanced by practices such as meditation – in a survey of Christians in the U.S. who engage in some form of meditation, he says most found their own faith experience ‘profoundly deepened’ by these practices…

It is very significant, Fr Leo says, that this meeting is taking place in the year that we mark the 50th anniversary of Nostra Aetate, the document that for the first time described Buddhism and said the Catholic Church "rejects nothing of what is true and holy" in these traditions, “implying there are things we can learn from them”…..
 
Presentation of the Instrumentum Laboris of the Synod: “The vocation and the mission of the family in the Church and contemporary world”
ViS
13:47 23/06/2015
Vatican City, 23 June 2015 (VIS) – This morning in the Holy See Press Office a press conference was held to present the Instrumentum Laboris of the 14th Ordinary General Assembly of the Synod of Bishops on the theme, “The vocation and mission of the family in the Church and contemporary world” (4-25 October 2015). The speakers were: Cardinal Lorenzo Baldisseri, general secretary of the Synod of Bishops; Cardinal Peter Erdo, archbishop of Esztergom-Budapest, Hungary, general rapporteur of the 14th General Assembly of the Synod of Bishops; and Archbishop Bruno Forte of Chieti-Vasto, Italy, special secretary of the 14th General Assembly of the Synod of Bishops.

The Instrumentum Laboris, explained Cardinal Baldisseri, is divided into three parts following the structure of the Relatio Synodi, demonstrating the close link between the Third Extraordinary Assembly of the Synod of Bishops in October 2014, dedicated to “The pastoral challenges of the family in the context of evangelisation”, and the upcoming Ordinary General Assembly. The first part, entitled “Listening to the challenges of the family”, relates most directly to last year's Synod, while the second, “Discernment of the family vocation”, and third, “The mission of the family today”, introduce the theme of the next one.

The cardinal highlighted certain novelties in the first part, which refer principally to the anthropological-cultural, socio-economic and ecological contexts, “now happily enlightened by the new Encyclical letter Laudato si'”. The challenges, he explained, are “poverty and social exclusion, old age, widowhood, bereavement in the family, disability, migration, the role of women, emotional life and education in sexuality, and bioethics”.

In the second part, “Discernment of the family vocation”, the Relatio Synodi is enriched with an extension of the themes regarding natural marriage and sacramental fullness, indissolubility as a gift and a duty, family life, union and fruitfulness, the missionary dimension, faith, prayer, catechesis, the intimate bond between Church and family, the young and fear of marriage, and mercy.

The third part, devoted to “The mission of the family today”, begins with a broad-ranging reflection on the family and evangelisation, and explores in depth a number of other issues such as the family as subject of pastoral ministry, nuptial liturgy, renewed language and missionary openness.

The general secretary of the Synod of Bishops noted that it makes reference to “the family and ecclesial accompaniment, the streamlining of procedures for causes for annulment, the integration of faithful in irregular situations, the eventual introduction of a penitential route, the pastoral problems regarding mixed marriages and disparities of worship, as well as questions related to responsible procreation, reduction of births, adoption and fostering, respect for life from conception to natural end, and education of future generations.

“The reference to the economic hardship experienced by many families, who run the risk of being subject to usury, is very relevant”, he added, “as is the socio-political commitment of Christians in favour of the family, also in the international context. In this regard, it would be useful to re-propose the Charter for the Rights of the Family, linked to the Universal Declaration of the Rights of Man”.

Cardinal Baldisseri illustrated the work of the Secretariat of the Synod Council between one assembly and another, which began in November 2014 with the presentation of the “Lineamenta”, composed of the Relatio Synodi and a series of 46 questions relating to the reception and deepening of this Synod document. The “Lineamenta” was sent to the synods of the sui iuris Oriental Catholic Churches, to the Episcopal Conferences, to the dicasteries of the Roman Curia and others, with an invitation to respond by 15 April 2015. The Secretariat General received 99 answers from the competent bodies, along with 359 observations sent freely from dioceses, parishes, ecclesial associations, grass-roots groups of faithful, civil movements and organisations, etc. The inter-synodal period has thus been shown to be “a valuable opportunity for listening to what the Spirit says to the Church in the plurality of her components”.

Finally, with regard to the methodology of the upcoming General Assembly, it was mentioned that it is Ordinary and not Extraordinary like the previous one and, in accordance with the suggestions of the members of the Synod, “it will continue with the project of the development of the Synod taking a dynamic approach more suited to our times”.

The Synod fathers reiterated the need to avoid a “long series of individual interventions, as has happened in previous Synod assemblies, to ensure that they are better distributed in the time available and not presented one after another. The importance of the Circuli Minores was noted, as was the need to maintain the principle of thematic order. Thus, the three weeks of the Synod will be divided in correspondence with the three parts of the Instrumentum Laboris. The first week will be devoted to the first part of the document, the second to the discernment of the family vocation, and the third to the mission of the family today. “At the end of the third week, time will be set aside for the preparation of the final text of the document, which will be presented to the Assembly for the final modifications, to be inserted into the text before its final approval. The method will ensure the opportunity to intervene on the part of all those entitled to do so, including at the end of the day, and will enable more time to be assigned to the Circuli Minores. It is expected that a final document will be produced and consigned to the Holy Father”.

With regard to information during the Synod Assembly, the cardinal mentioned the Holy Father's affirmation that “the Synod is a space in which the Holy Spirit can act, not parliament. The Synod Fathers are invited to express themselves with parrhesia. They will be free to communicate with the media at their discretion and with responsibility”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Phú Cường – Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10:20 23/06/2015
Giáo Phận Phú Cường – Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế

Sau thời gian 7 năm tu học (2008-2015), hôm nay ngày 23/6/2015, năm thầy thuộc khóa 11 Đại chủng viện Thánh Giuse Saigon, sẽ nhận Chức Phó tế tại tại Nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường.

Xem Hình

Mấy ngày mưa gió đã qua, trả lại bầu trời dịu mát có nhiều gió, đó là những gì tốt đẹp cho Thánh lễ truyền chức phó tế hôm nay.

Đúng 9 giờ, ban nhạc kèn đồng tấu lên những khúc cảm tạ, đón đoàn đồng tế từ khu nhà Mục vụ ra nhà thờ thật uy nghi, thật trang nghiêm.

Thánh lễ do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Giáo phận chủ tế. Cùng dâng lễ với Đức Cha có: Quý cha quản hạt, Cha đặc trách tu sĩ, Cha sở giáo xứ Chánh tòa cùng khoảng 80 cha trong giáo phận, nhiều tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con thân nhân các tân chức và giáo dân.

Quý tân chức:

1/ Phanxicô Salêsio Nguyễn Văn Cảnh.

2/ Phêrô Nguyễn Minh Mẫn.

3/ Phêrô Trần văn Ngữ.

4/ Giêronimô Trần Văn Thế.

5/ Lusiano Nguyễn Thành Tiến.

Lời đầu lễ của Đức Cha Giuse: Anh chị em thân mến, năm thầy này sắp được cất nhắc lên chức Phó tế, anh chị em hãy sốt sáng tham dự nghi thức này và để cầu cho các tân chức thi hành sứ mạng mới thật xứng đáng.

Thánh lễ truyền chức phó tế diễn ra trong bầu khí trang nghiêm và sốt sáng. Ơn thánh và niềm vui rõ nét trên ánh mắt, nụ cười của tân chức và thân nhân. Với niềm vui trên, chúng ta cùng Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo phận có thêm những thợ gặt mới đầy nhiệt thành.

Chúng ta cũng tiếp tục cầu nguyện cho quý thầy luôn trung thành trong ơn gọi của mình.

Cầu chúc quý tân chức luôn hạnh phúc trong sự lựa chọn cao quý này.

Tìm hiểu thêm nhiệm vụ thầy Phó tế

Nhiệm vụ của thầy Phó tế trong Giáo Hội quy hướng vào ba trọng điểm:

Diakonia – Bác ái phục vụ giúp đỡ con người, nhất là những người gặp hoàn cảnh bất hạnh xấu số, bệnh tật nghèo khổ, những người gìa yếu tàn tật, những người bơ vơ cô đơn, tù tội, tỵ nạn, sinh hoạt hội đoàn đạo đức và thanh thiếu niên.

Martyria – làm chứng rao giảng Lời Chúa - Thầy Phó tế trên bàn thờ phụ giúp Linh mục dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Thầy có nhiệm vụ công bố đọc phúc âm Lời Chúa và được rao gỉang diễn giải Lời Chúa, hướng dẫn suy niệm Lời Chúa

Leiturgia - lễ nghi Phụng vụ- Thầy Phó tế phụ giúp trên bàn thờ trong các Thánh lễ, nhưng Thầy không được cử hành dâng thánh lễ như các Linh mục. Thầy Phó tế được chứng hôn Bí tích hôn phối, được cử hành Bí tích Rửa tội, được ban chúc lành, cử hành lễ nghi an táng người qua đời. Nhưng Thầy không được cử hành Thánh lễ, Bí tích Giải tội và Bí tích xức dầu bệnh nhân. Ba Bí tích này chỉ người có chức thánh Linh mục mới được cử hành thôi.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa
16:46 23/06/2015
Giải đáp phụng vụ: Trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Có bao giờ được phép trao hơn một Mình Thánh cho người Rước lễ được không? Câu hỏi nổi lên, bởi vì khi tôi đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân tại một nhà dưỡng lão, đôi khi một trong những người trong danh sách Rước lễ không Rước lễ được, vì nhiều lý do – không thể Rước lễ do một rối loạn dạ dày, hoặc rối loạn tâm thần đến nỗi họ không thể nhận ra Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Bởi vì thừa tác viên cho Rước lễ không thể đưa trở lại Mình Thánh về nhà thờ đã khóa cửa, liệu có được phép trao hai Mình Thánh cho người khác Rước lễ không? - G. D., Dayton, Ohio, Mỹ.


Đáp: Tôi có thể nói rằng không có qui định cụ thể về điểm này, và rằng một giải pháp cảm thức chung có thể được áp dụng.

Trong khi thường là trao một Mình Thánh cho một người Rước lễ, có thể có các thay đổi theo sự cần thiết đặc biệt.

Thí dụ, nếu số người xếp hàng lên Rước lễ là nhiều hơn số Mình Thánh được truyền phép và lưu giữ trong Nhà Tạm, thì linh mục hay thừa tác viên có thể quyết định bẻ Mình Thánh làm hai hay làm ba, để mọi người có thể Rước lễ. Tương tự như vậy, thật là khá phổ biến khi một thừa tác viên chỉ trao một phần Mình Thánh cho bệnh nhân khó nuốt.

Trong trường hợp như vậy, việc cho Rước lễ nên được trực tiếp đặt trên lưỡi, bởi vì một khi Mình Thánh được bẻ ra nhiều mảnh, các mảnh nhỏ sẽ dễ dàng rơi xuống.

Nguyên tắc thần học cơ bản ở đây là rằng Chúa Kitô hiện diện đầy đủ, thân xác, bửu huyết, linh hồn và thần tính, trong từng phần của Mình Thánh được bẻ ra để cho Rước lễ.

Nếu điều này là đúng cho một Mình Thánh được bẻ ra nhiều phần, thì nó cũng đúng cho hơn một Mình Thánh. Việc linh mục Rước lễ là không hơn việc giáo dân Rước lễ, bởi vì ngài Rước Mình thánh lớn hơn, hoặc tín hữu nào Rước hai Mình Thánh là cũng không kết hiệp với Chúa hơn người Rước một Mình Thánh.

Có thể có một kinh nghiệm chủ quan, mà trong đó một tâm hồn thánh thiện có thể cảm thấy ít thoải mái vì chỉ Rước nửa Mình Thánh, hoặc hân hoan hơn khi Rước hai Mình Thánh. Nhưng không hề có sự khác biệt trong lãnh vực ân sủng hoặc sự kết hiệp với Chúa.

Thông thường, nếu còn một ít Mình Thánh sau Hiệp lễ, và không có Nhà Tạm để lưu giữ Mình Thánh, thì linh mục sẽ Rước hết các Mình Thánh này trước khi tráng chén. Tuy nhiên, có một số tình huống mà trong đó linh mục trong thánh lễ có thể chọn cho mỗi tín hữu Rước nhiều hơn một Mình Thánh. Một thí dụ là nếu Thánh Lễ được cử hành tại một nơi không có Nhà Tạm, và ngài dự đoán trước khi cho Rước Lễ rằng số lượng Mình Thánh là quá nhiểu, và ngài không thể Rước hết được với sự kính trọng cần thiết đối với Thánh Thể. Một trường hợp khác là cần để Nhà Tạm trống hoặc gần như trống sau Thánh lễ, như trong Tuần Thánh để chuẩn bị cho Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào Thứ Năm Tuần Thánh, vốn cần được cử hành với một nhà tạm trống.

Trong các trường hợp này, tốt hơn nên nói với các tín hữu trước rằng mỗi người sẽ Rước hai Mình Thánh, vì sự việc có thể gây đãng trí cho họ, nếu nó xảy ra bất ngờ và có thể làm ảnh hưởng đến sự sốt sắng của thời điểm Rước Lễ. Cũng đã xảy ra sự việc một số người nghĩ rằng vị linh mục đã có sự nhầm lẫn, và họ cố gắng trả lại Mình Thánh thứ hai cho bình thánh.

Trong tình huống bệnh viện và chăm sóc các bệnh nhân như độc giả của chúng tôi mô tả trên đây, nguyên tắc này được áp dụng cách cơ bản. Thừa tác viên có thể đưa hai Mình Thánh cho bất cứ người Rước lễ nào, nếu không tiện đưa trở lại Mình Thánh về Nhà Tạm. Một lần nữa, người ấy nên được nói cho biết trước, để tránh một phản ứng ngạc nhiên cho họ. (Zenit.org 23-6-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Dậy Con Từ Lúc Còn Thơ
Lê Trị
21:24 23/06/2015
DẬY CON TỪ LÚC CÒN THƠ
Ảnh của Lê Trị
Chim non tập nhảy tập bay
Ở nhà ấp mẹ biết ngày nào khôn.
(Ca dao)
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Con Vững Tin Nơi Ngài - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
03:35 23/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây