Phụng Vụ - Mục Vụ
Thầy là ai?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:47 21/06/2013
Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 9, 18-24
THẦY LÀ AI ?
Đi theo Chúa Giêsu, Người Thầy tuyệt hảo, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ về mọi phương diện. Ngài đã huấn luyện, giáo dục các môn đệ. Để minh chứng cho lời nói của Ngài, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã dạy giáo lý, đã làm chứng cho Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài vừa nói vừa làm để uốn nắn, hun đúc các môn đệ và để đào tạo các môn đệ trở nên những chứng nhân cho Tin Mừng Phục Sinh. Sau khi ở với Chúa một thời gian tương đối lâu dài, Chúa đã nghe nhiều dư luận của quần chúng nhân dân nói về Ngài. Có người bảo Ngài là Êlia, người khác bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, nhưng lại có dư luận cho Ngài là một vị ngôn sứ nào đó…Tất cả đều con mơ hồ về Con Người, về lai lịch của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu muốn biết quan điểm và các môn đệ nghĩ Chúa là ai ?...
Thực tế, có rất nhiều luồng dư luận nói về Chúa Giêsu. Tất cả các nguồn, các luồng dư luận về con người của Chúa đều còn mơ hồ và chỉ đúng một khía cạnh nào đối với Chúa Giêsu mà thôi. Đối với đám đông dân chúng này, Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ thần thế nào đó, có sứ mạng lớn lao để dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến trần gian, còn Chúa Giêsu vẫn chưa phải là Đấng Cứu Thế muôn dân hằng mong đợi. Còn các môn đệ, những người sống gần gũi với Chúa Giêsu, những người thân tín với Chúa, những người phải xác tín, cảm nghiệm và nhận ra Đấng Cứu Thế…Các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu thật là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa phải đến. Chính Phêrô đã mạnh mẽ, không úp mở, tuyên xưng rõ ràng, cụ thể:” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “. Đây là lời mặc khải bởi vì lời này phát xuất từ cõi lòng, từ đức tin sâu xa của Phêrô dưới sự soi sáng, dưới mặc khải của chính Thiên Chúa. Phêrô và các môn đệ hoàn toàn khác với đám dân, các Ngài tin thật Chúa là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế phải đến trong thế gian. Ngài không chỉ là Đấng dọn đường cho Đấng Thiên Sai như đám đông quần chúng nhân dân nghĩ và nói ra.
Chúa Giêsu đã xác nhận lời tuyên xưng đức tin của Phêrô và các môn đệ. Ngài minh chứng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, Ngài không hứa bất cứ điều gì với các môn đệ như cho các Ngài giầu có, cho các Ngài được vinh dự nơi thế gian, nhưng Ngài đã loan báo cho các môn đệ: ” Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy “.
Còn các con nghĩ Thầy là ai ? – Đây là câu hỏi về sự quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu. Một câu hỏi và một câu trả lời đòi hỏi lương tâm của mỗi người. Chúng ta theo Chúa Giêsu, nhưng liệu cuộc sống của chúng ta và thái độ của chúng ta có nói lên Chúa đang hiện diện trong chúng ta, và chúng ta có minh chứng, xác nhận cho mọi người biết Chúa đang ở trong chúng ta.”Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “ không? Chúa Giêsu khi loan báo cuộc thống khổ và Phục sinh của Ngài là muốn kiểm chứng tính quan hệ giữa Ngài và các môn đệ. Vâng, nếu người ta chỉ nghĩ Chúa Giêsu là một Luật sĩ hay là một ngôn sứ thì giáo huấn của Ngài là điều quan trọng nhất, nhưng đàng này Ngài là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế thì Con Người và Mầu Nhiệm của Ngài là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, câu hỏi của Chúa Giêsu: ” Các con nghĩ Thầy là ai ? “, không phải là câu hỏi tò mò, một câu hỏi bình thường nhưng Chúa Giêsu muốn kiểm chứng quan hệ đích thực, sâu xa của các môn đệ.
Để có thể biểu hiện, chứng tỏ chúng ta là Kitô hữu, cuộc sống, cử chỉ, thái độ của chúng ta, có cho người khác nhận ra chúng ta là người môn đệ của Chúa, có Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa hay không ? Muốn chứng tỏ chúng ta có Chúa và Chúa ở trong ta, chúng ta có sống đúng Tin Mừng nghĩa là chúng ta phải xóa bỏ những gì là ích kỷ, nhỏ nhen, căm ghét và cố gắng sống quảng đại, yêu thương, cảm thông và tha thứ với mọi người.
Lạy Chúa như các môn đệ xưa, chúng con xin thưa với Chúa: ” Bỏ Chúa chúng con biết theo ai vì Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con xác tín và tuyên xưng mạnh mẽ: ” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Dư luận của dân nghĩ về Chúa thế nào ?
2.Các môn đệ nghĩ Chúa là ai ?
3.Phêrô tuyên xưng Chúa là ai ?
4.Đấng Thiên Sai là Đấng nào ?
5.Tại sao chúng ta phải sống yêu thương ?
Lc 9, 18-24
THẦY LÀ AI ?
Đi theo Chúa Giêsu, Người Thầy tuyệt hảo, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ về mọi phương diện. Ngài đã huấn luyện, giáo dục các môn đệ. Để minh chứng cho lời nói của Ngài, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ, đã dạy giáo lý, đã làm chứng cho Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ngài vừa nói vừa làm để uốn nắn, hun đúc các môn đệ và để đào tạo các môn đệ trở nên những chứng nhân cho Tin Mừng Phục Sinh. Sau khi ở với Chúa một thời gian tương đối lâu dài, Chúa đã nghe nhiều dư luận của quần chúng nhân dân nói về Ngài. Có người bảo Ngài là Êlia, người khác bảo Ngài là Gioan Tẩy Giả, nhưng lại có dư luận cho Ngài là một vị ngôn sứ nào đó…Tất cả đều con mơ hồ về Con Người, về lai lịch của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu muốn biết quan điểm và các môn đệ nghĩ Chúa là ai ?...
Thực tế, có rất nhiều luồng dư luận nói về Chúa Giêsu. Tất cả các nguồn, các luồng dư luận về con người của Chúa đều còn mơ hồ và chỉ đúng một khía cạnh nào đối với Chúa Giêsu mà thôi. Đối với đám đông dân chúng này, Chúa Giêsu chỉ là một ngôn sứ thần thế nào đó, có sứ mạng lớn lao để dọn đường cho Đấng Thiên Sai đến trần gian, còn Chúa Giêsu vẫn chưa phải là Đấng Cứu Thế muôn dân hằng mong đợi. Còn các môn đệ, những người sống gần gũi với Chúa Giêsu, những người thân tín với Chúa, những người phải xác tín, cảm nghiệm và nhận ra Đấng Cứu Thế…Các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu thật là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa phải đến. Chính Phêrô đã mạnh mẽ, không úp mở, tuyên xưng rõ ràng, cụ thể:” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa “. Đây là lời mặc khải bởi vì lời này phát xuất từ cõi lòng, từ đức tin sâu xa của Phêrô dưới sự soi sáng, dưới mặc khải của chính Thiên Chúa. Phêrô và các môn đệ hoàn toàn khác với đám dân, các Ngài tin thật Chúa là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế phải đến trong thế gian. Ngài không chỉ là Đấng dọn đường cho Đấng Thiên Sai như đám đông quần chúng nhân dân nghĩ và nói ra.
Chúa Giêsu đã xác nhận lời tuyên xưng đức tin của Phêrô và các môn đệ. Ngài minh chứng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, Ngài không hứa bất cứ điều gì với các môn đệ như cho các Ngài giầu có, cho các Ngài được vinh dự nơi thế gian, nhưng Ngài đã loan báo cho các môn đệ: ” Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy “.
Còn các con nghĩ Thầy là ai ? – Đây là câu hỏi về sự quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu. Một câu hỏi và một câu trả lời đòi hỏi lương tâm của mỗi người. Chúng ta theo Chúa Giêsu, nhưng liệu cuộc sống của chúng ta và thái độ của chúng ta có nói lên Chúa đang hiện diện trong chúng ta, và chúng ta có minh chứng, xác nhận cho mọi người biết Chúa đang ở trong chúng ta.”Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “ không? Chúa Giêsu khi loan báo cuộc thống khổ và Phục sinh của Ngài là muốn kiểm chứng tính quan hệ giữa Ngài và các môn đệ. Vâng, nếu người ta chỉ nghĩ Chúa Giêsu là một Luật sĩ hay là một ngôn sứ thì giáo huấn của Ngài là điều quan trọng nhất, nhưng đàng này Ngài là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế thì Con Người và Mầu Nhiệm của Ngài là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, câu hỏi của Chúa Giêsu: ” Các con nghĩ Thầy là ai ? “, không phải là câu hỏi tò mò, một câu hỏi bình thường nhưng Chúa Giêsu muốn kiểm chứng quan hệ đích thực, sâu xa của các môn đệ.
Để có thể biểu hiện, chứng tỏ chúng ta là Kitô hữu, cuộc sống, cử chỉ, thái độ của chúng ta, có cho người khác nhận ra chúng ta là người môn đệ của Chúa, có Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa hay không ? Muốn chứng tỏ chúng ta có Chúa và Chúa ở trong ta, chúng ta có sống đúng Tin Mừng nghĩa là chúng ta phải xóa bỏ những gì là ích kỷ, nhỏ nhen, căm ghét và cố gắng sống quảng đại, yêu thương, cảm thông và tha thứ với mọi người.
Lạy Chúa như các môn đệ xưa, chúng con xin thưa với Chúa: ” Bỏ Chúa chúng con biết theo ai vì Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con xác tín và tuyên xưng mạnh mẽ: ” Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Dư luận của dân nghĩ về Chúa thế nào ?
2.Các môn đệ nghĩ Chúa là ai ?
3.Phêrô tuyên xưng Chúa là ai ?
4.Đấng Thiên Sai là Đấng nào ?
5.Tại sao chúng ta phải sống yêu thương ?
Đức Kitô, Ngài Là Ai?
Nguyễn Trung Tây, SVD
04:08 21/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Đức Kitô, Ngài Là Ai?
Có lẽ danh từ Kitô đã trở nên quá quen thuộc, cho nên nhiều người tín hữu đã quên mất đi ý nghĩa của danh xưng này. Kitô, chữ Việt Nam hay kristós trong tiếng cổ Hy Lạp, hay mýh, mêsia, trong tiếng cổ Do Thái có nghĩa Đấng [được] Xức Dầu. Vua Saolê và vua Đavít, hai vị vua đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng có thể được gọi là kitô và mêsia, bởi họ đã từng được Thiên Chúa xức dầu qua bàn tay của ngôn sứ Samuel (1Samuel 9:26-27; 10:1; 16:12-13). Cho nên, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đức Kitô hay Đấng Mêsia, người tín hữu đang tuyên xưng tôi tin Đức Giêsu chính là Vua [được Xức Dầu]. Bàn về danh từ thần học Kitô, câu hỏi được đặt ra trong bài tiểu luận này, "Đức Kitô, Ngài là ai?"
Do Thái vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên nằm dưới ách thống trị của đế quốc La Mã. Sống trong tình trạng nô lệ, bị kìm kẹp bởi người ngoại bang, dân Do Thái cầu nguyện và chờ đợi Giavê Thiên Chúa sẽ can thiệp, gửi tới Đấng Thiên Sai, hay Đấng Kitô, hay Đấng Mêsia. Đấng Thiên Sai sẽ lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi đất của sữa và mật ong—tương tự như thời Cựu Ước, Giavê Thiên Chúa đã xức dầu phong vương cho Vua Saolê và Vua Đavít, cả hai đã đánh đuổi người Philistine ra khỏi đất hứa. Sau đó cả hai đã thống nhất, xây dựng Do Thái, biến vùng Đất Hứa trở thành cường quốc trong vùng Trung Đông vào thế kỷ thứ 10 và thứ 9 trước Công Nguyên.[1]
Vào một ngày kia, trong vùng đất dân ngoại, kế cận thành Cêsarê Phêlípphê, nằm phía đông bắc của Galilê, Đức Giêsu hỏi các môn đệ một câu hỏi bất ngờ,
— Người ta nói Thầy là ai?
Các môn đệ tranh nhau nhắc lại tên của những vị ngôn sứ trong thời Cựu Ước,
— Người ta nói Thầy là Êlia.
— Có người nói Thầy là tiên tri Giêrêmia,
— Có người nói Thầy là Gioan Tẩy Giả.
Sau khi lắng nghe các môn đệ tranh nhau tường thuật lại những điều người dân đương thời đồn đại về căn tính của mình, Đức Giêsu một lần nữa lại cất tiếng hỏi,
— Vậy [riêng các con], các con nghĩ Thầy là ai?
Phêrô khẳng khái trả lời,
— Thầy là Đức Kitô (Lk 9:20), Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:13-20).
Qua câu nói này, Phêrô tuyên xưng hai điều,
(1). Ông tin rằng Đức Giêsu chính là Đấng Xức Dầu bởi Thiên Chúa, và nhiệm vụ của Ngài là lãnh đạo dân Do Thái, đánh đuổi người La Mã, giải cứu dân chúng thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang;
(2). Điều này khá mới lạ, Phêrô tin rằng Đức Giêsu chính là Con của Thiên Chúa.
Không giống như các dân tộc lân bang thờ phượng đa thần, người Do Thái chỉ thờ phượng một Giavê Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, “Hỡi Israel, Giavê là Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa duy nhất” (Đệ Nhị Luật 6:4). Nhưng từ cửa miệng của Phêrô, một tư tưởng thần học mới đã hé nụ, đó là, Đức Giêsu Kitô chính là Con Thiên Chúa.
Phêrô là một trong những Kitô hữu đầu tiên, theo như thánh Matthêu, đã tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đó là, Giavê Thiên Chúa có ba bản thể (essence): Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh. Tín điều này loài người không bao giờ hiểu được, nên được gọi là một Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Cho nên, sau lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu đã cất tiếng khen ngợi người thủ lãnh của nhóm Mười Hai là ông đã được Thiên Chúa chúc lành, bởi chính Thiên Chúa đã mạc khải cho Phêrô biết mầu nhiệm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Sau đó, Đức Giêsu đổi tên Simon sang Phêrô, Kêphas, nghĩa là đá. Bắt đầu từ giây phút đó, Phêrô trở thành nền đá vững chắc trường tồn của Giáo Hội Kitô. Sau cùng, người ngư phủ Biển Hồ cũng được trao ban chìa khóa Nước Trời. Điều gì Phêrô cầm buộc, trên trời cũng sẽ cầm buộc. Điều gì Phêrô tháo cởi, trên trời cũng sẽ tháo cởi (Matt 16:19).[2]
Một vị tu sĩ kể lại, ngày kia trong khi đang dạo chơi trên những con đường tấp nập người của kinh thành Nữu Ước, ông gặp người bạn cố tri từ hồi bên Việt Nam. Sau một vài câu chuyện hàn huyên tâm sự, người bạn nhìn vị tu sĩ e dè hỏi,
— Ông vẫn tin vào Thượng Đế?
Vị tu sĩ đáp,
— Vâng, tôi vẫn tin vào Thiên Chúa.
Tới phiên vị tu sĩ, ông hỏi lại người bạn,
— Còn ông thì sao, ông tin vào ai?
Người bạn móc ví, lôi ra tờ giấy 20$ đô la xanh lè, cười đáp,
— Tôi, tôi tin vào tấm hình này...
Suy Niệm
Ngày xưa, Đức Giêsu đã hỏi các người thân của mình, “Các con nghĩ Thầy là ai?”. Câu hỏi đó, ngày hôm nay, Chúa không hỏi các môn đệ của Ngài nữa, nhưng Ngài đang hỏi chúng ta,
— Con nghĩ Thầy là ai?
Sống trong một xã hội, tiền bạc là trên hết, có tiền mới có nhà, có bồ, có xe hơi BMW, Mercedez, có, gần như rất nhiều, chúng ta rất dễ dàng quên đi sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bởi thế, trước câu hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?”, có thể tôi bắt đầu gãi đầu, xoa trán, lúng túng tìm kiếm câu trả lời,
— Hình như… Hình như Thầy không còn là nơi con ẩn náu! Hình như Thầy không còn phải là Đấng con kiếm tìm. Hình như Thầy không phải là Thiên Chúa của con nữa, nhưng là tiền, như người bạn của vị tu sĩ trong câu chuyện đã từng khẳng định. Ngày hôm nay, trong một cuộc sống ngập tràn những tiện nghi vật chất, Laptop mỏng dính, iPod nhẹ tênh, hình như con không còn cảm thấy nhu cầu cần phải có sự hiện hữu của Thầy trong đời sống nữa. Trong một cuộc sống siêu hành tinh, siêu liên mạng, siêu điện tử, và siêu xa lộ, Thầy, Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã được con hạ bệ.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, một lần nữa, con lại xin lỗi Chúa bởi con đang lúng túng với chính con khi Chúa đang hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?” Xin ban lại cho con một quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con một niềm tin quyết liệt để con không còn phải lúng túng với niềm tin, với chính con trong ngày hôm nay, ngày mai và vào ngày cuối đời khi con đang đứng trước mặt Chúa.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chú Thích
[1] Xin đọc thêm bài Thánh Gióng và Thánh Gioan Tiền Hô để hiểu thêm về tình hình chính trị của nước Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên.
[2] Thánh Phêrô được minh họa trong tay đang cầm hai chìa khóa. Một vài người thắc mắc là tại sao Phêrô lại cầm tới hai chiếc chìa khóa trong tay? Nguyên văn trong bản tiếng Koiné, thánh sử Mátthêu sử dụng chữ klêdas, có nghĩa là những chiếc chìa khóa. Như vậy, vào ngày hôm đó, Đức Kitô đã trao cho Phêrô không phải chỉ là một chiếc chìa khóa. Bao nhiêu chìa khóa? Rất tiếc, thánh Mátthêu không nhắc đến. Nhưng, có lẽ, dựa vào chi tiết của câu nói tiếp theo sau đó, “... dưới đất con cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc, dưới đất con tháo cởi điều gì, trên Trời cũng sẽ tháo cởi... (Matt 16:19), người họa sĩ vẽ hình Phêrô nghĩ rằng Đức Kitô đã trao cho vị Giáo Hoàng tiên khởi hai chiếc chìa khóa, một chiếc chìa khóa để cầm buộc, một chiếc chìa khóa để tháo cởi.
Đức Kitô, Ngài Là Ai?
Có lẽ danh từ Kitô đã trở nên quá quen thuộc, cho nên nhiều người tín hữu đã quên mất đi ý nghĩa của danh xưng này. Kitô, chữ Việt Nam hay kristós trong tiếng cổ Hy Lạp, hay mýh, mêsia, trong tiếng cổ Do Thái có nghĩa Đấng [được] Xức Dầu. Vua Saolê và vua Đavít, hai vị vua đầu tiên của dòng lịch sử ơn cứu độ cũng có thể được gọi là kitô và mêsia, bởi họ đã từng được Thiên Chúa xức dầu qua bàn tay của ngôn sứ Samuel (1Samuel 9:26-27; 10:1; 16:12-13). Cho nên, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đức Kitô hay Đấng Mêsia, người tín hữu đang tuyên xưng tôi tin Đức Giêsu chính là Vua [được Xức Dầu]. Bàn về danh từ thần học Kitô, câu hỏi được đặt ra trong bài tiểu luận này, "Đức Kitô, Ngài là ai?"
Do Thái vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên nằm dưới ách thống trị của đế quốc La Mã. Sống trong tình trạng nô lệ, bị kìm kẹp bởi người ngoại bang, dân Do Thái cầu nguyện và chờ đợi Giavê Thiên Chúa sẽ can thiệp, gửi tới Đấng Thiên Sai, hay Đấng Kitô, hay Đấng Mêsia. Đấng Thiên Sai sẽ lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi đất của sữa và mật ong—tương tự như thời Cựu Ước, Giavê Thiên Chúa đã xức dầu phong vương cho Vua Saolê và Vua Đavít, cả hai đã đánh đuổi người Philistine ra khỏi đất hứa. Sau đó cả hai đã thống nhất, xây dựng Do Thái, biến vùng Đất Hứa trở thành cường quốc trong vùng Trung Đông vào thế kỷ thứ 10 và thứ 9 trước Công Nguyên.[1]
Vào một ngày kia, trong vùng đất dân ngoại, kế cận thành Cêsarê Phêlípphê, nằm phía đông bắc của Galilê, Đức Giêsu hỏi các môn đệ một câu hỏi bất ngờ,
— Người ta nói Thầy là ai?
Các môn đệ tranh nhau nhắc lại tên của những vị ngôn sứ trong thời Cựu Ước,
— Người ta nói Thầy là Êlia.
— Có người nói Thầy là tiên tri Giêrêmia,
— Có người nói Thầy là Gioan Tẩy Giả.
Sau khi lắng nghe các môn đệ tranh nhau tường thuật lại những điều người dân đương thời đồn đại về căn tính của mình, Đức Giêsu một lần nữa lại cất tiếng hỏi,
— Vậy [riêng các con], các con nghĩ Thầy là ai?
Phêrô khẳng khái trả lời,
— Thầy là Đức Kitô (Lk 9:20), Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:13-20).
Qua câu nói này, Phêrô tuyên xưng hai điều,
(1). Ông tin rằng Đức Giêsu chính là Đấng Xức Dầu bởi Thiên Chúa, và nhiệm vụ của Ngài là lãnh đạo dân Do Thái, đánh đuổi người La Mã, giải cứu dân chúng thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang;
(2). Điều này khá mới lạ, Phêrô tin rằng Đức Giêsu chính là Con của Thiên Chúa.
Không giống như các dân tộc lân bang thờ phượng đa thần, người Do Thái chỉ thờ phượng một Giavê Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất, “Hỡi Israel, Giavê là Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa duy nhất” (Đệ Nhị Luật 6:4). Nhưng từ cửa miệng của Phêrô, một tư tưởng thần học mới đã hé nụ, đó là, Đức Giêsu Kitô chính là Con Thiên Chúa.
Phêrô là một trong những Kitô hữu đầu tiên, theo như thánh Matthêu, đã tuyên xưng mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, đó là, Giavê Thiên Chúa có ba bản thể (essence): Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh. Tín điều này loài người không bao giờ hiểu được, nên được gọi là một Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa. Cho nên, sau lời tuyên xưng của Phêrô, Đức Giêsu đã cất tiếng khen ngợi người thủ lãnh của nhóm Mười Hai là ông đã được Thiên Chúa chúc lành, bởi chính Thiên Chúa đã mạc khải cho Phêrô biết mầu nhiệm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Sau đó, Đức Giêsu đổi tên Simon sang Phêrô, Kêphas, nghĩa là đá. Bắt đầu từ giây phút đó, Phêrô trở thành nền đá vững chắc trường tồn của Giáo Hội Kitô. Sau cùng, người ngư phủ Biển Hồ cũng được trao ban chìa khóa Nước Trời. Điều gì Phêrô cầm buộc, trên trời cũng sẽ cầm buộc. Điều gì Phêrô tháo cởi, trên trời cũng sẽ tháo cởi (Matt 16:19).[2]
Một vị tu sĩ kể lại, ngày kia trong khi đang dạo chơi trên những con đường tấp nập người của kinh thành Nữu Ước, ông gặp người bạn cố tri từ hồi bên Việt Nam. Sau một vài câu chuyện hàn huyên tâm sự, người bạn nhìn vị tu sĩ e dè hỏi,
— Ông vẫn tin vào Thượng Đế?
Vị tu sĩ đáp,
— Vâng, tôi vẫn tin vào Thiên Chúa.
Tới phiên vị tu sĩ, ông hỏi lại người bạn,
— Còn ông thì sao, ông tin vào ai?
Người bạn móc ví, lôi ra tờ giấy 20$ đô la xanh lè, cười đáp,
— Tôi, tôi tin vào tấm hình này...
Suy Niệm
Ngày xưa, Đức Giêsu đã hỏi các người thân của mình, “Các con nghĩ Thầy là ai?”. Câu hỏi đó, ngày hôm nay, Chúa không hỏi các môn đệ của Ngài nữa, nhưng Ngài đang hỏi chúng ta,
— Con nghĩ Thầy là ai?
Sống trong một xã hội, tiền bạc là trên hết, có tiền mới có nhà, có bồ, có xe hơi BMW, Mercedez, có, gần như rất nhiều, chúng ta rất dễ dàng quên đi sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bởi thế, trước câu hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?”, có thể tôi bắt đầu gãi đầu, xoa trán, lúng túng tìm kiếm câu trả lời,
— Hình như… Hình như Thầy không còn là nơi con ẩn náu! Hình như Thầy không còn phải là Đấng con kiếm tìm. Hình như Thầy không phải là Thiên Chúa của con nữa, nhưng là tiền, như người bạn của vị tu sĩ trong câu chuyện đã từng khẳng định. Ngày hôm nay, trong một cuộc sống ngập tràn những tiện nghi vật chất, Laptop mỏng dính, iPod nhẹ tênh, hình như con không còn cảm thấy nhu cầu cần phải có sự hiện hữu của Thầy trong đời sống nữa. Trong một cuộc sống siêu hành tinh, siêu liên mạng, siêu điện tử, và siêu xa lộ, Thầy, Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống đã được con hạ bệ.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, một lần nữa, con lại xin lỗi Chúa bởi con đang lúng túng với chính con khi Chúa đang hỏi, “Con nghĩ Thầy là ai?” Xin ban lại cho con một quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con một niềm tin quyết liệt để con không còn phải lúng túng với niềm tin, với chính con trong ngày hôm nay, ngày mai và vào ngày cuối đời khi con đang đứng trước mặt Chúa.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chú Thích
[1] Xin đọc thêm bài Thánh Gióng và Thánh Gioan Tiền Hô để hiểu thêm về tình hình chính trị của nước Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên.
[2] Thánh Phêrô được minh họa trong tay đang cầm hai chìa khóa. Một vài người thắc mắc là tại sao Phêrô lại cầm tới hai chiếc chìa khóa trong tay? Nguyên văn trong bản tiếng Koiné, thánh sử Mátthêu sử dụng chữ klêdas, có nghĩa là những chiếc chìa khóa. Như vậy, vào ngày hôm đó, Đức Kitô đã trao cho Phêrô không phải chỉ là một chiếc chìa khóa. Bao nhiêu chìa khóa? Rất tiếc, thánh Mátthêu không nhắc đến. Nhưng, có lẽ, dựa vào chi tiết của câu nói tiếp theo sau đó, “... dưới đất con cầm buộc điều gì, trên Trời cũng sẽ cầm buộc, dưới đất con tháo cởi điều gì, trên Trời cũng sẽ tháo cởi... (Matt 16:19), người họa sĩ vẽ hình Phêrô nghĩ rằng Đức Kitô đã trao cho vị Giáo Hoàng tiên khởi hai chiếc chìa khóa, một chiếc chìa khóa để cầm buộc, một chiếc chìa khóa để tháo cởi.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các nước giàu giữ lời hứa
Lm. Trần Đức Anh OP
07:19 21/06/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 20-6-2013 dành cho 400 tham dự viên khóa họp thứ 38 của tổ chức Lương nông quốc tế, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nước giàu đừng viện cớ khủng hoảng kinh tế để không giữa lời hứa trợ giúp dân nghèo.
Tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, có trụ sở ở Roma, và buổi tiếp kiến đã diễn ra tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha ghi nhận có nhiều sáng kiến và những giải pháp khả thể để giải quyết tình trạng khó khăn về lương thực trên thế giới. Ngài nói: ”Tôi biết rằng mức sản xuất lương thực hiện nay trên thế giới đủ cho dân chúng, nhưng vẫn có hằng triệu người đang chịu đau khổ và chết vì đói: đây thực là một gương mù. Cần phải tìm ra những phương thức để tất cả mọi người có thể được hưởng hoa màu ruộng đất, không những để tránh tình trạng hố chia cách ngày càng sâu rộng giữa người có nhiều và những người phải hài lòng với những vụn bánh, nhưng nhất là vì đòi hỏi của đức công bằng và nghĩa vụ phải tôn trọng mỗi người”.
”Tất cả chúng ta ở đây đều chia sẻ ý tưởng chúng ta có thể và phải làm cái gì hơn nữa để mang lại nghị lực cho hoạt động quốc tế bênh vực người nghèo, không phải chỉ được linh hoạt bằng thiện chí, hoặc tệ hơn nữa bằng những lời hứa thường không được thi hành. Người ta cũng không thể tiếp tục viện cớ tình trạng khủng chung trên thế giới để tránh né nghĩa vụ. Cuộc khủng hoàng này người ta không thể hoàn toàn ra khỏi, bao lâu không cứu xét những hoàn cảnh và điều kiện sinh sống của con người, qua nhân vị và phẩm giá của họ”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng: ”Nhân vị và phẩm giá con người có nguy cơ trở thành trừu tượng, đứng trước những vấn đề như việc sử dụng bạo lực, chiến tranh, thiếu dinh dưỡng, tình trạng bị gạt ra ngoài lề, nạn vi phạm những quyền tự do căn bản, hoặc nạn đầu cơ tài chánh, là tệ nạn trong lúc này đây đang ảnh hưởng trên giá cả lương thực, coi lương thực như mọi thứ hàng hóa khác, mà quên rằng mục tiêu đầu tiên của nó là nuôi sống con người”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng: ”Cần chống lại những lợi lộc kinh tế thiển cận và lý lẽ quyền lực của một thiểu số, loại bỏ đa số dân chúng thế giới và gây ra nghèo đói, gạt ra ngoài lề, với những hậu quả làm băng hoại xã hội. Ngoài ra cần bài trừ nạn tham ô hối lộ, tạo nên đặc ân cho một số người đồng thời gây ra bất công cho nhiều người”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương người Samaritano nhân lành, cử chỉ của ông cứu giúp người bị thương không phải là một hành vi làm phúc bố thí, nhưng là trở nên một với người mà ông cứu giúp, chia sẻ số phận của ngừơi bị thương. Đức Thánh Cha nhận định rằng tinh thần ấy cũng phải hướng dẫn công trình cải tổ các tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức FAO. ”Cần vượt thắng thái độ dửng dưng hoặc nhìn sang phía khác, nhưng cần cấp thiết để ý đến những nhu cầu cấp bách hiện nay, với niềm tín thác rằng trong tương lai những kết quả của hoạt động có thể được chín mùi”. (SD 20-6-2013)
Tổ chức Lương nông quốc tế, gọi tắt là FAO, có trụ sở ở Roma, và buổi tiếp kiến đã diễn ra tại sảnh đường Clementina trong dinh tông tòa.
Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha ghi nhận có nhiều sáng kiến và những giải pháp khả thể để giải quyết tình trạng khó khăn về lương thực trên thế giới. Ngài nói: ”Tôi biết rằng mức sản xuất lương thực hiện nay trên thế giới đủ cho dân chúng, nhưng vẫn có hằng triệu người đang chịu đau khổ và chết vì đói: đây thực là một gương mù. Cần phải tìm ra những phương thức để tất cả mọi người có thể được hưởng hoa màu ruộng đất, không những để tránh tình trạng hố chia cách ngày càng sâu rộng giữa người có nhiều và những người phải hài lòng với những vụn bánh, nhưng nhất là vì đòi hỏi của đức công bằng và nghĩa vụ phải tôn trọng mỗi người”.
”Tất cả chúng ta ở đây đều chia sẻ ý tưởng chúng ta có thể và phải làm cái gì hơn nữa để mang lại nghị lực cho hoạt động quốc tế bênh vực người nghèo, không phải chỉ được linh hoạt bằng thiện chí, hoặc tệ hơn nữa bằng những lời hứa thường không được thi hành. Người ta cũng không thể tiếp tục viện cớ tình trạng khủng chung trên thế giới để tránh né nghĩa vụ. Cuộc khủng hoàng này người ta không thể hoàn toàn ra khỏi, bao lâu không cứu xét những hoàn cảnh và điều kiện sinh sống của con người, qua nhân vị và phẩm giá của họ”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng: ”Nhân vị và phẩm giá con người có nguy cơ trở thành trừu tượng, đứng trước những vấn đề như việc sử dụng bạo lực, chiến tranh, thiếu dinh dưỡng, tình trạng bị gạt ra ngoài lề, nạn vi phạm những quyền tự do căn bản, hoặc nạn đầu cơ tài chánh, là tệ nạn trong lúc này đây đang ảnh hưởng trên giá cả lương thực, coi lương thực như mọi thứ hàng hóa khác, mà quên rằng mục tiêu đầu tiên của nó là nuôi sống con người”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng: ”Cần chống lại những lợi lộc kinh tế thiển cận và lý lẽ quyền lực của một thiểu số, loại bỏ đa số dân chúng thế giới và gây ra nghèo đói, gạt ra ngoài lề, với những hậu quả làm băng hoại xã hội. Ngoài ra cần bài trừ nạn tham ô hối lộ, tạo nên đặc ân cho một số người đồng thời gây ra bất công cho nhiều người”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương người Samaritano nhân lành, cử chỉ của ông cứu giúp người bị thương không phải là một hành vi làm phúc bố thí, nhưng là trở nên một với người mà ông cứu giúp, chia sẻ số phận của ngừơi bị thương. Đức Thánh Cha nhận định rằng tinh thần ấy cũng phải hướng dẫn công trình cải tổ các tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức FAO. ”Cần vượt thắng thái độ dửng dưng hoặc nhìn sang phía khác, nhưng cần cấp thiết để ý đến những nhu cầu cấp bách hiện nay, với niềm tín thác rằng trong tương lai những kết quả của hoạt động có thể được chín mùi”. (SD 20-6-2013)
Đức Thánh Cha tiếp kiến 148 vị Đại Diện Tòa Thánh
Lm. Trần Đức Anh OP
07:30 21/06/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến các vị Sứ thần và Khâm Sứ Tòa Thánh sáng 21-6-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhắc nhở các vị hãy sống như những mục tử và quan tâm tuyển chọn các ứng viên xứng đáng để được bổ nhiệm làm Giám Mục.
148 vị TGM Sứ thần và Khâm Sứ Tòa Thánh từ các nơi trên thế giới tựu về Roma để tham dự Ngày của các vị Sứ Thần trong khuôn khổ Năm Đức Tin tiến hành trong hai ngày 21 và 22-6-2013. Đây là lần thứ 2 các vị họp mặt tại Roma sau lần gặp gỡ hồi năm thánh 2000.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha chân thành cám ơn sự phục vụ của các vị Sứ Thần Tòa Thánh, nhiều khi trong những hoàn cảnh khó khăn, sống trong tình trạng như những người du mục, thường phải thay đổi nhiệm sở, phải hy sinh, từ bỏ nhiều liên hệ bạn hữu, luôn bắt đầu lại, luôn phải thích ứng với những hoàn cảnh của Giáo Hội và đất nước mình được gửi gửi tới.
Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến một nhiệm vụ quan trọng của các vị Sứ Thần Tòa Thánh là điều tra để làm danh sách các ứng viên Giám Mục. Ngài nói: ”Trong công tác tế nhị này, anh em hãy chú ý làm sao để chọn các ứng viên là những vị mục tử gần gũi dân chúng, là những người cha và người anh, hiền từ, kiên nhẫn và từ bi; yêu mến thanh bần, thanh bần nội tâm như một sự tự do vì Chúa và thanh bần bên ngoài như sự đơn sơ và khổ hạnh; các ứng viên ấy không phải là người có tâm lý như những ”ông hoàng”. Anh em hãy chú ý để các ứng viên đó không phải là kẻ có tham vọng, là những người không tìm kiếm chức Giám Mục, là hôn phụ của một giáo phận, không luôn luôn tìm kiếm một giáo phận khác. Họ phải là người có khả năng ”canh chừng” đoàn chiên được ủy thác cho mình, nghĩa là quan tâm tới tất cả những gì duy trì sự hiệp nhất của đoàn chiên, tỉnh thức đối với đoàn chiến, chú ý đến những nguy hiểm đe dọa chiên, làm sao để có hy vọng, mặt trời và ánh sáng trong các tâm hồn; với tình tình yêu thương và kiên nhẫn hỗ trợ các dự phóng mà Thiên Chúa thực hiện nơi dân Ngài”.
Cũng trong huấn từ mà Đức Thánh Cha cho biết là xuất phát tự thâm tâm ngài, ngài nhắc nhở các vị Sứ Thần Tòa Thánh hãy là những vị mục tử và nói rằng:
”Đây là điều không bao giờ chúng ta được quên! Các vị đại diện Tòa Thánh quí mến, anh em là sự hiện diện của Chúa Kitô, sự hiện diện tư tế, sự hiện diện mục tử. Tuy anh em không giảng dạy cho một phần dân Chúa được ủy thác cho anh em, không điều khiển một Giáo Hội địa phương, nhưng anh em là mục tử phục vụ Giáo Hội với vai trò khích lệ, như những thừa tác viên hiệp thông, với nhiệm vụ nhiều khi không dễ dàng, đó là nhiệm vụ nhắc nhở. Anh em hãy luôn làm tất cả những điều đó với tình yêu mến sâu xa! Cả trong những quan hệ với chính quyền dân sự và các đồng nghiệp, anh em là những vị mục tử: luôn tìm kiếm thiện ích của mọi người, của Giáo Hội và của mỗi người”.
Gặp gỡ và cầu nguyện
Sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha vào ban sáng, chiều 21-6-2013, từ lúc 4 giờ rưỡi đến gần 6 giờ chiều, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đã tụ tập tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, chầu Mình Thánh Chúa và cử hành kinh chiều, do ĐHY James Michael Harvey, Giám quản đền thờ này chủ sự, với bài suy nhiệm do ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa đảm trách.
Tiếp đó, các vị đã dừng lại tại Bàn thờ chính của đền thờ bên dưới có mộ Thánh Phaolô và và viếng thăm khu khai quật tại đây. Sau cùng, lúc 8 giờ rưỡi tối, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đã dùng bữa tối với Đức Thánh Cha.
Nhân cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã tặng cho mỗi vị một thánh giá GM bằng bạc, dài 10 centimet và ngang 7 centimet, nặng 85 gram do hai nghệ nhân Claudio và Piero Savi thực hiện riêng cho dịp này.
Lúc 9 giờ sáng thứ bẩy 22-6-2013, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đồng tế thánh lễ với ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tại nhà nguyện cung nguyện trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Tiếp đến lúc 10 giờ 45, tại Hội trường mới của Thượng HĐGM các vị nguyện kinh giờ Ba, rồi gặp gỡ làm việc với các vị lãnh đạo Phủ Quốc vụ khanh gồm ĐHY Bertone, và hai vị TGM Phụ tá Quốc Vụ Khanh Angelo Becciu và Đức TGM ngoại trưởng của Tòa Thánh Dominique Mamberti.
Ban trưa các vị dùng bữa tại Nhà Trọ thánh Marta và lúc 5 giờ rưỡi chiều có buổi hòa nhạc tại Đại thính đường Phaolô 6.
Trong số các vị Sứ Thần Tòa Thánh, cũng có một người Việt là Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiện là Sứ thần tại Costa Rica, sau khi đã làm Sứ Thần tại Togo, Benin, rồi Cộng hòa Tchad và Trung Phi (SD 21-6-2013)
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha chân thành cám ơn sự phục vụ của các vị Sứ Thần Tòa Thánh, nhiều khi trong những hoàn cảnh khó khăn, sống trong tình trạng như những người du mục, thường phải thay đổi nhiệm sở, phải hy sinh, từ bỏ nhiều liên hệ bạn hữu, luôn bắt đầu lại, luôn phải thích ứng với những hoàn cảnh của Giáo Hội và đất nước mình được gửi gửi tới.
Đức Thánh Cha đặc biệt đề cập đến một nhiệm vụ quan trọng của các vị Sứ Thần Tòa Thánh là điều tra để làm danh sách các ứng viên Giám Mục. Ngài nói: ”Trong công tác tế nhị này, anh em hãy chú ý làm sao để chọn các ứng viên là những vị mục tử gần gũi dân chúng, là những người cha và người anh, hiền từ, kiên nhẫn và từ bi; yêu mến thanh bần, thanh bần nội tâm như một sự tự do vì Chúa và thanh bần bên ngoài như sự đơn sơ và khổ hạnh; các ứng viên ấy không phải là người có tâm lý như những ”ông hoàng”. Anh em hãy chú ý để các ứng viên đó không phải là kẻ có tham vọng, là những người không tìm kiếm chức Giám Mục, là hôn phụ của một giáo phận, không luôn luôn tìm kiếm một giáo phận khác. Họ phải là người có khả năng ”canh chừng” đoàn chiên được ủy thác cho mình, nghĩa là quan tâm tới tất cả những gì duy trì sự hiệp nhất của đoàn chiên, tỉnh thức đối với đoàn chiến, chú ý đến những nguy hiểm đe dọa chiên, làm sao để có hy vọng, mặt trời và ánh sáng trong các tâm hồn; với tình tình yêu thương và kiên nhẫn hỗ trợ các dự phóng mà Thiên Chúa thực hiện nơi dân Ngài”.
Cũng trong huấn từ mà Đức Thánh Cha cho biết là xuất phát tự thâm tâm ngài, ngài nhắc nhở các vị Sứ Thần Tòa Thánh hãy là những vị mục tử và nói rằng:
”Đây là điều không bao giờ chúng ta được quên! Các vị đại diện Tòa Thánh quí mến, anh em là sự hiện diện của Chúa Kitô, sự hiện diện tư tế, sự hiện diện mục tử. Tuy anh em không giảng dạy cho một phần dân Chúa được ủy thác cho anh em, không điều khiển một Giáo Hội địa phương, nhưng anh em là mục tử phục vụ Giáo Hội với vai trò khích lệ, như những thừa tác viên hiệp thông, với nhiệm vụ nhiều khi không dễ dàng, đó là nhiệm vụ nhắc nhở. Anh em hãy luôn làm tất cả những điều đó với tình yêu mến sâu xa! Cả trong những quan hệ với chính quyền dân sự và các đồng nghiệp, anh em là những vị mục tử: luôn tìm kiếm thiện ích của mọi người, của Giáo Hội và của mỗi người”.
Gặp gỡ và cầu nguyện
Sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha vào ban sáng, chiều 21-6-2013, từ lúc 4 giờ rưỡi đến gần 6 giờ chiều, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đã tụ tập tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, chầu Mình Thánh Chúa và cử hành kinh chiều, do ĐHY James Michael Harvey, Giám quản đền thờ này chủ sự, với bài suy nhiệm do ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa đảm trách.
Tiếp đó, các vị đã dừng lại tại Bàn thờ chính của đền thờ bên dưới có mộ Thánh Phaolô và và viếng thăm khu khai quật tại đây. Sau cùng, lúc 8 giờ rưỡi tối, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đã dùng bữa tối với Đức Thánh Cha.
Nhân cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã tặng cho mỗi vị một thánh giá GM bằng bạc, dài 10 centimet và ngang 7 centimet, nặng 85 gram do hai nghệ nhân Claudio và Piero Savi thực hiện riêng cho dịp này.
Lúc 9 giờ sáng thứ bẩy 22-6-2013, các vị Sứ Thần Tòa Thánh đồng tế thánh lễ với ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tại nhà nguyện cung nguyện trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Tiếp đến lúc 10 giờ 45, tại Hội trường mới của Thượng HĐGM các vị nguyện kinh giờ Ba, rồi gặp gỡ làm việc với các vị lãnh đạo Phủ Quốc vụ khanh gồm ĐHY Bertone, và hai vị TGM Phụ tá Quốc Vụ Khanh Angelo Becciu và Đức TGM ngoại trưởng của Tòa Thánh Dominique Mamberti.
Ban trưa các vị dùng bữa tại Nhà Trọ thánh Marta và lúc 5 giờ rưỡi chiều có buổi hòa nhạc tại Đại thính đường Phaolô 6.
Trong số các vị Sứ Thần Tòa Thánh, cũng có một người Việt là Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiện là Sứ thần tại Costa Rica, sau khi đã làm Sứ Thần tại Togo, Benin, rồi Cộng hòa Tchad và Trung Phi (SD 21-6-2013)
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 16 tân linh mục
Chỉnh Trần, SJ.
15:42 21/06/2013
Dòng Tên Hoa Kỳ có thêm 16 tân linh mục
Ba tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên trong lịch sử, Dòng Tên, dòng tu có số tu sĩ đông nhất Giáo Hội sẽ phong chức linh mục cho 16 thầy phó tế thuộc các tỉnh dòng tại Hoa Kỳ trong tháng này.
Lễ phong chức sẽ được cử hành tại Đại học Fordham ở Bronx, New York; nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu ở New Orleans; nhà thờ Thánh Thể ở Los Angeles và nhà nguyện Đức Mẹ Trên Đường tại Đại học Loyola Chicago.
Trước khi gia nhập Dòng Tên, các tiến chức này đã làm việc trong nhiều môi trường như: các tổ chức phi lợi nhận, giáo dục đại học, chính quyền tiểu bang, trung tâm sản xuất phim tài liệu, trung tâm nghiên cứu sinh học và giáo viên tại các trường trung học và đại học. Sự đa dạng của họ làm nổi bật cho chính sự đa dạng của Dòng Tên, dòng tu do thánh I-nhã Loyola thành lập năm 1540 “để phục vụ Chúa và Giáo Hội – Hiền Thê của Người dưới quyền của Đức Giáo Hoàng Rôma.”
Các tiến chức linh mục này đến từ nhiều tiểu bang khác nhau như: Connecticut, Hawaii, Louisiana, Massachusetts, Missisippi, New Jersey, New York, Ohio, Oregon, Washington và Wisconsin. Thời còn là sinh viên đại học, phần đông trong số họ đã theo học tại các trường đại học của Dòng Tên, vốn là nơi giúp họ lần đầu tiên biết về Dòng Tên. Trong tư cách là những Giêsu hữu đang trong thời gian huấn luyện, họ đã được sai đến nhiều nơi trên thế giới để phục vụ và học tập như: Mexico, El Salvador, Ý, Colombia và Bolivia.
Cha Thomas H. Smolich, SJ, chủ tịch của Vùng Dòng Tên Hoa Kỳ nói “Đây quả là một thời điểm đầy niềm vui cho cả Dòng Tên và Giáo Hội khi chúng ta đón mừng 16 tiến chức sẽ được phong chức trong tháng này. Lời mời gọi đến với sứ vụ linh mục của họ cũng đa dạng như chính quê hương và nghề nghiệp trước đây của họ, nhưng họ có một điểm chung: đó là khao khát dâng hiến đời mình cho sứ mạng phục vụ của Dòng Tên trong lòng Giáo Hội, vốn là nơi có nhu cầu lớn nhất.
Những ứng viên này được mời gọi lên chức linh mục Công Giáo trong Dòng Tên sau một thời gian huấn luyện lâu dài từ 8 đến 12 năm (từ lúc là những tập sinh chập chững bước vào Dòng đến lúc được phong chức).
Khi họ bắt đầu những sứ vụ đầu tiên trong tư cách là những linh mục Dòng Tên, các tiến chức sẽ dấn thân vào một loạt sứ mạng như: mục vụ giáo xứ ở New Orleans, Seattle và Washington, DC; tiếp tục học thần học và giảng dạy tại các trường trung học và đại học Dòng Tên.
Dưới đây là 16 tiến chức sẽ trở thành linh mục Dòng Tên tại Hoa Kỳ năm nay:
Cha Glen Butterworth, SJ, 42 tuổi, sinh tại Đức.
- Theo học ngành lịch sử tại Đại học John Cabot ở Rôma và sau đó trở lại Mỹ để theo học tại Đại học Frostburg State ở Tây Maryland để lấy bằng cử nhân về kinh tế quốc tế năm 1993.
- Được chính quyền tổng thống Clinton tuyến dụng phục vụ trong tư cách là một nhân viên phụ trách về quan hệ chính phủ.
- Năm 2001, gia nhập Dòng Tên.
- Sau thời gian nhà tập, cha Butterworth được sai đi học tại Đại học Fordham New York. Trong thời gian này ngài vừa học để lấy bằng cao học triết học vừa học về giải quyết xung đột tại Đại học Columbia.
- Cha Butterworth cũng đã lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Dòng Tên của Đại học Santa Clara ở Berkeley, California
Cha James T. Donovan, SJ, 48 tuổi, chào đời tại Brooklyn, New York và lớn lên tại Long Island.
- Theo học trường Đại học Le Moyne ở Syracuse, New York và lấy bằng cử nhân hóa học năm 1986.
- Năm 1991 ngài lấy bằng cao học về giáo dục tại Đại học Fordham của Dòng Tên.
- Năm 2004, cha Donovan gia nhập Dòng Tên.
- Chịu chức phó tế năm 2012 và phục vụ tại nhà thờ thánh Leo, giáo phận Oakland, California. Trong thời gian này, ngài theo học và nhận bằng cao học thần học tại trường thần học của Đại học Dòng Tên Santa Clarra ở Berkeley, California.
Cha Peter M. Folan, SJ, 34 tuổi, người gốc Massapequa Park trên Long Island, New York.
- Ngài theo học tại Đại học Notre Dame và đậu bằng cử nhân trong Chương trình nghiên cứu tự do và tiếng Đức năm 2000.
- Làm việc cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong cương vị là người nghiên cứu về giáo dục và chính sách công cộng.
- Năm 2003, ngài gia nhập Dòng Tên.
- Sau nhà tập ngài theo học tại Đại học Fordham và đậu bằng cao học triết học năm 2008. Giai đoạn thực tập tông đồ, ngài dạy triết tại Đại học Scranton ở Pennsylvania. Năm 2010 ngài lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Boston.
Cha Phillip A. Canir, SJ, 36 tuổi, sinh tại Seattle và lớn lên ở Hawaii.
- Theo học tại Đại học Hawaii và đậu bằng cử nhân về khoa học chính trị và Châu Á học năm 1999. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ngài gia nhập Dòng Tên.
- Sau nhà tập, cha Ganir hoàn tất chương trình triết tại Đại học Fordham ở New York và lấy bằng cao học triết học năm 2004.
- Là người có giọng hát hay, ngài cũng đã theo học tại trường âm nhạc Manhattan và đậu bằng cử nhân thanh nhạc. Trong giai đoạn thực tập tông đồ, cha Ganir dạy nhạc, tiếng Anh và thần học tại trường Sacramento của Dòng Tên tại California.
- Năm 2010, ngài được sai đi học ở trường thần học thuộc Đại học Santa Clara ở Berkeley, California và đã đậu bằng cao học thần học.
- Cha Ganir cũng đã thi hành nhiều sứ vụ như phục vụ tại bệnh viện, tuyên úy trại giam và đồng hành thiêng liêng. Cha cũng đã phát hành nhiều nhạc phẩm trong đó có một album âm nhạc về Dòng Tên.
Cha Patrick L. Gilger, SJ, 32 tuổi, sinh trưởng ở New Orlenas.
- Theo học tại Đại học Creighton của Dòng Tên tại Omaha, Nebraska và đậu bằng cử nhân triết học năm 2002.
- Sau khi gia nhập Dòng Tên năm 2002 và trải qua 2 năm nhà tập, cha Gilger được sai đi học tại Đại học Loyola Chicago và đậu bằng cao học triết học.
- Được sai đi học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley, California năm 2010 và đậu bằng cao học thần học.
- Đồng sáng lập viên của trang web The Jesuit Post từ năm 2012, một trang web do 1 nhóm các tu sĩ Dòng Tên trẻ điều hành.
Cha Matthew J. Kunkel, SJ, 33 tuổi, sinh trưởng tại Bremerton, Washington.
- Năm 2000, theo học tại trường cao đẳng cộng đồng ở Bremerton.
- Học tại Đại học Gonzaga ở Spokane, Washington và đậu bằng cử nhân Mỹ Latinh học năm 2002.
- Gia nhập Dòng Tên và khấn lần đầu năm 2004.
- Theo học triết học, thần học và nghệ thuật tại Đại học thánh Louis
- Năm 2009 theo học và lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Dòng Tên thuộc Đại học Santa Clara ở Berkeley.
Cha Michael C. Magree, SJ, 35 tuổi, sinh trưởng tại Columbus, Ohio
- Sau khi lấy bằng cử nhân triết học tại Dòng Phanxicô năm 2000, ngài theo học Đại học Ohio và đậu bằng cao học về văn chương Hy-La
- Năm 2002, vào nhà tập Dòng Tên
- Sau nhà tập, theo học tại đại học Fordham và lấy bằng cao học triết học năm 2007
- Năm 2010, theo học và lấy bằng cao học thần học tại trường thần học thuộc Đại học Boston
Cha Raul A. Navarro, SJ, 53 tuổi, chào đời tại Mexicô và chuyển đến Mỹ năm 12 tuổi.
- Sau khi tốt nghiệp trung hoc, ngài theo học tại Đại học Loyola New Orleans và đậu bằng cử nhân địa chất năm 1983
- Năm 2002, gia nhập Dòng Tên. Sau nhà tập, ngài theo học triết học và thần học tại Đại học Dòng Tên Loyola Chicago.
- Sau thời gian thực tập tông đồ, ngài học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley và đậu bằng cao học thần học.
Cha William A. Noe, SJ, 43 tuổi, quê quán Racine, Wisconsin.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, ngài theo học ngành kĩ sư điện tại Đại học Purdue ở West Lafayette, Indiana và đậu bằng cử nhân năm 1993 và thạc sĩ năm 1996.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2003, sau đó theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học Chicago
- Năm 2010, học tại trường thần học thuộc Đại học Santa Clara và đậu bằng cử nhân thần học
Cha E. Joseph O’Keefe, SJ, 48 tuổi, sinh trưởng ở Boston.
- Theo học tại chủng viện thánh Gioan và đậu bằng cử nhân triết học năm 1990
- Làm việc cho chính quyền tiểu bang Massachusetts và lấy bằng cao học quản trị kinh doanh tại Đại học Suffolk ở Boston.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2006.
- Học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley, đậu bằng cao học thần học
Cha Michael J. Rogers, SJ, 32 tuổi, quê quán Hartford, Connecticut
- Theo học trường Holy Cross của Dòng Tên ở Worcester và đậu bằng cử nhân triết học năm 2002
- Gia nhập Dòng Tên ở Boston năm 2002
- Theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học thánh Louis
- Học tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana, Rôma
Cha Jayme C. Stayer, SJ, 44 tuổi, quê quán Canton, Ohio.
- Theo học và đậu bằng cử nhân Văn chương Anh và âm nhạc tại Đại học Notre Dame năm 1990.
- Lấy bằng cao học Văn chương Anh năm 1992, tiến sĩ năm 1995 tại Đại học Toledo ở Ohio
- Gia nhập Dòng Tên năm 2003
- Năm 2010, học tại trường thần học Boston và đậu bằng cao học thần học.
Cha Robert W. Stephan, SJ, 40 tuổi, quê ở Cincinnati.
- Theo học Đại học Xaviê ở Cincinnati và lấy bằng cử nhân lịch sử năm 1995
- Học ở Áo và lấy bằng cao học lịch sử từ UCLA năm 1998.
- Sau khi tốt nghiệp ngành luật tại Đại học California, ngài gia nhập Dòng Tên năm 2002.
- Theo học và lấy bằng cao học nghiên cứu mục vụ năm 2007
- Năm 2010 theo học tại trường thần học của Boston College
Cha Bret J. Stocdale, SJ, 37 tuổi, sinh trưởng tại Worcester, Massachusetts.
- Theo học Đại học New Hampshire và đậu bằng cử nhân khoa học chính trị năm 1997
- Học chương trình cao học thần học tại Đại học Boston.
- Sau 2 năm nhà tập, theo học và đậu bằng cao học triết học và cao học về công tác xã hội tại Đại học Loyola Chicago
- Năm 2003, học tại Đại học Boston và đậu bằng cao học thần học.
Cha Stephen L. Surovick, SJ, 39 tuổi, sinh trưởng ở Voorhees, New Jersey.
- Theo học trường Đại học Scranton ở Pennsylvania và đậu bằng cử nhân khoa học chính trị năm 1996
- Vào nhà tập Dòng Tên năm 2003.
- Sau nhà tập theo học và đậu bằng cao học về triết học năm 2008 tại Đại học Loyola Chicago.
- Năm 2010, theo học và đậu bằng cao học thần học tại Đại học Boston của Dòng.
Cha Jeremy K. Zipple, SJ, 35 tuổi, quê quán ở Hattiesburg, Mississippi.
- Theo học Đại học Boston của Dòng Tên và đậu bằng cử nhân kinh tế.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2002
- Năm 2004, theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học Dòng Tên Fordham
- Năm 2010, theo học Đại học Boston và tốt nghiệp với bằng cao học thần học.
- Lúc còn làm phó tế, ngài đã phục vụ tại giáo xứ thánh Giuse ở Belmont, Massachusetts. Sau khi chịu chức ngài sẽ tiếp tục học tại Đại học Boston để lấy bằng STL về thần học.
Chỉnh Trần, SJ
Lễ phong chức sẽ được cử hành tại Đại học Fordham ở Bronx, New York; nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu ở New Orleans; nhà thờ Thánh Thể ở Los Angeles và nhà nguyện Đức Mẹ Trên Đường tại Đại học Loyola Chicago.
Trước khi gia nhập Dòng Tên, các tiến chức này đã làm việc trong nhiều môi trường như: các tổ chức phi lợi nhận, giáo dục đại học, chính quyền tiểu bang, trung tâm sản xuất phim tài liệu, trung tâm nghiên cứu sinh học và giáo viên tại các trường trung học và đại học. Sự đa dạng của họ làm nổi bật cho chính sự đa dạng của Dòng Tên, dòng tu do thánh I-nhã Loyola thành lập năm 1540 “để phục vụ Chúa và Giáo Hội – Hiền Thê của Người dưới quyền của Đức Giáo Hoàng Rôma.”
Các tiến chức linh mục này đến từ nhiều tiểu bang khác nhau như: Connecticut, Hawaii, Louisiana, Massachusetts, Missisippi, New Jersey, New York, Ohio, Oregon, Washington và Wisconsin. Thời còn là sinh viên đại học, phần đông trong số họ đã theo học tại các trường đại học của Dòng Tên, vốn là nơi giúp họ lần đầu tiên biết về Dòng Tên. Trong tư cách là những Giêsu hữu đang trong thời gian huấn luyện, họ đã được sai đến nhiều nơi trên thế giới để phục vụ và học tập như: Mexico, El Salvador, Ý, Colombia và Bolivia.
Cha Thomas H. Smolich, SJ, chủ tịch của Vùng Dòng Tên Hoa Kỳ nói “Đây quả là một thời điểm đầy niềm vui cho cả Dòng Tên và Giáo Hội khi chúng ta đón mừng 16 tiến chức sẽ được phong chức trong tháng này. Lời mời gọi đến với sứ vụ linh mục của họ cũng đa dạng như chính quê hương và nghề nghiệp trước đây của họ, nhưng họ có một điểm chung: đó là khao khát dâng hiến đời mình cho sứ mạng phục vụ của Dòng Tên trong lòng Giáo Hội, vốn là nơi có nhu cầu lớn nhất.
Những ứng viên này được mời gọi lên chức linh mục Công Giáo trong Dòng Tên sau một thời gian huấn luyện lâu dài từ 8 đến 12 năm (từ lúc là những tập sinh chập chững bước vào Dòng đến lúc được phong chức).
Khi họ bắt đầu những sứ vụ đầu tiên trong tư cách là những linh mục Dòng Tên, các tiến chức sẽ dấn thân vào một loạt sứ mạng như: mục vụ giáo xứ ở New Orleans, Seattle và Washington, DC; tiếp tục học thần học và giảng dạy tại các trường trung học và đại học Dòng Tên.
Dưới đây là 16 tiến chức sẽ trở thành linh mục Dòng Tên tại Hoa Kỳ năm nay:
Cha Glen Butterworth, SJ, 42 tuổi, sinh tại Đức.
- Theo học ngành lịch sử tại Đại học John Cabot ở Rôma và sau đó trở lại Mỹ để theo học tại Đại học Frostburg State ở Tây Maryland để lấy bằng cử nhân về kinh tế quốc tế năm 1993.
- Được chính quyền tổng thống Clinton tuyến dụng phục vụ trong tư cách là một nhân viên phụ trách về quan hệ chính phủ.
- Năm 2001, gia nhập Dòng Tên.
- Sau thời gian nhà tập, cha Butterworth được sai đi học tại Đại học Fordham New York. Trong thời gian này ngài vừa học để lấy bằng cao học triết học vừa học về giải quyết xung đột tại Đại học Columbia.
- Cha Butterworth cũng đã lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Dòng Tên của Đại học Santa Clara ở Berkeley, California
Cha James T. Donovan, SJ, 48 tuổi, chào đời tại Brooklyn, New York và lớn lên tại Long Island.
- Theo học trường Đại học Le Moyne ở Syracuse, New York và lấy bằng cử nhân hóa học năm 1986.
- Năm 1991 ngài lấy bằng cao học về giáo dục tại Đại học Fordham của Dòng Tên.
- Năm 2004, cha Donovan gia nhập Dòng Tên.
- Chịu chức phó tế năm 2012 và phục vụ tại nhà thờ thánh Leo, giáo phận Oakland, California. Trong thời gian này, ngài theo học và nhận bằng cao học thần học tại trường thần học của Đại học Dòng Tên Santa Clarra ở Berkeley, California.
Cha Peter M. Folan, SJ, 34 tuổi, người gốc Massapequa Park trên Long Island, New York.
- Ngài theo học tại Đại học Notre Dame và đậu bằng cử nhân trong Chương trình nghiên cứu tự do và tiếng Đức năm 2000.
- Làm việc cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong cương vị là người nghiên cứu về giáo dục và chính sách công cộng.
- Năm 2003, ngài gia nhập Dòng Tên.
- Sau nhà tập ngài theo học tại Đại học Fordham và đậu bằng cao học triết học năm 2008. Giai đoạn thực tập tông đồ, ngài dạy triết tại Đại học Scranton ở Pennsylvania. Năm 2010 ngài lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Boston.
Cha Phillip A. Canir, SJ, 36 tuổi, sinh tại Seattle và lớn lên ở Hawaii.
- Theo học tại Đại học Hawaii và đậu bằng cử nhân về khoa học chính trị và Châu Á học năm 1999. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, ngài gia nhập Dòng Tên.
- Sau nhà tập, cha Ganir hoàn tất chương trình triết tại Đại học Fordham ở New York và lấy bằng cao học triết học năm 2004.
- Là người có giọng hát hay, ngài cũng đã theo học tại trường âm nhạc Manhattan và đậu bằng cử nhân thanh nhạc. Trong giai đoạn thực tập tông đồ, cha Ganir dạy nhạc, tiếng Anh và thần học tại trường Sacramento của Dòng Tên tại California.
- Năm 2010, ngài được sai đi học ở trường thần học thuộc Đại học Santa Clara ở Berkeley, California và đã đậu bằng cao học thần học.
- Cha Ganir cũng đã thi hành nhiều sứ vụ như phục vụ tại bệnh viện, tuyên úy trại giam và đồng hành thiêng liêng. Cha cũng đã phát hành nhiều nhạc phẩm trong đó có một album âm nhạc về Dòng Tên.
Cha Patrick L. Gilger, SJ, 32 tuổi, sinh trưởng ở New Orlenas.
- Theo học tại Đại học Creighton của Dòng Tên tại Omaha, Nebraska và đậu bằng cử nhân triết học năm 2002.
- Sau khi gia nhập Dòng Tên năm 2002 và trải qua 2 năm nhà tập, cha Gilger được sai đi học tại Đại học Loyola Chicago và đậu bằng cao học triết học.
- Được sai đi học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley, California năm 2010 và đậu bằng cao học thần học.
- Đồng sáng lập viên của trang web The Jesuit Post từ năm 2012, một trang web do 1 nhóm các tu sĩ Dòng Tên trẻ điều hành.
Cha Matthew J. Kunkel, SJ, 33 tuổi, sinh trưởng tại Bremerton, Washington.
- Năm 2000, theo học tại trường cao đẳng cộng đồng ở Bremerton.
- Học tại Đại học Gonzaga ở Spokane, Washington và đậu bằng cử nhân Mỹ Latinh học năm 2002.
- Gia nhập Dòng Tên và khấn lần đầu năm 2004.
- Theo học triết học, thần học và nghệ thuật tại Đại học thánh Louis
- Năm 2009 theo học và lấy bằng cao học thần học tại trường thần học Dòng Tên thuộc Đại học Santa Clara ở Berkeley.
Cha Michael C. Magree, SJ, 35 tuổi, sinh trưởng tại Columbus, Ohio
- Sau khi lấy bằng cử nhân triết học tại Dòng Phanxicô năm 2000, ngài theo học Đại học Ohio và đậu bằng cao học về văn chương Hy-La
- Năm 2002, vào nhà tập Dòng Tên
- Sau nhà tập, theo học tại đại học Fordham và lấy bằng cao học triết học năm 2007
- Năm 2010, theo học và lấy bằng cao học thần học tại trường thần học thuộc Đại học Boston
Cha Raul A. Navarro, SJ, 53 tuổi, chào đời tại Mexicô và chuyển đến Mỹ năm 12 tuổi.
- Sau khi tốt nghiệp trung hoc, ngài theo học tại Đại học Loyola New Orleans và đậu bằng cử nhân địa chất năm 1983
- Năm 2002, gia nhập Dòng Tên. Sau nhà tập, ngài theo học triết học và thần học tại Đại học Dòng Tên Loyola Chicago.
- Sau thời gian thực tập tông đồ, ngài học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley và đậu bằng cao học thần học.
Cha William A. Noe, SJ, 43 tuổi, quê quán Racine, Wisconsin.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, ngài theo học ngành kĩ sư điện tại Đại học Purdue ở West Lafayette, Indiana và đậu bằng cử nhân năm 1993 và thạc sĩ năm 1996.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2003, sau đó theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học Chicago
- Năm 2010, học tại trường thần học thuộc Đại học Santa Clara và đậu bằng cử nhân thần học
Cha E. Joseph O’Keefe, SJ, 48 tuổi, sinh trưởng ở Boston.
- Theo học tại chủng viện thánh Gioan và đậu bằng cử nhân triết học năm 1990
- Làm việc cho chính quyền tiểu bang Massachusetts và lấy bằng cao học quản trị kinh doanh tại Đại học Suffolk ở Boston.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2006.
- Học tại trường thần học của Đại học Santa Clara ở Berkeley, đậu bằng cao học thần học
Cha Michael J. Rogers, SJ, 32 tuổi, quê quán Hartford, Connecticut
- Theo học trường Holy Cross của Dòng Tên ở Worcester và đậu bằng cử nhân triết học năm 2002
- Gia nhập Dòng Tên ở Boston năm 2002
- Theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học thánh Louis
- Học tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana, Rôma
Cha Jayme C. Stayer, SJ, 44 tuổi, quê quán Canton, Ohio.
- Theo học và đậu bằng cử nhân Văn chương Anh và âm nhạc tại Đại học Notre Dame năm 1990.
- Lấy bằng cao học Văn chương Anh năm 1992, tiến sĩ năm 1995 tại Đại học Toledo ở Ohio
- Gia nhập Dòng Tên năm 2003
- Năm 2010, học tại trường thần học Boston và đậu bằng cao học thần học.
Cha Robert W. Stephan, SJ, 40 tuổi, quê ở Cincinnati.
- Theo học Đại học Xaviê ở Cincinnati và lấy bằng cử nhân lịch sử năm 1995
- Học ở Áo và lấy bằng cao học lịch sử từ UCLA năm 1998.
- Sau khi tốt nghiệp ngành luật tại Đại học California, ngài gia nhập Dòng Tên năm 2002.
- Theo học và lấy bằng cao học nghiên cứu mục vụ năm 2007
- Năm 2010 theo học tại trường thần học của Boston College
Cha Bret J. Stocdale, SJ, 37 tuổi, sinh trưởng tại Worcester, Massachusetts.
- Theo học Đại học New Hampshire và đậu bằng cử nhân khoa học chính trị năm 1997
- Học chương trình cao học thần học tại Đại học Boston.
- Sau 2 năm nhà tập, theo học và đậu bằng cao học triết học và cao học về công tác xã hội tại Đại học Loyola Chicago
- Năm 2003, học tại Đại học Boston và đậu bằng cao học thần học.
Cha Stephen L. Surovick, SJ, 39 tuổi, sinh trưởng ở Voorhees, New Jersey.
- Theo học trường Đại học Scranton ở Pennsylvania và đậu bằng cử nhân khoa học chính trị năm 1996
- Vào nhà tập Dòng Tên năm 2003.
- Sau nhà tập theo học và đậu bằng cao học về triết học năm 2008 tại Đại học Loyola Chicago.
- Năm 2010, theo học và đậu bằng cao học thần học tại Đại học Boston của Dòng.
Cha Jeremy K. Zipple, SJ, 35 tuổi, quê quán ở Hattiesburg, Mississippi.
- Theo học Đại học Boston của Dòng Tên và đậu bằng cử nhân kinh tế.
- Gia nhập Dòng Tên năm 2002
- Năm 2004, theo học và lấy bằng cao học triết học tại Đại học Dòng Tên Fordham
- Năm 2010, theo học Đại học Boston và tốt nghiệp với bằng cao học thần học.
- Lúc còn làm phó tế, ngài đã phục vụ tại giáo xứ thánh Giuse ở Belmont, Massachusetts. Sau khi chịu chức ngài sẽ tiếp tục học tại Đại học Boston để lấy bằng STL về thần học.
Chỉnh Trần, SJ
Bên lề Đại Hội Giới Trẻ: Giáo Hội Ba Tây, Ngũ Tuần và Canh Tân Đặc Sủng
Vũ Văn An
20:17 21/06/2013
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tưng bừng khai mạc tại Rio de Janeiro, Ba Tây. Chủ đích của Đại Hội này dĩ nhiên là để củng cố thế hệ Công Giáo Ba Tây tương lai. Nhiều tín hữu Ba Tây hy vọng rằng Đại Hội sẽ là biểu hiệu cho một tập chú mới của Vatican đối với mối đe dọa từ hai phía Ngũ Tuần (pentecostalism) và duy tục (secularism) mang lại.
Sự xâm thực của Ngũ Tuần
Paulo Prada của tờ Globe, ngày 8 tháng 4 năm 2005, 6 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II băng hà, thuật lại cảnh một linh mục trẻ cử hành thánh lễ cầu nguyện cho ngài tại nhà thờ Santo André ở São Paulo, thành phố lớn nhất Ba Tây như sau: “Khi chừng 60 giáo dân đang ngâm nga một khúc bình ca, thì vị mục tử, mặc phẩm phục đỏ, theo chân nhóm giúp lễ tiến lên bàn thờ chính. Cách đó ít dặm, một nhà truyền giảng tin mừng của Ngũ Tuần, mặc quần dài trắng, áo sơ mi bông, ôm lấy trán một thiếu phụ. Nhẩy phụ họa với tiếng hô “hãy đốt, hãy đốt, hãy đốt” và “hãy đốt ma qủy trong người đàn bà này” của ông, khoảng 700 tín hữu làm rúng động cả nhà thờ, một tòa nhà rộng bằng một sân bóng đá có cả bãi đáp trực thăng trên nóc”.
Prada cho rằng: “Cái rúng động ấy đang làm rung chuyển cả nền đất quanh Giáo Hội Công Giáo Ba Tây. Chân móng của Vatican ở đây và ở khắp Châu Mỹ La Tinh đang lung lay vì bị các tín ngưỡng khác sói mòn và xâm thực. Tại một vùng thường bị khuấy động bởi khó khăn kinh tế và bạo lực, nhiều giáo sĩ Công Giáo tin rằng người ta rời bỏ Đạo Công Giáo để chạy theo điều họ cho là tín ngưỡng mềm dẻo hơn, có bản vị hơn, hoặc tệ hơn nữa, họ còn bác bỏ cả việc thờ phượng nữa”.
Các vị giáo phẩm Ba Tây rất ý thức hiện tượng này. Đức Cha Nelson Westrupp, đứng đầu một giáo phận phụ cận, nơi dân số lên tới 3 triệu, cho hay: “niềm tin đã trở thành chủ quan, cá nhân hóa, và vật chất hóa, và điều này đang làm yếu Giáo Hội Công Giáo”.
Thực vậy, bất chấp bức tượng khổng lồ Chúa Kitô Cứu Chuộc với cánh tay giang rộng nhìn xuống toàn cảnh Rio de Janeiro, Ba Tây không còn là một quốc gia Công Giáo như trước nữa. Lý do: sự gia tăng cực nhanh của Thệ Phản Tin Lành, hầu hết thuộc chi Ngũ Tuần, và nhịp tăng đều đặn của những người coi mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào. Theo thống kê năm 2010, số người Công Giáo là 123 triệu, chiếm 64.6%, số người Thệ Phản là 42,300,000 chiếm 22.2%, số người vô tín ngưỡng là 15,000,000 chiếm 8%. Năm 1970, tỷ số dân Công Giáo không phải là 64.6% mà là 90%, tỷ số Thệ Phản không phải 22.2% mà chỉ trên dưới 10%, còn tỷ lệ người vô tín ngưỡng không phải là 8% mà chỉ là 0.8%. Sự gia tăng này khiến có người gọi São Paulo là “thủ đô Ngũ Tuần của thế giới” và khiến Đức HY Cláudio Hummes, cựu tổng giám mục São Paulo, nhận định “chúng tôi lo ngại tự hỏi: Ba Tây còn là một quốc gia Công Giáo bao lâu nữa”.
Các nhà xã hội học liên kết hiện tượng trên với việc rời cư. Vì trong mấy thập niên gần đây, hàng triệu nông dân rời bỏ xóm làng tới sinh sống tại các thành phố lớn như São Paulo và Rio de Janeiro, nơi các đòi hỏi và nhịp độ đời sống khiến người ta ít có cơ hội tìm tới giáo xứ.
Còn đối với những ai muốn tìm sự hướng dẫn tâm linh, thì các Giáo Hội Tin Lành sẵn sàng chào đón “một cách hợp khẩu vị”. Thực vậy, với nền thần học tạo thế năng (empowerment theology), tức chủ trương cho rằng việc thờ phượng có thể dẫn tới thành công và lợi lộc bản thân, các Giáo Hội tin lành quả tìm được đất phát triển rực rỡ tại các đô thị Ba Tây. Fernando Altemeyer, một nhà thần học tại Đại Học Công Giáo São Paulo nhận định rằng: “Lối sống đô thị là lối sống tiêu thụ. Còn người Tin Lành thì giảng dạy rằng thịnh vượng phát sinh nhờ đức tin”.
Đạo Công Giáo coi phương thức ấy chỉ là những vá víu tâm linh tạm thời. Tập chú vào thịnh vượng bản thân là quên mất mục tiêu rộng lớn hơn của Kitô Giáo nhằm phúc lợi phổ quát của mọi người. Linh mục Fernando Sapaterro, vị linh mục cử hành lễ cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolô II tại nhà thờ Santo André, cho rằng “mục tiêu là cứu rỗi nhân loại, chứ không phải lợi lộc bản thân”.
Đó không hẳn là nhấn mạnh của người Thệ Phản, vì theo họ, xã hội được thăng tiến nhờ sự thịnh vượng của các cá nhân. Mục sư Estevam Hernades, lãnh đạo Giáo Hội Tông Truyền Tái Sinh Trong Chúa Kitô, một hệ phái Ngũ Tuần với hơn 1,200 thánh đường tại Ba Tây, Uruguay, và Argentine, đặt câu hỏi: “Liệu xã hội có khá hơn không khi người ta cứ mãi nghèo khổ? Đức tin vào Chúa Giêsu cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống ta”.
Một khuynh hướng nữa mà Ba Tây chỉ đang mô phỏng các nơi khác, nhất là Âu Châu và Bắc Mỹ, là khuynh hướng cá nhân hóa đức tin để phù hợp với các đòi hỏi ngừa thai, đồng tính, và buông thả tình dục. Sonia Barros, 29 tuổi, một vú em sống tại Rio de Janeiro chẳng hạn, độc thân nhưng sống chung với một bạn trai. Được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng ít khi đi nhà thờ vì cô bảo: “tôi muốn đi lễ nhiều hơn nhưng người ta bảo tôi sống trong tội lỗi. Đạo Công Giáo nên khoan dung hơn một chút”.
Khuynh hướng cá nhân hóa ấy xem ra khá được các Giáo Hội Thệ Phản hỗ trợ. Marilda Paulino, một nữ y tá 33 tuổi chẳng hạn, đã rời bỏ Công Giáo để gia nhập một cộng đoàn Tin Lành. Theo cô: “tôi không cần một trung gian để dạy tôi điều đúng điều sai. Đức tin không phải là về vị mục tử, hay về một vị thánh nào, mà chỉ là giữa Thiên Chúa và tôi mà thôi”.
Trước những khuynh hướng như thế, nhiều giới Công Giáo Ba Tây đã đưa ra nhiều thử nghiệm để “bình dân hóa” sức lôi cuốn của đạo mình. Prada trưng dẫn ngôi nhà nguyện của quân đội tại trung tâm São Paulo nơi người ta tôn kính Thánh Expeditus, được họ coi như thánh bổn mạng của cấp cứu.
Dù các nhà thần học và các nhà giáo sử không thống nhất ý kiến về căn tính đích thực của vị thánh này, kể cả việc ngài có thực hay không nữa, nhưng nhiều người vẫn kéo nhau tới xin đủ mọi ơn từ việc làm, tình yêu, tới khỏi bệnh và thoát khỏi mọi lo lắng khác. Patricia Aparecida Gobbo, một cảnh sát viên 22 tuổi, người cũng tới “cầu xin” tại ngôi nhà nguyện này, phát biểu: “người ta cần không những học lý mà còn cần được thỏa mãn về phương diện tôn giáo. Đạo Công Giáo đôi khi quá cứng ngắc”.
Canh tân đặc sủng hành động
Dĩ nhiên sáng kiến trên đây không có thế giá, mà chỉ là một phát khởi bình dân, phản ảnh não trạng của người dân Ba Tây muốn pha trộn tín ngưỡng cổ truyền của thổ dân với tín lý Công Giáo. Một số giới Công Giáo Ba Tây có thế giá đã mạnh dạn đi vào hang cọp để hạ cọp. Trong các giới ấy có phong trào Canh Tân Đặc Sủng, mà một trong các đại diện có tiếng hiện nay là Gleuson Gomes, 35 tuổi, một linh mục với lối cử hành “không theo Thánh Lễ Chúa Nhật bình thường”.
Phong trào Canh Tân Đặc Sủng sử dụng nhiều phương pháp từng làm cho các buổi phụng vụ của Ngũ Tuần trở thành lôi cuốn tại Ba Tây: sử dụng âm nhạc, để cử tọa tham dự nhiều hơn và bầu khí tươi sáng toàn diện hơn. Chính vì thế, có người gọi canh tân đặc sủng ở Ba Tây là “Công Giáo Ngũ Tuần”. Và Công Giáo này đang có tác dụng.
Larissa Rodrigues, 16 tuổi, nói rằng nhà thờ của cô xưa nay vẫn vắng cho tới hai năm trước đây khi cha Gleuson xuất hiện. Trước đó, “Người ta đã muốn đóng cửa nhà thờ. Vì đâu có ai lui tới. Nhưng khi cha (Gleuson) tới, nó khá hơn nhiều. Bây giờ thánh lễ chật kín”.
Cha Gleuson cũng không “dấu diếm” gì. Ngài bảo: “Cộng đoàn này cần được hồi sinh. Nên Đức Giám Mục sai tôi tới đây, do hình thức mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của tôi. Hình thức này dễ hơn cho tín hữu tham dự. Chúng tôi có khả năng thiết lập một cộng đoàn tại giáo xứ này, một cộng đoàn sốt sắng và tham dự nhiều hơn”.
Và người Ba Tây đủ cỡ tuổi đua nhau trở lại nhà thờ, hết tuần này tới tuần nọ. Arthur Machado là một người trong số này. Anh bảo: “bạn phấn khích vì toàn bộ cộng đoàn thích nó. Nó sống động. Ai cũng hiểu nó, không có những thứ hắc búa long trọng”.
Đã đành là nhiều giới thẩm quyền tỏ ý cau mày trước một vài thực hành của Canh Tân Đặc Sủng, như “nói tiếng lạ”, chẳng hạn, làm máng chuyển Chúa Thánh Thần và niềm tin vào việc chữa lành. Nhiều người coi hình thức này như một thứ thương mãi hoàn toàn.
Tuy nhiên, không vị linh mục Đặc Sủng nào của Ba Tây nổi tiếng bằng linh mục Marcelo Rossi. Trong thập niên qua, ngài đã xây dựng được cả một “đế quốc” đa truyền thông, gồm album, phim ảnh và sách vở, bán ra hàng triệu cuốn, với một hiện diện mạnh trên liên mạng.
Dù bị một số giáo phẩm chỉ trích, Giáo Sư Andrew Chesnut của Đại Học Virginia Commonwealth vẫn cho rằng Cha Rossi và các vị Canh Tân Đặc Sủng khác đang giữ cho Đạo Công Giáo sống động tại đây và Vatican biết rõ điều này. Theo ông, “Nhiều vị giám mục Ba Tây không phải là Canh Tân Đặc Sủng nhưng đã hiểu được rằng nó là cách tốt nhất để chặn đứng làn sóng ồ ạt người Công Giáo gia nhập các Giáo Hội Ngũ Tuần. Bởi thế, theo quan điểm định chế, đây là điều có tính hết sức chiến lược mà Giáo Hội có thể làm để chặn đứng việc người Công Giáo chạy qua các Giáo Hội Ngũ Tuần”.
Theo ông, phương thức không truyền thống của Canh Tân Đặc Sủng không hạ giá sứ điệp Công Giáo. Ông hoài nghi ý niệm cho rằng người Công Giáo không phải là Âu Châu cần thực hành đức tin với các chuẩn mực do Âu Châu áp đặt. Học giả về tôn giáo là Cecilia Mariz của Đại Học Công Rio de Janeiro đồng ý như vậy. Bà cho rằng phương thức của Canh Tân Đặc Sủng thích hợp hơn với Ba Tây và nhiên hậu đem được người ta trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Maritz nói rằng: “Có một sự gần gũi giữa sức lôi cuốn của canh Tân Đặc Sủng và sức lôi cuốn của văn hóa Ba Tây. Nó là một cảm nghiệm tôn giáo rất sống động, rất vui tươi. Nó rất xúc cảm”.
Cha Gleuson chắc chắn đồng ý như thế. Ngài cho rằng lối hát karaôkê (sing-along) của ngài là phương tiện hữu hiệu chuyên chở sứ điệp Công Giáo. Dù sao, theo ngài, phụng vụ Đặc Sủng vẫn… là một Thánh Lễ. “Nó đem tới cho giới trẻ sức sống động, một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Bạn cảm nhận lời thánh một cách sâu sắc hơn”.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới sẽ là một thử nghiệm xem mối liên hệ của Vatican với Canh Tân Đặc Sủng tiến xa bao nhiêu. Cha Gleuson là một trong các mục tử của Canh Tân Đặc Sủng đang cố gắng động viên hàng chục ngàn bạn trẻ tham gia biến cố trọng đại này.
Thí nghiệm hồi sinh Đạo Công Giáo
Ngày 14 tháng 2 năm nay, nghĩa là 3 ngày sau khi Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, Simon Romero của tờ New York Times có tường trình một thí nghiệm để hồi sinh Đạo Công Giáo tại Ba Tây trước làn sóng xâm thực của Ngũ Tuần.
Romero cũng vẽ lại viễn tượng không mấy tốt đẹp của Giáo Hội Công Giáo tại Ba Tây trước cuộc tấn công vũ bão của Ngũ Tuần và duy tục. Nhưng ông nhấn mạnh tới các cố gắng tích cực nhằm chặn đứng các cuộc tấn công ấy. Ông tập chú vào công trình của cha Marcelo Rossi, vị “linh mục, vốn là một huấn luyện viên trước khi đi tu làm linh mục, say sưa hát những bài hát kiểu nhạc rock trước 25,000 người thờ phượng”.
Linh mục Rossi đã bán hơn 12 triệu CD và từng cử hành Thánh Lễ tại sân túc cầu với hàng chục ngàn tín hữu tham dự. Cũng như các linh mục thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng khác, Thánh Lễ được cha cử hành thuộc loại “Thánh Lễ Giải Phóng”, giống các buổi trừ qủy theo nhóm, trong đó, cộng đoàn được hoan nghinh nói tiếng lạ, một hình thức cử hành bị nhiều vị giáo phẩm cau mày phê phán nhưng đang thu hút nhiều người thờ phượng.
Almir Belarmino, 53 tuổi, kỹ thuật viên tại nhà máy xử lý chất thải, một trong 1,200 người tham dự buổi tĩnh tâm do Canh Tân Đặc Sủng tổ chức, nhận định rằng “Nhờ phong trào này, nhiều người đã tìm về với Giáo Hội. Tại sao không nhẩy múa tại nơi mà sự hiện diện của Chúa thật cao cả như thế này? Vui tươi và phấn khởi vốn là thành phần trong việc thờ phượng của chúng tôi”.
Thực ra việc các linh mục pha trộn các thực hành mới vào các buổi phụng vụ của họ là điều không mới lạ gì tại Ba Tây. Bởi trên thực tế, nhiều người tự hào là Công Giáo nhưng vẫn thực hành các tôn giáo phát xuất từ Phi Châu như nhóm Candomblé chẳng hạn là nhóm pha trộn các thánh của Công Giáo với các thần minh của Phi Châu. Stephen Selka, một chuyên viên tại Đại Học Indiana về các tôn giáo của các cộng đồng Phi Châu lưu vong, cho hay: “Thực hành tôn giáo tại Ba Tây thường có tính lai giống khá cao”.
Tuy nhiên, các Giáo Hội tin lành cực kỳ thành công tại Ba Tây mới là thúc đẩy chính. Dựa vào lá phiếu có ảnh hưởng lớn tại Quốc Hội Ba Tây, các Giáo Hội này đang mở rộng hoạt động của họ ở khắp Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu, thậm chí còn lấy được thông hành ngoại giao cho các nhà giảng thuyết hàng đầu của họ, giống như các đại diện của Vatican nữa.
Họ xây dựng nhiều đại giáo đường. Tại São Paulo chẳng hạn, Giáo Hội Hoàn Vũ của Nước Chúa, một tổ chức Ngũ Tuần đa quốc được thiết lập tại Ba Tây từ năm 1977, đang chi ra 200 triệu dollars để xây một đền thờ 10,000 chỗ ngồi theo mẫu Đền Thờ của Salômôn. Các ca sĩ của họ cũng có rất nhiều người ái mộ, như Aline Barros chẳng hạn, một ca sĩ hát nhạc phúc âm được giải Grammy, với cả triệu người theo dõi trên Twitter. Các nhà giảng thuyết trên TV của họ như Silas Malafaia, một nhà lãnh đạo Ngũ Tuần tại Rio de Janeiro, đang thu hút thật nhiều khán thính giả.
Dĩ nhiên, cũng phải kể đến sự phát triển của chủ nghĩa duy tục, một sự phát triển mà Andrew Chesnut coi là nhanh nhất. Mới đây, tức năm 1980, những người vô tín ngưỡng và những người không xếp mình vào bất cứ tôn giáo nào là con số không đáng kể, nhưng nay, họ chiếm tới 15% dân số. Thêm vào đó, còn có những người Công Giáo ít đi nhà thờ và không hài lòng với một số chính sách cứng rắn của Vatican.
Theo Stoyan Zaimov của tờ Christian Post Reporter (5/11/2012), thì trước những áp lực trên, đáp ứng của Cha Rossi, ngoài hình thức truyền thông chuyên biệt của ngài cũng như hình thức cử hành đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng, còn là một cái gì thật lớn lao để có thể đương đầu với sự dửng dưng quá phổ quát hiện nay đối với các giá trị luân lý và tôn giáo, một vấn đề được ngài xếp vào hạng trầm trọng nhất trong xã hội Ba Tây. Đối với ngài, “một ngọn nến chiếu sáng, 10 ngọn nến chiếu sáng, nhưng 100,000 ngọn nến sẽ chiếu sáng hơn nhiều”. Đó chính là ý niệm đứng đàng sau ngôi đền thánh vĩ đại Mẹ Thiên Chúa của cha, đang được xây dựng tại São Paulo: dự trù sẽ có 6,000 chỗ ngồi và chỗ đứng cho 14,000 người khác, khu đất bên ngoài Đền Thánh có thể chứa hơn 80,000. Theo AP, Đền Thánh này tọa lạc trên một khu đất rộng tới 323,000 bộ vuông (30,000 mét vuông), chính đền thánh rộng 8,500 mét vuông, chiều cao kể cả cây Thánh Giá là 45 mét và có người xếp Đền Thánh này vào hàng 10 thánh đường lớn nhất thế giới. Theo mô tả của AP, Đền Thánh trông giống một sân basketball hơn là một nơi thờ phượng.
Thánh Lễ khai mạc Đền Thánh hồi tháng 11 năm 2012 lôi cuốn hơn 50,000 người tham dự. Cha Rossi dùng mọi biểu tượng để duy trì các tín hữu còn lại đừng rơi vào sự dửng dưng tôn giáo. Thí dụ: ngày khai mạc Đền Thánh được tổ chức vào ngày lễ nghỉ của Ba Tây gọi là Finados, Ngày Người Chết: “ Một ngày, một ngày đã chết, nay được biến đổi!” Ngài nói với người thờ phượng như thế.
Và quả thực, buổi lễ đã đánh tan hình ảnh tẻ nhạt của một Giáo Hội già nua. Ca hát vang dội, vẫy vẫy khăn tay và nhịp theo dàn nhạc rock, 20,000 tín hữu chật ních Đền Thánh ngâm ngợi trước ống kính truyền hình, nhiều người nước mắt tuôn tràn trong khi vị linh mục của họ chào đón từ bục giảng. Hơn 30,000 người khác tụ họp ở bên ngoài, nơi trẻ em leo lên cây để nhìn rõ đoàn người hân hoan bên trong đền thánh.
Một thế giới đa nguyên
Nghĩ gì về Cha Rossi thì tuỳ ý, nhưng quan điểm của ngài không hẳn là hẹp hòi khi cho rằng các vấn đề rộng lớn hơn tại Ba Tây hiện nay không hẳn là Ngũ Tuần cho bằng người Ba Tây đang quay mặt khỏi các tôn giáo có tổ chức. Thực thế, một cuộc nghiên cứu năm 2011 của Qũy Getulio Vargas, dựa vào thống kê, cho thấy người Công Giáo Ba Tây bỏ đạo để trở thành vô tín ngưỡng, chứ không hẳn chạy qua các tôn giáo khác.
Đấy cũng là nhận định của Peter Berger, giáo sư xã hội học và thần học tại Đại Học Rutgers và Đại Học Boston. Berger cho rằng hiện tượng Rossi hay nói chung các linh mục Canh Tân Đặc Sủng hiện nay ở Ba Tây chỉ là chuyện bên lề. Bởi Canh Tân Đặc Sủng không hẳn là chuyện chỉ xẩy ra tại Ba Tây. Nó cũng xẩy ra tại khắp Châu Mỹ La Tinh, tại Châu Phi và cả tại Phi Luật Tân nữa.
Vả lại, theo Berger, Rôma vẫn có chính sách rửa tội cho một số ngày lễ của ngoại giáo trong lịch phụng vụ của mình, nghĩa là chấp nhận một số thực hành của ngoại giáo. Thành thử ông tự hỏi các cố gắng trên liệu có hồi sinh được Đạo Công Giáo tại Ba Tây hay không? Theo ông, có thể có chút đỉnh trong tương quan với Ngũ Tuần. Còn duy tục thì sao? Berger cho rằng tại Ba Tây, ý niệm duy tục không hẳn có cùng một ý nghĩa như ở Âu Châu. Đã đành triết lý của August Comte, một triết gia duy tục, rất được ưa chuộng tại Ba Tây trong thế kỷ 19. Khẩu hiệu “Trật Tự và Tiến Bộ” (Ordem e Progresso) của ông đã được thêu trên quốc kỳ Ba Tây. Nhưng theo Berger, phần lớn trong số 15% người dân Ba Tây tự nhận không thuộc tôn giáo nào không có cùng những lý do ý thức hệ như Comte. Nên họ khó bị lôi kéo trở lại Công Giáo nhờ các trống phách và ca hát kiểu Rossi hay các tiếng lạ kiểu Ngũ Tuần.
Nói cho cùng, Ngũ Tuần và Duy Tục, dù theo nghĩa nào, cũng chỉ là các biểu hiện của cùng một thách thức bên dưới: tức thách thức của chủ nghĩa đa nguyên hiện đại. Kể từ Phong Trào Ánh Sáng, đa số người ta đều nghĩ rằng hiện tượng thế tục hóa, theo nghĩa sa sút tôn giáo, là hậu quả tất yếu của hiện đại hóa. Lịch sử tôn giáo từ đầu thế kỷ 20, tức từ lúc Nietzsche tuyên bố Thiên Chúa đã chết, cho thấy ý niệm đó không đúng bao nhiêu. Tại phần lớn các nơi trên thế giới, tôn giáo đã phát triển một cách rực rỡ, nhiều nơi phát triển như chưa bao giờ có. Hiện đại hóa có phát sinh ra việc thế tục hóa ở một số nơi, nhưng ở nhiều nơi khác, không hề có hiện tượng ấy. Điều nó nhất thiết phát sinh ra là chủ nghĩa đa nguyên, tức việc tràn lan các thế giới quan khác nhau, các nền luân lý và các lối sống sống chung với nhau trong cùng một xã hội. Nhiều chế độ đã tìm cách dẹp bỏ chủ nghĩa đa nguyên, nhưng nó vẫn sống, đặt cho tôn giáo một thách thức hết sức nền tảng; nhưng thách thức này khác với thách thức của duy tục.
Bản chất của thách thức này là đánh đổ đặc tính trong đó bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng coi mọi việc như chuyện đương nhiên. Điều này không có gì khó hiểu cả. Ý niệm về thực tại của ta từ căn cội vốn được tạo nên nhờ hành động qua lại với người khác, khi ta còn nhỏ kinh qua điều các nhà tâm lý gọi là “xã hội hóa đệ nhất đẳng”. Sau này, khi đã trưởng thành, các ý niệm này được duy trì, bị thay đổi hay bác bỏ nhờ hành động qua lại với những người ta quan tâm. Diễn trình này có một hiệu quả rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: khi môi trường xã hội của ta còn thống nhất và ổn định, thế giới quan của ta được duy trì bằng một cảm thức hết sức chắc chắn. Nhưng khi môi trường ấy ra đa dạng và bất ổn, ta cảm thấy chẳng còn gì là chắc chắn nữa. Ta khám phá ra có nhiều cách “trí tri” thực tại. Đấy là lúc nói theo Pascal, cùng một điều có thể đúng ở bên này Dẫy Pyrénées, nhưng lại sai ở bên kia Dẫy ấy. Con người hiện đại, từ nay, có cả hàng núi cao các giải pháp trong đầu. Chọn lựa giữa các giải pháp ấy cho tình huống riêng của mình là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế mà đa số con người hiện đại lo âu xao xuyến (nervous).
Sống bên kia Pyrénées, tức Tây Ban Nha, trong thế kỷ 19, chẳng hạn, thì làm người Công Giáo là việc đương nhiên, vì ai ai cũng Công Giáo cả. Có một gia đình Do Thái Giáo thật đấy, nhưng đã bị trục xuất từ lâu. Có anh chàng lạc giáo “dở hơi” thật đấy, nhưng anh ta đã bị Tòa Lạc Giáo tống giam rồi. Nay thì môi trường xã hội đã ra khác: mùa hè nào, du khách từ thập phương cũng kéo tới; phần lớn nhà cửa được người Đức giầu có tạo mãi, mà người Đức thì phần đông là Thệ Phản; ông thị trưởng lại là một người vô thần, và đôi khi cả ông linh mục cũng không khác bao nhiêu! Tốt nghiệp trung học, tôi không những biết đọc biết viết mà còn thích đọc mọi chuyện, khắp nơi trên thế giới. Tôi còn sử dụng liên mạng, Twitter; đi làm hay đi du lịch đó đây; làm quen cả với một phụ nữ Phi Luật Tân tới đây làm vú em. Tôi có còn là Công Giáo nữa hay không? Thống kê liệt kê tôi như thế. Nhưng tôi nào có nghĩ đến tôn giáo bao nhiêu, quên hầu hết các giáo huấn luân lý Công Giáo. Đạo Công Giáo quả không còn là chuyện đương nhiên nữa.
Đa nguyên là thế. Và đấy mới là thách đố thực sự của Công Giáo Ba Tây. Về phương diện này, Berger cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều thích ứng đối với chủ nghĩa này, nhất là trong việc Vatican II khẳng định tự do tôn giáo, ngược hẳn với các động thái trước đây của Đức Piô IX với Danh Mục Các Sai Lầm (1864), trong đó đáng chú ý nhất là sai lầm 80, một sai lầm cho rằng “Giám mục Rôma có thể và nên tự hoà giải và chấp nhận tiến bộ, chủ nghĩa tự do và nền văn minh hiện đại”. Bản Danh Mục cũng kết án việc tách biệt nhà nước và Giáo Hội, quyền tự do của cá nhân trong việc chọn lựa tôn giáo. Suốt từ đó cho tới đầu thế kỷ 20 (ủng hộ kế hoạch của Franco muốn biến Tây Ban Nha thành một quốc gia Công Giáo), Đạo Công Giáo luôn kình chống chủ nghĩa đa nguyên, coi nó như kẻ thù. Nhưng từ Vatican II trở đi, Giáo Hội Công Giáo rất tích cực trong việc cổ vũ tự do tôn giáo, các nhân quyền khác và nền dân chủ, cũng như phát huy đối thoại, hơn là tranh cãi, với các cộng đồng tín ngưỡng khác.
Việc trên không dễ. Nhiều giám mục Ba Tây đã tìm cách đối thoại với Ngũ Tuần, nhưng nhiều vị khác vẫn tiếp tục coi họ như các “môn phái” (sects) cần kết án và chống lại. Thành thử thanh thỏa với cuộc cách mạng đa nguyên sẽ là thách đố lớn cho Công Giáo trong nhiều năm sắp tới.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh giữa Công Giáo và Ngũ Tuần Ba Tây, với tư cách một nhà xã hội học tôn giáo, Berger nghĩ rằng ta nên áp dụng một vài phạm trù lấy từ kinh tế thị trường: nếu nhãn hiệu tôn giáo của bạn bị một nhãn hiệu khác cạnh tranh, thì bạn luôn bị cám dỗ mô phỏng một số đặc điểm của nhãn hiệu kia. Trong tình thế này, có thể có người thích sự pha trộn của bạn. Nhưng cũng có người, nhất là những người vốn thích nhãn hiệu trước đây của bạn, sẽ thấy việc pha trộn này tởm gớm. Bởi thế, theo Berger, nghiên cứu thị trường, cũng có tên là khoa học xã hội thực nghiệm, sẽ giúp các giám mục Ba Tây thấy rõ con số những người tới với mình vì nhạc rock trong Thánh Lễ và con số những người rời bỏ mình vì cùng một lý do. Dĩ nhiên, người ta hy vọng các ngài sẽ xem sét vấn đề dưới cái nhìn đức tin.
Sự xâm thực của Ngũ Tuần
Paulo Prada của tờ Globe, ngày 8 tháng 4 năm 2005, 6 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II băng hà, thuật lại cảnh một linh mục trẻ cử hành thánh lễ cầu nguyện cho ngài tại nhà thờ Santo André ở São Paulo, thành phố lớn nhất Ba Tây như sau: “Khi chừng 60 giáo dân đang ngâm nga một khúc bình ca, thì vị mục tử, mặc phẩm phục đỏ, theo chân nhóm giúp lễ tiến lên bàn thờ chính. Cách đó ít dặm, một nhà truyền giảng tin mừng của Ngũ Tuần, mặc quần dài trắng, áo sơ mi bông, ôm lấy trán một thiếu phụ. Nhẩy phụ họa với tiếng hô “hãy đốt, hãy đốt, hãy đốt” và “hãy đốt ma qủy trong người đàn bà này” của ông, khoảng 700 tín hữu làm rúng động cả nhà thờ, một tòa nhà rộng bằng một sân bóng đá có cả bãi đáp trực thăng trên nóc”.
Prada cho rằng: “Cái rúng động ấy đang làm rung chuyển cả nền đất quanh Giáo Hội Công Giáo Ba Tây. Chân móng của Vatican ở đây và ở khắp Châu Mỹ La Tinh đang lung lay vì bị các tín ngưỡng khác sói mòn và xâm thực. Tại một vùng thường bị khuấy động bởi khó khăn kinh tế và bạo lực, nhiều giáo sĩ Công Giáo tin rằng người ta rời bỏ Đạo Công Giáo để chạy theo điều họ cho là tín ngưỡng mềm dẻo hơn, có bản vị hơn, hoặc tệ hơn nữa, họ còn bác bỏ cả việc thờ phượng nữa”.
Các vị giáo phẩm Ba Tây rất ý thức hiện tượng này. Đức Cha Nelson Westrupp, đứng đầu một giáo phận phụ cận, nơi dân số lên tới 3 triệu, cho hay: “niềm tin đã trở thành chủ quan, cá nhân hóa, và vật chất hóa, và điều này đang làm yếu Giáo Hội Công Giáo”.
Thực vậy, bất chấp bức tượng khổng lồ Chúa Kitô Cứu Chuộc với cánh tay giang rộng nhìn xuống toàn cảnh Rio de Janeiro, Ba Tây không còn là một quốc gia Công Giáo như trước nữa. Lý do: sự gia tăng cực nhanh của Thệ Phản Tin Lành, hầu hết thuộc chi Ngũ Tuần, và nhịp tăng đều đặn của những người coi mình không thuộc bất cứ tôn giáo nào. Theo thống kê năm 2010, số người Công Giáo là 123 triệu, chiếm 64.6%, số người Thệ Phản là 42,300,000 chiếm 22.2%, số người vô tín ngưỡng là 15,000,000 chiếm 8%. Năm 1970, tỷ số dân Công Giáo không phải là 64.6% mà là 90%, tỷ số Thệ Phản không phải 22.2% mà chỉ trên dưới 10%, còn tỷ lệ người vô tín ngưỡng không phải là 8% mà chỉ là 0.8%. Sự gia tăng này khiến có người gọi São Paulo là “thủ đô Ngũ Tuần của thế giới” và khiến Đức HY Cláudio Hummes, cựu tổng giám mục São Paulo, nhận định “chúng tôi lo ngại tự hỏi: Ba Tây còn là một quốc gia Công Giáo bao lâu nữa”.
Các nhà xã hội học liên kết hiện tượng trên với việc rời cư. Vì trong mấy thập niên gần đây, hàng triệu nông dân rời bỏ xóm làng tới sinh sống tại các thành phố lớn như São Paulo và Rio de Janeiro, nơi các đòi hỏi và nhịp độ đời sống khiến người ta ít có cơ hội tìm tới giáo xứ.
Còn đối với những ai muốn tìm sự hướng dẫn tâm linh, thì các Giáo Hội Tin Lành sẵn sàng chào đón “một cách hợp khẩu vị”. Thực vậy, với nền thần học tạo thế năng (empowerment theology), tức chủ trương cho rằng việc thờ phượng có thể dẫn tới thành công và lợi lộc bản thân, các Giáo Hội tin lành quả tìm được đất phát triển rực rỡ tại các đô thị Ba Tây. Fernando Altemeyer, một nhà thần học tại Đại Học Công Giáo São Paulo nhận định rằng: “Lối sống đô thị là lối sống tiêu thụ. Còn người Tin Lành thì giảng dạy rằng thịnh vượng phát sinh nhờ đức tin”.
Đạo Công Giáo coi phương thức ấy chỉ là những vá víu tâm linh tạm thời. Tập chú vào thịnh vượng bản thân là quên mất mục tiêu rộng lớn hơn của Kitô Giáo nhằm phúc lợi phổ quát của mọi người. Linh mục Fernando Sapaterro, vị linh mục cử hành lễ cầu nguyện cho Đức Gioan Phaolô II tại nhà thờ Santo André, cho rằng “mục tiêu là cứu rỗi nhân loại, chứ không phải lợi lộc bản thân”.
Đó không hẳn là nhấn mạnh của người Thệ Phản, vì theo họ, xã hội được thăng tiến nhờ sự thịnh vượng của các cá nhân. Mục sư Estevam Hernades, lãnh đạo Giáo Hội Tông Truyền Tái Sinh Trong Chúa Kitô, một hệ phái Ngũ Tuần với hơn 1,200 thánh đường tại Ba Tây, Uruguay, và Argentine, đặt câu hỏi: “Liệu xã hội có khá hơn không khi người ta cứ mãi nghèo khổ? Đức tin vào Chúa Giêsu cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống ta”.
Một khuynh hướng nữa mà Ba Tây chỉ đang mô phỏng các nơi khác, nhất là Âu Châu và Bắc Mỹ, là khuynh hướng cá nhân hóa đức tin để phù hợp với các đòi hỏi ngừa thai, đồng tính, và buông thả tình dục. Sonia Barros, 29 tuổi, một vú em sống tại Rio de Janeiro chẳng hạn, độc thân nhưng sống chung với một bạn trai. Được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng ít khi đi nhà thờ vì cô bảo: “tôi muốn đi lễ nhiều hơn nhưng người ta bảo tôi sống trong tội lỗi. Đạo Công Giáo nên khoan dung hơn một chút”.
Khuynh hướng cá nhân hóa ấy xem ra khá được các Giáo Hội Thệ Phản hỗ trợ. Marilda Paulino, một nữ y tá 33 tuổi chẳng hạn, đã rời bỏ Công Giáo để gia nhập một cộng đoàn Tin Lành. Theo cô: “tôi không cần một trung gian để dạy tôi điều đúng điều sai. Đức tin không phải là về vị mục tử, hay về một vị thánh nào, mà chỉ là giữa Thiên Chúa và tôi mà thôi”.
Trước những khuynh hướng như thế, nhiều giới Công Giáo Ba Tây đã đưa ra nhiều thử nghiệm để “bình dân hóa” sức lôi cuốn của đạo mình. Prada trưng dẫn ngôi nhà nguyện của quân đội tại trung tâm São Paulo nơi người ta tôn kính Thánh Expeditus, được họ coi như thánh bổn mạng của cấp cứu.
Dù các nhà thần học và các nhà giáo sử không thống nhất ý kiến về căn tính đích thực của vị thánh này, kể cả việc ngài có thực hay không nữa, nhưng nhiều người vẫn kéo nhau tới xin đủ mọi ơn từ việc làm, tình yêu, tới khỏi bệnh và thoát khỏi mọi lo lắng khác. Patricia Aparecida Gobbo, một cảnh sát viên 22 tuổi, người cũng tới “cầu xin” tại ngôi nhà nguyện này, phát biểu: “người ta cần không những học lý mà còn cần được thỏa mãn về phương diện tôn giáo. Đạo Công Giáo đôi khi quá cứng ngắc”.
Canh tân đặc sủng hành động
Dĩ nhiên sáng kiến trên đây không có thế giá, mà chỉ là một phát khởi bình dân, phản ảnh não trạng của người dân Ba Tây muốn pha trộn tín ngưỡng cổ truyền của thổ dân với tín lý Công Giáo. Một số giới Công Giáo Ba Tây có thế giá đã mạnh dạn đi vào hang cọp để hạ cọp. Trong các giới ấy có phong trào Canh Tân Đặc Sủng, mà một trong các đại diện có tiếng hiện nay là Gleuson Gomes, 35 tuổi, một linh mục với lối cử hành “không theo Thánh Lễ Chúa Nhật bình thường”.
Phong trào Canh Tân Đặc Sủng sử dụng nhiều phương pháp từng làm cho các buổi phụng vụ của Ngũ Tuần trở thành lôi cuốn tại Ba Tây: sử dụng âm nhạc, để cử tọa tham dự nhiều hơn và bầu khí tươi sáng toàn diện hơn. Chính vì thế, có người gọi canh tân đặc sủng ở Ba Tây là “Công Giáo Ngũ Tuần”. Và Công Giáo này đang có tác dụng.
Larissa Rodrigues, 16 tuổi, nói rằng nhà thờ của cô xưa nay vẫn vắng cho tới hai năm trước đây khi cha Gleuson xuất hiện. Trước đó, “Người ta đã muốn đóng cửa nhà thờ. Vì đâu có ai lui tới. Nhưng khi cha (Gleuson) tới, nó khá hơn nhiều. Bây giờ thánh lễ chật kín”.
Cha Gleuson cũng không “dấu diếm” gì. Ngài bảo: “Cộng đoàn này cần được hồi sinh. Nên Đức Giám Mục sai tôi tới đây, do hình thức mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của tôi. Hình thức này dễ hơn cho tín hữu tham dự. Chúng tôi có khả năng thiết lập một cộng đoàn tại giáo xứ này, một cộng đoàn sốt sắng và tham dự nhiều hơn”.
Và người Ba Tây đủ cỡ tuổi đua nhau trở lại nhà thờ, hết tuần này tới tuần nọ. Arthur Machado là một người trong số này. Anh bảo: “bạn phấn khích vì toàn bộ cộng đoàn thích nó. Nó sống động. Ai cũng hiểu nó, không có những thứ hắc búa long trọng”.
Đã đành là nhiều giới thẩm quyền tỏ ý cau mày trước một vài thực hành của Canh Tân Đặc Sủng, như “nói tiếng lạ”, chẳng hạn, làm máng chuyển Chúa Thánh Thần và niềm tin vào việc chữa lành. Nhiều người coi hình thức này như một thứ thương mãi hoàn toàn.
Tuy nhiên, không vị linh mục Đặc Sủng nào của Ba Tây nổi tiếng bằng linh mục Marcelo Rossi. Trong thập niên qua, ngài đã xây dựng được cả một “đế quốc” đa truyền thông, gồm album, phim ảnh và sách vở, bán ra hàng triệu cuốn, với một hiện diện mạnh trên liên mạng.
Dù bị một số giáo phẩm chỉ trích, Giáo Sư Andrew Chesnut của Đại Học Virginia Commonwealth vẫn cho rằng Cha Rossi và các vị Canh Tân Đặc Sủng khác đang giữ cho Đạo Công Giáo sống động tại đây và Vatican biết rõ điều này. Theo ông, “Nhiều vị giám mục Ba Tây không phải là Canh Tân Đặc Sủng nhưng đã hiểu được rằng nó là cách tốt nhất để chặn đứng làn sóng ồ ạt người Công Giáo gia nhập các Giáo Hội Ngũ Tuần. Bởi thế, theo quan điểm định chế, đây là điều có tính hết sức chiến lược mà Giáo Hội có thể làm để chặn đứng việc người Công Giáo chạy qua các Giáo Hội Ngũ Tuần”.
Theo ông, phương thức không truyền thống của Canh Tân Đặc Sủng không hạ giá sứ điệp Công Giáo. Ông hoài nghi ý niệm cho rằng người Công Giáo không phải là Âu Châu cần thực hành đức tin với các chuẩn mực do Âu Châu áp đặt. Học giả về tôn giáo là Cecilia Mariz của Đại Học Công Rio de Janeiro đồng ý như vậy. Bà cho rằng phương thức của Canh Tân Đặc Sủng thích hợp hơn với Ba Tây và nhiên hậu đem được người ta trở về với Giáo Hội Công Giáo.
Maritz nói rằng: “Có một sự gần gũi giữa sức lôi cuốn của canh Tân Đặc Sủng và sức lôi cuốn của văn hóa Ba Tây. Nó là một cảm nghiệm tôn giáo rất sống động, rất vui tươi. Nó rất xúc cảm”.
Cha Gleuson chắc chắn đồng ý như thế. Ngài cho rằng lối hát karaôkê (sing-along) của ngài là phương tiện hữu hiệu chuyên chở sứ điệp Công Giáo. Dù sao, theo ngài, phụng vụ Đặc Sủng vẫn… là một Thánh Lễ. “Nó đem tới cho giới trẻ sức sống động, một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Bạn cảm nhận lời thánh một cách sâu sắc hơn”.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp tới sẽ là một thử nghiệm xem mối liên hệ của Vatican với Canh Tân Đặc Sủng tiến xa bao nhiêu. Cha Gleuson là một trong các mục tử của Canh Tân Đặc Sủng đang cố gắng động viên hàng chục ngàn bạn trẻ tham gia biến cố trọng đại này.
Thí nghiệm hồi sinh Đạo Công Giáo
Ngày 14 tháng 2 năm nay, nghĩa là 3 ngày sau khi Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm, Simon Romero của tờ New York Times có tường trình một thí nghiệm để hồi sinh Đạo Công Giáo tại Ba Tây trước làn sóng xâm thực của Ngũ Tuần.
Romero cũng vẽ lại viễn tượng không mấy tốt đẹp của Giáo Hội Công Giáo tại Ba Tây trước cuộc tấn công vũ bão của Ngũ Tuần và duy tục. Nhưng ông nhấn mạnh tới các cố gắng tích cực nhằm chặn đứng các cuộc tấn công ấy. Ông tập chú vào công trình của cha Marcelo Rossi, vị “linh mục, vốn là một huấn luyện viên trước khi đi tu làm linh mục, say sưa hát những bài hát kiểu nhạc rock trước 25,000 người thờ phượng”.
Linh mục Rossi đã bán hơn 12 triệu CD và từng cử hành Thánh Lễ tại sân túc cầu với hàng chục ngàn tín hữu tham dự. Cũng như các linh mục thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng khác, Thánh Lễ được cha cử hành thuộc loại “Thánh Lễ Giải Phóng”, giống các buổi trừ qủy theo nhóm, trong đó, cộng đoàn được hoan nghinh nói tiếng lạ, một hình thức cử hành bị nhiều vị giáo phẩm cau mày phê phán nhưng đang thu hút nhiều người thờ phượng.
Almir Belarmino, 53 tuổi, kỹ thuật viên tại nhà máy xử lý chất thải, một trong 1,200 người tham dự buổi tĩnh tâm do Canh Tân Đặc Sủng tổ chức, nhận định rằng “Nhờ phong trào này, nhiều người đã tìm về với Giáo Hội. Tại sao không nhẩy múa tại nơi mà sự hiện diện của Chúa thật cao cả như thế này? Vui tươi và phấn khởi vốn là thành phần trong việc thờ phượng của chúng tôi”.
Thực ra việc các linh mục pha trộn các thực hành mới vào các buổi phụng vụ của họ là điều không mới lạ gì tại Ba Tây. Bởi trên thực tế, nhiều người tự hào là Công Giáo nhưng vẫn thực hành các tôn giáo phát xuất từ Phi Châu như nhóm Candomblé chẳng hạn là nhóm pha trộn các thánh của Công Giáo với các thần minh của Phi Châu. Stephen Selka, một chuyên viên tại Đại Học Indiana về các tôn giáo của các cộng đồng Phi Châu lưu vong, cho hay: “Thực hành tôn giáo tại Ba Tây thường có tính lai giống khá cao”.
Tuy nhiên, các Giáo Hội tin lành cực kỳ thành công tại Ba Tây mới là thúc đẩy chính. Dựa vào lá phiếu có ảnh hưởng lớn tại Quốc Hội Ba Tây, các Giáo Hội này đang mở rộng hoạt động của họ ở khắp Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu, thậm chí còn lấy được thông hành ngoại giao cho các nhà giảng thuyết hàng đầu của họ, giống như các đại diện của Vatican nữa.
Họ xây dựng nhiều đại giáo đường. Tại São Paulo chẳng hạn, Giáo Hội Hoàn Vũ của Nước Chúa, một tổ chức Ngũ Tuần đa quốc được thiết lập tại Ba Tây từ năm 1977, đang chi ra 200 triệu dollars để xây một đền thờ 10,000 chỗ ngồi theo mẫu Đền Thờ của Salômôn. Các ca sĩ của họ cũng có rất nhiều người ái mộ, như Aline Barros chẳng hạn, một ca sĩ hát nhạc phúc âm được giải Grammy, với cả triệu người theo dõi trên Twitter. Các nhà giảng thuyết trên TV của họ như Silas Malafaia, một nhà lãnh đạo Ngũ Tuần tại Rio de Janeiro, đang thu hút thật nhiều khán thính giả.
Dĩ nhiên, cũng phải kể đến sự phát triển của chủ nghĩa duy tục, một sự phát triển mà Andrew Chesnut coi là nhanh nhất. Mới đây, tức năm 1980, những người vô tín ngưỡng và những người không xếp mình vào bất cứ tôn giáo nào là con số không đáng kể, nhưng nay, họ chiếm tới 15% dân số. Thêm vào đó, còn có những người Công Giáo ít đi nhà thờ và không hài lòng với một số chính sách cứng rắn của Vatican.
Theo Stoyan Zaimov của tờ Christian Post Reporter (5/11/2012), thì trước những áp lực trên, đáp ứng của Cha Rossi, ngoài hình thức truyền thông chuyên biệt của ngài cũng như hình thức cử hành đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng, còn là một cái gì thật lớn lao để có thể đương đầu với sự dửng dưng quá phổ quát hiện nay đối với các giá trị luân lý và tôn giáo, một vấn đề được ngài xếp vào hạng trầm trọng nhất trong xã hội Ba Tây. Đối với ngài, “một ngọn nến chiếu sáng, 10 ngọn nến chiếu sáng, nhưng 100,000 ngọn nến sẽ chiếu sáng hơn nhiều”. Đó chính là ý niệm đứng đàng sau ngôi đền thánh vĩ đại Mẹ Thiên Chúa của cha, đang được xây dựng tại São Paulo: dự trù sẽ có 6,000 chỗ ngồi và chỗ đứng cho 14,000 người khác, khu đất bên ngoài Đền Thánh có thể chứa hơn 80,000. Theo AP, Đền Thánh này tọa lạc trên một khu đất rộng tới 323,000 bộ vuông (30,000 mét vuông), chính đền thánh rộng 8,500 mét vuông, chiều cao kể cả cây Thánh Giá là 45 mét và có người xếp Đền Thánh này vào hàng 10 thánh đường lớn nhất thế giới. Theo mô tả của AP, Đền Thánh trông giống một sân basketball hơn là một nơi thờ phượng.
Thánh Lễ khai mạc Đền Thánh hồi tháng 11 năm 2012 lôi cuốn hơn 50,000 người tham dự. Cha Rossi dùng mọi biểu tượng để duy trì các tín hữu còn lại đừng rơi vào sự dửng dưng tôn giáo. Thí dụ: ngày khai mạc Đền Thánh được tổ chức vào ngày lễ nghỉ của Ba Tây gọi là Finados, Ngày Người Chết: “ Một ngày, một ngày đã chết, nay được biến đổi!” Ngài nói với người thờ phượng như thế.
Và quả thực, buổi lễ đã đánh tan hình ảnh tẻ nhạt của một Giáo Hội già nua. Ca hát vang dội, vẫy vẫy khăn tay và nhịp theo dàn nhạc rock, 20,000 tín hữu chật ních Đền Thánh ngâm ngợi trước ống kính truyền hình, nhiều người nước mắt tuôn tràn trong khi vị linh mục của họ chào đón từ bục giảng. Hơn 30,000 người khác tụ họp ở bên ngoài, nơi trẻ em leo lên cây để nhìn rõ đoàn người hân hoan bên trong đền thánh.
Một thế giới đa nguyên
Nghĩ gì về Cha Rossi thì tuỳ ý, nhưng quan điểm của ngài không hẳn là hẹp hòi khi cho rằng các vấn đề rộng lớn hơn tại Ba Tây hiện nay không hẳn là Ngũ Tuần cho bằng người Ba Tây đang quay mặt khỏi các tôn giáo có tổ chức. Thực thế, một cuộc nghiên cứu năm 2011 của Qũy Getulio Vargas, dựa vào thống kê, cho thấy người Công Giáo Ba Tây bỏ đạo để trở thành vô tín ngưỡng, chứ không hẳn chạy qua các tôn giáo khác.
Đấy cũng là nhận định của Peter Berger, giáo sư xã hội học và thần học tại Đại Học Rutgers và Đại Học Boston. Berger cho rằng hiện tượng Rossi hay nói chung các linh mục Canh Tân Đặc Sủng hiện nay ở Ba Tây chỉ là chuyện bên lề. Bởi Canh Tân Đặc Sủng không hẳn là chuyện chỉ xẩy ra tại Ba Tây. Nó cũng xẩy ra tại khắp Châu Mỹ La Tinh, tại Châu Phi và cả tại Phi Luật Tân nữa.
Vả lại, theo Berger, Rôma vẫn có chính sách rửa tội cho một số ngày lễ của ngoại giáo trong lịch phụng vụ của mình, nghĩa là chấp nhận một số thực hành của ngoại giáo. Thành thử ông tự hỏi các cố gắng trên liệu có hồi sinh được Đạo Công Giáo tại Ba Tây hay không? Theo ông, có thể có chút đỉnh trong tương quan với Ngũ Tuần. Còn duy tục thì sao? Berger cho rằng tại Ba Tây, ý niệm duy tục không hẳn có cùng một ý nghĩa như ở Âu Châu. Đã đành triết lý của August Comte, một triết gia duy tục, rất được ưa chuộng tại Ba Tây trong thế kỷ 19. Khẩu hiệu “Trật Tự và Tiến Bộ” (Ordem e Progresso) của ông đã được thêu trên quốc kỳ Ba Tây. Nhưng theo Berger, phần lớn trong số 15% người dân Ba Tây tự nhận không thuộc tôn giáo nào không có cùng những lý do ý thức hệ như Comte. Nên họ khó bị lôi kéo trở lại Công Giáo nhờ các trống phách và ca hát kiểu Rossi hay các tiếng lạ kiểu Ngũ Tuần.
Nói cho cùng, Ngũ Tuần và Duy Tục, dù theo nghĩa nào, cũng chỉ là các biểu hiện của cùng một thách thức bên dưới: tức thách thức của chủ nghĩa đa nguyên hiện đại. Kể từ Phong Trào Ánh Sáng, đa số người ta đều nghĩ rằng hiện tượng thế tục hóa, theo nghĩa sa sút tôn giáo, là hậu quả tất yếu của hiện đại hóa. Lịch sử tôn giáo từ đầu thế kỷ 20, tức từ lúc Nietzsche tuyên bố Thiên Chúa đã chết, cho thấy ý niệm đó không đúng bao nhiêu. Tại phần lớn các nơi trên thế giới, tôn giáo đã phát triển một cách rực rỡ, nhiều nơi phát triển như chưa bao giờ có. Hiện đại hóa có phát sinh ra việc thế tục hóa ở một số nơi, nhưng ở nhiều nơi khác, không hề có hiện tượng ấy. Điều nó nhất thiết phát sinh ra là chủ nghĩa đa nguyên, tức việc tràn lan các thế giới quan khác nhau, các nền luân lý và các lối sống sống chung với nhau trong cùng một xã hội. Nhiều chế độ đã tìm cách dẹp bỏ chủ nghĩa đa nguyên, nhưng nó vẫn sống, đặt cho tôn giáo một thách thức hết sức nền tảng; nhưng thách thức này khác với thách thức của duy tục.
Bản chất của thách thức này là đánh đổ đặc tính trong đó bất cứ truyền thống tôn giáo nào cũng coi mọi việc như chuyện đương nhiên. Điều này không có gì khó hiểu cả. Ý niệm về thực tại của ta từ căn cội vốn được tạo nên nhờ hành động qua lại với người khác, khi ta còn nhỏ kinh qua điều các nhà tâm lý gọi là “xã hội hóa đệ nhất đẳng”. Sau này, khi đã trưởng thành, các ý niệm này được duy trì, bị thay đổi hay bác bỏ nhờ hành động qua lại với những người ta quan tâm. Diễn trình này có một hiệu quả rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: khi môi trường xã hội của ta còn thống nhất và ổn định, thế giới quan của ta được duy trì bằng một cảm thức hết sức chắc chắn. Nhưng khi môi trường ấy ra đa dạng và bất ổn, ta cảm thấy chẳng còn gì là chắc chắn nữa. Ta khám phá ra có nhiều cách “trí tri” thực tại. Đấy là lúc nói theo Pascal, cùng một điều có thể đúng ở bên này Dẫy Pyrénées, nhưng lại sai ở bên kia Dẫy ấy. Con người hiện đại, từ nay, có cả hàng núi cao các giải pháp trong đầu. Chọn lựa giữa các giải pháp ấy cho tình huống riêng của mình là một nhiệm vụ khó khăn. Chính vì thế mà đa số con người hiện đại lo âu xao xuyến (nervous).
Sống bên kia Pyrénées, tức Tây Ban Nha, trong thế kỷ 19, chẳng hạn, thì làm người Công Giáo là việc đương nhiên, vì ai ai cũng Công Giáo cả. Có một gia đình Do Thái Giáo thật đấy, nhưng đã bị trục xuất từ lâu. Có anh chàng lạc giáo “dở hơi” thật đấy, nhưng anh ta đã bị Tòa Lạc Giáo tống giam rồi. Nay thì môi trường xã hội đã ra khác: mùa hè nào, du khách từ thập phương cũng kéo tới; phần lớn nhà cửa được người Đức giầu có tạo mãi, mà người Đức thì phần đông là Thệ Phản; ông thị trưởng lại là một người vô thần, và đôi khi cả ông linh mục cũng không khác bao nhiêu! Tốt nghiệp trung học, tôi không những biết đọc biết viết mà còn thích đọc mọi chuyện, khắp nơi trên thế giới. Tôi còn sử dụng liên mạng, Twitter; đi làm hay đi du lịch đó đây; làm quen cả với một phụ nữ Phi Luật Tân tới đây làm vú em. Tôi có còn là Công Giáo nữa hay không? Thống kê liệt kê tôi như thế. Nhưng tôi nào có nghĩ đến tôn giáo bao nhiêu, quên hầu hết các giáo huấn luân lý Công Giáo. Đạo Công Giáo quả không còn là chuyện đương nhiên nữa.
Đa nguyên là thế. Và đấy mới là thách đố thực sự của Công Giáo Ba Tây. Về phương diện này, Berger cho rằng Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều thích ứng đối với chủ nghĩa này, nhất là trong việc Vatican II khẳng định tự do tôn giáo, ngược hẳn với các động thái trước đây của Đức Piô IX với Danh Mục Các Sai Lầm (1864), trong đó đáng chú ý nhất là sai lầm 80, một sai lầm cho rằng “Giám mục Rôma có thể và nên tự hoà giải và chấp nhận tiến bộ, chủ nghĩa tự do và nền văn minh hiện đại”. Bản Danh Mục cũng kết án việc tách biệt nhà nước và Giáo Hội, quyền tự do của cá nhân trong việc chọn lựa tôn giáo. Suốt từ đó cho tới đầu thế kỷ 20 (ủng hộ kế hoạch của Franco muốn biến Tây Ban Nha thành một quốc gia Công Giáo), Đạo Công Giáo luôn kình chống chủ nghĩa đa nguyên, coi nó như kẻ thù. Nhưng từ Vatican II trở đi, Giáo Hội Công Giáo rất tích cực trong việc cổ vũ tự do tôn giáo, các nhân quyền khác và nền dân chủ, cũng như phát huy đối thoại, hơn là tranh cãi, với các cộng đồng tín ngưỡng khác.
Việc trên không dễ. Nhiều giám mục Ba Tây đã tìm cách đối thoại với Ngũ Tuần, nhưng nhiều vị khác vẫn tiếp tục coi họ như các “môn phái” (sects) cần kết án và chống lại. Thành thử thanh thỏa với cuộc cách mạng đa nguyên sẽ là thách đố lớn cho Công Giáo trong nhiều năm sắp tới.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh giữa Công Giáo và Ngũ Tuần Ba Tây, với tư cách một nhà xã hội học tôn giáo, Berger nghĩ rằng ta nên áp dụng một vài phạm trù lấy từ kinh tế thị trường: nếu nhãn hiệu tôn giáo của bạn bị một nhãn hiệu khác cạnh tranh, thì bạn luôn bị cám dỗ mô phỏng một số đặc điểm của nhãn hiệu kia. Trong tình thế này, có thể có người thích sự pha trộn của bạn. Nhưng cũng có người, nhất là những người vốn thích nhãn hiệu trước đây của bạn, sẽ thấy việc pha trộn này tởm gớm. Bởi thế, theo Berger, nghiên cứu thị trường, cũng có tên là khoa học xã hội thực nghiệm, sẽ giúp các giám mục Ba Tây thấy rõ con số những người tới với mình vì nhạc rock trong Thánh Lễ và con số những người rời bỏ mình vì cùng một lý do. Dĩ nhiên, người ta hy vọng các ngài sẽ xem sét vấn đề dưới cái nhìn đức tin.
Brazil bốc lửa, cuộc tông du cuả ĐGH có nguy cơ bị xáo trộn.
Trần Mạnh Trác
20:23 21/06/2013
Đây là cuộc bất ổn lớn nhất cuả Brazil từ trước đến nay, khởi đầu với sự bất mãn về vé xe buýt bị tăng thêm 20 xu để giúp chi phí cho tổ chức bóng đá World Cup vào năm sau, từ đó người dân đã đặt câu hỏi về sự xử dụng tiền thuế, về tỉnh trạng tham nhũng và về những biện pháp mạnh tay cuả chính phủ để giải toả nhà cửa.
Trước đây VietCatholic đã trình bày một phần những vấn đề nói trên trong bài khảo cứu Nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tìm hiểu các khu ổ chuột cuả Rio
Tại Rio de Janeiro, nơi sẽ tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ 14 từ 23 cho đến 28 tháng 7 tới, 300 ngàn người đã biểu tình ôn hoà trước nhà thờ Candelaria.
Chính quyền thành phố đã phân phát 30 ngàn truyền đơn kêu gọi bất bạo động tới những người biểu tình.
Dân chúng đã vây quanh tòa thị chính và ông thị trưởng Eduarto Paes cứng rắn tuyên bố rằng: "Chúng ta là một nước dân chủ nhưng chúng ta không chấp nhận những hành động đâp phá hỗn loạn, sự an toàn cuả Rio phải được bảo vệ bằng mọi giá".
Nhưng ngay sau đó, ông Jose Maria Beltrame, giám đốc An Ninh cuả Rio tuyên bố là những nhân viên công lập lạm quyền sẽ bị điều tra và trừng trị.
Vào ngày thứ Sáu, phong trào Vé Tự Do (Free Pass Movement) là phong trào đã khởi đầu phản đối vì chính phủ tăng vé xe buýt, ra thông cáo rằng họ không dự tính biểu tình thêm nữa vì đang có nhiều bất đồng ý kiến giữa các nhóm chính trị nội bộ. Tuy nhiên người ta vẩn thấy có nhiều tụ tập lẻ tẻ ở nhiều nơi và riêng tại Rio, trung tâm thương mại lớn nhất là Barra da Tijuca đã đóng cửa sớm lúc 2 giờ chiều vì sợ bị đập phá.
Vẫn có nhiều lời kêu gọi biểu tình và đình công trên các mạng xả hội. Người ta lo ngại nếu các liên đoàn lao động cũng tham gia thì cuộc bất ổn sẽ bùng nổ lớn.
Rỏ ràng chính quyền đang lúng túng không biết phải làm gì để ổn định tình hình, và những phe nhóm biểu tình cũng không biết phải hợp nhất thế nào để có một mục tiêu chung.
Tình hình như thế thì còn nhiều biến động bất thường.
Tồng thống, bà Rouseff đã phải hủy bỏ hai chuyến công du qua Salvador và Nhật để đương đầu với những biến chuyển trong nước.
Tuy những cuộc phản đối là nhắm vào những bê bối cuả việc tổ chức bóng đá World Cup, nhưng cuộc hội Ngày Giới Trẻ Thế Giới với dự phóng có 4 triệu khách tham dự sẽ làm cho vấn đề an ninh trở thành trầm trọng hơn và đặt câu hỏi về cuộc tông du đầu tiên cuả Đức Giáo Hoàng.
Ông Gilberto Carvalho, tổng thư ký phủ tổng thống, đã họp một phiên họp bất thường ngày thứ Sáu để bàn về khả năng có xáo trộn nào trong cuộc tông du cuả Đức Giáo Hoàng, nhưng sau đó cũng không đưa ra một chỉ đạo nào rõ ràng. ông tuyên bố:
"Chúng tôi không đoán trước được tương lai, chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể mọi chuyện sẽ không gay cấn lắm, nhưng chúng tôi muốn chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra".
Người nghèo và người Công Giáo cuả Brazil đang cần tới Ngày Giới Trẻ và cuộc Tông Du cuả Đức Giáo Hoàng, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện cho những chương trình này được thực hiện xuông xẻ.
Top Stories
Pope to Nuncios: Be Pastors who carry Christ to the world
Vatican Radio
07:30 21/06/2013
2013-06-21 - Never forget you are “Pastors”, who “carry Christ to the world”, detached from the "bourgeoisie spirit and life" of those who pursue only worldly goods and which “risk ridiculing the holy mission” of Papal Representatives.
This was Pope Francis message to the hundreds of Papal Representatives, also known as Apostolic Nuncios, convoked to the Vatican from their diplomatic postings across the globe for two days of reflection and prayer in the context of the Year of Faith.
The Holy Father spoke with them Friday, in a lengthy address which he said came “from the heart”, and was not just one of “perfunctory words”. The Pope began by telling the them that they are an expression of the catholicity and universality of the Church.
Pope Francis spoke of their life, describing it as ‘nomadic’ and underpinning the challenges this temporary mode of living brings: never being able to put down roots; never having their own ‘flock’ to guide and tend to; always having to begin anew in different national and ecclesial contexts, in short, living with a suitcase at hand.
But above all, Pope Francis dwelt on what is a Nuncio’s most important service, “the delicate task of carrying out inquires” into candidates to become bishops. He said that candidates must be “close to the people, fathers and brothers…gentle, patient and merciful; animated by inner poverty, the freedom of the Lord and also by outward simplicity and austerity of life”. Pope Francis added they must not have “the psychology of "Princes”, or be “ambitious”.
And thanking the Nuncios for their precious service to the Church Pope Francis concluded: “We know that our stability does not lie in things, in our own projects or ambitions, but in being true Pastors who keep our gaze fixed on Christ”.
Below a Vatican Radio translation of the Holy Father’s address:
Dear Brothers,
these days, in the Year of Faith, are offered to us by the Lord as an occasion to pray together, to reflect together and to share a fraternal moment. I thank Cardinal Bertone for the words he addressed to me on your behalf, but I would like to thank each of you for your service which aids me in solicitude for all of the Churches, in the ministry of unity that is central to the Successor of Peter. You represent me in Churches spread throughout the world and with the Governments, but seeing so many of you today also gives me the sense of the catholicity of the Church, of its universality. I thank you wholeheartedly!
Now I would like to offer you some simple thoughts on certain, I would say existential, aspects of your being Papal Representatives. These are things I reflected on in my heart, above all by trying to place myself alongside to each one of you. In this meeting, I do not want to address purely formal or perfunctory words to you. What I now say comes from deep within my heart.
1. First of all, let me point out that yours is a nomadic life. Every three years, four for collaborators, a little more for Nuncios, you change place, passing from one continent to another, from one country to another, from one, often very different, Church reality to another, you always have a suitcase at hand. I ask myself the question: what does this life tell us? What spiritual sense does it have? I would say that it give us the sense of a journey, which is central to the life of faith, beginning with Abraham, a man of faith on a journey: God asks him to leave his country, his security, to go, trusting in a promise, which he does not see, but which he simply keeps in his heart like the hope which God offers him (cf. Gen 12:1-9). And this involves two elements. First, mortification, the sacrifice of stripping oneself of things, friends, bonds and of always beginning anew. And this is not easy; it means living in the interim, going outside of yourselves, without ever having a place to put down roots, a stable community, yet loving the Church and the Country that you are called to serve. A second aspect that involves this being nomads, always on the road, is what is described in the eleventh chapter of Hebrews. Listing examples of the faith of the fathers, the author says that they saw the promised goods and greeted them from afar, declaring that they were pilgrims on this earth (cf. 11:13). Such a life is of great worth, a life like yours, when lived with an intensity of love, with an active memory of the first call.
2. I would like to pause for a moment the aspect of "seeing from afar." What did the fathers of the Old Testament see from afar? The goods promised by God. Each of us may wonder: what is my promise? What do I see? What I am looking for in life? What our founding memory pushes us to seek is the Lord, He is the promised goods. We must never take this for granted. On April 25, 1951, in a famous speech, the then Substitute Secretary of State, Monsignor Montini, recalled that the figure of the Papal Representative "is one who is really conscious of the fact that he carries Christ with him" as the precious good to be communicated, announced, represented. Goods, the prospects of this world end up disappointing, they push people to never be satisfied; the Lord is the good that does not disappoint. And this demands a self-detachment that can only be achieved through a constant relationship with the Lord and the unification of one’s life around Christ. Familiarity with Jesus Christ must be the daily food of the Papal Representative, because it is the food that comes from the memory of our first encounter with Him, and also because it is the daily expression of loyalty to His call. Familiarity with Jesus Christ in prayer, celebration of the Eucharist, in the service of charity.
3. There is always the danger, even for the men of the Church, to surrender to what I call, taking an expression from De Lubac, "spiritual worldliness": to surrender to the spirit of the world, which leads to action for self-fulfillment and not for the glory of God (cf. Meditation on the Church, Milan 1979, p. 269), in that sort of "bourgeoisie spirit and life" which leads people to settle and seek a peaceful and comfortable life. Speaking to Alumni of the Pontifical Ecclesiastical Academy I remembered how for Blessed John XXIII, his service as a Papal Representative was one of the areas, and not secondary, in which his holiness took shape, and I quoted some passages from the Journal of a Soul relating to this long stretch of his ministry. He claimed to have increasingly understood that, for effectiveness of action, he had to continually prune the vineyard of his life from that which was merely useless foliage and go straight to the essentials, which is Christ and his Gospel, otherwise there was the risk of ridiculing a holy mission (Journal of a Soul, Cinisello Balsamo 2000, pp.. 513-514). These are strong but true words: giving in to worldly spirit exposes us Pastors to ridicule, perhaps we may be applauded by some, but those same people who seem to approve of us, then criticize us behind our backs.
We are pastors! And that we must not ever forget that! Dear Papal Representatives, be the presence of Christ, be a priestly presence, as Pastors. Of course, you will not teach a particular portion of the People of God entrusted to you, you will not guide a local church, but you are Pastors who serve the Church, with the role to encourage, to be ministers of communion, and also with the not always easy task of reprimanding. Always do everything with deep love! Even in relations with the Civil Authorities and your Colleagues you are Pastors: always seek the good, the good of all, the good of the Church and of every person.
I would like to conclude by saying just one word about one of the important points of your service as Papal Representatives, at least for the vast majority: collaboration in providing bishops. You know the famous expression that indicates a fundamental criterion in choosing who should govern: si sanctus est oret pro nobis, si doctus est doceat nos, si prudens est regat nos - if holy let him pray for us, if learned teach us, if prudent govern us. In the delicate task of carrying out inquiries for episcopal appointments be careful that the candidates are pastors close to the people, fathers and brothers, that they are gentle, patient and merciful; animated by inner poverty, the freedom of the Lord and also by outward simplicity and austerity of life, that they do not have the psychology of "Princes". Be careful that they are not ambitious, that they do not seek the episcopate - volentes nolumus - and that they are married to a Church without being in constant search of another. That they are able to "watch over" the flock that will be entrusted to them, take care to keep it united, “vigilant” of the dangers that threaten it, but above all that they are able to "watch over" the flock, to keep watch, imbue hope, that they have sun and light in their hearts, to lovingly and patiently support the plans which God brings about in His people. Let us think of the figure of St. Joseph, who watches over Mary and Jesus, of his care for the family that God entrusted to him, and the watchful gaze with which he guides it in avoiding dangers. For this reason Pastors must know how to be ahead of the herd to point the way, in the midst of the flock to keep it united, behind the flock to prevent someone being left behind, so that the same flock, so to speak, has the sense of smell to find its way.
Dear papal representatives, these are just a few thoughts that come from my heart, with which I do not pretend to say new things, but on which I invite you to reflect on the important and valuable service that you make for the whole Church. Your life is often difficult, sometimes in places of conflict - I know it well - a continuous pilgrimage without the ability to put down roots in one place, in one culture, in a specific ecclesial reality. But it is a life that walks towards promises and greets them from afar. A life on the road, but always with Jesus Christ who holds you by the hand. Thank you again for this! We know that our stability does not lie in things, in our own projects or ambitions, but in being true Pastors who keep our gaze fixed on Christ. Once again, thank you! Please, I ask you to pray for me. May the Lord bless you and Mary keep you.
The Holy Father spoke with them Friday, in a lengthy address which he said came “from the heart”, and was not just one of “perfunctory words”. The Pope began by telling the them that they are an expression of the catholicity and universality of the Church.
Pope Francis spoke of their life, describing it as ‘nomadic’ and underpinning the challenges this temporary mode of living brings: never being able to put down roots; never having their own ‘flock’ to guide and tend to; always having to begin anew in different national and ecclesial contexts, in short, living with a suitcase at hand.
But above all, Pope Francis dwelt on what is a Nuncio’s most important service, “the delicate task of carrying out inquires” into candidates to become bishops. He said that candidates must be “close to the people, fathers and brothers…gentle, patient and merciful; animated by inner poverty, the freedom of the Lord and also by outward simplicity and austerity of life”. Pope Francis added they must not have “the psychology of "Princes”, or be “ambitious”.
And thanking the Nuncios for their precious service to the Church Pope Francis concluded: “We know that our stability does not lie in things, in our own projects or ambitions, but in being true Pastors who keep our gaze fixed on Christ”.
Below a Vatican Radio translation of the Holy Father’s address:
Dear Brothers,
these days, in the Year of Faith, are offered to us by the Lord as an occasion to pray together, to reflect together and to share a fraternal moment. I thank Cardinal Bertone for the words he addressed to me on your behalf, but I would like to thank each of you for your service which aids me in solicitude for all of the Churches, in the ministry of unity that is central to the Successor of Peter. You represent me in Churches spread throughout the world and with the Governments, but seeing so many of you today also gives me the sense of the catholicity of the Church, of its universality. I thank you wholeheartedly!
Now I would like to offer you some simple thoughts on certain, I would say existential, aspects of your being Papal Representatives. These are things I reflected on in my heart, above all by trying to place myself alongside to each one of you. In this meeting, I do not want to address purely formal or perfunctory words to you. What I now say comes from deep within my heart.
1. First of all, let me point out that yours is a nomadic life. Every three years, four for collaborators, a little more for Nuncios, you change place, passing from one continent to another, from one country to another, from one, often very different, Church reality to another, you always have a suitcase at hand. I ask myself the question: what does this life tell us? What spiritual sense does it have? I would say that it give us the sense of a journey, which is central to the life of faith, beginning with Abraham, a man of faith on a journey: God asks him to leave his country, his security, to go, trusting in a promise, which he does not see, but which he simply keeps in his heart like the hope which God offers him (cf. Gen 12:1-9). And this involves two elements. First, mortification, the sacrifice of stripping oneself of things, friends, bonds and of always beginning anew. And this is not easy; it means living in the interim, going outside of yourselves, without ever having a place to put down roots, a stable community, yet loving the Church and the Country that you are called to serve. A second aspect that involves this being nomads, always on the road, is what is described in the eleventh chapter of Hebrews. Listing examples of the faith of the fathers, the author says that they saw the promised goods and greeted them from afar, declaring that they were pilgrims on this earth (cf. 11:13). Such a life is of great worth, a life like yours, when lived with an intensity of love, with an active memory of the first call.
2. I would like to pause for a moment the aspect of "seeing from afar." What did the fathers of the Old Testament see from afar? The goods promised by God. Each of us may wonder: what is my promise? What do I see? What I am looking for in life? What our founding memory pushes us to seek is the Lord, He is the promised goods. We must never take this for granted. On April 25, 1951, in a famous speech, the then Substitute Secretary of State, Monsignor Montini, recalled that the figure of the Papal Representative "is one who is really conscious of the fact that he carries Christ with him" as the precious good to be communicated, announced, represented. Goods, the prospects of this world end up disappointing, they push people to never be satisfied; the Lord is the good that does not disappoint. And this demands a self-detachment that can only be achieved through a constant relationship with the Lord and the unification of one’s life around Christ. Familiarity with Jesus Christ must be the daily food of the Papal Representative, because it is the food that comes from the memory of our first encounter with Him, and also because it is the daily expression of loyalty to His call. Familiarity with Jesus Christ in prayer, celebration of the Eucharist, in the service of charity.
3. There is always the danger, even for the men of the Church, to surrender to what I call, taking an expression from De Lubac, "spiritual worldliness": to surrender to the spirit of the world, which leads to action for self-fulfillment and not for the glory of God (cf. Meditation on the Church, Milan 1979, p. 269), in that sort of "bourgeoisie spirit and life" which leads people to settle and seek a peaceful and comfortable life. Speaking to Alumni of the Pontifical Ecclesiastical Academy I remembered how for Blessed John XXIII, his service as a Papal Representative was one of the areas, and not secondary, in which his holiness took shape, and I quoted some passages from the Journal of a Soul relating to this long stretch of his ministry. He claimed to have increasingly understood that, for effectiveness of action, he had to continually prune the vineyard of his life from that which was merely useless foliage and go straight to the essentials, which is Christ and his Gospel, otherwise there was the risk of ridiculing a holy mission (Journal of a Soul, Cinisello Balsamo 2000, pp.. 513-514). These are strong but true words: giving in to worldly spirit exposes us Pastors to ridicule, perhaps we may be applauded by some, but those same people who seem to approve of us, then criticize us behind our backs.
We are pastors! And that we must not ever forget that! Dear Papal Representatives, be the presence of Christ, be a priestly presence, as Pastors. Of course, you will not teach a particular portion of the People of God entrusted to you, you will not guide a local church, but you are Pastors who serve the Church, with the role to encourage, to be ministers of communion, and also with the not always easy task of reprimanding. Always do everything with deep love! Even in relations with the Civil Authorities and your Colleagues you are Pastors: always seek the good, the good of all, the good of the Church and of every person.
I would like to conclude by saying just one word about one of the important points of your service as Papal Representatives, at least for the vast majority: collaboration in providing bishops. You know the famous expression that indicates a fundamental criterion in choosing who should govern: si sanctus est oret pro nobis, si doctus est doceat nos, si prudens est regat nos - if holy let him pray for us, if learned teach us, if prudent govern us. In the delicate task of carrying out inquiries for episcopal appointments be careful that the candidates are pastors close to the people, fathers and brothers, that they are gentle, patient and merciful; animated by inner poverty, the freedom of the Lord and also by outward simplicity and austerity of life, that they do not have the psychology of "Princes". Be careful that they are not ambitious, that they do not seek the episcopate - volentes nolumus - and that they are married to a Church without being in constant search of another. That they are able to "watch over" the flock that will be entrusted to them, take care to keep it united, “vigilant” of the dangers that threaten it, but above all that they are able to "watch over" the flock, to keep watch, imbue hope, that they have sun and light in their hearts, to lovingly and patiently support the plans which God brings about in His people. Let us think of the figure of St. Joseph, who watches over Mary and Jesus, of his care for the family that God entrusted to him, and the watchful gaze with which he guides it in avoiding dangers. For this reason Pastors must know how to be ahead of the herd to point the way, in the midst of the flock to keep it united, behind the flock to prevent someone being left behind, so that the same flock, so to speak, has the sense of smell to find its way.
Dear papal representatives, these are just a few thoughts that come from my heart, with which I do not pretend to say new things, but on which I invite you to reflect on the important and valuable service that you make for the whole Church. Your life is often difficult, sometimes in places of conflict - I know it well - a continuous pilgrimage without the ability to put down roots in one place, in one culture, in a specific ecclesial reality. But it is a life that walks towards promises and greets them from afar. A life on the road, but always with Jesus Christ who holds you by the hand. Thank you again for this! We know that our stability does not lie in things, in our own projects or ambitions, but in being true Pastors who keep our gaze fixed on Christ. Once again, thank you! Please, I ask you to pray for me. May the Lord bless you and Mary keep you.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn linh mục nhạc sĩ Văn Chi về Đêm Hội Ca Giai Điệu Tri Ân
2 vnr Radio
00:50 21/06/2013
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Hội Đồng GMVN tặng tượng Đức Mẹ La Vang cho Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Lm Phêrô Võ Sơn
15:38 21/06/2013
Xem hình ảnh
"Trọng kính: Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam .
Trọng kính: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam .
Trọng kính: Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xavier Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Huế.
Trọng kính: Quý Đức Cha,
Quý Cha, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em rất thân mến trong Chúa Kitô.
Chúng con, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chân thành cám ơn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tặng tượng Đức Mẹ La Vang. Chúng con sẻ cung nghinh Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Việt Nam, đến với con cái Mẹ tại Hoa Kỳ.
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ luôn hiệp thông và hổ trợ Giáo Hội Mẹ Việt Nam và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam .
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, và hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Bổn mạng Liên Đoàn, xin Chúa ban phúc lành cho Quý Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và mọi thành phần dân Chúa được tràn đầy Ơn Thánh, cùng nhau sống đức tin và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô trong yêu thương và hợp nhất.
Thay mặt cho Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Quý Đức Ông và Quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em Giáo Dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, con xin chân thành cám ơn" (Lm Phêrô Võ Sơn).
Trong dịp này, Linh mục Tổng Thư Ký có đến thăm Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, thăm viếng một số dòng tu và Giáo Phận, và Cha Andre' Spegne, Thư ký của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.
Văn Hóa
Chuyện Phiếm đọc trong tuần
Trần Ngọc Mười Hai
10:48 21/06/2013
Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Hai mùa Thường Niên Năm C 23-6-2013
“A ha! Đêm nay ai cũng cho em
là xinh nhất đây… a…á…à…đẹp xinh”
A ha! Trong đêm khiêu vũ em như
vừng sao xa khơi… à… a…á… sáng ngời!
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – Lời Việt: Phạm Duy)
(Mt 4: 1-2)
Có một lần, bần đạo đọc được ở trên báo, mà là báo đạo rất đàng hoàng, một câu chuyện tiếu lâm nhạt và cũng nhẽo như sau:
“Hôm ấy, vị linh mục nọ được mời đến nhà của giáo dân xyz làm phép nhà và ăn mừng tân gia. Vì là nghi thức không trọng thể và cũng chẳng mang tính chuyên nghiệp của vị thượng tế, nên vị linh mục được mời chỉ mặc thường phục có cổ trắng báo rõ mình là đấng bậc vị vọng, thế thôi. Nhưng, chuyện đeo cổ áo giáo sĩ, đã làm bé em của nhà chủ rất “lấy làm lạ”, cứ là ngắm nhìn suốt, không chán. Kịp nhận ra được điều đó, linh mục nhà mình bèn hỏi nhỏ bé:
-Cha có gì lạ trên người đâu mà sao cháu bé cứ ngó cứ nhìn trâng trâng thế?
-Cháu đâu có nhìn trâng tráo đâu. Thấy cha đeo cái gì mầu trăng trắng nơi cổ, nên mới nhìn.
-Thế cháu có biết cha đang đeo cái gì đây không?
-Dạ biết. Đó là cái để dụ những người mê cha cứ đeo bám cha là chết liền không kịp ngáp!” (xem The Catholic Weekly ngày 05/5/13 tr.5)
Gọi là tiếu lâm nhạt, cũng có lý. Nhưng không nhạt bằng những truyện kể ở quận/huyện nhà Đạo mà có lần bần đạo đây gặp ông cha chánh xứ nọ ở Sydney, cũng cất tiếng hỏi nhỏ: “Dạ thưa, có bao giờ ‘cha’ thấy chán ngấy công việc hàng ngày hay hàng tuần cứ là làm lễ và làm lễ không?” Hỏi, thì hỏi thế chứ có cha/cố nào dám trả lời là chán với ngán cơ chứ? Bởi, nếu có vị nào thấy ngán ngẫm chuyện thường ngày ở huyện, há đã bỏ mọi sự để kiếm việc khác, nghề khác cụng đặng!
Gọi đoạn trích ở trên là tiếu lâm chay hay truyện kể nhạt như nước ốc, cũng không đúng. Đúng hơn, có lẽ ta nên gọi đó là thắc mắc ‘cỏn con’ từ các trẻ mới lớn, chứ đằng này lớp tuổi già đầu tóc dính đầy những “tuyết” thì có gì lạ đâu chứ! Còn lại, là cung cách diễn tả của bé em về sự lôi cuốn/hấp dẫn từ đấng bậc nhà Đạo hệt ý/lời của bài hát có đoạn viết:
“A ha! Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái…a à…êm êm.
A ha! Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi! ..à..a..á.. Lâu dài!
Em mong cho chiếc áo,
Áo tươi mầu em đã chọn kỹ
Một chiếc áo rực rỡ, em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mớ tóc mềm rũ
Được mơn trớn…(ư) dưới tay người.”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Ngôn ngữ mới của tuổi trẻ hôm nay, khi đề cao chiếc cổ áo của ai đó hoặc chức thánh của hàng giáo sĩ đạo mạo, có áo mão/cân đai, viền dài nơi cổ hay sao đó, vẫn là lời chúc tụng/ngợi khen các đấng làm việc cho nhà thờ không ngừng nghỉ. Thế nhưng, có đấng-bậc-làm-việc-cho-nhà-thờ/nhà thánh hăng say không ít, và chẳng biết chán ngán như người ở ngoài, đó mới là quan-niệm vững chắc như đinh đóng cột, mà thôi.
Tuy thế, công việc nhà Đạo của đấng bậc có chức thánh hăng say không ngừng nghỉ, đã là điều khiến nhiều người lấy làm lạ, bèn lân la hỏi:
“Thưa cha. Con là bổn đạo mới vừa trở lại Đạo, nên không thuộc và không hiểu những gì ghi trong sách lễ Rôma mà con đem theo mỗi khi đi lễ, để theo dõi. Đôi khi, con vẫn thắc mắc không biết làm sao lại có lễ kính nhớ thánh này/thánh nọ ghi trong sách ấy để làm gì. Và thêm nữa: có lễ khác lại được ghi như thể: Chúa Nhật Thứ 8 mùa Thường niên Năm 1 là sao con không hiểu. Sao đã là mùa tức mỗi năm chỉ có vài vụ, lại thêm chữ thường niên, tức quanh năm suốt tháng để làm gì và có ý gì? Xin cha bố thí cho một giảng giải, sẽ biết ơn cha mãi.”
Lại thêm câu hỏi mang tính nghiệp-vụ, dễ cho đấng bậc vẫn ngồi đó chờ người hỏi để điều nghiên, kiếm tìm câu giải đáp cho phải phép. Giải và đáp, rất lễ phép như mọi lần, sau đây:
“Cảm ơn anh/chị đã có câu hỏi rất ích lợi không chỉ cho anh/chị thôi, mà còn cho nhiều người khác trong Đạo. Vâng. Quả vậy, đây là điều tốt lành để mọi người hiểu được lịch Hội thánh ta lập ra là để mọi người biết mà sống đời phụng vụ cho vẹn toàn. Lịch Hội thánh đặt căn bản trên 5 mùa cả thảy: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh và Mùa thường niên.
Lịch Hội thánh bắt đầu bằng Mùa Vọng là để vọng về với Giáng Sinh. Phải nói, đây là mùa Hy vọng chờ đợi hai việc: thứ nhất, là việc Chúa giáng hạ đi vào lịch sử; và thứ hai, là: Chúa đến lại trong lai thời. Mùa Vọng khởi sự từ Chúa Nhật Thứ Tư trước Giáng Sinh; như thế có 4 Chúa Nhật trong Mùa này. Thời gian Mùa này thường thay đổi tùy số ngày trong tuần nào có lễ Giáng Sinh, nhất là vào năm nào lễ này rơi đúng vào ngày Chúa Nhật. Trong Mùa này, áo chủ tế mặc cũng như mọi thứ trang hoàng đều mang mầu tía hoặc tím đậm, tức sắc mầu của sám hối, ăn năn, đền tội.
Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp và kết thúc vào lễ Chúa Thanh Tẩy. Đây là mùa lễ vui bởi thế nên, sắc mầu phụng vụ Mùa này phải là mầu trắng. Ở Mùa này, ta mừng kính lễ quan trọng tương tự như Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thường vẫn rơi vào ngày mồng Một tháng Giêng, rồi đến Lễ Thánh Gia và Hiển Linh qua đó ta cử hành việc các đạo sĩ phương Đông đến bái lạy Hài nhi Đức Chúa. Khi xưa, Lễ Hiển Linh rơi vào mồng 6 tháng Giêng là ngày mừng Chúa chịu Thanh Tẩy vẫn được mừng vào Chúa Nhật tiếp theo sau.
Ngay sau lễ Giáng Sinh, những ngày đầu ta gọi là Mùa bình thường trong năm, bên tiếng La-tinh là: “tempus per annum”, tức: thời gian kéo dài nhiều tháng. Cũng có thể, lịch sách ở đâu đó dịch cụm từ này thành “Mùa Thường Niên”. Dịch như thế, có lẽ không làm vừa lòng một số người đọc, bởi lẽ: chẳng có thời gian nào thờ phụng Chúa lại gọi là thường niên, thường nhật hết. Trong thời gian này, các bài đọc ở thánh lễ thường nói về các sự kiện Chúa Kitô từng trải trong đời hoạt động của Ngài. Mùa lễ này bao gồm 34 tuần, xen vào đó có các tuần Mùa Chay và lễ Phục Sinh. Thế nên, khi anh/chị đọc sách lễ Rôma thấy có chữ “Tuần thứ 8 Mùa Thuờng Niên” hoặc “Tuần thứ 8 trong năm” có nghĩa như thế. Thông thường, các Bản Tin Giáo Xứ phát hành vào Thánh lễ Chúa Nhật sẽ cho anh/chị biết là mình đang ở tuần nào trong lịch Phụng vụ; có như thế, ta mới tìm ra được ngày lễ kính trong sách. Mùa này, áo lễ vị chủ tế mặc, sẽ là mầu xanh lục, tức sắc mầu của đời thường vươn mạnh trong muôn ngàn cỏ cây. Mùa này cũng như mọi lúc, Hội thánh làm lễ kính các thánh cũng như mừng Chúa và Đức Mẹ cùng các thiên thần, suốt cả năm. Vào lễ kính các thánh, chủ tế sẽ mặc áo mầu đỏ, tức sắc mầu được dùng để kính các thánh tông đồ và tử vì đạo, các thánh khác sẽ dùng mầu trắng.
Sau một ít tuần thường niên, sẽ đến Mùa Chay, tức mùa chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và sau đó có 6 tuần trọn thêm vào thời gian giữa Lễ Tro và Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay. Không tính các ngày Chúa Nhật hàng tuần kỷ niệm niềm vui Phục Sinh, Mùa Chay gồm 40 ngày là để kỷ niệm thời gian dài những 40 ngày Chúa ăn chay nguyện cầu ở sa-mạc, trước khi Ngài khởi sự hoạt động công khai với công chúng (x. Mt 4: 1-2). Chay mùa kiêng khem, là thời gian để mọi người lo mà hối cải, vì thế nên: sắc mầu được dùng vào mùa này đều tia tiá hoặc tím đậm. Vào Mùa này, các bài đọc tập trung vào rửa tội, hối cải và đền tội.
Còn, mùa Phục Sinh bắt đầu bằng Lễ Vọng nửa đêm thứ Bảy, tức đêm trước ngày Chúa Sống Lại, sau đó sẽ kéo dài 7 tuần và kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống, tức vào hội lễ Thánh Thần Chúa ngự xuống với các tông đồ. Phục sinh, là Lễ hội quan trọng nhất trong năm để ta mừng kính Chúa sống lại hầu cứu chuộc con người. Thế nên, diễn tả niềm vui này, Hội thánh dùng mầu trắng là có nghĩa nhất.
Sau Chúa Nhật Hiện Xuống, sẽ tiếp tục mùa thường niên cho đến Chúa Nhật đầu Mùa Vọng cho chu kỳ phụng vụ năm tiếp theo sau. Chúa Nhật cuối Mùa Thường Niên, là lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ.
Cũng nên biết: các bài đọc trong thánh lễ sẽ thay đổi từng năm, theo tiếp chu kỳ 3 năm cho các lễ Chúa Nhật và chu kỳ 2 năm cho ngày thường trong tuần. Vào các Chúa Nhật như thế, có 3 bài đọc chính trong đó kể cả bài Tin Mừng. Ba bài này sẽ được thay đổi vào mỗi năm trong 3 năm của chu kỳ mà Hội thánh có thói quen gọi là Năm A, năm B và năm C. Muốn biết là ta đang cử hành phụng vụ năm nào trong chu kỳ phụng vụ, cần nhớ rõ là: chu kỳ phụng vụ bắt đầu vào năm đầu sau Công nguyên ta gọi là năm A, cứ như thế: các năm sau được chia cho 3 sẽ là năm C.
Chu kỳ gồm các lễ trong tuần gọi là năm 1 và năm 2, chia như thế là tùy con số chẵn/lẻ của năm đó. Bài đọc 1 trong thánh lễ cũng thay đổi mỗi năm là theo kế hoạch này. Tuy nhiên, bài Tin Mừng vẫn giữ như thế mỗi năm. Chúa Nhật bắt đầu Mùa Thường Niên, Hội thánh dùng Tin Mừng theo thánh Máccô là Tin Mừng ngắn nhất và được viết trước tiên. Khi Tin Mừng thánh Máccô kết thúc, Hội thánh lại sẽ cho đọc các đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca vốn dĩ không thấy trong Tin Mừng thánh Máccô; sau đó, đến Tin Mừng thánh Luca. Tin Mừng thánh Gioan đặc biệt được dùng vào mùa Phục Sinh.” (xem Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 02/6/2013 tr. 10)
Kể rành rọt như thế, làm sao người hỏi và người đọc sai sót được. Kể lể dài dòng, cũng như thể xem phim dài nhiều tập xem khúc cuối đã quên khúc đầu, là chuyện dễ gặp và dễ thấy nơi các vị không đi lễ đều đặn mỗi tuần. Thế nhưng, mục đích mà đấng bậc nêu ra hôm nay không để nhắc nhở những chuyện như thế.
Như thế, tức như thể kể rằng: bạn đạo của ta ở trời Tây cũng như quê nhà, vẫn đều nắm vững ý nghĩa và lý do tại sao Hội thánh lại tổ chức phụng vụ lễ lạy có lớp lang, đàng hoàng. Phải công nhận đây là công việc của các thày dòng khắc kỷ thời Trung Cổ hay trước đó, vẫn có thói quen dữ thánh lễ hằng ngày. Có khi mỗi ngày dự lễ và phụ giúp cha chủ tế đến 3, 4 lễ cũng không chừng. Và khi ấy, các lễ đều sử dụng tiếng La-tinh, nên cũng khó. Đó, cũng là kinh nghiệm của bần đạo và bạn đạo nào từng kinh qua (chứ không “kinh” quá), suốt nhiều năm trong Dòng thánh, rất bình thường mà không phài là thường niên, hoặc quanh năm.
Nói đi thì lại nói lại, phụng vụ thời nào cũng đều chú trọng vào chất lượng chứ không phải số lượng thánh lễ hoặc bài đọc mình cử hành, trong các vụ, các mùa, rất quanh năm. Nói lại thì lại nói một cách nôm na rằng: ngày hôm nay, mà đề cập đến vấn đề này, chỉ để ta rà soát chuyện lịch sử nhà Đạo trong quá khứ hoặc quá trình phụng thờ Chúa Chí Thánh, mà thôi.
Nói như thế, ra như thể chỉ muốn nói theo kiểu “con nhà có đạo”, vẫn rất đạo và rất đức, tức đức độ. Cứ, nếu nói theo kiểu nghệ sĩ ở đời, lại sẽ nói như người viết nhạc hôm đó, có câu như:
“A ha! Khi đêm buông xuống
em hay thường mơ ước xa xôi…a…à…á.. Em mơ,
A ha! Em mơ em sẽ mong lụa là…
Em xinh em tươi nhất, ôi nơi trần gian
Cho em khiêu vũ trong đêm thần tiên…”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Hôm nay, trong đời đi đạo, dù là Đạo Chúa hay đạo làm người lại cũng có đấng bậc vị vọng của nhà Đạo, thích ứng thích hợp với cuộc sống ở ngoài đời, lại cứ quan niệm một cách nhè nhẹ, thanh thoát hơi khang khác, như:
“Ngày của Chúa, nhiều vị thường diễn tả việc dự Tiệc thánh như thói quen nguyện cầu, dâng tiến. Tệ hơn, có người lại coi việc cử hành Tiệc như màn độc diễn của vị chủ tế trên bàn thờ. Giáo dân tham dự chỉ với tính cách người dự khán, thôi. Nghĩa là, chỉ đến rồi đi. Đi xem lễ. Đến nhà thờ. Nhất nhất, để thực hiện tổng cộng những sáu điều Hội thánh khuyên răn. Không đi không đến e sẽ mắc tội. Và, là tội trọng.
Vốn mang trong người phong thái ấy, nhiều người vẫn hay đến trễ, về sớm. Chỉ đứng xa hoặc loanh quanh ở ngoài, hút thuốc nói chuyện hoặc liên tưởng chuyện làm ăn nào khác. Tuyệt nhiên, không mang dáng dấp tích cực, hợp tác nơi bàn tiệc. Tiệc Thánh, trước tiên và nhất thiết phải là động thái tích cực của cả cộng đoàn. Bởi, tự bản chất, ý nghĩa của Tiệc là như thế. Chí ít, ta tham dự Tiệc là để thật sự ăn Mình Chúa, và uống Máu Chúa, như đã dạy. Nói cho cùng, tham dự Tiệc không là chuyện đơn độc riêng lẻ, nhưng là việc của cả cộng đoàn. Cộng đoàn tình thương. Dự tiệc lòng Mến. Dự rất đông. Rất tích cực.
Dự Tiệc ngày của Chúa, ta cùng nhau đến vì Thân Mình Ngài. Cùng đến, như những người thân yêu chung tình, cùng ăn cùng uống. Cùng chung sức sống. Đến để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, đối với Ngài. Đến, vì “Thánh Thể” thật sự mang ý nghĩa một cảm tạ. Ta đến, không phải vì sợ phạm vào điều khuyên thứ ba Hội thánh luôn răn giữ. Ta đến, không vì sợ tội. Không vì sợ vi phạm giới răn Hội Thánh Chúa, khuyên giữ. Ta đến, cũng chẳng phải là giữ chỉ để giữ. Giữ vì sợ mắc tội. Giữ, nhưng không mảy may thuyết phục. Thành thử, có người cứ đến trễ và về sớm. Rồi, cũng chẳng thấy cần phải lưu lại đôi phút để hàn huyên, chia sẻ những tâm tình người đồng Đạo.
Đến dự Tiệc thánh, tuyệt nhiên không là đi “xem lễ” như ta lầm gọi. Bởi, đi xem là xem vị chủ tế độc diễn màn dâng tiến một mình, trên bục cao. Ngược lại, đến dự Tiệc Thánh là việc tham gia vào việc chung. Tham dự và gia nhập tiệc vui rất chung. Ăn chung uống chung, cũng một Mình Máu Rất Thánh của Chúa. Ăn và uống chung, rất công khai. Đầy hưng phấn. Như Chúa từng bày tỏ: “Bằng vào việc này, mọi người sẽ biết các anh là môn đệ của Thầy, anh em hãy thương yêu nhau” (Yn 13: 35). Và,: “Xin cho chúng nên một để thế gian biết Cha đã gửi Con đến” (Yn 17: 21-23)
Đến dự Tiệc, mà mang tâm trạng đơn độc lặng thinh, là chưa hiểu ý nghĩa của sự đồng tâm cộng lực,chung lòng mến. Đến dự Tiệc, là cùng mang tâm tưởng thâm sâu đượm tình mật thiết của cộng đoàn kẻ tin. Tiệc Thánh, không là thời điểm ta tác tạo nên cộng đoàn, mà thôi. Nhưng, là thời gian giúp ta cử hành mừng kính đặc điểm cùng nhau chung phần vui hưởng của cộng đoàn. Thật đáng tiếc: hơn bốn thập niên thời hậu Công Đồng đã trôi qua, mà nhiều vị vẫn còn nhấn mạnh đến yếu tố tu đức cá thể. Chỉ nhắm mục đích tìm sự “rỗi linh hồn”, riêng mình ta thôi.
Vì thế, người dự Tiệc ngày Chúa Nhật vẫn cứ hành xử như khách lạ, vừa đến thăm. Khách đến, thiếu vắng cả nụ cười, tối thiểu. Thiếu tình thương. Thiếu hợp tác, đùm bọc. Cả khi, lời “chúc bình an, tay nắm tay” trao cho nhau, cũng chỉ là động tác lấy lệ. Chỉ như phản xạ tự nhiên, rất quen làm. Khác hẳn tâm tình người dự tiệc mừng ngày sinh, rất thân thương. Nói rộng hơn, dự Tiệc Thánh không chỉ đến để nhận bánh thánh hiệp thông, rất giản đơn. Mà, để chia sớt và cùng sẻ san một Bánh Thánh là Mình Ngài. Cùng uống chén Máu cứu độ của chính Ngài. Mình và Máu Đức Chúa đã Phục sinh. Mình Thánh Chúa ta lãnh nhận, không chỉ riêng Mình Đức Kitô thôi, nhưng còn là thân mình của cả cộng đoàn, vẫn được coi như chi thể thân thương đã tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô, đang hiện hữu. (x. Lm Richard Leonard sj, Suy Niệm Lễ Mình Máu Chúa năm C, Bản Tin Gx Fairfield, 02/6/13)
Hôm nay, trong cuộc sống thực tế ở đời, lại cũng có lập trường tuy không cứng ngắc, dài dòng về số lượng của công việc mình làm nhưng là là ý/lời đáng để đời, cần nhớ như truyện kể để thư giãn, rất như sau:
“Truyện rằng:
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
- Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này. Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư?Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông ơi, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy. “ (Truyện kể nhận từ điện thư vi tính rất mới)
Nói gì thì nói, kể gì thì kể, cũng nên kể đến lời của bậc thánh hiền vẫn căn dặn người dân trong Đạo/ngoài đời, những lời như sau:
“Cho nên,
thưa anh em,
khi họp nhau để dùng bữa,
anh em hãy đợi nhau.
Ai đói, thì ăn ở nhà,
kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án.
(1 Cor 11: 33-34)
Nói cho cùng, họp mặt để dự tiệc Lòng Mến rất Thánh Thể, hay để nguyện cầu Chúa ghé thăm, cũng chỉ nên họp sao cho niềm vui lan tràn, thật thư giãn. Chứ đừng coi đó như bổn phận, hoặc việc đền tội, hay sao đó, thật cũng khó.
Thế đó, là lời cuối được các bạn đạo nhắn nhủ gửi gắm bà con/anh em trong họ ngoài làng, rất thánh hội. Hôm nay. Thời buổi này.
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ biết tuân theo lời vàng ngọc
của chư thánh
chứ không dám
có ý/lời nghịch ngạo
cũng khó nghe.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 12 Thường niên năm C 23.6.2013
“Ta cố gọi những giác quan lười biếng,”
“để ghi cho hậu thế phút mơ màng”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Lc 9: 18-24
Phút mơ màng Lời Chúa dạy, nay thánh sử đà ghi chú. Ghi rất nhiều về cuộc sống của đấng thánh mà mọi người trân trọng, như trình thuật kể.
Trình thuật, nay thánh Luca kể về việc Chúa khen ngợi thánh Gioan Tiền Hô say mê lập cuộc sống ở sa mạc, đầy khắc kỷ. Sống khắc kỷ một đời người, thánh Gioan lại đã thiết lập Nước Trời như Chúa muốn. Trình thuật điều Chúa muốn, nay tỏ rõ về thánh-nhân thân thương, của cộng đoàn.
Cộng Đoàn Nước Trời, là đề tài được tác giả Josephus tóm gọn ý tưởng về đấng thánh Tiền Hô như người thời đó vẫn quan niệm. Quan niệm của chúng dân thời buổi đó, lại đã cho rằng: thánh Gioan Tiền Hô là bậc vĩ-nhân luôn khích-lệ dân-con người Do thái hãy phụng thờ Thiên Chúa và sống đời bác ái với anh em. Thánh-nhân lại cũng mời mọi người hãy nhận-lãnh ơn thanh-tẩy nơi giòng chảy Giođan. Tuy là thế, tác-giả lại không nói gì về ngày sinh hoặc chi tiết về gia-đình giòng-họ của thánh Gioan.
Thánh Máccô thì khác, thánh-sử đã thêm đôi điều và bảo: Thánh Gioan là bậc lành-thánh khắc-kỷ đáng kính nể. Ngài là người của sa-mạc. Là, đấng thánh sống đời khổ-hạnh nên đã lôi kéo được nhiều người về lối sống nhiệm-nhặt như ngài chủ trương. Thánh Máccô gọi thánh Gioan là ngôn-sứ đạo hạnh từng vắng bóng nơi lịch sử hằng thế kỷ. Thánh-nhân vẫn là sứ-giả mang thông-điệp gửi đến dân con Do-thái chưa từng biết từ ngày lưu-lạc trở về. Trên hết mọi sự, đấng thánh Tiền Hô đã dấn thân đi trước Chúa, hầu loan báo: “Nước Trời đã cận kề”. Và cũng thế, thánh Máccô lại cũng không nói gì về nguồn-gốc, giòng-tộc cũng như thuở ấu-thời của thánh Gioan Tiền-Hô/Thanh-tẩy đầy gương sống.
Tác giả Tin Mừng thứ tư là thánh Gioan Tông đồ, cũng chỉ đặt chỗ đứng khá hạn-hẹp cho đấng thánh Tiền Hô, thôi. Ở Tin Mừng thứ tư, đấng thánh Tiền-hô xuất hiện như đấng bậc tiên-phong chăm lo thanh tẩy cho mọi người. Và thánh-nhân, là chứng-tá đầu đời dám tuyên-xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế mọi người chờ trông. Và, thánh Gioan Tiền Hô nhận mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng là ngôn-sứ giống như tổ-phụ Môsê mà mọi người chờ mong. Tin Mừng thánh Gioan, cũng không đề cập đến gốc-gác và/hoặc thuở thiếu-thời của đấng thánh Tiên Hô và Thày mình, nữa.
Với thánh Mátthêu, đấng thánh Tiền Hô có chỗ đứng rất trang-trọng ở Tin Mừng. Tựa hồ như Đức Giêsu, thánh Gioan Tiền Hô mang đến cho mọi người một sứ điệp quan trọng: “Nước Trời đã gần kề”, nên: hãy thay đổi tầm nhìn về thế-giới và lối sống cá-nhân, và hãy sống cuộc đời đáng sống để nở mày nở mặt trong hoàn cảnh lịch sử mình đang sống.
Ở Tin Mừng thánh Mátthêu ghi, đấng thánh Tiền Hô chừng như chỉ tập trung mỗi sự việc Chúa sẽ trừng-phạt và trả-đũa về chính con người Ngài. Với thánh Mátthêu, thánh Gioan Tiền Hô tựa hồ đấng thánh giảng rao thuyết pháp về Tin Vui trong Đạo cũng đầy đặn chất giọng và tiếng hô. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: chúng dân bình thường đã chấp nhận Chúa, duy mỗi đám Biệt Phái và bè Sađuxê lại vẫn nói không. Và, thánh Mátthêu đã đặt để nơi Chúa lời khen thánh Gioan Tiền Hô cao cả hơn bất cứ ai trong nhân lọai. Về gốc nguồn tiểu sử thánh Gioan Tiền Hô, thánh sử Mátthêu cũng không đặt nặng.
Riêng thánh-sử Luca lại coi đấng thánh Tiền Hô như đấng bậc thuộc chế độ xưa cũ, là cầu nối cho hệ-thống rất mới của Đạo Chúa. Và, ông là người đầu tiên nói về cội nguồn của Đức Giêsu xuất tự Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca diễn tả sứ-điệp mới từ thánh Gioan: hãy san sẻ của ăn/thức uống cho người thiếu thốn. Chớ thu-thập thái quá những gì mình chỉ đáng hưởng. Chớ chèn ép/thống trị mọi người, nhưng hãy hài lòng với những gì mình đang có bằng thu nhập mình nhận lãnh. Và, hãy nhận ơn thanh tẩy tại giòng chảy Giođan, để trở thành dân con Đức Chúa.
Trong khi đó, sứ-điệp Chúa trao ban còn cao cả vượt quá đất nước Do thái. Sứ điệp này, được thánh Luca tóm tắt trong dụ-ngôn người Samaritanô nhân-hiền và truyện kể về người con hoang phá tán của cải của bậc cha ông. Tất cả cốt để nói trước về cuộc thanh lọc cả hoàn-vũ với mọi người, chứ không chỉ mỗi thanh tẩy bằng nước trên sông Giođan. Thanh Tẩy Chúa muốn nói, là thanh lọc bằng Thần Khí Chúa, Đấng ngự đến từ lễ Ngũ Tuần và còn tiếp tục mãi sau này.
Nhiều người vẫn cứ hiểu việc thánh Gioan Tiền Hô họat-động thanh tẩy giống như sinh hoạt phụng vụ ở nhà thờ. Nhưng không phải thế. Thật sự thì, thánh Gioan Tiền Hô tụ họp mọi người từ nơi xa xôi đến với ông, để đưa họ vào giòng chảy Giođan đầm mình ở đó trong chốc lát rồi lội nước băng sông cuối cùng sẽ đặt chân lên đất lành đã hứa và đòi quyền làm chủ như Chúa hứa ban. Đất hứa ban, nay bị Đế quốc chiếm hữug và lũng đoạn. Thế nên, công việc của thánh Gioan Tiền Hô là giúp mọi người đòi lại quyền của người Do-thái làm chủ miền đất Chúa hứa, tức: một động-thái chính-trị quyết chống-trả mọi bức-ép từ phía Đế-quốc. Thánh Gioan Tiền Hô là người của quần chúng. Ông cũng là đấng thánh thiết-lập các nghi-thức mang ý-nghĩa chính-trị khá nhức nhối đối với mọi người.
Thánh Luca lại cũng kể cho ta biết lập-trường/quan-niệm và sự ra đời của thánh Gioan Tiền Hô. Một phần truyện kể, lại cũng nói đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã ghé thăm người chị họ là bà Êlizabét than mẫu của thánh Gioan và cùng hát lên lời ‘Xin Vâng’, rất cảm tạ. Có điều lạ, là: chừng như hai bà mẹ đều đồng thanh hát lên lời ca ý-nhị ấy. Cũng có thể, cả thánh Gioan nữa lại đã hiệp-thông hát xướng cũng như thế, trong bụng mẹ.
Thánh Luca cũng hàm-ẩn cung-cách ‘chính trị của người Đạo Chúa và người theo Do-thái giáo’ đúng qui-cách trong lời ca do thánh-nhân đặt nơi miệng Đức Mẹ, lúc Mẹ thai nghén cưu-mang Ngài. Mẹ đã cùng với Con của Mẹ đi vào chính-trị của Thiên-Chúa mà ta gọi là bài ca ‘Xin Vâng’ qua đó Mẹ hiên ngang hát: “Thiên Chúa sẽ làm rất nhiều việc qua Con Một Ngài, là Đức Giêsu. Đó chính là thánh ý của Ngài, nay diễn tả với con người.
Lời ca ‘Xin Vâng’ do Mẹ hát, rõ ràng mang nặng tính-chất xúc-tác, đại để như:
“Ngài làm tiêu tán lũ kiêu căng,
Hạ kẻ quyền-năng khỏi ngôi báu,
Suy tôn người khiêm nhượng.
Đói khó, Người cho no phỉ sự lành,
giàu sang Người xua đuổi về không.” (Lc 1: 49-53)
Xem như thế, việc đó không mang ý-nghĩa của sự sùng kính/sốt sắng, nhưng là ngòi nổ chính trị. Bởi lẽ, vấn đề của mọi thời vẫn là: tính kiêu căng/ngạo mạn; kẻ có quyền vẫn cứ xử không công bằng, luôn chèn ép người khiêm tốn, đói nghèo. Người giàu vẫn làm giàu trên xương máu kẻ khác… Chủ đề này vẫn xuyên suốt ở Tin Mừng thánh Luca nơi chương đoạn mà ta gọi là truyện kể về thời ấu thơ của Chúa. Đó không là văn chương cho trẻ nhỏ. Đó chính là đường lối chính trị của người lớn khôn.
Có lẽ, mọi người cũng nên tìm hiểu các vấn đề như thế, cả khi mình không tổ chức lễ Giáng sinh đình đám rất phàm tục. Ta không thể đưa Chúa vào với lễ này đến khi nào ta đem chính trị của tín-hữu trưởng thành vào với cảnh-trí của thế giới. Tiệc Thánh ta dự, phải là lời tuyên xưng gửi giới cầm quyền buộc họ thực-thi trao trả mọi của cải trên thế giới cho mọi người sống ở đó. Và, khi phân phối của cải của họ, giới cầm quyền phải đặt ưu-tiên phát không cho người bị bỏ quên bên rìa xã hội và kẻ đói khát. Chính-trị đúng-đắn phải là ‘chính trị’ dành để của cải trên thế giới cho hết mọi người, không thiên vị ai. Bởi, thế giới hôm nay và mọi thời, vẫn là thế giới của cộng-đồng dân chúng đang sống đúng ý-nghĩa gia đình, cộng đoàn.
Trong tâm tình cương-quyết như thế, ta hãy cất lên lời lẽ rất thi-ca, mà rằng:
“Kìa một cõi trăm hình muôn vạn tiếng,
Đương dần phai dần hiện tắt rời vang.
Ta cố gọi những giác quan lười biếng,
Để ghi cho hậu thế phút mơ màng.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
Hậu thế nay, tuy đã chết nửa vời, nhưng vẫn còn nhớ và còn ghi lại phút mơ màng khi nhìn về cuộc sống của thánh-nhân từng lên tiếng mời gọi mọi người quan-tâm đến Nước Trời. Tiếng của ngài vẫn cứ vang vọng trong sa-mạc chờ người đến với Chúa, để thở than. Thở và than, không chỉ mỗi chuyện buồn chán, mà cả chuyện dân gian, thường nhật cõi thế trần, rất tươi vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
“A ha! Đêm nay ai cũng cho em
là xinh nhất đây… a…á…à…đẹp xinh”
A ha! Trong đêm khiêu vũ em như
vừng sao xa khơi… à… a…á… sáng ngời!
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – Lời Việt: Phạm Duy)
(Mt 4: 1-2)
Có một lần, bần đạo đọc được ở trên báo, mà là báo đạo rất đàng hoàng, một câu chuyện tiếu lâm nhạt và cũng nhẽo như sau:
“Hôm ấy, vị linh mục nọ được mời đến nhà của giáo dân xyz làm phép nhà và ăn mừng tân gia. Vì là nghi thức không trọng thể và cũng chẳng mang tính chuyên nghiệp của vị thượng tế, nên vị linh mục được mời chỉ mặc thường phục có cổ trắng báo rõ mình là đấng bậc vị vọng, thế thôi. Nhưng, chuyện đeo cổ áo giáo sĩ, đã làm bé em của nhà chủ rất “lấy làm lạ”, cứ là ngắm nhìn suốt, không chán. Kịp nhận ra được điều đó, linh mục nhà mình bèn hỏi nhỏ bé:
-Cha có gì lạ trên người đâu mà sao cháu bé cứ ngó cứ nhìn trâng trâng thế?
-Cháu đâu có nhìn trâng tráo đâu. Thấy cha đeo cái gì mầu trăng trắng nơi cổ, nên mới nhìn.
-Thế cháu có biết cha đang đeo cái gì đây không?
-Dạ biết. Đó là cái để dụ những người mê cha cứ đeo bám cha là chết liền không kịp ngáp!” (xem The Catholic Weekly ngày 05/5/13 tr.5)
Gọi là tiếu lâm nhạt, cũng có lý. Nhưng không nhạt bằng những truyện kể ở quận/huyện nhà Đạo mà có lần bần đạo đây gặp ông cha chánh xứ nọ ở Sydney, cũng cất tiếng hỏi nhỏ: “Dạ thưa, có bao giờ ‘cha’ thấy chán ngấy công việc hàng ngày hay hàng tuần cứ là làm lễ và làm lễ không?” Hỏi, thì hỏi thế chứ có cha/cố nào dám trả lời là chán với ngán cơ chứ? Bởi, nếu có vị nào thấy ngán ngẫm chuyện thường ngày ở huyện, há đã bỏ mọi sự để kiếm việc khác, nghề khác cụng đặng!
Gọi đoạn trích ở trên là tiếu lâm chay hay truyện kể nhạt như nước ốc, cũng không đúng. Đúng hơn, có lẽ ta nên gọi đó là thắc mắc ‘cỏn con’ từ các trẻ mới lớn, chứ đằng này lớp tuổi già đầu tóc dính đầy những “tuyết” thì có gì lạ đâu chứ! Còn lại, là cung cách diễn tả của bé em về sự lôi cuốn/hấp dẫn từ đấng bậc nhà Đạo hệt ý/lời của bài hát có đoạn viết:
“A ha! Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái…a à…êm êm.
A ha! Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi! ..à..a..á.. Lâu dài!
Em mong cho chiếc áo,
Áo tươi mầu em đã chọn kỹ
Một chiếc áo rực rỡ, em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mớ tóc mềm rũ
Được mơn trớn…(ư) dưới tay người.”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Ngôn ngữ mới của tuổi trẻ hôm nay, khi đề cao chiếc cổ áo của ai đó hoặc chức thánh của hàng giáo sĩ đạo mạo, có áo mão/cân đai, viền dài nơi cổ hay sao đó, vẫn là lời chúc tụng/ngợi khen các đấng làm việc cho nhà thờ không ngừng nghỉ. Thế nhưng, có đấng-bậc-làm-việc-cho-nhà-thờ/nhà thánh hăng say không ít, và chẳng biết chán ngán như người ở ngoài, đó mới là quan-niệm vững chắc như đinh đóng cột, mà thôi.
Tuy thế, công việc nhà Đạo của đấng bậc có chức thánh hăng say không ngừng nghỉ, đã là điều khiến nhiều người lấy làm lạ, bèn lân la hỏi:
“Thưa cha. Con là bổn đạo mới vừa trở lại Đạo, nên không thuộc và không hiểu những gì ghi trong sách lễ Rôma mà con đem theo mỗi khi đi lễ, để theo dõi. Đôi khi, con vẫn thắc mắc không biết làm sao lại có lễ kính nhớ thánh này/thánh nọ ghi trong sách ấy để làm gì. Và thêm nữa: có lễ khác lại được ghi như thể: Chúa Nhật Thứ 8 mùa Thường niên Năm 1 là sao con không hiểu. Sao đã là mùa tức mỗi năm chỉ có vài vụ, lại thêm chữ thường niên, tức quanh năm suốt tháng để làm gì và có ý gì? Xin cha bố thí cho một giảng giải, sẽ biết ơn cha mãi.”
Lại thêm câu hỏi mang tính nghiệp-vụ, dễ cho đấng bậc vẫn ngồi đó chờ người hỏi để điều nghiên, kiếm tìm câu giải đáp cho phải phép. Giải và đáp, rất lễ phép như mọi lần, sau đây:
“Cảm ơn anh/chị đã có câu hỏi rất ích lợi không chỉ cho anh/chị thôi, mà còn cho nhiều người khác trong Đạo. Vâng. Quả vậy, đây là điều tốt lành để mọi người hiểu được lịch Hội thánh ta lập ra là để mọi người biết mà sống đời phụng vụ cho vẹn toàn. Lịch Hội thánh đặt căn bản trên 5 mùa cả thảy: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh và Mùa thường niên.
Lịch Hội thánh bắt đầu bằng Mùa Vọng là để vọng về với Giáng Sinh. Phải nói, đây là mùa Hy vọng chờ đợi hai việc: thứ nhất, là việc Chúa giáng hạ đi vào lịch sử; và thứ hai, là: Chúa đến lại trong lai thời. Mùa Vọng khởi sự từ Chúa Nhật Thứ Tư trước Giáng Sinh; như thế có 4 Chúa Nhật trong Mùa này. Thời gian Mùa này thường thay đổi tùy số ngày trong tuần nào có lễ Giáng Sinh, nhất là vào năm nào lễ này rơi đúng vào ngày Chúa Nhật. Trong Mùa này, áo chủ tế mặc cũng như mọi thứ trang hoàng đều mang mầu tía hoặc tím đậm, tức sắc mầu của sám hối, ăn năn, đền tội.
Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp và kết thúc vào lễ Chúa Thanh Tẩy. Đây là mùa lễ vui bởi thế nên, sắc mầu phụng vụ Mùa này phải là mầu trắng. Ở Mùa này, ta mừng kính lễ quan trọng tương tự như Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thường vẫn rơi vào ngày mồng Một tháng Giêng, rồi đến Lễ Thánh Gia và Hiển Linh qua đó ta cử hành việc các đạo sĩ phương Đông đến bái lạy Hài nhi Đức Chúa. Khi xưa, Lễ Hiển Linh rơi vào mồng 6 tháng Giêng là ngày mừng Chúa chịu Thanh Tẩy vẫn được mừng vào Chúa Nhật tiếp theo sau.
Ngay sau lễ Giáng Sinh, những ngày đầu ta gọi là Mùa bình thường trong năm, bên tiếng La-tinh là: “tempus per annum”, tức: thời gian kéo dài nhiều tháng. Cũng có thể, lịch sách ở đâu đó dịch cụm từ này thành “Mùa Thường Niên”. Dịch như thế, có lẽ không làm vừa lòng một số người đọc, bởi lẽ: chẳng có thời gian nào thờ phụng Chúa lại gọi là thường niên, thường nhật hết. Trong thời gian này, các bài đọc ở thánh lễ thường nói về các sự kiện Chúa Kitô từng trải trong đời hoạt động của Ngài. Mùa lễ này bao gồm 34 tuần, xen vào đó có các tuần Mùa Chay và lễ Phục Sinh. Thế nên, khi anh/chị đọc sách lễ Rôma thấy có chữ “Tuần thứ 8 Mùa Thuờng Niên” hoặc “Tuần thứ 8 trong năm” có nghĩa như thế. Thông thường, các Bản Tin Giáo Xứ phát hành vào Thánh lễ Chúa Nhật sẽ cho anh/chị biết là mình đang ở tuần nào trong lịch Phụng vụ; có như thế, ta mới tìm ra được ngày lễ kính trong sách. Mùa này, áo lễ vị chủ tế mặc, sẽ là mầu xanh lục, tức sắc mầu của đời thường vươn mạnh trong muôn ngàn cỏ cây. Mùa này cũng như mọi lúc, Hội thánh làm lễ kính các thánh cũng như mừng Chúa và Đức Mẹ cùng các thiên thần, suốt cả năm. Vào lễ kính các thánh, chủ tế sẽ mặc áo mầu đỏ, tức sắc mầu được dùng để kính các thánh tông đồ và tử vì đạo, các thánh khác sẽ dùng mầu trắng.
Sau một ít tuần thường niên, sẽ đến Mùa Chay, tức mùa chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và sau đó có 6 tuần trọn thêm vào thời gian giữa Lễ Tro và Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay. Không tính các ngày Chúa Nhật hàng tuần kỷ niệm niềm vui Phục Sinh, Mùa Chay gồm 40 ngày là để kỷ niệm thời gian dài những 40 ngày Chúa ăn chay nguyện cầu ở sa-mạc, trước khi Ngài khởi sự hoạt động công khai với công chúng (x. Mt 4: 1-2). Chay mùa kiêng khem, là thời gian để mọi người lo mà hối cải, vì thế nên: sắc mầu được dùng vào mùa này đều tia tiá hoặc tím đậm. Vào Mùa này, các bài đọc tập trung vào rửa tội, hối cải và đền tội.
Còn, mùa Phục Sinh bắt đầu bằng Lễ Vọng nửa đêm thứ Bảy, tức đêm trước ngày Chúa Sống Lại, sau đó sẽ kéo dài 7 tuần và kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống, tức vào hội lễ Thánh Thần Chúa ngự xuống với các tông đồ. Phục sinh, là Lễ hội quan trọng nhất trong năm để ta mừng kính Chúa sống lại hầu cứu chuộc con người. Thế nên, diễn tả niềm vui này, Hội thánh dùng mầu trắng là có nghĩa nhất.
Sau Chúa Nhật Hiện Xuống, sẽ tiếp tục mùa thường niên cho đến Chúa Nhật đầu Mùa Vọng cho chu kỳ phụng vụ năm tiếp theo sau. Chúa Nhật cuối Mùa Thường Niên, là lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ.
Cũng nên biết: các bài đọc trong thánh lễ sẽ thay đổi từng năm, theo tiếp chu kỳ 3 năm cho các lễ Chúa Nhật và chu kỳ 2 năm cho ngày thường trong tuần. Vào các Chúa Nhật như thế, có 3 bài đọc chính trong đó kể cả bài Tin Mừng. Ba bài này sẽ được thay đổi vào mỗi năm trong 3 năm của chu kỳ mà Hội thánh có thói quen gọi là Năm A, năm B và năm C. Muốn biết là ta đang cử hành phụng vụ năm nào trong chu kỳ phụng vụ, cần nhớ rõ là: chu kỳ phụng vụ bắt đầu vào năm đầu sau Công nguyên ta gọi là năm A, cứ như thế: các năm sau được chia cho 3 sẽ là năm C.
Chu kỳ gồm các lễ trong tuần gọi là năm 1 và năm 2, chia như thế là tùy con số chẵn/lẻ của năm đó. Bài đọc 1 trong thánh lễ cũng thay đổi mỗi năm là theo kế hoạch này. Tuy nhiên, bài Tin Mừng vẫn giữ như thế mỗi năm. Chúa Nhật bắt đầu Mùa Thường Niên, Hội thánh dùng Tin Mừng theo thánh Máccô là Tin Mừng ngắn nhất và được viết trước tiên. Khi Tin Mừng thánh Máccô kết thúc, Hội thánh lại sẽ cho đọc các đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca vốn dĩ không thấy trong Tin Mừng thánh Máccô; sau đó, đến Tin Mừng thánh Luca. Tin Mừng thánh Gioan đặc biệt được dùng vào mùa Phục Sinh.” (xem Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 02/6/2013 tr. 10)
Kể rành rọt như thế, làm sao người hỏi và người đọc sai sót được. Kể lể dài dòng, cũng như thể xem phim dài nhiều tập xem khúc cuối đã quên khúc đầu, là chuyện dễ gặp và dễ thấy nơi các vị không đi lễ đều đặn mỗi tuần. Thế nhưng, mục đích mà đấng bậc nêu ra hôm nay không để nhắc nhở những chuyện như thế.
Như thế, tức như thể kể rằng: bạn đạo của ta ở trời Tây cũng như quê nhà, vẫn đều nắm vững ý nghĩa và lý do tại sao Hội thánh lại tổ chức phụng vụ lễ lạy có lớp lang, đàng hoàng. Phải công nhận đây là công việc của các thày dòng khắc kỷ thời Trung Cổ hay trước đó, vẫn có thói quen dữ thánh lễ hằng ngày. Có khi mỗi ngày dự lễ và phụ giúp cha chủ tế đến 3, 4 lễ cũng không chừng. Và khi ấy, các lễ đều sử dụng tiếng La-tinh, nên cũng khó. Đó, cũng là kinh nghiệm của bần đạo và bạn đạo nào từng kinh qua (chứ không “kinh” quá), suốt nhiều năm trong Dòng thánh, rất bình thường mà không phài là thường niên, hoặc quanh năm.
Nói đi thì lại nói lại, phụng vụ thời nào cũng đều chú trọng vào chất lượng chứ không phải số lượng thánh lễ hoặc bài đọc mình cử hành, trong các vụ, các mùa, rất quanh năm. Nói lại thì lại nói một cách nôm na rằng: ngày hôm nay, mà đề cập đến vấn đề này, chỉ để ta rà soát chuyện lịch sử nhà Đạo trong quá khứ hoặc quá trình phụng thờ Chúa Chí Thánh, mà thôi.
Nói như thế, ra như thể chỉ muốn nói theo kiểu “con nhà có đạo”, vẫn rất đạo và rất đức, tức đức độ. Cứ, nếu nói theo kiểu nghệ sĩ ở đời, lại sẽ nói như người viết nhạc hôm đó, có câu như:
“A ha! Khi đêm buông xuống
em hay thường mơ ước xa xôi…a…à…á.. Em mơ,
A ha! Em mơ em sẽ mong lụa là…
Em xinh em tươi nhất, ôi nơi trần gian
Cho em khiêu vũ trong đêm thần tiên…”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Hôm nay, trong đời đi đạo, dù là Đạo Chúa hay đạo làm người lại cũng có đấng bậc vị vọng của nhà Đạo, thích ứng thích hợp với cuộc sống ở ngoài đời, lại cứ quan niệm một cách nhè nhẹ, thanh thoát hơi khang khác, như:
“Ngày của Chúa, nhiều vị thường diễn tả việc dự Tiệc thánh như thói quen nguyện cầu, dâng tiến. Tệ hơn, có người lại coi việc cử hành Tiệc như màn độc diễn của vị chủ tế trên bàn thờ. Giáo dân tham dự chỉ với tính cách người dự khán, thôi. Nghĩa là, chỉ đến rồi đi. Đi xem lễ. Đến nhà thờ. Nhất nhất, để thực hiện tổng cộng những sáu điều Hội thánh khuyên răn. Không đi không đến e sẽ mắc tội. Và, là tội trọng.
Vốn mang trong người phong thái ấy, nhiều người vẫn hay đến trễ, về sớm. Chỉ đứng xa hoặc loanh quanh ở ngoài, hút thuốc nói chuyện hoặc liên tưởng chuyện làm ăn nào khác. Tuyệt nhiên, không mang dáng dấp tích cực, hợp tác nơi bàn tiệc. Tiệc Thánh, trước tiên và nhất thiết phải là động thái tích cực của cả cộng đoàn. Bởi, tự bản chất, ý nghĩa của Tiệc là như thế. Chí ít, ta tham dự Tiệc là để thật sự ăn Mình Chúa, và uống Máu Chúa, như đã dạy. Nói cho cùng, tham dự Tiệc không là chuyện đơn độc riêng lẻ, nhưng là việc của cả cộng đoàn. Cộng đoàn tình thương. Dự tiệc lòng Mến. Dự rất đông. Rất tích cực.
Dự Tiệc ngày của Chúa, ta cùng nhau đến vì Thân Mình Ngài. Cùng đến, như những người thân yêu chung tình, cùng ăn cùng uống. Cùng chung sức sống. Đến để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, đối với Ngài. Đến, vì “Thánh Thể” thật sự mang ý nghĩa một cảm tạ. Ta đến, không phải vì sợ phạm vào điều khuyên thứ ba Hội thánh luôn răn giữ. Ta đến, không vì sợ tội. Không vì sợ vi phạm giới răn Hội Thánh Chúa, khuyên giữ. Ta đến, cũng chẳng phải là giữ chỉ để giữ. Giữ vì sợ mắc tội. Giữ, nhưng không mảy may thuyết phục. Thành thử, có người cứ đến trễ và về sớm. Rồi, cũng chẳng thấy cần phải lưu lại đôi phút để hàn huyên, chia sẻ những tâm tình người đồng Đạo.
Đến dự Tiệc thánh, tuyệt nhiên không là đi “xem lễ” như ta lầm gọi. Bởi, đi xem là xem vị chủ tế độc diễn màn dâng tiến một mình, trên bục cao. Ngược lại, đến dự Tiệc Thánh là việc tham gia vào việc chung. Tham dự và gia nhập tiệc vui rất chung. Ăn chung uống chung, cũng một Mình Máu Rất Thánh của Chúa. Ăn và uống chung, rất công khai. Đầy hưng phấn. Như Chúa từng bày tỏ: “Bằng vào việc này, mọi người sẽ biết các anh là môn đệ của Thầy, anh em hãy thương yêu nhau” (Yn 13: 35). Và,: “Xin cho chúng nên một để thế gian biết Cha đã gửi Con đến” (Yn 17: 21-23)
Đến dự Tiệc, mà mang tâm trạng đơn độc lặng thinh, là chưa hiểu ý nghĩa của sự đồng tâm cộng lực,chung lòng mến. Đến dự Tiệc, là cùng mang tâm tưởng thâm sâu đượm tình mật thiết của cộng đoàn kẻ tin. Tiệc Thánh, không là thời điểm ta tác tạo nên cộng đoàn, mà thôi. Nhưng, là thời gian giúp ta cử hành mừng kính đặc điểm cùng nhau chung phần vui hưởng của cộng đoàn. Thật đáng tiếc: hơn bốn thập niên thời hậu Công Đồng đã trôi qua, mà nhiều vị vẫn còn nhấn mạnh đến yếu tố tu đức cá thể. Chỉ nhắm mục đích tìm sự “rỗi linh hồn”, riêng mình ta thôi.
Vì thế, người dự Tiệc ngày Chúa Nhật vẫn cứ hành xử như khách lạ, vừa đến thăm. Khách đến, thiếu vắng cả nụ cười, tối thiểu. Thiếu tình thương. Thiếu hợp tác, đùm bọc. Cả khi, lời “chúc bình an, tay nắm tay” trao cho nhau, cũng chỉ là động tác lấy lệ. Chỉ như phản xạ tự nhiên, rất quen làm. Khác hẳn tâm tình người dự tiệc mừng ngày sinh, rất thân thương. Nói rộng hơn, dự Tiệc Thánh không chỉ đến để nhận bánh thánh hiệp thông, rất giản đơn. Mà, để chia sớt và cùng sẻ san một Bánh Thánh là Mình Ngài. Cùng uống chén Máu cứu độ của chính Ngài. Mình và Máu Đức Chúa đã Phục sinh. Mình Thánh Chúa ta lãnh nhận, không chỉ riêng Mình Đức Kitô thôi, nhưng còn là thân mình của cả cộng đoàn, vẫn được coi như chi thể thân thương đã tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô, đang hiện hữu. (x. Lm Richard Leonard sj, Suy Niệm Lễ Mình Máu Chúa năm C, Bản Tin Gx Fairfield, 02/6/13)
Hôm nay, trong cuộc sống thực tế ở đời, lại cũng có lập trường tuy không cứng ngắc, dài dòng về số lượng của công việc mình làm nhưng là là ý/lời đáng để đời, cần nhớ như truyện kể để thư giãn, rất như sau:
“Truyện rằng:
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
- Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này. Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư?Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông ơi, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy. “ (Truyện kể nhận từ điện thư vi tính rất mới)
Nói gì thì nói, kể gì thì kể, cũng nên kể đến lời của bậc thánh hiền vẫn căn dặn người dân trong Đạo/ngoài đời, những lời như sau:
“Cho nên,
thưa anh em,
khi họp nhau để dùng bữa,
anh em hãy đợi nhau.
Ai đói, thì ăn ở nhà,
kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án.
(1 Cor 11: 33-34)
Nói cho cùng, họp mặt để dự tiệc Lòng Mến rất Thánh Thể, hay để nguyện cầu Chúa ghé thăm, cũng chỉ nên họp sao cho niềm vui lan tràn, thật thư giãn. Chứ đừng coi đó như bổn phận, hoặc việc đền tội, hay sao đó, thật cũng khó.
Thế đó, là lời cuối được các bạn đạo nhắn nhủ gửi gắm bà con/anh em trong họ ngoài làng, rất thánh hội. Hôm nay. Thời buổi này.
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ biết tuân theo lời vàng ngọc
của chư thánh
chứ không dám
có ý/lời nghịch ngạo
cũng khó nghe.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 12 Thường niên năm C 23.6.2013
“Ta cố gọi những giác quan lười biếng,”
“để ghi cho hậu thế phút mơ màng”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Lc 9: 18-24
Phút mơ màng Lời Chúa dạy, nay thánh sử đà ghi chú. Ghi rất nhiều về cuộc sống của đấng thánh mà mọi người trân trọng, như trình thuật kể.
Trình thuật, nay thánh Luca kể về việc Chúa khen ngợi thánh Gioan Tiền Hô say mê lập cuộc sống ở sa mạc, đầy khắc kỷ. Sống khắc kỷ một đời người, thánh Gioan lại đã thiết lập Nước Trời như Chúa muốn. Trình thuật điều Chúa muốn, nay tỏ rõ về thánh-nhân thân thương, của cộng đoàn.
Cộng Đoàn Nước Trời, là đề tài được tác giả Josephus tóm gọn ý tưởng về đấng thánh Tiền Hô như người thời đó vẫn quan niệm. Quan niệm của chúng dân thời buổi đó, lại đã cho rằng: thánh Gioan Tiền Hô là bậc vĩ-nhân luôn khích-lệ dân-con người Do thái hãy phụng thờ Thiên Chúa và sống đời bác ái với anh em. Thánh-nhân lại cũng mời mọi người hãy nhận-lãnh ơn thanh-tẩy nơi giòng chảy Giođan. Tuy là thế, tác-giả lại không nói gì về ngày sinh hoặc chi tiết về gia-đình giòng-họ của thánh Gioan.
Thánh Máccô thì khác, thánh-sử đã thêm đôi điều và bảo: Thánh Gioan là bậc lành-thánh khắc-kỷ đáng kính nể. Ngài là người của sa-mạc. Là, đấng thánh sống đời khổ-hạnh nên đã lôi kéo được nhiều người về lối sống nhiệm-nhặt như ngài chủ trương. Thánh Máccô gọi thánh Gioan là ngôn-sứ đạo hạnh từng vắng bóng nơi lịch sử hằng thế kỷ. Thánh-nhân vẫn là sứ-giả mang thông-điệp gửi đến dân con Do-thái chưa từng biết từ ngày lưu-lạc trở về. Trên hết mọi sự, đấng thánh Tiền Hô đã dấn thân đi trước Chúa, hầu loan báo: “Nước Trời đã cận kề”. Và cũng thế, thánh Máccô lại cũng không nói gì về nguồn-gốc, giòng-tộc cũng như thuở ấu-thời của thánh Gioan Tiền-Hô/Thanh-tẩy đầy gương sống.
Tác giả Tin Mừng thứ tư là thánh Gioan Tông đồ, cũng chỉ đặt chỗ đứng khá hạn-hẹp cho đấng thánh Tiền Hô, thôi. Ở Tin Mừng thứ tư, đấng thánh Tiền-hô xuất hiện như đấng bậc tiên-phong chăm lo thanh tẩy cho mọi người. Và thánh-nhân, là chứng-tá đầu đời dám tuyên-xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế mọi người chờ trông. Và, thánh Gioan Tiền Hô nhận mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng là ngôn-sứ giống như tổ-phụ Môsê mà mọi người chờ mong. Tin Mừng thánh Gioan, cũng không đề cập đến gốc-gác và/hoặc thuở thiếu-thời của đấng thánh Tiên Hô và Thày mình, nữa.
Với thánh Mátthêu, đấng thánh Tiền Hô có chỗ đứng rất trang-trọng ở Tin Mừng. Tựa hồ như Đức Giêsu, thánh Gioan Tiền Hô mang đến cho mọi người một sứ điệp quan trọng: “Nước Trời đã gần kề”, nên: hãy thay đổi tầm nhìn về thế-giới và lối sống cá-nhân, và hãy sống cuộc đời đáng sống để nở mày nở mặt trong hoàn cảnh lịch sử mình đang sống.
Ở Tin Mừng thánh Mátthêu ghi, đấng thánh Tiền Hô chừng như chỉ tập trung mỗi sự việc Chúa sẽ trừng-phạt và trả-đũa về chính con người Ngài. Với thánh Mátthêu, thánh Gioan Tiền Hô tựa hồ đấng thánh giảng rao thuyết pháp về Tin Vui trong Đạo cũng đầy đặn chất giọng và tiếng hô. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: chúng dân bình thường đã chấp nhận Chúa, duy mỗi đám Biệt Phái và bè Sađuxê lại vẫn nói không. Và, thánh Mátthêu đã đặt để nơi Chúa lời khen thánh Gioan Tiền Hô cao cả hơn bất cứ ai trong nhân lọai. Về gốc nguồn tiểu sử thánh Gioan Tiền Hô, thánh sử Mátthêu cũng không đặt nặng.
Riêng thánh-sử Luca lại coi đấng thánh Tiền Hô như đấng bậc thuộc chế độ xưa cũ, là cầu nối cho hệ-thống rất mới của Đạo Chúa. Và, ông là người đầu tiên nói về cội nguồn của Đức Giêsu xuất tự Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca diễn tả sứ-điệp mới từ thánh Gioan: hãy san sẻ của ăn/thức uống cho người thiếu thốn. Chớ thu-thập thái quá những gì mình chỉ đáng hưởng. Chớ chèn ép/thống trị mọi người, nhưng hãy hài lòng với những gì mình đang có bằng thu nhập mình nhận lãnh. Và, hãy nhận ơn thanh tẩy tại giòng chảy Giođan, để trở thành dân con Đức Chúa.
Trong khi đó, sứ-điệp Chúa trao ban còn cao cả vượt quá đất nước Do thái. Sứ điệp này, được thánh Luca tóm tắt trong dụ-ngôn người Samaritanô nhân-hiền và truyện kể về người con hoang phá tán của cải của bậc cha ông. Tất cả cốt để nói trước về cuộc thanh lọc cả hoàn-vũ với mọi người, chứ không chỉ mỗi thanh tẩy bằng nước trên sông Giođan. Thanh Tẩy Chúa muốn nói, là thanh lọc bằng Thần Khí Chúa, Đấng ngự đến từ lễ Ngũ Tuần và còn tiếp tục mãi sau này.
Nhiều người vẫn cứ hiểu việc thánh Gioan Tiền Hô họat-động thanh tẩy giống như sinh hoạt phụng vụ ở nhà thờ. Nhưng không phải thế. Thật sự thì, thánh Gioan Tiền Hô tụ họp mọi người từ nơi xa xôi đến với ông, để đưa họ vào giòng chảy Giođan đầm mình ở đó trong chốc lát rồi lội nước băng sông cuối cùng sẽ đặt chân lên đất lành đã hứa và đòi quyền làm chủ như Chúa hứa ban. Đất hứa ban, nay bị Đế quốc chiếm hữug và lũng đoạn. Thế nên, công việc của thánh Gioan Tiền Hô là giúp mọi người đòi lại quyền của người Do-thái làm chủ miền đất Chúa hứa, tức: một động-thái chính-trị quyết chống-trả mọi bức-ép từ phía Đế-quốc. Thánh Gioan Tiền Hô là người của quần chúng. Ông cũng là đấng thánh thiết-lập các nghi-thức mang ý-nghĩa chính-trị khá nhức nhối đối với mọi người.
Thánh Luca lại cũng kể cho ta biết lập-trường/quan-niệm và sự ra đời của thánh Gioan Tiền Hô. Một phần truyện kể, lại cũng nói đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã ghé thăm người chị họ là bà Êlizabét than mẫu của thánh Gioan và cùng hát lên lời ‘Xin Vâng’, rất cảm tạ. Có điều lạ, là: chừng như hai bà mẹ đều đồng thanh hát lên lời ca ý-nhị ấy. Cũng có thể, cả thánh Gioan nữa lại đã hiệp-thông hát xướng cũng như thế, trong bụng mẹ.
Thánh Luca cũng hàm-ẩn cung-cách ‘chính trị của người Đạo Chúa và người theo Do-thái giáo’ đúng qui-cách trong lời ca do thánh-nhân đặt nơi miệng Đức Mẹ, lúc Mẹ thai nghén cưu-mang Ngài. Mẹ đã cùng với Con của Mẹ đi vào chính-trị của Thiên-Chúa mà ta gọi là bài ca ‘Xin Vâng’ qua đó Mẹ hiên ngang hát: “Thiên Chúa sẽ làm rất nhiều việc qua Con Một Ngài, là Đức Giêsu. Đó chính là thánh ý của Ngài, nay diễn tả với con người.
Lời ca ‘Xin Vâng’ do Mẹ hát, rõ ràng mang nặng tính-chất xúc-tác, đại để như:
“Ngài làm tiêu tán lũ kiêu căng,
Hạ kẻ quyền-năng khỏi ngôi báu,
Suy tôn người khiêm nhượng.
Đói khó, Người cho no phỉ sự lành,
giàu sang Người xua đuổi về không.” (Lc 1: 49-53)
Xem như thế, việc đó không mang ý-nghĩa của sự sùng kính/sốt sắng, nhưng là ngòi nổ chính trị. Bởi lẽ, vấn đề của mọi thời vẫn là: tính kiêu căng/ngạo mạn; kẻ có quyền vẫn cứ xử không công bằng, luôn chèn ép người khiêm tốn, đói nghèo. Người giàu vẫn làm giàu trên xương máu kẻ khác… Chủ đề này vẫn xuyên suốt ở Tin Mừng thánh Luca nơi chương đoạn mà ta gọi là truyện kể về thời ấu thơ của Chúa. Đó không là văn chương cho trẻ nhỏ. Đó chính là đường lối chính trị của người lớn khôn.
Có lẽ, mọi người cũng nên tìm hiểu các vấn đề như thế, cả khi mình không tổ chức lễ Giáng sinh đình đám rất phàm tục. Ta không thể đưa Chúa vào với lễ này đến khi nào ta đem chính trị của tín-hữu trưởng thành vào với cảnh-trí của thế giới. Tiệc Thánh ta dự, phải là lời tuyên xưng gửi giới cầm quyền buộc họ thực-thi trao trả mọi của cải trên thế giới cho mọi người sống ở đó. Và, khi phân phối của cải của họ, giới cầm quyền phải đặt ưu-tiên phát không cho người bị bỏ quên bên rìa xã hội và kẻ đói khát. Chính-trị đúng-đắn phải là ‘chính trị’ dành để của cải trên thế giới cho hết mọi người, không thiên vị ai. Bởi, thế giới hôm nay và mọi thời, vẫn là thế giới của cộng-đồng dân chúng đang sống đúng ý-nghĩa gia đình, cộng đoàn.
Trong tâm tình cương-quyết như thế, ta hãy cất lên lời lẽ rất thi-ca, mà rằng:
“Kìa một cõi trăm hình muôn vạn tiếng,
Đương dần phai dần hiện tắt rời vang.
Ta cố gọi những giác quan lười biếng,
Để ghi cho hậu thế phút mơ màng.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
Hậu thế nay, tuy đã chết nửa vời, nhưng vẫn còn nhớ và còn ghi lại phút mơ màng khi nhìn về cuộc sống của thánh-nhân từng lên tiếng mời gọi mọi người quan-tâm đến Nước Trời. Tiếng của ngài vẫn cứ vang vọng trong sa-mạc chờ người đến với Chúa, để thở than. Thở và than, không chỉ mỗi chuyện buồn chán, mà cả chuyện dân gian, thường nhật cõi thế trần, rất tươi vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Diệp Hải Dung, Australia
21:15 21/06/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Xin tạ ơn Thiên Chúa
Là Cha giàu lòng từ bi thương xót vô biên
Đã ban cho dân Chúa Việt Nam
Những chứng nhân đức tin hy sinh đổ máu đào
Góp phần vun tưới cho cánh đồng Giáo Hội Việt Nam thêm màu mỡ.
(Trích thơ của Jos. Hoàng Mạnh Hùng)