Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguồn Sống
Lm Vũđình Tường
01:09 19/06/2019
Cơ thể con người sống được nhờ máu; máu sống được nhờ cơ thể đổi mới và làm ra máu mới. Cả hai tương trợ nhau để sống. Không có máu cơ thể chết lạnh; máu ngoài cơ thể tồn tại chẳng được bao lâu. Nhiệm vụ chính của máu làm công việc vận chuyển. Chuyển không khí và thực phẩm đến các phần khác của cơ thể, đồng thời tải những chất thải ra ngoài. Máu còn đóng nhiệm vụ chữa lành các thương tích.
Mừng kính trọng thể ngày lễ 'Mình Máu Thánh Chúa' chính là mừng kính Nguồn Sống của chính Kitô hữu, Đức Kitô ban cho nhân loại. 'Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời Gn 6,54'. Đây chính là 'Giao Ước Mới', do tình yêu vô biên Đức Kitô thiết lập với nhân loại. Giao Ước Mới được thiết lập không phải do hiến tế máu chiên cừu, cũng không phải do mồ hôi pha lẫn nước mắt. Giao Ước Mới, Giao Ước Vĩnh Cửu, Đức Kitô thiết lập bằng cách hiến chính thân mình. Đức Kitô tự nguyện dùng chính Mình và Máu mình làm của lễ hiến tế cứu chuộc nhân loại. Giọt máu cuối cùng trong tim đổ ra do lưỡi đòng của tên lính đâm cạnh sườn, để tỏ lộ tình yêu cho nhân loại. Tay giang rộng trên thập tự để lí hình đóng đinh thâu qua. Bụi đường Calvary lấp thương tích do lí hình tra tấn, do ba lần ngã quị do kiệt lực và do sức nặng thân gỗ đè gập người xuống. Mỗi lần ngã xuống là thêm một lần bị roi rít lên quất trên thân người và sau đó là tiếng quát tháo, mau đứng dậy. Mất máu và gió nóng làm khô rát cuống họng, da môi rạn nứt. Mỗi bước chân Ngài đi qua đều để lại vết máu. Ruồi nhặng cùng kiến mau chóng thu dọn chiến trường trước khi nắng hanh hơi khô miếng thịt tươi.
Máu trong cơ thể mang đi chất dơ tế bào sản xuất và giúp chống lại vi trùng. Qua thập tự Đức Kitô cũng gánh tội đời, làm trong sạch đời ta và ban sức mạnh giúp ta chống lại cơn cám dỗ. Chính Đức Kitô xác nhận điều đó khi Ngài nói: 'Đây là Máu Ta, Máu của Giao Ước Mới, đổ ra để tha tội cho muôn người Mat 26,28.'
Trên bàn thờ, do ơn Chúa Thánh Thần, bánh và rượu thường, khi linh mục đọc lời truyề phép, biến thành Mình thật, Máu thật, Đức Kitô làm của ăn nuôi linh hồn các Kitô hữu. Điều này xảy ra trong bữa Tiệc Li và xảy ra sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết, trên đường Emaus khi Đức Kitô cầm bánh đọc lời chúc tụng, bẻ ra, các môn đệ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Mỗi lần tham dự Bí Tích Thánh thể chúng ta dâng lời tạ ơn vì 'Đây là Giao Ước Mới. Đây là Mình Ta, Đây là Máu Ta, đổ ra cho anh em'. (Gn 6). Mình Máu Thánh Đức Kitô không phải cho Ngài mà cho anh em, cho các Kitô hữu đón nhận Ngài làm Chúa đời mình.
Tham dự Thánh Thể chúng ta tụ họp thành cộng đoàn đức tin trước hết để chung lời cảm tạ Thiên Chúa đã hy sinh chết cho ta được sống. Kế đến cùng giúp nhau làm cho Lời Chúa sống động trong cuộc sống hàng ngày, làm chứng nhân cho Đức Kitô giữa đời. Cuối cùng là khuyến khích, nâng đỡ, hỗ trợ nhau trên đường lữ hành. Hỗ trợ qua chia sẻ, phục vụ, trở thành tấm bánh bẻ ra phân phát cho anh em cô đơn, đói khát, buồn sầu và bị bỏ rơi hay bị đối xử bất công, tàn tệ. Đức Kitô không dùng sức mạnh trần thế thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Tình yêu hy sinh chết cho người mình yêu trở thành sức sống cứu độ. Khiêm nhường tự hiến và phục vụ chính là con đường Đức Kitô đã đi. Môn đệ trung thành với Thầy cũng đi cùng con đường Thầy đã đi để dõi bước theo Thầy. Ngoài đường đó ra không phải là đường Đức Kitô vạch ra. Những ai tự chọn, hoặc tự vẽ đường đi riêng cho mình sẽ không gặp được Đức Kitô nơi Thiên Quốc. Giáo Hội tin tưởng nơi lòng thành của Kitô hữu khi họ tiến lên đón nhận 'Nguồn Sống Thánh thể'. Chúng ta cầu xin đón nhận Thánh Thể với tâm tình cảm tạ, đón nhận với tất cả tấm lòng chân thành. Ước mong điều chúng ta đón nhận hoán cải cuộc đời giúp chúng ta trở nên giống điều chúng ta đón nhận.
TiengChuong.org
Source of life
Our human body needs blood to be alive and blood needs a body for renewal and regeneration of new blood cells. Without blood a body is dead cold and when blood is out of the body, it won't survive long. Our blood stream transports oxygen and nutrition to cells and tissues. It supplies hormones to other parts of the body and keeps the body temperature warm. It seals and heals wounds from infection.
We celebrate the Feast 'The Body and Blood of Christ' known as 'Corpus Christi'
for two major reasons. First, it is the celebration of our own source of life that Jesus has given to us freely: 'Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life' Jn 6,54.
Second, it is the celebration of the New Eternal Covenant Jesus initiated with the human race. The Covenant was not made by sweat and tears, but it was sealed by Jesus' unconditional love, by His very own blood poured out on the cross. He emptied Himself by letting go the last drop of blood in His heart. He stretched out His hands on the cross for the nails to go through. Wounds were inflicted by whipping, and dust on the road of Calvary covered them to stop the bleeding. Hot wind cracked His dried lips. Trails of blood were left behind His footsteps. Stones on road side were tainted with blood and it became food for meat- eater ants.
Our human blood removes the body waste and protects it from harm caused by foreign agents. Through His Cross, Jesus renews our life and removes our sin. 'For this is my blood, the blood of the covenant, which is to be poured out for many for the forgiveness of sin Mt 26,28'.
By the power of the Spirit, the bread and wine offered on the Altar become the real Body and Blood of Jesus, food for our souls. The Emmaus' account told us, that Jesus blessed and broke the bread, and then the apostles recognized the Risen Christ. Every time we come to the Eucharist we recall the Last Supper and the very words of Jesus 'This is my body broken for you' and 'this is my blood, the blood of the new Covenant'.
At the Eucharist we gather for table fellowship nourishment in which we thank God for His love. We do it because we love Jesus, and we keep His Word alive in our lives. We also recall His hospitality, and we celebrate the Eucharist with utmost reverence and joy. In celebrating the feast of Corpus Christi, the Church calls us to become the body broken in providing service for the lonely, the underprivileged and the needy. The celebration has nothing to do with superiority in the world's standard, but rather it is God's love shown through self- sacrifice, humility and service. Jesus enters into relationship with us in the most humble way, under the appearance of our daily food and drink. Jesus becomes our sole resource of life, providing nutrition for the soul and the source of eternal salvation. The Church trusts our honesty when we come to the Holy Communion. Through it we are in communion with the Lord, and His Church, and as well as with each other. We pray that The Body and Blood of Christ might transform us to become what we receive.
Mừng kính trọng thể ngày lễ 'Mình Máu Thánh Chúa' chính là mừng kính Nguồn Sống của chính Kitô hữu, Đức Kitô ban cho nhân loại. 'Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời Gn 6,54'. Đây chính là 'Giao Ước Mới', do tình yêu vô biên Đức Kitô thiết lập với nhân loại. Giao Ước Mới được thiết lập không phải do hiến tế máu chiên cừu, cũng không phải do mồ hôi pha lẫn nước mắt. Giao Ước Mới, Giao Ước Vĩnh Cửu, Đức Kitô thiết lập bằng cách hiến chính thân mình. Đức Kitô tự nguyện dùng chính Mình và Máu mình làm của lễ hiến tế cứu chuộc nhân loại. Giọt máu cuối cùng trong tim đổ ra do lưỡi đòng của tên lính đâm cạnh sườn, để tỏ lộ tình yêu cho nhân loại. Tay giang rộng trên thập tự để lí hình đóng đinh thâu qua. Bụi đường Calvary lấp thương tích do lí hình tra tấn, do ba lần ngã quị do kiệt lực và do sức nặng thân gỗ đè gập người xuống. Mỗi lần ngã xuống là thêm một lần bị roi rít lên quất trên thân người và sau đó là tiếng quát tháo, mau đứng dậy. Mất máu và gió nóng làm khô rát cuống họng, da môi rạn nứt. Mỗi bước chân Ngài đi qua đều để lại vết máu. Ruồi nhặng cùng kiến mau chóng thu dọn chiến trường trước khi nắng hanh hơi khô miếng thịt tươi.
Máu trong cơ thể mang đi chất dơ tế bào sản xuất và giúp chống lại vi trùng. Qua thập tự Đức Kitô cũng gánh tội đời, làm trong sạch đời ta và ban sức mạnh giúp ta chống lại cơn cám dỗ. Chính Đức Kitô xác nhận điều đó khi Ngài nói: 'Đây là Máu Ta, Máu của Giao Ước Mới, đổ ra để tha tội cho muôn người Mat 26,28.'
Trên bàn thờ, do ơn Chúa Thánh Thần, bánh và rượu thường, khi linh mục đọc lời truyề phép, biến thành Mình thật, Máu thật, Đức Kitô làm của ăn nuôi linh hồn các Kitô hữu. Điều này xảy ra trong bữa Tiệc Li và xảy ra sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết, trên đường Emaus khi Đức Kitô cầm bánh đọc lời chúc tụng, bẻ ra, các môn đệ nhận ra Đức Kitô Phục Sinh. Mỗi lần tham dự Bí Tích Thánh thể chúng ta dâng lời tạ ơn vì 'Đây là Giao Ước Mới. Đây là Mình Ta, Đây là Máu Ta, đổ ra cho anh em'. (Gn 6). Mình Máu Thánh Đức Kitô không phải cho Ngài mà cho anh em, cho các Kitô hữu đón nhận Ngài làm Chúa đời mình.
Tham dự Thánh Thể chúng ta tụ họp thành cộng đoàn đức tin trước hết để chung lời cảm tạ Thiên Chúa đã hy sinh chết cho ta được sống. Kế đến cùng giúp nhau làm cho Lời Chúa sống động trong cuộc sống hàng ngày, làm chứng nhân cho Đức Kitô giữa đời. Cuối cùng là khuyến khích, nâng đỡ, hỗ trợ nhau trên đường lữ hành. Hỗ trợ qua chia sẻ, phục vụ, trở thành tấm bánh bẻ ra phân phát cho anh em cô đơn, đói khát, buồn sầu và bị bỏ rơi hay bị đối xử bất công, tàn tệ. Đức Kitô không dùng sức mạnh trần thế thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Tình yêu hy sinh chết cho người mình yêu trở thành sức sống cứu độ. Khiêm nhường tự hiến và phục vụ chính là con đường Đức Kitô đã đi. Môn đệ trung thành với Thầy cũng đi cùng con đường Thầy đã đi để dõi bước theo Thầy. Ngoài đường đó ra không phải là đường Đức Kitô vạch ra. Những ai tự chọn, hoặc tự vẽ đường đi riêng cho mình sẽ không gặp được Đức Kitô nơi Thiên Quốc. Giáo Hội tin tưởng nơi lòng thành của Kitô hữu khi họ tiến lên đón nhận 'Nguồn Sống Thánh thể'. Chúng ta cầu xin đón nhận Thánh Thể với tâm tình cảm tạ, đón nhận với tất cả tấm lòng chân thành. Ước mong điều chúng ta đón nhận hoán cải cuộc đời giúp chúng ta trở nên giống điều chúng ta đón nhận.
TiengChuong.org
Source of life
Our human body needs blood to be alive and blood needs a body for renewal and regeneration of new blood cells. Without blood a body is dead cold and when blood is out of the body, it won't survive long. Our blood stream transports oxygen and nutrition to cells and tissues. It supplies hormones to other parts of the body and keeps the body temperature warm. It seals and heals wounds from infection.
We celebrate the Feast 'The Body and Blood of Christ' known as 'Corpus Christi'
for two major reasons. First, it is the celebration of our own source of life that Jesus has given to us freely: 'Anyone who does eat my flesh and drink my blood has eternal life' Jn 6,54.
Second, it is the celebration of the New Eternal Covenant Jesus initiated with the human race. The Covenant was not made by sweat and tears, but it was sealed by Jesus' unconditional love, by His very own blood poured out on the cross. He emptied Himself by letting go the last drop of blood in His heart. He stretched out His hands on the cross for the nails to go through. Wounds were inflicted by whipping, and dust on the road of Calvary covered them to stop the bleeding. Hot wind cracked His dried lips. Trails of blood were left behind His footsteps. Stones on road side were tainted with blood and it became food for meat- eater ants.
Our human blood removes the body waste and protects it from harm caused by foreign agents. Through His Cross, Jesus renews our life and removes our sin. 'For this is my blood, the blood of the covenant, which is to be poured out for many for the forgiveness of sin Mt 26,28'.
By the power of the Spirit, the bread and wine offered on the Altar become the real Body and Blood of Jesus, food for our souls. The Emmaus' account told us, that Jesus blessed and broke the bread, and then the apostles recognized the Risen Christ. Every time we come to the Eucharist we recall the Last Supper and the very words of Jesus 'This is my body broken for you' and 'this is my blood, the blood of the new Covenant'.
At the Eucharist we gather for table fellowship nourishment in which we thank God for His love. We do it because we love Jesus, and we keep His Word alive in our lives. We also recall His hospitality, and we celebrate the Eucharist with utmost reverence and joy. In celebrating the feast of Corpus Christi, the Church calls us to become the body broken in providing service for the lonely, the underprivileged and the needy. The celebration has nothing to do with superiority in the world's standard, but rather it is God's love shown through self- sacrifice, humility and service. Jesus enters into relationship with us in the most humble way, under the appearance of our daily food and drink. Jesus becomes our sole resource of life, providing nutrition for the soul and the source of eternal salvation. The Church trusts our honesty when we come to the Holy Communion. Through it we are in communion with the Lord, and His Church, and as well as with each other. We pray that The Body and Blood of Christ might transform us to become what we receive.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:30 19/06/2019
10. Ma quỷ, sở dĩ là ma quỷ là vì kiêu ngạo ghen ghét. Con người ta nếu có lòng kiêu ngạo và ghét ghen thì cũng giống như ma quỷ vậy.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:54 19/06/2019
48. THIÊN VƯƠNG ĐỊA VƯƠNG
Có thương gia lớn nọ đi chơi kỷ viện, không đến một năm thì tiền ức bạc triệu hết sạch, bị người ta đuổi ra khỏi kỷ viện.
Ông thương gia muốn thắt cổ mà chết, kỷ nữ sợ dính dáng đến án mạng nên để ông ta ở lại trong kỷ viện, mỗi ngày đều cung cấp rượu cơm cho ông ta ăn.
Không lâu sau đó lại có một khách mới đến kỷ viện, kỷ nữ theo kiểu cũ mà làm, người khách mới đến hỏi bà ta:
- “Mỗi bữa ăn nàng đều đem cơm rượu vào trong, đem cho ai vậy ?”
Kỷ nữ nói:
- “Trong nhà tôi có một ông thần gọi là “thiên vương” mỗi ngày tôi đều cúng tế cho ông ta”.
Ông khách rình rình đi vào trong phòng quan sát thì chỉ thấy phía trong màn có người ngồi như ông thần, người khách bèn lập tức quỳ xuống cầu phúc.
Ông thương gia ngồi trong trướng hỏi khách:
- “Mày đem đến bao nhiều tiền ?”
Đáp:
- “Năm ngàn quan tiền”.
Ông thương gia cười nói:
- “Trước đây ta có mười vạn quan, đến đây thì tiêu sạch, gọi là thiên vương. Mày chỉ có năm ngàn vạn nếu mà tiêu hết thì chỉ được làm địa vương !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 48:
Thiên vương hay địa vương thì cũng như nhau mà thôi, tức là làm con cái của ma quỷ.
Người thích làm “thiên vương” thì phải tiêu sạch mười vạn quan tiền, người thích làm “địa vương” thì phải nướng tiêu năm vạn quan tiền, đúng là một cái giá “rẻ mạt” để làm “vương” trong địa ngục.
Có người vì muốn làm thiên vương nên nướng sạch mười vạn quan tiền là “tình cảm anh em” trong những lời vu khống của mình, có người vì muốn làm địa vương nên dùng mọi thủ đoạn đê hèn chỉ đáng năm vạn quan để gây chia rẽ giữa anh em bạn bè với nhau...
Người Ki-tô hữu thì chắc chắn là không thích làm thiên vương hay địa vương vì phải phạm nhiều tội mà lại tốn nhiều tiền, cái mà người Ki-tô hữu thích chính là làm người con ngoan của Cha trên trời, mà làm người con ngoan của Cha trên trời thì họ quyết tâm không đi ăn chơi ở kỷ viện, không lui tới chốn lầu xanh có cái tên rất thời đại là “tụ điểm hát karaôkê”, họ không nói xấu anh chị em mình, không vu khống người khác, không ném đá giấu tay, và nhất là họ không vì ích kỷ cá nhân tham quyền cố vị mà giết tâm hồn anh chị em bằng những lời nói vô căn cứ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có thương gia lớn nọ đi chơi kỷ viện, không đến một năm thì tiền ức bạc triệu hết sạch, bị người ta đuổi ra khỏi kỷ viện.
Ông thương gia muốn thắt cổ mà chết, kỷ nữ sợ dính dáng đến án mạng nên để ông ta ở lại trong kỷ viện, mỗi ngày đều cung cấp rượu cơm cho ông ta ăn.
Không lâu sau đó lại có một khách mới đến kỷ viện, kỷ nữ theo kiểu cũ mà làm, người khách mới đến hỏi bà ta:
- “Mỗi bữa ăn nàng đều đem cơm rượu vào trong, đem cho ai vậy ?”
Kỷ nữ nói:
- “Trong nhà tôi có một ông thần gọi là “thiên vương” mỗi ngày tôi đều cúng tế cho ông ta”.
Ông khách rình rình đi vào trong phòng quan sát thì chỉ thấy phía trong màn có người ngồi như ông thần, người khách bèn lập tức quỳ xuống cầu phúc.
Ông thương gia ngồi trong trướng hỏi khách:
- “Mày đem đến bao nhiều tiền ?”
Đáp:
- “Năm ngàn quan tiền”.
Ông thương gia cười nói:
- “Trước đây ta có mười vạn quan, đến đây thì tiêu sạch, gọi là thiên vương. Mày chỉ có năm ngàn vạn nếu mà tiêu hết thì chỉ được làm địa vương !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 48:
Thiên vương hay địa vương thì cũng như nhau mà thôi, tức là làm con cái của ma quỷ.
Người thích làm “thiên vương” thì phải tiêu sạch mười vạn quan tiền, người thích làm “địa vương” thì phải nướng tiêu năm vạn quan tiền, đúng là một cái giá “rẻ mạt” để làm “vương” trong địa ngục.
Có người vì muốn làm thiên vương nên nướng sạch mười vạn quan tiền là “tình cảm anh em” trong những lời vu khống của mình, có người vì muốn làm địa vương nên dùng mọi thủ đoạn đê hèn chỉ đáng năm vạn quan để gây chia rẽ giữa anh em bạn bè với nhau...
Người Ki-tô hữu thì chắc chắn là không thích làm thiên vương hay địa vương vì phải phạm nhiều tội mà lại tốn nhiều tiền, cái mà người Ki-tô hữu thích chính là làm người con ngoan của Cha trên trời, mà làm người con ngoan của Cha trên trời thì họ quyết tâm không đi ăn chơi ở kỷ viện, không lui tới chốn lầu xanh có cái tên rất thời đại là “tụ điểm hát karaôkê”, họ không nói xấu anh chị em mình, không vu khống người khác, không ném đá giấu tay, và nhất là họ không vì ích kỷ cá nhân tham quyền cố vị mà giết tâm hồn anh chị em bằng những lời nói vô căn cứ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Thánh Thể, nguồn mạch lòng thương xót
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:19 19/06/2019
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
1- Tình mẹ như tình Chúa
Trong vụ động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, có một câu chuyện hết sức xúc động được lan truyền khắp thế giới mạng về một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô. Câu chuyện này khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.
Số là khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể của một phụ nữ trẻ qua khe tường nhà sụp đổ. Nhưng tư thế cô như một người đang quỳ gối cầu nguyện, và hai tay đỡ lấy một vật gì đó. Họ tìm cách dỡ bỏ đống đổ nát ra. Bỗng nhiên một người phát hiện một em bé 3 tháng tuổi còn sống, được bọc trong một chiếc chăn hoa dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ này đã hy sinh để cứu con mình khi ngôi nhà sập. Sau khi mở tấm chăn, bác sĩ nhìn thấy một điện thoại di động bên trong và có một tin nhắn: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con.” Tin nhắn này được loan truyền khắp nơi.
Từ câu chuyện này, tôi muốn chúng ta suy nghĩ về lòng thương xót Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Bởi vì có một điều gì đó tương tự trong chuyện này và câu chuyện về Thánh Thể: chính là tình yêu, là lòng thương xót, là sự hy sinh vì người mình yêu mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta như người mẹ đã làm cho con mình.
2- Thánh Thể, tột đỉnh của lòng thương xót
Trong Tông chiếu Dung Mạo Lòng Thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Chúa Giêsu Kitô là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của Đức tin Kitô giáo. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mạc khải danh Người với Môsê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Người. Vào “thời viên mãn” (Gl 4,4), Chúa Cha đã sai Con Một mình xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, để biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta một cách dứt khoát. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Chúa Giêsu thành Nadarét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Người đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
Nhưng tột đỉnh của tình yêu và lòng thương xót chính là việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và bước vào cuộc tử nạn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: “Khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời về chính mình và hy lễ vượt qua của mình, Chúa Giêsu đã đặt một cách biểu tượng hành động tối cao này của Mạc khải trong ánh sáng lòng thương xót của Người. Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Người, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ thành toàn trên thập tự giá” (số 7).
Quả thế, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của lòng thương xót Chúa. Tin Mừng thánh Gioan minh chứng điều đó: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nên Người muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người muốn ở với chúng ta luôn mãi (x. Mt 18,20). Người yêu chúng ta đến cùng (x. Ga 13,1), đến nỗi hiến mạng sống vì chúng ta (x. Ga 15,13). Người muốn chúng ta nên một với Người bằng cách ban chính Thịt và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6,53-54).
Vì thế, khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa. Chúng ta được nuôi sống bằng chính sự sống của Người. Cũng như khi tiếp nhận thức ăn vào trong bụng, chúng ta tiêu hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi sống mình. Cũng thế, khi rước Chúa Giêsu vào lòng, chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa; chúng ta có sự sống của Thiên Chúa; chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Điều này lý giải tại sao chúng ta chỉ rửa tội một lần, nhưng chúng ta cần phải đón nhận Bí tích Thánh Thể nhiều lần. Bởi lẽ, Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, tăng sức mạnh, làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày. Như thế, sau khi rước lễ, chúng ta có thể dám nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)” (Gl 2,20).
Khi nói về sự biến đổi nhờ Thánh Thể, Nicholas Cabasilas viết: “Chúa Kitô hiến mình trong chúng ta và tan biến mình với chúng ta, nhưng Người thay đổi và biến đổi chúng ta nên giống Người, như một giọt nước nhỏ được biến đổi bởi được đổ vào trong biển cả của dầu thơm.”
Với một cách diễn tả khác trong tập thơ về Thánh Thể tựa đề Khúc hát về Thiên Chúa Ẩn Dấu, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng con người mới, đời sống mới này được thực hiện nhờ Chúa Kitô Thánh Thể. Người viết:
“Và này một phép lạ xuất hiện
Một sự biến đổi:
Này Ngài trở nên con,
Con là Thánh Thể Ngài.”
Trong Thánh Thể, không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô, như Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi viết trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về Tân Lang; Tân Lang của con đã cưới con; Người muốn con thêm cho Người một nhân tính. Chúa Giêsu cũng đang nói với chúng ta: Ta đói khát con, Ta muốn sống trong con, vì thế, Ta cần sống trong các tư tưởng của con, trong mọi tình cảm của con; Ta cần sống qua thân xác con, qua cơ thể con, qua ước vọng mỗi ngày con; Ta cần con nuôi dưỡng theo cách thức mà con được Ta nuôi dưỡng!”
3- Hồng ân cao cả gắn liền với trách nhiệm
Trước Thánh Thể, chúng ta phải thốt lên rằng: Ôi thật là kỳ diệu và thật là an ủi biết bao khi nghĩ rằng con người của chúng ta trở thành con người của Chúa Kitô! Nhưng ân huệ này cũng đòi hỏi trách nhiệm và sự cố gắng của mỗi người: Nếu cặp mắt tôi trở thành cặp mắt Chúa Kitô và miệng tôi trở thành miệng Chúa Kitô, thì không có lý do nào có thể cho phép đôi mắt tôi thỏa thuê với những hình ảnh dâm dật trên phương tiện truyền thông truyền hình; không có lý do nào cho phép miệng lưỡi tôi nói những lời gian dối, lừa lọc, chống lại anh chị em mình, hay tôi dùng thân xác tôi phục vụ như một phương tiện của tội lỗi. Như thánh Phaolô chất vấn: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao?” (1 Cr 6,15).
Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta được mời gọi lên rước Chúa vào lòng. Nhưng khi lên rước Chúa, chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội trọng. Thánh Phaolô viết: “Vì thế, ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì xúc phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11,27-29).
Như vậy, bí tích Thánh Thể là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, nguồn mạch Lòng Thương Xót Chúa trào dâng cho loài người. Chúng ta được mời gọi năng đến tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể để kín múc nguồn ơn Thương Xót và để đáp lại tình Chúa đã dành cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự thật trong bí tích Thánh Thể. Con kính mến Chúa trên hết mọi sự, và khao khát được rước Chúa vào linh hồn con. Con muốn kết hợp với Chúa và xin Chúa đừng bao giờ để con lìa xa Chúa. Amen!
1- Tình mẹ như tình Chúa
Trong vụ động đất kinh hoàng ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011, có một câu chuyện hết sức xúc động được lan truyền khắp thế giới mạng về một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô. Câu chuyện này khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.
Số là khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể của một phụ nữ trẻ qua khe tường nhà sụp đổ. Nhưng tư thế cô như một người đang quỳ gối cầu nguyện, và hai tay đỡ lấy một vật gì đó. Họ tìm cách dỡ bỏ đống đổ nát ra. Bỗng nhiên một người phát hiện một em bé 3 tháng tuổi còn sống, được bọc trong một chiếc chăn hoa dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ này đã hy sinh để cứu con mình khi ngôi nhà sập. Sau khi mở tấm chăn, bác sĩ nhìn thấy một điện thoại di động bên trong và có một tin nhắn: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con.” Tin nhắn này được loan truyền khắp nơi.
Từ câu chuyện này, tôi muốn chúng ta suy nghĩ về lòng thương xót Chúa nơi Bí tích Thánh Thể. Bởi vì có một điều gì đó tương tự trong chuyện này và câu chuyện về Thánh Thể: chính là tình yêu, là lòng thương xót, là sự hy sinh vì người mình yêu mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta như người mẹ đã làm cho con mình.
2- Thánh Thể, tột đỉnh của lòng thương xót
Trong Tông chiếu Dung Mạo Lòng Thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Chúa Giêsu Kitô là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời này có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm của Đức tin Kitô giáo. Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mạc khải danh Người với Môsê như là “một Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện, bằng nhiều cách khác nhau trong suốt lịch sử, bản tính Thiên Chúa của Người. Vào “thời viên mãn” (Gl 4,4), Chúa Cha đã sai Con Một mình xuống thế gian, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, để biểu lộ tình yêu của Người cho chúng ta một cách dứt khoát. Bất cứ ai nhìn thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Chúa Giêsu thành Nadarét, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của Người đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
Nhưng tột đỉnh của tình yêu và lòng thương xót chính là việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể và bước vào cuộc tử nạn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: “Khi Người thiết lập bí tích Thánh Thể như một tưởng niệm đời đời về chính mình và hy lễ vượt qua của mình, Chúa Giêsu đã đặt một cách biểu tượng hành động tối cao này của Mạc khải trong ánh sáng lòng thương xót của Người. Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Người, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Người sẽ thành toàn trên thập tự giá” (số 7).
Quả thế, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của lòng thương xót Chúa. Tin Mừng thánh Gioan minh chứng điều đó: Chúa Giêsu yêu thương chúng ta nên Người muốn cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người muốn ở với chúng ta luôn mãi (x. Mt 18,20). Người yêu chúng ta đến cùng (x. Ga 13,1), đến nỗi hiến mạng sống vì chúng ta (x. Ga 15,13). Người muốn chúng ta nên một với Người bằng cách ban chính Thịt và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu quả quyết: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” (Ga 6,53-54).
Vì thế, khi chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa. Chúng ta được nuôi sống bằng chính sự sống của Người. Cũng như khi tiếp nhận thức ăn vào trong bụng, chúng ta tiêu hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi sống mình. Cũng thế, khi rước Chúa Giêsu vào lòng, chúng ta được nuôi dưỡng bởi Mình và Máu Chúa; chúng ta có sự sống của Thiên Chúa; chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Điều này lý giải tại sao chúng ta chỉ rửa tội một lần, nhưng chúng ta cần phải đón nhận Bí tích Thánh Thể nhiều lần. Bởi lẽ, Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, tăng sức mạnh, làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày. Như thế, sau khi rước lễ, chúng ta có thể dám nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)” (Gl 2,20).
Khi nói về sự biến đổi nhờ Thánh Thể, Nicholas Cabasilas viết: “Chúa Kitô hiến mình trong chúng ta và tan biến mình với chúng ta, nhưng Người thay đổi và biến đổi chúng ta nên giống Người, như một giọt nước nhỏ được biến đổi bởi được đổ vào trong biển cả của dầu thơm.”
Với một cách diễn tả khác trong tập thơ về Thánh Thể tựa đề Khúc hát về Thiên Chúa Ẩn Dấu, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho rằng con người mới, đời sống mới này được thực hiện nhờ Chúa Kitô Thánh Thể. Người viết:
“Và này một phép lạ xuất hiện
Một sự biến đổi:
Này Ngài trở nên con,
Con là Thánh Thể Ngài.”
Trong Thánh Thể, không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô, như Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi viết trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về Tân Lang; Tân Lang của con đã cưới con; Người muốn con thêm cho Người một nhân tính. Chúa Giêsu cũng đang nói với chúng ta: Ta đói khát con, Ta muốn sống trong con, vì thế, Ta cần sống trong các tư tưởng của con, trong mọi tình cảm của con; Ta cần sống qua thân xác con, qua cơ thể con, qua ước vọng mỗi ngày con; Ta cần con nuôi dưỡng theo cách thức mà con được Ta nuôi dưỡng!”
3- Hồng ân cao cả gắn liền với trách nhiệm
Trước Thánh Thể, chúng ta phải thốt lên rằng: Ôi thật là kỳ diệu và thật là an ủi biết bao khi nghĩ rằng con người của chúng ta trở thành con người của Chúa Kitô! Nhưng ân huệ này cũng đòi hỏi trách nhiệm và sự cố gắng của mỗi người: Nếu cặp mắt tôi trở thành cặp mắt Chúa Kitô và miệng tôi trở thành miệng Chúa Kitô, thì không có lý do nào có thể cho phép đôi mắt tôi thỏa thuê với những hình ảnh dâm dật trên phương tiện truyền thông truyền hình; không có lý do nào cho phép miệng lưỡi tôi nói những lời gian dối, lừa lọc, chống lại anh chị em mình, hay tôi dùng thân xác tôi phục vụ như một phương tiện của tội lỗi. Như thánh Phaolô chất vấn: “Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao? Tôi lại lấy phần thân thể của Đức Kitô mà làm phần thân thể của người kỹ nữ sao?” (1 Cr 6,15).
Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta được mời gọi lên rước Chúa vào lòng. Nhưng khi lên rước Chúa, chúng ta phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội trọng. Thánh Phaolô viết: “Vì thế, ai ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, thì xúc phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11,27-29).
Như vậy, bí tích Thánh Thể là món quà cao quý nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nơi Thánh Thể, nguồn mạch Lòng Thương Xót Chúa trào dâng cho loài người. Chúng ta được mời gọi năng đến tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể để kín múc nguồn ơn Thương Xót và để đáp lại tình Chúa đã dành cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự thật trong bí tích Thánh Thể. Con kính mến Chúa trên hết mọi sự, và khao khát được rước Chúa vào linh hồn con. Con muốn kết hợp với Chúa và xin Chúa đừng bao giờ để con lìa xa Chúa. Amen!
Danh Ngài là Thương Xót
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
22:27 19/06/2019
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Tình yêu đó đã trở thành thương xót khi Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ loài người. Xuyên qua lịch sử, Thiên Chúa mạc khải Người là vị Thiên Chúa thương xót qua danh thánh Giavê, qua danh thánh Giêsu và qua Giáo Hội.
1- “Giavê,” vị Thiên Chúa thương xót
Cựu Ước đã nhiều lần ghi lại kinh nghiệm gặp gỡ với vị Thiên Chúa thương xót, đặc biệt là kinh nghiệm của Môsê gặp gỡ vị Thiên Chúa tại núi Sinai. Sách Xuất Hành kể lại cuộc đàm đạo giữa Môsê với Thiên Chúa mà ông chưa biết tên. Ông hỏi tên Người là gì và Thiên Chúa mạc khải cho ông biết tên Người là Giavê, Đấng Tự Hiện Hữu, là “Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Ápbraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp” (x. Xh 3,1-15).
Trong tiếng Do Thái, “Giavê” diễn tả vị Thiên Chúa sống động và hiện diện bên cạnh con người để giải phóng họ; đó là Thiên Chúa gần gũi và sẵn sàng đáp cứu con người gặp cảnh khó khăn. Khi Thiên Chúa mạc khải tên chính là lúc mạc khải bản tính Người. Đó là vị “Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6).
Lịch sử cứu độ là lịch sử của lòng thương xót mà Thiên Chúa thể hiện đối với con người, hơn là lịch sử của một vị Thiên Chúa nghiêm khắc, thích phạt và hủy diệt loài người.
Vì Thiên Chúa thương xót nên Người luôn sẵn sàng tha thứ mọi sự xúc phạm và tội lỗi của loài người. Thánh Vịnh gia nói: “Người tha thứ cho tất cả tội lỗi của bạn, Người chữa lành mọi bệnh tật của bạn, Người cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, Người trao vương niệm cho bạn với tình yêu kiên định và lòng thương xót” (Tv 103,3-4).
Như thế, trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã mạc khải chính mình là Đấng giàu thương xót. Đó chính là dung mạo đích thực của Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta.
2- “Giêsu,” hiện thân lòng thương xót
Với mầu nhiệm nhập thể làm người, lòng thương xót của Thiên Chúa có một dung mạo cụ thể và rõ ràng qua dung mạo của Đức Kitô.
Bởi thế, bắt đầu Tông Chiếu Misericordiae Vultus, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có những lời rất ý nghĩa: “Chúa Giêsu Kitô chính là dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha. Mầu nhiệm Kitô giáo được tóm tắt đầy đủ trong mệnh đề này. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4)… đã sai Người Con duy nhất đến thế gian… để mạc khải cho chúng ta biết trọn vẹn tình yêu của Người. Ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha (Ga 14,9). Đức Giêsu Nadarét đã mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người (Misericordiae Vultus, số 1).
Trong suốt cuộc đời tại thế, Đức Giêsu xuất hiện như là sứ giả của lòng thương xót Chúa Cha: khi thấy đám đông dân chúng bơ vơ không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương họ cách sâu xa (x. Mt 9,36); khi thấy những người đau yếu bệnh hoạn tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19); khi thấy những người tội lỗi cần hoán cải, Người chủ động đến gặp gỡ và giúp họ trở về như trường hợp của Mátthêu của Giakêu hay của Mađalêna v.v...
Tuy nhiên, nghĩa cử thương xót ấy đạt tới viên mãn nơi biến cố Chết và Phục Sinh của Đức Kitô. Tại đây, Con Thiên Chúa đã tự hạ mình cho đến cùng, trở thành người Tôi Tớ đau khổ, chịu chết trên thập giá, đổ máu đào để cứu độ loài người. Nơi thập giá, Người mạc khải lòng thương xót Thiên Chúa một cách tuyệt vời nhất: Thiên Chúa cùng chịu đau khổ với chúng ta. Thiên Chúa chịu chết thay cho chúng ta để chúng ta được sống dồi dào. Và sự phục sinh của Đức Kitô là chiến thắng của lòng thương xót Chúa trên tội lỗi và oán thù.
Như thế, Đức Giêsu chính là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Người đến không để hủy diệt nhưng để cứu chữa, và tìm lại những gì đã mất.
3- Điều kiện để đón nhận lòng thương xót
Điều kiện 1: nhận biết mình có tội và cần đến lòng thương xót: để đón nhận ơn tha thứ và thương xót, chúng ta phải thực sự có lòng sám hối. Nhìn nhận mình có tội và xin Chúa tha thứ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên: “Phải mở lòng với lòng thương xót, mở tâm hồn và bản thân ra, để Chúa Giêsu đến với mình bằng cách đi xưng tội trong Đức tin.”
Tất cả chúng ta đều là tội nhân cần đến lòng thương xót Chúa, chúng hãy thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13). Chỉ cần chúng ta hoán cải, Thiên Chúa sẽ sẵn sàng tha thứ cho chúng ta.
Điều kiện 2: Hoán cải và thay đổi đời sống: Thiên Chúa hay thương xót nhưng không vì thế mà chúng ta muốn làm gì thì làm, sống thế nào thì sống. Để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải sám hối và hoán cải đời sống mình.
Nếu thiếu hoán cải đời sống, chúng ta biến ân sủng quý giá của Thiên Chúa thành một thứ ân sủng “rẻ tiền.” Như Đức Hồng Y Kasper cảnh báo: “Sự nguy hiểm của những việc như thế là biến ơn thánh quí báu của Thiên Chúa, vốn phải mua bằng giá máu của Người trên thập giá, thành thứ ơn phúc rẻ tiền, biến ơn thánh thành món hàng bán rẻ ở tầng hầm.”
4- Nơi để đón nhận lòng thương xót
Nơi 1: Bí tích Hòa Giải là tòa của lòng thương xót. Chúng ta hãy đến đó và xưng tội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đi xưng tội một cách công khai dù ngài là giáo hoàng. Ngài làm gương cho chúng ta.
Nơi 2: Thánh Thể, nguồn mạch của lòng thương xót Chúa. Tại đây, Đức Giêsu trở thành lương thực cho chúng ta. Chúa ban sự sống thần linh cho chúng ta. Hãy đến tham dự Thánh Lễ hằng ngày và hằng tuần. Nơi đó, chúng ta sẽ gặp lòng thương xót Chúa.
5- Kitô hữu, tên của lòng thương xót
Chúa Giêsu mời gọi: “Anh em hãy có lòng thương xót như Chúa Cha” (Lc 6,36). Nếu tên của Chúa là thương xót thì tên của chúng ta cũng phải phản ánh lòng thương xót Chúa. Chúng ta được mời gọi hãy sống và thực thi lòng thương xót Chúa trong môi trường sống của mình. Noi gương Đức Giêsu, chúng ta thực thi lòng thương xót đối với tha nhân bằng thái độ tôn trọng, cảm thương, bao dung và chia sẻ đối với những người xung quanh. Amen!
Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8). Tình yêu đó đã trở thành thương xót khi Thiên Chúa tạo dựng và cứu độ loài người. Xuyên qua lịch sử, Thiên Chúa mạc khải Người là vị Thiên Chúa thương xót qua danh thánh Giavê, qua danh thánh Giêsu và qua Giáo Hội.
1- “Giavê,” vị Thiên Chúa thương xót
Cựu Ước đã nhiều lần ghi lại kinh nghiệm gặp gỡ với vị Thiên Chúa thương xót, đặc biệt là kinh nghiệm của Môsê gặp gỡ vị Thiên Chúa tại núi Sinai. Sách Xuất Hành kể lại cuộc đàm đạo giữa Môsê với Thiên Chúa mà ông chưa biết tên. Ông hỏi tên Người là gì và Thiên Chúa mạc khải cho ông biết tên Người là Giavê, Đấng Tự Hiện Hữu, là “Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Ápbraham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp” (x. Xh 3,1-15).
Trong tiếng Do Thái, “Giavê” diễn tả vị Thiên Chúa sống động và hiện diện bên cạnh con người để giải phóng họ; đó là Thiên Chúa gần gũi và sẵn sàng đáp cứu con người gặp cảnh khó khăn. Khi Thiên Chúa mạc khải tên chính là lúc mạc khải bản tính Người. Đó là vị “Thiên Chúa nhân từ và đầy thương xót, chậm bất bình, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6).
Lịch sử cứu độ là lịch sử của lòng thương xót mà Thiên Chúa thể hiện đối với con người, hơn là lịch sử của một vị Thiên Chúa nghiêm khắc, thích phạt và hủy diệt loài người.
Vì Thiên Chúa thương xót nên Người luôn sẵn sàng tha thứ mọi sự xúc phạm và tội lỗi của loài người. Thánh Vịnh gia nói: “Người tha thứ cho tất cả tội lỗi của bạn, Người chữa lành mọi bệnh tật của bạn, Người cứu chuộc bạn khỏi hố sâu, Người trao vương niệm cho bạn với tình yêu kiên định và lòng thương xót” (Tv 103,3-4).
Như thế, trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã mạc khải chính mình là Đấng giàu thương xót. Đó chính là dung mạo đích thực của Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta.
2- “Giêsu,” hiện thân lòng thương xót
Với mầu nhiệm nhập thể làm người, lòng thương xót của Thiên Chúa có một dung mạo cụ thể và rõ ràng qua dung mạo của Đức Kitô.
Bởi thế, bắt đầu Tông Chiếu Misericordiae Vultus, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có những lời rất ý nghĩa: “Chúa Giêsu Kitô chính là dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha. Mầu nhiệm Kitô giáo được tóm tắt đầy đủ trong mệnh đề này. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Ðức Giêsu thành Nadarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Người. Chúa Cha, Đấng “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4)… đã sai Người Con duy nhất đến thế gian… để mạc khải cho chúng ta biết trọn vẹn tình yêu của Người. Ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha (Ga 14,9). Đức Giêsu Nadarét đã mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người (Misericordiae Vultus, số 1).
Trong suốt cuộc đời tại thế, Đức Giêsu xuất hiện như là sứ giả của lòng thương xót Chúa Cha: khi thấy đám đông dân chúng bơ vơ không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương họ cách sâu xa (x. Mt 9,36); khi thấy những người đau yếu bệnh hoạn tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19); khi thấy những người tội lỗi cần hoán cải, Người chủ động đến gặp gỡ và giúp họ trở về như trường hợp của Mátthêu của Giakêu hay của Mađalêna v.v...
Tuy nhiên, nghĩa cử thương xót ấy đạt tới viên mãn nơi biến cố Chết và Phục Sinh của Đức Kitô. Tại đây, Con Thiên Chúa đã tự hạ mình cho đến cùng, trở thành người Tôi Tớ đau khổ, chịu chết trên thập giá, đổ máu đào để cứu độ loài người. Nơi thập giá, Người mạc khải lòng thương xót Thiên Chúa một cách tuyệt vời nhất: Thiên Chúa cùng chịu đau khổ với chúng ta. Thiên Chúa chịu chết thay cho chúng ta để chúng ta được sống dồi dào. Và sự phục sinh của Đức Kitô là chiến thắng của lòng thương xót Chúa trên tội lỗi và oán thù.
Như thế, Đức Giêsu chính là hiện thân của lòng thương xót Thiên Chúa. Người đến không để hủy diệt nhưng để cứu chữa, và tìm lại những gì đã mất.
3- Điều kiện để đón nhận lòng thương xót
Điều kiện 1: nhận biết mình có tội và cần đến lòng thương xót: để đón nhận ơn tha thứ và thương xót, chúng ta phải thực sự có lòng sám hối. Nhìn nhận mình có tội và xin Chúa tha thứ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên: “Phải mở lòng với lòng thương xót, mở tâm hồn và bản thân ra, để Chúa Giêsu đến với mình bằng cách đi xưng tội trong Đức tin.”
Tất cả chúng ta đều là tội nhân cần đến lòng thương xót Chúa, chúng hãy thưa với Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13). Chỉ cần chúng ta hoán cải, Thiên Chúa sẽ sẵn sàng tha thứ cho chúng ta.
Điều kiện 2: Hoán cải và thay đổi đời sống: Thiên Chúa hay thương xót nhưng không vì thế mà chúng ta muốn làm gì thì làm, sống thế nào thì sống. Để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải sám hối và hoán cải đời sống mình.
Nếu thiếu hoán cải đời sống, chúng ta biến ân sủng quý giá của Thiên Chúa thành một thứ ân sủng “rẻ tiền.” Như Đức Hồng Y Kasper cảnh báo: “Sự nguy hiểm của những việc như thế là biến ơn thánh quí báu của Thiên Chúa, vốn phải mua bằng giá máu của Người trên thập giá, thành thứ ơn phúc rẻ tiền, biến ơn thánh thành món hàng bán rẻ ở tầng hầm.”
4- Nơi để đón nhận lòng thương xót
Nơi 1: Bí tích Hòa Giải là tòa của lòng thương xót. Chúng ta hãy đến đó và xưng tội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đi xưng tội một cách công khai dù ngài là giáo hoàng. Ngài làm gương cho chúng ta.
Nơi 2: Thánh Thể, nguồn mạch của lòng thương xót Chúa. Tại đây, Đức Giêsu trở thành lương thực cho chúng ta. Chúa ban sự sống thần linh cho chúng ta. Hãy đến tham dự Thánh Lễ hằng ngày và hằng tuần. Nơi đó, chúng ta sẽ gặp lòng thương xót Chúa.
5- Kitô hữu, tên của lòng thương xót
Chúa Giêsu mời gọi: “Anh em hãy có lòng thương xót như Chúa Cha” (Lc 6,36). Nếu tên của Chúa là thương xót thì tên của chúng ta cũng phải phản ánh lòng thương xót Chúa. Chúng ta được mời gọi hãy sống và thực thi lòng thương xót Chúa trong môi trường sống của mình. Noi gương Đức Giêsu, chúng ta thực thi lòng thương xót đối với tha nhân bằng thái độ tôn trọng, cảm thương, bao dung và chia sẻ đối với những người xung quanh. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Câu chuyện cậu bé học bài dưới ánh đèn đường được phát tán rộng rãi và một tỉ phú đã chú ý tới.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:50 19/06/2019
Truyện thần thoại thời đại mới truyền cảm hứng cho niềm hy vọng.
Câu truyện nghe có vẻ giống một truyện thần thoại hay là tiểu thuyết hư cấu của Charles Dickens, nhưng nó lại là một truyện có thật.
Truyện bắt đầu khi Victor Martin Angulo Cordova, một bé trai 11 tuổi ở tỉnh Moche, nước Peru đã làm cho các nhân viên theo dõi an ninh qua máy chụp hình của thành phố chú ý. Đó là cảnh một học sinh lớp sáu đang ngồi và nằm dưới ánh đèn đường để học bài.
Chẳng bao lâu những hình ảnh này đã được đưa lên các trang tin tức và phương tiện truyền thông xã hội. Theo trang mạng Perfil thì gia đình của Victor không có điện, nhưng em quyết tâm theo đuổi việc học để sau này trở thành một cảnh sát viên chống lại “tham nhũng, trộm cắp và ma túy.”
Cũng theo Perfil, có hai lý do khiến gia đình em không có điện: không đủ tiền để trả hóa đơn điện và quan trọng hơn nữa, là vì họ không có giấp tờ hợp pháp chứng minh họ là chủ căn nhà, điều kiện cần thiết để ký hợp đồng lắp đặt điện.
Người đầu tiên đến giúp em là thị trưởng thành phố, ông Arturo Fernandez Bazan, đã mang cho Victor một thùng gồm những thứ cần dùng cho việc học và giúp gia đình em làm giấy tờ chủ quyền nhà để có thể lắp đặt điện.
Việc giúp đỡ này không thôi đã là một bước tiến khá lắm rồi, nhưng thế mới chỉ là khởi đầu. Sau này có ông Yaqoob Yusuf Ahmed Mubarack vào cuộc. Là một tỉ phú 31 tuổi, chuyên nhập khẩu sô-cô-la từ Bahrain. Ông Mubarck đã có một thời thơ ấu không phải là thiếu tiền, nhưng là thiếu tình cảm. Theo trang tin tức Clarin, ông Mubarak đã chứng kiến nhiều các bạn thời thơ ấu của mình bị chết vì ma túy và tội ác và ông đã bị bệnh trầm cảm.
Quá khứ đau thương của Mubarak đã ban tặng cho ông sự cảm thông và ước muốn giúp đỡ những người khác, vì thế sự quyết tâm học hành và có trách nhiệm giữa cảnh nghèo khó của Victor đã làm ông động lòng. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói rằng nếu ở trong một hoàn cảnh tương tự, ông có lẽ sẽ không bao giờ có động lực như thế để học. Vì vậy, Mubarack đã làm một hành trình từ đáo quốc nhỏ bé của ông (một phần tư diện tích của Rhode Island) ở Vịnh Ba Tư đến tỉnh Moche, nước Peru để gặp cậu bé.
Cảm động với cảnh nghèo mà cậu bé và các bạn của em đang sống và học tập, Mubarack quyết định xây lại căn nhà nhỏ bé của gia đình Victor bằng một căn nhà hai tầng, giúp mẹ của Victor bắt đầu kinh doanh nhỏ và cho cậu bé 2,000 dollars (đưa cho mẹ giữ). Victor cho biết rằng em có nhiều bạn cùng lớp cũng có hoàn cảnh tương tự, nên Mubarck hứa sẽ tân trang lại và mở rộng ngôi trường Victor đang học, thêm vào những thứ khác, là một phòng máy tính hiện đại. Mubarak chỉ mong một điều kiện đền đáp lại là Victor tiếp tục là một người khiêm nhường, một người có ý chí phi thường, nhất là yêu mẹ và chăm chỉ học hành.
Được biết là Mubarck hiện đang gặp khó khăn trong việc giúp tặng cho nhà trường vì những trở ngại giấy tờ về phía chính quyền Peru. Chúng ta hy vọng là mọi trở ngại có thể vượt qua để câu truyện thần thoại này có thể hoàn toàn trở thành hiện thực.
Source: aleteia.org Boy doing his homework under a streetlight goes viral, and a millionaire takes notice
Top Stories
Popular pain facing victims of marine pollution in Vietnam
Églises d'Asie
13:48 19/06/2019
Popular pain facing victims of marine pollution in Vietnam
On June 17, in Song Ngoc Church, Nghe An province, nearly 41,000 Vietnamese worshipers attended the funeral mass of two victims of marine pollution. The celebration was broadcast live on social networks and presided over by Father Jean-Baptiste Nguyen Dinh Thuc, parish priest of Song Ngoc, along with eleven priests and many faithful. The two victims were suffering from cancer due to the ecological disaster caused by the Taiwanese steel factory Formosa in 2016. The plant is accused of dumping toxic waste that polluted 200 km of coast in four central provinces of Vietnam.
Thousands of Vietnamese are mourning the death of two people, including the daughter of a jailed environmental activist, who died of cancer due to marine pollution. Father Jean-Baptiste Nguyen Dinh Thuc, parish priest of Song Ngoc, and eleven other priests celebrated the funeral Mass of Mary Nguyen Hai Giang and Joseph Nguyen Thanh Cong on June 17 in the Song Ngoc Church, in Nghe An province. Marie Giang died of bone cancer when she was just 16 on June 15 after receiving treatment at Ho Chi Minh City Hospital. This sophomore was the eldest of activist François Nguyen Nam Phong, who was arrested for "insulting a representative of the order in the line of duty" in 2017, and sentenced to two years in prison. Many people organized collections to cover all funeral expenses and the grave, given the poverty of the family. Wreaths of flowers have also been sent from abroad.
More than 41,000 people attended Mass live on social media, sending their condolences to the family of Marie Giang. "It is very painful for her not to have seen her father before his death," said Paul Tran Minh Nhat, a human rights activist in the country, adding that the teenager had written several times to authorities to beg them to release his father, without ever getting an answer. "Benevolence and justice do not exist in the heart of stone of those who have denied his last will,"he said, adding that François Phong, who helped hundreds of fishermen to sue Taiwan's Formosa steel plant in 2016 for polluting the coastal waters in four central provinces, had also missed his father's funeral. the previous year.
Thuc says that Marie Giang and Joseph Cong - who died of lung cancer on June 16 - are both victims of the Formosa plant, which has recognized the pollution of coastal waters. The company paid US $ 500 million compensation to the Vietnamese government for accidental spills of toxic waste, which polluted 200 km of coast by destroying all forms of marine life to the detriment of local communities dependent on fishing and tourism. The priest adds that Joseph Cong, who has two daughters who pursue a religious vocation, was persecuted for opposing the marine pollution of the Formosa plant, accused of being the cause of cancer. About 165,000 new cases are registered each year in Vietnam. Father Thuc points out that the steel plant, with a capital of more than 11 billion US dollars, is still operating in Ha Tinh province. Police continue to control, persecute and imprison people who oppose Formosa and other polluting corporations. On June 11, Bishop Emeritus of Kontum, Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from the Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed suit against Formosa at the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims. Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed a lawsuit against Formosa with the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims. Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed a lawsuit against Formosa with the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims.
(Églises d'Asie - le 19/06/2019, With Ucanews, Vinh)
On June 17, in Song Ngoc Church, Nghe An province, nearly 41,000 Vietnamese worshipers attended the funeral mass of two victims of marine pollution. The celebration was broadcast live on social networks and presided over by Father Jean-Baptiste Nguyen Dinh Thuc, parish priest of Song Ngoc, along with eleven priests and many faithful. The two victims were suffering from cancer due to the ecological disaster caused by the Taiwanese steel factory Formosa in 2016. The plant is accused of dumping toxic waste that polluted 200 km of coast in four central provinces of Vietnam.
Thousands of Vietnamese are mourning the death of two people, including the daughter of a jailed environmental activist, who died of cancer due to marine pollution. Father Jean-Baptiste Nguyen Dinh Thuc, parish priest of Song Ngoc, and eleven other priests celebrated the funeral Mass of Mary Nguyen Hai Giang and Joseph Nguyen Thanh Cong on June 17 in the Song Ngoc Church, in Nghe An province. Marie Giang died of bone cancer when she was just 16 on June 15 after receiving treatment at Ho Chi Minh City Hospital. This sophomore was the eldest of activist François Nguyen Nam Phong, who was arrested for "insulting a representative of the order in the line of duty" in 2017, and sentenced to two years in prison. Many people organized collections to cover all funeral expenses and the grave, given the poverty of the family. Wreaths of flowers have also been sent from abroad.
More than 41,000 people attended Mass live on social media, sending their condolences to the family of Marie Giang. "It is very painful for her not to have seen her father before his death," said Paul Tran Minh Nhat, a human rights activist in the country, adding that the teenager had written several times to authorities to beg them to release his father, without ever getting an answer. "Benevolence and justice do not exist in the heart of stone of those who have denied his last will,"he said, adding that François Phong, who helped hundreds of fishermen to sue Taiwan's Formosa steel plant in 2016 for polluting the coastal waters in four central provinces, had also missed his father's funeral. the previous year.
Thuc says that Marie Giang and Joseph Cong - who died of lung cancer on June 16 - are both victims of the Formosa plant, which has recognized the pollution of coastal waters. The company paid US $ 500 million compensation to the Vietnamese government for accidental spills of toxic waste, which polluted 200 km of coast by destroying all forms of marine life to the detriment of local communities dependent on fishing and tourism. The priest adds that Joseph Cong, who has two daughters who pursue a religious vocation, was persecuted for opposing the marine pollution of the Formosa plant, accused of being the cause of cancer. About 165,000 new cases are registered each year in Vietnam. Father Thuc points out that the steel plant, with a capital of more than 11 billion US dollars, is still operating in Ha Tinh province. Police continue to control, persecute and imprison people who oppose Formosa and other polluting corporations. On June 11, Bishop Emeritus of Kontum, Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from the Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed suit against Formosa at the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims. Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed a lawsuit against Formosa with the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims. Bishop Michael Duc Oanh, priests representing nearly 8,000 victims from Vinh and Ha Tinh dioceses, and Taiwan lawyers filed a lawsuit against Formosa with the Taipei District Court. They ask the factory to clean up the damage and provide financial compensation to the victims.
(Églises d'Asie - le 19/06/2019, With Ucanews, Vinh)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Đa Minh Rosa Lima Thường Huấn Và Tĩnh Tâm Năm 2019
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
02:28 19/06/2019
Mỗi năm Hội dòng Đa Minh Rosa Lima dành riêng hai tuần lễ để thường huấn và tĩnh tâm để bồi bổ trước là thể chất và đặc biệt là tinh thần và linh hồn sau một năm công tác tông đồ tại các cộng đoàn.
Hơn một trăm chị em quy tụ quanh Bàn Tiệc Thánh Thể mỗi ngày để kín múc cho mình niềm bình an và tri ân những ơn lành Thiên Chúa trao tặng. Bầu khí chan hòa tình tỉ muội của tuần thường huấn. râm ran những câu chuyện vui quanh bàn cơm. Ríu rít lời hẹn hò í ới họp mặt lớp. Đây đó những hình ảnh hai mái đầu trò chuyện và tiếng cười reo vui trong veo bình an.
Cha Nguyễn Quang Thanh, dòng Vinh Sơn thường huấn cho chúng tôi với đề tài: Ba Lời Khấn và đời sống cộng đoàn. Đây là loạt đề tài của chuỗi hoán cải và canh tân mà tổng hội 2016- 2010 của Dòng đề ra. Chúng tôi khấn và giữ ba lời khấn này nhưng việc đọc lại ba lời khấn cụ thể trong đời sống cần được chúng tôi đào luyện hàng ngày. Dù đề tài không mới nhưng cha Thanh đã đưa chúng tôi vào những bài học bằng những câu chuyện, những câu dí dỏm, những bài thơ, với lối nói đơn sơ, chân chất, hiền lành… bài giảng của cha phong phú và xúc tích. Do vậy, đến ngày chia tay mà cảm giác thời gian sao nhanh quá.
Bước vào tuần Tĩnh Tâm với cha Phêrô Nguyễn Đức Trí, SJ với đề tài lời mời gọi nên thánh trong thế giới hiện nay. Cha mời gọi các nữ tu thinh lặng tuyệt đối để nghe Chúa nhiều hơn. Mỗi buổi sáng trước khi dâng lễ và trước hai lần giảng trong ngày, chưa khi nào cha quên hỏi thăm các chị em có khỏe không? Ăn ngon không? Ngủ được không? Cầu nguyện sốt sáng không? Vâng, tĩnh tâm phải mạnh khỏe về thể xác thì linh hồn mới dễ dàng trải qua thời kỳ thao luyện thành công được.
Hành trình tĩnh tâm của chúng tôi được mời gọi hãy dừng lại, thinh lặng và tạ ơn cũng như xin lỗi Chúa vì những sai lỗi trong một năm qua. Cha giảng phòng mời gọi các nữ tu hãy tìm kiếm chính Chúa là Đấng duy nhất, cũng như câu hỏi được đặt ra là: năm nào cũng tĩnh tâm nhưng lúc nào ta cũng thấy mình xa xa Chúa. Vì ta đứng lên trở về với Chúa như người con thư, ta trở về vì tìm lương thực, vì đói. Hãy đứng lên trở về vì nhận ra Chúa thương yêu ta. Các nữ tu được mời gọi nhìn vào tám mối phúc thật, mời gọi sống bậc khiêm nhường thứ ba, mời gọi phải có sự tự do nội tâm đích thực. Tuy nhiên, khi trở về với đời thường sẽ có những cạm bẫy của ma quỷ, của thế gian, của yếu đuối nên hãy không ngừng phân định. Cuối cùng, di ngôn tình yêu của Đức Giê-su khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ là bài học phục vụ cao đẹp nhất.
Xin mượn lời của cha giảng phòng trong bài cuối để “ lên giây cót” cho đời sống hiến dâng:
Hãy theo Thầy: lời mời gọi ngày xưa cũng là lời mời gọi bây giờ bên bờ hồ quen thuộc.
Hãy theo Thầy: sau những hang hái nồng nhiệt buổi đầu tiên.
Hãy theo Thầy: sau khi đã vấp ngã và chối Thầy.
Hãy theo Thầy: sau những giấc mơ trần tục bị tan vỡ bởi biến cố núi Sọ.
Hãy theo Thầy để đến nơi mình không muốn đến.
Hãy theo Thầy để cho người ta cột chặt mình vào thập giá.
Hãy theo Thầy và giang tay ra như Thầy, chấp nhận các chết.
Hãy theo Thầy để củng cố anh em và chăn dắt chiên của Thầy.
Hãy theo Thầy là lời mời gọi da diết không hề dứt trong lòng chúng tôi biết bao thế hệ. Lời đó âm ba và có khi chìm, nhưng không tắt… Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng con để chúng con luôn cảm nghiệm có Chúa trong lòng và đôi chân dấn bước không mệt mỏi trong sứ vụ.
Đa Minh Rosa Lima 19/6/2019
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Hơn một trăm chị em quy tụ quanh Bàn Tiệc Thánh Thể mỗi ngày để kín múc cho mình niềm bình an và tri ân những ơn lành Thiên Chúa trao tặng. Bầu khí chan hòa tình tỉ muội của tuần thường huấn. râm ran những câu chuyện vui quanh bàn cơm. Ríu rít lời hẹn hò í ới họp mặt lớp. Đây đó những hình ảnh hai mái đầu trò chuyện và tiếng cười reo vui trong veo bình an.
Cha Nguyễn Quang Thanh, dòng Vinh Sơn thường huấn cho chúng tôi với đề tài: Ba Lời Khấn và đời sống cộng đoàn. Đây là loạt đề tài của chuỗi hoán cải và canh tân mà tổng hội 2016- 2010 của Dòng đề ra. Chúng tôi khấn và giữ ba lời khấn này nhưng việc đọc lại ba lời khấn cụ thể trong đời sống cần được chúng tôi đào luyện hàng ngày. Dù đề tài không mới nhưng cha Thanh đã đưa chúng tôi vào những bài học bằng những câu chuyện, những câu dí dỏm, những bài thơ, với lối nói đơn sơ, chân chất, hiền lành… bài giảng của cha phong phú và xúc tích. Do vậy, đến ngày chia tay mà cảm giác thời gian sao nhanh quá.
Bước vào tuần Tĩnh Tâm với cha Phêrô Nguyễn Đức Trí, SJ với đề tài lời mời gọi nên thánh trong thế giới hiện nay. Cha mời gọi các nữ tu thinh lặng tuyệt đối để nghe Chúa nhiều hơn. Mỗi buổi sáng trước khi dâng lễ và trước hai lần giảng trong ngày, chưa khi nào cha quên hỏi thăm các chị em có khỏe không? Ăn ngon không? Ngủ được không? Cầu nguyện sốt sáng không? Vâng, tĩnh tâm phải mạnh khỏe về thể xác thì linh hồn mới dễ dàng trải qua thời kỳ thao luyện thành công được.
Hành trình tĩnh tâm của chúng tôi được mời gọi hãy dừng lại, thinh lặng và tạ ơn cũng như xin lỗi Chúa vì những sai lỗi trong một năm qua. Cha giảng phòng mời gọi các nữ tu hãy tìm kiếm chính Chúa là Đấng duy nhất, cũng như câu hỏi được đặt ra là: năm nào cũng tĩnh tâm nhưng lúc nào ta cũng thấy mình xa xa Chúa. Vì ta đứng lên trở về với Chúa như người con thư, ta trở về vì tìm lương thực, vì đói. Hãy đứng lên trở về vì nhận ra Chúa thương yêu ta. Các nữ tu được mời gọi nhìn vào tám mối phúc thật, mời gọi sống bậc khiêm nhường thứ ba, mời gọi phải có sự tự do nội tâm đích thực. Tuy nhiên, khi trở về với đời thường sẽ có những cạm bẫy của ma quỷ, của thế gian, của yếu đuối nên hãy không ngừng phân định. Cuối cùng, di ngôn tình yêu của Đức Giê-su khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ là bài học phục vụ cao đẹp nhất.
Xin mượn lời của cha giảng phòng trong bài cuối để “ lên giây cót” cho đời sống hiến dâng:
Hãy theo Thầy: lời mời gọi ngày xưa cũng là lời mời gọi bây giờ bên bờ hồ quen thuộc.
Hãy theo Thầy: sau những hang hái nồng nhiệt buổi đầu tiên.
Hãy theo Thầy: sau khi đã vấp ngã và chối Thầy.
Hãy theo Thầy: sau những giấc mơ trần tục bị tan vỡ bởi biến cố núi Sọ.
Hãy theo Thầy để đến nơi mình không muốn đến.
Hãy theo Thầy để cho người ta cột chặt mình vào thập giá.
Hãy theo Thầy và giang tay ra như Thầy, chấp nhận các chết.
Hãy theo Thầy để củng cố anh em và chăn dắt chiên của Thầy.
Hãy theo Thầy là lời mời gọi da diết không hề dứt trong lòng chúng tôi biết bao thế hệ. Lời đó âm ba và có khi chìm, nhưng không tắt… Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng con để chúng con luôn cảm nghiệm có Chúa trong lòng và đôi chân dấn bước không mệt mỏi trong sứ vụ.
Đa Minh Rosa Lima 19/6/2019
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Hướng Đạo Bình Lâm Hải Ngoại họp mặt 2019
Gấu Tháo vát
10:35 19/06/2019
Nam Cali - Sau những ngày tháng dài sóng gió dâu bể, khi cuộc sống tạm ổn định tại Hoa Kỳ, Trưởng Nguyễn Vũ Trường, Nguyên Liên Đoàn trưởng Hướng Đạo Bình Lâm thuộc vùng Gia Kiệm Đốc Mơ đã liên lạc được vài ba anh em Hướng đạo sinh cũ hiện đang sinh sống tại California. Kế đó được biết anh Thanh đã bị bệnh nặng chỉ chờ ngày về chầu cụ Baden Powell. Trưởng Trường đã cố gắng liên lạc được một vài anh em, gom góp một ít quà và giao cho anh Đại thăm viếng và hỗ trợ tinh thần anh Thanh. Sau khoảng 3 tháng thì anh Thanh đã bỏ cuộc chơi.
Kể từ đó, trưởng Trường đã gặp được chừng 8 anh em và trưởng Mai Ngọc Oánh sau gần 50 năm cố gắng tìm kiếm. Năm 2017, anh em quyết định thực hiên một ngày hội ngộ nhân dịp liẻn trường Long Khánh họp mặt tại San Jose. Lần này quy tụ được khỏang 15 người kể cả các” bề trên”. Thật quá vui mừng, anh em đã khơi lại ngọn lửa yêu thương thân thiết như anh em một nhà của tinh thần Hướng Đạo. Cuộc hội ngộ kéo dài 3 ngày do anh Mai Ngọc Oánh đảm trách. Lần này, có sự hiện diện của Đức Ông Nguyễn Văn Phương, trưởng cố vấn Nguyễn Xuân Hoàng Quân. Cuối ngày hội ngộ, anh em đã chọn được ban đại diện, Tuyên Úy, Cố vấn, Thủ Quỹ, Thư Ký và quyết định tổ chức Hội Ngộ lần II tại Houston, Texas.
Cuối tháng 10, năm 2018 anh em đã tụ về Houston, Texas để tham dự Bình Lâm Hội Ngộ Kỷ II do các anh Trữ và anh Vũ Kiệm, chủ lò đậu hũ Hương Xuân nổi tiếng tại Houston, đảm trách. Sau ngày bế mạc, một số anh em còn lưu lại để có một cuộc du ngoạn câu cá và thăm viếng đồng quê tại Palacios thật lý thú, vui vẻ và đầy ắp kỷ niệm. Quả thực Hướng Đạo một ngày là Hướng Đạo cả đời.
Trong buổi họp kết thúc, mặc dầu đã đồng ý là 2 năm 1 lần, anh chị em đã quyết định thực hiện hội nghị kỳ III năm tới 2019 tại miền Nam California. Thế là giữa tháng Sáu, anh chị em lại tề tựu về Nam Cali. Ngay từ 3 ngày trước, anh chị Oánh và anh Trường đã bay về Orange County để kết hơp với anh Đại, Hưởng, Chung, Trụ và Cư để chuẩn bị cho ngày hội ngộ. Đại hội kỳ III đã được khai mạc vào chiều thứ Sáu ngày 14 tháng 6 với sự hiện diện của đông đủ các anh chị em cùng bữa tiệc thân hữu mừng ngày hội ngộ. Đến ngày thứ Bảy 15/6 là ngày chính hội, nghi thức chào cờ đã được thực hiện trọng thể. Câu chuyện dưới cờ được LM Trần Công Nghị, đồng sáng lập liên đoàn Bình Lâm với cha Trần Phú, chia sẻ. Ngài nhắc nhở lại bối cảnh và thời kỳ đầu thành lập. Ngoài Đ.Ô. Phương, tuyên úy của HĐ Bình Lâm không về đươc vì lý do sức khỏe, các anh chị em khác đều tề tưu đông đủ gồm cha Trần Công Nghị, trưởng Đinh Hồng Phong, Nguyễn Xuân Dậu, trưởng cố vấn Nguyễn Xuân Hoàng Quân. Tổng số anh chị em ở địa phương và các tiểu bang bay về được gần 30 người.
Thật là một kỳ tích vượt bực. Dù các anh chị em ít nhất đã ngoài lục tuần nhưng vẫn sinh hoạt ca hát vui chơi hăng say như thời niên thiếu. Có thể nói được rằng không có một tổ chức nào sau 50 năm găp nhau lại gắn bó thân tình đươc như vậy. Đúng là: “Hướng Đạo Sinh là bạn khắp mọi người và coi các HĐS khác như anh em ruột thịt”.
Đó là vài nét về việc thành hình tổ chức Hướng Đạo Bình Lâm Hải Ngoại với trưởng ban điều hành hiện là trưởng Mai Ngọc Oánh.
(Westminster, ngày 18-6-2019)
Kể từ đó, trưởng Trường đã gặp được chừng 8 anh em và trưởng Mai Ngọc Oánh sau gần 50 năm cố gắng tìm kiếm. Năm 2017, anh em quyết định thực hiên một ngày hội ngộ nhân dịp liẻn trường Long Khánh họp mặt tại San Jose. Lần này quy tụ được khỏang 15 người kể cả các” bề trên”. Thật quá vui mừng, anh em đã khơi lại ngọn lửa yêu thương thân thiết như anh em một nhà của tinh thần Hướng Đạo. Cuộc hội ngộ kéo dài 3 ngày do anh Mai Ngọc Oánh đảm trách. Lần này, có sự hiện diện của Đức Ông Nguyễn Văn Phương, trưởng cố vấn Nguyễn Xuân Hoàng Quân. Cuối ngày hội ngộ, anh em đã chọn được ban đại diện, Tuyên Úy, Cố vấn, Thủ Quỹ, Thư Ký và quyết định tổ chức Hội Ngộ lần II tại Houston, Texas.
Cuối tháng 10, năm 2018 anh em đã tụ về Houston, Texas để tham dự Bình Lâm Hội Ngộ Kỷ II do các anh Trữ và anh Vũ Kiệm, chủ lò đậu hũ Hương Xuân nổi tiếng tại Houston, đảm trách. Sau ngày bế mạc, một số anh em còn lưu lại để có một cuộc du ngoạn câu cá và thăm viếng đồng quê tại Palacios thật lý thú, vui vẻ và đầy ắp kỷ niệm. Quả thực Hướng Đạo một ngày là Hướng Đạo cả đời.
Trong buổi họp kết thúc, mặc dầu đã đồng ý là 2 năm 1 lần, anh chị em đã quyết định thực hiện hội nghị kỳ III năm tới 2019 tại miền Nam California. Thế là giữa tháng Sáu, anh chị em lại tề tựu về Nam Cali. Ngay từ 3 ngày trước, anh chị Oánh và anh Trường đã bay về Orange County để kết hơp với anh Đại, Hưởng, Chung, Trụ và Cư để chuẩn bị cho ngày hội ngộ. Đại hội kỳ III đã được khai mạc vào chiều thứ Sáu ngày 14 tháng 6 với sự hiện diện của đông đủ các anh chị em cùng bữa tiệc thân hữu mừng ngày hội ngộ. Đến ngày thứ Bảy 15/6 là ngày chính hội, nghi thức chào cờ đã được thực hiện trọng thể. Câu chuyện dưới cờ được LM Trần Công Nghị, đồng sáng lập liên đoàn Bình Lâm với cha Trần Phú, chia sẻ. Ngài nhắc nhở lại bối cảnh và thời kỳ đầu thành lập. Ngoài Đ.Ô. Phương, tuyên úy của HĐ Bình Lâm không về đươc vì lý do sức khỏe, các anh chị em khác đều tề tưu đông đủ gồm cha Trần Công Nghị, trưởng Đinh Hồng Phong, Nguyễn Xuân Dậu, trưởng cố vấn Nguyễn Xuân Hoàng Quân. Tổng số anh chị em ở địa phương và các tiểu bang bay về được gần 30 người.
Thật là một kỳ tích vượt bực. Dù các anh chị em ít nhất đã ngoài lục tuần nhưng vẫn sinh hoạt ca hát vui chơi hăng say như thời niên thiếu. Có thể nói được rằng không có một tổ chức nào sau 50 năm găp nhau lại gắn bó thân tình đươc như vậy. Đúng là: “Hướng Đạo Sinh là bạn khắp mọi người và coi các HĐS khác như anh em ruột thịt”.
Đó là vài nét về việc thành hình tổ chức Hướng Đạo Bình Lâm Hải Ngoại với trưởng ban điều hành hiện là trưởng Mai Ngọc Oánh.
(Westminster, ngày 18-6-2019)
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu truyền chức Phó Tế tại Scarborough, Toronto
Dominic David Trần
21:42 19/06/2019
Scarborough, Ontario: Hôm nay thứ Bảy ngày 15/06 năm 2019 trên trời rải rác mây xám, gió nhẹ hiu hiu và nhiều cư dân thành phố Toronto đang ngủ say, bởi vì tối hôm qua thứ Sáu đội bóng rổ nhà nghề Raptors của Toronto, Canada là đội đương kim vô địch miền Đông Eastern Conference đã chiến thắng đội bóng rổ Golden State Warriors của California Hoa Kỳ - Đội đương kim vô địch Miền Tây Western Conference - để trở thành Vô địch Cúp bóng rổ NBA.
Đây là một thành tích hiếm có bởi vì sau 25 năm tham gia giải vô địch bóng rổ NBA đội bóng rổ Canada đoạt cúp lần đầu tiên này là đội Raptors của Toronto. Sáng nay có nhiều người Việt Nam tại Toronto đã đến Giáo Xứ St. Rose of Lima tại Scarborough để thông công tham dự một Thánh lễ trọng thể đặc biệt với nhiều kỷ lục đầu tiên. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ trong Kinh Lạy Cha quả thật đúng ở trong trường hợp này. Xin các Đấng Bậc và Quý vị xem lại bài viết với tựa đề - Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ- và - Hành hương Midland sau này.
Đông đảo bà con giáo dân thuộc các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên vùng đại thủ phủ Toronto và Ontario trong trang phục đẹp đẽ khuôn mặt vui tươi hớn hở cùng tụ họp nhau tại ngôi nhà thờ nằm ở gần cực đông của Tổng Giáo phận Toronto. Nơi đây là Giáo khu Đông có Đại chủng viện St. Augustine và Hiệu Tòa Giám Mục của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận và là Tổng Linh hướng Phó Tế toàn Tổng Giáo Phận.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể mở đầu với lời ca nhập lễ,” Từ đó vâng từ đó Chúa đã gọi con”, do Ca Đoàn Cộng Đoàn Thánh Giuse hợp xướng, và Đoàn Hiệp Sĩ Columbus thuộc Council 9255 và 13244 dẫn đầu. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chủ tế và Chủ phong. Cùng đồng tế về phía Giáo Xứ St. Rose of Lima có Đức Ông LM Edgardo Pan PH, Cha Sở Giáo xứ, Linh Mục Prem Sagar Addagatla Cha Phó, và Phó Tế Anthony Teresi ,cùng đại diện giáo dân phía tiếng Anh, về phía Cộng đoàn Thánh Giuse tiếng Việt - St. Rose of Lima có LM Quản Nhiệm Giuse Phạm Quốc Thông OP, Cha Sở Sacred Heart of Jesus Parish of Toronto.
Đồng tế về phía Liên Giáo sĩ Tu sĩ Việt Nam Canada có Đức Ông LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá CHH, Cựu Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Mississauga, Linh Mục Đaminh Bùi Quyền, Cha Phó St Cecilia Parish- Quản Nhiệm Cộng Đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Toronto, LM Phêrô Hoàng Cao Thái OFM Quản Nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Giáo Xứ St. Jane Francis, North York, Linh mục Phêrô Trần Văn Hạnh OMI, Cha Sở Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Hamilton và Phó tế Giuse Hoàng Thanh Phong. Đại diện các Tu sĩ có thầy Phó Tế Antôn Trần Vĩnh thuộc Giáo xứ St Joseph of Scarborough, Các Nữ tu Dòng Cát Minh Carmelite of Toronto và Dòng Đa Minh Việt Nam cũng đến tham dự.
Về phía Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa - S.D.D. (là chữ viết tắt của Societas Vitae Apostolicae Clericalis Domus Dei - Domus Dei Clerical Society of Apostolic Life ) chi nhánh tại New Orleans LA, Hoa Kỳ gồm có LM Phanxicô Xaviê Bùi Văn Quyết, S.D. D. Phó Bề trên Tu Đoàn Hải Ngoại, LM Phêrô Đoàn Hoàng Anh Khôi S D D, Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Tu Đoàn Hải Ngoại, LM Phêrô Nguyễn Văn Phong S. D. D., Giám Đốc Linh Hướng Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Tu Đoàn Hải Ngoại, các LM Tu sĩ Đaminh Trần Văn Điều S D D, Peter Mai Thanh Phương S D D, Phêrô Nguyễn Ngọc Rạng S D D, Phanxicô Xavier Cao Thiên Nhiên và Phaolô Vũ Đức Thành S D D. Thân nhân gia đình của thầy tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D.D. gồm bà cố Lâm Nguyệt Phương, cậu mợ cùng anh chị em, các thân hữu bè bạn tại Greater Toronto Area, Hamilton, Kitchener-Guelph-Waterloo.
Châm ngôn mục vụ của thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D. là, “ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ (Mc 10:45) - The Son of Man did not come to be served but to serve (Mk 10:45)
Phần Phụng vụ Lời Chúa: Bài 1 từ Sách Dân số DS 3:5-10A bằng tiếng Việt, Bài 2 bằng tiếng Anh từ Thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gởi Tín hữu Roma (RM 12:4-8) . Thầy Phó Tế Anthony Trần Vĩnh, là người thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được Đấng Bản quyền TGP Toronto truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn cách đây 17 năm, đã long trọng tuyên đọc Bài trích Phúc m theo Thánh Matthew (Mt 20: 25-28).
Nghi thức Truyền Chức Phó Tế: sau phần Tuyển Chọn và Xướng Danh Tiến Chức của Tu Đoàn, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã ban Huấn Dụ nhắc nhở lại Châm Ngôn Mục Vụ tân Phó Tế đã chọn và được tuyên đọc trong Tin Mừng Phúc m hôm nay; bổn phận trách nhiệm nghĩa vụ của thầy luôn luôn là phục vụ, phục vụ và phục vụ (xin mở phần trích Audio kèm). Thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D. đã tuyên đọc Lời Hứa của Tiến Chức.
Sau phần lĩnh xướng Kinh Cầu Các Thánh của Nhạc Sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển, Đức Cha Vincent Nguyễn đã cử hành Nghi Thức Đặt Tay và Đọc Lời Nguyện Phong Chức Phó Tế cho thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D.
Sau khi tiếp nhận Áo Lễ Phó Tế từ bà cố mẹ của thầy, LM Phanxicô Bùi Văn Quyết, S.D. D. Phó Bề Trên Tu Đoàn tại Hải Ngoại và thầy Anthony Trần Vĩnh - người Canada gốc thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được truyền chức vào năm 2002, - đã cùng choàng Áo Lễ Phó Tế cho tân Tiến chức Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D.
Đức Cha Chủ Phong và Chủ Tế đã trao Sách Phúc m và Chúc Bình An cho Tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S. D. D. Toàn thể Cộng Đoàn cùng vỗ tay hân hoan chúc mừng cho vị Phó Tế người Canada gốc Việt Nam. Đức Cha Vincent Nguyễn, Giám Mục Phụ Tá Tổng GP Toronto, là vị Giám Mục Canada gốc thuyền nhân Việt Nam và Á Châu đầu tiên - hôm nay lần đầu tiên truyền chức Phó Tế cho người Canada đồng hương gốc Việt Nam tại Toronto.
Tại lãnh thổ thuộc về GHCG Canada, Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D.D. là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay sau các Phó Tế Anthony Trần Vĩnh Toronto, Giuse Hoàng Thanh Phong Hamilton, Alfonsus Trần Ngọc Hiển Manitoba, Michael Đỗ Duy Tiến và Dominic Vũ Đình Hòa Montreal, và Giuse u Danh Cáp.
Đức Cha Vincent Nguyễn nói rằng theo lệ thường thì Thánh Lễ Truyền Chức được cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa của TGP, nhưng hôm nay Tu Đoàn và tân Phó Tế (tham gia sinh hoạt một thời gian trước đây ở Ca Đoàn Cộng Đoàn Thánh Giuse tại St Rose of Lima cũng như tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton) tha thiết xin được cử hành tại đây. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto chỉ biết đến danh hiệu Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa qua Linh Mục Nhạc Sĩ Giuse Vũ Hải Đăng S.D.D. khi Cha Hải Đăng đến Toronto phục vụ.
Đức Cha Vincent Nguyễn đã mời tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh lên Bàn Thánh để phục vụ Thánh Thể.
Trước khi nhận Phép Lành từ Đức Cha Chủ Tế, tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D. D. đã bày tỏ lòng tri ân và cảm tạ Chúa đã thương xót ban ơn và hướng dẫn bản thân đi theo Chúa. Cảm ơn Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Các Đấng Bậc và Tu Sĩ Tu Đoàn, Các
Đức Ông Msgr. Ergardo Pan PH, và Msgr. Peter Maria Phạm Hoàng Bá CHH, Cha Sở Giuse Phạm Quốc Thông OP, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Ca Đoàn, Ban Đại Diện, Ban Phục Vụ Thánh Lễ và toàn thể ân nhân, bạn hữu, thiện nguyện viên trong Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Giuse Việt Nam Scarborough, và gia đình thân quyến đã tận tình nâng đỡ và hỗ trợ trong suốt thời gian qua và cho đến tận Thánh Lễ hôm nay cùng toàn thể Cộng đoàn. Kính xin Các Đấng Bậc và Cộng Đoàn tiếp tục cầu nguyện cho thầy được ơn bền đỗ đến cùng.
Đôi dòng lịch sử Tu Đoàn cho biết vào năm 1626 sau khi ra Đàng Ngoài (tức là từ bờ Bắc sông Gianh đến Kinh Đô Thăng Long - Kẻ Chợ truyền giáo, Cha A lịch sơn Đắc Lộ, tức là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes SJ (tên Việt Nam này do chính Cha Đắc Lộ phiên âm) đã thành lập tổ chức Nhà Chúa Trời - Domus Dei - tại Miền Bắc Việt Nam thuở ấy với các Thầy Giảng là các Tu Sĩ người bản quốc Việt Nam (là Vương Quốc Đại Việt dưới triều đại lần thứ Nhất của Hoàng Đế Lê Thần Tông (1619-1643) đã đóng góp công sức rất nhiều cho công cuộc truyền giáo những lúc ban đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngay trước khi
Chúa Trịnh Tráng Thanh Đô Vương (cai trị 1623-1657) ra lệnh trục xuất Cha Đắc Lộ và các Giáo sĩ Thừa sai ra khỏi Đàng Ngoài- tức Bắc Đại Việt- Tonkin -vào năm 1630.
Khi tìm cách trở lại vào Đàng Trong (Cochichina - từ bờ Nam Sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình ngày nay trở vào Nam) Cha Đắc Lộ SJ lại tiếp tục thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại Quảng Nam - vào năm 1640- mà một trong những Thầy Giảng nổi tiếng chính là Thầy Andre Phú Yên SJ, sinh năm 1625 tử đạo ngày 26/07/1644 dưới thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (trị vì 1635-1648). Khi chúa Nguyễn Phúc Lan ân giảm đổi án tử hình thành trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Trong cho ngài, Cha Đắc Lộ đã đem theo di hài của Chứng nhân Tử đạo Andre Phú Yên an táng vào Nhà Thờ St Paulus của Dòng Tên tại Macau ngày 11/8/1645, và sau đó mang thủ cấp của thầy Andre Phú Yên về Giáo đô Roma và tôn trí tại Nhà Thờ và Trụ sở Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Tên. Ngày 05/03/2000 Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã tuyên phong thầy Andre Phú Yên lên bậc Chân Phước. Thầy Giảng Andrew Phú Yên thuộc Tu Hội Nhà Đức Chúa Trời tại Đàng Trong của Đại Việt được công nhận là một trong Các Quan Thầy của Giáo Lý Viên và Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới.
Sau năm 1954, một số Linh Mục và Tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời từ Giáo Phận Thái Bình di chuyển vào Sài Gòn. Linh Mục Giuse Maria Vũ Khoa Cử xin Đấng Bản Quyền cho phép cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu Hội Nhà Chúa vào năm 1956 tại cơ sở Nguyễn Duy Khang nay thuộc TGP Sài Gòn. Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn cho phép Tu Hội được thử nghiệm từ ngày 10/02/1960. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Sài gòn Phaolồ Nguyễn Văn Bình lần lượt ban sắc lệnh thành lập tạm thời ngày 10/05/1970 và vĩnh viễn vào ngày 29/06/1977. Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Giám Quản TGP Sài Gòn theo thỉnh cầu của Tu Hội đã chuẩn thuận Tuyên Ngôn ban hành ngày 25/12/1996 thay đổi danh xưng Tu Hội Nhà Chúa thành Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa.
Đến nay, cùng với những đợt người Việt Nam xa quê hương, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa từ Sài Gòn, Việt Nam lại thành lập Cơ Sở Tu Đoàn tại New Orleans thuộc Tiểu Bang Louisiana, Hoa Kỳ.
Đức Cha Vincent Nguyễn đã ban Phép Lành kết thúc Thánh Lễ trọng thể truyền chức cho Phó Tế Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D.
Ca Đoàn Thánh Giuse Cộng Đoàn Việt Nam Scarborough đã hợp xướng bài Thánh Ca mới nhất “ Dâng Lên Chúa” do Nhạc Sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển sáng tác kính tặng thầy tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh.
Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu cùng các Đấng Bậc, Tu Sĩ Giáo Sĩ, thân nhân, bè bạn và toàn thể Công Đoàn xuống basement tham dự và làm phép của ăn buổi tiếp tân do Ban Đại Diện và thân hữu khoản đãi.
LM Phanxicô Bùi Văn Quyết hát mừng với bài “Một Lần Hiến Dâng”, Nhạc sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển hát tặng riêng thầy tân Phó Tế một sáng tác mới, “ Tình Dâng Hiến “ , các Tu sĩ và các bạn cùng góp thêm giúp vui văn nghệ. Phó Tế Anthony Trần Vĩnh cùng song ca “Dấu Ấn Tình Yêu” tặng vị Phó Tế mới nhất được truyền chức tại Toronto.
Đại diện cho Cộng Đoàn Thánh Giuse Việt Nam, LM Giuse Phạm Quốc Thông OP đội ơn Chúa, cảm ơn Đức Cha Vincent Nguyễn và toàn Cộng Đoàn. Thay mặt cho Giáo Xứ tòng thổ chủ nhà Đức Ông Ergardo Pan, PH cùng Cha Phó Prem Sagar Addagatla, thầy Phó Tế Anthony Teresi bày tỏ niềm vinh dự của Giáo Xứ được Thiên Chúa thương ban cho một Thánh Lễ đại trào long trọng và đặc biệt vui vẻ như ngày hôm nay, được chia xẻ niềm vui của Công Đồng Công Giáo Việt Nam-Canada, với Đức Cha Vincent Nguyễn, với Linh Mục Canada gốc thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tặng tước vị Đức Ông, Linh Mục Msgr Phê rô Maria Phạm Hoàng Bá CHH, và đặc biệt hôm nay được đồng tế Thánh Lễ do Đức Cha Vincent Nguyễn, Giám Mục Canada đầu tiên gốc Việt Nam và Á Châu đã truyền chức Phó Tế lần đầu tiên cho người Canada gốc Việt Nam, thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi 16/6/2019 nhân Lễ Bổn Mạng của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ, tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh cùng toàn thể Giáo sĩ Tu sĩ Tu Đoàn và Cộng Đoàn đã đến Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto để đồng tế
Thánh Lễ cùng với Cha Sở Giuse Trần Tập, Cha Phó Đaminh Bùi Quyền, Linh Mục Đan Sĩ Lê Quốc Tuấn O.Císt. Sau Thánh Lễ toàn Công Đoàn cùng tham dự Tiệc BBQ mừng Ngày Hiền Phụ Father’s Day.
Niềm vui của người Canada gốc Việt Nam là ủng hộ viên của Đội Bóng Rổ Nhà Nghề Toronto Raptors “một” lần đầu tiên chiến thắng ở Cup NBA Championship Trophy 2019 sau 25 năm rõ ràng không thể sánh với những điều “ đầu tiên “ của Công Đoàn người Công Giáo Canada gốc Việt Nam ở cùng Thành Phố Toronto được.
Biên tập và hình ảnh Dominic David Trần.
Đây là một thành tích hiếm có bởi vì sau 25 năm tham gia giải vô địch bóng rổ NBA đội bóng rổ Canada đoạt cúp lần đầu tiên này là đội Raptors của Toronto. Sáng nay có nhiều người Việt Nam tại Toronto đã đến Giáo Xứ St. Rose of Lima tại Scarborough để thông công tham dự một Thánh lễ trọng thể đặc biệt với nhiều kỷ lục đầu tiên. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ trong Kinh Lạy Cha quả thật đúng ở trong trường hợp này. Xin các Đấng Bậc và Quý vị xem lại bài viết với tựa đề - Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ- và - Hành hương Midland sau này.
Đông đảo bà con giáo dân thuộc các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên vùng đại thủ phủ Toronto và Ontario trong trang phục đẹp đẽ khuôn mặt vui tươi hớn hở cùng tụ họp nhau tại ngôi nhà thờ nằm ở gần cực đông của Tổng Giáo phận Toronto. Nơi đây là Giáo khu Đông có Đại chủng viện St. Augustine và Hiệu Tòa Giám Mục của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận và là Tổng Linh hướng Phó Tế toàn Tổng Giáo Phận.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể mở đầu với lời ca nhập lễ,” Từ đó vâng từ đó Chúa đã gọi con”, do Ca Đoàn Cộng Đoàn Thánh Giuse hợp xướng, và Đoàn Hiệp Sĩ Columbus thuộc Council 9255 và 13244 dẫn đầu. Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chủ tế và Chủ phong. Cùng đồng tế về phía Giáo Xứ St. Rose of Lima có Đức Ông LM Edgardo Pan PH, Cha Sở Giáo xứ, Linh Mục Prem Sagar Addagatla Cha Phó, và Phó Tế Anthony Teresi ,cùng đại diện giáo dân phía tiếng Anh, về phía Cộng đoàn Thánh Giuse tiếng Việt - St. Rose of Lima có LM Quản Nhiệm Giuse Phạm Quốc Thông OP, Cha Sở Sacred Heart of Jesus Parish of Toronto.
Đồng tế về phía Liên Giáo sĩ Tu sĩ Việt Nam Canada có Đức Ông LM Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá CHH, Cựu Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Mississauga, Linh Mục Đaminh Bùi Quyền, Cha Phó St Cecilia Parish- Quản Nhiệm Cộng Đoàn Giáo Xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam Toronto, LM Phêrô Hoàng Cao Thái OFM Quản Nhiệm Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Giáo Xứ St. Jane Francis, North York, Linh mục Phêrô Trần Văn Hạnh OMI, Cha Sở Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Hamilton và Phó tế Giuse Hoàng Thanh Phong. Đại diện các Tu sĩ có thầy Phó Tế Antôn Trần Vĩnh thuộc Giáo xứ St Joseph of Scarborough, Các Nữ tu Dòng Cát Minh Carmelite of Toronto và Dòng Đa Minh Việt Nam cũng đến tham dự.
Về phía Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa - S.D.D. (là chữ viết tắt của Societas Vitae Apostolicae Clericalis Domus Dei - Domus Dei Clerical Society of Apostolic Life ) chi nhánh tại New Orleans LA, Hoa Kỳ gồm có LM Phanxicô Xaviê Bùi Văn Quyết, S.D. D. Phó Bề trên Tu Đoàn Hải Ngoại, LM Phêrô Đoàn Hoàng Anh Khôi S D D, Giám Đốc Ơn Thiên Triệu Tu Đoàn Hải Ngoại, LM Phêrô Nguyễn Văn Phong S. D. D., Giám Đốc Linh Hướng Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu Tu Đoàn Hải Ngoại, các LM Tu sĩ Đaminh Trần Văn Điều S D D, Peter Mai Thanh Phương S D D, Phêrô Nguyễn Ngọc Rạng S D D, Phanxicô Xavier Cao Thiên Nhiên và Phaolô Vũ Đức Thành S D D. Thân nhân gia đình của thầy tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D.D. gồm bà cố Lâm Nguyệt Phương, cậu mợ cùng anh chị em, các thân hữu bè bạn tại Greater Toronto Area, Hamilton, Kitchener-Guelph-Waterloo.
Châm ngôn mục vụ của thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D. là, “ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ (Mc 10:45) - The Son of Man did not come to be served but to serve (Mk 10:45)
Phần Phụng vụ Lời Chúa: Bài 1 từ Sách Dân số DS 3:5-10A bằng tiếng Việt, Bài 2 bằng tiếng Anh từ Thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gởi Tín hữu Roma (RM 12:4-8) . Thầy Phó Tế Anthony Trần Vĩnh, là người thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được Đấng Bản quyền TGP Toronto truyền chức Phó Tế Vĩnh viễn cách đây 17 năm, đã long trọng tuyên đọc Bài trích Phúc m theo Thánh Matthew (Mt 20: 25-28).
Nghi thức Truyền Chức Phó Tế: sau phần Tuyển Chọn và Xướng Danh Tiến Chức của Tu Đoàn, Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã ban Huấn Dụ nhắc nhở lại Châm Ngôn Mục Vụ tân Phó Tế đã chọn và được tuyên đọc trong Tin Mừng Phúc m hôm nay; bổn phận trách nhiệm nghĩa vụ của thầy luôn luôn là phục vụ, phục vụ và phục vụ (xin mở phần trích Audio kèm). Thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D. đã tuyên đọc Lời Hứa của Tiến Chức.
Sau phần lĩnh xướng Kinh Cầu Các Thánh của Nhạc Sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển, Đức Cha Vincent Nguyễn đã cử hành Nghi Thức Đặt Tay và Đọc Lời Nguyện Phong Chức Phó Tế cho thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D.
Sau khi tiếp nhận Áo Lễ Phó Tế từ bà cố mẹ của thầy, LM Phanxicô Bùi Văn Quyết, S.D. D. Phó Bề Trên Tu Đoàn tại Hải Ngoại và thầy Anthony Trần Vĩnh - người Canada gốc thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được truyền chức vào năm 2002, - đã cùng choàng Áo Lễ Phó Tế cho tân Tiến chức Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S. D. D.
Đức Cha Chủ Phong và Chủ Tế đã trao Sách Phúc m và Chúc Bình An cho Tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S. D. D. Toàn thể Cộng Đoàn cùng vỗ tay hân hoan chúc mừng cho vị Phó Tế người Canada gốc Việt Nam. Đức Cha Vincent Nguyễn, Giám Mục Phụ Tá Tổng GP Toronto, là vị Giám Mục Canada gốc thuyền nhân Việt Nam và Á Châu đầu tiên - hôm nay lần đầu tiên truyền chức Phó Tế cho người Canada đồng hương gốc Việt Nam tại Toronto.
Tại lãnh thổ thuộc về GHCG Canada, Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D.D. là người gốc Việt Nam mới nhất hiện nay sau các Phó Tế Anthony Trần Vĩnh Toronto, Giuse Hoàng Thanh Phong Hamilton, Alfonsus Trần Ngọc Hiển Manitoba, Michael Đỗ Duy Tiến và Dominic Vũ Đình Hòa Montreal, và Giuse u Danh Cáp.
Đức Cha Vincent Nguyễn nói rằng theo lệ thường thì Thánh Lễ Truyền Chức được cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa của TGP, nhưng hôm nay Tu Đoàn và tân Phó Tế (tham gia sinh hoạt một thời gian trước đây ở Ca Đoàn Cộng Đoàn Thánh Giuse tại St Rose of Lima cũng như tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam Hamilton) tha thiết xin được cử hành tại đây. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Toronto chỉ biết đến danh hiệu Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa qua Linh Mục Nhạc Sĩ Giuse Vũ Hải Đăng S.D.D. khi Cha Hải Đăng đến Toronto phục vụ.
Đức Cha Vincent Nguyễn đã mời tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh lên Bàn Thánh để phục vụ Thánh Thể.
Trước khi nhận Phép Lành từ Đức Cha Chủ Tế, tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh S.D. D. đã bày tỏ lòng tri ân và cảm tạ Chúa đã thương xót ban ơn và hướng dẫn bản thân đi theo Chúa. Cảm ơn Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Các Đấng Bậc và Tu Sĩ Tu Đoàn, Các
Đức Ông Msgr. Ergardo Pan PH, và Msgr. Peter Maria Phạm Hoàng Bá CHH, Cha Sở Giuse Phạm Quốc Thông OP, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Ca Đoàn, Ban Đại Diện, Ban Phục Vụ Thánh Lễ và toàn thể ân nhân, bạn hữu, thiện nguyện viên trong Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Giuse Việt Nam Scarborough, và gia đình thân quyến đã tận tình nâng đỡ và hỗ trợ trong suốt thời gian qua và cho đến tận Thánh Lễ hôm nay cùng toàn thể Cộng đoàn. Kính xin Các Đấng Bậc và Cộng Đoàn tiếp tục cầu nguyện cho thầy được ơn bền đỗ đến cùng.
Đôi dòng lịch sử Tu Đoàn cho biết vào năm 1626 sau khi ra Đàng Ngoài (tức là từ bờ Bắc sông Gianh đến Kinh Đô Thăng Long - Kẻ Chợ truyền giáo, Cha A lịch sơn Đắc Lộ, tức là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes SJ (tên Việt Nam này do chính Cha Đắc Lộ phiên âm) đã thành lập tổ chức Nhà Chúa Trời - Domus Dei - tại Miền Bắc Việt Nam thuở ấy với các Thầy Giảng là các Tu Sĩ người bản quốc Việt Nam (là Vương Quốc Đại Việt dưới triều đại lần thứ Nhất của Hoàng Đế Lê Thần Tông (1619-1643) đã đóng góp công sức rất nhiều cho công cuộc truyền giáo những lúc ban đầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngay trước khi
Chúa Trịnh Tráng Thanh Đô Vương (cai trị 1623-1657) ra lệnh trục xuất Cha Đắc Lộ và các Giáo sĩ Thừa sai ra khỏi Đàng Ngoài- tức Bắc Đại Việt- Tonkin -vào năm 1630.
Khi tìm cách trở lại vào Đàng Trong (Cochichina - từ bờ Nam Sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình ngày nay trở vào Nam) Cha Đắc Lộ SJ lại tiếp tục thành lập tổ chức Nhà Đức Chúa Trời tại Quảng Nam - vào năm 1640- mà một trong những Thầy Giảng nổi tiếng chính là Thầy Andre Phú Yên SJ, sinh năm 1625 tử đạo ngày 26/07/1644 dưới thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (trị vì 1635-1648). Khi chúa Nguyễn Phúc Lan ân giảm đổi án tử hình thành trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Trong cho ngài, Cha Đắc Lộ đã đem theo di hài của Chứng nhân Tử đạo Andre Phú Yên an táng vào Nhà Thờ St Paulus của Dòng Tên tại Macau ngày 11/8/1645, và sau đó mang thủ cấp của thầy Andre Phú Yên về Giáo đô Roma và tôn trí tại Nhà Thờ và Trụ sở Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Tên. Ngày 05/03/2000 Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã tuyên phong thầy Andre Phú Yên lên bậc Chân Phước. Thầy Giảng Andrew Phú Yên thuộc Tu Hội Nhà Đức Chúa Trời tại Đàng Trong của Đại Việt được công nhận là một trong Các Quan Thầy của Giáo Lý Viên và Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới.
Sau năm 1954, một số Linh Mục và Tu sĩ thuộc tổ chức Nhà Đức Chúa Trời từ Giáo Phận Thái Bình di chuyển vào Sài Gòn. Linh Mục Giuse Maria Vũ Khoa Cử xin Đấng Bản Quyền cho phép cải tổ Nhà Đức Chúa Trời thành Tu Hội Nhà Chúa vào năm 1956 tại cơ sở Nguyễn Duy Khang nay thuộc TGP Sài Gòn. Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn cho phép Tu Hội được thử nghiệm từ ngày 10/02/1960. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Sài gòn Phaolồ Nguyễn Văn Bình lần lượt ban sắc lệnh thành lập tạm thời ngày 10/05/1970 và vĩnh viễn vào ngày 29/06/1977. Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Giám Quản TGP Sài Gòn theo thỉnh cầu của Tu Hội đã chuẩn thuận Tuyên Ngôn ban hành ngày 25/12/1996 thay đổi danh xưng Tu Hội Nhà Chúa thành Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa.
Đến nay, cùng với những đợt người Việt Nam xa quê hương, Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa từ Sài Gòn, Việt Nam lại thành lập Cơ Sở Tu Đoàn tại New Orleans thuộc Tiểu Bang Louisiana, Hoa Kỳ.
Đức Cha Vincent Nguyễn đã ban Phép Lành kết thúc Thánh Lễ trọng thể truyền chức cho Phó Tế Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D.
Ca Đoàn Thánh Giuse Cộng Đoàn Việt Nam Scarborough đã hợp xướng bài Thánh Ca mới nhất “ Dâng Lên Chúa” do Nhạc Sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển sáng tác kính tặng thầy tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh.
Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu cùng các Đấng Bậc, Tu Sĩ Giáo Sĩ, thân nhân, bè bạn và toàn thể Công Đoàn xuống basement tham dự và làm phép của ăn buổi tiếp tân do Ban Đại Diện và thân hữu khoản đãi.
LM Phanxicô Bùi Văn Quyết hát mừng với bài “Một Lần Hiến Dâng”, Nhạc sĩ Vincent Nguyễn Văn Hiển hát tặng riêng thầy tân Phó Tế một sáng tác mới, “ Tình Dâng Hiến “ , các Tu sĩ và các bạn cùng góp thêm giúp vui văn nghệ. Phó Tế Anthony Trần Vĩnh cùng song ca “Dấu Ấn Tình Yêu” tặng vị Phó Tế mới nhất được truyền chức tại Toronto.
Đại diện cho Cộng Đoàn Thánh Giuse Việt Nam, LM Giuse Phạm Quốc Thông OP đội ơn Chúa, cảm ơn Đức Cha Vincent Nguyễn và toàn Cộng Đoàn. Thay mặt cho Giáo Xứ tòng thổ chủ nhà Đức Ông Ergardo Pan, PH cùng Cha Phó Prem Sagar Addagatla, thầy Phó Tế Anthony Teresi bày tỏ niềm vinh dự của Giáo Xứ được Thiên Chúa thương ban cho một Thánh Lễ đại trào long trọng và đặc biệt vui vẻ như ngày hôm nay, được chia xẻ niềm vui của Công Đồng Công Giáo Việt Nam-Canada, với Đức Cha Vincent Nguyễn, với Linh Mục Canada gốc thuyền nhân Việt Nam đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tặng tước vị Đức Ông, Linh Mục Msgr Phê rô Maria Phạm Hoàng Bá CHH, và đặc biệt hôm nay được đồng tế Thánh Lễ do Đức Cha Vincent Nguyễn, Giám Mục Canada đầu tiên gốc Việt Nam và Á Châu đã truyền chức Phó Tế lần đầu tiên cho người Canada gốc Việt Nam, thầy Gioan Baotixita Trần Quốc Khánh S.D.D.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi 16/6/2019 nhân Lễ Bổn Mạng của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ, tân Phó Tế GB Trần Quốc Khánh cùng toàn thể Giáo sĩ Tu sĩ Tu Đoàn và Cộng Đoàn đã đến Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto để đồng tế
Thánh Lễ cùng với Cha Sở Giuse Trần Tập, Cha Phó Đaminh Bùi Quyền, Linh Mục Đan Sĩ Lê Quốc Tuấn O.Císt. Sau Thánh Lễ toàn Công Đoàn cùng tham dự Tiệc BBQ mừng Ngày Hiền Phụ Father’s Day.
Niềm vui của người Canada gốc Việt Nam là ủng hộ viên của Đội Bóng Rổ Nhà Nghề Toronto Raptors “một” lần đầu tiên chiến thắng ở Cup NBA Championship Trophy 2019 sau 25 năm rõ ràng không thể sánh với những điều “ đầu tiên “ của Công Đoàn người Công Giáo Canada gốc Việt Nam ở cùng Thành Phố Toronto được.
Biên tập và hình ảnh Dominic David Trần.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chỗ “Yên Dân” Nhìn Từ “Biến Cố Hong Kong”
Trần Đoan Hùng
08:58 19/06/2019
Chỗ “Yên Dân” Nhìn Từ “Biến Cố Hồng Kông”
Hình như thế giới lại đang có một “Mùa Hè đỏ lửa” !
Nếu khu vực Tây Bán Cầu, “ngọn lửa” hừng hực cuồng nộ của đám đông dân Venezuela đói khát, thất vọng, chia rẽ chưa biết đến bao giờ hạ nhiệt, thì trong những ngày này, nơi khu vực Đông Bắc Á, hàng triệu người cư dân Hong Kong đang liên tục tràn ngập các nẻo đường biểu tình đòi huỷ bỏ “Luật Dẫn Độ về Đại Lục” và “truất phế nhà lãnh đạo thân Cọng sản Trung Quốc - Carrie Lam…
Thật ra, không chỉ có “mùa hè đỏ lửa” của năm 2019, thế kỷ 21 nầy, nhân loại mới chứng kiến những cuộc “vùng lên” của nhân dân, mà lịch sử loài người, khắp nơi, mọi thời, đều ghi nhận, như cái nhìn khôn ngoan của chính người Trung Hoa xưa: Dân là nước nâng thuyền là kẻ cai trị. Khi nước không yên thì nước lật thuyền:
“Hoàng đế Đường Thái Tông ví mối quan hệ giữa quân vương và dân chúng giống như mối quan hệ giữa thuyền và nước. Ông nói: “Chu sở dĩ bỉ nhân quân, thủy sở dĩ bỉ lê thứ. Thủy năng tái chu, diệc năng phúc chu”, tức là quân chủ giống như thuyền, còn dân giống như nước. Nước có thể nâng thuyền lên nhưng cũng có thể làm lật thuyền.
Vào thời kỳ Chiến Quốc 2000 năm trước, bậc thánh hiền, quân thần và tướng lĩnh cũng nhắc đến đạo lý này. Trong “Tuân Tử – Vương chế” viết: “Quân giả, chu dã, thứ nhân giả, thủy dã; thủy tắc tái chu, thủy tắc phúc chu”, ý tứ chính là quân vương là thuyền, dân chúng là nước, nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.”[1]
Ý thức được điều hệ trọng đó, nên các nhà “kĩ trị” xưa nay, thuộc bất cứ hệ thống chính trị nào, cũng đều nhắm tới mục tiêu “yên dân” là quốc sách. Chúng ta có thể đọc lại chính nội dung ý nghĩa nầy trong bài viết mới đây của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cọng sản Việt Nam, mà các tờ báo mạng đang bình luận mổ xẻ:
“Ổn định chính trị, xã hội dựa vào những nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, nhân tố cốt lõi là “yên dân”, là đoàn kết và đồng thuận, là niềm tin xã hội. Trong quá trình dựng nước, giữ nước, các bậc minh quân luôn coi “yên dân” là “kế sâu rễ bền gốc”, “gốc có vững thì cây mới yên”, thế nước mới vững bền. Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cho thấy, “dân là gốc” là tư tưởng dẫn dắt, chi phối đường lối, chủ trương, chính sách, hoạt động của Đảng và Nhà nước; là một trong những bài học kinh nghiệm lớn trong lãnh đạo của Đảng. Không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân, vun đắp cho mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng cho sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta trong thời gian qua. Tuy vậy, việc “yên dân” hay lòng dân, niềm tin, đồng thuận xã hội lại luôn bị thử thách, biến động không ngừng trong dòng chảy của thế sự, thời cuộc và các va đập của lịch sử. Năm nay thế này, năm sau có thể thế khác với rất nhiều yếu tố, tầng nấc đan xen tác động. Trong đó, báo chí, truyền thông nói chung, truyền thông xã hội nói riêng có vai trò rất quan trọng.”[2]
Về vấn đề “trị quốc”, chắc chắn bất cứ chế độ chính trị nào cũng đều nhắm đến mục đích “YÊN DÂN”. Tuy nhiên, nền tảng “yên dân” cũng như cách thể hiện, hoàn toàn không giống nhau. Cách riêng, đối với những người Cọng Sản Việt Nam, những gì họ nói về chính sách yên dân đại loại như “dân là gốc” là tư tưởng dẫn dắt, chi phối đường lối, chủ trương, chính sách, hoạt động của Đảng và Nhà nước”…và cách thực hiện “yên dân” của họ hoàn toàn chỉ là “phương tiện để biện minh cho mục đích”. Mục đích đó là “chuyên chính”, là độc tài đảng trị !
Đối với các chế độ dân chủ pháp trị, thì “yên dân” đó là thành quả của sự nỗ lực đồng lòng phát xuất từ nguyện vọng và yêu cầu chính đáng - căn bản của nhân dân cùng với sự điều phối và đáp ứng hợp lý của những người lãnh đạo do chính nhân dân tự do lựa chọn. Chính trong môi trường “yên dân” đó, xã hội mới phát triển tốt đẹp, lành mạnh, quân bình và có nền tảng.
Còn đối với các chế độ độc tài đảng trị, “yên dân” cũng là “kế sách tối hậu”, nhưng đó lại là “công cụ để duy trì quyền lực”, để hệ thống chính trị, không hề là đại diện chính thức của dân thông qua bầu cử tự do, “chuyên quyền” áp đặt mọi đường lối chính sách hầu hết để phục vụ cho giai cấp hoặc ý thức hệ thống trị.
Đối với hệ thống chính trị độc tài nầy, “yên dân” luôn đồng nghĩa với sự “cúi đầu khuất phục”, chấp hành tuyệt đối mọi đường lối, chính sách, chủ trương được hàng ngủ lãnh đạo thuyết phục rằng đó chính là “chân lý”, là “lựa chọn đúng đắn nhất”…; mọi biểu hiện khác biệt, đối lập đồng nghĩa với “phản động”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “diễn biến hoà bình”…
“Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân. Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…”[3]
Thời sự “Hong Kong” trong những ngày nầy chính là sự thuyết minh rõ nét về trải nghiệm “yên dân” của mọi dân tộc trên thế giới.
Chúng ta thấy gì về sự “bất yên dân” của bán đảo Hong Kong qua hai sự kiện biểu tình lớn trong vòng 5 năm qua:
- Cuộc biểu tình với biệt danh “Dù vàng” năm 2014, dân Hong Kong đòi quyền lựa chọn người lãnh đạo cho riêng họ.
- Cuộc biểu tình đang diễn ra: đòi “huỷ bỏ luật dẫn độ về đại lục” và đòi nhân vật lãnh đạo thân Bắc Kinh, Carrie Lam, phải từ chức.
Quả thật, người dân Hong Kong đã hưởng được một nền chính trị “yên dân” từ năm 1842 khi bán đảo nầy được đế chế Thanh Triều Trung Hoa chuyển nhượng cho đế quốc Anh. Nhờ được thừa hưởng nền dân chủ pháp trị theo định chế Âu Châu, Hong Kong đã trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu của châu Á phát triển rực rỡ mọi mặt, để họ luôn từ hào “là dân Hong Kong chứ không bao giờ là dân Trung quốc”[4] !
Thế nhưng, mọi sự đã gần như không còn được như thế, kể từ biến cố lịch sử 1997, khi Hong Kong trở về với Trung Hoa lục địa theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Điều này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong sẽ được hưởng "quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng" trong 50 năm.[5]
Vâng, kể từ khi “bị đưa về với đất mẹ cọng sản”, dân Hong Kong luôn cảm thấy bất an khi chính quyền cọng sản Bắc Kinh đang từng bước thò tay nắm trọn quyền sinh sát bán đảo có truyền thống tự do dân chủ nầy thông qua các nhà lãnh đạo dưới ô dù Đảng cọng sản Trung Quốc; họ sợ cái “bàn tay sắt cọng sản”, vốn đã từng giết hại bao nhiêu triệu người trong cuộc “vạn lý trường chinh Quốc-Cọng”, sau đó là những cuộc tàn sát, thanh trừng, khủng bố chính đồng bào ruột thịt mang dòng máu Trung Hoa qua các chiến dịch “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hoá”, hay mới nhất là “thảm sát Thiên An Môn”…Đó là chưa kể đến những hành xử mang tính diệt chủng đối các sắc dân ngoại biên như Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng…
Một khi nhà nước Hong Kong đương nhiệm đặt dân trong cái thế “bất yên” đó, dân phải vùng lên, xuống đường, để tìm lại cho mình quyền tự quyết để “yên dân” mà vốn bao nhiêu thế hệ cha ông con cháu họ đã có suốt chiều dài lịch sử 150 năm.
Từ sự kiện Hong Kong, chúng ta thử nhìn về bối cảnh đất nước Việt Nam chúng ta hôm nay, để xem thử người dân Việt Nam đang ở chỗ “yên” hay “bất yên”.
Khi bàn đến chuyện “yên” hay “bất yên”, chúng ta không quên một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa của những nhà trị quốc Việt nam trong quá khứ.
Chuyện kể rằng: vào cuối thế kỷ 11, dưới triều Vua Lý Thần Tông (1128–1138) năm Thiên Thuận thứ 3 (1130) có nhà sư Viên Thông (1080–1151) cũng là một quốc sư học vấn uyên bác, thông thạo về sách lược trị quốc, được vua mời vào điện Sùng Khai để hỏi kế hưng vong trị loạn.
Quốc sư đáp: “Thiên hạ cũng như đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì nó tất yên, đặt vào chỗ nguy thì nó tất nguy. Xin hoàng thượng hành xử đức hiếu sinh cho hợp với lòng dân thì dân sẽ kính yêu hoàng thượng như cha mẹ, ngưỡng mộ hoàng thượng như mặt trăng, mặt trời. Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ được yên vậy”.
Những lời góp ý vừa sâu sắc, hùng biện vừa chan chứa tấm lòng thiết tha yêu nước trên của Quốc sư Viên Thông quả thật rất đáng để cho những ai đang nắm quyền trị nước phải gẫm suy, học hỏi và đem ra thực hành.
Tiếc thay, Đất Nước ta kể từ khi những người Cọng Sản cướp chính quyền để độc quyền lãnh đạo, thì triền miên “dân ta bị đặt vào chỗ nguy”.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đầu độc bởi một ý thức hệ hoang tưởng, ngu đần, gây ra bao nỗi đau thương, chia rẽ mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa thể hàn gắn.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đưa vào lò sát sinh của 2 cuộc chiến tranh ngu xuẩn. Thay vì giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc bằng trí nảo và con tim, bằng hòa giải hòa hợp, Đảng Cọng Sản đã chọn con đường đầu rơi máu đổ, hận thù chém giết khiến hàng triệu người con ưu tú hy sinh oan uổng, bao nhiêu giá trị vật chất cũng như tinh thần đỗ vỡ, tiêu tán mà hôm nay vẫn còn hắn vết thương đau.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đẩy vào những cuộc đấu tố đẩm máu của thời cải cách ruộng đất, những cuộc thanh trừng giới văn học nghệ thuật trong chiến dịch “Trăm hoa đua nỡ” mà vụ án ‘Nhân văn giai phẩm” vẫn còn như một chứng từ đau thương nhức nhối.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị bóc lột tận cùng về vật chất cũng như tinh thần bằng các chủ trương tàn bạo, ngu dốt sai lầm: cải tạo chính trị dành cho quân cán chính chế độ Sài Gòn, cải tạo công thương nghiệp với nền kinh tế tự do của miền Nam, hợp tác hóa nông nghiệp trên khắp miền nông thôn, chương trình kinh tế mới nóng vội…
- “Chỗ nguy”: khi nền giáo dục mất gốc, hệ thống chính trị cồng kềnh, biến chất, sản sinh toàn một giới cán bộ hoạt đầu, tham nhũng, cơ hội, tham lam, hống hách, cửa quyền.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị ru ngủ để yên tâm cúi mình an phận trong cái tự do nhỏ nhoi với chút không gian đi lại, buôn bán gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, một chút không gian lễ lạc, xây cất chùa chiền, thánh thất, nhà thờ gọi là “tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng”, một chút góp ý, phê bình xây dựng Đảng gọi là “tự do ngôn luận, báo chí”…mà không thiết tha gì đến tương lai và vận mệnh dân tộc, an phận trong một tình trạng “ngu dân chính trị” để mặc cho giai cấp Cọng Sản thống trị thao túng.
- “Chỗ nguy”: khi những trái tim cháy bỏng ái quốc của giới trẻ, sinh viên, trí thức, đồng bào biểu tình bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại bị thẳng tay đàn áp, quy chụp phản động, phá rối an ninh trật tự.
- “Chỗ nguy”: khi những nhà trí thức, những nhà văn, những vị thức giả, các chức sắc tôn giáo… đầy lòng ái quốc và ước mong tận tâm tận lực xây dựng và đổi mới quê hương thì…bị đối xử tàn tệ, kết án, tội tù.
- “Chỗ nguy”: khi cúi đầu trước thế lực Cọng Sản Bắc Kinh để mặc những vùng biển đảo, biên giới, núi rừng cho ngoại bang khống chế cùng với cuộc đi đêm mờ ám để các thế lực kinh tế Trung Quốc từng bước “xâm lăng” đất nước thông qua các dự án như “Bô-xít Tây Nguyên”, “Formosa Hà Tỉnh”, “Điện, thép Ninh Thuận”, “Cao tốc Bắc Nam”, các “Đặc khu kinh tế”….
Khi một chính quyền đã triền miên “đặt dân vào chỗ nguy” như thế, thì hỏi làm sao dân có thể “kính yêu Đảng như cha mẹ, ngưỡng mộ Đảng như mặt trăng, mặt trời”. Và dĩ nhiên, trong những tình trạng như vậy, thì không thể “dân yên” được, không thể nào dập tắt hết những cuộc tập họp đòi đất, những cuộc biểu tình đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, những cuộc “đi bão của giới trẻ” để chống lại những “đạo luật bán nước”, những cuộc đình công của công nhân để đòi sự công bằng và quyền sống, những cuộc xuống đường của sinh viên, của dân oan để “bảo vệ mảnh đất của cha ông”…
Lo lắng trước ảnh hưởng nhất định của nền công nghệ truyền thông trong những cuộc “vùng lên” của dân chúng, qua bài báo mới nhất của Võ Văn Thưởng, đảng Cọng sản Việt Nam vẫn luôn áp dụng chiêu bài “yên dân” qua chính sách “bịt miệng”:
“Tăng cường ứng dụng công nghệ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các thông tin sai sự thật, xấu, độc có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội. Nâng cao năng lực phân tích, điều tra, nghiên cứu công chúng, đo lường thái độ của người sử dụng Internet, tham gia truyền thông xã hội đối với những vấn đề được dư luận quan tâm.(…) Việc người dùng nâng cao sức “đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh, lịch lãm trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội là rất quan trọng. (…).Cho nên, cần chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng truyền thông xã hội của mọi công dân. Giáo dục định hướng giá trị để người trẻ biết tránh khỏi các biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi; trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin.”[6]
Tuy nhiên, “bài học Hong Kong” đang diễn ra sờ sờ bên cạnh. Có ai dám nói rằng: dân Việt Nam tầm thường, yếu đuối hơn dân Hong Kong ?
Vì thế, để “YÊN DÂN”, chỉ còn một con đường duy nhất, theo như lời hiến kế của Quốc Sư Viên Thông: “hành xử đức hiếu sinh cho hợp với lòng dân”, đó là:
- Trả lại cho dân quyền chọn lựa chính thể và chế độ chính trị
- Trả lại cho dân các quyền tự do cơ bản của con người.
- Trả lại cho dân tài sản, đất đai và những gì dân sở hữu hợp pháp.
“Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ được yên vậy”.
Trần Đoan Hùng
[1] Trích từ bài viết của tác giả An Hoà: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền. Nguồn: trang mạng trithucvn: https://trithucvn.net/van-hoa/dao-xu-the-giua-quan-va-dan-thoi-xua-nuoc-co-the-nang-thuyen-cung-co-the-lat-thuyen.html
[2] Võ Văn Thưởng: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Nguồn: trang mạng vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-541998.html
[3] Ibid.
[4] Helier Cheung & Roland Hughes: 4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong. Nguồn: Trang BBC tiếng Việt: https://www.bbc.com/vietnamese/world-48619566
[5] Ibid.
[6] SĐD: (Võ Văn Thưởng: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Nguồn: trang mạng vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-541998.html)
Hình như thế giới lại đang có một “Mùa Hè đỏ lửa” !
Nếu khu vực Tây Bán Cầu, “ngọn lửa” hừng hực cuồng nộ của đám đông dân Venezuela đói khát, thất vọng, chia rẽ chưa biết đến bao giờ hạ nhiệt, thì trong những ngày này, nơi khu vực Đông Bắc Á, hàng triệu người cư dân Hong Kong đang liên tục tràn ngập các nẻo đường biểu tình đòi huỷ bỏ “Luật Dẫn Độ về Đại Lục” và “truất phế nhà lãnh đạo thân Cọng sản Trung Quốc - Carrie Lam…
“Hoàng đế Đường Thái Tông ví mối quan hệ giữa quân vương và dân chúng giống như mối quan hệ giữa thuyền và nước. Ông nói: “Chu sở dĩ bỉ nhân quân, thủy sở dĩ bỉ lê thứ. Thủy năng tái chu, diệc năng phúc chu”, tức là quân chủ giống như thuyền, còn dân giống như nước. Nước có thể nâng thuyền lên nhưng cũng có thể làm lật thuyền.
Vào thời kỳ Chiến Quốc 2000 năm trước, bậc thánh hiền, quân thần và tướng lĩnh cũng nhắc đến đạo lý này. Trong “Tuân Tử – Vương chế” viết: “Quân giả, chu dã, thứ nhân giả, thủy dã; thủy tắc tái chu, thủy tắc phúc chu”, ý tứ chính là quân vương là thuyền, dân chúng là nước, nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.”[1]
Ý thức được điều hệ trọng đó, nên các nhà “kĩ trị” xưa nay, thuộc bất cứ hệ thống chính trị nào, cũng đều nhắm tới mục tiêu “yên dân” là quốc sách. Chúng ta có thể đọc lại chính nội dung ý nghĩa nầy trong bài viết mới đây của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cọng sản Việt Nam, mà các tờ báo mạng đang bình luận mổ xẻ:
“Ổn định chính trị, xã hội dựa vào những nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, nhân tố cốt lõi là “yên dân”, là đoàn kết và đồng thuận, là niềm tin xã hội. Trong quá trình dựng nước, giữ nước, các bậc minh quân luôn coi “yên dân” là “kế sâu rễ bền gốc”, “gốc có vững thì cây mới yên”, thế nước mới vững bền. Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cho thấy, “dân là gốc” là tư tưởng dẫn dắt, chi phối đường lối, chủ trương, chính sách, hoạt động của Đảng và Nhà nước; là một trong những bài học kinh nghiệm lớn trong lãnh đạo của Đảng. Không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân, vun đắp cho mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng cho sự ổn định chính trị, xã hội của nước ta trong thời gian qua. Tuy vậy, việc “yên dân” hay lòng dân, niềm tin, đồng thuận xã hội lại luôn bị thử thách, biến động không ngừng trong dòng chảy của thế sự, thời cuộc và các va đập của lịch sử. Năm nay thế này, năm sau có thể thế khác với rất nhiều yếu tố, tầng nấc đan xen tác động. Trong đó, báo chí, truyền thông nói chung, truyền thông xã hội nói riêng có vai trò rất quan trọng.”[2]
Đối với các chế độ dân chủ pháp trị, thì “yên dân” đó là thành quả của sự nỗ lực đồng lòng phát xuất từ nguyện vọng và yêu cầu chính đáng - căn bản của nhân dân cùng với sự điều phối và đáp ứng hợp lý của những người lãnh đạo do chính nhân dân tự do lựa chọn. Chính trong môi trường “yên dân” đó, xã hội mới phát triển tốt đẹp, lành mạnh, quân bình và có nền tảng.
Còn đối với các chế độ độc tài đảng trị, “yên dân” cũng là “kế sách tối hậu”, nhưng đó lại là “công cụ để duy trì quyền lực”, để hệ thống chính trị, không hề là đại diện chính thức của dân thông qua bầu cử tự do, “chuyên quyền” áp đặt mọi đường lối chính sách hầu hết để phục vụ cho giai cấp hoặc ý thức hệ thống trị.
Đối với hệ thống chính trị độc tài nầy, “yên dân” luôn đồng nghĩa với sự “cúi đầu khuất phục”, chấp hành tuyệt đối mọi đường lối, chính sách, chủ trương được hàng ngủ lãnh đạo thuyết phục rằng đó chính là “chân lý”, là “lựa chọn đúng đắn nhất”…; mọi biểu hiện khác biệt, đối lập đồng nghĩa với “phản động”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “diễn biến hoà bình”…
“Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân. Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…”[3]
Thời sự “Hong Kong” trong những ngày nầy chính là sự thuyết minh rõ nét về trải nghiệm “yên dân” của mọi dân tộc trên thế giới.
Chúng ta thấy gì về sự “bất yên dân” của bán đảo Hong Kong qua hai sự kiện biểu tình lớn trong vòng 5 năm qua:
- Cuộc biểu tình với biệt danh “Dù vàng” năm 2014, dân Hong Kong đòi quyền lựa chọn người lãnh đạo cho riêng họ.
- Cuộc biểu tình đang diễn ra: đòi “huỷ bỏ luật dẫn độ về đại lục” và đòi nhân vật lãnh đạo thân Bắc Kinh, Carrie Lam, phải từ chức.
Quả thật, người dân Hong Kong đã hưởng được một nền chính trị “yên dân” từ năm 1842 khi bán đảo nầy được đế chế Thanh Triều Trung Hoa chuyển nhượng cho đế quốc Anh. Nhờ được thừa hưởng nền dân chủ pháp trị theo định chế Âu Châu, Hong Kong đã trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu của châu Á phát triển rực rỡ mọi mặt, để họ luôn từ hào “là dân Hong Kong chứ không bao giờ là dân Trung quốc”[4] !
Thế nhưng, mọi sự đã gần như không còn được như thế, kể từ biến cố lịch sử 1997, khi Hong Kong trở về với Trung Hoa lục địa theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Điều này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong sẽ được hưởng "quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng" trong 50 năm.[5]
Vâng, kể từ khi “bị đưa về với đất mẹ cọng sản”, dân Hong Kong luôn cảm thấy bất an khi chính quyền cọng sản Bắc Kinh đang từng bước thò tay nắm trọn quyền sinh sát bán đảo có truyền thống tự do dân chủ nầy thông qua các nhà lãnh đạo dưới ô dù Đảng cọng sản Trung Quốc; họ sợ cái “bàn tay sắt cọng sản”, vốn đã từng giết hại bao nhiêu triệu người trong cuộc “vạn lý trường chinh Quốc-Cọng”, sau đó là những cuộc tàn sát, thanh trừng, khủng bố chính đồng bào ruột thịt mang dòng máu Trung Hoa qua các chiến dịch “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hoá”, hay mới nhất là “thảm sát Thiên An Môn”…Đó là chưa kể đến những hành xử mang tính diệt chủng đối các sắc dân ngoại biên như Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng…
Một khi nhà nước Hong Kong đương nhiệm đặt dân trong cái thế “bất yên” đó, dân phải vùng lên, xuống đường, để tìm lại cho mình quyền tự quyết để “yên dân” mà vốn bao nhiêu thế hệ cha ông con cháu họ đã có suốt chiều dài lịch sử 150 năm.
Từ sự kiện Hong Kong, chúng ta thử nhìn về bối cảnh đất nước Việt Nam chúng ta hôm nay, để xem thử người dân Việt Nam đang ở chỗ “yên” hay “bất yên”.
Khi bàn đến chuyện “yên” hay “bất yên”, chúng ta không quên một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa của những nhà trị quốc Việt nam trong quá khứ.
Chuyện kể rằng: vào cuối thế kỷ 11, dưới triều Vua Lý Thần Tông (1128–1138) năm Thiên Thuận thứ 3 (1130) có nhà sư Viên Thông (1080–1151) cũng là một quốc sư học vấn uyên bác, thông thạo về sách lược trị quốc, được vua mời vào điện Sùng Khai để hỏi kế hưng vong trị loạn.
Quốc sư đáp: “Thiên hạ cũng như đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì nó tất yên, đặt vào chỗ nguy thì nó tất nguy. Xin hoàng thượng hành xử đức hiếu sinh cho hợp với lòng dân thì dân sẽ kính yêu hoàng thượng như cha mẹ, ngưỡng mộ hoàng thượng như mặt trăng, mặt trời. Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ được yên vậy”.
Những lời góp ý vừa sâu sắc, hùng biện vừa chan chứa tấm lòng thiết tha yêu nước trên của Quốc sư Viên Thông quả thật rất đáng để cho những ai đang nắm quyền trị nước phải gẫm suy, học hỏi và đem ra thực hành.
Tiếc thay, Đất Nước ta kể từ khi những người Cọng Sản cướp chính quyền để độc quyền lãnh đạo, thì triền miên “dân ta bị đặt vào chỗ nguy”.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đầu độc bởi một ý thức hệ hoang tưởng, ngu đần, gây ra bao nỗi đau thương, chia rẽ mà cho đến mãi hôm nay vẫn chưa thể hàn gắn.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đưa vào lò sát sinh của 2 cuộc chiến tranh ngu xuẩn. Thay vì giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc bằng trí nảo và con tim, bằng hòa giải hòa hợp, Đảng Cọng Sản đã chọn con đường đầu rơi máu đổ, hận thù chém giết khiến hàng triệu người con ưu tú hy sinh oan uổng, bao nhiêu giá trị vật chất cũng như tinh thần đỗ vỡ, tiêu tán mà hôm nay vẫn còn hắn vết thương đau.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị đẩy vào những cuộc đấu tố đẩm máu của thời cải cách ruộng đất, những cuộc thanh trừng giới văn học nghệ thuật trong chiến dịch “Trăm hoa đua nỡ” mà vụ án ‘Nhân văn giai phẩm” vẫn còn như một chứng từ đau thương nhức nhối.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị bóc lột tận cùng về vật chất cũng như tinh thần bằng các chủ trương tàn bạo, ngu dốt sai lầm: cải tạo chính trị dành cho quân cán chính chế độ Sài Gòn, cải tạo công thương nghiệp với nền kinh tế tự do của miền Nam, hợp tác hóa nông nghiệp trên khắp miền nông thôn, chương trình kinh tế mới nóng vội…
- “Chỗ nguy”: khi nền giáo dục mất gốc, hệ thống chính trị cồng kềnh, biến chất, sản sinh toàn một giới cán bộ hoạt đầu, tham nhũng, cơ hội, tham lam, hống hách, cửa quyền.
- “Chỗ nguy”: khi dân ta bị ru ngủ để yên tâm cúi mình an phận trong cái tự do nhỏ nhoi với chút không gian đi lại, buôn bán gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, một chút không gian lễ lạc, xây cất chùa chiền, thánh thất, nhà thờ gọi là “tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng”, một chút góp ý, phê bình xây dựng Đảng gọi là “tự do ngôn luận, báo chí”…mà không thiết tha gì đến tương lai và vận mệnh dân tộc, an phận trong một tình trạng “ngu dân chính trị” để mặc cho giai cấp Cọng Sản thống trị thao túng.
- “Chỗ nguy”: khi những trái tim cháy bỏng ái quốc của giới trẻ, sinh viên, trí thức, đồng bào biểu tình bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại bị thẳng tay đàn áp, quy chụp phản động, phá rối an ninh trật tự.
- “Chỗ nguy”: khi những nhà trí thức, những nhà văn, những vị thức giả, các chức sắc tôn giáo… đầy lòng ái quốc và ước mong tận tâm tận lực xây dựng và đổi mới quê hương thì…bị đối xử tàn tệ, kết án, tội tù.
- “Chỗ nguy”: khi cúi đầu trước thế lực Cọng Sản Bắc Kinh để mặc những vùng biển đảo, biên giới, núi rừng cho ngoại bang khống chế cùng với cuộc đi đêm mờ ám để các thế lực kinh tế Trung Quốc từng bước “xâm lăng” đất nước thông qua các dự án như “Bô-xít Tây Nguyên”, “Formosa Hà Tỉnh”, “Điện, thép Ninh Thuận”, “Cao tốc Bắc Nam”, các “Đặc khu kinh tế”….
Khi một chính quyền đã triền miên “đặt dân vào chỗ nguy” như thế, thì hỏi làm sao dân có thể “kính yêu Đảng như cha mẹ, ngưỡng mộ Đảng như mặt trăng, mặt trời”. Và dĩ nhiên, trong những tình trạng như vậy, thì không thể “dân yên” được, không thể nào dập tắt hết những cuộc tập họp đòi đất, những cuộc biểu tình đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, những cuộc “đi bão của giới trẻ” để chống lại những “đạo luật bán nước”, những cuộc đình công của công nhân để đòi sự công bằng và quyền sống, những cuộc xuống đường của sinh viên, của dân oan để “bảo vệ mảnh đất của cha ông”…
Lo lắng trước ảnh hưởng nhất định của nền công nghệ truyền thông trong những cuộc “vùng lên” của dân chúng, qua bài báo mới nhất của Võ Văn Thưởng, đảng Cọng sản Việt Nam vẫn luôn áp dụng chiêu bài “yên dân” qua chính sách “bịt miệng”:
“Tăng cường ứng dụng công nghệ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các thông tin sai sự thật, xấu, độc có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội. Nâng cao năng lực phân tích, điều tra, nghiên cứu công chúng, đo lường thái độ của người sử dụng Internet, tham gia truyền thông xã hội đối với những vấn đề được dư luận quan tâm.(…) Việc người dùng nâng cao sức “đề kháng”, trang bị hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh, lịch lãm trong tranh luận, phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên truyền thông xã hội là rất quan trọng. (…).Cho nên, cần chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng truyền thông xã hội của mọi công dân. Giáo dục định hướng giá trị để người trẻ biết tránh khỏi các biểu hiện lệch lạc về nhận thức và hành vi; trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin.”[6]
Tuy nhiên, “bài học Hong Kong” đang diễn ra sờ sờ bên cạnh. Có ai dám nói rằng: dân Việt Nam tầm thường, yếu đuối hơn dân Hong Kong ?
Vì thế, để “YÊN DÂN”, chỉ còn một con đường duy nhất, theo như lời hiến kế của Quốc Sư Viên Thông: “hành xử đức hiếu sinh cho hợp với lòng dân”, đó là:
- Trả lại cho dân quyền chọn lựa chính thể và chế độ chính trị
- Trả lại cho dân các quyền tự do cơ bản của con người.
- Trả lại cho dân tài sản, đất đai và những gì dân sở hữu hợp pháp.
“Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ được yên vậy”.
Trần Đoan Hùng
[1] Trích từ bài viết của tác giả An Hoà: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền. Nguồn: trang mạng trithucvn: https://trithucvn.net/van-hoa/dao-xu-the-giua-quan-va-dan-thoi-xua-nuoc-co-the-nang-thuyen-cung-co-the-lat-thuyen.html
[2] Võ Văn Thưởng: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Nguồn: trang mạng vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-541998.html
[3] Ibid.
[4] Helier Cheung & Roland Hughes: 4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong. Nguồn: Trang BBC tiếng Việt: https://www.bbc.com/vietnamese/world-48619566
[5] Ibid.
[6] SĐD: (Võ Văn Thưởng: “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam”. Nguồn: trang mạng vietnamnet: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-541998.html)
Run Như Cầy Sấy Trước Than Hồng
Phạm Trần
22:06 19/06/2019
Hãy hình dung một con cầy, tên thông dụng là chó, bị cột chân, bịt mõm nằm trước nồi nước sôi và đống than hồng sẽ phản ứng ra sao khi nó thấy giờ lâm chung đã đến gần ?
Tất nhiên là con vật phải run sợ nên người Việt mới có câu “run như cầy sấy”. Nếu đem hoàn cảnh của con cầy gắn với tình trạng hoang mang, giao động và rối như canh hẹ của mạng lưới tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ thấy tham nhũng chỉ làm cho đảng suy yếu, nhưng mạng xã hội mới là kẻ nội thù đe dọa sự sống còn của chế độ.
Mối lo âu này đã được phản ảnh qua bài viết “ Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Võ Văn Thưởng, phổ biến khắp mặt báo của đảng từ ngày 17/06/2019.
Ông Thưởng viết: ”Việt Nam đang khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của truyền thông xã hội, đồng thời, cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soát từ dạng thức truyền thông mới này.”
Vậy chủ nhân của “truyền thông xã hội” là những ai ở Việt Nam ?
Ông Thưởng giải thích: ”Có thể nhận thấy, “hệ sinh thái” mạng xã hội đã hình thành tầng lớp KOLs (Key Opinion Leader), influencers là những người có “thương hiệu” hoặc là “người bình thường” mà thông tin, quan điểm nêu ra có sức thu hút, ảnh hưởng, được “cư dân mạng” chia sẻ, khuếch tán nhanh trên phạm vi rộng. Họ đa phần là những chủ thể tích cực góp phần tạo nên đời sống thông tin lành mạnh. Nhưng, cũng đã lộ diện những KOLs, influencers có động cơ không trong sáng, nhưng lại biết “khơi gợi những cảm xúc xấu xa”; lạm dụng chữ nghĩa, ảo tưởng “quyền lực bàn phím”, luôn tìm cách điều hướng dư luận; tấn công doanh nghiệp nhằm trục lợi; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức.”
Ăn nói vu vơ, không bằng chứng, không nêu đích danh một người nào hoặc tổ chức nào, nhưng người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng vẫn nói văng mạng rằng:”Một số được nuôi dưỡng, cấp phát từ các tổ chức thù địch bên ngoài. Lợi dụng những bất cập trong quản lý nhà nước về Internet, mạng xã hội, chúng thâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội, “nuôi” nick (tên tài khoản), lập ra hàng trăm nghìn tài khoản ảo và nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức. Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân.”
Kể cũng lạ, ở một nhà nước độc tài, độc đảng, độc quyền báo chí và kiểm soát dư luận từ chân lên đầu mà vẫn có nhiều lỗ hổng đến thế thì đội ngũ Công an, tình báo quân đội toàn là thứ ăn hại đái nát hay sao ?
Rất có thể là như thế, vì ở Việt Nam Cộng sản, cán bộ ngành an ninh và tình báo thường không ồn ào, phô trương cho người ta biết mặt nhưng lại khét tiếng ăn nhậu vỉa hè, xóm tối và nhếch nhác việc công.
Vì vậy, không lạ khi thấy ông Võ Văn Thưởng phải nhìn nhận sự thành công xâm nhập của các mạng xã hội, khi ông lên án:” Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…”
Tuy nhiên, khi suy diễn như thế là người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng Võ Văn Thưởng đã phạm ba lỗi nghiệm trọng:
Thứ nhất, xuyên tạc và mạ lỵ sự căm phẫn của hàng triệu nạn nhân 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế ) trước thảm trạng môi trường do Formosa Hà Tình gây ra từ ngày 06/04/2016. Cho đến nay, sau ba năm, nhà nước vẫn chưa trưng được bằng chứng khoa học nào xác nhận nước biển đã hết ô nhiễm và nhà máy Formosa Hà Tình không còn thải chất độc ra biển. Hàng triệu người dân đã lâm cảnh nghèo đói và hàng ngàn gia đình ngư phủ đã phải bỏ nghề đi tha phương cầu thực.
Thứ hai, ông Thưởng đã bảo vệ quan điểm lập ba Đặc khu kinh tế của đảng ở Vân Đồn (Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Dự luật Đặc khu không vì bị các mạng xã hội xúi giục hay lối kéo mà vì tinh thần ái quốc, quyết tâm chống âm mưu nhượng đất cho Trung Cộng. Chính nhờ các cuộc biểu tình mà Dự án Đặc khu đã phải dừng lại.
Thứ ba, khi người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng là để đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến pháp đã quy định quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng. Điều 25 Hiến pháp viết rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật An ninh mạng số: 24/2018/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, chỉ có mục đích duy nhất là kiểm soát thông tin và vi phạm các quyền cơ bản của con người.
NUÔI ONG TAY ÁO ?
Tuy nhiên, bên cạnh những điều hù họa, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, người con ngoại vi của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã tiết lộ có tình trạng “nội ứng” từ bên trong đảng dành cho các thế lực chống đảng trên mạng xã hội.
Ông viết:” Có hiện tượng KOLs, influencers được hỗ trợ “không trong sáng” từ những thông tin mật trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước bị rò rỉ, không loại trừ có cả những cái “bắt tay với âm binh” vô cùng nguy hiểm của những cán bộ suy thoái, cơ hội chính trị, đầy tham vọng cá nhân. Việc các chính trị gia sử dụng truyền thông xã hội làm công cụ để giao tiếp với công chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là mới mẻ trên thế giới và có thể khuyến khích ở Việt Nam nhưng cần phải được xác lập thành một trong những nguyên tắc hành xử chính trị công khai và minh bạch. Còn việc “đi đêm” với các nhân tố mạng xã hội để tạo “sóng” trong dư luận, vì ý đồ và động cơ cá nhân là điều không thể chấp nhận.”
Một lần nữa ông Thưởng không minh bạch đưa ra những bằng chứng của hiện tượng tiếp tay cho các thế lực thù địch có từ trong đảng. Nhưng bằng đó chữ nghĩa cũng đủ cho ta thấy hai năm rõ mười là nội bộ đảng cầm quyền không bình thường. Đoàn kết trong đảng đã vỡ và không còn những chuyện cổ tích rêu rao như “trên dưới một lòng”, hay “ý đảng lòng dân”.
Vậy những “âm binh” này ở đâu, con số là bao nhiêu trong số trên bốn (04) triệu đảng viên ? Những “con ong trong tay áo” này làm gì trong bộ máy đảng và nhà nước, hay hành động “nội gián” này có gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia không ?
Sự úp-mở của ông Thưởng chỉ được hé ra một tí khi ông cảnh giác tiếp:” Trong thực tế, có thể khẳng định, truyền thông xã hội là một “mặt trận” ngày càng phức tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy các “yếu tố cách mạng sắc màu ở Việt Nam”. Bài học từ những cuộc “cách mạng màu” cho thấy không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tố lợi dụng truyền thông xã hội để tác động đến ổn định chính trị, xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau. Yêu cầu ấy đòi hỏi phải nhìn nhận đúng về truyền thông xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nhận diện và quản lý những tác nhân gây ảnh hưởng để bảo vệ, phát huy những giá trị tiến bộ được xã hội thừa nhận, đồng thời hạn chế, đẩy lùi, triệt phá những tác động tiêu cực bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả.”
Thế rồi ông yêu cầu: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp sự phát triển của công nghệ Internet,… chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ.”
Ông lại gay gắt thêm:”Không để hình thành “điểm nóng”, những xu hướng (trend) tiêu cực trên mạng xã hội….không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ.”
Rõ ràng có giọng “run run” của người đứng đầu ngành tuyên truyền và báo chí đảng trước hiện tượng “giậu đổ bìm leo” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, không ngoại trừ có cả các lãnh đạo, hay cán bộ chủ chốt.
Vì vậy nên ông Thưởng không ngại ra lệnh:”Tích cực triển khai thực hiện Luật An ninh mạng với các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý những hành vi vi phạm, gây hại như lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán tin giả, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet, mạng xã hội…”
Ông còn kêu gọi:”Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài.”
BÁO CHÍ HAI MẶT
Đáng chú ý là bài viết, lần đầu có nhiều chi tiết, của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đã nhìn nhận báo đảng đang bị lép vế cả về thông tin lẫn thu nhập trước sức lan tỏa, nhanh chóng, bén nhậy và bao trùm của các mạng xã hội trong và ngoài Việt Nam.
Đây là một thách thức chưa từng có đối với ngành Tuyên giáo, cơ quan giám sát và chỉ đạo toàn diện ngành báo chí và truyền thông của đảng CSVN, bao gồm cả báo chí của Lực lượng võ trang gồm Quân đội,Lực lượng dự bị và Công an.
Thời điểm ông Thưởng tung ra bài “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” trùng hợp với lần kỷ niệm “94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/06/1925-21/06/2019) của đảng CSVN.
Theo tài liệu chính thức thì tới năm 2018:” Việt Nam có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Tính đến tháng 11/2018, cả nước có hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ Nhà báo; số hội viên Hội Nhà báo có 23.893 hội viên đang sinh hoạt tại 297 đơn vị cấp Hội, trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, 19 Liên Chi hội và 215 chi hội trực thuộc Trung ương Hội.”
Nhưng những “nhà báo” phục vụ cho báo đảng vá các cơ quan truyền thông khác của nhà nước, ngoài nhiệm vụ chính là phải phục vụ và tuyên truyển cho đảng và nhà nước thì họ có tham gia mạng xã hội không ?
Hãy nghe ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ta thán tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam, chiều ngày 19/06 (2019), nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí.
Ông Phúc nói:” Không ít cơ quan báo chí chưa phát huy được lợi thế của mình trong việc định hướng, dẫn dắt thông tin, có trường hợp để mạng xã hội chi phối hay chạy theo thông tin mạng xã hội, không kiểm chứng, dẫn đến sai phạm đáng tiếc. Có tình trạng “hai mặt” trong một số người làm báo, cùng một vấn đề khi viết trên báo chí chính thống thì thể hiện nội dung đúng định hướng nhưng khi viết trên mạng xã hội thì ngược lại. Còn xảy ra tiêu cực trong hoạt động báo chí.”
Về nhiệm vụ của báo chí, theo báo Chính phủ tường thuật lời ông Phúc, thì: ”Trước hết, báo chí cách mạng nước ta phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội nước ta. “Dòng chảy chính đó là gì?”. …Dòng chảy chính ấy là xã hội chúng ta tốt đẹp, công cuộc Đổi mới của đất nước đang làm Việt Nam thay đổi từng ngày, là thành quả 30 năm Đổi mới, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó là một nước Việt Nam từ nghèo nàn, thiếu đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, vị thế quốc tế không ngừng nâng cao.
Báo chí nước ta phải phản ánh trung thực dòng chảy chính đó, không để dòng phụ của xã hội thành chính trên mặt báo, Thủ tướng nhấn mạnh. Thành quả cách mạng của dân tộc ta, của đất nước ta, của Đảng ta là rất lớn lao và chúng ta phải khẳng định dòng chảy chính ấy, báo chí phải phản ánh cho rõ nét để nhân dân ta hiểu, đảng viên, cán bộ hiểu và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
“Mất niềm tin là mất tất cả; chúng ta muốn khẳng định niềm tin vào đường lối của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhất là trong sự nghiệp Đổi mới”.
Chính vì vậy, tôi đề nghị hơn lúc nào hết, báo chí phải thể hiện những giá trị cốt lõi của mình là cung cấp tin có kiểm chứng, đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, độc... là sứ mạng của báo chí. Cuộc đấu tranh này sẽ khẳng định vai trò báo chí trong giai đoạn mới.”
Ông Phúc nói thế, nhưng “những dòng chảy chính của tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, môi giới hối lộ, chạy điểm, chạy bằng cấp, chiếm nhà, chiếm đất, làm ăn sân sau, sân trước và lợi ích nhóm trong đảng” đang nhan nhản ra đấy thì báo chí không được sờ tới hay sao ?
Chính cá nhân ông Võ Văn Thường đã nhiều lần chỉ trích báo chí đến sưng mặt là chỉ chú ý đến tin xấu, tin giật gân, tin không lành mạnh để câu độc giả. Thâm chí có báo còn viết bài dọa Doanh nghiệp để vòi tiền, nhưng sau khi được “bôi trơn” thì báo lại rút bài xuống.
Vì vậy, tại một Hội nghị về báo chí năm 2018, ông Thưởng đã nói:”Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước.” (theo Công Luận, 28/12/18)
Cũng tại buổi họp. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng còn báo cáo:”Tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí dọa dẫm, sách nhiễu, thậm chí tống tiền cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trục lợi vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.”
Như vậy, trước tình trạng suy thoái của báo lề Đảng, việc Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng viết bài phản ảnh sự run sợ của đảng trước sức mạnh và ảnh hưởng lớn của mạng xã hội có ý nghĩa gì ?
Chỉ có một nghĩa duy nhất là ý chí của những nhà báo lề dân và quyết tâm muốn được viết tự do và sống dân chủ đã và đang đe dọa sự tồn tại của đảng CSVN. -/-
Phạm Trần
(06/019)
Tất nhiên là con vật phải run sợ nên người Việt mới có câu “run như cầy sấy”. Nếu đem hoàn cảnh của con cầy gắn với tình trạng hoang mang, giao động và rối như canh hẹ của mạng lưới tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ thấy tham nhũng chỉ làm cho đảng suy yếu, nhưng mạng xã hội mới là kẻ nội thù đe dọa sự sống còn của chế độ.
Mối lo âu này đã được phản ảnh qua bài viết “ Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Võ Văn Thưởng, phổ biến khắp mặt báo của đảng từ ngày 17/06/2019.
Ông Thưởng viết: ”Việt Nam đang khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của truyền thông xã hội, đồng thời, cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soát từ dạng thức truyền thông mới này.”
Vậy chủ nhân của “truyền thông xã hội” là những ai ở Việt Nam ?
Ông Thưởng giải thích: ”Có thể nhận thấy, “hệ sinh thái” mạng xã hội đã hình thành tầng lớp KOLs (Key Opinion Leader), influencers là những người có “thương hiệu” hoặc là “người bình thường” mà thông tin, quan điểm nêu ra có sức thu hút, ảnh hưởng, được “cư dân mạng” chia sẻ, khuếch tán nhanh trên phạm vi rộng. Họ đa phần là những chủ thể tích cực góp phần tạo nên đời sống thông tin lành mạnh. Nhưng, cũng đã lộ diện những KOLs, influencers có động cơ không trong sáng, nhưng lại biết “khơi gợi những cảm xúc xấu xa”; lạm dụng chữ nghĩa, ảo tưởng “quyền lực bàn phím”, luôn tìm cách điều hướng dư luận; tấn công doanh nghiệp nhằm trục lợi; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức.”
Ăn nói vu vơ, không bằng chứng, không nêu đích danh một người nào hoặc tổ chức nào, nhưng người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng vẫn nói văng mạng rằng:”Một số được nuôi dưỡng, cấp phát từ các tổ chức thù địch bên ngoài. Lợi dụng những bất cập trong quản lý nhà nước về Internet, mạng xã hội, chúng thâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội, “nuôi” nick (tên tài khoản), lập ra hàng trăm nghìn tài khoản ảo và nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức. Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân.”
Kể cũng lạ, ở một nhà nước độc tài, độc đảng, độc quyền báo chí và kiểm soát dư luận từ chân lên đầu mà vẫn có nhiều lỗ hổng đến thế thì đội ngũ Công an, tình báo quân đội toàn là thứ ăn hại đái nát hay sao ?
Rất có thể là như thế, vì ở Việt Nam Cộng sản, cán bộ ngành an ninh và tình báo thường không ồn ào, phô trương cho người ta biết mặt nhưng lại khét tiếng ăn nhậu vỉa hè, xóm tối và nhếch nhác việc công.
Vì vậy, không lạ khi thấy ông Võ Văn Thưởng phải nhìn nhận sự thành công xâm nhập của các mạng xã hội, khi ông lên án:” Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện “diễn biến hòa bình”, đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…”
Tuy nhiên, khi suy diễn như thế là người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng Võ Văn Thưởng đã phạm ba lỗi nghiệm trọng:
Thứ nhất, xuyên tạc và mạ lỵ sự căm phẫn của hàng triệu nạn nhân 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế ) trước thảm trạng môi trường do Formosa Hà Tình gây ra từ ngày 06/04/2016. Cho đến nay, sau ba năm, nhà nước vẫn chưa trưng được bằng chứng khoa học nào xác nhận nước biển đã hết ô nhiễm và nhà máy Formosa Hà Tình không còn thải chất độc ra biển. Hàng triệu người dân đã lâm cảnh nghèo đói và hàng ngàn gia đình ngư phủ đã phải bỏ nghề đi tha phương cầu thực.
Thứ hai, ông Thưởng đã bảo vệ quan điểm lập ba Đặc khu kinh tế của đảng ở Vân Đồn (Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Dự luật Đặc khu không vì bị các mạng xã hội xúi giục hay lối kéo mà vì tinh thần ái quốc, quyết tâm chống âm mưu nhượng đất cho Trung Cộng. Chính nhờ các cuộc biểu tình mà Dự án Đặc khu đã phải dừng lại.
Thứ ba, khi người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng là để đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến pháp đã quy định quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng. Điều 25 Hiến pháp viết rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật An ninh mạng số: 24/2018/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, chỉ có mục đích duy nhất là kiểm soát thông tin và vi phạm các quyền cơ bản của con người.
NUÔI ONG TAY ÁO ?
Tuy nhiên, bên cạnh những điều hù họa, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, người con ngoại vi của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã tiết lộ có tình trạng “nội ứng” từ bên trong đảng dành cho các thế lực chống đảng trên mạng xã hội.
Ông viết:” Có hiện tượng KOLs, influencers được hỗ trợ “không trong sáng” từ những thông tin mật trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước bị rò rỉ, không loại trừ có cả những cái “bắt tay với âm binh” vô cùng nguy hiểm của những cán bộ suy thoái, cơ hội chính trị, đầy tham vọng cá nhân. Việc các chính trị gia sử dụng truyền thông xã hội làm công cụ để giao tiếp với công chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là mới mẻ trên thế giới và có thể khuyến khích ở Việt Nam nhưng cần phải được xác lập thành một trong những nguyên tắc hành xử chính trị công khai và minh bạch. Còn việc “đi đêm” với các nhân tố mạng xã hội để tạo “sóng” trong dư luận, vì ý đồ và động cơ cá nhân là điều không thể chấp nhận.”
Một lần nữa ông Thưởng không minh bạch đưa ra những bằng chứng của hiện tượng tiếp tay cho các thế lực thù địch có từ trong đảng. Nhưng bằng đó chữ nghĩa cũng đủ cho ta thấy hai năm rõ mười là nội bộ đảng cầm quyền không bình thường. Đoàn kết trong đảng đã vỡ và không còn những chuyện cổ tích rêu rao như “trên dưới một lòng”, hay “ý đảng lòng dân”.
Vậy những “âm binh” này ở đâu, con số là bao nhiêu trong số trên bốn (04) triệu đảng viên ? Những “con ong trong tay áo” này làm gì trong bộ máy đảng và nhà nước, hay hành động “nội gián” này có gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia không ?
Sự úp-mở của ông Thưởng chỉ được hé ra một tí khi ông cảnh giác tiếp:” Trong thực tế, có thể khẳng định, truyền thông xã hội là một “mặt trận” ngày càng phức tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy các “yếu tố cách mạng sắc màu ở Việt Nam”. Bài học từ những cuộc “cách mạng màu” cho thấy không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tố lợi dụng truyền thông xã hội để tác động đến ổn định chính trị, xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau. Yêu cầu ấy đòi hỏi phải nhìn nhận đúng về truyền thông xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nhận diện và quản lý những tác nhân gây ảnh hưởng để bảo vệ, phát huy những giá trị tiến bộ được xã hội thừa nhận, đồng thời hạn chế, đẩy lùi, triệt phá những tác động tiêu cực bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả.”
Thế rồi ông yêu cầu: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp sự phát triển của công nghệ Internet,… chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ.”
Ông lại gay gắt thêm:”Không để hình thành “điểm nóng”, những xu hướng (trend) tiêu cực trên mạng xã hội….không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ.”
Rõ ràng có giọng “run run” của người đứng đầu ngành tuyên truyền và báo chí đảng trước hiện tượng “giậu đổ bìm leo” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, không ngoại trừ có cả các lãnh đạo, hay cán bộ chủ chốt.
Vì vậy nên ông Thưởng không ngại ra lệnh:”Tích cực triển khai thực hiện Luật An ninh mạng với các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý những hành vi vi phạm, gây hại như lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán tin giả, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet, mạng xã hội…”
Ông còn kêu gọi:”Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài.”
BÁO CHÍ HAI MẶT
Đáng chú ý là bài viết, lần đầu có nhiều chi tiết, của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đã nhìn nhận báo đảng đang bị lép vế cả về thông tin lẫn thu nhập trước sức lan tỏa, nhanh chóng, bén nhậy và bao trùm của các mạng xã hội trong và ngoài Việt Nam.
Đây là một thách thức chưa từng có đối với ngành Tuyên giáo, cơ quan giám sát và chỉ đạo toàn diện ngành báo chí và truyền thông của đảng CSVN, bao gồm cả báo chí của Lực lượng võ trang gồm Quân đội,Lực lượng dự bị và Công an.
Thời điểm ông Thưởng tung ra bài “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” trùng hợp với lần kỷ niệm “94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam” (21/06/1925-21/06/2019) của đảng CSVN.
Theo tài liệu chính thức thì tới năm 2018:” Việt Nam có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Tính đến tháng 11/2018, cả nước có hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ Nhà báo; số hội viên Hội Nhà báo có 23.893 hội viên đang sinh hoạt tại 297 đơn vị cấp Hội, trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, 19 Liên Chi hội và 215 chi hội trực thuộc Trung ương Hội.”
Nhưng những “nhà báo” phục vụ cho báo đảng vá các cơ quan truyền thông khác của nhà nước, ngoài nhiệm vụ chính là phải phục vụ và tuyên truyển cho đảng và nhà nước thì họ có tham gia mạng xã hội không ?
Hãy nghe ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ta thán tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam, chiều ngày 19/06 (2019), nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí.
Ông Phúc nói:” Không ít cơ quan báo chí chưa phát huy được lợi thế của mình trong việc định hướng, dẫn dắt thông tin, có trường hợp để mạng xã hội chi phối hay chạy theo thông tin mạng xã hội, không kiểm chứng, dẫn đến sai phạm đáng tiếc. Có tình trạng “hai mặt” trong một số người làm báo, cùng một vấn đề khi viết trên báo chí chính thống thì thể hiện nội dung đúng định hướng nhưng khi viết trên mạng xã hội thì ngược lại. Còn xảy ra tiêu cực trong hoạt động báo chí.”
Về nhiệm vụ của báo chí, theo báo Chính phủ tường thuật lời ông Phúc, thì: ”Trước hết, báo chí cách mạng nước ta phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội nước ta. “Dòng chảy chính đó là gì?”. …Dòng chảy chính ấy là xã hội chúng ta tốt đẹp, công cuộc Đổi mới của đất nước đang làm Việt Nam thay đổi từng ngày, là thành quả 30 năm Đổi mới, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó là một nước Việt Nam từ nghèo nàn, thiếu đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, vị thế quốc tế không ngừng nâng cao.
Báo chí nước ta phải phản ánh trung thực dòng chảy chính đó, không để dòng phụ của xã hội thành chính trên mặt báo, Thủ tướng nhấn mạnh. Thành quả cách mạng của dân tộc ta, của đất nước ta, của Đảng ta là rất lớn lao và chúng ta phải khẳng định dòng chảy chính ấy, báo chí phải phản ánh cho rõ nét để nhân dân ta hiểu, đảng viên, cán bộ hiểu và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
“Mất niềm tin là mất tất cả; chúng ta muốn khẳng định niềm tin vào đường lối của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhất là trong sự nghiệp Đổi mới”.
Chính vì vậy, tôi đề nghị hơn lúc nào hết, báo chí phải thể hiện những giá trị cốt lõi của mình là cung cấp tin có kiểm chứng, đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, độc... là sứ mạng của báo chí. Cuộc đấu tranh này sẽ khẳng định vai trò báo chí trong giai đoạn mới.”
Ông Phúc nói thế, nhưng “những dòng chảy chính của tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, môi giới hối lộ, chạy điểm, chạy bằng cấp, chiếm nhà, chiếm đất, làm ăn sân sau, sân trước và lợi ích nhóm trong đảng” đang nhan nhản ra đấy thì báo chí không được sờ tới hay sao ?
Chính cá nhân ông Võ Văn Thường đã nhiều lần chỉ trích báo chí đến sưng mặt là chỉ chú ý đến tin xấu, tin giật gân, tin không lành mạnh để câu độc giả. Thâm chí có báo còn viết bài dọa Doanh nghiệp để vòi tiền, nhưng sau khi được “bôi trơn” thì báo lại rút bài xuống.
Vì vậy, tại một Hội nghị về báo chí năm 2018, ông Thưởng đã nói:”Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước.” (theo Công Luận, 28/12/18)
Cũng tại buổi họp. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng còn báo cáo:”Tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí dọa dẫm, sách nhiễu, thậm chí tống tiền cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trục lợi vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.”
Như vậy, trước tình trạng suy thoái của báo lề Đảng, việc Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng viết bài phản ảnh sự run sợ của đảng trước sức mạnh và ảnh hưởng lớn của mạng xã hội có ý nghĩa gì ?
Chỉ có một nghĩa duy nhất là ý chí của những nhà báo lề dân và quyết tâm muốn được viết tự do và sống dân chủ đã và đang đe dọa sự tồn tại của đảng CSVN. -/-
Phạm Trần
(06/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tấm Bánh Thánh Thể
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
16:08 19/06/2019
Khi vào tuổi khôn lớn khoảng 9 tuổi, các em bạn trẻ được hướng dẫn rước lễ lần đầu. Các em tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô , Đấng là Thiên Chúa cùng là người Bạn cùng đồng hành với trong đời sống tinh thần đức tin.
Hằng tuần, có những người hằng ngày, rước tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô cho tâm hồn đức tin. Tấm bánh Thánh Thể Chúa là lương thực cho đời sống đức tin con người vào Thiên Chúa.
Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô là Bí tích Mình Máu Thánh Chúa, một trong bảy Bí Tích của Hội Thánh Công Giáo.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa của Bí Tích tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô?
1. Trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa ngày xưa bên đất nước Do Thái, Chúa Giêsu đã loan báo trước vể tấm bánh thánh thể cho mọi người.
Dân chúng kéo đến đông đảo nghe Ngài giảng dạy, thấy vậy Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót họ. Vì họ đói, nên đã làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều, năm chiếc bánh và con cá, cho hàng ngàn người ăn no đủ và còn dư thừa. ( Mt 14,13-23).
Đây là hình ảnh Chúa Giêsu muốn tiên báo nói về Tấm bánh Thánh Thể tình yêu, mà người sẽ làm sau này là lương thực nuôi dưỡng đức tin tâm hồn con người tin theo Ngài.
Trong dụ ngôn về ngày phán xét chung, sự liên đới tình bác ái với những người nghèo khó cùng khổ đói khát ngày xưa lúc còn sinh sống trên trần gian là thước đo quyết định thưởng phạt , mà vị Thẩm Phán tối cao, là Thiên Chúa, đưa ra cho mỗi con người: Ta đói, ta khát…các con đã cho ta ăn uống…( Mt 25,35)
Tấm bánh Thánh Thể chúa Kitô là tấm bánh tình liên đới giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
2. Con người xưa nay hằng đi tìm kiếm của ăn thức uống trước hết cho nhu cầu của bao tử, của gân cốt cơ quan nội tạng. Điều này càn thiết. Và hơn thế nữa còn nhằm tới nhu cầu cao hơn là sự ngon khoái thỏa mãn lòng khao khát trông mong.
Dù cho đạt tới nhu cầu cao hơn như lòng mong ước, nhưng con người vẫn còn cảm nhận sự gì thiếu thốn đưa đến hạnh phúc. Vì thế nguyên chỉ cơm bánh, hay những gì xa hoa cao sang không đủ làm cho no đủ.
Công đồng Vaticano II. đã có suy tư về đời sống con người: „ Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và đích điểm của đời sống con người? Điều gì là sự tốt lành, là tội lỗi? Bởi đâu phát sinh sự đau khổ và ẩn chứa ý nghĩa gì? Đâu là con đường dẫn đưa đến hạnh phúc chân thực? Sự chết, sự phán xét là gì? Và sự bí ẩn nhiệm mầu sau cùng mà không diễn tả nói ra bằng lời được về bản thể con người, vì từ đó con người chúng ta đi ra và trở về là gì?
Con người sống không nguyên bằng lương thực cơm bánh lúa gạo. Con người cần câu trả lời cho những thắc mắc sâu thẳm về sự sống của chính mình.
Chúa Giêsu là tấm bánh cho sự sống trần gian. Ngài có thể mang lại cho cơn đói khát ý nghĩa: „Thầy là bánh hằng sống. Là bánh ban xuống bởi trời“ ( Ga 6,51 )
3. Trong đời sống, con người khao khát không chỉ lường thực cơm bánh lúa gạo cho thân xác mình, nhưng còn hơn thế nữa. Họ luôn hằng khao khát tình yêu thương.
Tình yêu thương là sức mạnh đầy năng lực trong đời sống : „ Con người không thể sống được nếu không có tình yêu thương. Con người như thế dậm chân tại chỗ không thể hiểu nổi. Đời sống không mang lại ý nghĩa, nếu không tiếp nhận được tình yêu thương , nếu không gặp gỡ được tình yêu thương, không có kinh nghiệm về tình yêu thương…( DGH Gioan Phaol II, Thông điệp Redemptoris hominis số 10.)
Chúa Giêsu yêu thương những người tin theo ngài tới tận cùng: „ Anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao qúy hơn là người hiến thân mình vì bạn hữu mình.“ ( Ga 15,12).
Bí Tích Thánh Thể là hình ảnh dấu chỉ của tình yêu thương mà Chúa Giêsu đã thiết lập để lại cho con người: Đây là mình Thầy hiến thân vì các con… Đây là máu Thầy đổ ra vì các con…
Chúa Giêsu đã mặc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho con người, và đồng thời ngài muốn làm cho con người có khả năng yêu thương nhau.
Tấm bánh Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu là câu trả lời cho khát vọng về tình yêu thương.
4. Con người không thể chối từ được sự chết. Con người xưa nay từ cổ chí kim luôn tìm hết mọi cách đả kéo dài sự sống của mình thêm, họ muốn cạnh tranh đẩy lui sự chết ra xa. Họ không muốn nhìn cùng nói đến sự chết.
Như thế nơi họ ẩn dấu tiềm tàng một khao khát về một đời sống không bị hủy diệt. Họ có khao khát về tình yêu thương mang dẫn đưa sự hạnh phúc lâu dài bền vững.
Khao khát đó tiềm tàng sự khao khát về Thiên Chúa.: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên chúng con. Trái tim tâm hồn con luôn tình trạng phập phồng lo âu, và chỉ tìm được sự an bình cho tới khi nghì yên bên Chúa.“ ( Thánh Augustino)
Chúa Giêsu là câu trả lời cho khao khát ước vọng về đời sống bất diệt muôn đời: „ Ai ăn bánh này, sẽ có sự sống đời đời.“ ( Ga 6,48-51).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng tuần, có những người hằng ngày, rước tiếp nhận Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô cho tâm hồn đức tin. Tấm bánh Thánh Thể Chúa là lương thực cho đời sống đức tin con người vào Thiên Chúa.
Tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô là Bí tích Mình Máu Thánh Chúa, một trong bảy Bí Tích của Hội Thánh Công Giáo.
Đâu là nguồn gốc cùng ý nghĩa của Bí Tích tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô?
1. Trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa ngày xưa bên đất nước Do Thái, Chúa Giêsu đã loan báo trước vể tấm bánh thánh thể cho mọi người.
Dân chúng kéo đến đông đảo nghe Ngài giảng dạy, thấy vậy Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót họ. Vì họ đói, nên đã làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều, năm chiếc bánh và con cá, cho hàng ngàn người ăn no đủ và còn dư thừa. ( Mt 14,13-23).
Đây là hình ảnh Chúa Giêsu muốn tiên báo nói về Tấm bánh Thánh Thể tình yêu, mà người sẽ làm sau này là lương thực nuôi dưỡng đức tin tâm hồn con người tin theo Ngài.
Trong dụ ngôn về ngày phán xét chung, sự liên đới tình bác ái với những người nghèo khó cùng khổ đói khát ngày xưa lúc còn sinh sống trên trần gian là thước đo quyết định thưởng phạt , mà vị Thẩm Phán tối cao, là Thiên Chúa, đưa ra cho mỗi con người: Ta đói, ta khát…các con đã cho ta ăn uống…( Mt 25,35)
Tấm bánh Thánh Thể chúa Kitô là tấm bánh tình liên đới giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
2. Con người xưa nay hằng đi tìm kiếm của ăn thức uống trước hết cho nhu cầu của bao tử, của gân cốt cơ quan nội tạng. Điều này càn thiết. Và hơn thế nữa còn nhằm tới nhu cầu cao hơn là sự ngon khoái thỏa mãn lòng khao khát trông mong.
Dù cho đạt tới nhu cầu cao hơn như lòng mong ước, nhưng con người vẫn còn cảm nhận sự gì thiếu thốn đưa đến hạnh phúc. Vì thế nguyên chỉ cơm bánh, hay những gì xa hoa cao sang không đủ làm cho no đủ.
Công đồng Vaticano II. đã có suy tư về đời sống con người: „ Con người là gì? Đâu là ý nghĩa và đích điểm của đời sống con người? Điều gì là sự tốt lành, là tội lỗi? Bởi đâu phát sinh sự đau khổ và ẩn chứa ý nghĩa gì? Đâu là con đường dẫn đưa đến hạnh phúc chân thực? Sự chết, sự phán xét là gì? Và sự bí ẩn nhiệm mầu sau cùng mà không diễn tả nói ra bằng lời được về bản thể con người, vì từ đó con người chúng ta đi ra và trở về là gì?
Con người sống không nguyên bằng lương thực cơm bánh lúa gạo. Con người cần câu trả lời cho những thắc mắc sâu thẳm về sự sống của chính mình.
Chúa Giêsu là tấm bánh cho sự sống trần gian. Ngài có thể mang lại cho cơn đói khát ý nghĩa: „Thầy là bánh hằng sống. Là bánh ban xuống bởi trời“ ( Ga 6,51 )
3. Trong đời sống, con người khao khát không chỉ lường thực cơm bánh lúa gạo cho thân xác mình, nhưng còn hơn thế nữa. Họ luôn hằng khao khát tình yêu thương.
Tình yêu thương là sức mạnh đầy năng lực trong đời sống : „ Con người không thể sống được nếu không có tình yêu thương. Con người như thế dậm chân tại chỗ không thể hiểu nổi. Đời sống không mang lại ý nghĩa, nếu không tiếp nhận được tình yêu thương , nếu không gặp gỡ được tình yêu thương, không có kinh nghiệm về tình yêu thương…( DGH Gioan Phaol II, Thông điệp Redemptoris hominis số 10.)
Chúa Giêsu yêu thương những người tin theo ngài tới tận cùng: „ Anh em hãy thương yêu nhau, như Thầy yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao qúy hơn là người hiến thân mình vì bạn hữu mình.“ ( Ga 15,12).
Bí Tích Thánh Thể là hình ảnh dấu chỉ của tình yêu thương mà Chúa Giêsu đã thiết lập để lại cho con người: Đây là mình Thầy hiến thân vì các con… Đây là máu Thầy đổ ra vì các con…
Chúa Giêsu đã mặc khải tình yêu thương của Thiên Chúa cho con người, và đồng thời ngài muốn làm cho con người có khả năng yêu thương nhau.
Tấm bánh Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu là câu trả lời cho khát vọng về tình yêu thương.
4. Con người không thể chối từ được sự chết. Con người xưa nay từ cổ chí kim luôn tìm hết mọi cách đả kéo dài sự sống của mình thêm, họ muốn cạnh tranh đẩy lui sự chết ra xa. Họ không muốn nhìn cùng nói đến sự chết.
Như thế nơi họ ẩn dấu tiềm tàng một khao khát về một đời sống không bị hủy diệt. Họ có khao khát về tình yêu thương mang dẫn đưa sự hạnh phúc lâu dài bền vững.
Khao khát đó tiềm tàng sự khao khát về Thiên Chúa.: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên chúng con. Trái tim tâm hồn con luôn tình trạng phập phồng lo âu, và chỉ tìm được sự an bình cho tới khi nghì yên bên Chúa.“ ( Thánh Augustino)
Chúa Giêsu là câu trả lời cho khao khát ước vọng về đời sống bất diệt muôn đời: „ Ai ăn bánh này, sẽ có sự sống đời đời.“ ( Ga 6,48-51).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính, Đề xuất
Vũ Văn An
19:13 19/06/2019
ĐỀ XUẤT
Nhân học Kitô giáo
30. Giáo hội, mẹ và thầy, không chỉ đơn giản lắng nghe. Luôn bám sát sứ mệnh nguyên thủy của mình, và đồng thời luôn cởi mở đón nhận sự đóng góp của lý trí, Giáo Hội tự đặt mình vào việc phục vụ cộng đồng các dân tộc, bằng cách đề nghị với họ một cách sống. Điều rõ ràng là nếu chúng ta phải cung cấp các chương trình giáo dục có kết cấu vững chãi, phù hợp với bản chất đích thực của con người (nhằm hướng dẫn họ hướng tới một cách trọn vẹn việc hiện thực hóa bản sắc giới tính của họ trong bối cảnh ơn gọi tự hiến mình), thì ta không thể đạt được điều này nếu không có một nền nhân học rõ ràng và thuyết phục biết cung cấp một nền tảng có ý nghĩa cho giới tính và cảm giới.
Bước đầu tiên trong diễn trình rọi sáng vào nhân học này bao gồm việc thừa nhận rằng “đàn ông cũng có một bản chất mà họ phải tôn trọng và không thể thao túng theo ý muốn (26). Đây là điểm tựa hỗ trợ cho hệ sinh thái nhân bản từ “việc tôn trọng phẩm giá của chúng ta như những hữu thể nhân bản”, và từ mối liên hệ cần thiết của cuộc sống của chúng ta di chuyển qua “luật luân lý vốn được ghi khắc vào bản chất của chúng ta” (27).
31. Nhân học Kitô giáo có nguồn gốc trong trình thuật về nguồn gốc loài người xuất hiện trong Sách Sáng thế, nơi chúng ta đọc thấy rằng “Thiên Chúa đã dưng nên con người giống hình ảnh của chính Người [...] Người dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27) Những lời này nắm bắt không chỉ yếu tính của câu chuyện sáng thế mà còn là cau chuyện về mối liên hệ mang lại sự sống giữa những người đàn ông và đàn bà, một mối liên hệ đưa họ vào sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Bản ngã (self) được hoàn tất bởi một người khác hơn là bản ngã, theo bản sắc chuyên biệt của mỗi người và cả hai có một điểm gặp gỡ tạo thành năng động tính hỗ tương có nguồn gốc từ và được duy trì bởi Đấng Tạo Dựng.
32. Kinh thánh mặc khải sự khôn ngoan trong kế sách của Đấng Tạo Dựng, một kế sách “đã giao phó cho con người cơ thể, nam tính và nữ tính của họ làm nhiệm vụ; và một cách nào đó, trong nam tính và nữ tính, Người giao cho họ làm nhiệm vụ chính nhân tính của họ, phẩm giá nhân vị, và cả dấu hiệu rõ ràng của sự hiệp thông liên ngã trong đó con người tự hoàn thành chính mình qua việc hiến thân đich thực" (28). Như vậy, bản chất con người phải được hiểu dựa trên sự hợp nhất giữa thân xác và linh hồn, khác xa với bất cứ loại chủ nghĩa duy vật lý hay chủ nghĩa duy tự nhiên nào, vì “trong sự hợp nhất giữa các xu hướng tinh thần và sinh học của họ và của mọi đặc điểm chuyên biệt khác cần thiết cho việc theo đuổi cùng đích của họ" (29).
33. “Tính toàn bộ hợp nhất hóa” (30) (unified totality) này tích hợp chiều kích dọc (con người hiệp thông với Thiên Chúa) với chiều kích ngang được cấu thành bởi sự hiệp thông liên ngã mà đàn ông và đàn bà vốn được kêu gọi phải sống (31). Bản sắc như một nhân vị của một người đạt đến sự trưởng thành đích thực bao lâu họ cởi mở với người khác, bởi chính lý do là “trong việc cấu hình ra cách thế hiện hữu của riêng ta, bất kể là nam hay nữ, không chỉ đơn giản là kết quả của các nhân tố sinh học hoặc di truyền, nhưng của nhiều yếu tố có liên hệ với tính khí, lịch sử gia đình, văn hóa, kinh nghiệm, giáo dục, ảnh hưởng của bạn bè, các thành viên gia đình và những người được tôn trọng cũng như các tình huống đào tạo khác” ( 32). Thực thế, “sự kiện có tính yếu tính là con người nhân bản chỉ trở thành chính mình với người khác. Cái ‘Tôi/anh/con’ chỉ trở thành chính nó từ cái ‘Ngài’ và từ cái ‘em/anh’. Nó được dựng nên để đối thoại, để hiệp thông đồng đại (synchronic) và dị đại (diachronic). Chỉ là nhờ cuộc gặp gỡ với cái ‘em/anh’ và cùng với cái ‘chúng mình’, mà cái ‘tôi’ mở ra với chính nó” (33).
34. Cần phải tái khẳng định nguồn gốc siêu hình của sự dị biệt giới tính, như một bác bỏ nhân học các mưu toan phủ nhận tính sóng đôi nam-nữ của bản chất con người, từ đó gia đình đã được tạo ra. Việc phủ nhận tính sóng đôi này không những xóa bỏ viễn kiến coi con người như kết quả của một hành động tạo dựng mà còn tạo ra ý niệm coi con người như một loại trừu tượng hóa “tự chọn cho mình bản tính mình sẽ là".
Đàn ông và đàn bà ở trạng thái tạo vật như là các phiên bản bổ túc cho nhau của điều có nghĩa là nhân bản đang bị tranh cãi. Nhưng nếu không có tính sóng đôi đàn ông đàn bà được xếp đặt từ trước trong sáng thế, thì cả gia đình cũng không còn là một thực tại được sáng thế thiết lập. Tương tự như vậy, đứa trẻ mất đi vị trí em đã chiếm hữu từ đó và phẩm giá vốn thuộc về em” (34).
35. Nhìn từ quan điểm này, giáo dục về giới tính và cảm giới phải có sự tham gia của mỗi người vào diễn trình học hỏi “một cách kiên trì và nhất quán, ý nghĩa của cơ thể mình” (35) trong sự thật trọn vẹn nguyên ủy của nam tính và nữ tính. Điều này có nghĩa là “học hỏi để chấp nhận cơ thể chúng ta, để chăm sóc cho nó và tôn trọng ý nghĩa đầy đủ nhất của nó [...] Ngoài ra, biết đánh giá cơ thể của mình trong nữ tính hay nam tính của nó là điều cần thiết nếu tôi có khả năng tự nhận ra mình trong một cuộc gặp gỡ với một ai đó khác với mình [...] và tìm sự phong phú hóa lẫn nhau” (36). Do đó, dưới ánh sáng hệ sinh thái hoàn toàn nhân bản và toàn vẹn, các người đàn bà và đàn ông sẽ hiểu ý nghĩa thực sự của giới tính và dục quan tính (genitality) theo quan điểm ý hướng tính có tính tương quan và thông đạt nội tại vốn vừa thông tri cho bản chất thân xác của họ vừa thúc đẩy mỗi người về phía người kia một cách hỗ tương.
Gia đình
36. Gia đình là nơi tự nhiên để mối liên hệ hỗ tương và hiệp thông giữa người đàn ông và người đàn bà tìm được thể hiện trọn vẹn nhất. Vì chính trong gia đình, người đàn ông và đàn bà, kết hợp bằng một khế ước yêu thương vợ chồng tự do và hoàn toàn có ý thức, có thể sống thực “tính toàn bộ trong đó mọi yếu tố của con người đều dự phần - sức hấp dẫn của cơ thể và bản năng, sức mạnh của cảm giác
và cảm giới, khát vọng của tinh thần và ý chí” (37). Gia đình là “một sự kiện nhân học, và do đó là một sự kiện xã hội, văn hóa”. Mặt khác, “lên đặc điểm cho nó bằng các khái niệm ý thức hệ chỉ lôi cuốn trong một khoảnh khắc lịch sử, và sau đó suy giảm” (38) có nghĩa là phản bội lại ý nghĩa thực sự của nó. Gia đình, nhìn như một đơn vị xã hội tự nhiên tạo thuận lợi cho việc thể hiện tối đa tính hỗ tương và bổ sung giữa những người đàn ông và đàn bà, đi trước cả trật tự chính trị - xã hội của Nhà nước mà quyền tự do lập pháp phải lưu ý tới nó và dành cho nó sự nhìn nhận thích đáng.
37. Lý trí cho chúng ta biết rằng hai quyền căn bản, bắt nguồn từ chính bản chất của gia đình, phải luôn được bảo đảm và bảo vệ.
Đầu tiên, quyền gia đình được công nhận như là môi trường sư phạm chính cho sự đào tạo giáo dục của trẻ em. Chính “quyền đệ nhất đẳng” này phải tìm được phát biểu cụ thể nhất của nó trong “nhiệm vụ nặng nề nhất” (39) mà cha mẹ phải chịu trách nhiệm trong việc “giáo dục bản thân và xã hội toàn diện cho con cái họ (40), bao gồm giáo dục giới tính và cảm giới của chúng, trong khuôn khổ rộng lớn hơn của nền giáo dục tình yêu, hiến thân cho nhau” (41). Cùng một lúc, nó vừa là một quyền vừa là một trách nhiệm giáo dục có “tính yếu tính”, vì nó được nối kết với việc lưu truyền sự sống con người; nó có tính nguyên ủy và đệ nhất đẳng liên quan đến vai trò giáo dục người khác, nếu tính đến tính độc đáo trong mối liên hệ yêu thương giữa cha mẹ và con cái; và nó là điều không thể thay thế và bất khả nhượng, và do đó, không thể ủy thác hoàn toàn cho người khác hoặc bị người khác chiếm đoạt (42).
38. Trẻ em được hưởng một quyền khác có tầm quan trọng không kém: “được lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ có khả năng tạo ra một môi trường thích hợp cho sự phát triển và sự trưởng thành về cảm xúc của đứa con” và “tiếp tục lớn lên và trưởng thành trong mối liên hệ đúng đắn được phát biểu bởi nam tính và nữ tính của một người cha và một người mẹ và do đó chuẩn bị cho sự trưởng thành về cảm giới (43). Chính trong hạt nhân của đơn vị gia đình mà trẻ em có thể học cách nhận biết giá trị và vẻ đẹp của các khác biệt giữa hai giới, cùng với phẩm giá bình đẳng và sự hỗ tương của họ trên bình diện sinh học, chức năng, tâm lý và xã hội. “Đối diện với một nền văn hóa chuyên giản lược phần lớn giới tính con người vào bình diện của một điều gì thông thường, vì nó diễn giải và sống nó một cách giản lược và nghèo nàn bằng cách chỉ nối kết nó với cơ thể và với khoái lạc ích kỷ, việc phục vụ giáo dục của phụ huynh phải nhắm vững vào việc đào tạo trong lĩnh vực giới tính có tính bản thân thực sự và trọn vẹn: vì giới tính là một sự việc làm phong phú toàn bộ con người - cơ thể, cảm xúc và linh hồn - và nó biểu lộ ý nghĩa thâm sâu nhất của nó trong việc dẫn dắt con người đến việc hiến mình trong tình yêu”
(44). Tất nhiên, các quyền như vậy hiện hữu song song với mọi quyền căn bản khác của con người, đặc biệt là những quyền liên quan đến tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Bất cứ nơi nào những điều như vậy được chủ trương chung, những người tham gia vào giáo dục cũng có thể tìm được nơi để hợp tác sinh ích cho mọi người.
Trường học
39. Tính đệ nhất đẳng của gia đình trong việc giáo dục trẻ em được bổ sung bởi vai trò phụ đới của trường học. Được củng cố bởi nguồn gốc của nó trong Tin Mừng, “Các trường Công Giáo đang lên đường trở thành một trường học cho con người nhân bản và của những con người nhân bản. ‘Con người của mỗi hữu thể nhân bản cá thể, trong các nhu cầu vật chất và tinh thần của họ, đều nằm ở trung tâm lời dạy của Chúa Kitô: đây là lý do tại sao việc cổ vũ con người nhân bản là mục tiêu của trường Công Giáo’. Sự khẳng định nhấn mạnh đến mối liên hệ sống còn với Chúa Kitô của con người này nhắc nhở chúng ta rằng chính trong con người của Người mà sự viên mãn của sự thật liên quan đến con người phải được tìm thấy. Vì lý do này, trường Công Giáo, khi tự dấn thân vào việc phát triển con người toàn diện, đã làm như vậy để vâng theo sự thúc giục của Giáo hội, trong việc ý thức rằng mọi giá trị của con người đều tìm được sự thành toàn và hiệp nhất của chúng trong Chúa Kitô. Ý thức này nói lên tính trung tâm của con người nhân bản trong dự án giáo dục của trường Công Giáo” (45).
40. Trường Công Giáo phải là một cộng đồng giáo dục, trong đó con người có thể tự phát biểu và lớn lên trong nhân tính của họ, trong một diễn trình đối thoại tương quan, tương tác theo cách xây dựng, thực thi khoan dung, hiểu các quan điểm khác và tạo tin tưởng vào một bầu khí hài hòa đích thực. Một trường học như vậy thực sự là “một cộng đồng giáo dục, một nơi các dị biệt sống hòa thuận với nhau.
Cộng đồng trường học là nơi để gặp gỡ và cổ vũ sự tham gia. Nó đối thoại với gia đình, vốn là cộng đồng đệ nhất hạng mà các học sinh theo học vốn thuộc về. Nhà trường phải tôn trọng nền văn hóa của gia đình. Nó phải lắng nghe cẩn thận các nhu cầu nó tìm thấy và những kỳ vọng hướng tới nó” (46). Theo cách này, các bé gái và bé trai được đồng hành bởi một cộng đồng dạy dỗ chúng “biết khắc phục chủ nghĩa duy cá nhân và khám phá, dưới ánh sáng đức tin, ơn gọi chuyên biệt của chúng vào một đời sống có trách nhiệm trong cộng đồng với những người khác” (47).
41. Các Kitô hữu nào đang sống ơn gọi giáo dục trong các trường không Công Giáo cũng có thể làm chứng, phục vụ và cổ vũ sự thật về con người nhân bản. Thực thế, “Việc đào tạo toàn diện con người nhân bản, vốn là mục đích của giáo dục, bao gồm việc phát triển mọi quan năng nhân bản của học sinh, cùng với việc chuẩn bị cho đời sống chuyên nghiệp, đào tạo đạo đức và ý thức xã hội, có ý thức về một nền giáo dục siêu việt và tôn giáo” (48). Nhân chứng bản thân, khi tham gia một cách chuyên nghiệp, đóng góp rất lớn vào việc đạt được các mục tiêu này.
42. Giáo dục về cảm giới đòi hỏi thứ ngôn ngữ thích đáng cũng như cân bằng. Trên hết, nó phải lưu ý rằng, trong khi trẻ em và những người trẻ chưa đến tuổi trưởng thành hoàn toàn, họ đang chuẩn bị với một quan tâm lớn để cảm nghiệm mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó, cần phải giúp học sinh “phát triển cảm thức phê phán trong việc đối phó các tấn công của các ý niệm và đề xuất mới, sự tràn ngập văn hóa khiêu dâm và sức nặng quá tải của các kích thích có thể làm biến dạng giới tính” (49). Trước sự oanh kích liên tục của các thông điệp mơ hồ và không rõ ràng, và kết cục chỉ tạo ra sự mất phương hướng về cảm xúc cũng như cản trở sự trưởng thành về tâm lý và tương quan, những người trẻ “nên được giúp đỡ để nhận ra và tìm kiếm các ảnh hưởng tích cực, trong khi xa lánh các điều làm tê liệt khả năng yêu thương của họ” (50).
Xã hội
43. Một viễn cảnh tổng thể về tình hình xã hội đương thời phải trở thành một phần của diễn trình giáo dục. Sự biến đổi của các mối liên hệ xã hội và liên ngã, “thường vẫy ngọn cờ tự do, nhưng, trong thực tế, nó đã đem lại một sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số con người nhân bản, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Điều còn hiển nhiên hơn bao giờ hết là sự suy giảm của nền văn hóa hôn nhân có liên hệ với cảnh nghèo đói gia tăng và một loạt các bệnh xã hội khác ảnh hưởng bất tương xứng tới đàn bà, trẻ em và người già. Luôn luôn họ là những người phải chịu khổ nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng này” (51).
44. Dưới ánh sáng của tất cả những điều trên, không được để gia đình phải đối diện với các thách thức tự mình phải giáo dục giới trẻ. Giáo hội, về phần mình, tiếp tục hỗ trợ các gia đình và những người trẻ tuổi trong các cộng đồng cởi mở và chào đón. Các trường học và cộng đồng địa phương được kêu gọi, cách riêng, thực thi một sứ mệnh quan trọng ở đây, mặc dù họ không thay thế được vai trò của cha mẹ nhưng bổ sung cho nó (52). Sự khẩn cấp đáng chú ý của các thách thức mà công việc đào tạo nhân bản đang phải đối diện, nên hành động như chất kích thích hướng tới việc tái thiết liên minh giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
45. Điều được nhiều người thừa nhận là liên minh giáo dục trên đã tham gia vào cuộc khủng hoảng. Hiện có nhu cầu cấp thiết phải cổ vũ một liên minh mới chân chính chứ không đơn giản chỉ ở bình diện bàn giấy, một dự án chung có thể cung cấp một “nền giáo dục giới tính tích cực và khôn ngoan” (53), có thể hòa hợp trách nhiệm chính của phụ huynh với công việc của các thầy cô. Chúng ta phải tạo điều kiện thích hợp cho cuộc gặp gỡ xây dựng giữa các tác nhân khác nhau có liên hệ, tạo nên một bầu khí minh bạch trong đó tất cả các bên liên tục thông báo cho người khác về những gì họ đang làm, tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa và do đó tránh được những căng thẳng không cần thiết thường nảy sinh vì các hiểu lầm gây ra bởi sự thiếu rõ ràng, thiếu thông tin hoặc thiếu năng lực.
46. Đối với toàn bộ liên minh giáo dục này, hoạt động sư phạm nên được thông tri theo nguyên tắc phụ đới: “Tất cả những người tham gia khác trong diễn trình giáo dục chỉ có thể thực thi trách nhiệm của họ nhân danh các phụ huynh, với sự đồng ý của họ và, ở một mức độ nào đó, với sự cho phép của họ” (54). Nếu họ thành công trong việc làm việc với nhau, gia đình, trường học và xã hội rộng lớn hơn có thể tạo ra các chương trình giáo dục về cảm giới và giới tính biết tôn trọng giai đoạn trưởng thành của riêng mỗi người liên quan tới các lãnh vực này và đồng thời cổ vũ sự tôn trọng đối với cơ thể của người khác. Các chương trình này cũng sẽ lưu ý đến tính đặc thù sinh lý và tâm lý của người trẻ, cũng như giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành nhận thức thần kinh (neurocognitive) của mỗi người, và do đó có thể đồng hành với họ trong việc họ phát triển một cách lành mạnh và có trách nhiệm.
Đào tạo các nhà đào tạo
47. Tất cả những người làm việc trong việc đào tạo nhân bản đều được kêu gọi thực thi trách nhiệm lớn lao trong việc thực hiện hữu hiệu các dự án sư phạm trong đó họ có can dự. Nếu họ là người trưởng thành và cân bằng bản thân, được chuẩn bị tốt, điều này có thể có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đối với các học sinh (55). Do đó, điều quan trọng là việc đào tạo chính họ không chỉ bao gồm bộ môn chuyên nghiệp mà còn được chuẩn bị cả về văn hóa và tinh thần nữa. Việc giáo dục con người nhân bản, nhất là về phương diện phát triển, đòi hỏi sự lưu tâm lớn lao và đào tạo liên tục. Chỉ đơn giản lặp lại các điểm tiêu chuẩn của một môn học là điều không đủ. Người ta chờ mong các nhà giáo dục hôm nay có khả năng “đồng hành với học sinh của mình hướng tới những mục tiêu cao cả và đầy thách thức, trân trọng các kỳ vọng cao đối với họ, làm cho các học sinh can dự và nối kết với nhau và với thế giới” (56).
48. Các nhà quản lý trường học, nhân viên giảng dạy và các nhân viên khác đều có chung trách nhiệm vừa bảo đảm cung cấp một việc phục vụ có phẩm chất cao nhất quán với các nguyên tắc Kitô giáo vốn nằm ở trung tâm dự án giáo dục của họ, vừa giải thích các thách thức của thời đại trong khi hàng ngày làm chứng cho sự hiểu biết, tính khách quan và đức khôn ngoan của họ (57). Một sự kiện thường được chấp nhận là “con người hiện đại sẵn lòng lắng nghe các nhân chứng hơn các thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy, thì là vì các vị này là các nhân chứng” (58). Do đó, thẩm quyền của một nhà giáo dục được xây dựng trên sự kết hợp cụ thể “của một cuộc đào tạo tổng quát, đặt cơ sở trên khái niệm xây dựng có tính tích cực và chuyên nghiệp về sự sống và nỗ lực không ngừng để thể hiện nó. Một việc đào tạo như vậy vượt quá việc đào tạo thuần chuyên môn cần thiết để giải quyết các khía cạnh thân thiết hơn của nhân cách, bao gồm các khía cạnh tôn giáo và tâm linh” (59).
49. Khi việc ‘đào tạo các nhà đào tạo’ được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc Kitô giáo, nó có mục tiêu không những là việc đào tạo các thầy cô cá thể nhưng cả việc xây dựng và củng cố toàn bộ cộng đồng giáo dục qua việc trao đổi hữu hiệu giữa mọi người có liên hệ, một cuộc trao đổi có cả chiều kích mô phạm lẫn cảm xúc. Do đó, các mối liên hệ năng động phát triển giữa các nhà giáo dục và việc phát triển chuyên nghiệp được làm giàu bằng sự phát triển bản thân toàn diện, ngõ hầu công việc giảng dạy được thực hiện để phục vụ việc nhân bản hóa. Bởi đó, các nhà giáo dục Công Giáo cần được chuẩn bị đầy đủ về các phức tạp của nhiều vấn đề khác nhau mà lý thuyết giới tính từng nêu ra và được thông tri đầy đủ về cả pháp luật hiện hành lẫn được đề nghị trong khu vực tài phán liên hệ của họ, được sự hỗ trợ của những người có trình độ trong lĩnh vực này, theo cách cân bằng và có định hướng đối thoại. Ngoài ra, các viện và trung tâm nghiên cứu cấp đại học được kêu gọi cung cấp sự đóng góp chuyên biệt của họ ở đây, để việc học hỏi thoả đáng, cập nhật và kéo dài suốt đời về đề tài này luôn có sẵn đó cho các nhà giáo dục.
50. Về trách vụ chuyên biệt của việc giáo dục về tình yêu con người, thực hiện “với sự trợ giúp của những tiến bộ mới nhất trong tâm lý học và nghệ thuật và khoa học giảng dạy” (60), các nhà đào tạo cần “có một khóa đào tạo tâm lý sư phạm thích hợp và nghiêm túc, cho phép nắm bắt các tình huống cụ thể cần được quan tâm đặc biệt” (61). Kết quả là, “một viễn kiến rõ ràng về tình hình là điều cần thiết vì phương pháp được áp dụng không chỉ dần dần tạo điều kiện cho sự thành công của việc giáo dục tinh tế này, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc hợp tác giữa những người khác nhau có trách nhiệm” (62).
51. Quyền tự chủ và tự do giảng dạy ngày nay được công nhận trong nhiều hệ thống pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, các trường học có thể hợp tác với các định chế giáo dục Công Giáo cao hơn để phát triển cái hiểu sâu sắc hơn về các khía cạnh khác nhau của giáo dục giới tính, với mục đích xa hơn là tạo ra tài liệu giảng dạy mới, các công trình tham khảo sư phạm và các thủ bản giảng dạy dựa trên “viễn kiến Kitô Giáo về đàn ông và đàn bà” (63).
Vì mục đích này, các nhà sư phạm, những người làm việc trong lãnh vực huấn luyện các giáo viên và các chuyên gia về văn học dành cho trẻ em và thiếu niên đều có thể đóng góp vào việc tạo ra một bộ dụng cụ đầy sáng kiến và sáng tạo, một bộ dụng cụ, đối diện với các viễn kiến khác chỉ có tính phiến diện hoặc bị bóp méo, có thể cung cấp một nền giáo dục vững chắc và tích hợp về con người nhân bản từ tuổi thơ trở đi. Trước bối cảnh đổi mới của liên minh giáo dục, sự hợp tác ở bình diện địa phương, quốc gia và quốc tế giữa mọi bên liên hệ không nên tự giới hạn vào việc chia sẻ các ý tưởng hoặc trao đổi hữu ích các thực hành tốt nhất mà nên trở thành sẵn có đó như một phương thế chủ yếu để thường trực đào tạo chính các nhà giáo dục.
Kỳ tới: Kết luận và Chú thích
VietCatholic TV
Sức khoẻ Đức Bênêđíctô 16. Đại nghịch bất đạo, làm hồ sơ giả cáo gian Hồng Y, hai linh mục ra tòa.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:03 19/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tiếp theo là câu chuyện về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha và trường hợp tử đạo của 3 người phụ nữ được Đức Thánh Cha tuyên Bậc Đáng Kính và nhiều tin tức khác.
1. Bác bỏ tin đồn về tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã bác bỏ tin đồn Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bị đột quỵ.
“Những tin đồn ấy là ngụy tạo,” ông nói với tờ Công Giáo Herald khi trả lời các câu hỏi sáng thứ Ba 18 tháng Sáu.
Tin đồn này đã bắt đầu lan truyền vào cuối ngày thứ Hai tại Ý, theo đó Đức Giáo Hoàng danh dự năm nay đã 92 tuổi đã bị chứng ischemia, tức là máu đưa lên não không đủ, gây ra tai biến.
Các nguồn tin tại Ý còn cho rằng trong quá khứ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã từng bị đột quỵ nhẹ nhiều lần nhưng các trường hợp như thế đã không được báo cáo.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký của Đức Giáo Hoàng danh dự đã mô tả những tin đồn này là “tin giả, được thêu dệt từ alpha đến omega”.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây là quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 rất tốt.
Hôm Chúa Nhật 2 tháng Sáu, trên chuyến bay trở về sau chuyến tông du Rumani, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mối quan hệ của ngài với Đức Bênêđíctô 16 mang lại cho ngài sức mạnh và nhắc nhở ngài về truyền thống sống động của Giáo hội.
“Khi tôi nghe ngài nói, tôi trở nên mạnh mẽ. Tôi hiểu hơn những vấn đề của Giáo hội”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Đức Thánh Cha cho biết ngài thường đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự, và ngài cảm thấy như trong tình gia đình.
“Mỗi khi tôi đến thăm ngài, tôi đều cảm thấy như vậy, tôi nắm lấy tay ngài và trò chuyện với ngài. Ngài nói ít, chậm rãi, nhưng với cùng một mức độ sâu sắc, như mọi khi - bởi vì vấn đề của Đức Bênêđíctô là đầu gối của ngài chứ không phải trí óc ngài” Đức Thánh Cha nói thêm.
“Ngài có một sự sáng suốt tuyệt vời, như mọi khi”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng Đức Bênêđíctô XVI nhắc nhở ngài rằng “truyền thống của Giáo hội luôn luôn sinh động.”
“Truyền thống là sự bảo đảm cho tương lai chứ không phải chỉ là đống tro tàn. Nó không phải là một bảo tàng viện.”
2. Hai linh mục làm hồ sơ giả cáo gian Hồng Y sẽ phải ra tòa
Hai linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, có trụ sở tại Kerala sẽ phải ra tòa về tội dùng hồ sơ giả để cáo gian Đức Hồng Y George Alencherry, tổng giám mục của chính các vị này.
Sau một cuộc điều tra, ngày 28 tháng 4, cảnh sát vào đã bắt giữ Adithya Valavi, một kỹ sư điện toán người Công Giáo, với tội danh ngụy tạo hồ sơ giả. Trong tiến trình thẩm vấn Valavi đã khai rằng hai linh mục Paul Thelakat và Antony Kallookaran đã buộc anh ta phải làm các giấy tờ giả này để cáo gian Đức Hồng Y George Alencherry.
Valavi đã được tại ngoại sau ba ngày bị cảnh sát giam giữ. Các linh mục, sợ bị bắt giữ, nên đã nộp đơn xin được tại ngoại hầu tra, ngay cả trước khi bị bắt.
Ngày 11 tháng Sáu vừa qua, tòa án quận Ernakulam thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, đã chấp nhận đơn xin vì nhận thấy rằng không cần phải giam giữ các vị để điều tra. Tuy nhiên, các vị chắc chắn sẽ phải ra trước tòa trong một tương lai gần.
Giáo Hội Syro-Malabar, hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, có trụ sở tại Kerala, đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi tài chính kể từ tháng 11 năm 2017 sau khi cha Paul Thelakat buộc tội Đức Hồng Y George Alencherry và hai linh mục bán đất đai của Giáo Hội với giá quá hời gây thiệt hại 10 triệu đô la Mỹ.
Trước các tố cáo nghiêm trọng này, tháng 6 năm ngoái Tòa Thánh đã yêu cầu Đức Hồng Y ngưng các trách nhiệm quản trị Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly và thành lập một ủy ban điều tra do Đức Cha Jacob Manathodath, Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận tiến hành.
3. Niềm vui của Đức Thánh Cha trước cuộc tuần hành phò sinh tại Ba Lan
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh hàng chục ngàn tại giáo phận Płock đổ ra đường trong cuộc diễn hành phò sinh tại Ba Lan. Nếu tính chung tất cả 45 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan thì phải có đến hàng triệu người tham gia và các cuộc diễn hành và các hoạt động phò sinh khác trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Điều này đã mang lại một niềm vui rất lớn cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần, Đức Thánh Cha cám ơn các Giám Mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân đã tham gia vào các cuộc tuần hành vì sự sống, loan truyền sứ điệp về sự thánh thiêng của sự sống, như một ơn sủng của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta được mời gọi bảo vệ và phục vụ cho sự sống từ khi mới thụ thai trong lòng mẹ cho đến tuổi già, khi nó có những dấu bệnh tật và đau đớn. Không hợp pháp khi tiêu diệt sự sống, khi biến nó thành đối tượng để thí nghiệm hay đối tượng của các ý thức hệ lầm lạc.”
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện để sự sống con người luôn được tôn trọng, bằng cách làm chứng về các giá trị của Tin mừng đặc biệt trong môi trường gia đình.
Các cuộc diễn hành phò sinh tại Ba Lan diễn ra trong bối cảnh Giáo Hội tại đây đang trải qua một thời kỳ khó khăn. Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.
Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Trong một lá thư đề ngày 22 tháng Năm, các giám mục Ba Lan đã lên tiếng kêu gọi: “Chúng ta đừng để những việc lành phúc đức, được thực hiện trong Giáo hội bị che khuất bởi tội lỗi của một ít người. Chúng ta hãy hỗ trợ cho các linh mục trong những thời điểm khó khăn này, cầu mong sao cho các linh mục có thể tiếp tục làm việc với sự hy sinh hàng ngày, trong khi không mất đi lòng nhiệt thành và nhận được sự khích lệ từ anh chị em giáo dân.”
4. Đức Thánh Cha chuẩn y các nghị định tuyên phong Bậc Đáng Kính cho các phụ nữ bị giết trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha
Hôm 12 tháng Sáu, Bộ Tuyên Thánh đã công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y việc tuyên phong lên Bậc Đáng Kính 8 vị Tôi Tớ Chúa, trong đó đặc biệt có 3 phụ nữ đã chịu tử vì đạo trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Pilar Gullón Yturriaga, 25 tuổi, Julia Iglesias Blanco, 41 tuổi, và Olga Perez-Monteserín Nunez, 23 tuổi, đã tử đạo vào ngày 28 Tháng Ba 1936.
Ba phụ nữ này là y tá Hội Hồng Thập Tự tại Pola de Somiedo, đã bị hãm hiếp và bắn trần truồng.
Họ đã đến các bệnh viện ở Somiedo vào ngày 18 tháng Ba, 1936. Chín ngày sau đó, là ngày 27, họ biết Mặt Trận Bình Dân đang nhanh chóng tấn công vào thành phố này nhưng họ từ chối không rút lui để có thể chăm sóc cho các bệnh nhân.
Sau khi Mặt Trận Bình Dân chiếm được thành phố, chúng xông vào bệnh viện giết chết tất cả các bác sĩ, giáo sĩ, và tất cả các bệnh nhân.
Sau khi bị hãm hiếp, những người phụ nữ bị buộc phải từ bỏ đức tin nếu muốn sống. Nhưng họ từ chối và hét lên “Viva Cristo Rey!” và “Viva Dios!”, có nghĩa là “Vạn tuế Chúa Kitô Vua!”, “Vạn tuế Thiên Chúa”. Để làm nhục họ, bọn lính đã bắn chết họ trong tình trạng trần truồng.
Yturriaga, người sống sót sau phát súng đầu tiên, đã tuyên bố tha thứ cho những kẻ giết mình và cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho họ trước khi cô qua đời.
Vụ thảm sát ba phụ nữ này gây kinh hoàng trên thế giới vào thời đó.
Giáo Hội tại Tây Ban Nha tin rằng trong một tương lai không xa cả ba vị sẽ được tuyên phong Chân Phước.
5. Vài nét về cuộc Nội chiến Tây Ban Nha
Trong cuộc tuyển cử tháng 2 năm 1936, Mặt Trận Bình Dân giành được đa số ghế trong Quốc hội và tiến hành những cải cách thiên tả. Tháng Sáu năm đó, thủ tướng Casares Quiroga, đã phát lưu các thủ lĩnh quân đội bị nghi ngờ tiến hành âm mưu lật đổ tân chính phủ, trong đó có Tướng Francisco Franco. Điều này đã dẫn cuộc binh biến của quân đội nhằm lật đổ chính phủ của Mặt Trận Bình Dân.
Ngày 17 tháng 7 năm 1936, cuộc nổi loạn của quân đội bùng nổ, bắt đầu từ tín hiệu được lặp đi lặp lại từ đài phát thanh “Trời quang đãng trên toàn Tây Ban Nha”.
Cuộc nổi loạn theo dự kiến sẽ là một cuộc đảo chính chóng vánh, nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Trong giai đoạn đầu, phe nổi loạn không giành được một thành phố quan trọng nào cả, tại Madrid họ bị vây hãm trong doanh trại Montaña. Doanh trại này thất thủ ngày hôm sau với rất nhiều máu đổ.
Mặt Trận Bình Dân với sự hỗ trợ của Liên Sô và Mễ Tây Cơ đã thực hiện một cuộc tàn sát người Công Giáo trên quy mô rất lớn vì chủ trương thiên tả của họ và vì cho rằng Giáo Hội Công Giáo ủng hộ quân đội.
Cuộc Nội chiến tại Tây Ban Nha đã kết thúc ngày 1/4/1939 với chiến thắng của Tướng Francisco Franco. Trong cuộc chiến này 13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị.
Tính đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 525 vị tử đạo Tây Ban Nha.
6. Phải chăng tài khoản Twitter của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bị điện tặc xâm nhập?
Trong suốt thời gian xảy ra cuộc họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, từ ngày 11 đến 14 tháng Sáu, nhiều người sử dụng Twitter đã rất kinh ngạc trước một tweet phát đi từ account của USCCB, trong đó đặt ra câu hỏi: “If you are a young Catholic who is still Catholic, what has made you stay?” – “Nếu bạn là người Công Giáo trẻ tuổi và vẫn còn là người Công Giáo, điều gì đã khiến bạn ở lại?”.
Thông tấn xã Công Giáo CNA tường thuật rằng câu hỏi rất lạ này nảy sinh những nghi ngại không biết những gì đang xảy ra với tài khoản Twitter của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ? Có phải tài khoản này đang được điều hành bởi một người mới bỏ đạo đang xúi người ta làm theo mình, hay một thực tập sinh ít kinh nghiệm, hay một linh mục muốn thử một đường hướng mục vụ mới, hay nó đã bị điện tặc cướp mất?
Té ra không phải như thế. Tài khoản này được điều hành bởi Connie Poulos, một điều phối viên về nội dung và tiếp thị 31 tuổi tại USCCB. Cô ấy không phải là một thực tập sinh - và đã từng làm việc cho USCCB từ năm 2017, ban đầu là một chuyên gia truyền thông kỹ thuật số - và cô ấy không phải là một người mới bỏ đạo, và chắc chắn cô ấy không phải là một linh mục. Cô ấy đã lập gia đình. Cô và chồng cô đang trong tiến trình xin nhận một đứa bé trai từ Trung Quốc làm con nuôi.
Poulos đã dành cho thông tấn xã CNA một cuộc gặp gỡ trong tuần này tại cuộc họp khoáng đại của các Giám Mục Hoa Kỳ.
Theo Poulos, chiến lược dám đặt những câu hỏi táo bạo như thế là một phần trong một kế hoạch lớn hơn của các Giám Mục để cố gắng trình bày một cái nhìn nhân bản hơn và táo bạo hơn với khoảng 156,000 người đang theo dõi tài khoản Twitter của Hội Đồng Giám Mục Mỹ.
Poulos cho biết cô đã nhận được hướng dẫn để phải “táo bạo” trên Internet.
Như một cách để mở rộng vào những gì đã được thảo luận tại cuộc họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, USCCB đã tweet một bức ảnh của Đức Giám Mục Robert Barron của Los Angeles với chú thích: “Nếu bạn là người Công Giáo trẻ tuổi và vẫn còn là người Công Giáo, điều gì đã khiến bạn ở lại?” Đó là một đề tài được Đức Cha Barron báo cáo tại cuộc họp khoáng đại. Trong báo cáo này, Đức Cha Barron nói: “Một nửa số trẻ con mà chúng ta rửa tội và thậm chí ban phép thêm sức, ngày nay là ‘nones’, nghĩa là không còn theo đạo hay bất kỳ một tôn giáo nào nữa.”
Tweet đáng kinh ngạc này của USCCB đã nhận được hàng ngàn câu trả lời, trong đó đáng chú ý là từ Tiến sĩ Taylor Patrick O'Neill, một giáo sư thần học tại Đại học Mount Mercy. Ông viết: “Tôi không chắc là tôi còn trẻ, nhưng khi tôi còn trẻ, điều khiến tôi ở lại (hay đúng hơn là trở lại), là phát hiện ra rằng có một LÝ TRÍ (hay LOGOS) trí tuệ và tinh thần phong phú đằng sau những biểu ngữ và những khẩu hiệu hời hợt mà ban đầu đã đẩy tôi đi.”
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 20/6/2019: 10 ngàn nạn nhân Việt kiện công ty Formosa tại Đài Loan
VietCatholic Network
19:37 19/06/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 19 tháng 6, 2019.
2- Công bố tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazzonia.
3- Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám mục Angola và Sao Tomé Principe.
4- Đức Thánh Cha tiếp tổng tu nghị dòng Phanxicô Viện Tu.
5- Đức Thánh Cha khích lệ dòng Chúa Ba Ngôi tăng cường mục vụ giới trẻ.
6- Người mù đầu tiên ở Bồ Đào Nha trở thành Linh mục.
7- Người Hoa Kỳ vẫn thấy Giáo Hội chưa giải quyết xong vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục.
8- Người Hồng Kông cùng đứng lên tranh đấu: một bức tranh tuyệt hảo.
9- 10 ngàn nạn nhân Việt kiện công ty Formosa tại Đài Loan.
10- Phản đối Dự luật California SB-360 vì vi phạm ấn tín Tòa Giải Tội.
11- Phỏng vấn về chương trình Linh Thao Sinh Viên tại Việt Nam.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Tựa Nai Khát.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: