Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/06: Kho tàng của Tôi ở đâu? – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:53 22/06/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.
“Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh tốt, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào!”
Đó là lời Chúa
Đừng sợ
Lm. Thái Nguyên
03:44 22/06/2023
ĐỪNG SỢ
Chúa Nhật XII Thường Niên năm A: Mt 10,26-33.
Suy niệm
Bài đọc I trích sách tiên tri Giêrêmia cho chúng ta biết: vì rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa cho dân và vì thẳn thắng cảnh cáo dân về tội lỗi của họ sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt, mà tiên tri Giêrêmia đã bị dân thù ghét, khinh khi, nhạo báng, và tìm cách hãm hại. Nhưng Thiên Chúa hằng ở bên ông “như một trang chiến sĩ oai hùng” (Gr 20,11). Nhờ thế, ông tin tưởng cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa. Đặc biệt, ông can đảm tiếp tục sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó cho ông.
Đời con người bị nhiều thứ bủa vây, đặc biệt là nỗi “sợ”. Nỗi sợ như gắn liền với sự mong manh của phận người: sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ thất bại, sợ bệnh tật, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết… Càng văn minh dường như càng có nhiều đe dọa, khiến con người càng sợ hơn. Nỗi sợ làm ta mất tự do, mất bình an, mất vui… Riêng người môn đệ Đức Giêsu cũng sợ bị chống báng, sợ bách hại và giết chết. Thấu hiểu điều đó nên trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu khuyên các môn đệ: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn... Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.
Thật ra, không thể nào tránh hết được mọi nỗi lo sợ trong cuộc đời. Khi bảo “anh em đừng sợ” Chúa Giêsu muốn chúng ta đừng để cảm xúc sợ hãi làm tê liệt đời sống mình. “Đừng sợ” nghĩa là bình tĩnh ngay trong mọi biến động; “Đừng sợ” nghĩa là phải can đảm đối diện với đau khổ hay sự chết, bởi vì Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng và chăm sóc chúng ta, vì “ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi” (Mt 10, 29). Phần chúng ta “Hãy ký thác đường đời cho Chúa và tin tưởng vào Người.” (Tv 37, 5). Thánh Phêrô mạnh mẽ khuyên ta: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.” (1Pr 5, 7). Buông xả cho Chúa mọi sự, ta sẽ cảm thấy rất thơi thới.
Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, trong giây phút đầu tiên đăng quang ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã lập lại lời Thầy Chí Thánh: “Đừng sợ! Hãy mở cửa lòng đón Đức Kitô”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã không ngừng kêu gọi Hội Thánh và mọi người trên thế giới đừng sợ. “Đừng sợ” ở đây vượt trên ý nghĩa thông thường, đó là sự bất khuất, không nao núng trước bạo lực, bạo quyền. “Đừng sợ” là thái độ vượt thắng sự thủ thế, co lại trên chính mình, không dám mở ra đón lấy sự cao cả, siêu việt, linh thánh của Tin Mừng. Cũng đừng sợ sống yêu thương trong thế giới còn đầy lòng thù hận, vì sự thù hận nào cũng sẽ bị vô hiệu hóa và bị cảm hóa bởi yêu thương.
Trong đại hội giới trẻ thế giới tổ chức tại Panama vào tháng 1/2019, khi suy tư về những lời của Sứ Thần Gabriel nói với Đức Maria “Đừng sợ!”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi giới trẻ hãy nêu đích danh những nỗi sợ của các bạn. Ngài cho thấy có nhiều bạn trẻ đang vẫn tiếp tục chỉnh sửa (photoshop) hình ảnh của họ hoặc ẩn núp sau những căn tính giả tạo, trong một nỗ lực để làm cho phù hợp với những tiêu chuẩn giả tạo và không thể đạt tới được. Sự không chắc chắn của thị trường lao động, một cảm thức về sự thiếu thốn và thiếu sự an toàn về cảm xúc là những nỗi sợ đang tiêm nhiễm người trẻ.
Kinh Thánh cho ta thấy Abraham, Giacop, Môsê, Phêrô, các tông đồ và ngay cả Chúa Giêsu cũng đã kinh qua sự sợ hãi và nỗi khổ. Những người có chí khí, một khi đã chọn cho đời mình một lý tưởng để phụng sự, thì đương nhiên dám đánh đổi mọi sự, và chấp nhận mọi thứ. Đời sống thánh Phaolô đã minh chứng như thế. Ngài đã hùng hồn tuyên bố:“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép : Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta.” (Rm 8, 35-37).
Đức Thánh Cha Phanxicô cho thấy, cụm từ “đừng sợ” được lặp lại 365 lần trong Kinh Thánh,“như thể nói cho chúng ta rằng, Chúa muốn giải thoát chúng ta khỏi sự sợ hãi mỗi ngày trong năm”. Ngày nào có khó khăn gian nan của ngày đó, nhưng hãy tin rằng Chúa luôn ở với ta, người đời chẳng làm gì ta được. Hãy phó thác mạng sống cho Ngài.
Cuối cùng, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm sống cuộc đời mình cho Chúa (x. Mt 10, 32-33); hãy mạnh dạn dấn thân thi hành sứ vụ Kitô hữu, đồng thời đón nhận mọi thử thách trong cuộc đời, như một điều kiện cần thiết để đạt tới sự sống muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Con lần lữa trên đường về phía trước,
muốn tiến bước nhưng lại nhiều nghi ngại,
sợ phải chông gai sợ phải nhọc nhằn,
vậy nên con vẫn thường hay né tránh,
tìm cách này cách khác để đi quanh.
Con cứ phải lên đường và cất bước,
nếu không bước chẳng tới được bến bờ,
sẽ đau buồn khốn khổ vì dang dở,
nên con đừng than thở và lo sợ,
đừng ngại ngần với thái độ ngu ngơ.
Con tin Chúa có mặt trong mọi lúc,
nên bình tâm vững chí không lo gì,
hoàn cảnh nào con cũng chẳng bơ vơ,
miễn sao con đừng có những nghi ngờ,
đừng để tim ơ hờ xa vắng Chúa.
Cuộc đời là tiến bước về phía trước,
chứ không phải là chốn để nghỉ ngơi,
càng không phải là nơi để hưởng thụ,
hay là chỗ để tranh giành vui thú,
nhưng chiến đấu để chiến thắng ba thù.
Chúa mong con tiến bước về phía trước,
mang cho đời những mơ ước đẹp tươi.
đừng để mình bị lối sống ươn lười,
hay những thứ đam mê làm cản trở,
đừng ngồi đó để mà chờ sung rụng,
hên xui may rủi rất mịt mùng.
Xin cho con tin Chúa vẫn đi cùng,
cho dù rằng sẽ có những phong ba,
nhưng con quyết luôn an lòng vững dạ,
hoàn tất cuộc hành trình về với Cha. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:55 22/06/2023
25. Bố thí tiền tài cứu tế cho người nghèo đương nhiên là tốt; bỏ nhà để tu đạo, đi theo Đức Chúa Giê-su để chịu nghèo nàn khốn khó thì càng tốt hơn.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:59 22/06/2023
83. NGƯỜI CHỊ TỐT
Ngày hôm nay Bân Bân và Hùng Hùng hai chị em đơn độc ở nhà, Hùng Hùng nói với chị:
- “Đi, chúng ta đi tìm thứ gì ngon để ăn.”
Bân Bân nói:
- “Nếu em có thể nghĩ tới một nơi mà không ai có thể thấy chúng ta, thì chị sẽ đi với em.”
Hùng Hùng suy nghĩ chút xíu rồi nói:
- “Chúng ta đi đến nhà bò sữa, được không? Ở đó có thể lén uống bình sữa lớn mà không ai có thể thấy.”
Bân Bân nói:
- “Không được, không được, người tiều phu từ trên đường phố sẽ thấy chúng ta.”
Hùng Hùng nói:
- “Vậy chúng ta đi vào trong bếp, trong tủ thức ăn có một bình mật lớn đó,”
Chị nó trả lời:
- “Cũng không được, bá Lâm bênh cạnh sẽ từ cửa sổ nhìn thấy chúng ta.”
- “Vậy thì làm sao bây giờ? A, đúng rồi, chúng ta xuống tầng hầm ăn lén trái táo.”- Hùng Hùng mặt mày tươi tỉnh đắc ý nói, tiếp: “Ở đó tối đen, có thể ở đó không có ai nhìn thấy chúng ta đâu.”
Nhưng chị nó nói:
- “Hùng Hùng, lẽ nào em thật cảm thấy ở đó không có người nhìn thấy chúng ta sao? Em không cảm thấy có đôi mắt từ thiên đàng sao, Ngài có thể nhìn thấy suốt qua bức tường dày và cũng có thể nhìn thấy chúng ta nơi tối đen hay sao?”
Hùng Hùng có chút sợ hãi, nó nói nhỏ tiếng:
- “Chị, chị nói rất đúng, bất cứ nơi đâu Thiên Chúa cũng đều có thể nhìn thấy chúng ta, nơi chỗ không người cũng như vậy, cho nên chúng ta không thể nào ăn cắp đồ để ăn được.”
Bân Bân nghe đứa em nói như vậy thì rất là vui vẻ, nên tặng cho nó một tấm hình rất đẹp.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 83:
Thiên Chúa không có gì mà Ngài không làm được, bởi vì Ngài là Đấng quyền năng, Ngài sáng tạo rất nhiều kỳ tích, Ngài có thể đi trên mặt nước, Ngài cũng có thể làm cho biển lặng và ngăn chặn gió thổi.
Ngài có thể nhìn thấu suốt tâm hồn con người, dù cho chúng ta chưa nghĩ tới thì Ngài cũng đã biết, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng linh hồn, thân xác, trí óc và suy nghĩ của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày hôm nay Bân Bân và Hùng Hùng hai chị em đơn độc ở nhà, Hùng Hùng nói với chị:
- “Đi, chúng ta đi tìm thứ gì ngon để ăn.”
Bân Bân nói:
- “Nếu em có thể nghĩ tới một nơi mà không ai có thể thấy chúng ta, thì chị sẽ đi với em.”
Hùng Hùng suy nghĩ chút xíu rồi nói:
- “Chúng ta đi đến nhà bò sữa, được không? Ở đó có thể lén uống bình sữa lớn mà không ai có thể thấy.”
Bân Bân nói:
- “Không được, không được, người tiều phu từ trên đường phố sẽ thấy chúng ta.”
Hùng Hùng nói:
- “Vậy chúng ta đi vào trong bếp, trong tủ thức ăn có một bình mật lớn đó,”
Chị nó trả lời:
- “Cũng không được, bá Lâm bênh cạnh sẽ từ cửa sổ nhìn thấy chúng ta.”
- “Vậy thì làm sao bây giờ? A, đúng rồi, chúng ta xuống tầng hầm ăn lén trái táo.”- Hùng Hùng mặt mày tươi tỉnh đắc ý nói, tiếp: “Ở đó tối đen, có thể ở đó không có ai nhìn thấy chúng ta đâu.”
Nhưng chị nó nói:
- “Hùng Hùng, lẽ nào em thật cảm thấy ở đó không có người nhìn thấy chúng ta sao? Em không cảm thấy có đôi mắt từ thiên đàng sao, Ngài có thể nhìn thấy suốt qua bức tường dày và cũng có thể nhìn thấy chúng ta nơi tối đen hay sao?”
Hùng Hùng có chút sợ hãi, nó nói nhỏ tiếng:
- “Chị, chị nói rất đúng, bất cứ nơi đâu Thiên Chúa cũng đều có thể nhìn thấy chúng ta, nơi chỗ không người cũng như vậy, cho nên chúng ta không thể nào ăn cắp đồ để ăn được.”
Bân Bân nghe đứa em nói như vậy thì rất là vui vẻ, nên tặng cho nó một tấm hình rất đẹp.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 83:
Thiên Chúa không có gì mà Ngài không làm được, bởi vì Ngài là Đấng quyền năng, Ngài sáng tạo rất nhiều kỳ tích, Ngài có thể đi trên mặt nước, Ngài cũng có thể làm cho biển lặng và ngăn chặn gió thổi.
Ngài có thể nhìn thấu suốt tâm hồn con người, dù cho chúng ta chưa nghĩ tới thì Ngài cũng đã biết, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng linh hồn, thân xác, trí óc và suy nghĩ của chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Để Giúp Nhau Đừng Sợ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:25 22/06/2023
Để Giúp Nhau Đừng Sợ
(CN XII TN A)
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ, trong thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng lẫn sau khi từ cõi chết phục sinh, đó là “anh em đừng sợ!”. Bài Tin Mừng Chúa Nhật XII TN A một lần nữa cho ta nghe sứ điệp này. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!” Là con người, chúng ta khó tránh nhiều nỗi sợ hãi, có nguyên nhân cũng nhiều mà vô cớ cũng không thiếu: sợ đói, sợ khát, sợ khổ, sợ thất bại, sợ thiên tai, sợ dịch bệnh, sợ gặp phải những điều xúi quẩy, không may… Phúc bất trùng lai mà họa vô đơn chí. Chính vì thế người ta thường hành xử kiểu khôn ngoan, tìm sự an toàn bằng cách không kiêng thì cũng dè. Những hình thức kiêng cử, úy kỵ trong dân gian là một minh chứng về nỗi sợ hãi ít nhiều đã và đang hiển hiện. Chúng ta có thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự bất an ấy không? Là Kitô hữu, hy vọng rằng ít có ai để cho nhiều nỗi sợ hãi “vu vơ” khiến mình dây vào những chuyện mê tín. Tuy nhiên thử hỏi có ai dám vỗ ngực xưng mình không hề sợ hãi bất cứ điều gì. Có nhiều nỗi sợ như sợ đói, sợ khổ, sợ chết…mang tính tự nhiên dễ chấp nhận với kiếp nhân sinh. Tuy nhiên có những nỗi sợ thiếu chính đáng cần loại bỏ. Được gợi ý từ ba bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật XII TN A, xin được chia sẻ một vài nỗi sợ mà ta phải biết nói “không” hay là“ đừng sợ!”.
1.Đừng sợ sống trong sự thật: Xét về bình diện hữu thể, thì chỉ có một “sự thật” duy nhất đúng nghĩa đó là Đấng “có sao, có vậy” (Xh 3,14). Mọi sự thụ tạo khi chúng hiện hữu như chúng là, thì chúng chỉ tham gia hay thông phần vào “sự thật viên mãn” là chính Đấng Sáng Tạo. Xét về phương diện luận lý hay tư duy thì sự thật là sự phù hợp giữa nhận thức với thực tại khách quan. Trên bình diện này thì nhận thức của “chiếc bình gốm” quả là có nhiều hạn chế về cả chính nó, đừng nói gì đến các chiếc bình khác hay đến người thợ gốm. Duy chỉ người thợ gốm mới hiểu rõ sản phẩm do mình làm nên.
Không sợ sai lầm khi khẳng định rằng duy chỉ có Thiên Chúa mới là sự thật viên mãn. Vì thế khi ở trong sự thật là ta đang ở trong Thiên Chúa, Đấng chăm sóc chúng ta từ đường đi nước bước đến cả số phận của từng sợi tóc trên đầu chúng ta (x.Mt 10,30). Xác tín được điều này thì lẽ nào ta lại sợ sống trong sự thật.
2.Đừng sợ đón nhận sự thật: Sự thật thì dễ mất lòng nhưng sự thật lại giải phóng chúng ta. Có nhiều khi ta biết sự thật nhưng không muốn đón nhận, vì sự thật thường đòi hỏi ta phải thay đổi, thay đổi cái nhìn, thay đổi lối sống. Có khi sự thật lại đến từ những con người vai vế nhỏ hơn ta, chức vụ kém hơn ta và có khi sự thật đòi hỏi ta phải từ bỏ một kiểu sống, một mối quan hệ hay một mối lợi nào đó thì quả là không dễ đón nhận. Dẫu cho có thể chần chừ, có thể lần lữa một thời gian, nhưng rồi sẽ có lúc ta phải trực diện với sự thật đó là lúc ta phải giả từ trần thế này.
Một trong những sự thật ta cần đón nhận đó là sự hiện hữu của tội và đầu mối của nó là thần dữ. Tội lỗi ở trong ta, ở giữa chúng ta. Thần dữ luôn rảo quanh ta như “sư tử rình mồi chờ cắn xé” (1P 5,8). Tuy nhiên Thánh Phaolô khẳng định: ở đâu tội lỗi càng lan tràn thì ở đó ân sủng càng chan chứa. Vì sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa qua công trình cứu độ của Đức Kitô (x.Rm 5,15). Đón nhận sự thật này thì thái độ của Kitô hữu chúng ta là sẽ không bi quan yếm thế và cũng không chểnh mảng coi thường nhưng sẽ luôn cẩn trọng trong niềm hy vọng.
3.Đừng sợ công bố sự thật: “Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không só gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 26-27). Khi nói lên một sự thật là ta đã mặc nhiên nhìn nhận và đón nhận sự thật ấy. Khi đã can đảm nói lên sự thật thì ta cũng đã chấp nhận những hệ quả kéo theo. Ngôn sứ Giêrêmia là một trong những ngôn sứ cảm nhận điều này. Dù được gán cho biệt danh “Lão tứ phía kinh hoàng”, Giêrêmia vẫn trung kiên nói lời Chúa dạy. Giêrêmia đã phải gánh bao truân chuyên khốn khó vì công bố sự thật. Số phận của Vị Ngôn sứ trên các ngôn sứ là Đức Kitô còn bi thảm gấp bội. “Để làm chứng cho sự thật” (x.Ga 18,37), Đức Kitô đã phải gánh lấy án hình thập giá đau thương.
Vì sao, đôi khi, đôi lần chúng ta ngại ngần nói lên sự thật? Chúng ta “không được nói” những gì theo luật dạy như những sự việc mang tính bí mật an ninh quốc gia, như bí mật tòa cáo giải, bí mật chuyện lương tâm cá nhân…hay “được nói không” tức là từ chối nói sự thật khi gây phương hại đến đức ái… Tuy nhiên, cần thú nhận rằng vẫn có không ít trường hợp “nói không được”, tức là không dám nói sự thật vì những nguyên cớ thiếu trong sáng và thậm chí là mờ ám, xấu xa. Chúa Kitô đã tự xưng Người chính là Sự Thật (x.Ga 14,6). Và chúng ta đừng quên Người đã minh nhiên khẳng định: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta, ai ai cũng dẫy đầy lầm lỗi với kiếp người “đa thọ đa nhục”. Một trong những chiêu bài của thần dữ và những người xấu, những thế lực đen tối, để kìm giữ con người trong sự nô lệ, đó là gieo rắc nỗi sợ hãi bằng nhiều hình thức. Một vài hình thức thông dụng chúng thường dùng đó là trấn áp, kết án, loại trừ… Nếu như chúng ta tích cực cộng tác với ơn Chúa dệt xây một môi sinh ắp đầy tình khoan dung, sự tha thứ, ắp đầy tình yêu thương đón nhận nhau, thì chắc chắn ta đã giúp cho tha nhân và cả chính bản thân mình thêm can đảm sống trong sự thật, đón nhận sự thật và loan báo sự thật. Chính lúc này vương quốc Nước Trời, vương quốc Tình yêu đang trị đến, một vương quốc không hề có bóng dáng của sự sợ hãi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(CN XII TN A)
Một trong những lời khuyên bảo của Chúa Kitô dành cho các môn đệ, trong thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng lẫn sau khi từ cõi chết phục sinh, đó là “anh em đừng sợ!”. Bài Tin Mừng Chúa Nhật XII TN A một lần nữa cho ta nghe sứ điệp này. Hẳn không là vô cớ khi Chúa Kitô thường lặp đi lặp lại sứ điệp: “Đừng sợ!” Là con người, chúng ta khó tránh nhiều nỗi sợ hãi, có nguyên nhân cũng nhiều mà vô cớ cũng không thiếu: sợ đói, sợ khát, sợ khổ, sợ thất bại, sợ thiên tai, sợ dịch bệnh, sợ gặp phải những điều xúi quẩy, không may… Phúc bất trùng lai mà họa vô đơn chí. Chính vì thế người ta thường hành xử kiểu khôn ngoan, tìm sự an toàn bằng cách không kiêng thì cũng dè. Những hình thức kiêng cử, úy kỵ trong dân gian là một minh chứng về nỗi sợ hãi ít nhiều đã và đang hiển hiện. Chúng ta có thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự bất an ấy không? Là Kitô hữu, hy vọng rằng ít có ai để cho nhiều nỗi sợ hãi “vu vơ” khiến mình dây vào những chuyện mê tín. Tuy nhiên thử hỏi có ai dám vỗ ngực xưng mình không hề sợ hãi bất cứ điều gì. Có nhiều nỗi sợ như sợ đói, sợ khổ, sợ chết…mang tính tự nhiên dễ chấp nhận với kiếp nhân sinh. Tuy nhiên có những nỗi sợ thiếu chính đáng cần loại bỏ. Được gợi ý từ ba bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật XII TN A, xin được chia sẻ một vài nỗi sợ mà ta phải biết nói “không” hay là“ đừng sợ!”.
1.Đừng sợ sống trong sự thật: Xét về bình diện hữu thể, thì chỉ có một “sự thật” duy nhất đúng nghĩa đó là Đấng “có sao, có vậy” (Xh 3,14). Mọi sự thụ tạo khi chúng hiện hữu như chúng là, thì chúng chỉ tham gia hay thông phần vào “sự thật viên mãn” là chính Đấng Sáng Tạo. Xét về phương diện luận lý hay tư duy thì sự thật là sự phù hợp giữa nhận thức với thực tại khách quan. Trên bình diện này thì nhận thức của “chiếc bình gốm” quả là có nhiều hạn chế về cả chính nó, đừng nói gì đến các chiếc bình khác hay đến người thợ gốm. Duy chỉ người thợ gốm mới hiểu rõ sản phẩm do mình làm nên.
Không sợ sai lầm khi khẳng định rằng duy chỉ có Thiên Chúa mới là sự thật viên mãn. Vì thế khi ở trong sự thật là ta đang ở trong Thiên Chúa, Đấng chăm sóc chúng ta từ đường đi nước bước đến cả số phận của từng sợi tóc trên đầu chúng ta (x.Mt 10,30). Xác tín được điều này thì lẽ nào ta lại sợ sống trong sự thật.
2.Đừng sợ đón nhận sự thật: Sự thật thì dễ mất lòng nhưng sự thật lại giải phóng chúng ta. Có nhiều khi ta biết sự thật nhưng không muốn đón nhận, vì sự thật thường đòi hỏi ta phải thay đổi, thay đổi cái nhìn, thay đổi lối sống. Có khi sự thật lại đến từ những con người vai vế nhỏ hơn ta, chức vụ kém hơn ta và có khi sự thật đòi hỏi ta phải từ bỏ một kiểu sống, một mối quan hệ hay một mối lợi nào đó thì quả là không dễ đón nhận. Dẫu cho có thể chần chừ, có thể lần lữa một thời gian, nhưng rồi sẽ có lúc ta phải trực diện với sự thật đó là lúc ta phải giả từ trần thế này.
Một trong những sự thật ta cần đón nhận đó là sự hiện hữu của tội và đầu mối của nó là thần dữ. Tội lỗi ở trong ta, ở giữa chúng ta. Thần dữ luôn rảo quanh ta như “sư tử rình mồi chờ cắn xé” (1P 5,8). Tuy nhiên Thánh Phaolô khẳng định: ở đâu tội lỗi càng lan tràn thì ở đó ân sủng càng chan chứa. Vì sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa qua công trình cứu độ của Đức Kitô (x.Rm 5,15). Đón nhận sự thật này thì thái độ của Kitô hữu chúng ta là sẽ không bi quan yếm thế và cũng không chểnh mảng coi thường nhưng sẽ luôn cẩn trọng trong niềm hy vọng.
3.Đừng sợ công bố sự thật: “Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không só gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 26-27). Khi nói lên một sự thật là ta đã mặc nhiên nhìn nhận và đón nhận sự thật ấy. Khi đã can đảm nói lên sự thật thì ta cũng đã chấp nhận những hệ quả kéo theo. Ngôn sứ Giêrêmia là một trong những ngôn sứ cảm nhận điều này. Dù được gán cho biệt danh “Lão tứ phía kinh hoàng”, Giêrêmia vẫn trung kiên nói lời Chúa dạy. Giêrêmia đã phải gánh bao truân chuyên khốn khó vì công bố sự thật. Số phận của Vị Ngôn sứ trên các ngôn sứ là Đức Kitô còn bi thảm gấp bội. “Để làm chứng cho sự thật” (x.Ga 18,37), Đức Kitô đã phải gánh lấy án hình thập giá đau thương.
Vì sao, đôi khi, đôi lần chúng ta ngại ngần nói lên sự thật? Chúng ta “không được nói” những gì theo luật dạy như những sự việc mang tính bí mật an ninh quốc gia, như bí mật tòa cáo giải, bí mật chuyện lương tâm cá nhân…hay “được nói không” tức là từ chối nói sự thật khi gây phương hại đến đức ái… Tuy nhiên, cần thú nhận rằng vẫn có không ít trường hợp “nói không được”, tức là không dám nói sự thật vì những nguyên cớ thiếu trong sáng và thậm chí là mờ ám, xấu xa. Chúa Kitô đã tự xưng Người chính là Sự Thật (x.Ga 14,6). Và chúng ta đừng quên Người đã minh nhiên khẳng định: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32-33).
Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta, ai ai cũng dẫy đầy lầm lỗi với kiếp người “đa thọ đa nhục”. Một trong những chiêu bài của thần dữ và những người xấu, những thế lực đen tối, để kìm giữ con người trong sự nô lệ, đó là gieo rắc nỗi sợ hãi bằng nhiều hình thức. Một vài hình thức thông dụng chúng thường dùng đó là trấn áp, kết án, loại trừ… Nếu như chúng ta tích cực cộng tác với ơn Chúa dệt xây một môi sinh ắp đầy tình khoan dung, sự tha thứ, ắp đầy tình yêu thương đón nhận nhau, thì chắc chắn ta đã giúp cho tha nhân và cả chính bản thân mình thêm can đảm sống trong sự thật, đón nhận sự thật và loan báo sự thật. Chính lúc này vương quốc Nước Trời, vương quốc Tình yêu đang trị đến, một vương quốc không hề có bóng dáng của sự sợ hãi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Kho tàng
Lm. Minh Anh
14:47 22/06/2023
KHO TÀNG
“Kho tàng của con ở đâu thì lòng con ở đó!”.
Một nhà tu đức nói, “Trái tim con người được tạo ra cho những hứa hẹn về một kho tàng hạnh phúc và an toàn, cho những niềm vui mà nó mang lại. Nhưng vấn đề là bạn nên giao phó trái tim mình, con người thẳm sâu nhất của mình cho loại kho tàng nào?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chỉ ra một loại ‘kho tàng’ mà bạn và tôi nên “giao phó trái tim và toàn thể con người mình” cho nó. Đồng thời, Ngài cũng cảnh báo về một loại hình mà chúng ta thường ‘tưởng như kho tàng’ vốn đưa đến hư mất và cũng chẳng tồn tại.
Điều mà con người ‘tưởng như kho tàng’ là của cải vật chất vốn đang giằng xé trái tim và lòng dạ nó mỗi ngày. Đó là những gì thuộc về trần gian như của cải, địa vị, quyền lực hay danh vọng. Vậy mà những điều này có thể bị lấy khỏi bạn và tôi bất cứ lúc nào! Và vào lúc chúng ta cần sự giúp đỡ nhất, khi lìa đời, những ‘của cải’ này sẽ lạnh lùng phản bội chúng ta. Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu, “Không có một chiếc túi nào trong tấm vải liệm!”.
Là Kitô hữu, chúng ta có một ‘kho tàng’ duy nhất xứng tầm với trái tim; nó không bao giờ phản bội và sẽ cùng chúng ta vượt qua nấm mồ để bước vào vòm cửa sự sống vĩnh cửu. Kho tàng đó là Chúa Kitô và tất cả những hành động tốt đẹp chúng ta làm vì lợi ích của Ngài.
Sống cho Ngài, yêu mến Ngài, từ bỏ bản thân vì Ngài, tạo cho chúng ta một kho tàng duy nhất đủ phong phú để thoả mãn trái tim. Chỉ kho tàng này mới tồn tại mãi, khiến chúng ta đắm chìm trong niềm vui, một niềm vui không ngừng bắt đầu và luôn mới mẻ. Trong Tin Mừng hôm nay, ‘Kho Tàng’ ấy lên tiếng, “Kho tàng của con ở đâu thì lòng con ở đó!”.
Chúa Giêsu thúc giục chúng ta đặt niềm tin và sự an toàn của mình vào một ‘Ai đó’ không hư nát, một ‘Ai đó’ rất bền vững. “Tích trữ kho tàng trên trời” không chỉ là tích luỹ thật nhiều “việc lành” mà chúng ta sẽ nhận được ở đời sau. ‘Tín dụng’ này cũng có thể mất rất nhanh khi chúng ta sa ngã. Vấn đề quan trọng hơn là ngày càng phát triển thành ‘loại người’ thấm nhuần các giá trị và quan điểm của Tin Mừng, nghĩa là ngày càng nên giống Chúa Kitô. Đó không phải là vấn đề ‘làm’, hơn là vấn đề ‘trở thành!’. Bên cạnh đó, chúng ta xây dựng kho tàng của mình bằng những gì chúng ta cho đi; đặc biệt, cho đi ‘Kho Tàng Giêsu!’.
Như người khám phá được ‘kho tàng’, qua thư Côrintô hôm nay, Phaolô reo lên, “Họ là người phục vụ Đức Kitô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa!”. Ngài là kho tàng mà Phaolô đã vượt qua tất cả để bảo tồn. Thánh Vịnh đáp ca thổ lộ, “Người công chính được Chúa giữ gìn, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn!”.
Anh Chị em,
“Kho tàng của con ở đâu thì lòng con ở đó!”. Vậy thì đâu là kho tàng đích thực bạn và tôi vun quén; một ‘kho tàng đích thực’ hay cái ‘tưởng như kho tàng?’. Sẽ khá bất ngờ khi Chúa Giêsu nói tiếp, “Nếu mắt con trong sáng, thì toàn thân con sáng”. Đó là ánh sáng chúng ta cần để có một tầm nhìn rõ ràng về những gì có giá trị nhất trong cuộc sống. Người không thể nhìn xa hơn tiền bạc, địa vị, quyền lực hay danh vọng thực sự là những người ở trong bóng tối. Cuộc sống không chỉ là để có được điều này, điều kia; cuộc sống còn là về những gì con người chúng ta ‘phải trở thành!’. Về tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với tha nhân!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con xin ánh sáng để có thể phân biệt đâu là ‘kho tàng’ đích thực, đâu là điều quý giá. Để được vậy, cho con ‘mắt sáng lòng trong’ hầu có một tầm nhìn đúng đắn!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ân Sủng Chúa
Lm Vũđình Tường
22:48 22/06/2023
Ai cũng có kinh nghiệm sợ hãi bản thân. Sợ hãi đến âm thầm nhưng rất nhanh, ập đến thật bất ngờ, làm cho toàn thể cơ thể run bắn lên. Khi ra đi, sợ hãi cũng âm thầm biến mất. Hậu quả chúng để lại làm cho con người nghe tiếng đập của chính tim mình. Nỗi sợ nhỏ nhặt, bình thường, đến nhanh, đi mau. Chúng làm tâm trí ta giao động nhưng không làm hại tâm linh con người. Một trong những lí do gây sợ hãi là bất ngờ và bí ẩn. Bởi không thể dự đoán điều xấu xảy ra nên ta lo lắng, bồn chồn. Lo lắng thường xảy ra khi ta không tiên liệu được hậu quả, hình phạt nặng, nhẹ, ra sao? Hình phạt nặng nhất là bị giết chết. Khi thực hành quyền lực sát sinh cách bất chính, bất công, nạn nhân bị chết đã đành; lương tâm người sống, kẻ lạm quyền cũng chết phần nào, không phải bởi cái chết của nạn nhân ám ảnh họ, mà chính là cái lạm quyền âm thầm dằn vặt lương tâm họ suốt đời. Họ âm thầm sống với cái mặc cảm phạm tội lộng hành, lạm quyền trong tay. Vì thế kẻ lạm quyền thường tìm an ủi nơi rượu chè, thuốc, tà dâm.
Có một nỗi sợ khác nguy hiểm hơn, đó là sợ điều bất chính bị phanh phui, phơi bày ra ánh sáng. Đức Kitô nói với môn đệ, nếu kẻ gian ác có khả năng che dấu hành vi bất chính đời tạm này, đời sau điều đó cũng bị phơi bày ra ánh sáng công lí trước toà Chúa chí nhân. Ngài quả quyết, không gì có thể che dấu mãi được, sớm muộn gì, điều đó cũng sẽ bị phơi bày ra công lí. Những ai tự cho mình có quyền tự do hành hạ người khác đều là kẻ lạm quyền, thiếu hiểu biết luật pháp; bởi quyền hành được trao để thi hành trật tự, bảo vệ công bằng, hành xử công lí. Quyền hành trong tay có giới hạn; kể cả Vua quan, nó giới hạn trong vương quốc nhà vua, thời gian trị vì. Quyền hành con người bị giới hạn. Sau khi nạn nhân qua đời, không ai còn hành hại thân xác nạn nhân được nữa.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất cầm quyền sinh tử. Giết hại người khác là lạm quyền, tự cho mình quyền giết kẻ khác là sai. Giết hại sự sống con người là sai, trái với mục đính Thiên Chúa. Ngoài Thiên Chúa ra, không ai có quyền giết chết người khác, dù là trẻ thơ chưa sanh. Luật pháp cho phép phá thai, hoặc trợ tử chỉ là luật con người tạo ra, không phải luật Thiên Chúa. Luật đó chỉ hiệu lực trong nước nước đó mà thôi.
Đức Kitô nói với các môn đệ nỗi sợ cần quan tâm hơn cả. Đây không phải là nỗi sợ hãi bình thường, mà là nỗi sợ hãi rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn. Nó ảnh hưởng đến sự sống đời này và kéo dài tận tới sự sống đời sau. Là Chúa đất trời nên quyền lực của Thiên Chúa vô cùng tận, không bị giới hạn bởi ranh giới con người đặt ra. Khi Philatô tự hào về quyền lực trong tay, ông nói với Đức Kitô là ông có quyền tha và giết Đức Kitô. Đức Kitô nhắc ông là ông không có quyền gì trên Đức Kitô nếu điều đó không được Thiên Chúa ban cho. Philatô nhận biết mình sai lầm. Ông biết quyền ông đang có trong tay là quyền được trao ban; bởi được trao ban, nên cũng có thể bị tước đi. Quyền hành trong tay người lãnh đạo là để bảo vệ sự sống, kiến tạo an bình và bảo vệ công lí cho mọi người. Đức Kitô nói với môn đệ, người đời chỉ làm hại được thân xác mà không làm hại linh hồn. Đấng đáng sợ là Đấng có quyền sinh tử trên cả xác lẫn hồn.
Không ai tránh khỏi sợ hãi vì thế Đức Kitô nói với môn đệ khi phải đối đầu với lo âu, sợ sệt hãy vững tin là Thiên Chúa ở cùng anh em. Ngài chăm lo cho tạo vật do Ngài dựng nên và anh em quan trọng hơn tất cả. Ngay cả sợi tóc trên đầu anh em cũng được Chúa biết đến. Vì thế Kitô hữu tin tưởng khi ta đau khổ, Thiên Chúa ở cùng ta, khi ta lo lắng, bồn chồn, Thiên Chúa chia sẻ nỗi lo đó. Liên kết với Thiên Chúa khi vui cũng như khi buồn, hạnh phúc cũng như lo âu. Mối liên kết thánh này không bị quên lãng nhưng được Chúa thánh hoá trong ngày sau hết. Điều này thể hiện qua lời Đức Kitô phán dậy:
'Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha thầy, Đấng ngự trên trời' Mt, 10:32
Có sự khác biệt trong sự chết. Con người giết hại sự sống người khác do ghen tị, do thù hận. Vì yêu mến, Thiên Chúa không triệt hạ sự sống, nhưng đưa người đó về cùng Chúa. Sách Sáng Thế Kí thuật lại vườn Địa đàng. Mỗi người trong anh em là một bông hoa trong vườn của Chúa. Con người cắt bông hoa mang về nhà bởi thích bông hoa đó. Thiên Chúa kêu gọi ta về với Chúa bởi Ngài chọn ta về cùng Chúa. Chúa có toàn quyền trong sự chọn lựa của Ngài. Khi chúa kêu gọi ai về cùng Chúa; ta hiểu đó là Chúa theo chương trình của Ngài muốn xếp đặt ai nơi nào là do quyền phép Ngài và Ngài tự do trong việc làm tốt lành đó. Vì thế có thể nói con người sinh hay tử đều là do í Chúa xếp đặt trong vườn của Thiên Chúa. Khi nhìn vấn đề trong niềm tin đó, sợ hãi sẽ giảm bớt rất nhiều bởi ngay đời này ta sống theo í Chúa; vì thế í Chúa thế nào ta luôn đón nhận với niềm tin Ngài luôn làm điều trọn lành, tốt hảo cho con cái Chúa. Sự chết tăng nỗi sợ hãi lên gấp bội cho những ai lạm dụng quyền hành trong tay, những ai từ chối sống theo í Chúa mà chọn sống theo đường lối thế gian.
Chúng ta xin ơn phó thác trong tình yêu Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Divine Grace
Fear is a personal experience we all have. It comes suddenly, and has an instant impact. Common fears often come quickly and go fast. They make us nervous, and shake our bodies, but don't rob our spirit. One of the reasons for fear is the unknown. We don't know what will happen to us, or how severe a punishment would be. The extreme form of fear is death, a capital punishment. The victim is being eliminated. When power is carried out illegitimately; the victim is dead; the oppressor lives with no peace and would be troubled by his own conscience for life. There is another fear, and that is the fear of being uncovered for misdeeds. Jesus tells his disciples if the crime was well covered in this life; it would be uncovered in the next life. He said, nothing is hidden forever; sooner or later, evil actions will be uncovered. Those who think they are invincible are dead wrong; The power they now have; is very limited both in terms of its boundary; and time limit. Human power is limited to a person's death. After death, the oppressor can do nothing more.
The fear, Jesus talks to his disciples about is not a common one, but a deeper, and more profound fear. It affects us now in this life; and has everlasting consequences in the life to come. God has absolute power. His power is everlasting, with no time limit, and universal because he is the King of the entire universe. When Pilate told Jesus that he had the power to crucify him; or set him free, Jesus reminded him that he had no power over him, if God didn't give him in the first place. That made Pilate realize, that the power he now has, is given. Because it is given; it can be taken away. It is restricted within his jurisdiction; and his kingdom.
Eliminating a human life is always wrong. It is driven by hatred. Apart from God, no one has power over the life and death of others. The power we have is to protect life, promote peace and maintain justice, not to kill or destroy life. Claiming to have absolute power over others is a false claim. Jesus told his disciples that people can kill the body, but not the soul. Using your power with justice or exploitation of power is all one can do. To give consolation to his disciples, Jesus told them, when they are fearful; just remember that God is near. God takes care of all of God's creation. God takes care of us even more than caring for his creation. If we believe that a hair in our head has been counted; then we believe that God knows well our suffering and pain, and worries. We are united to God; so when we suffer, God suffered; when we feel pain and fear, God feels pain and fear. This intimate union is not forgotten, but it will be uncovered in God's kingdom. It is revealed in the saying,
'Anyone declares himself for me in the presence of men, I will declare myself for him in the presence of my Father in heaven'. Mt 10.32
There is a difference in killing. People kill because of hatred or retribution. Out of love, God calls us to himself. The account of creation mentions God's garden. Each of us is a flower in God's garden. We take home flowers from the garden because we love them. God calls someone to himself; we believe God loves them like we like to have flowers at home. God has the full right to do with his own creation. When God calls a person out of this world; we understand that God makes a relocation, placing that person to where God wants that person to be. Every single new birth or reborn into eternal life is part of God's grand plan arrangement. When we view life in that way; it will lessen the fear of death, because in this life we try to follow God's way; but it will increase the fear of death for those who follow the way of the world.
We pray to trust in God's divine grace.
Có một nỗi sợ khác nguy hiểm hơn, đó là sợ điều bất chính bị phanh phui, phơi bày ra ánh sáng. Đức Kitô nói với môn đệ, nếu kẻ gian ác có khả năng che dấu hành vi bất chính đời tạm này, đời sau điều đó cũng bị phơi bày ra ánh sáng công lí trước toà Chúa chí nhân. Ngài quả quyết, không gì có thể che dấu mãi được, sớm muộn gì, điều đó cũng sẽ bị phơi bày ra công lí. Những ai tự cho mình có quyền tự do hành hạ người khác đều là kẻ lạm quyền, thiếu hiểu biết luật pháp; bởi quyền hành được trao để thi hành trật tự, bảo vệ công bằng, hành xử công lí. Quyền hành trong tay có giới hạn; kể cả Vua quan, nó giới hạn trong vương quốc nhà vua, thời gian trị vì. Quyền hành con người bị giới hạn. Sau khi nạn nhân qua đời, không ai còn hành hại thân xác nạn nhân được nữa.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất cầm quyền sinh tử. Giết hại người khác là lạm quyền, tự cho mình quyền giết kẻ khác là sai. Giết hại sự sống con người là sai, trái với mục đính Thiên Chúa. Ngoài Thiên Chúa ra, không ai có quyền giết chết người khác, dù là trẻ thơ chưa sanh. Luật pháp cho phép phá thai, hoặc trợ tử chỉ là luật con người tạo ra, không phải luật Thiên Chúa. Luật đó chỉ hiệu lực trong nước nước đó mà thôi.
Đức Kitô nói với các môn đệ nỗi sợ cần quan tâm hơn cả. Đây không phải là nỗi sợ hãi bình thường, mà là nỗi sợ hãi rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn. Nó ảnh hưởng đến sự sống đời này và kéo dài tận tới sự sống đời sau. Là Chúa đất trời nên quyền lực của Thiên Chúa vô cùng tận, không bị giới hạn bởi ranh giới con người đặt ra. Khi Philatô tự hào về quyền lực trong tay, ông nói với Đức Kitô là ông có quyền tha và giết Đức Kitô. Đức Kitô nhắc ông là ông không có quyền gì trên Đức Kitô nếu điều đó không được Thiên Chúa ban cho. Philatô nhận biết mình sai lầm. Ông biết quyền ông đang có trong tay là quyền được trao ban; bởi được trao ban, nên cũng có thể bị tước đi. Quyền hành trong tay người lãnh đạo là để bảo vệ sự sống, kiến tạo an bình và bảo vệ công lí cho mọi người. Đức Kitô nói với môn đệ, người đời chỉ làm hại được thân xác mà không làm hại linh hồn. Đấng đáng sợ là Đấng có quyền sinh tử trên cả xác lẫn hồn.
Không ai tránh khỏi sợ hãi vì thế Đức Kitô nói với môn đệ khi phải đối đầu với lo âu, sợ sệt hãy vững tin là Thiên Chúa ở cùng anh em. Ngài chăm lo cho tạo vật do Ngài dựng nên và anh em quan trọng hơn tất cả. Ngay cả sợi tóc trên đầu anh em cũng được Chúa biết đến. Vì thế Kitô hữu tin tưởng khi ta đau khổ, Thiên Chúa ở cùng ta, khi ta lo lắng, bồn chồn, Thiên Chúa chia sẻ nỗi lo đó. Liên kết với Thiên Chúa khi vui cũng như khi buồn, hạnh phúc cũng như lo âu. Mối liên kết thánh này không bị quên lãng nhưng được Chúa thánh hoá trong ngày sau hết. Điều này thể hiện qua lời Đức Kitô phán dậy:
'Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha thầy, Đấng ngự trên trời' Mt, 10:32
Có sự khác biệt trong sự chết. Con người giết hại sự sống người khác do ghen tị, do thù hận. Vì yêu mến, Thiên Chúa không triệt hạ sự sống, nhưng đưa người đó về cùng Chúa. Sách Sáng Thế Kí thuật lại vườn Địa đàng. Mỗi người trong anh em là một bông hoa trong vườn của Chúa. Con người cắt bông hoa mang về nhà bởi thích bông hoa đó. Thiên Chúa kêu gọi ta về với Chúa bởi Ngài chọn ta về cùng Chúa. Chúa có toàn quyền trong sự chọn lựa của Ngài. Khi chúa kêu gọi ai về cùng Chúa; ta hiểu đó là Chúa theo chương trình của Ngài muốn xếp đặt ai nơi nào là do quyền phép Ngài và Ngài tự do trong việc làm tốt lành đó. Vì thế có thể nói con người sinh hay tử đều là do í Chúa xếp đặt trong vườn của Thiên Chúa. Khi nhìn vấn đề trong niềm tin đó, sợ hãi sẽ giảm bớt rất nhiều bởi ngay đời này ta sống theo í Chúa; vì thế í Chúa thế nào ta luôn đón nhận với niềm tin Ngài luôn làm điều trọn lành, tốt hảo cho con cái Chúa. Sự chết tăng nỗi sợ hãi lên gấp bội cho những ai lạm dụng quyền hành trong tay, những ai từ chối sống theo í Chúa mà chọn sống theo đường lối thế gian.
Chúng ta xin ơn phó thác trong tình yêu Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Divine Grace
Fear is a personal experience we all have. It comes suddenly, and has an instant impact. Common fears often come quickly and go fast. They make us nervous, and shake our bodies, but don't rob our spirit. One of the reasons for fear is the unknown. We don't know what will happen to us, or how severe a punishment would be. The extreme form of fear is death, a capital punishment. The victim is being eliminated. When power is carried out illegitimately; the victim is dead; the oppressor lives with no peace and would be troubled by his own conscience for life. There is another fear, and that is the fear of being uncovered for misdeeds. Jesus tells his disciples if the crime was well covered in this life; it would be uncovered in the next life. He said, nothing is hidden forever; sooner or later, evil actions will be uncovered. Those who think they are invincible are dead wrong; The power they now have; is very limited both in terms of its boundary; and time limit. Human power is limited to a person's death. After death, the oppressor can do nothing more.
The fear, Jesus talks to his disciples about is not a common one, but a deeper, and more profound fear. It affects us now in this life; and has everlasting consequences in the life to come. God has absolute power. His power is everlasting, with no time limit, and universal because he is the King of the entire universe. When Pilate told Jesus that he had the power to crucify him; or set him free, Jesus reminded him that he had no power over him, if God didn't give him in the first place. That made Pilate realize, that the power he now has, is given. Because it is given; it can be taken away. It is restricted within his jurisdiction; and his kingdom.
Eliminating a human life is always wrong. It is driven by hatred. Apart from God, no one has power over the life and death of others. The power we have is to protect life, promote peace and maintain justice, not to kill or destroy life. Claiming to have absolute power over others is a false claim. Jesus told his disciples that people can kill the body, but not the soul. Using your power with justice or exploitation of power is all one can do. To give consolation to his disciples, Jesus told them, when they are fearful; just remember that God is near. God takes care of all of God's creation. God takes care of us even more than caring for his creation. If we believe that a hair in our head has been counted; then we believe that God knows well our suffering and pain, and worries. We are united to God; so when we suffer, God suffered; when we feel pain and fear, God feels pain and fear. This intimate union is not forgotten, but it will be uncovered in God's kingdom. It is revealed in the saying,
'Anyone declares himself for me in the presence of men, I will declare myself for him in the presence of my Father in heaven'. Mt 10.32
There is a difference in killing. People kill because of hatred or retribution. Out of love, God calls us to himself. The account of creation mentions God's garden. Each of us is a flower in God's garden. We take home flowers from the garden because we love them. God calls someone to himself; we believe God loves them like we like to have flowers at home. God has the full right to do with his own creation. When God calls a person out of this world; we understand that God makes a relocation, placing that person to where God wants that person to be. Every single new birth or reborn into eternal life is part of God's grand plan arrangement. When we view life in that way; it will lessen the fear of death, because in this life we try to follow God's way; but it will increase the fear of death for those who follow the way of the world.
We pray to trust in God's divine grace.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phân tích Tài liệu Làm việc của Thượng hội đồng về tính Đồng nghị
Vũ Văn An
14:46 22/06/2023
Michelle La Rosa, trên tạp chí mạng The Pillar có bài phân tích khá đầy đủ về Tài liệu Làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tính Đồng nghị, tháng 10 này:
Sự tham gia rộng rãi hơn vào các quá trình ra quyết định của Giáo hội là chủ đề nổi bật của tài liệu làm việc cho phiên họp hoàn cầu đầu tiên về Thượng hội đồng về tính đồng nghị, được Vatican chính thức công bố hôm thứ Ba.
Tài liệu sẽ tạo thành cơ sở cho cuộc thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của giai đoạn phổ quát của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, sẽ được tổ chức tại Rôma vào tháng 10 này.
Bản văn trình bày một loạt các câu hỏi biện phân, bao gồm các chủ đề trong đó có vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, cách rao giảng Tin Mừng hiệu quả hơn trên các nền tảng kỹ thuật số và cách Giáo hội có thể chào đón người khuyết tật tốt hơn.
Mối quan hệ giữa bản chất đồng nghị và phẩm trật của Giáo hội cũng được thăm dò trong tài liệu, trong đó đặt câu hỏi làm thế nào các giám mục có thể lôi kéo nhiều người hơn vào quá trình ra quyết định của họ, và làm thế nào việc thực thi quyền tối cao của giáo hoàng nên “biến hóa” để làm cho Giáo hội trở nên đồng nghị hơn.
Tài liệu làm việc - chính thức được gọi là Instrumentum laboris - xác định ba ưu tiên chính cho cuộc họp thượng hội đồng sắp tới tại Rôma vào tháng 10 này: hiệp thông, truyền giáo và tham gia.
Mỗi chủ đề này đã được nêu ra trong các Phiên họp Lục địa mà tài liệu làm việc dựa trên đó. Ngược lại, các phiên họp lục địa được rút ra từ bản tóm tắt các phiên lắng nghe cấp giáo phận trong phần đầu tiên của tiến trình thượng hội đồng kéo dài nhiều năm.
Thông thường, Tài liệu làm việc phục vụ như một loại bản thảo đầu tiên cho cuộc họp thượng hội đồng, được hiệu đính và điều chỉnh để tạo ra một tài liệu cuối cùng được trình lên Đức Thánh Cha vào cuối thượng hội đồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài liệu trình bày các bảng câu hỏi [worksheets]để Phiên họp Toàn thể của Thượng hội đồng biện phân, suy tư và thảo luận.
Trong phần giới thiệu của nó, Tài liệu làm việc khẳng định rằng giai đoạn lắng nghe của tiến trình thượng hội đồng đã đơm hoa kết trái.
Tài liệu viết, “Chúng ta đã trải nghiệm niềm vui biểu lộ trong cuộc gặp gỡ chân thành và tôn trọng giữa các anh chị em trong đức tin: gặp gỡ nhau là gặp gỡ Chúa đang ở giữa chúng ta.”
Tài liệu cũng thừa nhận những căng thẳng trong tiến trình thượng hội đồng, cho rằng, “Chúng ta không nên sợ hãi trước chúng, cũng như không cố gắng bằng bất cứ giá nào để giải quyết chúng, mà nên tham gia vào việc biện phân đang diễn ra trong thượng hội đồng. Chỉ bằng cách này, những căng thẳng đó mới có thể trở thành nguồn năng lực và không rơi vào sự phân cực có tính hủy diệt.”
Tài liệu cho biết mục tiêu của tính đồng nghị là tạo ra “một Giáo hội gồm các anh chị em trong Chúa Kitô, những người lắng nghe nhau và khi làm như vậy, họ dần dần được Chúa Thánh Thần biến đổi”.
Tài liệu nói rằng một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội được đánh dấu bằng sự sẵn sàng lắng nghe, gặp gỡ và đối thoại, cũng như bằng sự khiêm tốn để xin sự tha thứ cho những lỗi lầm. Đó là một Giáo hội cử hành sự hiệp nhất trong sự đa dạng và chào đón tất cả mọi người, đồng thời không ngại nói lên sự thật trong tình yêu.
Tài liệu thừa nhận rằng “Một số câu hỏi nảy sinh từ việc tham khảo ý kiến của dân Chúa liên quan đến các vấn đề đối với chúng đã có giáo huấn thần học và huấn quyền cần được xem xét”. Nó chỉ ra những người ly dị tái hôn và sự hội nhập văn hóa của phụng vụ như những thí dụ.
Tài liệu viết tiếp, “Sự kiện các câu hỏi tiếp tục nổi lên về những vấn đề như thế này không nên vội vàng bác bỏ, đúng hơn, nó đòi hỏi sự biện phân, và Thượng Hội đồng là một diễn đàn đặc quyền để làm như vậy. Đặc biệt, những trở ngại, thực tế hoặc tri nhận được, đã ngăn cản khiến các bước được các tài liệu trước đó đưa ra không được thực hiện, nên được xem xét và đưa ra những suy nghĩ về cách loại bỏ chúng.”
“Thí dụ, nếu tắc nghẽn bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chung, thì việc cải thiện truyền thông là cần thiết. Mặt khác, nếu vấn đề bắt nguồn từ việc khó nắm bắt ý nghĩa của các văn kiện trong các tình huống thông thường hoặc do người ta không có khả năng nhận ra chính mình trong những gì được đề xuất, thì một hành trình đồng nghị để dân Chúa tiếp nhận một cách hiệu quả có thể là phản ứng thích hợp. Một thí dụ khác có thể là sự xuất hiện trở lại của một câu hỏi nổi lên như một dấu hiệu của một thực tại đã thay đổi hoặc những tình huống cần có sự 'tràn đầy' Ân sủng. Điều này đòi hỏi phải suy tư thêm về Kho tàng Đức tin và Truyền thống sống động của Giáo hội.”
Một bộ bài tập làm việc đầu tiên tập trung vào câu hỏi, “Một sự hiệp thông tỏa sáng: Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và khí cụ hiệp nhất với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại một cách trọn vẹn hơn?”
Nó mời những người tham gia thượng hội đồng suy nghĩ về cách Giáo hội có thể chào đón người di cư, bao gồm cả người già và người khuyết tật, và vượt qua sự phân cực chính trị trong xã hội.
Tài liệu đặt câu hỏi, “Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những không gian nơi những người cảm thấy bị Giáo hội làm tổn thương và không được cộng đồng chào đón cảm thấy được công nhận, được đón nhận, được tự do đặt câu hỏi và không bị phán xét? Dưới ánh sáng của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia, cần có những bước cụ thể nào để chào đón những người cảm thấy bị loại trừ khỏi Giáo hội vì tình huống hoặc giới tính của họ? (Thí dụ: những người ly hôn tái hôn, những người trong các cuộc đa hôn, những người LGBTQ+, v.v.)?”
Các chủ đề khác được nêu ra trong phần hiệp thông là phong trào đại kết và mối quan hệ của Giáo hội với xã hội thế tục.
Tài liệu làm việc cũng hỏi, “Làm thế nào Giáo hội có thể tiếp tục đối thoại với thế giới mà không trở nên trần tục?”.
Nó cũng lưu ý rằng trong các giai đoạn đầu của thượng hội đồng, rõ ràng là các Giáo hội phi Latinh và phi phương Tây muốn truyền thống của họ được công nhận và tiếng nói của họ được lắng nghe.
Nó hỏi, “Làm thế nào để mỗi Giáo hội địa phương, đối tượng truyền giáo trong bối cảnh của nó, tăng cường, thúc đẩy và tích hợp việc trao đổi hồng ân với các Giáo hội địa phương khác trong phạm vi của Giáo Hội Công Giáo duy nhất?”
Bộ bài tập làm việc tiếp theo xem xét chủ đề, “Đồng trách nhiệm trong Truyền giáo: Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn các ân phúc và nhiệm vụ trong việc phục vụ Tin Mừng?”
Những người tham gia Thượng hội đồng được mời gọi suy tư về các chủ đề bao gồm việc Giáo hội có thể hữu hiệu hơn ra sao trong việc loan báo Tin Mừng và đồng hành với mọi người trong môi trường kỹ thuật số.
Các bộ câu hỏi làm việc cũng thăm dò vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Tài liệu cho biết Phiên họp Lục địa khuyến khích nên chú ý đến vị thế và kinh nghiệm của phụ nữ trong Giáo hội, đồng thời lưu ý đến sự đa dạng trong kinh nghiệm và quan điểm của phụ nữ.
Nó cho biết thêm, các buổi lắng nghe cũng cho thấy “mong muốn có sự hiện diện nhiều hơn của phụ nữ ở các chức vụ có trách nhiệm và cai quản”.
Nó khuyến khích những người tham gia suy nghĩ về những cách để công nhận và hỗ trợ sự đóng góp hiện tại của phụ nữ trong Giáo hội, cũng như các thừa tác vụ để cho phép phụ nữ đóng vai trò lớn hơn trong việc biện phân và ra quyết định.
Tài liệu đặt câu hỏi “Hầu hết các Phiên họp Châu lục và tổng hợp của một số Hội đồng Giám mục đều kêu gọi xem xét vấn đề bao gồm phụ nữ trong chức phó tế. Có thể hình dung điều này không, và theo cách nào?”.
Các chủ đề khác đã được nêu ra trong các buổi lắng nghe bao gồm nhu cầu khắc phục chủ nghĩa giáo sĩ trị và tầm quan trọng của việc nhận ra bản chất bổ sung và liên quan lẫn nhau của thừa tác vụ thụ phong và các thừa tác vụ do phép rửa.
Nó nhận định, các Phiên họp Châu lục đã cho thấy “một lời kêu gọi rõ ràng phải vượt qua tầm nhìn chỉ dành bất cứ chức năng tích cực nào trong Giáo hội cho các Thừa tác viên thụ phong (Giám mục, Linh mục, Phó tế), giản lược sự tham gia của những người đã được Rửa tội thành một sự cộng tác cấp dưới.”
Mối quan hệ giữa cảm thức đức tin và thẩm quyền giáo huấn của giám mục cũng là một chủ đề thảo luận quan trọng trong tài liệu.
Nó hỏi, “Các Giám mục có nên biện phân cùng với hay tách biệt với các thành viên khác của dân Chúa? Cả hai lựa chọn (cùng nhau và riêng rẽ) có chỗ đứng trong một Giáo hội đồng nghị không?”.
Nó thắc mắc, “Khi nào một Giám mục có thể cảm thấy bắt buộc phải đưa ra một quyết định khác với lời khuyên đã được cân nhắc của các cơ quan tư vấn? Điều gì sẽ là cơ sở cho một quyết định như vậy?”.
Tài liệu nói rằng các phiên lắng nghe đã nhấn mạnh “việc trở thành một Giáo hội đồng nghị hơn cũng bao hàm sự tham gia rộng rãi hơn của tất cả mọi người vào việc biện phân, điều này đòi hỏi phải suy nghĩ lại về các quy trình ra quyết định. Do đó, cần có các cơ cấu quản trị phù hợp đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức thi hành thừa tác vụ của Giám mục”.
Tài liệu viết, “Điều này cũng dẫn đến sự đề kháng, sợ hãi và cảm giác mất phương hướng. Đặc biệt, trong khi một số người kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của tất cả các Tín hữu và do đó, việc thực thi vai trò của các Giám mục ‘ít độc quyền hơn’, thì những người khác đã bày tỏ sự nghi ngờ và lo sợ về nguy cơ bị trôi dạt nếu để mặc cho các tiến trình dân chủ chính trị.”
Tài liệu làm việc viết tiếp, “Có một nhận thức mạnh mẽ không kém rằng tất cả quyền bính trong Giáo hội đều bắt nguồn từ Chúa Kitô và được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Sự đa dạng của các đặc sủng mà không có thẩm quyền sẽ trở thành vô chính phủ, giống như sự nghiêm ngặt của thẩm quyền mà không có sự phong phú của các đặc sủng, thừa tác vụ và ơn gọi trở thành chế độ độc tài.”
“Giáo hội đồng thời có tính đồng nghị và phẩm trật, đó là lý do tại sao việc thực thi thẩm quyền giám mục theo chế độ đồng nghị cho thấy một thẩm quyền biết đồng hành và bảo vệ sự hiệp nhất. Thừa tác vụ giám mục được tái quan niệm và thực hiện một cách đúng đắn qua việc thực hành tính đồng nghị, vốn mang lại sự thống nhất cho các hồng ân, đặc sủng, thừa tác vụ và ơn gọi khác nhau mà Thần Khí làm phát sinh trong Giáo hội”.
Tài liệu đặt câu hỏi, “Liệu Giáo dân có thể thực hiện vai trò lãnh đạo cộng đồng, đặc biệt ở những nơi mà số lượng Mục tử thụ phong rất thấp không? Điều này có ý nghĩa gì đối với sự hiểu biết về Thừa tác vụ thụ phong?”
Nó cũng đặt ra vấn đề về việc cho phép những người đàn ông đã có gia đình được thụ phong linh mục, và cho phép việc tham gia rộng rãi hơn vào quá trình lựa chọn giám mục.
Vai trò của giáo hoàng cũng được nêu lên trong tài liệu làm việc, khi đặt ra câu hỏi: “Vai trò của Giám mục Rôma và việc thực thi quyền tối thượng của ngài nên phát triển như thế nào trong một Giáo hội đồng nghị?”
Phần cuối cùng của Tài liệu làm việc có tiêu đề, “Sự tham gia, cai quản và thẩm quyền: Những tiến trình, cơ cấu và định chế nào là cần thiết trong một Giáo hội đồng nghị truyền giáo?”
Phần này yêu cầu những người tham gia thượng hội đồng suy nghĩ về cách thúc đẩy sự tham gia của những tiếng nói bị gạt ra bên lề trong quá trình ra quyết định.
Nó hỏi, “Làm thế nào chúng ta có thể tưởng tượng các quy trình ra quyết định có nhiều sự tham gia hơn, tạo không gian cho sự lắng nghe và sự biện phân của cộng đồng được hỗ trợ bởi thẩm quyền hiểu như một việc phục vụ sự thống nhất?”.
Nó cũng kêu gọi những người tham gia thượng hội đồng xem xét phải phản ứng một cách xây dựng ra sao trong trường hợp người ra quyết định cuối cùng không đồng ý với các quyết định đạt được trong một quá trình biện phân của cộng đồng.
Phần tham gia của tài liệu đặt câu hỏi về cách suy nghĩ về các định chế trong Giáo hội, gợi ý rằng giáo luật có thể cần được thay đổi để canh tân các cơ cấu và định chế của Giáo hội.
Tài liệu đặt câu hỏi, “Mức độ thẩm quyền tín lý nào có thể được quy cho việc biện phân của các Hội đồng Giám mục?”.
Nó cũng hỏi làm thế nào một “quan điểm đồng nghị” có thể giúp tạo ra một nền văn hóa ngăn ngừa lạm dụng.
Bất chấp những suy tư về các định chế của Giáo hội, Tài liệu làm việc nhấn mạnh rằng những thay đổi về cơ cấu không thể thay thế cho sự thay đổi về văn hóa trong Giáo hội.
Nó nhận định, “Chỉ riêng các định chế và cơ cấu mà thôi thì không đủ để làm cho Giáo hội có tính đồng nghị. Một nền văn hóa linh đạo đồng nghị là điều cần thiết, được sinh động bởi ước muốn hoán cải và được nâng đỡ bởi sự đào tạo thích hợp.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang dưỡng bệnh hội đàm với chủ tịch Cuba tại Vatican
Đặng Tự Do
17:46 22/06/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tuần đầu tiên trở lại Vatican sau ca phẫu thuật bụng, đã gặp gỡ hôm thứ Ba với chủ tịch Cuba, như một phần trong sự chú ý của Tòa thánh đối với quốc đảo Caribe do cộng sản lãnh đạo.
Tuyên bố ngắn gọn của Tòa Thánh về cuộc gặp riêng với Chủ tịch Miguel Diaz-Canel không đưa ra chi tiết về những gì Đức Thánh Cha và nhà lãnh đạo Cuba đã thảo luận. Nhưng tuyên bố đã đề cập đến “tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh, gợi lên trong số những điều khác chuyến thăm lịch sử của Thánh Gioan Phaolô II vào năm 1998,” và cuộc gặp sau đó với Quốc vụ khanh của Vatican, Hồng Y Pietro Parolin.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và nhà lãnh đạo Cuba cũng đã thảo luận về “tình hình của Cuba và sự đóng góp mà Giáo hội mang lại, đặc biệt là trong lĩnh vực bác ái”, tuyên bố cho biết. Cuba đã và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Đức Phanxicô đã đến thăm Cuba vào năm 2015, như một phần trong nỗ lực của Vatican nhằm khuyến khích các mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ đó bao gồm cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1998, là chuyến hành hương đầu tiên của một giáo hoàng đến Cuba.
Đức Hồng Y Parolin và Diaz-Canel cũng thảo luận về “một số chủ đề quốc tế về lợi ích chung,” nhưng Vatican không chỉ rõ chủ đề nào. Tòa Thánh cho biết “Tầm quan trọng của việc tiếp tục cam kết luôn ủng hộ lợi ích chung” cũng được nhấn mạnh.
Các bác sĩ đã thúc giục Đức Thánh Cha Phanxicô, 86 tuổi, giảm bớt các hoạt động khi ngài hồi phục sau ca phẫu thuật vào ngày 7 tháng 6 để sửa chữa chứng thoát vị và loại bỏ vết sẹo đau đớn từ các ca phẫu thuật trước đó.
Nghe theo lời khuyên của họ, Đức Phanxicô sẽ không tổ chức buổi tiếp kiến truyền thống vào sáng Thứ Tư với những người hành hương và khách du lịch tại Quảng trường Thánh Phêrô trong tuần này. Các cuộc hẹn hàng tuần trong các mùa hè vừa qua đã bị đình chỉ trong tháng 7, do thời tiết nóng bức và để Đức Thánh Cha có chút thời gian nghỉ ngơi.
Ở cuối đại lộ dẫn đến quảng trường Thánh Phêrô, một số người đã biểu tình phản đối việc Đức Giáo Hoàng tiếp đón nhà lãnh đạo Cuba. Những người tham gia cuộc biểu tình yêu cầu nhân quyền được tôn trọng ở Cuba và trả tự do cho các tù nhân chính trị ở đó.
Đầu năm nay, một phái viên của Đức Giáo Hoàng tại Cuba đã thúc ép chính quyền Cuba trả tự do cho những người Cuba đã bị bỏ tù và ân xá cho những người bị kết án vì tham gia các cuộc biểu tình trên đảo vào năm 2021.
Thánh Gioan Phaolô II đã sử dụng chuyến hành hương đến Cuba để khuyến khích quốc gia này cởi mở hơn với thế giới và để các quốc gia khác đáp lại.
Nhìn chung, Vatican bày tỏ sự hoài nghi đối với tác dụng của các biện pháp trừng phạt kinh tế, chẳng hạn như những biện pháp do chính quyền Hoa Kỳ áp dụng đối với Cuba.
Source:AP
Mạc Tư Khoa, sự quan tâm và kỳ vọng cho chuyến thăm của Zuppi
Đặng Tự Do
17:48 22/06/2023
“Có sự quan tâm và kỳ vọng từ phía chính phủ Nga” đối với chuyến thăm có thể xảy ra tới Mạc Tư Khoa của Đức Hồng Y Matteo Zuppi, đặc phái viên của Vatican về sáng kiến hòa bình cho Ukraine. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết như trên.
Diễn biến này xảy ra sau khi bà ta nói hai tuần trước đó rằng Mạc Tư Khoa không quan tâm và không có bất cứ chuẩn bị nào cho một chuyến viếng thăm như thế.
“Chúng tôi đánh giá cao quan điểm cân bằng của Vatican và quan điểm do đích thân Đức Giáo Hoàng đề xướng,” Zakharova.
Sự thay đổi thái độ của Nga dường như đã diễn ra sau chuyến viếng thăm Putin của các nhà lãnh đạo Phi Châu.
Trong một thông cáo báo chí đưa ra sau chuyến viếng thăm này, Điện Cẩm Linh đã cố gắng tô vẽ Ukraine là quốc gia hiếu chiến và Nga là đất nước yêu chuộng hòa bình, bất chấp một thực tế hiển nhiên rằng Nga là nước xâm lược Ukraine.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết Nga nhận thấy rất ít cơ hội đàm phán hòa bình với Ukraine do lập trường của Kyiv về vấn đề này bất chấp những nỗ lực mang tính xây dựng của phái bộ hòa bình Phi Châu.
Ông Peskov cho biết Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã có các cuộc hội đàm “rất hiệu quả” với các nhà lãnh đạo Phi Châu vào hôm thứ Bảy và vẫn sẵn sàng đối thoại với các quốc gia và các tổ chức khác về hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Nhưng ông nói với các phóng viên rằng cái mà ông gọi là lập trường lịch sử của Kyiv có nghĩa là “người ta khó có thể nói về những cơ sở ổn định” cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Cơ sở ổn định cho cuộc đàm phán hòa bình là gì? Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga, và hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh quốc gia Nga có một câu trả lời thẳng thừng.
Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, Medvedev nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện.
Source:Sismografo
ĐGH bổ nhiệm Đức Hồng Y Ghirlanda kế vị Đức Hồng Y Burke làm Hồng Y bảo trợ Dòng Malta
Đặng Tự Do
17:49 22/06/2023
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda, dòng Tên, kế vị Đức Hồng Y Raymond Burke làm Hồng Y bảo trợ của Dòng Malta.
Vatican đã công bố vào ngày 19 tháng 6 rằng vị Hồng Y Dòng Tên 80 tuổi sẽ đảm nhận vai trò là “Cardinalis Patronus”, đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Dòng Malta, chịu trách nhiệm thúc đẩy lợi ích tinh thần của nhà Dòng với 13.500 thành viên.
Đức Hồng Y Ghirlanda đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc cải cách của Dòng Malta. Ngài là thành viên của nhóm soạn thảo hiến pháp mới của Dòng và đã nói chuyện rất lâu với Đức Thánh Cha về tiến trình này, cùng với Đức Hồng Y Silvano Maria Tomasi, đặc sứ gần đây nhất của Dòng.
Dòng quân sự có chủ quyền của Malta vừa là một dòng tu giáo dân của Giáo Hội Công Giáo vừa là một quốc gia có chủ quyền tuân theo luật pháp quốc tế.
Vào năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra lệnh cải cách cả đời sống tôn giáo và hiến pháp của dòng. Ngài đã phê duyệt điều lệ hiến pháp mới và các quy định vào năm ngoái.
Đức Hồng Y Burke, một Hồng Y người Mỹ 74 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Hồng Y bảo trợ của Dòng Malta từ năm 2014. Tuy nhiên, khi Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu được bổ nhiệm vào năm 2017 với tư cách là Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng để giám sát việc cải cách dòng này, Đức Hồng Y Burke chỉ còn giữ chức vụ trên danh nghĩa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho linh mục Ghirlanda vào năm 2022. Ngài là một trong số ít người được đội mũ đỏ với tư cách là linh mục mà không phải là giám mục. Đức Hồng Y Ghirlanda đã được trao cho Nhà thờ Dòng Tên Gesù của Rôma làm nhà thờ hiệu tòa của mình.
Vị Hồng Y và luật sư giáo luật người Ý là cựu hiệu trưởng của Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rome, đã phục vụ từ năm 1975.
Vị linh mục Dòng Tên đã có 10 năm làm thẩm phán tại Tòa phúc thẩm của Thành phố Vatican, từ năm 1993 đến năm 2003. Ngài là trưởng khoa giáo luật của Grêgôriô từ năm 1995 đến năm 2004 và hiệu trưởng của trường đại học từ năm 2004 đến năm 2010.
Thông báo về việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Ghirlanda được đưa ra ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ tân Đại Hiệp Sĩ của Dòng Malta vào ngày 19 tháng Sáu.
Tháng 5 vừa qua, Dòng Malta đã bầu Hiệp Sĩ John Dunlap làm nhà lãnh đạo thứ 81 của Dòng. Dunlap là người Canada và là hiệp sĩ đầu tiên từ Mỹ Châu lãnh đạo Dòng Malta trong lịch sử 975 năm tuổi của nó.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha phấn khởi còn 40 ngày nữa là Đại Hội Giới Trẻ Bác sĩ của ĐTC nói ngài có thể đi WYD!
Thanh Quảng sdb
18:43 22/06/2023
Đức Thánh Cha phấn khởi còn 40 ngày nữa là Đại Hội Giới Trẻ (WYD) 'Bác sĩ của ĐTC nói ngài có thể đi WYD!'
Bốn mươi ngày nữa là Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) khai mạc ở Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video cho các bạn trẻ tuổi tham gia hoặc theo dõi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) ở Lisbon, rằng: “Bác sĩ nói với cha rằng cha có thể đi, cha vui mừng không thể chờ đợi được”.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
"Dù có những tin đồn có thể ĐTC không thể tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD), nhưng nay bác sĩ của ngài cho ngài hay ngài có thể đi! Nên Đức Thánh Cha đã gửi một thông điệp đến các bạn trẻ từ mọi châu lục, những người sẽ tập trung tại Lisbon từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 cho Ngày Giới trẻ Thế giới, để trấn an họ về sự hiện diện của ngài tại sự kiện trọng đại này.
Trong tấm hình ĐTC cầm túi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) màu xám với bộ dụng cụ sẽ được phân phát cho những người hành hương, ĐTC nói: "Còn 40 ngày nữa, giống như Mùa Chay, chúng ta sẽ gặp gỡ ở Lisbon. Cha đã sẵn sàng! Cha đã có mọi sự. Cha nóng lòng muốn đi!"
Cầu nguyện cho những ai biến cuộc sống thành những ý tưởng
Đức Thánh Cha nói chuyện với những người trẻ tuổi, cả những người đang bận rộn chuẩn bị cho chuyến đi, và những người sẽ theo dõi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) từ xa - trong một thông điệp video được ghi lại ngày 22 tháng 6, trong buổi tiếp kiến tại Vatican với Đức Giám Mục Américo Manuel Alves Aguiar, Giám Mục Phụ Tá của Lisbon và Chủ tịch của Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD).
Tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới đã phát hành hai video: một video dành cho những người tham gia, video còn lại dành cho những người đã làm việc trong nhiều tháng để thành lập tổ chức, chào đón và sắp xếp chỗ ở cho khách hành hương.
Đức Thánh Cha nói: "Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) là một điểm hấp dẫn đối với mọi người. Ngay bây giờ, đó là điểm chúng ta phải hướng tới, các bạn trẻ phải hướng tới. Hãy tiến lên, các bạn trẻ! Đừng nghe những người biến cuộc sống thành những ý tưởng mơ mộng mà thôi. Tội nghiệp cho những người ấy đánh mất niềm vui sống và niềm vui gặp gỡ và cùng nhau cầu nguyện".
Ba ngôn ngữ
Như trong các cuộc gặp gỡ khác với các thế hệ mới, Đức Phanxicô một lần nữa yêu cầu các bạn trẻ tiếp cận cuộc sống bằng “ba ngôn ngữ” của khối óc, con tim và đôi tay: khối óc suy nghĩ rõ ràng về những gì chúng ta cảm nhận và làm; con tim để cảm nhận rõ ràng, sâu sắc những gì chúng ta nghĩ và làm; và đôi tay để nhận ra những gì chúng ta cảm thấy và suy nghĩ.
"Nào, vui lên. Hẹn gặp tất cả ở Lisbon!" là lời chào của ĐTC.
Theo Văn phòng Báo chí Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ở Lisbon từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8. Ngài sẽ đến Đền thờ Đức Mẹ Fatima ngày thứ 5, đây là lần thứ hai ĐTC trở lại Fatima sau chuyến tông du năm 2017 nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn cừu.
Bốn mươi ngày nữa là Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) khai mạc ở Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video cho các bạn trẻ tuổi tham gia hoặc theo dõi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) ở Lisbon, rằng: “Bác sĩ nói với cha rằng cha có thể đi, cha vui mừng không thể chờ đợi được”.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
"Dù có những tin đồn có thể ĐTC không thể tham dự Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD), nhưng nay bác sĩ của ngài cho ngài hay ngài có thể đi! Nên Đức Thánh Cha đã gửi một thông điệp đến các bạn trẻ từ mọi châu lục, những người sẽ tập trung tại Lisbon từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8 cho Ngày Giới trẻ Thế giới, để trấn an họ về sự hiện diện của ngài tại sự kiện trọng đại này.
Trong tấm hình ĐTC cầm túi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) màu xám với bộ dụng cụ sẽ được phân phát cho những người hành hương, ĐTC nói: "Còn 40 ngày nữa, giống như Mùa Chay, chúng ta sẽ gặp gỡ ở Lisbon. Cha đã sẵn sàng! Cha đã có mọi sự. Cha nóng lòng muốn đi!"
Cầu nguyện cho những ai biến cuộc sống thành những ý tưởng
Đức Thánh Cha nói chuyện với những người trẻ tuổi, cả những người đang bận rộn chuẩn bị cho chuyến đi, và những người sẽ theo dõi Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) từ xa - trong một thông điệp video được ghi lại ngày 22 tháng 6, trong buổi tiếp kiến tại Vatican với Đức Giám Mục Américo Manuel Alves Aguiar, Giám Mục Phụ Tá của Lisbon và Chủ tịch của Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD).
Tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới đã phát hành hai video: một video dành cho những người tham gia, video còn lại dành cho những người đã làm việc trong nhiều tháng để thành lập tổ chức, chào đón và sắp xếp chỗ ở cho khách hành hương.
Đức Thánh Cha nói: "Đại Hội Giới trẻ Thế giới (WYD) là một điểm hấp dẫn đối với mọi người. Ngay bây giờ, đó là điểm chúng ta phải hướng tới, các bạn trẻ phải hướng tới. Hãy tiến lên, các bạn trẻ! Đừng nghe những người biến cuộc sống thành những ý tưởng mơ mộng mà thôi. Tội nghiệp cho những người ấy đánh mất niềm vui sống và niềm vui gặp gỡ và cùng nhau cầu nguyện".
Ba ngôn ngữ
Như trong các cuộc gặp gỡ khác với các thế hệ mới, Đức Phanxicô một lần nữa yêu cầu các bạn trẻ tiếp cận cuộc sống bằng “ba ngôn ngữ” của khối óc, con tim và đôi tay: khối óc suy nghĩ rõ ràng về những gì chúng ta cảm nhận và làm; con tim để cảm nhận rõ ràng, sâu sắc những gì chúng ta nghĩ và làm; và đôi tay để nhận ra những gì chúng ta cảm thấy và suy nghĩ.
"Nào, vui lên. Hẹn gặp tất cả ở Lisbon!" là lời chào của ĐTC.
Theo Văn phòng Báo chí Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ở Lisbon từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 8. Ngài sẽ đến Đền thờ Đức Mẹ Fatima ngày thứ 5, đây là lần thứ hai ĐTC trở lại Fatima sau chuyến tông du năm 2017 nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn cừu.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh vị Tiên Tri sống khắc khổ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
18:03 22/06/2023
Hình ảnh vị Tiên Tri sống khắc khổ
Trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay rượu, bia là lọai thực phẩm uống cho ngon miệng khoái khẩu, mà còn là món hàng cao cấp xa xỉ. Những ai nghèo hay sống đời ăn chay khắc khổ hãm mình không dùng những loại thực phẩm uống này.
Trái nho là loại trái cây xưa nay được dùng ép chế thành rượu ngon tốt. Kinh thánh nói đến trái nho tớị 979 lần, vườn trồng nho tới 90 lần, rễ cây nho tới 60 lần, và ép nho tới 15 lần.
Còn bia ngày nay thành phổ thông như nho, nhưng không được nhắc đến có gía trị như nho.
Marin Luther đã có suy tư” Bia thì do con người phát minh tìm ra, nhưng nho thì do Thiên Chúa ban cho!”
Và hằng năm vào ngày lễ kính Thánh Gioan Tông đồ thánh viết sử viết phúc âm Chúa Giêsu, ngày 27.tháng 12. có truyền thống, ít là ở bên u Châu, lễ nghi làm phép rượu nho.
Nhưng Thánh Gioan tiền hô, người anh em họ hàng sinh ra trước Chúa Giêsu 06 tháng- ngày sinh nhật 24.06.-, đi loan báo dọn đường cho Chúa Giêsu, và đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở bờ sông Jordan, vào sống trong sa mạc khắc khổ, kiêng cữ tuyệt đối không uống chất rượu nho.
Hình ảnh thánh Gioan sống khắc khổ như thế nào?
Kinh thánh viết thuật lại Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin mừng cho Thầy cả thượng phẩm Zacharia trong đền thờ Chúa ở Jerusalem: Ông bà sẽ có con nối dõi tông đường, và còn tiên báo cho hay “ em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.” ( Lc 1,15).
Sau khi chào đời em bé được đật tên là Gioan, và “ Càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel. ( Lc 1,80).
Đời sống trong sa mạc hoang vu chỉ toàn cát nóng đồng nghĩa là một đời sống chay tịnh khắc khổ. Đời sống như thế không chỉ sống phải từ bỏ rượu nho, nhưng cũng phải tự giới hạn cả về thực phẩm ăn nữa. Người thanh niên Gioan như Kinh thánh thuật lại lấy châu chấu và mật ong rừng làm lương thực nuôi sống mình. Đời sống trong sa mạc hoang vu cũng đồng nghĩa là một đời sống ẩn dật thu mình lại xa lánh chỗ đông người, vào sống yên lặng một mình cô đơn.
Gioan không chỉ là người chọn nếp sống đời khắc khổ, chay tịnh trong sa mạc hoang vu, nhưng còn là người cất tiếng nói rao giảng tinh thần luân lý gây khó chịu cho nhiều người. Ông đích thực là một người nói lời cảnh cáo nhắc nhở người khác về nếp sống đường luân lý, nếp sống phải thay đổi theo con đường ngay chính của Thiên Chúa.
Bài giảng của Gioan đanh thép không theo thị hiếu, nhân nhượng theo ý thích vui thú của người nghe. Gioan không loan báo tin mừng làm vừa lòng vui tai ai. Nhưng chất chứa lời lẽ cương quyết rõ ràng dứt khoát triệt để, không có đặc quyền cho ai:
“Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham.” Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham.10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.11 Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”( Mt 3,7-12).
Cung cách sống khắc khổ, lời rao giảng đanh thép và phép rửa của Ông bên bờ sống Jordan xưa nay được hiểu cho là người đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng cứu thế tới.
Vì thế Gioan trở thành vị Tiên Tri cuối cùng như gạch nối giữa thời cựu ước bước sang thời tân ước với Chúa Giêsu đến liền sau ông.
Không có sử sách bút tích nào ghi lại chính xác ngày tháng Gioan đã sinh ra. Nhưng căn cứ vào kinh thánh như lời Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin nói với Đức Mẹ Maria:
“ Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”( Lc 35-37)
Nên sau này hằng năm Giáo hội đã chọn ấn định ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25. Tháng 12.thì ngày sinh của Thánh Giaon tiền hô hay còn gọi là tẩy gỉa vào ngày 24. tháng 06. Sáu tháng trước lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô.
Ngày lễ mừng sinh nhật thánh Gioan tẩy gỉa 24.tháng 06. còn mang ý nghĩa là ngày bản lề trong năm theo khí hậu thời tiết bốn mùa trong năm.
Ngày 24.06. hằng năm là ngày cao điểm bắt đầu mùa Hè nóng bức. Ngày này ban ngày dài nhất, khoàng 05. giờ sáng trời đã sáng,và ban đêm tối trời vào khoảng 22.00 giờ, ngắn nhất.
Và từ ngày này ánh sáng ban ngày dần thu ngắn lại, bóng tối trời dần dài ra cho đến ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô 25.tháng 12. Ngày bắt đầu mùa Đông, là đêm dài nhất khoảng 16.00 giờ trời bắt đầu tối, ngày ngắn nhất khoảng gần 08.00 trời mới sáng dần.
Và ý nghĩa bản lề cũng ẩn chứa Gioan tầy giả là vị tiên tri cuối cùng của thời cựu ước. Cha của ông là Thầy cả thượng phẩm có nhiệm vụ vào đền thờ Chúa dâng hương của hy lễ đền tội.
Còn Chúa Giêsu mà Gioan loan báo đến sau ông là thời gian bước sang thời Tân ước. Chúa Giêsu Kitô là Thầy cả thượng phẩm không vào đền thờ dâng hương hy lễ. Nhưng Ngài là Con Thiên Chúa dâng hiến chính con người mạng sống mình làm hy lễ đền tội mang lại ơn cứu chuộc cho toàn nhân loại trên thập gía.
Đền thờ là hình ảnh biểu tượng của thời cựu ước. Còn thập giá Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh biểu tượng thời tân ước.
Trong dòng thời gian lịch sử Giáo Hội Chúa ở trần gian, luôn hằng có những tâm hồn muốn chọn nếp sống ơn gọi đời sống khắc khổ từ bỏ, như các tu sĩ nam nữ ở các nhà Dòng khổ tu, hay các Tu sĩ chọn sống đời đơn giản thanh tịnh nghèo khó từ bỏ nếp sống tự do dễ chịu, chấp nhận ăn uống, ăn mặc nghèo hèn kham khổ, sống theo gương như Thánh Gioan ngày xưa, để tự giáo dục tinh thần của mình.
Bài giảng của Gioan cảnh cáo kêu gọi ăn năn, sám hối trở về với con đường của Chúa đanh thép gây cảm gíac khó chịu cho người nghe. Nhưng dẫu vậy nó vẫn luôn thời sự. Vì đời sống tinh thần lúc nào cũng cần đến những hướng dẫn nhắc nhở như thế.
Thân xác con người và cả tinh thần trí khôn, tâm hồn lòng muốn ý chí đều có giới hạn về sức chịu đựng cũng như thời gian, yếu đuối bệnh tật, sao nhãng hay quên., dễ chiều ng
hiêng theo sự dễ dãi vui thích…
Lời cảnh báo nhắc nhở, nhất là về con đường đời sống tinh thần thiêng liêng, luôn hữu ích thời sự giúp phản tỉnh quay trở về với sự tốt lành thánh đức.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong dòng lịch sử nhân loại xưa nay rượu, bia là lọai thực phẩm uống cho ngon miệng khoái khẩu, mà còn là món hàng cao cấp xa xỉ. Những ai nghèo hay sống đời ăn chay khắc khổ hãm mình không dùng những loại thực phẩm uống này.
Trái nho là loại trái cây xưa nay được dùng ép chế thành rượu ngon tốt. Kinh thánh nói đến trái nho tớị 979 lần, vườn trồng nho tới 90 lần, rễ cây nho tới 60 lần, và ép nho tới 15 lần.
Còn bia ngày nay thành phổ thông như nho, nhưng không được nhắc đến có gía trị như nho.
Marin Luther đã có suy tư” Bia thì do con người phát minh tìm ra, nhưng nho thì do Thiên Chúa ban cho!”
Và hằng năm vào ngày lễ kính Thánh Gioan Tông đồ thánh viết sử viết phúc âm Chúa Giêsu, ngày 27.tháng 12. có truyền thống, ít là ở bên u Châu, lễ nghi làm phép rượu nho.
Nhưng Thánh Gioan tiền hô, người anh em họ hàng sinh ra trước Chúa Giêsu 06 tháng- ngày sinh nhật 24.06.-, đi loan báo dọn đường cho Chúa Giêsu, và đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ở bờ sông Jordan, vào sống trong sa mạc khắc khổ, kiêng cữ tuyệt đối không uống chất rượu nho.
Hình ảnh thánh Gioan sống khắc khổ như thế nào?
Kinh thánh viết thuật lại Thiên Thần Chúa hiện đến báo tin mừng cho Thầy cả thượng phẩm Zacharia trong đền thờ Chúa ở Jerusalem: Ông bà sẽ có con nối dõi tông đường, và còn tiên báo cho hay “ em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần.” ( Lc 1,15).
Sau khi chào đời em bé được đật tên là Gioan, và “ Càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel. ( Lc 1,80).
Đời sống trong sa mạc hoang vu chỉ toàn cát nóng đồng nghĩa là một đời sống chay tịnh khắc khổ. Đời sống như thế không chỉ sống phải từ bỏ rượu nho, nhưng cũng phải tự giới hạn cả về thực phẩm ăn nữa. Người thanh niên Gioan như Kinh thánh thuật lại lấy châu chấu và mật ong rừng làm lương thực nuôi sống mình. Đời sống trong sa mạc hoang vu cũng đồng nghĩa là một đời sống ẩn dật thu mình lại xa lánh chỗ đông người, vào sống yên lặng một mình cô đơn.
Gioan không chỉ là người chọn nếp sống đời khắc khổ, chay tịnh trong sa mạc hoang vu, nhưng còn là người cất tiếng nói rao giảng tinh thần luân lý gây khó chịu cho nhiều người. Ông đích thực là một người nói lời cảnh cáo nhắc nhở người khác về nếp sống đường luân lý, nếp sống phải thay đổi theo con đường ngay chính của Thiên Chúa.
Bài giảng của Gioan đanh thép không theo thị hiếu, nhân nhượng theo ý thích vui thú của người nghe. Gioan không loan báo tin mừng làm vừa lòng vui tai ai. Nhưng chất chứa lời lẽ cương quyết rõ ràng dứt khoát triệt để, không có đặc quyền cho ai:
“Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham.” Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham.10 Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.11 Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.12 Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”( Mt 3,7-12).
Cung cách sống khắc khổ, lời rao giảng đanh thép và phép rửa của Ông bên bờ sống Jordan xưa nay được hiểu cho là người đi trước dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng cứu thế tới.
Vì thế Gioan trở thành vị Tiên Tri cuối cùng như gạch nối giữa thời cựu ước bước sang thời tân ước với Chúa Giêsu đến liền sau ông.
Không có sử sách bút tích nào ghi lại chính xác ngày tháng Gioan đã sinh ra. Nhưng căn cứ vào kinh thánh như lời Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin nói với Đức Mẹ Maria:
“ Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”( Lc 35-37)
Nên sau này hằng năm Giáo hội đã chọn ấn định ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu Kitô vào ngày 25. Tháng 12.thì ngày sinh của Thánh Giaon tiền hô hay còn gọi là tẩy gỉa vào ngày 24. tháng 06. Sáu tháng trước lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô.
Ngày lễ mừng sinh nhật thánh Gioan tẩy gỉa 24.tháng 06. còn mang ý nghĩa là ngày bản lề trong năm theo khí hậu thời tiết bốn mùa trong năm.
Ngày 24.06. hằng năm là ngày cao điểm bắt đầu mùa Hè nóng bức. Ngày này ban ngày dài nhất, khoàng 05. giờ sáng trời đã sáng,và ban đêm tối trời vào khoảng 22.00 giờ, ngắn nhất.
Và từ ngày này ánh sáng ban ngày dần thu ngắn lại, bóng tối trời dần dài ra cho đến ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu Kitô 25.tháng 12. Ngày bắt đầu mùa Đông, là đêm dài nhất khoảng 16.00 giờ trời bắt đầu tối, ngày ngắn nhất khoảng gần 08.00 trời mới sáng dần.
Và ý nghĩa bản lề cũng ẩn chứa Gioan tầy giả là vị tiên tri cuối cùng của thời cựu ước. Cha của ông là Thầy cả thượng phẩm có nhiệm vụ vào đền thờ Chúa dâng hương của hy lễ đền tội.
Còn Chúa Giêsu mà Gioan loan báo đến sau ông là thời gian bước sang thời Tân ước. Chúa Giêsu Kitô là Thầy cả thượng phẩm không vào đền thờ dâng hương hy lễ. Nhưng Ngài là Con Thiên Chúa dâng hiến chính con người mạng sống mình làm hy lễ đền tội mang lại ơn cứu chuộc cho toàn nhân loại trên thập gía.
Đền thờ là hình ảnh biểu tượng của thời cựu ước. Còn thập giá Chúa Giêsu Kitô là hình ảnh biểu tượng thời tân ước.
Trong dòng thời gian lịch sử Giáo Hội Chúa ở trần gian, luôn hằng có những tâm hồn muốn chọn nếp sống ơn gọi đời sống khắc khổ từ bỏ, như các tu sĩ nam nữ ở các nhà Dòng khổ tu, hay các Tu sĩ chọn sống đời đơn giản thanh tịnh nghèo khó từ bỏ nếp sống tự do dễ chịu, chấp nhận ăn uống, ăn mặc nghèo hèn kham khổ, sống theo gương như Thánh Gioan ngày xưa, để tự giáo dục tinh thần của mình.
Bài giảng của Gioan cảnh cáo kêu gọi ăn năn, sám hối trở về với con đường của Chúa đanh thép gây cảm gíac khó chịu cho người nghe. Nhưng dẫu vậy nó vẫn luôn thời sự. Vì đời sống tinh thần lúc nào cũng cần đến những hướng dẫn nhắc nhở như thế.
Thân xác con người và cả tinh thần trí khôn, tâm hồn lòng muốn ý chí đều có giới hạn về sức chịu đựng cũng như thời gian, yếu đuối bệnh tật, sao nhãng hay quên., dễ chiều ng
hiêng theo sự dễ dãi vui thích…
Lời cảnh báo nhắc nhở, nhất là về con đường đời sống tinh thần thiêng liêng, luôn hữu ích thời sự giúp phản tỉnh quay trở về với sự tốt lành thánh đức.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Lá Thư Canada : Làng Tôi Bàn Về Đạo
Trà Lũ
10:44 22/06/2023
Lá Thư Canada : Làng Tôi Bàn Về Đạo
Tôi định ngưng viết vì thấy tuổi già sẽ viết lẩn thẩn. nhưng các vị cao niên trong làng sinh hoạt An Lạc của tôi không cho, các vị đã ép tôi viết nữa để trình các cụ gần xa những chuyện mà có thể nhiều cụ quan tâm. Đành xin vâng và lần này chỉ viết đôi điều về những sinh hoạt đạo nhà thờ của dân làng
Chuyện bữa nay như thế này : làng An Lạc của tôi gồm toàn các vi cao niên, và toàn là dân theo đạo Chúa, nên buổi họp làng kỳ lễ Phục Sinh vừa qua, dân làng bàn nhiều về chuyện đạo mà ai cũng cho là quan trọng, nên chia sẻ với độc giả. Tóm tắt các đều quan tâm trong làng là mấy chuyện này :
Cây thập giá. Trong lần họp dịp lễ vừa qua, cụ Chánh tiên chỉ có cho làng xem 2 bức ảnh. Bức thứ nhất là hình ở trong một nhà thờ lớn ở VN, tôi quên mất tên, nơi gian cung thánh, bên bàn thờ có trưng bày một cây thập giá lớn. Ai cũng chú ý tới cây thập giá này vì hình dạng rất khác thường. Xưa nay cây thập gíá là hai thanh gỗ lớn, một ngang một dọc, thanh ngang là nơi Chúa bị đóng đinh hai tay. Cây thập tự trong nhà thờ này không phải là 2 thanh gỗ như thường lệ mà là 2 mảng cây gỗ cong queo, cây gỗ ngang thì vừa cong vừa bé vừa xấu và Chúa Giê Su bị đóng đinh vào thanh gỗ này, và cây gỗ dọc cũng cong cũng xấu cũng nhỏ bé. Nhìn toàn thể thì cây thập tự hình dạng kỳ cục này cho ta thấy nó trái tự nhiên, vì cong queo và xấu. Chắc giáo xứ có ý nói lên cái thảm khốc của Chúa Giêsu. Dân làng tôi lần đầu mới thấy cây thập giá hình thù kỳ dị và kỳ lạ này. Ai cũng lắc đầu. Hình dạng cây thập giá này vừa vô lý,vừa sai sự thực, vừa trái truyền thống.
Đang khi dân làng lắc đầu ngán ngẩm về cây thập giá này, thì chúng tôi được xem hình một cây thánh giá thứ hai. Cây này thật đẹp. Hai thanh ngang và thanh dọc của thập tự trông rất chắc chắn, và không có Chúa Giêsu trần trụi và dúm gió bị đóng đinh mà là Chúa Giêsu sống lại, mặt mũi Chúa rất tươi, hai tay Chúa giơ cao như chào mừng và mời gọi mọi người. Dân làng xem xong hình bức thứ hai này thì ai cũng gật gù vỗ tay vì thích quá. Qua bức thứ hai này ta không thấy sự đau khổ cùng cực mà thấy niềm vui phấn khởi, Chúa đã sống lại thật rồi. Cây thập giá số một ở trên kia tả sự đau khổ và thất bại nặng nề, còn cây thập giá thứ hai này cho ta niềm vui niềm tin chiến thắng phấn khởi, Chúa từ cõi chết đã sống lại thật. Cây thập giá số hai này nói rất rõ 2 tín điều mà người Công Giáo nào cũng tin vì họ đọc hàng ngày trong Kinh Tin Kính : Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu chịu đónh đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…
Cả làng ai cũng ao ước giá mà Giáo Hội đổi mẫu thánh giá cũ mà theo thánh giá hình thức mới này. Chúa sống lại, mặt mũi tươi cười, hai tay giơ cao chào gọi mọi người… Thấy dân làng yêu thích cây thánh giá kiểu mới này vì nó biểu lộ mạnh mẽ đức tin đã làm tôi nhớ ngay lời thánh Phao Lô ( 1 Cr.15-17) : Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của anh em thật là hão huyền.
Sau khi xem và nghe giảng về cây thánh giá kiểu mới này, ai cũng thích mê và dân làng tôi đang đi tìm mua cây thập giá kiểu mới có Chúa Giesu sống lại từ cõi chết khổ nạn.
Hình Đứa Mẹ Maria. Xưa nay khi vẽ hay tạc tượng Đức Mẹ Maria thì đa số các nghệ sĩ đều vẽ hay tạc tượng mặt Đức Maria rất trẻ và đẹp như mặt một cô gái 18 tuổi, các cụ cứ để ý mà coi. Hình Chúa Giêsu chỗ nào cũng râu tóc và dáng người thanh niên, Chúa chết lúc 33 tuổi. Còn mẹ Chúa thi đa phần có dáng cô thiếu nữ 16 hay 18 đang lớn! Khi Chúa bị tử nạn thì Đức Mẹ cũng ít nhất khoảng 50. Bởi vậy theo ý chúng tôi thì hình Đức Mẹ hữu lý nhất là hình nét mặt Đức Mẹ trong bức ảnh Đức Me Hằng Cứu Giúp đang bế Chúa Hài Đồng. Tôi có tật xấu khi thấy bức tượng hay bức hình Đức Mẹ Maria mang nét mặt cô gái 16 hay 18 thì không thich, thì mất lòng sốt sắng… Các cụ nghĩ sao cơ?
3. Tiếng NGÀI. Điều thứ ba mà cả làng tôi bàn tán nhiều nhất và ồn ào nhất là những lời nhạc kêu Chúa gọi Chúa là NGÀI. Chúa là Cha, là Chúa yêu thương của ta, là bố là cha của ta, sao ta lại gọi bố gọi cha là Ngài. Tiếng Ngài ở ngôi thứ hai này là tiếng khách sáo, xa lạ, không thật lòng. Chúng tôi có tra những sách của Cụ tổ Bá Đa Lộc, Cụ Huỳnh Tịnh Của, Cụ Lê Ngọc Trụ, Cha Nguyễn Văn Lý, thì thấy không có tác giả nào bảo chữ Ngài ở ngôi thứ hai, khi ta nói với Chúa chứ không phải nó về Chúa, là đúng. Thì ra đây là lỗi của mấy nhạc sĩ khi viết lời, vì cung nhạc đi xuống nên chữ Chúa sẽ hóa ra chữ Chùa, bởi vậy chữ Ngài là tiện nhất, nhưng chính cái tiện này mà làm người hát người nghe thấy vừa chói tai vừa sai. Các cụ cứ mở sách nhạc nhà thờ ra mà coi, nhiều câu hát cầu nguyện trực tiếp với Chúa mà đã kêu Chúa là Ngài :
-Chúa ơi xin Ngài nghe lời con kêu cầu…
-Con lạy Chúa,tình Ngài bao la…
-Bên Ngài con thấy an tâm…
- ……
Còn các cụ thì sao cơ, các cụ có nói trực tiếp với Chúa, cầu xin thẳng với Chúa bằng tiếng Ngài không?
Cụ già B.95 trong làng thấy không khí buổi nay trang nghiêm và đầy mùi nhà thờ, mùi đạo, khô quá, nên đã xin tiếng cười. Cụ Chánh tiên chỉ đã gạt đi, hẹn lần sau.
Xin kính chào các cụ.
TRÀ LŨ
Tôi định ngưng viết vì thấy tuổi già sẽ viết lẩn thẩn. nhưng các vị cao niên trong làng sinh hoạt An Lạc của tôi không cho, các vị đã ép tôi viết nữa để trình các cụ gần xa những chuyện mà có thể nhiều cụ quan tâm. Đành xin vâng và lần này chỉ viết đôi điều về những sinh hoạt đạo nhà thờ của dân làng
Chuyện bữa nay như thế này : làng An Lạc của tôi gồm toàn các vi cao niên, và toàn là dân theo đạo Chúa, nên buổi họp làng kỳ lễ Phục Sinh vừa qua, dân làng bàn nhiều về chuyện đạo mà ai cũng cho là quan trọng, nên chia sẻ với độc giả. Tóm tắt các đều quan tâm trong làng là mấy chuyện này :
Cây thập giá. Trong lần họp dịp lễ vừa qua, cụ Chánh tiên chỉ có cho làng xem 2 bức ảnh. Bức thứ nhất là hình ở trong một nhà thờ lớn ở VN, tôi quên mất tên, nơi gian cung thánh, bên bàn thờ có trưng bày một cây thập giá lớn. Ai cũng chú ý tới cây thập giá này vì hình dạng rất khác thường. Xưa nay cây thập gíá là hai thanh gỗ lớn, một ngang một dọc, thanh ngang là nơi Chúa bị đóng đinh hai tay. Cây thập tự trong nhà thờ này không phải là 2 thanh gỗ như thường lệ mà là 2 mảng cây gỗ cong queo, cây gỗ ngang thì vừa cong vừa bé vừa xấu và Chúa Giê Su bị đóng đinh vào thanh gỗ này, và cây gỗ dọc cũng cong cũng xấu cũng nhỏ bé. Nhìn toàn thể thì cây thập tự hình dạng kỳ cục này cho ta thấy nó trái tự nhiên, vì cong queo và xấu. Chắc giáo xứ có ý nói lên cái thảm khốc của Chúa Giêsu. Dân làng tôi lần đầu mới thấy cây thập giá hình thù kỳ dị và kỳ lạ này. Ai cũng lắc đầu. Hình dạng cây thập giá này vừa vô lý,vừa sai sự thực, vừa trái truyền thống.
Đang khi dân làng lắc đầu ngán ngẩm về cây thập giá này, thì chúng tôi được xem hình một cây thánh giá thứ hai. Cây này thật đẹp. Hai thanh ngang và thanh dọc của thập tự trông rất chắc chắn, và không có Chúa Giêsu trần trụi và dúm gió bị đóng đinh mà là Chúa Giêsu sống lại, mặt mũi Chúa rất tươi, hai tay Chúa giơ cao như chào mừng và mời gọi mọi người. Dân làng xem xong hình bức thứ hai này thì ai cũng gật gù vỗ tay vì thích quá. Qua bức thứ hai này ta không thấy sự đau khổ cùng cực mà thấy niềm vui phấn khởi, Chúa đã sống lại thật rồi. Cây thập giá số một ở trên kia tả sự đau khổ và thất bại nặng nề, còn cây thập giá thứ hai này cho ta niềm vui niềm tin chiến thắng phấn khởi, Chúa từ cõi chết đã sống lại thật. Cây thập giá số hai này nói rất rõ 2 tín điều mà người Công Giáo nào cũng tin vì họ đọc hàng ngày trong Kinh Tin Kính : Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu chịu đónh đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…
Cả làng ai cũng ao ước giá mà Giáo Hội đổi mẫu thánh giá cũ mà theo thánh giá hình thức mới này. Chúa sống lại, mặt mũi tươi cười, hai tay giơ cao chào gọi mọi người… Thấy dân làng yêu thích cây thánh giá kiểu mới này vì nó biểu lộ mạnh mẽ đức tin đã làm tôi nhớ ngay lời thánh Phao Lô ( 1 Cr.15-17) : Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của anh em thật là hão huyền.
Sau khi xem và nghe giảng về cây thánh giá kiểu mới này, ai cũng thích mê và dân làng tôi đang đi tìm mua cây thập giá kiểu mới có Chúa Giesu sống lại từ cõi chết khổ nạn.
Hình Đứa Mẹ Maria. Xưa nay khi vẽ hay tạc tượng Đức Mẹ Maria thì đa số các nghệ sĩ đều vẽ hay tạc tượng mặt Đức Maria rất trẻ và đẹp như mặt một cô gái 18 tuổi, các cụ cứ để ý mà coi. Hình Chúa Giêsu chỗ nào cũng râu tóc và dáng người thanh niên, Chúa chết lúc 33 tuổi. Còn mẹ Chúa thi đa phần có dáng cô thiếu nữ 16 hay 18 đang lớn! Khi Chúa bị tử nạn thì Đức Mẹ cũng ít nhất khoảng 50. Bởi vậy theo ý chúng tôi thì hình Đức Mẹ hữu lý nhất là hình nét mặt Đức Mẹ trong bức ảnh Đức Me Hằng Cứu Giúp đang bế Chúa Hài Đồng. Tôi có tật xấu khi thấy bức tượng hay bức hình Đức Mẹ Maria mang nét mặt cô gái 16 hay 18 thì không thich, thì mất lòng sốt sắng… Các cụ nghĩ sao cơ?
3. Tiếng NGÀI. Điều thứ ba mà cả làng tôi bàn tán nhiều nhất và ồn ào nhất là những lời nhạc kêu Chúa gọi Chúa là NGÀI. Chúa là Cha, là Chúa yêu thương của ta, là bố là cha của ta, sao ta lại gọi bố gọi cha là Ngài. Tiếng Ngài ở ngôi thứ hai này là tiếng khách sáo, xa lạ, không thật lòng. Chúng tôi có tra những sách của Cụ tổ Bá Đa Lộc, Cụ Huỳnh Tịnh Của, Cụ Lê Ngọc Trụ, Cha Nguyễn Văn Lý, thì thấy không có tác giả nào bảo chữ Ngài ở ngôi thứ hai, khi ta nói với Chúa chứ không phải nó về Chúa, là đúng. Thì ra đây là lỗi của mấy nhạc sĩ khi viết lời, vì cung nhạc đi xuống nên chữ Chúa sẽ hóa ra chữ Chùa, bởi vậy chữ Ngài là tiện nhất, nhưng chính cái tiện này mà làm người hát người nghe thấy vừa chói tai vừa sai. Các cụ cứ mở sách nhạc nhà thờ ra mà coi, nhiều câu hát cầu nguyện trực tiếp với Chúa mà đã kêu Chúa là Ngài :
-Chúa ơi xin Ngài nghe lời con kêu cầu…
-Con lạy Chúa,tình Ngài bao la…
-Bên Ngài con thấy an tâm…
- ……
Còn các cụ thì sao cơ, các cụ có nói trực tiếp với Chúa, cầu xin thẳng với Chúa bằng tiếng Ngài không?
Cụ già B.95 trong làng thấy không khí buổi nay trang nghiêm và đầy mùi nhà thờ, mùi đạo, khô quá, nên đã xin tiếng cười. Cụ Chánh tiên chỉ đã gạt đi, hẹn lần sau.
Xin kính chào các cụ.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
Thực hư tuyên bố của Putin đã khai tử tướng tài Ukraine? Kyiv săn trực thăng để bảo vệ thiết giáp
VietCatholic Media
03:27 22/06/2023
1. Trùm Wagner cáo buộc Mạc Tư Khoa 'đánh lừa người Nga' về cuộc tấn công của Ukraine
Chỉ huy nhóm lính đánh thuê Wagner cáo buộc Mạc Tư Khoa lừa dối người Nga về tiến trình tấn công của Ukraine và chỉ ra những bước tiến của Kyiv trên chiến trường, AFP đưa tin.
Đầu tháng này, quân đội Kyiv đã phát động cuộc phản công ở phía đông và nam đất nước trong nỗ lực giành lại lãnh thổ đã mất từ năm ngoái. Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng cuộc tấn công của Ukraine đang thất bại.
Trong suốt hai tuần qua, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, và cả Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu liên tục lặp lại điệp khúc “tầt cả các cuộc tấn công đã bị đẩy lui.”
Nhưng người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, người có lực lượng trong nhiều tháng đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào các thị trấn ở miền đông Ukraine bao gồm cả Bakhmut, đã cáo buộc Bộ Quốc phòng không nói sự thật và đã để mất lãnh thổ vào tay quân đội Ukraine.
“Họ đang lừa dối người dân Nga,” ông nói trong một thông điệp ghi âm do phát ngôn nhân của ông công bố.
Prigozhin cho biết một số làng mạc và thị trấn, bao gồm cả Piatykhatky, đã bị mất và chỉ ra lý do là thiếu vũ khí và đạn dược.
“Những lãnh thổ rộng lớn đã được giao cho đối phương,” anh ta nói và nhấn mạnh rằng: “Tất cả những điều này hoàn toàn bị che giấu khỏi mọi người,”
“Một ngày nào đó, người Nga sẽ thức dậy và phát hiện ra rằng Crimea cũng đã được bàn giao cho Ukraine.”
Kyiv đã báo cáo những thành tựu khiêm tốn, chiếm lại tám khu định cư trong những bước thận trọng đầu tiên của cuộc chiến chống lại các vị trí cố thủ của Nga.
2. Ukraine hạ trực thăng Nga sau khi mất thiết giáp
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Downs Russian Helicopters After Armor Losses”, nghĩa là “Ukraine hạ trực thăng Nga sau khi mất thiết giáp.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Tuần qua đã chứng kiến sự gia tăng số lượng máy bay trực thăng của Nga bị lực lượng Ukraine tuyên bố phá hủy. Các đơn vị của Kyiv đang thực hiện quá trình chuyển đổi khó khăn—và được cho là tốn kém—từ nhiều tháng phòng thủ sang các hoạt động tấn công tại nhiều điểm dọc theo chiến tuyến dài 800 dặm.
Các lực lượng vũ trang Ukraine - trong cuộc kiểm đếm hàng ngày về thiệt hại về nhân sự và thiết bị của Nga - đã báo cáo rằng 6 máy bay trực thăng của Nga đã bị phá hủy trong tuần qua. Tính đến thứ Ba, Kyiv đã đưa ra tổng số là 306 máy bay trực thăng Nga bị phá hủy kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Con số này cao hơn so với 90 tổn thất máy bay trực thăng của Nga được báo cáo bởi dữ liệu nguồn mở Oryx của Hà Lan, mặc dù con số này chỉ bao gồm các thiết bị bị phá hủy được xác nhận trực quan. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Sự gia tăng số lượng máy bay trực thăng bị phá hủy được cho là phù hợp với sự gia tăng tổn thất về thiết bị và nhân sự của Nga do cuộc phản công vừa mới bắt đầu của Ukraine vào đầu tháng này với các cuộc tấn công thăm dò quy mô lớn tập trung vào phía đông nam Donetsk —đặc biệt là xung quanh thành phố Bakhmut bị phá hủy—và phía đông nam Zaporizhzhia.
Bất kỳ máy bay trực thăng nào bị phá hủy sẽ được Kyiv hoan nghênh vì Ukraine đang chịu áp lực phải thể hiện khả năng sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp - đặc biệt là xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh - chống lại lực lượng Nga. Những tổn thất ban đầu trên chiến trường Ukraine được công bố rộng rãi bao gồm xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất và xe bọc thép Bradley do Mỹ cung cấp.
Ít nhất một số tổn thất đó được cho là do máy bay trực thăng tấn công của Nga gây ra - cụ thể là trực thăng tấn công trinh sát chiến đấu Ka-52 “Alligator” - bay lơ lửng trên chiến trường.
Những máy bay như vậy tương đối không bị cản trở bởi máy bay Ukraine quấy rối và các hệ thống phòng không tầm ngắn di động - được gọi là SHORAD – đó là hai điểm yếu tương đối mà Kyiv đã nhiều lần kêu gọi phương Tây giúp tăng cường sức mạnh trong 16 tháng chiến tranh toàn diện.
Phi đội Ka-52 của Nga đã bị tổn thất nặng nề kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, Oryx báo cáo có 35 máy bay bị phá hủy, bị bỏ rơi hoặc bị bắt giữ kể từ tháng 2 năm 2022. Mạc Tư Khoa được cho là đã đưa vào sử dụng khoảng 100 chiếc Ka-52 trước khi chiến tranh bắt đầu.
Nhưng những chiếc máy bay trực thăng còn sót lại dường như đang đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại cuộc phản công của Kyiv. Hình ảnh vệ tinh gần đây từ sân bay Berdyansk do Nga xâm lược ở đông nam Ukraine cho thấy 20 máy bay trực thăng mới đã đến trong những tuần gần đây. Trong số đó, có 5 chiếc Ka-52, bên cạnh các trực thăng tấn công Hind và trực thăng hải quân.
Vấn đề máy bay trực thăng của Ukraine có thể trở nên cấp bách hơn khi quân đội nước này tiến sâu hơn vào các tuyến phòng thủ nhiều lớp của Nga. Mỗi bước tiến sẽ kéo dài các tuyến tiếp tế của Kyiv và làm mồi cho các lực lượng của Mạc Tư Khoa hoạt động từ xa hơn bên trong lãnh thổ bị tạm chiếm.
Chiến tranh điện tử của Nga - một thế mạnh truyền thống của các lực lượng vũ trang của Điện Cẩm Linh - đang tỏ ra hiệu quả về mặt này, làm gián đoạn thông tin liên lạc và vũ khí của Ukraine, giúp tăng cường mối đe dọa từ máy bay trực thăng và các máy bay khác.
Các quan chức Ukraine đã nhấn mạnh vấn đề này trong các bản cập nhật chiến trường của họ. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuần trước đã thừa nhận “ưu thế về không quân và pháo binh của Nga”, trong khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Mailar đã báo cáo về “các trận chiến cực kỳ khốc liệt” do “ưu thế về không quân và pháo binh của đối phương”.
3. Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine cho biết Ukraine hy vọng sẽ được mời gia nhập NATO với một ngày mở tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius vào tháng tới.
“Chúng tôi hy vọng rằng Ukraine sẽ được mời tham gia NATO với một ngày cụ thể,” Andriy Yermak phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do nhóm chuyên gia tư vấn của Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức, theo Reuters.
Tuy nhiên, hôm thứ Hai, Jens Stoltenberg, tổng thư ký của Nato, cho biết các nhà lãnh đạo NATO sẽ không đưa ra lời mời Ukraine tham gia liên minh tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius vào giữa tháng Bảy.
Ông Yermak nói rằng các cuộc tham vấn đang diễn ra giữa Mỹ và Ukraine về các biện pháp mà các nhà lãnh đạo NATO sẽ thông qua ở Vilnius để củng cố an ninh của Ukraine cho đến khi nước này nhận được sự bảo đảm an ninh chung của liên minh.
4. Máy bay ném bom Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại hạ cánh xuống Thụy Điển để tập trận
Các máy bay ném bom của Hoa Kỳ đã hạ cánh xuống Thụy Điển lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại để tập trận với bên được mời của NATO, quân đội Thụy Điển cho biết hôm thứ Tư.
AFP báo cáo:
Thụy Điển, quốc gia đã từ bỏ hai thế kỷ không liên kết quân sự để xin trở thành thành viên của NATO vào năm ngoái, đã tuyên bố vào đầu tháng này rằng họ sẵn sàng tiếp nhận quân đội và vật chất của NATO trên lãnh thổ của mình ngay cả trước khi trở thành thành viên của liên minh.
Quân đội cho biết hai chiếc B-1B Lancer của Mỹ đã hạ cánh xuống sân bay Lulea-Kallax ở miền bắc Thụy Điển hôm thứ Hai 19/6.
“Chúng tôi đang tiến hành một cuộc tập trận chung, cả lực lượng không quân và lục quân, với Lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom”, phát ngôn viên lực lượng không quân Louise Levin nói với AFP. Cô ấy không nói các bài cuộc tập trận chung sẽ kéo dài bao lâu…
Thụy Điển đã là một “người được mời” của Nato kể từ tháng 6 năm 2022, nhưng nỗ lực trở thành thành viên của họ, vốn phải được 31 quốc gia thành viên phê chuẩn, đã bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi chặn lại.
Một ủy ban quốc phòng đặc biệt của quốc hội Thụy Điển cho biết hôm thứ Hai, quốc phòng của nước này phải thích nghi để tập trung vào mối đe dọa do Nga gây ra và không thể loại trừ một cuộc tấn công quân sự.
5. Nga bỏ tù dài hạn thậm chí là tù chung thân các sĩ quan phòng thủ thành phố Mariupol
Hôm thứ Tư, cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết hơn 30 người Ukraine đã bị kết án tù dài hạn ở Ukraine do Nga kiểm soát vì phạm những gì họ mô tả là tội ác nghiêm trọng như giết hại dân thường, Reuters đưa tin.
FSB nói rằng các tòa án hoạt động trên lãnh thổ ở các khu vực Luhansk và Donetsk do lực lượng Nga kiểm soát đã làm việc chăm chỉ để truy tố những người đã chiến đấu cho Ukraine chống lại Nga.
“Sau khi giải phóng Mariupol và các khu định cư khác, nhiều người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc đã đầu hàng. Trong quá trình làm việc tiếp theo, chúng tôi bắt đầu xác định sự tham gia của họ vào các tội ác chống lại hòa bình và an ninh con người, bao gồm cả việc giết hại thường dân”, đại diện FSB nói và nhấn mạnh rằng 90 vụ án hình sự đã được gửi đến tòa án.
“Dựa trên các bằng chứng thu thập được, tòa án đã kết án hơn 30 bị cáo, kết án họ tù dài hạn và một số tù chung thân”
Các tội ác chiến tranh bị cáo buộc mà FSB đề cập đến hoàn toàn vô nghĩa. Bản thân Nga đang chịu áp lực vì bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Hôm 18 tháng Ba, tòa án hình sự quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin, cáo buộc ông ta phạm tội ác chiến tranh khi bắt cóc trái phép hàng trăm trẻ em khỏi Ukraine.
6. Liên Hiệp Âu Châu áp đặt vòng trừng phạt thứ 11 đối với Nga
Các đại sứ của Liên minh Âu Châu đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 11 chống lại Nga, Chủ tịch Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu của Thụy Điển cho biết hôm thứ Tư.
“Gói này bao gồm các biện pháp nhằm chống lại việc lách lệnh trừng phạt và một danh sách các cá nhân”.
Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu Ursula von der Leyen hoan nghênh gói trừng phạt, nói rằng “nó sẽ giáng thêm một đòn nữa vào cỗ máy chiến tranh của Putin với các hạn chế xuất khẩu được thắt chặt, nhắm vào các thực thể ủng hộ Điện Cẩm Linh”.
“Công cụ chống gian lận của chúng tôi sẽ ngăn Nga tiếp cận hàng hóa bị trừng phạt,” cô nói.
7. Điện Cẩm Linh nói Biden so sánh Tập Cận Bình với “nhà độc tài” thể hiện “sự khó đoán” của Washington
Mạc Tư Khoa cho rằng việc Tổng thống Mỹ Joe Biden so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với “các nhà độc tài” đã thể hiện “sự khó đoán” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây là lời bình luận mới nhất do Điện Cẩm Linh đưa ra liên quan đến mối quan hệ ngoại giao rạn nứt giữa Washington và Bắc Kinh - một đồng minh chủ chốt của Nga.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga có “mối quan hệ rất xấu” với Mỹ, trong khi lại có “mối quan hệ rất tốt” với Trung Quốc.
Nhận xét của Peskov theo sau việc Biden so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với “các nhà độc tài”, trong một buổi gây quỹ chính trị ở California vào tối thứ Ba.
Nhận xét không được viết sẵn, nhưng được tổng thống Biden phát biểu ứng khẩu, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken khẳng định rằng chuyến đi gần đây của ông tới Bắc Kinh đã mang lại “tiến bộ” trong việc hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa cả hai quốc gia.
8. Belarus loại bỏ từ ngữ về tình trạng phi hạt nhân, đặt ra mục tiêu quân sự là “ngăn chặn sự xâm lược từ bên ngoài”
Tuần này, một quan chức cấp cao cho biết Belarus đã từ bỏ vị thế trung lập và loại bỏ khỏi hiến pháp ngôn từ về tình trạng phi hạt nhân hóa trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Diễn biến này xảy ra khi mối đe dọa về kho vũ khí nguyên tử do Nga và các đồng minh nắm giữ đang tăng lên trong cuộc chiến ở Ukraine.
“Chúng tôi cũng đang xem xét việc áp dụng một học thuyết quân sự mới nhằm đưa ra câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi liên quan đến các quốc gia không thân thiện”, Phó trưởng khoa thuộc Bộ Tổng tham mưu Belarus, Đại tá Andrey Bogodel cho biết trong tuần này, theo hãng thông tấn nhà nước BelTa.
“Điều quan trọng là phải đặt đúng mục tiêu của chúng ta: chúng ta sẽ đi đâu, ai đang chống lại chúng ta và chúng ta nên đạt được kết quả gì khi ngăn chặn sự xâm lược từ bên ngoài. Và, tất nhiên, chúng ta nên bảo đảm rằng không ai có thể phá hoại chúng ta từ bên trong.”
Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Belarus cũng đã công bố cuộc tập trận huy động hàng năm, được tổ chức từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 với các thành viên quân đội ở Minsk.
Các quan chức ở Belarus, một trong số ít đồng minh còn lại của Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến ở Ukraine, đã tăng cường hùng biện về khả năng hạt nhân của nước này trong những tuần gần đây.
Tuần trước, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ bắt đầu nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật từ Nga trong “vài ngày nữa” và loại vũ khí này sẽ là “sự ngăn chặn” đối với các biện pháp an ninh tiềm năng.
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sẽ gửi thêm vũ khí hạt nhân tới Belarus trong suốt mùa hè như một lời cảnh báo tới các nước phương Tây vì đã ủng hộ Ukraine.
9. Điện Cẩm Linh cho biết các biện pháp phòng không đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công của máy bay không người lái Ukraine ở Mạc Tư Khoa
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết các biện pháp chống máy bay không người lái của Nga đã ngăn chặn thành công một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần một căn cứ quân sự trong khu vực Mạc Tư Khoa vào hôm thứ Tư.
“Đã có một cuộc tấn công, các phương tiện phản công đã thực hiện nhiệm vụ của họ. Hiện các cơ quan hữu quan đang điều tra sự việc”, ông Peskov nói với các nhà báo.
Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ trong một tuyên bố rằng họ đã ngăn chặn “một âm mưu tấn công khủng bố của chế độ Kyiv nhằm vào các mục tiêu ở khu vực Mạc Tư Khoa bằng ba chiếc máy bay không người lái”.
“Tất cả các máy bay không người lái đều bị áp chế bởi chiến tranh điện tử, khiến chúng mất kiểm soát và bị rơi,” tuyên bố đăng trên Telegram cho biết.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, không có thương vong hay thiệt hại nào sau vụ tấn công.
Ukraine hiếm khi bình luận về các cuộc tấn công trên đất Nga, vốn đã gia tăng trong những tháng gần đây khi chiến tranh ngày càng trở thành quê hương của người dân Nga.
Tháng trước, Nga cáo buộc Ukraine tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa khiến 2 người bị thương và một số tòa nhà bị hư hại.
Vào đầu tháng 5, hai máy bay không người lái đã bị phá hủy bên trên Điện Cẩm Linh trong một biến cố mà Mạc Tư Khoa tuyên bố là nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin. Kyiv mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc.
Các nguồn tin nói với CNN hồi đầu tháng này rằng Kyiv đã xây dựng một mạng lưới đặc vụ và cảm tình viên bên trong Nga để thực hiện các hành động phá hoại nhằm vào các mục tiêu của Nga và đã cung cấp cho họ máy bay không người lái để thực hiện các cuộc tấn công.
10. Hoa Kỳ gửi thêm 1,3 tỷ đô la viện trợ cho Ukraine, Blinken nói
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ sẽ gửi thêm 1,3 tỷ đô la hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Phát biểu tại Hội nghị phục hồi Ukraine ở London, ông cho biết khoản hỗ trợ này sẽ “đại tu mạng lưới năng lượng” và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.
Blinken nói: “Phục hồi là đặt nền móng cho Ukraine phát triển như một quốc gia an toàn, độc lập, hội nhập hoàn toàn với Âu Châu, kết nối với các thị trường trên toàn thế giới.
Chia nhỏ khoản hỗ trợ tài chính, Blinken vạch ra cách 657 triệu đô la sẽ giúp hiện đại hóa các tuyến đường sắt, cảng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine, 100 triệu đô la sẽ được sử dụng để giúp kỹ thuật số các hệ thống quốc gia “để tăng tốc độ và cắt giảm tham nhũng” và 35 triệu đô la sẽ được chuyển đến các doanh nghiệp Ukraine.
Hơn 520 triệu đô la trong tổng số tiền sẽ được dùng để giúp Ukraine “đại tu mạng lưới năng lượng của mình,” Blinken nói thêm.
Điều này được đưa ra sau khi Vương quốc Anh cũng công bố viện trợ tài chính bổ sung, bao gồm khoản hỗ trợ song phương trị giá 305 triệu đô la và khoản hỗ trợ lên tới 318 triệu đô la trong việc mở rộng Đầu tư quốc tế của Anh tại Ukraine.
Trong số các doanh nghiệp cam kết hỗ trợ tại hội nghị kéo dài hai ngày có Virgin, Sanofi, Philips, Hyundai Engineering và Citi.
11. Giám đốc tình báo Ukraine chế giễu các báo cáo của Nga đã lấy mạng ông
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Spy Chief Laughs Off Reports of His Death As 'Russian Propaganda'“, nghĩa là “Giám đốc tình báo Ukraine cười nhạo báo cáo về cái chết của ông là 'tuyên truyền của Nga'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine, đã chế giễu những tuyên bố của Mạc Tư Khoa về số phận của ông, sau khi truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng ông đã được “không vận” khẩn cấp đến một bệnh viện ở Đức và đã chết hoặc “hôn mê”.
Báo cáo này là tuyên bố mới nhất về thương vong quân sự cấp cao xuất hiện trong cuộc chiến kéo dài 16 tháng. Trước đó, Nga tuyên bố sai sự thật rằng đã giết chết người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhny.
Cũng có các báo cáo sai tương tự của các kênh Telegram của các blogger Ukraine đã tuyên bố khác nhau về các đòn tấn công vào giới lãnh đạo hàng đầu của Nga, bao gồm cả Tướng Valery Gerasimov và ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin.
Newsweek Mis Information Watch đã xem xét cách thức các tường thuật mới nhất xuất hiện và phát triển, và đánh giá độ tin cậy của các tuyên bố từ cả hai phía.
Từ ngày 29 tháng 5 năm 2023 trở đi, một số cơ quan truyền thông nhà nước Nga và “người viết blog” tuyên bố rằng Budanov, một trong những nhân vật cấp cao nhất trong quân đội Ukraine, thường được mệnh danh là “Đối phương số 1 của Putin,” đã bị thương hoặc bị “thanh lý” trong một cuộc tấn công vào trụ sở Tổng cục Tình báo ở Kyiv.
Một số bài đăng trên các kênh Telegram thân Nga cũng đề cập đến “phương tiện truyền thông Ukraine” giấu tên đưa tin về cái chết của Budanov, bao gồm cả kế hoạch tổ chức lễ tang cấp nhà nước cho giám đốc tình báo.
“Ukraine đang lo chôn cất Budanov.... Cuộc chia tay sẽ diễn ra trong một ngày không xa. Các công nhân nói rằng Kyrylo Budanov, người đã chết sau vụ tấn công hỏa tiễn gần đây vào Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, sẽ được chôn cất,” Ruslan Ostashko, một nhà báo của đài truyền hình nhà nước Nga, viết trên kênh Telegram của mình.
Các cơ quan truyền thông Nga đã trích dẫn trang web tin tức Telegraf của Ukraine, với ảnh chụp màn hình của một bài báo về Budanov. Tuy nhiên, Telegraf đã xuất bản một bài viết công khai vào ngày 3 tháng 6, gọi “ảnh chụp màn hình” này là giả mạo, và là “tuyên truyền của Nga”.
Một video phát biểu của chính Budanov, xuất hiện để bình luận về cuộc tấn công ngày 29 tháng 5 vào Kyiv và cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa “sẽ không phải đợi lâu phản ứng của chúng tôi,” được xuất bản cùng ngày. Dù thế, các diễn biến này đã không ngăn được những đồn đoán về nơi ở và tình trạng của anh ta.
Những tin đồn và tuyên bố chưa được xác minh tiếp tục lan rộng trong vài ngày sau đó, khi Budanov phần lớn biến mất khỏi mắt công chúng. Ông thường được biết đến với những lần xuất hiện trên phương tiện truyền thông và các video hướng đến lãnh đạo và quân đội của đối phương.
Các tuyên bố vẫn tồn tại mặc dù các quan chức và chính quyền Ukraine, bao gồm cả Trung tâm chống thông tin sai lệch, gọi tắt là CPD, đã vạch trần câu chuyện.
“Tuyên truyền của Nga, giả mạo các phương tiện truyền thông Ukraine, đang lan truyền tin tức về cái chết của Kyrylo Budanov. Theo những báo cáo này, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine 'đã chết' vì một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn gần đây và Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng ở Kyiv thậm chí đang chuẩn bị cho việc chôn cất ông. Thông tin về 'cái chết' của người đứng đầu Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng là thông tin sai lệch trắng trợn từ đối phương”, CPD cho biết trong một tuyên bố.
Một số bài đăng sử dụng ảnh và video do Kyiv công bố, trong đó có cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gặp một số chỉ huy quân sự, suy đoán rằng sự vắng mặt của Budanov chứng tỏ rằng ông đã bị thương hoặc thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Những người khác cho rằng một đoạn video về cuộc tấn công vào trụ sở chính của ban giám đốc Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng là bằng chứng cho thấy đó thực sự là một cuộc tấn công thành công. Tuyên bố này được lặp lại bởi chính Tổng thống Nga Vladimir Putin, người nói rằng “trụ sở của cơ quan gián điệp Ukraine đã bị tấn công” trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái mới nhất.
Tuy nhiên, cộng đồng tình báo nguồn mở, gọi tắt là OSINT, và các nhà phân tích quân sự bày tỏ sự hoài nghi về cuộc tấn công được thấy trong video, chỉ ra rằng hỏa tiễn hoặc máy bay không người lái dường như đâm vào bờ sông chứ không phải vào chính tòa nhà.
Một tài khoản trên Telegram viết một cách chế giễu rằng “Các nhà tuyên truyền Nga dường như nghĩ rằng trụ sở chính của ban giám đốc Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng nằm dưới nước,”
Những tuyên bố chưa được xác minh về cái chết được cho là của Budanov vẫn tồn tại ngay cả khi một video mới và hơi khó hiểu về anh ta xuất hiện. Trong đoạn clip dài 33 giây, chỉ huy Ukraine dường như ngồi im lặng khi máy quay từ từ phóng to khuôn mặt của anh, kết thúc bằng một dòng chú thích bằng văn bản.
“Còn tiếp. Các kế hoạch yêu thích sự im lặng,” văn bản viết, theo suy đoán của một số người là ám chỉ đến cuộc phản công đang diễn ra của Ukraine.
Tuy nhiên, những tin đồn về Budanov đã bùng phát trở lại trong tuần qua với một loạt bài báo trên phương tiện truyền thông nhà nước Nga tuyên bố rằng anh ta thực sự bị “hôn mê” và được “vận chuyển bằng máy bay” đến một bệnh viện ở Đức.
Các báo cáo khác tuyên bố, không có bằng chứng, rằng anh ta đã chết “không tỉnh lại” nổi cũng được khuếch đại bởi một số tài khoản Twitter bằng tiếng Anh.
“Budanov đang được di tản khẩn cấp bằng trực thăng từ Kyiv đến thành phố Rzeszow của Ba Lan sau khi bị thương nặng trong cuộc không kích của Nga. Ngày 30 tháng 5: Budanov được vận chuyển bằng máy bay di tản y tế đặc biệt của Mỹ đến Berlin, Đức,” một bài đăng Telegram được trích dẫn rộng rãi cho biết vào ngày 15 tháng 6.
“Budanov chết não? Giám đốc Tình báo Kyiv Budanov đã phải trả giá cho sự khoe khoang của mình về vụ ám sát bạn tôi Daria Dugin. Một cuộc không kích có chủ đích khiến anh ta bị thương nặng. Tin tức mới nhất là anh ta đang hôn mê trong bệnh viện Ramstein, Đức, não không hoạt động,” người dùng Twitter James Porrazzo, người tự mô tả mình là “nhà báo tân gonzo,” viết trong một bài đăng được xem 120.000 lần.
Các phương tiện truyền thông Nga đưa tin dường như đã củng cố những tuyên bố liên quan đến Budanov trong báo cáo của một cơ quan phương Tây, cụ thể là một ấn phẩm của Đức có tên là Stern. Một trong những tài liệu tham khảo nổi bật nhất về ấn phẩm đã được giới thiệu trên kênh Telegram của người dẫn chương trình truyền hình Nga Vladimir Soloviev, kênh này có hơn 1,3 triệu người ghi danh.
“Budanov đang hôn mê,” - ấn bản tiếng Đức của Stern viết. Trollstoy, một tài khoản thông tin sai lệch nổi bật, đã viết trên Twitter vào ngày 17 tháng 6 rằng “Theo ấn phẩm, họ đã nói chuyện được với các bác sĩ từ bệnh viện nơi Budanov được đưa đến. Theo họ, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine bị chấn thương sọ não do vết thương ở đầu.
Câu chuyện cũng được lan truyền bằng các ngôn ngữ khác, bao gồm cả một ấn phẩm tin tức giả mạo của Ý có tên là Agenzia Nova.
Tuy nhiên, “báo cáo” của Stern dường như là một phát minh của tuyên truyền nhà nước Nga. Bản thân tờ báo đã bác bỏ tuyên bố này, xác nhận rằng họ đã không xuất bản các bài báo hoặc báo cáo như vậy về Budanov. Stern cho biết lần cuối tờ báo đề cập đến Tướng Budanov là vào ngày 18 tháng 2. Đó là một tuyên bố mà Newsweek có thể xác minh một cách độc lập sau khi tìm kiếm trang web.
“Các nhà tuyên truyền Nga tuyên bố, dẫn lời Stern, rằng người đứng đầu cơ quan mật vụ Ukraine đang hôn mê trong một bệnh viện ở Berlin. Nhưng thông điệp là hư cấu,” Moritz Gathmann của Stern đã viết trong bản tuyên bố.
“Vấn đề duy nhất: Stern đã không công bố một thông điệp như vậy. Bài báo cuối cùng về giám đốc tình báo Budanov được công bố vào ngày 18 tháng 2 năm nay và báo cáo về đánh giá của ông về việc liệu Trung Quốc có cung cấp vũ khí cho Mạc Tư Khoa hay không”.
“Vì vậy, câu chuyện không gì khác hơn là một sự giả mạo trắng trợn, một trò lừa bịp khác do các nhà tuyên truyền Nga lan truyền,” bài báo của Stern viết.
Newsweek đã không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục hoặc báo cáo đáng tin cậy nào để hỗ trợ cho tuyên bố rằng Budanov đã bị giết hoặc bị thương. Và anh ấy dường như đã xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông.
Vào ngày 19 tháng 6 năm 2023, ấn phẩm Ukraine Kyiv Post đã đăng một bình luận độc quyền từ giám đốc tình báo của Ukraine, trong đó ông khẳng định rằng mình ổn và chế nhạo những tuyên bố của Nga, nói rằng ông hiện đã gia nhập “đội chỉ huy bất tử” của Ukraine.
“Bây giờ ở Ukraine, một đội đặc biệt gồm các chỉ huy bất tử đang được thành lập—Valery Zaluzhny, tôi, Stepan Bandera, Symon Petliura, Ivan Mazepa,” Budanov tuyên bố, ám chỉ các chỉ huy quân sự Ukraine và các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Ukraine
“Vì vậy, người Nga và các nhà tuyên truyền của họ sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong một môi trường căng thẳng và cuồng loạn.”
Giám đốc tình báo được trích dẫn cho biết: “Một đội gồm những người bất tử sẽ đến vào lúc nửa đêm trong giấc mơ của những công dân Nga muốn chiếm Ukraine và mang đến cho họ những cơn ác mộng”.
Hôm thứ Ba, ngày 20 tháng 6, xuất hiện thêm tài liệu phản bác các tuyên bố của phía Nga, bao gồm một bức ảnh mới của Budanov, do thứ trưởng ngoại giao thứ nhất của Ukraine Emine Dzhappar đăng trên Trang Facebook của cô.
Vài giờ sau, một video về cuộc phỏng vấn trực tiếp của Budanov với kênh tin tức WeUkraineTV đã xuất hiện. Nó đã được ghi lại và xuất bản trong các phân đoạn trên kênh Telegram của WeUkraineTV.
Hình ảnh Budanov đang gật đầu với Zaluzhny dường như là một sự châm ngòi trước những tin đồn tương tự do các cơ quan tuyên truyền của Nga đưa ra hồi đầu năm nay về cái chết hoặc tình trạng mất khả năng lao động của người đứng đầu lực lượng vũ trang Ukraine.
Vào tháng 6, một số video mới có Zaluzhny xuất hiện, trong đó có một video mà anh ta dường như đang thảo luận về các kế hoạch quân sự trong khi mặc đồng phục có miếng dán nhỏ “ Baby Yoda” trên ngực.
Vào ngày 13 tháng 6, tờ Strana của Ukraine đưa tin rằng Zaluzhny đã có một cuộc điện đàm với Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, thông báo tóm tắt cho phía Hoa Kỳ về tiến trình của các hoạt động phản công của Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine, Văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ qua email và tới Kyiv Post qua phương tiện truyền thông xã hội.
Biến lớn: Ukraine phóng hỏa tiễn tấn công 2 cầu Crimea. Putin: Hỏa tiễn hạt nhân Satan-2 đã sẵn sàng
VietCatholic Media
15:01 22/06/2023
1. Ukraine phóng hỏa tiễn tấn công cây cầu dẫn đến bán đảo Crimea. Thế giới chờ xem Putin có tung vũ khí hạt nhân trả đũa như đã đe dọa hay không?
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hôm thứ Hai, trong cuộc gặp gỡ với một nhóm các nhà tài trợ ở California, tổng thống Biden nói rằng:
“Khi tôi ra đây khoảng hai năm trước, và nói rằng tôi lo lắng về việc sông Colorado sẽ cạn kiệt, mọi người nhìn tôi như thể tôi bị điên”
“Họ cũng nhìn tôi như thế khi tôi nói rằng tôi lo lắng về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đó là sự thật,” Biden nói.
Thấy những lời đe dọa hạt nhân tỏ ra có hiệu lực, hôm thứ Ba Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra một tuyên bố cảnh báo rằng nếu Ukraine tấn công vào bán đảo Crimea bằng HIMARS hay hỏa tiễn Storm Shadow, Nga sẽ nổ ngay lập tức vào các trung tâm ra quyết định..
Hôm thứ Tư, Putin còn đi xa hơn khi cảnh cáo rằng các hỏa tiễn hạt nhân Sarmat mà phương Tây gọi là Satan-2 đã sẵn sàng được triển khai.
Hôm thứ Năm, quân Ukraine đã tấn công làm thủng một lỗ rất lớn khiến cây cầu đi vào bán đảo Crimea không còn có thể sử dụng được. Cho đến khi chúng tôi thu hình chương trình này, người ta vẫn chưa biết Shoigu và Putin sẽ phản ứng ra sao.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Missile Strike Blows Hole in Bridge to Crimea—Report”, nghĩa là “Cú phóng hỏa tiễn của Ukraine làm thủng một lỗ trên cầu đến bán đảo Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine đã làm thủng một lỗ trên cây cầu nối các khu vực do Nga tạm chiếm ở Kherson với Crimea, các quan chức Nga cho biết vào sáng thứ Năm.
Ông Vladimir Saldo, người được Điện Cẩm Linh bổ nhiệm lãnh đạo khu vực Kherson phía nam Ukraine sau khi khu vực này bị Nga tạm chiếm trong cuộc xâm lược của Nga Vladimir Putin, cho biết các lực lượng của Kyiv đã tấn công các cây cầu trên biên giới hành chính giữa khu vực Kherson và Crimea, nơi đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014..
“Chế độ tội phạm Kyiv đã thực hiện một cuộc pháo kích man rợ vào các cơ sở dân sự — những cây cầu trên biên giới hành chính giữa vùng Kherson và Crimea gần Chongar,” tên phản bội nói, đồng thời chia sẻ hình ảnh về các cuộc tấn công.
Saldo cho biết các nhà chức trách tin rằng hỏa tiễn Storm Shadow của Anh đã được sử dụng trong các cuộc tấn công.
“Mặt đường trên các cây cầu bị hư hỏng. Không có thương vong,” ông ta nói thêm.
Một dòng tweet từ nhà phân tích địa chính trị Michael Horowitz cho thấy một lỗ thủng lớn trên mặt đường của một cây cầu.
Thống đốc Crimea, ông Sergey Aksyonov, cho biết cây cầu Chongar đã bị tấn công vào đêm rạng sáng thứ Sáu.
Ukraine đã không bình luận về các báo cáo về các cuộc tấn công trên các cây cầu giữa khu vực Kherson và Crimea.
2. Lực lượng Ukraine tiến thêm hơn một km theo hướng Melitopol và Berdiansk. Quân Nga đưa lực lượng dự bị ra chống đỡ nên chịu thiệt hại nặng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Năm 22 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở các hướng Melitopol, Berdiansk và Lyman.
Đối phương đang sử dụng các lực lượng dự trữ, cố gắng giành lại các vị trí đã mất. Tuy nhiên, các lực lượng Nga đang chịu tổn thất lớn vì phần lớn binh lính Nga đang giao chiến với quân Ukraine là những người không có kinh nghiệm chiến đấu và chỉ được huấn luyện sơ sài.
“Theo hướng Lyman, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiến hành các hoạt động tấn công ở khu vực Bilohorivka-Dibrova, đã thành công một phần và đang củng cố tại các ranh giới đã đạt được,” cô nói.
Không quân Ukraine đã tiến hành 12 cuộc tấn công nhắm vào các cụm nhân lực của Nga, cũng như 6 hệ thống hỏa tiễn phòng không trong ngày qua.
Trong ngày qua, ở hướng này đã có 29 cuộc giao tranh. Tuy nhiên, Lực lượng Phòng vệ vẫn có thể tiến xa tới hơn một km theo hướng Melitopol và Berdiansk.
Thứ trưởng Hanna Maliar lưu ý rằng quân Ukraine đã bắt sống được một chiếc xe tăng T-80 và 5 binh sĩ Nga.
Trong 24 giờ qua, 650 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 7 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 21 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không và một máy bay trực thăng.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 22 Tháng Sáu, khoảng 222.650 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.013 xe tăng địch, 7.783 xe thiết giáp, 3.941 hệ thống pháo, 617 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 376 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 301 trực thăng, 3.438 máy bay không người lái, 1.214 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.678 xe chuyển quân và nhiên liệu, 539 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Đường sắt của Nga tiếp tục nổ tung
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Railways Keep Exploding”, nghĩa là “Đường sắt của Nga tiếp tục nổ tung.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Hôm thứ Tư, một vụ nổ được báo cáo là đã đóng cửa một tuyến đường sắt quan trọng ở Crimea được dùng để tiếp tế cho quân xâm lược Nga, khi Mạc Tư Khoa và các cơ quan cộng tác trong khu vực phải vật lộn với làn sóng tấn công phá hoại.
Sergey Aksyonov, người đứng đầu Crimea do Cẩm Linh xâm lược, đã thông báo hôm thứ Tư rằng một tuyến đường sắt ở khu vực Feodosia của bán đảo “đã bị hư hại” trong một sự việc chưa được xác định vào đêm thứ Ba.
Aksyonov viết: “Giao thông tàu hỏa sẽ được khôi phục trong vòng vài giờ nữa. Không có thương vong. Dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường. Tôi yêu cầu mọi người giữ bình tĩnh và chỉ tin vào những nguồn thông tin đáng tin cậy.”
Kênh Telegram Baza của Nga—có hơn 900.000 người ghi danh—báo cáo rằng “những kẻ lạ mặt đã cho nổ tung tuyến đường sắt ở Crimea” gần Feodosia.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận.
Tuyến đường sắt chạy qua Feodosia kết nối Cầu Eo biển Kerch với phần còn lại của Crimea, khiến khu vực này trở thành một tuyến đường hậu cần quan trọng cho các nguồn cung cấp đến từ đất liền Nga.
Nếu cuộc phản công non trẻ của Ukraine có thể đe dọa hoặc cắt đứt “cây cầu trên đất liền” nối Crimea với Nga qua miền nam Ukraine bị tạm chiếm, thì tuyến đường tiếp tế qua cầu Eo biển Kerch sẽ là tuyến tiếp tế trên bộ duy nhất cho các lực lượng Nga trên bán đảo.
Nếu vụ việc ở Feodosia được chứng minh là hành vi phá hoại, thì đây sẽ là vụ việc mới nhất trong danh sách dài các vụ việc tương tự trên mạng lưới đường sắt của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các cuộc tấn công liên quan đến cái gọi là “chiến tranh đường sắt” trong lãnh thổ do Nga kiểm soát bao gồm vụ nổ nhắm vào một đoàn tàu chở ngũ cốc ở Crimea và vụ trật đường ray một đoàn tàu chở hàng trống ở khu vực Belgorod phía nam nước Nga hồi đầu tháng này.
Vào đầu tháng 5, hai vụ tấn công phá hoại trong hai ngày đã làm trật đường ray các toa tàu chạy trên tuyến đường sắt ở Belgorod gần biên giới Ukraine.
Các cuộc tấn công phá hoại đường sắt bị nghi ngờ gần đây đã xảy ra khi Kyiv chuẩn bị cho—và đầu tháng này đã phát động—cuộc phản công được chờ đợi từ lâu, trước đó là các cuộc tấn công sâu vào các vị trí chỉ huy và trung tâm hậu cần của Nga.
Nhưng những hành động như vậy đã diễn ra ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra ở Belarus, với việc các phe phái chống chính phủ tìm cách bóp nghẹt mạng lưới đường sắt quốc gia mà Minsk đang sử dụng để hỗ trợ cho cuộc xâm lược của Nga vào người hàng xóm phía nam.
Tờ báo độc lập của Nga The Insider đã thống kê được 63 vụ trật đường ray tàu hỏa ở Nga trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2022, hầu hết xảy ra ở miền tây nước này. Mặc dù các nhà chức trách Nga cho biết đây là những vụ tai nạn thông thường, nhưng các quan chức đã tăng cường an ninh xung quanh các tuyến đường sắt.
Một số cuộc tấn công đã được các nhóm du kích chống chính phủ Nga nhận trách nhiệm, bao gồm Tổ chức Chiến đấu của những người Cộng sản Anarcho—được gọi là BOAK—và phong trào Stop the Wagons. Các nhà quan sát cũng suy đoán rằng các lực lượng đặc biệt và cơ quan tình báo Ukraine có liên quan đến chiến dịch đang diễn ra, mặc dù Kyiv thường không xác nhận cũng chẳng phủ nhận bất kỳ sự tham gia nào vào các cuộc tấn công bên trong Nga.
Các vụ bắt giữ liên quan đã xảy ra thường xuyên. Vào tháng 5, Mediazona đã báo cáo ít nhất 65 vụ bắt giữ nghi phạm phá hoại, khoảng một phần ba trong số họ dưới 18 tuổi vào thời điểm bị giam giữ. Cuộc đàn áp cũng khốc liệt không kém, nếu không muốn nói là khốc liệt hơn ở Ukraine bị tạm chiếm. Ví dụ, hai thanh thiếu niên Ukraine phải đối mặt với án tù 20 năm vì bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công phá hoại ở khu vực phía nam Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm.
4. Liên minh Âu Châu có “trách nhiệm đặc biệt” đối với Ukraine, chủ tịch Ủy ban Âu Châu nói
Liên minh Âu Châu có “trách nhiệm đặc biệt” đối với Ukraine, chủ tịch Ủy ban Âu Châu phát biểu tại một hội nghị các nhà tài trợ kéo dài hai ngày hôm thứ Tư.
Phát biểu trước hơn 400 công ty từ 38 quốc gia, Ursula von der Leyen nói với hội nghị rằng “chúng tôi cần khu vực tư nhân tham gia” để đầu tư vào Ukraine.
Bà cũng nêu bật đề xuất của Ủy ban Âu Châu hôm thứ Ba về gói hỗ trợ tài chính 4 năm cho Ukraine, mà bà cho biết sẽ được tài trợ bằng các khoản trợ cấp từ ngân sách Âu Châu, các khoản vay huy động được trên thị trường vốn và cuối cùng là “tiền thu được từ các quỹ bất động sản và các tài sản khác của Nga.”
Phát biểu tại Hội nghị Phục hồi Ukraine ở London, von der Leyen cho biết Ủy ban sẽ đưa ra đề xuất liên quan đến các tài sản này của Nga trước kỳ nghỉ hè, bởi vì thủ phạm phải chịu trách nhiệm”.
Von der Leyen nói thêm rằng cô ấy “không nghi ngờ gì nữa… Ukraine sẽ là một phần trong liên minh của chúng tôi.”
Lỗ hổng tài chính của Ukraine là khoảng 60 tỷ euro hay 65,5 tỷ USD, von der Leyen cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng cô đã đề xuất với các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu rằng họ “chi trả tổng số 50 tỷ euro hay 54,6 tỷ USD cho Ukraine.”
5. Putin cho biết hỏa tiễn hạt nhân Sarmat mới của Nga sẽ sớm sẵn sàng để triển khai
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư rằng hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Sarmat thế hệ mới của Nga - được phương Tây gọi là Satan-2, có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân trở lên, sẽ sớm được triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu, Reuters đưa tin.
Trong bài phát biểu trước các tân cử nhân của các học viện quân sự, ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của “bộ ba” lực lượng hạt nhân của Nga có thể được phóng từ đất liền, trên biển hoặc trên không.
Ông nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất ở đây là phát triển bộ ba hạt nhân, vốn là yếu tố bảo đảm chính cho an ninh quân sự của Nga và sự ổn định toàn cầu”.
“Đã có khoảng một nửa số đơn vị của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược được trang bị hệ thống Yars mới nhất và quân đội đang được tái trang bị hệ thống hỏa tiễn hiện đại với đầu đạn siêu thanh Avangard.”
Tổng thống Nga cho biết thêm, các bệ phóng Sarmat đầu tiên sẽ được đưa vào trực chiến “trong tương lai gần”.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu, đã nói với các sinh viên tốt nghiệp học viện quân sự rằng “phương Tây tập thể” đang tiến hành một “cuộc chiến thực sự” chống lại Nga.
Diễn biến này xảy ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng mối đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là “có thật”.
Hôm thứ Hai, ông nói với một nhóm các nhà tài trợ ở California hôm thứ Hai rằng:
“Khi tôi ra đây khoảng hai năm trước, và nói rằng tôi lo lắng về việc sông Colorado sẽ cạn kiệt, mọi người nhìn tôi như thể tôi bị điên”
“Họ cũng nhìn tôi như thế khi tôi nói rằng tôi lo lắng về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đó là sự thật,” Biden nói.
Các quan sát viên cho rằng một khi Putin và đồng bọn biết những hăm dọa hạt nhân của họ gieo rắc được sợ hãi, từ nay thế giới sẽ phải nghe nhiều lần những lời hăm dọa như thế.
6. Ukraine nhích dần về phía thành trì của Nga khi các cuộc phản công được đẩy mạnh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Inches Towards Russian Stronghold as Counteroffensive Pushes On”, nghĩa là “Ukraine nhích dần về phía thành trì của Nga khi các cuộc phản công được đẩy mạnh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Kyiv, các lực lượng Ukraine đang tiến hành các hoạt động phản công theo hướng thành phố Melitopol phía nam Ukraine do Nga kiểm soát.
Các chiến binh Ukraine “tiếp tục các hoạt động tấn công” theo hướng Melitopol và Berdyansk, hai thành phố thuộc vùng Zaporizhzhia của Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh toàn diện.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, Hanna Maliar, cho biết hôm thứ Tư rằng quân đội của Kyiv đã có “một phần thành công” trong 24 giờ qua. Cô nói: “Họ củng cố các ranh giới đã đạt được và tiếp tục san bằng chiến tuyến”.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng tham mưu Ukraine Andriy Kovalev cho biết các tay súng Ukraine đã chiếm được một số khu định cư ở Zaporizhzhia, bao gồm Novodanilivka, Mala Tokmachka và Vilne Pole. Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đang tập trung nỗ lực phản công vào Zaporizhzhia và Donetsk, đồng thời cho biết thêm rằng kể từ ngày 4/6, Kyiv đã “thực hiện 263 cuộc tấn công” vào các vị trí của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết: “Tất cả các cuộc tấn công đều bị đẩy lùi.”
Trong những ngày trước đó, Ukraine cho biết họ đã tái chiếm 8 khu định cư ở vùng Zaporizhzhia và Donetsk, cả hai vùng mà Mạc Tư Khoa cho biết đã sáp nhập. Điều này không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Melitopol nằm sâu trong lãnh thổ do Nga kiểm soát ở phía nam Zaporizhzhia, nhưng dù thế chiến tranh du kích Ukraine đã được báo cáo xung quanh thành phố, theo một phân tích được thực hiện bởi viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Washington. Gần hai phần ba cư dân của Melitopol đã rời thành phố vào tháng 10 năm 2022, thị trưởng lưu vong của thành phố, Ivan Fedorov, cho biết trong một bài viết cho Newsweek vào thời điểm đó. Thành phố lớn có dân số trước chiến tranh là 150.000 người.
Vào giữa tháng 4, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Mạc Tư Khoa đã xây dựng “hệ thống phòng thủ tuyến tính mở rộng” ở Zaporizhzhia để đề phòng cuộc phản công sắp xảy ra của Kyiv.
“Nga có lẽ đã nỗ lực đáng kể vào các công trình phòng thủ này vì họ tin rằng Ukraine đang xem xét một cuộc tấn công vào thành phố Melitopol,” Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết.
Tuy nhiên, vẫn còn rất sớm để nói liệu các lực lượng Ukraine sẽ đến Melitopol hay Berdyansk hay không, Frederik Mertens, một nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, cho biết hôm thứ Tư.
Ông nói với Newsweek: “Nếu một trong hai nơi này bị chiếm, đây sẽ là một chiến thắng vĩ đại của Ukraine vì nó sẽ cắt đứt cầu nối đất liền với Crimea. Tuy nhiên, Ukraine nên tiếp tục triển khai các hoạt động ở càng nhiều khu vực khác nhau của tiền tuyến càng tốt để giúp họ linh hoạt hơn, ông nói thêm.
Các nhà chức trách do Nga hậu thuẫn ở Melitopol đã biến thành phố này trở thành thủ phủ thực tế của khu vực vào đầu tháng 3 năm 2023, thay vì thành phố Zaporizhzhia từng là trung tâm hành chính của khu vực. Bộ Quốc phòng Anh khi đó cho biết động thái này là một “sự thừa nhận ngầm” rằng Nga khó có thể chiếm được thành phố Zaporizhzhia.
Cuộc phản công của Ukraine, hiện được cho là đã bước sang tuần thứ ba, đã tập trung vào chiến tuyến phía nam và phía đông với Nga. Hôm thứ Ba, ISW cho biết Ukraine đã tiến hành các hoạt động trên “ít nhất hai khu vực” của mặt trận vào ngày hôm đó.
“Giao tranh dữ dội vẫn tiếp tục ở các khu vực phía nam Ukraine,” Bộ Quốc phòng Anh, cơ quan đăng tải thông tin tình báo cập nhật hàng ngày về cuộc chiến, cho biết hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Ukraine vẫn chưa bắt đầu mũi tấn công chính của cuộc phản công, vốn vẫn đang trong giai đoạn thăm dò và do thám ban đầu.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
7. “Các dự án thực sự” cần thiết cho sự phục hồi của Ukraine, Zelenskiy nói với hội nghị ở London
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Tư rằng Ukraine cần “các dự án thực sự” để hỗ trợ quá trình phục hồi và tái thiết.
Phát biểu tại Hội nghị phục hồi Ukraine ở London qua liên kết video, ông nói với hội nghị các nhà tài trợ “chúng ta phải chuyển từ tầm nhìn sang thỏa thuận và từ thỏa thuận sang dự án thực tế”.
Zelenskiy cho biết phái đoàn Ukraine tại London - do Thủ tướng Denys Shmyhal dẫn đầu - sẽ “trình bày những điều cụ thể mà chúng tôi đề xuất cùng nhau thực hiện”.
Hội nghị các nhà tài trợ kéo dài hai ngày đang được tổ chức tại thủ đô Vương quốc Anh.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết khi khai mạc hội nghị hôm thứ Tư rằng đại diện của hơn 60 quốc gia, 30 tổ chức quốc tế và 400 doanh nghiệp đang tham dự.
Vào tháng 4, Zelenskiy đã phát biểu tại một diễn đàn của Ngân hàng Thế giới rằng sẽ cần “hàng trăm tỷ đô la” để xây dựng lại đất nước của mình.
8. Quân đội Ukraine tuyên bố tiếp tục tiến công ở phía nam khi giao tranh ác liệt tiếp diễn ở khu vực phía đông Donetsk
Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở khu vực phía đông Donetsk khi các lực lượng Nga tiếp tục tập trung vào các khu vực Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Mariinka, theo cập nhật mới nhất từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 22 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết hơn 30 cuộc giao tranh đã diễn ra ở những khu vực nêu trên trong ngày qua, đồng thời lưu ý rằng Nga đã tiến hành một số “cuộc tấn công không thành công” theo những hướng đó.
Thứ trưởng Hanna Maliar và Chuẩn Tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy lực lượng chung ở miền nam đất nước, đều nói rằng các lực lượng Nga đang phòng thủ ở các hướng Zaporizhzhia và Kherson, trong khi Lực lượng Vũ trang Ukraine đang tiến công.
“Ở khu vực Tavria, quân đội của chúng tôi đang đánh đuổi đối phương ra khỏi vị trí của chúng một cách có hệ thống và tiếp tục tiến lên. Những thành công của Lực lượng Phòng vệ đã rất đáng chú ý,” Tarnavskyi cho biết như trên.
Trong 24 giờ qua, “tổn thất về số người chết và bị thương của địch lên tới gần ba đại đội. Ukraine đã phá hủy và làm hư hại 68 đơn vị thiết bị quân sự của đối phương,” Chuẩn Tướng Tarnavskyi tuyên bố.
Bộ Tổng tham mưu cho biết các lực lượng Nga đã không thành công trong các cuộc tấn công ở gần thị trấn Piatykhatky thuộc vùng Zaporizhzhia, trong khi họ cũng tiến hành các cuộc không kích ở các khu vực Preobrazhenka và Stopnohirsk thuộc vùng Donetsk.
Tại Bakhmut, quyền Tư lệnh Lữ đoàn xung kích số 3 của Ukraine Maksym Zhorin tuyên bố rằng quân đội Nga đã không thành công khi cố gắng giành lại một số vị trí đã mất của họ trên chiến trường.
Ông nói: “Kết quả - người Nga chết và bị thương”.
Nga nói gì? Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư tuyên bố rằng các lực lượng của họ đã tấn công các đơn vị của quân đội Ukraine ở phía đông nam đất nước gần biên giới các vùng Donetsk và Zaporizhzhia, phá hủy thiết bị của họ. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cũng không quên lặp lại một câu ông ta đã nhắc đi nhắc lại: “Tất cả các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi.”
Liên quan đến Belarus, Thứ trưởng Hanna Maliar lưu ý rằng “không phát hiện thấy dấu hiệu hình thành các nhóm tấn công ở Belarus” gần biên giới với Ukraine.
“Tuy nhiên, hoạt động huấn luyện chiến đấu và phối hợp của các đơn vị Lực lượng Vũ trang Nga trước khi triển khai tới các khu vực hoạt động chiến đấu ở Ukraine vẫn đang diễn ra tại các cơ sở huấn luyện của Cộng hòa Belarus”.
Belarus, một trong những đồng minh trung thành nhất của Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine, đã thực hiện những thay đổi đối với hiến pháp để từ bỏ vị thế trung lập vào hôm thứ Tư.
9. Thủ tướng Vương Quốc Anh tuyên bố Nga phải trả đến đồng xu cuối cùng cho các thiệt hại mà họ gây ra ở Ukraine. Hơn 400 công ty toàn cầu cam kết hỗ trợ xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá của Ukraine
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Vương Quốc Anh tuyên bố trong hội nghị Phục Hồi và Phát Triển Ukraine rằng Nga phải trả đến đồng xu cuối cùng cho các thiệt hại mà họ gây ra ở Ukraine. Vương Quốc Anh sẽ duy trì các lệnh cấm vận và đóng băng các tài khoản ngân hàng của chính phủ Nga và của các nhà tài phiệt Nga cho đến khi nước này trả hết chiến phí cho Ukraine.
Bên cạnh đó, hơn 400 công ty toàn cầu đã cam kết hỗ trợ việc xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá tại Hội nghị Phục hồi Ukraine ở London. Citi, Sanofi và Philips nằm trong số các công ty đã ghi danh Hiệp ước Kinh doanh Ukraine, báo hiệu ý định thúc đẩy đầu tư vào quốc gia này.
Chính phủ Anh cũng đã đưa ra một gói hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm 3 tỷ đô la bảo lãnh mới để mở khóa các khoản vay của Ngân hàng Thế giới và 240 triệu bảng Anh hay 305 triệu đô la hỗ trợ song phương.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết Hoa Kỳ sẽ gửi thêm 1,3 tỷ đô la hỗ trợ tài chính cho Ukraine để “trùng tu mạng lưới năng lượng” và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quan trọng khác.
Ukraine phải đối mặt với một thách thức lớn về huy động vốn, và đó là thách thức mà chính phủ và các tổ chức tài chính phát triển sẽ không thể đáp ứng nếu không có sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư tư nhân. Ngân hàng Thế giới ước tính vào tháng 3 rằng chi phí tái thiết đất nước sau một năm kể từ khi bắt đầu chiến tranh lên tới 411 tỷ đô la - một con số khổng lồ sẽ tăng lên khi xung đột kéo dài.
Để giúp đáp ứng nhu cầu đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mời BlackRock và JPMorgan làm cố vấn cho Quỹ Phát triển Ukraine, một phương tiện tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư khu vực tư nhân và công để xây dựng lại nền kinh tế Ukraine.
Quỹ Phát triển Ukraine vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch và dự kiến sẽ không ra mắt cho đến khi xung đột kết thúc.
10. Các mìn bẫy bị di dời do lũ lụt sau vụ vỡ đập có thể bị cuốn trôi gần Hắc Hải, quan chức Liên Hiệp Quốc cho biết
Người đứng đầu chương trình chống mìn bẫy của Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Tư rằng các mìn bẫy bị di dời do lũ lụt sau sự việc vỡ đập Nova Kakhovka có thể nằm trên các bãi biển quanh Hắc Hải.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng những quả mìn đó đã hoặc sẽ chìm xuống biển trong những tháng tới, khi nước tiếp tục chảy, và những quả mìn sẽ được vận chuyển xuống đó,” Paul Heslop của Hành động Bom mìn tại Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Ukraine nói với các nhà báo tại cuộc họp báo ở Geneva. “Thật không may, chúng ta có thể nhìn thấy mìn sát thương dạt vào các bãi biển quanh Hắc Hải.”
Theo Heslop, “mìn bướm” – loại nhỏ, kín khí và bằng nhựa – chứa đầy chất nổ lỏng và có thể nổi trên mặt nước. Heslop nói rằng ông chắc chắn rằng những quả mìn này sẽ được “phân tán ở những nơi khác nhau”. Các chất nổ khác, nặng hơn, như mìn chống tăng, sẽ không thể đi xa như vậy.
Ông nói: “Rõ ràng, một quả mìn chống tăng 10 kg sẽ không đi được cùng quãng đường với một quả mìn sát thương nặng 50 đến 60 gram. “Vì vậy, vâng, sẽ có ô nhiễm. Sẽ có một số ở biển, sẽ có một số ở sông. Làm thế nào chúng ta đối phó với điều đó? Đó là một vấn đề khác cần thêm vào danh sách các vấn đề cần giải quyết.”
Heslop nói rằng sự việc vỡ đập “gần như là một thảm họa trong Kinh thánh”.
“Chúng tôi không biết những gì chúng tôi không biết,” anh nói tiếp. “Chúng tôi biết rằng mìn được người Nga sử dụng rộng rãi ở bờ phía Đông, rõ ràng là để ngăn chặn một cuộc tấn công qua sông.... Tôi chỉ có thể đưa ra kết luận rằng một số thiết bị nổ, sẽ bị cuốn trôi xuống hạ lưu.”
Thành phố Kherson, nằm ở bờ tây sông Dnipro, đã được quân đội Ukraine lấy lại vào tháng 11 năm 2022 sau 8 tháng bị Nga xâm lược. Nhưng phần lớn bờ đông của con sông phía nam đập Nova Kakhovka vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
11. Ukraine và LHQ thảo luận về việc thành lập quỹ khôi phục nhà ở và cơ sở hạ tầng quan trọng
Các quan chức Ukraine và điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho Ukraine đã thảo luận về việc thành lập Quỹ Phục hồi Cộng đồng, một đường lối chung để phục hồi Ukraine ở cấp cộng đồng.
Các ưu tiên chính của quỹ “sẽ bao gồm khôi phục nhà ở, cơ sở hạ tầng quan trọng và xã hội, cũng như rà phá bom mìn nhân đạo ở các vùng lãnh thổ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương”, Bộ Phục hồi Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
Theo tuyên bố, Liên Hiệp Quốc có kế hoạch “huy động 300 triệu đô la Mỹ cho nhu cầu của quỹ trong 5 năm tới,” với ngân sách ban đầu là 50 triệu đô la.
Oleksandr Kubrakov, Phó Thủ tướng phụ trách Khôi phục Ukraine kiêm Bộ trưởng Phát triển Cộng đồng, Lãnh thổ và Cơ sở hạ tầng, cho biết “một cấu trúc khu vực gồm các nhóm hỗ trợ” sẽ được thành lập để giúp các cộng đồng đối phó với những thách thức của quá trình phục hồi.
Theo điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho Ukraine Denise Brown, Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Ukraine đang làm việc để khôi phục các thành phố Kharkiv và Izium, nơi “chính quyền trung ương và địa phương, Liên Hiệp Quốc và công chúng đang làm việc cùng nhau để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị hư hại.,” bao gồm rà phá bom mìn, dọn sạch các mảnh vỡ và xây dựng lại các cơ sở y tế nhà ở.
Moscow đổi ý, tuyên bố muốn gặp ĐHY Zuppi. ĐHY Ghirlanda kế vị ĐHY Burke bảo trợ Dòng Malta
VietCatholic Media
17:44 22/06/2023
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang dưỡng bệnh hội đàm với chủ tịch Cuba tại Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tuần đầu tiên trở lại Vatican sau ca phẫu thuật bụng, đã gặp gỡ hôm thứ Ba với chủ tịch Cuba, như một phần trong sự chú ý của Tòa thánh đối với quốc đảo Caribe do cộng sản lãnh đạo.
Tuyên bố ngắn gọn của Tòa Thánh về cuộc gặp riêng với Chủ tịch Miguel Diaz-Canel không đưa ra chi tiết về những gì Đức Thánh Cha và nhà lãnh đạo Cuba đã thảo luận. Nhưng tuyên bố đã đề cập đến “tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh, gợi lên trong số những điều khác chuyến thăm lịch sử của Thánh Gioan Phaolô II vào năm 1998,” và cuộc gặp sau đó với Quốc vụ khanh của Vatican, Hồng Y Pietro Parolin.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và nhà lãnh đạo Cuba cũng đã thảo luận về “tình hình của Cuba và sự đóng góp mà Giáo hội mang lại, đặc biệt là trong lĩnh vực bác ái”, tuyên bố cho biết. Cuba đã và đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Đức Phanxicô đã đến thăm Cuba vào năm 2015, như một phần trong nỗ lực của Vatican nhằm khuyến khích các mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ đó bao gồm cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1998, là chuyến hành hương đầu tiên của một giáo hoàng đến Cuba.
Đức Hồng Y Parolin và Diaz-Canel cũng thảo luận về “một số chủ đề quốc tế về lợi ích chung,” nhưng Vatican không chỉ rõ chủ đề nào. Tòa Thánh cho biết “Tầm quan trọng của việc tiếp tục cam kết luôn ủng hộ lợi ích chung” cũng được nhấn mạnh.
Các bác sĩ đã thúc giục Đức Thánh Cha Phanxicô, 86 tuổi, giảm bớt các hoạt động khi ngài hồi phục sau ca phẫu thuật vào ngày 7 tháng 6 để sửa chữa chứng thoát vị và loại bỏ vết sẹo đau đớn từ các ca phẫu thuật trước đó.
Nghe theo lời khuyên của họ, Đức Phanxicô sẽ không tổ chức buổi tiếp kiến truyền thống vào sáng Thứ Tư với những người hành hương và khách du lịch tại Quảng trường Thánh Phêrô trong tuần này. Các cuộc hẹn hàng tuần trong các mùa hè vừa qua đã bị đình chỉ trong tháng 7, do thời tiết nóng bức và để Đức Thánh Cha có chút thời gian nghỉ ngơi.
Ở cuối đại lộ dẫn đến quảng trường Thánh Phêrô, một số người đã biểu tình phản đối việc Đức Giáo Hoàng tiếp đón nhà lãnh đạo Cuba. Những người tham gia cuộc biểu tình yêu cầu nhân quyền được tôn trọng ở Cuba và trả tự do cho các tù nhân chính trị ở đó.
Đầu năm nay, một phái viên của Đức Giáo Hoàng tại Cuba đã thúc ép chính quyền Cuba trả tự do cho những người Cuba đã bị bỏ tù và ân xá cho những người bị kết án vì tham gia các cuộc biểu tình trên đảo vào năm 2021.
Thánh Gioan Phaolô II đã sử dụng chuyến hành hương đến Cuba để khuyến khích quốc gia này cởi mở hơn với thế giới và để các quốc gia khác đáp lại.
Nhìn chung, Vatican bày tỏ sự hoài nghi đối với tác dụng của các biện pháp trừng phạt kinh tế, chẳng hạn như những biện pháp do chính quyền Hoa Kỳ áp dụng đối với Cuba.
Source:AP
2. Mạc Tư Khoa, 'sự quan tâm và kỳ vọng cho chuyến thăm của Zuppi'
“Có sự quan tâm và kỳ vọng từ phía chính phủ Nga” đối với chuyến thăm có thể xảy ra tới Mạc Tư Khoa của Đức Hồng Y Matteo Zuppi, đặc phái viên của Vatican về sáng kiến hòa bình cho Ukraine. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết như trên.
Diễn biến này xảy ra sau khi bà ta nói hai tuần trước đó rằng Mạc Tư Khoa không quan tâm và không có bất cứ chuẩn bị nào cho một chuyến viếng thăm như thế.
“Chúng tôi đánh giá cao quan điểm cân bằng của Vatican và quan điểm do đích thân Đức Giáo Hoàng đề xướng,” Zakharova.
Sự thay đổi thái độ của Nga dường như đã diễn ra sau chuyến viếng thăm Putin của các nhà lãnh đạo Phi Châu.
Trong một thông cáo báo chí đưa ra sau chuyến viếng thăm này, Điện Cẩm Linh đã cố gắng tô vẽ Ukraine là quốc gia hiếu chiến và Nga là đất nước yêu chuộng hòa bình, bất chấp một thực tế hiển nhiên rằng Nga là nước xâm lược Ukraine.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết Nga nhận thấy rất ít cơ hội đàm phán hòa bình với Ukraine do lập trường của Kyiv về vấn đề này bất chấp những nỗ lực mang tính xây dựng của phái bộ hòa bình Phi Châu.
Ông Peskov cho biết Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã có các cuộc hội đàm “rất hiệu quả” với các nhà lãnh đạo Phi Châu vào hôm thứ Bảy và vẫn sẵn sàng đối thoại với các quốc gia và các tổ chức khác về hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Nhưng ông nói với các phóng viên rằng cái mà ông gọi là lập trường lịch sử của Kyiv có nghĩa là “người ta khó có thể nói về những cơ sở ổn định” cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Cơ sở ổn định cho cuộc đàm phán hòa bình là gì? Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga, và hiện là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh quốc gia Nga có một câu trả lời thẳng thừng.
Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, Medvedev nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện.
Source:Sismografo
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Đức Hồng Y Ghirlanda kế vị Đức Hồng Y Burke làm Hồng Y bảo trợ Dòng Malta
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda, dòng Tên, kế vị Đức Hồng Y Raymond Burke làm Hồng Y bảo trợ của Dòng Malta.
Vatican đã công bố vào ngày 19 tháng 6 rằng vị Hồng Y Dòng Tên 80 tuổi sẽ đảm nhận vai trò là “Cardinalis Patronus”, đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Dòng Malta, chịu trách nhiệm thúc đẩy lợi ích tinh thần của nhà Dòng với 13.500 thành viên.
Đức Hồng Y Ghirlanda đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc cải cách của Dòng Malta. Ngài là thành viên của nhóm soạn thảo hiến pháp mới của Dòng và đã nói chuyện rất lâu với Đức Thánh Cha về tiến trình này, cùng với Đức Hồng Y Silvano Maria Tomasi, đặc sứ gần đây nhất của Dòng.
Dòng quân sự có chủ quyền của Malta vừa là một dòng tu giáo dân của Giáo Hội Công Giáo vừa là một quốc gia có chủ quyền tuân theo luật pháp quốc tế.
Vào năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra lệnh cải cách cả đời sống tôn giáo và hiến pháp của dòng. Ngài đã phê duyệt điều lệ hiến pháp mới và các quy định vào năm ngoái.
Đức Hồng Y Burke, một Hồng Y người Mỹ 74 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Hồng Y bảo trợ của Dòng Malta từ năm 2014. Tuy nhiên, khi Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu được bổ nhiệm vào năm 2017 với tư cách là Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng để giám sát việc cải cách dòng này, Đức Hồng Y Burke chỉ còn giữ chức vụ trên danh nghĩa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tấn phong Hồng Y cho linh mục Ghirlanda vào năm 2022. Ngài là một trong số ít người được đội mũ đỏ với tư cách là linh mục mà không phải là giám mục. Đức Hồng Y Ghirlanda đã được trao cho Nhà thờ Dòng Tên Gesù của Rôma làm nhà thờ hiệu tòa của mình.
Vị Hồng Y và luật sư giáo luật người Ý là cựu hiệu trưởng của Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Rome, đã phục vụ từ năm 1975.
Vị linh mục Dòng Tên đã có 10 năm làm thẩm phán tại Tòa phúc thẩm của Thành phố Vatican, từ năm 1993 đến năm 2003. Ngài là trưởng khoa giáo luật của Grêgôriô từ năm 1995 đến năm 2004 và hiệu trưởng của trường đại học từ năm 2004 đến năm 2010.
Thông báo về việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Ghirlanda được đưa ra ngay sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ tân Đại Hiệp Sĩ của Dòng Malta vào ngày 19 tháng Sáu.
Tháng 5 vừa qua, Dòng Malta đã bầu Hiệp Sĩ John Dunlap làm nhà lãnh đạo thứ 81 của Dòng. Dunlap là người Canada và là hiệp sĩ đầu tiên từ Mỹ Châu lãnh đạo Dòng Malta trong lịch sử 975 năm tuổi của nó.
Source:Catholic News Agency