Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch Phụng Vụ Tháng 7/2012
Lm. Anphong Trần Đức Phương
15:18 20/06/2012
Lịch Phụng Vụ Tháng 7/2012
Trong tháng 7 này chúng ta sẽ mừng các CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN 13,14,15,16,17 (NĂM B).
CHÚA NHẬT 13 (Ngày 1/7): Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa và cho con người trường sinh bất tử; nhưng vì tội lỗi mà con người phải chết (Xin xem Bài Đọc 1: Sách Khôn Ngoan 1:13-15;2:23-25). Dẫu vậy, vì yêu thương chúng ta, Ngôi Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá để đền bù tội lỗi chúng ta; và Ngài đã sống lại và lên trời để mở đường cứu rỗi cho chúng ta; vì thế mỗi người chúng ta sẽ phải chết, nhưng sẽ được sống lại và sống đời đời trong cuộc đời sau, nếu chúng ta tin và sống theo giới răn của Chúa (Xin xem Bài Phúc Âm, Matcô 5: 21-43). Chúa đã chữa cho con ông Giairô sống lại, Chúa đã chữa cho ông Lagiarô sống lại (Gioan 11:01…), Chúa đã chữa đứa con trai duy nhất của bà góa thành Naim sống lại (Luca 7:11…). Nhưng rồi sẽ có ngày họ cũng sẽ chết chứ không sống mãi ở đời này; tuy nhiên chết mà không đi vào hư vô, nhưng chỉ là qua khỏi cuộc đời này và bước sang cuộc sống đời đời, như Chúa Giêsu đã nói với bà Matta, chị của ông Lagiarô, ngay ngày Chúa cho ông sống lại. Như vậy đối với chúng ta là những người tin vào Chúa Giêsu đã chết, nhưng đã sống lại và lên trời hiển vinh, chúng ta không bi quan về sự chết như những người vô thần. Vì đối với những người vô thần, chết là hết, là đi vào hư vô, là vĩnh biệt bà con thân thuộc và mọi người. Thật là hoàn toàn thất vọng! (Xin xem Sách Khôn Ngoan: Linh Hồn những người công chính ở trong tay Chúa…).
Vậy chúng ta hãy nhớ lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 (2 Corinthô 8:7,9,13-15), bao lâu sống ở đời này, chúng ta hãy sống cho đàng hoàng tử tế, luôn luôn giữ vững đức tin nơi Chúa và yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, bịnh hoạn. Chúng ta hãy sống một cuộc đời tốt đẹp, để khi nhắm mắt lìa đời chúng ta có thể mỉm cười về cuộc sống đã qua của chúng ta, và Chúa cũng sẽ mỉm cười vui vẻ đón nhận chúng ta về thưởng công trên Nước Hằng Sống.
CHÚA NHẬT 14 (Ngày 8/7): Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa tuyển chọn một số người làm Tiên Tri, và sai đến với Dân Chúa để giáo huấn họ đi theo đường ngay nẻo chính của Chúa; nhưng có những người đã chống đối lại các Tiên Tri và có những Tiên Tri đã bị giết chết, vì lời các Tiên Tri giảng dạy luôn đi ngược lại với lối sống vô thần và vô luân của họ. Nhưng vì tình thương, Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi họ ăn năn trở lại và lại sai các Tiên Tri khác đến để cảnh tỉnh họ và kêu gọi họ ăn năn hối cải (Xem Bài Đọc 1, tiên tri Egiêkiel 2:2-5).
Trong khi họ cứ tiếp tục chờ mong một Đấng Chúa Cứu Thế đến trong uy quyền như lòng họ mong ước. Nhưng khi Giêsu đến, Ngài đã sinh ra trong nghèo khó, sống cuộc đời thợ thuyền, bình dân để hòa mình vào với mọi người, nhất là những người nghèo khó, bịnh hoạn; nên họ cho Ngài không phải là Đấng Cứu Thế , họ đã khinh chê, chống đối Ngài (Xin xem Bài Phúc Âm: Matcô 6:1-6). Sau này họ đã kết án và giết chết Ngài trên Thánh giá như một người nô lệ.
Những Bài đọc hôm nay dạy chúng ta hãy luôn yêu mến và giúp đỡ những chủ chăn Chúa sai đến với chúng ta; dù Chúa chọn các Ngài nhưng vẫn để các Ngài trong thân phận yếu đuối như mọi người chúng ta. Thay vì ghen ghét, thù hằn, chống đối, chúng ta hãy yêu mến, nâng đỡ và cộng tác với các Ngài trong nhiệm vụ khó khăn hằng ngày, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc 2 hôm nay (2 Côrinthô 12:7-10).
CHÚA NHẬT 15 (Ngày 15/7): (Nhiệm vụ Tiên Tri và Tông Đồ) Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta và muốn chúng ta sống theo đường lối Chúa; sống thánh thiện yêu thương để đáng hưởng phúc trường sinh sau cái chết. Nhưng sau tội Nguyên Tổ, con người chúng ta trở nên yếu đuối, dễ bị cám dỗ và sa ngã, từ bỏ giới răn Chúa và đi lạc xa đường lối Chúa. Nhưng Thiên Chúa không từ bỏ con người mà Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa, nên Thiên Chúa đã chọn một số người làm Tiên Tri và sai đến để sửa dạy dân chúng. Vì những lời giảng dạy của các Tiên Tri phải đi ngược lại với đường lối sai lạc của con người, nên các Tiên Tri thường bị chống đối quyết liệt và có Tiên Tri bị giết chết (như chúng ta đã đề cập đến trong Chúa Nhật trước).
Trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay (Amos 7:12-15) cũng nói đến thân phận của Tiên Tri Amos bị xua đuổi và chống đối. Vì thế khi được Chúa chọn, các Tiên Tri đều sợ hãi và cảm thấy mình không xứng đáng, có tiên tri phải trốn lánh mặt Chúa vì quá sợ hãi nhiệm vụ Chúa bảo phải làm (như tiên tri Giona). Tiên tri Amos đã phải thú nhận với dân chúng là “tôi chỉ là đứa chăn chiên đi hái trái vả, nhưng Chúa đã chọn tôi và bảo tôi phải đi làm tiên tri cho Chúa.”
Trong thời Tân Ước Chúa Giêsu cũng chọn một số người làm Tông Đồ cho Chúa và sai đi rao giảng sự thống hối; đến với dân chúng để xua trừ ma quỷ, xức Dầu Thánh để chữa lành các bịnh nhân (Xin xem Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay Matcô 6:7-13). Dù cảm thấy thân phận yếu hèn bất xứng, nhưng Các Ngài đã vâng theo lời Chúa và ra đi rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa cho mọi người. Có nhiều người đã tin theo; nhưng vẫn có những kẻ chống đối, phỉ báng và sau cùng các Ngài bị giết vì nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong cuộc đời hăng say rao giảng sự thống hối, các Ngài vẫn phải mang sự yếu đuối của chính mình (Xin xem lời Thánh Phaolô thú nhận trong Bài Đọc 2 Chúa Nhật trước). Sau các Thánh Tông Đồ, Chúa tiếp tục gọi và chọn một số người làm Tông Đồ cho Chúa để “loan báo Tin Mừng cho các dân tộc,” làm các Chủ Chăn của Chúa (giữ các vai trò như Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục…). Dù phải đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, nhưng các Ngài cũng chỉ là những con người bình thường như mọi người chúng ta, mang đầy những khuyết điểm, những yếu đuối. Các Ngài luôn hỏi Chúa “Tại sao Chúa chọn con là những kẻ tầm thường …?” Nhưng Chúa trả lời “không phải chúng con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn chúng con…” “Không phải vì con, Chúa chọn con; nhưng là bí nhiệm tình yêu Chúa” và “Chúa không lầm khi người gọi tên con…” Trong giờ phút rất thiêng liêng trong đêm ăn bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã rất xúc động cầu nguyện thật nhiều cho các Thánh Tông Đồ và qua các Ngài cho các Tông Đồ ở mọi thời đại “để không ai phải hư mất…” Chúa Giêsu cũng báo trước cho các Tông Đồ về sự chống đối của thế gian “Trong thế gian, chúng con sẽ phải gian nan khốn khó; nhưng hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” Đây là những đoạn Phúc Âm rất cảm động do Thánh Gioan ghi lại (Xin xem Phúc Âm theo Thánh Gioan các Đoạn 13 đến 17).
Thánh Phaolô cũng luôn luôn thắc mắc về điều này vì Chúa đã chọn Ngài ngay khi Ngài đang hăng say bách hại Đạo Thánh Chúa. Sau này Ngài cũng thắc mắc vì sao Chúa đã gọi Ngài nhưng vẫn để Ngài phải mang những yếu đuối; Ngài đã cầu nguyện nhiều và Chúa bảo “Ơn Cha đủ cho con…” Dầu sao, trong Bài đọc 2 hôm nay trích trong thơ Ephêsô (1:3-10), Thánh Phaolô đã yên ủi hàng giáo phẩm và các tín hữu và nhắc nhở mỗi người phải cố gắng nên thánh thiện hơn, vì “do tình yêu thương Thiên Chúa đã chọn chúng ta để nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài… hầu được hưởng phần gia nghiệp Nước Trời và làm vinh danh Chúa!”
Vậy chúng ta, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria sẵn sàng thưa lời “XIN VÂNG” và khiêm nhường tạ ơn Chúa đã kêu gọi chúng ta gia nhập gia đình Chúa, làm tông đồ cho Chúa dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo địa vị và hoàn cảnh của mỗi người. Xin cho chúng ta luôn kiên vững trong khổ đau, trong yếu đuối và cố gắng vươn lên nhờ sống kết hiệp với Chúa. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyễn cầu cho chúng ta.
CHÚA NHẬT 16 (Ngày 22/7): Qua mọi thời đại trong thời Cựu Ước cũng như Tân Ước, Thiên Chúa luôn chọn một số người để đặt lên chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Chính Chúa là chủ chăn thật sự của đoàn chiên, nhưng Chúa chọn những chủ chăn ngay trong đoàn chiên của Chúa, những chủ chăn hữu hình, luôn hiện diện giữa đoàn chiên. Có những chủ chiên biết hy sinh tất cả để chăn dắt đoàn chiên của Chúa đi theo đường lối Chúa; nhưng cũng có những chủ chăn đi sai đường lối Chúa, “làm tan nát đoàn chiên Chúa mà Chúa phải lên án nặng nề, và chính Chúa phải đứng ra tụ tập lại đoàn chiên của Chúa” (Xin xem Bài Đọc 1: Giêrêmia 23:1-6). Trong đoạn này tiên tri Giêrêmia được Chúa soi sáng cũng nói tiên tri về Đấng Chăn Chiên thật trong tương lai, ám chỉ đến Chúa Kitô sẽ đến và hy sinh cả tính mạng cho đoàn chiên, Ngài là Chúa Chiên thật, Chúa Chiên nhân lành. Chính Chúa Giêsu đã đến và chăm lo rao giảng và chăn dắt đoàn chiên Chúa. Khi nhìn thấy đoàn lũ đông đảo người ta đến nghe lời giảng dạy của Chúa, Ngài đã “động lòng thương vì họ như đoàn chiên bơ vơ không có người chăn dắt…” (Xin xem Bài Phúc Âm Matcô 6: 1-4,6-8) và Chúa đã gọi và chọn một số người làm Tông Đồ và sai đi thực tập việc rao giảng; khi trở về các ông đã vui mừng kể lại công việc thực tập rao giảng của các ông cho Chúa Giêsu nghe, và Ngài đã bảo các ông hãy đến nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi và cầu nguyện; nghĩa là dùng thời gian để lắng đọng tâm hồn và xin thêm ơn Chúa soi sáng giúp đỡ; hoạt động luôn luôn phải đi theo sự tĩnh tâm và cầu nguyện; đó là điều rất quan trọng trong đời sống tông đồ chung cho cả hàng giáo sĩ và giáo dân. Hôm nay trong Bài Đọc 2 (Ephêsô 2:13-18), Thánh Phaolô cũng nói đến việc Chúa Kitô đã đến để “rao giảng Tin Mừng bình an cho mọi dân tộc và đem lại sự gần gũi hòa hợp yêu thương cho mọi người, và chúng ta trở nên anh chị em với nhau trong gia đình Giáo Hội của Chúa.
CHÚA NHẬT 17 (Ngày 29/7): Thiên Chúa là Cha chúng ta. Ngài đã dựng nên chúng ta cả hồn và xác. Vì thế Ngài chẳng những chăm lo cho chúng ta sự sống thiêng liêng mà còn lo cho chúng ta của ăn phần xác. Ngài đã dựng nên muôn loài trên bầu trời, dưới đất, trong biển cả và ban cho chúng ta để hưởng dùng. Trong thời gian Dân Chúa đi trong sa mạc để trở về Đất Hứa, Chúa đã cho Manna và chim cút để dân chúng ăn khỏi đói; khi thiếu nước uống, Thiên Chúa đã dùng Môisen làm phép lạ để cho dân chúng có nước uống khỏi khát (Xin xem sách Xuất Hành). Trong Bài Đọc 1 hôm nay (2 Sách Các Vua 4: 42-44) Chúa đã dùng Tiên tri Elisê để làm phép lạ hóa 20 chiếc bánh lúa mạch và ít hoa quả đầu mùa để cho cả 100 người đang đói khát ăn no nê mà còn dư lại. Chúa Giêsu khi xuống thế làm Người, chẳng những Ngài chăm lo rao giảng Lời Hằng Sống để nuôi dưỡng phần thiêng liêng cho dân chúng; nhưng Chúa cũng lo phần xác cho họ. Khi thấy đám đông dân chúng say mê nghe lời người giảng, Ngài đã làm phép lạ để hóa 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá cho dân chúng đông đảo được ăn no nê mà còn lại cả 12 thúng đầy (Xin xem Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay: Gioan 6:1-15). Noi gương Chúa, Giáo Hội cũng chẳng những lo cho nhân loại được nghe rao giảng Lời Chúa mà còn lo phần vật chất cho họ: lập các bịnh viện để săn sóc bệnh nhân, lập các trại phong cùi để săn sóc những người bị bệnh phong cùi; lập trường học để mở mang văn hóa cho các nơi. Ngay ở Việt Nam hiện nay, dù gặp bao nhiêu khó khăn, Giáo Hội Chúa vẫn hiện diện nơi các trại phong cùi, bịnh viện, nhà trẻ…qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Thánh Phaolô hôm nay tha thiết nhắc nhở chúng ta hãy sống đoàn kết, thương yêu nhau, “bảo vệ sự hiệp nhất tinh thần, vì chúng ta đã được hưởng cùng một niềm hy vọng. Vì chỉ có một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.” (Xin xem Bài Đọc 2: Thơ Ephêsô 4:1-6).
Vậy chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, ban cho chúng ta sự hiệp nhất, và đoàn kết trong tình yêu Chúa. Xin cho chúng ta sống đời sống thánh thiện, để làm gương sáng cho con cháu chúng ta, cho mọi người chung quanh chúng ta ở cùng khu xóm, cùng sở làm. Gương sáng là một cách rất tốt để rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa. Xin Ba ngôi Thiên Chúa thánh hóa chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn. Amen!
Trong tháng 7 này chúng ta sẽ mừng các CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN 13,14,15,16,17 (NĂM B).
CHÚA NHẬT 13 (Ngày 1/7): Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa và cho con người trường sinh bất tử; nhưng vì tội lỗi mà con người phải chết (Xin xem Bài Đọc 1: Sách Khôn Ngoan 1:13-15;2:23-25). Dẫu vậy, vì yêu thương chúng ta, Ngôi Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá để đền bù tội lỗi chúng ta; và Ngài đã sống lại và lên trời để mở đường cứu rỗi cho chúng ta; vì thế mỗi người chúng ta sẽ phải chết, nhưng sẽ được sống lại và sống đời đời trong cuộc đời sau, nếu chúng ta tin và sống theo giới răn của Chúa (Xin xem Bài Phúc Âm, Matcô 5: 21-43). Chúa đã chữa cho con ông Giairô sống lại, Chúa đã chữa cho ông Lagiarô sống lại (Gioan 11:01…), Chúa đã chữa đứa con trai duy nhất của bà góa thành Naim sống lại (Luca 7:11…). Nhưng rồi sẽ có ngày họ cũng sẽ chết chứ không sống mãi ở đời này; tuy nhiên chết mà không đi vào hư vô, nhưng chỉ là qua khỏi cuộc đời này và bước sang cuộc sống đời đời, như Chúa Giêsu đã nói với bà Matta, chị của ông Lagiarô, ngay ngày Chúa cho ông sống lại. Như vậy đối với chúng ta là những người tin vào Chúa Giêsu đã chết, nhưng đã sống lại và lên trời hiển vinh, chúng ta không bi quan về sự chết như những người vô thần. Vì đối với những người vô thần, chết là hết, là đi vào hư vô, là vĩnh biệt bà con thân thuộc và mọi người. Thật là hoàn toàn thất vọng! (Xin xem Sách Khôn Ngoan: Linh Hồn những người công chính ở trong tay Chúa…).
Vậy chúng ta hãy nhớ lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 (2 Corinthô 8:7,9,13-15), bao lâu sống ở đời này, chúng ta hãy sống cho đàng hoàng tử tế, luôn luôn giữ vững đức tin nơi Chúa và yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, bịnh hoạn. Chúng ta hãy sống một cuộc đời tốt đẹp, để khi nhắm mắt lìa đời chúng ta có thể mỉm cười về cuộc sống đã qua của chúng ta, và Chúa cũng sẽ mỉm cười vui vẻ đón nhận chúng ta về thưởng công trên Nước Hằng Sống.
CHÚA NHẬT 14 (Ngày 8/7): Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa tuyển chọn một số người làm Tiên Tri, và sai đến với Dân Chúa để giáo huấn họ đi theo đường ngay nẻo chính của Chúa; nhưng có những người đã chống đối lại các Tiên Tri và có những Tiên Tri đã bị giết chết, vì lời các Tiên Tri giảng dạy luôn đi ngược lại với lối sống vô thần và vô luân của họ. Nhưng vì tình thương, Chúa vẫn nhẫn nại chờ đợi họ ăn năn trở lại và lại sai các Tiên Tri khác đến để cảnh tỉnh họ và kêu gọi họ ăn năn hối cải (Xem Bài Đọc 1, tiên tri Egiêkiel 2:2-5).
Trong khi họ cứ tiếp tục chờ mong một Đấng Chúa Cứu Thế đến trong uy quyền như lòng họ mong ước. Nhưng khi Giêsu đến, Ngài đã sinh ra trong nghèo khó, sống cuộc đời thợ thuyền, bình dân để hòa mình vào với mọi người, nhất là những người nghèo khó, bịnh hoạn; nên họ cho Ngài không phải là Đấng Cứu Thế , họ đã khinh chê, chống đối Ngài (Xin xem Bài Phúc Âm: Matcô 6:1-6). Sau này họ đã kết án và giết chết Ngài trên Thánh giá như một người nô lệ.
Những Bài đọc hôm nay dạy chúng ta hãy luôn yêu mến và giúp đỡ những chủ chăn Chúa sai đến với chúng ta; dù Chúa chọn các Ngài nhưng vẫn để các Ngài trong thân phận yếu đuối như mọi người chúng ta. Thay vì ghen ghét, thù hằn, chống đối, chúng ta hãy yêu mến, nâng đỡ và cộng tác với các Ngài trong nhiệm vụ khó khăn hằng ngày, như Thánh Phaolô nói với chúng ta trong Bài Đọc 2 hôm nay (2 Côrinthô 12:7-10).
CHÚA NHẬT 15 (Ngày 15/7): (Nhiệm vụ Tiên Tri và Tông Đồ) Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta và muốn chúng ta sống theo đường lối Chúa; sống thánh thiện yêu thương để đáng hưởng phúc trường sinh sau cái chết. Nhưng sau tội Nguyên Tổ, con người chúng ta trở nên yếu đuối, dễ bị cám dỗ và sa ngã, từ bỏ giới răn Chúa và đi lạc xa đường lối Chúa. Nhưng Thiên Chúa không từ bỏ con người mà Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa, nên Thiên Chúa đã chọn một số người làm Tiên Tri và sai đến để sửa dạy dân chúng. Vì những lời giảng dạy của các Tiên Tri phải đi ngược lại với đường lối sai lạc của con người, nên các Tiên Tri thường bị chống đối quyết liệt và có Tiên Tri bị giết chết (như chúng ta đã đề cập đến trong Chúa Nhật trước).
Trong Bài đọc 1 Chúa Nhật hôm nay (Amos 7:12-15) cũng nói đến thân phận của Tiên Tri Amos bị xua đuổi và chống đối. Vì thế khi được Chúa chọn, các Tiên Tri đều sợ hãi và cảm thấy mình không xứng đáng, có tiên tri phải trốn lánh mặt Chúa vì quá sợ hãi nhiệm vụ Chúa bảo phải làm (như tiên tri Giona). Tiên tri Amos đã phải thú nhận với dân chúng là “tôi chỉ là đứa chăn chiên đi hái trái vả, nhưng Chúa đã chọn tôi và bảo tôi phải đi làm tiên tri cho Chúa.”
Trong thời Tân Ước Chúa Giêsu cũng chọn một số người làm Tông Đồ cho Chúa và sai đi rao giảng sự thống hối; đến với dân chúng để xua trừ ma quỷ, xức Dầu Thánh để chữa lành các bịnh nhân (Xin xem Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay Matcô 6:7-13). Dù cảm thấy thân phận yếu hèn bất xứng, nhưng Các Ngài đã vâng theo lời Chúa và ra đi rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa cho mọi người. Có nhiều người đã tin theo; nhưng vẫn có những kẻ chống đối, phỉ báng và sau cùng các Ngài bị giết vì nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong cuộc đời hăng say rao giảng sự thống hối, các Ngài vẫn phải mang sự yếu đuối của chính mình (Xin xem lời Thánh Phaolô thú nhận trong Bài Đọc 2 Chúa Nhật trước). Sau các Thánh Tông Đồ, Chúa tiếp tục gọi và chọn một số người làm Tông Đồ cho Chúa để “loan báo Tin Mừng cho các dân tộc,” làm các Chủ Chăn của Chúa (giữ các vai trò như Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục…). Dù phải đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, nhưng các Ngài cũng chỉ là những con người bình thường như mọi người chúng ta, mang đầy những khuyết điểm, những yếu đuối. Các Ngài luôn hỏi Chúa “Tại sao Chúa chọn con là những kẻ tầm thường …?” Nhưng Chúa trả lời “không phải chúng con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn chúng con…” “Không phải vì con, Chúa chọn con; nhưng là bí nhiệm tình yêu Chúa” và “Chúa không lầm khi người gọi tên con…” Trong giờ phút rất thiêng liêng trong đêm ăn bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã rất xúc động cầu nguyện thật nhiều cho các Thánh Tông Đồ và qua các Ngài cho các Tông Đồ ở mọi thời đại “để không ai phải hư mất…” Chúa Giêsu cũng báo trước cho các Tông Đồ về sự chống đối của thế gian “Trong thế gian, chúng con sẽ phải gian nan khốn khó; nhưng hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” Đây là những đoạn Phúc Âm rất cảm động do Thánh Gioan ghi lại (Xin xem Phúc Âm theo Thánh Gioan các Đoạn 13 đến 17).
Thánh Phaolô cũng luôn luôn thắc mắc về điều này vì Chúa đã chọn Ngài ngay khi Ngài đang hăng say bách hại Đạo Thánh Chúa. Sau này Ngài cũng thắc mắc vì sao Chúa đã gọi Ngài nhưng vẫn để Ngài phải mang những yếu đuối; Ngài đã cầu nguyện nhiều và Chúa bảo “Ơn Cha đủ cho con…” Dầu sao, trong Bài đọc 2 hôm nay trích trong thơ Ephêsô (1:3-10), Thánh Phaolô đã yên ủi hàng giáo phẩm và các tín hữu và nhắc nhở mỗi người phải cố gắng nên thánh thiện hơn, vì “do tình yêu thương Thiên Chúa đã chọn chúng ta để nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài… hầu được hưởng phần gia nghiệp Nước Trời và làm vinh danh Chúa!”
Vậy chúng ta, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta hãy noi gương Mẹ Maria sẵn sàng thưa lời “XIN VÂNG” và khiêm nhường tạ ơn Chúa đã kêu gọi chúng ta gia nhập gia đình Chúa, làm tông đồ cho Chúa dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo địa vị và hoàn cảnh của mỗi người. Xin cho chúng ta luôn kiên vững trong khổ đau, trong yếu đuối và cố gắng vươn lên nhờ sống kết hiệp với Chúa. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyễn cầu cho chúng ta.
CHÚA NHẬT 16 (Ngày 22/7): Qua mọi thời đại trong thời Cựu Ước cũng như Tân Ước, Thiên Chúa luôn chọn một số người để đặt lên chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Chính Chúa là chủ chăn thật sự của đoàn chiên, nhưng Chúa chọn những chủ chăn ngay trong đoàn chiên của Chúa, những chủ chăn hữu hình, luôn hiện diện giữa đoàn chiên. Có những chủ chiên biết hy sinh tất cả để chăn dắt đoàn chiên của Chúa đi theo đường lối Chúa; nhưng cũng có những chủ chăn đi sai đường lối Chúa, “làm tan nát đoàn chiên Chúa mà Chúa phải lên án nặng nề, và chính Chúa phải đứng ra tụ tập lại đoàn chiên của Chúa” (Xin xem Bài Đọc 1: Giêrêmia 23:1-6). Trong đoạn này tiên tri Giêrêmia được Chúa soi sáng cũng nói tiên tri về Đấng Chăn Chiên thật trong tương lai, ám chỉ đến Chúa Kitô sẽ đến và hy sinh cả tính mạng cho đoàn chiên, Ngài là Chúa Chiên thật, Chúa Chiên nhân lành. Chính Chúa Giêsu đã đến và chăm lo rao giảng và chăn dắt đoàn chiên Chúa. Khi nhìn thấy đoàn lũ đông đảo người ta đến nghe lời giảng dạy của Chúa, Ngài đã “động lòng thương vì họ như đoàn chiên bơ vơ không có người chăn dắt…” (Xin xem Bài Phúc Âm Matcô 6: 1-4,6-8) và Chúa đã gọi và chọn một số người làm Tông Đồ và sai đi thực tập việc rao giảng; khi trở về các ông đã vui mừng kể lại công việc thực tập rao giảng của các ông cho Chúa Giêsu nghe, và Ngài đã bảo các ông hãy đến nơi vắng vẻ để nghỉ ngơi và cầu nguyện; nghĩa là dùng thời gian để lắng đọng tâm hồn và xin thêm ơn Chúa soi sáng giúp đỡ; hoạt động luôn luôn phải đi theo sự tĩnh tâm và cầu nguyện; đó là điều rất quan trọng trong đời sống tông đồ chung cho cả hàng giáo sĩ và giáo dân. Hôm nay trong Bài Đọc 2 (Ephêsô 2:13-18), Thánh Phaolô cũng nói đến việc Chúa Kitô đã đến để “rao giảng Tin Mừng bình an cho mọi dân tộc và đem lại sự gần gũi hòa hợp yêu thương cho mọi người, và chúng ta trở nên anh chị em với nhau trong gia đình Giáo Hội của Chúa.
CHÚA NHẬT 17 (Ngày 29/7): Thiên Chúa là Cha chúng ta. Ngài đã dựng nên chúng ta cả hồn và xác. Vì thế Ngài chẳng những chăm lo cho chúng ta sự sống thiêng liêng mà còn lo cho chúng ta của ăn phần xác. Ngài đã dựng nên muôn loài trên bầu trời, dưới đất, trong biển cả và ban cho chúng ta để hưởng dùng. Trong thời gian Dân Chúa đi trong sa mạc để trở về Đất Hứa, Chúa đã cho Manna và chim cút để dân chúng ăn khỏi đói; khi thiếu nước uống, Thiên Chúa đã dùng Môisen làm phép lạ để cho dân chúng có nước uống khỏi khát (Xin xem sách Xuất Hành). Trong Bài Đọc 1 hôm nay (2 Sách Các Vua 4: 42-44) Chúa đã dùng Tiên tri Elisê để làm phép lạ hóa 20 chiếc bánh lúa mạch và ít hoa quả đầu mùa để cho cả 100 người đang đói khát ăn no nê mà còn dư lại. Chúa Giêsu khi xuống thế làm Người, chẳng những Ngài chăm lo rao giảng Lời Hằng Sống để nuôi dưỡng phần thiêng liêng cho dân chúng; nhưng Chúa cũng lo phần xác cho họ. Khi thấy đám đông dân chúng say mê nghe lời người giảng, Ngài đã làm phép lạ để hóa 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá cho dân chúng đông đảo được ăn no nê mà còn lại cả 12 thúng đầy (Xin xem Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay: Gioan 6:1-15). Noi gương Chúa, Giáo Hội cũng chẳng những lo cho nhân loại được nghe rao giảng Lời Chúa mà còn lo phần vật chất cho họ: lập các bịnh viện để săn sóc bệnh nhân, lập các trại phong cùi để săn sóc những người bị bệnh phong cùi; lập trường học để mở mang văn hóa cho các nơi. Ngay ở Việt Nam hiện nay, dù gặp bao nhiêu khó khăn, Giáo Hội Chúa vẫn hiện diện nơi các trại phong cùi, bịnh viện, nhà trẻ…qua sự hiện diện của các linh mục, tu sĩ nam nữ. Thánh Phaolô hôm nay tha thiết nhắc nhở chúng ta hãy sống đoàn kết, thương yêu nhau, “bảo vệ sự hiệp nhất tinh thần, vì chúng ta đã được hưởng cùng một niềm hy vọng. Vì chỉ có một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.” (Xin xem Bài Đọc 2: Thơ Ephêsô 4:1-6).
Vậy chúng ta hãy tha thiết cầu xin Chúa, nhờ lời Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, ban cho chúng ta sự hiệp nhất, và đoàn kết trong tình yêu Chúa. Xin cho chúng ta sống đời sống thánh thiện, để làm gương sáng cho con cháu chúng ta, cho mọi người chung quanh chúng ta ở cùng khu xóm, cùng sở làm. Gương sáng là một cách rất tốt để rao giảng Phúc Âm tình thương của Chúa. Xin Ba ngôi Thiên Chúa thánh hóa chúng ta và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn. Amen!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:58 20/06/2012
TÀI MỆNH (1) ĐI VỚI NHAU
Một phú ông nhìn thấy bên bờ biển có một đồng tiền nằm trên cát, bèn chạy đến nhặt lên, không ngờ sóng biển ập vào, không chạy kịp nên bị cuốn trôi mất tiêu.
Ba ngày sau thì tử thi nỗi lên, trong tay của ông ta còn nắm chặt một đồng tiền, có người nhìn thấy rõ ràng như thế, nên than thầm:
- “Ông nhà giàu này thật hiểu thâm sâu đạo lý của chữ “tài mệnh đi đôi với nhau” !
Suy tư:
Vì một đồng tiền mà mất mạng, thì quả thật cái mạng sống của ông nhà giàu này quá rẻ.
Nhà thơ Nguyễn Du có nói: “chữ tài (才) liền với chữ tai một vần”, tài đây là tài năng, tài giỏi, mà những người tài giỏi thì thường gặp nhiều tai nạn: tai nạn này phần nhiều là do ghét ghen của đồng đội, ghét ghen của anh chị em, ghét ghen của những đồng chí đồng hướng.v.v…
Nhưng người ta cũng có nói: “chữ tài (財) và chữ mệnh thì thường đi với nhau”, tài đây là của cải tiền bạc, thường người có của cải giàu có thì cuộc sống khó mà bình an, ngày đêm họ nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình, nên đi đâu cũng có người bảo hộ, thuê vệ sĩ bảo hộ để tính mệnh được an toàn.v.v…
Sinh mạng của con người cao quý vô cùng hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này, cho nên không vì tiền bạc mà đánh mất mạng sống của mình. Cũng vậy, không vì của ăn hoặc vì của cải chóng qua mà đánh mất linh hồn của mình đời đời trong hỏa ngục.
(1) Tài mệnh (財命) là của cải và mạng sống.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một phú ông nhìn thấy bên bờ biển có một đồng tiền nằm trên cát, bèn chạy đến nhặt lên, không ngờ sóng biển ập vào, không chạy kịp nên bị cuốn trôi mất tiêu.
Ba ngày sau thì tử thi nỗi lên, trong tay của ông ta còn nắm chặt một đồng tiền, có người nhìn thấy rõ ràng như thế, nên than thầm:
- “Ông nhà giàu này thật hiểu thâm sâu đạo lý của chữ “tài mệnh đi đôi với nhau” !
Suy tư:
Vì một đồng tiền mà mất mạng, thì quả thật cái mạng sống của ông nhà giàu này quá rẻ.
Nhà thơ Nguyễn Du có nói: “chữ tài (才) liền với chữ tai một vần”, tài đây là tài năng, tài giỏi, mà những người tài giỏi thì thường gặp nhiều tai nạn: tai nạn này phần nhiều là do ghét ghen của đồng đội, ghét ghen của anh chị em, ghét ghen của những đồng chí đồng hướng.v.v…
Nhưng người ta cũng có nói: “chữ tài (財) và chữ mệnh thì thường đi với nhau”, tài đây là của cải tiền bạc, thường người có của cải giàu có thì cuộc sống khó mà bình an, ngày đêm họ nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình, nên đi đâu cũng có người bảo hộ, thuê vệ sĩ bảo hộ để tính mệnh được an toàn.v.v…
Sinh mạng của con người cao quý vô cùng hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này, cho nên không vì tiền bạc mà đánh mất mạng sống của mình. Cũng vậy, không vì của ăn hoặc vì của cải chóng qua mà đánh mất linh hồn của mình đời đời trong hỏa ngục.
(1) Tài mệnh (財命) là của cải và mạng sống.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 20/06/2012
N2T |
16. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự trợ giúp của Đức Chúa Thánh Thần là chiếu theo ý định của Ngài, chứ không theo nguyện vọng riêng của chúng ta.
(Thánh Jublien)Chất vấn
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:57 20/06/2012
Chúa Nhật XII TN B
Hai từ “chất vấn” xem ra ít gây thiện cảmhơn là các từ “hỏi” hay là “đặt vấn đề”. Dù là đặt vấn đề hay đặt câu hỏi haychất vấn thì mục đích nhắm đều là để được sáng tỏ một vấn đề nào đó mà ngườichất vấn chưa nắm rõ hay chưa đồng thuận. Dĩ nhiên ở các xã hội độc tài, chuyênchế thì ít có ai dám to gan chất vấn người cầm quyền, vì sợ mang vạ vào thân.Lại có những thể chế muốn chứng tỏ rằng có sự dân chủ nên “cho phép” người tachất vấn nhưng thực chất vẫn không muốn người bị trị có quyền chất vấn.
Nhân dịp mẹ Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữubài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng trong Chúa Nhật XII TN B, xin đặt câu hỏi làchúng ta có được phép chất vấn Thiên Chúa không? Một trận cuồng phong trên biểncả xem ra là chuyện thường tình của giới tự nhiên. Thế nhưng, khi gió lớn, sóngto ập vào thuyền của tôi, thì đó không còn là chuyện bình thường. Những taiương, hoạn nạn, dịch bệnh do thiên tai hay do nhân họa vẫn mãi là những sự dữđối với những người trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu. Chúng ta có quyền hỏiThiên Chúa không hay chúng ta có nên đặt vấn đề không, nhất là những vấn đềliên quan đến sự dữ?
Trước vấn nạn sự dữ thì dường như khôngchỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận. Người làm sự lành mà phải gánh sự dữ thì vẫncó đó trước mắt chúng ta, không riêng gì mình ông Gióp thuở nào. Về vấn đề này,sách Gióp và Cựu ước nói chung, thường có câu trả lời rằng như chiếc bình sànhkhông thể và không có quyền chất vấn người thợ gốm, thì con người trong kiếpthụ tạo hữu hạn không có quyền chất vấn Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ vạnvật, dựng nên con người từ hư vô. Ông Gióp cuối cùng đã biết phận để rồi “lấytay che miệng”(x.G 40,4) và “xin rút lại những gì đã nói”(x.G 42,6).
Tân ước lại cho chúng ta một cái nhìn cóvẻ như ngược lại nhưng thực ra là bổ túc, là hoàn thiện cái nhìn của Cựu ước.Đến thế gian, Chúa Kitô không ngại ngần trước các vấn nạn người ta đặt ra.Người còn gợi ý để cho các môn đệ chất vấn bằng việc đặt câu hỏi trước. “Ngườita bảo Con Người là ai?...Còn các con, các con bảo thầy là ai? (Mt 16,13). Cáctông đồ, các môn đệ đã không ngại ngần “chất vấn” Thầy chí Thánh. “Thầy ơi,chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4, 38). Chúa ơi, Chúa ở đâu khicon đang trong cảnh khốn cùng? Con biết Chúa không vui thích gì khi con ngườiphải khổ, phải chết, thế mà sao cái khổ, cái chết vẫn mãi đe dọa chúng con? Saocon làm người trong cái hình hài này, ở một thời đại, một hoàn cảnh không chútgì thuận lợi? Tại sao những người độc tài, độc quyền, độc ác cứ mãi nhởn nhơtrong nhung lụa? Nhiều câu hỏi tại sao thỉnh thoảng lại đến mà như không có lờigiải đáp, đúng hơn là khó làm thỏa lòng thỏa trí chúng ta.
Điểm tới của những lời chất vấn là lòngtin. “Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Dù như khiển trách, nhưng Chúa Giêsu đãbiết các môn đệ vốn có lòng tin vào Người nhưng lòng tin ấy đang còn non yếu.Không tin vào Thầy thì cớ sao các ngài lại đánh thức Thầy dậy để xin cứu giúp. Đứctin không phải là một thực tại đã hoàn thành mà là một quá trình dấn thân. Niềmtin của Kitô hữu là tiến trình bước theo Đức Kitô. Tiến trình ấy không luôntrơn tru, thẳng tắp, kiểu thuận buồm xuôi gió. Có khi chững lại vì gặp vật cản,có khi chệch hướng, thậm chí có lúc bị giật lùi. Những câu hỏi, những lời chấtvấn xuất hiện là một trong những động lực hay là cách thế để ta vượt qua vậtcản, chỉnh hướng và tiến lên. Như thế, các câu hỏi hay những lời chất vấn trởthành một phương thế củng cố niềm tin, thanh luyện đức tin.
Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thời làm HồngY đã từng khẳng định: “Chúng ta đã học biết, đã sống, và đáng khác chúng ta đãthấy đức tin được xây dựng hết sức hoàn hảo và được hệ thống hoá quá đáng, tớiđộ người ta không còn dễ dàng đến được với đức tin nữa. Vậy tôi nghĩ rằng chúngta cần một thứ cách mạng đức tin, theo một nghĩa phức hợp. Trước hết chúng tacần đến một cuộc cách mạng này để có được lòng can đảm nói ngược lại với nhữngxác tín tổng quát” (Muối cho đời – trang 42). Khi trên ngai giáo hoàng, mở đầucho tập sách “Đức Giêsu thành Nagiarét”, ngài cũng thẳng thắn và sẵn sàng đón nhậnnhững ý kiến “chống lại” những “tìm hiểu” của ngài về “diện mạo của Chúa”(x.Phần I - trang 31).
Chúa Kitô không ngần ngại trước những lờichất vấn của người Do Thái và các câu hỏi của các môn đệ, vì nhờ chúng mà căntính và sứ mạng của Người ngày càng được tỏ bày, và qua đó đức tin của nhiềungười được hình thành và vững mạnh. Quả thật, chẳng có ai dám to gan cho rằngmình đã nắm trọn chân lý hay đã vững vàng trong đức tin. Thế mà đã có lúc chúnglại ngại ngần và có khi lại sợ người đồng đạo, sợ người “ngoại đạo” chất vấnniềm tin của chúng ta. Cần thú nhận rằng chính chúng ta cũng rất ngại ngùngchất vấn niềm tin của mình, đúng hơn là đặt vấn đề về một vài nội hàm của đứctin vì sợ rằng sẽ có nguy cơ lạc đạo hay bị gán ghép là rối đạo. Trong tình bạnthì các câu hỏi hay những lời chất vấn là chuyện thường tình như lẽ đươngnhiên. Chúng chỉ là bất thường trong mối quan hệ chủ tớ. Chúa Kitô đã khẳngđịnh Người không muốn chúng ta làm người tôi tớ mà là bạn hữu (x.Ga 15,15).
Chúa Kitô mãi là dấu hỏi cho con người đếntận cùng lịch sử. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy lờ mờ như trong gương, sau nàychúng ta sẽ thấy Người như chính Người là. Ngưòi thế nào, chúng ta sẽ thấy nhưvậy (x.1Cor 13,12). Chính vì thế, vị trí, vai trò của những câu hỏi luôn cònđó. Và một trong những vai trò chính yếu của chúng là dẫn chúng ta đến với niềmtin. Mỗi khi chúng ta không còn biết đặt vấn đề thì rất có thể là chúng ta đangở trong tình trạng “cuồng tín” hay là vô tín. Khi chúng ta ngần ngại tha nhânđặt vấn đề hay chúng ta thấy khó chịu khi tha nhân, khi người dưới quyền chấtvấn chúng ta thì có lẽ chính chúng ta đang có vấn đề. Một trong những vấn đềthật khó chối cãi, đó là chúng ta chưa thực sự tin vào sự ngay chính của bảnthân hay của công việc mình đang thực hiện. Và một điều khá chắc chắn nữa, đólà người ta cũng chưa tin vào chúng ta. Mong sao những lời sau đây của ngàiHồng Y J.Ratzinger mà nay là Đức Bênêđictô XVI có điều kiện thành hiện thực:“Chúng ta phải có can đảm đứng lên chống lại cái được coi như chuẩn mực cho conngười vào cuối thế kỷ XX này, và tái khám phá đức tin nguyên tuyền” (Muối chođời – trang 43).
Hai từ “chất vấn” xem ra ít gây thiện cảmhơn là các từ “hỏi” hay là “đặt vấn đề”. Dù là đặt vấn đề hay đặt câu hỏi haychất vấn thì mục đích nhắm đều là để được sáng tỏ một vấn đề nào đó mà ngườichất vấn chưa nắm rõ hay chưa đồng thuận. Dĩ nhiên ở các xã hội độc tài, chuyênchế thì ít có ai dám to gan chất vấn người cầm quyền, vì sợ mang vạ vào thân.Lại có những thể chế muốn chứng tỏ rằng có sự dân chủ nên “cho phép” người tachất vấn nhưng thực chất vẫn không muốn người bị trị có quyền chất vấn.
Nhân dịp mẹ Hội Thánh dọn cho đoàn tín hữubài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng trong Chúa Nhật XII TN B, xin đặt câu hỏi làchúng ta có được phép chất vấn Thiên Chúa không? Một trận cuồng phong trên biểncả xem ra là chuyện thường tình của giới tự nhiên. Thế nhưng, khi gió lớn, sóngto ập vào thuyền của tôi, thì đó không còn là chuyện bình thường. Những taiương, hoạn nạn, dịch bệnh do thiên tai hay do nhân họa vẫn mãi là những sự dữđối với những người trực tiếp hay gián tiếp gánh chịu. Chúng ta có quyền hỏiThiên Chúa không hay chúng ta có nên đặt vấn đề không, nhất là những vấn đềliên quan đến sự dữ?
Trước vấn nạn sự dữ thì dường như khôngchỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận. Người làm sự lành mà phải gánh sự dữ thì vẫncó đó trước mắt chúng ta, không riêng gì mình ông Gióp thuở nào. Về vấn đề này,sách Gióp và Cựu ước nói chung, thường có câu trả lời rằng như chiếc bình sànhkhông thể và không có quyền chất vấn người thợ gốm, thì con người trong kiếpthụ tạo hữu hạn không có quyền chất vấn Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ vạnvật, dựng nên con người từ hư vô. Ông Gióp cuối cùng đã biết phận để rồi “lấytay che miệng”(x.G 40,4) và “xin rút lại những gì đã nói”(x.G 42,6).
Tân ước lại cho chúng ta một cái nhìn cóvẻ như ngược lại nhưng thực ra là bổ túc, là hoàn thiện cái nhìn của Cựu ước.Đến thế gian, Chúa Kitô không ngại ngần trước các vấn nạn người ta đặt ra.Người còn gợi ý để cho các môn đệ chất vấn bằng việc đặt câu hỏi trước. “Ngườita bảo Con Người là ai?...Còn các con, các con bảo thầy là ai? (Mt 16,13). Cáctông đồ, các môn đệ đã không ngại ngần “chất vấn” Thầy chí Thánh. “Thầy ơi,chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc 4, 38). Chúa ơi, Chúa ở đâu khicon đang trong cảnh khốn cùng? Con biết Chúa không vui thích gì khi con ngườiphải khổ, phải chết, thế mà sao cái khổ, cái chết vẫn mãi đe dọa chúng con? Saocon làm người trong cái hình hài này, ở một thời đại, một hoàn cảnh không chútgì thuận lợi? Tại sao những người độc tài, độc quyền, độc ác cứ mãi nhởn nhơtrong nhung lụa? Nhiều câu hỏi tại sao thỉnh thoảng lại đến mà như không có lờigiải đáp, đúng hơn là khó làm thỏa lòng thỏa trí chúng ta.
Điểm tới của những lời chất vấn là lòngtin. “Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Dù như khiển trách, nhưng Chúa Giêsu đãbiết các môn đệ vốn có lòng tin vào Người nhưng lòng tin ấy đang còn non yếu.Không tin vào Thầy thì cớ sao các ngài lại đánh thức Thầy dậy để xin cứu giúp. Đứctin không phải là một thực tại đã hoàn thành mà là một quá trình dấn thân. Niềmtin của Kitô hữu là tiến trình bước theo Đức Kitô. Tiến trình ấy không luôntrơn tru, thẳng tắp, kiểu thuận buồm xuôi gió. Có khi chững lại vì gặp vật cản,có khi chệch hướng, thậm chí có lúc bị giật lùi. Những câu hỏi, những lời chấtvấn xuất hiện là một trong những động lực hay là cách thế để ta vượt qua vậtcản, chỉnh hướng và tiến lên. Như thế, các câu hỏi hay những lời chất vấn trởthành một phương thế củng cố niềm tin, thanh luyện đức tin.
Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thời làm HồngY đã từng khẳng định: “Chúng ta đã học biết, đã sống, và đáng khác chúng ta đãthấy đức tin được xây dựng hết sức hoàn hảo và được hệ thống hoá quá đáng, tớiđộ người ta không còn dễ dàng đến được với đức tin nữa. Vậy tôi nghĩ rằng chúngta cần một thứ cách mạng đức tin, theo một nghĩa phức hợp. Trước hết chúng tacần đến một cuộc cách mạng này để có được lòng can đảm nói ngược lại với nhữngxác tín tổng quát” (Muối cho đời – trang 42). Khi trên ngai giáo hoàng, mở đầucho tập sách “Đức Giêsu thành Nagiarét”, ngài cũng thẳng thắn và sẵn sàng đón nhậnnhững ý kiến “chống lại” những “tìm hiểu” của ngài về “diện mạo của Chúa”(x.Phần I - trang 31).
Chúa Kitô không ngần ngại trước những lờichất vấn của người Do Thái và các câu hỏi của các môn đệ, vì nhờ chúng mà căntính và sứ mạng của Người ngày càng được tỏ bày, và qua đó đức tin của nhiềungười được hình thành và vững mạnh. Quả thật, chẳng có ai dám to gan cho rằngmình đã nắm trọn chân lý hay đã vững vàng trong đức tin. Thế mà đã có lúc chúnglại ngại ngần và có khi lại sợ người đồng đạo, sợ người “ngoại đạo” chất vấnniềm tin của chúng ta. Cần thú nhận rằng chính chúng ta cũng rất ngại ngùngchất vấn niềm tin của mình, đúng hơn là đặt vấn đề về một vài nội hàm của đứctin vì sợ rằng sẽ có nguy cơ lạc đạo hay bị gán ghép là rối đạo. Trong tình bạnthì các câu hỏi hay những lời chất vấn là chuyện thường tình như lẽ đươngnhiên. Chúng chỉ là bất thường trong mối quan hệ chủ tớ. Chúa Kitô đã khẳngđịnh Người không muốn chúng ta làm người tôi tớ mà là bạn hữu (x.Ga 15,15).
Chúa Kitô mãi là dấu hỏi cho con người đếntận cùng lịch sử. Hiện nay, chúng ta chỉ thấy lờ mờ như trong gương, sau nàychúng ta sẽ thấy Người như chính Người là. Ngưòi thế nào, chúng ta sẽ thấy nhưvậy (x.1Cor 13,12). Chính vì thế, vị trí, vai trò của những câu hỏi luôn cònđó. Và một trong những vai trò chính yếu của chúng là dẫn chúng ta đến với niềmtin. Mỗi khi chúng ta không còn biết đặt vấn đề thì rất có thể là chúng ta đangở trong tình trạng “cuồng tín” hay là vô tín. Khi chúng ta ngần ngại tha nhânđặt vấn đề hay chúng ta thấy khó chịu khi tha nhân, khi người dưới quyền chấtvấn chúng ta thì có lẽ chính chúng ta đang có vấn đề. Một trong những vấn đềthật khó chối cãi, đó là chúng ta chưa thực sự tin vào sự ngay chính của bảnthân hay của công việc mình đang thực hiện. Và một điều khá chắc chắn nữa, đólà người ta cũng chưa tin vào chúng ta. Mong sao những lời sau đây của ngàiHồng Y J.Ratzinger mà nay là Đức Bênêđictô XVI có điều kiện thành hiện thực:“Chúng ta phải có can đảm đứng lên chống lại cái được coi như chuẩn mực cho conngười vào cuối thế kỷ XX này, và tái khám phá đức tin nguyên tuyền” (Muối chođời – trang 43).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nigeria: Đức Cha Kaigama được thế giới vinh danh vì dấn thân cho hoà bình và hoà giải liên tôn
lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
01:39 20/06/2012
Nigeria: Đức Cha Kaigama được thế giới vinh danh vì dấn thân cho hoà bình và hoà giải liên tôn
Roma, ngày 18.06.2012 (Zenit.org) – Hãng thông tấn Công Giáo tại Nigeria loan tin: Đức Cha Ignatius Kaigama, Giám Mục giáo phận Jos, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Nigeria nhận được giải thưởng quốc tế nổi danh vì những dấn thân của ngài nhằm thăng tiến hoà bình và hoà giải liên tôn ở quốc gia Nigeria và đặc biệt trong Bang Cao Nguyên (État de Plateau).
Tin vui này được loan báo một ngày sau những cuộc tấn công đẫm máu mới đã xẩy ra vào Chúa Nhật 17.06 vừa qua tại 5 nguyện đường thuộc bang Kaduna, miền bắc Nigeria, khiến cho 45 tín hữu bị tử thương.
Tổ chức “Archivio Disarmo Institute Richerche International” của Italia đã trao tặng giải thưởng hòa bình bồ câu vàng 2012 cho Đức Cha Kaigama. Lễ trao giải thưởng sẽ được chính thức tổ chức vào tháng bẩy tới tại bảo tàng viện quốc gia về nghệ thuật của thiên niên kỷ XXI.
Ông Fabrizio Battistelli và ông Giuseppe Ricotta đồng chủ tịch của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Italia phát biểu rằng: “Sự kiện một Đức Cha người Nigeria đến nước Italia chắc chắn sẽ góp phần quý giá cho sứ mệnh của tổ chức Archivio Disarmo nhằm vận động dư luận quần chúng và những người nắm giữ vận mệnh thế giới về cuộc chiến và những bạo lực đang diễn ra trên sân khấu của Bang Cao Nguyên và miền bắc Nigeria.
Sau đây là những nhân vật nổi danh đã nhận được giải thưởng quốc tế này: Nelson Mandela (1987), Perez de Cuellar (1989), John Hume (1997), Federico Mayor (1998), Jesse Jackson (1999), Mahamed ElBaradei (2007), et Jane Goodall (2010).
Roma, ngày 18.06.2012 (Zenit.org) – Hãng thông tấn Công Giáo tại Nigeria loan tin: Đức Cha Ignatius Kaigama, Giám Mục giáo phận Jos, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục của Nigeria nhận được giải thưởng quốc tế nổi danh vì những dấn thân của ngài nhằm thăng tiến hoà bình và hoà giải liên tôn ở quốc gia Nigeria và đặc biệt trong Bang Cao Nguyên (État de Plateau).
Tin vui này được loan báo một ngày sau những cuộc tấn công đẫm máu mới đã xẩy ra vào Chúa Nhật 17.06 vừa qua tại 5 nguyện đường thuộc bang Kaduna, miền bắc Nigeria, khiến cho 45 tín hữu bị tử thương.
Tổ chức “Archivio Disarmo Institute Richerche International” của Italia đã trao tặng giải thưởng hòa bình bồ câu vàng 2012 cho Đức Cha Kaigama. Lễ trao giải thưởng sẽ được chính thức tổ chức vào tháng bẩy tới tại bảo tàng viện quốc gia về nghệ thuật của thiên niên kỷ XXI.
Ông Fabrizio Battistelli và ông Giuseppe Ricotta đồng chủ tịch của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Italia phát biểu rằng: “Sự kiện một Đức Cha người Nigeria đến nước Italia chắc chắn sẽ góp phần quý giá cho sứ mệnh của tổ chức Archivio Disarmo nhằm vận động dư luận quần chúng và những người nắm giữ vận mệnh thế giới về cuộc chiến và những bạo lực đang diễn ra trên sân khấu của Bang Cao Nguyên và miền bắc Nigeria.
Sau đây là những nhân vật nổi danh đã nhận được giải thưởng quốc tế này: Nelson Mandela (1987), Perez de Cuellar (1989), John Hume (1997), Federico Mayor (1998), Jesse Jackson (1999), Mahamed ElBaradei (2007), et Jane Goodall (2010).
Giáo hội học hiệp thông, 50 năm sau Vatican II (2)
Vũ Văn An
04:35 20/06/2012
2. Nền thần học khai tâm Kitô Giáo
Xét về căn bản, nền giáo hội học hiệp thông có tính Ba Ngôi. Đặc điểm này xuất hiện trong nhiều đoạn của Hiến Chế Lumen Gentium (2-4), cũng như trong lời nói đầu của nhiều bản văn khác như Ad Gentes, Unitatis Redintegratio, v.v… Điều này tương hợp với chính bản chất của đức tin Kitô Giáo, là đức tin vốn có yếu tính Ba Ngôi và cần được khai triển một cách cẩn trọng trong diễn trình giáo dục Kitô Giáo.
Về phương diện này, ta cần suy nghĩ sâu sắc hơn về nền thần học khai tâm Kitô Giáo và về mối tương quan giữa ba bí tích khai tâm này. Khai tâm Kitô Giáo có mục tiêu sáp nhập các chi thể mới vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội. Dưới ánh sáng nền giáo hội học Ba Ngôi, ta phải chứng minh được rằng bản sắc Ba Ngôi nơi Kitô hữu buộc họ phải có mối tương quan bản thân với mỗi một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, khi họ được hiến mình cho Người trong các bí tích Khai Tâm Kitô Giáo. Ơn làm nghĩa tử nhận được lúc rửa tội được củng cố nhờ ơn Chúa Thánh Thần lúc thêm sức. Bí tích vừa kể dẫn tới Bí Tích Thánh Thể, nơi liên hệ của ta với Chúa Cha được hoàn hảo, Người tiếp nhận và đáp ứng hy lễ Vượt Qua của Con mình.
Vấn đề thần học cần nêu lên là: thêm sức có phải là bí tích khai tâm để hoàn tất diễn trình đồng hình đồng dạng nhằm làm cho tín hữu tham dự vào cộng đoàn Thánh Thể hay không; hay thêm sức là bí tích người Kitô hữu cam kết với quyền năng Chúa Thánh Thần, một cam kết đòi phải có một mức trưởng thành nào đó. Các giải pháp đưa ra trên bình diện mục vụ cho thấy ẩn phía sau là mô hình Giáo Hội, một mô hình nhấn mạnh hoặc ơn thánh tiếp nhận lúc thêm sức hoặc cam kết của người Kitô hữu.
Ánh sáng do phong trào đại kết cũng như truyền thống Công Giáo tiền Công Đồng chiếu rõi lên vấn đề này hướng ta về phía khai tâm Kitô Giáo. Khi trình tự trong các bí tích khai tâm thay đổi vào thập niên 1970 do các lý do mục vụ, ít người trong chúng ta hiểu được rằng mối liên kết với Thánh Thể sẽ bị yếu đi. Nền giáo hội học Thánh Thể mời gọi ta hiểu chứng tá của người chịu thêm sức theo nghĩa giáo hội chứ không hẳn theo nghĩa xã hội. Chứng tá thứ nhất của người chịu thêm sức, trên thực tế, là để tham dự cộng đoàn Thánh Thể và trung thành với cộng đoàn đó vì cộng đoàn này là một phần tạo ra bản sắc của họ.
Như thế, ta cần phải khảo sát thực hành mục vụ của việc khai tâm Kitô Giáo và tái khẳng nhận sợi dây nối kết giữa thêm sức và Thánh Thể, theo tinh thần của tông huấn Sacramentum Caritatis [18]— không những vì các hạn chế mục vụ hiện nay, nhưng còn vì lòng tôn trọng đối với ý nghĩa sâu xa trong trình tự các bí tích khai tâm. Các bí tích này định hình bản sắc Ba Ngôi của người Kitô hữu; họ trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Kitô bao lâu họ sống thực bí tích Thánh Thể, bí tích tuyệt điệu giúp Kitô hữu cam kết dấn thân.
3. Nền giáo hội học hiệp thông và lòng sùng kính Thánh Thể
Một trong các trách vụ quan trọng của thần học, và trên hết, của thực hành mục vụ ngày nay, là lồng lòng sùng kính Thánh Thể, vốn xuất hiện từ thời Trung Cổ, vào quan điểm có tính giáo hội về hiệp thông Thánh Thể. Một số người chủ trương lối giải thích gián đoạn đôi khi cho rằng các thực hành như thờ lạy Thánh Thể, rước kiệu Thánh Thể, và thánh lễ tư riêng không giúp tín hữu hiểu mối liên kết chặt chẽ giữa cử hành Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc đơn giản thái quá trong lãnh vực này quả không có lợi cho hiệp thông giáo hội, vì làm thế là thúc đẩy việc phân cực có hại và không biết thừa nhận các giá trị hiện có trong lòng sùng kính Thánh Thể hiện nay.
Thí dụ ta không nên hạ giá việc thờ lạy Thánh Thể xuống hàng một tập quán đạo đức nhưng nay đã lỗi thời. Thực ra, nó là một phát triển từ truyền thống sống động, do nhu cầu muốn phát biểu đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này. Nhưng ta cũng cần ý thức rằng nhấn mạnh một chiều tới khía cạnh mà ta vốn nhận diện như có tính cộng đoàn này có thể có nguy cơ giảm thiểu việc cử hành Thánh Thể xuống chỉ còn là một cử hành đạo đức hay có tính xã hội mà thôi.
Vì thế, ta cần tìm sự quân bình trong việc lồng trở lại các biểu hiện của lòng sùng kính Thánh Thể ở bên ngoài Thánh Lễ vào cái nhìn toàn diện của hiệp thông Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc thờ lạy Thánh Thể chẳng hạn là một hình thức rước lễ thiêng liêng, nhằm kéo dài việc rước lễ theo bí tích hay thay thế nó khi ta gặp trở ngại không thể rước lễ được. Ta phải luôn cố gắng biểu lộ ý nghĩa giáo hội nơi các biểu hiện khác của lòng sùng kính Thánh Thể bằng cách tái nối kết chúng với việc cử hành Thánh Thể. Truyền thống Thánh Thể của Giáo Hội phong phú đến độ ta không thể giản lược nó vào việc cử hành Thánh Thể mà thôi. Ta cần trọn cả nền văn hóa Thánh Thể của Giáo Hội để giữ cho mọi khía cạnh của nó luôn được quân bình. Như thế, cuộc đối thoại giữa các nhà thần học, các mục tử và tín hữu (17) cần được diễn tiến trong một bầu khí cởi mở và biết kính trọng các truyền thống thiêng liêng.
II. Các viễn ảnh tương lai
A. Để có được một nền giáo hội học hiệp thông trong viễn ảnh hôn lễ
Trên đây, ta có nhắc tới mối tương quan giữa phép rửa và Thánh Thể, một mối tương quan định hình cho nền giáo hội học hiệp thông. Phép rửa làm nổi bật việc ta thuộc về Giáo Hội phổ quát, vì nó sáp nhập ta vào Chúa Kitô, Đấng vốn duy nhất và phổ quát. Thánh Thể làm nổi bật việc ta thuộc về giáo hội đặc thù, vì nó luôn được cử hành tại một cộng đoàn cụ thể… Sự dị biệt này không làm cho hai nền giáo hội học trở thành đối nghịch, vì hai bí tích của Tân Ước có tính bổ túc cho nhau.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho ta một viễn ảnh đúng đắn đối với nền giáo hội học hiệp thông khi nó đề nghị dùng biểu tượng hôn lễ để diễn tả việc triển khai các bí tích: trọn cuộc sống Kitô hữu mang dấu ấn tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Phép rửa, cửa ngõ dẫn vào Dân Chúa, vốn đã là một mầu nhiệm hôn lễ; ta cũng nghe nói tới việc tắm gội hôn lễ (xem Eph 5:26-27) trước khi dự tiệc cưới là Thánh Thể. Hôn nhân Kitô Giáo cũng trở thành dấu chỉ hữu hiệu, bí tích của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì nó biểu hiệu và thông truyền ơn thánh, nên hôn nhân giữa những người đã rửa tội quả là bí tích thực sự của Giao Ước Mới (18). Dù không thể chứng minh ở đây, nhưng viễn ảnh hôn lễ đối với cuộc sống Kitô hữu nói chung và đối với Thánh Thể nói riêng có gốc rễ trong ý niệm mysterion của Thánh Kinh (19). Hạn từ này có nhiều âm hưởng ngữ nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa bí tích của nó dần dà lộ rõ trong ý hướng “mầu nhiệm cao cả” của Thánh Phaolô trong Thư Êphêsô 5:32, tức ám chỉ tình yêu phu phụ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Mầu nhiệm (Ba Ngôi), vốn dấu ẩn trong Thiên Chúa, đã tự vén mở tính nội tâm của nó qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, một mầu nhiệm đạt tới cao điểm trong tương quan phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (20). Khi Thiên Chúa từ từ mạc khải mầu nhiệm của Người trong lịch sử cứu rỗi, Người thích dùng biểu tượng hôn lễ, đặc biệt trong Sáng Thế, trong các tiên tri, trong Diễm Ca, trong các Tin Mừng, các thư Thánh Phaolô, và trong Khải Huyền. Ý niệm Mysterion trong Thánh Kinh này đã được các giáo phụ tiếp nhận; các ngài hiểu nó một cách rộng rãi như nền tảng cho nhiệm cục bí tích và là chủ điểm của mối tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội. Đức HY Henri de Lubac làm ta chú ý một lần nữa tới mối tương quan này nơi các giáo phụ bằng cách truyền bá thuật ngữ giáo phụ lừng danh từng được Đức Gioan Phaolô sử dụng để đặt tựa đề cho thông điệp của ngài “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” (21).
Việc khai triển có hệ thống trên quan trọng hơn ta tưởng, vì nó đem lại cho ta một mô hình mới để suy nghĩ về sự hiệp lực (synergy) giữa Chúa Kitô và Giáo Hội trong nhiệm cục ơn thánh bí tích. Bí tích là các dấu chỉ hữu hiệu của Giao Ước Mới; chúng là các hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội được thi hành trong một hiệp lực gắn bó, trong một Thần Khí duy nhất.
Trên bình diện thần học, tông huấn Sacramentum Caritatis còn làm sáng tỏ hơn nữa mối tương quan giữa Giáo Hội và các bí tích khác, khi nó quả quyết rằng “Giáo Hội tiếp nhận và đồng thời nói lên bản chất của chính mình trong 7 bí tích” (SC 16). Sự minh xác này rất quan trọng, vì Giáo Hội vừa hoạt động vừa thụ động trong mối tương quan với Chúa Kitô qua đức tin và các bí tích. Giáo Hội không phải là một chủ thể tự lập muốn chiếm lãnh và quản lý các cử chỉ nền tảng của Chúa Kitô ra sao tùy ý. Giáo Hội luôn luôn là Nhiệm Thể tùy thuộc ở Đầu, và là Nàng Dâu luôn chú tâm tới ý muốn của Chàng Rể.
Có người sẽ phản bác cho rằng viễn ảnh hôn lễ trước hết có giá trị thẩm mỹ, và do đó, nó không liên hệ đủ tới sự hiệp thông trên bình diện kịch tính và đối kháng của đời người. Câu trả lời cho phản bác này sẽ tùy ở việc ta khai triển thêm nền giáo hội học hiệp thông dưới dấu chỉ Maria.
B. Đức Maria, Thánh Thể, và Giáo Hội
Mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Thể và Giáo Hội, như đã được đề cập trong Thư Thứ Nhất gửi Tín Hữu Côrintô và trong truyền thống phụng vụ của thiên niên kỷ thứ nhất, mời gọi ta tái khẳng định sự hợp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô trong thực hành bí tích. Người là Đấng đã trỗi dậy bằng Thân Xác Thánh Thể và Thân Xác Giáo Hội của Người. Sự hợp nhất đúng nghĩa nhưng được dị biệt hóa này nội hàm việc tham dự của nhiều tác nhân khác nhau trên bình diện nghi lễ, nhưng cũng trên cả bình diện mầu nhiệm nữa, bình diện mà bí tích vốn là một lễ tưởng niệm. Thông điệp Ecclesia de Eucharistia tái khẳng định tính tông truyền của Thánh Thể, chống lại khuynh hướng khá phổ biến muốn tương đối hóa vai trò của thừa tác viên thụ phong nhằm khẳng định sự tham dự hữu thức và tích cực của cộng đoàn vào lễ hy sinh của Chúa Kitô.
Sự căng thẳng trên bình diện phụng vụ này khiến ta đặt câu hỏi về sự tham dự của Giáo Hội vào hy lễ của Đấng Cứu Chuộc, trên bình diện thần học. “Thánh Lễ có phải là hy lễ của Giáo Hội hay không?” Sau Công Đồng không bao lâu, Hans Urs von Balthasar đã đặt câu hỏi như thế. Quan niệm Công Giáo về Thánh Thể giả thiết sự tham dự ấy nhưng không luôn luôn minh nhiên nói tới nền tảng của nó. Nền giáo hội học hiệp thông sẽ hưởng lợi nếu biết lắng nghe nhà thần học miền Basel, người đã nhắc lại câu hỏi trên một lần nữa trong khuôn khổ Thần Kịch (Theo-Drama) của mình: “Vậy thì câu hỏi là thế này, Giáo Hội có phải đã là Nhiệm Thể Chúa Kitô khi dâng lễ hy sinh của mình hay chỉ nhờ hành động ấy, Giáo Hội mới trở nên như thế?” (22).
Balthasar thêm: “Việc cử hành Thánh Thể của cộng đoàn dẫn tới cái nhìn thấu suốt mỗi ngày một ý thức rõ ràng hơn rằng đức tin vào lễ hy sinh của Người, một lễ hy sinh vốn bao gồm cả chúng ta, một cách thụ động nhờ việc tham dự, cũng đòi hòi sự cộng tác tích cực của ta” (23). Câu hỏi có vẻ bí ẩn này thực ra rất quan trọng đối với phong trào đại kết, vì người Thệ Phản thường chỉ trích người Công Giáo đã hạ giá công trình của Chúa Kitô bằng cách luôn cho là mình có thêm thắt điều gì đó vào lễ hy sinh cứu chuộc của Người. Balthasar biết rất rõ phản bác này; nên ngài cố gắng tiếp nhận nó và trả lời nó một cách đầy đủ.
Trong trình thuật về thần kịch Thánh Thể của mình, Balthasar trình bày vị trí và vai trò điển hình của lời Đức Maria thưa xin vâng, vốn là lời đi trước và bao hàm mọi lời xin vâng khác trong Giáo Hội những kẻ tội lỗi đối với lễ hy sinh của Chúa Kitô: “Bao lâu lời xin vâng của Đức Maria được coi là tiền giả thiết cho việc nhập thể của Con Trai ngài, thì ở dưới chân Thánh Giá, lời xin vâng ấy cũng trở thành yếu tố cấu thành hy lễ của Người” (24).
Ngài còn thâm hậu hóa cái hiểu của ta về vấn đề liên quan tới vai trò các thừa tác viên Thánh Thể. Theo ngài, “Chúa Kitô được trao phó vào tay Đức Maria lúc mới sinh và lúc qua đời: điều này quan trọng hơn việc Người được trao phó vào tay Giáo Hội theo khía cạnh chính thức và công khai. Sự trao phó trước là điều kiện có trước của sự trao phó sau” (25). Viễn kiến sâu sắc này giúp ta sáp nhập vai trò chủ chốt của thừa tác viên thụ phong vào việc dâng hy lễ Thánh Thể theo bí tích mà không tách biệt nó khỏi cộng đoàn. Vai trò của thừa tác viên này chủ yếu vẫn tùy thuộc đức tin của Đức Maria, mà trong đó và từ đó, thừa tác viên này thi hành chức năng phụng vụ của mình. Trong Giáo Hội, có một chức năng đại diện cho Chúa Kitô vì Giáo Hội vốn do đức tin của Đức Maria tạo lập nên, một đức tin được thông truyền cho ta lúc ta chịu phép rửa.
Nhờ Thánh Thể, Giáo Hội được củng cố và tăng cường trong bản sắc Nhiệm Thể và Nàng Dâu của Chúa Kitô. Trong tư cách Nàng Dâu của Con Chiên, Giáo Hội dự phần vào việc dâng hiến đã được ủy thác trong tay các thừa tác viên thụ phong của mình; nhưng việc dâng hiến này trước nhất đã được Thần Trí Chúa Cứu Chuộc đặt vào trái tim và bàn tay Đức Maria ở dưới chân Thánh Giá.
Một viễn kiến như thế giúp ta hiểu được tính tối thượng của chức linh mục do phép rửa, tính tối thượng này đạt tới đỉnh điểm của nó trong hành vi đức tin của Đức Maria qua đó, ngài dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha và tự dâng mình cùng với Người. Do đó, ta có thể nói rằng: nhờ Đức Maria, toàn bộ cộng đoàn những kẻ đã rửa tội đều được dự phần vào việc dâng hy lễ Thánh Thể, cho dù, giống Đức Maria dưới chân Thánh Giá, vai trò của cộng đoàn là tiếp nhận hồng phúc bí tích được thừa tác viên thực hiện nhân danh Chúa Kitô.
Sau cùng, Balthasar trình bày tiền giả thiết tiềm ẩn từng làm cho việc tham dự của Đức Maria vào hy lễ cứu chuộc trở thành khả hữu: đó là ơn vô nhiễm thai, một ơn giúp ngài hoàn toàn liên đới với Con Trai mình trong việc dâng hy lễ. Ngài không thêm phần thặng dư nào như một “việc làm” nào đó của riêng ngài, mà chỉ là sự ưng thuận để ý Thiên Chúa được hoàn tất trong hy lễ cứu chuộc độc nhất. Sự ưng thuận khiêm tốn và đầy đau đớn này mãi mãi là nền tảng vĩnh viễn cho việc Giáo Hội dự phần vào lễ tế Thánh Thể của Chúa Kitô.
Balthasar ghi nhận sự nghịch lý này: chính qua trung gian mầu nhiệm Maria, trong đó, mọi sự đều là ơn thánh, ta vượt qua được phản bác của người Thệ Phản, là những người vốn chỉ trích người Công Giáo hay thêm việc làm hay công phúc riêng của họ vào hy lễ độc nhất của Chúa Kitô.
C. Giáo hội học hiệp thông và các đặc sủng
Công Đồng Vatican II chắc chắn là hơi thở của Chúa Thánh Thần nhằm giải phóng Giáo Hội khỏi cảnh cô lập đối với thế giới hiện đại và các giới hạn giáo hội học của mình. Không những tái lập được sự quân bình giữa tính tối thượng Phêrô và tính hiệp đoàn giám mục, hay đơn thuần chi tiết hóa chức linh mục vương giả của người rửa tội trong tương quan với thừa tác vụ phẩm trật, Vatican II còn mở ra cả một kho tàng đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để canh tân và phát triển Giáo Hội: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, vì ích chung” (1Cor 12:7). Theo lời hiến chế Lumen Gentium, “các đặc sủng này, bất kể là ngoại thường hay đơn giản và tản mạn hơn, phải được tiếp nhận với lòng tạ ơn và an ủi vì chúng đều hoàn toàn thích hợp và có ích cho các nhu cầu của Giáo Hội” (LG 12).
Chúng ta xác tín rằng Công Đồng quả đã đóng góp rất lớn vào việc ra đời của vô số các đặc sủng, mà ngày nay đã chính thức được nhìn nhận trong Giáo Hội. Các cộng đồng cũ và mới trong lối sống tận hiến, nhiều phong trào giáo hội, nhiều hình thức tông đồ giáo dân và tất cả các hình thức đặc sủng khác từng được Thánh Phaolô nhắc tới trong bảng liệt kê của ngài, tất cả đều thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô, do Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để biến Giáo Hội thành Nàng Dâu xinh đẹp và lộng lẫy theo lòng Chúa muốn. Tất cả các động lực ấy buộc thần học phải tái suy nghĩ về nền giáo hội học hiệp thông, để tổng hợp một cách có hệ thống các thực tại mới này với các thực tại của ngày qua. Vì cả hai đều là các thực tại nhằm xây dựng Giáo Hội.
Dựa vào lời Zizioulas đã trích dẫn trên đây, thiển nghĩ: các đặc sủng thường được xem như có ích đối với phúc thể (beneesse) của Giáo Hội, chứ không cần thiết cho hữu thể (esse) đúng nghĩa của Giáo Hội. Tuy thế, để hỗ trợ cho việc tái phúc âm hóa, ta cần nhấn mạnh rằng chính nhờ nền giáo hội học hiệp thông, mà mọi ơn phúc của Chúa Thánh Thần, kể cả phẩm trật lẫn đặc sủng (LG 4), đều đã được tổng nhập vào nhau trong một cái nhìn có tính toàn bộ về Giáo Hội, hiểu như bí tích cứu rỗi (26).
Kết luận
Năm mươi năm sau ngày khai mở Công Đồng Vatican II, ta thấy rõ: linh hứng chủ yếu của nó là nền giáo hội học hiệp thông. Đây là lối giải thích đúng đắn về Công Đồng mà với thời gian ta đã dần dần nhận diện và nhấn mạnh được. Nền giáo hội học này vẫn còn đang trong diễn trình khai triển. Diễn trình này từng được phong phú hóa nhờ cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Giáo và nền giáo hội học Thánh Thể của họ cũng như cuộc đối thoại với các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách với việc nhấn mạnh tới nền giáo hội học rửa tội của họ.
Bên trong Giáo Hội Công Giáo, nền giáo hội học hiệp thông nêu cao giá trị của thừa tác vụ giám mục, của các hội đồng giám mục cũng như của các công nghị giám mục, trong khi vẫn thúc đẩy các suy tư thâm hậu hơn về tính tối thượng Phêrô; nền giáo hội học này cổ vũ việc tìm kiếm thế quân bình mới giữa tính tối thượng và tính hiệp đoàn trong tương quan giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội đặc thù. Trên bình diện các giáo hội đặc thù, chiều kích bí tích trong nền giáo hội học hiệp thông khiến Giáo Hội tìm hiểu nhiều hơn về gia đình, tức giáo hội tại gia. Nó đòi hỏi sự đổi mới các thực hành mục vụ liên quan tới việc khai tâm Kitô Giáo, cũng như tổng hợp hài hòa các đặc sủng để phục vụ hữu hiệu các cố gắng tân phúc âm hóa.
Như thế, nền giáo hội học hiệp thông đang tái sinh lực Giáo Hội theo hướng bên trong (ad intra) và đang nhân thừa các cửa ngõ đại kết và truyền giáo theo hướng bên ngoài (ad extra). Ta nên hân hoan trước thành quả của Công Đồng, vốn lớn lao hơn hiện tượng thoái hóa hay tiếp nhận có tính ý thức hệ. Trong số các hệ quả của Công Đồng, ta ghi nhận cam kết mới của Giáo Hội đối với hoà bình và công lý trên thế giới, việc Giáo Hội cổ vũ đối thoại liên tôn, và việc phát triển liên đới trên phạm vi hoàn cầu, trong tinh thần của thông điệp Caritas in Veritate.
Tuy nhiên, nền giáo hội học hiệp thông vẫn cần nhiều suy tư thần học và thực hành mục vụ sâu sắc hơn nữa. Sau năm mươi năm qua, nền giáo hội học này càng ngày càng được ta hiểu một cách cụ thể hơn liên quan tới bản chất Giáo Hội trong tư cách bí tích của sự cứu rỗi. Khi áp dụng vào Giáo Hội, ý niệm bí tích phải được hiểu không những chỉ như sự hữu hiệu của bẩy bí tích, mà còn như sự tham dự của hiệp thông giáo hội vào hiệp thông Ba Ngôi nữa, một sự hiệp thông đã được ban cho thế giới nơi Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa là tình yêu, và bất cứ ai ở trong tình yêu đều ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ” (1Ga 4:16).
Do đó, tính bí tích của Giáo Hội có nghĩa là sự hiệp thông trong Giáo Hội như một sức mạnh lôi cuốn và phúc âm hóa. Ta đừng nên quên rằng sức mạnh phúc âm hóa của các Kitô hữu tiên khởi phát sinh từ chứng tá yêu thương nhau của họ; chính tình yêu này đã lôi cuốn dân ngoại và làm họ trở lại: “Xem kìa họ yêu thương nhau xiết bao!” (27). Nhờ thế, Giáo Hội đã trở thành một bí tích, hay “dấu chỉ và là dụng cụ của cả sự hợp nhất hết sức khắng khít với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại” (LG 1), theo định nghĩa tổng quát về bí tích. Là “dấu chỉ”, Giáo Hội làm việc hữu hiệu cho việc cứu rỗi thế giới nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô, Đấng vốn liên kết Giáo Hội vào chức linh mục độc nhất của mình trong tư cách Nhiệm Thể và Nàng Dâu. Như thế, sứ mệnh của Giáo Hội trùng hợp với hình thức bí tích của tình yêu từng mạc khải hành động của Thiên Chúa trong thế giới, hiệp lực với các chứng tá của Tân Ước.
Tương lai sứ mệnh Giáo Hội tùy thuộc chứng tá hợp nhất và cuộc đối thoại của Giáo Hội với toàn thể nhân loại nhân danh sự hiệp thông Ba Ngôi. Sự hiệp thông này dành cho mọi người, và Giáo Hội chính là bí tích của nó. Sứ mệnh có tính bí tích của Giáo Hội không phải chỉ là qui chiếu vào Ba Ngôi như một lý tưởng hay một mô thức; mà đúng hơn là tham dự chân thực vào việc làm chứng cho Ba Ngôi trong lịch sử. “Có ba chứng tá: Thần Khí, nước và máu, cả ba cùng làm chứng một điều. Nếu ta nhận chứng từ của con người, thì chứng từ của Thiên Chúa phải cao trọng hơn… Và chứng từ của Người là Thiên Chúa đã ban cho ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Chúa Con. Ai có Chúa Con là có sự sống; ai không có Chúa Con là không có sự sống” (1Ga 5:7-9, 11-12).
Ghi chú
(17) Xem L’adoration eucharistique: “Ponenza dell’Em.mo Card. Marc Ouellet, Arcivescovo di Québec,” Notitiae 46, 3-4, 2009), 130-49.
(18) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1617. Xem Bộ Giáo Luật, điều 1055, §2; DS 1800 (Phiên 24, Công Đồng Trent):“Bởi thế, hôn phối trong luật phúc âm trổi vượt hơn hôn phối cũ về ân thánh, nhờ Chúa Kitô; các giáo phụ của ta, các công đồng và truyền thống của Giáo Hội phổ quát có lý khi luôn dạy rằng nó phải được kể trong số các bí tích của luật mới”.
(19) Xem G. Bornkam, “Mysterion,” trong Grande Lessico del Nuovo Testamento, vol. VII, 645-716; C. Rocchetta, Sacramentaria fondamentale (Bologna: EDB, 1989), 191-242.
(20) Xem ghi chú của Đức Gioan Phaolô II về chữ mysterion trong bài giáo lý của ngài về tình yêu nhân bản John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, bản tiếng Anh của Michael Waldstein (Boston: Pauline Books & Media, 2006), 489-90.
(21) Henri de Lubac, Corpus mysticum. L’Eucharistie et l’Église au Moyen Âge (Paris: Aubier, 1939). Bản tiếng Anh Corpus Mysticum: The Eucharist and the Church in the Middle Ages, của Gemma Simmonds (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2007)]; Xem Paul McPartlan, The Eucharist makes the Church: Henri de Lubac and John Zizioulas in Dialogue (Edinburgh: T&T Clark, 1993)
(22) Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory IV: The Action, bản tiếng Anh của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius, 1994), 394. 23[1] Ibid., 395.
(24) Vừa dẫn.
(25) Vừa dẫn, 397.
(26) Xem Marc Ouellet, L’apport des mouvements ecclésiaux. Unité et diversité dans l’Esprit (Bruyères-le-Châtel: Nouvelle Cité, 2011).
(27) Tertullian, Apology 39, 7.
Xét về căn bản, nền giáo hội học hiệp thông có tính Ba Ngôi. Đặc điểm này xuất hiện trong nhiều đoạn của Hiến Chế Lumen Gentium (2-4), cũng như trong lời nói đầu của nhiều bản văn khác như Ad Gentes, Unitatis Redintegratio, v.v… Điều này tương hợp với chính bản chất của đức tin Kitô Giáo, là đức tin vốn có yếu tính Ba Ngôi và cần được khai triển một cách cẩn trọng trong diễn trình giáo dục Kitô Giáo.
Về phương diện này, ta cần suy nghĩ sâu sắc hơn về nền thần học khai tâm Kitô Giáo và về mối tương quan giữa ba bí tích khai tâm này. Khai tâm Kitô Giáo có mục tiêu sáp nhập các chi thể mới vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức Giáo Hội. Dưới ánh sáng nền giáo hội học Ba Ngôi, ta phải chứng minh được rằng bản sắc Ba Ngôi nơi Kitô hữu buộc họ phải có mối tương quan bản thân với mỗi một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, khi họ được hiến mình cho Người trong các bí tích Khai Tâm Kitô Giáo. Ơn làm nghĩa tử nhận được lúc rửa tội được củng cố nhờ ơn Chúa Thánh Thần lúc thêm sức. Bí tích vừa kể dẫn tới Bí Tích Thánh Thể, nơi liên hệ của ta với Chúa Cha được hoàn hảo, Người tiếp nhận và đáp ứng hy lễ Vượt Qua của Con mình.
Vấn đề thần học cần nêu lên là: thêm sức có phải là bí tích khai tâm để hoàn tất diễn trình đồng hình đồng dạng nhằm làm cho tín hữu tham dự vào cộng đoàn Thánh Thể hay không; hay thêm sức là bí tích người Kitô hữu cam kết với quyền năng Chúa Thánh Thần, một cam kết đòi phải có một mức trưởng thành nào đó. Các giải pháp đưa ra trên bình diện mục vụ cho thấy ẩn phía sau là mô hình Giáo Hội, một mô hình nhấn mạnh hoặc ơn thánh tiếp nhận lúc thêm sức hoặc cam kết của người Kitô hữu.
Ánh sáng do phong trào đại kết cũng như truyền thống Công Giáo tiền Công Đồng chiếu rõi lên vấn đề này hướng ta về phía khai tâm Kitô Giáo. Khi trình tự trong các bí tích khai tâm thay đổi vào thập niên 1970 do các lý do mục vụ, ít người trong chúng ta hiểu được rằng mối liên kết với Thánh Thể sẽ bị yếu đi. Nền giáo hội học Thánh Thể mời gọi ta hiểu chứng tá của người chịu thêm sức theo nghĩa giáo hội chứ không hẳn theo nghĩa xã hội. Chứng tá thứ nhất của người chịu thêm sức, trên thực tế, là để tham dự cộng đoàn Thánh Thể và trung thành với cộng đoàn đó vì cộng đoàn này là một phần tạo ra bản sắc của họ.
Như thế, ta cần phải khảo sát thực hành mục vụ của việc khai tâm Kitô Giáo và tái khẳng nhận sợi dây nối kết giữa thêm sức và Thánh Thể, theo tinh thần của tông huấn Sacramentum Caritatis [18]— không những vì các hạn chế mục vụ hiện nay, nhưng còn vì lòng tôn trọng đối với ý nghĩa sâu xa trong trình tự các bí tích khai tâm. Các bí tích này định hình bản sắc Ba Ngôi của người Kitô hữu; họ trở nên chứng nhân đích thực của Chúa Kitô bao lâu họ sống thực bí tích Thánh Thể, bí tích tuyệt điệu giúp Kitô hữu cam kết dấn thân.
3. Nền giáo hội học hiệp thông và lòng sùng kính Thánh Thể
Một trong các trách vụ quan trọng của thần học, và trên hết, của thực hành mục vụ ngày nay, là lồng lòng sùng kính Thánh Thể, vốn xuất hiện từ thời Trung Cổ, vào quan điểm có tính giáo hội về hiệp thông Thánh Thể. Một số người chủ trương lối giải thích gián đoạn đôi khi cho rằng các thực hành như thờ lạy Thánh Thể, rước kiệu Thánh Thể, và thánh lễ tư riêng không giúp tín hữu hiểu mối liên kết chặt chẽ giữa cử hành Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc đơn giản thái quá trong lãnh vực này quả không có lợi cho hiệp thông giáo hội, vì làm thế là thúc đẩy việc phân cực có hại và không biết thừa nhận các giá trị hiện có trong lòng sùng kính Thánh Thể hiện nay.
Thí dụ ta không nên hạ giá việc thờ lạy Thánh Thể xuống hàng một tập quán đạo đức nhưng nay đã lỗi thời. Thực ra, nó là một phát triển từ truyền thống sống động, do nhu cầu muốn phát biểu đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này. Nhưng ta cũng cần ý thức rằng nhấn mạnh một chiều tới khía cạnh mà ta vốn nhận diện như có tính cộng đoàn này có thể có nguy cơ giảm thiểu việc cử hành Thánh Thể xuống chỉ còn là một cử hành đạo đức hay có tính xã hội mà thôi.
Vì thế, ta cần tìm sự quân bình trong việc lồng trở lại các biểu hiện của lòng sùng kính Thánh Thể ở bên ngoài Thánh Lễ vào cái nhìn toàn diện của hiệp thông Thánh Thể và hiệp thông giáo hội. Việc thờ lạy Thánh Thể chẳng hạn là một hình thức rước lễ thiêng liêng, nhằm kéo dài việc rước lễ theo bí tích hay thay thế nó khi ta gặp trở ngại không thể rước lễ được. Ta phải luôn cố gắng biểu lộ ý nghĩa giáo hội nơi các biểu hiện khác của lòng sùng kính Thánh Thể bằng cách tái nối kết chúng với việc cử hành Thánh Thể. Truyền thống Thánh Thể của Giáo Hội phong phú đến độ ta không thể giản lược nó vào việc cử hành Thánh Thể mà thôi. Ta cần trọn cả nền văn hóa Thánh Thể của Giáo Hội để giữ cho mọi khía cạnh của nó luôn được quân bình. Như thế, cuộc đối thoại giữa các nhà thần học, các mục tử và tín hữu (17) cần được diễn tiến trong một bầu khí cởi mở và biết kính trọng các truyền thống thiêng liêng.
II. Các viễn ảnh tương lai
A. Để có được một nền giáo hội học hiệp thông trong viễn ảnh hôn lễ
Trên đây, ta có nhắc tới mối tương quan giữa phép rửa và Thánh Thể, một mối tương quan định hình cho nền giáo hội học hiệp thông. Phép rửa làm nổi bật việc ta thuộc về Giáo Hội phổ quát, vì nó sáp nhập ta vào Chúa Kitô, Đấng vốn duy nhất và phổ quát. Thánh Thể làm nổi bật việc ta thuộc về giáo hội đặc thù, vì nó luôn được cử hành tại một cộng đoàn cụ thể… Sự dị biệt này không làm cho hai nền giáo hội học trở thành đối nghịch, vì hai bí tích của Tân Ước có tính bổ túc cho nhau.
Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo cho ta một viễn ảnh đúng đắn đối với nền giáo hội học hiệp thông khi nó đề nghị dùng biểu tượng hôn lễ để diễn tả việc triển khai các bí tích: trọn cuộc sống Kitô hữu mang dấu ấn tình yêu phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Phép rửa, cửa ngõ dẫn vào Dân Chúa, vốn đã là một mầu nhiệm hôn lễ; ta cũng nghe nói tới việc tắm gội hôn lễ (xem Eph 5:26-27) trước khi dự tiệc cưới là Thánh Thể. Hôn nhân Kitô Giáo cũng trở thành dấu chỉ hữu hiệu, bí tích của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Vì nó biểu hiệu và thông truyền ơn thánh, nên hôn nhân giữa những người đã rửa tội quả là bí tích thực sự của Giao Ước Mới (18). Dù không thể chứng minh ở đây, nhưng viễn ảnh hôn lễ đối với cuộc sống Kitô hữu nói chung và đối với Thánh Thể nói riêng có gốc rễ trong ý niệm mysterion của Thánh Kinh (19). Hạn từ này có nhiều âm hưởng ngữ nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa bí tích của nó dần dà lộ rõ trong ý hướng “mầu nhiệm cao cả” của Thánh Phaolô trong Thư Êphêsô 5:32, tức ám chỉ tình yêu phu phụ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Mầu nhiệm (Ba Ngôi), vốn dấu ẩn trong Thiên Chúa, đã tự vén mở tính nội tâm của nó qua mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, một mầu nhiệm đạt tới cao điểm trong tương quan phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (20). Khi Thiên Chúa từ từ mạc khải mầu nhiệm của Người trong lịch sử cứu rỗi, Người thích dùng biểu tượng hôn lễ, đặc biệt trong Sáng Thế, trong các tiên tri, trong Diễm Ca, trong các Tin Mừng, các thư Thánh Phaolô, và trong Khải Huyền. Ý niệm Mysterion trong Thánh Kinh này đã được các giáo phụ tiếp nhận; các ngài hiểu nó một cách rộng rãi như nền tảng cho nhiệm cục bí tích và là chủ điểm của mối tương quan giữa Thánh Thể và Giáo Hội. Đức HY Henri de Lubac làm ta chú ý một lần nữa tới mối tương quan này nơi các giáo phụ bằng cách truyền bá thuật ngữ giáo phụ lừng danh từng được Đức Gioan Phaolô sử dụng để đặt tựa đề cho thông điệp của ngài “Thánh Thể làm nên Giáo Hội” (21).
Việc khai triển có hệ thống trên quan trọng hơn ta tưởng, vì nó đem lại cho ta một mô hình mới để suy nghĩ về sự hiệp lực (synergy) giữa Chúa Kitô và Giáo Hội trong nhiệm cục ơn thánh bí tích. Bí tích là các dấu chỉ hữu hiệu của Giao Ước Mới; chúng là các hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội được thi hành trong một hiệp lực gắn bó, trong một Thần Khí duy nhất.
Trên bình diện thần học, tông huấn Sacramentum Caritatis còn làm sáng tỏ hơn nữa mối tương quan giữa Giáo Hội và các bí tích khác, khi nó quả quyết rằng “Giáo Hội tiếp nhận và đồng thời nói lên bản chất của chính mình trong 7 bí tích” (SC 16). Sự minh xác này rất quan trọng, vì Giáo Hội vừa hoạt động vừa thụ động trong mối tương quan với Chúa Kitô qua đức tin và các bí tích. Giáo Hội không phải là một chủ thể tự lập muốn chiếm lãnh và quản lý các cử chỉ nền tảng của Chúa Kitô ra sao tùy ý. Giáo Hội luôn luôn là Nhiệm Thể tùy thuộc ở Đầu, và là Nàng Dâu luôn chú tâm tới ý muốn của Chàng Rể.
Có người sẽ phản bác cho rằng viễn ảnh hôn lễ trước hết có giá trị thẩm mỹ, và do đó, nó không liên hệ đủ tới sự hiệp thông trên bình diện kịch tính và đối kháng của đời người. Câu trả lời cho phản bác này sẽ tùy ở việc ta khai triển thêm nền giáo hội học hiệp thông dưới dấu chỉ Maria.
B. Đức Maria, Thánh Thể, và Giáo Hội
Mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Thể và Giáo Hội, như đã được đề cập trong Thư Thứ Nhất gửi Tín Hữu Côrintô và trong truyền thống phụng vụ của thiên niên kỷ thứ nhất, mời gọi ta tái khẳng định sự hợp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô trong thực hành bí tích. Người là Đấng đã trỗi dậy bằng Thân Xác Thánh Thể và Thân Xác Giáo Hội của Người. Sự hợp nhất đúng nghĩa nhưng được dị biệt hóa này nội hàm việc tham dự của nhiều tác nhân khác nhau trên bình diện nghi lễ, nhưng cũng trên cả bình diện mầu nhiệm nữa, bình diện mà bí tích vốn là một lễ tưởng niệm. Thông điệp Ecclesia de Eucharistia tái khẳng định tính tông truyền của Thánh Thể, chống lại khuynh hướng khá phổ biến muốn tương đối hóa vai trò của thừa tác viên thụ phong nhằm khẳng định sự tham dự hữu thức và tích cực của cộng đoàn vào lễ hy sinh của Chúa Kitô.
Sự căng thẳng trên bình diện phụng vụ này khiến ta đặt câu hỏi về sự tham dự của Giáo Hội vào hy lễ của Đấng Cứu Chuộc, trên bình diện thần học. “Thánh Lễ có phải là hy lễ của Giáo Hội hay không?” Sau Công Đồng không bao lâu, Hans Urs von Balthasar đã đặt câu hỏi như thế. Quan niệm Công Giáo về Thánh Thể giả thiết sự tham dự ấy nhưng không luôn luôn minh nhiên nói tới nền tảng của nó. Nền giáo hội học hiệp thông sẽ hưởng lợi nếu biết lắng nghe nhà thần học miền Basel, người đã nhắc lại câu hỏi trên một lần nữa trong khuôn khổ Thần Kịch (Theo-Drama) của mình: “Vậy thì câu hỏi là thế này, Giáo Hội có phải đã là Nhiệm Thể Chúa Kitô khi dâng lễ hy sinh của mình hay chỉ nhờ hành động ấy, Giáo Hội mới trở nên như thế?” (22).
Balthasar thêm: “Việc cử hành Thánh Thể của cộng đoàn dẫn tới cái nhìn thấu suốt mỗi ngày một ý thức rõ ràng hơn rằng đức tin vào lễ hy sinh của Người, một lễ hy sinh vốn bao gồm cả chúng ta, một cách thụ động nhờ việc tham dự, cũng đòi hòi sự cộng tác tích cực của ta” (23). Câu hỏi có vẻ bí ẩn này thực ra rất quan trọng đối với phong trào đại kết, vì người Thệ Phản thường chỉ trích người Công Giáo đã hạ giá công trình của Chúa Kitô bằng cách luôn cho là mình có thêm thắt điều gì đó vào lễ hy sinh cứu chuộc của Người. Balthasar biết rất rõ phản bác này; nên ngài cố gắng tiếp nhận nó và trả lời nó một cách đầy đủ.
Trong trình thuật về thần kịch Thánh Thể của mình, Balthasar trình bày vị trí và vai trò điển hình của lời Đức Maria thưa xin vâng, vốn là lời đi trước và bao hàm mọi lời xin vâng khác trong Giáo Hội những kẻ tội lỗi đối với lễ hy sinh của Chúa Kitô: “Bao lâu lời xin vâng của Đức Maria được coi là tiền giả thiết cho việc nhập thể của Con Trai ngài, thì ở dưới chân Thánh Giá, lời xin vâng ấy cũng trở thành yếu tố cấu thành hy lễ của Người” (24).
Ngài còn thâm hậu hóa cái hiểu của ta về vấn đề liên quan tới vai trò các thừa tác viên Thánh Thể. Theo ngài, “Chúa Kitô được trao phó vào tay Đức Maria lúc mới sinh và lúc qua đời: điều này quan trọng hơn việc Người được trao phó vào tay Giáo Hội theo khía cạnh chính thức và công khai. Sự trao phó trước là điều kiện có trước của sự trao phó sau” (25). Viễn kiến sâu sắc này giúp ta sáp nhập vai trò chủ chốt của thừa tác viên thụ phong vào việc dâng hy lễ Thánh Thể theo bí tích mà không tách biệt nó khỏi cộng đoàn. Vai trò của thừa tác viên này chủ yếu vẫn tùy thuộc đức tin của Đức Maria, mà trong đó và từ đó, thừa tác viên này thi hành chức năng phụng vụ của mình. Trong Giáo Hội, có một chức năng đại diện cho Chúa Kitô vì Giáo Hội vốn do đức tin của Đức Maria tạo lập nên, một đức tin được thông truyền cho ta lúc ta chịu phép rửa.
Nhờ Thánh Thể, Giáo Hội được củng cố và tăng cường trong bản sắc Nhiệm Thể và Nàng Dâu của Chúa Kitô. Trong tư cách Nàng Dâu của Con Chiên, Giáo Hội dự phần vào việc dâng hiến đã được ủy thác trong tay các thừa tác viên thụ phong của mình; nhưng việc dâng hiến này trước nhất đã được Thần Trí Chúa Cứu Chuộc đặt vào trái tim và bàn tay Đức Maria ở dưới chân Thánh Giá.
Một viễn kiến như thế giúp ta hiểu được tính tối thượng của chức linh mục do phép rửa, tính tối thượng này đạt tới đỉnh điểm của nó trong hành vi đức tin của Đức Maria qua đó, ngài dâng Chúa Giêsu cho Chúa Cha và tự dâng mình cùng với Người. Do đó, ta có thể nói rằng: nhờ Đức Maria, toàn bộ cộng đoàn những kẻ đã rửa tội đều được dự phần vào việc dâng hy lễ Thánh Thể, cho dù, giống Đức Maria dưới chân Thánh Giá, vai trò của cộng đoàn là tiếp nhận hồng phúc bí tích được thừa tác viên thực hiện nhân danh Chúa Kitô.
Sau cùng, Balthasar trình bày tiền giả thiết tiềm ẩn từng làm cho việc tham dự của Đức Maria vào hy lễ cứu chuộc trở thành khả hữu: đó là ơn vô nhiễm thai, một ơn giúp ngài hoàn toàn liên đới với Con Trai mình trong việc dâng hy lễ. Ngài không thêm phần thặng dư nào như một “việc làm” nào đó của riêng ngài, mà chỉ là sự ưng thuận để ý Thiên Chúa được hoàn tất trong hy lễ cứu chuộc độc nhất. Sự ưng thuận khiêm tốn và đầy đau đớn này mãi mãi là nền tảng vĩnh viễn cho việc Giáo Hội dự phần vào lễ tế Thánh Thể của Chúa Kitô.
Balthasar ghi nhận sự nghịch lý này: chính qua trung gian mầu nhiệm Maria, trong đó, mọi sự đều là ơn thánh, ta vượt qua được phản bác của người Thệ Phản, là những người vốn chỉ trích người Công Giáo hay thêm việc làm hay công phúc riêng của họ vào hy lễ độc nhất của Chúa Kitô.
C. Giáo hội học hiệp thông và các đặc sủng
Công Đồng Vatican II chắc chắn là hơi thở của Chúa Thánh Thần nhằm giải phóng Giáo Hội khỏi cảnh cô lập đối với thế giới hiện đại và các giới hạn giáo hội học của mình. Không những tái lập được sự quân bình giữa tính tối thượng Phêrô và tính hiệp đoàn giám mục, hay đơn thuần chi tiết hóa chức linh mục vương giả của người rửa tội trong tương quan với thừa tác vụ phẩm trật, Vatican II còn mở ra cả một kho tàng đặc sủng mà Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để canh tân và phát triển Giáo Hội: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, vì ích chung” (1Cor 12:7). Theo lời hiến chế Lumen Gentium, “các đặc sủng này, bất kể là ngoại thường hay đơn giản và tản mạn hơn, phải được tiếp nhận với lòng tạ ơn và an ủi vì chúng đều hoàn toàn thích hợp và có ích cho các nhu cầu của Giáo Hội” (LG 12).
Chúng ta xác tín rằng Công Đồng quả đã đóng góp rất lớn vào việc ra đời của vô số các đặc sủng, mà ngày nay đã chính thức được nhìn nhận trong Giáo Hội. Các cộng đồng cũ và mới trong lối sống tận hiến, nhiều phong trào giáo hội, nhiều hình thức tông đồ giáo dân và tất cả các hình thức đặc sủng khác từng được Thánh Phaolô nhắc tới trong bảng liệt kê của ngài, tất cả đều thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô, do Chúa Thánh Thần rộng tay ban phát để biến Giáo Hội thành Nàng Dâu xinh đẹp và lộng lẫy theo lòng Chúa muốn. Tất cả các động lực ấy buộc thần học phải tái suy nghĩ về nền giáo hội học hiệp thông, để tổng hợp một cách có hệ thống các thực tại mới này với các thực tại của ngày qua. Vì cả hai đều là các thực tại nhằm xây dựng Giáo Hội.
Dựa vào lời Zizioulas đã trích dẫn trên đây, thiển nghĩ: các đặc sủng thường được xem như có ích đối với phúc thể (beneesse) của Giáo Hội, chứ không cần thiết cho hữu thể (esse) đúng nghĩa của Giáo Hội. Tuy thế, để hỗ trợ cho việc tái phúc âm hóa, ta cần nhấn mạnh rằng chính nhờ nền giáo hội học hiệp thông, mà mọi ơn phúc của Chúa Thánh Thần, kể cả phẩm trật lẫn đặc sủng (LG 4), đều đã được tổng nhập vào nhau trong một cái nhìn có tính toàn bộ về Giáo Hội, hiểu như bí tích cứu rỗi (26).
Kết luận
Năm mươi năm sau ngày khai mở Công Đồng Vatican II, ta thấy rõ: linh hứng chủ yếu của nó là nền giáo hội học hiệp thông. Đây là lối giải thích đúng đắn về Công Đồng mà với thời gian ta đã dần dần nhận diện và nhấn mạnh được. Nền giáo hội học này vẫn còn đang trong diễn trình khai triển. Diễn trình này từng được phong phú hóa nhờ cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Giáo và nền giáo hội học Thánh Thể của họ cũng như cuộc đối thoại với các cộng đồng giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách với việc nhấn mạnh tới nền giáo hội học rửa tội của họ.
Bên trong Giáo Hội Công Giáo, nền giáo hội học hiệp thông nêu cao giá trị của thừa tác vụ giám mục, của các hội đồng giám mục cũng như của các công nghị giám mục, trong khi vẫn thúc đẩy các suy tư thâm hậu hơn về tính tối thượng Phêrô; nền giáo hội học này cổ vũ việc tìm kiếm thế quân bình mới giữa tính tối thượng và tính hiệp đoàn trong tương quan giữa Giáo Hội phổ quát và các giáo hội đặc thù. Trên bình diện các giáo hội đặc thù, chiều kích bí tích trong nền giáo hội học hiệp thông khiến Giáo Hội tìm hiểu nhiều hơn về gia đình, tức giáo hội tại gia. Nó đòi hỏi sự đổi mới các thực hành mục vụ liên quan tới việc khai tâm Kitô Giáo, cũng như tổng hợp hài hòa các đặc sủng để phục vụ hữu hiệu các cố gắng tân phúc âm hóa.
Như thế, nền giáo hội học hiệp thông đang tái sinh lực Giáo Hội theo hướng bên trong (ad intra) và đang nhân thừa các cửa ngõ đại kết và truyền giáo theo hướng bên ngoài (ad extra). Ta nên hân hoan trước thành quả của Công Đồng, vốn lớn lao hơn hiện tượng thoái hóa hay tiếp nhận có tính ý thức hệ. Trong số các hệ quả của Công Đồng, ta ghi nhận cam kết mới của Giáo Hội đối với hoà bình và công lý trên thế giới, việc Giáo Hội cổ vũ đối thoại liên tôn, và việc phát triển liên đới trên phạm vi hoàn cầu, trong tinh thần của thông điệp Caritas in Veritate.
Tuy nhiên, nền giáo hội học hiệp thông vẫn cần nhiều suy tư thần học và thực hành mục vụ sâu sắc hơn nữa. Sau năm mươi năm qua, nền giáo hội học này càng ngày càng được ta hiểu một cách cụ thể hơn liên quan tới bản chất Giáo Hội trong tư cách bí tích của sự cứu rỗi. Khi áp dụng vào Giáo Hội, ý niệm bí tích phải được hiểu không những chỉ như sự hữu hiệu của bẩy bí tích, mà còn như sự tham dự của hiệp thông giáo hội vào hiệp thông Ba Ngôi nữa, một sự hiệp thông đã được ban cho thế giới nơi Chúa Giêsu Kitô. “Thiên Chúa là tình yêu, và bất cứ ai ở trong tình yêu đều ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ” (1Ga 4:16).
Do đó, tính bí tích của Giáo Hội có nghĩa là sự hiệp thông trong Giáo Hội như một sức mạnh lôi cuốn và phúc âm hóa. Ta đừng nên quên rằng sức mạnh phúc âm hóa của các Kitô hữu tiên khởi phát sinh từ chứng tá yêu thương nhau của họ; chính tình yêu này đã lôi cuốn dân ngoại và làm họ trở lại: “Xem kìa họ yêu thương nhau xiết bao!” (27). Nhờ thế, Giáo Hội đã trở thành một bí tích, hay “dấu chỉ và là dụng cụ của cả sự hợp nhất hết sức khắng khít với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại” (LG 1), theo định nghĩa tổng quát về bí tích. Là “dấu chỉ”, Giáo Hội làm việc hữu hiệu cho việc cứu rỗi thế giới nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô, Đấng vốn liên kết Giáo Hội vào chức linh mục độc nhất của mình trong tư cách Nhiệm Thể và Nàng Dâu. Như thế, sứ mệnh của Giáo Hội trùng hợp với hình thức bí tích của tình yêu từng mạc khải hành động của Thiên Chúa trong thế giới, hiệp lực với các chứng tá của Tân Ước.
Tương lai sứ mệnh Giáo Hội tùy thuộc chứng tá hợp nhất và cuộc đối thoại của Giáo Hội với toàn thể nhân loại nhân danh sự hiệp thông Ba Ngôi. Sự hiệp thông này dành cho mọi người, và Giáo Hội chính là bí tích của nó. Sứ mệnh có tính bí tích của Giáo Hội không phải chỉ là qui chiếu vào Ba Ngôi như một lý tưởng hay một mô thức; mà đúng hơn là tham dự chân thực vào việc làm chứng cho Ba Ngôi trong lịch sử. “Có ba chứng tá: Thần Khí, nước và máu, cả ba cùng làm chứng một điều. Nếu ta nhận chứng từ của con người, thì chứng từ của Thiên Chúa phải cao trọng hơn… Và chứng từ của Người là Thiên Chúa đã ban cho ta sự sống đời đời, và sự sống này ở nơi Chúa Con. Ai có Chúa Con là có sự sống; ai không có Chúa Con là không có sự sống” (1Ga 5:7-9, 11-12).
Ghi chú
(17) Xem L’adoration eucharistique: “Ponenza dell’Em.mo Card. Marc Ouellet, Arcivescovo di Québec,” Notitiae 46, 3-4, 2009), 130-49.
(18) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1617. Xem Bộ Giáo Luật, điều 1055, §2; DS 1800 (Phiên 24, Công Đồng Trent):“Bởi thế, hôn phối trong luật phúc âm trổi vượt hơn hôn phối cũ về ân thánh, nhờ Chúa Kitô; các giáo phụ của ta, các công đồng và truyền thống của Giáo Hội phổ quát có lý khi luôn dạy rằng nó phải được kể trong số các bí tích của luật mới”.
(19) Xem G. Bornkam, “Mysterion,” trong Grande Lessico del Nuovo Testamento, vol. VII, 645-716; C. Rocchetta, Sacramentaria fondamentale (Bologna: EDB, 1989), 191-242.
(20) Xem ghi chú của Đức Gioan Phaolô II về chữ mysterion trong bài giáo lý của ngài về tình yêu nhân bản John Paul II, Man and Woman He Created Them: A Theology of the Body, bản tiếng Anh của Michael Waldstein (Boston: Pauline Books & Media, 2006), 489-90.
(21) Henri de Lubac, Corpus mysticum. L’Eucharistie et l’Église au Moyen Âge (Paris: Aubier, 1939). Bản tiếng Anh Corpus Mysticum: The Eucharist and the Church in the Middle Ages, của Gemma Simmonds (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2007)]; Xem Paul McPartlan, The Eucharist makes the Church: Henri de Lubac and John Zizioulas in Dialogue (Edinburgh: T&T Clark, 1993)
(22) Hans Urs von Balthasar, Theo-Drama: Theological Dramatic Theory IV: The Action, bản tiếng Anh của Graham Harrison (San Francisco: Ignatius, 1994), 394. 23[1] Ibid., 395.
(24) Vừa dẫn.
(25) Vừa dẫn, 397.
(26) Xem Marc Ouellet, L’apport des mouvements ecclésiaux. Unité et diversité dans l’Esprit (Bruyères-le-Châtel: Nouvelle Cité, 2011).
(27) Tertullian, Apology 39, 7.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ thăm viếng Miền Emilie-Romagne bị động đất
Bùi Hữu Thư
08:47 20/06/2012
Chuyến đi của Đức Thánh Cha ngày 26 tháng 6, 2012
ROME, thứ ba 19 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ thăm viếng ngày thứ ba tuần tới, 26 tháng 6, tại Miền Emilie-Romagne đã bị tàn phá bởi trận động đất từ ngày 19 đến 20 tháng 5 và các chấn động kế tiếp.
Đức Thánh Cha sẽ rời Vatican lúc 9 giờ sáng để đáp xuống trung tâm thể thao San Marino di Carpi, trong Tỉnh Modène lúc 10 giờ. Ngài sẽ được ông Chỉ Huy Trưởng Dân Vệ Ý (chef de la protection civile italienne), Franco Gabrielli đón chào.
Trên chiếc xe buýt nhỏ của Đoàn Dân Vệ, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đi ngang qua Khu Vực Đỏ (la Zone Rouge) Rovereto di Noli, nơi có nhà thờ Thánh Catarina Alexandria là một trong khoảng 300 nhà thờ bị hư hại. Nhưng đây là nhà thờ nơi cha xứ tại Rovereto sulla Secchia, là linh mục Ivan Martini, đã tử nạn khi nhà thờ sụp đổ và ngài bị một cây đòn đè chết.
Tại Rovereto, Đức Thánh Cha sẽ được các giới chức trong chính quyền dân sự, các giám mục, các giáo sĩ, các đại biểu của các doanh thương, và dân chúng đón chào.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đọc diễn từ sau diễn văn của ông Vasco Errani, chủ tịch Miền. Sau đó ngài chào mừng các đại diện của các thực tại xã hội khác nhau.
Lúc 11 giờ 50, Đức Thánh Cha sẽ tới trung tâm thể thao San Marino di Carpi- Traversa San Lorenzo để cất cánh lúc 12 giờ và trở về Vatican khoảng 13 giờ 15.
Đức Thánh Cha đã tiếp xúc với các đại diện của các gia đình bị thiệt mạng trong Đại Hội Quốc Tế Gia Đình tại Milan, và một liên lạc trực tiếp với các vùng bị động đất đã được thực hiện vào ngày thứ bẩy 2 tháng 6.
Đức Thánh Cha đã tặng cho cơ quan bác ái Caritas trong Miền hai trợ giúp khẩn cấp 100.000 euro vào tháng 5, và 500.000 euro vàp đầu tháng 6.
ROME, thứ ba 19 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ thăm viếng ngày thứ ba tuần tới, 26 tháng 6, tại Miền Emilie-Romagne đã bị tàn phá bởi trận động đất từ ngày 19 đến 20 tháng 5 và các chấn động kế tiếp.
Đức Thánh Cha sẽ rời Vatican lúc 9 giờ sáng để đáp xuống trung tâm thể thao San Marino di Carpi, trong Tỉnh Modène lúc 10 giờ. Ngài sẽ được ông Chỉ Huy Trưởng Dân Vệ Ý (chef de la protection civile italienne), Franco Gabrielli đón chào.
Trên chiếc xe buýt nhỏ của Đoàn Dân Vệ, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đi ngang qua Khu Vực Đỏ (la Zone Rouge) Rovereto di Noli, nơi có nhà thờ Thánh Catarina Alexandria là một trong khoảng 300 nhà thờ bị hư hại. Nhưng đây là nhà thờ nơi cha xứ tại Rovereto sulla Secchia, là linh mục Ivan Martini, đã tử nạn khi nhà thờ sụp đổ và ngài bị một cây đòn đè chết.
Tại Rovereto, Đức Thánh Cha sẽ được các giới chức trong chính quyền dân sự, các giám mục, các giáo sĩ, các đại biểu của các doanh thương, và dân chúng đón chào.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đọc diễn từ sau diễn văn của ông Vasco Errani, chủ tịch Miền. Sau đó ngài chào mừng các đại diện của các thực tại xã hội khác nhau.
Lúc 11 giờ 50, Đức Thánh Cha sẽ tới trung tâm thể thao San Marino di Carpi- Traversa San Lorenzo để cất cánh lúc 12 giờ và trở về Vatican khoảng 13 giờ 15.
Đức Thánh Cha đã tiếp xúc với các đại diện của các gia đình bị thiệt mạng trong Đại Hội Quốc Tế Gia Đình tại Milan, và một liên lạc trực tiếp với các vùng bị động đất đã được thực hiện vào ngày thứ bẩy 2 tháng 6.
Đức Thánh Cha đã tặng cho cơ quan bác ái Caritas trong Miền hai trợ giúp khẩn cấp 100.000 euro vào tháng 5, và 500.000 euro vàp đầu tháng 6.
Những khi nào cần cất Mình Thánh Chúa khỏi nhà thờ?
Nguyễn Trọng Đa
09:19 20/06/2012
Những khi nào cần cất Mình Thánh Chúa khỏi nhà thờ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Trong những điều kiện nào, Mình Thánh Chúa phải được cất khỏi nhà thờ? Ví dụ, khi một buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thế tục được tổ chức trong nhà thờ, hoặc khi một buổi cầu nguyện đại kết được tổ chức, Mình Thánh Chúa phải được cất khỏi nhà thờ không? - J.L., Pittsfield, New Hampshire (Mỹ).
Đáp: Có nhiều dịp Mình Thánh Chúa phải hoặc nên được cất khỏi nhà thờ.
Tình huống chính khi việc này xảy ra là khi một buổi hòa nhạc được tổ chức trong nhà thờ. Năm 1987, Thánh bộ Phụng tự phổ biến một tuyên bố về các buổi hòa nhạc trong nhà thờ (Prot. 1251-1287).
Mặc dù được tập trung vào chủ đề của các buổi hòa nhạc, tài liệu này nói rõ một số nguyên tắc về tính chất và mục đích của nhà thờ, vốn có thể áp dụng cho các tình huống khác:
"5. Theo truyền thống được thể hiện trong nghi thức về sự cung hiến một nhà thờ và bàn thờ, nhà thờ chủ yếu là nơi mà dân Chúa tập họp, và "trở nên một như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một, và là Giáo Hội, đền thờ của Thiên Chúa được xây dựng bằng các viên đá sống động, trong đó Chúa Cha được tôn thờ trong tinh thần và chân lý”. Đúng như vậy, từ thời cổ đại, danh từ "nhà thờ" đã được mở rộng thành một tòa nhà, trong đó cộng đồng Kitô hữu đoàn kết để nghe lời Chúa, cùng nhau cầu nguyện, nhận lãnh các bí tích, cử hành Hy tế Tạ ơn và kéo dài thời gian cử hành Thánh Lễ trong việc chầu Mình Thánh Chúa (x. Qui định cung hiến một nhà thờ, ch. II, 1).
"Tuy nhiên, các nhà thờ không thể được coi đơn giản như là nơi công cộng cho bất kỳ loại hội họp nào. Nhà thờ là nơi thánh, nghĩa là “được tách riêng ra” một cách thường xuyên cho việc thờ phượng Chúa, qua việc cung hiến và làm phép.
"Là công trình xây dựng hữu hình, các nhà thờ là dấu chỉ của Giáo Hội lữ hành trên trần thế; nhà thờ là hình ảnh công bố Giêrusalem trên trời, là nơi mà trong đó được hiện thực hóa mầu nhiệm của sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa. Ở thành thị cũng như nông thôn, nhà thờ vẫn là nhà của Thiên Chúa, và là dấu chỉ của việc Người hiện diện ở giữa loài người. Nhà thờ vẫn là một nơi thánh thiêng, ngay cả khi không có cử hành phụng vụ.
"Trong một xã hội bị xáo trộn bởi tiếng ồn, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhà thờ cũng là một ốc đảo, nơi người ta qui tụ, trong thinh lặng và cầu nguyện, để tìm kiếm sự bình an của tâm hồn và ánh sáng đức tin.
"Điều đó sẽ chỉ có thể có được khi nhà thờ duy trì căn tính đặc biệt của mình. Khi nhà thờ được sử dụng cho các mục đích khác với các mục đích mà nó được xây dựng, vai trò của nó như là một dấu chỉ của mầu nhiệm Kitô giáo sẽ gặp nguy hiểm, với ít hay nhiều tổn hại lớn cho việc giảng dạy đức tin và sự nhạy cảm của dân Chúa, theo lời Chúa nói: "Nhà ta là nhà cầu nguyện" (Lc 19, 46)".
Tài liệu cũng nêu ra một số chỉ thị thực tế:
"8 Luật sử dụng nhà thờ được quy định bởi Điều 1210 của Bộ Giáo Luật: “Trong nơi thánh, chỉ được nhận điều gì giúp vào sự thi hành hay tăng gia việc thờ phượng, đạo đức, và tôn giáo; phải cấm những gì trái nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh. Tuy nhiên, Bản Quyền có thể cho phép xử dụng vào những sinh hoạt khác, nhưng chỉ từng lần một, miễn là không trái với sự thánh thiện của nơi thánh”.
"Nguyên tắc rằng việc sử dụng nhà thờ không xúc phạm sự thánh thiêng của nơi này, xác định các tiêu chuẩn, mà qua đó các cửa nhà thờ có thể được mở ra cho một buổi biểu diễn thánh ca hay hòa nhạc thánh ca, nhưng cũng có thể loại trừ đồng thời các loại âm nhạc khác. Ví dụ, âm nhạc giao hưởng đẹp nhất tự nó không có tính chất thánh thiêng. Định nghĩa của thánh nhạc hoặc nhạc đạo rõ ràng phụ thuộc vào việc sử dụng ban đầu của các bản nhạc hoặc bài hát, và tương tự như vậy vào nội dung của chúng. Như vậy không là hợp pháp khi cho trình diễn trong nhà thờ âm nhạc, vốn không từ cảm hứng tôn giáo và được sáng tác nhằm trình diễn trong một bối cảnh thế tục chính xác, không phân biệt đó là âm nhạc cổ điển hay đương đại, chất lượng cao hoặc nhạc bình dân. Một mặt, các trình diễn như vậy sẽ không tôn trọng tính chất thánh thiêng của nhà thờ, và mặt khác, sẽ làm cho âm nhạc được trình diễn trong một bối cảnh không thích hợp.
"Nó liên quan đến giáo quyền được tự do hành sử quyền bính của mình trong các nơi thánh (x. Giáo luật, Điều 1213), và do đó điều chỉnh việc sử dụng nhà thờ trong cách thức duy trì tính chất thánh thiêng của nhà thờ.
"9 Thánh nhạc, tức là âm nhạc được sáng tác dành cho phụng vụ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau không còn có thể được thực hiện trong một cử hành phụng vụ, và âm nhạc tôn giáo, tức là âm nhạc lấy cảm hứng từ bản văn Kinh Thánh hoặc Phụng vụ, và nhắc đến Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, các thánh hay Giáo Hội, cả hai có một vị trí trong nhà thờ, nhưng bên ngoài sự cử hành phụng vụ. Việc chơi đàn organ hoặc các trình tấu âm nhạc khác, dù là thanh nhạc hay khí nhạc, có thể “giúp thúc đẩy lòng đạo đức hay việc thờ phượng”. Đặc biệt, chúng có thể:
"a.chuẩn bị cho các ngày lễ phụng vụ lớn, hoặc giúp một tính cách lễ hội hơn vượt ra ngoài thời điểm của buổi cử hành hiện tại;
"b.mang lại tính cách đặc biệt của các mùa phụng vụ khác nhau;
"c.tạo ra trong nhà thờ một khung cảnh thẩm mỹ thuận lợi để suy niệm, để khơi dậy cho cả những người ở xa nhà thờ một sự cởi mở cho các giá trị tinh thần;
"d.tạo ra một bối cảnh, vốn cổ vũ và giúp tiếp cận việc công bố Lời Chúa, chẳng hạn, việc đọc Tin Mừng theo cung điệu.
“e.làm sống động các kho báu của âm nhạc Giáo Hội, mà không phải bị mất đi; các đoạn nhạc và thánh ca sáng tác cho Phụng vụ, nhưng không thể sát nhập cách thuận lợi vào việc cử hành phụng vụ trong thời đại mới; âm nhạc thiêng liêng, chẳng hạn các oratorio (thanh xướng kịch) và cantata (đại hợp xướng) tôn giáo, vốn vẫn có thể phục vụ như là phương tiện để giao tiếp tâm linh;
"f.hỗ trợ du khách và khách du lịch để nắm bắt đầy đủ hơn tính chất thánh thiêng của một nhà thờ, qua buổi trình diễn đàn organ trong thời gian chuẩn bị trước.
”10. Khi có đề nghị sẽ có buổi hòa nhạc trong một nhà thờ, Đấng Bản Quyền sẽ cấp phép per modum actus (từng lần một). Các buổi hòa nhạc này là sự kiện không thường xuyên. Điều này loại trừ việc cấp phép cho cả một loạt buổi hòa nhạc, ví dụ, trong trường hợp của một lễ hội hoặc một chu kỳ của các buổi hòa nhạc.
"Khi có những lý do khác quan trọng xui khiến không tiện xử dụng một nhà thờ vào việc phụng tự nữa, thì Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến Hội Ðồng Linh Mục và được sự thỏa thuận của những người có quyền lợi hợp lệ trong nhà thờ, có thể cho xử dụng vào việc phàm tục không uế tạp, miễn là không vì thế mà làm thiệt hại đến ích lợi của các linh hồn” (Điều 1222, đoạn 2).
"Để tính cách thánh thiêng của một nhà thờ được bảo tồn trong vấn đề của buổi hòa nhạc, Đấng Bản Quyền có thể qui định rằng:
"a.các đơn xin phải được thực hiện bằng văn bản, trong thời gian thuận tiện, nói rõ ngày giờ của buổi hòa nhạc, chương trình, cho biết các tác phẩm và tên của nhà soạn nhạc.
"b.sau khi đã nhận được sự cho phép của Đấng Bản Quyền, các quản lý và cha xứ của các nhà thờ nên sắp xếp chi tiết với đội hợp xướng và dàn nhạc, để các qui định được chấp hành tốt.
"c.việc vào nhà thờ là miễn phí và mở cửa cho mọi người.
"d.các ca viên, diễn viên và cử tọa phải mặc y phục xứng hợp với tính cách thánh thiêng của địa điểm.
"e.nhạc công và ca sĩ không có chỗ trong cung thánh. Sự kính trọng lớn nhất là dành cho bàn thờ, ghế của chủ tế và đài giảng kinh.
"f.Mình Thánh Chúa cần được lưu giữ càng xa càng tốt, trong một nhà nguyện bên cạnh hoặc ở một nơi an toàn và trang hoàng đẹp đẽ. (x. Giáo luật, Điều 938, đoạn 4).
"g.buổi hòa nhạc cần được giới thiệu hoặc trình bày, không chỉ với các chi tiết lịch sử hay kỹ thuật, nhưng còn trong một cách thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn và sự tham gia nội tâm về phía thính giả.
"h.người tổ chức buổi hòa nhạc sẽ tuyên bố bằng văn bản rằng ông chấp nhận trách nhiệm pháp lý cho các chi phí liên quan, cho việc sắp xếp nhà thờ lại trật tự, và đừng có hư hại xảy ra.
"11. Các chỉ thị thực tế trên sẽ hỗ trợ cho các Giám mục và Linh mục quản lý nhà thờ trong trách nhiệm mục vụ của mình, để duy trì tính chất thánh thiêng của nhà thờ, vốn được thiết kế cho các cử hành thiêng liêng, cầu nguyện và thinh lặng".
Các quy tắc tương tự sẽ áp dụng cho các sự kiện thế tục được tổ chức trong các nhà thờ, miễn là chúng được cho phép cách hợp pháp và không trái với sự thánh thiện của nhà thờ.
Liên quan đến các cử hành đại kết, Chỉ Nam Đại kết chỉ nói ít vào chủ đề này khi giải quyết khả năng chia sẻ quyền sở hữu của một không gian thờ phượng của nhiều hơn một cộng đồng:
"139. Khi Đức Giám Mục giáo phận cho phép sự sỡ hữu hoặc việc sử dụng nhà thờ, theo các qui định có thể được thiết lập bởi Hội đồng Giám mục hoặc Tòa Thánh, sự xem xét đúng đắn cần được đưa ra cho việc lưu giữ Mình Thánh Chúa, để cho vấn đề này được giải quyết trên cơ sở của một nền thần học bí tích đúng đắn với sự tôn trọng phải lẽ, trong khi cũng quan tâm đến sự nhạy cảm của những người sẽ sử dụng tòa nhà, ví dụ, bằng cách xây dựng một phòng riêng hoặc nhà nguyện riêng”.
Tuy nhiên, khuyến nghị này, tức là vấn đề được giải quyết trên cơ sở của một nền thần học bí tích đúng đắn, sự tôn trọng phải lẽ và sự nhạy cảm của những người tham gia, có thể được áp dụng khi chuẩn bị một cử hành đại kết.
Trước đó, Chỉ Nam nói về vị trí của các khoảnh khắc cầu nguyện chia sẻ:
112 Mặc dù một nhà thờ là nơi mà một cộng đồng thường quen với việc cử hành phụng vụ riêng của mình, các cử hành chung được nói ở trên có thể được cử hành trong nhà thờ của cộng đồng này hay của cộng đồng khác có liên quan, nếu việc này được chấp nhận bởi tất cả những người tham gia. Dù nhà thờ nào được sử dụng, nó cần được thỏa thuận của mọi người,
có khả năng được chuẩn bị đúng cách và có lợi cho sự thờ phượng".
Ở đây, không đề cập đến việc lưu giữ Mình Thánh Chúa khi cho phép một thỏa thuận như vậy.
Thật vậy, sự hiện diện Thánh Thể có thể là một yếu tố quyết định, để xem liệu các cộng đồng Kitô giáo khác nhau sẽ tìm thấy sự đồng ý để cầu nguyện trong một nhà thờ Công giáo hay không. Một số cộng đồng sẽ không gặp khó khăn và sẽ tỏ ra sự tôn trọng đáng có với niềm tin Công giáo. Trong các trường hợp khác, các nhóm vẫn có thể là xa nhau, nên tốt hơn là tổ chức nghi thức cầu nguyện ở một địa điểm khác.
Tôi không tin rằng việc lưu giữ Mình Thánh Chúa nơi khác, để ủng hộ một số hình thức cầu nguyện chung trong một nhà thờ Công giáo, là một ý tưởng tốt về mặt đại kết. Dường như là khó tốt cho cuộc đối thoại hiệu quả, khi một cộng đồng đặt qua một bên khía cạnh trung tâm của việc sống đạo để tỏ ra cởi mở với cộng đoàn khác.
Tính cách đại kết thật sự thừa nhận sự khác biệt, cũng như nhấn mạnh đến những điểm chung với nhau. (Zenit.org 19-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Trong những điều kiện nào, Mình Thánh Chúa phải được cất khỏi nhà thờ? Ví dụ, khi một buổi hòa nhạc hoặc sự kiện thế tục được tổ chức trong nhà thờ, hoặc khi một buổi cầu nguyện đại kết được tổ chức, Mình Thánh Chúa phải được cất khỏi nhà thờ không? - J.L., Pittsfield, New Hampshire (Mỹ).
Đáp: Có nhiều dịp Mình Thánh Chúa phải hoặc nên được cất khỏi nhà thờ.
Tình huống chính khi việc này xảy ra là khi một buổi hòa nhạc được tổ chức trong nhà thờ. Năm 1987, Thánh bộ Phụng tự phổ biến một tuyên bố về các buổi hòa nhạc trong nhà thờ (Prot. 1251-1287).
Mặc dù được tập trung vào chủ đề của các buổi hòa nhạc, tài liệu này nói rõ một số nguyên tắc về tính chất và mục đích của nhà thờ, vốn có thể áp dụng cho các tình huống khác:
"5. Theo truyền thống được thể hiện trong nghi thức về sự cung hiến một nhà thờ và bàn thờ, nhà thờ chủ yếu là nơi mà dân Chúa tập họp, và "trở nên một như Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một, và là Giáo Hội, đền thờ của Thiên Chúa được xây dựng bằng các viên đá sống động, trong đó Chúa Cha được tôn thờ trong tinh thần và chân lý”. Đúng như vậy, từ thời cổ đại, danh từ "nhà thờ" đã được mở rộng thành một tòa nhà, trong đó cộng đồng Kitô hữu đoàn kết để nghe lời Chúa, cùng nhau cầu nguyện, nhận lãnh các bí tích, cử hành Hy tế Tạ ơn và kéo dài thời gian cử hành Thánh Lễ trong việc chầu Mình Thánh Chúa (x. Qui định cung hiến một nhà thờ, ch. II, 1).
"Tuy nhiên, các nhà thờ không thể được coi đơn giản như là nơi công cộng cho bất kỳ loại hội họp nào. Nhà thờ là nơi thánh, nghĩa là “được tách riêng ra” một cách thường xuyên cho việc thờ phượng Chúa, qua việc cung hiến và làm phép.
"Là công trình xây dựng hữu hình, các nhà thờ là dấu chỉ của Giáo Hội lữ hành trên trần thế; nhà thờ là hình ảnh công bố Giêrusalem trên trời, là nơi mà trong đó được hiện thực hóa mầu nhiệm của sự hiệp thông giữa con người và Thiên Chúa. Ở thành thị cũng như nông thôn, nhà thờ vẫn là nhà của Thiên Chúa, và là dấu chỉ của việc Người hiện diện ở giữa loài người. Nhà thờ vẫn là một nơi thánh thiêng, ngay cả khi không có cử hành phụng vụ.
"Trong một xã hội bị xáo trộn bởi tiếng ồn, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhà thờ cũng là một ốc đảo, nơi người ta qui tụ, trong thinh lặng và cầu nguyện, để tìm kiếm sự bình an của tâm hồn và ánh sáng đức tin.
"Điều đó sẽ chỉ có thể có được khi nhà thờ duy trì căn tính đặc biệt của mình. Khi nhà thờ được sử dụng cho các mục đích khác với các mục đích mà nó được xây dựng, vai trò của nó như là một dấu chỉ của mầu nhiệm Kitô giáo sẽ gặp nguy hiểm, với ít hay nhiều tổn hại lớn cho việc giảng dạy đức tin và sự nhạy cảm của dân Chúa, theo lời Chúa nói: "Nhà ta là nhà cầu nguyện" (Lc 19, 46)".
Tài liệu cũng nêu ra một số chỉ thị thực tế:
"8 Luật sử dụng nhà thờ được quy định bởi Điều 1210 của Bộ Giáo Luật: “Trong nơi thánh, chỉ được nhận điều gì giúp vào sự thi hành hay tăng gia việc thờ phượng, đạo đức, và tôn giáo; phải cấm những gì trái nghịch với sự thánh thiện của nơi thánh. Tuy nhiên, Bản Quyền có thể cho phép xử dụng vào những sinh hoạt khác, nhưng chỉ từng lần một, miễn là không trái với sự thánh thiện của nơi thánh”.
"Nguyên tắc rằng việc sử dụng nhà thờ không xúc phạm sự thánh thiêng của nơi này, xác định các tiêu chuẩn, mà qua đó các cửa nhà thờ có thể được mở ra cho một buổi biểu diễn thánh ca hay hòa nhạc thánh ca, nhưng cũng có thể loại trừ đồng thời các loại âm nhạc khác. Ví dụ, âm nhạc giao hưởng đẹp nhất tự nó không có tính chất thánh thiêng. Định nghĩa của thánh nhạc hoặc nhạc đạo rõ ràng phụ thuộc vào việc sử dụng ban đầu của các bản nhạc hoặc bài hát, và tương tự như vậy vào nội dung của chúng. Như vậy không là hợp pháp khi cho trình diễn trong nhà thờ âm nhạc, vốn không từ cảm hứng tôn giáo và được sáng tác nhằm trình diễn trong một bối cảnh thế tục chính xác, không phân biệt đó là âm nhạc cổ điển hay đương đại, chất lượng cao hoặc nhạc bình dân. Một mặt, các trình diễn như vậy sẽ không tôn trọng tính chất thánh thiêng của nhà thờ, và mặt khác, sẽ làm cho âm nhạc được trình diễn trong một bối cảnh không thích hợp.
"Nó liên quan đến giáo quyền được tự do hành sử quyền bính của mình trong các nơi thánh (x. Giáo luật, Điều 1213), và do đó điều chỉnh việc sử dụng nhà thờ trong cách thức duy trì tính chất thánh thiêng của nhà thờ.
"9 Thánh nhạc, tức là âm nhạc được sáng tác dành cho phụng vụ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau không còn có thể được thực hiện trong một cử hành phụng vụ, và âm nhạc tôn giáo, tức là âm nhạc lấy cảm hứng từ bản văn Kinh Thánh hoặc Phụng vụ, và nhắc đến Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, các thánh hay Giáo Hội, cả hai có một vị trí trong nhà thờ, nhưng bên ngoài sự cử hành phụng vụ. Việc chơi đàn organ hoặc các trình tấu âm nhạc khác, dù là thanh nhạc hay khí nhạc, có thể “giúp thúc đẩy lòng đạo đức hay việc thờ phượng”. Đặc biệt, chúng có thể:
"a.chuẩn bị cho các ngày lễ phụng vụ lớn, hoặc giúp một tính cách lễ hội hơn vượt ra ngoài thời điểm của buổi cử hành hiện tại;
"b.mang lại tính cách đặc biệt của các mùa phụng vụ khác nhau;
"c.tạo ra trong nhà thờ một khung cảnh thẩm mỹ thuận lợi để suy niệm, để khơi dậy cho cả những người ở xa nhà thờ một sự cởi mở cho các giá trị tinh thần;
"d.tạo ra một bối cảnh, vốn cổ vũ và giúp tiếp cận việc công bố Lời Chúa, chẳng hạn, việc đọc Tin Mừng theo cung điệu.
“e.làm sống động các kho báu của âm nhạc Giáo Hội, mà không phải bị mất đi; các đoạn nhạc và thánh ca sáng tác cho Phụng vụ, nhưng không thể sát nhập cách thuận lợi vào việc cử hành phụng vụ trong thời đại mới; âm nhạc thiêng liêng, chẳng hạn các oratorio (thanh xướng kịch) và cantata (đại hợp xướng) tôn giáo, vốn vẫn có thể phục vụ như là phương tiện để giao tiếp tâm linh;
"f.hỗ trợ du khách và khách du lịch để nắm bắt đầy đủ hơn tính chất thánh thiêng của một nhà thờ, qua buổi trình diễn đàn organ trong thời gian chuẩn bị trước.
”10. Khi có đề nghị sẽ có buổi hòa nhạc trong một nhà thờ, Đấng Bản Quyền sẽ cấp phép per modum actus (từng lần một). Các buổi hòa nhạc này là sự kiện không thường xuyên. Điều này loại trừ việc cấp phép cho cả một loạt buổi hòa nhạc, ví dụ, trong trường hợp của một lễ hội hoặc một chu kỳ của các buổi hòa nhạc.
"Khi có những lý do khác quan trọng xui khiến không tiện xử dụng một nhà thờ vào việc phụng tự nữa, thì Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến Hội Ðồng Linh Mục và được sự thỏa thuận của những người có quyền lợi hợp lệ trong nhà thờ, có thể cho xử dụng vào việc phàm tục không uế tạp, miễn là không vì thế mà làm thiệt hại đến ích lợi của các linh hồn” (Điều 1222, đoạn 2).
"Để tính cách thánh thiêng của một nhà thờ được bảo tồn trong vấn đề của buổi hòa nhạc, Đấng Bản Quyền có thể qui định rằng:
"a.các đơn xin phải được thực hiện bằng văn bản, trong thời gian thuận tiện, nói rõ ngày giờ của buổi hòa nhạc, chương trình, cho biết các tác phẩm và tên của nhà soạn nhạc.
"b.sau khi đã nhận được sự cho phép của Đấng Bản Quyền, các quản lý và cha xứ của các nhà thờ nên sắp xếp chi tiết với đội hợp xướng và dàn nhạc, để các qui định được chấp hành tốt.
"c.việc vào nhà thờ là miễn phí và mở cửa cho mọi người.
"d.các ca viên, diễn viên và cử tọa phải mặc y phục xứng hợp với tính cách thánh thiêng của địa điểm.
"e.nhạc công và ca sĩ không có chỗ trong cung thánh. Sự kính trọng lớn nhất là dành cho bàn thờ, ghế của chủ tế và đài giảng kinh.
"f.Mình Thánh Chúa cần được lưu giữ càng xa càng tốt, trong một nhà nguyện bên cạnh hoặc ở một nơi an toàn và trang hoàng đẹp đẽ. (x. Giáo luật, Điều 938, đoạn 4).
"g.buổi hòa nhạc cần được giới thiệu hoặc trình bày, không chỉ với các chi tiết lịch sử hay kỹ thuật, nhưng còn trong một cách thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn và sự tham gia nội tâm về phía thính giả.
"h.người tổ chức buổi hòa nhạc sẽ tuyên bố bằng văn bản rằng ông chấp nhận trách nhiệm pháp lý cho các chi phí liên quan, cho việc sắp xếp nhà thờ lại trật tự, và đừng có hư hại xảy ra.
"11. Các chỉ thị thực tế trên sẽ hỗ trợ cho các Giám mục và Linh mục quản lý nhà thờ trong trách nhiệm mục vụ của mình, để duy trì tính chất thánh thiêng của nhà thờ, vốn được thiết kế cho các cử hành thiêng liêng, cầu nguyện và thinh lặng".
Các quy tắc tương tự sẽ áp dụng cho các sự kiện thế tục được tổ chức trong các nhà thờ, miễn là chúng được cho phép cách hợp pháp và không trái với sự thánh thiện của nhà thờ.
Liên quan đến các cử hành đại kết, Chỉ Nam Đại kết chỉ nói ít vào chủ đề này khi giải quyết khả năng chia sẻ quyền sở hữu của một không gian thờ phượng của nhiều hơn một cộng đồng:
"139. Khi Đức Giám Mục giáo phận cho phép sự sỡ hữu hoặc việc sử dụng nhà thờ, theo các qui định có thể được thiết lập bởi Hội đồng Giám mục hoặc Tòa Thánh, sự xem xét đúng đắn cần được đưa ra cho việc lưu giữ Mình Thánh Chúa, để cho vấn đề này được giải quyết trên cơ sở của một nền thần học bí tích đúng đắn với sự tôn trọng phải lẽ, trong khi cũng quan tâm đến sự nhạy cảm của những người sẽ sử dụng tòa nhà, ví dụ, bằng cách xây dựng một phòng riêng hoặc nhà nguyện riêng”.
Tuy nhiên, khuyến nghị này, tức là vấn đề được giải quyết trên cơ sở của một nền thần học bí tích đúng đắn, sự tôn trọng phải lẽ và sự nhạy cảm của những người tham gia, có thể được áp dụng khi chuẩn bị một cử hành đại kết.
Trước đó, Chỉ Nam nói về vị trí của các khoảnh khắc cầu nguyện chia sẻ:
112 Mặc dù một nhà thờ là nơi mà một cộng đồng thường quen với việc cử hành phụng vụ riêng của mình, các cử hành chung được nói ở trên có thể được cử hành trong nhà thờ của cộng đồng này hay của cộng đồng khác có liên quan, nếu việc này được chấp nhận bởi tất cả những người tham gia. Dù nhà thờ nào được sử dụng, nó cần được thỏa thuận của mọi người,
có khả năng được chuẩn bị đúng cách và có lợi cho sự thờ phượng".
Ở đây, không đề cập đến việc lưu giữ Mình Thánh Chúa khi cho phép một thỏa thuận như vậy.
Thật vậy, sự hiện diện Thánh Thể có thể là một yếu tố quyết định, để xem liệu các cộng đồng Kitô giáo khác nhau sẽ tìm thấy sự đồng ý để cầu nguyện trong một nhà thờ Công giáo hay không. Một số cộng đồng sẽ không gặp khó khăn và sẽ tỏ ra sự tôn trọng đáng có với niềm tin Công giáo. Trong các trường hợp khác, các nhóm vẫn có thể là xa nhau, nên tốt hơn là tổ chức nghi thức cầu nguyện ở một địa điểm khác.
Tôi không tin rằng việc lưu giữ Mình Thánh Chúa nơi khác, để ủng hộ một số hình thức cầu nguyện chung trong một nhà thờ Công giáo, là một ý tưởng tốt về mặt đại kết. Dường như là khó tốt cho cuộc đối thoại hiệu quả, khi một cộng đồng đặt qua một bên khía cạnh trung tâm của việc sống đạo để tỏ ra cởi mở với cộng đoàn khác.
Tính cách đại kết thật sự thừa nhận sự khác biệt, cũng như nhấn mạnh đến những điểm chung với nhau. (Zenit.org 19-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC: Lời cầu nguyện đem ánh sáng vào trong thế giới tối tăm
Linh Tiến Khải
15:05 20/06/2012
Lời cầu nguyện là kiểu làm quen ở với Thiên Chúa sinh ra các người nam nữ, được linh hoạt không phải bởi sự ích kỷ, ước muốn chiếm hữu, khát khao quyền bính, nhưng bởi sự nhưng không, bởi ước muốn yêu thương, khát khao phục vụ, nghĩa là được linh hoạt bởi Thiên Chúa. Và chỉ như thế mới có thể đem ánh sáng vào trong cái tối tăm của thế giới này.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 20-6-2012.
Các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu; từ Á châu như Indonesia, Nhật Bản, Pakistan và Philippines; từ Úc châu như Australia; và từ châu Mỹ Latinh như Honduras, Colombia, Argentina, Chile và Mehicô và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục các bài giáo lý về lời cầu nguyện trong thư của Thánh Phaolô. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện của chúng ta thường là lời xin trợ giúp trong các nhu cầu cần thiết. Nó cũng thường tình đối với con người, bởi vì chúng ta cần trợ giúp, cần người khác, cần Thiên Chúa. Vì thế xin Thiên Chúa điều gì đó, tìm sự trợ giúp từ Thiên Chúa thật là bình thường. Và chúng ta phải chú ý rằng Kinh Lậy Cha, lời cầu Chúa dậy chúng ta, là một lời cầu xin, qua đó Chúa dậy chúng ta biết các ưu tiên của lời cầu nguyện. Nó rửa sạch, nó thanh tẩy các ước mong của chúng ta, và như thế nó rửa sạch và thanh tẩy con tim chúng ta. Vì thế nên nếu trong lời cầu nguyện chúng ta xin điều gì đó là chuyện bình thường, thì lời cầu nguyện không được duy nhất như thế, mà cũng phải là lời tạ ơn nữa. Nếu chú ý một chút, chúng ta thấy rằng chúng ta đã nhận đưởc biết bao nhiêu điều tốt lành từ Thiên Chúa. Người tốt lành với chúng ta tới độ cần phải cảm ơn Người. Lời cầu nguyện cũng còn phải là lời chúc tụng nữa. Nếu con tim chúng ta rộng mở, thì mặc dù có tất cả mọi vấn đề chúng ta cũng thấy cả vẻ đẹp của thụ tạo và sự tốt lành trong đó nữa. Vì vậy chúng ta không được xin mà thôi, mà cũng phải chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa nữa. Chỉ như thế lời cầu nguyện của chúng ta mới đầy đủ. Trong các thư của thánh Phaolô có các lời cầu xin, nhưng cũng có các lời nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa vì những gì Người đã làm và thực hiện trong lịch sử nhân loại nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích lời cầu chúc tụng mở đầu chương 1 thư gửi tín hữu Êphêxô. Nó là một bài thánh thi chúc tụng, diễn tả lời cảm ơn và niềm vui. Thánh Phaolô chúc tụng Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì nơi Người Ngài đã làm cho chúng ta được ”biết mầu nhiệm ý muốn của Ngài” (Ep 1,9). Mầu nhiệm ”mysterion” là từ hay gặp trong Thánh Kinh và Phụng vụ. Đối với các tín hữu ”mầu nhiệm” không phải là cái không biết, cho bằng ý muốn xỏt thương của Thiên Chúa, chương trình tình yêu được biểu lộ nơi Chúa Giêsu Kitô, và cống hiến cho chúng ta khả năng hiểu biết cùng tất cả các thánh đâu là kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình yêu của Chúa Kitô” (Ep 3,18-10). Mầu nhiệm không được biết của Thiên Chúa đã được vén mở lên: đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay từ đầu, từ đời đời.
Ở đây thánh Phaolô dùng từ ”euloghein” thường dịch từ do thái ”barak” tức là chúc tụng, vinh danh cảm tạ Thiên Chúa Cha như suối nguồn các ơn ích cứu độ, như là Đấng ”đã chúc phúc cho chúng ta với mọi phúc lành tinh thần trên trời nơi Chúa Kitô”. Và thánh Phaolô kể ra các lý do thúc đẩy thánh nhân chúc tụng Thiên Chúa. Trước hết là vì ”Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ” (c. 4), rồi kêu gọi chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện. Từ đời đời chúng ta đã ở trong chương trình, trong tư tưởng của Người. Với ngôn sứ Giêrêmia chúng ta cũng có thể khẳng định rằng Chúa đã biết chúng ta trước khi tạo thành chúng ta trong dạ mẹ (Gr 1,5), và Người đã yêu thương chúng ta. Ơn gọi nên thánh, nghĩa là bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa, thuộc chương trình đời đời của Chúa, một chương trình trải dài trong lịch sử và bao gồm mọi người nam nữ trên thế giới này, vì nó là một ơn gọi đại đồng. Thiên Chúa không loại trừ ai hết, chương trình của Người chỉ là tình yêu. Thánh Gioan Kim Khẩu khẳng định rằng: ”Chính Thiên Chúa đã khiến cho chúng ta nên thánh, nhưng chúng ta được mời gọi sống thánh thiện. Người thánh là người sống trong đức tin” (Omelie sulla Lettera agi Efesini, 1,1,4).
Một lý do khác nữa của lời chúc tụng đó là ”Thiên Chúa đã tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử của Người nhờ Đức Giêsu Kitô” (c.5). Thánh Phaolô nhấn mạnh sự nhưng không của chương trình tuyệt diệu Thiên Chúa có đối với nhận loại. Thiên Chúa là sự tốt lành, và Người muốn trải đài, thông truyền sự tốt lành ấy cho chúng ta để làm cho chúng ta trở nên tốt lành và thánh thiện.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trung tâm lời cầu chúc tụng minh giải phương thế Thiên Chúa Cha thực hiện chương trình cứu độ nơi Đức Kitô Con yêu dấu của Người. Thánh Phaolô viết: ”Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người” (c. 7). Hiến tế thập giá của Chúa Kitô là biến cố duy nhất không thể lập lại được, qua đó Thiên Chúa Cha đã cho thấy tình yêu của Người đối với chúng ta một cách sáng ngời, không phải chỉ trong lời nói mà một cách cụ thể. Thiên Chúa cụ thể và tình yêu của Người được cụ thể hóa tới độ bước vào trong lịch sử, làm người để cảm được nó là gì, sống trong thế giới thụ tạo này ra sao, và chấp nhận con đường khổ đau của cuộc khổ nạn bằng cách chịu chết. Tình yêu của Thiên Chúa cụ thể đến độ Người không chỉ chia sẻ kiếp người, mà chia sẻ cả khổ đau và cái chết của chúng ta nữa.
Hiến tế thập giá khiến cho chúng ta trở thành sở hữu của Thiên Chúa, bởi vì máu Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi, rửa sạch chúng ta khỏi sự dữ, giải thoát chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và cái chết. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta duyệt xét sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi thánh nhân từ một người bách hại các kitô hữu trở thành Tông Đồ không mệt mỏi của Tin Mừng. Và không gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu ấy (Rm 8,31-32-38-39).
Sau cùng lời cầu chúc tụng kết thúc với việc nêu bật vai trò của Chúa Thánh Thần, đã được đổ tràn đầy trong tim chúng ta. Người là dấu ấn ”là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (c. 14). Kitô hữu vẫn còn đang bước đi trên con đường hướng tới ơn cứu độ vĩnh viễn, hướng tới sự giải thoát tràn đầy của các con cái Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ thành toàn chương trình cứu độ của Người, khi Người sẽ ”quy tụ muôn loài trong trời đất, dưới quyền thủ lãnh là Đức Kitô” (c. 10).
Đức Thánh Cha tón tắt sứ điệp thần học của bài thánh thi như sau:
Viễn tượng mà thánh Phaolô trình bầy với chúng ta trong lời cầu chúc tụng vĩ đại này đã dẫn chúng ta chiêm ngưỡng hành động của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh: Chúa Cha đã chọn chúng ta, trước khi tạo thành vũ trụ Người đã nghĩ tới và yêu thương chúng ta; Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta qua máu của Người, và Chúa Thánh Thần là bảo chứng ơn cứu độ của chúng ta và của vinh quang tương lai. Trong lời cầu nguyện chúng ta rộng mở cho sự chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại là chương trình tình yêu của Thiên Chúa trong lịch sử loài người, trong lịch sử cá nhân của chúng ta. Trong lời cầu nguyện liên lỉ, trong tương quan hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta cũng học biết như thánh Phaolô, nhận ra ngày càng rõ ràng hơn các dấu chỉ của chương trình và hoạt động ấy, trong vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa nổi bật lên từ các thụ tạo của Người...
Trong lời cầu nguyện chúng ta học biết trông thấy các dấu chỉ của chương trình thương xót ấy trên con đường của Giáo Hội, và như thế chúng ta lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa và rộng mở cho Thiên Chúa Ba Ngôi...
Đừc Thánh Cha đã kết thúc bài huấn du như sau:
Lời cầu nguyện như kiểu làm quen ở với Thiên Chúa sinh ra các người nam nữ, được linh hoạt không phải bởi sự ích kỷ, ước muốn chiếm hữu, khát khao quyền bính, nhưng bởi sự nhưng không, bởi ước muốn yêu thương, khát khao phục vụ, nghĩa là được linh hoạt bởi Thiên Chúa. Và chỉ như thế mới có thể đem ánh sáng vào trong cái tối tăm của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Đồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac và Hungari. Trong tiếng Ý ngài chào tín hữu giáo phận Saluzzo do Đức Cha Giuseppe Guerrini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp mừng kỷ niện 500 thành lập giáo phận; các trẻ em mới rước lễ lần đầu của giáo phận Castellaneta; các thành viên gia đình đại kết Taddeide và cám ơn họ đã tặng ngài một qủa chuông.
Ngỏ lời với giới trẻ các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi nhớ tháng sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài khuyến khích các bạn trẻ hãy tập yêu mến theo trường học của Thánh Tâm Chúa. Ngài xin các anh chị em đau yếu kết hiệp khổ đau của họ với khổ đau của Con Thiên Chúa, và nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới kín múc nơi suối nguồn tình yêu trong khi bắt đầu xây dựng cuộc sống chung của họ.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên trong buổi tiếp kiến 8.000 tín hữu và du khách hành hương trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 20-6-2012.
Các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu châu; từ Á châu như Indonesia, Nhật Bản, Pakistan và Philippines; từ Úc châu như Australia; và từ châu Mỹ Latinh như Honduras, Colombia, Argentina, Chile và Mehicô và Brasil.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục các bài giáo lý về lời cầu nguyện trong thư của Thánh Phaolô. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, lời cầu nguyện của chúng ta thường là lời xin trợ giúp trong các nhu cầu cần thiết. Nó cũng thường tình đối với con người, bởi vì chúng ta cần trợ giúp, cần người khác, cần Thiên Chúa. Vì thế xin Thiên Chúa điều gì đó, tìm sự trợ giúp từ Thiên Chúa thật là bình thường. Và chúng ta phải chú ý rằng Kinh Lậy Cha, lời cầu Chúa dậy chúng ta, là một lời cầu xin, qua đó Chúa dậy chúng ta biết các ưu tiên của lời cầu nguyện. Nó rửa sạch, nó thanh tẩy các ước mong của chúng ta, và như thế nó rửa sạch và thanh tẩy con tim chúng ta. Vì thế nên nếu trong lời cầu nguyện chúng ta xin điều gì đó là chuyện bình thường, thì lời cầu nguyện không được duy nhất như thế, mà cũng phải là lời tạ ơn nữa. Nếu chú ý một chút, chúng ta thấy rằng chúng ta đã nhận đưởc biết bao nhiêu điều tốt lành từ Thiên Chúa. Người tốt lành với chúng ta tới độ cần phải cảm ơn Người. Lời cầu nguyện cũng còn phải là lời chúc tụng nữa. Nếu con tim chúng ta rộng mở, thì mặc dù có tất cả mọi vấn đề chúng ta cũng thấy cả vẻ đẹp của thụ tạo và sự tốt lành trong đó nữa. Vì vậy chúng ta không được xin mà thôi, mà cũng phải chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa nữa. Chỉ như thế lời cầu nguyện của chúng ta mới đầy đủ. Trong các thư của thánh Phaolô có các lời cầu xin, nhưng cũng có các lời nguyện chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa vì những gì Người đã làm và thực hiện trong lịch sử nhân loại nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giải thích lời cầu chúc tụng mở đầu chương 1 thư gửi tín hữu Êphêxô. Nó là một bài thánh thi chúc tụng, diễn tả lời cảm ơn và niềm vui. Thánh Phaolô chúc tụng Thiên Chúa, Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì nơi Người Ngài đã làm cho chúng ta được ”biết mầu nhiệm ý muốn của Ngài” (Ep 1,9). Mầu nhiệm ”mysterion” là từ hay gặp trong Thánh Kinh và Phụng vụ. Đối với các tín hữu ”mầu nhiệm” không phải là cái không biết, cho bằng ý muốn xỏt thương của Thiên Chúa, chương trình tình yêu được biểu lộ nơi Chúa Giêsu Kitô, và cống hiến cho chúng ta khả năng hiểu biết cùng tất cả các thánh đâu là kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết tình yêu của Chúa Kitô” (Ep 3,18-10). Mầu nhiệm không được biết của Thiên Chúa đã được vén mở lên: đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay từ đầu, từ đời đời.
Ở đây thánh Phaolô dùng từ ”euloghein” thường dịch từ do thái ”barak” tức là chúc tụng, vinh danh cảm tạ Thiên Chúa Cha như suối nguồn các ơn ích cứu độ, như là Đấng ”đã chúc phúc cho chúng ta với mọi phúc lành tinh thần trên trời nơi Chúa Kitô”. Và thánh Phaolô kể ra các lý do thúc đẩy thánh nhân chúc tụng Thiên Chúa. Trước hết là vì ”Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ” (c. 4), rồi kêu gọi chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện. Từ đời đời chúng ta đã ở trong chương trình, trong tư tưởng của Người. Với ngôn sứ Giêrêmia chúng ta cũng có thể khẳng định rằng Chúa đã biết chúng ta trước khi tạo thành chúng ta trong dạ mẹ (Gr 1,5), và Người đã yêu thương chúng ta. Ơn gọi nên thánh, nghĩa là bước vào sự hiệp thông với Thiên Chúa, thuộc chương trình đời đời của Chúa, một chương trình trải dài trong lịch sử và bao gồm mọi người nam nữ trên thế giới này, vì nó là một ơn gọi đại đồng. Thiên Chúa không loại trừ ai hết, chương trình của Người chỉ là tình yêu. Thánh Gioan Kim Khẩu khẳng định rằng: ”Chính Thiên Chúa đã khiến cho chúng ta nên thánh, nhưng chúng ta được mời gọi sống thánh thiện. Người thánh là người sống trong đức tin” (Omelie sulla Lettera agi Efesini, 1,1,4).
Một lý do khác nữa của lời chúc tụng đó là ”Thiên Chúa đã tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử của Người nhờ Đức Giêsu Kitô” (c.5). Thánh Phaolô nhấn mạnh sự nhưng không của chương trình tuyệt diệu Thiên Chúa có đối với nhận loại. Thiên Chúa là sự tốt lành, và Người muốn trải đài, thông truyền sự tốt lành ấy cho chúng ta để làm cho chúng ta trở nên tốt lành và thánh thiện.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trung tâm lời cầu chúc tụng minh giải phương thế Thiên Chúa Cha thực hiện chương trình cứu độ nơi Đức Kitô Con yêu dấu của Người. Thánh Phaolô viết: ”Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra, chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, theo lượng ân sủng rất phong phú của Người” (c. 7). Hiến tế thập giá của Chúa Kitô là biến cố duy nhất không thể lập lại được, qua đó Thiên Chúa Cha đã cho thấy tình yêu của Người đối với chúng ta một cách sáng ngời, không phải chỉ trong lời nói mà một cách cụ thể. Thiên Chúa cụ thể và tình yêu của Người được cụ thể hóa tới độ bước vào trong lịch sử, làm người để cảm được nó là gì, sống trong thế giới thụ tạo này ra sao, và chấp nhận con đường khổ đau của cuộc khổ nạn bằng cách chịu chết. Tình yêu của Thiên Chúa cụ thể đến độ Người không chỉ chia sẻ kiếp người, mà chia sẻ cả khổ đau và cái chết của chúng ta nữa.
Hiến tế thập giá khiến cho chúng ta trở thành sở hữu của Thiên Chúa, bởi vì máu Chúa Kitô đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi, rửa sạch chúng ta khỏi sự dữ, giải thoát chúng ta khỏi nô lệ tội lỗi và cái chết. Thánh Phaolô mời gọi chúng ta duyệt xét sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi thánh nhân từ một người bách hại các kitô hữu trở thành Tông Đồ không mệt mỏi của Tin Mừng. Và không gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu ấy (Rm 8,31-32-38-39).
Sau cùng lời cầu chúc tụng kết thúc với việc nêu bật vai trò của Chúa Thánh Thần, đã được đổ tràn đầy trong tim chúng ta. Người là dấu ấn ”là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, chờ ngày dân riêng của Thiên Chúa được cứu chuộc để ngợi khen vinh quang Thiên Chúa” (c. 14). Kitô hữu vẫn còn đang bước đi trên con đường hướng tới ơn cứu độ vĩnh viễn, hướng tới sự giải thoát tràn đầy của các con cái Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ thành toàn chương trình cứu độ của Người, khi Người sẽ ”quy tụ muôn loài trong trời đất, dưới quyền thủ lãnh là Đức Kitô” (c. 10).
Đức Thánh Cha tón tắt sứ điệp thần học của bài thánh thi như sau:
Viễn tượng mà thánh Phaolô trình bầy với chúng ta trong lời cầu chúc tụng vĩ đại này đã dẫn chúng ta chiêm ngưỡng hành động của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh: Chúa Cha đã chọn chúng ta, trước khi tạo thành vũ trụ Người đã nghĩ tới và yêu thương chúng ta; Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta qua máu của Người, và Chúa Thánh Thần là bảo chứng ơn cứu độ của chúng ta và của vinh quang tương lai. Trong lời cầu nguyện chúng ta rộng mở cho sự chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại là chương trình tình yêu của Thiên Chúa trong lịch sử loài người, trong lịch sử cá nhân của chúng ta. Trong lời cầu nguyện liên lỉ, trong tương quan hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta cũng học biết như thánh Phaolô, nhận ra ngày càng rõ ràng hơn các dấu chỉ của chương trình và hoạt động ấy, trong vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa nổi bật lên từ các thụ tạo của Người...
Trong lời cầu nguyện chúng ta học biết trông thấy các dấu chỉ của chương trình thương xót ấy trên con đường của Giáo Hội, và như thế chúng ta lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa và rộng mở cho Thiên Chúa Ba Ngôi...
Đừc Thánh Cha đã kết thúc bài huấn du như sau:
Lời cầu nguyện như kiểu làm quen ở với Thiên Chúa sinh ra các người nam nữ, được linh hoạt không phải bởi sự ích kỷ, ước muốn chiếm hữu, khát khao quyền bính, nhưng bởi sự nhưng không, bởi ước muốn yêu thương, khát khao phục vụ, nghĩa là được linh hoạt bởi Thiên Chúa. Và chỉ như thế mới có thể đem ánh sáng vào trong cái tối tăm của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Đồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Tchèques, Slovac và Hungari. Trong tiếng Ý ngài chào tín hữu giáo phận Saluzzo do Đức Cha Giuseppe Guerrini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp mừng kỷ niện 500 thành lập giáo phận; các trẻ em mới rước lễ lần đầu của giáo phận Castellaneta; các thành viên gia đình đại kết Taddeide và cám ơn họ đã tặng ngài một qủa chuông.
Ngỏ lời với giới trẻ các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi nhớ tháng sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài khuyến khích các bạn trẻ hãy tập yêu mến theo trường học của Thánh Tâm Chúa. Ngài xin các anh chị em đau yếu kết hiệp khổ đau của họ với khổ đau của Con Thiên Chúa, và nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới kín múc nơi suối nguồn tình yêu trong khi bắt đầu xây dựng cuộc sống chung của họ.
Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Tibetan monk dies in prison from torture by Chinese police
Asia-News
09:07 20/06/2012
Karwang, 36, was accused of hanging posters glorifying independence. The police stopped him last May; during the interrogation he suffered torture and violence. His relatives received no compensation for his death. The operation to recover the remains and the burial under the strict supervision of the authorities.
Dharamsala (AsiaNews) - A Tibetan monk died in Chinese prisons as a result of torture by police officers. The Buddhist monk was locked up in a county jail in Nyagrong, in Kardze prefecture, one of the autonomous prefectures of Tibet in the Chinese province of Sichuan. Karwang, 36, was accused of hanging posters glorifying the independence of Tibet in Kardze County. For this reason, sources say from the Tibetan Centre for Human Rights and Democracy (TCHRD), he was imprisoned awaiting trial.
Local witnesses reported that in May 2012, posters glorifying freedom appeared on the walls of a Chinese government building in the county of Nyagrong. Some days later, authorities arrested the Buddhist religious Karwang, who lives in the monastery of the city, because he was considered responsible for the postings. The security forces transferred the monk to Dartsedo County, where he remained holed up in the local jail for eight days. The authorities tried to extort a confession by force, but Karwang always denied any wrongdoing with disdain. Some sources confirm that he was brutally beaten and tortured.
He died in prison a few days later. His relatives received a telephone call in which they were asked to take charge of the corpse, under the strict supervision of the police who "accompanied" the family during the operations. The funeral was held in the monastery of Serta, while relatives of the monk did not receive any compensation for the death.
Despite numerous protests and repeated appeals by organizations and foreign countries, the Chinese police continue to arrest and seize others that express dissent. In recent months, Beijing has tightened its grip on the Tibetan people, which experts believe is undergoing a real colonization. The restrictions include a ban on teaching the Chinese language and religion of Tibet, the imposition of inappropriate development policies, all in favor of the ethnic Han Chinese, and constant and varied attacks against the cultural and intellectual elite of Tibet.
For this reason, dozens of young Tibetans, monks and lay people have chosen self-immolation as an extreme form of protest. Since the start of the year, 35 Tibetans have set themselves on fire to criticize the dictatorship in Beijing and to demand the return of the Dalai Lama in Tibet. The Tibetan spiritual leader has always stressed that he does "not encourage" these extreme forms of rebellion, but he praised the "courage" of those who make the ultimate gesture, the result of the "cultural genocide" currently taking place in Tibet. Beijing responds by attacking the Dalai Lama, who is guilty of supporting "terrorists, criminals or mentally ill people."
Dharamsala (AsiaNews) - A Tibetan monk died in Chinese prisons as a result of torture by police officers. The Buddhist monk was locked up in a county jail in Nyagrong, in Kardze prefecture, one of the autonomous prefectures of Tibet in the Chinese province of Sichuan. Karwang, 36, was accused of hanging posters glorifying the independence of Tibet in Kardze County. For this reason, sources say from the Tibetan Centre for Human Rights and Democracy (TCHRD), he was imprisoned awaiting trial.
Local witnesses reported that in May 2012, posters glorifying freedom appeared on the walls of a Chinese government building in the county of Nyagrong. Some days later, authorities arrested the Buddhist religious Karwang, who lives in the monastery of the city, because he was considered responsible for the postings. The security forces transferred the monk to Dartsedo County, where he remained holed up in the local jail for eight days. The authorities tried to extort a confession by force, but Karwang always denied any wrongdoing with disdain. Some sources confirm that he was brutally beaten and tortured.
He died in prison a few days later. His relatives received a telephone call in which they were asked to take charge of the corpse, under the strict supervision of the police who "accompanied" the family during the operations. The funeral was held in the monastery of Serta, while relatives of the monk did not receive any compensation for the death.
Despite numerous protests and repeated appeals by organizations and foreign countries, the Chinese police continue to arrest and seize others that express dissent. In recent months, Beijing has tightened its grip on the Tibetan people, which experts believe is undergoing a real colonization. The restrictions include a ban on teaching the Chinese language and religion of Tibet, the imposition of inappropriate development policies, all in favor of the ethnic Han Chinese, and constant and varied attacks against the cultural and intellectual elite of Tibet.
For this reason, dozens of young Tibetans, monks and lay people have chosen self-immolation as an extreme form of protest. Since the start of the year, 35 Tibetans have set themselves on fire to criticize the dictatorship in Beijing and to demand the return of the Dalai Lama in Tibet. The Tibetan spiritual leader has always stressed that he does "not encourage" these extreme forms of rebellion, but he praised the "courage" of those who make the ultimate gesture, the result of the "cultural genocide" currently taking place in Tibet. Beijing responds by attacking the Dalai Lama, who is guilty of supporting "terrorists, criminals or mentally ill people."
Vietnam: Le scoutisme sollicite une reconnaissance officielle de l’Etat vietnamien
Eglises d’Asie, 20 juin 2012
09:59 20/06/2012
Cette situation a poussé un certain nombre d’anciens du mouvement de Baden-Powell à écrire une lettre officielle adressée aux différentes instances dirigeantes du pays. Il y est officiellement demandé que le mouvement puisse reprendre ses activités conformément à la réglementation qui était la sienne auparavant. Cette reconnaissance est souhaitée par le nombre de familles du Nord-Vietnam.
Dang Van Viêt explique aussi qu’il n’y a aucune raison valable s’opposant à la reconnaissance du mouvement par l’Etat. En effet, l’esprit de monopole qui a sévi ces dernières décennies dans le pays et a chassé le pluralisme des mouvements et des associations de la société civile, a fait son temps. Le mouvement scout est certes une association qui s’est développée au sein d’une société à l’époque coloniale. Mais il a par nature une vocation éducative et, à travers toutes ces activités, il forme à l’esprit patriotique, enseigne la débrouillardise et l’esprit de sacrifice, autant de qualités nécessaires à la société vietnamienne. Le dirigeant scout fait aussi remarquer que nombre de membres du mouvement, à l’époque de la colonisation française, se sont engagés dans la résistance et dans les mouvements d’indépendance.
Le scoutisme est apparu au Vietnam dans les années 1930 et a commencé à se développer autour des lycées et collèges de Hanoi et de Saigon. Dès 1935, un premier rassemblement national avait eu lieu à Dalat. En 1937, le mouvement était unifié pour toute l’Indochine et prenait le nom de « Fédération indochinoise des associations du scoutisme » (FIAS). De 1935 à 1945, le scoutisme connut un très grand succès auprès des jeunes Vietnamiens qui y adhérèrent en grand nombre, quelles que soient leur religion ou leurs idées politiques. Lors des conflits qui ensanglantèrent le Vietnam pendant près de trente ans (1945-1975), les militants scouts prirent des positions souvent diamétralement opposées. Après les accords de Genève de 1954, les activités scoutes continuèrent d’être florissantes dans tout le Sud-Vietnam (2).
(1) Radio Free Asia, émissions en langue vietnamienne, le 19 juin 2012.
(2) D’après les notes du P. George Lefas, ancien aumônier de la FIAS (1938-1945).
Légende photo : Un camp scout à proximité de Dalat en mai 2007
Communist officials beat Catholics in Quy Chau to seize their land
Asia-News
10:31 20/06/2012
This is the latest abuse of power and act of violence against Vietnamese Catholics. The goal is to force them to give up their land, which the authorities want to sell at a hefty price to rich businessmen. The secretary of the bishop Vinh attacks the government, whilst the bishop of Kontum "asks for equal treatment for Catholics" since "we are citizens too".
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Communist Party officials attacked the members of a small parish in Quy Chau District in order to force them to give up land owned by the local Church, which they illegally promised to some local businessmen. This is far from an isolated incident; in fact, this kind of behaviour is growing. Like in China, Vietnam's Communist regime tends to seize by force land where churches and other places of worship are locate. The aim is to sell it to people who bribe officials. Since 2009, more than 2,000,000 people have been harmed this way.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Communist Party officials attacked the members of a small parish in Quy Chau District in order to force them to give up land owned by the local Church, which they illegally promised to some local businessmen. This is far from an isolated incident; in fact, this kind of behaviour is growing. Like in China, Vietnam's Communist regime tends to seize by force land where churches and other places of worship are locate. The aim is to sell it to people who bribe officials. Since 2009, more than 2,000,000 people have been harmed this way.
Asian Immigration to U.S. Outpaces Hispanics
Doris Nhan
13:48 20/06/2012
Asians have outpaced Hispanics as the largest demographic moving into the U.S. since about 2009, according to a report released on Tuesday by Pew Research Center.
According to 2010 Census data, Hispanics are by and large the fastest growing ethnic group among the total U.S. population. But the Asian-American population is the fastest growing racial group overall--increasing 46 percent between 2000 and 2010.
The Asian-American community is also largely foreign-born: Almost three-fourths of Asian adults were not born in America.
In spite of this growth, the American public still largely associates the idea of immigration with illegal immigration and Mexican immigrants, according to Karthick Ramakrishnan, an associate professor at the University of California, Riverside, who spoke at Tuesday's panel discussion series on the results.
“Immigration is more complicated than that, and in the past five years if you were not paying attention to Asian immigration, then you don’t know immigration,” Ramakrishnan said.
The new report, “The Rise of Asian-Americans,” attempts to chronicle this growth by taking a comprehensive look at the 17.3 million Asians living in the U.S. Though this only accounts for about 6 percent of the total population, the findings present a crucial look at a sprawling racial cohort that is becoming a larger portion of the country’s growing minority-majority.
Immigration
In general, the 225-page report found that Asian-Americans place high values on family, education, and hard work, and see the U.S. as generally a better place for opportunities than their country of origin.
Six in 10 incoming Asian immigrants have a bachelor’s degree or are in the process of obtaining one, offering a unique perspective on the types of people that the U.S. immigration system typically favors.
This is a hugely stark difference to the actual educational attainment rates in their countries of origin, Ramakrishnan noted, adding that in China and India, only about 6 to 7 percent have tertiary higher education.
Asians typically make up a large portion of those who receive H-1B work visas, and they also make up a significant amount of those who apply for family-based sponsorships.
Although the report largely found positive numbers reflecting the Asian cohort, experts on the panel discussions repeatedly stressed the importance of disaggregating the data and looking at each group separately.
The survey targeted the top six countries of origin, where roughly about 83 percent of all Asians in the U.S. come from: China, the Philippines, India, Vietnam, Korea, and Japan.
But that still leaves out 17 percent of the demographic, which includes almost 20 other ethnic identities and countries of origin.
“Yes, ‘The Rise of Asian Americans’ is the headline: the best educated, the highest income, etc. But exceptionality does not make for typicality in any kind of study, so that’s what we have to keep in mind,” said Tritia Toyota, an adjunct assistant professor at the University of California, Los Angeles.
Large gaps are found in almost all of the areas surveyed, including socioeconomic status and education.
For example, while Indians, Japanese, and Filipinos were below the U.S. average poverty rate, Koreans, Vietnamese, and Chinese were largely above it. As a whole, the Asian-American demographic had a poverty rate of 12 percent, just below the U.S. average of 13 percent.
Southeast Asians in particular have soaring high school dropout rates, teetering close to 40 to 50 percent in some cases. This is in deep contrast to the general stereotype that Asians excel academically.
“It’d be easy to say that the report quantifies all Asian-Americans as successful, as prosperous, as well-educated and may not need any assistance in their communities, but what we know from the community is that that’s not always the case,” said Benjamin Wu, vice chair of the U.S.-Asia Institute.
In general, the report also found that Asian-Americans were more optimistic about their lives in the U.S. compared to the general public, and those surveyed generally felt they had good relationships with other races.
About one in five of those surveyed said they had been treated unfairly because of their race, and one in 10 said they have been called an offensive name.
The majority of those surveyed said they got along “pretty well” with whites, Hispanics, and other Asian groups; about 48 percent said they got along pretty well with blacks.
Asians are also most likely to be in an interracial marriage, compared to other races and ethnicities, with 29 percent of Asian newlyweds between 2008 and 2010 married to someone of a different race.
Though the numbers paint a portrait of a race well-integrated within American society, experts on the panel discussion stressed the overwhelming feeling of “otherness” that is felt among the largely foreign-born population.
In particular, their biggest concern was that it took three years for the mainstream to realize that the Asian cohort had surpassed Hispanics in terms of immigration to the U.S.
“I think there is a dearth of the coverage across the media” of Asian-Americans, said Elaine Chao, who served as secretary of Labor in George W. Bush's administration.
The first concern among Asians is to make a living, take care of their kids, and survive, Chao added, rather than “toot their own horn” on their successes.
There’s also the challenge of finding a balance between being “other” and finding success as your own person, Wu said.
He cited the success of South Carolina Gov. Nikki Haley and Louisiana Gov. Bobby Jindal as two huge wins for the Asian-American community.
But, he added, “for them as politicians there is a reluctance that they have as trying to portray themselves as Asian-Americans,” because they have an obligation to represent everyone within their respective states.
On a broader level, the report is a significant benchmark in the growth of diversity in America and globalization.
This is particularly evident for the 18-to-30-year-old cohort, who far more readily embrace diversity than their elders.
“The world that they will inherit will be very different, and what is great about America more than in other countries … is that our country has embraced diversity in a different way,” noted Neera Tanden, president of the Center for American Progress, adding that those of this generation haven’t “felt the pressure to lose their cultural identity.”
“As we globalize in the world, [our cultural differences] that we thought of as a negative growing up … is a real positive for our country,” she said.
(Source: http://news.yahoo.com/asian-immigration-u-outpaces-hispanics-082212312.html;_ylt=A2KJjalEKOJPI3kAXv_QtDMD)
According to 2010 Census data, Hispanics are by and large the fastest growing ethnic group among the total U.S. population. But the Asian-American population is the fastest growing racial group overall--increasing 46 percent between 2000 and 2010.
The Asian-American community is also largely foreign-born: Almost three-fourths of Asian adults were not born in America.
In spite of this growth, the American public still largely associates the idea of immigration with illegal immigration and Mexican immigrants, according to Karthick Ramakrishnan, an associate professor at the University of California, Riverside, who spoke at Tuesday's panel discussion series on the results.
“Immigration is more complicated than that, and in the past five years if you were not paying attention to Asian immigration, then you don’t know immigration,” Ramakrishnan said.
The new report, “The Rise of Asian-Americans,” attempts to chronicle this growth by taking a comprehensive look at the 17.3 million Asians living in the U.S. Though this only accounts for about 6 percent of the total population, the findings present a crucial look at a sprawling racial cohort that is becoming a larger portion of the country’s growing minority-majority.
Immigration
In general, the 225-page report found that Asian-Americans place high values on family, education, and hard work, and see the U.S. as generally a better place for opportunities than their country of origin.
Six in 10 incoming Asian immigrants have a bachelor’s degree or are in the process of obtaining one, offering a unique perspective on the types of people that the U.S. immigration system typically favors.
Asians typically make up a large portion of those who receive H-1B work visas, and they also make up a significant amount of those who apply for family-based sponsorships.
Although the report largely found positive numbers reflecting the Asian cohort, experts on the panel discussions repeatedly stressed the importance of disaggregating the data and looking at each group separately.
The survey targeted the top six countries of origin, where roughly about 83 percent of all Asians in the U.S. come from: China, the Philippines, India, Vietnam, Korea, and Japan.
But that still leaves out 17 percent of the demographic, which includes almost 20 other ethnic identities and countries of origin.
“Yes, ‘The Rise of Asian Americans’ is the headline: the best educated, the highest income, etc. But exceptionality does not make for typicality in any kind of study, so that’s what we have to keep in mind,” said Tritia Toyota, an adjunct assistant professor at the University of California, Los Angeles.
Large gaps are found in almost all of the areas surveyed, including socioeconomic status and education.
For example, while Indians, Japanese, and Filipinos were below the U.S. average poverty rate, Koreans, Vietnamese, and Chinese were largely above it. As a whole, the Asian-American demographic had a poverty rate of 12 percent, just below the U.S. average of 13 percent.
Southeast Asians in particular have soaring high school dropout rates, teetering close to 40 to 50 percent in some cases. This is in deep contrast to the general stereotype that Asians excel academically.
“It’d be easy to say that the report quantifies all Asian-Americans as successful, as prosperous, as well-educated and may not need any assistance in their communities, but what we know from the community is that that’s not always the case,” said Benjamin Wu, vice chair of the U.S.-Asia Institute.
In general, the report also found that Asian-Americans were more optimistic about their lives in the U.S. compared to the general public, and those surveyed generally felt they had good relationships with other races.
About one in five of those surveyed said they had been treated unfairly because of their race, and one in 10 said they have been called an offensive name.
The majority of those surveyed said they got along “pretty well” with whites, Hispanics, and other Asian groups; about 48 percent said they got along pretty well with blacks.
Asians are also most likely to be in an interracial marriage, compared to other races and ethnicities, with 29 percent of Asian newlyweds between 2008 and 2010 married to someone of a different race.
Though the numbers paint a portrait of a race well-integrated within American society, experts on the panel discussion stressed the overwhelming feeling of “otherness” that is felt among the largely foreign-born population.
In particular, their biggest concern was that it took three years for the mainstream to realize that the Asian cohort had surpassed Hispanics in terms of immigration to the U.S.
“I think there is a dearth of the coverage across the media” of Asian-Americans, said Elaine Chao, who served as secretary of Labor in George W. Bush's administration.
The first concern among Asians is to make a living, take care of their kids, and survive, Chao added, rather than “toot their own horn” on their successes.
There’s also the challenge of finding a balance between being “other” and finding success as your own person, Wu said.
He cited the success of South Carolina Gov. Nikki Haley and Louisiana Gov. Bobby Jindal as two huge wins for the Asian-American community.
But, he added, “for them as politicians there is a reluctance that they have as trying to portray themselves as Asian-Americans,” because they have an obligation to represent everyone within their respective states.
On a broader level, the report is a significant benchmark in the growth of diversity in America and globalization.
This is particularly evident for the 18-to-30-year-old cohort, who far more readily embrace diversity than their elders.
“The world that they will inherit will be very different, and what is great about America more than in other countries … is that our country has embraced diversity in a different way,” noted Neera Tanden, president of the Center for American Progress, adding that those of this generation haven’t “felt the pressure to lose their cultural identity.”
“As we globalize in the world, [our cultural differences] that we thought of as a negative growing up … is a real positive for our country,” she said.
(Source: http://news.yahoo.com/asian-immigration-u-outpaces-hispanics-082212312.html;_ylt=A2KJjalEKOJPI3kAXv_QtDMD)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ kính Thánh Tâm Chúa tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle
Nguyễn An Quý
10:07 20/06/2012
SEATTLE - Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cùng với cộng đồng dân Chúa trong giáo xứ mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của Liên Minh Thánh Tâm một cách trọng thể. Thánh lễ được cử hành lúc 10 giờ sáng Chúa nhật ngày 17 tháng 6 năm 2012. Được biết vào chiều thứ bảy 16 tháng 6, Đoàn LMTT cũng đã cử hành buổi Tôn Vương Thánh Tâm Chúa với sự tham dự đông đảo của nhiều hội đoàn và giáo dân trong giáo xứ do linh mục chánh xứ chủ sự. Buổi Tôn Vương đã dâng gia đình giáo xứ cho Thánh Tâm Chúa, và mọi giáo dân hiện diện trong buổi Tôn Vương đều dâng mình cách riêng cho Thánh Tâm Chúa. Trong buổi Tôn Vưong này, cha chủ sự nhấn mạnh khi cha chia sẻ lời Chúa với cộng đoàn tham dự trong buổi Tôn Vương : “đây là nghi thức khởi đầu cho phong trào gia đình Tôn Vương Thánh Tâm Chúa trong tương lai mà các gia đình giáo dân sẽ thực hiện”.
Trở lại phần thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa, đúng 10 giờ thánh lễ được bắt đầu với bài ca nhập lễ do ca đoàn Tin Yêu hát lễ. Các đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh với cờ hiệu của đoàn LMTT. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ, cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, linh mục chủ tế nói: Kính chào quý ông bà và anh chị em, hôm nay cùng với đoàn Liên Minh Thánh Tâm mừng lễ kính Thánh Tâm Chúa, bổn mạng của đoàn, xin chúc mừng quý ông, quý anh trong đoàn Liên Minh Thánh Tâm và xin cho tình yêu của Thánh Tâm Chúa luôn ở với toàn thể đoàn viên, xin cho đoàn được phát triển dồi dào, nhân ngày hiền phụ, xin chúc quý cụ, quý ông luôn sống xứng đáng là những người gia trưởng trong mọi gia đình để đem lại cho gia đình niềm hạnh phúc và xây dựng một gia đình thánh thiện. Xin chúc mừng mọi gia trưởng và xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng, chào đón nhau trong tình yêu Thánh Tâm Chúa “.
Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Phần phụng vụ lời Chúa trong đoạn tin mừng, thánh Marco đã giới thiệu Chúa Giêsu nói về dụ ngôn nước Thiên Chúa như người gieo hạt giống mà thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu đã công bố đoạn tin mừng như sau: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông “.
Trong phần chia sẻ thầy phó tế cũng đã nhấn mạnh: “khi người gieo hạt lúa xuống đất, thì chính người gieo giống cũng không hay biết hạt giống đó mọc lên tự lúc nào, rồi hạt giống tự đâm chồi nẩy lộc và phát sinh ra nhiều hạt lúa khác kết thành những chuỗi hạt nặng trĩu. Đây không phải tự nhiên mà hạt giống tự phát triển thành những bông lúa rồi sinh hạt được mà là do bàn tay của Thiên… Chúng ta cùng cầu xin cho đức tin của mỗi người chúng ta cũng được tự nẩy mầm như những hạt giống và sinh nhiều hoa trái tốt lành, chúng ta biết hạt cải là hạt giống bé nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi được gieo xuống đất sẽ mọc lên cây tốt tươi mà trong bài tin mừng nói: chim trời có thể tìm đến để ẩn náu…”
Sau phần lời nguyện kết lễ, ca đoàn Tin Yêu đã có buổi chúc mừng quý cha, quý vị gia trưởng nhân ngày hiền phụ. Một vị đại diện ca đoàn Tin Yêu đã ngỏ lời chúc mừng quý cha cũng như các gia trưởng và sau đó ca đoàn đã hát tặng quý cha và các vị gia trưởng bài hát : “Tình Cha “. Bài hát kết thúc, ca đoàn lại cử ba em nhỏ Tin Yêu con lên tặng qùa cho hai cha và thấy phó tế. Nhân ngày hiền phụ, giáo xứ cũng tặng mỗi vị gia trưởng mỗi người một cây bút có khắc hàng chữ: “Happy Father’s Day với tên giaó xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”. Các em lễ sinh đã đến trao cây bút tân tay các vị gia trưởng hiện diẹn trong thánh lễ Để khuyến khích giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh và sinh viên con em trong giáo xứ, cha chánh xứ cũng đã có nhã ý mời gọi các em vừa tốt nghiệp Đại học cũng như Trung Học nhân mùa ra trường năm nay đến để giáo xứ chúc mừng và chúc lành cho các anh cử, chị cử cũng như các anh tú,chị tú vân vân. Hiện diện trong thánh lễ này, có 3 em vừa ra trường cấp trung học, cha chánh xứ cũng như cha phụ tá đã có lời chúc mừng cả 3 em hiện diện, đồng thời hai ngài đã ban phép lành và cầu nguyện cho các em được thăng tiến trên đường tiến vào đại học. Đây cũng là cách thể hiện sự liên kết thân thiện với từng gia đình trong giáo xứ để khuyến khích giới trẻ trên đường tiến thân, hầu mang lại lợi ích cho tương lai của gia đình và giáo xứ. Sau đó ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng chúc mừng quý cha và quý gia trưởng nhân ngày hiền phụ, đồng thời chúc mừng đoàn Liên Minh Thánh Tâm nhân ngày lễ bổn mạng của đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 40 sau lời cám ơn của ông đoàn trưởng LiênMinh Thánh Tâm.
Hôm nay giáo hội mừng Chúa Nhật 11 mùa thường niên. Phần phụng vụ lời Chúa trong đoạn tin mừng, thánh Marco đã giới thiệu Chúa Giêsu nói về dụ ngôn nước Thiên Chúa như người gieo hạt giống mà thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu đã công bố đoạn tin mừng như sau: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông “.
Trong phần chia sẻ thầy phó tế cũng đã nhấn mạnh: “khi người gieo hạt lúa xuống đất, thì chính người gieo giống cũng không hay biết hạt giống đó mọc lên tự lúc nào, rồi hạt giống tự đâm chồi nẩy lộc và phát sinh ra nhiều hạt lúa khác kết thành những chuỗi hạt nặng trĩu. Đây không phải tự nhiên mà hạt giống tự phát triển thành những bông lúa rồi sinh hạt được mà là do bàn tay của Thiên… Chúng ta cùng cầu xin cho đức tin của mỗi người chúng ta cũng được tự nẩy mầm như những hạt giống và sinh nhiều hoa trái tốt lành, chúng ta biết hạt cải là hạt giống bé nhỏ nhất trong các hạt giống, nhưng khi được gieo xuống đất sẽ mọc lên cây tốt tươi mà trong bài tin mừng nói: chim trời có thể tìm đến để ẩn náu…”
Sau phần lời nguyện kết lễ, ca đoàn Tin Yêu đã có buổi chúc mừng quý cha, quý vị gia trưởng nhân ngày hiền phụ. Một vị đại diện ca đoàn Tin Yêu đã ngỏ lời chúc mừng quý cha cũng như các gia trưởng và sau đó ca đoàn đã hát tặng quý cha và các vị gia trưởng bài hát : “Tình Cha “. Bài hát kết thúc, ca đoàn lại cử ba em nhỏ Tin Yêu con lên tặng qùa cho hai cha và thấy phó tế. Nhân ngày hiền phụ, giáo xứ cũng tặng mỗi vị gia trưởng mỗi người một cây bút có khắc hàng chữ: “Happy Father’s Day với tên giaó xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”. Các em lễ sinh đã đến trao cây bút tân tay các vị gia trưởng hiện diẹn trong thánh lễ Để khuyến khích giới trẻ, nhất là tầng lớp học sinh và sinh viên con em trong giáo xứ, cha chánh xứ cũng đã có nhã ý mời gọi các em vừa tốt nghiệp Đại học cũng như Trung Học nhân mùa ra trường năm nay đến để giáo xứ chúc mừng và chúc lành cho các anh cử, chị cử cũng như các anh tú,chị tú vân vân. Hiện diện trong thánh lễ này, có 3 em vừa ra trường cấp trung học, cha chánh xứ cũng như cha phụ tá đã có lời chúc mừng cả 3 em hiện diện, đồng thời hai ngài đã ban phép lành và cầu nguyện cho các em được thăng tiến trên đường tiến vào đại học. Đây cũng là cách thể hiện sự liên kết thân thiện với từng gia đình trong giáo xứ để khuyến khích giới trẻ trên đường tiến thân, hầu mang lại lợi ích cho tương lai của gia đình và giáo xứ. Sau đó ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cũng chúc mừng quý cha và quý gia trưởng nhân ngày hiền phụ, đồng thời chúc mừng đoàn Liên Minh Thánh Tâm nhân ngày lễ bổn mạng của đoàn.
Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 40 sau lời cám ơn của ông đoàn trưởng LiênMinh Thánh Tâm.
Ban bí tích Thêm sức tại giáo xứ Tân Hội
Antôn Dũng
10:13 20/06/2012
NHA TRANG - Vào lúc 16g00 ngày 17/6/2012, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh đã dâng thánh lễ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Bổn Mạng của giáo xứ TânHội, và ban bí tích Thêm Sức cho 110 em, trong đó có 73 em thuộc giáo xứ Tân Hội, 17 em thuộc giáo xứ Mỹ Đức và 20 em thuộc giáo xứ Phan Rang.
Xem hình ảnh
Cách đây vừa tròn 3 tháng, Đức Cha đã vào chủ sự thánhlễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới của giáo xứ, thánh lễ hôm đóđược cử hành tại nhà nguyện tạm. Hôm nay nhà nguyện tạm đã được dời vào tầng hầm của ngôi nhà thờ mới, rộng rãi, kiên cố và an toàn hơn rất nhiều.
Nhân dịp Đức Cha về thăm và ban bí tích Thêm Sức chomột số em, bà con giáo dân đã bày tỏ lòng biết ơn, kính mến và hiếu thảo đốivới Đức Cha, đồng thời kính xin Đức Cha tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ và chúclành để Chúa thương cho giáo xứ sớm hoàn thành và hoàn thành tốt đẹp công trình xây dựng ngôi nhà thờ mới, góp phần làm vinh danh Chúa và mang lại ơn ích thiêng liêng cho mọi thành phần dân Chúa.
Xem hình ảnh
Cách đây vừa tròn 3 tháng, Đức Cha đã vào chủ sự thánhlễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới của giáo xứ, thánh lễ hôm đóđược cử hành tại nhà nguyện tạm. Hôm nay nhà nguyện tạm đã được dời vào tầng hầm của ngôi nhà thờ mới, rộng rãi, kiên cố và an toàn hơn rất nhiều.
Nhân dịp Đức Cha về thăm và ban bí tích Thêm Sức chomột số em, bà con giáo dân đã bày tỏ lòng biết ơn, kính mến và hiếu thảo đốivới Đức Cha, đồng thời kính xin Đức Cha tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ và chúclành để Chúa thương cho giáo xứ sớm hoàn thành và hoàn thành tốt đẹp công trình xây dựng ngôi nhà thờ mới, góp phần làm vinh danh Chúa và mang lại ơn ích thiêng liêng cho mọi thành phần dân Chúa.
Đặt viên đá xây dựng Nhà giáo lý giáo xứ Công Chính
Trương Trí
10:21 20/06/2012
Chia sẽ bài giảng lễ, cha Phêrô Trương Văn Khoa, quản xứ giáo xứ Buôn Hô nêu bật :
- Giáo Hội: là Dân Thiên Chúa, gồm những người đã được rửa tội, Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Hội Thánh.
- Giáo phận: Đức Giám Mục là người coi sóc.
- Giáo xứ : Giáo dân-Linh mục được gởi đến để thay mặt Giám Mục chăm sóc giáo dân.
Ngài tiếp: Giáo phận Ban Mê Thuột có 4 Giáo hạt với 98 giáo xứ và 66 giáo họ biệt lập. Tổng cộng có 388.615 giáo dân ( theo báo cáo sinh hoạt giáo phận năm 2011 ). Như vậy có 164 nơi thờ phượng chính thức trong toàn giáo phận. Theo thống kê, dân số Việt Nam có 70% là giới trẻ, thì trong số trên 388 ngàn giáo dân của giáo phận cần có trên 6 ngàn phòng học giáo lý.
Như vây, giáo xứ Công Chính hôm nay, sau 4 năm chính thức thành lập giáo xứ và bổ nhiệm cha quản xứ tiên khởi Giuse Đổ Minh Hiển coi sóc giáo xứ cho đến hôm nay, có 5213 giáo dân, như vậy tỷ lệ giới trẻ là trên 3000 thanh thiếu niên. Lứa tuổi cần thiết phải học giáo lý khoảng 1500 em, thì cần phải có 40 phòng giáo lý. Hôm nay, giáo xứ dâng Thánh lễ Tạ ơn và long trọng cử hành nghi thức đặt viên đá xây dựng Nhà giáo lý, với biết bao công sức của cộng đoàn, nhà giáo lý tuy to lớn nhưng cũng chỉ được 12 phòng, diện tích sử dụng là 1000m2.
Ngài cũng nêu bật sự kiện Giáo hội mừng kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican 2 trong năm nay. Năm 1962, trên 2300 vị Giám Mục và Hồng Y long trọng trong đoàn rước tiến vào Đền thờ Thánh Phêrô để cử hành lễ Khai mạc Công Đồng. Không chỉ 50 năm qua mà mãi mãi sau này, giáo hội còn học tập, đào sâu và mở rộng tinh thần của Công đồng. Từ trước Công đồng, mọi người có quan niệm việc xây dựng Nhà thờ nhà thánh là trách nhiệm của các Giám Mục và linh mục. Nhưng Công Đồng Vatican 2 đã xác định Hội Thánh là toàn thể Dân Thiên chúa. Dân Thiên chúa là những người đã được rửa tội và tin vào Đức Kitô. Tất cả mọi người ấy đều có giá trị như nhau đó là giá trị làm Con Thiên Chúa. Tất cả mọi người ấy đều có sự tự do như nhau, đó là sự tự do mà Chúa Thánh Thần ban cho. Tất cả mọi người ấy đều có một ơn gọi như nhau, đó là ơn gọi nên Thánh. Tất cả mọi người ấy đều có một sứ mệnh như nhau, đó là sứ mệnh xây dựng Hội Thánh.
Công đồng Vatican 2 đề cao vai trò của người giáo dân, và muốn vai trò của giáo dân được phát huy mạnh mẽ. Đó là góp phần xây dựng Giáo hội.
Hôm nay, trong Thánh lễ long trọng này, mỗi một người trong cộng đoàn chúng ta được mời gọi góp phần xây dựng Giáo hội, xây dựng giáo xứ chúng ta. Bởi vậy, việc xây dựng nhà Giáo lý và các công trình liên quan là trách nhiệm của mỗi một người chúng ta. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho mọi công việc được tốt đẹp, đồng thời chúng ta cũng có trách nhiệm góp công góp của để công việc xây dựng sớm hoàn thành.
Trong phần dâng lễ vật, là một giáo xứ vùng Tây nguyên, có gần 600 giáo dân là người dân tộc, việc dâng lễ vật lúc nào cũng có sự góp phần của anh chị em người dân tộc. Đặc biệt, dâng lên Chúa tấm bia đá khắc dòng chữ: “ Lễ Đặt viên đá ngày 20.6.2012 do cha Hạt trưởng Đăklăk 1 Giuse Nguyễn Ngọc Quế “.
Sau Thánh lễ, đại diện HĐGX thay mặt giáo xứ cảm ơn cha Hạt trưởng và quí cha đồng tế, cảm ơn các đại diện giáo xứ bạn. Đặc biệt trong Thánh lễ này cũng có sự hiện diện của đại diện tôn giáo bạn và chính quyền các cấp đến chia vui và tặng lẳng hoa chúc mừng.
Sau Thánh lễ, cha Hạt trưởng đã chủ sự nghi thức làm phép viên đá và đặt đá xây dựng nhà giáo lý. Ngài dâng lời nguyện xin Chúa chúc lành cho mọi công việc xây dựng được thuận lợi và sớm hoàn thành. Tiếp đó Ngài đã rảy Nước Thánh và xông hương nền đất chuẩn bị xây dựng cũng như viên đá sắp được ngài và cha quản xứ đặt nền móng. Trong tiếng hát ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa.
Cha quản xứ cũng đã thay mặt cộng đoàn Dân chúa, một lần nữa cảm ơn cha Hạt trưởng, quí cha đồng tế. Cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo mọi sự thuận lợi trong việc xây dựng ngôi nhà giáo lý.
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, 49 Tân Khấn Sinh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:26 20/06/2012
Tháng 6, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và là tháng của những lễ phong chức, lễ khấn dòng, kỷ niệm ngày chịu chức, khấn dòng nên tháng 6 cũng là mùa ơn gọi.
Sáng sớm hôm nay ngày 20.6.2012, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự thánh lễ khấn dòng cho 49 Nữ tu tại nguyện đường dòng MTG Phan Thiết, trong đó có 18 Nữ tu khấn trọn và 31 Nữ tu tiên khấn.
Theo sự thường thì nghi thức tiên khấn và vĩnh khấn được tổ chức độc lập với nhau. Nhưng năm nay, tại nhà dòng, do nhu cầu xây dựng nên cả 2 lễ khấn vĩnh khấn và tiên khấn được tổ chức trong cùng một nghi thức. Vì vậy số tu sĩ và tín hữu là thân nhân là ân nhân của nhà dòng và các tân khấn sinh quy tụ thật đông đảo, số linh mục đồng tế lên đến 78 vị.
Trong niềm vui tạ ơn, cộng đoàn phụng vụ chung lời cầu nguyện để cho các khấn sinh. Khi đã dâng tâm tình trong lời cam kết gắn bó với Đức Kitô chịu đóng đinh như là đối tượng duy nhất của lòng trí, các Nữ tu sẵn sàng tiến lên và đi đến cùng trong chọn lựa của mình. Mỗi dịp lễ khấn đều là một khởi đầu mới trong hành trình hiến dâng. Vì vậy được tháp tùng và nâng đỡ bằng trong lời kinh nguyện của người nhà của người thân là điều cần thiết và đáng ước mơ.Các Nữ tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Khi tuyên khấn, người Nữ tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Theo tục lệ một số dân nhập cư bắc Mỹ, khi con thi đậu vào trường đại học, người cha tặng cho con một món quà hợp với nguyện vọng. Món quà ấy như là phương tiện đi tới tương lai. Chuyện kể rằng: có người con thuộc gia đình khá giả muốn cha cho một chiếc xe hơi đời mới, nhưng người cha lại trao cho con một chiếc hộp đựng chìa khóa rất đẹp. Cứ đinh ninh đây là chìa khóa xe, người con hí hửng mở ra xem. Đúng là chìa khóa, nhưng không phải chìa khóa xe, mà là một chìa khóa bằng vàng rất đẹp với bốn chữ “m” được khắc sắc sảo “miệt mài, may mắn”. Một thoáng ngỡ ngàng. Bấy giờ người cha mới giải thích: ngày nay con cứ miệt mài học tập, rồi tương lai may mắn sẽ đến với con, lúc ấy con có điều kiện chủ động để lựa chọn chiếc xe mơ ước và như thế, niềm vui của con sẽ trọn vẹn.
Hôm nay lễ khấn của các chị em Hội Dòng MTG PT, qua bài Phúc Âm chọn đọc, Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
Lát nữa đây trong lời tuyên khấn, khi chị em đọc lên quyết tâm “chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí” chính là lúc chị em từ bỏ tất cả, ngay cả những gì là thiết thân nhất nơi mình như hàm răng mái tóc, dáng vóc tính tình để ôm lấy Thánh Giá mà ở lại trong tình thương của Thầy chí thánh. Quả là một quyết tâm xé lòng, nhưng cũng là một chọn lựa quyết liệt để có được niềm vui.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời.
Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.
49 chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Chìa khóa niềm vui đã được trao cho chị em, cũng chúc chị em 4 chữ “m” miệt mài may mắn, và thêm 1 chữ M hoa là Đức Maria, Đấng đầy ơn phúc sẽ giúp chị em hạnh phúc và vui trọn đời. Cám ơn các gia đình đã quảng đại cống hiến những thành viên yêu dấu để phục vụ Chúa và Giáo Hội địa phương trong Hội Dòng này. Hợp với quý cha đồng tế, quý khách, chúc mừng chị Tổng và Hội Dòng. Mong rằng số khấn sinh nay mai sẽ còn nhiều hơn nữa, như người ta nói: năm nay 49, năm tới 53, phải không?
Cuối thánh lễ, đại diện gia đình các tân khấn sinh và đại diện Hội dâng lời cảm tạ.
Mặc dù đông đảo khấn sinh, nhưng nghi thức ngắn gọn trong thời gian 45 phút và thánh lễ gói gọn khoảng 120 phút.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 49 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa Giêsu. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Sáng sớm hôm nay ngày 20.6.2012, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chủ sự thánh lễ khấn dòng cho 49 Nữ tu tại nguyện đường dòng MTG Phan Thiết, trong đó có 18 Nữ tu khấn trọn và 31 Nữ tu tiên khấn.
Trong niềm vui tạ ơn, cộng đoàn phụng vụ chung lời cầu nguyện để cho các khấn sinh. Khi đã dâng tâm tình trong lời cam kết gắn bó với Đức Kitô chịu đóng đinh như là đối tượng duy nhất của lòng trí, các Nữ tu sẵn sàng tiến lên và đi đến cùng trong chọn lựa của mình. Mỗi dịp lễ khấn đều là một khởi đầu mới trong hành trình hiến dâng. Vì vậy được tháp tùng và nâng đỡ bằng trong lời kinh nguyện của người nhà của người thân là điều cần thiết và đáng ước mơ.Các Nữ tu dâng lên Thiên Chúa của lễ trọn một cuộc đời tận hiến cho tình yêu Mến Thánh Giá. Khi tuyên khấn, người Nữ tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm Tin Mừng Ga 15, 4-12
Theo tục lệ một số dân nhập cư bắc Mỹ, khi con thi đậu vào trường đại học, người cha tặng cho con một món quà hợp với nguyện vọng. Món quà ấy như là phương tiện đi tới tương lai. Chuyện kể rằng: có người con thuộc gia đình khá giả muốn cha cho một chiếc xe hơi đời mới, nhưng người cha lại trao cho con một chiếc hộp đựng chìa khóa rất đẹp. Cứ đinh ninh đây là chìa khóa xe, người con hí hửng mở ra xem. Đúng là chìa khóa, nhưng không phải chìa khóa xe, mà là một chìa khóa bằng vàng rất đẹp với bốn chữ “m” được khắc sắc sảo “miệt mài, may mắn”. Một thoáng ngỡ ngàng. Bấy giờ người cha mới giải thích: ngày nay con cứ miệt mài học tập, rồi tương lai may mắn sẽ đến với con, lúc ấy con có điều kiện chủ động để lựa chọn chiếc xe mơ ước và như thế, niềm vui của con sẽ trọn vẹn.
Hôm nay lễ khấn của các chị em Hội Dòng MTG PT, qua bài Phúc Âm chọn đọc, Chúa Giêsu cũng trao vào tay chị em món quà đặc biệt là chìa khóa mở vào niềm vui trọn vẹn với ba lời tâm huyết.
1. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”
Môn đệ gắn bó với Thầy là chuyện phải lẽ, bởi thầy trò cùng có một lý tưởng, cùng chung một đường đi và đến cùng một đích điểm. Thầy ở đâu, môn đệ cũng ở đó. Và môn đệ gắn bó với Thầy cũng là chuyện phải đạo. Thầy nào trò nấy. “Ở lại trong tình thương của Thầy” là điều kiện trước hết trên hết để niềm vui của người môn đệ được trọn vẹn.
Lát nữa đây trong lời tuyên khấn, khi chị em đọc lên quyết tâm “chọn Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí” chính là lúc chị em từ bỏ tất cả, ngay cả những gì là thiết thân nhất nơi mình như hàm răng mái tóc, dáng vóc tính tình để ôm lấy Thánh Giá mà ở lại trong tình thương của Thầy chí thánh. Quả là một quyết tâm xé lòng, nhưng cũng là một chọn lựa quyết liệt để có được niềm vui.
2. “Hãy yêu thương nhau”
Nếu gà cùng một mẹ chia sẻ cùng một tình thương trong đàn, thì môn đệ cũng sống bởi và bằng tình thương duy nhất của Thầy, nên “yêu thương nhau” vừa như một lẽ sống biết chia sẻ cho đi, vừa như một sức sống luôn nhân tăng mở rộng, và còn như một dấu hiệu sống động minh họa cho đời thánh hiến có khả năng làm chứng cho hạnh phúc niềm vui Nước Trời.
Người trong nam quen gọi nữ tu là “dì phước”, nghĩa là người thích làm phước giúp đỡ kẻ khác và cũng là người gặp được hạnh phúc trong đời, nhưng người trong cuộc lại xác tín rằng mình chỉ giữ được hạnh phúc trọn vẹn khi dấn thân trong đời sống cộng đoàn, có chị có em bên nhau, nương tựa vào nhau mà sống. Chị ngã em nâng, chị dâng em hiến, và cứ thế yêu thương nhau trở nên sức sống niềm vui.
3. “Hãy ra đi và mang lại hoa trái”
Thầy Giêsu là Đấng Cứu Độ và công trình đời Người là đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Khi về trời, Thầy không làm việc trực tiếp nữa, nhưng đã ủy thác cho các môn đệ lệnh truyền “đến với muôn dân”. Từ đó Giáo Hội được khai sinh, trong sức mạnh của Thánh Thần, các môn đệ lên đường truyền giáo muôn ngả và kết sinh hoa trái phong phú dọc dài lịch sử.
49 chị em hôm nay, dù tiên khấn hay vĩnh khấn, cũng sẽ được phân bổ về những nơi có nhu cầu mục vụ. Đây là cuộc ra đi của người môn đệ, không lựa chọn nơi đến, không lựa chọn đối tượng phục vụ, nhưng chỉ canh cánh bên lòng ước vọng đem lại hoa trái cho mùa cứu rỗi. Khấn là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Chìa khóa niềm vui đã được trao cho chị em, cũng chúc chị em 4 chữ “m” miệt mài may mắn, và thêm 1 chữ M hoa là Đức Maria, Đấng đầy ơn phúc sẽ giúp chị em hạnh phúc và vui trọn đời. Cám ơn các gia đình đã quảng đại cống hiến những thành viên yêu dấu để phục vụ Chúa và Giáo Hội địa phương trong Hội Dòng này. Hợp với quý cha đồng tế, quý khách, chúc mừng chị Tổng và Hội Dòng. Mong rằng số khấn sinh nay mai sẽ còn nhiều hơn nữa, như người ta nói: năm nay 49, năm tới 53, phải không?
Cuối thánh lễ, đại diện gia đình các tân khấn sinh và đại diện Hội dâng lời cảm tạ.
Mặc dù đông đảo khấn sinh, nhưng nghi thức ngắn gọn trong thời gian 45 phút và thánh lễ gói gọn khoảng 120 phút.
Sau thánh lễ các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, mùa khấn dòng và phong chức khắp các giáo phận và các hội dòng. Xin chung lời cầu nguyện cho 49 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Nhân Từ của Chúa Giêsu. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Tập huấn Junior Hải Phòng mùa Hè
Giuse Khổng Trung Sơn
11:30 20/06/2012
HẢI PHÒNG - Nhằm nâng cao đời sống nội tâm, bồi dưỡng lòng Tin – Cậy – Mến cho hệ thống Junior Hải Phòng. Ban Chuyên trách Junior và Ban Quản trị Hội Đồng Comitium Hải Phòng, được sự đồng ý của Cha Linh giám Comitium, Quý Cha Linh giám Curia Trà Cổ và Curia Yên Hưng đã trình Ban Chuyên trách Junior Senatus Việt Nam chương trình Trại hè Huấn luyện ủy viên Junior trong các ngày 13,14,15 tháng 06 năm 2012 tại Giáo xứ Trà Cổ, Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
15 giờ chiều thứ tư ngày 13 tháng 06 năm 2012, các Đoàn Junior tập kết nhập trại.
19 giờ tiến hành khai mạc giờ Chầu Thánh Thể. Tiếp đến, Cha Linh giám Comitium Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện Huấn từ cho tất cả Ban tổ chức và các ủy viên Junior.
Sau đó, Chị Maria Nguyễn Kim Xuân thủ quỹ Senatus Việt Nam - Trưởng Ban Chuyên trách Junior Việt Nam đã phổ biến chi tiết nội quy, kỷ luật, thi đua, tiếp tân, hậu cần và các vấn đề liên quan của Trại Tập Huấn.
Kết quả các nội dung tập huấn Junior được đánh giá thành công trong lễ tổng kết đã chọn được hai cá nhân Xuất Sắc, một Giải Nhất Đoàn thuộc tổ hai, Giải Nhì Đoàn thuộc tổ một, Giải Ba Đoàn thuộc tổ ba, còn lại đoạt Giải Khuyến Khích.
Trại Tập Huấn đã in đậm trong tâm trí các em Junior, các anh chị phụ trách, các thành viên Ban Chuyên trách Junior, đại điện Senatus Việt Nam và Ban Quản trị Comitium.
Ban Chuyên trách Junior Hải Phòng chân thành ghi ơn Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện, Cha Giuse Ngô Văn Vàng, Cha Giuse Bùi Văn Hà, chị Têrêxa Nguyễn Ngọc Quý, chị Maria Nguyễn Kim Xuân, chị Cecilia Cao Đức Lan Thảo, cùng quý Hội Đồng các đơn vị nhiệt thành đưa các em Junior tham dự trại.
Đặc biệt xin cảm ơn Curia Trà Cổ đã tận tình giúp đỡ các công việc hậu cần và vật dụng cho kỳ tập huấn.
Kính mong các Hội Đồng Curia đưa chương trình phát triển Junior lên tầm cao mới.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria luôn hướng dẫn và đồng hành với các anh chị em Junior để ngày một phát triển về số lượng và chất lượng.
19 giờ tiến hành khai mạc giờ Chầu Thánh Thể. Tiếp đến, Cha Linh giám Comitium Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện Huấn từ cho tất cả Ban tổ chức và các ủy viên Junior.
Sau đó, Chị Maria Nguyễn Kim Xuân thủ quỹ Senatus Việt Nam - Trưởng Ban Chuyên trách Junior Việt Nam đã phổ biến chi tiết nội quy, kỷ luật, thi đua, tiếp tân, hậu cần và các vấn đề liên quan của Trại Tập Huấn.
Kết quả các nội dung tập huấn Junior được đánh giá thành công trong lễ tổng kết đã chọn được hai cá nhân Xuất Sắc, một Giải Nhất Đoàn thuộc tổ hai, Giải Nhì Đoàn thuộc tổ một, Giải Ba Đoàn thuộc tổ ba, còn lại đoạt Giải Khuyến Khích.
Trại Tập Huấn đã in đậm trong tâm trí các em Junior, các anh chị phụ trách, các thành viên Ban Chuyên trách Junior, đại điện Senatus Việt Nam và Ban Quản trị Comitium.
Ban Chuyên trách Junior Hải Phòng chân thành ghi ơn Cha Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện, Cha Giuse Ngô Văn Vàng, Cha Giuse Bùi Văn Hà, chị Têrêxa Nguyễn Ngọc Quý, chị Maria Nguyễn Kim Xuân, chị Cecilia Cao Đức Lan Thảo, cùng quý Hội Đồng các đơn vị nhiệt thành đưa các em Junior tham dự trại.
Đặc biệt xin cảm ơn Curia Trà Cổ đã tận tình giúp đỡ các công việc hậu cần và vật dụng cho kỳ tập huấn.
Kính mong các Hội Đồng Curia đưa chương trình phát triển Junior lên tầm cao mới.
Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria luôn hướng dẫn và đồng hành với các anh chị em Junior để ngày một phát triển về số lượng và chất lượng.
Mái ấm Thiên Ân: thánh lễ tạ ơn kết thúc năm học
Anmai, CSsR
22:50 20/06/2012
Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà đã kết thúc một năm học. Chiều tối hôm nay, các thành viên trong mái ấm Thiên Ân quây quần bên nhau bên bàn tiệc Thánh để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Xem hình ảnh
Trước khi Thánh Lễ được cử hành, Thầy Phong - phụ trách mái ấm Thiên Ân - xin Cha chủ tế cùng toàn thể mọi người cùng hiệp ý tạ ơn Chúa với muôn vàn hồng ân Chúa đã ban cho, đặc biệt một năm học vừa kết thúc.
Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca, chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa.. . Ca đoàn "cây nhà lá vườn" Thiên Ân đã dẫn cộng đoàn vào Thánh Lễ tạ ơn hôm nay.
"Lời tạ ơn con dâng lên Chúa khi nắng hồng vừa mới lên khi hoàng hôn đang xuống dần, xuống dần vì ngàn hồng ân như muôn lớp sóng Chúa tuôn đổ xuống trên con tháng năm hoài mãi miên man.. .". Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để dâng Thánh Lễ tại ơn, Cha cũng mời gọi cộng đoàn nhớ đến những vị ân nhân bằng này hay cách khác đã giúp mái ấm có được ngày hôm nay.
Lời Chúa trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay được công bố bởi hai anh em ruột Vòng Quang Kỳ và Vòng Minh Nhi. Gia đình ở Long Khánh, hai anh em ruột đều bị khiếm thị, quả là nỗi đau lớn của gia đình hai em.
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế gợi đến giao ước mà Thiên Chúa đã lập trong sách Đệ Nhị Luật. Thiên Chúa yêu thương dân Ngài và nhắc nhớ dân hãy khiêm tốn giữ giao ước của Ngài.. . Trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu hôm nay cũng nhắc nhớ mỗi người có ăn chay, cầu nguyện, bố thí cũng nên âm thầm lặng lẽ chứ đừng phô trương như bọn đạo đức giả. Tóm lại, Cha mời gọi mỗi người nhìn lại ân huệ mà Chúa trao ban cho mỗi người dù bị khiếm khuyết phần nào đó trong cơ thể. Hãy làm điều gì đó có thể được với khả năng nhỏ bé mà Thiên Chúa trao ban.. . có thể là dâng lời ca tiếng hát hay là tiếng đàn.. .
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho cha mỗi khi nhớ đến cha. Hẹn dịp khác Cha trở về với mái ấm Thiên Ân.
Thánh Lễ hôm nay thêm phần trang nghiêm và sốt sắng bởi lời ca thánh thót và truyền cảm của cả nhà. Đặc biệt với tay đàn Phước Vĩnh, Phước Vĩnh bị khiếm thị bẩm sinh nhưng rồi Thiên Chúa lại ban cho Vĩnh một biệt tài là chỉ cần nghe qua bản nhạc nào đó thì Vĩnh có thể đệm lại không cần nhìn bản nhạc đó. Kèm theo đó là giọng ca sôlô của anh chàng Út quê ở Bến Tre. "Hồng Ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man nâng đỡ tình con trong Tay trong Tay vòng Tay thương mến. Đời có Chúa êm trôi êm trôi Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi có Chúa cùng đi con không đơn côi, Ôi Tình Tuyệt vời.. ." do anh chàng Út sôlô đã thật sự đi vào lòng người.
Còn nữa những hình ảnh hết sức dễ thương của Thùy Trang, Công Luật, Minh Hải, Trần Tân, Bùi Thị Hậu, Vinh.. . trong mái ấm này. Mỗi em xuất phát từ mỗi gia đình, mỗi môi trường, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một mất mát lớn của con người đó là không nhìn thấy ánh sáng. Cùng chung nỗi đau đó nên các em đùm bọc yêu thương nhau tuy không cùng mang một dòng máu.
Các em kém may mắn thật nhưng cũng còn một chút gì đó là được quy tụ về mái ấm này dưới sự dìu dắt của Thầy Phong. Nhờ tình thương của Thầy và sự cộng tác của nhiều vị ân nhân xa gần, các em được học văn hóa, học nhạc, học xoa bóp bấm huyệt tùy theo khả năng nhỏ bé của mình. Nơi mái ấm này, các em tìm được một chút gì đó tình người xoa dịu nỗi đau của mình.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành trên mái ấm qua những vị ân nhân để phần nào xoa dịu nỗi đau của người khiếm thị không nhìn thấy ánh sáng như những người đang ở trong mái ấm Thiên Ân này.
Xem hình ảnh
Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca, chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa.. . Ca đoàn "cây nhà lá vườn" Thiên Ân đã dẫn cộng đoàn vào Thánh Lễ tạ ơn hôm nay.
"Lời tạ ơn con dâng lên Chúa khi nắng hồng vừa mới lên khi hoàng hôn đang xuống dần, xuống dần vì ngàn hồng ân như muôn lớp sóng Chúa tuôn đổ xuống trên con tháng năm hoài mãi miên man.. .". Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để dâng Thánh Lễ tại ơn, Cha cũng mời gọi cộng đoàn nhớ đến những vị ân nhân bằng này hay cách khác đã giúp mái ấm có được ngày hôm nay.
Lời Chúa trong các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay được công bố bởi hai anh em ruột Vòng Quang Kỳ và Vòng Minh Nhi. Gia đình ở Long Khánh, hai anh em ruột đều bị khiếm thị, quả là nỗi đau lớn của gia đình hai em.
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế gợi đến giao ước mà Thiên Chúa đã lập trong sách Đệ Nhị Luật. Thiên Chúa yêu thương dân Ngài và nhắc nhớ dân hãy khiêm tốn giữ giao ước của Ngài.. . Trang Tin Mừng theo Thánh Matthêu hôm nay cũng nhắc nhớ mỗi người có ăn chay, cầu nguyện, bố thí cũng nên âm thầm lặng lẽ chứ đừng phô trương như bọn đạo đức giả. Tóm lại, Cha mời gọi mỗi người nhìn lại ân huệ mà Chúa trao ban cho mỗi người dù bị khiếm khuyết phần nào đó trong cơ thể. Hãy làm điều gì đó có thể được với khả năng nhỏ bé mà Thiên Chúa trao ban.. . có thể là dâng lời ca tiếng hát hay là tiếng đàn.. .
Trước khi ban phép lành cuối Lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho cha mỗi khi nhớ đến cha. Hẹn dịp khác Cha trở về với mái ấm Thiên Ân.
Thánh Lễ hôm nay thêm phần trang nghiêm và sốt sắng bởi lời ca thánh thót và truyền cảm của cả nhà. Đặc biệt với tay đàn Phước Vĩnh, Phước Vĩnh bị khiếm thị bẩm sinh nhưng rồi Thiên Chúa lại ban cho Vĩnh một biệt tài là chỉ cần nghe qua bản nhạc nào đó thì Vĩnh có thể đệm lại không cần nhìn bản nhạc đó. Kèm theo đó là giọng ca sôlô của anh chàng Út quê ở Bến Tre. "Hồng Ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man nâng đỡ tình con trong Tay trong Tay vòng Tay thương mến. Đời có Chúa êm trôi êm trôi Chúa dắt dìu con luôn luôn không thôi có Chúa cùng đi con không đơn côi, Ôi Tình Tuyệt vời.. ." do anh chàng Út sôlô đã thật sự đi vào lòng người.
Còn nữa những hình ảnh hết sức dễ thương của Thùy Trang, Công Luật, Minh Hải, Trần Tân, Bùi Thị Hậu, Vinh.. . trong mái ấm này. Mỗi em xuất phát từ mỗi gia đình, mỗi môi trường, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một mất mát lớn của con người đó là không nhìn thấy ánh sáng. Cùng chung nỗi đau đó nên các em đùm bọc yêu thương nhau tuy không cùng mang một dòng máu.
Các em kém may mắn thật nhưng cũng còn một chút gì đó là được quy tụ về mái ấm này dưới sự dìu dắt của Thầy Phong. Nhờ tình thương của Thầy và sự cộng tác của nhiều vị ân nhân xa gần, các em được học văn hóa, học nhạc, học xoa bóp bấm huyệt tùy theo khả năng nhỏ bé của mình. Nơi mái ấm này, các em tìm được một chút gì đó tình người xoa dịu nỗi đau của mình.
Nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành trên mái ấm qua những vị ân nhân để phần nào xoa dịu nỗi đau của người khiếm thị không nhìn thấy ánh sáng như những người đang ở trong mái ấm Thiên Ân này.
20 người gia nhập Giáo hội tại cộng đoàn Bảo Nhai - giáo xứ Lào Cai
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
22:55 20/06/2012
Vào lúc 14g00 ngày 16/06/2012, tại cộng đoàn Bảo Nhai, giáo xứ Lào Cai, giáo hạt Lào Cai, giáo phận Hưng Hóa, linh mục quản xứ Lào Cai đã ban bí tích Thánh Tẩy cho 20 người thuộc 8 gia đình đang sinh sống tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Xem hình ảnh
Cộng đoàn Bảo Nhai có khoảng 50 nhân danh. Phần lớn những người đang sinh sống nơi đây đều là những người đến từ Giáo phận Hải Phòng và Giáo phận Bùi Chu, nhiều thập niên qua.
Sau nhiều năm lập nghiệp tại đất Bảo Nhai, nhà thờ không có; các linh mục cũng không nên họ chỉ lo làm ăn kinh tế mà không còn để tâm vào việc sinh hoạt tôn giáo nữa. Đời ông bà thì giữ Đạo tại tâm và chỉ nói với các con là nhà mình có Đạo mà không lo dạy dỗ con cái về Kinh – Bổn và giáo lý của Chúa. Vì thế dẫn tới việc, khi các con sinh ra các cháu thì hoàn toàn không còn biết nhà mình có Đạo hay không. Có người còn nói: “Thôi thì Đạo nào cũng là Đạo chỉ cần ăn ngay ở lành là được”. Hậu quả là các cháu (thế hệ thứ 3) không còn cảm thức gì về tôn giáo.
Nhận được thực tế đó, linh mục quản xứ và linh mục phó giáo xứ Lào Cai đã tiếp cận bằng việc thăm hỏi, dạy giáo lý và dâng Lễ cho giáo dân. Lúc đầu, họ còn rất e ngại vì nhiều lí do. Tiếp đó, mọi chuyện khá hơn. Sau đó, 8 gia đình (cả vợ chồng, con cái) đã đăng kí học lớp giáo lý dự tòng trong vòng 7 ngày liền. Càng học họ càng cảm nhận được tình thương của Chúa và giáo lý của Đạo thật là tốt.
Sau khi kết túc khóa học, có người nói: “Con mà biết đi Đạo sướng như thế này thì con đi lâu rồi. Con sẽ nói cho những người thân của con biết về Đạo nữa”. Và họ đăng kí được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy để được gia nhập Đạo.
Cũng nên biết, huyện Bắc Hà gồm 3 cộng đoàn: Bảo Nhai, Bắc Hà và Nậm Lúc. Số giáo dân có khoảng 150 nhân danh. Nơi đây, chưa có nhà thờ hay nhà nguyện nào được mọc lên. Đời sống kinh tế còn rất khó khăn. Đời sống Đạo lại càng khiêm tốn. Vì thế, số lượng người được lãnh nhận đông đảo như thế này là một luồng sinh khí mới không chỉ cho cộng đoàn Bảo Nhai mà còn cho cả các cộng đoàn thuộc huyện Bắc Hà. Cầu mong mọi chuyện sẽ được tiếp tục tiến triển theo thánh ý Chúa!
Thánh lễ kéo dài tới 2 tiếng. Trời nóng bức. Nhưng Thánh lễ lại rất sốt sáng bởi tấm lòng của những người tân tòng. Họ rất phấn khởi và hãnh diện được làm con Chúa. Anh Phêrô Lương Văn Tuấn, lớp trưởng lớp giáo lý dự tòng, chia sẻ niềm vui: “Hôm nay là ngày vui nhất đối với chúng con nói chung và cá nhân con nói riêng vì được làm con Chúa”.
Thánh lễ kết thúc. Nhưng cuộc sống Đạo của những tân tòng mới bắt đầu. Nhìn những tấm hình họ đã chụp hình làm kỉ niệm đẹp thế nào thì chúng ta cũng cầu mong cho đức tin họ mới lãnh nhận cũng luôn đẹp như vậy.
Xem hình ảnh
Sau nhiều năm lập nghiệp tại đất Bảo Nhai, nhà thờ không có; các linh mục cũng không nên họ chỉ lo làm ăn kinh tế mà không còn để tâm vào việc sinh hoạt tôn giáo nữa. Đời ông bà thì giữ Đạo tại tâm và chỉ nói với các con là nhà mình có Đạo mà không lo dạy dỗ con cái về Kinh – Bổn và giáo lý của Chúa. Vì thế dẫn tới việc, khi các con sinh ra các cháu thì hoàn toàn không còn biết nhà mình có Đạo hay không. Có người còn nói: “Thôi thì Đạo nào cũng là Đạo chỉ cần ăn ngay ở lành là được”. Hậu quả là các cháu (thế hệ thứ 3) không còn cảm thức gì về tôn giáo.
Nhận được thực tế đó, linh mục quản xứ và linh mục phó giáo xứ Lào Cai đã tiếp cận bằng việc thăm hỏi, dạy giáo lý và dâng Lễ cho giáo dân. Lúc đầu, họ còn rất e ngại vì nhiều lí do. Tiếp đó, mọi chuyện khá hơn. Sau đó, 8 gia đình (cả vợ chồng, con cái) đã đăng kí học lớp giáo lý dự tòng trong vòng 7 ngày liền. Càng học họ càng cảm nhận được tình thương của Chúa và giáo lý của Đạo thật là tốt.
Sau khi kết túc khóa học, có người nói: “Con mà biết đi Đạo sướng như thế này thì con đi lâu rồi. Con sẽ nói cho những người thân của con biết về Đạo nữa”. Và họ đăng kí được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy để được gia nhập Đạo.
Cũng nên biết, huyện Bắc Hà gồm 3 cộng đoàn: Bảo Nhai, Bắc Hà và Nậm Lúc. Số giáo dân có khoảng 150 nhân danh. Nơi đây, chưa có nhà thờ hay nhà nguyện nào được mọc lên. Đời sống kinh tế còn rất khó khăn. Đời sống Đạo lại càng khiêm tốn. Vì thế, số lượng người được lãnh nhận đông đảo như thế này là một luồng sinh khí mới không chỉ cho cộng đoàn Bảo Nhai mà còn cho cả các cộng đoàn thuộc huyện Bắc Hà. Cầu mong mọi chuyện sẽ được tiếp tục tiến triển theo thánh ý Chúa!
Thánh lễ kéo dài tới 2 tiếng. Trời nóng bức. Nhưng Thánh lễ lại rất sốt sáng bởi tấm lòng của những người tân tòng. Họ rất phấn khởi và hãnh diện được làm con Chúa. Anh Phêrô Lương Văn Tuấn, lớp trưởng lớp giáo lý dự tòng, chia sẻ niềm vui: “Hôm nay là ngày vui nhất đối với chúng con nói chung và cá nhân con nói riêng vì được làm con Chúa”.
Thánh lễ kết thúc. Nhưng cuộc sống Đạo của những tân tòng mới bắt đầu. Nhìn những tấm hình họ đã chụp hình làm kỉ niệm đẹp thế nào thì chúng ta cũng cầu mong cho đức tin họ mới lãnh nhận cũng luôn đẹp như vậy.
Trại hè Hồng Ân của Cựu Phan Sinh
Nguyễn Trọng Đa
22:55 20/06/2012
Đến hẹn lại đi. Hè về, anh chị em Cựu Phan Sinh (cựu chủng sinh dòng Phanxicô Việt Nam, CPS) tổ chức trại hè, để anh chị em và con cháu vui chơi bên bờ biển, nghỉ dưỡng sau một năm dài ít gặp nhau.
Xem hình ảnh
Năm nay, trại hè mang tên Hồng Ân diễn ra tại Khu du lịch Hồng Hà, Lộc An, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (cách Sài Gòn khoảng 120km) trong hai ngày 16 và 17-6-2012, với sự tham dự của hơn 100 người. Anh em muốn tổ chức trại hè sớm hơn mọi năm, nhằm tránh những ngày mưa, tuy nhiên số người tham dự không đông, do nhiều gia đình chuẩn bị cho con cái thi cử vào lớp 10 nên không thể tham dự được, thật tiếc. Mong muốn của anh em được Chúa thương chúc phúc, nên trong hai ngày không hề có mưa tại địa phương, trời nắng nhẹ và mát, mặc dầu có mưa to tại khu vực xa khoảng 8km.
Khoảng 10g ngày 16-6, xe chở các nhóm Sài Gòn, Thủ Đức, Hố Nai, Long Khánh, Bảo Lộc, Bình Giã lần lượt đến khu du lịch ven bờ biển. Anh chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng, các con cháu làm quen với nhau thật nhanh. Sau bữa ăn trưa và nghỉ ngơi, đúng 14g, hội trại khai mạc, dưới sự chủ tọa của anh Phiên, đại diện anh em CPS.
Sau lễ khai mạc ngắn gọn, anh chị em và các cháu bắt đầu vui chơi tập thể, dưới sự điều hành của quản trò hội trại năm nay là anh Đạt ở Hố Nai. Mọi người hăng hái tham gia các trò chơi tập thể trên bãi biển, với tiếng cười, tiếng hét, tiếng la ơi ới và tiếng còi lanh lảnh. Các anh lớn tuổi cũng tham gia nhiệt tình, làm cho thanh thiếu niên càng thích thú, ham chơi quên cả mệt mỏi. Anh em chia thành bốn đội thi đua nhau trong các trò chơi, có ban giám khảo chấm điểm công minh. Đến 16g15, trại sinh xuống tắm biển, nô đùa vui vẻ với trò ném bóng, đá banh. Sóng biển cao, nên một số người đứng nhìn chơi, chứ không dám xuống tắm.
Sau cơm tối, anh chị em CPS chơi lửa trại. Nghi thức đốt lửa trại kiểu Hướng đạo, do anh Đại diện châm lửa, khởi đầu một đêm vui bên lánh lửa bập bùng cạnh bờ biển. Bốn đội thi nhau diễn các hoạt cảnh Tin Mừng, như người phụ nữ ngoại tình, người Samari nhân hậu…thật khá, mặc dầu chỉ mới tập với nhau trong thời gian ngắn buổi chiều. Anh quản trò đã hoạt náo tốt, với trò chơi đố và ca vũ tập thể dễ thương, làm cho mọi người phấn khích và tham gia tích cực. Sau lửa trại. mọi người cùng đọc kinh tối, dâng Chúa lời tạ ơn vì bao hồng ân Chúa đã ban trong suốt cả đời mỗi người. Một số người về phòng nghỉ ngơi, còn đa số tham gia nướng cá nục, uống bia, ngồi bên nhau hàn huyên đủ thứ chuyện. Một số người còn thi hát karaoke, với kết quả số người đạt 100 điểm/bài không phải là ít.
5g15 sáng 17-6, còi báo thức vang lên, mọi người thức dậy, chuẩn bị tham dự thánh lễ lúc 5g30. Cha Vượng OFM ở Xuân Sơn đến thăm và dâng lễ. Vì là ngày Hiền phụ, đoàn các bố rước thánh giá và cha chủ tế đến vị trí hành lễ. Đầu thánh lễ, linh mục làm phép các ảnh tượng Cha Thánh Phanxicô và các thánh giá Đamianô mà mọi người đang đeo ở cổ. Thánh giá chữ T này, anh chị em đã mang từ ngày trước, như một dấu hiệu của đoàn CPS dự trại năm nay, để biết nhau là cùng đoàn và cho các người khác biết đoàn này là ai nữa. Trong bài giảng, cha Vượng khuyên anh chị em cố gắng sống thánh giữa đời, nhất là các anh là trụ cột gia đình, luôn biết thương yêu vợ con và gia đình, chăm nom gia đình theo ý Chúa muốn nơi anh em, như gia đình Thánh Gia ngày xưa. Cuối lễ, sau bài hát “Xin cảm tạ Cha” để cầu nguyện cho các bậc cha mẹ, cha chủ tế trao ảnh Phanxicô cho mỗi gia trưởng như quà kỷ niệm của ngày Hiền Phụ. Cả đoàn chụp ảnh lưu niệm với nhau.
Dùng bữa sáng xong, anh em tham gia trò chơi lớn. Bốn đội ngày hôm qua được chia lại thành ba đội, gồm đủ thành phần nam phụ lão ấu. Trò chơi lớn mang tên”Trên đường về quê”. Cốt chuyện là ba chi họ gồm Benjamin, Lêvi và Ximêon lên đường về đất hứa, và “ai bền đỗ đến cùng, sẽ được ơn cứu độ”. Cả ba chi họ vượt qua thử thách (với ông Môsê) trên hoang mạc, bị quỉ đỏ hành hạ đủ điều với nhiều hình phạt như quì gối, bị đánh đòn te tua, rồi gặp một người nữ đặc biệt (tiên trưng cho Đức Mẹ) và người nữ này khuyên răn, chỉ đường cho đoàn về đất hứa. Khi đến nơi gặp “Đức Chúa”; Người hỏi giáo lý hơi nhiều và nhiều câu hóc búa. Kết quả là đội 1 về nhất, đội 3 về nhì và đội 2 về ba. Phần thưởng được “Đức Chúa” trao tại chỗ, và mọi người chơi chia nhau bánh kẹo ăn và nói chuyện vui vẻ.
Rồi mọi người tự do tắm biển và tham gia các trò chơi nhỏ trên bãi biển. Trong khi đó, các anh em CPS họp riêng với nhau để thảo luận các vấn đề liên quan đến sinh hoạt của nhóm. Bên các món ghẹ, mực khô nướng, ốc luộc, ly rượu whisky và bia, anh em tha hồ han huyên, kể nhau nghe các chuyện nghịch ngợm thời ở chủng viện từ 1959 đến 1975. Anh em đều nhất trí rằng mức độ nghịch ngợm càng về sau càng gia tăng, tức là các lớp đàn anh ít nghịch hơn các lớp đàn em. Tuy nhiên, đây chỉ là cái nghịch vui trong đời sống, chứ anh em đều như nhau về việc nghiêm túc trong học hành và tu đức ở chủng viện. Đúng là “trong tình huynh đệ, anh em ta là CPS, chung một niềm tin Phanxicô mến yêu khó nghèo, trong tình huynh đệ anh em ta sẻ chia niềm đau, trong tình huynh đệ, anh em ta là CPS” (lời bài hát của CPS Nguyễn Thành Thống, hiện ở Mỹ).
Sau bữa cơm trưa hội ngộ và nghỉ ngơi, khoảng 13g45, mọi người tập họp tại sân Khu du lịch để làm nghi thức bế mạc trại hè Hồng Ân. Anh Phiên, đại diện CPS, tổng kết hội trại, cám ơn mọi người đã tích cực tham gia ngày trại, giữ trật tự tốt và gây tình đoàn kết yêu thương, hiểu biết lẫn nhau được nhiều hơn. Anh cám ơn các bậc đại huynh (các anh lớp lớn) đã tích cực tham gia các trò chơi, gây hứng khởi cho các cháu nhỏ đã vui càng vui hơn. Tiếp đến, Ban giám khảo các trò chơi công bố các giải thưởng, và trao quà thưởng cho từng đơn vị và cá nhân. Ai nấy đều phấn khởi, vỗ tay chúc mừng nhau.
Đặc biệt, anh Phiên cám ơn các anh chị em đã có sự đóng góp, hỗ trợ nhiều mặt cho Hội trại thành công; cám ơn anh Nguyễn Tư Ninh, Hội trưởng Hội CPS ở Mỹ, đã sốt sắng gửi lời chúc mừng và gửi quà cho anh em; cám ơn các anh em khác, nhất là anh em hải ngoại, tuy xa xôi, nhưng không quên gửi lời chào thăm và chúc hội trại tốt đẹp, gây tình yêu thương CPS ngày thêm đậm đà.
Lời bài hát kết thúc “Gặp nhau đây, rồi chia tay…” vang lên, trong khi anh chị em nắm tay nhau, như lời chia tay nhau để ai về nhà nấy, trở lại công việc thường ngày của mỗi người. Các em bé la to với nhau: “Sang năm đi nữa nghe bạn”. Những cái vẫy tay đung đưa như còn luyến tiếc ngày họp mặt này, và mỗi xe chở mỗi đoàn đi về mỗi hướng khác nhau, mang theo nhiều kỷ niệm đáng nhớ của trại Hồng Ân năm nay.
Xem hình ảnh
Khoảng 10g ngày 16-6, xe chở các nhóm Sài Gòn, Thủ Đức, Hố Nai, Long Khánh, Bảo Lộc, Bình Giã lần lượt đến khu du lịch ven bờ biển. Anh chị em gặp nhau tay bắt mặt mừng, các con cháu làm quen với nhau thật nhanh. Sau bữa ăn trưa và nghỉ ngơi, đúng 14g, hội trại khai mạc, dưới sự chủ tọa của anh Phiên, đại diện anh em CPS.
Sau lễ khai mạc ngắn gọn, anh chị em và các cháu bắt đầu vui chơi tập thể, dưới sự điều hành của quản trò hội trại năm nay là anh Đạt ở Hố Nai. Mọi người hăng hái tham gia các trò chơi tập thể trên bãi biển, với tiếng cười, tiếng hét, tiếng la ơi ới và tiếng còi lanh lảnh. Các anh lớn tuổi cũng tham gia nhiệt tình, làm cho thanh thiếu niên càng thích thú, ham chơi quên cả mệt mỏi. Anh em chia thành bốn đội thi đua nhau trong các trò chơi, có ban giám khảo chấm điểm công minh. Đến 16g15, trại sinh xuống tắm biển, nô đùa vui vẻ với trò ném bóng, đá banh. Sóng biển cao, nên một số người đứng nhìn chơi, chứ không dám xuống tắm.
Sau cơm tối, anh chị em CPS chơi lửa trại. Nghi thức đốt lửa trại kiểu Hướng đạo, do anh Đại diện châm lửa, khởi đầu một đêm vui bên lánh lửa bập bùng cạnh bờ biển. Bốn đội thi nhau diễn các hoạt cảnh Tin Mừng, như người phụ nữ ngoại tình, người Samari nhân hậu…thật khá, mặc dầu chỉ mới tập với nhau trong thời gian ngắn buổi chiều. Anh quản trò đã hoạt náo tốt, với trò chơi đố và ca vũ tập thể dễ thương, làm cho mọi người phấn khích và tham gia tích cực. Sau lửa trại. mọi người cùng đọc kinh tối, dâng Chúa lời tạ ơn vì bao hồng ân Chúa đã ban trong suốt cả đời mỗi người. Một số người về phòng nghỉ ngơi, còn đa số tham gia nướng cá nục, uống bia, ngồi bên nhau hàn huyên đủ thứ chuyện. Một số người còn thi hát karaoke, với kết quả số người đạt 100 điểm/bài không phải là ít.
5g15 sáng 17-6, còi báo thức vang lên, mọi người thức dậy, chuẩn bị tham dự thánh lễ lúc 5g30. Cha Vượng OFM ở Xuân Sơn đến thăm và dâng lễ. Vì là ngày Hiền phụ, đoàn các bố rước thánh giá và cha chủ tế đến vị trí hành lễ. Đầu thánh lễ, linh mục làm phép các ảnh tượng Cha Thánh Phanxicô và các thánh giá Đamianô mà mọi người đang đeo ở cổ. Thánh giá chữ T này, anh chị em đã mang từ ngày trước, như một dấu hiệu của đoàn CPS dự trại năm nay, để biết nhau là cùng đoàn và cho các người khác biết đoàn này là ai nữa. Trong bài giảng, cha Vượng khuyên anh chị em cố gắng sống thánh giữa đời, nhất là các anh là trụ cột gia đình, luôn biết thương yêu vợ con và gia đình, chăm nom gia đình theo ý Chúa muốn nơi anh em, như gia đình Thánh Gia ngày xưa. Cuối lễ, sau bài hát “Xin cảm tạ Cha” để cầu nguyện cho các bậc cha mẹ, cha chủ tế trao ảnh Phanxicô cho mỗi gia trưởng như quà kỷ niệm của ngày Hiền Phụ. Cả đoàn chụp ảnh lưu niệm với nhau.
Dùng bữa sáng xong, anh em tham gia trò chơi lớn. Bốn đội ngày hôm qua được chia lại thành ba đội, gồm đủ thành phần nam phụ lão ấu. Trò chơi lớn mang tên”Trên đường về quê”. Cốt chuyện là ba chi họ gồm Benjamin, Lêvi và Ximêon lên đường về đất hứa, và “ai bền đỗ đến cùng, sẽ được ơn cứu độ”. Cả ba chi họ vượt qua thử thách (với ông Môsê) trên hoang mạc, bị quỉ đỏ hành hạ đủ điều với nhiều hình phạt như quì gối, bị đánh đòn te tua, rồi gặp một người nữ đặc biệt (tiên trưng cho Đức Mẹ) và người nữ này khuyên răn, chỉ đường cho đoàn về đất hứa. Khi đến nơi gặp “Đức Chúa”; Người hỏi giáo lý hơi nhiều và nhiều câu hóc búa. Kết quả là đội 1 về nhất, đội 3 về nhì và đội 2 về ba. Phần thưởng được “Đức Chúa” trao tại chỗ, và mọi người chơi chia nhau bánh kẹo ăn và nói chuyện vui vẻ.
Rồi mọi người tự do tắm biển và tham gia các trò chơi nhỏ trên bãi biển. Trong khi đó, các anh em CPS họp riêng với nhau để thảo luận các vấn đề liên quan đến sinh hoạt của nhóm. Bên các món ghẹ, mực khô nướng, ốc luộc, ly rượu whisky và bia, anh em tha hồ han huyên, kể nhau nghe các chuyện nghịch ngợm thời ở chủng viện từ 1959 đến 1975. Anh em đều nhất trí rằng mức độ nghịch ngợm càng về sau càng gia tăng, tức là các lớp đàn anh ít nghịch hơn các lớp đàn em. Tuy nhiên, đây chỉ là cái nghịch vui trong đời sống, chứ anh em đều như nhau về việc nghiêm túc trong học hành và tu đức ở chủng viện. Đúng là “trong tình huynh đệ, anh em ta là CPS, chung một niềm tin Phanxicô mến yêu khó nghèo, trong tình huynh đệ anh em ta sẻ chia niềm đau, trong tình huynh đệ, anh em ta là CPS” (lời bài hát của CPS Nguyễn Thành Thống, hiện ở Mỹ).
Sau bữa cơm trưa hội ngộ và nghỉ ngơi, khoảng 13g45, mọi người tập họp tại sân Khu du lịch để làm nghi thức bế mạc trại hè Hồng Ân. Anh Phiên, đại diện CPS, tổng kết hội trại, cám ơn mọi người đã tích cực tham gia ngày trại, giữ trật tự tốt và gây tình đoàn kết yêu thương, hiểu biết lẫn nhau được nhiều hơn. Anh cám ơn các bậc đại huynh (các anh lớp lớn) đã tích cực tham gia các trò chơi, gây hứng khởi cho các cháu nhỏ đã vui càng vui hơn. Tiếp đến, Ban giám khảo các trò chơi công bố các giải thưởng, và trao quà thưởng cho từng đơn vị và cá nhân. Ai nấy đều phấn khởi, vỗ tay chúc mừng nhau.
Đặc biệt, anh Phiên cám ơn các anh chị em đã có sự đóng góp, hỗ trợ nhiều mặt cho Hội trại thành công; cám ơn anh Nguyễn Tư Ninh, Hội trưởng Hội CPS ở Mỹ, đã sốt sắng gửi lời chúc mừng và gửi quà cho anh em; cám ơn các anh em khác, nhất là anh em hải ngoại, tuy xa xôi, nhưng không quên gửi lời chào thăm và chúc hội trại tốt đẹp, gây tình yêu thương CPS ngày thêm đậm đà.
Lời bài hát kết thúc “Gặp nhau đây, rồi chia tay…” vang lên, trong khi anh chị em nắm tay nhau, như lời chia tay nhau để ai về nhà nấy, trở lại công việc thường ngày của mỗi người. Các em bé la to với nhau: “Sang năm đi nữa nghe bạn”. Những cái vẫy tay đung đưa như còn luyến tiếc ngày họp mặt này, và mỗi xe chở mỗi đoàn đi về mỗi hướng khác nhau, mang theo nhiều kỷ niệm đáng nhớ của trại Hồng Ân năm nay.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Muà Bầu cử Mỹ: chiêu bài Di dân và người Mỷ La Tinh.
Trần Mạnh Trác
10:00 20/06/2012
Người Mỷ La Tinh, gọi là Hispanics hay Spanish, quan trọng ở chỗ họ chiếm một tỷ lệ cao ở ba tiểu bang 'giới tuyến' là Florida (22.5%), Colorado (20.7%.) và New Mexico (46.3%).
Tại sao chúng ta không kể California (37.6%) và Texas (37.6%) ? Xin thưa California đã là một tiểu bang 'ăn chắc' của Dân Chủ rồi, Texas cũng vậy, Cộng Hòa đang áp đảo ở đây.
Cho nên việc tranh thủ lá phiếu hispanics ở Florida, Colorado và New Mexico sẽ quyết định thắng thua.
Thế cờ tháng 6:
Hãy nhìn vào biểu đồ tháng 6, hầu như các con bài đã được quyết định gần hết, người ta thấy Romney dành được khá nhiều phiếu 'ăn chắc' trong hai tháng 5 và 6 vừa qua, gần đuổi kịp Obama (190/195).
3 tiểu bang 'thiên về một đảng' thì hầu như cũng đả 'định'. Michigan cầm chắc sẽ theo Obama vì các gói 'kích cầu'giúp các hảng xe hơi gượng dậy, phục hồi nhiều công ăn việc làm cho giới công nhân nghiệp đòan.
North Carolina sẽ bầu cho Cộng Hòa vì hậu quả cuả bài tóan sai lầm 'hôn nhân đồng tính' của Obama, đã bàn trước đây.
New Mexico thường bầu cho Cộng Hòa nhưng trong những năm qua số hispanics ồ ạt di cư tới đây đã làm cho cán cân nghiêng về phía Dân Chủ. NM chỉ có 5 phiếu cử tri đòan, cả hai phe chưa 'thèm' vận động ở đây.
Nhìn tới các tiểu bang 'lưng chừng' (tossup), người ta nghĩ rằng Virginia sẽ nghiêng về Dân Chủ vì có nhiều hãng thầu cho chính phủ đang được hưởng lợi từ các chương trình công cộng. Chủ trương giảm chi và giảm công chức của Romney sẽ không ăn khách.
Pennsylvania tuy rất 'bảo thủ', nhưng với sự tăng trưởng của hai thành phố Philadelphia và Pittsburg, dân da màu đã kéo tới ồ ạt tạo ra một đại đa số nghèo sống dựa vào welfare, và vì thế Romney khó lòng thắng được.
Tóm lại chỉ còn Ohio, Florida và Colorado là những con bài của Romney.
Nếu Romney thắng Florida và Colorado, ông ta sẽ có 270 phiếu, nếu thắng Florida và Ohio, sẽ được 278 phiếu. Bàn cờ sẽ kết thúc.
Nước bài Di Dân:
Cho nên con đường duy nhất của Obama là phải giữ Florida và Colorado bằng mọi gía. Chiêu bài Di Dân có lợi cho người hispanics phải được xử dụng.
Nghĩ lại, có lẽ trong các 'sáng kiến' của Obama, chỉ có chiêu bài di dân là hiểu được. Vấn đề Di Dân (DREAM Act) được cả hai đảng hậu thuẫn và Hội Đồng Công Giáo Mỹ đã kêu gọi từ nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ đạt đủ túc số ở Quốc Hội, nó cần được thúc đẩy mạnh hơn. Tuy biện pháp của Obama chỉ là một bước nhỏ và mô phỏng theo dự thảo của thượng nghị sỹ Cộng Hòa Marco Rubio của Florida, nhưng là một bước bạo dạn. Ngay ngày tứ Sáu tuần qua khi Obama tuyên bố chính sách không thi hành việc 'đuổi về' những người nhập cư lậu nếu họ đã vào Mỹ lúc còn bé, thì Hội Đồng Giám Mục Công Giáo HK liền lên tiếng ca ngợi và những hiệp hội hispanics đồng lọat hoan nghênh quyết định 'nhân đạo' đó.
Romney tố cáo đó chỉ là một xảo thuật để kiếm phiếu, rằng tổng thống đã không làm gì cho người hispanics trong 2 năm đầu khi ông có cơ hội là đảng Dân Chủ đang kiểm sóat lưỡng viện quốc hội, Romney từ chối không thảo luận liệu ông ta có thu hồi lệnh này hay không nếu thắng cử, chỉ nói rằng ông ta sẽ giải quyết nó một cách trọn vẹn hơn ngay trong năm đầu tiên. Một số dân biểu Cộng Hòa cho rằng tổng thống đã vựơt quyền Quốc Hội và vi phạm hiến pháp nhưng không có ai đưa ra kiến nghị điều tra.
Thực ra 'sáng kiến' của Obama cũng chẳng phải là một 'sáng kiến' độc đáo gì, nó chỉ vay mượn các ý kiến sẵn có của nhiều người trong đó có TNS Marco Rubio là một nhân vật sáng giá đang lên của đảng Cộng Hòa. Thay vì sử dụng diễn đàn Quốc Hội để thay đổi một luật lệ, một phương thế mà Obama khó làm được trong lúc Cộng Hòa kiểm sóat Hạ Viện, ông ta đã lựa chọn việc không thi hành một luật lệ.
Năm ngóai ông cũng làm như vậy với bộ luật 'bảo vệ hôn nhân', ông không chi tiền để thuê luật sư bảo vệ bộ luật đó nữa. Có vẻ như chính phủ của ông sẽ chỉ thi hành một luật lệ nào đó mà họ thích. Đây là một tiền lệ quái gở, nó làm suy yếu nguyên tắc cai trị của Quốc Gia vì bất chấp cán cân quyền lực giữa 3 ngành Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp.
Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, một chính phủ sẽ ngưng không bảo vệ Tự Do Báo Chí chỉ vì Báo Chí không còn hạp với chính phủ?
Nhưng tạm thời, cơn sốt 'tình cảm' của quần chúng thì khó cưỡng lại được. Những cuộc thăm dò vài ngày qua cho thấy tỷ số ủng hộ của người hispanics tăng đáng kể, tuần trước tỷ số ủng hộ là 52 cho Obama so với Romney chỉ có 32, tuần này, tỷ số tăng lên thành 62-32. Phe Cộng Hòa tỏ ra lúng túng trước bước tiến này.
Dĩ nhiên những con số thăm dò còn thay đổi với thời gian và với những biến cố mới. Và dĩ nhiên ảnh hưởng của nó chỉ liên hệ đến 2 tiểu bang Florida và Colorado là những vùng 'lưng chừng' có đông dân hispanics.
Nhưng lọai dân hispanics ở Florida thì khác với lọai dân ở Colorado. Florida đa phần là người Cuba hoặc người Puerto Rico. Người Cuba có cảm tình với Cộng Hòa còn người Puerto Rico từng là công dân của thuộc địa Mỹ, họ không di dân lậu.
Cho nên sáng kiến của Obama, tuy 'đao to búa lớn,' nhưng chỉ có ảnh hưởng ở Colorado.
Thế cờ mới cuả Romney?
Nếu Romney đi ván bài này thì cuộc diện sẽ thật hấp dẫn. Ông có thể sẽ kéo Florida về phe mình nhưng ông vẫn có thể mất Colorado vì phiếu của nữ giới. Cho nên mọi con mắt đều đổ dồn về Ohio.
Ohio, một tiểu bang rất 'bảo thủ' nhưng đang 'nổi giận' với đảng Cộng Hòa vì những luật lệ 'chống nghiệp đòan' của vị thống đốc. Sự 'nổi giận' này sẽ kéo dài bao lâu thì còn tùy, ở bên Wisconsin vừa rồi, nhờ những cải tiến kinh tế do một bộ luật tương tự mang lại, người dân đã đánh bại nỗ lực 'cách chức' (recall) vị thống đốc Cộng Hòa ở đó.
Mặt trận Ohio sôi động hẳn lên. Tuần trước, hai phe tranh cử bám sát nhau từng bước một, mỗi bên chi trên 1.3 triệu đô trong tuần cho các chiến dịch quảng cáo. Cả hai ứng viên xuất hiện tại Ohio cách nhau chỉ có vài phút. Obama tới thăm Ohio lần thứ 22 trong một buổi mít tinh tại Cleveland, Romney tới Ohio như là một ứng viên chính thức của Cộng Hòa lần thứ nhất, tại Cincinati.
Cả hai bàn về kinh tế. Obama tố cáo Romney từng là một doanh gia xảo trá, Romney thì tấn công các 'thành quả' kinh tế bị 'xì hơi' của Obama và phê bình những lời hứa xuông của tổng thống như là những lời nói "rẻ tiền" ("cheap" words.)
Để 'chạy trốn' khỏi vấn đề kinh tế nhức nhối này, không rõ Obama sẽ có thêm những 'sáng kiến' mới mẻ nào nữa không?
...Mùa Bầu Cử Mỹ còn dài, còn chưa chính thức bắt đầu nữa kìa.
Văn Hóa
Euro 2012: Tây Ban Nha - Croatia 1-0
Thanh-Sơn
10:15 20/06/2012
Một mảnh Ka rô quyết đấu bò
Xung quanh khán giả thót tim lo
Cặp sừng mảnh vải quần nhau lớn
Bốn cẳng căng phồng quyết chiến to
"Tiếng hét tung đòn" ra dứt điểm!
"Thất thanh nhảy phóc" rõ hay ho!
"Một không" tính điểm cho Bò Tót
Trận đấu thật hay rõ ra trò.
ĐT Tây Ban Nha hoàn toàn lấn át đối phương, thể hiện rõ nhất qua việc kiểm soát banh hầu hết thời gian thi đấu, nhưng nhà Đương Kim Vô Địch châu Âu lại bế tắc trong việc tìm đường đá vào khung thành của Croatia.
Ở trận này, không phải Tây Ban Nha, mà Croatia mới là đội bóng thi đấu được chú ý, với cách phòng thủ rất chặt chẽ và kỷ luật. Trong hầu hết thời gian thi đấu, có cảm giác đội banh đến từ Balkan không để cho các tiền đạo của Tây Ban Nha gây được khó khăn với họ nên các câu thũ Tây Ban Nha đành phải thử vận may từ những cú pháo xa nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Tây Ban Nha không thực sự tạo được nhiều đường banh nguy hiểm. Trái lại, những làn phản công của Croatia tỏ ra rất sắc sảo và nguy hiểm. Không dưới 2 lần ở trận này, thủ môn Casillas đã phải trổ tài cản phá để cho đội nhà khỏi bị thua. Đặc biệt và ngoạn mục ở phút 59 từ cú đánh đầu gần khung thành của tiền đạo Rakitic
ĐT Tây Ban Nha không thể phá nổi lưới của đối phương nên mong kiếm được một kết quả đều với Croatia có tấm vé vào tứ kết. Nên lần lượt rút các tiền đạo ra ngoài, đồng thời đưa thêm những tiền vệ giỏi vào sân để tiếp tục giúp Bò tót cầm chân cuộc chơi.
Lối chơi của Tây Ban Nha đã khiến rất nhiều CĐV nhà lo sợ thót tim. Mãi cho tới 2 phút trước khi trận đấu kết thúc, nỗi lo lắng của những người yêu mến Bò tót mới chấm dứt. Cầu thủ vào sân thay người ở hiệp 2,Jesus Navas đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu đầy nỗ lực giúp Tây Ban Nha thắng 1-0. và vào tứ kết với thành qủa đầu bảng C.
Euro 2012: Italia - Ireland 2-0
Thanh-Sơn
10:16 20/06/2012
Ai len thích nuốt món Pizza
Món Ý trong lò nóng lắm đa
Háu đói cắn vào cay xé lưỡi
Cuống cuồng mặn chát phải phun ra
Tưởng lời một bữa ăn cho sướng
Lại lỗ hai bàn trả đại ca
Chớ thấy ngon ăn mà tưởng bở
Nên đành tơi tả bước về nhà.
BI KỊCH 2004 KHÔNG TÁI DIỄN
Chừng chưa tới 10 giây sau khi giao bóng , ĐT Ireland suýt nữa đã là chủ nhân của bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử EURO khi R.Keane cướp được banh băng xuống đối mặt với Buffon, nhưng thủ môn ĐT Italia đã băng ra kịp thời. Một chút lúng túng của hàng hậu vệ Azzurri ở những phút đầu. Nhưng điều đó không kéo dài quá lâu!
Sau khoảng 20 phút, sức ép bắt đầu đè nặng lên hàng thủ ĐT Ireland. Phút 31, Balzaretti băng xuống rất nhanh bên cánh trái rồi chuyền banh rất đẹp cho Di Natale, nhưng cú sút của tiền đạo 34 tuổi này đã trúng vai Ledger. 3 phút sau là những màn tấn cồng nguy hiểm dồn dập xảy ra trước khung thành Ireland, dẫn tới màn ăn mừng bàn mở tỉ số 1-0 của Azzurri cho Ý.
Hiệp 1 khép lại với tỉ số 1-0 cho đội banh Ý đã từng 4 lần Vô Địch Thế Giới.
Rút kinh nghiệm từ sự ăn rồi phòng thủ tai hại ở trận hòa Croatia, Đôi Tuyển Ý vẫn tiếp tục miệt mài tấn công ở đầu hiệp 2 dù vào thời điểm ấy, tỉ số trận Tây Ban Nha - Croatia đang có lợi cho Ý.
Sau khi Chiellini phải rời sân vì chấn thương ở phút 63, kể từ đó, do mất 1 tiền đạo để duy trì sức ép, Đội Tuyên Ý để đối thủ tạo áp lực ngược trở lại. Rất nhiều cơ hội được tạo ra trước khung thành thủ môn Buffon phía Ý. Phút 75 là cuộc uy hiếp của Dunne và Long trong sự banh vọt đụng xà ngang nhưng không vào một phen hú vía cho bên Ý. 4 phút sau là cú sút rất mạnh của Andrews, thủ môn Buffon không bắt dính nhưng 1 hậu vệ Azzurri của Ý đã kịp phá ra.
Đến cuối trận, khi biết thông tin Đội Tuyển Tây Ban Nha đã mở tỉ số trước Croatia 1-0. Đội Tuyển ý quyết định tấn công để tìm thêm bàn thắng bởi nếu để Croatia gỡ đều 1-1 thí độí Ý sẽ phải dọn đồ đì về nhà. Thật may đúng vào phút cuối cùng Ý có bàn thắng thật đẹp từ cú ngả bàn đèn vô-lê tuyệt đẹp của Balotelli.
Trong khi TBN khép lại trận đấu cùng giờ với tỉ số 1-0, kết quả đẹp là 2 ứng viên vô địch Ý, Tây Ban Nha dắt tay nhau đi tiếp vào vòng tứ kết!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phố chợ
Nguyễn Ngọc Liên
12:38 20/06/2012
PHỐ CHỢ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gà Ta
Nguyễn Bá Khanh
21:46 20/06/2012
GÀ TA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn: mua hành cho tôi”
Có hành, còn thiếu nồi xôi !
(TTN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
“Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn: mua hành cho tôi”
Có hành, còn thiếu nồi xôi !
(TTN)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền